Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 8948|Trả lời: 0

Thư Rô - Ma ( giản lược )

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 26-7-2011 08:53:36 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Thư Rô - Ma ( giản lược )

GIỚI THIỆU THƠ LA MÃ
Kinh Thánh: RoRm 1:1-17. 16:1-16.
I. GIÁ TRỊ CỦA THƠ LA MÃ
- Galati và Rôma: Trong Lamã, giống như Galati, Phaolô bảo vệ Phúc Âm, chống lại sự câu nệ luật pháp của các Cơ Đốc Nhân gốc DTG, nhưng ở đây, ông cố gắng trình bày một nền thần học hoàn toàn và có hệ thống.
- Martin Luther xem Lamã là sách chính trong Tân Ước, và chính là sách Phúc Âm thuần túy, càng học càng thấy nó quý báu và ngọt ngào.
1. Giá trị thần học: Rất lớn : Nó là tài liệu căn bản, đầy đủ và có hệ thống về lẽ thật và sự dạy dỗ của Phaolô. Nó giúp chúng ta hiểu rõ và cảm kích sâu xa chương trình cứu chuộc của Chúa Jesus.
2. Giá trị thuộc linh: Rất lớn: Chủ đề Lamã là nguồn gốc năng lực và bí quyết chiến thắng của đời sống Cơ Đốc Nhân.
3. Giá trị thực tế: Mô tả rõ ràng Cơ Đốc giáo thật là gì và những nguyên tắc thực tế cho nếp sống đạo của Cơ Đốc Nhân.
II. LÝ DO PHAOLÔ VIẾT THƯ LAMÃ (15:14-33)
1. Thời điểm và nơi chốn viết thư: Trong 10 năm (47-57 SC), Phaolô truyền giáo quanh eo biển Hylạp (Aegean sea), giữa Á châu và Âu châu. Phái đoàn Phaolô thành lập các Hội Thánh trong bốn tỉnh Lamã là Maxêđoan, Achai (Âu Châu), và Galati, Tiểu Á (Á Châu).
- Mùa đông năm 57 SC, Phaolô ở tại Côrinhtô, tại nhà Gaiút. Lúc ấy, công tác tại Aegean sea đã hoàn tất, Phaolô đang tìm những cánh đồng mới để truyền giáo: Ông quyết định đi Tây Ban Nha sau khi ghé Lamã. Trước khi đi, Phaolô đọc cho bạn ông là Tẹt-Tiu viết thư Lamã, thông báo chuyến viếng thăm.
2. Lý do viết thư:
- Trước tiên, Đức Chúa Trời thần cảm Phaolô viết thư Lamã.
- Thứ hai, Phaolô có nhiều bạn thân và bạn đồng lao, đang lãnh đạo nhiều Hội Thánh địa phương tại Lamã: Ông viết thư nầy để báo tin chuyến viếng thăm cũng như trình bày căn bản Phúc Âm để họ dạy cho Hội Thánh của họ.
- Thứ ba, nan đề với các Cơ Đốc nhân gốc DTG rất phổ biến, nên Phaolô muốn đi trước họ một bước, chuẩn bị cho các tín hữu tại Lamã.
III. NGƯỜI NHẬN:Hội Thánh LAMÃ
1. Ba giả thuyết về nguồn gốc Hội Thánh LaMã:
a. Người hành hương Lễ Ngũ Tuần: Một số cho rằng vài người hành hương đến Giêrusalem trong ngày Lễ Ngũ Tuần đầu tiên(30. SC),nghe Phierơ giảng, đã cải đạo, được đầy dẫy Thánh Linh, đem Tin Lành về Lamã.
b. Người cải đạo đến Lamã Lamã là thủ đô,nên dân chúng thường đến Lamã, trong số đó có những tín hữu, và, đi đâu, các tín hữu cũng giảng Tin Lành (Cong Cv 8:4). Đây có thể là những người cải đạo do Phaolô, vì Phaolô có nhiều bạn tại Lamã (16:3-15), dù ông chưa bao giờ đến đó.
c. Do Phierơ: Theo truyền thuyết, Phierơ đã đến Lamã, giảng Tin Lành và thành lập Hội Thánh ở đó.
2. Thành phần Hội Thánh Lamã:
- Nhóm Cơ Đốc nhân nguyên thủy phần lớn là người Do Thái, vì họ có một cộng đồng Do Thái ở đó từ thế kỷ thứ 2. TC, dù Lamã đã hai lần trục xuất họ (Cong Cv 18:2).
- Tuy nhiên, vào năm 57. SC thì Cơ Đốc nhân Ngoại quốc đông hơn Cơ Đốc nhân Do Thái. Vị sứ đồ cho dân ngoại đã viết thư nầy để trình bày Phúc Âm thông suốt cho họ.
- Ba năm sau (60. SC), Phaolô mới ghé thăm Lamã trong tư cách một tù nhân, nhưng ông đã tận dụng mọi cơ hội để giảng dạy. Dường như ông được trả tự do một thời gian, rồi mới bị bắt, và bị chém đầu, nhưng Hội Thánh tại Lamã vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
IV. SỨ ĐIỆP CỦA THƠ LAMÃ
1. Galati và Lamã: Galati được viết sau hành trình TG đầu tiên, Lamã được viết sau hành trình TG thứ ba, ngay trước khi ông bị bỏ tù. Sau 8 năm chức vụ, Phaolô, lúc ấy đã 60 tuổi, trình bày thần học có hệ thống về những gì ông gửi cho Hội Thánh Galati, trong thư Lamã.
2. Chủ đề chính: Chủ đề chính cho cả hai thư là “Sự xưng công bình bởi Đức Tin. Galati nhấn mạnh sự cứu rỗi không bởi kinh luật. Lamã nhấn mạnh đến sự Công Chính của Đức Chúa Trời, nghĩa là: Đức Tin là cách để sự Công Chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ.
3. Chủ đề phụ: Bên cạnh chủ đề chính là nhiều chủ đề phụ: Đức Tin đối chiếu với Công đức(đoạn 3-4),Xác thịt đối chiếu với Thánh Linh (đoạn7-8), Apraham, người của Đức Tin, Lời hứa cho Ápraham nối liền với Phúc Âm, Tình yêu thiên thượng.
LỜI CHÀO THĂM
Kinh Thánh: RoRm 1:1-7
Lời chào thăm của thư Lamã dài hơn so với các thư tín khác. Có lẽ vì Phaolô không thành lập Hội Thánh nầy và cũng chưa hề đến Lamã. Cũng có lẽ vì Phaolô muốn tạo một căn bản cho các cuộc tranh luận theo sau, giống như thư Galati.
I. TÁC GIẢ
1. Phaolô, đầy tớ của Đức Chúa Jesus: Đây là chức vi chỉ tìm thấy trong thư Lamã và Philíp. Phaolô muốn nhấn mạnh sự tận hiến của ông cho Chủ của ông là Chúa Jesus.
- Từ “đầy tớ của Đức Chúa Trời” được CƯ dùng để chỉ Apraham, Môise, Đavít, các đấng tiên tri.
- Phaolô dùng từ “đầy tớ” trong tiếng Hylạp có nghĩa là: “Đầy tớ nô lệ” (không phải đầy tớ được thuê), hay “người bị xiềng xích”. Phaolô tình nguyện từ bỏ tự do cá nhân (XuXh 21:5), để tận hiến đời sống cho Chủ cách vui lòng và hoàn toàn.
2. Được gọi làm sứ đồ: Phaolô được sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, là người “được sai đi”, một sứ đồ được Chúa bổ nhiệm để công bố Tin Lành cho người ngoại quốc.
3. Để riêng ra đặng giảng Tin Lành: Không những biệt riêng ra cho Chúa, ông còn được biệt riêng ra cho Phúc Âm của Đức Chúa Trời. Không những tận hiến cho Chúa, ông còn tận hiến cho Phúc Âm của Chúa, để rao giảng Phúc Âm cho người ngoại bang.
- Sự kêu gọi của Chúa và sự tận hiến của bạn là điều vô cùng cần yếu.
II. CHỦ ĐỀ
1. Định nghĩa Phúc Âm: RoRm 1:1-4 trình bày hai lẽ thật quan trọng về Phúc Âm:
a. Đó là Phúc Âm về Đức Chúa Trời, về Con Ngài (1:3). Tin Lành là một thân vị chứ không phải một công thức, một lý tưởng, tôn giáo hay triết lý. Phaolô dùng 7 câu đầu để nói rằng Chúa Jesus chính là Phúc Âm.
b. Đó là Phúc Âm của Đức Chúa Trời (1:1). Tin Lành có một nguồn gốc thiên thượng. Tin Lành như một bí mật được hứa trong CƯ (16:25) cho Đavít (IISa 2Sm 7:12-16), nay được Đức Chúa Trời mặc khải (RoRm 16:26).
2. Tin Lành: Đức Chúa Jesus Christ:
a. Danh xưng: “Jesus” nghĩa là Đấng giải cứu (Cứu Chúa), nói đến nhân tính (RoRm 1:3), đời sống và sự chết của Đấng đến làm Người để cứu con người. “Christ” nghĩa là Đấng được xức dầu (Mếtsia), được ủy thác để làm ba sứ mạng đặc biệt: Vua, Thầy Tế lễ, Tiên Tri. “Chúa” nói đến thần tính và sự chủ tể của Chúa Jesus (Mat Mt 28:18).
b. Chúa sống lại: (RoRm 1:4) Bởi quyền năng Đức Thánh Linh, Đức Chúa Jesus đã sống lại (8:11), chứng tỏ Ngài là Con Đức Chúa Trời, có thần tính (1:4). Tin Lành nầy được rao truyền để đưa các dân đến sự vâng phục của đức tin (1:5, 16:26), nghĩa là đưa họ đến chỗ tận hiến cho Chúa, dấn thân vào sứ mạng rao Tin Lành khắp thế giới.
- Ap dụng: Nguyên tắc đào tạo: Đại mạng lệnh của Chúa là “Hãy đi dạy dỗ muôn dân ( đào tạo muôn dân làm môn đệ Ta)”. Môn đệ là người theo học. Chúng ta phải dạy họ hiểu, tiếp nhận và giữ mọi điều Chúa dạy chúng ta (Mat Mt 28:19-20). Trong IITi 2Tm 2:2, Phaolô cũng đề cập nguyên tắc đào tạo đó. Đây là chìa khóa cho sự tăng trưởng Hội Thánh : Hãy tìm kiếm những Cơ Đốc nhân trung tín, huấn luyện họ dùng những khả năng và ân tứ Chúa ban, để trở thành người đầy tớ có hiệu quả cho Đức Chúa Trời, tiếp tục dạy dỗ người khác. Nguyên tắc nầy phải được ứng dụng trong việc chứng đạo, chăm sóc, huấn luyện. Như thế, Hội Thánh sẽ được bội nhân.
III. NGƯỜI NHẬN THƯ
1. Ba đặc tính: Phaolô viết thư nầy, chủ yếu cho những tín hữu ngoại bang, vì đa số tín hữu tại Lamã là người ngoại bang. Trong RoRm 1:7, Phaolô mô tả họ bằng ba mệnh đề: Người yêu dấu của Đức Chúa Trời, Người ở tại Lamã, Người được gọi làm thánh đồ bởi Đức Chúa Jesus Christ.
2. Lời chúc: Phaolô gửi lời chào thăm tín hữu dưới hình thức lời chúc phước, lời cầu nguyện cho họ. Ông cầu chúc họ hai điều là Ân điển và Bình an. Ân điển hay ân sủng là ân huệ không lệ thuộc công đức, được ban cho loài người qua Đức Chúa Jesus, thể hiện tình yêu vô điều kiện của Đức Chúa Trời. Sự bình an là phúc lợi con người vui hưởng qua ân sủng của Đức Chúa Trời.
IV. NGỎ Ý MUỐN THĂM VIẾNG
Kinh Thánh: RoRm 1:8-15.
1. Lời khen ngợi: Câu 8 là “cầu nối” giữa lời chào thăm và sứ điệp. Phaolô trước hết khen ngợi Hội Thánh bằng lời tạ ơn Chúa về Đức Tin của họ đã được đồn khắp cả thế gian. Phaolô tạ ơn Chúa vì ngay giữa thủ đô đầy khó khăn lại có một “Hội Thánh truyền giáo”.
2. Tâm tình Phaolô đối với Hội Thánh Lamã:
a. Quan tâm đến công việc Chúa chung: Phaolô đã cầu nguyện thường xuyên cho Hội Thánh Lamã, dù ông chưa bao giờ đến đó. Chúng ta phải quan tâm đến công việc Chúa ở các nơi, các nước khác...
b. Chia sẻ ân phước: (1:11a) Phaolô mong mỏi gặp anh em để chia sẻ (thông đồng) sự ban cho thiêng liêng, chia sẻ ân tứ Chúa ban cho ông.
c. Mong anh em vững vàng: (1:11b) Phaolô mong ước chia sẻ những ân tứ thuộc linh cho anh em vì ông muốn họ được vững vàng. Đây phải là bí quyết thúc đẩy chức vụ của các đầy tớ Chúa (IICo 2Cr 11:28-29).
d. Xem tín hữu là một sự an ủi và sức mạnh cho ông: Phaolô không xem mình cao trọng hơn họ, nhưng sẵn sàng chia sẻ và tiếp nhận để đôi bên đều được giục lòng mạnh mẽ trong Chúa.
3. Những đặc điểm của một đầy tớ Chúa: Trong RoRm 1:8-15, Phaolô liệt kê một số đặc tính của người lãnh đạo Hội Thánh :
- c. 8: Khen ngợi người khác khi họ đáng được khen.
- c. 9: Phục vụ Chúa với cả tâm linh qua sự giảng Tin Lành. Chuyên tâm cầu nguyện. Cầu nguyện cho các tín hữu chưa hề gặp.
- c. 10: Cầu nguyện tìm ý muốn Chúa trong mọi việc hoạch định. Cầu nguyện cầu xin rõ ràng.
- c. 11: Hăng hái chia sẻ cho người khác những gì Chúa ban cho mình. Mong ước con cái Chúa được gây dựng trong Đức Tin và phục vụ Chúa.
- c. 12: Nhận thức các tín hữu có thể giúp đở mình về pd tâm linh.
- c. 13: Muốn chức vụ có kết quả. Coi trọng ơn kêu gọi cho mình.
- c. 14: Nhận thức trách nhiệm bắt buộc về thuộc linh với mọi người. Giảng dạy cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, quốc tịch,văn hóa.
- c. 15: Luôn sẵn sàng giảng Tin Lành bất cứ nơi nào Chúa dẫn dắt.
V. CHỦ ĐỀ CỦA THƯ LAMÃ (1:16-17)
1. Chủ đề: 1:16-17 là tóm tắt của toàn thư tín. Chủ đề của thơ Lamã là sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ.
2. Mặc khải và tôn giáo: Các tôn giáo trần gian là những hệ thống thờ phượng riêng để vươn lên tới Đức Chúa Trời.
- Sự công chính của Đức Chúa Trời không được khám phá bởi tôn giáo. Đây là sự “mặc khải” hay sự “bày tỏ” một chân lý đã giấu kín. Sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Phúc Âm. Phúc Âm là câu chuyện về sự cố gắng của Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài qua Con Ngài là Đức Chúa Jesus. Tất cả phát nguồn từ Đức Chúa Trời và hoàn tất trong Con Ngài là Đức Chúa Jesus Christ.
3. Đức Tin tiếp nhận mặc khải: Con người tiếp nhận sự mặc khải của Đức Chúa Trời từ Đức Tin đến Đức Tin. Cơ hội tiếp nhận Phúc Âm trước hết được ban cho người Do Thái (3:25-26), sau đó là cho mọi dân tộc ( người Hylạp: ở đây là người ngoại quốc, không phải là Do Thái).
4. Học thuộc Lamã 1:16-17: Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giuđa, sau là người Gờréc. Vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi Đức Tin mà được, lại dẫn đến Đức Tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi Đức Tin.
- Sự công bình của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Phúc Âm (Tin Lành), cho những người có Đức Tin nơi Đức Chúa Jesus, là sự công bình của Đức Chúa Trời.
- Công bình (1:17) nói đến địa vị đúng trước mặt Đức Chúa Trời mà con người nhận được bởi Đức Tin. Họ được xưng”công bình” trước mặt Đức Chúa Trời.
- “Từ Đức Tin dẫn đến Đức Tin ” có nghĩa là: Hành động đầu tiên của Đức Tin mang đến địa vị đúng trước mặt Đức Chúa Trời, sẽ kết quả trong đời sống có cùng một nguyên tắc : Đức Tin.
- Phaolô trích dẫn HaKb 2:4 “Người công bình sẽ sống bởi Đức Tin”, nghĩa là người được xưng công bình sẽ sống một đời sống công bình. Nguyên tắc cai trị đời sống người công bình là Đức Tin.
NHU CẦU CỨU RỖI CỦA CON NGƯỜI
Kinh Thánh: RoRm 1:18-3:20
1:18 là chủ đề của bài học nầy. Phaolô bắt đầu sự giải thích Phúc Âm bằng cách trình bày về nhu cầu được cứu rỗi của con người.
I. CƠN THẠNH NỘ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC BÀY TỎ (1:18 )
1. Bản chất cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời: Có hai sự mặc khải từ thiên đàng: 1:16-17 nói đến sự công bình của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua Phúc Âm. 1:18 nói đến sự bày tỏ cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.
a. Phản ứng của sự thánh khiết đối với tội lỗi: Khác với cơn thạnh nộ theo bản tính con người, thường gồm sự giận dữ mang tính tội lỗi. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời không phải là vô lý và không công bình.
- Đức Chúa Trời thánh khiết, chống lại mọi loại ô uế. Ngài là thiện, chống lại mọi gian ác.
- Tội lỗi hủy diệt tội nhân, nhưng Đức Chúa Trời yêu mến con người. Chính sự nhân từ đã khiến Chúa thạnh nộ với tội lỗi. Vì thế, thiên đàng không có chỗ cho tội lỗi và tội nhân.
b. Nguyên tắc báo trả: Đức Chúa Trời toàn thiện và công bình, ban phần thưởng cho con người tùy theo công việc họ làm. Đây là nguyên tắc báo trả (GaGl 6:8). Sự chết là giá trả đúng cho tội lỗi (RoRm 6:23a).
Như thế, cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời là phản ứng của sự thánh khiết của Ngài đối với tội lỗi. Nó được biểu hiện qua nguyên tắc báo trả. Ba lần, nguyên tắc nầy được bày tỏ qua câu “Đức Chúa Trời bỏ mặc họ”.
2. Đối tượng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời:
a. Những kẻ vô tín (không tin kính): Sự công bình của Đức Chúa Trời bày tỏ cho người tin thể nào, thì sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời cũng bày tỏ cho người vô tín thể ấy. Vô tín nghĩa là khước từ chân lý.
b. Kẻ không công bình: Kết quả của sự khước từ chân lý là nếp sống bất chính, lấy bất chính áp chế lẽ thật. Nghĩa là đè nén hay áp chế sự thật bằng cách từ chối không sống theo lẽ thật. Sự khước từ chân lý dẫn con người vào nếp sống vô đạo càng ngày càng tệ hơn.
II. NGƯỜI NGOẠI QUỐC BỊ LÊN ÁN (1:19-32)
1. Sự mặc khải tổng quát về Đức Chúa Trời (1:19-20): Con người đã tự ý xây bỏ khỏi sự mặc khải nguyên thủy khiến thế giới hư hoại, dẫn đến Đại Hồng thủy. Con cháu NôÊ lại cũng khước từ sự mặc khải mới về Đức Chúa Trời, khước từ chân lý và tự chọn con đường đi xuống của tội lỗi.. 1:19-20 khẳng định dân ngoại quốc có đầy đủ sự mặc khải của Đức Chúa Trời, đến nỗi họ không thể bào chữa cho sự khước từ chân lý.
- Dân ngoại quốc có thể biết về quyền năng Đức Chúa Trời (c. 20), sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (c. 23), chân lý (c. 25), sự đoán xét của Đức Chúa Trời (c. 32).
- Hai nguồn mặc khải tổng quát về Đức Chúa Trời được ban cho cả nhân loại là lương tâm và thiên nhiên. Một số điều không thấy được về Đức Chúa Trời đã được bày tỏ ra trong chúng. Ngoài ra, Chúa còn được bày tỏ qua lịch sử và Thần hựu.. Sự mặc khải đặc biệt là qua: Kinh Thánh, các tiên tri, Phép lạ, Đức Chúa Jesus và kinh nghiệm gặp Chúa cách cá nhân.. Tuy nhiên có một khuynh hướng nội tại “đẩy xa chân lý”, khiến con người khước từ sự mặc khải của Đức Chúa Trời : Đó là tội lỗi.
2. Sự khước từ chân lý (1:21-32):
a. Nguồn gốc của Tà giáo: Hậu quả tự nhiên của khước từ chân lý là tin tưởng điều không phải là sự thật. Đức Chúa Trời bỏ mặc cho con người có ý tưởng sai lạc về vũ trụ, khiến họ thờ lạy vật thọ tạo, thờ hình tượng, thờ ma quỷ, thiên sứ, người chết, thiên nhiên..
b. Nguồn gốc hành động tội ác: Xây bỏ khỏi Đức Chúa Trời thánh khiết, con người làm điều ô uế. Đây là nguyên tắc báo trả: Con người lựa chọn và nhận hậu quả. Sự bỏ mặc của Đức Chúa Trời là điều kinh khiếp: Ngài nhấc bàn tay cầm giữ lên và để con người làm theo điều mình muốn. Họ rơi vào tình trạng vô đạo đức, thờ hình tượng và điên rồ.
- Trong câu 32, hậu quả khủng khiếp của sự khước từ Đức Chúa Trời là các tội nhân trở nên thách thức Đức Chúa Trời và vui mừng thấy người khác cũng phản loạn chống Chúa và Kinh luật của Ngài. Vì thế, họkhông thể tự chữa mình và phải nhận án chết (c. 20,32).
- Thật ra, khi khước từ Đức Chúa Trời, con người không thể chống lại với sự hư hoại của tội lỗi và ảnh hưởng đồi trụy của nó. Chỉ bởi Đức Tin nơi sự mặc khải của Đức Chúa Trời : Phúc Âm, con người mới được giải thoát khỏi quyền lực tội lỗi.
III. NGƯỜI TỰ XƯNG CÔNG CHÍNH BỊ LÊN ÁN (2:1-16)
1. Tự lừa dối, tự lên án (2:1-6): Phaolô nói với những người “tốt” theo tiêu chuẩn loài người (Do Thái hay ngoại bang). Họ thường chỉ trích, lên án người khác cách khắt khe. Thái độ nầy cho thấy họ kiêu ngạo, khắt nghiệt, thiếu tình thương (Mat Mt 7:1).. Phaolô cảnh cáo rằng người tưởng mình tốt và lên án người khác lại là người mắc vào những tội họ lên án. Thật vậy, chỉ trích người khác thường là sự che đậy cho cùng lỗi lầm của mình một cách vô thức. Chỉ trích khắt khe là dấu hiệu của một sự sai trật bên trong, một sự đạo đức giả.. Họ nghĩ là mình sẽ tránh khỏi sự phán xét của Chúa (RoRm 2:3), là sự phán xét hiệp với lẽ thật (2:2), dù nhiều khi Chúa nhơn từ, nhịn nhục chờ đợi tội nhân ăn năn (2:4).
- Họ quên rằng cứng cỏi, không ăn năn năn thì chỉ chờ đợi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trong sự phán xét (2:5).
2. Sự bày tỏ các nguyên tắc của sự đoán xét (2:5-16): Chúng ta đã học về sự mặc khải về sự công bình của Đức Chúa Trời (1:17), mặc khải về cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (1:18), mặc khải tổng quát về Đức Chúa Trời (1:19-20). Bây giờ chúng ta học về sự mặc khải của những điều xảy ra trong tương lai. Đó là sự đoán xét công bình của Đức Chúa Trời (2:5). Đoán xét ở đây có 2 nghĩa: “Lên án” (Mat Mt 7:1. RoRm 2:1), hoặc “lượng giá” (GiGa 7:24) hay “phân biệt”. Chúng ta sẽ học 5 nguyên tắc :
a. Đoán xét công bình (RoRm 2:5).
b. Đoán xét hiệp với lẽ thật (2:2).
c. Đoán xét theo nguyên tắc báo trả (2:6). Lưu ý đây là nguyên tắc đoán xét chứ không phải nguyên tắc xưng công bình (không đề cao công đức). Theo nguyên tắc báo trả, kẻ làm ác (2:9 tức là lòng chống trả, không vâng phục lẽ thật mà vâng phục sự không công bình) sẽ nhận cơn thạnh nộ, hoạn nạn, lo lắng (2:8-9). Trong khi đo, người làm lành sẽ được vinh hiển, tôn trọng, bình an (2:10). d. Đoán xét không thiên vị (2:11): Ngài đoán xét người Do Thái và người ngoại bang đúng theo điều họ làm (2:9-10). e. Đoán xét theo cơ hội họ có (2:12-16): Đức Chúa Trời đoán xét con người dựa trên căn bản điều họ làm so với những điều họ nhận (luật pháp hay lương tâm). Chúa không đoán xét trên căn bản những điều họ chưa nhận được.. Lương tâm là ý niệm về điều đúng và sai. Chúng ta có thể xem lương tâm như là một phần của tâm linh con người, một phần trong ảnh tượng Đức Chúa Trời trong con người, khiến con người khác loài vật. Tuy nhiên, lưu ý : lương tâm là "hiểu biết theo".
IV. NGƯỜI DO THÁI BỊ LÊN ÁN (RoRm 2:17-3:8)
1. Ưu thế và trách nhiệm (2:17-29):
a. Sáu ưu thế chính của người Do Thái: (2:17-18)
1. Họ được gọi là người Do Thái.
2. Họ tùy thuộc vào Kinh luật.
3. Họ tôn vinh Đức Chúa Trời
4. Họ biết ý muốn Chúa.
5. Họ có tiêu chuẩn đúng về giá trị.
6. Họ được Kinh luật hướng dẫn.
b. Năm điều về sự hãnh diện của người Do Thái: (2:19-20)
1. Hướng dẫn người mù.
2. Anh sáng cho người trong tối tăm.
3. Người chỉ dẫn kẻ ngu dại.
4. Thầy giáo của con trẻ.
5. Giám hộ cho hiểu biết Kinh luật.
c. Trách nhiệm lớn lao: Càng có nhiều ưu thế về kiến thức về Đức Chúa Trời và ý muốn Ngài, người Do Thái càng chịu trách nhiệm với Chúa nhiều hơn, họ sẽ bị đoán xét nghiêm khắc hơn.
- Tuy nhiên, người Do Thái kiêu căng về tri thức, chứ không làm theo lời Chúa nên bị xem là đạo đức giả, là người Do Thái giả (2:18). Họ dạy một đường. Làm một ngả (2:21-23).
- Đức Chúa Trời chọn họ làm tuyển dân (2:17) là để làm nước truyền giáo cho các dân về Đức Chúa Trời. Họ phải tiếp nhận và chia sẻ cho các dân, sự mặc khải về Đức Chúa Trời. “Do Thái” có nghĩa là “ngợi khen”. Họ phải ngợi khen Đức Chúa Trời giữa các dân tộc. Tuy nhiên, họ đã làm cho Danh Chúa bị nói phạm (2:24).
d. Người Do Thái thật: (2:25-29) Là người Do Thái giữ Kinh luật của Đức Chúa Trời. Lúc ấy, phép cắt bì, là dấu hiệu của giao ước giữa Đức Chúa Trời với dân Do Thái, mới có giá trị. Ở đây, Phaolô nhấn mạnh đến người bề trong yêu mến, vâng phục Chúa mới là con thật của Chúa.
2. Thắc mắc và kết luận (3:1-8):
a. Thắc mắc 1: (3:1) Người Do Thái có ưu thế gì ?: Phaolô vừa cho biết cả người Do Thái cũng bị lên án là tội nhân. Hơn nữa, phép cắt bì không biến họ trở nên người Do Thái thật. Vì thế, độc giả và nhất là Cơ Đốc nhân gốc Do Thái giáo sẽ chất vấn ông: Người Do Thái có ưu điểm gì đâu ? Phép cắt bì có giá trị gì không ?
- Câu trả lời rõ hơn trong đoạn 9. Ở đây, Phaolô chỉ nhấn mạnh đến sự mặc khải đặc biệt Đức Chúa Trời đã ban cho dân Do Thái về chính Ngài qua Lời Ngài. Vì thế, vấn đề không phải là những đặc quyền, mà là sự mặc khải của Đức Chúa Trời cho dân Do Thái.
b. Thắc mắc 2: (3:3) Giao ước của Đức Chúa Trời không còn giá trị sao?: Câu hỏi được đặt ra vì dân Do Thái đã thất bại, không là quốc gia truyền giáo. Sự đạo đức giả của họ khiến người ta xa lánh chân lý họ giảng dạy. Câu trả lời ở hai đoạn 10-11. Ở đây, Phaolô cho biết chương trình Đức Chúa Trời không hề thất bại: Sự thiếu Đức Tin của con người không ảnh hưởng đến sự thành tín của Đức Chúa Trời. Ngài vẫn có phương cách tốt lành để làm trọn giao ước của Ngài cho con người, để ban phước cho những người bằng lòng tiếp nhận.
c. Thắc mắc 3: (3:5) Đức Chúa Trời không công bình sao?: Đây chỉ là trích dẫn câu tranh luận của một số người về sự công bình của Đức Chúa Trời: “Tại sao Đức Chúa Trời cho phép con người phạm tội, rồi đoán xét họ ?”. hay là "Tại sao sự không công bình của con người làm nổi bật sự công bình, đức yêu thương của Đức Chúa Trời, mà Đức Chúa Trời lại giáng thạnh nộ và đoán xét con người ?"
- Phaolô không hề nghĩ tới việc nầy và không trả lời trực tiếp. Thay vì tranh luận, Phaolô chỉ nhấn mạnh Đức Chúa Trời công chính sẽ trừng phạt người làm gian ác, ngay cả khi họ có động lực “tốt”. Nghĩa là chúng ta không thể dùng cứu cánh biện minh cho phương tiện (3:5-8).
- Hơn nữa, Đức Chúa Trời không định sẵn cho con người phạm tội để bị đoán phạt (ITe1Tx 5:9). Nhưng vì biết trước sự sa ngã của con người, Ngài đã định sẵn sự giải cứu trong Chúa Cứu Thế Jesus.
V. CẢ THẾ GIAN BỊ LÊN ÁN (RoRm 3:9-20)
1. Câu chìa khóa: “Tất cả đều phục dưới quyền tội lỗi (3:9):
- Mọi người đều là tội nhân: Đối với người Do Thái, thế giới gồm có hai nhóm: Người Do Thái và người ngoại bang. Phaolô chứng minh cả hai nhóm đều là tội nhân.
- Mọi người đều cần được cứu: Phaolô lập đi lập lại các từ “cả hai”,”tất cả”, “không có ai”, “cùng nhau” để nhấn mạnh cả thế giới cần một Cứu Chúa. Hãy gạch dưới các từ nầy.
2. Hai phương diện của tình trạng nhân loại:
- 3:9-12 : Tình trạng toàn thế giới : Phaolô trưng dẫn Thi Thiên 14, 53 để mô tả tình trạng của toàn thể nhân loại. Đó là sự không công bình, không tin kính, dẫn đến sự lầm lạc trong điều ác.
- 3:13-18: Tội nặng có tính cách cá nhân trong lời nói và hành động. Đây là hình ảnh bệnh hoạn khủng khiếp của nhân loại. Dĩ nhiên, không phải ai cũng phạm tất cả những tội đó, nhưng đây là những tội chung và riêng của nhân loại. Câu 18 giải thích nguyên nhân của mọi tội ác là do sự không tin kính của con người: Chẳng có sự kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng nó.
3. Vai trò Kinh luật (3:19-20): Phaolô đang nói hai câu nầy với người Do Thái.
- Từ “luật pháp” ở đây nói đến Kinh Thánh Cựu Ước. Người Do Thái cậy Kinh Luật để được xưng công chính (2:17), nhưng họ không thể chối cãi được bản án kết tội của Kinh Luật đang đặt trên họ.
- Mục đích và nhiệm vụ của Kinh Luật là để mọi người nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời (3:19). Mọi miệng đều phải ngậm lại. Không ai có thể mở miệng để tự bênh vực, vì họ phạm vào chính điều mà họ nhờ cậy để mong được cứu.
- Kinh Luật không thể giải thoát con người khỏi tội, nó chỉ cho con người biết tội (3:20), nhận tội như tấm gương soi chỉ cho con người thấy vết dơ chứ không thể rửa sạch vết dơ.
- Tuy nhiên, điểm thành công của Kinh Luật là để con người thấy mình cần Chúa Cứu Thế. Mọi người đều cần và có thể được tha thứ và được tự do khỏi quyền lực tội lỗi.
ĐỨC CHÚA TRỜI BAN SỰ CỨU RỖI
Kinh Thánh: 3:21-5:21
Lời kết của phần một cho biết mọi người đều bị lên án, hoặc bởi kinh luật, hoặc bởi lương tâm, đã đưa Đức Chúa Trời vào 5 điều khó xử (năm thảm trạng) mà Ngài phải giải quyết để cứu rỗi con người:
1. Con người phạm tội : Họ đã đánh mất bản chất vinh quang tốt đẹp.
2. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời : Bản tánh thánh khiết khiến Ngài bày tỏ cơn thạnh nộ công chính trên con người.
3. Bản án của tội lỗi: Sự chết là bản án dành cho tội lỗi (SaSt 2:17).
4. Đức Chúa Trời công bình: Bản tánh công bình của Chúa đòi bản án phải được thi hành.
5. Đức Chúa Trời yêu thương: Bản tánh yêu thương khiến Ngài thương xót tội nhân, tha thứ tội nhân.
I. XƯNG CÔNG CHÍNH BỞI ĐỨC TIN NƠI ĐẤNG CHRIST (RoRm 3:21-31)
1. Sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ (3:21-26) :
- 1:18-3:20 bày tỏ sự công chính của Đức Chúa Trời thể hiện qua cơn thạnh nộ của Ngài đối với tội lỗi cả nhân loại (1:18). “Nhưng hiện bây giờ” (3:21) xoay hướng độc giả về sự cung cấp của Đức Chúa Trời ban sự cứu rỗi cho chúng ta.
Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời
Sự công chính 1:18-3:20
Nhưng Bây giờ...
Đức Tin của con người
Được xưng công chính 3:21-8:39
- 3:21 cũng như 1:16-17 bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Phúc Âm (1:17), ngoài Kinh luật (3:21). Vì thế, 3:21-8:39 trình bày sự được xưng công chính bởi Đức Tin của con người.
- 3:21-31 cho thấy Phúc Âm bình bày tỏ 2 phương diện của sự công chính của Đức Chúa Trời :
1. Bày tỏ trong kinh nghiệm cá nhân khi tin nhận Chúa Jesus. 2. Bày tỏ trong sự cứu chuộc vì Đức Chúa Trời luôn công bình và đúng trong mọi cách đối xử với con người.
a. Tiếp nhận sự công chính bởi Đức Tin (RoRm 3:21-23) :
- 1:18-3:20 chứng tỏ cả thế giới, từ người ngoại bang thờ hình tượng, đến người Do Thái được khai sáng, đều cần sự công chính của Đức Chúa Trời, vì tất cả đều là tội nhân và bị Đức Chúa Trời lên án.. Con người không thể thấy giá trị của Phúc Âm cho đến khi họ thấy mình cần được tha thứ, được giải phóng khỏi quyền lực tội lỗi, được có bản chất mới để sống đời sống đúng. Đây là những điều mà chỉ có sự công chính của Đức Chúa Trời mới ban cho được qua Phúc Âm.
- 3:21-22 so sánh sự lệ thuộc vào Kinh Luật với sự lệ thuộc vào Đức Tin để được xưng công chính. Những chữ “Không bởi Kinh Luật” đã soi sáng vào giáo lý xưng công chính, vì không ai giữ nỗi Kinh Luật. Kinh Luật là tốt, là phải, nhưng nó không thay đổi được bản chất tội lỗi của con người.
- Sự xưng công chính biệt lập với Kinh Luật (biệt lập khỏi công việc của Kinh Luật) là tin mừng cho người ngoại bang, nhưng khiến người Do Thái bối rối. Phaolô cho họ biết sự xưng công chính nầy được Kinh Luật và các tiên tri làm chứng (3:21).
- Chúng ta tiếp nhận sư công chính của Đức Chúa Trời bởi Đức Tin nơi Đức Chúa Jesus Christ (3:22). Phaolô dùng từ “Đức Tin” 7 lần trong 3:21-31 bản King James. Phương pháp cứu rỗi của Đức Chúa Trời thật đang ở trong tầm tay của chúng ta ( khác với Kinh Luật). Sự xưng công chính bởi Đức Tin đúng là một Tin Lành
- 3:22-23 cho thấy Đức Chúa Trời chỉ có một con đường cứu rỗi cho cả người Do Thái lẫn người ngoại bang (“không phân biệt chi hết”). Đức Chúa Trời không phân biệt chủng tộc, quốc tịch, hay công đức cá nhân. 3:22 cho biết : Sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ (1:17) cho mọi người nào tin (1:16), không có sự phân biệt (1:16 Do Thái, Hylạp).
- Phaolô nêu lên nguyên tắc “Từ Đức Tin đến Đức Tin” (1:17) một lần nữa qua cụm từ “bởi sự tin đến Đức Chúa Jesus Christ cho mọi người nào tin”( 3:22) : Đáp ứng khời đầu của Đức Tin nơi Đức Chúa Trời mang sự công chính đến với một tội nhân, trở thành một đáp ứng từng ngày một đối với Chúa, trở thành nguyên tắc sống để người ấy sống một đời sống chiến thắng tội lỗi. Hành động đầu tiên của Đức Tin liên hệ với sự xưng công chính. Đời sống Đức Tin theo sau liên hệ với sự thánh hóa. Theo Phaolô, Đức Tin là cách đi đến sự thánh khiết.
- 3:23 tóm tắt một phần chính của thư tín : Mọi người đều phạm tội. Từ “phạm tội” là một hành động quá khứ nhưng hậu quả tiếp tục trong hiện tại. 5:12 cũng cùng ý tưởng đó: Tội lỗi đã vào thế giới qua tội lỗi của Ađam. Từ đó, mọi người đều phạm tội.
- Có sự song song giữa 3:22 với 3:23 : Hành động đơn giản của Đức Tin mang đến sự công chính, được tiếp tục bằng sự đáp ứng của Đức Tin hằng ngày, tương ứng với: Hành động đơn giản của sự phạm tội mang đến sự chết, được tiếp tục là sự hụt mất vinh quang của Thượng Đế.
b. Sự công chính được bày tỏ trong sự cứu chuộc (3:24-26):
- “Xưng công chính” là một từ luật, mô tả một bị cáo được chứng tỏ là vô tội và quan tòa tuyên bố trắng án. Làm sao Đức Chúa Trời xưng công chính những tội nhân đáng chết như chúng ta ? Làm sao để Ngài vẫn công bình và không thiên vị, đi ngược với bản tính thánh khiết, công bình của Ngài ?
- “Nhờ ân điển mà được xưng công bình nhưng không” (3:24) nghĩa là sự xưng công chính là một quà tặng bởi ân sủng của Thượng Đế. Điều nầy không dựa vào một chút gì nơi con người cả. Đó không phải điểm cuối cùng của cuộc đời đạo hạnh, mà chỉ là khởi điểm của một đời sống mới. Lý do Chúa xưng công chính tội nhân là vì Chúa yêu họ (Eph Ep 2:4-5).
- Đức Chúa Trời xưng công chính cho tội nhân ngay lúc người đó tin nhận Đức Chúa Jesus làm Cứu Chúa của mình. Sự xưng công chính nầy được thực hiện nhờ sự cứu chuộc (chuộc tội: redemption RoRm 3:24) và sự giải hòa (của lễ chuộc tội hay đền tội: propitiation 3:25. IGi1Ga 2:2, 4:10).
- RoRm 3:24 nói đến sự “Cứu chuộc”, là hành động mua một người nô lệ và trả tự do cho người đó. Đức Chúa Jesus đã mua chúng ta từ chợ nô lệ tội lỗi bằng chính huyết Ngài, bằng mạng sống của Ngài (Mat Mt 20:28. IPhi 1Pr 1:18-19), giải thoát chúng ta khỏi gông cùm của tội lỗi. Từ “cứu chuộc” nhắc chúng ta nhớ huyết chiên con Lễ Vượt Qua trong đêm dân Do Thái được giải phóng khỏi Aicập.
- RoRm 3:25 nói đến sự “đền tội” propitiation. Nó mang hai ý nghĩa “che đậy” và “giải hòa”. Bởi tình yêu, Đức Chúa Trời ban sự chết thay của Con Ngài để che đậy tội lỗi và xoa dịu cơn thạnh nộ của Ngài.
- Thật ra, từ “đền tội” được dịch là “nắp thi ân”(nơi chuộc tội) :11-12)trong HeDt 9:5. Kinh Luật trong Hòm Giao Ước lên án tội lỗi dân sự, nhưng huyết trên nắp thi ân che phủ Kinh Luật và sự đòi hỏi của nó. Bởi Đức Tin nơi huyết sinh tế (hình bóng về huyết Chúa Jesus (GiGa 1:29), vì huyết thú vật không thể cất tội lỗi đi), dân sự được tha tội.
- Đức Chúa Trời đã giải quyết tội lỗi tại thập tự giá của Đức Chúa Jesus (HeDt 10:1-4. 9:11-12). Thập tự giá là cầu nối duy nhất giữa Đức Chúa Trời thánh khiết với con người tội lỗi.
- RoRm 3:26 cho thấy sự xưng công chính của Đức Chúa Trời dựa trên căn bản Đức Tin cả trong quá khứ lẫn trong hiện tại cho tội nhân tin nhận Đức Chúa Jesus, nhờ sự cứu chuộc và đền tội đã được làm trọn trong Đức Chúa Jesus.
2. Được xưng công chính chỉ bởi Đức Tin (3:27-31) :
Tại đây, chúng ta thấy kết luận hợp lý của Phaolô, là cả người ngoại bang lẫn người Do Thái đều được xưng công chính chỉ bởi Đức Tin.
a. Chỉ nhờ một luật pháp:
- Luật pháp của việc làm không thể xưng công bình bất cứ ai, vì không ai có thể làm trọn luật pháp. Trái lại, luật pháp của việc làm chỉ lên án mọi người rằng mọi người đều là tội nhân.
- Luật pháp của đức tin là điều duy nhất có thể đưa con người vào sự xưng công bình, vì đức tin đưa con người đến tiếp nhận sự chuộc tội và giải hòa của Chúa Jesus thực hiện cho con người trên thập tự giá.
- Nếu xưng công chính bởi công đức thì người ta có quyền khoe mình, như người Do Thái và người tự cho mình là công chính (ở phần trên). Nhưng, không ai có quyền kiêu hãnh, vì tất cả đều là tội nhân, cần một Cứu Chúa duy nhất là Chúa Jesus. Ngay cả Đức Tin để được cứu rỗi cũng là một quà tặng từ Đức Chúa Trời.
b. Chỉ nhờ một Đức Chúa Trời:
- Người Do Thái xem Đức Chúa Trời là của riêng mình, rằng mình là dân tộc duy nhất thuộc về Đức Chúa Trời, nên được hưởng mọi đặc quyền mà không dân tộc nào có được.
- Phaolô cho biết Đức Chúa Trời của người Do Thái cũng chính là Đức Chúa Trời của dân ngoại bang. Ngài cũng là của họ và họ cũng thuộc về Ngài.
- Đức Chúa Trời của sự thánh khiết công bình, lên án chết mọi tội nhân cũng chính là Đức Chúa Trời yêu thương đã ban sự cứu chuộc và giải hòa cho tội nhân.
- Ngài xưng công bình người Do Thái bằng đức tin, thì Ngài cũng xưng công bình người ngoại bang bằng đức tin, không phân biệt chi hết.
c. Luật pháp vững bền:
- Vấn đề đặt ra là nếu người ta được xưng công bình chỉ bởi đức tin, chứ không bởi luật pháp, thì luật pháp không còn giá trị nữa chăng ?
- Phaolô trả lời rằng, không những luật pháp không bị loại bỏ mà luật pháp còn được vững bền, vì Chúa Jesus đã làm trọn mọi đòi hỏi của luật pháp, để ban sự sống cho mọi người nào tin Ngài.
II. SỰ XƯNG CÔNG CHÍNH TRONG CỰU ƯỚC (4:1-25)
Trong Galati đoạn 3, Phaolô đã đề cập đến Apraham như một bằng chứng trong Kinh thánh về sự xưng công chính bởi đức tin. Trong Roma đoạn 4, Phaolô lại nhắc đến Apraham với những lý luận rất chân xác.
1. Ápraham được xưng công chính bởi Đức Tin (4:1-5): Để bênh vực cho lập luận của mình, Phaolô nêu lên trường hợp Ápraham được xưng công chính bởi Đức Tin chứ không bởi công đức.
a. Độc giả: Phaolô viết phần nầy cho người Do Thái (4:1). Ông gọi Apraham là "tổ phụ chúng ta".
b. Không có cớ khoe mình: Phaolô cho người Do Thái biết rằng ngay cả Apraham cũng không có cớ để khoe mình, vì ông đã được xưng công bình không bởi việc làm.
c. Câu chìa khóa: Phaolô trưng dẫn SaSt 15:6 làm câu chìa khóa trong RoRm 4:3 “Ápraham tin Đức Chúa Trời, và điều đó kể là công bình cho người”. Ngày nay chúng ta được xưng công bình bởi Đức Tin nơi Đức Chúa Jesus (3:26).
d. Ơn chứ không phải là nợ: Nếu Apraham được xưng công bình bởi việc làm thì sự xưng công bình đó được kể là nợ, hay là tiền công mà Đức Chúa Trời phải trả cho ông. Tuy nhiên sự thật không phải như thế. Cả Apraham ngày xưa lẫn chúng ta hôm nay đều không cần làm chi hết, chỉ tin mà thôi thì Đức Chúa Trời sẽ ban ơn cho bằng sự xưng công bình.
2. Phước hạnh được kể là (imputed ) công bình (4:6-8):
a. Dẫn chứng về Đavít: Ngoài Ápraham, Đavít cũng được kể là công bình.
- Lưu ý, Phaolô dùng từ "kể cho" cho cả Apraham lẫn Đavít. Dù mức độ phạm tội của hai người khác nhau, nhưng cả hai đều đã phạm tội. Họ không xứng đáng được xưng công bình. Tuy nhiên, họ đã được Đức Chúa Trời "kể cho" là công bình.
b. Phước hạnh được xưng công bình : Phaolô trưng dẫn Thi Thi Tv 32:1 để giải thích về những phước hạnh của một người được kể là công bình. Trong 32:1, từ “tội được che đậy” tương ứng với sự giải hoà hay đền tội (propitiation). Từ “chẳng kể tội lỗi cho” tương ứng với sự xưng công bình nhưng với tính cách tiêu cực. Đối với Đavít đây là phước hạnh lớn.
3. Sự công chính cho dân ngoại bang (RoRm 4:9-25):
Trong 4:9, Phaolô nêu câu hỏi: Sự xưng công bình chỉ dành cho người Do Thái phải không ? Ông dùng phần còn lại để trả lời.
- Ápraham được xưng công bình trước khi ông chịu cắt bì, vì thế, ông là cha người ngoại bang nhờ Đức Tin được xưng công bình (4:11b). Ápraham nhận cắt bì như là dấu ấn đã được xưng công bình bởi Đức Tin, nên ông cũng là cha người Do Thái bởi Đức Tin được xưng công bình (4:12). Ông đúng là cha của nhiều dân tộc (4:17). Như thế, có thể nói rằng công đức của Ápraham chỉ là kết quả của Đức Tin.
- 4:13-18 nói về các lời hứa cho Ápraham và dòng dõi ông, như : Thừa hưởng thế gian (c. 13), không được ban cho bởi Kinh Luật. Kinh Luật có sau lời hứa 400 năm, không thể hủy bỏ lời hứa của Đức Chúa Trời (c. 14). Kinh Luật không xưng công bình mà chỉ công bố sự phạm tội và cơn thạnh nộ (c. 15). Vì thế, mọi người được cứu là nhờ ân điển, bởi Đức Tin (c. 16).
- 4:17-21 mô tả Đức Tin của Ápraham : Ông tin Đức Chúa Trời là Đấng ban sự sống, Đấng Sáng tạo. Vì thế, ông cứ cậy trông khi không còn lẽ trông cậy (c. 18), lúc thân thể “gần chết”(c. 19. HeDt 11:11-12).
- RoRm 4:19-20 cho ta những nguyên tắc quan trọng của Đức Tin : Không nhìn vào khó khăn, Chỉ nắm chặt lời hứa (c. 19), Không nghi ngờ, Càng ngày Đức Tin càng vững mạnh, Cứ ca ngợi Chúa, dâng vinh quang cho Ngài (c. 20).
- Thật, càng bị thử thách, Đức Tin càng mạnh mẽ, khi yên nghỉ trên lời hứa, bản tánh, quyền năng... của Đức Chúa Trời. Tin chắc Đức Chúa Trời có đủ quyền năng để làm thành mọi lời Ngài hứa (c. 21).
- 4:22-25 áp dụng trường hợp của Ápraham vào đời sống chúng ta, khi chúng ta tin: 1. Đức Chúa Jesus là Cứu Chúa mình. 2. Tin Đức Chúa Trời sai Đức Chúa Jesus chịu đóng đinh vì tội lỗi chúng ta. 3. Tin Đức Chúa Trời khiến Chúa Jesus sống lại, để ban cho chúng ta sư sống mới trong Ngài (sự sống công chính và địa vị đúng trước mặt Chúa).
III. PHƯỚC HẠNH CỦA XƯNG CÔNG BÌNH BỞI ĐỨC TIN 5:1-11
1. Địa vị mới: Phaolô ôn lại địa vị Cơ Đốc nhân đang có trước mặt Đức Chúa Trời : Đó là được xưng công bình bởi Đức Tin (5:1) và được bước vào ân điển Đức Chúa Trời bởi Đức Tin (5:2).
2. Tiềm năng mới: Phaolô cho biết địa vị mới đưa Cơ Đốc nhân vào phước hạnh của sự hòa thuận (bình an 5:1), vui mừng (khoe mình 5:2), trông cậy (5:2). Tuy nhiên, những phước hạnh nầy không đến cách tự động, chúng ta phải chiếm hữu những ơn phước nầy bằng Đức Tin.
- Nguyên tắc “Từ Đức Tin đến Đức Tin” (1:17. 3:22) rất quan trọng ở đây. Đức Tin đưa chúng ta vào trong ân điển Đức Chúa Trời phải là nguyên tắc sống của chúng ta mỗi ngày, để hưởng sự bình an với Đức Chúa Trời, trông cậy về vinh hiển Đức Chúa Trời, và vui mừng ngay trong hoạn nạn nữa (5:3).
- Satan có thể khuấy rối sự bình an của chúng ta với Đức Chúa Trời bằng một mặc cảm tội lỗi, bằng cuộc chiến với xác thịt, bằng những sự lo lắng ở đời... Chúng ta phải có một Đức Tin sống và năng động để tìm kiếm ân điển và sự cứu giúp của Chúa trong lúc cần kíp.
- 14:17 nêu thứ tự: công bình, bình an rồi vui vẻ bởi Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh là Đấng giữ sự vui mừng cho chúng ta (5:5). Vấn đề được nêu lên vì Hội Thánh Lamã là một Hội Thánh bị bắt bớ. Ba lần, họ bị đuổi khỏi Lamã, họ bị xem là kẻ thù của nhân loại, là kẻ chịu đòn.... Phaolô rất thực tế khi khuyên tín hữu Lamã vui mừng. Ông cho biết hoạn nạn làm nẩy sinh sự nhịn nhục và sự vững vàng của cá tính (5:3). Những điều nầy lần lượt sẽ tạo ra hy vọng (5:4).
- Từ “trông cậy về vinh hiển Đức Chúa Trời”( 5:2) không những nói đến vinh hiển tương lai khi Chúa trở lại, mà còn nói đến sự hồi phục hình ảnh của Đức Chúa Trời trong cuộc sống hiện tại (đã mất trong 3:23). Phaolô đang nói về một bãi chiến trường nội tâm ( Galati : Giữa xác thịt và Thánh Linh). Hãy nhớ cám dỗ chưa phải là tội, nhượng bộ cám dỗ mới là tội. Tuy nhiên, khi phạm tội, Cơ Đốc nhân vẫn còn một chỗ đứng trong ân điển Đức Chúa Trời (IGi1Ga 1:9).
- Vì thế, hãy vui mừng vì biết chắc Chúa sẽ làm thành chương trình Chúa đã dự định trong đời sống chúng ta, dù phải đối diện với hoạn nạn bên ngoài hay xung đột bên trong tấm lòng. Hãy giao mọi sự trong bàn tay tể trị của Chúa.
3. Bằng chứng về tình yêu của Đức Chúa Trời (5:6-11):
a. Bằng chứng của tình yêu: Phaolô đưa ra dẫn chứng về tình yêu của Đức Chúa Trời khi Ngài ban Đấng Christ:
- Đấng Christ đã theo kỳ hẹn, chịu chết vì chúng ta. Chết vì người nghĩa, người lành đã vô cùng hiếm hoi (c. 7). Nhưng ở đây, Đấng Christ sẵn sàng chịu chết vì những kẻ gian ác, tội lỗi, đang ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.
- Đang khi chúng ta còn yếu đuối (c. 6), còn là người có tội (c. 8). Đang khi con người vẫn miệt mài trong tội lỗi, hư hỏng, thất bại hoặc chống nghịch, Chúa Jesus đã chủ động tìm đến con người để cứu vớt bằng sự hy sinh, thế chỗ con người để chết.
b. Bảo đảm cho Cơ Đốc nhân: Bằng chứng quá khứ đủ để bảo đảm cho Cơ Đốc nhân, là người đã nhờ huyết Chúa Jesus để được xưng công bình, rằng trong hiện tại họ sẽ được cứu toàn vẹn nhờ sự sống của Con Đức Chúa Trời :
- Họ sẽ không còn ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (c. 9). Địa ngục là một thực tại kinh khiếp, nhưng chỉ cho những tội nhân không biết ăn năn mà thôi.
- Họ sẽ không còn thù nghịch mà nhờ sự giải hòa của Chúa Jesus, họ đang bước vào sự hòa thuận với Đức Chúa Trời để nhận sự sống và mối tương giao với Ngài để sống đời sống công chính, đắc thắng, bình an.
c. Bảo đảm trong Đức Chúa Trời : Câu 11 cho biết chúng ta sẽ khoe mình trong Đức Chúa Trời, hân hoan trong Đức Chúa Trời. Sự vui mừng của chúng ta không phải chỉ là hy vọng tương lai hoặc biết rằng hoạn nạn sẽ làm cho chúng ta tốt hơn. Chúng ta hân hoan trong chính Đức Chúa Trời và vui hưởng tương giao với Ngài. Chúng ta có thể tin cậy Ngài và dùng đức tin để chiến thắng cả xung đột nội tâm lẫn hoạn nạn bên ngoài. Đức Chúa Trời biết tất cả mọi khó khăn của chúng ta. Hãy cứ hân hoan trong sự bình an của Ngài.
d. Câu chìa khóa: “Nhờ Đức Chúa Jesus Christ”. Câu chìa khóa nầy được nhắc hai lần trong câu 1 và câu 11. Trong Chúa Jesus, chúng ta được hòa thuận cùng Đức Chúa Trời và được hân hoan trong chính Đức Chúa Trời và vui hưởng tương giao với Ngài, bất chấp mọi xung đột trong lẫn ngoài.
IV. CHIẾN THẮNG TỘI LỖI VÀ SỰ CHẾT (5:12-21)
- 5:12-21 là đoạn chuyển tiếp trong sự khai triển chủ đề “Sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ”: Phaolô đã trình bày sự xưng công chính bởi Đức Tin. Bây giờ ông bắt đầu về sự bày tỏ mới của Đức Chúa Trời trong Cơ Đốc nhân : Đó là sự thánh hóa mỗi ngày.
- Cần phân biệt “các tội”(sins) là những hành động phạm pháp, với “tội lỗi” là quyền lực hay nguyên tắc mạnh mẽ ngự trị tấm lòng con người.
- Từ “vì vậy” cho thấy sự liên hệ giữa phần ý tưởng đã trình bày với phần sẽ trình bày sau.
1. Đối chiếu hai mối liên hệ: 5:12-21 đối chiếu hai mối liên hệ của con người với Ađam và với Đấng Christ. Sự không vâng lời của Ađam gây ra sự hư hoại lớn cho nhân loại, vì Ađam hành động thay cho nhân loại ( “Ađam” có nghĩa là “nhân loại”). Mọi người cùng tham dự tội phạm của Ađam (5:12, 18-19). Vì thế, không phải mọi người là tội nhân vì họ phạm “các tội”, mà vì quyền năng của nguyên lý “tội lỗi” ở trong bản chất của họ (Eph Ep 2:3. Giop G 14:4. 15:14. Thi Tv 51:5).
- Phaolô nêu lên sự song song giữa Ađam và Đấng Christ. Trong ICo1Cr 15:45, ông gọi Đấng Christ là “Ađam sau hết”. Tuy nhiên không phải tất cả đều song song với nhau, vì sự hiệp nhất với Ađam là điều bắt buộc, không do lựa chọn, còn sự hiệp nhất với Đấng Christ là hiệp nhất có tiềm năng (potential) tùy thuộc vào Đức Tin con người.
2. Hai nguyên tắc: Sự hiệp nhất với Ađam dẫn đến nguyên tắc của tội lỗi, nhưng sự hiệp nhất với Đấng Christ dẫn đến nguyên tắc ân sủng (RoRm 5:15, 17, 20-21). Phaolô nhấn mạnh nguyên tắc ân sủng nhờ Chúa Jesus nhiều hơn hay là dư để giải quyết nguyên tắc tội lỗi do Ađam.
- Nguyên tắc “từ Đức Tin đến Đức Tin” cũng được áp dụng ở đây (5:17). Nghĩa là “các tội” đã được tha thứ nhờ hành động Đức Tin đầu tiên dẫn đến sự xưng công bình, thì thái độ Đức Tin liên tục nơi Chúa Jesus sẽ chiến thắng quyền lực của nguyên lý “tội lỗi”.

Nguyên tắc     Nguồn gốc    Bản chất    Hiệu quả        
TỘI LỖI     Do hiệp nhất
với Ađam    Bắt buộc
không chọn lựa    Nguyên lý “tội lỗi” sinh ra “các tội”        
ÂN SỦNG    Do hiệp nhất
với Đấng Christ    Tiềm năng
do Đức Tin     Chiến thắng tội lỗi do Đức Tin liên tục     
ĐỜI SỐNG MỚI ! ĐƯỢC GIẢI PHÓNG TỰ DO
Kinh Thánh: RoRm 6:1-7:25
Chúng ta có thể tóm tắt ba phần thần học của thơ Lamã bằng ba từ ngữ : Sự lên án, sự xưng công chính và sự thánh hóa.
1. Sự lên án (condemnation 1:18-3:20). Cả thế gian đều bị lên án. Từ người Do Thái có Kinh luật đến người ngoại bang sống theo mặc khải tổng quát đều bị lên án chết, vì mọi người đều đã phạm tội.
2. Sự xưng công chính (justification 3:21-5:21). Đức Chúa Trời đã cung cấp sự cứu rỗi cho chúng ta qua sự xưng công chính nhờ đức tin nơi Đức Chúa Jesus là Đấng đã cứu chuộc và giải hòa cho chúng ta.
3. Sự thánh hóa (sanctification 6:1-8:39).
Sự thánh hóa bao gồm sự cách biệt với tội lỗi và sự được giải phóng khỏi quyền lực của tội lỗi. Phúc Âm chính là phương tiện thánh hóa, khiến tội nhân thành thánh đồ.
Lamã đoạn 6-7 trình bày sự cung ứng và nhu cầu được thánh hóa. Lamã đoạn 8 sẽ trình bày cách Đức Thánh Linh hành động trong chúng ta để giúp chúng ta chiến thắng.
I. GIẢI THOÁT KHỎI TỘI LỖI (6:1-23 )
Cấu trúc Lamã đoạn 6 gồm hai phần:
a. Phần đầu tiên (6:1-10) cho thấy sự thánh hóa theo cái nhìn của Đức Chúa Trời : Đó là nên thánh địa vị : Ngài giải thoát, tiếp nhận và biệt riêng chúng ta cho Ngài.
b. Phần thứ hai (6:11-23) cho thấy sự thánh hóa theo cái nhìn của con người: Đây là nên thánh thực nghiệm: Có một kinh nghiệm khởi đầu và một tiến trình thánh hóa, khi mỗi ngày tận hiến cho Chúa nhiều hơn.

Sự THÁNH HÓA (Sanctification)           
Quan niệm của Đức Chúa Trời
RoRm 6:1-10    Quan niệm của con người
RoRm 6:11-23      
Nên thánh địa vị    Nên thánh thực nghiệm      
Ngay lập tức (Đức tin khởi đầu)    Theo tiến trình (Đức tin liên tục)      
Lý tưởng    Thực tế      
Trọn vẹn    Một phần     
1. Sự chết và sự sống lại (6:1-10):
a. Giải đáp sự xuyên tạc: Trong đoạn 5, Phaolô cho biết ân điển Đức Chúa Trời đủ để đối phó tội lỗi trong Cơ Đốc nhân, rằng tội lỗi gia tăng, ân sủng gia tăng nhiều hơn (5:20). Các Cơ Đốc nhân gốc DTG có thể xuyên tạc rằng Phaolô khuyến khích đời sống phóng túng (6:1).
- Phaolô trả lời rằng ân sủng sản xuất sự công chính. Ông dùng đoạn 6 nói rằng sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Jesus Christ đã giải thoát Cơ Đốc nhân khỏi tội lỗi và ban cho họ đời sống mới.
b. Câu chìa khóa: 6:2 là câu chìa khóa của đoạn 6 giải thích rằng Cơ Đốc nhân không tiếp tục sống trong tội lỗi vì họ đã chết đối với tội lỗi. 6:3 cho biết nhờ Báptem trong sự hiệp một với Chúa Jesus, chúng ta được Chúa kể như đã chết với Chúa Jesus trên thập tự giá, và sống lại với Ngài trong đời sống mới. Như thế, chúng ta đã chết đối với tội lỗi. Trong quan niệm của Đức Chúa Trời, chúng ta đạt được địa vị thánh đồ, dù trong thực tế, chúng ta vẫn đang chiến đấu với tội lỗi.
c. Tầm quan trọng của phép Báptem: Khó xác định khúc Kinh thánh nầy nói đến Báptem bằng nước hay kinh nghiệm Báptem thuộc linh.
- Tuy nhiên Báptem bằng nước là vâng theo mạng lệnh của Chúa Jesus, giống như lời tuyên thệ trung thành với Chúa, bày tỏ sự tuyên xưng Đức tin, rất hữu ích cho chúng ta về phương diện thuộc linh. Đó là lời chứng công khai rằng chúng ta đã chết với tội lỗi và bắt đầu đời sống mới trong Chúa Jesus (6:4). Phép Báptem là con dấu đóng trên giấy khai tử của chúng ta. Bản ngã cũ, tội lỗi, sự phản loạn đã bị đóng đinh với Chúa Jesus để loại bỏ luật pháp của tội lỗi. Nó là sự chôn đời sống cũ, và nhờ sự chết đó, chúng ta được giải phóng khỏi luật pháp của tội lỗi. Vì thế, chúng ta không thể và cũng không cần tiếp tục sống trong tội lỗi. Phaolô nhấn mạnh chânlý nầy khi ông nêu trường hợp của Chúa Jesus: Ngài không chết nữa (6:9) và hiện nay Ngài sống cho Đức Chúa Trời (6:10). Chúng ta cũng được bước vào kinh nghiệm đó với Ngài.
d. Nghi thức làm Báptem : Có nhiều hình thức làm Báptem như: Dìm xuống nước, rảy nước trên đầu, vẩy nước trên người. Dù với hình thức nào, phép Báptem cũng biểu tượng cho sự rửa sạch và phân cách với tội lỗi và tận hiến cho Đức Chúa Trời qua sự hiệp một với Chúa Jesus trong sự chết và sự sống lại của Ngài.
- Hội thánh Tin Lành Việt Nam dùng cách dìm xuống nước vì nó bày tỏ rõ ràng nhất về sự đồng chết, chôn và sống lại với Chúa Jesus.
2. Chiến thắng nhờ Đức tin (6:11-14):
Trong địa vị trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta đã chết đối với tội lỗi và được sống lại trong 1 đờisống mới chiến thắng tội lỗi nhưng, chúngta phải
a. Kể mình ( reckon): Từ nầy ra cùng một gốc với từ impute (kể cho 4:6). Đó là từ chìa khóa về hành động của Đức Chúa Trời kể một người là công chính, thì reckon (kể mình) là từ chìa khóa trong đời sống đức tin để chiến thắng tội lỗi của Cơ Đốc nhân. Chúng ta phải nắm lấy những điều Đức Chúa Trời đã ban cho mình (sự công chính, sự thánh hóa). Đức Chúa Trời "kể" chúng ta là công chính, chúng ta phải "kể mình" đã được thánh hóa.
b. Đức tin biến kiến thức thành hành động:
- Chú ý trong câu 11-12 rằng Đức tin đổi kiến thức ra hành động. Kiến thức chấp nhận chân lý trong 6:3-9 rằng chúng ta đã hiệp nhất với Chúa Jesus trong sự chết đối với tội lỗi và sống lại trong đời sống mới. Nhưng Đức tin áp dụng chân lý nầy vào đời sống vâng phục ý muốn Đức Chúa Trời. Chúng ta lấy đức tin tiếp nhận lời Đức Chúa Trời phán về sự thánh hóa của chúng ta.
- Từ "Vì vậy" trong câu 12 nhắc lại địa vị chúng ta trong Chúa Jesus là chết với tội lỗi và sống với Đức Chúa Trời. Từ "Vì vậy" cũng hướng chúng ta đến kết quả: Không để tội lỗi cai trị (Tiêu cực), và Đầu phục cái tôi cho Đức Chúa Trời để Ngài cai trị dẫn dắt (Tích cực).
c. Sứ mạng mới :
- 6:13 mô tả mặt tích cực của sự thánh hóa khi chúng ta đầu phục Đức Chúa Trời để làm đồ dùng về sự công bình. Chúng ta đã từng nộp chi thể mình cho tội lỗi, để làm đồ dùng về sự gian ác. Nay chúng ta đã chết đối với tội lỗi. Không có lý do gì chúng ta lại đi vào con đường chết đó nữa.
- 6:14 giải thích chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và luật pháp là nhờ địa vị chúng ta có trong ân sủng của Đức Chúa Trời. Ân sủng của Đức Chúa Trời đủ khiến chúng ta đắc thắng. Đây là kinh nghiệm của Phaolô trong GaGl 2:20: Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi. Nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.
3. Lựa chọn chủ mới (RoRm 6:15-23 ):
6:15 gần như tiếng vọng cho 6:1, giới thiệu một phần khác của câu giải đáp. 6:2-10 trả lời cho câu hỏi 6:1 bằng cách nêu lên địa vị chúng ta có trong Chúa Jesus. 6:11-14 bảo chúng ta phải kể mình đã có địa vị đó và áp dụng vào đời sống hằng ngày. 6:15-23 tiếp tục chỉ cho chúng ta sự thực hành sự thánh hóa tùy thuộc vào sự lựa chọn Chủ cho riêng mình.
a. Bốn tình trạng khiến người nô lệ không còn phải vâng phục chủ:
1. Chủ chết. 2. Người nô lệ chết. 3. Người nô lệ được bán cho người khác. 4. Người nô lệ được trả tự do.
b. Ông chủ cũ: Theo 6:17, trước kia, chúng ta là nô lệ cho tội lỗi, và tiền công nhận được chỉ là sự chết (6:17, 23). Tuy nhiên, nhờ sự hiệp nhất với Chúa Jesus, chúng ta đã chết về đời sống cũ, nên chúng ta không còn thuộc quyền ông chủ cũ. Hơn nữa Chúa Jesus đã chuộc chúng ta khỏi ách nô lệ cho tội lỗi và giải phóng chúng ta được tự do.
c. Nếp sống mới, tự do: Sự cứu chuộc trong Chúa Jesus không tự động biến chúng ta thành một Cơ Đốc nhân vâng lời. Chúa không ép buộc chúng ta phục vụ Ngài. Ngài muốn chúng ta tự nguyện vâng phục, nghĩa là, Ngài ban cho chúng ta một sự lựa chọn.
d. Hai sự lựa chọn: 6:16 đề cập đến hai sự lựa chọn chủ. Đó là lựa chọn vâng phục tội lỗi và lựa chọn vâng phục Đức Chúa Trời. Sự lựa chọn thể hiện bằng sự đầu phục và vâng lời.
- Kết quả của sự lựa chọn ông chủ tội lỗi là sự chết, kết quả của sự lựa chọn Chúa là sự công chính. 6:17 nhấn mạnh sự vâng lời Đức Chúa Trời sinh ra sự công chính. Tuy nhiên, nó phải đến từ tấm lòng thành thực, tình nguyện, và đức tin, dựa trên căn bản Phúc Âm.
- Nếu Cơ Đốc nhân lựa chọn ông chũ cũ thì kết quả sẽ tiếp tục là nô lệ, sỉ nhục và sự chết (6:16, 21, 23). Tuy nhiên nếu Cơ Đốc nhân lựa chọn Đức Chúa Trời để vâng phục Ngài thì kết quả (trái) sẽ là sự thánh khiết và sự sống đời đời (6:19, 22 ). Đây là kết quả tự nhiên của sự hiện diện của Đức Thánh Linh trong đời sống chúng ta (Như GaGl 5:22).
4. Hai tiến trình:
Bài học nhấn mạnh đến tiến trình thánh hóa của Cơ Đốc nhân. Chúng ta phải tiếp tục kể mình đã chết về tội lỗi và tình nguyện dâng hiến mình hoàn toàn cho Đức Chúa Trời để vâng phục Ngài.
a. Sự tương phản của hai tiến trình:
- RoRm 6:19 cho thấy sự tương phản của hai tiến trình: Tội nhân càng ngày càng đi tới chỗ xấu hơn. Nhưng Cơ Đốc nhân bắt đầu với địa vị đúng trước mặt Đức Chúa Trời và bước đi bằng đức tin thì kết quả càng ngày càng tốt hơn trong sự vui mừng và chiến thắng.
- Nếu chúng ta muốn có đời sống đúng, chúng ta phải bắt đầu ở địa vị đúng. Địa vị đó là: Được xưng công bình bởi đức tin. Người nào đứng trong địa vị sai trước mặt Đức Chúa Trời, sẽ đi tới chỗ sống sai lầm.
Địa vị: Đúng, Sai
Đời sống: Tốt, Xấu
Tốt hơn, Tệ hơn
- Câu 19 thúc giục chúng ta hầu việc Đức Chúa Trời hết lòng, cũng như trước đây đã từng sống cho chính mình. Bận rộn hầu việc Đức Chúa Trời là một phần bí quyết của sự tăng trưởng thuộc linh và của một đời sống Cơ Đốc nhân vui mừng và chiến thắng.
b. Cách Cơ Đốc nhân phải sống:
- RoRm 6:23 nguyên thủy viết cho các Cơ Đốc nhân. Nó tóm tắt cách Cơ Đốc nhân phải sống: Nó sửa sai ý tưởng cho rằng con người có thể tìm kiếm sự sống đời đời, vì sự sống đời đời chỉ là tặng phẩm của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus.
Tóm lại, Lamã đoạn 6 khẳng định quyền lực của tội lỗi đã bị bẻ gãy trong đời sống Cơ Đốc nhân. Họ đã chết về tội lỗi nhờ sự hiệp nhất với Chúa Jesus. Vì thế, họ "có thể" và "phải" nói "không" với tội lỗi. Nếu không, sự vâng phục tội lỗi sẽ đem lại ách nô lệ, sự sỉ nhục và sự chết.
II. GIẢI THOÁT KHỎI KINH LUẬT (7:1-13)
3:21-26 Phaolô chứng tỏ sự xưng công chính bởi Đức tin biệt lập khỏi Kinh luật. Bây giờ, ông chứng tỏ sự thánh hóa cũng biệt lập khỏi Kinh luật. Lamả đoạn 6 bàn về sự chết đối với tội lỗi, thì Lamã đoạn 7 nói về sự chết đối với Kinh luật.
- Bảy ý nghĩa của từ "luật pháp":
1. Kinh luật Môise: Luật đạo đức trong 10 điều răn.
2. Kinh luật Môise: Luật về đạo đức, hình sự và nghi lễ.
3. Kinh luật Môise: Ngũ kinh hay Kinh Tôra.
4. Toàn Kinh thánh Cựu Ước.
5. Một nguyên tắc.
6. Luật pháp của lương tâm.
7. Luật lệ do chính quyền ban hành.
Phaolô dùng từ luật pháp theo ý nghĩa 1 và 2.
1. Sự chết và hôn nhân mới (7:1-6): 7:1 là câu chìa khóa về mối quan hệ giữa Cơ Đốc nhân với Kinh luật. Phaolô khai triển chân lý nầy với minh họa về hôn nhân (Đừng diễn dịch sai Kinh thánh khi cố gắng tìm mọi chi tiết của minh họa). Điểm chính Phaolô muốn áp dụng từ minh họa hôn nhân là : Sự chết bãi bỏ ràng buộc trong hôn nhân.
- Hôn nhân đầu tiên là với Kinh luật (7:4a). Hôn nhân thứ nhì là với Đấng Christ (7:4b). Hôn nhân đầu tiên bị hủy bỏ vì Cơ Đốc nhân đã chết với Kinh luật nhờ hiệp nhất với Chúa Jesus (bởi thân thể Đấng Christ 7:4). Nhờ sống lại với Ngài, Cơ Đốc nhân bước vào hôn nhân mới với Đấng Sống lại.
- Kết quả của hôn nhân đầu tiên là sự chết (7:5). Vì sự cấm đoán và các điều răn đã khơi dậy bản tính phản loạn trong chúng ta, đưa chúng ta vào sự chết.
- Rõ ràng Kinh luật chỉ kết án tội nhân chứ không thể cứu tội nhân (7:7-8). Trong khi đó, hôn nhân thứ hai kết quả cho Đức Chúa Trời (7:4), từ đó sinh ra trái của sự công chính, hành động làm vui lòng và tôn vinh Đức Chúa Trời.
- 7:6 đối chiếu động lực bên ngoài xưa kia với động lực mới từ bên trong để phục vụ Đức Chúa Trời.
2. Nhiệm vụ của Kinh luật (7:7-13):
Như ở thơ Galati, Trong Lamã đoạn 7 Phaolô cho thấy Kinh luật không cứu được ai khỏi tội lỗi : Không thể xưng công chính, không ban quyền năng để sống đời sống mới. Vì đó không phải là mục đích của Kinh luật.
a. Mục đích của Kinh luật: Kinh luật có 4 mục đích :
1. Mặc khải: Mặc khải về Đức Chúa Trời, về bản tánh và ý chỉ Ngài.
2. Sức khỏe: Hướng dẫn vệ sinh, đạo đức, luật lệ hình sự để bảo vệ, bảo tồn nhân loại.
3. Thuyết phục: Tiêu chuẩn Kinh luật thuyết phục con người về tội lỗi và nhu cầu về sự cứu rỗi.
4. Hướng dẫn: Nêu các tiêu chuẩn phân biệt phải trái như một hướng dẫn thực tế cho cuộc sống hằng ngày.
b. Sự thành công của Kinh luật: Dù Kinh luật chỉ bày tỏ tội lỗi (7:7), làm khơi dậy ham muốn tội lỗi (7:7-8), khiến tội lỗi sống dậy (7:9), và làm tội lỗi gia tăng, trở nên cực ác (7:13), thì từ trong bản chất, Kinh luật vẫn là thánh, công bình và tốt lành (7:12). Kinh luật đã thành công khi cho con người thấy bản chất tội lỗi của mình và thấy nhu cầu cần sự giải cứu.
- Tuy nhiên, chúng ta phải quay về với Cứu Chúa để được giải cứu, vì Kinh luật chỉ giống như nhiệt kế, cho bệnh nhân biết mình sốt đến đâu nhưng không làm cho họ hết sốt được. Vì thế, Phaolô không phản đối Kinh luật, nhưng phản đối những người nhờ Kinh luật để được xưng công chính. Nếu nhờ Kinh luật để được cứu thì đời sống Cơ Đốc nhân chỉ là cuộc sống nặng nhọc của sự giữ các luật lệ.
III. TỰ CỐ GẮNG KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC TỰ DO (7:14-25)
1. Sự thất bại của sự tự cố gắng: Từ câu 7, Phaolô dùng đại danh từ "Tôi" để mô tả kinh nghiệm cá nhân. Ông cho biết tuyệt đối không thể nào theo đúng tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời về sự công chính bằng sự cố gắng cá nhân. Cơ Đốc nhân phải chết với Kinh luật để sống đời sống mới tự do trong Đấng Christ.
2. Sự xung đột thuộc linh: Phaolô mô tả sự xung đột bên trong của xác thịt và nguyên tắc tội lỗi. Đây là kinh nghiệm của mọi người: Thế giới tạm thời và thế giới thuộc linh đều có thật và chúng đang xung đột với nhau. Đây là cuộc chiến giữa xác thịt và Thánh Linh.
- Là con cháu Ađam, chúng ta sống trong thế giới tạm thời trong thân xác. Chúng ta thừa hưởng bản ngã tội lỗi phản loạn, chống Kinh luật của Chúa, tranh chiến với Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
- 7:21-23 cho biết luật của tội lỗi đã khiến Phaolô không làm được điều mình muốn làm. Vì thế, vấn đề không phải chỉ là biết những lời khuyên đúng, mà là phải được giải phóng khỏi tội lỗi. Phaolô đã nói lên chân lý nầy khi kêu lên: Ai sẽ cứu tôi ? Ai sẽ giải phóng tôi ?
- Trong 7:25, trước khi tóm tắt về hai luật pháp và sự bất lực của nổ lực cá nhân, Phaolô đã bật lên tiếng ca ngợi Đức Chúa Trời vì Đấng Christ là Đấng giải phóng ông.
Tóm lại, Phaolô muốn cho người Galati và Rôma thấy ba điều:
1. Cơ Đốc nhân được giải thoát khỏi Kinh luật và sự đòi hỏi của nó vì địa vị mới của họ trong Đấng Christ.
2. Tự cố gắng chỉ đưa đến thất bại và công việc của xác thịt.
3. Chiến thắng tội lỗi chỉ được thành tựu như trái Đức Thánh Linh.
3. Vài đề nghị thực tiển:
a. Đừng cố tách phân đoạn nầy ra khỏi thượng hạ văn: Hãy nhớ rằng không có gì ngoài sự chết đối với tội lỗi, và đời sống mới trong Đấng Christ có thể giúp đỡ chúng ta. Đừng xem sự thất bại nầy là kinh nghiệm thường tình của Cơ Đốc nhân. Nó chỉ là bối cảnh đen tối của sự nổ lực cá nhân để đưa đến bức tranh chiến thắng huy hoàng ở đoạn 8.
b. Hãy giúp đỡ những người đang tranh chiến với tội lỗi rằng: Khi tin nhận Chúa Jesus, chúng ta lập tức được xưng công chính và thánh hóa cùng một lúc, nhưng sự thánh hóa thực nghiệm diễn tiến từ từ. Phải khuyến khích nhau nhìn xem Chúa để được giải thoát và chiến thắng.
c. Hãy nhớ cái tôi là kẻ thù lớn nhất của sự thánh hóa. Nhờ cậy sức riêng chỉ dẫn đến thất bại, nhưng nhìn vào sự bất lực của mình cũng sẽ thất bại. Bí quyết chiến thắng là nhìn vào Chúa Jesus.
d. Hãy thành thật công nhận chúng ta bất toàn và hãy cám ơn Đức Chúa Trời vì sự cứu rỗi không tùy thuộc vào sự tốt đẹp của chúng ta. Đồng thời, hãy nhắm mục đích mà chạy, để đoạt giải thưởng về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus Christ chúng ta.
4. Tóm tắt các nguyên tắc sống đắc thắng trong Lamã đoạn 6,7
- 6:1-2 Nhận thức Chúa không muốn tôi tiếp tục phạm tội. Ngài muốn tôi phải thay đổi.
- 6:3-10 Hãy hiệp nhất với Đức Chúa Jesus trong sự chết và sống lại với Ngài. Ngài chết và sống lại để ban cho tôi đời sống mới.
- 6:11 Hãy kể chính mình đã chết về tội lỗi và sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus. Hãy luôn tự nhắc nhở mình về điều đó.
- 6:12-20 Hãy từ chối sự kiểm soát của tội lỗi. Hãy chống cự sự cám dỗ. Hãy nhận thức rằng mình không còn là nô lệ cho tội lỗi. Hãy bận rộn làm những việc đẹp lòng Đức Chúa Trời như một đầy tớ công chính.
- 6:21-23 Hãy nghĩ đến hậu quả của của hành động tội lỗi là sỉ nhục và sự chết, đối lại với kết quả sự hầu việc Chúa là thánh khiết và sự sống.
- 7:6 Tránh câu nệ luật pháp để trở thành kẻ tuân giữ luật lệ. Hãy hầu việc Đức Chúa Trời trong sự tươi mới của của đời sống.
- 7:21-25 Hãy ý thức rằng nổ lực cá nhân không thắng nỗi tội lỗi.
- 7:24 Hãy thừa nhận sự thất bại và kêu cầu Chúa ban chiến thắng.
ĐỜI SỐNG MỚI TRONG ĐỨC THÁNH LINH
Kinh Thánh: RoRm 8:1-39
- Bắt đầu từ đoạn 3, Phaolô đã mở dần Phúc Âm về sự ban cho của Đức Chúa Trời. Qua đức tin vào công cuộc cứu rỗi của Đấng Christ, tội nhân có thể bước vào trong ân sủng của Đức Chúa Trời.
- Trong Lamã đoạn 6-7 chúng ta thấy Cơ Đốc nhân được phân cách khỏi tội lỗi để tận hiến cho Đức Chúa Trời, hiệp nhất với Đấng Christ trong sự chết và sự sống lại với Ngài. Tuy nhiên, đời sống mới trong Đấng Christ không phải là tự động chiến thắng tội lỗi. Chúng ta không thể tự mình chiến thắng bằng sức riêng, chúng ta phải có quyền năng để sống đời sống mới.
- Công việc của Đức Thánh Linh theo thơ Lamã:
1:4 Thánh Linh của sự thánh khiết ( Thần Linh của thánh đức).
5:5 Thánh Linh để tình yêu của Đức Chúa Trời trong lòng chúng ta.
8:2 Thánh Linh giải thoát chúng ta khỏi luật của tội lỗi và sự chết.
8:4-5 Thánh Linh giúp ta suy nghĩ đúng, dạy ta giá trị đạo đức.
8:9 Thánh Linh sống trong những người thuộc Chúa Jesus.
8:11 Thánh Linh làm sống lại thân thể hay chết của chúng ta.
8:14 Thánh Linh dẫn dắt con cái Đức Chúa Trời.
8:15 Thánh Linh giúp chúng ta nói chuyện với Đức Chúa Trời là Cha.
8:16 Thánh Linh cho ta biết mình là con cái Đức Chúa Trời.
8:26 Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta,cầu thay cho chúng ta.
8:27 Thánh Linh cầu thay cho chúng ta theo ý muốn Đức Chúa Trời.
9:1 Thánh Linh nói chuyện với chúng ta qua lương tâm.
14:17 Thánh Linh ban sự công chính, bình an, vui mừng.
15:13 Quyền phép Đức Thánh Linh khiến chúng ta trông cậy.
15:16 Thánh Linh khiến chúng ta nên thánh.
15:18-19 Thánh Linh khiến các dân vâng phục Đấng Christ.
I. CHIẾN THẮNG TRONG THÁNH LINH CỦA SỰ SỐNG (RoRm 8:1-13)
Lamã đoạn 8 được gọi là thượng đỉnh ánh sáng của giáo lý Cơ Đốc. Đọc thường xuyên khiến chúng ta vui mừng chiến thắng tội lỗi và hiệp một với Chúa với lòng tin quyết. Ở đây chỉ cho chúng ta bí quyết chiến thắng tội lỗi. Đó là đời sống trong Đức Thánh Linh.
- Trong phần một (1:1-18; 3:20) nói nhiều đến Đức Chúa Cha.
- Trong phần hai (3:21-5:21) nói nhiều đến Đức Chúa Con.
- Trong phần ba (6:1-8:39) nói nhiều đến Đức Thánh Linh.
Tuy nhiên, không nên nghĩ là Ba Ngôi hành động riêng rẽ. Cả ba Thân Vị cùng hiệp tác trong sự cứu rỗi, nhưng mỗi Thân Vị thực hành một phần riêng biệt của công việc.
1. Chiến thắng tội lỗi và sự chết:
- Không còn đoán phạt: "Cho nên, hiện nay chẳng còn sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jesus Christ". Không còn mặc cảm vì sự đoán phạt đã được hủy bỏ. Chúng ta được tự do khỏi sự lên án, đoán xét, được tự do khỏi tội lỗi, luật pháp và sự chết.
- Chủ đề của 8:1 được khai triển từng bước suốt cả đoạn, các ý tưởng được nối kết nhau bằng những từ : vì, bởi vì, nhưng, và...
- Từ "cho nên"trong 8:1: Đem chúng ta trở lại 1:17 "Người công chính sống bởi đức tin". Nó cũng đưa chúng ta trở lại đoạn 7 để quay khỏi sự thất bại của sự tự cố gắng sống đời sống mới, để hướng đến tiếp nhận chiến thắng trong Đức Chúa Jesus Christ (7:24-25).
- "Ở trong Đức Chúa Jesus Christ": Là điều kiện để chúng ta tiếp nhận sự chiến thắng. 8:2 giải thích chúng ta chiến thắng luật pháp của tội lỗi và sự chết là nhờ luật pháp của Thánh Linh sự sống trong Đức Chúa Jesus.
Chiến thắng tội lỗi và sự chết:
- Ba Ngôi dự phần: 8:1-4 cho biết cả Ba Ngôi đều dự phần trong việc ban cho chúng ta một đời sống mới, tự do khỏi mọi sự lên án.
- Luật pháp Thánh Linh sự sống : 8:2-3 đề cập đến ba loại luật pháp. Đó là luật pháp của tội lỗi và sự chết, luật pháp Thánh Linh sự sống, và luật pháp Môise. Chính luật pháp Thánh Linh sự sống đã sinh ra đời sống công chính, vì quyền năng Thánh Linh hành động trong chúng ta.
- Chúa Jesus lấy xác thịt "giống như xác thịt tội lỗi chúng ta" 8:3: Chúa Jesus đã đến trong xác thịt "giống" như chúng ta, nhưng Ngài không phạm tội, để Ngài có thể làm một của lễ chuộc tội cho chúng ta. Lẽ thật nầy đánh đổ hai thái cực sai lầm của Docetism, một hình thức của Gnosticism (Chúa Jesus không có thân xác như con người), và của Chứng nhân Giêhôva (Chúa Jesus chỉ là con người).
- Chúa Jesus đã chiến thắng tội lỗi. Ngài lên án tội lỗi trong xác thịt, bẻ gãy quyền lực của nó và ban cho những người chia xẻ sự sống với Ngài, cũng chia xẻ sự chiến thắng của Ngài. Vì thế, chỉ dựa vào sự hy sinh và sự chiến thắng của Đức Chúa Jesus mà chúng ta mới chiến thắng tội lỗi và sự chết.
2. Chiến thắng xác thịt (RoRm 8:4-9):
- Cuộc chiến mỗi ngày: Dù đứng trong ân sủng của Đức Chúa Trời, chia xẻ sự chiến thắng của Đức Chúa Jesus, Cơ Đốc nhân vẫn bị vây quanh bằng cuộc chiến thử thách và tranh đấu mỗi ngày chống lại tội lỗi. Kết quả cuộc chiến tùy thuộc họ có tiếp nhận sự chiến thắng Chúa ban hay không (ai thử chiến đấu bằng sức riêng sẽ thất bại 7:21-24).
- Làm theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh: Cơ Đốc nhân đã được tha thứ và giải thoát khỏi quyền lực của tội lỗi và Đức Thánh Linh đang sẵn sàng hướng dẫn người ấy sống chiến thắng. Nan đề ở đây là người ấy có bằng lòng làm theo sự hướng dẫn của Thánh Linh hay không.
- Một quyết định dứt khoát: Muốn vui hưởng một đời sống chiến thắng, Cơ Đốc nhân phải quyết định dứt khoát không noi theo xác thịt mà phải noi theo Thánh Linh (8:4. 6:13). "Xác thịt" ở đây là bản ngã thấp kém, chứ không phải là thân xác. Đó là bản chất ích kỷ, chỉ muốn làm theo ý mình.
- Một sự thật phước hạnh: Cơ Đốc nhân sẽ không sống theo xác thịt, nhưng sống trong Thánh Linh (8:8-9). Khi có Thánh Linh trong lòng, Cơ Đốc nhân không còn sống theo xác thịt, nhưng sống theo Thánh Linh, nghĩa là người ấy không còn ở dưới sự kiểm soát của chính mình hay của tội lỗi. Sự hiện diện của Thánh Linh là tiềm năng lớn lao để chiến thắng. Trái lại, ai không có Thánh Linh của Đấng Christ thì không thuộc về Ngài.
- So sánh tâm trí xác thịt và tâm trí thiêng liêng:

Lamã    Tâm trí xác thịt     Tâm trí thiêng liêng        
8:5    Chăm những sự xác thịt     Chăm về Thánh Linh        
8:6    Sinh ra sự chết    Sinh ra sự sống, bình an      
8:7    Nghịch với Đức Chúa Trời     Hòa thuận với Chúa      
8:7    Không phục và không thể phục luật pháp Chúa    Phục theo luật pháp Đức Chúa Trời        
8:8    Không đẹp lòng Chúa    Đẹp lòng Chúa      
8:9    Sống theo xác thịt     Sống theo Thánh Linh      

3. Đời sống phục sinh (8:10-13):
- Ba sự tự do: Qua đời sống trong Thánh Linh, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ba sự tự do. Đó là tự do khỏi tội lỗi, tự do khỏi luật pháp và tự do khỏi sự chết.
- Chết nhưng được sống lại: 8:10-11 cho biết chúng ta sẽ chết vì thân thể phục dưới sự chết, nhưng Thánh Linh sự sống trong chúng ta sẽ làm chúng ta sống lại. Thân thể chết nhơn cớ tội lỗi, nhưng thần linh sống nhơn sự xưng công chính (8:10). Tuy nhiên, phải nhờ Thánh Linh làm chết các việc của thân thể thì thần linh chúng ta mới được sống thật, sống tự do, sống chiến thắng (8:13). Tóm lại, sự chiến thắng xác thịt đến từ Đức Thánh Linh là vấn đề sống chết của Cơ Đốc nhân.
II. THẦN TRÍ CỦA SỰ LÀM CON NUÔI (8:14-27)
1. Sự hướng dẫn và bảo đảm (8:14-16): Đức Thánh Linh dẫn dắt con cái Đức Chúa Trời (8:14), giúp chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời là Cha (8:15), và làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời (8:16).
- Đức Thánh Linh bắt đầu hướng dẫn : Ngài cáo trách tội nhân ăn năn, hướng dẫn họ đến với Chúa Jesus, ban đức tin và ban quyền năng tái sanh, khiến họ trở nên con cái Đức Chúa Trời.
- Đức Thánh Linh tiếp tục hướng dẫn : Chúng ta phải mỗi ngày bước đi trong Thánh Linh. Đây là một kinh nghiệm tiếp diễn, lập đi lập lại. Đây là bản chất tiếp diễn của sự thánh hóa.
- Đức Thánh Linh giáng lâm như một kinh nghiệm lịch sử trong ngày lễ Ngũ tuần. Sau đó, Ngài đầy dẫy và sử dụng từng tín hữu ra đi công bố Phúc Âm cho mọi dân tộc.
- Đức Thánh Linh kiểm soát: Phaolô dùng các từ "bước đi trong Thánh Linh", "trái Thánh Linh", "dẫn dắt bởi Thánh Linh" để nói lên sự kiểm soát của Thánh Linh trong các thói quen của đời sống Cơ Đốc nhân.
- Thực trạng: Mỗi Cơ Đốc nhân thật đều có Thánh Linh (8:9). Nhưng không phải ai cũng để Đức Thánh Linh dẫn dắt họ. Nhiều người đã không bước đi theo Thánh Linh. Vì thế, trái Thánh Linh thật hiếm hoi trong đời sống họ. Vì thế, cần xét xem bạn đứng yên, đi lui hay tiến tới trong đời sống thuộc linh ?
2. Đức Thánh Linh bảo đảm (8:15-16): Hãy học thuộc hai câu nầy, để nó luôn là một sự khuyến khích cho bạn.
- Thần trí tôi mọi: Đời sống tự khép mình vào giáo điều, luôn sống trong sự sợ hãi hình phạt là thần trí tôi mọi. Trước khi tin Chúa, nhiều người sợ hãi nên làm nô lệ cho hình tượng, kinh luật...
- Thần trí của sự làm con nuôi: Thánh Linh khiến chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời. Ngài tái sanh chúng ta, khiến chúng ta bắt đầu một đời sống mới của con cái Đức Chúa Trời (GiGa 3:3-8. IICo 2Cr 5:17). Ở đây, Phaolô nhấn mạnh đến mối quan hệ chứ không phải sự thay đổi: Một thủ tục pháp lý đã xảy ra trên thiên đàng: Đức Chúa Trời nhận chúng ta làm con cái Ngài.. Aba: Aba là một từ cổ, có nghĩa là cha. Trong thời Phaolô, đây là từ các trẻ em Do Thái gọi cha của chúng. Tuy nhiên, từ đó không được dùng để gọi Đức Chúa Trời. Chúa Jesus là Đấng đầu tiên dạy môn đồ Ngài gọi Đức Chúa Trời là Cha.
THẦN TRÍ CỦA CƠ ĐỐC NHÂN
- Thần trí hay linh: Phaolô dùng từ nầy trong nhiều cách: 1. Tâm linh con người, là phần bất tử của con người, đặc biệt là lương tâm. 2. Bản chất cao hơn trong Cơ Đốc nhân đối chiếu với bản ngã xác thịt. 3. Tính khí cá nhân hay thái độ. 4. Thánh Linh của Đức Chúa Trời. 5. Một linh tốt (thiên sứ) hoặc xấu (ma quỷ).
- Thánh Linh không phải là nhà độc tài bắt chúng ta làm nô lệ, khiến chúng ta sợ hãi. Nhưng Ngài bảo đảm chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, khiến chúng ta vui mừng, tự do trong thái độ và tình trạng tâm linh khi biết chúng ta là con cái Đức Chúa Trời (8:16).
- 8:15-16 tương đồng với GaGl 4:6-7 nhấn mạnh chúng ta không còn là nô lệ mà đã là con cái.

K. T    Thần Trí của Cơ Đốc nhân            
RoRm 8:15    Không là nô lệ     Nhưng là con cái      
ICo1Cr 2:12    Không thuộc về thế gian    Nhưng thuộc về Chúa      
IITi 2Tm 1:7    Không sợ hãi, nhút nhát    Nhưng mạnh mẽ, tình yêu..      

3. Chịu đau khổ và vinh quang (8:17-18):
- Quyền thừa kế: Là con cái Đức Chúa Trời, chúng ta được kế tự Đức Chúa Trời và đồng kế tự với Đấng Christ. Chúng ta sẽ có một thân thể vinh hiển, một niềm vui thánh khiết, một chỗ ở phước hạnh trên thiên đàng đời đời, không có bóng dáng tội lỗi, đau khổ....
- Điều kiện: Vì đồng thừa kế với Đấng Christ, chúng ta sẽ cùng làm việc với Ngài. Đó là sẽ chịu đau đớn với Ngài để cùng được vinh hiển với Ngài. Satan đã đưa Chúa Jesus vào cám dỗ và khổ nạn, nó cũng sẽ làm như thế cho con cái Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chịu khổ vì cớ Chúa sẽ đưa chúng ta vào phước hạnh lớn hơn ở thiên đàng (Mat Mt 5:11-12).
- Thái độ khi chịu đau đớn: Theo 5:10-12. IICo 2Cr 4:17. Cong Cv 5:40-42, chúng ta đừng phàn nàn vì sao mình phải chịu đau đớn, mà hãy vui mừng khi chịu khổ vì cớ Chúa, vì đó là vinh dự Chúa ban cho kẻ chịu khổ với Chúa để được chia xẻ vinh quang với Ngài.
4. Sự cứu chuộc thân thể (8:19-25):
- Muôn vật quằn quại: Khi Ađam phản loạn chống Đức Chúa Trời, tội lỗi của ông không chỉ ảnh hưởng trên chính ông và dòng dõi, mà còn ảnh hưởng trên cả trái đất, trên muôn vật.
- Muôn vật trông chờ: Phaolô cho biết muôn vật đang trông chờ sự bày tỏ của con cái Đức Chúa Trời (8:19). 8:23 giải thích đó là sự trông chờ được làm con nuôi của con cái Đức Chúa Trời.
- Khởi đầu và kết thúc: 8:15 cho chúng ta trái đầu tiên của Đức Thánh Linh là trạng thái khởi đầu của người tín hữu vào gia đình Đức Chúa Trời, khiến người ấy nhận thần trí của sự làm con nuôi. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta sống trong một thế gian phản loạn với Đức Chúa Trời, nên phải nhận chịu hậu quả của sự phản loạn ấy. Nhưng 8:23 cho thấy sự hoàn tất của sự làm con nuôi, đem sự sống lại của thân thể (sự cứu chuộc thân thể).
- Muôn vật hiện làm nô lệ cho sự hư nát (8:21), nhưng chúng sẽ dự phần tự do vinh hiển với con cái Đức Chúa Trời.
Sự cứu chuộc cho muôn vật trên đất

Nan đề    KT    Giải pháp      
Đồng vắng, Sa mạc    EsIs 5:1    Đất đai sanh sản, trổ hoa      
Mù, tàn tật    35:5-6    Chữa lành hoàn toàn      
Thiếu nước    EsIs 35:6-7    Nước dư dật,suối nơi sa mạc      
Đường sá nguy hiểm    35:8-9    Đường sá an toàn      
Thú ăn thịt, vật có hại    65:25    Thiên nhiên thay đổi      
Nước mắt,đau khổ, chết    KhKh 21:4    Không còn nữa. Đổi mới     

Nhận biết điều nầy, chúng ta sẽ sẵn sàng chờ đợi với sự kiên nhẫn.
5. Giúp đỡ trong sự cầu nguyện (RoRm 8:26-27):
- Nan đề đặt ra: Giữa những sự đau buồn, đau khổ với sự quặn thắt của muôn vật, đôi lúc chúng ta bị cám dỗ nghĩ rằng Chúa bỏ rơi mình. Vì thế chúng ta cần Thánh Linh giúp chúng ta cầu nguyện để nước Cha được đến, ý Cha được nên ở đất cũng như ý Cha đã được nên ở trên trời.
- Lý do cần Đức Thánh Linh giúp đỡ trong sự cầu nguyện (8:26): Vì chúng ta yếu đuối và vì chúng ta không biết phải cầu xin điều gì.
- Sự thở than không thể nói ra được ở đây tương ứng với sự cầu nguyện bằng tiếng lạ trong Thánh Linh ở ICo1Cr 4:2, 14, 15 vì chúng ta không biết phải cầu xin điều gì đẹp ý Đức Chúa Trời ???
III. SỰ TOÀN HẢO CỦA SỰ CỨU CHUỘC (RoRm 8:28-39)
1. Phạm vi chương trình của Chúa Cha (8:28-30): Sự cứu chuộc khởi đầu từ cõi đời đời trong quá khứ, sẽ hoàn tất trong cõi đời đời trong tương lai.
- Mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời: Câu nầy đem chúng ta trở lại 8:17-18 rằng chịu khổ với Chúa dẫn đến vinh hiển với Ngài. Nó đưa chúng ta vào lời cầu nguyện không thể nói ra được (8:26).
- Ghếtsêmanê của mỗi người: Chúng ta có thể cầu nguyện "Không theo ý con mà theo ý Cha" nhờ 8:28 cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời có một chương trình toàn vẹn cho chúng ta và Ngài sẽ khiến mọi sự hiệp lại để hoàn tất chương trình đó. Điều nầy đưa chúng ta vào câu 29 với nhận thức rằng Đức Chúa Trời dùng nan đề và đau khổ để uốn nắn chúng ta theo hình ảnh của Con Ngài, chuẩn bị chúng ta cho sự vinh hiển (HeDt 2:9-11).
- Phục hồi hình ảnh của Đức Chúa Trời trong chúng ta: Theo RoRm 8:29, SaSt 1:26-27, IICo 2Cr 3:18, sự cứu chuộc chúng ta gồm cả sự phục hồi hình ảnh của Đức Chúa Trời trong chúng ta, hay tái tạo chúng ta giống như Ngài. Tuy nhiên, điều nầy phải diễn tiến từ từ.
- Tiến trình vinh hiển của chúng ta (RoRm 8:29-30): Trước tiên là sự biết trước (foreknowledge), kế đến là định sẵn (foreordination), sau đó là sự kêu gọi (calling), tiếp tục là sự xưng công chính (justification), cuối cùng là sự làm vinh hiển (glorification). Sự thánh hóa là một phần trong sự làm cho vinh hiển.
Sự toàn hảo của sự cứu rỗi (8:29-30)
- Quá khứ: Sự Biết trước - Sự Định trước
- Hiện tại: Sự kêu gọi - Sự xưng công chính
- Tương lai: Sự thánh hóa - Sự làm vinh hiển
2. Sự an ninh trong tình yêu của Cha (8:31-39):
- Tiếng kêu đắc thắng: Để trả lời câu hỏi chúng ta sẽ chiến thắng xác thịt không, có bị lên án không ?... Phaolô kêu lên: Nếu Đức Chúa Trời ở với chúng ta, thì ai có thể chống chúng ta được ? Dù chúng ta đang bị chống đối (8:35-36), nhưng không ai có thể địch lại với Đấng đang bênh vực chúng ta. Những hình thức chống đối có thể rất khốc liệt. Chúng bao gồm: Hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo, nghĩa là ngay cả sự chết.
- Năm lời tuyên bố về Đức Chúa Trời (8:31-33):
a. Ngài ở với chúng ta
b. Ngài không tiếc Con Ngài với chúng ta.
c. Ngài ban Con Ngài cho chúng ta.
d. Ngài sẽ ban mọi sự cho chúng ta trong Đấng Christ.
e. Ngài xưng công bình chúng ta.
- Ba Ngôi Đức Chúa Trời ở với chúng ta: Đức Thánh Linh giúp đỡ chúng ta (8:26-27), Đức Chúa Cha xưng công bình chúng ta (8:33), Đức Chúa Jesus đã chết và sống lại vì chúng ta, hiện đang cầu thay cho chúng ta (8:34). Cơ Đốc nhân thật được phước vì Ba Ngôi Đức Chúa Trời đang ở bên cạnh để giúp họ vượt qua mọi chống đối và xung đột.
- Tình yêu của Cha (8:35-39): Ba lần Phaolô đề cập đến tình yêu của Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con với chúng ta (8:35 sự yêu thương của Đấng Christ,37 nhờ Đấng Yêu thương mình mà thắng hơn bội phần,39 sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jesus Christ, là Chúa chúng ta ).
Tình yêu thiên thượng nầy có đầy quyền năng đến nỗi không cho phép bất cứ lực lượng hay quyền lực nào trong vũ trụ nầy phân cách Cơ Đốc nhân khỏi Đức Chúa Trời.
Dĩ nhiên, điều nầy không làm cho chúng ta khỏi có trách nhiệm trung tín với Chúa của mình. Nhưng nó nhấn mạnh rằng dù sự chống đối lên đến tột đỉnh mà chính Cơ Đốc nhân không thể chịu nổi, thì tình yêu của Đức Chúa Trời sẽ giúp họ chiến thắng.
PHÚC ÂM CHO NGƯỜI DO THÁI VÀ NGƯỜI NGOẠI QUỐC
Kinh Thánh: RoRm 9:1-11:36
I. TỔNG QUAN
1. Giá trị của Lamã 9-11: Có người cho rằng đây là một vấn đề bên cạnh sự tranh luận chính của Phaolô, người khác lại xem đây là phần quan trọng trong chủ đề tranh luận về sự xưng công chính bởi đức tin.
- Có người xem đây cũng là phần thần học, nhưng chúng ta xem đây là phần áp dụng thực tế của giáo lý xưng công chính bởi đức tin. Phần áp dụng thực tế gồm ba phần: Cho người Do Thái và Ngoại quốc (9-11), cho Cơ Đốc nhân (12-13), cho Hội thánh (14-16).
2. Bốn lý do Phaolô viết Lamã 9-11:
a. Cá nhân: Quan tâm đến định mệnh thuộc linh của Ysơraên:
Dầu là sứ đồ cho dân ngoại, Phaolô rất nặng lòng với dân tộc ông, mong họ hưởng quyền lợi Phúc Âm
b. Giáo lý: Sự công bình của Đức Chúa Trời khi đối xử với dân Ysơraên: Chúa không từ bỏ dân sự và giao ước.
c. Thực tế: Nan đề chủng tộc giữa tín hữu Do Thái và ngoại bang: Không có kỳ thị mà phải kính trọng nhau.
d. Thực tế: Trách nhiệm truyền giáo: Phải đem sự cứu rỗi bởi đức tin đến với cả người Do Thái lẫn ngoại bang.
3. Dàn bài tổng quát của thơ Lamã:
Thơ Rô-ma:
- Phần Thần học (Giáo lý) 1-8
1. Sự lên án ( Lamã 1-3)
2. Sự xưng công chính (4-6)
3. Sự thánh hóa (7-8)
- Phần Ap Dụng 9-16
1. Do Thái và Ngoại bang (9-11)
2. Cho Cơ Đốc nhân (12-13)
3. Cho Hội thánh (14-16)
II. TUYỂN DÂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (RoRm 9:1-29)
Kinh Thánh: 9:1-5
1. Sự quan tâm về Ysơraên của Phaolô (9:1-5):
a. Nỗi buồn của Phaolô: Sự cứu rỗi đến từ Đấng Mếtsia của dân Do Thái. Nhưng đa số người Do Thái chối bỏ Ngài để cậy Kinh luật, nên bị lên án chết mà không còn cách nào khác để họ được cứu.
b. Tâm tình Phaolô (9:3): Ông yêu mến dân tộc mình đến nỗi sẵn sàng, nếu có thể được, từ bỏ sự cứu rỗi của mình để họ được cứu. Điều nầy tương tự với lời cầu xin của Môise vì cớ dân sự trong XuXh 32:32 "Xin xóa tên tôi khỏi sách Ngài đã chép đi"(sách sự sống KhKh 3:5). Dĩ nhiên, cả Môise lẫn Phaolô đều không thể cứu dân sự nhờ sự hy sinh của mình. Duy chỉ một mình Chúa Jesus mới làm được điều đó (GaGl 3:13, IICo 2Cr 5:21, GiGa 3:16).
- Chúng ta đang có tâm tình nào đối với đồng bào, bà con, bạn hữu... chưa được cứu của mình ?
- Động lực của chức vụ Phaolô (IICo 2Cr 5:14-16): Chính là tình yêu của Đấng Christ. Tình yêu đó đã cho Phaolô có cái nhìn khác về chính mình (c. 15) và người khác (c. 16). Cầu xin Đức Thánh Linh đổ tình yêu của Đức Chúa Trời vào lòng chúng ta (RoRm 5:5) để chúng ta mang gánh nặng về những người chưa được cứu để cầu nguyện và tận dụng mọi cơ hội để nói về Chúa cho họ.
c. Phước hạnh của dân Ysơraên (9:4-5): Phaolô liệt kê một số những đặc quyền của dân Ysơraên, như danh phận làm con, sự vinh hiển, lời giao ước, luật pháp, sự thờ phượng, lời hứa... Nhưng phước hạnh lớn nhất là Đấng Christ ra từ dân Ysơraên. Những phước hạnh nầy làm cho sự vô tín của dân Do Thái trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn.
- Hãy cầu nguyện cho dân Ysơraên: Càng suy gẫm về những phước hạnh người Do Thái có được, nay đã chuyển cho chúng ta, là con cái đức tin của Ápraham, chúng ta càng cám ơn Chúa thì cũng càng nên cầu nguyện Chúa ban một cơn phục hưng thuộc linh cho dân Ysơraên.
2. Được chọn trong sự thương xót của Đức Chúa Trời (9:6-22):
a. Mục đích Chúa chọn Apraham và dòng dõi ông: Tham khảo SaSt 12:1-3, 18:17-19 và RoRm 9:4-6, chúng ta sẽ thấy mục đích đó là để được làm dân Chúa và trở nên nguồn phước cho mọi dân tộc.
- Hai mục đích đó không hề thất bại: Dù không qua quốc gia Ysơraên, nhưng qua "dân sót" tức là một nhóm nhỏ người Do Thái trung tín hầu việc Đức Chúa Trời (9:8 gọi dân sót đó là con cái lời hứa). Lời hứa của Đức Chúa Trời vẫn được thực hiện cho tất cả những ai có đức tin. Dân Ysơraên thật gồm mọi người tin, cả dân sót của Ysơraên lẫn mọi người có đức tin nơi Đấng Christ.
b. Giacốp Êsau, minh họa về sự tiền định (9:6-13): Đức Chúa Trời biết Êsau và Giacốp trước khi họ được sinh ra, và biết họ sẽ như thế nào. Ngài lựa chọn người thích hợp nhất cho mục đích của Ngài. Đây là một minh họa về sự tiền định dựa vào sự biết trước.
c. Sự công bình của Đức Chúa Trời trong sự tiền định (9:14-18): Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa, Đấng Tể trị vũ trụ. Ngài có toàn quyền làm theo ý muốn Ngài cho mọi tạo vật. Ngài có tự do để chọn bất cứ ai Ngài muốn và ý muốn Ngài là tốt nhất.
- Vấn đề Pharaôn (9:17): Đức Chúa Trời không làm cho Pharaôn cứng lòng để rồi hình phạt ông. Ngài không phải là tác giả của điều gian ác. Ngài chỉ sử dụng sự cứng lòng của Pharaôn để Ngài bày tỏ quyền năng và tình yêu của Ngài đối với dân Ysơraên (Gios Gs 2:10). Qua đó, đức tin của họ được thêm mạnh mẽ. Ngay cả các nước lân cận cũng bị thuyết phục về quyền năng của Đức Chúa Trời (2:10).
d. Chủ đề của Lamã RoRm 9:14-24: Chủ đề của đoạn nầy là thương xót, không phải lên án. Đây là từ được nhắc đến nhiều nhất. Phaolô thảo luận sự lựa chọn thiên thượng cho con người thấy sự thương xót của Ngài một cách đầy đủ nhất. Bất cứ ai đã biết Đức Chúa Trời và hiểu Ngài là Đấng Toàn hảo đều không cần lo lắng vì Ngài là công bình và đầy thương xót và mọi điều Ngài làm đều đúng.
e. Quyền tể trị của Đức Chúa Trời (19-22): "Bình"nói đến sự sử dụng. Chúa toàn quyền sử dụng chúng ta theo ý muốn tốt lành của Ngài, tùy theo lòng thương xót của Ngài. Tuy nhiên chúng ta phải giữ mình thánh sạch để được dùng vào việc có ích cho Chủ (IITi 2Tm 2:21).
3. Được chọn từ người Do Thái và Ngoại bang (9:22-29)
a. Mục đích của sự lựa chọn: Phaolô dùng hình ảnh cái bình để chỉ về sự phục vụ. Tuy nhiên, bình còn hàm ý sự đổ đầy. Đức Chúa Trời muốn làm đầy chúng ta với vinh quang của sự hiện diện của Ngài trong hiện tại, cũng như khiến chúng ta chia xẻ vinh quang với Chúa Jesus trong tương lai.
b. Sự bất xứng của người được chọn: Phaolô dùng đời sống và sứ điệp của tiên tri Ôsê để nói lên sự thương xót của Đức Chúa Trời cho cả người Do Thái lẫn người ngoại bang.
c. Sự bất xứng của người ngoại bang: Sứ điệp Ôsê là một mặc khải tuyệt vời về tình yêu, sự kiên nhẫn và sự thương xót của Đức Chúa Trời đối với một dân Ysơraên không vâng lời: Đức Chúa Trời so sánh dân Ysơraên với người vợ ngoại tình của Ôsê. Vợ Ôsê sanh hai đứa con không phải là con của Ôsê ?, được đặt tên là "Lô Ruhama"(không được ưa chuộng) và "Lô Ammi"(Không phải dân Ta). Tuy nhiên Chúa cho biết, có một ngày, chữ "Không" sẽ được cất khỏi tên chúng nó. Theo Phaolô, đây là lời hứa về sự thương xót của Đức Chúa Trời cho dân ngoại bang (9:26).
d. Sự bất xứng của người Do Thái : Trong 9:27-28, Phaolô trưng dẫn EsIs 10:22-23 nói về sự đoán xét của Đức Chúa Trời đến với toàn thế giới và chỉ có một ít người Do Thái được cứu.
- Trong RoRm 9:29, Phaolô trích dẫn EsIs 1:9 để nhấn mạnh rằng Ysơraên đầy tội lỗi, giống như Sôđôm và Gômôrơ đáng bị hủy diệt hoàn toàn. Nhưng vì Đức Chúa Trời thương xót nên đã cứu một số dân sót lại.
- Sự cứu rỗi dân sót lại là bằng chứng sự thương xót của Đức Chúa Trời cũng như sự thành tín của Ngài đối với giao ước của Ngài với Ysơraên, qua đó bảo đảm rằng Ngài sẽ phục hồi cả quốc gia Ysơraên.
- Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự thương xót. Chủ đề thương xót được đan vào cuộc tranh luận từ câu 14-29, nhấn mạnh rằng không bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời thì không ai có thể được cứu.
- Như thế, sự thương xót của Đức Chúa Trời đã đổ trên cả người Do Thái lẫn người Ngoại bang.
III. SỰ CỨU RỖI CHỈ BỞI ĐỨC TIN (9:30-10:21)
1. Sự vô tín bi thảm của Ysơraên (9:30-10:4)
a. Nan đề căn bản của Ysơraên: Trong khi dân ngoại chẳng tìm sự công bình lại nhận được sự xưng công bình bởi đức tin, thì dân Ysơraên lại rơi vào thảm kịch khi tìm kiếm sự công bình ! :
- Họ muốn tự cứu mình bằng sự tuân giữ kinh luật. Họ muốn được xưng công bình bởi việc làm, chứ không bởi đức tin nơi Đấng Christ.
- Họ đã thất bại trong việc tiếp nhận lời hứa của Đức Chúa Trời do lỗi của họ: Họ đã từ khước cách xưng công bình của Đức Chúa Trời.
- Họ đã vô tín và khước từ kế hoạch của Đức Chúa Trời bày tỏ qua Phúc Âm vì thế, họ đã ngăn cản Đức Chúa Trời giúp đỡ họ.
b. Hòn đá ngăn trở: Êsai cho biết Đức Giêhôva Vạn quân vừa là Nơi Thánh, vừa là hòn đá ngăn trở (EsIs 8:13-15). Đấng Mếtsia là Hòn đá Góc nhà đã bị giới lãnh đạo tôn giáo Ysơraên (thợ xây) loại bỏ, vấp ngã và giết Ngài. Kết quả là Đức Chúa Trời đã khước từ họ và ban sự cứu rỗi cho người khác (Thi Tv 118:22-23. EsIs 28:16. Mat Mt 21:33-46. ICo1Cr 1:23.. ).
c. Sự cứu rỗi duy nhất trong Đấng Christ: Phaolô cũng như Phierơ đã khẳng định rằng ai khước từ Đấng Christ đều không được cứu (IPhi 1Pr 2:3-8). Ai tin nơi Ngài sẽ không bị hổ thẹn hay thất vọng, nhưng ai từ chối Ngài sẽ sa ngã và tự hủy diệt mình. Vì thế, tùy theo thái độ đáp ứng với Phúc Âm mà người ta tìm được nơi trú ẩn hoặc rơi vào vực thẳm của sự đoán xét.
d. Sự sốt sắng sai lầm: Người ta có thể rất thành thật tin tưởng nhưng vẫn sai lầm. Vấn đề quan trọng là đối tượng của đức tin. Người Do Thái đã rất nhiệt thành tin tưởng nhưng sự nhiệt thành đó không theo trí khôn, không dựa trên kiến thức về chân lý của Đức Chúa Trời. Kết quả là họ đã cố gắng tự cứu mình bằng công đức riêng.
- Thảm kịch của Ysơraên là đức tin họ dựa vào quan niệm riêng nhờ tuân giữ kinh luật để có địa vị đúng trước mặt Đức Chúa Trời, nên đã từ khước chân lý kiến thức Phúc Âm.
- Phaolô rất đau lòng về dân tộc mình. Vì thế, ông vẫn luôn cầu nguyện để dân tộc ông đặt đức tin trên kiến thức đúng là Phúc Âm của Đấng Christ để họ được cứu.
2. Phần của con người trong sự cứu rỗi (10:4-11)
a. Không bởi công đức:
- Con người không thể làm trọn luật pháp Môise để được sống (10:5).
- Không thể lên trời để đem Đức Chúa Jesus xuống thế gian (10:6).
- Không thể xuống âm phủ để đem Đức Chúa Jesus sống lại (10:7).
- Việc con người không làm được thì Đức Chúa Jesus đã làm trọn. Ngài đã xuống thế gian tìm kiếm con người, làm trọn luật pháp bằng cách chết thay cho con người, và sống lại để ban sự sống cho con người, và xưng mọi kẻ tin Ngài là công bình (10:4).
b. Nền tảng của đức tin Cơ Đốc: Nền tảng đức tin chúng ta dựa vào:
- Lời của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh (10:11).
- Đạo đức tin, Phúc Âm của đức tin mà Phaolô đang giảng dạy(10:8).
c. Hai điều phải làm:
- Miệng xưng Đức Chúa Jesus ra: Miêng xưng Đức Chúa Jesus là Chúa, công nhận Ngài là Chúa của đời sống mình. Điều nầy có nghĩa là công nhận thần tính của Chúa Jesus và tôn Chúa làm Chủ của đời sống. Đó là tiếp nhận Đức Chúa Jesus làm Chúa và Cứu-Chúa.
- Lòng tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài sống lại: Chúng ta không thể chỉ tin bằng lý trí. Chúng ta phải áp dụng chân lý vào đời sống mình. Tấm lòng ở đây nói về toàn thể người bề trong, bao gồm lý trí, tình cảm và ý chí. Thật sự tin Chúa là phải tận hiến chính mình cho Chúa. Chúng ta phải tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Đức Chúa Jesus sống lại từ trong kẻ chết, nghĩa là tin rằng Đức Chúa Trời đã chấp nhận sự hy sinh của Đức Chúa Jesus cho mình, tin rằng Chúa Jesus là Ngôi Hai Thượng Đế có thần tánh, tin rằng Đức Chúa Jesus là Cứu Chúa hằng sống, đang sống với mình.
d. Miệng làm chứng: Đức tin nơi Chúa Jesus với tất cả tấm lòng đưa chúng ta vào sự xưng công bình, nhưng miệng làm chứng bày tỏ kinh nghiệm sự cứu rỗi. Khi mở miệng làm chứng, chúng ta công khai xưng nhận Chúa thì Chúa sẽ xưng nhận chúng ta trước mặt Cha. Khi mở miệng làm chứng, đức tin của chúng ta nơi Chúa càng thêm mạnh mẽ, cũng như tình yêu của chúng ta với Chúa càng thêm sâu đậm.
IV. KẾ HOẠCH CHO DO THÁI VÀ NGOẠI BANG
1. Truyền giáo thế giới (10:12-21)
a. Đối tượng truyền giáo: 10:12-14 cho biết Đức Chúa Trời là Chúa chung của cả người Do Thái lẫn người ngoại bang. Vì thế cả ngừơi Do Thái lẫn ngoại bang đều có thể được cứu.
- Đối chiếu với 8:30, chúng ta có thể thấy rằng Đức Chúa Trời đã định sẵn sự cứu rỗi cho cả người Do Thái lẫn ngoại bang.
- Vì thế, bất cứ ai kêu cầu Danh Chúa đều cũng sẽ được cứu (10:13).
b. Trách nhiệm truyền giáo: Cả hai sách Galati và Rôma đều khẳng định niềm tin nơi Đấng Christ là cách duy nhất để con người có một địa vị đúng trước mặt Đức Chúa Trời để sống đời sống đắc thắng tội lỗi.
- Tuy nhiên con người không thể tin nơi Chúa Jesus nếu không có ai rao giảng về Đấng Christ là quyền phép và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (ICo1Cr 1:23-24).
- Vì thế, lý do Phaolô viết Rôma 9-11 là nhấn mạnh trách nhiệm truyền giáo.
c. Những bước quan trọng của sự cứu rỗi: Câu 14-15 cho ta một tiến trình ngược. Đó là : Kêu cầu Danh Chúa, Tin, Nghe, Rao giảng và Sai đi. Thế giới đang cần những người truyền giáo do Đức Chúa Trời sai đi.
- Đức Chúa Trời không sai thiên sứ ra đi rao giảng mà sai chúng ta là những người kinh nghiệm sự cứu rỗi Chúa ban cho mình.
- Tuy nhiên phải được chính Đức Chúa Trời sai đi thì mới gặt hái kết quả. Phaolô đã không nhậm chức từ con người (Gal 1-2). Hãy lắng nghe tiếng Chúa sai và hãy thưa với Chúa rằng: Có con đây, xin hãy sai con.
d. Sứ điệp truyền giáo: Muốn cho người ta tin, chúng ta phải rao giảng lời của Đấng Christ (10:17). Vì thế, trọng tâm của sứ điệp phải là Lời của Đấng Christ. Hãy nhấn mạnh đến Đấng Christ và Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự (ICo1Cr 2:2).
e. Đáp ứng của người ngoại bang: Người ngoại bang được xem là một dân ngu dốt, không phải dân Chúa, không tìm kiếm Chúa, hỏi han Chúa. Nhưng khi được Chúa bày tỏ đã vui mừng tiếp nhận Ngài.
f. Đáp ứng của dân Do Thái: Dù tiếng sứ giả đã vang khắp đất, dù dân ngoại quốc đã tin Chúa, thì dân Do Thái vẫn tiếp tục vô tín, bội nghịch. Dầu vậy sứ giả vẫn phải tiếp tục rao giảng Lời Đấng Christ.
2. Chúa không bỏ dân Ysơraên hẳn (11:1-16)
a. Chúa vẫn lựa chọn một phần sót lại:
- Bằng chứng thời tiên tri Êli: Khi tiên tri Êli than với Chúa rằng: "Lạy Chúa, họ đã giết tiên tri Ngài, hủy phá bàn thờ Ngài, chỉ còn một mình tôi... ", thì Chúa phán rằng: "Ta đã để dành cho Ta 7. 000 người nam chưa quỳ gối trước mặt Baanh".
- Bằng chứng thời Phaolô: Chính Phaolô là bằng chứng đầu tiên chứng tỏ Đức Chúa Trời không bỏ dân Ngài (11:1). Ngoài ra còn có một số đông người Do Thái tin theo Chúa trong Hội Thánh Giêrusalem (11:5).
- Lựa chọn bởi ân điển (11:5): Tuy vậy, phần sót lại được lựa chọn, không do công đức mà do ân điển Chúa: Trong khi người khác cứng lòng, nhắm mắt, bịt tai thì họ đã được Chúa lựa chọn theo ân điển Ngài, mà Phaolô là bằng chứng hùng hồn nhất.
- Đức Chúa Trời luôn thành tín (11:2): Phaolô khẳng định Chúa không bao giờ từ bỏ dân Ngài vì Ngài đã biết rõ họ trước khi chọn họ. Ngài luôn thi hành mục đích và làm thành lời hứa của Ngài khi Ngài giữ lại một số dân sót trung tín.
b. Chúa giục lòng dân Ysơraên bằng sự cải đạo của dân ngoại:
- Vấp chơn không phải để té xuống (11:11): Dân Ysơraên vấp chơn do tội lỗi khước từ Đấng Mếtsia, đã chuyển sự cứu rỗi đến cho dân ngoại. Chúng ta không hiểu điều gì sẽ xảy ra cho dân ngoại nếu dân Ysơraên hân hoan tiếp nhận Đấng Christ để nắm quyền quyết định của Giáo hội nghị về sự cứu rỗi cho dân ngoại bang ?!!
- Sự vấp chơn làm giàu cho thế giới (11:12): Sự từ khước tạm thời của dân Ysơraên mở đường cho công cuộc truyền giảng Phúc Âm toàn cầu, vượt lên trên mọi thành kiến về chủng tộc hay quốc gia, đem sự hòa thuận cho thiên hạ (11:15a).
- Tâm tình của Phaolô (11:13-14): Phaolô được goi là sứ đồ cho dân ngoại. Ông đã làm hết sức mình để đem sự cứu rỗi cho dân ngoại, không những vì yêu dân ngoại, mà còn vì yêu dân tộc Ysơraên, muốn giục lòng tranh đua của dân sự ông để họ quay về Chúa để được cứu.
- Niềm trông cậy trong tương lai (11:15): Phaolô trông cậy sự khôi phục thuộc linh của dân Ysơraên khi họ trở lại trong ân điển Chúa. Ông mô tả biến cố trọng đại nầy như sự sống lại từ trong kẻ chết.
3. Dân ngoại bang được tháp vào
a. Minh họa về cây ôlive:
- Cây ôlive thánh (11:16): Dân Do Thái được ví như cây Ôlive mà Đức Chúa Trời đã trồng (EsIs 61:3). Họ được gọi là dân thánh, là cây ôlive thánh. "Thánh" ở đây có nghĩa là gọi ra khỏi để thuộc riêng về Đức Chúa Trời.
- Nhánh ôlive hoang (RoRm 11:17): Dân ngoại bang được ví như cây ôlive hoang. Đức Chúa Trời đã lấy nhánh ôlive hoang để tháp vào chỗ của các nhánh ôlive tốt bị cắt bỏ đi. Không phải để sinh ra trái hoang mà để nhận sự sống cây ôlive tốt để sinh trái tốt (trái với cách chiết cành).
b. Lời cảnh cáo về sự khoe mình của dân ngoại:
- Dân ngoại bang không nên khinh thường người Do Thái (11:18, 19), vì nhánh ôlive tốt bị chặt không phải để tháp nhánh hoang, mà nhánh hoang được tháp chỉ vì nhánh tốt bị chặt rồi.
- Dân ngoại bang cần biết ơn người Do Thái vì họ đang được tháp vào dòng dõi của các tổ phụ đức tin của người Do Thái (11:18b).
c. Lời cảnh cáo về sự vô tín:
- Dân Do Thái như nhánh ôlive bị cắt là do vô tín. Nhờ đức tin mà dân ngoại bang được tháp vào.
- Sợ hãi chứ không kiêu ngạo (11:20): Điều khác biệt khiến dân ngoại bang được tháp vào là đức tin. Bởi vậy, họ cần cẩn trọng giữ vững đức tin, vì đó chính là điều khiến họ khác hơn người Do Thái bị cắt đi.
d. Lời cảnh cáo về đoán phạt:
- Chúa thật nhơn từ khi tiếp nhận người ngoại bang. Nhưng Ngài cũng rất nghiêm khắc đối với tội lỗi khi Ngài sẵn sàng dứt bỏ người Do Thái là dân Ngài.
- Nếu Chúa không tiếc nhánh nguyên thì Ngài cũng không tiếc nhánh tháp vào, khi họ cũng vô tín. Vì thế, Phaolô kêu gọi tín hữu ngoại bang cần giữ mình trong đức tin để sống trong sự nhơn từ của Chúa.
e. Sự phục hồi của dân Ysơraên:
- Điều kiện: Nếu dân Ysơraên không ghì mài trong sự vô tín, thì họ sẽ được Chúa tháp họ vào làm dân của Ngài.
- Tính chắc chắn: Đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra (11:24).
4. Sự giàu có khôn ngoan của Đức Chúa Trời
a. Sự mầu nhiệm cần biết: Phaolô muốn các tín hữu ngoại bang biết sự mầu nhiệm đã được bày tỏ cho ông. Đó là : Dân Ysơraên sẽ được phục hồi khi: 1. Số dân ngoại nhập vào được đầy đủ (11:25).
2. Đấng Giải cứu đến từ Siôn (11:26).
- Như thế, sự cứng lòng của dân Ysơraên chỉ một phần (11:25) và tạm thời, vì có lúc cả dân Ysơraên sẽ được cứu (11:26). Sự giải cứu nầy trước tiên là sự giải cứu thuộc linh khi Chúa tha thứ, xóa tội lỗi dân Ysơraên (11:27) và cất sự vô đạo khỏi họ (11:26) cũng như lập giao ước với họ (11:27).
b. Đức Chúa Trời và dân Ysơraên:
- Trong quan điểm tín hữu ngoại bang thì người Do Thái là kẻ thù của Tin Lành, nhưng trong quan điểm các tổ phụ thì người Do Thái là dân tộc được Chúa yêu thương, chọn lựa (11:28).
- Đức Chúa Trời bất biến và thành tín, không hề thay đổi sự ban cho, sự kêu gọi và lời hứa của Ngài cho các tổ phụ (11:29).
c. Bội nghịch và thương xót:
- Bởi sự bội nghịch của người Do Thái mà dân ngoại bang là dân bội nghịch đã được Chúa thương xót (11:30).
- Sự thương xót bày tỏ trên dân ngoại bang cũng sẽ là sự thương xót bày tỏ trên dân Ysơraên vì cả hai đều là tội nhân, đều bội nghịch (11:31-32). Sự thương xót dành cho dân ngoại sẽ tràn qua dân Ysơraên.
d. Sự giàu có của sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời:
- Sự khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời thật lạ lùng: Thật sâu nhiệm và thật giàu có, quá kỳ diệu (Thi Tv 139:6), vô hạn (Eph Ep 3:18). Các thiên sứ mong được chiêm ngưỡng (IPhi 1Pr 1:13).
- Sự phán xét của Đức Chúa Trời không ai có thể thấu hiểu (RoRm 11:33). Không ai có thể hiểu chương trình của Chúa hay góp ý với Ngài. Tuy nhiên, Chúa có mặc khải một số điều cho con dân Ngài.
- Không ai mua được ân tứ, ân phước của Chúa (11:35). Chúa không mắc nợ ai cả.
- Đức Chúa Trời là nguồn gốc, phương tiện và cùng đích của mọi vật (11:36). Vì thế, mọi vinh hiển đều thuộc về Ngài,đều phải dâng hiến lên Ngài.
TẬN HIẾN VÀ BIẾN HÓA (12:1-21)
1. Thái độ đối với Đức Chúa Trời (12:1-2)
a. Ba trách nhiệm trong sự biến hóa: Phaolô khuyên tín hữu làm 3 điều : Dâng thân thể làm của lễ sống, thánh và đẹp lòng Đức Chúa Trời, Đừng rập khuôn theo đời nầy, Hãy biến hóa bởi sự đổi mới bên trong của tâm thần mình.
b. Bí quyết thực hiện ba trách nhiệm trên:
- Hãy nhớ mình đã được Đức Chúa Trời thương xót: Ngài đã ban đủ mọi ơn phước cho chúng ta, dù chúng ta không xứng đáng. Món quà của sự thương xót lớn nhất là chính Chúa Cứu thế Jesus.
- Hảy để Đức Thánh Linh là Đấng đã biến hóa tâm thần chúng ta, có toàn quyền hành động trong đời sống chúng ta, khiến chúng ta không còn rập khuôn theo đời nầy, nhưng được liên tục biến hóa mỗi ngày. Càng nhượng bộ để Đức Thánh Linh hành động bao nhiêu, chúng ta lại càng kinh nghiệm sự biến hóa của Đức Thánh Linh bấy nhiêu.
c. So sánh Của lễ và sự thờ phượng trong Cựu Ước và Tân Ước:

GIAO ƯỚC CŨ    GIAO ƯỚC MỚI      
Kinh luật    Ân sũng      
Người dâng tế lễ dâng sinh tế     Người dâng tế lễ là sinh tế      
Một của lễ chết    Một của lễ sống      
Của lễ để làm hoà với Chúa    Của lễ để làm vui lòng Chúa      
Thờ phượng bên ngoài    Thờ phượng bên trong      
Nghi lễ    Thuộc linh      
Dâng của lễ chỉ là bổn phận    Dâng của lễ là Thờ phượng      
Phục vụ là một mạng lệnh    Phục vụ bởi lòng thương xót Chúa     

d. Lưu ý :
- E. M. Bound nói: "Mất 20 năm mới làm xong bài giảng vì mất 20 năm mới làm nên người giảng". Nghĩa là bài giảng phản chiếu lại người giảng. Sự phục vụ có hiệu quả là khi chúng ta nhượng bộ để Đức Thánh Linh hành động.
- Một phần cần được biến hóa là thái độ của chúng ta đối với ý muốn của Đức Chúa Trời. Sự biến hóa thể hiện qua sự làm mới tâm trí, tư tưởng và thái độ mới. Chúng ta phải làm đầy chính mình bằng Đức Chúa Trời và Lời Ngài.
2. Thái độ với chính mình (12:3-8)
a. Tôi là ai ?: Đây là tiếng kêu của thế hệ lạc mất và hoang mang nầy thường thốt lên. Nhưng trong Chúa Jesus, Phúc Âm đã đem chúng ta từ tội nhân bị lên án trở nên chi thể của Đấng Christ.
- Trong thân thể Đấng Christ (Hội Thánh) có nhiều chi thể nhưng chỉ hiệp nhau thành một thân mà thôi.
- Trong thân thể Đấng Christ, mỗi chi thể đều làm việc và mỗi chi thể một việc khác nhau tùy theo ơn Chúa ban.
b. Bảy ân tứ của Đức Thánh Linh để phục vụ:
- Ân tứ Thánh Linh là khả năng đặc biệt mà Đức Thánh Linh ban cho các chi thể khác nhau trong thân thể để phục vụ Chúa.
- Bảng liệt kê ở đây (RoRm 12:1-21) chú trọng đến công tác phục vụ cụ thể, trong khi bản liệt kê trong ICo1Cr 12:1-31 chú trọng đến các hoạt động siêu nhiên.
- Bảy ân tứ Thánh Linh trong RoRm 12:6-8 gồm có: Nói tiên tri, phục vụ (chức vụ), dạy dỗ, khuyên bảo, bố thí, cai trị, làm sự thương xót.
- Mỗi người đều được Chúa ban cho ít nhất một ân tứ để phục vụ. Hãy xem mình đang có ân tứ nào để trau dồi mà phục vụ Chúa.
c. Khiêm tốn và đức tin:
- Khiêm tốn: Sứ đồ Phaolô khuyên tín hữu chúng ta phải khiêm tốn, đừng quá tự cao về khả năng hay sự quan trọng của mình. Phải công nhận rằng mình không đủ khôn ngoan và mạnh mẽ để phục vụ. Điều nầy sẽ khiến chúng ta lệ thuộc vào Đấng Cơ Đốc là Đầu của chúng ta.
- Đức tin : "Y theo lượng đức tin" có nghĩa là theo như quyền năng Đức Thánh Linh hay số lượng đức tin mà Đức Chúa Trời ban cho mỗi Cơ Đốc nhân để thi hành nhiệm vụ đặc biệt của mình.
Chúng ta đã nhờ đức tin được xưng công bình. Chúng ta cũng nhờ đức tin để được thánh hóa. Bây giờ, chúng ta cũng phải nhờ đức tin trong công tác phục vụ.. Chúng ta lấy đức tin trông cậy nơi Đức Chúa Trời và bước vào công tác phục vụ vì biết rằng Chúa sẽ giúp đỡ chúng ta.
- Dấn thân phục vụ : Trong tâm tình khiêm tốn và tin cậy Chúa, chúng ta dấn thân vào công tác phục vụ để làm trọn sứ mạng Chúa giao phó bằng ân tứ Chúa ban với tinh thần trách nhiệm và tinh thần tập thể.


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 01:07 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách