Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 4806|Trả lời: 0

Thánh Kinh Lược Khảo 1

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 26-7-2011 20:24:18 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Thánh Kinh Lược Khảo 1
Tác giả: Henry H. Halley

Tổng Quát Tra Cứu Kinh Thánh
Những Ý Tưởng Đối Với Kinh Thánh Phát Từ Đáy Lòng
Những Cuộc Phát Minh Kỳ Lạ Của Khảo Cổ Học
Chú Giải Từng Quyển Trong Kinh Thánh
Những Chi Tiết Cần Biết Về Kinh Thánh
Chú Giải Những Đoạn Khó Hiểu
Những Bằng Cớ Lịch Sử Liên Quan Đến Kinh Thánh
Những Câu Kinh Thánh Chọn Lọc
Gợi Ý Về Sự Đọc Kinh Thánh
Gợi Ý Về Sự Đi Nhà Thờ
Nhà In Tin Lành
SAIGON
1960
=================================

"Sức mạnh của sự sống thiêng liêng chúng ta theo đúng tỉ lệ của địa vị mà Kinh Thánh chiếm được trong đời sống và tư tưởng chúng ta. Tôi long trọng tuyên bố điều nầy, dựa vào 54 năm từng trải.
"Ba năm đầu sau khi trở lại tin Chúa, tôi đã xao lãng Lời Đức Chúa Trời. Nhưng kể từ khi tôi bắt đầu chuyên cần nghiên cứu lời ấy, thì được ơn phước lạ lùng.
"Tôi đã đọc suốt cả Kinh Thánh 100 lần, và luôn luôn có hứng thú càng hơn. Mỗi lần Kinh Thánh lại dường như là một Quyển Sách mới cho tôi.
"Tôi đã được phước lớn do nghiên cứu Kinh Thánh một cách liên tục, chuyên cần và hằng ngày. Ngày nào tôi không biệt riêng thì giờ quý báu đọc Lời Đức Chúa Trời, thì tôi kể như đã mất ngày ấy."
-- George Muller, nổi tiếng vì Cô nhi viện Bristol, tấm gương xuất chúng về sự cầu nguyện linh nghiệm đương thời nay.
"Tôi cầu xin Chúa ban đức tin cho, và nghĩ rằng một ngày kia, đức tin sẽ giáng xuống và đụng đến tôi như một tiếng sét. Nhưng đức tin dường như không đến.
"Ngày kia, tôi đọc thơ Rô-ma, đoạn 10 -- "Đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe là khi lời của Đấng Christ được rao giảng" (câu 17). Tôi đã đóng Kinh Thánh lại, và cầu xin Chúa ban đức tin. Nhưng bây giờ tôi mở Kinh Thánh ra và bắt đầu nghiên cứu, thì từ đó tới nay đức tin cứ lớn lên."
D. L. MOODY
=============================

Mục Lục
Đấng Christ là trọng tâm
Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời
Sáng thế ký
Xuất Ê-díp-tô ký
Lê-vi ký
Dân số ký
Phục truyền luật lệ ký
Giô-suê
Các quan xét
Ru-tơ
I Sa-mu-ên
II Sa-mu-ên
I Các Vua
II Các Vua
I Sử ký
II Sử ký
E-xơ-ra, Nê-hê-mi, Ê-xơ-tê
E-xơ-ra
Nê-hê-mi
Ê-xơ-tê
Gióp
Thi Thiên
Châm Ngôn
Truyền đạo
Nhã Ca
Các Tiên tri
Ê-sai
Giê-rê-mi
Ca Thương
Ê-xê-chi-ên
Đa-ni-ên
Ô-sê
Giô-ên
A-mốt
Áp-đia
Giô-na
Mi-chê
Na-hum
Ha-ba-cúc
Sô-phô-ni
A-ghê
Xa-cha-ri
Ma-la-chi
Mối dây "Đấng Mê-si " thấu suốt Cựu Ước
Giữa Cựu Ước và Tân Ước
Ma-thi-ơ
Mác
Lu-ca
Giăng
Công vụ các sứ đồ
Rô-ma
I Cô-rinh-tô
II Cô-rinh-tô
Ga-la-ti
Ê-phê-sô
Phi-líp
Cô-lô-se
I Tê-sa-lô-ni-ca
II Tê-sa-lô-ni-ca
I Ti-mô-thê
II Ti-mô-thê
Tít
Phi-lê-môn
Hê-bơ-rơ
Gia-cơ
I Phi-e-rơ
II Phi-e-rơ
I Giăng
II Giăng
III Giăng
Giu-đe
Khải Huyền
Những câu Thánh Kinh chọn lọc Phần I
Những câu Kinh Thánh chọn lọc Phần II
Chúng ta nhận được Kinh Thánh thể nào?
Sử-ký Hội Thánh
Thói quen đọc Kinh Thánh
Điều quan trọng hơn hết trong sách nầy
Thói quen đi nhà thờ mỗi sáng Chúa Nhật
Cuộc nhóm họp thờ phượng

================================

Đấng CHRIST Là Trọng Tâm Và Trái Tim Của Kinh Thánh
Cựu ước là lịch sử của một dân tộc.
Tân ước là lịch sử của một Người.
Dân tộc ấy đã được Đức Chúa Trời tạo lập và trưởng dưỡng để đưa Người ấy vào thế giới.
Chính Đức Chúa Trời đã trở nên một Người để ban cho loài người một ý niệm cụ thể, dứt khoát và hiển nhiên rằng khi chúng ta suy nghĩ về Đức Chúa Trời, thì phải suy nghĩ về một Thân vị (Personne) thể nào. Đức Chúa Trời giống như Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus là chính Đức Chúa Trời hiện thân bằng hình người.
Sự Ngài hiện ra trên địa cầu là biến cố quan trọng nhất của lịch sử. Cựu ước dựng sân khấu cho sự hiện ra. Còn Tân ước thì mô tả sự hiện ra đó.
Là một Người, Đức Chúa Jêsus đã sống cuộc đời đẹp đẽ, kỳ diệu hơn hết mà ta từng biết. Ngài là Người nhân ái hiền từ, nhu mì kiên nhẫn và có thiện cảm hơn hết từng sống ở trên đời. Ngài yêu thương người ta. Ngài chẳng ưa thấy họ bị hoạn nạn. Ngài thích tha thứ. Ngài thích cứu giúp. Ngài làm phép lạ để nuôi kẻ đói. Để cứu giúp kẻ đau khổ, hính Ngài đã quên cả ăn. Những đám đông mòn mỏi, tật bệnh và đau lòng đã đến cùng Ngài, được chữa lành và được cứu giúp. Có lời chép về Ngài, chớ không về một người nào khác, rằng: Nếu chép hết mọi việc từ thiện của Ngài, thì "cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép" (GiGa 21:25). Đức Chúa Jêsus là Người như vậy, và Đức Chúa Trời là Thân vị như vậy.
Rồi Ngài chịu chết trên thập tự giá để "cất tội lỗi thế gian đi" (GiGa 1:29) và trở nên Cứu Chúa của loài người.
Rồi Ngài từ kẻ chết sống lại, và bây giờ Ngài đang sống, chẳng phải chỉ là một vai trò trong lịch sử, nhưng là một Thân vị Hằng Sống, là Thực sự quan trọng nhất trong lịch sử, và là Lực lượng sanh động nhất của thế giới ngày nay.
Cả Kinh Thánh được xây dựng chung quanh lịch sử tuyệt mỹ của Đấng Christ cùng lời Ngài hứa ban Sự Sống Đời Đời cho những kẻ tin nhận Ngài. Kinh Thánh chép ra chỉ cốt để giúp người ta tin, hiểu, biết, yêu và theo Đấng Christ.
Đấng Christ là Trọng tâm và Trái Tim của Kinh Thánh, của lịch sử và cũng của đời sống chúng ta nữa. Số phận đời đời của chúng ta ở trong tay Ngài. Chúng ta tiếp nhận hoặc chối bỏ Ngài, thì sẽ quyết định cho mỗi người chúng ta được vinh hiển đời đời hoặc bị tàn hại đời đời, được lên thiên đàng hoặc phải xuống hỏa ngục.
Sự quyết định quan trọng nhất mà mỗi người buộc phải có, ấy là trong lòng mình phải có lúc quyết định một lần đủ cả thái độ của mình đối với Đấng Christ. Mọi sự tùy thuộc thái độ ấy.
Làm tín đồ Đấng Christ là một điều vinh hiển. Đó là đặc quyền tối cao của loài người. Quả thật, tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa, làm Chúa, làm Chủ, và thành tâm, tận tụy, cố gắng đi theo Đường Sự Sống mà Ngài đã dạy, đó là cách sống hợp lý và mỹ mãn hơn hết. Làm vậy thì được bình an, yên trí, thỏa lòng, được tha thứ, hạnh phước, được hi vọng, được sự sống ngay bây giờ, trong đời nầy, sự sống dư dật, Sự Sống Chẳng Hề Hết.
Tại sao lại có người đui mù và câm điếc đến nỗi cứ trải qua đời nầy và đối mặt với Sự Chết, mà chẳng có hi vọng trong Đấng Christ? Ngoài Đấng Christ ra, há có gì, há có thể có gì trong đời nầy hoặc trong đời sau, làm cho cuộc đời đáng sống? Hết thảy chúng ta phải chết. Tại sao toan cười để đuổi sự chết đi? Mỗi người đáng phải giang tay hoan nghinh Đấng Christ và kể sự được mang Danh Ngài là đặc quyền đáng kiêu hãnh nhứt của đời mình.
Trong cuộc phân tích sau chót, điều quí báu, dịu dàng hơn hết của cuộc đời chính là cảm thấy ở nơi sâu kín của cớ tích mình rằng chúng ta sống cho Đấng Christ. Dầu sự cố gắng của mình quá yếu ớt, chúng ta cũng cứ chịu khó làm phận sự hằng ngày, hi vọng rằng trong ngày tập trung sau chót, mình đã làm một điều gì có thể dâng làm tặng lễ nơi chân Ngài, với cả lòng tri ân và ngưỡng mộ khiêm cung.
====================================

KINH THÁNH Là Lời Đức Chúa Trời
Không kể đến bất cứ lý thuyết nào về sự soi dẫn, hoặc lý thuyết nào về các sách Kinh Thánh nhờ đâu mà có hình thức hiện tại, hay là nguyên văn đã bị tổn sút chừng nào khi truyền qua tay các nhà xuất bản và các nhà biên chép; không kể đến vấn đề bao nhiêu phần phải giải thích theo tự nghĩa (liltéralement) và bao nhiêu phần phải giải thích theo nghĩa bóng, hoặc phần nào là lịch sử và phần nào là thi ca, -- nếu chúng ta giả định rằng Kinh Thánh đúng như hình thức hiện hữu và nghiên cứu các sách Kinh Thánh cho biết nội dung của nó, thì sẽ thấy trong đó sự duy nhất về tư tưởng tỏ ra rằng một Tâm trí duy nhất đã soi dẫn sự biên soạn toàn bộ Kinh Thánh; rằng trên mặt Kinh Thánh có in hình Tác giả; rằng Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời theo ý nghĩa vô song và đặc biệt.
Ngày nay, có một ý kiến lan khá rộng trong một vài giới trí thức rằng Kinh Thánh là một truyện tích kéo dài lâu đời về loài người cố gắng tìm kiếm Đức Chúa Trời; là sách ghi chép những bước từng trải của loài người vươn lên tìm Đức Chúa Trời, và lần lần cải tiến ý niệm về Đức Chúa Trời bởi xây dựng trên bước từng trải của những thế hệ trước. Trong những đoạn (rất nhiều trong Kinh Thánh) chép rằng "Đức Chúa Trời phán," thì theo ý kiến nầy Đức Chúa Trời thật đã chẳng phán đâu; người ta đã phát biểu tư tưởng mình bằng ngôn ngữ tự nhận là ngôn ngữ của Đức Chúa Trời, chớ thật ra chỉ là điều người ta tưởng về Đức Chúa Trời. Như vậy Kinh Thánh bị hạ xuống ngang hàng với các sách khác, không còn là Sách của Đức Chúa Trời nữa, mà là sách của loài người làm bộ là của Đức Chúa Trời.
Chúng tôi hoàn toàn bác ý kiến ấy, -- bác mà kinh tởm nữa. Chúng tôi tin rằng Kinh Thánh không phải sách chép loài người cố gắng tìm kiếm Đức Chúa Trời, nhưng là Sách chép Đức Chúa Trời cố gắng tự khải thị cho loài người. Trong Kinh Thánh Đức Chúa Trời ghi chép những cách Ngài đối xử với loài người, bày tỏ ý chỉ của Đấng Tạo Hóa truyền cho loài người để dạy dỗ và dắt dẫn họ trên Đường Sự Sống.
Các sách Kinh Thánh do người ta trứ tác; thậm chí không biết một số tác giả đó là ai nữa. Cũng không biết Đức Chúa Trời đã dùng cách nào mà điều khiển các tác giả ấy viết sách. Nhưng trong Kinh Thánh có lời quả quyết rằng Đức Chúa Trời thật đã điều khiển họ; vậy, các sách nầy chắc phải chép đúng những điều Đức Chúa Trời muốn chép.
Có một điểm khác nhau giữa Kinh Thánh và mọi sách khác. Có lẽ các tác giả đã cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ và dắt dẫn mình; và Đức Chúa Trời thật đã giúp đỡ, dắt dẫn họ. Vả, trên thế giới có rất nhiều sách tốt mà chắc chắn Đức Chúa Trời đã giúp các tác giả viết ra. Dầu vậy, các tác giả thánh khiết, đạo đức hơn hết cũng chẳng dám nhận rằng chính Đức Chúa Trời đã viết những sách ấy. Nhưng Kinh Thánh lại được nhìn nhận là do Đức Chúa Trời biên chép. Chính Đức Chúa Trời đã quản đốc, điều khiển sự chép Kinh Thánh, và đọc những lời chép trong các sách Kinh Thánh: các tác giả đã hoàn toàn ở dưới quyền kiểm soát của Ngài, đến nỗi lời họ viết chính là Lời Đức Chúa Trời viết. Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời theo ý nghĩa rằng trên thế giới không còn sách nào khác là Lời Đức Chúa Trời nữa.
Có thể rằng một vài lời trong Kinh Thánh là "hình thức cổ thời" của những ý tưởng mà ngày nay chúng ta phát biểu một cách khác; ấy vì nó được phát biểu bằng ngôn ngữ của thời xưa. Dầu vậy, Kinh Thánh chứa đúng những điều Đức Chúa Trời muốn loài người biết, dưới đúng hình thức mà Ngài muốn chúng ta biết những điều ấy. Cho đến lúc hết thời gian, Quyển Sách Cổ và Yêu quí nầy vẫn còn là lời duy nhứt đáp lại loài người đang tìm kiếm Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh do nhiều tác giả viết ra trải qua mười mấy thế kỷ, nhưng vẫn là Một Sách. Chính Kinh Thánh là phép lạ tối cao trải qua các thời đại, và tự chứng cho Nguồn gốc Siêu nhân của nó.
Mỗi người đáng phải yêu mến Kinh Thánh, đáng phải thường xuyên đọc Kinh Thánh. Mỗi người đáng phải cố gắng sống theo những lời dạy dỗ của Kinh Thánh. Kinh Thánh đáng phải chiếm địa vị trọng yếu nhứt trong cuộc sanh hoạt và công việc của mỗi Hội Thánh, và trong chức vụ của mỗi vị Mục sư, Truyền đạo. Công tác duy nhứt trên tòa giảng là giản dị giãi bày và truyền dạy Lời Đức Chúa Trời.
Phác họa truyện tích Kinh Thánh
Đức Chúa Trời dựng nên người, và đặt họ trong vườn Ê-đen, ở miền Tây Nam Á Châu, gần là trung tâm địa dư của phần đất ruộng nhứt trên mặt địa cầu. Vườn nầy được chỉ rõ bằng ô vuông đen trên bản đồ số 1.
Bản đồ số 1: Trung tâm mặt đất.
Loài người phạm tội và sa ngã, mất địa vị Đức Chúa Trời chỉ định cho mình. Đức Chúa Trời bèn thiết lập một kế hoạch để rốt lại, cứu chuộc và tái tạo loài người. Ngài bèn kêu gọi Áp-ra-ham làm tổ phụ một dân tộc do đó kế hoạch nầy sẽ được thực hiện. Đức
Bản đồ số 2: Trung tâm của đông bán cầu.
Chúa Trời dẫn Áp-ra-ham ra khỏi nước Ba-by-lôn, vào xứ Ca-na-an. Con cháu Áp-ra-ham di cư xuống Ê-díp-tô (Ai-cập), và tại đó, họ sanh đẻ đông đúc, thành một dân tộc.
Bản đồ số 3: Ba-by-lôn và Ai-cập.
Sau 400 năm, họ được dẫn ra khỏi nước Ê-díp-tô dưới sự chỉ huy của Môi-se, và trở về Ca-na-an, là Đất Hứa. Tại đây, trong khoảng 4, 5 trăm năm, dưới đời trị vì của Đa-vít, Sa-lô-môn, dân tộc nầy trở thành một nước rộng lớn và hùng mạnh.
Rồi đến cuối đời trị vì của Sa-lô-môn, thì nước chia hai. Bắc phần gồm mười chi phái, gọi là nước "Y-sơ-ra-ên," đứng vững được chừng 200 năm, rồi bị quân A-si-ri bắt làm phu tù, năm 721 trước Chúa. Nam phần, gọi là "nước Giu-đa," đứng vững được hơn 100 năm nữa, và khoảng năm 600 trước Chúa, thì bị quân Ba-by-lôn bắt làm phu tù. Năm 536 trước Chúa, một phần sót lại của dân tộc bị làm phu tù đã trở về cố hương và tái lập cuộc sanh hoạt quốc gia.

Bản đồ số 4: Đế quốc La-mã.
Sau đó ít lâu, thì Kinh Thánh Cựu Ước chấm hết. 400 năm sau, Đức Chúa JÊSUS, là Đấng Mê-si mà Cựu Ước dự ngôn, do Ngài loài người được cứu chuộc và tái tạo, đã hiện ra và thi hành nhiệm vụ: Ngài chịu chết vì tội lỗi loài người, rồi từ kẻ chết sống lại, và ban lịnh cho các môn đồ hãy đi rao truyền truyện tích cùng quyền phép cứu chuộc của đời Ngài khắp các nước.
Họ đem Tin Lành đi khắp bốn phương, nhất là đến Tây phương, qua Tiểu-Á-tế-á và Hi-lạp, tới kinh thành La-mã, dọc theo khu vực mà người ta gọi là "xương sống" của đế quốc La-mã, -- khi ấy, đế quốc nầy bao gồm thế giới văm minh mà ta được biết. Kinh Thánh tân Ước chấm dứt khi công cuộc cứu chuộc loài người khởi phát như vậy.
Các Sách Kinh Thánh Chia Làm Bảy Loại
Cựu Ước
17 Sách Sử ký
5 Sách Thi ca
17 Sách Tiên tri
Tân Ước
4 Sách Tin Lành
1 Công vụ các sứ đồ
21 Thơ tín
1 Khải huyền
Lịch sử: Sự dấy lên và suy sụp của quốc gia Hê-bơ-rơ.
Thi ca: Văn chương trong thời đại hoàng kim của quốc gia ấy.
Tiên tri: Văn chương trong những thời kỳ tối tăm của quốc gia ấy.
Tin Lành: Người mà quốc gia ấy sản xuất.
Công vụ các Sứ đồ: Đời trị vì của Ngài giữa các nước bắt đầu.
Thơ tín: Các giáo lý và nguyên tắc sanh hoạt của Ngài truyền dạy.
Khải huyền: Dự ngôn về đời trị vì toàn thế giới của Ngài.
Cựu Ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ (nguyên văn):
Có đúng số sách như Cựu Ước bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt Nam, nhưng sắp đặt lại khác.
Luật pháp: 5 quyển
Sáng Thế Ký, Xuất Ê-díp-tô ký, Lê-vi ký, Dân số ký, Phục truyền Luật lệ Ký.
Tiên tri: 8 quyển
4 quyển đầu: Giô-suê, Các quan xét, Sa-mu-ên, Các Vua.
4 quyển cuối: Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, 12 tiểu tiên tri.
Tác phẩm: 11 quyển
3 thi ca: Thi thiên, Châm ngôn, Gióp.
5 cuốn: Nhã Ca, Ru-tơ, Ca thương, Truyền đạo, Ê-xơ-tê.
3 sách: Đa-ni-ên, E-xơ-ra -- Nê-hê-mi, Sử ký.
Bằng cách hợp hai sách Sa-mu-ên làm một, hai sách Các Vua làm một,hai sách Sử-ký làm một, sách E-xơ-ra và sách Nê-hê-mi làm một, và 12 sách tiểu tiên tri làm một, -- thì 24 quyển nầy cũng bằng 39 quyển của chúng ta. Sử gia Josèphe lại rút bớt, chỉ còn 22 quyển để cho tương hợp với bản chữ cái Hê-bơ-rơ: Ông đã hợp sách Ru-tơ với sách Các quan xét và sách Giê-rê-mi với sách Ca thương.
Năm cuốn là năm sách đặc biệt, vì hằng năm người ta đem đọc trong những ngày lễ đặc biệt:
Sách Nhã ca: Trong ngày lễ Vượt qua, ngụ ý đến cuộc di cư khỏi nước Ê-díp-tô.
Sách Ru-tơ: Trong ngày lễ Ngũ tuần, để ăn mừng mùa gặt.
Sách Ê-xơ-tê: Trong ngày lễ Phu-rim, để kỷ niệm sự giải cứu khỏi tay Ha-man.
Sách Truyền đạo: Trong ngày lễ Lều tạm, là lễ vui mừng hơn hết.
Sách Ca thương: Ngày 9, tháng Ab (giữa tháng 3 và tháng 4), để kỷ niệm sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem.
17 Sử ký: 5 Thi ca: 17 Tiên tri:
27 Quyển Của Tân Ước 4 Tin Lành: 1 Công vụ: 21 thơ tín: 1 Tiên tri:
Đề Mục Hoặc Ý Tưởng Cốt Yếu Của Mỗi Quyển Quyển thì có một ý tưởng chính, Quyển thì giải luận nhiều điểm. Sáng Thế Ký: Tạo lập quốc Gia Hê-bơ-rơ . Xuất Ê-díp-tô ký: Giao ước với quốc gia Hê-bơ-rơ. Lê-vi ký: Luật pháp của quốc gia Hê-bơ-rơ.
Dân số ký: Hành trình đến Đất Hứa.
Phục truyền Luật lệ Ký: Luật pháp của quốc gia Hê-bơ-rơ.
Giô-suê: Chinh phục xứ Ca-na-an.
Quan-xét: 300 năm đầu trong xứ.
Ru-tơ: Khởi đầu gia tộc của Đấng Mê-si.
I Sa-mu-ên: Tổ chức quốc gia.
II Sa-mu-ên: Đời trị vì của vua Đa-vít.
ICác Vua: Phân chia nước.
IICác Vua: Lịch sử nước bị phân chia.
ISử ký: Đời trị vì của vua Đa-vít.
IISử ký: Lịch sử nước phía Nam.
E-xơ-ra: Từ chốn phu tù trở về vố hương.
Nê-hê-mi: Xây lại thành Giê-ru-sa-lem.
Ê-xơ-tê: Dân Y-sơ-ra-ên thoát khỏi bị tuyệt diệt.
Gióp: Vấn đề đau khổ.
Thi Thiên: quyển Thánh ca của nước Y-sơ-ra-ên.
Châm Ngôn: Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn.
Truyền đạo: Sự hư không của đời sống trần gian.
Nhã Ca: Tôn vinh tình phu phụ.
Ê-sai: Nói tiên tri về Đấng Mê-si.
Giê-rê-mi: Nỗ lực cuối cùng để cứu thành Giê-ru-sa-lem.
Ca Thương: Bản ai ca về sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem.
Ê-xê-chi-ên: "Chúng sẽ biết Ta là Đức Chúa Trời."
Đa-ni-ên: Đấng tiên tri ở kinh thành Ba-by-lôn.
Ô-sê: Dân Y-sơ-ra-ên bội đạo.
Giô-ên: Nói tiên tri về thời đại Đức Thánh Linh.
A-mốt: Đến cuối cùng nhà Đa-vít sẽ trị vì thế giới.
Áp-đia: Hủy diệt xứ Ê-đôm.
Giô-na: Đem sự thương xót đến thành Ni-ni-ve.
Mi-chê: Thành Bết-lê-hem sẽ là nơi Đấng Mê-si giáng sanh.
Na-hum: Hủy diệt thành Ni-ni-ve.
Ha-ba-cúc: "Người công bình sống bởi đức tin."
Sô-phô-ni: "Sẽ có ngôn ngữ (1) thanh sạch."
A-ghê: Xây lại Đền thờ.
Xa-cha-ri: Xây lại Đền thờ.
Ma-la-chi: Lời giảng cuối cùng cho một dân không vâng lời.
Ma-thi-ơ: Đức Chúa Jêsus là Đấng Mê-si.
Mác: Đức Chúa Jêsus là Đấng Lạ Lùng.
Lu-ca: Đức Chúa Jêsus là Con Người.
Giăng: Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời.
Sứ đồ: Sáng lập Hội Thánh.
Rô-ma: Tánh chất của công ơn Đấng Christ.
I Cô-rinh-tô: Những sự vô trật tự trong Hội Thánh.
II Cô-rinh-tô: Phao-lô binh vực chức Sứ đồ của mình.
Ga-la-ti: Bởi ân điển, chớ không bởi luật pháp.
Ê-phê-sô: Sự thống nhứt của Hội Thánh.
Phi-líp: Thơ tín truyền giáo.
Cô-lô-se: Thần tánh của Đức Chúa Jêsus.
I Tê-sa-lô-ni-ca: Sự tái lâm của Chúa.
II Tê-sa-lô-ni-ca: Sự tái lâm của Chúa.
I Ti-mô-thê: Mối lo của Hội Thánh Ê-phê-sô.
II Ti-mô-thê: Lời nói sau chót của Phao-lô.
Tít: Các Hội Thánh ở miền Cơ-rết.
Phi-lê-môn: Sự hối cải của một người tôi mọi đã đào tẩu.
Hê-bơ-rơ: Đấng Christ là Trung bảo cho Giao ước mới.
Gia-cơ: Các việc lành.
I Phi-e-rơ: Gởi cho một Hội Thánh đang bị bắt bớ.
II Phi-e-rơ: Nói tiên tri về sự bội đạo.
I Giăng: Lòng yêu thương.
II Giăng: Đề phòng các giáo sư giả.
III Giăng: Những người giúp việc Sứ đồ Giăng bị xua đuổi.
Giu-đe: Sự bội đạo rất gần.
Khải Huyền: Sự đắc thắng sau chót của Đấng Christ.
Cỡ Tương Đối Của Các Sách Kinh Thánh
Kinh Thánh có 1189 đoạn: Cựu Ước có 929, và Tân Ước có 260.
Đoạn dài nhất là Thi Tv 119:1-176. Đoạn ngắn nhứt là 117:1-2 đây cũng là đoạn chính giữa Kinh Thánh.
Câu dài nhứt là EtEt 8:9. Câu ngắn nhất là GiGa 11:35 (LeLv 11:15, theo bản Việt ngữ ).
Sáng Thế Ký 50 58 Na-hum 3 2 Xuất Ê-díp-tô ký 40 49 Ha-ba-cúc 3 3 Lê-vi ký 27 36 Sô-phô-ni 3 3 Dân số ký 36 51 A-ghê 2 2 Phục truyền Luật lệ Ký 34 48 Xa-cha-ri 14 10 Giô-suê 24 29 Ma-la-chi 4 3
Ru-tơ 4 4 Mác 16 23
IICác Vua 25 35 Rô-ma 16 15
E-xơ-ra 10 12 Ga-la-ti 6 5
Gióp 42 40 Cô-lô-se 4 4
Truyền đạo 12 9 I Ti-mô-thê 6 4
Ê-sai 66 57 Tít 3 2
Đa-ni-ên 12 18 I Phi-e-rơ 5 4
A-mốt 9 6 II Giăng 1 1
Ba Ý Tưởng Căn Bản Của Cựu Ước
1. Lời Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham
Rằng: Muôn dân sẽ nhờ dòng dõi ông mà được phước.
Đức Chúa Trời tạo lập nước Hê-bơ-rơ vì mục đích đặc biệt, là dùng làm nước ban Đấng Mê-si cho thế gian, nghĩa là nước mà do đó, một ngày kia, phước lớn sẽ từ Đức Chúa Trời truyền đến mọi dân.
2. Giao ước Đức Chúa Trời lập với dân Hê-bơ-rơ
Rằng: Nếu họ trung tín phụng sự Ngài giữa một thế giới thờ lạy hình tượng, thì họ sẽ được thạnh vượng theo tư cách một quốc gia;
Rằng: nếu họ lìa bỏ Ngài và phụng sự hình tượng, thì họ sẽ bị tiêu diệt theo tư cách một quốc gia.
Muôn dân thờ lạy hình tượng. Có tà thần khắp mọi nơi: Thần trên trời, thần dưới đất, thần của biển, thần của xứ, thần của thành, thần của miền quê, thần núi, thần thung lũng, nam thần, nữ thần, và cả gia đình thần nữa.
Cựu Ước là Sách biên chép nỗ lực của Đức Chúa Trời trải qua lâu đời để kiện toàn, giữa thế giới gồm các nước thờ lạy hình tượng, cái Ý Niệm rằng trong vũ trụ chỉ có Một Đức Chúa Trời Hằng Sống Và Chơn Thật, -- kiện toàn bằng cách tạo lập một quốc gia chung quanh ý niệm ấy.
3. Lời Đức Chúa Trời hứa với Đa-vít
Rằng: Gia tộc ông sẽ trị vì dân Đức Chúa Trời cho đến đời đời. Ấy nghĩa là rốt lại, dân Đức Chúa Trời trở nên một dân lớn, và Ngài chọn một gia-tộc ở giữa dân ấy, tức là gia tộc Đa-vít; rồi chung quanh gia tộc ấy, Ngài bắt đầu xây dựng lời hứa từ gia tộc ấy sẽ xuất hiện một Vua Cao cả, -- chính Vua nầy sống đời đời mà lập Nước vô cùng tận trên cả vũ trụ.
Ba bước tấn triển của tư tưởng Cựu Ước
1. Dân tộc Hê-bơ-rơ được tạo lập ngõ hầu nhờ họ mà cả thế giới sẽ được phước. Đó là dân tộc của Đấng Mê-si.
2. Dân tộc Hê-bơ-rơ sẽ ban phước cho thế giới qua trung gian của gia tộc Đa-vít. Đó là gia tộc của Đấng Mê-si.
3. Gia tộc Đa-vít sẽ ban phước cho thế giới qua trung gian của một Vua Cao cả sẽ sanh ra trong gia tộc ấy. Đó là chính Đấng Mê-si.
Như vậy,
Khi tạo lập quốc gia Hê-bơ-rơ, Mục Đích Tối Hậu của Đức Chúa Trời là đưa Đấng Christ vào trong thế gian.
Còn Mục Đích Trực Tiếp của Ngài là kiện toàn (ở giữa thế gian thờ lạy hình tượng và để làm bối cảnh cho sự hiện đến của Đấng Christ) cái Ý Niệm rằng chỉ có một Đức Chúa Trời hằng sống và chơn thật.
Niên biểu Cựu Ước
"Niên biểu mà ta nhận được "
Những niên hiệu ghi ngoài lề một vài bản Kinh Thánh không phải là một phần của bản văn Kinh Thánh đâu. Những niên hiệu ấy do Tổng Giám mục (1) Usher phỏng định nhằm năm 1650 S.C.. Theo ông thì A-đam được dựng nên năm 4004 T.C.; nạn nước lụt xảy ra năm 2348 T.C.; Áp-ra-ham sanh ra năm 1996 T.C.; dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi nước Ai-cập năm 1491 T.C.; Sa-lô-môn xây cất Đền thờ năm 1012 T.C.. Tuy nhiên những bí chú niên biểu trong Kinh Thánh hầu như không đủ để làm nền tảng cho một hệ thống niên hiệu rất đúng; các nhà chuyên khảo Kinh Thánh không đồng ý kiến, nhứt là về những niên hiệu thượng cổ.
Thời kỳ từ A-đam đến Áp-ra-ham
Trong Sáng thế ký, đoạn 5, các con số dường như tỏ ra có 1656 năm kể từ A-đam đến nạn nước lụt.
Trong Sáng thế ký, các con số tỏ ra có 427 năm từ nạn nước lụt tới khi Áp-ra-ham được kêu gọi. Tổng cộng là 2083 năm từ A-đam đến Áp-ra-ham.
Theo bản Septante, thì các con số ở Sáng thế ký, đoạn 5, lên tới 2262 năm, kể từ A-đam đến nạn nước lụt; và trong sách Sáng thế ký, đoạn 11, các con số lên tới 1307 năm, từ nạn nước lụt tới Áp-ra-ham. Tổng cộng từ A-đam đến Áp-ra-ham là 3569 năm. Như vậy bản Septante đặt niên hiệu cho A-đam 1500 năm trước niên hiệu trong Kinh Thánh của chúng ta.
Theo bản Ngũ-kinh Sa-ma-ri, thì sách Sáng thế ký, đoạn 5, chép những con số cộng 1307 năm kể từ A-đam đến nạn nước lụt, và đoạn 11 chép những con số cộng là 1077 năm kể từ nạn nước lụt tới Áp-ra-ham. Tổng cộng từ A-đam đến Áp-ra-ham là 2384 năm.
Niên hiệu Áp-ra-ham
Dầu niên hiệu Áp-ra-ham được nhiều người đặt vào khoảng giữa năm 2300 T.C. và năm 1.709 T.C., nhưng, nói chung, nó được nhìn nhận là ước chừng năm 2000 T.C.. Như vậy, niên hiệu của A-đam ước chừng 4000 năm T.C.; hoặc theo bản Septante ước chừng 5500 năm T.C.; hoặc theo bản Ngũ-kinh Sa-ma-ri, ước chừng 4300 năm T.C..
Niên hiệu nạn nước lụt là ước chừng 2400 năm T.C.; hoặc ước chừng 3300 năm T.C. theo bản Septante; hoặc ước chừng 3000 năm T.C. theo bản Ngũ-kinh Sa-ma-ri.
Những sự giải thích khác
Dầu nói chung, "niên biểu mà ta nhận được" dường như gần ăn hiệp với các bản Kinh Thánh tiếng Anh và tiếng Việt, nhưng có một số người giải thích các bản nầy cho rằng niên hiệu của A-đam còn sớm hơn bội phần, trong trường hợp sự khám phá được những chi tiết mới mẻ chứng quyết như vậy.
Niên biểu Kinh Thánh và khoa học kim thời
Ngày nay có một ý kiến lan truyền rất rộng rằng loài người đã ở trên địa cầu lâu lắm trước khi Kinh Thánh chỉ tỏ điều ấy.
Hai nền văm minh cổ nhất của nước Ba-by-lôn và nước Ai-cập. Căn cứ vào bằng chứng khảo cổ thuần túy, không kể đến những lời quả quyết của Kinh Thánh, thì thời kỳ lịch sử của nước Ba-by-lôn, theo nhiều ý kiến khác nhau, bắt đầu giữa khoảng 5000 năm T.C. và 2400 năm T.C.; nhưng phần đông cho là khoảng 3400 năm T.C.. Còn thời kỳ lịch sử của Ai-cập thì bắt đầu giữa khoảng 5500 năm T.C và 2000 năm T.C.; nhưng phần nhiều sử gia cho là nó bắt đầu khoảng 3000 năm T.C.. Còn về thời kỳ tiền sử của hai nước ấy, thì các ý kiến khác nhau từ vài thế kỷ đến sự phỏng đoán kỳ lạ là bao nhiêu đời không kể xiết. Ngày nay người ta biết rằng lưu vực sông Ơ-phơ-rát và lưu vực sông Ni-lơ được tạo thành về sau, chớ không phải có từ trước 7000 năm T.C. Khảo cổ học và lịch sử chứng tỏ rằng tại những lưu vực ấy, người xuất hiện khá đột ngột, và ngay từ lúc đầu đã có một nền văm minh phát triển mạnh. Có nhiều học giả nghĩ chưa ai đưa ra được bằng cớ cụ thể rằng loài người đã ở trên mặt đất quá số 6000 năm theo truyền thuyết Kinh Thánh. Nhưng dầu có thể chứng tỏ rằng loài người đã ở trên mặt đất lâu hơn số đó, cũng vẫn chẳng phải là mâu thuẫn với niên biểu Kinh Thánh.
Thuyết "1000 năm Sa-bát"
"Thơ tín của Ba-na-ba" ở đầu kỷ nguyên Đấng Christ, có ghi thuyết hồi ấy quả quyết rằng có 2000 năm từ A-đam đến Áp-ra-ham và 2000 năm từ Áp-ra-ham đến Đấng Christ thể nào, thì cũng một thể ấy, có 2000 năm cho kỷ nguyên Đấng Christ, rồi có 1000 năm yên nghỉ (Sa-bát): 6000 năm, rồi tới 1000 năm Sa-bát, cũng như một ngày yên nghỉ theo sau 6 ngày sáng tạo vậy. Vì hiện nay chúng ta đi lần tới lúc kết liễu 2000 năm của kỷ nguyên Đấng Christ, nên chẳng bao lâu chúng ta sẽ biết chắc thuyết nầy có giá trị thể nào. Hiện nay ở chân trời có nhiều điều dường như nói lên rằng Ngày Trọng đại có thể gần hơn là chúng ta tưởng.
Thời kỳ từ Áp-ra-ham đến lúc dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập
645 năm hoặc 430 năm. XuXh 12:40 chép rằng: "kiều ngụ tại xứ Ê-díp-tô được 430 năm." Bản Septante và bản Sa-ma-ri thêm: "Và tại xứ Ca-na-an." Thời kỳ từ lúc Áp-ra-ham vào xứ Ca-na-an cho tới khi Gia-cốp di cư xuống Ai-cập là 215 năm (SaSt 12:4, 21:5, 25:26, 47:9). Nhưng 15:13, Cong Cv 7:6 và GaGl 3:17 dường như không cho ta biết chắc 215 năm kia được gồm trong hay là được thêm vào số 430 năm nầy.
Niên hiệu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập
niên hiệu nầy một phần tùy theo cách ta giải thích những con số ở thời kỳ ngay trước và thời kỳ ngay sau, lại một phần tùy theo mối liên hệ của nó với niên biểu Ai-cập. Ngày nay dường như ý kiến người ta khá chia rẽ giữa khoảng 1450 năm T.C. và 1230 năm T.C..
Thời kỳ từ lúc dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập cho tới lúc Sa-lô-môn xây cất Đền thờ
Sách IVua 1V 6:1 chép rằng năm thứ tư đời Sa-lô-môn trị vì là năm thứ 480 kể từ lúc dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập. Nếu ta nhìn nhận năm 1450 T.C. là niên hiệu suýt soát đúng của sự ra khỏi Ai-cập và năm 970 T.C. là niên hiệu suýt soát đúng của năm thứ tư đời trị vì Sa-lô-môn, thì có đúng 480 năm ở giữa. Tuy nhiên các con số trong sách Các quan xét liên quan đến những cuộc áp bức và giải phóng luân phiên, dường như cộng lại là 410 năm. Nếu thêm vào đó 40 năm lưu lạc trong đồng vắng, một số năm không ghi rõ của thời Giô-suê làm thủ lãnh, nhiệm kỳ làm quan xét của Hê-li và Sa-mu-ên, 40 năm Sau-lơ trị vì và 40 năm Đa-vít trị vì, thì sẽ có tổng số là gần 600 năm. Như vậy, một vài thời kỳ nầy chắc đã lấn lên nhau.
Các Niên Hiệu Quan Trọng Của Cựu Ước
(nên ghi nhớ )
Những niên hiệu lâu đời nhất thì đây ghi số tròn, chỉ suýt soát đúng và có phần không chắc chắn (xin xem mấy trang trước). Tuy nhiên, cũng khá đúng, đủ tỏ ra sự liên tục của các biến cố và các nhân vật trong lịch sử; vậy, mỗi người muốn thông hiểu Kinh Thánh đáng nên học thật thuộc các niên hiệu nầy.
A-đam chừng năm 4000 trước Chúa
Nước lụt chừng năm 2400 trước Chúa
Áp-ra-ham chừng năm 2000 trước Chúa
Y-sác chừng năm 1900 trước Chúa
Gia-cốp chừng năm 1800 trước Chúa
Môi-se chừng năm 1400 trước Chúa
Ra khỏi nước Ai-cập chừng năm 1400 trước Chúa
Ru-tơ chừng năm 1150 trước Chúa
Sa-mu-ên chừng năm 1100 trước Chúa
Sau-lơ chừng năm 1053 trước Chúa
Đa-vít chừng năm 1013 trước Chúa
Sa-lô-môn chừng năm 973 trước Chúa
Nước chia hai (xảy ra ở I Các vua 12) chừng năm 933 trước Chúa
Dân xứ Ga-li-lê đi làm phu tù chừng năm 734 trước Chúa
Dân Y-sơ-ra-ên đi làm phu tù chừng năm 721 trước Chúa
Người Ba-by-lôn chinh phục nước Giu-đa chừng năm 606 trước Chúa
Giê-hô-gia-kim bị bắt làm phu tù chừng năm 597 trước Chúa
Thành Giê-ru-sa-lem bị hủy phá chừng năm 586 trước Chúa
Từ chốn làm phu tù trở về cố hương chừng năm 536 trước Chúa
Xây lại Đền thờ chừng năm 520 trước Chúa
Ê-xơ-tê được làm hoàng hậu Ba-tư chừng năm 478 trước Chúa
E-xơ-ra trở về Giê-ru-sa-lem chừng năm 444 trước Chúa
Các thời kỳ
Thế giới trước nước lụt chừng 1600 năm (4000-2400 T.C.)
Giữa nước lụt và Áp-ra-ham chừng 400 năm (2400-2000 T.C.)
Các tộc trưởng Áp-ra-ham Y-sác Gia-cốp chừng 200 năm (2000-1800 T.C.)
Dân Y-sơ-ra-ên kiều ngụ tại Ai-cập chừng 400 năm (1800-1400 T.C.)
Thời kỳ Các quan xét chừng 300 năm (1400-1100 T.C.)
Nước Sau-lơ Đa-vít Sa-lô-môn chừng 120 năm (1053-933 T.C.)
Nước bị phân chia chừng 200 năm (933-721 T.C.)
Thời kỳ làm phu tù chừng 70 năm (606-536 T.C.)
Thời kỳ phục hưng chừng 100 năm (536-432 T.C.)

******

Đơn vị đo lường
Giá Trị Suýt Soát Của Những Đơn Vị Cân, Đo, Và Tiền Tệ Trong Kinh Thánh
(sắp đặt theo thứ tự A. B. C.)
Bát (EsIs 5:10, v.v.), chừng 41 lít, đơn vị đo lường chất lỏng.
Cần (Exe Ed 4:3, v.v.), chừng 3 thước rưỡi.
Đồng bạc (Mat Mt 17:27), chừng 22 đồng Việt Nam.
Đồng tiền (Mat Mt 10:29, v.v.), 7 đồng Việt Nam hoặc một phần tư số đó (1 $ 75).
Đồng tiền (Mac Mc 13:42, v.v.), chừng 90 xu Việt Nam.
Đường đi một ngày Sa-bát (Cong Cv 1:12), 1600 thước tây.
Em-ban (XuXh 28:16, v.v.), chừng 23 phân tây.
Ê-pha (XuXh 16:36, v.v.), chừng 36 lít, đơn vị lường chất đặc.
Gang tay (IVua 1V 7:26, v.v.), chừng 8 phân tây.
Hin (XuXh 29:40, v.v.), gần 6 lít.
Lót (LeLv 14:10, v.v.), chừng nửa lít.
Lường (GiGa 2:6), chừng 41 lít.
Một ngày đường (Dan Ds 11:31, v.v.), chừng 32 cây số.
Nén bạc (LuLc 19:13, v.v.), 140 đồng hoặc 280 đồng Việt Nam.
Nửa siếc-lơ (XuXh 30:15), chừng 22 đồng Việt Nam.
Ô (IIVua 2V 6:25), chừng 2 lít.
Ô-me (LeLv 27:16, v.v.),chừng 408 lít chất lỏng và chừng 396 lít chất đặc.
Sải (Cong Cv 27:28), gần 2 thước tây.
Siếc-lơ (SaSt 24:22, v.v.), đơn vị trọng lượng, chừng 15 gờ-ram.
Siếc-lơ (SaSt 23:15, v.v.), đơn vị tiền tệ chừng 45 đồng Việt Nam.
Ta-lâng (Mat Mt 25:15, v.v.), chừng 7 vạn đồng Việt Nam.
Ta-lâng bạc (IVua 1V 20:39, v.v.), chừng 45 cân hoặc 22 cân rưỡi; 87.500 hoặc 175.000 đồng Việt Nam.
Ta-lâng vàng (XuXh 25:39, v.v.), chừng 54 cân hoặc 27 cân; 1.400.000 hoặc 2.800.000 đồng Việt Nam.
Thước (SaSt 6:15, v.v.), chừng nửa thước tây.
***

Xứ Ca-na-an
Xứ Ca-na-an, Nơi Diễn Ra Truyện Tích KINH THÁNH
Xứ Ca-na-an là nửa phía Nam của bờ phía Đông Địa-trung-hải. Dài chừng 240 cây số, từ Bắc tới Nam; rộng trung bình từ Đông tới Tây chừng 80 cây số. Đây là một khoảng đất phì nhiêu giữa sa mạc Ả-rập và biển.
Song song với bờ phía Đông của Địa-trung-hải có hai dãy núi cao với một thung lũng chen vào giữa. Mưa và sông ngòi phát sanh từ hai dãy núi nầy đã tạo nên khoảng đất phì nhiêu giữa sa mạc và biển.
Các núi Li-ban đối diện với thành Ty-rơ và thành Si-đôn, là trung tâm và tuyệt điểm của hai dãy núi nầy. Từ những đỉnh phủ tuyết của chúng, nước nguồn chảy tràn ra bốn phía.
Sông Orontes chảy về phía Bắc, tạo nên thành An-ti-ốt. Sông A-ba-na (IIVua 2V 5:12) chảy về phía Đông, tạo nên thành Đa-mách. Sông Leonles (Litany) chảy về phía Tây, tạo nên thành Ty-rơ và thành Si-đôn. Còn sông Giô-đanh chảy về phía Nam, tạo nên xứ Ca-na-an, là miền "đượm sữa và mật" (XuXh 3:8).
Bản đồ số 5 -- Vị trí xứ Pa-lét-tin
Xứ Ca-na-an là con đường chính giữa lưu vực Ơ-phơ-rát và Ai-cập, là hai trung tâm cư dân quan trọng của thế giới thượng cổ. Nó là trung tâm địa dư và nơi gặp gỡ của văn hóa các nước Ai-cập, Ba-by-lôn, A-si-ri, Ba-tư, Hy-lạp và La-mã; là một vị trí chiến lược được bảo vệ trong cuộc va chạm của những nền văn minh hùng mạnh đã tạo nên lịch sử thượng cổ đó. Dân Y-sơ-ra-ên được "trồng" ở đây để đại diện Đức Chúa Trời giữa các nước.
Lưu vực Ơ-phơ-rát
Là nơi nguyên thủy của loài người, và là trung tâm của ba cường quốc cai trị thế giới:
A-si-ri: chiếm miền Bắc của lưu vực .
Ba-by-lôn: chiếm miền Nam của lưu vực.
Ba-tư: ở phía Đông của lưu vực.
Ai-cập: là một cường quốc cai trị thế giới từ 1600 đến 1200 T.C..
A-si-ri: là một cường quốc cai trị thế giới từ 900 đến 607 T.C..
Ba-by-lôn: là một cường quốc cai trị thế giới từ 606 đến 536 T.C..
Ba-tư: là một cường quốc cai trị thế giới từ 536 đến 330 T.C..
Nước Y-sơ-ra-ên
Đã được trưởng dưỡng tại Ai-cập đương thời Ai-cập hùng mạnh.
Bị A-si-ri và Ba-by-lôn tiêu diệt đương thời hai đế quốc nầy hùng mạnh.
Được khôi phục bởi Ba-tư đương thời Ba-tư hùng mạnh.
Bản đồ số 6 -- Địa hình xứ Pa-lét-tin
Giê-ru-sa-lem, Đô Thị Trung Tâm Của Truyện Tích KINH THÁNH
Dường như Giê-ru-sa-lem đã được Đức Chúa Trời lựa chọn, ngay từ trước đời Áp-ra-ham nữa, để làm tổng hành dinh trần gian cho công việc của Ngài ở giữa loài người; ấy vì Mên-chi-xê-đéc, thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí cao, đã ở đó (SaSt 14:18).
Nếu theo truyền thoại Hê-bơ-rơ, Mên-chi-xê-đéc chính là Sem, người sống sót của thế giới trước nước lụt, người cao tuổi nhứt thời ấy và làm thầy tế lễ của toàn dân trên trái đất, thì ít lâu trước khi Áp-ra-ham đến, Mên-chi-xê-đéc cũng đã đến từ xứ Ba-by-lôn, trong một cuộc di cư sớm hơn, để nhơn danh Đức Chúa Trời mà chiếm cứ khu vực đặc biệt nầy.
Có thể rằng Mên-chi-xê-đéc đã quen biết Áp-ra-ham tại U-rơ, lúc Áp-ra-ham còn thiếu niên; có thể rằng ông đã liên quan với sự kêu gọi Áp-ra-ham đến Đất Hứa nầy mà Đức Chúa Trời đã lựa chọn để thực hiện công ơn cứu chuộc loài người.
Vị trí thành Giê-ru-sa-lem ở trung tâm miền Nam xứ Ca-na-an, trên chót đường phân chia lưu vực giữa sông Giô-đanh và Địa-trung-hải, cách sông Giô-đanh chừng 32 cây số và Địa-trung-hải chừng 64 cây số. Giê-ru-sa-lem thuộc một miền dược che chở bởi núi non ở phía Tây, sa mạc ở phía Nam, và lưu vực sông Giô-đanh ở phía Đông.
Bản đồ số 7 -- Hình chụp chỏm núi Giê-ru-sa-lem, từ trên phi cơ, phía Tây Bắc.
Giê-ru-sa-lem được xây dựng trên một chỏm núi, có những thung lũng sâu bao bọc ở phía Đông, Nam và Tây. Chỏm nầy gồm hai cái đồi, giữa có thung lũng. Đồi phía Đông lại gồm ba cái đồi nhỏ hơn, gọi là đồi Đông nam, đồi Đông trung và đồi Đông bắc. Đồi phía Tây lại gồm hai cái đồi nhỏ hơn, gọi là đồi Tây nam và đồi Tây bắc. Vì thành Giê-ru-sa-lem đối ngang với đại lộ dọc theo bờ biển, là nơi các nền văn minh thế giới gặp nhau và hòa lẫn, nên rất thích đáng làm trung tâm của công việc Đức Chúa Trời giữa các nước.
Bản đồ số 8.
Nguyên thủy thành Giê-ru-sa-lem ở trên đồi Đông nam. Nó là địa điểm thiên nhiên bất khả chiếm cứ, lại thêm suối nước Ghi-hôn ở chơn đồi, nên trở thành vị trí tối hảo để xây cất một đô thị có tường lũy bao quanh.
Trên đồi Đông nam có thành Mên-chi-xê-đéc. Người ta cho rằng Y-sác đã được dâng làm tế lễ trên đồi Đông trung, cũng gọi là Mô-ri-a. Một ngàn năm sau Sa-lô-môn xây cất Đền thờ trên đó. Lại một ngàn năm sau nữa Đức Chúa Jêsus đã bị đóng đinh vào Thập tự giá trên đồi Đông bắc.
Trên bản đồ số 8, những nét đậm liền nhau chỉ tỏ thành của Mên-chi-xê-đéc và Áp-ra-ham. Những dòng chấm đậm ở ngay trên chỉ tỏ thành của Đa-vít và Sa-lô-môn rộng lớn hơn. Còn những dòng chấm nhỏ hơn ở trên nữa chỉ tỏ thành rộng lớn hơn nữa đương thời Đức Chúa Jêsus.
Thành Giê-ru-sa-lem cách Ai-cập chừng 480 cây số về phía Tây nam; cách A-si-ri 1120 cây số về phía Đông bắc; cách Ba-by-lôn 1120 cây số phía Đông; cách Ba-tư 1600 cây số về phía Đông; cách Hi-lạp 1280 cây số về phía Tây bắc và cách La-mã 2400 cây số về phía Tây bắc.
Năm 1000 T.C., Đa-vít đặt Giê-ru-sa-lem làm thủ đô nước Y-sơ-ra-ên, tức là một đô thị tráng lệ. Năm 586 T.C., Giê-ru-sa-lem bị quân Ba-by-lôn phá hủy. Đến thời Đấng Christ, nó lại là một đô thị tráng lệ. Nhưng dân Giê-ru-sa-lem GIẾT Ngài, là Đấng mà thành ấy đã được tạo lập làm nơi Ngài phát xuất.
***

Các Cường Quốc Cai Trị Thế Giới Trong Những Thời Đại KINH THÁNH
Sáu chánh phủ hùng mạnh đã cai trị thế giới trước thời Đấng Christ. Cách nầy hoặc cách khác, mỗi chánh phủ ấy đã liên quan với truyện tích Kinh Thánh.
Bản đồ số 9: Đế quốc Ai-cập (1600-1200 T.C. ).
Lâu dài bằng thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên kiều ngụ tại Ai-cập.
Tại đây, dân Y-sơ-ra-ên từ 70 người tăng lên 3 triệu.

Bản đồ số 10: Đế quốc A-si-ri (900-607 T.C. ).
Tiêu diệt nước Y-sơ-ra-ên (miền Bắc ), năm 721 T.C. .
Đòi nước Giu-đa (miền Nam ) phải triều cống.

Bản đồ số 11: Đế quốc Ba-by-lôn (606-536 T.C. ).
Hủy phá thành Giê-ru-sa-lem. Bắt dân Giu-đa đi làm phu tù.
Thời kỳ dân Giu-đa bị làm phu tù lâu dài bằng đế quốc nầy.

Bản đồ số 12: Đế quốc Ba-tư (536-330 T.C. ).
Cho phép dân Giu-đa từ chốn phu tù trở về cố hương,
và giúp họ tự tái lập thành một quốc gia.

Bản đồ số 13: Đế quốc Hy-lạp (330-146 T.C. ).
Cai trị xứ Pa-lét-tin trong khoảng giữa thời kỳ chuyển từ Cựu Ước qua Tân Ước.

Bản đồ số 14: Đế quốc La-mã (146 T.C. - 476 S.C. ). --
Cai trị thế giới khi Đấng Christ xuất hiện.
Hội Thánh được thành lập đương thời đế quốc nầy.

Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học
Lưu vực Ơ-phơ-rát
Lưu vực giữa hai sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ là nơi ở của những người đầu tiên trên mặt đất, và nơi truyện tích Kinh Thánh bắt đầu. Ngày nay rải rác trên lưu vực nầy có những gò nỗng, tức là di tích của các đô thị thượng cổ, gồm cả những đô thị từng được xây cất đầu tiên. Những đô thị nầy xây bằng gạch. Rác rến quăng ra ngoài đường, hoặc trút qua tường. Khi sửa chữa nhà, thì họ nâng lên ngang với mặt đường. Khi đô thị bị bỏ hoang, hoặc bị phá hủy vì chiến tranh , rồi dân lại về ở đó, thì những đóng tàn vụn không bị dời đi xa, song được san phẳng làm nền của một đô thị mới. Vì nền nầy toàn bằng gạch thường vỡ một phần và rời nhau ra, nên nó là một nền rất vững chắc cho đô thị ở trên. Thế thì, gạch vụn và di tích của đô thị cũ bị chôn vùi ở ngay dưới đô thị mới.
Như vậy, các gò nỗng cứ cao hơn và rộng hơn, đô thị nầy chồng lên đô thị kia. Khi đô thị bị bỏ hoang mãi mãi, thì gạch bị dầm mưa, bèn rời nhau ra, có một lớp đất phủ lên trên. Bị vùi lấp dưới những trận bão cát ở sa mạc, những gò nỗng nầy giấu trong lòng nó sự bí mật của cuộc sanh hoạt và nền văn minh các dân tộc đã kế tiếp nhau ở đó.
Một vài gò nỗng nầy cao tới 34 thước tây hoặc hơn nữa, và chứa di tích của hàng 20 đô thị hoặc hơn nữa. Mỗi đô thị là một lớp đặc biệt, chứa các dụng cụ, đồ gốm, gạch vụn, sổ sách và các loại di tích của nhơn dân thời đó. Những năm gần đây, các nhà khảo cổ đào bới các gò nỗng di tích ấy đến tận dưới đáy, tận các đô thị đầu tiên, đã đem quá khứ bị lãng quên từ lâu ra ánh sáng, và đã bày giãi những vật xác nhận, bổ túc hoặc chứng minh lịch sử Kinh Thánh một cách kì diệu hết sức.
Khởi sự quan tâm đến nền khảo cổ
Claude James Rich, một đại diện của Anh quốc Đông-Ấn Công ty (British East India Company), ở tại Bagdad, cách vị trí kinh thành Ba-by-lôn xưa 80 cây số về phía Đông bắc. Một bạn đồng sự đem về mấy viên gạch có ghi chữ, đã gợi trí tộc mạch của ông; và năm 1811, ông tới thăm vị trí ấy. Ông ở đó 10 ngày, xác định vị trí và vẽ bản đồ của khu gò nỗng rộng lớn trước kia là kinh thành Ba-by-lôn. Với sự giúp đỡ của vài người bổn xứ, ông đã đào bới những gò nỗng ấy, tìm được một ít tấm bản, đem về nước Anh.
Năm 1820, ông đến thăm đô thị Mosul, và để bốn tháng vẽ bản đồ các gò nỗng ở ngay bên kia sông mà ông ngờ là di tích của thành Ni-ni-ve. Ông thâu nhập những tấm bảng và bi văn mà ông hoặc bất cứ ai đều không đọc được. Những sự khám phá của ông làm cho rất nhiều người chú ý.
Năm 1842, Paul Emile Botta, Lãnh sự Pháp ở Mosul, bắt đầu đào bới những gò nỗng ấy; và 10 năm sau, ông đã đem ra ánh sáng cung điện nguy nga của Sargon tại khorsabad.
Huân tước Austen Henry Layard, người Anh, có biệt hiệu là "cha của nền khảo cổ A-si-ri," vào khoảng 1845-1851, đã khám phá được, tại Ni-ni-ve và Ca-lách, di tích cung điện của năm vua A-si-ri có tên ghi trong Kinh Thánh và đại thơ viện của Assur-banipal, mà người ta ước lượng có chứa tới 100 ngàn quyển sách.
Từ đó tới nay, hàng mấy chục phái đoàn khảo cổ của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ đã đào bới những gò nỗng cổ tích ở lưu vực sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ. Họ tìm ra hàng trăm ngàn bảng và bia ghi chữ đã có từ thời thượng cổ của loài người. Công việc ấy vẫn tiến hành; một số lớn bi văn thời cổ cứ được chở vào các bảo tàng viện lớn của thế giới để khảo cứu và giải thích.
Những bi văn ấy khắc một thứ chữ từ lâu không còn dùng nữa và đã bị quên rồi. Nhưng nó rất hệ trọng, nên các học giả hết sức chăm chú cho giải thích được.
Ghình đá Behistun, chìa khóa của tiếng Ba-by-lôn
Năm 1835, huân tước Henry Rawlinson, một sĩ quan Lục quân Anh, đóng ở Ba-tư, đã nhận thấy trên núi Behistun, cách Ba-by-lôn 200 dặm về phía Đông bắc, trên đường đi Ecbatana, thuộc biên giới xứ Mê-đi, có một ghình đá lớn trơ trụi và dốc; từ đồng bằng lên cao chừng 540 thước tây; trên mặt ghình đá nầy, tại một vầng đá dốc thẳng cao hơn đường cái chừng 128 thước, có một khoảng nhẵn, phẳng chạm trổ. Ông bèn tra xét và nhận thấy đó là một bi văn khắc năm 516 T.C., theo lịnh của Đa-ri-út, vua Ba-tư (521-485 T.C.). Chính là dưới đời trị vì của Đa-ri-út nầy mà Đền thờ ở thành Giê-ru-sa-lem được xây cất lại, đúng như sách E-xơ-ra đã chép vào năm hoàn thành Đền thờ.
Bằng các tiếng Ba-tư, Ê-lam, và Ba-by-lôn, bi văn nầy đã ghi chép dài dòng những cuộc chiến thắng của Đa-ri-út và vinh quang của đời trị vi vua ấy. Rawlinson biết tiếng Ba-tư ít nhiều; ông đoán rằng đó là một bi văn bằng ba thứ tiếng khác nhau. Vậy, với sự bền đỗ phi thường và luôn luôn phải liều mạng sống, trải qua 4 năm, ông đã leo lên vầng đá, đứng trên một chỗ chờm rộng chừng 30 phân tây, ở phía dưới bi văn, rồi nhờ thang bắc từ phía dưới và nhờ đu giòng từ phía trên, ông đã in lại bi văn đó.
Hết 14 năm nữa, ông mới phiên dịch xong. Ông đã tìm được chìa khóa của tiếng Ba-by-lôn thời cổ, và đã mở ra cho thế giới thấy những kho báu rộng lớn của nền văn học Ba-by-lôn thời cổ.
* * *
Viết Chữ
Cách đây ít lâu, người ta thường tin rằng trong khoảng lịch sử tchượng cổ của Cựu Ước, chẳng ai biết viết chữ. Đó là một trong những điểm chính của phái phê bình kim thời rằng có mấy sách Cựu Ước được chép lâu lắm sau những biến cố mà nó mô tả, và như vậy, thì chỉ thể hiện khẩu truyền. Nhưng bây giờ cái mai của nhà khảo cổ học tỏ ra rằng những biến cố quan trọng đã được ghi chép từ lúc bắt đầu có lịch sử.
Gốc tích sự viết chữ thời trước nạn nước lụt
Berosus thuật lại một truyền thoại rằng trước nạn nước lụt, Xisuthrus, Nô-ê của nước Ba-by-lôn, đã chôn các sách thánh viết trên bản đất sét nung, tại Sippar, và sau đó ông đã đào lên. Giữa vòng dân Ả-rập và người Do-thái có một truyền thoại rằng Hê-nóc là người đặt ra chữ viết và đã để lại một số sách vở. Một vua nước Ba-by-lôn thời cổ đã ghi chép rằng ông "ưa đọc những sách vở của thời trước nước lụt." Assur-banipal, người sáng lập thơ viện đồ sộ của thành Ni-ni-ve, có nói đến "những bi văn của thời trước nước lụt."
Sách vở thời trước nạn nước lụt
Người ta đã tìm thấy một vài bi văn thời trước nước lụt. Người ta có một tấm bảng chữ tượng hình do tấn sĩ Langdon tìm được tại Kish, dưới lớp đồ vật mà nạn nước lụt làm lắng xuống. Lại cũng có những cái ấn thời trước nước lụt, tìm được tại U-rơ.
Cái ấn là hình thức chữ viết tối cổ, trên có ghi tên người để tỏ ra ai là sở hữa chủ. Nó dùng để ký tên trên thơ từ, giao kèo, biên lai, và nhiều thứ giấy tờ khác. Mỗi người có ấn riêng. Ấn khắc bằng thứ cưa hoặc dùi rất nhỏ trên những miếng đá hoặc kim khí nhỏ. Người ta dùng ấn đóng vào những tấm bảng đất sét trong khi đất sét còn mềm.
Chữ viết tượng hình
Chữ viết bắt đầu khi Đức Chúa Trời "đánh dấu trên mình Ca-in" (SaSt 4:15). Dấu ấy là biểu hiện cho một ý tưởng. Như vậy, "dấu" và "hình" bắt đầu dùng để ghi chép ý tưởng, chữ và nhiều chữ hợp lại. Những hình nầy được vẽ hoặc khắc trên đồ gốm hoặc trên tấm bảng đất sét. Đó là thứ chữ người ta tìm thấy ở những lớp thấp nhứt của các đô thị xứ Ba-by-lôn thời tiền sử. Chữ viết lâu đời nhứt mà ta được biết chính là những hình trên tấm bảng đất sét.
Phạm vi nguyên thủy của chữ viết
Dầu được đặt ra bất cứ khi nào, dường như thoạt tiên và trong một thời gian, chữ viết cũng chỉ do các viên ký lục dùng ở những đô thị đông dân. Vì nhiều bộ lạc và gia tộc di cư từ vùng an ninh đến vùng chưa an ninh, nên ở ngoài phạm vi các biến cố được ghi chép thành sử ký, và tại những nước ngày càng mở rộng, ngày càng bội đạo, đã nảy ra đủ thứ truyền thoại thô kệch, mờ mịt có tánh cách đa thần và thờ lạy hình tượng, dựa trên những cái vốn là thực sự nguyên thủy.
Chữ tiết hình (cunéiforme )
Thoạt tiên, một dấu hiệu nào đó đại diện cho cả một chữ, hoặc nhiều chữ hợp lại. Nghệ thuật viết chữ lần lần tấn triển, các "dấu" bèn đại diện cho những phần của chữ, hoặc vần (syllabe). Đó là thứ chữ viết dùng ở xứ Ba-by-lôn, lúc khởi đầu thời kỳ có lịch sử. Có hơn 500 dấu khác nhau, và chừng 30 ngàn tổ hợp của các dấu ấy. Nói chung, những dấu nầy ghi tên gạch hoặc bảng đất sét mềm, dài từ 2 phân rưỡi đến 50 phân tây, rộng chừng 2 phần 3 cỡ đó, viết chữ cả hai mặt, rồi đem phơi nắng hoặc nung. Những chữ tiết hình ghi trên bảng bằng đất sét là hình thức dùng để truyền lại cho chúng ta nền văn học sâu rộng của người Ba-by-lôn thượng cổ.
Viết bằng chữ cái
Là một bước tấn triển xa hơn nữa, trong đó những dấu đại diện cho những phần của vần, hoặc chữ cái (lettres). Đó là một hình thức viết chữ giản dị hóa nhiều lắm: Với 26 dấu khác nhau, người ta có thể hình dung hết các chữ khác nhau mà trước kia phải dùng tới 500 dấu tiết hình để hình dung. Lối viết bằng chữ cái bắt đầu từ hơn 1500 năm T.C..
Vật liệu để viết chữ
Những chữ "viết," "sách," "mực" là thông thường cho mọi nhánh của ngữ hệ Sémitique; điều nầy dường như chứng tỏ rằng những người Sémites (Tiểu Á-tế-á) thượng cổ đã biết dùng mực viết sách trước khi chia thành nhiều chủng tộc khác nhau. Trong xứ Ba-by-lôn, phần nhiều viết trên tấm bảng đất sét. Người Ai-cập dùng đá, da thuộc và chỉ thảo (papyrus). Chỉ thảo, "tiền khu" của giấy, làm bằng cây sậy mọc ở đồng lầy, đường kính từ 5 đến 7 phân rưỡi, và bề cao từ 3 thước đến 4 thước rưỡi. Người ta xắt cây sậy thành những miếng mỏng, đặt hàng ngang hàng dọc, đổ nước cho ngấm, rồi ép thành tờ hoặc cuốn, thường rộng 30 phân tây và dài từ 30 phân đến 3 thước tây. Đồ gốm cũ có khi cũng dùng để viết.
Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 3
Viết Chữ 2
Sách vở trước thời Áp-ra-ham
Theo như sẽ nói ở mục dưới kia, thì sau nạn nước lụt, những trung tâm đông dân thời thượng cổ đều ở xứ Ba-by-lôn, tại Kish, Ê-rết, Lagash, A-cát, U-rơ, Ba-by-lôn, Eridu, Nippur, Larsa và Fara.
Trong đống di tích của những đô thị nầy, người ta đã tìm được hàng ngàn quyển sách viết trên đá hoặc trên bảng đất sét trước thời Áp-ra-ham. Trong số những bảng có tiếng hơn hết, chúng tôi xin kể năm tấm ở đây:
Tấm bảng nền nhà của Annipadda
Đây là một phiến cẩm thạch, một bề 7 phân rưỡi, một bề 10 phân, do Woolley tìm được năm 1923, trên đá góc một miễu thờ ở Obeid, cách U-rơ 4 dặm về phía tây. Trên tấm bảng có ghi rằng: "Annipadda, vua U-rơ, con trai của Messanipadda, đã xây miễu nầy cho đức bà Nin-Kharsag" (nữ thần mẹ). Hiện nay tấm bảng nầy ở Bảo tàng viện Anh-quốc, và có một bảng sao ở Bảo tàng viện Đại học đường Pennsylvania.
Tấm bia nầy được coi là "tài liệu lịch sử lâu đời nhứt" mà người ta từng tìm được. Cũng có phát giác nhiều tấm bảng lâu đời hơn nữa. Nhưng đây là Bản Văn lâu đời nhứt Ghi Chép một Biến Cố Đương Thời. Trong sử ký Ba-by-lôn, nó đánh dấu con đường phân chia giữa các thời kỳ "tiền sử" và các thời kỳ "lịch sử."
Chơn dung gia đình Ur-nina, vua Lagash, các con trai và tôi tớ ông; ông là tổ phụ của Eannatum; có những bi văn giải thích chơn dung nầy.
Tấm bia của En-hedu-anna, con gái Sargon; có bi văn ghi rằng nàng là nữ tăng của nữ thần Mặt Trăng tại U-rơ.
Tấm bia của Eannatum có hình chim kên kên do Sarzec tìm thấy tại Lagash. Hiện nay bày trong Bảo tàng viện Le louvre, ở Ba-lê. Ghi chép các trận ông thắng người Ê-lam, và mô tả cách ông đánh trận: Cho các chiến sĩ mang giáo, khiên và đội mũ tiến lên thành hình cái nêm.
Tấm bia của Ur-Nammur. Đây là một phiến đá vôi, cao chừng 3 thước tây, rộng chừng 1 thước rưỡi. Tìm thấy trên sàn Tòa Án ở U-rơ. Hiện nay ở Bảo tàng viện Đại học đường Pennsylvania. Mô tả sự xây cất cung điện Ziggurat khi U-rơ đang ở thời vinh quang. Gọi là "Tấm bia thiên sứ đang bay," vì có chạm hình thiên sứ đang bay trên đầu vua.
Bản đồ số 16.
Mọi điều nầy có ảnh hưởng đến cái thực sự rằng người ta đã trứ tác các sách đầu tiên của Kinh Thánh. Nó tỏ ra người ta thường quen ghi chép các biến cố quan trọng từ khi mới có lịch sử, do đó quyết chắc rằng các biến cố đầu tiên của sách Sáng thế ký đã có thể và rất có lẽ được ghi chép trong các tài liệu đương thời. Như vậy, càng ngày ta càng dễ tin rằng ngay từ lúc ban đầu, Đức Chúa Trời đã tạo thành "nguyên tử" của Lời Ngài, và canh giữ cho Lời ấy được lưu truyền và tăng gia trải đời nầy qua đời kia.
* * *
Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 4
Viết Chữ 3
Sách vở và thơ viện của xứ Ba-by-lôn thượng cổ
Xứ Ba-by-lôn là nơi phát tích của loài người, vị trí của vườn Ê-đen, sân khấu của đoạn đầu truyện tích Kinh Thánh, trung tâm của khu vực bị nạn nước lụt, quê hương của A-đam, Nô-ê và Áp-ra-ham. Đối với người học Kinh Thánh, lịch sử thượng cổ của xứ nầy thật là hào hứng tột bậc.
Xứ Ba-by-lôn ở cửa sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ, bề dài chừng 400 cây số và bề rộng chừng 80 cây số. Đất đai do phù sa của hai sông nầy tạo thành, và gồm có nhiều đồng lầy phì nhiêu không thể tưởng; trải qua nhiều thế kỷ, đây là trung tâm của một dân số trù mật. Ngày nay thì phần nhiều là đồng vắng hoang vu.
A-cát
Cũng được gọi là Sippar, Akkad, Agade, Abu Habba. Đây là một trong những đô thị của Nim-rốt (SaSt 10:10). Thủ đô của vua thứ 8 trước thời nước lụt. Thủ đô của đế quốc Sargon. Cách Ba-by-lôn 30 dặm về phía Tây bắc. Đây là một trong các chỗ mà bảng luật pháp của Hammurabi đã được dựng lên. "Sippar," một tên của A-cát, có nghĩa là "Thị trấn Sách vở," tỏ ra nó nổi danh vì những thơ viện. Theo truyền thoại, đây là nơi chôn các Sách Thánh trước nạn nước lụt, rồi sau lại đào lên. Năm 1881, Rassam, và năm 1894, Schell đã đào bới di tích của đô thị nầy, tìm thấy tất cả 60 ngàn tấm bảng, trong số đó có cả một thơ viện gồm 30 ngàn tấm bảng.
Lagash
Cũng gọi là Tello và Shirpurla. Cách U-rơ chừng 50 dặm về phía Bắc. Thủ đô của một trong những nước đầu tiên sau nạn nước lụt. Do Sarzec đào bới năm 1877-1901. Trung tâm của nhiều thơ viện lớn. Tại đây, tìm thấy nhiều bi văn hơn bất cứ nơi nào khác.
Nippur
Cũng gọi là Nuffar và Calneh, cách Ba-by-lôn 50 dặm về phía Đông nam. Là một trong những đô thị của Nim-rốt. Do phái đoàn của Đại học đường Pennsylvania, điều khiển bởi Peters, Haynes và Hilprecht, đào bới vào các khoảng giữa năm 1888 và 1900. Họ tìm thấy 50 ngàn tấm bi văn từ 3000 năm T.C., trong số ấy có một thơ viện gồm 20 ngàn quyển sách. Có sở lưu trữ văn thư của các vua; có nhiều trường với ống tròn chứa tài liệu tham chiếu đặt trên bệ xoay quanh được; có nhiều tự điển, bách khoa toàn thư, tác phẩm toàn bộ về luật pháp, khoa học, tôn giáo và văn chương. Cũng tìm thấy một di tích tại đó có nhiều thư viện.
Jemdet Nasr
Một đô thị trước nạn nước lụt, cách Ba-by-lôn 25 dặm về phía Đông bắc. Bị thiêu rụi năm 3500 T.C., và không bao giờ được xây cất lại. Được đào bới năm 1926, do phái đoàn của Bảo tàng viện Đại học đường Oxford. Tại đây, Tấn sĩ Langdon tìm thấy những bi văn ghi chữ tượng hình tỏ cho ông thấy nhất thần giáo nguyên thủy.
Giác trụ các triều đại do Weld tìm thấy (prisme dynastique )
Đây là đại cương lịch sử thế giới đầu tiên mà ta được biết. Do một viên ký lục, ký tên là Nur-Ninsubur, viết năm 2170 T.C., vào cuối triều đại Isin. Ông đã liệt kê hết các vua từ lúc khởi thủy của loài người cho đến đời ông, gồm 10 vua sống lâu trước nạn nước lụt. Đây là một giác trụ đẹp đẽ bằng đất sét nung, do phái đoàn Weld-Blundell tìm được năm 1922 tại Larsa, cách U-rơ mấy dặm về phía Bắc. Hiện nay giác trụ nầy ở trong Bảo tàng viện Ashmolean của Đại học đường Oxford. Giác trụ nầy đã có từ hơn 100 năm trước thời Áp-ra-ham, chỉ cách nhà Áp-ra-ham ở có mấy dặm.
Bản đồ số 17.
Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 5
Viết Chữ 4
Sách vở đương thời Áp-ra-ham
Chính tại Obeid, cách U-rơ 4 dặm về phía Bắc, mà Woolley đã tìm thấy tài liệu "lịch sử lâu đời nhứt." Như vậy, ta biết rằng nơi sanh trưởng của Áp-ra-ham là một trung tâm văn hóa và văn chương của các thế hệ trước thời ông.
Bộ luật của Hammurabi
Bộ luật nầy là một trong những sự phát giác quan trọng nhất mà khảo cổ học từng thực hiện được. Hammurabi, vua Ba-by-lôn, khoảng 2000 năm T.C., là người đồng thời với Áp-ra-ham. Các nhà chuyên khảo cứu về dân A-si-ri thường cho rằng Hammurabi chính là Am-ra-phên ở Sáng thế ký, đoạn 14, một trong những vua mà Áp-ra-ham đuổi theo để giải cứu Lót. Ông là một trong những vua hùng mạnh nhứt và danh tiếng nhứt của xứ Ba-by-lôn thời cổ. Ông truyền lịnh cho các viên ký lục của mình thâu góp các đạo luật trong nước thành một bộ, rồi khắc vào đá mà dựng ở các đô thị lớn. Năm 1902, một phái đoàn khảo cổ Pháp, do J. De Morgan cầm đầu, đã tìm thấy một bộ luật đó vốn dựng tại Ba-by-lôn, giữa các di tích của Susa (một vua Ê-lam cướp phá Ba-by-lôn vào thế kỷ thứ 12 T.C., đã đem bộ luật đó về đây). Hiện nay bày trong Bảo tàng viện Le Lowre ở Ba-lê. Đây là một phiến đá thiểm-lục-nham (diorite) cứng, màu đen, đánh bóng rất đẹp, cao chừng 2 thước rưỡi, rộng chừng 64 phân tây, và dày chừng 48 phân tây, hình hơi bầu dục, đẽo tuyệt mỹ cả bốn phía, viết chữ tiết hình của tiếng Ba-by-lôn Sémilique (chính là tiếng mà Áp-ra-ham đã dùng). Nó có chừng 4000 dòng chữ, và nội dung bằng một quyển sách trung bình của Kinh Thánh. Đó là bi văn chữ tiết hình dài nhứt từng phát giác được, tường thuật rằng Hammurabi đã nhận được từ nơi Shamash, thần mặt trời, các đạo luật liên quan đến sự thờ lạy các thần trong đền thờ, ngành tư pháp, thuế má, lương bỏng, mức lời, cho vay tiền, tranh chấp tài sản, hôn nhân, công ty, dân công, miễn dịch, đào và giữ kinh, luật lệ về hành khách và chở hàng trên kinh hoặc từng thương đội (caravane), thương mại quốc tế, cùng nhiều vấn đề khác. Đây là quyển sách viết trên đá, không phải bản sao, mà là chính nguyên văn thủ bút, đương thời Áp-ra-ham, hiện nay vẫn còn. Chẳng những nó làm chứng về một hệ thống pháp học (jurisprudence) khá tấn triển, nhưng cũng làm chứng cho cái thực sự rằng đương thời Áp-ra-ham, văn tài đã tới một mức tấn bộ hiển nhiên.
Các thơ viện đương thời Áp-ra-ham
Tại U-rơ, đô thị của Áp-ra-ham, Lagash, nippur, sippar, và trong mỗi đô thị quan trọng của xứ Ba-by-lôn, còn nhiều thơ viện phụ thuộc vào các trường học và miễu thờ. Các thơ viện nầy có hàng ngàn quyển: tự điển, văn phạm, tác phẩm, tham khảo, bách khoa toàn thơ, biên niên sử (annales), sách về toán học, thiên văn học, địa dư, tôn giáo và chánh trị. Hammurabi, vua cai trị xứ Ba-by-lôn đương thời Áp-ra-ham, đã bảo trợ văn học rất nhiều. Đó là một thời kỳ hoạt động văn chương lớn lao, đã sản xuất nhiều kiệt tác mà Assur-banipal truyền cho các viên ký lục của mình sao lại để bày trong đại thơ viện thành Ni-ni-ve.
Khi Áp-ra-ham thăm viếng nước Ai-cập, thì đã có hàng triệu bản văn trên đá, bia, chỉ thảo và da thuộc. Trong xứ Ca-na-an, gần Hếp-rôn, đô thị của Áp-ra-ham, có một thị trấn tên là "Kiriath-Sepher," nghĩa là "thị trấn ký lục," chứng tỏ một dân hiếu thượng văn học.
Một nhà trường đương thời Áp-ra-ham
Tại U-rơ, ở địa tằng của thời Áp-ra-ham, Woolley đã phát giác được một trường học có 150 tấm bảng để học trò tập làm những bài về toán học, y học, sử ký và thần thoại. Lại thêm một tấm bảng có những cột song hành, chia một động từ tiếng Sumérien đủ các thì cùng với tương đương trong tiếng Sémitique; cũng có một tấm bảng ghi khắc và giải thích 5 loại ngữ căn khác nhau của các động từ. Có lẽ Áp-ra-ham đã theo học trường nầy.
Áp-ra-ham và các Sách Thánh
Không còn nghi ngờ chi nữa, Áp-ra-ham chắc đã nhờ Sem mà biết truyện tích Sáng tạo, Loài Người Sa ngã và Nạn Nước Lụt. Chính ông đã được Đức Chúa Trời trực tiếp kêu gọi trở nên tổ phụ của một dân tộc do đó một ngày kia, cả loài người sẽ được phước. Ông sống trong một xã hội có văn hóa, sách vở và thơ viện. Các vua đồng thời với ông giữ biên niên sử quốc gia trong phòng lưu trữ văn thơ của các miễu thờ. Áp-ra-ham là người có lòng tin quyết và tài làm lãnh tụ. Chắc ông cẩn thận chép lại đúng các truyện tích và sử liệu mà mình đã nhận được nơi tổ phụ; ông cũng thêm vào đó truyện tích của chính đời mình và các lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho mình. Ông đã ghi mọi sự đó trên những tấm bảng đất sét, bằng chữ tiết hình, để truyền lại làm sử ký của nước mà ông đang khai sáng
* * *
Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 6
Viết Chữ 5
Tại Ai-cập
Năm 1798, trong cuộc viễn chinh Ai-cập, Nã-phá-luân đem theo chừng 100 học giả. Họ đem về những bản phúc trình làm cho các nhà khoa học chú ý. J. G. Wilkinson, người Anh, bèn đến ở thành Thèbes, và sao các bản văn trên bia lớn (1821-1833). Ông được gọi là "cha của khảo cổ học Ai-cập," và một vài tác phẩm của ông đến nay còn là tiêu chuẩn cho điển cứ (autorité). Năm 1842, Lepsius, người Đức, hoàn thành công trình khoa học quan trọng đầu tiên về nền khảo cổ Ai-cập, và từ đó tới nay, công trình ấy tấn triển nhiều lắm.
Phiến đá Rosette
Là chìa khóa của tiếng Ai-cập thượng cổ. Thời ấy, người Ai-cập dùng chữ tượng hình, mỗi chữ có một biểu tượng riêng. Khoảng năm 800 T.C., họ bắt đầu dùng một thứ chữ viết giản dị hơn, gọi là démotique, gần như vần chữ cái, và cứ thông dụng cho đến thời đế quốc La-mã. Lúc ấy, cả hai thứ chữ nầy không dùng nữa, rồi bị lãng quên. Như vậy, những bi văn kia không sao hiểu nổi cho đến khi tìm thấy "chìa khóa" để phiên dịch nó. Đó là phiến đá Rosette.
Nó do ông Boussard, một học giả Pháp đi theo Nã-phá-luân sang Ai-cập, tìm được năm 1799 tại Rosette, một thị trấn ở cửa cực tây sông Ni-lơ. Hiện nay nó đặt tại Anh quốc Bảo tàng viện. Đây là phiến đá hoa cương (granit) đen, cao chừng 1 thước 28 phân, rộng chừng 80 phân, và dầy chừng 32 phân, có ba bản văn, bản nọ trên bản kia, bằng tiếng Hi-lạp, tiếng Ai-cập démotique và tiếng Ai-cập tượng hình. Người ta hiểu được bản tiếng Hi-lạp. Đó là một chiếu chỉ của Ptolémée V, Epiphane, ban bố khoảng năm 200 T.C.,bằng ba thứ tiếng thông dụng khắp nước đương thời ấy, và dựng ở các đô thị. Một học giả Pháp, tên là Champollion, sau 4 năm (1818-22) làm việc khó nhọc và kiên nhẫn, so sánh giá trị có biết của các chữ cái Hi-lạp với những chữ Ai-cập chưa biết, đã thành công, gỡ được những bí hiểm của tiếng Ai-cập thời xưa.
Sự hoạt động văn chương trong nước Ai-cập thời xưa
Trải 1000 năm trước thời Môi-se, nghề văn đã chiếm được địa vị quan trọng chẳng những ở xứ Ba-by-lôn, mà cũng ở Ai-cập nữa. Mọi biến cố quan trọng đã được ghi chép. Tại Ai-cập, ghi chép trên đá, da thuộc và chỉ thảo. Da thuộc dùng từ triều đại thứ 4. Các chiến công của Thothmes III tại xứ Pa-lét-tin (Do-thái) năm 1500 T.C., đã được ghi chép trên cuốn da bò con rất mỏng. Chỉ thảo dùng từ năm 2700 T.C.. Nhưng bản văn ghi khắc trên đá thì còn lại lâu nhứt. Pha-ra-ôn (vua Ai-cập) nào cũng truyền lịnh khắc các biến cố của đời mình trị vì trên tường và bia của cung điện. Có những thơ viện đồ sộ chứa văn thơ của nhà nước; còn các bia thì nhan nhãn những bản văn tuyệt diệu. Có tấm bi văn trên bệ đài hình chóp (obélisque) của hoàng hậu trứ danh Hatshepsut tại Thèbes. Lại có tượng một viên ký lục nhà nghề của triều đại thứ 5, trước thời Môi-se nhiều thế kỷ.
Các tấm bảng ở Tell-el-Amarna
Năm 1888, tại các di tích đô thị Amarna, giữa đường Mem-phi và Thèbes, người ta tìm thấy chừng 400 tấm bảng đất sét vốn là một phần lưu trữ văn thư hoàng gia của Amenhotep III và Amenhotep IV, đã trị vì khoảng năm 1400 T.C.. Ngày nay, phần nhiều các tấm bảng nầy đặt trong Bảo tàng viện Luân-đôn và Le Caire; nó rộng từ 5 đến 7 phân rưỡi, dài từ 7 phân rưỡi đến 22 phân rưỡi, và ghi chữ cả hai mặt. Nó ghi chép công văn của nhiều vua xứ Pa-lét-tin và xứ Sy-ri gởi cho hai Pha-ra-ôn nầy và viết bằng chữ tiết hình Ba-by-lôn. Nếu hợp cả lại, thì nội dung gần bằng hai quyển sách Sáng thế ký và Xuất Ê-díp-tô ký. Cũng như bảng đá của Hammurabi, đây là một sự phát giác quan trọng hơn hết của nền khảo cổ trong những năm gần đây.
***

Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 7
Viết Chữ 6
Tại xứ Pa-lét-tin (Do-thái) và các miền tiếp cận
Người ta đã tìm thấy rất nhiều bi văn tiết hình ở xứ Ba-by-lôn thượng cổ và rất nhiều bi văn tượng hình ở nước Ai-cập thượng cổ; nhưng tại xứ Pa-lét-tin thượng cổ, thì tương đối ít. Đó là một trong những căn bản của thuyết phê bình rằng nhiều sách Cựu Ước được trứ tác lâu lắm sau khi xảy ra những biến cố mô tả trong đó, và như vậy, chỉ thể hiện khẩu truyền. Có thể có nhiều lý do khiến các vua Hê-bơ-rơ không lo cất đài rộng lớn có bi văn để vĩnh truyền vinh quang của mình, y như các vua khác đã làm. Nhưng trong những năm gần đây, đã tìm thấy nhiều bằng chứng rằng người Hê-bơ-rơ cũng là một dân tộc "biết viết chữ."
Si-chem. -- Tại đây, Sellin tìm thấy những bảng tiết hình của người Ca-na-an từ trước thời dân Y-sơ-ra-ên; đó là những văn kiện của tư nhân, tỏ ra thường dân cũng biết viết chữ và dùng chữ.
Chữ cái cổ nhứt. -- Năm 1905, trong một miễu thờ của dân Sê-mít, tại Serabit, gần những mỏ lam-ngọc (turquoise) thuộc vùng Si-na-i, Huân tước Flinders Petrie đã tìm thấy cùng với những bi văn tượng hình Ai-cập, một bi văn bằng chữ cái, là thứ chữ cái cổ nhứt mà ta được biết, viết khoảng năm 1600 T.C.. Bi văn nầy ở xứ Môi-se đã sống 40 năm, và đã viết 400 năm trước thời Môi-se.
Ghê-xe. -- Năm 1929, Garstang tìm thấy tại đây quai xách một cái hũ thuộc thời kỳ 2000-1600 năm T.C., có khắc chữ cái Sinaitique, tỏ ra rằng tại xứ Pa-lét-tin đã dùng vẫn chữ cái Sinaitique từ thời ấy.
Bết-Sê-mết. -- Năm 1930, tại đây, Giáo sư Elihu Grant, thuộc phái đoàn khảo cổ của Đại học đường Haverford, đã tìm thấy một mảnh hũ bằng đất sét khoảng năm 1800 T.C., dùng làm bản giác thư, có 5 dòng chữ cái Sémitique ghi bằng mực, giống chữ viết Sinaitique.
La-ki. -- Năm 1934, tại đây, J. L. Starkey, thuộc phái đoàn khảo cổ Wellcome, đã tìm thấy một cái bình đựng nước có khắc chữ cái Sinaitique, từ khoảng năm 1500 T.C. La-ki là một trong những đô thị mà Giô-suê hủy diệt khi "mặt trời dừng lại" (Gios Gs 10:13). Đây là một quyển sách viết trên đồ gốm của đô thị nầy trước khi Giô-suê hủy diệt nó.
Ras Shamra (Ugarit).-- Ở phía bắc Si-đôn, gần An-ti-ốt, một đô thị Phê-ni-xi, một hải cảng nối liền sông Ơ-phơ-rát với Địa-trung-hải; tại đây các nền văn minh gặp gỡ và hòa lẫn với nhau. Năm 1929, một phái đoàn Pháp tìm thấy một thơ viện của miễu thờ, một trường dạy ký lục, một thứ trường thần học, cùng vô số tấm bảng, tự điển và tác phẩm tham chiếu, bằng 8 thứ tiếng: Ba-by-lôn, Hê-bơ-rơ, Ai-cập, Hê-tít, Sumérien thời cổ, mấy thứ tiếng không biết, chữ Sinaitique và một loại vần 27 chữ cái có sớm hơn bất cứ loại vần chữ cái nào mà ta đã biết từ trước; nhiều thứ tiếng trong số nầy khởi có từ 1500 năm T.C..
Boghaz Keni, ở Tiểu Á-tế-á, một trung tâm của dân Hê-tít thời cổ. Tại đây, tìm thấy một thơ viện gồm những tấm bảng chữ tiết hình và chữ khác, phân loại và sắp trong lỗ hở tròn như cửa chuồng chim bò câu, bằng tiếng Sumérien, A-cát (SaSt 10:10), Hê-tít, Mê-đi và nhiều thứ tiếng khác. Có một ít tấm ghi hai thứ chữ; chữ tiết hình và chữ Hê-tít.
Như vậy, chắc chắn sự viết chữ là thông thường ở xứ Pa-lét-tin, miền Si-na-i, xứ Sy-ri và xứ Phê-ni-xi từ mấy thế kỷ trước thời Môi-se. Tấn sĩ W. E. Albright, một người thông thạo bậc nhứt về môn khảo cổ xứ Pa-lét-tin, nói: "Ngày nay, chỉ người rất dốt nát mới có thể nêu lên rằng dân xứ Pa-lét-tin và các miền tiếp cận không biết viết chữ dưới nhiều hình thức suốt từ thế kỷ thu7 20 tới thế kỷ thứ 10 T.C." (Tập san số 60 của Mỹ quốc Đông phương Khảo cứu Học đường, tháng 12, năm 1935).
Thế thì không có lý do nào mà những biến cố trong mấy quyển đầu Kinh Thánh lại chẳng do kẻ đương thời biên chép.
Vậy, tại sao những bản biên chép ấy lại mất, trong khi số rất nhiều bản biên chép của Ai-cập và Ba-by-lôn lại còn nguyên vẹn? Vì vật liệu dùng để viết, là da thuộc và chỉ thảo, có tánh chất dễ tiêu mòn, hư hỏng. Ngay ở Ai-cập, cả những bản ghi chép trên chỉ thảo và da thuộc cũng tiêu mòn, hư hỏng, ngoại trừ một số rất ít. Dầu nguyên bổn Ngũ-kinh được chép trên những tấm bảng chữ tiết hình, theo như một số người đã nêu lên, nhưng nguyên bổn ấy chẳng bao lâu đã được dịch ra tiếng Hê-bơ-rơ và chép trên da thuộc. Mười Điều răn, là yếu tố của luật pháp, đã được khắc trên bảng đá; nhưng phần còn lại đã chép "trong sách" (XuXh 17:14). Như vậy, người Hê-bơ-rơ đã sớm quen dùng da thuộc và chỉ thảo, và hễ bản cũ hư mòn, thì phải sao lại bản mới.
***

Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 8
Viết Chữ 7
Ai là tác giả của Ngũ Kinh?
Quan điểm truyền thống là Môi-se đã trứ tác toàn bộ Ngũ Kinh như ta hiện có, chỉ trừ ra một ít câu ở phần cuối tường thuật lúc ông qua đời, và thỉnh thoảng xen vào một vài lời của thơ ký để giải thích rõ hơn; cũng theo quan điểm cố hữu, Ngũ Kinh thật phù hợp với lịch sử.
Quan điểm của nhà phê bình kim thời là: Ngũ Kinh là một tác phẩm hỗn hợp do nhiều phái tăng lữ khác nhau biên trứ vào khoảng thế kỷ thứ 8 T.C., cốt để làm lợi cho phái mình. Tác phẩm nầy căn cứ trên khẩu truyền, và những người biên tập chính yếu được gọi là "J," "E" và "P." Dầu các nhà phê bình có ý kiến rất khác nhau về sự phải gán phần nào cho người biên tập nào, nhưng thuyết nầy được nêu lên dưới sự quả quyết phổ thông rằng nó là "kết quả vững chắc của nền cổ học ngày nay." Theo quan điểm nầy, thì Ngũ Kinh chẳng phải thật là lịch sử, nhưng chỉ là "tấm mền làm bằng nhiều mảnh nhỏ, lấy ở bao giẻ rách thần thoại rải rác đó đây."
Khảo cổ học nói chi? Cách đây ít lâu, khảo cổ học đã "nói lớn tiếng"(1) đến nỗi gây nên một phản ứng quyết liệt quay về với quan điểm bảo thủ. Thuyết bàn rằng đương thời Môi-se người ta không biết viết, đã bị đánh đổ hoàn toàn. Hằng năm tai Ai-cập, Pa-lét-tin và xứ Mê-sô-bô-ta-mi, người ta đào bới được những bằng cớ, vừa trên bi văn, vừa trong các từng đất, tỏ ra rằng các truyện Cựu Ước thật là biến cố lịch sử. Và "nền cổ học" nhứt định phải bắt đầu thêm tôn trong cái truyền thuyết rằng Môi-se là tác giả của Ngũ Kinh.
Điều nầy là chắc chắn: Môi-se có thể đã biên chép Ngũ Kinh. Ông đã được giáo dục trong cung điện Pha-ra-ôn, "được học cả sự khôn ngoan của người Ê-díp-tô" (Cong Cv 7:22), trong đó gồm cả nghề văn. Chắc ông biết lịch sử thế giới thời trước hơn bất cứ người nào ngày nay được biết. Ông vừa lãnh đạo, vừa tổ chức một phong trào mà ông tin là quan trọng vô biên cho mọi thế hệ tương lai. Ông há có thể Ngu Dại đến nỗi ký thác biên niên sử và các nguyên tắc của phong trào mình cho Khẩu Truyền mà thôi, sao? Môi-se thật đã dùng chữ viết (XuXh 17:14, 24:4, 34:27, Dan Ds 17:2, 33:2, PhuDnl 6:9, 24:1, 3l, 27:3, 4, 31:19, 24). Về sách Sáng thế ký, dường như ông đã dùng sử liệu do những thế hệ trước truyền lại. Về Xuất Ê-díp-tô ký, Lê-vi ký, Dân số ký và Phục truyền luật lệ ký, thì những sách nầy đều liên quan đến sự nghiệp của đời ông, và chắc đã được chép dưới quyền điều khiển của chính mình ông.
Ngũ Kinh được chép bằng thứ chữ nào? Có lẽ bằng cổ ngữ Hê-bơ-rơ mà người Y-sơ-ra-ên dùng đương thời Môi-se, và chép trên cuộn da thuộc hoặc chỉ thảo. Hoặc có lẽ chép bằng thứ chữ tiết hình của xứ Pa-lét-tin và xứ Sy-ri (mà ở Ai-cập người ta cũng biết), trên những tấm bảng đất sét, rồi sau dịch ra tiếng Hê-bơ-rơ. "Nhiều phần có văn thể rời từng đoạn và hay lặp lại; đó chính là điều ta chắc phải có nơi các bản dịch từ các tấm bảng, vì mỗi tấm bảng là một quyển sách riêng biệt."
Các bản nguyên văn ra sao? Nếu chép trên da thuộc hoặc chỉ thảo, thì khi đem dùng, nó phải hư mòn đi, và được thay thế bằng những bản sao mới. Còn nếu chép trên tấm bảng đất sét, thì có lẽ một vài vua Y-sơ-ra-ên thờ lạy hình tượng đã tiêu hủy nó rồi.
Từ đây trở đi, những sự phát giác của khảo cổ học sẽ được ghi chú cùng với những đoạn Kinh Thánh mà sự phát giác ấy có ảnh hưởng tới. Trong cuốn sách nầy có ghi chép hơn 100 sự phát giác của khảo cổ học.
Nhiều sự phát giác của khảo cổ học nầy là kết quả do những người đào bới di tích các đô thị ghi trong Kinh Thánh trải qua ít năm gần đây. Nó là tài liệu còn rõ ràng hơn là viết thành sách nữa. Những tài liệu nầy phù hợp trọn vẹn với các truyện tích trong Kinh Thánh. Từng phần nhỏ một, Cựu Ước đã được xác nhận, bổ túc và chứng minh. Cả những biến cố dường như chỉ là thần thoại, thì nay cũng được tỏ rõ là thực sự đã xảy ra.
Những truyện tích cần phải đem bằng cớ chứng minh, thì đã được chứng minh rồi. Điều nầy há chẳng làm cho toàn bộ Kinh Thánh đáng được tin nhận nhiều hơn sao? Há chẳng khiến chúng ta càng dễ tin cậy mọi điều chép trong Kinh Thánh, kể cả những lời hứa lạ lùng cho đời nầy và đời sau, sao?
Lời tuyên bố quan trọng hơn hết trong Kinh Thánh là: Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại! Cả Kinh Thánh được chép vì biến cố đó; không có nó, thì Kinh Thánh chẳng còn ý nghĩa chi hết. Sự sống lại của Đấng Christ là nền tảng cho chúng ta được hy vọng sống lại và được sống đời đời. Ta há chẳng được yên ủi và giục lòng vì biết rằng Quyển Sách xây dựng chung quanh biến cố ấy đang được chứng tỏ là Sách có tánh cách lịch sử hoàn toàn, sao? Như vậy, ta được lòng tin chắc gấp hai rằng biến cố quan trọng hơn hết của mọi thời đại đó là một thực sự đã xảy ra.

Sáng Thế Ký
Khởi đầu của thế giới, loài người và dân tộc Hê-bơ-rơ. Chép về công cuộc sáng tạo, nạn nước lụt, Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, Giô-sép.
Tác Giả Của Sách Sáng-Thế Ký
Truyền thuyết lâu đời của dân Hê-bơ-rơ và của tín đồ Đấng Christ là: Do Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắt dẫn, Môi-se đã dựa vào các tài liệu cổ sẵn có đương thời mình mà chép ra sách Sáng thế ký. Sách nầy chấm dứt chừng 300 năm trước thời Môi-se. Ông chỉ có thể được sự tri thức đó hoặc bởi Đức Chúa Trời trực tiếp khải thị, hoặc nhờ những tài liệu lịch sử của tổ tiên truyền lại cho.
Mở đầu bằng "Bài ca Sáng Tạo," rồi có 10 "Sách Dòng dõi(1) " họp thành "cái cốt" của sách Sáng thế ký. Dường như các "sách dòng dõi" nầy hoặc do Môi-se phối hợp cụ thể, rồi thêm vào các đoạn và các lời giải thích tùy theo ông được Đức Chúa Trời dắt dẫn, hoặc chính ông đã dựa vào các tài liệu lịch sử khác mà mình sẵn có để biên trứ dưới sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Mười một tài liệu ấy như sau đây:
"Bài ca Sáng Tạo" (SaSt 1:1-2:3).
"Gốc tích(2) trời và đất" (2:4-4:24).
"Sách chép dòng dõi của A-đam" (5:1-6:8).
"Dòng dõi của Nô-ê" (6:9-9:28).
"Dòng dõi của các con trai Nô-ê" (10:1-11:9).
"Dòng dõi của Sem" (11:10-26).
"Dòng dõi của Tha-rê" (11:27-25:11).
"Dòng dõi của Ích-ma-ên" (25:12-18).
"Dòng dõi của Y-sác" (25:19-35:29).
"Dòng dõi của Ê-sau" (36:1-43).
"Dòng dõi của Gia-cốp" (37:2-50:26).
Mười một tài liệu thượng cổ nầy vốn là gia phổ của dòng dõi được Đức Chúa Trời lựa chọn và của những gia tộc liên hệ. Chúng hợp thành sách Sáng thế ký và gồm 2000 năm đầu tiên của lịch sử loài người, từ khi dựng nên loài người đến khi tuyển dân của Đức Chúa Trời kiều ngụ tại Ai-cập.
"Bài ca Sáng Tạo " (1:1-2:3)
Đây là một bài đầy thi vị, có sự uyển chuyển đều mực và oai nghiêm, mô tả các giai đoạn liên tiếp của sự sáng tạo. Sự sáng tạo nầy được thực hiện trong bảy ngày, là con số hay được nhắc đến trong Kinh Thánh. Trong tất cả văn chương, hoặc thuộc về khoa học, hoặc thuộc về ngành nào khác, không có truyện tích nào tuyệt diệu hơn về căn nguyên muôn vật.
Ai đã viết "Bài ca Sáng Tạo?" Môi-se dùng nó, nhưng chắc nó đã được viết ra từ lâu đời về trước, có lẽ bởi Áp-ra-ham, hoặc Nô-ê, hoặc Hê-nóc, hoặc A-đam. Người ta thường dùng chữ viết từ bao nhiêu đời trước thời Môi-se. Một số "điều răn, qui tắc và luật pháp" (NeNe 9:14) đã có đương thời Áp-ra-ham, tức là 600 năm trước thời Môi-se (xem SaSt 26:5).
Tác giả làm sao biết được việc xảy ra trước khi loài người xuất hiện? Chắc hẳn Đức Chúa Trời "đã khải thị quá khứ xa vời cho ông cùng một cách như về sau, Ngài bày tỏ tương lai xa vời cho các đấng tiên tri vậy."
Biết đâu Đức Chúa Trời đã chẳng dạy "bài ca" nầy, hoặc đại ý của nó cho chính A-đam? Có lẽ "bài ca" nầy đã được truyền miệng trong lúc gia đình sum họp, hoặc được hát lên như một nghi lễ trong cuộc thờ phượng thời cổ (thánh ca là phần lớn của các hình thức văn chương thời tối cổ), từ thế hệ nầy đến thế hệ kia, cho đến khi chữ viết được đặt ra. Chính Đức Chúa Trời canh giữ sự lưu truyền "bài ca" ấy cho đến khi nhờ trí óc phi thường của Môi-se, nó chiếm được địa vị mở đầu Sách của Đức Chúa Trời ban cho các thời đại.
Nếu Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời như chúng ta đã tin, và nếu Đức Chúa Trời biết từ lúc ban đầu rằng Ngài sẽ dùng Kinh Thánh làm khí cụ chánh yếu trong sự cứu chuộc loài người, thì tại sao lại khó tin rằng cùng một lúc dựng nên họ, Ngài đã ban cho họ mầm giống và nguyên tử của Lời ấy?
1:1 -- Sáng tạo vũ trụ
"Ban đầu" Đức Chúa Trời dựng nên vũ trụ. Đó là sự sáng tạo tuyệt đối.
Những điều chép nối tiếp trong "bảy ngày" mô tả nhiều cách nắn hình vật chất đã dựng nên có liên quan đến trái đất, để dự bị mặt đất cho sự dựng nên loài người và làm nơi ở của họ. Theo niên biểu của Kinh Thánh, thì loài người được dựng nên chừng 4000 năm T.C.. Nhưng vũ trụ có thể được dựng nên từ vô số đời về trước, từ quá khứ xa xăm, sâu thẳm vô cùng, từ trước khi có thời gian.
Đức Chúa Jêsus có mặt ở đó, và đã góp tay dự phần (GiGa 1:1-3, 17:5, 24).
Ai tạo nên Đức Chúa Trời?
Con trẻ nào cũng hỏi câu nầy? Và không ai trả lời được. Có những điều vượt quá trí chúng ta. Chúng ta không thể khái niệm lúc bắt đầu của thời gian, hoặc lúc tận cùng của thời gian, hoặc biên giới của không gian. Vũ trụ đã thực hữu luôn, không hề có lúc ban đầu; hoặc vũ trụ được tạo nên từ cõi không không. Hai điều ấy phải có một, nhưng ta không thể khái niệm điều nầy hoặc điều kia. Ta biết điều nầy: Những sự vật cao tột mà ta nghĩ tới được là: Thân vị, tinh thần, trí khôn. Nó từ đâu mà đến? Vật vô tri có thể dựng nên trí khôn chăng? Bởi Đ­C TIN, chúng ta nhìn nhận một Quyền phép cao trọng hơn mình, tức là Đ­C CHÚA TRỜI, như là tuyệt điểm của tư tưởng mình, và hy vọng rằng một ngày kia, trong cõi đời sau, ta sẽ hiểu được những lẽ mầu nhiệm của sự thực hữu (hoặc: sự sống).
Vũ trụ mà Đức Chúa Trời đã dựng nên
Các nhà thiên văn học phỏng định rằng Ngân hà mà trái đất và thái dương hệ thống thuộc về đó, có hơn 30 tỷ mặt trời, nhiều cái lớn hơn mặt trời của chúng ta bội phần; vả mặt trời của chúng ta lớn hơn trái đất một triệu rưỡi lần. Ngân hà có hình như một chiếc đồng hồ mỏng, đường kính từ đầu nầy tới đầu kia là 200 ngàn năm ánh sáng; một năm ánh sáng là khoảng đường mà ánh sáng vượt qua trong một năm với tốc độ 186.000 dặm (chừng 300.000 cây số) một giây đồng hồ. Vả, có rất ít là 100.000 nhóm tinh tú giống như Ngân hà, và một vài nhóm cách nhau hàng triệu năm ánh sáng. Và mọi sự nầy có thể chỉ là một chấm nhỏ trong không gian vô biên, vô tận.
1:2 đến 2:3 -- "Bảy ngày. "
Chúng ta chẳng biết đây là những ngày có 24 giờ, hay là những thời kỳ dài kế tiếp nhau, hay là các khoảng xen vào giữa những thời kỳ ấy. Chữ "ngày" có nhiều nghĩa khác nhau. Chữ "ngày" ở 1:5 dùng để chỉ về sự sáng. Ở 1:8, 13 dường như có nghĩa là một ngày 24 giờ. Ở 1:14, 16 dường như có nghĩa là ban ngày 12 giờ. Ở 2:4 (2) dường như gồm cả thời kỳ sáng tạo. Trong những khúc sách như Gio Ge 2:18, Cong Cv 2:20, GiGa 16:23, hai chữ "ngày đó" dường như chỉ về cả kỷ nguyên đạo Đấng Christ. Trong những khúc sách như IITi 2Tm 1:12, dường như chỉ về kỷ nguyên sau lúc Chúa tái lâm. Còn theo Thi Tv 90:4 và IIPhi 2Pr 3:8, thì "ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày." Vậy, chúng ta chớ quá độc đoán về kỳ gian của sáu ngày sáng tạo.
Nhưng bất cứ kỳ gian của nó là chừng nào, chúng ta cũng hãy nhớ rằng công việc của mỗi ngày đã thành tựu như là kết quả do mạng lịnh Đức Chúa Trời. Đoạn nầy không phải là một bài luận về khoa học, nhưng giống như một bài thơ hoặc một bài ca nhiều hơn. Tuy nhiên, nó ăn hiệp rất lạ lùng với môn sanh vật học và môn động vật học ngày nay.
Ngày thứ nhứt (SaSt 1:2-5)
Sự sáng. -- Sự sáng chắc đã gồm trong "trời đất" mà Đức Chúa Trời dựng nên lúc "ban đầu." Nhưng mặt địa cầu chắc còn tối tăm, vì vỏ địa cầu đang nguội lần, là một khối hiu quạnh sôi sùng sục và có nước sôi bao phủ, chắc đã bốc lên nhiều lớp sương mù và hơi dày, che khuất hẳn ánh sáng mặt trời. Sự sáng và sự liên tiếp của ngày và đêm đã được thiết lập trên mặt địa cầu khi sự nguội lần đã giảm bớt mật độ của sương mù, đủ cho ánh sáng thấu qua. Tuy nhiên, mãi đến ngày thứ tư, mặt trời mới xuất hiện, mắt xem thấy được.
Ngày thứ hai (SaSt 1:6-8)
Khoảng không. -- gọi là "trời" đây chỉ về bầu không khí, hoặc lớp khí trời, ở giữa trái đất có nước bao phủ và các từng mây bên trên. Có khoảng không nầy là vì nước của trái đất càng nguội hơn; tuy nhiên, mặt trái đất còn nóng đủ để làm ra mây che khuất mặt trời.
Ngày thứ ba (1:9-13)
Đất đai và cây cối. -- Cho tới bây giờ, dường như mặt trái đất đã bị nước phủ kín hết; ấy vì lớp vỏ mỏng mới kết thành luôn luôn nứt vỡ, chắc đã giữ cho mặt trái đất trơn tru, như một trái cầu bằng nước vậy. Nhưng khi lớp vỏ nguội hơn, dày hơn và bất động hoặc ít hoặc nhiều, thì nó bắt đầu cong lên, các hải đảo và địa lục bắt đầu hiện ra. Chưa có mưa, nhưng các lớp sương dày nhuần tưới đất đai mới tạo thành khi ấy tự nó vẫn còn nóng. Khắp nơi có khí hậu nhiệt đới, cây cối chắc đã mọc lên mau chóng và rất nhiều; rồi do biết bao nhiêu lần dìm xuống và cất lên liên tiếp, cây cối ấy biến thành những lớp than mà ta có ngày nay.
Ngày thứ tư (1:14-19)
Mặt trời, mặt trăng, ngôi sao. -- Nhưng vì sáng nầy chắc đã được dựng nên lúc "ban đầu." "Ngày thứ nhứt," ánh sáng của chúng chắc đã thấu qua những lớp sương của trái đất (1:3), nhưng chính chúng thì chưa lộ ra. Bây giờ, vì các đám mây bớt mật độ, là kết quả do trái đất càng nguội thêm, nên trên mặt trái đất thấy chúng được. Khi mặt đất không còn nhận chịu sức nóng từ bên trong. Nhưng chỉ còn nhờ mặt trời mà có sức nóng, thì liền có thời tiết. Bấy giờ các cuộc phát triển địa chất chắc đã chậm lại và gần như ngừng hẳn.
Ngày thứ năm (1:20-25)
Biển, cá và chim. -- Hãy chú ý sự tấn triển: Ngày thứ nhứt và ngày thứ hai có những vật vô tri giác; ngày thứ ba có sự sống thảo mộc; ngày thứ năm có sự sống động vật.
Ngày thứ sáu (1:24-31)
Đất đai, súc vật và loài người. -- Rốt lại, trái đất đã sẵn sàng làm nơi ở của người; Đức Chúa Trời bèn làm nên người theo hình ảnh Ngài, và ban cho người quyền cai trị trái đất cùng mọi loài trên đất. Chắc Đức Chúa Trời đã rất hài lòng về công việc của Ngài, vì Ngài thấy mọi công trình đó "thật rất tốt lành" (1:4, 10, 12, 18, 21, 25, 31). Nhưng chẳng bao lâu bức tranh đã đổi ra ảm đạm. Đức Chúa Trời chắc đã biết trước sẽ xảy ra như vậy, và chắc đã coi tất cả công trình sáng tạo loài người chỉ như một bước đi tới thế giới vinh hiển sẽ còn từ bức tranh đó lộ ra, theo như có mô tả trong những đoạn chót của sách Khải Huyền.
Ngày thứ bảy (2:1-3)
Đức Chúa Trời yên nghỉ. -- Không phải là yên nghỉ tuyệt đối (GiGa 5:7), nhưng là yên nghỉ sau công trình sáng tạo đặc biệt nầy. Đó là nền tảng của ngày Sa-bát (XuXh 20:11). Xin chú ý rằng ngày thứ bảy không có "buổi chiều." Nó có liên quan thần bí với Thiên đàng (HeDt 4:4, 9). Con số "bảy" có thể đứng trong cơ cấu vũ trụ, vượt quá sự hiểu biết của loài người bội phần.
Bí Chú Khảo Cổ: Những truyện tích của xứ Ba-by-lôn về công cuộc sáng tạo
Những năm gần đây, trong đống di tích của các thành Ba-by-lôn, Ni-ni-ve, Nipput và Ashur, người ta đã tìm thấy nhiều bản ca về công cuộc sáng tạo, dưới nhiều hình thức, ghi trên các tấm bảng lưu hành từ trước thời Áp-ra-ham, giống hệt như "Bài ca Sáng Tạo" trong sách Sáng thế ký.
Có "bảy tấm bảng" (hoặc thời kỳ) về công cuộc sáng tạo: "Ban đầu" có một "vực sâu nguyên thủy," có "những nước hỗn loạn" gọi là "vực." Các thần đã "tạo thành muôn vật," đã làm ra "khoảng không ở trên và khoảng không ở dưới," đã "lập vững các từng trời và trái đất." Ngày thứ tư, các thần đã "đặt những ngôi sao đúng chỗ," đã "làm cho cỏ xanh mọc lên," đã "dựng nên loài thú ngoài đồng, gia súc và mọi vật sống." Đến ngày thứ sáu, các thần "làm nên người bằng bụi đất; người trở nên loài sống; người và vợ ở chung, kết bạn với nhau; một cái vườn là nơi họ ở, và họ chẳng biết đến y phục." Ngày thứ "bảy" được chỉ định làm "ngày thánh," và "có lịnh phải ngừng mọi công việc."
Những truyện tích sáng tạo của người Ba-by-lôn và người A-si-ri nầy đều thiên về thuyết đa thần quá đáng. Nhưng vì có rất nhiều điểm giống như truyện tích trong sách Sáng thế ký, nên dường như cả hai truyện có cùng một nguồn. Điều nầy há chẳng chứng tỏ rằng một vài ý tưởng của sách Sáng thế ký đã in sâu trong trí nhớ của những người thượng cổ ở trên mặt đất, sao? rằng các nhơn chủng, một khi tách khỏi dòng giống lựa chọn của Đức Chúa Trời và sa xuống vòng thờ lạy hình tượng, vẫn thọ hưởng và lưu truyền di phẩm của một chơn lý mà họ đã đem đồng hóa với nền văn hóa quốc gia của mình, sao? Những truyền thoại đại bại nầy há chẳng làm chứng cho cái thực sự rằng đã có một nguyên bổn từ Đức Chúa Trời mà ra, sao?
Bí Chú Khảo Cổ: Nhứt thần luận nguyên thủy
Kinh thánh trình bày rằng loài người phát nguyên với lòng tin tưởng Nơi Một Đức Chúa Trời Duy Nhất, rằng sự thờ lạy hình tượng theo thuyết đa thần về sau mới bành trướng. Đó là trái hẳn với lý thuyết kim thời rằng ý niệm về một Đức Chúa Trời duy nhứt đã lần lần phát triển từ bái vật giáo. Mới đây, quan điểm của Kinh Thánh đã được khảo cổ học xác nhận. Tấn sĩ Stephen Langdon, thuộc Đại học đường Oxford, đã nhận thấy những bi văn tối cổ của xứ Ba-by-lôn nêu lên rằng tôn giáo đầu tiên của loài người là tin nơi một Đức Chúa Trời duy nhứt, rồi từ dó mới mau lẹ sa xuống chủ nghĩa đa thần và sự thờ lạy hình tượng(1).
Huân tước Flinders Petrie nói rằng tôn giáo nguyên thủy của Ai-cập là tôn giáo độc thần.
Năm 1898, Sayce báo cáo rằng trên ba tấm bảng của Anh quốc Bảo tàng viện, về thời vua Hammurabi, ông đã khám phá được mấy chữ: "Jahwe (Giê-hô-va) là Đức Chúa Trời."
Mới đây, nhiều nhà nhơn loại học trứ danh đã báo cáo rằng giữa vòng các chủng tộc thượng cổ, đã có sự tín ngưỡng phổ thông nơi Đức Chúa Trời Cao cả độc nhứt vô nhị(2).
"Gốc tích trời và đất " (SaSt 2:4-4:26)
Mấy đoạn nầy thường khi gọi là "truyện tích thứ hai" về sự sáng tạo. Thoạt đầu có lời nhắc đến tình trạng hiu quạnh của trái đất (2:5, 6), rất ứng hợp với phần đầu "ngày thứ ba" của "truyện tích thứ nhứt" (1:9, 10) rồi tới mấy chi tiết mà truyện tích thứ nhứt bỏ sót; đoạn, bắt đầu kể sự sa ngã của loài người. Truyện tích nầy có tánh chất bổ túc, chớ không mâu thuẫn. Những chi tiết phụ thêm thì chẳng phải là mâu thuẫn đâu.
Ai là tác giả nguyên thủy của tài liệu nầy? Nó chuyển truyện tích xuống tới thế hệ thứ 6 của dòng dõi Ca-in (4:17-22), và kết thúc trong lúc A-đam còn sống (ông sống đến tận thế hệ thứ 8 của dòng dõi Sết -- 5:4-25). Như vậy, mọi biến cố trong tài liệu nầy đã xảy ra trong đời A-đam. Nếu chữ viết chưa đặt ra khi A-đam còn sống, thì ông há chẳng có thể thuật đi thuật lại mọi sự nầy trong chốn gia đình, đến nỗi ít ra đại ý của nó in hình trong trí óc người ta cho tới lúc đặt chữ viết, sao? Môi-se há chẳng có thể ghi chép đại khái truyện tích loài người sa ngã theo chính lời A-đam đã kể, sao?
2:4-17 -- Vườn Ê-đen
Trong đoạn 1, Đấng Tạo Hóa được xưng là Đức Chúa Trời (Elohim ), tức là thông danh (nom générique ) của Đấng Cao Cả. Đây lại xưng Ngài là "Giê-hô-va Đức Chúa Trời" (Jehovah Elohim ), tức là biệt danh của Ngài. Đó là bước thứ nhứt trong phương thức dài dặc của Đức Chúa Trời tự khải thị.
"Chưa có mưa, song có hơi nước." Điều nầy chắc có nghĩa rằng trong một thời gian, trước khi có mưa, trái đất đã được nhuần tưới bằng những lớp sương mù dày dặc, vì lúc ấy mặt địa cầu còn nóng lắm, do đó hơi nước rất đặc, đến nỗi những giọt mưa mát mẻ ở vành ngoài của các đám mây cũng lại biến thành hơi nước trước khi xuống tới mặt đất.
"Giê-hô-va Đức Chúa Trời lập một cảnh vườn" (câu 8). Về vị trí, xin xem trang 63.
"Cây sự sống" (câu 9, 3:29) có lẽ thật là món ăn để được bất tử, tỏ ra sự bất tử của chúng ta tùy thuộc một cái gì ở bên ngoài ta. Cây nầy lại sẽ dành cho những ai đã giặt áo mình trong Huyết Chiên Con (KhKh 2:7, 22:2, 14).
"Cây biết điều thiện và điều ác" (9, 17) thì "ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn" (SaSt 3:6). Dầu tánh chất của cây nầy thật là gì đi nữa, -- là một cây thật, hay là hình bóng hoặc tượng trưng, -- nhưng ít ra một phần yếu tố của tội lỗi A-đam và Ê-va cũng là điều nầy: Chuyển quyền kiểm soát đời mình từ Đức Chúa Trời qua chính mình. Đức Chúa Trời đã phán bảo họ đại khái rằng họ có quyền làm bất cứ điều chi mình muốn. Trừ Ra một điều. Đó là thử xem họ có vâng lời Ngài hay không? Đang khi họ tự chế, thì Đức Chúa Trời là Chủ của họ. Một khi họ bất kể mạng lịnh của Đức Chúa Trời mà làm điều cấm duy nhứt đó, thì họ tự tôn mình làm chủ mình. Đó há chẳng phải yếu tố của tội lỗi loài người sao? Tức là tự nhận điều khiển đời mình cho hợp theo ý mình. Từ ban đầu, Đức Chúa Trời định cho loài người sống đời đời, và điều kiện duy nhứt là phải vâng lời Ngài. Loài người đã thất bại. Bấy giờ bắt đầu phương thức cứu chuộc dài dặc nhưng chậm chạp, bởi một Cứu Chúa, nhờ Ngài mà loài người có thể được lại địa vị đã mất. Sự sống tuyệt đối chỉ có trong sự vâng lời tuyệt đối.
2:18-25 -- Sự dựng nên người nữ
1:27 đã tuyên bố rằng người được dựng nên có nam, có nữ. Tới đây, cách dựng nên người nữ được kể lại đầy đủ hơn. Tại đây, lúc khởi đầu của loài người và của Sách Thánh, nguyên thủy thiên thượng và tánh chất thánh khiết của hôn nhơn đã được xác định: Một người nam, một người nữ, một thịt (câu 24).
Kinh Thánh hình dung hôn nhơn như là đạo nghĩa trần gian đối chiếu với mối liên quan giữa Đấng Christ và Hội Thánh (Eph Ep 5:25-32, KhKh 19:7, 21:2-9). Hội Thánh được xưng là "Tân Phụ" của Đấng Christ. Tân phụ của A-đam được làm nên bởi sườn ông đang khi ông ngủ (câu 21, 22). Đó có thể là bức tranh nguyên thủy về Hội Thánh: Tân phụ của Đấng Christ, được tạo nên bởi "huyết và nước" từ cạnh sườn Đấng Christ chảy ra, đang khi Ngài "ngủ" trên Thập tự giá (GiGa 19:34, IGi1Ga 5:6, 8).
"Trần truồng, mà chẳng hổ thẹn" (câu 25). Có lẽ họ được bao phủ bằng sự sáng cao khiết của Đức Chúa Trời, cũng như Đức Chúa Jêsus khi Ngài hóa hình vậy (Mac Mc 9:3). Sự sáng nầy đã biến mất khi tội lỗi xen vào; song một ngày kia, nó lại sẽ bao phủ những người được cứu chuộc (KhKh 3:4, 21:23). Theo chỗ ta biết, trong mọi loài Đức Chúa Trời dựng nên, chỉ có loài người mặc quần áo, đó là dấu hiệu tỏ ra bổn tánh tội lỗi của chúng ta và là chứng cớ thầm lặng về chơn lý nguyên thủy.
Vị trí của vườn Ê-đen
Vườn ở trên bờ sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ, tại nơi hai sông nầy gặp sông Bi-sôn và sông Ghi-hôn (SaSt 2:10-14). Chưa chỉ đúng được vị trí sông Bi-sôn và sông Ghi-hôn. Sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ phát nguyên từ miền núi Causase, ở Tây nam Á Châu, chảy về phía Đông nam, rồi đổ vào vịnh Ba-tư, là một vũng của Ấn độ dương.
Vậy, ta có thể nói rằng loài người đã được dựng nên và đặt trên đất, vào khoảng gần giữa mặt địa cầu; vì khu vực sông Ơ-phơ-rát và núi Caucase ở gần trung tâm của đông bán cầu, vốn rộng lớn hơn tây bán cầu.
Nói chung, các nhà nhơn chủng học đều nhận xét rằng khu vực nầy là nơi phát tích mọi chủng tộc của loài người. Từ khu vực nầy sản xuất con bò, dê, chiên, ngựa, heo, chó, và phần nhiều gia súc. Tại đây cũng phát sanh trái táo, đào, lê, mận, anh đào, mộc qua, dâu, phúc bồn tử, nho, ô-li-ve, vả, chà là, hột giẻ, lúa mì, lúa mạch, lúa kiều mạch, đậu, cây gai, rau dền, củ cải, hành, và hầu hết trái cây cùng rau cỏ của chúng ta. Đó là nơi loài người phát xuất.
Xứ Ba-by-lôn
Một số người tưởng rằng vùng cao nguyên xứ Ạc-mê-ni, nơi nguồn sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ (có lẽ thời ấy chưa cao hơn mặt biển nhiều như ngày nay), có thể là vị trí đặc biệt của vườn Ê-đen. Dầu vậy, theo truyền thoại và theo phần đông người đồng ý, thì vị trí của vườn Ê-đen chính là xứ Ba-by-lôn, gần cửa sông Ơ-phơ-rát. "Edin " là tên thời thượng cổ của đồng bằng Ba-by-lôn.
Hiện nay, sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ gặp nhau chừng 100 dặm phía trên vịnh Ba-tư. Đương thời Áp-ra-ham, vịnh nầy ăn sâu vào địa lục đến tận U-rơ, và hai sông nầy đổ vào vịnh bởi nhiều nhánh riêng biệt, theo như những dòng chấm trên bản đồ ở trang 64 chỉ tỏ. Cả đồng bằng Ba-by-lôn do phù sa của hai con sông nầy kết thành. Lòng hai con sông nầy thường hay đổi chiều.
Có lẽ đương thời A-đam, hai sông nầy hợp nhau một quãng, rồi lại chia ra trước khi đổ vào vịnh Ba-tư.
Vườn Ê-đen ở trên dòng sông hợp nhứt, khoảng giữa chỗ hợp lại và chỗ chia ra, và như vậy, chia thành bốn "ngả"(2) (2:10). Hai con sông cứ chảy tới bờ phía Đông và bờ phía Tây của vịnh Ba-tư, và được gọi là Bi-sôn và Ghi-hôn. Trên những bi văn thượng cổ, vịnh Ba-tư được gọi là một "con sông." Thủy triều của nó lên cao chừng 3 thước, làm cho những dòng sông nầy nhô lên, trông giống như "đầu" người vậy.
Bản đồ số 20 -- Nơi loài người phát tích
Bí Chú Khảo Cổ: Eridu, vườn Ê-đen theo truyền thoại
Chỗ đặc biệt mà truyền thoại xác định là vị trí vườn Ê-đen chính là một nhóm gò nỗng cách U-rơ 12 dặm về phía Nam, gọi tên là Eridu (Abu Sharem ). Giác trụ của Weld có ghi rằng hai vua đầu tiên trong lịch sử đã trị vì ở Eridu.
Các bi văn cổ xứ Ba-by-lôn ghi rằng: "Gần Eridu có một khu vườn, trong đó có một cây thiêng liêng, mầu nhiệm, gọi là cây sự sống, do các thần trồng. Rễ nó ăn sâu, còn nhánh lên cao tận trời, có các thần linh canh giữ, và không ai tới gần bên cây được."
Di tích của Eridu đã do Hall và Thompson đào bới năm 1918-1919. Hai ông nầy thuộc Anh quốc Bảo tàng viện, đã thấy bằng cớ tỏ rõ Eridu vốn là một đô thị thạnh vượng có văn hóa, và được tôn trọng như là nơi phát tích của loài người.
Khu vực Eridu
Cuộc đào bới đã tỏ ra rằng trong những thời kỳ lịch sử đầu tiên mà ta được biết, khu vực chung quanh Eridu có cư dân đông đúc, và trải qua bao nhiêu thế kỷ, là trung tâm thông trị thế giới. Tại khu vực nầy, người ta đã tìm được nhiều bi văn cổ nhứt và quí giá nhứt.
U-rơ, nơi sanh trưởng của Áp-ra-ham, chỉ cách Eridu 12 dặm.
Fara, nơi sanh trưởng của Nô-ê theo truyền thoại, cách Eridu 70 dặm.
'Obeid (Al 'Ubaid), nơi tìm được tài liệu lịch sử lâu đời nhứt, chỉ cách Eridu 15 dặm.
Lagash, nơi tìm được những thơ viện thượng cổ rộng lớn, chỉ cách Eridu 60 dặm.
Nippur, một trung tâm thơ viện khác, cách Eridu 100 dặm.
Ê-rết (SaSt 10:10), một trong những đô thị của Nim-rốt, cách Eridu 50 dặm.
Larsa, nơi tìm thấy giác trụ của Weld, cách Eridu chừng 40 dặm.
Ba-by-lôn chỉ cách Eridu 150 dặm.
Đoạn 3 -- Loài người sa ngã
Sự sa ngã của loài người xảy ra do sự xảo trá và mưu chước của con rắn. Theo Kinh Thánh chép, thì con rắn tự nó nói được. Nhưng các đoạn Kinh Thánh khác chỉ tỏ rằng chính là Sa-tan đã nói bởi con rắn (IICo 2Cr 11:3, 14, KhKh 12:9, 20:2). Lúc đó A-đam và Ê-va ở một mình, chẳng có bầu bạn nào trừ ra các súc vật, và ông bà có vẻ thân mật với chúng lắm (SaSt 2:19, 20). Có người tưởng rằng nguyên thủy con rắn đứng thẳng được, rất đẹp đẽ, và tự nhiên thích hợp nhứt để làm dụng cụ của Sa-tan. Nó dụ dỗ A-đam và Ê-va không vâng lời Đấng Tạo Hóa của họ. Việc khủng khiếp đã xảy ra. Tấm vải liệm của tội lỗi, tối tăm, làm lụng khó nhọc, đau đớn và sự chết phủ trên một thế giới mà Đức Chúa Trời đã làm nên rất đẹp đẽ và "rất tốt lành" (1:31). Không vâng lời Chúa, nên sanh ra tội lỗi và sự chết.
Tại sao Đức Chúa Trời làm nên người có thể phạm tội?
Đức Chúa Trời há có thể dựng nên người một cách khác, trừ ra làm họ như một cái máy, hoặc như con vật chỉ do trực giác sai khiến? Há có thể có một loài thọ tạo có ý niệm đạo đức mà lại không có quyền lựa chọn sao? Tự Do là điều Đức Chúa Trời phú bẩm cho loài người: Tự do tư tưởng, tự do lựa chọn, tự do tín ngưỡng, -- mặc dầu loài người dùng sự tự do ấy để chối bỏ và không vâng lời Đức Chúa Trời mình.
Trong một tai nạn xe lửa kia, người thợ máy đáng lẽ có thể nhảy ra ngoài để cứu mạng mình, nhưng đã ở nguyên tại chỗ, thi hành phận sự, do đó, ông cứu được hành khách, nhưng lại bỏ mạng. Họ bèn dựng đài kỷ niệm, chẳng phải cho đoàn xe lửa, vì nó chỉ làm việc máy móc buộc nó phải làm, nhưng cho người thợ máy, vì ông đã tự ý lựa chọn mà liều mình để cứu hành khách. Sự vâng lời Đức Chúa Trời sẽ có giá trị gì nếu trong bổn tánh ta không có một ý hướng làm trái lại? Nhưng nếu ta vâng lời Đức Chúa Trời bởi tự ý lựa chọn và bởi chống lại sự xui giục mạnh mẽ của bổn tánh mình, thì sự vâng lời đó mới là do tâm tình cương nghị.
Nhưng Đức Chúa Trời há chẳng biết trước rằng loài người sẽ phạm tội sao?
Có chớ, và Ngài cũng biết trước những hậu quả khủng khiếp, tối hậu nữa. Chúng ta chịu đau khổ quá, và nhiều lần tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời lại tạo nên một thế giới như vậy? Nhưng ngày kia, khi mọi sự đã tới chỗ thực hiện chung kết, thì sự đau đớn của ta sẽ hết, ta chẳng còn ngạc nhiên nữa, và cùng với những người được cứu chuộc của mọi thời đại, chúng ta sẽ hòa tiếng hát: "A-lê-lu-gia!" vô tận để ngợi khen Đức Chúa Trời vì Ngài đã dựng nên chúng ta như vậy đó, và vì Ngài cứ dắt dẫn ta đến sự sống, vui mừng, vinh hiển trong cõi đời đời vô tận (KhKh 19:1-8).
Ảnh hưởng của tội lỗi trên cõi thiên nhiên
Đây, trong những trang đầu Kinh Thánh, chúng ta thấy lời giải thích khởi thủy về cõi thiên nhiên đúng như tình trạng của nó ngày nay: Người ta thường ghét loài rắn (SaSt 3:14, 15) đờn bà đau đớn khi sanh con (3:15) trái đất tự nhiên sanh nhiều loài cỏ vô ích, còn cây cỏ dùng làm lương thực thì phải trồng trọt rất khó nhọc (3:17-19) cũng có lời giải thích khởi thủy về căn nguyên ngày yên nghỉ (2:2, 3), căn nguyên của hôn nhơn (2:24), và có dự ngôn về Đấng Christ trong "dòng dõi người nữ" (3:15) và trong tế lễ chuộc tội (4:4).
"Dòng dõi người nữ " (câu 15)
Đây, ngay sau khi loài người sa ngã, Đức Chúa Trời ban lời tiên tri và quyết chắc rằng nhờ "dòng dõi người nữ," sự dựng nên loài người sẽ còn được chứng tỏ là thành công mỹ mãn. Đó là lời đầu tiên trong Kinh Thánh ngụ ý nói tới Đấng Cứu Chuộc hầu đến. Chữ "người(1)" ở câu 15 tỏ ra rằng chỉ nói đến một người thôi. Chỉ có một người dòng dõi của Ê-va do người nữ sanh ra, chớ không do người nam. Đây, ngay đầu truyện tích Kinh Thánh, đã có dự ngôn nguyên thủy về Đấng Christ; rồi lần qua các trang, những lời ngụ ý, dự ngôn, hình ảnh mập mờ, hình bóng và những lời tuyên bố tỏ tường càng lâu càng rõ, càng nhiều, đến nỗi khi chấm hết Cựu Ước, thì đã có một bức tranh khá đầy đủ của Đấng Christ.
"Mẹ của cả loài người " (câu 20)
Ơn cứu chuộc bởi Đấng Christ căn cứ trên sự duy nhứt của loài người. Tội lỗi của một người đã gây nên sự chết, và sự chết của một Người đã đem lại ơn cứu chuộc khỏi tội lỗi (RoRm 5:12-19).

Bí Chú Khảo Cổ: Truyền thoại của xứ Ba-by-lôn về loài người sa ngã
Những bi văn thượng cổ của xứ Ba-by-lôn nói nhiều đến "cây sự sống" và loài người đã bị đuổi xa cây ấy do ảnh hưởng của một tà thần mượn hình con rắn; và những chê-ru-bin đứng canh giữ đã ngăn cản không cho loài người trở về bên cây ấy.
Trong số những tấm bảng nầy có truyện tích "Adapa, " giống hệt như truyện tích A-đam trong Kinh Thánh, đến nỗi "Adapa " được gọi là A-đam của xứ Ba-by-lôn: "Adapa, dòng dõi của loài người, vốn là kẻ khôn ngoan ở Eridu, và không chỗ trách được. Song ông đã làm mếch lòng các thần bởi sự hiểu biết của mình, nên rồi phải chết, không được ăn thực phẩm sanh mạng. Ông làm cho ai nấy bị bịnh tật. Các thần nói rằng ông sẽ không được yên nghỉ, và mặc áo tang cho ông." (Xem sách "Monuments and the Old Testament " của Price ).
Có hai cái ấn thời cổ dường như vẽ đúng bức tranh mà sách Sáng thế ký đã mô tả bằng lời.
Ấn "Cám dỗ " tìm được giữa các tấm bảng thượng cổ của xứ Ba-by-lôn và hiện nay đặt ở Anh quốc Bảo tàng viện, dường như liên quan rõ ràng với truyện tích Vườn Ê-đen. Chính giữa có một cái cây, bên hữu có người nam; bên tả có người nữ đang hái trái, đằng sau người nữ có con rắn đứng thẳng, dường như đang nói thầm với bà.
Ấn "A-đam và Ê-va " do Tấn sĩ E.A. Speiser, thuộc Bảo tàng viện của Đại học đường Pennsylvania, tìm thấy năm 1932, gần chơn gò nỗng Tepe Gawra, cách thành Ni-ni-ve 12 dặm về phía Bắc. Ông cho rằng ấn nầy có từ năm 3500 T.C., và nó "nhắc lại rõ ràng truyện tích A-đam và Ê-va: " Một người nam lõa thể và một người nữ lõa thể, bước đi dường như hoàn toàn thất vọng, có con rắn theo sau. Ấn nầy có đường kính chừng 2 phân rưỡi, và khắc trên đá. Hiện nay nó đặt tại Bảo tàng viện của Đại học đường Philadelphia.
Sự quan trọng của những bi văn thương cổ nầy. -- Những tài liệu cổ nầy, ghi trên đá và đất sét chính lúc khởi đầu lịch sử, tại nơi phát tích của loài người, được bảo tồn dưới bụi đất của các thời đại, và rốt lại bây giờ được cái cuốc của nhà khảo cổ đem ra ánh sáng, chính là bằng cớ hiển nhiên rằng các nét chính của truyện tích A-đam trong Kinh Thánh đã in sâu vào tư tưởng của người thượng cổ.
Các truyền thoại khác về sự sa ngã của loài người
Ba-tư: Tổ tông chúng ta vốn hồn nhiên, đức hạnh, sung sướng, ở trong một cái vườn, tại đó có cây trường sanh bất tử, cho đến khi một ác thần mượn hình con rắn hiện ra. Có lẽ họ nhận được truyền thoại nầy nơi Gia-phết, cũng như dân Hê-bơ-rơ đã nhận được truyền thoại của mình nơi Sem.
Ấn Độ: Trong thời đại đầu tiên, loài người không có tội ác, tật bịnh, muốn chi được nấy, và sống lâu.
Hi-lạp: Trong hoàng kim thời đại, những người đầu tiên trần truồng, không có tội ác và khổ nạn, được thông công không dứt với các thần, và đất tự nhiên sanh bông trái.
Trung Hoa: Có truyền thoại về một thời kỳ hạnh phước, khi ấy người ta có đồ ăn dư dật, và chung quanh có những thú vật sống hòa bình.
Mông Cổ và Tây Tạng: Cũng có những truyền thoại tương tự.
Teutons (Đức quốc thời xưa): Loài người nguyên thủy hưởng cuộc đời yến tiệc không dứt.
Hết thảy chủng tộc dã man: Có truyền thoại về một tình trạng văn minh hơn.
Chắc hẳn A-đam đã kể lại truyện tích nguyên thủy của vườn Ê-đen cho Mê-tu-sê-la, Mê-tu-sê-la kể lại cho Nô-ê, Nô-ê kể lại cho các con trai mình; rồi trong các nền văn hóa quốc gia, truyện tích nầy đã biến đổi nhiều cách và thô lậu. Những truyền thoại nầy há chẳng làm chứng về một thực sự căn bản nguyên thủy sao?
Đoạn 4 -- Ca-in và A-bên
Giả định rằng khi A-đam và Ê-va mới được dựng nên, đã thành nhơn rồi, thì lúc giết A-bên, chắc Ca-in chừng 129 tuổi; vì sau đó ít lâu, Sết đã sanh ra, và lúc ấy A-đam đã 130 tuổi (SaSt 5:3).
Tế lễ của A-bên (4:4) được Đức Chúa Trời tiếp nhận vì ông là người công bình (IGi1Ga 3:12), và vì ông dâng lên bởi đức tin (HeDt 11:4). Khi tội lỗi xen vào, thì dường như Đức Chúa Trời đã truyền lịnh dâng tế lễ như vậy. Dường như đó là một thứ hình bóng nguyên thủy về Đấng Christ chịu chết để đền tội loài người.
Vợ của Ca-in (SaSt 4:17) chắc là em gái của ông, vì Ê-va là "mẹ của loài người" (3:20). A-đam có nhiều con trai,con gái mà Kinh Thánh không kể tên (5:4). Theo truyền thoại, thì ông sanh 33 con trai và 27 con gái.
Như vậy, Ca-in phải sợ ai? (4:14). Trong khoảng 130 năm từ khi A-đam được dựng nên cho đến khi A-bên bị giết, nhiều thế hệ đã sanh ra, và tổng số loài người có lẽ đã lên tới mấy ngàn người.
Dấu trên mình Ca-in (4:15). Bất cứ dấu nầy là gì, người ta chắc đã hiểu nghĩa của nó. Đó chắc là căn nguyên của chữ viết; dấu hình dung một ý tưởng, và chẳng bao lâu, đã có nhiều dấu khác nhau cho nhiều ý tưởng khác nhau.
Thành của Ca-in (4:17) ở một nơi nào đó về phía Đông vườn Ê-đen, có lẽ chỉ là một làng gồm những túp lều thô sơ, có vách phòng vệ chung quanh, dùng làm trụ sở cho con cháu ông đã bị từ bỏ.
Chủ nghĩa đa thê (4:19) chẳng bao lâu đã tiếp theo tội sát nhơn, trong gia đình Ca-in. Lúc khởi đầu, Đức Chúa Trời đã truyền lịnh rằng một người nam sống chung với một người nữ trong cuộc hôn nhơn (2:24). Nhưng chẳng bao lâu, người nam đã sắp đặt cách khác.
Bí Chú Khảo Cổ: Sự sử dụng kim khí trong thời thượng cổ
Khi A-đam còn sống, con cháu ông đã học tập dùng đồng, sắt và chế ra nhạc cụ (câu 21, 22).
Cách đây ít lâu, người ta cứ tưởng rằng nhơn loại không biết dùng sắt trước thế kỷ thứ 12. Những danh từ mà nhà sử học đã khảo cổ học đã dùng để chỉ các bước tấn bộ liên tiếp của nền văn mình là;
Cổ thạch khí thời đại: Dùng những viên đá không mài giũa ra hình chi hết.
Tân thạch khí thời đại: Dùng đá, xương và gỗ có mài giũa ra hình.
Giữa đồng khí và tân thạch khí thời đại: Chuyển từ dùng đá qua dùng kim khí.
Thanh đồng thời đại: 2500-1200 T.C..
Thời đại đồ sắt: Từ năm 1200 T.C. trở đi.
Năm 1933, Tấn sĩ H.E. FRANKFORT, thuộc Viện Đông phương, đã tìm được trong di tích của thành Asmar, cách Ba-by-lôn chừng 100 dặm về phía Đông Bắc, một lưỡi dao làm khoảng 2700 năm T.C.; như vậy, đã đẩy lui sự biết dùng sắt tới 1500 năm.
Những bi văn thượng cổ đã tỏ ra rằng xứ Ba-by-lôn chẳng hề có người không quen dùng kim khí ở đó. Đã tìm thấy dụng cụ bằng đồng trong di tích của một số đô thị trước nạn nước lụt (xem mục: "Đoạn 5, sách Sáng thế ký."
Giác trụ của Weld ghi tên 10 vị vua trường thọ đã trị vì trước nạn lụt, có nói rằng các vua thứ 3, 5 và 6 trị vì tại một thành tên là "Badgurgurru. " Tên nầy nghĩa là "đô thị của những thợ đồng đỏ." Có lẽ đó là một truyền thoại về thành của Ca-in (4:17).
"Sách chép dòng dõi của A-đam " (5:1 đến 6:8)
Đây là tài liệu thứ ba trong số tài liệu hợp thành sách Sáng thế ký. Nó chuyển đưa truyện tích tới năm thứ 500 của đời Nô-ê (5:32). Có lẽ tài liệu nầy do A-đam thuật lại đầu tiên, do Hê-nóc và Mê-tu-sê-la tiếp tục, rồi do Nô-ê kết thúc. Có lẽ Nô-ê đã ghi tài liệu nầy và hai tài liệu trước trên những tấm bảng đất sét, rồi đem chôn tại Sippar theo như truyền thoại. Có lẽ ông cũng sao lại những tấm bảng nầy và đem vào tàu.
Đoạn 5 -- Gia hệ từ A-đam tới Nô -ê
Tuổi thọ của các ông nầy ghi như sau đây: A-đam, 930 tuổi; Sết, 912 tuổi; Ê-nót, 905 tuổi; Kê-nan, 910 tuổi; Ma-ha-la-le, 895 tuổi; Giê-rệt, 962 tuổi; Hê-nóc, 365 tuổi; Mê-tu-sê-la, 969 tuổi; Lê-méc, 777 tuổi; Nô-ê, 950 tuổi.
Người ta thường giải thích tuổi thượng thọ của các ông nầy, dựa vào lý thuyết rằng tội lỗi chỉ mới bắt đầu có ảnh hưởng độc hại trên loài người vốn phát sanh từ một bổn chất nguyên thủy là bất tử. Có người tưởng đây là tên của những thời kỳ triều đại, chớ chẳng phải của những cá nhơn. Có người lại tưởng rằng trong thời kỳ đó, một tháng được kể là một năm. Các nhà phê bình kim thời tự nhiên cho đó là thần thoại.
Những số tuổi trong đoạn nầy cùng với đoạn 6, câu 3, tỏ ra có 1656 năm giữa sự dựng nên loài người và nạn nước lụt. Có người nghĩ rằng vì gia phổ nầy và gia phổ ở đoạn 11, mỗi cái chỉ có 10 đời, nên có lẽ đã bị rút ngắn, cũng như gia phổ Đức Chúa Jêsus ở sách Ma-thi-ơ, đoạn 1, vậy. Song mấy chữ dùng luôn, là: "tuổi, ... sanh, ... hưởng thọ," chống lại lý thuyết nầy.
Hê-nóc (câu 21-24)
Ông là người tốt hơn hết cả. Trong một xã hội gian ác khôn tả xiết, ông đã "đồng đi cùng Đức Chúa Trời." Ông sanh 622 năm sau khi A-đam được dựng nên, nên đã cùng sống với A-đam 308 năm. "Đức Chúa Trời tiếp ông đi" 69 năm trước khi Nô-ê sanh ra, lúc ông mới có 365 tuổi.
Cũng có một người nữa, là Ê-li, được biến hóa như vậy, không phải chết (IIVua 2V 2). Có lẽ Hê-nóc và Ê-li được Đức Chúa Trời chỉ định để nêu lên trước cái số phận hạnh phước của các thánh đồ còn ở trong xác thịt khi Chúa tái lâm (ITe1Tx 4:17).
Người Ả-rập có một thần thoại rằng Hê-nóc đã đặt ra chữ viết. Tân Ước có nhắc đến một lời tiên tri của Hê-nóc (Giu Gd 1:14).
Mê-tu-sê-la (câu 25-27)
Ông sống lâu nhứt trong số 10 người nầy, đã hưởng thọ 969 tuổi, và là con trai của Hê-nóc. Ông đồng sống với A-đam 243 năm và với Sem 98 năm: như vậy, ông là cái vòng nối liền vườn Ê-đen với thế giới trước nạn nước lụt. Ông qua đời chính năm xảy ra nạn nước lụt.
Bí Chú Khảo Cổ: Sự trường thọ trong thời kỳ nguyên thủy
Berosus, một sử gia Ba-by-lôn, khoảng 300 T.C., đã căn cứ vào các tài liệu trong miễu thờ Marduk mà chép sử; ông sao lục những bi văn thượng cổ mà phần nhiều đã tìm thấy, rồi kể ra 10 vua trường thọ đã trị vì trước nạn nước lụt, -- mỗi vua trị vì từ 10 ngàn tới 60 ngàn năm. Tên các vua ấy là: Aloros, Alaparos, Amelon Ammenon, Megalaros, Daonos, Eudorachos, Amenpsinos, Otiartes, và Xisuthros. Berosus nói rằng: "Nạn Đại hồng thủy xảy ra đương thời Xisuthros. "
Giác trụ của Weld và các bi văn ở Nippur cũng phù hợp với Berosus về mỗi đời trị vì lâu tới hàng vạn năm, nhưng lại kể tên các vua trước nạn nước lụt như sau đây:
Alulim trị vì tại Eridu 28.000 năm
Alalmar trị vì tại Eridu 36.000 năm
Emenluanna trị vì tại Badgurgurru 43.000 năm
Kichunna trị vì tại Larsa 43.000 năm
Enmangalanna trị vì tại Badgurgurru 28.000 năm
Dumuzi trị vì tại Badgurgurru 36.000 năm
Sibzianna trị vì tại Larak 28.000 năm
Emenduranna trị vì tại Sippar 21.000 năm
Uburratum trị vì tại Shuruppak 18.000 năm
Zinsuddu (Utnapishtim ) trị vì tại Shuruppak 64.000 năm
"Rồi nước lụt phá hoại mặt đất."
Đó chắc cũng là những vua mà Berosus đã ghi chép, song sau khi tiếng nói lộn xộn tại Ba-bên, thì tên đã kêu khác đi. Những tấm bảng ghi các tên nầy đã viết sau khi thời kỳ lịch sử bắt đầu. Khi nói về những thời kỳ tiền sử, dường như người đời xưa cũng bị cám dỗ như người đời nay, -- ấy là tăng gia quá đáng số năm của thế giới nguyên thủy.
Ngoài người Ba-by-lôn ra, người Ba-tư, Ai-cập, Ấn-độ, Hy-lạp và nhiều dân khác cũng có truyền thoại về những người thượng cổ trên mặt đất sống rất lâu. Các truyền thoại ấy từ đâu mà có, nếu chẳng phải là vì những người thượng cổ thật đã sống lâu?
Bí Chú Khảo Cổ: Đào bới tại các đô thị trước nạn nước lụt
Người ta đã xác định được những đô thị ghi trên đây là nơi trị vì của các vua trước nạn nước lụt, trừ ra Badgurgurru. Cuộc đào bới di tích của những đô thị nầy và của nhiều đô thị khác trước nạn nước lụt, đã đem ra ánh sáng nhiều đặc điểm của sự sanh hoạt trước nạn nước lụt và đã cho ta thấy thế giới của những đoạn đầu sách Sáng thế ký là xác thực.
Trong số các đô thị trước nạn nước lụt mà người ta đào bới lên có: Eridu, 'Obeid, Ê-rết (SaSt 10:10), Sura, Tepe, Gawra, U-rơ, Kish, Fara (Shuruppak ), Sippar (A-cát -- 10:10), Larsa, Jemdet Nasr. Nhờ di tích của những đô thị nầy, các nhà khảo cổ đã tiến đến gần sát khởi điểm đời sống định cư tại xứ Ba-by-lôn.
Trong số di vật của những dân tộc trước nạn nước lụt mà người ta tìm thấy ở các đóng hoang tàn nầy, có đồ gốm tô màu; đồ dùng bằng đá lửa; đồ dùng bằng hắc diệu thạch (obsidienne ); bình bằng lam ngọc; rìu bằng đồng; gương soi bằng đồng; cuốc; lưỡi liềm; các thứ đồ dùng bằng đá, đá lửa, đá thạch anh; lưỡi câu; các kiểu thuyền; một lò nung ở dưới đất; nhiều mẫu đồ gốm hóa thành pha-lê tuyệt đẹp; thuốc mà phụ nữ thời tiền sử dùng để kẻ lông mày và mí mắt; di tích bằng gạch của các miễu thờ, -- gạch nầy tô màu đỏ hoặc trát hồ; đồ gốm có vẽ hình màu rất đẹp, như mẫu kỷ hà học phức tạp, chim, một cái xe ngựa; và những công trình kiến trúc chứng tỏ "một nền văn minh tấn bộ lạ lùng."
6:1-8 -- Tội ác thời trước nạn nước lụt
"Các con trai của Đức Chúa Trời " (6:2)
Người ta tưởng rằng các con trai nầy hoặc là thiên sứ sa ngã mà thơ IIPhi 2Pr 2:4 và Giu-đe 6 có nói đến, hoặc là những thủ lãnh trong gia tộc Sết đã cưới gả lẫn lộn với dòng dõi Ca-in không kính thờ Đức Chúa Trời. Những cuộc hôn nhơn trái lẽ thường nầy, bất cứ là thể nào, cũng đã làm cho trái đất đầy dẫy bại hoại và hung bạo.
Đức Chúa Jêsus kể nạn nước lụt là một thực sự lịch sử, và Ngài đã ví sánh ngày tái lâm của Ngài với thời kỳ Nô-ê (Mat Mt 24:27-29). Những việc đang xảy ra trên thế giới ngày nay khiến chúng ta tự hỏi phải chăng chính lúc nầy, thời kỳ Nô-ê có thể tái diễn?
Số "120 năm" ở SaSt 6:3 dường như chỉ về khoảng triển hạn nạn nước lụt. Hoặc nó cũng có nghĩa là đời người bị rút ngắn, chớ không lâu dài như có chép ở đoạn 5 nữa.
"Dòng dõi của Nô-ê " (6:9 đến 9:28)
Đây là tài liệu thứ tư trong số các tài liệu hợp thành sách Sáng thế ký. Tài liệu nầy gồm truyện tích nạn nước lụt mà Nô-ê đã thuật và có lẽ cũng đã ghi chép, rồi do Sem truyền lại cho Áp-ra-ham.
6:9-18 -- Nô-ê và chiếc tàu
Chiếc tàu dài chừng 140 thước tây, rộng chừng 23 thước tây, và cao chừng 14 thước tây. Nó có ba từng, chia làm nhiều phòng, và có cửa sổ chung quanh mái. Có người tính rằng tàu chở nặng được chừng 40 ngàn tấn. Nó lớn bằng những chiếc tàu vượt biển ngày nay. Loài người vốn sống trên bờ một con sông lớn, nên đóng tàu là một trong những công tác đầu tiên của họ. Những tấm bảng chữ tiết hình tỏ ra rằng lúc khởi đầu lịch sử, dân xứ Ba-by-lôn chuyên du hành trên sông và biển. Theo truyền thoại của xứ Ba-by-lôn, thì Nô-ê ở tại Fara, trên sông Ơ-phơ-rát, cách vị trí vườn Ê-đen chừng 70 dặm về phía Tây bắc. Vậy, từ khi còn thơ ấu, Nô-ê chắc đã thông thạo việc đóng tàu và du hành trên sông.
6:19 đến 7:5 -- Các thú vật
6:19-21 và 7:2 chép rằng phải đem vào tàu bảy cặp của mỗi loại thú vật tinh sạch, còn những thú vật khác thì mỗi loài chỉ đem vào một cặp thôi. Có người tính rằng trong tàu có đủ chỗ cho 7000 loài thú vật. Khi tập hợp thú vật, chắc họ đã lựa chọn những con còn non. Vả, người ta cũng nói rằng thường khi thú dữ cảm thấy trước một tai họa sắp xảy ra, và trở nên hiền lành.
Đóng tàu, tập hợp thú vật và tích trữ lương thực, thật là một công việc lớn lao! Nô-ê và ba con trai ông không thể làm việc ấy một mình. Ông là cháu nội của của Mê-tu-sê-la và chắc nội của Hê-nóc, nên theo truyền thoại xứ Ba-by-lôn, ông có thể làm vua một thành và dùng hàng ngàn người làm công việc ấy. Có lẽ ông đã dành phần lớn 120 năm kia để làm việc ấy. Chắc ông bị chúng chế giễu luôn, nhưng cứ mạnh mẽ trong đức tin (IIPhi 2Pr 2:5, HeDt 11:7).
SaSt 7:6 đến 8:19 -- Nước lụt
"Các nguồn của vực lớn nổ ra, và các đập trên trời mở xuống" (7:11). Thung lũng sông Ơ-phơ-rát hầu như có thể gọi là eo đất của đông bán cầu, tại đó Địa Trung Hải và Ấn Độ dương đến gần nhau, và gần chia Phi Châu ở phía Nam với Âu Châu và Á Châu ở phía Bắc. Xứ Ạc-mê-ni có nhiều núi non gần giống như một quần đảo, có biển Caspienne, Hắc Hải ở phía Bắc, Địa Trung Hải ở phía Tây, vịnh Ba Tư và Ấn Độ dương ở phía Nam. Nếu một đại tai biến làm cho đất vùng nầy sụt xuống, thì nước bèn từ các biển trên đây tràn vào, cũng như mưa từ trời đổ xuống.
Phạm vi của nước lụt
"Hết thảy những ngọn núi cao ở dưới trời đều bị ngập... Các xác thịt hành động trên mặt đất đều chết ngột" (7:19, 21). Chắc đây là chính lời Sem đã dùng để thuật lại hoặc viết ra truyện tích nước lụt cho các con và cháu biết. Ông thuật theo điều mắt mình thấy. Chúng ta phải giải thích lời ông theo môn địa dư riêng của ông, hay là theo môn địa dư kim thời? Cả loài người bị tiêu diệt, trừ ra Nô-ê và gia đình ông. Muốn tiêu diệt loài người, nước lụt chỉ cần bao phủ miền đất có người ở. Nếu ta nhìn nhận truyện tích Kinh Thánh, thì chỉ có Mười thế hệ kể từ A-đam, là người thứ nhứt. Vậy, Một gia đình, trong Mười thế hệ, với những phương tiện du lịch thượng cổ, sao hay ở khắp mặt đất được? Có lẽ lắm, loài người chưa tràn ra xa hơn lưu vực sông Ơ-phơ-rát. Tuy nhiên, có người tưởng nước lụt thật đã bao phủ cả địa cầu mà ta được biết ngày nay, tức là địa cầu mà bề mặt trải qua cuộc biến cải lớn lao sau chót lúc chấm hết thời kỳ băng giá.
Bản đồ số 21
Thời gian ở trong tàu
Nô-ê vào tàu 7 ngày trước khi trời bắt đầu mưa (7:4, 10). Trời bắt đầu mưa ngày 17, tháng 2, năm thứ 600 của đời Nô-ê (7:11). Mưa sa trọn 40 ngày, đêm (7:12). Nước bao phủ mặt đất 150 ngày (7:24, 8:3). Ngày 17, tháng 7, tàu tấp xuống. Ngày 1, tháng 10, chót núi lộ ra, mắt thấy được (8:5). Giở mui tàu ngày 1, tháng giêng, năm 601 của đời Nô-ê (8:13). Ra khỏi tàu ngày 27, tháng 2 (8:14-19). Ở trong tàu nổi trên nước 1 năm, 17 ngày; ở trong tàu tấp trên núi 7 tháng.
Núi A-ra-rát
Sau khi trôi giạt xa nơi đã đóng chừng 500 dặm, tàu bèn tấp xuống một đỉnh trong dãy núi xứ Ạc-mê-ni, gọi là A-ra-rát, cách Ni-ni-ve 200 dặm về phía Bắc. Núi A-ra-rát cao chừng 5100 thước. Dưới chơn núi có đô thị tên là Naxuana, hoặc Nakhichevan, và người ta tưởng phần mộ Nô-ê ở đây, vì tên nầy nghĩa là: "Nô-ê định cư tại đây."
8:20 đến 9:17 -- Cái mống
Nếu theo như một vài nhà địa chất học suy tưởng, đã có nhiều lần nước lụt trước nạn Đại hồng thủy nầy vì cớ mặt đất thường bị biến cải, thì với một khí hậu nóng hơn sanh ra mật độ ẩm ướt trong bầu không khí, sự thay đổi địa chất lớn lao nầy có thể kết quả làm cho khí trời trong trẻo hơn, thấy rõ cái mống được. Đức Chúa Trời đã chỉ định cái mống làm dấu hiệu cho giao ước Ngài lập với loài người rằng sẽ không có nạn nước lụt như vậy nữa (9:8-17). Sau nầy trái đất sẽ bị hủy diệt bằng lửa (IIPhi 2Pr 3:7).
SaSt 9:18-28 -- Lời tiên tri của Nô-ê (9:25-27)
Dòng dõi của Cham sẽ là những chủng tộc tôi tớ; dòng dõi của Sem sẽ bảo tồn sự hiểu biết Đức Chúa Trời chơn thật; các chủng tộc Gia-phết sẽ có phần rộng lớn nhất của thế giới, và sẽ thay thế các chủng tộc Sem để giảng dạy về Đức Chúa Trời. Lời tiên tri nầy được ứng nghiệm khi dân Y-sơ-ra-ên chiếm xứ Ca-na-an, người Hy-lạp chiếm thành Si-đôn, và người La-mã chiếm xứ Carthage. Từ đó tới nay, các chủng tộc Gia-phết làm bá chủ thế giới và trở lại tin thờ Đức Chúa Trời của Sem; còn các chủng tộc Sem đã chiếm một địa vị tương đối không quan trọng, và các chủng tộc Cham ở địa vị tôi tớ. Thật là một lời tiên tri lạ lùng về lịch sử!
Phúc trình tìm được chiếc tàu Nô-ê
Trong một số ấn phẩm có báo cáo rằng ngay trước cuộc cách mạng Bôn-sơ-vích, một nhóm phi công Nga quả quyết rằng đã thấy sườn chiếc tàu lớn ở trên băng hà đông đặc của núi A-ra-rát, không sao tới gần được. Họ đã phúc trình sự khám phá ấy với chánh phủ Nga. Liền đó, Nga Hoàng cử một phái đoàn đi; họ tìm thấy chiếc tàu, bèn đo, vẽ và chụp hình. Chính lúc đó, chánh phủ của Nga Hoàng bị phe Bôn-sơ-vích vô thần lật đổ, và những bản phúc trình ấy không hề được công bố. Chúng ta hãy hy vọng rằng chẳng bao lâu sẽ có cuộc điều tra về chiếc tàu Nô-ê.
Truyền thoại của xứ Ba-by-lôn về nạn nước lụt
Theo như Berosus kể lại (300 năm T.C.), các tài liệu lưu trữ trong miễu thờ Marduk, ở thành Ba-by-lôn, có ghi nhắc truyện tích nầy. Một vua, tên là Xisuthros, đã được một thần cảnh cáo phải đóng tàu, đem bạn hữu, bà con, mọi loài thú vật vào đó, cùng đủ thứ lương thực cần thiết. Liền đó, vua nầy đóng một chiếc tàu rất lớn, trên cạn xứ Ạc-mê-ni. Khi nước lụt rút rồi, vua thả nhiều chim ra; đến lần thứ ba, chúng không trở lại nữa. Vua bèn ra khỏi tàu, dựng một bàn thờ và dâng tế lễ. Một bản cũ hơn của truyền thoại nầy có ghi trên những Tấm Bảng Nước Lụt mà George Smith tìm được năm 1872 tại Ni-ni-ve.
Những truyền thoại khác
Người Ai-cập có một truyền thoại rằng có lần các thần đã tẩy uế trái đất bằng một Đại hồng thủy, chỉ có mấy người chăn chiên chạy lên núi thoát nạn.
Truyền thoại Hy-lạp: Deucalion được cảnh cáo rằng các thần sắp làm nước lụt trên trái đất vì cớ sự gian ác gớm ghê của nó. Ông bèn đóng một chiếc tàu, và tàu tấp trên núi Parnassus. Ông thả một con bò câu ra hai lần.
Truyền thoại Ấn-độ: Manu được cảnh cáo, bèn đóng một chiếc tàu, nhờ đó một mình ông thoát nạn nước lụt tiêu diệt muôn loài.
Truyền thoại Trung Hoa: Truyện kể rằng Fa-He, người sáng lập nền văn minh Trung Hoa, đã cùng vợ, ba con trai và ba con gái thoát nạn nước lụt xảy ra vì cớ loài người đã dấy nghịch cùng Thượng Đế.
Truyền thoại nước Anh: Các tế sư (Druides ) kể một thần thoại rằng thế giới lại có dân ở là do một tộc trưởng công bình, đạo đức đã nhờ ở trong chiếc tàu lớn mới thoát khỏi nạn nước lụt của Đấng Chí Cao làm ra để hủy diệt loài người gian ác.
Dân miền Polynésie: (Úc Châu): Có truyện tích về một nạn nước lụt, có 8 người nhờ chiếc xuồng mà thoát nạn.
Dân Mễ-tây-cơ: Một người cùng vợ con nhờ chiếc tàu mà được cứu khỏi nạn nước lụt bao phủ trái đất.
Dân Pérou: (Nam Mỹ Châu): Một người nam và một người nữ được cứu trong một cái thùng nổi trên nước lụt.
Người Da đỏ ở nước Mỹ: Có nhiều thần thoại, theo đó, 1, 3, hoặc 8 người đã được cứu trong chiếc tàu nổi trên nước ngập ngọn núi cao.
Đảo Greenland: Có lần trái đất nghiêng đi, mọi người chết đuối, trừ ra một người nam và một người nữ; về sau, họ lại sanh ra người trên mặt đất. Xin xem quyển "International Standard Bible Encyclopaedia. "
Truyền thoại phổ thông
Người Ba-by-lôn, A-si-ri, Ai-cập, Ba-tư, Ấn-độ, Hy-lạp, Trung-hoa, người xứ Phrygie, dân đảo Fiji, người Esquimaux, thổ dân Mỹ-châu, người Da-đỏ, người Ba-tây, dân xứ Pérou, và mọi nhánh của toàn thể loài người (Sémitique, Aryen, Turanien ) đều có những truyền thoại về một Đại-hồng thủy tiêu diệt cả loài người, trừ ra một gia đình. Những truyền thoại nầy in sâu vào trí nhớ của tổ tiên mọi chủng tộc đó trước khi họ phân rẽ nhau. "Ta chỉ có thể hiểu những thần thoại nầy nếu giả định rằng một biến cố như vậy thật đã xảy ra. Một sự tin tưởng phổ thông dường ấy đã không phát sanh từ một yếu tố trực giác của bổn chất chúng ta, ắt phải căn cứ trên một thực sự lịch sử.
Bí Chú Khảo Cổ: Những tấm bảng ghi chép nạn nước lụt
Năm 1872, ông George Smith, nhơn viên Anh quốc Bảo tàng viện, đã tìm thấy trên các tấm bảng lấy ở thơ viện Assurbanipal, tại Ni-ni-ve, những truyện tích về nạn nước lụt giống hệt truyện tích trong Kinh Thánh. Người ta đã sao lại những truyện tích nầy trên các tấm bảng có từ triều đại thứ nhứt của thành U-rơ, tức là thời gian giữa nạn nước lụt và đời Áp-ra-ham. Người ta đã tìm thấy nhiều tấm bảng đó, trên đó thường lặp lại mấy lời nầy: "Nước Lụt" -- "Thời kỳ trước nạn nước lụt" -- "Các bi văn của thời kỳ trước nạn nước lụt." Giác trụ bằng đất sét ghi tên 10 vua trường thọ trị vì trước nạn nước lụt, sau khi ghi tên vua thứ 10, có thêm rằng: "Bấy giờ nước lụt phá hủy đất."
Nô-ê của xứ Ba-by-lôn thuật truyện tích nước lụt
Đây là một phần của tài liệu gọi là: "Bản Anh hùng ca của Gilgamesh. " Gilgamesh làm vua thứ 5 của triều đại Ê-rết, là một trong những triều đại đầu tiên sau nạn nước lụt. Bản anh hùng ca nầy tường thuật các cuộc phiêu lưu của ông; trong một cuộc phiêu lưu ấy, ông đã tới thăm hòn đảo là nơi cư trú của Utnaspishtim, Nô-ê của xứ Ba-by-lôn, để tìm kiếm bí quyết được sự sống đời đời mà ông tưởng Utnaspishtim biết rõ. Cuộc viếng thăm nầy được mô tả trên một cái ấn mới tìm thấy ít lâu nay tại Tell Billa, gần Ni-ni-ve. Trong lời giải đáp cho Gilgamesh, Utnaspishtim (Nô-ê) kể lại truyện tích nước lụt và mình đã thoát nạn thể nào. Truyện tích của ông được ghi trên nhiều tấm bảng và tấm bảng nầy có chi tiết khác tấm bảng kia. Đại ý như sau đây: Hội nghị các thần quyết định làm nước lụt. Các thần nói rằng: "Nguyện tội lỗi của tội nhân đổ trên mình nó! Hỡi người ở Shuruppark, hãy đóng một chiếc tàu để cứu mạng ngươi! Hãy đóng tàu có 6 từng, mỗi từng có 7 phòng. Bên trong và bên ngoài phải trét nhựa lịch thanh. Hãy thả tàu xuống biển cả. Hãy đem vào mọi loài thú vật để làm giống." Tôi đã dùng mọi vật liệu mình có để đóng tàu. Tôi đem vào đó bạc, vàng, cùng mọi loài sanh vật mình có. Tôi cùng gia đình và bà con, họ hàng lên tàu. Tôi đóng cửa lại. Đã tới giờ định. Tôi ngắm xem ngày ấy hiện ra, thật là khủng khiếp. Ánh sáng đổi ra tối tăm hết. Mưa sa dồn dập, bão tố gào thét, chẳng khác gì một trận tấn công loài người. Chiếc tàu rung rinh. Các thần khóc lóc. Tôi nhìn ra biển. Cả loài người biến thành đất sét, và giống như những khúc gỗ trôi giạt đó đây. Bão tố dứt, nước lụt đã hết, tàu tấp trên núi Nazir. Ngày thứ bảy, tôi thả một con bò câu ra, và nó quay về. Tôi thả một con chim yến ra, nó cũng quay về. Tôi thả một con quạ ra; nó đậu xuống, đi đi lại lại, kêu lên, mà không quay về. Tôi ra khỏi tàu và dâng một tế lễ. Các thần ngửi mùi thơm và nói rằng: "Sẽ không làm như vậy nữa." Lại rằng: "Trước kia, Utnaspishtim là một người; bây giờ hãy cho hắn được bất tử y như chúng ta, hãy cho hắn ở thật xa, nơi các cửa sông."
Bí Chú Khảo Cổ: Lớp do nạn nước lụt làm lắng xuống tại U-rơ
Dầu những truyền thoại về nạn nước lụt nầy pha lẫn chủ nghĩa đa thần và một phần truyện thần tiên rõ rệt, nhưng cũng tỏ ra rằng nạn nước lụt đã thành một sự thực in sâu trong trí nhớ của những người ở xứ Ba-by-lôn thời cổ. Ngày nay, cách đây mấy năm, người ta đã tìm thấy một lớp bùn, chắc do nạn nước lụt làm lắng xuống, tại ba chỗ: Tại U-rơ, cách vị trí (theo truyền thoại) của vườn Ê-đen 12 dặm; tại Fara, nơi cư trú (theo truyền thoại) của Nô-ê, cách 60 dặm nữa ngược dòng sông; và tại Kish, một vùng ngoại ô của Ba-by-lôn, cách thêm 100 dặm nữa ngược dòng sông; có lẽ tại một chỗ thứ tư nữa, là thành Ni-ni-ve, phải đi 300 dặm nữa ngược dòng sông mới tới.
Năm 1929, tại U-rơ, nơi sanh trưởng của Áp-ra-ham, một phái đoàn hỗn hợp của Bảo tàng viện Đại học đường Pennsylvania và Anh quốc Bảo tàng viện, dưới quyền điều khiển của Tấn sĩ C.L. Woolley, đã tìm thấy, gần chơn các gò nỗng U-rơ, bên dưới nhiều lớp chứng tỏ có loài người chiếm cứ, một vùng đất sét lớn và cứng, do nước lụt làm lắng xuống, dày chừng 2 thước rưỡi. Vùng đất sét nầy không có lẫn di vật của loài người, nhưng có di tích của một đô thị khác chôn vùi bên dưới. Tấn sĩ Woolley nói rằng 2 thước rưỡi đất lắng khiến ta hiểu rằng nước đã ở đó sâu lắm và lâu lắm; lại nữa, nước không thể tới đó do các dòng sông thường chảy, nhưng chỉ do một nạn nước lụt lớn lao như Kinh Thánh đã mô tả. Nền văn minh ở dưới lớp bùn do nước lụt làm lắng xuống đó khác hẳn nền văn minh ở trên lớp ấy, đến nỗi nó cho Tấn sĩ Woolley nhận thấy "dòng lịch sử đã thình lình có sự gián đoạn kinh khủng." (Xem sách "Ur of the Chaldees "(1) Của Woolley ).
Bí Chú Khảo Cổ: Lớp do nạn nước lụt làm lắng xuống tại Kish
Kish (Ukheimer, El-Ohemer, Uhaimir ) ở phía Đông Ba-by-lôn, trên một khu lòng sông Ơ-phơ-rát hiện nay đã khô cạn. Theo các tấm bảng đã ghi, thì Kish là đô thị đầu tiên được xây dựng lại sau nạn nước lụt, trên chính vị trí cũ.
Bản đồ số 22
Năm 1928-1929, một phái đoàn hỗn hợp của Bảo tàng viện Field và Đại học đường Oxford, do Tấn sĩ Stephen Langdon điều khiển, đã tìm thấy lớp đất sét sạch sẽ do nước làm lắng xuống, giữa những lớp dưới của di tích thành Kish. Lớp đất sét nầy dày 1 thước 60 phân, tỏ ra đã có nước lụt lớn lắm. Người ta thấy lớp đất sét do nước lụt làm lắng xuống ở ngay trên di tích của vách thành. Nó không chứa đồ vật bất cứ thuộc loại nào. Tấn sĩ Langdon bàn rằng có thể là nước lụt đã chép trong Kinh Thánh. Những di vật ở dưới lớp đất sét nầy bày tỏ một nền văn hóa khác hẳn. Trong số những di vật tìm thấy, có một chiếc xe ngựa bốn bánh, bánh xe làm bằng gỗ và đóng đinh đồng, cùng với các bộ xương của những thú vật kéo nó nằm giữa các càng xe. Xem sách "Field Museum Oxford University Expedition to Kish, " của Henry Field, quyển 28.
Bí Chú Khảo Cổ: Lớp do nước lụt làm lắng xuống tại Fara
Fara (Shuruppark, Sukkurru ), nơi cư trú của ông Nô-ê xứ Ba-by-lôn, giữa đường Ba-by-lôn và U-rơ. Ngày xưa ở trên bờ sông Ơ-phơ-rát; ngày nay ở cách 40 dặm về phía Đông. Đây là một nhóm gò nỗng thấp, bị cát của sa mạc dồi dập. Năm 1931, Tấn sĩ Eric Schmidt, nhơn viên Bảo tàng viện Đại học đường Pennsylvania, đã đào bới Fara. Ông tìm thấy di tích của ba đô thị: Đô thị ở trên hết, đồng thời với triều đại thứ 3 tại U-rơ; đô thị ở giữa là của dân Sumériens thượng cổ; còn đô thị ở dưới cùng thuộc về thời kỳ trước nạn nước lụt.
Lớp do nước lụt làm lắng xuống ở giữa đô thị chính giữa và đô thị dưới cùng. Đây là lớp bùn màu vàng, tức là cát trộn lẫn với đất sét; chắc chắn là phù sa do nước làm lắng xuống và đóng cứng lại. Không có di tích tỏ ra loài người đã cư trú. Dưới lớp do nước lụt làm lắng xuống còn có một lớp than và tro, những cái sót lại của một nền văn hóa đã biến ra màu sẫm, có lẽ là di tích của vách tường, đồ gốm tô màu, những bộ xương, ấn hình trụ, ấn dùng đóng dấu, nồi, chảo, bình, với một hình thái tỏ ra rằng dân chúng đã "vội vã dời khỏi nhà, bỏ lại hết tài sản." (Hãy xem "University Museum Journal, " tháng 9, 1931).
Cũng tại Ni-ni-ve nữa chăng? Trong tạp chí "Annals of Archaeology and Anthropology, " quyển XX, trang 134-35, ông Mallowan, quản đốc công cuộc đào bới của Anh quốc Bảo tàng viện tại Ni-ni-ve (1932-33), có mô tả việc đào một cái hầm tại Gò nỗng Lớn, từ đỉnh tới đất chưa khai phá chừng 81 thước tây. Ông tuyên bố rằng 63 thước trong số 81 thước đó gồm năm lớp cư trú tiền sử. Lại nữa, chừng nửa đường, giữa lớp thứ hai và lớp thứ ba tính từ dưới lên, có một lớp dày chừng 2 thước rưỡi, gồm những lớp bùn nhớt và cát sông liên tiếp nhau, có 13 ngấn đặc biệt. Theo ý kiến ông, nó tỏ ra đã có một loạt mùa mưa rất lớn. Đồ gốm ở dưới lớp ướt và đồ gốm ở trên lớp ướt khác nhau rõ rệt. Đó có phải là vật do Đại hồng thủy làm lắng xuống chăng?
"Dòng dõi của ba con trai của Nô-ê " (SaSt 10:1 đến 11:9)
Đây là tài liệu thứ năm trong số tài liệu hợp thành sách Sáng thế ký, có lẽ do Sem soạn thảo rồi trao cho Áp-ra-ham; Sem đã sống từ 98 năm trước nạn nước lụt tới 150 năm sau khi Áp-ra-ham sanh ra (11:10).
10:1-32-- Các dân tộc dòng dõi của Nô-ê
Gia quyến Nô-ê ra khỏi tàu trên núi A-ra-rát, gần thượng lưu sông Ơ-phơ-rát. Rồi dường như họ đã di cư xuống xa 500 dặm về phía Đông Nam, và định cư tại xứ Ba-by-lôn, là nơi họ cư trú trước nạn nước lụt. Rồi 100 năm sau, họ bị tan lạc vì cớ tiếng nói lộn xộn (10:25).
Bản đồ số 23 -- Nơi tàu Nô-ê tấp xuống
Dòng dõi của Gia-phết -- Các dân tộc ở phía Bắc (2-5)
Chi tộc Gia-phết đi về phía Bắc, định cư tại những miền chung quanh Hắc hải và biển Caspienne; họ trở thành tổ tiên các đại chủng tộc Caucasiennes ở Âu Châu và Á Châu. Người Hy-lạp có một truyền thoại rằng "lapetos " (Gia-phết?) là tổ tông loài người.
Dòng dõi của Cham -- Các dân tộc phía Nam (6-20)
Chi tộc Cham đi về phía Nam. Các tên chép đây dường như chỉ về nam bộ và trung bộ A-ra-bi, Ai-cập, bờ phía Đông của Địa Trung Hải, và miền duyên hải phía Đông Phi Châu. Ca-na-an, con trai của Cham, và dòng dõi người định cư tại xứ (họ lấy tên Ca-na-an đặt cho xứ nầy) sau nầy trở thành tổ quốc của dân Do-thái. Ai-cập vốn có tên là "Xứ của Cham". Có lẽ chính Cham đã dẫn đầu cuộc di cư qua Ai-cập. Tên "Khen," một vị thần Ai-cập, tương đương với chữ "Cham" trong tiếng Hê-bơ-rơ. Ai-cập cũng có tên là "Mizraim " (Mích-ra-im), tức là tên của con trai Cham. Nim-rốt là một người thuộc chi tộc Cham.
Dòng dõi của Sem -- Các dân tộc phía Trung (21-31)
Chi tộc Sem gồm người Do-thái, A-si-ri, Sy-ri, Ê-lam ở phần Bắc thung lũng sông Ơ-phơ-rát và phụ cận. "Giô-báp" ở câu 29 có lẽ là Gióp.
Nim-rốt (8-12)
Nim-rốt là vị lãnh tụ lừng danh nhứt trong khoảng 400 năm giữa nạn nước lụt và Áp-ra-ham. Ông là cháu nội của Cham (câu 8), và sanh ra ít lâu sau nạn nước lụt. Xét theo các tuổi ghi ở 11:10-16, thì có lẽ ông đã sống suốt cả thời kỳ nầy. Ông là một người rất mạo hiểm.
Ông nổi danh là "một tay thợ săn can đảm" (10:9); ấy có nghĩa là ông che chở nhơn dân trong một thời kỳ mà thú dữ luôn luôn gây mối đe dọa. Trên các ấn và di vật thượng cổ của xứ Ba-by-lôn thường có hình một vua đang chiến thắng con sư tử. Đó có thể là một truyền thoại về Nim-rốt.
Vì có dục vọng kiểm soát loài người mau gia tăng và lan tràn, nên Nim-rốt dường như đã làm thủ lãnh công cuộc xây tháp Ba-bên (10:10, 11:9). Sau khi tiếng nói bị lộn xộn và dân chúng bị tan lạc, thì Nim-rốt lại bắt tay xây cất Ba-by-lôn. Ông cũng xây cất ba đô thị tiếp cận nữa, là Ê-rết, A-cát, Ca-ne (câu 10), và củng cố các đô thị ấy thành một nước dưới quyền trị vì của mình. Các đô thị và vương quốc thời ấy rất nhỏ, nhưng đó là khởi điểm của đế quốc chủ nghĩa.
Từ lâu, Ba-by-lôn được gọi là "Xứ sở của Nim-rốt." Về sau, Nim-rốt được tôn làm thần của Ba-by-lôn, và tên ông giống như tên "Mê-rô-đác" (xem Gie Gr 50:2).
Nim-rốt còn có dục vọng kiểm soát chủng tộc ngày càng lan rộng, bèn đi thêm 300 dặm về phía Bắc, và lập thành Ni-ni-ve (dầu có một bản chép là Asshur ) cùng ba đô thị tiếp cận, là Rê-hô-bô-ti, Ca-lách, Rê-sen (SaSt 10:11, 12). Miền nầy là nước phía Bắc của Nim-rốt. Trải qua nhiều thế kỷ về sau, hai thành Ba-by-lôn và Ni-ni-ve nầy, do Nim-rốt sáng lập, là những đô thị lớn nhứt thế giới. Có người cho rằng Nim-rốt chính là Gilgamesh, vua thứ năm của triều đại Ê-rết.
Các bi văn chữ tiết hình bày tỏ rằng Ni-ni-ve đã bị Ba-by-lôn chiếm làm thuộc địa; đó là khảo cổ học đã xác nhận sách Sáng thế ký (10:11).
Bản đồ số 24 -- Căn nguyên của các dân tộc
Đoạn 11 -- Từ nước lụt tới Áp-ra-ham
Tháp Ba-bên và tiếng nói lộn xộn (1-9)
Tiếng nói lộn xộn xảy ra nhằm thế hệ thứ tư sau nạn nước lụt, vào khoảng Bê-léc sanh ra (10:25); vả, Bê-léc sanh ra 101 năm sau nạn nước lụt, và 326 năm trước khi Áp-ra-ham được Chúa kêu gọi (10-26). Ấy là cách Đức Chúa Trời làm tan lạc loài người ngõ hầu họ thi hành phận sự "làm cho đất phục tùng" (SaSt 1:28). Tiếng nói lộn xộn có thể giải thích một phần tại sao có nhiều thần và tại sao những người sống trước nạn nước lụt có nhiều tên khác nhau.
Công trình xây cất tháp Ba-bên đã bị tạm thời đình chỉ; nhưng chẳng bao lâu, những kẻ cứ ở xứ Ba-by-lôn đã xây cất nó lại, và tháp làm trung tâm để xấy cất thành Ba-by-lôn chung quanh. Tháp nầy làm kiểu mẫu để xây nhiều tháp tương tự trong những đô thị khác của xứ Ba-by-lôn, và có lẽ gợi hình cho các Kim-tự-tháp sau đó ít lâu đã bắt đầu mọc lên tại Ai-cập.
Bí Chú Khảo Cổ: Vị trí tháp Ba-bên
Theo truyền thoại, tháp Ba-bên ở tại Borsippa, cách trung tâm Ba-by-lôn 10 dặm về phía Tây nam. Huân tước Henry Rawlinson tìm thấy ở một góc nền nhà, trong thành Borsippa, một hình trụ có ghi như vầy: "Một vua thời xưa đã xây tháp Borsippa, cao tới gần 20 thước tây; nhưng ông không xây xong đỉnh tháp, và tháp đã đổ nát từ thời xưa. Người ta không cẩn thận giữ gìn cống nước của tháp nầy. Mưa và bão đã cuốn gạch đi, và ngói trên mái cũng bể. Vị thần oai mạnh Marduk đã thúc giục tôi xây tháp lại. Tôi không thay đổi vị trí hoặc tường nền của nó. Gặp lúc thuận tiện, tôi lại xây gạch, lợp mái ngói, và viết tên tôi trên hiên của tháp. Tôi xây lại y như bao nhiêu đời trước, và dựng vòm trên chót tháp giống như thời xưa." Đây có vẻ như một truyền thoại về tháp Ba-bên xây lở dở.
Các nhà khảo cổ thường nghĩ rằng có lý hơn là vị trí thật của tháp Ba-bên ở trung tâm thành Ba-by-lôn, và nó chính là di tích ở ngay phía Bắc miễu thờ Marduk. Ông G.Smith tìm thấy một tấm bảng ghi rằng: "Sự xây cất tháp trứ danh nầy làm mếch lòng các thần. Trong một đêm, các thần phá hủy công trình xây cất của họ. Các thần khiến họ tan lạc khắp nơi, và làm lộn xộn tiếng nói của họ. Các thần ngăn cản bước tiến của họ. Các thần khóc lóc thảm thiết vì cớ Ba-by-lôn." Đây dường như là một truyền thoại về tháp Ba-bên. Bây giờ là một hố rộng chừng 34 thước vuông, và người ta tới đó lấy gạch. Khi còn đứng vững, thì tháp gồm có nhiều từng chồng chất lên nhau, từng trên lại nhỏ hơn từng dưới, và trên đỉnh tháp là miễu thờ Marduk.
"Dòng dõi của Sem " (11:10-26)
A-đam 130 930 A-bác-sát, sanh sau nạn nước lụt 2 Sết 105 912 A-bác-sát 35 438 Ê-nót 90 905 Sê-lách 30 433 Kê-nan 70 910 Hê-be 34 464 Ma-ha-la-le 65 895 Bê-léc 30 239 Giê-rệt 162 962 Rê-hu 32 239 Hê-nóc 65 865 Sê-rúc 30 230 Mê-tu-sê-la 187 969 Na-cô 29 148 Lê-méc 182 777 Tha-rê 130 205 Nô-ê lúc nạn nước lụt xảy ra 600 950 Áp-ra-ham, vào xứ Ca-na-an 75 Cộng: 1656 Cộng: 427 Theo các con số trên đây, thì: Từ A-đam đến nạn nước lụt có 1656 năm; từ nạn nước lụt đến Áp-ra-ham có 427 năm. A-đam sống đồng thời với Mê-tu-sê-la 243 năm.
Mê-tu-sê-la sống đồng thời với Nô-ê 600 năm, và với Sem 98 năm.
Chỉ có 126 năm giữa lúc A-đam qua đời và lúc Nô-ê sanh ra.
Nô-ê còn sống 350 tuổi sau nạn nước lụt; ông qua đời 2 năm trước khi Áp-ra-ham sanh ra.
Sem sống từ 98 năm trước nạn nước lụt tới 502 năm sau nạn nước lụt.
Sem sống cho tới 75 năm sau khi Áp-ra-ham vào xứ Ca-na-an.
A-đam còn sống lúc cháu bảy đời của ông sanh ra.
Nô-ê sống tới đời thứ chín của dòng dõi mình.
Ở cột bên mặt, trừ ra Bê-léc và Na-cô, hết thảy còn sống lúc Áp-ra-ham sanh ra.
Trong thời trường thọ dường ấy, dân số tăng lên rất mau chóng.
Trước nạn nước lụt, người ta sống rất lâu. Từ đó trở đi, tuổi thọ lần lần giảm bớt.
"Dòng dõi của Tha-rê " (11:27 tới 25:11)
Đây là tài liệu thứ bảy trong số tài liệu hợp thành sách Sáng thế ký. Có lẽ truyện tích Áp-ra-ham đã do chính Áp-ra-ham và Y-sác chép.
* * *
11:1-32 Từ nạn nước lụt tới Áp-ra-ham
Thời kỳ nầy trong lịch sử xứ Ba-by-lôn
Sau khi ghi tên 10 vua trị vì trước nạn nước lụt, các bi văn của xứ Ba-by-lôn thời cổ còn thêm rằng: "Bấy giờ nước lụt hủy phá mặt đất."
Rồi có ghi tên 100 vua của 20 đô thị, hoặc triều đại khác nhau, trị vì suốt thời kỳ giữa nạn nước lụt và Hammurabi, là kẻ đồng thời với Áp-ra-ham.
Về phần đầu của thời kỳ nầy, trên các tấm bản thình lình rút ngắn thời hạn của các đời trị vì, rút từ các con số lớn lao quá xuống các con số vừa phải. Như vậy là đánh dấu con đường phân chia giữa "lịch sử" (tức là những bản ghi chép các biến cố đương thời nay) và "tiền sử" (tức là những bản ghi chép các biến cố thời xưa, căn cứ vào khẩu truyền, hoặc dịch từ chữ tượng hình thượng cổ ra chữ tiết hình; và khi ấy người ta không đoán được chữ tượng hình, hay là đã đọc sai).
Những nước gồm một đô thị
Lúc mở đầu lịch sử, có những khu định cư tại Kish, Lagash, Ê-rết, U-rơ, Eridu, Nippur, A-cát, Ba-by-lôn, Larsa, Fara, và nhiều chỗ khác. Có những đô thị nhỏ chung quanh có vách lũy, mỗi đô thị ở dưới quyền cai trị của một vua, hoặc một người vừa làm vua, vừa làm thầy tế lễ. Các vua nầy xung đột với nhau luôn. Thường khi một đô thị kiểm soát được nhiều đô thị khác, và như vậy, tạo thành một tiểu đế quốc. Nền thống trị nầy kéo dài một thời gian, rồi tan rã, hoặc chuyển qua một hoặc nhiều đô thị khác. Các vua nầy ghi chép các chiến công của mình trên những tấm bảng đất sét, và mấy năm gần đây, người ta đã đào bới được cả ngàn tấm bảng như vậy. Tuy nhiên, các tấm bảng không chỉ tỏ các đô thị triều đại nầy đồng thời với nhau, hoặc kế tiếp nhau tới mực nào. Vậy, niên biểu của thời kỳ nầy rất không xác thực.
Sau đây có kê khai những triều đại chánh yếu đã cai trị xứ Ba-by-lôn giữa nạn nước lụt và thời Áp-ra-ham, y theo các tấm bảng ấy. Hãy chú ý: Những trung tâm cư dân nầy vẫn còn tập hợp chung quanh Eridu, là vườn Ê-đen theo truyền thoại, và chung quanh Fara, là nơi cư trú của Nô-ê theo truyền thoại.
Bản đồ số 25
Triều đại Kish
Các tấm bảng gọi triều đại nầy là triều đại thứ nhứt sau nạn nước lụt. Kish là một vùng ngoại ô của Ba-by-lôn, gần vị trí của tháp Ba-bên. Ba-by-lôn là đô thị tối cổ, rộng lớn, có từ trước nạn nước lụt, và là thủ đô chính của xứ Ba-by-lôn trong thời kỳ theo sau nạn nước lụt. Chính tại đây mà Tấn sĩ Langdon đã tìm được di tích của lớp do nước lụt làm lắng xuống.
Triều đại Lagash
Lagash là thủ đô nước thứ nhứt của người Sumériens, hoặc dòng dõi Cham, sau nạn nước lụt, ở nam bộ xứ Ba-by-lôn, cũng như Kish là thủ đô của nước Sémitique (dòng dõi của Sem) thứ nhứt ở bắc bộ xứ Ba-by-lôn; hai thủ đô nầy cách nhau chừng 100 dặm. Eannatum, một vua của Lagash, đã trị phục được toàn xứ Ba-by-lôn, và chánh quyền của ông lan rộng tới người Ê-lam ở vùng cao nguyên phía Đông. Lagash là một trung tâm thơ viện, do Sarzec đào bới năm 1877-1901.
Triều đại Ê-rết
Ê-rết cũng gọi là Uruk, hoặc Warka, một trong những đô thị do Nim-rốt xây cất, chỉ cách vườn Ê-đen theo truyền thoại có 50 dặm. Một vua của Ê-rết tên là Gilgamesh. Một vua khác tên là Lugalziggissi, là vua đầu tiên tiến tới Địa Trung Hải từ nhiều thế hệ trước khi Áp-ra-ham ra đi theo tiếng Đức Chúa Trời kêu gọi. Vua nầy tự xưng là "chúa của thế giới." Ê-rết do Roldewey đào bới năm 1913, lại do Noldeke và Jordan đào bới năm 1928-33. Họ nhận thấy Ê-rết là một trong những đô thị cổ nhứt, có 18 lớp tiền sử đặc biệt. Ê-rết là trung tâm thờ lạy thần Ishtar, và trong cuộc thờ lạy nầy, người ta bắt buộc phải phạm tội gian dâm.
Triều đại A-cát
A-cát, cũng gọi là Sippar, là một đô thị khác do Nim-rốt xây cất, và cũng là một trung tâm thơ viện. A-cát cách Fara, nơi cư trú của Nô-ê theo truyền thoại, chừng 100 dặm về phía tây bắc. Tại đây đã phát xuất SARGON đệ nhứt, là một chiến sĩ lừng danh trước thời Áp-ra-ham; ông cai trị từ xứ Ê-lam đến núi Si-na-i, và tự xưng là "vua của bốn phương thế giới." Ông là một nhà đại chinh phục, đại kiến thiết, và đã phát triển văn học. Ông sáng lập một thơ viện đồ sộ. Người ta tưởng rằng ông gần đồng thời với Chéops, là người xây cất Kim tự tháp Lớn ở Ai-cập.
Các triều đại U-rơ
U-rơ chỉ cách Eridu, vườn Ê-đen theo truyền thoại, có 12 dặm. Sau nạn nước lụt, thành U-rơ đã bị các đô thị tiếp cận cướp phá ít lâu. Nhưng đương thời Áp-ra-ham, U-rơ đã trở thành đô thị quan trọng bậc nhứt thế giới. Dưới đời trị vì của hai vua danh tiếng hơn hết, là Ur-engur và Dungi, U-rơ đã thống trị từ vịnh Ba-tư tới Địa Trung Hải.
Triều đại Ba-by-lôn
Vào khoảng Áp-ra-ham di cư qua xứ Ca-na-an (2000 năm T.C), thành Ba-by-lôn, dưới sự trì vì của Hammurabi, đã chiếm được ngôi bá chủ. Hammurabi, một chiến sĩ lừng danh, đã xây nhiều miễu thờ, đào nhiều con kinh, và soạn thảo một bộ luật. Người ta thường cho ông là một với Am-ra-phên ở 14:1.
* * *
11:1-32 -- Từ nạn nước lụt tới Áp-ra-ham
Thời kỳ nầy trong lịch sử Ba-by-lôn
Những cuộc đào bới tại U-rơ, quê hương của Áp-ra-ham
U-rơ, cũng gọi là Mugheir và Mugayyar, xưa kia là một hải cảng trên vịnh Ba-tư, ở cửa sông Ơ-phơ-rát, cách xa Eridu, vị trí của vườn Ê-đen theo truyền thoại, 12 dặm. Đây là một đô thị trước nạn nước lụt, bị nước lụt phá hủy, rồi được xây cất lại. Ngay trước thời Áp-ra-ham, U-rơ là đô thị tráng lệ nhứt thế giới, là một trung tâm chế tạo, nông nghiệp và hàng hải trong một xứ phì nhiêu và giàu có lạ lùng. Những thương đội đi ra bốn phương, tới các xứ xa xôi, những chiếc tàu đi từ các bến của U-rơ dọc theo vịnh Ba-tư, chở rất nhiều đồng và đá cứng. Đoạn, vào khoảng thời Áp-ra-ham, U-rơ bị thành Ba-by-lôn làm cho lu mờ, nhưng vẫn còn là một đô thị quan trọng cho tới thời đế quốc Ba-tư. Vào khoảng nầy, vịnh Ba-tư đã lùi ra phía biển, và sông Ơ-phơ-rát đổi đường, chảy 10 dặm về phía đông; còn thành U-rơ bị bỏ hoang vu và bị chôn vùi bởi những trận bão cát của sa mạc.
Các di tích của U-rơ. -- Có một số đô thị chồng chất lên nhau, và đô thị của Áp-ra-ham ở gần dưới cùng. Những đô thị nầy gồm một gò nỗng cao, chung quanh có những gò nỗng phụ thuộc thấp hơn, chiếm một khoảng dài chừng 2 dặm từ Tây-bắc tới Đông-nam, và rộng chừng nửa dặm. Trên khoảng dài 2 dặm rưỡi, người ta đã dò thấy di tích của bức vách bao quanh thành, dày chừng 23 thước tây và cao chừng 26 thước tây. Khu thánh địa, gồm những miễu thờ và cung điện, có bức vách bên trong bao quanh, dài chừng 130 thước tây, và rộng chừng 65 thước tây.
Bảo tàng viện Đại học đường Pennsylvania và Anh quốc Bảo tàng viện đã cử một phái đoàn hỗn hợp dưới quyền điều khiển của C.L. Woolley, đi làm việc suốt 12 mùa (1922-1934), mỗi mùa gồm 4 hoặc 5 tháng tiết đông. Với 200 công nhân làm việc mỗi mùa, phái đoàn đã hoàn toàn khám phá các bí mật của những di tích nầy.
Ziggurat, hoặc Miễu Tháp, làm theo kiểu mẫu tháp Ba-bên, hiện nay là gò nỗng cao nhứt; và đương thời Áp-ra-ham, nó là công trình kiến trúc dễ nhận thấy nhứt trong đô thị. Nó đã được Nabonidus xây cất lại vào thế kỷ thứ 6 T.C., trên đi tích của miễu thờ đương thời Áp-ra-ham; còn chính miễu thờ nầy cũng đã được xây cất lại trên nền (nay vẫn còn) của một miễu thờ khác xây từ thời tiền sử.
Theo như Áp-ra-ham được thấy, tháp nầy hình vuông, có hiên, và xây bằng gạch vững chắc; các hiên kế tiếp nhau có trồng cây lớn và cây nhỏ; trên đỉnh tháp có miễu thờ thần Mặt Trăng.
Các miễu thờ: Hai miễu thờ lớn nhứt là miễu thờ Nannar; nam thần Mặt Trăng và miễu thờ Ningal, nữ thần Mặt Trăng; hai nữ thần nầy nổi tiếng đương thời Áp-ra- ham; có rất nhiều bàn thờ, phòng nhỏ, nơi ở của các nam tế sư, nữ tế sư và tôi tớ. Đó là các thần mà thân phụ Áp-ra-ham đã thờ lạy.
Các lăng tẩm: Lạ lùng hơn hết là đã khám phá được những bửu vật vô giá trong lăng tẩm của hoàng hậu Shubad Mes-kalam-dug và một vua vô danh, ở từng dưới của một nghĩa địa, thuộc về khoảng giữa thời Áp-ra-ham và nạn nước lụt. Cùng với hài cốt hoàng hậu nầy, còn tìm thấy một vương miện bằng vàng, một khăn trùm đầu, rất nhiều ngọc, vòng đeo cổ và đồ nữ trang bằng vàng, bạc, bửu thạch, tách, dĩa, hộp đựng đồ trang điểm, chén đựng thuốc vẽ mặt, và một đờn thụ cầm bằng vàng. Cũng có hài cốt của 40 cung nữ đã bị chôn chung với hoàng hậu, cùng vô số dụng cụ bằng đồng, thau, đá và đá lửa, để hầu hạ hoàng hậu trong đời sau; có di tích của một chiếc xe ngựa cùng với hài cốt những con vật đã kéo nó. Ngày nay ta có thể xem thấy mọi vật nầy tại Bảo tàng viện Đại học đường Philadelphia. Nó chứng minh một mức kỹ xảo rất cao trong thời thượng cổ đó, và tỏ ra lúc ấy họ đã dâng mạng người làm tế lễ và tin có đời sau.
Một khu nhà ở đương thời Áp-ra-ham cũng đã tìm thấy: nào nhà ở, tiệm buôn, trường học, miễu thờ, và cả ngàn tấm bảng, giấy tờ buôn bán, giao kèo, biên lai, bài hát, lễ thức, vân vân. Ngày nay ta có thể thấy chính các đường phố mà Áp-ra-ham đã đi. Nhà xây bằng gạch, có hai từng, ngang với mặt đường, và bên trong có sân.
* * *
11:1-32-- Từ nạn nước lụt tới Áp-ra-ham
Thời kỳ nầy trong lịch sử Ai-cập
Dầu truyện tích Kinh Thánh bắt đầu tại xứ Ba-by-lôn, nhưng chẳng bao lâu nó đã chuyển qua Ai-cập; và từ đó về sau, Ai-cập hiện ra trong Cựu Ước.
Sau nạn nước lụt ít lâu, nước Ai-cập được sáng lập bởi Mích-ra-im, con trai của Cham. Nó được gọi là "xứ của Cham."
Dầu nền văn minh được mở mang tại xứ Ba-by-lôn, dưới đời trị vì của Nim-rốt, Sargon và Hammurabi, nhưng nó đã tấn triển mau lẹ hơn tại Ai-cập, dưới 12 triều đại đầu tiên, bao gồm thời kỳ giữa nạn nước lụt và Áp-ra-ham.
Triều đại thứ 1 Menes Nim-rốt (?) Triều đại thứ 2 Triều đại thứ 3 Triều đại thứ 4 Kim tự tháp Sargon (?) Triều đại thứ 5 Triều đại thứ 6 Triều đại thứ 7 Triều đại thứ 8 Triều đại thứ 9 Triều đại thứ 10 Triều đại thứ 11 Triều đại thứ 12 2000 T.C. Áp-ra-ham Triều đại thứ 13 Triều đại thứ 14 Triều đại thứ 15 Triều đại thứ 16 1800 T.C. Giô-sép (?)
Triều đại thứ 19 1340-1200
Triều đại thứ 22 950-750
Triều đại thứ 25 712-663
Thoạt tiên, Ai-cập gồm một số nhóm gia tộc, hoặc bộ lạc nhỏ, mỗi nhóm gọi là một "nước." Họ có thời kỳ "tiền sử," nghĩa là một thời kỳ trước khi ghi chép những biến cố thời nay, duy có những thần, á thần và vua sống lâu trong thời nguyên thủy. Họ biết dùng vàng, bạc, đồng, chì và đá lửa. Họ có chữ viết và biết đóng tàu.
Ba thời kỳ trọng đại của lịch sử Ai-cập là:
Nước thời cổ: Triều đại thứ 3 tới triều đại thứ 6. Kỷ nguyên xây cất Kim tự tháp. Theo nhiều ý kiến khác nhau, các triều đại nầy ở vào những khoảng giữa 4000 năm T.C. tới 2000 năm T.C.; nhưng thường thì cho là vào khoảng 2700 năm T.C..
Nước khoảng giữa: Triều đại thứ 11 và 12. Kỷ nguyên đào kinh. Đây là một thời kỳ rất thạnh vượng. Khoảng 2000 năm T.C. Thời Áp-ra-ham.
Thời kỳ đế quốc: Triều đại 18 và 19. 1600-1200 T.C. Đế quốc thứ nhứt cầm quyền cả thế giới mà người ta biết hồi đó. Cai trị từ xứ Ê-thi-ô-bi đến sông Ơ-phơ-rát. Đây là thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên kiều ngụ tại Ai-cập.
Niên biểu Ai-cập đã được thành lập khá đúng từ năm 1600 T.C.; nhưng trước đó, thì rất mơ hồ. Vậy, các nhà Ai-cập-học chỉ định khác nhau về niên hiệu của Menes, vua thứ nhứt của thời kỳ lịch sử, như sau nầy: Petrie, 5500 T.C.; Mariette, 5000; Brugsch, 4500; Chabas, 4000; Lepsius, 3900; Bunsen 3600; Hall, 3500; Breasted 3400; Barton 3400; Meyer 3300; Scharff, 3000; Poole 2700; G. Rawlinson 2450; Wilkinson 2320; Sharpe 2000. Như vậy, ta có thể thấy rằng Petrie và Breasted, là hai nhà Ai-cập-học trứ danh nhứt, sai biệt nhau tới hơn 2000 năm đối với khởi điểm của lịch sử Ai-cập. Hai ông nầy cũng sai biệt nhau cả ngàn năm về niên hiệu của các Kim tự tháp, và 700 năm về thời kỳ các Hyksos (dòng vua trị vì đương thời dân Do-thái kiều ngụ tại Ai-cập). Ngày nay người ta có khuynh hướng hạ thấp các niên hiệu trong niên biểu Ai-cập và Ba-by-lôn, cho rằng Kim tự tháp Lớn được xây cất khoảng 2400 hoặc 2500 năm T.C.
Niên biểu của Kinh Thánh và niên biểu của Ai-cập. -- Người Ai-cập có truyền thuyết rằng nạn nước lụt xảy ra trong thời tiền sử. Nền văn minh Kim tự tháp phát triển sau nạn nước lụt. Phải có đủ thì giờ cho gia quyến Nô-ê sanh con đẻ cháu rất đông đúc. Kinh Thánh dường như đặt nạn nước lụt vào khoảng 2400 T.C.; còn các nhà Ai-cập-học tính đổ đồng rằng thời kỳ lịch sử Ai-cập bắt đầu khoảng 3000 năm T.C. (xem ở trên); như vậy là đặt ở 600 năm trước nạn nước lụt những biến cố đáng phải xảy ra lâu lắm sau nạn nước lụt. Đó dường như là một mâu thuẩn giữa niên biểu Ai-cập và niên biểu Kinh Thánh. Nhưng dựa vào đoạn luận về niên biểu Ai-cập trên đây, ta có thể nhận xét rằng một vài nhà Ai-cập học đem khởi điểm của thời kỳ lịch sử Ai-cập xuống sau 2400 năm T.C.; và ta phải nhớ rằng bản Septante và bản Ngũ kinh Sa-ma-ri đẩy niên hiệu Kinh Thánh cho nạn nước lụt lui về 3000 T.C. (xem dưới mục "Niên biểu Cựu Ước"). Như vậy, chỉ có vài hệ thống niên biểu Ai-cập mâu thuẩn với vài hệ thống niên biểu Kinh Thánh; còn những niên biểu khác thì phù hợp hoàn toàn.
* * *
Từ nạn nước lụt tới Áp-ra-ham
Thời kỳ nầy trong lịch sử Ai-cập
Thời đại thứ nhứt. -- Menes (Mena ), vua lịch sử thứ nhứt, củng cố nhiều bộ lạc khác nhau, và thống nhứt Thượng-Ai-cập với Hạ-Ai-cập. Ông chiếm cứ vùng Si-na-i và khai thác các mỏ lam ngọc ở đó. Một vài nhà học giả cho rằng ông là một với Mích-ra-im, con trai của Cham. Có lẽ ông gần đồng thời với Nim-rốt; đang khi Nim-rốt đặt nền tảng của đế quốc chủ nghĩa giữa các tiểu bang của xứ Ba-by-lôn, thì Menes cũng làm việc ấy tại Ai-cập. Người ta tìm thấy phần mộ ông tại Abydos, và trong đó có một cái bình tráng men xanh lá cây có khắc tên ông. Triều đại nầy có 9 vua.
Triều đại thứ hai. -- 9 vua. Những tên Sémitique chỉ tỏ cuộc giao dịch với Ba-by-lôn. Khai thác các mỏ ở vùng Si-na-i.
Triều đại thứ ba. -- 5 vua. Tiếp tục khai mỏ ở vùng Si-na-i. Đóng tàu dài chừng 48 thước để buôn bán tại vùng Địa trung hải; tổ chức hàng hải tới xứ Li-ban. Bắt đầu kỷ nguyên Kim tự tháp. Zozer xây cất "Kim tự tháp có bậc" tại Sakkarah, cách thành Mem-phi (xem Ô-sê 9:6;) 2 dặm về phía Tây, có 6 từng có sân thụt vô trong, gần giống như các miễu tháp của xứ Ba-by-lôn vậy. Sau đó, Snefru (Seneferu ) bắt chước Zozer, nhưng lấp kín các từng có sân thụt vô, làm thành các sườn phẳng phiu. Đó thật là Kim tự tháp đầu tiên, tại Meydum, gần Sakkarah.
Triều đại thứ tư. -- 7 vua. Tuyệt điểm của kỷ nguyên Kim tự tháp. Xây cất 3 Kim tự tháp của Chéops (Khufu ), Khafre (Cephren ), Menkure (Menkaura ) tại Gizeh, cách kinh thành Le Caire 8 dặm về phía Tây. Lớn nhứt là Kim tự tháp của Chéops, một trong những vua hùng mạnh nhứt của Ai-cập. Rồi tới Kim tự tháp của Khafre, có khắc tượng nhân sư (sphinx ) mà mặt là chính mặt ông. Còn trong Kim tự tháp của Menkure thì người ta tìm thấy chính xác ướp của ông.
Triều đại thứ năm. -- 9 vua. Tiếp tục khai mỏ ở vùng Si-na-i. Cử các phái đoàn thương mại vượt Địa trung hải, tới các xứ Phê-ni-xi, Sy-ri và Ô-phia (IVua 1V 9:28).
Người Ai-cập rất mạnh tin có đời sau. Ở vườn phía Tây Kim tự tháp của hoàng hậu Khent-Kawes, thuộc triều đại thứ 5, người ta đã thấy một chiếc tàu dài chừng 36 thước, ngang chừng 5 thước, mà bà đã cho khắc sâu vào đá để chở linh hồn bà qua thế giới bên kia. Lăng tẩm của các Pha-ra-ôn (vua Ai-cập) chứa nhiều vật báu của thế giới nầy mà họ tưởng có thể đem theo qua thế giới bên kia.
Triều đại thứ sáu. -- 6 vua. Nước thời cổ chấm dứt. Pepi đệ nhị, vua thứ năm, trị vì 90 năm; đó là đời trị vì lâu dài nhứt trong lịch sử.
Các triều đại thứ bảy, tám, chín, mười. -- 20 vua. Thời kỳ phân tán; nhiều nước giao tranh với nhau.
Triều đại thứ mười một. -- 7 vua. Khởi đầu nước hùng mạnh ở khoảng giữa; nước nầy tồn tại suốt triều đại thứ 12.
Triều đại thứ mười hai. -- 8 vua. Amenembet đệ tam xây cất miễu thờ Serabit tại vùng Si-na-i; tại đây, Petrie mới tìm thấy lối viết có chữ cái cổ nhứt thế giới. Có nhiều cuộc giao dịch với xứ Sy-ri. Đào một con kinh từ sông Ni-lơ tới Hồng hải. Senusert đệ nhứt xây tháp hình chóp (obélisque ) tại thành Ôn (SaSt 41:45), đến nay vẫn còn. Người ta thường nghĩ rằng Senusert đệ nhị chính là Pha-ra-ôn khi Áp-ra-ham ghé thăm Ai-cập.
Các kim tự tháp Ai-cập không giống những miễu tháp Ba-by-lôn, vì trên chót những miễu tháp nầy có xây nơi thờ lạy các thần; còn Kim tự tháp chỉ là mộ phần cốt để vĩnh cửu hóa vinh quang của các Pha-ra-ôn đã xây cất nó. Sự ham mê Kim tự tháp bắt đầu từ triều đại thứ nhứt, và tới triều đại thứ tư thì lên đến cực độ.
Kim tự tháp lớn của Chéops. -- Đây là công trình kiến trúc vĩ đại nhứt của các thời đại. Chiếm một khoảng hơn 5 mẫu tây và cao chừng 155 thước tây (nay còn chừng 145 thước). Tính phỏng để xây cất nó, phải dùng 2.300.000 phiến đá, mỗi phiến dày đổ đồng gần 1 thước tây và cân nặng đổ đồng 2 tấn rưỡi. Xây bằng nhiều lớp phiến đá vôi đẽo sơ sài, ngoài cùng là lớp phiến đá hoa cương chạm trổ tuyệt xảo và ráp nhau rất khít. Những phiến đá của lớp ngoài cùng nầy đã bị bóc và đem dùng xây cất kinh thành Le Caire. Giữa sườn phía Bắc có một lối đi rộng gần 1 thước tây, cao chừng 1 thước 25, dẫn vào một phòng đục trong đá nguyên khối, ở dưới mặt đất chừng 33 thước tây và cách đỉnh Kim tự tháp gần 200 thước tây. Giữa phòng nầy và đỉnh Kim tự tháp lại có hai phòng khác, có nhiều tranh vẽ và tượng chạm mô tả chiến công của vua nầy. Xác ướp của Chéops không có ở đó.
Xây cất thể nào? -- Người ta dùng dụng cụ bằng đá và bằng đồng mà lấy đá từ một hầm đá cách xa 12 dặm về phía Đông, thả trôi qua sông Ni-lơ trong mùa lụt, rồi có những đoàn người vô tận dùng dây kéo trên con đường rất dài thoai thoải mà họ đã đắp cho công cuộc xây cất nầy. Họ dùng những cái nêm có đáy như cái nôi mà kéo đá lên và đưa tới đúng chỗ; những cái nêm nầy liên tiếp đưa qua một phía gióng, rồi lại qua phía kia. Tính ra phải có 10 vạn người làm việc luôn 10 năm để đắp xong đường đất trên đây, rồi phải mất 20 năm nữa mới xây xong chính Kim tự tháp. Hết thảy là lao công cưỡng bách, giai cấp thợ thuyền và tôi mọi bị kéo đi làm việc, dưới cái roi da tàn nhẫn, không chút thương xót của bọn đốc công.
Tánh cách quan trọng. -- Điểm kỳ lạ của các Kim tự tháp là nó được xây cất ngay lúc khởi đầu lịch sử. Huân tước Flinders Petrie gọi Kim tự tháp của Chéops là "công trình kiến trúc lớn lao nhứt và tính đúng nhứt mà thế giới từng mục kích." Bách khoa Từ điển Brilannica luận rằng: "Sức óc mà Kim tự tháp chứng minh thật lớn bằng sức óc của bất cứ người nào ngày nay."
Đoạn 12 -- Sự kêu gọi Áp-ra-ham
Đây bắt đầu truyện tích Sự Cứu Chuộc. Trong vườn Ê-đen, đã ngụ ý đến chuyện tích nầy. 2000 năm sau khi loài người được dựng nên và sa ngã, 400 năm sau nạn nước lụt, bây giờ, giữa một thế giới sa xuống vòng thờ lạy hình tượng và gian ác, Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham để ông trở nên nhà sáng lập một phong trào có mục đích Đòi Lại và C­ứu Chuộc loài người.
Trong thời đại tiền phong của địa cầu nầy, đang khi các dân tộc vẫn chưa vượt qua mức tổ chức bộ lạc và đang tìm kiếm cùng định cư trên những đất đai tốt hơn, thì Áp-ra-ham, một người công bình, tin thờ Đức Chúa Trời, chớ chẳng thờ lạy hình tượng, một trong số ít người còn cố giữ cổ phong của độc thần chủ nghĩa từ lúc thái sơ, đã được Đức Chúa Trời hứa với dòng dõi mình rằng:
1. Chúng sẽ thừa hưởng xứ Ca-na-an.
2. Chúng sẽ trở nên một dân tộc hùng mạnh.
3. Và nhờ chúng, mọi nước sẽ được phước.
Lời hứa nầy (SaSt 12:2, 3, 22:18) là ý tưởng căn bản mà cả Kinh Thánh là một bài giảng luận rộng ra. Trước hết, Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham tại U-rơ (Cong Cv 7:2-4, SaSt 11:31). Ngài lại kêu gọi ông nữa tại Cha-ran (12:1-4), tại Si-chem (12:7), tại Bê-tên (13:14-17), và hai lần tại Hếp-rôn (15:5, 18, 17:1-8). Lời hứa được lặp lại cho Y-sác (26:3, 4) và Gia-cốp (28:13, 14, 35:11, 12, 46:3, 4).
Áp-ra-ham
Căn cứ vào 11:26, 32, 12:4 và Cong Cv 7:2, 4, thì dường như Áp-ra-ham sanh ra lúc thân phụ của ông đã 130 tuổi, và ông chẳng phải là con đầu lòng theo như SaSt 11:26 đã ngụ ý. Áp-ra-ham được 75 tuổi khi vào xứ Ca- na-an; chừng 80 tuổi thì ông giải cứu Lót và gặp Mên-chi-xê-đéc; 86 tuổi khi Ích-ma-ên sanh ra; 99 tuổi khi Sô-đôm bị hủy diệt; 100 tuổi khi Y-sác ra đời; 137 tuổi khi Sa-ra qua đời; 160 tuổi khi Gia-cốp sanh ra. Ông qua đời năm 175 tuổi, tức là 115 năm trước khi Gia-cốp di cư xuống Ai-cập.
Phát triển sự thờ lạy hình tượng
Áp-ra-ham chẳng phải người thờ lạy hình tượng, nhưng ông sống trong một thế giới thờ lạy hình tượng. Lúc ban đầu, loài người chỉ có một Đức Chúa Trời; và trong vườn Ê-đen, họ được thông công khá thân mật với Ngài. Nhưng khi họ phạm tội và bị xua đuổi, thì mất sự hiểu biết nguyên thủy về Đức Chúa Trời; đang khi rờ rẫm trong bóng tối để tìm phương giải quyết những bí mật của đời sống, họ bèn quay ra thờ lạy các sức mạnh thiên nhiên mà họ cho là nguồn sự sống. Vì tánh giao là phương pháp do đó có sự sống, nên nó đóng một vai rất quan trọng trong tôn giáo thượng cổ xứ Ba-by-lôn. Các bi văn chữ tiết hình bày tỏ rằng một phần lớn lễ thức mô tả tánh giao giữa các nam thần và nữ thần do đó (theo như họ nghĩ) mà có muôn vật. Rồi mặt trời, mưa và nhiều sức mạnh thiên nhiên khác cũng được thần thánh hóa, vì sự sống của thế giới tùy thuộc vào chúng. Các vua vì có quyền hành nên cũng được tôn làm thần. Nhiều đô thị và nhiều nước tôn kẻ sáng lập làm thượng đẳng thần: tỉ như Asshur, tổ phụ người A-si-ri , đã trở nên thượng đẳng thần của họ; và Marduk (Nim-rốt), người sáng lập Ba-by-lôn, đã trở nên thượng đẳng thần của thành ấy. Để cho các thần được thực hữu hơn, họ đã làm tượng để hình dung chúng; rồi chính tượng lại được thờ lạy như là thần. Vậy, loài người đã từ chủ nghĩa độc thần nguyên thủy đâm nhào xuống vực sâu của chủ nghĩa đa thần với vô số hình tượng; một vài sự thờ lạy nầy, trong lúc thực hành, thật là hư hoại và ghê gớm khôn tả xiết.
Sự thờ lạy hình tượng đương thời Áp-ra-ham
Thành U-rơ thuộc xứ Ba-by-lôn, và người Ba-by-lôn có nhiều nam thần, nữ thần. Họ thờ lửa, mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, và nhiều sức mạnh thiên nhiên khác nữa. Nim-rốt, người tự tôn lên nghịch cùng Đức Chúa Trời bằng cách xây tháp Ba-bên, từ đó về sau đã được nhìn nhận là thượng đẳng thần của xứ Ba-by-lôn. Người ta thường gọi tên ông là Marduk; về sau, họ cho ông là một với Bel. Shamash, là tên của thần Mặt Trời. Sin, nam thần Mặt Trăng, là thượng đẳng thần của thành U-rơ, quê hương Áp-ra-ham. Vợ của Sin tên là Ningal, nữ thần Mặt Trăng của thành U-rơ. Nó có nhiều tên và được thờ lạy khắp các đô thị như là Mẫu Thần. Nó cũng có tên là Nina, do đó mà đặt tên thành Ni-ni-ve. Trong xứ Ba-by-lôn người ta thường gọi nó là Ishtar. Nó là tình dục được thần thánh hóa, và sự thờ lạy nó đòi hỏi phải phóng túng theo tình dục. Sự gian dâm "thánh" tại miễu thờ nó là một phong tục phổ thông giữa vòng phụ nữ xứ Ba-by-lôn. Trong các miễu thờ nó có những phòng trang biện lịch sự, tại đó nữ tế sư tiếp đờn ông tới thờ lạy bằng nhiều nghi lễ nhơ nhuốc. Ngoài người nữ tế sư mãi dâm đó, mỗi thiếu nữ, thiếu phụ, hoặc quả phụ đều phải hành dâm trong các nghi lễ ấy rất ít là một lần trong đời mình.
Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời độc nhứt vô nhị
Đồng bào của Áp-ra-ham là kẻ thờ lạy hình tượng. Thân phụ ông cũng thờ lạy hình tượng (Gios Gs 24:2). Có truyện truyền khẩu rằng lúc còn thơ ấu, ông đã bị bắt bớ vì không chịu thờ lạy hình tượng. Áp-ra-ham làm thể nào mà biết được Đức Chúa Trời? Chắc là nhờ Đức Chúa Trời trực tiếp khải thị. Hơn nữa, căn cứ vào những con số ở đoạn 5 và đoạn 11, ta thấy Nô-ê còn sống lúc Áp-ra-ham sanh ra, Mê-tu-sê-la sống đồng thời với Nô-ê 600 năm, và A-đam sống đồng thời với Mê-tu-sê-la 243 năm. Vậy, Áp-ra-ham có thể được Sem trực tiếp dạy cho biết truyện tích nước lụt do Nô-ê kể, và truyện tích A-đam cùng vườn Ê-đen do Mê-tu-sê-la kể.
Áp-ra-ham vào xứ Ca-na-an (SaSt 12:4-9)
Nơi Áp-ra-ham dừng lại đầu tiên là Cha-ran, cách U-rơ chừng 600 dặm về phía Tây bắc, và cách xứ Ca-na-an 400 dặm về phía Đông bắc. Ông đã từ U-rơ ra đi, tìm một xứ tại đó có thể gây dựng một dân tộc thoát khỏi sự thờ lạy hình tượng, mặc dầu ông chẳng biết mình đi đâu (HeDt 11:8). Nhưng thời ấy Cha-ran đã là một miền rất đông dân, có đường đi Ba-by-lôn, A-si-ri, Sy-ri, Tiểu Á tế á và Ai-cập; các thương đội và quân đội luôn luôn trải qua những con đường nầy. Nhơn dân thờ lạy hình tượng; họ cũng thờ thần Mặt Trăng của thành U-rơ. Vậy, sau khi cha, là Tha-rê, qua đời, thì Áp-ra-ham, do sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, lại tiến bước đi tìm một xứ dân thưa thớt hơn.
Si-chem, nơi Áp-ra-ham dừng lại đầu tiên trên đất Ca-na-an, ở chính giữa xứ, và nằm trong một thung lũng đẹp tuyệt, giữa núi Ê-banh và núi Ga-ri-xim. Tại đây, Áp-ra-ham dựng một bàn thờ cho Đức Chúa Trời, nhưng chẳng bao lâu, ông lại tiến xuống phía Nam để thám hiểm xứ nầy nhiều hơn nữa.
Rồi ông dựng lại tại Bê-tên, cách Si-chem 20 dặm về phía Nam, và cách Giê-ru-sa- lem 10 dặm về phía Bắc. Đây là một trong những chỗ cao nhứt của xứ Ca-na-an, bốn phía có phong cảnh đẹp đẽ. Có lẽ Áp-ra-ham đi dọc theo đỉnh dãy núi, vì thung lũng sông Giô-đanh ở phía Đông và đồng bằng mé biển ở phía tây đã có khá đông người ở. Tại Bê-tên, ông cũng dựng một bàn thờ, y như ông đã dựng tại Si-chem và về sau dựng tại Hếp-rôn, chẳng những để nhìn nhận Đức Chúa Trời, song cũng để tuyên bố đức tin của mình với dân chúng mà ông đến ở chung đó. Chắc ông đã ưa thích Bê-tên, vì khi từ Ai-cập trở về, ông định cư tại đây cho đến khi ông và Lót phân rẽ nhau.
Áp-ra-ham kiều ngụ tại Ai-cập (SaSt 12:10-20)
Khi từ Bê-tên tiến xuống phía Nam, chắc ông đã đi gần sát Giê-ru-sa-lem; nếu Mên-chi-xê-đéc là Sem, có lẽ Áp-ra-ham đã ghé thăm Sem, vì ông chắc phải quen biết Sem tại xứ Ba-by-lôn. Vì cớ nạn đói kém, Áp-ra-ham cứ đi suốt niềm Nam mà vào Ai-cập, và kiều ngụ tại đó cho đến khi hết nạn ấy. Thiếu điều ông lâm nạn. Vợ ông là Sa-ra, có nhan sắc, và các vua chúa hùng mạnh có lệ "tịch thâu" mỹ nhơn cho phần mình và giết chồng họ đi. Về sau, Áp-ra-ham cũng bị rắc rối như vậy với A-bi-mê-léc, vua Phi-li-tin (đoạn 20). Ông cẩn thận và mưu mẹo gọi Sa-ra là "em gái" mình, thì không phải là hoàn toàn nói dối đâu. Sa-ra chính là "em một cha khác mẹ" của ông (SaSt 20:12). Thời thượng cổ, người ta thường thành hôn với bà con gần gũi, cho đến khi thành lập các chi tộc để lựa chọn được dễ dàng mới thôi.
Bí Chú Khảo Cổ: Áp-ra-ham viếng Ai-cập
Tại Benihassen, trên lăng tẩm của Senusert đệ nhị, thuộc triều đại thứ 12, mà người ta tưởng là Pha-ra-ôn đương thời đó, có một bức điêu khắc mô tả nhà buôn Sémitique (Á châu) tới thăm triều đình vua ấy, dường như là một biến cố quan trọng phần nào. Có lẽ đó là bản ghi lúc Áp-ra-ham thăm viếng Ai-cập.
Đoạn 13 -- Áp-ra-ham và Lót phân rẽ nhau
Lót là cháu Áp-ra-ham. Hai người sống chung với nhau từ khi dời khỏi U-rơ mấy năm trước. Nhưng bây giờ các bầy súc vật và trại của họ đông đúc quá, lại thêm bọn chăn chiên cho họ hay cãi nhau về đồng cỏ quá, đến nỗi dường như phân rẽ nhau là điều tốt nhứt. Áp-ra-ham cao thượng đã cho Lót được lựa chọn trước. Lót ngu dại chọn lấy đồng bằng Sô-đôm. Bấy giờ Áp-ra-ham lựa chọn Hếp-rôn, là nơi ông định cư từ đó về sau.
Đoạn 14 -- Áp-ra-ham đánh bại các vua Ba-by-lôn
Ấy cốt để cứu Lót. Áp-ra-ham chắc phải có thiên tài về quân sự. Với 318 người và sự giúp đỡ của một số người lân cận liên minh, ông đã tấn công bất ngờ lúc nửa đêm và đánh tan bốn vua Ba-by-lôn danh tiếng. Thời ấy, các đạo quân không đông đúc. Tổng số dân trên thế giới còn ít ỏi và tản mác. Vua chỉ là vị tù trưởng một bộ lạc. Áp-ra-ham cũng như là một vua, có lẽ là tộc trưởng của một ngàn người hoặc hơn.
Bí Chú Khảo Cổ: Hammurabi
Người ta thường cho "Am-ra-phên" (câu 1) là một với Hammurabi, là vua Ba-by-lôn danh tiếng nhứt thời thượng cổ; vì đã tìm thấy bộ luật trứ danh của ông, nên tên tuổi ông được nhắc nơi cửa miệng. Có lẽ Áp-ra-ham quen thân vua nầy khi ông còn ở U-rơ. "Bộ luật" của Hammurabi là tiếng của thế giới đương thời Áp-ra-ham từ bụi đất phát ra.
Bí Chú Khảo Cổ: Đường của các vua (câu 5, 6)
Những chỗ ghi trong câu 5-6, do đó bốn vua Đông phương kéo đến đánh thành Sô- đôm, cách xa thương lộ thông thường nhiều lắm về phía Đông; vậy nên Albright nói rằng có lần ông tưởng điều đó chỉ tỏ tánh chất thần thoại của đoạn 14, sách Sáng thế ký. Nhưng đến năm 1929, ông tìm thấy một hàng gò nỗng lớn tại Hauran và dọc theo biên giới phía Đông của xứ Ga-la-át và xứ Mô-áp; hàng gò nỗng nầy là những đô thị phồn thịnh khoảng 2000 năm T.C., tỏ ra đó là một miền đông dân trên thượng lộ trực tiếp giữa Đa-mách và các miền Ê-đôm, Si-na-i, có vàng, đồng cùng chất mãnh (manganèse ).
Mên-chi-xê-đéc (14:18-20)
Ông vừa làm vua, vừa làm thầy tế lễ tại Sa-lem (Giê-ru-sa-lem). Theo truyền thoại Hê-bơ-rơ, thì ông là Sem, người sống sót trong nạn nước lụt, lúc nầy vẫn còn sống, là người cao tuổi nhứt thế giới, và là thầy tế lễ của loài người trong thời kỳ tộc trưởng. Nếu điều nầy đúng, thì nó ngụ ý rằng ngay sau nạn nước lụt, Đức Chúa Trời đã sớm chọn Giê-ru-sa-lem làm sân khấu của sự cứu chuộc loài người. Có kẻ nghĩ rằng Mên-chi-xê-đéc là một thiên sứ; có kẻ lại nghĩ rằng ông là Đức Chúa Trời thể hiện; cũng có kẻ nghĩ rằng ông là Đấng Mê-si. Dầu là ai đi nữa, ông cũng làm hình bóng về Đấng Christ (Thi Tv 110:1-7, HeDt 5:6, 7).
15:1-17:27-- Đức Chúa Trời nhắc lại các lời hứa với Áp-ra-ham
Đức Chúa Trời giải thích rằng trước khi thừa hưởng xứ Ca-na-an, dòng dõi ông phải ở 400 năm trên một đất ngoại bang, tức là Ai-cập (15:13). Khi Áp-ra-ham 100 tuổi và Sa-ra 90 tuổi, thì Đức Chúa Trời hứa ban Y-sác cho ông bà, và giao ước về lễ cắt bì được thiết lập, làm dấu hiệu đặc biệt của dân tộc được Đức Chúa Trời lựa chọn.
18:1-19:38-- Sô-đôm và Gô-mô-rơ
Hai "hố phân" gian ác nầy chỉ cách Hếp-rôn, nơi Áp-ra-ham ở, và Giê-ru-sa-lem, nơi Mên-chi-xê-đéc ở, có mấy dặm đường; nhưng nó hư hoại đến nỗi bay mùi lên trời. Tình trạng nầy chỉ xảy ra sau nạn nước lụt 400 năm, -- nạn nước lụt mà mọi người sống thời đó còn có thể nhớ rõ. Vậy mà ai nấy đã quên bài học do đại tai biến tiêu diệt loài người đó. Và Đức Chúa Trời "giáng mưa diêm sanh và lửa" (SaSt 19:24) để nhắc cho loài người nhớ, để cảnh cáo về cơn thạnh nộ của Ngài vẫn dành sẵn cho kẻ ác, và có lẽ cũng để dùng làm bằng chứng rằng sau rốt, trái đất sẽ bị đoán phạt bằng lửa hừng (IIPhi 2Pr 2:5, 6, 3:7, 10).
Đức Chúa Jêsus ví sánh lúc Ngài tái lâm với thời kỳ của Sô-đôm (LuLc 17:26-32), cũng như với thời kỳ nước lụt. Cả hai thời kỳ nầy gian ác khôn tả xiết. Ngày nay có sự tham lam, hung bạo, thú tánh và trực giác sát nhơn hơn bao giờ hết trong lịch sử; ấy là do quỉ địa ngục đang cai trị lòng những kẻ cầm quyền tối cao trên mặt đất. Vậy, ta không cần phải giàu trí tưởng tượng mới thấy thế giới đang tiến tới chung cuộc nào, mặc dầu nhiều thiện nhơn và chánh khách cố tránh chừng nào. Nếu chẳng có một phong trào Ăn Năn khắp thế giới, thì ngày Đoán phạt chẳng bao xa.
Vị trí của Sô-đôm và Gô-mô-rơ
Ở phần cực bắc hoặc phần cực nam của Biển Chết. "Sô-đôm" (Usdom ) là tên của hòn núi ở góc tây nam . Theo truyền thoại từ thời cổ, địa hình đã trải qua những cuộc biến cải lớn lao chung quanh phần cực nam của Biển Chết khi thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ bị hủy diệt. Nói chung, các văn sĩ thượng cổ nghĩ rằng vị trí của hai đô thị nầy đã bị chôn vùi dưới nước Biển Chết.
Biển Chết
Biển Chết dài chừng 40 dặm và rộng chừng 10 dặm. Phần cực bắc rất sâu, có chỗ sâu tới hơn 300 thước tây. Ở phần phía Nam, không có chỗ nào sâu quá 5 thước, và nhiều chỗ chỉ sâu hơn 3 thước tây. Ngày nay mực nước cao hơn đương thời Áp-ra-ham, vì cớ sông Giô-đanh và nhiều dòng nước đổ bùn vào mà không có lối thoát. Chỗ bây giờ là phần phía Nam của Biển Chết, thì khi ấy là một đồng bằng.
Bí Chú Khảo Cổ:
Năm 1924, Tấn sĩ W.F. Albright và Tấn sĩ M.G. Kyle, chỉ huy phái đoàn hỗn hợp của các Học đường Mỹ và Thần đạo Học viện Xenia, đã tìm thấy năm khoảng đất có cây cối ở giữa sa mạc (oasis ) do những suối nước trong mát tạo nên; chính giữa năm khoảng nầy, trên một đồng vắng cao hơn mặt Biển Chết chừng 160 thước, tại một chỗ gọi là Bab-ed-Dra, có di tích của một vách thành lớn xây kín, rõ ràng lắm là một "nơi cao" để mở hội hè tôn giáo. Có rất nhiều mảnh bát, chén bể, đá lửa, và di tích khác của một thời kỳ từ 2500 đến 2000 năm T.C; và cũng có chứng cớ tỏ ra rằng nhơn dân ở đây thình lình không còn nữa, vào khoảng năm 2000 T.C.. Chứng cớ miền nầy vốn đông dân và thạnh vượng tỏ ra rằng chắc nó đã phì nhiêu "cũng như vườn của Đức Giê-hô-va" (SaSt 13:10). Đến như nhơn dân thình lình không còn nữa và từ đó tới nay miền nầy hoang vu trơn trọi, thì dường như tỏ ra rằng khu vực nầy bị hủy phá bởi một đại tai biến đã thay đổi cả đất đai và khí hậu.
Ý kiến của Albright, Kyle và phần đông các nhà khảo cổ học ngày nay là Sô-đôm và Gô-mô-rơ lập trên những khoảng đất có cây cối giữa sa mạc nầy, ở phần hạ lưu của các suối nước, và vị trí nầy ngày nay bị Biển Chết khỏa lấp.
Các "hố nhựa chai" và "diêm sanh" (14:10, 19:24)
"Nhựa chai " là chất lịch thanh (bitume ), nhựa tráng đường (asphalte ), hoặc hắc ín (goudron ), tức là một chất đen, láng, có lẫn dầu lửa, tan ra và bốc cháy được. Có những lớp nhựa chai rộng lớn ở hai bên bờ Biển Chết, và phần cực nam có nhiều hơn; dưới đáy Biển Chết cũng có nhiều vùng nhựa chai rộng lớn. Trong các cơn động đất, vô số nhựa chai đã nổi lên mặt nước.
"Diêm sanh ". -- Tấn sĩ Kyle nói rằng dưới núi Usdom có một lớp muối dày gần 50 thước tây; trên lớp muối nầy có một lớp đất sét lộn đất vôi (marne ) và diêm sanh. Lớp nầy có đúng vào lúc Đức Chúa Trời nhóm lửa; có một tiếng nổ dữ dội, muối và diêm sanh tung lên trời, đỏ rực và rơi xuống, đến nỗi thật đã có mưa lửa và diêm sanh từ trời đổ xuống. Vợ của Lót đã bị muối phủ kín như một lớp vỏ cứng. Có nhiều trụ muối ở phần cực nam Biển Chết đã mang tên "Vợ của Lót." Quả thật, mọi sự kiện ở miền nầy dường như ăn hiệp trọn vẹn với truyện tích Kinh Thánh về thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ.
Bản đồ số 26
20:1-18-- Sa-ra và A-bi-mê-léc
Dầu Áp-ra-ham định cư tại Hếp-rôn, nhưng từng hồi từng lúc, ông cũng đi từ chỗ nầy đến chỗ kia, để tìm đồng cỏ cho các bầy súc vật. Tại Ghê-ra, một đô thị Phi-li-tin, cách Hếp-rôn chừng 40 dặm về phía Tây, gần bờ biển, ông đã gặp việc rắc rối cũng như đã bị với Pha-ra-ôn (12:10-20). Sa-ra chắc phải có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, nên đã cao tuổi như vậy mà còn được các vua chúa chú ý. Về sau, Y-sác và Rê-be-ca cũng bị rắc rối như vậy với một A-bi-mê-léc khác, tại chính đô thị nầy (đoạn 26).
Bí Chú Khảo Cổ: Các đô thị thời tộc trưởng
Tại nhiều đô thị có liên quan với Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, tỉ như Si-chem, Bê-tên, A-hi, Giê-ru-sa-lem, Ghê-ra, Đô-ta-in, ông Albright và ông Garstang đã tìm thấy, ở từng dưới cùng các di tích những đô thị đó, nhiều mảnh đồ gốm vào khoảng 2000 năm T.C., đủ chứng tỏ rằng lúc ấy thật đã có những đô thị đó.
Bản đồ số 27 -- Miền Áp-ra-ham cư ngụ
21:1-34-- Y-sác sanh ra
Lúc nầy, Ích-ma-ên đã được chừng 15 tuổi rồi (5:8, 16:16). Phao-lô dùng truyện tích hai câu nầy làm thí dụ về giao ước Môi-se và giao ước Đấng Christ (GaGl 4:21-31).
Bê-e-sê-ba (câu 30-31), là nơi Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp cư ngụ rất lâu, ở biên giới cực nam của xứ Ca-na-an, cách Hếp-rôn chừng 20 dặm về phía Tây nam, và cách Ai-cập 150 dặm. Đây là chỗ có "bảy cái giếng." Trong một xứ gần như sa mạc, giếng là một vật sở hữu vô giá. Chính những giếng nầy vẫn còn ở đó.
SaSt 22:1-24-- Áp-ra-ham dâng Y-sác làm tế lễ
"Đức Chúa Trời truyền làm việc ấy chỉ cốt để cấm việc ấy." Đây là sự thử thách đức tin Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời đã hứa rằng Y-sác sẽ là cha của nhiều dân tộc (17:16). Nhưng đây Đức Chúa Trời truyền lịnh giết Y-sác khi chàng chưa sanh được một con cái nào. Tuy nhiên, Áp-ra-ham tin rằng Đức Chúa Trời sẽ làm cho chàng sống lại (HeDt 11:19). Chúng ta chẳng biết Đức Chúa Trời dùng cách nào mà bày tỏ mạng lịnh ấy cho Áp-ra-ham. Nhưng ông không thể nào nghi ngờ rằng đó không phải là tiếng phán của Ngài; vì nếu chẳng tuyệt đối biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã truyền lịnh trực tiếp và dứt khoát, ắt ông không ra đi làm một việc tàn ác và đáng bất bình dường ấy! Có thuyết nào cho rằng Áp-ra-ham chịu ảnh hưởng của tục lệ người Ca-na-an dâng con trẻ làm tế lễ, nên chỉ tưởng tượng mình cũng phải dâng Y-sác làm tế lễ; nhưng thuyết nầy hoàn toàn phi lý, vì ý tưởng nầy phát xuất từ Đức Chúa Trời, chớ chẳng từ Áp-ra-ham.
Sự dâng Y-sác làm tế lễ là hình bóng và lời tiên tri về sự chết của Đấng Christ. Đây là cha dâng con mình làm tế lễ. Trong trí óc của Áp-ra-ham, Y-sác đã chết ba ngày (câu 4). Đây cũng có sự thay thế và một tế lễ thật. Và việc đã xảy ra trên núi Mô-ri-a, tại chính nơi nầy, 2000 năm sau, Con Đức Chúa Trời cũng chịu dâng mình làm tế lễ. Vậy, ngay lúc khai sanh dân tộc Hê-bơ-rơ, sự dâng Y-sác làm tế lễ nầy là hình bóng về Biến cố Trọng đại mà dân tộc ấy sanh ra để thực hiện.
23:1-20-- Sa-ra qua đời
Hang đá Mặc-bê-la, nơi an táng Sa-ra, ở sườn phía Tây núi Hếp-rôn, trong một giáo đường thuộc quyền kiểm soát của người Hồi giáo; họ không cho phép tín đồ Đấng Christ vào đó. Năm 1862, vị vua Hồi giáo đã đặc biệt cho phép thái tử nước Anh vào đó. Thái tử đã thấy mộ phần bằng đá của Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, Sa-ra, Rê-be-ca và Lê-a. Có một cửa hình tròn dẫn xuống cái hang bên dưới; và người ta đoán rằng đó chính thật là hang đá Mặc-bê-la; họ cũng nói rằng từ 600 năm nay, chẳng có ai bước chơn vào đó.
Bản đồ số 28 -- Thế giới đương thời Áp-ra-ham
24:1-67-- Y-sác cưới Rê-be-ca làm vợ
Rê-be-ca là em họ của Y-sác, về dòng thứ hai. Mục đích của Áp-ra-ham khi ông cho đưa Y-sác về quê hương và vùng bà con mình để hỏi vợ là để giữ cho dòng dõi mình thoát khỏi sự thờ lạy hình tượng. Nếu Y-sác cưới một thiếu nữ Ca-na-an làm vợ, thì lịch sử dân Y-sơ-ra-ên đã đổi khác biết bao! Đó là một bài học quan hệ biết bao cho thanh niên trong sự kén chọn bạn trăm năm!
25:1-11 -- Áp-ra-ham qua đời
Sa-ra qua đời năm 127 tuổi, vào lúc đó Áp-ra-ham được 137 tuổi. Sau đó, ông còn sống 38 năm nữa, và trong thời gian nầy, ông đã cưới Kê-tu-ra. Nàng sanh cho ông 6 con trai, là tổ phụ của dân Ma-đi-an và mấy dân tộc lân cận. 500 năm sau, Môi-se đã cưới một thiếu nữ Ma-đi-an (XuXh 2:16-21). Về đại cương, Áp-ra-ham là "vị tộc trưởng danh tiếng, thanh khiết nhứt và đáng kính trọng nhứt, được cả người Do-thái, người Hồi giáo và tín đồ Đấng Christ tôn quí." Ông là "bạn Đức Chúa Trời" (Gia Gc 2:23), và "làm cha hết thảy những kẻ tin" (RoRm 4:11). Ông rộng lượng và vô kỷ. Ông là một nhơn vật tuyệt hảo, có lòng tin cậy vô biên nơi Đức Chúa Trời, mặc dầu ông ở gần hai thành Sô-đôm, Gô-mô-rơ, và thở hút không khí của hai thành ấy.
"Dòng dõi của Ích-ma-ên " (SaSt 25:12-18)
Đây là tài liệu thứ tám trong số tài liệu hợp thành sách Sáng thế ký. Ích-ma-ên là con trai của Áp-ra-ham, do A-ga sanh ra và vốn là người Ai-cập (đoạn 16). Dòng dõi Ích-ma-ên cư ngụ tại xứ A-ra-bi và thường được gọi là người Ả-rập. Như vậy, Áp-ra-ham là tổ phụ của chủng tộc Ả-rập ngày nay. Sự tranh cạnh giữa Y-sác và Ích-ma-ên cứ kéo dài suốt các thế kỷ, do sự đố kỵ giữa người Do-thái và người Ả-rập.
Xứ A-ra-bi là một bán đảo lớn, dài 158 dặm, rộng 800 dặm, và lớn gấp chừng 150 lần xứ Pa-lét-tin. Phần lớn là sa mạc, rải rác thấy những khoảng đất có cây cối, và cư dân thưa thớt gồm các bộ lạc du mục. Ngày xưa, xứ A-ra-bi có nhiều mưa và nhiều cư dân hơn ngày nay. Những sự thay đổi khí hậu làm ít mưa đi, và các dòng nước khô cạn.
"Dòng dõi của Y-sác" (25:19 đến 35:29)
Đây là tài liệu thứ chín trong số các tài liệu hợp thành sách Sáng thế ký. Đây là truyện tích Y-sác và Gia-cốp, do chính Gia-cốp truyền lại cho các con trai ông.
25:19-34 -Ê-sau và Gia-cốp sanh ra
Ê-sau, con trưởng nam, tự nhiên là kẻ kế tự Y-sác và thừa hưởng các lời hứa đã ban cho Áp-ra-ham. Nhưng Đức Chúa Trời biết tánh hạnh của hai người nầy trước khi họ sanh ra, nên Ngài đã chọn Gia-cốp để lưu truyền gia tài quí báu. Ngài đã tỏ điều ấy cho thân mẫu của hai người (câu 23), và bà dạy lại cho Gia-cốp biết từ lúc chàng còn thơ ấu. Đó là bối cảnh của cách Gia-cốp đối xử với Ê-sau (câu 31).
Trong dòng dõi lời hứa, chỉ có Y-sác được lựa chọn, còn hết thảy con trai khác của Áp-ra-ham đã bị loại bỏ. Trong số các con trai của Y-sác, thì Ê-sau đã bị loại bỏ khỏi dòng dõi lời hứa, còn Gia-cốp được lựa chọn. Tới Gia-cốp, thì phương thức loại bỏ không thi hành nữa, vì hết thảy dòng dõi của Gia-cốp được đứng trong số tuyển dân.
26:1-35-- Y-sác kiều ngụ giữa vòng dân Phi-li-tin
Kinh Thánh không chép nhiều về đời sống của Y-sác, trừ việc xảy ra giữa A-bi-mê- léc và Rê-be-ca, cùng sự tranh giành các giếng nước. Ông đã thừa hưởng các bầy súc vật đông đúc của cha để lại; ông thạnh vượng, giàu có, ưa hòa bình và cuộc đời ông không có biến cố nào quan trọng.
Y-sác sanh ra khi Áp-ra-ham được 100 tuổi và Sa-ra 90 tuổi; khi ông 37 tuổi, thì mẹ qua đời; ông cưới vợ năm 40 tuổi, và Gia-cốp sanh ra lúc ông 60 tuổi; ông 75 tuổi khi Áp-ra-ham qua đời, 137 tuổi (?) khi Gia-cốp chạy trốn, 150 tuổi (?) khi Giô-sép sanh ra, 157 tuổi (?) khi Gia-cốp trở về, 167 tuổi khi Giô-sép bị bán làm tôi mọi. Ông qua đời năm 180 tuổi, chính năm Giô-sép lên cầm quyền cai trị nước Ai-cập.
Áp-ra-ham hưởng thọ 175 tuổi, Y-sác 180 tuổi, Gia-cốp 147 tuổi, Giô-sép 110 tuổi.
Điều Quan Trọng: "Lịnh, luật và lệ(1)" (câu 5). Câu Kinh Thánh nầy dường như chứng tỏ rằng đương thời Áp-ra-ham đã có phần đầu của Lời Đức Chúa Trời được biên chép ra.
27:1-46 - Gia-cốp được cha chúc phước cho
Chàng đã mua quyền trưởng nam của Ê-sau rồi (25:31-34). Bây giờ cần phải được cha xác nhận sự chuyển mại. Chàng dùng mưu chước để thực hiện điều ấy. Để đánh giá tánh cách đạo đức của hành động Gia-cốp, phải xét tới mấy điểm sau đây: 1) Mẹ chàng xui giục chàng làm việc ấy; 2) Chàng sốt sắng mong ước được quyền trưởng nam, đó là điều đáng khen, mặc dầu chàng đã dùng phương pháp cong quẹo để được quyền ấy; vì quyền trưởng nam có nghĩa là làm môi giới để truyền lời hứa lạ lùng của Đức Chúa Trời ban phước lành cho cả thế giới; 3) Có lẽ chàng có thể được quyền trưởng nam ấy bằng một cách khác; 4) Ê-sau không màng tới quyền ấy chút nào; 5) Gia-cốp phải trả giá sự gian trá của mình rất mắc (xem đoạn 29 dưới đây); 6) Chính Đức Chúa Trời đặt nền tảng của những kế hoạch vĩ đại cho thế giới (RoRm 9:10-13), và Ngài đã lựa chọn từ trước khi hai chàng sanh ra (SaSt 25:23).
Những lời tiên tri của Y-sác (câu 29, 40). -- Đức Chúa Trời chắc đã đặt những lời nầy vào miệng Y-sác, vì nó đã ứng nghiệm lạ lùng. Dòng dõi của Gia-cốp thật chiếm được địa vị bá chủ giữa các dân; và theo thời gian, dòng dõi ấy sanh ra Đấng Christ, do Ngài mà họ cứ tiến tới địa vị bá chủ hoàn cầu. Dòng dõi của Ê-sau, là dân Ê-đôm, phải phục tòng dân Y-sơ-ra-ên, và có lúc họ thật đã bẻ gãy ách thống trị của dân Y-sơ-ra-ên (IIVua 2V 8:20-22). Nhưng rốt lại, họ đã biến mất khỏi lịch sử.
Đoạn 28 -- Sự hiện thấy của Gia-cốp tại Bê-tên
Y-sác đã xác nhận sự chuyển giao quyền trưởng nam từ Ê-sau qua Gia-cốp. Bây giờ nó lại được xác nhận trên Thiên đàng, vì chính Đức Chúa Trời quả quyết với Gia- cốp rằng từ nay trở đi, chàng được thừa nhận là môi giới của các lời hứa. Cái thang ngụ ý rằng các lời hứa bề nào cũng lên tới tuyệt điểm, là làm cái cầu nối liền Thiên đàng với trái đất. Đức Chúa Jêsus phán chính Ngài là Cái Thang (GiGa 1:51).
Người ta cho rằng lúc nầy Gia-cốp được 77 tuổi. Ông được 15 tuổi khi Áp-ra-ham qua đời, 84 tuổi mới cưới vợ, 90 tuổi khi Giô-sép sanh ra, và 98 tuổi khi trở về xứ Ca-na-an. Ông chừng 100 tuổi khi Bên-gia-min sanh ra, 120 tuổi khi Y-sác qua đời, 130 tuổi khi xuống Ai-cập, và 147 tuổi khi qua đời.
Ông sống 77 năm đầu tại Ca-na an, sống 20 năm sau đó tại Cha-ran, rồi sống 33 năm tại xứ Ca-na-an, và 17 năm cuối cùng tại Ai-cập.
SaSt 29:1-30:43-- Gia-cốp kiều ngụ tại Cha-ran
Cha-ran cách xứ Ca-na-an chừng 400 dặm về phía đông bắc. Đó là nơi Rê-be-ca, mẹ của Gia-cốp sanh trưởng, và lâu năm về trước, ông nội của chàng, là Áp-ra-ham, đã từ đó di cư đi. La-ban là cậu của Gia-cốp. Gia-cốp ở đây 20 năm. Thật là những năm khó nhọc và đau khổ. Chàng đã bị lừa gạt mà phải cưới người vợ mình không ưa thích, đúng như chàng đã dùng mưu lừa gạt mà được cha chúc phước cho. Chàng đã bắt đầu gặt chính cái mình đã gieo. Mùa gặt của chàng thật là chứa chan, đầy dẫy (GaGl 6:7).
Gia đình của Gia-cốp
Ông có hai vợ và hai nàng hầu. Trừ ra một người vợ, là Ra-chên, còn thì ông chẳng ưa thích, nhưng do hoàn cảnh không may mà buộc phải chung sống với họ. Bốn bà nầy đã sanh hạ được 12 con trai.
Lê-a sanh Ru-bên, Si-mê-ôn, Lê-vi, Giu-đa, Y-sa-ca, Sa-bu-lôn.
Ra-chên sanh Giô-sép, Bên-gia-min.
Xinh-ba, con đòi của Lê-a, sanh Gát, A-se.
Bi-la, con đòi của Ra-chên, sanh Đan, Nép-ta-li.
Gia đình đa thê nầy có nhiều truyện xấu hổ, nhưng về toàn thể, đã được Đức Chúa Trời tiếp nhận làm tổ tiên của 12 chi phái hợp thành nước Đấng Mê-si, tức là nước được Đức Chúa Trời lựa chọn để đưa Đấng Mê-si vào trong thế gian. Điều nầy tỏ ra rằng:
1. Đức Chúa Trời dùng người ta, trong nguyên trạng của họ, để làm thành các ý định của Ngài, và với "vật liệu" sử dụng. Ngài dường như đã làm được công việc tốt hết sức.
2. Không có gì tỏ rằng mọi người mà Đức Chúa Trời dùng như vậy đều sẽ được cứu rỗi đời đời. Người ta có thể được Đức Chúa Trời dùng thi hành kế hoạch của Ngài trong thế giới nầy mà vẫn chẳng đủ tư cách để hưởng phước đời đời khi Đức Chúa Trời đoán xét những sự kín nhiệm của người ta để tuyên định chung thẩm (RoRm 2:12-16).
3. Đây là một chứng cớ tỏ ra các tác giả Kinh Thánh đã thành thật. Không có sách nào khác trên thế giới đã thuật lại một cách thật thà trọn vẹn như vậy nhược điểm của các vai chính cùng những sự việc trái hẳn với lý tưởng mà nó định đề cao.
SaSt 31-33:20-- Gia-cốp trở về xứ Ca-na-an
20 năm trước, ông đã từ giã xứ Ca-na-an, ra đi một mình với hai bàn tay trắng. Bây giờ ông trở về, là chúa của một bộ lạc, có rất nhiều bầy súc vật và tôi tớ. Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa với Gia-cốp (28:15;), mặc dầu ông phải trải qua nhiều nỗi khó khăn. Việc Gia-cốp phân rẽ với La-ban sanh ra lời chúc phước tốt đẹp tại Mích-ba mà ngày nay rất nhiều người dùng: "Khi chúng ta phân cách nhau, cầu xin Đức Chúa Trời coi sóc cậu và cháu!" (31:49).
Khi Gia-cốp lìa khỏi xứ Ca-na-an, thì các thiên sứ chúc ông được Đức Chúa Trời đưa đi mau lẹ (28:12); khi ông trở về, thì có thiên sứ đón mừng (32:1).
Y-sác vẫn còn sống. Áp-ra-ham đã qua đời chừng 100 năm rồi. Bây giờ Gia-cốp vào hưởng cơ nghiệp trong Đất Hứa, là xứ Ca-na-an. Từ trước tới nay, Đức Chúa Trời vẫn ở cùng ông suốt bước đường đời gian khổ. Ông cảm thấy mình cần Đức Chúa Trời hơn bao giờ hết (32:24-30). Ê-sau đã thề giết ông (27:41), và ông vẫn còn sợ hãi. Nhưng họ đã gặp nhau, rồi chia tay một cách hòa bình.
34:1-31 -- Si-mê-ôn và Lê-vi trả thù cho Đi-na
Si-chem là nơi Gia-cốp dừng lại trước nhứt khi ông trở về xứ Ca-na-an. Tại đây ông mua một khoảnh đất và lập bàn thờ cho Đức Chúa Trời, dường như ông tính ở đó rất ít là trong một thời gian. Nhưng hành động lưu luyến của Si-mê-ôn và Lê-vi khiến cho những người lân cận gớm ghét; chẳng bao lâu ông dời đến Bê-tên cũng như Áp-ra-ham đã làm lâu năm về trước.
Đoạn 35 -- Đức Chúa Trời lặp lại giao ước tại Bê-tên
Bê-tên là nơi 20 năm trước, đang khi chạy trốn khỏi xứ Ca-na-an, Gia-cốp đã thấy cái Thang Thiên Thượng và được Đức Chúa Trời lập làm kẻ kế tự các lời hứa với Áp-ra-ham. Bây giờ Ngài lại tái quyết với ông rằng các lời hứa ấy sẽ được ứng nghiệm. Đoạn, Gia-cốp dời đến Hếp-rôn, nơi Áp-ra-ham và Y-sác đã cư trú. Ông ở đây chừng 30 năm, cho tới lúc di cư xuống Ai-cập.
36:1-43-- Dòng dõi Ê-sau
Đây là tài liệu thứ mười trong số tài liệu hợp thành sách Sáng thế ký. Đây là một bản lược thuật gốc tích của người Ê-đôm.
Về cá tính của Ê-sau, ông là người phàm tục, không mộ đạo và khinh quyền trưởng nam; trong ông chẳng có gì đáng làm môi giới truyền phước của Đức Chúa Trời cho thế giới. Ông chỉ chú ý đến tư dục của mình. Gia-cốp chẳng phải là thiên sứ, nhưng so sánh với Ê-sau, thì ông xứng đáng bội phần hơn để làm tổ phụ của dân Đức Chúa Trời, tức là dân sẽ sanh ra Đấng Mê-si.
Người Ê-đôm và xứ Ê-đôm. -- Dân A-ma-léc (câu 12) là một nhánh của dòng dõi Ê- sau. Họ là một bộ lạc không có chỗ ở nhứt định; phần lớn họ tập trung chung quanh Ca-đe, là bắc phần của bán đảo Si-na-i; còn thì họ đi lang thang rất rộng, rất xa, vào cả xứ Giu-đê đến tận Đông phương. Họ là kẻ thù đầu tiên đã tấn công dân Y-sơ-ra-ên khi dân nầy ra khỏi Ai-cập; họ cũng hà hiếp dân Y-sơ-ra-ên đương thời các Quan xét.
Có người nghĩ rằng có lẽ "Giô-báp" (câu 34) là Gióp, vai chánh trong sách Gióp. "Ê-li-pha" và "Thê-ma" đều được nhắc tên trong sách Gióp. Đoạn nầy có thể cung hiến khung cảnh cho sách Gióp.
"Dòng dõi của Gia-cốp " (37:2 đến 50:26)
Đây là đoạn thứ 11 và sau chót trong số tài liệu hợp thành sách Sáng thế ký. Truyện tích Giô-sép và việc dân Y-sơ-ra-ên di cư xuống Ai-cập chắc nhập chung với những ký văn của gia đình mà họ đã nhận lãnh từ nơi Áp-ra-ham và đã kính cẩn gìn giữ trải qua những năm kiều ngụ tại Ai-cập.
37:1-36-- Giô-sép bị bán xuống Ai-cập
"Cái áo dài có nhiều sắc" (câu 3) là biểu hiệu của sự thiên vị; có lẽ nó tỏ ra Gia-cốp định ý lập Giô-sép làm kẻ kế tự quyền trưởng nam.
Ru-bên, con trai đầu lòng của Gia-cốp, tự nhiên được kế tự quyền trưởng nam; nhưng chàng bị truất quyền ấy vì đã phạm tội loạn luân với một vợ bé của cha mình (35:22, 49:3, 4, ISu1Sb 5:1, 2). Si-mê-ôn và Lê-vi, là người thứ hai và thứ ba có quyền kế tự cũng bị loại bỏ vì đã phạm tội sát nhơn hung bạo tại Si-chem (SaSt 34:25-30, 49:5-7). Giu-đa là con trai thứ tư, và có lẽ trong gia đình ai cũng đoán rằng quyền trưởng nam sẽ vào tay chàng.
Nhưng Giô-sép, mặc dầu là con trai thứ 11 của Gia-cốp, mà lại là con đầu lòng của Ra-chên. Ra-chên là vợ được Gia-cốp thương mến nhứt, và Giô-sép là con trai ông thương mến nhứt (37:3). Vậy nên chiếc "áo dài" khả nghi lắm. Vả, những chiêm bao của Giô-sép về quyền thế của mình càng làm cho tình hình nghiêm trọng.
Thế là Giu-đa và Giô-sép có vẻ là địch thủ tranh quyền trưởng nam. Điều nầy có thể giải thích tại sao Giu-đa lại tích cực dự phần bán Giô-sép làm tôi mọi (câu 26, 27). Sự kình địch giữa Giu-đa và Giô-sép truyền qua dòng dõi của họ. Các chi phái Giu-đa và Ép-ra-im (con trai Giô-sép) luôn luôn tranh giành ngôi bá chủ. Giu-đa làm thủ lãnh dưới đời Đa-vít và Sa-lô-môn. Rồi họ Ép-ra-im làm thủ lãnh 10 chi phái đã ly khai.
38:1-30-- Con cái Giu-đa
Đoạn nầy xen vào có lẽ vì Giu-đa là tổ tiên của Đấng Mê-si theo phần xác, và nó cũng phù hợp với mục đích của Cựu Ước, là bảo vệ gia phổ suốt các đời kế tiếp nhau, mặc dầu có một vài điều chẳng đáng khen lắm.
39:1-23-- Giô-sép bị tù
Giô-sép có tâm tánh không tì vít chi, có sắc đẹp phi thường, có thiên tài lãnh đạo đặc biệt, và có thể triệt để lợi dụng bất cứ nghịch cảnh nào. Chàng sanh tại Cha-ran, 75 năm sau khi Áp-ra-ham qua đời, và 30 năm trước khi Y-sác qua đời, khi Gia-cốp, là cha nàng, được 90 tuổi, và 8 năm trước khi họ trở về xứ Ca-na-an. Năm 17 tuổi, chàng bị bán xuống Ai-cập, ở nhà Phô-ti-pha và ở tù tất cả 13 năm. Năm 30 tuổi, ông lên cầm quyền nước Ai-cập, đến năm 110 tuổi thì qua đời.
Bí Chú Khảo Cổ: Giô-sép và vợ Phô-ti-pha
"Truyện hai anh em" ghi trên một bản chỉ thảo thời cổ và hiện nay để tại Anh quốc Bảo tàng viện, đã được chép dưới đời trị vì của Seti đệ nhị, sau khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập ít lâu. Truyện nầy giống hệt truyện tích Giô-sép và vợ Phô-ti-pha, đến nỗi nhà ấn hành bản dịch quyển "Sử ký Ai-cập" của Brugsch ra tiếng Anh, phỏng đoán rằng truyện ấy dựa vào việc ngẫu nhiên nầy, là việc chắc đã được ghi chép vào biên niên sử (annales ) của triều đình Ai-cập.
Truyện rằng: Một người anh đã có vợ sai em trai chưa có vợ (anh đã giao hết mọi vật trong nhà vào tay em) về nhà lấy ít lúa giống. Chị dâu bèn cám dỗ chàng. Chàng không chịu. Chị dâu nổi giận, bèn mách chồng rằng em trai đã toan cưỡng hiếp mình. Anh toan mưu giết em. Em chạy trốn, và về sau lên làm vua Ai-cập.
40:1-41:57-- Giô-sép lên cai trị nước Ai-cập
Giô- sép cưới con gái của thầy tế lễ thành Ôn; mặc dầu ông có vợ ngoại đạo, cai trị một nước ngoại đạo và ở một trung tâm thờ lạy hình tượng hư tệ, nhưng ông vẫn giữ vẹn đức tin từ ngày thơ ấu nơi Đức Chúa Trời của tổ tiên mình, là Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp.

Bí Chú Khảo Cổ:
Dinh thự của Giô-sép tại thành Ôn. -- Năm 1912, Huân tước Flinders Petrie tìm thấy di tích của một dinh thự mà ông cho là của Giô-sép. Theo truyền thoại, thì đang khi lánh nạn tại Ai-cập, Giô-sép, Ma-ri và Đức Chúa Jêsus đã ngụ tại thành Ôn.
Bảy năm đói kém. -- Trong quyển "Nước Ai-cập dưới đời trị vì của các Pha-ra-ôn," ông Brugsch có nói đến một bi văn mà ông gọi là "bản xác nhận bảy năm đói kém một cách rất lạ lùng và sáng tỏ." Có phần mộ gia đình đục trong vầng đá của một người kia, tên là Baba, làm tổng đốc đô thị El-Kab, ở phía Nam thành Thèbes; đô thị nầy được kiến thiết dưới triều đại thứ 17, đồng thời với triều đại thứ 16 ở phương Bắc có Giô-sép cầm quyền. Trong phần mộ nầy có một bi văn ghi lời Baba tự nhận đã làm cho đô thị mình chính việc Kinh Thánh chép rằng Giô-sép đã làm cho cả nước Ai-cập: "Là bạn của thần mùa gặt, ta đã thâu trữ lúa. Khi nạn đói kém xảy ra, kéo dài nhiều năm, ta đã phát lúa cho đô thị, suốt mấy năm của nạn ấy." Brugsch nói rằng: "Vì nạn đói kém ít khi xảy ra tại Ai-cập và vì Baba gần sống đồng thời với Giô-sép, nên chỉ còn một cách suy luận đúng mà thôi: Ấy là 'nhiều năm đói kém' đương thời Baba chính là 'bảy năm đói kém' dưới đời cai trị của Giô-sép."
42:1-45:28-- Giô-sép tỏ mình
Người ta gọi các đoạn nầy là một trong những truyện tích hay nhứt, đẹp nhứt của tất cả văn chương thế giới.
Điểm cảm động nhứt trong truyện tích nầy là cách đây hơn mười năm, Giu-đa đã thủ xướng việc bán Giô-sép làm tôi mọi (37:26), nhưng bây giờ tự hiến thân làm con tin thế cho Bên-gia-min (44:18-34); cử chỉ nầy chuộc lại thiên tánh sát nhơn của chàng trước kia một phần nào.
46:1-47:31-- Gia-cốp và gia đình ông định cư tại Ai-cập
Có lẽ Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp tưởng rằng dòng dõi mình sẽ tự nhiên đông đúc thêm và do đó chiếm hữu xứ Ca-na-an. Nhưng Đức Chúa Trời hoạch định một cách khác; Ngài chỉ định rằng dân Y-sơ-ra-ên phải được trưởng dưỡng một thời gian tại Ai-cập, là nước có nền văn minh cao nhứt đương thời ấy. Khi Gia-cốp ra khỏi xứ Ca-na-an, thì Đức Chúa Trời quả quyết với ông rằng dòng dõi ông sẽ trở về đó (46:3, 4).
48:1-49:33-- Gia-cốp chúc phước và nói tiên tri
Gia-cốp dường như đã chia quyền trưởng nam làm hai: Ông chỉ định Giu-đa làm môi giới cho lời hứa về Đấng Mê-si (49:10), nhưng lại tuyên bố rằng Ép-ra-im, con trai của Giô-sép, sẽ được uy danh đặc biệt trong nước (48:19-22, 49:22-26, ISu1Sb 5:1, 2).
Lời tiên tri của Gia-cốp về 12 chi phái phù hợp lạ lùng với lịch sử sau nầy của các chi phái ấy. Người ta thường cho rằng "Si-lô" (câu 10) là một danh hiệu chỉ về Đấng Mê-si. Chi phái Giu-đa sanh ra Đa-vít, và gia tộc Đa-vít sanh ra Đấng Christ.
50:1-26-- Gia-cốp và Giô-sép qua đời
Thi hài Gia-cốp được đưa về Hếp-rôn an táng. Tới khi Giô-sép gần qua đời, thì ông đòi các anh em thề khi dân Y-sơ-ra-ên trở về xứ Ca-na-an, thì sẽ chở hài cốt mình theo. Họ chẳng bỏ lòng tin tưởng rằng xứ Ca-na-an sẽ còn là quê hương của họ; và 400 năm sau, khi dân Y-sơ-ra-ên lên đường về Ca-na-an, thì họ chở hài cốt của Giô-sép theo (XuXh 13:19).
=================================


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 06:36 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách