Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 3413|Trả lời: 0

Cây Gậy - SỰ RAO GIẢNG ĐẦY ĐỦ VỀ TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 7-8-2011 08:25:29 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Cây Gậy Của Người Chăn Bầy
Bài của Leo Harris

Chương 3:
SỰ RAO GIẢNG ĐẦY ĐỦ VỀ TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST

Phần Dẫn Nhập
“Vì tôi chẳng dám nói những sự khác hơn sự mà Đấng Christ cậy tôi làm ra để khiến dân ngoại vâng phục Ngài bởi lời nói và bởi việc làm, bởi quyền phép của dấu kỳ phép lạ, bởi quyền phép của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Ấy là từ thành Giêrusalem và các miền xung quanh cho đến xứ Ilyri, tôi đã RAO GIẢNG ĐẦY ĐỦ về tin lành của Đấng Christ. ..
“Tôi biết khi tôi sang với anh em thì sẽ đem ơn phước dồi dào của Đấng Christ cùng đến ” (RoRm 15:18, 19, 29).
Trong chương trước, chúng tôi đã nói nhiều bí quyết về sự phục hưng trong Hội Thánh thành phố hoặc Hội Thánh tư gia. Đây là những nguyên tắc cơ bản để dẫn đến sự thành công trong bất kỳ Hội Thánh nào. Tuy nhiên chúng ta phải có một sứ điệp, một sứ điệp đúng đắn, một sứ điệp của Đức Chúa Trời, theo Lời của Ngài.
Vì vậy đây là bí quyết không thể thiếu được của sự phục hưng: Quyền năng của tin lành trọn vẹn.
A. TIN LÀNH TRỌN VẸN LÀ GÌ?
Khi chúng tôi dùng từ “tin lành trọn vẹn”, có thể một số người cho rằng có hai loại tin lành trong Kinh Thánh. Dĩ nhiên không phải như thế.
Tôi tin rằng Phaolô đã bày tỏ ý tưởng này rất rõ ràng khi ông viết “Tôi đã rao giảng ĐẦY ĐỦ (trọn vẹn ) về TIN LÀNH của Đấng Christ ” và “Phước hạnh TRỌN VẸN của TIN LÀNH Đấng Christ ”.
Tin lành trong Kinh Thánh của bạn cũng giống như tin lành trong Kinh Thánh của tôi, nhưng vấn đề chúng ta phải đối diện là liệu tin lành ấy có “được rao giảng đầy đủ” hay không. Chúng ta có bày tỏ “phước hạnh trọn vẹn của tin lành” đó hay không?
Chúng ta không thể có sự phục hưng như trong Tân Ước nếu chúng ta không rao giảng tin lành của Tân Ước. Chúng ta không thể có những kết quả như Phaolô đã có nếu chúng ta không rao giảng tin lành như Phaolô đã rao giảng.
Vì vậy đây là một sự thách thức cho chúng ta, cho những cá nhân cũng như cả Hội Thánh. Chúng ta có rao giảng như Phaolô đã rao giảng không? Hội Thánh của chúng ta có rao giảng như Phaolô không? Chúng ta có rao giảng đầy đủ về tin lành của Đấng Christ không?
B. PHAOLÔ ĐÃ RAO GIẢNG TIN LÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Chúng ta chú ý rằng Phaolô đã nói “HẦU CHO. .. tôi rao giảng đầy đủ về tin lành của Đấng Christ ”. Do đó chúng ta thấy rằng có những điều gì đó rất quan trọng trong tâm trí của Phaolô khiến ông có thể rao giảng đầy đủ về tin lành của Đấng Christ.
Để hiểu chi tiết về sứ điệp của Phaolô, chúng ta cần nghiên cứu cả sách Công-vụ và các thư tín của Phaolô và ở đây chúng ta không thể làm điều này được. Tuy nhiên có những nguyên tắc nổi bật trong chứa vụ của Phaolô để chúng ta nghiên cứu.
1. Ông Rao Giảng Cùng Với Sự Chứng Minh
Phaolô nói “... làm cho dân ngoại vâng phục tin lành bằng lời nói và việc làm ” (RoRm 15:18). “Lời nói và việc làm ” là hai điều cần thiết trong sự rao giảng đầy đủ về tin lành. Không chỉ có lời nói trong chức vụ của Phaolô mà còn là những việc làm siêu nhiên.
Tin lành về sự phục sinh của Đấng Christ không chỉ là lý thuyết trong chức vụ của Phaolô. Ông đã nhìn thấy Chúa phục sinh. Ông đã chứng minh cho sứ điệp và xác quyết sứ điệp đó bằng cách bày tỏ quyền năng của Đức Chúa Trời. Đây là điều thường xảy ra trong chức vụ của tất cả các sứ đồ và những người giảng tin lành đầu tiên trong sách Công-vụ .
Trong câu đầu tiên của sách Công-vụ, Luca đã đề cập đến tin lành. Ông viết “Hỡi Thêôphilơ, trong sách thứ nhất ta (sách tin lành Luca), ta từng nói về mọi điều Đức Chúa Jesus đã làm và dạy từ ban đầu ” (Cong Cv 1:1). Ở đây Luca xác nhận rằng những điều ghi chép về chức vụ của Đấng Christ trong sách tin lành của ông là “mọi điều Đức Chúa Jesus đã LÀM và DẠY”.
Khi Luca viết sách Công-vụ , ông đã viết về chức vụ của Hội Thánh đầu tiên, ông cho chúng ta thấy bằng quyền năng của Thánh Linh, Chúa Jesus đã tiếp tục làm và dạy như thế nào. Chức vụ trong Hội Thánh thời Tân Ước phải bao gồm cả việc LÀM và DẠY. Cần phải có những công việc quyền năng cũng như những lời dạy dỗ.
Để giữ khuôn mẫu này, sứ đồ Phaolô đã rao giảng đầy đủ về tin lành bằng lời nói và việc làm.
2. Ông Rao Giảng Phước Hạnh Của Sự Cứu Rỗi
“Tôi biết khi tôi sang với anh em, thì sẽ đem ơn phước dồi dào của tin lành Đấng Christ đến ” (RoRm 15:29). Khi Phaolô nói điều này, ông hàm ý đến phước hạnh về sự cứu rỗi cá nhân.
Ngay trong đầu thư tín của ông, ông đã viết: “Ấy vậy hễ thuộc về tôi, thì tôi cũng sẵn lòng rao tin lành cho anh em là người ở thành Rôma. Thật vậy tôi không hổ thẹn về tin lành của Đấng Christ đâu vì ấy là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin ” (1:15, 16).
Trong việc rao giảng đầy đủ về tin lành của Đấng Christ, và bày tỏ phước hạnh trọn vẹn của tin lành, Phaolô đã dạy rằng sự cứu rỗi là một kinh nghiệm thật sự quyền năng của Đức Chúa Trời thực hiện.
Thậm chí ngày nay, quyền năng của tin lành trọn vẹn mà chúng ta rao giảng bao gồm kinh nghiệm của sự cứu rỗi rất quan trọng và làm thay đổi lòng người. Chúng ta phải giảng để cứu những linh hồn hư mất! Chúng ta không được thỏa lòng nếu việc rao giảng của chúng ta hay sự rao giảng của hội thánh tư gia chúng ta không đem sự cứu rỗi đến cho những người nam, người nữ bằng quyền năng của Đức Chúa Trời.
Làm thế nào người ta có thể hưởng thụ được phước hạnh trọn vẹn của tin lành nếu phước hạnh này không đem sự cứu rỗi đến cho người khác? Làm thế nào người ta có thể hài lòng hưởng thụ quyền năng của tin lành trọn vẹn nếu quyền năng này không đụng chạm đến đời sống của những người chưa được cứu?
3. Ông Rao Giảng Phước Hạnh Của Sự Vâng Lời
Ông nói rằng tin lành mà ông đã rao giảng là “làm cho dân ngoại vâng phục. ..” (15:18). Thật sự tin theo tin lành có nghĩa là vâng phục tin lành. Bước đầu tiên của sự vâng phục đối với những ai nói rằng họ tin tin lành là phép báptêm bằng nước.
Chúng ta chỉ đọc sách Công-vụ và nhiều đoạn trong các thư tín của Phaolô thì có thể khám phá ra rằng Phaolô tin chắc rằng báptêm bằng nước là vâng phục mạng lịnh của Đấng Christ.
Một kết quả cụ thể của việc rao giảng đầy đủ tin lành là những người theo Chúa phải chịu báptêm bằng nước như mạng lịnh của Ngài.
4. Ông Rao Giảng Bằng Dấu Kỳ Và Phép Lạ
Những từ mà Phaolô dùng là “những dấu kỳ và phép lạ quyền năng ” (15:19) theo bản King James, thì bản NIV dịch là “bởi quyền năng của các dấu kỳ và phép lạ ”. Đó chính là quyền năng của những dấu kỳ và phép lạ siêu nhiên mà Phaolô đã rao giảng đầy đủ trong thời đại của ông. Tin lành mà chúng ta rao giảng ngày hôm nay cũng phải có những sự bày tỏ siêu nhiên như vậy.
Khi chúng ta đọc đến chức vụ của Phaolô được ghi lại trong sách Công-vụ, chúng ta không thể không thấy điều thường hay nói đến là phép lạ chữa bệnh.
Trong Công-vụ đoạn 14, có một người ở Líttrơ, bị què từ lúc mới sanh, đã được chữa lành hoàn toàn qua chức vụ của Phaolô.
Trong Công-vụ đoạn 19, chúng ta thấy có những phép lạ đặc biệt xảy ra qua chức vụ của Phaolô. Người ta lấy những khăn tay và áo của ông đặt trên kẻ đau và người bị quỉ ám thì họ được chữa lành và giải cứu.
Trong Công-vụ đoạn 28, Kinh Thánh chép phép lạ chữa bệnh cho Búpliu và những người trên đảo, sau khi Phaolô bị đắm tàu trên đường tới Lamã.
Trong ICo1Cr 12:1-31, Phaolô viết về ân tứ đức tin, ân tứ chữa bệnh và những công việc quyền năng trong Hội Thánh như là một phần quan trọng trong chức vụ của Hội Thánh.
Thưa các bạn, sứ đồ Phaolô có thể rao giảng đầy đủ về tin lành của Đấng Christ chỉ bởi quyền năng của các dấu kỳ và phép lạ!
Bất kỳ điều gì thấp kém hơn thì không thể được gọi là “phước hạnh trọn vẹn của tin lành ”. Bất kỳ điều gì thấp kém hơn cũng không thể gọi là “sự rao giảng đầy đủ về tin lành ”.
Nếu chúng ta rao giảng đầy đủ về tin lành, nếu chúng ta đem phước hạnh trọn vẹn đến cho những người đàn ông và đàn bà thì cũng như Phaolô, chúng ta sẽ có quyền năng của những dấu kỳ và phép lạ, đặc biệt là trong phép lạ chữa lành cho kẻ đau. Nơi nào thiếu sự bày tỏ những phép lạ siêu nhiên, nơi đó sẽ không có sự phục hưng như thời Tân Ước.
Hội Thánh Tân Ước là Hội Thánh chữa lành. Tin lành trong thời Tân Ước được làm cho vững bằng các dấu kỳ và phép lạ.
5. Ông Cũng Nói Đến Phước Hạnh Của Quyền Năng Thánh Linh
Phaolô nói rằng ông đã rao giảng tin lành một cách đầy đủ “bởi quyền năng của Thánh Linh ” (RoRm 15:19).
Trong Cong Cv 1:8, Chúa phán “sau khi Thánh Linh giáng trên các ngươi, các ngươi sẽ nhận lấy quyền năng ”.
Phaolô đã nhận Thánh Linh (9:17). Phaolô đã đưa dắt những người tin đến chỗ nhận được Thánh Linh và có quyền năng.
Trong Công-vụ đoạn 19, sứ đồ Phaolô đã chào mừng các môn đồ Êphêsô bằng câu hỏi “Từ ngày anh em tin có nhận lãnh Thánh Linh chưa? ”.
Sau đó ông đặt tay trên họ thì họ nhận được Thánh Linh. Kết quả là họ đã nói tiếng mới và nói tiên tri.
Ngày nay cũng vậy. Chúng ta, những người nói rằng đang rao giảng tin lành một cách trọn vẹn. Chúng ta, những người đang cung cấp phước hạnh trọn vẹn của tin lành đều tin và dạy rằng tất cả những kẻ tin phải được báptêm bằng Thánh Linh.
Đừng thi hành chức vụ bằng lời nói nhưng phải bằng lời nói và việc làm để chúng ta luôn làm chứng về kinh nghiệm vinh hiển này. Mọi người phải được báptêm bằng Thánh Linh và nhận được quyền phép từ trên cao.
Đây là đời sống sinh động và thiết yếu của mọi tín đồ và mọi Hội Thánh tư gia. Chúng ta không thể là tin lành trọn vẹn, chúng ta cũng không thể rao giảng tin lành một cách trọn vẹn nếu không có phước hạnh về quyền năng của Thánh Linh Đức Chúa Trời.
6. Ông Rao Giảng Về Sự Hiện Đến Lần Thứ Hai Của Đấng Christ
Phaolô dạy lẽ thật này thật rõ ràng. Ông quả quyết rằng khi Đấng Christ tái lâm vào cuối thời đại này thì những tín đồ đã chết sẽ sống lại. Ông nói những tín đồ đang sống sẽ được biến thành thân thể chẳng hay chết và họ cũng sẽ được cất lên để gặp Chúa (ITe1Tx 4:17).
Tôi nghĩ Phaolô đã tóm lược sự giảng dạy của ông về sự hiện đến lần thứ hai của Chúa trong Tit Tt 2:13 “đương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jesus Christ ”.
Phaolô nói rằng đây là sự trông cậy hạnh phước và vui mừng của Cơ đốc nhân. Nếu chúng ta được cứu thật sự và đang trông đợi Chúa, chúng ta cũng thấy rằng đây là sự hy vọng vui mừng vì chẳng bao lâu Chúa Jesus sẽ trở lại.
Ý tưởng về sự trở lại của Chúa chúng ta chắc chắn sẽ thúc bách chức vụ hầu việc Chúa của chúng ta. Nếu chúng ta muốn rao giảng tin lành một cách trọn vẹn, hãy làm điều đó ngay bây giờ. Nếu chúng ta muốn thấy những dấu kỳ và phép lạ siêu nhiên thì bây giờ là cơ hội.
Có nhiều người có thói quen mong đợi những phước hạnh này trong tương lai. Chính BÂY GIỜ là lúc chúng ta phải hưởng thụ và nói với người khác “về phước hạnh trọn vẹn của Đấng Christ ” (RoRm 15:29).
C. KẾT LUẬN
Những nguyên tắc mà chúng ta đã xem xét là rất quan trọng đối với sứ đồ Phaolô. Ông đã giảng tin lành một cách trọn vẹn. Làm thế nào chúng ta lại có thể rao giảng kém hơn ông? Làm thế nào chúng ta có thể tin ít hơn ông? Chúng ta phải tận hiến chính mình cho quyền năng của tin lành trọn vẹn, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng việc làm nữa.
Tin lành này là sự cung cấp của Đức Chúa Trời cho tâm linh, tâm trí và thân thể của chúng ta. Đó là đường lối giải cứu của Đức Chúa Trời cho những ai bị trói buộc. Đó là con đường để đi đến sự phục hưng của Tân Ước.
Trong ngày chúng ta đứng trước mặt Chúa, chúng ta cũng có thể dạn dĩ lặp lại những lời của Phaolô “Vì tôi không trễ nãi một chút nào để tỏ ra cho biết hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời ” (Cong Cv 20:27).


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 19-4-2024 10:23 AM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách