Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 3394|Trả lời: 0

Để Thành Công - Những Cách Học Tập-Cách nào là Của Bạn?

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 3-10-2011 09:08:03 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Để Thành Công Trong Tác Tư Vấn Thanh Thiếu Niên

Loạt bài 1, Tuần 3

Những Cách Học Tập-Cách nào là Của Bạn?


“Học biết được cách bạn học , hiểu được cách bạn hiểu thì bạn sẽ trở thành một người học hỏi suốt đời , sẵn sàng cho sự rèn luyện của đời sống .”- Kiley Vorreiter
“Nhận biết những điều chúng ta đã làm trong quá khứ là nhận biết được về chính bản thân mình . Bằng cách thực hiện một cuộc đối thoại với quá khứ , chúng ta đang dò tìm cách để tiếp tục bước đi trong tương lai .” - Kiyoko Takeda
“Sự hiểu biết là một kho báu sẽ đi theo người chủ của nó khắp mọi nơi .”- Ngạn ngữ Trung Hoa
“Sự khôn ngoan là ở chỗ biết được phải làm gì với những điều bạn biết .”- vô danh
“Học vấn không phải là một cái đầu đầy những sự kiện mà là việc biết được cách thức và nơi chốn để tìm thấy các sự kiện .”- vô danh
“Tâm trí giống như cái bao tử . Việc bạn nhét vào nó bao nhiêu không quan trọng , nhưng quan trọng là nó tiêu hoá được bao nhiêu .”
- vô danh
“Nhiều người sẽ học được từ những sai lầm của mình nếu họ không quá bận rộn phủ nhận mình đã phạm những sai lầm đó .”- vô danh

Chỉ Dành Cho Người Tư Vấn
“Tôi đã bảo bạn cả ngàn lần rồi!”
“Bạn không hề bảo tôi điều đó.”
“Tôi vừa bảo bạn hôm qua.”
“Tôi chẳng nghe bạn nói gì cả.”
“Bạn đã nói: ‘Được rồi.”
“Ồ, tôi vẫn không có nghe bạn nói gì.”
“Tôi đã viết cho bạn một thư ngắn về điều đó.”
“Bạn có nói với tôi về bức thư ngắn đó không?
“Tôi đã đặt nó ngay trên bàn của bạn.”
“Bạn không cho tôi biết là nó có ở đó; tôi không hề thấy nó.”
Chúng ta mất nhiều thì giờ cố gắng để truyền thông tin cho nhau, nhưng những thông tin ấy có thông suốt không? Vấn đề là chúng ta thường gởi thông tin-từ những mẫu tin ngắn đến những bài học dài-theo cách mà chính chúng ta muốn nhận những thông tin ấy. Nhưng tất cả chúng ta đều không được tạo dựng nên giống y như nhau.
Tính cách cá nhân của chúng ta không chỉ đến từ vẻ bề ngoài và nhân cách độc đáo của chúng ta nhưng cũng đến từ tâm trí độc đáo của chúng ta nữa. Một người nhớ được những gì anh ta đã thấy; một người khác nhớ được những gì cô ta đã nghe. Một học sinh học tốt nhất bằng cách đọc sách; một học sinh khác học tốt nhất bằng cách làm thử một hoạt động mới, và một học sinh khác nữa học tốt nhất bằng cách xem và nghe một buổi giới thiệu, trình diễn nào đó. Những cách thức khác nhau qua đó chúng ta học, hiểu và nhớ thật vô giới hạn.
Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sự đa dạng của các khuynh hướng học tập của chúng ta bằng cách xếp chúng vào một số phạm trù căn bản. Bằng việc phân tích cách chúng ta học tập, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những điểm tương đồng và khác biệt trong những cách học tập khác.
Là một người tư vấn, bạn đang cố truyền đạt thông tin mà bạn hy vọng các học viên sẽ ghi nhớ và áp dụng vào đời sống riêng của họ. Chắc chắn một số hay tất cả học viên của bạn sẽ có một loạt những khuynh hướng học tập khác với khuynh hướng riêng của bạn. Bài học nầy sẽ giúp bạn có một sự thông hiểu căn bản về cả những sở thích học tập của bạn lẫn những sở thích của học viên bạn. Khi học viên của bạn bắt đầu hiểu được những cách học tập độc đáo của họ, họ sẽ được trang bị tốt hơn để nhận được nhiều lợi ích nhất từ kinh nghiệm tư vấn và những cơ hội học tập khác, chẳng hạn như các lớp học và việc học Kinh Thánh. Điều quan trọng nhất là chính việc am hiểu sự đa dạng của những phương cách học tập sẽ nâng cao khả năng của họ trong giao tiếp và quan hệ với người khác.
Bài học nầy có thể chỉ đề cập đến một số khía cạnh của các phương cách học tập. Nếu bạn muốn có nhiều thông tin hơn, chúng tôi sẽ giới thiệu cuốn sách The Way They Learn (Cách Thức Chúng Ta Học Tập) và cuốn The Way They Work (Cách Thức Chúng Ta Làm Việc) của Cynthia Ulrich Tobias, do nhà Xuất bản Focus on The Family (Tập Trung vào Gia Đình) phát hành. Hai cuốn sách nầy miêu tả chi tiết về những phương cách học tập khác nhau cũng như cung cấp những thư mục sách có chú thích liệt kê thêm những nguồn tài liệu về chủ đề nầy.
1. Giới Thiệu Khái Niệm
Tùy Chọn A: Chơi một trò chơi về trí nhớ .
Chuẩn bị một khay đầy những vật dụng nhỏ, không có liên hệ tới nhau, chẳng hạn như chìa khóa, bút chì, vật dụng văn phòng, đồ chơi và vật dụng nhà bếp. Cầm khay lên và yêu cầu học viên quan sát nó một vài phút. Đừng trả lời bất kỳ câu hỏi nào của họ. Sau một vài phút, cung cấp giấy và bút, và phát một danh sách được xếp lại hoặc dán kín gồm những câu hỏi sau đây cho một trong các học viên. Hướng dẫn các học viên mở danh sách khi bạn rời khỏi phòng và viết ra câu trả lời cho các câu hỏi. Bạn mang theo cái khay khi rời khỏi phòng, và ở bên ngoài phòng trong khi học viên trả lời những câu hỏi sau đây:
Đôi giày của tôi trông thế nào?
Tôi có đeo đồng hồ không?
Áo sơ mi của tôi màu gì?
Cái khay màu gì?
Khi bạn trở lại với nhóm, yêu cầu học viên chia sẻ câu trả lời của họ và thảo luận những câu hỏi sau đây:
Có ai trả lời đúng tất cả các câu hỏi không?
Có ai mong đợi những câu hỏi giống như vầy không?
Bạn đang suy nghĩ gì khi nghe các câu hỏi?
Bạn gọi trò chơi này là "công bằng" hay "không công bằng"? Tại sao?
Hãy giải thích là bạn muốn giới thiệu cho học viên biết tất cả chúng ta cảm nhận mọi điều cách khác nhau. Một số học viên có thể cho rằng những câu hỏi bất ngờ nầy thật buồn cười trong khi một số khác có thể cho rằng chúng không buồn cười chút nào cả, chỉ không công bằng mà thôi.
Tùy Chọn B: Mở rộng tâm trí của bạn .
Đọc những lời trích dẫn sau đây cho các học viên nghe:
“Không có người nào là một ốc đảo , trơ trọi một mình ; mỗi người là một miền của lục địa , một phần của biển cả . . . cái chết của bất kỳ ai cũng đều làm ta suy yếu , vì ta là một phần của nhân loại ; và vì vậy đừng bao giờ hỏi chuông vọng hồn ai ; chuông vọng hồn anh đấy .”
- John Donne
Lúc nầy hãy yêu cầu mỗi học viên chia sẻ cách họ bắt đầu thực hiện để học thuộc câu trích dẫn nầy. Yêu cầu các học viên suy nghĩ về cách họ thường học những điều mới. Phải chăng bằng cách nhìn những từ được viết ra hay xem một bức tranh? bằng cách nghe những lời hướng dẫn? bằng cách đọc to những gì họ đang học? bằng cách viết lại thông tin mới? hay bằng các phương pháp khác?
Vạch ra cách để học viên của bạn có thể tìm ra những phương pháp khác nhau để học hỏi thông tin mới. Những cách ấy có khác với những phương pháp học tập riêng mà bạn ưa thích không?
Tùy Chọn C: Hỏi một số câu hỏi chính .
Sử dụng những câu hỏi sau đây để thảo luận:
Bạn thích làm việc hoặc thi đua trong một nhóm hơn hay làm việc một mình?
Bạn thường nhớ nhiều chi tiết trong một bộ phim hoặc một quyển sách hay bạn có khuynh hướng chỉ nhớ chủ đề chung?
Bạn đã từng tự học một điều mới nào đó (chẳng hạn như một môn thể thao mới, một chương trình vi tính mới hay một nhạc cụ mới) chỉ bằng cách làm thử nó chưa?
Bạn có đọc những hướng dẫn trước khi bắt đầu một dự án hay một bài thi không?
Bạn có viết nguệch ngoạc khi đang ghi chép bài không?
Bạn có ghi ra các danh sách để giúp bạn nhớ mọi điều không?
Bạn nghĩ thông tin nầy nói gì về bạn?
Chỉ ra chỗ các học viên khác nhau và khác với chính bạn như thế nào trong cách thức họ thích làm việc, vui chơi hay học tập.

Tùy Chọn D: Chơi trò “Những điều ưa thích nhất ”.
Yêu cầu mỗi học viên kể tên lớp học hoặc môn học mà họ thích nhất và cho biết lý do vì sao đó là điều họ thích nhất. Hướng dẫn học viên cung cấp thêm chi tiết bằng cách hỏi những câu sau đây:
Thầy giáo trình bày tài liệu mới như thế nào?
Một ngày điển hình của lớp nầy diễn ra như thế nào?
Những bài kiểm tra ra sao?
Bạn bắt đầu thích môn học nầy khi nào?
Bạn học môn nầy hoặc chuẩn bị cho những bài kiểm tra như thế nào?
Thông tin nầy nói gì về bạn?
Hãy kể về lớp học hoặc môn học mà bản thân bạn thích nhất bằng cách sử dụng những câu hỏi hướng dẫn trên. Trình bày với nhóm rằng mỗi người đều có những mặt mạnh tự nhiên, độc đáo và điều đó góp phần vào sự ưa thích hơn của họ đối với những lớp học hoặc môn học nào đó.
2. Lời Chân Lý
“THÔNG TIN CHẲNG CÓ NGHĨA GÌ CẢ TRỪ KHI NÓ MUỐN TRUYỀN
ĐẠT MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ VỚI BẠN.” - KILEY VORREITER

3. Bài Học
Tùy Chọn A: Vẽ một bức tranh .
Mang theo những dụng cụ mỹ thuật cho phần tư vấn nầy: bút tô sáng, bút chì màu, tạp chí, keo, kéo và một tờ giấy hay một tấm áp phích cho mỗi học viên. Vì tại trường trung học học sinh ít có cơ hội để tô màu, cắt và dán, nên các em thiếu niên thường ưa thích có một dịp tiện thực hiện lại những năng khiếu thủ công thời thơ ấu.
Yêu cầu mỗi học viên tạo ra một bức tranh của phòng ngủ mình. Bức tranh này sẽ miêu tả phòng ngủ của các học viên theo như hiện trạng ngay lúc đó. Gợi ý cho các học viên của bạn bằng những câu hỏi nầy:
Phòng của bạn bừa bãi hay gọn gàng?
Các bức tường trong phòng màu gì?
Những thứ bạn thích nhất trong phòng của mình là những thứ nào?
Đồ đạc được sắp xếp ra sao?
Cho các học viên đủ thời gian-ít nhất là mười lăm đến hai mươi phút-để hoàn tất “tác phẩm” của họ. Hãy khích lệ tính sáng tạo của các học viên, và phải rất cẩn thận không nên có những nhận xét phê phán về tác phẩm của họ. Thiếu niên có khuynh hướng bảo vệ không gian của họ và nhạy bén về những khả năng mỹ thuật của họ. Bạn càng khích lệ và khen ngợi họ, họ sẽ càng dốc hết sức mình vào hoạt động nầy.
Yêu cầu các học viên vẽ những chi tiết sau đây trên bức tranh của họ:
Nơi họ thường làm bài tập ở nhà. Nếu không ở trong phòng nầy, thì ở đâu?
Ánh sáng trong phòng như thế nào?
Họ có ti-vi hoặc máy âm thanh nổi (hoặc cả hai) trong phòng của mình không. Nếu có, các máy nầy được mở thường xuyên đến mức nào?
Họ có điện thoại trong phòng của mình không? Nếu có, chúng được sử dụng thường xuyên đến mức nào?
Họ có máy vi tính trong phòng của mình không? Nếu có, chúng có được sử dụng cho việc học tập không? hay cho trò chơi? hay để truy cập internet?
Để kết thúc bài học này, yêu cầu mỗi học viên chia sẻ bức tranh của mình với nhóm và giải thích những gì họ sẽ thay đổi trong phòng của họ nếu có thể được. Hỏi mỗi học viên liệu những thiết bị được trình bày trong bức tranh có giúp họ làm bài tập ở nhà, đọc sách hay học tập không? Có vật dụng nào khiến họ xao lãng không? Hãy để các học viên đề ra những cách để loại bỏ những thứ làm xao lãng nầy.
Tùy Chọn B: Thành lập một ban tiếp tân .
Yêu cầu các học viên hình dung là họ đang ở trong ban tiếp tân để đón tiếp những học sinh mới và giới thiệu cho họ về ngôi trường của mình. Hôm nay là ngày đầu tiên đối với Tim, một học sinh mới, và anh ta không biết một nơi nào cả. Anh ta không biết bất kỳ một giáo viên hoặc học sinh nào, và anh ta không hiểu cách để đọc thời khóa biểu của mình. Ban tiếp tân có mười phút giới thiệu sơ nét với Tim trước khi buổi học đầu tiên của anh ta bắt đầu.
Yêu cầu học viên của bạn cùng làm việc với nhau để trả lời những câu hỏi sau:
Bạn cần chỉ cho Tim những điều gì trong mười phút nầy?
Bạn sẽ sắp xếp thông tin như thế nào?
Bạn sẽ giúp cho Tim nhớ tất cả thông tin mới nầy bằng cách nào?
Bạn có thể làm gì để giúp Tim thích thú với ngày đầu tiên của anh ta?
Khi các học viên đã trả lời các câu hỏi, bạn bảo họ rằng Tim là một người học tốt nhất bằng cách đọc các thông tin. Anh ta có thể sẽ không nhớ nhiều nếu bạn chỉ nói suông với anh ta về trường lớp. Hỏi các học viên liệu họ có muốn thay đổi bất kỳ câu trả lời nào cho những câu hỏi trên với thông tin nầy trong trí hay không.
Sau đó thay đổi những nguyên lý cơ bản một lần nữa bằng cách bảo các học viên rằng Tim học tốt nhất bằng cách thực hiện (anh là một học viên có tính vận động). Anh ta không chú tâm đến bất kỳ điều gì họ đang nói với anh ta và anh ta ngại mình sẽ không bình tĩnh nếu bị ai bắt gặp anh ta đang lang thang cạnh ban tiếp tân. Thế nhưng anh ta không biết làm thế nào để đến được lớp của mình. Hỏi các học viên liệu họ có thể giúp anh ta hay không? Yêu cầu họ trả lời những câu hỏi trên với thông tin mới nầy trong trí.
Kết luận bài tập nầy bằng cách yêu cầu học viên của bạn suy nghĩ và trả lời những câu hỏi sau đây:
Nếu bạn là một học sinh mới, bằng cách nào bạn có thể tìm hiểu về ngôi trường mới của bạn?
Sự căng thẳng của một tình huống mới, chẳng hạn như ở trong một ngôi trường mới, ảnh hưởng đến việc học tập như thế nào?
Bạn có nghĩ mình là một người học bằng nhãn quan, tức bằng cách đọc những chữ, hình ảnh hoặc sơ đồ hay không? Hay là một người học bằng thính giác, tức là học bằng cách nghe thông tin hoặc đọc to, lặp đi lặp lại thông tin? Hay là một người học bằng cách làm một điều mới nào đó?
Bạn có thể làm gì để giúp chính mình ghi nhớ những thông tin mới?
Những lời khuyên cho người học bằng nhãn quan
Ghi chép.
Làm những sơ đồ, đồ thị, bản đồ hoặc những hình ảnh minh họa.
Dùng màu sắc để đánh dấu thông tin.
Dùng bút đánh dấu trong sách riêng của bạn hoặc trên những bản tin để làm cho những điểm chính dễ nhìn thấy.
Những lời khuyên cho người học bằng thính giác
Lắng nghe sách trên băng khi có thể.
Dùng máy ghi âm để ghi lại những ý tưởng riêng của bạn, sau đó viết lại.
Đọc lớn tiếng bài ghi chép khi học.
Những lời khuyên cho người học có tính vận động
Tự mình ghi chép; động tác viết bài học giúp bạn ghi nhớ.
Đi đi lại lại, bước nhẹ chân, đi vòng quanh, và dùng nhịp điệu càng nhiều càng tốt khi cố gắng ghi nhớ, học hoặc xử lý những thông tin mới.
Cố gắng tìm những cách để học bằng động tác. Thay vì lắng nghe một bài thuyết trình về việc sử dụng một chương trình vi tính mới, hãy hỏi xem bạn có thể ngồi xuống và làm thử nó hay không.
Tìm kiếm những cách sáng tạo để chú tâm vào việc học thông tin mới như: chuẩn bị một bài châm biếm ngắn, đưa ra một cách trình bày hoặc tạo ra một mô hình để nâng cao sự hiểu biết của bạn.
Tùy Chọn C: Làm một bảng liệt kê về “mình ”.
Yêu cầu mỗi học viên làm một bảng liệt kê mô tả chính mình. Yêu cầu mỗi người bắt đầu bằng việc kể ra những phạm trù sau đây trên một tờ giấy, chừa chỗ cho những từ mô tả anh ta hay cô ta dưới mỗi tiêu đề của phạm trù.
Tài năng · Những điều tôi thích làm
Kỹ năng · Những điều tôi ghét làm
Những điều thích · Những điều dễ làm đối với tôi
Những điều không thích · Những điều khó làm đối với tôi
Cho học viên ít nhất mười phút để suy nghĩ về bảng liệt kê của họ. Khích lệ họ viết càng nhiều từ trong mỗi phạm trù càng tốt. Khi các học viên dường như đã hoàn tất bảng liệt kê của họ, hãy chia sẻ một hay hai phạm trù trong bảng liệt kê của riêng bạn và cho mỗi người thì giờ để chia sẻ về những câu trả lời của mình.
Mở rộng sự thảo luận bằng cách yêu cầu học viên trả lời những câu hỏi sau đây. Chia sẻ những câu trả lời từ kinh nghiệm riêng của bạn cũng như giúp học viên hiểu bạn nhiều hơn.
Bạn và các thành viên trong gia đình bạn giống hay khác nhau như thế nào?
Bạn bắt đầu quan tâm đến một trong những điều bạn thích làm khi nào?
Bạn đã làm gì khi đứng trước một điều nào đó khó thực hiện đối với bạn? Ví dụ, bạn đã tránh né điều đó hay cố gắng làm cho tốt hơn?
Bạn nghĩ là tài năng và kỹ năng của bạn đã ảnh hưởng những điều bạn ưa thích như thế nào?
Hãy nghĩ về người bạn thân nhất của bạn. Bảng liệt kê của họ sẽ giống hay khác với bảng liệt kê của bạn? Cho một ví dụ.
Hãy nghĩ về các thầy cô giáo của bạn. Họ có biết điều gì đối với bạn là dễ làm và điều gì là khó đối với bạn không?
Hãy nghĩ về các lớp học hoặc những nghiên cứu hiện tại của bạn. Những điều bạn ưa thích, những điều bạn không thích, những khả năng, tài năng và kỹ năng của bạn có ảnh hưởng đến mức độ học tập của bạn trong các lớp hay trong các môn học nào đó như thế nào?
Kết thúc cuộc thảo luận nầy bằng cách nhấn mạnh rằng mỗi người có một cách học tập-cũng như tài năng, kinh nghiệm, và một loại tính cách riêng-ảnh hưởng đến cách mỗi người học tập và quan hệ với người khác.
Hãy hỏi các học viên liệu mọi việc có sẽ tốt hơn không nếu tất cả chúng ta đều giống nhau trong cách học tập. Yêu cầu họ kể ra những lợi ích có thể có của việc có quá nhiều phương cách học tập khác nhau như vậy.
Tùy Chọn D: Sáng tạo một trò chơi .
Giải thích với các học viên rằng họ sẽ là một nhóm cùng nhau làm việc để tạo ra một trò chơi mới. Đem theo một số vật dụng cơ bản để thực hiện trò chơi, chẳng hạn như hột súc sắc, những tấm giấy nhỏ, những miếng đồ chơi hay một tấm áp phích hoặc giấy in báo lớn. Hãy nói với những “nhà sáng chế” rằng họ có thể dùng bất kỳ vật gì hoặc tất cả các nguyên vật liệu có sẵn.
Hướng dẫn hoạt động nầy bằng cách đưa ra bảng câu hỏi sau đây và yêu cầu học viên cùng nhau quyết định cách họ sẽ trả lời các câu hỏi:
Ai sẽ chơi trò chơi nầy?
Chủ đề của trò chơi nầy là gì?
Mỗi người sẽ luân phiên như thế nào?
Những luật chơi nào sẽ được sử dụng?
Những người tham gia trò chơi làm thế nào để biết ai là người thắng cuộc?
Để các học viên thảo luận những câu hỏi nầy từng câu một và tìm ra câu trả lời của họ. Khi họ cùng nhau làm việc, hãy quan sát và ghi lại những hành động sau:
Bất kỳ thành viên nào của nhóm có:
đang viết xuống mọi điều không?
đang nhặt các vật dụng để chơi lên và làm thử không?
đang đảm nhận vai trò lãnh đạo không?
nói về ý kiến của họ không?
đang giữ im lặng không?
đang cựa quậy nhúc nhích luôn không?
đang vẽ hay viết nguệch ngoạc không?
đang trả lời các câu hỏi không theo thứ tự không?
Những câu hỏi nầy sẽ giúp bạn hiểu thấu đáo các phương cách học tập của học viên khi họ tham gia hoạt động nầy.
Các học viên có thể sẽ không đủ thời gian để hoàn thành việc thiết kế trò chơi. Sau khoảng mười lăm phút, hướng sự chú ý của học viên đến việc thảo luận về các phương cách học tập cá nhân của họ. Hỏi các câu sau đây và khích lệ mỗi học viên chia sẻ một ý kiến.
Các bạn có thích cùng làm việc với nhau không? Tại sao có và tại sao không?
Có ai trong các bạn nản lòng không?
Bạn thích điều gì trong hoạt động nầy?
Ghi chú
Chắc rằng những người dễ gần gũi hơn sẽ ưa thích trò chơi theo nhóm nầy trong khi những người có tính độc lập hơn lại có thể không thích thú mấy. Điều đó không sao cả. Mục đích của hoạt động nầy không phải để thiết kế một trò chơi lớn nhưng để khám phá cách thức các thành viên của nhóm nầy cùng nhau học tập và làm việc.
Hãy giải thích rằng việc ưa thích hay cảm thấy chán hoạt động nầy, hoặc đáp ứng theo những cách khác không có nghĩa là người nầy thông minh hơn hoặc có óc sáng tạo hơn người kia. Những điểm khác biệt nầy chỉ là một phần tự nhiên của những gì làm cho mỗi người có một vẻ độc đáo. Một phần trong những điều làm cho chúng ta trở nên độc đáo đó là chúng ta có những phương cách học tập, làm việc cũng như sở thích riêng. Từ những điều bạn quan sát được, hãy cho biết xem học viên nào của bạn dường như là
những người học bằng miệng, tức là học bằng cách nói to lên điều họ nghĩ?
những người học bằng mắt, tức là học bằng cách viết hay vẽ khi họ suy nghĩ và quan sát?
những người học bằng thao tác, tức là học bằng cách chuyển động, cựa quậy nhúc nhích luôn hoặc sờ mó vào những vật dụng để chơi?
những người suy nghĩ ngẫu hứng, tức là những người có thể đã trả lời những câu hỏi không theo thứ tự?
những người suy nghĩ có trình tự, tức là những người có thể đi đúng theo thứ tự của bảng câu hỏi?
những người học hỏi có tính độc lập, tức là những người có thể đã cảm thấy không thích với hoạt động nhóm?
những người học hỏi với tinh thần hợp tác, tức là những người tăng trưởng nhanh trong hoạt động nhóm?
Hãy thường xuyên nhấn mạnh rằng những điểm khác biệt nầy làm cho người ta trở nên độc đáo và có ân tứ đặc biệt cho một số công tác. Không có phương cách nào là tiêu cực, đó chỉ là các kiểu học tập tự nhiên của chúng ta. Việc hiểu biết các phương cách nầy có thể giúp chúng ta hiểu được cách tốt nhất để giao tiếp với nhau và cũng giúp người khác giao tiếp với chúng ta nữa.
Hãy nghĩ về cách bạn rất có thể đã đáp ứng với hoạt động nầy, sau đó chia sẻ với các học viên về những sở thích trong việc học tập của riêng bạn.





Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 28-3-2024 04:36 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách