Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 4257|Trả lời: 0

Giúp Em Đến Cùng Chúa Giê-xu

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 15-7-2011 13:24:35 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Giúp Em Đến Cùng Chúa Giê-xu
Tác giả: Sam Doherty
Lời Tựa
Giới Thiệu
Phần I: Năm Câu Hỏi
Ý Nghĩa Của Việc Tư Vấn Cho Thiếu Nhi
Tầm Quan Trọng Của Công Tác Tư Vấn
Phẩm Chất Của Người Tư Vấn
Cơ Hội Tư Vấn
Cách Tư Vấn Cho Thiếu Nhi
Phần II: Nắm Vững Mười Nguyên Tắc
Nương Dựa Vào Đức Thánh Linh
Hãy Khôn Ngoan
Hãy Sẵn Sàng
Hãy Nhạy Bén
Cẩn Thận và Nắm Bắt Cơ Hội Thích Hợp
Giải Thích Thêm Những Gì Các Em Đã Nghe
Bám Sát Những Vấn Đề Chính
Đặt Câu Hỏi
Sử Dụng Kinh Thánh
Bày Tỏ Lòng Yêu Thương Và Quan Tâm
Phần III: Mười Bước Cần Thực Hiện
Bước 1: Cho Đứa Trẻ Được Thoải Mái
Bước 2: Nhận Biết Nan Đề Của Trẻ
Bước 3: Bảo Đảm Trẻ Hiểu Sứ Điệp Phúc Âm
Bước 4: Chọn Một Câu Kinh Thánh Để Giải Thích Con Đường Cứu Rỗi
Bước 5: Hỏi Xem Trẻ Có Muốn Tin Nhận Đấng Christ
Không Hay Cần Suy Nghĩ Thêm.
Bước 6: Đề Nghị Trẻ Thưa Chuyện Với Chúa Jesus Để Nhận Sự Cứu Rỗi.
Bước 7: Xác Tín Sự Cứu Rỗi
Bước 8: Đề Nghị Em Dâng Lời Tạ Ơn Chúa
Bước 9: Bắt Đầu Chăm Sóc, Dạy Dỗ
Bước 10: Cho Trẻ Một Lời Hứa Trong Kinh Thánh
Những Bước Kết Thúc
Những Chữ Chìa Khóa Trong Việc Hướng Dẫn
Dàn Bài Hướng Dẫn Tóm Tắt
Dàn Bài Hướng Dẫn Chi Tiết
Một Số Thắc Mắc Và Giải Đáp
Sách Tham Khảo Bảng Lượng Giá Buổi Tư Vấn

Lời Tựa
Tiến sĩ Martin Lloyd Jones viết: “Đối với một người làm công tác rao giảng lời Chúa , không gì tuyệt vời cho bằng cảm nhận được sự xức dầu của Đức Thánh Linh khi đang giảng , biết có những linh hồn quay về với Chúa do bị cáo trách về tội lỗi , rồi sau đó họ được kinh nghiệm sự sống mới .”
Không gì xúc động đối với một người dạy thiếu nhi cho bằng khi có một em trai hoặc gái chạy đến thỏ thẻ "em ao ước được Chúa cứu". Thật vui mừng biết bao khi được ngồi xuống với một đứa trẻ như thế và dịu dàng dẫn dắt em đến với Đấng Cứu Thế.
Dĩ nhiên đây không chỉ là một công việc mang tính tri thức và máy móc. Chúng ta không phải là những bà mụ thuộc linh đầy quyền phép để chào đón các em vào trong vương quốc của Chúa. Đây là công việc của Đức Thánh Linh và đòi hỏi sự khéo léo lẫn sự khôn ngoan vô cùng của người làm công tác chinh phục linh hồn. Quyển sách này với chủ đề: “Giúp Em Đến Cùng Chúa Giêxu ” sẽ cho Bạn những lời khuyên hữu ích để giúp Bạn thành công trong công tác này. Đây là những lời hướng dẫn rất tuyệt vời, lời chỉ dẫn có giá trị lớn lao nhất. Quyển sách này không thể thiếu đối với những người hướng dẫn thiếu nhi và các giáo viên Trường Chúa Nhật. Thật ra quyển sách này cũng rất ích lợi cho bất cứ ai làm công tác chinh phục linh hồn ở bất cứ lứa tuổi nào.
Người đọc cần phải làm theo những bước này một cách có hệ thống. Chúng tôi nhấn mạnh đến việc cần phải chuẩn bị và hết lòng cầu nguyện cho các em. Tuy nhiên, phần phân tích sau cùng cũng bày tỏ rõ rằng “sự cứu rỗi đến từ Chúa”. Người hướng dẫn không nên tác động lên ý muốn của con trẻ và cũng không nên tìm cách buộc các em phải quyết định.
Ước gì tôi có được một quyển sách như thế này trong những năm đầu của công tác truyền giáo.
Tôi nghĩ không ai có đủ phẩm chất để viết quyển “Giúp Em Đến Cùng Chúa Giêxu ” cho bằng ông Sam Doherty. Cách đây 46 năm sau khi ông Sam được Chúa cứu, không lâu sau đó ông đã được Chúa kêu gọi rõ ràng để bước vào công tác thiếu nhi. Từ đó trở đi ông đã trung tín tìm hết cách đem Tin lành đến cho những bé trai, bé gái và Đức Chúa Trời đã sử dụng ông để đem nhiều linh hồn trẻ thơ về cho Ngài.
Tôi có vinh hạnh được làm việc với ông Sam trong 45 năm, nhìn ông làm việc với thiếu nhi. Ông cũng hướng dẫn nhiều người trong công tác này. Tôi chưa từng gặp ai có khả năng hơn ông.
Trước hết, lời cầu nguyện của tôi là xin Chúa dùng quyển sách này như một lời thách thức thêm nhiều người bước vào công tác truyền giáo cho thiếu nhi và sau nữa quyển sách sẽ trở nên vô cùng hữu ích cho những người đang dự phần vào công tác quan trọng nhất này.
David McQuilken
National Director ,
Child Evangelism Fellowship
of Ireland 1965-1995 and
Co-editor of this series of manuals

Lời Giới Thiệu
Buổi nhóm thiếu nhi vừa kết thúc, các em thiếu nhi vẫn ồn ào rời khỏi phòng nhóm như mọi lần. Cô giáo thở một hơi dài nhẹ nhõm. Lại thêm một lớp học Kinh Thánh vừa kết thúc, và mọi sự trong lớp diễn tiến tốt đẹp đấy chứ. Cô rất mệt và mong được về nhà thật nhanh, với một bữa ăn ngon và được nghỉ ngơi thật thỏa thích.
Hầu như các em đã ra khỏi lớp. Cô gom hết bài vở của mình và chuẩn bị rời phòng. Rồi Cô thấy em Trung, em này đã được tám tuổi thường xuyên đến lớp học Kinh Thánh và luôn chăm chú lắng nghe mỗi khi cô giảng bài. Và Cô nhớ chiều hôm nay em đã chăm chú lắng nghe lời Cô
Em đang đứng ở cửa, bối rối tì lên chân này rồi lại chân kia theo dõi cô giáo.
Cô dịu dàng hỏi em, “Em cần gì vậy Trung, có cần Cô giúp gì không?
Trung phải nuốt nước miếng vài lần và cuối cùng bật lên, “Vâng, thưa Cô, em muốn được Chúa cứu. Cô có thể chỉ cho em cách nào để được Chúa cứu không?" Nó dừng lại nhìn vào Cô giáo.
Đầu óc và tư tưởng của Cô giáo bắt đầu quay cuồng, “Tôi phải làm gì bây giờ?” “Làm thế nào tôi có thể giúp đưa em này đến với Đấng Christ? Tôi chưa hề làm công việc này bao giờ.”
Quyển sách này được viết ra cho những thầy cô giáo được mô tả ở trên. Đây là quyển sách ngắn gọn và có hệ thống; mục tiêu của sách là giúp Bạn biết cách dẫn dắt một con trẻ đến với Chúa và trở thành một người hướng dẫn hiệu quả hơn.
Hai phần dàn bài chính gồm mười nguyên tắc mà một người hướng dẫn con trẻ cần phải am hiểu kỹ hơn để có được một chức vụ hiệu quả; và sau đó là mười bước cần phải thực hiện khi làm công tác hướng dẫn con trẻ.
Có lẽ Bạn cũng giống như cô giáo được đề cập ở trên, và Bạn chưa bao giờ làm điều này. Hoặc là Bạn đã từng làm, nhưng Bạn ý thức rằng mình cần được giúp đỡ thêm để trở thành người hướng dẫn người khác tốt hơn. Tất cả chúng ta nên ao ước rằng chức vụ mình sẽ đạt hiệu quả tối đa theo khả năng của mỗi người. Và chúng ta phải thường xuyên quan tâm đến những công việc đang làm để xem mình có thể cải tiến những công việc ấy không.
Nếu những gì được trình bày trên các trang giấy này giúp ích cho Bạn ở một lãnh vực nào đó, thì mục tiêu của quyển sách này đã đạt được rồi đấy.
Nội dung của quyển sách này trước hết đặt nền tảng trên những nguyên tắc của Kinh Thánh. Kinh Thánh giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong vấn đề hướng dẫn một con trẻ đến với Chúa, và tất cả những gì chúng ta nói hay làm phải dựa vào Lời Chúa.
Thứ hai, hầu hết những gì được viết ra trong sách này dựa vào kinh nghiệm riêng của tôi trong công tác hướng dẫn rất nhiều thiếi nhi trong suốt thời gian hơn 45 năm làm việc với Child Evangelism Fellowship (Hiệp Hội Truyền Giáo Thiếu Nhi). Mặc dầu hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của quyển sách này, nhưng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn cấp Lãnh Đạo và các Bạn đồng lao của tôi trong tổ chức này, là tổ chức chinh phục hàng triệu linh hồn thiếu nhi đến với Chúa Giêxu. Tôi đã nhận rất nhiều sự giúp đỡ và khích lệ từ nơi họ.
Tôi cũng đã truyền đạt nội dung sách này cho hàng ngàn nhân sự thiếu nhi và sinh viên tại nhiều quốc gia, và họ cho biết rằng quyển sách rất ích lợi cho chức vụ của họ.
Tuy nhiên, tôi cũng muốn nêu lên rằng sách này đưa ra phương cách hướng dẫn thiếu nhi đến sự cứu rỗi trong những hoàn cảnh thuận lợi. Bạn cần điều chỉnh những lời hướng dẫn này sao cho phù hợp với bất cứ tình huống nào của Bạn. Ví dụ như, Bạn thấy trẻ mình đang hướng dẫn ít hiểu biết về Kinh Thánh nên khó có thể theo dõi để hiểu được tất cả những gì Bạn muốn trình bày. Trong trường hợp này Bạn cần hướng dẫn trẻ chi tiết hơn.
Nhưng tôi tin rằng có một kế hoạch “lý tưởng” để hướng dẫn người khác đến với Chúa và sẵn sàng để sử dụng kế hoạch ấy là điều vô cùng ích lợi. Và rồi, nếu hoàn cảnh đòi hỏi, Bạn có thể điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình hơn.
Để thuận tiện, tôi xin dùng đại từ “anh ấy” để chỉ về một người làm công tác thiếu nhi. Tôi rất quý trọng những người làm công tác thiếu nhi, và cả những người tham dự vào chức vụ tư vấn cho thiếu nhi dù đa số là nữ, và tôi ngợi khen Chúa về từng người trong các chị em. Nhưng tôi tin chắc rằng các chị em sẽ không chống đối việc tôi dùng đại từ “anh ấy”. Bên cạnh việc dùng chữ “anh ấy” cho thuận tiện, tôi tin rằng cách dùng này cũng để nhấn mạnh nhu cầu muốn được nhìn thấy nhiều Bạn nam dự phần vào công tác thiếu nhi.
Tôi tin chắc và cầu nguyện rằng quyển sách này sẽ rất ích lợi cho Bạn, là những Bạn đọc thân mến và nhân sự giữa vòng thiếu nhi.
Có lẽ một số Bạn sẽ có cơ hội để dạy nguyên tắc này lại cho một nhóm thầy cô giáo, nghĩa là sử dụng sách này như chỉ nam hoặc sách giáo khoa. Nếu thế để dạy cho thật thấu đáo, tôi đề nghị Bạn dạy ít nhất bốn bài, mỗi bài một giờ. Bạn có thể gom Phần 1 và 2 thành một bài. Và sau đó lấy ba bài trong Phần 3 và những câu hỏi kèm theo.
Thêm vào đó, Bạn cũng nên có ít nhất một bài minh họa về tư vấn, trong đó Bạn đóng vai tư vấn và một trong các em thiếu nhi sẽ được Bạn tư vấn. Bạn cũng có thể đề nghị các em tư vấn cho nhau trong những giờ ngoài lớp học. Càng thực tập càng hiệu quả.
Bảng đánh giá bắt đầu từ trang 63. Các em đã được tư vấn sẽ điền vào bảng này để giúp những người tư vấn thấy được sai sót khi làm công tác này.

Năm Câu Hỏi
Người hướng dẫn mới tham gia công tác thiếu nhi, lần đầu tiên nghe về tư vấn sẽ có rất nhiều thắc mắc. Những người hướng dẫn thiếu nhi lâu năm cũng sẽ có những câu hỏi tương tự. Thỉnh thoảng có người cũng thấy hình ảnh chính mình trong cô giáo được đề cập ở trên. Người ấy đã dạy thiếu nhi suốt nhiều năm nhưng có lẽ chưa bao giờ thực sự ngồi xuống chuyện trò với em nào để dẫn dắt em ấy đến với Đấng Christ. Cho nên ý niệm về công tác tư vấn cũng rất mới mẻ đối với họ. Có lẽ cũng giống như giáo viên của chúng ta lúc ban đầu, người ấy thực sự không biết phải làm gì.
Ý Nghĩa Của Việc Tư Vấn Cho Thiếu Nhi
Câu hỏi đầu tiên và cơ bản nhất đi ngay vào trọng tâm của vấn đề: “Chúng ta đang nói về điều gì?” Tư vấn cho thiếu nhi và dẫn dắt chúng đến với Chúa nghĩa là gì?
Tư vấn cho một thiếu nhi về sự cứu rỗi đơn giản có nghĩa là Bạn ngồi xuống với một đứa trẻ (hay có lẽ với vài em), nói chuyện riêng tư với từng em, theo yêu cầu của em đó , để chỉ cho thấy em có thể tin cậy nơi Chúa Jêsus, và mời Ngài làm Chủ, làm Chúa Cứu Thế như thế nào. Nếu em ấy ao ước được tin cậy Chúa Jêsus, Bạn sẽ giúp em. Đó là công tác tư vấn. Đó là ý nghĩa của việc dẫn dắt một con trẻ đến với Đấng Christ.
Thật là thú vị khi thấy tự điển định nghĩa “tư vấn” là "cố vấn: giới thiệu; hoặc là "cố vấn: dẫn dắt một người đến chỗ hoàn hảo về đạo đức.
Những con trẻ đã được cứu cũng cần phải có lời tư vấn dành riêng cho chúng. Nhưng chủ đề đó sẽ được bàn đến trong quyển sách tiếp theo. Còn trong sách này chúng ta sẽ tập trung vào việc tư vấn cho một con trẻ chưa được cứu và làm thế nào để dẫn dắt con trẻ ấy đến với Đấng Christ.
Tầm Quan Trọng Của Công Tác Tư Vấn
Đức Chúa Trời đã giao cho Bạn một chức vụ với một nhóm thiếu nhi mà Bạn sẽ dạy dỗ thường xuyên. Khi gặp gỡ các em hàng tuần Bạn sẽ dùng một loạt các bài học Kinh Thánh (thật ra là toàn bộ cả chương trình) để đưa các en đến với Chúa. Có nghĩa là Bạn dạy các em:
† rằng các em cần được cứu vì cớ tội lỗi của các em, và vì Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết.
† rằng các em có thể được cứu nhờ những gì Đấng Christ đã thực hiện cho các em trên thập tự giá.
† rằng các em sẽ được cứu nếu các em từ bỏ tội lỗi của mình và tin cậy Chúa Jêsus Christ là Đấng Cứu Thế.
Vì thế Bạn giải thích cho các em con đường cứu rỗi, Bạn khích lệ và thách thức các em tin cậy Ngài là Đấng Cứu Thế của mình.
Bạn là một nhà truyền giáo và công tác truyền giáo là chức vụ của Bạn. Bạn cầu nguyện rằng trong lớp của Bạn sẽ có những em tin cậy Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế; và Bạn cầu nguyện rằng Đức Thánh Linh sẽ cáo trách các em về tội lỗi và đem các em đến với Chúa Cứu Thế Jêsus. Thật ra, nếu một em trong lớp của Bạn tin Đấng Christ là Chúa Cứu Thế ngay khi Bạn đang giảng thì rất tốt; hoặc có thể các em tiếp nhận Ngài sau khi về nhà.
Nhưng cũng có thể một số em trong lớp cần được giúp đỡ riêng tư , hay là những em có những thắc mắc cụ thể và những nan đề có liên quan đến sự cứu rỗi cần được Bạn giải đáp hoặc giải quyết riêng. Các em đó chưa biết chắc mình phải làm gì để được cứu và các em cần có người trò chuyện riêng với mình. Chính vì những em này mà công tác tư vấn phải là phần quan trọng trong chức vụ của Bạn. Nhiều con trẻ có thể “tự đến” với Chúa để nhận lấy sự cứu rỗi, và chúng ta rất tạ ơn Chúa về điều ấy. Nhưng cũng có những trẻ cần phải có sự giúp đỡ của Bạn mới có thể tiếp nhận Ngài; và Bạn phải sẵn sàng để giúp đỡ những em ấy.
Vì thế Bạn cần phải sẵn sàng, tự nguyện và thật ra là còn tìm kiếm cơ hội để có thể tư vấn cho những em như vậy nữa. Bạn cần phải xem đây là một phần rất quan trọng trong chức vụ và vì thế trong thời khóa biểu của mình, phải luôn luôn dành sẵn thì giờ cho cơ hội này.
Phẩm Chất Của Người Tư Vấn
Trách nhiệm của tất cả những thầy cô dạy thiếu nhi, và tất cả những nhân sự giữa vòng thiếu nhi là phải sẵn sàng để tư vấn cho từng em và dẫn dắt các em đến với Chúa Jêsus. Trên nhiều phương diện công tác tư vấn của Bạn cũng quan trọng như việc dạy các em một bài học Kinh Thánh.
Hẳn nhiên người hướng dẫn dắt các em đến với Chúa trước hết phải tiếp nhận Chúa cho chính mình để nhận lấy sự cứu rỗi. Người ấy cũng cần biết rõ về những giáo lý Kinh Thánh căn bản và biết chắc chắn về sự cứu rỗi của mình. Dĩ nhiên người ấy cũng phải tin rằng Đức Chúa Trời có thể và muốn cứu các em thiếu nhi. Thêm vào đó Kinh Thánh cũng dạy rằng Đức Chúa Trời chỉ có thể sử dụng một người và chúc phước cho chức vụ của người ấy nếu họ hết lòng bước đi trong đường lối Ngài.
Và như thế, có ba bước nữa cần được Bạn thực hiện để có đủ phẩm chất hướng dẫn con trẻ đến với Đấng Christ:
1. Bạn cần phải học càng nhiều càng tốt về cách dẫn dắt một con trẻ đến với Đấng Christ. Tôi tin rằng quyển sách này sẽ giúp đỡ Bạn thật nhiều.
2. Bạn cần phải sẵn sàng để dự phần vào công tác tư vấn theo cách Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ mở những cánh cửa. Bạn sẽ học bằng kinh nghiệm nhiều hơn bất cứ phương cách nào khác. Bạn cũng sẽ học từ những lỗi lầm của mình (sau khi cầu nguyện và xem xét) sau đó Bạn có thể khẳng định là không phạm lại những lỗi lầm này trong tương lai.
3. Bạn cần nương dựa vào Đức Thánh Linh để Ngài sử dụng Bạn khi đang làm công tác tư vấn. Hãy cầu nguyện để Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ và dẫn dắt Bạn. Ngài yêu thương và quan tâm đến từng đứa trẻ còn nhiều hơn Bạn nữa.
Cơ Hội Tư Vấn
Hầu hết những cơ hội để tư vấn và hướng dẫn con trẻ đến với Chúa đều diễn ra sau phần kết thúc buổi nhóm thiếu nhi hoặc lớp Trường Chúa Nhật. Trong buổi nhóm hoặc lớp học ấy Bạn đã trình bày rất rõ ràng về Phúc Âm (thông thường là qua một bài học Kinh Thánh). Bạn đã cho các em thấy làm thế nào để tin cậy nơi Chúa, và cũng đưa ra lời thách thức rõ ràng hoặc lời mời gọi để các em tiếp nhận Ngài. Bạn cũng đã nhấn mạnh rằng các em có thể tin cậy nơi Ngài bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào; nhưng Bạn cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tiếp nhận Chúa ngay hôm nay, không phải hẹn ngày mai “em sẽ…”. Dĩ nhiên là Bạn đã không đặt bất cứ áp lực nào trên con trẻ buộc nó phải tiếp nhận Đấng Christ. Bạn biết rằng đây là công tác của Đức Thánh Linh và Bạn không được làm phần việc của Ngài.
Bạn cũng đã ý thức rằng có một em nào đó trong buổi nhóm muốn tin Chúa, nhưng chưa biết chắc phải làm thế nào. Bạn nhận ra rằng trẻ ấy cần được Bạn giúp đỡ và tư vấn cách riêng tư. Đôi khi những trẻ như vậy rất hay mắc cỡ và sẽ không bao giờ đến nói chuyện riêng với Bạn trừ khi Bạn rất sẵn sàng để tiếp đón các em. Vì thế trong buổi nhóm Bạn phải dành một phần nào đó để nói với trẻ ấy một lời tương tự thế này:
Nếu có em nào ở đây chưa được cứu, và các em muốn được cứu, nhưng không biết phải làm thế nào, thì cô (thầy) rất vui để được chuyện trò với em sau giờ nhóm và giúp đỡ em. Khi buổi nhóm kết thúc, em đó cứ ngồi yên tại chỗ, khi cô (thầy) thấy em ngồi yên tại chỗ cô (thầy) sẽ biết rằng em muốn nói chuyện với cô (thầy).
Hoặc nói thế này:
Có lẽ em nào đó trong buổi nhóm hôm nay chưa được cứu và muốn được cứu. Nhưng em đó vẫn chưa biết mình phải làm gì để được cứu. Cô (thầy) rất vui để chuyện trò với em và giúp đỡ em. Nếu em nào cần được cô (thầy) giúp đỡ; sau giờ nhóm, khi các Bạn đã ra về, hãy lên ngồi ở hàng ghế phía trước đây. Cô (thầy) sẽ rất vui được đến chuyện trò với em và giúp đỡ em.
Bằng cách này Bạn đã tạo cơ hội sẵn sàng cho những trẻ cần, muốn được giúp đỡ hoặc tư vấn. Nhưng Bạn cần thực hiện điều này theo cách nhẹ nhàng, không được gây áp lực trên các em. Bạn đã chứng tỏ cho các em thấy rằng Bạn rất sẵn sàng và sẵn lòng giúp các em tin nơi Chúa Jêsus và Bạn cũng trình bày rõ rằng các em cần phải làm gì để chứng tỏ các em cần được giúp đỡ. Bạn không nên bảo các em rằng em nào cần được cô giúp đỡ hãy đưa tay lên, hãy đứng dậy hoặc hãy tiến lên phía trước nhưng Bạn cho các em biết rằng sau giờ nhóm lại những em ấy có thể đợi để được giúp đỡ mà mời Chúa Jêsus vào lòng. Rõ ràng là chúng ta phải để cho các em tự quyết định mà không gây áp lực dưới bất cứ hình thức nào.
Vì thế thì giờ tốt nhất và cơ hội để tư vấn cho một đứa trẻ và dẫn dắt trẻ ấy đến với Chúa là sau giờ nhóm hoặc khi lớp Trường Chúa Nhật đã kết thúc.
Hơn nữa, và đây là điều hoàn toàn tách khỏi những gì chúng ta đã nói ở trên, có thể có cơ hội để tư vấn cho những em chưa tin Chúa và dẫn em ấy đến với Chúa vào những thì giờ ngoài giờ nhóm chính thức. Có thể Bạn đã biết rõ ràng em nào chưa được cứu, và có thể Bạn cảm nhận rằng mình được Đức Thánh Linh dẫn dắt để đến nói chuyện riêng với em đó về nhu cầu cần được Chúa cứu. Và Bạn bắt đầu chờ đợi cơ hội Chúa ban cho để Bạn chủ động chuyện trò một lần hoặc nhiều lần với trẻ, hi vọng bây giờ hoặc sau này trẻ sẽ bày tỏ ao ước được Chúa cứu. Chuyện trò tự nó không bao giờ có nghĩa là tư vấn; nhưng có thể dẫn đến việc tư vấn. Loại tình huống này cần phải được xử lý cách khéo léo. Rất dễ tạo áp lực trên trẻ, đặc biệt là khi chính Bạn chủ động. Bạn phải luôn luôn cẩn thận để không thúc đẩy trẻ hứa nguyện mà nó chưa hiểu hay chưa sẵn sàng.
Cơ hội cũng có thể đến với bậc cha mẹ nào đã cho con cái mình biết rằng bất cứ lúc nào các con muốn tin nhận Chúa Jêsus thì cha mẹ luôn sẵn sàng để chuyện trò với con và giúp đỡ con.
Nhưng trong tất cả những tình huống này người làm cha mẹ hoặc thầy cô giáo phải rất khôn ngoan , rất nhạy bén , và rất cẩn thận . Người ấy không nên tạo bất cứ áp lực nào trên con trẻ ; nhưng phải luôn luôn linh động đối với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh .
Cách Tư Vấn Cho Trẻ
Đây là vấn đề lớn và sẽ được giải đáp trong phần còn lại của sách.
Tôi tin rằng người nào thật sự muốn biết cách tư vấn cho trẻ và cách hướng dẫn trẻ đến với Đấng Christ đều có thể làm được. Trước hết, người ấy cần phải biết những nguyên tắc căn bản sẽ được trình bày trong những trang tiếp theo. Kế đến người ấy cần biết một loạt những bước đơn giản và hợp lý để làm theo, và chúng tôi cũng xin được giải thích những bước này. Khi đã có những nguyên tắc căn bản cùng hiểu biết nền tảng về kế hoạch cần được thực hiện, người ấy đã sẵn sàng để bước tới

Nắm Vững Mười Nguyên Tắc
Khi trẻ đến với Bạn sau giờ nhóm và nói rằng em ấy muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chủ và là Đấng Cứu Thế, đây là cơ hội để Bạn ngồi lại với trẻ và giúp đỡ em càng đơn sơ, nhưng càng thấu đáo thì càng tốt.
Đây là thì giờ rất quan trọng và mang tính quyết định đối với trẻ. Nếu chỉ cầu nguyện với trẻ hoặc thậm chí mời trẻ cầu nguyện thì cũng không đủ. Và chắc chắn là bảo trẻ ký vào phiếu quyết định tiếp nhận Chúa cũng chưa đủ. Nhiều nguy hại có thể xảy ra cũng chỉ vì những lời hướng dẫn nghèo nàn và cạn cợt. Bạn cần nhìn thấy đây là trách nhiệm lớn lao mà Đức Chúa Trời đã uỷ thác cho Bạn để Bạn giúp con trẻ hiểu càng thấu đáo càng tốt.
Có lẽ trong công tác với các em thiếu nhi, không công việc nào mà Bạn lại cần sự dẫn dắt và sự khôn ngoan đến từ Chúa nhiều như lãnh vực này. Nhưng Kinh Thánh nói rằng, “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho.” Giacơ 1:5;.
Khi Bạn chuẩn bị chính mình cho chức vụ trọng yếu này, điều cần thiết trước hết là Bạn phải suy nghĩ về mười nguyên tắc cơ bản cần phải biết, phải am hiểu, và phải ghi nhớ khi tư vấn cho trẻ chưa được cứu.
Nương Dựa Vào Đức Thánh Linh
Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời rất yêu trẻ ấy và theo như Mathiơ 18:14;, Ngài không muốn đứa trẻ nào bị hư mất, thậm chí một cũng không. Cũng hãy nhớ rằng Đức Thánh Linh vẫn có thể cứu trẻ ngay cả khi Bạn phạm những lỗi lầm trong công tác tư vấn. Và nói cho cùng Sự Cứu Rỗi chính là công việc của Đức Chúa Trời!
Cho nên Bạn hãy thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất, nhưng đừng sợ hãi hoặc bối rối. Đức Chúa Trời muốn sử dụng Bạn, nhưng Bạn không phải là người đóng vai trò chủ chốt như Bạn vẫn nghĩ đâu!
Hãy cầu nguyện để Thánh Linh hành động trong tấm lòng con trẻ, nghĩa là Ngài sẽ cáo trách trẻ về tội lỗi, làm cho Đấng Christ và công việc của Ngài trở nên thật tế đối với trẻ, và tái sanh đứa trẻ ấy.
Hãy cầu nguyện để Đức Thánh Linh giúp đỡ và dẫn dắt Bạn đến những lời Bạn cần phải nói.
Bạn cần phải cầu nguyện như thế trước khi đến với buổi nhóm, trước khi bắt đầu buổi nhóm, và trước khi Bạn bắt đầu tư vấn cho trẻ. Và sau đó Bạn cứ nên tiếp tục trong tin thần cầu nguyện suốt quá trình tư vấn.
Hãy Khôn Ngoan
Một phương pháp khôn ngoan để dùng trong tình huống tư vấn phải bao gồm hai điều rất đơn giản nhưng là những phương cách rất ích lợi:
Chọn Lựa Một Địa Điểm Thích Hợp
Bạn nên chọn lựa một nơi yên tịnh sao cho càng ít bị chi phối càng tốt. Trẻ phải ngồi quay lưng với những điều làm cho nó bị chi phối.
Nên chọn một nơi công cộng và người khác có thể thấy được. Phải bảo đảm rằng người khác có thể thấy Bạn nếu Bạn đang tư vấn cho đứa trẻ sau một buổi nhóm. Làm như thế để có ai muốn thì cũng có thể theo dõi.
Đừng bao giờ đem trẻ vào trong xe hơi hay nấp sau một bức tường hoặc thậm chí trong một căn phòng đóng cửa lại và dường như lúc ấy trẻ hoàn toàn thuộc về Bạn. Ngoài chuyện người ta có thể nghi ngờ về hành động của Bạn, thì một nơi kín đáo như vậy cũng làm cho trẻ lo sợ hơn.
Nếu Có Thể Được Hãy Tư Vấn Cho Từng Em Một
Nếu hoàn cảnh cho phép thì một người tư vấn cho một người là tốt nhất. Tuy nhiên, Bạn cũng có thể tư vấn cho một số trẻ cùng một lúc nếu điều đó là vô cùng cần thiết và vì về cơ bản các em có cùng một nan đề với nhau. (xem Câu hỏi 4 trang 54).
Nếu có thể được hãy tư vấn cho những em cùng giới tính với Bạn, đặc biệt là nếu đứa trẻ ấy hơi lớn mà Bạn thì đang trong tuổi thiếu niên hoặc cỡ tuổi đôi mươi.
Hãy Sẵn Sàng
Mặc dầu Bạn phải hoàn toàn nương dựa vào Đức Thánh Linh đang khi tư vấn cho trẻ, nhưng đồng thời Bạn cũng phải cố gắng hết sức để công việc tư vấn càng hiệu quả càng tốt. Điều thiết yếu là Bạn phải chuẩn bị càng đầy đủ càng tốt cho thì giờ tư vấn của mình.
Hãy tự hỏi những câu sau đây:
† Bạn đã cầu nguyện chưa? Có nghĩa là cầu nguyện trước khi dạy bài học để Đức Chúa Trời sẽ cứu các con trẻ; và trước khi bắt đầu thì giờ tư vấn, lời cầu nguyện của Bạn phải cụ thể, mặc dầu ngắn gọn.
† Bạn đã nghiên cứu cẩn thận và thấu đáo về một quyển sách, chẳng hạn như quyển sách này để giúp Bạn biết phải làm gì chưa?
† Bạn đã có sẵn Kinh Thánh để sử dụng, cùng với một dàn bài đơn giản để giúp Bạn ghi nhớ mình cần phải thực hiện những bước nào không? (xem trang 49).
† Bạn đã quyết định trước là mình sẽ dùng câu Kinh Thánh nào để giải thích chưa?
† Bạn đã thực tập tư vấn với một nhân sự khác chưa? Việc thực tập này có thể vô cùng hữu ích
Hãy Nhạy Bén
Hãy nhạy bén đối với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh về việc Bạn nên nói gì với trẻ. Hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Một số trẻ cần được Bạn giải thích rõ ràng về một số điểm cụ thể hơn những em khác. Đặt ra một kế hoạch tư vấn để làm theo là điều rất tốt; nhưng Ngài cũng có thể dẫn dắt Bạn vào một phương hướng mà Bạn không biết trước.
Hãy nhạy bén đối với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh về việc Bạn sẽ dẫn trẻ đi bao xa. Hãy cẩn thận theo dõi những dấu hiệu như ngồi không yên, không nhìn vào Bạn, hay đang mơ màng đâu đó…. Biểu hiện của trẻ cho thấy Bạn có trình bày phù hợp với mức tiếp thu của trẻ khôngb. Cũng hãy theo dõi những biểu hiện đặc biệt cho thấy trẻ không hiểu Bạn đang nói gì.
Hãy nhạy bén và nỗ lực để hiểu được mức độ thuộc linh hoặc khả năng hiểu biết của trẻ mà Bạn đang tư vấn. Trẻ có hiểu được điều Bạn đang tư vấn không? Trẻ có sẵn sàng để nghe Bạn hướng dẫn thêm không?
Bạn chỉ nên tư vấn và hướng dẫn trẻ theo mức độ sẵn sàng của trẻ mà thôi. Khi Bạn thấy rõ ràng Đức Thánh Linh chưa hành động trong lòng trẻ, hay dường như trẻ không hiểu những điều Bạn nói, hay Bạn cảm nhận rằng trẻ không sẵn sàng để nghe thêm nữa, thì đừng ngần ngại kết thúc buổi tư vấn. Biết đâu Bạn chỉ là người gieo, hay người tưới nước mà không phải là người gặt (ICo1Cr 3:6). Thông thường có những mắc xúch trong dây chuyền đưa dắt trẻ đến với Đấng Christ. Bạn có thể là người cuối cùng nhưng cũng có thể là người đầu tiên.
Cả trong việc truyền giảng lẫn trong việc tư vấn, Bạn phải luôn luôn nhạy bén để không ép buộc trẻ thực hiện những bước mà Đức Thánh Linh chưa chuẩn bị cho trẻ.
Bạn phải tự kỷ luật và tự kiềm chế để có được loại nhạy bén này, để Bạn sẽ không thúc ép trẻ hoặc vi phạm quyền tự do của trẻ dầu ở bất cứ hình thức nào.
Nếu trẻ chưa sẵn sàng để tiến xa hơn thì Bạn nên đề nghị sẽ tiếp tục nói chuyện khi nào trẻ muốn; và Bạn phải cầu nguyện để Đức Chúa Trời tiếp tục hành động trong lòng đứa trẻ.
Hãy Cẩn Thận và Nắm Bắt Cơ Hội Thích Hợp
Bạn phải sẵn sàng để dành thì giờ với những trẻ muốn được tư vấn. Bạn cần tìm cho ra nan đề của trẻ và dùng Kinh Thánh để chỉ cho trẻ thấy một cách đơn sơ, rõ ràng rằng nan đề ấy có thể được đáp ứng thế nào trong chính Chúa Jêsus và Công tác của Ngài. Đây là giây phút quan trọng nhất trong cuộc đời của trẻ, đòi hỏi phải có sự cẩn thận chu đáo và thì giờ của Bạn. Vì cớ trẻ, đừng sử dụng bất cứ hình thức nào mang tính cạn cợt, qua loa. Chỉ hỏi vài câu hỏi để trẻ trả lời “có” hoặc “không” thì chưa đủ. Thậm chí cho trẻ ký vào một tờ giấy đã tiếp nhận Chúa cũng chưa đủ. Và nếu chỉ đọc một câu Kinh Thánh hoặc cầu nguyện ngắn gọn với trẻ hoặc mời trẻ cầu nguyện thì cũng chưa đủ.
Bạn cần phải thật chu đáo trong việc tư vấn và sự chu đáo này đòi hỏi phải có thì giờ. Đây không phải là một điều gì đó có thể thực hiện trong năm ba phút. Thông thường đối với một đứa trẻ có lòng quan tâm, Bạn phải tư vấn cho trẻ từ 20 đến 30 phút để có thể hiểu được cách thấu đáo nan đề của trẻ là gì và để chỉ cho trẻ thấy cách giải quyết nan đề đó. Trong một số trường hợp gặp những nan đề đặc biệt, Bạn cần phải có nhiều thì giờ hơn nữa. Có lẽ một buổi tư vấn thì chưa đủ để giải quyết vấn đề đâu. Có lẽ Bạn cần phải mời trẻ đến một lần nữa để buổi tư vấn được tiếp tục và hoàn tất.
Một điều rất cần thiết nữa là thời gian tư vấn dài hay ngắn là còn tùy thuộc vào trẻ, bối cảnh của trẻ, trẻ đã biết những gì, và mức độ sẵn sàng của trẻ. Một số trẻ quá sẵn sàng đến nỗi chỉ cần thời gian tư vấn ngắn gọn mà thôi, vì trẻ đã được chuẩn bị quá tốt rồi. Nhưng điều thiết yếu là lúc nào cũng phải chu đáo; nếu Bạn không biết rõ về trẻ, dự định để có thì giờ dài hơn với trẻ vẫn tốt hơn là quá ngắn gọn.
Có những hoàn cảnh mà chúng ta thật khó mà dành quá nhiều thời gian trong công tác tư vấn cho một đứa trẻ; và nếu có thể được, Bạn phải tìm ra một cách giải quyết cho những hoàn cảnh gay go này.
† Cha mẹ có thể lo âu vì thấy trẻ không về đúng giờ như thường lệ.
• Hãy gọi điện thoại cho cha mẹ chúng hay sắp xếp một người nào đó thăm viếng họ và cho họ biết trước trẻ sẽ về trễ và tại sao về trễ.
† Đứa trẻ cần phải đón xe buýt hay có người đến đón vào giờ đã được ấn định.
• Bạn hãy đưa trẻ về bằng phương tiện riêng của mình.
† Không có thì giờ để tư vấn vào cuối buổi nhóm.
• Bạn hãy mời những trẻ cần được tư vấn đến sớm vào ngày hôm sau hoặc tuần sau, để Bạn có thể tư vấn cho chúng trước khi buổi nhóm bắt đầu.
• Một cách nữa Bạn có thể làm là sắp xếp lại những phần trong buổi nhóm để bài học Kinh Thánh sẽ được đưa lên trước chứ không phải đưa ra sau. Nhờ vậy Bạn sẽ có cơ hội để tư vấn cho trẻ có lòng quan tâm trước khi buổi nhóm kết thúc.
† Nếu Bạn dạy trong một trường học thì thông thường sẽ không có thì giờ hay là cơ hội để tư vấn.
• Phải biết chắc rằng Bạn đã trình bày Phúc Âm và con đường của sự cứu rỗi trong bài dạy của mình. Cầu nguyện để Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt con trẻ đến với Đấng Christ dựa vào những gì nó đã nghe. Nhưng Bạn cũng có thể nói với con trẻ rằng Bạn muốn nói chuyện thêm với chúng, nên chúng cần cho Bạn tên và địa chỉ để Bạn có thể liên lạc với chúng sau này.
Những nan đề như thế này có thể khắc phục được. Bạn hãy luôn luôn xem việc dành thì giờ để tư vấn cho trẻ là mục tiêu mỗi khi lên chương trình.
Để có thêm thông tin về vấn đề này Bạn hãy xem phần đáp án cho câu hỏi 7 ở trang 58.
Giải Thích Thêm Những Gì Trẻ Đã Nghe
Thông thường, trong suốt thời gian tư vấn Bạn sẽ không nói thêm điều mới mẻ với trẻ. Lẽ ra trẻ phải được nghe sứ điệp Phúc Âm căn bản trong giờ nhóm rồi. Tư vấn đơn giản chỉ là ôn lại những chân lý này, giải thích thêm, bàn rộng ra hơn, và bảo đảm rằng trẻ hiểu những chân lý ấy. Chúa đã phán với trẻ qua những chân lý Phúc Âm mà chúng đã được nghe trong buổi nhóm, và ban cho trẻ một lòng ao ước được Chúa cứu dựa vào những chân lý nền tảng ấy. Bạn cần xây dựng trên nền tảng của những chân lý ấy và sử dụng chúng như là nền tảng cho việc tư vấn của Bạn.
Điểm khác biệt chính yếu ở đây là bây giờ trong phần tư vấn Bạn có cơ hội để đặt câu hỏi và nghe ý kiến từ phía các em; và có thể ứng dụng những gì Bạn đã dạy vào việc đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Vì thế, thật ra giờ tư vấn chỉ là giờ nói chuyện thêm về bài học Kinh Thánh, những nhu cầu có liên hệ mật thiết với bài học ấy và cách thức để áp dụng bài học vào đời sống hằng ngày. Nói đơn giản thì tư vấn là cơ hội để trình bày riêng với trẻ về những chân lý nền tảng của Phúc Âm và cách áp dụng những chân lý ấy thật rõ ràng và riêng tư vào những nhu cầu cụ thể của từng trẻ.
Hãy Bàn Đến Vấn Đề Chính
Bạn cũng cần cẩn thận để không đi lan man vì thiếu tập trung hoặc thiếu chuẩn bị, hoặc vì bị lôi kéo vào những chuyện không quan trọng mà trẻ nêu lên. Thời giờ rất giới hạn nên điều cần thiết là Bạn phải đi vào trọng tâm vấn đề mình muốn nói.
Đặt câu hỏi
Những nhà tư vấn chưa có nhiều kinh nghiệm thường phạm phải sai lầm nghiêm trọng là nói quá nhiều và lắng nghe quá ít . Đây là phần tư vấn chứ không phải buổi nhóm nhỏ với hội chúng chỉ có một người!
Bạn cần phải lắng nghe để nhận biết nhu cầu của trẻ trước khi có thể giúp giải quyết các nan đề. Bạn cần phải khám phá xem trẻ đã hiểu và chưa hiểu điều gì
Vì vậy để có thể tư vấn hiệu quả, Bạn cần đặt câu hỏi và lắng nghe cẩn thận câu trả lời. Đây là cách giúp Bạn hiểu được vấn đề của trẻ tốt hơn và Bạn cũng có thể biết rõ hơn về mức độ hiểu biết của trẻ.
Sau đây là một số nguyên tắc đặt câu hỏi:
† Tránh đặt câu hỏi mà câu trả lời chỉ là “Có ” hoặc “Không ” (ví dụ như “Em có tốt đủ để lên thiên đàng khi qua đời không?” hay “Em có biết rằng Chúa Giêxu chịu chết trên thập tự giá vì tội lỗi của em không?”). Những câu trả lời đơn giản chỉ có một từ như thế chẳng giúp được Bạn gì đâu, thậm chí chúng có thể tạo ấn tượng sai về nan đề hay sự hiểu biết của trẻ.
† Tránh hỏi quá nhiều câu hỏi dễ và hiển nhiên mà không cần phải suy nghĩ lâu, chỉ cần trả lời đại khái và như “học vẹt” (ví dụ như “Ai chịu chết trên thập tự giá vì cớ tội lỗi của chúng ta?”. Những câu hỏi như thế có thể hữu ích nhưng đừng hỏi quá nhiều những câu tương tự.
† Hãy cố gắng đặt những câu hỏi mà câu trả lời có thể thực sự giúp Bạn hiểu được nan đề của trẻ, và xem trẻ hiểu được chủ đề bài học đến đâu (ví dụ như “Em nghĩ Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào? "Em nghĩ tội lỗi là gì?" "Đức Chúa Trời thấy gì khi Ngài nhìn vào tấm lòng và đời sống em?" "Tại sao Chúa Giêxu là Đấng duy nhất có thể tẩy sạch tội lỗi chúng ta?").
† Bảo đảm rằng câu hỏi của Bạn phải đơn giản và không quá “mang tính thần học”. Nếu trẻ không hiểu được câu hỏi, Bạn nên cố gắng diễn đạt lại đơn giản hơn.
† Khích lệ trẻ trả lời theo cách chúng nghĩ chứ không rập khuôn theo Bạn như vẹt. Chúng có thể trả lời không theo thần học chính xác như Bạn, nhưng sẽ giúp Bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu và sự hiểu biết của trẻ.
† Đôi khi đưa ra những câu hỏi có câu trả lời chọn lựa cũng rất tốt , vì sẽ giúp trẻ trả lời dễ dàng hơn mà không phải lúng túng hay sợ trả lời sai (ví dụ như “Em được cứu rồi hay vẫn còn suy nghĩ về điều đó?" "Em đã tiếp nhận Chúa hay chưa?")
† Nếu trẻ dường như không biết trả lời câu hỏi (điều này thường xảy ra), thì hãy mở Kinh thánh có câu trả lời và yêu cầu trẻ đọc câu Kinh thánh đó. Hoặc chúng ta có thể đặt những câu hỏi hỗ trợ khác nhằm giúp trẻ tìm ra câu trả lời.
† Điều quan trọng là Bạn phải đặt câu hỏi trong bầu không khí thoải mái . Tránh bất cứ loại căng thẳng nào, vì Bạn không muốn phần tư vấn trở thành “cuộc thẩm vấn nhỏ” khiến cho trẻ căng thẳng và sợ hãi vì trả lời sai. Sau đó trẻ có thể sẽ ngồi im thin thít và chẳng nói gì cả.
Sử Dụng Kinh Thánh
Hãy cầm Kinh thánh trên tay để khẳng định với trẻ rằng những gì Bạn nói đều dựa trên lời Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, đừng đọc quá nhiều câu Kinh thánh vì sẽ làm cho trẻ rối trí. Bạn sẽ chọn đọc một câu Kinh thánh nói rõ về sự cứu rỗi và lời mời gọi của Đấng Christ, vì tập trung vào một câu thì tốt hơn. Bạn có thể trích dẫn những câu Kinh thánh khác bằng cách đọc thuộc lòng và nói rằng “Kinh thánh chép” mà không cần phải mở Kinh thánh ra xem.
Trong lúc tư vấn, đôi khi sử dụng sách không lời cũng rất ích lợi, thật ra nên sử dụng sách không lời này càng sớm càng tốt, để giúp Bạn biết trẻ đã biết và không biết cái gì. Tuy nhiên, hãy biết chắc rằng Bạn đang hướng dẫn trẻ đến với Đấng Christ với quyển Kinh thánh trên tay và những gì Bạn nói đều dựa trên quyển Kinh thánh đó, chứ không phải trên sách không lời.
Các màu sắc của sách không lời trình bày cho trẻ thấy con đường cứu rỗi rất rõ ràng, sống động, thu hút sự chú ý và hiểu biết của trẻ.
† Trang màu vàng nói về Đức Chúa Trời và Thiên đàng
† Trang màu tối nói về tội lỗi
† Trang màu đỏ nói về sự chết và sự sống lại của Đấng Christ
† Trang màu trắng nói về sự xưng công bình bởi đức tin
† Trang màu xanh nói về sự tăng trưởng trong đời sống Cơ đốc .
Sách không lời có thể giúp Bạn giải thích cho trẻ con đường cứu chuộc và bằng cách đặt câu hỏi chúng ta sẽ thấy trẻ hiểu Phúc Âm tới mức nào. Như thế cách này sẽ giúp Bạn biết dành thì giờ cho điều gì
Dĩ nhiên, Bạn có thể hoàn tất cùng một mục tiêu mà không cần sử dụng sách không lời.
Hãy Bày Tỏ Lòng Yêu Thương Và Quan Tâm
Trẻ con luôn yêu thích người nào quan tâm đặc biệt đến chúng và người đó phản ánh tình yêu của Đức Chúa Trời. Giáo viên hay người tư vấn không nên tiếp cận trẻ cách quá máy móc hoặc chuyên nghiệp.
Một khi sự lạnh nhạt đã tan biến và mối quan hệ được thiết lập, thì nói chuyện và tư vấn cho trẻ trở nên rất dễ dàng, vui vẻ. Trẻ con rất tự nhiên và cởi mở. Nếu chúng tin cậy và tôn trọng Bạn, dần dần chúng sẽ nói cho Bạn biết chúng biết gì và không hiểu điều gì.
Nhưng có một vài nguyên tắc chính chúng ta luôn cần ghi nhớ.
† Hãy chấp nhận trẻ như là người có giá trị và tôn trọng trẻ như một cá nhân đang có nhu cầu
† Không được chỉ trích trẻ
† Không bao giờ tỏ ra rằng nan đề của trẻ là không quan trọng hoặc thậm chí buồn cười. Đức Chúa Trời không bao giờ đối xử với chúng ta như vậy.
† Giữ kín những gì trẻ tâm sự với Bạn . Nếu Bạn nói cho người khác biết bí mật của nó, nó sẽ thất vọng cay đắng và không bao giờ trở lại với Bạn nữa.


Mười Bước Cần Thực Hiện
Khi hướng dẫn một trẻ đến với Đấng Christ, có được kế hoạch cơ bản để làm theo và sử dụng như là kim chỉ nam là điều rất hữu ích. Chúng tôi sẽ lập bố cục cho kế hoạch đó từng bước một trong phần này. Ở cuối phần bài học này Bạn sẽ thấy ba bố cục được tóm tắt của kế hoạch tư vấn với nhiều mức độ chi tiết khác nhau. Bạn có thể cắt ra hay photo một trong những bố cục này hay tốt nhất là dán vào mặt trong của bìa Kinh thánh. Khi tư vấn cho một trẻ, Bạn có thể liếc sơ vào phần bố cục để nhớ cần làm gì tiếp theo.
Tuy nhiên, tư vấn không phải chỉ là một công việc máy móc. Đây là công tác cáo trách và biến cải của Đức Thánh Linh. Bạn cần phải luôn linh động và nhạy bén với sự hướng dẫn của Ngài khi trả lời cho những nan đề và nhu cầu của trẻ. Những hoàn cảnh, thắc mắc và nan đề có thể nảy sinh khiến Bạn không thể đi theo kế hoạch này cách chính xác. Nhưng điều hữu ích là hiểu được kế hoạch này như là bố cục lý tưởng để làm theo và sử dụng làm nền tảng cơ bản trong việc tư vấn của Bạn
Có mười bước cần thực hiện khi hướng dẫn một đứa trẻ đến với Chúa.
Bước 1: Cho Trẻ Được Thoải Mái
Trẻ có thể căng thẳng và tự hỏi không biết điều gì sắp xảy ra, nhất là với những em còn nhỏ. Đôi khi cười rúc rích có thể là nan đề. Xem câu hỏi số 2 và câu trả lời ở trang 54 để giúp Bạn có thể xử lý vấn đề này.
Mỉm cười và tạo cho trẻ cảm thấy thoải mái . Nói cho trẻ biết Bạn rất vui khi trẻ bằng lòng nói chuyện với Bạn.
Hỏi tên và tuổi của trẻ (nếu Bạn không biết); và sau đó gọi tên của trẻ trong khi nói chuyện.
Tìm hiểu xem có ai đang đợi hay gia đình đứa trẻ yêu cầu nó phải có mặt ở nhà vào lúc mấy giờ. Bạn phải báo cho họ biết hoặc sắp xếp cách nào để không ai cảm thấy phiền.
Nếu ngay từ đầu Bạn biết đứa trẻ đó vốn theo Công giáo, Do thái giáo, v.v thì rất ích lợi. Bạn có thể biết bằng cách hỏi xem chúng có đi nhóm trường Chúa nhật hoặc đến nhà thờ không? Nếu có thì trẻ đang đi nhà thờ nào, học lớp Trường Chúa Nhật nào. Trong một số trường hợp nếu Bạn biết được trẻ đi học ở trường nào thì cũng rất có ích.
Cũng hỏi xem chúng có thích đi học không và môn học nào chúng yêu thích nhất. Khi chúng ta bắt chuyện như vậy sẽ khuyến khích trẻ thư giản và sẵn sàng chuyện trò cởi mở.
Bước 2: Nhận Biết Nan Đề Của Trẻ
Giống như bác sĩ, Bạn cũng phải “chẩn đoán” nan đề thuộc linh của trẻ trước khi có thể giúp đỡ. Bác sĩ không bao giờ kê toa hoặc đưa ra bất cứ phương pháp điều trị nào nếu chưa kiểm tra tìm hiểu xem bệnh nhân đang mắc bệnh gì. Đối với nhà tư vấn thiếu nhi cũng vậy.
Có Bốn Nhóm Trẻ Chính
Các trẻ em đến tư vấn và cần được giúp đỡ sau buổi nhóm thường rơi vào một trong bốn nhóm trẻ sau. Nhu cầu của mỗi nhóm cần được đáp ứng cách khác nhau.
Nhóm 1: Trẻ không thành thật hay chưa sẵn sàng.
Đứa trẻ có thể hiếu kỳ. Trẻ có thể đến nói chuyện với Bạn vì cũng có những em khác đã làm như vậy. Trẻ có thể đến vì nghe rằng ai đến sẽ được nhận một quyển sách hoặc đến chỉ vì muốn làm vui lòng Bạn. Hoặc trẻ đến “cho vui”.
Nhóm 2: Trẻ không hiểu nhu cầu cần được cứu chuộc
Đứa trẻ không hiểu tội lỗi và sự cáo trách tội lỗi là gì. Đó là những trẻ rất nhỏ.
Nhóm 3: Trẻ thiếu sự xác quyết hay có nan đề của một tín hữu.
Đứa trẻ này đã tiếp nhận Chúa Giêxu làm Cứu Chúa của mình rồi, nhưng nghĩ rằng nó cần phải được cứu lại lần nữa. Hoặc trẻ biết mình đã được cứu nhưng gặp phải nan đề hay đang có điều gì đó thắc mắc
Nhóm 4- Trẻ thành thật, hiểu biết, chưa được cứu và rất muốn được cứu.
Nhiều trẻ đến tư vấn thuộc vào nhóm này, và đây là nhóm trẻ mà chúng ta phải ưu tiên giải quyết trong phần còn lại của sách.
Ba câu hỏi quan trọng cần nêu
Bạn cần hỏi trẻ đến với Bạn ba câu và mỗi câu có liên hệ đến ba nhóm đầu ở trang trước. Những câu hỏi này sẽ giúp Bạn nhận diện trẻ thuộc nhóm nào và Bạn cần lắng nghe thật kỹ câu trả lời của trẻ.
Câu hỏi 1- Tại sao em muốn nói chuyện với cô (thầy)?
Dĩ nhiên câu này có thể hỏi bằng nhiều cách khác nhau: “Sao em ngồi lại trong khi các Bạn khác đã về?” hay “Em có thắc mắc gì trong câu chuyện lúc nãy phải không?” hoặc là “Em muốn Chúa Giêxu làm gì cho em?”.
Câu trả lời của trẻ sẽ cho Bạn biết trẻ thật thà hay thuộc nhóm đầu tiên được liệt kê ở trang trước. Nếu câu trả lời của trẻ cho thấy nó thực sự muốn tiếp nhận Chúa Giêxu thì hãy hỏi tiếp câu số 2 và 3.
Tuy nhiên nếu rõ ràng trẻ không chân thật hay chưa sẵn sàng cho những câu hỏi kế tiếp, chúng ta phải dành thì giờ nhấn mạnh cho trẻ biết rằng tiếp nhận Chúa Giêxu là bước ngoặc quan trọng nhất mà trẻ cần phải thực hiện. Hãy nói với trẻ rằng nó cần phải suy nghĩ thật chín chắn và nó có thể tiếp nhận Chúa Giêxu bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Cũng cho trẻ biết rằng Bạn rất sẵn sàng nói chuyện thêm bất cứ lúc nào nó muốn. Buổi nói chuyện này với trẻ có thể là bước đầu tiên trong việc xây dựng mối quan hệ qua đó có thể đưa trẻ đến việc tiếp nhận Chúa sau này.
Câu hỏi 2: Em có bao giờ phạm tội hay làm điều gì sai trật chưa?
Câu này cũng có thể hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau: “Đức Chúa Trời thấy gì khi Ngài nhìn vào tấm lòng và đời sống em?” “Em nghĩ tội lỗi là gì?” hoặc “Em đã từng có những sai phạm nào?”
Loại câu hỏi này sẽ cho phép cả Bạn lẫn trẻ nói về tội lỗi.
Câu trả lời của trẻ giúp Bạn biết nó có hiểu nhu cầu cần cứu rỗi hay không. Nếu trẻ không hiểu, thì chúng thuộc nhóm thứ hai được liệt kê ở trang trước và chưa sẵn sàng cho những câu hỏi kế tiếp.
Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ biết mình phạm tội và trả lời “Có” cho câu hỏi trên thì chưa đủ. Cần phải có sự cáo trách tội lỗi, ao ước từ bỏ tội lỗi và ao ước có đời sống được biến đổi.
Do đó Bạn có thể hỏi thêm một số câu hỏi khác như: “Em có muốn sống như thế này mãi không?". “Chúa muốn em cảm thấy như thế nào về những sai phạm em đã làm?" “Em có muốn được Chúa đổi mới không?" hoặc "Tại sao em muốn được đổi mới?"
Nếu trẻ không hiểu chút gì về tội lỗi và dường như không bị cáo trách về tội lỗi thì nó thuộc nhóm thứ hai (xem trang 21). Bạn không thể hướng dẫn em đó tin nhận Chúa ngay bây giờ được. Hãy nói cho trẻ biết rằng chúng cần phải nhìn biết tội lỗi của mình trước khi tiếp nhận Chúa Giêxu làm Cứu Chúa của cuộc đời mình và khi nào trẻ nhìn biết tội lỗi của mình rồi thì sau đó hãy cầu xin Chúa Giêxu cứu. Bạn cũng nói cho trẻ biết rằng chúng có thể tự do đến với Bạn bất cứ lúc nào chúng cần được giúp đỡ. Cầu nguyện với trẻ trước khi ra về và cầu xin Chúa chỉ cho trẻ nhận biết tội lỗi của mình và giúp trẻ biết tin cậy Chúa Giêxu. Tuy nhiên hãy cẩn thận đừng để cho trẻ tưởng rằng chúng đã được cứu vì Bạn đã cầu nguyện cho chúng.
Ngược lại, nếu dường như trẻ hiểu và có một vài sự cáo trách tội lỗi thì Bạn có thể hỏi tiếp câu hỏi số 3.
Câu hỏi 3: Em đã mời Chúa Giêxu vào lòng và đời mình để Ngài tha tội cho em chưa? hoặc là trước đây em đã từng làm điều gì giống như vậy chưa?
Hy vọng câu trả lời của trẻ cho thấy là nó đã được cứu.
Nếu trẻ trả lời “chưa” hay nếu chúng ta thực sự có chút nghi ngờ gì sau khi đã hỏi xem trẻ được cứu chưa, thì hãy xem như trẻ đó chưa được cứu nhưng đã đủ hiểu biết. Hay nói cách khác trẻ ở trong nhóm thứ tư (xem trang 27).
Tuy nhiên, nếu trẻ trả lời là “có”, thì chúng ta nên yêu cầu trẻ kể lại đã tiếp nhận Chúa như thế nào. Đừng chấp nhận câu trả lời “có” ngay lập tức. Trẻ có thể trả lời là “có” bởi vì nó cảm thấy chúng ta muốn nó trả lời như vậy hoặc vì mỗi tối trước khi ngủ, nó thường cầu nguyện vài lời nào đó. Hãy lắng nghe cẩn thận câu trả lời của trẻ và hỏi thêm một số câu khác nếu cần. Nếu đến đây chúng ta biết chắc trẻ đã được cứu, và thuộc nhóm thứ ba (xem trang 27) thì nên xem trẻ đó như đã được tái sanh nhưng mất đi lòng tin chắc chắn nơi Chúa và cần được giúp đỡ trong đời sống Cơ đốc.
Trong trường hợp đó, chúng ta nên cố gắng tìm xem lý do tại sao trẻ lại đánh mất lòng tin chắc nơi Chúa và dùng lời Chúa đưa ra giải pháp cho trẻ. Bạn có thể làm điều này qua những câu hỏi như “Tại sao em nghĩ rằng Chúa Giêxu Christ không ở trong lòng và trong đời sống em nữa?”
Lý do trẻ đánh mất lòng tin chắc nơi Chúa có thể là:
† Trẻ tin rằng Chúa Giêxu đã từ bỏ em vì em đã phạm tội.
† Trẻ đã thờ ơ trong sự cầu nguyện và đọc Kinh thánh tương giao với Đức Chúa Trời.
† Trẻ chưa hề hiểu hoặc nhận được sự cứu rỗi chắc chắn vì chưa được ai dạy.
Chúng ta có thể giúp trẻ bằng cách nào?
† Giải thích cho trẻ biết Chúa Giêxu Christ không bỏ em và thực sự thì Ngài cũng không thể bỏ em, và em không cần phải được cứu một lần nữa (HeDt 13:5)
† Cho trẻ thấy nó cần phải xưng tội (IGi1Ga 1:9)
† Nhấn mạnh tầm quan trọng về giờ tĩnh nguyện buổi sáng hay bất cứ lúc nào trong ngày.
† Nói ngắn ngọn lời dạy trong Kinh thánh về sự cứu rỗi chắc chắn. Trẻ có thể biết chắc rằng nó đã được cứu vì Kinh thánh nói như vậy (Cong Cv 16:31) và vì đã có sự thay đổi (thậm chí chỉ một chút) trong đời sống của trẻ (IICo 2Cr 5:17).
Sau đó Bạn nên cầu nguyện cho trẻ, khích lệ trẻ và từ giã chúng.
Khi Bạn hỏi ba câu này , hay một loạt các câu được nêu ở phần trên thì cũng có thể Bạn sẽ không hoàn toàn biết chắc trẻ có thành thật , có hiểu hay hoàn toàn tiếp nhận Chúa Giêxu chưa . Nói cách khác , Bạn không thể biết chắc trẻ đó thuộc nhóm nào trong bốn nhóm kể trên . Trong trường hợp không chắc chắn tốt hơn hết Bạn nên tư vấn cho trẻ , và xem như trẻ thuộc nhóm thứ tư (xem trang 27) cho đến chừng Bạn biết chắc .
Bước 3: Bảo đảm trẻ hiểu sứ điệp Phúc âm
Đây là cơ hội rất tốt để sử dụng sách không lời. Nhưng Bạn không nên nói suốt từ đầu đến cuối. Mục tiêu của Bạn không phải là giảng mà là tìm xem trẻ hiểu được sứ điệp Phúc âm tới đâu. Vì vậy Bạn nên đặt câu hỏi để xem trẻ hiểu gì về Đức Chúa Trời, về tội lỗi và Chúa Giêxu Christ cùng con đường cứu rỗi, trước khi Bạn nói thêm.
Bạn có thể trích dẫn những câu Kinh thánh chỗ này hoặc chỗ kia để giải thích và làm rõ điều Bạn muốn hỏi. Nhưng Bạn không cần phải mở Kinh thánh mỗi khi hỏi
† Đức Chúa Trời (mở trang màu vàng của sách không lời)
Trang này nhắc em nhớ đến ai?
Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?
• Ngài là Đấng giàu có, Đấng Sáng Tạo và sở hữu mọi sự
• Ngài là Vua trên muôn vua
• Ngài là Đấng thánh khiết
• Ngài sống trên thiên đàng và Ngài yêu thương em.
† Tội lỗi (mở trang màu tối của sách không lời)
Tội lỗi là gì? Đưa ra vài ví dụ về tội lỗi
Đức Chúa Trời nghĩ gì về tội lỗi?
Em có phạm tội không?
Em có muốn từ bỏ tội lỗi và trở thành con người khác không?
† Chúa Giêxu Christ (mở trang màu đỏ của sách không lời)
Ai là người duy nhất có thể cất bỏ tội lỗi của em?
Nhờ đâu Ngài có thể cất bỏ tội lỗi của em?
Ngài vẫn còn chết phải không?
† Con đường Cứu chuộc (mở trang màu trắng của sách không lời)
Em cần làm gì để được cứu?
Đức Chúa Trời sẽ làm gì nếu em làm theo lời Ngài?
Hãy nhớ rằng chúng ta đang nói chuyện với con trẻ và sự hiểu biết cùng khả năng diễn đạt của trẻ rất có giới hạn nên chúng ta đừng trông đợi câu trả lời ở mức độ thần học cao . Chúng ta chỉ cần tìm kiếm sự hiểu biết cơ bản về những lẽ đạo quan trọng trong câu trả lời của trẻ , chỉ có thế thôi !
Khi hỏi trẻ, chúng ta sẽ khám phá ra rằng trẻ chẳng biết gì về những lẽ thật được nêu ở trên, hoặc chúng ta sẽ thấy chúng chẳng quan tâm gì hoặc chúng bắt đầu ngồi không yên. Trong cả hai trường hợp, tốt hơn hết chúng ta chỉ nên trình bày sứ điệp Phúc âm thật đơn giản và khích lệ trẻ tiếp nhận Chúa vào thời điểm thích hợp. Dĩ nhiên, chúng ta nên hẹn gặp lại vào lần khác để tiếp tục nói chuyện và xem phản ứng của trẻ ra sao.
Bước 4: Chọn Một Câu Kinh thánh
Để Giải Thích Con Đường Cứu Rỗi .
Có lẽ đây là bước quan trọng nhất trong tất cả các bước và là bước cần dành nhiều thì giờ nhất.
Trẻ đến với chúng ta là vì chúng muốn được cứu. Và Bạn đã hỏi nó nhiều câu.
† Trẻ có vẻ thành thật
† Trẻ có vẻ đã hiểu nhu cầu về sự cứu rỗi.
† Trẻ chưa tin cậy Đấng Christ
† Trẻ có vẻ đã hiểu cơ bản về Phúc âm
Dựa trên bốn yếu tố cơ bản này, Bạn có thể chỉ cho trẻ biết nó cần phải làm gì để được cứu.
Sau đây là một số nguyên tắc có thể làm:
† Sử dụng Kinh thánh để nói cho trẻ biết cách để được cứu.
† Chỉ chọn một câu Kinh thánh . Tập trung và giải thích thật kỹ câu Kinh thánh đó.
† Nếu có thể sử dụng một câu Kinh thánh phù hợp với những gì Bạn đã dạy trong bài học Kinh thánh và trong phần trình bày Phúc âm. Ví dụ, Nếu Bạn đã dạy xong câu chuyện về Xachê (LuLc 19:1-10) là người đã đến với Chúa Giêxu khi được kêu gọi, Bạn có thể chọn GiGa 6:37 “Kẻ đến cùng Ta, thì Ta không bỏ ra ngoài đâu”.
† Chọn câu Kinh thánh nào dễ hiểu đối với trẻ và có những từ ngữ hay khái niệm mà chỉ cần giải thích tương đối ngắn gọn. Ví dụ, giải thích khái niệm tiếp nhận Đấng Christ trong GiGa 1:12 cho những trẻ có chút ít hay không có nền tảng Kinh thánh thì dễ dàng hơn là khái niệm tin vào Đấng Christ trong 3:16. Sử dụng RoRm 10:13 thì tốt hơn là GiGa 1:12 khi tư vấn cho các trẻ em sinh ra trong gia đình công giáo, vì đó là những trẻ có thể nhầm lẫn giữa “tiếp nhận Đấng Christ” với việc “xưng tội lần đầu”.
† Bạn phải nói rất đơn giản đối với ấu nhi . Ví dụ, KhKh 3:20 rất dễ hiểu đối với các em ấu nhi.
† Bạn hãy chọn câu Kinh thánh nào bày tỏ cho các em hai điều :
• Chúa muốn các em làm gì
• Đức Chúa Trời sẽ làm gì, nếu các em thực hiện phần của mình
Có nhiều câu Kinh thánh chỉ ra con đường cứu rỗi gồm có hai phần như GiGa 1:12; 3:16; 6:37; Cong Cv 3:19; 16:31; RoRm 10:13 và KhKh 3:20.
† Mời các em đọc câu Kinh thánh , nếu các em không thể đọc được, hãy đọc cho các em nghe.
† Giải thích cho các em nghe câu Kinh thánh ấy cách thật cẩn thận và đơn giản.
Ghi nhớ: Có hai phần chính mà Bạn cần giải thích cẩn thận
† Đức Chúa Trời muốn các em làm điều gì
† Đức Chúa Trời sẽ làm điều gì nếu các em làm phần của mình.
Nếu chọn Giăng 1:12
Bạn nên nhấn mạnh nhu cầu tiếp nhận Chúa Giêxu vào lòng và đời sống của các em. Nếu làm theo, các em sẽ trở nên con cái của Đức Chúa Trời và là thành viên trong gia đình của Ngài
Nếu chọn Giăng 3:16
Bạn nên nhấn mạnh nhu cầu tin nhận hay tin cậy Chúa Giêxu Christ để được cứu rỗi và nếu làm theo, các em sẽ có sự sống đời đời .
Nếu chọn Giăng 6:37
Bạn nên nhấn mạnh rằng các em cần đến với Chúa Giêxu Christ, nếu làm theo, các em sẽ được Ngài tiếp nhận và không bị bỏ ra ngoài.
Nếu chọn Công vụ 16:31
Bạn nên nhấn mạnh rằng các em cần tin nhận (tin cậy hay giao phó chính mình các em hoàn toàn) cho Chúa Giêxu Christ , nếu làm theo, các em sẽ được cứu .
Nếu chọn Công vụ 3:19
Bạn nên nhấn mạnh rằng các em cần phải từ bỏ tội lỗi và đến với Đấng Christ . Nếu làm như vậy- tin nhận Giêxu Christ làm Cứu Chúa thì mọi tội lỗi của các em sẽ được Chúa xóa sạch .
Nếu chọn Rôma 10:13
Bạn nên nhấn mạnh rằng các em cần phải cầu xin Chúa Giêxu cứu mình và nếu làm theo thì các em sẽ được cứu !
Nếu chọn Khải huyền 3:20
Bạn nên nhấn mạnh rằng các em cần phải mở cửa lòng và đời sống của mình ra cho Chúa Giêxu và nếu làm theo, thì Ngài sẽ bước vào , sống trong lòng các em. Khi bước vào, Ngài sẽ xóa sạch mọi tội lỗi của các em (Nếu Bạn còn lưỡng lự chưa muốn chọn câu Kinh thánh này khi tư vấn, hãy xem phần trả lời của câu hỏi 5 ở trang 57)
Hãy giải thích kỹ chính câu Kinh thánh Bạn đã chọn và tiếp tục nói đi nói lại cho đến khi biết chắc trẻ đã hiểu. Hãy giải thích thật đơn giản.
Mời Bạn xem một số lời giải thích mẫu sau:
Nếu chọn Giăng 1:12, hãy giải thích như sau :
Câu Kinh thánh này nói em phải làm gì để trở thành con cái Đức Chúa Trời? Em phải tiếp nhận Ngài vào đời sống mình! Em sẽ tiếp nhận ai? Chúa Giêxu! Chúng ta cũng xem câu Kinh thánh trước đó, Ngài đã đến với một số người nhưng họ không tiếp nhận Ngài. Thật buồn làm sao! Cô (thầy) rất vui vì em muốn tiếp nhận Chúa.
Ai có thể tiếp nhận Chúa Giêxu? Câu Kinh thánh này nói “có nhiều người tiếp nhận Ngài”. Lời mời gọi của Ngài dành cho mọi người dù họ có xấu xa bao nhiêu đi nữa. Tuyệt vời quá phải không em!
Em tiếp nhận Chúa Giêxu bằng cách nào? Tiếp nhận Ngài có nghĩa là tiếp đón, mời Ngài bước vào đời sống để xóa sạch mọi tội lỗi của em, mời Ngài sống trong em và kiểm soát cuộc đời em. Em có thực sự muốn tiếp nhận Chúa Giêxu không? Ngài sẽ cho em trở thành người nhà trong gia đình Ngài. Em sẽ là con cái của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ là Cha của em và em sẽ là con cái của Ngài. Em phải làm gì? Ngài sẽ làm gì?
Nếu cần, giải thích lại nhiều lần câu Kinh thánh này cho đến khi Bạn biết chắc rằng trẻ đã hiểu rõ.
Nếu chọn GiGa 1:12 và đang nói về việc tiếp nhận Chúa Giêxu Christ, Bạn hãy bám chặt lấy khái niệm trở thành con cái Đức Chúa Trời càng tỉ mỉ càng tốt, và đừng nói chi tiết về những khái niệm không liên quan gì đến câu Kinh thánh mà Bạn đã chọn (những khái niệm không liên quan như “em sẽ được cứu” hoặc “em sẽ được tha thứ” hay “em sẽ không bị bỏ ra ngoài đâu”).
Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả các câu Kinh thánh chúng ta chọn. Hãy bám sát câu Kinh thánh ấy , càng chi tiết càng tốt .
Nếu chọn Giăng 3:16
Đức Chúa Trời yêu thương em nhiều lắm. Ngài đã sai Chúa Giêxu đến để chết thế cho em trên thập tự giá. Và câu Kinh thánh này nói bây giờ em cần phải làm gì? Em cần phải tin nhận Ngài, tức là em cần phải tin cậy Chúa Giêxu Christ. Lời Chúa nói như vậy. Nhưng tin cậy Chúa Giêxu có nghĩa là gì? Em có nhìn thấy cái ghế kia không? Cô (thầy) biết đó là một cái ghế chắc chắn. Cô (thầy) biết chắc cái ghế đó đủ sức chịu đựng cô (thầy) khi cô (thầy) ngồi lên. Nhưng như vậy không thôi thì chưa đủ. Cô (thầy) phải ngồi lên chiếc ghế ấy. Cô (thầy) phải tin khi ngồi vào chiếc ghế.
Chúa Giêxu muốn em tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của em, Ngài muốn em giao phó cuộc đời mình cho Ngài hoàn toàn. Câu Kinh Thánh này nói như vậy; Và nếu em tin cậy Ngài theo cách này thì Kinh thánh nói em sẽ nhận lãnh được điều gì? Sự sống đời đời! Nghĩa là sự sống của Đức Chúa Trời ở trong em. Sự sống mới với Đức Chúa Trời sẽ được bắt đầu ngay bây giờ và tiếp tục mãi mãi trên thiên đàng, nếu em tiếp nhận Chúa Giêxu làm Cứu Chúa của đời mình.
Nếu chọn Giăng 3:37
Trong câu Kinh thánh này, Chúa Giêxu phán rằng Ngài muốn em phải làm một điều gì đó. Em có biết đó là điều gì không? Phải rồi, Ngài muốn em hãy đến với Ngài. Đây là điều Ngài thường phán với những tội nhân trong Kinh thánh, Ngài vẫn còn phán điều này ngày hôm nay. “Hãy đến cùng Ta, và Ta sẽ không bỏ các ngươi ra ngoài đâu”.
Vì chúng ta không thể nào nhìn thấy Chúa Giêxu, nên không thể đến với Ngài và đụng chạm vào Ngài, phải không? Ngài có ý nói rằng chúng ta phải đến với Ngài trong sự cầu nguyện và nói chuyện với Ngài từ tấm lòng của chúng ta, y như Ngài đang đứng trước mặt mình.
Chúa Giêxu phán điều gì sẽ xảy đến cho em khi đến với Ngài và cầu xin Ngài cứu em? Chúa phán rằng Ngài sẽ không đuổi em đi và không bỏ em ra ngoài đâu. Tức là Ngài sẽ tiếp nhận em, tha thứ và cứu em. Vì vậy em cần phải đến với Ngài ngay bây giờ. Ngài đang chờ đợi, sẵn sàng tiếp nhận và cứu em.
Nếu chọn Công vụ 16:31
Câu Kinh thánh này cho biết em phải tin nhận Chúa Giêxu Christ, nghĩa là em hãy trao cuộc đời mình cho Ngài và tin cậy Ngài hoàn toàn là Chúa và Cứu Chúa của em. Như một người bước xuống tàu, để người lái tàu đưa mình qua vùng nước sâu cách an toàn thể nào thì khi em giao phó cuộc đời cho Ngài cũng giống như vậy. Khi em dâng em trong tay Ngài thì Ngài sẽ cứu em, nghĩa là Ngài sẽ cất đi hình phạt tội lỗi, ban cho em sự sống mới và biến em trở nên một người mới.
Nếu chọn Công vụ 3:19
Câu Kinh thánh này cho em biết rằng Đức Chúa Trời muốn em phải ăn năn, tức là từ bỏ tội lỗi và theo Ngài. Tin đạo thực sự có nghĩa là như vậy. Ngài không muốn em sống như cũ nữa và cô (thầy) biết em cũng không muốn sống như vậy nữa. Nhưng tin đạo không chỉ là từ bỏ tội lỗi mà thôi. Ngay khi tin nhận Đấng Christ và cầu xin Ngài cứu em, thì mọi tội lỗi của em sẽ được xóa sạch mãi mãi trong cái nhìn của Đức Chúa Trời theo như lời Chúa phán qua câu Kinh Thánh này. Hãy xem, em có thấy dấu bút chì trên tờ giấy này không? Bây giờ hãy nhìn cô (thầy) dùng gôm để tẩy dấu bút chì này. Dấu bút chì không còn nữa, đã mất rồi, đã được xóa sạch. Và đây là điều Đức Chúa Trời sẽ giải quyết đối với tội lỗi của em khi em từ bỏ tội lỗi và tin nhận Chúa Giêxu.
Nếu chọn Rôma 10:13
Câu Kinh thánh này cho em biết là Đức Chúa Trời muốn em làm một điều gì đó. Ngài muốn em kêu cầu danh của Chúa Giêxu Christ. Ngài muốn em kêu cầu Ngài. Em nên kêu cầu Chúa điều gì và cầu xin Ngài làm điều gì? Em nên cầu xin Chúa cứu em khỏi tội lỗi bởi vì chỉ một mình Ngài mới có thể cứu em thoát khỏi tội lỗi.
Hãy tưởng tượng một cậu bé bị té xuống giếng sâu, không có cách nào để leo lên khỏi giếng. Cậu bé đã cố leo lên, nhưng hai bên tường giếng rất dốc và trơn trợt. Không thể nào leo được. Sau đó cậu nhìn thấy có người đang ở trên miệng giếng nhìn xuống, cậu bé tin rằng đó là người đáng tin cậy và có sức mạnh nên đã kêu lên “cứu cháu với!”. Người khỏe mạnh và đầy tình yêu thương này dùng dây thừng quấn quanh mình leo xuống giếng cứu cậu lên.
Nếu em biết mình cần phải được cứu khỏi tội lỗi, hãy kêu cầu Chúa Giêxu Christ, nài xin Ngài cứu em thì Ngài sẽ cứu. Vì đây là lời Kinh thánh hứa cho bất cứ ai kêu xin Ngài. Nếu em cầu xin Chúa cứu thì câu Kinh thánh này nói gì? Em sẽ được cứu!
Nếu chọn Khải huyền 3:20
Chúa Giêxu đang gõ vào cửa nào vậy? Ngài đang gõ cửa lòng và cửa đời sống của em đó. Đây là cánh cửa em không thể nhìn thấy và cũng thực sự không nghe được tiếng gõ cửa. Chúa đang dùng “từ gợi hình” để giúp em dễ hiểu, biết rằng Ngài đang ở bên ngoài và muốn bước vào cuộc đời của em.
Tại sao Chúa Giêxu lại gõ cửa lòng và cửa đời sống của em vậy? Vì Ngài muốn bước vào cuộc đời em để cất đi tội lỗi của em. Tấm lòng ở đây không phải là trái tim chuyền máu đi khắp cơ thể của em đâu, mà chính là con người của em, cách em suy nghĩ và cảm nhận.
Em phải làm gì? Chúa Giêxu muốn em mở “cửa” lòng và đời sống của em ra cho Ngài. Ngài muốn em thật lòng từ bỏ tội lỗi, mời Ngài bước vào để tẩy sạch tội và tha thứ cho em.
Chúa Giêxu sẽ làm gì nếu em mời Ngài bước vào đời sống em? Ngài hứa rằng Ngài sẽ vào và khi đã vào, Ngài sẽ làm cho em được tinh sạch trong cái nhìn của Đức Chúa Trời. Câu Kinh thánh này cũng nói rằng Ngài muốn có mối tương giao hay tình thân gần gũi với em. Điều này không tuyệt vời sao?
(Để biết thêm thông tin về KhKh 3:20 xem trang 56)
Nếu chúng ta cảm thấy hài lòng vì trẻ đã hiểu, nếu dường như Bạn cảm thấy Đức Chúa Trời đang làm việc trong tấm lòng của trẻ, hãy đi bước kế tiếp.
Một trong những lỗi thông thường nhất trong phần tư vấn này là “làm lẫn lộn ” các khái niệm từ nhiều câu Kinh thánh khác nhau thay vì chỉ bám chặt lấy khái niệm được nêu lên trong câu Kinh thánh đã chọn . Ví dụ , nếu chọn Cong Cv 16:31 thì chúng ta không nên nói rằng “Nếu em đến với Chúa Giêxu thì em sẽ được cứu ”. Nếu chọn GiGa 1:12 thì chúng ta không nên nói rằng “Tiếp nhận Chúa Giêxu Christ em sẽ có được sự sống đời đời ”. Nếu chọn RoRm 10:13 thì chúng ta không nên nói rằng “Hãy kêu cầu danh của Chúa Giêxu Christ và em sẽ trở nên con cái Đức Chúa Trời ”. Cả ba lời giải thích về các khái niệm trên đều lung tung (mặc dù là đúng ).
Một sai lầm khác nữa là sử dụng lẫn lộn hoặc trong cùng một thời điểm , khái niệm đến với Chúa Giêxu Christ và mời Chúa Giêxu Christ vào trong đời sống em . Cả hai điều này thực ra chỉ là một nhưng có thể làm cho trẻ cảm thấy rối trí bởi vì đối với chúng dường như đây là hai điều “trái ngược nhau ”.
Vì vậy tốt hơn hết chỉ sử dụng một câu Kinh thánh khi hướng dẫn các em đến với Chúa và đặt ra một số câu hỏi hơn là một mình Bạn dành nói hết . Ví dụ nếu Bạn chọn 10:13 Bạn có thể hỏi những câu hỏi sau :
Câu Kinh thánh này cho em biết phải làm gì ?
Em sẽ kêu cầu ai ?
Chúa Giêxu sẽ làm gì nếu em kêu cầu Ngài ?
Bước 5: Hỏi xem trẻ có muốn tin nhận Đấng Christ không, hay muốn ra về để suy nghĩ thêm .
Đã tới lúc Bạn hỏi xem trẻ có thực sự muốn tin nhận Chúa Giêxu hay không (hay đến với Chúa Giêxu hay tiếp nhận Chúa Giêxu, tùy thuộc vào khái niệm được nêu ra trong câu Kinh thánh mà Bạn chọn).
Tốt hơn Bạn nên đặt câu hỏi bao gồm câu trả lời có nhiều chọn lựa thay vì đơn giản chỉ là "vâng". Nếu trong câu hỏi của Bạn có câu “hay là em muốn điều này hơn….”, thì trẻ sẽ thấy dễ dàng đưa ra câu trả lời thành thật không chút lúng túng. Vì trẻ sẽ thấy khó trả lời “không” với người tư vấn nhiệt thành!
Chúng ta nên nhấn mạnh rằng quyết định của trẻ rất quan trọng. Khi chúng ta giải thích tầm quan trọng của quyết định ấy, có ba điều chúng ta nên nói cho trẻ biết:
1. Chúa Giêxu muốn điều khiển cuộc đời của trẻ
Chúa Giêxu không chỉ đến thế gian này để cứu và tha thứ tội cho trẻ. Ngài đến để thay đổi và làm Chúa làm Chủ cuộc đời của chúng. Ngài muốn làm “Ông Chủ” của chúng.
2. Chúa Giêxu mong đợi nhìn thấy sự thay đổi trong cuộc đời của trẻ .
Trở thành Cơ đốc nhân có nghĩa là sẵn lòng từ bỏ những sai trật và làm những gì đẹp lòng Đức Chúa Trời. Trẻ cần phải hiểu rõ và chân thật về vấn đề này.
3. Trở thành Cơ Đốc Nhân không phải lúc nào cũng dễ
Trẻ cần phải biết rằng các Bạn của nó có thể cười nhạo hay chế giễu khi chúng biết nó đã quyết định tiếp nhận Chúa. Cho trẻ biết điều này như là lời cảnh báo và sự chuẩn bị trước.
Trước khi các em tiếp nhận Chúa , tốt hơn nên cho các em biết tiếp nhận Chúa là bao gồm những điều gì. Dĩ nhiên, điều này đã được nói đến trong phần đầu giới thiệu Phúc âm
Nếu dường như trẻ không sẵn sàng “trả giá” để theo Chúa thì đừng thúc ép. Chúng cần phải tự suy nghĩ và Bạn hãy luôn sẵn sàng giúp đỡ bằng cách đồng cảm và làm sáng tỏ mọi việc.
Nhưng giữ mức độ quân bình trong mọi lúc là điều cần thiết. Mặc dầu Bạn không muốn làm cho Phúc âm trở nên dễ dàng đến mức trẻ không muốn tin nhận Chúa Giêxu, nhưng Bạn cũng không nên làm cho mọi sự trở nên quá khó khăn. Vì vậy Bạn cần nhấn mạnh sự thật rằng nếu trẻ tin nhận Chúa Giêxu thì Ngài sẽ giúp chúng trở thành người tốt và sống cho Đức Chúa Trời thậm chí khi người khác nói xấu chúng. Bạn có thể nói thế này:
Nhưng hãy nhớ rằng nếu em tin nhận Chúa Giêxu Christ., Chúa sẽ đến trong đời sống và giúp em trở nên khác trước. Chúa sẽ giúp em sống cho Ngài và Chúa sẽ ban cho em sự vui mừng cũng như sức mạnh mà em cần.
Vì vậy, sau khi trẻ đã biết tin nhận Đấng Christ bao gồm những điều gì, Bạn cần hỏi xem trẻ muốn gì ngay giờ này?
Bây giờ em muốn tiếp nhận Chúa Giêxu làm Chúa Cứu Thế của em không? Em cần phải nói thật lòng. Hay em muốn ra về và suy nghĩ thêm về điều này. Bây giờ chúng ta sẽ yên lặng trong một vài phút; khi đã quyết định em có thể cho cô (thầy) biết.
Hãy cho phép trẻ suy nghĩ một vài phút trước khi trả lời. Nếu trẻ nói rằng nó chưa muốn tiếp nhận Chúa và muốn trở về nhà để suy nghĩ thêm, thì hãy để trẻ ra về. Đừng tạo áp lực buộc trẻ phải thay đổi ý kiến của nó. Tuy nhiên, Bạn nên nói cho trẻ biết rằng nó có thể tiếp nhận Chúa tại nhà hay bất cứ nơi đâu, nếu muốn. Bạn cũng có thể đề nghị trẻ quay lại nói chuyện với Bạn sau này nếu nó muốn. Hãy cầu nguyện cho trẻ trước khi nó ra về.
Nếu trẻ trả lời “em muốn tiếp nhận Chúa” và dường như đã được Đức Thánh Linh chuẩn bị để tiếp nhận Đấng Christ, vậy đứa trẻ đó đã sẵn sàng cho bước kế tiếp.
Mặc dầu Bạn không muốn tạo bất cứ áp lực nào trên trẻ (bằng bất cứ cách nào ) nhưng cũng đừng nói với trẻ rằng nó có thể chờ đợi và tiếp nhận Chúa bất cứ lúc nào nó muốn . HeDt 3:7 nhắc nhở chúng ta rằng hôm nay là ngày cứu chuộc và trẻ cần phải thấy tầm quan trọng của việc đáp lại tiếng Chúa khi Ngài phán với nó mà không nên chần chừ .
Bước 6: Đề Nghị Trẻ Cầu Nguyện Với Chúa Giêxu Để Được Cứu
Bây giờ Bạn nên khích lệ trẻ cầu nguyện xin Chúa Giêxu cứu nó theo như những gì Bạn đã giải thích trong câu Kinh thánh và sử dụng khái niệm trong chính câu Kinh thánh đó. Ví dụ nếu Bạn chọn GiGa 1:12 hay KhKh 3:20 để chỉ cho trẻ biết con đường cứu rỗi, Bạn nên khích lệ trẻ cầu xin Chúa Giêxu đến trong đời sống và tấm lòng của chúng .
Đây là bốn cách mà Bạn có thể dùng để hướng dẫn trẻ:
1. Bạn có thể khích lệ trẻ tự cầu nguyện lớn tiếng. Trong trường hợp này, Bạn có thể nói trước một hoặc hai câu gì đó (có liên hệ đến câu Kinh thánh) mà trẻ có thể nói theo trong lời cầu nguyện của nó.
Nếu em thật sự muốn mời Chúa Giêxu vào đời sống của em thì em hãy nói với Chúa rằng em ăn năn những tội lỗi của mình và mời Ngài bước vào đời sống em.
Lời cầu nguyện của trẻ có thể rất ngắn và đơn giản như lời cầu nguyện của một bé trai nọ:
Kính lạy Chúa Giêxu, con rất xấu. Con xin mời Ngài bước vào lòng con và làm cho con trở nên tốt. Amen
Đừng kỳ vọng hay đòi hỏi thần học hoàn hảo
Đây có thể là cách tốt nhất.
2. Bạn có thể hướng dẫn trẻ cầu nguyện. Nếu trẻ quá nhỏ hay mắc cỡ hoặc có nhiều trẻ muốn tiếp nhận Chúa Giêxu, Bạn có thể đề nghị chúng cầu nguyện lớn tiếng theo Bạn từng câu một. Bạn có thể cầu nguyện đơn giản như vầy:
Kính lạy Chúa Giêxu/ Con là tội nhân/ thường làm nhiều điều sai trật/ Con biết lỗi/ con không muốn sống như vậy nữa. / Cảm ơn Chúa vì đã chịu chết trên thập tự giá thế cho con./ Giờ đây con xin tiếp nhận Chúa / làm Cứu Chúa của cuộc đời con/ Con xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi của con/ và khiến con trở nên con người Chúa muốn.
Tuy nhiên, nếu Bạn đang tư vấn cho nhiều trẻ thì tốt hơn hết Bạn nên cho từng em cầu nguyện nếu có thể được.
3. Bạn có thể sử dụng “lời cầu nguyện trực tiếp” Có nghĩa là trẻ tự nói và Bạn hướng dẫn chúng từng bước một bằng nhiều câu nói khác nhau như sau:
Em có thể nói với Chúa Giêxu như em vừa mới nói với cô (thầy) khi chúng ta nói chuyện với nhau.
Em có thể bắt đầu bằng cách nói “Lạy Chúa Giêxu yêu dấu” (chờ một chút cho trẻ nói theo)
Bây giờ hãy nói với Ngài về tội lỗi của em và em cảm thấy như thế nào (ngưng)
Bây giờ hãy nói với Ngài rằng em tin Ngài đã chịu chết thế cho em trên thập tự giá (ngưng)
Hãy nói với Chúa em muốn làm gì ngay bây giờ (nhắc em câu Kinh thánh Bạn đã chọn và ngưng một chút)
Hãy nói với Chúa những gì em muốn Ngài làm cho em ngay bây giờ (ngưng)
Em có thể kết thúc bằng cách nói “Amen”
4. Bạn có thể bảo trẻ cầu nguyện thầm với Chúa Giêxu. Trẻ chỉ cầu nguyện thầm sau khi đã được Bạn hướng dẫn nên nói gì và sau đó hãy bảo trẻ nói lại cho Bạn nghe những gì nó đã cầu nguyện. Tuy nhiên, cách này cũng được nhưng không được nhiều người khuyến khích sử dụng vì Bạn thực sự không biết trẻ đã cầu nguyện gì.
Tôi vẫn cảm thấy phương cách đầu tiên trong bốn cách được nêu lên ở trên là cách tốt nhất.
Bước 7: Nói Về Tính Bảo Đảm Của Sự Cứu Rỗi .
Trẻ cần phải học để biết rằng nó đã được cứu. Nếu trẻ không có sự tin chắc này, Satan và những người khác có thể cám dỗ trẻ, làm cho nghi ngờ về sự cứu rỗi thật sự của nó và tin rằng kinh nghiệm tái sanh là không thật.
Vì vậy lúc này Bạn cần dạy cho trẻ biết rằng nó đã được cứu. Bạn không thể cho trẻ lời bảo đảm về sự cứu rỗi. Vì vậy tránh nói với trẻ Bạn tin chắc rằng trẻ đã được cứu. Bạn không nên làm cho trẻ có cảm tưởng rằng sự tin chắc của chúng dựa trên những gì Bạn nói. Nhưng sự tin chắc của chúng đến từ Đức Chúa Trời và dựa trên lời của Ngài chứ không phải trên lời nói của Bạn.
Sự bảo đảm này là công việc của Đức Chúa Trời và Đức Thánh Linh (RoRm 8:16) nhưng Ngài sử dụng hai công cụ hay còn gọi là hai phương tiện để ban sự bảo đảm cho những trẻ em tin nhận Ngài:
† Lời của Đức Chúa Trời (IGi1Ga 5:13)
† Bằng chứng của đời sống được thay đổi (IICo 2Cr 5:17)
Tóm lại, bây giờ Bạn nên làm hai điều:
Cho trẻ biết lời Chúa phán gì .
Hỏi xem trẻ sẽ? trả lời như thế nào nếu mẹ hỏi “Làm sao con biết con được cứu? hoặc Làm sao con biết Chúa Giêxu ở trong lòng con?”
Hãy nói cho trẻ biết rằng điều quan trọng không phải là những gì nó cảm thấy hoặc những gì Bạn đã nói nhưng là Đức Chúa Trời phán gì trong lời của Ngài?”
Quay trở lại câu Kinh thánh Bạn đã chọn trong bước 4 và cùng trẻ đọc lại câu Kinh thánh đó. Sau đó hỏi trẻ thêm một vài câu nữa.
† Theo như câu Kinh Thánh này thì Đức Chúa Trời bảo em làm gì?
† Em đã làm theo chưa?
† Theo như câu Kinh Thánh này thì Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ làm gì?
† Ngài đã làm chưa?
† Làm sao em biết Ngài đã làm rồi?
“Bởi vì Ngài phán là Ngài sẽ làm”
“bởi vì Kinh thánh viết như vậy”
“Bởi vì Ngài luôn giữ lời hứa của Ngài”
† Nếu như em thật sự kêu cầu Chúa Giêxu cứu em (RoRm 10:13) thì Ngài đã làm gì rồi?
“Ngài đã cứu em”
† Làm sao em biết?
“Ngài hứa là Ngài sẽ cứu em, và Ngài luôn giữ lời hứa của Ngài”
Nói về đời sống được biến đổi
Bạn hãy nói cho trẻ biết rằng nếu em đã tiếp nhận Chúa Giêxu thì sẽ có sự thay đổi trong đời sống của em và điều này sẽ giúp trẻ biết rằng nó đã được cứu. Cho trẻ biết rằng có thể đó là sự thay đổi rất nhỏ, nhưng là điều rất chắc chắn. Bạn có thể trích dẫn IICo 2Cr 5:17 “Nếu ai ở trong Đấng Christ thì nấy là người được dựng nên mới”. Thậm chí Bạn có thể hỏi xem trẻ muốn được thay đổi như thế nào và ai là người có thể nhận ra sự thay đổi đó nhanh nhất ?
Điều này cũng có nghĩa là nếu sau này Bạn không nhìn thấy bất cứ sự thay đổi nào trong đời sống của trẻ đã từng cầu nguyện tiếp nhận Chúa, Bạn có thể đến với em và nói “Em còn nhớ những gì em đã nói khi em tiếp nhận Chúa Giêxu không? Sau đó Bạn hãy cố gắng tìm xem vấn đề là gì và tư vấn cho em đó một cách đúng mức.
Bước 8: Đề Nghị Em Dâng Lời Tạ Ơn Chúa
Bây giờ Bạn nên đề nghị trẻ nói lời “cảm ơn” Chúa vì em đã tiếp nhận Chúa Giêxu, nhận được món quà cứu rỗi tuyệt vời và vì tất cả những gì Ngài đã làm cho em.
Em sẽ làm gì khi được mẹ cho một điều gì đó rất là đặc biệt, như quà sinh nhật chẳng hạn? Em sẽ nói “Cảm ơn” phải không? Chắc chắn là em sẽ làm như vậy. Vậy thì bây giờ mình nói “cảm ơn” Chúa Giêxu vì những gì Ngài đã làm cho em nhé!
Bạn nên nhấn mạnh đặc biệt đến lẽ thật trong câu Kinh thánh Bạn đã chọn. Hãy cho trẻ cơ hội cầu nguyện và cảm ơn Chúa Giêxu ngay lúc này.
Cảm ơn Chúa Giêxu vì Ngài đã đến ngự trong lòng con và cất đi mọi tội lỗi của con, khiến con trở nên người tin Chúa. Amen.
Bước 9: Bắt Đầu Chăm Sóc, Dạy Dỗ
Trong suốt thời gian tư vấn, tốt nhất chúng ta nên tập trung vào điều mấu chốt như giải thích con đường cứu rỗi và nói về sự bảo đảm. Do đó nếu thời gian hạn chế, thì tập trung vào tám bước đầu đặc biệt. Nếu Bạn có cơ hội gặp lại trẻ hay thường xuyên gặp chúng trong tương lai, thì Bạn có thể hoàn tất phần tư vấn sau bước 8 nếu thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, nếu Bạn có thời gian, hay không tiện gặp lại trẻ trong một khoảng thời gian thì Bạn nên tiếp tục hai bước kế tiếp cách ngắn gọn và vừa phải. Hoặc nếu thời gian quá ngắn, Bạn có thể sắp xếp gặp lại trẻ tuần sau và cứ tiếp tục dạy để giúp đỡ cho đời sống Cơ đốc của em.
Lúc này Bạn có thể dùng lại sách không lời, mở ra trang màu xanh. Giải thích rằng màu xanh tượng trưng cho sự tăng trưởng. Cỏ, hoa và cây cối… tất cả đều màu xanh và đều phải tăng trưởng. Bây giờ trẻ đã tiếp nhận Chúa Giêxu làm Cứu Chúa rồi và Đức Chúa Trời muốn chúng tăng trưởng. Giải thích rằng Bạn không có ý nói đến sự tăng trưởng của cơ thể, Bạn đang nói đến sự tăng trưởng tâm linh, ngày càng trở nên giống Chúa Giêxu hơn. Để tăng trưởng trẻ cần phải thực hiện một số bước sau.
Bạn có thể khích lệ trẻ nhớ những bước này bằng cách đưa lên từng ngón tay trái và bảo trẻ làm theo tương xứng với các ngón tay trái của chúng.
Đọc và vâng theo Kinh thánh mỗi ngày
Đưa ngón cái lên là ngón tay mạnh nhất. “Nếu em đọc và vâng theo Kinh thánh thì em sẽ được mạnh mẽ ”.
Bạn nên khích lệ trẻ bắt đầu bằng sách Tin lành Mác, đọc mỗi ngày một vài câu. Đọc sách Mác sẽ đơn giản hơn và dễ dàng hơn sách Tin lành Giăng hay sách Sáng thế ký! Cho trẻ biết rằng đọc Kinh thánh không thôi chưa đủ. Đức Chúa Trời muốn chúng vâng theo những gì Kinh thánh dạy và Ngài sẽ ban cho các em sức mạnh để làm theo lời Ngài
Nói chuyện với Đức Chúa Trời là Cha Thiên Thượng của em .
Đưa ngón trỏ lên, là ngón chỉ lên phía trên và ngón này nhắc chúng ta thưa chuyện với Ngài.
Trẻ có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời ở bất cứ nơi đâu bất cứ lúc nào và về bất cứ điều gì. Nhưng em nên có thì giờ đặc biệt tĩnh nguyện mỗi ngày khi nói chuyện với Đức Chúa Trời.
Nói cho người khác biết quyết định của em
Đưa ngón giữa lên là ngón đứng thẳng, cao nhất và cũng để nhắc chúng ta không nên xấu hổ khi đi theo Chúa Giêxu.
Khích lệ trẻ làm chứng mặc dù một số Bạn bè sẽ cười nhạo và chế giễu chúng. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm chứng qua những gì trẻ nói và làm.
Không nhất thiết phải bảo trẻ nói cho cha mẹ biết quyết định của em vì e cha mẹ không cho phép em quay trở lại với Bạn. Bạn có thể nói đến khả năng này và hãy cầu nguyện để Đức Thánh Linh hướng dẫn trẻ về vấn đề ấy.
Nếu ngại rằng cha mẹ trẻ không đồng ý cho em tiếp nhận Chúa, thì khuyến khích trẻ bày tỏ đời sống được thay đổi của một Cơ đốc nhân, rồi sau đó sẽ tìm cơ hội trình bày với cha mẹ về quyết định của em.
Xin Chúa tha thứ mỗi khi em phạm tội
Đưa ngón thứ tư lên là ngón không thể đứng thẳng khi các ngón khác phải gập lại. Minh họa điều này bằng cách cố giữ cho ngón tay này đứng thẳng trong khi các ngón khác phải nắm lại.
Giải thích rằng “đôi khi chúng ta cũng giống như thế này và chúng ta phạm tội. Nếu em làm điều gì sai trật, em không cần phải được cứu trở lại. Đức Chúa Trời không muốn em làm điều xấu, nhưng đôi khi điều này xảy ra trong đời sống Cơ đốc. Khi em phạm tội, nên lập tức xưng tội với Đức Chúa Trời về những gì đã làm. Hãy xin lỗi Chúa và cầu xin Ngài ban sức lực để em không tái phạm nữa. Giải thích cách ngắn gọn về IGi1Ga 1:9 cho trẻ hiểu.
Gặp gỡ các Cơ đốc nhân khác
Đưa ngón út lên và sau đó giơ tất cả các ngón của hai bàn tay lên cùng với nhau để tượng trưng cho sự hiệp một. Ngón út chỉ có một mình thì rất yếu nhưng cùng với tất cả các ngón khác thì làm được nhiều điều.
Cho trẻ biết đi nhóm với Hội thánh là rất tốt. Đi nhóm Trường chúa nhật và nhóm thiếu nhi có thể học biết nhiều điều về Đức Chúa Trời hơn và cùng sinh hoạt chung với tất cả những Bạn yêu mến Chúa khác. Điều này sẽ giúp đỡ trẻ trong đời sống Cơ đốc.
Bước 10- Cho Trẻ Một Lời Hứa Trong Kinh thánh
Bây giờ Bạn nên sử dụng năm ngón tay phải còn lại để dạy bài học cuối cùng và cho trẻ một câu Kinh thánh có chứa đựng lời hứa của Đức Chúa Trời.
Mở Kinh thánh ra, chỉ cho trẻ thấy lời phán của Đức Chúa Trời “Ta sẽ chẳng lìa ngươi” (HeDt 13:5). Khi Bạn nói lớn câu Kinh thánh này thì chỉ vào từng ngón tay phải của Bạn và khích lệ trẻ làm theo. Cứ lập đi lập lại lời hứa đó nhấn mạnh từng từ với từng ngón tay khác nhau.
Trẻ sẽ nhớ lời hứa của Đức Chúa Trời luôn ở bên cạnh nó dù cho bất cứ nan đề gì xảy ra đi nữa.
Những bước kết thúc
Những bước này không cần thiết lắm. Nhưng nếu Bạn có thời gian và cảm thấy những bước này ích lợi thì có thể nói thêm vào
Cùng với trẻ cầu nguyện cảm ơn Chúa
Trước khi trẻ ra về, Bạn có thể cầu nguyện với chúng cảm ơn Chúa vì những gì Ngài đã làm và cầu xin Chúa giúp trẻ tăng trưởng. Bạn có thể làm theo một cách nữa là Bạn cầu nguyện cảm ơn Chúa ngay sau Bước 8 và sau khi trẻ nói “Cảm ơn Chúa”.
Ghi lại tên và địa chỉ của trẻ
(nếu Bạn không biết rõ trẻ)
Bạn sẽ cầu nguyện cho trẻ và nếu có thể hãy cho trẻ học chương trình Thánh Kinh hàm thụ.
Cho trẻ một quyển sách bồi linh của thiếu nhi
Bạn có thể đưa cho trẻ một quyển sách bồi linh nhỏ như Những Bước Đầu Tiên , Bước Đi Trong Sự Tăng Trưởng hay Giêxu là Cứu Chúa Tôi . Tất cả những quyển sách này đều có sẵn trong Hiệp hội Truyền Giáo Thiếu Nhi.
Tuy nhiên, tốt hơn hết Bạn nên trao quyển sách này cho trẻ khi đến nhà thăm chúng một vài ngày sau đó. Làm như vậy sẽ tránh được vấn đề những trẻ khác biết tin và đến xin tư vấn chỉ vì muốn nhận không một quyển sách giống như vậy!
Dù sao cũng rất tốt để Bạn thực tập chia sẻ với em thiếu nhi ấy trong tuần kế tiếp về những gì em đó đã làm. Bạn có thể làm được điều này bằng cách đến nhà thăm hoặc gặp em sau buổi nhóm tuần tới.
Nếu Bạn đang tổ chức chương trình nhóm thiếu nhi kéo dài Năm Ngày, Bạn có thể phát sách bồi linh thiếu nhi cho những em đã được khải đạo vào ngày cuối cùng. Nhưng cũng cần biết chắc rằng mỗi em có một quyển Kinh thánh hay phần học Kinh thánh. Nếu em nào không có, Bạn nên phát cho em đó vào cuối ngày.
Hỏi các em có thắc mắc gì không
Có thể có một số điều gì đó các em chưa được rõ và cứ thắc mắc hoài. Nếu Bạn giúp đỡ các em ngay lúc này hoặc sẵn sàng giúp đỡ các em bất cứ lúc nào thì rất tốt.
Cho các em một cơ hội để làm chứng
Bạn có thể cho trẻ một cơ hội để làm chứng liền bằng cách dẫn em đó đến với một Cơ đốc nhân khác là người rất cảm thông và hay giúp đỡ người khác. Trẻ có thể nói cho người đó biết về những gì nó đã làm.
Nếu có thể được, Bạn cần có một ai đó giúp đỡ và khích lệ trẻ .
Nếu Bạn không thể có mặt thường xuyện bên cạnh để giúp đỡ trẻ trong tương lai, nếu trẻ có được một người trưởng thành hay một nhà tư vấn là những người sẵn lòng giúp đỡ trẻ mọi lúc, thì rất tốt. Người đó nên phát triển một mối quan hệ thân thiết với trẻ để đôi bên có thể đến với nhau bất cứ lúc nào. Người tư vấn tốt nhất là người đã dẫn dắt trẻ đến với Chúa. Nhưng nếu điều này không thể được, Bạn nên sắp xếp một người khác là người có thể và sẳn lòng giúp đỡ trẻ.
Hãy nhớ rằng, Công việc của Bạn chưa kết thúc mà chỉ mới bắt đầu
Phần tư vấn được trình bày ở trên có thể kéo dài 30 phút, nhưng phải mất hàng năm cầu nguyện, khóc lóc, làm việc hết lòng và chăm sóc yêu thương để nuôi dưỡng những trẻ này và dẫn dắt chúng hướng đến đời sống phục vụ Đức Chúa Trời. Đừng quên tầm quan trọng của công việc chăm sóc này!
Có ba dàn bài tư vấn ở những trang sau . Phần đầu chỉ là một chuỗi các từ chìa khóa dễ nhớ . Phần hai là dàn “sườn ” bài . Phần thứ ba là phần chi tiết . Bạn có thể cắt từng phần rời ra hay photocopy và kẹp vào trong Kinh thánh của Bạn (hoặc đính kèm bên trong bao da Kinh thánh ). Bạn có thể sử dụng những phần này khi khải đạo cho một em thiếu nhi . Riêng tôi , tôi khuyến khích các Bạn sử dụng phần thứ hai là phần sườn bài . Đây là phần rõ ràng và súc tích .
Từ Chìa Khóa Khi Hướng Dẫn
1. Cười
2. Nan đề
3. Phúc âm
4. Câu Kinh thánh
5. Thật không/ Hoặc?
6. Cầu nguyện
7. Bảo đảm
8. Cảm ơn
9. Giúp đỡ
10. Lời hứa
Dàn Bài Hướng Dẫn Tổng Quát
1. Cho trẻ cảm thấy thoải mái
2. Tìm ra nan đề của trẻ
Tại sao em muốn nói chuyện với cô (thầy)?
Em có bao giờ phạm tội chưa?
Em đã tiếp nhận Chúa Giêxu chưa?
3. Bảo đảm là trẻ hiểu được sứ điệp Phúc âm
Đức Chúa Trời
Tội lỗi
Chúa Giêxu Christ
Trở lại và tin nhận
4. Chọn một câu Kinh thánh
5. Em có thực sự muốn tiếp nhận Chúa hay em cần suy nghĩ thêm ?
Chúa Giêxu Christ muốn điều khiển cuộc đời em
Em có sẵn lòng từ bỏ tội lỗi và sống một đời sống thay đổi không?
Trở thành Cơ đốc nhân không dễ chút nào
Nhưng Chúa sẽ giúp đỡ em.
6. Đứa trẻ cầu nguyện
7. Bảo đảm về sự cứu rỗi
8. Cảm ơn !
9. Chăm sóc
Đọc và vâng giữ Kinh thánh
Nói chuyện với Đức Chúa Trời
Nói cho người khác biết về Chúa
Cầu xin Chúa tha thứ mỗi khi em phạm tội
Gặp gỡ các Cơ đốc nhân khác
10. Ta -sẽ - chẳng -lìa -ngươi
Dài Bài Hướng Dẫn Chi Tiết
1. Cho trẻ cảm thấy thoải mái
Tên? Ai đang đợi em? Bối cảnh gia đình?
2. Tìm ra nan đề của trẻ bằng cách đặt câu hỏi
Tại sao em muốn nói chuyện với cô?
Em có bao giờ phạm tội chưa?
Em đã tiếp nhận Chúa Giêxu chưa?
3. Bảo đảm là trẻ hiểu được sứ điệp Phúc âm
Đức Chúa Trời (trang màu vàng của sách không lời)
Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?
Ngài là Đấng sáng tạo, là Vua của muôn vua; thánh khiết và yêu thương
Tội lỗi (Trang màu tối của sách không lời)
Hỏi xem trẻ nghĩ tội lỗi là gì, đưa ví dụ
Hỏi xem Đức Chúa Trời nghĩ gì về tội lỗi
Hỏi xem nó có phải là tội nhân không?
Hỏi xem nó có muốn được thay đổi không?
Chúa Giêxu Christ (trang màu đỏ của sách không lời)
Ai có thể cất bỏ tội lỗi của em?
Tại sao Ngài có thể cất bỏ tội lỗi của em?
Chúa Giêxu sống lại từ cõi chết và Vua của muôn vua
Trở lại và tin nhận (Trang màu trắng của sách không lời)
Chúa Giêxu sẽ cứu em nếu em từ bỏ tội lỗi và tin nhận Ngài.
4. Chọn một câu Kinh thánh
(GiGa 1:12; 3:16; 6:37; Cong Cv 16:31; RoRm 6:23; 10:13 hay KhKh 3:20)
Giải thích Đức Chúa Trời muốn trẻ phải làm gì và sau đó Ngài sẽ làm gì
5. Hỏi xem trẻ có muốn tiếp nhận Chúa hay cần suy nghĩ thêm ?
Chúa Giêxu Christ muốn kiểm soát cuộc đời em
Trẻ phải sẵn lòng từ bỏ tội lỗi bởi vì Chúa Giêxu muốn nhìn thấy một đời sống được thay đổi.
Trở thành Cơ đốc nhân không dễ chút nào
Nhưng Chúa sẽ giúp đỡ em.
6. Gợi ý trẻ cầu nguyện xin Chúa cứu mình
Khích lệ trẻ cầu nguyện lớn tiếng nếu em đó có vẻ sẵn sàng tiếp nhận Chúa Giêxu.
7. Tính bảo đảm của sự cứu rỗi
Trở lại câu Kinh thánh Bạn đã chọn; nói về sự thay đổi trong đời sống của trẻ
8. Đề nghị trẻ cầu nguyện cảm ơn Chúa
Cho trẻ một cơ hội để cầu nguyện và cảm ơn Chúa Giêxu vì đã cứu em
9. Bắt đầu dạy dỗ , chăm sóc
Đọc và vâng giữ Kinh thánh mỗi ngày
Nói chuyện với Đức Chúa Trời là Cha Thiên Thượng của em
Nói cho người khác biết em đã làm gì
Cầu xin Chúa tha thứ nếu em phạm tội
Gặp gỡ các Cơ đốc nhân khác
10. Cho trẻ một lời hứa trong Kinh thánh
Ta -sẽ- chẳng -lìa -ngươi (HeDt 13:5)
Những bước kết thúc nếu có thể được
Cùng với trẻ cầu nguyện cảm ơn Chúa
Ghi lại tên và địa chỉ của trẻ
Hỏi xem trẻ có thắc mắc gì không
Đưa ra một cơ hội để làm chứng
Trao một quyển sách bồi linh thiếu nhi cho trẻ (bây giờ hoặc sau này )

Một Số Thắc Mắc Và Giải Đáp
Câu hỏi 1
Đi thăm viếng và làm quen với cha mẹ của trẻ mà Bạn đã tư vấn có quan trọng không? Nếu quan trọng thì phải thăm như thế nào?
Trả lời
Thăm viếng cha mẹ chúng là hoàn toàn cần thiết . Cha mẹ là người chịu trách nhiệm trên con cái, và là người mà con trẻ sẽ thể hiện đời sống Cơ đốc của chúng trước mặt họ. Nếu có thể được chúng ta nhất thiết phải đi thăm cha mẹ chúng. Dĩ nhiên chúng ta phải quan tâm đến gia cảnh của trẻ (chẳng hạn như trẻ được sinh ra trong gia đình Phật Giáo hay Công giáo).
Nếu chuyến viếng thăm của Bạn là một chuyến thăm ích lợi thì trẻ có thể đứng vững trong Chúa trong những ngày tháng sắp tới. Do đó những chuyến viếng thăm các bậc phụ huynh như vậy là điều rất đáng khích lệ.
Hãy nhớ mục tiêu của Bạn không phải :
† giảng cho cha mẹ của chúng hay làm cho họ thay đổi
† chỉ họ cách nuôi dạy con
† nói chuyện như một chuyên gia về trẻ em (có lẽ họ biết về trẻ còn giỏi hơn Bạn)
Nhưng mục tiêu của Bạn là:
† bày tỏ sự quan tâm và lo lắng của Bạn đối với con cái của họ.
† cho trẻ một quyển sách hay một quyển Kinh Thánh để giúp chúng trong đời sống Cơ Đốc.
Cha mẹ chúng thường rất vui khi có ai đó quan tâm đặc biệt đến con cái của họ. Nhưng thậm chí nếu họ cư xử không tốt khi chúng ta đến thăm, thì cũng đừng nản lòng. Hãy kiên nhẫn và trở lại thăm họ. Họ có thể thích những gì chúng ta đang làm nhưng lại cảm thấy sợ hãi bởi vì cách sống của họ thì khác với cách sống của chúng ta.
Có thể bắt chuyện như thế này:
“Tôi rất cảm ơn anh (chị) đã cho cháu đến tham dự thường xuyên với các em thiếu nhi của tôi.”
“Ô, con tôi rất thích đến đó”
“Tôi rất vui khi nghe như vậy. Tôi thực sự rất thích khi thấy em có mặt ở đó. Cháu thật là niềm hãnh diện cho anh chị và gia đình.
“Cô dạy thiếu nhi rất tốt”
“Dạ anh chị quá khen, các cháu đến tham dự đều đặn mỗi tuần thực sự khích lệ tôi và khiến tôi cảm thấy làm công việc này cũng thật hữu ích”
“Con trai chúng tôi rất thích được tham dự ”
“Vâng, và tôi cũng có cơ hội để nói chuyện và cầu nguyện riêng với cháu. Chúng tôi có nhiều thì giờ nói chuyện với nhau. Chúng tôi muốn khích lệ cháu áp dụng những gì đã học ở lớp vào đời sống tại nhà, tại nơi vui chơi và tại trường học”
“Chúng tôi hy vọng cháu sẽ làm như vậy”
“Tôi cũng khích lệ cháu đọc Kinh Thánh mỗi ngày. Nếu anh chị có thể khích lệ và giúp cháu thực hiện được điều này, thì quả thật anh chị đã giúp đỡ cháu rất nhiều”
Trước khi tư vấn cho một em thiếu nhi nào đó, tốt hơn hết nên xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với cha mẹ của các em, nếu có thể được. Chắc chắn khi chúng ta tư vấn thường xuyên cho một em nào, chúng ta nên cố gắng giữ quan hệ tốt đẹp với cha mẹ của em đó.
Câu hỏi 2
Bạn sẽ làm gì nếu đang tư vấn cho hai bé gái hay cười khúc khích?
Trả lời
Bạn cần nhận biết rằng cười khúc khích thường có nghĩa là lúng túng. Nếu Bạn biết rõ rằng các em cười là do lúng túng hay mắc cỡ thì Bạn chỉ cần cố gắng làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu và tiếp tục tư vấn. Nếu đây là dấu hiệu thiếu tôn kính hay không quan tâm thì Bạn không thể hướng dẫn trẻ đến với Chúa được. Trước hết, hãy nhắc nhở chúng cách kiên quyết nhưng đầy lòng yêu thương. Nếu Bạn có đủ lý lẽ biết chắc rằng đây là lý do khiến cho chúng cười khúc khích thì Bạn nên đề nghị sẽ nói chuyện với chúng vào dịp khác sau khi chúng đã có đủ thời gian để suy nghĩ. Nhưng phải rất cẩn thận. Thường đối với các trẻ nhỏ, cười khúc khích chỉ là dấu hiệu của sự lúng túng và nhút nhát.
Câu hỏi 3
Bạn sẽ làm gì nếu trẻ đến xin tư vấn và muốn tiếp nhận Chúa, nhưng lại sợ cha mẹ chúng hoặc sợ người lãnh đạo tôn giáo phản đối?
Trả lời
Eph Ep 6:1 có chép “Hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa”. Khi những người có thẩm quyền trên chúng ta đi ngược lại với ý muốn của Đức Chúa Trời thì Kinh thánh cũng có chép rõ ràng rằng “Thà vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn vâng lời người ta” (Cong Cv 5:29). Đức Chúa Trời truyền dạy chúng ta phải tin cậy Đấng Christ mặc dù cha mẹ hay những người có thẩm quyền trên chúng ta không cho chúng ta tin cậy Chúa. Hãy khích lệ trẻ tin cậy Chúa nếu nó muốn, bất kể phản ứng của họ ra sao.
Câu hỏi 4
Làm thế nào chúng ta có thể tư vấn cho nhiều trẻ cùng một lúc về cách tiếp nhận Chúa?
Trả lời
Khi có một nhóm trẻ đợi Bạn để được tư vấn, thì tốt hơn hết nên mời nhiều người có thể tư vấn đến cùng làm việc với Bạn nếu có thể được, nhưng phải bảo đảm rằng họ đã được huấn luyện để biết cách giúp đỡ các em. Một người tư vấn cho một trẻ là tốt nhất nếu có thể được. Tuy nhiên, nếu Bạn không có ai có thể giúp Bạn trong việc tư vấn, thì những hướng dẫn sau có thể giúp Bạn trong một tình huống không được lý tưởng cho lắm
Trước tiên, gom tất cả các em lại với nhau và bảo đảm rằng các em đều giữ im lặng, chú ý lắng nghe.
Kế đến chia các em ra làm bốn nhóm như đã được nói ở trang 21 bằng cách hỏi ba câu giới thiệu bắt đầu ở trang 22. Sau đó Bạn có thể tư vấn cho từng nhóm riêng biệt.
† Hỏi câu đầu tiên: “Tại sao em muốn nói chuyện với cô?”. Hãy lắng nghe cẩn thận câu trả lời của các em để chúng ta có thể đánh giá:
• Nếu có em nào không thành thật, chỉ vì tò mò hay muốn đi theo Bạn bè. Nếu Bạn biết chắc các em đó chưa sẵn sàng tin nhận Chúa, thì hãy tư vấn (hay mời một người cùng làm công tác tư vấn giống như Bạn) cho chúng theo trẻ thuộc nhóm 1, và sau đó giải tán các em. Tuy nhiên chúng có thể không đi về nhưng đứng đó nghe Bạn tư vấn cho các em khác. Và như vậy làm cho các em đang được tư vấn bị phân tâm và cảm thấy khó trả lời vì không có chỗ riêng tư.
• Nếu có trẻ đã tin Chúa nhưng đang gặp nan đề, thì hãy tư vấn cho em theo trẻ thuộc nhóm 3. Bạn hãy đề nghị trẻ đợi đến sau cùng để Bạn có nhiều thời gian hơn nhằm giúp trẻ giải quyết nan đề của chúng. (Qua câu hỏi thứ ba Bạn sẽ thấy có những trẻ đã tiếp nhận Chúa rồi nhưng lại không biết chắc mình có được cứu hay không hoặc là đang có nan đề). Bạn có thể tư vấn cách ngắn gọn rồi sau đó cầu nguyện cho trẻ trước khi tư vấn thêm bất cứ điều gì. Hoặc Bạn có thể nhờ một nhân sự khác tư vấn riêng cho trẻ.
† Hỏi mỗi trẻ câu hỏi thứ hai “Em có bao giờ phạm tội không?”. Nếu có quá nhiều trẻ, chúng ta có thể hỏi chung cho cả nhóm. Cho chúng trả lời bằng cách gật đầu. Còn nếu em nào trả lời rằng chúng chưa bao giờ phạm tội thì gom tất cả các em đó lại và tư vấn cho các em vì các em thuộc vào nhóm không hiểu biết. Sau đó cầu nguyện cho các em hoặc cho các em ra về, hoặc nếu các em có dẫn theo Bạn thì hãy để Bạn của các em ngồi riêng ra một chỗ và yên lặng chờ đợi.
† Hỏi câu hỏi thứ ba “Các em đã tiếp nhận Chúa Giêxu chưa?”. cho các em trả lời. Gom tất cả những em nào trả lời “Rồi” lại với nhau và yêu cầu các em kể lại cho Bạn nghe các em đã tin Chúa như thế nào. Sau khi nghe xong và Bạn cảm thấy thỏa lòng vì biết rằng các em đã tin nhận Chúa rồi, Bạn có thể đề nghị các em đó giữ yên lặng trong khi Bạn sẽ nói chuyện với những em khác có lòng muốn tiếp nhận Chúa hoặc Bạn có thể nói với các em đó rằng các em không cần được cứu nữa, vì các em đã được cứu rồi. Cầu nguyện với các em và cho chúng ra về.
Bạn có thể tư vấn cho các em còn lại theo cách đã được nêu ra ở phần bài trước (từ trang 24). Tư vấn cho các em ở cùng nhóm và có cùng nhu cầu thì không khó lắm. Sau đó cho mỗi em cầu nguyện riêng tư tiếp nhận Chúa. Nếu có nhiều em, thì Bạn có thể hướng dẫn các em cầu nguyện bằng cách lập lại theo lời cầu nguyện của Bạn.
Sau khi đã hoàn tất giai đoạn này Bạn có thể đem các em mới tin nhận Chúa cùng với các em đã tin Chúa nhưng lại không biết chắc về sự cứu rỗi của mình thành một nhóm (nếu các em vẫn còn ở lại đó) và nói cho cả nhóm biết về sự cứu rỗi chắc chắn cùng sự tha tội, v.v….sau đó cho các em ra về.
Câu hỏi 5
Sử dụng KhKh 3:20 khi đang tư vấn cho các em thì có đúng hay không?
Trả lời
Tôi tin rằng câu Kinh thánh này là một phần trong sự dạy dỗ của Tân ước về sự cứu rỗi và tiếp nhận Chúa Giêxu Christ vào đời sống của tội nhân (GiGa 1:12; CoCl 2:6), Ngài hứa sẽ sống trong chúng ta (IICo 2Cr 1:22; GaGl 4:6; CoCl 1:27), Ngài ao ước làm chủ đời sống chúng ta (GaGl 2:20; Eph Ep 3:17).
Chúng ta cần phải xem KhKh 3:20 trong văn mạch Kinh thánh và hiểu xem câu Kinh thánh đó thực sự có ý nghĩa gì. Chúng ta phải cẩn thận không đưa ra hình ảnh một người “ăn xin” ốm yếu đang năn nỉ một cách vô ích trước cửa lòng và đời sống của tội nhân. Đấng Christ là Chúa Cứu Thế Quyền Năng!
Đấng đang gõ cửa là Alpha và Omega của đoạn 1 câu 11, là Đấng mà Giăng ngã xuống chân như người chết (1:17) và là Đấng giữ chìa khóa của sự chết và Âm phủ (1:18). Ngài là Đấng biết rõ mọi sự về chúng ta (3:15), Đấng xét đoán sự giả hình (3:16), Đấng quở trách, sửa phạt và đòi buộc phải ăn năn (3:19) và Ngài là Đấng tể trị ngồi trên ngai (3:21): Ngài không chỉ muốn cứu chúng ta, nhưng Ngài còn muốn làm chủ đời sống chúng ta.
Chúng ta cần xem 3:20 trong văn mạch của toàn bộ lời dạy dỗ trong Kinh thánh. Kinh thánh dạy rõ ràng rằng Đức Chúa Trời luôn là Đấng đầu tiên nói chuyện với tội nhân (GiGa 6:44, 65). Trẻ chỉ có thể mở lòng và đời sống của mình tiếp nhận Chúa Giêxu bởi vì Ngài đã làm việc, đã mở lòng và cho em hiểu biết Ngài rồi.
Ý nghĩa của câu Kinh thánh rất rõ ràng đặc biệt là đối với các em. Dường như các câu Kinh thánh ở phần trước, KhKh 3:15-18, cho biết giữa vòng các tín hữu tại Laođixe có ít nhất một vài người chưa được cứu. Đức Chúa Trời phán với mỗi cá nhân (đại từ ở đây dùng ở số ít). Hình ảnh là một ngôi nhà. Chính mình Chúa đến và tìm kiếm tội nhân. Ngài phán qua Lời Ngài (tiếng Chúa), tức là Lời được đọc hay được nghe. Đức Chúa Trời không bao giờ phá cửa mặc dù Ngài có thể làm điều đó nếu Ngài muốn. Mỗi cá nhân phải lắng nghe lời của Ngài và “mở cửa ra”. Người đó phải mời Chúa bước vào và cứu mình (RoRm 10:13). Giây phút cửa được mở ra, thì Đức Chúa Trời sẽ vào và ngự bên trong bởi Thánh Linh Ngài. Khi Ngài vào, Ngài sẽ làm cho mọi sự đều trở nên mới như Ngài đã làm cho Xachê. Ngài sẽ đem chúng ta vào mối quan hệ mật thiết với Ngài, đó là chúng ta được nếm trước Tiệc Cưới Chiên Con.
Nếu Bạn muốn hiểu thêm về việc sử dụng KhKh 3:20 trong bối cảnh truyền giáo, Bạn hãy đọc quyển Đấng Christ Gõ Cửa Lòng Tội Nhân của nhà truyền giáo Thanh Giáo người Anh có tên John Flavel.
Câu hỏi 6
Bạn sẽ nói gì khi trẻ nói rằng mỗi tối trước khi đi ngủ nó đều mời Chúa Giêxu vào lòng?
Trả lời
Bạn hãy cho trẻ biết rằng nó không cần mời Chúa Giêxu bước vào lòng và đời sống của nó mỗi tối. Chỉ cần mời Chúa một lần là đủ rồi. Khi Chúa Giêxu bước vào, Ngài sẽ ở lại luôn.
Tuy nhiên, sở dĩ trẻ cầu nguyện nhiều lần như vậy là có thể nó đã nghe và lập lại những lời nào đó một cách vô ý thức và cũng không hiểu. Vì vậy Bạn nên giải thích cho trẻ hiểu rằng lập lại một vài lời cầu nguyện mà nó đã học được thì chưa đủ, nhưng điều trước tiên là nó phải thực sự muốn Chúa Giêxu rửa sạch mọi tội và trở thành Cứu Chúa của nó. Giải thích điều này có nghĩa là gì. Sau đó hỏi xem nếu em thực lòng muốn tin nhận Chúa, thì nên cầu xin Chúa Giêxu tha thứ tội, sống trong lòng và đời sống của nó. Bảo đảm với trẻ rằng nếu em thực lòng tiếp nhận Chúa, thì không cần phải làm lại điều này nữa.
Câu hỏi 7
Bạn sẽ làm gì nếu không có đủ thì giờ để tư vấn thấu đáo cho một trẻ có lòng như Bạn ao ước?
Trả lời
† Bạn cần biết một cách thật chắc chắn rằng Bạn đã giải thích sứ điệp Phúc âm quá rõ ràng trong giờ dạy bài đến nỗi trẻ có thể tin nhận Chúa mà không cần được tư vấn.
† Bạn có chắc là Bạn không có đủ thời gian không ? Bạn chẳng có thể làm được gì để có thêm thời gian? Đôi khi chúng ta dùng điều này để biện hộ cho việc không tư vấn cách đầy đủ như đáng phải làm.
† Không nhất thiết Bạn phải tư vấn tất cả mọi sự chỉ trong một lần. Dĩ nhiên, nếu Bạn có thể tư vấn chỉ trong một lần thì rất tốt. Nhưng nếu không có đủ thời gian, Bạn có thể sắp xếp thời gian với trẻ để tiếp tục việc tư vấn của Bạn vào dịp khác trước khi chia tay với em.
† Làm hết sức của Bạn , tức là Bạn không thể làm hơn được nữa. Tin cậy Đức Chúa Trời sẽ làm công việc của Ngài trong lòng trẻ mặc dù Bạn không có đủ thời gian.
Câu hỏi 8
Chúng ta dùng chữ “tấm lòng” khi tư vấn cho các em thiếu nhi có đúng không?
Trả lời
† Chữ “tấm lòng” được sử dụng hơn 900 lần trong Kinh thánh và được sử dụng như sau:
† Nói chung chữ này mô tả “nguồn của tri thức, tình cảm và ý chí” . Đôi khi nhấn mạnh về tri thức (Mac Mc 2:6; SaSt 6:5), đôi khi nhấn mạnh đến tình cảm (Cac Tl 18:20; LuLc 24:32) và đôi khi nhấn mạnh về ý chí (Mac Mc 3:5; Thi Tv 119:2).
† Kinh thánh chỉ vài lần sử dụng từ này với hàm ý là “con người bề trong” (SaSt 6:6)
† Đôi khi Kinh thánh sử dụng từ này để nói đến lòng yêu mến (Thi Tv 62:10)
† Đôi khi Kinh thánh sử dụng từ này để mô tả toàn bộ bản chất đạo đức của con người (Gie Gr 17:9).
Một tác giả cho rằng chữ “tấm lòng” trong văn mạch Tân ước có nghĩa là “con người”. Nó mô tả trung tâm cai trị của toàn bộ con người; và chính xác đây là những gì Đức Chúa Trời muốn có “Hỡi con, hãy dâng lòng con cho cha” (ChCn 23:26)
Tấm lòng chính là “con người thật của Bạn”. Vì vậy dùng chữ “tấm lòng” là hoàn toàn đúng với Kinh thánh khi dạy các em thiếu nhi, nhưng chúng ta phải giải thích chữ “tấm lòng” có nghĩa là gì. Chúng ta không có ý nói đến trái tim đang bơm máu trong thân thể của chúng ta. Để tránh nhầm lẫn, Bạn nên sử dụng từ “tấm lòng và sự sống” chung với nhau.
VÀ BÂY GIỜ?
Bạn phản ứng gì khi đã đọc qua quyển sách này về việc tư vấn cho các em thiếu nhi?
† Có lẽ Bạn đã biết và áp dụng nội dung của quyển sách này vào trong thực tiễn rồi. Rất tốt! Tôi tin rằng Bạn sẽ chuyền quyển sách này cho người khác cùng xem nữa.
† Có lẽ Bạn học được một số điều mà trước đây Bạn không hề biết đến. Rất tốt !Tôi tin rằng quyển sách này sẽ giúp ích cho Bạn.
† Có lẽ Bạn nhìn thấy một số sai lầm mà Bạn đang mắc phải. Rất tốt ! Tôi tin rằng quyển sách này sẽ giúp Bạn sửa chữa những sai lầm đó.
Nhưng có vài độc giả chưa bao giờ hướng dẫn một em thiếu nhi nào đến với Chúa, khi Bạn đọc quyển sách này Bạn có thể có hai phản ứng:
† Bạn thực sự muốn hướng dẫn một em thiếu nhi tin nhận Chúa theo như cách chỉ dẫn ở trong sách.
† Bạn cảm thấy mình không thể làm được điều này. Bạn bị căng thẳng và không dám nhận lãnh những trách nhiệm.
Không sao cả Bạn đừng lo. Thậm chí giáo viên thiếu nhi nào chưa bao giờ tư vấn cho một em thiếu nhi người ngoại cũng cảm thấy rất do dự khi làm điều này.
Họ có thể nghĩ “Tôi không thể làm được, tôi sẽ nói lung tung cả lên, tôi sẽ bỏ sót nhiều điều” hoặc “tôi sợ mình sẽ gây trở ngại và là vật cản đối với các em, hoặc làm hòn đá ngăn trở các em thực sự tin nhận Chúa”.
Nếu Bạn phản ứng theo bất cứ cách nào trong những cách này, thì tôi xin được phép khuyên Bạn vài điều:
† Bạn cần biết chắc rằng mình muốn làm công việc của Đức Chúa Trời theo như ý muốn của Ngài và vâng theo mạng lệnh của Ngài . Khi Bạn biết chắc điều này ở trong lòng, Bạn có thể tin cậy Ngài bất chấp mọi khiếm khuyết của Bạn.
† Hãy nhớ rằng đây là công việc của Đức Chúa Trời . Ngài có thể làm việc trong lòng đứa trẻ mặc dù Bạn mắc phải sai lầm và lưỡng lự. Đừng nghĩ rằng mọi sự phải phụ thuộc vào Bạn. Chẳng phải như vậy đâu. Hãy tin rằng Đức Chúa Trời sẽ làm công việc của Ngài. Ngài không để cho lời của Ngài trở về cách vô ích đâu. Ngài luôn thắng hơn. Thường Ngài sẽ sử dụng chúng ta khi chúng ta cảm thấy không xứng đáng nhất.
† Hãy chuẩn bị sẵn sàng . Đừng bao giờ biện hộ rằng đây là công việc của Đức Chúa Trời nên phần chúng ta có thể lơ đễnh và thiếu chuẩn bị. Chúng ta phải cùng làm việc với Ngài!
• Đọc đi đọc lại các bước này nhiều lần
• Thực tập và ghi âm lại
• Thực tập tư vấn với một giáo viên dạy thiếu nhi.
• Sau đó để cho người khác tư vấn Bạn (Bạn có thể sử dụng phần đánh giá bắt đầu ở trang 55)
• Để mỗi người nhận biết mình đã phạm những lỗi nào trong khi tư vấn.
† Cắt hay photo một trong những dàn bài tư vấn ở cuối Phần III và kẹp vào trong Kinh thánh của Bạn . Bạn có thể vừa xem vừa tư vấn cho một trẻ.
† Học hỏi tư vấn bằng cách thực tập . Bạn càng tư vấn cho các em thiếu nhi nhiều bao nhiêu, Bạn sẽ có thể làm tốt công việc này bấy nhiêu. Hãy nhớ rằng “Càng làm càng hoàn hảo”. Bạn sẽ học được khi Bạn thực tập. Dĩ nhiên chúng ta phải biết cách hướng dẫn trẻ tiếp nhận Chúa trên lý thuyết trước (tôi hy vọng quyển sách này sẽ giúp Bạn). Nhưng Bạn cần phải áp dụng vào thực tế những gì Bạn đã học. Khi thực tập Bạn sẽ có được khả năng lẫn kinh nghiệm.
† Xem việc tư vấn như là một đặc ân . Đây là cơ hội Đức Chúa Trời ban cho Bạn để chia sẻ sự sống cho một trẻ, và giúp chúng trở thành những người Chúa muốn. Có thể đây là gánh nặng của lòng Bạn; nhưng không nên để việc tư vấn trở thành nguồn gốc của sự lo lắng. Hãy xem đây là đặc ân và vui vẻ tham gia vào công việc này.
Tôi khích lệ Bạn cầu nguyện để Đức Chúa Trời ban cho Bạn khả năng tư vấn các em thiếu nhi; và đồng thời tôi cũng khích lệ Bạn tìm kiếm những cơ hội để thực tập nữa. Khi Bạn truyền giáo cho các em thiếu nhi, hãy sẵn sàng tư vấn cho các em; và tôi tin rằng Đức Chúa Trời sẽ đem những em có nhu cầu cần được giúp đỡ về phương diện thuộc linh đến với Bạn. Nếu Bạn không cho các em biết rằng Bạn sẵn sàng nói chuyện với các em một cách riêng tư về sự cứu rỗi, thì tôi e rằng sẽ không có em nào hoặc chỉ có vài em đến với Bạn để được tư vấn mà thôi.
Đừng sợ hãi hay bối rối bởi vì từ trước đến giờ mình chưa hề làm điều này. Nhưng hãy là ống dẫn để cho Đức Chúa Trời sử dụng. Ân điển của Ngài đủ cho Bạn. Sức mạnh của Chúa nên trọn vẹn trong sự yếu đuối của Bạn (IICo 2Cr 12:9)
Nguyện Chúa ban cho Bạn sự vui mừng và đặc ân trong việc dẫn đưa nhiều con trẻ quí báu đến chỗ nhận biết Chúa Giêxu Christ làm Cứu Chúa của mình.
SÁCH THAM KHẢO
Mặc dầu chỉ có một vài quyển sách chuyên đề về tư vấn cho trẻ em và hướng dẫn các em đến với Đấng Christ, nhưng tôi tin rằng Bạn sẽ tìm được những điều ích lợi từ những quyển sách sau:
Nền Tảng Kinh thánh Cho Việc Truyền Giáo Thiếu Nhi (Biblical Basis Of Child Evangelism ) của Sam Doherty (Hội Truyền Giáo Thiếu Nhi Châu Âu).
* Cẩm Nang Tư Vấn Cơ Đốc (The Christian Counsellors ) của Jay E.Adams
* Tư Vấn Thông Thạo (Competent To Counsel ) của Jay E. Adams
Tư Vấn Thanh Niên (Counselling Youth ) của Clyde Narramore (Zondervan)
Thu Hoạch Đầu Mùa - Hướng Dẫn Con Trẻ Đến Với Chúa (Early Harvest-Leading A Child To Christ ) của John Prince (Falcon). Quyển sách này thật ích lợi cách đặc biệt.
Truyền Giáo Thiếu Nhi (Evangelizing Children ) của Jennifer Haaijer (Hội truyền giáo thiếu nhi Châu Âu)
Giải thích Về Sự Cứu Rỗi Cho Thiếu Nhi (Explaining Salvation To Children ) của Marjorie Soderholm (Free Church Publications)
Hướng Dẫn Ấu Nhi Đến Với Chúa (How To Lead Young Children To Christ ) của W.W.Orr (Scripture Press).
* Còn Hơn Là Sự Cứu Chuộc (More Than Redemption ) của Jay E. Adams
Bác Sĩ Tâm Hồn (Physician Of Souls ) của Peter Masters (Wakemen, London).
* Sẵn Sàng Phục Hồi (Ready To Restore ) của Jay E. Adams
Dạy Một Bài Học Kinh Thánh Cho Thiếu Nhi (Teaching A Bible Lesson To Children ) của Jennifer Haaijer (Hội truyền giáo Thiếu Nhi Châu Âu)
*Bốn quyển sách này đã được phái Trưởng Lão và Cải chánh xuất bản, mặc dầu họ dành những sách này chủ yếu cho người lớn, tuy nhiên có nhiều nguyên tắc được liệt kê mà chúng ta có thể sử dụng để tư vấn cho các em thiếu nhi.
BẢNG ĐÁNH GIÁ BUỔI TƯ VẤN
Người được tư vấn:………………..............................……………….
Người tư vấn:………………………............................................…..

1. Cho trẻ cảm thấy thoải mái
Em có cười không?
Cô / thầy có làm cho Em cảm thấy thoải mái không?
Cô/ Thầy có hỏi tên Em không?
2. Tìm ra nan đề của trẻ
Cô/ Thầy có hỏi tại sao Em đến đây không?
Cô/ Thầy có hỏi về tội lỗi của Em không?
Cô/ Thầy có hỏi Em đã từng tin Chúa chưa?
3. Bảo đảm trẻ hiểu được sứ điệp Phúc âm
Cô/ Thầy có sử dụng sách không lời không?
Cô/ Thầy có tìm hiểu xem Em đã hiểu gì về Đức Chúa Trời không?
Cô/ Thầy có tìm hiểu xem Em đã hiểu gì về tội lỗi không?
Cô/ Thầy có tìm hiểu xem Em đã hiểu gì về sự chết của Đấng Christ không?
Cô/ Thầy có tìm hiểu xem Em đã hiểu gì về con đường cứu rỗi không?
Cô/ Thầy có nhắc Em rằng Chúa Giêxu đã sống lại từ cõi chết không?
4. Chọn một câu Kinh thánh
Cô/ Thầy có chọn một câu Kinh thánh để giải thích con đường cứu rỗi không?
Cô/ Thầy có chỉ rõ cho Em biết phải làm gì không?
Cô/ Thầy có nói rõ cho Em biết những gì Đức Chúa Trời sẽ làm không?
Câu Kinh thánh đó có được giải thích rõ ràng không?
5. Em muốn tiếp nhận Chúa hay muốn suy nghĩ thêm ?
Cô/ Thầy có hỏi Em có thực sự muốn tiếp nhận Chúa không?
Cô/ Thầy có cho Em được chọn lựa không?
Cô/ Thầy có nói Chúa Giêxu muốn làm Chủ đời sống Em không?
Cô/ Thầy có nói Chúa Giêxu muốn nhìn thấy sự thay đổi nơi Em không?
Cô/ Thầy có nói rằng những người chung quanh có thể nhạo cười Em không?
Cô/ Thầy có nói rằng Chúa Giêxu sẽ giúp đỡ Em không?
6. Đứa trẻ cầu nguyện
Cô/ Thầy có gợi ý hay giúp Em biết cách cầu nguyện như thế nào không?
7. Sự cứu rỗi chắc chắn
Cô/ Thầy có nói rõ làm thế nào để Em biết mình đã được cứu không?
Cô/ Thầy có nhắc lại câu Kinh Thánh đã đề cập lúc nãy không?
Cô/ Thầy có cho Em biết rằng đời sống Em sẽ khác trước không?
8. Cảm Ơn Chúa
Cô/ Thầy có khích lệ Em “cảm ơn” Chúa Giêxu không?
9. Chăm Sóc
Cô/ Thầy có làm gì để giúp Em tăng trưởng không?
Cô/ Thầy có khích lệ Em đọc Kinh thánh không?
Cô/ Thầy có khích lệ Em vâng lời Chúa trong Kinh thánh không?
Cô/ Thầy có chỉ cho Em biết phải bắt đầu đọc Kinh thánh từ đâu không?


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 19-4-2024 10:53 AM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách