Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 4039|Trả lời: 0

Những Điều Tốt Lành Đến Với Các Nhóm Nhỏ

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 23-7-2011 08:08:27 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Những Điều Tốt Lành Đến Với Các Nhóm Nhỏ
Tác giả: Steve Barker, Judy Johnson, Rob Malone, Ron Nicholas, Doug Whallon

TỰA
Thượng Đế vẫn thường xuyên tân trang Hội thánh Ngài. Nếu thế gian cứ luôn biến đổi thì các nguồn tài nguyên của công binh xưởng thuộc linh của Thượng Đế vẫn bất biến. Cầu nguyện, đức tin, Kinh điển, tình yêu thpưng và sự thờ phượng là những cột trụ của sự phục hưng. Trải qua mọi thời đại, Thượng Đế vẫn tập họp dân Ngài lại để họ được từng trải sự hiện diện của gài, tiếp nhận các ân tứ, đem Phúc âm đến cho nhiều người khác và tái khẳng định sự hiến thân của họ. Như trước giả thư Hy-bá vạch rõ: “Hãy lưu ý khích lệ nhau trong việc yêu thương, tương trợ và làm đủ các việc lành Đừng xao lãng việc nhóm họp như một số người thường làm nhưng hãy jhuyến khích nhau, nhất là lúc này, vì Chúa gần trở lại” (HeDt 10:24-25).
Quyển sách này ra đời từ sự hiến thân cá nhân và tập thể của chúng tôi để phục vụ chi hội địa phương. Trong những năm gần đây, Hội thánh đã tái khám phá được một trong những khối xây dựng phi thời gian của nguồn sinh lực thuộc linh đó là các nhóm nhỏ (nhóm ít người). Cùng với giòng thủy triều đang lên của mối quan tâm đến các nhóm nhỏ, chúng tôi xin nêu cao ngọn cờ hướng tới điều tuyệt hảo. Những nhóm nhỏ như thế có thể là những biểu hiện năng động của ân phúc và quyền năng của Chúa Cứu Thế Giê-xu trong đời sống người ta. Khi nói “người ta”, chúng tôi không ngụ ý nói đến số người hiếm hoi tưởng rằng họ đã hoàn tất đời sống thuộc linh của mình rồi. Chúng tôi muốn đề cập tất cả những ai tự nhận mình vốn mong manh, dễ vỡ và tội lỗi, nhưng đang tìm cách tăng trưởng để trở nên giống như Chúa Cứu Thế.
Quyển sách này, cũng phản ảnh các từng trải của chúng tôi với tư cách một nhóm nhỏ. Mỗi một người là một sự kết hợp của những tổn thương và những hi vọng. Mỗi người chúng tôi đều được từng trải ân phúc thượng Đế trong đời sống mình. Chúng tôi đã cùng nhau tăng trưởng trong quyền năng của Chúa Cứu Thế Giê-xu được dẫn truyền qua trung gian một nhóm nhỏ năng động. Chúng tôi đã khích lệ lẫn nhau và cùng được lợi ích nhờ tầm rộng của các viễn cảnh và nhân cách của mình.
Thêm vào đó, mọi người chúng tôi đều tham gia các nhóm nhỏ tại các chi hội nhà và công tác huấn luyện các nhóm nhỏ trưởng cho nhiều Hội thánh khác nữa. Tất cả chúng tôi đều từng phục vụ trong ban tham mưu của Nhóm Sinh Viên Cơ-đốc giáo Thông Công (Inter Varsity Christian Fellowship) ít nhất cũng được mười năm, từ New England cho đến California.
Ron Nicholas, nhóm nhỏ trưởng của chúng tôi, là thành viên của Hội thánh Di dân Liên hiệp (Colonial Congregational Church) tại Edima, Minnesota. Steve Barker là mục sư cộng tác về cá nhân truyền đạo, giáo dục người đã trưởng thành và quản trị của Hội thánh Trưởng lão Nguyên thủy (First Presbyterian Church) tại Yakima, Washington, Rob Malone thuộc Hội thánh trưởng lão Thống nhất Baverly Heights ở Pittsburgh, Pennsylvania. Judy Johnson sinh sống ở Minneapolis, Minnesota và là thành viên của Hội thánh theo truyền thống Luther Normandale, Dong Wallon giảng dạy chương trình trường Chúa nhật cho người lớn tại Grace Chanel, Lexington, Massachussetts.
Cách hiểu về nhóm nhỏ của chúng tôi đã bắt rễ vững chắc trong Kinh điển, như toàn thể nội dung của quyển sách này sẽ chứng thực. Vì việc lãnh đạo của những nhóm nhỏ như thế vốn có tính cách luân phiên, chúng tôi đã dành nhiều chương trong phần một để giải mở các ý niệm then chốt về phương pháp lãnh đạo thế nào cho có kết quả. Một khối gồm bốn chương (phần hai) khải sát các thành tố trung tâm của sinh hoạt thăng bằng trong nhóm nhỏ. Phần ba khai triển một chiến lược nhằm sát nhập các nhóm nhỏ vào sứ mạng (truyền giáo) toàn diện của Hội thánh. Đoạn cuối cúng, tức phần bốn, cung cấp một bảng đúc kết thực tiễn các ý niệm, các chiến lược và những trợ giúp đặc thù.
Nguyện Thượng Đế ban cho bạn niềm vui được tham dự một nhóm nhỏ năng động, biết hiến thân cho Chúa Cứu Thế Giê-xu của chúng ta.


CHÚNG TA ĐỀU CẦN ĐẾN NHAU
Cô Becky cho xe rẽ sang con đường nhỏ. Trên chỗ ngồi bên cạnh cô là quyển Kinh Thánh của cô với một mảnh giấy nguệch ngoạc mấy giòng chữ chỉ đường đến nhà của gia đình Wright. Cô đang ở trên đường đến họp mặt với một nhóm nhỏ thông công mà một người bạn trong Hội thánh đã mời cô.
Đến nơi, Becky tìm chỗ đậu xe và ngồi lại trong phút chốc. Nhiều ý nghĩ quay cuồng trong tâm trí cô. Nhóm nhỏ này sẽ như thế nào? Cô đang muốn tìm một số bạn bè. Sau khi chồng cô qua đời mấy năm trước đây, cô rất cần được nâng đỡ về mặt tình cảm. Cô cũng muốn tăng trưởng trong sự thông biết Kinh Thánh. Cô rút chìa khóa xe, thu thập các vật dụng và đến trước cửa vào nhà gia đình Wrights.
Norma Wright một phụ nữ có thái độ thân thiện và khỏe mạnh ra mở cổng và niềm nở chào mừng Becky. Nhiều người cũng đã đền và đang thưởng thức món bánh ngọt vừa trò chuyện về đủ mõi vấn đề trong phòng sinh hoạt. Chồng của Norma là Maynard mời becky vào phòng ăn, nơi đã dọn sẵn các món giải khát. Nhiều thành viên khác của tổ lần lượt đến, và sau vài phút, cuộc họp bắt đầu.
Marilyn đến ngồi trước chiếc dương cầm, và cả tổ hát nhiều bài thánh ca tạ ơn Thượng Đế về cơ hội được nhóm lại với nhau này. Nhiều khi có những lời ca bị bỏ sót, và có ai đó hát sai giọng. Becky chỉ hát thầm cho một mình mình nghe. Cô cảm thấy dễ chịu được cùng thờ phượng Thượng Đế với những người muốn tôn thờ và thừa nhận sự hiện diện của Ngài - dầu là bằng những nốt nhạc có hơi chát tai!
Sau một thời gian thờ phượng ngắn, người tổ trưởng yêu cầu mọi người kết lại thành từng đôi để trả lời một số nhiều câu hỏi “Viết ra trên một tờ giấy về ba điều: Thứ nhất, bạn mô tả tâm trạng (mood) của mình tối nay như thế nào bằng ngôn ngữ mô tả thời tiết? Trong tuần nà, Thượng Đế có làm điều gì khác hơn cho đời sống bạn mà bạn muốn chia xẻ với người bạn của mình không? Và cuối cùng, bạn suy nghĩ về vấn đề phải là một môn đệ đang tăng trưởng của Chúa Cứu thế Giê-xu?”
Sau vài phút im lặng để viết, căn phìng vang dậy những tiếng trò chuyện khi các thành viên cùng trao đổi các câu trả lời với nhau. Becky nhận thấy các câu hỏi thật lý thú và tạ ơn Chúa về cơ hội để bộc lộ với một người khác về suy nghĩ của mình.
Câu hỏi thứ ba giới thiệu đề tài nghiên cứu Kinh Thánh buổi tối hôm đó - làm một môn đồ đang tăng trưởng có nghĩa gì? Trong khi nghiên cứu Giăng 15, Becky học hỏi được hai điều. Một là, một môn đệ của Chúa Cứu Thế Giê-xu là người tìm cách được ở trong hay sống trong Chúa Cứu Thế, nương cậy vào Ngài hằng ngày. Becky biết cô cần phải nương cậy càng trọn vẹn hơn vào Chúa Cứu Thế Hai là, một môn đệ là một người kết quả. Becky không biết chắc chắ “ra trái, kết quả” là gì, nhưng cô cảm thấy nếu cứ nương tựa vào cả tổ, thì cô có thể hiểu ra: Buổi họp kết thúc sau khi các thành viên cầu nguyện về các mối bận tâm và các nhu cầu lẫn cho nhau.
Becky rất vui vì cô đã đến. Bầu không khí ấm cúng và yêu thương mà cô cảm thấy đã khích lệ cô. Thái độ của mọi người đối với Thượng Đế và Kinh điển là điều cô rất cần. Việc mọi người chăm sóc lẫn nhau đưa cô đến chỗ tin rằng nhóm người này biết rằng họ rất cần đến nhau.
Chúng ta đều cần đến nhau. Thượng Đế đã muốn như vậy. Phần lớn sự tăng trưởng của chúng ta tùy thuộc vào phẩm chất của những mối liên hệ như thế. Những mối liên hệ ấy thường được xây dựng tốt nhất trong bối cảnh của những nhóm nhỏ các Cơ-đốc nhân sẵn sàng hiến thân.
Thuộc về nhau.
Sống trên đời này, chúng ta đều thuộc về nhiều nhóm người khác nhau. Mỗi người chúng ta đều được sinh ra trong một nhóm người nho nhỏ, đó là gia đình. Tại đây chúng ta bắt đầu khám phá ra mình là ai và các nhu cầu căn bản nhất của chúng ta được đáp ứng. Mọi người chúng ta đều có nhu cầu thuộc về một nhóm người nào đó. Sự an toàn của chúng ta, thường bắt nguồn từ chỗ biết rằng ít nhất đang có một ai đó yêu thương và lo lắng chăm sóc cho chúng ta. Chúng ta cần biết và được nhiều người hác biết mình, cần yêu thương và được yêu thương.
Càng lớn lên, chiếc vòng tròn về mối liên hệ giữa người và người càng được mở rộng, và chúng ta bắt đầu thêm vào đó nhiều người khác ngoài những người thân trong gai đình. Chúng ta gia nhập hội hướng đạo sinh, những hiệp hội Trẻ con và những nhóm bạn đồng trang lứa khác. trương Trung học và Cao đẳng cung cấp nhiều phiền muộn, tình bạn, các đội lực sị điền kinh, các nhóm diễn kịch, các câu lạc bộ thể thao. Rồi khi trưởng thành, chúng ta có thể là thành viên của Hội thánh, của ban quản trị trường học, các câu lạc bộ đánh cờ, cắm trại, ném trái lăng (bowling), các nhóm chuyên nghiệp. Mỗi nhóm như thế đều buộc chặt người ta lại với nhau để đáp ứng các nhu cầu hoặc để cùng làm việc cho một nhiệm vu chung.
Trong Hội thánh, mọi người cũng tập họp lại thành đủ các loại nhóm nhỏ. Mỗi người chúng ta đều thuộc về nhiều hơn là một nhóm người. Các nhóm người trong Hội thánh là những người cùng họp nhau lại để đáp ứng các nhu cầu và hoặc để thực thi chức vụ của Hội thánh, mỗi nhóm đều nhằm vào một góc cạnh của chức vụ. Có nhiều lớp học Trường Chúa nhật có ban trị sự, có nhiều tiểu ban, nhiều tổ nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyện, ban hợp xướng, ban tráng niên, ban phụ nữ, ban thanh niên, ban chứng đạo, ban cứu tế. Các chủ đích của các nhóm có khác nhau, và chúng ta tham gia những nhóm nào phù hợp nhất với các ân tứ và các mục tiêu mà chúng ta nhằm vào. Nhưng phần đông chúng ta đều chọn một hoặc nhiều nhóm trong số đó cũng vì hi vọng rằng một số các nhu cầu căn bản của chúng ta sẽ được đáp ứng: chúng ta đều có nhu cầu hiểu biết và được nhiều người biết mình, nhu cầu yêu thương và được yêu thương. Các ban, các nhóm trong Hội thánh phải đáp ứng các nhu cầu ấy đến một mức độ nào đó, cũng như phải hoàn thành các chủ đích đã được vạch sẵn của mình, nếu không sẽ không đạt được các mục tiêu đề ra.
Thí dụ ban hợp xướng mà chủ đích là ca ngợi tán tụng Chúa bằng lời ca tiếng hát, có thể gồm có những giọng hát thật hay. Nhưng nếu các thành viên cứ mãi cãi nhau về những đoạn nào phải đơn ca, về nhịp điệu, về phải chọn những bài thánh ca nào, thì ban hợư xướng ấy sẽ không đạt được mục tiêu đã được định đoạt là phải làm. Một ban hợp xướng như thế sẽ không tôn vinh Chúa được, cho dù nó có bao nhiêu giọng hát hay. Một buổi họp ban trị sự Hội thánh có thể xảy ra suông sẻ, nhưng nếu các thành viên không hiểu biết lẫn nhau, thì có lẽ vẫn chưa phải là cấp lãnh đạo gương mẫu; họ sẽ phục vụ Hội thánh kém hiệu quả. Sứ đồ Pha-lô đã nhắc nhở chúng ta trong ICổ 13 rằng tình yêu là dấu ấn đóng trên cá nhân hoặc tập thể Cơ-đốc nhân. Một ban thanh niên tăng trưởng đều đặn và yêu thương nhau trong khi càng học hỏi nghiên cứu Kinh điển với nhau cũng như cùng hăm hở đánh bóng chuyền với nhau ngoài sân, có lẽ đang thực thi chức vụ trong Hội thánh hữu hiệu hơn là một ban hợp xướng mà các thành viên chẳng hòa hợp với nhau. Ban thanh niên ấy sẽ tăng trưởng tốt vì các thành viên đều chăm lo săn sóc và nuôi dưỡng lẫn nhau.
Tại sao lại phải là những nhóm nhỏ?
Sự tăng trưởng thuộc linh, cũng như sự tăng trưởng về phương diện tình cảm, không xảy ra trong chân không. Nó đến khi chúng ta kết hợp, gắn bó với nhiều người khác trong thân thể Chúa Cứu Thế, là Hội thánh Ngài. Thế tại sao lại có quá nhiều Cơ-đốc nhân không tìm được sự kích thích thuộc linh trong chi hội địa phương của họ? Có một lý do chủ yếu, ấy là các Hội thánh ngày nay, nói chung, là thiếu mất tinh thần cộng đồng thiết yếu vốn là đặc điểm của các hội thánh trải qua nhiều thế kỷ. Những con người ngồi sát bên bạn hôm Chúa nhật rồi có lẽ không sống cùng xóm với bạn. Và ngay khi có thể họ là người cùng xóm, có rất nhiều hy vọng là họ sẽ dời nhà đi trong vòng ba năm tới. Đó là các sự kiện của đời sống. Chúng ta sẽ không thể biết rõ, thật sự biết rõ những người vốn là anh em chị em trong Chúa Cứu Thế của chúng ta nếu chúng ta chỉ gặp nhau trong những nhóm đông người, tụ tập nhau lại trong vòng bán kính bốn chục cây số, và cứ thay đổi chỗ ở luôn. Nhờ gặp nhau trong nhiều đơn vị (tổ) ít người hơn, ít ra chúng ta cũnt dễ thân mật với nhau hơn.
Có một trong nhiều phương pháp tốt nhất để học hỏi và ứng dụng Kinh điển cho đời sống mình, là ứng dụng Kinh điển cho đời sống mình, là cùng học hỏi nghiên cứu với nhau trong một nhóm (tổ) nhỏ. Trong một tổ, cúng ta có teh khích lệ và giúp đỡ nhau, để khám phá ra và vâng theo Lời Thượng Đế theo những cách thức không thể nào có được khi cả Hội thánh cùng nhóm lại với nhau. Thượng Đế ban cho mỗi người chúng ta nhiều ân tứ và từng trải nếu chúng ta góp phần vào việc giúp cho nhiều người khác tăng trưởng và đạt mức trưởng thành, nhưng chỉ khi nào chúng ta nhóm nhau lại trong những nhóm người nhỏ đủ, và với những người hiến thân đủ cho Chúa, để chúng ta cùng chia xẻ ân tứ các từng trải ấy cho nhau. Một nhóm ít người như nhóm của cô Becky có thể là một lực lượng có ý nghĩa trong đời sống của những người tham gia. Nó cũng có thể cung cấp một cơ sở để từ đó các thành viên có thể làm chứng đạo hoặc phục vụ cho nhiều người khác nữa ngoài nhóm của mình. Các tổ viên có teh giúp nhau trong việc làm chứng đạo cho những người láng giềng những bạn thân không phải là Cơ-đốc nhân và cùng thấy họ tự thiết lập được một mối liên hệ riêng tư với Chúa Cứu Thế Giê-xu - thường thường là sẽ đưa đến kết quả là có nhiều thành viên mới gia nhập nhóm.
Các nhóm ít người là một thành phần chính thức của sự sinh hoạt bất kỳ của một chi hội nào. Trong khi các thành phần (chi thể) kết hợp lại với nhau trong một bầu không khí yêu thương và an toàn, đầu phục quyền lãnh đạo của Chúa Cứu Thế và của nhau, thì kết quả sẽ vô cùng lớn lao: Hội thánh se4 tăng trưởng và tự gây dựng trong tình yêu thương. Một màng lưới đủ loại các nhóm nhỏ bên trong Hội thánh, thực thi nhiều chức vụ khác nhau, sẽ giúp cho Hội thánh tăng trưởng và trở nên khác hẳn trong thế gian.
Các nhóm Koinonia (từ ngữ Hi văn chỉ sự “thông công”, “giao hảo") nhóm nhau lại trong các tư gia có thể trở thành những khối xây dựng làm nền móng cho Hội thánh để đào tạo cho cá nhân người môn đệ, như chúng ta sẽ thấy trong chương mười hai. Tổ của cô Becky đã bắt đầu với tư cách là một tổ nuôi dưỡng, nghĩa là những người cùng nhóm lại với nhau cùng khích lệ nhau trong sự tăng trưởng trong Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên, khi có nhiều người mới cùng tham gia tổ, thì nó tự thay đổi để đương đầu với nhiều thách thức, nhiều nhu cầu và vận hội mới. Nhiều người trong tổ là những Cơ-đốc nhân mới và họ được cả tổ và nhiều tổ viên giúp đỡ từng người một trong sự tăng trưởng. Tổ thường xuyên chuẩn bị để hướng dẫn một bài dạy Kinh Thánh cho ngày hôm nay, vào cuối tuần lễ, để đào tạo các Cơ-đốc nhân mới khác thành môn đệ của Chúa. Các vận hội cho các nhóm nhỏ bên trong Hội thánh rõ ràng là vô giới hạn.
Phần đông các tổ đều bắt đầu bằng những hoài bão rực rỡ và cao cả, cũng như bằng nhiều ý hướng tốt. Nhưng rủi thay, không phải là tất cả các tổ đều thành công. Tại sao vậy? Bởi vì tội lỗi phá hoại sữ hài hòa mà Thượng Đế muốn chúng ta phải có trong các mối liên hệ giữa con người và con người với nhau. Chúng ta có thể cảm thấy khó chịu hay không an lòng với một người nào đó trong tổ. Hoặc có thể tổ đã bắt đầu tố, nhưng cũng bắt đầu trọi lạc hay lười biếng. Có lẽ nó đã mất đi phần ý thức về chiều hướng phải tiến tới hoặc sức xung kích của mình.
Điều gì khiến cho một nhóm nhỏ hoạt động hữu hiệu, để ai nấy đều có thể từng trải về nó như một nguồn của cả sự an uỉ lẫn sự kích thích? Trong những chương tiếp theo đây, chúng ta sẽ nhìn vào các thành tố khiến các nhóm nhỏ trở thành sáng tạo và năng động, và gợi ý về các phương pháp để duy trì cho các tổ cứ hoạt động. Chúng cần đến thì giờ, sự hiến thân, sự hiểu biết và quyền năng của Đức Thánh Linh. Nhưng Thượng Đế đã lợi dụng và tiếp tục lợi dụng các nhóm nhỏ trong đời sống dân Ngài và trong công việc Ngài làm cho Hội thánh. Chúng rất xứng đáng với công sức bỏ ra.
TÔI LÀ HỘI THÁNH, BẠN LÀ HỘI THÁNH
Thượng Đế tạo lập Hội thánh, chớ không phải chúng ta. Như chúng ta không thể quyết định được ai sẽ trở thành thành viên của gia đình chúng ta, còn ai thì không thể nào, thì cũng vậy đối với Hội thánh. Chúng ta có thể chọn không sử dụng các ân tứ của mình hoặc có thể không gia nhập một tiểu ban nào đó, nhưng một khi đã là con cái Thượng Đế, chúng ta đã ở trong Hội thánh, và sự việc đã là như thế rồi.
Chúng ta là thân thể Chúa Cứu Thế. Thật ra, không có cái gì gọi được là Cơ-đốc giáo lẽ loi, cô đơn cả. Paul Tournier đã khẳng định điểm này khi ông bảo rằng có hai điều mà chúng ta không thể làm một mình: một là kết hôn và hai là trở thành Cơ-đốc nhâ.
Chân lý đích thực về Hội thánh, ấy là chúng ta là một tuyển dân. Chúng ta không thể chọn Thượng Đế hoặc lựa chọn lẫn nhau, cho bằng là chính Ngài đã chọn chúng ta. Phê-rơ đã giải thích điều này torng bức thư ông gởi cho Hội thánh tại Rô-ma “Nhưng anh em... đã được chính Thượng Đế tuyển chọn. Anh em là thấy tế lễ của vua Thiên đàng. Anh em là một dân tộc thánh thiện, thuộc về Thượng Đế. Anh em được chọn để làm chứng cho mọi ngừi biết Chúa đã đem anh em ra khỏi cảnh tối tăm tuyệt vọng, đưa vào trong ánh sáng phúc hạnh kỳ diệu của Ngài. Trước kia, thân phận anh em quá hẩm hiu, nhưng bây giờ anh em được làm dân Thượng Đế. Trước kia, anh em chẳng biết gì về lòng nhân từ của Thượng Đế nhưng nay anh em đã được Ngài thương xót” (IPhi 1Pr 2:9-10).
Phê-rơ muốn nhắc nhở chúng ta chỗ mà từ đó chúng ta đến - nghĩa là chẳng từ một nơi nào cả! Chúng ta vốn “vô dân tộc”. Và chúng ta đang nỗ lực để trở thành một cộng đồng; nhưng nó vốn có cơ sở là cái đẹp, là trí thông minh, là một sự lựa chọn nhau căn cứ trên nhân cách, việc nhóm họp với các bạn là nhu cầu của tôi, sở dĩ chúng ta chọn nhau là bởi vì...
Phúc âm (Tin Lành, tin mừng) ấy là giờ đây chúng ta đều đã nhận được sự hkoan hồng Thượng Đế đã chọn chúng ta cũng y như Ngài đã chọn một dân trong quá khứ. Tiềm năng của chúng ta để trở thành một cộng đồng không căn cứ vào việc làm của chúng ta, mà vào việc làm của Thượng Đế. Và việc chúng ta được tha tội trong Chúa Cứu Thế là tảng đá móng (cernerstone) trên đó chúng ta được xây lên. Ngài đã chọn một vương quốc gồm toàn các thầy tế lễ để thế gian được thấy các việc làm lạ lùng, kỳ diệu của Ngài.
Tuy nhiên, việc Thượng Đế chọn chúng ta và từng trải của chúng ta về cộng đồng này thường là những từng trải hoàn toàn phân biệt. Có thể rằng về phương diện trí thức và thần học, chúng ta đồng ý mình là dân của Chúa, nhưng chúng ta làm thế nào để từng trải chân lý này torng các Hội thánh của chúng ta? Có một điều vốn hết sức rõ ràng: cả Kinh điển lẫn đời sống chúng ta đều nói với chúng ta rằng chúng ta không từng trải được đầy đủ về cộng đồng Cơ-đốc giáo trong sự thờ phượng của những nhóm đông người hoặc trong các kỳ lễ hội lớn. Chúng ta chỉ tìm được nó trong những nhóm ít người. Nếu Hội thánh muốn cho sự thờ phượng được tôn nghiêm, thì nó phải từ chia ra thành nhiều nhóm nhỏ.
Các nhóm nhỏ Kinh điển.
Chúa Giê-xu đã đổ sự sống Ngài vào mười hai môn đệ, với hoài bão là các vị sẽ làm thay đổi thế gian này. Đó là một số nhóm nhỏ. Hãy tưởng tượng Mã-thi vốn là một qaun chức thâu thuế bị người Do-thái khinh ghét, với Si-môn đãng viên Xê-lốt, người đã thề độc là thù ghét tất cả những gì có dính dáng tới La-mã. Hoặc Phê-rơ vốn cứng đầu và táo bạo, mà lại cùng ngồi lại để dùng bữa chung với các sứ đồ Gia-cơ và Giăng, trong khi hai vị này đang ấp ủ các thủ đoạn để chiếm đoạt địa vị có thế lực. Chắc chắn nhóm người này đã phải trải qua những giai đoạn vô cùng khó khăn!
Thế nhưng Chúa Giê-xu đã chọn mười hai nhân vật ấy, và hứa rằng việc yêu thương nhau sẽ là một “mũi nhọn” có sức xuyên thủng, thấm nhập, khiến nhiều người khác tin nhận Ngài (GiGa 17:21-26). Trong sách Công vụ, Chúa Giê-xu giao công tác của Ngài cho họ; các vị phải truyền giảng vương quốc của Ngài tại Giê-ru-sa-lem, trong xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri và “khắp thế giới” (Cong Cv 1:8). Thượng Đế đã chọn người của Ngài để cả thế gian sẽ được phước.
Trong khi Phi-líp, Phao-lô cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra trong thế gian khi thiên hạ nhận thấy sự đoàn kết, hợp nhất của các Cơ-đốc nhân: họ sẽ bị cuốn hút vào đó. Nhưng thường thường thì thay vì đi vào trong thế gian, Hội thánh lại đứng nguyên một chỗ. Chúng ta trông cho thiên hạ đến với mình để “tham quan” các công trình xây cất đồ sộ của chúng ta hầu nhờ đó mà từng trải được tình yêu thương của Thượng Đế! Chúng ta cần phải hoạch định một chiến lược để thâm nhập thế gian sao cho người đời có thể thấy được cộng đồng của chúng ta, và cho cộng đồng của chúng ta thẩm thấu vào đó.
Tình bạn chân chính.
Dam Hendrichks từng đến Đại học đường Harvard, mong tìm được điều mà ông gọi là tình bạn chân chính. Song thân ông là bác sĩ tâm thần, nhưng từ tấm bé ông đã được đọc những bài xã luận Narnia (the Narnia Chronicles) của C.S.Lewis và nhờ đó phát triển được cả một thế giới quan lấy tình bạn chân chính làm lý tưởng cho mình. tại Đại học Harvard, ông gặp một nhóm nhỏ các Cơ-đốc nhân, và là lần đầu tiên trong đời mình, ông được biết những con người đã sống theo tiêu chuẩn về tình bạn của ông. Ông thấy Phúc âm được trở thành lẽ sống cho một nhóm tín hữu đã từng trải được sự thông công (giao hảo) của Thánh Linh, đó là cộng đồng Cơ-đốc giáo. Chừng tám năm sau đó, sau khi nghiên cứu sách Phúc âm Mác, Dam Hendricks trở thành một Cơ-đốc nhân.
Thế giới đang khao khát loại cộng đồng mà Hội thánh có thể đem đến, và đang trông tìm nó ở nơi khác, nếu Hội thánh không cung cấp được điều đó. Mấy năm trước đây, phụ thân tôi qua đời. Lúc tôi trở về nhà với mẹ tôi, tôi gặp một đám đông những người vốn là khách hàng quen thuộc của cái quán nhậu mà cha tôi làm chủ suốt tám năm dài. họ đã đến để đề cao cha tôi và an ủi mẹ tôi. Tôi vô cùng kinh ngạc về loại tình bạn mà họ đã phát triển, là điều mà các Cơ-đốc nhân thường không có được.
Nhiều khi từng trải của tôi về Hội thánh khiến tôi vô cùng thất vọng. Tôi biết nhiều người khác sở dĩ đến (với Hội thánh) là vì họ cần có cộng đồng (community: sự đồng cảm, thông cảm, thông công) nhưng đã không tìm thấy nó torng buổi nhóm thờ phượng bình thường, đều đặn hằng tuần; Mếu muốn chứng minh rằng cộng đồng Cơ-đốc giáo vốn tốt hơn điềuu mà thế gian có thể đem đến thì tất cả các Hội thánh phải giải quyết vấn đề này. Tình bạn chân chính có thể có trong Hội thánh, nhưng Hội thánh phải có nhiều nhóm nhỏ:
Sự thông công (giao hảo) Cơ-đốc giáo, ấy là khi mỗi một thánh viên trong nhóm nhỏ của bạn sẽ gọi điện thoại để hỏi han bạn, khi mẹ bạn qua đời, hay khi bạn bị mất một đứa con lúc nó hãy còn ở trong lòng mẹ. Đó là việc mọi người có thể chia vui xẻ buồn với nhau trong đời sống vợ chồng, làm cha làm mẹ, biết lo lắng chăm sóc cho nhau khi bạn gặp một biến cố quá sức chịu đựng, biết khích lệ nhau trong việc phát triển các ân tứ về lãnh đạo và tiếp khách lạ.
Greg và Martha là một đôi vợ chồng Cơ-đốc nhân trẻ cả hai điều rất tận tụy vì Chúa Cứu Thế, nhưng Lời Thượng Đế cứ ngày càng trở thành chỉ là những lời nói suông đối với họ. Cứ ngày càng ít là một từng trải về Chúa hơn. Một vị mục sư trẻ phụ tá trong Hội thánh đã mờ họ gia nhập một nhóm nhỏ. Nó đã thay đổi hẳn cuộc đời họ. Họ phát triển nhiều mối liên hệ với các Cơ-đốc nhân, khiến họ phải “trình báo” luôn về sự tăng trưởng cá nhân của họ, và cũng góp ý với họ để giải quyết các vấn đề riêng tư. Lúc greg và Martha đến California họ bắt đầu lập một nhóm nhỏ khác, rồi khi dọn nhà đến Boston, họ lại lặp một nhóm nhỏ khác nữa. Theo họ, cộng đồng Cơ-đốc giáo muốn “sống đạo”, thì sinh hoạt của mỗi một Cơ-đốc nhân phải là sinh hoạt bên trong một nhóm nhỏ.
Các ưu điểm của một nhóm nhỏ
Trong quyển sách nhan đề The Problem of Wineskins (vấn đề các bầu (da đựng) rượu) của mình, Howard Snyder vạch rõ một số ưu điểm của một nhóm nhỏ trong Hội thánh.
Nó uyển chuyển. Nhóm nhỏ có thể dễ dàng thay đổi phương thức của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu của các tổ viên. Chính tổ của tôi cứ thay ổi mỗi ba tháng.
Nó linh động. Bạn có thể họp nhau tại nhà riêng hoặc cả tại văn phòng. Nó không bị sự ràng buộc của một tòa nhà. Hãy nghĩ đến con số ba ngàn người đã nhóm lại trong các tư gia trong Cong Cv 2:1-47
Nó sẵn sàng hoan nghênh mọi người. Nếu bạn không đến họp, mọi người sẽ cảm thấy sự vắng mặt của bạn ngay. Nhóm nhỏ cũng mở rộng để chào đón mọi hạng người.
Nó có tính cách riêng tư. Nhóm nhỏ tạo ra một nơi để các nhu cầu của tôi và của tất cả những ai khác sẵn sàng hiến thân cho Chúa, có thể được đáp ứng. Tôi nhớ nhóm nhỏ của chúng tôi đang nghiên cứu Thi thiên 46 sau khi chiếc xe đạp của con trai tôi bị đánh cắp ngay trước mắt nó. Thật là một sự giúp đỡ lớn lao cho vợ chồng chúng tôi khu chung quanh có những người bạn chẳng những sẵn sàng khẳng định với chúng tôi về chân lý của bài Thi thiên ấy, tức là Thượng Đế là nơi ẩn náu và là sức lực của chúng ta, mà họ còn có thể là sức lực của chúng ta, mà họ còn có thể phần thân thể của Chúa Cứu Thế cho chúng ta một cách riêng tư khi được nghe họ nói và cầu nguyện.
Nó đòi hỏi sự liều lĩnh. Một nhóm nhỏ đẩy chúng ta đến tột cùng cuộc phiêu lưu trong sinh hoạt làm Cơ-đốc nhân của chúng ta. Một khi chúng ta đã tự phát giác được chính mình và nhiều người khác qua sự xung đột tranh chấp, sự lo lắng chăm sóc và đứng đầu nhau, thì chúng ta tăng trưởng. Thượng Đế hành động trong chúng ta qua trung gian những người khác.
Nó là một phương pháp tuyệt diệu để làm chứng đạo. Tình bạn chân chính của một nhóm ít người sẽ được thế gian chú ý, nếu quả thật Hội thánh đi vào trong thế gian.
Bắt đầu một nhóm nhỏ chiến lược trong Hội thánh không phải là dễ dàng. Đối với một số người thì đó là một sự thay đổi quá lớn lao. Nhưng tôi đã từng thấy nó được thực hiện. Trong chi hội của tôi tại California, một tổ khoảng mười hai người đã tin quyết rằng điều đang xảy ra giữa họ là quan trọng đủ để chia xẻ cho niều người khác trong Hội thánh. Nhờ thế, mỗi một tổ viên đều học hỏi phương pháp để lãnh đạo một nhóm nhỏ khác. Họ đã dám liều lĩnh và đã làm thay đổi Hội thánh chúng tôi. Giờ đây, gần phân nửa Hội chúng đã tham gia các nhóm nhỏ. Điều này đặc biệt hữu ích khi đã trên một năm rồi, Hội thánh chúng tôi không có mục sư. Nó tăng trưởng khi không có cả quyền lạnh đạo của một vị mục sư chuyên nghiệp.
Thượng Đế đang kêu gọi chúng ta vào một nhiệm vụ quan trọng với tư cách Hội thánh. Hội thánh không phải là một nơi thánh, nhưng là một dân thánh được Thượng Đế kêu gọi để công bố những công việc lạ lùng của Ngài cho thế gian. Annie Dillard bảo rằng “chúng ta là những kẻ vô tâm cứ thản nhiên sống bằng nghề trồng cà chua, trong khi đúng lý ra chúng ta phải là những người khiến cho La-xa-rơ sống lại” (Pilgrim at Tinker Creek). Bản tính thực tế của các nhóm nhỏ có thể là bí quyết để thâm nhập thế gian. Chúng có thể giúp chúng ta khiến cho La-xa-rơ sống lại.
BỐN THÀNH TỐ CỦA SINH HOẠT TỔ TỐT
Bạn làm thế nào để tạo ra được một nhóm nhỏ tốt? Mọi người chúng ta đều từng ở trong những tổ nửa sống nửa chín, quá kho khan hoặc quá ướt át. Có công thức nào cho sinh ohạt nhóm nhỏ sẽ hòa lẫn được các thành tố thiết yếu vào nhau theo đúng tỷ lệ như phải có?
Sinh hoạt của Hội thánh nguyên thủy như được tường thuật lại trong 2:42-47 cho chúng ta một ý niệm tốt về các đặc điểm của những tổ Cơ-đốc nhân cần thiết để tạo lập một nhóm nhỏ tốt.
Các tín hữu chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ, giao hảo với anh em, bẻ bánh tưởng niệm Chúa và cầu nguyện. Mọi người đều kinh sợ vì các sứ đồ làm nhiều phép lạ và việc phi thường. Tất cả các tín hữu đều sát cánh nhau và góp tài sàn làm của chung. Họ bán của cải, sản nghiệp, rồi chia cho nhau theo nhu cầu mỗi người. Anh em tín hữu đồng tâm nhóm họp hằng ngày tại Đền thờ, rồi về bẻ bánh tưởng niệm Chúa từ nhà này qua nhà khác, ăn chung với nhau cách vui vẻ, chân thành. Họ luôn ca ngợi Thượng Đế và được mọi người quý mến. Mỗi ngày Chúa cứ tăng thêm số người được cứu.
Các tín hữu này đã tận hiến cho bốn thành tố chủ yếu cho một sinh hoạt Cơ-đốc nhân linh động: bồi dưỡng, thờ phượng, giao hảo và cá nhân truyền đạo.
Bồi dưỡng.
Trước hết, họ chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ (2:42) - điều mà ngày nay chúng t avâng giữ, xem như một phần của Tân ước. Do chuyên tâm vâng giữ lời được linh cảm, họ nhận được phần lương thực cần thiết để một Cơ-đốc nhân có thể tăng trưởng lành mạnh, tăng trưởng để trở thành giống như Chúa Cứu Thế (Eph Ep 4:13).
Bồi dưỡng, như chúng ta sẽ thấy đầy đủ hơn trong chương tám, bao gồm sự tăng trưởng cả về tâm trí lẫn tâm linh (RoRm 12:2). Thượng Đế có thể bồi dưỡng cho chúng ta nhờ các sách báo, phim ảnh, băng ghi âm ghi hình, bài giảng, lời làm chứng và nhiều nguồn tài liệu khác nữa. Nhưng các nhóm nhỏ cần được bồi dượng nhiều nhất là bằng việc trực tiếp nghiên cứu Kinh Thánh, sử dụng phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh bằng quy nạp pháp (xem các trang 140-141). Tất cả các Cơ-đốc nhân đều cần có lời quyền năng của Thượng Đế đổ tràn đầy vào lòng mình, nếu muốn duy trì sinh lực thuộc linh và tăng trưởng để đạt đến chỗ đâm hoa kết quả.
Hãy nghĩ đếnc ác tổ trong Hội thánh của bạn. Có nhóm nhỏ nào đang thiếu năng lực của bạn. Có nhóm nhỏ nào đang thiếu năng lực để hoàn thành chức vụ của họ, chỉ vì về mặt thuộc linh, họ đang bị tù đọng, đứng nguyên một chỗ vì suy dinh dưỡng? Có những tiểu ban nào của Hội thánh đang mất lòng hăng say đối với nhiệm vụ của họ không? Các lớp học Trường Chúa nhật có bị sa sút không? Các ban chứng đạo có đang phí thì giờ của họ đề ngồi đó ăn bánh ngọt, uống cà phê và tán gẫu không? Các tổ cầu nguyện có những nỗ lực vụng về vô bổ và cầu nguyện thiếu linh nghiệm không? Có lẽ họ đang cần phải phân tích khẩu phần tuộc linh của mình và lập một lịch trình để được những bữa tiệc đều đặn từ Lời Thượng Đế đấy.
Thờ phượng.
Nếu các Cơ-đốc nhân cứ tiếp tục thu nhập Lời Thượng Đế vào cho đời sống mình kiến thức và tình yêu thương của ho đối với Thượng Đế sẽ tăng lên và tinh thần thờ phượng sẽ nảy sinh. Sự thờ phượng mà chúng tôi sẽ thảo luận đầy đủ hơn trong chương chín, là thành tố chủ yếu thứ hai cho sinh hoạt tổ của Cơ-đốc nhân. Nó phát sinh từ kiến thức về Thượng Đế của chúng ta để trở thành việc ca ngợi tán tụng và tôn vinh Ngài. Đó là việc tôn thờ Đấng đáng được tôn thờ và bày tỏ tình yêu thương đối với Ngài. Cong Cv 2:43 chép: “Mọi người đều kinh sợ”. Kinh sợ là vừ angạc nhiên mà vừa tôn kính, vừa tôn thờ lẫn lấy làm lạ lùng. Các tín hữu thờ phượng “cách vui vẻ chân thành. Họ luôn luôn ca ngợi Thượng Đế...” Tâm linh tri ân Thượng Đế của chúng ta phải bật lên, tiếng ca hát vì vui vẻ về những gì Thượng Đế đã làm cho chúng ta!
Trong một chuyến đi từ Texas đến Minnesota mới đây, đứa con gái bốn tuổi của tôi, nói: “Ba ơi, chúng ta hãy ca hát lên để khiến Thượng Đế vui lòng đi”. Đó là câu định nghĩa rõ ràng nhất cho sự thờ phượng mà tôi từng được nghe. Sự thờ phượng thật khiến cho Thượng Đế vui lòng. Trong tổ của bạn, mọi người có ý thức kính sợ, ngạc nhiên và phấn khởi có ý thức kính sợ, ngạc nhiên và phấn khởi về Thượng Đế không? Có bao giờ bạn hồn nhiên buột miệng hát lên vì bạn không tài nào kìm giữ được niềm vui của Thánh Linh không?
Một tổ đã từng trải mười lăm phút thờ phượng thật với nhau, sẽ không thể dễ dàng chuyển sang tranh luận vô bổ về các công việc của Hội thánh. Sự thờ phượng kết hợp mọi người lại với nhau như chưa hề có việc gì khác có thể làm được. Nếu nhóm nhỏ của bạn đang chai cứng, mất đoàn kết hay đang tan rã, hãy khích lệ việc thờ phượng thật, như một phần của lịch trình hành động. Cả đến ban trị sự của Hội thánh cũng có thể được lợi ích từ một vài khoảnh khắc ca ngợi tán tụng và tôn thờ Thượng Đế. Lần sau bạn hãy thử mà xem, trước khi lao vào một vấn đề khó giải quyết, thì bạn sẽ thấy phần còn lại của buổi họp sẽ diễn tiến như thế nào.
Tinh thần cộng đồng (thông công, giao hảo).
Dành nhiều thì giờ, cho lời dạy được linh cảm và đáp lại Thượng Đế bằng sự thờ phươn5 gvốn liên hệ mật thiết với sự giao hảo mà chúng ta được hưởng trong cộng đồng Cơ-đốc giáo. Tinh thần cộng đồng là thành tố chủ yếu thứ ba cho các nhóm nhỏ Cơ-đốc nhân; Hội thánh tại Giê-ru-sa-lem đã dành tất cả thì giờ cho sự thông công (giao hảo: koinonia) như Cong Cv 2:1-47 đã gọi thành tố ấy: “Tất cả các tín hữu sát cánh nhau và góp tài sản làm của chung. Họ bán của cải sản nghiệp, rồi chia cho nhau theo nhu cầu mỗi người” (cc.44-45).
Sự thông công của Cơ-đốc giáo không phải chỉ là một cảm nghĩ chủ quan về việc chúng ta thuộc về nhau. Nó khác hẳn với việc làm thành viên của một hội ném trái lăn, chơi quần vợt hay một tập thể dân sự nào đó. Như chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn trong chương mười, sự thông công, tinh thần cộng đồng giao hảo giữa các Cơ-đốc nhân với nhau vốn gần gũi hơn với sự dấn thân vào tình yêu thương và sự bó buộc của chúng ta đối với các thành viên trong chính gia đình của chúng ta. Đó là sự hiến thân cho nhau căn cứ trên từng trải chúng ta được chia xẻ về Thượng Đế đã hành động để cứu vớt chúng ta khỏi “thế hệ đồi trụy đang vây quanh chúng ta (Cong Cv 2:40), và kết nạp chúng ta vào những đội người làm thay đổi thế gian này một cách hữu hiệu. Kế quả của nếp sống cộng đồng là chúng ta được kết chặt vào nhau bằng tình yêu thương và được xây dựng lên thành một dân toàn diện (Eph Ep 4:12-16) Điều này xảy ra khi chúng ta cùng chia xẻ cho nhau mọi nhu cầu, xưng ra các tội lỗi, gánh lấy gánh nặng cho nhau, khích lệ lẫn nhau, chăm chú lắng nghe và cầu thay cho nhau.
Thực tại của sự hợp nhất của chúng ta thường được biểu hiệu bằng nhiều phương cách hết sức thực tế. Khi có lần chiếc ô-tô của tôi không chịu nổ máy do hàn thử biểu chỉ mười độ dưới số không, thì Steve và Cathy (một đôi vợ chồng trong nhóm thông công của Hội thánh chúng tôi) đã cho tôi mượn chiếc xe mới toanh của họ để đi làm. Ki nhà tôi là Jill từ bệnh viện trở vế với cặp con gái song sinh của chúng tôi, chúng tôi được rất nhiều người thuộc cùng tổ thông công với chúng tôi mang thức ăn đến. Chúng tôi cùng khóc khi co một thành viên kể lại câu chuyện người ấy bị tai nạn ô tô và gặp khó khăn ở sở làm. Chúng tôi đều cảm thấy đau lòng khi con của một đôi vợ chồng nào đó phải vào bệnh viện. Chúng tôi cùng mở tiệc ăn mừng khi Thượng Đế nhậm lời cầu nguyện của chúng tôi.
Trong tổ của bạn, việc lo lắng chăm sóc thân mật giữa các Cơ-đốc nhân với nhau có rõ ràng hiển nhiên không? Các thành viên có hợp nhất và tận trung với nhay đến mức họ sẵn sàng hi sinh tài sản vật chất của họ để giúp đỡ một thành viên đang thiếu thốn như Hội thánh trong sách Công vụ đã làm - hay không?
Hợp nhất trong một cộng đồng Cơ-đốc giáo không có nghĩa là mọi người luôn luôn nhất trí với nhau về mọi vấn đề. Trái lại, chúng ta chỉ đồng ý với nhau trong việc nhìn nhận từng trải mà chúng ta đang có với nhau có là nhờ ân phúc Thượng Đế. Nhưng một tổ Cơ-đốc nhân không phải chỉ tồn tại để cung cấp, khen ngợi và giúp đỡ lẫn cho nhau mà thôi. Trong cộng đồng Cơ-đốc giáo, chúng ta không nên vị kỷ. Chúng ta vốn có một sứ mạng vượt khỏi số thành viên của mình.
Sứ mạng.
Sứ mạng là thành tố thứ tư của sinh hoạt linh động của nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ Cơ-đốc nhân sở dĩ có là để đi ra chia xẻ Phúc âm (tin mừng, Tin Lành) về tình yêu thương của Chúa Cứu Thế cho những người đang thiếu thốn. Chúng ta là thân thể của Chúa Cứu Thế, là con đường để mở rộng tình yêu thương và quyền năng biến cải các cá nhân và xã hội. Một khi chúng ta tiếp xúc với những người chung quanh ta, Đức Thánh Linh sẽ đưa họ đến tiếp xúc với Thượng Đế và giúp họ tăng trưởng để trở nên giống như Chúa Giê-xu. Dòng ân phúc của Thượng Đế chảy tràn qua trung gian chúng ta trước hết có thể xâm nhập những người gần gũi nhất với nhóm nhỏ của chúng ta, nhưng quyền năng của nó thì có thể lan rộng đến tận các địa cực.
Ý niệm sứ mạng bao gồm các công tác cá nhân truyền đạo và hành động xã hội. Nó cũng gồm luôn điều thường được gọi là các sứ mạng toàn cầu, nhưng còn rộng hơn thế nữa. Ý niệm này bao trùm mọi sự, từ việc nói cho một người láng giềng biết về Chúa, đưa một thức ăn đến cho người đau ốm, đến việc phái một đôi thành viên đến với một nhóm nhỏ ở Phi châu để tìm hiểu xem Hội thánh ở đây có teh trợ giúp gì cho Hội thánh ở đấy.
Sứ mạng thường bắt đầu với việc khích lệ và cầu nguyện cho chức vụ cá nhân của từng tổ viên một. Tổ của chúng tôi cầu nguyện cho Lynn để cô có thể sống đạo giữa cả phân khoa và các học viên nữ y tá, nơi cô làm việc. Chúng tôi lắng nghe và khíhc lệ cô khi cô kể lại câu chuyện của một người bạn đang gặp khó khăn. Chúng tôi cầu nguyện và sau đó, cô tường trình lại việc Thượng Đế đã hành động như thế nào.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng cả tổ cũng công tác trong việc ra đi để đến với người ngoài Tháng chạp tổ chúng tôi (được sự trợ giúp của các bè bạn và gia đình) đã mua quà Giáng sinh cho hại chục bệnh nhân thường trú tại một trung tâm chữa trị cho nhữngnngười đã thành nhơn nhưng chậm phát triển về phương diện tâm thần. Suốt năm trước đó, số người ấy đã chẳng hề nhận được quà biếu hay những cuộc thăm viếng đặc biệt nào nhân lễ Giáng sinh, và họ vốn chẳng có gia đình hay bè bạn gì chăm sóc lo lắng cho họ cả. Nhưng Thượng Đế chăm sóc họ, và chúng tôi lợi dụng cơ hội để chứng tỏ một phần nào tình yêu thương của Thượng Đế.
Các tín hữu nguyên thủy đã chứng minh tình yêu thương và quyền năng của Thượng Đế cho người thế gian chung quanh họ. “Các sứ đồ làm nhiều phép lạ và việc phi thường... và được mọi người quý mến... Mỗi ngày Chúa cứ tăng thêm số người được cứu (Cong Cv 2:43-47). Hội thánh của bạn có một biểu quyết rõ ràng nào về sứ mạng (chẳng hạn xem trang 124) mà các thành viên đều ý thức và dấn thân thi hành không? Mỗi nhóm nhỏ hoặc tiểu ban trong Hội thánh có thông suốt việc nó phải phù hợp với sứ mạng toàn diện như thế nào không? Các tổ có thúc đẩy các thành viên của Hội thánh phải tìm cách đi ra, đến với những người ngoài, hay chỉ họp nhau lại để cho chương trình được tiến hành êm xuôi mà thôi?
Một vài tổ cần được giúp đỡ để làm sáng tỏ nhiệm vụ đặc thù mà Thượng Đế đang dành cho họ. Có một cách bắt đầu tốt là yêu cầu mỗi tổ viên của tổ mình và nó phù hợp với sứ mạng của tổ mình và nó phù hợp với sứ mạng toàn diện của Hội thánh họ như thế nào Sau đó, nhóm nhỏ có thể thảo luận về nhiều biểu quyết khác nhau, để hành động nhất trí với nhau.
Kết hợp các thành tố.
Tất cả các tổ đều cần cả bốn thành tố đến một chừng mực nào đó, nhưng vì các ân tứ có khác nhau và vì có nhiều nhiệm vụ phải thực thi trong Hội thánh, một số tổ sẽ chú trọng vào một thành tố đặc biệt trong khi các tổ khác sẽ chú trọng vào những thành tố khác (xem các hình 1-4).
Nếu bạn là một cấp lãnh đạo Hội thánh, hãy dành ít thì giờ để liệt kê các tổ khác nhau trong Hội thánh, xem chúng tập trung chú ý vào đâu. Có khu vực nào bị yếu kém không? Nếu có, nó ảnh hưởng thế nào đến sứ mạng toà diện của bạn? Có thể làm gì để tạo được một thế quân bình ổn định hơn? Sau đó, hãy xem xét từng tổ một để biết sở dĩ nó yếu là vì thiếu một hoặc nhiều yếu tố nào trong số bốn thành tố ấy. Thí dụ phải chăng sở dĩ các lớp học Trường Chúa nhật có íyt người theo học là vì đã không có sự chú ý xây dựng tinh thần cộng đồng (thông công) giữa các học viên? Phải chăng tổ của các đôi vợ chồng mới cưới nhau rất nông cạn về phương diện thuộc linh vì rất ít hoặc không được bồi dưỡng về Kinh Thánh? Phải chăng tiểu ban các phụ lão sỡ dĩ thiếu sinh lực thuộc linh vì dầu sao thì sự thờ phượng cũng không phù hợp với lịch trình? Phải chăng tổ thông công về ân tứ tỏ ra yếu kém và chỉ tập trung lo cho chính mình, là vì các tổ viên không dấn thân phục vụ ai khác hơn là chính họ?
Cấp lãnh đạo Cơ-đốc giáo thường gồm những người có ân tứ; tài năng trợ giúpvà nhiều tổ chuyên môn để duy trì thế quân bình thích hợp mà cứ tiến triển đều đặn. Một khi vấn đề đã được nhận diện, các cấp lãnh đạo Hội thánh có thể cần phải gặp tổ trưởng của một nhóm đặc thù nào đó trong tình yêu thương với vấn đề của tổ ấy, hầu cung cấp phần huấn luyện thích hợp để người ấy có thể đem đến những thành tố khác của sinh hoạt tổ.
Các tổ cộng đồng (koinonia: thông công).
Một số tiền tổ cố gắng giữa thăng bằng cho tất cả bốn thành tố trong các hoạt động của mình (hình 5). Thật vậy, đó chính là kiểu mẫu mà chúng tôi sẽ tập trung vào trong phần còn lại của quyển sách này. Chúng tôi xin gọi loại tổ này là tổ cộng đồng, vì nó kết hợp được cả bốn thành tố của sinh hoạt tổ Cơ-đốc giáo mà chúng tôi nhận thấy trong sự thông công nguyên thủy của Cong Cv 2:40-47
Hình 1: Các tổ đặc biệt chú trọng vào việc bồi dưỡng.
Các lớp học Trường Chúa nhật. Các tổ học Kinh Thánh. Các tổ thảo luận sách. Các lớo cho tổ viên (tín hữu) mới. Các lớp củng cố đức tin.
Hình 2: Các tổ đặc biệt chú trọng vào việc thờ phượng:
Các ban hợp xướng và âm nhạc khác. Các tổ cầu nguyện. Các cộng đồng ân tứ. Các tổ phục hưng.
Hình 3: Các tổ chú trọng đặc biệt vào sinh hoạt cộng đồng
Các nhóm cứu trợ. Cộng đồng nam giới. Các tổ vợ chồng trẻ. Các tổ thanh niên. các tổ chăm sóc.
Hình 4: Các tổ chú trọng đặc biệt vào sứ mạng.
Các đội truyền giảng Phúc âm. Các tổ chứng đạo. Các tiểu ban hành động xã hội. Các tiểu ban sứ mạng các tổ thăm viếng. Ban chấp sự. Ban trưởng lạo. Các đội phục hưng. Các lớp học Kinh Thánh khu vực. Các tổ phục vụ.
Hình 5: Các tổ sinh hoạt cộng đồng với thế quân bình của cả bốn thành tố.
Các tổ cộng đồng giúp tổ viên phát triển các Cơ-đốc nhân để họ biết “sống đạo” thật trọn vẹn, vốn là đều thiết yếu nếu chúng ta phải “cố gắng huấn luyện một người để họ đạt đến mức toàn hảo trong Chúa Cứu Thế Giê-xu” (CoCl 1:28). Nếu chỉ bị bỏ mặc, chúng ta đều có khuynh hướng cố công gắng sức theo đuổi phương diện nào của sinh hoạt Cơ-đốc nhân mà mình thíhc nhất, nhưng cả Kinh điển lẫn từng trải đều vạch rõ chỗ sai lầm của một đời sống mât thăng bằng như thế Khi nào các Cơ-đốc nhân quá tích cực trong công tác chu toàn sứ mạng mà không được bồi dượng đầy đủ, sẽ có tình trạng cháy khét Nếu chúng ta được bồi dưỡng và thông công quá nhiều mà không có sự thờ phượng và thi hành sứ mạng đầy đủ, thì hậu quả sẽ là tình trạng khôn ngoan. Các nhóm nhỏ dấn thân vào sinh hoạt Cơ-đốc nhân toàn diện sẽ giữ được thế cân bằng. Chúa Cứu Thế là Chúa tể của mọi lãnh vực của đời sống,v à các tổ thông công quân bình, thì chứng minh cho thực tại ấy.
Cả bốn thành tố họp nhau lại để tăng cường cho một tổ thông công, như Tổ chức Sinh viên Cơ-đốc giáo Thông công (The Inter Varsity Christian Fellowshil) đã chứng tỏ và làm gương mẫu giữa các sinh viên đại học tất cả không cần thiết phải được dành co một số thì giờ bằng nhau trong trong mỗi buổi họp mặt, nhưng tấtc ả phải được đưa vào theo một mức độ có ý nghĩa trên một cơ sở đều đặn, có lẽ là từng buổi họp một.
Hình 6 gợi ý một vài cách thức theo đó một tổ có thể thực hiện hoặc duy trì sức sống cho các công tác bồi dưỡng, thờ phượng, thông công, và chu toàn sứ mạng của mình, cả trong các buổi họp mặt lẫn (các hoạt động) bên ngoài. Thường thường cả bốn thành tố có thể đều liên hệ với luận đề Kinh Thánh đang được nghiên cứu Trong khi hai phần hai và bốn của quyển sách này sẽ đưa ra nhiều chi tiết hơn về phương pháp để phong phú hóa sinh hoạt của nhóm nhỏ của bạn, hình 7 trình bày một kế hoạch sáu tuần lễ cho nhóm nhỏ, liên hệ với từng góc cạnh một của bài học Kinh điển trong tuần.
Các thành tố Bồi dưỡng Thờ phượng Thông công Sứ mạng
Định nghĩa: Được Thượng Đế Ca ngợi tán Thông công tập Đem Tin Lành
nuôi dưỡng để tụng và tôn trung chung của tình yêu
tăng trưởng và vinh Thượng quanh từng trải thương của Chúa
trở nên giống Đế bằng việc mà chúng ta chia Cứu Thế cho
như Chúa Cứu Thế chú trọng vào cho nhau với tư những người
bản tính hành cách Cơ-đốc nhân ngoài đang
động và lời Ngài thiếu thốn
Mục tiêu: Tăng trưởng về Để Thượng Đế Để kết chặt chúng Để giúp vui
tâm trí và tâm vui lòng ta vào nhau trong người nhận
linh hướng về tình yêu thương biết Thượng
hình ảnh Chúa và xây dựng chúng Đế và trở nên
Cứu Thế ta thành một dân giống như
Chúa Cứu Thế
Các hoạt động đề nghị:
Thảo luận Cầu nguyện Cùng cầu nguyện Cầu nguyện cho
Kinh Thánh Ca hát với các bạn bạn bè không
theo phương pháp Đọc bằng tinh Gánh nặng của phải Cơ-đốc
quy nạp, sách; thần thờ phượng người khác nhân.
bài giảng băng nhiều khúc Giúp đỡ nhau Chia xẻ Phúc
ghi âm, ghi hình Kinh Thánh và phát triển các âm với một tổ
Học thuộc lòng sách khác ân tứ đặc thù
Kinh Thánh
Chia xẻ lẫn Làm và đọc thơ Cùng đi ăn chung Kết bạn với
cho nhau một sinh viên
ngoại quốc
Cầu nguyện Viết một bức Cùng giải trí Chăm sóc cho
thư cho Thượng Đi nghĩ mát hay một gia đình
Đế dự hội nghị thiếu thốn
Cầu thay cho nhau hoặc tị nạn
Quyên tiền
cho quỹ cứu
nạn đói thế
giới
Cầu nguyện
cho những
người chưa
được nghe
Phúc âm
Hình 6: Các thành tố của sinh hoạt nhóm nhỏ
Tuần. Bồi dưỡng Thờ phượng Thông công Sứ mạng
1 Nghiên cứu Công Sau khi giải Dọn bắp rang khởi Cầu nguyện cho bạn
Cong Cv 2:42-47. Giải thích thờ phượng động (H.164-165) bè chưa tin Chúa
thích bốn thành cầu nguyện chỉ Tự mô tả Mời những người
tố bằng một lời mới đến dự buổi
ca tụng (như gọi họp mặt sau
tên Thượng Đế)
2 Ôn lại bốn thành Hát một bài thánh Sử dụng “Tôi là Thảo luận vấn đề
tố. Nghiên cứu ca thờ phượng.Khi gì? (H.164). Bắt kết bạn với những
Kinh Thánh về cầu nguyện, chú đầu cầu nguyện người không tin
khám phá sách trọng vào quyền với các bạn Chúa và cùng cầu
Phúc âm Mac Mc 1:1-45 Chúa tể của Chúa nguyện chung
Cứu Thế
3 2:1-28 Im lặng năm phút Thực chiện “Chuyến Giới thiệu một
để suy gẫm, tập đi của đức tin” bố cục sách Phúc
trung vào tình (tr.169) âm. Thảo hoạch
yêu của Thượng Đế một chương trình
xã hội cho các
bạn chưa tin
Chúa. Cầu nguyện
việc mời người
ta đến.
4 3:1-35 Đọc một đoạn trong Tiếp tục “Chuyến Giới thiệu một
quyển Nhận biết đi của đức tin” khuôn mẫu cầu
Thượng Đế. Đáp ứng nguyện cho sứ
bằng cầu nguyện. mạng (truyền
Yêu cầu mỗi người giáo) hoàn cầu
viết một bài cầu (tr.177)
nguyện ca ngợi
Thượng Đế rồi đọc
như một bài cầu nguyện.
5 4:1-41 Đọc một Thi thiên Dùng “Xin tô màu Thảo luận môi
về thờ phượng. tôi” (tr.171). trường sứ mạng
Thảo luận vắn tắt Nghĩ về một màu của nhóm nhỏ của
Cùng cầu nguyện nào đó để mô tả bạn
mỗi người trong
tổ
6 5:1-43 Mọi người cùng chia Dùng “Báo cáo về Phác thảo một
xẻ cho nhau những thời tiết” (tr.170) giao ước cho
gì các bạn đã học Lập kế hoạch cho kỳ tổ của bạn (H.
hỏi được về sự thờ nghĩ cuối tuần cho 142-143)
trong năm tuần qua cả tổ
Hình 7: Kế hoạch mẫu cho sáu tuần lễ đầu
Trong khi nghiên cứu sách Công vụ 4, một tổ thảo hoạch một chương trình chung quanh luận đề về sự mạnh dạn đi làm chứng đạo. Họ tìm được linh lương từ chính việc học hỏi nghiên cứu Kinh điển. Sự thành công sẽ càng tăng khi các tổ viên cùng chia xẻ với nhau nỗi sợ hãi của mình trong việc làm chứng đạo và thảo luận về những điểm khó khăn họ đã từng trải; các tổ viên khích lệ lẫn nhau. Phần thờ phượng của họ gồm sự cầu nguyện, tiếp theo là phần khuôn mẫu đã được đưa ra trong Cong Cv 4:24-30. Họ cầu nguyện xin Chúa cho mình mạnh dạn trong những khu vực đặc thù để các tổ viên có thể làm chứng về Chúa Cứu Thế - với những người láng giềng, trong sở làm, cho một bạn thân, và vân vân - và như thế là họ càng trao đổi với nhau từng trải về công tác làm chứng đạo.
Nhưng không phải chỉ có Kinh điển mới có thể là yếu tố hợp nhất bốn thành tố. Có thể đó là sự cầu nguyện. Sự cầu nguyện sẽ là linh lương bồi dưỡng cho chúng ta khi chúng ta không những chỉ thưa chuyê5n với Thượng Đế, mà còn lắng nghe bức thông điệp Ngài truyền phán cho chúng ta. Nó có thể giúp xây dựng sự thông công khi các tổ viên cầu thay cho nhau và dâng các nhu cầu của tổ lên cho Chúa. Đó sẽ là sự cầu nguyện khi chúng ta ca ngợi tán tụng Thượng Đế. Và nó sẽ là sứ mạng khi chúng ta cầu thay cho những người đang cầu tình yêu thương của Thượng Đế đang ở gần chúng ta và trên khắp thế gian.
Tiệc thánh cũng bao hàm cả bốn thành tố, và nhiều nhóm nhỏ từng được buộc chặt vào nhau khi họ cùng tổ chức dự tiệc thánh với nhau Chúng ta được bồi dưỡng khi dự Tiệc thánh. Chúng ta nhận được một phước hạnh đsặc biệt khi cùng uống chén, ăn bánh, mà ICo1Cr 10:16 gọi là “chịu phúc lành”. Chúng ta cũng được bồi dưỡng khi nghe đọc Kinh điển là lời truyền dạy thường đi kèm theo sau tiệc thánh.
Tiệc thánh cũng là một lễ kỷ niệm có ý nghĩa thờ phượng. Chúa Cứu Thế phán: “Hãy làm điều này để tưởng nhứ Ta!” (11:24). Khi chúng ta nhớ lại Thượng Đế - Ngài là ai, Ngài đnag làm gì - là chúng ta đang thờ phượng Ngài. Việc cử hành Tiệc thánh bao gồm những lời cầu nguyện, lời tạ ơn, và những bài thánh ca thờ phượng Thượng Đế (Mat Mt 26:30; ICo1Cr 11:24). Sinh hoạt thông công của chúng ta được Tiệc thánh tả vẽ và củng cố Theo 10:16-17, thì ăn bánh là sự phần vào thân thể Chúa Cứu Thế: “Chúng ta dù đông nhưng đều ăn chung một ổ bánh, (nên) đều thuộc về một thân thể của Chúa” (c.17). Chúng ta được hợp nhất khi cùng được từng trải về Thượng Đế. “Dự phần” hay “thuộc về” theo nghĩa đen, là có một cái gì đó chung với nhau, là có một cái gì đó chung với nhau: sự chết thay của Chúa Cứu Thế cho chúng ta Đó là nền móng của đời sống của chúng ta với Chúa Cứu Thế trong cộng đồng Cơ-đốc giáo. Tiệc thánh là bữa ăn yêu thương (agape) của cộng đồng Cơ-đốc giáo.
Cử hành Tiệc thánh cũng là một hành động truyền giáo vì bởi đó, “anh em công bố sự chết của Chúa... cho đến lúc Ngài trở lại (11:26). trong Mat Mt 26:28, Chúa Giê-xu phán: “Đây là máu ta, máu đổ ra cho nhiều người được tha tội”. Trong khi uống chén, chúng ta nhớ lại tại sao Ngài đã chịu chết và được thúc giục hãy thực thi sứ mạng công bố sự tha tội của Thượng Đế.
Hòa lẫn các thành tố.
Như trứng, bột, đường và các hương liệu được hòa trộn lẫn nhau để tạo ra một chiếc bánh ngon thể nào, thì cũng vậy, bốn thành tố kể trên hòa lẫn vào nhau sẽ tạo thành toàn bộ sinh hoạt tổ của chúng ta. Chúng không tác động riêng rẽ. Xin hãy xét đến bảy cách thức chúng tác động lẫn nhau.
1. Sự thờ phượng củng cố thêm cho sự thông công bằng cách tập họp chúng ta lại, để nhìn chăm vào Thượng Đế. Sự hợp nhất của nhóm nhỏ là kết quả của việc chúngt a cùng hợp nhất trong Chúa Cứu Thế Thượng Đế khiến chúng ta hợp nhất, khi bởi Thánh Linh, Ngài làm phép báp-tem cho chúng ta đe9 chúng ta có được đời sống mới trong Chúa Cứu Thế (RoRm 6:1-5; 8:9-11). Rồi chúng ta từng trải công việc Thượng Đế làm trong chúng ta để cứ tăng trưởng ngày càng gần gũi, mật thiết hơn với nhau; Eph Ep 1:1-24 mở đầu bằng lời ca ngợi tác tụng, Thượng Đế về kế hoạch của Ngài nhằm kết hợp mọi sự lại trong Chúa Cứu Thế. Chúng ta cùng tham dự một chủ đích chung là dâng lên lời cangợi tán tụng vinh quang Thượng Đế (Eph Ep 1:12). Khi chúng ta rời mắt khỏi nhau để cùng chú mục vào tính cách vĩ đại của Chúa Cứu Thế, là chúng ta cùng bị cuốn hút vào chủ đích của Ngài - tức là hợp nhất mọi sự lại với nhau!
Khi đặt các vấn đề điều gì, ở đâu, khi nào và tại sao,
Không phải mọi người chúng ta đều có thể nhìn thấy được mặt đối mặt.
Nhưng mọi người chúng ta đều đồng ý về câu hỏi: Ai
bởi vì Chúa Cứu Thế Giê-xu đang sống trong ba5n.
Như những gia đình cùng cầu nguyện để sống chung với nhau như thế nào, thì cũng vậy, các tổ cùng hiệp chung lại với nhau trong sự thờ phượng cũng sẽ được buộc chặt vào nhautrong sự thông công (cộng đồng).
2. Sự thông công mật thiết tăng cường sự thờ phượng trong nhóm nhỏ. Hay nói khác đi, là cùng vui đùa với nhau sẽ giúp chúng ta cùng cầu nguyện chung với nhau.
Muốn phát triển lối chơi toàn đội thì cần phải có thì giờ và cơ hội. Công tác toàn đội đòi ỏi mọi người đeu phải biết rõ các ân tứ tài năng của nhau và một thái độ sẵn sàng tin cậy lẫn nhau. Điều này tối quan trọng cho một tổ cầu nguyện cũng như cho một đội thể thao Tôi đã thấy rõ điều đó cả trong việc chơi bóng chuyền lẫn trong việc học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh. Nếu mỗi thành viên trong đội bóng đều biết cách để cho mọi người cùng đánh vào quả bóng trong một sân bóng chuyền, thì họ cũng phải để cho mọi người cùng nói và cùng lắng nghe nhau khi nghiên cứu Kinh Thánh. Phải mẫn cảm đối với người khác là điều quan trọng trong cả hai hoạt động này. Để cho mọi thành viên trong đội, trong tổ được tự do trao đổi ý kiến với nhau là tối quan trọng trong sự thông công nhau trong sự cầu nguyện và thờ phượng tập thể. Tôi thường để ý nhận thấy rằng khi đến với một tổ nào đó lần đầu tiên, tôi không cảm thấy mình được tự do thờ phượng ngay tức khắc. Thoạt đầu, tôi cần biết rõ hơn về một số tổ viên thì tôi mới có thể cảm thấy tự nhiên như ở nhà mình được. Ở đây, thì giờ giải lao giải trí với tổ, sẽ giúp ích được rất nhiều.
3. Thờ phượng là một cách đáp ứng lại với sự bồi dưỡng. Khi tâm trí và tâm linh chúng ta tiếp nhận Lời Thượng Đế, chúng ta sẽ càng tán thưởng thêm tính cách vĩ đại của Ngài. Cách đáp lại tốt nhất với việc Thượng XĐế tự bày tỏ Ngài ra, là ca ngợi tán tụng và tôn thờ Ngài. Chúng ta không nên hài lòng với việc chỉ biết được các sự kiện về Thượng Đế mà thôi. Trái lại, chúng ta phải lợi dụng sự hiểu biết của mình về Ngài để làm nền móng cho việc suy gẫm về bản tính Ngài. Càng hiểu biết về Thượng Đế nhờ Lời Ngài chúng ta càng yêu mến và muốn thờ phượng Ngài hơn. Từng trải được bồi dưỡng của một nhóm nhỏ phải dẫn tới kết quả là sự tán thưởng càng hơn về Thượng Đế là ai Nếu sự thờ phượng không được vui vẻ, thì thường thường có thể là vì chúng ta chỉ dùng các thức ăn đạm bạc, trong khi Thượng Đế mời chúng ta đến là để dự một đám tiệc. “Khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt (ngon) lành dường bao!” (Thi Tv 34:8).
4. Sự thờ phượng dẫn đến sứ mạng. Khi chúng ta thờ phượng Thượng Đế và thắt chặt mối liên hệ với Ngài chúng ta bắt đầu đồng ý với thế giới quan của Ngài. Chúng ta học biết yêu thương người khác như chính Ngài vậy. Hơn nữa, sự phấn khởi của chúng ta về Thượng Đế là vua của toàn cõi vũ trụ giục giã chúng ta cùng vui vẻ chia xẻ tình bạn với tha nhân Trong Cong Cv 4:24-31, các Cơ-đốc nhân đã thờ phựng Thượng Đế, là Chúa tể vũ trụ, và sau đó, đã mạnh dạn truyền giảng Lời Ngài.
Một mùa hè nọ, tôi hướng dẫn một nhóm nhỏ tại Bear Trap Ranch, một trung tâm huấn luyện của Tổ chức Sinh viên Cơ-đốc giáo Thông công ở Colorado. Tổ chúng tôi đến Colorado Springs để làm chứng đạo cho mọi người trong một công việc lớn. Chúng tôi gặp khó khăn khi muốn bắt đầu gợi chuyện với họ, cho nên tổ chúng tôi họp nhau dưới mấy gốc câ để cầu nguyện Chúng tôi ca ngợi tán tụng Chúa về cơ hội này và về khu công viên, nơi chúng tôi đang có mặt. Chúng tôi cầu xin Chúa đưa những người mà Ngài đã chuẩn bị sẵn để được nghe về Ngài đến với chúng tôi. Việc thờ phượng Chúa Cứu Thế đã giúp chúng tôi chiến thắng mặc cảm và nỗi lo sợ của chúng tôi Chúng tôi hé thấy vài triển vọng có thể làm chứng đạo. Chúng tôi bắt đầu thấy Chúa đã phán bảo những người khác như thế nào Và Ngài đã dẫn chúng tôi đến chỗ nói chuyện nhiều với những người đang hiếu kỳ muốn nghe thêm về Chúa Cứu thế.
5. Việc bồi dưỡng tăng cường sức giục giã hãy chu toàn sứ mạng. Như thân xác chúng ta cần lương thực thực phẩm để có thể tiếp tục làm việc thế nào, thì một nhóm nhỏ cũng cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa để có năng lực chu toàn sứ mạng. Nếu một nhóm nhỏ cố gắng muốn làm chứng đạo hay công tác xã hội mà không được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, thì các tổ viên sẽ trở nên gầy ốm vì bị suy dinh dưỡng. Đồng thời, hoạt động nhằm chu toàn sứ mạng củ họ sẽ bị gnăn trở vì các tổ viên trở thành quá suy nhược về mặt thuộc linh để có thể cứ tiếp tục làm việc.
Hồi còn học chủng việc, tôi thuộc một nhóm nhỏ đã quyết định nghiên cứu các sách tiểu tiên tri (A-mốt và nhiều sách tiên tri khác nữa). Hậu quả do việc chúng tôi học biết được rằng Thượng Đế rất quan tâm đến người nghèo, là tổ chúng tôi quyết định hậu thuẫn cho một tổ chức đang cứu trợ cho những người nghèo trong nội thành thành phố St.Paul. Chúng tôi đến một ngôi nhà của tổ chức ấy để giúp dọn dẹp quét rửa sạch sẽ từ trên chí dưới. Chúng tôi cũng thường xuyên cầu nguyện cho một torng các tổ viên của chúng tôi đang làm việc với các công nhân di cư trong thành phố ấy. Khi chúng tôi nghe về sự bất công đối với người nghèo mà sách A-mốt đả kích, chúng tôi quyết định viết thư cho các dân biểu quốc hội về số dân nghèo của đất nước chúng ta.
6. Sứ mạng củng cố sự thông công (Điều cùng được nghiệm đúng là chểnh mảng việc chu toàn sứ mạng sẽ làm suy yếu sự thông công).
Lúc Phao-lô viết thư cho người Phi-líp, ông đã kêu gọi họ hãy tham gia công tác truyền giảng Phúc âm, vì họ phải trải qua những cuộc chiến đấu với sự chống trả y như ông, khi muốn trình bày về Phúc âm (Phi Pl 1:5, 30). Họ phải hợp nhất để làm chứng đạo, phải “siết chặt hàng ngũ chiến đấu cho niềm tin Phúc âm” (1:27). Nếu một nhóm nhỏ cùng sát cánh nhau để truyền giảng Phúc âm, họ sẽ ngày càng gần gũi, thâ thiết với nhau hơn. Họ học biết được là phải cùng làm việc với nhau và nâng đỡ nhau với tư cách một toàn đội. Khi phải đương đầu với sự chống đối, họ sẽ học biết được là phải “một lòng đứng vững” (1:27, bản dịch cũ). Nhiều tiểu to9 tại trường đại học Minnesota đã học được bài học này khih trong một năm nọ, họ đã phân phát được ba chục ngàn bộ Tân ước và đưa nhiều sinh viên đến với Chúa Cứu thế qua mấy chục nhóm nhỏ nghiên cứu Kinh Thánh của họ Trước khi thực hiện sứ mạng này, nhiều nhóm nhỏ các Cơ-đốc nhân đã nhiều lần cố gắng tạo ra sự đoàn kết Phải nhờ việc cu2ng cộng tác với nhau trong một sứ mạng chung, họ mới có thể được kết chặt vào nhau trong một cộng đồng Cơ-đốc giáo hợp nhất. Cũng vậy, nhiều Hội thánh từ nhiều hệ phái khác nhau, đã được đưa đến chỗ gần gũi tha6n thiết với nhau hơn khi họ cùng cộng tác với chiến dịch truyền giảng Phúc âm của Billy Graham.
Nếu một tổ không bao giờ chịu dấn thân chu toàn sứ mạng, là nó đã đánh mất chủ đích chung, và bắt đầu mất đoàn ke7t. Nếu một nhóm nhỏ không chịu phục vụ người khác, nó sẽ trở thành vị kỷ, lười biếng, bệnh hoạn vì chỉ biết lo cho chính mình mà thôi Hãy xét đến tấm gương của Hội thánh tại Cổ-linh Chỉ vì họ chỉ biết hướng nội mà không chịu chu toàn sứ mạng đối với người thế gian, họ đã chia bè kết đảng và tụ tập trung vào chính họ trong cách sử dụng các ân tứ (ICo1Cr 3:12-14). Nhưng một nhóm nhỏ càng tích cực lo chu toàn sứ mạng, thì cùng tăng trưởng trong sự thông công.
7. Sự thông công càng lớn, thì sứ mạng chu toàn sẽ càng lớn lao. Khi ý thức về thông công càng phát triển, thì cả tổ càng cung cấp được cho các cá nhân tình yêu thương và sức hỗ trợ họ đang cần cho sự tăng trưởng cá nhân khi họ đến với người ngoài.
Khi một tổ cùng tăng trưởng, nó phát triển một ý thức thống nhất về một sứ mạng cá biệt nào đo1 mà Thượng Đế đã giao cho họ (như chia xẻ Phúc âm với những láng giềng mới). Các tổ viên cũng phát triển một loạt những điều mà họ trông mong toàn tổ sẽ dấn thân thực hiện. Thí dụ mỗi tổ viên có thể đồng ý với nhau học về nội dung căn bản của Phúc âm và bắt đầu kết bạn với một người chưa tin Chúa.
Tuy phần nhiều các tổ đều cần nhiều tuần lễ trao đổi trước khi đi đến chỗ nhất trí với nhauy, có một số các tổ vốn được thành hình trên cơ sở là một sự dấn thân đã được xác định trước. Thí dụ trước khi gia nhập một nhóm nhỏ, mỗi tổ viên đều phải nhất trí: 1. dành riêng một thì giờ tĩnh tâm hằng ngày. 2. cầu nguyện mỗi ngày cho một người bạn chưa tin Chúa, 3. làm chứng đạo cho một người bạn mỗi tuần, 4. đọc sách Out of the Saltshaker (1) và 5. huấn luện lẫn nhau môn “cá nhân truyền đạo”. Thường thường những tổ bắt đầu bằng một sự dấn thân được định trước cần tái xác nhận hoặc duyệt xét lại điểm nhất trí của họ sau khi đã cùng làm việc với nhau được vài tuần lễ và phát triển một ý thức càng lớn lao hơn về thông công.
Một trong những phương pháp tốt nhất để tăng cường mối thông công, và dấn thân để chuẩn bị chu toàn sứ mạng là phải lập một bản giao ước cho cả tổ. Đây là một bản tuyên ngôn về một chu đích mà toàn tổ đều nhất trí phải thực hiện. Tiến trình viết ra một bản giao ước giúp các tổ viên làm sáng tỏ các hoài bão của họ và nhất trí với nhau về cách trợ giúp lẫn nhau để thực hiện các mục tiêu mà tổ đã đề ra Nó phải cung cấp một định chuẩn khách quan để đánh giá và chấm công. Thí dụ, tổ có thể yêu cầu mỗi tổ viên viết ra một bố cục căn bản của Phúc âm và buộc mỗi người phải có trách nhiệm học thuộc (xem chương sáu, các trang 63-64 và chương mười ba, các trang 142-143, để biết nhiều hơn về các bản giao ước) Tuy nhiên, muốn duy trì thế quân bình giữa bồi dưỡng, thờ phượng, thông công và chu toàn sứ mạng (truyền giáo) - thế cân bằng mà toàn tổ đều nhất trí - thì những điều đòi hỏi sẽ vượt quá việc chỉ đồng ý và ký giao ước suông. Nó cũng đòi hỏi phải có thuật lãnh đạo nữa. Trong chương tiếp sau đây, chúng tôi sẽ chuyển sang việc khảo xét yếu tố then chốt này.
THUẬT LÃNH ĐẠO - YẾU TỐ CHỦ YẾU
Nếu không được lãnh đạo đúng mức, thì số phận của một nhóm nhỏ đã bị định đoạt trước rồi. Nhiều tổ bị khiếm khuyết và thất bại, vẫn còn có thể bù trừ và có được một đời sống khỏe mạnh với nhau. Nhưng nếu không có sự lãnh đạo, khôn ngoan và đầy tình yêu thương thì một tổ sẽ bị tổn thương do một khởi điểm đã gặp ngay trở ngại, và sự tăng trưởng sẽ bị ngăn trở, và gia tốc sẽ bị lụn tắt. Thế nhưng, ai là người cần đến đie8u này?
Việc lãnh đạo tốt giải phóng phần tiềm năng của một nhóm nhỏ. Một nhạc trưởng tài ba sẽ điều khiển cả giàn nhạc tạo được sự hòa âm. Một trung vệ của một đội túc cầu có thể điều phối cả đội bằng một lối chơi đặc thù để ghi bàn. Cũng vậy, tổ trưởng của một nhóm nhỏ có thể giúp các tổ viên làm sáng tỏ chủ đích của họ hầu đạt chủ đích ấy. Với một tổ trưởng có tài, các tổ viên sẽ bị lột mặt nạ của mình và cảm thấy được tự do ban ra và tiếp nhận tình thương. Linh lương tạo ra sự tăng trưởng thuộc linh. Chừng đó thì người ta sẽ không còn có thể cầm giữ lại lời cảm tạ Thượng Đế nữa. Chúng ta sẽ từng trải được tình yêu thương của Thượng Đế và nhân rộng nó ra, ban đều là trong tổ, và sau đó là vượt ra ngoài các ranh giới của nó.
Nhu cầu về lãnh đạo của Cơ-đốc giáo.
Phần đông chúng ta đều kính trọng các lãnh tụ trong quá khứ, như Washington, Lincoln, Churchill, Gandhi. Tuy nhiên, trong hai mươi năm sau này, tiếng tốt của các lãnh tụ chính trị nói chung, đã bị hoen ố. Nhiều trường hợp tham nhũng lạm quyền, quản trị tài chính tồi và gian dối đã gieo mầm hoài nghi trong toàn thể thế hệ này. Ngày nay, chúng ta nhìn vào các lãnh tụ chính trị bằng đôi mắt nghi ngờ.
Sự sa sút về lãnh đạo của chúng ta có bóp chẹt sự tăng trưởng về lãnh đạo trong hội thánh hay không? Có lẽ có. Nhưng phần lớn các cộng đồng Cơ-đốc giáo vẫn còn kính trọng các cấp lãnh đạo của mình. Thế tại sao lại có quá ít người chịu đứng ra gánh vác nhiệm vụ lãnh đạo Cơ-đốc giáo?
Các tấm gương trong Kinh Thánh về các lãnh tụ nhiệt thành và tài ba vẫn gợi được nhiều cảm hứng. Ê-sai từng đáp lại tiếng gọi của Thượng Đế rằng “Ta sẽ sai ai đi?” bằng câu nói vang dội: “Có tôi đây! Xin hãy sai tôi”. Đa-ni-ên, Đê-bô-ra, Đa-vít, và nhiều bậc anh hùng trong Cựu ước cũng từng chú ý đến tiếng gọi của Ngài. Tuy nhiên, vì công tác lãnh đạo vốn có nhiều đòi hỏi mà con người ta lại có tâm trạng bất an, cho nên chúng ta thường tránh né tiếng gọi để trở thành lãnh tụ cho Thượng Đế. Môi-se đã bắt Thượng Đế phải chờ ông trong khi ông viện đủ lý lẽ để từ chối. Còn với Giô-na thì Thượng Đế đã phải bám theo ông khá dai dẳng mới khiến được ông hồi tâm để lại chịu sự hướng dẫn của Ngài mà đi thẳng vào khu vực truyền giáo.
Một trong những chủ đích đầu tiên của Chúa Giê-xu, là thiết lập quyền lãnh đạo thuộc linh. Giữa đám đông các môn đệ, Ngài đã chọn ra mười hai người để đầu tư thật nhiều vào đó Ngài đã huấn luyện mười hai người ấy để lãnh đạo và hướng dẫn Hội thánh nguyên thủy. Nhưng họ đã không phải bao giờ cũng hăng hái và ngoan ngoãn. Phê-rơ từng chối Chúa. Hai sứ đồ Gia-cơ và Giăng thì hay gây gổ. Thô-ma nghi ngờ. Giu-đa thì phản bội. Số còn lại đều có lần đào ngũ Tìm cho được người lãnh đạo Cơ-đốc nhân không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Phao-lô đã có từng trải tương tự khi ông thiết lập Hội thánh hải ngoại trong khhu vực chung quanh Đựa trung hải. Ông đã chịu khổ công nhọc sức lâu dài để chuẩn bị cho Ti-mộ-thư đảm nhận chức vụ mục sư. Nhưng mặc dầu được vị sứ đồ đỡ đần, niềm tin của Ti-mộ-thư thoạt đầu cũng từng bị tiêu hao. Phao-lô đã phải nhắc nhở ông “hãy nhen lại ơn của Đức Chúa Trời ban cho” (IITi 2Tm 1:6 bả dịch cũ) và “đừng lãng quên các ân tứ Chúa cho” (4:14). Hễ càng gặp áp lực thì tự nhiên Ti-mộ-thư cảm thấy bị mệt mỏi, kiệt quệ thay vì trông cậy vào “Linh của sự anh dũng, tình yêu thương và tự chủ của Thượng Đế” (IITi 2Tm 1:7). Thế nhưng mọi dấu chỉ đều cho thấy là Ti-mộ-thư đã duy trì chức vụ, cứ ngày càng tăng trưởng trong đức tin và lòng tận trung.
Thế thì, những điều đó đưa chúng ta tới đâu? Đến với Thượng Đế của lòng hào hiệp. Ngài không hề cầm giữ lại điều mà chúng ta đang cần. Ngài đã ban cho chúng ta chính Con Ngài, và để ân phúc Ngài hết sức rời rộng, không chừng mực trên chúng ta. Vì Thượng Đế đã ban cho từng tín hữu một các ân tứ thuộc linh, chúng ta có thể tin chắc rằng Ngài đã cấp phát dư dật tài năng lãnh đạo cho các nhu cầu hết sức rộng lớn của Hội thánh Ngài. Thượng Đế đã ban các ân tứ quản trị, dạy dỗ, căn dắt và phục vụ Các ân tứ ấy giúp những người thuộc về Ngài có đầy đủ các tài năng để đảm nhận các vị trí lãnh đạo.
Vấn đề là: chúng ta có sẵn sàng để phục vụ với cương vị lãnh đạo hay không? Chúng ta có giống như Phao-lô nghĩa là đang ghiết lập các Hội thánh và củng cố cho các Cơ-đốc nhân ở khắp nơi không? Hay chúng ta giống như Ti-mộ-thư nghĩa là đang sẵn sàng cố gắng nhưng còn thiếu lòng tin? Nếu chúng ta giống như Ti-mộ-thư, là chúng ta đang đi lệch khỏi một khởi điểm đúng vậy. Bức thông điệp đầy khích lệ của Phao-lô trong I và II Ti-mộ-thư vốn dành cho chúng ta hôm nay, cũng như đã được dành cho Ti-mộ-thư vậy!
Tuy nhiên, phần đông chúng ta lại không có được thái độ cởi mở của Ti-mộ-thư. Có thể kể ra nhiều lý do cho việc ấy.
“Tôi không có khả năng lãnh đạo”. Có lẽ chúng ta nhận thấy về hình thức, chức vị lãnh đạo gây phiền phức, bất tiện và nặng nhọc nữa Nhưng xin chú ý là Phê-rơ từng nói: “Thượng Đế đã ban cho mỗi người chúng ta một khả năng riêng” (IPhi 1Pr 4:10) phải sử dụng để làm ích lợi cho nhau. Chúng ta đều có các ân tứ Chúa ban! Thế các ân tứ của bạn là gì? Phục vụ, dạy dỗ, bố thí? Tiếp khách lạ? Điều quan trọng là chúng ta phải sử dụng các khả năng, tài năng và ân tứ của chúng ta như một hành động vâng lời Chúa và Cứu Chúa chúng ta, sao cho thân thể Chúa Cứu Thế được gây dựng (nhưng phải coi chừng! Đa số các ân tứ được đề cập thoạt nghe đều giống như các hoạt động rất phù hợp với các nhóm nhỏ trưởng! Tuy nhiên, tôi nghi ngờ chẳng hay bạn có đọc quyển sách này với ý thức rằng rất có thể bạn cũng có một tiềm năng nào đó để trở thành cấp lãnh đạo hay không. Vậy xin bạn hãy tiếp tục phát triển nó!)
“Tôi không muốn lãnh đạo”. Thái độ này thường được cảm thấy hơn là nói toạc ra. Vấn đề vốn không xoay quanh tài năng lãnh đạo, mà xoay quanh sự vâng lời thuộc linh. Có môt sự thật hết sức đơn giản, ấy là nếu Thượng Đế đã ban cho chúng ta tài năng để trở thành những lãnh tụ thành công, thì chúng ta phải lợi dụng các tài năng ấy Ngài sở dĩ ban chúng cho chúng ta, là để chúng ta làm ích lợi cho tha nhân. Vậy, nếu tôi là một lãnh tụ mà không chịu phục vụ với cương vị lãnh đạo, thì tôi đang gặp một vấn đề rắc rối; tôi cần phải làm một công tác gì đó khá quan trọng cho Thượng Đế.
“Tôi không chắc mình có thể lãnh đạo được” Đây thường là một hậu quả do người ta thiếu từng trải hoặc không được huấn luyện. Nhiều người vốn có tài năng và ân tứ có thể phát triển để trở thành những nhóm nhỏ trưởng giỏi Điều đòi hỏi nơi họ chỉ là thái độ sẵn sàng tự nguyện thực hành và học hỏi. Quyển sách này sẽ giúp cho những người như thế.
Người nhóm nhỏ trưởng làm gì?
Chúng tôi đã định nghĩa một nhóm nhỏ là những người kết hợp nhau lại để đáp ứng các nhu cầu và thi hành chức vụ của Hội thánh. Vậy chủ đích của một nhóm nhỏ trưởng, là giúp thực hiện việc ấy. Nó có nghĩa là người ấy phải giúp đỡ trong việc tạo đoàn kết trong nhóm nhỏ, đáp ứng các nhu cầu và thi hành chức vụ. Nghe thì đơn giản. Nhưng không phải là đơn giản đâu.
Trước hết, phương pháp lãnh đạo theo Kinh Thánh tương phản rõ rệt với cách lãnh đạo mà người thế gian đang thực hiện. Phần đông các lãnh tụ của các xã hội trong quá khứ và hiện tại đều lãnh đạo bằng ảnh hưởng chính trị, bằng quân lực, bằng cách làm nhục nhuệ khí của người khác, bằng cách lạm dụng quyền thế, bằng sức mạnh tài chính, bằng cách thi ân và mê hoặc. Họ đi tìm địa vị, thế lực, tìm cách để vinh thần phì gia Nhưng các lãnh tụ Cơ-đốc giáo thì khác hẳn từ căn bản. Chúa Giê-xu từng truyền dạy và chứng minh rằng vương quốc của Ngài đã được gọi rất đúng là một vương quốc hoàn toàn đảo ngược. Trong vương quốc ấy, việc phục vụ thay thế cho việc thống trị.
Ngay đến các môn đệ của Chúa Giê-xu cũng phải kinh ngạc về phương pháp ấy Trong Mác 10, Gia-cơ và Giăng đã sa vào phương pháp hành động của người thế gian. Hai ông đã xin Chúa Giê-xu ban cho mình những địa vị và uy quyền cao hơn mười vị môn đệ khác của Chúa, trong vương quốc mà hai ông kỳ vọng là Ngài sẽ thiết lập. Lúc các môn đệ khác biết được là hai ông đã xin điều đó với Chúa Giê-xu, họ đều hết sức bất mãn tại sao thế? Có thể vì chính họ cũng muốn yêu cầu như vậy nhưng chưa có đủ can đảm đó thôi! Chúa Giê-xu đã trực diện với họ để nhấn mạnh phương pháp lãnh đạo mới mà chính chức vụ của Ngài đã chứng minh. Khuôn mẫu mà Ngài đưa ra thật là rõ ràng: “Ta đến trần gian không phải để cho người phục vụ, nhưng để phục vụ người, và hi sinh tính mạng cứu chuộc nhiều người” (c.45). Lời dạy của Ngài cũng rất rõ: “Ai muốn làm lớn, phải làm tôi tớ người khác” (c.43).
Kiểu mẫu lãnh đạo của Kinh Thánh được xây trên hai ý niệm song sinh: 1. người đầy tớ phục vụ bằng cách lãnh đạo, và 2. vị lãnh tụ lãnh đạo bằng cách phục vụ.
Chúa Giê-xu chứngminh nguyên tắc thứ nhất là chúng ta phục vụ bằng cách lãnh đạo khi Ngài liều mạng kêu gọi, dân chúng theo Ngài Khi trở thành lãnh tụ; Ngài tự khiến mình bị thiên hạ hiểu lầm, chỉ trích nhạo báng và thậm chí giết chết nữa. Trong khih những cái giá phải trả như thế có thể xảy ra khiến chúng ta cảm thấy chức vị lãnh đạo thật là phiền phức, thì chúng ta cũng thấy được những lợi ích có thể có được do sự liều mạng như thế, sẽ có thể được đền bù xứng đáng. Sự phục vụ của Chúa Giê-xu khiến chúng ta được tha tội, được quyền tái lập mối liên hệ phải lẽ với Thượng Đế vĩnh cửu. Đối với chúng ta, thái độ sẵn sàng, tự nguyện lãnh đạo, có thể tạo kết quả cho nhóm nhỏ chúng ta là thật sự thành công trong việc đạt được cả mục tiêu của nó.
Phải có ai đó trong nhóm nhỏ phục vụ bằng cách chủ động đi bước trước để lãnh đạo, hướng dẫn. Nhất là trong những giai đoạn đầu tiên của sinh hoạt của tổ, người tổ trưởng thủ một vai trò tối quan trọng trong việc giúp cho tổ thiết lập một chiều hướng và có thể khởi động Người tổ trưởng được chỉ định thường phục vụ cho nhóm nhỏ của mình bằng cách:
1. Cung cấp một ý thức về chủ đích và khải tượng. Người tổ trưởng nhắc nhở cho toàn nhóm nhỏ về các chủ đích của mình. Người ấy gợi ý về những cống hiến có thể có và những điều cần quan tâm để hình thành lý lịch và hoạt động của tổ.
2. Các hoạt động chủ động, đi bước trước người tổ trưởng giúp các tổ viên hiểu biết lẫn nhauy cả trong lẫn ngoài các buổi họp tổ.
3. Khích lệ người khác. Người tổ trưởng thôi thúc các tổ viên tham gia sinh hoạt trong tổ giúp họ sử dụng tài năng và tài nguyên để phục vụ cho tổ qua việc tiếp khách, cung cấp nước giải khát, ca hát, hướng dẫn các buổi học tập và vân vân.
4. Thu xếp, dự liệu. Người tổ trưởng làm gương về thái độ cởi mở và những gì mà cả tổ quan tâm. Tổ trưởng phải sẵn sàng mà cả tổ quan tâm Tổ trưởng phải sẵn sàng dám liều khi cần giải quyết các tranh chấp và làm sáng tỏ các cống hiến cũng như ý hướng.
5. Hợp lý hóa việc tổ chức người tổ trưởng giúp sắp xếp các chi tiết cho những lần họp mặt đầu tiên (thì giờ địa điểm, vị trí, những tài nguyên cần thiết) và thông báo cho các tổ viên biết mọi điều.
Mỗi lần tôi lãnh đạo một nhóm nhỏ mới, có rất nhiều điều bấp bênh không chắc chắn len lỏi vào tâm trí tôi. Tôi có đang hành động quá độc đoán hay quá thụ động không Tôi có quá hung hăng hay quá tiêu cực không? Tôi đang quá chuộng về hình thức hay quá khinh suất? Quá tỉ mỉ trau chuốt hay quá tùy tiện? Toàn tổ có ủng hộ tôi không? Họ có thấy tình yêu thương của tôi đối với Chúa Cứu thế không? Họ có nhận thấy thiện chí muốn giúp đợ mọi người của tôi không?
Tôi đã đi đến chỗ kết luận rằng những lo âu và căng thẳng đó là tự nhiên và bình thường. Chúng là những dằn vặt tình cờ song hành với chức vụ lãnh đại. Và chúng sẽ giảm đi một phần lớn khi lý lịch của nhóm nhỏ gia tăng. Điều quan trọng cần nhớ là khi chấp nhận vai trò lãnh đạo, thì chúng ta phải phục vụ Chúa và những người thuộc về Ngài.
Ý niệm thứ hai của Kinh Thánh là chúng ta lãnh đạo bằng cách phục vụ. Chúa Giê-xu là tôi tớ Thượng Đế, đang phục vụ cho người này tiếp sau người khác, là luận đề được in đậm nét trên từng trang của bốn sách Phúc âm. Ngài đã phục vụ cho những người theo Ngài. Ngài chẳng những chỉ rửa chân chân cho họ, mà còn trấn an họ khi họ gặp dông bão, dạy dỗ họ khi họ bị lầm lạc và cau nguyện cho họ khi họ bị yếu đuối. Ngài phục vụ cho các khối quần chúng đông đảo. Ngài chẳng những chỉ hóa bánh cho nhiều ngàn ngơừi ăn, mà còn chữa lành người bệnh tật, làm sạch người cuì, ban quần áo cho người trần truồng chỉ đường cho người lạc bước và tha tội cho kẻ biết ăn năn hối lỗi. Xa-chê cần một khởi điểm mới, Ni-cô-đem cần một tầm nhìn mới, người phụ nữ tại miệng giếng thì cần một mối liên hệ mới. Tất cả họ đều có những nhu cầu nhất định và rất thật: mỗi người đều cần được phục vụ và tất cả đều đã được Chúa Giê-xu phục vụ cho - Ngài quả thật là người đầy tớ lý tưởng. “Ta đến để đem lại sự sống sung mãn. Ta là ngơừi chăn từ ái. Người chăn từ ái sẵn lòng hi sinh tính mạng vì đàn chiên” (GiGa 10:10-11).
Chúa Giê-xu, người đầy tớ gương mẫu cho chúng ta, duy trì được nhiều trạng thái thăng bằng lắm khi vượt khỏi khả năng của chúng ta. Trước hết, Chúa Giê-xu phục vụ đồng thời cả Thượng Đế lẫn người ta. Ngài không phải chỉ chọn hoặc đề nghị này hoặc đề nghị kia, mà thực hiện cả hai. Chính việc Ngài phục vụ Thượng Đế giục giã Ngài phục vụ kẻ bị hư vong. Thứ hai, Chúa Giê-xu bao giờ cũng chú trọng vào con người mà đồng thời cũng bước vào nhiệm vụ. Một lần nữa, cái nầy khong hề loại trừ được cái kia. Chúa Giê-xu vừa lo lắng chăm sóc, vừa đáp ứng rất thiện cảm với mọi người chung quanh Ngài Đồng thời Ngài cũng biết rõ sứ mạng của mình và chẵng bao giờ quên bức thông điệp cũng như tính cách cấp bách của nó. Nền móng của thế quân bình của Chúa Giê-xu tật là rõ ràng. Ngài vốn biết rằng chỉ khi nào chương trình và bức thông điệp của Ngài chạm mặt với quần chúng, thì Ngài mới đạt được kết quả mong muốn. Thiên hạ sẽ được phục hòa với Thượng Đế.
Bắt đầu một nhóm nhỏ đòi hỏi rất nhiều công tác phục vụ. Khi một nhóm nhỏ được khai sinh, phải có một ai đó quyết định các vấn đề ai, khi nào, ở đây, tại sao và thế nào. Các vấn đề này chuyển thành những cú điện thoại, dành riêng những phòng để họp mặt, sắp đếp bàn ghế, làm cà phê, đề nghị đưa đón, nhắc nhở mọi người, và cuối cùng là giới thiệu mọi người với nhau. Cái công việc lu bu đủ thứ đó chẳng được ai cám ơn cả nhưng rất cần thiết. Chính phần nỗ lực đàng sau hậu trường mới thường quyết định cho việc chẳng hay buổi họp mặt đầu tiên của nhóm nhỏ ấy là một thất bại thảm hại hay một khởi điểm đầy hứa hẹn. Cơ-đốc nhân nào sắp bắt đầu lãnh đạo cũng phải nhận thấy đựơc các nhu cầu và phải dấn thân phục vụ. Vậy bạn hãy xăng tay áo lên và lao vào nhiệm vụ phục vụ. Đây là phương pháp duy nhất để xây dựng nước Trời.
Các phẩm cách của một nhóm nhỏ trưởng.
Trong mấy năm gần đây, tôi từng thấy một số các nhóm nhỏ đã được lãnh đạo bởi những người có các bản năng lãnh tụ mạnh mẽ tự nhiên, nhưng lại là những Cơ-đốc nhân mới tin Chúa hoặc chưa trưởng thành trong đức tin (đạo). Như thế, nhóm nhỏ sẽ được bắt đầu một cách yếu ớt và chẳng bao giờ vượt lên nổi. Hoặc nó sẽ bắt đầu đầy phấn khởi rồi cớ lu mờ dần hư một ánh sao băng vậy. Vấn đề căn bản, ấy là các tổ trưởng thoạt trông có vẻ đứng đắn, nhưng lại thiếu từng trải và bản chất thuộc linh để thiết lập một nhóm nhỏ đầy quyết tâm muốn tăng trưởng trong Chúa Cứu Thế. Phao-lô đã khuyên Ti-mộ-thư phải thận trọng khi chọn các cấp lãnh đạo. “Người mới tin Chúa khong được giữ chức vụ lãnh đạo, vì có thể lên mặt kiêu căng và bị hình phạt như Ác quỷ” (ITi1Tm 3:6). Do đó khi chọn các tổ trưởng cho một nhóm nhỏ hay khi tự đánh giá sự sẵn sàng của chính mình, điều quan trọng là phải đánh giá tính cách ổn định và sự trưởng thành thuộc linh cũng như ân tứ và tài năng. Nhiều thứ tín trong Tân ước đã được viết cho các Hội thánh mới chỉ nhằm vào vấn đề tổ chức mà thôi. Các bức thư ấy thường ;iệt kê các phẩm cách mà một người phải có để được làm trưởng lại hoặc chấp sự là: điều độ, mẫn cảm, hiếu khách, tử tế, đó là chỉ kể tên một vài đức tính mà thôi (chẳng hạn, xem ITi1Tm 3:1-16; Tit Tt 1:1-16; IPhi 1Pr 5:1-14) Tuy không có khúc Kinh Thánh nào mô tả các phẩm cách đeặc biệt của các nhóm nhỏ trưởng, xin hãy thử xét xem có những thuộc tính nào là cần thiết co một địa vị như thế. Trong khi các đức tính ấy đều được dùng để mô tả toàn thể các Cơ-đốc nhân, chúng đều vốn thích hợp hơn với bất cứ ai muốn phục vụ với tư cách một nhóm nhỏ trưởng.
Nhưng đức tính quan trọng nhất của một tổ trưởng, là phải đói khát về Thượng Đế. Điều này sẽ chỉ đạo mọi tài năng khác. Là Cơ-đốc nhân, chúng ta phải tha thiết muốn “trở nên giống như Con Ngài” (RoRm 8:29). Nhãn hiệu cầu chứng của chúng ta phải là các phứơc lành của Chúa. Một khi chúng ta đã để cho Thánh Linh cai trị đờ sống mình chúng ta sẽ được “biến hóa giống như hình ảnh vinh quang của Ngài” (IICo 2Cr 3:18). Thượng Đế hứa rằng tiến trình tăng trưởng này của Cơ-đốc nhân sẽ xảy ra nơi mỗi chúng ta, trừ phi khi chúng ta để cho tội lỗi làm chai lì tình yêu thương của chúng ta đối với Chúa Cứu Thế.
Do đó mà Phao-lô mới khẩn khoản với người Ê-phê-sô rằng: ”...tôi nài xin anh em phải sống đúng theo tiêu chuẩn Thượng Đế đã đặt khi Ngài tuyển chôn anh em làm con cái Ngài Phải hết sức khiêm cung, hiền từ, phải nhẫn nại nhường nhịn nhau trong tình yêu thương. Phải cố gắng sống bình an hòa thuận để giữ sự hợp nhất trong Thánh Linh” (Eph Ep 4:1-4). Như thế, Thượng Đế hứa là sẽ cách tân đời sống của chúng ta trong Chúa Cứu Thế, miễn là chúng ta chịu công tác với quyền làm Chúa, làm Chủ của Ngài. Trong khi chúng ta sử dụng các ân tứ của Thánh Linh, Thưông Đế sẽ tạo ra trong chúng ta trái của Thánh Linh (GaGl 5:22). Tóm lại là Thượng Đế đang xây sửa lại cá tính của chúng ta, phần nòng cốt của nhân cách chúng ta. Lần lần, chúng ta sẽ lột bỏ những gì mà chúng ta rập mẫu theo đời này để được biến hóa theo các tiêu chuẩn của Thượng Đế. Tiến trình này được hòan thành khi chúng ta tìm gặp Thượng Đế bằng cách dành riêng thì giờ để thờ phượng và ca ngợi tán tụng Ngài, để nghiên cứu và áp dụng các nguyên tắc của Thượng Đế trong Kinh điển, và để suy tư và cầu nguyện. Những kỷ luật chúng ta tự khép mình vào đó sẽ làm rạng danh Thượng Đế và tăng thêm sự sâu nhiệm, niềm vui và mọi công trình của chúng ta. cả nhóm nhỏ trưởng phải nhiệt thành và thường xuyên tìm cách tăng trưởng trong chính các mối liên hệ giữa mình với Chúa Cứu Thế. “Tôi hết l2ong tìm cầu Chúa” (Thi Tv 119:10).
Trong khi có rất nhiều đức tính hữu ích, có ba đức tính sau đây là cần thiết:
1. Cố gắng hết sức mình để tăng trưởng trong mối liên hệ riêng tư của chúng ta với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Đây là nguồn gốc của sự tăng trưởng trong nếp sống tin kính.
2. Cố gắng hết sức mình để tận tụy chăm lo cho đời sống những người khác. Một nhóm nhỏ trưởng cần quân tâm đrn từng tổ viên một. Người ấy phải tìm hiểu về họ - bằng cách hỏi han, cố gắng tỏ ra chăm sóc và chứng minh thái độ quan tâm thuộc linh đến họ. Một nhóm nhỏ trưởng chỉ quan tâm đến sự an vui phúc lợi của toàn tổ mà thôi, chớ không phải là quan tâm đến sự a vui phúc lợi của những người họp thành nhóm nhỏ, thì có vẻ kênh kiệu, lạnh lùng, xa lạ ta đây. Chỉ có tình yêu thương của Chúa Giê-xu trong chúng ta mới có thể làm nảy sinh thái độ quan tâm chăm sóc từng người một như thế.
3. Tận tụy công tác gây ảnh hưởng trên người khác. Chẳng có ai trong chúng ta là hoàn toàn trọn vẹn cả nhưng Thượng Đế gúp chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều khi có những người có những cách kêu cứu hết sức rõ ràng mà chúng ta không thể không nghe thấy Tất cả những gì chúng ta phải làm là lắng nghe và đáp ứng. Nhưng có nhiều người vẫn âm thầm giữ kính các mối bận tâm và nhược điểm của họ. Một nhóm nhỏ trưởng nhạy cảm biết biện biệt các nhu cầu và nhược điểm ấy và tạo được một môi trường để tăng trưởng. Kinh Thánh vốn có đầy dẫy những lời lẽ phản ảnh ảnh hưởng tốt - những lời khích lệ, an ủi, khuyên lơn, răn bảo, và dạy dỗ. Đức tính mà chúng ta cần có, là đức tính giúp chúng ta có thể gây cựng, nuôi dưỡng, và tăng lực cho các Cơ-đốc nhân khác.
Những người bắt đầu một cách lành mạnh bằng ba thái độ tận tụy vừa kể trên vốn có tiềm năng, để lãnh đạo và phục vụ hữu hiệu. Vì họ đang tìm cách phát triển một cá tính tin kính; họ yêu thương bằng tình yêu thương của Chúa Cứu Thế; và họ giúp đỡ các tổ viên trong sự tăng trưởng của một Cơ-đốc nhân.
Nếu bạn đã là một nhóm nhỏ trưởng rồi, xin đừng để cho các phân đoạn trên đây khiến cho mình bối rối Trái lại, xin hãy để cho chúng nhắc nhở bạn về các quyền ưu tiên chủ yếu. Tôi nhận thấy là mỗi khi tôi vẽ lại một đồ thị về sự tăng trưởng với tự cách một Cơ-đốc nhân của chính mình, thì nó không phải chỉ đơn giản là một đường biểu diễn cứ đều đặn tiến triển luôn. Trái lại, nó có nhiều thăng trầm, tiến thoái. Tôi cần thường xuyên đánh giá mình đang hành động như thế nào và phải luôn luôn quay về với những phần nền móng. Thường thường thì điều đó có nghĩa là tôi phải đổi mới số thì giờ dành ra hằng ngày để cầu nguyện với Chúa và để học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh, nhận định lại thật chắc chắn là chiếc la bàn thuộc linh của mình vẫn chỉ đúng vào Chúa Giê-xu Thế gianv ẫn thích ép chúng ta vaò khuôn của nó, để chúng ta không còn thì giờ dành cho hoặc để quan tâm đến Thượng Đế và tha nhân. Chúng ta phải chống lại cái áp lực ấy, và thà chọn dành các quyền ưu tiên của đời sống mình cho Thượng Đế.
Các kỹ xảo (Skills) của một nhóm nhỏ trưởng.
Các nhóm nhỏ trưởng vốn không pải là đã có các tài năng ấy ngay từ thưở sơ sinh. Chúng là những kỹ xảo do chúng ta tự phát triển lấy KHi chịu khó làm việc, chúng ta có thể đắc thủ nhiều kỹ xảo. Thí dụ, khi chúng ta tập đặt nhiều câu hỏi hay hơn hoặc tìm những cách ứng dụng thực tiễn hơn (xem chương tám), phẩm chất của những buổi nghiên cứu Kinh Thánh trong tổ của chúng ta sẽ gia tăng. Khi chúng ta thông suốt hơn các giai đoạn phát triển mà một nhóm nhỏ phải kinh qua (xem chương sáu) khả năng hướng dẫn tổ của chúng ta sẽ trở thành nhanh nhạy hơn. Chúng ta có thể phát triển một số kỹ xảo có tính cách chiến lược nếu chúng ta biết chịu khó trau giồi chúng. Bảng liệt kê dưới đây chưa phải là đầy đủ, nhưng các tổ trưởng giỏi cần ghi khắc chúng vào tâm trí để thường xuyên thực hành.
Lắng nghe.
Nếu tôi có tật nói quá nhiều hay quá hăng hái góp lời, thì tôi cần phải giữ mồm giữ miệng. Việc tôi biết tự chế có thể khiến một tổ viên rụt rè dễ đóng góp ý kiến hơn. “Phải nghe nhiều, nói ít” (Gia Gc 1:19).
Đặt nhiều câu hỏi.
Nhiều người muốn cho thiên hạ biết mình, nhưng lại cảm thấy khó làm sáng tỏ những điểm khó khăn ban đầu. Hãy đặt những câu hỏi không có vẻ đe dọa để khiến mọi người an tâm, để đánh thức họ. Đặt nhiều câu hỏi về gia cảnh, các mối bận tâm, các trò giải trí và bạn bè của họ. Họ thích làm gì khi có thì giờ nhàn rỗi, vào những ngày nghỉ, ngày lễ? Nói khác đi, cần học tập để trở thành một ông (bà) chủ nhà giỏi tiếp khách.
Cải tiến trong việc đóng góp ý kiến trong những giờ học hỏi nghiên cứu của chúng ta. Các tổ trưởng thường dành hết số thì giờ dành cho việc hỏi hỏi nghiên cứu Kinh Thánh. Một cuộc thảo luận hào hứng về một khúc sách sẽ khiến mọi người tham gia khám phá phần nội dung, biện biệt về ý nghĩa và ứng dụng các nguyên tắc vaò đời sống. Điều này có thể xảy ra nếu người tổ trưởng chuẩn bị đầy đủ và nghĩ ra các câu hỏi lý thú từ trước.
Hãy tự làm quen với các giai đoạn của một nhóm nhỏ (chương sáu sẽ cung cấp một bài ông tập ngắn). Nếu bạn có thể nhận ra được tổ của bạn đang ở vào giai đoạn nào của đời sống của nó, bạn có thể hướng dẫn nó tốt hơn hướng về các mục tiêu.
Truyền thông mối quan tâm chăm sóc, thái độ nồng ấm và trấn an. Khi chúng ta đang sốt ruột mà muốn mỉm cười thì thật vô cùng khó khăn, nhưng nỗ lực ấy của chúng ta có thể tạo được bầu không khí ấm cúng và sẽ được trả công hậu hĩ. Chúng ta cần mở rộng thái độ quan tâm chăm sóc đó khhi mở những cuộc tiếp xúc đầu tiên - không lâu trước buổi họp mặt đầu tiên. Dầu tôi đến thăm hay gởi điện thoại cho một người lần đầu tiên, sự quan tâm chú ý mà tôi tỏ ra đối với người ấy sẽ làm thay đổi mọi việc về sau rất nihều. Khi bắt đầu những buổi họp mặt đầu tiên, thì những lời chài hỏi, một nụ cười, ánh mắt thân thiện hoặc một cái bắt tay thật lòng cũng có thể giúp đánh tan sự căng thẳng hoặc mối âu lo kín giấu. “TRất vui được gặp bạn”, “Bạn khỏe chứ?” “Cám ơn bạn vì đã dành thì giờ đến với chúng tôi!” Hãy suy nghĩ trước cách thức bạn sẽ chào đón từng người.
Phản ảnh thái độ cởi mở bên trong nhóm nhỏ. Đây là thái độ trái ngược với th1i độ “giữ kẽ”. Thật là khó giư4 mình để khỏi phản ứng tiêu cực với một lời chê bai chỉ trích. Nhất là khi lời chê bai chỉ trích ấy chỉ là một lời vu khống, không có thật và bất ngờ. Tuy nhiên, đến một chừng mực nào đó, kìm giữ được mình để khỏi ăn miếng trả miếng để các tổ viên nhận thấy bạn quan tâm đến các ý kiến của họ là điều hay.
Đốc thúc các tổ viên tham gia nếp sống đang tiến hành của tổ. Chúng ta có thể giúp một tổ phát triển sự hợp nhất gắn bó với nhau trong buổi sinh hoạt đầu tiên bằng cách yêu cầu những người tình nguyện tiếp tay trong những nhiệm vụ có tính cách máy móc Với thời gian, nhóm nhỏ sẽ cần xác định các mục tiêu và hoạt động của mình. Càng nhất trí cao bao nhiêu, sự đoàn kết của tổ sẽ càng vững chắc hơn bấy nhiêu. Điều này nhiều khi có nghĩa là chúng ta phải dành nhiều thì giờ để trò chuyện với nhau, nhưng về lâu về dài, nó sẽ tự chứng minh là rất đáng công. Chúng ta phải mời gọi cả tổ thảo luận, tham gia và bày tỏ tinh thần chủ động đi bước trước. Mục tiêu chúng ta nhằm vào trong việc này là chủ quyền của cả tổ.
Giúp giải quyết các vấn đề.
Chỉ có Thượng Đế mới trọn vẹn, hoàn toàn; con người thì bao giờ cũng còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Bạn có thể trông đợi thỉnh thoảng sẽ gặp một trường hợp hiểu lầm, bất ồng ý kiến hoặc căng thẳng. Điều này luôn luôn xảy ra trong tất cả các mối liên hệ giữa loài người với nhau. Lắm khi một vấn đề cho thấy nhu cầu phải yêu thương nhau càng nhiều hơn, hoặc làm sáng tỏ hơn phần giao lưu tiếp xúc, hay tỏ ra tử tế với nhau hơn Nhiều lúc khác, một khó khăn có thể đòi hỏi một thái độ khoan dung cao thượng hơn hoặc một phần nhượng bộ hay thông cảm nhau nhiều hơn. Nhiều lúc khác, nó có nghĩa là phải đưa ra các quyền ưu tiên cần thiết, xét lại các chủ đích và tái xác nhận những dấn thân. Lẽ dĩ nhiên, nhiều khi vấn đề lại chính là người tổ trưởng. Tuy nhiên, càng thường hơn là người tổ trưởng sẽ là người đang ở vào vị trí phải nhận diện vấn đề và khiến cho việc giải quyết nó một cách xây dựng được dễ dàng. Người ấy sẽ giúp ích được nhiều nhất bằng cách tạo ra một bầu không khí dễ dãi, khẳng định quyền của mọi người, nhưng không nên có xung khắc. Phước cho những người kiến tạo hòa bình.
Phải chuẩn bị sẵn sàng cho các buổi họp mặt.
Chuẩn bị cho một buổi họp mặt là một kỷ luật phải theo hơn là một kỹ xảo. Từng trải mài sắc tài năng của chúng ta. Chúng ta phải cầu nguyện cho thiên hạ mở lòng ra và cho Thượng Đế hành động. Chúng ta phải thấu triệt văn bản đến mức có thể đưa ra những câu hỏi thật phù hợp. Chúng ta cần biết mình phải lợi dụng số thì giờ hạn hẹp của buổi họp như thế nào để tận dung nó đến mức tối đa. Nếu đã có sự chuẩn bị tư tưởng, thì sẽ không gặp bế tắc.
Phát triển và đào tạo các tổ trưởng tương lai.
Việc 'sản sinh' ra các tổ trưởng khôn ngoan, tin kính là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo hiện tại. Trong khi làm tổ trưởng, bạn hãy tự vấn: “Có ai trong tổ này có thể trưởng thành để trở thành tổ trưởng, có thể được Chúa dùng?” Cần chú ý khích lệ những người như thế torng sự tăng trưởng thuộc linh của họ, trong việc chính họ phải tự khép mình vào kỷ luật, trong các mối liên hệ củ ahọ, và trong việc nhận diện và sử dụng các ân tứ của họ. Hãy đầu tư vào nhiều người bằng cách cầu nguyện cho họ và tích cực giúp đỡ họ phát triển cá tính và tài năng của một tổ trưởng Cơ-đốc giáo.
Sứ đồ Phao-lô từng bảo với Ti-mộ-thư: “Muốn lãnh đạo Hội thánh là mong ước một chức vụ cao quý” trở thành một nhóm nhỏ trưởng cũng là một nhiệm vụ cao quý và cần thiết. Nếu bạn muốn trở thành nhóm nhỏ trửơng tôi xin khen ngợi và khích lệ bạn.
Một khi đã được ban cho một nhiệm vụ lãnh đạo bất cứ thuộc tầm cỡ nào, chúng ta phải luôn luôn ghi khắc vàot âm trí rằng Thượng Đế cũng sẽ ban ân phúc của Ngài cho chúng ta thật hài hiệp. Nhiều khi bạn cũng cần có một ý thức hài hước. Có lẽ bạn đã chuẩn bị một bài học Kinh Thánh rất công phu, nhưng vì một lý do không thể giải thích được nào đó, mọi người vẫn buồn ngủ. Lần khác có thể bạn chẳng có chuẩn bị bao nhiêu, thế nhưng cả tổ đều tỏ ra năng động không chối cãi được. Đó là buổi họp hào hứng nhất trong năm!
Thượng Đế vốn tham gia một cách bí mật và rộng rãi Chúng ta vốn không tài nào kiểm soát nỗi phần năng lực và khả năng đáp ứng của các tổ viên. Chúng ta chỉ có thể khích lệ phần đầu tư của họ, nhưng chẳng có gì có thể bảo đảm được cho việc ấy.
Thế thì chúng ta phải thủ vai trò củ amình như thế nào? Trước hết, chúng ta phải sửa soạn trước, nhưng sau đó thì phải cười vui và tỏ ra thoải mái. Trong khi đáng lẽ chúng t aphải cảm thấy an tâm hơn nếu nắm được quyền kiểm soát tuyệt đối, thì sự thật lại là nếu Thượng Đế đang ném quyến kiểm soát, thì sự cứu chuộc sẽ càng chắc chắn hơn Luther từng viết: “Nếu không có con người phải lẽ đứng bên cạnh chúng ta sẽ thất bại”. Sức lực vĩ đại nhất và duy nhất của chúng ta chỉ đơn giản là ân phúc và sự hiện diện của Chúa Cứu Thế. Nhóm nhỏ này là của Ngài, chứ không phải là của chúng ta.
CHIA XẺ QUYỀN LÃNH ĐẠO
Sự thành công của một tổ không chỉ tùy thuộc vào người tổ trưởng được chỉ định mà thôi. Toàn tổ có tiến bộ và đạt được các chủ đích của mình hay không, là trách nhiệm của cả tổ. Chỉ suy nghĩ bằng những phạm trù cứng nhắc là “tổ trưởng” và “tổ viên” là quá đơn giản và không thực tế. Đây là một cách quên ghi công cho tất cả mọi người. Nó đặt quá nhiều áp lực trên người tổ trưởng đã được chỉ định - và quá ít trên các tổ viên khác. Sự thật là tất cả mọi người phải cộng tác với nhau để góp phần khiến cho cả tổ tăng trưởng và được an vui phúc lợi.
Ai cũng là tổ trưởng cả.
Trong chương bốn, chúng ta đã chú trọng vào người nhóm nhỏ trưởng chính thức, đa được chỉ định làm nhóm nhỏ trưởng. Người tổ trưởng chính thức là người được chỉ định và được công nhận là có trách nhiệm hướng dẫn toàn tổ trong sinh hoạt mong muốn của cả tổ. Tuy nhiên, muốn cho một tổ hoạt động kiến hiệu, số người lãnh đạo phải nihều hơn là chỉ một mình người tổ trưởng đã được chỉ định mà thôi. Nếu thiếu mất người lãnh đạo bổ sung, không chính thức, thì phần lớn các tổ đều gặp bế tắc.
Một nhóm nhỏ thông công từng được tôi hỗ trợ từ nhiều năm vốn được cả một nhóm “tổ trưởng được chỉ định” nắm quyền lãnh đạo. Họ đã tạo ra được rất nhiều động lực thúc đẩy tích cực Thế nhưng cái yếu tố “tự động đóng mở” quyết định cho sự thành công của tổ ấy từ năm này sang năm khác lại chính là do các “tổ trưởng” không chính thức, không được chỉ định. Năm rồi, Ray đã tạo sức kích thích chủ yếu cho việc tổ ch1ưc một nỗ lực có tính cách chiến lược cho công tác cá nhân truyền đạo. Anh không phải là thành viên của ban điều hành của tổ. Nhưng sau khi suy nghĩ thấu đáo ý niệm về việc ra đi đến với người khác và tiềm năng thâm nhập của nó, Ray đã trình bày kế hoạch của mình cho tiểu ban điều hành, và họ đã phấn khởi chấp nhận nó.
Ray phục vụ như một tổ trưởng không chính thức. Một tổ trưởng không chính thức là bất luận một người nào có ảnh hưởng trên cả tổ để thỏa mãn các nhu cầu và đạt được các mục tiêu. Tất cả các nhóm nhỏ lành mạnh đều có những tổ trưởng như thế. Vào nihều thời kỳ và địa điểm khác nhau trong sinh hoạt của tổ, nhiều tổ viên khác nhau đảm nhận nhiều chức năng lãnh đạo khác nhau. Các tổ thành công nhất, là những tổ biết trợ giúp cho tất cả mọi người trong tổ phát triển các tài năng lãnh đạo của mình.
Trong Eph Ep 4:11-16, Phao-lô cho chúng ta biết rằng các ân tứ lãnh đạo vốn được phân phối đặc biệt để “chúng ta phục vụ đắc lực cho Ngài, cùng nhay xây dựng Hội thánh, là Thân thể Ngài Nhờ đó chúngta được họp nhất, cùng chung một niềm tin về sự cứu rỗi và về Con Thượng Đế - Cứu Chúa chúng ta - và mỗi người đều đạt đến bậc trưởng thành trong Chúa, có Chúa Cứu Thế đầy dẫy trong tâm hồn” (cc.12-13). Sở dĩ các ân tứ đã được phân phối cho mọi người, là vì lợi ích chung của Thân thể Chúa Cứu Thế. Chỉ khi nào tất cả mọi người trong một nhóm nhỏ (hay một Hội thánh hoặc một cộng đồng) cộng tác với nhau để đóng góp vào, thì sự tăng trưởng thuộc linh có ý nghĩa mới có thể xảy ra.
Nếu bạn là tổ trưởng được chỉ định, hãy khích lệ các tổ viên trình bày các ý kiến, các nhu cầu và sự hiểu biết của họ về những gì cần phải làm. Phải thắng vượt mọi ý nghĩ rằng mình đang bị đe dọa. Ta không nên cho rằng trong thân thể Chúa Cứu Thế cũng có những tên độc tài hoặc những siêu sao. Nếu tinh thần cởi mở, việc tham gia rộng rãi và chủ quyền tập thể là đặc điểm của các lãnh đạo chính thức của bạn, thì bạn chính là loại người tổ trưởng tôi tớ mà thân thể Chúa Cứu Thế đang cần. Còn nếu bạn không phải là người tổ trưởng chính thức của một nhóm nhỏ, khá nhận biết rằng cái nhìn xuyên suốt, thông tuệ (ingsight) của bạn vốn vừa có giá trị vừa được hoan nghênh. Đừng bao giờ gác nó lại vì cho rằng đó không phải là trách nhiệm của bạn. Đó chính là trách nhiệm của bạn đấy. Thượng Đế đã ban ân tứ cho bạn, và quyền lãnh đạo không chính thức và sự dấn thân của bạn là tối quan trọng.
Mỗi một tổ đều cần có ý thức mạnh mẽ về sự hợp nhất và tham gia “hết mình”. Trong mấy lần họp mặt đầu tiên, điều thiết yếu là người tổ trưởng chính thức phải hướng dẫn cả tổ để tạo ra bầu không khí ấy Người ấy cần chủ động đi bước trước để phát động nhiều hoạt động và thảo luận cho cả tổ ngay trong giai đoạn đầu tiên này, cho đến khi nào toàn tổ đều cảm thấy mình được tự do đóng góp công sức và khả năng lãnh đạo của mình. Rồi nếu trong mấy cuộc họp mặt sau này cả nhóm nhỏ đều tham gia, thì người tổ trưởng chính thức có thể phục vụ cho sự lợi ích của toàn tổ bằng cách cung cấp càng nhiều tinh thần chủ động đi bước trước hơn Đến chừng đó, là cả tổ sẽ cần bộc lộ và phản ảnh đủ loại cảm thức mà họ đang từng trải (buồn phiền, thất vọng, hoài niệm) mà không bị các đòi hỏi về nghi thức gây trở ngại.
Tuy nhiên, trong phần lớn sinh hoạt của tổ, người tổ trưởng được chỉ định có thể tạm ngưng vai trò chủ động đi bước trước. Trong giai đoạn giữa chừng này, các tổ viên cũng hoạt động với tư cách một tổ tự chứng tỏ tinh thần chủ động đi bước trước của mình. Đến đây thì người tổ trưởng phải xem đó là tổ của “chúng tôi” chớ không phải là của “người ấy” nữa Nhiều tổ viên sẽ dự phần và lãnh đạo theo nhiều cách khác nhau. Nếu việc này không xảy ra, thì rất có thể là cả tổ sẽ phải phấn đấu và tan rã. Hình 8 phác họa các giai đoạn bổ sung cho nhau của tinh thần chủ động đi bước trước chính thức và không chính thức trên suốt chiều dài sinh hoạt của một tổ
(Xem Hình 8: Tinh thần chủ động đi bước trước trong một nhóm nhỏ - tr. 53).
Sự hợp nhất và tham gia được khuyến khích khi quyền lãnh đạo được chuyển từ người này sang người khác, do chính người tổ trưởng chính thức tạo điều kiện để bảo đảm cho việc ấy xảy ra. Nhưng cũng còn một phương pháp thứ hai để tăng cường sự hợp nhất và dấn thân cống hiến của toàn tổ. Ấy là đích thân người tổ trưởng phải tìm cầu sự nhất trí về các quyết định chủ yếu của sinh hoạt của tổ. Lẽ dĩ nhiên là người tổ trưởng chỉ có thể làm như thế nếu toàn thể các tổ viên đều bộc lộ các cảm thức các nhu cầu và các hoài bão của họ. Công việc của người tổ trưởng là giúp họ cảm thấy an lòng và an toàn đủ để có thể nói ra.
Thoạt đầu, điều hết sức thích hợp, là Bouce, người tổ trưởng chính thức phải nói ra các mục tiêu của mình. Mọi người đều có thể tán đồng, nhưng có lẽ là do im lặng nhiều hơn là nói ra. Thế nào thì cũng được cả. Nhưng như vậy thì không phải là sự nhất trí. John và mary có lẽ quá sợ hãi để có thể lên tiếng phản đối. Sue có thể đang phân vân chưa dám nói ra là cô đang bối rối về các hàm ý của nhiều mục tiêu. Làm thế nào để người tổ trưởng biết được ý nghĩ của họ khi họ không nói ra? Với thừi gian, mọi người trong tổ sẽ (hoặc phải) được an lòng đủ để các tổ viên bày tỏn ý kiếnn của mình, dầu họ có đồng ý với ngưổi tổ trưởng hay không. Nhưng bản thân người tổ trưởng cũng sẽ có những vấn đề riêng không thể nói ra Sự không đồng ý có thể trở thành quá rõ rệt khi nhiều tổ viên không đến họp, nhiều người khác thì đến trễ hoặc đến mà chẳng chuẩn bị gì cả, và nhiều người khác nữa thì tỏ vẻ xa vắng hoặc cộc cằn.
Chẳng có tgì thay thế được cho sự nhất trí Chiến lược tốt nhất cho người tổ trưởng là cho cả tổ quyết định xem với tư cách một tổ, họ sẽ cống hiến hay nhằm vào các mục tiêu nào Sự nhất trí phải phát triển để tổ “chúng ta” được vững lập. trong quyển Getting Together Em Grffin bảo rằng nếu sự nhất trí cần nhiều thì giờ hơn để thực hiện, thì kết quả sẽ là những cống hiến quan trọng và những quyết định có phẩm chất cao hơn. Nếu bạn là tổ trưởng, bạn phải sẵn sàng đánh liều đẩy mạnh sự nhất trí bên trong tổ.
Các vai trò của người tổ trưởng.
Các tổ thành công chỉ định người giữ các vai trò tổ trưởng hoặc chính thức hoặc không chính thức. Có một số các vai trò gúp cho tổ hoàn thành nhiệm vụ, và một số giúp duy trì mối thông công (giao hảo, tinh thần cộng đồng: community) của tổ. Cả hai đều cần thiết. Mỗi tổ viên có thể thủ nhiều vai trò. Vì phần nhiều các nhóm sinh hoạt thành vông đều cần hoàn thành mọi vai trò, điều rất có ích lợi là một tổ phải gồm nhiều người có nhiều ân tứ; nhân cách, và viễn ảnh thân thể toàn diện của Chúa Cứu Thế, chúng thường phải gồm nhiều thành phần đa dạng như thế. vai trò của người tổ trưởng là khích lệ mọi người trong các vai trò của họ. Thật vậy, sau một vài buổi họp mặt để thảo luận về các chức năng khác nhau của công tác lãnh đạo, mọi người đều phải đóng góp phần phần của mình để được toàn tổ xác nhận là một ý kiến hay. Chúng ta hãy xét đến một số các vai trò như thế:
1. Người canh giờ - giúp người tổ trưởng chú ý đến thời gian, giữ cho tổ cứ tiến lên nếu nó cứ muốn dừng lại; hãm bớt đà tiến nếu tổ cứ muốn nhắm mắt xông bừa lên.
2. Người khởi động - giúp tổ bắt đầu hoạt động bằng cách gợi ý về các mục tiêu hay nhiệm vụ; giúp tổ hoàn thành các kế hoạch.
3. Người sưu tầm thông tin và ý kiến - điều tra bằng thống kê, thông tin, tin tức, những khả năng và cảm thức của những người khác trong tổ để việc thảo luận được dễ dàng.
4. Người cung cấp thông tin và ý kiến - cung cấp các bảng thống kê, thông tin tin tức và các khả năng để giúp cho việc thảo luận được dễ dàng; mở rộng thêm những gì đã được nói rồi.
5. Người biết tích cực lắng nghe - chú trọng vào người đang nói; đặt các câu hỏi để làm sáng tỏ những gì người khác suy nghĩ và cảm nghĩ; tìm cách khiến những người khác đóng góp (ý kiến)
6. Người làm sáng tỏ (hay hỗ trợ cho việc liên hệ tiếp xúc) - bảo đảm để mọi người đều hiểu rõ cuộc thảo luận hay các hoài bão giúp đỡ để tránh những hiểu lầm; khiến cho việc đối thoại và tác động hỗ tương được dễ dàng; loại trừ những điều mơ hồ và không chính xác.
7. Người tón tắt - tập họp các điểm nhấn mạnh chủ yếu torng cuộc thảo luận và tóm tắt lại cho cả tổ; thu gom cuộc thảo luận vào một đầu mối.
8. Mgười chẩn đoán - nhận diện và phân tích các vấn đề mà tổ đang gặp trong khi thi hành nhiệm vụ, đạt được mục tiêu hoặc giao lưu tiếp xúc tốt.
9. Người giải quyết vấn đề - làm việc nhằm giải quyết các xung khắc, tranh chấp giữa các tổ viên tăng cường ý thức hợp nhất bằng cách khiến cho việc đối thoại được dễ dàng và chú trọng vào những khu vực đã có sự nhất trí; giúp cả tổ vượt qua các vấn đề và loại trừ các mâu thuẫn gợi ý nên thỏa hiệp khi làm như thế là thích hợp.
10. Người điều phối - chứng minh các góc cạnh mà tổ đưa ra thảo luận khác nhau như thế nào, hoặc sinh hoạt trong tổ có liên hệ lẫn nhau làm sao; phân công cho các tổ viên.
11. Người quy định tiêu chuẩn - giúp các tổ viên nhất trí với các mục tiêu và phương thức của tổ; giúp xếp hạng xem các tổ viên đáp ứng được các tiêu chuẩn của tổ đến mức độ nào.
12. Người trắc nghiệm thực tại - nhắc nhở cả tổ đánh giá tính cách, thực tiễn của các kế hoạch và hoài bão; thảo luận về những nhiệm vụ đã chọn; phân tích các diễn biến và hậu quả; khéo thách thức cả tổ về những điểm hiểu lầm.
13. Người xóa tan sự căng thẳng - góp phần đánh tan sự căng thẳng và bầu không khí nặng nề bằng cách pha trò hoặc khiến cho các hoạt động của tổ trở thành vui vẻ, lý thú.
14. Người khích lệ - giúp mỗi người đóng góp điều tốt nhất mình có; giúo mọi người cảm thấy gắn bó với tổ bằng cách xác nhận (các công lao của) họ, lôi cuốn họ tham gia thảo luận; hỏi ý kiến họ; giúp xây dựng lòng tin.
15. Người đánh giá - thẩm định tổ đang hoạt động tốt hay thực hiện các mục tiêu đã được nhất trí đến mức độ nào; nguyện cầu và đánh giá các tổ viên cảm thấy như thế nào về các mối liên hệ, các thái độ và hoài bão của tổ.
Tạo thế cân bằng cho sinh hoạt của tổ.
người tổ trưởng chính thức phải đánh giá về thế cân bằng và sự nhất trí của tổ bằng cách thường xuyên cùng với các tổ viên duyệt xét lại các kế hoạch nhằm thông công nhau, bồi dưỡng, thờ phượng và đi ra để tiếp xúc với người ngoài (hướng ngoại). Các mục tiêu và hoài bão là gì? Các kế hoạch ấy có được hoàn thành không? Cần những điều chỉnh nào trong các kế hoạch hay torng thực hành?
Các tổ viên càng gắn bó với nhau thì càng dễ quyến luyến nhau. Sự giao hảo làm nảy nở, phát triển thâm nhưng công tác đi ra ngoài để đến với người khác thì làm tiêu hao, co cụm lại. Hoặc một tổ thích học hỏi nghiên cứu có thể bỏ qua việc liên hệ tiếp xúc nhau mà hậu quả là phần ý thức về sự thông công (giao hảo) giữa các Cơ-đốc nhân chẳng bao giờ có thể nảy sinh. Các thành tố này cần được vận dụng một cách sáng tạo trong tình trạng căng thẳng. Một tổ trưởng giỏi sẽ giúp cho tổ tiến những bước dài hướng về tất cả những điểm đó.
Điều chắc chắn là nếu bạn là người tổ trưởng chính thức, bạn sẽ phải đương đầu với rất nhiều nan đề Lắm khi bạn có thể thành công phi thường; nhưng nhiều lần khác, bạn sẽ phải đương đầu với quá nhiều việc cần phải giải quyết. Bạn sẽ làm gì khi Karen và Jim không tham gia sinh hoạt với cả tổ? Hoặc trong khi bạn đang hướng dẫn một buổi học Kinh Thánh thật trôi chảy thì Jeff lại bắt đầu ngủ gục? bạn sẽ cứ tiếp tục hay dừng ngay lại? Bạn sẽ làm sao khi thì giờ thông công muốt mất cả thì gìơ bồi linh? Bạn giải quyết thế nào khi toàn tổ dường như phân vân không chịu mở rộng công tác đi ta với những người (chưa tin Chúa) ngoài tổ? Lòng tận tụy của bạn cà sự dấn thân của cả tổ cho bốn thành tố căn bản của một nhóm nhỏ có thể giúp bạn giải quyết một số các vấn đề ấy.
Thế cân bằng của tổ cũng có thể được đo bằng cách đánh giá ba bình diện của đời sống của một tổ: 1. các nhu cầu của từng cá nhân caqc tổ viên; 2. các nhu cầu của một nhiệm vụ; và 3. nhu cầu phải duy trì tổ. tất cả mọi người trong tổ, kể cả người tổ trưởng, đều có những nhu cầu riêng tư. Các nhu cầu ấy có thể thuộc về mọi lãnh vực thuộc linh, xã hội, tâm lý, tri thức và tình cảm. Thí dụ mọi người chúng ta đều cần đến tình yêu, sự an toàn, được (người khác) chấp nhận được tự do không sai phạm lầm lỗi gì và được nhiều kinh nghiệm mới trong lãnh vực tình cảm. Rõ ràng là chẳng hề có tổ nào luôn luôn thỏa mãn được tất cả các nhu cầu ấy, hoặc thậm chí là trong phần lớn các trường hợp mà thôi. Nhưng mọi người đều trông mong có một số các nhu cầu nào đó sẽ được đáp ứng. Nếu không, các tổ viên sẽ bắt đầu rút lui.
Thứ hai, tổ có một nhiệm vụ là các lý do để nhóm nhau lại. Có lẽ tổ của bạn bắt đầu nghiên cứu sách Tin Lành Mác để nâng đỡ nhau và để làm chứng đạo cho một người láng giềng. Nếu việc đến với người láng giềng bị quên đi hay bị thay thế th2 các tổ viên có thể cảm thấy thất vọng. Mọi người đều cần biết các nhiệm vụ là gì, cần nhất trí rằng chúng xứng đáng để chúng ta bỏ công, và rồi cần phải hành động để thực hiện chúng.
Thứ ba là nhu cầu duy trì tổ. Như các cá nhân có những nhu cầu phải được thỏa mạn như thế nào, thì cả tổ nói chung cũng vậy Hoạt động phía sau hậu trường của người tổ trưởng nhằm dàn xếp và lo cho các chi tiết sẽ cứu được cho cả tổ khỏi bị thất vọng một cách không cần thiết. Cũng phải dành thì giờ rộng rãi để vui chơi giải trí, giải quyết những xung khắc, chăm lo săn sóc và đánh giá. Những việc này gây ý thức cộng đồng và nâng cao ý thức về một chủ đích chung cho cả tổ.
Cả ba nhu cầu vừa kể trên phải được cân bằng. Phải thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Các nhu cầu về nhiệm vụ cũng phải được thực hiện. Các nhu cầu của cả tổ cần phát triển được một ý thức thỏa mãn tập thể. Nhiều khi có một nhu cầu nào đó phải được quyền ưu tiên. Thoạt tiên, nhu cầu gây dựng tinh thần cộng đồng (thông công, giao hảo) phải được ưu tiên hơn nhu cầu về nhiệm vụ. Khi các nhu cầu cá nhân bắt đầu được đáp ứng, thì có thể đầu tư nhiều thì giờ hơn cho nhiệm vụ. Chẳng có những quy luật nào là khe khắt hay lỏng lẻo cả Người tổ trửng chính thức phải cầu nguyện, dám liều để lãnh đạo, phấn đấu để dẫn cả tổ đi vào một đời sống thăng bằng. Khi nào Chúa muốn thì cả tổ sẽ có được khải tượng.
CHU KỲ SINH HOẠT CỦA MỘT TỔ
“Tổ của chúng tôi đã bắt đầu rất tốt. To6i nghĩ cuối cùng thì mình đã tìm được một tổ sẽ đáp ứng được các nhu cầu của mình. Nhưng rồi mọi người thôi không đến nữa. Những gì chúng tôi chia xẻ với hau bằt đầu trở thành hời hợt Toà nhóm dường nhưđ ang tan rã. T6i đang kinh ngạc về sự hiến thân với tư cách Cơ-đốc nhân của những người này”
Mấy lời này đã được nhắc đi nhắc lạiluôn khi các tổ bắt đầu rồi giẫy chết. Thiếu cácmtổ viên từng trải; chối bỏ và giận nhau; họ gây tổn thươgn cho nhau và trông mong được chữa lành. Với các tổ trưởng thì cùng những cảm thức như teh cũng chất chồng, cho nên họ ngần ngại để chẳng bao giờ lại chịu làm tổ trưởng một lần nữa. Thảm họa này đã xảy ra như thế nào? Mỉa mai thay, rất nhiều tổ đã kết thúc ngay tại điểm họ đang bắt đầu Nếu các tổ viên được biết nhiều hơn về các năng động lực và các biến chuyển bình thường xảy ra trong các tổ khi thời gian trôi qua, chắc họ có thể biết cách bám chặt lấy khi mọi việc xảy ra thật bất lợi. Sự căng thẳng thiếu tận tụy (commitment: hiến thân, dấn thân) và thậm chí sự xung khắc, tranh chấp giữa các tổ viên có thể đẩy cả tổ vaò một giai đoạn mới để cùng tăng trưởng trong Chúa Cứu Thế.
Các tổ không phải là những cơ quan tĩnh tại. Chúng có một chu kỳ sinh trưởng, từ sơ sinh, qua thưở ấu thời, rồi thành niên và trưởng thành và có khi là chết nữa. Các tổ trưởng đặc biệt cần biết điều này. Nhận thức được cái khuôn mẫu này sẽ giúp họ chấp nhận tổ của mình bất luận khi nó lâm vào tình trạng nào để thúc đẩy nó trên đường tăng trưởng và đạt đến mức thành toàn. Chu kỳ căn bản này có thể chia thành bốn giai đoạn: thăm dò, chuyển tiếp, hành động và kết thúc.
Thăm dò.
Bob nhìn đồng hồ. Đã 5 giờ chiều. Anh hối hả ra khỏi văn phòng, đi xuống cầu thang. Anh không muốn bị trễ khi đến gặp Ann, vì tối nay là buổi họp mặt ầu tiên của nhóm nhỏ của họ. Anh đã trông đợi buổi họp này từ khá lâu rồi Có thể đây chính là điều cần thiết để anh biết được về Thượng Đế nhiều hơn là chỉ như một ý niệm thoáng qua. Câu nói của Ann từ lâu vẫn ám ảnh anh: “Tôi muốn có người đảm nhận quyền lãnh đạo thuộc linh trong gia đình này”.
Có lẽ việc gặp gỡ nhiều người khác sẽ là việc làm mà anh đang cần để chân lý Cơ-đốc giáo trở thành sống thật cho anh. Anh được biết rất ít về những đôi vợ chồng khác sẽ có mặt tại đấy. Nhóm nhỏ ấy ra sao nhỉ? Những người khác có cho rằng anh không phải là Cơ-đốc nhân, nếu anh nói ra vấn đề của anh với Ann không? Các mục tiêu của tổ sẽ là gì? Nó sẽ nói theo loại hình thức nào? Bob đang phân vân, lo lắng, nhưng tràn đầy hi vọng. Vì Jeff và Sally Henderson đã đích thân mời họ, cho nên anh cảm thấy những người khác cũng chú ý đến anh là chuyện hợp lý.
Hãy nghĩ lại nhóm nhỏ trước đây và anh là một tổ viên mà xem. Nó như thế nào nhỉ? Bạn đã có những cảm nghĩ đầu tiên như thế nào? Đã có những vấn đề gì lóe lên trong tâm trí bạn? Tuy có lẽ hô không giống nhp Bon, các vấn đề có lẽ đều liên hệ đến một vấn đề chủ chốt - gia nhập tổ. Trong giai đoạn thăm dò, chúng ta đánh giá xem mình có cảm thấy là một thành phần của tổ trong ba lãnh vực: con người, quyền lực và chủ đích hay không.
Về con người - Tôi có cảm thấy muốn gia nhập tổ này không? Tôi có bằng lòng tiếp nhận những người khác vào cuộc đời của mình không? Tôi có tin cậy người khác đủ để liều lĩnh bộc lộ với họ các tư tưởng và cảm nghĩ đích thực của mình không?
Về quyền lực - Tôi có được tham dự tiến trình đưa ra quyết định cua tổ hay không Các ý kiến của tôi có được đưa ra để thảo luận hay không?
Về chủ đích - Tổ sẽ sử dụng thì giờ của mình như thế nào? Tổ sẽ đòi hỏi tôi phải dấn thân đến mức độ nào? Tổ có đáp ứng các nhu cầu của tôi không?
Phần đông các tổ viên mới sở dĩ đến là vì trọng mong các nhu cầu của mình được đáp ứng. Tuy họ có cảm thấy lo lắng, họ thường sẵn sàng tự hạ mình trước để tin vào người tổ trưởng và các tổ viên khác trong giai đoạn thăm dò - chính vì thế mà các tổ thường bắt đầu rất thành công.
Trong giai đoạn này, tinh thần chủ động đ bước trước của người tổ trưởng được chỉ định là phần chủ chốt. Người tổ trưởng phải giúp các tổ viên trả lời các câu hỏi về con người quyền thế và chủ đích. Nếu thiếu một tổ trưởng biết lãnh đạo như thế, thì phần lứn các tổ sẽ không tiến lên được mà chỉ cứ giữ nguyên tình trạng nông nỗi thiếu sự dấn thân và chiều hướng.
Hãy nhìn lại hình 7 ở trang 31 một lần nữa, và chú ý xem các kế hoạch cho hai tuần lễ một và hai lưu ý đến các cảm thức dai dẳng của tổ lúc mới bắt đầu như thế nào. Việc nghiên cứu Kinh Thánh trả lời thắc mắc của Bob về chủ đích của tổ một cách bao quát - tổ sở dĩ họp nhau lại là để bồi dưỡng, thờ phượng, thông công nhau và chu toàn sứ mạng Nó sẽ làm gì đặc biệt hơn và làm như thế nào là điều mà toàn tổ sẽ phải quyết định sau. Nên chú ý là việc thờ phượng trong tuần lễ đầu sẽ ngắn ngủi và chẳng gây áp lực trên ai cả, vì các tổ viên vẫn còn xa lạ với nhau. Về “sự thông công”, người tổ trưởng sẽ đi đầu trong việc đưa ra một phương pháp để đánh tan các cảm thức rằng mình là người xa lạ bằng cách dọn lên rượu bắp rang (có các thức ăn thật sự thì bao giờ cũng giúp ích!) và sử dụng bài tập “Khởi động”
Hãy nhìn vào kế hoạch cho tuần lễ thứ hai, vẫn còn trong giai đoạn thăm dò, bạn sẽ thấy thế nào người tổ trưởng lần lần xây dựng lòng tin cậy ngày càng tăng vào từng thành tố một torng số bốn thành tố hãy dành một chặp để xem trước phần các nguồn tài nguyên để thông công, nơi mục “Tôi là ai?” và “Khởi động” được giải thích ở các trang 164-165. Cần lưu ý là chúng xuất hiện với các bài tập về thăm dò của cả tổ, cho nên người tổ trưởng sẽ dễ dàng chọn bài nào là thích hợp. Các bài tập khác cũng được tập họp lại theo giai đoạn để giúp bạn hướng dẫn tổ của mình đi sâu vào phần thông công và chủ đích.
Như thế là tổ của Bob đã có được một phần bắt đầu vững chắc. Nhưng người tổ trưởng nào cho rằng những buổi họp mặt đầu tiên này chỉ có tất cả những gì như dường nhưđ ã có, thì thật là ngây thơ. Với phần lớn các tổ, thì một số thời kỳ gay go đang nằm ở phía trước. Các tổ viên sẽ cứ tiếp tục chiến đấu với sự dấn thân của họ với những người khác, với các chủ đích tổ và với vai trò và thế lực của họ trong tổ. Giai đoạn này được gọi là chuyển tiếp.
Chuyển tiếp
Bob tâm sự: “Tôi nghĩ là mình phải ra khỏi tổ ngay. Tôi co ý muốn nói rằng được ở chung tổ với Jeff và Sally thì vui thật, nhưng tôi không nghĩ rằng họ ý thức được một tổ thật cởi mở là quan trọng cho chúng tôi như thế nào Ngoài ra, hai vợ chống Woolards luôn luôn đến trễ, và dường như họ chẳng có thể góp ý gì về các vấn đề của Hội thánh. Tại sao chúng ta lại chẳng trò chuyện gì với nhau về những vấn đề riêng tư hơn?”
Ann cũng bị thiệt thòi. Chính cô cũng hi vọng rằng tổ này sẽ đáp ứng được các nhu cầu của họ, nhưng giờ đây cô không còn tin chắc nữa. Thật ra thì ai đã đưa ra các quyết định? Họ có nên phản đối vợ chống nhà Henderson, than phiền với cả tổ - hay chỉ ra khỏi tổ để đi tìm một nơi nào khác?
Nghe như quá quen thuộc, có phải thế không? Quả thế. Loại bàn cãi này cứ tiếp tục phía sau hậu trường của rất nhiều tổ. Vấn đề là sự xung khắc, tranh chấp trong cùng ba khu vực (về con người, quyền thế và chủ đích) cho chúng ta biết mình có dấn thân, có gắn bó với tổ hay không Sau khi tổ đã bắt đầu hoạt động, các tổ viên không còn là những người xa lạ với nhau nữa, thì những điểm dị biệt về nhân cách có thể nổi bật lên. Hoặc là các chủ đích của tổ có thể không nhằm đáp ứng các nhu cầu của tôi. Hoặc có thể là tôi không đồng ý với người đang thi hành chức năng tổ trưởng.
Chúng ta thường sợ sự xung khắc Thế nhưng xung khắc, tranh chấp là chuyện không thể tránh né vaò đâu được. Chúng ta không thể nào thaót khỏi nó Chúng ta phải học tập để đối phó với nó một cách lành mạnh và phù hợp với sự tin kính. Đó là tất cả vấn đề của giai đoạn chuyển tiếp.
Tuần trăng mật (giai đoạn thăm dò) đã qua rồi. Tổ đang bắt đầu chuyển sang một cấp bậc trưởng thành mới. Quả thật là một giai đoạn thăm dò lành mạh có thể dập tắt nhiều tiềm năng tranh chấp, nhưng xung khắc thuộc vaò một loại nào đó vẫn còn là chuyện không thể tránh né vào đâu được và thật ra, còn có tính cách lành mạnh nữa.
Về con người - Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì yếu tố căn bản cho phép một tổ đạt được thành công đó là: bất chấp nhiệm vụ của tổ có là gì đi chăng nữa, tất cả các tổ viên phải côi trọng mối liên hệ giữa họ với nhau. Họ phải biết rõ lẫn nhau. Họ phải cảm thấy là người tổ trưởng đang lo lắng chăm sóc và tôn trọng họ. Các thành viên phải từng trải cái ý thức rằng họ thuộc về nhau - rằng họ cảm thấy “bình đẳng” thoải mái và an toàn trong tổ. Khi có xung khắc bùng nổ - bất luận vì nguyênnhân nào - và đánh tna vòng hào quang đó, thì cách cứu vãn hữu hiệu nhất là mở rộng các mối giao lưu tiếp xúc.
Thượng Đế muốn giữa chúng ta có sự giao lưu tiếp xúc tốt, và với cương vị những người được chính Ngài tạo nên, chúng ta phải nhìn vào chính phần kiểu mẫu của Ngài. Có ba nguyên tắt trong cách Ngài giao lưu tiếp xúc với chúng ta có thể hướng dẫn chúng ta.
Một là, Thượng Đế rất quan tâm đến chúng ta, đến nỗi Ngài đã đi tẻ đường của Ngài để phán dạy chúng ta. Như trước giả thư Hy-bá viết: “Thời xưa, Thượng Đế đã dùng các nhà tiên tri dạy bảo tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách. Nhưng trong những ngày cuối cùng này, Thượng Đế sai Con Ngài là Chúa Cứu Thế dạy dỗ chúng ta” (HeDt 1:1-2). Thượng Đế quấy rầy chúng ta cho đến khi nào chúng ta chịu nghe Ngài mới thôi Chúng ta cũng cần làm như thế với nhau. Bob và Ann cần nói ra những thất vọng và mong ước của họ bằng thái độ yêu thương, phải biết chắc là họ đã được mọi người hiểu rõ trước khi tự cho là mình bị xúc phạm hay chối bỏ. Điều này cũng nghiệm đúng với tất cả mọi người trong tổ (Thực hiện tiết mục “Đi một vòng”, tr.170, có thể mở đường cho cuộc thảo luận về nhữngBob và Ann trong tổ của bạn).
Hai là, sự giao lưu tiếp xúc của Thượng Đế tập trung vào kẻ lắng nghe. Ngài quan tâm lo lắng cho chúng ta, hiểu rõ về Ngài đến nỗi đã trở thành giống như chúng ta. Sự nhập thể chứng minh thế nào Thượng Đế vốn quan tâm đến những người chịu nghe Ngài hơn là dùng một lý luận để thuyết phục hay chứng tỏ quyến năng Ngài. Các tổ trưởng có tài tự đặt mình vào địa vị kẻ khác, và giúp họ cũng làm y như thế.
Ba là, Thượng Đế hòa nhập với những người nghe Ngài. Chúa Giê-xu đã hòa mình vào đời sống của những người muốn tìm hiểu bức thông điệp của Ngài Ngài chạm đến người cùi. Ngài để cho một phụ nữ hôn chân Ngài và lấy tóc để lau. Sự giao lưu tiếp xúc của Chúa Giê-xu gvướt quá những lời nói suông. Chúng ta cần học tâp5 chẳng những là phải giao lưu tiếp xúc nhiều hơn bằng lời nói, mà còn bằng đủ các loại giao lưu tiếp xúc với người khác nữa.
Về quyền lực - Trong giai đoạn thăm dò, người tổ trưởng được chỉ định được nhiều quyền để đưa ra các quyết định về các vấn đề khi nào, ở đâu, điều gì và bao lâu. Đến giai đoạn chuyển tiếp, các tổ viên cần được quyền góp ý kiến nhiều hơn về những gì tổ phải làm. Họ cần biết các quyết định đã được thực hiện như thế nào, và cần có được nhiều ảnh hưởng hơn trong tổ. Người tổ trửơng khôn ngoan sẽ trao càng nhiều quyền hành hơn cho tổ khi thời gian trôi qua. (xem hình 8, tr.53) Mục tiêu là phải phát triển một tổ tự thấy mình là “tổ của chúng ta”, chớ không phải chỉ là tổ của người tổ trưởng.
Về chủ đích - Chẳng hề có một nhóm nhỏ nào lại có thể thỏa mãn mọi nhu cầu của tấtc ả mọi người. Tuy nhiên, nếu muốn cho tổ thành công, nó phải đáp ứng một vài nhu cầu của tất cả các tổ viên. Trong giai đoạn cuyển tiếp, chủ đích của tổ phải được xem là giải qoạn tập trung. Nếu tổ không nhất trí và không phát biểu rõ ràng được chủ đích của mình, nó có thể tan rã.
Nhiều chủ đích mà người tổ trưởng đã giới thiệu với tổ trong giai đoạn thăm dò, bây giờ sẽ được các tổ viên khác thắc mắc, chất vấn. Bob và Ann không biết chắc các chủ đích của tổ có đáp ứng được các nhu cầu của họ không. Các câu hỏi họ nêu ra có thể đe dọa người tổ trưởng, vì người ấy cảm thấy là mình bị phê bình, chê trách. tuy nhiên nếu người ấy cứ khăng khăng tự bào chữa, thì người ấy sẽ gây chán nản cho các tổ viên khác vì họ cho rằng tổ trưởng của mình thiếu tinh thần cởi mở, và dẫn đến tình trạng tệ hại là tổ bị tan rã Nếu vợ chồng Henderson biết rõ mối bận tâm của Bob và Ann, và họ không hề bị đe dọa về cách trả lời tiêu cực đó. Tuy nhiên, nhờ giai đoạn chuyển tiếp mà tổ bắt đầu trở thành một tổ riêng biệt có “chủ quyền”. Khi có người nào trong tổ tỏ ra không hài lòng thì tổ cần phải trả lời, chớ không phải chỉ có một mình người tổ trưởng nguyên thủy mà thôi.
Có một phương pháp để làm sáng tỏ các chủ đích và giải quyết các căng thẳng của giai đoạn chuyển tiếp, là phátt riển một bản giao ước của tổ. Giao ước là một bản tuyên ngôn thành văn gúp các tổ viên biến tình yêu thương thành hành động. Phải đưa những gì vào trong một bản tuyên ngôn như thế? Hãy suy nghĩ về một giao ước theo các điều kiện của nội dung, sự hiến thân, bối cảnh và bầu không khí (trong Anh văn, tác giả gọi đó là bốn chữ bắt đầu bằng mẫu tự C - C'S - tức là, content, commitments, context and chimate).
Nội dung là những gì mà với thời gian, chúng ta sẽ làm trong tổ. Lẽ dĩ nhiên nó phải là thế cân bằng giữa việc thờ phượng, bồi dưỡng, thông công và chu toàn sứ mạng. Nhưng bản giao ước phải nói ra rõ ràng cụ thể hơn những việc phải làm; nghĩa là học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh, ăn uống, cầu nguyện ca hát, đọc sách. Nhóm nhỏ của chúng tôi trong Hội thánh có khẩu hiệu là: “Cầu Chúa ở cùng chúng tôi, cho đến khi chúng tôi lại cùng ăn uống (dự Tiệc Thánh) với nhau”
Hiến thân (cống hiến) nói lên điều chúng ta trông đợi từng tổ viên phải làm với tư cách một thành viên của tổ: họp mặt đầy đủ, đến họp sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng, đến đúng giờ cầu nguyện cho nhau, sẵn sàng chia xẻ mọi sự với nhau thật chân thành, gặp nhau tay đôi ngoài (những buổi họp) tổ.
Bối cảnh tra 3lời các câu hỏi ai cái gì, ở đâu, khi nào. Ai là một tổ viên Tổ có mở rộng để nhận thêm tổ viên mới không? Chúng ta họp mặt bao lâu? Tại nhà ai?
Bầu không khí liên hệ đến tình trạng của tổ. Chúng ta có phải cởi mở, chân thành, nồng hậu hay không? Chúng ta có trông mong sẽ chia xẻ cho nhau mọi cảm nghĩ hay chỉ tán chuyện với nhau về các ý niệm mà thôi?
Nhiều tổ bị thất vọng khi viết ra các bản giao ước của mình. Những hoài bão và cống hiến xung khắc nhau có thể khiến các tổ viên giận nhau. Tốt nhất là nên làm trước mọi việc để chẳng có ai bị thất vọng khi các hoài bão riêng tư không được đáp ứng. Các bạn sẽ không thể, sống chung trong cùng một bầu không khí nếu các cống hiến hoặc phần nội dung theo những chiều hướng khác nhau. Nếu một tổ chỉ quyết định chọn nội dung là hợp nhau lại để chỉ học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh mà thôi, thì xin đừng có ai trông mog loại hoạt động xã hội là cùng họp nhau lại để ăn uống. Nếu mục cống hiến là “hãy đến nếu bạn có thể đến được”, thì bầu không khí sẽ là tùy tiện và nông cạn hơn.
Đối với phần lớn các tổ,m thì bốn điều kiện của giao ước này tức là bốn C'S) phải phù hợp với nhau để dễ đáp ứng được các hoài bão của các tổ viên trong việc họp hành. Bản giao ước vạch rõ cách điều hòa chủ đích với hoài bão, những gì bạn muốn làm và thực hiện trong tổ, với những gì bạn muốn là không nên làm trong đó. Một khi tổ đã soạn thảo bản giao ước của mình rồi, thì thường thường là sẽ chuyển sang giai đoạn hành động. Cần lưu ý việc soạn thảo bản giao ước là hoạt động nhằm chu toàn sứ mạng mà kiểu mẫu là hình 7 (tr.31). Sáu tuần lễ này chứng kiến việc một tổ trải qua hai giai đoạn thăm dò và chuyển tiếp. Bây giữ thì nó đã sẵn sàng để hành động.
Hành động.
Chữ chìa khóa cho giai đoạn hành động là “tự do”. Các tổ viên được tự do trong nhiều lãnh vực. Được tự do là chính mình. Họ biết là mình đã được mọi người chấp nhận, nên chẳng cần gì phải đeo mặt nạ nữa. Tự do cống hiến cho giao ước của tổ vì họ đã có sự thích thú hướng vào các mục tiêu c3ua tổ. Được tự do trò chuyện cởi mở vì biết rằng họ đã được Thượng Đế tha tội rồi, nên đi đến với những người đang thiếu thốn, trông chờ.
Đây là lúc để tổ thực hiện tối đa phần hoạt động của mình nhằm chu toàn sứ mạng. Bạn đã đến được với một cột mốc trên đường đi với cương vị tổ trưởng. Bây giờ thì bạn có thể để cho tổ tự sống cuộc đời của nó. Nhiều người khác sẽ lãnh đạo vì họ cảm thấy mình được tự do sử dụng các ân tứ của mình. Bạn vẫn còn cần phải gúp cho tổ duy trì khải tượng của nó. Có lẽ là cần nhắc nhở họ về các mục tiêu đã đặt ra. Theo một ý nghĩa, thì bạn sẽ lãnh đạo (làm tổ trưởng) bằng cách khuyến khích các tổ viên lãnh đạo (2). Chúng tôi đã thấy các tổ chuyển sang giai đoạn hành động, khi thăng lúc trầm, suốt trong một năm. Lắm khi các mối bận tâm và các vấn đề của tổ viên đã đẩy lui cả tổ trở về giai đoạn chuyển tiếp. Điều này hoàn toàn bình thường. Tổ sẽ lại quay trở về với giai đoạn hành động khi giải quyết vấn đề trước mắt.
Đây là một giai đoạn phấn khởi cho tất cả mọi người. Đây là thời kỳ tạo nhiều kỷ niệm cho mọi người trong tổ. Chúng tôi là những người viết quyển sách này từng sống trong nhiều khu vực trên thế giới, và từng gia nhập nhiều tổ. Các kỷ niệm của chúng tôi về những nhóm nhỏ ấy thuyết phục chúng tôi rằng chúng rất xứng đáng với sự dám đánh liều với sự thất bại và tổn hại cá nhân. Nhóm nhỏ đang hành động là Hội thánh đang hành động, chu toàn sứ mạng của mình trong việc mở rộng tình yêu thương của Thượng Đế cho nhau và cho thế gian.
Kết thúc.
Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn kết thúc. Nhiều tổ trong Hội thánh chỉ kết thúc là để bắt đầu trở lại với một lịch trình mới hay một sự dấn thân mới của tôi trước. Nhưng mỗi tổ đều có một cách kết thúc thuộc một loại nào đó, và những người tham gia phải nhận thức được điều đó ngay từ đầu Giai đoạn kết thúc thường là một thời kỳ gay go cho các tổ. Nói lời giã biệt nhau quả thật là vô cùng khó khăn.
Tôi nhớ lại lúc tôi rời Boston sau khi đã phục vụ với cương vị mục sư cho các sinh viên đại học suốt sáu năm. Tôi chỉ muốn lén lút “trốn” khỏi thành phố. Tôi không muốn có ai chào từ biệt mình cả. bây giờ thì tôi nhận thức được rằng hành động như thế là không phải với bản thân cũng như với những người khác. Nói cho đúng, thì các sinh viên của Trường đại học Harvard đã phải “truy lùng” tôi để tặng quà cho tôi.
Trong giờ kết thúc một nhóm nhỏ tổ chức một buổi lễ đề kỷ niệm những gì mà cả tổ cũng như từng cá nhân tổ viên đã làm được cho nhau. Nó tạo cho chúng ta một cơ hội để giải quyết số tình cảm thật nhiều, mà chúng ta cảm thấy đối với những kết thúc của một tổ. Việc kết thúc tốt cũng giống như một tang lễ tốt: nó giúp chúng ta giải quyết các tình cảm mà mình cảm thấy khi có một cái gì đó được kết thúc.
Tổ của Hội thánh chúng tôi kết thúc mỗi hai năm. Nhiều khi chúng tôi lại bắt đầu lại với cùng chính tổ ấy, nhưng ít ra chúng tôi cũng đã có cơ hội tự bộc lộ với nhau là tổ đã có ý nghĩa, đã làm được gì cho mình. Chúng tôi cũng đã có cơ hội đánh giá sinh hoạt của tổ, sẽ giúp ích cho chúng tôi khi chúng tôi lại bắt đầu trở lại với một số tổ viên mới và một vài tổ viên cũ.
Suốt giai đoạn kết thúc, người tổ trưởng được chỉ định lại phải bày tỏ tinh thần chủ động đi bước trước một lần nữa Bạn cần giúp các tổ viên giải quyết các cảm thức của họ. Phần kết luận phải được xem như kết thúc của một sự cống hiến nhằm nhóm họp nhau lại để cùng làm một việc gì đó. Và sự hiến thân tận tụy lo lắng chăm sóc cho nhau chắc chắn là rất khác nhau - nhưng nó vẫn còn biểu hiện ra đó. Dầu sao thì nhóm nhỏ của bạn cũng chỉ là một tụ điểm cá biệt của Hội thánh toàn diện, và trong thân thể toàn diện Chúa Cứu Thế, chúng ta vẫn còn liên hệ, còn dấn thân lo lắng chăm sóc cho nhau. Bạn vẫn còn nhìn thấy nhiều điều của nhau, vẫn còn cùng thờ phượng chung với nhau trong những buổi nhóm lại của toàn thể Hội thánh.
Như thế, là người tổ trưởng được chỉ định, bạn phải làm thế nào để buổi kết thúc trở thành một cơ hội vui vẻ cho tất cả mọi người. Hãy gợi ý để ai nấy đều dự phần hoặc mang tặng phẩm đến để tạo những cảm thức nồng ấm và tích cực. Bạn sẽ biết là tổ đã thành công nếu tất cả mọi người đều sốt sắng tham gia một tổ mới khác.
Biết rõ một số điều về chu kỳ sinh hoạt bình thường của một tổ có thể giúp ích cho người tổ trưởng. Nhưng tôi xin có một lời khuyên bạn. Các giai đoạn trên đây chỉ có tính cách mô tả chớ không có tính cách bắt buộc đối với các nhóm nhỏ. Nghĩa là chúng mô tả các tổ, chớ không chỉ dạy cách chúng phải tiến hành. Người tổ trưởng không nên gò ép để buộc tổ của mình phải qua đúng các giai đoạn y như thế. Tuy nhiên, bạn không nên ngạc nhiên, thí dụ như khi có xung khắc, tranh chấp nảy sinh. Giải hòa và ưa mọi người trở vào trong sự hợp nhất trong Chúa Cứu Thế là công việc của Thượng Đế trong Hội thánh Ngài. Đó cũng là công việc Ngài làm trong các nhóm nhỏ của Hội thánh. Nguyện sự thông công giữa các Cơ-đốc nhân sẽ trở thành một thực tại trong tổ của bạn, để người thế gian có thể nhận thấy và bảo rằng: “Hãy xem họ yêu thương nhau dường nào!”

CÁCH BẮT ĐẦU CÁC NHÓM NHỎ VÀ NHÂN BỘI CHÚNG
Thế là bạn đã sẵn sàng để gia nhập một nhóm nhỏ. Thật là một điều hay! Nhưng Hội thánh của bạn vẫn chưa có một nhóm nhỏ nào. Hơn nữa, vị mục sư của bạn lại khích lệ bạn hãy bắt đầu thành lập một nhóm nhỏ! Phải bắt đầu từ đâu đây?
Nếu bạn là nhóm nhỏ đầu tiên được thành lập trong Hội thánh của bạn, thì lẽ tự nhiên bạn sẽ là tổ trưởng được chỉ định ít nhất là cho đến khi nhóm nhỏ của bạn chọn một người khác. Như thế, từ khá lâu trước buổi họp mặt đầu tiên, bạn phải suy nghĩ thật thấu đấu nhiều vấn đề thiết yếu:
1. Bạn mong tổ của mình sẽ nhằm phục vụ chủ đích gì?
2. Bạn sẽ mời những ai gia nhập, và tất cả là bao nhiêu người?
3. Các bạn sẽ làm gì trong buổi họp mặt đầu tiên của nhóm nhỏ.
4. Phải phát triển tổ của bạn như thế nào để cuối cùng nó sản sinh ra được nhiều tổ mới?
Làm sáng tỏ chủ đích của tổ.
Như chúng ta đã thấy, người tổ trưởng giúp cả tổ quyết định chủ đích và nhiệm vụ của mình. Nhưng tổ chỉ có thể làm việc ấy trong giai đoạn chuyển tiếp mà thôi. Trong khi chờ đợi, thì chính bạn, là tổ trưởng, phải quyết định lý do để cho nó ra đời. Một số các tổ sở dĩ được bắt đầu rồi mai một đi, chỉ vì chẳng ai biết lý do để tồn tại của nó!
Trước đây, chúng tôi từng định nghĩa rằng các nhóm nhỏ trong Hội thánh là số người tập họp lại với nhau để đáp ứng các nhu cầu và để thi hành chức vụ của Hội thánh. Có một khía cạnh trong công tác phục vụ của Hội thánh, là đáp ứng các nhu cầu lẫn cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau phản ảnh càng rực rỡ, sáng chói hơn vinh quanh của Thượng Đế. Vậy hãy bắt đầu bằng câu hỏi: Bản thân bạn và các bạn trong tổ có những nhu cầu cá nhân và thuộc linh nào có thể được một nhóm nhỏ đáp ứng?
Có ai trong các bạn cần tăng trưởng để được thấu hiệu Kinh điển sâu nhiệm hơn, hay để thấy rõ phải ứng dụng nó như thế nào vào đời sống mình, hay không? Có lẽ bạn đang phấn đấu để làm chứng đạo cho một số bạn bè chưa tin Chúa trong sở làm hoặc ở cùng xóm, và một nhóm nhỏ có thể tập trung vào việc học tập các tài năng về cá nhân truyền đạo. Có lẽ các bạn chỉ đơn giản muốn được khích lệ để sống một cuộc đời lấy Chúa Cứu Thế làm trung tâm.
Sự tăng trưởng thuộc linh xảy ra khi người ta có cơ hội cùng trao đổi với nhau trong Lời Chúa, tự rút ra những cách ứng dụng cá nhân, sẽ giúp đỡ lẫn nhau trong sự tăng trưởng trong Chúa Cứu Thế. Do đó, một phần của chủ đích của nhóm nhỏ của bạn sẽ là phát giác và đáp ứng các nhu cầu của nhau thông qua việc học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh, cầu nguyện và ứng dụng Lời Chúa vào hoàn cảnh hằng ngày của các bạn.
Có lẽ bạn muốn lập ra một nhóm nhỏ vì nghĩ đến một chức dịch (ministry: công tác phục vụ) nào đó, hay muốn có một tổ để thực hiện việc ra đi đến với những người bên ngoài (Hội thánh). Nếu bạn có thể tìm được những Cơ-đốc nhân đồng tâm đồng chí với mình để cùng hợp tác, thì các yếu tố khác trong sinh hoạt của tổ sẽ được định đoạt sau.
Hãy nhìn quanh trong Hội thánh và cộng đồng của bạn. Có những nhu cầu nào mà nhóm nhỏ của bạn có thể góp phần thực hiện? Hãy thảo luận với các tổ viên hoặc những người có tiềm năng trở thành tổ viên về các khả năng để chu toàn sứ mạng (đến với người ngoài Hội thánh).
Có một Hội thánh tại Washinton, D.C., có một màng lưới các tổ “chu toàn sứ mạng” dấn thân thực hiện nhiều loại sứ mạng khác nhau, hoặc nhiều chức dịch đặc thù. Các chức dịch ấy gồm từ công tác điều khiển một trường học nhằm tạo môn đệ cho các tín hữu mới, để phục vụ người nghèo ở thôn quê, cho đến việc mở một quán cà phê. Các bạn chẳng cần chi phải nghĩ đến một sứ mạng đi ra hay một công tác phục vụ nào nằm ngoài nhu cầu của tổ. Nếu các tổ viên muốn dấn thân sâu vào các chức dịch phục vụ mong giúp củng cố và khích lệ từng tổ viên trong chức dịch của họ.
Jim và Susan muốn thành lập một tổ để đi ra, đến với các bạn bè trong xóm hãy còn phân vân về đức tin (đạo) của họ. Hai người nói ra ý kiến của mình với một vài thành viên trong Hội thánh ở cùng xóm. Kế hoạch của họ là muốn cùng họp mặt với từ ba đến sáu đôi vợ chống, sẽ cùng học hỏi nghiên cứu Kinh điển với nhau hằng tuần tập trung trước nhất vào các mối liên hệ trong gia đình.
Cả tổ giúp đỡ lẫn nhau trong việc nói về đạo, cầu nguyện lẫn cho công tác chứng đạo của nhau. Giữa các buổi họp mặt, nhiều tổ viên cùng chia xẻ cho nhau những gì Chúa Cứu Thế đã làm cho đời sống họ khi họ dành thì giờ để cùng tham gia nhiều hoạt động với những người cùng xóm và những cơ hội có thể làm chứng đạo. Sau sáu tuần lễ cùng học hỏi chung với nhau, họ tổ chức chiếu loạt phim của Dobson trong nhà và mời các bạn trong xóm đến xem Họ chiếu phim hai tuần một lần tại trung tâm phát triển cộng đồng là nơi họ đang sinh sống. Với ý nghĩ ban đầu của Jim và Susan và kế hoạch chính xác hơn của cả tổ, họ đã thành công trong chủ đích mở rộng việc truyền giảng Phúc âm.
Có một tổ khác bắt đầu như một tổ bồi dưỡng, là tổ đầu tiên trong Hội thánh. Các tổ viên hết sức phấn khởi về từng trải về đức tin và tình yêu thương của họ được tăng trưởng đến nỗi muốn giúp nhiều người khác trong Hội thánh có được cơ hội tương tự. Cuối cùng, họ bắt đầu xem nhóm nhỏ của họ như một cơ sở huấn luyện có thể làm nảy sinh nhiều tổ mới. Nhiều tổ viên được tổ phái đi để làm tiên phong cho những tổ hãy còn non trẻ.
Mời gọi người.
Ai tham gia tổ là tùy thuộc chủ đích của tổ. Thí dụ, phải chăng bạn muốn thành lập một tổ mà chủ đích đầu tiên nhằm vào là nuôi dưỡng và đào tạo các tổ viên thành môn đệ Chúa? Thế thì, hãy tìm những người sẽ hăng hái nhiệt thành nhất cho một dấn thân như vậy. Hay cũng như Jim và Susan, bạn đã in trí một chức dịch đặc thù, hay muốn đi ra với người ngoài, nên chỉ tìm những người có thể sẽ cùng chia xẻ khải tượng về nhiệm vụ với bạn? Cũng cần xét đến tuổi tác, giới tính và phương diện địa lý - tức là chỗ ở của người ta nữa. Theo chủ đích của Jim và Susan thì mặt địa lý là then chốt.
Một nhóm nhỏ nên có bao nhiêu người? Để việc giao lưu tiếp xúc được dễ dàng và lo sao cho tất cả mọi người đều trực tiếp dấn thân, nên hạn chế độ lớn của nhóm nhỏ. Những tổ từ tám đến mười người là tốt nhất. Những tổ đông người hơn thường bị pha lẫn hai loại người - những người rất tích cực dấn thân và những ngơừi đại khái chỉ là khách bàng quan, ngồi ngoài nhìn vào à chẳng tham gia bao nhiêu. Vậy, hãy mời khoảng mười người kể cả chính bạn để bắt đầu xem có bao nhiêu người chịu đến (Nếu tổ của bạn vượt quá khoảng mười hai tổ viên, bạn cần nghĩ đến việc bắt đầu một tổ (khác).
Cho dù bạn co1 quyết định mời ai, bạn đều cần phải đích thân trò chuyện với từng người có tiềm năng trở thành tổ viên. Tốt nhất là một cuộc đối thoại tay đôi trong đó bạn chia xẻ sự phấn khởi của mình và chút ít về những gì bạn thấy như là chủ đích của tổ. Hãy chứng tỏ là bạn thật lòng quan tâm đến họ. Cố khám phá xem họ nghĩ gì hoặc cảm thấy thế nào về đời sống thuộc linh củ ahọ. Con đường mà bạn cùng sánh bước với Chúa Giê-xu càng rộng rãi bao nhiêu sẽ giúp bạn có được một giọng nói cởi mở và tin cậy.
Trong khi bạn tìm hiểu các mối bận ta và nhu cầu chung, hãy chia xẻ vấn đề việc tham gia một nhóm nhỏ có thể gúp một người đáp ứng được các nu cầu đấy như thế nào. Nếu trước đó, bạn đã từng ở trong một tổ và sinh hoạt của các bạn là có ý nghĩa và phung phí rồi, thì hãy kể lại chuyện ấy. Hãy chia xẻ niềm phấn khởi của bạn. Thường thường, khi trò chuyện với những người có tiềm năng trở thành tổ viên một tổ muốn nhờ chúng ta để làm một điều gì đó mà Ngài không chọn làm bằng một cách khác. Do việc chúng ta cống hiến cho nhau chúng ta sẽ trở nên nhân đạo hơn và trọn vẹn hơn trong Chúa Cứu Thế. Cần nhấn mạnh việc chúng ta cùng dấn thân làm theo Lời Chúa là phương pháp đầu tiên để Ngài biến đổi chúng ta
Trong khi bạn trò chuyện với những người dự kiến sẽ trở thành tổ viên, bạn cần biết rõ các ân tứ của họ, để một khi được đem ra thi thố trong tổ, sẽ càng khiến cho nhóm nhỏ trở thành mạnh mẽ hơn. Hãy khích lệ họ và bảo cho họ biết rằng họ rất cần đến nhóm nhỏ, mà nhóm nhỏ cũng cần đến họ.
Cuối cùng, trong lúc bạn trò chuyện riêng với từng người có tiềm năng trở thành trổ viên, hãy ghi tên người ấy vào danh sách những người được bạn cầu nguyện cho. Hãy cầu nguyện xin Chúa chọn những ai mà Ngài muốn, sẽ tham gia nhóm nhỏ của bạn. Tiến trình trò chuyện và mời những người có tiềm năng trở thành tổ viên có thể cần đến nhiều tuần lễ. Trước buổi họp mặt “chính thức” đầu tiên của tổ, một vài tổ trưởng thường tổ chức một cuộc họp mặt xã giao vào một buổi tối nào đó để các tổ viên dự kiến có thể gặp gỡ nhau và thaỏ luận về những hoài bão và hi vọng mà nhóm nhỏ có thể đóng góp cho Hội thánh. Đây có thể là một bữa ăn đơn sơ vào buổi tối hay một bữa “picnic”. Nó có thể trở thành một cuộc họp mặt chính thức. Gần đến cuối buổi họp mặt, bạn có thể quyết định cuộc họp mặt “thật sự” đầu tiên sẽ xảy ra khi nào và tại đâu Có lẽ bạn cũng nên quyết định bao lâu thì tổ sẽ họp một lần.
Một số tổ chọn họp mặt hằng tuần. Làm như thế rất có lợi, vì các bạn sẽ gặp nhau thường xuyên đủ để gúp đỡ lẫn nhau. Nhiều tổ khác vì không thể họp mặt hằng tuấn, nên chỉ họp mỗi hai tuần một lần. Họp nhau kém thường xuyên hơn thế, là tự tạo thất bại cho mình. Vấn đề hết sức đơn giản, ấy là bạn sẽ không tài nào xây dựng được một mối thông công (tinh thần cộng đồng, sự giao hảo) đầy đủ bên trong một tổ nếu những cuộc họp mặt lại quá rời rạc như thế.
Cuộc họp mặt đầu tiên.
Buổi họp đầu tiên vô cùng quan trọng. Bối cảnh và bầu không khó phải thật thoải mái. Nên chọn một phòng không bị điều gì quấy rầy. Nên có đủ ghế cho tất cả mọi người ngồi để có thể cùng nhìn thấy mặt nhau.
Thái độ tộ trưởng của bạn sẽ tạo ra bầu không khí cho buổi họp. Tuy có thể bạn đang có phần nào sốt ruột nên chuẩn bị trước để bạn có thể đựơc thư dãn và cảm thấy tự tin hơn. Ngay khi có người đến, hãy chào mừng họ. Nếu mọi người chưa biết thật rõ nhau, rất có thể bạn cần có những tấm bảng có ghi tên mọi người.
Trong buổi họp đầu tiên này, với cương vị tổ trưởng, bạn phải chủ động đi bước trước. Bạn có thể chia buổi họp thành bốn giai đoạn: 1. trò chuyện bao quát; 2. thờ phượng ngắn gọn, dẫn đến bàn luận về cơ cấu tổ chức; 3. học Kinh Thánh; và 4. thảo luận về sứ mạng của tổ.
Nên dành một thì giờ trò chuyện chung chung trước khi chính thức đi vào cuộc họp. Đây có thể là cơ hội tốt để dọn nước giải khát Sau thì giờ trò chuyện này, cần chắc chắn là toàn thể các tổ viên đều đã đến đầy đủ cả rồi, và yêu ca8u mọi người giữ trật tự để chính thức bắt đầu buổi họp. Có một cách để bắt đầu, là hướng dẫn mọi người cùng hát một vài điệp khúc quên thuộc, (nếu trong tổ có người chơi ghi-ta hay dương cầu, bạn có thể thu xếp trước cho họ đến đàn. Nếu không, chỉ hát suông thôi).
Giúp mọi người tập trung chú ý vào sự hiện diện của Thượng Đế giữa tổ. bạn có thể phát biểu một câu để định nghĩa sự thờ phượng: “Thờ phượng là nhìn nhận có Thượng Đế đang hiện diện và thông công với chúng ta”. Sau câu định nghĩa này, là một vài câu cầu nguyện trong đó bạn nhìn nhận là đang có sự hiện diện của Thượng Đế.
Việc này chuyển cả tổ sang giai đoạn kế tiếp là thảo luận về cơ cấu tổ chức. Có rất nhiều gợi ý về cách làm việc này trong đoạn đề cập các nguồn tài nguyên của quyển sách này dưới tiểu mục “Thông công”. Lẽ dĩ nhiên bạn cần lo sao cho các hoạt động thăm dò. Chú trọng vào những việc làm có tính cách tự mô tả, thí dụ yêu cầu các tổ viên mô tả những điều như họ thích màu gì, thích đi nghỉ hè ở đâu. Phần lớn những chi xẻ này phải được thực hiện giữ ahai hoặc ba người.
Bạn có thể kết thúc giờ thảo luận này bằng cách chuyển toàn tổ sang việc học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh bằng một số câu hỏi nhằm vào đề mục của bài học Kinh Thánh. Thí dụ, nếu cá cbạn đang nghiên cứu một khúc sách như Cong Cv 2:42-47, hãy đặt câu hỏi: “Là những Cơ-đốc nhân, thì các quyền ưu tiên phải dành cho đời sống tập thể là gì?”
Giờ đây, bạn đã sẵn sàng cho giai đoạn thứ ba của buổi họp. Trong buổi họp mặt đầu tiên này, giờ học Kinh Thánh phải ngắn hơn thường lệ. Có thể khoảng ba mươi phút cho một khúc sách như 2:42-47 sẽ là đủ. hãy nhập đề buổi học của các bạn bằng một điều gì đó khiến mọi người đều phải chú ý, và cũng phải chắc chắn rằng cách kết thúc rất vững chắc nữa (1). Sự chú ý có lẽ sẽ rất mạnh mẽ nếu các bạn thảo luận về phương pháp ứng dụng khúc sách này cho đời sống cá nhân và cho sinh hoạt của cả tổ.
Giai đoạn cuối cùng của buổi họp mặt đầu tiên của các bạn phải giúp các tổ viên chú trọng vào sứ mạng đến với người ngoài. Như chúng ta sẽ thảo luận trong chương mười một, sứ mạng của chúng ta là phải phân phát Lời Chúa (giảng đạo) và làm những việc từ thiện do lòng yêu thương của Chúa Cứu Thế cho những người đang thiếu thốn. Điều cũng rất quan trọng trong buổi họp đầu tiên, là bạn phải gây dựng một số hoài bão trong các tổ viên là phải tự vượt thoát bản thân để chia xẻ tình yêu thương của Chúa Cứu Thế cả bằng lời nói lẫn việc làm cho những người đang thiếu thốn. Bạn có thể yêu cầu cả tổ dành vài phút để cũng cầu nguyện cho các bạn bè chưa tin Chúa Hoặc bạn có thể cần giới thiệu cho tổ của mình về một vị giáo sĩ nào đó trong Hội thánh của bạn, kể cho mọi người nghe một điều gì đó về chức vụ và nhu cầu của vị ấy, để cả tổ có thể cùng cầu nguyện.
Kết thúc buổi họp bằng cách cầu nguyện lẫn cho nhau. Thông báo những vấn đề cầu nguyện và có lẽ nên tổ chức cho hai người thành một đôi để cầu nguyện lẫn cho nhau. Đừng quên quyết định nơi và thì giờ sẽ họp mặt lần sau.
Nhân bội các tổ.
Lúc tổ mới bắt đầu, các tổ viên n\vốn có nhu cầu căn bản là phát triển sự thông công mà tạm thời phải theo kịp điểm tập trung chú ý của cả tổ ve sự thờ phượng, bồi dương và sứ mạng đến với người ngoài. Do đó, có thể bạn phải dành nhiều thì giờ hơn lu1c bắt đầu cho các hoạt động giúp các bạn được biết rõ lẫn nhau. Một số các tổ đã dành riêng những giai đoạn khá dài để chú trọng trước tiên vào vấn đề đó. Thí dụ, bạn có thể chọn dọn một bữa ăn trước khi buổi họp bắt đầu cho vài tuần lễ đầu cho sinh hoạt của tổ mình, sau đó thì cứ mỗi tháng một lần.
Tuy nhiên, với thời gian, tất cả các yếu tố đều sẽ đi đến chỗ cân bằng và toàn tổ có thể sẽ cần được đáp ứng các nhu cầu và làm công việc của Hội thánh. Bạn sẽ khám phá ra rằng Thánh Linh của Thượng Đế đang hiện diện với nhiều quyền năng. Và một khi Ngài đã được ban phát trong chúng ta và qua chúng ta, thì kết quả bao giờ cũng là sự tăng trưởng thuộc linh và về nhân số.
Khi tổ tăng trưởng về phương diện thuộc linh các tổ viên sẽ đi ra, đến với nhiều người khác mà họ cũng muốn thấy được tăng trưởng nữa. Đến đây thì khuynh hướng sẽ chỉ đơn giản là muốn đưa càng nhiều người mới hơn nữa vào tổ. Sự thiết thân đã đến trong tổ sẽ trở thành mạnh mẽ đến nỗi chẳng còn ai muốn thấy tổ bị chia ra nữa.
Xin đừng sa vào chiếc bẫy này! Khi có các tổ viên gia nhập và tổ tăng nhân số, vượt quá mười hai người, thì tình thân thiết được cảm thấy khi tổ chỉ có từ tám đến mười người dầu sao cũng bị mất đi. Các bạn không thể có cùng một mối thân thiết sâu sắc khi các bạn có từ mười hai đến mười lăm người, như lúc các bạn đã có với chỉ tám người. Các bạn sẽ cần nhân bội số tổ của mình bằng cách chia làm đôi.
Một trong những phương pháp tốt nhất là chọn nhiều người trong tổ của các bạn làm những “nhà tiền phong”. Phao-lô và Ba-na-ba đã được Hội thánh tại An-ti-ốt chọn ra Cả hai vị đều là những giáo sự tài ba được nhiều người trong Hội thánh yêu mến. Chức vụ của các vị vốn đầy quyền năng đến nỗi các Cơ-đốc nhân tại An-ti-ốt được cho biết rằng các phước hạnh mà họ đã tiếp nhận được từ Phúc âm vốn không phải chỉ dành riêng cho cá nhân họ mà thôi, nhưng là còn cho nhiều người khác nữa. Do đó, Thánh Linh đã hướng dẫn họ hãy phái hai giáo sư giỏi nhất của họ ra đi để những người khác cũng được nghe (Phúc âm) nữa. Các Cơ-đốc nhân tại An-ti-ốt vẫn tiếp tục lo lắng chăm sóc cho Phao-lô và Ba-na-ba khi họ nghe Thượng Đế đã dùng hai vị để ban phước cho nhiều người khác nữa như thế nào.
Tổ của bạn sẽ phát giác được sự phấn khởi đó khi các bạn sẵn sàng chọn ra các tổ viên để phái đi và thiết lập các nhóm nhỏ “con”. Tuy nhiên việc nó có làm như thế hay không, tùy thuộc phần lớn vào việc tổ ấy đã bắt đầu như thế nào. Buổi họp mặt đầu tiên có vai trò then chốt trong việc tạo bầu không khí cho tất cả những gì sẽ đến sau.
Nhiều điều tốt lành đã đến với các nhóm nhỏ, và bạn đã chọn một nhiệm vụ xứng đáng khi bạn quyết định thiết lập một nhóm nhỏ mới. Sau khi chiếc rào cản ban đầu là buổi họp mặt đầu tiên đã được vượt qua rồi, và với sự lo lắng chăm sóc và sự cầu nguyện tiếp theo đó cho sức khỏe thuộc linh của tổ của bạn, là bạn đã khởi hành êm xcuôi rồi.
Trong phần thứ hai chúng tôi xin đi sâu vào bốn thành tố sẽ khiến cho nhóm nhỏ của bạn trở thành một nhóm nhỏ tốt Bồi dưỡng, thờ phựng thông công và sứ mạng là chiếc xương sống của nhóm nhỏ. Những chương tiếp sau đây sẽ chứng minh chúng có vai trò then chốt cho sinh hoạt Cơ-đốc nhân như thế nào.


BỒI DƯỠNG
Sau khi đã thảo bố cục cho một buổi huấn luyện tổ trưởng nào một tối nọ tôi bỗng nhận ra là mình đã bỏ quên những điều ghi chú đó tại văn phòng. Tôi trở lại để tìm vừa đi vứa càu nhàu: “Nếu có một trục trặc nào nữa, thì...” Đến nhà thờ, thì ông mục sư đã chào tôi bằng câu: “Hôm nay, ông đến trễ!” Rõ ràng hôm nay la2 một tối trọng đại.
Việc giảng dạy của tôi không được suông sẻ. Một số người torng tổ của tôi giành nói quá nhiều, những người khác thì lại nói chưa đúng mức. Buổi tối ấy đã là một trong những lần thất bại lớn. Tôi đã bỏ cả bữa ăn tối lẫn bữa ăn trưa nên cảm thấy đói. Lúc trở về nhà, tôi bị nhức đầu. Chỉ gặm một quả táo, tôi nghĩ lại chuyện buổi tối. Đầu tôi bớt nhức; tôi ăn mấy cái bánh bích quy, bây giờ thì cảm thấy khỏe! Tôi đã hiểu ra tân thể tôi đã bị thiếu nhiên liệu. Tôi cần thức ăn. Chúng ta cần các chất bổ dưỡng cho thân thể vừa để làm việc tốt, đồng thời cũng để giữ thế quân bình về phương diện tình cảm.
Đời sống thuộc linh của chúng ta cũng vậy Thân thể thuộc linh cần thức ăn bổ dưỡng để kết quả hầu chứng minh rằng chúng ta là môn đệ của Chúa Giê-xu (GiGa 15:8). Nhóm nhỏ của bạn cần được nuôi dưỡng. Leland Eliason, một giáo sư tại Chủng viện Bethel ở St.Paul có nói: “Ai hấp tấp lao vào chức vụ mà không chịu học tập, sẽ bị khô cằn; còn ai hấp tấp lao vào học tập mà không chịu sống chan hòa với tha nhân sẽ trở thành kẻ xa lạ”.
Chúa Giê-xu vốn thấy là các môn đệ Ngài cần đến lương thực thuộc linh. Ngài đã tập trung dạy dỗ mười hai môn đệ, rồi sau đó, ban Đức Thánh Linh tiếp tục dạy dỗ họ để họ cứ ở trong Ngài và kết quả (14:24, 25; 15:1-11) Các môn đệ Chúa từ nhiều thế hệ về sau cũng tăng trưởng khi họ nhớ lại Chúa Giê-xu và vâng lời Ngài.
Khuôn mẫu của Công vụ 2.
Chúng ta cũng muốn các môn đệ Chúa trong các Hội thánh của chúng ta tăng trưởng và kết quả. Làm thế nào để các nhóm nhỏ có thể được bồi dưỡng để phát triển như vậy? Cong Cv 2:42 cho chúng ta biết cách cộng đồng torng Hội thánh nguyên thủy đã được nuôi dưỡng cho chức vụ: “Các tín hữu chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ, giao hảo (thông công) với anh em, bẻ bánh tưởng niệm Chúa và cầu nguyện”. Tôi xin bắt đầu bằng phần cuối của này, nghĩa là bằng sự cầu nguyện, và đi lần trở lên phần đầu.
“Các tín hữu chuyên tâm... cầu nguyện”
Sở dĩ sự cầu nguyện trở thành một phần của đời sống chúng ta, là vì Thượng Đế đã dùng chính thần linh của Ngài chạm đến tâm linh chúng ta Ngài đã kêu gọi chúng ta hạy bắt liên lạc với Ngài Khi cầu nguyện, chúng ta bước vào các mối liên hệ về đặc quyền và trách nhiệm đó.
Sự cầu nguyện bồi dưỡng cho sự thờ phượng và tình yêu Thượng Đế của chúng ta., Nó cùng nuôi dưỡng ý thức dấn thân của chúng ta vào những gì chúng ta cầu xin. Nếu sự cầu nguyện thay đổi được nhiều sự kiện, thì có một “điều” mà nó thay đổi nhiều nhất, đó là chính con người cầu nguyện.
Đọc những bài cầu nguyện như của Phao-lô trong thư Ê-phê-sô khiến chúng ta có ý thức mạnh mẽ về tính cách vĩ đại của Thượng Đế và được quyền năng cho đời sống. Bởi vì Thượng Đế vốn là tình yêu và đầy quyền năng, cho nên chúng ta hướng về Ngài để cầu ngyuện, cầu thay và xin được tha thứ. Chúng ta dâng lời cầu nguyện lên cho Đấng vốn là Vua của các vua, Chúa của các Chúa, đã yêu thương và cứu chuộc chúng ta. Ngài đang chăm lo săn sóc cho cả thế gian này. trong quá khứ, Ngài đã tận trung với Thượng Đế. Ngài sẽ cứ tiếp tục làm như vậy. Ngài cũng mời gọi chúng ta tương giao với Ngài. Cho nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi trong nhiều bài cầu nguyện, có những lời thờ phượng! Và khi Thánh Linh thúc giục chúng ta cầu nguyện chúng ta được bồi dưỡng bằng một mối liên hệ càng sâu nhiệm hơn với Thượng Đế.
Trong tổ của bạn, hãy dành một thì giờ im lặng trước khi cầu nguyện, một thì giờ đe9 nhận biết Thượng Đế là ai. Hạy để cho Thượng Đế phán dạy bạn về tình yêu thương quyền năng và sự thành tín của Ngài, Ngài đang gnự trong lòng chúng ta cho nên có thể phán dạy chúng ta khi chúng ta thưa chuyện với Ngài. Hãy lắng nghe Ngài. Hãy để cho Ngài nuôi dưỡng tâm linh bạn và sau đó, hãy đáp ứng lại thật trọn vẹn. Bạn sẽ thấy là tổ của bạn sẽ nhanh chóng chuyển sang sự thờ phượng.
Trong khi cầu nguyện, Thánh Linh cũng nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm của chúng ta. Thật là khó dành thì giờ để cầu nguyện cho một ai đó, mà bản thân tôi lại không đích thân trở thành lời đáp lại sự cầu nguyện ấy. nếu tôi cầu nguyện cho một bà nào đó được nghe về Chúa Cứu Thế Giê-xu, thì tôi có sẵn sàng làm chính người sẽ nói về Ngài cho bà ta không? Nếu tôi cầu nguyện cho nạn đói được giảm bớt trên thế gian này, tôi hà sẵn sàng làm như mà không quyên trợ chi cả cho cứu cánh ấy hay sao? Khi tôi cầu nguyện thì tôi phải tự vấn: Phải chăng tôi muốn Thượng Đế nhậm lời, mà bảnt hân tôi khỏi cần phải dấn thân cống hiến gì cả? Hay tôi đang muốn thấy Thượng Đế dùng tôi, để có thể qua tôi mà tác động vào các hoàn cảnh, vào những con người?
“Xin nước Cha sớm thể hiện, ý Cha hoàn thành dưới đất” (Mat Mt 6:10). Chúa CXứu Thế đang ngự trị trong một tân vương quốc. Những người theo Ngài phải tiếp tục chứng minh, sự hiện diện của vương quốc ấy “dưới đất như đã thực hiện trên trời”. Lời cầu nguyện này nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang dự phần thực hiện ý chỉ Ngài, chớ không phải chỉ nói bằng miệng mà thôi. Đức Thánh Linh nuôi dưỡng các hoài bão ấy trong lòng chúng ta, để chúng ta có thể dâng chúng lên cho Đấng Toàn Năng, và để chúng ta cũng có thể dự phần vào thân thể Chúa Cứu Thế để đưa vương quốc của Ngài đến trên đất này. Lời cầu nguyện khiến chúng ta mở trọn vẹn lòng mình ra để Thượng Đế có thể phán dạy chúng ta về các mối bận tâm của Ngài và để chúng ta hiến thân hoàn toàn cho ý chỉ Ngài.
“Các tín hữu chuyên tâm...bẻ bánh”
Dường như việc bẻ bánh trong Hội thánh nguyên thủy vốn là một phần của bữa ăn thân ái, bữa ăn cộng đồng. Trong hành động thônc ông với nhau này, các tín hữu cùng kỷ niệm Chúa Giê-xu, không phải chỉ về việc Ngài cùng dự tiệc với các sứ đồ, mà hơn nữa, là vì Ngài đã hi sinh chính mạng sống mình để cứu chuộc chúng ta. Việc kỷ niệm này đưa chúng ta tới chỗ thờ phượng mà đồng hời cũng nhắc nhở chúng ta rằng Đấng đã dọn bữa tiệc ấy cũng chính là Đấng đang nuôi dưỡng đời sống chúng ta. Tiệc thánh kỷ niệm Cứu Chúa hằng sống của chúng ta. Việc bẻ bánh là một phương tiện bởi đó chúng ta là toàn thể thân thể để có được một đời sống sung mãn. Sự hiện diện để cứu chuộc của Ngài nuôi dưỡng chúng ta bằng các ân tứ dồi dào, khích lệ chúng ta hãy sống đúng với tư cách là những người theo Ngài.
Tiệc thánh cũng nhắc nhở chúng ta về đời sống và đức tin chung mà chúng ta cùng chia xẻ trong Chúa Cứu Thế. Chúa Cứu Thế đã ràng buộc chúng ta lại với nhau. Trong sự chết và sống lại của mình, Ngài đã nâng đợ, bảo tồn chúng ta với tư cách một cộng đồng để hiến thân cho nhau cùng cộng tác với nhau bất chấp mọi dị biệt, chăm lo cho các nhu cầu của nhau, cùng chiến đấu để quán triệt chủ quyền của Chúa Cứu Thế đối với đời sống chúng ta.
Có thể tổ của bạn cũng muốn cùng ăn chung với nhau trong những buổi tông công để được Thượng Đế nuôi dưỡng bằng việc cung cấp các thức ăn cho chúng ta. bạn cũng có thể yêu cầu vị mục sư của các bạn đến dự buổi họp mặt của nhóm nhỏ của các bạn để mọi người có thể cùng dự Tiệc Thánh. Trong một số các Hội thánh, việc các bạn bẻ bánh (dự Tiệc Thánh) riêng cho nhóm nhỏ các bạn mà thôi, là điều phải lẽ. Hoặc tổ của các bạn có thể cùng ngồi lại với nhau trong ngày chúa nhật có Tiệc thánh để cùng ăn uống chung trong bữa tiệc mà Chúa Cứu Thế đã dọn cho các bạn.
“Các tín hữu chuyên tâm... thờ phượng”.
Sự thờ phượng trong Hội thánh có cơ sở là sự hợp nhất của các Cơ-đốc nhân với Chúa và với nhau. Sách Công vụ nhấn mạnh cách họ đưa tài sản cho nhau. Tài sản riêng được cống hiến cho sự lợi ích của các tín hữu khác.
Chúng ta phải chia xẻ cho nhau những ài sản nào? Có thể là nhiều lắm. Họ đông góp, hoặc là về phượng diện vật chất (tiền bạc, thực phẩm), tình cảm chăm sóc, lắng nghe) hay trí thức (những cái nhìn thông tuệ, kiến thức, phản ứng), bồi dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của toàn thân thể. Các nhua cầu vật chất mà chúng ta đáp ứng không phải chỉ có việc nuôi dưỡng thân thể hay giảm bớt các nỗi lo âu, mà còn tạo ra một ý thức về an vui phúc lợi, một ý thức rằng “có một ai đó đang lo lắng chăm sóc tôi”. Chúa Cứu Thế đã đích thân đến với người ta để đáp ứng các nhua cầu.
Mọi người chúng ta đều có những nhu cầu tình cảm nữa. Khi chúng ta lắng nghe người khác, trấn an họ, cùng tỏ ra phấn khởi với họ, tức là chúng ta lại đem đến tình yêu thương của Chúa Cứu Thế cho họ một lần nữa. Việc làm này làm giảm đi các nhuc ầu cận tiếp, đồng thời cùng nuôi dưỡng một sự tự ý thức tích cực về bản thân, rằng “Thượng Đế yêu thươgn bạn như con cái Ngài, ngay trong tình trạng hiện tại của bạn”.
Mark đến họp với nhóm nhỏ chúng tôi bằng thái độ trầm lặng và xa vắng hơn thường lệ. Chiều nay, anh ta đã được thẩm định về công tác hằng năm. Anh ta không bị đánh giá đặc biệt tiêu cực, nhưng chẳng bao giờ được lời khen nào rõ rệt cả. Anh ta cảm thấy như bị thất bại. Anh ta không biết phải làm gì khác hơn vì nghĩ rằng mình đã cố gắng hết sức cho công việc rồi. Tổ của chúng tôi không thể làm gì được đối với việc đan1h giá công tác của Mar hoặc thay đổi thái độ của anh ta đối với lần đánh giá này. Nhưng chúng tôi có thể lắng nghe. Chúng tôi có thể săn sóc cho anh. Chúng tôi lắng nghe những nỗi thất vọng và lo sợ của anh. Chúng tôi khẳng định với anh về những gì chúng tôi đã thấy anh làm thật tốt, và những gì chúng tôi rất tán thưởng nơi anh.Sau một chặp, ah có thể cảm thấy dễ chịu với vài tia hi vọng rằng giá trị của con người anh không thể đem ra đánh đồng với việc người ta muốn duyệt xét lại công tác của nah. Sau khi được các anh chị em trong Chúa Cứu Thế an ủi, anh ta đã xóa đi được các ý nghĩ trong ngày, để được bồi dưỡng bằng Lời Chúa. Khi nào chúng ta cảm thấy hài lòng về bản thân, thì chúng ta rất sẵn sàng có được một sự sảng khoái mới. Chúng ta được tự do để tăng trưởng. Chúng ta có thể chấp nhận những thách thức và những tư tưởng mới đưa chúng ta đến chỗ tăng trưởng trong thân phận làm môn đệ Chúa. Lắm khi các ý niệm mới có thể là khó hiểu cho chúng ta, nhưng một nhóm nhỏ manh biết đoàn kết thì cũng biết dành thì giờ để tìm hiểu người khác. Các cá nhâ torng nhóm nhỏ sẽ thường có nhiều cách nhìn khác nhau vào nhiều vấn đề, ngay cả đối với Kinh Thánh nữa. và chúng ta có thể học hỏi và tăng trưởng do các bối cảnh và từng trải dị biệt đó. Chúng ta sẽ thôi đặt Thượng Đế và các đường lối hành động của Ngài vào một chiếc hộp. Chúng ta tự nhận thấy mình được biết Ngài bằng những cách mới.
Có một phương pháp khác nữa để nhóm nhỏ nuôi dưỡng các tổ viên của mình, là qua sự khẳng định và khích lệ lẫn nhau Trong khi chúng ta dành thì giờ để cùng sinh hoạt với nhau trong nhiều bối cảnh (học hỏi, tâm sự, vui chơi, làm việc), chúng ta sẽ thấy được các ưu khuyết điểm của nhau. Chúng ta có thể khích lệ lẫn nhau để cứ tăng trưởng và mở rộng lãnh vực hoạt động. Vì chúng tôi biết rõ Mark , chúng tôi có thể khẳng định các ân tứ và ưu điểm của anh ta một cách cụ thể và chân thành, khi anh ta chán nản ngã lòng.
Nhiều khi chúng ta xem những gì chúng ta thực hiện được một cách tốt đẹp như là chuyện hẳn nhiên mà hông thấy rằng đó chính là một ân tứ mà Thượng Đế đã ban cho chúng ta nhằm phục vụ thân thể Chúa Cứu Thế. Được một nhóm nhỏ bồi dưỡng cho có thể khiến chúng ta ý th1c được các ân tứ của mình và giục giã ta sử dụng chúng cho Chúa, thoe đúng ý hướng Ngài.
Suzanne đã bảo Bill: “Anh thật sự biết lắng nghe người khác, và dường như nghe họ, anh nhìn thấy được lòng họ nhiều hơn là qua lời lẽ được nghe”. Bill hỏi: “Vâng, nhưng không phải tất cả mọi người đều như thế hay sao?” “Chúng ta thường tự cho là như thế, nhưng không phải tất cả mọi người đều biết nghe và trả lời thật “tình cảm” như đanh đâu”. Và điều đó là đúng Nhưng Bill đã chẳng bao giờ thấy rằng cách ăn ở ứng xử của anh ta là khác người.
Giúp Bill nhìn thấy â tứ của mình khiến chúng tôi xem anh ta là một tổ viên cần thiết cho tổ. Câu chúng tôi nói là: “Không, không phải tất cả mọi người đều làm được như anh đâu, cũng không phải tất cả mọi người đều có thể là anh Bạn vốn có một không hai, chúng tôi cần bạn, và Hội thánh thì cần bạn thi thố các ân tứ của mình”. Nhóm nhỏ hoạt động nhằm gây dựng lẫn nhau và vì cớ chức dịch (Eph Ep 4:12). Sữ thông công thật giữa các Cơ-đốc nhân tạo ra sự tăng trưởng nơi người khác khi cúng ta tự đặt mình và các nguồn tài nguyên của mình dưới quyền sử dụng của cả tổ và của Hội thánh.
“Các tín hữu chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ”.
Bằng lời nói và nêu gương tốt của Ngài, Chúa Giê-xu đã dạy những người theo Ngài phải sống như thế nào và tin gì. Các tín hữu đầu tiên của Chúa Giê-xu đã chuyển lời truyền dạy của Ngài, để nhiều người khác cũng có thể tin nữa (GiGa 17:20). Họ cũng nghiên cứu và truyền dạy Cựu ước, nhất là những phần có liên quan đến Chúa Giê-xu. Ngày nay, chúng ta nhận thấy lời truyền dạy ấy được tập trung vào Cựu và Tân ước, tức là Kinh Thánh Đó là nguồn linh lương chủ yếu để nuôi dưỡng chúng ta. Đức tin và đời sống chúng ta cũng được nuôi nấng và bồi dưỡng nhờ Lời Thượng Đế. Kinh điển chỉ Chúa Cứu Thế cho chúng ta. Hễ chúng ta ở trong Ngài, thì phần kết quả của chúng ta cũng mang lợi ích đến cho nhiều người khác.
Làm thế nào để bạn có thể hướng dẫn tổ của bạn vào việc nghiên cứu Kinh điển hầu mọi người đến có năng lực để kết quả? Việc học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh gồm có 1. soạn bài, 2. giới thiệu việc học hỏi nghiên cứu, 3. giúp việc thảo luận được dễ dàng bằng cách đặt nhiều câu hỏi, và 4. tóm tắt phần thảo luận. Xin chúng ta hãy xem qua từng điểm một.
Soạn bài học.
Soạn bài là phần then chốt để được dễ dàng với nhóm nhỏ của bạn torng giờ học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh. Qua đó, chúng ta tự nuôi dưỡng mình và có thể giảng dạy, giải nghĩa những khám phá của chúng ta, hoặc tích cực kiểm soát được cả tổ. Chúng ta soạn bài trước để biết rõ phần tài liệu hầu hướng dẫn những người khác thấy được các chân lý chủ yếu. Soạn bài trước giúp chúng ta giữ cho cuộc thảo luận theo đúng hướng để nhận được các lời dạy dỗ quan trọng của khúc sách. Các đề tài khác có thể cũng lý thú, nhưng chỉ là những đề mục cho giờ uống cà phê mà thôi. Chuẩn bị trước giúp chúng ta nắm vững những âu hỏi nào phải dùng để hướng chúng ta đến với các điểm chính của việc nghiên cứu.
Nên cố gắng sử dụng một sách chỉ nam để nghiên cứu Kinh Thánh cho tổ của bạn. Có rất nhiều sách tốt như thế hiện có sẵn (xem bảng liệt kê ở chương mười bốn, nhan đề Các nguồn tài nguyên Bồi dưỡng). Các sách chỉ nam định hướng và tập trung việc học hỏi nghiên cứu của các bạn. Ngoài ra, bạn sẽ phải mất rất nhiều thì giờ nếu tự viết lấy một tập sách nghiên cứu tốt.
Một sách chỉ nam không triệt tiêu nhu cầu soạn bài. Bạn vẫn cần nắm thật vững phần nội dung của khúc sách và chiều hướng học hỏi nghiên cứu. Các bước sau đây sẽ giúp bạn soạn bài học Kinh Thánh cho nhóm nhỏ của mình (cũng xem các gợi ý về việc soạn bài là hướng dẫn một buổi học Kinh Thánh trong chương mười ba, các trang 140-141).
1. Cần thu thập các thông tin liên hệ đến bốic ảnh. Việc này có thể nhờ vào hai nguồn: Một là quyển sách trong Kinh Thánh mà các bạn đang nghiên cứu. Chú ý các luận đề chính, những từ ngữ được lặp đi lặp lại, các nhân vật chính và các phần chính hoặc các trường hợp có thay đổi trong hành động, và vân vân... hãy hình dung xem bối cảnh củ akhúc sách là gì. Hai là các nguồn khác; Phần bối cảnh lịch sử góp nhặt được từ các sách khác trong Kinh Thánh (thí dụ hãy đọc Công 16 khi nghiên cứu thư Phi-líp) và các bộ Thánh Kinh Từ điển.
2. Nghiên cứu khúc sách lần đầu tiên, không cần xem sách chỉ nam. Trước hết, chú ý số các nhân vật chủ yếu địa điểm, các nguyên nhân tạo ra hậ quả, những từ ngữ được nhắc đi nhắc lại. Tự hỏi trong những gì bạn vừa quan sát thấy, có điều gì là có ý nghĩa. Luận đề chính hay đề mục của khúc sách này có thể là gì? ("Tình yêu thương của Thượng Đế là sức lực của chúng ta khi gặp khó khăn"). Rồi hỏi: Khúc sách này có ý nghĩa gì cho con người ngày nay? Cho nhóm nhỏ của tôi? Cho sinh hoạt của Hội thánh chúng ta? (Hãy xem 4 dưới đây).
3. Sử dụng quyển sách chỉ nam của bạn và trả lời các câu hỏi. Bây giờ, bạn đã khá quen biết và hiểu được khúc sách rồi, bạn có thể tìm xem các câu hỏi giúp khám phá chân lý của khúc sách này như thế nào.
4. Soạn trước các mục tiêu của bạn. Khúc sách này có nghĩa gì cho tổ của bạn? Nó có chân lý nào dành cho các tổ viên của bạn? Viết ra một mục tiêu mà bạn có thể có khi nghiên cứu khúc sách này. Thí dụ “để phát triển việc trao đổi càng cởi mở hơn trong tổ “hoặc” tìm xem Thượng Đế có thể ban quyền năng gì cho nhóm chúng ta để chúng ta có thể bắt đầu vài công tác hướng về phía người ngoài”
5. Dùng một loạt của câu hỏi để “khám phá, phát giác”. Thường thường, khi nghiên cứu một khúc sách, chúng ta đặt ngay các câu h3i: “Bạn nghĩ gì về điều này? hay “Có thể ứng dụng khúc sách này như thế nào cho chúng ta?” Khi quá vội vàng đặt các câu hỏi về giải nghĩa và ứng dụng, chúng ta có thể đi sai chủ điểm vì chưa khảo sát làm đủ cả khúc sách. Có ba bước trong việc học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh, là khảo sát, lý giải và ứng dụng. Chúng ta phải khảo sát các sự kiện quan trọng trước khi chuyển sang việc đặt câu hỏi tại sao điều này điều nọ là có ý nghĩa, tại sao điều này điều nọ là quan trọng cho đời sống chúng ta.
Hãy nhìn vào các câu hỏi trong sách chỉ nam của bạn. Có những câu hỏi nào là nhằm mục đích khảo sát? Lý giải? Ứng dụng? Có những câu hỏi then choết nào dẫn tới chân lý chủ yếu? Nên nhớ là bạn cần đến cả ba loại câu hỏi trên để đạt đến phần cốt lõi (trái tim) của khúc sách. Phải chắc chắn là bạn rải đều các câu hỏi, để vừa giữ cho cuộc thảo luận được hào hứng, vừa có thể đi đến phần ứng dụng trong trường hợp bạn bị thiếu thì giờ. Bạn có thể nêu ra hai câu hỏi về khảo sát và lý giải và ứng dụng khác nữa (xem phần nghiên cứu Công 2 trong chương Các nguồn tài nguyên để bồi dưỡng, H,154-155).
6. Khai triển một phần dẫn nhập để đưa mọi người vào bài ọc, khiến họ tập trung chú ý vào khúc sách, tình hình, các cảm thức của những người trong cuộc (xem dưới đây).
7. Trong lúc soạn bài học, bạn nên cầu nguyện luôn cho chính mình và cho tổ của bạn. Cầu xin Chúa giúp mọi người mở lòng ra để tiếp nhận sự dạy dỗ của Lời Ngài. Cầu nguyện để bạn được tự do hầu hướng dẫn những người khác và sẵn sàng mở lòng mình ra cho những cái nhìn xuyên suốt, thông tuệ mới mẻ có thể có.
Phần dẫn nhập cho bài học.
Trong phần dẫn nhập của mình, bạn cần khiến cho mọi người phải chú ý và giúp họ tham gia ngay vào việc học hỏi nghiên cứu. Những cách mở đầu sau đây có thể gợi ý cho bạn:
“Trong Cơ-đốc giáo, có rất nhiều tổ. Họ thường có nhiều cách khác nhau để thờ phượng, nhiều giáo lý khác nhau và nhiều quan điểm trái ngược nhau về nhiều vấn đề. Tối nay, chúng ta sắp nhìn vào những điều cơ bản trong Cơ-đốc giáo, khiến chúng ta cùng bị ràng buộc lại với nhau. Xin lật Êphêsô 1”
“Chúa Giê-xu từng can thiệp vaò mọi nếp sống của người ta. Hãy suy nghĩ về một khu vực nào đó của cuộc đời các bạn mà các bạn không chắc chắn là cần đến Chúa Giê-xu để Ngài nhìn bạn hành động - một công việc làm ăn, cách bạn đối xử với các con rể, con dâu, các thái độ của bạn đối với kẻ nghèo... hoặc người giàu. Chúa Giê-xu can thiệp như thế nào vào từng điểm một của đời sống chúng ta? Hãy xem việc Chúa Giê-xu đã gặp gỡ một phụ nữ có cách ăn ở không giống với cách ăn ở của Chúa Cứu Thế” (dẫn nhập Giăng 4).
Nếu khúc sách là một cuộc đối thoại, hãy gợi ý các tổ viên thủ các vai và đọc lớn tiếng lên. Hoặc bạn có thể dàn cảnh (bê cạnh một bờ hồ có người câu, lưới cá hoặc làm việc gì đó) và mô tả nó cho cả tổ trong khi họ nhắm mắt lại để tưởng tượng. (Bạn có thể sử dụng một số thông tin về bối cảnh). Phần nhập đề của bạn phải giúp được cho mọi người nghĩ rằng: “Tôi muốn biết nhiều hơn về câu chuyện này!”, “Hãy tiếp tục đi! “Đây là một vấn đề hết sức quan trọng!”
Tạo dễ dàng cho phần thảo luận.
Là tổ trưởng, bạn không cần phải trả lời tất cả các câu hỏi, hoặc phải nói thao thao suốt hai mươi phút về thế nào vấn đề giải hoà có liên hệ với việc mua chuộc. bạn được đòi hỏi giúp những người khác khám phá ra những cái nhìn xuyên suốt, thông tuệ trong Kinh Thánh. Muốn thế., bạn sẽ đặt các câu hỏi, khuyến khích mọi người trả lời, thỉnh thoảng tóm tắt lại và trình bày cách nhìn của bạn khi nào thích hợp. Lẽ dĩ nhiên bạn sẽ được cả tổ hỗ trợ nếu mọi người đều sốt sắng cùng chia xẻ quyền lãnh đạo (hướng dẫn) của bạn như chúng ta đã thấy ở chương 5.
Bạn sẽ thấy mình được trợ giúp nếu bắt đầu với cả tổ bằng các quy luật căn bản sau đây:
1. Tiếp cận Kinh Thánh bằng tinh thần tươi mát sẵn sàng mở lòng mình ra để học hỏi, như đối với một quyển sách hay nào.
2. Tránh việc dưa vào phần thông tin do các nguồn tài liệu bên ngoài, hãy để cho chính văn bản (của Kinh Thánh) tự lên tiếng.
3. Trông tìm các câu trả lời của văn bản, chớ không phải là của người hướng dẫn.
4. Bám sát khúc sách đang khảo sát.
5. Phấn đấu để có sự tham gia đồng đều, cân bằng.
Nhấn mạnh các quy luật hướng dẫn này cho cả tổ ngay bài học đầu tiên và thỉnh thoảng nhắc lại trong các tuần lễ sau đó. Những điều này gợi cho cả tổ một ý niệm về các hoài bão và cũng dùng làm nền móng nếu bạn cần trực diện với một vấn đề sau này (như những vấn đề có bất đồng ý kiến).
Sau đây là một số các gợi ý khác gúp co phần thảo luận được dễ dàng:
1. Đặt câu hỏi, đừng thuyết giảng.
Đưa ra một vài nhận xét sâu sắc của bạn, nếu việc làm ấy có giúp ích. Tuy nhiên, đừng trả lời chính các câu hỏi bạn đã đặt ra nếu mọi người đều im lặng. Lặư lại một câu hỏi nếu cần. Bạn không cần phải nói hết tất cả những gì mình đã tìmr a khi soạn bài. Mọi người sẽ không thể nào phát giác được mọi điều chỉ sau ba mươi hoặc bốn mươi phút thảo luận trong khi bạn đã phải bỏ ra hai tiếng đồng hồ soạn bài để khám phá ra chúng! Nên đặt những câu hỏi vượt quá cách trả lời bằng Có hoặc Không Có thể bạn cần lặp lại một câu hỏi y như trong sách hướng dẫn của mình.
2. Để cho nhiều người cùng trả lời một câu hỏi bằng cách mở đường cho những người khác: “Thế các bạn khác có thấy gì khác không?” “Có bạn nào có ý kiến gì thêm không?”
3. Chấp nhận các câu trả lời bằng cách chăm chú lắng nghe. Cần xác nhận một câu trả lời đúng dầu bạn có nói ra thành lời hay không: “Phải!” “Đúng!” “Cá m ơn, điều này rất bổ ích!” Gật đầu mỉm cười, nháy mắt - tất cả các cử chỉ ấy đều khuyến khíhc mọi người tham gia.
4. Khích lệ tất cả mọi người tham gia. Có thể bạn cần yêu cầu các tổ viên ít nói đọc một khúc sách hoặc một bảng liệt kê số người đã được đề cập. Có một lý do cho việc học tập theo tổ, là khiến cho mọi người đều phấn khởi. Phải chắc chắn là tất cả moị người đều hiểu điều này. Với những người nhạy miệng hơn, thì có khi câu nói sau đây cũng có thể giúp ích: “Xin chúng ta hãy dành cơ hội cho những bạn từ nảy đến giờ vẫn chưa có dịp bày tỏ ý kiến” Hãy nháy mắt với những người ít nói và ít nhìn vaò số người “mau miệng” hơn. Rất có thể họ vẫn đóng góp, bất chấp việc bạn chẳng cú ý gì đến học.
Có lần trong một cuộc họp bạn trị sự, người hướng dẫn là Joanna yêu cầu một người tình nguyện đứng lên chào mừng quan khách nhân một kỳ lễ sắp đến. Một vài người trả lời với các lý do tại sao họ không thể làm việc ấy. Cuối cùng, Marisue nói: “Tôi thấy khi đưa ra lời yêu cầu, chị Joanna đã nhìn vào tôi, nên tôi biết là chị ấy muốn cho tôi làm công việc ấy. Nhưng vì tôi sẽ dẫn nhiều người nữqa cùng đến, cho nên tôi nghĩ là mình không thể nhận lời “Mọi người chúng to6i đều cười lớn khi chị Joanna nhìn nhận ý nghĩa của cái nháy mắt của chị. Cái nháy mắt muốn nói rằng tôi đang lắng nghe hoặc đang sẵn sàng nghe bạn nói đây.
5. Bám sát những góp ý và những câu trả lời cho vấn đề đặt ra về khúc sách và trong hiện tại được càng nhiều bao nhiêu, càng hay bấy nhiêu (xem các quy luật cwn bản ở trên).
6. Đẩy nhanh tốc độ đặt các câu hỏi sao cho bạn có thể kết thúc đúng giờ cho phép. Cần chú ý trước các câu hỏi mà bạn có thể bỏ đi nếu bị thiếu thì giờ. Giữ đúng giờ là quan trọng vì bạn sẽ cần có thì giờ cho các thành tố khác nữa của sinh hoạt tổ, và sau đó mọi người có thể cũng cần thì giờ để hứa nguyện cống hiến nữa.
Tóm tắt cuộc thảo luận.
Xuyên suốt cuộc thảo luận, thỉnh thoảng cần có những phần tóm tắt, Chúng ôn lại những gì đã được nói từ trước cho đến điểm ấy. Thường thường, khi có nhiều người cùng trả lời một câu hỏi, có những ý kiến khác nhau khiến người ta chú ý, và điểm chính có thể bị lẫn lộn hay quên mất đi. Việc tóm tắt giúp mọi người ôn lại và kết hợp các ý niệm chính yếu lại với nhau để nối liền vào khúc sách đang nghiên cứu.
Các phần tóm tắt cũng giúp chuyển ý nữa “Chúng ta thấy thế nào Chúa Giê-xu đã hầu hạ các môn đệ Ngài bằng cách rửa chân cho họ, cũng sống chan hòa với họ để dạy bảo họ. Bây giờ chúng ta haỵ xét xem Ngài cầu nguyện cho họ như thế nào”. Những câu nói như thế giúp chúng ta thấy các sợi dây kết hợp các phần nhỏ lại với nhau mà vẫn giữ được sự tập trung chú ý của chúng ta.
Một phần tóm tắt cuối cùng về những gì chúng ta đã nhận thấy và lý giải có thể dẫn đến phần ứng dụng Việc này cũng khiến mọi người tập trung chú ý vào luận đề chính, để phần ứng dụng của chúng ta nảy sinh từ những gì vừa được nghiên cứu.
Trong khi chờ đợi có nhiều người khác đảm nhận các vai trò lãnh đạo (nhóm nhỏ trưởng), bạn có thể nhận ra và khích lệ những ai mà bạn thấy là có ân tứ đó”. Bạn Chris này, tôi thường thấy là bạn rất chăm chỉ lắng nghe. Thế bạn có thể tóm tắt những gì bạn đã được nghe chúng ta nói về vấn đề này không?”
Nếu bạn đã tận tụy đảm nhận một loại hành động nào đó với tư cách cá nhân hay nhân danh cả tổ, thì đồng thời, điểm quan trọng là phải có một ai đó cắt đặt cho từng người một phải làm một việc gì đó và nêu ra nhiều chi tiết mới để ai nấy đều hiểu rõ các trách nhiệm và hoài bão của mình.
Cuối cùng, ở đoạn kết thúc, một phần tóm tắt, điều thường rất hữu ích là nếu bạn có thể đưa ra một cái nhìn tổng quan vắn tắt hay một lời dẫn nhập cho bài học tuần sau. Việc này sẽ giúp mọi người muốn lại đến với một vài trông mong nào đó (trong chương Các nguồn tài nguyên cho người tổ trưởng có một bố cục để soạn một bài dạy (học) Kinh Thánh).
Những phương pháp học hỏi nghiên cứu khác có thể chọn.
Phần lớn thì giờ bồi dưỡng cho nhóm nhỏ của bạn phải dành cho việc học hỏi nghiên cứu. Nhưng tổ của bạn cũng có thể dùng sách, băng ghi âm, ghi hình) đĩa hát, phim ảnh và vân vân. Các phương tiện này có thể xen kẽ vào các loạt bài học Kinh Thánh để có sự thay đổi. Một tổ có thể nghiên cứu sách Giô-na, rồi trong buổi họp mặt tuần sau thì thảo luận về một cuộn băng (ghi hình, hoặc ghi âm) dành một tuần khác cho một vấn đề xã hội, rồi lại bắt đầu một loạt các bài học Kinh Thánh khác (xem đoạn về Nguồn tài nguyên bồi dưỡng để thấy nhiều ý kiến).
Sử dụng các nguồn tài nguyên ấy thì không có nghĩa là bạn khỏi cần phải chuẩn bị trước. Cũng đọc cho nhau nghe một quyển sách nhỏ cũng có thể là bồi dưỡng rồi. Nhưng phần thảo luận rất bổ ích, và nên bắt đầu giờ thảo luận bằng cách đặt câuy hỏi: “Vậy các bạn nghĩ sao?”, là một cách bấm nút mà chẳng cần gì phải giải thích dài giòng. Cũng như bạn đã làm với bài học Kinh Thánh, cần viết ra các ý chính mà tác giả (hay diễn giả) đã trình bày. Chúng được kết hợp lại với nhau như thế nào? Ý nào có vẻ là ý chính được truyền thông xuyên suốt cả quyển sách (hay bài giảng)? Rồi bạn cũng cần soạn trước các câu hỏi để kích thích cuộc thảo luận về các luận đề chính.
1. Vạch ra từng ý chính một và hỏi xem tác giả (hay diễn giả) đã trình bày và hậu thua0n cho các ý ấy như thế nào. Những câu trả lời có thể đượcf đưa ra nhiều nhất, sẽ là các văn bản Kinh Thánh, các tác giả khác, những công trình sưu tầm nghiên cứu, các gương tốt và những thí dụ minh họa. Bảo tổ của bạn hãy liệt kê chúng và bênh vực, hậu thuẫn cho một ý nào đó.
2. Lưu ý các ấy phù hợp với bức thông điệp toàn diện của Phúc âm như thế nào. Có những ý nào được bênh vực mà bạn còn thắc mắc hay không? Ý nào? Và tại sao?
3. Tìm luận đề của phần trình bày củ angười ấy. Có lời đáp nào cho điều mà người ấy thắc mắc không? Nó như thế nào? Bạn muốn trả lời thế nào cho những gì mình vừa được nghe?
4. Dùng nhiều câu hỏi đặc thù (rõ ràng) cho những tư tưởng riêng biệt mà các bạn muốn thảo luận.
Thượng Đế đã ban cho nihều người sự khôn ngoan và tài năng để truyền thông cho chúng ta bằng lời nói, âm nhạc hoặc sách báo; hãy chọn những đề mục và tài liệu thật rõ ràng, phù hợp với tổ của bạn.
“Các tín hữu chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ, giao hảo với anh em, bẻ bánh tưởng niệm Chúa và cầu nguyện”.
Khi đọc câu này, có lẽ bạn tự nhủ: “Tôi hiểu việc học hỏi nghiên cứu là phần bồi dưỡng, nhưng há không phải việc thờ phượng bằng cách cầu nguyện - chính các thành tố mà ông gọi là “khác” - của sự giao hảo (thông công) cũng có hiệu quả là bồi dượng hay sao?” Câu trả lời là vừa có vừa không. Có, vì quả thật chúng là những “thành tố khác” của sinh hoạt tổ. Nhưng Không vì chúng không phải là các phương diện cá biệt của một tổ. Sở dĩ chúng tôi phân biệt chúng là nhằm chủ đích thảo luận, nhưng chúng vốn bất khả phân ly trong đời sống chúng ta Ngay đến những gì chúng ta làm như chu toàn sứ mạng đối với tha nhân, cũng bồi dưỡng cho chúng ta nữa, vì càng yêu thương nhiều thì chúng ta càng tăng trưởng thêm.
Trong các nhóm nhỏ, mọi người đến với nhau bằng việc tác động lẫn vào nhau một cách năng động. Chúng ta cùng tăng trưởng, cùng chia xẻ cho nhau; chúng ta đáp ứng bằng sự thờ phượng và vâng lời Tất cả đều họp lại để tạo thành một nếp sống của những tín hữu đang được nuôi nấng, bồi dưỡng để noi theo Chúa Cứu thế. Các tín hữu nguyên thủy đã dấn thân sống theo nếp sống tập thể đó.

SỰ THỜ PHƯỢNG
Trước nhất, chúng ta thờ phượng Thượng Đế vì Ngài xứng đáng cho chúng ta ca ngợi tán tụng và tôn vinh. Thế nhưng sự thờ phượng cũng có thể thay đổi cuộc đời của chúng ta nữa.
Phần lớn Cơ-đốc giáo là những lời dạy được nhấn mạnh bằng câu “Phải”. Chúng ta phải yêu nhau, phải sống thành một cộng đồng, phải làm chứng đạo, phải vâng lời Thượng Đế Nhưng điều gục giã tôi phải vâng lời, làm chứng đạo, phải sống giao hải với nhau (thành một cộng đồng) vốn không có nghĩa là “tôi phải” nhưng có nghĩa là “tôi muốn” một khi chúng ta đã được giục giã từ trong lòng chớ không phải chỉ vì bổn phận, thì chúng ta sẽ nhiệt thành trong đời sống và hành động.
Khi đọc Tân ước, tôi rất ngạc nhiên khi thấy sinh hoạt của Hội thánh một phần lớn dường như là hậu quả tự nhiên của từng trải thờ phượng của họ. Tôi thấy có ít lời khuyến giục hãy làm chứng đạo, làm chứng đạo, làm chứng đạo. trái lại, sở dĩ Hội thánh tăng trưởng và tưởng hành là nhờ từng trải thờ phượng Thượng Đế của mình.
Trong mấy chương đầu sách Công vụ, chúng ta thấy từng trải của sự phục sinh đã dẫn đến việd thờ phượng, rồi sau đó là nhiệt tâm làm chứng đạo và sống đạo trong thế gian. Nhận biết được Thượng Đế vĩ đại là dường nào khiến chúng ta “muốn” làm chứng đạo và vâng lời Ngài với tư cách là Chúa, là Chủ mình Các môn đệ của Chúa Giê-xu quá hãi hùng về sự sống lại của Ngài, đã từ bỏ tất cả mọi sự để dành thì giờ cầu nguyện sau khi thấy Ngài đã về trời với Đức Chúa Cha. Khi Đức Thánh Linh giáng lâm vào ngày lễ Ngũ tuần, nhóm những người lời ca ngợi tán tụng và làm chứng về Ngài. họ vô cùng phấn khởi về những gì Thượng Đế đã làm trong Chúa Cứu Thế. Họ tin quyết rằng Thượng Đế của họ thật xứng đáng để được ca ngợi tán tụng và tôn vinh và họ hăng say truyền giảng tin mừng về việc Chúa Giê-xu đã sống lại.
Lúc con trai tôi bị mất cắp chiếc xe đạp ngay trước mặt nó (chúng tôi biết ai đã làm việc ấy nhưng không chứng minh được), giờ thờ phượng của nhóm nhỏ tôi đã có ý nghĩa rất nhiều cho tôi. Cùng tập trung nhìn vào Thượng Đế với nhiều người kha1c, đã cho tôi có một cách nhìn khác hẳn. Tôi thấy rằng trong chúng ta đang sống trong một thế giới sa bại, tin mừng được nhận biết Thượng Đế là tốt lành hơn tất cả những gì khác mà đời sống đã đem đến. Sự thờ phượng của tổ chúng tôi đã thay đổi hẳn thái độ của tôi đối với tên trộm kia.
Sự thờ phượng có thể thay đổi đời sống một người. Nó có thể thay đổi sinh hoạt của một tổ. Khi cùng nhìn chăm vào Thượng Đế chúng ta trở thành dân Ngài trong thế gian này. Các nhóm nhỏ thành công cũng giống như Môi-se với dân Y-sơ-ra-ên trong hoang mạc Môi-se nói: “Nếu chính mình Ngài chẳng đi xin đừng em chúng tôi lên khỏi đây” (XuXh 33:15). ông vốn biết rằng hiện diện của Thượng Đế đã khiến họ trở thành độc nhất vô nhị (c.16). Các tổ tốt sẽ chẳng bao giờ chịu bước tới một bước nào nếu không có sự hiện diện của Thượng Đế.
Làm thế nào để các nhóm nhỏ ý thức và từng trải được sự hiện diện của Thượng Đế? Cũng thờ phượng với nhau là một phương pháp thn chốt. Đó là thì giờ để nhóm nhỏ tự trò chuyện với nhau về những hành động vĩ đại của Thượng Đế. Sống trong một thế gian hỗn loạn, đầy đau khổ và gian ác, chúng ta cần nhớ lại xem ai là người đang thực sự chịu trách nhiệm về vũ trụ này. Như thế, sự thờ phượng sẽ khiến chúng ta tươi tỉnh và an ủi chúng ta.
Thờ phượng là tôn vinh Thượng Đế.
Tuy cả tổ được lợi ích nhờ sự thờ phượng, mục đích của chúng ta là tôn vinh Chúa chúng ta và Thượng Đế. Chúa Cứu Thế phải là tâm điểm của đời sống chúng ta với tư cách cá nhân, và Ngài cũng phải là trung tâm điểm và Ngài cũng phải là trung tâm của đời sống chúng ta với tư cách một tổ.
Trong Giăng 4, Chúa Giê-xu giảng dạy cho một phụ nữ người Sa-ma-ri về sự thờ phượng. Dường như bà ta muốn nói về một thứ thần học trừu tượng, nhưng Chúa Giê-xu lại đi thẳng vào vấn đề cần thảo luận Ngài nhấn mạnh hai điều về sự thờ phượng.
Một là, Thượng Đế đang mong có người thờ phượng Ngài (GiGa 4:23). Chính Ngài đã chủ động đi bước trước. Ngài đang mong chúng ta đến để thờ phượng Ngài Ngài muốn chúng ta nhận biết Ngài - và một khi đã nhận biết Ngài rồi, thì chúng ta sẽ thờ phượng Ngài.
Hai là Thượng Đế muốn chúng ta thờ phượng Ngài với lòng chân thành và do Thánh Linh hướng dẫn. Thượng Đế quan tâm đến tấm lòng của chúng ta hơn là bất cứ một hình thức thờ phượng đặc trưng nào mà chúng ta tự nghĩ ra Nhận thức được điều đó sẽ khích lệ chúng ta trong sự thờ phượng. Ngài nhìn thấy phần tinh thần của việc chúng ta đến gần Ngài.
Cùng thờ phượng chung.
Các nhóm nhỏ trưởng cần giữ cho sự thờ phượng phù hợp với các cá nhân và với chính tổ của mình. Có một phương pháp là giữ sao cho sự thờ phượng trở thành một phần chính thức của các thành tố khác trong sinh hoạt của nhóm nhỏ. Thí dụ, sự thờ phượng có thể là phần mở đầu cho giờ bồi dưỡng; bạn có thể hướng dẫn cả tổ hát một thánh ca tập trung vào Thượng Đế để dẫn tới bài học Kinh Thánh. Hay nếu tổ của các bạn vừa khám phá ra được một điều mới mẻ gì đó về Thượng Đế. thì họ có thể dành ra một khoảnh khắc để đáp lại bằng việc ca ngợi tán tụng Ngài Sự thờ phượng cũng có thể đưa toàn tổ vào một tình trạng thông công trước lúc ra đi thực hiện một sứ mạng nào đó. Chúng ta được thấy Hội thánh nguyên thủy cầu nguyện trong Cong Cv 2:24-31. Sau khi họ cầu nguyện và ca ngợi tán tụng Chúa, họ đã mạnh dạn đi vào trong thế gian. Sự thờ phượng có thể đi vào trong thế gian. Sự thờ phượng có thể là phần tinh túy buộc chặt chúng ta ra để thi hành công tác cho nước Trời.
Thượng Đế đã sáng tạo chúng ta như những con người tự nhiên có óc sáng tạo, và sự thờ phượng của chúng ta phải phản ảnh tinh thần sáng tạo đó nếu chúng ta biết lợi dụng tính cách đa dạng của nhóm nhỏ. Là người lãnh đạo một nhóm nhỏ, bạn có thể góp phần làm cho tinh thần sáng tạo và tính cách đa dạng đó đâm hoa kết quả bằng cách khích lệ nó. Có lẽ bạn rất cần những gợi ý, và bạn sẽ có được khá nhiều trong đoạn về các nguồn tài nguyên cho sự thờ phượng trong chương mười lăm, các trang 161-162. Nhiều nhóm nhỏ đã tự sáng tác lấy những bài Thi thiên, nhiều lời ca mới cho những bài hát và thánh ca quen thuộc được ưa chuộng, lại còn sáng tác cả những bài thơ, bài nhạc để thờ phượng Chúa nữa. Hãy thử xem!
Lẽ dĩ nhiên là thờ phượng có thể vượt hẳn việc chỉ hát thánh ca và cầu nguyện suông. Nhiều tổ còn khiêu vũ cả trong giờ thờ phượng nữa. Định chuẩn cho sự “thành công” là Chúa có được tôn vinh hay không. Kinh điển cho chúng ta biết rằng các tín hữu trong cả Cựu lẫn Tân ước lắm khi còn sử dụng toàn thân họ để thờ phượng nữa. Họ nhảy múa, quơ tay, và quỳ gối sắp mặt xuống trước Thượng Đế. Nhiều người trong chúng ta còn phân vân trong việc sử dụng thân thể mình các tổ trưởng cần phải nhạy cảm đối với tất cả các tổ viên nào gợi ý về những hình thức thờ phượng mới lạ.
Mọi người chúng ta đều quen thuộc với những cách thờ phượng Thượng Đế đặc thù mà mình đã góp nhặt được từ nhiều bối cảnh khác nhau. Nếu chúng ta không nghe, không thấy những gì mình đã quen nghe quen thấy thì cảm thấy khó chịu. Càng tộ hại hơn nữa, là chúng ta có thể nghĩ rằng một lối thờ phượng khác lạ là không thuộc linh Nếu Karen có thói quen đưa tay lên trời khi thờ phượng mà thấy Ruth không làm như thế, thì phải chăng điều đó có nghĩa là Ruth không cảm thấy tính cách vĩ đại của Thượng Đế như Karen? Đối với Ruth, việc đưa tay lên của Karen có thể có vẻ như muốn trình diễn hoặc đóng kịch, chớ không phải là thuộc linh.
Chúng ta bị lầm to khi phê phán cách thờ phượng củ amột ai đó căn cứ vào chính các tập tục của chúng ta. Là một tổ trưởng, bạn có thể tránh được rắc rối bằng cách đưa vấn đề này ra thảo luận. Hãy nói ra những gì bạn thích và tìm hiểu để học hỏi những sở thích của người khác. Hãy đề nghị cả tổ thỉnh thoảng làm thí nghiệm với nhiều cách thờ phượng khác nhau sẽ gúp các tổ viên ca ngợi tán tụng Thượng Đế càng rộng rãi, đầy đủ hơn mà không xúc phạm đến bất cứ một người đang tham dự nào. Thí dụ các tư thế khác nhau của thân thể có teh là một từng trải mới mẻ và hữu ích cho tổ của bạn khi cả tổ đều cùng nhau tăng trưởng. Nếu có ai đó trong tổ của bạn thích một kiểu thờ phượng đặc trưng nào đó mà lại không quen mắt đối với nhiều người khác, hãy dành cho họ một cơ hội để hướng dẫn cuộc thờ phượng. Với tinh thần chủ động đi bước trước và sự nhạy cảm của bạn, các tổ viên trong tổ có thể thưởng thức được nhiều phương pháp thờ phượng khác nhau, sẽ kéo các bạn đến gần nhau hơn trong Thánh Linh của Chúa Cứu Thế.
Nếu không có sự thờ phượng, các nhóm nhỏ của chúng ta sẽ không nhận thức được phần quyền năng lớn lao đang dành sẵn cho họ trước hiện diện của Thượng Đế. Với Thượng Đế giữa trung tâm của tổ, nguồn sinh lực sẽ tràn lan ra cho cả thế gian. Chúng ta đọc thấy trong Công 17 rằng các Cơ-đốc nhân nguyên thủy đã làm đảo lộn cả thế gian. Nguyện việc đó cũng trở thành sự thật với lòng chân thành và do Thánh Linh hướng dẫn, khi chúng ta dâng thân thể mình lên như những sinh tế sống, là sự thờ phượng thuộc linh của chúng ta.
TINH THẦN CỘNG ĐỒNG (COMMUNITY)
Tôi cần những người mà khi gần họ, tôi cảm thông thân thiết, có thể tâm sự với họ, và tôi thường xuyên cần điều này. Tôi vốn dễ dàng vấp ngã trong đời sống làm Cơ-đốc nhân. Tôi cần những người khác nâng tôi dậy và đẩy tôi tới. Tôi không thể sống cô độc theo Cơ-đốc giáo. Thật rất khó cho tôi khi bị thách thức bởi thói quen của lặp đi lặp lại mãi của sự thờ phượng ngày Chúa nhật, của các lớp học trường Chúa nhật với một số những người bạn xã giao thông thường. Tôi cần một số người khác để có thể tâm sự với nhau. Để phấn đấu với những vấn đề minh gặp và để thách thách thức nhau trăng trưởng.
Gia nhập một tổ đang tiến hành chắc chắn sẽ nhận được một phần thưởng - là các mối liên hệ để tăng trưởng. Càng từng trải nhiều bước thăng trầm qua một thời gian, chúng ta có thể xây dựng các mối liên hệ thân thiết với nhau. Một khi tất cả mọi người trong tổ đều biết rõ chúng ta, thì chúng ta sẽ được họ nâng đỡ bồi dưỡng. Và qua họ, chúng ta đi đến chỗ tự biết mình. Chúng ta học biết phải sống như thế nào cho tốt đẹp hơn trong Hội thánh, với tha nhân, phải làm việc thế nào cho hoàn hảo hơn. Chúng ta học tập để làm được tốt nhất những việc chúng ta vẫn chưa làm được tốt lắm.
Sự sống chung
Làm thế nào để các nhóm nhỏ của chúng ta phát triển được tinh thần cộng đồng (mối giao hải thông công) như thế?
Muốn xây dựng tinh thần cộng đồng, người ta cần nhiều hơn là việc có chung một đạo, chung những tín ngưỡng, và cần phải có nhiều thì giờ hơn là cùng chơi trò lái xe điện với nhau, hoặc thậm chí là trò chuyện với nhau nữa. Như chúng tôi đã nói ở chương ba, sự thông công, giao hảo với nhau, là sự cống hiến cho nhau trên cơ sở là từng trải chung về những gì đang làm trong chúng ta. Nó cũng giống như một gia đình nguyên vẹn, trong đó mọi người đều tin cậy, tận tụy với nhau do cùng một sợi dây ràng buộc họ lại với nhau. Sợi dây ràng buộc chúng ta là công lao cớu chuộc của Chúa Cứu Thế đối với chúng ta.
Chúa Cứu Thế đã tha tội cho chúng ta Chúng ta là một dân mới. Lý lịch và các mối liên hệ giữa chúng ta đều bắt rễ từ đó. Chúng ta đều bất toàn; chúng ta chẳng tốt gì hơn những người khác. Chúng ta chỉ biết tin rằng Chúa Cứu Thế đã tha tội cho chúng ta. Khi chúng ta nhìn thấy được táh ích kỷ, ngạo mạn và khả năng có thể gây tổn hại cho người khác, chúng ta vẫn tiếp tục cần đếnv à bám sát vào sự tha thứ này. Tin mừng này không những ảnh hưởng đến các mối liên hệ giữa chúng ta với Thượng Đế, mà cả với tha nhân nữa. Vì chúng ta thuộc về Nước Trời, chúng ta được tự do “liều mạng” trong việc kết giao với người khác. Điều đó không phải là dễ dàng. Chúng ta thậm chí còn có thể bị tổn hại nữa. Hoặc chúng ta cũng có thể bỏ rơi người khác. Nhưng chúng ta vẫn còn có thể cố gắng một lần nữa.
Bởi vì Thượng Đế đã tiếp nhận tôi trong Chúa Cứu Thế, tôi cũng được tự do tiếp nhận người khác như Ngài vậy. Đây không phải là lối tiếpư nhận kèm theo điều kiện: “Bạn là người của chúng tôi nếu luôn luôn giống như chúng tôi, có ích lợi và chẳng bao giờ gây thiệt hại cho chúng tôi”. Nhưng là một cách để nói rằng: “Tôi yêu thương bạn có thể bạn vẫn còn làm những điều dại dột. Tôi không luôn luôn tán thành điều bạn làm Nhưng tôi không muốn can thiệp vào việc riêng của bạn. Chúng ta hãy xem nhau như người torng cùng một gia đình”.
Chúa Giê-xu đã định nghĩa cho cái gia đình này khi Ngài phán: “Tất cả những người làm theo ý muốn Thượng Đế đều là anh em, chị em và mẹ ta” (Mac Mc 3:35). ở trong một gia đình thì hơn hẳn là chỉ liên hệ giao tiếp với nhau. Nó có nghĩa là gắn bó thiết thân với nhau. Đối với các Cơ-đốc nhân, đó là sự gắn bó thiết thân tích cực trong đời sống của nhau nhân danh Nước Trời Nhiều khi các tổ chú trọng vào việc thiết lập nếp sống cộng đồng trong các tổ của họ - các tổ cứu trợ, các tổ lo lắng chăm sóc, các câu lạc bộ những người có vợ có chồng, và vân vân - mà bỏ qua việc làm theo ý chỉ Thượng Đế. Làm như thế thì tổ của họ sẽ chẳng bao giờ đạt được thế cân bằng. Nhưng cũng có nhiều khi khác trong đời sống, chúng ta cần có những tổ chú tor5ng vào nếp sống cộng đồng. Một qiả phụ mới mất chồng cần có một tổ cứu trợ, một cộng đồng các tín hữu ở bên cạnh để nâng đỡ mình trong thời gian chuyển tiếp ấy. Và như chúng ta đã thấy trong chương 6, khi một tổ mới bắt đầu họp mặt thì thiết lập nếp sống cộng đồng phải là điểm cần thiết phải tập trung chú ý. Người ta cần hiểu biết nhau trước khi có thể cùng dấn thân vào một kế hoạch hành động lâu dài hơn. Do đó, lắm khi nếp sống cộng đồng phải là thành tố chủ yếu. Nhưng chúng ta phải ghi khắc vào tâm trí rằng cuối cùng thì chủ đích của chúng ta phải vượt khỏi việc chỉ tương trợ lẫn nhau mà thôi.
Xây dựng nếp sống cộng đồng.
Chúng ta bảo những người cùng đi ăn điểm tâm, uống cà phê, chơi ném trái lăn với nhau, là những người “chơi thân” với nhau. Những việc như thế có thắt chặt thêm mối dây ràng buộc tổ của chúng ta hay không?
Nhiều tổ nhận thấy đó là những phương pháp chủ yếu để mọi người cùng hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, con số những tách cà phê cùng uống với nhau không phải là dấu chỉ chắc chắn cho thấy những người trong cùng một tổ vốn thân cận và gắn bó với nhau như thế nào.
Thế thì chúng ta phải thật sự xây dựng nếp sống cộng đồng (thông công, giao hảo) như thế nào?
1. Cần hiểu rõ nhau.
Trong một nhóm nhỏ, các bạn sẽ quen biết nhau khi cùng dự những buổi học hỏi nghiên cứi Kinh Thánh, thờ phượng Chúa và cùng đi đến với người ngòi. Nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ biết được nhiều về một người nếu bạn chưa vượt qua những câu nói xã giao như “Theo học lớp này, tôi được phước rất nhiều”. Trình độ về tín ngưỡng, giá trị, các mối bận tâm và các cảm nghĩ phải đi sâu hơn thế.
Trước hết, phải lập thời dụng biểu trong tổ của bạn để trong các buổi họp tổ co1 thì giờ để các bạn cùng nói về chính mình. Lắm khi bạn quyết định làm việc ấy giữa cả tổ. Nhiều khi khác, các bạn có thể chia nhau ra thành từng đôi. Có một phương pháp, là thảo luận về cách ứng dụng đặc thù, cụ thể về bài học Kinh Thánh của các bạn: Khúc sách ấy dạy tôi điều gì? Tôi sẽ phải làm chi đây?
Các từng trải được sắp xếp có lớp lang sẽ giúp các bạn hiểu biết nhau rõ ràng sâu sắc hơn một phần nào. Có lẽ bạn cầun bắt đầu buổi họp mặt thứ ba hoặc thứ tư của tổ bằng cách nói: “Xin chúng ta hãy đi dạo quanh một vòng để mỗi người 'báo cáo vể tình hình thơ2i tiết' nghĩa là mô tả điều mình đang cảm thấy tối nay”. Các bạn có thể làm việc này theo định kỳ để biết mọi người có cảm nghĩ như thế nào. Nó có thể thay đổi hẳn cả phần còn lại của buổi tối của các bạn đấy!
Một ý kiến khác có thể cũng được các bạn lợi dụng mỗi tuần một lần “Đường biểu diễn của đức tin” hay “Đường biểu diễn của sự sống”, tức là một đổ thị cho thấy đức tin của mọi người đã tiến triển như thế nào qua một số năm. Hãy dành mười lăm phút cho một hoặc hai tổ viên torng buổi họp của các bạn để họ chia xẻ các đồ thị củ ahọ. Hoặc họ có thể làm chứng về chính cuộc đời họ, về những bước thăng trầm và chuyến hành hương là cuộc đời họ đã bị những điều đó ảnh hưởng đến như thế nào (xem Các nguồn tài nguyên cho nếp sống Cộng đồng để có được nhiều ý kiến hơn).
Các từng trải đã được cơ cấu hóa ấy giúp các bạn được biết nhiều điều về nhau trong một cuộc thảo luận thông thường ấy. Phải chắc chắn là mình đã chọn các ý niệm phù hợp với giai đoạn hay trình độ dấn thân của cả tổ (xem chương sau).
Thứ hai, hãy lập một thời biểu để gặp gỡ với các tổ viên ngoài giờ họp tổ. Hãy gặp nhau trong một bữa ăn nhẹ hay một buổi tối nào đó. Các bạn sẽ cần biết rõ nhau “tay đôi”, chớ không phải torng bối cảnh chung của cả tổ. Các mối liên hệ tay đôi của các bạn càng vững chắc, thì tổ của các bạn sẽ càng vững mạnh. Một đội (thể thao) sẽ chơi hay hơn khi các đội viên có thể chơi tốt với từng người một (ăn ý nhua) trong đội.
Có lẽ bạn cần quyết định tìm một người bạn để cùng cầu nguyện với nhau, một người để bạn thường xuyên tâm sự và cầu nguyện với nhau. Hãy chia tổ của bạn ra thành những đôi bạn cùng cầu nguyện để mỗi người đều có cơ hội được những lúc gặp gỡ tay đôi với nhau. Các bạn có thể luân phiên các đôi cớ mỗi hai tuần một lần hoặc cùng kết đôi với một người vài tháng, rồi sau đó mới đổi phiên.
Trong khih phần lớn thì giờ của các bạn sẽ được dùng cho buổi họp tổ thườnt xuyên tại nhà riêng của một ai đó hoặc tại nhà thờ, tổ của các bạn sẽ được khỏe mạnh hơn nếu các bạn thay đổi những công việc cùng làm chung với nhau. Có thể chơi bóng chuyền. Sơn một phòng học của nhà thờ. Các bạn cũng có thể thử cả việc cùng đi nghỉ cuối tuần với nhau. Sinh hoạt cộng đồng cũng có thể được đẩy mạnh khi các bạn tổ chức công tác chu toàn sứ mạng (đi ra với người ngoài, làm chứng đạo) cho tổ của mình. Tất cả các ý kiến trên đều giúp cho các bạn hiểu biết nhau càng hơn để cảm thấy được tự do thoải mái hơn khi cần thảo luận các ý kiến, các cảm nghĩ và các mối quan tâm của tổ.
2. Chấp nhận và thưởng thức tính cách đa dạng.
Thiết tưởntg chẳng cần chi phải nói dài giòng để lưu ý bạn rằng mỗi người trong tổ đều không giống y như bạn. Mọi người chẳng những chỉ “nhìn đời” một cách khác nhau, mà còn suy nghĩ khác nhau và từng trải để diễn tả các cảm nghĩ của mình một cách độc đáo, có một không hai nữa. Có một số người có tài trình bày, diễn tả các ý niệm, người khác giỏi tóm tắt các ý kiến của cả tổ. Có người khéo tiếp khách. Nhiều người khác có tài hướng dẫn những giờ thảo luận trong việc học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh. Có người rất may miệng. Người khác lại phải suy nghĩ khá lâu trước khi phát biểu
Tôi đang cộng tác với Ron. Anh ta là một con người có khải tượng về ý niệm, hằng ngày có đến nă, ý kiến mới. Anh ta muốn mỗi người chúng tôi phải thử từng ý kiến một - ngay tức khắc. Anh ta có thể di chuyển các trang thiết bị trong văn phòng mỗi ngày, nếu việc làm ấy giúp anh ta có được một ý kiến mới. Còn tôi lại hay phân tích, cầu toàn, cẩn thận đến từng chi tiết. Tôi muốn hiểu mọi ưu khuyế điểm của một ý kiến, sửa đổi lại khi có những dữ kiện mới và phải biết trước hậu quả một khi chúng tôi bắt đầu Tôi cũng thích xê dịch các trang thiết bị, nhưng chỉ khi nào có lý do và nếu chúng tôi đã có kế hoạch cho việc di chuyển ấy.
Chắc các bạn sẽ bảo: “Các bạn thật là một đôi lý tưởng! Các bạn chắc phải bổ sung thật tốt cho nhau”. Quả thật là có như thế, nhưng là phải sau vài năm va chạm, xung khắc. Chúng tôi đã phải học tập chấp nhận các điểm dị biệt và thấy ưu điểm của người kia trước khi có thể cộng tác êm xuôi với nhau. Tôi hoan nghênh óc sáng tạo của Ron. Tôi rất cần đến nó. Còn Ron thì phải học tập để làm việc theo mức độ mà tôi tán thưởng thật chi tiết các sáng kiến của anh ta. Và điều đó phải cần có thời gian.
Tổ của bạn cần có thì giờ để những điểm dị biệt được bộc lộ và để chấp nhận tính cách đa dạng Chẳng những chúng ta cần tán thưởng những dị biệt mà còn phải học tập cách hòa lẫn các điểm dị biệt ấy của nhau nữa. Êphêsô 4 cho chúng ta biết các ân tứ của Đức Thánh Linh sở dĩ được ban cho là để trang bị chúng ta cho chức vụ và xây dựng thân thể Chúa Cứu Thế. Cũng vậy, tính khí, văn hóa và nhiều điều riêng biệt khác nữa của chúng ta có thể góp phần để trang bị cho chúng ta. Tôi thường nghe có người bảo rằng: “Các góc cạnh sắc nhọn của John đã bị mài mòn sau khi anh ta cưới Mary”. Sức tương tác giữa một nhóm nhỏ có thể làm việc tương tự như thế cho mỗi người chúng ta, nếu chúng ta sẵn sàng làm ba điều sau đây:
Một là, chấp nhận lẫn nhau trong tổ của bạn như đó là một công trình sáng tạo của Thượng Đế, như một người đã được Thượng Đế tuyển chọn và yêu thương. Có thể bạn va-n nghĩ rằng: “Thật là điều tốt khi Thượng Đế yêu thương chị ấy như chính con Ngài, bởi vì tôi chẳng bao giờ có thể cảm thấy như thế được. Chẳng hề có người nào có được những cảm nghĩ nồng hệu, yêu thương đối với tất cả mọi người trong tổ. Bạn cần phải bắt đầu nói rằng “Quả thật người này suy nghĩ khác hẳn tôi. Tôi rất khó đồng cảm được với một người như thế. Nhưng dầu sao anh ta cũng là một người được Thượng Đế sáng tạo và yêu thương, mà tất cả chúng ta đều là con cái Thượng Đế”.
Hai là, chấp nhận những điểm dị biệt. Chúng ta thường thích những người giống mình, trong khi những người khác ta lại khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái. Thế nhưng những điểm dị biệt có ảnh hưởng sâu đậm các mối liên hệ của chúng ta. Chúng đã có mặt ở đó rồi, cho nên chúng ta cần phải chấp nhận. Có ai trong tổ các bạn hay lý thuyết dài dòng không? Phải chăng họ rất khó liên kết Kinh điển với đời sống? Phải chăng cũng có những người khác lại rất thực tế, cảm thấy rất khó lý giải các sự kiện trước khi ứng du5ng vào chính tình hình của họ?
Ba là, cần thừa nhận các ưu điểm. Chúng ta rất thường sa vào phản ứng tiêu cực đối với một ai đó, khiến chúng ta không thấy được các phương diện thật sự hữu ích nơi con người ấy. Phyllis thêm được gì cho tổ chúng tôi? Chị đã giúp được gì cho cả tổ, cho từng người, cho sự thăng tiến, học tập hay công tác nhằm chu toàn sứ mạng của chúng tôi? Nếu bạn không làm được điều đo1, hãy để cho những người khác trong tổ giúp cho bạn. Rất có thể là cả tổ của các bạn đang cần một cuộc “Oanh tạc dữ dội” (tr.171). Hãy để mỗi lần một người ngồi vào giữa căn phòng rồi “Oanh tạc” người ấy bằng những nét tích cực của người ấy. “Chúng tôi thích các anh (chị) đưa tôi trở lại với đường lối cũ khi tôi đi lạc”. “Tôi thích các anh (chị) tiếp đãi những người mới và mọi người chúng tôi”. Đây không phải là một phương pháp để giải quyết các ngược điểm hay các vấnđ ề khó khăn. Nó chỉ nhằm khiến mọi người tập trung chủ ý vào người ấy. Chúng ta vẫn thường thấy rằng những điều khiến chúng ta khó chịu lại được nhiều người khác ưa thích. Trong khi tôi muốn chống đối không chịu học tập cách cùng làm việc với Ron ("Tại sao hắn ta lại có quá nhiều 1 kiến để đem ra làm thử nhp thế kia chứ?"), thì có một ai đó đã bảo tôi: “Tôi nghĩ được làm việc với Ron thì thật thú vị. Anh ta có tinh thần sáng tạo thật phong phú”.
Thượng Đế đang tác động qua trung gian của mỗi người, và Ngài tận dụng tất cả chúng ta sao cho mọi người chúng ta đều trở thành cần thiết cho cả tổ. Chúng ta sẽ đánh giá những người khác cao hơn khi chúng ta thấy đựơc là các ưu điểm của họ rất cần cho cả tổ.
3. Chăm lo cho các nhu cầu cá nhân.
Tony đến với tổ chúng tôi bằng vẻ mặt buồn hơn thường lệ. Tôi quyết định làm một cuộc “điều tra” bằng cách hỏi xa hỏi gần và Tony đã cho thấy tình hình thời tiết là “trời đang đầy mây”. Carey yêu cầu anh ta cho biết sự việc ẩn đàng sau tình hình ấy. Chúng tôi lắng nghe và cầu nguyện.
Có một phương pháp để tạo lập ý thức “có nhau” và “gần gũi thiết thân” với nhau, là phải tỏ ra mẫn cảm với các nhu cầu của các tổ viên và cùng góp sức với nhau để giải quyết các nhu cầu ấy. Lắm khi người ta cần sự nâng đỡ về mặt tình cảm - như những lúc cần thay đổi chỗ ở có những việc làm mới, gặp khó khăn có chuyện trong gia đình. Việc lắng nghe và cầu nguyện cho Tony cùng đẩy mọi người chúng tôi lại gần nhau và giải tỏa được các cảm xúc của anh ta, để kết hợp mọi người chúng tôi lại với nhau suốt số thì giờ còn lại của buổi tối hôm ấy.
Nhiều khhi chúng ta có thể đáp ứng những nhu cầu đặc thù - lo nấu ăn khi gia đình của một tổ viên có thêm con, hay có người qua đời. Chúng ta phải vừa là chính thân thể vừa trở thành thân thể của Chúa Cứu Thế cho nhau phải là những ngón tay làm việc bếp múc, những đôi chân để chạy đi mua sắm, lo việc nọ việc kia, những đôi vai để gánh vác, những đôi tay để nâng đỡ và chăm sóc, những đôi tai để lằng nghe, những tấm lòng để thông cảm và yêu thương.
4. Mở ra những con đường giao thông liên lạc.
Thông thường thì chúng ta chỉ đơn giản đến với tổ của mình vì cần một bến đậu để tránh các áp lực của cuộc đời: “Hôm nay tôi gặp một ngày đáng ghê tởm. Ước chi tôi tính được gánh nặgn dầu chỉ tạm vài phút thôi!” Chúng ta không thể nào thay đổi số phận cho nhau, nhưng khi sẵn sàng lắng nghe và cầu nguyện cho người kia, chúng ta có thể cất bớt gánh nặng để người ấy có thể chịu đựng thêm lâu hơn nữa.
Chia xẻ nhữnggì chúng ta đang suy nghĩ và cảm thấy có thể ràng buộc chúng ta vào nhau bằng một ý thức là có cùng những từng trải và cảm nghĩ như nhau. Nó cũng khiến người khác có một quan điểm rộng rãi hơn về chúng ta. Tôi rất kinh ngạc khi phát giác ra rằng nhiều người xem tôi như một con người bộc trực Vì còn độc thân, tôi có nhiều thì giờ sống một mình hơn các bạn đã có vợ có chồng của tôi, và torng nhữngthì giờ như thế, có lẽ tôi đã sống tĩnh lặng để tự nhìn lại chính mình nhiều hơn. Nhưng những người khác lại không thấy những lúc tôi sống riêng biệt như thế. Khi gặp bạn bè để cùng chia xẻ các tư tưởng, những nỗi lo sợ, những giấc mơ và những nỗi thất vọng của mình, tôi đều tự mở lòng mình ra cho họ một cách mới mẻ. Họ chỉ có thể biết được bản tính nội quan của tôi nếu tôi bảo cho họ biết mà thôi.
Thật là nguy hiểm khi cho rằng người khác đã biết rõ điều chúng ta đang suy nghĩ. Cũng là điều nguy hiểm nếu chúng ta tưởng rằng mình có thể giấu kín các cảm nghĩ của mình.
Tôi thấy Bob đã ngáp dài đền lần thứ ba, nên nghĩ: “Chắc anh ta đagn chán với bài học mà tôi đang hướng dẫn” Tôi cảm thấy lo lắng và bị xúc phạm. Tôi mong nếu anh ta không muốn đến thì thà đừng đến còn hơn. Bob thì nghĩ: “Thật là phiền! Mình đâu có muốn quá mỏi mệt đến nỗi chẳng thể nào hấp thụ được nhiều hơn. tại sao Judy lại cứ nhìn mình nghiêm khắc đến thế?” Sự giao tiếp thẳng thắn, cởi mở từ cả hai phía sẽ làm dịu bớt các cảm giác khó chịu - Bon ngụ ý nói rằng: “Chị biết đó tôi rất thích tổ này, nhưng tôi quá mệt mỏi vì chuyến đi vừa rồi đến nỗi chẳng biết chuyện gì đang xảy ra với mình nữa... nhưng tôi sẽ cố gắng”, hoặc Judy thì ngụ ý bảo rằng: “Anh Bob này, tôi đã thấy anh ngáp nhiều lần lắm rồi, và rất lo cho anh, tưởng anh đang chán nản về buổi học này”.
Cách giao tiếp này có thể rất nguy hiểm. Tôi không muốn bị thấy là người đa cảm hoặc không biết tự kìm chế. Tuy nhiên nếu chúng ta muốn hiểu rõ nhau hơn, chúng ta phải sẵn sàng dám liều và nâng cao trình độ giao lưu tiếp xúc của mình.
5. Phải có những hoài bão rõ ràng.
Nói ra các hoài bão cho các tổ viên cùng nghe có thể giúp tránh được sự xung khắc và thất vọng Chúng ta bao giờ sẽ họp mặt? Tại đâu? Bao lâu một lần? Chúng ta sẽ nghiên cứu những gì? Tôi phải hiểu Kinh Thánh đến trình độ nào mới có thể tham gia lớp học Kinh Thánh đó?
Cần nói rõ các hoài bão ngau từ đầu Việc làm này giúp cho giai đoạn thăm dò có tính cách cụ thể của nó, khi các tổ viên cùng đặt vấn đề “Tổ chúng ta sẽ làm gì đây?” Sau vài buổi họp mặt, bạn có thể bắt đầu đưa ra các quyết định của tổ. Cả tổ nhất trí về điều gì ảnh hưởng đến toàn thể các tổ viên là một quyết định tốt cho cả tổ, hơn là chỉ có một người trong tổ quyế định. Phần lớn các hoài bão, cho dù đã được nhất trí trong bản giao ước của tổ (các trang 142-143), cũng cần được duyệt xét lại ít nhất mỗi ba tháng một lần.
Một số hoài bão góp phần tạo thế cân bằng cho sinh hoạt của một nhóm nhỏ cần được phát biểu bằng miệng theo định kỳ:
1. “Chúng tôi muốn mọi người đều tích cực dự phần vào các hoạt động và giờ thảo luận của tổ. Điều này có thể gồm cả việc có thể có một ai đó tự khẳng định mình vượt quá mức cho phép. Nhiều người khác có thể giữ lại phần đóng góp của mình để nhường cho một ai đó phát biểu.
2. “Chúng tôi muốn có bao nhiêu tổ viên phải có mặt trong mỗi hoạt động nào đó của tổ” (Có thể các bạn cần nói rõ torng bản giao ước là chúng ta sẽ không họp trừ phi khi tất cả mọi người đều có mặt).
3. “Chúng ta sẽ noi theo bốn thành tồ kiểu mẫu cho một nhóm nhỏ, do đó, chúng ta cũng sẽ có một hình thức chu toàn sứ mạng nào đó cho tổ của chúng ta”.
4. “Chúng ta sẽ bắt đầu và kết thúc cuộc họp chính thức đúng giờ, tuy chúng ta nhất trí là có thể có thì giờ trò chuyện không chính thức ngoài thời hạn đã quy định”.
Giải quyết các vấn đề.
Ngay cả trong những tổ hoàn hảo nhất cũng có những lúc gặp khó khăn. Nếu chúng ta thật sự tận tụy với nhau và với chủ đích của tổ mình, thì chúng ta phải giải quyết các mối căng thẳng đó. Vấn đề then chốt là phải thẳng thắn giao lưu tiếp xúc với nhau và có những hoài bão thật rõ ràng.
Một số vấn đề rất thường xảy ra và rất dễ dập tắt. Với nguy cơ có vẻ quá đơn giản hóa, tôi đã lập một bản lược đồ các vấn đề ấy với các triệu chứng của chúng và vài đề nghị để giải quyết (xem hình 9). Hãy cố gắng thử các bước ấy trước khi bỏ cuộc hoặc cho rằng các bạn đang gặp một trường hợp tuyệt vọng trước mắt. Trên hết mọi sự, cần tiếp cận từng trường hợp một bằng việc thiết tha cầu nguyện.
Hãy kể cho người điều phối nhóm nhỏ của bạn hoặc vị mục sư về các vấn đề của nhóm nhỏ của các bạn, nhất là nếu chúng cứ tồn tại dai dẳng. Cả hai vị trên đều có thể giúp đỡ hoặc khích lệ các bạn nếu cần.
Chúa đã ban cho chúng ta có nhau để cùng củng cố nhau, hầu cùng nhau phục vụ Ngài đắc lực hơn. Vậy chúng ta rất cần đến nhau.
Hình 9: Cách giải quyết các vấn đề khó khăn trong các nhóm nhỏ
Triệu chứng Vấn đề Các phương pháp giải quyết
Tổ viên đến trễ Cuộc họp bắt đầu trễ Ấn định thì giờ dứt khoát. Bắt
Thì giờ chính xác đầu ngay. Thảo luận với cả tổ
không rõ ràng “Chúng ta gặp rắc rối về giờ bắt
đầu. Có quá sớm không? Có ý kiến
trái ngược nhau không?” Để cho
cả tổ trả lời.
Nhất trí về phần Quá nhiều hoài bão. Phải thực tế. Có thể thay đổi chuẩn bị không Không rõ ràng trong các hoài bão. Duyệt xét lại để chu đáo việc nó liên hệ thế chắc chắn là tổ của bạn đã hiểu
nào với những việc rõ và nhất trí cho phần chuẩn bị
mà tổ phải làm. Thiếu
phần dấn thân đóng góp
(có thể có liên hệ với
vấn đề quá bận rộn và
nhiều việc ưu tiên phải
làm khác).
Các tổ viên im Câu hỏi quá khó hoặc Theo dõi tính cách liên tục của lặng quá dễ; đặt câu hỏi việc quan sát trước khi lý giải
mà thiếu quan sát. Yêu cầu tổ viên ít nói đọc to
Thiếu chuẩn bị. Thiếu lên một khúc Kinh Thánh. Nhắc
cởi mở, người hướng nhở các tổ viên: “Đừng nói quá
dẫn và nhiều người khác nhiều; những người im lặng phải không giữ im lặng. Đặt lên tiếng”. Hỏi trực tiếp người
câu hỏi quá đột ngột. ít nói (nhưng không phải là
những câu mà chẳng có ai khác có
trả lời được). Về câu hỏi ứng
dụng, buộc mọi người phải luân
phiên trả lời. Dành thì giờ cho
mọi người suy nghĩ về câu hỏi.
Tổ viên hay nói Nhạy miệng. Không im Gặp riêng để nói chuyện. Lưu ý chuyện lặng được. Thấy sự việc người ấy nên im lặng sau một số
nhanh chóng. câu hỏi để xem và suy nghĩ. Yêu
cầu người ấy giú thu hút sự chú
ý của người khác (đề nghị người
ấy hỏi: “Số các bạn còn lại có
suy nghĩ gì không?")
Vấn đề gây bất Người nói nhiều được Ấn định các quy luật căn bản. Cố đồng ý kiến “thắng thế”. Đi lạc gắng bám sát khúc sách hoặc chủ
đề. Không chấp nhận đề trước mắt. Đề nghị mọi người
dị biệt. thảo luận lại vấn đề sau buổi
họp. Đồng ý phải có nhiều ý kiến
khác nhau về vấn đề ấy? Chúng ta
có thể đồng ý về những điểm nào?
Tổ viên “ba phải” Biết cách giải quyết Tránh tranh luận phải, trái,
đúng mọi vấn đề. Chỉ đúng, sai với người khác. Lưu ý
biết cách cách lý giải mọi người chú trọng trở lại vào
đúng khúc sách ấy mà khúc sách để thu thập nhiều dữ
thôi. kiện hơn và tóm tắt. Để cho các
sự kiện tự làm sáng tỏ mọi việc
Giúp các tổ tìm ra những cách
trả lời khác và thấy rõ luận
điệu của người “ba phải”.
Những người bất Tiếng họ thích nhất là Hỏi vặn người bất đồng ý kiến đồng ý kiến “Nhưng mà...”. “Bạn nói Đúng ra thì điều gì khiến bạn
đúng...nhưng mà...” Có phân vân?” Yêu cầu cả tổ quyết
thể ngăn trở cả tổ hành định hoãn lại (khỏi phải liều
động hoặc đi đến các kết lĩnh) hay cứ tiến lên (có liều
luận, khiến tổ bị trì trệ lĩnh nhưng cũng có tiến bộ
tăng trưởng nữa): “Phải giải
quyết lời phản đối này như thế
nào?”
Đi chậm hoặc Dành quá nhiều thì giờ Định trước số thì giờ cho từng nhanh cho một vài phần nào đó. phần một. Chuyển từ phần này
Ít trao đổi. Câu hỏi quá sang phần khác thật khéo. Cùng
đơn giản (hay quá tổng thử nghiệm với các câu hỏi với
quát). Không trả lời đầy người cộng tác hướng dẫn; chúng
đủ. ứng dụng quá tổng quát có rõ ràng nhưng không quá tổng
quát chăng? Yêu cầu sự đóng góp
rõ ràng cụ thể. Thúc giục mọi
người phải trả lời: “Có ai có ý
gì khác không?”
Sự cầu nguyện Thiếu tin cậy. Quá mới mẻ Dành nhiều thì giờ để xây dựng với tính cách đối với các tổ viên. Không tinh thần cộng đồng (thông công) trò chuyện với biết cách cầu nguyện rõ và cầu nguyện cho các nhu cầu. Chúa bị trở ngại ràng, cụ thể. Cầu nguyện bằng những câu nói hay
những điều cầu xin trực tiếp,
đặc thù . Thảo luận vấn đề cầu
nguyện như trò chuyện với Chúa;
cầu nguyện về một chủ đề này
trước khi chuyển sang một chủ đề
khác. Đáp ứng lại với bài học
bằng sự cầu nguyện.
Tổ hướng nội; Chủ đích không rõ ràng. Lập kế hoạch cho những hoạt động không tăng Thiếu động cơ thúc đẩy không bị đe dọa để bạn có thể trưởng không từ việc học hỏi nghiên mời nhiều người khác tham gia; hướng ra ngoài. cứu. Ý thức về tăng trưởng nên hoạt động hướng ngoại, nơi có
và Nước trời bị giới hạn. thể tìm thêm tổ viên mới và chăm
Sợ. sóc cho nhóm nhỏ. Tập trung việc
học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh và
thờ phượng vào cá tính của
Thượng Đế, chủ đích của Ngài, và
các góc cạnh của sinh hoạt trong
tổ hay của Hội thánh.
Chia xẻ hời hợt Tổ trưởng không nêu gương Lập kế hoạch thật kỹ để thực thi
tốt. Ứng dụng không cụ thể tinh thần cộng đồng cho giai đoạn
Tinh thần cộng đồng không phát triển. Cần cởi mở và cụ thể
thách thức sự tăng trưởng trong chính phần chia xẻ của mình
theo tư cách của một tổ. Gặp mặt tay đôi với nhiều người
trong tổ để tâm sự và cầu nguyện
cho nhau.
Tổ viên gặp Sinh hoạt tổ có nhiều vấn Nói chuyện riêng với người ấy, nhiều vấn đề đề. Các tổ viên giành độc đề nghị các nguồn tài nguyên,
quyền trong tổ về các vấn các sáng kiến để giúp đỡ (tư
đề riêng. vấn). Giúp tổ thấy rõ chủ đích
và lý lịch của mình (các tổ
trong Hội thánh không phải là
các tổ chữa bệnh). Tiếp tục cầu
nguyện và nâng đợ bằng tình yêu
thương.

SỨ MẠNG
Một nhóm nhỏ của một chi hội địa phương nọ cùng nhau họp lại để ca hát vui vẻ sau lễ Giáng sinh. Có người hỏi: “Phải chăng như thế là lễ Giáng sinh đã qua rồi?” Cả tổ giải thích tại sao họ còn cùng nhau ca hát vui vẻ cả sau khi lễ giáng sinh đã kết thúc. Họ cùng phân phát các quà tặng nho nho. Cách làm chứng đạo đó của họ đã khiến cho mọi người tò mò. Trong một thời đại mà lễ Giáng sinh đã bị biến thành thương mại chủ nghĩa và truyền thống tình cảm, thì tổ này đã đưa ra một cách làm khác đầy thách thức. Chúa Cứu Thế đã được tôn cao.
Một chi hội khác yêu cầu mỗi nhóm nhỏ “thực hiện một công tác truye8n giáo”, nhờ đó, trở thành mối dây liên lạc chính thức của Hội thánh với chức vụ hải ngoại ấy. Tổ liên lạc thư từ hằng tháng để biết rõ nhu cầu của các giáo sĩ, gúp đỡ họ torng phạm vi có thể làm được và cầu nguyện thường xuyên cho họ Khi các giáo sĩ được hồi hương nghỉ phép, nhóm nhỏ đứng ra tiếp đón và cung cấp chỗ ở tạm cho họ.
Một nhóm nhỏ khác nữa thì tình nguyện cộng tác, với một nhà trọ từ thiện địa phương, cung cấp các tặng phẩm cứu trợ và chỗ ở cho những người nghèo thiếu. Các tổ viên tình nguyện phục vụ mỗi tuần hai giờ tại trung tâm ấy. Nếu các tổ viên không phải bao giờ cũng làm việc như nhau, thì việc họ cùng dấn thân vào công tác ấy đã buộc chặt họ vào với nhau.
Cả ba nhóm nhỏ trên đã tôn trọng thành tố thứ tư của một nhóm nhỏ - cu toàn sứ mạng của mình. Mỗi tổ đều hành động khác nhau. Họ có những cng hiến các mối liên hệ, các cử tọa, các mục tiêu và các hoạt động khác nhau. Nhưng mỗi tổ sẽ vững vàng mãnh mẽ hơn nhờ nỗ lực này.
Loại nhóm nhỏ mà tôi tâm đắc là nhóm nhỏ biết tạo cơ hội để chu toàn sứ mạng đối với những người chung quanh mình. Nói khác đi, “tiếng gọi liên kết” hay “âm hiệu tập họp” là một mối bận tâm chung, cho dù đó là công tác cầu nguyện hay cộng tác truyền giáo cho Mỹ châu La tinh, là tiếp đãi các sinh viên học sinh quốc tế hay một tấm lòng muốn truyền giảng Phúc âm cho khu xóm của mình. Những tổ như thế vốn biết rõ mình phải hướng vào đâu. Tinh thần cộng đồng, việc bồi dưỡng và thờ phượng của tổ là phần nhiên liệu được cung cấp cho việc chu toàn sứ mạng. Các tổ ấy đã bắt đầu như những bệ phóng hỏa tiễn. Họ là những lực lượng năng động, làm bùng nổ được Chúa dùng. Tuy người tổ trưởng cần bảo đảm việc các nhà “siêu hoạt động” trong tổ phải đầu tư nhiều năng lực để phát triển các mối liên hệ, các tổ ấy rất ít khi có được một nền móng vững chắc.
Lẽ dĩ nhiên là các tổ có thể bắt đầu bằng việc chú trọng vào một thành tố khác nhau nào đó, như nghiên cứu thư La-mã chẳng hạn. Hoặc họ có thể bắt đầu bằng việc nhấn mạnh vào nếp sng cộng đồng. Thế nhưng, nếu các tổ muốn tăng trưởng, thì phải phát triển một phần hiểu biết vững vàng và việc dấn thân vào một phương diện nào đó của việc chu toàn sứ mạng nữa.
Các đỉnh cao trong sách Công vụ.
Trong sách Công vụ, chúng ta thấy một kiểu mẫu kỳ diệu về những tổ các Cơ-đốc nhân dấn thân hướng ngoại để vượt hẳn bản thân họ, và đến với thế gian. Trong một số các trường hợp, thật là khó xác định chẳng hay những công tác tập trung đó là nhỏ hay lớn. Thế nhưng trong chúng, chúng ta thấy có những gương tốt, sự linh cảm (nguồn cảm hứng) và các ý niệm về việc hướng ngoại có hiệu quả. (Hoạt động chu toàn sứ mạng hướng ngoại mà mỗi giai đoạn minh họa được in nghiêng).
Cong Cv 1:1-26 Sau khi được hứa ban cho quyền năng Đức Thánh Linh và được truyền dạy phài làm chứng cho Chúa Cứu Thế ngay tại địa phương rồi khắp thế giới, Mười Hai Sứ Đồ đã cùng nhóm nhau lại với nhiều phụ nữ và anh em Chúa Giê-u để cầu nguyện. Lời cầu nguyện của họ đã được nhậm. Sau khi Thánh Linh được đổ xuống và đổ đầy trong họ, họ bắt đầu giảng đạo, châm ngòi cho một cuộc phục hưng lớn. Ba ngàn người đã được thêm vào số họ.
4:1-37 Sinh hoạt trong Hội thánh nguyên thủy đạt đến mức trưởng thành: “Số đông đão tín hữu ấy đều đồng tâm nhất trí, không ai coi tài sản mình của riêng, nhưng kể mọi vật là của chung. Các sứ đồ đầy dẫy quyền năng, truyền giảng sự sống lại của Chúa Giê-xu và được mọi người quý mến. Không một tín hữu nào túng thiếu” (cc.32-34). Nhóm người ấy đã phát tirển một nếp sống cộng đồng sâu xa đáng kinh ngạc. Họ cung cấp các nhu cầu lẫn cho nhau - dĩ nhiên là trợ giúp cả những người mới ăn năn quy đạo lẫn các thành viên đã lâu năm của Hội thánh. Nhưng họ đã không giữ lại các nguồn lợi lớn lao của cộng đồng cho riêng họ. Lời làm chứng của họ rất mạnh bạo.
6:1-15 Rủi thay, sự vô cảm của một số đông, đồng thời với sự phát triển quá nhanh của một số người quan trọng, đã đòi hỏi phải giải quyết một số vấn đề về chăm sóc. Mười Hai Sứ Đồ đã quyết định thành lập một nhóm nhỏ bảy người nhằm vào một mục tiêu đặc thù - để phân phối lương thực cho các bàn ăn và vật phẩm cứu trợ cho các quả phụ người Do-thái theo văn hóa Hi-lạp, đã không được chăm sóc chu đáo. Theo bản tính, thì công tác này chỉ là việc thuộc về đời này. Nhưng ngay đến các nhiệm vụ đơn giản nhất cũng phải mang về những kết quả thuộc linh, vì chúng ta đọc thấy “Số tín hữu tại Giê-ru-sa-lem ngày càng gia tăng” (c.7).
13:1-52 Chúa phán với một tổ mà chúng ta không biết có bao nhiêu ngừi tại Hội thánh An-ti-ốt, hãy phái Ba-na-ba và Sau-lơ đem Phúc âm đến cho thế giới của người ngoại quốc. Tuy chắc họ đã rất đau lòng khi phải để cho hai thành viên nòng cốt ấy ra đi như thế, Hội thánh vẫn ưng thuận. Ba-na-ba và Sau-lơ đã ra đi, sau khi được trang bị sẵn sàng bằng việc kiêng ăn, cầu nguyện và chúc phước cho.
15:1-41 Một cuộc trnah luận thần học đã đe dọa gây chia rẽ cho Hội thánh vừa phôi thai. Để tái lập hòa bình và sự hài hòa, “các sứ đồ và trưởng lão họp hội nghị để cứu xét việc ấy” (c.6). Hội nghị lắng nghe cả hai quan điểm đối lập nhau và tìm cầu sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Kết quả là họ nhận thức được rằng sự cứu rỗi của Thượng Đế đối với người ngoại quốc vốn do đức tin và ân phúc Thượng Đế, chớ không phải là một quy luật văn hóa và quy tắc thuộc thể. Sự biện biệt thuộc linh đó của hội nghị đã thành công trong việc tháo gỡ một chân lý tối quan trọng khỏi các dây mơ rễ má có tính cách văn hóa đã trói buộc nó. Thế là một vấn đề đã được giải quyết.
16:1-17:34 Các vòng lưu hành truyền giáo của Phao-lô vốn không phải là phần độc diễn của chỉ một người Trái lại, Phao-lô đã tập họp quanh mình cả một đội, ít nhất cũng gồm có Si-la, Ti-mộ-thư và Lưu-ca (Cong Cv 17:4, 14, 34; 16:16 chép là “chúng tôi”, rõ ràng là gồm luôn trước giả Lưu-ca trong nhóm người này). Thật ra, chức vụ và việc đem Phúc âm ra các nước ngoài của Phao-lô vốn được một nhóm nhỏ thực hiện, cùng cộng tác vứi nhau với tư cách một phái đoàn các đại sứ của Thượng Đế. Nhừ các ân tứ và tài năng của các môn đệ Chúa được điều phối, một sinh lực và những nguồn tài nguyên mới đã được bơm vào cho Hội thánh đang bành trướng.
14:1-28 Thêm vào công tác truyền giảng Phúc âm, đội của Phao-lô khuyến cáo các Hội thánh Cơ-đốc giáo bị tan lạc quyên trợ tài chính để giúp cho Hội thánh đang lâm nạn tại Giê-ru-sa-lem. Kinh Thánh đã không cho chúng ta biết vấn đề chính xác là gì; nhưng nhóm nhỏ của Phao-lô đã xem trách nhiệm cứu trợ là nghiên trọng.
Các yếu tố cơ bản của sứ mạng của nhóm nhỏ.
Sứ mạng là chưa xẻ tin mừng của tình yêu thương của Chúa Cứu Thế cho những người đang thiếu đói bằng cả lời nói lẫn việc làm. Các Cơ-đốc nhân, với tư cách là những cá nhân và là một đoàn thể, phải hướng ngoại, phải vượt ra ngoài các ranh giới là chính họ. Vì “Chúa càng dùng quyền năng ban cho anh em mọi nhu cầu để sống cuộc đời hạnh phúc, lại còn cho anh em được chia xẻ vinh quang, đức hạnh với Ngài” (IIPhi 2Pr 1:3), thì chúng ta cũng có trách nhiệm phải ứng dụng quyền năng và tình yêu thương của Ngài để biến cải các cá nhân và xã hội. Nhưng như thế nào, tại sao và cho ai?
Hươ1ng ngoại thuộc loại nào? Sứ mạng bao trùm ý niệm rộng rãi nhất của việc chưa xẻ tình yêu thương của Thượng Đế bằng cả lời nói lễn việc làm. Nó vượt hẳn việc chỗ đơn giản cung cấp thực phẩm cho kẻ đang đói mà thôi. Nó cũng vượt xa việc chỉ truyền giảng suông về nhu cầu phải ăn năn tội và tin Chúa của con người ta mà thôi. Công tác hướng ngoại bao hàm cả việc truyền giảng Phúc âm lẫn hoạt động xã hội, cả mối bận tâm đrến từng địa phương lẫn bận tâm đến toàn thế giới, các nỗ lực ngay bên trong nền văn hóa của chúng ta; lẫn các nỗ lực về giao thoa văn hóa, việc trợ gúp có tính cách thuộc linh lẫn sự trợ gúp vật chất nữa. Thành tố hướng ngoại của một nhóm nhỏ có thể có nghĩa là bất kỳ một cuộc quyên trợ nào cho một giáo sĩ mới đến xứ Ma-rốc để chăm sóc cho một người mẹ và đứa con không cha củ abà ta Lời ủy nhiệm của Kinh Thánh bao gồm cả việc “truyền bá Phúc âm” (IITi 2Tm 4:5) lẫn yêu thương “thật ...và chứng tỏ tình yêu đó bằng hành động” (IGi1Ga 3:18). Hãy nhìn vào công tác chu toàn sứ mạng của tổ của bạn và xết lại xem bạn có thấy nó hướng ngoại về cả hai phương diện như vừa nói hay không? Tại sao phải hướng ngoại? Mục đích của công tác chu toàn sứ mạng là giúp đỡ người ta về mọi phương diện thuộc thể, tình cảm, thuộc linh và / hoặc xã hội. Công tác bắt đầu ngay tại nơi có nhóm nhỏ, và mở rộng ra cho đến các cực địa. Đứng về phương diện loài người mà nói, thì lời thách thức này vượt quá trí tưởng tượng và các nguồn tài nguyên của chúng ta. nếu chúng ta chỉ chú trọng vào các giới hạn của mình, chắc chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy thất vọng. Chúng ta sẽ giống như người môn đệ của Chúa, sau khi đếm thấy chỉ có năm ổ bánh với hai con cá, đã nhận thấy đề nghị phải cho năm ngàn người ăn no nê là chuyện hoang tưởng. Thế nhưng, như điều Mười Hai Sứ Đồ đã phát giác được yếu tố tối quan trọng là hiện diện của Chúa Cứu Thế Vì lời hứa của Ngài vẫn còn đó “chắc chắn ta ở với các con luôn luôn..” Sở dĩ chúng ta tìm cách chu toàn sứ mạng (mission) là vì lìng thương xót của Thượng Đế, và vì cớ sự sai phái, ủy thác (commission) của Ngài. Sở dĩ chúng ta ra đi để chu toàn sứ mạng (hoặc có thể dịch là: đi vào các khu vực truyền giáo) là nhờ có sự hướng dẫn và hiện diện của Ngài.
Có ba lý do chủ yếu thúc giục chúng ta chia xẻ Chúa Cứu Thế cho mọi người. Một là Thượng Đế đã truyền lệnh cho chúng ta “Hãy đi dìu dắt tất cả các dân tộc làm môn đệ ta" (Mat Mt 28:19). Phao-lô xác nhận mệnh lệnh ấy khi ông viết “Chúng tôi đi đây cũng truyền giảng về Chúa Cứu Thế, khéo léo khuyên bảo và cố gắng huấn luyện mọi người để họ đạt đến mức toàn hảo trong Chúa Cứu Thế Giê-xu” (CoCl 1:28). Nếu chúng ta muốn làm môn đệ của Chúa Cứu Thế, thì phải tuân thủ lệnh truyền của Chúa Giê-xu.
Hai là, những người đang thiếu đói đaòi hỏi sự giúp đỡ do lòng thương xót của chúng ta. Chúa Giê-xu đã nêu gương chung quanh Ngài. Ngài đề cập họ như những người bị “hư vong”, “đau yếu bịnh tật”, “đói khát” và “nghèo khó” không phải để khinh rẻ họ nhưng là do mối quan tâm sâu xa muốn lo lắng chăm sóc họ. lắm khi Ngài ngụ ý bảo rằng họ thật sự đau ốm bệnh tật và nghèo khó Nhiều lần khác, Ngài dùng các từ ngữ ấy theo nghĩa bóng, nghĩa thuộc linh. Thiên hạ vào thời của Ngài cũng như ngày nay đều rất cần được biết Thượng Đế.
Ba là, việc chúng ta dấn thân hướng ngoại tăng cường đức tin của chúng ta và chính từng trải của chúng ta về tình yêu thương và quyền năng của Chúa Cứu Thế. Chắc các môn đệ Chúa đã phải vô cùng kinh ngạc tuy họ rất bối rối, khi lượm lại được mười hai giỏ bánh và cá còn thừa. Họ đã họ cbiết được việc Chúa củ ahọ vốnc ó đầy đủ mọi sự. Khi nào chúng ta lấy đức tin để tiến tới, khi chúng ta tận dụng đến mức tối đa các hoài bão và sức lực cá nhân, khhi chúng ta đã thắng vượt được nỗi sợ hãi và dám liều mạng, thì chúng ta sẽ có được những cơ hội hàng đầu để nhận thấy quyền năng và sự hiện diện của Thượng Đế chúng ta.
Hãy còn một lợi ích khác nữa khi các nhóm nhỏ viên dám dấn thân hướng ngoại: họ tự buộc chặt vào nhau nhanh chóng hơn và vựng chắc hơn. Các ân tứ của nhiều tổ viên khác nhau đều được nhận diện, sử dụng và điều phối. Việc phục vụ, truyền đạo, củng cố đức tin, công việc từ thiện và đóng góp tự do, có thể là hững ân tứ có giá trị đặc biệt Một khi các phẩm chất bổ sung cho nhau của cả tổ được hòa lẫn vào nhau, thì tổ cũng tập trung được một sức mạnh lớn. Chúng ta sẽ đánh mất đi một điều gì đó vô cùng quan trọng, nếu công tác chu toàn sứ mạng chỉ là một hoạt động cá nhân, riêng lẻ.
Hướng đến ai? Đây là một câu hỏi khó trả lời. Nó cũng giống như câu hỏi: “Ai là người lân cận tôi?” Câu trả lời mở ra cả một thế giới trach nhiệm - một con người, một bộ lạc, một dân tộc và cả một lục địa. Những người láng giềng của tôi có thể ở cách tôi năm mét hoặc năm ngàn cây số. họ có thể ở ngay torng Hội thánh của bạn hoặc trong một hội chúng khác. họ có thể là những người chưa bao giờ được nghe đến danh Chúa Cứu Thế.
Các nhóm nhỏ có thể đến với người ngoài trên nhiều cấp bậc đồng thời với nhau. Một tổ có thể tham gia một công tác tại địa phương, như với một gia đình tị nạn hay một lớo học Kinh Thánh nhằm mục đích truyền đạo, mà cũng có thể cầu nguyện và liên lạc thư từ với một gia đình giào sĩ bên hương cảng. các quyết định cần được đưa ra với sự đồng ý của cả nhóm nhỏ để mọi người đều tập trung chú ý vào đó.
Còn về câu hỏi: “Ai là những người đang thiếu thốn” thì lời đáp cũng bao trùm một phạm vi vô cùng rộng lớn. Có biết bao nhiêu là nhu cầu thuộc linh, thuộc thể, vật chất và xã hội Có lẽ bạn cần phải bắt đầu cầu nguyện cho các nhu cầu quan trọng nhất và thiết thân nhất. Một khi cả tổ đã có được đà rồi, thì nó có thể tự điều chỉnh lấy tấm nhìn của mình.
Khi nào thì hướng ngoại? Nguy trong các giai đoạn đầu tiên của việc phát triển nhóm nhỏ, đang khi các tổ viên làm quen với nhau và đang lo tổ chức, thì công tác chu toàn sứ mạng có thể phần lớn là ủng hộ cho những gì mà số người mới nhập tổ đang làm bên ngoài tổ. Có thể đó là việc cầu nguyện cho những bạn bè hay nhiều dân tộc khác nhau ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cuối cùng thì sẽ đến lúc cần phải có việc tiếp cận có tính cách tập thể nhiều hơn. Hãy thu thập và đánh giá các tư tưởng của các bạn ở cương vị một tổ, rồi sau đó, hãỵ đưa ra quyết định của các bạn về một dự án đặc thù.
Thỉnh thoảng nhiều tổ không phát triển được một công tác nhằm chu toàn sứ mạng của tổ do nhiều lý do. Có thể ngay từ đầu, người tổ trửng đã phân vân không chịu đề cập việc hướng ngoại. Đây là một điều bất ạnh; vì buổi họp mặt đầu tiên là tối quan trọng cho việc quy định, sắp xếp các hoài bão của mọi người. Nếu ngay từ đầu các tổ viên đã thấy ngay được rằng chu toàn sứ mạng là một phần của lẽ sống, của lý do để cho tổ của mình tồn tại, họ sẽ ít có khuynh hướng muốn lẫn tránh nó hơn, khi về sau, công tác hướng ngoại sẽ đòi hỏi càng nhiều hơn nơi họ. Hoặc có lẽ việc chu toàn sứ mạng sở dũ đứng vững là nhờ người tổ trưởng biết chờ cho đến khi nào tất cả mọi người trong tổ đều “nhất loạt hành động”. Xin đừng chờ đợi Sau ba hoặc bốn cuộc họp, hãy chuyểnc ả tổ hướng ngya vaò việc hướng ngoại. Điều đó sẽ kích thích sức tăng trưởng nơi các tổ viên.
Xây dựng kế hoạch nhằm chi toàn sứ mạng torng đời sống của một nhóm nhỏ.
Làm thế nào để bạn chuyển tổ của mình sang công tác hướng ngoại? Sau đây là các ý kiến, tuy không phải là công thức, nhưng có thể giúp bạn bước đi.
1. Cần nhắc nhở các tổ viên rằng cả bốn thành tố đều có liên quan chặt chẽ với nhau, và chúng cùng họp lại để củng cố thêm cho một nhóm nhỏ. Thí dụ nếu một tổ đang nghiên cứu Công vụ 4, mọi người đều có thể cầu nguyện để mình có thể mạnh dạn làm chứng đạo. Việc học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh cung cấp linh lương nhằm đẩy mạnh công tác truyền đạo. Thấy được cách hành động của Thượng Đế qua trung gian dân Ngài trong quá khứ, cũng nâng cao tinh thần thờ phượng của cả tổ. Khi các tổ viên cùng chia xẻ cho nhau những nỗi lo sợ của họ khi làm chứng đạo và bị chống đối, họ sẽ có được một ý thức cộng đồng. Là một tổ, bấy giờ họ có thể bắt đầu sứ mạng nói về Chúa Cứu Thế cho một số bạn bè đặc thù - một người láng giềng một bạn đồng nghiệp, một đồng bạn cùng chơi quần vợt hoặc một ai đó torng dân chơi lái xe điện tử của mình. Ít lâu sao đó, họ có thể có công tác hướng ngoại với nhiều tính cách tập thể hơn cho nhiều người qua việc pah6n phát truyền đạo đơn và sách báo, một lớp học tìm hiểu Kinh Thánh hoặc có thể là một dạ hội trong đó có người giải thích vắn tắt mối liên hệ của mình với Chúa Cứu Thế.
2. Thảo luận vấn đề thế nào Tin Lành Chúa Cứu Thế Giê-xu tất nhiên là Tin tốt lành, vui mừng cho con người hiện đại. Cần phân tích IPhi 1Pr 2:9 “Anh em được chọn để làm chứng cho mọi người biết Chúa đã đem anh em ra khỏi cảnh tối tăm tuyệt vọng, đưa vào trong ánh sáng phúc hạnh, kỳ diệu của Ngài” Chúa Cứu Thế đã làm những gì Tại sao những việc làm ấy lại được bảo là kỳ diệu? Loại bóng tối trước đây từng bao vây bạn là gì? Từng trải về ánh sáng hiện tại của Thượng Đế đối với bạn là gì Một cuộc thảo luận như thế giúp các tổ viên nắm vững được các đặc tính của tình yêu thương của Thượng Đế, giúp họ tự tiếp nhận lấy cho chính mình rồi truyền thông cho người khác.
3. Ngay từ đầu, đưa ra viễn cảnh về việc hướng ngoại là tự nhiên và cần thiết. Hãy đưa cả tổ dấn thân ngay từ đầu vào những hình thức hướng ngoại mà không có sự đe dọa, những dự án mà mọi người đều có thể cảm thấy vững lòng. Những ngaỳ công tác phân phát lương thực thực phẩm tại một trung tâm xã hội có thể là một nỗ lực bắt đầu rất tốt. Khi sự nhất trí và ý thức chu toàn sứ mạng tăng lên, nên giúp cả tổ lao vào những hình thức chu toàn sứ mạng rộng lớn hơn, như quyên tiền hoặc đặt một bàn bán sách đạo trên con đường thiên hạ đi mua sắm vào thứ Bảy.
4. Giúp cả tổ phát triển các kỹ xảo cần thiết để thâm nhập kiến hiệu bất kỳ một khu vực nào mà họ đã chọn. Trong nhiều trường hợp việc này sẽ có nghĩa là giúp cho mọi người biết cách trình bày thông suốt về Phúc âm. hãy cung cấp cho họ một bố cục căn bản. Thử vài cách diễn kịch. Khi các tổ viên được trang bị đầy đủ hơn, việc họ đi ra với người ngoài sẽ được thực hiện một cách tự nhiên trôi chảy hơn.
5. Thúc giục mọi người đồng tâm nhất trí và xem tổ là tổ của riêng mình. Như trứơc giả thư Hy-bá-lai khuyến giục: “Cũng hãy lưu ý khích lệ nhau trong việc yêu thương” (HeDt 10:24). Nhóm nhỏ trở thành bộ óc để suy nghĩ và để mọi người cùng báo cáo phúc trình mọi sự cho nhau. Mỗi tổ cần đạt đến sự nhất trí về một công tác đặc thù nào đó mà Thượng Đế muốn cho họ làm Tự xem tổ là tổ của riêng mình sẽ giúp mọi người cộng tác như một toàn đội, hoàn thành sứ mạng thật đến nơi đến chốn và tận tụy hơn. Các bạn cần tin chắc rằng Thượng Đế đã đưa các bạn vào chính sứ mạng này khi gặp thất bại, có người muốn thối lui hoặc bị chống đối.
6. Dành thì giờ cho việc đặt kế hoạch. Để giảm thiểu việc có thể gặp rắc rối ngoài ý muốn vào phút chót, cần bắt đầu đặt kế hoạch cho tiến trình xa đủ từ trước. Vài công tác chu toàn sứ mạng không chính thức cần phải được hoạch định thật đầy đủ cho một tuần. Các công tác hướng ngoại chủ yếu, như tổ chức việc truyền giảng cho cả thành phố, rõ ràng là phải cần đến cả năm thảo hoạch hoặc hơn nữa.
7. Cần ghi khắc vào tâm trí rằng một nhóm nhỏ không luôn luôn cần phải đắm mình vào công tác hướng ngoại. Nó có thể chọn làm hằng tuần một công việc gì đó, hoặc có thể quyết định thực hiện các công tác cứ nửa năm một lần. Đồng thời có thể dành quyền ưu tiên cho một thành tố khác.
8. Bao vây mọi công tác hướng ngoại bằng sự cầu nguyện. Trong khi chúng ta cầu xin Chúa can thiệp vào các đời sống và các công tác, là chúng ta học tập trông cậy vào sức lực của Ngài chớ không phải là của chúng ta. Nếu chính Thượng Đế truyền dạy chúng ta phải quản lý các ân tứ năng lực và các nguồn tài nguyên của mình, thì vấn đề khiến người ta ăn năn quy đạo không phải là công việc của chúng ta. Chính Đức Thánh Linh sẽ làm việc ấy. Vai trò của chúng ta là làm những cột mốc, những bảng chỉ đường để thiên hạ đến với Chúa Cứu Thế. Sự cầu nguyện nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải là những nhân vật hàng đầu đang vật động cho việc thiết lập Nước Trời.
Các trở ngại cho công tác hướng ngoại.
Rõ ràng là mỗi gợi ý trên đây đều có một hình thức bị đảo ngược lại, có thể ngăn chận một tổ tích cực thực hiện công tác chu toàn sứ mạng của mình. Xin xét đến những điều đó, để xem chúng ta có thể đối phó thế nào với các trở ngại ấy.
1. Tổ bị sai lầm khi cho rằng bất luận thành tố nào trong số bốn thành tố, kể cả công tác chu toàn sứ mạng, đều có tính cách tự chọn. Nếu một tổ chẳng bao giờ chịu dấn thân phục vụ tha nhân, nó sẽ trở thành tự phục vụ, lười biếng, tăng trửơng nội bộ. Hãy tái lập thăng bằng cho vấn đề bằng cách quay trở lại với kiểu mẫu của Kinh Thánh về bốn thành tố.
2. Các tổ viên cảm thấy thiên hạ chẳng cần gì đến Phúc âm. vì xã hội của chúng ta xem các giá trị và chân lý đều chỉ là tương đối mà thôi, cho nên thật khó cho các Cơ-đốc nhân cảm thấy phấn khởi, muốn truyền bá Phúc âm. Nhưng theo Kinh điển dạy, thì việc hướng ngoại không phải là một công tác mà chúng ta được quyền tự chọn hay không.
3. Các chương trình với quá nhiều tham vọng có thể làm mất tinh thần cho cả tổ. các nổ lực chu toàn sứ mạng phải làm phát triển các tổ viên, chớ không phải khiến họ co rút lại. Cần tìm các hoạt động thực tế, khả dĩ thực hiện được khi các bạn mới bắt đầu.
4. Công tác hướng ngoại có thể thất bại vì các thành viên không được trang bị đầy đủ cho vai trò của mình. Phải chuẩn bị trước cho họ. Nếu việc đào tạo huấn luyện là cần thiết phải cung cấp cho họ (xem chương về Các nguồn tài nguyên để chu toàn sứ mạng).
5. Nếu thậm chí chỉ còn một người chưa chịu thuyết phục, thì vẫn có thể gặp rắc rối: Sự bất hòa hay bất đồng ý kiến quyết liệt có nghĩa là các bạn vẫn chưa nhất trí. Hãy quay trở lại với tiểu ban thảo hoạch chương trình!
6. Các nỗ lực hấp tấp hay do hoảng loạn có thể sẽ rất tai hại. Hãy dành thì giờ đầy đủ để lập kế hoạch. Một kế hoạch tốt có thể mất nhiềj thì giờ hơn điều các bạn tưởng. Thỉnh thoảng có thể bạn cần thay thế thì giờ bồi dưỡng. Hoặc cả tổ có thể đồng ý về một buổi nhóm đặc biệt nào đó chỉ dành cho việc bàn thảo kế hoạch mà thôi.
7. Hăng say hướng ngoại có thể làm suy giảm sự nhạy cảm đối với một số nhu cầu cá biệt của các tổ viên. Đừng bỏ quên một ai cả chỉ vì một số đông đang bị cuốn hút vào công việc Có lẽ bạn cần dành thì giờ để hỏi chuyện một người cảm thấy là mình bị loại ra ngoài vòng bị phật ý, hoặc có những nhu cầu nào khác.
8. Những dự án được thực hiện không có sự cầu nguyện thường chỉ làm tiêu phú năng lực mà thôi. Như Chúa Giê-xu từng phán với các môn đệ gài: “Ngoài ta các con chẳng làm chi được” (Giăng 15:5;). Vậy cầu nguyện!
Hai trở ngại khác thường xuất hiện khi một tổ đặc biệt hướng vào công tác chứng đạo. Một là, một tổ viên có thể tỏ ra chống đối hoặc ngoan cố, không chịu tham gia nỗ lực chứng đạo mà cả số còn lại đều nhất trí. Hãy thảo luận vấnđ ề với riêng người ấy, giải thích RoRm 1:16 cho người ấy nghe. Có thể bạn cần vạch rõ cho người ấy thấu khải tượng của toàn tổ. Có lẽ nên hỏi lý do tại sao người ấy không chịu tham gia. Cuối cùng rất có thể người ấy cần đi tìm một tổ khác, mà phần nhấn mạnh vào sứ mạng phù hợp hơn với người ấy.
Một vấn đề thứ hai sẽ xảy ra khi bạn để cho những người không phải là Cơ-đốc nhân thường xuyên dự phần vào tổ của mình, và giờ đây, cá cbạn cần thực hiện công tác hướng ngoại bằng việc làm chứng đạo. Nếu họ chịu tham gia trong phạm vi họ cảm thấy có thể đựơc thì hay. Có lẽ họ có thể tham dự trong phạm vi hợp lý như sắp xếp ghế ngồi hay mang các thức tráng miệng. Nếu không, có lẽ họ sẽ chỉ âm thầm quan sát. Họ có thể học biết rất nhiều điều về tình yêu thương của Chúa Cứu Thế và tình yêu thương của các bạn đối với người ta khi dự án được tiến hành. Nhưng xin đừng để cho việc họ sợ bị xúc phạm làm tê liệt cả tổ của bạn, khiến nó chẳng hoạt động gì được.
Các bước trong việc thảo kế hoạch.
Một tổ có thể bắt đầu chu toàn sứ mạng như thế nào? Chúng tôi xin gợi ý một tiến trình mà tổ của bạn có thể noi theo.
1. Tác xác nhận rằng chu toàn sứ mạng là thành tố căn bản của sinh hoạt và là chủ đích mà cả tổ cần dấn thân thực hiện. Cùng cầu nguyện xin Thượng Đế hướng dẫn.
2. Dành thì giờ cho cả tổ cùng góp ý. Liệt kê tất cả các ý kiến có thể có nhằm hướng ngoại mà các tổ viên nghĩ ra là mình có thể cộng tác Ước lượng số thì giờ cần thiết dành cho trong công việc.
3. Bảo toàn teh các tổ viên dành ra vài phút để liệt kê những điều mà mình quan tâm và nhận diệm một hoặc hai ân tứ mà họ nghĩ là những tổ viên khác có. Mọi người phải ước lượng số thì giờ mà họ sẵn sàng đều tư vào. Luân phiên nhau đóng góp các sáng kiến của mình.
4. Lợi dụng những gì mọi người thấy được về các ân tứ và các mối bận tâm, thảo luận xem bây giờ thì các ý kiến nào có vẻ là thích hợp nhất. người tổ trưởng có thể giúp cả tổ thu hẹp việc lựa chọn vào ba hoặc bốn điều có thể làm mà thôi.
5. Thảo luận về lợi, hại, ưu, khuyến điểm của ba hoặc bốn ý kiến ấy, để nhất trí xem điều nào là thích hợp nhất. Một khi đã chọn xong, người tổ trưởng phải tái xác nhận rằng mọi người đều đồng ý.
6. Nếu không thể nhất trí được, phải ngưng lại để cầu nguyện. Mỗi người phải suy nghĩ và cầu nguyện riêng cho đến buổi họp mặt lần sau, nhưng đồng ý là sẽ quyết định dứt khoát vaò lúc ấy.
7. Xác định những gì cần làm khi phải làm việc gì, và ai là người đứng ra làm. Rồi cùng cầu nguyện và cùng cộng tác để thực hiện điều mà cả tổ đã quan tâm!
Công tác hướng ngoại của chúng ta là tâm điểm của đời sống và chức vụ của Chúa Giê-xu, cho nên nó cũng phải trở thành nền móng cho sinh hoạt của một nhóm nhỏ các Cơ-đốc nhân. Tuy nó sẽ đòi hỏi nhiều thì giờ, năng lực, tiền bạc và các ân tứ thuộc linh của tổ các kết quả của nó sẽ đem đến sự mãn nguyện lớn lao Công tác chu toàn sứ mạng rất có teh tạo ra nhiều ký ức đẹp đẽ nhất cho nhóm nhỏ của các bạn.


MỘT CHIẾN LƯỢC CHO CÁC NHÓM NHỎ TRONG HỘI THÁNH CỦA BẠN
Các cấp lãnh đạo Cơ-đốc giáo thường mơ ước nhân bội chức vụ của Hội thánh của họ lên hằng trăm lần. Các nhóm nhỏ đã cung cấp được câu trả lời cho rất nhiều Hội thánh. Chúng đã trở thành môi trường để khai mào cho việc vận dũng thờng xuyên các ân tứ thuộc linh, cả bên trong cộng đồng Cơ-đốc giáo lẫn bên ngoài, hứng vào một thế gian đang bị tội lỗi chế phục.
Hãy tưởng tượng một thành phố hàm chứa hơn mười ngàn nhóm nhỏ phục vụ như những ban chứng đạo truyền giảng Phúc âm dồn dập cho mọi ngõ ngách của thành phố: các khu xóm, các văn phòng, hãng xưởng, trường học, bệnh viện, cơ quan hà nước - nghĩa là khắp nơi! Một số Hội thánh đã biến được giấc mơ ấy thành sự thật. Một Hội thánh tại Hán thành, Nam Triều tiên, đã có hơn 100.000 thành viên, trong đó hầu hết đều nằm trong một nhóm nhỏ. Thật vậy, chính thông qua các nhóm nhỏ ấy mà Hội thánh đã tăng trưởng hết sức nhanh chóng, cả về số lượng người mới tin Chúa lẫn trong sự tăng trưởng thuộc linh của họ.
Hãy xét đến chiến lược để khiến Hội thánh tăng trưởng này: Nếu một Hội thánh có phần lớn các thành viên của mình gia nhập các nhóm nhỏ gồm mỗi tổ sáu người, và nếu mỗi tổ chỉ thêm được một người mỗi năm mà thôi, thì độ lớn của Hội thánh sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng năm năm. Chắc chắn đây là một mục tiêu thực tế cho mỗi một nhóm nhỏ, là chỉ tìm thêm được một người mỗi năm để them vào số người trong Hội thánh.
Tổ chức Hội thánh hoạt động như một Thân thể.
Hãy tưởng tượng tiềm năng của sự chăm sóc mục vụ nếu toàn thể các thành viên của một chi hội đều nằm trong các nhóm nhỏ biết lo lắng chăm sóc lẫn cho nhau. Nhiều nhà tâm lý học đã khám phá ra rằng nhiều khách hàng của họ trong cách chẩn trị theo nhóm nhỏ đã được cải thiện nhanh chóng hơn là khi họ được chữa trị riêng. Tiềm năng để nuôi dưỡng và chữa trị cho một cơ thể sống trong các nhóm nhỏ là vô cùng lớn lao. Qua một màng lưới các nhóm nhỏ hoàn bị cấu thành toàn thể Hội thánh, một cú điện thoại có thể đến ngay với các nhóm nhỏ trưởng khi có việc cấp bách xảy ra. Các tổ tiên có thể hỗ trợ nay cho vị mục sư khi có một thân nhân trong gia đình qua đời, khi có khủng hoảng về kinh tế, và vân vân. Họ có thể thăm viếng các tổ viên tại bệnh viên, mang thức ăn đến cho người đau ốm, cho mượn ô-tô, giúp chăm sóc trẻ con và cùng cầu nguyện trong những trường hợp đặc thù.
Lần đầu tiên tôi phân biệt được một Hội thánh như m5t bộ phận (body: thân thể) các tín hữu lúc tôi học Trung học. Gia đình tôi gia nhập một Hội thánh vừa mới thành lập. Từ nhiều năm qua, chúng tôi nhóm nhau lại trong một trường tiểu học địa phương, rất khó khớp được với hình ảnh mà tôi hình dung ra về một Hội thánh! Chính là số các tín hữu và những gì chúng tôi làm trong phòng tập thể dục của nhà trừng đã biến ngôi nhà ấy thành một nơi để thờ phượng. Các tín hữu chính là Hội thánh
Các cấu trúc của Hội thánh, dù là thuộc thể hay thuộc tổ chức, đều phải được hoạch định sao cho phù hợp với chủ đích cua Hội thánh. Điều này cũng được nghiệm đúng cho các tiểu ban của Hội thánh và cho các nhóm nhỏ cũng như cho các công trình xây cất. Nếu chúng ta biến các nhóm nhỏ thành phần nền mp1ng cho Hội thánh, thì chúng ta cần cẩn thận nghĩ đến phần thiết kế toàn diện của toàn thể cái thân thể (body)) ấy. Các nhóm nhỏ và những nhóm đông người hơn cần phải bổ túc và hỗ trợ lẫn cho nhau.
Đừng hấp tấp!
Một vài tổ chức đã hấp tấp lao vào một chương trình nhóm nhỏ phùhợp với chiều hướng mà không xét đến vấn đề các nhóm nhỏ phải thích ứng dụng được với những chương trình vốn rất phổ biến, như các lớp học trường Chúa nhật hay những buổi nhóm cầu nguyện giữa tuần. Hoặc các tổ có thể được bắt đầu mà không được hoạch định xem phải đào tạo và bồi dưỡng các nhóm nhỏ trửơng như thế nào trên một cơ sở liên tục.
Những tổ như thế đang lao đầu vào rắc rối vậy.
Vậy chúng ta phải hoạch định một cơ cấu như thế nào cho hữu hiệu và tồn tại dài hạn? Trước hết, phải biết rằng bạn chỉ có thể chọn cơ cấu cho mình sau khi đã được Hội thánh đồng ý về chủ đích và chiến lược của nó (xem hình 10).
Hình 10: Chủ đích, chiến lược và cơ cấu (xem trong sách)
Bắt đầu sau khi đã hiểu rõ chủ đích của Hội thánh của bạn. Chủ đích quyết định cho chiến lược, còn chiến lược thì quyết định các cơ cấu. Chúng ta quá thường bị lạc trong chiếc vòng lẩn quẩn này. Rất có thể là chúng ta đã được thừa hưởng một số cấu trúc như một di sản, cho nên chúng ta cố hoạch định một chương trình phù hợp với chúng mà không đặt vấn đề tại sao chúng ta cần phải làm như thế. Có lẽ đã đến lúc phải lật ngược vấn đề. Thật ra chủ đích của chúng ta là gì? Chúng ta muốn thực hiện gì?
Theo điều tôi còn nhớ được, thì trường Chúa nhật của Hội thánh chúng tôi bắt đầu lúc 9giờ 30, và buổi nhóm thờ phượng bắt đầu vào 11 giờ sáng. Nhưng chúng tôi gặp phải một vấn đề. Số người đi học trường Chúa nhật chỉ bằng phân nửa số người đi nhóm lại để thờ phượng. Vì Hội thánh chúng tôi thiết tha mong muốn đào tạo người theo như trong Kinh điển, muốn gây dựng và trangbị đầy đủ để họ có thể phục vụ, chúng tôi nhận thấy trường Chúa nhật có một vai trò quan trọng. Do đó, chúng tôi xét lại phần chiến lược của mình. Chúng tôi tự hỏi: Làm thế nào để có được nhiều người đến với các lớp học Trường Chúa nhật hơn? Làm thế nào để cúng tôi tận dụng được đến mức tối đa phần cơ cấu chúng tôi đã có sẵn?”
Một người gợi ý một phương pháp mới là chúng tôi sẽ nhóm lại thờ phượng từ 9giờ 30 đến 10giờ 30, tiếp thoe đó là hai mươi phút uống cà phê và thu xếp, để bắt đầu trường Chúa nhật lúc 11giờ. Phần đông tín hữu của chúng tôi đã cố gắng đến sớm hơn một tiếng rưỡi đồng hồ vì họ vốn trung tín nhóm lại để thờ phượng Chúa. Một khi đã đến rồi rất có nhiều hi vọng là họ sẽ ở lại. à kết quả đã rất tốt đẹp! Số người học trường Chúa nhật tức khắc gần bằng với số ngườiđi nhóm thờ phượng.
Bằng một chiến lược đúng, chúng tôi có thể đảo lộn các cơ cấu hầu đạt được chủ đích của mình dễ dàng hơn. Cơ cấu phải phục vụ cho chiến lược cũng y như “Lễ cuối tuần (ngày sa-bát) được lập ra để giúp loài người, chớ không phải loài người được tạo nên để phục vụ ngày lễ đó” (Mac Mc 2:27)
Làm sáng tỏ chủ đích.
Chủ đích của Hội thánh của bạn đã được làm sáng tỏ đến mức độ nào? Điều quan trọng là can phải có một bản tuyên ngôn về chủ đích ấy. Các thành viên phải có thể đọc thuộc lòng nó mà hầu như chẳng cần chi phải suy nghĩ.
Bản tuyên ngôn về chủ đích cho biết lý do tồn tại của Hội thánh. Thí dụ, một Hội thánh có thể quyết định rằng chủ đích của mình là trở thành thân thể của Chúa Cứu Thế, sẽ trang bị cho các thành viên của mình để phục vụ cả bên trong lẫn bên ngoài cộng đồng. Hoặc chủ đích của nó có thể là mọi thành viên đều phải phát triển ba mối liên hệ then chốt: đối với Thượng Đế là thờ phượng, đối với các Cơ-đốc nhân bạn là giúp đỡ họ trong sự trưởng thành thuộc linh, và đối với thế gian là đem sự cứu chuộc đến cho họ. Nên cố gắng viết một bản tuyên ngôn chỉ bằng một câu, vạch rõ chủ đích của Hội thánh của bạn: “Chủ đích của chúng tôi là...”
Khai triển một chiến lược.
Một khi các bạn đã có một bản tuyên ngôn vạch rõ chủ đích của mình rồi, hãy chịu khó nhìn lại các chiến lược chủ yếu mà các bạn đang sử dụng. Chúng có đưa các bạn đến mục tiêu của mình không? Nếu có một phần trong chủ đích của các bạn là giúp các thành viên tăng trưởng để trở nên giống như Chúa Cứu Thế thì Hội thánh của các bạn đang làm gì để thể hiện việc đó? Ủy ban Cơ-đốc giáo dục đã có một chiến lược gì - hay chỉ có một loạt các chương trình của rích mà họ nghĩ là cứ giữ cho mọi sự tiến hành?
Nếu chủ đích của Hội thánh chúng ta là giúp mọi người tăng trưởng trong sinh hoạt cầu nguyện củ ahọ và khích lệ việc cầu nguyện theo tổ, thì rất có thể rằng thay buổi họp cầu nguyện giữa tuần tại nhà thờ bằng một số các nhóm nhỏ họp nhau tại các tư gia sẽ thật sự tăng thêm số người cầu nguyện và phẩm chất của sinh hoạt cầu nguyện củ ahọ. Nhiều Hội thánh đã áp dụng chiến thuật này Khi có người mới gia nhập Hội thánh, họ được khuyến khích hãy tham gia một nhóm nhỏ, là nơi họ có thể kết thân với một số người, tăng trưởng với tư cách các môn đệ của Chúa, và được huấn luyện cho công tác hướng ngoại.
Tuy nhiên, muốn cho hệ thống này hoạt động trôi chảy, cần phải hoàn thiện một số chiến thuật khác hậu thuẫn cho nó nữa. Thí dụ phải cómột kế hoạch mới để bồi dưỡng cho số người mới gia nhập các nhóm nhỏ. Sau đây là cách mà một Hội thánh đã thực hiện công tác đó:
1 Khi có người đến nhóm lại trong giờ thờ phượng tại nhà thờ, người ấy ký tên vào một tấm thẻ dành cho khách đến viếng Hội thánh đặt ngay trên ghế ngồi.
2. Các tấm thẻ ấy sẽ được giao cho thư ký Hội thánh để ông này gởi đến cho vị khách một bức thư chào mừng, kèm theo một mẫu giấu in sẵn và những thông tin khác về các nhóm nhỏ.
3. Các tấm thẻ được chuyển đến cho nhóm nhỏ ban thăm viếng.
4. Người của tiểu ban thăm viếng sẽ đi thăm người mới đến trong vòng hai tuần lễ. Họ bắt liên lạc, kể chuyện thêm về Hội thánh, trả lời các câu hỏi và mời họ gia nhập một nhóm nhỏ (bảo cho họ biết ở đâu, khi nào và vân vân).
5. Sau buổi thăm viếng, người của ban thăm viếng điện thoại cho một nhóm nhỏ trưởng để kể chuyện về người mới đến và khích lệ người tổ trưởng bắt liên lạc với người ấy.
6. Một bức thư theo dõi chăm sóc sẽ được gởi cho người mới đến một tuần lễ sau.
Hãy nhìn lại bản tuyên ngôn về chủ đích mà các bạn vừa viết ở phần trên. Bây giờ, hãy cố gắng thảo ra một câu để làm tuyên ngôn cho chiến lược của Hội thánh của bạn: “Chiến lược hàng đầu của chúng tôi để thực hiện chủ đích của chúng tôi là...”
Sắp xếp cơ cấu cho đâu vào đấy.
Một khi đã có một chiến lược rõ ràng rồi, các bạn đã sẵn sàng để thiết lập cơ cấu. Howard Snyder viết: “Nhóm nhỏ có thể trở thành cơ cấu căn bản trong chi hội địa phương nếu (Hội thánh địa phương) có khải tượng về nó và có thiện chí muốn cách tân. Tuy nhiên, sự thay đổi sẽ không thể đến được nếu không có việc duyệt xét lại các chương trình và cơ cấu theo truyền thống. Rất có thể là buổi họp cầu nguyện giữa tuần phải bỏ đi để nhường chỗ cho một số các buổi họp nhóm nhỏ giữa tuần, để các nhóm nhỏ khỏi phải dùng một tối quý báu khác nữa trong tuần, hoặc để chỉ trở thành một điều gì đó đã quá quen thuộc để trở thành chai cứng rồi? (2)
Các nhóm nhỏ phải nằm trong một màng lưới buộc chặt toàn thể cơ cấu của Hội tah1nh lại với nhau. Hội thánh Elmbrook gần Milwaukee, Wisconsin, trù hoạch một chương trình nhóm nhỏ để phục vụ cho ba ngàn thành viên của mình. Họ có ba loại nhóm nhỏ: 1. Các tổ đồng trang lứa (trẻ con, thanh thiếu niên, tuổi sinh viên), 2. các tổ có cùng một mối bận tâm (độc thân, phụ nữ, đàn ông, truyền giáo, hợp xướng, và 3. các tổ theo địa dư (cá ckhu xóm). Tất cả các tổ đều hoạt động dưới quyền một vị mục sư phụ trách nhóm nhỏ (xem hình 11).
Hình 11: Thí dụ về một cơ cấu nhóm nhỏ (xem trong sách)
Các tổ theo khu xóm, được tổ chức tùy theo vị trí địa dư đặc thù có từ mười đến mười hai người cho mỗi tổ. Những người mới đến được bồi dưỡng trong các tổ qua một chương trình thăm viếng. Có mỗi sáu tổ trong một khu vực địa dư cá biệt của một thành phố, thì có một điều phối viên địa phương. Các điều phối viên địa phương này được đặt dưới quyền của vị mục sư điều phối phụ trách (xem hình 12), là người tiếp xúc với vị mục sư của nhóm nhỏ. Và sự việc cũng y như thế đối với cả ba loại tổ.
Hình 12: Các tổ trong khu xóm với các cấp lãnh đạo (xem trong sách)
Muốn giữ cho cơ cấu này hoạt động hữu hiệu, cần phải có việc huấn luyện, có động cơ thúc đẩy và thông tin thường xuyên. Hội thánh Elmbrook xuất bản một bức thư thông tin hằng tháng để gởi cho các nhóm nhỏ trưởng của mình, hầu tiếp tay huấn luyện và gợi ý cho họ trong công tác nhóm nhỏ trưởng, cònc ác điều phối viên địa phương thì cùng họp với họ mỗi ba tháng một lần. Hội thánh cũng mở một lớp học mỗi ba tháng cho các tổ trưởng cho các khu xóm mới, và hằng năm một ủy ban mục vụ huấn luyện cho các điều phối địa phương mới qua một khóa học kéo dài mười hai tuần lễ; Và cớ mỗi năm một lần, có một khóa tu nghiệp cho cả các cấp lãnh đạo cũ và mới, duyệt xét lại chiến lược căn bản của chương trình cho các nhóm nhỏ và giới thiệu các sáng kiến mới.
Kiểu mẫu của Hội thánh Elmbrook đã chứng minh nhiều loại chương trình và cả cơ cấu có thể cùng cộng tác với nhau như thế nào để nâng đỡ cho chiến lược của nhóm nhỏ.
Bắt đầu từ con số không làm nền móng.
Một chương trình phức tạp như của Hội thánh Elmbrook vốn không phải từ dưới đất mọc lên trong đầu hôm sớm mai. Alain Anderson, mục sư của một Hội thánh thuộc hạng trung bình, muốn khai triển một chiến lược nhằm đạt bốn mục tiêu quan trọng cho Hội thánh của ông: 1. mở rộng công tác Cơ-đốc giáo dục cho người thành viên, 2. xây dựng tinh thần cộng đồng chặt chẽ hơn giữa các thành viên, 3. chăm sóc và bồi dưỡng nhiều hơn cho các thành viên, và 4. phát triển một phượng pháp nhằm gia tăng việc phục vụ người khác, cả bên trong lẫn bên ngoài chi hội. ông sẵn sàng bắt đầu từ việc thật nhỏ, tiến hành từ từ, và xây dựng thật vững chắc sau một số nhiều năm. Ông vốn biết rằng phải có thời gian mới phát triển được điều có phẩm chất.
Alain đã bắt đầu dự án ấy với một lãnh tụ là tín đồ thường có ảnh hưởng lớn, là Ray. Năm đầu tiên, cứ mỗi hai tuần lễ, ông và Ray họp mặt với nhau một lần để nghiên cứu và suy nghĩ về loại nhóm nhỏ cho chức vụ sau này của Hội thánh họ. Đến cuối tháng thứ hai, có thêm hai vị lãnh đạo là tín đồ thường khác cũng đến họp với họ, đò là Ann Marie và Joanne. Bốn người ấy cùng tham dự một cyộc hội thảo đặc biệt về chức vụ của một nhóm nhỏ do các Hội thánh Sống (Churches Alive) bảo trợ (3). Tại đây, họ được học một số nguyên tắc, thấy kiểu mẫu của cơ cấu một nhóm nhỏ và nhận được một số tài liệu, thành văn để sử dụng khi soạn thảo chiến lược của mình.
Trong sáu tháng bốn người ấy đã họp nhau lại để nghiên cứu các tài liệu chi tiết hơn và soạn thảo một kế hoạch cho năm năm tiếp sau đó, vì họ muốn cho chương trình nhóm nhỏ của họ trở thành một phần chính thức của chức vu toàn diện của Hội thánh, phù hợp với công tác Cơ-đốc giáo dục chung trong Hội thánh, họ soạn thảo và trình lên một đề nghị thành lập các nhóm nhỏ cho người thành viên, yêu cầu tiểu ban Cơ-đốc giáo dục phê chuẩn Cả Ban trị Sự của Hội thánh cũng tán thành đề nghị ấy.
Tiếp theo, bốn người ấy cố tìm trong cả Hội thánh (gồm 1.500 tín hữu) và nhận diện khoảng sáu mươi lăm thành viên có tiềm năng trở thành các nhóm nhỏ trư3ơng giỏi và sẵn sàng phục vụ cho chức vụ này. Tất cả sáu mươi lăm người ấy đều được giấy mời đến dự một kỳ nghỉ cuối tuần (đêm thứ sáu và ngày thứ bảy) để được cung cấp thông tin. Tiếp sau các thư mời, là những lần gọi điện thoại hoặc thăm viếng cá nhân.
Có ba mươi trong số sáu mươi lăm người đến họp với Ủy ban Thông tin về nhóm nhỏ và được học tập về khải tượng toàn diện về các nhóm nhỏ trong Hội thánh, kế hoạch năm năm để xây dựng nó, họ có thể tham gia tiến trình ấy như thế nào, và bốn chủ đích mà từng nhóm nhỏ đề nghị - nghiên cứu Kinh Thánh, chia xẻ (sharing), cầu nguyện và hướng ngoại. Đến cuối cuộc họp, họ được thách thức để vừa cầu nguyện vừa suy nghĩ xem họ có thể tham gia kế hoạch ấy hay không. Họ phải trả lời trong vòng hai tuần lễ. Khoảng hai mươi trong số ba mươi người ấy đã đồng ý tham gia.
Hai tổ huấn luyện đã được khai giảng, mỗi tổ có mười người có tiềm năng sẽ trở thành nhóm nhỏ trưởng với hai thành viên của lực lượng công tác nguyên thủy. Các tổ này họp mặt hằng tuần suốt hai năm tiếp theo đó. Các buổi họp của họ kéo dài hai giờ, hoặc lâu hơn. Các buổi họp hằng tuần đó đã giúp họ phát triển được một tinh thần cộng đồng mạnh mẽ, xây dựng được một tiềm tin sâu sắc và khép mình vào một khuôn mẫu hội họp đều đặn.
Mỗi tuần, học viên điền vào một mẫu giấy nhằm đánh giá sự tiến bộ của tổ và của các tổ viên (xem chương về Các nguồn tài nguyên về lãnh đạo). Các học viên họp nhau lại một thời gian ngắn mỗi sáng Chúa nhật để xét duyệt các mẫu giấy đánh giá, thảo luận với nhau, cầu nguyện và sắp xếp các hoạt động trong tương lai.
Sau khoảng một năm rưỡi, nhiều cá nhân vượt trội trong mỗi nhóm được chọn ra để luân phiên nhau làm tổ trưởng các tổ mới, một tiến trình sẽ thu hút thêm hai mươi người mới, có tiềnm năng trở thành các nhóm nhỏ trưởng. Lực lượng công tác chủ lực đích thân phỏng vấn từng người có tiềm năng trở thành nhóm nhỏ trưởng mới gia nhập để giúp họ quán triệt chủ đích của các nhóm nhỏ, phần cống hiến cần thiết, những công tác sẽ được giao phó, và vân vân. Đồng thời Lực lượng cchủ công mở các lớp học khám há bổ túc. Các lớp này học trong giờ trường Chúa nhật tại Hội thánh trong bảy tuần lễ. Họ dạy thêm cho số các Cơ-đốc nhân mới và cũng chẳng phải là mới mẻ gì về một số điểm căn bản trong sinh hoạt Cơ-đốc nhân : niềm tin quyết vào sự cứu rỗi, cầu nguyện, thắng hơn sự cám dỗ, tha tội, hướng dẫn nếp sống hằng ngày và phương pháp chứng đạo. Đến khoảng năm thứ ba của chương trình, thêm hai nhóm nhỏ nữa có thể hoạt động về Lực lượng chủ công nguyên thủy lo thực hiện công tác huấn luyuện trên một trình độ cao hơn. Hình 13 cho một cái nhìn bao quát về kế hoạch năm năm của Hội thánh.
Các nguyên tắc để theo đó mà tăng trưởng.
Tiến trình mà Hôị thánh này noi theo minh họa cho nhiều nguyên tắc quan trọng để phát triễn bất luận một chương trình cho nhóm nhỏ nào.
Điều nghiên và thiết kế thật cẩn thận. Cả đội phải dành phần phần lớn thời gian của năm đầu tiên chỉ để thu thập thông tin, duyệt xét các chương trình củ anhiều Hội thánh khác và soạn thảo kế hoạch cho riêng mình. Kế hoạch ấy là sự phát triển trong vòng năm năm.
Kiên nhẫn xây dựng về phẩm chất. Hội thánh không nên hấp tấp vào chương trình nhóm nhỏ chỉ để theo kịp trào lưu. Phải chống lại sự cám dỗ chỉ định tức khắc hàng mấy chục nhóm nhỏ trưởng không hề được huấn luyện rồi giao cho họ tất cả những người thuộc về một tổ. Trái lại, phải bắt đầu từ cái nhỏ, tuến lên từ từ và xây dựng thật vững chắc.
Năm Hoạt động (mục tiêu)
1 Điều nghiên và thiết kế
2 Nhận diện các tổ trưởng có tiềm năng; tổ chức buổi họp thông tin; lập hai tổ huấn luyện.
3 Mở thêm hai tổ khác; huấn luyện thêm cho lực lượng chủ công.
4 Giải tán các tổ huấn luyện thêm và mở thêm năm tổ dài hạn
5 Thêm nhiều tổ khhi mọi người đều sẵn sàng.
Hình 13: Một kế hoạch ngũ niên cho các nhóm nhỏ
Huấn luyện thật kỹ các tổ trưởng. Huấn luyện là chủ điểm phải chú trọng vào trong toàn thể chương trình. tất cả các tổ trưởng phải từng ở trong những nhóm nhỏ tốt trên một năm trước khi cho họ tách ra để lãnh đạo các tổ của riêng họ. Họ cần thấy rõ cách lãnh đạo mẫu mực trước khi tự mình đứng ra lãnh đạo.
Thiết lập một hệ thống xét duyệt. Các nhóm nhỏ trưởng phải đánh giá các buổi họp của họ và họp nhau lại đều đặn để làm công tác kiểm tra phẩm chất họ phải duyệt xét lại các phương pháp và các mục tiêu để vượt mọi khó khăn mà tăng trưởng.
Điều phối với các chương trình khác của Hội thánh. Các nhóm nhỏ là một phần chính thức của chương trình Cơ-đốc giáo dục cho người thành niên, Chúng có liên hệ với chương trình buổi sáng Chúa nhật với các lớp học thỉnh thoảng được mở nhằm huấn luyện cho các cấp lãnh đạo, hoặc chuẩn bị cho các tín hữu sắp tham gia công tác lãnh đạo.
Một nhóm nhỏ không phải là một tế báo cô lập trong thân thể Chúa Cứu Thế. Nó phải được màn lưới các mối liên hệ với cá nhóm người khác trong Hội thánh hậu thuẫn, nâng đỡ. tất cả các nhóm các tổ, dầu nhỏ, dầu lớn, đều biểu hiện sự hợp nhất hữu cơ của Hội thánh. tất cả đều cùng họp lại để tạo phương tiện cho chúng ta “ngày càng tăng trưởng đến mức giống Chúa Cứu Thế về mọi phương diện (Chúa Cứu Thế là Đầu; Hội thánh là Thân thể)” (Eph Ep 4:15).


CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VỀ LÃNH ĐẠO
(Tài liệu cho các nhóm nhỏ trưởng)
Những tài liệu trong chương này được sắp xếp theo một thứ tự mà người tổ trưởng có lẽ sẽ cần đến. Chúng chuyển từ phần mô tả công việc (các tổ trưởng là ai và trách nhiệm của họ là gì) đến các công cụ sẽ giúp các tổ trửng lãnh đạo tốt. Thêm vào đó là một số biểu mẫu để các tổ viên và tổ trưởng điền vào thuộc nhiều giai đoạn khác nhau, nhất là nhằm giúp đánh giá những gì xảy ra khi các bạn cùng họp lại với nhau.
Có lẽ phần giúp ích được nhiều nhất là những đoạn về cách hướng dẫn một buổi họp tổ, cách hướng dẫn một buổi học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh, và cách lập một bản giao ước trong tổ. Đoạn cuối cùng trong chương này sẽ giúp bạn và Hội thánh của bạn huấn luyện các tổ trưởng khác và thảo hoạch một chương trình về nhóm nhỏ cho toàn thể Hội thánh.
Mô tả công việc: nhóm nhỏ trưởng
* Công việc đầu tiên của một nhóm nhỏ trưởng là phải làm một môn đệ kiểu mẫu của Chúa Cứu Thế. Các phẩm cách sau đây rất quan trọng.
- Có sinh hoạt tĩnh tâm và cầu nguyện đều đặn
- Có các mối liên hệ tốt trong gia đình
- Có sức khỏe thuộc thể và tình cảm tốt
- Tích cực tham gia các công tác của Hội thánh - Có cống hiến cho công tác chu toàn sứ mạng (hướng ngoại) của Hội thánh
- Đóng góp tài chánh đều đặn cho Hội thánh
* Người nhóm nhỏ trưởng lập các kế hoạch và hướng dẫn các nhóm nhỏ, sao cho mỗi buổi họp mặt đều gồm đủ bốn thành tố:
- Bồi dưỡng: được Thượng Đế nuôi nấng để tăng trưởng, trở nên giống như Chúa Cứu Thế nhờ họ chỏi nghiên cứu Kinh Thánh, đọc sách báo, nghe băng ghi âm, chia xẻ ơn phước Chúa với nhau.
- Thờ phượng Ca ngợi tán tụng và tôn vinh Thượng Đế bằng cách chú trọng vào bản tính, các hành động và lời phán dạy của Ngài; cầu nguyện ca hát, ca ngợi tán tụng, đọc (sách báo Cơ-đốc giáo, Kinh Thánh) cho người khác nghe, những cách bộc lộ có tính cách sáng tạo.
- Tinh thần cộng đồng: thông công nhau tập trung vào việc chia xẻ các từng trải Cơ-đốc nhân, chia xẻ nhau các nhu cầu (thuộc linh và thuộc thể), vui chơi phát triển các ân tứ thuộc linh, khích lệ nhau thiết lập những đôi bạn để cùng cầu nguyện, cầu thay
- Chu toàn sứ mạng: đem tình yêu thương của Chúa Cứu Thế đến cho những người bên ngoài Hội thánh đang thiếu thốn; giúp nhóm nhỏ tập trung chú ý vào nhu cầu của một công trình truyền giáo (chu toàn sứ mạng) ngay từ đầu bằng cách huấn luyện phương pháp cá nhân truyền đạo (chứng đạo) cho các tổ viên, giúp nhóm nhỏ xác định sứ mạng mà mình phải chu toàn và thảo hoạch một chiến lược để thực hiện việc ấy.
* Người nhóm nhỏ trưởng giúp các tổ viên lập giao ước gắn bó, tận tụy với nhau (các trang 142-143)
* Người nhóm nhỏ trưởng là người chăn các nhóm nhỏ viên.
- Gặp riêng các tổ viên để khích lệ sự tăng trưởng thuộc linh của họ, khuyên họ tham gia lớp huấn luyện về lãnh đạo và nhiều công tác khác trongHội thánh.
- Dạy một hoặc hai tổ viên để họ cùng làm công tác tổ trưởng và nhận trách nhiệm với mình
- Khích lệ tất cả các tổ viên đi nhóm nhà thờ đều đặn
- Thường xuyên cầu nguyện cho các tổ viên
* Một nhóm nhỏ trưởng nộp các bản tường trình cần thiết và thông báo cho điều phối viên hay vị mục sư phụ trách các nhóm nhỏ về các nhu cầu cụ thể của các nhóm nhỏ viên. Người ấy phải sẵn sàng chịu huấn luyện thêm.
- Gặp điều phối viên nhóm nhỏ hoặc ông mục sư, nếu cần
- Tham dự các buổi huấn luyện đều đặn
- Học hỏi, nghiên cứu các tài liệu được dặn bảo
Khải triển và truyền đạt khải tượng.
Khải tượng là tầm nhìn, là khả năng nhìn thấy các nhu cầu và có thể làm gì để đáp ứng các nhu cầu ấy.
* Bạn có khải tượng gì về các nhóm nhỏ trong Hội thánh của mình?
* Bạn có khải tượng gì về nhóm nhỏ của mình?
- Nghiên cứu Kinh điển để xem Thượng Đế đã hành động và sử dụng người của Ngaì như thế nào để thực hiện các chủ đích của Ngài Càng quen biết với các nhu chủ đích của Thượng Đế bao nhiêu, khải tượng của Ngài càng dễ phát triển hơn trong chúng ta bấy nhiên. Chúng ta phải trông cậy vào Ngài để nuôi dưỡng phần khải tượng ấy trong ta và biến nó thành sự thật.
- Ước lượng các nhu cầu mà Hội thánh và cộng đồng của bạn đang có. Một nhóm nhỏ có thể tiếp tay đáp ứng các nhu cầu ấy như thế nào?
- Phải có óc sáng tạo Đừng để cho quá khứ hạn chế mình. Một tổ có thể làm việc gì mới?
- Cầu xin Thượng Đế cho bạn sự khôn ngoan của Ngài
- Hỏi ý kiến nhiều người khác. Tìm những người có khải tượng. Nếu khải tượng của bạn đang phát triển; hãy chia xẻ nó với những người khác. Xin họ chỉ bảo và cầu nguyện.
* Làm thế nào để bạn cuyển khải tượng ấy cho những người khác?
- Viết các ý kiến của bạn ra giấy, để có thể truyền đạt cho nhiều người khác thật rõ ràng.
- Trò chuyện với nhiều người. Đừng trút hết một lần, nhưng nên chia xẻ mỗi lần một ít để họ có thể lãnh hội và tiêu hóa những gì bạn noí.
- Bắt đầu tiến bước hướng về khải tượng của bạn. Những người khác muốn theo một người đang đi về một nơi nào đó, chớ không phải chỉ mơ mộng mà thôi.
- Theo dõi những người dường như thật sự quan tâm. Dành thì giờ cho họ.
- Cầu nguyện xin cho các tổ viên của bạn sẽ tăng trưởng về phương diện khải tượng và dấn thân thực hiện mới.
Thẻ ghi các dữ kiện cá nhân.
Sau khi tìm hiểu kỹ về từng tổ viên của mình rồi, bạn có thể có đầy đủ thông tin để biết rõ về những mối giao du của người ấy, đề nghị những gì khiến đựơc họ quan tâm chú, ý, có thể liên lạc với người ấy trong trường hợp cấp bách khi chẳng còn ai khác ở nhà, các ý kiến về sinh hoạt dã ngoại hay những hoạt động giải trí mà tổ của bạn có thể tham gia, các lãnh vực trongđó các tổ viên của bạn có thể đóng góp tài năng của họ cho Hội thánh. Yêu cầu mỗi tổ viên điền vào một tấm thẻ với phần thông tin sau đây:
Tên học:
Địa chỉ:
Số điện thoại (nhà riêng)
Sở làm:
Khi vắng nhà:
Ngày sinh:
Thú tiêu khiển:
Những lãnh vực khác mà đương sự quan tâm chú ý:
Những hoạt động về thể chất bạn thích:
Bảng kế hoạch hội họp của nhóm nhỏ.
Điền vào trước mỗi buổi họp mặt
Ngày tháng:
Giờ:
Mục đích:
- nhằm bồi dưỡng thêm ( phút)
(Ghi vào: Mục đích bài học Kinh Thánh của tôi nhằm khiến các tổ viên )
- Để thờ phượng ( phút)
- Để gây dựng tinh thần cộng đồng (thông công ( phút)
- Để chua toàn sứ mạng ( phút)
Chuẩn bị để hướng dẫn một buổi họp tổ
Khải tượng của tổ
- Mô tả muốn tổ của mình sẽ như thế nào (Phải thực tế)
- Giải thích điều bạn muốn tổ của mình thực hiện cho hội thánh, cho nhóm của họ
- Thúc giục tổ của bạn hãy đạt các mục tiêu
1. Những người khác sẽ được thúc giục khi bạn chia xẻ với họ chính khải tượng của riêng bạn. Khai triển khải tượng của bạn và tự mình dấn thân thực hiện nó, thường là một tiến trình tuần tự như trên
2. Khuyến khích thực thi cả bốn thành tố trongtổ của bạn.
3 Kêu gọi những nười khác dấn thân.
Các hoạt động của tổ
- Họp mặt hằng tuần
1. Giai đoạn bồi dưỡng của bạn phải ấn định chủ đề cho mỗi buổi họp. Cố tìm các hoạt động cho ba thành tố kia từ giờ bồi dưỡng của bạn.
2. Thử các ý mới. Truyền thống không phải bao giờ cũng tốt nhất.
3. Dùng các từng trải thích hợp với giai đoạn phát triển của tổ
4. Ấn định thì giờ cho từng hoạt động để buổi họp mặt của các bạn bắt đầu và kết thúc đúng giờ.
- Dành thì giờ trong tuần lễ để gặp riêng tổ viên
- Dành một thì giờ nào đó trongvài tuần để có các hoạt động chung cho cả tổ (những bữa ăn chung hay tương tự)
Diễn biến trong(buổi họp) tổ
- Ấn định bầu không khí
1. Nên đến trước giờ họp. Việc này nên giúp tốt cho những người khác noi theo và chứng tỏ lòng tận tụy và thích thú của bạn đối với tổ.
2. Chào đích danh từng người. Thay đổi cách chào hỏi nhưng phải làm thế nào để mỗi người đến biết là mình được hoan nghênh.
3. Nhận ra ngay và giải quyết những mối bận tâm thoạt nảy sinh trongtâm trí một người. Dành thì giờ để thảo luận sau đó với những người có thắc mắc, nếu thắc mắc ấy chỉ có riêng đối với một hai người mà thôi.
4. Người tổ trưởng uốn nắn hay ấn định bầu không khí để chia xẻ, trao đổi với nhau sẽ được tiến hành. Mức độ liều lĩnh, tin cậy, chăm sóc và chia xẻ, sẽ là những gì các tổ viên thấy là “mẫu mực” của tổ.
- Tạo dễ dàng cho giờ thảo luận
1. Một vòng tròn không có gì ngăn cách là tốt nhất cho một cuộc thảo luận trong tổ. Nếu có ai đến trễ, phải chắc chắn là người ấy cũng đượcv đưa vào trong cùng một chiếc vòng tròn ấy.
2. Đặt câu hỏi; chớ có thuyết giảng.
3. Để cho mọi người suy nghĩ sau khi bạn đặt câu hỏi hay yêu cầu góp ý. Nên hòa hoãn. Đừng sợ im lặng
4. Đừng bao giờ trả lời chính câu hỏi của mình. Nên đặt lại câu hỏi bằng lời lẽ khác nếu ý nghĩa của nó không được rõ ràng.
5. Đừng dừng lại sau khi có một người trả lời hay góp ý. Nên hỏi: “Bạn có thấy gì khác nữa không?” hay : “Còn có cách nào khác nữa không?” hoặc “Có ai khác có ý kiến (cách nhìn) nào khác nữa không?”
6. Đừng bao giờ “chiến đấu” để có được đúng điều mà bạn nghĩ là câu trả lời đúng. Tốt nhất là nên có vài câu trả lời mà mọi người hãy còn thắc mắc, còn hơn khiến cho mọi người chán nản, không dám trả lời. Tuy nhiên, nếu là vấn đề về một chân lý căn bản hay câu trả lời đi sai mục tiêu của bạn, hãy nói đại khái như: “Đây là một quan điểm khá lý thú. Trong cá cbạn có ai có ý kiến gì không?” Phải tránh việc bỏ mặc cho mọi người có một cảm tưởng lộn xộn. Trái lại, nên tóm tắt thật ngắn gọn: “Tôi rất hoan nghênh pần góp ý của bạn. Nhưng theo thiển ý thì... bởi vì...”
7. Nên chấp nhận câu trả lời của tất cả mọi người. Làm cho mọi người biết (bằng cách nói ra hoặc không) là bạn đang lắng nghe và hoan nghênh phần đóng góp của họ. Nếu cần, hãy đặt những câu hỏi yêu cầu làm sáng tỏ thêm: “Bạn có thể giải thích thêm không?” Phải tự nhiên khi trả lời. Nếu ý kiến có phần mới mẻ) chỉ nói đơn giản: “Trước đây, tôi vẫn chưa thấy điều đó. Cám ơn bạn vì đã chỉ nó ra”.
8. Cố gắng để mọi người đều tham gia cuộc thảo luận Thỉnh thoảng, có lẽ bạn cần gọi ngay một người nào đó. Nhưng đừng đặt cho người ấy câu hỏi mà chẳng ao có thể trả lời được. Giúp họ trả lời được các câu hỏi thật rõ ràng hay hết sức bình luận rất hữu ích là: “Xin nhường lời cho người nào từ trước đến giờ vẫn chưa chịu bình luận gì cả”. Phấn đấu để có được sự tham gia cân bằng.
9. Giữ cho việc góp ý được bình thường và cá nhân
- Tránh trích dẫn các nguồn tài liệu, các diễn giả, nhà truyền đạo,s ách giải kinh, sách báo hay những từng trải đã bị cất khỏi buổi họp tổ từ nhiều tháng hoặc nhiều năm rồi.
- Khích lệ mọi người chia xẻ những gì Thượng Đế đã làm cho đời sống họ ngay trong tuần lễ hoặc trong buổi họp mặt.
- Giữ cho thì giờ chia xẻ thật thích hợp có quá nhiều người chia xẻ những điều riêng tư lúc mới bất đầu cuộc họp mặt có thể có vẻ không đúng chỗ và đầy đe dọa.
- Tạo dễ dàng cho việc tham gia và cống hiến
1. Giao trách nhiệm, lợi dụng các tài năng và ân tứ của mọi người
2. Khi tổ đã phát triển, cùng nhau quyết định một số mục tiêu, còn ab5n thì dành thì giờ cho người này, người nọ, và cho sự tăng trưởng của tổ (lập giao ước).
3. Nên thường tìm gặp những người khác ngoài buổi họp tổ - kết bạn cầu nguyện, cùng dùng bữa chung, và vân vân.
4 tạo cơ hội cho các tổ viên thành công, khích lệ nếuy họ thất bại.
Chuẩn bị và hướng dẫn một bài học Kinh Thánh
Trước khi bạn bắt đầu: cần nhớ:
- Phải dành thì giờ - tối thiểu hai giờ soạn bài mỗi tuần nếu bạn dùng một sách chỉ nam cho việc bồi dưỡng, tối thiểu sau giờ nếu bạn tự soạn lấy bài dạy của mình.
- Chính Đức Thánh Linh sẽ phán dạy người ta qua trung gian quyển Kinh Thánh. Ngài đang vận hành trong bạn, trong lòng những người khác và giữa tất cả mọi người các bạn khi các bạn cùng học hỏi nghiên cứu chung với nhau.
Soạn một bài (học dạy) Kinh Thánh theo tổ.
- Đọc qua cả quyển sách bạn sắp nghiên cứu. Chú ý các luận đề, các từ ngữ được nhắc đi nhắc lại, các nhân vật, các phần lớn chủ yếu
- Tìm bối cảnh lịch sử của quyển sách (Một phần công tác này có thể thực hiện nhờ thu nhặt các tài liệu trong khi đọc chính quyển sách ấy).
- Tự nghiên cứu thật kỹ từng khúc sách đặc thù, cả khi bạn sử dụng một sách chỉ nam.
1. Nhận xét về từng phân đoạn một
2. Đặt nhan đề (tiểu mục) cho các phân đoạn
3. Tự hỏi có gì có ý nghĩa trong số những điều bạn đã nhận xét. Nó có ý nghĩa gì?
4. Mỗi phân đoạn có liên hệ như thế nào với luân đề của khúc sách?
5. Viết ra điều bạn cho là luận đề chính của khúc sách
6. Tự hỏi khúc sách này có ý nghĩa gì cho riêng bạn. Thượng Đế dạy bạn phải làm gì để thực thi chân lý của khúc sách này tin, ăn năn, vâng lời)? Nghiên cứu khúc sách cho đến khi nào nó bắt phục được chính bạn. nếu người hướng dẫn (tổ trưởng) đã được gặp gỡ Thượng Đế qua trung gian Kinh điển. Sự phấn khởi do khúc sách đem đến sẽ tràn sang nhiều người khác nữa (xem các chương tám và mười lăm để được giúp đỡ thêm)
7. Nghiên cứu kỹ bài học theo quyển sách chỉ nam, trả lời tất cả các hỏi
- Soạn các mục tiêu và câu hỏi của bạn.
1. Viết ra chủ đích của bài học căn cứ vaò ý chính của khúc sách. Chân lý trung tâm này có ý nghĩa gì cho từng người một trong tổ của bạn? Cùng một chân lý chính ấy có thể được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau. Do đó, việc ứng dụng sẽ khác nhau giữa người này với người khác, tổ này với tổ khác. Các ứng dụng này có phù hợp với sinh hoạt toàn diện của tổ của bạn không?
2. Viết ra (hoặc chọn trong sách chỉ nam của bạn) các câu hỏi cho lớp học của tổ của bạn.
- Chú trọng vào những câu hỏi nào tập trung vào chủ đích của bài học.
- Trong tất cả các câu hỏi của bài học hãy đặt ra bao trùm các điểm về nhận xét, lý giải và ứng dụng. Đừng dành tất cả phần ứng dụng cho đoạn kết thúc mà thôi trong trường hợp, bạn bị thiếu thì giờ.
Duyệt xét lại các câu hỏi của bạn để chúng đều rõ ràng và ngắn gọn Chúng có bao trùm cả số tài liệu và khiến cả tổ di chuyển thật suông sẻ, êm ái qua cả khúc sách không? Một câu hỏi này có mở đường để chuyển sang một câu hỏi khác không? Lời lẽ trong các câu hỏi của bạn có chuẩn bị không? Nếu không, đặt lại các câu hỏi bằng những lời lẽ khác nhưng vẫn giữ y nguyên nội dung.
- Đánh dấu những câu hỏi chủ chốt mà bạn không muốn bỏ sót nếu bị thiếu thì giờ
3. Soạn một nhập đề tạo hứng khởi cho việc học hỏi nghiên cứu của cả tổ.
- Sử dụng số tiền thông tin cần thiết liên hệ đến bối cảnh
- Ôn lại các baì học về trước nếu chúng dẫn đến các ý niệm trong bài học này
- Tạo sự tò mò
- Đừng đi lạc đề, mà phải giúp mọi người tập trung tư tửng vào nội dung
- Thiết lập một điểm tương đồng giữa tổ và khúc sách. Giúp mọi người đích thân bước ra sân khấu “các bạn cảm thấy thế nào, thấy gì, ngửi thấy gì, nghe gì?
4. Cầu nguyện cho chính mình và cả tổ suốt thời gian soạn bài
Hướng dẫn buổi học Kinh Thánh
- Hướng dẫn cho cả tổ khám phá ra (những ý niệm mới) bằng những câu hỏi thích hợp. Chúa Cứu Thế thường sử dụng phương pháp dạy dỗ để người ta có được những khám phá mới, (LuLc 7:40-43; 10:25-37)
- Phải chắc chắn là bạn không hủy diệt niềm vui của người khác bằng cách chỉ nói với họ những gì chính bạn phát giác được.
- Vạch rõ các quy luật nền tảng ngay trong buổi họp mặt đầu tiên và ôn lại chúng theo định kỳ. Đó là:
1. Tiếp cận Kinh Thánh với tinh thần tươi mới, cởi mở, sẵn sàng chịu học hỏi khi bạn nghiên cứu một quyển sách hay.
2. Tránh thiên về số thông tin do các nguồn tài liệu bên ngoài; để cho văn bản tự mình nói ra
3. Chờ đợi câu trả lời của văn bản, chớ không phải của người hướng dẫn, cho các câu hỏi.
4. Bám sát khúc sách đang khảo xát và bám sát vấn đề đang được thảo luận.
- Điều động buổi học trong phạm vi thì giờ cho phép
1. Dành đầy đủ thì giờ cho chủ điểm khúc sách
2. Đừng vướng bận với những chi tiết không quan trọng; giữ cho cuộc thảo luận tiến triển suông sẻ
3. Phải sẵn sàng để kịp thời tạm xa rời bài học để đề cập các vấnđ ề thực tế trong sinh hoạt cá nhân.
- Thỉnh thoảng tóm tắt bài học và tóm tắt cả bài học trước khi kết thúc
1. Nhấn mạnh rõ ràng và ngắn gọn các điểm và cả tổ đã khám phá ra.
2. Nhấn mạnh chủ điểm của khúc sách mà phần thảo luận đã làm sáng gỏ
3. Đừng dùng phần tóm tắt để đưa vào số thông ton mà bạn chưa đề cập khi trình bày bài học. Chỉ làm việc ấy khi bạn bị thiếu thì giờ nhưng muốn giải quyết cho xong một luận điểm.
4. Nhấn mạnh những cách ứng dụng và kế hoạch hành động cụ thể mà tổ phải thực hiện vì cớ bài học này.
- Giúp các tổ viên có những ứng dụng cụ thể cho những gì mình vừa học vào đời sống của riêng họ hoặc cho sinh hoạt chung của tổ của các bạn. Các câu hỏi của bạn phải dẫn đến việc này. Dành thì giờ để chia xẻ ơn phước Chúa và cầu nguyện
- Trước khi kết thúc bài học, dành một phần dẫn nhập ngắn gọn cho bài học tuần sau.
Các bản giap ước cho nhóm nhỏ
Định nghĩa: Giao ước là gì và không phải là gì?
- Nó không phải là một bản tuyên ngôn nói lên lý tưởng củ amột nhóm nhỏ là gì.
- Nó là một câu phát biểu đề cập những bước mà tổ của các bạn muốn nói theo để làm tăngtrưởng và gây dựng các tổ vie6n hầu họ được trang bị cho công tác thực thi chức dịch để tôn vinh Thượng Đế.
Các lý do lập giao ước
- Để biến tình yêu thương thành hành động: “Cũng hãy lưu ý khích lệ nhau trong việc yêu thương tương trợ và làm đủ các việc lành” (HeDt 10:24)
- Để thiết lập ý tốt của tổ
- Để định nghĩa các hoài bão
- Để có cơ hội tính sổ, báo cáo
- Để thúc đẩy sự cống hiến, dấn thân
- Để tạo một cơ sở cho các nhược điểm
- Để có cơ sở tham khảo hầu đánh giá
Khi nào thì lập giao ước
- Khi tổ đạt tới hay tiếp gần tới giai đoạn hành động
- Khi mức độ tin cậy đang tăng trưởng
- Khi người tổ trưởng được xem như một tổ viên
Soạn thảo bản giao ước
- Các bước cần thiết
1. Yêu cầu cả tổ liệt kê các hoài bão của họ đối với tổ
2. Yêu cầu họ gop1 ý, liệt kê chúng để cả tổ cùng thấy
3. Liệt kê những gì các tổ viên thích và không thích trong các tổ khác mà họ từng tham gia hoặc nghe nói.
4. Hỏi xem họ sẵn sàng dấn thân với tư cách một tổ để thực hiện những hoài bão nào của mình. Phải chắc chắn là tất cả mọi người đều nhất trí với từng khoản một, và từng phần một của mỗi khoản đều đã được mọi người hiểu rõ
5. Vạch rõ bản giao ươ1c sẽ có hiệu lực bao lâu và bao giờ thì nó được đánh giá
6. Cho đánh máy bản giao ước và mọi tổ viên đều ký tên vào. Giao cho mỗi tổ viên một bản
7. Theo sát bản giao ước kèm theo lời khích lệ, phần huấn luyện và đánh giá cần thiết
- Nội dung. Muốn cho một nhóm nhỏ tăng trưởng trong từng thành tố một trong số bốn thành tố, cần phải có nhiều bước cho mỗi thành tố. Sau đây là các gợi ý về nội dung:
1. Bồi dưỡng
- Kỷ luật cá nhân ngoài tổ - chuẩn bị, dành thì giờ yên tĩnh và vân vân
- Tham dự các sinh hoạt khác của tổ - hội nghị hội thảo và vân vân
- Học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh - Học gì, ai sẽ hướng dẫn
- Các quyển sách cần đọc và thảo luận; các băng (ghi âm, ghi hình) cần nghe và xem
2. Thờ phượng
- Bao nhiêu người cho một buổi nhóm
- Dùng hình thức nào
- Ai sẽ hướng dẫn
3. Sinh hoạt cộng đồng
- Buổi họp sinh hoạt trông mong phải có mặt, cách ghi điểm
- Điều kiện tổ viên - những ai và khi nào thì được gia nhập tổ
- Nhận diện và cách sử dụng các ân tứ
- Thời gian của bản giao ước này
- Chiều dàu của một buổi họp mặt; nội dung có thể chia xẻ, các hoạt động vui chơi
- Kết bạn cầu nguyện
4. Chu toàn sứ mạng
- Phần huấn luyện cần thiết
- Thường xuyê cầu nguyện cho các vấn đề gì
- Thông tin cần thiết
- Cá nhân truyền đạo chứng đạo) - Hoạt động xã hội
- Vai trò trong công tác truyền giáo toàn cầu
Tự đánh giá và đan1h giá toàn tổ.
Cách đánh giá sau đây có thể giúp bạn xét qua các ý nghĩ của bạn về tổ của mình trước khi đánh giá nó. Mỗi tổ viên phải điền vào rồi sau đó thảo luận về những gì họ đã viết ra đó:
* Kiểm điểm phần đóng góp của bạn được chân thành bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Tôi...
......không tham gia ........hay cãi lẫy
........góp ý kiến ........muốn gì làm nấy
......làm theo ý mình .........chẳng chý t1 đến việc gì cả
.......nhượng bộ ..........hay phật ý
........chấp hành .........giúp người khác chấp hành
........có nhiều sáng kiến ..........sẵn sàng theo sáng kiến của người khác
.......cảm thấy chẳng cần gì phải thay đổi ..........cảm thấy “họ” đang làm thay đổi tổ của tôi
* Kiểm điểm xem tổ đã hoạt động tốt đến mức độ nào
không tốt Tàm tạm Khá tốt Đáng phấn khởi
Mọi người đều tham gia
Một số người lắng nghe và sẵn sàng làm theo ý ý kiến một số người khác
Các tổ viên giúp đỡ lẫn nhau
Chúng tôi sẵn sàng thực hiện nhiều ý kiến rất khác nhau
Chúng tôi thành thẫt tiếp cận vấn đề
Chúng tôi sử dụng thì giờ thật không ngoan
Nhiệm vụ của chúng tôi đã hoàn thành
* Bảng kiểm điểm các vai trò chính thức
Chương năm có thảo luận về các vai trò khác nhau mà nhiều cá nhân thủ giữ với cương vị của các cấp lãnh đạo chính thức trong tổ. Kiểm điểm các vai trò dưới đây mà bạn thủ giữ trong các buổi họp mặt của tổ của mình (2). Liệt kê các cách thức chứng mình rằng bạn đã thủ giữ đúng vai trò ấy.
Sau đây, cũng làm y như thế đối với những người khác. trao đổi với nhau về những gì các bạn tìm thấy.
........1. Khích lệ người khác nói, như.........
........2. Đặt câu hỏi như........
........3. Làm quan tòa như......
........4. Nhanh nhạy với người khác như........
........5. Hành động dại dột khi........
........6. Hậu thuẫn cho ai đó bằng cách......
........7. Nhắc lại một việc đã làm trứơc đây bằng cách nói rằng.......
........8. Giữ thế áp đảo khi tôi........
........9. Gợi một ý mới như........
.......10. Cố gắng khích lệ để hòa hợp giữa........
.......11. Ngăn trở hành động bởi vì........
.......12. Giúp cuộc thảo luận hướng về một quyết định bằng cách........
.......13. Nhắc nhở các tổ viên rằng......
.......14. Cố gắng giải quyết các ý kiến dị biệt bằng ...........
.......15. Cung cấp thông tin và ý kiến về......
.......16. Thủ vai người hùng khi.........
.......17. Làm sáng tỏ ý nghĩa khi........
...... 18. Tóm tắt thông tin cho..........
Đánh giá tác động hỗ tương trong tổ qua các vai trò
Nếu bạn kiểm điểm các số 1,2,7,9,12,15,17, và 18 là bạn cố gắng để khiến cho công tác được thực thi Muốn tiến bộ, tổ phải tự kiểm điểm thường xuyên, phải hoạch định nhiều kế hoạch, và phải kiểm điểm, duyệt xét việc đánh giá và sự tiến bộ. Hãy thủ vai trò của bạn trong tổ khi bạn có thể trực tiếp giúp cho tổ thành công trong công tác của nó.
Các nỗ lực của bạn để giúp mọi người cùng công tác với nhau với tư cách một tổ được chỉ ra ở các số 4,6,10 và 14. Một tổ sẽ chỉ trở thành đoàn kết và vững mạnh nếu các tổ viên đều tỏ ra quan tâm đến nhau. Toàn thể các tổ viên có tham gia, dù bằng việc cung cấp thông tin, giải thích các thông tin để chắc chắn là mọi người đều thông suốt, thêm những cái nhìn xuyên suốt mới mẻ, hay chỉ ra những điểm giúp đưa cuộc thảo luận đến chỗ quyết định hay không? Tất cả mọi gợi ý đều có được xem xết hay không? Mọi bất đồng ý kiến đều có được giải quyết để tất cả các cá nhân lẫn cả tổ đều hài lòng khi có một ý kiến khác, hay không? Có ai giữ cho cuộc tảo luận khỏi bị lạc đế, hay không Thì giờ có được sử dụng khôn ngoan không? Một tổ lành mạnh, hoạt động tốt là một tổ trong đó mọi tổ viên đều cùng làm việc với nhau bằng cách đưa ra, tiếp nhận và hòa lẫn các ý kiến vào nhau để biến chúng thành những kế hoạch và giải phát khả thi.
Bằng cách khuyên tròn các số 3,5,8,11,13,và 16 là bạn đã cho thấy tổ của bạn có thể có vấn đề. Bạn và các bạn khác trong tổ của bạn có thể đã không nhận các vai trò của mình hoặc cảm thấy là những người khác đã không chấp nhận bạn. Phải có một nỗ lực đặc biệt để tìm hiểu rõ hơn các tổ viên khác và tạo cơ hội để họ biết rõ hơn về bạn. Hãy tham gia càng tích cự chơn và khích lệ các tổ viên khác cũng làm như thế (3).
Đánh giá sinh hoạt toàn diện của nhóm nhỏ
Hãy suy nghĩ về các ưu và khuyết điểm của nhóm nhỏ của bạn. Hãy dùng bảng xếp hạng dưới đây, kiểm điểm các câu trả lời của bạn. Sau khi mọi người đã kiểm điểm xong, hạy đối chiếu các kết quả của các bạn trong tổ với nhau.
1. Ưu 2. Tốt 3. Trung bình 4. Khá 5. Kém
Các tiết mục Xếp hạng
1. Độ lớn của tố 1,2,3,4,5
2. Cách sử dụng thì giờ 1,2,3,4,5
3. Cách lãnh đạo 1,2,3,4,5
4. Các tài liệu sử dụng 1,2,3,4,5
5. Các mối liên hệ với nhau 1,2,3,4,5
6. Bầu không khí tin cậy lẫn nhau 1,2,3,4,5
7. Quyền tự do đề là chính mình 1,2,3,4,5
8. Truyền thông các ý nghĩ 1,2,3,4,5
9. Truyền thông các cảm thức 1,2,3,4,5
10. Chấp nhận các lỗi lầm của nhau 1,2,3,4,5
11. Quan tâm đến những cuộc chiến đấu của nhau 1,2,3,4,5
12. Thông hiểu các khúc Kinh Thánh 1,2,3,4,5
13. Ứng dụng Kinh điển vào sinh hoạt hằng ngày 1,2,3,4,5
14. Cầu nguyện 1,2,3,4,5
15, Hướng ngoại 1,2,3,4,5
16. Cả nhóm trực diện với Chúa Cứu Thế 1,2,3,4,5
17. Tăng trưởng cá nhân trong tổ 1,2,3,4,5
18. Sinh hoạt thờ phượng của tổ 1,2,3,4,5
Một lần nữa, hãy ghi ra các câu trả lời của riêng bạn, rồi cùng đối chiếu với cả tổ
- Các ưu điểm của tổ của bạn là
1.
2.
3.
- Các vấn đề cần phải cùng nhau giải quyết cho xong là
1.
2.
3.
- Tổ đã giúp tôi
1.
2.
3.
BẢNG TÓM TẮT VỀ NHÓM NHỎ
Tổ trưởng phải điền vào bảng này mỗi quý để xét duyệt, đánh giá và thảo luận với điều phối viên nhóm nhỏ của Hội thánh.
Tổ trưởng:
Địa chỉ:
Số điện thoại ở nhà riêng: ở sở làm:
Cho quý kết thúc vào:
Ngày họp nhóm nhỏ: Thời gian:
Các hoạt động của nhóm nhỏ: Tổ bạn đã làm được gì trong các khu vực?
Bồi dưỡng Thờ phượng Thông công (cộng đồng) Sứ mạng
Tổ viên Các khu vực mà tổ Các khu vực mà tổ viên Các chương trình
viên đang tăng trưởng muốn tăng trưởng thêm có thể giúp ích
1
2
3
4
5
6
7
8
Đưa nhiều người khác tham gia công tác lãnh đạo.
Hãy cho các tổ viên của Ban tham gia việc soạn thảo kế hoạch và hướng dẫn các buổi họp mặt. Nếu có ai điều khiển ban nhạc giỏi hơn bạn, hãy hoan nghênh người ấy. hãy trò chuyện với người ấy về buổi họp và loại nhạc nào phù hợp với một khung cảnh như thế. hãy để cho người ấy phụ trách phần việc đó. Có người nào có ơn trongchức vụ cầu nguyện chăng? Hãy thảo luận với người ấy về chiều hướng của buổi họp tuần này. Hạy mời người ấy hướng dẫn cả tổ trong mấy phút suy tư về lý do tại sao chúng ta cần cầu nguyện, liệt kê các vấn đề cần cầu nguyện cho tuần này. Tiếp theo đó là thì giờ cầu nguyện. Yêu cầu một người mà bạn nghĩ là có thể hướng dẫn tốt một cuộc thảo luận về Kinh Thánh để cùng hướng dẫn với bạn vài lần. hãy cùng soạn bài dạy với người ấy. Sau nhiều lần như thế rồi, hãy để cho người ấy làm người hướng dẫn chính cho giờ học Kinh Thánh.
Dưới đây và những ý kiến để một người có thể đào tạo cho một người khác trở thành tổ trưởng và cho chương trình huấn luyện tổ trưởng trong Hội thánh của bạn.
Đào tạo người khác trở thành tổ trưởng.
- Tìm trong tổ của bạn các Cơ-đốc nhân
1. Muốn tăng trưởng để trở thành môn đệ của Chúa
2. Tận tụy cống hiến cho nhóm nhỏ của bạn
3. Có vẻ cởi mở và “dễ dạy”
4. Sẵn sàng đóng góp nhưng cũng sẵn sàng lắng nghe người khác.
- Dành thì giờ để găp5 gỡ riêng với nhau ngoài tổ. Tìm hiểu nhau, chia xẻ cho nhau về tư tưởng, cảm thức, niềm vui và các vấnđ ề lắng nghe, chia xẻ và kết làm “bạn tâm tình” với nhau.
- Trong những lần gặp gỡ nhau, lần lần chia xẻ với người ấy khải tượng của bạn về nhóm nhỏ. Tìm hiểu về phản ứng trong tổ, và cùng chia xẻ với nhay về các ý nghĩ và mục tiêu của bạn về sinh hoạt của tổ.
- Nếu người ấy chưa dành nhiều thì giờ để thường xuyên gặp gỡ Thượng Đế hằng ngày, nên chia xẻ từng trải của bạn cho họ trong việc làm ấy và giúp họ thực hiện.
- Cùng cầu nguyện với nhau cho tổ và cho các vai trò của các bạn trong tổ. bản thân bạn thì cầu xin Chúa cho có nhiều tổ trưởng mới.
- Mời người ấy cùng dành thì giờ đến với bạn, khi bạn chuẩn bị buổi họp tổ Trò chuyện với người ấy về các kế hoạch của bạn cho tuần lễ ấy, và cách bạn sẽ đưa vào cả bốn thành tố. Cùng soạn bài học (dạy) Kinh Thánh với nhau, bắt đều giải thích phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh thoe quy nạp pháp (xem Các nguồn tài nguyên về bồi dưỡng)
- Bắt đầu để cho người ấy hướng dẫn một phần của buổi họp. Khi các bạn cùng dành nhiều thì giờ hơn để soạn và nghiên cứu bài học (dạy) rồi giữ vai trò chủ yếu để sắp xếp và hướng dẫn cả buổi họp. Cùng chuẩn bị với nhau sẽ tiếp tục tạo cơ hội choc ác bạn cùng chia xẻ, trao đổi với nhau đánh giá và giúp đỡ cho nhau tăng trưởng. Các bạn sẽ chia xẻ cho nhau một số thái độ và giá trị quan trọng trong việc hướng dẫn cho một tổ cứ tiến triển.
- Khuyến khích người ấy gặp gỡ ít nhất một hai người trong tổ để tìm hiểu và khích lệ họ.
- Sau vài tuần lễ, chắc họ đã thấy đựơc một tổ là một môi trường thông công để truyền giảng Phúc âm. Nếu vấn đề này chưa được nhấn mạnh cụ thễ hãy vạch rõ điều ấy trong khi các bạn vẫn tiếp tục trò chuyện với nhau về các nhóm nhỏ.
- Khuyến khích người ấy chịu huấn luyện nhiều thêm, như trong các lớp đào tạo của chi hội của bạn hay các hôị nghị hoặc các buổi hội thảo hữu ích khác Cùng dự (các lớp đào tạo các cuộc hội nghị, hội thảo đó) với người ấy.
- Phải chắc chắn là mỗi tổ trưởng mới đều biết rõ Thượng Đế, là Đấng từng phán: “Đừng sợ vì ta ở với ngươi!” Thượng Đế là Đấng duy nhất để chúng ta có thể trông cậy.
- Khi người ấy băt đầu “lãnh đạo” nhóm nhỏ của bạn, một phần tổ của bạn hay một nhóm nhỏ mới, cứ tiếp tục khíhc lệ và cầu nguyện cho người ấy. Gợi ý cho người ấy hãy bắt đầu tìm để gặp những người mà người ấy có thể huấn luyện cho.
* Một chương trình huấn luyện của chi hội Các Hội thánh đã nhận thấy được rằng lo đào tạo huấn luyện cho các tổ trưởng của họ, thì có ích lợi nhiều hơn là chỉ bảo họ hãy đọc một quyển sách về việc hướng dẫn lãnh đạo các tổ. Từng trải học tập của các tổ trưởng được tiến bộ hơn khi họ kinh nghiệm được một số nội dung cũng như khi họ có thì giờ để đối thoại về vấnđ ề ấy. Chúng tôi đề nghị phương pháp sau đây để guúp bạn đào tạo các tổ trưởng cho các nhóm nhỏ của mình.
Các tổ trưởng phải được huấn luyện một phần trước khhi tổ bắt đầu, để mỗi tổ đều có thể thảo hoạch một ngày khai sinh vững chắc. Điều này sẽ tránh được vấn đề là chỉ sau một tuần ra đời, tổ đã bị mất ngay các tổ viên. Một sự khai sinh chững chạc sẽ giúp các tổ giữ được các tổ viên của mình cứ tiếp tục dấn thân và cống hiến.
Cung cấp cho các thành viên của Hội thánh các tài liệu và sách viết về các nhóm nhỏ. họ sẽ không nhớ hết tất cả những gì đã được đọc, nhưng một khải tượng tổng quát về các nhóm nhỏ sẽ bắt đầu nảy nở. Nó cất đi một số âu lo xao xuyến bao đầu, vì không biết các nhóm nhỏ là gì và tại sao cần phải có những nhóm nhỏ như thế.
Cả phần đào tạo dần dần (hằng tuần) lẫn phần huấn luyện ráo riết (cuối tuần) đều đã được tận dụng rất có kết quả. Tuy nhiên, dừng như cần phải có một số thì giờ huấn luyện dần dần, để phần nội dung sẽ được lãnh hội từ từ và để mọi người kinh nghiệm về các ý niệm. cả hai phần huấn luyện trên đây thực hiện đồng thời (một buổi họp mặt cuối tuần để bắt đầu mọi việc, và những buổi họp mặt hằng tuần tiếp sau đó) có thể đạt được kết quả tối đa ở cả hai lãnh vực. Việc có thay đổi cũng rất hay dùng một vài buổi đọc sách, vài buổi thảo luận trong tổ, một vài lần hỏi / đáp, và một số vận động (bài tập, việc làm) đồng thời.
Quyển sách này vốn nhằm vaò số độc giả là những người ở trong một Hội thánh. Quyển Small Group Leader 'Hand book (Inter varsity Pruss) có một số chương nhằm vào vấn đề Thông công giữa các Sinh viên đại học các tài liệu tuy có khác nhau, nhưng các quyển sách bổ sung cho nhau và đều dễ ứng dụng vào hiều bối cảnh khác nhau. Có thể sử dụng chung cả hai quyển với nhau. Các chương 4,6,7,8,10 và 11 của quyển Small Group Leaders ' Handbook cũng đặc biệt bổ túc rất tốt cho quyển sách này.
- Chương trình huấn luyện của bạn phải bao gồm những điều sau đây:
1. Tạo ra một khải tượng về các nhóm nhỏ trong Hội thánh của chúng ta
2. Vai trò của các nhóm nhỏ trong Hội thánh chúng ta
3. Sự tha tội của Chúa Cứu Thế và nếp sồng chung của chúng ta.
4. Phương pháp học hỏi, nghiên cứu Kinh Thánh
5. Nghiên cứu cách hướng dẫn một tổ học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh
6. Bồi dưỡng - điều gì, tại sao như thế nào
7. Thờ phượng - điều gì, tại sao như thế nào
8. Thông công - điều gì, tại sao như thế nào?
9. Sứ mạng - điều gì tại sao như thế nào
10. Bạn, người tổ trưởng.
11. Lãnh đạo người khác
12. Tương giao - tay đôi và trong nhóm nhỏ
13. Bắt đầu một nhóm nhỏ
14. Các giai đoạn trong các nhóm nhỏ
15. Giải quyết các rắc rối trong các nhóm nhỏ
16. Hoạch định các buổi họp nhóm nhỏ
17. Huấn luyện cho người khác trong nhóm nhỏ của bạn
- Một chương trình huấn luyện cuối tuần có thể như sau đâ:
1. Tạo khải tượng về các nhóm nhỏ cho Hôị thánh của bạn
2. Vai trò của các nhóm nhỏ trong Hội thánh của chúng ta (các nhóm nhỏ họp để thảo luận)
3.Cách học Kinh Thánh (nhóm nhỏ họp lại nhằm vào bốn thành tố - ngừi tổ trưởng có từng trải hướng dẫn giờ học Kinh Thánh)
4. Hướng dẫn một tổ học Kinh Thánh
5. Bắt đầu một nhóm nhỏ (cho nhiều người chia xẻ về vấn đề họ đã bắt đầu những tổ khác như thế nào; có những nguyên tắc nào có teh áp dụng ở đây?
6. Lập kế hoạch cho một buổi họp nhóm nhỏ (tất cả các tổ trưởng đều lập một kế hoạch mẫu cho bốn buổi họp liên tiếp nhau)
7. Bạn là tổ trưởng
- Xem huấn luyện trong tuần tiếp sau buổi họp cuối tuần
1. Vai trò của bốn thành tố của sinh hoạt nhóm nhỏ và cách hướng dẫn mỗi thành tố; sự dấn thân, cống hiến
2. Việc giao lưu tiếp xúc và giải quyết xung khắc
3. Hướng dẫn người khác; huấn luyện những người khác trong nhóm nhỏ của bạn
4. Các giai đoạn của các nhóm nhỏ
5. Giải quyết rắc rối
- Thời điểm của một Hôị thánh
1. Huấn luyện cuối tuần
2. Sáu tuần lễ trong đó các tổ trưởng cùng họp với các nhóm nhỏ để thêm từng trải và được huấn luyện thêm
3. Mỗi tổ trưởng tự hướng dẫn tổ của mình torng bốn tuần lễ chót của giai đoạn huấn luyện
4. Những cuộc họp định kỳ với toàn thể các tổ trưởng
5. Huấn luyện hàng năm để bồi dưỡng cho các tổ trưởng và huấn luyện các tổ trưởng mới Mô tả công việc: Điều phối viên nhóm nhỏ
* Một nhiệm vụ đầu tiên của điều phối viên nhóm nhỏ là khuyến khích sự hình thành và tăng trưởng liên tục của các nhóm nhỏ bên trong Hôị thánh. Thêm vào các phẩm cách của người nhóm nhỏ trưởng, Thêm vào các phẩm cách của người nhóm nhỏ trửơng, một điểu phối viên phải:
- Chứng tỏ là một chứng nhân trưởng thành cho Chúa Cứu Thế Giê-xu và có đời sống thực tế biết tuân thủ các mạng lịnh của Ngài.
- Tán thưởng hành động của Thượng Đế thông qua các nhóm nhỏ
- Là một tổ viên của một nhóm nhỏ
- Có khả năng dạy các Cơ-đốc nhân trẻ hơn phương pháp học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh
- Có khả năng hướng dẫn các bài học Kinh Thánh
- Chăn dắt các nhóm nhỏ viên
- Sẵn sàng chịu huấn luyện thêm
1. Gặp vị mục sư khi cần
2. Tham dự các lớp huấn luyện nhóm nhỏ trưởng
3. Đọc các tài liệu liên hệ đến các năng động lực và thuật lãnh đạo các tổ
* Điều phối viên nhóm nhỏ sẽ:
- Chăm lo cho các nhóm nhỏ trưởng
- Đích thân tiếp xúc với từng nhóm nhỏ trưởng một thật thường xuyên
- Chăm lo cho sự tăng trưởng và các nhu cầu riêng tư của từng nhóm nhỏ trưởng
- Thảo luận về công dụng của bốn thành tố trong tổ.
- Khích lệ người tổ trưởng, càng cầu nguyện với người ấy
- Cầu nguyện ít nhất mỗi tuần, nêu đích danh từng nhóm nhỏ trưởng một
- Họp chung với các nhóm nhỏ trưởng (có lẽ là hia tháng một lần) có trách nhiệm để:
1. Thảo luận về tình hình của từng nhóm nhỏ trưởng
2. Giúp các nhóm nhỏ trưởng thấu triệt và giải quyết các vấn đề trong tổ của họ
3. Góp ý hoặc chia xẻ các nguồn tài nguyên và cùng cầu nguyện với nhau
- Giúp lập kế hoạch; điều khiển và đánh giá công tác huấn luyện các nhóm nhỏ trưởng.
- Giúp các tổ trưởng trong việc lực chọn và huấn luyện các tổ trưởng mới từ các tổ hiện hữu
* Các điều phối viên nhóm nhỏ cũng làm liên lạc viên giữa các nhóm nhỏ trưởng và quý vị mục sư bằng cách:
- Giúp đáp ứng các nhu cầu cận tiếp của các nhóm nhỏ viên, như việc thăm viếng tại bệnh viện
- Lo sao cho tất cả các bản phúc trình đều ăn khớp với nhau và các trách nhiệm đều được hoàn thành
- Phục vụ như một thành viên của ban trị sự Hội thánh chịu trách nhiệm về các nhóm nhỏ
- Giúp mọi người thấu triệt vai trò của các nhóm nhỏ trong sinh hoạt của chi hội
- Chuyển khải tượng của vị mục sư và các trưởng lãp của Hội thánh lại cho các nhóm nhỏ trưởng.

CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐỂ BỒI DƯỠNG
Nghiên cứu Kinh Thánh có lẽ là nguồn bồi dưỡng chủ yếu cho tổ của bạn. Xin đừng để cho óc sáng tạo của bạn trong việc soạn thảo kế hoạch dừng lại tại đây. Thỉnh thoảng nên thay đổi loại nghiên cứu học hỏi của cac bạn. Nên đưa vào phương pháp nghiên cứu quy nạp những khúc sách có những đề mục tương tự, việc nghiên cứu nhân vật, nghiên cứu một sách trong Kinh Thánh, một bài học sử dụng một sách chỉ na,. Phần tài liệu giúp bạn soạn các bài học (dạy) này đã được cung cấp trong chương mười ba, nhan đề Các nguồn tài nguyên (liệu) về Lãnh đạo. Phần đầu tiên của các nguồn tài nguyên để Bồi dưỡng sẽ là một bài học Kinh Thánh đích thực trong đó chúng ta hải sẵn sàng sử dụng trong suốt trong những buổi họp mặt đầu tiên của nhóm nhỏ của bạn. Tiếp sau phần hướng dẫn là một phần liệt kê các sách chỉ nam khác về việc nghiên cứu Kinh Thánh thích dụng cho một nhóm nhỏ.
Tuy nghiên cứu Kinh Thánh có lẽ là từng trải bồi dưỡng chính yếu của bạn, nên thoải mái dành xen kẽ, hoặc hai tuần một lần giữa việc học Kinh Thánh để làm một việc gì khác Phần thứ ba gợi ý về các hoạt động bồi dưỡng khác thỉnh thoảng có thể dùng đến.
Nghiên cứu Kinh Thánh: Các yếu tố căn bản cho sinh hoạt tổ Cơ-đốc nhân (Cong Cv 2:41-47)
Chủ đích bài học: Giúp các tổ viên thấy một tấm gương trong Kinh Thánh về nếp sống cộng đồng, sự bồi dưỡng, thờ phượng và chu toàn sứ mạng tác động trong Hôị thánh nguyên thủy.
Bối cảnh và dẫn nhập
- 2:1-12 kể lại việc đã xảy ra vào ngày lễ Ngũ tuần, khi toàn thể các tín hữu đều được đổ đầy Đức Thánh Linh và nói về những công việc quyền năng của Thượng Đế bằng nhiều thứ tiếng. 2:14-40 là bài truyền giảng Phúc âm của Phê-rơ cho đám quần chúng gồm đủ các sắc dân tại Giê-ru-sa-lem. Ông khuyến giục họ hãy tin Chúa Giê-xu, ăn năn tội và tự cứu mình khỏi “thế hệ đồi trụy này”
- Trong khúc sách chúng ta đang nghiên cứu đây (Cong Cv 2:41-47) chúng ta thấy đây là các đặc điểm của thế hệ các tín hữu mới. Theo gương này, chúng ta mong học hỏi đựơc vế những gì sẽ xảy ra trong sinh hoạt chung của chúng ta trong một nhóm nhỏ
- Đọc 2:41-47
Các câu hỏi:
Trong bài học nhiều câu hỏi đã được gộp chung lại với nhau. Tất cả đều nhằm vào một chủ điểm và ứng dụng bài học. Nếu tổ của bạn đã trở lời được một số các câu hỏi trong cùng một loạt rồi hãy bỏ qua các câu hỏi khác. Nếu không, cần đặt thêm những câu hỏi phụ nữa, để giúp các tổ viên tìm hiểu thêm các sự kiện, cách lý giải và ứng dụng.
- Tóm tắt bằng lời lẽ của riêng bạn về sự thông công )koinonia) là thế nào
- Sinh hoạt tổ trong Hội thánh nguyên thủy có thể đã tương phản rõ rệt với cách sống của “Thế hệ đồi trụy này” mà họ đã được cứu ra khỏi như thế nào? Tại sao lại có chỗ khác nhau đó?
- Làm thế nào một khi đã gia nhập một nhóm nhỏ với các Cơ-đốc nhân khác, có thể giúp bạn được cứu khỏi thế hệ đồi trụy này? Theo ý nghĩa nào, một nhóm nhỏ các Cơ-đốc nhân có thể sống một cuộc đời tương phản với các nếp sống khác xã hội ngày nay?
- Đọc câu 42. Những người mới ăn năn quy đạo đã bày tỏ sự dấn thân của họ như thế nào? Ý nghĩa của câu “Các tín hữu chuyên tạm...” là gì? Sự dấn thân (chuyên tâm..tận tụy) củ ahọ đó, nói với bạn điều gì về nền móng của nếp sống chung (cộng đồng) của họ? Bạn đã chuyên tâm vào những việc gì nhất trong đời sống của bạn? Chúng ta có thể càng chuyên tâm (dấn thân tận tụy) hơn vào nh4ưng điều đã được đề cập trong câu 42 như thế nào? Mỗi bạn ở đây đã có được từng trải gì lúc các bạn hãy còn ở trong các nhóm nhỏ khác, nơi mọi người đều rõ ràng là đã hết sức chuyên tâm, tận tuỵ dấn thân?
- Đọc lại mấy câu 43-47. Lưu ý mệnh đề cuối cùng: “Mỗi ngày Chúa cứ tăng thêm số người đựơc cứu”. Có thể những người không phải là Cơ-đốc nhân đã nhận thấy điều gì trong cộng đồng Cơ-đốc giáo, đã kéo họ đến với sự cứu rỗi? Các tín hữu xem của cải trần gian của họ như thế nào? Rất có thể điều này đã là một dấu hiệu của sự ăn năn thật đối với những người bên ngoài như thế nào? Theo bạn thấy, thì sau khi tin Chúa Cứu Thế, số người này đã trở thành giàu hơn hay nghèo hơn? Tại sao?
- Xem lại câu 47 một lần nữa Bạn thấy thế nào khi đối chiếu vai trò của Thượng Đế với vai trò của các Cơ-đốc nhân trong vấn đề truyền giảng Phúc âm?
- Chúng ta cần có những thay đổi gì trong nếp sống để tự biến thành một dấu hiệu cho người ngoài thấy rõ là Chúa Cứu Thế đã biến đổi cuộc đời của chúng ta?
- nêu tên một bạn thân mà bạn hi vọng Thượng Đế sẽ thêm vào cộng đồng Cơ-đốc giáo. Cầu nguyện cho những người ấy.
Tóm tắt.
- Tổ các Cơ-đốc nhân nguyên thủy đã chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ mà ngày nay chúng ta thấy trong Tân ước. Nghiên cứu lời truyền dạy đó của các sứ đồ sẽ bồi dưỡng cho nhóm nhỏ của chúng ta.
- Họ cũng chuyên tâm theo nếp sống cộng đồng (kononia) Họ cùng bẻ bánh, cầu nguyện, chia tài sản của mình cho nhau và luân phiên họp mặt với nhau tại nhà riêng của nhau. Đây là một tấm gương trong Kinh Thánh về sinh hoạt cộng đồng mà chúng ta hi vọng có thể noi theo.
- Chúng ta cũng nhận thấy họ chuyên tâm thờ phượng Chúa thường xuyên. Hằng ngày họ đều đến Đền thờ; họ cùng ăn uống với nhau với tấm lòng vui vẻ và hào hiệp, vừa ca ngợi tán tụng Thượng Đế. Chúng ta cần học tâp5 thờ phượng như họ đã làm
- Chu toàn sứ mạng là kết quả tự nhiên của nếp sống chung của họ. Nhiều phép lạ và việc pho thường đã được thực thi; họ đều được mọi người quý; “Mỗi ngày Chúa cứ tăng thêm số người được cứu”.
Các sách chỉ nam, hướng dẫn cách nghiên cứu các sách trong Kinh Thánh
(chép lại hai trang 156-157 trong sách)
Những ý kiến khác có tính cách bồi dưỡng
Học thuộc lòng Kinh điển
- Sáng tác một thi thiên mỗi tháng
- Học thuộc lòng một câu hoặc một khúc sách trong quyển sách (trong Kinh Thánh) mà cá cbạn đang nghiên cứu
- Dùng các sách Scripture Memory 101) (IVP) hoặc Topical Memory System (NAV Press, P.O.Box 20, Colorad Springs, CO 80901)
Nghiên cứu thánh ca
- Chọn một bài thành ca có nội dung tốt về thần học. Hát baì thánh ca ấy, nghiên cứu nó, hát lại một lần nữa.
- Liệt kê các ý niệm về Thượng Đế, hoặc lập bố cục cách cấu trúc, lưu ý những ý niệm, các luận đề được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài thánh ca và tại sao chúng đều kết hợp chặt chẽ vào nhau.
- Liệt kê những câu Kinh điển có ý giống với bài thánh ca, nếu có
- Hát cả bài thánh ca, hát từng đoạn, đọc một câu Kinh Thánh, và cứ thế. Việc làm này đặc biệt rất hữu ích khi các bạn cần có một thì giờ bồi dưỡng ngắn hơn. Hiện có nhiều sách hay đề cập bối cảnh của các bài thánh ca (xem thư mục tham khảo các sách về Bồi dưỡng). Tìm trong thư viện của HÔị thánh bạn hoặc các thư viện công cộng.
Suy nghĩ về bài giảng
Thảo luận về bài giảng hôm Chúa nhật trước (Báo trước cho các tổ viên của bạn để họ ghi chú hoặc ít nhất cũng chuẫn bị sẵn sàng để tham gia). Nếu có thể đựơc tìm cuốn băng ghi âm bài giảng ấy và cho phát lại nhiều đoạn trong buổi họp mặt của các bạn.
- Chủ điểm của bài giảng là gì?
- Điểm nhấn mạnh đã được rút ra từ văn bản của Kinh điển như thế nào? Cùng đọc lại văn bản ấy
- Có những ý niệm nào khác đã được lợi dụng để nhấn mạnh hoặc hậu thuẫn cho ý niệm ấy?
- Có phần ứng dụng nào cho đời sống cá nhân của các bạn? Cho sinh hoạt chung của Hôị thánh chúng ta?
- Cá nhân hoặc tập thể chúng ta có thể biến điều đó thành hành động như thế nào?
Nếu bạn muốn cho tổ của mình suy nghĩ ngay đến bài gaỉng, có lẽ các bạn cần họp ngay sau giờ nhóm lại để thảo luận về bài giảng và các hàm ý của nó
. Chuẩn bị để nghe một bà giảng.
Tìm cho biết văn bản mà ông mục sư sẽ dùng cho bài giảng Chúa nhật sau. Càng nghiên cứu khúc sách ấy với cả tổ.
Nghiên cứu một sách và ứng dụng
* Cùng đọc với nhau một quyển sách rồi thảo luận, có lẽ chỉ một chương (chapter) hay một đoạn (section) mỗi tuần mà thôi.
- Nếu các bạn họp mặt ít hơn là một lần mỗi tuần, có lẽ nên đem cả quyển sách ra đọc và thảo luận trong một buổi họp. Việc làm này giúp các bạn thấy được viễn cảnh toàn diện của trước giả trước khi các bạn bàn về quyển sách ấy.
- Suy nghĩ thật kỹ, xem các bạn có thể ứng dụng những gì mình đã học hỏi được như thế nào - trong chính đời sống bạn, trong nhóm nhỏ trong chi hội, trong cộng đồng của bạn và ngoài đời nữa Hãy cầu nguyện cho nhau.
- Lập một kế hoạch để nhóm nhỏ của bạn có một hành động nào đó. Sau khi đọc một quyển sách luận về cách sử dụng năng lực, nhóm nhỏ nên thảo luận về vấn đề quản lý các nguồn tài nguyên của Thượng Đế; khuyến khích các thành viên của Hội thánh đi xe đạp, đi bách bộ đến nhà thờ. Dành riêng biệt Chúa nhật để nhấh mạnh luận đề này.
Điểm sách
Dành một đêm để mỗi tổ viên chia xẻ lại về quyển sách đã gây ảnh hưởng quan trọng nhất trên đời sống mình. Kể lại quyển sách nói gì, điều gì đã đi sâu vào lòng bạn và tại sao bạn thích nó. Nhờ việc làm này, nhiều người sẽ có thể tìm đọc các tài liệu mới.
Đọc tạp chí.
Cùng đọc một bài đăng trên một tạp chí. Nếu bài viết dài, có lẽ các bạn nên đọc trước buổi họp. Chọn vài câu hỏi để giúp nhóm nhỏ bắt đầu thảo luận về chủ đề của nó.
Các cuộn băng ghi âm
Nghe một cuộc băng và đặt bốn, năm, câu hỏi sẵn sàng đưa ra thảo luận. Phải hết sức thận trọng khi làm việc này. Phải luôn luôn tiên liệu mội sự. Nhiều tổ chỉ muốn tán chuyện với nhay thay vì nghe các băng ghi âm. bạn có thể đặt mua các băng ghi âm theo nhiều chủ đề của IVP. Hãy viết thư xin một mẫu giấy đặt hàng. Thư viện của Hội thánh của bạn cũng có thể có nhiều cuộn băng ghi âm tốt mà nhóm nhỏ của bạn có thể sử dụng.
Phim ảnh
Cả nhóm nhỏ cùng xem một phim. Sau đó, họp nhau lại để bàn về các ý chính đã được nói lên trong cuốn phim. Các giá trị và ý niệm trong đó có phù hợp với nhân sinh quan của Kinh Thánh không? Các ý niệm giống nhau hay khác nhau như thế nào so với lối suy nghĩ thông thường của chúng ta? Những động cơ nào đã thúc đẩy các nhân vật trong cuốn phim? Bạn có thể nghĩ ra nhiều câu hỏi khác phù hợp với từng cuốn phim.
Sinh hoạt cộng đồng hay hoạt động của Hội thánh.
Đi nhóm tại nhà thờ cả khi có buổi họp thông thường, giảng đặc biệt hay ca nhạc. Sau đó cùng nhóm nhau lại để thảo luận vềcác ý niệm được trình bày và cách đáư ứng của các bạn. Các bạn cũn có thể làm như thế khi đi dự một cuộc hội thảo hay hôị nghị (rất quan trọng cho việc gây dựng tinh thần cộng đồng!)
Từng trải
Thượng Đế có những cách vận hành riêng của Ngài trong đời sống mỗi chúng ta. Chúng ta cũng có nhiều từng trải khác nhau khi đối phó với sự nghi ngờ, đau khổ, cái chết, niềm vui, tình yêu thương và vân vân. Hãy chia xẻ với nhau những điều đó để tất cả các tổ viên đều có thể đựơc lợi ích hầu tăng trưởng nhờ từng trải của nhau. nên nhớ rằng từng trải của một người không nhất định bắt buộc tất cả những người khác đều cũng phải từng trải hoặc phản ứng giống y như thế. Thượng Đế đối xử với chúng ta với tư cách là những cá nhân. Chia xẻ từng trải cho nhau sở dĩ hữu ích không phải vì đó là những phương pháp chữa trị bắt buộc, nhưng là nhằm khích lệ lẫn nhau mà thôi.

CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN CHO SỰ THỜ PHƯỢNG
Thờ phượng là ca ngợi tán tụng và tôn vinh Thượng Đế bằng việc chú trọng vào bản tính và các hành động của gài. Đó là tôn thờ Ngài vì dchính Ngài, và yêu thương Ngài với tư cách là Cha kỳ diệu của chúng ta. Mục đích của sự thờ phượng là làm vui lòng Thượng Đế. Ngài xứng đáng với mọi lời ca tụng và tôn vinh của toan2 thể cõi thọ tạo. Sự thờ phượng bao hàm đời sống toàn diện của chúng ta; những gì chúng ta bộc lộ bằng hình thức bên ngoài cũng phải được đưa vào trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta Những hoạt động sau đây gợi ý về các phương pháp giúp nhóm nhỏ của bạn tập trung vaò để thờ phượng Chúa.
Các thi thiên, thánh ca và bài ca
- Hát thánh ca khi bắt đầu buổi nhóm lại của các bạn có thể tạo ra bầu không khí cho thì giờ mà các bạn cùng họp lại với nhau.
- Nhắc nhở cả tổ là hãy suy nghĩ rằng chính mình đang thưa chuyện với Thượng Đế trong khi ca hát, để ai nấy đều chú ý đến nội dung của các bài hát hơn là đến phẩm chất của việc ca hát của họ.
- Dùng những bài ca tập trung vào Thượng Đế Ba Ngôi, Ngài như thế nào, và đã làm gì. Ba đầu nên dùng những bài hát bài thánh ca quen thuộc. Lập một bảng liệt kê hững bài mà cả tổ đều quen biết.
- Để thay đổi tốc độ, thỉnh thoảng nên đọc lời của một bài thánh ca, chớ không phải là ca hát
- Đưa ra những tài liệu để làm bối cảnh, nếu việc ấy giúp ích được cho sự thờ phượng (xem Hymns that Live), Thư mục tham khảo về việc thờ phượng). Nhắc các tổ viên tập trung và một hoặc hai luận đề chính chạy xuyên suốt bài thánh ca. Bằng cách vạch chúng ra trứơc, bạn có thể giúp mọi người tập trung chú ý khi ca hát hoặc đọc.
Cầu nguyện
Cầu nguyện là một thành phần tự nhiên của thờ phượng. Cầu nguyện có thể có nhiều hình thức mà sau đây chỉ là một vài
- Cầu nguyện oanh tạc: Một chủ đề có thể được nêu ra, được toàn thể các tổ viên đồng thanh đáp lại thật hồn nhiên bằng một lời hoặc một câu ngắn gọn phản ảnh điều họ đang suy nghĩ lúc ấy (Thí dụ: hiện diện của Chúa Cứu Thế, là: “Lạy Chúa chúng con”, “Ngài hiện ở đây”, “Chúng con tôn thờ Ngài” - các thuộc tính của Thượng Đế là: “Thiện hảo”, “yêu thương”, “thương xót")
- Đối đáp: Một bài cầu nguyện đã được soạn sẵn. Người hướng dẫn đọc một đoạn ngắn, rồi cả tổ nhắc lại. Mỗi tổ viên cần có một bài sao của bài cầu nguyện. các bài thánh ca hoặc thi thiên đều có thể đựơc dùng theo cách ấy. Một tổ viên có thể viết một bài cầu nguyện đối đáp diễn tả các từng trải hoặc điều mà cả tổ vừa học hỏi được.
- Cá nhân hóa hình thức tiêu chuẩn: Lấy Thi thiên 23 hoặc Bài cầu nguyện chung làm mẫu để mỗi tổ viên tự viết cho chính mình một bài trong tuần lễ ấy. Dùng hững bài cầu nguyện ấy cho buổi họp mặt sau của nhóm nhỏ của bạn.
- Cầu nguyện trò chuyện: Mỗi người cầu nguyện tự do trong tổ. Có lẽ bạn cần yêu cầu mọi người nêu ra các vấnđ ề mình cần xin cầu nguyện để những người đang gặp rắc rối đó biết đây là thì giờ để cầu nguyện cho các vấn đề ấy.
- Cầu nguyện dây chuyền: Mỗi người cầu nguyện theo thứ tự luân phiên nhau thành vòng tròn
- Cầu nguyện theo Kinh Thánh: Xem lại khúc Kinh Thánh các bạn vừa nghiên cứu và hỏi xem chúng ta thấy được những thuộc tính nào của Thượng Đế trong đó. Ca ngợi tán tụng Ngài về các phương diện đó của cá tính và thân vị Ngài.
- Cầu nguyện cảm tạ: Phải chắc chắn rằng có một vài điểm trong những gì bạn đã chia xẻ là điều đáng vui mừng về những gì là tốt lành mà Thượng Đế đã làm cho chúng ta mọi người trong tổ đều cùng chia vui với điều tốt lành đó của Thượng Đế, lắng nghe kể lại về ân phúc Ngài ban cho đời sống của mỗi người. Đáp lại Thượng Đế bằng lời ca ngợi tán tụng trong khi có người chia xẻ hoặc sau khi đó.
- Thờ phượng bằng thân thể: Thực hiện trong khi cầu nguyện bằng cách cho phép các tổ viên tự diễn tả không phải chỉ bằng lời nói mà còn bằng cả thân thể của họ nữa. Khi xưng tội thì nằm sấp mặt xuống đất; để ca ngợi tán tụng thì đưa hay tay lên trời, để khẩn xin, thì quỳ gối xuống. Việc này có thể giúp các tổ viên từng trải được sợ thờ phượng theo một cách mới.
- Các danh xưng chỉ Thượng Đế: Yêu cầu nhóm nhỏ của bạn suy nghĩ về tất cả các tên mà Kinh điển dành cho Thượng Đế hoặc Chúa Giê-xu. Tại sao chúng có ý nghĩa đối với các tổ viên? Dùng việc này làm cơ sở cho sự cầu nguyện và ca ngợi tán tụng của bạn.
Đọc sách
- Các quyển Knowing God của J.I.Pachker The Knowledger of the Holy của A.W.Tozer và Your God Is Too Small của J.B.Phillips là những chọn lựa tuyệt vời. Hãy đọc những trích đoạn ngắn sẽ hướng các tư tưởng của bạn đến với Thượng Đế rồi dành thì giờ cho cả tổ đáp ứng bằng sự thờ phượng.
- Dùng các sách cầu nguyện hoặc các sách đọc đối đáp như trong Hội thánh Những sách cầu nguyện và đọc đối đáp này có thể bắt đầu hoặc kết thúc giờ cầu nguyện. Chúng cũng giúp chứng minh thế nào những con người vĩ đại, cả nam lẫn nữa, có đức tin, đã đáp ứng với cá tính của Thượng Đế trong quá khứ.
Viết bài
- Thỉnh thaỏng sưu tập các ý nghĩ của bạn và viết chúng ra cũng có lợi ích hãy suy nghĩ về một hoặc hai ngày vừa qua. Liệt kê những gì bạn thấy mình phải cám ơn Chúa. Chia xẻ bảng liệt kê ấy với tổ của bạn. Bảo các tổ viên bắt đầu giờ cầu nguyện bằng việc ca ngợi Thượng Đế căn cứ vào những gì họ đã viết ra. Viết những bức thư để bày tỏ lòng tri ân đối với Thượng Đế, chia xẻ một phần các bức thư ấy; cầu nguyện để thưa chuyện với Chúa.
- Sáng tác cũng có thể giúp ích cho việc thờ phượng. Dành thì giờ cho các tổ viên sáng tác thi ca, ca khúc, hoặc thi thiên. Chia xẻ và sử dụng chúng để mở đầu cho giờ thờ phượng.
Im lặng và suy gẫm
- Chúng ta thường nghĩ rằng mình phải nói suốt thì giờ họp tổ. Hãy dành v2i phút để âm thầm cầu nguyện và sy gẫm (nếu được đặt vào đúng chỗ, sau thì giờ ấy các tổ viên có thể muốn chia xẻ hoặc bắt đầu trò chuyện âm thầm trở lại)
- Muốn chuẩn bị mọi người cho từng trải việc này, yêu cầu các tổ viên nhắm mắt lại trong khi một người đọc Khải 4, sẽ rất hữu ích. Các tổ viên cần tập trung chú ý vào việc mình đang đứng trước hiện diện của Thượng Đế mà không cảm thấy bị thúc giục phải trò chuyện. hãy lắng nghe Thượng Đế.
CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐỂ THÔNG CÔNG
Các hoạt động của nhóm nhỏ có thể cải thiện sinh hoạt cộng đồng: cùng đi nghỉ cuối tuần, cùng dùng bữa chung với nhau; tổ chức một buổi picnic (ngoạn cảnh ngoài trời và có một bữa ăn nhẹ); cùng đọc một quyển sách như Winnie the Pooh hoặc diễn một vỡ kịch như Con người được sinh ra để làm vua, mỗi người thủ một vai cùng dự những cuộc vui chơi ngoài xã hội, xem phim hoặc nghe hòa nhạc; cùng làm bánh ngạt hay làm kem; cùng chơi bóng chuyền.
Các hoạt động này cho các bạn cò những thì giờ cùng vui chơi, thư dãn với nhau. Nhưng chúng không nhất thiết giúp các bạn hiểu rõ và đánh giá đúng mớc những người khác trong cùng tổ với mình Chỉ có các hoạt động ấy mà thôi thì chưa đủ để gây dựng thân thể Chúa Cứu Thế.
Phần còn lại của chương sách này cung cấp cho các bạn những công cụ có thể giúp các bạn xây dựng tinh thần cộng đồng đích thực theo Cơ-đốc giáo. Chúng được tập họp lại tùy theo giai đoạn trong đó mỗi công cụ có thể sẽ giúp ích được tối đa.
Thám sát
“Tôi là ai?”
Lập một bảng liệt kê gồm tám mục nhận diện bạn là ai hay nói lên các góc cạnh và vai trò có ý nghĩa trong đời sống của Bạn (Thí dụ, nếu bạn đã bị mất cả cha lẫn mẹ: Điều này có ý nghĩa gì cho bạn? Bạn cảm thấy thế nào? Bạn đang làm gì? Cuộc đời của bạn ra sao?) Sau khi xem lại bằng cách đánh số vào bên phải của mỗi mục xếp chúng theo thứ tự tùy theo tầm quan trọng của vai trò ấy đối với bạn lúc đó. Điều nào sẽ có ảnh hưởng mạnh mẹ nhất đến cuộc đời bạn nếu nó bị cất đi?
Cuối cùng, chia xẻ các kết quả bạn có với một người trong tổ của bạn. Bản cho nhau biết, các bạn đã đi đến các quyết định của mình như thế nào. Phải tỏ ra hết sức cởi mở. Rồi cùng họp lại với nhau như một tổ. Thảo luận các vấnđ ề sau đây Việc làm này có dạy được cho bạn điều gì về chính mình không? Khi bạn suy nghĩ về vấn đề bị thua kém ở một mục bạn có nhận ra được điều gì mà bạn chưa hề nhận thấy trước đó không? Vai trò nào là có ý nghĩa nhất đối với bạn chia xẻ nói với cả tổ về điều mà người ấy tán thưởng nhất nơi bạn, căn cứ vào những gì bạn đã chia xẻ.
Sưởi ấm
Giải thích cho cả tổ rằng các câu hỏi sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ nhau hơn. Chúng không quá “rườm rà” mà chỉ tiêu biểu cho cách để mọi người biết rõ nhau chỉ trong một thời gian ngắn.
Mỗi lần chỉ dùng một loạt các cảu hỏi mà thôi người tổ trưởng có thể bắt đầu trả lời trước nhất. Luân phiên nhau theo vòng tròn, mỗi người cùng trả lời một loạt các câu hỏi giống nhau chỉ sau khi mọi người đều đã trả lời loạt câu hỏi số 1, thì mới chuyển sang loạt câu hỏi số 2
- Loạt 1
1. Bạn tên gì? (Nếu đã biết rồi, cũng nhắc lại để mọi người cùng biết)
2. Bạn sống ở đâu trong giai đoạn từ bảy đến mười hai tuổi?
3. Bạn còn nhớ điều gì nhất về ngôi trường bạn đã học trong thời gian đó?
- Loạt 2
1. Bạn có bao nhiêu anh em chị em trong gia đình trong giai đoạn từ bảy đến mười hai tuổi?
2. Hồi còn nhỏ khi bị cảm hay bị lạnh, bạn thích được sưởi ấm như thế nào?
Có lẽ sau một buổi trượt băng, trượt tuyết hay đi xe trượt tuyết? Hay khi ở trong phòng vào những buổi sáng sớm hoặc lúc đi cắm trại?
- Loạt 3
Hồi còn nhỏ, bạn cảm thấy nơi nào là turng tâm sưởi ấm được cho con người ta? Đó là một căn phòng hay một người nào đó? (Thí dụ trong căn phòng có chiếc máy thu hình, nơi cả gia đình bạn đều tề tựu lại với nhau?). Có lẽ cũng chẳnghề có một căn phòng nào cả; có lẽ đó là một người mà không có người ấy ở gần mình, bạn cảm tyấy mình được an toàn và ấm áp (Người tổ trưởng có lẽ cần bảo rằng có người chẳng còn nhớ gì cả về một trung tâm sưởi ấm lòng người như vậy ở nhà. Như thế, người gặp trường hợp đúng như thế sẽ cảm thấy thoải mái hơn) Còn có một trung tâm làm ấm lòng nào khác nữa cho họ không?
- Loạt 4
Câu hỏi này được đặt ra cho cả tổ, và bạn không cần phải đặt nó ra luân phiên theo vòng tròn (để cho mọi người tự trả lời nếu họ có thể; lần này có thể có một số người không chịu trả lời). Có khi nào trong đời sống của bạn, Thượng Đế đã trở thành một điều gì vượt hẳn một danh từ suông hay không? Có khi nào Ngài trở thành một hữu thể sống động, một người hãy còn sống trong tư tưởng của bạn không?
Đây có thể không phải là việc kể lại lúc người ta ăn năn qy đạo Sự thay đổi này trong tâm trí người ta có thể xaủ ra trước hoặc sau khi một người thật sự ăn năn quy đạo. Nó có thể xảy ra lúc người ta tra chuyện với một người yêu thương ta, nhân một buổi nhóm thờ phượng hoặc nghe nhạc. Đây không phải là lúc người ta phát giác được toàn thể mưu định của Thượng Đế, nhưng chỉ là trong một khoảnh khắc thức tỉnh cá nhân.
Lúc kết luận cuộc thảo luận này, bạn cần đưa ra một phần tóm tắt vạch rõ rằng các từng trải rất khác nhau của chúng ta đã đưa chúng ta đến nhiều điểm khác nhau trong sự tăng trưởng và từng trải của chúng ta như thế nào Tuy sự an ninh và việc chúng ta được tiếp nhận bắt đầu bằng việc sưởi ấm về phương diện thuộc thể, rồi lần lần tiến tới sự ấm cúng do tình người, chúng ta sẽ chẳng bao giờ được an toàn và ấm lòng trọn vẹn trước khi tìm được sự an toàn trong Thượng Đế.
- Chú ý: Nếu có ít thì giờ và đây không phải là buổi họp mặt đầu tiên của các bạn, có thể bỏ qua Loạt 1 và câu hỏi đầu tiên của Loạt 2
Hai chục tình yêu
- Phát cho mỗi người một tờ giấy. Dành vài phút cho tất cả các tổ viên liệt kê hai mươi hoạt động mà họ thích làm. Một số người có thể thích nhiều hơn là hai mươi việc; một số khác có thể rất khó khăn lắm mới tìm được mười lăm. KHuyến khíhc họ hãy suy nghĩ đến việc mà họ thích làm hơn hết. với một số ít người, có thể đó là chuyện mơ mộng vẫn vơ.
- Sau khi mọi người đã liệt kê xong, bảo mỗi người ghi như sau đây sau mỗi việc tương ứng:
(MM) Những việc mà bạn thích làm một mình
(NK) Những việc mà bạn thích làm chung với người khác, nếu có người khác can
dự vào, hãy ghi tên những người khác mà bạn tích cùng làm việc ấy với bạn
($) Những việc làm cần phải tốn tiền (trên 1.000$ VN)
(L) Những việc làm đòi hỏi phải có chút ít liều lĩnh( Thuộc thể hoặc cá nhân)
(N) Những công việc nhàn hạ (trầm lặng hoặc thụ động)
(T) Những công việc tích cực, chủ động
(TT) Những công việc mặc lấy một hình thức truyền thông nào đó
(CG) Những công việc mà bạn phải cố gắng phải học tập, một tài năng mà bạn phải cố gắng rèn luyện mới có được.
(TC) Những công việc mà bạn làm hồi còn là trẻ con
(CM) Những oạt động mà ít ra cha hoặc mẹ bạn đang hoặc đã từng làm
- Xem lại bảng liệt kê của bạn và xếp lại theo thứ tự các hoạt động mà bạn thích làm. Bạn nhận thầy được gì về chính mình? Có những khhía cạnh nào cứ được lặp đi lặp lại luôn, nhất là trong năm hoạt động mà bạn thích nhất? Có điều nào bạn chưa từng nhận biết trước đây không?
- Bây gườ, hãy tự vấn bằng những câu hỏi đặc thù hơn:
1 Bạn thích tự mình làm mọi việc, hay cùng làm với ngừi khác, hay cả hai? Nếu cùng làm với nhiều người khác, thì phải chăng đó là những người mà bạn thích và thường cộng tác - là những bạn thân, người trong gia đình, người cùng phái, người khác phái? Có những người nào mà bạn thích luôn luôn cùng làm việc với mình không? Bạn thích những thì giờ sống tay đôi (một người với một người) trong những nhóm ít người hay những nhóm đông người?
2. Những vật bạn thích thường có đắt tiền không?
3 Bạn có thích liều lĩnh không? Thuộc loại nào?
4. Bạn thích nhàn hạ, hiếu động, hay trung dung?
5. Bạn cóÀ làm nhiều việc đòi hỏi phải có sự giao lưu tiếp xúc không Bạn có thường cùng làm việc với nhiều người khác về những công việc không đòi hỏi phải có việc giao lưu tiếp xúc không?
6. Bạn có cần phải khéo tay để làm những việc bạn thích không? Đó là những công việc thuộc năm hạng đầu hay ở thấp hơn trong cây thang của bạn? Hay bạn thích những việc bạn có thể làm thật tự nhiên hơn?
7. Bạn có thích làm những việc bạn từng học hồi còn nhỏ mà cha mẹ bạn từng làm không? Đã có những việc làm gì hồi còn nhỏ đã bị thay đổi rồi? Căn cứ vào đâu?
8. Hãy nhìn lại bảng liệt kê của bạn nếu phải từ bỏ đi, thì việc nào là khó khăn nhất cho bạn? Bạn sẽ tiếc rẽ việc nào nhất nếu bạn không được làm nữa.
- Dánh khoảng mười phút để thảo luận về những gì bạn đã tìm ra với một người khác trong tổ (nếu những người cùng tổ biết thật rõ nhau, các bạn có thể cùng thảo luận chung với nhau). Khi cả tổ cùng họp lại với nhau chia xẻ với cả tỗ về những gì, bạn đã thấy được về bản thân, nhất là nếu bạn đã thấy đựơc những gì bạn chưa từng nhận biết hoặc nghĩ đến trước đây. Để cho mỗi người nói ít nhất về một điều mình đã thích thú được học hỏi nơi người bạn của mình.
- Chú ý: Trong baì tập này, không có những câu trả lời nào là tốt hoặc xấu cả. Chủ đích chỉ đơn giản là giúp các bạn tự thấy chính mình và chia xẻ những gì mình thấy với các bạn khác mà thôi.
Tập “chạy” lửa
Nhà bạn bị cháy. Các thành viên trong gia đình bạn đều an toàn cả. Bạn còn được ba mươi giâuy để chạy kjhắp nhà qươ vội ba hoặc bốn đồ vậy nào đó am2 bạn có thể cứu khỏi ngọn lửa Dành một phút cho mỗi tổ viên viết ra những đồ vật ấy sẽ là gì. Để mỗi người kể lại các món đồ họ đã liệt kê và tại sao họ lại chọn các món ấy Sau khi mọi người đã chia xẻm, thảo luận về những gì mọi người học biết được từ các vật mà họ cho là có giá trị đó.
Khám túi xách
Mỗi người đặt chiếc túi xách của mình lên bàn,đ ể cho những người khác mở ra và nhìn vào. Dành thì giờ để nghe kể về những đồ vật mới mà các bạn tìm thấy của nhau. Để tăng thêm hào hứng, các bạn có thể dốc tất cả những gì có trong các túi xách hay túi xách của các bạn ra.
Tranh ảnh
Mỗi tổ viên đem đến từ năm đến mười tấm ảnh hoặc phom đèn chiếu (Slides) phim đèn chiếu sẽ hay hơn, vì có thể chiếu lên cho mọi người cùng xem đồng thời nói lên các đặc điểm về mình Có thể đó là những địa điểm nghỉ hè mà các bạn thích, một công việc các bạn thích làm (như làm vừn chẳng hạn) hay những người được các bạn coi trọng. Luân phiên nhau giới thiệu các tranh ảnh ấy và giải thích tầm quan trọng của chúng.
Bạn sẽ làm gì nếu...
Phát cho mỗi tổ viên một tờ giấy có viết câu trên đây Thông baó rằng phần đầu tiên của câu mà tất cả mọi người đều sẽ viết là “Bạn sẽ làm gì, nếu...” Để cho mọi người suy nghĩ rồi luân phiên theo vòng tròn để nghe các câu trả lời của họ. Các thí dụ về những câu sẽ được viết ra giấy:
- ”.....bạn được nghỉ thêm đựơc một ngày nữa”
- ”....bạn được đi bất cứ nơi nào trên thế giới?
- ”......bạn có thể trở thành một con thú nào đó trong một ngày?”
- ”......một bức tranh (ảnh) nào đó mà bạn được xem bỗng trở thành sống thực?”
- ”......một cái cây nào đó tấn công bạn?”
Bạn hãy tự kết thúc lấy bảng liệt kê này.
Thăm dò và chuyển tiếp
- Những câu hỏi tâm tình (Sharing Questions) tùy thuộc giai đoạn mà câu hỏi được sử dụng.
Một câu hỏi về tâm tình nhằm mục đích rõ rệt là tạo cơ hội cho các cá nhân một cơ hội để nói ra một điều gì đó về chính họ. Loại câu hỏj bạ nêu ra sẽ tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của tổ. Những câu hỏi nhằmt ìm hiểu lịch sử (ở trường học, bạn thích môn nào nhất?) có lẽ là phù hợp nhất cho giai đoạn thăm dò. Những câu hỏi đề cập sinh hoạt và các cảm nghĩ về chính tổ của mình sẽ giúp ích được cho tổ của mình sẽ giúp ích được cho tổ nhiều nhất trong các giai đaọn chuyển tiếp và hành động về sau.
Cho qua nếu có người thấy không tiện trả lời câu hỏi lần này. Thà như thế còn hơn là một câu trả lời giả tạo. Sau đây là vài câu hỏi làm mẫu:
- Trong tuần lễ này, sở trưởng và sở đoản của bạn là gì? (thăm dò hay đầu giai đoạn chuyển tiếp)
- Người nào trong tổ này được bạn đánh giá cao nhất, và tại sao? (chuyển tiếp và hành động)
- Nếu bạn được một ngày rãnh rỗi và được phép làm bất cứ việc gì bạn thích (không hạn chế), bạn sẽ làm gì? (thăm dò)
- Mô tả một từng trải trong đó Đức Thánh Linh đã là Đấng Yên ủi bạn (chuyển tiếp)
- Ngay lúc này đây, người bạn thích giao du nhất là ai? Còn bạn đang muốn cải thiện mối liên hệ với ai nhất? (chuyển tiếp và hành động)
Những câu hỏi hay lời phát biểu cho biết quyết tâm cá nhân của các tổ viên khác có thể được sử dụng khi kết thúc hoặc cử hành lễ chấm dứt tổ. Bạn thích nhất điều gì nơi từng tổ viên của tổ này? Bạn đã được một hoặc nhiều tổ viên của tổ này khích lệ như thế nào? (Để khỏi có trường hợp một người duy nhất người khích lệ được khen kết hợp với những câu hỏi như về người dạy dỗ hay phục vụ)
Trên đây chỉ là một vài trong số hàng trăm câu hỏi bạn có thể dùng. Chọn những câu này phù hợp với tổ của bạn và giúp họ chịu chia xẻ.
Đoán xem ai
Mỗi tổ vẫn viết ra giấy lời đáp cho những câu hỏi sau đây
- Hồi còn nhỏ, bạn thích chương trình truyền hình (hay truyền thanh) nào nhất?
- Bạn thích màn nào nhất?
- Bạn thích đi nghỉ hè ở đâu?
- Bạn dùng lời nào (chỉ một chữ mà thôi để mô tả đời sống hiện tại của mình?
Gấp mẫu giấy làm đôi và bỏ vaò mộtcái hộp. Nhừ một ngời lấy ra một mẫu giấy và đọc các câu trả lời. Cả tổ sẽ cố quyết định xem ai là người trong tổ đã trả lời như thế, nêu ra các lý do để mình đoán như vậy. Chính người tự mô tả cũng cóthể tham dự trò chơi và đoán về những người khác. Sau khi mọi người đã đoán cả rồi, người đã viết câu trả lời có thể giải thích.
Lặp lại phương thức này cho đến khi các bạn đã loại bỏ được tất cả các sai lầm và cố đoán lẫn nhau.
Đúng / Sai
- Bảo tất cả các tổ viên viết ra bốn câu về bản thân họ trên một mảnh giấy, ba câu trong đó là đúng và một câu là sai. Mỗi câu đều phải hợp lý. Đừng nói trước câu nào là đúng và câu nào là sai. Thí dụ:
Tôi nghĩ là mình thiếu kiên nhẫn
Tôi từng đi nghỉ hè bên Nhật
Tôi ghét bạo lực
Sự nghiệp tôi mơ ước là trở thành hiệu trưởng một trường cao đẳng
- Luân phiên theo vòng tròn, bảo mỗi người đọc lên các câu mình đã viết. Các tổ viên đoán xem câu nào là sai và nêu lý do tại sao họ chọn câu ấy. Xem cả tổ có nhất trí không. Sau vài phút, để cho chính người biết nói ra câu nào đúng và câu nào sai.
Bàn ăn hồi còn nhỏ và bây giờ
- Tất cả các tổ viên đều lấy một mảnh giấy trong phần lớn các bữa ăn của họ hồi còn nhỏ. Bây giờ, hãy suy nghĩ về gia đình bạn vào lúc ấy (từ 9-12 tuổi). Đặt mỗi thành viên trong gia đình vào đúng chỗ họ thường ngồi quanh bàn hồi đó, viết tên và màu sắc đặc biệt mà bạn có về người ấy lúc đó. Viết lên bàn màu sắc nô tả bầu không khí bao quát lúc ấy. Vẽ những đường chỉ rõ tinh thần cộng đồng chủ yếu đã xảy ra ở đâu.
- Vẽ một chiếc bàn thứ hai Nếu chính các thành viên trong gia đình đó của bạn cùng họp mặt hôm nay, bạn sẽ tọ cho họ những màu nào? Đặt họ đúng vào chỗ còn họ với những màu sắc của ngày hôm nay, một màu và những đường nét chỉ tinh thần cộng đồng. Bảo các tổ viên cùng chia xẻ về những chiếc bàn ăn của họ với phần còn lại của tổ.
Cuộc hành hương bởi đức tin.
Mỗi tổ viên vẽ một đường biểu diễn minh họa cuộc hành hương bởi đức tin trong đời sống làm Cơ-đốc nhân của mình Rất có thể nó có nhiều lúc thăng trầm và những giai đoạn bằng phẳng hay bất cứ điều gì nói lên đúng nhất những việc đã xảy ra lúc ấy. Bảo các tổ viên cùng chia xẻ bức đồ thị của mình với cả tổ, giải thích ý nghĩa của nó và cuộc đời của họ trong Chúa Cứu Thế đã bị ảnh hưởng (hoặc có lẽ là Chúa Cứu Thế hằng sống đã ảnh hưởng trên họ) như thế nào.
Huy hiệu
Trong quá khứ, một huy hiệu nói lên một điều gì đó về một con người hay dòng họ của người ấy bằng biểu tượng. Hãy tự vẽ lấy cho mình một huy hiệu, mô tả những điều thuộc riêng về bạn. Viết câu trả lời của bạn vào đúng các khoảng chừa trống, hay nếu bạn là người có óc sáng tạo, hãy tự vẽ chúng ra.
- Ô trên, bên trái: Hai việc bạn đã thực hiện thật tốt.
- Ô giữa bên trái: Từng trải hay công trình bạn mãn ý nhất
- Ô dưới bên trái: Điều bạn sẽ làm nếu còn sống thêm một năm nữa
- Ô trên bên phải: “Quê hương tâm lý” hay nơi bạn cảm thấy chính là quê hương củ amình nhất
- Ô giữa bên phải: Ba người có nhiều ảnh hưởng nhất trên bạn hay được bạn trọng vọng nhất
- Ô dưới bên phải: Ba tiếng bạn có thể nói về chính mình
Chia xẻ huy hiệu của bạn với cả tổ.
Chuyển tiếp
Đi một vòng
Cho mỗi tổ viên 30 giây luân phiên nhau theo vòng tròn để chia xẻ chính lúc này đây, họ đang cảm thấy như thế nào. Có thể làm việc này lúc bắt đầu một buổi họp tổ nào hoặc lúc buổi họp tổ kết thúc. Nó có mục đích lập một bản phúc trình ngắn gọn về tâm trạng. Mọi người không được phắp dùng nó để bới móc hoặc đánh giá lẫn nhau. Sau khi mỗi người đã góp phần, cả tổ có thể chọn hoặc tiếp tục theo dõi, hoặc yêu cầu một tổ viên làm sáng tỏ thêm. Đi một vòng nhỏ, gọn và nhanh chóng có teh làm được nhiều điều cho một tổ:
- Các tổ viên có thể ý thức được rõ ràng hơn các cảm thức của mình
- Họ đựơc học tập nói ra các cảm nghĩ (tình cảm, cảm xúc) của mình mà không có việc đánh giá.
- Những điều kín giấu mà nếu không có việc làm này có thể bị giấu kín đối với cả tổ, sẽ có thể được đưa ra ánh sáng, hoặc những việc chưa hoàn tất sau một cuộc họp có thể được phát giác.
- Thái độ công khai và tự do chia xẻ có thể trở thành một phần tự nhiên của từng trải trong tổ nhờ việc sưởi ấm này.
- Nó có thể giúp ích trong trường hợp chuyển tiếp khi có người cần được khích lệ để chia xẻ.
Phúc trình ve thời tiết
Áp dụng việc “đi một vòng” bằng cách bảo các tổ viên báo cáo vềc ác cảm thức của họ bằng ngôn ngữ nói về thời tiết - có mây trôi nắng, và vân vân. Việc làm này thường giúp được mọi người đang gặp bối rồi dùng lời lẽ ám chỉ các cảm thức của họ.
Chuyển tiếp và hành động
Oanh tạc dữ dội
Hoạt động này nhằm mục đích giúp các bạn diễn tả các cảm thức tích cực của mình cho nhau bằng cách chỉ ra các ưu điểm mà bạn nhìn thấy nơi những người khác. Tốt nhất là nên làm việc này sau khi các bạn đã biết thật rõ nhau.
- Yêu cầu một người giữ im lặng, trng khi tất cả những người khác “oanh tạc” anh (hoặc chị) anh ta bằng những gì họ thích hoặc thấy là ưu điểm nơi anh (hoặc chị) ta. Cứ “oanh tạc; người đầu tiên bằng những cảm thức tích cực cho đến khi nào các bạn không còn lời lẽ nào để nói ra được nữa.
- Bây giờ chuyển sang người kế tiếp trong tổ của bạn và cũng làm y như thế - cho đến người cuối cùng trong tổ của các bạn.
- Sau khi tất cả mọi người đều đã thay phiên nhau rồi, hỏi: “Các bạn cảm thấy thế nào khi bị tập trung oanh tạc như thế? Xin đừng quan tâm đến những gì mọi người đã nói về các bạn, mà hãy nói ra các bạn đã cảm thấy thế nào về việc mình đựơc khen ngợi như thế” Rồi hỏi: “Còn các bạn cảm nghĩ gì khi khen ngợi những người khác?”
Từng trải về giá trị
Yêu cầu mọi người chia xẻ một trừng hợp đã xãy ra trong tuần (hai tuần, tháng) vừa qua, trong đó một trong các giá trị (một điều gì được họ đánh giá rất cao) cu3a ọ đã hoặc bị đe dọa, hoặc được khẳng định. Để thay đổi. Yêu cầu mỗi người kể lại trường hợp người ấy cảm thấy một giá trị (hoặc một điều gì đó được họ đánh giá cao) đã hoặc bị đe dọa hoặc được khẳng định ngay trong tổ này.
Xin tô màu tôi
Khi các tổ viên của bạn cảm thấy càng thên thiết hơn với nhau, bạn có thể cần khích lệ họ chia xẻ các cảm thức sau đây:
- Mỗi người phải nghĩ ra một màn mà mình sẽ dùng để mô tả tất cả những người khác trong tổ.
- Lấy một từ guiấy và đề tên của bạn trên đầu. Chuyển từ giấy cách tình cờ để mỗi người đều tô lên màu mà mình dành cho bạn lên đó. Xong thì trao tờ giấu cho người có tên được ghi trên đầu.
- Để cho từng người nói về các màu mà những người khác đã tô. Dành cho số người còn lại một cơ hội để giải thích tại sao họ tô một số màu nào đó, nhất là nó khác với các màu mà nhiều người đã tô.
- Nếu cần, mỗi người có thể yêu cầu được làm sáng tỏ thêm.
Nếu muốn trực tiếp hơn, bạn có thể đặt câu hỏi các bạn có cảm nghĩ gì khi nghĩ đến từng người một trong tổ của các bạn. Rồi luân phiên nhau nói lên cảm nghĩ ấy. Nếu có những cảm nghĩ cần được thay đổi - khó chịu, xa cách, thù ghét - hãy nói về nó và trực diện với các vấn đề. Nếu tổ của bạn đã sẵn sàng cho việc làm này. thì nó có thể chuyển sang một tinh thần cộng đồng hết sức mật thiết, và đưa bạn đến giai đoạn hành động.
- Các ưu điểm và khả năng.
Nhận diện các ưu điểm và khả năng đặc thù bạn thấy nơi từng cá nhân trong tổ. Cho nhiều thí dụ cụ thể khi bạn chú ý điều đó trong tổ. Người ấy đã sử dụng ân tứ đó như thế nào? Bạn sẽ làm gì để khích lệ họ cứ tiếp tục sử dụng chúng y như thế? Làm như vậy cho tất cả mọi người trong tổ.
Kết thúc
- Từng trải về tổ này đặc biệt tốt lành cho thời gian kết thúc việc cùng chia xẻ, chăm lo săn sóc cho nhau. Nó cũng phù hợp với những cơ hội kiểm điểm và cử hành lễ giải tán tổ.
- Bảo một người vào ngồi giữa trong khi cả nhóm nhỏ của bạn làm chiếc vòng tròn bao quanh. Rồi mỗi người lần lượt tặng cho người ấy một dnah ngôn hay một câu Kinh Thánh phản ảnh điều mình muốn được thấy nơi người ấy, hoặc một lãnh vực mà mình muốn thấy người ấy được tăng trưởng. Có lẽ họ tặng người ấy một kỷ niệm về một thì giờ hay một đức tính đặc biệt nào đó. Hãy tặng món quà ấy và giải thích tại sao bạn tặng nó.
- Mỗi người trong tổ luân phiên ngồi vào giữa
- Kết thúc bằng một thì giờ cảm tạ Chúa và cầu nguyện cho nhau. Có thể các bạn cần đặt tay trên từng người khi cầu nguyện cho họ
Sự thờ phượng bằng thân thể vào bất luận giai đoạn nào
Cầu bình an
Sau khi kết thúc một buổi họp mặt các bạn có thể đứng nhau lại thành vòng tròn, nắm tay nhay và truyền cho nhau những lời chúc phước cho cả tổ: “Nguyện sự bình an của Chúa Cứu Thế sẽ đi theo bạn, Jim ạ”. Người nhận sẽ đáp lại: “Và cả cho chị nữa, chị Mary”. Cách làm này có thể đựơc dùng để kết thúc một kỳ nghỉ cuối tuần hay một buổi học tập nghiên cứu trong đó mọi người đã chia xẻ nhiều điều có ý nghĩa cho nhau.
Các bạn càng cầu nguyện
Một bạn càng cầu nguyện là một tổ viên trong tổ của bạn mà bạn gặp gỡ thường xuyên để tạm sự và cầu nguyện. Nếu tổ của bạn họp mặt hai tuần một lần, có thể các bạn cần gặp nhau trong tuần lễ không có buổi họp tổ. Để bắt đầu, có lẽ các bạn cần sử dụng một số câu hỏi có tính cách chia xẻ, tạm sự để càng hiểu rõ nhua hơn. Tâm sự về nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc đời mình với một người trong tổ, thường bắt đầu giúp chúng ta thắt chặt thêm lòng tin cậy vào cả tổ nói chung. Nó cũng tạo cơ hội cho mỗi người chúng ta thắt chặt và đào sâu thêm mối liên hệ, hơn hẳn điều chúng ta có thể thực hiện với những người khác.
CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐỂ CHU TOÀN SỨ MẠNG
Các ý niệm về những gì chúng ta có thể làm để tỏ lòng yêu thương đối với thế giới của mình, với người lân cận mình, cũng vô cùng rộng lớn như các nhu cầu hiện hữu vậy. Những gợi ý sau đây mới chỉ là một số ít các khả năng, nhưng có thể đựơc dùng như những động lực đi tiên phong.
Các ý kiến được tập họp phần nào căn cứ vào loại ch1ưc vụ. Nhưng mỗi ý kiến có thể dễ dàng biến thành một ý kiến thuộc về một nhóm khác Chúng ta là những con người toàn diện, và những người đựơc chúng ta phục vụ nhân danh Chúa Cứu thế cũng là những con ngừi toàn diện nữa. Khi bạn đến thăm một khu vực bị đóng kín đối với dnah Chúa Cứu Thế, bạn có thể gọi đó là một mối quan tâm, xã hội, tiền truyền đạo, hoặc thậm chí là nhằm mục đích truyền bá Phúc âm nữa. Vậy nếu có thể được, hãy cứ để các cách phân loại chia hạng hỗ trợ cho chức vụ của bạn nếu chúng có thể làm công việc ấy, nhưng đừng bao giờ để cho chúng trói buộc tư tưởng của bạn.
Các chức vụ từ thiện cho xã hội.
Các nhu cầu
- Cần quan tâm đếnc ác nhu cầu (thuộc thễ, thuộc linh, tình cảm) của những người mà bạn biết. Trong những buổi họp nhóm nhỏ, hãy cầu nguyện cho các bạn bè và gia đình của nhau. Cần thảo luận về những phương pháp có thể giúp đáp ứng một số các nhua cầu ấy và khích le65 lẫn nhau trpng việc yêu thương người khác Hãy kiểm điểm lại số người đã được bạn cầu nguyện cho.
- Cùng làm việc với tư cách một tổ để đáp ứng các nhu cầu mà các bạn biết - một đội dọn nhà giúp những người dọn nhà đi hoặc đến, nấu ăn cho những người vaò những lúc cần thiết (sanh con, tang chế, có người trong gia đình đi bệnh viện), sửa chữa nhà cho người già yếu, giữ trẻ con. Cần lưu ý nhìn quanh và lắng nghe. Cầu nguyện xin cho mình có sự mẫn cảm sáng tạo đề thấy được các nhu cầu quanh mình mà cả tổ có thể giúp đáp ứng. Một tổ thường có thể làm những việc mà một người không thể làm một mình.
Các nguồn tài nguyên cho khu xóm nơi bạn ở
- Nhóm nhỏ của bạn cần đúc kết một bản thống kê về nguồn tài nguyên của khu xóm cho khu vực chung quanh nhà thờ (hay chính khu xóm của bạn, nếu nó ở xa nhà thờ). Thường xuyên liệt kê trong đó các số điện thoại( cảnh sát và chữa lửa trường học, bệnh viên, khám đường, điều kiện thời tiết, các trụ sở hành chính chủ yếu của thành phố và quận huyện, và vân vân. Ghi tên Hội thánh, địa chỉ và số điện thoại ở phía dưới.
- Phân phát các bản thống kê đó cho những người láng giềng mới và những ai cần đến.
- Nếu các tổ viên sống trong cùng một khu vực, hãy đem th1ưc ăn đến cho các láng giềng mới và phát bản liệt kê ấy cho họ. Có lẽ bạn cũng cần có những lời chỉ dẫn thêm về các nguồn tài nguyên ấy - thầy dạy nhạc cho trẻ con, các trường mẫu giáo. Trong nhóm nhỏ của bạn, hãy cầu nguyện cho các nhu cầu những người ấy, tự mở lòng ra để giúp đỡ khi bạn có thể.
“Lạy Chúa, co khi nào chúng con thấy Chúa...”
- Thường xuyên đi thăm viếng một nhà bảo sanh, bệnh viện, nhà lao hoặc bệnh viện tâm thần. Thường xuyên thăm viếng những người torng khu xóm, có lẽ là những người ít có khách đến thăm
- Nếu được phép, hãy mở các lớp học Kinh Thánh các buổi nhóm thờ phượng, các chương trình bồi linh, có ca nhạc, đọc những đoạn Kinh Thánh ngắn, hoặc suy gẫm cho những người thích các buổi họp mặt như thế.
- Tổ chức những ca đoàn đi từ nhà này sang nhà khác vào các dịp le- Giáng sinh Phục sinh hoặc những cơ hội như thế cho những người cô đơn.
- Tình nguyện dành một ngày hoặc địng kỳ để thường xuyên tếp tay tại một trung tâm phân phát thực phẩm. Một Hội thánh trong thành phố có thể nhờ các bạn phục vụ cho một bữa ăn hoặc giúp đỡ họ trong một trong những chương trình của họ.
Các sinh viên quốc tế
- Tiếp xúc với một trường cao đẳng hoặc đại học địa phương và đề nghị cấp nơi ở cho các sinh viên quốc tế.
- Với tư cách một tổ cung cấp một vòng đi thăm viếng để giới thiệu về thành phố của bạn, sau đó có bữa ăn chiều.
- Mỗi gia đình có thể nhận cho một sinh viên ở trọ một năm, sẵn sàng cung cấp tình thân hữu.
Ý thức chính trị
- Thảo luận về một bài báo, một quyển sách hay lập trường của Hội thánh của bạn đối với một vấnđ ề có ảnh hưởng đến người nghèo. Hoặc mở một cuộc nghiên cứu Kinh Thánh liên hệ đến vấnđ ề công lý và hòa bình.
- Cùng biểu quyết các bạn cần hậu thuẫn cho lập trường nào với tư cách là Cơ-đốc nhân.
- Viết thư cho những ngườ đại diện của các bạn để cho họ biết lập trường của bạn.
Ý thức về nạn đói trên thế giới
- Tìm hiểu và thông báo cho Hội thánh và cộng đồng của các bạn biết về nạn đói trên thế giới. Nghiên cứu vấnđ ề với tư cách một nhóm nhỏ. Mời một diễn giả đến để giảng về đề tài này
- Khuyến khích lẫn nhau và nhiều người khác trong Hội thánh của bạn nên thay đổi nếp sống
- ủng hộ các đoàn thể đang đối phó với vấn đề ấy theo quan điểm Cơ-đốc giáo.
- Lập một kế hoạch “thực phẩm cho người đối” trong Hội thánh của bạn
- Dành một ngày torng tuần để kiêng ăn cầu nguyện
Các chức vụ cá nhân truyền đạo
Chuẩn bị làm chứng đạo
- Lắm khi chiếc rào cản “giáo lý thuần chánh” là một trong những chướng ngại vậy lớn nhất cho việc chia xẻ đức tin (đạo) của chúng ta cho tha nhân. Trong sáu tuần lễ đầu của tổ các bạn, nên sử dụng Cuộc hành hương bởi đức tin cho nhóm nhỏ của bạn (xem Các nguồn tài nguyên để thông công). Điều này sẽ tạo cho mỗi tổ viên cơ hội để nói về đạo của mình cho người khác. Khi việc thảo luận về đạo đã trỡ thành tự nhiên hơn trong nhóm nhỏ, hãy cầu xin những cơ hội để các bạn cùng chia xẻ với những người khác ở bên ngoaì tổ của các bạn.
- Nên cầu nguyện cho bạn bè. Các tổ viên có thể nêu tên những người mình muốn chia xẻ công khai hơn về Chúa Cứu Thế cho. Thảo luận vấn đề làm thề nào các tổ viên có thể truyền thông về tình yêu thương của Chúa Cứu teh một cách hữu hiệu hơn.
- Khích lệ lẫn nhau trong việc làm chứng đạo. Trong thì giờ bồi dưỡng của các bạn, nên đọc một quyển sách rất hữu ích là quyển Out of the Saltshaker (IVP) của Rebeca Pippert hoặc quyển Good News Is for Sharing (David C.Cook) của Leighton Ford.
Làm chứng đạo!
Mỗi tuần cần quyết định là phải tiến thêm một bước hướng về việc làm chứng bằng miệng cho Chúa Cứu thế Giê-xu. Những bước sau đây có thể giúp bạn vượt được chiếc rào cản về “giáo lý thuần chánh” về các vấn đề thuộc lunh. Mỗi tổ viên, mỗi tuần có thể tiến thêm một bước để phúc trình vào cuộc họp mặt lần sau.
- Bắt đầu một cuộc trò chuyện sơ sài với một người bạn chưa quen biết - tại tiệm bán tạo hóa, sân cù (golf), khi trả tiền cho bữa điểm tâm... bất cứ cớ đâu.
- Nói vài lời khích lệ với một người nào đó ngoài gia đình của bạn
- Trò chuyện đứng đắn có ý nghĩa với một người mà bạn biết rõ - đại khái như về thời tiết. Hỏi người ấy về các ý kiến hay cảm nghĩ của người ấy về một chủ đề nào đó, và bày tỏ các ý kiến, các cảm nghĩ của bạn.
- Chia xẽ với một bạn thân một điều gì đó bạn vừa học hỏi được trong Kinh Thánh, một bài giảng hay một lời dạy, một quyển sách hoặc một bài báo,đ ã có ảnh hưởng đến đời sống của bạn.
- Hỏi một người, xem Hội thánh, Thượng Đế hoặc Chúa Giê-xu có ý nghĩa gì đối với người ấy.
Hãy lắng nghe người ấy nói.
- Thảo luận với một người đứng đắn khác về các nhu cầu của đời sống người ấy. Hiện diện của Thượng Đế có thể giúp ích gì cho cuộc đời người ấy?
- Kể cho một người nghe Chúa Giê-xu đã đổi khác cuộc đời của bạn như thế nào.
- Yêu cầu một người nghiên cứu một khúc sách trong Phúc âm về mối liên hệ giữa Chúa Giê-xu với bạn
- Nếu bạn đã làm tất cả những việc trên với các Cơ-đốc nhân trong Hội thánh của bạn, thì bây giờ, hạy bước thêm một bước thứ tư nữa, và nói chuyện với một người nào đó tự nhận là mình chưa tin Chúa Giê-xu.
Truyền đạo theo tổ
- Tổ chức một dạ hội hay một nhóm người đi ra với các bạn bè để kích thích thêm việc thảo luận về Phúc âm. Có lẽ nhóm người ấy có thể tổ chức một bữa ăn, một buổi thảo luận có chủ đề, hoặc một bữa bánh ngọt giải khát tiếp theo là một cuộc phim hoặc một hội diễn có tính cách kích thích thuộc linh.
- Tổ chức một buổi phân phát sách báo trong khu xóm. Đặt một bàn bán (biếu tặng) sách trên đường phố hoặc trạm điện thoại.
- Bắt đầu một loạt nhữnt buổi học tập nghiên cứu nhằm tìm hiểu về Kinh Thánh cho các bạn bè của tổ viên.
Chức vụ bên trong thân thể Chúa
Buổi nhóm lại Chúa nhật
- Hạy dạy một lớp trừng Chúa nhật. Suy nghĩ xem các bạn có thể phục vụ Hội thánh của mình bằng việc cùng dạy một lớp TCN như thế nào Có lẽ các bạn có thể dạy một giáo trình gồm nwm tuần lễ, luân phiên nhau tùy ân tứ của mỗi người
- Ghi âm giờ thờ phượng, bài giảng hoặc những buổi nói chuyện. Nhóm nhỏ của bạn có thể nhận trách nhiệm về ghi âm (thu băng) cho Hội thánh. Ghi âm giờ nhómt hờ phượng, hoặc có lẽ chỉ thu bài giảng mà thôi hoặc một loạt bài nói chuyện đặc biệt nào đó. Để sẵn các cuộn băng của các bạn trong thư viện của chi hội để khi cần thì co1 thể tìm ra Phân phát các bản sao cho những người không thể nhóm lại được nghe các băng ghi âm và những buổi nhóm của Hội thánh vào Chúa nhật.
Biện biệt các nhu cầu và chăm lo săn sóc
- Nếu có một chương trình nào mà Hội thánh hoặc cộng đồng của bạn có thể được lợi ích, hãy bảo nhóm nhỏ của bạn tổ ch1ưc và hướng dẫn những bước đầu tiên cho chương trình ấy - chức vụ cho các học sinh trung học, tổ cứu trợ các quả phụ, một trung tâm phân phát thực phẩm, chương trình cứu trợ cho những người già yếu, tổ trợ giúp những người ly dị, tổ trợ giúp những người thất nghiệp.
- Những người không thể đến nhà thờ: Mỗi nhóm nhỏ có thể thể chăm sóc cho một người không thề đến nhà thờ. Các bạn có teh gởi thiệp chúc mừng nhân lễ sinh nhật và những cơ hội đặc biệt khác, đi thăm người ấy ít nhất mỗi tháng một lần, mang thức ăn đến để cùng ăn chung với người ấy, mang cả gia đình theo (kể cả trẻ con) khi có cơ hội thích hợp. Nếu trong Hội thánh của các bạn có quá nhiều người không thể đến được nhà thờ, mỗi gia đình có thể nhận một ngườiđ ể lo lắng chăm sóc cho.
- Học bổng: Tặng học bổng của tổ các bạn cho các thành viên của Hội thánh để theo các lớp huấn luyện mùa hè (căm1 trại, hội nghị, dự án công tác); dự án các đại hội (đại hội thanh niên, đại hội truyền giáo cho các vùng nông thôn), hoặc nhiều trại nghỉ hè được tổ chứng quanh năm. Các bạn không nhất thiết chỉ hạn chế việc làm này cho thanh niên mà thôi.
Chăm sóc các giáo sĩ và toàn thể chương trình hướng ngoại của Hội thánh
- Chú ý đến công tác truyền giáo Cùng đi dự các hội nghị truyền giáo của hội thánh mình (địa phương hoặc quốc gia)> Cùng dự phần tham luận về những gì các bạn đã học hỏi đựơc tại hội nghị Khi trở về, cùng thảo luận về hành động nào các bạn có thể làm với tư cách cá nhân và cả tổ để biết tin tức và tích cực hoạt động cho công tác truyền giáo khắp thế giới.
- Quyên tiền cho công tác truyền giáo: Cùng thực hiện một dự án quyên tiền cho công cuộc truyền giáo. Thường thường tìm việc làm thêm một ngày để lấy tiền quyên trợ đặc biệt cho công tác truyền giáo.
- Đỡ đầu cho một quốc gia: Mỗi nhóm nhỏ nên góp phần “đỡ đầu” cho một quốc gia. Thậm chí các bạn cũng có thể đặt tên quốc gia ấy cho tổ của các bạn nữa thí dụ “tổ Zimbabwe”. Tìm biết về bất cứ việc gì liên hệ đến quốc gia ấy, như hoạt động của Hội thánh tại đấy, công tác truyền giáo đang tiến hành, đáp ứng các nhu cầu của dân tộc ấy, và vân vân. Cầu nguyện cho những người bản xứ và các giáo sĩ của xứ ấy mà các bạn biết qua Hôị thánh của bạn. Cung cấp cho toàn thể Hội thánh số thông tin thích hợp liên hệ đến dân tộc, công tác truyền giáo và những lời xin cầu nguyện của quốc gia ấy Tận dụng các phương pháp liên lạc như thư thông tin, bản thông tin. Lưu ý cả Hội thánh luôn hớ đến công tác truyền giáo.
- Đỡ đầu cho một giáo sĩ, cũng tưng tự như trên chỉ khác là các bạn tự đồng nhất hóa vớo một giáo sĩ hay gia đình giáo sĩ của Hội thánh của bạn. Đặc biệt tìm hiểu loại công tác họ làm tìm cách cầu nguyện cho họ, các nhu cầu đặc thù của họ và cách sống của họ như thế nào. Gởi thiệp chúc mừng nhân những cơ hô5i đặc biệt, gởi thư cho họ biết tin tức về các hoạt động tại quê nhà. Đư2ng trông mong thư từ với mình. Họ vốn hết sức bận rộn. Nhưng yêu cầu họ thông báo tin tức cho các bạn. Các bạn có thể chuyển các thông tin này cho vị mục sư và Hội thánh, nếu cần.


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 20-4-2024 07:17 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách