Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 6693|Trả lời: 0

TÌM HIỂU KINH THÁNH 1

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 26-7-2011 20:13:47 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

TÌM HIỂU KINH THÁNH 1

Kinh Thánh là gì?
Là sự khải thị
Thánh Kinh thần học tạo thành một tổng thể hữu cơ. Nói như vậy là hàm ý rằng có thể tìm hiểu bất kỳ một vấn đề nào bằng cách bắt đầu ở bất kỳ điểm nào của vấn đề đó (mặc dù chắc chắn có những điểm bắt đầu thuận lợi hơn những điểm khác). Nhưng lại cũng không thể xử lý một vấn đề trong Thánh Kinh thần học một cách độc lập vì sẽ hiểu lệch lạc bộ Thánh Kinh thần học.
Ít có vấn đề nào mà sự thể này xác đáng hơn là trong hệ thống giáo lý Kinh Thánh của chúng ta. Trong thời đại hoài nghi này khó lòng duy trì lâu dài một sự hiểu biết khúc chiết, rành mạch về Kinh Thánh và về cách giải Kinh mà đồng thời lại không nắm vững quan điểm của Kinh Thánh về Đức Chúa Trời, con người, tội lỗi, sự cứu chuộc và dòng lịch sử đang đổ dồn đến đích tận cùng.
Thí dụ, nếu quả thật Kinh Thánh mặc khải về Đức Chúa Trời, thì thật không thể nào công nhận giá trị của Kinh Thánh trừ phi Đức Chúa Trời thực sự là Đấng mà Kinh Thánh đã mặc khải. Muốn tìm hiểu Kinh Thánh một cách đúng đắn thì điều quan trọng là phải biết đôi chút về Đức Chúa Trời, là Đấng đứng đằng sau Kinh Thánh.
Đức Chúa Trời vừa là Đấng siêu việt (vượt không gian và thời gian), vừa là Đấng có thân vị. Ngài là Đấng Tạo Hóa chủ tể và toàn năng, toàn thể vũ trụ này bởi Ngài mà hiện hữu, nhưng Ngài cũng là Đức Chúa Trời chịu hạ mình liên hệ với con người là những kẻ mà chính Ngài đã dựng nên theo ảnh tượng của Ngài. Vì chúng ta bị giới hạn trong thời gian và không gian nên Đức Chúa Trời đã gặp chúng ta trong thời gian và không gian. Ngài là Đức Chúa Trời có thân vị, là Đấng thiết lập mối liên hệ với những thân vị khác là những con người Ngài đã dựng nên để tôn vinh Ngài và vui mừng trong Ngài đời đời.
Tóm lại, Đức Chúa Trời quyết định tự bày tỏ Ngài cho chúng ta bằng không chúng ta sẽ biết rất ít về Ngài. Thật vậy, sự hiện hữu và quyền năng của Ngài được bày tỏ trong thế giới thọ tạo, mặc dù thế giới đó đã bị sự phản loạn của con người và hậu quả của sự phản loạn đó làm cho hoen ố (SaSt 3:18 RoRm 8:19-22 xem Thi Tv 19:1-2 RoRm 1:19-20). Thật vậy, lương tâm con người phản ảnh mờ nhạt những thuộc tánh đạo đức của Đức Chúa Trời (RoRm 2:14-16). Nhưng chừng nấy không đủ để dẫn đến sự cứu chuộc. Hơn nữa tội lỗi của con người tinh vi đến độ lắm người đã nỗ lực chối bỏ số vốn xem ra đã quá ít ỏi này. Nhưng bởi ân điển vô hạn, Đức Chúa Trời đã tích cực can thiệp vào thế giới mà Ngài đã dựng nên để tự mặc khải mình cho con người bằng những hình thức hùng hồn hơn nữa.
Ngay từ khi loài người chưa sa ngã Ngài cũng đã làm như thế. Đức Chúa Trời đã ấn định một số trách nhiệm cho những con người mà Ngài đã dựng nên theo hình tượng của chính Ngài (chính hành động này tự nó cũng là một sự khải thị), và sau đó Ngài gặp họ trong khu vườn Ngài lập ra cho họ. Khi Đức Chúa Trời chọn Áp-ra-ham, Ngài lập một giao ước với ông, bày tỏ Ngài là Đức Chúa Trời của ông (SaSt 15:17). Khi Đức Chúa Trời cứu chuộc dân Y-sơ-ra-ên khỏi cảnh nô lệ, không những Ngài trò chuyện với Môi-se, mà còn tự bày tỏ ra trong những tai vạ đáng sợ và trong sấm chớp trên núi Si-na-i. Mặc dù cả trái đất này là của Ngài, Đức Chúa Trời vẫn chọn Y-sơ-ra-ên làm dân của giao ước và khiến họ trở thành một nước thầy tế lễ và một dân thánh (XuXh 19:5-6). Không những tự Ngài mặc khải với họ qua sự thể hiện quyền năng lớn lao mà còn qua Kinh Torah (nghĩa đen là ‘Lời giáo huấn’). Kinh Thánh không những chỉ dẫn chi tiết về cuộc sống hằng ngày mà còn chỉ dẫn về toàn bộ nghi thức thờ phượng trong tôn giáo (đền tạm, đền thờ, của lễ, chức vụ tế lễ).
Trong suốt thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã mặc khải qua sự quan phòng phù trợ (như sự sắp xếp để đưa Giô-sép đến Ai Cập Sáng Thế Ký 37-50; SaSt 50:19-20), một đêm mất ngủ của vua Xéc-xe (EtEt 6:1), các chiếu chỉ của vua Si-ru và vua Đa-ri-út dẫn đến sự hồi hương về Giê-ru-sa-lem của một số người Hê-bơ-rơ sau thời lưu đày;) qua những biến cố kỳ lạ (ví dụ bụi gai cháy (Xuất Ê-díp-tô Ký 3), lửa từ trời giáng xuống tại núi Cạt-mên (ICác Vua 18) qua những lời tiên tri (‘Lời của Đức Giê-hô-va’ nhiều lần đến với các tiên tri;) qua thi ca (ví dụ Thi Thiên). Tuy nhiên dù các tín đồ trong thời Cựu Ước biết rằng Đức Chúa Trời đã mặc khải chính mình Ngài cho dân trong giao ước, họ vẫn ý thức rằng Ngài đã hứa là sẽ khải thị rõ ràng hơn trong tương lai. Đức Chúa Trời hứa rằng đến một thời điểm sẽ có một chồi nứt ra từ dòng dõi Đa-vít (Ê-sai 11;) một người sẽ ngồi trên ngôi Đa-vít, dầu vậy lại được xưng là Đức Chúa Trời quyền năng, là Cha đời đời, là Chúa bình an (Ê-sai 9). Chính Đức Chúa Trời sẽ đến để khai phóng một trời mới và đất mới (Ê-sai 65), sẽ lập một giao ước mới (Giê-rê-mi 31; Ê-xê-chi-ên 36), sẽ khiến kẻ chết sống lại (Ê-xê-chi-ên 37) và nhiều điều nữa.
Các tác giả Tân Ước tin chắc rằng sự tự mặc khải và sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời mà loài người hằng trông đợi đã thành tựu trong Đức Chúa Giê-xu Christ là Con của Đức Chúa Trời. Trong quá khứ, Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ Ngài chủ yếu qua các tiên tri, nhưng bây giờ, trong thời kỳ cuối rốt này, Ngài tự bày tỏ một cách trọn vẹn và tối hậu trong Con Ngài (HeDt 1:2). Con này là hình ảnh trọn vẹn của Cha (IICo 2Cr 4:4 CoCl 1:15 HeDt 1:3); tất cả sự đầy đủ của Đức Chúa Trời ở trong Ngài (CoCl 1:19 2:9). Ngài chính là Đức Chúa Trời thành nhục thể, Ngài là Lời của Đức Chúa Trời trở nên xác thịt (GiGa 1:1,14,18).
Sự khải thị qua Đức Chúa Con không những được thể hiện qua phong cách của Chúa Giê-xu mà còn qua những việc làm của Ngài nữa. Không phải Chúa Giê-xu chỉ bày tỏ Đức Chúa Trời qua những lời giáo huấn và giảng dạy cùng những sự chữa bệnh, mà đến tột đỉnh Ngài bày tỏ Đức Chúa Trời trên cây thập tự cùng trong sự phục sinh và hoàn tất kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Chính Thánh Linh là Đấng mà Đấng Christ đã hứa ban (Giăng 14-16) để cáo trách thế gian về tội lỗi (GiGa 16:7-11), hỗ trợ tín đồ trong khi họ làm chứng (GiGa 15:27-28) và trên hết là bày tỏ Đức Chúa Trời cho họ, ngự trong lòng họ (GiGa 14:19-26). Do đó Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ Ngài bởi Thánh Linh, là Đấng bảo đảm và là ấn chứng về cơ nghiệp đã hứa (Eph Ep 1:13-14). Rồi đây sẽ đến kỳ tự bày tỏ chót, mọi đầu gối sẽ quì xuống và mọi lưỡi sẽ xưng Giê-xu là Chúa, và dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời là Cha (Phi Pl 2:11 so với KhKh 19:1-22:21).
Điều cần nhấn mạnh ở đây là người Cơ Đốc hiểu biết đúng đắn về Kinh Thánh thì trước tiên tin có Đức Chúa Trời của Kinh Thánh, là Đấng đã tự mặc khải bằng nhiều cách để con người có thể biết họ được tạo nên với mục đích gì, để họ hiểu biết và kính mến cùng thờ phượng Đức Chúa Trời và vui mừng trong mối quan hệ đó đến nỗi Đức Chúa Trời được vinh hiển trong khi họ hưởng lợi vô song là đạt được tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời đã dành cho họ. Bất kỳ sự hiểu biết đúng đắn nào mà con người có được về Đức Chúa Trời đều tuỳ thuộc trước hết vào sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời.
Lời của Đức Chúa Trời
Không nên quên rằng Đức Chúa Trời là Đấng nói, truyền phán, dạy bảo. Rõ ràng Ngài đã tự bày tỏ cho chúng ta bằng nhiều cách mà nói là cách thông dụng nhất.
Trong tiếng Anh, có thể hiểu từ ‘khải thị’ theo thể chủ động hoặc bị động, nghĩa là những hành động mà Đức Chúa Trời tự bày tỏ hoặc tính chất của sự bày tỏ đó. Khi từ mặc khải dùng trong trường hợp Đức Chúa Trời tự bày tỏ qua lời nói, thì hiểu từ này theo thể chủ động, tức là Đức Chúa Trời tự tỏ ra qua lời nói, còn hiểu theo nghĩa thụ động là tập trung chú ý vào nội dung lời nói vì đó là sứ điệp mà Đức Chúa Trời muốn truyền đạt.
Lời phán của Đức Chúa Trời là phương thức căn bản Ngài dùng để tự mặc khải. Ấy thế mà tầm quan trọng của phương thức này vẫn chưa được nhận định đúng mức. Ngay cả mọi tạo vật cũng là sản phẩm của Lời phán của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời phán thì mọi thế giới được hình thành (Sáng Thế Ký 1). Sẽ không thể hiểu được nhiều công việc kỳ diệu nhất của Đức Chúa Trời nếu tách rời khỏi lời phán của Ngài. Bụi gai cháy không tàn là chuyện khó hiểu đối với Môi-se cho đến khi có tiếng nói bảo ông cởi giày ra và giao cho ông những công tác mới. Chắc hẳn không thể nào Áp-ra-ham rời khỏi U-rơ nếu Đức Chúa Trời không khải thị với ông bằng lời nói. Nhiều lần các tiên tri đã rao báo lại cho dân chúng Y-sơ-ra-ên ‘gánh nặng về Lời của Đức Giê-hô-va’. Khải Thị bằng lời nói cũng rất quan trọng ngay cả trong trường hợp của Chúa Giê-xu: trong suốt thời gian làm con người, công tác thứ nhất của Ngài là dạy dỗ. Hơn nữa nếu không có lời giải nghĩa về sự chết và sự phục sinh của Ngài ghi trong các sách Phúc Âm và các thơ tín thì những sự kiện quan trọng này hẳn đã bị lu mờ, phôi phai, không phương cứu vãn. Việc Đức Chúa Trời giải bày bằng lời nói quan trọng đến mức khi nói đến sự tự bày tỏ tối hậu của Đức Chúa Trời trong Con Ngài thì sách Tin lành Giăng đã cố tìm một cách bao hàm nhất để nói về Ngài, đó là ‘Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời ... Ngôi Lời đã trở nên xác thịt’ (GiGa 1:1,14). Người cỡi ngựa trong Khải Thị đoạn 19 được gọi là ‘Đấng thành tín và chân thật ... Ngài mặc áo nhuộm huyết, Danh Ngài là Lời Đức Chúa Trời’ (KhKh 19:11,13).
Dĩ nhiên khi nói rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời nói, truyền dạy, phán bảo và lời của Ngài là yếu tố cơ bản trong sự mặc khải đầy nhân từ của Ngài cho chúng ta thì việc đó tự nó không chứng tỏ rằng Kinh Thánh là sản phẩm của sự khải thị chủ động và như vậy Kinh Thánh là sự khải thị trong nghĩa thụ động. Thật vậy, cụm từ ‘Lời của Đức Chúa Trời’ trong Kinh Thánh được sử dụng trong phạm vi rộng rãi. Tất cả những cách dùng đó nhằm bày tỏ rằng Đức Chúa Trời nói, truyền dạy, phán bảo; Ngài không phải là ‘nguồn gốc căn bản vô tri vô giác của mọi vật’ hoặc là ‘một Đấng bí ẩn nào đó’, nhưng những cách sử dụng đa dạng đó đều rất có giá trị. Thí dụ, cụm từ ‘Lời của Đức Chúa Trời’ hay ‘Lời của Chúa’ thường được Kinh Thánh nói là ‘đến’ với các tiên tri của Ngài (Gie Gr 1:2 Exe Ed 30:1 OsHs 1:1 LuLc 3:2) nhưng không cắt nghĩa ‘đến’ như thế nào, bằng cách nào. Dầu vậy rõ ràng nội những trường hợp này cũng đủ để chứng tỏ rằng trong chính Kinh Thánh ‘Lời của Đức Chúa Trời’ không nhất thiết là những lời trong Kinh Thánh.
Một số người nhận định như thế biện luận xa hơn rằng: nói Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời là quá đáng. Thay vào đó họ cho rằng nếu cụm từ ‘Lời của Đức Chúa Trời’ được dùng để chỉ về Kinh Thánh thì hẳn là với một ý chung chung, bao quát tức là chỉ về sứ điệp của Kinh Thánh, là những điều Đức Chúa Trời mặc khải một cách chung chung cho con người làm nhân chứng chớ thật sự không chỉ về những lời trong chính Kinh Thánh.
Nhưng chủ trương như thế là sai lầm ở mặt khác. Chúa Giê-xu đã quở trách những người chống đối Ngài về chuyện họ xem những truyền thống của họ là quan trọng hơn ‘lời của Đức Chúa Trời’ (Mac Mc 7:13), Ngài có ý nói đến lời Kinh Thánh đã được ban cho. Nếu một số sứ điệp của Đức Chúa Trời được ban ra dưới dạng hết sức bao quát thì cũng có một số những sứ điệp đáng kể khác được ban ra dưới dạng những bài sấm truyền, lời tuyên phán từ chính mình Đức Chúa Trời. Vì vậy, lời tiên tri của A-mốt mở đầu một cách khiêm tốn rằng: ‘những lời của A-mốt ...’, nhưng trong suốt sách này tất cả các bài sấm truyền đều được mở đầu bằng một cụm từ ‘Đức Giê-hô-va phán như vầy’ (AmAm 2:6) hoặc ‘Chúa tối cao phán như vầy’ (AmAm 3:11). Giê-rê-mi trình bày sự khải thị của Đức Chúa Trời hầu như là Ngài đọc cho ông viết đến nỗi khi thủ bản ban đầu bị huỷ đi thì Ngài đã vui lòng ban cho sứ điệp ấy một lần nữa (Gie Gr 30:2 36:27-32). Đa-vít quả quyết rằng ‘những lời theo tiếng Hi Bá Lai có nghĩa là ‘những lời’ hoặc ‘những lời tuyên phán’, chứ không phải ‘những lời hứa’ như trong bản RSV) của Đức Giê-hô-va là lời trong sạch, như bạc đã thét trong nồi dót bằng gốm, luyện đến bảy lần’ (Thi Tv 12:6). Khi khảo sát Tân Ước, chúng ta thấy rằng hết tác giả nầy đến tác giả khác đều nói rằng ‘Đức Chúa Trời phán’ một điều gì đó và điều ấy nằm trong các sách thuộc kinh điển. Dù các tác giả Tân Ước thường đề cập đến những điều Môi-se, hoặc Ê-sai hoặc ai đó nói (thí dụ RoRm 9:29 10:19), họ vẫn có thể đề cập đến những điều chính Đức Chúa Trời phán khi Ngài truyền phán cho tác giả của sách Cựu Ước (thí dụ RoRm 9:15,25). Hơn nữa họ có thể nói rằng ‘Đức Chúa Trời phán’ hoặc ‘Đức Thánh Linh phán’ dù khi trích những đoạn văn thực ra Đức Chúa Trời không trực tiếp truyền phán với tác giả sách Cựu Ước đó (thí dụ HeDt 7:21 10:15). Đôi khi họ dùng một mẫu câu dài hơn như ‘Lời Chúa đã dùng đấng tiên tri mà phán rằng’ (Mat Mt 1:22); ‘Lời Đức Thánh Linh đã nhờ miệng vua Đa-vít mà nói ...’ (Cong Cv 1:16).
Phần sơ lược rất tóm gọn trên đây nhằm chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ Ngài bằng nhiều cách nhưng đặc biệt là bằng lời nói. Chúng ta vừa duyệt sơ qua chứ chưa đủ sâu những bằng chứng về việc mặc khải bằng lời nói có liên quan chặt chẽ với lời Kinh Thánh. Trước khi tiếp tục việc này chúng ta cần xem xét sơ qua một yếu tố liên hệ đến sự khải thị của Kinh Thánh.
Ngôn từ của loài người
Chỉ cần đọc lướt qua Kinh Thánh cũng đủ thấy rằng không phải Đức Chúa Trời trực tiếp đọc từng lời của Kinh Thánh cho các tác giả viết lại, cũng không phải Ngài đã ban cho họ một nội dung của Kinh Thánh ghi sẵn trên những cái dĩa bằng vàng truyền từ trời xuống. Có vô số những lời Kinh Thánh tuyên xưng, Kinh Thánh là sự mặc khải của Đức Chúa Trời và do đó Kinh Thánh có uy quyền của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh lại là một văn kiện có sắc thái hết sức người - hoặc nói đúng hơn Kinh Thánh là sáu mươi sáu tư liệu rất phàm nhân. Các tác giả viết những sách trong phần sau của Kinh Thánh đã trưng dẫn danh tánh của những người viết những sách trong phần đầu, vận dụng tư liệu trong các sách đó như thể tác phẩm của những người nổi danh trong lịch sử mà không hề gợi ý rằng tầm cỡ của những người này có thể làm giảm hạ quyền uy đằng sau các tác phẩm đó. Thật vậy, một số nơi trích dẫn một câu trong Cựu Ước một cách giản dị đáng ngạc nhiên, thí dụ như câu: ‘nhưng có người đã làm chứng rằng’ (HeDt 2:6). Cho dù chúng ta có xác quyết Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời đến đâu đi nữa (vẫn cần phải thuyết phục thiên hạ về điểm này) chúng ta vẫn không thể bỏ qua yếu tố nhân bản rất cụ thể và có tầm cỡ này nếu chúng ta muốn hiểu rành mạch chuyện người tin Chúa phải tiếp cận với Kinh Thánh như thế nào.
Có một số vấn đề tiềm ẩn quan trọng. Không phải các sách trong Kinh Thánh thành hình cùng một lượt, nhưng trải qua một khoảng thời gian 1500 năm, lần lượt từng sách được thành hình dưới ngòi bút của con người, vài người trong số các tác giả chúng ta không rõ danh tính. Vấn đề trước tiên là Kinh Thánh đặt cơ sở trên lịch sử. Những con người cầm bút đó tiêu biểu cho những nền văn hoá cụ thể, những ngôn ngữ, những sự kiện lịch sử, những công tác và những cách diễn đạt. Hình thái tương đương hiển nhiên và thu hút nhiều mối quan tâm là sự thành nhục thể. Đức Chúa Con đời đời, Ngôi Lời đã có từ trước, trở nên xác thịt. Ngài vừa là Đức Chúa Trời, vừa là con người. Nói về Ngài theo lối cổ điển vẫn là tốt nhất: Trong dòng lịch sử Đức Chúa Con đời đời đã nhập thể, một thân vị, hai bản tánh. Người ta sẽ không thể nào nhận thức và thực sự tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu nếu chối bỏ hoặc coi nhẹ phần thần tánh hoặc nhân tánh của Ngài. Cũng vậy, Kinh Thánh bắt nguồn từ Đức Chúa Trời mà cũng bắt nguồn từ con người. Kinh Thánh vừa là sự khải thị của Đức Chúa Trời vừa là bút tích của con người. Từ sứ điệp của Kinh Thánh cho đến từ ngữ trong Kinh Thánh là của Đức Chúa Trời, xuất phát từ Đức Chúa Trời hằng hữu, nhưng in đậm dấu ấn của con người vì do con người viết ra trong lịch sử, là một quyển sách với hai tính cách. Tuy nhiên, không nên tiến quá xa vào những điểm tương đồng chi tiết. Chính Chúa Cứu Thế Giê-xu vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người, nhưng chẳng ai chủ trương rằng Kinh Thánh tự nó vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người. Kinh Thánh là một công cụ trong tay Đức Chúa Trời không hơn không kém, qua đó Ngài tự mặc khải. Đáng phải thờ Chúa Cứu Thế Giê-xu, nhưng không nên thờ Kinh Thánh. Tuy nhiên nếu giữ gìn đúng mức thì sự so sánh cũng hữu ích nếu trong việc đó có một số điểm giúp chúng ta hiểu được Kinh Thánh và khích lệ chúng ta khiêm nhu, hạ mình khi nghiên cứu Kinh Thánh. Chúng ta đừng bao giờ bỏ qua đức tính khiêm nhường - hạ mình trước mặt Đức Chúa Trời, Đấng đã vui lòng hạ mình tương ứng với những nhu cầu của chúng ta để tự mặc khải cho chúng ta một cách đầy quyền năng trong Ngôi Lời đã thành nhục thể cũng như trong lời đã được viết ra.
Vấn đề thứ hai là sự mặc khải trong Kinh Thánh không phải là một hệ thống triết lý, đạo đức hoặc thần học trừu tượng. Đạo Phật đứng vững hoặc sụp đổ trong vị thế một hệ thống tư tưởng vì nếu có ai chứng minh rằng Đức Phật Gautama chưa từng sống trên đời này thì tôn giáo mang tên ông vẫn không hề hấn gì. Cơ Đốc giáo không phải như vậy. Mặc dù hình thức văn chương trong Kinh Thánh rất đa dạng và phong phú, cả Kinh Thánh đều kể một câu chuyện và câu chuyện đó đã xảy ra trong thời gian và không gian. Mặc dù một số học giả từng trổ hết tài ba biện luận rằng đừng bao giờ bắt niềm tin nơi Kinh Thánh làm con tin trong ngành nghiên cứu lịch sử, vì trong cảm nhận sâu xa thì bản chất của việc Đức Chúa Trời tự mặc khải một cách đầy ân sủng xảy ra trong dòng lịch sử đã bảo đảm rằng không cách nào thoát khỏi sự tra vấn của lịch sử cho dù trong sự mặc khải đó có một số yếu tố phi phàm đáng kinh ngạc. Giả sử Chúa Cứu Thế Giê-xu chưa hề sống trên đất này thì Cơ Đốc giáo sẽ tiêu tan. Giả sử Ngài chưa hề chịu chết trên thập tự, Cơ Đốc giáo cũng tiêu tan. Giả sử Ngài chưa từng sống lại từ kẻ chết, Cơ Đốc giáo cũng tiêu tan luôn. Cho dù đối tượng tối cao của đức tin Cơ Đốc là Đức Chúa Trời, đức tin đó sẽ trở nên mập mờ nếu chỉ tin nơi Đức Chúa Trời của Kinh Thánh mà không tin nơi Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ qua Kinh Thánh trong lịch sử, mà lịch sử là địa hạt có thể tiếp cận và kiểm nghiệm cách rộng rãi. Tóm lại, những tình tiết của câu chuyện Kinh Thánh có phạm vi bao quát rộng rãi là cần yếu để định mức chân thực của Kinh Thánh.
Vấn đề thứ ba là vì Kinh Thánh có sắc thái rất người nên Kinh Thánh không những gồm có sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời cho chúng ta mà còn có sự làm chứng của con người về Đức Chúa Trời. Thí dụ sách Công Vụ thuật lại nhiều lần chuyện các sứ đồ dạn dĩ đối đầu với các thế lực đang tìm mọi cách bịt miệng họ. Niềm tin vững vàng của các Cơ Đốc nhân đầu tiên đó gắn chặt với lòng xác quyết không thể bác bỏ được của họ về chuyện Chúa Giê-xu đã từ kẻ chết sống lại. Họ đã nhìn thấy Ngài. Thật vậy, theo Phao-lô thì có hơn năm trăm nhân chứng đã nhìn thấy Ngài (ICô-rinh-tô 15). Nhiều bài Thi Thiên là những lời làm chứng cảm động về phản ứng của những người tin Đức Chúa Trời hằng sống đối với hoàn cảnh đổi thay và bão tố trong cuộc đời. Nói rộng hơn là nhiều người được mô tả trong Kinh Thánh hoặc những người viết Kinh Thánh đều có tương quan chặt chẽ với những người đồng thời với họ. Họ không phải là những thư ký viết lại những lời được khải thị như thể viết chính tả. Người ta không thể nào đọc mối xúc động mà Phao-lô thổ lộ trong IICô-rinh-tô 10-13, hoặc sự bất bình của A-mốt về nền đạo đức suy đồi, hoặc nỗi sầu khổ sâu thẳm phản ảnh trong Ca Thương hoặc Ha-ba-cúc, hoặc mối ưu tư của Giu-đe trước nạn thần học lệch lạc, hoặc lời làm chứng hết sức tận tuỵ của Ma-thi-ơ và Giăng, hoặc những tình cảm trong sáng của Phao-lô trong thư Phi-líp mà lại không nhận ra rằng Kinh Thánh vốn được những con người có thật viết ra. Cho dù họ được dùng để truyền đạt lẽ thật của Đức Chúa Trời cho những thế hệ về sau, họ cũng làm chứng về những kinh nghiệm sâu xa của chính họ về Đức Chúa Trời.
Ba vấn đề này họp thành vấn đề thứ tư. Đó là những người viết ra các sách của Kinh Thánh. Chúng ta đã thấy rằng các tác giả này gắn chặt với lịch sử. Họ kể lại câu chuyện trong phần cắt đặt cho họ. Họ là những nhân chứng. Điều chúng ta khám phá là các tác giả viết những sách trong phần sau không những xác nhận tính xác thực của những biến cố lịch sử liên quan đến sự cứu chuộc (như sự sa ngã, Áp-ra-ham được kêu gọi, Đức Chúa Trời lập giao ước với ông, cuộc xuất hành từ Ai Cập và luật pháp được ban bố, thời kỳ các tiên tri, triều đại Đa-vít được khai sáng, chức vụ, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu) mà ngay cả phần tường thuật trong Kinh Thánh về những sự kiện lịch sử khá nhỏ nhặt cũng được xem là đáng tin cậy. Nữ hoàng Nam Phương viếng thăm Sa-lô-môn (Mat Mt 12:42 LuLc 11:31-32); Đa-vít ăn bánh trần thiết (Mac Mc 2:25-26); Môi-se treo con rắn trong sa mạc (GiGa 3:14); Áp-ra-ham dâng một phần mười chiến lợi phẩm cho Mên-chi-xê-đéc (HeDt 7:2); tám người được cứu trong tàu (IPhi 1Pr 3:2); con lừa biết nói của Ba-la-am (IIPhi 2Pr 2:16) là một vài trường hợp cụ thể. Một trong những trường hợp đáng quan tâm nhất là do chính miệng Chúa Giê-xu nói (Mat Mt 22:41-46 Mac Mc 12:35-37). Ngài trưng dẫn Thi Thiên 110. Căn cứ vào tiêu đề thì đây là một Thi Thiên của Đa-vít. Đáng lưu ý nơi đây là lý luận của Chúa Giê-xu có giá trị hay không đều hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự chính xác của tiêu đề đó. Nếu Thi Thiên này không do ngòi bút của Đa-vít thì Đa-vít không nói về Đấng Mết-si-a là Chúa của ông khi xưng ‘Chúa tôi’ là Đấng Chúa có nói đến. Giả sử một quan cận thần nào đó đã đặt ra Thi Thiên này thì có thể dễ dàng thấy rằng từ ‘Chúa tôi’ chỉ Đa-vít hoặc một trong những vị vua kế tiếp (theo như nhiều nhà bình luận hiện đại giả định). Nhưng nếu cùng với Chúa Giê-xu chúng ta xem tiêu đề của Thi Thiên 110 là đúng thì coi như buộc phải giải nghĩa Thi Thiên này theo hướng tiên tri về Đấng Mết-si-a. Tóm lại, những sự trưng dẫn không những rất nhiều và rất ăn khớp với nhau. Vả lại hễ các sách trong phần sau của Kinh Thánh trưng dẫn những sách trong phần trước thì chẳng hề tỏ ý nghi ngại rằng phần tường thuật đó có sai trật về phương diện lịch sử hoặc chỉ đúng về phương diện thần học hoặc những chuyện tương tự.
Cuối cùng nếu thừa nhận rằng Kinh Thánh do nhiều tác giả viết ra trải qua nhiều thế kỷ thì cũng không mấy ngạc nhiên khi Kinh Thánh có nhiều thể văn. Văn vần và văn xuôi, tường thuật và thuyết giảng, sấm ngữ và ca thương, ẩn dụ và ngụ ngôn, lịch sử và thần học, gia phả và tiên tri, châm ngôn và thi thiên, phúc âm và thư tín, luật pháp và các sách dạy khôn, văn thư và bài giảng, đôi câu thơ ngắn và thiên anh hùng ca - Kinh Thánh gồm tất cả những thể văn này và còn những thể văn khác nữa. Những bản giao ước trong Cựu Ước có dạng tương tự như những thoả ước của người Hê-tít. Những bảng ghi những bài gia huấn, gia đạo đều có nét tương tự như những luật đạo đức trong thế giới Hy Lạp cổ. Những sự thật này phát xuất từ việc Kinh Thánh do ngòi bút của con người viết ra và đương nhiên ảnh hưởng đến cách thức chúng ta tiếp cận Kinh Thánh và giải nghĩa Kinh Thánh cách đúng đắn.
Lời Kinh Thánh và kinh điển
Nếu chúng ta thừa nhận rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời nói, phán bảo, truyền dạy, rằng sự tự mặc khải của Ngài bao gồm cả sự khải thị bằng lời nói, và Ngài thường dùng con người làm phát ngôn viên cho Ngài thì chúng ta phải tự hỏi rằng làm thế nào chuyển từ dạng cá thể và lời nói sang dạng những dòng chữ viết thành quyển Kinh Thánh (chủ đề của phần này) rồi được công bố cho dân chúng; và vấn đề thứ hai là làm sao chúng ta nhận biết mối tương quan giữa những lời Đức Chúa Trời phán và những điều con người nói ra (chủ đề của phần tiếp theo).
Rõ ràng là mặc dù Kinh Thánh mô tả Đức Chúa Trời truyền phán qua con người thì phương tiện duy nhất giúp chúng ta tìm hiểu hiện tượng này là trong suốt lịch sử của Kinh Thánh lại nằm trong Kinh Thánh. Sự kiện này được hàm ý trong câu hỏi tu từ của Chúa Giê-xu có ngụ ý về việc này: ‘Các ngươi há không đọc lời của Đức Chúa Trời phán ...’ (Mat Mt 22:31). Kết quả là một trong hai trường hợp này: hoặc Kinh Thánh chẳng qua chỉ làm chứng (có thể sai lầm) về sự khải thị bằng lời nói của Đức Chúa Trời hoặc Kinh Thánh đúng là sản phẩm của sự khải thị không hơn không kém. Trong trường hợp thứ nhất, nhà giải kinh phải trổ hết tài năng chọn lọc ra những phần của Kinh Thánh làm chứng trung thực về Đức Chúa Trời, Đấng tự mặc khải qua hành động cùng lời nói, và những phần làm chứng không trung thực cho lắm và không đáng tin cậy - đồng thời phải cho biết sự lọc lựa phân loại đó đặt trên cơ sở nào. Trong trường hợp thứ hai, chúng ta phải nhận rằng Kinh Thánh không những là một lời chứng trung thực cho sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời qua lời nói và hành động mà còn là hiện thân của sự khải thị bằng ngôn từ của Đức Chúa Trời cho nhân loại. Hai quan điểm này đối với Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta tìm hiểu Kinh Thánh.
Nên dè dặt đôi chút về cách các tác giả hậu sinh trưng dẫn những câu Kinh Thánh trong những sách đã đọc trước. Hàng chục trường hợp cho thấy rằng đối với tác giả này hễ là lời Kinh Thánh thì đó là lời của Đức Chúa Trời phán. Dĩ nhiên cách này là khe hở mở đường cho Sa-tan và những kẻ gian ác đủ mọi mặt cũng có tiếng nói ghi lại trong Kinh Thánh. Văn mạch Kinh Thánh luôn luôn cho thấy rõ rằng những lời nói đó cũng được ghi lại trong Kinh Thánh là vì chúng thuộc về một bản tường thuật dài hơn, bao quát hơn và qua đó quan điểm của Đức Chúa Trời (ý muốn? ý định? ý chỉ) lộ ra lúc thì ẩn ngầm, lúc thì dứt khoát rõ ràng. Tuy nhiên cần phải hết sức cẩn thận phân biệt chính xác thể văn sử dụng và sứ điệp truyền đạt mục đích là để nhận biết ý nghĩ của Đức Chúa Trời không hơn không kém trong vấn đề đó.
Vì vậy Mat Mt 19:5 là những lời trong SaSt 2:24. Sáng Thế Ký không xác định câu này là do Đức Chúa Trời phán, nhưng trong Ma-thi-ơ ghi là Ngài phán. Đức Chúa Trời phán bởi miệng các tiên tri thánh (ví dụ LuLc 1:70). Các môn đồ bị quở là dại dột khi không tin ‘lời các đấng tiên tri nói’ (LuLc 24:25) chỉ vì thực chất của vấn đề mà các môn đồ đáng lẽ đã nắm vững và sau đó Chúa Giê-xu giảng giải cho họ, là ‘những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh’ (LuLc 24:27). Phúc Âm không có gì khác hơn là những gì Đức Chúa Trời ‘đã dùng các đấng tiên tri Ngài mà hứa trong Kinh Thánh về Con Ngài’ (RoRm 1:2-3). Lời Kinh Thánh và Lời Đức Chúa Trời là như nhau đến nỗi Phao-lô có thể nhân cách hoá Kinh Thánh rằng: ‘Kinh Thánh cũng có phán cùng Pha-ra-ôn rằng: ‘ (RoRm 9:17); ‘Kinh Thánh cũng biết trước rằng Đức Chúa Trời sẽ xưng dân ngoại là công bình bởi đức tin’ (GaGl 3:8); ‘Nhưng Kinh Thánh đã tuyên bố rằng cả thế gian là tù nhân của tội lỗi’ (GaGl 3:22). Những câu đó không có ý nghĩa gì nếu Phao-lô không có ý nói rằng điều gì Kinh Thánh nói là Đức Chúa Trời nói. Chủ trương này lộ rõ với lời tuyên bố trong IITi 2Tm 3:16: ‘Cả Kinh Thánh (graphe) đều được Đức Chúa Trời hà hơi vào, có ích ...’ thật vậy, theo mạch văn câu này nói về phần Kinh Thánh mà chúng ta gọi là Kinh Thánh Cựu Ước (chú ý trong câu 15 nói rằng Ti-mô-thê đã biết ‘Kinh Thánh’ (hiera grammata) từ khi còn thơ ấu), hơn nữa khúc Kinh Thánh này không định nêu ra những sách nào là lời Kinh Thánh, tức là bộ kinh điển đã được công nhận. Dầu vậy khúc Kinh Thánh này xác định rằng nếu một bản văn được nhận là ‘lời Kinh Thánh’ thì phải xét về phương diện được ‘Đức Chúa Trời hà hơi’ (sẽ bàn thêm sau) và phải được nghiên cứu theo tiêu chuẩn đó.
Theo các tác giả các sách Phúc Âm thì chính Chúa Giê-xu cũng có cùng một quan điểm. Ngài quả quyết rằng: ‘Kinh Thánh không thể bỏ được’ (GiGa 10:35). Khi đề cập đến Môi-se, Chúa nghĩ đến những điều Môi-se viết, tức là lời Kinh Thánh: Ngài nói về những người chống đối Ngài rằng: ‘Người sẽ tố cáo các ngươi là Môi-se, là người mà các ngươi vẫn trông cậy. Vì nếu các ngươi tin Môi-se, cũng sẽ tin ta, vì Môi-se đã viết về ta. Nhưng nếu các ngươi không tin những lời người chép, làm sao các ngươi tin lời ta?’ (GiGa 5:45-47). Dù Mat Mt 5:17-20 khó hiểu đến đâu, hoặc dù thiên hạ vẫn tranh luận về ý nghĩa của từ ‘ứng nghiệm’, điều chắc chắn là khi Chúa Giê-xu phán rằng: ‘Vì ta nói thật cùng các ngươi, một chấm, một nét trong luật pháp cũng không qua đi’ (Mat Mt 5:18) thì Ngài có ý công nhận tính chân thật và đáng tin cậy của ‘luật pháp’ (theo mạch văn từ ‘luật pháp’ chỉ toàn bộ Kinh Thánh: so sánh ‘luật pháp’ và ‘các tiên tri’ trong 5:17; 7:12) như đã chép trong Kinh Thánh. Chúa Giê-xu và các môn đồ đầu tiên của Ngài xác nhận Kinh Thánh có uy quyền của Đức Chúa Trời làm cho Kinh Thánh có uy đến nỗi khi trưng dẫn Kinh Thánh, người ta thường dẫn nhập bằng một câu mẫu: ‘có lời chép rằng’ (Mat Mt 4:4 RoRm 9:33) thế là đủ.
Ở đây chỉ đưa ra một số ít những bằng cớ nhưng cũng để chứng tỏ rằng không những Chúa Giê-xu và các tác giả Tân Ước công nhận phần Kinh Thánh đã thành hình là bằng chứng thành văn về sự mặc khải của Đức Chúa Trời mà còn công nhận lời Kinh Thánh vừa là tác phẩm của con người vừa là sự khải thị của Đức Chúa Trời, Đấng đã phán dạy. Những gì Kinh Thánh nói là Đức Chúa Trời nói. Những gì Kinh Thánh nói đều được đóng ấn với uy quyền của Đức Chúa Trời vì lời Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời.
Kinh điển
Phần nghiên cứu này không đả động đến phạm vi của Kinh Thánh. Dù nhất trí về tánh chất của Kinh Thánh thì vẫn còn tồn tại vấn đề tác phẩm nào là lời Kinh Thánh. Kinh điển thành hình bởi đâu, như thế nào và làm sao phân biệt đúng sai, là một vấn đề phức tạp đã được nhiều người bàn luận. Bản tóm lược ngắn tối đa sau đây kể cũng đủ dùng:
1. Nhiều người kết luận rằng kinh điển Cựu Ước (bản liệt kê các sách được công nhận) thành hình trong ba giai đoạn: Trước hết là Kinh Torah (tức là năm sách đầu mà chúng ta gọi là Ngũ Kinh;) thứ hai là Các Sách Tiên Tri; thứ ba là Các Sách Văn Thơ. Giai đoạn cuối cùng, thông thường người ta kết luận rằng mãi đến cuối thế kỷ thứ nhất S.C., tại hội nghị Jamnia phần thứ ba mới được thành hình. Dần dần, người ta nhận thức rằng về vấn đề Kinh điển, hội nghị Jamnia không làm gì hơn là xem xét lại những lý cớ ủng hộ hai sách trong phần văn thơ (Truyền Đạo và Nhã Ca) - cũng như sau này Luther đã xem xét lại những lý cớ ủng hộ sách Gia-cơ. Trong cả hai trường hợp, niềm tin thừa hưởng là các sách đó thật sự thuộc về Kinh điển và vấn đề đặt ra là liệu niềm tin đó có đứng vững hay không.
2. Bằng chứng gián tiếp về giá trị của Cựu Ước đến từ Tân Ước: Theo LuLc 24:44, chính Chúa Giê-xu nói Lời Kinh Thánh là ‘Luật pháp Môi-se, các tiên tri và Thi Thiên’ - ba phần theo truyền thống trong Kinh điển tiếng Hi Bá Lai. Rộng rãi hơn, Tân Ước đã trích hầu hết các sách của Cựu Ước và xem những phần trích đó là ‘Kinh Thánh’. Không phải mọi tác phẩm cổ đều được xem là lời Kinh Thánh. Vì vậy, khi một số sách được xem là Kinh Thánh và một số khác thì không chứng tỏ những người trích dẫn có một bảng liệt kê các sách của ‘Kinh Thánh’ trong đầu khi họ thực hiện việc này. Do đó, những câu trích dẫn từ sách Epimenides trong Tit Tt 1:12 hoặc IHê-nóc trong Giu-đe 14-15 không được giới thiệu là Kinh Thánh. Điều đáng chú ý là gặp lúc phải nhắc đến các sách nguỵ Kinh thì các sách này cũng không được xem là Kinh Thánh. Những bản LXX (bản Septuagint, bản dịch Cựu Ước ra tiếng Hy-lạp) lưu truyền từ thế kỷ thứ 4 và 5 S.C. gồm chứa hầu hết các sách nguỵ Kinh. Dầu vậy nhiều người cũng nhận thấy rằng những thủ bản này không đủ làm bằng chứng về việc những người Do Thái ở Alexandria chủ trương một bộ Kinh điển nhiều sách như vậy.
3. Rõ ràng ta không thể nào giải quyết chuyện Kinh điển Tân Ước theo cùng một phương cách đó, tức là mọi người đều nhất trí rằng không còn một quyển sách nào khác được thêm vào bản liệt kê các sách có uy quyền được xem là thuộc về Kinh Thánh, vì làm như vậy sẽ dẫn đến chuyện phải huy động một số lớn các sách khác để làm hậu thuẫn. Dầu vậy điều đáng chú ý là trong Tân Ước có những sách viết sau nói về một số sách viết trước là ‘Kinh Thánh’ (ITi1Tm 5:18 IIPhi 2Pr 3:16).
4. Quan trọng nhất có lẽ là một số những khúc Kinh Thánh viết về chính Đấng Christ là trọng tâm của những gì trở thành Kinh điển Tân Ước. Thí dụ như những câu mở đầu sách Hê-bơ-rơ viết về sự tương phản giữa cách thức Đức Chúa Trời ‘đã dùng các Đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách’ với cách thức ‘trong những ngày sau rốt này, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài’ (HeDt 1:1-2). Đức Chúa Con chính là tuyệt đỉnh của sự khải thị. Nói theo cách của Giăng, chính Chúa Giê-xu như chúng ta thấy, là ‘Lời’ tuyệt đỉnh, là sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời, là Ngôi Lời đã thành nhục thể. Do đó bất kỳ ý niệm nào về Kinh điển Tân Ước lập tức có liên hệ chặt chẽ với chính Ngài. Chắc chắn Chúa Giê-xu đã chuẩn bị một nhóm các sứ đồ ít người để khi Ngài sống lại và khi Thánh Linh giáng xuống họ thêm phần hiểu biết (GiGa 14:26 16:12-15). Cũng vậy câu chắc chắn có bằng chứng cho thấy mặc dù mười hai sứ đồ và Phao-lô có thể lầm lẫn (như trong GaGl 2:11-14), nhưng cũng có lúc họ ý thức rằng những gì họ đang viết chính là mạng lịnh của Chúa nên dù cho những tiên tri trong thời Tân Ước có chất vấn họ về điều này đều bị xem là vượt quá giới hạn (ICo1Cr 14:37-38).
5. Một số người gây ra ấn tượng hoặc hoàn toàn sai lầm rằng Hội Thánh đầu tiên phải mất một thời gian dài mới nhận biết thẩm quyền của các sách trong Tân Ước. Thật ra quan trọng là cần phân biệt hai sự công nhận: sự công nhận thẩm quyền của các sách trong Tân Ước và sự công nhận của mọi người về bản liệt kê những sách trong Tân Ước. Các sách Tân Ước đã được lưu hành một thời gian dài trước khi có sự công nhận bản liệt kê các sách trong Tân Ước. Hầu hết những sách đó đều được Hội Thánh ở khắp nơi công nhận có thẩm quyền thiên thượng, còn ít nhất là phần đông các Hội Thánh đều công nhận tất cả các sách đó. Thật vậy phần lớn các sách trong Tân Ước được xem là có thẩm quyền rất sớm. Trong số đó có bốn sách Phúc Âm, Công Vụ, mười ba thơ tín của Phao-lô, IPhi-e-rơ và IGiăng. Hầu hết phần còn lại của Kinh điển Tân Ước đều được sắp xếp ổn thoả vào thời của Eusebius, khoảng đầu thế kỷ thứ tư.
6. Hội Thánh đầu tiên căn cứ vào ba tiêu chuẩn chính khi xét và công nhận thẩm quyền của sách. Thứ nhất các giáo phụ tìm xem sách có liên hệ với các sứ đồ không, tức là sách có do một sứ đồ hoặc một người có quan hệ trực tiếp với các sứ đồ viết nên hay không. Vì thế ai cũng hiểu rằng Mác viết theo lời kể của Phi-e-rơ. Lu-ca có quan hệ với Phao-lô. Ngay khi các giáo phụ xem xét khả năng công nhận sách họ loại bỏ những sách giả mạo (tức là do một người nào khác viết chớ không phải chính tác giả). Thứ hai, tiêu chuẩn căn bản thứ hai là sự phù hợp về ‘luật đức tin’, tức là một niềm tin Cơ Đốc chính thống được Hội Thánh công nhận là đúng đắn. Thứ ba, không kém quan trọng, sách thường xuyên được các Hội Thánh sử dụng. Vì cớ tiêu chuẩn này mà phải mất thời gian chờ đợi để thử nghiệm sách rồi mới có thể khoá sổ Kinh điển (tức là khi hầu như Hội Thánh toàn thế giới nhất trí công nhận hai mươi bảy sách trong Tân Ước). Một trong những lý do khiến Hội Thánh ở phương Tây không công nhận sách Hê-bơ-rơ sớm như các thư tín khác là vì sách này không có tên tác giả (chứ không phải giả mạo). Trong khi đó, Hội Thánh ở phương Đông nhanh chóng công nhận vì nhiều người (lầm) tưởng rằng Phao-lô là tác giả.
7. Có lẽ điều quan trọng nhất cần ghi nhận là mặc dù không có bộ máy hoặc hệ thống giáo phẩm như thể chế giáo hoàng vào thời trung cổ, để chi phối những quyết định, nhưng cuối cùng hầu như tất cả Hội Thánh chung đều đi đến công nhận đúng hai mươi bảy sách đó. Nói cách khác, đây không phải là một sự ‘chính thức’ công nhận theo lối con cái Chúa ở các nơi công nhận những điều gì mà các tín đồ ở những nơi khác đã nhận thấy là đúng. Cần thường xuyên nhấn mạnh vào điểm này. Toàn thể Hội Thánh đi đến chỗ cùng công nhận hai mươi bảy sách làm Kinh điển là một sự kiện lạ lùng vì cần nhớ rằng không có chuyện mưu tính sắp xếp để đi đến một kết quả như nhau. Các Hội Thánh trong khắp đế quốc La Mã chỉ làm có mỗi một việc là làm chứng về kinh nghiệm của họ đối với các sách đó và chia sẻ những chi tiết họ biết về nguồn gốc và về đặc điểm của các sách đó. Khi xét đến các nền văn hoá khác nhau và những khuynh hướng chính của đức tin Cơ Đốc giữa vòng các Hội Thánh, sự nhất trí của các Hội Thánh về những sách thuộc Tân Ước gợi ý rằng quyết định cuối cùng này không chỉ xuất phát từ con người (Glenn W. Barker, William L. Lane, and J. Ramsey Mechaels, tác phẩm The New Testament Speaks (Harper and Row, 1969), trang 29).
Do đó, không phải Hội Thánh đã gán một giá trị nào đó lên các sách này, như thể Hội Thánh là một cơ quan có thẩm quyền độc lập với Kinh Thánh. Nhưng đúng ra, các sách trong Tân Ước là Kinh Thánh vì cớ những gì Đức Chúa Trời đã mặc khải, và Hội Thánh đã được dẫn dắt một cách kỳ diệu để đi đến sự công nhận một cách rộng rãi những việc Đức Chúa Trời đã thực hiện trong kế hoạch tự mặc khải cách tối đa qua Con Ngài và qua các sách đó, là những sách đan gom những đầu mối của sự khải thị về Đức Chúa Con và làm chứng cho sự khải thị đó.
Sự linh cảm và thẩm quyền
Nếu Kinh Thánh vừa là sự khải thị bằng ngôn từ của Đức Chúa Trời vừa là sản phẩm của con người thì vấn đề đặt ra là mối tương quan giữa cả hai. Trong ít nhất là vài trăm năm, qua từ ngữ thông dụng nhất chỉ về mối tương quan này là ‘sự linh cảm’. Cũng như từ ‘Ba Ngôi’, từ ‘linh cảm’ không phải là một từ liệu trong Kinh Thánh nhưng nó gồm tóm được một số khía cạnh quan trọng về lẽ thật Kinh Thánh. (Ít nhất là các Hội Thánh cải chánh). Từ linh cảm thường được định nghĩa là một công tác siêu nhiên của Thánh Linh trên các tác giả phàm nhân của Kinh Thánh để rồi những điều họ viết đúng là những điều Đức Chúa Trời muốn họ viết để truyền đạt lẽ thật của Ngài.
Một số nhận xét về lời định nghĩa này sẽ làm sáng tỏ từ này, xem xét công dụng của từ và đối phó với một số những lời giải nghĩa sai thông thường.
1. Định nghĩa này nói đến cả hành động của Đức Chúa Trời bởi Thánh Linh, trong các tác giả phàm nhân lẫn tính chất của văn bản được hình thành. Lời định nghĩa xoáy vào hai mặt như thế nhằm nêu lên hai yếu tố rõ nét trong bản tóm lược của Kinh Thánh về những điều đang xảy ra. Một mặt Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng ‘chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh đến bởi sự giải nghĩa riêng của tiên tri đó’ (chắc hẳn là sự lý giải các sự thể theo ý riêng;) thật vậy ‘vì chẳng hề có lời tiên tri nào (theo văn mạch rõ ràng lời tiên tri là Kinh Thánh) là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời’ (IIPhi 2Pr 1:20-21). Mặt khác, không những các tác giả phàm nhân của Kinh Thánh đều ‘được Đức Thánh Linh dẫn dắt’ mà lời Kinh Thánh viết ra còn được ‘Đức Chúa Trời hà hơi’ vào (IITi 2Tm 3:16). Có thể dịch thành ngữ tiếng Hy Lạp ra là ‘do Đức Chúa Trời ra’. Điểm nổi cộm là chính bản văn Kinh Thánh được mô tả với cụm từ này chớ không phải những người viết sách. Nếu chúng ta muốn dùng từ liệu ‘được linh cảm’ thay cho từ ‘Đức Chúa Trời hà hơi vào’ thì chúng ta phải nói rằng (theo như khúc sách này) chính văn bản Kinh Thánh được linh cảm chứ không phải người viết. Còn nếu chúng ta gắn từ ‘được linh cảm’ vào việc những người viết đã ‘được Thánh Linh dẫn dắt’ thì tác giả Kinh Thánh được linh cảm. Dù thế nào đi nữa, lời lẽ trong định nghĩa nhằm bao gồm công tác của Thánh Linh trong những người viết, và trong giá trị của lời Kinh Thánh đươc thành hình.
2. Định nghĩa không vạch ra phương thức cụ thể của sự linh cảm. Rất có thể sự linh cảm này đến trong một trạng thái khác thường của tâm trí người viết, thí dụ như khải tượng, giấc mơ, trong trạng thái xuất thần, nghe được tiếng nói hoặc nhiều trạng thái khác. Nhưng không có lời lẽ nào trong định nghĩa chủ trương những hiện tượng tương tự. Thật vậy, xét theo văn bản Kinh Thánh thì không phải tất cả các tác giả Kinh Thánh đều luôn luôn ý thức rằng những lời họ đang viết là thuộc về Kinh điển. Cũng không có một lý do nào để chê bai cách thức làm việc của Lu-ca khi ông trình bày rằng ông cẩn thận tra cứu và xem xét các tư liệu (LuLc 1:1-4). Thật vậy, thuật ngữ ‘linh cảm’ không gì khác hơn là một từ thích hợp dùng cho một tiến trình mà nhờ đó Đức Chúa Trời đã làm cho Kinh Thánh thành hình theo như đã mô tả trong những trang trước: sự khải thị bằng ngôn từ và sự làm chứng trong lịch sử, ngôn từ của con người và ngôn từ của Đức Chúa Trời, lẽ thật mà Đức Chúa Trời muốn truyền đạt và những phong cách riêng biệt của từng con người cầm bút.
3. Điều quan trọng là phải nhận biết cách dùng từ ‘linh cảm’ này với hai cách khác. Cách thứ nhất được dùng trong lĩnh vực nghệ thuật. Chúng ta nói rằng các nhà soạn nhạc, văn sĩ, hoạ sĩ, điêu khắc gia, nhạc sĩ, và những nghệ sĩ khác có ‘cảm hứng’. Nếu dừng lại suy nghĩ một chút về cách diễn tả này có thể có người nói rằng những người này được nữ thần Muse ‘cảm động’ họ. Còn những người nghiêng nặng về khuynh hướng thần đạo thì cho rằng nguồn cảm hứng này đến từ Đức Chúa Trời, bởi ân điển phổ quát. Nghĩ như vậy thôi chứ chúng ta không có ý nói gì khác hơn rằng tác phẩm của họ thuộc hạng ưu tú, là tinh hoa của giới thượng lưu. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng tác phẩm của họ đã được ‘linh cảm’, có nghĩa là những ai chiêm ngưỡng các tác phẩm đó, những chân trời hiểu biết của họ được nâng cao một chút, hoặc họ sẽ thử thực hiện những chuyện mới hoặc họ thấy mình được trở thành những con người cao trọng tôn quí. Nói như thế không có ý nói rằng với cách này Đức Chúa Trời chủ tể đã truyền đạt lẽ thật của Ngài dưới một hình thức cố định cho dân thuộc trong giao ước.
Cách dùng thứ hai của từ này mà chúng ta phải cẩn thận đừng lẫn lộn khi định nghĩa là cách dùng của các giáo phụ. Người ta nhận thấy rằng các giáo phụ chẳng hề xem ‘linh cảm’ là một yếu tố để nhận một sách vào kinh điển. Không phải vì các giáo phụ không tin Kinh Thánh được linh cảm, thật ra họ tin, nhưng vì thời đó linh cảm không phải là một từ dùng riêng cho Kinh Thánh. Vì vậy, trong một bài giảng mà Eusebius qui cho hoàng đế Constantine (không rõ có đúng hay không) người giảng nói rằng: ‘Nguyện sự linh cảm mạnh mẽ của Cha và Con Ngài ... ở với ta khi nói những điều này’. Trong một bức thư gửi cho Jerome, Augustine còn nói rằng Jerome đã viết theo như Thánh Linh đọc cho viết. Gregory ở Nyssa đã dùng chính từ được dịch là ‘Đức Chúa Trời hà hơi’ (linh cảm) trong IITi-mô-thê khi nói về sự bình giải về sau ngày sáng tạo của người anh tên là Besil. Tóm lại, một số giáo phụ đã dùng nhiều từ, kể cả từ ‘linh cảm’ để mô tả những chuyện mà các nhà thần học ngày nay tách ra làm hai loại. Đó là ‘sự linh cảm’ và ‘sự soi sáng’. Từ liệu thứ hai nhìn nhận sự vận hành của Thánh Linh trong tâm trí của vô số tín đồ, không riêng gì những người rao giảng, các cây bút Cơ Đốc, các giáo sư nhưng không tin rằng các ý tưởng, lời nói và tác phẩm của họ có một thẩm quyền chung trên toàn thể Cơ Đốc nhân ở khắp mọi nơi trong hình thức của từ linh cảm diễn đạt ngày nay. Dĩ nhiên, chắc chắn các giáo phụ có sự phân biệt ngầm tương tự (mặc dù sự phân loại của họ có khác) đến mức họ chỉ chấp nhận một số sách làm kinh điển, tức là nằm trong một bản liệt kê những sách Kinh Thánh có uy quyền trên toàn thể Hội Thánh.
Do đó, trong phạm vi của chúng ta đề ra, chúng ta sẽ không dùng từ ‘linh cảm’ (cảm hứng) theo nghĩa dùng trong lĩnh vực nghệ thuật hoặc theo như các giáo phụ đã dùng nhưng với ý mà thần đạo học đã gán cho từ đó trong những thế kỷ qua.
4. Một số tác giả tìm cách giảm vai trò của sự ‘linh cảm’ theo như đã định nghĩa trên đây bằng cách vạch ra một cách hữu lý rằng một khúc Kinh Thánh như IITi 2Tm 3:16-17 cho chúng ta biết mục đích của lời Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi là ‘có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành’. Họ lý luận rằng nếu đây là mục đích của sự linh cảm thì không cần phải liên hệ sự linh cảm với sự trung thực và uy quyền. Thật ra đây là một sự lầm lẫn. Quan trọng là cần phân biệt giữa hình thức khải thị (giấc mơ, khải tượng, lời phán ...) với dạng linh cảm (sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn chương và vận dụng tư liệu), với kết quả của sự linh cảm (những điều Kinh Thánh nói là Đức Chúa Trời nói) và mục đích của sự linh cảm (làm chúng ta khôn ngoan về sự cứu chuộc).
5. Nhiều người tìm cách giảm yếu tố thẩm quyền của Kinh Thánh ngầm hiểu qua các trang trên đây. Giờ đây chỉ có thể đề cập một vài quan điểm. Thứ nhất họ lý luận rằng phải xây dựng một giáo lý Kinh Thánh không những bắt nguồn từ những đoạn Kinh Thánh nhận định về Kinh Thánh, nhưng từ những khúc Kinh Thánh được xem là rắc rối mà không sao lý giải được, đó là những chỗ Kinh Thánh trưng dẫn Kinh Thánh dưới dạng khiến người đọc phải kinh ngạc khi mới đọc qua. Đương nhiên là cả hai mặt này phải đi đôi với nhau. Tuy nhiên trong thực tế, hễ bắt đầu với phương diện thứ hai thì thường thường không bắt tay vào phương diện thứ nhất một cách nghiêm túc, và hễ bắt đầu với trường hợp thứ nhất, nếu thận trọng người ta thường khám phá ra những lý lẽ vững chắc về phương diện ý nghĩa lẫn thần đạo để lý giải những hiện tượng kỳ lạ đó. Một dạng biến thể của lập luận này quả quyết rằng Kinh Thánh đưa ra nhiều hình ảnh khác nhau, thí dụ về Đức Chúa Trời đến nỗi thật là phù phiếm nếu còn nói về Thánh Kinh thần học hoặc ‘Cơ Đốc giáo theo Kinh Thánh’. Theo lập luận này thì Kinh Thánh gồm những nền thần học xung khắc và phản ánh những khuynh hướng Cơ Đốc giáo khác nhau và trái ngược nhau. Ai mà tin một quyển sách được linh cảm một khi sách đó cấm mặc y phục dệt bằng nhiều loại sợi (LeLv 19:19)? Nhưng nói cách nhẹ nhàng thôi, lập luận đó thắng thế trong quần chúng và những người hoài nghi, nhưng hoàn toàn không ăn nhập gì với loại sách tôn giáo uyên bác nhất. Thí dụ vấn đề về các loại sợi không xa lạ gì sách vở lại được nhấn mạnh quá y như thể xưa nay chưa hề có một người nào nghiêm túc ngẫm nghĩ về những luật lệ của Cựu Ước được ứng dụng trong những tín đồ ngày nay đang sống dưới giao ước mới.
Thứ hai nhiều người lý luận rằng kết quả tất yếu của việc Đức Chúa Trời tự bày tỏ vận dụng thích đáng ngôn ngữ của loài người dẫn đến kết quả tất yếu là có sai trật. Đã là người thì có sai sót. Những sách trong Kinh Thánh là do con người viết nên đương nhiên là có sai sót như thể con người cũng sai sót vậy. Nhưng nhận định về Kinh Thánh kiểu đó không những trắng trợn chống lại niềm tin của Chúa Giê-xu và của các tác giả Tân Ước mà còn căn cứ trên một lập luận gây lắm bàn cãi. Thật vậy, về phương diện sa ngã thì ‘con người là bất toàn’, nhưng vẫn không có nghĩa rằng con người nhất thiết phải phạm sai sót trong bất kỳ trường hợp nào và bất kỳ lời nói nào. Việc Đức Chúa Trời toàn năng, siêu việt đã bày tỏ chính Ngài qua ngôn từ loài người là một lẽ thật tuyệt diệu. Nhưng chính ngôn từ này được mô tả là lời của Đức Chúa Trời rất ‘hoàn toàn’ (Thi Tv 12:6), và được Chúa Giê-xu xem là Kinh Thánh và không thể phá bỏ được.
Thứ ba, giáo hội Công giáo La Mã truyền thống, dù vẫn chủ trương rằng Kinh Thánh được linh cảm và có thẩm quyền nhưng lại không công nhận Kinh Thánh đủ làm mẫu mực khuôn phép cho niềm tin và sự thực hành theo niềm tin. Khi chưa có lời Kinh Thánh thì đã có lời truyền khẩu rồi, sau đó lời truyền khẩu vẫn tiếp tục giữ vai trò tương đương với lời Kinh Thánh trong lĩnh vực thẩm quyền của giáo hội La Mã. Hậu quả xem ra đáng kể, thí dụ chuyện Ma-ri được hoài thai vô nhiễm không phải là một giáo lý trong Kinh Thánh, nhưng vẫn được dạy như là một giáo lý mà tất cả các giáo dân trung thành đều phải tin. Ngược lại có những giáo lý mà hầu hết những người ngoài giáo hội Công giáo tìm thấy trong Kinh Thánh lại bị gạt bỏ hoặc cắt xén theo lệnh của giáo quyền. Vấn đề này rất phức tạp không thể bàn thảo ở đây được.
Thứ tư, với một cung cách đặc biệt vượt xa những điều mà Karl Barth, người sáng lập ra tân chính thống chủ trương, một số thần học gia tân chính thống quả quyết rằng, về hình thức, Kinh Thánh chỉ là một sách tôn giáo dù là quyển sách quan trọng, và do đó Kinh Thánh không thể tránh được những sai lầm không lớn thì nhỏ. Vì vậy cho rằng những điều Kinh Thánh nói là Đức Chúa Trời nói là không đúng. Nói đúng hơn, Kinh Thánh trở thành lẽ thật lúc Đức Chúa Trời vận hành qua Kinh Thánh để tự bày tỏ cho cá nhân con người. Kinh Thánh chỉ trở thành lời của Đức Chúa Trời khi Kinh Thánh soi sáng cho cá nhân con người hiểu. Chủ trương này lẫn lộn giữa linh cảm và soi sáng, hoặc nói rõ hơn thì sự soi sáng nuốt chửng luôn sự linh cảm. Chắc chắn là tân chính thống có lý khi bài xích những ‘lời’ chết, không biến đổi hoặc không ban sự sống cho một người nào cả. Nhưng giải quyết kiểu đó hoá ra quá đáng để rồi kết cuộc phủ nhận những niềm tin của Chúa Giê-xu và các tín đồ đầu tiên về Kinh Thánh.
Thứ năm có một số trường phái cổ điển tự do đơn giản không chủ trương Kinh Thánh giữ một vị trí đặc biệt nào cả. Độc hại nhất là trường phái này phủ nhận sự hiện hữu của Đức Chúa Trời siêu việt có thân vị là Đấng đã can dự vào lịch sử. Mọi chuyện siêu nhiên đều là không thể xảy ra. Đức Chúa Trời chỉ là thần thánh của tự nhiên thần giáo hoặc phiếm luận thần giáo. Phải nghiên cứu tôn giáo trong Kinh Thánh theo phương thức luận bàn chung với một hoặc các tôn giáo khác chứ không theo khung nào khác. Muốn ứng đáp thoả đáng cho quan điểm trên e lại vượt quá phạm vi của bài này. Tuy nhiên, rõ ràng là chủ trương như thế là biến Kinh Thánh thành nô bộc rồi lại áp đặt mớ tư tưởng đương thời lên Kinh Thánh. Rốt lại, cuộc tranh luận không còn xoay trên tính chất của Kinh Thánh mà chĩa vào bản tánh và thân vị của Đức Chúa Trời.
Cuối cùng khi khoa phê bình giải kinh mới mẻ ra đời và được sử dụng rộng rãi, lắm nhà tư tưởng bỏ luôn không đá động đến sự khải thị và thẩm quyền của Kinh Thánh. Nhưng vì quan điểm này có liên quan tất yếu với vấn đề giải kinh nên trong phần bài kế tiếp sẽ luận giải trở lại một chút.
Những nhận xét sau cùng
Hẳn có người bất bình vì toàn bộ bài viết này tưởng như lẩn quẩn vô nghĩa. Nếu thoạt tiên chúng ta có ý niệm về Đức Chúa Trời rồi khởi từ đó chúng ta xây dựng quan điểm và tính chất của Kinh Thánh, thì chúng ta cần dừng lại và nhìn nhận rằng các quan điểm của chúng ta về Đức Chúa Trời (nhãn quan Cơ Đốc) đều bắt nguồn từ Kinh Thánh. Thay vì vậy, nếu chúng ta xây dựng quan điểm của chúng ta khởi sự từ quan điểm của Chúa Giê-xu về thẩm quyền của Kinh Thánh thì chính quan điểm của Chúa Giê-xu cũng bắt nguồn từ Kinh Thánh. Do đó toàn bộ tiến trình xây dựng một giáo lý Kinh Thánh đều bị lũng đoạn nghiêm trọng.
Phán quyết này đụng đến một số vấn nạn phức tạp nhất như làm thế nào chúng ta đi đến chỗ ‘biết’ sự thể và liệu những điều đó có ‘đúng’ hay không. Mặc dù không thể xét kỹ đến những vấn đề đó trong phạm vi bài này nhưng xin phép nêu lên một vài nhận xét may ra hữu dụng cho một số người.
Trước tiên phải nhìn nhận rằng tất cả những dòng tư tưởng của con người (có lẽ trừ những tư tưởng ràng buộc với những luật lý luận đã thoả thuận và xây dựng trên những giá trị rõ ràng như hầu hết các ngành trong lãnh vực toán học) đều lòng vòng lẩn quẩn theo một ý nào đó. Con người là những tạo vật hữu hạn, vì không có khả năng thông biết mọi sự nên chúng ta không có một nền tảng chắc chắn nào để xây dựng lập luận của mình. Người Cơ Đốc tin rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới có khả năng thông biết trọn vẹn và Ngài đã ban cho chúng ta nền tảng đó - nhưng dĩ nhiên như vậy có nghĩa là chúng ta (những tạo vật hữu hạn) phải vận dụng nền tảng đó bằng đức tin. Theo quan điểm này ‘đức tin’ không phải là một quan niệm chủ quan đem gán ghép, áp đặt lên trên một ‘niềm tin’ khác nhưng đó là một khả năng do Đức Chúa Trời ban cho để ít nhất cũng nhận thức đôi chút về Đức Chúa Trời, về lẽ thật của Ngài rồi tin cậy Ngài. Nói như vậy không có ý gạt bỏ khả năng đưa ra những lập luận nhằm chứng thực cho niềm tin Cơ Đốc, bao gồm niềm tin về Đức Chúa Trời và Kinh Thánh. Đúng ra, nói như vậy là có ý công nhận rằng những lập luận đại loại không đủ sức thuyết phục mọi người.
Thứ hai, mặc dù chúng ta công nhận rằng trong một mức độ nào đó lý luận là lòng vòng, lẩn quẩn và quả quyết rằng hầu hết các dòng tư tưởng của con người trong một mức độ nào đó đều lòng vòng lẩn quẩn thì vẫn không chủ ý bảo rằng thực chất của sự lòng vòng lẩn quẩn đương nhiên là sai. Chúng ta không đến với Kinh Thánh để tìm bằng chứng về bản chất của Kinh Thánh, nhưng chúng ta đến với Kinh Thánh để tìm dữ kiện. Nếu Kinh Thánh không tự nhận về bản chất của Kinh Thánh thì chúng ta chẳng có mấy lý lẽ để bám trụ vào giáo lý Kinh Thánh trình bày khái quát ở đây. Tiến xa hơn, có lẽ Cơ Đốc nhân hiểu biết sẵn lòng binh vực cho sự chân thật và đáng tin cậy tuyệt đối của giáo lý của họ về Kinh Thánh. Nói theo phương pháp luận, họ tiến hành công cuộc hình thành một giáo lý về Kinh Thánh y như khi họ hình thành giáo lý về Đấng Christ. Phải xem xét lại cả hai một khi có thêm ánh sáng chiếu phát ra từ sự tự mặc khải đầy ân điển của Đức Chúa Trời theo như đã bày tỏ trong Kinh Thánh.
Thứ ba, những Cơ Đốc nhân biết nghĩ sẽ là những người đầu tiên nhìn nhận rằng trong tiến trình hình thành một giáo lý đúng đắn về Kinh Thánh thì họ có vấp phải những điểm khó lý giải và những điểm bất khả tri. Nhưng sự kiện này không làm chúng ta nản lòng. Sự thể cũng y như vậy đối với bất kỳ giáo lý nào trong Kinh Thánh: bản tánh của Đức Chúa Trời, trọng tâm của sự chuộc tội, công việc của Thánh Linh, sự sống lại từ kẻ chết. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không thể nói đúng được một điểm nào trong những giáo lý đó; nhưng thật ra có nghĩa là một khi tất cả các giáo lý đó đều liên quan đến Đức Chúa Trời siêu phàm có thân vị là Đấng mà các tạo vật hữu hạn và phản loạn không thể nào biết được, nên đương nhiên phải có những điều mầu nhiệm và những lĩnh vực bí ẩn đối với chúng ta.
Thứ tư, chúng ta không nên xem thường tác dụng của tội lỗi trên chúng ta đối với khả năng suy nghĩ tìm tòi cho thông những vấn đề này. Một yếu tố căn bản trên sự sa ngã nguyên thuỷ là dục vọng sôi nổi đòi tự lực, đòi thông hiểu độc lập. Chúng ta muốn làm trung tâm của vũ trụ - và đó chính là trung tâm của mọi sự thờ hình tượng. GiGa 8:45 cho thấy Chúa Giê-xu trả lời cho những người chống đối Ngài bằng những lời thật nặng nề: ‘Nhưng vì ta nói lẽ thật nên các ngươi không tin ta’. Nếu chính lẽ thật mà chúng ta còn không tin thì sự hư mất của chúng ta càng sâu xa, bi thảm và ghê tởm biết bao. Cho nên không mấy ngạc nhiên khi Đức Chúa Trời không tự mặc khải cho chúng ta theo một cách thức mà chúng ta cảm thấy rằng chúng ta có thể kiểm soát được Ngài. Chúa Giê-xu đã nghiêm khắc quở trách những người yêu cầu Ngài làm phép lạ vì Ngài biết rằng chiều theo những yêu cầu đó là lệ thuộc vào sự sắp xếp điều động của người khác. Rồi chẳng bao lâu người ta sẽ biến Ngài thành một nô bộc, ông thần, ông thánh lắm phù phép không hơn không kém.
Cũng bởi lẽ đó, sự khôn ngoan của thế gian tức là những hệ tư tưởng đã đề ra sự lý giải trọn gói về mọi chuyện một cách lý thú vẫn không làm sao am hiểu được thập tự giá của Đấng Christ (ICo1Cr 1:18-31). Khi Đức Chúa Trời truyền phán từ trời thì luôn luôn có một số người chỉ nghe được tiếng sấm (GiGa 1:29). Cũng vậy, những người khăng khăng xưng mình là kẻ tự do tìm tòi, tự do am tường sẽ chẳng bao giờ nhận chân sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Giả sử Đức Chúa Trời có sắp xếp sự khải thị của Ngài trong một hình thức nhằm thoả mãn loại yêu cầu này thì hoá ra Ngài ươm tưới chính tội lỗi mà Phúc Âm đã trừ khử cho chúng ta. Bởi sự thương xót lớn lao của Ngài, Đức Chúa Trời từ chối không thoả mãn dục vọng vô chừng trong chúng ta là muốn trở nên những vị thần. Ngài bảo đảm rằng sự tự mặc khải của Ngài là đủ rõ ràng cho những ai nhờ ân điển có mắt để thấy và có tai để nghe, nhưng chẳng bao giờ hiển nhiên đầy đủ chi tiết như các định lý toán học là lĩnh vực mà con người kiểm soát tất cả các định nghĩa và các qui luật tương tác.
Chúng ta bước đi bởi đức tin chứ không phải bởi mắt thấy.
Làm thế nào thông giải Kinh Thánh
Bộ mặt thay đổi của khoa giải kinh (hermeneutics)
Khi Phao-lô bảo Ti-mô-thê cố gắng trở nên người ‘thông giải đạo của lẽ thật cách ngay thẳng’ (IITi 2Tm 2:15) tức là có nguy cơ về người thông giải lời của lẽ thật cách không đúng đắn. Từ sự thể này nảy sinh những vấn nạn quan trọng về cách thông giải Kinh Thánh. Muốn tiếp cận Kinh Thánh một cách khôn ngoan thì điều cần yếu không những là nhận biết Kinh Thánh là gì mà còn biết cách sử dụng Kinh Thánh nữa.
‘Giải kinh’ là một từ lâu nay quen dùng cho sự thông giải văn bản. Nhưng gần đây trải qua những thay đổi lớn trong khoa giải kinh đáng cho chúng ta dừng lại xem xét những sự đổi thay của các nguyên tắc giải kinh. Chúng ta có thể phân biệt ba giai đoạn (mặc dù ở phần cuối tất cả ba giai đoạn này đều gối lên nhau).
Giai đoạn thứ nhất, có thời người ta hiểu khoa giải kinh là khoa học và nghệ thuật thông giải Kinh Thánh: là khoa học vận dụng một số nguyên tắc và luật lệ quan trọng trong lúc khảo sát; là nghệ thuật vì cần đến kinh nghiệm và khả năng để kết luận một cách chín chắn. Công việc của người giải kinh là phải hiểu văn bản nói gì và người ta cho rằng nếu hai nhà giải kinh có khả năng tương đương, am hiểu các nguyên tắc giải kinh thì kể như hầu hết đều hiểu một khúc Kinh Thánh y như nhau. Theo tầm nhìn này của khoa giải kinh thì hầu như thường chú ý đến ngữ pháp, những ẩn dụ và những thể loại văn chương, những nguyên tắc nghiên cứu từ ngữ, cách liên kết những chủ đề trong Kinh Thánh ...
Giai đoạn thứ hai, dần dà người ta dùng từ ‘khoa giải kinh’ cách rộng rãi để nói đến việc vận dụng hàng loạt các ‘phương pháp’ phê bình văn chương: Phê bình biên tập và gần đây hơn là nhiều loại phê bình câu chuyện kể. Mặc dù những phương pháp này tỏ ra ít nhiều hữu dụng nhưng cũng gây lắm đổ vỡ: Đại đa số mục đích của các kỹ thuật này là xuyên qua văn bản, căn cứ trên văn bản, tái tạo lại khung lịch sử và niềm tin của những cộng đồng tín ngưỡng thay vì lắng nghe sứ điệp của văn bản.
Cả hai phương pháp nghiên cứu này đều đã bị làn sóng thứ ba phủ đầu, đó là ‘khoa giải kinh mới’. Với khoa giải kinh mới, người ta đưa ra một nhận định rất sáng suốt là con người có đem theo với mình nhiều thiên hướng và giới hạn vào công tác giải kinh nên phải cảnh giác kiểm soát và loại trừ những yếu tố đó. Trên một bình diện sự nhận định này là hoàn toàn hữu ích. Đương nhiên là chúng ta mang theo trong mình một cái ‘khung’ thông giải. Một tâm trí hoàn toàn vô tư cởi mở là chuyện không thể có. Khoa giải kinh mới nhắc chúng ta nhớ rằng không nên đổi thẩm quyền của Kinh Thánh để lấy thẩm quyền của nhà giải kinh, rằng chúng ta thường có khuynh hướng là tìm cách gài những thông tin mới vào định kiến của mình (là một mớ lẫn lộn những chuyện hợp lý và vô lý), rằng chắc chắn cần bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi hoặc loại bỏ một số điều chúng ta cho là đúng, rằng chúng ta phải học hỏi nhiều hơn nữa, rằng hàng rào thời gian, không gian, ngôn ngữ và văn hoá ngăn cách chúng ta rất xa những người cầm bút viết Kinh Thánh.
Nhưng đồng thời những người đề xướng khoa giải kinh mới cũng quá khích. Họ lý luận rằng vì sự thông giải Kinh Thánh của mọi người đều khác nhau ở một mức độ nào đó nên chúng ta không có cơ sở chính đáng để nói về ý nghĩa của văn bản (như thể ý nghĩa của văn bản là một điều khách quan). Họ lý luận rằng ý nghĩa không nằm trong văn bản nhưng nằm trong tâm trí của độc giả và người thông giải văn bản. Nếu lối thông giải nào cũng chính đáng thì không thể nói về một lối thông giải đúng đắn hoặc chân chính; họ cho rằng nói một lối thông giải nào đó là đúng đắn hoặc chân chính tức là bày tỏ sự ưa thích của cá nhân mà thôi. Nếu không có một lối thông giải nào là đúng thì hoặc mọi sự thông giải đều là vô nghĩa (điều này dẫn đến chủ nghĩa giải kinh hư tịch, tức là phân rã chủ nghĩa), hoặc mọi lối thông giải đều là ‘đúng’ cả - nói cách khác tất cả đều hay hoặc dở tuỳ theo ý thích, hoặc đáp ứng nhu cầu của một người, một cộng đồng, một nền văn hoá nào đó, hoặc để đáp ứng những tiêu chuẩn đặt ra tuỳ tiện. Bằng cách này, những người chủ xướng khoa giải kinh mới đã tạo điều kiện cho những luồng giải nghĩa Kinh Thánh khác lạ: giải nghĩa theo người Phi Châu da đen ở vùng cận Sa-ha-ra, giải nghĩa theo kiểu thần học giải phóng, giải nghĩa theo chủ trương nam nữ bình quyền, giải nghĩa theo đường lối cải chánh của nam giới giữa vòng người da trắng Anglo-Saxon, giải nghĩa theo giới đồng tính luyến ái ... Về phe với khuynh hướng đa nguyên mạnh mẽ hiện nay trong nền văn hoá Phương Tây, khoa giải kinh mới này không đề xuất một lối thông giải Kinh Thánh nào là sai ngoại trừ lối thông giải nào dám tự xưng là đúng và dám lên án lối thông giải khác là sai.
Những vấn đề liên quan đến khoa giải kinh mới này rất phức tạp đến nỗi không thể giải quyết ở đây. Điều quan trọng cần nhận biết là khoa giải kinh này đã chi phối mạnh mẽ không những khoa giải kinh hiện nay mà cả các ngành lịch sử, văn hoá, chính trị và nhiều mặt khác. Mặc dù khoa giải kinh này có những nhận xét rất có giá trị, nhưng khoa giải kinh này vẫn bị bài bác trên nhiều phương diện. Tự trong nội tại, khoa giải kinh này có điểm không ổn khi chủ trương rằng mọi kiến thức thu lượm từ việc đọc sách đều là tương đối thế mà họ lại xuất bản vô số sách nhằm khẳng định lối giải kinh của họ là đúng. Một mặt họ khẳng định rằng tất cả ý nghĩa đến từ tâm trí của người hiểu biết chớ không nằm trong văn bản, một mặt họ lại viết nhiều sách, nhiều bài để chứng minh quan điểm đó, hoá ra họ tự mâu thuẫn một cách không thể tưởng tượng được. Tệ hại hơn là dạng học thuyết này còn cho rằng ý định của tác giả không được trình bày một cách đáng tin cậy trong văn bản. Điều này đã dựng lên một hàng rào ngăn cách không thể vượt qua được giữa tác giả và độc giả và hàng rào đó là ‘văn bản’. Điều trớ trêu là các tác giả viết ra những ý tưởng này với lòng mong muốn độc giả hiểu điều họ viết; họ đã viết đúng theo ý nghĩ của mình với hi vọng là lập luận của họ sẽ thuyết phục độc giả. Ước gì các tác giả này cũng chủ trương tương tự đối với trường hợp các tác giả Môi-se, Ê-sai và Phao-lô.
Dù cho con người hữu hạn không có khả năng hiểu biết thấu đáo một văn bản (hoặc bất kỳ điều gì) nhưng bảo rằng họ không thể thu hái được sự hiểu biết đúng đắn, xác thật nào là chuyện khó lý giải. Ngoài ra, dễ chấp nhận sự khác biệt của loài người chúng ta khi suy xét bối cảnh của những điều chúng ta thừa hưởng chung: tất cả chúng ta đều được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Đấng duy nhất có sự hiểu biết tường tận hoàn toàn. Nếu bảo rằng chúng ta có thể đạt được sự hiểu biết giống như Ngài trong mọi mặt thì thật là đáng tội, nhưng bảo rằng chúng ta không thể thu hái chút hiểu biết khách quan nào cả thì đó cũng là điều sai lầm.
Thật vậy có nhiều lối nghĩ về cách thu lượm sự hiểu biết từ một văn bản có thể giúp chúng ta hiểu ít nhiều cách thức việc này tiến hành. Khi mới tiếp cận với Kinh Thánh (đối với chúng ta ở đây là văn bản) lần đầu đương nhiên độc giả bị những định kiến riêng và những trật tự gò bó chi phối. Do đó độc giả ‘tìm thấy’ trong bản văn đủ thứ chuyện mà tác giả (và tác giả) không đề cập đến, hoặc ngược lại họ không tìm thấy những ý mà tác giả thật sự có đề cập. Toàn bộ hành trang tinh thần của độc giả, thời văn minh tiên tiến bây giờ gọi là ‘chân trời hiểu biết’ của độc giả, bị tách ra khỏi tầm hiểu biết của tác giả theo như trình bày trong văn bản, nên sinh ra lắm chuyện méo mó. Nhưng có khả năng là độc giả đọc đi đọc lại bản văn, khám phá đôi điều về ngôn ngữ và văn hoá của các tác giả, nhận thấy phải vứt bỏ yếu tố gì trong ‘hành lý’ của mình và dần dần ‘hoà nhập’ tầm hiểu biết của mình với kiến thức của bản văn (dùng biệt ngữ hiện đại). Có người nói đây là: ‘lối giải kinh dạng xoắn ốc’ nghĩa là người thông giải Kinh Thánh lọt vào đường xoắn ốc của ý nghĩa của bản văn.
Nếu khoa giải kinh mới được vận dụng theo cách này thì Hội Thánh gặt hái được vô số thành tựu đáng kể. Khoa giải kinh này nhắc chúng ta rằng Đức Chúa Trời khải thị với chúng ta trong Kinh Thánh bằng ngôn từ. Sự khải thị này đến với chúng ta lồng trong ngôn ngữ và thành ngữ của các nền văn hoá cụ thể trong lịch sử. Muốn hiểu biết nhiều hơn và chính xác hơn lẽ thật khách quan đã bày tỏ, chúng ta cần xoay hướng suy nghĩ tìm tòi ngược dòng thời gian càng xa càng tốt về những nền văn hoá đó để giảm thiểu nguy cơ sai trật khi thông giải Kinh Thánh. Khoa giải kinh này nhắc chúng ta rằng cho dù cá nhân nhà giải kinh nào đó thật sự thu hái từ bản văn đôi điều hiểu biết đúng đắn và khách quan thì vẫn chẳng có người nào hiểu tường tận, biết hết ngọn ngành, và những nhà giải kinh khác có thể tìm ra những ý thật sự có trong bản văn mà chúng ta bỏ sót. Thí dụ như các Cơ Đốc nhân ở Phi Châu có thể nhanh chóng nhận ra những ẩn dụ của Phao-lô nói về tánh chất của tập thể tín đồ trong Hội Thánh, trong khi nhiều tín đồ ở Tây phương khó lòng nhận ra vì họ ảnh hưởng cá nhân chủ nghĩa mà họ thừa hưởng. Các Cơ Đốc nhân cần đến nhau; đây là sự thật trong lĩnh vực giải kinh cũng như trong bất cứ lĩnh vực nào khác. Công nhận rằng chẳng một người nào trong chúng ta am tường Kinh Thánh sẽ khiến chúng ta khiêm tốn, sẵn lòng lắng nghe và học hỏi miễn là ai nấy trong chúng ta cùng hết lòng thuận phục thẩm quyền của sự khải thị của Đức Chúa Trời chớ không vâng theo các phong trào nhất thời và phương pháp (có tính cách kinh viện hoặc những tính cách khác) của những người muốn phán xét Kinh Thánh.
Thật vậy, nếu vận dụng phương pháp cách đúng đắn, một số nhận định sáng suốt của khoa giải kinh mới nhắc nhở chúng ta rằng con người tiếp cận Kinh Thánh, xưng là sẽ thông giải Kinh Thánh nhưng lại mang theo trong mình số vốn liếng to tát về nền văn hoá và về các quan điểm riêng tư. Sự kiện này kết hợp với sự kiện Kinh Thánh khẳng định rằng tội lỗi và sự vị kỷ đầy tính cách thờ hình tượng ngăn cách chúng ta khỏi sự sáng (thí dụ GiGa 3:19-20) có thể khiến chúng ta quì gối xuống công nhận rằng sự thông giải lời của Đức Chúa Trời không phải chỉ là một kỷ luật về phương diện trí tuệ mà còn liên quan đến những lĩnh vực đạo đức và tâm linh. Theo quan điểm của Kinh Thánh mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và dân của Ngài là mối quan hệ giữa Đấng sáng tạo và vật thọ tạo của Ngài, vì vậy chúng ta cần Thánh Linh Đức Chúa Trời trợ giúp nhiều để hiểu lẽ thật cũng như chúng ta cần Ngài trợ giúp để làm theo lẽ thật. Dù chúng ta được trợ giúp đến thế nào đi nữa, người Cơ Đốc thật không nhằm trở nên thầy dạy Kinh Thánh nhưng để Kinh Thánh làm thầy dạy mình, để mưu cầu sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời lẫn sự tốt lành cho dân của Ngài.
Một số nguyên tắc nhập môn về sự thông giải Kinh Thánh
Tiếp theo đây là phần yếu lược một số nguyên tắc giải kinh dành cho những người chủ trương rằng tiếp cận Kinh Thánh một cách đúng đắn bao gồm không những sự nhận thức sâu sắc giá trị của Kinh Thánh, mà còn cần quan tâm đến cách thức đọc Kinh Thánh và hiểu Kinh Thánh.
Ưu tiên dành cho ngôn ngữ gốc của Kinh Thánh
Ngôn ngữ gốc chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu. Đây là hệ luận tất yếu của sự kiện Đức Chúa Trời mặc khải qua những con người cụ thể, bằng những ngôn ngữ cụ thể của loài người trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Đúng là ngôn ngữ học đã chứng minh vững vàng rằng có thể phiên dịch qua bất cứ ngôn ngữ thứ hai nào những tư liệu viết trong bất cứ ngôn ngữ thứ nhất nào. Nhưng ngôn ngữ học cũng chứng minh rằng không phải lúc nào cũng có thể chuyển đạt tất cả ý của tư liệu trong ngôn ngữ thứ nhất qua ngôn ngữ thứ hai trong cùng một mốc thời gian và trong cùng một không gian. Hơn nữa, phiên dịch bao hàm thông giải, không phải là việc làm máy móc. Do đó, muốn tiếp cận sâu sắc tối đa ý của tác giả gói ghém trong bản văn cách tốt nhất là giới hạn tối đa việc thông giải trong khi phiên dịch. Dĩ nhiên khi người không biết nguyên ngữ chúng ta sẽ rất cảm kích vì có những bản dịch. Ngoài ra khi biết nguyên ngữ mà thông giải tồi thì gây ra sai trật nhiều hơn các bản dịch. Bản dịch đạt nhất là tác phẩm của người có khả năng. Khi mọi chuyện xem ra đồng cân như nhau, vẫn cần lập lại điểm trọng yếu dù đã rõ ràng.
Đối với người dạy hoặc giảng Kinh Thánh bận rộn, nhận xét này bao hàm hai ý thiết thực. Thứ nhất, nếu điểm chính của một bài giảng hoặc bài học xoáy vào một cụm từ được sử dụng cách khác trong một bản dịch duy nhất thì trong hầu hết các trường hợp cụm từ đó không phải là điểm chính của đoạn Kinh Thánh và cũng không có cơ sở để chứng minh đó là điểm chính. Thứ hai, điều ưu tiên hàng đầu trong những sách bình giải và trong những tài liệu giải kinh khác là phải lột được ý nghĩa của nguyên ngữ, dù sách chỉ nhắm đến những độc giả không chuyên về ngành này (như trường hợp quyển bình giải trọn bộ này vậy).
Một nhận xét về từ ngữ.
Môn khảo sát từ ngữ tự nó đã là quan trọng, tuyệt đối tránh tách từ ngữ khỏi văn cảnh bao quát như cách tác giả dùng từ trong một cụm từ, trong một câu viết, trong một câu nói, hoặc trong một thể loại văn chương. Những bộ nguyên ngữ từ vựng (những cuốn tự điển trong tiếng Anh viết về các từ trong nguyên ngữ) có thể cung cấp hàng loạt ý nghĩa mà nhiều học giả đã xác định được (trong mức độ các học giả đó xác định), nhưng trong một số giới hạn thì yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định ý nghĩa của một từ là cách dùng của từ đó trong một văn mạch cụ thể. Quyết định chọn ý nghĩa của từ dựa trên từ nguyên học thường bị lầm lẫn (thí dụ từ ‘quả dứa (pineapple) mà giải thích là do chữ ‘cây thông’ (pine) và quả táo (apple) tạo thành thì chẳng ích lợi gì cả). Chỉ sử dụng từ nguyên học một cách thận trọng trong những trường hợp bất khả kháng đối với những từ xuất hiện khá bất thường và nằm trong mạch văn khá mơ hồ. Kiếm cách xây dựng trọn một nền thần đạo đặt cơ sở trên một từ đơn lẻ và trên cách thức người ta sử dụng từ đó xem ra đáng ngờ lắm. Còn giảng giải căn cứ theo ‘từ nguyên học ngược dòng lịch sử’ tức là khi người ta dựa vào sự biến chuyển trong ý nghĩa của một từ theo dòng thời gian mà xác định ý nghĩahoặc nguồn gốc của từ đó thì xảy ra những sai trật từ nhẹ đến tồi tệ, nhẹ nhất là sai trật so với thời kỳ biến chuyển, tồi tệ nhất là lố bịch (thí dụ từ ‘dynamis’ nghĩa là ‘quyền năng’ mà dám khẳng định rằng từ này khiến liên tưởng đến từ ‘dynamite’ nghĩa là ‘thuốc nổ’, trong khi vào thời các sách trong Tân Ước được viết ra, chất nổ chưa được sáng chế). Ngoài ra, ráng trưng đủ bộ ý nghĩa của một từ mỗi khi một từ xuất hiện trong bản văn (như kiểu Kinh Thánh toàn ý) tức là chưa nắm được sự uyển chuyển của ngôn ngữ.
Bất chấp những sự cảnh cáo, môn bình luận chi tiết chú trọng nhiều đến lối dùng từ của các tác giả trong một số sách cụ thể của Kinh Thánh và trong những sách khác của Kinh Thánh nữa. Cũng như ý nghĩa của câu văn và bài nói định hình ý nghĩa của từ thì ý nghĩa của từ cũng định hình câu văn và bài nói. Trong ngôn ngữ mọi thứ đều ràng buộc với nhau, tương quan với nhau. Tìm cách phát hiện ý nghĩa của những từ Hi Bá Lai và Hy Lạp nằm sau những từ trong các bản Kinh Thánh là việc rất đáng làm. Không ít từ có ý nghĩa rất quan trọng qua truyền thống, thí dụ như chữ sự chuộc tội (atonement), Đấng Mết-si-a (Christ), lẽ thật, sứ đồ, tội lỗi, đầu, sự phục sinh, linh, xác thịt, luật pháp, và nhiều từ khác. Cho dù sự nghiên cứu của một cá nhân chỉ nhằm xác minh ý nghĩa của bản dịch, nhưng thao tác này tự nó có giá trị, không những khiến chúng ta phần nào quen thuộc với Kinh Thánh là chuyện không thể đạt được bằng một cách nào khác, nhưng cũng nhắc nhở chúng ta rằng chính Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ chính Ngài bằng lời nói, câu nói, từ ngữ.
Trở nên một độc giả sáng suốt là điều quan trọng.
Điều cần thiết là phát huy khả năng nhanh nhạy đối với văn viết, hoặc nói cách khác cần trở nên một độc giả sáng trí.
Ở cấp đơn giản nhất, vô số thủ thuật thu hút sự lưu ý của độc giả nhạy bén. Những câu ‘ngoặc đơn’ với những từ tương tự hoặc giống hệt như nhau được dùng để dẫn vào và kết một đoạn văn nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của một số chủ đề. Thí dụ khúc Kinh Thánh về hạnh phúc trong Mat Mt 5:3-10 mở đầu và kết thúc với phần thưởng giống nhau (‘vì nước trời là của những kẻ ấy’) như vậy xác định rằng hạnh phúc thật là tiêu chuẩn của Nước Trời. Phần thân bài của bài giảng trên núi mở đầu bằng câu: ‘Đừng tưởng ta đến để phá luật pháp hoặc lời tiên tri’ (Mat Mt 5:17), và kết thúc bằng câu: ‘Ấy vậy, hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ, vì ấy là luật pháp và tiên tri’ (Mat Mt 7:12). Hai câu ‘ngoặc đơn’ này gợi ý rằng cùng với những khúc Kinh Thánh khác, bài giảng trên núi giải bày Kinh Thánh Cựu Ước (‘Luật pháp và tiên tri’) trong ánh sáng về sự đến của Chúa Giê-xu và chức vụ của Ngài, sự quyết tâm làm trọn ‘luật pháp và lời tiên tri’ và việc này có nghĩa gì trong đời sống của những người theo Ngài. Thi ca Hi Bá Lai lại càng ít chú trọng đến vần và điệu nhưng chú trọng đến phép đối đủ loại (xem bài viết về văn thơ trong Kinh Thánh). Trong Thi Tv 73:21-22 có chép:
Khi con cay đắng suy tư sai quấy
Và lòng tự ái bị tổn thương
Dại dột như thú vật vô tri
Óc tối tăm không hiểu biết Chúa
Dòng thứ hai lặp lại nội dung của dòng thứ nhất bằng những lời khác, dòng thứ tư cũng lặp lại nội dung của dòng thứ ba. Đây là những ví dụ về phép đối tương đồng. Dòng ba và bốn lấy ý tưởng của dòng một và hai, đây là phép đối từng bước. Ở chỗ khác ta thấy có phép đối phản đề (như trong ChCn 14:31):
Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo Hoá mình,
Còn ai thương xót người bần cùng tôn trọng Ngài
Dĩ nhiên còn có nhiều cấu trúc về phép đối tương đồng phức tạp hơn nhiều. Cũng có phép đối giao thoa, tức là nội dung của hai hoặc nhiều dòng hướng vào một trọng tâm rồi sau đó tản ra, có thể rất đơn giản hoặc rất phức tạp như trong Mat Mt 13:1-58
1. Ẩn dụ về các loại đất (13:3-9)
2. Phần xen vào (13:10-23)
(a) Để hiểu các ẩn dụ (13:10-17)
(b) Giải nghĩa ẩn dụ về các loại đất (13:18-23)
3. Ẩn dụ về các hạt giống (13:24-30)
4. Ẩn dụ về hột cải (13:31-32)
5. Ẩn dụ về men (13:33)
Phần gián đoạn (13:34-43)
- Các ẩn dụ làm ứng nghiệm lời tiên tri (13:34-35)
- Giải nghĩa ẩn dụ về các hạt giống (13:36-43)
5' Ẩn dụ về của báu giấu kín (13:44)
4' Ẩn dụ về ngọc châu đắt giá (13:45-46)
3' Ẩn dụ về lưới đánh cá (13:47-48)
2' Phần xen vào (13:49-51)
(b’) Giải nghĩa ẩn dụ về lưới đánh cá (13:49-50)
(a’) Để hiểu các ẩn dụ (13:51)
1' Ẩn dụ về thầy dạy luật pháp (13:52)
Phải thừa nhận rằng đôi khi con mắt độc giả tìm thấy đối giao thoa nhiều hơn là thực tế trong bản văn. Một khi cấu trúc hoá ra quá cầu kỳ hoặc rõ ràng là phải ép uổng gò bó lắm mới dựng lên được phép đối tương đồng trong một khúc văn thì cần xem xét lại vì biết đâu không có dạng giao thoa trong khúc văn này. Mặt khác đôi khi nhà giải kinh quay quắt với những cấu trúc đối giao thoa dài dòng mà không mấy xác thực lại dễ dàng bỏ qua những cấu trúc giao thoa thật sự có trong bản văn. Có người đã chứng minh rằng dân dùng ngôn ngữ Semitic thường dùng đến cấu trúc giao thoa trong câu nói của mình. Vì vậy không nên quá hoài nghi về cấu trúc giao thoa trong Kinh Thánh. Chắc chắn có những trường hợp trong đó cấu trúc giao thoa khá mong manh. Thí dụ về đối giao thoa vừa nêu ở trên có lẽ không thuyết phục được nhiều nhà giải kinh. Vì vậy chắc là cần đưa ra thêm một thí dụ đơn giản hơn một chút. Cấu trúc đối giao thoa này nằm trong Mat Mt 23:13-32:
1. Lời quở trách thứ nhất (c.13) - không nhận biết Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế.
2. Lời quở trách thứ hai (c.15) - sự sùng đạo cạn cợt bên ngoài gây ra nhiều điều tai hại hơn là hữu ích.
3. Lời quở trách thứ ba (16:22) - sử dụng Kinh Thánh cách sai lầm.
4. Lời quở trách thứ tư (23-24) - thiếu nhận thức căn bản về cốt lõi của Kinh Thánh.
3' Lời quở trách thứ năm (25-26) - sử dụng Kinh Thánh cách sai lầm.
2' Lời quở trách thứ sáu (27-28) - sùng đạo cách cạn cợt bên ngoài gây ra nhiều điều tai hại hơn là hữu ích.
1' Lời quở trách thứ bảy (20-32) - những kẻ thừa kế của những người không nhận biết các tiên tri.
Dĩ nhiên cấu trúc đối giao thoa này nhằm khiến độc giả tập trung vào trọng điểm - Trọng điểm nơi đây là thiếu nhận thức căn bản về ý nghĩa cốt lõi của Kinh Thánh, một vấn đề quan trọng trong Phúc Âm Ma-thi-ơ.
Có lẽ điều quan trọng hơn là hiểu thấu đáo những cấu trúc bao quát hơn và đặc biệt là thể cách của loại văn. Văn chương về sự khôn ngoan không giống văn chương về luật pháp. Thí dụ đọc Châm Ngôn mà cho rằng Châm Ngôn là những lời phán xét theo khung luật pháp thì thật lố bịch (so sánh ChCn 26:4 và 26:5). Trong Tân Ước từ ‘ẩn dụ’ có thể dùng cho trường hợp một câu châm ngôn (LuLc 4:23), một lời nói sâu sắc mù mờ khó hiểu (Mat Mt 13:15), hình ảnh hoặc một biểu tượng không cần diễn tả bằng ngôn từ (HeDt 9:9 11:19). Một sự so sánh có tính cách minh hoạ hoặc gợi ý mà không có chuyện kể (Mat Mt 15:15 24:32) hoặc với một câu chuyện kể (Mat Mt 13:3-9 - gọi là ‘chuyện’ ẩn dụ). Lắm tài liệu nghiên cứu về ẩn dụ chỉ viết về những chuyện ẩn dụ. Chẳng qua vì ba sách Phúc Âm đều chứa nhiều chuyện ẩn dụ rồi đưa ra những nguyên tắc thông giải những chuyện ẩn dụ đó. Chắc chắn mọi người đều đồng ý rằng trong trường hợp những chuyện ẩn dụ không nhất thiết phải biết câu chuyện ẩn dụ đó có thực sự xảy ra không.
Cũng vậy chúng ta phải nên hiểu văn chương khải thị theo hướng nào, hiểu ‘Phúc Âm’ ra sao, trong thế kỷ thứ nhất các thư tín có chức năng như thế nào. Giô-ách kể một ngụ ngôn (IIVua 2V 14:9); khoa phê bình hiện đại có đúng không khi họ cho rằng sách Giô-na là một chuyện ‘ngụ ngôn’? Không đúng, lầm lẫn về thể loại văn rồi. Ngụ ngôn là một câu chuyện về thú vật, hoặc những sinh vật khác không phải là con người để rút tỉa bài học đạo đức, không có đan dệt với chuyện của con người. Câu chuyện của Giô-ách là một ngụ ngôn, còn sách Giô-na thì không. Với sự hiểu biết gia tăng, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của ‘midrash’ và những thể loại văn chương khác trong thế kỷ thứ nhất. Tất cả những người nghiên cứu Kinh Thánh đều phải vật lộn với ý nghĩa của những đoạn Kinh Thánh như GaGl 4:24-31. Điểm quan trọng là lẽ thật được chuyển tải bằng nhiều cách trong những thể loại văn chương khác nhau. Ai cho rằng ông Giê-rê-mi nói theo nghĩa đen trong Gie Gr 20:14-18 thì sẽ khó giải nghĩa một số điểm. Tốt hơn hết là nên hiểu đây là những lời than oán đầy phẫn nộ.
Trên hết cần hiểu đúng theo luồng mạch văn. Mặc dù nghiên cứu theo từng từ riêng, từng cụm từ riêng (đặc biệt trong một bài nói) là việc đáng làm nhưng chung cuộc chính mạch văn định đoạt ý nghĩa của các từ hoặc các cụm từ đó. Người độc giả sáng suốt sẽ tìm cách nắm bắt luồng lý luận (một loạt các câu châm ngôn là trường hợp ngoại lệ, dù vậy có nhiều câu châm ngôn cũng được viết theo chủ đề). Đây là việc cần thiết đối với các bài tường thuật cũng như các bài nói. Lắm người đọc các sách Phúc Âm mà không lưu ý tìm tòi nghĩ rằng các sách này chẳng qua chỉ là những bài tường thuật rời rạc nối tiếp nhau. Đọc kỹ hơn ta sẽ thấy các chủ đề đan kết với nhau. Thí dụ: LuLc 10:38 - 11:13 đan kết với nhau như thế nào đây? Chúng ta thấy rằng những câu này tập trung lý giải tình trạng thiếu vắng tinh thần cầu nguyện và định nghĩa cái được gọi là thuộc linh hiện nay: quan niệm lệch lạc này về những điều ưu tiên và các giá trị (10:38-42), thiếu hiểu biết và thiếu mẫu mực tốt (11:1-4), thiếu tin cậy và bền đỗ (11:5-13). Như vậy, toàn bộ phần này nằm trong sách Lu-ca đóng góp cho nội dung của sách theo dòng tư tưởng chung của cả sách.
Bối cảnh câu văn
Nói chung phải ưu tiên chú ý đến bối cảnh gần và bối cảnh xa của câu văn và những nét tương đương về mặt hình thức. Thí dụ trong Mat Mt 6:7, Chúa Giê-xu khuyên các môn đồ ‘khi cầu nguyện không nên lảm nhảm nhiều lời như người ngoại’ vì họ tưởng cứ lặp đi lặp lại cho nhiều là linh nghiệm; còn trong LuLc 18:1-8, Chúa Giê-xu nói với môn đồ một ví dụ để tỏ ra rằng phải bền lòng cầu nguyện không nên chán nản bỏ ngay. Không thể trưng dẫn một trong hai đoạn này để làm giảm giá trị của đoạn kia. Theo văn cảnh của sách Ma-thi-ơ thì lời khuyên ‘không nên lảm nhảm’ là đúng. Lời dạy đó chống lại thứ tôn giáo chỉ có cái vỏ hình thức bên ngoài, hoặc thứ tôn giáo tưởng rằng cứ nỗ lực càng hơn thì có cơ may dành được phước từ Đức Chúa Trời. Còn Lu-ca với mối quan tâm nổi tiếng về sự cầu nguyện, ông tường thuật nhiều hơn về đời sống cầu nguyện của Chúa Giê-xu. Trong đoạn 18 ông ghi lại đôi điều dạy dỗ của Chúa Giê-xu nhằm tỉa sửa tấm lòng sùng bái của những người thiếu thiết tha và không bền đỗ.
Trong những luồng thông giải về GiGa 3:5 là câu chuyện Chúa Giê-xu bảo Ni-cô-đem là ông phải được sanh lại ‘bởi nước và Thánh Linh’ nếu ông muốn thừa hưởng nước của Đức Chúa Trời, thì một trong những cách thông giải nổi tiếng nhất là trích dẫn Tit Tt 3:5-6, là câu chép rằng: ‘Đức Chúa Trời Cứu Chúa của chúng ta ‘đã cứu chúng ta’ bởi sự rửa về sự sanh lại và đổi mới của Thánh Linh mà Ngài đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Chúa Cứu Thế Giê-xu, Cứu Chúa chúng ta’. Không ai phủ nhận rằng ở đây có sự tương đồng về ý niệm và ngôn từ. Tuy nhiên GiGa 3:5 không những do một tác giả khác viết mà còn lại là câu nói của Chúa Giê-xu trong thời gian Ngài còn sống. Điều quan trọng hơn trong văn cảnh gần, Ni-cô-đem đã bị quở trách là không hiểu điều Chúa Giê-xu nói (3:10), với lý do ông là giáo sư Kinh Thánh được người ta tôn kính như vậy thì lẽ ra ông phải hiểu Kinh Thánh. Những yếu tố này kết hợp với những yếu tố khác khiến các nhà bình giải Kinh Thánh nhận thấy cách đúng đắn rằng GiGa 3:5 là một câu dẫn báo tin về sự ứng nghiệm của Exe Ed 36:25-27. Như thế là đúng với ý người ta hằng trông đợi là Chúa Giê-xu sẽ làm báp-tem bằng Thánh Linh, là điều đã được trình bày rõ trong Phúc Âm này (GiGa 1:26-33).
Dĩ nhiên chung quanh bất kỳ bản văn nào cũng có nhiều vòng tròn văn cảnh đồng tâm. Không dễ gì xác định tầm bao quát của văn cảnh đối với từng điểm trong bản văn. Đương nhiên phải nghiên cứu khởi từ trong bản văn (thí dụ nghiên cứu cách thức ông Mác dùng một từ xong mới tìm hiểu cách thức ông Phao-lô, ông Lu-ca hoặc Kinh Thánh Tân Ước dùng từ đó, rồi cuối cùng mới tìm hiểu cách thức người Hi Lạp dùng từ đó).
Khi chuyển từ đoạn này qua đoạn kia, những chi tiết biểu thị bối cảnh câu văn rất quan trọng. Thí dụ mặc dầu theo Ma-thi-ơ, những lời mở đầu dành cho chức vụ của Giăng Báp-tít và của Chúa Giê-xu giống như nhau (‘các ngươi hãy ăn năn vì nước thiên đàng đã đến gần’ Mat Mt 3:2 4:17), bối cảnh câu văn sát hai câu đó khiến hai câu có sắc thái khác nhau. Câu Giăng Báp-tít nói trong bối cảnh câu văn trích dẫn lời của Ê-sai cho thấy rằng Giăng là người mở đường cho một người khác. Câu của Chúa Giê-xu nói trong bối cảnh câu văn những lời của Ê-sai cho thấy rằng Chúa Giê-xu làm ứng nghiệm lời hứa về việc ánh sáng chiếu đến dân ngoại. Do đó, trong căn bản Giăng Báp-tít loan báo nước Trời đến cận kề, còn Chúa Giê-xu loan báo nước Trời đã khai mở. Như vậy là phù hợp với những chủ đề trong toàn sách Ma-thi-ơ (và các sách cộng quan). Đồng thời trong những trường hợp khác đem chủ đề và các thành ngữ chuyên môn liên hợp với nhiều chủ điểm khác trong suốt kinh điển là điều hữu ích được bàn thêm trong phần sau đây.
Vai trò của nguyên tắc tương đồng trong niềm tin
Phương pháp này luôn luôn hữu dụng nhưng cần vận dụng cách thận trọng như đã được vận dụng trong nền thần học cải chánh, phương pháp này chủ trương rằng nếu một đoạn nào đó trong Kinh Thánh khó hiểu thì nên giải nghĩa phù hợp với ‘những điều đã được xác quyết là đúng’ trong niềm tin Cơ Đốc xây dựng trên Kinh Thánh. Đừng bao giờ giải nghĩa theo đường hướng gây phương hại đến những điều đã xác tín. Ở một mức độ, hẳn đây là một lời khuyên tốt, với điều kiện công nhận rằng ý tưởng của Đức Chúa Trời là cội nguồn của Kinh Thánh. Tuy nhiên nếu vận dụng cách thiếu thận trọng thì nguyên tắc này kéo theo không ít bất trắc. Trước hết là nguy cơ đảo lộn niên đại, Đức Chúa Trời đâu có ban toàn bộ Kinh Thánh cho dân của Ngài trong một lần. Ngài khải thị theo một tiến trình, một trình tự. Cho nên nếu đặt những phần khải thị về sau này vào khung hiểu biết về những phần đã khải thị về trước thì có nguy cơ méo mó ý nghĩa của phần đó, làm lu mờ ý nghĩa đích thực của những phần đó trrong dòng lịch sử cứu chuộc. Thí dụ gán ghép toàn bộ khung giáo lý về Thánh Linh vào bất cứ chỗ nào có từ ‘Linh’ xuất hiện, như vào Thi Thiên chẳng hạn, thì chắc chắn lắm lỗi lầm trong giải kinh.
Thứ hai, kiến thức thần học của người giải kinh, tức kiến thức về hệ thống thần học có thể sai sót trong những điểm (vì một khi đã đọc hoặc dạy Kinh Thánh đương nhiên trong mỗi người đều hình thành một sự tổng hợp, dù chúng ta có gọi đó là hệ thống thần học hay không), nhưng lại rất khó lòng nhận ra sai sót. Lý do là vì kiến thức tổng hợp này, hoặc gọi là hệ thống thần học này tự nó đã trở thành cái khung khống chế sự giải kinh dưới chiêu bài nguyên tắc ‘tương đồng trong niềm tin’.
Thứ ba, nhiều Cơ Đốc nhân ưa chuộng một số đoạn Kinh Thánh, những đoạn này trở thành một loại ‘kinh điển trong kinh điển’, và họ dùng những đoạn này làm nền tảng để thông giải những đoạn Kinh Thánh khác. Đối với họ bộ ‘kinh điển nội ngự’ này trở nên bản tóm tắt tốt nhất về ‘niềm tin’. Sự thể này có nguy cơ dẫn đến một lối thông giải Kinh Thánh khá kỳ quặc về Gia Gc 2:14-26 chẳng hạn. Họ đưa ra lý do là trong La Mã 4 và Ga-la-ti 3, ông Phao-lô đã nói khác hẳn, rồi tự động họ đặt quan điểm của Phao-lô lên làm chuẩn mực.
Giá trị của những kiến thức về lịch sử và khảo cổ
Vì cớ bản văn Kinh Thánh có nhiều chi tiết liên quan đến lịch sử nên khi ta tìm tòi những thông tin về những bối cảnh mà tác giả và độc giả đương thời đều biết là việc phải lẽ. Việc này cũng là một biểu thị về sự kiện Kinh Thánh có tích chất lịch sử. Khi Ê-sai viết: ‘Vào năm vua Ô-xia băng ...’ thì thật là hữu ích nếu ta tra cứu những chi tiết Các Vua và Sử Ký viết về vua Ô-xia. Việc này góp phần làm cho ta hiểu những điều Ê-sai nói - và xét cho cùng cả Ê-sai lẫn các độc giả đương thời xem ra đều có thể tiếp cận với cùng những chi tiết đó. Lắm người thông giải khá vô nghĩa về lời Đấng Cứu Thế tôn quí nói với Hội Thánh Lao-đi-xê: ‘Ta biết công việc ngươi: ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay’ (KhKh 3:15). Họ luận giải rằng Đức Chúa Trời ái mộ những người ‘lạnh về phần thuộc linh’ hơn những người ‘thuộc linh hâm hẩm’.
Một khi khảo cổ học góp phần trách nhiệm của mình thì những chuyện trên biến đi dễ dàng. Thành Lao-đi-xê và hai thành phố khác có đề cập trong Tân Ước cùng nằm trong thung lũng Lycus. Nhưng chỉ có thành Cô-lô-se là được hưởng dòng suối trong lành và mát lạnh; Hierapolis lại nổi tiếng với những suối nước nóng và trở thành trung tâm trị liệu bằng cách tắm suối nước nóng đông người lui tới. Trái lại, Lao-đi-xê phải chịu đựng dòng nước không lạnh cũng không hữu dụng gì mà lại không nóng cũng không hữu dụng luôn, nước chỉ hâm hẩm, chứa nhiều chất hoá học và nổi tiếng khắp thế giới về cái mùi kinh tởm. Đây là chi tiết Chúa Giê-xu vận dụng trong phần Ngài nhận định về những Cơ Đốc nhân ở Lao-đi-xê: Họ không ích lợi gì cả, họ chỉ đáng kinh tởm thôi, họ khiến Ngài buồn nôn đến mức Ngài muốn nhả họ đi. Lời giải thích này chắc là khá rõ đối với bất kỳ ai. Đối với những người sống trong thung lũng Lycus vào thế kỷ thứ nhất, lời giải nghĩa này hoá ra dễ hiểu. Ngày nay, muốn làm sáng tỏ điểm này cần vận dụng một số dữ kiện khảo cổ học như trên. Cũng vậy biết một số tập tục xã hội thời cổ có thể làm sáng tỏ một số đoạn Kinh Thánh. Thí dụ như ẩn dụ về năm thiếu nữ khôn và năm thiếu nữ dại (Mat Mt 25:1-13).
Khi những nhà giải kinh và phiên dịch tự hỏi những độc giả đồng thời với bản văn hiểu như thế nào khi họ đọc một khúc Kinh Thánh, những câu hỏi đó không có tính chất giả định không thể trả lời được (vì không có cách nào tiếp xúc được với ý tưởng của người xưa). Đúng ra đây chỉ là cách để đưa ra hàng loạt các câu hỏi phụ: Vào thời đó những từ ngữ này được hiểu như thế nào? Vào thời đó những vấn đề nào và những chủ đề nào là quan trọng hàng đầu? Bản văn Kinh Thánh phải đương đầu với đường lối tư duy nào? Đưa ra những câu hỏi như vậy không có nghĩa là ta luôn tìm được câu trả lời hoàn hảo. Đôi khi chúng ta có thể suy ra được những câu trả lời đáng tin cậy bằng cách ‘đối chiếu’ ngay với chính bản văn Kinh Thánh. Thí dụ, trong thư gởi cho người Ga-la-ti, rõ ràng ông Phao-lô đang bài bác một số người về những điểm họ biểu thị ra khá rõ ràng. Đôi khi bằng chứng khó hiểu hơn nhưng vẫn đáng nghĩ tới. Thí dụ cho dù Hội Thánh hiện nay ứng dụng IGiăng cách mạnh mẽ tới đâu đi nữa dụng ý ban đầu của thư này là nhằm củng cố đức tin của Cơ Đốc nhân trong thế kỷ đầu tiên, khi họ đâm hoang mang đủ điều đối với sự ra đi mới đây của một nhóm chia rẽ (IGi1Ga 2:19). Nếu kết luận rằng chủ trương của nhóm này là tiến thân của phái duy trí (chúng ta biết khá nhiều về phái này nhờ những tư liệu khác ngoài Kinh Thánh) thì một số những chi tiết khác trong thư tín này sẽ trở nên rõ ràng.
Phương pháp này không hề phương hại đến sự toàn vẹn và rõ ràng của Kinh Thánh vì những nhận định này không làm thay đổi những mục đích chính của Kinh Thánh. Vì Đức Chúa Trời đã thương xót ban cho chúng ta Kinh Thánh qua hàng loạt những hoàn cảnh lịch sử dài đằng đẵng, nên nếu chúng ta kiên nhẫn tìm hiểu những hoàn cảnh lịch sử đó chúng ta mới có thể hiểu được một khúc Kinh Thánh.
Tầm quan trọng trong việc nêu lên những câu hỏi thích hợp
Nêu lên những câu hỏi đối với một bản văn là tập tành nhận biết và loại bỏ những câu hỏi không thích đáng là việc rất quan trọng.
Còn đối với chuyện kể hầu như luôn luôn cần nêu những câu hỏi hiển nhiên nhưng cốt yếu: khi nào? ở đâu? cho ai? như thế nào? vì sao?... Trên hết, quan trọng là cần tìm tòi chủ đề và mục đích của đoạn văn đang nghiên cứu, rồi những phần khác của bản văn góp phần làm nổi bật chủ đề hoặc điểm trọng tâm ra sao. Cũng nên tìm xem có chủ đề phụ nào không. Đôi khi cũng nên nêu câu hỏi quan hệ đến cách tác giả dùng một từ hoặc một thành ngữ, thí dụ vì sao ông Phao-lô dùng từ này trong văn cảnh này trong khi ông có thể dùng từ kia?
Nhưng cũng dễ rơi vào chuyện nêu ra những câu hỏi không thích đáng. Thí dụ nếu ta hỏi: ‘Đoạn văn này nói gì về sự trông cậy chắc chắn của Cơ Đốc nhân?’ đối với một khúc Kinh Thánh không mấy liên quan đến vấn đề đó thì có cơ may ta ‘tìm’ được những câu trả lời không thực sự nằm trong bản văn. Một trong những dấu hiệu chứng tỏ mức độ chín chắn già dặn trong việc giải kinh là dạng câu hỏi có ý nghĩa và tự rà, tự kiểm về bản văn Kinh Thánh, rồi nhờ ‘lắng nghe’ câu trả lời mà dần dần các câu hỏi được giải toả, trở nên sắc bén và thích đáng. Đây là yếu tố tối quan trọng đưa chúng ta lọt vào quĩ đạo xoắn ốc của ý nghĩa của bản văn.
Nối kết Kinh Thánh lại với nhau
Đặt đoạn Kinh Thánh vào đúng vị trí của nó trong dòng lịch sử của sự cứu chuộc là việc quan trọng. Dĩ nhiên các học giả cho rằng phải tách riêng từng sách trong Kinh Thánh mà nghiên cứu độc lập với nhau, họ không công nhận là có một đầu não điều động toàn bộ Kinh Thánh nên họ không mảy may quan tâm đến nguyên tắc này. Tuy nhiên những ai tìm hiểu Kinh Thánh theo nguyên tắc đề ra trên đây thì cũng chỉ mới làm một việc là đọc Kinh Thánh một cách nghiêm túc. Đây không hẳn chỉ là chuyện sắp xếp những chi tiết lịch sử trong Kinh Thánh vào đúng trật tự mặc dù làm được việc đó cũng có ý nghĩa lắm. Đây là sự nỗ lực tìm hiểu tính cách thần học của trật tự lịch sử đó.
Một trong những hướng nghiên cứu hữu ích nhất ở đây là tìm hiểu xem những người viết các sách phần sau của Kinh Thánh vận dụng, trưng dẫn những phần viết về trước như thế nào. Thí dụ Phúc Âm Ma-thi-ơ xưng tụng Chúa Giê-xu bằng một trong những danh xưng quan trọng là ‘Con Đức Chúa Trời’. Lúc Chúa Giê-xu chịu báp-tem, có tiếng từ trời phán rằng: ‘Nầy là Con ta ...’ (Mat Mt 3:17). Ngay sau đó, Ngài được Thánh Linh đưa vào đồng vắng để chịu cám dỗ. Ở đó Ngài kiêng ăn bốn mươi ngày và bốn mươi đêm. Đợt tấn công đầu tiên của ma quỉ bắt đầu bằng một câu nói mỉa: ‘Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời ...’ (4:3). Chúa Giê-xu đã đáp lại bằng những lời trích ở Phục Truyền Luật Lệ Ký 8, mà thoạt tiên là được áp dụng cho dân Y-sơ-ra-ên. Ở ngay điểm này ta không thể nào nhớ lại rằng ngay từ Xuất Ê-díp-tô Ký 4 Đức Chúa Trời đã xem dân Y-sơ-ra-ên là Con Ngài. Vì là Con Đức Chúa Trời, dân Y-sơ-ra-ên đã ở bốn mươi năm trong sa mạc để được dạy bảo, nhưng họ thất bại, họ không thông bài học: ‘Người ta sống không phải chỉ nhờ bánh mà thôi mà còn nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời’ (PhuDnl 8:3, Mat Mt 4:47). Bây giờ Con đích thực là Chúa Giê-xu ở trong sa mạc bốn mươi ngày rồi Chúa Giê-xu chứng tỏ rằng Ngài đã học thông bài học đó. Thật vậy, toàn khúc Kinh Thánh này chằng chịt những chủ đề rút ra từ thời xuất Ai Cập, và suốt qua khúc Kinh Thánh, Chúa Giê-xu được trình bày là ‘Con’ mà dân Y-sơ-ra-ên chưa bao giờ thể hiện được: vâng lời, bền tâm, phục tùng lời của Đức Chúa Trời - nói tóm lại, đúng mẫu mực của một dân Y-sơ-ra-ên đích thực. Chủ đề chính trong Phúc Âm Ma-thi-ơ là đây.
Cũng vậy, các độc giả Cơ Đốc sẽ sớm nhận ra được cách ông Phao-lô viết về luật pháp, cách thư tín Hê-bơ-rơ trưng dẫn luật về sự dâng tế lễ và cách sách Khải Thị thường xuyên ám chỉ về các sách Đa-ni-ên và Ê-xê-chi-ên, ở đây chỉ nêu ra một số ít mối liên hệ trong bản văn giữa các sách Cựu Ước và các sách Tân Ước. Thường xuyên giữ đúng theo tầm nhìn của lịch sử cứu chuộc. Do đó khi nghiên cứu Xuất Ê-díp-tô Ký 4 ngay trong chính văn mạch của đoạn đó, người dạy hoặc người giảng Kinh Thánh đều cảm thấy cần giải luận đôi điều về vị trí của chủ đề Con Đức Chúa Trời trong dòng tự mặc khải đầy ân điển của Đức Chúa Trời. Vừa tránh khuynh hướng đảo lộn niên đại (tức là hiểu những tư liệu viết về sau căn cứ vào những tư liệu đã viết trước) lẫn khuynh hướng phân tán nhỏ (tức là bác bỏ có sự liên quan giữa các sách trong kinh điển), các Cơ Đốc nhân này sẽ chí thú nghiên cứu tìm tòi xem theo cách nào Phúc Âm Giăng đã khẳng định, Kinh Thánh nói về Đấng Christ.
Trên một vài phương diện đường lối nghiên cứu Kinh Thánh cách nghiêm túc này còn gay go hơn việc thông giải các sách Phúc Âm. Theo trực diện thì các sách Phúc Âm mô tả cuộc đời của Chúa Giê-xu gồm chức vụ, sự chết, phục sinh, thời gian trước khi Ngài thăng thiên, sự giáng lâm của Thánh Linh và sự hình thành một Hội Thánh toàn cầu với tín đồ thuộc các chủng tộc và các nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Nhưng trên một phương diện khác rõ ràng nhiều thập niên sau khi xảy ra các sự kiện, sách Phúc Âm mới được những Cơ Đốc nhân tâm huyết viết ra nhằm xác chứng về sự kiện đó và cũng nhằm đáp ứng nhu cầu và giải đáp những thắc mắc của những người sẽ đọc sách của họ. Qua nhiều cách bốn tác giả của sách Phúc Âm biểu thị mối quan tâm của họ về mặt lịch sử lẫn thần học, về những nhân chứng để tránh sự lầm lẫn trong niên đại nhưng cũng vạch hướng cho Hội Thánh non trẻ phát triển theo lời giáo huấn của Chúa Giê-xu. Thí dụ trong sách Phúc Âm thứ tư, ông Giăng thường xuyên nêu lên sự thể ngay cả các môn đồ lúc đó cũng không hiểu gì nhiều. Mãi đến sau khi Chúa Giê-xu sống lại từ kẻ chết, một số những lời giáo huấn của Ngài cùng mối liên hệ của những lời giáo huấn đó với Kinh Thánh mới được sáng tỏ (thí dụ GiGa 2:19-22). Nội chuyện Giăng lưu ý chúng ta về sự kiện này cũng đủ cho thấy ông quan tâm muốn viết trung thực về những việc thực sự đã xảy ra và lột tả cách trung thực ý nghĩa của những sự việc đó cho những người tin Chúa sau này.
Cùng với mọi chuyện khác, vận dụng các sách Phúc Âm một cách hiểu biết, có suy nghĩ là không xác quyết rằng niềm tin của các môn đồ đầu tiên là đồng dạng như niềm tin của con người hiện đại. Vì trong trường hợp các môn đồ đầu tiên, phải đợi cho đến biến cố lớn lao kế tiếp trong lịch sử cứu chuộc tức là sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu niềm tin Cơ Đốc trong họ mới hình thành đầy đủ. Do đó, các bước tiến triển trong đức tin của họ không giống hệt như của chúng ta vì chúng ta nhìn lại những sự kiện đã xảy ra trong khi họ phải chờ đợi những sự kiện đó xảy ra. Như thế nghĩa là chúng ta đừng bao giờ giảng và dạy về các sách Phúc Âm như thể các sách này được viết chỉ để cung cấp những mô hình có tính cách tâm lý về nếp sống của người môn đồ hoặc các sách này là những tập chỉ nam về nếp sống đạo (dù chắc chắn những sách này cung cấp nhiều tư liệu phong phú cho những vấn đề đó). Đúng ra, các sách này tựa như những sách chỉ đường cho chúng ta biết làm cách nào đi từ khởi điểm cho đến đích. Trên hết, các sách này tập trung viết về Chúa Giê-xu là ai, vì sao Ngài đến trần gian, lắm người hiểu sai về Ngài như thế nào và vì sao, sự giảng dạy và cuộc đời của Ngài đã dẫn đến thập tự giá và sự phục sinh như thế nào, vì sao Ngài lại đáng được tin cậy hoàn toàn, mục đích chức vụ của Ngài và nhiều điều khác nữa. Khi chúng ta tập trung tìm hiểu về Chúa Giê-xu Christ, chúng ta được kêu gọi làm những môn đồ trông cậy và trung tín.
Dĩ nhiên, điều chủ yếu là nội dung của Kinh Thánh ăn khớp với nhau như thế nào. Đây không phải là những vấn đề dễ giải quyết. Toàn bộ các trường phái giải kinh đều xây dựng chung quanh một số những phương thức khác nhau trong đó một vài nguyên tắc tối thiểu trở thành trụ cột, làm điểm tựa cho tất cả các chi tiết, các sự kiện. Dầu vậy trước một sự thể như thế chúng ta không nên tuyệt vọng, mà cần có tinh thần phóng khoáng nhận thức rằng những mối quan hệ nội tại trong Kinh Thánh rất phong phú và đa dạng, và sự nghiên cứu lời của Đức Chúa Trời còn dẫn đến nhiều điều hiểu biết mới mẻ nữa.
Nhắm đến thế giải kinh quân bình hài hoà
Trong địa hạt thần học tổng hợp là việc quan trọng, nhưng tổng hợp kém cỏi sẽ dẫn đến lệch lạc và nguy hiểm. Thường thường người ta nhận thấy rằng có được một nền thần học chính thống phần lớn là do nắm bắt đúng đắn mối tương quan của đoạn Kinh Thánh này với đoạn Kinh Thánh kia, của lẽ thật này với lẽ thật kia. Do đó, đây vừa là lời kêu gọi thận trọng vừa là một lời cảnh giác chống lại khuynh hướng thu gọn, đơn giản hoá. Giải kinh quân bình hài hoà là một mục tiêu quan trọng. Ngay từ đầu cần tránh tất cả những cách thức nào chỉ nhằm giải nghĩa đôi điểm mù mờ bí ẩn trong một khúc Kinh Thánh riêng rẽ và tối nghĩa (thí dụ ICo1Cr 15:29) rồi xây dựng một nền tảng căn bản cho khoa giải kinh. Dù xu hướng chính trị trong thời đại chúng ta thích đường lối chính trị một chiều và đôi khi thích Cơ Đốc giáo một chiều, nhưng những người nghiên cứu Kinh Thánh nghiêm túc cần có tầm nhìn toàn diện hơn. Họ sẽ lo nhấn mạnh những điều Kinh Thánh nhấn mạnh và tập trung vào những chủ đề bao quát nhất với ý nghĩa rõ ràng dứt khoát nhất về sự tự mặc khải đầy ân điển của Đức Chúa Trời.
Những sự đề cao cảnh giác đối với sự tổng hợp kém cỏi tồi tệ trở nên quan trọng hơn hết trong những khúc Kinh Thánh viết về những chủ đề rõ ràng khơi gợi sự huyền bí. Chúng ta sẽ không hiểu được mọi sự về Đức Chúa Trời. Nếu hiểu được, chúng ta đã là Đức Chúa Trời, nội chuyện giả định chúng ta có quyền hiểu hết, cũng để lộ sự hư mất và bản ngã bại hoại của chúng ta. Đức Chúa Trời quan tâm đến sự vâng lời và lòng tôn kính trong sự yêu thương và tin cậy của chúng ta đối với Ngài hơn là chỉ số thông minh của chúng ta. Do đó, chúng ta đọc đến những đoạn như GiGa 5:16-30 hùng hồn trình bày mối tương quan của Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời với Cha Ngài, hoặc La Mã 9 mạnh mẽ sử dụng văn từ tiền định, thì nhận thức được những giới hạn của chứng cớ và mức độ hiểu biết của chúng ta về vấn đề đó càng hạn hẹp hơn là bước quan trọng trong việc giải kinh.
Vì muốn đơn giản chúng tôi ít đả động đến việc tìm hiểu xem các chủ đề này đã được triển khai như thế nào trong suốt lịch sử Hội Thánh. Thật vậy, quan trọng vô cùng là cần nhận biết rằng người giải kinh không thể tiếp cận Kinh Thánh với một trí óc trống rỗng và vì vậy biết mình có những định kiến riêng, ấy thế mà trớ trêu thay một trong những cách giúp chúng ta thoát khỏi sự nô lệ bất đắc dĩ cho định kiến của mình là phải cẩn thận nghiên cứu lịch sử giải kinh. Việc này không choán chỗ của việc nghiên cứu Kinh Thánh vì có thể trở nên một người am hiểu những chuyện thứ yếu mà chẳng bao giờ ngẫm nghĩ cho kỹ bản văn của chính Kinh Thánh. Nhưng một khi đã ghi nhận lời cảnh cáo này thì điều quan trọng là ta có thể hiểu trong mức độ cho phép, các Cơ Đốc nhân trước chúng ta đã phải vật lộn như thế nào với Kinh Thánh, không riêng gì với những vấn đề và những khúc Kinh Thánh thường gây tranh cãi nhất. Một tinh thần kỷ luật như vậy sẽ sinh ra sự khiêm nhường, tẩy trừ khỏi tâm trí chúng ta những ý tưởng giả định thừa thãi, phơi bày ra những lối giải kinh sai lầm đã bị phế bỏ từ lâu (một cách phải lẽ) và nhắc chúng ta nhớ rằng công tác giải kinh nghiêm túc không hề là một công tác riêng lẻ.
Xác định đúng chức năng của những chủ đề Kinh Thánh
Đặc biệt ở những khúc Kinh Thánh viết về những chủ đề phức tạp và đan ken vào nhau thì phải xem xét cách Kinh Thánh triển khai, để xác định những chức năng cụ thể của những chủ đề đó để rồi quyết định xây dựng hệ thống thần học của chúng ta theo khuôn mẫu của Kinh Thánh. Thí dụ, Kinh Thánh không hề gợi ý rằng vì Đức Chúa Trời là Đấng chủ tể nên Ngài đứng sau cái thiện cũng như cái ác. Kinh Thánh cũng không hề gợi ý rằng mọi nỗ lực của con người là vô dụng hoặc định mệnh là chuyện chắc chắn. Sự thật khác xa, vì Đức Chúa Trời là chủ tể nên Kinh Thánh hàm ý rằng ân sủng tồn tại bền vững (La Mã 9), rằng đáng cho chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời ngay cả khi không thể nhìn thấy bước đường tương lai (RoRm 8:28) và nhiều hơn nữa. Căn cứ vào sự kiện Đức Chúa Trời dựng nên chúng ta, người ta thường cho rằng Đức Chúa Trời là Cha của tất cả chúng ta và tất cả chúng ta là ‘anh, chị em’. Hiển nhiên là có phần đúng. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh thật ra từ ‘Cha’ được dùng để nói về mối tương quan của Đức Chúa Trời đối với những người bước vào quan hệ giao ước với Ngài; theo giao ước mới, từ ‘anh em’ được dùng chỉ về tín đồ. Nếu chúng ta khởi kết hợp những từ này với những lối suy nghĩ hoàn toàn xa rời với ý dùng trong Kinh Thánh thì chẳng bao lâu chúng ta sẽ gán ghép cho Kinh Thánh những điều không có trong đóù.
Chúng ta thử xem một thí dụ thuộc dạng hơi khác một chút. Tác giả sách Hê-bơ-rơ nhắc nhở chúng ta rằng ‘Chúa Cứu Thế Giê-xu hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi’ (13:8). Một số Cơ Đốc nhân nhiệt tình đã giới hạn vấn đề như thế này: ‘Trong khi còn trong xác thịt, Chúa Giê-xu đã chữa lành tất cả những người đến với Ngài. Ngài là Đấng hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi, do đó Ngài sẽ chữa lành cho tôi nếu tôi đến với Ngài.’ Ngày nay sự chữa lành của Chúa có thể xảy ra hoặc không, nhưng nếu chỉ dừng lại ở khía cạnh này thì chưa thấy hết vấn đề lớn mà tác giả muốn đề cập đến. Thế tại sao không nói: ‘Trong khi còn ở trong xác thịt, Chúa Giê-xu đi trên mặt nước. Ngài là Đấng hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi, do đó ngày nay Ngài cũng đi trên mặt nước’? Vấn đề là tác giả sách Hê-bơ-rơ chủ ý đề ra một nguyên tắc nhằm ứng dụng cho mọi sinh hoạt của Chúa Giê-xu. Văn mạch của Hê-bơ-rơ 13 cho thấy mục đích của tác giả khi đưa ra lẽ thật này.
Sự khác biệt giữa giải kinh với ứng dụng
Trong khi cung kính tìm hiểu Kinh Thánh, chúng ta cần luôn luôn phân biệt sự giải kinh nghiêm túc với sự ứng dụng Kinh Thánh cho cá nhân hoặc cho tập thể. Dĩ nhiên trong những đoạn Kinh Thánh có tính chất khích lệ, an ủi thì lằn ranh phân biệt hai phần này rất mảnh, hoặc nói cách khác dễ chuyển từ phần này sang phần kia hơn. Nhưng nếu chúng ta không tuân thủ một nguyên tắc phân biệt thì chúng ta rơi vào nhiều cách giải kinh tai hại.
Thí dụ, có thể chúng ta vội tìm xem ‘Kinh Thánh có nghĩa gì đối với tôi’, đặt nặng thái quá phần ‘đối với tôi’ đến nỗi chúng ta hoàn toàn bỏ qua khoảng cách giữa chính chúng ta với Kinh văn, và phương hại đến tích cách xác thực và cụ thể của Kinh Thánh trong địa hạt lịch sử, và do đó cũng phương hại đến sự khải thị đầy ân sủng bằng ngôn từ về bản tánh của Đức Chúa Trời. Tệ hơn, có những người nội quan bệnh hoạn thường âu sầu chú ý đến những đoạn Kinh Thánh nói về tội lỗi của con người, những người ngoại hướng thích ca ngợi lại chú tâm nói lên sự đắc thắng, những người theo chủ nghĩa khoái lạc, tư lợi lại tìm kiếm những đoạn nói về sự sống và sự vui mừng. Đối với mọi Cơ Đốc nhân, tốt nhất là phải đọc tất cả các phần trong Kinh Thánh, suy ngẫm nội dung qua những từ của đoạn đó và trong mức độ cho phép tìm hiểu phần đóng góp của khúc Kinh Thánh đó trong kinh điển rồi mới tìm xem lẽ thật đó ứng dụng như thế nào cho chính họ, cho Hội Thánh và cho xã hội mà họ là thành viên.
Tầm quan trọng của sự kỉnh kiền
Vì Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời nên điều hết sức quan trọng là cần phải giàu lòng khiêm nhường trong khi đọc, duy trì tinh thần cầu nguyện trong khi suy ngẫm và nghiên cứu, nhờ sự giúp đỡ của Thánh Linh trong khi nỗ lực tìm hiểu và vâng theo, xưng tội và theo đuổi sự trong sạch của tấm lòng, sự trong sạch của động lực và của các mối quan hệ theo đà hiểu biết gia tăng của chúng ta. Thiếu những điều này có thể sẽ đào tạo ra những học giả chứ không phải những Cơ Đốc nhân trưởng thành.
Trên hết mọi sự, chúng ta phải nhớ rằng một ngày kia chúng ta phải báo cáo với Đấng đã phán: ‘Nầy là kẻ mà ta đoái đến tức là kẻ có lòng nghèo khó, có lòng ăn năn đau đớn, nghe lời nói ta mà run’ (EsIs 66:2).
D.A. Carson
Tài liệu đọc thêm
S. Motyer, Unlock the Bible (Scripture Union, 1990).
G. D Fee and D. Stuart, How to read the Bible for all its Worth (Zondervan, 1981).
L. Morris. I believe in Revelation (Hodder and Stoughton/Eerdmans, 1976).
G. R. Osborne, The Hermeneutical Spiral (IVP/USA, 1991).
D. A Carson and J.D woodbridge (eds.), Scripture and Truth (Baker Book House, 1992).
_______, (Hermeneutics, Authority and Canon (Zondervan, 1986).

THÁNH KINH LỊCH SỬ
Giới thiệu
Trong khung mục đích của chúng ta, có thể định nghĩa Thánh Kinh lịch sử là bối cảnh lịch sử cho những sự kiện và ý niệm được ghi trong Kinh Thánh. Như thế tức là Thánh Kinh lịch sử trải dài từ bình minh lịch sử đến lúc kết thúc thời kỳ Tân Ước. Vì thế Kinh Thánh là tư liệu chính cho môn này. Tuy nhiên cũng cần tham khảo những tư liệu khác nữa để bổ sung cho sự hiểu biết của chúng ta về thế giới cổ đại, chẳng hạn như những khám phá của khảo cổ học và những hồ sơ, bút tích, từ thời các dân tộc của Kinh Thánh lưu truyền lại. Những nguồn tư liệu này rất quan trọng vì chính Kinh Thánh không nhằm viết về lịch sử đầy đủ của thời đại Kinh Thánh. Các sách lịch sử trong Kinh Thánh cho chúng ta biết khá nhiều dữ kiện nhưng tác giả của các sách đó lại không ghi ra hết những chuyện họ biết và có thể viết (ước chi chúng ta có thể yêu cầu họ) bởi vì họ viết lịch sử với những mục đích tín ngưỡng trong đầu.
Vì vậy cần hiểu rõ mối tương quan giữa thẩm quyền của Kinh Thánh và lịch sử. Khá nhiều phần trong Kinh Thánh viết về những sự kiện lịch sử và chứng tỏ cho chúng ta rằng Đức Chúa Trời là Đấng đang vận hành trong lịch sử. Bởi lẽ đó, lẽ thật Kinh Thánh tương quan chặt chẽ với giá trị của Kinh Thánh trong việc thuật lại lịch sử. Như thế có nghĩa khoa nghiên cứu lịch sử thế tục cũng xác chứng cho những lẽ thật do Kinh Thánh công bố. Nếu sử gia có thể chứng minh rằng những sự kiện chính chép trong Kinh Thánh về Đức Chúa Trời và dân của Ngài là những chuyện hư cấu thì giáo lý của Kinh Thánh khó lòng tồn tại.
Mặt khác, nếu chủ trương rằng có thể đặt Kinh Thánh dưới quyền định đoạt của khoa lịch sử thế tục thì cũng sai. Bởi vì sự nghiên cứu lịch sử thường đổi thay, còn cộng đồng tín hữu không thể mãi hoài chờ những quyết định của sử gia. Vì thế niềm tin và sự điều nghiên tra cứu nghiêm chỉnh cần song hành tiến bước. Kinh Thánh có thẩm quyền không phải nhờ sự xác minh chứng nhận của một khoa điều nghiên tra cứu nào bên ngoài Kinh Thánh. Thật vậy tự trong tính cách của nhiều vấn đề quan yếu nhất có trình bày trong Kinh Thánh xem như vượt quá tầm hiểu biết của khoa điều nghiên tra cứu rồi. Vì lý do này, môn nghiên cứu lịch sử trong Kinh Thánh theo như đã định nghĩa ở trên là một việc của đức tin. Môn này chú trọng làm sáng tỏ thế giới của Kinh Thánh, những ý tưởng, những lời giáo huấn của Kinh Thánh trong chiều hướng xây dựng và củng cố đức tin chứ không mấy chú trọng ‘xác minh’ Kinh Thánh.
Dưới đây chúng tôi thử sơ lược lịch sử của thời đại Kinh Thánh đồng thời trình bày tín ngưỡng theo Kinh Thánh phát triển như thế nào.
Thời kỳ Cựu Ước.
Thuở ban đầu
Câu chuyện Kinh Thánh diễn ra trong vùng thế giới nơi nền văn minh khởi đầu. Phần đất dành cho tuyển dân của Đức Chúa Trời nằm ở phía cực đông của Địa Trung hải, trên một tuyến đường duyên hải khởi từ Mê-sô-bô-ta-mi ở phía đông đến Ai Cập ở phía tây nam. Phần đất này nằm giữa hai vùng sản sinh ra nền văn minh. Người Sumerian ở Mê-sô-bô-ta-mi sống hợp quần tổ chức thành những thành phố độc lập (city - states) vào thiên niên kỷ thứ IV T.C. và phát triển nông nghiệp, thương mại và sáng chế chữ viết. Vào lúc đó, nước Ai Cập cũng bắt đầu phát triển. Người Sumerian về sau này và những người Ba-by-lôn đến sau đã hình thành những bộ luật phức tạp, nổi tiếng là bộ luật của vua Hammurabi vào tiền bán thiên niên kỷ thứ hai. Những quan hệ quốc tế đã khởi sự được điều phối bằng những hiệp ước hoặc giữa những quốc gia bình đẳng hoặc giữa nước thống trị và nước chư hầu. Người Hittites ở Anatolia (hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ) có đôi chút ảnh hưởng trên Sy-ri và Palestine trong phần thiên niên kỷ thứ hai, nổi tiếng về những hiệp ước của họ với những dân tộc bị đô hộ, cũng như người Assyrian vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất.
Đối với sự phát triển về văn hoá này, tôn giáo giữ một vai trò lớn lao. Tôn giáo và chính trị song hành với nhau. Thần thánh chi phối nhiều lãnh vực. Vua phải tham khảo các tiên tri và điềm báo nơi các thầy tư tế trước khi dấn thân vào việc lớn. Nỗi sợ thần thánh chi phối mọi sinh hoạt. Phải lo phục vụ thần thánh vì thần có thể huỷ diệt vì những lý do không mấy rõ ràng. Bằng mọi cách tôn giáo lo tạo uy thế đối với các lực lượng vô phương tiên đoán này.
Lịch sử lúc đầu của dân Y-sơ-ra-ên trước nhất, rồi đến người Do Thái và dĩ nhiên là cả Hội Thánh Cơ Đốc đầu tiên cũng không thể tách rời sự hình thành khỏi bối cảnh này. Vị trí địa lý của nước Y-sơ-ra-ên tạo nên những mối quan hệ không thể tránh được đối với các nước khác nhau. Vùng đất ấy bị các thế lực lớn của thời kỳ đó kế tiếp nhau đánh chiếm và kết quả là người dân khổ - mặc dù vị trí chiến lược của đất nước cũng có lợi cho họ thí dụ như dưới thời Sa-lô-môn. Họ cũng đóng góp cho thế giới về những tư tưởng, ý niệm căn bản và những thói tục - ngay cả niềm tin nơi Đức Chúa Trời (hoặc các vị thần), sự thờ phượng bằng sinh tế, cuộc sống định cư và du mục, hoà ước và chiến tranh.
Chính thế giới này đã được phản ánh trong các đoạn đầu của Kinh Thánh (Sáng Thế Ký 1-11). Những câu chuyện về sự sáng tạo và trận đại hồng thuỷ là điều rất quan trọng trong đời sống, tư tưởng của những nước láng giềng cổ đại của Y-sơ-ra-ên. Giữa sách Sáng Thế Ký và những chuyện kể của người Ba-by-lôn có những điểm tương đồng quen thuộc (xem phần Sáng Thế Ký). Thật vậy giữa Kinh Thánh và các sách vở khác của thế giới cổ đại có cùng những nét đại cương căn bản về buổi bình minh của lịch sử. Đó là câu chuyện về sự sáng tạo, sau đó là sự đứt đoạn trong mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và con người và kết quả là trận đại hồng thuỷ. Hai câu chuyện quan trọng của người Ba-by-lôn kể về những điều này là Enuma Elish (sự sáng tạo) và Epic of Gilgamesh (cơn hồng thuỷ). Có một số người sống sót sau cơn hồng thuỷ (là Nô-ê trong Cựu Ước, Utnapishtim trong Gilgamesh) và sau đó là tình trạng tranh chấp giữa các dân tộc trên thế giới (đó là câu chuyện Kinh Thánh về tháp Ba-bên trong Sáng Thế Ký 11). Câu chuyện của người Ba-by-lôn nhằm xác lập uy quyền tối cao của nước Ba-by-lôn trên cả thế giới.
Kinh Thánh khác với những chuyện cổ đó và Kinh Thánh hiểu những chuyện này. Kinh Thánh biết chỉ có một Đức Chúa Trời chứ không có nhiều và cũng cho biết rằng Ngài có mục đích cứu chuộc con người khỏi những điều bất hạnh mà họ đã tự chuốc lấy vì cớ tội lỗi của những người đầu tiên gây ra. Mục đích đó bắt đầu được bày tỏ trong giao ước giữa Đức Chúa Trời và Nô-ê (SaSt 6:18 9:1-17). Lịch sử ban đầu của nhân loại theo như Sáng Thế Ký mô tả là một thế giới bị chia rẽ vì ngôn ngữ bất đồng và chủng tộc khác nhau (Sáng Thế Ký 10-11), rồi nền văn hoá của thế giới bắt đầu phát triển (SaSt 4:17-26). Tuy nhiên, nền văn hoá đó bị hoen ố vì ít hiểu biết về Đức Chúa Trời. Câu Kinh Thánh trong SaSt 4:26: ‘Lúc đó người ta bắt đầu cầu khẩn Danh Đức Giê-hô-va’ đơn giản gợi ý rằng sự hiểu biết về Đức Chúa Trời hãy còn sơ khai. Lúc câu chuyện của Áp-ra-ham bắt đầu, cũng là lúc tôn giáo của thế giới gia tăng sự thờ lạy đa thần (Sáng Thế Ký 12).
Các tổ phụ
Từ ‘tổ phụ’ chỉ về Áp-ra-ham, con trai ông là Y-sác, cháu nội ông là Gia-cốp và mười hai con trai của Gia-cốp là mười hai tổ phụ của những chi phái Y-sơ-ra-ên. Sáng Thế Ký 12-50 là chuyện về cuộc đời của họ. Thường thường người ta ước định niên đại của họ vào khoảng tiền bán thiên niên kỷ thứ hai T.C. (2000-1500), tức khoảng thời gian mà các nhà khảo cổ gọi là giữa thời đại đồ đồng. Việc định niên đại chính xác hơn tuỳ thuộc cách người ta giải thích một số bằng chứng trong khảo cổ lẫn trong Kinh Thánh (đặc biệt là thời điểm của chuyến xuất Ai Cập, xem dưới đây).
Tuy nhiên, nhìn chung thời kỳ các tổ phụ khớp với một số những phát triển trong lịch sử cổ đại của vùng Cận Đông đã bàn ở trên. Đó là thời kỳ nền văn hoá Ba-by-lôn bắt đầu nảy nở sau khi người Sumerian ở Mê-sô-bô-ta-mi suy tàn. Áp-ra-ham rời khỏi ‘U-rơ thuộc xứ Canh-đê’ (SaSt 11:31). Thông thường U-rơ được xác định là một thành phố trong miền nam của vùng Mê-sô-bô-ta-mi (hiện nay là miền nam của I-rắc). Rồi ông vượt qua miền bắc vùng Mê-sô-bô-ta-mi đến Ha-ran rồi đi xuống xứ Palestine. Như vậy ông đi một vòng qua vùng gọi là ‘vùng trăng khuyết phì nhiêu’. Đây là một trục lộ giao thông đông người đi lại, qui tụ đông đúc dân cư kéo dài từ Mê-sô-bô-ta-mi đến Ai Cập. Ở trên chúng ta đã gặp con đường này. Có học giả thử ghép cuộc hành trình của ông vào phong trào di dân của thời kỳ đó. Chẳng hạn họ cho là có một làn sóng chuyển động dân cư A-mô-rít về hướng tây vào xứ Palestine. Cũng có người lại ghép Áp-ra-ham vào thành phần ‘du mục’ hoặc thương gia thời đó, nhưng tất cả những giả thuyết ấy đều không có cơ sở thích đáng. Chỉ còn có thể kết luận một lời là ông đáp ứng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời nên rời khỏi một nơi quen thuộc, cũng có thể là ông đang phát đạt, thịnh vượng tại đó để tìm đến một cuộc sống mới tại một nơi xa lạ.
Đúng vậy, khảo cổ học chứng minh rằng Áp-ra-ham mà chúng ta biết trong Kinh Thánh thuộc về thế giới đương thời của ông. Những tư liệu được tìm thấy ở vùng Mê-sô-bô-ta-mi, đặc biệt là tại Nuzi (một thành phố của người Hurrian vào thế kỷ 15), đã đưa ra những bằng chứng về những phong tục xã hội tương tự những hành động và sự kiện trong những câu chuyện ở sách Sáng Thế Ký. Thí dụ trưởng nam được hưởng nhiều đặc quyền hơn (SaSt 25:5-6, 32-34) là chuyện rất phổ biến trong vùng Cận Đông cổ đại, và cả việc Áp-ra-ham nhận Ê-li-ê-se, một người đầy tớ làm con nuôi cũng vậy (SaSt 15:2). Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng bằng chứng loại này chỉ giúp củng cố theo nghĩa rộng rãi nhất bức tranh về các tổ phụ mà chúng ta có trong Cựu Ước. Áp-ra-ham và đám gia nhân đông đúc trong gia đình của ông được tự do đi lại giữa những dân tộc trong xứ theo như cách xử sự của ông đối với người Hittetes ở Hếp-rôn cho thấy (Sáng Thế Ký 23) - dân Hê-tít có lẽ là một dân tộc quan hệ với đế quốc Anatolia hùng mạnh ở phía Bắc. Người đương thời xem Áp-ra-ham là một người có địa vị, thậm chí còn gọi ông là ‘ông hoàng’ (SaSt 23:6). Một lần, ông lao vào hoạt động quân sự trong vùng (Sáng Thế Ký 14). Trong thời gian cư ngụ tại Ca-na-an ông không sở hữu đất đai gì. Vì vậy, coi như ông chỉ được nếm trước sơ qua những việc Đức Chúa Trời hoạch định cho dân Y-sơ-ra-ên trong tương lai.
Tôn giáo của các tổ phụ khác với tôn giáo của người Y-sơ-ra-ên sau này ở nhiều khía cạnh quan trọng. Chính Áp-ra-ham cùng với cha ông là Tha-rê xuất thân từ vùng Mê-sô-bô-ta-mi là nơi thờ nhiều thần thánh (SaSt 11:31 so với Gios Gs 24:2). Sáng Thế Ký cho chúng ta biết rằng ông gặp Đức Chúa Trời hằng sống, nhưng rõ ràng các câu chuyện Kinh Thánh ngầm ý rằng Đức Chúa Trời còn phải tự mặc khải cho những thế hệ về sau, cụ thể là trong giao ước với dân Y-sơ-ra-ên qua Môi-se tại núi Si-na-i (xem bên dưới và so sánh với XuXh 6:3).
Áp-ra-ham biết Đức Chúa Trời bằng một số danh xưng, một từ chung cho các danh xưng này là ‘El’, thí dụ như El Elyon, là Đức Chúa Trời mà Mên-chi-xê-đéc, vua và thầy tế lễ của Sa-lem phụng sự (SaSt 14:18-20). Thực ra, ‘El’ là danh xưng của vị thần trưởng của người Ca-na-an, ít ra cũng cho đến khi vị thần ấy đã bị thay thế bằng thần Ba-anh vào giữa thiên niên kỷ thứ II. Vì lý do này, một số học giả cho rằng các tổ phụ thờ vị thần Ca-na-an đó. Tuy nhiên, các câu chuyện trong Kinh Thánh đã làm sáng tỏ rằng ngay cả trong thời gian đầu, bản tánh của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh đã khác xa các vị thần khác. Chuyện dâng Y-sác làm ‘của lễ’ (Sáng Thế Ký 22) có lẽ là một cách bài bác việc dâng trẻ con làm của lễ trong một số sự thờ phượng của người Ca-na-an. Tuy nhiên, lúc đó vẫn chưa có sự chống đối tín ngưỡng của người Ca-na-an một cách mạnh mẽ như chúng ta thấy về sau này trong sách Phục Truyền Luật Lệ Ký và các tiên tri. Có lẽ vì lúc đó thần Ba-anh chưa được chiếm vị trí hàng đầu trong tín ngưỡng của người Ca-na-an. Sau này Cựu Ước tỏ ra hết sức ghê tởm những cuộc thờ phượng thần Ba-anh.
Những câu chuyện trong Sáng Thế Ký cho thấy rằng các tổ phụ bắt đầu biết đến Đức Chúa Trời, Đấng tự mặc khải cho họ trong mối quan hệ cá nhân. Trước hết mối quan hệ này được bày tỏ qua lời hứa cho Áp-ra-ham và sau đó lập lại với Y-sác và Gia-cốp (SaSt 12:1-3 15:5 26:3-5 28:13-15) rằng dòng dõi của họ sẽ trở nên một dân tộc đông đảo và sẽ cư ngụ ở xứ Ca-na-an. Mối quan hệ này được thành hình dưới dạng một giao ước (SaSt 15:18 17:2) và giao ước đó chuẩn bị cho lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên trong tương lai, báo trước về cuộc sống của dân Y-sơ-ra-ên trong xứ Ca-na-an. Đây là một giai đoạn mới trong sự triển khai giao ước với Nô-ê. Rồi đến thời Môi-se giao ước lại được triển khai thêm nữa.
Áp-ra-ham là người trung gian trong giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với ông và cả nhà ông. Như vậy, ông không cần thầy tế lễ để dâng của lễ, chính ông đứng ra hướng dẫn sự thờ phượng của cả nhà ông, kể cả sự dâng của lễ, dâng một phần mười và cầu nguyện. Đây cũng là một chức vụ trong giai đoạn phát triển của lịch sử của dân Đức Chúa Trời.
Biên niên khái quát: Cựu Ước và Tân Ước
Mục đích của bảng liệt kê này là nêu lên những sự kiện đương thời tương đương nhau chứ không trình bày sự thành hình của các quốc gia hoặc tiến trình chinh phục về vấn đề niên đại khác đối với biến cố xuất Ai Cập và sự chinh phục, xin xem trang (234).
Tốt nhất là chừa một khoảng thời gian dao động cho mỗi niên đại khoảng T.C. vì thời gian dao động có thể là một trăm năm đối với những niên đại 2000 T.C., còn mười năm đối với những niên đại 1000 T.C.. Hầu hết những niên đại của các triều đại Hê-bơ-rơ đều được kê ra dưới hình thức số khác nhau, thí dụ vua A-sa, 911/10 - 870/69, vì năm của người Hê-bơ-rơ không trùng với tháng giêng đến tháng 12 của năm Tây lịch.
Đối với các vị cầm quyền các nước ở Cận Đông thì không gian và phạm vi nghiên cứu không cho phép trình bày một lời nào về số lượng lớn các tư liệu và cách tổng hợp trước khi bảng niên đại dưới đây thành hình, nhưng từ khoảng năm 900 T.C. trở đi, niên đại của A-si-ri, Ba-bi-lôn, và Ba Tư hầu như là rất khớp với nhau.
Các tiên tri được đánh dấu (*)

Các tổ phụ thờ phượng nhiều nơi trong xứ, lập bàn thờ riêng, thí dụ như ở Mam-rê (SaSt 13:8) và Bê-tên (SaSt 35:6-7). Việc lập lên những bàn thờ riêng làm cho họ khác biệt với những dân tộc chung quanh. Dù vậy vẫn chưa xuất hiện sự đòi hỏi thờ phượng tại một địa điểm nhất định như sự thờ phượng tại Giê-ru-sa-lem sau này. Sự thiếu vắng tên Giê-ru-sa-lem trong các câu chuyện (ngoại trừ có lẽ một lần xuất hiện là Sa-lem trong Sáng Thế Ký 14) là một chứng cứ quan trọng xác chứng câu chuyện về các tổ phụ thuộc về thời cổ đại. Vào lúc đó chưa có Giê-ru-sa-lem.
Thời kỳ các tổ phụ kéo dài từ lúc Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham trải qua các thế hệ Y-sác, Gia-cốp và các con Gia-cốp đến lúc toàn thể đại gia đình Gia-cốp lánh nạn sang Ai Cập. Từ đó họ trở thành một dân tộc rồi đến một thời điểm thích hợp họ thoát khỏi Ai Cập tiến vào xứ Ca-na-an. Trong suốt thời gian này, những nền tảng cho lịch sử về sau của dân Y-sơ-ra-ên đã được thiết lập, và những nền tảng này xuất hiện cụ thể hơn dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của họ là Môi-se.
Xuất Ai Cập và núi Si-nai
Như chúng ta đã thấy trong phần khảo sát về thời kỳ các tổ phụ, cả những niên đại sớm lẫn muộn đều được nêu ra (xem bản biên niên trang ). Cũng thế chúng tôi nêu ra hai niên đại một sớm một muộn cho Giô-sép và thời kỳ xuất Ai Cập, thí dụ thế kỷ 19 T.C. và thời kỳ các triều vua cuối của dòng họ ‘Hyksos’ (1700-1580) là lúc đất nước này bị dân tộc Semite chiếm lấy. Dân này cai trị guồng máy của chính quyền cũ và vua của họ trở thành những Pha-ra-ôn. Nếu chấp nhận niên đại sau thì Giô-sép, người Semite, được bổ nhiệm làm quan lớn là chuyện có thể xảy ra lắm, nhưng chúng ta lại không dám chắc chắn về niên đại đó.
Cuộc sống của dân Y-sơ-ra-ên ở Ai Cập bị đảo lộn là chuyện ai cũng biết. Những ơn huệ để được sống tại xứ Gô-sen đã biến thành kiếp sống nô lệ khắc nghiệt, lo kiến thiết những thành trì làm kho chứa ở Phi-thom và Rameses (XuXh 1:8-11). Trong các câu chuyện Kinh Thánh đây là một đặc điểm chính của thời kỳ sống ở Ai Cập, mãi mãi về sau vẫn được ghi nhớ là thời kỳ làm nô lệ (PhuDnl 4:20 15:15). Nỗi khốn khổ và kinh hoàng của thời kỳ đó được ghi lại chi tiết trong các chương đầu của Xuất Ê-díp-tô Ký, cụ thể là sắc lệnh sát hại các em bé trai con của người Hê-bơ-rơ (XuXh 1:22). Giới bị áp bức thù hiềm cay đắng giới thống trị đến độ dám đe doạ tính mạng của chính ‘hoàng tử’ Môi-se (XuXh 2:14-15). Trong hoàn cảnh này lòng dũng cảm của những nữ hộ sinh Hê-bơ-rơ là điểm son đáng trân trọng và vô tình cũng chứng tỏ rằng người Hê-bơ-rơ có thâm nhập vào xã hội của người Ai Cập (vì rõ ràng họ làm hộ sinh cho người Ai Cập cũng như người Hê-bơ-rơ;) XuXh 12:35-36 cũng gợi ý điều này.
Cộng đồng đông đảo người Hê-bơ-rơ ở Ai Cập là một trong những lý do gây nên xung đột giữa Pha-ra-ôn và dân tộc này trong thời xuất Ai Cập (XuXh 1:12). Khó lòng xác định tổng số của dân Hê-bơ-rơ. Nhiều bài tham luận đưa ra con số 600.000 người nam trưởng thành (XuXh 38:26 Dan Ds 1:46 26:51), nhưng phần đông các học giả cho rằng con số này quá lớn không thể chấp nhận được, nên có những nhà bình giải thử tìm cách hiểu từ này theo nghĩa khác thay vì nghĩa đen. Khi luận giải vấn đề này ông G.J Wenham (quyển Numbers, TOTC (IVP, 1981) trang 60-66) chủ trương hiểu những con số này theo nghĩa bóng với sắc thái thiên văn. Điểm chốt của hình bóng này là lời hứa cho Áp-ra-ham (SaSt 15:5) đã được ứng nghiệm; thực vậy đến lúc đó dân Y-sơ-ra-ên đông như sao trên trời.
Chính trong hoàn cảnh đó, Môi-se được kêu gọi dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi kiếp nô lệ để vào xứ mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ (lời hứa cho Áp-ra-ham được ứng nghiệm một phần). Sự kêu gọi Môi-se là một điểm chủ yếu trong mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và dân Ngài đã chọn, vì giờ đây Ngài tự mặc khải cách đầy đủ hơn bằng cách xưng danh của Ngài là Gia-vê (Yahweh) (XuXh 3:14,15 6:3). Coi như đây là phần giáo đầu quan trọng về giao ước sẽ lập tại núi Si-nai ít lâu sau đó.
Sự kiện này dẫn đến sự đối đầu giữa Môi-se với Pha-ra-ôn, các tai hoạ giáng trên Ai Cập (đôi khi người ta cho rằng đây là những hiện tượng tự nhiên; tuy rằng quan điểm này mâu thuẫn với quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong những việc đó), Lễ Vượt Qua và sự ra đi ồ ạt của dân sự gọi là cuộc xuất hành khỏi Ai Cập. Rồi đỉnh cao là cuộc vượt Hồng Hải, có lẽ là một nhánh sông ở khu vực châu thổ sông Ni-lơ (Xuất Ê-díp-tô Ký 7-15). Niên đại của cuộc xuất hành khỏi Ai Cập được tính ra là vào thời trị vì của Thutmoris III (tính theo niên đại sớm) hoặc vào thời trị vì của Rameses II (theo niên đại muộn). Dưới sự lãnh đạo của Môi-se, dân sự tiến dần đến núi Si-nai (Xuất Ê-díp-tô Ký 16-18).
Về mặt tín ngưỡng của Kinh Thánh, cuộc xuất hành khỏi Ai Cập là cuộc gặp gỡ Đức Chúa Trời ở núi Si-nai (đôi khi gọi là núi Hô-rếp; XuXh 3:1, còn hầu như luôn luôn gọi là Hô-rếp trong sách Phục Truyền) là hai sự kiện hết sức quan trọng cho niềm tin chép trong Kinh Thánh. Cuộc xuất Ai Cập luôn luôn được xem là một hành động giải cứu thần hựu vĩ đại rất điển hình (PhuDnl 4:20 Thi Tv 106:6-12 EsIs 43:16-17). Và cuộc gặp gỡ ở núi Si-nai đưa câu chuyện giao ước giới thiệu trong Sáng Thế Ký lên đến đỉnh điểm. Phần căn bản viết về sự lập giao ước nằm trong Xuất Ê-díp-tô Ký 19-24. Các chi phái đã hội họp tại núi Si-nai và Đức Chúa Trời đã giáng lâm trước sự chứng kiến của họ. Họ chính thức bước vào mối quan hệ với Ngài. Trong mối quan hệ đó, Ngài trưng ra những việc Ngài đã làm cho họ khi trước và xác nhận sự quyết tâm của Ngài trong mối quan hệ với họ (XuXh 19:4-6), rồi đến lượt họ xác nhận sẵn lòng tôn trọng những điều khoản trong giao ước (XuXh 19:8 24:3,7). Và những điều khoản này được cô đọng trong Mười Điều Răn làm cốt lõi (XuXh 20:2-17) và tiếp theo là một loạt những điều luật chi tiết (XuXh 21:1-23:33).
Giao ước tại núi Si-nai được lập lại một lần nữa, đầy đủ hơn trong Phục Truyền Luật Lệ Ký. (Về sự quan hệ giữa các phần của Ngũ Kinh, xin xem bài tham luận về Ngũ kinh.) Đúng ra giao ước trong Phục Truyền Luật Lệ Ký là giao ước ở Si-nai được tái xác nhận tại đồng bằng Mô-áp, ngay trước khi dân sự tiến vào xứ Ca-na-an (PhuDnl 29:1). Tuy nhiên, ở đây, những yêu cầu cơ bản của giao ước được nêu rõ ràng nhất (xin xem phần dẫn nhập về sách Phục Truyền), duyệt lại những mối quan hệ trước đây giữa Đức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên, đưa ra những điều khoản cho sự quan hệ tương lai và long trọng ghi nhận hệ quả của việc tuân thủ hoặc vi phạm giao ước. Như vẫn thường vạch rõ, cấu trúc của giao ước trong Phục Truyền Luật Lệ Ký rất giống cấu trúc những hiệp ước vùng Cận Đông cổ đại, nhất là giống với hiệp ước chư hầu của người Hê-tít vào thiên niên kỷ thứ hai. Điểm này thường được vận dụng để binh vực cho việc xác định niên đại của Phục Truyền Luật Lệ Ký trong thiên niên kỷ thứ hai là đúng.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là ý trong giao ước cho chúng ta biết nhiều điều về đặc điểm của dân Y-sơ-ra-ên lúc ban đầu. Điều quan trọng là họ đã được giải phóng khỏi kiếp nô lệ cho đế chế chuyên quyền độc đoán để bước vào mối tương giao với Đức Chúa Trời, và trong mối tương giao đó Ngài là vua chứ không phải là một con người độc tài chuyên quyền. Đây là trọng điểm trong bản giao ước chính ở núi Si-nai (sách Phục Truyền). Bản giao ước này được xây dựng giống như một hiệp ước của nước chư hầu, luôn luôn với mục đích là công nhận những quyền hành của chủ. Quyền làm vua của Đức Chúa Trời lại được nhấn mạnh rõ ràng hơn nữa trong PhuDnl 33:5. Như vậy họ là một dân được giải phóng, chỉ lệ thuộc vào Đức Chúa Trời, chuẩn bị vào xứ Ca-na-an. Đây là một yếu tố mới trên bản đồ lịch sử thời đại đó.
Xen vào giữa những bài tường thuật về giao ước trong Xuất Ê-díp-tô Ký và Phục Truyền Luật Lệ Ký là câu chuyện trong Ngũ Kinh về sự lang thang trong sa mạc và việc dân sự lưu ngụ lâu ngày ở Ca-đe Ba-nê-a (Dan Ds 20:1). Sau giai đoạn này, dân Y-sơ-ra-ên dừng chân tại biên giới của xứ và nghe những bài giảng của Môi-se có chép trong Phục Truyền Luật Lệ Ký. (Xem bài viết về Ngũ Kinh và bản đồ trang ).
Định cư tại Ca-na-an
Chuyện định cư của dân Y-sơ-ra-ên tại Ca-na-an được trình bày trong sách Giô-suê và Các Quan Xét dưới dạng một cuộc chinh chiến, mà xét theo một khía cạnh thì được coi là nhanh chóng và hoàn hảo (Gios Gs 11:23 21:45). Tuy nhiên, rà soát kỹ càng hơn, rõ ràng phần tường thuật trong Kinh Thánh cho biết thực ra đó là một việc gian nan và lâu năm (Giô-suê 9; 11:23 13:1 15:63 17:12-13 19:47 Các Quan Xét 1). Bức tranh mô tả cuộc chinh phục toàn xứ là nhằm xác chứng rằng lời hứa của Đức Chúa Trời chắc chắn được ứng nghiệm, tuy vậy mãi đến thời Đa-vít lời hứa đó mới được hoàn toàn thành tựu (IISa 2Sm 7:1). Vì vậy trong thực tế, lúc đầu dân Y-sơ-ra-ên chỉ chiếm cứ được một phần và trải qua nhiều thế kỷ, dân Y-sơ-ra-ên vẫn chỉ là một phần trong số dân của cả xứ. Có những tư liệu khác ngoài Kinh Thánh đã chiếu rọi vài tia sáng vào những ngày đầu tiên nhất của dân Y-sơ-ra-ên ở Ca-na-an, thí dụ như mớ thư từ ở Amarna. Mớ thư này được tìm thấy ở Amarna, thủ đô của Ai Cập trong khoảng 1385-1360 T.C. Bức thư chứa đựng những lời phàn nàn của chính quyền địa phương tại Ca-na-an về nhiều vụ xáo trộn và có lẽ cũng chứng tỏ sự kiểm soát lỏng lẻo của người Ai Cập vào thời đó. Thư viết về một nhóm người được biết với tên là ‘Apiru’, có thời người ta cho là người Hê-bơ-rơ. Nếu trường hợp này là đúng thì các bức thư đó cung cấp bằng chứng về sự hiện diện của người Y-sơ-ra-ên trong xứ vào đầu thế kỷ 14. Nhưng thông thường người ta không nghĩ Apiru là người Hê-bơ-rơ. Tuy thế bức tranh tổng quát do các bức thư ở Amarna cung cấp không mâu thuẫn gì với việc dân Y-sơ-ra-ên có mặt trong xứ vào thời đó.
Bi văn Merenptah cung cấp nhiều bằng chứng hơn. Pha-ra-ôn Merenptah lập bi văn này sau một đợt chinh chiến ở Ca-na-an, trong đó vua ghi tên những dân tộc đã bị chinh phục, kể cả ‘Y-sơ-ra-ên’. Niên đại của bi văn này là 1207 T.C., cho thấy rằng dân Y-sơ-ra-ên đã ở trong xứ ít nhất là vào thời Đồ Đồng Muộn.
Người ta vẫn tranh luận về giá trị của những tài liệu khảo cổ này. Ý kiến của các học giả rất khác nhau đối với niên đại và cách thức dân Y-sơ-ra-ên vào xứ Ca-na-an, thậm chí một số người còn không công nhận là có chuyện ‘chinh phục’.
Những học giả thường định niên đại của cuộc chinh phục xứ Ca-na-an bởi dân Y-sơ-ra-ên vào thế kỷ 15 hoặc 13 T.C. (Việc này ảnh hưởng đến việc định niên đại cho thời kỳ các tổ phụ như đã bàn ở trên.) Sự tranh cãi xoay quanh vấn đề lý giải những bằng chứng trong Kinh Thánh lẫn trong lĩnh vực khảo cổ. Thực ra, Kinh Thánh Cựu Ước có cung cấp niên đại cho giai đoạn từ khi ra khỏi Ai Cập cho đến khi xây dựng đền thờ (IVua 1V 6:1). Công cuộc xây đền thờ được định vào năm 966 T.C., do đó niên đại của việc xuất hành khỏi Ai Cập là 1446 T.C. Mới xét qua thấy như Kinh Thánh ủng hộ niên đại sớm. Tuy nhiên, thông thường người ta cho rằng biên niên trong Kinh Thánh ở đây (tương ứng với tổng số các năm trong sách Các Quan Xét) chỉ có tính cách biểu đồ. Họ cho rằng những khoảng thời gian bốn mươi năm trong sách Các Quan Xét có thể lồng vào nhau (kiểu lợp ngói) một phần nào đó như thỉnh thoảng cũng có trong các bài tường thuật của dân Ai Cập và dân ở vùng Mê-sô-bô-ta-mi. Do đó, tự nó, các số liệu trong IVua 1V 6:1 (cũng so với SaSt 15:13 XuXh 12:40) không có tính cách quyết định.
Khảo cổ học đã làm chứng rằng một số thành trong xứ Ca-na-an đã bị tàn phá vào thế kỷ 13 T.C., bao gồm một số thành bị Giô-suê đánh chiếm trong suốt cuộc chinh phục (như Bê-tên, Hát-so, Đê-bia, La-ki). Vì thế một số học giả kết luận rằng định niên đại của sách Giô-suê và cuộc chinh phục vào thế kỷ 13 hoặc đầu thế kỷ 12 là hợp lý nhất. Kết luận này vấp phải một nan đề là không có những bằng chứng khảo cổ đối với những thành phố khác mà Giô-suê đã chiếm; thật vậy trường hợp nổi tiếng là Giê-ri-cô thì dường như vào thời điểm này chưa có người định cư tại địa điểm Giê-ri-cô. Căn cứ vào cơ sở này, người ta cho ràng dữ kiện do khảo cổ cung cấp khớp với niên đại truyền thống đối với sự xuất hành khỏi Ai Cập, tức là khoảng thế kỷ 15. Rồi cũng có một số bằng chứng cho rằng tất cả những thành phố Giô-suê chinh phục mà khảo cổ học có tư liệu đều bị tàn phá vào cuối thế kỷ 15 (xem trang ).
Liên minh của các chi phái
Như chúng ta thấy trong phần mô tả việc dân Y-sơ-ra-ên tiến vào xứ, có một thời gian họ sống bên cạnh những dân tộc khác. Lúc đầu họ chỉ thi hành được một phần mạng lịnh quét sạch những dân tộc ở đây (PhuDnl 7:2). Kinh Thánh kể sự thất bại đó là do thiếu đức tin và không vâng lời (Cac Tl 2:2-3). Vì không chiếm toàn đất hứa, dân Y-sơ-ra-ên bị cầm chân trên các vùng đồi núi chạy dài từ bắc đến nam, là vùng xương sống của xứ (xem Cac Tl 1:34). Những vùng đất thấp màu mỡ hơn, đặc biệt là dải đất duyên hải, bị các dân tộc Ca-na-an chiếm giữ, một dân tộc quen thuộc nhất là dân Phi-li-tin ở miền tây nam. Những cuộc đụng độ giữa Sam-sôn với dân Phi-li-tin xảy ra trong khu vực nằm giữa vùng đồng bằng và đồi núi (Sê-bê-la (Shephalah) hoặc những vùng đồi thấp). Những câu chuyện về Sam-sôn (Các Quan Xét 13-16) biểu thị rõ nét về tình trạng của các chi phái trong giai đoạn này.
Sự tổ chức của dân Y-sơ-ra-ên trong suốt thời kỳ này được người bây giờ mô tả là ‘sự liên minh các chi phái’, một từ nói về sự liên kết lỏng lẻo giữa các nhóm dân sống độc lập với nhau ở một mức độ nào đó. (Xem bản đồ trang ). Dân Y-sơ-ra-ên chưa tổ chức thành một quốc gia, chưa có guồng máy chính trị tập trung như thời Đa-vít, đặc biệt là dưới thời Sa-lô-môn. Biểu thị đầy đủ nhất về thực chất của họ vào thời kỳ đó là Các Quan Xét 5, là giai đoạn người ta gọi là bài ca của Đê-bô-ra, mừng chiến thắng của dân Y-sơ-ra-ên đối với đội quân của vua Hát-so, do Si-sê-ra lãnh đạo. Bài ca nêu tên một số chi phái liên kết với nhau để đối phó với sự đe doạ của vua này đối với dân tộc. Đồng thời bài ca cũng nghiêm khắc lên án những chi phái không tham gia trong trận chiến (Cac Tl 5:17 chú ý cách dùng địa danh kèm theo tên của các chi phái ở đây.) Điều đó khẳng định rằng các chi phái, mặc dù nói chung là độc lập nhưng đáng lẽ phải liên kết với nhau khi quyền lợi chung bị đe doạ. Đúng vậy Các Quan Xét có nghĩa là ‘các nhà giải phóng’ theo nghĩa bình thường của từ dùng trong tiếng Hi Bá Lai, và nội dung của sách cũng bao hàm ý này.
Thời kỳ này kéo dài trong bao lâu tuỳ thuộc vào quan điểm tính niên đại của cuộc xuất hành khỏi Ai Cập, tức là trên bốn trăm năm (tính từ giữa thế kỷ 15 đến khi Đa-vít lên ngôi năm 1010 T.C.) hoặc khoảng 200 năm (nếu cho rằng cuộc xuất hành xảy ra vào thế kỷ 13). Không dễ gì giải quyết vấn đề này nếu chỉ căn cứ vào sách Các Quan Xét mà thôi. Đọc qua sách mà thôi cũng đủ tính được một thời kỳ dài, hơn là nhờ cộng số năm cai trị của các quan xét (Cac Tl 3:11). Tuy nhiên theo quan điểm của một số học giả thì có thể thời gian cai trị của các quan xét đan lồng vào nhau thay vì nối tiếp với nhau. Dầu vậy, như đã nêu ở trên, có lẽ trong thời kỳ Armana (đầu thế kỷ 13 T.C.) dân Y-sơ-ra-ên đã có mặt trong xứ rồi. Nói chung, cuộc chiến chống vua Hát-so (Các Quan Xét 5) phù hợp với nội dung mô tả trong các bức thư Armana.
Điều quan trọng là cần chú ý đến hai điều về dân Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ này: thứ nhất là ‘sự phân quyền’ và thứ hai là ‘sự liên hiệp’. Tính cách bộ lạc của dân Y-sơ-ra-ên tự nó giữ vai trò quan trọng. Nó làm họ khác với những dân tộc khác có vua. Thật vậy, đôi lúc dân Y-sơ-ra-ên cảm thấy cần một vị vua và nhu cầu này thôi thúc họ kiếm người lập lên làm vua. Chính Ghê-đê-ôn đã phải khước từ ngôi vua (Cac Tl 8:23), còn con trai của ông là A-bi-mê-léc lại tìm cách lên làm vua (Các Quan Xét 9). Ghê-đê-ôn khước từ ngai vàng và chuyện ngụ ngôn của Giô-tham (Cac Tl 9:7-15) chứng tỏ trong dân Y-sơ-ra-ên có một niềm tin mạnh mẽ rằng có vua theo kiểu các dân tộc khác là sai lầm, vì xúc phạm quyền làm vua của Đức Chúa Trời trên tuyển dân của Ngài.
Cấu trúc gia đình và chi phái có phần phức tạp của dân Y-sơ-ra-ên cùng với những luật lệ trong những địa hạt đó đều đã được dự trù để bảo đảm cho dân sự của Đức Chúa Trời sống an toàn và tự do trong xứ của họ (XuXh 18:24-27). Quyền sở hữu đất hứa của dân Y-sơ-ra-ên gắn liền với giao ước giữa họ với Đức Chúa Trời. Họ không hoàn toàn sở hữu đất đai vì xứ thuộc về Đức Chúa Trời (LeLv 25:23). Họ nhận đất đai dưới dạng ‘thừa kế’ (PhuDnl 4:21). Hơn nữa dân Y-sơ-ra-ên được tổ chức như vậy là để duy trì và thực tế hoá mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời, đất đai và dân sự.
Cơ cấu đơn giản nhất trong chi phái là ‘nhà cha’, một loại đại gia đình và một đơn vị kinh tế cơ bản. Tập thể các đơn vị đại gia đình này sở hữu và canh tác đất đai. Đơn vị lớn hơn kế tiếp là thị tộc, tức là một khóm đại gia đình, vừa là một nhóm người có họ hàng với nhau, vừa là một đơn vị lãnh thổ. Như vậy, vì quyền lợi của thành viên trong thị tộc, các thị tộc có trách nhiệm bảo vệ xứ. Trong mọi khía cạnh của cuộc sống - sự quản trị, chiến tranh, cưới gả và thừa kế - thì thị tộc là đơn vị có quyền quyết định hữu hiệu. (Một trường hợp điển hình về quyền quyết định này là việc chia sản nghiệp cho các con gái của Xê-lô-phát; Dan Ds 27:1-11).
Như thế cấu trúc xã hội của dân Y-sơ-ra-ên đặt căn bản trên nền thần học của giao ước. Trong xã hội phân quyền này, không ai là vua ngoài trừ Đấng Gia-vê (Yahveh), Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Phương thức sở hữa đất đai đặt điều kiện thuận lợi cho những ý niệm của giao ước về tình anh em, về sự tham gia của mọi người Y-sơ-ra-ên trong giao ước được biểu thị và phát huy. Những luật lệ về sự tha nợ, sự phóng mọi và năm hân hỉ (Lê-vi Ký 25; PhuDnl 15:1-9) được ban hành để duy trì sự công bằng trong việc sử dụng đất đai và sự hưởng thụ những phước hạnh của giao ước. Sở hữu đất đai đúng là một bổn phận đối với Đức Chúa Trời và với các thế hệ tiếp theo trong thị tộc và trong gia đình. Vì lý do này, Na-bốt đã không chịu bán sở vườn của ông cho A-háp. Còn A-háp cưỡng đoạt sở vườn đó là đáng tội (IVua 1V 21:1-16).
Cần hiểu biết những nét căn bản này để có thể hiểu dân Y-sơ-ra-ên thời cổ. Đây là những điểm đã tạo nên một dân tộc với những nét riêng biệt của họ. Rồi khi họ không tuân thủ một số luật lệ thì các tiên tri khiển trách nặng nề trong thời kỳ quân chủ. Hiển nhiên ngay từ thời kỳ các quan xét, dân Y-sơ-ra-ên cũng không thực hiện đủ những yêu cầu trong giao ước để hoàn toàn khác với các dân tộc chung quanh. Thí dụ, họ thi hành luật lệ về năm hân hỉ, tha nợ, phóng mọi được mấy lần và đến mức nào! (Lê-vi Ký 25). Chẳng ai biết rõ.
Mặc dù phân quyền như thế này dân Y-sơ-ra-ên là một thực thể, một dân tộc bề thế. Như chúng ta đã thấy, về một phương diện, họ cần liên kết với nhau để bảo vệ đất nước (Các Quan Xét 5), về phương diện khác quan trọng không kém là họ cần hiệp nhất trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Ở Ai Cập ra đi các chi phái đã cùng nhau lập một giao ước với Đức Chúa Trời. Biểu tượng lớn nhất của giao ước là hòm giao ước, thời bấy giờ trở thành tụ điểm của mọi sự thờ phượng. Trong suốt thời kỳ các quan xét dường như hòm giao ước đã ngự ở nhiều nơi (kể cả Bê-tên (Cac Tl 20:26-27) và Si-lô (ISa1Sm 3:3)). Trong suốt một thời gian, Si-lô có vẻ là trung tâm thờ phượng chính thức của dân Y-sơ-ra-ên (Gios Gs 22:19-29 ISa-mu-ên 1-3; so sánh Gie Gr 7:12). Như vậy, dân Y-sơ-ra-ên dưới dạng một liên minh của các chi phái có tính chất chủ yếu là tín ngưỡng. Sự hiệp nhất của họ bắt nguồn từ sự kiện họ đã cùng nhau lập giao ước với Đức Chúa Trời.
Là cơ cấu căn bản của xã hội, sự hiệp nhất của dân Y-sơ-ra-ên cũng có thể bị rạn nứt. Chuyện các chi phái bên kia sông Giô-đanh lập bàn thờ cho riêng họ (Giô-suê 22) sớm hé lộ một khuynh hướng tiềm ẩn sau này gây chia rẽ nội bộ như cuộc nội chiến giữa chi phái Bên-gia-min và các chi phái khác chép trong Các Quan Xét 20. Một số chia rẽ này xảy ra trong thời cai trị của các vua.
Các vua của Y-sơ-ra-ên và Giu-đa: Sau-lơ, Đa-vít và Sa-lô-môn
Trong lịch sử dân Y-sơ-ra-ên, sau thời kỳ các quan xét đến thời kỳ các vua. Thời kỳ này kéo dài từ khoảng năm 1050 T.C. khi vua Sau-lơ lên ngôi cho đến năm 586 T.C. khi nước Giu-đa bị vua Ba-by-lôn là Nê-bu-cát-nết-sa thôn tính và bắt cư dân đi phu tù. Thời kỳ này gồm những thành công rực rỡ nhất lẫn sự nhục nhã đau thương nhất của dân Y-sơ-ra-ên.
Chúng ta đã thấy dân Y-sơ-ra-ên có khuynh hướng hi vọng đạt được một sự hiệp nhất có vẻ bền bỉ nơi các vua. Trong thời Sa-mu-ên, khuynh hướng này lên đến đỉnh điểm. Vào lúc này tình trạng của dân Y-sơ-ra-ên tồi tệ nhất cả về tín ngưỡng lẫn vận mệnh dân tộc. Câu chuyện Hê-li và các con trai của ông biểu thị tình trạng suy thoái tệ hại trong tôn giáo (ISa1Sm 2:12- 4:22). Trong thời đó, người Phi-li-tin quấy rối họ nữa (ISa-mu-ên 4-6). Chính trong hoàn cảnh này họ đặt Sa-mu-ên trước yêu sách lập vua cai trị trên họ (ISa1Sm 8:5-7).
Sa-mu-ên là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Y-sơ-ra-ên, trong ông tổng hợp cả ba cương vị: quan xét, tiên tri và thầy tế lễ. Là quan xét, ông đã lãnh đạo dân trong cuộc chiến chống lại người Phi-li-tin (ISa-mu-ên 7), cũng trong bối cảnh này, ông hành chức tế lễ (ISa1Sm 7:10 so với ISa1Sm 10:8). Rồi trước yêu sách của dân Y-sơ-ra-ên về một vị vua, ông hành xử trong cương vị một tiên tri (ISa1Sm 8:10 12:20-25). Dầu vậy vẫn có một điểm nhỏ cho thấy chức vụ quan xét của ông không trọn vẹn, vì ông đã lập hai con trai của mình làm quan xét trái với thông lệ, và họ đã tỏ ra không xứng đáng nên không được lòng dân (ISa1Sm 8:1-3).
Hoá ra Sa-mu-ên là một mẫu người mâu thuẫn. Ông chứng thực phần nào sự suy thoái của các quan xét với nhiệm vụ lãnh đạo. Dầu vậy, điều đáng chú ý là yêu sách về một vị vua được xem là hình thức từ khước Đấng thực sự làm vua trên Y-sơ-ra-ên (ISa1Sm 8:7). Chúng ta thấy rằng cơ chế chi phái và thị tộc là phù hợp với các nguyên tắc căn bản của giao ước. Yêu sách thiết lập nền quân chủ, tức là một guồng máy cai trị tập trung quyền hành sau này sẽ dẫn đến một hậu quả bất khả kháng, lại là một sự công khai thách thức chống lại giao ước của Đức Chúa Trời và dân tộc Y-sơ-ra-ên. Có lẽ phản ứng của Sa-mu-ên đối với yêu sách đó cũng là một dấu hiệu cho thấy trong giữa vòng dân Y-sơ-ra-ên đang diễn ra cuộc đấu tranh về vấn đề này. Bất chấp tính cách thách thức giao ước, Đức Chúa Trời xác nhận là Sau-lơ được Ngài chọn lựa trong một buổi lễ được tổ chức nhằm tháp đế chế vào khung hiện hành của giao ước (ISa1Sm 11:14).
Trong vài phương diện, Sau-lơ tương tự như một vị quan xét vì chủ yếu ông lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên trên chiến trường (ISa1Sm 14:47-48). Con của Sau-lơ không kế vị ngôi làm vua, ông cũng không thiết lập một guồng máy hành chính nào cả, nên ông chưa phải là ông tổ của một triều đại các vua.
Y-sơ-ra-ên dưới thời của Sau-lơ cũng không đạt tầm cỡ nào khá hơn thời kỳ các quan xét, thậm chí lúc quyền lực của Sau-lơ đạt đỉnh cao thì dân Ca-na-an vẫn chiếm giữ những địa phận chủ chốt như Giê-ru-sa-lem và Bết-san. Trong trường hợp của Bết-san, khảo cổ học gợi ý rằng vào thời của Sau-lơ, người Phi-li-tin chiếm ngụ Bết-san nhưng có lẽ họ ở dưới quyền kiểm soát của Ai Cập. Như vậy là chuyện thi thể của Sau-lơ bị hạ nhục xảy ra trong bối cảnh này (ISa1Sm 31:8-13).
Không những Sau-lơ không đủ khả năng chiếm toàn xứ, ngôi báu của ông luôn luôn bị đe doạ bởi sự ủng hộ của dân chúng dành cho Đa-vít (ISa1Sm 18:7). Và sự kình địch giữa Đa-vít và Sau-lơ (thậm chí sau khi Sau-lơ băng hà, nhóm người ủng hộ ông vẫn tiếp tục nuôi dưỡng thái độ kình địch này; IISa 2Sm 3:1) có lẽ cũng phản ánh những sự chia rẽ trong nội bộ Y-sơ-ra-ên như chúng ta đã thấy trong thời kỳ các quan xét (Sau-lơ là người Bên-gia-min, Đa-vít là người Giu-đa).
Cuối cùng, khi dân Phi-li-tin chiến thắng, còn Sau-lơ tử trận trên núi Ghinh-bô-a, tình trạng dân Y-sơ-ra-ên lâm vào thế thật hiểm nghèo. Tuy vậy tình hình đảo ngược rất nhanh và đầy kịch tính. Đa-vít thành công rực rỡ ngay trong những việc Sau-lơ thất bại, hoặc không làm nổi. Ai Cập suy yếu trong khi chưa có một cường quốc nào vươn lên là thời cơ cho một vị tướng tài ba tạo lập một đế quốc nho nhỏ trong vùng Palestine. Đa-vít thành công trong hai lĩnh vực: Thứ nhất, thống nhất nước Y-sơ-ra-ên mặc dù phe ủng hộ Sau-lơ vẫn bất mãn âm ỉ. Kỳ công trong lĩnh vực này là cuộc đánh chiếm Giê-ru-sa-lem (IISa 2Sm 5:6-10). Khảo cổ học khám phá được những phần mở rộng mà Đa-vít đã thực hiện đối với thành phố này là thành phố vốn thuộc về người Giê-bu-sít. Giờ đây Đa-vít có thể dời thủ đô từ Hếp-rôn, nằm sâu trong lãnh thổ Giu-đa, đến ranh giới giữa Giu-đa và Bên-gia-min với hi vọng là sẽ dễ dàng kiểm soát dân Y-sơ-ra-ên ở miền bắc và miền nam hơn. Có Giê-ru-sa-lem làm thủ đô, Đa-vít biến Y-sơ-ra-ên thành một quốc gia với đầy đủ guồng máy hành chánh (IISa 2Sm 8:15-18). Sa-lô-môn thường được xem như đã góp công tổ chức cơ cấu cai trị qui mô này.
Thứ hai, Đa-vít khắc phục các lực lượng thù địch với Y-sơ-ra-ên ở tứ phía không những người Phi-li-tin ở phía tây, nhưng kể cả các dân Am-môn, Mô-áp và Ê-đôm ở phía đông và chiếm được một vùng lãnh thổ đáng kể trong nước Sy-ri ở phía bắc (IISa-mu-ên 8; 10; 12:26-31). Dưới thời Đa-vít và sau đó là Sa-lô-môn, lãnh thổ Y-sơ-ra-ên rộng mở đến mức tối đa theo như PhuDnl 11:24 đã ấn định là biên cương của đất hứa. Thành quả của Đa-vít được xem như là sự ứng nghiệm của lời hứa về ‘sự yên nghỉ’ mà Đức Chúa Trời đã giao ước với dân Y-sơ-ra-ên (ISa-mu-ên 7, so với PhuDnl 12:9). Theo lời hứa của Đức Chúa Trời, Đa-vít sẽ trở thành tổ phụ của một triều đại lớn (IISa 2Sm 7:8-17). Lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên và giao ước của họ với Đức Chúa Trời bắt đầu bước vào một giai đoạn quyết định mới.
Đa-vít cai trị Y-sơ-ra-ên từ năm 1010 T.C. đến năm 970 T.C. rồi Sa-lô-môn kế vị, cai trị một thời gian bốn mươi năm nữa, tức năm 930. Sa-lô-môn thừa hưởng kết quả từ những chiến thắng của vua Đa-vít. Thời trị vì của ông là một thời hoà bình và một thời thống trị trên toàn khu vực. Đất nước giàu lên nhờ những quốc gia lệ thuộc triều cống, nhờ thương mại và thuế thương nghiệp. Trong suốt lịch sử Y-sơ-ra-ên chỉ trong thời kỳ này vị trí của họ trên trục lộ thương mại đem lợi tức về cho họ nhờ họ có đủ thế lực trên trường chính trị. Cần hiểu cuộc viếng thăm của nữ hoàng Sê-ba (ở Arabia) và sự ngưỡng mộ của bà đối với sự giàu sang phi thường của Sa-lô-môn trong khung quan hệ thương mại giữa Sa-lô-môn với các xứ trong vùng Địa Trung Hải ở phía tây và các nước kỳ bí ở phía nam (IVua 1V 9:26-10:29). Chính Sa-lô-môn là người đã có khả năng xây dựng đền thờ cực kỳ tráng lệ mà cha ông chỉ có thể mơ ước đến. (Sách Sử Ký cho chúng ta biết rằng Đa-vít đã giao những hoạ đồ chi tiết về đền thờ cho con ông và mua sắm vật liệu cho công trình xây dựng; ISu1Sb 28:11-29:9) Sự giàu có của ông cũng được phản ánh qua những công trình xây dựng rải rác khắp trong cả xứ. Về thời trị vì của Sa-lô-môn, khảo cổ học có nhiều chứng tích hơn so với thời của Đa-vít. Hàng loạt đồn luỹ và vựa lẫm ở nhiều nơi (Mê-ghi-đô, Ghê-xe, Hát-so, Bết-sê-mết, La-ki) được định niên đại vào thời kỳ này.
Rõ ràng công cuộc kiến thiết đền thờ là một trong những điểm then chốt trong lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên. Tác giả của sách Các Vua nghĩ vậy. Ông viết khá dài về sự kiện này (ICác Vua 5-8) và dường như ông cũng cho sự kiện này là đỉnh cao trong lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên tại đất hứa kể từ khi ra khỏi Ai Cập (IVua 1V 6:1). Tác giả sách Sử Ký cũng đặt sự kiện này lên hàng đầu (IISử Ký 2-7). Ngoại trừ một thời gian bị phá huỷ vào thế kỷ thứ VI T.C., suốt hơn 1000 năm tại Giê-ru-sa-lem luôn luôn có một đền thờ.
Một nơi cố định dành riêng cho sự thờ phượng Đấng Gia-vê cùng với dạng kiến trúc là hai điều phát động dân Y-sơ-ra-ên tiến thêm một bước quan trọng, và cũng là hai điều không hợp với sự tự do của Đức Chúa Trời (IISa 2Sm 7:5-7). Bài cầu nguyện của vua Sa-lô-môn trong lễ khánh thành đền thờ bày tỏ ông nhận biết điều này, rồi ông cũng đưa ra một cách giải quyết luôn (IVua 1V 8:29). Nhưng sự kiện này đem đến cho dân Y-sơ-ra-ên một sự thay đổi. Cơ cấu xã hội liên minh các chi phái chấm dứt không phải chỉ do sự kiện có vua lên ngôi cai trị mà còn do việc tập trung các cuộc thờ phượng Đức Chúa Trời tại thủ đô mà vua đã chọn. Đa-vít đã thỉnh hòm giao ước đến Giê-ru-sa-lem (IISa-mu-ên 6). Sa-lô-môn đã đặt hòm đó trong đền thờ nguy nga gắn với tên của ông. Mặc dù Gia-vê có cho phép và tể trị tất cả những việc này nhưng bây giờ nhìn bên ngoài, dân Y-sơ-ra-ên giống các dân Ca-na-an láng giềng hơn so với thời chưa có chính quyền trung ương.
Có đền thờ thì có âm nhạc. Mặc dù sách Thi Thiên là sản phẩm của thời kỳ sau nhưng nhiều Thi Thiên đã thành hình từ thời quân chủ và phần nhiều là do Đa-vít viết. Có đền thờ thì cũng có nghi thức thờ phượng và giàn nhạc (ISử Ký 25). Vừa khi thiết lập xong một nơi thờ phượng cố định là cần tổ chức sự thờ phượng cho có nghi thức và nghi thức thờ phượng do Đa-vít thiết lập có một số nét tương đồng với sự thờ phượng tại U-ga-rít là nước nhỏ trong phạm vi một thành của người Ca-na-an vào thiên niên kỷ thứ II T.C.
Cuối cùng, thời đại của Sa-lô-môn thường được xem là thời đại ‘bừng sáng’, vì liên quan chủ yếu đến ‘sự khôn ngoan’ phi thường của ông, được biết đến nhiều qua sách Châm Ngôn (ChCn 1:1). Sách Châm Ngôn nói là ông trổi hơn tất cả những người thông thái ở phương đông và vì vậy ông nổi tiếng trong các nước (IVua 1V 4:29-34). Điều lý thú ở đây là tính cách quốc tế của sự khôn ngoan. Thí dụ nhiều câu châm ngôn trong Kinh Thánh tương tự với những câu châm ngôn trong văn chương của các dân tộc khác (xem phần bình giải sách Châm Ngôn). Thật vậy sách Châm Ngôn, cùng với Gióp và Truyền Đạo, trình bày một luồng tư tưởng trong Cựu Ước chiếm ngự rộng rãi trí tuệ truyền thống của thế giới cổ đại - mặc dù ở Y-sơ-ra-ên sự khôn ngoan của ‘đông phương’ chắc chắn lệ thuộc vào sự thờ phượng Đức Chúa Trời của giao ước (ChCn 1:7). Do đó, người ta thường cho rằng Sa-lô-môn có tinh thần phóng khoáng cởi mở đối với văn hoá và học vấn, và thật vậy, triều đình cần có một giai cấp trí thức giữa vòng dân Y-sơ-ra-ên để cáng đáng công tác hành chính và ngoại giao.
Tuy vậy, nếu cho rằng Sa-lô-môn là người sáng lập nền giáo dục của Y-sơ-ra-ên thì không đúng. Vì rõ ràng trước thời của ông đã có một truyền thống thông thái nổi tiếng trong nước (IISa 2Sm 14:2 20:18), và ‘nhà thông thái’ được xem là tầng lớp thứ ba trong giới lãnh đạo Y-sơ-ra-ên sau tiên tri và thầy tế lễ (Gie Gr 18:18). Hơn nữa sinh hoạt thờ phượng thời cổ ở Y-sơ-ra-ên luôn luôn coi trọng sự giảng dạy và học tập về giao ước của Môi-se (PhuDnl 31:9-13).
Nếu Sa-lô-môn là người đưa Y-sơ-ra-ên lên cao điểm hình thành và phát triển quốc gia thì ông cũng đánh dấu cho một khúc ngoặt đáng buồn hơn. Theo như chúng ta đã bàn ở trên, lối sống của dân Y-sơ-ra-ên thích hợp với sự duy trì giao ước. Vì vậy thể chế tập trung quyền hành đe doạ sâu rộng lối sống đó. Sa-mu-ên đã cảnh cáo rằng vua sẽ tước đi quyền tự do của thường dân Y-sơ-ra-ên đương nhiên được hưởng khi ra đời làm người Y-sơ-ra-ên (ISa1Sm 8:8-17). Tác giả sách Các Vua cho thấy rõ rằng thật ra Sa-lô-môn không biến dân thành nô lệ, nhưng ông buộc họ phải phục dịch cho cả một hoàng tộc đông đảo (ICác Vua 20-22). Kiểu sống đế vương của Sa-lô-môn và nhất là sự buôn bán ngựa với người Ai Cập, là việc làm mâu thuẫn với mẫu vua lý tưởng theo Phục Truyền Luật Lệ Ký (IVua 1V 10:26-29 so sánh với PhuDnl 17:14-17).
Tác giả sách Các Vua còn viết chi tiết hơn. Ông cho chúng ta biết Sa-lô-môn rơi tuột vào tội bội đạo trắng trợn. Hậu cung khổng lồ với đông đảo cung phi mỹ nữ và nhất là cuộc hôn nhân của ông với công chúa Ai Cập đều bị lên án (IVua 1V 11:1-2), và những cuộc hôn nhân này trực tiếp khiến vua thiết lập sự thờ phượng các thần ngoại bang ngay tại Giê-ru-sa-lem (IVua 1V 11:4-8 so với 3:1 3:24). Sự bội đạo của Sa-lô-môn nhanh chóng phá huỷ tất cả những gì mà cha ông đã đạt được (IVua 1V 11:14, 23). Sự thờ phượng các thần khác của ông cũng tạo nên một dấu ấn trở thành nét đặc trưng cho tất cả những người kế vị ông ở Giê-ru-sa-lem.
Các vua của Y-sơ-ra-ên và Giu-đa: từ Rô-bô-am đến khi lưu đày
Ngay sau thời Sa-lô-môn, vương quốc của ông đã bị phân chia thành hai nước: nước phía bắc (Y-sơ-ra-ên) và nước phía nam (Giu-đa). Giê-rô-bô-am, người tôi tớ của Sa-lô-môn (IVua 1V 11:26), trở thành Giê-rô-bô-am I của nước Y-sơ-ra-ên, được ban cho ‘mười chi phái’ và chỉ còn lại chi phái Giu-đa cho con trai của Sa-lô-môn là Rô-bô-am (IVua 1V 11:30-32). Từ mười hai chi phái ban đầu giảm xuống còn mười một là một tình trạng lịch sử phức tạp. Vào giai đoạn này chi phái Giu-đa bao gồm luôn cả chi phái Si-mê-ôn. Chi phái Lê-vi không được tính vì họ không có lãnh thổ. Mặt khác, chi phái Giô-sép đã trở thành hai chi phái ở phía bắc là Ép-ra-im và Ma-na-se. Còn lòng trung thành của chi phái Bên-gia-min bị phân đôi, một phần theo Giu-đa, một phần ngã về phía bắc mặc dù thực tế chi phái Bên-gia-min được tính ghép vào chi phái Giu-đa (IVua 1V 12:21). Khó lòng ráp những sự kiện này với con số trong IVua 1V 11:31-32. Con số mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên trong phần biểu tượng của lời A-hi-gia tiên tri có lẽ dùng với ý lý tưởng. Dù sao đi nữa, sự phân chia Y-sơ-ra-ên làm hai phần không tương xứng đã nhanh chóng trở thành một thực tế sau thời Sa-lô-môn, và không bao giờ đảo ngược được nữa.
Sự thể này có lẽ một phần do sự căng thẳng trong nội bộ Y-sơ-ra-ên bắt nguồn từ thời các quan xét và một phần là do những thay đổi lớn lao trong nước Y-sơ-ra-ên mà chế độ quân chủ tập quyền hùng mạnh gây ra. Câu hỏi của Giê-rô-bô-am nêu ra cho đồng bào của ông: ‘Chúng ta có phần gì cùng Đa-vít?’ được đặt trên một ý niệm lâu đời về một nước Y-sơ-ra-ên phân quyền và khơi dậy tinh thần đấu tranh trong các chi phái miền bắc để tách khỏi quyền cai trị của Giu-đa. Bởi vì vua ở Giê-ru-sa-lem (bây giờ là Rô-bô-am) kiểm soát đền thờ, một biểu tượng đầy sức mạnh nối kết dân Y-sơ-ra-ên với quá khứ của họ nên Giê-rô-bô-am lập ra những nơi thờ phượng khác tại Bê-tên và Đan (IVua 1V 12:26-29). Ở một mức độ nào đó, những nơi này gợi nhớ lại quá khứ của dân Y-sơ-ra-ên, cụ thể là Bê-tên có liên quan đến thời kỳ các tổ phụ (SaSt 28:17 31:13).
Di sản của thời trị vì của Sa-lô-môn, một thời trị vì kết thúc trái ngược hẳn với ‘sự khôn ngoan’, là từ một vương quốc một thời cực thịnh nay biến thành hai vương quốc khá yếu đuối và tầm thường. Giờ đây nước Y-sơ-ra-ên và nước Giu-đa đứng vào vị trí ngang bằng những thế lực nhỏ bé khác đương thời, như Sy-ri chẳng hạn, và lịch sử của họ là một chuỗi thăng trầm trong quan hệ với những nước này. Y-sơ-ra-ên và Sy-ri thường có chiến tranh với nhau (ICác Vua 20). Y-sơ-ra-ên và Giu-đa cũng vậy (IVua 1V 15:32), mặc dù đôi lúc hai nước này cũng có liên minh vì quyền lợi chung (ICác Vua 22; IICác Vua 3). Chẳng bao lâu, Rô-bô-am nhận biết nước ông suy yếu khi Pha-ra-ôn Si-sắc đánh chiếm lãnh thổ Giu-đa (Shesshonq I; IVua 1V 14:25-28). Có bằng chứng lịch sử ngoài Kinh Thánh xác chứng cho sự kiện này. Đó là một bia kỷ niệm được tìm thấy ở Mê-ghi-đô khắc tên vị Pha-ra-ôn này và một bức phù điêu trong đền thờ thần A-mun ở Thebes nêu tên những thị thành thuộc xứ Palestine.
Tuy nhiên, trải một thời gian, vương quốc phía bắc vẫn còn có thể hành quyền trên một số nước láng giềng như Mô-áp chẳng hạn. Vua Ôm-ri, người cha vĩ đại của vua A-háp nổi tiếng, đã tạo lập một triều đại độc đáo duy nhất đối với nước phía bắc, và lập thủ đô của mình ở Sa-ma-ri. Thế lực của Ôm-ri vào đầu thế kỷ thứ IX T.C. được xác nhận trên một bia đá nổi tiếng của người Mô-áp, đó là một bia kỷ niệm do Mesha, vua Mô-áp lưu lại, trong đó ông nhắc lại chuyện đất nước chịu phục dưới quyền Ôm-ri. Rồi Mesha tiếp tục ca ngợi chuyện ông nổi lên chống lại Giô-ram, con trai của A-háp trong phần sau của cùng thế kỷ đó. IIVua 2V 3:4-5 cũng kể lại chuyện này. Cuộc chiến tranh chinh phạt của Giô-ram chống lại Mô-áp (IICác Vua 3) với sự trợ lực của vua Giu-đa là Giô-sa-phát chỉ thành công ở một mức độ nào đó và dường như bị lu mờ vì những thất bại trong lĩnh vực đạo đức. Do đó thế kỷ thứ IX là một thời kỳ nhiều thăng trầm.
Thế kỷ tiếp theo bắt đầu với một thời kỳ hoà bình và thịnh vượng lâu dài cho cả hai nước, dưới triều đại Giê-rô-bô-am II ở phía bắc (793-753 T.C.) và triều đại Ô-xia (hay A-xa-ria) ở phía nam (791-740). Nhờ sự suy yếu của Sy-ri mà Giê-rô-bô-am chiếm lại được những lãnh thổ bị mất khi trước và ngẫu nhiên làm ứng nghiệm lời tiên tri của Giô-na trong IIVua 2V 14:25.
Tuy nhiên, giai đoạn này là giây lát tĩnh lặng ngay trước một trận bão, vì đến hậu bán thế kỷ đó, vua A-si-ri là Tiếc-lác Phi-lê-se III (Tiglath-Pileser III) bắt đầu những cuộc chinh phục trong vùng và cuối cùng xây dựng một đế quốc A-si-ri vĩ đại, tồn tại tới thế kỷ tiếp theo. Sa-ma-ri thất thủ vào tay vua Sanh-ma-na-se (Shalamaser V) vào năm 722 và vương quốc phía bắc đã biến khỏi dòng lịch sử, dân chúng bị lưu đày đến những miền khác trong đế quốc, chẳng bao giờ được quay về (IIVua 2V 17:3-6, 24-28). Cuộc viễn chinh tiếp theo của vua San-chê-ríp (Sennacherib) vào năm 701 T.C. tàn phá phần lớn lãnh thổ Giu-đa (IIVua 2V 18:13). Những cuộc khai quật ở La-ki, cùng với những phù điêu tìm thấy trong cung điện của San-chê-ríp ở Ni-ni-ve đã đưa ra những bằng chứng về cuộc vây hãm và chiếm lấy những tiền đồn quan trọng ở biên giới phía nam của Giu-đa. Chỉ có Giê-ru-sa-lem còn tồn tại chống lại San-chê-ríp nhờ một sự giải cứu lạ lùng (IIVua 2V 19:35-37). Biên niên sử của San-chê-ríp có một bài về chuyện này, trong đó ông ta khoe khoang rằng ông ‘đã vây hãm Ê-xê-chia như nhốt con chim trong lồng’. Điều lạ là lời khoe khoang này làm tăng mức độ chính xác cho Kinh Thánh vì những lời này chứng tỏ rằng cùng lắm San-chê-ríp chỉ vây hãm thành mà không chiếm được. Tuy nhiên, từ lúc đó trở đi, Giu-đa chẳng qua chỉ còn là một chư hầu. Khi A-si-ri rơi vào tay một thế lực mới trong vùng là Ba-by-lôn vào năm 612 T.C. thì nước Giu-đa thất bại trông thấy, cuộc lưu đày của họ xảy ra vào năm 586 T.C.
Cả sách Các Vua lẫn sách Sử Ký đều trình bày về thời kỳ quân chủ là một thời kỳ thất bại nặng nề. Giê-rô-bô-am ly khai khỏi Giê-ru-sa-lem bị kể là phạm tội thờ lạy hình tượng, là khước từ giao ước của Gia-vê, và là căn nguyên của các dạng tội lỗi dai dẳng của các vua phía bắc (IVua 1V 12:28-33 so với 16:26). Thậm chí các sách Sử Ký đã bỏ qua lịch sử của vương quốc phía bắc như muốn chứng tỏ rằng vương quốc phía Bắc không hợp pháp.
Các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa: tôn giáo
Câu chuyện tôn giáo trong giai đoạn này xoay quanh sự thờ phượng và thờ hình tượng. Đền thờ do Sa-lô-môn xây nên không bảo đảm là dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Đức Chúa Trời cách đúng đắn, và rõ ràng là dân Y-sơ-ra-ên, cả miền bắc lẫn miền nam cảm thấy có sự thôi thúc họ quay sang các thần khác hơn là Gia-vê. Sự thôi thúc này không mới mẻ gì trong chế độ quân chủ (so với Cac Tl 8:27); dầu vậy giờ đây ảnh hưởng tín ngưỡng của các dân tộc khác đã đến hồi mạnh mẽ. Dưới thời trị vì của A-háp, tôn giáo Ba-anh đã giành được vị trí quốc giáo vì Giê-sa-bên, vợ của vua là một người Phê-ni-xi, đã đến Sa-ma-ri với một đoàn tuỳ tùng các tiên tri của bà (IVua 1V 18:19). Tiên tri Ê-li đã phải chống lại tôn giáo Ba-anh với nguy cơ mất mạng (ICác Vua 18; 19:1-3)
Hiển nhiên là cuộc chiến thắng của Ê-li ở núi Cạt-mên chỉ tồn tại được một thời gian ngắn vì một thế kỷ sau, tiên tri Ô-sê lại đấu tranh vì vấn đề dân tộc bội ước với Đức Chúa Trời. Lời tiên tri của ông vạch trần sự gắn bó của dân Y-sơ-ra-ên đối với tín ngưỡng của dân Ca-na-an về vấn đề phì nhiêu, do đông đảo các vị thần và nghi thức thờ phượng đầy tính nhục dục. Trong sách Ô-sê và A-mốt cho chúng ta thấy rõ rằng dân Y-sơ-ra-ên đến thờ phượng tại nhiều đền đài. Hai ông nêu đích danh Bê-tên, Ghinh-ganh (OsHs 4:15 AmAm 4:4), và Bê-e-sê-ba (AmAm 5:5), như vậy tỏ ra đây là những nơi có ảnh hưởng nhất. Nhưng còn nhiều nơi khác nữa. Khảo cổ học đã khai quật được nhiều mẫu mã bàn thờ bằng đá ở Mê-ghi-đô và Bê-e-sê-ba. Những bàn thờ này giống như những bàn thờ dâng của lễ thiêu đã quy định cho dân Y-sơ-ra-ên, tức là bốn góc ở trên đều có bốn cái ‘sừng’ (XuXh 27:2). Tuy nhiên, những bàn thờ này làm bằng đá đẽo, và như vậy là loại vật liệu bị cấm đối với dân Y-sơ-ra-ên (XuXh 20:24-25). Chắc chắn những bàn thờ này được dùng trong những nghi lễ cúng tế đồi bại bị A-mốt lên án. Những bức tượng nhỏ của nữ thần Át-tạt-tê được tìm thấy ở Mích-ba và được định niên đại trong thời kỳ này là một trong số những đồ tạo tác xác minh lời phê phán của Ô-sê đối với dân tộc ông là đúng sự thật.
Sự thờ hình tượng của dân Y-sơ-ra-ên không dừng lại ở đó, cũng không chỉ giới hạn ở miền bắc. Vào thế kỷ thứ VII, sau khi vương quốc phía bắc sụp đổ, vua Ma-na-se, bấy giờ là chư hầu của A-si-ri (tên của vua ấy xuất hiện trên một ‘phiến lăng trụ’ bằng đất sét của vua Ê-sạt-ha-đôn (Esarhaddon, một trong những vua chư hầu phải triều cống), đã du nhập những tập tục tôn giáo của A-si-ri vào tận đền thờ Giê-ru-sa-lem (IICác Vua 21). Di sản của ông ta ở Giu-đa là cơ sở cho lời tiên tri của Giê-rê-mi.
Thời kỳ thờ hình tượng tồi tệ nhất của dân Y-sơ-ra-ên, cũng chính là thời kỳ số tiên tri của họ tăng nhiều. Có lẽ không phải do ngẫu nhiên mà họ sống đồng thời với các vị vua, vì ở Phương Đông cổ đại, nét đặc trưng là các tiên tri thường nói với cấp lãnh đạo. Chúng ta thấy rằng điều này thật đúng đối với trường hợp Ê-li cũng như đối với Na-than (Đa-vít), Ê-sai (A-háp), A-mốt (Giê-rô-bô-am II) và Giê-rê-mi (Giê-hô-gia-kim và Sê-đê-kia). Chức năng của các tiên tri có thể gói trọn trong việc kêu gọi các vua lãnh đạo dân của giao ước một cách phải lẽ. Vì vậy mặc dù có thể họ là những người rất có ảnh hưởng tại triều đình, như Ê-sai chẳng hạn, nhưng có thể giới cầm quyền không đồng tình với điều họ giảng dạy, có người còn gặp nguy cơ bị trừ khử, thủ tiêu như Giê-rê-mi chẳng hạn (Giê-rê-mi 26).
Thái độ của các tiên tri đối với các thể chế của quốc gia khác nhau tuỳ hoàn cảnh. Ai nấy tưởng rằng họ sẽ lên án các vua phía bắc vì đã tách khỏi sự thờ phượng ở Giê-ru-sa-lem. Nhưng xem ra Ô-sê và A-mốt không làm điều này (trong thực tế A-mốt là người Giu-đa - thế mới lạ). Nhưng chủ yếu họ quan tâm lên án sự thờ lạy hình tượng và sự bất công. Thật vậy, như tiên tri Mi-chê, một người đồng thời với Ê-sai, đã cảnh cáo rằng Giê-ru-sa-lem và đền thờ sẽ bị phá huỷ nếu các nhà lãnh đạo Giu-đa không sửa chữa đường lối của họ (MiMk 3:9-12). Có đền thờ không có nghĩa là bảo đảm có cốt lõi của một tôn giáo chân chính. Sau này Giê-rê-mi cũng giảng luôn về chủ đề này (Gie Gr 26:2-6 so với câu 18). Dầu sao các tiên tri có vẻ phân biệt các vua phía nam, là những người kế vị Đa-vít hợp pháp, với các vua phía bắc là những người đã giành quyền cai trị bằng vũ lực (so sánh EsIs 7:13 với OsHs 8:4).
Có người tin rằng đường lối cứu chuộc nằm trong sự cải tổ sự thờ phượng ở Giê-ru-sa-lem, và trong thế kỷ thứ VII ta thấy có hai nỗ lực cải tổ vào thời trị vì của Ê-xê-chia và của Giô-si-a (IICác Vua 18-23). Hiệu quả của sự cải tổ trong thời Ê-xê-chia là cứu Giê-ru-sa-lem thoát khỏi sự khủng bố của San-chê-ríp tại Giu-đa, nhưng không thoát cảnh làm chư hầu. Sự cải tổ của Giô-si-a với mức độ sâu rộng hơn là một sự kiện then chốt trong lịch sử Cựu Ước.
Kể từ năm 628 T.C. (IISu 2Sb 24:3) gặp lúc thế lực mạnh mẽ chính trong vùng là A-si-ri suy yếu nên Giô-si-a có thể cải tổ sự thờ phượng Gia-vê ở Giê-ru-sa-lem (trong thời trị vì lâu năm của mình Ma-na-se đã lập sự thờ cúng các thần khác) và Giô-si-a cũng có thể xâm nhập vào vùng lãnh thổ cũ của Y-sơ-ra-ên phía bắc đã bị người A-si-ri chiếm đóng từ lâu, để triệt hạ sự thờ cúng các thần ngoại quốc (IIVua 2V 23:15-20). Không ngờ sự cải cách của Giô-si-a lại làm ứng nghiệm một lời tiên tri từ thời xa xưa (IVua 1V 13:2). Một ‘cuốn Sách Luật Pháp’ được tìm thấy trong đền thờ vào năm 612 T.C. đã đẩy mạnh và chỉ đạo cho việc cải tổ này. Phần đông đều cho rằng đây là Phục Truyền Luật Lệ Ký đặt bên cạnh hòm giao ước trong đền thờ lâu năm về trước để đọc trong những buổi nhóm tái lập giao ước (PhuDnl 31:9-13). Trong suốt thời trị vì của Ma-na-se, quyển sách không còn được sử dụng và dễ dàng thất lạc. Cuộc cải tổ xoáy mạnh vào những phương diện Phục Truyền Luật Lệ Ký đã dạy, nhất là trừ khử sự thờ phượng sai lạc và chú trọng tái lập sự thờ phượng Gia-vê cách thuần tuý trọn vẹn (PhuDnl 12:1-5). Tác giả sách Các Vua nhận định cuộc cải tổ của Giô-si-a là sự tái xác nhận giao ước đã lập khi xưa (IIVua 2V 23:1-3).
Tuy nhiên cuộc cải tổ của Giô-si-a không có kết quả hữu ích lâu dài. Vì vụng tính nên chính nhà vua đã tử trận trong một trận chiến ở Mê-ghi-đô, và người kế vị ông phá tan hết mọi thành quả của ông. Một số người đặt vấn đề về những động lực thúc đẩy Giô-si-a. Họ nhận định rằng chiến dịch của ông ở miền bắc có tham vọng bành trướng quyền lực và lãnh địa. Nhận định này xem ra không mấy chính xác vì phần chính yếu nằm trong lời hứa từ thời xa xưa là sở hữu đất đai. Tuy nhiên lý tưởng cao cả vẫn có thể biến thành hành động không mấy cao đẹp (như cuộc chiến sau này của gia đình Maccabees). Dù sao, Giê-rê-mi, vị tiên tri hàng đầu của thời kỳ này hiếm khi đề cập đến sự cải tổ này, hẳn là ông tin rằng cách làm đó không thể động đến cốt lõi đã làm suy sụp niềm tin tại Giu-đa. Ông rao báo rằng nếu dân tộc không trở về với Đức Chúa Trời thì sự hình phạt sẽ đến qua tay Ba-by-lôn là một cường quốc mới nổi lên trong vùng. Trong thập niên cuối của thế kỷ thứ VII, Nê-bu-cát-nết-sa bắt đầu các cuộc chinh chiến tại xứ Palestine (DaDn 1:1), bắt vô số dân đi phu tù vào 197 T.C., bỏ lại số ít những người nghèo khổ nhất để sinh sống trong xứ (IICác Vua 24-25; Giê-rê-mi 37-44, 52).
Sự lưu đày
Thời lưu đày của dân Giu-đa ở Ba-by-lôn thường được tính từ năm 597 T.C. là lúc các đạo quân của Nê-bu-cát-nết-sa bắt dân đi phu tù lần thứ nhất. Tiên tri Ê-xê-chi-ên ở trong số những ngườibị lưu đày này, và sứ điệp của ông trước tiên là đến với những người ở chốn lưu đày là những người ôm mối hi vọng sớm được trở về (Ê-xê-chi-ên 4-5). Tuy nhiên khi Nê-bu-cát-nết-sa đặt vị vua bù nhìn Sê-đê-kia vào ngôi năm 597 T.C. thì tình trạng của Giu-đa cũng không thay đổi gì vì dù sao Giu-đa cũng là một nước chư hầu từ thời vua Ê-xê-chia. Đòn quyết định giáng xuống vào năm 586 là lúc đền thờ bị phá huỷ. Tin tức này là điểm chốt trong lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên cho đồng bào của ông đang bị lưu đày (Exe Ed 33:21). Sự kiện này đập tan mọi hi vọng sớm chấm dứt sự lưu đày. Thật vậy, có lẽ kiếp lưu đày được tượng trưng đầy đủ nhất qua sự mất mát các vật dụng và các loại chén bát của đền thờ và lòng tin tưởng rằng những người ngoại bang - và thần của họ - đã vượt trội hơn Gia-vê (IIVua 2V 25:13-18). Chính sự phạm thượng của Bên-xát-xa đối với những vật dụng thánh này đã làm Đức Chúa Trời nổi giận với ông (DaDn 5:1-4). Rồi vua Si-ru đã cho phép dân lưu đày hồi hương. Sự kiện này được nhấn mạnh trong bài tường thuật (Exo Er 1:7-11).
Cuộc hồi hương chuyển sang một khúc quanh quan trọng khi vua Nê-bu-cát-nết-sa băng hà vào năm 562 T.C. Người kế vị ông là Amal-Marduk (tên trong Kinh Thánh là Ê-vinh Mê-đô-rác) đã ban ân huệ cho vị vua bị lưu đày là Giê-hô-gia-kin, đem ông ra khỏi tù và dành cho ông một cuộc sống với ít nhiều đặc quyền ở Ba-by-lôn (IIVua 2V 25:27-30). Tuy nhiên cuộc lưu đày chỉ chấm dứt khi đế quốc Ba-by-lôn bị lật đổ từ bên trong, bởi một cuộc chính biến không đổ máu do vua Si-ru, người Mê-đi tiến hành vào năm 539 T.C., trong khi Nê-bu-cát-nết-sa, một vị vua sùng đạo lập dị, đã ẩn mình ở miền nam Arabia xa xôi. Cuộc chinh phục của Si-ru được lòng dân vì ông khôi phục sự thờ phượng thần Marduk ở Ba-by-lôn. Thật vậy, chính sách của ông cho phép các dân tộc được thờ phượng thần của họ là yếu tố then chốt kết thúc cuộc lưu đày. Trên một bi văn bằng đất sét nung (gọi là ‘bi văn Si-ru’ (Syrus Cylinder)), ông đã tuyên bố rằng: ‘Ta trả họ về xứ của họ (những vị thần đã bị đem qua Ba-by-lôn và đặt họ trong những toà nhà kiên cố. Ta gom tất cả các cư dân của họ lại và phục hồi chỗ ở cho họ). Rõ ràng những người bị lưu đày Do Thái hưởng lợi qua chính sách chung này, chính sách này được phản ánh trong chiếu chỉ giải phóng họ (Exo Er 1:2-4).
Thành phố Ba-by-lôn, thủ đô của đất nước người Y-sơ-ra-ên bị đày đến, là một thành phố hết sức nguy nga tráng lệ và to lớn. Thành này chiếm một vùng rộng lớn có một hệ thống tường đôi bao bọc chung quanh với tám cổng vào, mỗi cổng mang tên một vị thần của Ba-by-lôn, nổi bật là cổng Ishar đồ sộ. Cổng này mở vào một con đường lát đá dài trên dưới 900 mét (985 yards), hai bên đường là những bức tường bằng gạch men dẫn đến đền thờ thần Marduk, thần Esagila và các đền thờ của những thần khác. ‘Tháp đền thờ’ - tháp Ba-bên - cao sừng sững giữa thành. Các cung điện cũng đồ sộ không kém, ‘Vườn Treo’ nổi tiếng là biểu tượng về sự xa hoa của hoàng gia.
Đây chính là nơi những người Giu-đa khốn khổ còn sót lại bị đày đến trong khi đền thờ của họ chỉ còn là đống đổ nát. Mọi thứ ở Ba-by-lôn dường như nói lên rằng truyền thống của Y-sơ-ra-ên đã chết; quyền lực thật sự - các vị thần thật sự - hiện có nơi đây. Thật khó thấu triệt tầm quan trọng của cuộc lưu đày trong đời sống và tâm tư của dân Y-sơ-ra-ên trong thời Cựu Ước. Nỗi bất hạnh mất nước, mất đền thờ, mất vua - trọng tâm của những lời hứa trong giao ước - thật là đau đớn kinh hoàng.
Dẫu sao tư duy trong thời kỳ này tìm cách lý giải thảm hoạ này. Ý chi phối mạnh mẽ nhất là sự đoán phạt. Tác giả hai sách Các Vua cho thấy sở dĩ thảm hoạ lưu đày xảy đến trước hết cho Y-sơ-ra-ên, sau đó cho Giu-đa là vì tội thờ lạy hình tượng dai dẳng của vua và dân. Các bài ca thương than khóc về nỗi đau đớn cực độ của thành bị tàn phá và của dân sự bị tan tác, công nhận rằng tội lỗi chính là nguyên nhân (CaAc 1:20,22), tuy nhiên cũng tỏ ra ngỡ ngàng bối rối trước sự đau khổ cùng cực do cơn giận của Đức Chúa Trời đưa đến (CaAc 2:20). Vấn nạn hiển nhiên là: Giao ước còn hiệu lực không? Dân sự ngày xưa của Đức Chúa Trời còn có thể hi vọng được Ngài thương xót nữa không?
Với thời gian lưu đày kéo dài mãi, chẳng ai dám đoan chắc chuyện gì cả. Việc đầu tiên là học tập sống trong một nơi ở mới. Dường như dân lưu đày được định cư tại những vùng hèn kém quanh Ba-by-lôn (sông Kê-đa trong Exe Ed 1:1 chưa thể định vị chính xác). Các trưởng lão tụ họp tại nhà của Ê-xê-chi-ên (Ê-xê-chi-ên 8) có thể là một dấu hiệu hình thành một tổ chức mới hoặc có lẽ là bước đầu trong việc mở nhà hội (kể từ lúc này, nên dùng từ ‘Do Thái’ khi nói về người Y-sơ-ra-ên bị lưu đày). Bức thư của Giê-rê-mi gửi cho những người bị lưu đày (vào những ngày đầu thời lưu đày khi đền thờ chưa bị phá tan), khuyên họ nên bắt đầu cuộc sống mới và chắc chắn có nhiều người đã trở nên giàu có ở Ba-by-lôn (Gie Gr 29:4-7). Thật vậy, chúng ta biết rằng có nhiều người không hồi hương khi có cơ hội và trải qua nhiều thế kỷ, ở Ba-by-lôn vẫn có một cộng đồng Do Thái sinh sống. Theo sách Ê-xơ-tê thì một số người Do Thái còn phiêu lưu xa xôi hơn về phía đông, còn khi Ba-by-lôn xâm lăng lần cuối thì có những người Do Thái khác chạy sang Ai Cập (Giê-rê-mi 40-44), và có lẽ sau đó vẫn có nhiều người tiếp tục di cư sang Ai Cập. Tại đảo Eliphantine, một hòn đảo giữa dòng sông Nil, có một cộng đồng kiều dân Do Thái sinh sống suốt gần hai thế kỷ (khoảng từ năm 590-410 T.C.), thậm chí họ còn xây dựng một đền thờ cho Gia-vê. Dĩ nhiên không phải lúc nào ‘những người Do Thái tha hương’ này cũng được thuận buồm xuôi gió. Sách Đa-ni-ên (và sau đó là sách Ê-xơ-tê) tường thuật về chuyện họ phải đối diện với những sự chọn lựa gay go, và họ đã âm thầm giữ lòng trung thành với Đức Chúa Trời trong môït đế quốc theo Đa Thần giáo.
Trong hoàn cảnh đó, họ vẫn tiếp tục tìm cách lý giải về lý do của cuộc lưu đày và những triển vọng cho tương lai. Ê-xê-chi-ên được kêu gọi làm tiên tri qua một khải tượng về Gia-vê, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, ngự trên ngôi bên trên Ba-by-lôn (Exe Ed 1:1). Đây là một cách khẳng định Ngài là vua của toàn thể địa cầu, rằng quyền làm vua của Ngài không phụ thuộc vào sự sở hữu đền thờ ở Giê-ru-sa-lem và Ngài chưa đưa ra lời phán quyết cuối cùng. Giống như Giê-rê-mi (Giê-rê-mi 30-31), Ê-xê-chi-ên cũng nói tiên tri về sự hồi hương (Ê-xê-chi-ên 34,36) và thậm chí về sự xây lại đền thờ (Ê-xê-chi-ên 40-48). Đức Chúa Trời sẽ lập một giao ước mới với dân của Ngài (Gie Gr 31:31-34, so với Exe Ed 11:19-20). Tác giả sách Các Vua khi ghi lại lời cầu nguyện của Sa-lô-môn thời xưa (IVua 1V 8:46-53) cũng nhận biết rằng một ngày thương xót mới sẽ ló dạng.
Một phần sách Ê-sai (đoạn 40-55) vẽ về thời này cách rõ ràng không lẫn vào đâu được. (Nhiều học giả cho rằng một tác giả thời lưu đày đã viết Ê-sai 45-55. Dù cho những chương này do tác giả đó hoặc do Ê-sai ở Giê-ru-sa-lem viết, thì chúng cũng rất thích hợp với cộng đồng người Do Thái bị lưu đày). Phần sách này của Thánh Kinh Cựu Ước chủ yếu là bác bỏ niềm tin tưởng rằng các thần của Ba-by-lôn đã thắng Gia-vê. Độc nhất Gia-vê mới là Đấng có quyền năng (EsIs 40:18-20, 25-26), Ngài là Đức Chúa Trời của sự sáng tạo và lịch sử (EsIs 43:14-19). Cuộc lưu đày đã xảy ra vì ý muốn của Ngài là trừng phạt dân Ngài. Thời gian trừng phạt đã sắp hết (40:2). Các thần hấp dẫn của Ba-by-lôn sẽ bị hạ xuống trước mặt Đức Chúa Trời chân thật (46:1), các thần tượng đó được làm bằng gỗ và kim khí (44:9-20). Dân sự của Gia-vê sẽ hồi hương trong sự khải hoàn (Ê-sai 55). Những lời hứa này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển những mối hi vọng về tương lai của người Do Thái và người Cơ Đốc.
Sự hồi hương
Sự hồi hương bắt đầu từ năm 537 T.C. nhờ một chiếu chỉ của vua Si-ru (Exo Er 1:2-4). Hầu như trong suốt nhiều thập niên sau đó cuộc hồi hương vẫn diễn ra đều đều. Thật vậy, mãi về sau, khoảng một thế kỷ sau khi Si-ru ra chiếu chỉ (458 T.C.) E-xơ-ra mới trở về Giê-ru-sa-lem, cùng với một đoàn người hồi hương khác (Exo Er 7:6-7). Tuy nhiên trong số những người lãnh đạo đầu tiên của cộng đồng đó có Xô-rô-ba-bên, cháu nội của vua Giê-hô-gia-kin (Exo Er 3:2 Mat Mt 1:12). Dường như một số người nuôi hi vọng là ông này sẽ khôi phục lại nền quân chủ, nhưng việc đó không xảy ra. Cùng với thầy tế lễ Giê-sua (hoặc Giô-suê), Xô-rô-ba-bên đặt nền cho một đền thờ mới (E-xơ-ra 3). Tuy vậy mãi đến năm 516 T.C. công trình mới hoàn tất vì cư dân trong xứ phản đối. Họ khó lòng chấp nhận những đợt sóng dân nhập cư mới lại đòi chủ quyền trên xứ. Nhờ có tiên tri A-ghê và tiên tri Xa-cha-ri khuyến khích cổ võ mà cuối cùng công tác được hoàn tất (Exo Er 5:1-2 6:15).
Thái độ thù địch đối với cộng đồng mới luôn luôn xảy ra. Sách E-xơ-ra ghi lại sự chống nghịch đầu tiên đối với việc xây dựng đền thờ có đề cập đến (không theo trình tự lịch sử) hai sự ngăn cản giống nhau, một lần vào thời trị vì của vua A-suê-ru (Xerxes; 486-465 T.C.), lần nọ vào thời vua Ạt-ta-xét-xe I (464-423 T.C.; Exo Er 4:6-23). Sự ngăn cản lần thứ hai này có lẽ khác với lần ngăn cản Nê-hê-mi xảy ra cũng trong thời trị vì của vị vua này (Nê-hê-mi 4,6).
Sau khi có những đợt hồi hương về Giu-đa và Giê-ru-sa-lem, những lời hứa ban ra qua lời tiên tri vẫn không được thành tựu lập tức như những người lưu đày đã hi vọng. Khi E-xơ-ra trở về vào 458 T.C., ông thấy rằng cộng đồng này đã bắt đầu đánh mất tính thuần chủng qua những cuộc hôn nhân với người ngoại bang. Công tác xây các tường thành Giê-ru-sa-lem bị bê trễ lở dở đưa đến chuyến công tác bổ sung của Nê-hê-mi vào năm 445 T.C.. Trước thời người Do Thái hồi hương, Sa-ma-ri nắm quyền kiểm soát Giê-ru-sa-lem. Nhưng từ khi họ hồi hương thì vua Si-ru bổ nhiệm một tổng trấn ở Giê-ru-sa-lem. Trước sự mất mát này Sa-ma-ri vẫn thường xuyên tìm cách khẳng định quyền hành của mình đối với Giê-ru-sa-lem. Vì vậy cộng đồng lâm vào hoàn cảnh thật bi đát.
E-xơ-ra và Nê-hê-mi kết hợp công tác nhằm củng cố luật pháp của Đức Chúa Trời giữa vòng dân sự và tái thiết các bức tường của Giê-ru-sa-lem. E-xơ-ra phân tích tình trạng nghèo khổ của cộng đồng (E-xơ-ra 7-8) trái ngược với niềm hi vọng đã được các tiên tri nói đến. Ông nhận định là chính vì dân sự đã phạm tội coi thường giao ước, cưới gả với người ngoại bang mà nên nông nỗi này. Cuộc cải tổ của ông dẫn đến cao điểm là buổi lễ trọng thể tái lập giao ước mà điều kiện dẫn trước là vô hiệu hoá những cuộc hôn nhân với người ngoại bang (E-xơ-ra 10; Nê-hê-mi 8). Sau khi hoàn tất cuộc cải tổ trong địa hạt tín ngưỡng và công trình xây dựng các tường thành Giê-ru-sa-lem được hoàn tất (NeNe 6:15), đời sống của dân chúng được xây trên một vị thế mới. Dầu vậy ý thức về kiếp sống nô lệ dưới ách đế quốc vẫn tồn tại sâu đậm , song song là sự nhận biết rõ ràng rằng những lời hứa quan trọng về sự khôi phục đất nước (như có chép trong Giê-rê-mi 30-31; Ê-xê-chi-ên 34,36) vẫn chưa được ứng nghiệm (NeNe 9:32-37).
Sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng hồi hương hoàn toàn khác với nề nếp của tổ phụ họ trong thời kỳ tiền lưu đày. Mặc dù sự thờ phượng tại đền thờ đã được tái lập nhưng cấp lãnh đạo tài ba nhất của dân sự biết rằng tương lai của họ tuỳ thuộc vào một thái độ mới đầy nhiệt tâm, thành khẩn giữ lòng trung thành với giao ước hơn. Đối với vấn đề này những lời giáo huấn trong Kinh ‘Torah’ (các sách luật pháp) giữ một vai trò quan trọng hàng đầu. Đây là chủ đích trong công tác của E-xơ-ra (Exo Er 7:6). Phần chính yếu trong việc phục hồi giao ước là đọc và giảng giải luật pháp (NeNe 8:1-8). Thật ra, giảng giải đây là phiên dịch vì sau thời kỳ lưu đày ở Ba-by-lôn, phần đông dân chúng không còn hiểu tiếng Hi Bá Lai nhưng lại thông thạo thổ ngữ Aramaic ở Ba-by-lôn.
Đây là hạt giống sau này trở thành Do Thái giáo. Tập trung mối quan tâm vào những lời Kinh Thánh đã viết thành văn là việc tối hệ. Khó lòng xác định được số sách trong Cựu Ước của chúng ta đã được E-xơ-ra coi là Kinh Thánh vào thời đó vì không cách nào dựng lại tiến trình thành hình của ‘Kinh điển’ một cách đầy đủ được. Cho thật xác đáng thì từ ‘Torah’ trong Do Thái giáo là những sách mà ngày nay chúng ta gọi là Ngũ Kinh. Có lẽ E-xơ-ra đã đọc những sách này cho dân chúng. Tuy nhiên từ ‘Torah’ còn có ý nghĩa rộng hơn, tương đương với ‘Kinh Thánh’. Và khi nhà hội Do Thái giáo phát triển họ cũng đọc cả các sách tiên tri và các sách khác (như Thi Thiên, Châm Ngôn và Đa-ni-ên). Cuối cùng, Kinh Thánh Hi Bá Lai gồm có ba phần: Torah, Các Tiên Tri và Các Thánh Thư. Nhờ đó những sách đã thành hình trong thời gian qua nay có một vị thế mới, tức là trong giờ thờ phượng người ta đem ra đọc và giải nghĩa. Thí dụ điển hình về việc này là sách Thi Thiên. Các Thi Thiên riêng rẽ bắt nguồn từ thời tiền lưu đày, một số bài vào thời Đa-vít. Nhưng sách Thi Thiên chia thành năm ‘quyển’, thành hình vào thời hậu lưu đày. Trường hợp này cũng tiêu biểu cho một thông lệ mới tức là Thi Thiên được dùng để đọc trước công chúng hoặc suy ngẫm riêng tư trong vị thế là lời Kinh Thánh.
Việc đọc Kinh Thánh cũng dẫn đến việc viết bài giải nghĩa Kinh Thánh dưới nhiều hình thức. Thí dụ Targum là dịch các sách trong Kinh Thánh ra tiếng Aramaic thường thiên về diễn ý (hoặc Midrash). Từ thế kỷ thứ II T.C. các bản Tagums đã được viết thành văn và chủ yếu là tại Palestine, và cứ thế được viết lại cho đến kỷ nguyên Cơ Đốc. Ngọn nguồn của con sông truyền thống Do Thái giáo bắt đầu từ sách E-xơ-ra.
Kết thúc thời kỳ Cựu Ước
Sau E-xơ-ra và Nê-hê-mi người ta biết rất ít về dân Do Thái cho đến thế kỷ thứ II T.C.. Có lẽ Ma-la-chi sống trong giai đoạn này; lời tiên tri của ông vẽ ra một bức tranh tổng quát về sự suy thoái trong niềm tin và có lẽ về sự túng thiếu vật chất. Các sách lịch sử được viết trong khoảng từ năm 400 T.C. cho đến 200 T.C. lý giải lịch sử Y-sơ-ra-ên nhằm khích lệ cộng đồng Do Thái thời hậu lưu đày trung tín với Đức Chúa Trời để kinh nghiệm được phước hạnh của Ngài. Các sách sử ký đặt Đa-vít và Sa-lô-môn trong vị thế hàng đầu có lẽ nhằm bày tỏ niềm hi vọng về việc khôi phục lại chế độ quân chủ và nền độc lập. Đáng lưu ý là Kinh Thánh Hi Bá Lai kết thúc bằng các sách lịch sử, rõ ràng muốn diễn đạt niềm hi vọng của người Do Thái, về sự khôi phục quốc gia với một nền độc lập tự quyết. Đối với Cơ Đốc nhân, kinh điển kết thúc ở sách Ma-la-chi, mở đường cho Tân Ước, với hi vọng về một vị tiên tri mới. Mỗi truyền thống đều đặt căn bản trên sự trông đợi. Câu chuyện Cựu Ước là một câu chuyện hướng về một chương mới trong lịch sử của thế giới.
Thời kỳ Tân Ước
Buổi giao thời giữa Cựu Ước và Tân Ước
Khi sắp xếp các sách trong Tân Ước đi liền theo các sách Cựu Ước là chúng ta đã bỏ qua giai đoạn thường được gọi là thời chuyển tiếp giữa hai giao ước. Mặc dù giai đoạn này (theo định nghĩa) không cung cấp một tác phẩm nào vào kinh điển nhưng lại là một bối cảnh rất quan trọng để hiểu Tân Ước. Thời kỳ đó chứng kiến sự thống trị của ba đế quốc ở Cận Đông: đế quốc Ba Tư (539-331 T.C.), đế quốc Hi Lạp (331-63 T.C.) và đế quốc La Mã (lịch sử Tân Ước diễn ra trong thời này).
Sau khi từ chốn lưu đày hồi hương, người Do Thái đã sống trong một hoàn cảnh eo hẹp dưới sự cai trị của người Ba Tư. Người ta biết rất ít về vận mệnh của dân tộc này trong thế kỷ thứ IV T.C. nhưng có thể đó là thời kỳ đầy nhiễu loạn. Thế rồi đến phiên đế quốc Ba Tư phải nhường chỗ cho đế quốc Hi Lạp do Alexander đại đế toàn thắng lập vào năm 331 T.C. Có lẽ đâu đó trong thời trị vì của Alexander đại đế, hệ phái Sa-ma-ri bắt đầu bén rễ nhưng không rõ chính xác là trong hoàn cảnh nào. Đây là một nhóm những người thờ Đấng Gia-vê, tụ họp trong khu vực quanh thành phố cổ có tên trong Kinh Thánh là Si-chem, thuộc lãnh thổ nước Y-sơ-ra-ên ngày xưa. Không rõ lý do nào khiến họ tách ra khỏi cộng đồng ở Giê-ru-sa-lem, mặc dù chúng ta thấy rằng trong thời E-xơ-ra và Nê-hê-mi đã có những căng thẳng trong cộng đồng và giữa cộng đồng với người bên ngoài. (Nhân đây cũng nói thêm rằng một số kẻ thù của dân phu tù hồi hương là những người thờ Đấng Gia-vê (Yawist;) phần cuối trong danh từ riêng ‘Tô-bi-gia’ (NeNe 4:7) có dạng tương tự với Gia-vê. Phái này xây một đền thờ trên núi Ghê-ri-xim (nhìn xuống Si-chem), rõ ràng là muốn đối địch với đền thờ ở Giê-ru-sa-lem, và họ tuyên bố họ là dân Y-sơ-ra-ên chân chính. Thậm chí hệ phái này còn có một bản Kinh Thánh riêng, vỏn vẹn chỉ có Ngũ kinh. Các học giả Kinh Thánh Hi Bá Lai vẫn còn tra cứu bản Ngũ Kinh ‘Samaritan’ này. Họ xem đây là một ngoại chứng quan trọng về các văn bản Kinh Thánh cổ xưa nhất.
Đế quốc của Alexander bị phân chia ngay sau khi ông băng hà vào năm 323 và một số tướng lãnh của ông lên ngôi cai trị. Cuối cùng đế quốc tách ra làm ba vùng, dòng họ Ptolemy ở Ai Cập, Antogony ở Macedonia và Seleucid ở Châu Á kể cả Palestine. Tuy nhiên ba đế quốc này vẫn có chung một nền văn minh Hi Lạp. Trong thời kỳ này, ngôn ngữ, văn hoá và tư tưởng Hi Lạp ngự trị trên toàn cõi thế giới văn minh. Rồi khi La Mã nổi lên chinh phục đế quốc, văn hoá Hi Lạp đã không bị suy suyển mà được củng cố phong phú hơn, vì kết hợp với văn hoá La Mã gọi là thời kỳ văn minh Hi-La. Kể từ đây Do Thái giáo lẫn Cơ Đốc giáo thời kỳ đầu đều vừa vận dụng vừa đối phó với nền văn hoá này. Chẳng bao lâu, cộng đồng Do Thái ở thành phố Alexandria (Ai Cập) cảm thấy cần phải có Kinh Thánh bằng tiếng Hi Lạp mà họ sử dụng thông thạo nên vào đầu thế kỷ thứ III T.C. họ hoàn tất một bản dịch gọi là Septuagint (Bản LXX). Rồi vì cớ trong thời kỳ văn minh Hi-La, tiếng Hi Lạp trở thành ngôn ngữ của giới trí thức trong khắp đế quốc, nên ngay cả Tân Ước cũng được viết bằng ngôn ngữ này.
Trong thế kỷ thứ III T.C., Giê-ru-sa-lem và xứ Giu-đê ít nhiều ở dưới sự kiểm soát ôn hoà của dòng họ Ptolemy ở Ai Cập, dù nhìn chung dòng họ này và dòng họ Seleucid thường xuyên giành giật giải đất này. Vào đầu thế kỷ thứ II, dòng họ Seleucid nắm được quyền kiểm soát và Giê-ru-sa-lem phải thuận phục một ông chủ mới. Tuy nhiên dòng họ Seleucid lao vào một cuộc chiến tai hại chống La Mã, rồi vì thất trận nên họ phải nộp cống rất lớn. Để kiếm đủ số của cải đem nộp, một trong những phương cách là họ chiếm dụng khí cụ của các đền thờ nằm dưới quyền kiểm soát của họ. Do đó vào năm 168 T.C., vua Seleucid là Antiochus Epiphanes IV đã phạm một tội tày trời không tưởng, là ông tiến vào đền thờ ở Giê-ru-sa-lem và cướp hết của báu. Một năm sau đó vì tin rằng dân thành nổi loạn, nên ông đã triệt hạ các bức tường, tiến hành một cuộc tàn sát đẫm máu và biến đền thờ làm nơi thờ phượng thần Zeus của Hi Lạp (IMaccabees 1 so với IIMaccabees 6:1-2;). Những sự kiện này xúc phạm nặng nề tới những người Do Thái trung kiên, trở nên chủ đề của lời tiên tri trong Đa-ni-ên 11, trong đó câu ‘sự gớm ghiếc làm ra sự hoang vu’ (câu 31) ám chỉ vị thần giả này.
Sự áp bức của dòng họ Seleucid đối với tôn giáo của người Do Thái dẫn đến những phản ứng khác nhau trong dân Do Thái. Si-môn II, con trai của Onias II là thầy tế lễ thượng phẩm vào năm 200 T.C. nổi tiếng về lòng trung thành của ông đối với niềm tin truyền thống của người Do Thái (Ecclesiaticus 50:1-21;). Tuy nhiên những người Do Thái quan trọng hàng đầu khác hồ hởi hoà mình vào văn hoá tao nhã mới mẻ du nhập từ đế quốc Hi Lạp. Một số người đã tham gia phục vụ cho chế độ, thí dụ như thu thuế - một công tác tồn tại cho đến thời kỳ La Mã. Chẳng bao lâu ngay chính chức thầy tế lễ thượng phẩm cũng trở thành món hàng dành cho những người trả giá cao nhất. Vào năm 174 T.C., vua Seleucid là Antiochus III bổ nhiệm Jason, em của Onias III vào chức vụ này một cách bất hợp pháp để rồi Jason tổ chức những sinh hoạt theo văn hoá Hi Lạp ở Giê-ru-sa-lem, như điền kinh chẳng hạn. Sau đó, ông ta bị Menelaus hất cẳng. Mặc dù không thuộc về dòng dõi tế lễ nhưng Menelaus đã mua chuộc Antiochus IV. Jason trốn thoát nhưng Menelaus đã thành công trong việc xử tử hình Onias III. Rồi đến thời điểm Menelaus thông đồng với Antiochus IV trong việc cướp phá đền thờ lần thứ nhất.
Từ đầu thế kỷ thứ II, có những người Do Thái trung thành, phẫn nộ đối với cấp lãnh đạo chủ trương con đường Hi Lạp hoá. Họ được biết đến dưới cái tên Hasidim. Họ kháng cự lại một cách kiên nhẫn nhưng cứng rắn. Sau khi Antiochus IV dâng đền thờ cho thần Zeus (IMaccabees 2:29-38;) và cương quyết áp đặt tôn giáo lên người Do Thái thì nhiều người thấy rằng kháng cự kiểu đó chẳng đi đến đâu nên nhiều người Do Thái đã chống trả bằng vũ khí. Sau đó là cuộc nổi dậy của Maccabees (hay Hasmoneans), do thầy tế lễ Mattathiah và các con trai ông lãnh đạo (‘Maccabees’ là một biệt danh, nghĩa là ‘tay giáng búa’, cụ thể ứng dụng cho Giu-đa, con trai của Mattathiah; ‘Hasmoneans’ xuất phát từ họ Hasmon của gia đình này). Cuộc nổi dậy này nổ ra vào năm 167 T.C., ở làng Modin, gần Giê-ru-sa-lem, với vụ sát hại một người Do Thái đang dâng tế lễ cho tà thần và một quan chức của đế quốc đang giám sát buổi lễ (IMaccabees 2:15-28;). Nó nhanh chóng biến thành một chiến dịch quân sự thành công ly kỳ dưới sự lãnh đạo của Giu-đa, khiến cho dòng họ Seleucid phải chấp nhận những yêu sách của Giu-đa về việc tái lập sự thờ phượng của người Do Thái vào năm 164 T.C.. Sau đó Giu-đa đã tẩy dọn đền thờ, tống khứ những vật dụng liên hệ đến hình tượng ra khỏi đền thờ và làm lễ dâng hiến đền thờ một lần nữa. Lễ Hanukkah của người Do Thái vẫn còn kỷ niệm sự kiện này. Tuy nhiên kết cục không hoàn toàn tốt đẹp. Vua Seleucid vẫn khăng khăng đòi bổ nhiệm thầy tế lễ thượng phẩm, và người mà vua chọn thiên về văn hoá Hi Lạp đã thổi bùng lại mối bất hoà xưa cũ giữa những người Do Thái theo truyền thống và những người Do Thái theo Hi Lạp (cũng như giữa những người Hasmoneans chủ chiến và người Hasidim chủ hoà), đưa đến nội chiến. Kết quả là quân đội Seleucid lại tiến vào Palestine và Giu-đa tử trận năm 161 T.C. Quyền lãnh đạo qua tay em của ông là Giô-na-than. Ông này đứng ra điều khiển cuộc chiến du kích lúc thắng lúc bại.
Tuy nhiên đến năm 152, Giô-na-than đạt được một số thoả thuận với ứng viên của ngôi báu dòng Seleucid. Kết quả là ông nọ cử Giô-na-than vào chức thầy tế lễ thượng phẩm và Giô-na-than chấp thuận. Cả Giô-na-than lẫn em của ông đều giữ chức vụ này; từ năm 142, Si-môn đã hưởng đôi chút độc lập dưới sự bảo hộ của người La Mã. Người Do Thái tôn xưng ông là thầy tế lễ cả và ‘tổng đốc’. Đây là thời kỳ khai sáng triều đại Hasmoneans, vì Si-môn và những người kế vị ông cầm quyền cai trị hầu như một vị vua (mặc dù Si-môn không nhận tước vị này). Người kế vị Si-môn là John Hyrcanus I (134-104 T.C.) chiến thắng người Indumean đến tận phía nam, buộc họ trở thành người Do Thái, và cũng bành trướng đến vùng bên kia sông Giô-đanh, và lãnh thổ thuộc vương quốc phía Bắc ngày xưa, phá huỷ luôn đền thờ Sa-ma-ri ở núi Ghê-ra-xim. Người kế vị John là Aristobulus I (104-103), là người đầu tiên nhận tước vị vua. Sau Aristobulus là Alexander Jannaeus, là người tàn ác nhất trong triều đại Hasmoneans, ông tiếp tục chính sách bành trướng bằng vũ lực do John khởi xướng. Sự suy đồi của triều đại Hasmoneans quả là chua chát vì từ những lý tưởng tốt đẹp ban đầu, họ chỉ lo thâu tóm quyền lực vào giai đoạn cuối của triều đại. Nhiều người Do Thái thấy rằng con đường của họ hoàn toàn là một con đường sai lầm.
Thời kỳ La Mã
Triều đại Hasmoneans kéo dài cho đến thời kỳ La Mã, tức là sau cuộc chinh phục của Pompey vào năm 63 T.C.. Đế quốc La Mã xuất hiện trong lịch sử Kinh Thánh khi đang bành trướng về phía đông. Và khi đẩy mạnh ảnh hưởng về phía này, đế quốc La Mã có chương trình tổ chức thành ‘tỉnh lỵ’, nhưng thường thường lúc đầu họ cố gắng duy trì ít nhất là cơ cấu tổ chức sẵn có. Do đó năm 64 T.C. Popey thành lập tỉnh Sy-ri. Năm kế tiếp ông chiếm xứ Giu-đê rồi sát nhập xứ Giu-đê vào tỉnh Sy-ri luôn. Tuy nhiên, ở xứ Giu-đê, không những chỉ những vùng lân cận Giê-ru-sa-lem mà cả ở Ga-li-lê và Pê-rê, phía đông sông Giô-đanh, những nơi nào có cộng đồng người Do Thái còn giữ phong tục truyền thống thì quyền hạn của thầy tế lễ thượng phẩm còn được công nhận. (Thực sự trong triều đại Hasmoneans, thầy tế lễ thượng phẩm cầm quyền cai trị như một vị vua luôn.) Do đó dòng họ Hasmonean tiếp tục giữ chức vụ đó trong thời người La Mã cai trị, cho đến người cuối cùng trong dòng họ đó là Antigonus. Ông này đụng chạm đến các vị chúa tể nên bị xử tử vào năm 38 T.C.
Sự sụp đổ của dòng họ Hasmonean gây ra một khoảng trống, và một nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất của xứ Giu-đê đã trám chỗ đó. Dưới sự bảo hộ của người La Mã, Hê-rốt đại đế, con của một người Do Thái gốc Y-đu-mê đã ngoi đến một chức vụ cao trong đế quốc La Mã, được làm vua. Ông ta đã được giáo dục ở La Mã và lập gia đình với người trong gia đình Hasmonean (nhờ đó trong cái nhìn của người Do Thái, ông có quyền kế vị dù là mong manh). Ông đã tự khẳng định trong cơ chế quân quản ở Ga-li-lê và đã tích cực hợp tác trong vụ lật đổ Antigonus.
Hê-rốt đại đế cai trị cho đến năm thứ 4 T.C., tức là ba năm sau khi Chúa Giê-xu ra đời, có lẽ vậy. Thời trị vì của ông là bối cảnh cho cuộc đời của Chúa Giê-xu. Ông cũng để lại dấu ấn lâu bền trong cảnh quan với những công trình xây dựng kỳ vĩ, vì đó là một phần trong chính sách xây dựng nền văn hoá Hi Lạp. Trong số những công trình đáng chú ý nhất là cảng Sê-sa-rê và đền thờ. Đối với công trình thứ hai, ông đã mở thật rộng đỉnh bằng của ngọn đồi nơi đền thờ toạ lạc, tức nới rộng khuôn viên đền thờ khiến cho ngôi đền tầm thường từ thời Xô-rô-ba-bên trở thành một trung tâm đồ sộ và tráng lệ của thành Giê-ru-sa-lem. Hai công trình tiêu biểu cho cách Hê-rốt đối phó với hai vấn đề cùng một lúc. Một là đối với người La Mã (cảng Sê-sa-rê mang tên Sê-sa), hai là đối với người Do Thái: họ chẳng bao giờ hoàn toàn công nhận ông vì tổ tiên của ông là người Y-đu-mê. Chẳng bao giờ ông cảm thấy an toàn, nhưng luôn luôn lo sợ cho ngai vàng và mạng sống của mình. Tình trạng này lý giải cho tính cách dã man trong việc ‘giết những trẻ em vô tội’ trong Mat Mt 2:16-18.
Sau khi Hê-rốt băng hà, vương quốc của ông bị chia làm nhiều địa phận (xứ) do các con ông cai trị. Archelaus trở thành tổng đốc (không phải vua) của xứ Giu-đê cho đến năm thứ 6 S.C. thì bị truất phế. Từ đó xứ Giu-đê bị đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của thống đốc La Mã và thực sự trở thành một ‘tỉnh’. Sau khi Archelaus sụp đổ, kỳ vọng về một cơ chế quyền hành địa phương hầu như tan luôn. (Mặc dù được phục hồi trong một thời gian ngắn ngủi dưới thời trị vì của Hê-rốt Ạc-ríp-ba I (41-44 S.C.), là người có chức vị vua). Do đó, hơn lúc nào hết, kể từ đây xứ Giu-đê bị sát nhập vào đế quốc La Mã. Các tổng đốc La Mã là Bôn-xơ Phi-lát (26-36 S.C.), Antonius Phê-lít (Antonius Felix 52-60 S.C.) và Bốt-tiu Phê-tu (Festus Porcius 60-62 S.C.), chúng ta biết hai người sau qua sách Công Vụ Các Sứ Đồ (Công Vụ 24). Là cấp lãnh đạo, họ nổi tiếng về sự tham lam và độc ác. Josephus, một sử gia đương thời ghi chép Phi-lát là một mẫu cụ thể về bạo ngược chuyên quyền.
Trong thời La Mã quyền hành của giới lãnh đạo địa phương tại những địa phận khác ở trong vương quốc của Hê-rốt đại đế khi xưa kéo dài lâu năm hơn. Hê-rốt An-ti-ba cai trị xứ Ga-li-lê từ năm thứ 4 T.C. đến năm 39 S.C., và Hê-rốt Phi-líp cai trị xứ Y-tu-rê (Iturea) nằm ở phía đông và phía bắc biển Ga-li-lê từ năm thứ 4 T.C. đến năm 34 S.C. (xem LuLc 3:1). Trong thời gian đầu Chúa Giê-xu thi hành chức vụ chính trong địa phận của Hê-rốt An-ti-ba này. Ông cũng là người đã xử tử Giăng Báp-tít (Mac Mc 6:14-28), và là người mà Phi-lát đã giải Chúa Giê-xu đến cho ông ta xét xử (LuLc 23:6-12).
Sự hiện diện của người La Mã ở xứ Giu-đê ảnh hưởng sâu xa đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Hệ thống thuế má là một ví dụ rõ ràng. Các tỉnh thuộc La Mã phải đóng thuế cho Sê-sa. Tất cả tài sản, hàng hoá và dịch vụ đều bị tính thuế. Gánh nặng thuế má gán trên dân địa phương tổng cộng lên đến bao nhiêu thì không rõ nhưng khuynh hướng là cứ tăng dần. Quyền thu thuế được bán cho nhà thầu và dù có sự giám sát của tổng đốc, những chuyện nhũng lạm vẫn thường xảy ra. Cộng với số tiền phải đóng cho đền thờ theo truyền thống, dân Do Thái dưới chế độ La Mã phải chịu một gánh rất nặng nề.
Quân đội La Mã là một yếu tố khác thường xuyên hiện diện trong cuộc sống. Pháo đài Antonia ở Giê-ru-sa-lem, một pháo đài thời Maccabees do Hê-rốt trùng tu đổ bóng trên đền thờ. Do đó ở xứ Giu-đê, bóng dáng lính tráng là cảnh quen thuộc và được dùng để trấn áp những cuộc nổi loạn một cách dã man. Trong con mắt của thường dân, cuộc sống của họ bị thống trị bởi một liên minh gượng gạo quyền lực của La Mã và giới lãnh đạo thối nát của họ. Do đó không có gì ngạc nhiên khi Chúa Giê-xu bị xét xử và đóng đinh bởi cả hai thế lực này. Tuy nhiên, thỉnh thoảng lính tráng cũng hiện diện một cách tử tế và hoà nhã (LuLc 7:2-5).
Trong thời Chúa Giê-xu, người ta vẫn còn nhớ những cuộc chiến thắng trên những ông chủ đế quốc trước đây (đó là những thắng lợi của dòng họ Ma-ca-bê đối với dòng họ Seleucid người Hi Lạp). Đây là cơ sở cho người ta hi vọng - như đã từng hi vọng - rằng rồi đây quân La Mã cũng sẽ bị đánh đuổi ra khỏi đất hứa cổ đại này. Các sách Phúc Âm cho ta thấy thoáng qua về sự chống đối của người Do Thái chủ chiến, thí dụ như trường hợp dấy loạn của Ba-ra-ba (LuLc 23:18-25). Thật vậy, đảng Xê-lốt (Zealot) vùng lên từ khi vị tổng đốc đầu tiên được bổ nhiệm, là khi Giu-đa người Ga-li-lê lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống lại La Mã vào năm 6 S.C. Ba mươi năm sau, các con trai của ông cũng tổ chức cuộc nổi dậy. Trong thời của Chúa Giê-xu, sự bất mãn âm ỉ ít nhiều đã bị chèn chận. Độ mươi năm sau khi Chúa chết và sống lại, sự bất mãn sôi sục đưa đến cuộc nổi dậy vào những năm 66-73 S.C. cuộc nổi dậy này đưa đến cao điểm là thành Giê-ru-sa-lem bị vây hãm và thất thủ trong tình trạng kinh hoàng nhất vào năm 70 S.C. dù Masada còn chống cự được thêm ba năm.
Do Thái giáo trong thời Chúa Giê-xu
Chúng ta thấy rằng vào những năm đầu của triều đại Seleucid ở Palestine (khoảng năm 200 T.C.), Do Thái giáo đã bị chia rẽ trầm trọng giữa những người chạy theo văn hoá Hi Lạp và những người trung thành nghiêm ngặt giữ những luật lệ và truyền thống của Do Thái giáo. Thật vậy, với nền văn hoá của toàn thể ‘diapora’ (dân Do Thái bị tản lạc) đang phát triển ở nhiều nơi trên thế giới cổ đại ngoài xứ Palestine, Do Thái giáo trở nên đa dạng hoá. Nhà hội của dân tản lạc giữ một vai trò trong sự phát triển của Hội Thánh thời khai nguyên. Theo Josephus, trong thế kỷ thứ nhất ở Palestine có bốn phái khác nhau: phái Pha-ri-si, Xa-đu-sê, Ét-sen và Xê-lốt (Pharisi, Sadducees, Essenes, Zealots).
Có lẽ phái Xa-đu-sê và Pha-ri-si ra đời vào thời John Hyrcanus I cai trị (134-104 T.C.). Người Ha-si-đim cho rằng ông John Hyrcanus I không có đủ điều kiện làm thầy tế lễ thượng phẩm và đã nói thẳng điều này ra. Kể từ đó bắt đầu truyền thống chống đối của Ha-si-đim đối với sự cai trị của dòng họ Hasmonea (dù rằng thuở ban đầu Ha-si-đim và Maccabees tranh đấu cho cùng một chính nghĩa), và sự chống đối này đã trở thành nét đặc trưng của phong trào nổi tiếng là Pha-ri-si. (Từ ‘Pha-ri-si’ có nghĩa là ‘người biệt lập’, không rõ chính xác là biệt lập khỏi cái gì, cũng không rõ là nhóm người này có dùng từ này với nghĩa này cho chính mình không.) Đó là một phong trào của lớp dân dã, thu hút nhiều thường dân là những người ghét kiểu cậy quyền của dòng họ Hasmonea. Dưới thời trị vì của Alexander Jannaeus bạo ngược (103-76 T.C.) nhiều người đã thiệt mạng vì dám chống đối công khai lối kênh kiệu, tự cao tự đại của vị vua này. Mặc dù dưới thời trị vì của Salome Alexander (76-67 T.C.) họ cũng gây được ít nhiều ảnh hưởng nhưng nhìn chung họ không được lòng về mặt chính trị và đóng vai đảng đối lập. Người Pha-ri-si đặt nặng việc học tập kinh Torah và cẩn thận giữ tinh sạch theo nghi thức. Về thần học, họ nhấn mạnh sự tự do của ý chí, là điều có liên quan đến việc họ nhấn mạnh vấn đề tuân thủ luật pháp.
Mối quan tâm của họ đối với luật pháp bao gồm luật pháp truyền khẩu và kinh Torah, tức là toàn bộ những lời giải nghĩa luật pháp tích luỹ ít nhất là từ hậu bán thế kỷ thứ nhất T.C. (so sánh Mat Mt 15:2 Mac Mc 7:3,5), dù rằng đến thế kỷ thứ II S.C. mới được chép thành văn trong kinh Mishnah. Phái Pha-ri-si khác phái Xa-đu-sê trong việc gán cho bộ luật truyền khẩu này đầy đủ thẩm quyền hầu như tương đương với kinh Torah. (Thực ra có hai loại luật truyền khẩu: Halakah là luật đạo đức mà người Pha-ri-si cho là tất cả mọi người Do Thái phải tuân thủ, và Haggadah là lời giáo huấn và suy ngẫm, không có tích cách ràng buộc như loại Halakah).
Gần đây người ta thường chú trọng đến những lý tưởng cao cả, sự can đảm và sự mộ đạo chân thật là những điều tạo nên phong trào Pha-ri-si, khiến cho lời phê phán của Chúa Giê-xu đối với phong trào này càng kỳ lạ.
Phái Xa-đu-sê thành hình trong vụ có liên quan đến John Hyrcanus đã bàn ở trên. Trong vụ đó họ ủng hộ ông ta. Đây là đảng của những người quí tộc trong Công hội (Sanhedrin), hoặc là hội đồng hành pháp, phục vụ cho chính quyền Hasmonean, và vì phái Pha-ri-si không được tín nhiệm nên phái Xa-đu-sê chiếm ưu thế trong chính quyền. Hiển nhiên có các thầy tế lễ lẫn người ngoài hàng giáo phẩm. Trong số những đảng viên thuộc hàng giáo phẩm dường như có nhiều người là thầy tế lễ thượng phẩm trong thời Hê-rốt đại đế và trong thời Chúa Giê-xu. Họ khác với phái Pha-ri-si là không chấp nhận thẩm quyền của luật truyền khẩu và không tin có sự sống lại (Cong Cv 4:1-2 23:8).
Phái Ét-xin (Essenes) là một nhóm người có chủ trương khá tương tự với phái khổ hạnh sống ẩn dật ở Quim-ran (Qumran) vùng cực bắc của Biển Chết, mặc dù phái này cũng có những thành viên ‘liên kết’ sinh sống bình thường hơn trong khắp xứ Giu-đê. Đây là cộng đồng đã chép những cuộn sách ở Biển Chết nổi tiếng (the Dead Sea Scrolls). Nguồn gốc của phái này không ai biết rõ. Có người cho họ từ đảng Hasidim-Maccabean tách ra, vì quá thất vọng đối với những thoả hiệp của giới lãnh đạo Do Thái mới nên họ quyết định rút lui. Những người khác lại cho rằng họ bắt nguồn từ một nhóm người ở Ba-by-lôn trở về Palestine vào thế kỷ thứ II T.C., có lẽ đi qua Đa-mách (một trong những tác phẩm của họ là Tư Liệu Đa-mách (Damascus Document)), vì thấy cấp lãnh đạo tại Giê-ru-sa-lem thối nát nên họ phản đối bằng một cuộc sống khổ hạnh.
Vụ việc khiến họ bất mãn dường như là việc gia đình Hasmonean nhận chức vụ thầy tế lễ thượng phẩm. Họ xưng mình là hậu duệ thực sự của dòng tế lễ từ thời xa xưa. Nhưng chuyện này rất đáng ngờ. Các tác phẩm của phái này thường xuyên nhắc đến một thầy tế lễ gian ác, hẳn là thầy tế lễ thượng phẩm, đối nghịch với vị giáo sư công nghĩa của họ. Vị giáo sư đó là người lãnh đạo, có lẽ là người sáng lập phái này.
Dầu sao đi nữa, người ta biết là họ ở Qumran ít nhất từ cuối thế kỷ thứ 2 T.C., hoặc có thể sớm hơn. Vì cớ có sự suy đồi của Giê-ru-sa-lem, họ tin rằng ngày phán xét sắp đến rồi, và trong ngày đó chính họ mới là dân công bình còn sót lại.
Những cuộn sách ở Biển Chết (The Dead Sea Scolls), có chép hầu hết các sách Cựu Ước cũng như những tác phẩm chính của cộng đồng này. Tác phẩm của họ gồm những bài giải nghĩa các sách trong Kinh Thánh, những nội qui về sinh hoạt của cộng đồng và những tác phẩm về thời kỳ cuối cùng.
Nhóm quan trọng cuối cùng là đảng Xê-lốt (Zealots). Nguồn cảm hứng của họ bắt từ sự thành công trong buổi đầu của gia đình Mac-ca-bê mà họ còn nhớ. Họ đại diện cho giới bình dân, ghét sự cai trị của ngoại quốc và ngoại giáo trên dân Do Thái. Như chúng ta đã thấy, sự chống đối của họ dẫn đến cao điểm là cuộc nổi dậy của người Do Thái vào năm 66-73 S.C., mặc dù cuộc nổi dậy đó xuất phát căn bản từ Do Thái giáo nhiều hơn.
Thần học và sự giải kinh
Chắc chắn tất cả các phái trong Do Thái giáo đều cho rằng dù sao họ vẫn đi đúng theo những truyền thống cổ xưa. Do đó những nét dị biệt giữa các nhóm trong một mức độ nào đó là do sự khác biệt trong việc giải nghĩa đúng những truyền thống này. Một số lượng lớn các tác phẩm được viết vào hai thế kỷ cuối trước Chúa và thế kỷ thứ nhất sau Chúa là bằng chứng cho thấy có một sự tranh cãi dữ dội về tính cách thật của đức tin. Trong những thế kỷ này, Do Thái giáo đã tự xác định. Các tác phẩm này là một bằng chứng cho thấy có rất nhiều quan điểm tư tưởng khác nhau đến nỗi không thể sắp thành một hệ thống mạch lạc được. Một thí dụ điển hình là sự bất đồng quan điểm trong vấn đề sống lại (Cong Cv 23:8) giữa hai phái Xa-đu-sê và Pha-ri-si.
Văn chương này thành hình dưới nhiều hình thức. Chúng ta đã bàn đến ‘luật truyền khẩu’ đang trong tiến trình trở thành văn tự rồi trở thành kinh Mishnah (vào thế kỷ thứ 2 S.C.) và cuối cùng trở thành kinh Talmud đồ sộ hơn (vào thế kỷ thứ 5 S.C.). Tiến trình này chủ yếu liên hệ đến người Pha-ri-si và cụ thể là với hai thầy thông giáo tên Shammai và Hillel sống vào thế kỷ thứ nhất T.C.. Những cuộc tranh luận giữa Hillel và Shammai được chép lại trong kinh Mishnah cho thấy giới rabi trong Do Thái giáo thiên về lối giải nghĩa luật pháp cách nghiêm ngặt của Hillel hơn. Tính cách của Do Thái giáo theo chủ trương của giới ra-bi đã trở thành phái chính thống là bằng cớ về thắng lợi của chủ nghĩa Pha-ri-si trong thế kỷ đầu tiên sau Chúa.
Có nhiều hình thức giải kinh khác. Cộng đồng ở Qumran đã viết sách bình giải về các bản văn Kinh Thánh. Quyển Pesher (giải nghĩa) về Ha-ba-cúc 1-2 là một thí dụ. Theo quyển giải nghĩa này những biến cố báo trước được xem là ứng nghiệm trong cộng đồng này. Quyển Pesharm Qumran được xem là dạng mở đầu của một thể loại văn chương gọi là Targum mà chúng ta đã thảo luận ở trên (trong liên hệ với E-xơ-ra).
Bên cạnh những sách bình giải Kinh Thánh còn có nhiều sáng tác khác như những sách mà chúng ta gọi là Thứ Kinh (hoặc Ngoại Kinh - Apocrypha). Trong số các sách này có sách Ecclesiaticus (hoặc là Sự Khôn Ngoan của Joshua Ben Sira), theo lối tư duy của Châm Ngôn trong Cựu Ước, được định là viết từ năm 180 T.C.. Người ta cho rằng những ý tưởng của sách này về sau trở thành một phần tư duy của giáo phái Xa-đu-sê (không có sự sống lại và quan tâm đến đền thờ) hoặc của phái Pha-ri-si (tôn trọng luật pháp và con người cần khắc phục tội lỗi). Một sách ‘Khôn Ngoan’ khác là sách Khôn Ngoan của Sa-lô-môn, tương phản với sách Ecclesiaticus, tìm cách tổng hợp Do Thái giáo chính thống với triết học Hi Lạp đang thịnh hành ở Alexandria. Hai sách Maccabees (nguồn tư liệu chính về thời kỳ Maccabee) không những là các sách lịch sử mà còn phản ánh tư duy thần học. Sách I Maccabee được xem là gần gũi với người Xa-đu-sê vì không tích cực đối với vấn đề sống lại; ngược lại sách II Maccabee lại tán dương sự tuận đạo vì trung thành với luật pháp và bày tỏ một niềm tin về sự sống lại của người công bình (II Maccabee 7:9;), do đó gần gũi với niềm tin của phái Pha-ri-si hơn.
Những sách thứ kinh khác là các tác phẩm giáo dục tín ngưỡng viết theo nhiều hình thức. Có lẽ đáng chú ý nhất là II Esdra. Đây là một trong số những sách (kể cả một sách trong kinh điển) mang tên của E-xơ-ra. Sách II Esdra trong hình thức hiện tại là một sách Cơ Đốc mặc dù trong sách có một phần (từ đoạn 3-14) là sự khải thị về người Do Thái, trong một số bản cổ đó là sách IV Esdra. Tác phẩm này bày tỏ sự ngỡ ngàng bàng hoàng của những người Do Thái trung tín sau khi Giê-ru-sa-lem thất thủ vào năm 70 S.C. Sách đặt vấn đề rằng làm thế nào Đức Chúa Trời công bình lại có thể để cho dân Ngài chịu khổ như vậy. Như vậy sách này đã nhắc lại một chủ đề quan trọng lâu nay trong tôn giáo lồng trong những hình thức kỳ lạ gọi là khải thị.
Cùng với các sách thứ kinh này (Apocrypha) còn có một số lớn các tác phẩm gọi là nguỵ kinh (Pseudepigrapha), là một bộ sưu tập các tác phẩm đã giả mạo gán cho những nhân vật vĩ đại trong lịch sử người Do Thái và trong Kinh Thánh là tác giả. Nhiều sách trong số này thuộc thể loại khải thị. Ý nghĩa chính của từ này là ‘mặc khải’ hoặc ‘bày tỏ’. Trong Kinh Thánh có hai sách được xếp vào loại này là Đa-ni-ên và Khải Thị nhưng còn có nhiều sách khác nữa. Nét đặc trưng của các tác phẩm khải thị là những khải thị đặc biệt, thường là bởi thiên sứ hiện ra hoặc qua chiêm bao và khải tượng cho một cá nhân. Nói chung các khải tượng thường dùng những tượng hình và biểu tượng kỳ dị và xưng rằng kế hoạch của Đức Chúa Trời cho tương lai được bày tỏ.
Các sách khải thị này liên quan đến những thời kỳ đau khổ cùng cực. Sách Đa-ni-ên, dĩ nhiên được viết trong thời lưu đày ở Ba-by-lôn. Các tác phẩm khác ra đời từ thời có sự áp bức của dòng họ Seleucid. Do đó thể loại khải thị (như trong I Enoch) thiên về cổ điển đều có lưu tâm đặc biệt đến vấn đề sống lại và những vấn đề về ngày sau rốt (lai thế). Xét về nguồn gốc có lẽ thể loại này ra đời nhằm ứng phó với tình trạng khốn khổ trong thời Seleucid. Tuy nhiên các tác phẩm này gói ghém nhiều quan điểm khác nhau. Đến thời sách II Esdra, dường như thể loại khải thị có thể đáp ứng loại tư duy không thiên nặng về lai thế; mối quan tâm của sách này gần gũi với sách khôn ngoan của thời trước hơn (xem thêm phần viết về thứ kinh và khải thị).
Đấng Mết-si-a
Theo Tân Ước, trong thời Chúa Giê-xu, rõ ràng người Do Thái trông đợi Đấng Mết-si-a đến để giải phóng họ. Tuy nhiên, dựa vào những tác phẩm ra đời trong thời kỳ đó thì lại không thể nào xây dựng lại một hệ thống giáo lý rành mạch về Đấng Mết-si-a. Không phải tất cả những tác phẩm nói về sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời trong tương lai đều viết về Đấng Mết-si-a cách rõ ràng. Chỗ nào đề cập đến những hi vọng về Đấng Mết-si-a thì đều liên quan đến mấy hình bóng mà Kinh Thánh Cựu Ước dạy, thí dụ như niềm hi vọng về một vua mới thuộc dòng họ Đa-vít (Exe Ed 34:23), người Đầy Tớ chịu khổ (Ê-sai 53) và Con Người trong Đa-ni-ên. Những niềm hi vọng đó được bày tỏ bằng nhiều cách khác nhau trong những tác phẩm vào thời kỳ giữa hai giao ước.
Phái Essenes mong đợi một Đấng Mết-si-a lãnh đạo cuộc chiến chung cuộc chống lại điều ác. Tuy nhiên, dường như thật ra họ trông đợi hai Đấng Mết-si-a, một Đấng Mết-si-a làm vua và một Đấng Mết-si-a làm thầy tế lễ. Sách Thi Thiên của Sa-lô-môn (Psalms of Salomon) thuộc thế kỷ thứ I T.C. và thế kỷ thứ II S.C. trông chờ một vua chiến sĩ thuộc dòng họ Đa-vít, là người sẽ qui tụ dân Y-sơ-ra-ên đang tan lạc về trong đất nước của họ, cai trị họ cách trong sạch, công bình, và chinh phục tất cả các quốc gia khác (Thi Tv 17:21-46 đoạn 18). Nhân vật này không có vẻ là Chúa. Mặt khác, Con Người, một nhân vật từ trời trong Đa-ni-ên 7, lại xuất hiện trong I Enoch 45-47. Đây là một siêu nhân, một nhân vật hiện hữu từ trước, là Đấng cai trị muôn dân và cuối cùng sẽ phán xét họ. Do đó những người Do Thái quen biết Chúa Giê-xu có sẵn một loạt các ý niệm lẫn lộn về Đấng Mết-si-a để từ đó xây dựng một quan niệm riêng về Đấng Mết-si-a. Theo các sách Phúc Âm thì dường như một vị vua chiến sĩ là quan niệm rất thịnh hành (Mat Mt 22:42 GiGa 6:15). Xem ra Chúa Giê-xu rất thận trọng khi ứng dụng ý niệm về Đấng Mết-si-a cho chính Ngài (Mat Mt 9:30), tuy nhiên Ngài trưng dẫn rộng rãi những lời hứa trong Cựu Ước về Ngài.
Chúa Giê-xu
Chúng ta phải hiểu cuộc đời Chúa Giê-xu trong bối cảnh của thế giới Do Thái với những nét đặc trưng đã mô tả ở trên phần đầu. Chức vụ của Ngài ở xứ Ga-li-lê nằm trong một vùng chủ trương theo truyền thống Do Thái nhiều hơn là thiên về Hi Lạp. Tại đây Ngài đã kêu gọi các môn đồ. Đương nhiên họ tiếp thu các trào lưu tư tưởng đương thời. Một người thuộc đảng Xê-lốt (LuLc 6:15). Chắc chắn những người khác bị chi phối bởi ý tưởng về một Đấng Mết-si-a là một vị vua chiến sĩ và vương quốc mà Ngài sẽ thiết lập (Mac Mc 10:35-45 Cong Cv 1:6). Dĩ nhiên Ma-thi-ơ là một người thâu thuế, ăn lương của người La Mã. Ta có thể hình dung bầu không khí căng thẳng gay go giữa vòng mười hai môn đồ trong buổi đầu đi chung một đường.
Sự giảng dạy của Chúa Giê-xu nhằm mổ xẻ những vấn đề có tính cách quyết định của thời đại: sự giải nghĩa luật pháp, cách thờ phượng bằng sinh tế, việc tuân thủ ngày Sa-bát, mối quan hệ với người La Mã và sự giải phóng dân ‘Y-sơ-ra-ên’ - đó là những vấn đề, như chúng ta thấy, gây chia rẽ giữa vòng người Do Thái. Rõ ràng Ngài cũng thông cảm với những người đang tìm kiếm một Đấng Mết-si-a. Tuy nhiên Ngài kiên quyết từ khước tất cả những cương vị mà người ta muốn tôn tặng Ngài - như các môn đồ của Ngài biết quá rõ - có lẽ đây là lý do khiến Giu-đa không còn kiên nhẫn nổi. Ngài xưng mình có thẩm quyền tối cao đối với việc tuân thủ ngày Sa-bát (Mat Mt 12:8). Còn đối với việc tuân thủ những nghi lễ nói chung, là những việc người Pha-ri-si rất quan tâm, Ngài đòi hỏi trước hết là ‘sự thương xót’ (Mat Mt 9:13 12:12); Ngài nhận là đã làm trọn luật pháp (Mat Mt 5:17), nhưng Ngài cũng lên án những người tuân thủ những chi tiết nhỏ của luật một cách nghiêm ngặt mà lại không quan tâm đến ý nghĩa của luật lệ (Mat Mt 23:23). Về vương quốc của Ngài thì Ngài không rao báo một lời hứa dân tộc sẽ chiến thắng nhưng Ngài rao ra một sứ điệp nghiêm khắc cảnh cáo tuyển dân từ thời xa xưa (Mat Mt 13:1-51 Mac Mc 12:1-12). Ngay cả đền thờ cũng không phải là nơi bất khả xâm phạm. Thái độ của Ngài đối với đền thờ và đối với giới lãnh đạo tại đó có vẻ khó hiểu vì rõ ràng Ngài công nhận thẩm quyền của họ trong cuộc sống hàng ngày (Mat Mt 8:4), tuy nhiên Ngài cũng nói ‘ở đây có một Đấng (hoặc một điều) lớn hơn đền thờ’ (Mat Mt 12:6). Trong những chỗ khác Ngài tự nhận chính Ngài là ‘đền thờ’ thật (GiGa 2:19-26 so với Mac Mc 14:58).
Với lời giảng dạy như vậy, Chúa Giê-xu đặt trước người dân trong thời đại của Ngài một sự lựa chọn gay go. Sứ điệp của Ngài không gì khác hơn là phải xét lại mọi mặt sinh hoạt của dân tộc và rà lại giao ước ngày xưa giữa Đức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên. Kể từ nay dân của Đức Chúa Trời không nằm trong biên cương của quốc gia nữa (Mat Mt 8:10-12). Các sứ đồ, đặc biệt là Phao-lô, cũng giảng dạy điều này (RoRm 3:21-22 nói về luật pháp; La Mã 9-11 nói về dân Y-sơ-ra-ên; GaGl 3:27-29 nói về dân Do Thái và dân ngoại; ICo1Cr 3:16 đền thờ được triển khai thành Hội Thánh, cũng xem HeDt 10:11-18 cho thấy Chúa Giê-xu vừa là thầy tế lễ thượng phẩm vừa là sinh tế).
Hội Thánh và Do Thái giáo
Sự thoát ly của Hội Thánh ra khỏi nhà hội Do Thái là một tiến trình chậm chạp và gay go. Lúc đầu thái độ của giới lãnh đạo Do Thái không như nhau. Đầu tiên phái Xa-đu-sê phát động cuộc phản đối chống lại Hội Thánh. Họ đặc biệt cay cú về những lời giảng dạy về vấn đề sống lại và dĩ nhiên là về vấn đề Đấng Mết-si-a gói ghém chung trong đó (Cong Cv 4:1-3 5:17-18). Lần đó một người Pha-ri-si tên là Ga-ma-li-ên vô tình đã đứng ra binh vực các sứ đồ (Cong Cv 5:33-39), có lẽ nhờ trong thời gian đầu các sứ đồ chưa công khai thách thức vai trò của đền thờ, những luật lệ và nghi lễ. Nhưng khi Ê-tiên động chạm vào chính chuyện đó, giới lãnh đạo Do Thái liền nhất trí xử tử ông (Cong Cv 7:42-60). Do đó, hẳn là từ thuở ban đầu giới lãnh đạo Do Thái đã xem các Cơ Đốc nhân là một đám người ly khai. Một cuộc bách hại khác của Hê-rốt Ạc-ríp-ba I (vua xứ Giu-đê, 41-44 S.C.) bêu danh người Cơ Đốc ra trong sự hài lòng thoả dạ của người ‘Do Thái’ (Cong Cv 12:1-2). Mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn khi các Cơ Đốc nhân không tham gia cuộc nổi dậy của người Do Thái vào những năm 66-73 S.C. Cơ Đốc nhân đã trở thành miếng mồi cho các hành động trả đũa, và Hội Thánh Giê-ru-sa-lem phải chạy đến Pella ở phía đông sông Giô-đanh. Tuy nhiên có lẽ mãi cho đến cuộc nổi dậy của Bar-Kochba năm 132-135 S.C. sự đoạn tuyệt giữa Hội Thánh và Do Thái giáo mới xảy ra.
Biến cố năm 70 S.C. đã gây những ảnh hưởng khác nhau rõ rệt trên cả hai cộng đồng. Sự tàn phá Giê-ru-sa-lem đương nhiên gây nên một sự cảnh tỉnh lớn lao trong tâm hồn người Do Thái và nhắc họ nhớ lại những trận tàn phá ngày xưa dưới tay bọn thống trị ngoại quốc. (Sách II Esdra ghi lại một số những vấn đề này). Trong khi đó, mặc dù cũng chịu đau khổ trong thời kỳ này, Hội Thánh lại xem biến cố đó là sự ứng nghiệm Lời Chúa (Mat Mt 24:1-2). Thư tín gởi cho người Hê-bơ-rơ, mặc dù người ta vẫn còn bàn cãi về niên đại và quyền tác giả, cũng cho thấy Hội Thánh đầu tiên đã đi đến chỗ nhìn nhận rằng những nghi thức của đền thờ (hoặc đền tạm) không còn thích hợp với những ai ở trong Đấng Christ nữa.
Vì những điều này, đối với Cơ Đốc nhân, không công nhận quyền hành của luật pháp và từ bỏ cương vị một người Do Thái là những quyết định gay go trong thập niên này. Rõ ràng Hội Thánh ở Giê-ru-sa-lem có những người miễn cưỡng từ bỏ những tập tục thâm căn cố đế của người Do Thái mà sự hiện diện của người Pha-ri-si giữa vòng họ trong hội nghị tại Giê-ru-sa-lem đã chứng tỏ (Cong Cv 15:5). Lần đó họ thất thế dưới sự kêu gọi đầy sức thuyết phục của Phi-e-rơ, nhưng ảnh hưởng của họ vẫn còn đáng kể. Khi Phao-lô trở về sau chuyến hành trình truyền giáo lần thứ ba, thì hình như Gia-cơ, em của Chúa Giê-xu đang lãnh đạo Hội Thánh ở Giê-ru-sa-lem. Ông bày tỏ mối lo ngại của một số những thuộc viên trong Hội Thánh Giê-ru-sa-lem về chuyện Phao-lô nỗ lực thuyết phục những người mới tin Chúa qua sự dẫn dắt của ông thôi không tuân thủ những nghi thức của luật pháp (Cong Cv 21:20-26). Đối với tín đồ thời đó, sự cám dỗ trở lại với những phong tục Do Thái rõ ràng là rất mạnh. Phao-lô cho chúng ta biết rằng ở An-ti-ốt, ngay cả Phi-e-rơ cũng bị lôi cuốn theo (GaGl 2:11-12). Do đó ở Palestine đây là nan đề lớn nhất mà Hội Thánh đầu tiên phải đối phó. Những ai không gắn bó với truyền thống Do Thái có thể bị cấp lãnh đạo Do Thái làm áp lực khai trừ khỏi cộng đồng. Có thể sự thể này đưa đẩy đến sự truyền giáo thật sự cho dân ngoại.
Sự truyền giáo cho dân ngoại
Tuy nhiên, sự thôi thúc chính yếu đối với công cuộc truyền giáo cho dân ngoại đến từ các chuyến hành trình truyền giáo của sứ đồ Phao-lô. Những chuyến hành trình truyền giáo của ông đến Tiểu Á và Hi Lạp dẫn đến kết quả là chẳng bao lâu sau Hội Thánh Cơ Đốc đã phát triển ở nhiều nơi trong vùng Địa Trung Hải. Trong vòng truyền giáo thứ nhất ông đến Chíp-rơ và một số nơi trong vùng Tiểu Á. Vòng hành trình truyền giáo thứ hai đưa ông đến Ma-xê-đoan, và vòng hành trình truyền giáo lần thứ ba là những chuyến đi đến nhiều nơi trong vùng Tiểu Á (xem bản đồ trong phần bình giải về sách Công Vụ). Ba cuộc hành trình được hoàn tất trước năm 58 S.C. Khi Phao-lô viết thư cho Hội Thánh La Mã vào khoảng năm 57 S.C. thì Hội Thánh tại đó đã thành hình và phát triển mạnh trước khi ông đến La Mã.
Chiến lược của Phao-lô là đến các nhà hội Do Thái trước tiên. Dầu vậy chắc chắn cuộc hành trình truyền giáo chủ yếu là nhắm vào ‘dân ngoại’, và Hội Thánh non trẻ gồm có người Do Thái lẫn người ngoại bang. Tuy nhiên ở đây cũng vậy, vai trò của luật pháp chẳng bao lâu cũng trở thành nan đề. Rất có thể vấn đề này xảy ra một phần là do Phao-lô áp dụng chiến lược đi đến nhà hội Do Thái trước tiên. Nhưng trong Hội Thánh cũng có những người sốt sắng đẩy mạnh sự hiểu biết Phúc Âm trong tinh thần Do Thái giáo. Trong thư gửi cho người Ga-la-ti, Phao-lô kịch liệt chống đối những người này (GaGl 3:1-5 5:2-12). Đúng là Phao-lô có làm lễ cắt bì cho Ti-mô-thê, coi như là một việc trong kế hoạch truyền giáo cho người Do Thái (Cong Cv 16:3) - bởi vì ông biết rằng sự cắt bì tự nó chẳng có giá trị gì về mặt cứu rỗi (ICo1Cr 7:14). Cho nên cốt lõi của Phúc Âm mà ông rao giảng là sự cứu rỗi bởi ân điển qua Đấng Christ chứ không bởi luật pháp. Trong cộng đồng người Do Thái tản lạc, cũng như ở Palestine, họ nhận ra rằng giáo lý này đe doạ nghiêm trọng tín ngưỡng của họ và do đó nơi nào có người Do Thái không chịu tiếp nhận Chúa thì thường thường họ kịch liệt chống đối (Cong Cv 14:14).
La Mã cũng sớm hiểu rằng có một điều gì đó khác biệt ở đây. Trong một cuộc bách hại hoàng đế Nero đã biết phân biệt Cơ Đốc nhân với dân Do Thái và gán cho Cơ Đốc nhân tội gây ra trận hoả hoạn tại thành La Mã vào năm 64 S.C.. đây là một biến chuyển nghiêm trọng đối với Hội Thánh vì như vậy là họ không còn hưởng được sự bảo vệ dành cho Do Thái giáo trong tư cách một religio licita (tôn giáo được phép hoạt động) trong đế quốc La Mã. Sự bách hại khác xảy ra trong thời trị vì của Domitian (81-96 S.C.), lần này dân Do Thái cũng bị bách hại chung. Những hành vi tàn bạo của các vị hoàng đế La Mã kém sáng suốt được phản ánh trong sách Khải Thị, trong đó đế quốc này được gán cho cái tên Ba-by-lôn, là đế quốc áp bức ngày xưa.
Sự thù địch của La Mã đối với Hội Thánh đầu tiên đã làm sáng tỏ những vấn đề khác mà Hội Thánh đang đối diện. Trong nhiều vùng tại xứ Palestine, và hơn nữa là trên khắp thế giới, Hội Thánh đã đối diện với ngoại giáo thâm căn cố đế. Thật vậy, ngay chính La Mã cũng có một quốc giáo đó là sự thờ phượng hoàng đế. Khi nhà nước ép buộc dân phải thờ hoàng đế, dù từng hồi từng lúc thôi, cũng đủ sinh hoạ bách hại. Tuy nhiên, ngoại giáo cũng ăn sâu vào sinh hoạt văn hoá của thường dân. Vì vậy, ở Lít-trơ, dân chúng tưởng Phao-lô và Ba-na-ba là thần Zeus và Hermes (Cong Cv 14:11-12). Ở Athens, Phao-lô cũng đối diện với ngoại giáo mặc dù dưới hình thức thanh nhã, lịch lãm hơn (Công Vụ 17). Muốn thuyết phục người dân trong bối cảnh đó tin Phúc Âm thì không thể áp dụng hình thức tranh luận như đã làm đối với những người Do Thái đồng hương nữa. Sách Công Vụ Các Sứ Đồ có ghi lại chuyện các sứ đồ khởi sự áp dụng phương thức mới vào việc này cách lạ lùng.
Các sách trong Kinh Thánh Tân Ước thành hình trong một thế giới đầy những căng thẳng chồng chéo này. Hội Thánh Cơ Đốc đã được Thánh Linh ban cho quyền năng vào ngày Lễ Ngũ Tuần để rao truyền tin tức về sự phục sinh của Chúa Giê-xu. Hội Thánh đã thực hiện công tác này qua các sách Phúc Âm, các thư tín và sách Khải Thị của Giăng, vừa để đối phó với những điều các tôn giáo khác tự xưng tự nhận, vừa để chinh phục người ta tin Chúa. Mỗi sách trong Tân Ước đều có bối cảnh cùng mục đích riêng và đều đối phó với những vấn đề cụ thể. Theo cách đó các sách trong Tân Ước rất đa dạng và lý thú. Nhưng Tân Ước chủ yếu trình bày Phúc Âm của Chúa Cứu Thế nên chúng ta có lý do để kết luận rằng lịch sử trong Kinh Thánh đến đây là hết, mặc dù chuyện lịch sử của Hội Thánh trong những thế kỷ kế tiếp chỉ mới bắt đầu.
Gordon McConville
Tài liệu tham khảo
J.J Bimson, ‘The world of the Old Testament’ (Scripture Union, 1988)
____________ (e.d) ‘New Bible Atlas’ (IVP, 1985)
F.F Bruce, ‘Israel and the Nations’ (Paternoster/ Eerdmans, 1975)
____________, ‘New Teaterment History’ (Marshall Pickering/ Doubbeday, 1982)
P.R.S. Moorey, ‘The Bible and Recent Archaeology’ (British Museum, 1987)
W.S. Lasor, D.A. Hubbard; F.W. Bush ‘Old Tastament Survey’ (Eerdmans, 1982)
W.J. Dumbrell, ‘The Faith of Israel’ (Baker Book House/ Apollos, 1989).

NGŨ KINH
Trong Cựu Ước, không những Sáng Thế Ký, Xuất Ê-díp-tô Ký, Lê-vi Ký, Dân Số Ký và Phục Truyền Luật Lệ Ký được xếp trước tiên mà còn là những sách quan trọng hàng đầu. Các sách này ghi chép nguồn gốc của dân tộc Y-sơ-ra-ên và sự khải thị của Đức Chúa Trời là Đấng gây dựng nên dân tộc này từ thuở đầu, và qua luật pháp ấn định toàn bộ nếp sống của họ. Năm sách này tạo nên phần đầu của Kinh Thánh Hi Bá Lai, và Tân Ước (thí dụ LuLc 24:44) gom những sách này vào một tên đơn giản là ‘Sách Luật Pháp’, một tên gọi mà ngày nay người Do Thái vẫn còn dùng. Ngũ Kinh (Pentateuch) theo Hi Lạp, có nghĩa là ‘năm cuốn sách’ (five scrolls).
Bài viết này nhằm mục đích giải thích cấu trúc của Ngũ Kinh cùng chủ đề trọng tâm, trình bày khái quát sự đóng góp của riêng từng sách đối với chủ đề và cuối cùng là khảo cứu nguồn gốc của Ngũ Kinh về mặt lịch sử, khảo cứu nguồn tư liệu, bối cảnh và quyền tác giả.
David Clines đã tóm tắt một cách thích đáng chủ đề của Ngũ Kinh là ‘Lời hứa hoặc phước lành dành cho các tổ phụ được thành tựu một phần’ - tức là có phần chưa thành tựu (The theme of the Pentateuch (JSOT Press, 1978) trang 29). Những lời hứa cho các tổ phụ về đất đai, dòng dõi, mối quan hệ giao ước và phước lành cho các dân tộc được tuyên bố lần đầu tiên trong SaSt 12:1-3, khi Chúa kêu gọi Áp-ra-ham rời gia đình đến một xứ Ngài chỉ cho. Trong Sáng Thế Ký Đức Chúa Trời đã khai triển và bổ túc những lời hứa này qua những lần truyền phán về sau. Thí dụ lần đầu tiên Đức Chúa Trời mới bày tỏ rõ rằng xứ Ca-na-an là đất hứa và sẽ là cơ nghiệp cho dòng dõi của Áp-ra-ham đến đời đời (SaSt 13:14-17 17:8). Lời hứa về dòng dõi cũng dần dần trở nên cụ thể hơn, khi rõ ràng người thứ nhất thuộc dòng dõi này không phải là Lót (đoạn 13), không phải là Ê-li-ê-se (đoạn 15), cũng không phải là Ích-ma-ên (đoạn 17) nhưng là Y-sác, cậu con trai độc nhất do Sa-ra, vợ của Áp-ra-ham sanh ra khi bà đã già nua.
Không phải chỉ có những lời hứa mới liên quan đến chủ đề của Ngũ Kinh mà mỗi giai đoạn trong lịch sử hoặc mỗi đạo luật trong luật pháp đều góp phần xây dựng chủ đề này. Thí dụ mạng lịnh khẩn trương về sự thánh khiết liên quan đến hai khía cạnh của lời hứa, đó là việc ban cho xứ và mối tương quan trong giao ước. Đức Chúa Trời đòi hỏi dân Y-sơ-ra-ên phải nên thánh như Ngài, vì sự thánh khiết là bản tánh chủ yếu của Ngài. Dân Y-sơ-ra-ên là bên tham gia lập giao ước với Ngài nên họ phải bắt chước Ngài (LeLv 11:45). Hơn nữa sự hiện diện thường trực của Đức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên trong đất hứa tuỳ thuộc vào cách ăn ở công bình của dân Y-sơ-ra-ên. Tội ác ghê tởm làm ô uế xứ khiến Chúa không thể ngự ở đó nữa, và làm cho xứ mửa dân cư ra (LeLv 18:25-28).
Mặc dù Sáng Thế Ký 1 cho thấy Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa toàn năng, Ngài tạo dựng và kiểm soát toàn cõi vũ trụ, nhưng những lời hứa dành cho Áp-ra-ham chẳng bao giờ thành tựu trong năm sách Môi-se. Dòng dõi của ông tổng cộng được bảy mươi người, lúc cháu nội ông là Gia-cốp rời khỏi Ca-na-an (SaSt 46:27) và vào thế hệ sau đó gia tăng khiến Pha-ra-ôn ở Ai Cập phải lo ngại (XuXh 1:10). Tuy nhiên vào thời Môi-se họ vẫn còn quá ít không đủ để cư ngụ rải khắp xứ Ca-na-an (PhuDnl 7:17-22). Cũng vậy mặc dù cả xứ được hứa cho Áp-ra-ham, nhưng mảnh đất mà ông xoay xở mua được chỉ đủ làm mộ địa (Sáng Thế Ký 23). Sau này Gia-cốp mua thêm được một thửa đất nữa (SaSt 33:19). Nhưng Ngũ Kinh kết thúc ở chỗ Môi-se nhìn thấy toàn xứ từ một đỉnh núi trong xứ Mô-áp và dân sự đã sẵn sàng để tiến vào xứ Ca-na-an (Phục Truyền 34). Trong các sách Ngũ Kinh, các lời hứa được thành tựu một phần. Năm sách này hướng nhìn vào tương lai chờ những thành tựu đầy đủ của những lời hứa đó. Xuyên suốt qua các sách này là sự trông ngóng căng thẳng giữa những chuyện đã được thành tựu đầy đủ trong hiện tại với những chuyện chờ đến tương lai mới thành tựu đầy đủ. Sáng Thế Ký 1-2 mô tả công cuộc sáng tạo phát xuất từ Đấng Tạo Hóa ở mức hoàn hảo. Tất cả những nhu cầu của con người đều được cung cấp đầy đủ. Con người, nam và nữ sống với Đức Chúa Trời cách hài hoà trọn vẹn. Ai nấy đều tin cậy nhau và vui sống bên nhau, cùng sánh vai đi trong khu vườn Ê-đen xanh tươi vào những giờ mát mẻ trong ngày. Thời vàng son này đột ngột chấm dứt bởi sự không vâng lời của con người khi A-đam và Ê-va ăn trái cấm. Sự kiện họ bị trục xuất ra khỏi vườn kết thúc của một thời đại, một thời đại mà nỗ lực của con người không bao giờ khôi phục lại được. Tuy nhiên Ngũ Kinh cũng hi vọng rằng do ý của Đức Chúa Trời biết đâu thời kỳ lý tưởng này sẽ được khôi phục ít nhiều. Xứ Ca-na-an là nơi Chúa sẽ sống với dân sự Ngài như Ngài đã sống trong vườn Ê-đen: thật vậy trong đền tạm hoặc trong đền thờ Ngài sẽ ‘đi’ giữa họ như Ngài đã đi ở Ê-đen vậy (LeLv 26:12 Dan Ds 35:34). Khi Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham rằng dòng dõi của ông sẽ đông đúc thì đó là Ngài xác quyết rằng bởi quyền năng thiên thượng, ông sẽ hoàn thành mạng lịnh đã truyền cho cặp vợ chồng đầu tiên: ‘Hãy sanh sản thêm nhiều’. Cuộc hôn nhân đầu tiên của A-đam và Ê-va trong Sáng Thế Ký 2 biểu dương một cuộc hôn nhân lý tưởng có ghi trong luật pháp (Lê-vi Ký 18, 20, PhuDnl 22:24), được Chúa Giê-xu và Phao-lô xem là khuôn mẫu của Đức Chúa Trời cho hôn nhân và mối tương quan nam-nữ trong thời đại mới sẽ thiết lập khi Chúa đến (Mat Mt 19:3-12 Eph Ep 5:22-33). Đó cũng là thời kỳ Đức Chúa Trời bước đi trên trần gian này. Cũng như Ngũ Kinh, Tân Ước hi vọng sẽ có một sự ứng nghiệm trọn vẹn với Giê-ru-sa-lem mới là khi ‘nhà của Thượng Đế ở giữa loài người. Ngài sẽ sống với họ, và họ sẽ làm dân Ngài, chính Thượng Đế sẽ ở giữa họ và làm chân Thần của họ’ (KhKh 21:3).
Nội dung và chủ đề của từng sách trong Ngũ Kinh
Sau khi sơ lược tổng chủ đề của Ngũ Kinh, và sự kiện những lời hứa dành cho các tổ phụ được thành tựu một phần, giờ đây chúng ta xem xét tiến trình khai triển trong từng sách từ Sáng Thế Ký đến Phục Truyền Luật Lệ Ký.
Sáng Thế Ký
Sáng Thế Ký (‘nguồn gốc’) giải thích nguồn gốc của thế giới và vị trí của dân Y-sơ-ra-ên trong thế giới đó. Để đánh giá được các chương mở đầu, độc giả hiện đại phải tự đặt mình trong địa vị của một người sống ở Cận Đông cách nay 3000 năm, quen thuộc với những câu chuyện về nguồn gốc thế giới của người Ba-by-lôn và Ai Cập. Một người Ca-na-an và một người Ba-by-lôn cổ đại chắc phải ngạc nhiên khi đọc Sáng Thế Ký lần đầu tiên. Vì mặc dù cốt truyện của Sáng Thế Ký 1-11 nhìn chung có dạng tương tự những sách cổ khác, nhưng bức tranh về quyền năng và sự quan tâm về đạo đức của Đức Chúa Trời toàn năng được bày tỏ trong Sáng Thế Ký sẽ làm ngạc nhiên bất kỳ ai được trưởng dưỡng trong niềm tin nơi vô số vị thần nam và nữ tầm thường yếu đuối và bất lực.
Chủ đề chính của Sáng Thế Ký và bốn sách tiếp theo là những lời hứa của Đức Chúa Trời cho các tổ phụ được thành tựu. Trong SaSt 12:1-3, Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham rằng đất đai sẽ được ban cho ông, dòng dõi của ông sẽ đông đúc, ông sẽ có một mối liên hệ gần gũi với Đức Chúa Trời (giao ước) và qua ông mọi dân tộc sẽ được phước.
Phần còn lại của Sáng Thế Ký triển khai và bổ túc những lời hứa này (cụ thể xin xem cách chương 15, 17, 22, 28, 46). Hơn nữa, Sáng Thế Ký cho thấy những lời hứa này được thành tựu dần dần và từng phần. Sau nhiều năm chờ đợi, Áp-ra-ham và Sa-ra đã sanh được một con trai tên là Y-sác (21:1-7). Khi Sa-ra qua đời, Áp-ra-ham nhân cơ hội này mua một thửa đất nhỏ trong xứ Ca-na-an để chôn vợ của ông (chương 23). Qua Áp-ra-ham, Mên-chi-xê-đéc và A-bi-mê-léc nhận được phước hạnh (chương 14, 20;) và qua Giô-sép, Ai Cập và các nước lân cận được cứu khỏi nạn đói (chương 42-47).
Nhưng trên hết Chúa hứa rằng Ngài sẽ là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham và sẽ bảo vệ ông. Ngài sẽ làm điều này mặc dù lắm lúc Áp-ra-ham yếu lòng tin và đã hành động một cách dại dột (12:10-20 16; 20). Tuy vậy Đức Chúa Trời vẫn ở với Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp và Giô-sép (26:3 28:15 39:2, 21), bảo vệ và khiến họ thịnh vượng.
Xuyên suốt Sáng Thế Ký là chủ đề về ân điển, sự thương xót của Đức Chúa Trời mặc dù con người có phạm tội. Các chương đầu của sách này cho thấy Đức Chúa Trời đã tạo dựng một khung cảnh hoàn hảo trong vườn Ê-đen. Sự phản loạn của con người đẫn đến việc họ bị trục xuất ra khỏi vườn. Tội lỗi ngày càng gia tăng và tràn lan dẫn đến trận đại hồng thuỷ huỷ diệt toàn thể nhân loại. Tuy nhiên Đức Chúa Trời bắt đầu gây dựng một dòng dõi mới, đứng đầu là Nô-ê công bình. Nhưng không may, ông đã buông thả và con trai ông là Cham đã phạm tội (9:20-27); thế là tiến trình tội lỗi lại bắt đầu nhận chìm nhân loại, và cuối cùng dẫn đến sự phân tán các dân tộc ở tháp Ba-bên (11:1-9).
Đức Chúa Trời bắt đầu trở lại với Áp-ra-ham, tổ phụ của dân Y-sơ-ra-ên và Sáng Thế Ký cho thấy kế hoạch của Đức Chúa Trời nhằm khôi phục nhân loại qua Áp-ra-ham và dòng dõi của ông. Nhưng rõ ràng đến cuối Sáng Thế Ký, chương trình của Đức Chúa Trời vẫn chưa hoàn tất, khiến chúng ta muốn đọc thêm nữa để xem cuối cùng mục đích của Đức Chúa Trời được hoàn tất ra sao.
Xuất Ê-díp-tô Ký
Xuất Ê-díp-tô Ký (‘lối thoát’) cho chúng ta biết dân Y-sơ-ra-ên đã rời khỏi Ai Cập và đến núi Si-na-i như thế nào. Ở đó Chúa đã hiện ra với họ, lập với họ một giao ước là Ngài sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, và khải thị cho họ luật pháp.
Tổ phụ của dân Y-sơ-ra-ên đã đến Ai Cập thể theo lời mời của Giô-sép vào khoảng năm 1700 T.C. Một dòng họ khác lên ngôi cầm quyền ở Ai Cập dẫn đến sự bách hại và nô lệ hoá dân Y-sơ-ra-ên. Dưới sự lãnh đạo của Môi-se, họ đã ra khỏi Ai Cập vào khoảng năm 1300 T.C. hoặc có lẽ trước đó một thế kỷ (bằng chứng của khảo cổ học không dứt khoát; xem trang 234). Cũng như những sách khác của Ngũ Kinh, muốn hiểu Xuất Ê-díp-tô Ký chủ yếu là do đọc chính sách đó chứ không phải do đọc từ các nguồn tư liệu khác có liên quan đến sách.
Xuất Ê-díp-tô Ký triển khai những chủ đề đã khơi ra trong Sáng Thế Ký. Sách mở đầu (1:7) bằng lời nhận định rằng dân Y-sơ-ra-ên đã trở nên đông đúc: chẳng bao lâu họ sẽ trở thành một dân đông đảo như Sáng Thế Ký 12 đã hứa. Sau đó không lâu Đức Chúa Trời hiện ra với Môi-se trong bụi gai cháy và bảo đảm với ông rằng Ngài sẽ đem dân Y-sơ-ra-ên đến xứ Ca-na-an là xứ Ngài đã hứa ban cho Áp-ra-ham. Nhưng trọng tâm của Xuất Ê-díp-tô Ký là giao ước lập giữa Đức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên ở núi Si-na-i: phân nửa đầu của sách hướng đến biến cố này và phân nửa thứ hai nhìn lại điều này. Một lần nữa đây là một sự xác quyết về lời hứa đã dành cho Áp-ra-ham rằng Chúa sẽ lập một giao ước đời đời giữa Ngài và dòng dõi của ông (SaSt 17:7). Làm như thế, Đức Chúa Trời không những bày tỏ sự thành tín của Ngài đối với lời hứa của Ngài mà còn bày tỏ quyền năng lớn lao của Ngài, sự thánh khiết về phương diện đạo đức và tình yêu thương tha thứ của Ngài.
Các chương 1-15 thuật lại cuộc chiến giữa Đức Chúa Trời và Môi-se chống lại Pha-ra-ôn của Ai Cập, kẻ nắm quyền tối cao ở vùng Trung Đông cổ đại. Đức Chúa Trời đã chỉ đạo cho Môi-se yêu cầu Pha-ra-ôn cho phép ông đưa dân Y-sơ-ra-ên đi thờ phượng trên ngọn núi thánh. Pha-ra-ôn cứ khăng khăng từ chối bất kể hàng loạt các tai hoạ khủng khiếp (mười tai vạ) đã xảy ra. Tai vạ cuối cùng khiến cho Pha-ra-ôn phải để dân Y-sơ-ra-ên ra đi, nhưng rồi thêm một lần nữa, ông lại đổi ý đuổi theo họ xuống lòng Biển Đỏ, tại đó người Ai Cập bị chết chìm, qua đó quyền năng cao cả của Đức Chúa Trời trên những người mạnh mẽ nhất được chứng minh.
Các chương từ 19-24 tập trung đến sự ban bố luật pháp trong một khung cảnh hoành tráng tại Si-na-i. Sự hiện diện đáng sợ của Đức Chúa Trời biểu tượng bằng lửa, khói và sấm chớp trên núi, làm cho dân Y-sơ-ra-ên sợ hãi không dám đến gần. Vì vậy Môi-se được chỉ định làm người trung gian để truyền đạt lại những điều khoản của giao ước, kể cả Mười Điều Răn (chương 20) và nhiều luật khác (chương 21-23). Đáng lý ra khi dân Y-sơ-ra-ên chấp thuận thì Đức Chúa Trời hằng sống có thể thường trực ngự giữa họ trong trại thánh hoặc trong đền tạm (chương 25-31). Nhưng họ hoàn toàn không xứng đáng với danh dự này. Sự thể nhanh chóng biểu thị qua việc họ đúc ra và thờ lạy một con bò bằng vàng (chương 32;) và do đó họ vi phạm hai điều răn đầu tiên. Họ đáng bị tuyệt diệt vì dám trắng trợn bất chấp giao ước. Nhưng Môi-se đã khẩn thiết cầu thay cho họ. Ông nhắc Chúa nhớ lại những lời Ngài đã hứa với các tổ phụ, khiến cho Ngài nguôi ngoai. Sau khi những người Lê-vi trung thành giết những người vi phạm thì giao ước được lập lại. Sách kết thúc với những biểu thị rõ ràng về sự thương xót của Đức Chúa Trời khi sự vinh hiển của Ngài đầy dẫy đền thờ mới dựng xong (40:34-35).
Lê-vi Ký
Lê-vi Ký (‘về người Lê-vi’) chủ yếu viết về cách thờ phượng do thầy tế lễ hướng dẫn, bổn phận của người Lê-vi và người thường trong trại tạm dùng làm nơi thờ phượng gọi là đền tạm. Phần chính yếu của sách là tiếp nối câu chuyện trong Xuất Ê-díp-tô Ký và triển khai những điều luật đã được đề cập trong sách đó. Tất cả những sự việc chép trong Lê-vi Ký xảy ra không lâu sau khi dân sự đến núi Si-na-i.
Lê-vi Ký dành nhiều thời gian mô tả những của lễ và những nghi lễ khác, khiến cho sách trở nên khó hiểu và khó giải nghĩa. Bởi vì hầu hết các độc giả ngày nay chưa hề thấy một thầy tế lễ nào nên những chương này thường bị xem là mù mờ không thích hợp. Nhưng các nhà nhân loại học khẳng định rằng các nghi lễ là chìa khoá mở cửa vào kho hiểu biết những giá trị sâu xa nhất của một xã hội. Vì vậy Lê-vi Ký là sách chủ chốt của một số những ý niệm thần học quan trọng nhất trong Kinh Thánh, đặc biệt là về tội lỗi và sự chuộc tội. Những ai muốn làm cho tư liệu trong Lê-vi Ký được sống động và muốn nhận biết ảnh hưởng của sách trong thời cổ đại thì không những chỉ đọc văn bản mà thôi nhưng nên thử thể hiện những nghi lễ trong đó nữa.
Lê-vi Ký tiếp tục chứng tỏ những lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho các tổ phụ được thành tựu. Trọng tâm của những lời hứa này nằm trong lời xác quyết rằng Chúa sẽ là Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên và họ sẽ là dân của Ngài. Mối tương quan này bị đứt đoạn vì việc họ đúc một con bò vàng để thờ, duy nhờ lời cầu thay của Môi-se mà họ được khôi phục vào địa vị làm dân của Đức Chúa Trời. Phước lành của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua sự việc vinh quang của Ngài đầy dẫy đền tạm (Xuất Ê-díp-tô Ký 40), và trong một lần khác khi A-rôn và các con trai ông được phong chức thầy tế lễ (LeLv 9:23). Chương 26 vẽ lên một bức tranh tràn ngập phước lành, được mùa, hoà bình và thịnh vượng trong toàn xứ. Nhưng điều quan trọng hơn tất cả những phước hạnh vật chất này là sự hiện diện của Đức Chúa Trời hằng sống giữa dân Y-sơ-ra-ên (26:11).
Tuy nhiên Đức Chúa Trời thánh khiết không thể nào sống với các tội nhân mà không huỷ diệt họ. Điều này được minh hoạ một cách sống động bởi cái chết đột ngột của hai con trai A-rôn vừa được phong chức vì họ đã vào nơi thánh không đúng qui cách (chương 10). Vì vậy các luật lệ trong Lê-vi Ký nhằm tái lập mối tương giao giữa Chúa và dân Y-sơ-ra-ên mặc dù tình trạng tội lỗi của họ.
Mở đầu Lê-vi Ký trình bày năm loại của lễ. Tất cả của lễ đều hình bóng về người dân Y-sơ-ra-ên, biểu tượng qua các con sinh được dâng lên, bước vào mối tương quan với Đức Chúa Trời, biểu tượng qua bàn thờ và của lễ của bàn thờ. Thí dụ tận hiến cho Đức Chúa Trời được hình bóng qua của lễ thiêu trong đó con sinh nguyên vẹn được dâng cho Đức Chúa Trời (chương 1). Của lễ chuộc tội (chương 4) hình bóng về sự tẩy trừ tội lỗi và sự tha tội. Theo nghi thức này của lễ tạo điều kiện thuận lợi để Đức Chúa Trời có thể tiếp tục ngự giữa dân Y-sơ-ra-ên.
Về phần dân Y-sơ-ra-ên, họ phải có chủ đích là tránh phạm tội và trở nên thánh như chính Đức Chúa Trời (11:45). Do đó có nhiều luật lệ được đề ra để giữ cho dân Y-sơ-ra-ên được tinh sạch. Họ không được phép ăn một số loại thực phẩm, họ phải tránh xa một số con bệnh và một số tình trạng để có thể thờ phượng Đức Chúa Trời (chương 11-15). Thật khó xác định ý tưởng ẩn sau những quy định này, nhưng điều chính yếu là Đức Chúa Trời là sự sống hoàn hảo trong khi những tình trạng bất khiết này liên quan đến sự chết và đối lập với sự sống. Do đó những ai muốn được gần gũi Đức Chúa Trời phải tránh xa những điều này.
Những chương cuối Lê-vi Ký nhấn mạnh rằng nên thánh không phải chỉ là không được làm một số điều hoặc tránh những tình trạng bất khiết nhưng nên thánh gồm những việc làm hoặc những cách hành xử như Đức Chúa Trời. Do đó các chương từ 18-25 ghi lại hàng loạt những lời dạy dỗ tích cực về sự chăm sóc người nghèo rơi vào cảnh nợ nần (chương 25), kỷ niệm những ngày lễ lớn (chương 23), quan tâm đến người di cư, người mù, người điếc và người mồ côi; tất cả các mạng lịnh đều gói trọn trong câu ‘hãy yêu kẻ lân cận như mình’ (19:18). Làm như vậy, dân Y-sơ-ra-ên sẽ phản chiếu được tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với người bị áp bức, bị bạc đãi, vì sự thánh khiết có nghĩa là giống như Đức Chúa Trời.
Dân Số Ký
Dân Số Ký tiếp tục câu chuyện về cuộc di cư của dân Y-sơ-ra-ên từ Ai Cập đến Ca-na-an (xứ của dân Y-sơ-ra-ên). Thời gian này kéo dài khoảng bốn mươi năm từ khoảng 1290 đến 1250 T.C. theo cách tính thông thường. Như vậy sách này là phần tiếp theo Xuất Ê-díp-tô Ký và Lê-vi Ký. Trong khi Xuất Ê-díp-tô Ký viết về cuộc hành trình từ Ai Cập đến núi Si-na-i, Lê-vi Ký viết về sự ban bố luật pháp ở núi Si-na-i thì Dân Số Ký viết về cuộc hành trình từ núi Si-na-i đến Ca-na-an.
Dân Số Ký chia cuộc hành trình này làm ba phần chính. Các chương từ 1-14 viết về cuộc hành trình đầu tiên kể từ Si-na-i và cho chúng ta biết về sự thiếu đức tin của dân Y-sơ-ra-ên khi họ đến biên giới của xứ Ca-na-an. Các chương từ 15-19 trình bày khá sơ lược về bốn mươi năm lang thang trong bán đảo Si-na-i. Sự lang thang này là biện pháp trừng phạt họ vì tội thiếu đức tin. Cuối cùng các chương từ 20-36 viết về sự thành công của họ khi tiến tới gần ngõ phía sau của xứ Ca-na-an qua ngã bên kia sông Giô-đanh (Transjordan). Sách này kết thúc với hình ảnh dân Y-sơ-ra-ên sẵn sàng tiến vào đất hứa và vượt qua sông Giô-đanh.
Chủ đề của sách bám chặt chủ đề của Ngũ Kinh, đó là các lời hứa dành cho các tổ phụ được thành tựu đôi phần. Trở lại SaSt 12:1-3, Đức Chúa Trời đã hứa làm cho dòng dõi Áp-ra-ham trở nên một dân đông đảo và ban cho họ xứ Ca-na-an. Tuy nhiên, sau một thời gian dài những lời hứa này mới thành tựu. Nhưng trong Dân Số Ký có vẻ như đã đến lúc những lời hứa này được thành tựu. Dân Y-sơ-ra-ên đã trở nên một dân tộc đông đảo và hùng cường làm cho vua Mô-áp phải sợ hãi đến nỗi ông phải mời một tiên tri lớn nhất trong thời đó là Ba-la-am đến để rủa sả dân Y-sơ-ra-ên. Nhưng rốt cuộc Ba-la-am đã chúc phước cho họ, rồi tiên tri rằng họ sẽ hùng cường hơn nữa trong tương lai và từ giữa họ sẽ xuất hiện những vị vua đắc thắng (chương 22-24).
Nhưng vấn đề tập trung hơn cả là đất hứa. Các chương từ 1-9 mô tả dân Y-sơ-ra-ên đã tổ chức để hành quân từ Si-na-i đến Ca-na-an. Họ thực hiện một cuộc kiểm tra dân số. Sách mang tên Dân Số Ký là do cuộc kiểm tra ghi trong các chương 1 và 26. Khi họ đến gần biên giới; họ phái mười hai thám tử đi do thám toàn xứ Ca-na-an. Đoàn thám tử đem về một bản báo cáo lý thú về sự màu mỡ của đất đai, nhưng họ cũng nói rằng khó lòng chiếm được xứ vì dân cư rất hùng mạnh. Đây là một hành vi vô tín không vâng phục, không thua gì việc đúc tượng con bò bằng vàng trong Xuất Ê-díp-tô Ký 32. Một lần nữa chính sự cầu thay của Môi-se đã cứu dân tộc này khỏi bị tận diệt. Nhưng sự chinh phục xứ bị hoãn lại lâu năm và những kẻ phản loạn phải lang thang trong đồng vắng bốn mươi năm không được vào xứ (chương 13-14).
Cuối cùng sau nhiều cuộc phản loạn chống lại quyền hành của Môi-se, họ tiếp tục ra đi, chiến thắng các dân tộc ở bên nầy sông Giô-đanh (chương 21-31). Sau đó toàn dân Y-sơ-ra-ên sắp xếp chuẩn bị để vượt sông Giô-đanh và chiếm các thành trong xứ. Các chi phái Ru-bên, Gát và Ma-na-se muốn định cư ở bờ đông sông Giô-đanh được chấp thuận miễn là họ điều binh sĩ đi đánh chiếm Ca-na-an với những chi phái còn lại (chương 32). Sách này kết thúc bằng hàng loạt các luật lệ xác định biên giới Ca-na-an và cách chia xứ cho các chi phái thường dân và chi phái thầy tế lễ Lê-vi (chương 34-35). Có sự lưu tâm đặc biệt đến việc ấn định những thành ẩn náu cho những người phạm tội ngộ sát chạy trốn vào đó. Xứ này không phải chỉ là quê hương của dân Y-sơ-ra-ên mà còn là xứ Đức Chúa Trời chọn để cư ngụ. Do đó đây là xứ thánh và phải giữ xứ cho tinh sạch, đặc biệt là không bị ô uế vì tội sát nhân (chương 35). Hơn nữa đây là xứ được ban cho dân Y-sơ-ra-ên đời đời; sách kết thúc với những qui định nhằm bảo đảm sự bảo tồn toàn vẹn đất đai của từng chi phái (chương 36).
Phục Truyền Luật Lệ Ký
Phục Truyền Luật Lệ Ký (‘Đệ nhị luật’) là lời Môi-se từ biệt dân Y-sơ-ra-ên. Sách này gồm ba bài giảng của Môi-se trước khi qua đời, hai bài thơ và một bản cáo phó ngắn. Trên một phương diện, sách này tóm tắt lại tất cả những việc xảy ra về trước, vì vậy tên sách là ‘Đệ nhị luật’. Từ Xuất Ê-díp-tô Ký đến Dân Số Ký thuật lại những luật pháp của Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên, còn Phục Truyền Luật Lệ Ký là những bài giảng của Môi-se về luật pháp và những sự ứng dụng luật pháp vào hoàn cảnh mà dân Y-sơ-ra-ên sắp từng trải trong xứ Ca-na-an.
Tuy nhiên, sách này không chỉ tóm tắt chuyện đã qua mà còn nhìn vào tương lai. Đây là một sách tiên tri. Sách mô tả cho chúng ta thấy vị tiên tri lớn nhất của dân Y-sơ-ra-ên là Môi-se đã báo trước cho dân Y-sơ-ra-ên những viễn cảnh trong xứ Ca-na-an. Ông bảo họ chọn làm theo luật pháp của Đức Chúa Trời là con đường dẫn đến thịnh vượng và phước hạnh, hoặc làm theo tham dục và ý riêng của họ là con đường dẫn đến thảm hoạ.
Về phương diện chủ đề, Phục Truyền Luật Lệ Ký đã dệt nên một tấm thảm phong phú với các ý tưởng thần học. Trước tiên và trên hết sách nhấn mạnh đến tính bao dung của Đức Chúa Trời. Điều này được bày tỏ qua sự kiện những lời hứa cho Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp được thành tựu. Dân Y-sơ-ra-ên được đem ra khỏi Ai Cập, đã kinh nghiệm được sự hiện diện sống động của Đức Chúa Trời ở núi Si-na-i và giờ đây họ ở tại ngưỡng cửa của xứ đượm sữa và mật, đầy những ngôi nhà tốt đẹp sẵn sàng cho họ ở. Đây là xứ Đức Chúa Trời ban cho họ, không phải vì họ xứng đáng nhưng vì Đức Chúa Trời giữ lời hứa của Ngài (chương 7-8).
Thứ hai, Phục Truyền Luật Lệ Ký nhấn mạnh tình trạng không xứng đáng của dân Y-sơ-ra-ên; thật vậy, họ miệt mài phạm tội. Họ đúc tượng con bò bằng vàng, họ không chịu tiến chiếm xứ khi các thám tử khích lệ họ. Họ than van về thức ăn và nước uống. Ngay cả Môi-se cũng nổi nóng đến nỗi hành xử không sát với lời Chúa nên không được vào xứ Ca-na-an. Và Môi-se e rằng dân Y-sơ-ra-ên sẽ lại phạm tội chối bỏ Chúa và thờ phượng các thần của xứ Ca-na-an. Nếu một mai họ làm như vậy, họ sẽ bị đuổi khỏi xứ như dân Ca-na-an (chương 9-11).
Thứ ba, dân Y-sơ-ra-ên phải trọn lòng tuân thủ giao ước. Câu Kinh Thánh: ‘Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi’ (6:5) tóm tắt toàn bộ sứ điệp của Môi-se. Điều này có nghĩa là tuân thủ Mười Điều Răn mà Đức Chúa Trời ban bố tại núi Si-na-i (chương 5), có nghĩa là ứng dụng các điều răn vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Bài giảng thứ hai là bài giảng dài nhất của Môi-se gồm phần ôn lại lịch sử, rồi đến phần triển khai và ứng dụng các điều răn vào mọi khía cạnh sinh hoạt của dân Y-sơ-ra-ên trong xứ Ca-na-an. Phần giảng giải và bình luận về các điều luật trong các chương 12 đến 15 được sắp theo gần đúng thứ tự của Mười Điều Răn. Dân Y-sơ-ra-ên phải nhiệt tình hưởng ứng luật pháp như Chúa đã tận tình trong việc ban cho họ xứ và luật pháp.
Cuối cùng, vận mệnh tương lai của dân Y-sơ-ra-ên tuỳ thuộc vào sự đáp ứng của họ đối với luật pháp. Tuân thủ các điều răn sẽ dẫn đến sự thịnh vượng lớn lao trong gia đình, nông trại và quốc gia, còn không vâng lời sẽ dẫn đến tai hoạ, bị trục xuất ra khỏi xứ (chương 28). Nhưng nếu lỡ xảy ra sự thể này và Môi-se e ngại là sẽ xảy ra, thì không có nghĩa là mối tương quan giữa Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên cũng chấm dứt luôn. Các phước hạnh của giao ước và sự thịnh vượng của quốc gia sẽ được phục hồi khi họ ăn năn (chương 29-30, 32).
Sự hình thành của Ngũ Kinh
Nhiều học giả nhất trí về chủ đề của Ngũ Kinh như đã trình bày ở trên, nhưng về sự hình thành các sách trong Ngũ Kinh thì có nhiều bất đồng sâu xa. Đây không phải là vấn đề từ muôn thuở. Thật vậy, trải qua gần 2000 năm, mọi người đều nhất trí rằng Môi-se là tác giả chính của toàn bộ Ngũ Kinh. Do đó tốt nhất là ta nên giải quyết vấn đề này trong ba chặng. Thứ nhất là giả thuyết truyền thống về tác quyền của Môi-se. Thứ hai, sự nhất trí của quan điểm phê bình, một giả thuyết về nguồn tư liệu hầu như ngự trị độc tôn suốt từ năm 1880 đến năm 1980. Thứ ba là các giả thuyết hiện đại.
Quan điểm truyền thống
Từ thời kỳ tiền Cơ Đốc cho đến đầu thế kỷ 19, hầu như mọi người đều công nhận rằng Môi-se là tác giả của hầu hết Ngũ Kinh. Đây là một kết luận tự nhiên rút ra từ việc trực tiếp đọc các sách từ Sáng Thế Ký đến Phục Truyền Luật Lệ Ký. Từ Xuất Ê-díp-tô Ký 2 trở đi Môi-se là nhân vật hàng đầu trong câu chuyện. Chúa đã khải thị chính Ngài cho Môi-se qua bụi gai cháy (Xuất Ê-díp-tô Ký 3), sau đó Môi-se đã thương lượng với Pha-ra-ôn về việc giải phóng dân Y-sơ-ra-ên và đã đưa dân này đi ngang qua Biển Đỏ đến Si-na-i. Ở đây đích thân ông đã nhận được Mười Điều Răn cùng các luật khác và những chỉ dẫn việc dựng đền tạm. Câu chuyện cũng nhấn mạnh rằng nhiều luật lệ đã không được công bố công khai cho toàn dân vì sự hiện diện của Chúa trên núi rất kinh khiếp. Thay vào đó chỉ một mình Môi-se nhận được các luật đó (XuXh 20:19-21 PhuDnl 5:5) rồi truyền đạt lại cho dân sự về sau.
Vai trò trung gian của Môi-se được nhấn mạnh trong suốt Ngũ Kinh. Thỉnh thoảng, các luật lệ được dẫn trước bằng câu: ‘Sau đó Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng’. Câu này hàm ý rằng giữa Môi-se và Đức Chúa Trời có một sự thân thiết đặc biệt, gợi ý rằng nếu Đức Chúa Trời là cội nguồn của luật pháp thì Môi-se là ống dẫn, nếu không nói rằng ông là người cầm bút làm tác giả. Ấn tượng này còn được củng cố mạnh mẽ hơn qua Phục Truyền Luật Lệ Ký, trong đó Môi-se giảng cho dân sự bằng chính lời của ông, giải nghĩa luật pháp đã được ban bố trên núi Si-na-i và khuyến giục dân Y-sơ-ra-ên phải tuân thủ những điều đó khi họ vào đất hứa.
Phục Truyền Luật Lệ Ký có ghi những lời cuối cùng Môi-se nói với dân Y-sơ-ra-ên trước khi ông qua đời. Môi-se dùng đại danh từ ngôi thứ nhất khi nói về mình: ‘lời này đẹp lòng ta’ (1:23); và đôi khi ông đồng hoá mình với dân Y-sơ-ra-ên: ‘y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta phán dặn, rồi chúng ta ra đi’ (1:19). Vào những lần khác ông tự đặt mình đối lập với họ ‘Ta đã thuật lại cho các ngươi nhưng các ngươi không nghe’ (1:43). Các chương từ 1-11 mô tả hầu hết các sự kiện từ khi ra khỏi Ai Cập đến khi chinh phục vùng đất bên bờ đông sông Giô-đanh giống như Xuất Ê-díp-tô Ký và Dân Số Ký đã chép, nhưng các sách này thuật lại trong quan điểm của một người đứng ngoài sự việc mà kể chuyện. Còn Phục Truyền Luật Lệ Ký mô tả các sự kiện theo như Môi-se đã kinh nghiệm. Công nhận Môi-se là người phát ngôn trong Phục Truyền Luật Lệ Ký là điều không thể tránh được.
Nếu Phục Truyền Luật Lệ Ký kết thúc ở đoạn 31:8 thì có thể giả định rằng Môi-se đã rao giảng về luật pháp, nhưng một người khác, có lẽ nhiều năm về sau đã viết lại các ý tưởng của ông. Tuy nhiên 31:9 ghi: ‘Môi-se chép luật này giao cho thầy tế lễ’ và đoạn 31:24 ghi: ‘Môi-se chép xong các lời của luật này từ đầu đến cuối trong một cuốn sách’. Những chi tiết này coi như gạt bỏ những quan điểm lỏng lẻo về tác quyền của Môi-se. Nếu Môi-se viết Phục Truyền Luật Lệ Ký thì rất có thể là trong thời gian thi hành chức vụ trước đó ông đã viết từ Xuất Ê-díp-tô Ký đến Dân Số Ký. Rồi đến Sáng Thế Ký, một sách mở đầu không thể thiếu những sách kia có thể lắm cũng do chính ông viết.
Đây là những lý lẽ khiến những tác giả Do Thái từ xưa, cả Tân Ước và gần như tất cả mọi người nghiên cứu Kinh Thánh cho đến khoảng năm 1800 đều kết luận rằng Môi-se là tác giả của Ngũ Kinh. Cho nên Sáng Thế Ký thường được gọi là sách thứ nhất của Môi-se. Tuy nhiên, đến thế kỷ 19, sự nhất trí cổ xưa này bắt đầu sụp đổ, và giờ đây chúng ta quay qua nghiên cứu phương thức tiếp cận mới này.
‘Giả thuyết về nguồn tư liệu’
Sự việc bắt đầu vì một quyển sách lý thú do một bác sĩ người Pháp tên J. Astruc viết vào năm 1753. Astruc nhận thấy rằng trong những chương đầu của Sáng Thế Ký, đôi khi Đức Chúa Trời được gọi là Đức Chúa Trời, có lúc gọi là ‘Đức Giê-hô-va’. Điều này khiến ông nghĩ rằng khi viết Sáng Thế Ký Môi-se đã vận dụng ít nhất là hai nguồn tư liệu. Ý tưởng này được củng cố vì ông nhận thấy rằng trong Sáng Thế Ký có những phần lập lại (thí dụ sự sáng tạo được tường thuật hai lần trong đoạn 1 rồi đoạn 2).
Astruc không có ý phủ nhận tác quyền của Môi-se đối với Ngũ Kinh, ông chỉ muốn tìm tòi Môi-se sử dụng nguồn tài liệu nào. Tuy vậy, phương pháp phân tích nguồn tài liệu của ông đã trở thành yếu tố then chốt cho phương pháp phê bình sau này. Trong thế kỷ 19, sự phân tích của ông trở nên sâu sắc hơn và một số học giả cho rằng những nguồn tài liệu này có sau Môi-se.
Sau Astruc năm mươi năm, W.M.L. De Wette đưa ra một ý kiến cấp tiến hơn trong luận án trình bày năm 1805 và một công trình khác (vào năm 1806-7), ông cho rằng Phục Truyền Luật Lệ Ký được viết vào thời đại của Giô-si-a (tức là khoảng bảy thế kỷ sau Môi-se) và sự tường thuật trong sách Sử-ký về lịch sử thờ phượng của dân Y-sơ-ra-ên không đáng tin cậy lắm. Cả hai ý tưởng này đều trở thành rường cột trong quan điểm về nguồn gốc của Ngũ Kinh thành hình vào cuối thế kỷ đó. Vì thế giờ đây chúng ta nên tìm hiểu làm thế nào De Wette đi đến những kết luận này, vì những kết luận này là nền tảng cho quan điểm phê bình mới thường được biết với tên ‘giả thuyết về nguồn tài liệu’.
De Wette nhận xét rằng các sách Sử Ký viết nhiều về sự thờ phượng hơn sách Các Vua, mặc dù hai sách này đều viết về cùng một giai đoạn lịch sử. Các học giả cho đến lúc đó vẫn xem các chi tiết trong sách Sử Ký là phần bổ sung chính xác cho sách Các Vua, nhưng De Wette lý luận rằng vì sách Sử Ký được viết sau sách Các Vua nên không đáng tin cậy. Một khi đã gạt bỏ bằng chứng của sách Sử Ký thì ông cũng có thể lý luận dễ dàng hơn rằng Phục Truyền Luật Lệ Ký cũng là một tác phẩm thành hình về sau này.
Ngôn ngữ và khung cảnh của Phục Truyền Luật Lệ Ký khác với các sách trước nhưng những điều đó không đủ để xác định sách được viết lúc nào. De Wette chú ý đến chi tiết Phục Truyền Luật Lệ Ký khẳng định là tất cả mọi sự thờ phượng đều phải được tổ chức ở nơi Chúa chọn. Phục Truyền Luật Lệ Ký cấm thờ phượng ở những đền khác trong xứ, cấm lập bàn thờ trên đỉnh đồi hoặc dưới cây xanh, nhưng khẳng định rằng các của lễ, đặc biệt là các kỳ lễ của dân tộc như Lễ Vượt Qua, Lễ Ngũ Tuần và Lễ Lều Tạm phải được tổ chức ở đền thánh trung ương được Chúa chọn (chương 16). Đọc qua sách Sa-mu-ên và sách Các Vua ta thấy rằng mãi đến thế kỷ thứ 7 T.C. những luật lệ nghiêm ngặt này mới được áp dụng. Sau đó vào khoảng năm 622 T.C., vua Giô-si-a phá huỷ tất cả những nơi thờ phượng khác trong xứ và ra lịnh là phải đến Giê-ru-sa-lem thờ phượng (IICác Vua 22-23). Nếu mãi cho đến thời trị vì của Giô-si-a các luật lệ về sự thờ phượng trong Phục Truyền Luật Lệ Ký mới được tuân theo thì chủ trương rằng các luật đó được ban hành vào thời đó chẳng dễ hơn là chủ trương cho rằng các luật lệ trong Phục Truyền Luật Lệ Ký là văn tự chết từ thời Môi-se sao? Lối lý luận của De Wette gắn Phục Truyền Luật Lệ Ký với sự thờ phượng tập trung trong thời Giô-si-a trở thành một trong những lý lẽ chính của ‘giả thuyết Wellhausen’ vào cuối thế kỷ đó.
Phần lớn những ý tưởng của Wellhausen đã được những người khác đề cập trước đó. Nhưng ông đã biến đổi kho tàng hiểu biết về Cựu Ước bằng một quyển sách xuất bản vào năm 1878, quét sạch tất cả những quan điểm truyền thống về Ngũ Kinh. Nếu trong mớ ý tưởng của Wellhausen chỉ có vài ý mới thì ông lại có cách trình bày rất đặc sắc và rất hấp dẫn trong một thời kỳ mà thuyết tiến hoá còn mới mẻ và thu hút được niềm tin tưởng của nhiều người khi vận dụng vào việc giải thích những cuộc biến đổi trong sinh học lẫn dòng diễn tiến của lịch sử.
Wellhausen phác hoạ ra một bức tranh về sự phát triển tôn giáo của dân Y-sơ-ra-ên trông như rất tự nhiên và tất yếu mà không cần đến phép lạ hoặc sự khải thị nào của Đức Chúa Trời. Ông lý luận rằng trong những giai đoạn sơ khởi, tôn giáo của dân Y-sơ-ra-ên thiếu tổ chức. Dân chúng dâng tế lễ vào thời gian và ở những địa điểm thích hợp với họ mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của thầy tế lễ. Wellhausen thấy tình trạng này phản ánh trong sách Sa-mu-ên và sách Các Vua. Vào cuối thời đại quân chủ, vua Giô-si-a đã can thiệp vào, giới hạn mọi sự thờ phượng vào Giê-ru-sa-lem, do đó giao rất nhiều quyền lực cho các thầy tế lễ là những người kể từ thời đó có quyền kiểm soát tất cả những sinh hoạt thờ phượng. Ngay khi họ nắm quyền lực trong tay, họ lo củng cố, và trong suốt thời lưu đày (587-537 T.C.), họ đã soạn ra đủ thứ qui định và luật về mọi chi tiết của sự thờ phượng - địa vị của các thầy tế lễ, quyền lợi của họ trong lễ vật dâng một phần mười và phần của họ trong con sinh tế ...
Sau đó Wellhausen bước sang phần chứng minh tiến trình tiến hoá của tôn giáo Y-sơ-ra-ên ăn khớp chặt chẽ với các nguồn tài liệu của Ngũ Kinh, điều mà trước kia Astruc đã bàn đến. Wellhausen thừa nhận rằng có thể nhận diện bốn nguồn tài liệu chính. Bốn chữ cái J,E,P và D được dùng để đặt tên cho bốn tài liệu đó. J là nguồn tài liệu Yahweh, dùng danh ‘Đức Giê-hô-va’ (Yahweh) khi nói về Đức Chúa Trời. Tài liệu này chiếm khoảng phân nửa Sáng Thế Ký và một phần nhỏ Xuất Ê-díp-tô Ký và Dân Số Ký. E là nguồn tài liệu Elohim, chỉ dùng từ Elohim khi nói về Đức Chúa Trời (Elohim). Tài liệu chiếm khoảng một phần ba Sáng Thế Ký và một phần nhỏ Xuất Ê-díp-tô Ký và Dân Số Ký. P là nguồn tài liệu giới thầy tế lễ (priest), cũng như E dùng từ ‘Đức Chúa Trời’ khi nói về Đức Chúa Trời. Tài liệu này chiếm một phần sáu Sáng Thế Ký (chủ yếu trong các chương 1, 17, 23 và các bản gia phả) và phần lớn Xuất Ê-díp-tô Ký 25-Dân Số Ký 36. D là Phục Truyền Luật Lệ Ký (Deuteronomy).
Wellhausen cho rằng Phục Truyền Luật Lệ Ký (D) chỉ biết những tư liệu tìm thấy trong tài liệu J và E, nhưng P biết những tư liệu trong J,E và D. Như vậy có một trật tự tương đối về tài liệu trong Ngũ Kinh như sau: J?E?D?P. Rồi ông lý luận rằng chủ trương thờ phượng trong thời kỳ quân chủ, là thời dân thường có thể chọn thời gian và địa điểm tuỳ theo sở thích. Nội dung của D (sách Phục Truyền) phù hợp với những mục tiêu của cuộc cải chánh có tính cách tập trung thờ phượng của Giô-si-a. Còn P quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất của sự thờ phượng ăn khớp với tính cách chuyên quyền độc tài của giới thầy tế lễ mà Wellhausen ước đoán là đã phát triển trong thời kỳ lưu đày và sau đó. Vì vậy ông cho rằng niên đại của J vào khoảng 850 T.C., E vào khoảng 750 T.C., D vào khoảng 622 T.C. và P vào khoảng 500 T.C.. Những tài liệu này được viết ra và cuối cùng đến thời đại của E-xơ-ra (thế kỷ thứ 5 T.C.) chúng được gộp lại thành bộ Ngũ Kinh mà ngày nay đang được sử dụng.
Ảnh hưởng tiềm ẩn của phương pháp nghiên cứu Ngũ Kinh này lan xa rộng rãi. Nếu những nguồn tài liệu cổ nhất là J và E được viết khoảng sáu thế kỷ sau Môi-se thì khó có thể tin rằng những tài liệu đó có thể cung cấp những dữ liệu chính xác về thời kỳ của Môi-se chớ đừng nói đến thời kỳ các tổ phụ. Và nếu J và E không đáng tin cậy thì các tài liệu D và P sau đó lại càng không đáng tin hơn. Chính Wellhausen hoàn toàn hiểu rõ hậu quả của chủ trương của ông. J và E không cho chúng ta một thông tin lịch sử nào về thời kỳ các tổ phụ; thay vào đó J và E phóng ngược tình trạng tôn giáo của thời quân chủ vào tận thời cổ đại như là ‘một ảo ảnh được tôn tạo’. Cũng vậy, D và E phản ảnh những mối bận tâm của thời mà D và E được viết ra chứ không phải thời Môi-se.
Vào thời gian đầu sự nhận định tiêu cực của Wellhausen về giá trị lịch sử của Ngũ Kinh gây ra một phản ứng rất thù địch. Tuy nhiên chẳng bao lâu lối nghiên cứu của ông đã được giới học giả phê bình Cải Chánh chấp nhận rộng rãi, nhưng phải mất một thời gian lâu hơn giới học giả Công giáo và Do Thái giáo mới chấp nhận.
Học thuyết này được chấp nhận nhờ có nhiều yếu tố ủng hộ. Trước hết các học giả như S.R. Driver ủng hộ và chấp nhận. Không như Wellhausen, Driver tin Kinh Thánh được linh cảm nhưng lý luận rằng dù các nguồn tài liệu của Ngũ Kinh có niên đại muộn hơn thì giá trị thuộc linh của Ngũ Kinh vẫn không thay đổi. Người ta có thể chấp nhận những giả thuyết phê bình của Wellhausen mà không phản bội niềm tin Cơ Đốc để rồi trở nên một người vô thần.
Thứ hai, có lẽ có ý nghĩa hơn về lâu về dài, là những sửa đổi đối với giả thuyết về tài liệu do trường phái phê bình hình thức của Gunkel, Alt, Noth và Von Rad thực hiện. Trường phái này lý luận rằng đằng sau những tài liệu tương đối muộn (J, E, D, P) có những truyền thống cổ xưa (thật vậy một số truyền thống có từ thời kỳ xa xưa, trước cả thời Môi-se). Đến một mức độ trường phái phê bình hình thức này đã khôi phục lại sự tin tưởng nơi giá trị lịch sử của Ngũ Kinh. Xét cho cùng biết đâu trường phái này cho chúng ta biết đôi điều về thời kỳ mà Ngũ Kinh chủ ý nói đến, có thể chẳng bao nhiêu nhưng chắc chắn là nhiều hơn con số không của Wellhausen. Thí dụ trong bài bình giải về Sáng Thế Ký (1901), Gunkel cho rằng dạng cổ nhất của các câu chuyện về các tổ phụ thành hình từ trước khi dân Y-sơ-ra-ên định cư trong xứ. Cũng vậy H. Gressmann (1913) lý luận rằng trước thời Môi-se đã có Mười Điều Răn ở dạng đơn giản nhất.
Quan trọng hơn là tác phẩm của Alt. (1929) xác nhận rằng chấp nhận giả thuyết về nguồn tài liệu không có nghĩa là xoá bỏ mọi hiểu biết về thời đại các tổ phụ. Ông cho rằng sinh hoạt tôn giáo thời các tổ phụ trong vài chương của Sáng Thế Ký (31:5,29,53 46:3 49:25) là trung thực đối với lối sống du mục của họ, xây dựng trên ý niệm căn bản là có một vị thần của chi tộc, là Đấng bảo vệ chi tộc trong cuộc sống lang thang của họ và chúc phước cho họ có nhiều con cái. Mặc dù Alt căn cứ trên một số bản văn rất hạn hẹp, bức tranh của ông về tôn giáo thời các tổ phụ có nét tổng quát tương tự với bức tranh mà một độc giả chủ trương theo truyền thống có thể hình dung được.
Cũng vậy, nhờ chú trọng đến những dữ kiện mà J và E đều có chép M.Noth (1930) đã có thể xây dựng một bức tranh về dân Y-sơ-ra-ên trước thời kỳ quân chủ, gồm có môït liên minh giữa các chi phái ràng buộc với nhau bởi một giao ước, tham gia những cuộc thánh chiến và những cuộc thờ phượng tại một ngôi đền trung ương. Một lần nữa, mặc dù còn lâu Noth mới tìm thấy tính cách lịch sử trong Ngũ Kinh nhưng ông có đưa ra một cái nhìn khái quát về tổ chức tôn giáo của dân Y-sơ-ra-ên mà một người nghiên cứu các sách từ Xuất Ê-díp-tô Ký đến Các Quan Xét với tinh thần không phê phán có thể tìm thấy. Tương tự như vậy, bản tín điều cổ nhất của Kinh Thánh trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 26 theo dòng thời gian phát triển lần lần để trở thành Ngũ Kinh hiện nay. Qua việc công nhận sự liên tục giữa những phần cổ nhất trong Ngũ Kinh với bản Ngũ Kinh hiện có và qua việc nhận thấy trong Ngũ Kinh có một tính cách lịch sử dù là sơ sài, các học giả này đã góp phần làm cho giả thuyết về nguồn tài liệu này dễ chấp nhận hơn.
Cuộc nghiên cứu trong địa hạt khảo cổ học của một người Mỹ là ông W.F.Albright và trường phái của ông đã làm tăng mức đáng tin cậy của Ngũ Kinh, cho dù những nguồn tài liệu hình thành Ngũ Kinh vẫn là muộn. Họ cho rằng tên của các tổ phụ là những tên riêng điển hình của phần đầu thiên niên kỷ thứ hai, rằng các cuộc di cư và lối sống du mục của các tổ phụ cũng phù hợp với giai đoạn này, và rằng nhiều nghi thức trong luật pháp và phong tục gia đình đề cập trong Sáng Thế Ký (thí dụ sự cho của hồi môn) cũng được các tài liệu cổ ngoài Kinh Thánh xác nhận. Tất cả những điều này cho thấy khía cạnh căn bản đáng tin cậy về mặt lịch sử của Sáng Thế Ký. Tác phẩm ‘The Early History of Irael’ (1971) của R. De Vaux có lẽ là công trình nghiên cứu đồ sộ nhất trong lãnh vực này. Ông tổng hợp một cách chính xác những kiến thức khảo cổ với những phương pháp phê bình của Alt, Noth và Wellhausen để xây dựng một quan điểm khá tích cực về sự phát triển của lịch sử dân Y-sơ-ra-ên.
Do đó, các học giả nhất trí rằng có bốn nguồn tài liệu chính trong Ngũ Kinh (là J, E, D, P). Tất cả hầu như chỉ thành hình lâu năm sau năm 1000 T.C. Dầu vậy những nguồn tài liệu đó vẫn cho ta một sự hiểu biết tốt về lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên trong khoảng thời gian giữa năm 2000 và 1300 T.C.
Sự sụp đổ của sự nhất trí về giả thuyết
Vào những năm 1970, có mấy công trình nghiên cứu Ngũ Kinh được xuất bản, khởi động một thời kỳ náo động trong giới nghiên cứu Ngũ Kinh. Vào năm 1974, T.L. Thompson trình bày một bản kết quả về cuộc khảo cứu công phu về những lý luận khảo cổ đã được đề cập trên đây về tính cách lịch sử của những câu chuyện về các tổ phụ. Ông chứng minh rằng phần nhiều trong số những luận chứng đó không xác đáng như thông thường người ta tưởng. Thật vậy, đôi khi người ta đã giải nghĩa sai Kinh Thánh hoặc giải nghĩa những nguồn tài liệu cùng thời ngoài Kinh Thánh để củng cố chủ trương của họ về Sáng Thế Ký. Có một số chi tiết mới trông tưởng chừng thuộc về niên đại cổ, thí dụ như tên riêng của các tổ phụ, nhưng nếu chủ trương rằng Sáng Thế Ký thành hình sau năm 1000 T.C. như Thompson chủ trương thì có thể lý giải những tên riêng này theo hướng khác hơn.
J. Van Seters (1975) đẩy xa hơn trong việc chất vấn quan điểm mà các nhà phê bình đã nhất trí. Ông cho rằng không phải là không thể định niên đại những câu chuyện về các tổ phụ được như Thompson đã chủ trương, nhưng thật ra những câu chuyện này khớp với khung cảnh và luật pháp của những thể chế trong thế kỷ thứ 6 T.C. Hơn nữa ông đặt nghi vấn về điểm người ta tin tưởng trong hai thế kỷ qua rằng những dạng khác nhau của danh xưng của Đức Chúa Trời (‘Giê-hô-va (Chúa)’ / ‘Đức Chúa Trời’) hoặc những câu chuyện tương đồng (so sánh Sáng Thế Ký 12/ Sáng Thế Ký 20) đương nhiên là phải phát xuất từ những tác giả hoặc những nguồn tài liệu khác nhau. Hơn thế nữa Van Seters loại bỏ nguồn tài liệu E trong Sáng Thế Ký 12-26, và cho rằng nguồn tài liệu đó không phải là một tài liệu riêng rẽ nhưng chỉ những dữ kiện cổ xưa đưa J sử dụng vì J là tác giả chính của phần này trong Sáng Thế Ký.
Như Van Seters, R.Rendtorff (1977) cũng gạt bỏ nhiều điều kiện chuẩn trong việc phân biệt các nguồn tài liệu và bài bác nhiều luận chứng do các học giả ủng hộ trường phái phân tích nguồn tài liệu đưa ra. Ông cho rằng Sáng Thế Ký được hình thành theo một đường lối hoàn toàn khác. Có một loạt các câu chuyện về Áp-ra-ham, một loạt về Gia-cốp, một loạt về Giô-sép. Những câu chuyện này hình thành riêng rẽ từ đầu và tồn tại trong một thời gian dài cho đến khi có một biên tập viên gom hết lại thành dạng một bài viết dài mạch lạc.
Cuối cùng một quyển sách bình giải nổi tiếng về Sáng Thế Ký của C. Westermann, được xuất bản nhiều kỳ từ năm 1968 đến năm 1982. Westermann là người đồng thời và đồng quan điểm với De Vaux, trong khi Thompson, Van Seters và Rendtorff là những người có quan điểm cấp tiến trẻ hơn, vì vậy công trình của Westermann có ý nghĩa hơn những người này. Tuy nhiên, dù nhất mực định niên đại của J vào thế kỷ thứ 10 (chứ không phải thứ 6 như Van Seters chủ trương) Westermann lại loại bỏ nguồn tài liệu E. Ông chủ trương rằng những câu chuyện về các tổ phụ là một tập tài liệu có thật do J viết ra, thỉnh thoảng J cũng vận dụng nguồn tài liệu P có niên đại muộn hơn nhiều.
Một khuynh hướng khác trong sự nghiên cứu Kinh Thánh bắt đầu có ảnh hưởng vào những năm 1970 đã kêu gọi các học giả nghiên cứu Ngũ Kinh trong cương vị một tổng thể. Trường phái phê bình văn chương tân tiến chú trọng việc tìm hiểu tác phẩm trong hình thức hiện tại chứ không quan tâm đến tiến trình sáng tác tác phẩm. Họ chú trọng đến bố cục của tác phẩm như một tổng thể, chủ đề của tác phẩm, cách tác giả vận dụng tu từ như sự lập lại, sự mô tả (mô tả thực tại) và đối thoại; sự mô tả nhân vật và động cơ bên trong câu chuyện. Trong khi đó phương pháp phê bình cổ điển lại chú trọng đến tác quyền, niên đại sáng tác, các nguồn tài liệu, những hoàn cảnh lịch sử quanh việc hình thành văn bản. Trường phái phê bình tân tiến giúp hiểu biết rõ hơn về kỹ thuật của các tác giả Hi Bá Lai và kết quả thường là phế bỏ những tiêu chuẩn được dùng để phân biệt các nguồn tài liệu. Thí dụ giới phê bình cổ điển kết luận rằng những chỗ trùng lặp là dấu hiệu của sự vận dụng nhiều nguồn tài liệu, nhưng giới phê bình tân tiến coi đó là một phép tu từ quan trọng trong văn kể chuyện do cùng một tác giả đó sử dụng để gây ấn tượng sâu sắc hơn. Giới phê bình văn chương tân tiến không trực diện bài bác giả thuyết về nguồn tài liệu, nhưng có nhiều phát biểu riêng lẽ, thí dụ như R. Alter (1981) và M. Sternberg (1985) đã tỏ ra không hài lòng đối với phương pháp phê bình nguồn tài liệu phổ thông. Công trình khảo cứu Ngũ Kinh trong dạng một tổng thể thống nhất của Clines (xem thư mục) và Whybray chịu ảnh hưởng nhiều của khoa phê bình tân tiến đó.
Sự khảo cứu Ngũ Kinh trong đường hướng mới đó đã phá đổ quan điểm phê bình cũ ngự trị hàng thế kỷ, nhưng các học giả này không tự lập thành một trường phái tân chính thống. Xem ra họ đại diện cho thiểu số dám lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình, trong khi đa số học giả còn lại không lên tiếng thì họ vẫn chủ trương theo một hình thức ôn hoà của giả thuyết về nguồn tài liệu như De Vaux đã binh vực.
Chúng ta có thể lập một bảng ghi những điểm chính của hai phương pháp phê bình nguồn tài liệu như sau:
Trường phái phê bình tân tiến vẫn thừa nhận niên đại muộn của D và P theo giả thuyết về nguồn tài liệu cổ điển nhưng không công nhận J và E là hai tài liệu riêng biệt. Trường phái này chủ trương tài liệu J mở rộng (tức là J chính gốc + E) không cung ứng sự hiểu biết lịch sử về các thời kỳ cổ đại (thí dụ như thời kỳ các tổ phụ, Môi-se hoặc các quan xét), mà những niềm tin của người Do Thái trong thời kỳ lưu đày.
Cho đến giờ chúng ta chỉ xem xét những trường phái phê bình chính trong giới học giả Cơ Đốc. Trong những năm gần đây các học giả Do Thái cũng góp phần to lớn vào việc nghiên cứu nghi lễ trong văn bản của Ngũ Kinh (tức là Xuất Ê-díp-tô Ký 25 - Dân Số Ký 36), thường được gọi là P. Thí dụ Milgrom cho rằng đặt P vào thời kỳ lưu đày là lầm to. Những luật lệ về sự thờ phượng trong Lê-vi Ký không tương xứng với những điều đã được thực hiện trong đền thờ sau khi đền thờ được tái thiết trong thời hậu lưu đày. Nếu sách này thành hình vào thời đó thì lẽ ra họ phải làm theo. Văn chương trong những sách này (P) còn cổ xưa hơn văn chương của Ê-xê-chi-ên, một tiên tri và thầy tế lễ thi hành chức vụ vào khoảng năm 600 T.C.. Hình thức thờ phượng, các thiết bị được dùng trong sự thờ phượng và trách nhiệm của thầy tế lễ được mô tả trong Xuất Ê-díp-tô Ký đến Dân Số Ký có nhiều chi tiết tương tự với những chi tiết thờ phượng tại những nơi khác trong vùng Cận Đông cổ đại vào thiên niên kỷ thứ hai T.C. Những dữ kiện này gợi ý cho các học giả đó rằng tài liệu P (từ Xuất Ê-díp-tô Ký 25 - Dân Số Ký 36) thành hình ít nhất là trước thời lưu đày và mô tả những chuyện trong cuộc thờ phượng tại đền thờ đầu tiên và có thể là tại đền tạm nữa. Tuy nhiên chẳng mấy học giả Cơ Đốc quan tâm đến những luận chứng này và đa số dường như vẫn chủ trương rằng P là một tác phẩm của thời lưu đày hoặc hậu lưu đày.
Một phản ứng bảo thủ
Trước mớ rối rắm trong vấn đề phê bình Ngũ Kinh, làm thế nào xác định nguồn gốc của Ngũ Kinh đây? Có tin tưởng được những chuyện Ngũ Kinh chép về thời kỳ Môi-se và các tổ phụ không? Phải chăng đám dân lưu đày đã bịa ra những câu chuyện và luật pháp trong Ngũ Kinh để bày tỏ niềm hi vọng của họ về tương lai? Ngũ Kinh có phải là một tác phẩm thuần nhất từ nguyên thuỷ hoặc do nhiều nguồn tài liệu mâu thuẫn nhau hợp thành?
Có thể nhận định về sự tranh luận hiện nay chung quanh Ngũ Kinh như sau: ‘Các nhà phê bình chia rẽ nhau đến độ họ không thể chứng minh được một điều gì cả. Vì vậy chúng ta hãy trở về với nội dung tìm thấy trong Ngũ Kinh và chấp nhận rằng Môi-se là tác giả chính của Ngũ Kinh’. Tuy nhiên, phản ứng kiểu đó là không thừa nhận tính nghiêm túc của cuộc tranh luận và những vấn đề rất thực tế đã nảy ra. Nhằm đạt đến một đường lối bảo thủ hợp lý đối với cuộc tranh cãi cần xét đến bốn vấn đề. Thứ nhất, trong Ngũ Kinh ta có thể truy định được bao nhiêu nguồn tài liệu? Tiêu chuẩn truyền thống phân biệt các nguồn tài liệu có giá trị không? Thứ hai, nguồn tài liệu J thành hình vào thời lưu đày (khoảng 550 T.C.), vào giai đoạn đầu thời kỳ quân chủ (khoảng 950 T.C.) hoặc vào thời Môi-se (khoảng 1250 T.C.)? Đặc biệt là có yếu tố lịch sử nào trong các câu chuyện về tổ phụ không? Và các chương mở đầu của Sáng Thế Ký được viết ra khi nào? Thứ ba, có thể phân biệt P và J chính xác tới mức nào? Tài liệu cho thầy tế lễ được viết vào thời nào? Cuối cùng, có phải thực sự Phục Truyền Luật Lệ Ký được viết ra để cổ vũ hoặc để biện minh cho công cuộc cải chánh của Giô-si-a vào năm 622 T.C. không? Dĩ nhiên những vấn đề này hết sức phức tạp, phải tốn nhiều mực và nhiều pho sách. Ở đây chúng ta chỉ đủ chỗ sơ lược quan điểm của một khuynh hướng mà thôi.
Trước hết vấn đề phân tích tài liệu. Chính Astruc là người đề xướng rằng hai danh xưng ‘Đức Chúa Trời’ và ‘Đức Giê-hô-va’ (Elohim/Yahweh) là dấu hiệu để phân biệt hai nguồn tài liệu khác nhau. Hiện nay đông đảo học giả không còn thừa nhận hai danh xưng khác nhau này là tiêu chuẩn để phân biệt chính xác là có hai nguồn tài liệu J và E. Do đó nhiều người kết luận rằng không có nguồn tài liệu E. Tuy nhiên họ vẫn chủ trương có nguồn tài liệu P và J riêng biệt dựa trên cách dùng danh xưng của Chúa và cái được gọi là văn phong đặc trưng của hai tài liệu. Dựa trên cơ sở này, câu chuyện về trận đại hồng thuỷ (Sáng Thế Ký 6-9) thường được tách ra thành chuyện kể theo tài liệu J và chuyện kể theo tài liệu P. Tuy nhiên nhiều học giả trong thời gian gần đây xác nhận rằng trường hợp này chưa được chứng minh. Các học giả khác vạch ra rằng những văn bản cổ xưa khác cũng dùng nhiều danh xưng cho cùng một Đức Chúa Trời thì tại sao hiện tượng này trong Kinh Thánh Hi Bá Lai lại được dùng làm tiêu chuẩn phân biệt nguồn tài liệu? Trong Sáng Thế Ký thường là có lý do thần đạo đằng sau danh xưng được dùng. Trong chỗ nào Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo vũ trụ cũng là Đức Chúa Trời của người ngoại quốc và người Y-sơ-ra-ên, thì tác giả dùng danh xưng ‘Đức Chúa Trời’ (Elohim). Còn trong những chỗ Đức Chúa Trời là thành viên bên A trong bản giao ước lập riêng với dân Y-sơ-ra-ên thì danh xưng ‘Đức Giê-hô-va’ (Yahweh) thường được dùng.
Do đó, căn cứ vào danh xưng để truy định nguồn tài liệu là một phương pháp không mấy tin cậy cho lắm. Nói như thế không có nghĩa là tác phẩm thuần nhất từ nguyên thuỷ thành hình hoàn toàn bởi ý tưởng của một người. Chắc chắn tác giả đã dùng nhiều nguồn tài liệu như các bản gia phả, những bài thơ, và những câu chuyện để nhào nặn nên tác phẩm của mình, nhưng tự thân các danh xưng của Đức Chúa Trời không đủ làm tiêu chuẩn để truy định nguồn tài liệu.
Vấn đề chính yếu thứ hai là phạm trù và niên đại của J. Để đơn giản hoá, chúng ta tự giới hạn trong phạm vi thảo luận về Sáng Thế Ký mà thôi. Nội dung chắp vá của J trong những sách kế tiếp sinh ra lắm thắc mắc khiến cho người ta tự hỏi có nguồn tài liệu J thật không? Nhưng theo chủ trương của giả thuyết về nguồn tài liệu thì 50% nội dung của Sáng Thế Ký rút từ tài liệu J, còn theo các học giả hiện đại thì có đến 85% nội dung của Sáng Thế Ký rút ra từ J nếu, cũng theo ý kiến của họ, E không được công nhận là một tài liệu riêng biệt có thật và nếu tài liệu P được viết trước J và được tác giả của J sử dụng để viết tác phẩm của mình, thì có đến 100% trong Sáng Thế Ký là từ nguồn tài liệu J. Do đó người ta vẫn còn tranh luận về phạm vi sử dụng của J lẫn thời kỳ J được thành hình.
Giả thuyết về nguồn tài liệu chủ trương rằng J phản ánh những lý tưởng của nền quân chủ trong giai đoạn đầu, thí dụ như biên cương của đất nước (SaSt 15:18-21), lời dự báo ngụ ý về sự thành lập triều đại của Đa-vít (Sáng Thế Ký 38; 39:10) ... Cận đại hơn các nhà phê bình cấp tiến như Van Seters chủ trương rằng J phản ảnh nỗi niềm của người bị lưu đày muốn trở về xứ Ca-na-an, do đó Sáng Thế Ký quan tâm viết về lời của Đức Chúa Trời hứa ban xứ cho Áp-ra-ham và dòng dõi của ông. Các nhận xét về những mối bận tâm của J chắc chắn cho thấy J ăn khớp với nhiều kỷ nguyên khác nhau nhưng không nhất thiết chứng tỏ J thành hình trong những thời đó. Thật vậy mỗi phần trong ba phần chính của Sáng Thế Ký, phần ‘tiền sử’ (các chương 1-11), câu chuyện các tổ phụ (các chương 12-35) và câu chuyện Giô-sép (các chương 37-50) đều có thể thành hình trong thời kỳ cổ đại. Tương tự gần gũi nhất với Sáng Thế Ký 1-11 là những câu chuyện cổ của vùng Cận Đông xưa như thiên anh hùng ca Atrahasis, bản bút tích cổ số 11 về thiên anh hùng ca Gilgamesh, câu chuyện trận lụt lớn của người Sumerian và bảng danh sách các vua Sumerian, tất cả đều được định niên đại là đầu thiên niên kỷ thứ hai. Bức tranh trong Sáng Thế Ký 12-25 về sinh hoạt và tôn giáo thời các tổ phụ không giống bức tranh thời Môi-se và những thời đại kế sau. Các tên riêng, những tục lệ trong tôn giáo và những phong tục tập quán có ghi trong những chương này đều có tương đương trong thiên niên kỷ thứ hai. Cuối cùng có những đặc điểm trong câu chuyện Giô-sép cho thấy rằng có lẽ câu chuyện phát sinh từ thời đại Ramesside, tức là khoảng thời Môi-se.
Tuy nhiên, rải rác trong Sáng Thế Ký có ghi những chi tiết gợi ý rằng nếu sách này thành hình trước thời kỳ quân chủ thì đến lúc đó ít nhất sách cũng được hiệu đính. Những từ như Đan (14:14), Canh-đê (15:7) hoặc Phi-li-tin (21:32, 34) và danh hiệu của Giô-sép ‘làm chủ cả nhà người’ (45:8) trông như đã được hiện đại hoá nhằm làm cho câu chuyện dễ hiểu hơn đối với các độc giả thời quân chủ. Cũng vậy, tôn giáo thời các tổ phụ cũng được mô tả theo tầm nhìn của đời sau. Danh Yahweh (Đức Giê-hô-va) được khải thị lần đầu tiên cho Môi-se, còn các tổ phụ thì thờ phượng Đức Chúa Trời là El Shaddai (Đức Chúa Trời toàn năng; XuXh 3:13-14 6:3). Dầu vậy, vì đã biết rằng Đức Chúa Trời khải thị với Môi-se cũng chính là Đức Chúa Trời mà các tổ phụ đã biết nên Sáng Thế Ký dùng hai danh xưng này không phân biệt. Những danh xưng El Shaiddai, El hoặc Elohim được dùng trong những câu nói của Đức Chúa Trời. Còn danh xưng Chúa Giê-hô-va (Yahweh) được dùng khi tác giả viết về Đức Chúa Trời.
Giả thuyết cổ điển về nguồn tài liệu và trường phái cấp tiến định niên đại cho P là thời kỳ lưu đày, là niên đại sớm nhất. Ở đây chúng ta sẽ không xét đến quan điểm cho rằng có những phần nhỏ trong Sáng Thế Ký thuộc nguồn tài liệu P (thí dụ chương 17, 23). Trái với quan điểm của giả thuyết về nguồn tài liệu, những khúc Kinh Thánh này có vẻ là những phần cổ xưa hơn trong Sáng Thế Ký. Ở đây chúng ta ưu tiên quan tâm đến phần tài liệu quan trọng về các luật lệ trong sự thờ phượng từ Xuất Ê-díp-tô Ký 25- Dân Số Ký 36. Văn từ và nội dung của những phần này cho thấy rằng tài liệu P có trước thời kỳ lưu đày rất lâu. Thật vậy Milgrom tin rằng tài liệu này phản ánh sự thờ phượng trong đền thờ đầu tiên, tức là đền thờ của Sa-lô-môn. Haran đã truy nguyên chi tiết về sự thờ phượng đến tận thời đền tạm đầu tiên. Như vậy tức là có thể lắm tài liệu này xuất phát từ thời Môi-se. Công trình nghiên cứu công phu về Phục Truyền Luật Lệ Ký do Milgrom và Mc Conville thực hiện đã chứng minh rằng Phục Truyền Luật Lệ Ký biết tài liệu P. Trái với Wellhausen và giả thuyết về nguồn tài liệu của ông, Phục Truyền Luật Lệ Ký được viết sau P, như chính trật tự của các sách trong Kinh Thánh cho thấy.
Điều này đưa chúng ta đến vấn đề cuối cùng đó là niên đại của Phục Truyền Luật Lệ Ký. Trải qua hơn một thế kỷ, niên đại của Phục Truyền Luật Lệ Ký được xem là điểm nóng trong các cuộc phê bình tranh luận. Niên đại của những sách khác trong Ngũ Kinh đều tuỳ thuộc vào niên đại của Phục Truyền Luật Lệ Ký. Sự tranh luận và phê bình đương thời không mấy coi trọng chủ trương này. Một số chất vấn phương pháp phân tích nguồn tài liệu, một số người khác định lại niên đại của J và P, còn Phục Truyền Luật Lệ Ký được định niên đại là từ cuối thế kỷ thứ VII thì chẳng ai thắc mắc. Đơn giản là người ta thừa nhận rằng văn phong của Phục Truyền Luật Lệ Ký tương tự với văn phong của sách Giê-rê-mi và sách Các Vua, và vì cớ Phục Truyền Luật Lệ Ký có chép những điều mà theo đó công cuộc cải cách của Giô-si-a đã thực hiện chứng tỏ rằng Phục Truyền Luật Lệ Ký thuộc về thời kỳ đó.
Ở đây chúng ta cũng không thể giải quyết cặn kẽ những luận chứng này. Nhưng chúng ta có thể nêu ra đây những điểm mơ hồ, không vững chãi trong những luận chứng này. Trước hết, không thể căn cứ vào văn phong tương tự trong ngôn ngữ Hi Bá Lai mà liệt các sách Phục Truyền Luật Lệ Ký, Giê-rê-mi và sách Các Vua vào cùng một thời kỳ. Ở vùng Cận Đông cổ xưa, văn phong biến chuyển rất chậm. Có thể là các tác giả sách Giê-rê-mi và sách Các Vua trích dẫn Phục Truyền Luật Lệ Ký hoặc đề cập đến Phục Truyền Luật Lệ Ký đã thành hình trước để tăng mức độ đáng tin cậy cho sứ điệp của họ. Dường như Giê-rê-mi trích dẫn rải rác từ mọi chỗ trong Phục Truyền Luật Lệ Ký nhưng chẳng hề trích dẫn phần được gọi là lịch sử theo tinh thần Phục Truyền Luật Lệ Ký (tức là từ Giô-suê đến IICác Vua). Thứ hai, Phục Truyền Luật Lệ Ký không nhằm cổ vũ cho những mục tiêu của Giô-si-a trong cuộc cải cách bằng cách đòi hỏi tất cả các sự thờ phượng phải thực hiện ở Giê-ru-sa-lem; đúng ra là sách này khẳng định rằng phải lập một bàn thờ và phải dâng tế lễ ở một địa điểm mà chắc Giô-si-a sẽ gọi là ‘nơi cao’, đó là núi Ê-banh (PhuDnl 27:5-7). Như vậy bảo rằng Phục Truyền Luật Lệ Ký là một chương trình hoặc một sự biện minh cho công cuộc cải cách của Giô-si-a thì không đúng lắm. Thứ ba, có vẻ tác giả Phục Truyền Luật Lệ Ký không ngờ đến những vấn đề tôn giáo liên đới với chính trị vào cuối thời kỳ quân chủ. Ông cũng không mảy may ngờ đến một nước bị phân chia thành hai vương quốc. Tác giả cũng không mô tả một chi tiết nào về sự thờ lạy Ba-anh và tín ngưỡng của dân Ca-na-an. Tác giả chỉ lên án những chuyện đó với những lời lẽ chung chung. Mặt khác, trong sách còn truyền lịnh phải tuyệt diệt người Ca-na-an, là những kẻ đã tiêu tán vào thế kỷ thứ VII.
Những nhận xét này vô hiệu hoá chủ trương ấn định Phục Truyền Luật Lệ Ký thuộc thế kỷ thứ VII T.C. Trong sách có những chi tiết cho thấy có nhiều khả năng sách thuộc về một niên đại sớm hơn. Thứ nhất, các nhà tiên tri đầu tiên viết sách đều có trích dẫn sách này: đó là A-mốt và Ô-sê trong thế kỷ thứ VIII T.C. Thứ hai, sách được sắp xếp theo kiểu các hoà ước của người Hê-tít vào thế kỷ thứ 16 đến 13 T.C. và các bộ luật xưa hơn nữa của Hammurabi (khoảng năm 1750 T.C.) chứ không theo kiểu những hoà ước của thiên niên kỷ thứ I T.C. Thứ ba, một số tục lệ về hôn nhân trong sách xem ra gần gũi hơn với tư liệu về sự cưới gả thuộc thiên niên kỷ thứ II T.C. thay vì thiên niên kỷ thứ I. Những yếu tố này không nhất thiết xác quyết rằng Môi-se là tác giả nhưng đề xuất rằng có khả năng Phục Truyền Luật Lệ Ký thành hình trong một thời kỳ sớm hơn.
Kết luận
‘Trong những ngày đó, dân Y-sơ-ra-ên không có vua, ai nấy làm theo ý mình cho là phải’ là một câu nhận xét chua xót của sách Các Quan Xét về tình trạng hỗn loạn trong thời kỳ này. Ngày nay cũng có một tình trạng thiếu nhất trí tương tự trong những cuộc tranh luận về Ngũ Kinh. Các học giả đôi qua ném lại cho nhau những luận chứng của mình, cơ sở cho những cuộc tranh luận đó là những niềm tin tưởng riêng tư. Thí dụ, nên công nhận một bản văn có tính cách đồng nhất mạch lạc hoặc chỉ là một bản văn sưu tầm chắp nối? Nên cứ xem Kinh Thánh là trọn vẹn cho đến khi chứng minh được rằng Kinh Thánh có sai lầm hoặc là cứ xem Kinh Thánh có sai lầm cho đến khi chứng minh được Kinh Thánh là trọn vẹn? Sự giảng dạy của Chúa Giê-xu và các sứ đồ có định đoạt quan điểm của chúng ta về sự linh cảm và quyền tác giả của những sách này không? Các học giả trả lời cho những câu hỏi này theo chiều hướng khác nhau và chúng ta phải tôn trọng sự chân thành của họ.
Những lý lẽ trên đây nhằm giúp chúng ta nhận thấy Ngũ Kinh có khá nhiều tính cách đồng nhất chớ không phải rời rạc như kiểu các nhà phê bình nguồn tài liệu thường gán cho Ngũ Kinh, và cũng nhằm giúp chúng ta công nhận căn bản lịch sử của Ngũ Kinh là đáng tin cậy. Ai không chấp nhận sự mạch lạc căn bản của các bản văn, hoặc khảo cứu các sách đó với một định kiến là các sách đó không toàn hảo thì họ sẽ gạt phăng những luận chứng này cách dễ dàng. Vì vậy chắc chắn là những cuộc tranh cãi còn tiếp diễn lâu dài. Tuy nhiên, khi nghiên cứu Cựu Ước Cơ Đốc nhân nên nhớ rằng ‘mọi sự’ (bao gồm cả Ngũ Kinh) ‘được viết là để dạy chúng ta’ không phải dạy chúng ta những giả thuyết về người viết sách, nhưng để đem lại cho chúng ta ‘niềm hi vọng’ (RoRm 15:4), một niềm hi vọng trước hết đã được bày tỏ cho Áp-ra-ham, được thành tựu phần nào trong thời Môi-se, và từ đó dần dà thành tựu thêm nữa. Nếu mối quan tâm lớn nhất của chúng ta là mục đích của Đức Chúa Trời qua Kinh Thánh (‘dạy người trong sự công bình’ (IITi 2Tm 3:16)), thì chúng ta có thể giữ những cuộc tranh luận có tính cách phê bình trong vị thế thích đáng riêng.
G.L. Wenham
Tài liệu tham khảo
D.J.A. Clines, The Theme of the Pentateuch (JSOT Press, 1978).
R.W.L. Moberly, The Old Testament of the Old Testament (Fortress, 1992).
R.K. Harrison, Introduction to the Old Testament (Eerdmans/IVP/UK, 1970).
J.H. Sailhammer, The Pentateuch as Narrative (Zordervan, 1992).
G.J. Wenham, ‘Method in Pentateuchal Source Criticism’, in Vetus Testamentum 41 (1991), trang. 84-109
______, ‘The Date ot Deuteronomy: Linch-Pin ot Old Testament Criticism’, Themelios 10/3 (1985), trang 15-20; 11/1 (1985), trang 15-18.

SÁNG THẾ KÝ
Dẫn nhập
Tựa đề
Tựa Sáng Thế Ký (Genesis) xuất phát từ bản dịch tiếng Hi Lạp (bản Septuagint), có nghĩa là ‘nguồn gốc, nguồn, sự sáng tạo’; trong khi đó tựa theo tiếng Hi Bá Lai (dùng những từ mở đầu của sách) là ‘ban đầu’. Cả hai tựa đều gợi ý một cách đúng đắn về chủ đề của sách, vì sách mô tả nguồn gốc của vũ trụ, thế giới, nhân loại, các cơ chế của con người (như hôn nhân), các dân tộc và trên hết là dân Y-sơ-ra-ên. Trong Sáng Thế Ký chúng ta thấy rõ sự sáng tạo của Đức Chúa Trời đã làm cho tất cả những điều này trở thành hiện thực.
Một tựa đề khác hiện nay ít được dùng là ‘sách thứ nhất của Môi-se’. Tựa này làm sáng tỏ sự kiện Sáng Thế Ký là phần thứ nhất trong một bộ sách gồm năm cuốn mà theo truyền thống cho là của Môi-se, mặt khác cũng gọi là sách Luật Pháp hoặc Ngũ Kinh. Sáng Thế Ký đặt sự ban bố luật pháp ở núi Si-na-i (chủ đề của sách Xuất Ê-díp-tô Ký đến Phục Truyền) là một bối cảnh lịch sử và cung cấp một chìa khoá thần học cho ý nghĩa của luật pháp và ý nghĩa của những câu chuyện trong các sách này.
Vị trí và nội dung
Cũng như những sách khác trong Kinh Thánh, Sáng Thế Ký chủ yếu là một sách thần đạo, nghĩa là sách quan tâm mô tả Đức Chúa Trời là ai, Ngài hành động như thế nào và tại sao lại hành động như vậy, và Ngài đối xử với nhân loại như thế nào. Thường thì những hành động can thiệp của Đức Chúa Trời vào những sinh hoạt của loài người không lộ liễu cho lắm, dù là trong đời sống hằng ngày của chúng ta hoặc trong một số sách của Kinh Thánh (như sách Ê-xơ-tê). Nhưng trong Sáng Thế Ký, đặc biệt là trong những chương đầu, Đức Chúa Trời là nhân vật chủ chốt. Ở đây Ngài thường xuyên phát ngôn và hành động, bày tỏ quyền năng và đặc tính của Ngài. Những độc giả Cơ Đốc hiện đại, những người đã đặt niềm tin vào một Đức Chúa Trời thánh khiết và toàn năng, hẳn là không ngạc nhiên gì về nội dung tôn giáo của Sáng Thế Ký. Nhưng những người đời xưa sống trong một bối cảnh đa thần và ngoại giáo thì chắc hẳn là rất kinh ngạc khi đọc sách này.
Đức Chúa Trời của Sáng Thế Ký không phải là một trong những vị thần đã bị địa phương hoá với một mớ hiểu biết hạn hẹp và quyền năng giới hạn, nhưng Ngài là Đấng Tạo Hóa toàn năng, sáng tạo toàn thể vũ trụ, là Chúa, là Đấng xét xử tất cả mọi chuyện. Chính Đức Chúa Trời, Đấng tạo dựng nhân loại, đã chăm sóc họ và xét xử những hành động lầm lỗi của họ. Chính Đức Chúa Trời này đã phán với Áp-ra-ham, truyền cho ông lìa bỏ quê hương, đem gia đình đến định cư ở xứ Ca-na-an (vùng đất của Y-sơ-ra-ên). Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham rằng dòng dõi của ông sẽ ở trong xứ Ca-na-an và mặc dù con người phạm nhiều lỗi lầm, Sáng Thế Ký vẫn cho thấy những lời hứa này bắt đầu được thành tựu dần dần như thế nào. Sự thành tựu dần dà đầy đủ hơn sẽ được mô tả trong những sách kế tiếp của Kinh Thánh. Chính nhờ yếu tố này mà Sáng Thế Ký có tính cách đồng nhất và yếu tố này cũng là cơ sở cho sự hiểu biết của tác giả và chúng ta cũng cần ghi nhớ yếu tố này trong khi nỗ lực đặt những câu chuyện trong Sáng Thế Ký vào dòng lịch sử. Sáng Thế Ký quan tâm đến những biến cố không phải vì giá trị của biến cố mà vì những biến cố đó bày tỏ bản tính và mục đích của Đức Chúa Trời.
Sáng Thế Ký và lịch sử
Nhiều nhân vật xuất hiện và đi qua sàn diễn của lịch sử thế giới trong Sáng Thế Ký. Tuy nhiên đa số những sự kiện ghi trong sách đều là những chuyện riêng tư trong gia đình chớ không liên quan đến những vấn đề quốc gia hoặc quốc tế. Những chuyện đó đặt nặng mối quan tâm vào sự sinh sản, chết chóc, tranh chấp trong gia đình, quyền sử dụng đồng cỏ và mai táng ... Nét đặc trưng này vạch rõ rằng đối với tác giả Sáng Thế Ký, những nhân vật mà ông mô tả là những nhân vật lịch sử có thật. Họ không phải là những gia tộc được nhân cách hoá, họ càng không phải là sản phẩm từ trí tưởng tượng của tác giả.
Dầu vậy, có cách nào chắc chắn rằng những câu chuyện trong Sáng Thế Ký thật sự có tính cách lịch sử không? Cho đến nay, ngoài Kinh Thánh chưa ai tìm thấy một chứng từ nào của thời các tổ phụ về hôn phối hoặc những chứng tích nào về chuyện Gia-cốp trở về Pha-đan A-ram hoặc chuyện Giô-sép làm tể tướng ở Ai Cập. Không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm vì trong thời cổ xưa đó số thông tin được ghi chép lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, và chỉ một phần nhỏ hơn nữa còn tồn tại và được các nhà khảo cổ tìm ra. Sự thể này khiến cho cơ may chứng minh một trong các tổ phụ là một nhân vật có thật trong lịch sử hoá ra xa vời. Nhưng cũng có nhiều điểm tiết lộ tục lệ liên quan đến thời cổ xưa. Những điểm đó khiến ta không thể tin theo ý một số học giả chorằng những câu chuyện trong Sáng Thế Ký là do các ‘tiểu thuyết gia’ sùng đạo sống vào thời đại rất muộn về sau sáng tác ra nhưng gán cho một thời gian cổ.
Thứ nhất, tên của các tổ phụ là những tên riêng thường được dùng trong đầu thiên niên kỷ thứ hai T.C. nhưng lại rất ít được dùng về sau này. Những tên riêng như Gia-cốp, Y-sác và Ích-ma-ên là những tên riêng tiêu biểu giữa vòng người A-mô-rít trong thời kỳ đầu (khoảng 1800 T.C.) nhưng về sau trở nên lỗi thời. Những tên riêng khác trong các câu chuyện về các tổ phụ như Sê-rúc, Na-cô và Tha-rê xác chứng rằng các tổ phụ xuất thân từ vùng Cha-ran.
Thứ hai, những phong tục xã hội thời các tổ phụ tương ứng với những phong tục được nói đến trong các văn bản cổ ở vùng Cận Đông. Một số tục lệ (thí dụ như cho con gái của hồi môn khi gả con) chẳng mấy đổi thay suốt hai ngàn năm. Vì vậy những chi tiết này không thể giúp chúng ta ấn định cách chính xác niên đại được, những câu chuyện này rất trung thực với cuộc sống dù được viết ra vào thời nào đi nữa. Tuy nhiên cũng có một số tục lệ dường như đã thay đổi theo thời gian, thí dụ như việc cho một nô lệ làm người thừa kế (Sáng Thế Ký 15) hoặc gọi người con trai đầu là rab (SaSt 25:23). Những tục lệ này giúp đặt câu chuyện Kinh Thánh vào một thời sớm hơn. Cũng vậy người ta thấy rằng trong câu chuyện Giô-sép có những điểm tương tự với nhiều điểm trong những bản văn của người Ai Cập trong thiên niên kỷ thứ hai hơn là những bản văn trong thời kỳ về sau, và như vậy những chi tiết này cũng lại ủng hộ cho chủ trương đặt những câu chuyện về Giô-sép vào thời cổ đại.
Thứ ba, tín ngưỡng và đạo đức thời các tổ phụ thuộc dạng cổ hơn dạng tín ngưỡng và đạo đức trong những sách khác của Ngũ Kinh. Đôi khi niềm tin và hành vi của các tổ phụ đi ngược lại với những yêu cầu trong luật pháp sau này. Thí dụ như Áp-ra-ham cưới em gái cùng cha khác mẹ làm vợ (SaSt 20:12 so sánh với LeLv 18:9), Gia-cốp cưới hai chị em (SaSt 29:21-30 so sánh với LeLv 18:6), và Gia-cốp dựng một trụ đá (SaSt 28:18 so sánh với LeLv 26:1 PhuDnl 16:21-22). Trong Sáng Thế Ký hầu như Đức Chúa Trời luôn luôn tự xưng là El, thí dụ El Shaddai (‘Đức Chúa Trời Toàn Năng’, SaSt 17:1), El Elion (‘Đức Chúa Trời Chí Cao’, SaSt 14:19). Về sau (sau XuXh 6:3), Yahweh (Đức Giê-hô-va) đã trở thành danh xưng chuẩn mà người Y-sơ-ra-ên xưng tụng Đức Chúa Trời.
Những nhận xét này có ý xác chứng rằng những câu chuyện về các tổ phụ có tính cách lịch sử mặc dù rõ ràng chúng ta không thể chứng minh những chi tiết trong các sự kiện riêng biệt. Nhưng khi chúng ta đọc đến các chương từ 1-11 thì chúng ta bước vào một phạm trù khác. Hầu hết những chương này viết về một thời kỳ rất lâu trước khi chữ viết được phát minh, vì vậy chuyện trong các chương đó không thể có tính cách ‘lịch sử’ đúng theo nghĩa của từ này, và chúng ta cũng không có những chứng cứ ngoài Kinh Thánh để xác minh. Tuy nhiên, Sáng Thế Ký đã cố sắp xếp các câu chuyện theo trình tự lịch sử và giải thích sự việc theo luật nhân quả. Đây là những dấu chứng tỏ bài viết có tính cách lịch sử. Do đó T. Jacobsen dùng từ ‘huyền thoại lịch sử’ để mô tả những tác phẩm trong dạng này (FBL, 100 (1981), trang 528). ‘Huyền thoại’ là những câu chuyện hư cấu, do đó từ ‘tiền sử’ có lẽ thích đáng hơn khi nói về Sáng Thế Ký 1-11. Với tầm mức hiểu biết hiện nay rất khó tìm được hướng liên hệ những chương này với những sự khám phá của khoa học hiện đại. Tốt nhất (xem phần thần đạo của Sáng Thế Ký và phần bình giải dưới đây) nên đọc những chương này trong tinh thần của sự tin tưởng đương thời ở vùng Cận Đông cổ đại. Rồi chúng ta sẽ thấy những chương này mạnh mẽ phê bình sự tin tưởng nơi nhiều vị thần. Xem ra tác giả Sáng Thế Ký mặc nhiên công nhận tính cách lịch sử của các nhân vật như A-đam, Ê-va và dòng dõi của họ vì ông đã ràng buộc họ với nhau chung trong một bộ gia phả dài dằng dặc và kết thúc với Áp-ra-ham. Việc này chứng tỏ rằng đối với ông, A-đam là một nhân vật có thực như Áp-ra-ham hoặc Y-sác.
Tác quyền
Trong sự nghiên cứu Kinh Thánh tác quyền của Sáng Thế Ký là một trong những vấn đề được thảo luận nhiều nhất. Vì vậy muốn hiểu vấn đề ngọn ngành hơn xin độc giả xem lại bài viết về Ngũ Kinh. Tuy nhiên những quan điểm chính và trường hợp chính có bàn đến trong phần bình giải là như sau:
Theo truyền thống, Môi-se (khoảng 1300 T.C.) được xem là tác giả chính của Sáng Thế Ký và bốn sách tiếp theo. Tuy nhiên, người ta cũng công nhận rằng có một số chi tiết chứng tỏ có những phần được đưa thêm vào sách về sau này (thí dụ 12:6 36:31). Dù sao bản văn của Sáng Thế Ký không tuyên xưng Môi-se là người viết sách này.
Từ thế kỷ 19 trở đi, bộ phận chính trong giới học giả phê bình lỗi lạc đánh giá thấp vai trò của Môi-se trong sự sáng tác Ngũ Kinh. Thật vậy, quan điểm được chấp nhận rộng rãi nhất cho rằng Sáng Thế Ký được thành hình từ ba nguồn tài liệu chính là J (thế kỷ thứ 10 T.C.), E (thế kỷ thứ 9 T.C.), và P (thế kỷ thứ 6 T.C.). Họ cho rằng Sáng Thế Ký đã bị hiệu đính mỗi khi tư liệu mới được nạp vào sách.
Từ những năm 1970 nảy sinh nhiều chất vấn đối với giả thuyết về nguồn tài liệu J, E, P. Một số học giả phản bác niên đại của các nguồn tài liệu, còn một số khác nghi ngờ trong thực tế không hề có tài liệu đó. Cho đến nay chưa một giả thuyết nào ra đời để thay thế giả thuyết phê bình về nguồn tài liệu. Vì vậy nhiều sách giáo khoa và sách bình giải Kinh Thánh vẫn mặc nhiên nhìn nhận giả thuyết này.
Trong khi những cuộc tranh luận về giả thuyết phê bình này kéo dài, người ta cũng đã rộng rãi thừa nhận rằng trách nhiệm tiên khởi của nhà bình giải là giải nghĩa bản văn hiện có của sách. Cho dù tác giả Sáng Thế Ký có sử dụng nhiều nguồn tài liệu hoặc chỉ có một nguồn, việc quan trọng là quyển sách trong dạng hiện tại. Đó là một tổng thể được cấu thành cách tuyệt diệu, chứa đựng nhiều câu chuyện sống động, truyền đạt khải tượng về Đức Chúa Trời và lẽ thật của Ngài, và điều này đương nhiên có bao hàm trong tất cả các sách khác của Kinh Thánh. Vì vậy bộ sách này cũng chú trọng bình giải bản văn hiện có của sách. Xem chừng bản văn thành hình sớm hơn là niên đại người ta thường ấn định cho sách. (Xin đọc phần luận giải đầy đủ hơn trong bài viết về Ngũ Kinh). Cho dù ai là tác giả và người đó đã viết Sáng Thế Ký vào thời nào, thì tác giả cũng đặt nặng việc bày tỏ cho chúng ta biết về Đức Chúa Trời thay vì tiết lộ những manh mối về chính mình.
Thần học
Sáng Thế Ký được chia thành hai phần không đều nhau. Từ chương 1-11 là thời tiền sử, chú trọng viết về nguồn gốc của loài người, từ chương 12-50, thời kỳ các tổ phụ, chú trọng viết về nguồn gốc dân Y-sơ-ra-ên. Tác giả chủ yếu viết nhiều hơn về các tổ phụ chứng tỏ đó là mối quan tâm chính của ông. Vì vậy, khi khảo cứu những vấn đề chính về phương diện thần đạo trong Sáng Thế Ký, chúng ta sẽ xem xét các chương từ 12-50 trước rồi mới đến các chương từ 1-11, là những chương cho chúng ta biết cơ sở mà Áp-ra-ham và dòng dõi của ông được chọn.
Thần học của Sáng Thế Ký từ chương 12-50
Chìa khoá cho những chủ đề thần học của Sáng Thế Ký từ chương 12-50 và cũng của toàn thể Ngũ Kinh là chương 12:1-3: ‘Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; Ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước.’ Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham bốn điều: (1) Một xứ được ban cho ông. (2) Ông sẽ trở nên một ‘dân lớn’. (3) Ông được hưởng một (giao ước)ï quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời. (4) Qua ông tất cả các dân tộc sẽ được phước. Trong Sáng Thế Ký, hễ khi nào Đức Chúa Trời nói chuyện với các tổ phụ, Ngài đều nhắc đến những lời hứa này, rồi thường luận bàn rộng ra và cụ thể hơn. Thí dụ, một ‘xứ’ (12:1) trở thành ‘đất này’ (12:7); ‘cả xứ nào ngươi thấy... đời đời’ (13:15) trở thành ‘toàn xứ Ca-na-an... là cơ nghiệp đời đời cho ngươi và dòng dõi ngươi’ (17:8).
Để nắm được tầm quan trọng của những lời hứa này trong Sáng Thế Ký, độc giả nên xem lại tất cả những lần Đức Chúa Trời nói trong sách này, chú ý đến những thay đổi của một câu trong một khúc Kinh Thánh so với câu đó trong khúc Kinh Thánh tiếp theo (12:1-3, 7 13:14-17 15:1-7, 13-21 16:11-12 17:1-21 18:10-32 21:12-13, 17 22:11-18 25:23 26:2-5, 24 28:13-15 31:3 32:27-29 35:1, 9-12 46:3-4). Những thay đổi này cho thấy Đức Chúa Trời nhắc lại những lời hứa một cách cụ thể và xác quyết hơn khi các tổ phụ đáp lại bằng đức tin và sự vâng lời. Nhưng ngay cả khi họ hành động sai quấy Ngài cũng không huỷ bỏ những lời hứa này, Ngài chỉ hoãn lại ngày thành tựu.
Không phải chỉ có Đức Chúa Trời đưa ra những lời hứa mà các tổ phụ cũng thường nhắc đến những lời hứa đó. Những người bạn của họ, hoặc những kẻ thù của họ cũng vô tình ám chỉ đến những lời hứa này (15:2,8 16:2 17:17-18 21:6-7 24:7-8, 35-40, 60 26:22, 28-29 27:27-29 28:2-4, 20-22 29:32-30:24, 27 31:5-16, 29, 42, 49-50 32:9-12 33:5, 10-11 34:10, 21 35:3 41:52 45:5-11 48:3-22 50:5, 19-21, 24-25) Những câu trích dẫn này hoặc những câu ám chỉ về các lời hứa này cho thấy đối với những người liên quan trong câu chuyện và đối với người viết Sáng Thế Ký các lời hứa này có tầm quan trọng đến mức nào.
Hơn nữa những tình tiết trong cuộc đời của các tổ phụ có chép trong Sáng Thế Ký minh hoạ cho sự thành tựu của những lời hứa này. Hẳn nhiên là tác giả biết nhiều điều nữa về các tổ phụ (giống như sứ đồ Giăng, xem GiGa 20:30-31) ngoài những sự kiện ông đã chọn để viết vào sách. Ông chỉ chọn những sự kiện nào chứng minh rằng những lời hứa đó có thành tựu dù bị chậm trễ hoặc hoãn lại. D.J.A. Clines trong tác phẩm ‘The Theme of the Pentateuch' (JSOT Press, 1970) định nghĩa rất chí lý rằng chủ đề của Ngũ Kinh là những lời hứa cho các tổ phụ được thành tựu đôi phần. Do đó khi học Sáng Thế Ký, đối với từng dữ kiện chúng ta phải hỏi rằng: dữ kiện này góp phần như thế nào để làm thành tựu những lời hứa về xứ, về dân tộc, về mối quan hệ giao ước và về phước hạnh cho các dân tộc?
Rõ ràng không phải tất cả các khía cạnh của những lời hứa này đều được chú trọng trong mọi thời kỳ. Không phải những lời hứa này được thành tựu một cách suông sẻ - có nhiều trục trặc và trì hoãn. Rõ ràng Sáng Thế Ký chú trọng nhiều nhất đến lời hứa về dòng dõi, tức là rồi đây dòng dõi của Áp-ra-ham sẽ trở thành một dân lớn. Nhưng sau khi đề cập chuyện Sa-ra son sẻ trong 11:30 thì mãi tới 21:1-3 (hai mươi lăm năm sau) người con của lời hứa là Y-sác mới ra đời. Cũng vậy sau khi Y-sác cầu nguyện xin con suốt hai mươi năm Rê-bê-ca mới mang thai (25:20, 26). Cũng vậy, Ra-chên, người yêu thật sự của Gia-cốp và là người vợ duy nhất thật sự theo ý ông, rất đỗi kinh ngạc khi thấy rằng đối thủ của bà là Lê-a và mấy nàng hầu của Gia-cốp sinh con này đến con khác trước khi bà sinh được một mụn con (30:23) và về sau bà qua đời khi sinh đứa thứ hai (35:16-19). Đến cuối Sáng Thế Ký (49:27), dòng dõi của Áp-ra-ham chỉ có bảy mươi người, chưa thể là một dân lớn được. Mặc dù trong suốt thời kỳ làm nô lệ ở Ai Cập con số này đã gia tăng rất nhanh, lời hứa về một dòng dõi đông vô số dường như vẫn còn xa vời dù là trong thời điểm rời khỏi Ai Cập.
Còn đối với lời hứa về xứ sở thì đất đai mà Áp-ra-ham xoay sở tậu được là một cánh đồng con con để làm nghĩa địa an táng vợ (23:1-20). Còn Y-sác thì được phép sử dụng một số giếng nước. Rồi Gia-cốp tậu được một thửa đất gần Si-chem (33:19 so với 48:22). Vào cuối Sáng Thế Ký, không một người nào trong dòng dõi của Áp-ra-ham còn lưu ngụ tại Ca-na-an là đất hứa cả; tất cả đều di cư đến Ai Cập. Thật vậy, mặc dù tiến vào xứ là chủ đề bao trùm các sách từ Xuất Ê-díp-tô Ký đến Phục Truyền Luật Lệ Ký, nhưng mãi đến sách Giô-suê chuyện đó mới xảy ra.
Lòng vô tín và không vâng phục của các tổ phụ là nguyên nhân khiến cho những lời hứa chậm thành tựu (12:10-20 16:1-14 27:1-45). Nhưng dù họ có lầm lỗi đến đâu, những phương diện của lời hứa vẫn luôn luôn thành tựu trong thực tế: Đức Chúa Trời ở với các tổ phụ, chúc phước cho những ai chúc phước cho họ và rủa sả những ai rủa sả họ (12:3). Do đó, mặc dù tánh mạng bị đe doạ, Áp-ra-ham vẫn đủ lòng tin để đến Ai Cập và Ghê-ra tạm trú một thời gian, rồi trong một cơn hoảng sợ vì thiếu đức tin ông đẩy Sa-ra vào chỗ hiểm nghèo, nhưng rồi cả hai vợ chồng ông vẫn sống sót an toàn , lại còn phát tài trong thời gian lưu ngụ ở ngoại quốc nữa (12:10-20 21:1-15). Cũng vậy, Y-sác vẫn được thịnh vượng dù người Phi-li-tin làm khó dễ (chương 26). Gia-cốp cũng cảm nhận rằng Đức Chúa Trời đồng đi với ông khi ông chạy trốn qua Pha-đan A-ram, và chính nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời mà ông thoát khỏi nanh vuốt của người cha vợ lừa đảo và trở về bình an để làm hoà với người anh từng dự định giết ông (28:20-21 31:42 33:11). Trên hết mọi sự, đời sống của Giô-sép chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời ở với ông khi ông được đưa từ ngục tù lên làm tể tướng của Pha-ra-ôn (39:5, 23 41:39).
Dầu vậy, dù là trong trường hợp nào, lời hứa cũng chỉ mới được thành tựu đôi phần mà thôi. Đức Chúa Trời đã lập một giao ước với Áp-ra-ham (15:18), xác quyết giao ước đó (17:7) và bảo đảm giao ước đó (22:15-18). Những giao ước tổng quát này chỉ là phần dẫn trước của một giao ước trọng đại tại núi Si-na-i sẽ được lập với toàn thể hậu duệ của Áp-ra-ham.
Cuối cùng, lời hứa cho các dân tộc được thành tựu một phần. Nhờ sự nỗ lực của Áp-ra-ham, vua Sô-đôm được giải cứu (14:17), và nhờ lời cầu nguyện của ông, những phụ nữ son sẻ ở Ghê-ra đã có thể sinh sản (20:17). Và lạ lùng hơn hết, cả việc Giô-sép trở thành công cụ cứu nhiều sinh mạng, không chỉ riêng đại gia đình của ông mà còn cứu người Ai Cập và những dân tộc khác (41:57). Ông đã bày tỏ rằng việc này nằm trong kế hoạch của Đức Chúa Trời (45:5-7, 50:20-21).
Thần học trong Sáng Thế Ký 1-11
Vì sao Đức Chúa Trời cần chọn Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời đã hứa những điều này là Đấng nào? Sáng Thế Ký 1-11 trả lời cho những thắc mắc này.
SaSt 12:50 cho thấy mười hai chi phái là mười hai con trai hoặc cháu nội của Gia-cốp (29:32-30:24 35:18 48:16). Những người láng giềng gần gũi nhất của dân Y-sơ-ra-ên là dòng dõi của anh ruột Gia-cốp (Ê-đôm từ Ê-sau 25:26 36:1) hoặc dòng dõi của người bác (Ích-ma-ên 25:12;) hoặc những người anh em họ xa (Mô-áp và Am-môn, 19:36-38). Bảng danh sách các dân tộc trong Sáng Thế Ký 10 cho thấy mối liên hệ của dân Y-sơ-ra-ên với bảy mươi dân tộc khác căn cứ vào sự hiểu biết của tác giả Sáng Thế Ký. Cũng giống như các chi phái ở Sy-ri và A-ra-bi, dân Y-sơ-ra-ên là dòng dõi Sem. Sem là một trong mấy người con trai của Nô-ê (10:21-28). Những dân tộc ở xa nhất mà dân Y-sơ-ra-ên biết đến gồm có người Mê-đi, Hi Lạp và những dân tộc ở vùng Địa Trung Hải đều do ông tổ Gia-phết mà ra. Gia-phết là một con trai khác của Nô-ê (10:2-5). Cham, người con thất sủng của Nô-ê, được xem là tổ phụ của những kẻ thù truyền kiếp của dân Y-sơ-ra-ên, bao gồm người Ai Cập, người Ba-by-lôn và người Ca-na-an (10:6-20). Như vậy với bản liệt kê các dân tộc này, vị trí của dân Y-sơ-ra-ên giữa các dân tộc thuộc vùng Cận Đông cổ đại đã được xác định.
Những chương mở đầu của Sáng Thế Ký cũng xác định quan điểm của dân Y-sơ-ra-ên về Đức Chúa Trời đối kháng với những niềm tin thịnh hành ở Phương Đông cổ đại về nhiều vị thần. Trong những tác phẩm văn chương cổ đại khác (thí dụ thiên sử thi Atrahasis và Gilgamesh, và chuyện đại hồng thuỷ của người Sumerian) có những chi tiết tương đồng với chuyện kể trong Kinh Thánh về nhân loại từ khi sáng tạo đến trận đại hồng thuỷ.
Nhưng điểm có ý nghĩa hơn là trong khi kể lại những câu chuyện quen thuộc đối với người đương thời thì tác giả trình bày một quan điểm mới, thật sự là một quan điểm cách mạng về Đức Chúa Trời và mối liên hệ của Ngài với thế giới và với nhân loại.
Dân Phương Đông cổ đại tin tưởng rất nhiều vị thần với quyền năng giới hạn, với mớ hiểu biết hạn hẹp và mức độ đạo đức kém cỏi. Do đó niềm tin là chuyện may rủi. Chẳng bao giờ dám đoan chắc là họ chọn đúng vị thần cũng không rõ nam thần hoặc nữ thần đó có đem lại cho họ sức khỏe và sự giải cứu không. Nhưng Đức Chúa Trời mà Sáng Thế Ký trình bày là Đấng duy nhất và không ai sánh bằng. Ngài là Đấng toàn năng, sáng tạo toàn cõi vũ trụ (kể cả mặt trời, mặt trăng và các vì sao, những vật thể mà họ cho là thần) chỉ bằng lời truyền phán. Ngài đã đem trận đại hồng thuỷ đến rồi chính Ngài đã chấm dứt lụt lội. Ngài đã cứu Nô-ê và gia đình ông vì Nô-ê là người công bình chứ không vì thiên vị. Đức Chúa Trời trong Sáng Thế Ký hết sức quan tâm đến phúc lợi của con người. Không giống như các câu chuyện thần thoại trong vùng Mê-sô-bô-ta-mi kể rằng các vị thần tạo nên con người chỉ vì chợt nghĩ ra rằng con người có thể cung cấp thực phẩm cho thần. Còn Đức Chúa Trời trong Sáng Thế Ký thì khác, Sáng Thế Ký tuyên bố rằng con người là mục tiêu trong cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời, và Ngài lo cung cấp thực phẩm cho họ (1:26-29).
Tuy nhiên, mặc dù con người là tác phẩm tột đỉnh trong công cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời, nhưng theo Sáng Thế Ký con người trở nên hư hỏng hoàn toàn vì ‘sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều và các ý tưởng của lòng họ là xấu luôn’ (6:5). Chính vì tội lỗi của con người, chứ không phải bởi sự sinh sôi đông đảo của con người (theo như trong thiên sử thi Atrahasis) đã gây ra trận đại hồng thuỷ. Và cái nhìn bi quan sâu xa về bản chất con người và về xã hội loài người lại là điểm dị biệt giữa thần đạo của Sáng Thế Ký và những tôn giáo cổ đại khác ở Đông Phương. Dân trong vùng Mê-sô-bô-ta-mi chẳng hạn (cũng giống như nhiều học giả hiện nay) là những người tin vào sự tiến bộ. Họ cho rằng nền văn minh Ba-by-lôn là nền văn minh tiến bộ rực rỡ nhất. Còn Sáng Thế Ký tuyên bố rằng đó là một trong những nền văn minh suy đồi nhất (6:1-4 11:1-9). Sáng Thế Ký mô tả một ‘dòng thác tội lỗi’, bắt nguồn từ sự bất tuân của A-đam, trở nên trầm trọng hơn với tội sát nhân của Ca-in, và lên đến cực điểm qua những cuộc hôn nhân bất chính trong 6:1-4 và cuối cùng gây ra trận đại hồng thuỷ. Tiếp theo cuộc huỷ hoại qui mô này là một cuộc sáng tạo mới khi bộ mặt mới của địa cầu trồi lên khỏi mặt nước và Nô-ê - một A-đam thứ hai - đã bước ra để canh tác đất. Nhưng cũng như A-đam thứ nhất, ông lại sa ngã; con trai ông là Cham còn hành động tồi tệ hơn; thế là tội lỗi của loài người lại lên đến một tột đỉnh khác khi dân ở Ba-bên toan xây một cái tháp cao đến tận trời. Điều này dẫn đến một sự trừng phạt trên toàn cầu. Loài người bị phân tán trên khắp địa cầu.
Nhưng ở U-rơ, trung tâm của nền văn minh đồi bại ấy, có một người được Đức Chúa Trời kêu gọi lìa bỏ quê hương, đến một quê hương mới và gây dựng một dân tộc mới để tất cả các dân tộc khác trên thế giới được phước. Vì vậy mặc dù có bóng đem ảm đạm vì tội lỗi của con người nhưng về cơ bản, Sáng Thế Ký vẫn là một sách lạc quan tươi sáng. Sách bày tỏ rằng mục đích của Đức Chúa Trời cho nhân loại trước hết thể hiện trong sự sáng tạo (chương 1-2), cuối cùng sẽ đạt được qua dòng dõi của Áp-ra-ham.
Tài liệu nghiên cứu
F.D. Kidner, Genesis, TOTC (IVP, 1967)
D. Atkinson, The Message of Genesis 1-11, BST (IVP, 1990).
J.G. Baldwin, The Message of Genesis 12-50 (BST (IVP, 1986)
J.H. Sailhammer, Genesis, EBC (zondervan, 1990)
G.J. Wenham Genesis 1-15, WBC (Word, 1987)
G.F. Wenham Genesis, WBC (word, 1994).

XUẤT Ê-DÍP-TÔ KÝ
Giới thiệu
Tựa đề
Tựa đề ‘Xuất Ê-díp-tô Ký’ bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp Exodos có nghĩa là ‘ra khỏi’, ‘ra đi’ do các dịch giả đặt cho sách. Tựa đề cho chúng ta thấy sách quan tâm đặc biệt đến chuyện dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai Cập.
Tính cách văn học
Là sách thứ hai của Kinh Thánh, Xuất Ê-díp-tô Ký là một phần của một bộ sách lớn hơn bắt đầu từ Sáng Thế Ký, kéo dài ít nhất cho đến Phục Truyền Luật Lệ Ký. Theo truyền thống bộ sách này được kể là một tác phẩm, tức là bộ Ngũ Kinh (xem bài viết về Ngũ Kinh). Xuất Ê-díp-tô Ký phụ thuộc vào Sáng Thế Ký vì những sự việc trong Sáng Thế Ký là bối cảnh quan trọng cho sách này (Thí dụ việc Đức Chúa Trời lập giao ước với các tổ phụ Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp; việc Đức Chúa Trời bảo đảm con cháu họ sẽ chiếm được xứ Ca-na-an; và gia đình của Gia-cốp đến Ai Cập). Sách này cũng báo trước các sự việc trong Lê-vi Ký (thí dụ việc phong chức thánh cho A-rôn và các con trai ông làm thầy tế lễ). Dù Xuất Ê-díp-tô Ký có nhiều điểm chung với Sáng Thế Ký và Lê-vi Ký nhưng sách này vẫn có những chủ đề riêng, như chúng ta thấy dưới đây.
Thoạt xem Xuất Ê-díp-tô Ký có vẻ là một tập sưu tầm các biến cố rời rạc, dầu vậy sách đã được biên soạn cách cẩn thận. Tác giả phối hợp tài tình từ nhiều tư liệu khác nhau (thí dụ như từ các tập văn xuôi, thi ca, bản gia phả, các lời tuyên bố, các nguyên tắc và luật lệ) thành một tác phẩm đồng nhất. Tác giả không có chủ ý trình bày toàn bộ mọi diễn biến xảy ra trong suốt thời gian sách nêu ra; ngược lại tác giả chọn lọc sự kiện để viết vào sách của mình. Do đó tác giả thường bỏ một số chi tiết mà ông cho là không quan trọng đối với mục đích của sách (thí dụ ông không kể chi tiết thời gian Môi-se sống tại Ma-đi-an).
Xuất Ê-díp-tô Ký biên soạn thành nhiều phần có ghi rõ thời gian khởi đầu và kết thúc. Cách thức phân chia thành chương sách như hiện nay là kém hiệu quả, nên tốt nhất là chúng ta coi như không có, vì các tình tiết thường phụ thuộc vào nhau như móc xích, một tình tiết là hậu thân của phần trước và là trung chuyển cho phần sau. Muốn hiểu Xuất Ê-díp-tô Ký thì điều quan trọng là cần lần theo mạch văn và tìm mối liên hệ giữa các sự việc (thí dụ chuyện dân Y-sơ-ra-ên diện kiến với Đức Chúa Trời tại Si-na-i (trong chương 19 có nhiều điểm song song với chuyện Môi-se diện kiến với Đức Chúa Trời lần đầu tại Hô-rếp/Si-na-i trong chương 3).
Các chủ đề chính
Tác giả Xuất Ê-díp-tô Ký ưu tiên chú trọng đến giáo lý, nghĩa là ông viết sách với mục đích đề cao các ý tưởng và quan niệm đặc thù về Đức Chúa Trời. Muốn nhận thức đầy đủ về điều này và hiểu mỗi phân đoạn đóng góp cho mục đích chung như thế nào, thì quan trọng là phải biết các chủ đề chính của sách; còn các chủ đề phụ sẽ được bàn tới trong phần bình giải.
Xuất Ê-díp-tô Ký chủ yếu viết về sự biết Đức Chúa Trời qua kinh nghiệm cá nhân. Truyện triển khai quanh mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên kể từ cuộc gặp gỡ đột ngột gây cảm xúc mạnh mẽ giữa Đức Chúa Trời với Môi-se tại bụi gai cháy (3:1 - 4:17), vinh quang của Đức Chúa Trời đầy dẫy đền tạm (40:34-38). Trong những lần gặp gỡ này, Môi-se hành xử trong địa vị một người trung gian. Trước nhất ông bày tỏ Đức Chúa Trời cho dân sự và kế tiếp là ông giữ vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối liên hệ giao ước khiến Đức Chúa Trời ngự giữa dân Y-sơ-ra-ên. Điều quan trọng là Đức Chúa Trời luôn luôn đi bước trước, khải thị chính mình Ngài không chỉ qua lời nói, mà còn qua các dấu kỳ, phép lạ. Trong Xuất Ê-díp-tô Ký Đức Chúa Trời là Đấng truyền phán mà cũng hành động. Hơn nữa, những điều Ngài phán đều xảy ra.
Chủ đề tiến đến chỗ hiểu biết Đức Chúa Trời chiếm hết phân nửa đầu của sách. Trước hết Môi-se gặp Đức Chúa Trời tại bụi gai cháy và trong khi nói chuyện ông khám phá ra nhiều điều về bản tính của Đức Chúa Trời, kể cả danh thiêng liêng của Ngài là ‘Đức Giê-hô-va’ (3:1 - 4:17). Chủ đề này xuất hiện lần nữa khi Pha-ra-ôn bộc lộ rằng vua không biết Đức Chúa Trời: ‘Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời người để cho dân Y-sơ-ra-ên đi’ (5:2). Rồi khi các dấu lạ xảy ra, người Ai Cập dần dần nhận biết quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Cuối cùng Đức Chúa Trời nhử Pha-ra-ôn và quân đội của ông đi vào lòng Biển Sậy rồi chết tại đó hầu cho ‘người Ai Cập biết Ta là Giê-hô-va’ (14:4, 18). Khi Pha-ra-ôn thất trận, dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Đức Chúa Trời và hát ngợi khen Ngài rằng: ‘Hỡi Đức Giê-hô-va, trong vòng các thần nào ai giống như Ngài? Trong sự thánh khiết nào ai vinh hiển, đáng kính sợ như Ngài là Đấng thi thố các phép lạ’ (15:11).
Phân nửa thứ hai của sách tiếp tục triển khai sự nhận biết Đức Chúa Trời bằng cách xoáy vào việc lập mối liên hệ chặt chẽ lâu dài giữa Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên. Để đạt mục đích này, tác giả dành nhiều trang tập trung vào hai đề tài là lập giao ước và tạo dựng đền tạm. Tương tự như khi lập hợp đồng, hoặc hứa nguyện trong hôn nhân, giao ước này đặt ra các điều kiện cho dân Y-sơ-ra-ên làm theo hầu họ có thể hưởng và duy trì mối liên hệ lâu bền với Đức Chúa Trời. Các điều kiện này được ghi trong Mười Điều Răn và Sách Giao Ước. Họ có bổn phận tuân thủ các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời nếu họ muốn thường xuyên hưởng sự hiện diện và phước hạnh lâu dài của Ngài. Tác giả không chỉ chú ý đến việc lập giao ước lúc ban đầu (từ chương 19-24) ông còn quan tâm đến những diễn biến liên quan đến tượng con bò bằng vàng suýt nữa làm cho mối liên hệ này kết thúc sớm sủa và đột ngột (từ chương 32-34). Sau khi lập giao ước, việc kế tiếp đương nhiên là dựng đền tạm. Đền tạm được dựng lên theo sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời, trở nên trung tâm cho Đức Chúa Trời hiện diện giữa dân sự. Qua vật liệu và kiểu dáng kiến trúc, đền tạm nhắc cho họ nhớ lại quyền tể trị và bản tính thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Xuất Ê-díp-tô Ký kết thúc một cách rất ý nghĩa với bài viết về việc Đức Chúa Trời ngự trong trại quân Y-sơ-ra-ên sau khi đền tạm được dựng lên (40:34-38).
Chủ đề vâng phục có quan hệ chặt chẽ với chủ đề nhận biết Đức Chúa Trời. Xuất Ê-díp-tô Ký từ đầu đến cuối nhấn mạnh tầm quan trọng của tấm lòng vâng phục Đức Chúa Trời. Trong các chương đầu, chúng ta thấy Môi-se miễn cưỡng vâng phục và Pha-ra-ôn ngoan cố không chịu làm theo lời Đức Chúa Trời đòi hỏi. Sau này dân Y-sơ-ra-ên cũng phải tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn về Lễ Vượt Qua để có thể an toàn thoát ra khỏi Ai Cập. Cuối cùng sau khi dứt khỏi ách nô lệ của Ai Cập, dân Y-sơ-ra-ên phải học tập vâng phục quyền tể trị mới. Một yếu tố rất có ý nghĩa, đó là tấm lòng vâng phục làm cốt lõi của mối liên hệ giao ước (so sánh 19:8 24:3, 7). Tuy nhiên, Xuất Ê-díp-tô Ký nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời là Đấng đi bước đầu, nên tấm lòng vâng phục của con người không tạo ra mối liên hệ giao ước, lòng vâng phục chỉ nhằm duy trì mối liên hệ đó thôi. Sau này khi dân Y-sơ-ra-ên đúc một con bò bằng vàng để thờ, họ bị đoán phạt vì hành vi không vâng phục và mối liên hệ của họ với Đức Chúa Trời bị đứt đoạn.
Thêm một chủ đề nữa là sự thánh khiết. Về một mặt, Xuất Ê-díp-tô Ký bày tỏ rằng chỉ một mình Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết tự trong bản tánh, còn con người do bản tánh tội lỗi nên chỉ có thể ra mắt Ngài với vài điều kiện. Khi Môi-se đối diện với Đức Chúa Trời trong bụi gai cháy, ông phải cởi giày ra vì đất nơi đó là đất thánh (3:5). Về sau dân Y-sơ-ra-ên không được phép lên núi Si-na-i, e họ chết vì nhìn thấy Đức Chúa Trời (19:12-13, 21-24 so sánh HeDt 12:14). Vì cớ bản tánh tội lỗi của mình nên con người không xứng với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, do đó cần phải áp dụng vài biện pháp đặc biệt rồi Đức Chúa Trời mới có thể ngự giữa dân Y-sơ-ra-ên. Đền tạm được dựng lên theo một mẫu dáng đặc biệt, vận dụng nhiều bộ phận cần thiết phù hợp với bản tính thánh khiết của Đức Chúa Trời (thí dụ bức màn tạo nên một tấm chắn giữa Đức Chúa Trời với con người).
Về mặt khác Đức Chúa Trời nhấn mạnh rằng dân Y-sơ-ra-ên cũng phải có bản tánh thánh khiết của Đức Chúa Trời; họ là một ‘dân tộc thánh’ (19:6). Để đạt được mục đích này Mười Điều Răn và Sách Giao Ước đưa ra các chỉ dẫn và luật lệ, tức là các đức tánh liên quan đến bản tánh thánh khiết của Đức Chúa Trời. Ở đây sự thánh khiết chủ yếu gắn liền với đạo đức trong sạch và hành vi gương mẫu. Tuy nhiên, vì con người không thể đạt tới nhân cách hoàn thiện được nên Xuất Ê-díp-tô Ký nhấn mạnh tầm quan trọng của các Của lễ, các của lễ vừa chuộc tội lỗi vừa thanh tẩy mọi điều ô uế. Việc này thể hiện qua nhiều cách: những của lễ dâng trong kỳ Lễ Vượt Qua và vào lúc thiết lập giao ước tại Si-na-i. Cũng thế, trong nghi thức tấn phong các thầy tế lễ, dâng của lễ là một phần không thể thiếu được (29:1-46). Hơn nữa, để biểu thị sự kiện là con người chỉ có thể đến gần Đức Chúa Trời qua việc dâng của lễ xứng đáng, nên một bàn thờ lớn bằng đồng được đặt trong sân đền tạm, chắn cửa ra vào đền tạm và Nơi Thánh.
Cũng cần lưu ý đến các bản tánh thương xót và công bằng của Đức Chúa Trời. Các bản tánh này được biểu thị rõ trong phân nửa đầu của sách. Trong đó cho thấy Đức Chúa Trời thực sự quan tâm đến dân Y-sơ-ra-ên nên Ngài đã hành động và hình phạt người Ai Cập vì tội đối xử bất công với dân Y-sơ-ra-ên. Luật pháp và những yêu cầu trong lãnh vực đạo đức biểu thị rõ cả hai bản tánh này. Luật pháp và các luật lệ này chiếm phần quan trọng trong giao ước lập tại Si-na-i. Dân Y-sơ-ra-ên chẳng những phải duy trì sự công bằng ở tiêu chuẩn đặc biệt cụ thể, mà họ còn phải lấy lòng thương xót đối xử với những người cô thế hơn trong xã hội. Cuối cùng, các bản tánh này lại được bộc lộ trong biến cố liên quan đến tượng bò bằng vàng. Đức Chúa Trời công bình khi hình phạt dân Y-sơ-ra-ên về hành vi phản nghịch, nhưng vì cớ Ngài thương xót nên giao ước được lập lại khi Môi-se cầu thay cho dân sự.
Niên đại và tác giả
Xuất Ê-díp-tô Ký không ghi một chi tiết nào về người hình thành sách như hiện nay. Vài phân đoạn do Môi-se ghi chép (17:14 24:4 34:27) làm căn bản cho quan điểm truyền thống chủ trương rằng Môi-se viết toàn bộ sách này (thí dụ Mac Mc 12:26). Dù có rất ít bằng chứng nội tại về thời gian viết sách nhưng không có lý cớ đủ sức buộc chúng ta phải tin rằng một thời gian đã trôi qua giữa những chuyện trong sách với việc hình thành sách như nhiều học giả vẫn quan niệm. Lời bình luận duy nhất gợi ý về thời gian hình thành sách là chuyện dân Y-sơ-ra-ên ăn ma-na trong bốn mươi năm cho đến lúc họ tiến vào xứ Ca-na-an (16:35).
Hơn một thế kỷ qua, các học giả bàn cãi dằng dai mãi về nguồn tài liệu của Xuất Ê-díp-tô Ký. Các khảo cứu gần đây đã vạch rõ những nhược điểm quan trọng của thuyết cho rằng việc biên soạn Ngũ Kinh dựa trên bốn tài liệu khác nhau thường gọi là J, E, D và P (xem bài viết về Ngũ Kinh). Xây dựng lại cho thật chính xác những tài liệu làm cơ sở cho bản văn hiện tại là một việc gay go vượt bực, nên phần bình giải dưới đây chỉ tập trung vào bản văn chúng ta có hiện nay.
Bối cảnh lịch sử
Xác định chính xác bối cảnh lịch sử của các biến cố mô tả trong Xuất Ê-díp-tô Ký là rất khó vì nhiều yếu tố. Yếu tố thứ nhất là các biến cố này nằm trong thiên niên kỷ thứ hai T.C. Theo IVua 1V 6:1 thì cuộc xuất hành xảy ra 480 năm trước ‘năm thứ tư thời trị vì của Sa-lô-môn’. Theo cách tính này thì dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập vào năm 1446 T.C. Nhưng một số học giả không chấp nhận niên đại này. Họ cho rằng cuộc xuất hành xảy ra vào hạ bán thế kỷ thứ 13 T.C. (xem bên dưới). Dù tính theo cách nào đi nữa, chúng ta vẫn phải xử lý một thời kỳ lịch sử với một mớ vốn hiểu biết ít ỏi và kém cỏi về thời kỳ đó.
Yếu tố thứ hai, một trong những đặc điểm của Xuất Ê-díp-tô Ký là thiếu dẫn chứng lịch sử. Thí dụ sách ghi về các vua Ai Cập bằng tước hiệu Pha-ra-ôn chứ không phải bằng tên riêng của họ, chắc hẳn là với dụng ý. Có lẽ là để tạo một sự tương phản giữa các vị vua vô danh ở Ai Cập với Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên là Đấng Chủ tể tối cao, là Đấng đã khải thị danh Ngài là Giê-hô-va cho Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên. Do đó, khó mà xác định được cuộc xuất hành xảy ra chính xác vào giai đoạn nào trong lịch sử Ai Cập. Tên thành Ram-se là một chi tiết manh mối quan trọng. Ram-se là một trong các thành dùng làm kho chứa lương thực, có thể xuất phát từ triều đại của vua Ram-se II (thế kỷ thứ 13 T.C.). Tuy nhiên, cũng có thể địa danh này có từ thời xa xưa trước khi dân Y-sơ-ra-ên di cư đến Ai Cập lúc đầu thì tên riêng này đã được sử dụng cho địa phương đó rồi (so sánh SaSt 47:11). Hoặc có thể địa danh này có từ thời xưa hơn nữa, và được dùng đến trong SaSt 47:11 và XuXh 1:11 là do người biên tập cập nhật hoá.
Thứ ba là ngoài Kinh Thánh ra, thì chưa tìm thấy một tài liệu nào có liên quan đặc biệt đến thời gian dân Y-sơ-ra-ên cư ngụ tại Ai Cập. Tuy vậy, xét cho cùng thì sự thể này không có gì đáng ngạc nhiên so với tính cách cổ đại của thời kỳ này và tính cách của các biến cố. Chưa chắc các nhà chép sử biên niên người Ai Cập lại ghi chép đầy đủ mọi biến cố xảy ra, nhất là chuyện vua của họ đại bại và đạo binh Ai Cập bị tiêu diệt. Nhưng dù từ đầu họ có ghi chép các biến cố này đi nữa thì không mấy hi vọng rằng các văn bản đó vẫn còn nguyên vẹn.
Thứ tư, mặc dù tác giả Xuất Ê-díp-tô Ký rất quan tâm đến các biến cố này, nhưng ông viết với tư cách là một nhà thần đạo, chớ không phải với tư cách một sử gia. Ông tập trung vào sự gặp gỡ Đức Chúa Trời qua các biến cố này, chớ không tập trung vào chính các biến cố. Cuối cùng, trước sự kiện truyền thống là cuộc xuất hành đã chiếm vai trò quan trọng và nổi cộm trong tâm tư của người Y-sơ-ra-ên, thì giả định sách này bắt nguồn từ các biến cố có thật là hợp lý. Dù không thể xác chứng về tính cách chính xác của nội dung Xuất Ê-díp-tô Ký, thì chúng ta cũng không có cơ sở để liệt sách vào loại chuyện bịa đặt. Một số học giả phủ nhận tính chất lịch sử của các biến cố chính trong Xuất Ê-díp-tô Ký là vì họ không xét đến các yếu tố này.
Lộ trình xuất hành
Nếu việc xác định bối cảnh lịch sử của Xuất Ê-díp-tô Ký còn gặp nhiều khó khăn, thì cũng chẳng có gì ngạc nhiên nếu những khó khăn tương tự vẫn nổi lên khi thử xác định lộ trình của dân Y-sơ-ra-ên khi ra khỏi Ai Cập. Ngoài một vài địa danh ra, sách không viết nhiều về hướng hành trình của đám người chạy trốn khỏi Ai Cập mà chỉ cho biết rằng họ không tiến thẳng tới Ca-na-an. Hơn nữa đối với những địa danh có ghi trong sách, các học giả cũng không nhất trí về mức chính xác và đáng tin cậy của những địa danh đó. Dù có nhiều học giả tin rằng dân Y-sơ-ra-ên đi theo một lộ trình ở hướng nam bán đảo Si-na-i, nhưng cuộc khảo cứu gần đây cho rằng lộ trình này nằm lệch lên phía bắc một chút. Xem bản đồ: Các lộ trình có thể đã sử dụng trong cuộc xuất hành.
Tài liệu đọc thêm
R.A Cole, Exodus, TOTC (IVP, 1973).
B.L. Ramm, His Way Out, A Presh Look at Exodus (Regal, 1974).
H.L. Ellison, Exodus (St Andrew Press/ Westminster/ John Knox Press, 1982).
W.C. Kaiser, Exodus, EBC (Zondervan, 1990).
J.I. Durham, Exodus, WBC (Word, 1987).

LÊ-VI KÝ
Dẫn nhập
Tựa sách
Trong Kinh Thánh tiếng Hi Bá Lai thì tựa sách là từ mở đầu của sách này, wayyiqrà nghĩa là ‘Ngài (Chúa) kêu gọi’. Tựa Lê-vi Ký bắt nguồn từ bản La-tinh và Hi Lạp dịch từ bản Hi Bá Lai. Người ta đặt tựa này cho sách có lẽ vì sách chép nhiều chỉ dẫn liên quan đến các công việc của các thầy tế lễ trong chi-phái Lê-vi. Tuy nhiên tựa sách này không thích hợp cho lắm vì hai lý do. Thứ nhất, không phải toàn thể chi-phái Lê-vi đều là các thầy tế lễ, mà chỉ có những người thuộc một dòng họ cụ thể trong chi-phái mà thôi. Thứ hai, phần lớn nội dung sách nhắm vào người Y-sơ-ra-ên thường dân chứ không riêng gì các thầy tế lễ. Nội dung sách chủ yếu nói về những vấn đề trong đời sống của họ: thờ phượng, đạo đức gia đình, sinh hoạt trong cộng đồng xã hội và các vụ trao đổi thương lượng trong lãnh vực kinh tế ... Sách này có tầm mức quan trọng đối với ‘tầng lớp thường dân’ cũng như tầng lớp ‘tế lễ’.
Tác giả và niên đại
Sách này ghi lại một phần những sự khải thị của Đức Chúa Trời ban cho Môi-se khi dân Y-sơ-ra-ên đóng trại tại núi Si-na-i, ngay sau khi họ ra khỏi Ai Cập. Sách không xác định là Môi-se viết sách này (có những chỗ trong Ngũ Kinh xác định là do Môi-se viết, thí dụ XuXh 24:4, 7, Dan Ds 33:2). Tuy nhiên, những người trung thành với niên đại truyền thống lý luận rằng nếu Môi-se không viết sách này thì chắc chắn là một người thân cận với Môi-se viết. Vì rõ ràng sách được dàn dựng rất công phu và sáng sủa.
Tuy nhiên, đã từ lâu giới phê bình Kinh Thánh cho rằng sách này là sản phẩm của các thầy tế lễ. Sách trình bày những qui định của họ đối với đền thờ thứ hai trong thời hậu lưu đày. Như vậy, cùng với nhiều phần khác trong Ngũ Kinh, họ cho rằng sách này bắt nguồn từ tài liệu P, tức là tài liệu hình thành trễ nhất trong số những tài liệu mà họ giả định là đã xây dựng nên Ngũ Kinh. Tuy nhiên, ngay cả những người theo quan điểm này cũng công nhận rằng P bao gồm nhiều tài liệu đã có từ lâu trước thời lưu đày. Không thể dựa vào ngày tháng của lần biên tập cuối của sách mà xác định ngày tháng của tư liệu được dùng trong sách. Hơn nữa một vài lý cớ mà người ta dùng làm cơ sở để chủ trương là P được thành hình trong thời kỳ sau này không còn sức thuyết phục nữa. Các cộng đồng trong vùng Cận Đông cổ hơn thời Môi-se đã có những luật lệ chi tiết về sự thờ phượng, dâng của lễ, và những bài mô tả về các đền đài trước cả thời Môi-se, cho nên không nhất thiết phải chủ trương rằng những luật lệ đó, những nghi thức thờ phượng đó mãi về sau mới có trong dân Y-sơ-ra-ên. So sánh luật pháp chép trong Lê-vi Ký với luật pháp tương đương chép trong Phục Truyền Luật Lệ Ký và các sách Cựu Ước khác, có dấu hiệu chứng tỏ Lê-vi Ký được viết sớm hơn. Nếu gần 1000 năm sau khi sự việc xảy ra trong thực tế, Lê-vi Ký mới viết lại những chuyện đó, thì tác giả đã thành công lớn trong việc tránh mâu thuẫn, sai sót lầm lẫn, nhưng vẫn không sao lý giải được sự kiện tác giả lại dùng nhiều những thuật ngữ không còn thông dụng trong thời của mình nữa. Vì lý cớ này và những lý cớ khác, một số học giả cho rằng tài liệu tạo thành Lê-vi Ký có từ lâu trước thời kỳ lưu đày, dù không nhất thiết là có vào thời Môi-se.
Nội dung
Đọc bảng sơ lược bố cục dưới đây, chúng ta thấy ngay rằng Lê-vi Ký được bố cục rất kỹ, triển khai rất hợp lý. Phần cuối của sách Xuất Ê-díp-tô Ký mô tả việc dựng đền tạm và mọi thứ cần thiết cho người Y-sơ-ra-ên tiến hành việc dâng của lễ trong buổi thờ phượng. Vì vậy Lê-vi Ký mở đầu bằng một phần sách coi như tập chỉ nam về các của lễ. Trước hết, với những từ thông thường sách chỉ dẫn phận sự của mỗi người trong cuộc, loại sinh vật nào phù hợp với mục đích nào và phải làm gì khi dâng của lễ... Sau đó là một số quy luật về quyền lợi của các thầy tế lễ. Tiếp theo là phần tường thuật nghi lễ phong chức cho các thầy tế lễ thực hiện phận sự dâng của lễ. Nhưng các thầy tế lễ còn có nhiệm vụ khác, trách nhiệm chính của họ là dạy thường dân Y-sơ-ra-ên biết phân biệt thế nào là thánh và thế nào là thông tục, phân biệt giữa thánh sạch và ô uế. Vì vậy phần kế tiếp giải quyết vấn đề đó. Trong tinh thần của giao ước, cuộc sống của người Y-sơ-ra-ên liên quan đến rất nhiều điều khác ngoài sự thờ phượng, và những nghi thức tẩy uế. Cho nên phần sách còn lại bàn đến vấn đề trách nhiệm cá nhân, gia đình, xã hội và kinh tế, tất cả nhằm giúp dân Y-sơ-ra-ên có thể duy trì sắc thái riêng của dân tộc (sự thánh khiết), vì Đức Chúa Trời đã dựng nên họ cho mục đích đó. Trong phần cuối của sách tác giả tập trung vào khía cạnh kinh tế của đất đai và tài sản, nhờ đó chuẩn bị tinh thần cho độc giả khi độc giả đọc tiếp qua Dân Số Ký cùng Phục Truyền Luật Lệ Ký và theo dõi hành trình tiến về đất hứa của dân Y-sơ-ra-ên. Như vậy, sách có một bố cục rất cân đối, hợp lý và rất xứng hợp với vị trí của mình trong chủ đề chung của toàn bộ Ngũ Kinh.
Chúng ta có thể thấy tính cách cân đối của sách từ một lãnh vực khác. Trong XuXh 19:4-6, ngay cả khi chưa lập giao ước và ban hành luật pháp, Đức Chúa Trời đã ban cho dân Y-sơ-ra-ên một vị trí và một vai trò nổi bật giữa các dân tộc. Họ sẽ là một dân tộc tế lễ và thánh khiết cho Ngài. Có thể nói rằng Lê-vi Ký chia làm hai phần, mỗi phần trình bày một khía cạnh trong hai khía cạnh này. Các chương 1-17 chủ yếu nói về trách nhiệm của các thầy tế lễ, còn các chương 18-27 hoàn toàn nói về sự kêu gọi Y-sơ-ra-ên làm dân tộc thánh trong mỗi lãnh vực của đời sống (đến nỗi từ chương 17-26 được gọi là ‘Bộ Luật Thánh’ hoặc H, theo ký hiệu của giới phê bình Kinh Thánh). Một số người khác cho rằng hai phần này viết về hai vế của điều răn cốt lõi đó là kính mến Chúa và yêu người lân cận. Đỉnh cao của phân nửa đầu của sách là Ngày Chuộc Tội (chương 16), trong ngày này họ phải khôi phục lại mối liên hệ nguyên thuỷ giữa Đức Chúa Trời với dân tộc. Đỉnh cao của phần thứ hai là Năm Hân Hỉ (chương 25), trong năm này các mối liên hệ tốt đẹp giữa người với người được khôi phục. Mỗi phần đều có một bài học lịch sử cụ thể về tội xem thường Đức Chúa Trời (chương 10, 24).
Thần học và ứng dụng
Lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham gồm ba điểm đặc biệt và một mục tiêu cho toàn cầu (SaSt 12:1-3, 15), Ngài hứa làm cho Áp-ra-ham trở thành một dân tộc phước hạnh qua mối liên hệ giao ước và một lãnh thổ. Mục tiêu tối hậu là ban phước cho mọi dân tộc. Lê-vi Ký viết về các lời hứa này, nhưng đặc biệt tập trung vào lời hứa thứ hai. Lời hứa thứ nhất đã được ứng nghiệm. Dân Y-sơ-ra-ên thực sự đã trở thành một dân tộc (XuXh 1:7). Lời hứa thứ ba là việc đánh chiếm đất, là chuyện chưa tới, sẽ là trọng tâm của Dân Số Ký và Phục Truyền Luật Lệ Ký. Đối với Lê-vi Ký, vấn đề quan trọng là làm thế nào duy trì mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và Y-sơ-ra-ên đã thành hình khi họ ra khỏi Ai Cập và khi lập giao ước (Xuất Ê-díp-tô Ký 24). Câu trả lời là chính Đức Chúa Trời cung ứng phương tiện bởi ân điển của Ngài. Mối liên hệ đã thành hình bởi ơn cứu chuộc của Đức Chúa Trời, thì cũng chỉ có thể được duy trì bởi ơn tha thứ của Ngài (như Y-sơ-ra-ên đã biết kể từ khi họ phạm tội thờ con bò vàng, Xuất Ê-díp-tô Ký 32-34). Những hình thức dâng của lễ không phải là phương tiện mua ân huệ, mà chỉ là phương tiện lãnh nhận ân huệ. Và vấn đề vâng phục luật pháp trong thực tế ở các chương sau không phải là để đạt được sự thánh khiết, mà chỉ là thực hiện cuộc sống đúng với tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời đã đề ra cho dân tộc. Dân Y-sơ-ra-ên có thể liên tục hưởng phước hạnh lớn lao nhất là Đức Chúa Trời ngự giữa họ trong đền tạm một cách tượng trưng, trong mọi lãnh vực của đời sống hằng ngày mà họ cảm nhận được một khi họ đáp ứng xứng hợp với ân điển của Đức Chúa Trời. Bất kể điều gì có nguy cơ ngăn trở Đức Chúa Trời hiện diện hoặc làm ô uế nơi ngự của Ngài là phải triệt để loại bỏ ngay. Chúng ta nên nhớ mục tiêu tích cực này nằm đằng sau bầu không khí nghiêm trang trong một số đoạn Kinh Thánh.
Đối với các Cơ Đốc nhân, ân điển mà Lê-vi Ký trình bày qua phương thức dâng của lễ bây giờ được tìm thấy trọn vẹn trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Các của lễ cung cấp cho các tác giả Tân Ước những hình bóng phong phú để giải nghĩa thập tự giá. Cũng vậy, mạng lịnh đòi hỏi dân Y-sơ-ra-ên phải nên thánh, phân rẽ khỏi các dân tộc, sự kiện này đã biến thành lời kêu gọi các Cơ Đốc nhân thời Tân Ước phải phân rẽ khỏi thế gian. Nhưng sự thách thức trong Lê-vi Ký về phương diện đạo đức cũng như toàn bộ luật pháp trong Cựu Ước không phải chỉ giới hạn cho Hội Thánh. Đức Chúa Trời đã gây dựng nên một dân Y-sơ-ra-ên để đem ánh sáng đến cho các dân tộc. Họ phân rẽ khỏi các dân tộc khác là để vươn lên đạt được một tiêu chuẩn đạo đức và hướng sống cho cuộc đời, làm mẫu mực cho các dân tộc khác, vì rốt cuộc Đức Chúa Trời đòi hỏi điều đó nơi tất cả nhân loại. Do đó sách chứa đựng nhiều bài học quan trọng để chúng ta hiểu về sự cứu rỗi của chúng ta, về sự nên thánh của cá nhân từng người và hiểu đạo đức xã hội. Lê-vi Ký thuộc trong số những lời Kinh Thánh, theo như Phao-lô nói, có thể khiến chúng ta khôn ngoan tiếp nhận ơn cứu rỗi và dạy chúng ta biết cách sống (IITi 2Tm 3:15-17).
Tài liệu đọc thêm
G.J. Wenham, Lê-vi Ký, NICOT (Eerdnams, 1979)
C.J. H. Sống làm Dân Đức Chúa Trời (IVP/UK, 1983), ở Hoa Kỳ sách được xuất bản dưới nhan đề Mắt Đền Mắt (IVP/USA, 1983)
, Hiểu Biết Chúa Giê-xu Qua Cựu Ước (Marshall Pickering, 1992)
J.E. Hartlly, Lê-vi Ký, WBC (Word 1992)

DÂN SỐ KÝ
Dẫn nhập
Tựa sách
Dựa theo các bản Kinh Thánh tiếng La-tinh và Hi Lạp thời trước, các bản Kinh Thánh tiếng Anh đặt tên sách này là Dân Số Ký (Numbers). Từ thế kỷ thứ hai S.C. và có lẽ là trước đó nữa, người ta đã biết đến tựa của sách này. Tựa này cho biết sách bắt đầu và kết thúc bằng sự kiểm kê dân số Y-sơ-ra-ên và các thầy tế lễ (chương 1-4, 26). Theo truyền thống, người Do-thái đặt những tựa khác, dùng những từ mở đầu của sách theo bản Kinh Thánh tiếng Hi Bá Lai. Tựa thứ nhất là ‘trong sa mạc’ (ngụ ý nói về sự kiện bốn mươi năm trong sa mạc;) tựa thứ hai là ‘Ngài phán’ (một số giáo phụ Cơ Đốc ban đầu thích tựa này hơn vì nó nhấn mạnh rằng toàn thể sách này nói về lời của Đức Chúa Trời, việc dân Y-sơ-ra-ên không chịu tin nơi lời đó và sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với lời của Ngài;) tựa thứ ba là ‘Sách thứ tư của Môi-se’ (một phần của Ngũ Kinh, bao gồm Sáng Thế Ký đến Phục Truyền).
Khái quát Dân Số Ký
Sách này chia làm ba phần:
Sự chuẩn bị vào đất hứa (chương 1-10). Trong phần này Môi-se chuẩn bị cho dân Y-sơ-ra-ên ở tư thế sẵn sàng. Thống kê số dân từng chi phái, lập thành tổ chức, thanh tẩy tất cả, thiết lập chức vụ tế lễ, cung hiến đền tạm và kỷ niệm Lễ Vượt Qua. Đức Chúa Trời chỉ dẫn mọi chi tiết của sự chuẩn bị này. Hai mục tiêu trong sự chuẩn bị này là: khiến dân Y-sơ-ra-ên xứng đáng với sự hiện diện của Chúa và sẵn sàng để chiếm hữu vùng đất mà Đức Chúa Trời đã thề hứa ban cho họ làm sản nghiệp trong giao ước của Ngài đã lập với Áp-ra-ham. Sau khi đã chuẩn bị chu đáo, dân sự khởi hành tiến về Ca-na-an dưới sự lãnh đạo của Đức Chúa Trời trong trụ mây và trụ lửa bên trên hòm giao ước.
Hành trình đến đất hứa (chương 11-25). Cuộc hành trình lẽ ra phải là một cuộc hành hương đầy vui mừng, nhưng nó đã biến thành một chuyến đi đầy bất mãn. Bắt đầu là dân sự lằm bằm dọc đường, rồi khi họ nhìn thấy các dân tộc hùng mạnh của xứ Ca-na-an, họ không chịu tiến vào. Vì cớ vô tín, họ đã từ bỏ lời hứa của Đức Chúa Trời. Hậu quả là họ phải lưu lại trong sa mạc và chết ở đó. Mãn hạn bốn mươi năm, họ lại tiến về xứ Ca-na-an.
Lại chuẩn bị để thừa hưởng sản nghiệp trong đất hứa (chương 26-36). Sau bốn mươi năm, họ đến đồng bằng Mô-áp. Trọng tâm của phần này nói về sản nghiệp. Lại kiểm kê dân số của thế hệ mới, chỉ đạo cách phân chia đất đai và dạy họ những loại của lễ cần dâng cho Chúa ở xứ thánh. Thế là họ đã được chuẩn bị sẵn sàng để thừa hưởng đất hứa. Khâu chuẩn bị cuối cùng, lệnh truyền cho các chi phái đừng bao giờ đánh mất quyền sở hữu đất đai đã chia cho. Thế là quyền sở hữu sản nghiệp được bảo đảm. Mặc dù dân Y-sơ-ra-ên vô tín nhưng Đức Chúa Trời vẫn thành tín với mục đích trong giao ước của Ngài.
Thể loại văn chương
Cần biết Dân Số Ký thuộc loại văn chương nào. Thật vậy, đây là một nguyên tắc trong giải kinh: chúng ta phải biết nhận dạng thể loại văn chương cùng với nội dung của các sách trong Kinh Thánh. Không phải tất cả các sách trong Kinh Thánh đều thuộc chung vào một thể loại, nhưng thuộc về nhiều thể loại khác nhau: luật pháp, lịch sử, thi thiên, phúc âm, thư tín... Không thể đọc sách thuộc các thể loại khác nhau theo cùng một cách. Thí dụ lịch sử khác với giáo lý. Sách Công Vụ Các Sứ Đồ (sách lịch sử) thuật lại rằng Phao-lô đã cắt bì cho Ti-mô-thê ‘vì cớ người Do-thái’ (Cong Cv 16:3). Nhưng trong thư tín (sách về giáo lý), Phao-lô dạy rằng không cần đến phép cắt bì nữa (GaGl 2:3 5:2 6:12-16). Sự khác biệt này rất quan trọng vì chúng ta phải vâng theo giáo lý chứ không cần thiết phải làm theo gương mẫu lịch sử.
Bảng 1 Bố cục khái quát#
Kinh văn Sự kiện Thần học Địa dư
I Sự chuẩn bị vào Ca-na-an Lời hứa (xứ) Si-na-i
1-10 để thừa hưởng xứ. Lời Chúa xác nhận 1:1 - 10:10
lời hứa.
Hành trình đến sa mạc
II Hành trình đến Ca-na-an Sự vô tín (sa mạc) Pha-ran (10:11-12:16)
11-25 Không tiến vào xứ. Dân Y-sơ-ra-ên sẽ Những diễn biến ở sa
không tin. Họ đã mất điều mạc Pha-ran 13:1-19:22
đã hứa cho họ.
(Giữa Dân Số 19 và 20 có Chết trong sa mạc Khoảng thời gian 38 38 năm gián đoạn). năm (được tóm tắt trong Dan Ds 33:19-35). Năm 40: chấm dứt cuộc Cuộc hành trình năm hành trình. thứ 40 đến Mô-áp
20:1-21:35.
Từ đồng bằng Mô-áp
III Sự chuẩn bị mới để thừa Lời hứa (về xứ) 22:1 - 36:13. hưởng đất hứa. Lời Chúa tái xác nhận lời hứa.

Bảng 2. Mối liên hệ giữa cấu trúc câu chuyện và các luật lệ#
I. Sự chuẩn bị 1-2 Kiểm kê dân số các chi phái và qui định trật tư đóng trại. {4:4-33} Qui định về nhiệm vụ của các thầy tế lễ thuộc chi phái Lê-vi.
3-4 Kiểm kê dân số chi phái Lê-vi và thiết lập ban thứ tế lễ.
5:5-6:21 Những luật lệ nhằm diệt trừ các 5:1-4 Người ô uế bị trục xuất: diệt trừ nguyên nhân gây ô uế: trong xã những nguyên nhân gây ô uế. hội (ăn cắp của cải;) trong hôn nhân (ngoại tình;) trong đời sống (lời hứa nguyện Na-xi-rê). 7:1-8:5 Xức dầu và biệt ra thánh đền 8:6-26 Những qui định về nhiệm vụ tạm và bàn thờ, dựng chân đèn. của người Lê-vi trong đền tạm. 9:1-11a Giữ Lễ Vượt Qua. 9:11b-14 Luật về Lễ Vượt Qua. 9:15-23 Đám mây che phủ đền tạm và 10:1-10 Những cây kèn bằng bạc để sẽ dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên để triệu tập hội chúng và báo trong cuộc hành trình của họ. hiệu xuất phát.
10:11-36 Dân Y-sơ-ra-ên xuất phát bắt đầu cuộc hành trình của họ
II. Cuộc hành trình
11-14 Dân Y-sơ-ra-ên tiến về xứ 15 Những lễ vật phải dâng khi
Ca-na-an, lằm bằm dọc đường, dân Y-sơ-ra-ên đã vào đất hứa.
rốt cuộc không chịu vào đất Phân biệt giữa tội cố tình và
hứa. Lời thề: họ chẳng bao giờ lầm lỡ.
được vào đất hứa vì sự cố ý
phản loạn của họ.
16-17 Sự phản loạn của Cô-rê chống 18-19 Những luật lệ xác nhận chức
lại chức tế lễ thượng phẩm. tế lễ thượng phẩm của A-rôn
Chúa xác nhận sự lựa chọn trên những người Lê-vi; gia
A-rôn. đình A-rôn phải tẩy sạch dân
Y-sơ-ra-ên khỏi những điều
ô uế (Nước tẩy uế).
20-25 Kết thúc cuộc hành trình và
những diễn biến tại đồng bằng
Mô-áp. Lời chúc phước của
Ba-la-am và tội lỗi của dân
Y-sơ-ra-ên với người Ma-đi-an.
III. Sự chuẩn bị mới để thừa hưởng
đất hứa.
26-27 Kiểm kê dân các chi phái: {27:8-10} Qui định về sự thừa hưởng.
bước đầu của việc sở hữu và 28-30 Các của lễ và sự hứa nguyện.
phân chia đất đai. Lịch các ngày phải tuân thủ
tại đất hứa.
31-32 Báo thù dân Ma-đi-an. Sự định 34-35 Biên giới của đất hứa, sự phân
cư bên bờ đông sông Giô-đanh. chia sản nghiệp; những thành
(33 Môi-se ghi chép về cuộc của người Lê-vi và những
hành trình) thành trú ẩn để giữ cho đất
hứa được tinh sạch.
{36:7-10}
36:1-13 Vấn đề hôn nhân của các con Luật sản nghiệp: không có sản
gái Xê-lô-phát và sản nghiệp nghiệp nào được chuyển từ chi
của họ. phái này sang chi phái kia.
Trong Dân Số Ký, chúng ta có thể thấy bốn thể loại văn chương chính: thuật chuyện, luật pháp, những ghi chép về hành chánh và những lời phát biểu. Nếu tách riêng những phần kể chuyện ra, chúng ta sẽ có một câu chuyện liên tục về những diễn biến. Thí dụ nếu chúng ta có thể bỏ qua những chi tiết về sự kiểm kê dân số và những luật lệ về các của lễ và những kỳ lễ thì sẽ còn lại những câu chuyện về những diễn biến tại Si-na-i, trong sa mạc và tại đồng bằng Mô-áp. Đây là cấu trúc của sách (xem bảng 2). Những chủ đề chính của thể loại luật pháp là chức vụ thầy tế lễ (4:4-33 8:6-26 18:1-19:22), sự tinh sạch (5:5-6:21), các của lễ và kỳ lễ (9:11-14 10:1-10 15:1-41 28:1-30:16), và những mạng lệnh liên quan đến sản nghiệp của xứ Ca-na-an (27:8-11 31:21-24 34:1-35:34 36:7-10). Những phần trích trong sổ sách hành chính gồm có danh sách những người lãnh đạo (1:5-16 13:4-16 34:19-29), những bản gia phổ và kiểm kê dân số (1:20-46 3:1-4, 17-29 4:34-49 26:4-51, 57-62), những địa điểm đóng trại (2:3-33 33:1-49), bản liệt kê những của dâng và sự đóng góp của các chi phái (7:12-88 31:32-40, 42-47), quan hệ ngoại giao (20:14-20 22:5-6, 16-17) và biên giới của đất hứa (34:3-12). Những lời phát biểu được trích dẫn gồm có lời cầu nguyện (10:35-36), lời chúc phước (6:24-27), những lời tiên tri (23:7-10, 18-24 24:3-9, 15-24), những lời hứa nguyện (21:2), những lời thề (5:19-22 14:20-25, 28-35), những bài thơ, bài ca và những lời nói của người xưa (21:14-15, 17-18, 27-30). Thường thường lời phát biểu diễn dịch ý nghĩa của những sự kiện ghi trong câu chuyện. Vì vậy những lời phát biểu có khi chiếm vai trò rất quan trọng.
Cấu trúc câu chuyện
Những luật lệ, những phần trích trong sổ sách hành chánh và những lời phát biểu phối hợp hài hoà với câu chuyện tạo nên cấu trúc chính của sách. Những phần trích từ sổ sách hành chánh trở thành bộ phận tất yếu của câu chuyện. Thí dụ những thông điệp trao đổi giữa dân Ê-đôm và dân Y-sơ-ra-ên (20:14-20) giúp thuật lại câu chuyện dân Ê-đôm đã không cho dân Y-sơ-ra-ên đi ngang qua lãnh thổ của họ để vào xứ Ca-na-an. Thật vậy, những trích đoạn này tạo nên một nét đặc thù cho câu chuyện trong Dân Số Ký.
Riêng phần chép về các luật lệ thì không mấy hài hòa với câu chuyện. Nhiều độc giả ngạc nhiên không hiểu vì sao tác giả sắp xếp các luật lệ vào vị trí đó. Tuy nhiên vẫn có mối tương quan giữa những phần đó và câu chuyện trong sách. Nếu không thấy được mối tương quan này thì khó lòng hiểu nội dung của sách cách đúng đắn được. Có hai ví dụ về trường hợp này. Thứ nhất, ngay sau chuyện phản loạn của Cô-rê người Lê-vi, chống lại A-rôn (chương 16-17) là những luật lệ củng cố chức vụ tế lễ thượng phẩm của A-rôn trên người Lê-vi (chương 18-19). Thứ hai, ngay sau chuyện dân Y-sơ-ra-ên không chịu tiến vào xứ Ca-na-an và lời của Đức Chúa Trời thề rằng thế hệ đó sẽ chẳng bao giờ được vào đất hứa (chương 13-14) là những luật lệ ngụ ý nói rằng một ngày nào đó dân Y-sơ-ra-ên sẽ sở hữu đất hứa (chương 15). Những luật lệ này bắt đầu bằng câu ‘sau khi các ngươi vào xứ...’, còn những của lễ phải dâng là bột, dầu, rượu tức là những thổ sản của đất hứa. Như vậy những luật này bày tỏ ân điển của Đức Chúa Trời mặc dù dân Y-sơ-ra-ên có phạm tội. Bảng hai biểu thị rõ hơn mối liên hệ giữa câu chuyện và luật lệ.
Câu chuyện thường hội tụ ở những lời phát biểu then chốt. Câu chuyện tiếng Hi Bá Lai có khuynh hướng trưng dẫn lời nói của những nhân vật hàng đầu. Lắm lúc một lời phát biểu đầy ý nghĩa biểu thị đỉnh điểm của câu chuyện. Thí dụ chuyện thử thách đức tin của Áp-ra-ham (khi Đức Chúa Trời truyền lịnh cho ông phải dâng Y-sác làm của lễ) đạt đỉnh điểm với lời thề của Đức Chúa Trời (SaSt 22:15-18). Những lời phát biểu then chốt như vậy là trọng điểm của câu chuyện. Sáng Thế Ký cũng trích những lời phát biểu then chốt ở những điểm quan trọng của câu chuyện như Dân Số Ký. Bảng 3 biểu thị rõ chi tiết này.
Những đặc điểm quan trọng của câu chuyện
Văn phong và nhân vật của câu chuyện có thể bày tỏ nhiều điều.
Câu chuyện không hoàn toàn theo thứ tự diễn biến trong thời gian
Nhìn chung có một trật tự theo thời gian trong Dân Số Ký. Tuy nhiên có những phần không theo thứ tự thời gian hoàn toàn. Cụ thể là trường hợp của chương 1 đến chương 10. Phần này trình bày những sự kiện trong hai tháng đầu của năm thứ hai sau khi rời khỏi Ai Cập. Nếu sắp xếp lại trong trình tự thời gian thì văn bản sẽ như thế này: ngày thứ nhất đền tạm được dựng lên (9:15-23), suốt mười hai ngày sau đó các chi phái đem dâng lễ vật để biệt riêng đền tạm (7:1 - 8:26); ngày thứ mười bốn họ giữ Lễ Vượt Qua (9:1-14); hai tuần sau, ngày mồng một tháng thứ hai họ tiến hành kiểm kê dân số và tẩy uế trại quân (1:1-6:27); vào ngày thứ 20, dân Y-sơ-ra-ên khởi hành tiến về xứ Ca-na-an (10:1-36). Trong Kinh Thánh không phải chỉ có Dân Số Ký không sắp xếp tư liệu theo trình tự thời gian mà theo một trình tự khác. Một vài sách Phúc Âm dường như cũng sắp xếp tư liệu theo trình tự khác biệt này. Trong những trường hợp như vậy luôn luôn có lý do khiến tác giả không theo trình tự thời gian. Nếu khám phá ra được lý do đó, chúng ta sẽ thấy rõ mục đích của tác giả.
Bảng 3. Những lời phát biểu then chốt trong câu chuyện#
Phần Trích đoạn Lời phát biểu then chốt
I. 6:24-27 Lời chúc phước của thầy tế lễ cho đến khi bố trí xong trại
quân, thiết lập xong chức vụ tế lễ và tẩy uế xong trại quân
mới có lời chúc phước này.
10:35-36 Lời cầu nguyện của Môi-se. Hỡi Đức Giê-hô-va xin hãy
chổi dậy, để kẻ thù nghịch Ngài bị tản lạc, và kẻ nào ghét
Ngài chạy trốn trước mặt Ngài và Hỡi Đức Giê-hô-va, xin
hãy trở lại cùng muôn vàn Y-sơ-ra-ên. Lời khẩn cầu này
tóm tắt vấn đề trọng tâm của chương 1-10. Đức Chúa Trời
hiện diện giữa toàn dân Y-sơ-ra-ên và Ngài dẫn dắt họ tiến
chiếm sản nghiệp đã hứa trong xứ Ca-na-an.
II. 14:20-25, 28-35 Lời thề của Chúa. Sự vô tín của dân Y-sơ-ra-ên đối với lời hứa
của Đức Chúa Trời, rồi vì họ từ chối không chịu vào xứ nên
dẫn đến lời thề của Chúa với hậu quả rất nghiêm trọng: chẳng một ai sẽ thấy xứ mà Ta thề hứa cho tổ phụ chúng nó.
23:7-10, 18-24 Những lời chúc phước cho dân Y-sơ-ra-ên. Mặc dù qua
24:3-9, 15-19, 20-24, môi miệng của Ba-la-am, nhưng kinh văn cho chúng ta thấy
. rõ rằng Đức Chúa Trời truyền lịnh cho ông chúc lành cho
họ. Vì vậy không thể thay đổi cũng không thể thu hồi phước
hạnh đó. Những phước hạnh này rất có ý nghĩa vì dân
Y-sơ-ra-ên đang ở ngưỡng cửa của xứ Ca-na-an.
25:12-13 Giao ước về chức tế lễ đời đời. Điều này hết sức quan trọng:
dân Y-sơ-ra-ên đã chiến thắng những kẻ thù của họ, nhưng
họ vẫn thất bại đối với tội lỗi. Bởi ân điển của Đức Chúa
Trời, Ngài cho họ một cách giải quyết: đó là chức vụ tế lễ.
III. 26:52-56 Lập những mạng lịnh về việc phân chia đất cho dân
26-36 33:50-56 34:2, Y-sơ-ra-ên dưới dạng sản nghiệp.
(3-12),29
36:7,9 Mạng lịnh cuối cùng: Trong dân Y-sơ-ra-ên, chẳng được
(27:7-11) đem một sản nghiệp nào từ chi phái này qua chi phái khác,
vì mỗi người trong dân Y-sơ-ra-ên phải giữ sản nghiệp của
tổ phụ mình trong chi phái. Mạng lịnh này gói trọn mục
đích của Đức Chúa Trời: ‘Vì cả xứ nào ngươi thấy, Ta sẽ
ban cho ngươi và dòng dõi ngươi đời đời’ (SaSt 13:15)
dành cho Áp-ra-ham dẫn đến quyền sở hữu đất đai không
thể chuyển nhượng được.
Trong chương 1-10 dường như tác giả viết theo sơ đồ đóng trại. Trại quân được bố trí làm hai vòng: vòng ngoài là trại của các chi phái và vòng trong là trại của các thầy tế lễ còn đền tạm ở chính giữa (xem 2:1-34). Cách bố trí này dạy cho dân Y-sơ-ra-ên biết rằng Đức Chúa Trời phải ngự giữa ý tưởng và đời sống họ. Trên hết mọi sự dân Y-sơ-ra-ên cần có Đức Chúa Trời ngự giữa họ (XuXh 33:3-16). Họ phải khao khát sự hiện diện của Ngài hơn mọi điều khác (Thi Tv 42:1-3). Lần theo cách bố trí này, trại quân của các chi phái (ở vòng ngoài), trại quân của thầy tế lễ và đền tạm (ở vòng trong và trung tâm), tác giả dẫn độc giả đi đến vấn đề trọng tâm. Ông vận dụng cách này ba lần. Lần thứ nhất qua việc kiểm kê dân số các chi phái (chương 1-2), sau đó là người Lê-vi (chương 3-4). Lần thứ hai qua lễ biệt riêng trại quân (chương 5-6) và rồi biệt riêng đền tạm và bổ nhiệm chức vụ tế lễ (chương 7-8). Cuối cùng sắp đến lúc dân Y-sơ-ra-ên khởi hành, trước hết trong khắp trại quân họ giữ Lễ Vượt Qua (9:1-14), sau đó đám mây xuất hiện trên đền tạm (9:15-23) và rồi dân sự khởi hành. Như vậy, trước kia sự kiện biểu thị sự hiện diện của Đức Chúa Trời xảy ra trước mọi chuyện khác, nay việc này được để dành đến sau cùng. Sự thay đổi và trì hoãn này nhằm tạo đỉnh điểm của câu chuyện và xác định việc nào là quan trọng nhất. Cho đến giây phút chót, điều mong mỏi của dân Y-sơ-ra-ên mới xuất hiện. Đó là đám mây giáng xuống và Đức Chúa Trời biểu thị sự hiện diện vĩnh cữu của Ngài cho họï (9:15-23). Chỉ đến lúc đó, họ mới có thể tiến vào xứ Ca-na-an (chương 10).
Thật lý thú nếu so sánh Xuất Ê-díp-tô Ký và Dân Số Ký (Xuất Ê-díp-tô Ký 40 tương đương với Dan Ds 9:15-23). Xuất Ê-díp-tô Ký đem dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi tình trạng nô lệ ở Ai Cập đến núi Si-na-i và sự hiện diện vinh quang của Đức Chúa Trời trong đền tạm và trong đám mây (Xuất Ê-díp-tô 40). Đỉnh điểm của sách này là Đức Chúa Trời ngự giữa dân sự như Ngài đã hứa với Áp-ra-ham (SaSt 17:7). Dân Số Ký còn vượt xa điểm đó để tập trung vào một điểm tụ mới, đó là sản nghiệp trong xứ Ca-na-an. Đức Chúa Trời đã dẫn dân Y-sơ-ra-ên tới một vùng đất mà Ngài đã hứa trong giao ước với Áp-ra-ham (Dan Ds 10:29). Phần còn lại của Dân Số Ký bàn về việc lỡ ra một thế hệ đi trước đánh mất quyền sở hữu sản nghiệp thì thế hệ kế tiếp sẽ được nhận lại đất đai đó.
Nhiều điều không được chép vào sách
Dân Số Ký ghi lại những sự kiện trong khoảng thời gian bốn mươi năm, nhưng không phải tất cả mọi chuyện của bốn mươi năm đó. Giữa chương 19 và 20 là khoảng thời gian ba mươi tám năm (PhuDnl 2:14 Dan Ds 21:12). Sách chỉ thuật chuyện của một vài tháng thuộc năm thứ hai và của phần cuối năm thứ bốn mươi; đoạn giữa hầu như không nói gì cả.
Trong chương 33, Môi-se liệt kê những địa điểm đóng trại. Phần tường thuật chỉ đề cập đến một vài địa điểm trong cuộc hành trình (chẳng hạn 1:1 9:1 12:16 20:1, 22-23 33:50 36:13). Bảng liệt kê của Môi-se xác nhận là có sự đứt đoạn trong dòng chuyện. Trong những năm ở sa mạc có lẽ có những vụ việc: vụ ném đá người vi phạm ngày sa-bát (15:32-36) và sự phản loạn của Cô-rê (16:1-50). Không thể xác định thời điểm của vụ thứ hai nhưng dường như đó là một hậu quả của việc dân Y-sơ-ra-ên không chịu tiến chiếm lấy xứ (16:14), và chúng ta có thể kết luận một cách hợp lý rằng hậu quả này xảy ra nhanh chóng ngay sau việc kia (thí dụ lưu ý 16:41). Dân Y-sơ-ra-ên lưu ngụ tại Ca-đe lâu ngày, đủ thời gian cho những vụ việc này xảy ra (PhuDnl 1:46). Dù những vụ việc này có xảy ra muộn hơn trong cuộc hành trình, tác giả cũng không quan tâm nêu rõ ra. Trái lại ông quan tâm đến sự phản loạn. Do đó ông không ghi chép một chi tiết nào về cuộc hành trình từ Rít-ma đến Ca-đe (33:19, 36).
Tác giả chú trọng đến ba giai đoạn chính yếu: sự chuẩn bị (chương 1-10;) cuộc phản loạn (chương 13-19;) kết thúc cuộc hành trình và sự chuẩn bị mới (chương 20-25, 26-36). Hơn nữa, tác giả không đả động đến thời kỳ ở trong sa mạc là một lời chứng hùng hồn rằng đó là những năm lãng phí. Rõ ràng tác giả đã gạn lọc rất kỹ, cẩn thận chọn những chuyện ông muốn viết vào sách. Ông muốn chúng ta chú ý đến những chuyện ông ghi lại và bỏ qua mọi chuyện khác.
Tác giả đan xen lời của Đức Chúa Trời với phát ngôn của con người
Có một sự tương phản rõ rệt giữa hai điều này. Đức Chúa Trời truyền lịnh rồi dân sự vâng lời thì sẽ làm cho mọi sự tiến triển tốt đẹp. Tuy nhiên, khi dân Y-sơ-ra-ên tự phát biểu thì chúng ta nghe thấy có sự hằn học, phàn nàn, phản loạn, và điều này khiến cho Đức Chúa Trời hình phạt họ.
Trong chương 1-10, yếu tố chỉ đạo là lời của Đức Chúa Trời. Câu ‘Đức Giê-hô-va phán’ thường lặp đi lặp lại (1:1 2:1 3:1 ...). Theo tiếng Hi Bá Lai thì từ ‘phán’ ở đây có ý nghĩa ban truyền mạng lịnh, tức là mọi sự phải được thực hiện ‘theo mạng lịnh của Đức Giê-hô-va’ (3:39, 42 9:18-23). Kết quả là có sự tiến bộ và bình an. Trong suốt sách này, chúng ta nên chú ý đến những câu ‘Đức Giê-hô-va phán’; những câu này đề cập đến lời chỉ đạo của Đức Chúa Trời.
Từ chương 11-25, bức tranh hoàn toàn thay đổi. Khi dân sự bắt đầu lên tiếng thì họ phàn nàn chống lại Đức Chúa Trời. Sự lằm bằm là đặc điểm của cuộc hành trình và câu ‘dân sự lằm bằm’ lặp đi lặp lại nhiều lần. Họ lằm bằm về sự gian khổ (11:1); về thiếu thịt ăn (11:4) về viễn cảnh đang chờ đợi họ trong xứ Ca-na-an (14:1-4). Mi-ri-am và A-rôn chống đối Môi-se (12:1); Cô-rê và đồng bọn chống đối Môi-se và A-rôn (16:2-3) và chẳng bao lâu sau toàn thể dân chúng chống lại hai ông (16:41-42). Nhiều năm sau, họ vẫn còn phàn nàn, lần này họ phàn nàn về nước (20:2-3), và chỉ sáu tháng trước khi kết thúc bốn mươi năm trong sa mạc (21:4), họ vẫn còn lằm bằm. Suốt trong phần trọng yếu của Dân Số Ký (chương 11-25), Đức Chúa Trời lên tiếng để đối phó với những lời nói gian ác của dân Y-sơ-ra-ên. Chúng ta thường thấy câu ‘Đức Giê-hô-va nghe’ (1:1, 18 12:2). Mặc dù Đức Chúa Trời hình phạt, nhưng Ngài vẫn lên tiếng tái xác nhận ý chỉ của Ngài và vẫn liên tục ban phước hạnh.
Từ chương 26-36, lời của Đức Chúa Trời dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên và xác quyết sản nghiệp.
Cấu trúc xen kẽ này bày tỏ một ý nghĩa căn bản trong thần học của Dân Số Ký: mặc dù dân Y-sơ-ra-ên thường xuyên thất bại, Đức Chúa Trời vẫn trung thành với mục đích trong giao ước của Ngài. Những ai khiêu khích Ngài bị mất sản nghiệp, mất mạng sống. Dầu vậy, Đức Chúa Trời vẫn thành tín và lời của Ngài thường xuyên xác nhận rằng những mục đích của Ngài không hề thay đổi. Trong suốt Kinh Thánh, chúng ta thường thấy điều này. Phao-lô viết, ‘nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được’ (IITi 2Tm 2:13), và ‘nếu một vài người trong bọn họ không thành tín, thì sự không thành tín của họ có làm cho sự thành tín của Đức Chúa Trời ra hư không sao? Chẳng hề như vậy! Thà xưng Đức Chúa Trời là thật và loài người là giả dối’ (RoRm 3:3-4).
Những chi tiết địa lý cần biết
Dân Số Ký có nhiều thông tin về đường đi của dân Y-sơ-ra-ên từ Si-na-i đến Mô-áp (chương 33). Do đó nhiều sách bình giải căn cứ vào địa lý của phân đoạn sách này, tức là căn cứ vào ba địa điểm chính: Si-na-i, sa mạc và Mô-áp (xem bảng 1 và bản đồ). Tuy nhiên, yếu tố địa lý không quyết định bố cục của sách. Chúng ta đã thấy rằng hầu hết cuộc hành trình đã bị bỏ qua. Nếu chúng ta qua chú trọng đến yếu tố địa lý thì hậu quả là có thể đánh chìm ý nghĩa thần học của sách.
Tuy nhiên, yếu tố địa lý cũng giúp ích cho yếu tố thần học. Si-na-i là ngọn núi khải thị (lời của Đức Chúa Trời, chương 1-10). Cảnh điêu tàn của sa mạc bên ngoài đất hứa là bối cảnh cho những năm khô cằn và chết chóc thuộc linh (chương 11-25), và Mô-áp là biên giới của xứ Ca-na-an là nơi dân Y-sơ-ra-ên được tái chuẩn bị để nhận lấy sản nghiệp. Tuy nhiên Dân Số Ký không phải chỉ tập hợp những câu chuyện rời rạc gom lại với nhau, vì cùng xảy ra trong một cuộc hành trình hoặc tại cùng một địa điểm. Nhưng đúng hơn, sách này trình bày một hệ thần học rõ ràng được củng cố bởi những thông tin về phương diện địa lý.
Cũng cần chú ý là càng về cuối, sách càng đề cập thường xuyên hơn về vị trí đóng trại của dân Y-sơ-ra-ên nhằm nói rằng dân Y-sơ-ra-ên nhanh chóng tiến đến mục đích mà họ trông đợi từ lâu. Họ tiến quân nhanh hơn vì thời kỳ lưu lạc bốn mươi năm sắp đến lúc kết thúc. Mỗi vị trí đóng trại là một bước tiến đến gần đất hứa hơn. Niềm hân hoan càng gia tăng khi họ càng đến gần xứ Ca-na-an (20:1-22:1 33:1-50).
Vị trí của sách trong Ngũ Kinh
Dân Số Ký là một phần không thể thiếu trong Ngũ Kinh. Sách này liên kết với những sách khác bằng hai điểm chính. Thứ nhất, đó là tính liên tục về phương diện lịch sử. Dân Số Ký tiếp theo Xuất Ê-díp-tô Ký và dẫn đến Phục Truyền Luật Lệ Ký. Xuất Ê-díp-tô Ký thuật lại hành trình từ khi ra khỏi Ai Cập đến năm thứ nhất ở núi Si-na-i; Dân Số Ký viết về khoảng thời gian bốn mươi năm tiếp theo, từ Si-na-i đến Mô-áp (khái quát trong PhuDnl 1:6-3:29); Phục Truyền Luật Lệ Ký viết về sự tái xác nhận giao ước tại đồng bằng Mô-áp. Qua các sách này luật pháp và các qui chế dần dà triển khai và liên hoàn với nhau. Xuất Ê-díp-tô Ký viết về việc làm đền tạm (Xuất Ê-díp-tô 25-40;) Dân Số Ký nối tiếp theo Xuất Ê-díp-tô Ký viết về việc dựng đền tạm và những chỉ dẫn thêm về việc di dời đền tạm (4:4-33). Những chủ đề chung khác gồm có chức vụ tế lễ, các của lễ, các ngày lễ, những lời hứa nguyện và sự tẩy sạch.
Thứ hai, có sự thống nhất giữa các sách này về phương diện thần học. Yếu tố chính làm căn bản cho sự thống nhất là giao ước của Đức Chúa Trời đã lập với Áp-ra-ham (Sáng Thế Ký 11-12). Đây là nền tảng đề ra trong Sáng Thế Ký, còn Xuất Ê-díp-tô Ký, Lê-vi Ký , Dân Số Ký và Phục Truyền Luật Lệ Ký đều nhất trí. Đây là lý do khiến Đức Chúa Trời giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi Ai Cập, gặp họ ở Si-na-i và dẫn dắt họ qua sa mạc đến đồng bằng Mô-áp. Đây là lý do khiến đền tạm được dựng lên và chức vụ tế lễ được lập ra. Chúng ta sẽ khảo sát kỹ hơn những điểm căn bản này qua một bài nghiên cứu về thần học và các lẽ đạo trong Dân Số Ký.
Bảng 4. Sự xen lẫn giữa lời của Đức Chúa Trời đan xen với lời chống đối của con người
I. Lời của Đức Chúa Trời Phản ứng của Môi-se
1-10 Chúa phán bảo Môi-se ra lịnh Môi-se làm tất cả mọi điều
cho dân Y-sơ-ra-ên chuẩn bị theo mạng lịnh của Chúa. Ông
tiến về xứ Ca-na-an. đã chuẩn bị chu đáo.
II. Những lời chống đối của Phản ứng: lời của Đức Chúa
dân sự (vô tín). Trời (thành tín).
11-12 Những lời phàn nàn trên đường 13 Truyền lịnh do thám xứ, sẵn
đi. Họ thích Ai Cập hơn. sàng để vào đó.
(Mi-ri-am và A-rôn chống đối (12:6-8 Lời của Đức Chúa Trời về Môi-se).
Môi-se).
14 Phàn nàn về việc đem họ đến {14:20-35 Lời thề không cho họ vào xứ}
đất hứa, họ thích sa mạc hơn. 15 Mạng lịnh: những của lễ phải dâng
trong đất hứa vì tội vô ý, và những
tua áo màu xanh nhắc dân Y-sơ-ra-ên
nhớ đừng phạm tội (Đức Chúa Trời
vẫn tiếp tục nhắm mục đích của Ngài).
16 Cô-rê chống đối Môi-se và 17-19 Những lịnh truyền xác chứng
A-rôn. chức tế lễ của A-rôn.
20-21 Dân sự chống đối Môi-se và 22-24 Công bố phước hạnh không thể
thiếu kiên nhẫn trong khi đối thay đổi được của Đức Chúa
diện với kẻ thù. Trời, thậm chí bởi môi miệng
của một kẻ thù là Ba-la-am.
25 Dân Y-sơ-ra-ên cùng với 25:10-18 Sự liên tục về chức vụ tế lễ
người Mô-áp phạm tội (sự của A-rôn, các biện pháp để
phản loạn công khai). giải quyết tội lỗi được bảo đảm
bằng giao ước.
III. Lời của Đức Chúa Trời Phản ứng của Môi-se
26-36 Sự chuẩn bị mới gồm có sự Môi-se làm theo mọi điều Chúa
phân phối và bảo vệ sản đã truyền lịnh, kể cả ghi lại
nghiệp, kỳ định và các mạng những giai đoạn của cuộc hành
lịnh khác về đất hứa. trình.
Thần học và những lẽ đạo quan trọng trong Dân Số Ký
Một lẽ đạo căn bản trong Dân Số Ký là giao ước với Áp-ra-ham. Đây là nền tảng cho cả sách. Cũng có những lẽ đạo quan trọng khác, cụ thể là lời của Đức Chúa Trời, đức tin, sự bội đạo, sự thánh khiết và chức vụ tế lễ. Những lẽ đạo này được ràng với nhau bởi giao ước của Áp-ra-ham.
Giao ước với Áp-ra-ham
Những lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham nằm trong một giao ước và được bảo đảm bằng một lời thề (SaSt 12:1-3, 7 13:14-17 15:1-16 17:1-21 22:15-18). Lời thề có sức ràng buộc đến độ không cách nào Đức Chúa Trời có thể từ bỏ những lời hứa giao ước của Ngài (HeDt 6:13-18). Giao ước có lời thề bảo đảm như vậy vững bền còn hơn trời và đất (NeNe 9:6-7 EsIs 40:8 Gie Gr 31:36-37 33:25-26 Mat Mt 24:35 IPhi 1Pr 1:23-25). Đức Chúa Trời cũng lập lại giao ước này với Y-sác và Gia-cốp (SaSt 26:3-5 28:13-15). Rồi khi giao ước được lặp lại nhiều lần thì xuất hiện một khuôn mẫu gồm bốn lời hứa chính.
1. Mối quan hệ với Đức Chúa Trời. ‘Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, và cùng hậu tự ngươi trải qua các đời, ấy là giao ước đời đời, hầu cho Ta làm Đức Chúa Trời của ngươi và của dòng dõi ngươi’ (SaSt 17:7 so với SaSt 15:1 26:3 28:13, 15). Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham và dòng dõi ông được quan hệ với Ngài qua một giao ước đời đời (LuLc 20:37-38 RoRm 8:35-39). Kinh Thánh dùng những từ để nói về mối quan hệ đó: sự tương giao, quyền làm con, là dân của Đức Chúa Trời, và sự sống đời đời (IGi1Ga 1:3, 6-10 RoRm 9:4-6 IPhi 1Pr 2:9-10). Đức Chúa Trời là Cha trên trời của chúng ta. Mối quan hệ này là mục đích căn bản của toàn bộ lịch sử của sự cứu chuộc; đó là sự quan tâm chính yếu của toàn thể Kinh Thánh.
2. Đất hứa. ‘Hãy đứng dậy đi khắp trong xứ, bề dài và bề ngang; vì Ta sẽ ban cho ngươi xứ này’ (SaSt 13:17). Có những lúc Đức Chúa Trời xác định rõ biên giới của xứ Ca-na-an (SaSt 15:18-21), nhưng cũng có lúc Ngài mô tả một cách tổng quát, thí dụ ‘xứ Ta sẽ chỉ cho ngươi’ (SaSt 12:1), hoặc ‘các cửa thành quân thù’ (SaSt 22:17). Rõ ràng những câu đó nói về xứ Ca-na-an một cách cụ thể. Gia-cốp và Giô-sép đã trăn trối cho con cháu chôn họ tại xứ đó (SaSt 50:5, 12-14, 24-25). Do đó, những lời cuối cùng trong Sáng Thế Ký nói đến lời hứa về xứ Ca-na-an. nhưng liệu xứ Ca-na-an có đủ chỗ cho dòng dõi Áp-ra-ham không, vì họ sẽ là dân đông như bụi đất phủ khắp địa cầu (SaSt 13:14-17)? Kinh Thánh Tân Ước cho thấy rằng lời hứa này còn có ý nghĩa rộng hơn: ‘có lời hứa cho Áp-ra-ham hoặc dòng dõi người lấy thế gian làm gia nghiệp’ (RoRm 4:13). Sáng Thế Ký cũng ủng hộ điểm này. Trong buổi sáng thế, Đức Chúa Trời đã cho con người quyền cai trị trái đất. Rồi vì loài người sa ngã, bị rủa sả và bị chết nên họ mất quyền cai trị đó. Giao ước của Đức Chúa Trời là kế hoạch để cứu chuộc công cuộc sáng tạo (RoRm 8:18-23), cho nên xứ Ca-na-an chỉ là bông trái đầu mùa. Các tiên tri và sứ đồ có nói về một trái đất mới và một Giê-ru-sa-lem mới sẽ ngự xuống trên đất mới đó. Do đó Áp-ra-ham đã ‘chờ đợi một thành vững chắc mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập’ (HeDt 11:10), còn các thánh đồ thời Cựu Ước tha thiết mong mỏi ‘một quê hương tốt hơn’ (HeDt 11:16, so với GiGa 14:1-4 HeDt 4:1-6).
3. Dân tộc. Dòng dõi của Áp-ra-ham sẽ đông vô số. ‘Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi như bụi trên đất’ (SaSt 13:16), ‘Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn’ (SaSt 12:2), ‘Ta sẽ ... thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, đông như cát bờ biển’ (SaSt 22:17). Số lượng người đông đảo này là những người được cứu chuộc trong cả nhân loại (SaSt 17:4). Giăng thấy việc này được ứng nghiệm vào thời kỳ sau rốt, đúng như lời đã hứa với Áp-ra-ham: ‘Tôi nhìn xem thấy vô số người không ai đếm được, bởi mọi nước, mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng mà ra, chúng đứng trước ngôi và trước Chiên Con’ (KhKh 7:9). Hơn nữa, giao ước này là một giao ước bao quát toàn cầu liên quan đến mọi dân tộc dù không phải là với mỗi một người.
4. Các dân tộc được phước qua dòng dõi Áp-ra-ham. Theo tiếng Hi Bá Lai, từ ‘dòng dõi’ (seed) (bản NIV là ‘offspring’, SaSt 22:18) có thể có nghĩa là tất cả các hậu duệ, và có thể có ý nói về một hậu duệ. Tất cả các dân tộc sẽ cùng hưởng phước hạnh mà Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham, hậu duệ của ông sẽ thực hiện việc này. Đây là lời hứa về Chúa Giê-xu Christ, là hậu duệ của Áp-ra-ham và là sự sáng của thế gian (GiGa 1:9 9:5 GaGl 3:16). Cuộc đời và công tác của Ngài trên đất này thu hút con người đến với Đức Chúa Trời (GiGa 3:14-16 12:32). Nhưng hơn nữa, tất cả con cái của Áp-ra-ham, là những người anh em của Đấng Christ phải đồng công với Ngài trong công tác của Ngài; họ phải trở thành những nguồn phước cho người khác trong các dân tộc. đây là ý của Đấng Christ trong câu ‘các ngươi là sự sáng của thế gian’ và ‘các ngươi là muối của đất’ (Mat Mt 5:13-16).
Toàn bộ sách này chủ yếu chú trọng đến lời hứa thứ nhất và thứ hai như đã nêu ở trên: đó là có khả năng Đức Chúa Trời ở cùng dân sự Ngài và họ có thể tiến vào xứ Ca-na-an. Chương 1-10 chú trọng trước hết đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở giữa dân sự của Ngài. Đây là lời cầu nguyện của Môi-se (‘Hỡi Đức Giê-hô-va, xin trở lại cùng muôn vàn Y-sơ-ra-ên’; 10:36) và lời chúc phước của A-rôn (6:22-27). Dân Y-sơ-ra-ên đã được chuẩn bị cho điều này bằng cách bố trí trại quân cho trật tự và tẩy sạch trại quân. Đức Chúa Trời không thể ở với bất kỳ điều ô uế nào (Thi Thiên 15; KhKh 21:27). Chức vụ tế lễ được thiết lập theo ban thứ để dân Y-sơ-ra-ên có thể phục vụ Đức Chúa Trời. Đền tạm được dựng lên làm nơi ở cho Đức Chúa Trời. Sau khi dân Y-sơ-ra-ên trung tín chuẩn bị đầy đủ, Đức Chúa Trời biểu thị sự hiện diện của Ngài: đám mây xuất hiện trên đền tạm và dẫn dắt họ tiến lên. Sự chuẩn bị này nhằm đạt được lời hứa thứ nhất: tức là có khả năng Đức Chúa Trời tương giao với dân sự của Ngài.
Điểm chú trọng chính yếu thứ hai phát xuất từ lời hứa về xứ. ‘Chúng tôi đi đến xứ mà Đức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ ban xứ đó cho các ngươi’ (10:29). Họ đi đến xứ Ca-na-an vì Đức Chúa Trời thề ban xứ đó cho họ. Mặc dù họ phản loạn và bị truất quyền vào xứ (chương 14), nhưng phần còn lại của sách này cũng cho thấy rằng Đức Chúa Trời không từ bỏ mục tiêu của Ngài. Bốn mươi năm sau, Đức Chúa Trời lại chuẩn bị cho họ để thừa hưởng đất hứa. Thật vậy, điểm then chốt trong chương 26-36 là sản nghiệp. Tuy nhiên, họ được sở hữu đất đai không phải vì đất đai có giá trị. Đất hứa là nơi Đức Chúa Trời ngự giữa dân sự của Ngài. Có đất đai mà không có Đức Chúa Trời thì đất đai đó không phải là sản nghiệp. Do đó mọi vấn đề đều liên hệ đến mục tiêu chính của giao ước: tức là làm dân sự của Đức Chúa Trời, được an toàn trong sự tương giao với Ngài.
Có hai lời hứa khác không quan trọng bằng (xem 23:1-24:25). Vấn đề chính là giao ước với Áp-ra-ham xác định yếu tố thần học của Dân Số Ký. Nếu không hiểu điều đó thì Dân Số Ký vẫn còn là một sách ‘khoá kín’.
Lời của Đức Chúa Trời
Một lẽ đạo quan trọng trong Dân Số Ký là lời của Đức Chúa Trời. Chương 1-10 nhấn mạnh rằng mọi sự đều đã được thực hiện theo lời của Đức Chúa Trời. Nhờ vậy dân Y-sơ-ra-ên vui hưởng ơn phước của Đức Chúa Trời (6:22-27) và sự hiện diện của Ngài (9:15-23 10:35-36). Một số đặc điểm nổi cộm. Trước hết, lời của Đức Chúa Trời không hề thay đổi được. Lẽ thật này khiến Môi-se tin tưởng mạnh mẽ khi khởi hành từ Si-na-i (10:29) và là nơi nương náu của ông trong lúc khó khăn (14:17-19). Khi nhìn thấy những kẻ thù đáng sợ, Giô-suê và Ca-lép vẫn không nao núng. Lòng can đảm đó phát xuất từ lòng tin cậy nơi lời hứa của Đức Chúa Trời là Ngài sẽ ban xứ ấy cho họ (14:7-9). Thứ hai, không thể cưỡng lại lời của Đức Chúa Trời. Lúc đầu dân Y-sơ-ra-ên không chịu vào xứ Ca-na-an và sau đó họ lại đổi ý, cả hai hành động này là sự chống lại lời của Đức Chúa Trời. Họ đã bị tiêu diệt vì hành động điên rồ như vậy (14:41-45). Sau đó Ba-la-am cũng không thể cưỡng lại lời chúc phước của Đức Chúa Trời. Ông không thể rủa sả dân Y-sơ-ra-ên được và nói rằng: ‘Dầu Ba-lác cho tôi nhà người đầy bạc và vàng, tôi cũng chẳng vượt qua mạng Đức Giê-hô-va để làm tự ý điều phải hay điều quấy; tôi phải nói điều chi Đức Giê-hô-va sẽ phán’ (24:13). Khi lời của Đức Chúa Trời phán qua một lời thề, kèm cặp với một lời thề thì lời của Ngài vững bền đời đời không có gì thay đổi hoặc cưỡng lại được, mà còn bền vững hơn (Dan Ds 14:20-35).
Sự bội đạo
Kinh Thánh ít dùng từ ‘bội đạo’, nhưng trong chương 14-15 từ bội đạo rất rõ ràng. Hai đoạn này phối hợp trình bày và khuyến cáo về sự bội đạo: thuật lại sự phản loạn của dân Y-sơ-ra-ên (chương 14), còn những luật lệ tiếp theo sau phân biệt tội lầm lỡ và cố ý (15:22-31). Từ ‘bội đạo’ có nghĩa đen là ‘rút lui khỏi’. Người phạm tội bội đạo là người ‘rút lui khỏi’ quan hệ giao ước của họ với Đức Chúa Trời. Như vậy chỉ có những ai ở trong giao ước mới có thể phạm tội bội đạo. Ê-sau đã phạm tội này khi ông ‘bán quyền trưởng nam’ (HeDt 12:16). Đoạn Kinh Thánh có phân tích sự bội đạo và chúng ta cần chú ý những yếu tố sau đây:
1. Sự bội đạo có liên quan đến sự hiểu biết. Dân Y-sơ-ra-ên đã nhìn thấy sự vinh quang của Đức Chúa Trời và những phép lạ của Ngài (14:22). Họ biết có lời hứa là xứ này sẽ thuộc về họ (14:3). Các thám tử đã nhìn thấy xứ và biết rằng nó đúng như điều đã hứa, đó là một xứ ‘đượm sữa và mật’ (13:27 14:8).
2. Sự bội đạo có liên quan đến sự từ chối. Dân Y-sơ-ra-ên không chịu nghe lời của Đức Chúa Trời (14:22, bản NIV dịch là ‘những người không vâng lời Ta’ nhưng bản Kinh Thánh tiếng Hi Bá Lai viết là ‘và họ không nghe lời Ta nói’). Họ chống đối lại Đức Chúa Trời (14:9) và không chịu nhận đất hứa (14:31). Họ bác bỏ tin vui do những thám tử đem về (HeDt 4:1-2, 6).
3. Không có sự chuộc tội cho những người bội đạo. Ai cố ý từ khước lời hứa trong giao ước của Đức Chúa Trời thì chắc chắn phải bị trừng phạt. Mặc dù Đức Chúa Trời tha thứ và sẵn sàng bảo vệ dân tộc này, nhưng Ngài không thể bỏ qua tội lỗi của những người đã ‘khinh thường Ngài’ (14:23). Không thể nào có sự chuộc tội cho họ, trong trường hợp này sự cầu thay không có hiệu quả. ‘Nhưng Ngài không thể không trừng phạt kẻ có tội’ (14:18, 22-23).
4. Sự bội đạo khiến cho đương sự mất quyền hưởng sản nghiệp. Đức Chúa Trời thề không cho dân sự vào đất hứa (14:23, 28-35). Trong chương 14:12, sau câu: ‘Ta sẽ giáng cho dân sự này dịch lệ’ thì bản Kinh Thánh tiếng Hi Bá Lai chép là ‘và tước đoạt quyền thừa hưởng của họ’ (bản NIV dịch là ‘huỷ diệt họ’). Vấn đề quan trọng là họ bị truất quyền thừa hưởng, bị tước đoạt sản nghiệp của giao ước. Chỉ có Giô-suê và Ca-lép còn giữ được quyền này (14:24).
Điều gì đã dẫn đến hàng loạt những sự kiện kinh khủng này? Lòng vô tín. Sau khi đã đạt được sự hiểu biết quí giá, họ không chịu tin. ‘Họ sẽ không tin Ta, không tin tất cả những phép lạ Ta đã làm giữa họ cho đến chừng nào?’ (14:11, dịch theo tiếng Hi Bá Lai). Sự bất tuân bên ngoài xuất phát từ sự vô tín bên trong mặc dù có nhiều chứng cớ rất xác đáng. Hậu quả họ đã khinh thường Đức Chúa Trời (14:11, 23). Điều luật trong chương 15:22-31 cũng có cùng những yếu tố này, được trình bày dưới hình thức tương phản giữa tội vô ý phạm và tội cố ý phạm.
Như vậy, Dân Số Ký đưa ra một sự phân tích về tội bội đạo kinh khủng này. Cả một thế hệ đã không vào được xứ Ca-na-an vì tội lỗi đó. Cốt lõi của sự bội đạo là phủ nhận giá trị giao ước bằng sự vô tín. Dù dân Y-sơ-ra-ên biết những lời hứa và quyền năng của Đức Chúa Trời, là Đấng đã xác quyết những lời hứa đó bằng một lời thề, nhưng họ vẫn không tin. Bất chấp Đức Chúa Trời, họ cứ phản loạn. Sau đó, họ không còn con đường nào trở lui. Không có cách nào tháo gỡ tội lỗi của họ được. Họ không bao giờ được vào đất hứa. Họ bị truất quyền thừa hưởng sản nghiệp và chết bên ngoài đất hứa. Không phải ngẫu nhiên mà phần tường thuật về sự bội đạo này kết thúc bằng câu: ‘đánh bại và phân thây dân Y-sơ-ra-ên cho đến Họt-ma’ (14:45). Về sau này địa điểm đó mới mang tên Họt-ma (21:3), nhưng tác giả sử dụng tên riêng đó ngay lúc này vì nó có nghĩa là ‘tiêu diệt hoàn toàn’ (từ tương đương trong Tân Ước là anathema). Địa danh này có ý nghĩa là chống lại mối quan hệ giao ước. Tác giả muốn nói rằng sau này dân Y-sơ-ra-ên chắc chắn sẽ bị tiêu diệt y như người Ca-na-an vậy.
Bảng 5. Sự tương phản giữa tội vô ý và tội cố ý (15:22-31)
Tội vô ý (15:22-29) Tội cố ý (15:30-31)
1. Không hiểu biết. Mặc dù có luật pháp 1. Biết. Đương sự biết Lời Chúa và cũng
nhưng họ không biết là đã hành động biết rằng mình đang hành động trái
sai trái, không đúng theo luật pháp ngược với lời đó.
(câu 22-24), theo bản tiếng Hi Bá Lai
từ ‘lầm lỗi’ được lặp lại mười lần.
2. Không bác bỏ. Không có sự bác bỏ 2. Cố bác bỏ. Cố ý vi phạm (theo tiếng
điều răn. Ý nghĩa của ngôn từ cho Hi Bá Lai là thái độ hống hách). Đương sự
thấy đây là một sự lầm lẫn. coi thường Đức Chúa Trời, phạm thượng
đối với Ngài (câu 30). Đương sự coi thường
lời Chúa và có hành động ngang nhiên,
thách thức mạng lịnh của Ngài.
3. Sự chuộc tội. Phải dâng một của lễ. 3. Không có sự chuộc tội. Không có qui
Thầy tế lễ phải làm lễ chuộc tội định dâng một của lễ nào. Ngược lại
cho dân sự (25-26,28). tội ác hắn đổ lại trên hắn (câu 31).
4. Tha thứ. Lời hứa được lặp lại: Đương 4. Bị truất quyền thừa hưởng sản nghiệp.
sự hoặc toàn thể cộng đồng sẽ được Đương sự bị truất khỏi dân sự. Kinh
tha thứ. Thánh ghi án phạt này 2 lần; lần thứ
hai Kinh Thánh nói rõ ràng hơn: người
chắc chắn phải bị truất diệt (30-31).
Chức vụ tế lễ
Dân Số Ký có chỉ dẫn về chức vụ tế lễ. Mối quan tâm chính dường như là thứ bậc trong hàng ngũ thầy tế lễ. A-rôn là thầy tế lễ thượng phẩm, các con trai ông cùng làm thầy tế lễ với ông, còn người Lê-vi thì phục vụ họ (3:1-10). Thứ bậc này xác định nhiệm vụ của họ (4:1-33) là nhiệm vụ thánh nhất (chỉ có họ mới được phép vào nơi chí thánh, tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào, cũng không phải bất cứ thầy tế lễ nào cũng được vào). Kèm với qui định này là qui định về một phần mười (18:8-32). Dân Y-sơ-ra-ên phải nộp một phần mười cho người Lê-vi rồi người Lê-vi lại nộp một phần mười của họ. Gia đình A-rôn nhận một phần trong số một phần mười của người Lê-vi. Lẽ đạo về chức vụ tế lễ dạy về sự thánh khiết và thương xót của Đức Chúa Trời. Một mặt sự thánh khiết của Đức Chúa Trời được biểu thị rõ bởi khoảng cách giữa Ngài và phần đông các thầy tế lễ, và được nhấn mạnh bởi qui định phải có người trung gian khi đến với Đức Chúa Trời. Mặt khác qua sự kiện Đức Chúa Trời dự liệu những người làm trung gian biểu thị lòng thương xót của Ngài. Ngài cũng dự liệu phương cách giải quyết tội lỗi. Thế là dân Y-sơ-ra-ên có thể tiếp tục làm dân của Ngài.
Khi những kẻ chống đối thách thức chức vụ tế lễ thượng phẩm của A-rôn (và quyền lãnh đạo của Môi-se), Đức Chúa Trời củng cố địa vị của các đầy tớ của Ngài (chương 16-17). Lý do thật rõ ràng. Sự chống đối của họ có nghĩa là họ thách thức quyền hạn của Đức Chúa Trời vì chính Ngài cất nhắc và biệt riêng những đầy tớ của Ngài.
Ứng dụng trong Tân Ước
Ảnh hưởng của Dân Số Ký trên Tân Ước rất lớn và rất sâu đậm.
1. Đưa ra những nguyên tắc có ảnh hưởng đến hàng giáo phẩm và chức vụ của họ trong Hội Thánh. Trại quân được phân bố có trật tự (2:1-34) cũng cho thấy rằng Đức Chúa Trời đòi hỏi Hội Thánh phải tổ chức cho có trật tự (ICo1Cr 14:33). Thứ bậc của các thầy tế lễ và người Lê-vi (3:1-4:49 17:1-13) cho thấy rằng những người phụng sự không thể hoạt động mà không có quyền hạn, nhưng cũng không nên cho mình là quá cao trọng mà phải vâng phục lẫn nhau (RoRm 12:3-8 xem 27:12-23 so với ICo1Cr 14:32). Vấn đề người Lê-vi không có sản nghiệp (26:57-62) cho thấy rằng những người hầu việc Đức Chúa Trời không nên nặng lòng với những món lợi của đời này mà nên hết lòng phụng sự Đức Chúa Trời (IITi 2Tm 2:4). Vấn đề một phần mười (18:8-32) có ý dạy rằng những người phụng sự Tin lành có quyền nhận sự ủng hộ tài chính (ICo1Cr 9:3-14 GaGl 6:6 ITi1Tm 5:17-18). Vấn đề bảy mươi trưởng lão (11:16-30) cho ta một khuôn mẫu về các uỷ ban trong Hội Thánh (Công Vụ 16), về mối thông công liên kết của các Hội Thánh địa phương, về tính cách đồng bộ trong thực hành và cũng giúp đỡ lẫn nhau (CoCl 4:15-16 ICo1Cr 11:16 IICô-rinh-tô 8-9). Vụ phản loạn của Cô-rê (16:16-35) được dùng làm một sự cảnh cáo (Gia Gc 5:9 Giu-đe 11). Các của lễ dâng hàng ngày (28:1-8) là khuôn mẫu về sự cầu nguyện thường xuyên (ITe1Tx 5:17).
2. Giữa cuộc hành trình đến xứ Ca-na-an và cuộc hành trình thuộc linh của Cơ Đốc nhân có những điểm tương đồng (đây là nền tảng của ICo1Cr 10:1-13 IICo 2Cr 5:1-10 HeDt 3:1-4:13). Thí dụ, kinh nghiệm về Đấng Christ tương đương với kinh nghiệm về lời hứa (ICo1Cr 10:3-4 HeDt 4:2); sự lằm bằm về bánh từ trời xuống (11:4-15 so với GiGa 6:1-65 đặc biệt là câu 41), không tin sứ điệp của Đức Chúa Trời kể như cho Đức Chúa Trời là kẻ nói dối (14:11 so với IGi1Ga 5:10), tội cố ý không thể tha được (15:22-31 so với Mat Mt 12:22-32), không thể ăn năn được nữa (14:39-45 so với HeDt 6:4-20 12:17), và tội lỗi mà chúng ta không thể cầu xin được (IGi1Ga 5:16). Về căn bản, Tân Ước xem những kẻ gục ngã trong sa mạc là một sự cảnh cáo nghiêm trọng về tội bội đạo.
3. Chức tế lễ thượng phẩm của Đấng Christ được so sánh và tương phản với chức tế lễ thượng phẩm của A-rôn (HeDt 4:14-5:10 6:13-8:13). Khó có thể hiểu sách Hê-bơ-rơ nếu không có bối cảnh Dân Số Ký. Cũng vậy, sự hy sinh của Đấng Christ được trình bày dựa trên nền tảng về những sinh tế trong đền tạm (HeDt 9:1-10:18), thí dụ sự đề cập đến tro của con bò cái tơ (19:1-22 so với HeDt 9:13-14).
4. Tân Ước đã vận dụng nhiều hình ảnh trong Dân Số Ký: con rắn bị treo lên (21:4-9 so với GiGa 3:14), tiếng kèn triệu tập (10:1-10 so với Mat Mt 24:31 ICo1Cr 14:8 15:52 ITe1Tx 4:16 HeDt 12:19), đám mây và đền tạm (9:15-23 so với GiGa 1:14), và những con chiên làm sinh tế (28:1-8 so với GiGa 1:29).
5. Ba kỳ lễ lớn (28:16-29:38) cho chúng ta một khung sườn về ba sự kiện chính trong sự cứu chuộc. Lễ Vượt Qua, Lễ Các Tuần và Lễ Lều Tạm tương ứng với Lễ Phục Sinh, Lễ Ngũ Tuần và sự hiện đến lần thứ hai của Đấng Christ. Như vậy Lễ Lều Tạm làm hình bóng về kỳ thu hoạch và thời kỳ sau rốt (xem 29:12-38). Phúc âm Giăng cũng nương theo hướng các kỳ lễ này.
6. Những điều khác trong Tân Ước cũng chịu ảnh hưởng của Dân Số Ký. Ngày Lễ Chuộc Tội (29:7-11) được tổ chức trước Lễ Lều Tạm một vài ngày có ý nhấn mạnh đến sự ăn năn nếu không người đó sẽ bị truất diệt. Cũng vậy, cần phải có sự ăn năn trước khi Đấng Christ đến vì ‘nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy cũng sẽ bị hư mất như vậy’ (LuLc 13:5 so với Mac Mc 1:1-8). Câu chuyện về Ba-la-am (chương 22-24) được dùng làm lời cảnh cáo là đừng mưu lợi bằng những việc làm sai trái (IIPhi 2Pr 2:15-16 Giu-đe 11; KhKh 2:14). Sự tẩy sạch trại quân hình bóng là Hội Thánh phải tinh sạch (xem 5:1-4). Lời chúc phước của A-rôn ảnh hưởng đến lời chào thăm trong tất cả các thơ tín của Phao-lô và là lời kết thúc sách Khải Thị (xem 6:22-27).
7. Dường như sách Hê-bơ-rơ nương theo bố cục tương tự như bố cục của Dân Số Ký: cuộc hành trình đến đất hứa và sự quan hệ giữa lời hứa trong giao ước và đức tin hoặc sự vô tín. Sách này cũng quan tâm đến những lẽ đạo liên quan như chức vụ tế lễ và sự bội đạo.
Quyền tác giả
Vì là một phần trong Ngũ Kinh, nên theo truyền thống Dân Số Ký được xem là một tác phẩm của Môi-se. Môi-se là nhân vật trung tâm, các sự kiện xảy ra trong cuộc đời ông và bộ luật pháp được ban hành qua ông. Tuy nhiên, có nhiều chi tiết cho thấy rằng Môi-se không phải là người hoàn tất bản văn. Chúng ta hãy chú ý đến mấy điểm sau đây về Dân Số Ký căn cứ trên những bằng chứng trong các sách khác của người khác.
1. Tác giả viết về Môi-se trong suốt cả sách trong ngôi thứ ba, tức là một người khác viết về Môi-se (1:1 chép ‘Đức Giê-hô-va phán với Môi-se’ chứ không chép là ‘với ta’). Hơn nữa, bản văn hết sức ca ngợi Môi-se (12:3). Chẳng lẽ Môi-se tự khen mình đến thế sao?
2. Có những chi tiết trong Ngũ Kinh cho thấy rằng bộ sách này được viết vào một thời nào đó sau khi Môi-se qua đời. Thí dụ Ngũ Kinh có ghi lại sự qua đời của Môi-se và ba mươi ngày than khóc (PhuDnl 34:5-8), và so sánh ông với những tiên tri về sau (PhuDnl 34:10). Dân Số Ký cũng viết về chuyện tên một số thành bị thay đổi, có lẽ thay đổi sau khi họ định cư trong xứ (32:38, 42).
3. Không có chỗ nào trong Kinh Thánh xác nhận rằng Môi-se viết toàn bộ từ Sáng Thế Ký đến Phục Truyền Luật Lệ Ký. Thật ra, Kinh Thánh xác định Môi-se viết một số phần nào đó (XuXh 17:14 24:4 34:27-28 Dan Ds 33:2 PhuDnl 31:9, 19, 22). Sau này Kinh Thánh có nói đến ‘sách luật pháp của Môi-se’ (IVua 1V 2:3 IIVua 2V 14:6 Exo Er 7:6 NeNe 8:1 13:1, DaDn 9:11-13). Kinh Thánh Tân Ước cũng xem luật pháp do Môi-se mà ra và xem Ngũ Kinh là của Môi-se (LuLc 16:29, 31 GiGa 1:17), xem Môi-se là người viết về Đấng Christ (GiGa 1:45 5:46). Do đó Kinh Thánh cho thấy rằng Môi-se viết luật pháp, ghi lại cuộc hành trình của dân Y-sơ-ra-ên, một bài ca và lời tiên tri về Đấng Christ (PhuDnl 18:15). Như vậy, với những nhận xét đó, Kinh Thánh xác nhận tác quyền của Môi-se. Có lẽ những người kế tục Môi-se đã sưu tập những bài viết của ông lại với hình thức cuối cùng như ngày hôm nay. Dường như những tác phẩm Kinh Thánh khác cũng trải qua một quá trình như vậy (xem EsIs 8:16 GiGa 21:24-25 RoRm 16:22). Thí dụ, thư Hê-bơ-rơ là do những người nghe các vị sứ đồ giảng rồi chép lại (HeDt 2:3).
Các học giả đã đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích tiến trình hình thành Ngũ Kinh đạt đến dạng chúng ta có hiện nay. Những giả thuyết này đã được khái quát trong phần dẫn nhập về Ngũ Kinh. Để giải quyết vấn đề này, điều quan trọng là phải phân biệt giữa bằng chứng rõ ràng của Kinh Thánh với cách thức các học giả vận dụng những bằng cớ đó.
Tài liệu tham khảo
G.J. Wenham, Dân Số Ký, TOTC (IVP, 1981)
J. Philip, Dân Số Ký, CC (Word, 1987).
R.B. Allen, Dân Số Ký, EBC (Zondervan, 1990).
J. Milgrom, Dân Số Ký, The JPS Torah commentary (Jewish Pullication Society, 1990).

PHỤC TRUYỀN LUẬT LỆ KÝ
Dẫn nhập
Tựa
Phục Truyền Luật Lệ Ký là sách thứ năm và là sách cuối cùng của bộ Ngũ Kinh (xem bài viết về Ngũ Kinh). Truyền thống cho rằng bộ sách này do Môi-se viết. Sách lấy tên theo bản dịch chương 17:18 trong tiếng Hi-lạp. Dịch giả hiểu lầm câu ‘một bản sao luật pháp này’ ra là ‘luật thứ hai’ (đệ nhị luật). Trong tiếng Hi Bá Lai, những từ đầu tiên được dùng làm tựa cho sách, ‘nầy là những lời’, tức là những lời Môi-se nói với dân Y-sơ-ra-ên trước khi họ vào đất hứa. Nghĩ theo hướng này là đúng hơn. Đây không phải là ‘luật thứ hai’ nhưng là lời rao giảng hoặc sự áp dụng trở lại những luật đã được truyền dạy trong những sách trước của Ngũ Kinh.
Bối cảnh
Lần theo nội dung của Ngũ Kinh, ta thấy có một lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ra-ham nay sắp được thành tựu. Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham rằng ông sẽ trở thành tổ phụ của một dân tộc lớn (SaSt 12:1-3). Dân tộc đó sẽ ở trong một xứ trù phú ‘đượm sữa và mật’ (XuXh 3:17). Dân tộc đó đông dần lên trong hoàn cảnh nô lệ ở Ai Cập cho đến khi được Đức Chúa Trời giải cứu một cách lạ lùng (Xuất Ê-díp-tô 14), sau đó Ngài gặp họ ở núi Si-na-i, và chính thức lập một ‘giao ước’ với họ, bao gồm nhiều luật lệ mà họ phải tuân thủ (Xuất Ê-díp-tô 19-24). Bước tiếp theo là tiến vào đất hứa, nhưng họ đã không thực hiện được ngay tức khắc vì quá kinh hãi đối với những trở ngại trước mắt. Vì họ thiếu đức tin nên Chúa quyết định cho thế hệ tiếp theo vào đất hứa, còn họ lãnh án phạt bốn mươi năm sống lang thang trong sa mạc Si-na-i (Dân Số Ký 13-14, cụ thể xem Dan Ds 14:20-35).
Từ đầu Phục Truyền Luật Lệ Ký, Môi-se, chính mình ông cũng không được vào đất hứa, căn dặn với thế hệ mới nhiều điều. Ông nhắc lại những biến cố nối tiếp nhau đưa họ đến thời điểm này và ông cũng khuyến giục họ trung tín với giao ước của Chúa khi họ vượt qua sông Giô-đanh để nhận ‘sản nghiệp’ Ngài ban cho.
Niên đại và tác quyền
Đa phần của sách là lời giảng thuyết của Môi-se nên truyền thống cho rằng ông là tác giả của sách. Tuy nhiên chắc hẳn là phải có một người khác chịu trách nhiệm về hình thức cuối cùng của sách, vì trong nhiều chỗ viết về Môi-se trong ngôi thứ ba ‘ông ấy’ (không phải là ‘ta’, ngôi thứ nhất), thí dụ trong 1:1 và phần tường thuật sự qua đời của ông (Phục Truyền 34). Do đó hợp lý nhất là nên xem sách ghi chép lại những lời diễn giảng của Môi-se do một người nào đó thực hiện sau khi ông qua đời.
Như vậy sách này thành hình vào thời điểm nào? Nhiều học giả tin rằng sau Môi-se sáu thế kỷ, tức là vào thế kỷ thứ 7 T.C. sách mới được viết ra. Quan điểm này đặt cơ sở trên vụ phát hiện một quyển sách, gọi là ‘Sách Luật Pháp’ trong đền thờ Giê-ru-sa-lem vào thời trị vì của Giô-si-a (vào năm 612 T.C.), khi vua tiến hành cải cách tôn giáo sau nhiều năm dân chúng theo thói thờ hình tượng (IIVua 2V 22:8). (Về tên ‘Sách Luật Pháp’ dùng để chỉ Phục Truyền Luật Lệ Ký, xin xem 28:61 và 31:24 là câu nói Phục Truyền Luật Lệ Ký là ‘Sách Luật Pháp’). Chủ trương như thế về tác quyền thì sách không còn là một tác phẩm ghi chép sát thực những lời giảng huấn mà là sách chỉ liên quan đến thời kỳ của Giô-si-a, còn tên của Môi-se được dùng nhằm làm tăng uy quyền cho nội dung của sách. Những luật liên quan đến lối sống định cư và canh nông (thí dụ 24:19-22) được xem là bằng chứng cho thấy sách chỉ được viết sau khi vào xứ. Còn những đoạn nói trước về sự lưu đày ở Ba-by-lôn (586-539 T.C.) được xem là sáng tác vào thời kỳ lưu đày.
Ở một mức độ nào đó, khi người ta quyết định niên đại của sách thì vấn đề lệ thuộc vào chuyện liệu người ta có tin là các tác giả Kinh Thánh có thể nhìn thấy trước những tình trạng và biến cố trong lịch sử dân Y-sơ-ra-ên hay không. Tuy nhiên cũng có những lý do khách quan cho rằng Phục Truyền Luật Lệ Ký được viết vào thời điểm cận kề với Môi-se hơn.
Trước hết tác giả Phục Truyền Luật Lệ Ký tỏ ra không hay biết gì về những tổ chức căn bản trong tôn giáo và chính trị của thời kỳ quân chủ, tức là các triều vua và đền thờ Giê-ru-sa-lem. Câu Kinh Thánh ‘nơi nào trong những chi phái các ngươi mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi sẽ chọn, đặng đặt danh Ngài’ (12:5 cũng xem 12:11, 14 14:24) thường được xem là một câu ám chỉ kín đáo về Giê-ru-sa-lem. Như vậy là ăn khớp với chủ trương cho rằng Phục Truyền Luật Lệ Ký được viết trong thời Giô-si-a, vị vua đã phá huỷ tất cả những nơi thờ phượng khác ngoài Giê-ru-sa-lem. Tuy nhiên vẫn không có bằng chứng rõ ràng để quả quyết rằng ‘nơi đó’ là Giê-ru-sa-lem. Vì tầm quan trọng của Si-chem trong chương 27 là lý cớ phủ nhận kết luận này.
Phục Truyền Luật Lệ Ký cũng không mấy lạc quan về chế độ quân chủ (17:14-20), chỉ chấp nhận nền quân chủ với qui định ngăn cản vua không trở thành bạo chúa. Như vậy làm sao đến thời trị vì của vua Giô-si-a mới có qui định này được.
Thứ hai, Phục Truyền Luật Lệ Ký chỉ biết đến một nước Y-sơ-ra-ên thống nhất và không mảy may biết chuyện đất nước phân đôi sau thời trị vì của Sa-lô-môn khoảng năm 930 T.C. (ICác Vua 12).
Thứ ba, nhiều lần sách này cảnh cáo về hiểm hoạ tiềm tàng trong tín ngưỡng của dân Ca-na-an (thí dụ chương 7, 13). Ngay khi dân Y-sơ-ra-ên đặt chân vào xứ Ca-na-an là họ bị cám dỗ thờ các thần Ca-na-an, bỏ Đức Chúa Trời. Do đó mối quan ngại của Phục Truyền Luật Lệ Ký là hợp lý nếu sách được viết vào giai đoạn mới hình thành của lịch sử dân tộc, mặc dù chắc hẳn là hiểm hoạ đó vẫn luôn luôn tồn tại suốt từ khi vào xứ cho đến khi bị lưu đày.
Thứ tư, có những luật rất thích đáng với việc sắp tiến chiếm hoặc vừa chiếm xong xứ. Cụ thể là 12:15-25 cho phép giết gia súc để ăn thịt ngoài nghi thức tế lễ. Luật này mâu thuẫn với Lê-vi Ký 17. Lê-vi Ký 17 khẳng định rằng hễ muốn ăn thịt thì phải đem gia súc đến đền tạm dâng làm của lễ (đền tạm là nơi dâng của lễ và thờ phượng cho đến khi Sa-lô-môn xây đền thờ). Phục Truyền Luật Lệ Ký cho phép giết gia súc để ăn thịt mà không cần qua nghi thức dâng của lễ, vì sau khi định cư, sống rải rác trong xứ, đối với hầu hết mọi người dân, quãng đường đi đến nơi thờ phượng đều là quá dài. Cho nên nếu đem gia súc đến đó để làm thịt ăn sau khi dâng của lễ thì quả là không hợp lý.
Thứ năm, Phục Truyền Luật Lệ Ký cũng có chung một gánh nặng như các tiên tri: niềm tin phải bắt nguồn từ tâm khảm, phải yêu sự công nghĩa và quan tâm đến quyền lợi của người nghèo (14:28-29). Tuy nhiên Phục Truyền Luật Lệ Ký khác với các sách tiên tri ở điểm là không nói đến những trường hợp và cá nhân cụ thể. Phục Truyền Luật Lệ Ký có vẻ nhắm đến một kế hoạch trong tương lai nhiều hơn. Thật vậy có thể là các tiên tri đã nắm bắt được sứ điệp này trong sách Phục Truyền và trong những sách khác của bộ Ngũ Kinh. Thí dụ, có lẽ A-mốt đã liên tưởng đến sách Phục Truyền khi ông trình bày sự kiện Đức Chúa Trời ban cho mỗi dân tộc một xứ sở ra sao (AmAm 9:7 xem PhuDnl 2:19-23), hoặc qua ông, Đức Chúa Trời khuyên giục dân Y-sơ-ra-ên rằng: ‘Hãy tìm kiếm Ta thì các ngươi sẽ sống’ (AmAm 5:4 xem PhuDnl 4:1 4:29 30:19 32:46-47).
Cuối cùng người ta cũng chứng minh rằng Phục Truyền Luật Lệ Ký có dạng tương tự như những hiệp ước chính trị của các vua Hê-tít lập với những nước yếu kém hơn và cũng tương tự như những bộ luật cổ đại như bộ luật của Hammurabi, một vị vua nổi danh của Ba-by-lôn. Tính cách tương tự với một bản hiệp ước tỏ ra thích đáng hơn vì Phục Truyền Luật Lệ Ký cũng như các hiệp ước đó đặt nặng yếu tố quan hệ và trung thành.
Trong hiệp ước của người Hê-tít có những phần sau đây: (i) Phần mở đầu, công bố hiệp ước và những bên tham gia; (ii) phần dẫn nhập về lịch sử nhắc lại quan hệ cũ giữa các bên; (iii) những qui định chung nêu lên mối quan hệ tương lai giữa các bên; (iv) những qui định cụ thể, những yêu cầu chi tiết do bên yếu hơn đưa ra; (v) người làm chứng (các thần linh được nêu danh làm chứng cho hiệp ước;) (vi) phước hạnh và rủa sả: những điều này được xác định trong trường hợp trung thành hoặc phản bội đối với hiệp ước.
Đại khái Phục Truyền Luật Lệ Ký cũng có những phần tương tự dù không giống hoàn toàn: (i) Phần mở đầu (1:1-5); (ii) phần mở đầu có tính cách lịch sử (1:6-4:49); (iii) những qui định chung (chương 5-11;) (iv) những qui định cụ thể (chương 12-26;) (v) phước hạnh và rủa sả (chương 27-28;) (vi) làm chứng. Chương 32 làm nhiệm vụ này. Chương 32:1 kêu gọi trời đất làm chứng những lời đã nói với dân Y-sơ-ra-ên, đây là một điểm biến thể so với các hiệp ước vì dân Y-sơ-ra-ên thờ độc thần.
Về mặt hiệp ước Phục Truyền Luật Lệ Ký không hoàn toàn giống các hiệp ước. Thí dụ phần rủa sả của Phục Truyền Luật Lệ Ký dài một cách khác thường. Và nếu chương 32 là phần ghi về người làm chứng thì trật tự đó cũng khác thường. Hơn nữa, các học giả cũng khác ý nhau về cách sắp xếp các chi tiết trong hiệp ước và do đó họ cũng khác ý nhau về chuyện Phục Truyền Luật Lệ Ký giống những phần trong một bản hiệp ước. Điều quan trọng nhất là Phục Truyền Luật Lệ Ký không phải là một hiệp ước chính trị mà là một bản giao ước giữa Đức Chúa Trời với dân sự của Ngài. Dạng hiệp ước chỉ là một cách biểu thị rằng Đức Giê-hô-va là vua của dân Y-sơ-ra-ên (xem 33:5).
Trong công tác định niên đại, quan trọng là cần biết những hiệp ước loại này có niên đại vào thiên niên kỷ thứ hai T.C.. Cũng cần phải xác định rằng những hiệp ước trong thiên niên kỷ thứ hai có dạng khác những hiệp ước trong thiên niên kỷ thứ nhất. Liệu sự khác biệt này có phải là những lý lẽ vững vàng để kết luận rằng Phục Truyền Luật Lệ Ký thuộc về thiên niên kỷ thứ hai không? Các học giả không nhất trí về kết luận này, và cũng chưa có ai giải xong vấn đề. Tuy nhiên, sự tương tự giữa Phục Truyền Luật Lệ Ký và các hiệp ước của người Hê-tít là điểm có giá trị lớn và là một yếu tố quan trọng hậu thuẫn cho việc ấn định niên đại của sách vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ hai.
Kết luận, các dữ liệu không đủ sức thuyết phục để xác quyết về một trong những niên đại gán định cho Phục Truyền Luật Lệ Ký nhưng đang trong vòng tranh cãi. Nhưng chứng cớ thì phù hợp với quan điểm cho rằng sách được viết vào thời kỳ sau cái chết của Môi-se, có thể là sau đó chẳng bao lâu hoặc trong vòng vài thế hệ sau đó.
Thần học
Đang khi chúng ta thảo luận về bối cảnh và niên đại của Phục Truyền Luật Lệ Ký thì nghĩa thần học của sách đã lộ rõ. Chúng ta cần nhớ rằng sách này luôn luôn công bố lẽ thật về Đức Chúa Trời trái ngược với những điều các dân tộc khác đang tin. Phục Truyền Luật Lệ Ký viết về một dân tộc riêng biệt (hoặc ‘thánh’; 7:6) khác những người Ca-na-an trong xứ mà họ sẽ đến ở (12:31), cũng như khác với người Ai Cập (29:16-17). Đây là một sách giáo dục, như vậy là phải tuân thủ theo những điều giáo huấn trong sách. Vì vậy sách có lối văn đặc trưng và có đặc điểm chính là lặp lại những thuật ngữ và cụm từ mấu chốt. Như các bài giảng, Phục Truyền Luật Lệ Ký có giọng giảng luận! Vấn đề là dân Y-sơ-ra-ên phải luôn luôn nhớ rằng họ khác những dân tộc khác và biết vì sao họ khác biệt.
Đây là lý do khiến Phục Truyền Luật Lệ Ký viết về ‘sự tuyển chọn’, Đức Chúa Trời tuyển chọn dân Y-sơ-ra-ên (7:6-7 14:2). Khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham, Ngài có ý định rõ ràng là một dân tộc hậu duệ của ông sẽ đem phước hạnh đến cho tất cả các dân tộc khác (SaSt 12:3). Dầu vậy, khi Đức Chúa Trời chọn dân Y-sơ-ra-ên, không có nghĩa là Ngài không yêu thương các dân tộc khác. Tuy nhiên, Phục Truyền Luật Lệ Ký không nói nhiều về sự cứu rỗi các dân tộc khác. Sách quan tâm đến điều cần yếu trước tiên, tức là dân sự của Đức Chúa Trời phải biết Ngài và trở thành bên tuân thủ giao ước một cách trung tín.
‘Giao ước’ là mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và tuyển dân của Ngài. Ý niệm này đã có từ khi Đức Chúa Trời hứa với Nô-ê rằng Ngài lập giao ước với ông và không khiến xảy ra một trận lụt tương tự như thế nữa (SaSt 6:18 9:9-17). Ý niệm này được triển khai với Áp-ra-ham (SaSt 15:18 17:2) và tại núi Si-na-i, nơi Đức Chúa Trời bày tỏ rằng dân Y-sơ-ra-ên phải tuân thủ giao ước này (XuXh 19:5) và Ngài ban cho họ Mười Điều Răn (XuXh 20:1-17). Phục Truyền Luật Lệ Ký trình bày rất chi tiết hai bên, hai thành phần trong giao ước mà chúng ta thấy ‘trong những sách khác của Môi-se’, một bên là Đức Chúa Trời hứa ban cho và một bên là dân Y-sơ-ra-ên cần phải vâng theo mạng lịnh của Ngài. Một mặt sách này thường nhắc đến lời hứa dành cho Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp (tức là ‘các tổ phụ’, thí dụ 1:8); mặt khác sách lặp lại đầy đủ Mười Điều Răn (5:6-21), coi như phần dẫn nhập cho những luật kế tiếp.
Trong khi bày tỏ giao ước của Đức Chúa Trời, Phục Truyền Luật Lệ Ký trình bày rõ ràng những ý niệm căn bản về Đức Chúa Trời. Trước hết chỉ có một Đức Chúa Trời (6:4). Dân Y-sơ-ra-ên không được thờ các thần khác, hoặc thờ phượng Chúa song song với các thần khác (5:7). Đây thực sự là những hiểm hoạ về phương diện đạo đức. Tuy nhiên, có những lý cớ xác đáng khiến lòng dân Y-sơ-ra-ên có thể hiểu rằng Đức Giê-hô-va chỉ có ‘một’ (6:5). Lý cớ rành rành trước tiên là sự thật, sự thật là chỉ có một Đức Chúa Trời. Ngoài ra, sự thật này cũng hàm ý rằng không có một thần nào khác có quyền trên dân sự này. Không có chuyện các thần chống trả nhau để giành quyền buộc dân Y-sơ-ra-ên phục vụ mình. Họ hoàn toàn tự do trong sự nhận biết lẽ thật, tự do phụng sự một Đức Chúa Trời toàn năng.
Thứ hai, họ có thể biết được Đức Chúa Trời. Ngài phán với họ khi Ngài gặp họ ở núi Si-na-i (trong Phục Truyền thường gọi là núi Hô-rếp), và Ngài đã phán với họ bằng lời để họ có thể hiểu được Ngài. Phục Truyền Luật Lệ Ký nhấn mạnh rất nhiều đến từ lời là phương tiện Đức Chúa Trời tự khải thị. Vì vậy có thể thiết lập và duy trì mối tương quan trong giao ước với Đức Chúa Trời hằng sống và có thể vững tâm tin chắc rằng những lời Ngài phán là đáng tin cậy.
Thứ ba, Đức Chúa Trời là linh. Không có hình ảnh nào biểu tượng, biểu thị về Ngài được vì không thể khiến Ngài trở thành vật chất là tạo vật của Ngài, rồi chịu dưới quyền kiểm soát của người thờ phượng, vì người thờ phượng cai quản trên vật chất (5:8-10). Ngài cũng không ngự theo ý thông thường tại nơi người ta thờ phượng Ngài, nhưng chỉ có ‘Danh’ Ngài ở đó (12:5 cũng xem IVua 1V 8:27-30 có cùng ý tưởng này).
Thứ tư, Ngài cai trị cả lịch sử lẫn thiên nhiên. Người ta tin rằng các thần ở xứ Ca-na-an chủ yếu là thần thiên nhiên, và dân Y-sơ-ra-ên thường bị cám dỗ nghĩ rằng chính các thần này mới thực sự cầm quyền trên thiên nhiên. Phục Truyền Luật Lệ Ký cho thấy rằng Đức Giê-hô-va không những đem họ ra khỏi Ai Cập mà còn kiểm soát được sự sinh sản và mùa vụ của họ (7:13), và thật vậy, không thể tách riêng những chuyện này (16:9-12).
Thứ năm, sống một cuộc đời trật tự và hạnh phúc trước mặt Chúa là điều có thể thực hiện được. Phục Truyền Luật Lệ Ký khẳng định rằng có một mối tương quan giữa ‘sự công bình’ (trung thành với những tiêu chuẩn của mối quan hệ với Đức Chúa Trời) và ‘sự tốt lành’ hoặc là sự thạnh vượng (6:24-25). Vấn đề này được triển khai qua ‘lời rủa sả và các phước hạnh’ trong chương 28. Dĩ nhiên người đọc sách này có thể thắc mắc rằng đạo đức kiểu đó có quá ư máy móc không? Thật ra Phục Truyền Luật Lệ Ký trình bày vấn đề này sâu sắc tinh tế hơn chứ không phải như ta tưởng khi mới đọc thoáng qua lần đầu. Sau này chúng ta sẽ rõ hơn vấn đề này.
Chắc chắn Phục Truyền Luật Lệ Ký là một sách viết về ân điển của Đức Chúa Trời. Sách nhấn mạnh rằng dân Y-sơ-ra-ên mang ơn Đức Chúa Trời về mọi mặt, vì Ngài đã đem họ ra khỏi Ai Cập và sẽ dẫn họ vào một xứ mà họ sẽ được phước dư dật (chẳng hạn 8:7-10). Ngay cả những điều răn của Ngài cũng là một phần của ân điển Ngài vì nếu tuân thủ những mạng lịnh đó dân Y-sơ-ra-ên sẽ kinh nghiệm một sự tự do thật. Các luật lệ trong Phục Truyền Luật Lệ Ký nhằm cho phép mọi người dân Y-sơ-ra-ên hưởng thụ trọn vẹn sự giàu có của xứ và để bảo vệ mỗi người khỏi sự bóc lột của người khác. Dân Y-sơ-ra-ên đều là ‘anh chị em’ trong cộng đồng do Đức Chúa Trời xây dựng nên. Mọi người, từ vua (do họ quyết định lập vua; 17:14-20) chí ‘nô lệ’ (15:12), đều là ‘anh em’. Đây là một cơ cấu xã hội khác hẳn các xã hội khác trong thời đó, vì trong các xã hội đó hầu hết người dân đều thuộc giai cấp nông nô. Như vậy, Phục Truyền Luật Lệ Ký chủ trương một xã hội hài hoà, trong đó sự hiểu biết Đức Chúa Trời của mỗi người dân cho họ khả năng sống với nhau cách tốt đẹp nhất.
Tuy nhiên, dân sự không thể hiện nếp sống này nếu không trung tín với Đức Chúa Trời. Liệu họ có đủ sức sống thuộc linh và đủ ý chí đạo đức để tuân thủ giao ước này không? Có thể nói gọn là lợi ích của mọi người đòi hỏi một lối sống hy sinh, tức là từ bỏ quyền lợi trước mắt của mình. Phục Truyền Luật Lệ Ký biết rất rõ sự yếu đuối của con người. Sự yếu đuối của tuyển dân lộ ra quá rõ ràng trong lịch sử của họ (1:26-46). Thật vậy, dân tộc ‘cứng cổ’ này sẽ nhận được xứ của Đức Chúa Trời ban cho (9:4-6). Do đó ngay từ đầu Phục Truyền Luật Lệ Ký nêu vấn đề là liệu dân tộc này (hoặc bất kỳ một dân tộc nào khác) có đủ sức tuân thủ giao ước của Đức Chúa Trời không? Câu trả lời nằm ở cuối sách (chương 30) trong một khúc Kinh Thánh luận rằng những sự ‘rủa sả’ có thể ập đến trước khi có sự cứu rỗi cuối cùng.
Thần học trong Phục Truyền Luật Lệ Ký có ý nghĩa đối với các Cơ-đốc nhân hiện nay nhưng cần phải nghiên cứu kỹ so với sự dạy dỗ về sự hiện đến của Đức Chúa Giê-xu Christ. Cơ-đốc nhân là tuyển dân của Đức Chúa Trời (IPhi 1Pr 2:9) dù dưới một thể thức hoàn toàn khác với dân Y-sơ-ra-ên thời xưa. Cơ-đốc nhân không tập họp thành một quốc gia có sinh hoạt chính trị, giữa các dân tộc khác, cũng không cần sở hữu một xứ sở, không có những luật hình sự, cũng không có những người lãnh đạo trong thời chiến cũng như thời bình. Họ cũng không cần kiếm một nơi thờ phượng độc nhất trên đất này với hi vọng Đức Chúa Trời hiện diện nhiều ở nơi đó hơn ở nơi khác. Thời kỳ mà Đức Chúa Trời đối xử với loài người trên thế gian theo cung cách này đã qua rồi. Từ khi Chúa Giê-xu đến, dân của Đức Chúa Trời trở thành quốc tế, sống dưới những chế độ chính trị khác nhau, năng nổ tìm cách mở rộng vương quốc của Đức Chúa Trời trên khắp thế giới. Và dĩ nhiên không còn phải giết những con sinh để chuộc tội nữa.
Dầu vậy những điểm chính trong thần học của Phục Truyền Luật Lệ Ký vẫn còn giá trị. Sách này dạy về ân điển của Đức Chúa Trời khiến chúng ta thuộc về Ngài, cũng như dạy rằng chúng ta cần phải hết lòng đáp ứng bằng sự yêu thương và sự vâng phục Ngài. Đức Chúa Trời cũng tự khải thị cho chúng ta dù bây giờ ‘Nơi’ chúng ta gặp Ngài chính là Đấng Christ. Giao ước của chúng ta là một giao ước mới trong Đấng Christ, mặc dù chúng ta cũng yếu đuối về mặt đạo đức như dân Y-sơ-ra-ên xưa kia vậy, nhưng Ngài khiến cho chúng ta có khả năng tuân thủ giao ước này cách trung tín. Rồi chúng ta không còn nghĩ rằng phước hạnh của Đức Chúa Trời thể hiện trong sự thịnh vượng về phần vật chất, nhưng ứng dụng phước hạnh cả cho đời này lẫn đời sau.
Thật tình không thể dùng Phục Truyền Luật Lệ Ký làm một bằng chứng cho điều được gọi là ‘thần học đặt cơ sở trên sự thạnh vượng vật chất’, dù là qua một lần đọc sơ sài người ta có cảm tưởng Phục Truyền Luật Lệ Ký chủ trương như thế. Thật ra Phục Truyền Luật Lệ Ký biểu lộ sự quan tâm, ưu ái những điều tốt lành trên đời này và cũng thấu hiểu rằng con người cần được thoả đáp trong những nhu cầu căn bản. Đối với chúng ta và thế giới của chúng ta, cũng như đối với người xưa những điều này thật quan trọng. Nhưng Phục Truyền Luật Lệ Ký cũng bác bỏ bất kỳ tôn giáo nào đội lốt một hình thức làm giàu. Sở dĩ như vậy là vì sách này đòi hỏi một sự kính mến Đức Chúa Trời phát xuất từ tấm lòng và một tình yêu thương chân thật dành cho người lân cận. Như thế là trái ngược với sự tính toán ích kỷ. Thật vậy, sự tính toán ích kỷ coi như là một sự thờ hình tượng mà theo Phục Truyền Luật Lệ Ký thờ hình tượng là một tội căn bản.
Tài liệu tham khảo
R. Brown, The Message of Deuteronomy, BST (IVP, 1993).
J.A. Thompson, Deuteronomy, TOTC (IVP, 1974).
P.C.Craigie, Deuteronomy,NICOT (Eerdmans/Oliphants, 1976).
A.D.H.Mayes, Deuteronomy,NCB (Eerdmans/ Oliphants, 1979).


GIÔ-SUÊ
Lời giới thiệu
Tác giả và niên đại
Tác giả:
Các học giả không đồng quan điểm với nhau về niên đại và quyền tác giả của sách vô danh này, vì họ áp dụng các phương pháp khác nhau.
Khi bàn về quyền tác giả, một số học giả dựa vào kinh Ta-múùt (500 S.C.) cho rằng chính Giô-suê là tác giả cuốn sách. Để bênh vực, họ giải thích rằng sách này được viết ra khi Ra-háp vẫn còn sống (6:25), và khi dùng chữ ‘chúng ta’, tác giả kể chính ông nằm trong số những người vượt qua sông Giô-đanh (5:1). Tuy nhiên, sự nhận xét về Ra-háp trong 6:25 có thể ám chỉ đến con cháu của bà, còn các bản khác trong tiếng Hi-bá-lai đều chép là ‘họ’, không phải là ‘chúng ta’ như trong 5:1. Giống như đoạn 5:6, có thể tác giả dùng chữ ‘chúng ta’ với ý nghĩa là cùng với họ bước vào xứ.
Các học giả đôi khi dựa hoàn toàn vào chi tiết trong sách Giô-suê để xác định niên đại. Một số học giả làm việc với phương pháp này đã xác định niên đại của sách vào khoảng thời gian sau khi Giô-suê và người cùng thời nhưng sống thọ hơn ông qua đời (24:29-31) và thời đại của Sa-mu-ên (1.050 T.C.). Vì Si-đôn được coi là thành phố chính của Phê-nê-xi (11:8) và dân Ty-rơ chiếm thành vào khoảng năm 1.200 T.C.), nên một số học giả cho rằng sách Giô-suê được viết xong trong thời gian này. Một số chi tiết khác trong sách cho biết niên đại của sách Giô-suê là Giê-bu (tức là Giê-ru-sa-lem cũ) và Ghê-xe vẫn chưa bị chinh phục (15:63 16:10). Sau này, Đa-vít đánh chiếm Giê-ru-sa-lem (IISa 2Sm 5:6-10) và Ghê-xe thuộc về Sa-lô-môn (IVua 1V 9:16). Một số chi tiết khác là sự có mặt của người Phi-li-tin trong đoạn 13:2-3, là dân xâm chiếm vùng đồng bằng miền biên xứ Giu-đa năm 1.175 T.C., nhưng đây có thể là phần được người sao chép thêm vào về sau.
Gần đây, các học giả bắt đầu tìm chứng liệu bên ngoài sách để xác định niên đại. Một số học giả nhận thấy hai sách Giô-suê và Ngũ Kinh có mối liên hệ với nhau. Họ cho rằng lối văn trong Ngũ Kinh giống lối văn trong E với các chương 2-11 và P với các chương 13-22, trong đó có những phần bổ sung từ các nguồn khác. Nhiều học giả khác kết luận sách Phục Truyền Luật Lệ Ký, Giô-suê, Quan Xét, Sa-mu-ên và Các Vua hầu như có ít nhiều đồng điệu hoặc ít nhất cũng cùng một dạng. Ngôn ngữ, bút pháp và quan điểm thần học của các sách này đã ủng hộ cho những người chủ trương rằng trong thời kỳ lưu đày, tác giả sách Phục Truyền Luật Lệ Ký (một cá nhân hoặc một học viện) đã thu nhặt tài liệu từ các thời đại khác nhau, rồi đan dệt lại thành một bộ sách. Như vậy, sách Giô-suê được viết vào khoảng năm 550 T.C. Các sách này liên kết với nhau bằng những lời giới thiệu và kết luận phù hợp với nhau. Gios Gs 1:1 phù hợp với PhuDnl 34:1-12, đặc biệt là câu 5, trong câu này, lần đầu tiên Môi-se được gọi là ‘đầy tớ của Đức Giê-hô-va’. Vinh dự này cũng được ban cho Giô-suê lần đầu tiên ở chương cuối sách Giô-suê (24:29). Phần kết luận sách Giô-suê (24:29-31) được lập lại để giới thiệu cho sách Quan Xét (2:6-9). Bút pháp của tác giả sách Phục Truyền Luật Lệ Ký lộ rõ trong các lời từ biệt của Môi-se (Phục Truyền 31), Giô-suê (Giô-suê 23), Sa-mu-ên (ISa-mu-ên 12), Đa-vít (IVua 1V 2:1-4) và Sa-lô-môn (IVua 1V 8:54-61), và lộ rõ nhất trong phần tác giả đích thân viết phần nhận định sơ lược (IICác Vua 17).
Người Do Thái vẫn luôn công nhận các sách Giô-suê, Quan Xét, Sa-mu-ên và Các Vua là đồng điệu với nhau. Họ gọi các sách này là ‘Sách Tiên Tri Thời Tiền’. Cách sắp xếp này có nhiều lợi điểm nhờ chú trọng đến sự toàn vẹn của mỗi sách và nhờ phân biệt được giữa Ngũ Kinh là sách mô tả cơ cấu tổ chức của Y-sơ-ra-ên trong tư cách là dân sự của Đức Chúa Trời theo giao ước thời Môi-se; với sách Giô-suê, Quan Xét, Sa-mu-ên và Các Vua là các sách giải thích lịch sử Y-sơ-ra-ên theo giao ước đó. Tuy nhiên, phương pháp hiện đại lại nhấn mạnh đến mối liên hệ chặt chẽ giữa Phục Truyền Luật Lệ Ký với các sách này. G.J. Wenham tìm thấy năm chủ đề thần học ràng buộc giữa Phục Truyền Luật Lệ Ký với Giô-suê: cuộc chinh phục thánh, phân chia đất, sự hiệp nhất của toàn dân Y-sơ-ra-ên, Giô-suê là người kế vị Môi-se và giao ước.
Phương pháp hiện đại tiến xa hơn quan điểm truyền thống một bước vì đã phân tích các nguồn tư liệu trong sách từ Giô-suê đến Các Vua và làm nổi bật cách tác giả Phục Truyền Luật Lệ Ký vận dụng các tư liệu đó trên cơ sở thần học. Rõ ràng sách Giô-suê đã sử dụng sách Gia-xa làm tư liệu (10:13) và một số vấn đề trong sách được giải thích suôn sẻ nhờ phân tích nguồn tư liệu của tác giả. Thí dụ, 11:21 mô tả Giô-suê đánh đuổi dân A-na-kim khỏi Hếp-rôn, nhưng 14:12 ghi chiến tích này của Ca-lép. Khác biệt này không mâu thuẫn nhau, vì thành tích của người phụ tá cũng được kể là thành tích của vị chỉ huy quân đội. Nhưng ổn nhất là giải thích điểm khác biệt đó trên cơ sở tác giả đã vận dụng hai nguồn tư liệu khác nhau.
Tác giả Phục Truyền Luật Lệ Ký mặc nhiên cho rằng độc giả của ông đã tường tận chuyện ngày xưa chép trong Ngũ Kinh. Thí dụ, sự ướp xác và bảo tồn hài cốt của Giô-sép trong SaSt 50:25, đem ra khỏi Ai-cập trong XuXh 13:19, chôn tại Si-chem trong Gios Gs 24:32 phần sản nghiệp hứa ban cho Ca-lép trong Dan Ds 14:24, 30 được thực hiện trong Gios Gs 14:6-15.
Niên đại của cuộc chinh phục
Công việc xác định thời điểm dân Y-sơ-ra-ên chiếm xứ Ca-na-an gặp khó khăn vì quan điểm của sách lịch sử trong Kinh Thánh, cách tính ngày tháng trong Kinh Thánh và sự mơ hồ của các khám phá khảo cổ học.
Các nhà biên soạn những câu chuyện Kinh Thánh chủ yếu nhắm vào việc dạy thần đạo, chứ không đơn thuần ghi chép sự kiện, nên đã bỏ quá nhiều chi tiết. Ngày nay, các sử gia thử tái hiện câu chuyện như đã xảy ra, nhưng lại vượt ra ngoài phạm vi Kinh Thánh quá xa nên cũng không thể chấp nhận được.
Nếu hiểu số liệu trong IVua 1V 6:1 và Cac Tl 11:26 đúng theo nghĩa đen thì cuộc chinh phục Ca-na-an có thể ấn định vào năm 1.400 T.C. Tuy vậy, không thể cho rằng Kinh Thánh đơn thuần cộng số năm kiểu đó. Dù vậy, bằng chứng khảo cổ tìm thấy ở Giê-ri-cô và Hát-so xác định biến cố xảy ra vào năm này. Tại Giê-ri-cô, cuộc khảo cứu các di tích bằng gốm, đồ trang sức của vua, hoạt động địa chấn trong vùng, sự tiêu huỷ bởi lửa và ngay cả đống gạch đổ nát của tường thành, cùng với cách áp dụng phương pháp xác định niên đại bằng Carbon-14 đã đưa ra bằng chứng là thành phố kiên cố này cuối cùng đã bị phá huỷ vào năm 1.400 T.C. Tại Hát-so có những trận tàn phá vào năm 1.400, 1.300 và 1.230 T.C. Hầu hết các học giả đều kết luận cuộc huỷ phá năm 1.300 là do Pha-ra-ôn Seti I, còn lại một trong hai cuộc huỷ phá kia là do Y-sơ-ra-ên. Cho rằng phần ký thuật trong Cac Tl 4:2 là đúng và đầy đủ khi xác định Hát-so là một thành của người Ca-na-an chống lại dân Y-sơ-ra-ên thuộc thế hệ thứ ba hoặc thứ tư sau khi Giô-suê qua đời. Như thế, niên đại sau (1.230 T.C.) bị loại trừ, trừ phi cho rằng Quan Xét 4 sai hoặc bằng chứng khảo cổ không đầy đủ. Còn thành A-hi, nói cho chính xác thì không có bằng chứng về cuộc phá huỷ của dân Y-sơ-ra-ên đối với thành đó. Thiếu bằng chứng như vậy gây lúng túng cho cả hai quan điểm (xem Gios Gs 7:2). Nhờ sửa đổi chi tiết không chính xác đó trong bảng niên đại được khảo cổ xác định, nên J. Bimson có cơ sở vững vàng chứng minh cuộc chinh phục Ca-na-an xảy ra năm 1.400 T.C.
Mặt khác, bằng chứng khai quật tại Phi-thom và Ram-se ở Ai-cập (XuXh 1:11), không có dữ kiện chứng minh cho sự thành lập các vương quốc Mô-áp và Ê-đôm ở phía đông sông Giô-đanh trước thế kỷ XIII T.C., và hằng trăm cuộc định cư mới của dân du mục xuất hiện ở Y-sơ-ra-ên khoảng năm 1.200 mà vào thế kỷ trước đó không có mặt họ, tất cả đã củng cố cho quan điểm đặt cuộc chinh phục xảy ra vào cuối thế kỷ XIII.
Tuy nhiên, việc xác định niên đại của cuộc chinh phục thực sự không ảnh hưởng đến quan điểm thần đạo hoặc sứ điệp của Giô-suê, miễn sao cuộc chinh phục là biến cố có thật.
Quan điểm thần đạo
Sách Giô-suê chủ yếu nói về đất hứa: đánh chiếm đất (chương 1-12), phân chia đất (chương 13-21) và giữ được đất (chương 22-24). Mặt khác, sách Giô-suê có nói đến việc truất phế ‘kẻ ác’ ra khỏi xứ. Một vùng đất thíchø dụng cho các vua được ban cho một dân tộc đáng làm vua (xem Giô-suê 12).
Đất đai là sự ban cho
Đấng Tạo Dựng nên địa cầu (Thi Tv 24:1-2 47:4) và Sở Hữu Chủ duy nhất của xứ Palestine (Lê-vi 25:23;) đã uỷ thác các tổ phụ trông nom xứ đượm sữa và mật (PhuDnl 31:20) là xứ thích dụng cho các vua. Ngài hứa ban xứ cho con cháu họ làm cơ nghiệp đời đời (SaSt 17:8 XuXh 32:13). Cuộc đánh chiếm xứ được chia làm nhiều giai đoạn (xem 13:1-7) và do Giô-suê phát động mạnh mẽ. Chính Đức Chúa Trời ‘ban phát’ đất đai cho các chi phái Y-sơ-ra-ên bằng cách bốc thăm (Dan Ds 33:50-54). Vì thế, đất đai trở thành tài sản không thể chuyển nhượng, cũng không ai có thể cưỡng đoạt được. Duy người Lê-vi không nhận mảnh đất nào làm của riêng. Thay vào đó, họ ‘thừa hưởng’ chính Đức Chúa Trời. Sự kiện này khai trí cho ta hiểu về cơ nghiệp thuộc linh (13:14).
Khi Chúa Cứu Thế phục sinh, thăng thiên và khi Đức Thánh Linh giáng xuống, rõ ràng Giô-suê là biểu tượng về Chúa Cứu Thế, còn đất đai là biểu tượng hoặc ẩn dụ về sự cứu rỗi của Hội Thánh trong Chúa Cứu Thế (so sánh ICo1Cr 10:1-4). Cả đất đai và sự cứu rỗi trong Chúa Cứu Thế là sự ban cho (1:2,6 so sánh RoRm 6:23) bởi đức tin mà chiếm hữu được (1:7,9 so sánh RoRm 10:8-21 Eph Ep 1:8-9). Cả hai đều là xứ phước hạnh (XuXh 3:8 Dan Ds 13:27 Eph Ep 1:3-14), là nơi yên nghỉ (Gios Gs 1:13 HeDt 4:1-11) và là nơi thiêng liêng duy nhất để con người gặp gỡ Đức Chúa Trời (XuXh 15:17 Côâ-lô-se 3:1-4; ITi1Tm 2:5-6). Cả hai đều đòi hỏi nếp sống phù hợp với luật pháp Đức Chúa Trời (1:7-8 8:30-35 ICo1Cr 10:1-13). Nhờ giao ước mới mà Chúa Cứu Thế khiến Hội Thánh đủ tiêu chuẩn sống trong vùng đất xứng hợp với Các Vua (Exe Ed 37:26). Mặc dù ngày nay Hội Thánh thừa hưởng sự sống đời đời và sự yên nghỉ trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, nhưng vẫn chưa kinh nghiệm trọn vẹn cho đến khi sống lại rồi, Hội Thánh mới hưởng thụ cách bền vững ‘mảnh đất’ thích hợp với sự sống lại (so sánh ICo1Cr 15:50-54 HeDt 11:39-40).
Tính đồng nhất của thế hệ khai sáng
Tác giả có ý định liên kết Giô-suê với Môi-se và coi dân sự tiến vào xứ là đại diện cho những người rời khỏi Ai-cập (xem 24:7,17). Mặc dù cuộc xuất hành và chinh phục Ca-na-an kéo dài hơn hai thế hệ, song tác giả của sách Giô-suê coi hai thế hệ khai sáng này là một. Suốt cuốn sách, tác giả ràng buộc Môi-se với Giô-suê, người phụ tá của ông. Thí dụ, Đức Chúa Trời hứa ở với cả hai người (1:5); cả hai đều dẫn dân sự đi ngang qua khối nước mênh mông nhưng khô cạn cách lạ lùng, vì thế cả hai được tôn trọng trước mặt dân sự (3:7); cả hai đều tháo giày khi ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời (5:13-15); cả hai đều cầu thay cho dân sự khi họ phạm tội (7:7); cả hai cùng chiếm xứ và phân chia đất (12:7-8 14:1-5); cả hai đều chúc phước cho dân sự (22:6); và cả hai đều làm trung gian lập giao ước cũ (chương 24). Trong cuộc xuất hành và chinh phục Ca-na-an, thế hệ dưới quyền của hai nhà lãnh đạo này được chứng kiến các phép lạ của Đức Chúa Trời (24:7, 17) và cùng tham dự giao ước với vị lãnh đạo. Họ là những người lãnh đạo đầu tiên của một dân tộc cai trị bởi Đức Chúa Trời.
Sự hiệp nhất của toàn dân Y-sơ-ra-ên
Tác giả cũng quan tâm mô tả sự hiệp nhất của mười hai chi phái, khi thường xuyên dùng chữ ‘hết thảy Y-sơ-ra-ên’ và các từ tương tự khác (thí dụ 3:1,7,17 18:1 22:14). Cho đến khi chiếm xong xứ Ca-na-an, các chiến sĩ thuộc hai chi phái rưỡi ở phía đông mới giải tán ra về (1:14-15 22:1-9) và bàn thờ do họ lập nên bị hiểu lầm là dựng lên sự ‘đối nghịch’ nên chín chi phái rưỡi còn lại sửng sốt kinh ngạc (22:10-34). Mười hai người, mỗi người đại diện cho một chi phái khuân một tảng đá ra khỏi sông Giô-đanh để dựng bia kỷ niệm của dân tộc (4:1-9) và tất cả các chi phái họp lại tái lập giao ước của Môi-se tại Si-chem (8:33-34).
Lòng trung thành với giao ước
Thế hệ thời Giô-suê đã chứng minh một chủ đề nổi bật trong lịch sử: Đức Chúa Trời giữ lời hứa với tổ phụ đã ban xứ và sự yên nghỉ cho dân Y-sơ-ra-ên. Các phần chính của sách lập đi lập lại chủ đề này: trong đoạn mở đầu trước khi xuất quân chinh phục (1:1-9), sau khi chinh phục thành công (11:23) và sau khi phân chia đất (21:43-45). Sự thông báo về việc mai táng ở cuối sách cũng biểu tượng cho chủ đề này (24:28-33). Lịch sử thiêng liêng này đã khiến dân Y-sơ-ra-ên tuyên xưng: “Giê-hô-va là Đức Chúa Trời” (22:22) và là động cơ khiến họ giữ giao ước (chương 23-24). Chủ đề này khích lệ người có lòng trung thành chiếm những vùng đất còn lại (13:1-7 14:6-15 19:49-50), khiến cho người bất trung không có lý cớ bào chữa (18:3), và cảnh tỉnh cho mọi người biết rằng Đức Chúa Trời cũng giữ đúng các lời rủa sả trong giao ước này (23:15-16 24:19-24).
Về phần dân Y-sơ-ra-ên, họ phải thực hiện nghĩa vụ của giao ước, nhờ lòng vâng phục tin cậy Đức Chúa Trời mà đánh chiếm, phân chia và giữ gìn đất, họ cũng bày tỏ đức tin nơi Ngài bằng cách vâng giữ luật lệ của Ngài.
Cuộc thánh chiến
Sự tuân thủ giao ước buộc dân Y-sơ-ra-ên phải chiến đấu theo các qui ước của cuộc thánh chiến được ban hành trong sách Phục Truyền Luật Lệ Ký. Nếu dân Y-sơ-ra-ên hoàn toàn vâng phục, Đức Chúa Trời sẽ làm chủ cuộc chiến và bảo đảm chiến thắng (1:2-9 so sánh Dan Ds 27:18-21), thỉnh thoảng Đức Chúa Trời can thiệp cách diệu kỳ như tại Giê-ri-cô (6:20) và Ga-ba-ôn (10:11, 14). Trong khi khích lệ dân Y-sơ-ra-ên mạnh mẽ tin cậy nơi Ngài, Đức Chúa Trời gieo sự hoảng sợ vào lòng quân thù để tiêu diệt họ trước khi lâm trận (2:9-11, 24).
Vì “chiến lợi phẩm phải thuộc về kẻ chiến thắng”, cho nên hết thảy dân Ca-na-an độc ác phải được ‘dâng’ (tiếng Hi-bá-lai là hïerem) cho Đức Giê-hô-va (6:17). Đức Chúa Trời chỉ định cho họ tiêu diệt dân Ca-na-an để cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi sự cám dỗ (PhuDnl 7:1-5). Như G. A. Cooke mô tả: “Hễ điều gì có khả năng lũng đoạn nếp sống đạo của cộng đồng thì phải trừ khử mối nguy bằng cách ngăn trở con người sử dụng; để việc này được hữu hiệu phải huỷ phá hoàn toàn đi thôi”. Khi không dâng cho Giê-hô-va những đồ vật đáng lẽ thuộc về Ngài, A-can và mọi vật ông chiếm được đều bị huỷ diệt (7:15). Đôi khi Giê-hô-va ấn định phải dâng chiến lợi phẩm cho Ngài, còn những lần khác Ngài thưởng tất cả cho quân sĩ (8:27). Dân Ca-na-an bị tiêu diệt vì sự phán xét công nghĩa của Đức Chúa Trời đã đến, chứ không phải vì dân Y-sơ-ra-ên khát máu. Kỵ nữ Ra-háp ăn năn và được dành cho một chỗ vĩnh viễn giữa Y-sơ-ra-ên (6:25). Nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, Đức Chúa Trời làm cứng lòng dân Ca-na-an vì đã đến lúc họ phải chịu đoán phạt (11:19-20). Sự huỷ diệt dân Ca-na-an hình bóng về hình phạt đời đời dành cho kẻ ác (Mat Mt 25:46), như trường hợp huỷ diệt Sô-đôm và Gô-mô-rơ nhiều thế kỷ trước đó. Vậy, Y-sơ-ra-ên chiếm được xứ vì Đức Chúa Trời muốn làm cho đất được nên thánh. Đó là lý do khiến tác giả đặt cảnh tái lập giao ước ở Si-chem ngay giữa phần những chuyện chiến chinh (8:30-34). Nếu không nhận ra điểm tương đồng giữa án phạt của dân Y-sơ-ra-ên đối với dân Ca-na-an và án phạt cuối cùng thì chúng ta sẽ không hiểu được vì sao Đức Chúa Trời chỉ thị cho dân Y-sơ-ra-ên hành động như vậy.
Phần đọc thêm
D. R. Davis, No Falling Worrds: Expositions of the Book of Joshua (Không Lãng phí Một Lời: Giải thích Sách Giô-suê) (Nhà Sách Baker 1988).
A. G. Auld, Giô-suê, Quan Xét và Ru-tơ, DSB (St Andrew Press/ Westminster/ John Knox Press, 1984).
D. H. Madvig Giô-suê, EBC(Zondervan, 1990).
M.Woustra, Sách Giô-suê, NICOT (Eerdmans, 1981).

CÁC QUAN XÉT
Dẫn nhập
Vai Trò Sách Các Quan Xét Trong Cựu Ước
Sách Các Quan Xét là bộ phận trong Kinh Thánh tường thuật lịch sử của Y-sơ-ra-ên từ khi tiến vào xứ Ca-na-an (sách Giô-suê) cho đến khi bị lưu đày (cuối sách II Các Vua). Phần lớn tài liệu lịch sử trong Kinh Thánh Cựu Ước tường thuật sự trị vì của các vua Y-sơ-ra-ên, khởi từ Sau-lơ, Đa-vít và Sa-lô-môn. Nhưng từ khi Y-sơ-ra-ên tiến chiếm xứ Ca-na-an cho đến khi thiết lập nền quân chủ, có một khoảng thời gian gần 200 năm (khoảng từ năm 1.200-1.000 T.C.) được gọi là thời kỳ các quan xét. Trong thời kỳ này, quốc gia Y-sơ-ra-ên không có khung hành chánh trung ương chính thức, sự cai trị dân trông cậy vào các lãnh tụ đặc biệt có tài năng, tức những người nam và nữ được Đức Chúa Trời dấy lên để lãnh đạo dân sự. Họ được gọi là các quan xét thi hành sự xét đoán của Đức Chúa Trời bằng cách đánh đuổi quân thù hoặc giải quyết những trường hợp tranh chấp giữa vòng người Y-sơ-ra-ên. Hoạt động của các lãnh tụ này được mô tả trong sách Các Quan Xét (do đó, sách mang tên Các Quan Xét) và trong mấy chương đầu của sách ISa-mu-ên.
Theo truyền thống sắp xếp các sách trong Kinh Thánh Cựu Ước (vẫn còn duy trì trong Kinh Thánh của người Do-thái ngày nay) thì các sách Giô-suê, Các Quan Xét, I và IISa-mu-ên, I và IICác Vua được xếp trong phần gọi là ‘Sách Các Tiên Tri’ cùng với Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên và mười hai sách “Tiểu Tiên Tri’ (Ô-sê - Ma-la-chi). Sách Giô-suê đến II Các Vua làm thành một nhóm riêng gọi là ‘Các Sách Tiền Tiên Tri’. Nhóm này được gọi như thế vì theo truyền thuyết, nhóm sách này do các tiên tri viết; nhưng quan trọng hơn là văn pháp và hướng quan tâm trong các sách này đều mang sắc thái tiên tri. Rõ ràng các sách này có tầm cỡ lịch sử vững chãi cũng giống như các sách tiên tri khác, các sách này không chỉ quan tâm đến lịch sử. Các sách này không chỉ là những cuốn sử biên niên ghi chép các sự kiện nhưng còn quan tâm đến cách thức Đức Chúa Trời làm việc trong các biến cố ghi chép trong sách. Nổi bật là sách này lưu tâm đề cập đến mối liên hệ đặc biệt của Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên và cách thức mối liên hệ này được thể hiện qua sự xét đoán và sự giải cứu trong lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên. Mối liên hệ đặc biệt này đặt căn bản trên giao ước Đức Chúa Trời lập với dân Y-sơ-ra-ên tại núi Si-na-i, khi Ngài đem họ ra khỏi cảnh nô lệ tại Ai-cập (Xuất Ê-díp-tô 19-20;) và mối liên hệ này lại đặt căn bản trên lời của Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham mấy thế kỷ về trước (SaSt 12:1-2). Theo ý nghĩa này, sách Các Quan Xét rõ ràng có tính cách tiên tri và là bản tường thuật lịch sử Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ các quan xét. Như các sách tiên tri khác, sách này chứa đựng sứ điệp vẫn còn thích ứng cho hiện tại lẫn tương lai.
Y-sơ-ra-ên Trong Thời Kỳ Các Quan Xét
Ngoài những sự kiện góp nhặt từ Cựu Ước, chúng ta biết rất ít về cách sinh hoạt của người Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ các quan xét. Nguồn cung cấp dữ kiện chính là sách Các Quan Xét. Tuy nhiên, các sách Ru-tơ và ISa-mu-ên cũng đem lại cho chúng ta những sự kiện có giá trị về thời kỳ này.
Lãnh thổ Y-sơ-ra-ên lúc đó chia thành nhiều khu vực cho các chi phái (xem Giô-suê 13-21 và bản đồ trang 230). Trong mười hai chi phái, chín chi phái rưỡi chiếm khu vực nằm giữa sông Giô-đanh (gồm Biển Ga-li-lê và Biển Chết) với bờ biển Địa Trung Hải. Hai chi phái rưỡi kia chiếm vùng cao nguyên phía đông Giô-đanh. Các cuộc xâm lăng của những dân tộc chung quanh như dân Ma-đi-an, dân Mô-áp, dân Am-môn (về phía đông), dân Phi-li-tin và các dân được gọi là Dân Miền Biển (về phía tây) chỉ liên hệ đến một phần lãnh thổ Y-sơ-ra-ên, nghĩa là một hoặc hai chi phái bị ảnh hưởng trực tiếp.
Sợi dây chính ràng buộc các chi phái là lịch sử chung và lòng trung thành của họ đối với Đức Giê-hô-va (Gia-vê). Chính Ngài là Đấng Cai Trị và Quan Xét tối cao của họ (11:27), luật pháp của Ngài chính là hiến pháp của họ. Chính mối liên hệ giao ước với Đức Giê-hô-va đã liên kết họ với nhau và khiến họ trở thành một dân tộc được biệt riêng. Mỗi năm ít nhất một lần, lễ hội tôn giáo được tổ chức để nhắc họ nhớ lại căn nguyên của họ và bổn phận mà mối liên hệ giao ước đòi hỏi. Có lẽ các lễ hội được tổ chức tại Si-lô, nằm ở vị trí trung tâm cũng là nơi ngay từ ban đầu, đền tạm được dựng nên, sau khi dân Y-sơ-ra-ên đến Ca-na-an (Gios Gs 18:1 Cac Tl 21:19 ISa1Sm 1:3). Có thể nơi này vẫn còn là trung tâm thờ phượng suốt thời kỳ các quan xét, mặc dù hòm giao ước đôi khi được thỉnh đi nơi khác, đặc biệt là trong thời kỳ biến động (18:27). Chúng ta không biết chắc số người tham dự các lễ hội này, cũng không rõ những nghi thức nào đã diễn ra trong các buổi lễ, nhưng hầu như chắc chắn, người ta tạ ơn Đức Chúa Trời về những phước hạnh họ nhận được (thí dụ: trúng mùa), dâng lời cầu nguyện, dâng của lễ, đọc luật pháp được ban hành tại núi Si-na-i, và lập lại lời hứa nguyện trung thành (với Đức Giê-hô-va và với nhau). Có lẽ vị quan xét đương nhiệm đọc luật pháp với sự trợ giúp của các thầy tế lễ (2:17 18:27). Tất cả đều nhằm tái lập giao ước và tái hứa nguyện sẽ trung thành sống theo giao ước (so sánh Giô-suê 24).
Các trưởng lão của các chi phái và bộ tộc thực hiện hầu hết những việc xét xử hằng ngày và giám sát các vấn đề của cộng đồng trong địa phương mình (11:4-11 Ru R 4:1-12). Còn các vấn đề không thể giải quyết tại địa phương sẽ được trình lên cho vị quan xét đương nhiệm xét xử tại một địa điểm trung tâm (4:4-5), hoặc tại các thành được ấn định mà các quan xét thường xuyên lui tới (ISa1Sm 7:15-17). Thỉnh thoảng, nếu hoàn cảnh cho phép, đại diện từ mọi chi phái được triệu tập đến họp đặc biệt để giải quyết các vấn đề quan trọng, thí dụ hành vi sai lầm nghiêm trọng của một chi phái hoặc bị kẻ thù tấn công một hoặc nhiều chi phái. Trong những trường hợp có tính cách quyết định như vậy, họ cần phải kết hợp lại, cùng nhau hành động để bảo vệ lãnh thổ Y-sơ-ra-ên được nguyên vẹn. Vì không có quân đội nên mỗi lần quốc gia lâm nguy, một lực lượng mới gồm các chiến sĩ tình nguyện phải được thành lập gấp rút. Sự kêu gọi của một cá nhân thường giữ vai trò quan trọng trong việc này. Một số người lên làm quan xét vì có khả năng lãnh đạo khi tình hình nghiêm trọng xảy ra (11:1-10). Còn một số quan xét khác dường như được bổ nhiệm trong hoàn cảnh yên ổn hơn, dù chúng ta không biết chính xác cách thức họ được bổ nhiệm.
Tuy nhiên, về mặt thực tiển, ‘phương thức’ này (nếu từ này được dùng đúng) hiếm khi diễn ra cách suông sẻ. Thật ra, trong thời kỳ các quan xét, tình đoàn kết giữa các chi phái Y-sơ-ra-ên rất lỏng lẻo. Vì từ đầu, họ đã bị ngăn cách bởi những khu vực của người Ca-na-an chưa bị diệt trừ vẫn còn định cư trong xứ (1:19, 27-36 4:2-3). Khác với người Y-sơ-ra-ên, các dân tộc bản xứ canh tác đất trải qua nhiều thế hệ và họ cho việc trúng mùa là do thờ lạy các thần thiên nhiên, chẳng hạn như Ba-anh và Át-tạt-tê. Họ tin rằng các thần này nắm quyền kiểm soát đất đai và thời tiết, do đó kiểm soát luôn sự phì nhiêu của đồng ruộng và sự sinh sản của súc vật. Dân Y-sơ-ra-ên bị lôi cuốn vào sự thờ cúng các thần này và dần dần họ pha trộn sự thờ cúng hình tượng với sự thờ phượng Đức Chúa Trời, tức là Đức Gia-vê của họ. Điều này chắc chắn giảm bớt lòng trung thành của họ đối với Đức Chúa Trời và với nhau, dẫn đến tình trạng suy đồi đạo đức và thuộc linh nghiêm trọng, đến nỗi Y-sơ-ra-ên bị đe doạ tiêu diệt từ bên trong. Gặp cơn khủng hoảng, các chi phái đã không nhanh chóng cứu giúp nhau (5:16-17 12:1-7), thậm chí họ còn chiến đấu giết hại lẫn nhau nữa (8:1-3 12:1-6 20:1-48). Dân sự đa số chỉ quan tâm đến lợi ích riêng và lợi dụng tình trạng không có chính quyền trung ương để làm theo ý mình (17:6 21:25). Tình trạng mục nát từ bên trong đe doạ tiêu diệt dân Y-sơ-ra-ên, mà thật vậy, tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống còn của dân tộc trong thời các quan xét hơn bất cứ cuộc tấn công nào từ bên ngoài.
Tuy vậy, trong hoàn cảnh đó, luôn có những người Y-sơ-ra-ên trung thành, âm thầm theo đuổi đời sống tin kính, chân thật. Sách Các Quan Xét chủ yếu tập trung vào các biến động thường xảy ra nên ta có cảm tưởng đây là một thời kỳ khá hỗn loạn. Tuy nhiên, sách cũng cho chúng ta thấy rõ ràng là có những giai đoạn thái bình và thịnh vượng lâu dài, và cuộc sống tại địa phương được điều hoà ổn định hơn (3:11, 30 8:28 10:3-5 12:8-10). Về khía cạnh này, sách Các Quan Xét được sách Ru-tơ bổ sung bằng câu chuyện nhẹ nhàng cảm động về các biến cố trong một gia đình ở Bết-lê-hem. Tại đây, các nông dân vật lộn với thời tiết thất thường, người ta gặp nhau rồi yêu nhau, và các trưởng lão tìm cách hướng dẫn cuộc sống của cộng đồng theo luật pháp của giao ước đã từng được thử nghiệm và chứng minh là chính đáng theo phong tục địa phương. Cả hai sách đều chứng thực cho sự kiện, dù trong cơn binh biến hoặc trong cuộc sống êm đềm nơi làng mạc, thì Đức Chúa Trời đều quan tâm và tể trị mọi sinh hoạt của dân sự, Ngài bảo vệ, sửa trị và cai trị trên mọi sự nhằm mưu ích cho họ.
Nguồn Gốc và Niên Đại Sách Các Quan Xét
Cách thức và thời gian hình thành sách Các Quan Xét mà chúng ta có hiện nay vẫn còn là vấn đề bàn cãi giữa các học giả. Quan điểm truyền thống của người Do-thái cho rằng tiên tri Sa-mu-ên viết sách này, có thể quan điểm này có phần đúng. Nhưng có nhiều dấu hiệu cho biết tiến trình hình thành sách khá phức tạp và dài thời gian so với điều quan điểm truyền thống đưa ra.
Phần chính yếu của sách hình như dựa vào tư liệu gốc được viết trong thời gian diễn biến các sự việc hoặc ngay sau đó. Nhưng phần lược thuật về những người được gọi là ‘các tiểu quan xét’ trong 10:1-5 và 12:8-15 (làm khung cho câu chuyện về Giép-thê) có lẽ cũng trích từ những tư liệu tương tự. Còn các đoạn mô tả về chiến công của các nhà giải phóng quan xét như Ê-hút, Ba-rác, Ghê-đê-ôn và Sam-sôn, có thể được trích từ loạt chuyện cổ về các vị anh hùng hoặc truyền khẩu hoặc được chép thành sách. Sự kiện chuyện Giép-thê xuất hiện trong sách vở cũng như qua truyền khẩu đã gợi ý cho tác giả đầu tiên sử dụng kết hợp cả hai tư liệu này. Dường như các chiến công của Ốt-ni-ên, nhà giải phóng dân tộc đầu tiên không mấy ai biết rõ. Do đó, tác giả viết về sự nghiệp của ông cách khái quát với những từ ngữ khuôn sáo (3:7-11). Bài ca của Đê-bô-ra và Ba-rác trong chương 5 được viết theo thể thơ bằng tiếng Hi-bá-lai cổ, được đa số học giả công nhận là được sáng tác gần với thời gian xảy ra biến cố. Có thể một tư liệu cổ khác được phản ánh trong chương 1 (nhất là các câu 4-7, 11-15, 22-26) và trong hai câu chuyện sống động của chương 17-21.
Có thể nhận thấy rõ lối sử dụng tư liệu gốc của tác giả qua phần khái quát trong 2:6-19, và trong những lời dẫn nhập và lời kết luận được lập đi lập lại, trước hoặc sau câu chuyện chính trong các chương 3-16. Những lời dẫn nhập và kết luận ấy cho tác giả một cấu trúc biên tập liên kết các chuyện trong phần thân của sách Các Quan Xét với nhau. Một thí dụ điển hình khác cho thấy rõ ràng có bàn tay biên tập là sự lập đi lập lại của 17:6 18:1 19:1 và 21:25, hình thức đó nối kết hai câu chuyện quan trọng trong phần kết của sách với nhau.
Có chứng cớ rõ ràng về các tư liệu cổ cũng như có chứng cớ rõ ràng về việc biên soạn. Tuy nhiên, khó lòng hoặc không thể xác định công việc biên soạn là do một hoặc nhiều tác giả nối tiếp nhau trong công việc.
Cũng khó lòng biết chắc thời điểm việc biên soạn hoàn tất. Theo trình bày đầy đủ của phần chú giải thì những mô tả chi tiết về vị trí của Si-lô trong 21:19 cho rằng sách được biên soạn trong một thời điểm lâu năm về sau khi người ta còn nhớ chuyện Si-lô bị tàn phá (không xác định được thời điểm) (so sánh Gie Gr 7:14) và cụm từ ‘đày khỏi xứ’ trong 18:30 có lẽ nói về chuyện người A-sy-ri tàn phá vương quốc phía bắc Y-sơ-ra-ên lần cuối cùng vào thế kỷ VIII T.C. Ý nghĩa hơn nữa là phần tổng quan về thời kỳ các quan xét trong 2:11-19, các huấn từ trong 2:1-5 6:7-10 10:11-15, phần dẫn nhập và phần kết luận lập đi lập lại trước hoặc sau những câu chuyện chính trong các chương 3-16, tất cả gợi cho chúng ta nhớ lại cả về bút pháp lẫn hướng quan tâm của Phục Truyền Luật Lệ Ký. Sự kiện này gợi ý rằng vị tác giả bổ túc những phần này sống sau cuộc cải cách do vua Giô-si-a thực hiện vào thế kỷ VII T.C. (ICác Vua 22). Xét tính cách của cuộc cải cách này, chúng ta tin rằng ‘Sách Luật Pháp’ được tìm thấy trong đền thờ vào lúc đó là một bản Phục Truyền Luật Lệ Ký. Chắc chắn trong những thế kỷ sau đó, Phục Truyền Luật Lệ Ký vẫn còn ảnh hưởng đến sự rao giảng của Giê-rê-mi, sách Các Vua I, II và sách Các Quan Xét cũng phản ánh ảnh hưởng của Phục Truyền Luật Lệ Ký.
Đa số học giả tin rằng thoạt tiên, sách Các Quan Xét là một phần trong một tác phẩm lịch sử dài trải từ thời Phục Truyền, Giô-suê, Quan Xét, Sa-mu-ên I,ø II đến hết Các Vua I, II hiện nay. Người ta cho rằng lịch sử của Y-sơ-ra-ên kể từ cuộc chinh phục Ca-na-an cho đến khi bị lưu đày qua Ba-by-lôn được viết sau khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ vào năm 587 T.C. (IIVua 2V 25:1-2) để lý giải cho sự tan hoang này. Tác giả làm việc đó bằng cách chứng minh rằng chẳng bao lâu sau khi tiến chiếm xứ Ca-na-an, dân Y-sơ-ra-ên đã sa vào tội bội đạo. Rồi tình trạng đó cứ tiếp diễn trong những thế kỷ sau cho đến khi Đức Chúa Trời xét đoán dân tộc lần cuối cùng. Như vậy, tai hoạ năm 587 T.C. (IIVua 2V 25:1-2) chẳng qua là sự ứng nghiệm các lời rủa sả của giao ước trong Phục Truyền Luật Lệ Ký28. Cú pháp và thần học của toàn bộ tác phẩm từ đầu đến cuối chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phục Truyền Luật Lệ Ký. Vì thế, tác phẩm đó thường được gọi là sách ‘Lịch sử theo Quan điểm Phục Truyền Luật Lệ Ký’. Một trong những bằng chứng vững chắc nhất của giả thuyết này là IVua 1V 6:1 viết rằng Sa-lô-môn khởi công xây cất đền thờ sau khi ra khỏi Ai-cập 480 năm (40x12), số năm này là một phần trong cách sắp xếp thời gian kéo từ Phục Truyền Luật Lệ Ký đến sách Các Vua II và phản ánh trong sách Các Quan Xét. Chúng ta thấy khoảng thời gian này là những con số ‘chẵn’ (40 năm hoặc 80 năm) được dùng để chỉ những thời kỳ hoà bình (7:11 3:30 5:31 8:28). So sánh với những con số không có định mức trong tài liệu trích ra từ các tư liệu cổ (thí dụ 3:8, 14 4:3 10:2-3).
Các học giả không nhất trí về vấn đề lịch sử theo Phục Truyền Luật Lệ Ký thoạt tiên hình thành dưới dạng một cuốn, rồi về sau được chia thành nhiều sách nhỏ, hoặc thoạt tiên các sách hình thành độc lập với nhau rồi về sau có người nhìn thấy vấn đề chung xuyên qua các sách đó nên đã sắp xếp các sách chung với nhau. Có lẽ cả hai phương thức này cùng phối hợp với nhau. Sách Các Vua có thể do tác giả trực tiếp viết theo nhiều tài liệu khác nhau, còn phần lịch sử trước sách Các Vua thì ông vận dụng các sách đã thành hình dưới một dạng nào đó. Dù sao đi nữa, hiện nay kết quả chúng ta có là một bộ nhiều sách tương quan chặt chẽ với nhau thay vì một cuốn đúng nghĩa nhưng bao gồm tất cả. Nhưng dù có tương quan chặt chẽ với các sách trong bộ này, thì có thể sách Các Quan Xét hình thành đồng thời với các sách kia, nghĩa là, vào thế kỷ VI T.C. trong thời kỳ lưu đày qua Ba-by-lôn. Có thể có một người biên soạn sách Sa-mu-ên trong giai đoạn hình thành sơ khởi, nhưng vẫn chưa xác định được tác giả sau cùng hoặc người biên tập.
Cấu Trúc và Chủ Đề
Dù thành hình như thế nào đi nữa, sách Các Quan Xét hiện nay là một tài liệu văn chương phong phú, có cấu trúc đầy đủ và các chủ đề triển khai rõ ràng.
Phần thân của sách đề cập đến sự nghiệp của các quan xét kéo dài từ 3:7 đến 16:31. Trước phần thân có phần dẫn nhập chia làm hai phần (1:1 - 2:5 và 2:6 - 3:6) và tiếp theo là phần kết, cũng chia làm hai phần (các chương 17 - 18 và 19 - 21). Vấn đề đặt ra ở đầu sách (1:1-2) vẫn còn đặt ra trong mỗi hoàn cảnh ở cuối sách (20:18). Vì vậy, khi đọc đến cuối sách, chúng ta được thúc giục suy ngẫm lại vấn đề trình bày ở phần đầu cũng như ở phần thân.
Phần thứ nhất trong phần dẫn nhập (1:1 - 2:5) nói về tình trạng suy đồi ngày càng trầm trọng trong mối liên hệ của Y-sơ-ra-ên với dân Ca-na-an sau khi Giô-suê qua đời (1:1). Những nỗ lực của các chi phái đánh chiếm các phần đất còn lại (Giô-suê 13 - 19) ngày càng gặp khó khăn khi dân Ca-na-an quyết liệt kháng cự, nhất là trong vùng đồng bằng miền duyên hải và trong các thành kiên cố phía bắc (đặc biệt câu 19, 27-28). Tình trạng này dẫn đến tình hình căng thẳng bế tắc là cả dân Y-sơ-ra-ên lẫn dân Ca-na-an sống bên nhau. Dân Y-sơ-ra-ên chiếm ưu thế hơn nhưng vẫn bị đẩy lùi khỏi các vùng đất quan trọng. Nhất là chi phái Đan bị hạn chế trong vùng đồi núi, họ không thể chiếm được một vị trí vững chắc trong lãnh thổ giao cho họ gần bờ biển (1:34). Tình trạng này quá xa vời với niềm mong đợi khi họ mới bước chân ra đi, là niềm mong đợi xây dựng trên lời Đức Chúa Trời đã hứa với tổ phụ của họ (Gios Gs 23:1-5 so sánh SaSt 12:1-3 15:12-21 28:13-15). Phần này kết thúc bằng câu chuyện dân Y-sơ-ra-ên khóc trước mặt Đức Giê-hô-va tại Bô-kim (Bê-tên) và Ngài cho họ biết vì đâu nên nỗi (2:1-5). Nguyên do khiến họ thất bại không phải là những chiếc xe sắt hoặc đồn luỹ kiên cố của dân Ca-na-an mà là lòng bất trung của họ. Trong lãnh thổ đã chiếm đóng, họ khởi sự thỏa hiệp bằng cách bảo tồn nguyên vẹn các bàn thờ ngoại đạo của dân Ca-na-an. Vì cớ đó, Đức Chúa Trời thôi không giúp đỡ họ nữa. Ngoài việc khiến họ xét lại, lời ‘Thiên sứ Đức Giê-hô-va’ phán còn nhằm tiên báo rằng dân Ca-na-an và các thần của họ sẽ là cái bẫy và hòn đá vấp cho dân Y-sơ-ra-ên.
Phần thứ hai trong phần dẫn nhập (2:6 - 3:6) trở lại từ đầu (chú ý Giô-suê xuất hiện lại trong 2:6 như thế nào) và biến vấn đề thuộc linh cơ bản này thành trọng tâm cho mọi người chú ý. Tác giả tả vẽ vài nét linh động về khuynh hướng bội đạo thuở ban đầu của dân Y-sơ-ra-ên (2:6-10), tiếp theo là thời các quan xét rập theo khuôn thời trước (2:11-19). Thời kỳ này được xem là giai đoạn bội đạo liên tục mà Đức Chúa Trời lần lượt hình phạt dân Y-sơ-ra-ên bằng cách bỏ mặc họ cho các dân tộc ngoại bang áp bức, để rồi (khi họ ở trong cơn sầu khổ cùng cực) Ngài lại thương xót và dấy lên một quan xét giải phóng họ. Trong khoảng thời gian này, dân Y-sơ-ra-ên tạm thời từ bỏ tội bội đạo, nhưng ngay khi vị quan xét vừa qua đời, họ đã nhanh chóng bội đạo trở lại (19a). Tóm lại, mặc dù nhiều lần Đức Chúa Trời giải cứu họ, đem họ ra khỏi con đường tội lỗi, dân Y-sơ-ra-ên vẫn cứ miệt mài trong con đường tội lỗi (19b). Tình trạng này dẫn đến lời cảnh cáo nghiêm trọng trong 2:20-22. Trong câu này, Đức Chúa Trời công bố tất cả những gì Ngài định làm để đối phó lần cuối cùng với mọi việc đã xảy ra. Các dân tộc trước kia được để lại (sau khi Giô-suê chết) để thử nghiệm lòng trung thành của dân Y-sơ-ra-ên đối với Đức Chúa Trời, thì bây giờ được để lại luôn nhằm hình phạt họ về tội bất trung (xem phần chú giải các câu này). Đây là cao điểm của phần thứ hai và cũng là cao điểm toàn bộ phần dẫn nhập. Các câu còn lại (2:23 - 3:6) chỉ là tóm lược lại những điều đã trình bày.
Như vậy, phần dẫn nhập vừa phân tích đưa ra ánh sáng điều sai lầm và trải ra cho chúng ta thấy đường lối phải đi theo, vừa trình bày rõ ràng vấn đề chính của sách, là sự cố tình bội đạo của dân Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ các quan xét và phản ứng của Đức Chúa Trời đối với tình trạng đó. Sách này trả lời cho câu hỏi “Vì sao dân Y-sơ-ra-ên chẳng bao giờ hoàn toàn chiếm được đất Đức Chúa Trời hứa cho tổ phụ của họ?” Câu trả lời là “Vì tình trạng bội đạo xảy ra sau khi Giô-suê qua đời”. Sách Các Quan Xét giải thích hành động của Đức Chúa Trời là hoàn toàn hợp lý so với sự bất trung triền miên của dân Y-sơ-ra-ên. Các sách kế tiếp trong loạt sách lịch sử theo quan điểm Phục Truyền Luật Lệ Ký tiếp tục giải thích và biệân minh cho hành động quyết liệt hơn của Ngài khi trục xuất Y-sơ-ra-ên khỏi đất hứa (xem ở trên).
Phần chính của sách (3:7 - 16:31) triển khai theo dàn bài đã trình bày trong phần dẫn nhập (2:11-19) đồng thời cũng triển khai một số chủ đề phụ. Sách ghi chép sự nghiệp của toàn thể mười hai vị quan xét: Ốt-ni-ên, Ê-hút, Sam-ga, Ba-rác, Ghê-đê-ôn, Thô-la, Giai-rơ, Giép-thê, Iếp-san, Ê-lôn, Áp-đôn và Sam-sôn. Đê-bô-ra và Gia-ên, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện của Ba-rác, đến nỗi Đê-bô-ra còn được gọi là ‘lãnh đạo’ (nguyên văn là ‘xét đoán’) Y-sơ-ra-ên (4:4-5) nhưng theo hình thức dàn dựng tổng quát của sách, thì các chương 4 - 5 phải được xem là bản tường thuật về sự nghiệp của Ba-rác. Hơn nữa, sách ghi lại một số chi tiết về những hoạt động của A-bi-mê-léc, con trai của Ghê-đê-ôn, nhưng theo đúng sự mô tả trong phần dẫn nhập về chức vụ quan xét thì ông này chẳng phải là quan xét gì cả.
Phần đầu của phần dẫn nhập mở đầu với chi phái Giu-đa rồi chấm dứt với chi phái Đan (1:1-34). Cũng vậy, phần chính của sách bắt đầu với Ốt-ni-ên thuộc chi phái Giu-đa (3:7-11) và kết thúc với Sam-sôn thuộc chi phái Đan (các chương 13 - 16). Sự nghiệp của Ốt-ni-ên nêu cao tấm gương về tác phong và việc làm của một vị quan xét. Các quan xét sau ông biểu thị một loạt những nét bất cập với khuôn mẫu căn bản này, khác biệt nhất là Sam-sôn, một quan xét có thái độ dị thường đến độ khó lòng công nhận ông là quan xét. Khung sườn phần này lập đi lập lại chu kỳ gồm sự bội đạo, bị áp bức, kêu cầu Đức Giê-hô-va, được giải cứu, hoà bình và lại tiếp tục bội đạo nữa. Dĩ nhiên, chu kỳ này lập lại nhiều lần nhưng có thay đổi dần đến nỗi kết quả là đi xuống theo hình xoắn ốc thay vì lập lại rập khuôn.
Sự rạn nứt giữa người Y-sơ-ra-ên xảy ra lần đầu tiên trong thời Ba-rác (5:16-17, 23) và trở nên trầm trọng hơn trong đời các quan xét kế tiếp. Sau khi Ghê-đê-ôn giành được chiến thắng và hoà bình được bốn mươi năm (8:28), chúng ta không bao giờ nghe nói xứ được hưởng hoà bình nữa và đến thời đại của Sam-sôn, dân Y-sơ-ra-ên cũng không còn kêu cầu Đức Giê-hô-va giải cứu họ. Theo chiều hướng triển khai của các chương này, dần dà, chính bản thân các quan xét tác động cách tệ hại đến hành vi sai lầm của toàn thể dân tộc. Tệ hại nhất là thời kỳ của Sam-sôn, tánh tình hay thay đổi và thái độ miễn cuỡng sống theo sự kêu gọi của ông tiêu biểu đầy đủ bản chất ương ngạnh và thái độ chống nghịch của toàn thể dân sự. Dân Y-sơ-ra-ên được phân rẽ khỏi các dân tộc bởi mối liên hệ giao ước của Đức Chúa Trời với họ, thì Sam-sôn cũng bị phân rẽ khỏi người khác bởi sự kêu gọi làm người Na-xi-rê. Dân Y-sơ-ra-ên đi theo các thần ngoại bang thì Sam-sôn cũng đi theo đám người nữ ngoại bang. Dân Y-sơ-ra-ên muốn giống như các dân tộc khác thì Sam-sôn cũng muốn giống như những người khác. Dân Y-sơ-ra-ên nhiều lần kêu cứu Đức Giê-hô-va trong cơn khốn cùng thì Sam-sôn cũng kêu cầu thể ấy. Tóm lại, các chủ đề phụ suốt phân đoạn chính của sách (dân Y-sơ-ra-ên đấu tranh chống lại số phận của mình và Đức Chúa Trời bảo vệ họ bằng sự xét đoán và ân điển) cuối cùng trở thành tiêu điểm rõ rệt trong chuyện tích Sam-sôn. Chuyện tích Sam-sôn là chuyện tích của toàn thể dân Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ các quan xét.
Hai câu chuyện làm thành phần kết luận (chương 17 - 21) được xác định cách chung chung trong thời kỳ các quan xét, nhưng không theo thứ tự thời gian đối với việc xảy ra trước. Trong hai câu chuyện này, trọng tâm chuyển đổi từ tội lỗi của toàn thể dân Y-sơ-ra-ên sang tội lỗi của các cá nhân và cộng đồng: “mọi người làm theo ý mình cho là phải” (17:6). Câu chuyện thứ nhất (Mi-ca và hình tượng người; chương 17 - 18) nói về sự hỗn loạn về mặt tín ngưỡng của thời kỳ này, và chuyện thứ hai (người Lê-vi và vợ bé; chương 19 - 21) nói về sự hỗn loạn về mặt luân lý. Cả hai câu chuyện đều bày tỏ cho biết Y-sơ-ra-ên bị sự thối nát bên trong về mặt thuộc linh và luân lý đe doạ hơn bất kỳ cuộc tấn công nào từ bên ngoài. Đặc biệt, câu chuyện thứ hai cho biết chính các thể chế đáng lẽ phải đem lại sự vững chãi (chức tế lễ Lê-vi, tinh thần hiếu khách và đời sống gia đình, chức trưởng lão và hội đồng tộc trưởng) thì lại trở nên vô hiệu quả, thậm chí hoàn toàn tác hại, bởi vì đạo đức của mỗi cá nhân đã suy sụp rõ ràng. Phần kết luận cho chúng ta thấy cách chắc chắn rằng dân Y-sơ-ra-ên còn tồn tại và ràng buộc với nhau không phải nhờ lãnh đạo tốt hoặc nhờ thể chế mà nhờ phép lạ ân điển của Đức Chúa Trời.
Điệp khúc xuất hiện trong phần kết luận (‘Trong lúc đó, Y-sơ-ra-ên không có vua...’, 17:6 18:1 19:1 21:25) coi như buông màn chấm dứt một thời đại và báo trước một thời đại khác. Tương tự như chức vị quan xét, chức vị vua sẽ có chỗ đứng trong lịch sử tương lai của dân Y-sơ-ra-ên và chứng tỏ là hữu dụng trong thời kỳ có vua cai trị. Dù vậy, chức vị này cũng sẽ thất bại vì cớ bản chất tội lỗi của con người. Cũng như toàn bộ lịch sử theo Phục Truyền Luật Lệ Ký cho biết, dù hiệu quả đến đâu đâu đi nữa thì cũng chẳng có thể chế nào nắm chốt quyết định cho tương lai của dân Y-sơ-ra-ên. Chỉ có sự quyết tâm bền chí của Đức Chúa Trời đối với dân Ngài mới làm được điều này: “Vì Ngài làm cho thương tích, rồi lại bó rịt. Ngài đánh hại, rồi tay Ngài chữa lành cho” (Gióp 5:18;).
Tương Ứng Với Cơ-đốc Nhân Ngày Nay
Kinh Thánh Tân Ước ít khi trưng dẫn sách Các Quan Xét. Cong Cv 13:20 có đề cập sơ qua về toàn bộ thời kỳ quan xét cách tổng quát, còn HeDt 11:32 liệt kê các anh hùng đức tin như Ghê-đê-ôn, Ba-rác, Sam-sôn và Giép-thê. Bên cạnh những trường hợp này, Kinh Thánh Tân Ước chỉ nhắc đến cách phớt qua hoặc ám chỉ. Thí dụ, Ma-ri được chào bằng những từ ngữ gợi ý rằng phước hạnh của bà đáng so sánh với phước hạnh của Gia-ên (LuLc 1:42 so sánh Cac Tl 5:24), cũng có vẻ ngầm ý nhắc đến Sam-sôn (Cac Tl 13:4-5) và nội dung lời thông báo về sự chào đời của Giăng Báp-tít (LuLc 1:15) và Chúa Giê-xu (Mat Mt 2:23).
Dù vậy, những lần trích dẫn ít oi đó và những chỗ ám chỉ này nhằm cho thấy giữa Các Quan Xét và Kinh Thánh Tân Ước có sự nối kết sâu xa hơn mới nhìn. Vì sự hiện đến của Chúa Cứu Thế với Giăng Báp-tít, đi trước dọn đường là tột điểm của tất cả những hành động xét đoán và ân điển của Đức Chúa Trời trong thời Cựu Ước, kể cả thời kỳ các quan xét (LuLc 1:54-55, 68-79). Nếu dân Y-sơ-ra-ên không thừa hưởng đầy đủ sản nghiệp của họ vì lòng vô tín, thì không có nghĩa là Đức Chúa Trời đã không đạt được mục đích tối hậu đối với dân của Ngài. Đức Chúa Trời vẫn quyết tâm gắn bó với họ, đến cuối cùng Ngài chuộc tội cho họ qua Chúa Cứu Thế và thực hiện trọn vẹn lời Ngài đã hứa và đem luôn vào vương quốc của Ngài tất cả các dân tộc khác trên thế giới. Như Phao-lô đã viết: “Vì chưng các lời hứa của Đức Chúa Trời, dù nhiều đến mấy, đều là ‘phải’ trong Chúa Cứu Thế” (IICo 2Cr 1:20). Điều này có nghĩa là dân Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ các quan xét là tổ phụ thuộc linh của chúng ta và Đức Chúa Trời là Đấng đã gắn bó với họ, cũng là Đức Chúa Trời của chúng ta. Ngài chính là Đức Chúa Trời và là Cha của Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta.
Có thể chúng ta ngạc nhiên khi những vị có khuyết điểm rõ ràng như Ghê-đê-ôn, Ba-rác, Giép-thê và Sam-sôn được nêu danh là những anh hùng đức tin. Nhưng suy xét lại chẳng có gì phải ngạc nhiên, vì có một điều là tất cả những vị đó đều biết chính Đức Chúa Trời là Đấng cứu chuộc Y-sơ-ra-ên (11:27). Biết điều đó và hành động như họ là đức tin. Về khía cạnh này, loạt chuyện của các quan xét là bài học cho tất cả chúng ta, nhất là những người được kêu gọi lãnh đạo dân của Ngài. Điều quan trọng là dù có nhiều khuyết điểm nhưng tất cả các quan xét đều là những tiền nhân báo trước về Cứu Chúa vĩ đại nhất. Có lẽ với chính sự bất toàn của họ lẫn các chiến công đầy linh quyền mà họ muốn chúng ta chú ý đến Ngài chứ không chú ý đến họ. Sách Các Quan Xét bàn về một dân tộc bất trung và Đức Chúa Trời thành tín. Câu chuyện của dân Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ các quan xét cũng là câu chuyện của chúng ta.
Tác phẩm đọc thêm
A. E. Cundall và L. Morris, Các Quan Xét và Ru-tơ, TOTC (IVP 1968).
M. Wilcock, Sứ Điệp Các Quan Xét, BST (IVP 1992).
D. R. Davis, Sự Cứu Rỗi Lớn Dường Aáy: Luận giải Sách Các Quan Xét (Nhà Sách Baker, 1990).
D. Jackman, Các Quan Xét, Ru-tơ, CC (Word 1991).
B. G. Webb, Sách Các Quan Xét (JSOT Press, 1987).

RU-TƠ
Giới thiệu
Nhận định giá trị của sách ngắn ngủi này không mấy khó. Xét về mặt hình thức câu chuyện mà thôi cũng đủ cho sách có giá trị ngoại hạng rồi vì cấu trúc cân đối, nhân vật sống động sâu sắc, nhưng trên hết sách còn chứa đựng một sứ điệp. Khi cuộc đời của Na-ô-mi trở nên trống vắng vô nghĩa, thì Ru-tơ quyết định ở bên cạnh mẹ chồng, chứ không bỏ rơi người mẹ già nua, goá bụa một mình đối diện với cuộc hành trình vào tương lai. Chuyện bi thảm tại Mô-áp dẫn đến đoạn kết hạnh phúc tại Bết-lê-hem, và sự hy sinh trung nghĩa được đền đáp. Đức Chúa Trời tể trị mọi diễn biến để những người tin cậy Ngài được hưởng tình yêu thương và cuộc đời an ổn. Đồng thời Ngài cũng đan dệt cuộc đời của họ vào mục đích của Ngài dành cho thế giới này. Đức Chúa Trời vẫn ẩn mình, tuy nhiên Ngài vẫn hành động qua những sinh hoạt đời thường để làm trọn lời Ngài hứa với dân sự của Ngài.
Nhiều người thử xếp sách Ru-tơ vào văn chương Châu Aâu hiện đại. Do đó nhiều người coi sách này là một quyển tiểu thuyết, hoặc là một câu chuyện tình thơ mộng nơi thôn dã, hoặc một tiểu thuyết có tính cách lịch sử, tất cả đều ngụ ý sách nặng phần tưởng tượng. Còn các học giả khác thử xếp sách vào loại văn chương trong vùng Cận Đông. Họ cho rằng sách này bắt nguồn từ niềm tin hoang đường trong tín ngưỡng, nhưng họ không đưa ra được bằng chứng vững chắc nào cả. Tự cuốn sách này hàm ý rằng đây là cuốn sách lịch sử ghi chép các biến cố xác thực khi mở đầu bằng câu: “Trong đời các quan xét” và kết luận bằng bản gia phả cho đến đời vua Đa-vít. Thật vậy, sách này đề cập đến một gia đình dân giả bình thường, chứ không đề cập các chiến công hiển hách. Chắc chắn mối liên hệ giữa Ru-tơ, một phụ nữ Mô-áp và vua Đa-vít không phải là chuyện bịa đặt, vì sách này không đề cao địa vị của vua trong Y-sơ-ra-ên. Mặc dù tác giả cố gắng tô điểm cho sách của mình thành một tác phẩm nghệ thuật, nhưng rõ ràng ông muốn mọi người coi đây là cuốn sách lịch sử. Đây là một chuyện thật, khéo kể theo dạng những chuyện trong thời các tổ phụ, có cùng một số tình tiết, thí dụ như nạn đói, cảnh tha hương rồi hồi hương, và cảnh đơn chiếc không có con cái. Qua các biến cố này Đức Chúa Trời tự bày tỏ Ngài cho chúng ta.
Tác giả và niên đại
Trong sách không có một chi tiết nào giúp xác định tác giả của sách này. Kinh Ta-mút (khoảng 200 năm S.C.) cho tác giả sách này là Sa-mu-ên, nhưng Sa-mu-ên qua đời trước khi Đa-vít lên làm vua (ISa1Sm 28:3), mà sách ngụ ý rằng Đa-vít làm vua là chuyện ai ai cũng biết cả. Tác giả viết về thời kỳ các quan xét như là một kỷ nguyên đã qua, và thấy cần phải giải thích nghi thức cởi giày trong 4:7 chứng tỏ rằng một thời gian dài đã trôi qua trước khi những chuyện này được ghi chép lại. Có thể một văn sĩ trong triều Sa-lô-môn được phép đọc văn khố hoàng gia đúng lúc văn chương và nghệ thuật đang thời hoàng kim nên viên ngọc nghệ thuật này thành hình. Nhiều học giả hiện nay đã nhận thấy sách có tầm nhìn của phái nữ nên cho rằng tác giả của sách này là một phụ nữ. Trong một xã hội do đàn ông ngự trị, mà sách lại viết về hai người phụ nữ giữ vai trò chủ động, và đức tin của họ được tưởng thưởng đích đáng thì thật có ý nghĩa đặc biệt. Theo sự quan phòng phù trợ của Đức Chúa Trời, đời sống của họ còn góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của Cứu Chúa (Mat Mt 1:5 LuLc 3:32). Dù tác giả là ai đi nữa, người cầm bút viết sách này đã nắm bắt được mục đích mà Đức Chúa Trời đã khải thị là “mọi dân tộc trên thế giới sẽ được phước” (SaSt 12:3). Ngoài ra, tác giả cũng sống đủ lâu năm để nhận biết sự vận hành của Đức Chúa Trời trong đời sống con người. Hiếm người có thể viết về cái thiện một cách hấp dẫn đến thế.
Cũng khó lòng xác định niên đại của sách này. Có thể sách được viết vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian kéo từ sự trị vì của vua Đa-vít (khoảng 100 TC.) tới ngày sách được liệt vào hàng kinh điển trong thế kỷ thứ II TC. Khả dĩ nhất là thời kỳ hậu lưu đày, đặc biệt là thế kỷ thứ V hoặc thế kỷ thứ IV TC., có thể đó là lúc sách được viết ra để phản kháng lại phong trào chủng tộc hạn hẹp của E-xơ-ra và Nê-hê-mi. Có một số từ trong tiếng A-ram được dùng xen lẫn trong bản văn tiếng Hi-bá-lai khiến cho có người chủ trương rằng sách được thành hình vào thời muộn màng hơn. Nhưng nhiều cuộc nghiên cứu mới đây đã làm lung lay lập luận này. Không có chi tiết nào trong sách chứng tỏ sách thuộc loại “văn chương đối kháng”. Còn khoa nghiên cứu ngôn ngữ cũng đã chứng minh rằng sách được viết theo tiếng Hi-bá-lai cổ thời tiền lưu đày (muộn nhất là vào thế kỷ thứ VII). Có thể sau khi viết lại các chuyện này, tác giả sống khá thọ nên có đủ thời gian chứng kiến chiều hướng tiến triển của các chuyện đó, có lẽ ông sống tới tận thời trị vì của Sa-lô-môn. Có người thử đưa ra kết luận rằng tiên tri Na-than là tác giả. Ông biên chép lịch sử cai trị của vua Đa-vít (ISu1Sb 29:29), can đảm phê bình hành vi của vua (IISa 2Sm 12:1-12), rồi về sau ông cũng sẵn lòng ủng hộ Bát-sê-ba (IVua 1V 1:11-53)
Vị trí trong kinh điển
Người Do Thái và các Cơ-đốc nhân đều quí trọng sách Ru-tơ với vị thế là một sách trong Kinh Thánh. Trong thế kỷ thứ II SC. khi Hội Thánh khởi sự lập kinh điển thì sách này cũng được công nhận là kinh điển. Sự kiện các sách Phúc Âm có trưng dẫn sách Ru-tơ (Mat Mt 1:5 LuLc 3:32) chứng tỏ rằng vào thời các sách Phúc Âm được viết ra thì giá trị và thẩm quyền của sách Ru-tơ đã được công nhận.
Trong các bản Kinh Thánh tiếng Anh, sách Ru-tơ đi tiếp theo sách Các Quan Xét như trong bản Bảy Mươi và bản Vulgate. Tuy nhiên các bản in của Kinh Thánh tiếng Hi-bá-lai loại chữ in, thì sách Ru-tơ nằm trong phần thứ ba Các Tác Phẩm. Trong phần này, sách Ru-tơ là cuộn thứ hai trong năm cuộn sách được sử dụng trong nghi thức thờ phượng tại nhà hội vào thế kỷ thứ VI SC. Sách Nhã Ca là cuộn sách thứ nhất vì được sử dụng vào dịp lễ Vượt Qua, sách Ru-tơ là cuộn thứ hai được sử dụng vào dịp lễ Ngũ Tuần. Trong bản Talmud ở Ba-by-lôn có trước thế kỷ thứ VI, sách Ru-tơ được xếp đứng đầu phần Các Tác Phẩm, kế đến là Thi Thiên. Các bản cổ khác xếp sách Ru-tơ là cuộn đứng đầu trong năm cuộn sách bởi vì theo thứ tự thời gian sách Ru-tơ được viết ra trước. Như vậy, rõ ràng thoạt đầu sách Ru-tơ được xếp trong phần Các Tác Phẩm, nhưng về sau được xếp xen giữa sách Các Quan Xét và Sa-mu-ên theo phương diện lịch sử.
Chủ đề
Nạn đói khiến cho một gia đình người Y-sơ-ra-ên phải di cư đến xứ Mô-áp xa lạ. Nạn đói là chuyện thường xảy ra trong đời các tổ phụ, khiến cho Gia-cốp và các con trai ông phải di dời đến Ê-díp-tô. Rồi họ được Đức Chúa Trời giải phóng khỏi cảnh nô lệ và áp bức. Kể từ đó hàng năm họ kỷ niệm biến cố này với lễ Vượt Qua (XuXh 12:1-29). Trong sách Ru-tơ, cũng chính Đức Chúa Trời đã cứu giúp hai thiếu phụ nghèo nàn, bày tỏ quyền năng của Ngài để biến buồn rầu thành hạnh phúc và biến chết chóc thành sự sống.
Một trọng điểm khác nữa của sách là hôn nhân. Hôn nhân là vấn đề chính trong tâm trí của Na-ô-mi. Bà cho là bà quá già không tái giá được, nhưng đối với các con dâu, thì bà lại cho rằng đây là vấn đề ưu tiên nên bà thúc giục họ phải đeo đuổi (1:9). Một đứa cháu trai ra đời chắc sẽ đem lại cho bà niềm vui sống, và nếu nhờ ơn quan phòng phù trợ của Đức Chúa Trời, nếu đứa cháu của bà được công nhận là người kế tự hợp pháp của Ê-li-mê-léc thì niềm vui của bà chắc sẽ trọn vẹn. Ru-tơ, một góa phụ trẻ người Mô-áp đã cùng chia bùi sẻ ngọt với mẹ chồng, đã tiếp nhận tín ngưỡng của người Y-sơ-ra-ên, cũng nhận thấy rằng việc tái giá không những là chính đáng mà còn là bổn phận cấp bách của bà nữa. Muốn chu cấp đầy đủ cho bà Na-ô-mi, nàng Ru-tơ cần kết hôn với một người có thể tiếp nhận bà Na-ô-mi là một thành viên trong gia đình. Chính vì lý do này mà chuyện hôn nhân của nàng phải là chuyện hôn nhân vì tình yêu kèm thêm một điểm khác biệt, nhưng với sự lèo lái của bà Na-ô-mi, sự việc hóa ra còn hãn hữu hơn nữa. Nàng có thể chọn một người cùng trang lứa, nhưng làm như thế thì không giải quyết được vấn đề tài sản của gia đình bà Na-ô-mi, cũng không phục hồi lại quyền thừa kế cho Ê-li-mê-léc. Nhờ lấy một người trong gia tộc người chồng quá cố của mình mà Ru-tơ bảo đảm được cuộc sống của bà Na-ô-mi cũng như của chính mình. Tình yêu thương đến mức quên mình của nàng phản chiếu lại tình yêu thương của Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên mà nàng tin cậy.
Hai người đàn bà chi phối cả câu chuyện, nhưng Bô-ô, người bà con gần của Ê-li-mê-léc, cũng cần có tinh thần sẵn sàng gánh chịu trách nhiệm mới. Bà Na-ô-mi không chỉ mong Bô-ô cưới cô vợ goá của Mạc-lôn, một người bà con của ông đã qua đời tại Mô-áp, mà bà còn muốn ông chuộc lại sở đất mà rất có thể sau này không thuộc về ông. Một điều khoản trong luật pháp dành ưu quyền cho gia đình của goá phụ. Luật pháp bảo đảm rằng đứa con đầu tiên sinh ra do cuộc tái giá nối dõi cho Ê-li-mê-léc và được quyền thừa kế tài sản của ông. Do đó, khi Bô-ô đề nghị thì người bà con gần hơn ông đã từ chối với lý do là việc này phương hại đến sản nghiệp riêng của ông (4:6). Dù phải trả giá cao nhưng Bô-ô sẵn lòng gánh nhận trách nhiệm gia đình với sự đồng ý vô điều kiện của các trưởng lão và dân cư Bết-lê-hem, là những người cầu xin Đức Chúa Trời ban phước dồi dào cho địa vị của ông trong xã hội và khiến cho nàng Ru-tơ sanh con cái.
Đến cuối chuyện, những lời cầu xin này được đáp ứng quá sức tưởng tượng của mọi người trong cuộc. Sau khi Sau-lơ qua đời, dân Y-sơ-ra-ên cần một vị vua kế vị. Nhu cầu này đã được đáp ứng qua Đa-vít, cháu nội của Ô-bết, Ô-bết là con trai của Ru-tơ và Bô-ô. Dù Đa-vít phạm nhiều lỗi lầm, song ông đã thiết lập vương quốc, xây dựng Giê-ru-sa-lem và là khởi hứng cho những sự tiên kiến về một vị vua lý tưởng trong tương lai. Đức Chúa Trời lấy tình yêu thương và lòng vâng phục của Na-ô-mi, Ru-tơ và Bô-ô đan dệt vào mục đích đời đời của Ngài, ấy là bày tỏ “tình yêu thương đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến Ta và giữ các điều răn Ta” (PhuDnl 5:10). Quả thật, Đấng Mê-si đã ra đời trong chính gia tộc này (Mat Mt 1:5-6, 16 LuLc 3:23-31).
Một chủ đề khác nữa hàm ẩn trong câu chuyện ấy là Đức Chúa Trời quan phòng phù trợ sắp đặt đời sống con người. Tác giả sách Ru-tơ có thể chứng kiến một phần mục đích của Đức Chúa Trời đối với lịch sử con người được thành tựu trong Đa-vít, còn Cơ-đốc nhân khi đọc sách này đều có thể ráp đặt phần đơn lẻ này vào khung cảnh toàn bộ. Vì Đức Chúa Trời thực hiện chương trình cứu chuộc nhân loại qua người con trai của Đa-vít nhưng vĩ đại hơn Đa-vít. Tác giả sách Ru-tơ cũng nhận thức rằng có Đức Chúa Trời vận hành trên các hoàn cảnh riêng tư của từng gia đình và từng cá nhân. Ông khích lệ họ nhìn lại các biến cố đã qua và tìm hiểu sự vận hành mầu nhiệm của Đức Chúa Trời trong đời sống của họ để nhận thấy Ngài đã đối xử với họ một cách hết sức nhân từ. Mỗi một sự việc lớn nhỏ đều làm chứng về điều đó. Đức Chúa Trời đang thực hiện mục đích tốt đẹp của Ngài trong đời sống của cá nhân con người và trong lịch sử.
Tài liệu đọc thêm
(Xem bản liệt kê tài liệu về sách Các Quan Xét )
D. Atkinson, Sứ Điệp Sách Ru-tơ, BST (IVP, 1983)
R.L. Hubbard, Sách Ru-tơ, NICOT (Eerdmans, 1988)
M.D. Gow, Sách Ru-tơ, (Apollos, 1992)
D.A. Leggett, Quy Chế Tục Huyền và Chuộc Sản Nghiệp Trong Cựu Ước (Mack, 1974)

I VÀ II SA-MU-ÊN
Dẫn nhập
Theo bản văn tiếng Hi-bá-lai thì hai sách Sa-mu-ên chỉ là một. Kinh Thánh Cựu Ước cổ trong tiếng Hy-lạp coi sách Sa-mu-ên và sách Các Vua là một tác phẩm lịch sử duy nhất, và chia thành bốn phần gọi là ‘Các Sách của Các Vương Quốc’ (hoặc ‘Các Triều Đại’). Bản Kinh Thánh tiếng La-tinh giữ theo cách phân chia này và gọi bốn phần là ‘Các Vua’ (xem phụ đề bản AV). Kể từ thế kỷ XVI, bản Kinh Thánh tiếng Hi-bá-lai cũng chia sách Sa-mu-ên ra làm hai phần, gọi là Sa-mu-ên nhất và Sa-mu-ên nhì.
Bản văn
Thật chẳng may, bản văn chép sách Sa-mu-ên bằng tiếng Hi-bá-lai chuẩn (Massoretie) đã không được bảo quản tốt (xem ISa1Sm 13:1). Bản văn cổ tiếng Hy-lạp (Bản 70) thường khác bản tiếng Hi-bá-lai, tuy nhiên cũng có ích. Trong các bản Qumran (Côm-ranh) (Cuộn Sách ở Biển Chết) có thêm các bằng chứng Hi-bá-lai bổ ích thêm cho bản tiếng Hi-bá-lai. Thỉnh thoảng, người ta sử dụng các bản dịch cổ khác. Bản NIV có chỉ dẫn tham khảo các trường hợp quan trọng trong phần ghi chú (thí dụ xem IISa 2Sm 13:39 14:4).
Khảo sát các sách Sa-mu-ên
Khi khảo sát các sách Sa-mu-ên, các học giả nhận thấy có ba vấn đề căn bản. Thứ nhất là vấn đề văn bản. Khi có sự khác biệt thì nên theo bản tiếng Hi-bá-lai chuẩn hoặc theo bản cổ tiếng Hy-lạp, hoặc bản Qumran hoặc những văn bản khác? Thứ hai là vấn đề văn học. Phải chăng tác giả đã vận dụng nhiều tư liệu hoặc truyền thống để hình thành những đoạn văn phức tạp của sách Sa-mu-ên? Nếu có, chúng ta có nên sàng lọc tách riêng từng nguồn tư liệu và khảo sát riêng lẻ không? Thứ ba là vấn đề lịch sử. Tất cả các biến cố có xảy ra đúng như đã chép trong Sa-mu-ên không, hoặc chúng ta phải phân biệt các biến cố lịch sử với các biến cố phi lịch sử không? Đôi khi phải xét đến cả ba vấn đề này trong cùng một đoạn văn. Thí dụ: chuyện Đa-vít và Gô-li-át. Đoạn văn này trong một bản quan trọng tiếng Hy-lạp lại ngắn hơn đoạn văn trong bản Hi-bá-lai và nhiều học giả cho rằng đoạn văn ngắn hơn là đoạn văn gốc. Như vậy, có lẽ tác giả bài tường thuật bằng tiếng Hi-bá-lai đã vận dụng thêm ít nhất là một tư liệu gốc nữa. Nếu đúng thế thì về mặt lịch sử, liệu tư liệu dùng thêm này có hoàn toàn chính xác về mặt lịch sử không?
Muốn thảo luận đầy đủ các vấn đề có tính cách kỹ thuật như vậy, chúng ta cần tham khảo các pho sách bình giải toàn thư. Để bám mục tiêu của pho sách bình giải này, chúng ta chọn bản NIV làm cơ sở bình giải; vì bản NIV thường theo sát bản tiếng Hi-bá-lai. Thứ hai, pho sách bình giải này chủ trương phải bình giải các chuyện trong Kinh Thánh theo nội dung hiện có. Nhiều cuộc nghiên cứu mới đây nhấn mạnh rằng cần phải khảo sát sách trong tư cách như một tổng thể nhưng không phủ nhận việc các tác giả đã sử dụng nhiều tư liệu. Thứ ba, sách bình giải này cũng chủ trương rằng các chuyện trong Kinh Thánh đều có tính cách lịch sử, nhưng không phủ nhận là một số vấn nan còn tồn tại về phương diện lịch sử. Tuy nhiên, các tác giả viết Kinh Thánh tin chắc rằng họ đang trình bày các sự kiện lịch sử và chúng ta phải có cùng quan điểm như họ mới hiểu được mục đích và sứ điệp của họ. Vì trong lịch sử Y-sơ-ra-ên, thời kỳ này ít có những chứng tích ngoại tại. Có hai lập luận ủng hộ cho tính cách chính xác của sách Sa-mu-ên về mặt lịch sử tổng quát. Lập luận thứ nhất là bối cảnh tổng quát toàn diện rất hợp lý và phù hợp với bối cảnh lịch sử. Thí dụ, nền quân chủ Y-sơ-ra-ên trong bước đầu đương nhiên không sao tránh khỏi những khó khăn và tranh chấp - thì sách trình bày đúng như vậy. Ngoài ra, các hoạt động của dân Phi-li-tin là có thật. Lập luận thứ hai là lời mô tả về các nhân vật chính rất đúng. Đặc biệt, Đa-vít được mô tả rất thực tế, là mẫu người có tài năng và dễ mến, nhưng có vài khuyết điểm và thất bại rõ rệt. Không có chuyện lý tuởng hoá nhân vật Đa-vít, mặc dù ông được trình bày dưới một ánh mắt đầy thiện cảm.
Niên đại, tác giả và mục đích
Đầu đề của sách mang tên Sa-mu-ên là tên của nhân vật chính thứ nhất trong sách, nhưng ông không phải là tác giả. Sự qua đời của ông được ghi ngay trong ISa1Sm 25:1. Chưa biết ai là tác giả, tuy nhiên, tác giả không thể nào viết sách này trước khi Sa-lô-môn qua đời vào cuối thế kỷ X T.C., vì ISa1Sm 27:6 chứng tỏ tác giả biết chuyện đất nước bị chia làm hai vương quốc. Quan điểm chung cho rằng sách Sa-mu-ên không phải là một tác phẩm riêng lẻ, nhưng là một phần trong loạt sách bắt đầu với sách Giô-suê và kết thúc với sách Các Vua. Nếu đúng thế thì tác giả của toàn bộ tác phẩm lịch sử này viết trong thời kỳ lưu đày qua Ba-by-lôn (thế kỷ VI T.C.). Một số câu, thí dụ như ISa1Sm 9:9 và IISa 2Sm 13:18, ngụ ý rằng sau khi ghi lại các biến cố, tác giả còn sống rất lâu. Tuy nhiên, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu xưa và những tư liệu xác thực, một trong các tài liệu này được nêu đích tên (IISa 2Sm 1:18).
Do đó, khi tìm hiểu mục đích của tác giả viết Kinh Thánh, chúng ta phải khảo sát sách Giô-suê, Các Quan Xét, Sa-mu-ên và sách Các Vua như thể chung cùng một bộ. Các sách này bao quát lịch sử Y-sơ-ra-ên từ thời chinh phục Ca-na-an cho đến lúc bị lưu đày. Đây là thời kỳ vừa thắng lợi, thành công lẫn suy đồi và sụp đổ. Trên hết, tác giả muốn chứng minh rằng Đức Chúa Trời có can thiệp và có mục đích của Ngài trong các biến lịch sử này. Đặc biệt, các sách này bình luận về vương quyền, về một thể chế rốt cuộc cũng thất bại, dù vậy, cũng đặt nền tảng cho niềm hi vọng về Đấng Mê-si sẽ đến. Trong bối cảnh rộng rãi hơn, sách Sa-mu-ên trình bày về hai vị vua đầu tiên của dân Y-sơ-ra-ên là Sau-lơ và Đa-vít. Đa-vít là vua vĩ đại nhất của dân Y-sơ-ra-ên và các thành tích của ông được mô tả chi tiết. Tuy nhiên, ông không phải là mẫu người trọn vẹn và triều đại cũng không thoát khỏi những chuyện rối reng. Sách Sa-mu-ên giải thích hai mặt của bức tranh này và cho biết Đức Chúa Trời tể trị lịch sử Y-sơ-ra-ên bằng cách can thiệp vào những hoạt động của Đa-vít và các nhân vật quan trọng khác. Sứ điệp của sách này là kêu gọi dân của Đức Chúa Trời ăn năn khi họ đang chịu khổ trong cảnh lưu đày về những tội họ đã phạm lúc trước. Sách này cũng kêu gọi dân sự hãy tin cậy Đức Chúa Trời, nhắc cho họ nhớ lại rằng Đức Chúa Trời đã tuyển chọn họ và Ngài đã chu cấp, chăm sóc họ trong mọi thời đại, Ngài thành tín đối với họ và hứa ban cho họ một vua.
Tài liệu đọc thêm
J. G. Baldwin, Sa-mu-ên, TOTC (IVP, 1988).
R. P. Gordon, I và II Sa-mu-ên (Paternoster/Zondervan, 1986).
R. W. Klein, I Sa-mu-ên, WBC (Word, 1986).
A. A. Anderson, II Sa-mu-ên, WBC (Word, 1989).

I VÀ II CÁC VUA
Giới thiệu
Tên sách và vị trí trong Kinh điển
Nguyên thuỷ hai sách Sa-mu-ên và hai sách Các Vua gộp làm một sách. Sách ICác Vua tiếp tục tường thuật về triều đại Đa-vít bắt đầu trong IISa-mu-ên, và hai chương đầu của sách ICác Vua kết thúc lịch sử trị vì của Đa-vít (còn được gọi là bản tường thuật về sự truyền ngôi) ngưng ngang ở cuối chương 20 sách IISa-mu-ên. Giữa I và II Các Vua phần tường thuật về đời trị vì của A-cha-xia và chức vụ của Ê-li bị ngưng ngang.
Tựa đề trong bản 70 đã phản ánh tính đồng nhất nguyên thuỷ của bốn sách này (bản Cựu Ước được dịch qua tiếng Hy-lạp vào thế kỷ thứ III và thứ II trước Chúa) -1-4 Basileiai, nghĩa là bốn sách về các ‘vương quốc’ hoặc ‘các triều đại’. Không rõ từ lúc nào và vì cớ gì bốn sách này bị tách ra, nhưng có người cho rằng chắc đây là công trình của người biên tập khi ông chia Cựu Ước thành nhiều cuộn sách kinh có cỡ dài bằng nhau.
Trong bản Kinh Thánh tiếng Hi-bá-lai, sách Các Vua kết thúc phần gọi là Các Tiên Tri Thời Tiền (gồm sách Giô-suê, Các Quan Xét, Sa-mu-ên và Các Vua) là các sách lịch sử viết về thời gian kể từ lúc dân Y-sơ-ra-ên bước vào đất hứa cho đến lúc mất nước và dân Giu-đa bị đày qua Ba-by-lôn. Khi tìm hiểu sứ điệp sách Các Vua, cần để tâm xét tới toàn cảnh bao quát này.
Niên đại và tác giả
Niên đại sách Các Vua dưới hình thức hiện nay
Căn cứ vào hình thức hiện nay của sách thì sách Các Vua không thể nào được viết trước khi vua Giê-hô-gia-kin được tha khỏi ngục năm 561 T.C., khoảng giữa thời gian dân Do Thái đang bị lưu đày ở Ba-by-lôn. Đây là diễn biến muộn nhất được ghi chép trong sách, và có lẽ sách được biên soạn trong khoảng thời gian từ năm 561 đến cuộc hồi hương của người Do Thái lần thứ I năm 538 T.C. Rõ ràng đây không phải là sáng tác về thời kỳ lưu đày, vì tác giả vận dụng nhiều tư liệu đã có trước và ông nêu rõ tên của một số sách (xem bên dưới).
Các giả thuyết cận đại về sự hình thành sách Các Vua
Vào những năm 1940, Martin Noth đã xây dựng một quan điểm mới cho việc nghiên cứu sách I và II Các Vua. Ông lập luận rằng chỉ coi sách Các Vua là một phần của tác phẩm lớn hơn, bắt đầu với sách Giô-suê và kết thúc với sách IICác Vua do một tác giả duy nhất biên soạn trong suốt thời kỳ lưu đày. Mặc dù tác giả vận dụng những tư liệu có từ trước; ông không phải chỉ là nhà biên tập hoặc biên soạn; ông là tác giả tổng hợp các tư liệu lại thành một tác phẩm trình bày sự hiểu biết riêng của ông về lịch sử Y-sơ-ra-ên. Đặc biệt là ông Noth lập luận rằng toàn bộ sách chịu ảnh hưởng sâu đậm thần học và bút pháp của Phục Truyền Luật Lệ Ký. Do đó, sách này được gán cho cái tên có tính cách lịch sử theo chủ trương của Phục Truyền Luật Lệ Ký. Vị sử gia chủ trương theo Phục Truyền Luật Lệ Ký do ông Noth xướng lên cực lực nhấn mạnh rằng đền thờ Giê-ru-sa-lem là nơi duy nhất dành cho sự thờ phượng (Ngay cả các vua làm điều ngay thẳng trước mặt Đức Giê-hô-va cũng bị phê bình khi họ không triệt hạ các nơi thờ phượng khác, tức là các nơi cao thí dụ trong IIVua 2V 12:2-3). Ông cũng cực lực chỉ trích việc thờ hình tượng, xem đây là nguyên nhân gây ra thảm hoạ lưu đày (IVua 1V 14:15-16 IIVua 2V 21:13-14).
Vài học giả tán thành quan điểm của Noth về bộ lịch sử theo chủ trương của Phục Truyền Luật Lệ Ký đã ứng dụng lý thuyết của ông và cho rằng tác phẩm này được phát hành làm hai hoặc nhiều lần. Những người chấp nhận quan điểm này lập luận rằng khi phát hành lần thứ nhất sách được viết trước thời kỳ lưu đày đạt đến cao điểm với công cuộc cải tổ của vua Giô-si-a. Lần phát hành thứ hai được thực hiện khi thời vận của chi phái Giu-đa bất ngờ đảo ngược. Sau khi thời trị vì của vua Giô-si-a chấm dứt dẫn đến thảm hoạ lưu đày nên buộc phải phát hành sách đó lần thứ hai. Tuy nhiên, đa số các luận chứng ủng hộ vấn đề phát hành sách lần thứ hai hoặc thứ ba còn tuỳ thuộc vào những giả định về cách thức biên soạn và dàn dựng lịch sử của tác giả đầu tiên. Các nghiên cứu mới đây về những phương pháp biên soạn cổ điển đã làm lung lay những sự giả định đó và khuynh hướng hiện nay từ bỏ quan điểm cho rằng sách này được phát hành hai lần. Thí dụ có thể độc giả thời nay nghi ngại rằng không thể nào tác giả nguyên thuỷ của sách lại kết thúc tác phẩm của mình với mấy câu IIVua 2V 25:27-30. Nhưng nay người ta cũng công nhận rằng trong bối cảnh thời cổ kết thúc sách kiểu đó cũng được thôi. Tóm lại, không có lý do chính đáng để phủ nhận quan điểm cho rằng sách Các Vua (dù không phải là toàn bộ lịch sử theo quan điểm Phục Truyền) là do một tác giả duy nhất biên soạn vào giai đoạn cuối của cuộc lưu đày.
Căn cứ trên phạm vi rộng rãi của các tư liệu và sự kiện tác giả quan tâm đến số phận của vua Giê-hô-gia-kin, nên có thể ông là một trong các nhân viên cao cấp (quí nhân, quan tướng và những người đứng đầu trong xứ) bị lưu đày chung với Giê-hô-gia-kin năm 197 T.C. (IIVua 2V 24:12-15), mười năm trước khi Giê-ru-sa-lem bị phá huỷ. Biết đâu ông cũng là một văn sĩ chuyên ghi chép các vấn đề trong hoàng cung (nếu không bị gián đoạn vì cuộc lưu đày). Chúng ta có thể đoán rằng ông chủ yếu viết cho các thành viên của triều đình cùng bị lưu đày như ông, là những người đang tìm hiểu ý nghĩa của thảm hoạ đã xảy ra trên phương diện thần học, là thảm hoạ đã xảy ra cho vua, cho thành phố, cho xứ sở và cho chính mình. Ông trình bày thần học của mình dưới hình thức lịch sử, lấy những lời dạy dỗ trong Phục Truyền Luật Lệ Ký làm cơ sở và đánh giá cao các lời tiên tri. Nhiều lần ông cho độc giả biết lời phán của Đức Chúa Trời qua miệng các tiên tri chi phối các biến cố trong chiều hướng không thể thay đổi được, Ngài cảnh cáo, lên án và thi hành sự đoán phạt (IVua 1V 11:11-13, 31-39 19:15-18 21:17-29 IIVua 2V 9:1-10, 36-37 17:7-23 21:10-15).
Tư liệu
Rõ ràng là tác giả có trong tay những tư liệu để ông có thể vận dụng những chi tiết cụ thể như thời gian trị vì của mỗi vua (đối với thời kỳ đất nước bị chia cắt) và thời gian đồng bộ giữa thời trị vì của các vua Y-sơ-ra-ên và các vua Giu-đa. Có lẽ những chi tiết này nằm trong bản danh sách các vị vua và sự biên niên giống như loại các vua A-si-ri và Ba-by-lôn lưu giữ mà chúng ta được biết. Đôi khi những tư liệu loại này ghi vắn tắt một số biến cố và thành quả tiêu biểu trong thời trị vì của một vua. Có lẽ nhờ vậy mà tác giả có được bản tường thuật về những dự án xây dựng của Sa-lô-môn (IVua 1V 9:15-19). Tuy nhiên, trong sách Các Vua còn có nhiều phần, đặc biệt là các phần ghi là lời truyền dạy và các hoạt động của các tiên tri. Chắc tác giả đã vận dụng các loại tư liệu khác nữa.
Đôi khi tác giả nêu tên của tư liệu để độc giả tìm đọc thêm chi tiết, chẳng hạn như Sử biên niên (bản RSV gọi là Công Vụ) của Sa-lô-môn (IVua 1V 11:41); Sử biên niên (bản RSV gọi là Sử-ký) của các vua Y-sơ-ra-ên (IVua 1V 14:19) và Sử biên niên (bản RSV gọi là Sử-ký) của các vua Giu-đa (IVua 1V 14:29). Chắc hẳn các độc giả đương thời với tác giả xa xưa đó có cơ hội đọc các tư liệu này còn chúng ta thì không, vì các tư liệu này không còn nữa (không nên lầm lẫn sách Sử-ký I và II được viết sau khi hồi hương từ chốn lưu đày với sách Sử-ký đề cập trong ICác Vua 14; Tuy nhiên, rải rác trong sách Sử-ký I và II vẫn còn lưu giữ được một số chi tiết vốn có chép trong các tác phẩm đã thất tung đó.
Đôi khi tác giả vận dụng nguyên trạng những phần chép trong tư liệu có trước thời lưu đày, chẳng hạn như IVua 1V 8:8. Cụm từ chúng vẫn còn cho đến ngày nay có từ thời đền thờ chưa bị phá huỷ.
Tác phẩm lịch sử trong Kinh Thánh
Đây là một công trình đáng kể của tác giả vì trong khi đan dệt các tư liệu khác nhau thành một tác phẩm duy nhất, vẫn giữ được nét đặc trưng của từng tư liệu. Nhưng tác phẩm này thuộc loại gì? Ấn tượng đầu tiên sau khi đọc sách cũng đủ cho chúng ta biết rằng sách viết về lịch sử nhưng không phải sách lịch sử theo cách viết của các sử gia hiện nay. Tác giả giới thiệu tài liệu khác cho độc giả tìm đọc thêm là dấu hiệu cho biết ông chỉ vận dụng một số chi tiết chọn lọc trong các tư liệu sẵn có. Nói cách khác, ông chỉ chọn và dùng những chi tiết đáp ứng mục đích của ông. Sự chọn lọc và phần bình luận ngắn dài không đồng đều về thời trị vì của các vua cũng gợi ý về cách thức vận dụng tư liệu của tác giả. Phần viết về thời trị vì của Sa-lô-môn dài gấp bảy lần so với phần viết về thời trị vì của vua Giô-ách, mặc dù cả hai đều trị vì 40 năm như nhau.
Hơn nữa quan điểm của tác giả về những yếu tố định đoạt tầm quan trọng của một vị vua hoàn toàn khác với quan điểm của sử gia hiện đại. Nhờ các khám phá của khảo cổ học, nay chúng ta biết rằng Ôm-ri là vị vua có tầm cỡ quan trọng trên chính trường quốc tế, thế nhưng phần nhận định đầy bất mãn về thời trị vì của ông trong IVua 1V 16:23-28 không có chi tiết nào về việc này. Có lẽ sách Sử biên niên của các vua Y-sơ-ra-ên có ghi chép đầy đủ tầm cỡ chính trị của vua trong thời đó nhưng tác giả sách Các Vua không quan tâm kể lại cho chúng ta mà chỉ giới thiệu tư liệu thôi. Đối với tác giả thành tích của Ôm-ri là vua làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va và làm cho Y-sơ-ra-ên chìm sâu trong tội bội đạo.
Thật vậy, tác giả không đánh giá các vua theo sự thành công hoặc thất bại của họ trên chính trường quốc tế hoặc trên chiến trường. Đối với tác giả, tiêu chuẩn quan trọng duy nhất là vị vua đã thực hiện hoặc không thực hiện được việc gì trong địa hạt thờ phượng của dân chúng. Vua nào duy trì và cổ võ sự thờ phượng thuần khiết được tán dương (dù họ vẫn bị chỉ trích khi không cất bỏ các nơi cao) còn vua nào dung dưỡng sự thờ hình tượng thì bị kết tội. Và vua nào bảo trợ cho sự thờ lạy hình tượng trong mức nghiêm trọng rồi ra phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của vương quốc. Hẳn nhiên sách lịch sử gồm có phần tường thuật các sự kiện mà cũng phải diễn dịch nữa. Nhưng so với lối viết hiện đại thì mức độ chọn lọc và diễn dịch trong sách Các Vua (và trong các tác phẩm lịch sử khác thời Cựu Ước) hoá ra quá lạ lẫm.
Tóm lại đây không phải là sách lịch sử thuần tuý, mà là sách lịch sử lẫn bình giải về mặt thần học các biến cố lịch sử. Tác giả không có ý định chỉ ghi lại các biến cố mà thôi, nhưng ông có ý giải thích ý nghĩa các biến cố đó nữa.
Bố cục
Dù tác giả sách I và II Các Vua có cẩn thận sắp xếp tư liệu nhưng bố cục vẫn không lộ rõ, nên chúng ta cần áp dụng nhiều cách để tìm bố cục của từng phần.
Có lẽ hữu ích nhất là chúng ta phân biệt bố cục của ba phần chính. Phần thứ nhất chép việc Sa-lô-môn lên ngôi trị vì (ICác Vua1-11), phần thứ hai chép thời kỳ của hai vương quốc riêng lẽ là Y-sơ-ra-ên và Giu-đa (ICác Vua 12-IICác Vua 17;) và phần thứ ba viết về thời gian sau khi Y-sơ-ra-ên sụp đổ và nước Giu-đa còn đơn độc tồn tại (IICác Vua 18-25). Manh mối tỏ ra tác giả có chủ ý phân chia từng phần như thế là việc ông kết thúc hai phần đầu bằng những lời phê bình mạnh mẽ trong phương diện thần học (IVua 1V 11:1-13, 29-39 IIVua 2V 17:7-23, 34-41).
Phần giữa xem ra là dài nhất (28 chương). Có thể chia làm ba phần. Phần thứ nhất là IVua 1V 12:1 - 16:28, viết về các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa kể từ khi Sa-lô-môn qua đời cho đến thời trị vì của Ôm-ri ở Y-sơ-ra-ên. Phần thứ hai là IVua 1V 16:29 - IIVua 2V 10:36 viết về triều đại Ôm-ri và sự suy thoái kinh khiếp của triều đại, đồng thời cũng hoàn toàn viết về các biến cố xảy ra tại Y-sơ-ra-ên. Chen vào phần này chỉ có hai đoạn ngắn viết về nước Giu-đa (IVua 1V 22:41-50 và IIVua 2V 8:16-29) nghĩa là chỉ có 24 câu trong 16 chương. Phần viết về thời trị vì của Ôm-ri hoá ra dài thêm vì câu chuyện về Ê-li và Ê-li-sê. Ê-li chiếm vị trí chủ chốt trong ICác Vua 17-19,21 và IIVua 2V 1:1 - 2:18 Ê-li-sê là vị tiên tri chính trong IIVua 2V 2:19 - 8:15 (xuất hiện trở lại trong 9:1-3 và 13:14-21, chúng ta sẽ thảo luận chuyện trong 13:14-21 về sau vì mấy câu này nằm ngoài phần này). Các chuyện về các tiên tri khác cũng khiến phần này dài ra (IVua 1V 20:13-43 22:1-28). Phần thứ ba là IICác Vua 11-17 viết về các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa một lần nữa.
Sứ điệp sách I và II Các Vua
Khởi đầu sách Các Vua là chế độ quân chủ ở cao điểm khi Sa-lô-môn nối ngôi Đa-vít cai trị một vương quốc thống nhất. Trong mấy chương đầu, toàn bộ lịch sử theo quan điểm Phục Truyền đạt cao điểm với công trình xây dựng đền thờ. Nhưng vinh quang của thời trị vì của Sa-lô-môn chẳng được bao lâu. Nhược điểm của chính vua đã đẩy đất nước đến chỗ chia cắt ngay sau khi ông băng hà. Tội lỗi của Giê-rô-bô-am, vua thứ nhất của nước Y-sơ-ra-ên, đã đẩy miền bắc vào con đường dẫn tới thảm hoạ, và tác giả đưa ra nhiều dấu hiệu cho biết nước Giu-đa có khả năng đi vào con đường đó. Sau khi nước Y-sơ-ra-ên sụp đổ, nước Giu-đa còn hưởng được hai thời kỳ trị vì của hai vua chủ trương cải cách. Đó là vua Ê-xê-chia và vua Giô-si-a. Xem như họ đã đưa vương quốc của họ đến đỉnh cao mới và cứu vương quốc họ khỏi đồng số phận với Y-sơ-ra-ên. Nhưng cả hai triều đại đều dẫn đến thảm hoạ ngược lại, rõ ràng một vị vua có tầm cỡ như vua Giô-si-a cũng không thể chận chắn thảm hoạ. Cuối cùng, phần kết luận buồn thảm cho chúng ta biết là không thể tránh khỏi thảm hoạ vì không có người nào là không phạm tội (kể cả các vua) (so sánh IVua 1V 8:46). Tác giả công nhận rằng, ngay cả Đa-vít, được coi như mẫu mực cụ thể về một vị vua tốt, cũng không được trọn vẹn (IVua 1V 15:5). Một khi Đa vít không đạt mẫu mực trọn vẹn thì còn hi vọng gì nơi các vua kế vị ông?
Như vậy sách Các Vua cho biết vì sao Đức Chúa Trời trừng phạt và tiêu diệt dân của Ngài. Mục đích chính của sách là trưng ra những khiếm khuyết không sửa chữa được của các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, không ngoại trừ ai cả để biện minh cho quyết định kinh khiếp của Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên không phải chỉ có các vua phạm sai lầm, mà toàn thể dân tộc đều có xu hướng phạm tội ăn sâu trong người như chứng bịnh mãn tính.
Như vậy, phải chăng sách Các Vua là sách lịch sử không chứa đựng một hi vọng nào cả? Đúng là sách này đánh giá các thể chế của con người là kém cỏi. Về khía cạnh này sách Các Vua kết thúc chủ đề đã bắt đầu từ sách Các Quan Xét. Sách đó kết thúc trong sự thất bại của thể chế quan xét và trong niềm hi vọng chế độ quân chủ sẽ tốt đẹp hơn (Cac Tl 21:25). Trong sách Các Vua, chế độ quân chủ được đem ra áp dụng thử nhưng cũng thất bại tương tự.
Về mặt khác, sách Các Vua minh hoạ sự gắn bó của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên và Ngài để hết tâm trí lo toan cho sinh hoạt chính trị của đất nước. Bởi đó sách này cảnh cáo chúng ta không nên xem các thể chế chính trị là lãnh vực Đức Chúa Trời không can dự. Sách này cho biết Ngài bày tỏ ân điển và cũng thi hành sự đoán phạt trong lãnh vực này. Thật vậy, trong suốt bộ sách tác giả đã khéo léo mô tả về quyền tự do và trách nhiệm của con người được đan dệt chặt chẽ với uy quyền của Đức Chúa Trời, và gạt bỏ mọi chủ trương cho rằng giữa Đức Chúa Trời và dân của Ngài chỉ có một mối liên hệ hời hợt. Cả hành động tốt và xấu của con người đều được Đức Chúa Trời ghi nhận và vận dụng để đẩy mạnh các mục đích tối cao của Ngài. Ngài là Đức Chúa Trời vừa bất chấp con người tội lỗi, vừa sử dụng họ để thực hiện các mục đích này trong lịch sử.
Mặc dù tác giả nhấn mạnh nhiều đến lòng trung thành mang lại phước hạnh và lòng bất trung đem lại sự đoán phạt, nhưng quan điểm thần đạo của tác giả không phải chỉ có chuyện nhân quả nối kết giữa hành động với hậu quả mà thôi. Nhưng Đức Chúa Trời tự do tạo ra những biến chuyển bất ngờ. Thí dụ nước Y-sơ-ra-ên không bị huỷ hoại trong thời gian vua Giô-a-cha chỉ vì Đức Chúa Trời bày tỏ lòng thương xót và ân điển đối với Y-sơ-ra-ên, chớ không phải vì các vua tỏ ra có cải thiện (IIVua 2V 13:4-6, 22-23 14:26-27). Nhưng sự tự do của Ngài không phải chỉ để thi hành sự thương xót. Ngài vẫn giữ nguyên quyết định tiêu diệt Giu-đa dù rõ ràng vua Giô-si-a rất tin kính, đức độ và đã thực hiện những cải cách tôn giáo sâu rộng. Sự tự do của Đức Chúa Trời có nghĩa là Ngài không bị con người lung lạc. Không phải hành vi của các vua đã làm nên lịch sử mà là ý muốn tối cao của Đức Chúa Trời.
Chính tính cách tự do này của Đức Chúa Trời đã dành cho Giu-đa đôi chút hi vọng khi sách IICác Vua khép lại. Bởi vì Đức Chúa Trời có quyền tự do hành động theo ý Ngài muốn nên sự lưu đày có thể không phải là biện pháp tận cùng. Nhưng trong khi tác giả nhắc đến lưu đày, thì hi vọng vẫn còn, vì nếu dân Đức Chúa Trời ăn năn và tìm đến Ngài, thì Ngài sẽ tha thứ cho họ và khiến kẻ chiến thắng tỏ lòng thương xót đối với họ (IVua 1V 8:46-51). Sách này không hề tỏ ý gì rõ ràng hơn về những chuyện có thể xảy đến sau cuộc lưu đày. Không có lời hứa về cuộc hồi hương, hoặc sự khôi phục của triều đại Đa-vít. (Liệu còn có thể hi vọng gì nơi triều đại này một khi triều đại này đã thất bại tan hoang đến thế). Độc giả là Cơ-đốc nhân có thể thấy cuối cùng triều đại này được phục hồi trong thân vị của Chúa Giê-xu, Đa-vít thứ hai, nhưng sách Các Vua không gợi một tia sáng nào về niềm hi vọng này. Về chuyện này chúng ta phải tìm đến các sách Giê-rê-mi và Ê-xê-chi-ên.
Bối cảnh lịch sử
Sách Các Vua chép về một thời kỳ suýt soát hơn 400 năm, kể từ lúc Sa-lô-môn lên ngôi năm 970 T.C. (hoặc trước đó một thời gian ngắn) cho đến lúc vua Giê-hô-gia-kin được tha khỏi tù năm 516 T.C. Nơi đây chúng ta chỉ có thể sơ lược ngắn gọn lịch sử trong giai đoạn này. Bản sơ lược này chia làm ba phần tương ứng với ba phần chính trong sách Các Vua đã thảo luận ở trên.
Thời trị vì của vua Sa-lô-môn (970-930 T.C.)
Sa-lô-môn hưởng cảnh thái bình do Đa-vít để lại. vì ít nhất trong phân nửa thời gian trị vì, ông liên hệ tốt đẹp với Ai-cập ở phía nam và Hi-ram xứ Ty-rơ ở phía bắc. Hai quốc gia này đều là những bạn hàng quan trọng trên thương trường. Không có cường quốc nào đe doạ nền an ninh của đế quốc bé nhỏ của Sa-lô-môn. Từ hai thế kỷ trước khi Sa-lô-môn lên ngôi, Ai-cập đã không còn là cường quốc ở vùng Cận Đông nữa. Các Pha-ra-ôn của triều đại Thứ Hai Mươi Mốt (1089-945 T.C.) không theo một chính sách đối ngoại nào ngoại trừ việc bảo vệ biên giới và duy trì mối liên hệ tốt với các quốc gia lân cận. Có lẽ Sa-lô-môn đã liên minh với Pha-ra-ôn thuộc triều đại này (978-959 T.C.) bằng cách kết hôn với công chúa của Pha-ra-ôn (IVua 1V 3:1).
Tuy nhiên, trong phân nửa cuối thời trị vì của vua Sa-lô-môn, các quan hệ ngoại giao của ông bị xấu đi. Có dấu hiệu cho biết quan hệ của vua với Hi-ram vua xứ Ty-rơ kém thân thiện hơn (IVua 1V 9:10-13) và vua phải đương đầu với thái độ thù địch của dân Ê-đôm ở phía nam và Đa-mách ở phía bắc (IVua 1V 11:14-25). Một cuộc đảo chánh ở Ai-cập đem Shoshen I (Si-sắc) lên ngai vua năm 945 T.C. Vua này cho Giê-rô-bô-am tỵ nạn khi Sa-lô-môn muốn giết Giê-rô-bô-am (IVua 1V 11:40), rồi sau khi Sa-lô-môn băng hà vài năm, vua tấn công Giê-ru-sa-lem (IVua 1V 14:25-26).
Chế độ quân chủ bị phân hoá (930-722 T.C.)
Sau cuộc xâm chiếm xứ Palestine của Si-sắc vào năm thứ năm đời Rô-bô-am (925 T.C.) người Ai-cập không còn cố gắng dành quyền kiểm soát khu vực nữa. Thời đại đế quốc Ai-cập đã qua, nhưng mối đe doạ lâu dài đối với Y-sơ-ra-ên và Giu-đa nằm ở phía khác.
Ôm-ri vua Y-sơ-ra-ên (885-874 T.C.) dành được thế đứng đáng kể đối với quốc tế, dù qua Kinh Thánh chúng ta không biết gì về thành đạt của vua. Trên một bia đá của nước Mô-áp (hoặc Mesha Stele) vua Mesha cho khắc vào khoảng năm 850 T.C. để kỷ niệm sự thắng lợi của vua trong một cuộc nổi dậy chống lại nước Y-sơ-ra-ên (xem IIVua 2V 3:4-27). Trên bia đó, Ôm-ri được nêu danh là vị vua đã chinh phục xứ Mô-áp và bắt Mô-áp làm nước chư hầu cho Y-sơ-ra-ên. Cho mãi đến năm 722 T.C., trong các tài liệu của người A-si-ri vẫn còn gọi nước Y-sơ-ra-ên là xứ của Ôm-ri.
A-ram (bản RSV gọi là Sy-ri) một thành phố độc lập do Đa-mách cai trị trở nên mối đe doạ cho Y-sơ-ra-ên vào thế kỷ thứ 9 T.C. Dưới thời Bên-ha-đát, có lẽ vào khoảng năm 895 T.C., A-ram tấn công Y-sơ-ra-ên để trợ giúp cho A-sa, vua Giu-đa (IVua 1V 15:18-20). Một Bên-ha-đát khác (có lẽ là con trai kế vị cho Bên-ha-đát thứ nhất) hầu như liên tục chống lại A-háp và các con trai của A-háp. Hai lần vua này bao vây Sa-ma-ri (ICác Vua 20; IICác Vua 6-7). Rồi có lẽ nước A-si-ri dấy lên làm kẻ thù chung của A-háp và Bên-ha-đát nên họ đành phải hoà hoãn với nhau trong một thời gian ngắn (IVua 1V 22:1). Dưới triều vua Sanh-ma-na-se III (858-824 T.C.) quân A-si-ri tấn công về hướng tây, cho nên một số vương quốc nhỏ thành lập một liên minh để chống lại. Trong bản tường thuật của Sanh-ma-na-se về chiến trận Qarqar (853 T.C.) vua gọi A-háp và Bên-ha-đát là các thành viên trong liên minh, vua ghi rằng A-háp đem ra trận 2000 xe ngựa và 10.000 lính bộ - một lực lượng lớn nhất trong liên minh. Mặc dù Sanh-ma-na-se thắng liên minh này, nhưng sự can thiệp của A-si-ri trong miền Tây tạm thời gác lại.
Ngay khi sự đe dọa của A-si-ri qua đi, thì mối thù địch của A-ram lại bắt đầu bùng ra (IVua 1V 22:2-3). Khoảng năm 843 T.C., Ha-xa-ên mưu sát Bên-ha-đát và lên ngôi cai trị (IIVua 2V 8:7-15). Y-sơ-ra-ên suýt bị Ha-xa-ên và con trai người là Bên-ha-đát III (IIVua 2V 13:3-7) tấn công, cả Giu-đa cũng bị đe doạ (IIVua 2V 12:17-18). Tuy nhiên, dưới triều các vua Giê-rô-bô-am II (782-753 T.C.) và vua A-xa-ria/Ô-sê (767-740 T.C.) vương quốc Y-sơ-ra-ên và vương quốc Giu-đa đều khôi phục lại được sức mạnh về mặt quân sự lẫn kinh tế.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu, nước A-si-ri sẽ đảo lộn cục diện vùng Trung Đông. Các cuộc chinh chiến của vua Tiếc-lác Phi-lê-se III (744-727 T.C.) bắt đầu mở chiến dịch bành trướng đế quốc A-si-ri và Y-sơ-ra-ên mau chóng bị thôn tính. Qua sự tình nguyện giao nộp của vua Mê-na-hem (IIVua 2V 15:17-22) Y-sơ-ra-ên trở thành nước chư hầu của A-si-ri vào năm 738 T.C. Sau cuộc âm mưu nổi loạn bất thành của Phê-ca, lãnh thổ Y-sơ-ra-ên bị chia cắt và trở thành một nước chư hầu (732 T.C.) phục tùng đế quốc A-si-ri hùng mạnh hơn, nhưng vẫn được phép có vua riêng. Khi Ô-sê nổi loạn, Sa-ma-ri bị tàn phá (722 T.C.) và trở thành một tỉnh của A-si-ri, đặt dưới quyền cai trị của một vị chỉ huy quân sự. Một phần dân số sang các vùng khác của đế quốc A-si-ri và các dân cư ngoại bang khác đến thay thế. Như vậy, các chi phái miền bắc mất dạng và nước Y-sơ-ra-ên không còn nữa.
Giu-đa đơn độc (722-587 T.C.)
Năm 734 T.C. dưới thời trị vì của vua A-cha, nước Giu-đa phục tùng A-si-ri (IIVua 2V 16:7-8) nhưng Ê-xê-chia thay đổi chính sách của cha mình và nổi loạn. Vua A-si-ri là San-chê-ríp (704-681 T.C.) xâm chiếm Giu-đa năm 701 T.C. và chia cắt lãnh thổ, ông chiếm 46 thành phố và bắt đi 200.150 người làm phu tù. Giê-ru-sa-lem suýt nữa bị thiêu huỷ nhưng được giải cứu lạ lùng (IICác Vua 18-19). Giu-đa tiếp tục bị người A-si-ri cai trị trong suốt thời gian trị vì lâu dài của Ma-na-se. Các vua kế vị của San-chê-ríp là Ê-sạt-ha-đôn và Ashurbanipal gọi ông là vua chư hầu. Dưới triều đại Ashubanipal (668-630 T.C.) đế quốc A-si-ri vươn đến tột đỉnh. Vào năm 633 T.C. vua xâm chiếm Ai-cập và chiếm Thê-bết. Nhưng đến cuối thời trị vì của vua, thì quyền kiểm soát của người A-si-ri ở các vùng phía tây của đế quốc bắt đầu suy sụp. Giô-si-a có thể mở rộng công cuộc cải tổ của ông tới lãnh thổ cũ của Y-sơ-ra-ên mà không bị ngăn cản.
Tuy nhiên, nên độc lập của nước Giu-đa không bền lâu. Vua Giô-si-a băng hà năm 609 T.C. trong khi vua nổ lực ngăn chận Nê-cô, vua Ai-cập, không cho vua giúp đỡ vua cuối cùng của A-si-ri chống lại Ba-by-lôn (xem bình giải IIVua 2V 23:29-30). Khi A-si-ri sụp đổ, Ai-cập nhanh chóng thay chân A-si-ri hành quyền trên Sy-ri, Palestine. Thế là Giu-đa trở thành nước chư hầu của Ai-cập. Tuy nhiên, vào năm 605 T.C. dưới sự lãnh đạo của vua Nê-bu-cát-nết-sa, quân Ba-by-lôn đánh bại Nê-cô tại Cạt-kê-mít và Giu-đa trở thành một phần của tân đế quốc Ba-by-lôn. Cùng năm đó Nê-bu-cát-nết-sa lên ngôi làm vua Ba-by-lôn kế vị Nabopolassar cha mình.
Hai lần Giu-đa nổi loạn chống lại sự cai trị của người Ba-by-lôn. Nổ lực lần thứ nhất khiến cho vua Giê-hô-gia-kin và phần tử ưu tú trong dân Giu-đa bị đày qua Ba-by-lôn (597 T.C.). Lần nổi loạn thứ hai được tổ chức chu đáo hơn nhưng cũng chịu số phận tương tự. Lần này Sê-đê-kia liên minh với người Ai-cập chống lại người Ba-by-lôn, vua hi vọng vào sự trợ giúp của Ai-cập. Nhưng sự giúp đỡ của Ai-cập chậm đến và thiếu hiệu quả. Đến năm 588 T.C., khi Nê-bu-cát-nết-sa bao vây Giê-ru-sa-lem, thì quân của Pha-ra-ôn Hophra kéo đến tiếp viện cho thành và cuộc bao vây tạm giãn một thời gian (Gie Gr 37:5-8). Tuy nhiên chẳng bao lâu, người Ai-cập bị đánh bại và cuộc bao vây bắt đầu trở lại. Đến năm 587 T.C. Giê-ru-sa-lem bị phá huỷ và dân chúng bị bắt qua Ba-by-lôn làm phu tù đợt thứ hai. Mặc dù sau này Giê-hô-gia-kin được vua kế vị Nê-bu-cát-nết-sa tôn trọng (IIVua 2V 25:27-30) nhưng quyền trị vì của các vua Giu-đa đã chấm dứt.
Niên đại
Nổ lực của các học giả trong việc sắp xếp các dữ kiện trong Kinh Thánh chép về các triều đại vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa cho hợp với các dữ kiện trong các tài liệu của người A-si-ri và Ba-by-lôn gặp nhiều khó khăn. Nơi đây không thể sơ lược các vấn đề (xin xem một thí dụ cụ thể trong phần bình giải IIVua 2V 18:9-12) hoặc đưa ra các giải pháp khả dĩ. Xin tìm đọc phần luận giải ngắn và bổ ích của W.S Lasor, D.A. Hubbard và F.W. Bush trong quyển Lược Khảo Cựu Ước (Eerdmans 1982 trang 188-197). Đọc thêm phần giải luận chi tiết của F.R. Thiele, trong quyển Những Con Số Bí Ẩn Của Các Vị Vua Hê-bơ-rơ (The Mysterious Numbers ot the Hebrew Kings, ấn hành lần thứ ba, Zondervan, 1984). Biểu đồ trong sách này sử dụng giản đồ của Thiele với đôi chút phụ đính.
Tác phẩm đọc thêm
D.J. Wiseman, I và II Các Vua, TOTC (IVP, 1993)
A.G. Auld, Sách Các Vua, DSB (St Andrew Press/Westminster/ John Knox Press, 1986)
G.H. Jones, I và II Các Vua, hai quyển, NCB (Eerdmans, 1984)
R.Nelson, I và II Các Vua (Westminster/ John Knox Press, 1987)
J.G. McConville, ‘Narrative andMeaning in the Book of Kings’, Biblica 70/1 (1989) trang 31-48.

I VÀ II SỬ KÝ
Dẫn nhập
Nguyên thuỷ sách Sử Ký I và II là một sách duy nhất, tiếng Hi-bá-lai gọi là ‘Các biến cố của thời đại’ - hiểu sát nghĩa thì có nghĩa là ‘Nhật Ký’, dù chúng ta có thể gọi sách này là ‘Sử biên niên’, ghi chép các biến cố của suốt dòng thời gian. Bản LXX là bản dịch Cựu Ước trong tiếng Hi-lạp đặt tên cho sách này là ‘Paralipomenon’ nghĩa là ‘Sách chép những vấn đề còn sót lại’, vì thoạt xem có vẻ sách này lặp lại lịch sử chép trong sách Sa-mu-ên và sách Các Vua, rồi thêm nhiều thông tin bị bỏ sót. Đến khi đọc sách chúng ta nhanh chóng nhận ra rằng gọi tên sách như vậy là không phù hợp, bởi vì sách Sử Ký có nhiều chức năng hơn chớ không phải chỉ bù đắp những chỗ thiếu sót. Sách này cũng bỏ bớt nhiều chi tiết có chép trong sách Sa-mu-ên và sách Các Vua. Còn khi tường thuật cùng một việc thì sách Sử Ký kể khác hai sách kia đôi chút. Khi dịch Kinh Thánh sang tiếng La-tinh, Jerome nói sách này thực sự là ‘Sách Sử Ký ghi lại toàn bộ lịch sử thiêng liêng’ cho nên tên sách hiện nay là do ông mà ra. Như Jerome cho biết, sách này không chỉ ghi lại quãng thời gian có đề cập trong sách Sa-mu-ên và sách Các Vua, mà hầu như còn ghi lại toàn bộ câu chuyện của Cựu Ước kể từ thời A-đam cho đến thời của tác giả.
Niên đại và tác quyền
Sau khi Si-ru, vua Ba-tư chiến thắng Ba-by-lôn năm 539 T.C. và nắm quyền hành, nhiều người Do-thái bị lưu đày trong lãnh thổ của ông được hồi hương. Vì nhiều lần sách Sử Ký mặc nhiên thừa nhận cuộc hồi hương nên chắc chắn sách này được viết sau thời đó. Nhiều người tin rằng sách Sử Ký, E-xơ-ra và Nê-hê-mi đều do một người viết và tác giả chính là E-xơ-ra viết không lâu sau khi hồi hương. Nhưng cũng có nhiều chứng cớ xác đáng để định cho sách Sử Ký một niên đại trễ hơn ít lâu sau thời hồi hương, có lẽ vào thế kỷ thứ IV T.C.. Nếu đúng như thế thì không rõ ai là tác giả. Vì vậy khi nói về tác giả thường thường chúng ta chỉ dùng cụm từ ‘tác giả sách Sử Ký’. Dầu sao tác giả có ý viết sách này cho cộng đồng người Do-thái trở về định cư trong khu vực chung quanh Giê-ru-sa-lem cùng với các thầy tế lễ dòng dõi A-rôn với một đền thờ đã tái thiết (dù không còn ngôi vua cho hậu duệ của Đa-vít, vì Giê-ru-sa-lem nay là một phần trong đế quốc Ba-tư).
Nội dung
Dù sách lịch sử bao quát một phạm vi lịch sử rộng lớn, nhưng sách này tập trung vào thời đại quân chủ, là thời đại các vua liên tiếp cai trị Y-sơ-ra-ên trong 450 năm, kể từ vua Sau-lơ (khoảng năm 1050 T.C.) cho đến Sê-đê-kia (khoảng năm 600 T.C.). Chắc chắn sách Sa-mu-ên và Các Vua là tư liệu chính cho sách Sử Ký, còn các sách bổ túc khác thì bây giờ đã thất lạc. Vì vậy, đối với các biến cố mà hai sách kia không có chép, tác giả chẳng thêu dệt như một số người tưởng, nhưng rất có thể tác giả dựa vào những tài liệu khác rất chính xác. Trong ISử Ký 1-9, ông liệt kê danh sách các nhân vật, dù không phải là tất cả gia phả, nhưng danh sách này ràng buộc lịch sử của dân Đức Chúa Trời lại với nhau kể từ buổi bắt đầu thời đại Kinh Thánh. ISử Ký 10-29 viết về triều đại Đa-vít, và IISử Ký 1-10 viết về triều đại Sa-lô-môn. IISử Ký 11-36 viết đến các vua chúa xuất thân từ dòng họ này - tức là các vua thuộc vương quốc Giu-đa, niềm Nam Y-sơ-ra-ên - cho đến lúc bị lưu đày qua Ba-by-lôn.
Mục đích
Sách Sử Ký trình bày lịch sử khác với sách Sa-mu-ên và Các Vua. Những điểm khác biệt đó là những điểm đặc thù của sách Sử Ký, có liên quan đến quan điểm thần học của tác giả - tức là các lẽ thật về Đức Chúa Trời và về mối quan tâm đặc biệt của Ngài là dân sự của Ngài. Tác giả mặc nhiên kể như độc giả của ông đã nắm đủ sự thật, cho nên ông không giải thích các sự kiện đó.
Một trong những điểm đặc thù rõ nét nhất là ông tập trung viết về dòng dõi vua Đa-vít, tức là tập trung vào vương quốc phía nam với Giê-ru-sa-lem là thủ đô. (Ông không lưu tâm đến các vua trị vì vương quốc miền bắc ly khai từ năm 931/30 T.C. trở đi). Ông cũng dành nhiều trang viết về đền thờ Sa-lô-môn, chức tế lễ và sự thờ phượng. Một số người cho rằng chủ ý này xuất phát từ tấm lòng ao ước cổ vũ những người đương thời tham gia vào công trình xây dựng ‘đền thờ thứ hai’, thay thế đền thờ Sa-lô-môn dù là kém nguy nga hơn. Nhưng một khi chúng ta nhận thức được rằng ông luôn thường xuyên khiến độc giả không những chú ý đến đền thờ Sa-lô-môn (họ có thể nhìn thấy một đền thờ tương đương trong đời mình), mà còn chú ý đến ngai Đa-vít (không còn nữa), thì chúng ta bắt đầu hiểu sứ điệp của ông trên bình diện sâu xa và rộng lớn hơn. Sứ điệp này không phải là những nghi lễ tôn giáo, cũng không phải cơ chế chính trị. Tác giả sách Sử Ký nhấn mạnh về mối tương quan hai mặt giữa ngai vua với đền thờ, giữa vương quyền với chức tế lễ là phù hợp với mọi thời đại. Vì mối tương quan giữa ngai vua với đền thờ cho biết Đức Chúa Trời cai trị dân sự như thế nào, còn mối tương quan giữa vương quyền và chức tế lễ cho biết họ liên hệ với Ngài như thế nào.
Như vậy, mối tương quan này giúp chúng ta giải thích được quan điểm của tác giả về vương quốc bị chia đôi. Theo cách dùng quen thuộc thì miền bắc gọi là Y-sơ-ra-ên, còn miền nam gọi là Giu-đa. Nhưng tên Y-sơ-ra-ên thực sự chỉ về dòng dõi của những người nằm dưới quyền hạn trị vì của con cháu Đa-vít và chức tế lễ của con cháu A-rôn. Nghĩa là ám chỉ những người miền nam (trừ phi họ phản nghịch), cũng bao gồm những người miền bắc (nếu họ trở lại). Trong lãnh vực này thì IISử Ký 13 là chương mấu chốt (nhất là các câu 4-5, 8-12). Do đó, tác giả sách Sử Ký thường dùng cụm từ ‘hết thảy Y-sơ-ra-ên’, nói về vấn đề thống nhất và khôi phục là điều có thể xảy ra, ông phác hoạ bức tranh về một Y-sơ-ra-ên lý tưởng - không phải một tấm hình về một dân tộc tồn tại trong mọi thời đại, mà ông đan dệt, tổng hợp nhiều khung cảnh, muôn hình vạn sắc từ nhiều thời đại và nhiều tư liệu khác nhau.
Dựa theo phương pháp trên, ông mường tượng một chế độ quân chủ lý tưởng với nhiều triều vua thuộc dòng dõi Đa-vít và Sa-lô-môn nối tiếp nhau trị vì tại thủ đô của Y-sơ-ra-ên. Như chúng ta đã bàn qua, các độc giả của ông thời đó biết rõ chuyện về hai nhân vật này và biết họ cũng chỉ là loài người thôi, họ có nhiều nhược điểm cũng như có nhiều đức tính. Vì thế, như các độc giả này, chúng ta phải hiểu là trong sách Sử Ký tác giả trình bày chân dung chính thức của Đa-vít và Sa-lô-môn để bổ túc (chớ không phủ nhận) những khuyết điểm của con người trong sách Sa-mu-ên và Các Vua. Cách thức của ông là chỉ chọn lọc một số điểm để trình bày, chớ không phải ông sai sót. Ông khiến chúng ta chú ý đến những nét đặc trưng của mỗi thời trị vì là những nét bày tỏ về cách Đức Chúa Trời thường dẫn dắt dân của Ngài.
Niềm hi vọng của tác giả đối với thời đại của mình và sứ điệp của ông dành cho thế hệ mai sau bao gồm tất cả những yếu tố này và ba yếu tố khác nữa. Yếu tố thứ nhất là tính liên tục, được bày tỏ qua bản danh sách trong chín chương đầu, tác giả liên kết dân sự của Đức Chúa Trời qua nhiều thế hệ lại với nhau, và trong chiều hướng sâu xa hơn qua việc ông thường xuyên quan tâm đến các nguyên tắc bất di bất dịch. Ông muốn nói với chúng ta rằng không có lý do gì (ngoại trừ hoàn cảnh đổi thay) mà không áp dụng cùng nguyên tắc ấy vào cuộc sống của dân Đức Chúa Trời ngày nay như đã áp dụng trong đời xưa.
Yếu tố thứ hai là ‘báo trả’ như một số người thường nói, tức là ‘nếu phạm tội, tôi sẽ bị phạt’ (cũng có nghĩa là ‘nếu vâng lời tôi sẽ được phước’). Như tác giả sách Sử Ký, ở những chỗ khác trong Kinh Thánh đều công nhận rằng trong thực tế mọi việc luôn luôn phức tạp hơn nguyên tắc, thế nhưng nguyên tắc nhân quả trong địa hạt thuộc linh vẫn đúng là một sự kiện căn bản. Một trong những kết quả của nguyên tắc này là luôn luôn có niềm hi vọng mới cho thế hệ mới. Nói giản dị là ‘nếu ăn năn sẽ được tha thứ’. Tân Ước làm sáng tỏ nguyên tắc này. Tương tự như các thánh đồ trong thời Cựu Ước, các Cơ-đốc nhân nhận thấy lòng vâng phục hoặc bất phục đều không tránh khỏi hệ quả. Cho nên, những người không tin Chúa sẽ bị hình phạt vì tội khước từ Đấng Christ và nếu họ vâng phục tin lành, họ sẽ đươc phước.
Sau hết, tác giả sách Sử Ký đưa ra con số thống kê khá lạ lẫm. Số lượng tiền bạc, lực lượng quân sự ... thường khác với sách Sa-mu-ên, sách Các Vua, và con số thường là to lớn không tưởng được. Thực ra, có thể giải thích được các điểm bất nhất đó, và các số liệu quá lớn có thể là do hiểu sai các con số như ‘ngàn’, con số này thường có nghĩa là một đơn vị chiến đấu với một số ít binh sĩ, hoặc cũng có thể là do sai sót sao chép như trong thời đại chúng ta, hoặc thêm vào một con số không, hoặc bỏ sót dấu phết thập phân. Dầu vậy vẫn chưa giải đáp được nhiều thắc mắc thuộc diện này. Những thắc mắc này tồn tại là phải, miễn ta nhớ rằng tác giả quan tâm đến các nguyên tắc làm việc của Đức Chúa Trời trong một thế giới mà dữ kiện có ích lợi hơn là những chuyện hư cấu, cũng nhớ rằng tác giả và độc giả trong thời đại của ông rất quen thuộc với lịch sử xa xưa (Sa-mu-ên/ Các Vua) và họ gần gũi với xã hội của hai cuốn lịch sử đó hơn chúng ta, nên hẳn là họ có thể lý giải những vấn đề đó dễ dàng hơn chúng ta.
Tài liệu tham khảo
M.J. Wilcock, Sứ điệp sách Sử Ký, BST (IVP, 1987).
J.G. McConville, Sách Sử Ký, DSB (St Andrew Press/Westminster/ John Knox Press, 1984).
R.L. Braw, ISử Ký, WBC (Word, 1986).
R.B. Dillard, IISử Ký, WBC (Word, 1987).

E-XƠ-RA VÀ NÊ-HÊ-MI
Dẫn nhập
Mặc dù trong các bản Kinh Thánh tiếng Anh, tiếng Việt, E-xơ-ra và Nê-hê-mi là hai tác phẩm riêng biệt, nhưng trong bản nguyên ngữ thì hai sách này chỉ là một nên chúng ta cần nghiên cứu hai sách này chung với nhau. Chẳng những đây là một sự kiện chắc chắn trong truyền thống Do-thái từ thời cổ (có lẽ giáo hội Cơ-đốc đã chủ xướng việc tách làm hai sách) mà chính nội dung của cả hai sách cũng xác chứng như vậy. Đặc biệt là nửa phần cuối sách Nê-hê-mi làm đỉnh cao cho mọi việc chép trong phần trước kể cả công tác của E-xơ-ra theo như vai trò nổi bật của ông trong Nê-hê-mi 8 cho thấy rõ. Dù NeNe 1:1 rõ ràng là câu mở đầu cho phần tiếp theo trong sách, nhưng câu này cũng là một câu ngắt chuyện chẳng khác gì Exo Er 7:1 là câu đầu tiên giới thiệu về E-xơ-ra.
Kỳ dư chúng ta không dám quyết đoán rằng hai sách này đều do tác giả hai sách Sử Ký viết. Rõ ràng hai sách này được xem là phần tiếp của câu chuyện trong sách Sử Ký vì các câu mở đầu sách E-xơ-ra lập lại những câu cuối của sách Sử Ký. Dù vậy, một chi tiết này thì không đủ để kết luận là E-xơ-ra, Nê-hê-mi và sách Sử Ký đều do một tác giả. Hơn nữa, cả hai tác phẩm đều tỏ ra quan tâm đến một số vấn đề giống nhau, nhất là những sinh hoạt và nhân sự phục vụ trong đền thờ ở Giê-ru-sa-lem. Nhưng vì cả hai đều là sản phẩm của một cộng đồng tương đối ít người và chính họ cũng ở trong tầm ảnh hưởng của đền thờ nên nếu có hiện tượng trùng lặp như thế thì cũng không lạ gì. Do đó các học giả chưa nhất trí với nhau về điểm này. Cũng may là tình trạng bất định này không ảnh hưởng gì tới sự bình giải E-xơ-ra và Nê-hê-mi. Do đó, chúng ta sẽ tiến hành bình giải hai sách này độc lập khỏi sách Sử Ký.
Bối cảnh lịch sử
Vì tác giả viết E-xơ-ra và Nê-hê-mi dưới hình thức một câu chuyện lịch sử nên chúng ta cần thâu thập một số chi tiết về bối cảnh của hai sách và xét đến diễn biến của những sự việc bao quát mà hai sách có đề cập đến để có thể hiểu rõ hơn phần đóng góp của hai sách này vào dòng lịch sử trong Kinh Thánh.
Hai sách Các Vua thuật lại một trang lịch sử lâu dài của hai nước Y-sơ-ra-ên và Giu-đa. Nước Y-sơ-ra-ên duy trì một nền tự chủ độc lập cho đến năm 722 T.C. rồi bị đế quốc A-si-ri thôn tính (IICác Vua 17). Còn vương quốc Giu-đa bé nhỏ dưới quyền cai trị của các vua thuộc dòng dõi Đa-vít, có thủ đô là Giê-ru-sa-lem tồn tại thêm được khoảng 150 năm trong tư cách một nước độc lập, với những thời gian thịnh suy thăng trầm lẫn lộn. Dầu sao, cần nhớ là bất cứ thông tin nào về Y-sơ-ra-ên trong thời đầu đều nhờ sách Các Vua mà đến được với chúng ta.
Vào năm 587 T.C., Giu-đa cũng phải chịu cùng một cảnh ngộ như nước láng giềng Y-sơ-ra-ên ở phương bắc, mặc dù lần này họ rơi vào tay Ba-by-lôn là nước đã thay chân A-si-ri làm bá chủ thế giới thời bấy giờ. Khó lòng tả vẽ đầy đủ sự tan hoang do các cuộc chinh phạt của người Ba-by-lôn đã gây ra. Nhiều người, cụ thể là giới lãnh đạo và quyền thế bị lưu đày ở Ba-by-lôn. Ngay cả đền thờ đã từng là trung tâm của tôn giáo và sự đoàn kết dân tộc cũng bị san bằng và những vật dụng có giá trị đều bị đem đến đền thờ của dân Ba-by-lôn chiến thắng. Vị vua đương thời cũng như vị vua tiền nhiệm đều cũng bị bắt đi (IIVua 2V 25:7 24:15). Thế là hoàng triều ăm ắp hi vọng kể từ thời Đa-vít (IISa-mu-ên 7) không còn nữa. Ngay cả lãnh thổ này cũng chỉ đáng làm một tỉnh lỵ xa xôi của đế quốc Ba-by-lôn. Trước sự sụp đổ đồng loạt của những thể chế trọng yếu, tưởng chừng nước Giu-đa cùng với tôn giáo đặc thù của mình đành chôn số phận trong những trang sách sử như một số nước lân cận trong thời đó vậy. Sách Ca-thương nắm bắt được cảm nghĩ bất lực và vô vọng này.
Chúng ta không biết rõ về tình hình ở Giu-đa lẫn ở Ba-by-lôn trong suốt năm mươi năm kế tiếp, gọi là thời kỳ lưu đày. Tuy nhiên hiển nhiên là trong đám dân bị lưu đày có một số người không những phấn đấu để sống còn về mặt thể xác và xã hội, mà họ còn nhận ra rằng Đức Chúa Trời chưa đoạn tuyệt với họ. Thật vậy, trong khía cạnh thần học một số người khám phá ra rằng các biến cố bi thảm này chẳng những không nằm ngoài tầm kiểm soát của Đức Chúa Trời mà còn là việc làm của Ngài. Nhờ nhận thức như vậy và ráng học những bài học đau xót này nên cũng có một số người trong cộng đồng lưu đày đã quan tâm đọc kỹ các tác phẩm thánh rồi lo bảo tồn và cuối cùng tăng gia số lượng sách thánh với những tác phẩm thành hình theo mức độ nhận biết mới trên đây.
Năm 538 T.C., khởi điểm của sách E-xơ-ra, báo trước một sự thay đổi lớn lao chẳng những đối với tương lai của cộng đồng Do-thái bị lưu đày mà còn đối với toàn bộ lịch sử của vùng Cận Đông cổ đại. Si-ru người Ba-tư nhanh chóng leo hết các bậc thang quyền lực trong nước rồi tung ra một loạt các cuộc chinh phạt rộng lớn trong thời gian qua, nay tiến vào Ba-by-lôn trong chiến thắng để trở thành vị cầm quyền độc tôn trên đế quốc Ba-by-lôn cũ. Thế là đế quốc Ba-tư mà ông tạo dựng trở thành một đại cường quốc trên thế giới trong khoảng hai thế kỷ tiếp theo. Lắm lúc quyền lực của các hoàng đế Ba-tư bao trùm cả một vùng từ Ai-cập cho đến Ấn-độ, dĩ nhiên với nhiều biến động. Có thời đầy ắp bạo động và nổi loạn trong nội bộ; còn nước Ai-cập không phải là một nước luôn luôn thuận phục dưới quyền thống trị của họ, và một số các trận đụng độ giữa họ với các thế lực lân cận như Hi-lạp chẳng hạn, đã trở thành huyền thoại. Không phải tất cả các vị vua của đế quốc này đều tài giỏi như Si-ru, Đa-ri-út và Ạt-ta-xét-xe là ba vị vua chúng ta thường gặp trong sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi.
Dầu vậy, có hai điểm quan trọng cần lưu ý. Thứ nhất, đối với người Ba-tư, lãnh thổ Giu-đa quan trọng hơn là họ tưởng lúc đầu, vì Giu-đa nằm ở vị trí chiến lược bên cạnh biên giới lắm biến động của Ai-cập. Vấn đề mà đế quốc quan tâm là duy trì sự trung thành của vùng này. Thứ hai, vì có ích cho quyền lợi của họ nên người Ba-tư thực hiện chính sách chiếm lòng trung thành đó bằng cách cho các dân tộc chịu qui phục họ một mức độ độc lập về các vấn đề tôn giáo và luật pháp. Dĩ nhiên họ cũng tỏ ra áp bức và độc ác như người A-si-ri và Ba-by-lôn khi cần, nhưng song song với đường lối này họ cũng có chính sách tự nguyện hồi hương như sách E-xơ-ra mô tả.
Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, các tác giả Kinh Thánh không mấy chú trọng đến những vấn đề rộng lớn này. Dầu vậy, những vấn đề này có ảnh hưởng nhiều đến thái độ của họ đối với nền chính trị quốc tế, và có lẽ đáng kể hơn là họ xây dựng một khung cảnh cho những nhân vật của họ hoạt động. Những thực tế của tình hình giới hạn những nhân vật này trong những việc làm thiết thực và trong mức độ mong đợi. Do đó khi đọc chúng ta chỉ nên tìm tòi những chuyện trong giới hạn mà họ có thể kể lại. Nền độc lập của dân tộc chắc chắn còn là một giấc mơ xa vời. Điều cần thiết trong lúc này là phải tìm cách vận dụng những tiêu chuẩn và chân lý tôn giáo vốn thích hợp trong những hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt vào tình hình mới của một cộng đồng tôn giáo nhỏ bé nép dưới bóng của một đế quốc ngoại bang lớn trên thế giới.
Bối cảnh
Sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi nằm ở điểm nào trong bối cảnh tổng quát này? Vì nhiều lý do, không dễ trả lời những câu hỏi này như người ta tưởng
Cũng như đối với nhiều sách Kinh Thánh khác, cần lưu tâm đến hai khung tầng khác nhau. Thứ nhất, rõ ràng là có bối cảnh của các sự kiện được mô tả và đây là khung tầng giản đơn nhất. Hầu hết các thông tin cần thiết liên quan đến điều này sẽ được đề cập đến trong những điểm thích hợp ở phần bình giải dưới đây. Tuy nhiên có một điểm sẽ không bàn đến được là thời điểm mà E-xơ-ra đến Giê-ru-sa-lem. Theo Exo Er 7:7, E-xơ-ra hành trình về Giê-ru-sa-lem vào năm thứ bảy của triều vua Ạt-ta-xét-xe, nhưng Kinh Thánh không xác định vị vua nào trong số ba người cùng mang tên này. Vì chuyện E-xơ-ra được thuật lại trước chuyện Nê-hê-mi nên người ta thường cho rằng đó là vua Ạt-ta-xét-xe I, và kết luận là E-xơ-ra đi Giê-ru-sa-lem vào năm 458 T.C.. Tuy nhiên độc giả cũng nên biết rằng có một số học giả cho rằng đó là vua Ạt-ta-xét-xe II (vì vậy niên đại định cho E-xơ-ra là năm 398 T.C.) và như vậy ông đến Giê-ru-sa-lem sau Nê-hê-mi. Một số những bộ bình giải khác chủ trương theo niên đại này nên rõ ràng là cần sắp xếp lại nhiều dữ liệu ngay cả trong khung tầng căn bản về lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay chủ trương này không còn phổ cập như xưa nữa. Bộ bình giải này cũng không theo chủ trương này. (Vấn đề này được mô tả đầy đủ trong những tác phẩm có liệt kê trong mục tài liệu đọc thêm).

Thứ hai, khi đọc một sách lịch sử, nên xem xét tìm tòi bối cảnh và mục đích của tác giả hoặc của người biên soạn tác phẩm dưới hình thức hiện có. Rõ ràng việc này được thực hiện về sau, đôi khi muộn hơn nhiều so với những sự kiện mô tả trong sách. Thí dụ, khi đọc các sách Phúc Âm thì hiển nhiên là chúng ta phải tìm hiểu những điểm nhấn mạnh , mỗi cá nhân tác giả nhấn mạnh, và chúng ta có thể làm được điều này bằng cách so sánh cách trình bày của tác giả này với cách trình bày của tác giả nọ. Chúng ta có thể ghi nhận những điều được đề cập đến hoặc bị bỏ qua, trật tự trình bày khác nhau ở chỗ nào... Chúng ta tìm hiểu những điều mỗi tác giả muốn trình bày cho chúng ta về Chúa Giê-xu và phương cách họ dùng để chuyển đạt bài học.
Sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi cũng áp dụng cùng một nguyên tắc đó. Rõ ràng tác giả vận dụng một số tư liệu khác nhau và ông không luôn luôn sử dụng tất cả những dữ liệu sẵn có. Cũng vậy, trong phần bình giải có nhiều chỗ tác giả sắp xếp dữ liệu theo cách riêng và vì những lý do ích lợi của ông. Nhờ nghiên cứu những vấn đề này chúng ta có thể nhận ra những điểm tác giả quan tâm nhấn mạnh nhiều nhất để trình bày cho độc giả.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu như vậy, chúng ta cũng vấp phải những vấn đề khác, chính yếu là không thể xác định niên đại của sách, do đó cũng không xác định được đối tượng ban đầu của sách. Có một quan điểm cho rằng những câu chuyện trong sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi (khoảng từ E-xơ-ra 7 - Nê-hê-mi 13) được biên soạn vào khoảng năm 400 T.C.; rồi khoảng một thế kỷ sau đó, người ta bổ sung E-xơ-ra 1-6 khiến hai sách này có dạng như hiện nay. Nếu đúng như vậy thì căn cứ vào những tư liệu khác chúng ta biết rằng điều quan tâm của những chương mở đầu là về hình thức và cách thể hiện sự thờ phượng chính thống của cộng đồng Do-thái đối kháng lại những chủ trương của một nhóm người đang bành trướng, về sau có tên là phái Sa-ma-ri-tan. Vì thế chúng ta cần nhận thức rằng sự khôi phục đền thờ được trình bày dưới dạng một khuynh hướng thờ phượng chân chính kế tục và nối kết với sự thờ phượng ban đầu của người Y-sơ-ra-ên, và cộng đồng này đã củng cố được sự hiện hữu của mình giữa sự chống đối của phe phái mạo nhận khác. Ngày nay, sự kiện này cho Hội Thánh nhiều bài học hữu ích, là những Hội Thánh ở những nơi đang đấu tranh để duy trì sự hiện hữu của mình trong một môi trường thù địch, nhất là vì những sự kiện làm nền tảng đức tin của chúng ta cách chúng ta một quãng thời gian khá dài.
Những chủ đề chính
Sau khi nhận định như vậy, chúng ta có thể rút ra một số chủ đề trong hai sách này. Chúng ta nêu ra những vấn đề này ở đây không phải để trình bày mọi điều mà hai sách này dạy nhưng chỉ nhằm vạch ra vấn đề và hướng giải quyết để chúng ta nhớ vận dụng đến khi đọc hai sách này.
Một quan điểm thần học về lịch sử
Điểm đầu tiên cần nhấn mạnh là tác giả chọn lọc rất kỹ những chi tiết để viết vào sách. Thí dụ cụm từ ‘sau những việc này’ trong Exo Er 7:1 gói ghém một khoảng thời gian trên năm mươi năm. Hầu hết những hoạt động của E-xơ-ra nằm gọn trong khoảng thời gian là mười hai tháng. Còn về Nê-hê-mi, chúng ta biết những hoạt động năng nổ của ông trong một năm hoặc hơn một năm, nhưng sau đó chúng ta không biết gì hơn cho đến hơn mười hai năm sau khi ông đến Giê-ru-sa-lem với tư cách là tổng trấn lần thứ hai. Cũng vậy, những câu Kinh Thánh trong NeNe 12:26 và 47 dường như nối liền thế hệ của những người hồi hương đầu tiên với công việc của những người hồi hương sau đó hai thế hệ hoặc hơn nữa. Rõ ràng đây không phải là lịch sử khoa học hiện đại. Nhưng tác giả nhìn giai đoạn này từ quan điểm về sự tể trị của Đức Chúa Trời trên một tiến trình mở đầu với sự việc tái gây dựng dân sự trong xứ sở rồi sau đó cải tạo họ. Tác giả chỉ viết về những chi tiết có góp phần xây dựng tiến trình này. Đôi khi chúng ta cũng cần học tập hướng tầm nhìn của chúng ta khỏi chuỗi diễn biến hạn hẹp của mọi biến cố hằng ngày đôi khi dễ gây chán ngán để có thể nhận thức những mục đích lớn lao hơn của Đức Chúa Trời trong đời sống và trong thế giới của chúng ta. Với tầm nhìn rộng mở đó, chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn phần đóng góp của chúng ta vào tổng thể.
Tính liên tục
Trong cảnh lưu đày gian truân mịt mù vừa sơ lược ở trên, thì điều quan trọng đối với những người trở về Giê-ru-sa-lem và những người nối gót họ là biết chắc rằng họ đang đeo đuổi cùng một niềm tin của tổ tiên. Họ còn có thể tin cậy nơi những lời hứa mà chúng ta đọc trong các sách trong phần đầu của Cựu Ước không? Họ còn có thể nhờ cậy nơi Đức Chúa Trời để Ngài cứu giúp và dẫn dắt như Ngài đã làm cho các thế hệ trước đó không? Vì tình trạng của họ khác xa tình trạng trước kia nên họ còn có thể tự nhận là dân Y-sơ-ra-ên không? Trong phần bình giải sẽ đề cập đến nhiều trường hợp điển hình cho vấn đề này và chắc chắn là chúng ta còn khám phá được nhiều điều hơn. Tác giả vận dụng một số cách thức như mô tả cuộc hồi hương từ chốn lưu đày, tiến trình tái thiết đền thờ, cách trang bị đền thờ và ban nhân sự phục vụ ở đền thờ nhằm khôi phục lại lòng tin tưởng nơi độc giả và định hướng cho họ về mặt tôn giáo.
Có lẽ quan trọng hơn cả là vị trí của sách luật pháp, luật pháp của Môi-se (tác giả dùng nhiều tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều chỉ về một sách). Tuy nhiên, xưa kia phần lớn sách luật pháp, tức là Ngũ Kinh (từ Sáng Thế Ký đến Phục Truyền) được viết cho một dân tộc đang sống trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác, tức là khi đó họ là một quốc gia có chủ quyền có toàn quyền tổ chức nội bộ của mình. Có lẽ vì vậy mà nhiều người xem luật pháp như là một văn tự chết. Như chúng ta sẽ thấy sau này, chính E-xơ-ra đã góp phần khai triển những phương pháp giải kinh, dạy họ rút ra những nguyên tắc tiềm ẩn trong Kinh Thánh rồi áp dụng một cách mới mẻ vào thời đại của họ. Quả là một cách thức rất cần thiết cho họ cũng như cho chúng ta. Theo đuổi những sự dạy dỗ của sách này (dĩ nhiên là sách này dạy về ân điển, sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời và bản chất của đức tin cũng như dạy về ‘luật pháp’ đúng nghĩa) đã cho họ, cũng như cho chúng ta, một phương cách để nhận biết về Đức Chúa Trời. Đây chính là sợi dây quan trọng nhất trong việc thiết lập mối hiệp thông giữa chúng ta với đức tin của những người đi trước chúng ta.
Tiến trình khôi phục
Ba phần chính ở đầu hai sách này (E-xơ-ra 1-6; 7-10; Nê-hê-mi 1-7) có cùng một khung: một người hoặc một nhóm người được phép từ Ba-by-lôn trở về Giê-ru-sa-lem để thực hiện một sứ mệnh đặc biệt, khi tiến hành công tác họ gặp sự chống đối dưới nhiều hình thức, nhưng cuối cùng họ thắng để ít ra cũng hoàn thành phần chính của công tác. Tự thân khung này cũng là một sự khích lệ độc giả kiên nhẫn và trung tín cũng như cảnh giác đối với những nan đề bên ngoài có thể lũng đoạn họ.
Tuy nhiên phần cuối của tác phẩm có hơi khác (Nê-hê-mi 8-13). Trọng tâm của phần này là đọc luật pháp, sau đó là sự xưng tội và hứa nguyện giữ luật pháp của Đức Chúa Trời (Nê-hê-mi 8-10). Nhưng sau đó mặc dù có buổi lễ mừng công tác thành công (NeNe 12:27-43) còn có những nỗ lực không mấy thành công nhằm vận dụng các giá trị của đỉnh điểm này vào cuộc sống thường ngày. Đây là chuyện đương nhiên không thể tránh được. Từ đây chúng ta có thể rút ra hai điều. Thứ nhất, rõ ràng sự ‘tái xác nhận giao ước’ trong Nê-hê-mi 8-10 được xem là đỉnh cao của sự hoạt động của Đức Chúa Trời qua các nhà cải chánh chớ không phải là điều kiện. Sau này, độc giả còn thấy rằng dù họ cần trung tín vâng lời, nhưng đây không phải là phương tiện để nhận được ân huệ của Đức Chúa Trời, mà là hình thức họ hưởng ứng một cách vui mừng về việc Đức Chúa Trời biến đổi và khôi phục cộng đồng của họ. Thứ hai, dân sự của Đức Chúa Trời không thể duy trì tình trạng hưng phấn thuộc linh cao độ mãi mãi. Thật vậy, những giây phút này sẽ mất giá trị nếu không vận dụng vào nếp sống, lòng trung tín và sự vâng lời một cách thường xuyên hằng ngày trong những chuyện ‘bình thường’ như chuyện dâng hiến tài chánh để hầu việc Đức Chúa Trời. Phần kết thúc sách có phần hụt hẫng bất như ý vì Nê-hê-mi 13 cho thấy rằng trong thực tế nếu không có trợ lực thì việc này quả là khó khăn hơn cả.
Những mối quan hệ
Hầu như cả hai sách này (ngoại trừ NeNe 9:32-37) đều trình bày các vua Ba-tư qua lăng kính tích cực. Từ chuyện vua Si-ru đáp ứng sự thúc giục của Đức Chúa Trời trong câu đầu tiên của sách E-xơ-ra, đến sự xác nhận của Đa-ri-út cho phép tái thiết đền thờ (Exo Er 6:6-12 so với câu 14) đến việc Ạt-ta-xét-xe giao nhiệm vụ cho E-xơ-ra (Exo Er 7:12-26), và ủng hộ Nê-hê-mi (NeNe 2:6) cho ta thấy ở cấp bậc chính quyền, họ là những tác nhân chính yếu làm trọn ý chỉ của Đức Chúa Trời. Ngược lại tầm quan trọng chính trị của những yếu nhân Do-thái lại ít được chú ý đến. Tìm hiểu vấn đề này, chúng ta thấy rõ rằng tác giả chủ ý trình bày một đường lối làm việc liên đới đầy đủ với thực tế và tìm cách xoáy mạnh vào những bài học về lòng trung tín cần phải có trong hoàn cảnh này. Một khi nhà cầm quyền đã đối xử cách thân thiện với người Do-thái thì người Do-thái cần tập trung vào những cơ hội phục vụ mà Đức Chúa Trời đã ban cho thay vì tranh đấu đòi hỏi một sự thay đổi quan trọng về tư cách chính trị. Chỉ có phần kết thúc của Nê-hê-mi 9 là một lời nhắc nhở rằng Đức Chúa Trời còn ban điều tốt đẹp nhất nữa.
Ngược lại, sách trình bày các quan chức láng giềng sát nách qua lăng kính kém thân thiện như nhau, đứng đầu là San-ba-lát, nhưng chẳng phải chỉ có một mình ông này. Ở đây, sự đe doạ của các láng giềng này hoá ra nghiêm trọng hơn, vì trong một mức độ nào đó họ cũng chủ trương đồng một tín ngưỡng như người Do-thái (thí dụ Exo Er 4:1-3). Rõ ràng là có một giọng điệu biện minh khi tác giả viết về đường lối ứng phó quyết liệt đối với những đợt chống đối đó. Đối với nhiều người, đây là một trong những khía cạnh kém hấp dẫn của hai sách này, đặc biệt là khi áp dụng đường lối cứng rắn để huỷ bỏ những cuộc hôn nhân giữa người Do-thái với người ngoại bang (E-xơ-ra 9-10; NeNe 13:23-28). Tuy nhiên, ở đây cũng vậy, cần lưu ý đến những hoàn cảnh mà người Do-thái đang gặp phải, nhưng chúng ta cũng đừng tìm cách tránh né vấn đề bằng những sáo luận thuộc linh. Điều tối quan trọng đối với sự tồn tại của cộng đồng này là tính chất thuần tuý trong tín ngưỡng của họ và từ đó trong di sản tín ngưỡng của họ chuyển lại cho chúng ta, ở giai đoạn hình thành này không nên có sự thoả hiệp nào về mặt tư cách pháp lý của họ đối với luật pháp Ba-tư hoặc về mặt tính chất thuần giống của dân tộc. (Dầu vậy, ta cũng nên nhớ rằng họ sẵn sàng kết nạp những người nào thật tâm muốn gia nhập cộng đồng của họ, xem Exo Er 6:21). Lắm lúc, và chắc chắn đây là một trong những lúc đó, cần ưu tiên chú trọng đến phẩm chất ‘ánh sáng’ và ‘muối’ của dân sự Đức Chúa Trời kẻo họ mất luôn vai trò chứng nhân cho tình yêu thương và ân điển cứu chuộc của Đức Chúa Trời.
Như vậy đây là một số các vấn đề rõ rệt của hai sách này có thể làm cột mốc hướng dẫn cho bạn đọc. Dĩ nhiên nơi đây không có ý phủ nhận những vấn đề khác là không đáng chú ý. Trong số những vấn đề đó có quyền chủ tể của Đức Chúa Trời trong lĩnh vực chính trị rộng lớn làm bối cảnh cho sự hình thành hai sách này (so với phạm vi trong các sách lịch sử trong Cựu Ước viết về thời trước thì phạm vi của nền chính trị này rộng lớn hơn) có tính chất của sự cầu nguyện và thực hành sự Ngài, có tâm tánh của các nhân vật chính và phẩm chất lãnh đạo mà họ đã thể hiện... Tóm lại, rõ ràng là còn phải tìm học nhiều giá trị tiềm tàng trong các sách thường bị lãng quên này.
Tài liệu tham khảo
F.D., Ezra and Nehemiah, TOTC (IVP, 1979).
J.G. McConville, Ezra, Nehemiah and Esther, DBS (NXB St Andrew/ Westminster/ NXB John Knox, 1985).
D.J.A., Ezra, Nehemiah and Esther, NCB (Eerdmans, 1984).
H.G.M. Williamson, Ezra, Nehemiah WBC (Word, 1985).

Ê-XƠ-TÊ
Dẫn nhập
Như E-xơ-ra và Nê-hê-mi, Ê-xơ-tê cũng sống vào thời người Ba-tư cai trị vùng phía tây Á Châu cùng Ai-cập và áp đặt một guồng máy cai trị chặt chẽ trên toàn đế quốc rộng lớn. Năm 539 T.C., Si-ru, vị vua kiến quốc vĩ đại của Ba-tư cho phép người Do-thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn được trở về Giê-ru-sa-lem (Exo Er 1:1-4). Kể từ đó, nhiều đám người từ chốn lưu đày hồi hương. Trước tiên họ lo xây dựng nhà cửa, kế đến là đền thờ và về sau, dưới sự lãnh đạo của Nê-hê-mi, họ xây sửa tường thành Giê-ru-sa-lem. Dầu vậy, chỉ có một thiểu số hồi hương, còn đa số người Do-thái ở lại, sống rải rác khắp vùng lãnh thổ nay là I-ran và I-rắc (xem bản đồ tr. 523).
Trong thời của Ê-xơ-tê, Su-sơ là đế đô của Ba-tư (ngày nay là Shush ở miền tây nam I-ran). Đế đô này đạt đỉnh thịnh vượng trong thời trị vì của Xẹt-xe, tức là A-suê-ru trong tiếng Hi-bá-lai, tức vị năm 486 T.C. Vua thừa hưởng những kiến trúc nguy nga do vua cha xây (Đa-ri-út 521-486). Hiện nay, di tích của những kiến trúc đó không còn bao lăm, nhưng người Hồi giáo phái Shiite vẫn hành hương đến ngôi làng để viếng một ngôi mộ mà người ta tin là của tiên tri Đa-ni-ên. Giữa thế kỷ thứ 19 công cuộc khai quật của các nhà khảo cổ đưa lên ánh sáng những bộ phận chính của hoàng cung, gồm có phòng đặt ngai, hậu cung và vườn thượng uyển được mô tả trong EtEt 1:5.
Sách kể lại chuyện vị quan được vua sủng ái là Ha-man ôm mối căm thù đối với một người Do-thái tên là Mạc-đô-chê đến nỗi ông âm mưu diệt trừ tất cả người Do-thái trong toàn đế quốc. Vào thời đó đế quốc Ba-tư trải rộng mênh mông, nên nếu âm mưu này thành công thì kể như dân Do-thái bị tuyệt chủng. Bởi ơn thần hựu dẫn dắt nên có sự can thiệp kịp thời của một phụ nữ Do-thái được vua tuyển làm hoàng hậu. Diễn biến vụ việc đưa đến kết quả là gậy ông lại đập lưng ông: Ha-man trở thành nạn nhân của chính lưới mình giăng ra còn dân Do-thái thoát nạn an toàn. Kẻ thù của dân Do-thái bị tiêu diệt còn Mạc-đô-chê làm cánh tay hữu của vua thay thế Ha-man. Thế cờ lật ngược như thế cung cấp một chủ đề khá hấp dẫn cho người kể chuyện. Dân Do-thái chịu nhiều biến cố bi thảm trong lịch sử, quyển sách này trở nên niềm hi vọng cho họ, và hằng năm họ kỷ niệm biến cố này qua lễ Phu-rim. Trải nhiều thế kỷ, họ đọc sách Ê-xơ-tê trong dịp lễ Phu-rim cho dân chúng, nên vẫn un đúc niềm hi vọng trông đợi của dân tộc. Cho đến ngày nay, trong lễ Phu-rim, mỗi khi người ta đọc tên Ha-man, thì hội chúng đáp lại bằng những tiếng vỗ đập, la hét, dậm chân, còn trong tiệc mừng lễ người ta ăn ‘bánh ngọt Ha-man’ (có hình tam giác). Vì vậy chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người Do-thái bình thường biết chuyện Ê-xơ-tê rõ hơn những chuyện khác trong Cựu Ước.
Sách Ê-xơ-tê trong lịch sử Cơ-đốc
Ê-xơ-tê là một sách trong Kinh Thánh thường bị người tin Chúa bỏ qua. Trong mấy thế kỷ đầu của kỷ nguyên Cơ-đốc, sách được biết rộng rãi qua bản dịch trong tiếng Hi-lạp. Trong bản đó có thêm vài chi tiết nhằm tăng cường ác cảm đối với người ngoại bang. Trong khi đó người Cơ-đốc lại nỗ lực lo chinh phục cả người Do-thái lẫn người ngoại bang về với Chúa. Như vậy, người tin Chúa trong những thế kỷ đó ít sử dụng sách này là chuyện dễ hiểu thôi, vì nội dung sách chủ trương ngược với mục tiêu của họ.
Lắm người cũng phê bình rằng sách Ê-xơ-tê không hề nhắc đến danh Đức Chúa Trời một lần nào. Do đó phát sinh phản ứng nông nỗi đối với sự góp mặt của sách trong Kinh điển. Các nhà giải kinh vĩ đại như Luther và Calvin đều không viết sách bình giải về Ê-xơ-tê, còn các tác giả viết lịch sử của thời Cựu Ước cũng ít khi nhắc tới sách Ê-xơ-tê. Chẳng qua chỉ vì thái độ nghi ngại đối với nội dung những sự kiện tường thuật trong sách. Nếu thế, vì sao người Cơ-đốc ngày nay lại nghiên cứu sách này?
Trong thực tế, đa số Cơ-đốc nhân tiếp nhận sách này vì sách có tương quan chặt chẽ với sáu mươi lăm sách khác tạo thành Kinh Thánh. Sách xứng đáng với mối quan tâm của chúng ta vì sách có mặt trong Kinh Thánh, là một bộ phận trong những điều chúng ta thừa hưởng. Về mặt lịch sử, sách góp phần bổ túc cảnh sống của người Do-thái thời hậu lưu đày còn rải rác tại các nước trong thế kỷ thứ V T.C. và trình bày nguồn gốc của một trong những lễ hội mà người Do-thái kỷ niệm từ thời kỳ trước kỷ nguyên Cơ-đốc cho đến tận ngày nay. Muốn tìm hiểu về văn hoá của những người láng giềng Do-thái thì cần đọc câu chuyện kể về nguồn gốc lễ Phu-rim này.
Tuy nhiên, đây chỉ là những lý lẽ thuộc về cá nhân. Vì dẫu rằng những lý lẽ đó quan trọng, nhưng không nhất thiết đủ sức thoả đáp lòng mong mỏi tìm kiếm ánh sáng cho lối đi và sự hiểu biết Đức Chúa Trời của độc giả. Thật vậy, lẽ nào một quyển sách không một lần đề cập đến danh của Đức Chúa Trời lại có thể luận về một quan điểm thần đạo được?
Thần đạo trong sách Ê-xơ-tê
Trong sách Ê-xơ-tê chỉ có thần đạo suy luận chớ sách không viết rõ ràng về thần đạo. Trong sách có viết về sự kiêng ăn nhưng lại không đề cập đến sự cầu nguyện là việc thường đi đôi với kiêng ăn. Sách cũng không đề cập đến chuyện lời cầu xin được đáp ứng dù rõ ràng có phần này trong câu chuyện. Rồi khi Mạc-đô-chê động viên Ê-xơ-tê cứu dân tộc của bà, ông bảo bà rằng nếu bà không kịp thời hành động thì dân Do-thái sẽ được tiếp cứu và giải thoát ‘từ một nơi khác” (bản tiếng Việt cũ: bằng một cách khác), ngụ ý là chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ lo liệu phương cách giải cứu dân sự của Ngài. Nơi một số người, vì một lý do nào đó, đức tin nơi Đức Chúa Trời vẫn ngấm ngầm, chẳng mấy khi họ nói về đức tin của mình.
Theo tác giả sách Ê-xơ-tê thì dưới thời trị vì của vua Xẹt-xe thì cuộc sống ở Ba-tư của các nhóm dân tộc ít người như dân Do-thái chẳng hạn rất bấp bênh hiểm nghèo hoặc bị áp bức. Có lẽ khó lòng tưởng tượng chuyện một vị vua quyết định giáng chiếu chỉ diệt trừ toàn thể một giống dân trong một thoáng hứng khởi như kiểu Xẹt-xe (3:9-11), nhưng sử gia trong thời này là Herodotus, xác định rằng đối với gia nhân trong nội cung, Xẹt-xe còn tỏ ra độc tài tàn ác huống chi một dân ngoại quốc thiểu số. Tác giả cũng cảm biết cần khôn khéo tế nhị một chút kẻo lịch sử lại tái diễn rồi dân tộc của ông lại một phen nguy vong nên ông chỉ kể lại sự kiện một cách khách quan và tránh không nhắc đến sự can thiệp siêu nhiên. Dầu vậy ông cũng tìm cách ngụ ý là Đức Chúa Trời điều động các biến cố. Thật vậy, tự thân các biến cố đủ sức giãi bày, chỉ cần ông tường thuật lại.
Sách mô tả lối sống xa hoa phí phạm của triều đình Ba-tư. Vua Xẹt-xe cai trị trên 127 tỉnh, nhưng vua không điều khiển được hoàng hậu Vả-thi. Có lẽ tác giả có ý nhạo cười sự kiện này khi ông kết thúc phần đầu của giai thoại bằng một câu chiếu chỉ của vua như sau: “mỗi người nam phải cai trị nhà của mình”. Câu hỏi hàm ý nơi đây là: “Quyền hành tối thượng nằm trong tay ai?” khơi mào cho một vấn đề thần đạo.
Ha-man phấn đấu để giành lấy quyền thế với nhiều tham vọng, kết quả ban đầu là thắng lợi hoàn toàn ngoại trừ sự kiện Mạc-đô-chê, người Do-thái không chịu cúi lạy ông. Ha-man mong ước vận dụng quyền lực của mình và ảnh hưởng của mình đối với vua để diệt trừ không chỉ Mạc-đô-chê mà toàn bộ dân tộc Do-thái. Chỉ cần một chiếu chỉ của vua có đóng dấu bằng cái nhẫn của vua đeo, là mưu lược của ông được thi hành. Phải thận trọng trong một điều thôi: phải chọn ngày may mắn kẻo vận rủi có thể phá ngang kế hoạch của ông. Tác giả đưa vận may rủi này ra đọ sức với quyền lực của thần dân Do-thái đang thờ phượng.
Quan niệm về một vận may rủi tiền định chi phối mọi khía cạnh đời sống của một cá nhân cho tới những quyết định của người cầm quyền trên quốc gia. Niềm tin này rất là phổ biến và đâm rễ sâu trong lòng người. Người ta còn lưu giữ được một con súc sắc từ thời trị vì của Sanh-ma-na-se (858-824 T.C.). Con súc sắc này nhắc nhở rằng vào ngày đầu năm người ta đổ súc sắc để tìm ngày lành tháng tốt cho lịch cả năm. Nơi con súc sắc có khắc chữ pur, tức là xác định ý nghĩa của từ phu-rim (purim) trong 9:24. Cư dân trong vùng Cận Đông chẳng những tin nơi định mệnh mà còn biểu thị qua hành động nữa. Một dân tộc tin nơi Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo phải sinh sống giữa những dân tộc chủ trương cuộc sống theo vận may rủi thì có những chuyện gì xảy ra? Tác giả sách Ê-xơ-tê muốn độc giả quan sát và nhận thấy chuyện đó.
Tất cả những nhân vật chính đều chủ động góp phần trong câu chuyện nên không thể gán mọi diễn biến cho sự can thiệp trực tiếp của Đức Chúa Trời. Ông Mạc-đô-chê cho Ê-xơ-tê, người con nuôi của ông tham gia cuộc tuyển chọn của vua với hi vọng là Ê-xơ-tê được chọn làm vị tân hoàng hậu. Mãi về sau, nhờ làm hoàng hậu bà mới có cơ hội thuận lợi ghi vào sử sách của vua về một công trạng biểu thị lòng trung thành của Mạc-đô-chê và giảm hạ uy tín của Ha-man trước mặt vua. Tự thân Mạc-đô-chê không thể nào tiên liệu những tình huống sẽ xảy ra đến nỗi cần một vị hoàng hậu như Ê-xơ-tê. Riêng phần Ê-xơ-tê, bà có thể mất mạng khi tìm cách cầu xin ơn huệ của vua, rồi bà lập mưu mời vua và Ha-man dự tiệc riêng với mình, không những một bữa mà là hai bữa lận. Bà không làm sao đoán nổi kết cuộc của kế hoạch này. Nhưng trước khi hành động bà đã kiêng ăn (và cầu nguyện) nên chắc chắn bà tin là sẽ có một cơ hội thuận tiện cho bà cầu xin thay cho dân tộc của mình. Sự chủ động của con người mà thôi thì không đủ tạo những cơ hội cần thiết. Nhưng ơn thần hựu dẫn dắt, cộng với tình trạng trông ngóng đón chờ và những hành động kịp thời đúng lúc của con người đã dẫn đến một kết cuộc như ý.
Tóm lại, sách Ê-xơ-tê ủng hộ và chứng tỏ một cách hùng hồn cho tín lý về ơn thần hựu đã thể hiện một cách cụ thể vào thời điểm dân Do-thái gặp nguy nan dưới ách thống trị của Ba-tư. Mạc-đô-chê nói: ‘Song nào ai biết rằng chẳng phải vì cớ cơ hội hiện lúc này mà ngươi được vị hoàng hậu sao?’ (4:14). Mạc-đô-chê thốt ra câu này ngay trong thời gian cấp bách khiến độc giả có cảm tưởng bà Ê-xơ-tê sẽ can thiệp thành công vì ơn thần hựu đã run rủi cho bà được chọn làm hoàng hậu. Khi vua giơ cây phủ việt hướng về phía bà Ê-xơ-tê và nhận lời mời của bà thì cho thấy rõ ràng bà sẽ thành công. Câu chuyện xoay chiều đổi hướng đến cuối cùng là Ha-man bị treo trên trụ mà ông đã dựng lên cho Mạc-đô-chê; còn Mạc-đô-chê thì được thăng quan tiến chức. Phải vận dụng đến yếu tố siêu nhiên mới mong lý giải được chung cuộc trái ngược bất ngờ này. Ngay cả những dân tộc khác cũng phải kết luận tương tự (8:17), tức là họ công nhận rằng Đức Chúa Trời là Đấng hoạt động đem lại sự công bình cho dân sự của Ngài, Ngài đúng là Chân thần. Vì vậy họ tuyên bố đặt niềm tin của họ nơi Ngài.
Dù niềm tin nơi ơn thần hựu chắc chắn có vẻ bí ẩn, nhưng thật sự quyền hành tối cao của Đức Chúa Trời chăm sóc mọi vật do Ngài sáng tạo, đặc biệt là dân sự của Ngài, là những người tin cậy Ngài. Chúa Giê-xu xác quyết về sự chăm sóc của Đức Chúa Trời đối với cõi thiên nhiên (Mat Mt 6:26-30) và Ngài khuyến giục người theo Ngài phải trông cậy nơi sự chu cấp của Đức Chúa Trời đối với mọi nhu cầu của họ. Nói như thế không phải là họ được miễn trừ khỏi mọi tai ương thảm hoạ. Sự phản bội, sự thù ghét và sự chết đang đón đợi Chúa Giê-xu, và Ngài cảnh cáo các môn đồ của Ngài là phần của họ cũng vậy thôi không sáng sủa hơn (Mat Mt 10:21-25). Nỗi đau và sự xung đột không loại trừ sự chăm sóc của Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời quan tâm chăm sóc chim sẻ. Chúa Giê-xu phán dạy tiếp rằng Đức Chúa Trời cũng quan tâm chăm sóc con người đến độ ‘Ngài đã đếm hết tóc trên đầu các ngươi rồi’ (Mat Mt 10:29-31).
Trong sách Ê-xơ-tê, thay vì bị giết hại, người Do-thái lại giết hại kẻ thù. Chúa Giê-xu xác định rằng Ngài đến không phải để đem lại sự yên ổn mà là đem gươm giáo (Mat Mt 10:34). Ơn dẫn dắt sắp xếp của Đức Chúa Trời bao gồm cả sự công bằng lẫn tình yêu thương trong mọi biến chuyển của thế giới bất toàn này. Do đó mà súng đạn có chỗ đứng.
Sách Ê-xơ-tê khiến chúng ta phải nghĩ ngợi cân nhắc khi nỗ lực liên hệ các giá trị trong Kinh Thánh vào cuộc sống xã hội, càng ngày càng nghiêng nặng về thế tục. Ngày nay, niềm tin tưởng nơi định mệnh vẫn còn tồn tại với chứng cớ là ngành chiêm tinh trong quần chúng. Quyển sách này chứng minh rằng định mệnh không thể không thay đổi một khi đụng phải mục đích đời đời của Đức Chúa Trời.
Đặc điểm văn chương
Sách Ê-xơ-tê là sản phẩm văn chương của một nhà văn vận dụng khả năng viết lách để chuyển đạt niềm tin quyết sâu xa của mình. Phần dẫn nhập mô tả đầy ấn tượng về vua Xẹt-xe trị vì trên một vương quốc rộng lớn nhưng không thể điều khiển được vợ mình. Như vậy là ông ngụ ý đặt vấn đề về sự lãnh đạo và quyền thế. Vua chỉ định phó vương là Ha-man. Ông này hoàn toàn chỉ biết đến vai vế quan trọng của riêng mình, như vậy là tác giả trình bày một sắc thái khác của sự lãnh đạo. Cuộc hợp tác này không hữu ích gì cho đế quốc vì vua giao trọn quyền hành cho vị phó vương mặc tình ông này thao túng, chẳng ghé mắt kiểm soát chuyện gì cả. Tác giả trình bày tất cả những chi tiết này mà không để lộ một dấu hiệu bất mãn nào cả. Qua Mạc-đô-chê, một người Do-thái, tác giả trình bày một quan điểm về trách nhiệm hết sức khác biệt. Ông Mạc-đô-chê thẩm định giá trị của cấp cầm quyền, cứu vua thoát khỏi một vụ mưu sát, nhưng từ khước không quỵ luỵ ông Ha-man, một con người tự cao tự đại. Sự tương phản giữa những nhân vật này đặt ra một vấn đề (xem Fowler trang 498): Làm thế nào lẽ phải đắc thắng khi mà con người có lẽ phải không có quyền hành gì cả.
Mạc-đô-chê kiêng ăn và than khóc, trong khi vua và Ha-man ngồi vào bàn tiệc ăn và uống (3:15 4:1). Mạc-đô-chê bày tỏ niềm tin của mình (4:14) trong khi Ha-man hoàn toàn thoả mãn trong việc dựng trụ hình dành sẵn cho Mạc-đô-chê (5:14). Thế là cuộc chiến đấu một sống một chết khai diễn. Khúc quanh của câu chuyện là một đêm vua mất ngủ (6:1). Trong đêm đó sách sử nhắc lại món nợ của vua đối với Mạc-đô-chê khiến vua quyết định phải ban thưởng cho ông lập tức. Từ điểm này trở đi, cuộc chiến đấu bắt đầu đổi hướng rõ rệt. Ha-man buộc lòng phải tôn vinh Mạc-đô-chê, rồi sau đó bị treo lên cây trụ hình mà ông đã dựng sẵn cho Mạc-đô-chê. Còn Mạc-đô-chê chiếm được chức phó vương bên cạnh vua, rồi một luật mới được ban hành. Bỗng chốc sự công bình đắc thắng. Nguy cơ đe doạ sinh mạng của người Do-thái trong năm chương đầu giờ đây tiêu tan, và trong năm chương cuối, số phận của họ chuyển hướng ngược lại. Như vậy, cấu trúc của sách ăn khớp với sứ điệp của sách.
Nét đặc trưng của từng nhân vật cũng được mô tả cách khéo léo tài tình. Nhân vật nam lẫn nữ đều được xác định cách sâu sắc với những hành động thích đáng với vai vế địa vị của mình. Vua dùng của cải tạo ảnh hưởng trên thần dân thay vì cai trị họ một cách công bình chính trực. Ông tận hưởng ưu thế ưu quyền của mình, và giao quyền hành cho phó vương là người ông tin cậy hoàn toàn. Về nhiều mặt hoàng hậu Ê-xơ-tê là mặt trái của vua. Trước kia bà lệ thuộc Mạc-đô-chê, nhưng khi tính mạng bị đe doạ bà là người yêu cầu toàn dân Do-thái kiêng ăn ba ngày. Bà Ê-xơ-tê công nhận có một quyền lực lớn hơn quyền lực của bà, bà an tâm chủ động và hành động. Bà ra mắt vua với lời mời, nhưng vẫn không rõ tiếp theo mình phải xoay xở ra sao để đạt mục tiêu. Bà quan tâm đến đồng bào và lẽ phải. Sách kết thúc với sự kiện đồng bào của bà được giải cứu và phồn thịnh dưới sự cai trị của Mạc-đô-chê khiến cho độc giả phải ngẫm nghĩ về kết cuộc. Phải chăng có ơn thần hựu của Đức Chúa Trời can thiệp?
Cả Mạc-đô-chê lẫn Ê-xơ-tê phải đối diện với với sự giằng co của lòng trung thành phát xuất từ niềm tin. Mạc-đô-chê không thể giả bộ công nhận thói lãnh đạo tuỳ hứng của Ha-man, trong khi đó vì lợi ích của đồng bào Ê-xơ-tê có thể bị khép vào tội khi quân. Vì cứu cánh to tát mà phải chấp nhận sự thất lễ. Tác giả vận dụng rộng rãi giọng châm biếm khi ông xoáy vào tánh phô trương của vua trong vụ tiệc tùng linh đình, sự ngu dại của vua trong vụ ban hành luật lệ mà không quan tâm tìm hiểu cân nhắc gì cả (1:21-22) và vụ vua thoái thác nhiệm vụ (3:8-11). Tác giả cũng dùng những từ và cụm đặc thù khiến độc giả chú ý đến một số vấn đề cụ thể. Các buổi tiệc tùng trong sách dẫn đến những hậu quả, còn sự kiêng ăn (4:1-3, 16) đem lợi ích nên cuối cùng chính người Do-thái lại mở tiệc. Đây là một thí dụ điển hình về cách thức tác giả kết thúc sự việc.
Sự kiện hay hư cấu?
Có người cho là những nét nghệ thuật độc đáo đó khiến người ta liệt sách vào loại tiểu thuyết. Một số học giả lý luận rằng một số chi tiết trong câu chuyện không chắc có thực. Cụ thể là tiệc tùng của vua kéo dài 180 ngày (1:4), hoàng hậu từ khước không đến dự (1:12), những nhân vật như Ê-xơ-tê và Mạc-đô-chê không phải là gốc dân Ba-tư mà lại được cử vào những vị trí quan trọng trong đế quốc, việc vua cho phép diệt trừ toàn bộ một dân tộc. Ngoài ra, các nhân vật được xem là tượng trưng chớ không phải là thực sự có những cá nhân như vậy. Tuy nhiên đó chỉ là những nhận định theo lối nhìn hiện đại. Vì cớ hiếm có sách vở tư liệu của đế quốc Ba-tư vào thời kỳ còn lưu truyền bảo tồn đến ngày nay nên khó lòng kiểm chứng những việc đã xảy ra, và cũng khó lòng nhận định về câu chuyện theo như tác giả trình bày một cách văn chương thi vị. Sử gia đã kiểm tra sự hiểu biết chính xác của tác giả về hoàng cung Ba-tư và về những tập tục trong hoàng cung. Có chứng cớ bên ngoài sách về một ông tên là Mạc-đu-ca (?Mạc-đô-chê) nằm trong chính quyền ở Su-sơ, phục vụ trong giai đoạn đầu thời trị vì của vua Xẹt-xe với tư cách là kế toán. Còn chứng cứ về sự bốc thăm hoặc ‘phu-rơ’ thì cũng củng cố cho tính cách có thật của câu chuyện. Còn những chi tiết không chắc có thật là do sự châm biếm lối viết trào phúng của tác giả.
Sách được viết khi nào? Các sách vở khác không hề nhắc đến sách này. Vì vậy chỉ có thể căn cứ vào nội dung của sách mà phê bình thẩm định sách. Một số từ ngữ Ba-tư được dùng rộng rãi trong bản văn Hi-bá-lai cọng với chủ đề gợi ý là sách được viết vào thời đế quốc Ba-tư, một thời gian sau thời trị vì của Xẹt-xe, vì sách viết về thời này trong thể quá khứ. Mối bận tâm của tác giả là người Do-thái đừng bao giờ quên chuyện họ được giải cứu khỏi một cuộc tàn sát trong toàn đế quốc. Vì vậy trong sách viết về chuyện hằng năm có cử hành lễ kỷ niệm Phu-rim chiếu theo quyết định và lệnh của vua. Như vậy có lẽ sách được viết sớm sủa vào thời trị vì của Ạt-ta-xét-xe I, khoảng 460-450 T.C. sau khi vua Xẹt-xe băng hà để xác quyết về tính cách hợp pháp của lễ kỷ niệm Phu-rim. Chứng cớ cho thấy tác giả là người Do-thái phục vụ trong guồng máy cai trị của đế quốc Ba-tư và rõ ràng ông được tiếp cận và sử dụng những bộ sử biên niên của các vua Ba-tư (6:1 10:2).
Vị trí của sách trong Kinh Thánh
Trong Kinh Thánh tiếng Anh và tiếng Việt sách Ê-xơ-tê được sắp kế sau các sách lịch sử và như vậy góp phần bổ túc cho sách lịch sử với sự mô tả cuộc sống của người Do-thái thế kỷ thứ V T.C. ở vùng phía tây Châu Á. Trong kinh điển Hi-bá-lai, người ta xếp sách trong phần văn thơ và thường là cuộn cuối cùng trong năm cuộn ấn định cho các lễ hội. Ê-xơ-tê là bản văn đọc vào dịp lễ Phu-rim cử hành vào tháng chạp trong lịch Do-thái, tức là tháng cuối năm. Lễ hội này được phổ biến rộng rãi nên người ta cần có nhiều cuộn sách Ê-xơ-tê. Những bản dịch thuở ban đầu có những chỗ lời lẽ khác bản Hi-bá-lai. Bản LXX có lẽ được dịch sớm nhất là vào thế kỷ thứ II T.C. có 100 câu không có trong bản Hi-bá-lai. Có lẽ những câu này được thêm vào đây để nhấn mạnh cho rõ ràng phương diện niềm tin. Nay những câu này được gom lại trong Thứ Kinh.
Dân Do-thái trong thời trị vì của Xẹt-xe được giải cứu một cách lạ lùng khỏi cái chết. Biến cố này hoá ra rất đắc dụng. Hằng năm, lễ hội Phu-rim giữ cho niềm tin Do-thái sống còn, cứ tồn tại trải qua lắm trận bắt bớ khác, cho đến tận ngày nay.
Dân tộc tính đó được bảo tồn giữa vòng vô số nền văn hoá khác, và sống sót qua trận hoả thiêu khổng lồ. Đức Chúa Trời không loại bỏ dân tộc Ngài đã chọn từ thời cổ đại, nhưng Ngài vẫn đối xử với họ một cách nhân từ. Tuy nhiên, chương trình của Ngài là cứu rỗi nhân loại nên người tin Chúa gốc ngoại bang hưởng sự cứu rỗi nhờ giao ước đã lập với Áp-ra-ham từ lúc đầu và thành tựu trong Chúa Giê-xu. Sách Ê-xơ-tê không khỏi khuấy dậy lên một tinh thần cảm tạ nơi tấm lòng người Cơ-đốc cũng như nơi người Do-thái, và nhắc nhở người Cơ-đốc về món nợ của mình đối với những nhà lãnh tụ cỡ Mạc-đô-chê và Ê-xơ-tê. Khi người Cơ-đốc cảm thông hoà nhập với những khát vọng của người Do-thái nhờ hiểu những nỗi khốn đốn thống khổ đã qua của họ, và khi người Cơ-đốc biết ăn năn về những sự hiểu sai thâm độc và về cách đối xử tàn nhẫn từ phía Hội Thánh của Chúa Giê-xu dành cho người Do-thái trong quá khứ, thì người Cơ-đốc có phép giới thiệu về quyền làm Chúa của Chúa Giê-xu Ki-tô cho người Do-thái ‘Ngài là đầu trên mọi thế lực và quyền hành’ (CoCl 2:10).
Tài liệu đọc thêm
(Xem bản liệt kê sách trong phần dẫn nhập E-xơ-ra và Nê-hê-mi)
J.G. Baldwin, Ê-xơ-tê, TOTC (IVP 1984)
G.A.F. Knight, Ê-xơ-tê, TBC (SCM 1955)

THI CA TRONG KINH THÁNH
Phần giới thiệu
Hơn một phần ba Cựu Ước trong các bản dịch Kinh Thánh hiện nay được trình bày theo thể thơ. Các thi thiên, các tác phẩm văn chương khôn ngoan (chẳng hạn như sách Gióp, Châm Ngôn và Truyền Đạo) và phần lớn nội dung các sách tiên tri mang tính chất thơ. Sách Ngũ Kinh và các sách lịch sử cũng có một vài bài thơ. Nhiều bài thơ trong số các tác phẩm đó nổi tiếng và ảnh hưởng trên nhiều người chứng tỏ văn thơ có khả năng củng cố mối thông công giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Vì thế, am hiểu thi ca trong Kinh Thánh không phải chỉ hiểu kỹ thuật, nhưng hiểu ý nghĩa thuộc linh. Đoạn Kinh Thánh các bài thơ đó chứa nhiều ý nghĩa thâm thuý hơn cả những bài văn xuôi.
Văn thơ trong Kinh Thánh khác với thơ tây phương, nhưng tương tự với thơ ca trong văn chương của các nước láng giềng của Y-sơ-ra-ên, thí dụ như ở Ugarit và Mê-sô-bô-ta-mi. Về sau, văn chương Do Thái noi theo truyền thống này, điển hình là các bài thánh ca trong Cuộn Biển Chết (Hodayot, 1 QH). Chúng ta chỉ tập trung vào thi ca Cựu Ước, hiếm có thi ca trong Tân Ước (LuLc 1:46-55, 68-79), vả lại nếu có phần lớn cũng rập theo khung thi ca của Cựu Ước mà thôi.
Thi ca Kinh Thánh hình thành ra sao?
Có ba yếu tố tạo nên văn thơ trong Kinh Thánh: vần (hoặc âm tiết) ý tưởng song hành và cô đọng. Mặc dù thường thường một bài thơ hội đủ ba yếu tố này, nhưng không phải lúc nào cũng buộc phải có đủ cả ba. Thỉnh thoảng có những đoạn văn mà chúng ta không dám quả quyết đó là thơ hoặc văn xuôi. Các đoạn văn Phi Pl 2:5-11 và CoCl 1:15-20 phảng phất âm điệu thơ Cơ Đốc thời đầu nhưng cũng có thể vì chủ đề rất cao trọng nên tác giả buộc phải diễn tả bằng thơ. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp ngay cả trong các bản dịch, cũng vẫn dễ phân biệt thi ca với văn xuôi.
Nhịp điệu và âm vận
Vì chúng ta không có băng ghi âm Vua Đa-vít ngâm Thi Thiên, nên chỉ có thể phỏng đoán tiết tấu và âm vận của những bài thơ trong Kinh Thánh. Một số học giả cho rằng số âm trong một câu thơ là quan trọng, còn đa số học giả khác cho rằng các âm nhấn mạnh trong câu nói là yếu tố quan trọng hơn số lượng âm. Dầu sao đi nữa thì văn thơ trong Kinh Thánh gồm những câu thơ rõ rệt với độ dài hầu như bằng nhau. Thường thường chúng ta dễ nhận ra chi tiết này trong các bản Kinh Thánh dịch sát với bản gốc. Như vậy xét theo chủ trương trọng âm, các dòng thơ thường có hai câu đi cặp với nhau, mỗi câu có hai hoặc ba trọng âm (2+2, so sánh Thi Thiên 29; hoặc 3+3, so sánh Ê-sai 40-55; Gióp; Châm Ngôn).
Dù vậy, luật tương ứng đôi khi có vài ngoại lệ. Một số câu trong Ca Thương không cân xứng về nhịp điệu, gọi là theo nhịp điệu qinah (tiếng Hi Bá Lai nghĩa là ‘Ca-thương’). Cụ thể là câu có hai hoặc một trọng âm đi kế câu có ba trọng âm (3+2), làm như thể nỗi tuyệt vọng của tác giả đã làm hao mòn hết sức lực đến nỗi ông không thể lập lại trọn câu thơ.
Ngài giăng lưới dưới chân ta;
Làm cho ta thối lui
(CaAc 1:13, bản NRSV).
Tuy nhiên, đây không phải là một luật bất di bất dịch (vì nhiều câu thơ khác không theo luật này) và thật khó mà xác định căn bản tâm lý của tác giả khiến ông sáng tác những dòng thơ theo mô hình này.
Trước đây lắm học giả đôi khi chủ trương rằng khi gặp câu thơ trong bản văn quá dài hoặc quá ngắn thì cần châm chước lại âm vận cho phù hợp. Ngày nay người ta không xem yếu tố âm vận trong văn thơ của Kinh Thánh là quan trọng nữa. Ngày nay chúng ta nhận ra rằng chúng ta không rõ văn thơ ngày xưa theo những qui luật nào và tác giả được phép phá luật đến mức nào.
Cấu trúc song hành (Parallelism)
Đặc điểm quan trọng thứ hai của thi ca Kinh Thánh là đối xứng, trong đó hai câu ngắn (A,B) tương tự hoặc đối xứng ở một số điểm. Mãi đến thời đại này các học giả mới khám phá ra tầm quan trọng của cấu trúc đối xứng. James Kugel (The Idea of Biblical poetry: Parallelism and its History (Yale University Press, 1981) nói về việc các thầy thông giáo ‘quên’ cấu trúc đối xứng vì họ không nhận thấy việc lập lại là quan trọng. Họ có khuynh hướng cho mỗi từ và mỗi câu một giá trị độc lập rõ ràng, như trong PhuDnl 33:10 (bản dịch của Kugel):
Họ lấy mạng lịnh Chúa dạy cho Gia-cốp
Và luật pháp Chúa cho Y-sơ-ra-ên
‘Mạng lịnh’ và ‘luật pháp’ được xem là hai bộ luật hoàn toàn khác nhau (tức bộ luật thành văn và kinh Tô-ran truyền miệng). Thực ra, các thầy thông giáo hoàn toàn lầm lẫn, vì ít khi nào hai câu thơ lại hoàn toàn đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên, Robert Lowth đã làm sống lại cấu trúc song hành trong hai tác phẩm của ông, lần đầu tiên xuất bản bằng tiếng La-tinh vào năm 1753 và 1778 (tựa đề là Lectures on the Sacred Poetry of the Hebrews (Buckingham, 1815), và Ê-sai: A New Translation with a Preliminery Dissertation and Notes (Wm Tegg, 1848)). Chúng ta sẽ thấy dễ hiểu hơn nếu phân tích một cặp hai câu thơ như sau: A / B //, tạm dừng lại (/) ở cuối vế đầu, rồi nghỉ hẳn ở cuối dòng thơ (//). Có thể chia Thi Tv 2:3 như sau (bản dịch của tôi):
Chúng-ta-hãy-bẻ-xiềng-xích-của-họ, A /
và-hãy-quăng-xa-dây-trói-của-họ B //
Có thể chia mỗi vế thành hai hoặc ba tiết ngắn hơn, bản Hi Bá Lai thường chia làm nhiều từ đơn (như gạch nối ở trên). Có thể tượng trưng các từ đơn này bằng mẫu tự thường a, b, c ... và tượng trưng các từ đơn đối xứng bằng a’, b’, c’. Thí dụ (Thi Tv 147:8):
Ngài bao các từng trời bằng mây (a, b, c)
Sắm sửa mưa cho đất (a’, b’, c’)
Ông Lowth mô tả ba loại cấu trúc song hành chính. Thi Tv 2:3 có cấu trúc song hành đồng nghĩa, trong cấu trúc này vế thứ hai lập lại tương tự vế thứ nhất bằng những từ tương ứng (ab/ a’b’//). Thi Tv 27:1 triển khai cụ thể trường hợp này, đối xứng về dạng, (A/ B// A’/ B’//):
Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi; A
Tôi sẽ sợ ai? B
Đức Giê-hô-va là đồn luỹ của mạng sống tôi A’
Tôi sẽ hãi hùng ai? B’
Nếu hai vế không trình bày cùng một vấn đề, nhưng có ý nghĩa trái ngược nhau thì chúng ta có cấu trúc song hành phản đề. Thí dụ ChCn 10:1 (bản dịch của tôi):
Con trai khôn ngoan làm vui cha mình
nhưng đứa ngu muội gây buồn cho mẹ nó.
Ông Lowth định nghĩa kiểu thứ ba là cấu trúc song hành tổng hợp như sau: ‘Cấu trúc này cốt để xây dựng một hình thức tương tự; trong cấu trúc này, từ này không tương ứng với từ kia, câu này không tương ứng với câu nọ như trong thể loại tương đồng (cấu trúc song hành đồng nghĩa) và đối ngược (cấu trúc song hành phản đề;) nhưng giữa các ý tưởng khác nhau luôn có sự tương xứng cùng cân đối về hình thức và chiều hướng của toàn thể câu thơ cùng các mảnh câu ngắn...’
Thí dụ Thi Tv 2:6 không thuộc cấu trúc song hành đồng nghĩa cũng không thuộc cấu trúc song hành phản đề:
Ta đã lập Vua ta
trên Si-ôn là núi thánh ta.
Có thể sắp xếp và mở rộng cách phân loại của Lowth bằng nhiều cách:
(i) Cấu trúc song hành bổ sung - hai tiết diễn tả các lẽ thật bổ túc cho nhau:
Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi
Tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì (Thi Tv 23:1).
Đức Giê-hô-va và tác giả Thi Thiên (‘I’) bổ sung cho nhau trong mối tương quan của đức tin. Một khi có Đấng chăn chiên rồi thì chẳng cần gì nữa.
(ii) Cấu trúc song hành nấc thang - tiết thứ hai chỉ lập lại một ý chính trong tiết thứ nhất rồi triển khai ý tưởng (ab / a’c //):
Hỡi các con Đức Chúa Trời, hãy tôn Đức Giê-hô-va,
hãy dâng vinh quang và quyền năng cho Đức Giê-hô-va
(Thi Tv 29:1).
Có một cách khác nữa là ‘chiết lược’ (tức là loại bỏ một yếu tố). Câu thơ thứ hai cũng như câu thứ nhất, đều nói với các thiên binh thiên sứ nhưng chỉ ngầm hiểu thôi. Cấu trúc song hành nấc thang thường áp dụng khi có lý do đặc biệt và đem lại hiệu quả đặc biệt. Cấu trúc này dùng để mở đầu (Thi Tv 29:1 TrGv 1:1) hoặc kết thúc (TrGv 12:8) và có thể dùng làm điệp khúc (Thi Tv 67:3, 5) cho một bài thơ.
(iii) Cấu trúc giao thoa (bắt chéo) - cấu trúc này đảo ngược mọi yếu tố giống nhau trong một câu (ab / b’a’//). Kết quả là các phần tử trong câu ‘bắt chéo nhau’ (tiếng Hi Lạp là ‘chi’, nghĩa là hình chữ thập).
Vì Đức Giê-hô-va biết đường người công bình,
song đường kẻ ác sẽ bị diệt vong (Thi Tv 1:6).
Ít nhất thì kỹ thuật này đem lại nhiều thể loại và tỏ ra hữu dụng, đồng thời cũng có thể góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa. Điểm tương phản giữa con đường của người công nghĩa và của kẻ ác nổi bật rõ ràng là nhờ phương pháp bắt chéo câu thơ trên. Đôi khi phương pháp này được dùng để nhấn mạnh điểm chính, và cũng có hình thức giao thoa mở rộng (a b c c’b’a’ trong AmAm 6:4-6 a b c b’a’ trong EsIs 55:8-9).
(iv) Hình thức đối nghịch (Merismus) - Đây là phương pháp sử dụng hai ý đối nghịch để trình bày một ý tưởng (có thể diễn tả bằng a- a+):
Các vực sâu của đất đều ở nơi tay Ngài;
những đỉnh núi cũng thuộc về Ngài (Thi Tv 95:4).
Tượng trưng cho toàn bộ thế giới là hai điểm theo chiều dọc (a b+/b-a’// - xin để ý đến phép giao thoa). Câu thi thiên tiếp theo mô tả thế giới theo chiều ngang, bao gồm biển cả và đất liền. Một phương pháp đối nghịch khác diễn tả toàn thể vũ trụ bao gồm ‘trời và đất’ là (SaSt 1:1), dùng trong câu mở đầu của thiên sử ca Sáng Tạo của người Ba-by-lôn (Enuma Elish I, 1):
Khi các từng trời (+) trên cao (+) chưa đặt tên,
và trái đất (-) dưới thấp (-) chưa có tên
Các triển khai mới đây về cấu trúc
Loại cấu trúc song hành thứ ba của ông Lowth (‘tổng hợp’) gây ra nhiều tranh cãi. Đặc điểm ‘tương xứng’ và ‘cân đối’ có nghĩa gì? Phải chăng cấu trúc song hành tổng hợp chỉ là tấm lưới gom hết các hình thức không thuộc về nhóm nào cả? Tác phẩm của Adele Berlin đã làm cho vấn đề trở nên sáng tỏ (The Dynamics of Biblical Parallelism, (Indiana University Press, 1985)). Tác giả gợi ý là thi sĩ có thể căn cứ vào bốn yếu tố để tạo ra cấu trúc song hành. Bốn yếu tố này là thanh âm (‘song hành âm vị’), từ ngữ (‘từ vựng song hành’), cấu trúc câu (‘ngữ pháp song hành’), và ý nghĩa (‘ngữ nghĩa song hành’). Vận dụng chồng chéo các yếu tố này khiến cho thi ca Kinh Thánh có nhiều năng lực và uyển chuyển mà vẫn không đánh mất hình thức và tính ổn định.
(i) Thanh âm. Trong thi ca và đôi khi trong cả tác phẩm văn xuôi của Kinh Thánh Hi Bá Lai có các từ cùng âm đứng gần nhau. Đặc điểm này đem lại cho bài thơ âm sắc đồng nhất và cũng có thể vận dụng để nhấn mạnh ý nghĩa trong phương diện khác. Âm được lập lại có thể nằm ở đầu của các từ (phép lập lại) hoặc giữa các từ (trùng âm) hoặc ở cuối các từ hoặc cuối dòng thơ (vần). Công tác chuyển ngữ thường không biểu thị được kỹ thuật vận dụng thanh âm này, đây là sự mất mát đáng tiếc trong châm ngôn vì châm ngôn có hiệu quả là nhờ vấn đề cô đọng ý nghĩa và cách sử dụng thanh âm. Trong bản Kinh Thánh tiếng Hi Bá Lai, ChCn 13:24 chỉ sử dụng bảy từ đồng thời vận dụng hình thức trùng âm và vần điệu (so sánh với câu châm ngôn trong bản tiếng Anh truyền thống: ‘kiêng roi vọt làm hư hỏng con trai mình’). Bản NIV dùng không dưới 18 chữ và không vận dụng được luật thanh âm.
Ai-kiêng-roi-vọt-ghét-con-trai-mình,
người-biết-thương-con-không-quên-sửa-trị-nó.
Cũng may, có thể vận dụng những hình thức khác để nhấn mạnh những điểm đã nổi bật qua cấu trúc thanh âm, nhưng lý do chính của việc học tiếng Hi Bá Lai là để biết thưởng thức thanh âm trong thi ca Kinh Thánh! Các tiên tri thường sử dụng các thanh âm tương đồng củng cố cho vấn đề họ trình bày (EsIs 5:7 7:9).
(ii) Từ ngữ. Thi Tv 2:3 minh hoạ về ‘cấu trúc từ ngữ song hành’ bằng các từ có nghĩa tương đương chẳng hạn như ‘bứt đứt’, ‘quăng xa’, ‘xiềng xích’, ‘dây trói’. Người ta thường gặp các từ có nghĩa tương đương trong các câu thơ đối xứng được gọi là các cặp từ. Đôi khi các từ này có nghĩa tương đương đến nỗi khó lòng phân biệt (đồng nghĩa) nhưng trong một ngôn ngữ ít có các từ hoàn toàn đồng nghĩa, nếu có, cũng chỉ giới hạn trong phạm vi một ít từ thôi, nên chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa khác nhau cũng như ý nghĩa trùng hợp nhau giữa các từ.
(iii) Cấu trúc câu. Cấu trúc ngữ pháp song hành chính xác dễ thấy nhất là trong hai câu ở Thi Tv 2:3 (động từ - đại danh từ - danh từ). Còn ở các câu khác thường có đôi chút biến đổi ngữ pháp (thí dụ số ít và số nhiều, giống đực và giống cái, thì của động từ) để làm phong phú thể thơ và tăng thêm ý nghĩa. Trong ChCn 10:1, điểm khác biệt văn phạm duy nhất là danh từ (‘nỗi buồn’) thay cho động từ (‘làm vui mừng’) trong câu thứ hai. Trong trường hợp này cấu trúc ngữ vựng và ngữ pháp giống nhau, làm nổi bật điểm tương phản khi đổi khôn ngoan ra ngu dại.
(iv) Ngữ nghĩa. Tất nhiên là cấu trúc song hành ở cấp từ và ngữ pháp khiến cho Thi Tv 2:3 trở thành cấu trúc ‘song hành ngữ nghĩa’, một cấu trúc phức tạp nhất và tinh vi nhất. Hai câu đồng nghĩa, cùng diễn tả việc vua chúa các nước bàn kế hoạch chống lại Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên và Đấng Mết-si-a như thế nào. Tuy nhiên, trong phần kế tiếp chúng ta sẽ thấy cấu trúc ngữ nghĩa rất là hiếm.
Bài phân tích của Berlin về bốn phương pháp này giúp chúng ta thấy công trình của Lowth có giá trị nhưng có nhiều hạn chế. Điểm bất ổn chính trong bảng phân loại của Lowth là còn quá nhiều câu thơ không tìm được chỗ đứng trong bảng phân loại này. Kugel nhấn mạnh là có vô số trường hợp ngoại lệ, thay vào đó ông đề nghị chúng ta nên hiểu sự liên hệ giữa hai câu như (ibid, trang 51): ‘B, nhờ có liên hệ với A - mở rộng ý cho A, lập lại ý của A, tái xác định ý của A, tương phản với A, bất kể A hoặc B - có tính cách phụ trợ hoặc nhấn mạnh, và chính đặc điểm này là cốt lõi của cấu trúc song hành trong Kinh Thánh chớ không phải phép đối cân xứng tuyệt mỹ’.
Chúng ta có thể kết luận với những điểm đề nghị là theo quan điểm của người Do Thái xưa thì ‘A không bằng B’, trong quan điểm truyền thống thì ‘A bằng B’, còn với lý thuyết của Kugel thì ‘A, còn hơn nữa là B’. Kugel cho rằng chủ trương về cấu trúc song hành không có lợi và ông cho rằng liệu giữa văn vần và văn xuôi có gì khác nhau không. Tuy nhiên, ông chủ yếu chú trọng đến ‘cấu trúc ngữ nghĩa song hành’ và cấu trúc song hành ở bình diện khác và các đặc điểm thi ca khác thường là rõ ràng hơn.
Robert Alter cũng nêu ra những đề nghị tương tự như Kugel (The Art of Biblical Poetry (Basic Books, 1985), trang 19) ông nói: ‘dòng thơ nào có cấu trúc ngữ nghĩa song hành, ý nghĩa của câu đó chuyển biến rất đặc biệt, hoặc nhấn mạnh ý nghĩa hoặc làm rõ nghĩa hơn (như trong trường hợp các con số biểu ý), hoặc tập trung, xác định, cụ thể hoá, thậm chí còn có thể gọi là kịch tính hoá’.
Tương tự như vậy, David Clines cho biết câu A có khuynh hướng mơ hồ và tổng quát, còn câu B nhấn mạnh vào điểm đặc biệt của một từ hoặc của một vật tượng trưng hoặc của lời lẽ trong câu A (‘The Parallelism of Greater Precision: Note from Isaiah 40 for a Theory of Hebrew Poetry’ trong Directions in Biblical Hebrew Poetry, ed. E.R. Follis (JSOT 1987) trang 77- 100). EsIs 40:3 chép (bản NRSV):
Hãy mở đường trong đồng vắng cho Đức Giê-hô-va,
hãy ban bằng đường cái trong đất hoang cho Đức Chúa Trời chúng ta.
Câu hai nói rõ ‘con đường’ là đường đi theo nghĩa đen, chớ không phải nói ẩn dụ về cách sống và đường đi đó dành cho chính Đức Chúa Trời.
Rõ ràng là tác giả có thể chuyển từ A sang B bằng nhiều cách. Alter đưa ra một số câu khác là (dùng bản dịch của ông):
Sau-lơ giết hàng ngàn
Đa-vít giết hàng vạn (ISa1Sm 18:7).
Sau-lơ không hài lòng chút nào về mức tăng trong số liệu. Ngữ pháp được minh hoạ rõ ràng bằng một danh từ, một tĩnh từ đi sau danh từ minh hoạ cường độ nhấn mạnh về mặt văn phạm (ChCn 4:3):
Ta là con trai của cha ta,
Đứa con một yêu mến của mẹ ta.
Trong Gie Gr 7:34 câu thứ hai nói chính xác hơn: người ta đang ở đâu và họ là những người nào:
Ta sẽ làm cho các thành của Giu-đa
và trong các đường phố Giê-ru-sa-lem
hết tiếng kêu vui, reo mừng
tiếng của cô dâu và chàng rể.
Một câu nói hiểu theo nghĩa đen trở nên đầy kịch tính khi nói theo kiểu ngoa dụ:
Họ sẽ cúi mặt xuống mặt đất trước ngươi,
Họ sẽ liếm bụi đất dưới chân ngươi (EsIs 49:23).
Có thể sử dụng phép ẩn dụ hoặc lối nói ví von để gây ấn tượng như nhau:
Ngươi sẽ dùng cây gậy sắt đập bể chúng nó,
làm vỡ nát chúng nó như bình thợ gốm (Thi Tv 2:9).
Một loại biến thái khác cũng có tầm mức quan trọng. Alter cho biết dù các tác giả viết Kinh Thánh là bậc thầy về cách kể chuyện bằng văn xuôi, nhưng Kinh Thánh không có các thiên sử thi như Iliad hoặc Gilgamesh. Để bù đắp vào khiếm khuyết lạ lùng này Alter đưa ra giải pháp là (ibid., trang 39) ‘những gì mà các thi sĩ viết cho chúng ta thì chẳng phải là tường thuật mà mang tính cách kể lể - nghĩa là triển khai theo phép ẩn dụ chuyện kể’. Các vế trong một câu thơ không nhằm đáp ứng phép đối xứng song hành mà nhằm triển khai và kể một câu chuyện không hẳn là kinh nghiệm thực tế của thi sĩ, dầu vậy thật sự có diễn kịch kinh nghiệm của bản thân thi sĩ:
Kìa kẻ dữ đương đẻ gian ác,
và hoài thai mưu kế,
và sanh điều dối trá (Thi Tv 7:14, bản NRSV).
Trong câu trên điều gian ác tuy phát sinh chậm nhưng chắc chắn vàđược hiểu theo tiến trình sinh sản (các thí dụ tương tự, xem Thi Tv 7:5, 14 18:7-15).
Cô đọng ý nghĩa
Thi ca có thể diễn tả xúc tích nhiều điều. Cấu trúc song hành có nhiều khả năng vô hạn, nhưng thi ca trong Kinh Thánh cũng đầy dẫy ẩn dụ. Các hình ảnh và ẩn dụ thay nhau xuất hiện, tăng cường và bổ túc cho nhau. Đôi khi ẩn dụ nhằm làm tăng thêm lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời (thí dụ: Đức Giê-hô-va là Đấng chăn chiên). Có chỗ khác triển khai khác lạ gây ngạc nhiên (thí dụ: Thi Tv 39:11 Đức Chúa Trời... khác nào như con sùng) hoặc miêu tả vào chi tiết đến lạ lùng (thí dụ: Gióp 14; OsHs 14:4-8). Chúng ta không thể xác định hết giá trị thực tiễn và thần đạo của các ẩn dụ. Chúng là phương tiện cho chúng ta diễn dịch kinh nghiệm của mình và là bản đồ hướng dẫn đời sống chúng ta. Vì thế các độc giả Kinh Thánh cần cố gắng học biết đôi điều về nền văn hoá vùng Cận Đông cổ xưa để cảm nhận được sức mạnh của lẽ thật thường được trình bày qua ngôn ngữ bằng hình ảnh sống động.
Ẩn dụ trong thi ca Kinh Thánh giúp cho Kinh Thánh truyền thông mạnh mẽ với các tín đồ qua các thời đại. Một câu châm ngôn hoặc một thi thiên là nhằm mục đích ứng dụng cho mọi lớp người trong nhiều hoàn cảnh. Bệnh hoạn, quân thù và thiếu vắng sự hiện diện của Đức Chúa Trời đều có thể coi là các lực lượng đang vây hãm dân của Đức Chúa Trời (thí dụ Thi Thiên 6). Có thể không sẵn roi vọt (ChCn 13:24) nhưng một lời nói sắc bén hoặc sự giam cầm cũng đạt cùng một mục tiêu. Dĩ nhiên là chúng ta rút ra các nguyên tắc tổng quát từ một tấm gương cụ thể rồi tìm một áp dụng cụ thể ứng dụng cho hoàn cảnh chung.
Trong các sách tiên tri chúng ta thường thấy tác giả vận dụng lại hoặc nhấn mạnh lại các sấm ngôn rồi áp dụng cho các bối cảnh lịch sử khác (thí dụ: Ê-sai 13 và Khải Thị 18). Tầm hiểu rộng rãi trong văn thơ khích lệ độc giả động não nới rộng phạm vi nghĩ ngợi để tìm ra nhiều lời giải nghĩa. Nhưng mặt khác, trong lãnh vực luật pháp hoặc giáo lý, thường thường việc quan trọng là quyết định chọn lấy một ý nghĩa mà thôi.
Vì cớ tính cách này mà văn thơ khó đọc hơn văn xuôi. Chúng ta phải điền vào những khoảng trống để bài thơ có ý nghĩa đối với chính mình. Chúng ta phải chịu khó liên hệ bài thơ với cuộc sống bản thân trong khi tìm tòi những ý ngầm ẩn, phức tạp và lý giải những hình ảnh sống động của bài thơ. Việc này lôi cuốn chúng ta và thách thức chúng ta biến thế giới quan của thi sĩ thành thế giới quan của chính mình. Nhưng như vậy không có nghĩa là đọc thi ca trong tinh thần hoàn toàn chủ quan và võ đoán. Khi cẩn thận phân tích một bài thơ chúng ta sẽ gặt hái được hiệu quả phong phú và cũng học tập kỹ thuật tìm tòi ý nghĩa của bài thơ mà tác giả đã ký thác vào đó và người xưa đã thưởng thức rồi nay đến phiên chúng ta.
Bố cục một bài thơ
Cho đến đây chúng ta mới tập trung bàn về nét đặc thù của một câu thơ hoặc của một đoạn thơ ngắn. Bấy nhiêu cũng đủ cho chúng ta hiểu khá nhiều câu châm ngôn và các đoạn thơ riêng rẽ. Nhưng chúng ta cũng thấy các bài thơ dài được bố cục một cách mạch lạc, hài hoà về mặt cấu trúc chúng ta thường phát hiện nhiều phân đoạn trong một bài thơ biểu thị sắc thái đồng nhất về ý nghĩa và ngữ pháp. Có thể liên kết một hoặc nhiều phân đoạn lại thành một khổ thơ.
Bài thơ nào cũng có nét đặc thù riêng, nhưng đều có các đặc điểm bố cục chung như sau:
(i) Các câu thơ dài, ngắn tuỳ cách vận dụng của tác giả. Đa số các câu Kinh Thánh dưới dạng thơ gồm hai vế. Nhưng thỉnh thoảng cũng có những vế thơ đứng riêng lẻ hoặc có một giòng thơ có ba vế. Thường thường tác giả dùng những dòng thơ này để mở đầu (thí dụ Nha Dc 6:19 Gie Gr 10:12) hoặc kết thúc một đoạn (thí dụ: Gie Gr 14:9 SaSt 49:27) và dòng thơ gồm ba vế thường đưa đoạn thơ hoặc bài thơ đến cao điểm (Thi Tv 16:11).
(ii) Cấu trúc Nối kết ngữ (Anacrusis). Đôi khi một vế, một từ (liên từ hoặc một vế) trong dòng thơ không nằm trong khuôn mẫu bình thường. Tác giả thường dùng cấu trúc Nối kết ngữ (Anacrusis) để liên kết các dòng thơ với nhau (chẳng hạn như các từ vì, bây giờ, khốn thay) hoặc mở đầu một lời xác định quan trọng. Thi Tv 1:1 (bản dịch của tôi) có ba vế sử dụng phần nào phép giao thoa và mở đầu bằng cấu trúc Nối kết ngữ (a). Đây là cách mở đầu gây ấn tượng mạnh mẽ đối với bộ sách Thi Thiên.
Phước cho người nào (a)
Chẳng theo mưu kế của kẻ dữ (b c)
Chẳng đứng trong đường tội nhân (c’b’)
Chẳng ngồi chung chỗ kẻ nhạo báng (c’’b’’)
(iii) Điệp khúc. Đây là phép lập lại một câu thơ cách đều đặn, như điệp khúc giữa các lời một bài hát. Trong Thi Thiên 42 và 43 điệp khúc lập lại ba lần và tóm tắt chủ đề:
Hỡi linh hồn ta, cớ sao ngươi sờn ngã?
Cớ sao ngươi bồn chồn trong mình ta?
Hãy trông cậy nơi Đức Chúa Trời,
Ta sẽ còn ngợi khen Ngài,
Ngài là Cứu Chúa và là Đức Chúa Trời ta
(Thi Tv 42:5,11 43:5).
Đây là lý do khiến các học giả tin chắc hai thi thiên này vốn là một bài và phải đọc chung với nhau.
(iv) Từ “mấu chốt”. Một bài thơ, hoặc một đoạn thơ, thường liên kết với nhau qua các từ quan trọng được dùng nhiều lần, chẳng hạn như từ tiếng trong Thi Thiên 29 hay những từ khác nhau chỉ thời gian trong Thi Thiên 90.
(v) Cấu trúc Mốc báo (Inclusio). Theo phép này tác giả nhắc lại một từ hoặc một cụm từ ở đầu và cuối bài thơ hoặc bài văn (thí dụ: ‘Hỡi linh hồn ta, hãy ngợi khen Đức Giê-hô - va’, Thi Tv 103:1, 22). Phép ‘Inclusio’ đúc kết một khổ thơ và báo cho người đọc biết đã hết một khổ lớn. Thường khi ý nghĩa của cụm từ lập lại trở nên phong phú (chẳng hạn như Thi Thiên 8) nhờ nội dung của khổ thơ.
(vi) Cấu trúc Chữ cái đầu dòng (Acrostic). (Chữ cái đầu dòng thơ theo thứ tự bảng chữ cái). Mỗi đơn vị trong bài thơ trong cấu trúc này có mẫu tự đứng đầu dòng thơ. Các mẫu tự xuất hiện theo thứ tự trong bảng chữ cái Hi Bá Lai. Người ta có thể vận dụng hình thức này vào vế (Thi Thiên 111; 112), hoặc vào từng dòng thơ (Thi Thiên 25), hoặc đôi dòng thơ (Thi Thiên 37), hoặc ba dòng thơ (Ca Thương 2). Tuyệt tác là Thi Thiên 119, với 22 khổ thơ, mỗi khổ tám dòng, tất cả tám dòng trong cùng một khổ thơ đều bắt đầu bằng một từ có cùng một mẫu tự ấn định cho khổ thơ đó. Vì cớ khuôn khổ gò bó như vậy nên mối liên quan giữa các câu thơ thường là khá lỏng lẻo.
(vii) Các cấu trúc khác. Cấu trúc song hành đồng nghĩa là một cấu trúc cân đối và thích hợp để diễn tả tâm trạng một cách khách quan, nhưng cấu trúc này có thể trở nên nhàm chán và trừu tượng. Nhờ những cấu trúc biến thể và dạng chuyện kể màbài thơ đem lại lý thú và nhận thức mới, nhưng nếu sử dụng thái quá có thể trở nên cạn cợt và chúng ta không có thời gian để thấm nhuần ý sâu sắc xác định về Đức Chúa Trời và chính chúng ta. Nhìn chung, thi ca Kinh Thánh là một tổng hợp hài hoà giữa câu chuyện với ý nghĩa, hành động và suy tư.
Kết luận
Đa-vít được gọi là ‘tác giả thi thiên ngọt ngào của Y-sơ-ra-ên’ (IISa 2Sm 23:1, AV/KJV). Nhờ ông và nhiều người khác mà trong vô số các bài thơ đã được sáng tác, chúng ta có một số bài vĩ đại nhất trong Kinh Thánh. Chúa Giê-xu thường nhắc lại hoặc trích dẫn thi ca Cựu Ước. Bỏ qua phần thi ca tức là coi nhẹ phần đóng góp đặc biệt của thi ca vào phương diện con người được linh cảm để viết lời của Đức Chúa Trời. Bài này nhằm mục đích giới thiệu nghệ thuật và sự tinh tế của các thi sĩ khi họ truyền đạt lại những lời dạy bảo mà họ nhận được đầy đủ từ Đức Chúa Trời. Cũng nên công nhận là khi quá mức tập trung vào kỹ thuật và nét đẹp của thi ca thì có thể chúng ta không còn nhận thức được các lẽ thật quan trọng (ICo1Cr 13:1). Tuy nhiên Kinh Thánh làm chứng đầy đủ rằng trải qua các thời đại dân của Đức Chúa Trời đã xét thấy chỉ có thi ca mới có thể bộc lộ thoả đáng các kinh nghiệm sâu xa nhất và siêu thoát nhất của chúng ta về Đức Chúa Trời và về thế giới mà dân của Ngài đang trú ngụ (so sánh TrGv 12:10 CoCl 3:16).
Philip Jenson
Tài liệu đọc thêm
R. Alter, The Art of Biblical Poetry (Basic Books / T. và T. Clark, 1985).
L. Kugel. The Idea of Biblical Poetry (Yale University Press, 1981).
D.L. Petersen and K.H. Richards, Interpreting Biblical Poetry (Fortress, 1992).
W.G.E. Watson, Classical Hebrew Poetry: A Guide to its Techniques (Sheffield Academic Press, 1984).

GIÓP
Dẫn nhập
Chủ đề của sách
Khi đọc tác phẩm nổi tiếng này, mọi người đều biết chủ đề của sách là vấn nạn về sự khổ đau. Nhưng thực ra khổ đau nghĩa là gì? Đối với nhiều người thì vấn nạn là như sau: Vì sao xảy ra khổ đau? Đâu là nguồn gốc và nguyên nhân của khổ đau? Hoặc trên bình diện riêng tư hơn thì vấn nạn là: Vì sao tôi phải gánh nỗi khổ này? Nhưng có lẽ vấn nạn nêu ra dưới dạng các câu hỏi này phần chính bộc lộ rằng chúng ta bị ám ảnh phải khám phá ra nguồn gốc của mọi sự việc trong thế giới hiện đại này - như thể chỉ nhờ cách đó mà chúng ta mới thật sự thấu triệt tri thức.
Sách Gióp không giải đáp thoả đáng căn nguyên của khổ đau dù đây là một vấn nạn nghiêm trọng. Dĩ nhiên các bạn của Gióp có nêu vấn đề và giải đáp một phần nào đó. Theo họ, thường thường khổ đau là một hình thức hình phạt tội lỗi và đôi khi nhằm cảnh báo để tránh phạm tội trong tương lai. Nói chung sách trình bày thêm rằng đôi khi như trong trường hợp của Gióp, khổ đau không có lý do nào thuộc về trần gian cả mà chỉ nhằm xác chứng cho lời tuyên bố của Đức Chúa Trời là con người có thể hầu việc Đức Chúa Trời mà không mơ tưởng nghĩ ngợi gì đến phần thưởng. Nhưng chính vì sách đưa ra nhiều nguyên do của khổ đau mà độc giả không thể căn cứ vào sách này để phát hiện nguyên do của nỗi khổ đau của chính mình; họ rơi vào cùng một thế như Gióp là không hề biết nguyên do gây ra nỗi khổ đau của mình. Đối với họ điều này vẫn còn là một điều bí ẩn cho đến cuối cùng. Chúng ta có thể kết luận rằng sách không coi vấn đề nguyên nhân là vấn đề quan trọng trong nỗi khổ đau.
Vấn nạn thứ hai trong khổ đau là: Những người vô tội có chịu khổ không? Hoặc người đang khổ đau có phải là người đáng chịu khổ không? Đây chính là vấn nạn mà sách khơi ra và giải đáp một cách thoả đáng. Sách bác bỏ ý tưởng cho rằng khổ đau luôn luôn là một biện pháp trừng phạt tội lỗi vì sách luôn khẳng định Gióp là người công nghĩa dù ông đang chịu khổ. Không phải chỉ có một mình người kể chuyện (1:1), xác nhận Gióp là người vô tội, mà chính bản thân Gióp (6:30 9:15) lẫn Đức Chúa Trời cũng khẳng định như vậy (42:7-8). Dầu sao thì khi gặp khổ đau khuynh hướng tự nhiên của con người là tự hỏi: ‘Mình có làm gì mà phải chịu như thế này?’. Sách Gióp công nhận rằng đôi khi sự khổ đau xảy ra cho ai đó là đích đáng, nhưng phần giải đáp chính của sách về vấn nạn này là bạn không cần phải tự kết án mình; sự khổ đau xảy ra cho bạn không phải lúc nào cũng là đích đáng. Dầu vậy ngay cả vấn nạn này và lời giải đáp cho vấn nạn cũng không phải là điểm chính yếu mà sách nhắm đến trong vấn đề khổ đau.
Vấn nạn trọng yếu thứ ba về sự khổ đau do sách Gióp khơi dậy có sắc thái riêng tư hơn. Nghĩa là: Mình chịu khổ như thế nào đây? Mình phải làm gì trong khi chịu khổ? Có thể tiếp tục chịu khổ trong tinh thần nào? So sánh vấn nạn này với câu hỏi chúng ta phải đối phó với khổ đau như thế nào, thì vấn nạn thứ nhất (về nguyên do của sự khổ đau) có vẻ đơn thuần thuộc lãnh vực tri thức, còn vấn nạn thứ hai (người vô tội có phải chịu khổ không?) có thể rất dễ giải đáp. Còn vấn nạn thứ ba thì khó trả lời nhất; cần đến toàn bộ sách Gióp mới giải đáp được.
Sách Gióp đưa ra hai giải đáp riêng rẽ nhưng bổ túc cho nhau khi mô tả phản ứng của Gióp đối với sự khổ đau mà ông đang chịu. Hai chương đầu trong thể văn xuôi dẫn nhập vào cuốn sách đưa ra giải pháp thứ nhất. Gióp phản ứng đối với các tai hoạ xảy đến cho ông với thái độ bình tĩnh chấp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời; ông có thể ca tụng Đức Chúa Trời về những điều Ngài ban cho rồi lấy đi (1:21) cả những điều đem lại sự tốt đẹp lẫn những điều gây thiệt hại (2:10). Nếu những ai đang chịu khổ đau có thể đồng cảm với Gióp và có thái độ chấp nhận như Gióp thì họ thật có phước. Nếu, cũng như ông, họ không tìm cách phớt lờ thực tế khổ đau bằng cách chìm đắm vào quá khứ và nếu họ không bị đè bẹp dưới nỗi buồn khổ hiện tại đến nỗi quên hết những phước hạnh họ từng hưởng thụ trong thời gian qua thì khi đọc sách Gióp họ thâu hái được điều bổ ích. Tuy nhiên, nhiều người khó có thái độ chấp nhận này; thật ra họ là một mẫu người tổng hợp giữa Gióp con người kiên nhẫn và Gióp con người thiếu kiên nhẫn.
Từ tâm trạng buồn khổ và rối loạn bộc lộ trong lời thơ của Gióp, chúng ta tìm được câu trả lời thứ hai cho câu hỏi: ‘Tôi phải làm gì trong khi chịu khổ?’ (giữa chương 3 và chương 31). Khi ông không còn đơn giản chấp nhận tai hoạ đã xảy đến cho mình và ông trở nên cay đắng, tức giận vì bị đè bẹp dưới cảm giác là Đức Chúa Trời xa lánh mình, rồi đến nỗi ông cảm thấy bị Đức Chúa Trời bắt bớ, thì Gióp đã làm đúng những việc ông phải làm. Ông không tìm cách bóp nghẹt thái độ phản kháng đối với Đức Chúa Trời về những việc xảy đến cho ông; ông tuyên bố sẽ nói ra ‘trong cơn hoạn nạn của tâm linh ông’ và ‘phàn nàn trong nỗi cay đắng của tâm hồn’ (7:11) ông không phàn nàn hoặc la hét trút cơn giận dữ và tấm lòng nao sờn vào không khí; ông hướng về Đức Chúa Trời mà trút đổ nỗi cay đắng của mình.
Dù có nhiều lúc Gióp tỏ vẻ thiếu suy nghĩ và không công chính trong cách nói về Đức Chúa Trời, nhưng những lời phản đối của ông là đúng; vì ông thấy phải giải quyết với chính Đức Chúa Trời. Cũng chính vì ông quyết tâm hướng về Đức Chúa Trời mà cuối cùng Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài cho ông (chương 39-41). Không phải khi Đức Chúa Trời trả lời cho ông mà ông hết khổ đau. Nhưng khi đó ông thấy mình hiểu sai về Đức Chúa Trời, và nỗi khổ đau của ông nguôi ngoai phần nào khi ông được diện kiến với Đức Chúa Trời. Dù Gióp thốt ra nhiều lời lẽ cay đắng đối với Đức Chúa Trời, nhưng rốt cuộc kỳ lạ là Đức Chúa Trời thực sự khen ông vì ông nói về Ngài ‘cách xứng đáng’ (42:7-8). Nghĩa là trong cơn khổ đau ông hướng về Đức Chúa Trời và yêu cầu Ngài giải thích.
Nếu những người lâm vào một cảnh ngộ tương tự như Gióp (tức là những người không biết mình chịu khổ vì lý do gì) đọc sách này thì sách muốn nói với họ rằng: Nếu có thể, bạn hãy học theo gương kiên nhẫn của Gióp. Nhưng khi bạn không còn chịu đựng được nữa bạn hãy đem nỗi khổ đau, buồn giận và tình trạng mất kiên nhẫn đến với Đức Chúa Trời, vì suy cho cùng thì Đức Chúa Trời là căn nguyên của sự khổ đau và chỉ nhờ gặp Ngài, nỗi khổ đau mới vơi đi.
Dĩ nhiên Gióp là nhân vật chính trong sách nhưng không phải là nhân vật duy nhất. Bạn bè của Gióp có đóng góp gì cho ông khi ông chịu khổ? Những người đang chịu khổ khác tìm được sự giúp đỡ nào cho chính mình khi đọc những lời thơ của các bạn này? Ê-li-pha nói nếu bạn vô tội thì bạn chỉ tạm chịu khổ đau thôi, ông nói: ‘Có bao giờ kẻ vô tội lại hư mất? Người ngay thẳng đâu có bị trừ diệt?’ (4:7). Nếu Gióp vốn là người kính sợ Đức Chúa Trời, ông có quyền tin rằng ông sẽ không chịu khổ lâu dài. Binh-đát tin chắc vào nguyên tắc báo trả và thấy lý thuyết của ông được củng cố trong cái chết của các con trai của Gióp, hẳn là họ đã phạm tội trọng nên mới chết (8:4). Riêng Gióp còn sống nên tội lỗi của ông không nặng lắm, và ông nên hài lòng vì còn được tha mạng. Sô-pha tin rằng khổ đau luôn luôn là hậu quả của tội lỗi, nhưng ông cũng tin Đức Chúa Trời là Đấng thương xót, nên ông đoán rằng Gióp đang gánh chịu một mức khổ đau nhẹ hơn mức ông đáng phải chịu từ nơi Đức Chúa Trời công bình (11:5-6). Ê-li-hu nhận định rằng sự khổ đau là phương tiện để truyền đạt của Đức Chúa Trời, là lời cảnh giác tránh phạm tội trong tương lai.
Không một ai trong sách Gióp cho rằng mấy người bạn sai hoàn toàn. Ngay cả lúc Đức Chúa Trời quở trách họ (42:7) là ‘không nói về ta cách xứng đáng’ - nghĩa là, trong trường hợp của Gióp, ông không có tội gì hết, và nỗi khổ của ông không phải là sự hình phạt của Đức Chúa Trời. Nói chung, những điều mà mấy người bạn của Gióp nói có thể đúng trong các trường hợp khác. Nhưng họ sai lầm ở chỗ thay vì căn cứ vào những điều mắt thấy tai nghe thì họ lại dựa vào lý thuyết của mình. Họ biết Gióp là người tốt nhưng họ sai đối với ông khi nghĩ rằng nỗi khổ đau của ông là bằng chứng cáo giác tình trạng đó. Sách không chống lại quan điểm của các bạn của Gióp, nhưng xác định rằng nỗi khổ đau xảy đến cho người ngay lành không đáng bị khổ đau cũng xảy đến cho những người gian ác, xấu xa là người đáng phải chịu mọi điều đó.
Xuất xứ của sách
Chúng ta không thể xác định được ngày tháng biên soạn sách Gióp, ngoại trừ mốc thời gian tối đa: tức là khoảng thế kỷ thứ bảy và thế kỷ thứ hai T.C.. Câu chuyện dân gian về một người công nghĩa chịu khổ đau có lẽ đã có từ lâu trước khi tác phẩm văn vần này ra đời như hiện nay. Chủ đề về người vô tội chịu khổ nạn cũng xuất hiện trong các đoạn sách Giê-rê-mi và Ê-sai hình thành từ thế kỷ thứ sáu. Vì vậy có thể là nỗi khổ đau của Gióp nhằm tượng trưng cho nỗi khổ đau của người Do Thái trong thời kỳ lưu đày.
Chắc chắn tác giả viết sách là người Y-sơ-ra-ên. Quê hương của Gióp được mô tả là ở phía bắc Ả Rập; chuyện tích của ông xảy ra vào thời đại tổ phụ xa xưa; và chính bản thân Gióp không biết Đức Chúa Trời là Đức Giê-hô-va theo như danh xưng mà người Y-sơ-ra-ên thường dùng. Tuy nhiên, tác giả muốn nêu vấn nạn của Gióp trên bình diện toàn cầu, dù tư tưởng và phong cách văn học của sách hoàn toàn in đậm sắc thái Do Thái.
Đối với những người nghiên cứu Kinh Thánh hiện nay, thì sách Gióp được xếp chung vào bộ sách gọi là ‘Văn chương khôn ngoan’. Chúng ta không dám quyết chắc là có một bối cảnh xã hội chung cho tập thể những người ‘khôn ngoan’ để rồi từ đó sản sinh các sách này (thí dụ sách Châm Ngôn, sách Gióp và Truyền Đạo;) rất bổ ích khi chúng ta đối chiếu các sách này với nhau về mặt thần học. Sách Châm Ngôn một mực bênh vực cho thuyết báo ứng. Sách đề ra nguyên tắc căn bản là sự khôn ngoan dẫn đến sự sống, còn ngu dại dẫn đến sự chết, sách cũng mặc nhiên thừa nhận rằng ở bất kỳ nơi nào người công nghĩa cũng đều được ban thưởng và kẻ tội lỗi bị hình phạt. Sách Truyền Đạo không mảy may nghi ngờ về giá trị của con đường mưu tìm sự khôn ngoan nhưng rốt cuộc xem như sách đánh một dấu hỏi đầy thách thức trên lề sách Châm Ngôn với vấn nạn lúc con người lâm chung số phận của sự khôn ngoan ra sao? Sự chết xoá bỏ mọi giá trị kể cả sự khôn ngoan. Như vậy ý nghĩa của cuộc đời không nằm trong việc mưu tìm sở hữu một điều mà ta biết là sẽ bị mất đi. Sách Truyền Đạo nói tốt hơn hết là coi cuộc đời như một cơ hội để vui hưởng (TrGv 2:4); vì hưởng thụ không có nghĩa là tích luỹ của cải để rồi sau này bị tiêu huỷ mà là tận dụng cho cuộc sống trên đời này. Sách Gióp cũng thách thức tư duy của sách Châm Ngôn nhưng dưới hình thức khác. Theo tư duy của sách Châm Ngôn thì không thể nào có một con người cỡ Gióp. Nếu Gióp thực sự là người công nghĩa thì đương nhiên ông có sự sống, của cải và sức khoẻ. Tuy nhiên sách Gióp mô tả ông vừa là người công nghĩa vừa là người khổ đau. Đồng thời sách chứng tỏ rằng thái độ đạo đức thật không phải là thụ động cam chịu số phận bất hạnh mà là can đảm tranh luận với Đức Chúa Trời.
Tài liệu đọc thêm
D. Atkinson, The Message of Job, BST (IVP, 1991).
F.I. Andersen, Job, TOTC (IVP, 1976).
N.C. Habel, The Book of Job, OTL (SCM,1985).
J.E. Hartley, The Book of Job, NICOT (Eerdmans, 1988).
D.J.A. Clines, Job 1 - 20, WBC (Word, 1989).

THI THIÊN
Dẫn nhập
Cửa sổ nhìn vào Cựu Ước
Làm thành viên của hội thánh thời Cựu Ước là như thế nào? Thành viên hội thánh thời Cựu Ước tin những gì? Họ có kinh nghiệm nào về Đức Chúa Trời? Kinh nghiệm đó mang tính cách cá nhân hay tập thể? Tôn giáo của họ có làm cho họ vui mừng không? Hoặc trở thành gánh nặng cho họ? Phải chăng họ là những người xa lạ thuộc về một thời kỳ khác hoặc họ là anh chị em của chúng ta? Khi nhìn qua ô cửa sổ Thi Thiên chúng ta khám phá rằng thật đúng là cùng một Đức Chúa Trời, nay đang tự bày tỏ cho chúng ta qua Đấng Christ, và chúng ta khám phá rằng trong Thi Thiên có những con người cùng một bản chất với chúng ta họ cũng đối phó với cùng một cuộc sống như chúng ta. Rồi chúng ta cũng khám phá rằng Đức Chúa Trời tăng thêm niềm vui cho họ và gánh thay cho họ những gánh nặng.
Sự hết lòng, sự khẩn nguyện, sự hăng hái, sự hiểu biết và niềm vui sướng của họ cáo trách chúng ta về sự chần chờ, không muốn cầu nguyện, và sự lạnh nhạt thờ ơ của chúng ta khi đáp ứng. Nhưng họ là anh chị em của chúng ta. Những bài hát của họ cho chúng ta thấy rằng trong Tân Ước những việc làm bởi lòng thương xót của Đức Chúa Trời đã giục giã chúng ta tuân thủ luật pháp của Đức Chúa Trời in như trong Cựu Ước họ tuân thủ luật pháp của Ngài trên cơ sở những việc Ngài đã làm cho họ bởi lòng thương xót. Mà họ quả là một dân biết ca hát! Các vị lãnh tụ cấp cao như Môi-se (Xuất Ê-díp-tô Ký 15), Đê-bô-ra và Ba-rác (Quan Xét 5), Đa-vít (IISa-mu-ên 1) và Ê-xê-chia (Ê-sai 38), và những người bình dị khác như An-ne (ISa-mu-ên 2) và các tiên tri như Ha-ba-cúc (Ha-ba-cúc 3) đã ghi lại những giây phút quan trọng trong đời mình bằng những bài hát. Tự thân Thi Thiên biểu thị một niềm tin tuôn trào qua bài hát. Vì vậy một hợp tuyển những áng thi thiên tuyệt tác này phát xuất từ dân tộc này và từ tôn giáo này là điều không đáng lạ.
Thi Thiên là một quyển sách
Có lẽ xem Thi Thiên là một tập hợp của các sách thì đúng hơn.
i) Có thể chắc chắn là trong Thi Thiên có những tuyển tập mỏng hơn, xưa kia hình thành riêng rẽ, đã được bảo tồn trong Thi Thiên (thí dụ: 93-100 (Ca ngợi Giê-ru-sa-lem;) 113-118 (Ca khúc về sự cứu rỗi;) 120-136 (Bài ca hành hương;) 146-150 (Bài trường ca Ha-lê-lu -gia)).
ii) Có bằng chứng về một tuyển tập hình thành sớm hơn đã được đưa vào Thi Thiên cách rời rạc hơn. Nhiều thi thiên có ghi chú là ‘Dành cho nhạc trưởng’ (thí dụ 31, 47, 51-62). Phải chăng hồi đó đền thờ có một nhạc trưởng? Phải chăng có lúc chính ông tự biên soạn sách nhạc? Nếu thật vậy thì ông rất cẩn thận đối với tác quyền. Bằng chứng là, ngoại trừ Thi Thiên 66, 67, ông luôn luôn ghi thêm lời chú thích về tác giả ‘Do Đa-vít làm’ / ‘Do A-sáp làm’, ... Thí dụ, khi đưa Thi Thiên 88 vào tuyển tập ông có ghi rằng ‘Thi thiên này nằm trong tuyển tập của con cháu Cô-rê, do Hê-man, người Ê-ra-hi làm.’
iii) Cô-rê và A-sáp đều là nhạc trưởng (ISu1Sb 6:31-33, 39 15:16 16:4-7). Thi Thiên 42-49, 84, 87 tiêu biểu cho tuyển tập của Cô-rê xoay quanh niềm hoan hỉ đối với núi Si-ôn. Còn Thi Thiên 50, 73-83 tiêu biểu cho tuyển tập của Cô-rê nhấn mạnh về xét xử và sự chăm nom dẫn dắt của Đức Chúa Trời.
iv) Thi thiên của các tác giả khác hiếm hơn: Giê-đu-thun (39, 62, 77), Ê-than (89), Hê-man (88), so sánh IVua 1V 4:31, và Môi-se (90). Hầu hết các Thi Thiên đều được ghi là do Đa - vít làm (3-32, 34-41, 51-65, 68-70, 101, 103, 108-110, 122, 131, 133, 138, 139, 140-145).
v) Các chuyên viên thường tỏ ra hoài nghi về những tựa đề trong thi thiên. Trong thời kỳ mà người ta có xu hướng gán cho thời Mác-ca-bê càng nhiều thi thiên càng tốt (thế kỷ thứ IT.C.) thì các tựa đề đều bị xem là tác phẩm của ngòi bút biên tập. Mới đây người ta dễ chấp nhận những niên đại tiền lưu đày hơn, dù rằng những ý kiến vẫn chưa đồng bộ về vụ thi thiên nào hoặc bao nhiêu thi thiên hình thành trong thời Các Vua. Người ta cũng thoả thuận là câu ghi chú: ‘Cho Đa-vít’ ngụ ý là ‘Đa-vít làm’ nhưng ít ai nhất trí với M.G. Goulder trong vụ nghiêm chỉnh công nhận Đa-vít là tác giả của tất cả các thi thiên đó (Những bài cầu nguyện của Đa-vít: Thi Thiên 51-72, Những bài khảo cứu về Thi Thiên tập II, (JSOTS 102, Sheffield, 1990)). Dầu vậy họ cũng chẳng có lý do chính đáng nào khi không chịu chủ trương như ông này. Chắc chắn là những lời đề tựa là do ngòi bút biên tập (căn cứ vào đại danh từ ngôi thứ ba trong lời đề tựa). Nhưng đến thời của bản I.XX (thế kỷ thứ II hoặc III T.C.) người ta đã không còn hiểu nghĩa của những từ dùng trong đó và không ai rõ việc biên tập này diễn ra vào thời nào trong quá khứ. Những lời đề tựa đó đến tay chúng ta qua bản văn Massoretic trong tiếng Hi Bá Lai (trong đó lời đề tựa xuất hiện dưới dạng câu 1 của thi thiên trong cuộc). Trong Kinh Thánh Tân Ước, Chúa Giê-xu, Phi-e-rơ và Phao-lô đều đặt lập luận của mình trên cơ sở là những lời đề tựa đó là xác thực.
Chủ trương đối kháng không chấp nhận tác quyền của Đa-vít đối với những thi thiên này là chủ trương cho rằng những lời ghi chú có tính cách lịch sử đóng vai trò liên hệ một số thi thiên với đời sống của Đa-vít (3, 7, 18,... ) đều là kết quả của sự phỏng đoán của biên tập viên vì giữa thi thiên với sự việc kể như không có liên quan gì cả hoặc nếu có thì rất mơ hồ. Gạt sang một bên ý tưởng lên án các biên tập viên ngày xưa dám làm một việc ẩu tả đến thế, chúng ta thấy chủ trương này đã bỏ qua sự kiện thi thiên mang tính chất suy niệm ngẫm nghĩ, chớ không phải là miêu tả sự việc. Trong từng trường hợp có thể lý giải thoả đáng là hoặc đang khi sự việc xảy ra, hoặc sau này khi hồi tưởng lại Đa-vít đã bộc lộ những cảm nghĩ đó.
vi) Trong những Thi Thiên Elohim có thêm bằng chứng về sự can thiệp của ngòi bút biên tập. Trong Thi Thiên 42-83 ‘Elohim’ (‘Đức Chúa Trời’) xuất hiện nhiều lần hơn ‘Yahweh’ (‘Chúa’) và có vẻ như người ta đã cố tình dùng danh từ Elohim thay cho Danh của Đức Chúa Trời (so sánh Thi Thiên 14 và 53; 40:13-17 và 70.) Có lẽ việc đã diễn ra trước khi việc sưu tầm các thi thiên được hoàn tất. Nhưng đối với chúng ta đây là một trong vô số chặng chưa được lý giải trong tiến trình những bài thi thiên thuộc nhiều thời đại được tập hợp thành bộ Thi Thiên trong Kinh Thánh.
vii) Sách Thi Thiên thường được gọi là ‘Thánh Ca của Đền Thờ Thứ Hai’, tức là đền thờ do cộng đồng dân hồi hương xây vào năm 520 T.C. (Xem Exe Ed 5:1,2 6:15 AgKg 1:14,15). Chắc chắn một công trình cỡ đó đã thúc đẩy sự hình thành một quyển thánh ca mới. Rồi nếu chúng ta nhất trí với Y. Kaufmann, trong quyển Tôn Giáo của dân Y-sơ-ra-ên (George Allen và Unwin, 1961), trang 311 rằng: ‘Cứ xét theo nghĩa rõ ràng trong nội dung của các thi thiên thì chẳng có một thi thiên nào hình thành sau Thi Thiên 137 là thi thiên về sự lưu đày’ tất cả các bài thi thiên hiện nay, vào thời đó cũng đã có sẵn cho người ta tuyển chọn. Có lẽ lúc đó người ta sắp tuyển tập thành năm tập như hiện nay bằng cách thêm vào những phần chúc tạ (ca tụng) trong 41:13 72:18-20 89:52 và 106:48. Dầu vậy, còn một thắc mắc không lời giải đáp nữa: Phải chăng tuyển tập được chia ra làm năm quyển để tương ứng với năm sách trong Ngũ Kinh? Không ai dám trả lời quả quyết.
Thi Thiên trong sự thờ phượng
Cha đẻ ngành nghiên cứu chuyên sâu về thi thiên là ông Hermann Gunkel, Các Thi Thiên (Die Psalmem, Vandenhock và Ruprecht, 1926). Ông là người bắt đầu liên hệ từng thi thiên với hoàn cảnh sống đã sinh ra thi thiên đó. Ông phân biệt một số loại: (a) Những bài ca, gồm những Thi Thiên như 8, 19, 29 trình bày sự vĩ đại và những thuộc tính của Đức Chúa Trời. Trong loại này còn có những phân loại gồm những bài Thi Thiên về sự đăng quang ca tụng Chúa là Vua (thí dụ 47, 96, 98), và những bài Thi Thiên về Si-ôn (thí dụ 46, 87;) (b) Những lời than vãn của cộng đồng như Thi Thiên 74, 79, 80; (c) Những bài Thi Thiên nói về Vua, tập trung trình bày về vua (thí dụ 2, 45, 110;) (d) Những lời than vãn của cá nhân. Loại này tập trung nhiều bài nhất (thí dụ 3-7, 140-143;) một trong những phân loại ở đây là Thi Thiên về lòng vững tin trình bày về niềm tin chắc chắn rằng Đức Chúa Trời sẽ giải cứu (11, 16, 23;) (e) Những bài Thi Thiên cảm tạ của cá nhân (thí dụ 30, 32, 116) sau khi được giải cứu. Ngoài những phần chính này ra còn có thể phân biệt những loại có ít bài hơn: Cảm tạ của cộng đồng (thí dụ 124), sự khôn ngoan (49), hành hương (120-134), và thờ phượng (15, 24).
Công trình của ông Gunkel không thoả đáng cho lắm vì ông không đưa ra những yếu tố nhất quán làm cơ sở phân loại. Vì đôi khi ông căn cứ trên hình thức hoặc cấu trúc, đôi khi ông căn cứ trên nội dung mà phân loại. Dầu sao ông cũng giải thoát màn nghiên cứu thi thiên khỏi tình trạng khảo sát khô khan về niên đại và ông đã giới thiệu một hướng thưởng thức mới mẻ về thể loại thi thiên và thi thiên thành hình vì mục đích gì. Ông dẫn đường tới đâu người khác theo tới đó, xây dựng thêm và khai triển thêm phương cách phân loại, cách thức phân loại thi thiên nhưng đặc biệt là nhất trí với ông là phải hiểu thi thiên trong bối cảnh thờ tụng, sự thờ phượng tập trung quanh đền thờ của dân Y-sơ-ra-ên.
Bối cảnh thờ tụng và thuật ngữ
Tự thân các Thi Thiên vui mừng trong nhà của Đức Chúa Trời (84;) thi thiên thấy ‘ngọn đồi thánh’, ‘đền tạm’ và ‘bàn thờ’ (43) coi như lối vào yết kiến Đức Chúa Trời; thi thiên tràn đầy lòng sùng đạo biểu thị qua hành động và làm cho hành động có ý nghĩa (116:13-19), quả quyết rằng nghi thức tế lễ chỉ có thể trở nên của lễ công nghĩa (4:5) khi phát xuất từ một thái độ đúng đắn.
Phần nhiều những tiêu đề, dù vẫn còn bí hiểm đối với chúng ta, là những chỉ dẫn cách sử dụng thi thiên trong buổi thờ phượng chung. Từ ‘thi thiên’ (4, 55... ) chứng tỏ có nhạc đệm, dù chúng ta không rõ thi thiên khác với ‘bài ca’ ra sao. Hẳn là tác giả muốn biểu thị sự khác biệt khi dùng hai từ chung với nhau (thí dụ 30). ‘Cầu nguyện’ (thí dụ 17) ‘Ca ngợi’ (145) và ‘để giáo huấn’ (60) gợi ý về chức năng của thi thiên, hầu như tương đương với những tiêu đề trong những quyển thánh ca thời nay.
Có chi tiết hướng dẫn sử dụng nhạc cụ có dây (4), sáo (5), ‘Sê-mi-nít’ (một loại nhạc cụ có tám dây, hoặc một bài sắp xếp là tám khúc, 6;) chỉ dẫn về giọng hát: ‘Cái chết của người con trai’ (9;) ‘Con nai cái vào lúc rạng đông’ (22;) ‘Hoa huệ’ (45;) ‘Bồ câu trên cây sồi xa’ (56)... ‘Ghi-tít’ (8, 81, 84) nghĩa là ‘ép rượu’ và có lẽ là một điệu nhạc vui vẻ.
Cũng có những từ hiện nay vẫn chưa ai hiểu nghĩa nhưng trong một mức độ nào đó có thể là một từ dùng trong sự thờ phượng: ‘shiggaion’ (7 so sánh HaKb 3:1); ‘miktam’ (16, 56 - 60;) ‘maskil’ (32... ;) và ‘Sê-la’ (3:2, 4, 8... ). ‘Miktam’ có lẽ liên quan đến động từ ‘che phủ’ và vì kẻ thù được đề cập trong những thi thiên có dùng từ này nên có lẽ từ này nhằm đề nghị dùng những thi thiên này trong trường hợp cần sự che phủ bảo vệ. ‘Maskil’ có thể nghĩa là ‘giáo huấn’ nhưng không ai rõ vì sao những thi thiên lại cần một lời ghi chú này. Từ ‘Sê-la’ xuất hiện trong bài thi thiên và có lẽ nhằm ghi dấu phân đoạn của thi thiên, nếu buổi thờ phượng dùng thi thiên này thì khi đến chỗ ‘Sê-la’ là tiếng nhạc ngưng nghỉ giây lát hoặc yên lặng giây lát để suy niệm. Tuy nhiên ý nghĩa của từ và từ được dùng để chỉ dẫn điều gì thì đến nay vẫn chưa ai rõ.
Từ khi xuất hiện tác phẩm của S. Mowinckel (Thi Thiên trong cuộc thờ phượng của dân Y-sơ - ra-ên, (Blackwell, 1962)) nhiều người tin rằng Lễ Lều Tạm bao gồm lễ hội ‘Mừng vương quyền của Chúa’ tổ chức hằng năm. Cụm từ ‘Chúa cai trị’ (Thi Tv 93:1 97:1 99:1... ) lẽ ra nên dịch là ‘Chúa đã trở thành Vua’. Đây là một câu tung hô trong nghi thức tái xác nhận quyền làm vua của Đức Chúa Trời trên toàn địa cầu, bảo đảm cuộc sống an lạc cho dân của Ngài trong năm tới. Chắc chắn về sau trong thời hậu lưu đày (XaDr 14:16 tiếp theo). Lễ Lều Tạm có bao gồm lễ hội mừng vương quyền và cầu mong sự thịnh vượng, nhưng trong thời tiền lưu đày chứng cớ về hai khiá cạnh này lại không rõ lắm.
Khi Giê-rô-bô-am muốn tách vương quốc mới ly khai ra khỏi nhà của Đức Chúa Trời và triều đại Đa-vít chúng ta thấy ông ấn định lễ hội vào ngày 15 tháng 8 ‘giống như lễ hội tại Giu - đa.’ Trong tháng tám không có lễ hội nào ngoài Lễ Lều Tạm vào tháng bảy. Phải chăng Giê-rô - bô-am lập một lễ hội theo hình thức Lễ Lều Tạm? Nếu đúng vậy thì Lễ Lều Tạm cũng là lễ mừng vương quyền. Cũng cần công nhận là các ‘thi thiên đăng quang’ (47, 93, 96-99) phối hợp các chủ đề tương ý, chí ít thì cũng là các chủ đề về Vương Quyền và Sự Sáng Tạo và quyền tối cao của Đức Chúa Trời trên những lực lượng thần linh gây bất ổn, và vì vậy rất có lý khi chúng ta nghĩ về một lễ hội hàng năm với chủ đề và trọng điểm là ‘Ngày Thăng Thiên’.
Mặt khác, nỗ lực của A.R. Johnson, qua quyển Vương Quyền Thiêng Liêng ở Y-sơ-ra-ên cổ đại (Sacral Kingship in Ancient Israel, University of Wales Press, 1967) và của J.H. Eaton, qua quyển Vương Quyền và Thi Thiên (Kingship and the Psalms, SCM, 1976) nhằm xây dựng từ nội dung của một vài thi thiên (thí dụ: 2, 18, 89, 101, 110, 118) lý thuyết về một nghi thức hàng năm tái xác quyết vương quyền của Đa-vít trên đất này lại không được hưởng ứng rộng rãi. Ở mức bao quát nhất, thuyết này đồng nhất nhiều thi thiên, nếu không nói là tất cả, có nội dung là những lời than vãn của vua, vua bị kẻ thù (bao trùm thế giới) hạ nhục nên vua trông mong Đức Chúa Trời giải cứu. Cụ thể hơn nữa các thi thiên như Thi Thiên 22 được xem như là thi thiên miêu tả những nghi thức hạ nhục và kết cuộc đầy kịch tính nhờ sự can thiệp của Đức Chúa Trời để phục hồi vua. Những câu như 46:8 (‘Hãy đến, xem... .!’) và 48:9 (dịch là ‘chúng tôi đã miêu tả / diễn kịch tình yêu thương của Ngài trong đền thờ của Ngài’) được trưng dẫn để củng cố cho chủ trương về một nghi thức đầy kịch tính trong sự thờ phượng.
Cũng vậy, thuyết của A. Weiser về một nghi thức hàng năm tái xác lập giao ước, trong quyển Thi Thiên (The Psalms, SCM, 1962) không được ủng hộ rộng rãi. Ông chủ trương rằng chủ đề của Lễ Lều Tạm không phải là sự đăng quang của Chúa mà là sự tái xác lập giao ước của toàn dân. Trong khi Weiser dẫn chứng hết thi thiên này đến thi thiên khác để xây dựng củng cố cho thuyết của mình thì ý kiến chung của những người khác là ông đã để cho nhiệt tâm thay thế cho thực tế. Dầu những thi thiên như Thi Thiên 50 và 81 có một bối cảnh về nghi thức và tập trung vào mười điều răn cùng biến cố ở Si-nai, nhưng còn lâu mới có thể căn cứ vào hai thi thiên đó để kết luận là có một kỳ lễ quan trọng hàng năm liên hệ đến hai thi thiên đó. Sự kiện luật pháp được tuyên đọc trong năm giải thích sau mỗi đợt bảy năm trôi qua là một lý lẽ đủ vững (PhuDnl 31:9 tiếp theo).
Thi Thiên là lời Kinh Thánh
Trong khi chúng ta xét về luồng sinh khí liên tục của Thi Thiên trong hội thánh ngày nay chúng ta chỉ có thể bàn sơ qua về một số khiá cạnh quan trọng.
i) Đức Chúa Trời. Một trong những sắc thái đáng chú ý của Thi Thiên là dù có đầy dẫy những lời chứng cá nhân, nhưng ấn tượng còn lưu lại rõ ràng nhất không phải về con người mà là về Đức Chúa Trời. Về phương diện này Thi Thiên là Cựu Ước thu gọn: Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo (8, 104). Đây không phải là một ý niệm trừu tượng về chuyện thế giới bắt đầu thành hình ra sao. Đây là cơ sở cho việc Ngài làm vua nắm toàn quyền cai trị trên mọi sự việc (29, 96-99). Trong sự cai trị của Ngài sự công nghĩa là yếu tố nổi trội nhất (11, 75) nhưng trong bản nhạc sôi động về vương quyền của Đức Chúa Trời (145) thì sự công nghĩa chỉ là một trong ba tao của sợi dây. Hai tao kia là ân sủng và sự vĩ đại. Sự nhân từ của Đức Chúa Trời (34) đi đôi với sự thánh khiết của Ngài, bất khả phân ly (103) và có phản diện là cơn thạnh nộ (38). Ngài là Đấng cai trị toàn cõi vũ trụ nói chung, và dân Y-sơ-ra - ên nói riêng khi Ngài chọn họ (87). Đó là hai phương diện của lẽ thật được kết hợp trong Đấng Mết-si-a thuộc dòng dõi của Đa-vít; Ngài là vua của dân Y-sơ-ra-ên và là của thế giới (2, 72, 110). Đối với dân của Ngài dưới dạng một tập thể (80), và đối với cá nhân (23), Ngài là Đấng chăn chiên, tức là cơ sở của lòng tin cậy khi họ trông chờ Ngài giải cứu (16, 25, 31), trong lòng họ nhận biết Ngài quan tâm đến nhu cầu của dân Ngài (thí dụ 3, 27). Song song bên cạnh nhau là vấn đề phúc vận của ân sủng Đức Chúa Trời và những trở ngại thường xuyên mà dân của Đức Chúa Trời phải đối phó, trên bình diện cá nhân (thí dụ 10,12) hoặc tập thể (thí dụ 44, 74). Chính sự thẳng thắn công nhận rằng sự đau khổ triền miên là một phần trong kinh nghiệm của dân của Đức Chúa Trời đã giúp mở đường đưa đến sự hiểu biết về mối tương quan giữa sự công nghĩa và thịnh vượng (thí dụ 1). Đây không miêu tả về kinh nghiệm mà là một sự tuyên xưng đứùc tin (cũng như khi chúng ta xác quyết niềm tin nơi ‘Đức Chúa Trời là Cha’ trong một thế giới đang thách thức quyền làm Cha của Ngài cũng như quyền năng vô biên của Ngài.) Một khi Đức Chúa Trời là Đấng nhân từ và một khi không có Đức Chúa Trời nào khác, thì chung cuộc của dân Ngài được bảo đảm là tốt rồi.
ii) Vua. Về chân dung của vị Vua trong Thi Thiên khi thì chúng ta thấy một sự tâng bốc trắng trợn, không thực tiễn về các dòng vua kế vị nhau trên ngôi Đa-vít, hoặc khi thì miêu tả về một lý tưởng to tát, một tấm gương của sự chân thật lần lượt nêu lên trước mặt mỗi vị vua, trong khi trông chờ Vị Vua cao cả sẽ thể hiện tất cả những điều đó. Vị Vua này đối diện với sự chống đối của thế giới (Thi Tv 2:1-3 110:1) nhưng, là Đấng Toàn Thắng (45:3-5 89:22 tiếp theo) và bởi sự vận hành của Đức Chúa Trời (2:6,8 18:46-50 21:1-13 110:1 tiếp theo), Ngài thiết lập sự cai trị trên toàn thế giới (2:8-12 18:43-45 45:17 72:8-11 89:25 110:5; tiếp theo), đặt căn cứ tại Si-ôn (2:6) và đánh dấu bằng đạo đức (45:4,6 72:2-4,7 101). Sự cai trị của Ngài còn mãi đời đời (21:4 45:6 72:5); thịnh vượng (72:7,16) và nhất tâm nhất trí kính sợ Đức Chúa Trời (72:18-19). Ngài vượt trổi trên tất cả về tài năng, ân sủng và uy dũng (45:2-7). Ngài cũng là bạn của người nghèo khó và địch thủ của sự áp bức (72:2,4,12-14) dưới quyền của Ngài người công chính cường thịnh (72:7). Người ta ghi nhớ Ngài đến đời đời (45:17); Danh của Ngài còn mãi đời đời (72:17), Ngài là đối tượng của những lời cảm tạ không ngưng ngớt (72:15). Trong mối liên hệ với Đức Chúa Trời, Ngài tiếp nhận phước hạnh đời đời mãi mãi (45:2). Ngài là thừa kế trong giao ước với Đa-vít (89:28-37 132:11; tiếp theo), và trong dòng tế lễ Mên-xi-chê-đéc (110:4;). Ngài thuộc về Đức Chúa Trời (89:18) và hết lòng vì Đức Chúa Trời (21:7 63:1-8,11). Ngài là Con (2:7 89:27), ngồi bên hữu Đức Chúa Trời (110:1;) và chính mình Ngài cũng là Đức Chúa Trời (45:6).
Nên tìm xem trong phần bình giải những điểm vừa nêu trên đây, nhưng mức độ cao quí của hình ảnh này rất rõ rồi. Trong khi trên nguyên tắc phần hơn chân dung này có thể truy nguyên đến lời tiên tri căn bản của Na-than IISa-mu-ên 7, nhưng không thể truy nguyên những bước chớm nở, những niềm hy vọng rồi thành hình những sự trông đợi một vị vua vừa là con người vừa là Đức Chúa Trời, cai trị trọn vẹn công nghĩa, toàn cầu và đời đời.
Quan điểm cũ cho rằng khi chế độ quân chủ chấm dứt trong biến cố lưu đày qua Ba-by-lôn, rồi mãi không có dấu hiệu gì về sự khôi phục nền quân chủ, mãi đến lúc đó mới nảy nở những niềm hy vọng trên đây. Nhưng không cần chủ trương như vậy. Vì chế độ quân chủ thất bại từ chính Đa-vít lận! Những niềm hy vọng sáng chói bao hàm trong Cac Tl 17:6 18:1 19:1 21:25 chưa được thành tựu. Dẫu cho sử gia trong thời Các Vua có chĩa đèn tụ sáng trên chế độ quân chủ hợp hiến, tại Giu-đa thừa kế trong dòng họ, xuất phát từ giao ước hoặc trên chế độ quân chủ của những vị cứu tinh tự phong vương tại Y-sơ-ra-ên thì ông vẫn không thể tìm thấy vị vua mà họ hằng mòn mõi trông đợi. Sự thất bại này là đất ươm giống tốt cho một trong những sự trông đợi quan trọng nhất của thời Cựu Ước.
iii) Nguyền rủa. Thắc mắc nảy sinh chung quanh sự kiện tác giả tố cáo kẻ thù cách hung hăng trong Thi Thiên. Tác giả cầu mong cho kẻ thù bất chợt bị tiêu diệt (35:8), chết (55:15), bị đánh gãy răng (58:6), bị tan tác nghèo đói (109:10) con cái bị tàn sát (137:9) những sự cầu mong đó có đồng bộ với tâm tình của Đấng Christ không? Khoảng 26 thi thiên có những câu đại loại khiến các nhà bình giải Kinh Thánh vội ghép những thi thiên này vào loại ‘đạo đức thời Cựu Ước’, trở nên lỗi thời và bị chê bai khi Đức Chúa Trời mạëc khải qua Chúa Giê-xu. Chủ trương như thế là không thoả đáng vì ba lý do sau đây: (i) Trong Tân Ước cũng có những tình cảm tương tự (GaGl 1:8,9 KhKh 6:10 18:20 19:1-3) Chúa Giê-xu cũng bộc lộ những tình cảm tương tự (Mat Mt 11:2-23 23:13-36). Nếu nảy sinh vấn đề thì đó là vấn đề của toàn bộ Kinh Thánh chớ không riêng gì Cựu Ước; (ii) Cựu Ước cũng như Tân Ước khuyến khích chúng ta bày tỏ tình yêu thương (LeLv 19:17-18); Đức Chúa Trời ghét bạo lực (Thi Tv 5:6), chúng ta có bổn phận phải lấy ơn trả oán (Thi Tv 7:3-5 35:12-14) và loại bỏ sự trả thù (PhuDnl 32:35 ChCn 20:22); (iii) Trong mỗi trường hợp chúng ta nhận thấy lời nguyền rủa sánh đôi với những lời lẽ thiêng liêng khiến chúng ta phải thèm thuồng, thí dụ Thi Thiên 139. Một nhà bình giải xếp những lời nguyền rủa nói chung vào loại ‘hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Phúc Âm’ lại nhận định qua 139:19-22; lại nhận định rằng, ‘đây là bổn phận duy trì vun quén trong lòng con người nỗi bất bình mãnh liệt đối với ... tội ác . . .’ (Kirkpatrick, Thi Thiên, (The Psalms, Cambridges 1910)) - đơn giản chỉ vì ông không thể liệt tác giả câu 1-18 vào hạng kém thuộc linh được.
Tích cực hơn, chúng ta ghi nhận là tất cả những lời nguyền rủa đó nằm trong dạng lời cầu nguyện (ngoại trừ 137:9;, xem phần bình giải). Không có dấu hiệu nào gợi ý là tác giả thi thiên mưu tính hành động trả thù, họ cũng không ôm ấp những tư tưởng trả thù. Khi bị tổn thương thì phản ứng của họ là giao phó vấn đề đó cho Đức Chúa Trời là xong. Ông J.R.W. Stott nhận định rằng: ‘Tôi chẳng thấy có vấn đề gì trong việc mường tượng đến những hoàn cảnh khi mà người của Đức Chúa Trời muốn và thấy cần kêu xin Đức Chúa Trời báo thù rồi họ làm việc đó nhưng không ôm mối cừu thù riêng tư gì cả’ (Nhã Ca và Thi Thiên tuyển chọn, trang 11 tiếp theo (The Canticles and Selected Psalms, Hodder & Stoughton, 1966, page 11ff)). Chúng ta đang sống trong một thời đại bạo tàn, khi mà người ta cho rằng mỗi người có quyền báo trả chuyện tư thù, và những vấn đề có thật hoặc tưởng tượng, của công đồng, bạo lực được hợp thức hoá, khủng bố, đánh bom và tra tấn ít nhất chúng ta phải sẵn sàng nói rằng dù chúng ta cảm thấy vì những bài cầu nguyện đó nhưng cách thức của họ tốt hơn cách của chúng ta. Nhưng chẳng cần phải xét đoán làm chi: Lời cầu nguyện của họ làm chúng ta ghê sợ vì tính cách duy thực. Có thể chúng ta quen tai với câu 143:11 nhưng cảm thấy e ngại đối với kết quả tất yếu trong câu 143:12 như khi chúng ta cầu nguyện về sự tái lâm của Chúa Giê-xu với tinh thần vui mừng (IITe 2Tx 1:7), nhưng sẽ ngại cầu nguyện theo lời mô tả của Kinh Thánh về những chi tiết sẽ xảy ra trong thực tế, tức là cầu xin lửa hừng đốt tiêu tan những người không vâng phục Phúc Âm (IITe 2Tx 1:8). Nếu chúng ta thánh khiết hơn - và chắc chắn là vậy nếu chúng ta cảm thấy khó chịu và nếu chúng ta hiểu biết rõ hơn về quyền lực của những người đã ngược đãi họ - thì chúng ta sẽ sẵn lòng đồng cảm với họ thay vì lên án họ.
Phần bình giải sau đây tìm cách đặt nặng vấn đề phân tích cấu trúc của từng Thi Thiên vì đó là lối dẫn vào ý nghĩa. Vì vậy xin nghiêm túc đề nghị với mỗi một người học thi thiên (đúng ra là với mỗi một người học Kinh Thánh) rằng ‘phương tiện là sứ điệp’ và mục tiêu học tập đầu tiên phải là khám phá ra và nắm rõ cấu trúc. Xem bài viết ‘Văn thơ trong Kinh Thánh.’
Sách đọc thêm
J. Day, Thi Thiên (Sheffield Academic Press, 1990).
K. Seybold, Thi Thiên nhập môn, (Introducing the Psalms, T and T Clark, 1990).
F. L. Kidner, Thi Thiên, 2 quyển, TOTC (Psalms, 2 vols, TOTC, IVP,1975).
A.F. Kirkpatrick, Sách Thi Thiên, (The Psalms, CBSC, Cambridge, 1910).
W.A. VanGemeren, Thi Thiên, (Psalms, EBC, Zondervan, 1991).
P.C. Craigie, Thi Thiên 1-50, (Psalms 1-50 WBC, Word 1983).
M.Tate, Thi Thiên 51-100, (Psalms 51-100 WBC, Word 1991).
L.C. Allen, Thi Thiên 101-150, (Psalms 101-150 WBC, Word 1983).

CHÂM NGÔN
Dẫn nhập
Sách Châm Ngôn chứa những lời giáo huấn, lý thuyết lẫn thực tiễn về cuộc đời, dưới hai dạng. Phần lớn chương 1-9 động viên sống đạo đức (thí dụ xem 1:8-9). Những lời giáo huấn này được trình bày dưới dạng những câu thơ nhưng không câu nệ hình thức lắm miễn sao gởi gắm được nội dung, cho nên nhiều câu thơ hoá ra lủng củng. Các chương này đặt nặng hai vấn đề: một là chuyên tâm học tập theo những điều người khôn ngoan dạy và tránh liên hệ dâm dục với phụ nữ. Hai vấn đề có tương quan với nhau: bất trung về mặt tình dục là ngu dại tột độ.
Với chương 10 bầu không khí thay đổi. Phần nhiều mỗi một nội dung giáo huấn được gói trọn trong một câu riêng rẽ, rồi các câu này được liên kết với nhau bằng hình thức này hoặc hình thức khác. Lời giáo huấn đụng đến vô số vấn đề trong nhiều lãnh vực khác nhau. Trong số những vấn đề được bàn đi bàn lại cùng với sự khôn ngoan và sự liên hệ tình dục là bản chất của sự công nghĩa, việc sử dụng lời nói, mối tương quan trong cộng đồng, làm việc, của cải và địa vị vua chúa (17:1-5 là một thí dụ điển hình rất rõ ràng).
Phần thứ ba của sách (22:17-31:31) gồm năm tuyển tập nữa, với nhiều đề tài giáo huấn khác và cũng được trình bày lẫn lộn với nhau trong những câu thơ riêng rẽ, có những vấn đề được trình bày trong vài câu thơ dài ngắn tuỳ vấn đề. Nhưng riêng bài thơ cuối cùng gồm 22 câu.
Cả hai dạng, bài giáo huấn và câu giáo huấn đều có nét đặc thù của thi ca trong các sách tiên tri hoặc các sách khác, đúng ra là mực thước hơn thi ca trong những sách khác trong Cựu Ước. Nhìn chung, mỗi câu thơ nếu không nói là nguyên một câu văn gói ghém một ý tưởng, gồm có hai vế, hoặc bổ sung ý cho đầy đủ hoặc làm cho rõ ý hơn hoặc đối chiếu ý của nhau. Thường thường ý của các vế trong một câu đan xen với nhau, hỗ tương cho nhau. Thí dụ 10:1 biểu đạt rằng một người con trai khôn ngoan là niềm vui cho cả cha lẫn mẹ, một người con ngu dại là nỗi buồn khổ cho cả hai. Thông thường các vế cân bằng chỉ có ba từ trong mỗi vế, vì vậy có ba điểm nhấn. Ngôn ngữ Hi Bá Lai thường có những từ ghép, còn khi đọc bản dịch trong tiếng Việt thường thường chúng ta chú trọng đến những từ chính chung quanh tập hợp những từ phụ rồi nhờ đó mà tìm thấy ba điểm nhấn là ở chỗ nào. Chương 1:2-4 là một thí dụ điển hình về các nét đặc trưng đó.
Tư liệu trong Châm Ngôn phản ánh ba bối cảnh trong xã hội: cuộc sống gia đình, trường đào tạo quan quyền giới chức và trường thần học. Thứ nhất, nhà giáo thường dạy như bậc cha mẹ dạy con cái của mình. Dù một mặt có khả năng lối nói này có phần theo phép ẩn dụ, một mặt khác qua lối nói đó chúng ta có thể hiểu rằng theo lẽ tự nhiên gia đình là nơi dạy và học tập về cuộc sống, sự khôn ngoan và con đường của sự công nghĩa (xem 22:6). Cho nên kho lẫm phong phú đầu tiên để tuyển chọn tư liệu trong Châm Ngôn là cuộc sống trong gia đình và trong bộ tộc.
Thứ hai, trong các nền văn hoá khác ở vùng Trung Đông cổ, hoàng gia chỉ đạo việc tuyển lưu những lời giáo huấn về sự khôn ngoan để dùng làm tư liệu đào tạo giới quí tộc cho các công tác tại triều đình. Nội dung của sách Châm Ngôn không chủ yếu nhắm vào hướng đó; nhưng liên quan đến cuộc sống của người dân một cách chung. Nhưng tiêu đề của các tuyển tập có đề cập đến Sa-lô-môn và các vị vua khác, cũng như một số lời giáo huấn có đề cập đến vương quyền và những vấn đề của quốc gia nên có thể lắm trường đào tạo giới quan quyền chức sắc để phục vụ nhà vua chính là một bối cảnh cho phép sử dụng tư liệu và chọn lọc làm tuyển tập.
Thứ ba, lắm lúc tư liệu phản ảnh mối quan tâm đến những vấn đề thần học, như sự sáng tạo và sự khải thị chẳng hạn (xem 3:19-20 8:22-31 30:2-6) cùng những vấn đề thực tiễn về cuộc sống trong thực tế. Có lẽ những tư liệu này được góp nhặt từ những buổi thảo luận tại trường, là nơi đào tạo các nhà thần đạo và các nhà bình giải Kinh Thánh hoặc các văn sĩ, là những “ngôi nhà giáo dục” mà Si-rách từng mời những người muốn hiểu đường lối của Đức Chúa Trời đến tham gia (Ecclesiasticus 51:23;).
Về tác giả và niên đại của các tư liệu trong sách Châm Ngôn chúng ta không biết rõ lắm. Cổ xưa nhất là những tư liệu gom nhặt từ sinh hoạt trong gia đình như đã bàn ở trên. Có thể mớ tư liệu này bắt đầu hình thành lâu năm trước thời Sa-lô-môn, trước cả thời dân Y-sơ-ra-ên sống tại Pa-lét-tin, rồi tiếp tục tăng nhiều và tích luỹ lại theo dòng tiến sinh hoạt của gia đình. Những câu giáo huấn phản ánh sinh hoạt triều đình có lẽ bắt nguồn trong các thế kỷ từ thời Đa-vít đến thời lưu đày. (Về mối liên hệ của Sa-lô-môn với mớ tư liệu này xin xem lời bình giải về 1:1 ở trang sau). Còn có lẽ các tư liệu đậm màu thần đạo nằm trong thời kỳ đền thờ thứ hai, đây là bối cảnh văn hoá cuối cùng (chương 1-9 và 30-31) cho đa phần nội dung của sách với những mối quan tâm đậm màu thực tiễn.
Châm Ngôn bàn đến cuộc sống theo hướng thực nghiệm, hầu như khoa học. Châm Ngôn trực tiếp xem xét cuộc sống rồi bàn luận về cách nhìn đời (những vấn đề to tát về ý nghĩa của cuộc đời và những vấn đề thực tiễn về vốn hiểu biết của chúng ta trong những lãnh vực như tình bạn, hôn nhân và gia đình) và cách sống cuộc đời trên cơ sở hiểu biết đó. Châm Ngôn chủ trương rằng khôn ngoan là suy nghĩ và sống phù hợp theo sự việc diễn ra trong thực tế. Ngu dại là lối suy nghĩ và sống bất kể sự việc trong thực tế là thế nào.
Tìm cách tầm tuyển và trình bày rõ ràng chính xác những lời giáo huấn về sự khôn ngoan chứng tỏ chúng ta không giới hạn trong việc học tập từ những kinh nghiệm của riêng mình mà chúng ta còn học tập từ những kinh nghiệm của người khác nữa. Từ mớ kinh nghiệm của chính mình họ và của người khác, các nhà giáo dục khôn ngoan người Y-sơ-ra-ên cống hiến cho chúng ta nhiều sự sáng suốt giúp chúng ta hiểu kinh nghiệm của chính mình mà giúp chúng ta làm những việc khôn ngoan trong tương lai.
Xét về mặt thần học, sách Châm Ngôn xuất phát từ sự khải thị phổ thông của Đức Chúa Trời đã dành cho mọi người vì ai nấy đều được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời và sống trong thế giới của Đức Chúa Trời. Đúng ra là vì sách Châm Ngôn biết rằng Đức Chúa Trời là thực hữu, rằng loài người được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời và sống trong thế giới của Ngài mà Châm Ngôn chủ trương rằng đạo đức và niềm tin là bộ phận của chính cuộc sống theo như người ta kinh nghiệm.
Cơ Đốc nhân vẫn thường xuyên để cho vốn liếng khôn ngoan và kinh nghiệm của con người ảnh hưởng trên mình. Sách Châm Ngôn khuyến khích chuyện đó. Sách cũng cống hiến cho chúng ta một số chỉ dẫn về chuyện nên hoặc không nên chịu ảnh hưởng của những điều gì. Sách cho rằng thế giới thực tế gồm cả những vấn đề của đức tin lẫn những điều xác tín về đạo đức, và đặt kinh nghiệm của chúng ta trong khả năng nhận thức hạn hẹp của chúng ta đối với bối cảnh của những điều đó; Châm Ngôn đặt tri thức tín ngưỡng và đạo đức chung với nhau. Châm Ngôn khăng khăng rằng các nguyên tắc giáo dục, khải đạo và kinh doanh chẳng hạn đều được hình thành cùng chung với những sự cân nhắc suy xét kỹ lưỡng trong lãnh vực tín ngưỡng lẫn đạo đức chớ không phải độc lập riêng lẻ. Như vậy, Châm Ngôn đưa ra câu trả lời vừa “được” vừa “không được”, hoặc “được, nhưng” đối với những điều người ta học hỏi qua thế giới này.
Đọc thêm
F.D. Kidner, Châm Ngôn, TOTC (IVP, 1964).
K.L. Aitken, Châm Ngôn, DSB (St Andrew Press / Westminster / John Knox Press, 1986).
D.A. Hubbard, Châm Ngôn, CC (Word, 1989).
W. McKane, Châm Ngôn, OTL (SCM, 1970).
C.V. Camp, Wisdom anh the Feminine in the Book of Proverbs (Sự khôn ngoan và nữ giới trong sách Châm Ngôn) (JSOT Press, 1985).

TRUYỀN ĐẠO
Dẫn nhập
Bi quan trái với đức tin
Trong lãnh vực văn chương khôn ngoan của vùng Cận Đông cổ có một dạng mà chúng ta gọi là “văn chương của chủ nghĩa bi quan”. Trong Kinh Thánh chỉ có sách Truyền Đạo là thí dụ điển hình cho loại này dù chủ nghĩa này có từ thời 2000 T.C. ở Ai Cập lẫn ở vùng Mê-sô-bô -ta-mi.
Dầu vậy có một lối “bi quan” hơi khác. Vì những tác phẩm “bi quan” khác nhuộm màu ảm đạm, duy cảm và không có một giọng điệu hi vọng nào cả. Trong tác phẩm Đối thoại của Chủ nghĩa bi quan (Dialogue of Pessimism, một tác phẩm của người Ba-by-lôn trong thế kỷ 14 T.C.) lối thoát độc nhất cho nan đề trong cuộc sống là tự tử. Trong bản Thiên Sử thi của Gilgamesh (Epic of Gilgamesh), thần Shamash khẳng định thẳng thừng rằng: “Sự sống mà ngươi mưu cầu sẽ chẳng tìm được đâu”. Mặc dù sách Truyền Đạo phản ánh chủ nghĩa bi quan thời cổ đó, nhưng Truyền Đạo cũng có luồng tư tưởng khác với tính cách trái ngược đáng chú ý; Truyền Đạo cũng nêu ra trường hợp có thể vui mừng, tin tưởng và an tâm về lòng nhân từ của Đức Chúa Trời.
Truyền Đạo là một quyển sách được biên soạn. Trong 1:2 7:27 và 12:8 cụm từ “người Truyền Đạo nói” nằm ở giữa những câu châm ngôn. 12:9-14 mô tả về công tác của người Truyền Đạo; như vậy rõ ràng chủ biên trình bày công trình nghiên cứu và giáo dục của một tác giả khác. Nguyên ngữ Hi Bá Lai từ “Nhà giáo” là Qoheleth, là một danh xưng (dù là cấu trúc từ khá đơn giản), có nghĩa đại khái là “Thầy giáo”. Gốc của động từ có nghĩa là “gom lại, hội lại”, được dùng ở những chỗ khác về việc hội họp người ta lại để nghe diễn giảng (xem lề của bản NIV, dùng một từ tương đương là “người lãnh đạo một cuộc họp”). Câu này gói ghém “cảm nghĩ” của câu “Thầy giáo là vua!”. Như vậy “Thầy giáo” là ai? 1:1 và những chi tiết được miêu tả trong chương 1 và 2 rõ ràng chỉ về Sa-lô-môn (dù rằng cụm từ “con trai của Đa-vít, vua Y-sơ-ra-ên tại Giê-ru-sa-lem” có thể chỉ về bất cứ vua nào trong các vua thuộc dòng Đa-vít). Dầu vậy sách vẫn tránh không xưng danh “Sa-lô-môn” ra. Không có lời khẳng định như trong Nha Dc 1:1 và ChCn 1:1 rằng sách là do Sa-lô-môn. Người chủ biên trình bày những lời giáo huấn của nhà vua theo truyền thống mà Sa-lô-môn đã khởi xướng, dầu vậy ông không khẳng định là ông trình bày chính lời lẽ của Sa-lô-môn. Như vậy, theo truyền thống thì nội dung là của Sa-lô-môn, nhưng công tác biên soạn thì đến sau.
Thế thì công tác biên soạn diễn ra vào thời nào? Nhằm trả lời cho câu hỏi này người ta thử tìm tòi theo ba hướng, nhưng hai hướng đã tỏ ra vô hiệu quả. Hướng thứ nhất là tìm trong chính nội dung của sách những chi tiết có tính cách lịch sử. Người ta đã thử xác định những chuyện lịch sử gói ghém trong 4:13-16 và 9:13-16 nhưng không thoả đáng lắm. Hướng thứ hai gợi ý là Truyền Đạo chịu ảnh hưởng tư tưởng Hi Lạp, vì vậy, xuất phát từ kỷ nguyên Hi Lạp (tức là khoảng thế kỷ thứ ba T.C. hoặc muộn hơn). Cũng không thể khẳng định một điều gì theo hướng này vì trong sách này không có một lời trích dẫn nào về tư tưởng Hi Lạp. Còn chủ nghĩa bi quan có hàng thế kỷ trước các niên đại mà người ta thử ướm cho sách Truyền Đạo. Có lẽ chủ nghĩa hoài nghi của Hi Lạp cũng chịu ảnh hưởng phần nào từ nền văn minh Mê-sô-bô-ta-mi. Hướng tìm tòi thứ ba, và là hướng có nhiều triển vọng giúp chúng ta ấn định niên đại của Truyền Đạo nhất là phương pháp nghiên cứu văn từ trong sách. Dầu vậy cách thức này cũng khó áp dụng vì sách không dùng chính ngôn ngữ Hi Bá Lai được dùng trong những phần khác của Kinh Thánh Cựu Ước. Truyền Đạo có dùng hai từ Ba-tư khiến cho người ta nghĩ rằng sách Truyền Đạo mà chúng ta hiện nay thành hình sau thời Ba-tư nổi lên cai trị nước Y-sơ-ra-ên (tức là khoảng thế kỷ thứ sáu T.C.). Dầu vậy cũng có những chi tiết khiến người ta có thể đặt sách vào niên đại sớm hơn. Thí dụ chi tiết về đền thờ (5:1) loại trừ niên đại muộn là thời kỳ không còn đền thờ nữa (586-516 T.C.). Chúng ta có thể ướm thử thế kỷ thứ năm T.C., nhưng qua những sự nghiên cứu kỹ về ngôn từ dùng trong sách thì có nhiều bằng chứng cho chúng ta định một niên đại sớm hơn nữa. Hoặc giả cũng có thể lắm sự nghiên cứu thấu đáo về ngôn từ dùng trong sách lại cung ứng những chứng liệu góp phần kết luận vững vàng về một niên đại sớm lẫn muộn (như thế là có khả năng sách được biên soạn sớm nhưng về sau đã được cập nhật). Có thể xúc tiến các cuộc nghiên cứu với các kết luận này dù mọi người chưa nhất trí.
Mục đích và sứ điệp muôn thuở
Trong sách Truyền Đạo có ba điểm đáng ghi nhận: (i) Sách chia thực tế ra làm hai không gian, trời và đất, trời là nói về những điều “ở dưới mặt trời” hoặc “ở dưới trời”, đất là nói về những điều “ở trên mặt đất”, thí dụ “Đức Chúa Trời ở trên trời, còn ngươi ở trên mặt đất” (ở dưới đất, 5:2). (ii) Sách phân biệt sự quan sát nhận định với niềm tin. Nhà Giáo nói: “Ta nhìn thấy ở dưới mặt trời ...” (1:14) nhưng lại nói rằng “nhưng ta nhận thấy rằng hai đàng ...” (2:14). Khi dùng động từ “thấy, nhìn thấy, xem thấy” là ông nói về những sự nhọc nhằn trong cuộc đời. Khi kêu gọi hãy vui mừng thì ông không dùng từ thấy nhưng nói đến những điều ông tin về Đức Chúa Trời bất chấp điều ông thấy. (iii) Sách khiến chúng ta đối diện với tính cách nghiệt ngã của cuộc sống nhưng luôn luôn khuyến giục chúng ta tin và vui mừng.
Như vậy mục đích và sứ điệp muôn thuở của sách là gì?
Sách nhằm đưa ra câu trả lời cho chủ nghĩa bi quan không lối thoát của người xưa. Dầu vậy, song song sách không chủ trương một “niềm tin” cạn cợt nông nỗi, mù quáng đối với sự suy bại của thế gian. Như vậy, sách vừa là một tờ bướm truyền bá đạo, kêu gọi người ngoại đạo nhìn thẳng vào những sự việc liên quan tới tình trạng ngoại đạo của họ, vừa là một lời kêu gọi hãy thực tiễn, kêu gọi đến người Y-sơ-ra-ên trung tín hãy nghiêm chỉnh nhận biết sự “phù phiếm”, sự “bí ẩn” của cuộc đời trong thế giới này. Sách không cho phép chủ trương sống ngoại đạo (tức là coi sự hiện hữu của Đức Chúa Trời là không có ích lợi gì cho thực tế của đời sống trên đời này), và cũng không cho phép lạc quan một cách mù quáng (cho rằng đức tin loại bỏ những điều bất ưng khỏi cuộc đời). Về mặt tiêu cực, sách cảnh báo chúng ta rằng “đức tin” luôn luôn trái ngược với “thấy” và cũng không cung ứng cho chúng ta một phương pháp nhanh gọn nào trong việc tìm hiểu đường lối của Đức Chúa Trời. Về mặt tích cực, sách kêu gọi chúng ta sống một cuộc đời có đức tin và vui mừng. Khi tóm tắt sách Truyền Đạo, J.S. Wright (Ecclesiastes, The Expositor’s Bible Commentary, Vol. 5 (Zondervan, 1992)) viết rằng “Đức Chúa Trời nắm chìa khoá của mọi điều bí ẩn - nhưng Ngài không giao chìa khoá cho bạn. Một khi bạn không có chìa khoá thì bạn phải tin cậy Ngài, nhờ cậy Ngài mở cửa cho”.
Vị trí của sách Truyền Đạo trong kinh điển
Sách Truyền Đạo nằm trong kinh điển (nghĩa là có thẩm quyền đối với cộng đồng những người tin Chúa) từ thời xa xưa nhất mà chúng ta có thể tìm tới. Mặc dù tại hội nghị ở Jamnia năm 100 S.C. các Ra-bi có tranh luận về các lý do khiến sách Truyền Đạo có thẩm quyền, nhưng rồi họ cũng nhất trí là sách thuộc hàng kinh điển. Các cuộn thủ bản sách Truyền Đạo được tìm thấy ở Qumran chứng tỏ sách được xem là kinh điển vào thời kỳ sớm hơn nữa.
Cấu trúc
Có thể lần ra đường hướng lập luận của nội dung các chương 1-3. Nhưng các phân đoạn trong chương 4-10 thì liên kết với nhau cách lỏng lẻo hơn; có một số cụm châm ngôn, nhưng các phân đoạn không được sắp xếp theo một trình tự lập luận nào cả cũng không theo một trật tự hợp lý nào cả. Chương 11-12 có sắc thái riêng biệt vì nội dung chuyển đạt nhiều lời khuyên bảo quan trọng.
Tư liệu đọc thêm
That’s life! Realism anh Hope for Today from Ecclesiastes (Cuộc đời là thế! Thực tế và hy vọng cho thời nay qua sách Truyền Đạo, do D. Tidball (IVP/UK, 1989).
The Message of Ecclesiastes (Sứ điệp trong sách Truyền Đạo) do F.D. Kidner, BST (IVP, 1976).
Ecclesiastes (sách Truyền Đạo), do J.S. Wright, EBC (Zondervan, 1991).
Ecclesiastes (sách Truyền Đạo) do M.A. Eaton, TOTC (IVP, 1983).

NHÃ CA
Dẫn nhập
Ai là tác giả?
Nội dung sách xác nhận Sa-lô-môn là tác giả. Phần chúng ta thì không có đủ lý cớ để bác bỏ điều này. Sách nhắc đến Sa-lô-môn nhiều lần (1:1, 5 3:7, 9, 11 8:11-12), sách cũng đề cập đến một con ngựa cái trong 1:9. Thật là một chi tiết lý thú vì chính Sa-lô-môn là người nhập ngựa từ Ai Cập vào Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên căn cứ vào những điểm căn bản về ngôn từ và con người thì một số học giả cho rằng một người khác là tác giả. Họ đặt vấn đề là làm sao một con người cỡ Sa-lô-môn với 1000 phụ nữ trong cuộc đời lại có thể viết về tình yêu dành cho độc nhất một phụ nữ. Dẫu vậy, Đức Chúa Trời vẫn có thể sử dụng một con người bất ngờ nhất để làm công việc của Ngài. Nếu thực sự Sa-lô-môn là tác giả, thì sách này được viết vào khoảng năm 965 T.C.
Có bao nhiêu nhân vật chính trong sách?
Bộ bình giải này (và bản NIV) chủ trương là có hai nhân vật chính: Sa-lô-môn và cô gái Su-la-mít. Quan điểm này xem ra thông thoáng hơn quan điểm có ba nhân vật chính: Sa-lô-môn, cô gái Su-la-mít và chồng cô ta, kèm thêm tình tiết cô ta một lòng chung thuỷ với chồng mặc dù vua hết lời tán tỉnh.
Sách thuộc thể loại nào?
Có người cho rằng sách tổng hợp các bài ca về tình yêu mà thôi; ban đầu các bài ca này được hình thành riêng lẻ về sau tình cờ lọt vào bộ sưu tầm của tác giả và tác giả đã làm một công việc là liên hợp các bài này lại với nhau. Chủ trương này không có cơ sở vững chãi vì xem ra sách có phối cảnh liên tục hợp lý từ đầu đến cuối. Mở đầu là cảnh cô gái sống qua những ngày đầu tiên trong hoàng cung (1:1-14), rồi đến cảnh đầy lý thú ở đồng quê (1:15-2:17). Sau đó, cô gái nghĩ ngợi về vị hôn phu (3:1-5), về ngày cưới (3:6-11) và về đêm tân hôn (4:1-5:1).
Cuộc chia tay ngắn xảy ra trong 5:2-6:3, nhưng sau đó hai người nối kết lại (6:4-13). Rồi đến một cảnh tuyệt đẹp trong phòng ngủ của vua (7:1-10) cuối cùng là vài cảnh nữa ở nơi thôn dã (7:11-8:14). Chấp nhận sách là một câu chuyện có đầu đuôi trình tự thì dễ lần ra ý nghĩa hơn khi cho rằng sách chỉ là một loạt những bài ca tình yêu độc lập. Điều quan trọng cần ghi nhận là không có chuyện quan hệ tình dục tiền hôn nhân; so với lối sống trong thời đại này thì đây là một sự kiện rất có ý nghĩa.
Sách chuyển đạt bài học gì?
1. Theo như tên sách gợi ý (1:1), sách Nhã Ca tự khẳng định là bài ca tuyệt nhất về tình yêu trong hôn nhân xưa nay chẳng có sách nào bằng. Sách có giá trị trội hơn tất cả các dòng thơ trữ tình khác, vì vậy chúng ta phải dành trọn mối quan tâm chú ý cho sách này.
2. Tác giả miêu tả tình yêu bằng văn thơ chớ không phải văn xuôi. Cho nên hoàn toàn trái ngược với những điều xã hội thời nay đặt nặng. Đó là những phương pháp làm tình kỹ xảo là những chuyện khiến cho mối quan hệ trong tình yêu mất giá trị cách dễ dàng.
3. Đức Chúa Trời quan tâm đến thể xác. Vì dù sao chính Ngài đã tạo dựng nên chúng ta và Ngài cho chúng ta có khả năng quan hệ tình dục. Đây là một phần sinh hoạt quan trọng trong đời sống của nhân loại đến mức Ngài dành trọn một sách trong Kinh Thánh cho vấn đề này. Nhưng cần chú ý đến thế cân bằng qua sự kiện trong số sáu mươi sáu quyển Đức Chúa Trời chỉ dành riêng một quyển để dạy về vấn đề này.
4. Bàn về thể xác con người thì không có gì là sai quấy (xem 4:1-5 5:10-16 6:5-7 7:1-5). Có lẽ trong thời đại này chúng ta không miêu tả theo kiểu trong sách này, vì sách vốn được viết trong một bối cảnh văn hoá cụ thể và đặc thù. Có thể chúng ta cảm thấy xa lạ đối với một số hình ảnh mà tác giả dùng để ví von, tuy vậy những hình ảnh đó chuyển đạt thành công hình dạng thực sự của cơ thể.
5. Chúng ta phải nhận thức thời điểm Đức Chúa Trời cho phép quan hệ tình dục. Không nên khơi dậy tình yêu trừ phi đã đến thời điểm cho phép (2:7 3:5 8:4). Thế gian chủ trương ân ái vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào. Còn Đức Chúa Trời dạy rằng chỉ ở những nơi ta cho phép, vào những lúc ta cho phép.
6. Giáo dục của gia đình là tối quan trọng(8:8-10). Đặc biệt là các anh của cô gái đã dạy cô giữ mình như “một bức tường” nhằm ngăn chận những người không mời mà cứ xâm nhập bừa, chớ cô dừng như “một cái cửa ra vào” rộng mở đón mời bất cứ ai muốn vào, rồi họ gây hư hoại cho đời sống của cô đấy thôi. Giáo dục theo nề nếp đó tỏ ra có hiệu quả.
7. Có một nguy cơ đằng sau thái độ coi mọi chuyện trong cuộc tình là tất nhiên, không trân trọng nâng niu đối tượng (5:2-8). Những câu Kinh Thánh là một lời cảnh báo đúng lúc đối với những người không kịp thời hưởng ứng những bước âu yếm thăm dò của người phối ngẫu để rồi sau đó ân hận tiếc nuối.
8. Tình yêu hôn nhân riêng dành cho hai người phối ngẫu(4:12). Khi yêu đương về phương diện thể xác thì mỗi bên phải xem mình như là một khu vườn khoá kỹ và như là vòi nước có niêm phong. Cuộc sống của người này coi như là một vườn nho riêng của người kia (8:12). Cả hai đều không phải là hàng hoá rao bán ngoài chợ trời.
9. Một chi tiết vụn vặt nhất vẫn có thể phương hại nghiêm trọng cho một mối tương quan lành mạnh tốt đẹp (2:15). Cả hai đều cần canh chừng để phát hiện “những con chồn nhỏ” có đủ khả năng phá hoại những đoá hoa chớm nở trong thời gian đầu của cuộc hôn nhân. Tình yêu thật vừa vô giá vừa vô phương dập tắt (8:6-8). Chẳng một người nào được miễn trừ khỏi những chuyện nhỏ nhoi có khả năng dập tắt ngọn lửa tình yêu; nhưng tình yêu thật, bắt nguồn từ tấm lòng của Đức Chúa Trời thì không bao giờ bị dập tắt. Hơn nữa, không bao giờ có thể dùng tiền mua được tình yêu thật.
10. Trong vai trò minh hoạ, Nhã Ca bày tỏ đôi nét đẹp về mối tương quan của Đấng Christ với hội thánh yêu dấu của Ngài. Trong số nhiều điều, Nhã Ca nhắc chúng ta về cường độ trong tình yêu của Đấng Christ (8:7); Ngài thích nghe hội thánh cầu nguyện (8:13); nỗi mong mỏi trông chờ Ngài hiện diện (8:14); Đấng Christ mời chúng ta làm bạn đi chung với Ngài (2:13); nguy cơ khi không hưởng ứng tiếng gõ cửa của Ngài (5:2-8 so sánh KhKh 3:20).
Đối với chúng ta, đây là một quyển sách không thể thiếu, nhất là trong thời đại của “tình yêu tự do” này. Nguyện sách nhắc chúng ta rằng Đức Chúa Trời nặng lòng quan tâm đến mối tương quan của chúng ta trong tình yêu không những chỉ đối với Ngài mà còn đối với những người khác nữa.
Sách đọc thêm
Sứ điệp của Nhã Ca (The Message of the Song of Songs) do T. Gledhill, BST (IVP, 1994).
Truyền Đạo và Nhã Ca của Sa-lô-môn (Ecclesiastes and the Song of Solomon) do R. Davidson, DSB (St Andrew Press / Westminster / John Knox Press 1986).
Nhã Ca của Sa-lô-môn, do G. Lloyd Carr, TOTC (IVP, 1984).
Nhã Ca (The Song of Songs) do D.F. Kinlaw, EBC (Zondervan, 199 1).

Ê-SAI
Dẫn nhập
Bối cảnh lịch sử
Ê-sai sống vào thời hạ bán thế kỷ thứ tám T.C., là khúc quanh trong lịch sử của đất nước ông. Thời gian này chứng kiến sự xuất hiện của các tác phẩm tiên tri do A-mốt, Ô-sê, Mi-chê và chính mình ông viết, rồi cũng chứng kiến vương quốc Y-sơ-ra-ên của mười chi phái ở phía bắc bị sụp đổ và phần lớn lãnh thổ bị xoá sổ. (Xem trang đối diện).
Sự kiện vua Ô-xia băng hà vào năm 740 T.C. (6:1) kết thúc thời kỳ thanh bình yên ổn cuối cùng của vương quốc. Cả Giu-đa lẫn Y-sơ-ra-ên được hưởng một thời gian dài hoà bình năm mươi năm, vắng hẳn những cuộc xâm lăng qui mô. Nhưng chẳng bao lâu bức tranh an bình lùi vào dĩ vãng và chỉ còn là một kỷ niệm. Các vua A-si-ri đầy tham vọng xâm lăng ngự trị phần còn lại của thế kỷ thứ tám T.C.: Tiếc-lác Phi-lê-se III (745-727 T.C.), Sanh-ma-nê-se V (726-722 T.C.), Sạc-gon II (721-705 T.C.) và San-chê-ríp (708-681 T.C.). Họ nuôi chí hướng xây dựng và bành trướng đế quốc chớ không phải chỉ cướp bóc, cưỡng đoạt. Cho nên, trong khi thực hiện đeo đuổi mục tiêu họ áp dụng chính sách di dời toàn bộ nhân dân trong nước thất trận sang một thuộc địa khác, và sẵn sàng trừng phạt cấp tốc và tàn nhẫn kinh khủng khi có dấu hiệu nổi loạn.
Năm 735 T.C. luồng chấn động tràn tới Giê-ru-sa-lem, khi quân đội Y-sơ-ra-ên và Sy-ri đến để ép buộc vua A-cha phải gia nhập liên minh chống A-si-ri. Vụ Ê-sai yết kiến vua và khuyên can vua (chương 7) phả ánh sáng vào giải pháp chủ chốt của thời gian này. Vua cần chọn một trong hai giải pháp cần chọn một, hoặc đức tin thầm lặng, hoặc liên minh với nỗi tuyệt vọng. Việc vua quyết định đặt hết mọi hi vọng vào A-si-ri, chớ không phải vào Đức Chúa Trời, châm ngòi cho lời tiên tri ngụ ý loại bỏ vua cùng dòng dõi của vua, và lời tiên tri về Em-ma-nu-ên và một vị vua hoàn hảo sẽ ra từ gốc của triều đại Đa-vít bị truất phế.
Vào khoảng năm 734 T.C., Y-sơ-ra-ên phải trả cái giá cho cuộc phản loạn là mất vùng lãnh thổ phía bắc (‘Ga-li-lê’; 9:1), và đến năm 722 thì không còn là quốc gia nữa. Kể từ đó, Giu-đa nằm sát nách một tỉnh của A-si-ri (IIVua 2V 17:24) được thành lập ngay tại xứ Y-sơ-ra-ên xưa, nên có đủ mọi lý do làm nản lòng bất cứ một hoạt động yêu nước nào.
Nhưng kế vị vua A-cha là một vị vua yêu nước. Ê-xê-chia (xem IIVua 2V 18:1 về niên đại) là một cây mồi lửa được nhen lên nhờ đức tin và sự bất mãn. Ê-sai tiêu hao nhiều năng lực nhằm thuyết phục vua đứng ngoài những vụ âm mưu chống A-si-ri (xem 14:28-32 18:1-7 20:1-6). Kết thúc thời gian đấu tranh này là một cuộc đối đầu gay gắt giữa vị tiên tri và phe thân Ai Cập trong triều đình, chương 28-31 có ngụ ý. Cuối cùng vua Ê-xê-chia phản loạn chống A-si-ri (chương 36, 37). San-chê-ríp giáng một đòn trí mạng trên vua vào năm 701 T.C. làm cho quốc gia Giu-đa bé nhỏ suýt nữa ngã quỵ mặc dù Giê-ru-sa-lem được giải cứu nhờ một phép lạ.
Những vấn đề mà tiên tri Ê-sai đấu tranh với vua Ê-xê-chia không chỉ thu gọn trong chủ trương thận trọng về đường lối chính trị, cũng không phải chỉ là chuyện trong tương lai gần cận; sự dị biệt giữa hai con người sống và làm việc bởi đức tin nổi rõ trong buổi Ê-sai yết kiến vua lần cuối. Trong 39:5-7 Ê-sai phóng tầm nhìn vào thời kỳ lưu đày ở Ba-by-lôn, và xem đó là hậu quả của sự bất vâng phục của vua, nhưng vua lại tỏ ra yên lòng nhẹ nhõm với câu nhận xét là: ‘Trong ngày ta còn sống sẽ được hoà bình và an ổn’. Đối với một vị vua thì khả năng hiểu biết đến đó là hết mức rồi, nhưng đối với vị tiên tri thì không thể chấp nhận được. Vì vậy nhà tiên tri tiếp tục tiến xa mãi với lời tiên tri cho đến tận phần kết.
Các biến cố ngụ ý trong chương 40-55 được nhận diện cách chắc chắn là biến cố trong thời vua Si-ru (44:28 45:1), như vậy vị tiên tri đưa chúng ta đến tận thế giới trong thế kỷ thứ sáu T.C.. Hồi đó, Si-ru, vua của An-san trong vùng phía nam nước Ba-tư, nắm được quyền kiểm soát đế quốc Mê-đi vào năm 550 T.C. và kiểm soát hầu hết lãnh thổ vùng Tiểu-Á vào năm 547T.C.. Thế là vua đứng vào thế thù địch chống lại đế quốc Ba-by-lôn (nơi người Do Thái đang sống kiếp lưu đày từ nhiều năm trước khi Giê-ru-sa-lem thất thủ vào năm 587T.C.). Vào thời này, đế quốc Ba-by-lôn cũng khởi suy yếu và rạn nứt. Vua Nabonidus không có mặt ở thủ đô (con trai của vua là Bên-sát-sa làm nhiếp chính) và đang bất hoà với giới tư tế. Năm 539 Si-ru thắng quân đội Ba-by-lôn ngoài trận địa, rồi kéo quân vào Ba-by-lôn mà không gặp sức kháng cự nào cả. Đúng như lời đã tiên tri trong EsIs 44:28, Si-ru cho phép người Do Thái hồi hương (như vua cũng cho các dân tộc bị lưu đày khác hồi hương) với lời khuyên dụ họ lo tái thiết đền thờ (Exo Er 1:2-4 6:2-5). Theo nội dung những lời của chính vua khắc trên ‘trụ của Si-ru’ (nay được lưu trữ tại Bảo tàng viện Anh Quốc) thì đây là chính sách chung của vua nhằm đổi lại sự phù hộ của các thần tại các đền thờ mà vua cho tái thiết (xem 41:25).
Một số đông người Do Thái hồi hương nhưng chẳng bao lâu đụng độ với ‘dân bản xứ’ vì dám từ khước không cho dân bản xứ hỗ trợ việc tái thiết (Exo Er 4:3). Toàn bộ công trình bị gián đoạn gần hai mươi năm trời, cho đến khi A-ghê và Xa-cha-ri thổi vào một luồng hứng khởi mới vào năm 520 T.C., khiến họ tái khởi công xây dựng cho tới năm 516 T.C. thì công trình được hoàn tất. Nhiều nhà giải kinh cho rằng tình cảnh này, với những mối lo âu căng thẳng trong lòng người và những mối bận tâm lo nghĩ đối với Giê-ru-sa-lem và đền thờ là bối cảnh cho chương 56-66. Tuy nhiên, theo bộ bình giải này, sợi dây ràng buộc các chương cuối với nhau là chủ đề chứ không phải lịch sử, vì mối bận tâm không còn hướng về Ba-by-lôn nữa mà hướng về quê hương và cố đô, vì tình trạng bất toàn của cả hai, vì cả hai đều như vươn tay hướng về trời đất mới và thành ‘Giê-ru-sa-lem ở trên trời’.
Tác quyền
Quan điểm truyền thống và quan điểm của Tân Ước
Từ xưa tới tận thời cận đại ai ai cũng cho rằng chỉ có một sách Ê-sai, tác phẩm của một vị tiên tri mang cùng tên sống vào thế kỷ thứ tám T.C.. Toàn bộ sách được chép trong một cuộn sách, đúng như chúng ta phát hiện qua các cuộn Kinh Thánh cổ ở Qumran, và như Lu-ca chép trong LuLc 4:17 (câu Ê-sai được chọn đọc hôm đó thuộc về một trong những chương cuối sách). Được viết ra vào khoảng 200 năm trước thời kỳ Tân Ước là sách Ecclesiasticus. Sách này (48:22-25) cũng chủ trương cách rõ ràng về sự đồng nhất hiệp một của sách Ê-sai. Còn Tân Ước hoàn toàn đồng một quan điểm: cụ thể xin xem GiGa 12:37-41 RoRm 9:27-29 10:20-21.
Quan điểm của các nhà phê bình cận đại
Ngoài nỗ lực dọ dẫm thử đặt vấn đề của một học giả Do Thái thời trung cổ là Ibn Ezra (tuy nhiên, trong tác phẩm khác ông lại ủng hộ quan điểm truyền thống) thì chỉ trong hai thế kỷ mới đây mới phát sinh quan niệm cho rằng sách Ê-sai là sản phẩm của nhiều tác giả. Quan điểm đơn giản nhất và có sức thuyết phục nhất chủ trương chương 1-39 là tác phẩm của Ê-sai, còn chương 40-66 là tác phẩm của một vị tiên tri vô danh sống vào thế kỷ thứ sáu trong thời kỳ lưu đày tại Ba-by-lôn. Quan điểm này cho rằng tác phẩm thứ hai là hậu thân rất phù hợp của sách Ê-sai, nên được xếp làm phụ lục cho sách Ê-sai, rồi vì tác giả ẩn danh nên dần dà phần này bị sát nhập vào sách Ê-sai.
Quan điểm này và những quan điểm biến thể chính đặt cơ sở trên mấy điều sau đây: Thứ nhất, là ‘tính cách đương đại của lời tiên tri’ tức là thông thường các vị tiên tri nói với quần chúng đương đại đồng thời với mình (còn đối tượng của chương 40-66 thì kể như toàn là người trong thời lưu đày;) thứ hai, lối văn, tự vựng và những điểm nhấn mạnh về thần đạo trong chương 40-66. Sau này chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn.
Nhưng trong thực tế chẳng học giả nào chủ trương đơn giản như vậy, vì trên nguyên tắc tự thân quan điểm đó đòi hỏi người ta phải đẩy sự mổ xẻ vào chi tiết hơn. Một cuộc phân tích đặc trưng cho thấy chương 1-39 (phần sách được xem là tác phẩm của Ê-sai) lại được chia thành một phần chính gồm những bài tiên tri thuộc thế kỷ thứ tám của vị tiên tri, về sau các môn đệ lại bổ sung vào nhiều thời điểm khác nhau (thí dụ chương 13, 14 thuộc vào thời kỳ lưu đày ở Ba-by-lôn trong thế kỷ thứ sáu; chương 24-27 có lẽ thuộc thời kỳ đế quốc Ba-tư trong thế kỷ thứ tư). Số tư liệu bổ sung này, kể cả những phần bổ sung ngắn có thể lên đến 250 câu trong chương 1-39 (tức là khoảng một phần ba;) rồi người ta lại phân tích một số tư liệu bổ sung có độ dài đáng kể thì thấy rằng những phần này cũng có tính cách tổng hợp được hình thành và tổng hợp dần dà theo thời gian.
Chương 40-66 thường được chia làm hai phần chính: Ê-sai đệ nhị, (chương 40-55; thời lưu đày, khoảng 545 T.C.) và Ê-sai đệ tam (chương 56-66; thời hậu lưu đày; khoảng 520 T.C.). Phần sách Ê-sai đệ nhị (chương 40-55) thông thường được cho là một quyển thống nhất, một tác phẩm của một môn đệ ‘vô danh nhưng xuất sắc’ của tiên tri Ê-sai; còn phần sách Ê-sai đệ tam (chương 56-66) thường được xem là sản phẩm của các môn đệ của vị tiên tri thứ hai, thuộc nhiều luồng tư tưởng và trường phái, họ đã giải nghĩa sứ điệp của vị tiên tri này cho thế hệ đến sau. Các nhà bình giải không nhất trí về số hoàn cảnh lịch sử và số trường phái, khuynh hướng (thí dụ trường phái đạo đức, thể chế, yêu nước, toàn cầu) mà người ta phát hiện ra ở đây, và đương nhiên là trong phần phân tích Ê-sai đệ tam người ta có thể xác định ít nhất là bốn nguồn tư liệu.
Điều quan trọng chúng ta cần ghi nhận là dù chủ trương rằng sách Ê-sai được hình thành bởi hàng tá người, người sáng tác, người bổ sung, thì chủ trương đó cũng không đến nỗi hoàn toàn võ đoán. Một khi đã chấp nhận rằng những nhát dao đầu tiên đủ chuẩn để xẻ đôi quyển sách thì sau đó người ta không thể bỏ xó dao nữa mà tiếp tục cứ phải dùng đến dao (với kết quả như chúng ta đã rõ) bằng không thì ngay từ đầu đừng áp dụng biện pháp đó. Cho nên thoạt đầu chủ trương này có vẻ đơn giản và hấp dẫn vì vỏn vẹn chỉ có hai tác giả viết ra hai tập gộp lại thành sách Ê-sai (một người là Ê-sai, một người là học trò của Ê-sai, sau này mới viết sách). Nhưng để lập luận có thể đứng vững mà đối phó và loại bỏ quan điểm về một tác giả duy nhất thì hàng ngũ tác giả trong chủ trương này phải tăng lên hàng tá chớ không phải chỉ có hai. Công bình mà nói thì cần thêm rằng mới đây các học giả trong trường phái phê bình học đã đặt nặng tính cách đồng nhất của tác phẩm dù sản sinh từ nhiều ngòi bút. Xem ra những người góp phần bổ sung là một nhóm môn đệ của Ê-sai, đã thấm đẫm tư tưởng của Ê-sai và trong tinh thần này họ góp phần tiên tri cho các thế hệ đến sau. Như vậy, theo tầm nhìn này, nhiều thế kỷ sau khi Ê-sai qua đời, những điều ông dạy vẫn tiếp tục nảy mầm lan rộng, cho nên nếu có gắn liền tên của ông với ‘đại gia đình’ các tác phẩm mà các bài tiên tri của ông đã sản sinh ra thì cũng thoả đáng thôi.
Nhận định về những lập luận trong quan điểm đa tác giả
Đứng trước quan điểm truyền thống hùng hậu cho rằng sách Ê-sai là tác phẩm của một tác giả duy nhất thì những người chủ trương ‘đa tác giả’ có nhiệm vụ trưng ra những lý lẽ làm cơ sở cho lập luận của mình. Tuy nhiên, các lý lẽ căn bản của họ cũng không phải là không có nhược điểm.
1. ‘Tính cách đương đại của lời tiên tri’. Nếu chương 40-66 phát xuất từ ngòi bút của tiên tri Ê-sai thì không thể chối cãi được rằng ông có tầm nhìn xa nhìn rộng vào tương lai mịt mù xa hàng bao thế kỷ, và do đó kinh nghiệm của ông quả là siêu đẳng ngoại hạng. Nhưng, trước tiên, nếu không chấp nhận những yếu tố có khả năng vận hành vượt quá bình diện đương đại tức là tôn yếu tố đương đại lên trên cả khả năng của lý trí và tiện thể cũng từ khước luôn đường lối vận hành cách mới mẻ của Đức Chúa Trời trong những chương này (43:18). Thứ hai, trong trường hợp này, giữa các chương này với những chương khác của sách có điểm dị biệt về mức độ chớ không phải về tính chất, nhưng người ta đã thổi phồng sự dị biệt đó. Chương 1-39 chứa nhiều lời tiên tri nói về một tương lai có thể nhận diện. Đa số các lời tiên tri đó đã bị giới phê bình học gán cho các cây bút bổ sung thuộc thời kỳ sau Ê-sai chớ không chấp nhận là do tiên tri Ê-sai viết ra chỉ vì họ căn cứ vào lập luận ‘tính chất đương đại của lời tiên tri’ (mà lập luận này lại đặt cơ sở trên những bản văn được tỉa xén nhằm củng cố cho lập luận). Hơn nữa, xem lối hành văn trong một số những bài tiên tri đó (cũng như lối hành văn trong các chương 40-66) thì chúng ta có cảm tưởng như những lời đó phát xuất từ cõi tương lai mà đoạn văn đang mô tả, thí dụ như bài tiên tri quen thuộc về sự giáng sinh của Chúa trong 9:2-6, hoặc sự hiện thấy về cuộc lưu đày và sự phán xét trong 5:13-16 đều dùng động từ ở thì hoàn tất (mặc dù nay bản dịch NIV dùng thì tương lai). Quá hơn nữa, tiên tri Giê-rê-mi rao báo về tai họa của Ba-by-lôn như thể từ vị trí và tầm nhìn của thế hệ cuối cùng đang bị lưu đày, và ông thúc giục họ tìm đường chạy thoát khỏi đó (Gie Gr 50:8 51:45 so sánh EsIs 48:20) - trong khi đó đối với thính giả đương thời đang ở trong hoàn cảnh khác và giữ vai trò khác thì ông lại bảo họ đừng nghĩ đến chuyện rời khỏi Ba-by-lôn mà trở về (Gie Gr 29:4-14).
Củng cố cho lập luận của chúng ta còn có 13:1-14:23 (một bài tiên tri có tiêu đề xác nhận là ‘của Ê-sai con trai A-mốt’ hẳn hòi), bài này mô tả Ba-by-lôn, như chương 40-66 mô tả, không còn là một tỉnh bất kham trong đế quốc A-si-ri vào buổi sinh thời của Ê-sai mà chỉ là một thế lực sắp sụp đổ, và đương nhiên thời kỳ lưu đày của dân Y-sơ-ra-ên cũng kết thúc luôn. Bên cạnh bài tiên tri này chúng ta phải thêm sự hiện thấy chép trong 21:1-10. khi nhận được tin Ba-by-lôn thất thủ Ê-sai bị chấn động mạnh, rơi vào tình trạng mê man và ông có sự hiện thấy này.
Căn cứ vào những điểm này cho dù độc giả cảm thấy rằng nội dung những bài viết trong các chương 40-66 liên quan chặt chẽ với cuộc lưu đày, với những bài học và những hệ quả từ cuộc lưu đày ở Ba-by-lôn đều vượt quá tầm dự tưởng của mình, nhưng đối với Ê-sai thì không. Về phần ông chẳng qua đó là thành quả của mối ưu tư lo nghĩ của ông trước cuộc đối đầu của hai đối thủ, Y-sơ-ra-ên và Ba-by-lôn trong những mục tiêu về lâu về dài của Đức Chúa Trời và là dấu chứng cho việc ông đã hoàn thành công tác.
Có lẽ cũng cần thêm rằng dù điểm bất thường lạ lùng nhất là việc nêu danh vua Si-ru trọn một thế kỷ rưỡi trước thời của vua (44:28 45:1). Dầu vậy, cũng không phải là trường hợp duy nhất (xem lời tiên tri về vua Giô-sia, một thời gian dài gấp đôi trước thời điểm, IVua 1V 13:2). Thứ hai, ở đây nhằm trưng ra quyền năng tiên tri là bằng chứng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời duy nhất (so sánh 41:21-23, 26-29 44:7-8, 25-28 46:10-11 48:3-8. Chú ý là 48:8 trách cứ người Y-sơ-ra-ên điếc, chớ không phải Đức Chúa Trời im lặng, vì họ không biết về những điều mới mẻ sẽ diễn ra khi thời kỳ lưu đày kết thúc.
2. Lối văn đặc thù của chương 40-66. Đây quả là một lập luận có giá trị của phái phủ nhận tác quyền của tiên tri Ê-sai đối với những chương 40-66 nếu những chương này hướng đến cùng một quần chúng và hoàn cảnh tương tự như quần chúng và hoàn cảnh khi loan báo lời tiên tri trong chương 1-39. Nhưng nếu thực sự các chương này do tiên tri Ê-sai viết thì đó là tác phẩm trong tuổi già, là sứ điệp bằng chữ viết chớ không phải giảng bằng lời nói, chú trọng đến việc an ủi hơn là cảnh báo, hướng tầm nhìn về thế hệ tương lai và không ngó ngàng tới thế hệ đương thời nữa. Đây là những điểm khác biệt lớn lao. Tiên tri trong dạng này dường như không thể xảy ra (xem ở trên), nhưng chúng ta không thể phản đối ở cả hai phía. Vì càng lạ lùng hơn nữa (giả sử cứ cho tiên tri Ê-sai là tác giả) là khi hoàn cảnh, phương pháp và đối tượng hoàn toàn khác như thế mà tư tưởng và văn vẻ không thay đổi gì mấy.
Chắc chắn, nếu toàn bộ sách là do ngòi bút của tiên tri Ê-sai, thì khi đọc chương 1-39 chúng ta có thể đoán là sẽ được nếm trước đôi chút hơi hướm, sắc thái của chương 40-66, khi nội dung đụng đến những chủ đề của các chương 40-66, mà đúng vậy. Chương 37:26 bày tỏ cho San-chê-ríp (701 T.C.) biết quyền hạn tối cao của Đức Chúa Trời trong lịch sử (một chủ đề lớn của chương 40-66) cùng âm vang một giọng điệu và ngôn từ như trong các chương 40-66: ‘Ngươi há chẳng nghe rằng ... hay sao?’ (so sánh 40:28); ‘Ta đã làm sự đó từ lâu’ (so sánh 41:4 trong nguyên ngữ Hi Bá Lai;) ‘Từ đời xưa’ (so sánh 48:3). Chương 22:11 cũng viết về vấn đề này với những lời lẽ tương tự. Chương 35 viết về cuộc ‘xuất hành lớn lao’ với lời lẽ hùng hồn tương tự như lời lẽ trong chương 40-66 (cho nên phải gom các chương này lại với nhau để khỏi viện đến giải pháp ‘đa tác giả’) và hầu như mỗi câu đều có dùng những thành ngữ đặc thù của các chương 1-39. Hơn nữa, không thể vin vào lý lẽ gì để kết luận là các sự hiện thấy về nền hoà bình chung cuộc là do hai tác giả khác nhau. Những trường hợp viện dẫn ra đây có lẽ tương đối ít và hiếm xảy ra, nhưng lại là những trái đầu mùa dễ phát hiện trong toàn vụ thu hoạch.
3. Tự vựng. Thời gian đầu khi vạch trần tội lỗi tiên tri Ê-sai sử dụng những từ ‘gai gốc và chà chuôm’, ‘cây roi’, ‘cơn giận’, ‘dân còn sót lại’; nhưng về sau công tác của ông là an ủi và kêu gọi nên ông đặt nặng việc Đức Chúa Trời chủ động ‘sáng tạo, lập nên’, ‘chọn’ và ‘cứu vớt’. ‘Mục tiêu’ của Ngài bao gồm các ‘đảo xa’, ‘đầu cùng trái đất’ và ‘mọi xác thịt’; đứng trước mục tiêu như thế đương nhiên ông phải kêu gọi người ta ‘ca ngợi, tôn vinh’, ‘vui mừng hớn hở’, ‘buột miệng ca hát’. Ngay cả những bài nói bổ sung cũng phản ánh sự thay đồi đề tài, vì những chương trong phần sau đầy dẫy những từ nghe ấm lòng và góp phần nhấn mạnh bài nói.
Tuy nhiên, bên cạnh những từ khác biệt, có những từ được dùng trong cả hai phần sách nhưng lại ít hoặc chẳng hề bắt gặp trong các sách khác của Cựu Ước. Danh xưng ‘Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên’ là một thí dụ quen thuộc (mười hai lần trong chương 1-39 và mười ba lần trong chương 40-66), còn những danh xưng khác của Đức Chúa Trời cũng góp phần làm chứng liệu: thí dụ danh xưng chỉ về Đấng sáng tạo và ấn định mẫu mã, phác họa chương trình...’ được dùng với đại danh từ sở hữu (22:11 29:16 44:2); ‘Đấng Quyền Năng của Gia-cốp / Y-sơ-ra-ên’ (1:24 49:26 60:16). Thỉnh thoảng hoặc độc nhất một lần có những từ chỉ về dân Y-sơ-ra-ên được dùng trong cả hai phần sách dù chỉ dùng thỉnh thoảng hoặc một lần. Thí dụ từ ‘đui mù’ (29:18 35:5 42:16-18), ‘điếc’ (29:18 35:5 42:18 43:8), ‘những người từ bỏ Chúa’ (1:28 65:11); ‘dân được cứu của Chúa’ (35:10 51:11), ‘công việc của tay ta’ (29:23 60:21). (Những thí dụ cụ thể này được trích dẫn từ bản liệt kê đầy đủ hơn của R. Margalioth, The Indivisible ISa-mu-êniah, 1964, ‘Một sách Ê-sai bất khả phân đôi’). Căn cứ vào số lượng lớn những từ ngữ đặc thù của Ê-sai người ta đề xuất một chủ trương là các môn sinh của Ê-sai, đã kế tục nhau bảo tồn và duy trì tinh thần của Ê-sai trải qua nhiều thế kỷ. Nhưng nếu chủ trương rằng tất cả những từ ngữ đó phát xuất từ một đầu óc mà thôi thì có đơn giản hơn không.
4. Thần đạo. Giờ đây đương nhiên là chúng ta đã rõ rằng hai phần chính của sách Ê-sai đối diện với những hoàn cảnh khác nhau, và hai phần đó có những phần dạy dỗ bổ sung cho nhau. Tuy nhiên còn hơn thế nữa. Như J.A. Motyer đã chứng minh (‘Bài ca của kẻ tôi tớ’ trong bài ‘Tính cách đồng nhất của Ê-sai’, tập san TSF, Mùa Xuân 1957, trang 3-7), rằng những lời tiên tri trong chương 1-39 dẫn đến lời báo trước về một sự hình phạt nặng nề trong lịch sử. Điều này làm phát sinh những thắc mắc nghiêm trọng trong phương diện thần học vì cớ những giáo lý và những lời hứa được nêu ra ở chỗ khác trong những chương đó. Vì vậy chương 40-66 không hẳn chỉ bổ sung mà còn là một đáp án; bằng không thì chương 1-39 kết thúc trong tinh thần bất đồng mà chưa giải quyết. Và ‘khi một vị tiên tri có thể được hà hơi để truyền rao lẽ thật của Đức Chúa Trời trong bối cảnh lịch sử... thì chẳng có gì lạ nếu ông cũng được hà hơi để tìm ra những đáp án cho các vấn đề thần học phát sinh từ những sự khải thị đó...’
Tóm tắt: Thuyết đa tác giả (vì nếu chủ trương có hai tác giả thì rốt cuộc cũng rơi vào thuyết đa tác giả thôi) tạo thêm một số vấn đề chí ít cũng bằng số vấn đề mà thuyết này tưởng là có thể tháo gỡ. (Thuyết này cũng khơi dậy một số vấn đề ở những chỗ khác trong Cựu Ước là những bài viết của các tiên tri thời tiền lưu đày xem như có dùng tư liệu rút từ sách Ê-sai; nhưng ở đây không cho phép chúng ta bàn sâu thêm). Thuyết này cho tiên tri Ê-sai là tác giả của một tác phẩm lở dở viết chưa xong; thuyết này công nhận một tiêu chuẩn phân tích mà khi đem ra áp dụng thì chẳng mấy tiên tri còn được xem là tác giả duy nhất của tác phẩm của mình. Thuyết này suy đoán một thời gian nhiều thế kỷ cho công tác sáng tác sách, không phải chỉ riêng đối với ‘trường phái Ê-sai’ mà đối với cả các nhóm môn sinh tương tự có lòng tôn sùng các tiên tri bậc thầy của mình. Họ được tự do hoàn toàn để khai triển, để hiệu đính tác phẩm của thầy. Lạ lùng một nỗi là điều này lại được coi là giữ gìn, bảo tồn và chuyển giao sách lại không lâu sau đó, trong tình trạng không bị biến thái và sự hiện hữu của họ thật ra chỉ do chuyện suy đoán. Thuyết này cũng phải lý giải quan điểm truyền thống vững chãi vốn có từ thời xa xưa đến nay về tính cách đồng nhất của sách Ê-sai, rồi còn phải giải quyết ổn thoả những bằng cớ trong Tân ước ủng hộ quan điểm đó.
Dĩ nhiên có thể lập luận rằng Tân ước không nhằm bày tỏ ý kiến về vấn đề tác quyền, nhưng Tân ước trích dẫn mà không bàn thêm gì cả; đây là nhận định của nhiều người hết lòng công nhận thẩm quyền của sách. Tuy thế, đó là một hình thức bình luận thẳng thắn rằng, trừ phi có những lý lẽ phản đối với cơ sở vững vàng, hãy công nhận ‘Ê-sai’ có nghĩa là ‘Ê-sai’; và nhìn từ mọi mặt chủ trương này có vẻ đeo đuổi một đường lối đơn giản tương tự. Còn những chủ trương khác (nhiều hơn số chủ trương chúng ta vừa bàn qua) khi càng triển khai vào chi tiết thì càng trở nên cầu kỳ và phức tạp hơn; như vậy, đây là dấu hiệu không vững chãi cho lắm. Đến nước đó, thường thường ai nấy đều thấy rằng phải xoay tìm và tập trung vào một chủ trương vững vàng chặt chẽ nhắm về một hướng khác.
Sách đọc thêm
Ê-sai, do G.W. Grogan, EBC (Zondervan 1990).
Sách của Ê-sai, do J.N. Oswalt, NICOT, bộ 1 (chương 1-39) (Eerdmans, 1986; bộ 2 sắp ra).
Lời tiên tri của Ê-sai, do J.A. Motyer, (IVP, 1993).

GIÊ-RÊ-MI
Dẫn nhập
Tác giả và bối cảnh
Ông Giê-rê-mi thi hành chức vụ tiên tri tại vương quốc Giu-đa trong thời trị vì của vua Giô-si-a (640-609 T.C.), Giô-a-cha (609 T.C.), Giê-hô-gia-kim (609-597 T.C.), Giê-hô-gia-kin (597 T.C.) và Sê-đê-kia (597-587 T.C.). Lời mở đầu sách Gie Gr 1:2 cho biết là ông khởi sự tiên tri vào năm 627 T.C.. Như vậy chức vụ của ông kéo dài bốn mươi năm, một chức vụ đầy trọn và nằm gọn trong mấy chục năm cuối của vương quốc Giu-đa. Cho nên có thể xem ông Giê-rê-mi là một trong các tiên tri thời lưu đày, thi hành chức vụ song song với tiên tri Ê-xê-chi-ên.
Như vậy, cùng với tiên tri Ê-xê-chi-ên, ông Giê-rê-mi là một trong những người kế tục các vị tiên tri vĩ đại trong thời kỳ trước (Ê-sai, Ô-sê, A-mốt, Mi-chê), là các vị tiên tri đã thi hành chức vụ trong thời gian cả hai vương quốc Y-sơ-ra-ên (vương quốc miền bắc) và Giu-đa (vương quốc miền nam) còn tồn tại. Tuy nhiên, năm 722 T.C. đế quốc hùng mạnh A-si-ri (“cây roi của cơn giận (a Đức Chúa Trời)”; EsIs 10:5) đã đạp đổ và xoá bỏ vương quốc Y-sơ-ra-ên sau khi dân nước nầy bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của tiên tri A-mốt và các vị tiên tri khác. Thế là dân Giu-đa của Giê-rê-mi, dù sống sót qua cuộc tấn công A-si-ri (xem IICác Vua 18-20), chỉ là một nhóm người nhỏ còn sót lại trong dân sự của Đức Chúa Trời tiếp tục bị bao vây giữa muôn ngàn khó khăn, bất trắc. Họ có tồn tại được lâu dài không? Câu trả lời tùy thuộc vào sự thể dân chúng có chịu vâng phục lời của Đức Chúa Trời phán qua môi miệng của tiên tri Giê-rê-mi hay không?
Vào thời đầu khi ông Giê-rê-mi nhận được sứ điệp từ Đức Chúa Trời thì A-si-ri không còn là một cường quốc như trước nữa. Nhờ tình trạng suy sụp đó (số phận của mọi đế quốc) mà vua Giô-si-a có thể chiếm lại đất đai ở vùng phía bắc vương quốc vốn bị kẻ thù xâm chiếm hằng trăm năm về trước (IIVua 2V 23:15-20). Năm 612 T.C., Ni-ni-ve, thủ đô của A-si-ri rơi vào tay Ba-by-lôn là một cường quốc mới xuất hiện trong vùng, giờ đây Ba-by-lôn trở nên mối đe doạ mới đối với dân của Đức Chúa Trời. Ông Giê-rê-mi mường tượng mối nguy cơ dưới dạng một đạo quân kéo xuống “từ phương bắc” (6:22). Giờ đây chương trình của Đức Chúa Trời đối với dân của Ngài, tương tự như trong thế kỷ trước, đều ràng rịt với những biến cố chính trị và lịch sử mà Ngài nắm quyền kiểm soát, chính Ngài sẽ khiến kẻ thù nầy tấn công dân sự bất trung của Ngài (5:15).
Sứ điệp
Các vị tiên tri thường hướng sứ điệp của họ về các vua vì vua đặc biệt chịu trách nhiệm duy trì sinh hoạt tôn giáo của dân tộc. Do đó, trường hợp của tiên tri Giê-rê-mi rất đáng chú ý vì ông bắt đầu thi hành chức vụ trong thời gian vua Giô-si-a cải tổ tôn giáo ở Giu-đa. IICác Vua 22-23 mô tả đầy đủ các biện pháp của vua và liên hệ những việc nầy với sự kiện tìm lại được “quyển sách luật pháp” (chắc là sách Phục truyền) dường như bị thất lạc trong thời gian trị vì đen tối và lâu năm của vua Ma-na-se (xem bình giải IIVua 2V 22:8). Đây là năm 621 T.C., năm năm sau khi ông Giê-rê-mi được kêu gọi. Tuy nhiên, có thể là từ năm 628 T.C. công cuộc cải tổ đã bắt đầu diễn ra theo ý ngầm hiểu trong IISu 2Sb 34:3-7. Vì thế, đáng ngạc nhiên là tiên tri Giê-rê-mi bắt đầu giảng dạy, với nội dung toàn là chê bai, trách cứ dân Giu-đa, dưới thời trị vì của một vị vua công minh, chính trực và trung thành. Việc nầy có thể gợi ý là ông Giê-rê-mi không mấy tin tưởng nơi công cuộc cải tổ vì không thể nào đem lại những sự thay đổi sâu đậm trong dân chúng đúng như Đức Chúa Trời mong đợi. Ông Giê-rê-mi kêu gọi mọi người phải thay đổi hoàn toàn từ trong nội tâm, từ trong cõi lòng (4:4).
Dẫu sao, ông Giê-rê-mi cũng chê trách tất cả các cấp lãnh đạo Giu-đa vì họ không dạy đúng và cũng không lãnh đạo đúng theo tiêu chuẩn của giao ước mà họ chịu trách nhiệm - Ông mạnh bạo tấn công các vị vua chúa (ch. 22), các vị tiên tri (23:9-40) và các thầy tế lễ (2:7) ngoại trừ vua Giô-si-a 22:15-16. Lạ lùng hơn nữa là trong khi ông lên án họ thì chính ông cũng là một thầy tế lễ và là một vị tiên tri (1:1). Thật vậy, trong thực tế dân sự của giao ước là một dân giả hình, dối trá từ trong ra ngoài (9:3-6). Đây là điểm cơ bản cho toàn bộ sứ điệp của tiên tri Giê-rê-mi.
Tuy nhiên, riêng về sứ điệp mà ông rao truyền trong suốt một thời gian dài và trong một bối cảnh thay đổi đầy kịch tính dường như gồm có nhiều giai đoạn rõ rệt. Trước tiên ông kêu gọi dân ăn năn tội lỗi để khỏi bị đau khổ dưới tay Ba-by-lôn (3:12). Tuy nhiên một thời gian sau ông tuyên bố là Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ dùng Ba-by-lôn trừng phạt Giu-đa, cơ hội ăn năn qua mất rồi nên họ vô phương thoát khỏi sự sửa trị của Đức Chúa Trời (21:1-10). Dầu vậy giai đoạn thứ hai nầy nối kết chặt chẽ với giai đoạn thứ ba. Trong giai đoạn thứ ba ông rao báo rằng sự sửa trị nhằm mục đích cải tạo và phục hồi. Bởi lòng thương xót của Đức Chúa Trời, cuộc lưu đày qua Ba-by-lôn có thể trở thành lối thoát, lối ra dẫn đến sự sống đối với những người bằng lòng tiếp nhận sự trừng phạt (21:9 24:4-7). Chính giai đoạn cuối nầy gói ghém những lời hứa kể cả niềm hy vọng về một giao ước mới (31:31-34). Thế là, bản giao ước mà một thời bị dân Y-sơ-ra-ên khinh thường cuối cùng được tái lập bởi lòng thương xót của Đức Chúa Trời.
Ông Giê-rê-mi bị cuốn hút mạnh mẽ và bị chi phối sâu đậm bởi chính sứ điệp mà ông rao ra. Vì cớ sứ điệp đó, ông cũng phải chịu trăm đường khốn khổ cách công khai trong thực tế; ông phải từ bỏ một cuộc sống bình thường trong xã hội và một cuộc sống gia đình với vợ con (15:17 16:2); ông là mục tiêu trong nhiều cuộc âm mưu sát hại (11:18-23 18:18) và ông bị đánh đập, bị giam cầm (20:1-6 37:15-16 38:6). Về nội tâm ông cũng đau khổ, vì ông cảm nhận cách sâu xa nỗi thống khổ mà dân tộc sẽ phải gánh chịu (4:19-21 10:19-22). Dầu vậy, ông cũng cảm nhận được phản ứng mạnh mẽ của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi xung quanh ông (8:21-9:3). Vì vậy ông phải chịu đựng sự phán xét của cả hai bên, một gánh nặng quá nặng nề thiếu điều ông không chịu đựng nổi. Ông bộc lộ cách thảm thiết nỗi đau đớn chua xót phát xuất từ chức vụ làm tiên tri qua những khúc văn vần thường được gọi là “phần tự bạch” (11:18-23 12:1-6 15:10-21 17:12-18 18:19-23 20:7-18). Trong đó ông bày tỏ những nỗi phiền muộn gần như là cay đắng của mình với Đức Chúa Trời. Dầu vậy, những khúc tự bạch đó cũng kết tinh niềm an tâm tin tưởng rằng rồi đây sẽ đến lúc Đức Chúa Trời giải cứu (15:19-21).
Sứ điệp và độc giả Cơ Đốc
Đối với người tin theo Chúa Giê-xu, thì đào bới cho được những bài học trong sứ điệp của tiên tri Giê-rê-mi để ứng dụng thích đáng vào đời sống của mình không phải là chuyện đơn giản. Sự trừng phạt của Đức Chúa Trời đối với dân sự của Ngài ngày xưa có thể có liên quan như thế nào với cuộc sống của từng cá nhân người Cơ Đốc?
Thật vậy, với bối cảnh của một đất nước bị xâu xé vì chiến tranh và chính trị, ông Giê-rê-mi giảng một sứ điệp về sự giải cứu dân tộc, hiểu trong chiều hướng dân tộc được phục hồi và trở về xứ sở. Vậy sứ điệp này liên quan như thế nào với Phúc Âm Cơ Đốc?
Câu trả lời đầu tiên đi thẳng vào công trình của Chúa Giê-xu. Sứ điệp của ông Giê-rê-mi có một lẽ thật trọng tâm là Đức Chúa Trời sửa phạt dân của Ngài với mục đích cứu rỗi họ. Nguyên tắc về sự cứu rỗi thông qua sự hình phạt báo trước về thập tự giá của Chúa Giê-xu. Ngài chịu hình phạt vì tội lỗi của con người trên thập tự giá để giải cứu một nhân loại phạm pháp. Ông Giê-rê-mi cũng tập trung tầm nhìn vào Chúa Giê-xu qua những bài tiên tri về giao ước mới (ch. 30-33). Mấy chương nầy trước tiên nói về sự kiện dân Giu-đa thuở xưa sẽ được phục hồi và nhận lại lãnh thổ của họ đúng theo sự thành tín của Đức Chúa Trời. Nhưng xa hơn nữa các chương nầy còn tập trung hướng đến Chúa Giê-xu; chính mình Ngài đã thể hiện một cuộc sống “Y-sơ-ra-ên” trung tín và ban Thánh Linh cho những người ở trong Ngài hầu cho họ cũng có thể tham gia trong cuộc sống trung tín đó nữa.
Dầu vậy, tuy đồng ý là sách Giê-rê-mi báo trước về những điều lớn lao mà Chúa Giê-xu sẽ thực hiện cho dân của Ngài, nhưng có cách nào ứng dụng những điều dạy dỗ trong sách vào đời sống Cơ Đốc nhân không? Xin trả lời là có. Về phương diện nầy cần hiểu rằng Phúc Âm Cơ Đốc không chỉ chú trọng đến cá nhân mà còn chú trọng đến hội thánh là một tập thể, và cũng cần xác định một tiền đề là Đức Chúa Trời đối xử với dân của Ngài trên một căn bản đồng nhất bền vững. Nói như thế có nghĩa là, thứ nhứt, những sứ điệp về sự đoán phạt và sự cứu chuộc đã được truyền rao cho người Giu-đa cũng có thể áp dụng cho tập thể hội thánh. Tương tự như dân của Đức Chúa Trời khi xưa, hội thánh cũng cần giữ mình, tránh thái độ tự mãn và cho rằng mình không thuộc vào hạng người đáng bị sự sửa trị trừng phạt (so sánh Khải Thị 2-3). Trái lại, ngay cả hội thánh (hoặc toàn bộ hoặc một bộ phận) cũng có thể bị sửa trị và trừng phạt để cuối cùng được Đức Chúa Trời tái tạo.
Thứ hai, ông Giê-rê-mi làm nổi bật nhu cầu cần có lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm và cảnh báo rằng tình trạng tham nhũng, thối nát có khả năng lan tràn giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời. Ông cảnh báo về niềm tin tưởng giả tạo, vô căn cứ giữa vòng những người tự hào là ngoan đạo hoặc cũng có thể là niềm tin giả tạo đối với tôn giáo. Ông chứng minh rằng một khi sinh hoạt của hội thánh đã xuống cấp thì tình trạng thối nát đó có thể truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác (44:9). Có thể ứng dụng sự thật nầy cho các tập thể khác ngoài hội thánh, của dân tộc hoặc theo truyền thống, và như vậy có thể lý giải vì sao những mối căm thù và những định kiến giữa vòng các cộng đồng xã hội lưu truyền từ đời này qua đời kia hằng bao thế kỷ. Tiên tri Giê-rê-mi cũng vạch trần lý luận của tội lỗi và xu hướng mạnh mẽ trong con người đối với tội lỗi (3:6-10). Chân dung của vua Sê-đê-kia là một lời nhắc vang dội về tánh phân vân lưỡng lự muôn đời của con người khi phải chọn hoặc điều tốt hoặc điều xấu.
Cuối cùng trong sách có những khúc bộc lộ niềm vui mừng về sự cứu chuộc nhất là chương 30-33. Tự thân những chương đó toát ra chất thơ rất truyền cảm. Hơn nữa trong một văn cảnh nghiêng nặng về tội lỗi và sự đoán phạt, những vần thơ này xoay quanh một chủ đề riêng, có cách riêng để diễn đạt tình yêu thương và lòng thương xót của Đức Chúa Trời, là Đấng hằng mong mỏi ban sự sống và phước hạnh cho các loài thọ tạo của mình.
Thể loại, cấu trúc và bố cục
Sách Giê-rê-mi tổng hợp đủ loại tư liệu: Một số là lời nói của chính ông Giê-rê-mi. Đó là những bài nói hoặc sấm truyền theo thể thơ (thí dụ 7:1-15), được chuyển ngữ và in ra dưới dạng văn xuôi trong đa số các bản dịch (kể cả bản NIV;) cũng có những phần viết về thân thế của tác giả, có lẽ do một người khác ngoài ông Giê-rê-mi viết (thí dụ ch. 26). Hầu hết những bài sấm truyền viết theo thể thơ đều nằm trong các chương 1-20. Nhìn chung, không có chi tiết nào cho biết bối cảnh và năm tháng của mỗi bài trong loạt những bài thơ này. Tuy nhiên, đối với những biến cố khác có đề cập trong những bài giảng và đối với những câu chuyện kể trong văn xuôi thì chúng ta nắm được nhiều thông tin về thời điểm và địa điểm liên quan đến từng bài nói, từng biến cố. Dầu vậy, sách này không phải thuộc loại tiểu sử, sách chỉ ghi một số chi tiết về ông Giê-rê-mi đủ để giới thiệu cho chúng ta sứ điệp của ông.
Chúng ta không có nhiều thông tin về cách thức hình thành sách. Sách không trình bày theo một trật tự thời gian nào cả, nên nếu tìm cách nối kết các phần trong sách theo một trình tự nào đó thì quả là khó khăn vô cùng. Có lẽ lắm sách được hình thành theo nhiều giai đoạn.
Đây là kết luận căn cứ chương 36. Theo chương này thì cuốn đầu tiên ghi lại sứ điệp của ông Giê-rê-mi bị vua Giê-hô-gia-kim xé và đốt rụi. Sau đó, ông viết lại một cuốn khác, trong cuốn này có nhiều sứ điệp hơn (36:32). Sự kiện sách Giê-rê-mi trong Kinh Thánh Cựu Ước bản LXX có nội dung ngắn hơn sách Giê-rê-mi trong bản Kinh Thánh chúng ta đang dùng cũng củng cố cho kết luận trên. Dường như tiên tri Giê-rê-mi viết và thực hiện sách này với sự cộng tác của ông Ba-rúc. Cho nên, có lẽ lắm ông Ba-rúc góp phần viết sách mà chúng ta hiện đang có.
Sách đọc thêm
Sứ điệp của Giê-rê-mi do F.D Kidner, BST (IVP,1971).
Sách Giê-rê-mi và Ca Thương do J. Guest, CC(Word,1988).
Sách Giê-rê-mi do J.A. Thompson, NICOT (Eerdmans, 1980).
Phán Xét và Lời Hứa, Một Hướng Thông Giải Sách Giê-rê-mi do J.G McConville, (Apollos/Eisenbrauns, 1993.
Sách Giê-rê-mi do J. Bright, AB (Doubleday, 1965).

CA THƯƠNG
Dẫn nhập
Tác giả và niên đại
Từ thời có sách Cựu Ước trong tiếng Hy Lạp, gọi là bản Thất Thập (Bản Septuagint, LXX; khoảng một thế kỷ T.C.). Sách Ca Thương được xem là do ông Giê-rê-mi viết. Bản tiếng Việt của chúng ta cũng theo trật tự của bản LXX, sắp sách Ca Thương kế sách Giê-rê-mi. Căn cứ vào văn chương trong sách Giê-rê-mi chúng ta có thể chắc chắn là ông Giê-rê-mi viết bài ca than vãn này (thí dụ, xem Gie Gr 11:18-20 20:7-13). Văn vẻ trong hai sách cũng có nhiều điểm tương đồng (so sánh Gie Gr 14:17 và CaAc 3:48-51). Ngoài ra, IISu 2Sb 35:25 cũng ghi rằng ông Giê-rê-mi đặt bài ai ca than khóc vua Giô-si-a.
Dù bằng chứng này không đủ để kết luận tiên tri Giê-rê-mi là tác giả của Ca Thương, nhưng trong nhiều phương diện quan trọng hai sách đi cặp với nhau. Sách tiên tri Giê-rê-mi bàn về những biến cố tại Giu-đa trước và sau khi thành Giê-ru-sa-lem thất thủ, đền thờ bị vua Nê-bu-cát-nết-sa phá huỷ năm 586 T.C.; còn bối cảnh của Ca Thương dường như là chuỗi ngày tiếp theo sau những biến cố kinh hoàng, vì nội dung sách có đề cập đến cuộc lưu đày, các vua bị bắt, bị đày và đền thờ bị phá huỷ (thí dụ xem 1:3, 10 2:2, 7).
Cấu trúc và hình thức
Năm bài thơ riêng rẽ tạo thành năm chương của sách. Các bài thơ này có dạng bài ai ca (một số Thi Thiên cũng là ai ca), bày tỏ sự phản kháng hoặc than thở về cảnh ngộ khốn khổ, cũng như thổ lộ tâm tư và cầu xin sự giải cứu. Các tác giả ai ca biết rằng Đức Chúa Trời là thành tín nên họ thường bày tỏ lòng tin tưởng rằng chung cuộc Ngài sẽ giải cứu họ. Thi Thiên 74 là một bài ai ca, có lẽ cũng được sáng tác nhân vụ lưu đày như sách Ca Thương. Không về mặt này thì ở mặt khác, Ca Thương hội đầy đủ mọi đặc điểm vừa nêu.
Tác giả cũng sáng tác theo thể thơ đặc biệt. Nhịp thơ (tức âm tiết trong câu thơ) là nhịp qinah đặc trưng trong các bài ai ca. Mỗi bài ai ca là một bài thơ (ngoại trừ chương năm) theo thứ tự từ tức là đứng đầu mỗi câu thơ là một từ bắt đầu bằng một chữ cái theo thứ tự bảng chữ cái. Trong Kinh Thánh Cựu Ước có mấy bài thơ loại này (thí dụ, Ca Thương 1, 2, 4; Thi Thiên 34) gồm hai mươi hai dòng hoặc câu theo hai mươi hai chữ cái trong cổ ngữ Hi Bá Lai. Hình thức của chương ba hơi khác đôi chút vì từ đứng đầu của ba câu thơ liên tiếp có cùng một chữ cái, vì vậy bài thơ dài đến sáu mươi sáu câu.
Thể thơ này đòi hỏi lắm công phu nghệ thuật, thật là trái ngược với cảm xúc sôi nổi dồn dập trong bài thơ. Dù sao, đã là thơ thì bài thơ nào cũng đòi hỏi ít nhiều công phu về mặt nghệ thuật, cũng không phải vì cớ đó mà cảm xúc bị nghẹt ngòi. Trái lại, công phu của thi sĩ biểu thị lòng tôn kính Đa-vít Đức Chúa Trời, góp phần điều chỉnh cho ý thơ và cảm xúc được bộc ra trong khung dạng cần thiết và phải lẽ khi trình bày chủ đề thuộc loại này. Công phu của thi sĩ trong thể thơ này cũng chứng tỏ là chủ đề được triển khai kỹ, đầy đủ (tức là đến độ phải vận dụng hết hai mươi hai chữ cái).
Mục đích
Khó lòng đúc kết mục đích của Ca Thương. Thần học công nhận rằng thảm hoạ tai ương là một hình thức trừng phạt thoả đáng, xứng hợp với tội lỗi của dân sự. Sự công nhận này căn cứ trên giao ước cũ có quy định rằng nếu dân sự vi phạm giao ước hoặc ăn ở bất trung đối với Đức Chúa Trời thì hậu quả là họ gặt lấy “những điều rủa sả” (PhuDnl 28:15-68). Những điều này trái ngược với “những phước hạnh” nếu họ trung tín vâng lời (PhuDnl 28:1-14). Sự giảng dạy của các tiên tri và sự hình phạt cũng đặt trên cơ sở này. Do đó, một mặt sách khẳng định việc làm của Đức Chúa Trời là đúng, và chứng minh rằng không phải vì cớ Ngài yếu đuối, kém sức hơn các thần khác nên nỗi dân sự bị lưu đày. Trái lại, chính Đức Chúa Trời đã đem lại sự chiến thắng cho kẻ thù của Giu-đa.
Dầu vậy, sách cũng cho thấy dân sự khó lòng lý giải và chấp nhận những sự khốn khổ kinh hoàng ngay sau khi thành Giê-ru-sa-lem bị phá huỷ, hàng loạt người bị sát hại, và hầu hết số người còn sống sót thì bị lưu đày. Dù biết rằng khốn khổ đến thế là công bằng nhưng không dễ gì chấp nhận. Dù sao, há chẳng phải sự hình phạt đã diễn ra cách dã man và quá đáng sao (2:20-22)? Đức Chúa Trời mà xử sự với dân sự như một kẻ thù địch thì có phải lẽ không (2:4-5)? Mấy bài thơ này phơi bày nỗi lòng đau đớn thống khổ và kinh hãi ngỡ ngàng của dân sự, không giấu diếm chút gì. Đây là một cách đem lại năng lực cho họ trong bất cứ cảnh ngộ nào khi mà dân sự cảm thấy bị bỏ rơi và tuyệt vọng.
Tuy nhiên, điểm đặc thù đầy kịch tính trong các bài thơ này là giữa bể khổ kinh khiếp nhất vẫn lộ ra một niềm hy vọng nơi Đức Chúa Trời (3:22-26). Vượt lên trên tất cả mọi chuyện khác, Ngài vẫn là Đức Chúa Trời đầy lòng yêu thương và thương xót. Các câu thơ này nằm ở vị trí trung tâm của sách, có vẻ như nhằm bày tỏ rằng đây là điểm quan trọng nhất về Đức Chúa Trời mà sách muốn trình bày. Do đó, đây là lời khẳng định đặc biệt về niềm tin giữa cảnh ngộ khốn đốn nhất. Mấy câu khác cũng phản ảnh một niềm tin là rồi đây nỗi khổ đau sẽ kết thúc (4:22).
Ca Thương còn chủ trương một bước cao hơn nữa. Đó là Ca Thương nói về vấn đề một người chịu khổ đau thay thế cho nhiều người (xem bình giải 3:49-66;). Cho nên trong ý sâu xa nhất thì sự khổ đau mà người Giu-đa bị lưu đày gánh chịu báo trước việc Chúa Giê-xu đền tội cho mọi người. Đây là sự chứng minh vĩ đại nhất về sự hình phạt và lòng yêu thương cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Hiểu như thế khiến chúng ta phải thận trọng trong khi đứng trước những nỗi khổ đau mà các dân tộc hoặc các cá nhân chung quanh chúng ta đang gánh chịu, chúng ta đừng vội tìm cách khẳng định đó là sự hình phạt của Đức Chúa Trời.
Làm thế nào sử dụng sách Ca Thương cho có hiệu quả?
Đối với Cơ Đốc nhân thời nay Ca Thương có vẻ là một sách khó sử dụng, có thể vì những biến cố lịch sử đặc biệt tạo điều kiện hình thành cho sách (những biến cố diễn ra trong thời giao ước cũ) hoặv vì sách chuyên viết về sự hình phạt. Làm thế nào một quyển sách loại này có một sứ điệp bổ ích cho những người được cứu qua Chúa Giê-xu Cứu Thế?
Có nhiều câu trả lời cho vấn đề này. Trước tiên sách Ca Thương có sứ điệp dành cho bất cứ ai, kể cả Cơ Đốc nhân, cảm thấy bị cô lập hoặc ngay cả cảm thấy bị Đức Chúa Trời bỏ rơi. Về mặt này Ca Thương tương tự như những Thi thiên thuộc loại ai ca. Chân thật bộc lộ nỗi niềm và cảm xúc như vậy là phải lẽ để rồi sau đó nhận được sự bảo đảm an tâm bởi ân điển của Đức Chúa Trời giữa cơn khốn khó.
Thứ hai Ca Thương cho phép độc giả tìm thấy chính mình trong những con người từng trải những ngược cảnh to lớn. Trong một thế giới mà tai ương, chiến tranh và nạn đói thường xuyên đập vào mắt, dội vào tai chúng ta qua các phương tiện truyền thông thì đương nhiên chúng ta phải tự hỏi Đức Chúa Trời giữ vị trí nào trong những biến cố đó. Có lẽ chúng ta càng thêm phân vân ngỡ ngàng khi anh em chị em Cơ Đốc nhân cùng niềm tin với chúng ta lại bị cuốn hút trong những biến cố đó. Chẳng những chúng ta chỉ thắc mắc vì sao; chúng ta còn đồng cảm với họ trong nỗi đau của họ. Sách Ca Thương cho phép chúng ta bộc lộ chẳng những nỗi niềm của mình mà còn thay mặt cho người khác nói lên nỗi đau của họ nữa.
Khuôn khổ và kỷ luật mà thi sĩ tuân thủ trong khi sáng tác những bài thơ này cũng góp phần giúp đỡ chúng ta, ngầm nhắc chúng ta là khi sử dụng sách chúng ta cũng phải có kỷ luật, đó là những quyết định nghiêm chỉnh nhằm đối phó với những nan đề mà với một thái độ khác chúng ta sẽ thấy khó bề xoay sở. Lời của Đức Chúa Trời có thể vận hành theo phương pháp này, không phải chỉ nhằm trau dồi trí tuệ của chúng ta, nhưng còn cho chúng ta phương tiện để bộc lộ những điều hết sức là sâu xa đối với chúng ta, đồng thời dẫn dắt tâm tư ý tưởng của chúng ta.
Tuy nhiên, khó lòng đưa yếu tố xưng nhận vào khung này. Dân Giu-đa biết rằng họ bị lưu đày là vì họ vi phạm giao ước mà tổ tiên của họ đã lập với Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể xét tất cả các nỗi khổ đau theo cùng một qui định này. Dù vậy, ở đây cũng vậy chúng ta có thể đồng hoá với tiền bối của chúng ta trong niềm tin, bằng cách công nhận rằng tội lỗi của nhân loại - chúng ta cũng dự phần trong đó - là cội rễ của mọi đau thương trên thế giới. Do đó thắc mắc và phản kháng cũng đều có thể là xưng nhận tội lỗi, cũng có thể là bài ca ngợi vì chúng ta đang thưa chuyện với Đức Chúa Trời là Đấng công bình. Ngài không chỉ biểu thị sự công bình qua những biện pháp trừng phạt mà còn qua lòng thương xót. Dứt khoát là vậy. Do đó chúng ta sử dụng sách này trên cơ sở nhận biết Chúa Giê-xu Cứu Thế. Bởi sự chết và sự sống lại của mình, Ngài đã bày tỏ rằng Đức Chúa Trời là Đấng cứu chuộc thế giới và rồi đây, sẽ có ngày Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt đau buồn khốn khổ.
Sách đọc thêm
(Xem bảng liệt kê của sách Giê-rê-mi)
Ca Thương do D. R. Hillers (Doubleday, 1972).
Ca Thương do L. W. Provan, NCB (Eerdmans / Marshall Pickering, 1991).

Ê-XÊ-CHI-ÊN
Dẫn nhập
Bối cảnh lịch sử
Sách của tiên tri Ê-xê-chi-ên liên quan tới một trong những thời kỳ khủng hoảng của lịch sử Y-sơ-ra-ên. Các bài tiên tri trong sách bao trùm một giai đoạn hai mươi hai năm từ 593-571 T.C. (xem sơ đồ trang 628). Trong thời gian này thành Giê-ru-sa-lem bị bao vây rồi bị tiêu huỷ, đền thờ bị đốt phá, và nền quân chủ kết thúc. Dân chúng Giu-đa gánh chịu những sự thiếu thốn do chiến tranh, nhiều người bị lưu đày.
Theo quan điểm của con người thì phần lớn những cuộc xâu xé vào thời gian này bắt nguồn từ tình trạng bất ổn chung của nền chính trị tại vùng Trung Đông. Pa-lét-tin chỉ là một vùng đất nhỏ hẹp thường xuyên bị chi phối bởi những biến động của thế cân bằng quyền lực trong toàn vùng. Ai Cập là một cường quốc đến thời già lão. A-si-ri bắt đầu suy sụp. Chỉ có Ba-by-lôn là đang nổi lên ngày càng mạnh. Năm 722/ 721 T.C. A-si-ri đã đánh tan vương quốc Y-sơ-ra-ên phía bắc. Còn vương quốc Giu-đa thì như quả lắc đu đưa giữa Ai Cập và Ba-by-lôn, lúc thì trung thành với nước này chống nước kia, lúc thì ngược lại. Khoảng năm 601-600 T.C., vua Giê-hô-gia-kim nổi lên chống lại Ba-by-lôn, vua Nê-bu-cát-nết-sa phản công bằng một cuộc vây hãm Giê-ru-sa-lem và chiếm được thành năm 597 T.C.. Khoảng 10.000 dân bị lưu đày (IIVua 2V 24:14). Một người trong số đó là thầy tế lễ Ê-xê-chi-ên.
Tiên tri Ê-xê-chi-ên
Chúng ta nắm được thông tin nào về tiên tri Ê-xê-chi-ên là cũng nhờ sách tiên tri của ông thôi, dầu vậy cũng chẳng nhiều nhặng gì cho lắm. Ông vừa là thầy tế lễ (1:3) vừa là tiên tri. Nhân thân thầy tế lễ ở trong ông lộ rõ qua sự kiện ông chú trọng đến đền thờ (40-48) tình trạng tinh khiết thánh sạch về mặt lễ nghi (4:14). Ông có lập gia đình nhưng vợ ông qua đời trong thời gian ông thi hành chức vụ (24:15-18). Không như các vị tiên tri cùng thời, ông thi hành chức vụ tại Ba-by-lôn. Phần nhiều những bài tiên tri đầu tiên của ông nói về những biến cố ở Giê-ru-sa-lem và Giu-đa. Vài nhà bình giải căn cứ vào sự kiện này và những chi tiết trong nội dung các bài tiên tri mà kết luận rằng ông Ê-xê-chi-ên có làm công tác tiên tri tại Pa-lét-tin ít nhất là trong giai đoạn đầu của chức vụ. Tuy nhiên, trong sách không có một chi tiết nào củng cố cho quan điểm này. Trong khi bị lưu đày ở xứ người, nói tiên tri cho đám đồng bào cũng bị lưu đày chắc chắn là tiên tri Ê-xê-chi-ên quan tâm đến những tai ách đang đe doạ quê hương. Thính giả của ông cũng nóng lòng muốn nghe về số phận của đất nước. Do đó dù sao chúng ta cũng có thể chắc chắn là các biến cố tại Y-sơ-ra-ên/ Giu-đa chiếm phần lớn vị trí trong những bài tiên tri của ông. Để có thể nhận biết những chuyện đang diễn ra ở quê nhà xa xôi, một tiên tri đang sống lưu đày ở Ba-by-lôn cần có biệt tài thiên phú thích đáng.
Là một tiên tri, ông cần chuyển đạt lại những điều mình nhận biết. Đôi khi ông không chỉ chuyển đạt bằng lời nói suông. Trái lại nhiều lúc ông diễn dịch lời tiên tri bằng hành động. Thị trợ chẳng xa lạ gì đối với ông. Những lần ông tiên tri có phần diễn dịch bằng hành động là bị trói bằng dây trong tư thế nằm dài (4:1-8), cạo đầu và dùng gươm bén băm nát một phần ba mớ tóc (5:1-2), trùm đầu che kín mặt hì hục đào lỗ xuyên qua tường (12:3-7) run lẩy bẩy (12:18) và vợ qua đời ông không tổ chức nghi lễ khóc than thương tiếc (24:16-24). Chính vì vậy mà có người cho rằng ông bị bệnh tâm thần. Thật ra, ông dùng chính những hình thức diễn dịch khác thường đó, đôi khi đến cả lời tiên tri cũng khác thường nữa, để khiến cho đồng bào chú ý đến nội dung bài tiên tri. Dường như trong lúc đang thi hành chức vụ ông bị câm không nói được trong một thời gian. Khi được tin thành Giê-ru-sa-lem đã thất thủ ông nói được trở lại (33:21-22).
Bất chấp những hình thức diễn dịch khác thường, ông được xem là vị tiên tri rất tôn trọng. Mười tám tháng sau khi ông có sự hiện thấy báo tin là ông được giao phó trọng trách làm tiên tri thì các trưởng lão trong dân Giu-đa đã đến tìm cầu ý Chúa qua ông (8:1 14:1 20:1 33:30-31). Tuy nhiên, dù đồng bào tỏ lòng tôn trọng ông như vậy nhưng không phải họ luôn luôn chấp nhận nghe theo những sứ điệp của ông (33:30-33). Tỏ lòng ngưỡng mộ đối với một người lãnh đạo tinh thần hoặc thuộc linh thì dễ nhưng không phải lúc nào cũng dễ thực hành theo những điều yêu cầu trong sứ điệp của vị lãnh đạo đó. Trường hợp của Chúa Giê-xu là một điển hình quan trọng nhất (xem Mat Mt 7:24-29).
Ông Ê-xê-chi-ên không chịu luỵ những quy ước của xã hội. Ông không có một cuộc sống thanh nhàn giữa một tập thể an ổn. Ông thuộc thành phần thiểu số, bị bắt đi định cư ở xứ khác sau cuộc chiến. Tôn giáo của ông đích thị là thuộc về nhóm dân nhược tiểu đang phải nỗ lực phấn đấu để tồn tại giữa một xã hội đa thần và tiếp thu nhiều nền văn hoá. Ông sống lưu đày giữa một cường quốc có nhiều thần trong khi ông chỉ có một thần duy nhất. Dầu vậy ông cương quyết truyền rao là chỉ có một thần là Đức Chúa Trời, chung cuộc Ngài sẽ giải cứu dân sự bất chấp các nước khác có mưu đồ chi.
Sách của Ê-xê-chi-ên
Mặc dù nổi tiếng là mù mờ khó hiểu, và có nhiều điểm khó xử trong bản văn, sách của Ê-xê-chi-ên có một cấu trúc rõ rệt. Đây là một tuyển tập gồm năm mươi hai bài tiên tri, là những bài giảng hoặc những sự hiện thấy từ Đức Chúa Trời ban cho do tiên tri Ê-xê-chi-ên ghi chép lại hoặc mô tả lại. Phần chuyện kể ngắn đến mức tối đa, chỉ nhằm tạo bối cảnh cho mỗi bài tiên tri. Tuy nhiên, mỗi bài tiên tri đều dứt khoát bắt đầu bằng một trong hai câu - “lời của Đức Chúa Trời đến với tôi” hoặc “tay của Đức Chúa Trời vận hành trên tôi”.
Hai câu này không đồng nghĩa đâu. Mỗi câu báo trước là nội dung tiên tri sẽ được trình bày theo hình thức nào. Câu thứ nhất được sử dụng thường hơn, báo tin là sứ điệp của Đức Chúa Trời được truyền cho ông bằng ngôn từ, và ông chuyển đạt bằng ngôn từ cho dân Y-sơ-ra-ên. Câu thứ hai báo hiệu về một kinh nghiệm gây nhiều chấn động hơn, qua một hình thức huyền bí hơn, tác động mạnh mẽ đến tiên tri về phần thể xác. Câu này xuất hiện ở đầu tất cả những bài tiên tri quan trọng có thị trợ. Tiên tri Ê-xê-chi-ên cảm thấy chính mình ông được tham gia trong không gian của sự hiện thấy.
Các bài tiên tri được sắp theo chủ đề và không luôn luôn theo thứ tự thời gian. Mỗi bài tiên tri có vị trí riêng rẽ độc lập khỏi những bài kế bên. Đôi khi những bài tiên tri kế cận nhau lại thuộc về những thời điểm cách nhau hàng mấy năm. Nhìn chung cấu trúc của sách ghi đậm công phu sắp xếp của tác giả. Củng cố cho nhận xét này là một số câu được lặp đi lặp lại và bản văn có nhiều chỗ toát ra một nét nhịp nhàng hầu như đều đặn.
Theo chủ đề thì ba mươi hai chương đầu gồm những lời cảnh báo về thảm hoạ, còn mười sáu chương cuối gồm những lời hứa đầy hi vọng. Điểm chốt của sách là sự thất thủ của thành Giê-ru-sa-lem, ghi trong 33:21-22. Sự kiện này trở thành nền móng cho những bài tiên tri sau này được mệnh danh là văn chương “khải thị”. Thật vậy, sách Khải Thị chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất về lối diễn tả này. Trong sách Khải Thị dùng nhiều biểu tượng, hình ảnh biểu trưng tương tự như trong sách Ê-xê-chi-ên (xem bài “Văn chương thứ kinh và văn chương khải thị”).
Sứ điệp của sách
Đại cương thì sách Ê-xê-chi-ên gồm những lời cảnh báo về tai ách hiểm hoạ trong phần đầu, phần kế là những lời hứa về sự phục hồi. Tai ách hiểm hoạ mà tiên tri đã báo trước đã xảy ra, như vậy những lời hứa về sự phục hồi cũng sẽ thành tựu. Trong thời gian qua dân của Đức Chúa Trời đã chịu lắm nỗi khổ đau, chung cuộc họ sẽ được giải cứu khỏi bao cảnh khốn khổ đó. Y-sơ-ra-ên sẽ quay lại với Đức Chúa Trời của họ và trở về với đất đã hứa cho họ. Họ sẽ làm dân của Ngài. Ngài sẽ là Đức Chúa Trời của họ.
Các bài tiên tri luận về nhiều chủ đề khác nữa. Vấn đề trách nhiệm của con người được nêu ra dưới nhiều hình thức. Cảnh tàn phá mà dân Y-sơ-ra-ên gánh chịu là hậu quả của lòng bất trung ở trong họ. Họ bị hình phạt vì cớ tội thờ hình tượng. Không phải hình phạt tội lỗi của tập thể mà thôi, tức là không phải cá nhân bị hình phạt chỉ vì tội lỗi của tổ tiên (chương 18). Họ bị xét là can tội vì cớ những vi phạm của cá nhân mỗi người, rồi tiên tri còn xử lý vấn đề trên một bình diện cao hơn nữa. Không phải nhờ tích lũy nhiều điểm tốt mà xoá được những điểm xấu (ngay cả thời nay người ta cũng thường nghĩ như vậy). Trái lại tấm lòng của mỗi người phải thay đổi (18:30-32).
Một chủ đề quan trọng khác là mối tương quan giữa Đức Chúa Trời và dân của Ngài. Sách này thường lặp lại một câu sau khi báo trước về những biến cố sẽ xảy ra. Câu đó là: “để học nhận biết” rằng Đức Chúa Trời là Chúa của họ. Tai ương thảm họa không phải chỉ là những biện pháp hình phạt mà cũng là phương cách khiến cho dân sự nhận biết Đức Chúa Trời. Mối tương quan đặc biệt này được nhấn mạnh trong toàn bộ nội dung của sách. Ngài sẽ gom họ lại và bảo vệ họ y như người chăn chiên chăm lo cho bầy chiên của mình. Một vị chăn chiên sẽ đến chăm lo cho họ và sẽ cai trị họ (34:1-31 36:24-28).
Dầu vậy mối tương quan chặt chẽ giữa Đức Chúa Trời và Y-sơ-ra-ên không đặt những dân tộc khác cùng những quốc gia khác ngoài phạm vi cai trị và kiểm soát của Đức Chúa Trời. Các bài giảng của tiên tri Ê-xê-chi-ên về các dân tộc khác chứng minh rõ rằng Đức Chúa Trời không phải là một vị thần chỉ có quyền cai trị trong lãnh thổ hẹp hòi gồm Giê-ru-sa-lem và vùng đồi núi lân cận. Ngài có thể dùng một dân tộc ngoại đạo làm công cụ cho Ngài bằng nhiều cách, ngay cả làm công cụ để hình phạt dân Y-sơ-ra-ên.
Những hình ảnh trong sách Ê-xê-chi-ên nặng màu đen đe doạ vì lời tiên tri của ông liên quan đến một trong những giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử Y-sơ-ra-ên. Trong thời gian ông thi hành chức vụ tiên tri dân sự sẽ bị tản lạc còn thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ sẽ bị tàn phá. Dầu vậy sách kết thúc với những sứ điệp đầy hi vọng. Trong thời kỳ cuối cùng, Đấng chăn chiên sẽ đến gom chiên của Ngài lại.
Sách Ê-xê-chi-ên đối với thời đại hiện tại
Đúng là sách Ê-xê-chi-ên có những phần khó thông giải, lại càng khó ứng dụng hơn nữa. Có lẽ chúng ta bớt băn khoăn bối rối khi biết rằng các thầy giải kinh thuở xưa cũng phải công phu động não trong nỗ lực tìm hiểu nội dung của sách này. Trong khi đó người ta thường có xu hướng không thuận lợi lắm là lo xăm xoi các bài tiên tri tối nghĩa mà bỏ rơi những bài sáng sủa dễ hiểu. Tuy nhiên, có vài điểm cần tuân thủ khi nghiên cứu sách này. Thứ nhất, cần nhớ rằng sách là một tuyển tập gồm những bài tiên tri độc lập. Có thể nhận diện từng bài qua câu “có lời của Đức Chúa Trời phán với tôi” hoặc “tay của Đức Chúa Trời vận hành trên tôi (Ê-xê-chi-ên)”. Các bài tiên tri được sắp xếp theo chủ đề dù không luôn luôn theo đúng thứ tự thời gian, có bài chiếm đến vài chương, có bài ngắn gọn trong vài câu. Nhờ những bài có ghi thời điểm tiếp nhận và tuyên giảng chúng ta phát hiện rằng thời gian giữa hai bài tiên tri có thể dài đến nhiều năm trời. Vì vậy tốt hơn hết là chúng ta chọn một bài tiên tri, đọc rồi nghiên cứu bài đó cách độc lập không vướng mắc liên quan đến những bài khác.
Thứ hai, tiên tri Ê-xê-chi-ên có khuynh hướng viết bài giảng theo một khuôn mẫu, văn xuôi nhưng nhịp nhàng chẳng khác gì văn vần. Trong nội dung sách có nhiều chủ đề lẫn câu văn được lập lại. Một câu trong chương này có vẻ bí hiểm nhưng lại hoá ra sáng sủa rõ ý trong một chương khác. Vì vậy, phương cách thuận lợi hơn hết là bắt đầu nghiên cứu những chương “tầm thường, ít hấp dẫn” để dễ dàng nắm vững ý nghĩa của ngôn từ và luồng tư duy của sách. Vì vậy trong bước đầu đừng vội nhảy vào nghiên cứu các chương trong phần đầu sách. Nên để dành các bài tiên tri dài đó cho đợt nghiên cứu cuối cùng. Có thể chọn chương 12 cho bước nghiên cứu đầu tiên.
Thứ ba, đừng quên những chủ đề chung liên kết các bài tiên tri với nhau. Chương 4-24 tập trung cảnh báo về nguy cơ Giê-ru-sa-lem bị Nê-bu-cát-nết-sa tàn phá. Chương 25-32 tập trung cảnh báo các dân tộc láng giềng của Y-sơ-ra-ên về thái độ của họ đối với Y-sơ-ra-ên khi Y-sơ-ra-ên lâm vào cảnh khốn cùng. Còn chương 33-48 tập trung triển khai những sứ điệp đầy hi vọng cho dân Y-sơ-ra-ên sau khi thành Giê-ru-sa-lem thất thủ.
Rõ ràng là hoàn cảnh chính trị của dân Y-sơ-ra-ên vào thời đó khác hẳn hoàn cảnh của chúng ta hiện nay. Dầu vậy, đằng sau những điểm đặc thù về mặt chính trị, chúng ta nhận ra một xã hội phức tạp, bị đè bẹp dưới những nan đề quen thuộc, rối rắm: tương lai bất định, những cuộc nổi dậy xuyên quốc gia, tôn giáo đa thần, thể chế băng hoại, niềm tin sa lầy. Xã hội tân tiến cũng có những thần tượng đặc thù, những tiên tri giả, những cuộc thờ phượng băng hoại, những cơ chế suy đồi, và tâm tánh cố chấp. Tất cả đều là bản cũ sao lại đấy thôi, nên sứ điệp của tiên tri Ê-xê-chi-ên vẫn có thể ứng dụng cho xã hội hiện đại.
Tuy nhiên cũng nên cảnh giác đề phòng mối nguy đe doạ khi ứng dụng theo nghĩa đen một cách quá chi li sát ván những chuyện đã xảy ra hơn hai thiên niên kỷ rưỡi về trước vào hoàn cảnh hiện tại, nhất là trong những trường hợp cùng địa danh (nhất là trường hợp Y-sơ-ra-ên). Dầu sau, bảng sơ kết về những băng hoại trong xã hội hiện nay rất tương tự với xã hội thời đó cho nên ứng dụng những nguyên tắc là phải lẽ lắm. Xã hội và Đức Chúa Trời không thay đổi.
Sách đọc thêm
Sách Ê-xê-chi-ên: Tác giả và sứ điệp do H.L. Ellison (Paternoster, 1956).
Sách Ê-xê-chi-ên, do J.B. Taylor, TOTC (IVP,1969).
Sách của tiên Tri Ê-xê-chi-ên, do A.B. Davidson, CBSC (Cambridge, 1906).
Sách Ê-xê-chi-ên, do J.W. Wevers, NCB (Eerdmans, 1969).

ĐA-NI-ÊN
Dẫn nhập
Sách Đa-ni-ên kể chuyện một thanh niên Y-sơ-ra-ên ở Giê-ru-sa-lem bị bắt đi lưu đày trong thời Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn (605-562 T.C.). Mặc dù phải sống kiếp lưu đày suốt đời, bất chấp vô số gian nan nghịch cảnh ông vẫn trung tín với Đức Chúa Trời. Tương tự như Giô-sép khi xưa (Sáng Thế Ký 37-50),ông có ân tứ hiểu ý nghĩa chiêm bao và khải tượng (1:17). Ông tiến nhanh trên bậc thang danh vọng trong triều đình ngoại bang và được Đức Chúa Trời cho ông khả năng nhìn thấy mục đích của Đức Chúa Trời trong lịch sử.
Trong khi phần lớn nội dung của sách dùng đại danh từ ở ngôi thứ ba số ít, thì trong phân nửa sau (7:2-12:13), sách trình bày theo hình thức tự truyện. Mặc dù trong Kinh Thánh chúng ta đang dùng sách Đa-ni-ên nằm trong nhóm sách của các tiên tri, nhưng trong nguyên ngữ Hi Bá Lai, sách được sắp vào nhóm văn thư vì sách minh hoạ về một cuộc đời và phước hạnh của một người sống trung thành với giao ước của Đức Chúa Trời dù phải đối diện với những hoàn cảnh khắc nghiệt nguy nan (chương 1-6) và sách cũng bày tỏ những cuộc đối đầu tranh chấp mà dân thuộc về giao ước của Đức Chúa Trời sẽ gặp phải và được Đức Chúa Trời bảo vệ an toàn (chương 7-12).
Thể loại
Xem qua nội dung của sách chúng ta lập tức nhận thấy văn chương trong Đa-ni-ên thuộc về một thể loại khác hẳn hầu hết các sách lịch sử và tiên tri trong Cựu Ước. Đa-ni-ên không thuộc loại lịch sử vì có ghi chép nhiều khải tượng, không thuộc loại các sách tiên tri vì các khải tượng thường đậm màu sắc siêu thực, mô tả một thế giới với pho tượng khổng lồ bị tảng đá bí ẩn đập nát và những con thú kỳ dị xuất hiện để chiến đấu với nhau.
Dù sách có những sắc thái tương tự như trong các sách tiên tri (thí dụ Ê-xê-chi-ên 1) nhưng rõ ràng sách Đa-ni-ên thuộc một thể loại văn chương khác. Về một phương diện, tác động của nội dung sách trên người đọc cũng quan hệ không kém việc hiểu ý nghĩa của các chi tiết trong sách. Về mặt lý thuyết thì người ta có thể hiểu các chi tiết đó, nhưng vẫn không thể cảm nhận được sự rung động mà sách nhằm tạo ra.
Vì cớ đó nên ta sắp sách Đa-ni-ên vào loại văn chương khải thị, như sách khải thị chẳng hạn (xem bài thứ kinh và văn chương khải thị). Dù vậy, có lẽ không nên dựa vào đó mà đưa ra một kết luận gò bó về sách Đa-ni-ên. Tương tự như văn chương hiện đại của các loại tiểu thuyết cấp tiến trong thời kỳ khá cận đại (khoảng đầu thế kỷ thứ XVIII), không phải qua một đêm mà sách được hình thành với đầy đủ mọi sắc thái đã tỉa gọt kỹ lưỡng. Tuy nhiên, nét đặc thù của loại sách khải thị là nội dung sách “vén màn” (Hi Lạp, apokalypsis) để lộ một thực tế thuộc hệ bên ngoài tầm thế giới của chúng ta và cho thấy mối liên quan của hệ này với lịch sử nhân loại trong khi thế giới này tiến đến thời chung kết. Vì sách giữ vai trò vén màn tiết lộ nên sách có lời phụ đề nhắn gởi “đến mà xem” cùng “nghe cho hiểu”.
Cấu trúc
Sách Đa-ni-ên gồm hai phần và được viết bằng hai thứ tiếng: Hi Bá Lai (1:1-2:4 8:1-13:13) và A-ram là một ngôn ngữ có họ hàng gần với Hi Bá Lai (2:4-7:28). Chương 1-6 là phần tiểu sử; chương 7-12 là phần khải thị. Tuy nhiên, sách gói ghém một chủ ý tinh tế sâu sắc hơn qua việc sử dụng tiếng A-ram trong 2:4-7:28 (tức là trong cả hai phần đều có những khúc sách được viết bằng tiếng A-ram). Có người cho rằng những chương này có ý nghĩa đặc biệt đối với độc giả không phải là người Do Thái. Chính vì nhắm đến thành phần độc giả này mà tác giả viết bằng một ngôn ngữ thông dụng trong thế giới. Hơn nữa, lẽ ra khi sách được viết bằng hai ngôn ngữ như vậy thì bị tách rời làm hai phần, nhưng thực tế cho thấy hai phần này nhờ đó mà được liên kết chặt chẽ hơn và cũng gợi nhắc cách tế nhị rằng chương 2-7 chứa trọng tâm của sách. Nếu vậy thì chương 1 đóng vai trò dẫn giải và dẫn nhập cho sách, trong khi chương 8-12 triển khai khung sườn lịch sử của thế giới đã được vạch ra trong chương 2-7. Sự kiện tác giả dùng hai ngôn ngữ trong phần tiểu sử lẫn phần khải tượng cũng là một lý cớ chính thuộc lĩnh vực văn chương củng cố cho tính cách hiệp nhất của sách.
Bên trong phần trọng tâm (chương 2-7) còn có thể bắt gặp một khung sườn nữa, thường thấy trong chuyện kể của Cựu Ước. Chương 2 và chương 7 trình bày các khải tượng về bốn vương quốc của thế giới đối đầu chống lại vương quốc của Đức Chúa Trời; chương 3 và 6 là chuyện kể về sự giải cứu lạ lùng của Đức Chúa Trời; chương 4 và 5 trình bày sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với các nhà lãnh đạo trên thế giới. Như vậy, mẫu cấu trúc được dùng trong chương 2, 3, 4 lại xuất hiện trong chương 5, 6, 7 nhưng ở thể đảo, kiểu soi bóng trong gương như vậy nhằm tạo hứng khởi thích thú cùng tinh thần mong đợi nơi độc giả là những người đã quen thuộc với kỹ thuật này.
Nhìn chung, độc giả thời nay thường quen với dạng nội dung sách tiến triển theo một thứ tự thời gian. Dù là trình bày sách dưới dạng ký ức về những biến cố đã xảy ra lâu năm về trước, tác giả cũng triển khai chủ đề theo dòng thời gian. Tác giả Đa-ni-ên không áp dụng kỹ thuật này. Những vụ việc trong chương 1-6 được sắp xếp và triển khai theo thứ tự thời gian, nhưng phần khải thị trong suốt quyển sách được sắp xếp theo một trình tự song hành tức là hai chuỗi khải thị liên quan đến cùng một khoảng thời gian. Có thể ví cấu trúc văn chương này với dạng cầu thang xoắn ốc, với nấc thang xoay quanh một trục chung nhiều lần, nhưng cứ mỗi khải tượng đến sau đưa chúng ta lên đỉnh cao hơn cho phép chúng ta phóng tầm nhìn bao quát hơn và rõ ràng hơn về những việc tương lai. Vì vậy, có thể sách Đa-ni-ên khải thị nhiều đợt về cùng một thời kỳ, nhưng đợt khải thị sau triển khai về thời kỳ đó đầy đủ hơn tư liệu đợt trước. Chúa Giê-xu cũng vận dụng kỹ thuật này khi phán dạy trong Mác 13. Sách Khải Thị cũng được viết theo cấu trúc này.
Sứ điệp
Câu hỏi của dân lưu đày có ghi trong Thi Tv 137:4 “Làm sao chúng tôi có thể ca ngợi Đức Chúa Trời trong khi sống tại đất khách quê người?” gói ghém toàn bộ cảnh ngộ của ông Đa-ni-ên. Toàn bộ sách Đa-ni-ên, cả phần tiểu sử lẫn phần khải tượng cho chúng ta biết rằng thế gian này luôn luôn là “đất khách quê người” đối với dân của Đức Chúa Trời (so sánh GiGa 17:16 Phi Pl 3:20). Họ là “người lạ trong thế gian này” (IPhi 1Pr 1:1, 17) sống giữa những lực lượng ác độc đầy sức hủy hoại (IPhi 1Pr 5:8-9). Dầu vậy, chúng ta vẫn có thể sống một cuộc đời khiến người ta tôn vinh ca ngợi Đức Chúa Trời như Đa-ni-ên đã làm. Ông Đa-ni-ên là một điển hình về nội dung lời dạy trong Thi Thiên 1.
Một đời sống bởi đức tin (so sánh HeDt 11:33-34) như thế được nuôi dưỡng bằng số vốn hiểu biết Đức Chúa Trời (11:32) bằng cách biệt riêng mình cho Ngài (1:8 3:17-18 6:6-10) và thông công với Ngài trong sự cầu nguyện (2:17-18 6:10 9:3 10:2-3, 12). Đời sống bởi đức tin được vững tâm nhờ biết Đức Chúa Trời là Đấng tể trị tối cao trên mọi hoạt động của con người (2:19-20 3:17 4:34-35), và biết rằng Ngài đang lo xây dựng vương quốc của Ngài (2:44-45 4:34 6:26 7:14). Thời hạn của chúng ta nằm trong tay Ngài (1:2 5:26), vì mọi vụ việc ở trần gian này đều liên quan đến những vụ việc ở thiên đàng (10:12-14, 20). Ngài là Đức Chúa Trời tự khải thị chính mình Ngài và khải thị những mục đích của Ngài để dân của Ngài được am tường và nương cậy vào lời của Ngài mà sống và hoạt động (1:17 2:19, 28-30, 47). Nhờ nhận biết như vậy mà dân của Đức Chúa Trời có thể đối đầu với những áp bức chèn ép vì biết rằng họ sẽ có phần khi vương quốc của Ngài được hoàn thành (7:22, 26-27 12:2-3).
Tác giả và niên đại
Không có chi tiết nào trong sách Đa-ni-ên tiết lộ về danh tánh tác giả, dù gần phân nửa nội dung sách được viết dưới dạng tự truyện. Nhiều học giả (nhưng không phải là tất cả) hiện đại chuyên về Cựu Ước chủ trương (khởi xướng bởi Porphyry, một người theo tân phái Platon trong thế kỷ thứ III bài bác niềm tin Cơ Đốc) rằng sách được viết trong thế kỷ thứ II, dưới thời trị vì của Antiochus Epiphanes (xem bình giải 8:9-14, 23-27 11:4-35) chớ không phải trong thế kỷ thứ VI (căn cứ vào bối cảnh văn chương của sách).
Theo quan điểm này, các câu chuyện trong chương 1-6 bắt nguồn từ truyền thống của người Hê-bơ-rơ, chắc chắn như vậy. Đa-ni-ên là một mẫu người anh hùng, trung tín với luật pháp của Đức Chúa Trời trước mọi thế lực địch thù. Phần lớn các khải tượng lý giải chuyện đã qua chớ không phải những mẫu khải thị siêu nhiên về tương lai. Thay vì cung cấp những bài tường thuật có tính cách lịch sử, phần tự truyện của ông Đa-ni-ên và phần khải tượng vận dụng, triển khai và áp dụng những khúc Kinh Thánh khác nhằm đem lại sức sống và sự khích lệ cho người Do Thái trong thế kỷ II. Vì quan niệm như vậy nên họ cho rằng chuyện Đa-ni-ên, chẳng hạn, được mô phỏng theo chuyện Giô-sép (một người bị đày ải sống kiếp nô lệ ở nước ngoài được thăng tiến lên cầm quyền cai trị nhưng vẫn một lòng trung thành với Đức Chúa Trời;) lời cầu nguyện của ông Đa-ni-ên trong chương 9 được xem là mô phỏng theo bài cầu nguyện của ông Nê-hê-mi. Còn một phần trong nội dung các khải tượng được viết ra để giảng giải lời Kinh Thánh một cách tế nhị sâu sắc (11:33 12:3) được xem là lời giảng giải cho EsIs 52:13-53:12. Tác giả viết sách này vào những năm 160 T.C. khi dân của Đức Chúa Trời đang trải qua cơn bắt bớ gay gắt dữ dội của Antiochus Epiphanes, và họ hết sức cần biết rằng cuộc đời có một ý nghĩa, sự thành tín của Đức Chúa Trời rất có ý nghĩa, nỗi khổ đau không phải là trường tồn vĩnh cữu, rằng Đức Chúa Trời vẫn nắm quyền kiểm soát cai trị, và rồi đây dân của Ngài sẽ thắng lẫy lừng. Câu hỏi trong 12:6 (“sẽ còn đến chừng nào?”) phản ánh nỗi niềm của dân sự của Đức Chúa Trời. Những lời tiên tri kín đáo đó gói ghém câu giải đáp: Tình cảnh khốn khó sẽ không kéo dài mãi đâu.
Theo quan điểm này thì người ta có thể truy định thời gian sách được viết một cách chính xác hơn bất cứ sách nào khác trong Kinh Thánh Cựu Ước. Tác giả tỏ ra am tường vụ đền thờ bị làm ô uế (có thể xác định vụ này xảy ra vào năm 167 T.C.; so sánh 11:31) và cuộc kháng chiến anh dũng do Giu-đa Ma-ca-bê (Judas Maccabeus) lãnh đạo trong năm 166 T.C. (11:33-35), nhưng dường như tác giả không biết Antiochus qua đời trong năm 164 T.C. (chúng ta thường xem 11:40-45 là một lời tiên tri nhưng như vậy là hiểu lầm rồi). Giới phê bình gia cho rằng dù sách được viết khi xưa và được hiệu đính vào năm nào đi nữa thì lần hiệu đính cuối cùng có thể chính xác là vào năm 165/164 T.C.. Nếu vậy thì kết luận này lại trở thành một lý lẽ chính ủng hộ cho những người chủ trương đế quốc thứ tư trong chương 2 và 7 là đế quốc Hi Lạp.
Theo quan điểm của giới phê bình gia thì sách gồm những chuyện thần thoại và những khải tượng đầy kịch tính nhằm củng cố niềm tin. Đây là một tác phẩm văn chương mạnh mẽ ủng hộ kháng chiến. Vì cớ tác giả đã trình bày nội dung của sách dưới một hình thức đến nỗi tất cả độc giả đương thời không trừ một ai đều có thể nhận ra phần nào là lịch sử của thời đã qua, phần nào là tiên tri về tương lai nên ai nấy đều đón nhận sách trong hình thức tác giả đã viết. Sứ điệp của sách đã thách thức họ, đã đem năng lực đến cho họ - y như thời nay khi chúng ta đọc Hamlet của Shakespeare hoặc Anh em nhà Karamazov (the Brother Karamazov) của Dostoevsky vậy.
Để củng cố cho quan điểm này, thường thường người ta tìm chứng cớ trong chính nội dung của sách, thí dụ như họ viện ra những từ ngữ Hi Lạp chỉ về các loại nhạc cụ trong 3:5 thiếu chứng cớ vững chắc về tình trạng mất trí của vua Nê-bu-cát-nết-sa; thiếu chứng tích về những sắc lệnh trong chương 4; thiếu cơ sở chứng thực những chuyện về Đa-ri-út người Mê-đi trong chương 5 và 6 và phần mô tả chung cuộc của Antiochus Epiphanes không đạt về mặt lịch sử. Những vấn đề này chỉ được bàn sơ qua trong bộ bình giải này, nhưng được minh giải kỹ trong bộ bình giải của J. G. Baldwin (Sách Đa-ni-ên, Nhập môn và Bình giải (Daniel, An Introduction and Commentary), IVP, 1978 và bộ Bình giải của E. J. Young (Sách Đa-ni-ên (Daniel) Eerdmans, 1949).
Trước kia, chỉ có những thần đạo gia thuộc trường phái Tự do chủ trương theo quan điểm này. Nhưng về sau nhiều học giả thuộc trường phái có truyền thống bảo thủ hơn cũng chấp nhận quan điểm này. Họ lập luận rằng tự thân sách gợi ý là không nhất thiết phải hiểu những câu chuyện trong sách theo nghĩa đen, còn những khải tượng thì rõ ràng là phần lý giải những chuyện đã qua (chớ không phải khải thị về tương lai). Một khúc Kinh Thánh như 11:4-12:3 chẳng hạn, “có dạng tương tự như tiên tri” nhưng độc giả đương thời mà tác giả nhắm đến hẳn là đã không xem đó là một lời tiên tri. Để củng cố cho chủ trương này về phương diện thần đạo, người ta lập luận rằng dù Đức Chúa Trời có thể, nếu Ngài muốn, cứu người khỏi lửa hừng, và nếu Ngài muốn Ngài có thể báo trước những việc trong tương lai với đầy đủ chi tiết nhưng trong thực tế Đức Chúa Trời của Kinh Thánh không hành động kiểu đó.
Dù trong thế kỷ vừa qua, quan điểm này hầu như áp đảo quan điểm bảo thủ, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc khó tháo gỡ. Ở đây chỉ đủ chỗ cho chúng ta đề cập đến vài điểm.
1. Nếu thực sự sách Đa-ni-ên thuộc loại giả tưởng, thì chắc chắn trong công tác giải nghĩa từ thuở đầu người ta đã lưu ý độc giả về tính cách đó chứ không cần phải đợi đến khi Porphyry bài bác Cơ Đốc giáo. Nhưng hoàn toàn không có một lời phê bình nào dù chỉ là nói bóng gió xa gần. Nếu rõ ràng sách chỉ là một mớ huyền thoại thì làm sao lý giải sự kiện xưa nay truyền thống không ngừng giải nghĩa sách này thuộc loại tự truyện trong bối cảnh lịch sử và khải tượng đầy ắp ý nghĩa thần đạo.
2. Các trước giả trong Kinh Thánh Tân Ước xem sách Đa-ni-ên thuộc loại lịch sử. Đối với Chúa Giê-xu, ông Đa-ni-ên là một tiên tri (Mat Mt 24:15) và như vậy đối với Ngài sách Đa-ni-ên gồm có phần tiên tri về tương lai. Tác giả thư Hê-bơ-rơ nhắc đến hai biến cố trong sách Đa-ni-ên khi liên hệ những sự kiện và những nhân vật khác trong lịch sử (HeDt 11:33-34). Khó lòng tránh không kết luận rằng Chúa Giê-xu và các trước giả Tân Ước xem sách Đa-ni-ên thực sự là một sách lịch sử lẫn tiên tri. Như vậy, nếu chủ trương một niên đại trễ tức là phủ nhận cả sự hiểu biết của Chúa Giê-xu lẫn thẩm quyền của Ngài trên Kinh Thánh vì Ngài là Chúa của Kinh Thánh, và tức là cho rằng các trước giả Tân Ước không có khả năng phân biệt chuyện giả tưởng sau khi sách đã được viết hai thế kỷ; quả là một sự thất bại lạ kỳ, tương tự như chuyện ngày nay độc giả coi truyện Wuthening Heights của Emily Bronte là một sách lịch sử.
3. Quả là có một cái gì đó không ổn trên phương diện thần học lẫn tâm lý học khi mà một tác phẩm bị xem là hư cấu lại có sức thuyết phục người ta trung tín cho đến chết. Theo những người chủ trương sách Đa-ni-ên được hình thành trong thế kỷ thứ II thì sức thuyết phục người ta trung tín cho đến chết không phải chỉ là hiệu quả có thể có của sách mà sách được viết ra để thực hiện nhiệm vụ đó. Chủ trương như vậy tức là kêu gọi người ta tin cậy vào quyền năng, sự khôn ngoan và hiểu biết của Đức Chúa Trời. Nhưng khi tác giả trưng dẫn quyền năng, sự khôn ngoan và hiểu biết của Đức Chúa Trời thì họ lại cho rằng đó là những mẫu chuyện tưởng tượng của tác giả chớ không phải là sự khải thị và những việc làm có thật của Đức Chúa Trời. Mặc dù họ có chống chế rằng Đức Chúa Trời có khả năng thực hiện những phép lạ trong sách Đa-ni-ên và khải thị về tương lai dù Ngài chưa thực hiện việc đó thì họ cũng chẳng chừa cho chúng ta cơ sở nào để tin rằng Đức Chúa Trời có khả năng và có thể sẽ thực hiện những việc đó. Lập luận của sứ đồ Phao-lô khác xem ra không phải là không phù hợp (xem ICo1Cr 15:15-17).
4. Sách chứa đựng một số chi tiết nhỏ nhặt góp phần chứng tỏ nội dung sách bắt nguồn tại Ba-by-lôn và cho thấy tác giả có một vốn hiểu biết về cuộc sống ở Ba-by-lôn mà một người Do Thái sống ở xứ Pa-lét-tin trong thế kỷ thứ II T.C. không thể có được. Những chi tiết đó bao gồm việc xác định niên đại theo kiểu người Ba-by-lôn (1:1); biết người Ba-by-lôn ưa chuộng số sáu và cấp số nhân của sáu (3:1 lề bản NIV;) từ vua dùng cho vua Nê-bu-cát-nết-sa với ngầm ý là phó vương (5:7), thông lệ của người Ba tư là hình phạt thân nhân của phạm nhân (6:24). Ngay cả chi tiết nói về “bức tường trát vôi” (5:5) cũng đáng lưu ý vì nhờ những vụ khai quật khảo cổ chúng ta biết rằng những bức tường trong cung điện ở Ba-by-lôn được trát bằng vôi trắng.
5. Những người chủ trương sách Đa-ni-ên thuộc về thế kỷ thứ II T.C., mặc nhiên cho rằng Đa-ni-ên được viết ra vào khoảng năm 165/164 T.C. còn phần tiên tri về sự sụp đổ của Antiochus Epiphanes là không đúng. Nếu vậy, thì tại sao người ta không hiệu đính sách, không sửa lại chỗ sai khi nghiệm xét sách để đưa vào kinh điển, hoặc vì sao sách lại được công nhận là kinh điển trong khi ai nấy đều dư biết sách có chỗ sai sót.
Bộ bình giải này bình giải sách Đa-ni-ên theo quan điểm của Hội thánh Cơ Đốc tức là sách Đa-ni-ên bắt nguồn tại Ba-by-lôn trong thế kỷ thứ VI TC. Đương nhiên khi chủ trương theo quan điểm này chúng ta vẫn phải đối diện với những khúc mắc nằm trong phần lịch sử và những điểm không giải thích được một khi chúng ta tin những lời tiên tri và phép lạ trong sách. Về phần lịch sử thì các học giả cần tiếp tục tìm tòi nghiên cứu, còn phần tiên tri và phép lạ thì liên quan tới quan niệm của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Một trong những điều nội dung sách Đa-ni-ên muốn truyền đạt là Đức Chúa Trời có khả năng và có thể thực hiện những việc mà con người không thể làm được (2:10-11). Khi bình giải sách này, không một nhà giải kinh nào có thể tránh thoát hấp lực thách thức của sách, là thách thức thuyết phục chúng ta tin cậy nơi Đức Chúa Trời là Đấng dập tắt lửa hừng và bịt miệng sư tử (HeDt 11:33-34) hoặc vì đã tin như vậy thì cũng tin Ngài là Đấng khiến cho người chết sống lại (12:2 so sánh Mac Mc 12:18-27).
Sách đọc thêm
Sách Đa-ni-ên (Daniel) do S. B. Ferguson, CC (Word, 1988).
Sứ điệp của Đa-ni-ên (The message of Daniel) do R. S. Wallace, BST (IVP, 1979).
Sách Đa-ni-ên (Daniel) do J. G. Baldwin, TOTC. (IVP, 1978).
Sách Đa-ni-ên (Daniel) do G. L. Archer, EBC (Zondervan, 1985).
Lời tiên tri của Đa-ni-ên (The Prophecy of Daniel) do E. J. Young (Eerdmans, 1949; Geneva Series, Banner of Truth, 1972).

Ô-SÊ
Dẫn nhập
Ô-sê là một trong bốn tiên tri trong thế kỷ thứ VIII TC có viết sách và sách còn lưu giữ truyền lại đến thời của chúng ta trong Kinh Thánh. Theo thứ tự niên đại thì bốn vị tiên tri đó là A-mốt và Ô-sê, thi hành chức vị tại Y-sơ-ra-ên, vương quốc miền bắc; Ê-sai và Mi-chê thi hành chức vụ tại Giu-đa, vương quốc miền nam.
Cả Y-sơ-ra-ên lẫn Giu-đa đều khá phồn thịnh trong thời các tiên tri này. Tuy nhiên, của cải không được san sẻ đều trong dân. Người có tiền, người có thế lực càng giàu có hơn và càng thế lực hơn trên sự thua thiệt của thành phần nghèo khó và thất thế. Cả bốn vị tiên tri đều mổ xẻ tình trạng này nhưng mỗi người nhấn mạnh vào một phương diện riêng. Tiên tri A-mốt tập trung đả phá tình trạng bất công trong dân chúng, còn tiên tri Ô-sê vạch trần tình trạng bất trung đối với Đức Chúa Trời qua việc họ thờ thần tượng.
Ô-sê, nhà tiên tri
Dù chúng ta không biết nhiều chi tiết về đời sống của Ô-sê (thí dụ quê quán, hoặc gốc gác của ông Bê-ê-ri, thân phụ của ông Ô-sê), hoàn cảnh sống của ông cực kỳ quan trọng vì góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa trong các bài giảng của ông. Vợ ông là bà Gô-me trở lòng dâm đãng, không còn chung thuỷ với ông, y như Y-sơ-ra-ên bất trung với Đức Chúa Trời vậy. Bà bỏ ông theo người khác. Hành động này biểu thị chính xác việc dân Y-sơ-ra-ên bỏ Đức Chúa Trời “đi theo các thần khác”. Dầu vậy, Đức Chúa Trời bảo tiên tri Ô-sê lấy bà làm vợ trở lại. Hành động này trở thành một thị trợ sáng giá cho sứ điệp mà Đức Chúa Trời muốn truyền đạt cho dân sự: “Các ngươi đã phạm tội, đáng bị hình phạt, nhưng ta sẽ nhận các ngươi trở lại cho mình, và phục hồi mối liên hệ giữa các ngươi với ta (đặc biệt xem chương 1 và 3).
Bà Gô-me sinh cho ông Ô-sê ba người con. Ông Ô-sê đặt cho mỗi con một cái tên có ý nghĩa tiên tri: “Gít-rê-ên”, “Không được thương xót’ và “Không phải dân của ta”, (xem bình giải 1: 4-9). Cả ba tên riêng này đồng nói lên sự hình phạt của Đức Chúa Trời, nhưng sự hình phạt cũng có phương diện sáng sủa (1:10 - 2:1, 21-23).
Dường như ông Ô-sê thi hành chức vụ tiên tri suốt một thời gian hơn ba mươi năm, tính theo thời gian trị vì của các vua được nêu danh trong OsHs 1:1 và dựa vào những biến cố ngầm hiểu mà ông có đề cập rải rác trong sách. Có lẽ ông được kêu gọi làm tiên tri khoảng năm 760 T.C., vào cuối thời trị vì của vua Giê-rô-bô-am II (khoảng 793-753) và tiếp tục khoảng ba mươi năm. Trong năm đó cuộc chiến Sy-ri - Ép-ra-im bùng nổ. Sy-ri và Y-sơ-ra-ên (vương quốc miền bắc, thường cũng được gọi là Ép-ra-im) tìm cách ép Giu-đa liên kết với họ chống lại A-si-ri. Giu-đa từ khước, không gia nhập liên minh và cầu cứu A-si-ri. A-si-ri đánh hạ Sy-ri và Y-sơ-ra-ên dễ như chơi. Có thể ông Ô-sê tiên tri đến những năm cuối gần cận với ngày Sa-ma-ri thất thủ tan hoang trong năm 722 T.C..
Ông Ô-sê rao giảng sứ điệp tại những nơi dân chúng thường tụ họp gồm các trung tâm thờ phượng (thí dụ Bê-tên và Ghinh-ganh; 4:15) là những nơi dân chúng đến thờ phượng dâng của lễ, và cổng thành là những nơi các trưởng lão giải quyết những vụ kiện tụng. Có thể ông cũng đến Sa-ma-ri giảng dạy một thời gian vì thủ đô Sa-ma-ri được nhắc đến trong vài bài tiên tri (thí dụ 7:1 8:5-6).
Căn cứ vào những chi tiết nói về Giu-đa (thí dụ 1:1, 7, 11 4:15 5:10-14) chắc có lúc ông đã phải lánh nạn tại đó trong khi thi hành chức vụ tiên tri. Sự kiện này cũng lý giải vì sao những bài tiên tri của ông còn tồn tại khi vương quốc miền bắc bị san bằng (cũng xem biểu đồ đính kèm).
Bối cảnh lịch sử
Trong tiền bán thế kỷ VIII TC các cường quốc không còn đe doạ vùng này như trước: A-si-ri và Ba-by-lôn bận chinh chiến ở vùng khác còn Ai Cập thì khá suy yếu rồi (xem biểu đồ ở đầu bộ bình giải). Tình hình này cho phép các nước nhỏ trong vùng Pa-lét-tin bành trướng lãnh thổ và tự do buôn bán với các nước láng giềng. Theo IIVua 2V 14:23-29 Giê-rô-bô-am II là một vị vua gian ác. Vua thành công về mặt quân sự nhưng gây lắm nỗi đau thương cho dân tộc Y-sơ-ra-ên. Giê-rô-bô-am II là vị vua thứ tư và là vua cuối cùng thuộc triều đại Giê-hu. Tiên tri Ê-li-sê được lệnh sai một học trò đi xức dầu cho ông Giê-hu khi làm vua (IIVua 2V 9:1-10), nhằm diệt trừ nhà A-háp. Thế là ông Giê-hu giết vua Giô-ram (IIVua 2V 9:24) trong khi vua này đang ở Gít-rê-ên, nằm chữa bịnh vì bị thương tại chiến trường. Sau đó ông Giê-hu giết tất cả mọi người trong hoàng gia (IIVua 2V 10:1-8) cũng đang ở tại Gít-ri-ên. Dường như vì khát máu vua hăng tiết hành động quá mức yêu cầu của Đức Chúa Trời. Vua giết tất cả “các quan đại thần”, các bạn hữu và các thầy tế lễ của vua A-háp (IIVua 2V 10:11). Rồi vua giết dân chúng thờ Ba-anh trong một đền thờ. Cuối cùng vua tàn sát tất cả các môn đệ của Ba-anh tập trung trong một miếu thờ thần Ba-anh (IIVua 2V 10:18-28). Tiên tri Ô-sê điều chỉnh lại lời khen ngợi trong IIVua 2V 10:30: “vì cớ huyết đổ tại Gít-rê-ên”. Cùng với lời phê bình trong IIVua 2V 10:29: “Vua (Giê-hu) không từ bỏ tội lỗi của Giê-rô-bô-am con trai Nê-bát là tội người đã gây cho Y-sơ-ra-ên mắc phải”. Các vua kế vị là Giô-a-cha rồi đến cháu nội là Giô-ách. Vua kế vị thứ ba là Giê-rô-bô-am II, con trai Giô-ách.
IIVua 2V 15:1-38 cho biết sau khi Giê-rô-bô-am II qua đời (753 T.C.) thì có một loạt các vua khác lên ngôi cai trị một thời gian ngắn rồi bị ám sát. Xa-cha-ri (không phải tiên tri Xa-cha-ri ở Giu-đa) con của Giê-rô-bô-am II bị Sa-lum giết chết, rồi Sa-lum bị Mê-na-hem ám sát cướp ngôi. Phê-ca-hia, con của Mê-na-hem lên ngôi kế vị được hai năm thì bị Phê-ca giết chết, rồi đến phiên Phê-ca bị Hô-sê giết (Trong nguyên ngữ Hi Bá Lai tên riêng của ông này giống hệt tên riêng của tiên tri Ô-sê nhưng rõ ràng đây là hai người khác nhau). OsHs 1:1 không nêu danh các vua này dù họ trị vì cùng thời với các vua Giu-đa. Cũng có thể là các vua đó không quan trọng gì cho lắm.
Các vua Giu-đa là A-xa-ria (cũng có tên là Ô-sê; khoảng 791-740 T.C.), Giô-tham (khoảng 750-732 T.C.), A-cha (khoảng 744-716 T.C.) và Ê-xê-chia (khoảng 716-687 T.C.). Lưu ý là có những triều vua chồng lấn lên nhau vì thể chế đồng trị: Vua cha chưa qua đời nhưng thái tử đã được giao quyền đồng cai trị. Theo phương án này sự kế vị diễn ra suông sẻ, ít tạo cơ hội cho những vụ nổi loạn hoặc đảo chánh.
Nhiều chỗ trong sách cho biết tình hình tôn giáo trong thời tiên tri Ô-sê thi hành chức vụ. Dưới sự lãnh đạo của ông Giô-suê, người Y-sơ-ra-ên đã chiếm xứ Ca-na-an nhưng không diệt hết dân bản xứ. Những người này và hậu duệ của họ cũng như tôn giáo của họ còn lưu tồn với thời gian. Dân Ca-na-an thờ nhiều thần, quan trọng nhất là thần Ba-anh. Họ tin rằng Ba-anh là thần làm cho đất đai phì nhiêu. Theo chuyện thần thoại phổ biến thì Ba-anh bị thần Moth, là thần mùa hè và mùa khô hạn giết chết, nhưng sống lại sau khi nữ thần Anath thực hiện được việc báo thù cho Ba-anh. Cái chết và sự sống lại của thần Ba-anh biểu thị qua sự xoay vần tiếp nối của mùa tiết trong năm. Tôn giáo của dân Ca-na-an nhắm mục tiêu là gia tăng sự phì nhiêu cho đất đai; nhưng không coi trọng giá trị luân lý đạo đức. Tại các đền miếu nam tín đồ có thể “thờ phượng” thần Ba-anh và kích thích thần làm cho đất đai phì nhiêu bằng những sinh hoạt tình dục với đám nữ điếm “biệt hiến” ăn ở tại đền miếu.
Còn dân Y-sơ-ra-ên được lệnh thờ một Đức Chúa Trời, là Chúa độc tôn, không có nữ thần làm vợ. Không ai có thể dùng những lễ nghi thờ tụng để điều khiển hoặc để thúc giục Ngài hành động mà chỉ có thể vâng phục Ngài cách hoàn toàn. Rõ ràng hai tôn giáo này không ăn nhập gì với nhau cả, thế mà người Y-sơ-ra-ên lại tìm cách hoà nhập cả hai làm một (IVua 1V 18:21).
Bản văn của sách Ô-sê
Bản văn của sách Ô-sê thuộc loại tối ý nhất trong Cựu Ước. Dường như sách bị các thế hệ sao chép kế tiếp nhau làm nhiễu ý. Vì vậy, chúng ta thường không dám quả quyết về ý nghĩa cặn kẽ của một số khúc văn. Dầu vậy, ít khi chúng ta phải phân vân về ý nghĩa của tổng thể; chúng ta đành phải chấp nhận mức độ mơ hồ thay vì rành rẽ như chúng ta hằng mong ước.
Thần học của tiên tri Ô-sê
Sứ điệp căn bản của tiên tri Ô-sê là Đức Chúa Trời yêu thương Y-sơ-ra-ên. Dầu vậy, họ đã phạm tội nghiêm trọng đến độ buộc lòng Ngài phải hình phạt họ. Tuy nhiên, Ngài không dứt khoát từ bỏ họ, Ngài sẽ phục hồi họ trở lại cho Ngài. Ô-sê vận dụng một số hình ảnh ví von rất sinh động để khiến thính giả tiếp thu điều ông giãi bày.
Ô-sê nhấn mạnh tối đa rằng đối với dân Y-sơ-ra-ên chỉ có một Đức Chúa Trời là “Đức Giê-hô-va”, chẳng có chỗ cho một thần nào khác. Người Y-sơ-ra-ên cứ ngỡ rằng người Ca-na-an có lý trong niềm tin Ba-anh và tình trạng phì nhiêu của đất đai. “Đức Giê-hô-va” có thực hiện một số điều cho dân Y-sơ-ra-ên, thí dụ như Ngài đã đem họ ra khỏi Ai Cập, nhưng họ cho rằng có lẽ họ cần được lòng các thần tại địa phương nữa (OsHs 2:5). Ông Ô-sê vạch cho họ thấy rằng suy nghĩ như thế là sai lầm nghiêm trọng (2:8): Vì cớ sự sai quấy nặng nề đó mà Đức Chúa Trời lấy lại những phước hạnh mà Ngài đã từng ban cho họ, và Ngài sẽ khiến họ nhận biết cội nguồn đích thực của những phước hạnh đó, sẽ đến thời họ bị đói khổ, thiếu thốn (2:3, 6, 9) nhưng cuối cùng họ sẽ trở lại với Đức Chúa Trời và sẽ được phục hồi.
Giao ước của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên là nền tảng cho sứ điệp của ông Ô-sê. Ngài đã chọn Áp-ra-ham và hậu duệ của Áp-ra-ham để làm dân của Ngài. Họ được bước vào mối tương quan đặc biệt với Ngài. Nhiều lần Kinh Thánh mô tả mối tương quan đó bằng câu xác định như sau: “Họ sẽ là dân của Ta và Ta sẽ là Đức Chúa Trời của họ” (thí dụ SaSt 17:7-8 Gie Gr 31:31-33 XaDr 8:8). Trong sách Ô-sê từ “giao ước” chỉ được dùng trong OsHs 6:7 và 8:1 nhưng có nhiều chỗ khác ngụ ý nói về giao ước. Tên riêng của người con thứ ba có nghĩa là “không phải là dân của Ta”. Đây là một lời lên án nghiêm trọng nhất: Xé bỏ giao ước và dân Y-sơ-ra-ên không còn là dân của Đức Chúa Trời nữa. Ông Ô-sê thường đề cập đến những biến chuyển lớn trong lịch sử dân tộc thời mới thành hình, khi Đức Chúa Trời đem dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập và gây dựng họ trở thành dân của Ngài (thí dụ 2:15 9:10 11:1-4). Đáng lưu ý là ông không đề cập đến những sự kiện giải cứu một cách rỗng tuếch (Xuất Ai Cập, vượt qua Biển Đỏ...) mà ông nói đến ý nghĩa của những sự kiện đó đối với cá nhân con người; ông dùng cách đó để đi đến chỗ xác định cách mạnh mẽ về địa vị độc tôn của “Đức Giê-hô-va”, chỉ một mình Ngài là Đức Chúa Trời có toàn quyền gây thương tổn hoặc cứu chữa. Do đó dân Y-sơ-ra-ên phải quyết tâm nhất trí theo Ngài mà thôi vì đó là một quyết định đúng đắn và khôn ngoan. Trở lòng trở mặt bỏ Ngài thì hậu quả sẽ rất là kinh khủng. Dầu vậy, vẫn còn có lời mời gọi họ trở về với Đức Chúa Trời đầy lòng thương yêu họ, là Đấng đã chủ động chọn họ. Rõ ràng đây là Đức Chúa Trời của Tân Ước và cũng là Đức Chúa Trời của Cựu Ước nữa.
Tiên tri Ô-sê dùng nhiều hình ảnh ví von, lối nói ví sánh để khiến họ hiểu sứ điệp của ông. Ông mô tả Đức Chúa Trời trong vai một người chồng (còn dân Y-sơ-ra-ên là vợ; 2:2-20); một người cha (còn dân Y-sơ-ra-ên là con trai; 11:1-11); một thầy thuốc (chữa bệnh cho dân Y-sơ-ra-ên; 5:13 6:1-2 7:1 14:4) và một người bẫy chim (còn dân Y-sơ-ra-ên là chim bị sập trong lưới; 7:12 9:11). Ông ví Đức Chúa Trời với sư tử (5:14), con beo và con gấu (13:7-8); với hạt sương (14:5) với những trận mưa rơi vào mùa đông và mùa xuân (6:3), với cây thông xanh (14:8) và ngay cả với mối và mọt (5:12)! Còn ông ví sánh dân Y-sơ-ra-ên với con bò cái tơ (4:16 10:11), cây nho và rượu nho (10:1 14:7), trái nho và trái vả (9:10), hoa huệ và cây ô-li-ve, cây hương bách ở Li-ban (14:5-6), một người con trai kém khôn ngoan chưa ra đời (13:13), một cái bánh nướng chưa lật lại để nướng mặt kia (7:8), một cây cung hư (7:16), giọt sương buổi sáng, rơm rác và làn khói (13:3).
Sách đọc thêm
Sứ Điệp của Tiên Tri Ô-sê do F. D. Kidner, BST (IVP,1981).
Mười hai Nhà Tiên Tri do P. C. Craigie, Quyển I, DSB (Nhà in Westminster/ John Knox, 1984).
Các vị Tiểu Tiên Tri do J. M. Boice 2 quyển (Zondervan, 1983, 1986).
Sách Ô-sê do D. A. Hubbard, TOTC (IVP, 1989).
Sách Ô-sê do J. L. Mays, OTL (Nhà in SCM / Westminster / John Knox, 1969).
Sách Ô-sê do T. McComiskey, trong bộ Tiểu tiên tri do T. McComiskey chủ biên, quyển I (Baker Book House 1992).
Sách Ô-sê và Sách Giô-na do D. Stuart, WBC (Word, 1987).

GIÔ-ÊN
Dẫn nhập
Niên đại
Chương Gio Ge 1:1 không cho chúng ta một thông tin nào về tiên tri Giô-ên ngoại trừ tên thân phụ của ông. Quan trọng là sứ điệp của Đức Chúa Trời chứ không phải sứ giả, vì vậy chúng ta chỉ có thể tìm những thông tin về bối cảnh trong nội dung của sách. Tìm được càng nhiều dữ kiện về bối cảnh lịch sử và xã hội của sách tiên tri là càng tốt và rất hữu dụng vì nhờ đó chúng ta có thể thâm nhập vào sứ điệp mà vị tiên tri dành cho người đương thời và rồi chúng ta có thể áp dụng sứ điệp đó cho hoàn cảnh của mình.
Người ta thường cho rằng thứ tự của các sách tiểu tiên tri trong Kinh Thánh góp phần quan trọng vào việc định niên đại cho sách Giô-ên. Dĩ nhiên là về mặt lịch sử các sách này có liên quan đến nhau tuy khá lỏng lẻo nhưng chúng ta không nên căn cứ vào vị trí của sách Giô-ên trong bản mục lục để kết luận một niên đại sớm cho sách. Vị trí của sách Giô-ên là một đề tài bàn luận khá lý thú, sau này chúng ta sẽ bàn trở lại.
Chi tiết rõ ràng nhất giúp chúng ta xác định niên đại của sách Giô-ên là thông tin có tính cách lịch sử gói ghém trong lời lên án trong 3:2-3, 5-6. Ngày nay hầu hết mọi người đều công nhận rằng những lời lên án này phù hợp với biến cố hãi hùng tức là việc Giê-ru-sa-lem sụp đổ năm 586 T.C. và những diễn biến tiếp theo. Vào thời đó đền thờ bị huỷ phá nhưng các bài giảng của tiên tri Giô-ên đề cập đến đền thờ và những nghi thức trong đền thờ một cách rõ ràng (1:9, 13-14, 16 2:14, 17 so sánh 3:18). Do đó, xem như phải kết luận rằng sách được hình thành chẳng những sau thời Giu-đa hồi hương từ Ba-by-lôn mà phải là sau thời đền thờ được tái thiết năm 515 T.C.. Năm 400 T.C. người Mi-nê-an, một cộng đồng doanh thương quan trọng người Ả-rập, đẩy lui người Sa-bê (3:8) phù hợp với khung thời gian này, chúng ta có cảm tưởng là ông Giô-ên trích dẫn một số lời Kinh Thánh và một số những truyền thống đã thành văn và đã quen thuộc với thính giả của ông .
Hoàn cảnh
Qua các sách hậu lưu đày khác chúng ta biết rằng đây là một thời kỳ rất khó khăn về mặt chính trị và kinh tế đối với người tái định cư tại Giu-đê. Tiên tri Ag viết về một đợt thất mùa gây tan nát cho toàn thể cộng đồng định cư vì họ không có đủ lương thực để cầm cự (AgKg 1:6, 10-11 2:19). Một cơn khủng hoảng trong lãnh vực nông nghiệp đè nặng trên chức vụ của tiên tri Giô-ên. Cơn khủng hoảng này đe doạ sự sống còn của dân định cư còn vất vả trong cuộc sống: Một trận giặc cào cào nghiêm trọng tiêu huỷ toàn bộ mùa màng của cả năm (1:4 2:25). Thời nay cào cào vẫn là mối đe doạ nghiêm trọng nhất là tại các nước Châu Phi mặc dù những nỗ lực phun thuốc trừ sâu, đặc biệt là phun từ máy bay đã góp phần giảm thiểu mức độ trầm trọng vì cào cào bị diệt khi còn nhỏ và chưa đến giai đoạn sinh sản. Tại Senegal trong một nỗ lực diệt trừ cào cào, bốn chiếc phi cơ DC-7 phun thuốc Malathion trên gần một triệu mẫu đất trong vòng một tuần trong tháng 9/1986. Có thể có độ mười tỷ con cào cào trong một đàn: Một ngàn con cào cào mới nở có thể chen chúc nhau trên một diện tích khoảng chín tấc vuông. Suốt đời mình, một con cào cào có thể di chuyển trên 4.500 km, hễ đáp xuống nơi nào là ăn rụi cây cỏ nơi đó. Trong một ngày, một đàn cào cào có thể tàn phá hết thực phẩm trọn một năm của 40.000 người. Năm 1958 một đàn cào cào đáp xuống Ê-thi-ô-pi đã tiêu huỷ 167.000 tấn ngũ cốc, một số lượng đủ để nuôi sống một triệu người trong một năm (Hầu hết những dữ liệu này được trích từ tạp chí World Vision, tháng 12/1986 - Tháng 1/1987).
Nạn dịch này đặt sự sống còn của cộng đồng dân chúng tại Giu-đê vào một tương lai hết sức bấp bênh. Họ có thể làm gì đây? Trong xã hội thời xưa tôn giáo giữ vai trò quan trọng. Trong xã hội người Giu-đa thời xưa cũng vậy, họ công nhận vai trò của các vị tiên tri. Vì vậy công việc của tiên tri Giô-ên là lý giải dịch cào cào theo quan điểm tôn giáo và dẫn dắt cộng đồng người Giu-đa áp dụng những biện pháp thích hợp trong lãnh vực tôn giáo để đối phó với nạn dịch. Dường như ông Giô-ên làm tiên tri chính thức tại đền thờ. Khi đất nước lâm cảnh khủng hoảng các tiên tri này đóng vai trò chủ chốt; IISu 2Sb 20:1-20 minh hoạ cho sự kiện này; vị tiên tri có thẩm quyền đáp lời cầu nguyện trong Danh Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên và kèm theo một lời hứa là Ngài sẽ giải cứu đất nước khỏi cơn khủng hoảng. Nay ông Giô-ên cũng có thẩm quyền tương tự. Thi thiên cho thấy những bằng chứng về chức vụ của các vị tiên tri là cảnh báo dân chúng sửa đổi lối sống của họ (Thi Tv 81:8-16 95:7-11), phân nửa đầu của sách Giô-ên biểu thị rõ vai trò này.
Mục đích
Đối với ông Giô-ên dịch cào cào có ý nghĩa gì trong phương diện thuộc linh? Ông cho rằng đây là một lời cảnh báo của Đức Chúa Trời kêu gọi dân sự trở về với Ngài, tương tự như ông A-mốt khi trước. “... vườn tược các ngươi, từ vườn vả đến vườn Ô-liu đều bị cào cào cắn nát. Dầu vậy người không trở về cùng ta, Đức Chúa Trời phán vậy” (AmAm 4:9). Từ ‘trở về’ ngụ ý về mối tương quan giao ước giữa Đức Giê-hô-va và dân sự. Đây là ý tưởng căn bản xuyên suốt chức vụ tiên tri của ông Giô-ên, được biểu thị rõ ràng qua những từ “Đức Chúa Trời các ngươi” (2:13, 26-27 3:17), “Dân Ta” (2:27 3:2-3) và “Dân của Ngài” (2:18 3:16). Hơn nữa dù vào thời đó trong chính trường, đất nước mang tên là Giu-đa (3:1...), nhưng tiên tri Giô-ên vẫn dùng tên riêng theo giao ước là Y-sơ-ra-ên (2:27 3:2, 16).
Trong Cựu Ước giao ước thường liên hệ đến ba đối tượng kể cả đất đai. Cả ba đối tượng đều hiện diện trong 2:18 bày tỏ rõ ba mặt này: “Đức Giê-hô-va đã vì đất mình động lòng ghen; Ngài đã động lòng thương xót dân mình”. Cụm từ nói về người Giu-đa là “dân cư trong đất” (1:2, 14 2:1 so sánh OsHs 4:3) cũng bộc lộ ý này. Đất đai, món quà Đức Chúa Trời ban cho, rất nhạy cảm, có thể cảm thụ tình trạng thuộc linh của nhân dân. Khi nhân dân biết vâng phục và thông công với Đức Chúa Trời thì đất đai phì nhiêu nhưng khi họ bất trung thì trở nên khô cằn và trơ trụi. Thật vậy, nạn dịch cào cào là hiện thân của một trong những lời rủa sả trong giao ước (PhuDnl 28:38, 42) còn thu hoạch mùa màng tăng gấp bội của nhà nông là dấu hiệu về phước hạnh của Đức Giê-hô-va (PhuDnl 28:4, 8, 11, 12).
Sự phồn vinh về mặt vật chất tuỳ thuộc chặt chẽ vào việc tuân thủ ý muốn của Đức Chúa Trời, là ý tưởng căn bản xuyên suốt sứ điệp của tiên tri Giô-ên. Các sách khác trong Kinh Thánh Cựu Ước nhất là sách Gióp củng cố cho ý tưởng này, còn Kinh Thánh Tân Ước thường nhắc đến ý này (xem Mat Mt 6:33 IICo 2Cr 9:6-11 Phi Pl 4:15-19). Dầu sao mối tương quan căn bản mật thiết giữa nhân loại và thế giới thọ tạo vẫn còn đó thế mà chúng ta thường bỏ qua một cách nguy hiểm. Môi trường là một thực thể sống, vì vậy cũng thuộc phạm vi quan tâm của người Cơ đốc.
Bản giao ước, với ranh giới mong manh giữa phước hạnh và rủa sả là một quy ước có điều kiện (so sánh Gie Gr 14:21). Thật vậy, Đức Chúa Trời ắm toàn quyền vô hiệu hoá giao ước nếu dân sự từ khước không làm trọn phần của mình, dù rằng còn tuỳ ý Ngài có muốn sử dụng quyền hạn đó hoặc không. Rõ ràng sự rủa sả cũng có nhiều mức độ với chủ đích vừa phán xét vừa cảnh báo như trong AmAm 4:6-11. Sự phán xét chung cuộc nằm trong AmAm 4:12, “gặp Đức Chúa Trời ngươi”. Đó là sự đối diện nghiêm trọng vượt xa tất cả những biện pháp hình phạt nhằm sửa trị của Đức Chúa Trời khi trước (nhưng cũng xem AmAm 4:12).
Trong AmAm 5:18-20 cũng mô tả sự đối diện này vào “ngày của Đức Giê-hô-va”, nhưng mỉa mai thay ngày này đem lại sự “tối tăm” chứ không phải “ánh sáng”. A-mốt liên hệ ý tưởng này với sự kiện lịch sử là biến cố vương quốc miền bắc vĩnh viễn bị tiêu diệt năm 721 T.C.. Ý tưởng này cũng có ảnh hưởng mạnh trên các vị tiên tri trong thời đại kế tiếp. Tiên tri Giô-ên vận dụng tối đa ý tưởng này. Đối với tiên tri A-mốt Đức Chúa Trời dùng lực lượng của con người để gây chiến với dân của Ngài. Còn đối với tiên tri Giô-ên thì công cụ của Ngài là sức mạnh trong cõi thiên nhiên. Đối với ông nạn dịch cào cào tức là “ngày của Đức Giê-hô-va” là giai đoạn đầu của việc vô hiệu hoá giao ước với dân sự (1:15 2:1, 11). Trước ông có tiên tri Ê-xê-chi-ên và tiên tri Áp-đia cũng chủ trương rằng sự kiện vương quốc Giu-đa, đền thờ và vương quyền bị huỷ bỏ trong năm 586 T.C. là “ngày của Đức Giê-hô-va” (Ê-xê-chi-ên 7; 34:12 Áp-đia 8-14; so sánh CaAc 2:21-22). Tuy nhiên, ông Giô-ên đưa ra một cơ may cho nhân dân Giu-đa thời hậu lưu đày là nếu họ biết hội họp, công khai tôn vinh Đức Chúa Trời, khóc lóc chân thành ăn năn tội lỗi và cầu nguyện (1:14 2:16-17) thì việc đó có thể được đình hoãn. Coi như dân sự đã thực hiện những việc đó nên qua tiên tri Giô-ên Đức Chúa Trời đã đáp ứng một cách thoả đáng. Ngài hứa rằng sẽ chấm dứt nạn dịch cào cào và cũng hứa ban phước lành cho ngành nông nghiệp (2:18-27).
Quyển sách có thể chấm dứt ngang đây, nhưng không. Trong thời hậu lưu đày giữa nhân dân có niềm hy vọng rộng rãi về một thời kỳ phước hạnh chung cuộc. Sự hình phạt của Đức Chúa Trời dưới hình thức lưu đày được xem là khởi điểm cho bước đường dân sự nối lại mối tương giao với Đức Chúa Trời. Đất đai được phục hồi là tín hiệu Đức Chúa Trời lại ban ân huệ cho họ và cũng là tín hiệu của thời đại vàng son mà các tiên tri Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên và Ê-sai đã hứa (Ê-sai 40-55). Công tác chính của các tiên tri hậu lưu đày là giải thích vì sao những niềm hy vọng đó chưa được thành tựu. Ý niệm về ngày của Đức Giê-hô-va được gói ghém chặt chẽ trong những niềm hy vọng đó, bao gồm cả sự phục hồi của Giu-đa, và như thế về mặt chính trị họ cũng được phục hồi, trên sự thiệt hại của các nước lân bang là những nước đã gây đau khổ cho Giu-đa. CaAc 1:21 và Áp-đia 15-21 bày tỏ ý này, còn ông Giô-ên đã vận dụng vào trong lời tiên tri của mình. Như vậy ngày của Đức Giê-hô-va bao gồm cả sự hình phạt lẫn sự cứu rỗi đối với dân sự của Ngài; còn đối với các dân tộc thì ngày của Đức Giê-hô-va là ngày hình phạt (so sánh Exe Ed 30:2-4). Trong dạng phức tạp cụm từ này cũng chỉ về sự cứu rỗi cho các dân tộc (SoXp 3:9 so sánh SoXp 1:14-18 3:8), nhưng trong trường hợp của tiên tri Giô-ên, nghĩ như thế hoặc nói như thế thường là không mấy khôn ngoan về phương diện mục vụ.
Như vậy, một khi ngày của Đức Giê-hô-va được xác định là nạn dịch cào cào thì chương 2:28-3:21 mô tả ngày đó gộp chung với những phương diện có liên quan mật thiết khác.
Vị trí của sách trong kinh điển
Trong Thi Thiên có những bài đi đôi với nhau vì có cùng một chủ đề thí dụ như Thi Thiên 105 và 106, Thi Thiên 111 và 112. Trong số các tiểu tiên tri, sách Giô-ên và sách A-mốt được xếp đi chung với nhau, có lẽ cũng vì lý do văn chương (trong kinh điển Do Thái các sách tiểu tiên tri được gộp chung thành một sách). Sách Giô-ên và sách A-mốt bàn đến những chủ đề tương tự như nhau: Gio Ge 3:16 và AmAm 1:2 Gio Ge 3:18 và AmAm 9:13. Gio Ge 2:10 và 3:16 nhắc đến một trận động đất, AmAm 1:1 8:8 9:5 cũng viết về trận động đất đó. Dịch cào cào trong AmAm 4:9 nhắc lại Giô-ên chương 1, 2; còn chủ đề về ngày của Đức Giê-hô-va trong AmAm 5:18-20 lại là chủ đề của toàn bộ sách Giô-ên. Như vậy việc sắp xếp các sách đi chung với nhau góp phần cho phép sách này làm sáng tỏ cho sách kia mặc dù hơn 300 năm lịch sử trôi qua giữa hai sách này.
Ý nghĩa
Chúng ta cần lắng nghe sứ điệp của Giô-ên truyền cho nhân dân đương thời rồi sau đó chúng ta mới có thể tiếp nhận sứ điệp đó cho chính mình kể cả việc nhận thức giá trị thuộc linh của sách. Tiên tri Giô-ên được phú cho khả năng hiểu biết sâu sắc cảnh ngộ và nỗi niềm của con người, nhờ vậy ông có thể liên hệ những điều đó với mục đích của Đức Chúa Trời. Không hẳn tất cả những nỗi bất hạnh mà con người gánh chịu đều xuất phát từ sự bất mãn của Đức Chúa Trời đối với con người. Sách Gióp trong Kinh Thánh Cựu Ước chứng minh rõ điều này. Nhưng vài chỗ trong Kinh Thánh Cựu Ước căn cứ vào sách Giô-ên liên hệ những nỗi bất hạnh mà người tín đồ gánh chịu với sự hình phạt của Đức Chúa Trời (ICo1Cr 11:30-32 HeDt 12:5-11). Một vài khúc Kinh Thánh cảnh báo trong thư tín Hê-bơ-rơ (thí dụ HeDt 10:26-31) và thư cho các Hội thánh trong sách khải thị, nhất là cho Hội thánh Lao-đi-xê (KhKh 2:5 3:3, 14-22), nghe như nội dung của sách Giô-ên vì cớ những lời cảnh báo mạnh mẽ về nguy cơ của sự bội phản thuộc linh. Tuy nhiên, dầu tiên tri Giô-ên phải dùng lời lẽ nghiêm khắc đối với đám tội nhân cứng lòng, ông có thể nhận biết lúc nào nên dùng lời lẽ nhẹ nhàng bày tỏ lòng nhân từ của Đức Chúa Trời để khuyến giục thính giả (2:13) thay vì những câu như trong HeDt 6:9-12 (so sánh IIPhi 2Pr 3:9).
Tiên tri Giô-ên thi hành chức vụ như một vị giáo sư, trưng dẫn lời Kinh Thánh và những truyền thống trong tôn giáo để áp dụng những điều đó cho nhân dân đương thời. Thí dụ, trong 2:13 ông trích dẫn phần mô tả phong phú về Đức Chúa Trời qua ngòi bút của ông Môi-se ghi lại (thí dụ XuXh 34:6) và trong những bài ca thờ phượng của dân Y-sơ-ra-ên (thí dụ Thi Tv 86:15) rồi dùng bức tranh đó để thúc giục thính giả ăn năn. Ông cũng cẩn thận chuẩn bị lòng người để họ tiếp nhận sứ điệp của Đức Chúa Trời; thí dụ ông hướng những lời thách thức của mình trực tiếp đến từng thành phần trong thính giả (1:2-18); ông đưa ra một lời cầu nguyện mẫu (1:19-20) trước khi rao truyền lời Đức Chúa Trời kêu gọi nhân dân hội họp tại Giê-ru-sa-lem để ăn năn và thờ phượng Ngài (2:1). Ngoài ra sau khi rao truyền sứ điệp của Đức Chúa Trời ông giải nghĩa sứ điệp: 2:12 là sứ điệp của Đức Chúa Trời kêu gọi họ ăn năn, 2:13 (Hãy xé lòng các ngươi... Hãy trở về cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi), củng cố cho lời kêu gọi và giải thích lý do vì sao phải làm theo lời kêu gọi đó. Thí dụ 2:30-31 là sứ điệp của Đức Chúa Trời; 2:32 làm sáng tỏ ý định của Đức Chúa Trời dành cho dân sự của Ngài qua những hiện tượng sẽ xảy đến trong thiên nhiên.
Chức vụ tiên tri của ông Giô-ên bao gồm cả chức vụ một người chăn bầy. Ông nhạy cảm đối với nỗi lòng và những sự thất vọng của nhóm thiểu số. Ông đem niềm hy vọng thay thế cho nỗi tuyệt vọng, niềm tin tưởng nơi mục đích tốt đẹp của Đức Chúa Trời thay vì tin cậy vào chính mình. Đức Chúa Trời công nhận nỗi khổ của dân sự trong tay các dân tộc và Ngài sẽ đổi ngược tình hình (3:2-3, 5-6, 19) bằng cách phục hồi và chúc phước cho họ. Hễ khi nào Hội thánh cảm thấy bất an và bị đe doạ giữa một thế giới thù địch, họ có thể tìm sự ủng hộ nơi tiên tri Giô-ên.
Người giải kinh sách tiên tri Giô-ên cần tự hỏi xem Kinh Thánh Tân Ước có vận dụng trực tiếp sách này không. Qua bài bình giải này chúng ta sẽ thấy Kinh Thánh Tân Ước dùng tư liệu trong sách này dưới hai hình thức hướng về thời kỳ cuối cùng. Trước tiên, biến cố sắp đến của ngày của Đức Giê-hô-va được hiểu một cách đơn giản là ngày tái lâm của Chúa Giê-xu, là khi sẽ diễn ra cuộc tấn công chung cuộc của Đức Chúa Trời đối với quyền lực của sự xấu xa gian ác. Thứ hai, lời hứa về sự ban cho của Đức Thánh linh trong 2:28-29 và nội dung nói về ngày của Chúa trong; 2:30-32 được Sứ đồ Phi-e-rơ giải nghĩa với bài giảng trong ngày lễ Ngũ tuần (trong Cong Cv 2:16-21, 33, 38-40). Giô-ên được ứng dụng theo hai hướng như vậy phản ánh niềm tin rằng thời kỳ cuối cùng đã bắt đầu đối với Hội thánh nhưng chưa kết thúc, trong khi đó đối với thế giới, thời kỳ cuối cùng còn trong tương lai.
Có người cho rằng rồi đây người Do Thái sẽ hưởng phước hạnh vật chất đã hứa dành cho Giu-đa (dân tộc hoặc quốc gia) trong 3:17-21. Tuy nhiên chủ trương này rất ít được Kinh Thánh Tân Ước ủng hộ (xem LuLc 21:24). Ý hướng chung của Tân Ước là dành những phước hạnh đó cho Hội thánh gồm có người Do Thái lẫn người ngoại bang. Đây là một hình thức thuộc linh hoá những lời hứa trong Kinh Thánh Cựu Ước. Dầu vậy, có những ý mấu chốt cho thấy Trời Mới Đất Mới là một phần trong mục đích chung cuộc của Đức Chúa Trời (RoRm 8:21 IIPhi 2Pr 3:13).
Sách đọc thêm
Ha-ba-cúc và Giô-ên: Đức Chúa Trời Cầm Quyền tối Thượng Trong Lịch Sử do M. Goldsmith (Marshall, Morgan and Scott, 1982).
Các Tiểu tiên tri, 2 quyển do J. M. Boice (Zondervan, 1983, 1986).
Sách Giô-ên, Áp-đia, Giô-na và Mi-chê do P. C. Craigie, DSB (Nhà in St Andrew, 1984).
Mười hai vị tiên tri, quyển I do P. C. Craigie, in USA, DSB (Nhà in Westminster/ John Knox, 1984).
Giô-ên và A-mốt do D. A. Hubbard, TOTC (IVP, 1989).
Sách Giô-ên, Áp-đia, Giô-na và Mi-chê do L.C. Allen, NICOT (Eerdmans, 1976).
Giô-ên do R. Dillard trong bộ T. McComiskey (ed,.).
Các Tiểu tiên tri, quyển I (Baker Book House, 1992).
Ô-sê - Giô-na do D. Stuart, WBC (Word, 1987).

A-MỐT
Dẫn nhập
Thời thế của tiên tri A-mốt
Hiện nay chúng ta không thể xác định được trận động đất trong AmAm 1:1 xảy ra vào thời gian nào; do đó chúng ta cũng không biết rõ tiên tri A-mốt thi hành chức vụ vào thời điểm nào. Vua Ô-xia cai trị trên Giu-đa từ 767-740 T.C., còn vua Giê-rô-bô-am II cai trị trên Y-sơ-ra-ên từ 782-753 T.C.. Giữa hai mốc thời gian này có lẽ tiên tri A-mốt thi hành chức vụ vào năm 760 T.C..
Giê-rô-bô-am II là vị vua năng nổ, sẵn sàng tận dụng mọi cơ hội để bành trướng đất nước. Thời thế ủng hộ vua: Adad-nirari, vua A-si-ri, chiến thắng Sy-ri năm 805 T.C., thế là một kẻ thù dai dẳng của Y-sơ-ra-ên đã bị loại. Chính A-si-ri cũng rơi vào thời kỳ suy sụp nên đây là cơ hội cho vua Giê-rô-bô-am khôi phục lãnh thổ thuộc về vương quốc từ thời vua Sa-lô-môn. Nhờ đó vua kiểm soát các trục giao thông chính phục vụ ngành thương mại, rồi cũng do đó mà đất nước được phồn thịnh. Sự phồn thịnh này phản ánh qua thành phần cai trị giàu có sống cuộc đời xa hoa nhung lụa. Như thường hay xảy ra tình trạng này đi đôi với tệ nạn bóc lột thành phần nghèo khó (5:11 6:6). Ông A-mốt tiên tri chống lại tình trạng quá độ trong Y-sơ-ra-ên, vương quốc phía bắc. Dân chúng không hoan nghênh sứ điệp của ông cho lắm vì họ vịn vào lý do ông đến từ Giu-đa, vương quốc phía nam (7:10-17).
Cho nên, dù những người còn sống vào thời đó vẫn nhớ là đất nước đã từng lâm cảnh khó khăn (4:6-11), nhưng tương lai xem ra khá khả quan. Có nguy cơ người ta tìm cách đẩy mối lo âu vào tương lai xa (5:18 6:3) mà quên rằng A-si-ri đúng là đang mê ngủ nhưng chưa chết.
Sự dạy dỗ của A-mốt
Đức Chúa Trời
Dù tiên tri A-mốt nhấn mạnh đặc ân độc đáo của Y-sơ-ra-ên (2:9-11 3:2) ông không bao giờ nói về Đức Giê-hô-va là “Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên”; và, dĩ nhiên ông không bao giờ dùng từ “giao ước”. Dường như ông tránh né tất cả những chi tiết có thể tạo ra sự ỷ lại hoặc cảm giác an toàn giả tạo trong dân Y-sơ-ra-ên. Những danh hiệu của Đức Chúa Trời mà ông thích dùng là Đức Giê-hô-va (so sánh 1:8 8:1, 3, 9, 11 9:8) và “Đức Chúa Trời toàn năng” (tức là tự thân Ngài Đức Chúa Trời có đầy đủ mọi tiềm năng và quyền năng 4:13 5:14-16, 27 6:8, 14). Dĩ nhiên tiên tri A-mốt có dùng danh hiệu của Đức Chúa Trời là “Đức Giê-hô-va” (“Chúa”) nhiều hơn các danh hiệu khác nhưng xuyên suốt những lời tiên tri của ông, ông nhấn mạnh bản tánh của Đức Chúa Trời trong lãnh vực cai trị vũ trụ và các guồng máy chính quyền trên địa cầu. Đối với ông Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo (4:13 5:8 9:5, 6), là Đấng điều động mọi dòng lịch sử (3:6 4:6-11 9:7), là Đấng cầm cân nẩy mực, xét xử mọi dân tộc (1:3-2:16). Ông công nhận chỉ có một Đức Chúa Trời duy nhất nhưng cũng biết là có nhiều điều khác làm đối tượng cho sự thờ phượng (5:26 tt so sánh ICo1Cr 8:5 tt) những đối tượng này có thể lôi kéo dân sự xa Đức Chúa Trời.
Sự xét đoán
Duy nhất chỉ một mình Đức Chúa Trời là quan toà trên toàn thế giới. Trong toàn bộ thế giới rộng lớn mọi tội ác chống lại nhân loại dù xảy ra tại đâu và như thế nào, dù vì bất cứ lý do gì, dù do con người ghi nhận hoặc chỉ một mình Đức Chúa Trời biết, đều là những việc gớm ghiếc đối với Ngài và Ngài sẽ báo ứng thích đáng. Được phép đến gần Đức Chúa Trời nhờ đặc ân là tuyển dân của Ngài kéo theo hậu quả đương nhiên là chắc chắn sẽ bị xét xử nặng nề hơn (3:2). Vì, khi dân sự của Đức Chúa Trời phạm tội thì họ không phải chỉ xúc phạm lương tâm (như trường hợp của các dân tộc khác) mà họ đặc biệt nổi loạn chống lại sự khải thị của Ngài (2:4 tt). Đối với Đức Chúa Trời tất cả những việc xúc phạm Ngài lẫn xúc phạm nhân loại đều là tội lỗi và Ngài sẽ xét đoán.
Tình trạng xã hội
Tiên tri A-mốt cho rằng tội ác (những việc làm xúc phạm người khác trong xã hội) là tội lỗi (xúc phạm Đức Chúa Trời). Đây là yếu tố căn bản trong mọi quan điểm xã hội học của tiên tri A-mốt. Chúng ta phải trả lời với Đức Chúa Trời về mọi hành động của chúng ta trong mọi lãnh vực của xã hội, từ những việc khiến hài lòng Ngài, được Ngài ban phước đến những việc làm Ngài bất mãn và lãnh cơn thạnh nộ của Ngài. Sự phồn vinh của xã hội không tuỳ thuộc vào những nguyên lý máy móc độc lập - tiềm năng của thương trường, nguồn vốn, nguồn tài nguyên của đất nước - xã hội phồn vinh nhờ sự chúc phước của Đức Chúa Trời, và dẫu rằng kinh tế có vẻ hiệu quả đến đâu đi nữa, vẫn không thể ngóc đầu lên một khi đang bị Đức Chúa Trời rủa sả.
Đức Chúa Trời để tâm đến chiến lược của con người (1:3, 13), sách lược kinh doanh (1:6 8:5-7), và mức độ con người nghiêm chỉnh làm trọn những điều khoản mà họ đã long trọng cam kết (1:9). Ngài bất mãn đối với chủ trương lấy thành quả biện minh cho những phương tiện gây dựng cơ đồ (4:1-3). Ngài bất mãn khi tầng lớp cai trị sinh thói thô bạo và tự cao tự đại (4:1 6:1), Ngài bất mãn khi nguồn lợi trở thành phương tiện xa hoa phục vụ thiểu số và bỏ rơi những người nghèo nàn thua thiệt hơn (3:12-15 4:1 6:4-6). Ngài nổi giận khi toà án bẻ cong công lý (2:6, 7 5:7, 10, 12, 15), khi thương gia trổ ngón gian lận - dù chỉ là trò vụn vặt bán cân thiếu mua cân thừa (8:5-7), và khi con người bị dùng làm phương tiện trong những tập đoàn kinh doanh khổng lồ nhưng vô nhân đạo (1:6). Thính giả của A-mốt đều bị lên án trong mọi lãnh vực đó, còn xã hội hiện đại tân tiến công nghệ hoá của chúng ta trong thời kỳ này, sau khi Kinh Thánh đã được hình thành cũng bị Đức Chúa Trời lên án. Những sắc thái của một xã hội doanh thương và duy vật chất đó, một xã hội tôn sùng sự phồn vinh như là thần, có những nét đặc trưng quen thuộc và tăm tối.
Niềm hy vọng
Đối với dân Y-sơ-ra-ên cũng như đối với thế giới phải chăng đây là một cuộc xét đoán tận chung? Ông A-mốt là tiên tri của Đức Giê-hô-va và tự thân sự kiện này cũng đủ để bảo vệ ông khỏi những lời cáo buộc rằng sứ điệp của ông thiếu niềm hy vọng (có lẽ 20 năm về trước người ta mạnh miệng lên án ông hơn là thời nay) và rằng những khúc văn như 9:11-15 là do tác giả khác thêm vào sau. “Đức Giê-hô-va” bày tỏ ý nghĩa danh của Ngài (XuXh 3:15 6:6-8) trong một cuộc xuất hành độc đáo, vừa giải thoát dân của Ngài vừa lật đổ kẻ thù. Giảng dạy về một Đức Chúa Trời như thế không thể nào không giảng dạy về niềm hy vọng vì hy vọng là cốt lõi trong bản chất của Ngài. Điều này lộ rõ trong 7:1-6 khi mà tiên tri A-mốt phải đối diện với hậu quả tội lỗi của Y-sơ-ra-ên trong những cuộc hình phạt nghiêm trọng đến nỗi không còn người nào sống sót. Khi ông cầu xin Chúa tha cho dân sự thì Ngài bảo đảm với ông rằng: “việc đó sẽ không xảy ra”. Trong phần bình giải chúng ta sẽ thấy rằng câu trả lời trong 7:3, 6 xác nhận là sự huỷ diệt triệt để sẽ không diễn ra, được triển khai thành niềm hy vọng mãnh liệt trong 9:11-15: Một nhà “Đa-vít” được phục hồi, một thế giới thọ tạo được phục hồi và một dân tộc được phục hồi.
Lời tiên tri
Câu mấu chốt là 7:14. Trong nguyên ngữ Hi Bá Lai, khi người ta bỏ động từ “là” (nghĩa đen “Ta không một tiên tri”) thường ngụ ý về thì hiện tại (bản RSV, “Ta không phải là một tiên tri”). Những nhà giải kinh hiểu theo hướng này (thí dụ Wolfe, Giô-ên và A-mốt, nhà in Fortress (1977), trang 306, 312 tt) gợi giải rằng ở đây ông A-mốt xác nhận rằng chức tước hoặc địa vị chính thức không ăn nhập gì với công tác nói tiên tri, vì điều quan trọng là tuyên rao lời của Đức Chúa Trời. Ông Wolfe phải phủ nhận 2:11 và 3:7 , là những câu xác định về chức vụ tiên tri, từ miệng ông A-mốt nói ra và rồi quả quyết là ông A-mốt tuyên bố “Ta chẳng phải là một tiên tri” (7:14) ngay trước khi ông nói “Đức Giê-hô-va sai ta làm tiên tri” 7:15 .
Còn riêng chuyện nguyên ngữ Hi Bá Lai, trong khi có lẽ đa số những trường hợp động từ “là” được thả nổi để thiên hạ hiểu rằng trong trường hợp này động từ “là” ở thì hiện tại, thì thật ra người ta phải tuỳtừng trường hợp mà xác định cần dùng động từ ở thì nào. Do đó, trong bản văn đang bàn đây, khi đáp lại lời thách thức của thầy tế lễ, ông A-mốt có ý hồi tưởng lại thời gian ông làm tiên tri hữu danh vô thực, cho đến chừng Đức Chúa Trời kêu gọi và giao phó cho ông chức vụ lẫn công tác tiên tri, như bản NIV ngụ ý rất chuẩn. Ông cũng thuộc vào hàng ngũ tiên tri cổ điển của Kinh Thánh Cựu Ước có lời của Đức Chúa Trời. Tương tự như tất cả các tiên tri khi nói về điểm này (so sánh Gie Gr 1:9 Exe Ed 2:7-3:4) ông A-mốt khẳng định rằng lời nói của ông và lời nói của Đức Chúa Trời là một (1:1, 3).
Đây là sự kiện độc đáo về lời nói được hà hơi: Không phải Đức Chúa Trời chỉ cho vị tiên tri biết hướng phải nói mà Ngài vận hành trên nội tâm của tiên tri đến nỗi những lời họ nói ra dù mang đậm sắc thái của thời đại và vốn hiểu biết phong cách con người lại chính là những lời mà Đức Chúa Trời dùng để lồng trọn chân lý của Ngài vào đó.
Tôn giáo
Trong thời của tiên tri A-mốt, Y-sơ-ra-ên tỏ ra hết sức mộ đạo, nhưng đó là một tôn giáo lạc xa khỏi luật pháp của Đức Chúa Trời (2:7-8), không còn bổ ích gì cho phần thuộc linh (4:4-5), không có khả năng bảo vệ người sùng đạo (3:14 5:5-6) và thiếu hẳn công bằng, đạo đức xã hội (5:21-25). Phải chăng vì thế mà tiên tri A-mốt bật qua thái cực đối ngược, chủ trương một tôn giáo nặng nề hành vi đạo đức không màng đến nghi thức tế lễ và thờ phượng? Câu hỏi mà ông nêu ra trong 5:25 có vẻ như gói ghém ý này, và thật vậy, lắm người thường hiểu như thế (F. Whitley, Thành quả tiên tri, Blackwell (1963) trang 73). Nhưng, một khi diễn giả nêu câu hỏi cho thính giả thì đương nhiên phải lệ thuộc vào câu trả lời của họ; chắc chắn là hội chúng trước mặt tiên tri A-mốt hăng hái trả lời rằng thật ra họ đang tuân thủ luật pháp của Đức Chúa Trời đã ban bố từ thời Môi-se xa xưa. Trong bất cứ quan điểm định niên đại nào cho Ngũ Kinh, đặc biệt là nếu Ngũ Kinh phát xuất từ ông Môi-se thì của lễ giữ vai trò căn bản trong tôn giáo Y-sơ-ra-ên vì là những nghi lễ do Đức Chúa Trời truyền dạy. Điểm này dẫn tới quan điểm trong bộ bình giải này (so sánh H. H Rowley, Tính cách đồng nhất của Kinh Thánh, Carcy Kingsgate (1953) trang 42): câu hỏi của tiên tri A-mốt không có chủ ý đặt vấn đề dâng của lễ là phải lẽ hoặc trái, đúng hoặc sai, mà là vấn đề của lễ chiếm vị trí nào trong tôn giáo Y-sơ-ra-ên. Điều Đức Chúa Trời đòi hỏi trên hết là dân sự phải vâng lời Ngài (XuXh 19:4-5 20:2-3 tt), nên luật lệ về của lễ là phần dự phòng khi họ không vâng lời Ngài. Thuở đó, cũng như ngày nay, Đức Chúa Trời kêu gọi hướng đến sự thánh khiết, nhưng nếu dân sự phạm tội, thì họ có một vị cầu thay và một cách giải tội (IGi1Ga 2:1-2). Tôn giáo thời xưa cũng như ngày nay bị nghi thức hoá, là việc trái ngược với yêu cầu tiên khởi này (xem thêm 5:24 tt).
Sách của A-mốt
Sách A-mốt đến với chúng ta trong hình thức một tác phẩm văn chương được biên soạn kỹ. Chúng ta có thể tin chắc chính mình tiên tri A-mốt là người biên soạn sách này, không có gì phải nghi ngờ nữa. Thật vậy, căn cứ vào sự kiện ông tin quyết rằng lời của ông là lời của Đức Chúa Trời thì không lẽ nào ông dám bỏ mặc cho người khác nghe ông giảng, rồi ghi chép, rồi biên soạn, hoặc người đời sau biên soạn, đúc kết thành một tác phẩm mà ông không lường trước được (so sánh EsIs 8:16-20 Giê-rê-mi 36). Dầu vậy vẫn cần xem xét đến một vấn đề như sau: Phải chăng có một vài chỗ trong sách lẽ ra phải nhận là do ngòi bút của người khác thì hợp lý hơn.
(i) Sứ điệp chống nghịch Ty-rơ, Ê-đôm và Giu-đa (1:9-12 2:4-5). Có người cho rằng những phần này do người khác thêm vào về sau, vì ngắn ngủi hơn những sứ điệp nghịch lại Đa-mách (1:3-5), Ga-xa (1:6-8), Am-môn (1:13-15) và Mô-áp (2:1-3). Nhưng sau khi xét mọi chứng cớ rồi thì chung quy chúng ta có ba sứ điệp ngắn ngủi, và bốn sứ điệp dài hơn, và theo như lời nhận xét của ông Hubbard (TOTC, trang 97) thì “những điểm bất xứng cũng là những bằng chứng mạnh không kém gì những điểm tương xứng cùng nhau góp phần xác lập sự thật”. Hơn nữa, vì ông A-mốt là người Giu-đa (1:1) nên đương nhiên không thể nào ông dám bỏ qua việc lên án Giu-đa e rằng người ta coi thường sứ điệp của ông vì cho rằng ông thiên vị sao.
(ii) Những khúc văn có dạng bài ca (4:13 5:8-9 9:5-6). Ông Hyatt (“A-mốt”, bộ Bình giải Peake (1963) trang 617) chủ trương rằng vì những câu đó trình bày rõ ràng về giáo lý của Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo nên chỉ có thể hình thành sau thời đại của A-mốt (so sánh H. W. Robinson, Sự Hà hơi và Khải thị trong Kinh Thánh Cựu Ước, OUP (1946), trang 22). Nhưng khảo cổ học đã chứng minh rằng từ cổ xưa, từ khi có tín ngưỡng loài người đã tin rằng thần thánh là đấng sáng tạo rồi. Nếu mãi sau này Kinh Thánh Cựu Ước mới quy sự vinh hiển về sự sáng tạo cho Đức Chúa Trời thì quả là quá chậm trễ! Hơn nữa, như bộ bình giải chứng minh, các câu Kinh Thánh này đều tương hợp sít sao với bản văn. Như vậy, có lẽ tiên tri đã trích dẫn những bài ca nổi tiếng với chủ đề Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo nhưng cẩn thận trích dẫn sao cho phù hợp với sứ điệp mà ông đang trình bày.
(iii) Người ta tranh luận nhiều về ngôn từ trong 9:11-15 vì mấy câu này trình bày một sứ điệp hy vọng quá huy hoàng so với bầu không khí nghiêm trọng của toàn bộ sách. Trước kia người ta chủ trương rằng dầu sao thời hậu lưu đày mới có thể sản sinh một giáo lý về niềm hy vọng này. Tuy nhiên lời lẽ của khúc văn này tương hợp với văn phong của toàn bộ sách. Ngoài ra, nếu cho rằng về sau, một người nào đó đã viết thêm sứ điệp đầy hy vọng vào sách trong khi sứ điệp về sự huỷ diệt chưa thành tựu, và dân Y-sơ-ra-ên còn tiếp tục tồn tại sau thời lưu đày thì quả là vô cùng bất hợp lý. Vì nếu ông A-mốt là tiên tri chuyên về sự huỷ diệt, chỉ tiên báo về việc giao ước sẽ bị loại bỏ, dân sự của giao ước sẽ bị trừ diệt mà có người ghi thêm sứ điệp hy vọng vào sách thì người đó đã biến ông thành một tiên tri giả. Mặt khác, nếu thật sự ông A-mốt tin rằng sứ điệp mà ông rao ra về lửa đốt cháy Giu-đa và Y-sơ-ra-ên (2:5) đến từ Đức Chúa Trời thì rất hợp lý hợp tình cho ông tìm đến Đức Chúa Trời để tiếp nhận một sứ điệp về một tương lai xa hơn là tương lai chìm trong lửa, và rồi tìm cách trình bày sứ điệp đó bằng những lối nói hình bóng tượng trưng và tượng hình quen thuộc với người đương thời.
Sách đọc thêm
Sứ điệp của A-mốt, do J. A. Motyer, BST (IVP, 1974).
Mười hai vị tiên tri do P. C. Craigie, Quyển 1, DSB (Nhà in Westminster và John Knox, 1984).
Các Tiểu tiên tri do J. M. Boice, 2 quyển (Zondervan, 1983, 1986).
Giô-ên và A-mốt D. A. Hubbard, TOTC (IVP, 1989).
A-mốt do T. McComiskey, EBC (Zondervan, 1985).
A-mốt do J. Niehaus trong bộ Các Tiểu tiên tri, T. McComiskey (ed), quyển 1, (Baker Book House, 1992).

ÁP-ĐIA
Dẫn nhập
Địa lý và con người
Địa lý và lịch sử giữ vai trò quan trọng trong sách tiên tri này, là sách bày tỏ rõ rệt thái độ thù địch giữa Y-sơ-ra-ên và nước láng giềng là Ê-đôm nằm về hướng đông nam. Sự hiềm thù này có gốc rễ lâu đời xa xưa từ trước. Ông Ê-sau, là con trai trưởng của ông Gia-cốp, và là cháu đích tôn của ông Áp-ra-ham. Ông thấy rằng em trai song sinh của mình là Gia-cốp đã lừa phỉnh ông giành giật cho được những ưu quyền vốn thuộc về người con trưởng nam trong gia đình (SaSt 25:27-34 27:1-29, xem thêm câu 41). Dù rằng tác giả thư Hê-bơ-rơ cho rằng trong vụ này ông Ê-sau sai (HeDt 12:16), dù ông Gia-cốp cũng chẳng được xem là vô tội, vô can, nhưng chuyện này cho thấy một người tội lỗi vẫn có thể nhận được phước từ Đức Chúa Trời (so sánh HeDt 11:9, 21). Trong lúc sinh thời, cả hai anh em đều có tên gọi khác. Ông Ê-sau cũng được gọi là Ê-đôm (SaSt 36:1, 9), còn ông Gia-cốp thì có thêm tên “Y-sơ-ra-ên” (SaSt 32:22-32). Hai dân tộc, hậu duệ lẫn đất nước của họ đều mang tên thứ hai của hai ông tổ này, rồi họ thừa hưởng luôn mối hiềm khích giữa hai ông tổ.
Khi dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai Cập, hành trình đến tận biên giới của Ê-đôm, dân Ê-đôm không cho phép người Y-sơ-ra-ên mượn đường đi qua lãnh thổ của mình để tiến vào Ca-na-an (Dan Ds 20:14-21 Cac Tl 11:17-18. Chính Ba-la-am là người nói tiên tri về sự việc Ê-đôm bị chinh phục (Dan Ds 24:18). Vua Sau-lơ có tranh chiến chống Ê-đôm (ISa1Sm 14:47), còn vua Đa-vít thì chinh phục được Ê-đôm (IISa 2Sm 8:13-14 nhưng xem lề bản NRSV và bản NIV; IVua 1V 11:15-16). Tuy nhiên, vua Sa-lô-môn mới là vị vua thống trị trên Ê-đôm (IVua 1V 9:26-28) dù không được họ chấp thuận (IVua 1V 11:14-22). Trong thời trị vì của vua Giô-sa-phát, Ê-đôm có chân trong một liên minh quân sự, đã xâm nhập và càn quét nước Giu-đa (IISu 2Sb 20:1-2). Họ nổi dậy chống vua Giô-ram, tự giải phóng khỏi bốn mươi năm đô hộ của Giu-đa và giữ được nền độc lập cho đến cuối thế kỷ đó (IIVua 2V 8:20-22 IISu 2Sb 21:8-10).
Đến đầu thế kỷ sau, vua A-ma-xia của Giu-đa tái chiếm Ê-đôm trong một cuộc chiến đẫm máu (IIVua 2V 14:7 IISu 2Sb 25:11-12), kéo quân đi sâu vào lãnh thổ, đến tận thủ đô của Ê-đôm là Sê-la. Một thời gian sau, cũng trong thế kỷ đó thế cờ lật ngược và Ê-đôm đem quân xâm lăng Giu-đa trong thời gian vua A-cha trị vì (IISu 2Sb 28:17), bắt theo tù binh chiến tranh và kể từ đó họ hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ của Giu-đa.
Rồi có thời Ê-đôm là chư hầu của A-si-ri, và về sau bị khuất phục dưới sự cai trị của Ba-by-lôn, dù thỉnh thoảng Ê-đôm cũng âm mưu nổi dậy (Giê-rê-mi 27). Kinh Thánh và các nguồn tư liệu ngoài Kinh Thánh không viết nhiều về hoạt động của Ê-đôm vào thời Giu-đa bị quân Ba-by-lôn tàn phá trong năm 587 T.C., nhưng I Esdras 4:45 trách Ê-đôm về tội đốt đền thờ. Tuy nhiên không có một tư liệu nào khác xác chứng việc này (so sánh CaAc 4:21-22).
Tư liệu của khảo cổ học cho thấy trong thế kỷ thứ VI TC chính Ê-đôm cũng suy vi. Có những thành phố bị phế bỏ, và dân cư di dời đi nơi khác (so sánh IMacc 5:65;) giữa thế kỷ thứ VI và IV TC người Ai Cập giành được quyền kiểm soát trên vùng này (so sánh NeNe 2:19 4:7 6:1). Cụ thể là dân Nabateans đã đuổi dân Ê-đôm ra khỏi xứ, một số dân lánh nạn ở vùng phía nam Giu-đa, sau này vùng đó có tên là Y-đu-mê (IMacc 4:29;), là tên trong tiếng Hi Lạp, biến thể từ chữ Ê-đôm trong tiếng Hi Bá Lai.
Sách của ông Áp-đia được xây dựng trên cơ sở mối hiềm thù lâu năm giữa Giu-đa và Ê-đôm và nội dung chứng tỏ điều đó cách rõ ràng.
Địa lý cũng giữ vai trò quan trọng trong quyển sách tiên tri này. Ê-đôm nằm về phía đông sông Giô-đanh có địa hình núi đá lởm chởm vươn trên Biển Chết. Thành phố Pê-tra nổi tiếng do người Nabateans xây dựng trên đá là một trường hợp điển hình về cách vận dụng thiên nhiên hiểm trở vào chiến lược phòng thủ hữu hiệu. Vì cớ địa hình không cho phép quân thù xâm nhập để tấn công nên dân Ê-đôm sinh tự thị, tự mãn, tin tưởng hoàn toàn vào vị trí an toàn, bất khả xâm phạm của mình, nhưng cuối cùng chính điều này đã đẩy họ đến chỗ diệt vong.
Ông Áp-đia và tác phẩm
Sách Áp-đia không những là sách ngắn nhất trong Kinh Thánh Cựu Ước, mà còn là sách có lời tựa ngắn nhất, thông tin quá ít về tác giả, vì chẳng có gia phả, nơi sinh hoặc nơi cư trú gì cả, chỉ vỏn vẹn có câu “Đây là khải tượng của Áp-đia”. Ngay cả tên riêng của ông có nghĩa là “tôi tớ của Giê-hô-va” cũng có thể chỉ là một danh hiệu thường được dùng để chỉ về các tiên tri trong Cựu Ước (thí dụ IVua 1V 14:18). Tuy nhiên, tên riêng “Áp-đia” cũng không phải là hiếm trong tiếng Hi Bá Lai, cho nên chẳng có lý do nặng ký nào ngăn cản chúng ta công nhận ông Áp-đia là tác giả của sách tiên tri ngắn ngủi này.
Vì cớ không có thông tin nào khác nói rõ về nhân thân của tác giả nên chúng ta khó lòng xác định niên đại của những lời tiên tri này. Mọi ý đưa ra đều phải căn cứ vào những chứng cớ chứa trong nội dung của sách.
Dường như nhân một cuộc tấn công của Ê-đôm đối với Y-sơ-ra-ên (10-14) mà tiên tri viết sách này nhưng phần tổng quan về mối quan hệ của hai quốc gia trong lịch sử cho thấy rằng bối cảnh của sách có thể là bất cứ một cuộc tấn công nào đó trong số những lần Ê-đôm xâm lăng Y-sơ-ra-ên. Có lẽ lắm những chi tiết trong sách Áp-đia nhằm nói về mốc thời gian 587 T.C. là năm thành Giê-ru-sa-lem thất thủ và bị tàn phá. Trong biến cố này, Y-sơ-ra-ên thất trận và bị cướp phá cách trắng trợn nhất (IICác Vua 25; IISu 2Sb 36:17-21) và có vào bằng chứng cho thấy dân Ê-đôm tham gia trong biến cố này (IEsdras 4:45;). Nếu đúng vậy thì lời tiên tri này là một lời nguyện cầu cho Ê-đôm phải bị hình phạt vì họ đã hành động gian ác chống nghịch Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài, và cũng là một sứ điệp đầy hy vọng cho dân sự của Đức Chúa Trời là kẻ thù không thể nào không bị phạt.
Dù là sách ngắn nhất trong các sách tiên tri, vỏn vẹn có hai mươi mốt câu, sách Áp-đia gồm có hai phần tương quan mật thiết với nhau. Bài giảng thứ nhất đặc biệt chống nghịch Ê-đôm gồm có ba phần nhỏ: những nguy cơ của tánh kiêu ngạo (2-4), hành vi phản trắc (5-7), sự hình phạt sắp đến (8-9) và một bảng liệt kê những lý do hình phạt Ê-đôm (10-15). Bài giảng thứ hai mô tả thế cờ lật ngược đối với các quốc gia chống nghịch Giu-đa (15-18) và chung cuộc Giu-đa được khôi phục (19-21).
Hai bài giảng liên kết với nhau qua việc dùng chung một số từ ngữ chủ chốt thí dụ từ “ngày” (8, 11-15), Giê-hô-va là Đấng phán dạy và là Đấng hành động (1, 4, 8, 15, 18, 21) và ý niệm về ngọn núi, núi của Đức Chúa Trời (Si-ôn, 17, 21) chung cuộc sẽ thắng hơn những ngọn núi mà dân Ê-đôm hết lòng tin cậy (8, 9, 19, 21). Quan điểm thần học “ăn miếng trả miếng” cũng là sợi dây ràng sách này. Quan điểm này được lặp lại đến năm lần: người kiêu ngạo sẽ bị khinh dể (2, 3;) người thụ động quan sát sự cướp bóc sẽ lâm vào số phận tương tự (5-9, 11-14) vì người Ê-đôm đã hiếp đáp những người còn sống sót sau trận chiến, nên rồi đây sẽ chẳng có người Ê-đôm nào sống sót (14, 18). Họ đã chiếm hữu của người khác nên chính họ cũng sẽ bị người khác đuổi ra khỏi xứ sở (7, 14, 19). Còn câu 15 là câu chuyển tiếp giữa hai phần cũng bày tỏ rõ quan điểm đó.
Đọc thêm
Tiểu Tiên Tri, J. M. Boice, hai quyển (Zondervan, 1983, 1986).
Áp-đia D. W. Baker, trong bộ sách Áp-đia, Giô-na và Mi-chê do D. W Baker, D. Alexander và B. Waltke TOTC (IVP, 1988).
Sách Giô-ên, Áp-đia, Giô-na và Mi-chê, do P. C. Craigie, DSB (St Andrew Press, 1984).
Mười Hai Tiên Tri, P. C. Craigie ở USA, Quyển 1; DSB (Westminter/John Knox Press, 1984).
Sách Giô-ên, Áp-đia, Giô-na và Mi-chê, do L. Allen, NICOT (Eerdmans, 1976).
Y-sơ-ra-ên giữa vòng các dân tộc: Na-hum, Áp-đia, E-xơ-tê do R. J. Coggins, ITC (Handsel, 1985).
Na-hum, Áp-đia, Ê-xơ-tê: Y-sơ-ra-ên giữa vòng các dân tộc, do R. J. Coggins xuất bản tại USA (Eerdmans, 1985).
Ô-sê - Giô-na do D.Stuart, WBC (Word, 1987).

GIÔ-NA
Dẫn nhập
Sách Giô-na là câu chuyện kể về một vị tiên tri cay đắng buồn phiền Đức Chúa Trời vì Ngài yêu thương chăm lo người xấu xa tội lỗi. Sách không chủ trương dạy rằng Đức Chúa Trời yêu thương người tội lỗi vì tội lỗi của họ, nhưng vì cớ họ cũng là con người. Bất chấp hành vi xấu xa, bất chấp thái độ coi thường Đức Chúa Trời chân thật ở nơi họ, Ngài vẫn thấy giá trị ở bên trong con người của họ. Có lắm chi tiết trong sách nhằm trình bày chuyện Giô-na tìm cách thối thác công tác mà Đức Chúa Trời giao cho ông, tức là đi đến Ni-ni-ve, một thành phố lớn ở nước A-si-ri trong thời cổ để rao giảng cảnh báo dân Ni-ni-ve. Ông Giô-na dư biết rằng đương nhiên dân Ni-ni-ve sẽ ăn năn nếu nghe ông cảnh báo và rồi họ sẽ được cứu.
Đây chính là kết quả mà ông không muốn thấy chút nào vì siêu cường A-si-ri trong thời cổ là một kẻ thù rất tàn ác vô nhân đạo đối với dân Y-sơ-ra-ên cũng như các dân tộc khác. Cho nên, là một người Y-sơ-ra-ên yêu nước, ông Giô-na chỉ muốn thấy người A-si-ri bị hại chớ không muốn họ được cứu giúp. Dầu vậy, Đức Chúa Trời ép buộc ông phải làm xong công tác. Và qua việc đó Ngài dạy ông, cũng như dạy chúng ta là người đọc sách Giô-na, rằng Ngài là Đức Chúa Trời. Ngoài dân tộc mà Ngài đặc biệt tuyển chọn ra, Ngài còn quan tâm đến các quốc gia, đến các dân tộc khác nữa.
Sách Giô-na không chủ trương thuyết phổ độ (Universalism) tức là tất cả mọi dân tộc, hoặc mọi quốc gia đều được chọn, nhưng dạy rằng những dân tộc không tin Chúa vẫn được hưởng ơn thương xót của Đức Chúa Trời đến một mức nào đó. Theo hướng này, sách này dạy giáo lý của Thánh kinh về ân sủng chung của Đức Chúa Trời (tức là một số phước lành của Đức Chúa Trời đối với cuộc đời này cũng dành cho mọi người một cách chung chớ không phải chỉ riêng cho người tin Chúa). Sách cũng là một trong những tiền thân báo trước về sự mở rộng của nước Đức Chúa Trời trong giao ước mới nhằm tiếp nhận những người tin Chúa gốc ngoại bang lẫn những người tin Chúa gốc Y-sơ-ra-ên. Và đặc biệt nhất là sách báo hiệu trước về chủ trương triệt để của Chúa Giê-xu khi Ngài dạy rằng người tin theo Ngài phải yêu thương kẻ thù nghịch mình.
Trong sách không có chi tiết nào cho thấy ông Giô-na ý thức rằng mình nỗ lực quảng bá cho dân Ni-ni-ve về Đức Chúa Trời chân thật mà họ vẫn quan hệ hằng ngày mặc dù họ đang đeo đuổi những hình thức thờ phượng Ngài cách sai lạc lẫn thờ các thần tượng cách sai lạc (như ông Phao-lô đã làm đối với người A-thên trong Cong 17). Trong sách cũng không có chi tiết nào cho thấy dân Ni-ni-ve nghĩ rằng họ tin Giê-hô-va Đức Chúa Trời qua sự kiện họ ăn năn được mô tả trong chương 3. Như vậy, sách này không có ý nói rằng dân Ni-ni-ve được hưởng “ân sủng đặc biệt”, tức là những phước lành dành cho người thật sự nhận biết và vâng lời Đức Chúa Trời chân thật đã được khải thị qua Kinh Thánh.
Nhân thân của Giô-na và tác quyền của sách Giô-na
Ngoài sách Giô-na ra ông Giô-na được nhắc đến ở duy nhất một chỗ khác trong Kinh Thánh Cựu Ước (IIVua 2V 14:25). Tác giả sách Các Vua xác định ông là một tiên tri người Y-sơ-ra-ên ở vương quốc miền bắc. Ông đã tiên tri cách chính xác rằng trong thời trị vì của vua Giê-rô-bô-am II, Y-sơ-ra-ên sẽ chiếm lại đưọc từ tay quân A-si-ri phần lãnh thổ vốn thuộc về đất hứa. Cả ông Giô-na lẫn Chúa Giê-xu đều xuất thân từ Ga-li-lê, ông Giô-na sinh trưởng tại Gát-Hê-phe (1:1) là một tỉnh của Sa-bu-lôn, khoảng bốn đến năm cây số (ba dặm) về phía đông bắc Na-xa-rét. Cho nên chẳng lạ gì khi cho Giê-xu, sinh trưởng tại Na-xa-rét, lại dùng câu chuyện của vị tiên tri người địa phương, rất quen thuộc với mọi người để nói bóng về sự sống lại của chính mình Ngài, và dùng sự kiện ông Giô-na đã kêu gọi người Ni-vi-ve ăn năn để xác định rằng Ngài cũng kêu gọi mọi người ăn năn (Mat Mt 12:38-41 LuLc 11:29-32).
Trong nguyên ngữ Hi Bá Lai tên riêng Giô-na có nghĩa là “chim bồ câu” nhưng không nhằm biểu tượng một điều gì về ông. Nhiều tên riêng khác của người Y-sơ-ra-ên cũng có nghĩa là con thú, con chim nào đó (thí dụ thân sinh của ông Phi-e-rơ tên là Giô-na, Mat Mt 16:17). Thân sinh của tiên tri Giô-na tên là A-mi-tai (1:1). Nhưng ngoài chi tiết này ra chúng ta không biết gì thêm về gia đình của ông hoặc về bản thân ông. Thông thường các sách tiên tri đều ít có chi tiết về gia đình của tác giả hoặc về những người liên hệ. Cũng như hầu hết các tiên tri thời xưa, ông Giô-na là một thi sĩ, nên sự kiện ông viết văn trong thể thơ hoặc ông đọc một bài thơ ngay cả khi ở trong bụng một con cá lớn (chương 2) thì không có gì là lạ lùng cho lắm. Trong sách ông có vẻ là một người yêu nước mãnh liệt, bênh vực người Y-sơ-ra-ên và chống ngoại, bài ngoại. Chắc hẳn, ông ủng hộ bất cứ điều gì có lợi cho Y-sơ-ra-ên, và góp phần làm suy vi kẻ thù hoặc chiến thắng kẻ thù của dân tộc. Lòng yêu nước mãnh liệt của ông đã xui khiến ông phạm tội bất mãn Đức Chúa Trời khi thấy Ngài thương xót một dân tộc thù địch đến nỗi ông kháng cự mạng lệnh của Ngài. Quan điểm thần đạo của ông về quyền hạn tối cao của Đức Chúa Trời cũng khiếm khuyết. Ông tìm đường trốn xa Đức Chúa Trời là tín hiệu cho thấy có lẽ ông tưởng như phần nhiều người trong thời cổ, một thần nam hoặc một thần nữ có quyền hạn mãnh liệt nhất ở tại vùng có dân chúng tin tưởng và thờ thần đó. Cho nên, nếu đến một địa phương ở xa lãnh thổ của Đức Giê-hô-va thì ít nhiều gì ông cũng thoát khỏi quyền kiểm soát của Ngài. Hoặc có lẽ ông tin rằng ông có thể dễ dàng chống lại sự kêu gọi thôi thúc của Đức Chúa Trời nếu ông hành trình về một hướng trái ngược hẳn với Ni-ni-ve (Ni-ni-ve ở hướng đông), đến một nơi xa Ni-ni-ve tối đa (ở ngoài khơi Địa Trung Hải), thì hi vọng Đức Chúa Trời sẽ kêu gọi một vị tiên tri khác đi giảng cho người Ni-ni-ve, và để cho ông yên thân. Theo hướng suy nghĩ này thì rời xa Y-sơ-ra-ên có nghĩa là tránh xa nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời giao phó cho. Dĩ nhiên, chẳng bao lâu Giô-na vỡ lẽ, hiểu biết đúng đắn hơn, nhưng sách trung thực mô tả ông là một con người được Đức Chúa Trời cho phép tiếp tục sống và tiếp tục được Ngài sử dụng bất chấp những sự ngu dại và thất bại của ông, y như trong trường hợp những người khác mà Ngài đã sử dụng. Nói cách khác, còn lâu ông Giô-na mới là một tấm gương sáng cho chúng ta theo. Một số những điều ông tin tưởng và một số hành vi của ông thật là đáng quở trách nhưng ông đích thực là một tiên tri Y-sơ-ra-ên được Đức Chúa Trời kêu gọi và cảm thúc.
Không có chi tiết nào xác định ai là tác giả của sách. Tác giả có thể quan tâm, tìm kiếm thông tin dữ liệu từ hai nguồn nhân chứng: chính ông Giô-na là người nắm đa số các chi tiết trong nội dung của sách, và thuỷ thủ đoàn, được nói đến trong chương 1, là những người biết mình đã dâng của lễ cho Đức Chúa Trời sau khi họ được giải cứu khỏi trận bão ở ngoài khơi cách bất ngờ (1:16). Tuy nhiều chỗ trong nội dung của sách có ý chê bai, phê bình ông Giô-na nhưng sự kiện không phải là lý lẽ đủ vững để chứng minh ông Giô-na không phải là tác giả. Tương tự, nhiều chỗ trong các sách Phúc Âm của Kinh Thánh Tân Ước cũng chê bai, phê bình các môn đồ, ấy thế mà một vài người trong số các môn đồ lại là tác giả các sách Phúc Âm đó. Trong sách không có bằng cớ nào cho thấy có nhiều người góp phần viết ra sách Giô-na, cũng không có chuyện thêm hoặc bớt một đoạn văn nào trong bản văn gốc.


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 03:16 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách