Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 3015|Trả lời: 0

Các Tôn Giáo - Lão Giáo

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 16-12-2011 10:42:53 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Các Tôn Giáo Trên Thế Giới
Tác giả: Thomas F.Harrison

Lão Giáo
Mục đích

Một trong những mục đích chính của bài học nầy là nhận định về sự kiện các học giả đương thời đánh giá cao giá trị của Kinh điển được viết bởi người sáng lập Lão giáo. Sau đó chúng ta sẽ so sánh những lý tưởng đạo đức cao cả của Lão giáo với sự thất bại của những người theo Lão giáo kể cả người sáng lập lão giáo trong việc thực hiện những lý tưởng đạo đức nầy. Điểm thứ ba, chúng ta sẽ giải thích sự kiện Lão giáo không nhìn nhận một đấng cứu thế chính là lý do quan trọng khiến Lão giáo suy thoái. Ước mong bài học này sẽ giúp các bạn vững vàng hơn về thuộc linh cũng như về sự hiểu biết để có thể làm chứng về sự cứu rỗi trong Đấng Christ cho những người theo Lão giáo.

Dàn bài
Giới thiệu Lão giáo
Lão tử : người sáng lập Lão giáo
Đời sống của Lão tử
Cá tính của Lão tử
Sự tôn sùng Lão tử
Kinh điển của Lão giáo
Các quan niệm của Lão giáo
Quan niệm căn bản :
“ Quan niệm về “Đạo”
Nền luân lý của Lão giáo
Các lãnh tự của Lão giáo thời sau này và lịch sử của Lão giáo
Lão giáo trong thời hiện tại
Sự dạy dỗ của Lão giáo về đời sau
Đánh giá Lão giáo
Các mục tiêu của bài học
Khi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể :
Xác định vị trí của Lão giáo trong các tôn giáo trên thế giới
Thuật lại những chi tiết quan trọng trong tiểu sử của lão tử, nêu lên những yếu tố truyền thuyết trong tiểu sử nầy.
Mô tả sự khác thường trong cá tính của Lão tử
Giải thích tiến triển của việc tôn sùng Lão tử
So sánh Kinh điển của Lão giáo với Kinh thánh và thảo luận về việc người Trung Hoa và người các dân tộc khác tôn trọng Kinh điển của Lão giáo.
Định nghĩa quan niệm “ Đạo” theo ý nghĩa của từ ngữ và theo phương pháp phân tích.
Xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa quan niệm về Đấng tối cao trong Lão giáo và Cơ đốc giáo.
Mô tả lý tưởng đạo đức bao gồm trong sách “Đạo Đức Kinh”
So sánh ngắn gọn giữa Kinh điển của Liệt Tử và Kinh điển của trung tử và giải thích mối liên hệ giữa các hoàng đế Trung Quốc và lịch sử của Lão giáo
Trình bày những lý do dẫn đến việc suy thoái của Lão giáo trong thời hiện tại.
So sánh sự dạy dỗ của Phật giáo và Lão giáo về đời sau.
Đánh giá Lão giáo dựa trên sự hợp lý và tính cách thích hợp đối với nhu cầu của nhân loại.

Các sinh hoạt học tập
1. Đọc dàn bài, mục đích và các mục tiêu để có cái nhìn tổng quát về bài học
2. Tìm hiểu các từ ngữ quan trọng, tra cứu ý nghĩa của các từ mà bạn chưa biết
3. Đọc trang 131 tới 151 trong sách giáo khoa
4. Làm các bài tập trong phần triển khai bài học, sau đó so sánh câu trả lời của bạn với phần giải đáp mà chúng tôi đưa ra.
5. Dự án : khi học xong bài nầy, hãy vẽ bản đồ Châu Á và đánh dấu những vùng ở đó Lão giáo hiện vẫn tồn tại.
Từ ngữ quan trọng
Trung Hoa học
phương cách chữa trị
hoang tưởng
hành vi hung hãm
rất khác biệt
sĩ nhục
chỗ trú ẩn
đột biến
liên quan đến phổi
không rõ ràng
quyền lợi
không can thiệp
ngụy trang
giả bộ

Triển khai bài học
Mục tiêu: Xác định vị trí của Lão giáo trong các tôn giáo trên thế giới .
GiỚi thiỆu vỀ Lão Giáo
Hume 131 - 133
So với số tín đồ Phật giáo thì Lão giáo có ít tín đồ hơn. Tuy nhiên Lão giáo là một trong ba tôn giáo của Trung Hoa được chính thức công nhận. Lão giáo đã phát triển một hệ thống giáo lý phức tạp theo chủ thuyết đa thần và ma quỉ nhưng khi mới bắt đầu vào khoảng 550 trước Chúa Lão giáo chỉ là một hệ thống triết lý đơn giản. “ Cuối cùng Lão giáo đã suy thoái từ tình trạng đơn giản ban đầu do việc thu nhận những quan niệm huyền hoặc. Những người theo Lão giáo đã tham gia vào những nghi lễ gọi hồn, cầu vong” các thầy tế lễ của Lão giáo được xem là những chuyên gia về pháp thuật và ma thuật.
“ Đạo” có nghĩa là “ con đường” và cũng được coi là một nguyên lý tối thượng. Do đó, Lão giáo được biết đến như một tôn giáo của thiên đạo. Tác giả Adeney nói đến những yếu tố tốt đẹp trong triết lý của Lão tử người sáng lập Lão giáo như sau :
Người ta không thể làm gì khác hơn là tôn trọng những sự dạy dỗ của triết gia cố cựu này. Ông đã nêu lên ba đức tính đặc biệt của những người biết “ Thiên đạo”. “ Tôi có ba điều quí báu mà tôi hãnh diện và hết sức giữ gìn. Điều thứ nhất là sự nhân từ điều thứ hai là tinh thần quản lý; thứ ba là tránh không lấn lướt người khác. Với tinh thần nhân từ tôi có thể trở nên dũng cảm; với tinh thần tự quản trị tôi sẽ được tự do; với tinh thần không lấn lướt người khác tôi sẽ có thể trở thành một khí dụng tốt đẹp cao cả”
Triết lý Lão giáo “ không lấn lướt người khác” là một điển hình về khuynh hướng thụ động và việc hô hào “ không can thiệp vào biến chuyển trong cõi tự nhiên”
1 Trả lời những câu hỏi sau đây về xuất xứ của Lão giáo
a Hình thức nguyên thủy của Lão giáo là gì?
...............................................................................................................................
b Lão giáo được tổ chức trở thành một tôn giáo khi nào?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
c Ai là người sáng lập nổi tiếng của Lão giáo?
...............................................................................................................................
2 Trong những câu dưới đây câu nào không đúng?
a) Nhiều người cho rằng Lão giáo là một tôn giáo đã chết.
b) Lão giáo đã bị suy thoái trong một thời gian dài.
c) Không có hy vọng Phục hưng Lão giáo.
d) Lão giáo là một tôn giáo tăng trưởng.
3 Theo Hume, câu nào trong những câu dưới đây là đúng?
a) Người Trung Hoa chỉ theo một tôn giáo và không chấp nhận các tôn giáo khác.
b) Người Trung Hoa có nhiều tôn giáo và không hoàn toàn theo một tôn giáo riêng nào.
c) Người Trung Hoa chỉ theo một tôn giáo nhưng không phản đối các tôn giáo khác.
d) Không có điều nào ở trên là đúng.
Ghi chú : Qua việc nêu lên rằng “ rất nhiều người Trung Hoa tham dự các nghi lễ và đóng góp vào việc duy trì ba tôn giáo của Trung Hoa”, Hume nhấn mạnh sự kiện là các tôn giáo kể trên không những cùng tồn tại nhưng còn pha trộn với nhau.
4 Nhận định những điểm nhấn mạnh khác nhau trong các tôn giáo sau đây :
....a Lão giáo
....b Phật giáo
....c Khổng giáo
....d Cơ đốc giáo
1) Vâng theo những qui luật đối xử đúng đắn.
2) Đầu phục một thân vị và làm theo các sự dạy dỗ của Đấng đó.
3) Suy niệm thoát tục
4) Sống theo đạo một cách huyền bí

Mục tiêu: Thuật lại những điểm chính yếu trong cuộc đời của Lão tử, nêu lên những yếu tố truyền thuyết trong tiểu sử về Lão tử .
Lão tỬ : NgưỜi sáng lẬp Lão giáo
Hume 133 - 138
Cuộc đời của Lão tử
Hume 133 - 135
Hume nêu lên rằng rất có thể Lão tử không phải là một nhân vật có thật trong lịch sử. Và Soper còn nói quả quyết hơn Hume về điều nầy : “ Có rất ít chi tiết về cuộc đời của Lão tử. Quả thực, trong thời đại ngày nay người ta có khuynh hướng nghi ngờ sự hiện diện của Lão tử trong lịch sử”. Tuy nhiên, cũng có khả năng là Lão tử là một nhân vật lịch sử nên chúng ta cũng cần nói về ông như là ông đã có thật trong lịch sử.
5 Căn cứ vào những tư liệu có được, Lão tử đã sinh ra ở đâu?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
6 Nếu Lão tử đã sống vào thế kỷ thứ VI TC thì ông sống cùng thời với Khổng tử và “ sống không xa thời đại của những người sáng lập các tôn giáo khác”. Hãy kể tên những vị sáng lập tôn giáo đó.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Nguồn tư liệu duy nhất về Lão tử là một tác phẩm ngắn của Ssu- ma chien được viết vào khoảng 500 năm sau Lão tử. Kết luận của tác phẩm đó cho chúng ta biết rằng Lão tử thực hành một lối sống theo lý trí và phẩm hạnh cũng như giáo thuyết của ông nhắm đến đời sống ẩn dật và vô vi.
7 Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Giáo lý của Lão giáo cho thấy
a) Đây là một tôn giáo nghi lễ.
b) Đây là một tôn giáo có niềm tin thể hiện tích cực.
c) Đây là một tôn giáo chủ trương xuất thế, vô vị.
d) Đây là một tôn giáo của tấm lòng hơn là một tôn giáo của lý trí
8 Lão tử đã qua đời ở đâu?
...............................................................................................................................
Mục tiêu: Mô tả tính chất cá biệt trong cá tính của Lão tử .
Cá tính của Lão tử
Hume 135 - 136
Hume nhận định rằng “ Căn cứ vào những tiêu chuẩn Cơ đốc giáo thì Lão tử trình bày một nguyên tắc đối phó với điều ác cao hơn của Khổng tử. Tuy nhiên thái độ cư xử thực tế của ông lại chứng tỏ rằng lối sống của ông thấp hơn Khổng tử” Tính chất đặc thù của cá tánh Lão tử chủ yếu là do thái độ cư xử cụ thể thiếu trách nhiệm. Cách cư xử cụ thể của ông đã tỏ ra thấp hơn những điều ông dạy dỗ.
9 Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Theo dạy dỗ của Lão tử, nếu một người làm tổn thương người khác, việc tổn thương đó cần được đáp lại bằng
a) sự công bình
b) một việc ác tương tự
c) sự nhân từ
d) tình yêu thương tha thứ
10. Theo ý kiến của Hume sự dạy dỗ của Lão tử về nguyên tắc cư xử nhân từ rộng rãi không cần đền đáp lại tương tự như sự dạy dỗ của một vị sáng lập tôn giáo khác không phải là Cơ đốc giáo. Vị sáng lập tôn giáo đó là ai?
...............................................................................................................................
Lão tử đã gặp rắc rối với chính quyền thời đó do thái độ tìm kiếm tư lợi của những người này. Khi đối diện với những vấn đề đó Lão tử đã không thể thực hiện nguyên tắc cư xử nhân từ không cần đền đáp. Do đó ông đã từ quan và sống cuộc sống vô vi. Để có thể thực hiện được nguyên tắc sống nhân từ không cần đền đáp lại đòi hỏi một điều mà Lão tử không hề có : Đó là ân điển của Đức Chúa Trời.
Mục tiêu: Giải thích tiến triển của việc tôn sùng Lão tử
Sự tôn sùng Lão tử
Hume 136 - 138
11. Trong những câu dưói đây câu nào là đúng? Lão tử nhìn nhận rằng “ riêng tôi cảm thấy trống rỗng, không hiểu biết đầy đủ và cảm thấy bối rối” câu nói nầy chứng tỏ rằng ông
a) là một người có tính tình khiêm tốn
b) là một con người đang tìm kiếm những câu trả lời cho cuộc sống cũng như bao nhiêu người khác
c) không có giải pháp để giải quyết sự trống rỗng của con người
d) nghĩ rằng ông đang dạy dỗ những nguyên tắc sai lầm.
12. Lão tử đã gọi đấng tạo hóa là gì?
...............................................................................................................................
13. Theo ý kiến của Hume, triều đình đã bắt đầu tôn kính Lão tử như thế nào?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Tiếp theo Hume nhắc đến sự tôn sùng Lão tử có liên quan đến lý thuyết xuất hiện từ thế kỷ thứ IV SC về sự hoài thai siêu nhiên của Lão tử. Theo lý thuyết này thì Lão tử sinh ra như “ một em bé già dặn” có mái tóc trắng và tỏ ra rất khôn ngoan ngay từ khi mới sinh ra “ đến nỗi ông được cho rằng khi sinh ra đã là một người trưởng thành, vì ông đã ở trong bụng bẹ có lẽ 81 năm”. Tác giả Smith cho rằng từ ngữ Lão tử có thể hiểu là “ em bé già dặn”, “ người già” hoặc “ vị giáo sư già vĩ đại”.
14. Một giai đoạn khác nữa trong việc tôn sùng Lão tử đó là sự phong thánh cho ông. Bao nhiêu năm đã trôi qua kể từ ngày Lão tử qua đời đến khi ông được tôn thánh?
...............................................................................................................................
15. Việc tôn Lão tử như là một thánh hiền “ Đấng tiền bối khôn ngoai vĩ đại” đã có ý nghĩa gì liên quan đến giá trị văn hóa của người Trung Hoa? Căn cứ vào việc nghiên cứu của bạn về Khổng tử và Lão tử, hãy viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của bạn về đề tài này.
16. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Những tín đồ của Lão tử xem ông như là thần linh bởi vì
a) sức lực phi thường của ông
b) ông hoàn thành những điều trông mong đã được tuyên bố trước.
c) Ông dạy dỗ về lòng nhân từ bao quát.
d) Sự qua đời của ông có liên quan đến những dấu hiệu siêu nhiên.
Trong phần cuối cùng, Hume nhận xét rằng “ trong một số khía cạnh Lão tử là một triết gia khôn ngoan nhưng ông không phải là người chịu nhiều đau khổ. Hume cho rằng Lão giáo có một số điểm quí báu nhưng không đánh giá cao về Lão tử”. Khi Hume nói rằng Lão tử không phải là “ người tôi tớ chịu nhiều đau khổ thương khó” thì Hume muốn nói đến Chúa Jêsus Christ. Ông giải thích rằng người tôi tôi tớ của Đức Chúa Trời tức là Chúa Jêsus Christ cần phải trở thành người tôi tớ thống khổ trước khi có thể trở thành người tôi tớ vinh quang. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong EsIs 52:13-53:12.
17. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng?
a) cuộc sống gương mẫu của Lão tử đã chứng minh cho sự dạy dỗ của ông
b) Lão tử được biết đến qua những hành động tốt đẹp hơn là qua những lời nói khôn ngoan
c) Lão tử đã sống theo những điều ông dạy dỗ
d) Sự dạy dỗ của Lão tử đã cao hơn những điều ông thực sự có thể sống.
Mục tiêu: So sánh Kinh điển Lão giáo và Kinh thánh, thảo luận về giá trị của Kinh điển Lão giáo đối với người Trung Hoa và đối với các dân tộc khác .
Kinh điỂn cỦa Lão giáo
Hume 138 - 143
Cả Mô ha méc và đức Thật Thích ca đều không phải là văn sỹ. Chính những môn đồ họ đã ghi chép lại những lời dạy dỗ của họ. Các học giả cho rằng chỉ có một phần nhỏ trong Kinh điển của đao Joroastian và Khổng giáo thực sự được viết bởi Joroaster và Khổng tử. Nhưng sách Kinh điểm Đạo Đức Kinh, tác phẩm kinh điển chính của Khổng giáo, là một tài liệu được viết bởi chính lão tử. Smith cho rằng Đạo Đức Kinh là Kinh thánh của Khổng giáo.
18. Theo ý kiến của Hume trong những tựa đề dưới đây, tựa đề nào dịch đúng ý nghĩa của Đạo Đức Kinh?
a) sách dạy con đường đức hạnh
b) Kinh điển của lý trí và đức hạnh
c) Sách của “ Đạo”
d) Thiên đạo và sức mạnh của nó.
19. Dựa theo bản dịch tiếng Pháp của Đạo Đức Kinh năm 1823, danh xưng trong tiếng Hêbơrơ nào của Đức Chúa Trời tương tự với từ ngữ được dùng trong Đạo Đức Kinh?
...............................................................................................................................
20. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Nội dung của Đạo Đức Kinh chủ yếu là
a) những sự dạy dỗ tổng quát và lời chỉ bảo không được xếp đặt theo hệ thống.
b) những nhận xét về tình hình chính trị lúc bấy giờ.
c) Những cuộc đối thoại với nhiều người khác nhau
d) những bài thơ ca ngợi những vĩ nhân trong quá khứ
e) những đoạn văn tiểu sử tự thuật dài dòng.
Bàn về sách Đạo Đức Kinh, tác giả Bahm nhận xét rằng “ các lý tưởng của nó phát xuất từ những kinh nghiệm nông nghiệp và sự khôn ngoan phổ thông của người Trung Hoa cổ đại, qua đó con người nhìn nhận sự lệ thuộc vào những diễn biến của tự nhiên.” Quyển sách đầu tiên và quan trọng nhất của triết lý Lão giáo có thể được xếp vào loại văn chương khôn ngoan” tương tự như sách châm ngôn trong Cựu Ước. Nhưng Đạo Đức Kinh khác với sách Châm ngôn ở chỗ tương đối ít nhắc đến sự khôn ngoan siêu nhiên.
21. Trong những câu sau đây câu nào trình bày điều chính quyền Trung Hoa đã làm để truyền bá tư tưởng của Lão giáo? Chính quyền Trung Hoa
a) công nhận rằng Đạo Đức Kinh là một “ tác phẩm Kinh điển”
b) Huấn dụ những quan chức chính quyền dựa trên sách Đạo Đức Kinh.
c) Xếp Đạo Đức Kinh vào chương trình giáo dục
d) Cho khắc Đạo Đức Kinh trên các phiến đá đặt ở cả hai thủ đô Bắc Kinh và Nam Kinh.
e) Tất cả những điều trên.
22. Trong những câu sau đây câu nào là đúng?
a) Khi bàn về những giá trị của Đạo Đức Kinh, những học giả phương tây hiện nay đã xem Tao The King như là những dự đoán, suy nghĩ điên khùng.
b) vạch ra sự khôn ngoan phổ quát và huyền bí
c) Cho rằng Đạo Đức Kinh không có tính chất khoa học và rất sơ sài
d) đã nói đến sự tinh khiết không chỗ trách được của Đạo Đức Kinh.
23. Trong tác phẩm “ Lão tử, một nhân chứng của chân lý trước thời đại Cơ đốc giáo” Hesse đã trưng dẫn bao nhiêu câu tương đồng giữa Đạo Đức Kinh và Kinh thánh?
...............................................................................................................................
Bàn về Đạo Đức Kinh Hume đã trưng dẫn Lin yutang một học giả Trung Hoa nổi tiếng viết như sau : “ Nếu có quyển nào sách đưa ra những lời khuyên chống lại hoạt động nhộn nhịp và sự bận rộn vô bổ của thời đại ngày nay thì tôi phải nói đến quyển sách của Lão tử”.

Triết lý thụ động của Lão giáo được gọi là Vô vi và thường được dịch là “ không hành động.” Tuy nhiên Smith không đồng ý với cách dịch này : “ vô vi được dịch là không hành động gì cả nhưng dịch như vậy là không chính xác. Nên dịch là “ sự yên lặng tích cực”
24. Trong những nhân vật dưới đây nhân vật nào được Hume cho là nhân vật văn học vĩ đại nhất của Trung Hoa?
a) Lão tử
b) Khổng tử
c) Mencius
d) Lin - Ytang
e) không có nhân vật nào kể trên.
25. Kể tên một tác phẩm kinh điển của Lão Giáo trong thời đại sau này............
26. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Tác phẩm kinh điển Lão giáo kể trên chủ yếu là
a) Một bài thuyết giảng có tính cách triết lý
b) một tường thuật lịch sử
c) Một cuốn sách nói về một lý tưởng đạo đức
d) Không có điều nào đúng
Hume trưng dẫn một bản mô tả về “ người quân tử” theo Kinh điển của Lão Giáo. Sau đây là một vài đức tính của người quân tử ( Hình vẽ 11:1)
NGƯỜI QUÂN TỬ
Đức độ: Các hành động xứng hiệp
Trung thành: Thể hiện tình yêu thương trong quan hệ gia đình
Thương xót: Thông cảm với khổ đau của tha nhân
Quảng đại: Thi ân mà không cần đối đáp
27. Khảo sát các điều răn tiêu cực mà Hume trưng dẫn từ Kinh điển Lão giáo và nêu lên hai trong số những điều răn đó mà bạn thấy khó thực hiện nhất trong hoàn cảnh của bạn.
28. Hãy chép lại một câu trong đoạn trưng dẫn của Hume về Kinh điển Lão giáo cho rằng con người có năng lực để làm những điều tốt.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Mục tiêu: Định nghĩa “Đạo ”
NhỮng quan niỆm cỦa Lão giáo
Hume 143 -144
Quan niệm chủ yếu : “ Đạo”
Hume 143 - 144
29. Ý nghĩa theo ngữ căn của từ ngữ “ Đạo” là gì?
...............................................................................................................................
Ghi chú : Ý nghĩa căn bản theo ngữ căn của từ ngữ “ đạo” là điều quan trọng trong những tôn giáo xuất xứ từ An độ : Chân lý thứ tư của Phật giáo được gọi là “ Trung đạo” hay “ Bát chánh đạo”.
30. Hume trình bày ý nghĩa tôn giáo của “ Đạo” như là “ con đường” trong Khổng giáo như thế nào?
31. Trong ý nghĩa chuyên môn, “ đạo” nói lên điều gì?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
32. Trong những từ ngữ dưới đây từ ngữ nào không được Hume nhắc đến như là từ ngữ đã được các học giả dùng để dịch chữ “ đạo”?
a) Lý trí
b) Lời
c) Thượng Đế
d) Vũ trụ
e) Sự quan phòng (thần hựu)
Tóm lại, từ ngữ tương ứng với “ đạo” trong triết lý Phật giáo là “ con đường”; Trong triết lý Hy lạp thì đó là “Logos” hay “Lời”; Trong Cựu ước thì đó là “Đức Chúa Trời” và trong Phúc âm của sứ đồ Giăng và “ Ngôi lời”.
33. Từ ngữ nào trong ngôn ngữ của bạn diễn tả đúng nhất ý nghĩa của “ Đạo”?
...............................................................................................................................
Mục tiêu: Xác định những điểm tương đồng và dị biệt giữa quan niệm về Đấng tạo hóa trong Lão giáo và Cơ đốc giáo
Quan niệm về Đấng tạo hóa
Hume 144
34. Trong những câu dưới đây câu nào là sai? Căn cứ vào sự dạy dỗ chính yếu trong Đạo Đức Kinh thì Đấng Tạo Hóa
a) Có tính chất huyền bí
b) có thân vị
c) Có đặc tính vĩnh cửu
d) Chỉ có một
35. Trong những từ ngữ dưới đây, từ ngữ nào không được dùng trong phần trưng dẫn của Hume về điều kinh điểm Lão giáo mô tả Đấng Tạo Hóa?
a) Tuyệt đối
b) Yên tĩnh
c) Không tự bày tỏ
d) Vô danh
e) Tự mặc khải
f) Không có hình thể
36. Trong những điều dưới đây điều nào được coi là đặc tính của Đấng Tạo Hóa và cũng là đặc tính của Đức Chúa Trời theo quan điểm Cơ Đốc giáo về Đức Chúa Trời
a) Vĩnh cửu
b) Không biến đổi
c) Không có hình thể
d) Vô danh
e) Yên tĩnh
Theo quan điểm Cơ đốc giáo, Đức Chúa Trời là Đấng vĩnh cửu, không biến đổi, toàn tri, toàn năng, sáng tạo và có thân vị. Thượng Đế theo Cơ đốc giáo là một đấng có thân vị nên Ngài cũng là Đấng tự khải thị và hoạt động tích cực. Một Thần Linh có thân vị thì không cần thời gian, không gian và hình thể để tồn tại. Một thần linh có thân vị chính là Thánh Linh. Bởi vì Đức Chúa Trời có thân vị nên Ngài có thể mặc khải và Cứu Rỗi con người.
Mục tiêu: Mô tả những lý tưởng đạo đức được bao gồm trong Đạo Đức Kinh .
Nguyên lý trong Lão giáo
Hume 145- 146
Trong phần trước Hume đã trưng dẫn một câu trong Kinh điển Lão giáo mô tả đạo như là “ không tranh đấu và không tích cực”. Do đó chúng ta có thể nghĩ rằng người tín đồ Lão giáo lý tưởng sẽ có lối sống giống như vậy bởi vì lối sống của một người thường phản ánh bản chất của thần linh mà họ thờ phượng. Lão tử “ chống lại những nổ lực và kỷ luật mà Khổng tử đòi hỏi. Ông chống lại kỷ luật cứng ngắc của những tiêu chuẩn đạo đức trong Khổng giáo”
37. Trong những câu sau đây câu nào là sai? Lý tưởng đạo đức của Lão giáo nhấn mạnh
a) Sự đơn giản
b) Sự phục vụ
c) Sự hòa bình
d) Tình yêu thương
Ở Trung Hoa người ta xem sự khiêm tốn và yên lặng như là những cách cư xử lý tưởng, với tư cách là một Giáo sĩ Cơ đốc giáo, bạn sẽ khuyến khích việc vui mừng và ngợi khen theo tinh thần Cơ đốc giáo như thế nào? Tốt nhất là bạn không nên bắt đầu bằng việc khuyến khích làm những điều hòan toàn khác biệt với văn hóa Trung Hoa chẳng hạn như Ca hát ngợi khen lớn tiếng. Ngược lại bạn có thể giải thích cho mọi người rằng sự vui mừng có thể được bày tỏ một cách yên lặng và không nhất thiết rằng sự ngợi khen phải được biểu hiện cho mọi người khác thấy. Sau đó bạn có thể cầu nguyện để Đức Thánh Linh cất bỏ những điều ngăn trở trong văn hóa Trung Hoa hầu họ có thể chấp nhận những yếu tố mới trong Cơ đốc giáo. Đức Thánh Linh sẽ thực hiện điều này một cách từ theo sự không ngoan của Ngài.
38. Trong những câu dưới đây câu nào không đúng? Theo sự dạy dỗ của Lão giáo,
a) Thái độ lãnh đạm là sai.
b) Giữ thái độ lãnh đạm là đúng
c) Có khát vọng là tốt
d) Ước muốn có tài sản là một điều tốt.
39. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Để trở thành một người tín đồ Lão giáo tốt, một người cần phải
a) chiến đấu cho những điều tốt đẹp
b) Sống tích cực
c) tránh khỏi những cố gắng nỗ lực
d) Cầu nguyện không thôi.
Mục tiêu: So sánh vắn tắt các tác phẩm của Liệt tử và của Trang tử và giải thích mối liên hệ giữa các hoàng Tế Trung Hoa và lịch sử của Lão giáo .
NhỮng lãnh tỤ cỦa Lão giáo và lỊch sỬ Lão giáo
Hume 146 - 148
40 Trong những câu nào dưới đây câu nào là đúng? Lãnh tụ xuất sắc đầu tiên của Lão giáo sau cái chết của Lão tử là
a) Một môn đồ được Lão tử dạy dỗ
b) Một trong những con trai của ông
c) Một trong những anh em của ông
d) Một người xuất hiện vào khoảng 125 năm sau cái chết của Lão tử
Những người rao truyền Phúc âm đầu tiên là những người chứng kiến tận mắt đời sống của Đấng Christ. Phierơ và Giăng, những người rao truyền phúc âm chính là các môn đồ của Chúa Cứu thế Jêsus. Phaolô cũng là người sống cùng thời đại với Chúa Cứu Thế. Những điều mà họ giảng dạy không phải chỉ là những lời dạy dỗ của Đấng Christ nhưng cũng là những điều họ đã thấy và nghe về con người Chúa Cứu Thế. Một triết lý có thể được dạy dỗ bởi những người am tường triết lý đó nhưng thân vị của Chúa Cứu Thế ( Là cốt lõi của Phúc âm) chỉ có thể được rao truyền bởi những người đã sống với Chúa Cứu Thế tức là các môn đồ của Ngài.
41. Người nào đã nói rằng : “ Người đạt được sự hòa hợp với Đấng tạo hóa sẽ bước vào mối liên hệ mật thiết với những điều vĩnh cửu và không ai có quyền lực có thể làm hại hoặc ngăn trở người đó”?
...............................................................................................................................
Qua việc trưng dẫn tác phẩm của Liệt tử, Hume cho rằng những phân biệt đạo đức đều bị loại bỏ. Điều này dường như cho thấy sự thoái hóa của Lão giáo. Nền luân lý của Lão giáo đã theo chủ nghĩa tự nhiên nhiều hơn. Nền luân lý của Lão giáo có tính cách tự nhiên bởi vì “đạo”, nguyên lý hướng dẫn của những luân lý đó là một nguyên lý không có thân vị và chính là sức mạnh của thiên nhiên. Soper cho rằng một trong những ý nghĩa của “ đạo” là “ thiên nhiên”.
42. Trong những câu dưới đây câu nào tóm tắt đầy đủ nhất ý tưởng cho rằng “ tính đãng trí” là một phước hạnh trong Lão giáo? Việc Lão giáo đề cao tính lơ đãng ngụ ý rằng
a) Lão giáo xem việc không hoạt động như là một lý tưởng đạo đức
b) Lão giáo không khuyến khích sự sáng tạo của tâm trí.
c) Không khuyến khích đối diện với các vấn đề của xã hội
d) cho rằng chết là phước hạnh hơn sống
e) Tất cả những điều trên là đúng
f) a,b,c, là đúng
43. Theo ý kiến Hume, trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Trang tử truyền bá những dạy dỗ của Lão giáo qua
a) việc giảng dạy
b) Việc ghi khắc trên đá
c) Những câu châm ngôn sắc sảo
d) Các cô nhi viện
44. Trong những mô tả dưới đây về “Đạo” của Trang tử những mô tả nào cũng là những mô tả về Đức Chúa Trời theo quan điểm của Kinh thánh?
a) Không thấy được
b) Không nghe được
c) Không có tên gọi
d) Không bàn luận được
e) Bình an
Trang Tử mô tả Thiên đàng như là một nơi trống vắng, tĩnh mịch, yên lặng và không có hoạt động. Theo sự dạy dỗ của Kinh thánh thì Thiên Đàng là nơi an nghĩ nhưng không phải là nơi trống vắng hay thinh lặng. Những bài ca vui mừng khen ngợi tràn ngập Thiên Đàng. Đây là nơi Đức Chúa Trời và con người tương giao với nhau.
45. Hume nêu lên những thời điểm tổng quát nổi bật trong lịch sử của Lão giáo như thế nào?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ghi chú : Hoàng Đế Shihuangti đốt những sách vở của Khổng giáo để thiết lập Lão giáo là một ví dụ về sự sốt sắng tôn giáo nhưng thiếu tình yêu thương. Một tôn giáo của tình yêu thương sẽ không hủy diệt những tôn giáo khác để xây dựng tôn giáo của mình. Chúa Jêsus phán : “ Ta không đến để hủy diệt nhưng để làm cho trọn (Mat Mt 5:17).
46. Hãy nêu tên vị Hoàng đế đầu tiên đã dâng tế lễ cho Lão tử.
...............................................................................................................................
Mặc dầu Lão giáo về cơ bản là một tôn giáo triết lý không có niềm tin nơi một Thượng Đế có thân vị tuy nhiên những nghi lễ dâng tế lễ vẫn có trong sự thờ phượng. Việc dâng tế lễ thờ phượng Lão tử cho thấy việc tôn sùng Lão tử như một thần linh.
47. Hoàng Đế Wu đã đưa ra thứ tự ưu tiên của các tôn giáo tại Trung Hoa như thế nào?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
48. Vị Hoàng Đế nào đã hạ giá Phật giáo và đã làm điêù đó như thế nào?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Mục tiêu: Thảo luận về các lý do gây nên sự suy thoái trong Lão giáo hiện nay .
Lão giáo hiỆn nay
Hume 148 - 149
Về tình trạng Lão giáo hiện nay, Hume nhận định rằng : “ Hoạt động thực tế của Lão giáo rất khác với những lý thuyết cao siêu của người sáng lập... Những tín đồ Lão giáo đã hầu như đánh mất tất cả tinh thần chống đối những đảo lộn trật tự trong xã hội của người sáng lập và những giải pháp đạo đức lý tưởng của ông”. Nhìn chung các học giả đều đồng ý với nhận xét này của Hume. Soper viết rằng “ những tín đồ Lão giáo đã đem lại một số ảnh hưởng trên Trung Hoa và giúp đem lại niềm tin vào sự bất diệt.... nhưng đó không phải là điều mà Lão giáo ngày nay có được. Lão giáo ngày naỳ là một khía cạnh tồi tệ nhất trong Tôn giáo Trung Hoa”.
Tuy nhiên Hume phần nào quy lỗi cho người sáng lập Lão giáo về tình trạng Lão giáo hiện nay. Ông viết rằng “ Chính Đạo Đức Kinh đã đưa ra một số, nền tảng cho những diễn biến sau nầy của Lão giáo.” Bởi vì Hume không nói thêm nữa về điểm này nên các sinh viên nghiên cứu về tôn giáo thế giới có thể suy nghĩ thêm về ý kiến này. Có lẽ sự thất bại của Lão tử trong việc sống đúng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà ông đề ra đã dẫn đến sự thất bại của Lão giáo sau này. Hãy chú ý đến sự tương phản giữa Lão tử và Chúa Cứu Thế Jêsus là người đã minh chứng cho những lời dạy dỗ của mình bằng những việc làm tốt đẹp và thực hiện đúng những lý tưởng đạo đức của mình ( xem Cong Cv 10:38).
49. Trong những câu sau đây câu nào mô tả đúng nhất sự suy thoái của Lão giáo? Lão giáo đã suy thoái trở thành
a) Chủ thuyết đa thần
b) thờ lạy Ma quỉ
c) ma thuật, phù thủy
d) tà giáo
e) Tất cả những điều trên
50. Hãy viết định nghĩa của “ Bùa” và “ Ngải”.
a : ...........................................................................................................
...............................................................................................................................
b : ..........................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
51 Vai trò của các tu viện Lão giáo là gì?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Lyall cho rằng Lão giáo ngày nay đã suy thoái trở thành mê tín dị đoan. Lão giáo đã trở thành thờ lạy hình tượng, giả dối và mê tín dị đoan bởi vì Lão giáo không thể nhắc con người lên cao hơn chính mình. Lão giáo đã không có một Đấng Cứu Thế để giải cứu con người khỏi bản chất băng hoại của mình.
Mục tiêu: So sánh giáo lý Phật giáo và Lão giáo về đời sau
Giáo lý cỦa Lão giáo vỀ đỜi sau
Hume 149 - 151
52. Hume cho rằng Phật giáo có ảnh hưởng trên Lão giáo về vấn đề đời sau như thế nào?
Ghi chú : Nguyên thủy Phật giáo không có những giáo lý về Thiên Đàng hay địa ngục. Những giáo lý nầy chỉ phát triển trong Phật giáo về sau này.
53. Mục đích của vô số các Thiên Đàng và địa ngục trong Lão giáo là gì?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
54. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Những tín đồ Lão giáo mô tả hình phạt trong địa ngục
a) trong Kinh điển của họ
b) tại nhà của họ
c) tại đền miếu của họ
d) trên y phục của họ
55. Lão giáo có số tín đồ đông nhất thuộc thành phần nào?
a) giới thượng lưu
b) Đám đông quần chúng
c) Giới trung lưu
d) Không phải những tầng lớp trên
Những tín đồ Lão giáo “ hầu hết đều là người ít học” ( Adeney 130). Đám đông dân chúng ít học này bị thu hút bởi Lão giáo bởi vì Lão giáo cung cấp cho họ những hình thức như bùa ngải v.v. Lão giáo thể hiện quyền năng của mình qua tà thuật và pháp thuật.
56. Trong những câu dưới đây câu nào không đúng?
Theo giáo sư Dubs, triết lý Lão giáo vẫn còn là một phần quan trọng trong văn hóa Trung Hoa bởi vì
a) Những hứa hẹn của Lão giáo về đời sau
b) Việc đề cao chủ nghĩa huyền bí
c) Tinh thần theo chủ nghĩa tự nhiên
d) tính chất đơn giản
Mục tiêu: Lượng định giá trị của Lão giáo .
Đánh giá Lão giáo
Hume 151
57. Trong những điều dưới đây điều nào không thể hiện ưu điểm của Lão giáo?
a) Sự nhấn mạnh của Lão giáo về Thiên đạo
b) Đời sống gương mẫu của người sáng lập
c) Sự dạy dỗ của người sáng lập về việc lấy thiện báo ác
d) Lý tưởng về người “ quân tử”
Trong số những tín đồ Lão giáo ai là người đã thực hành “ Thiên đạo” và đạt được mục đích của thiên đạo? Hãy lưu ý tình trạng khác thường của Lão giáo khi thấy rằng không có một tín đồ Lão giáo nào - ngay cả người sáng lập - đã thực hiện thành công giáo lý tốt đẹp của Lão giáo để trở nên một người quân tử. Ngược lại, Chúa Cứu Thế Jêsus không những đã dạy dỗ về đạo. nhưng Ngài cũng chính là “ đường đi” (GiGa 14:6). Chúa Jêsus kêu gọi mọi người đặt nơi Ngài căn cứ vào những điều Ngài đã làm cũng như những điều Ngài giảng dạy.
58. Trong những điều dưới đây điều nào không thể hiện một khuyết điểm của Lão giáo?
a) Người sáng lập đã nêu gương xa rời thế tục
b) Lão giáo không có một đấng tối cao có thân vị
c) Lão giáo không nhận ra những điều ác trong thế giới
d) Lão giáo nhấn mạnh đến sự sáng tạo và nỗ lực cá nhân
e) Lão giáo theo chủ thuyết đa thần, ma thuật và thờ lạy ma quỉ.
Lão giáo không nhận ra rằng ngay khi con người có những lý tưởng tốt đẹp thì họ vẫn thiếu quyền năng để đạt được những lý tưởng đó. Nhân loại cần một Đấng Cứu Thế có quyền năng cứu vớt họ. Quan niệm về một Tạo hóa không có thân vị của Lão giáo không thể nào đưa đến một khải thị về Thượng Đế yêu thương và có quyền năng cứu rỗi. Theo Lão giáo, sự cứu rỗi đến từ chính con người. Những câu hỏi mà người tín đồ Lão giáo cần phải đặt ra là : Con người có thể tự cứu mình không? Có thể nào một con người hư mất lại đạt được sự cứu rỗi cho mình? Có một Đấng Thượng đế đủ quyền phép để cứu rỗi con người không? Thượng Đế đã có từng bày tỏ chính Ngài cho con người không?
Lão giáo tuyên bố rằng hy vọng tốt đẹp nhất của con người là sự giải thoát khi người đó sống một cách tiêu cực. Theo quan điểm này thì mục đích của sự hiện hữu của con người là gì? Quan điểm về một cuộc sống tiêu cực của Lão giáo dường như phủ nhận sự hiện hữu của con người trong khi lại tuyên bố rằng con người có thể tự cứu lấy mình. Tuy nhiên, với quan niệm sống yếm thế của Lão giáo con người sẽ đánh mất - chứ không cứu chính mình. Nhưng nếu có một Thượng đế có quyền năng cứu vớt của con người thì tại sao con người lại phải bị hư mất?
Dự án : Thực hiện dự án đã nói đến trong phần các sinh hoạt học tập.




Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 20-4-2024 03:06 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách