Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 3499|Trả lời: 0

Thánh Kinh Lược Khảo 7

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 26-7-2011 20:37:23 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Thánh Kinh Lược Khảo 7
Tác giả: Henry H. Halley

Cứ ở trong Đấng Christ
"Hãy cứ ở trong Ta, thì Ta sẽ ở trong các ngươi... Ta là Gốc Nho, các ngươi là nhánh... Ngoài Ta, các ngươi chẳng làm chi được." (GiGa 15:4, 5).
"Nếu ai chẳng cứ ở trong Ta, thì phải ném ra ngoài cũng như nhánh nho; nhánh khô đi, người ta quăng vào lửa, thì nó cháy.
"Ví bằng các ngươi cứ ở trong Ta, và những lời Ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó." (GiGa 15:6, 7).
"Hãy cứ ở trong Ngài, hầu cho nếu Ngài hiện đến, chúng ta cũng đầy sự vững lòng, không bị hổ thẹn và quăng xa khỏi Ngài trong kỳ Ngài ngự đến." (IGi1Ga 2:28).

Cứu chuộc
"Sự cứu chuộc (nguyên văn) của các ngươi gần tới." (LuLc 21:28).
"Anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc." (Eph Ep 4:30).
"Anh em đã được chuộc... bởi Huyết báu Đấng Christ." (IPhi 1Pr IPhi1:18, 19).
"Đấng Christ... dùng chính Huyết mình mà được sự chuộc tội đời đời." (HeDt 9:11, 12).
"Đức Chúa Jêsus Christ... liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội." (Tit Tt 2:14).
"Chúng ta... than thở trong lòng, đang khi trông đợi... sự cứu chuộc thân thể chúng ta." (RoRm 8:23).
"Ngài đã... lấy Huyết mình mà chuộc cho Đức Chúa Trời những người thuộc về mọi chi phái, mọi tiếng, mọi dân tộc, mọi nước." (KhKh 5:9).
Cứu rỗi
"Sự cứu rỗi đời đời." (HeDt 5:9).
"Kìa, hiện nay là ngày cứu rỗi!" (IICo 2Cr 6:2).
"Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tôi." (ITi1Tm 1:15).
"Nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được?" (HeDt 2:3).
"Sự cứu trong Đức Chúa Jêsus Christ, với sự vinh hiển đời đời." (IITi 2Tm 2:10).
"Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi... sẽ được cứu rỗi." (Cong Cv 16:31).
"Ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu." (Cong Cv 4:12).
Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời." (Eph Ep 2:8).
"Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu rỗi." (IITi 2Tm 3:15).
"Sự cứu hiện nay đã gần chúng ta hơn lúc chúng ta mới tin. Đêm đã khuya, ngày gần đến." (RoRm 13:11, 12).
Danh Chúa
"Ngài đã dắt dân mình đi đường, để cho rạng Danh vinh hiển mình." (EsIs 63:14).
"Danh Cha được tôn thánh!" (Mat Mt 6:9).
"Chúng ta hãy cùng nhau tôn cao Danh của Ngài." (Thi Tv 34:3).
"Danh Chúa sẽ ở trên trán mình." (KhKh 22:4).
"Đáng ngợi khen Danh vinh hiển Ngài đến đời đời!" (Thi Tv 72:19).
"Chúng ta sẽ bước theo Danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta đời đời vô cùng!" (MiMk 4:5).
"Ngươi chớ lấy Danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi." (XuXh 28:7).
"Một sách để ghi nhớ được chép trước mặt Ngài cho những kẻ ... tưởng đến Danh Ngài." (Ma-la-chi 3:16;).
"Ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu." (Cong Cv 4:12).
"Đức Chúa Trời đã... ban cho Ngài Danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến Danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối... thảy đều quì xuống." (Phi Pl 2:9, 10).
Dắt dẫn từ thiên thượng
"Ngài dẫn chúng có bình an vô sự." (Thi Tv 78:53).
"Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ." (Mat Mt 6:13).
"Chúa sẽ chỉ cho tôi biết con đường sự sống." (Thi Tv 16:11).
"Ngài sẽ dẫn chúng tôi cho đến kỳ chết." (Thi Tv 48:14).
"Ngài sẽ dẫn kẻ hiền từ cách chánh trực." (Thi Tv 25:9).
"Nhờ ánh sáng Ngài, tôi bước qua sự tối tăm." (Giop G 29:3).
"Đức Giê-hô-va sẽ cứ dắt đưa ngươi." (Thi Tv 58:11).
"Đức Giê-hô-va... phù hộ cho chúng bốn bên." (IISu 2Sb 32:22).
"Đức Giê-hô-va ở cùng chúng ta, làm Đầu chúng ta." (IISu 2Sb 13:12).
"Đức Giê-hô-va... sẽ sai thiên sứ theo ngươi." (SaSt 24:40).
"Xin dẫn dắt tôi nhơn Danh Chúa." (Thi Tv 31:3).
"Lòng người toan định đường lối mình; song Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người." (ChCn 16:9).
"Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật." (GiGa 16:13).
"Chúa sẽ dùng sự khuyên dạy mà dẫn dắt tôi, rồi sau tiếp rước tôi trong sự vinh hiển." (Thi Tv 73:24).
"Hỡi Đức Giê-hô-va, xin chỉ dạy tôi con đường Ngài,... xin hãy dẫn tôi vào lối bằng phẳng." (Thi Tv 27:11).
"Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va,... thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con." (ChCn 3:5, 6).
"Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi... đi trước dẫn các ngươi trên đường... đặng chỉ con đường các ngươi phải đi." (PhuDnl 1:32, 33).
"Hầu cho các ngươi có thế biết đường mình phải đi theo, vì các ngươi chưa hề đi đường nầy bao giờ." (Gios Gs 3:4).
"Ngài... dẫn tôi đến mé nước bình tịnh." (Thi Tv 23:2).
"Ngài... dẫn tôi vào các lối công bình." (Thi Tv 23:3).
"Đức Chúa Trời ơi,... xin dắt tôi vào con đường đời đời." (Thi Tv 139:23, 24).
"Chiên Con... sẽ đưa chúng đến những suối nước sống." (KhKh 7:17).

Dẫn dắt linh hồn về với Chúa
"Người bèn dẫn Si-môn đấn cùng Đức Chúa Jêsus." (GiGa 1:42).
"Người khôn ngoan có tài được linh hồn người ta." (ChCn 11:30).
"Các ngươi hãy theo Ta, Ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người." (Mat Mt 4:19).
"Những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi." (DaDn 12:3).
"Trong vòng anh em nếu có ai lầm lạc cách xa lẽ thật, mà có người khác làm cho nó trở lại, thì phải biết rằng kẻ làm cho người có tội trở lại, bỏ đường lầm lạc, ấy là cứu linh hồn người khỏi sự chết." (Gia Gc 5:19, 20).
Dâng cho Chúa
"Đức Chúa Trời yêu kẻ thí (dâng) của cách vui lòng." (IICo 2Cr 9:7).
"Mỗi người sẽ dâng tùy theo của mình có." (PhuDnl 16:17).
"Hãy cho, người sẽ cho mình." (LuLc 6:38).
"Họ... trước hết đã dâng chính mình cho Chúa." (IICo 2Cr 8:5).
(Hãy xem đầy đủ hơn dưới mục: "Quản lý. ")
Dâng phần mười
"Phàm thuế một phần mười... đều thuộc về Đức Giê-hô-va." (LeLv 27:30).
"Một phần mười... biệt riêng ra thánh cho Đức Giê-hô-va." (LeLv 27:32).
"Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho,... và từ nay các ngươi khá lấy điều nầy mà thử Ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, xem Ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đền nỗi không chỗ chứa chăng!" (Ma-la-chi 3:11;).
Đau khổ
"Đấng Christ... đã chịu khổ cho anh em." (IPhi 1Pr IPhi1:21).
"Nếu có ai vì làm tín đồ Đấng Christ mà chịu khổ, thì đừng hổ thẹn." (IPhi 1Pr IPhi4:16).
"Ví bằng anh em vì cớ Danh Đấng Christ chịu sỉ nhục, thì anh em có phước." (IPhi 1Pr IPhi3:14).
"Cho đến nỗi tôi được biết Ngài và sự thông công thương khó của Ngài." (Phi Pl 3:10).
"Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu." (HeDt 5:8).
"Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen Danh Đức Giê-hô-va!" (Giop G 1:21).
"Mặc dầu xảy đến cho ta điều gì... dầu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài." (Giop G 13:13, 15).
"Ngài nhơn Đấng Christ, ban ơn cho anh em, không những tin Đấng Christ mà thôi, lại phải chịu khổ vì Ngài nữa." (Phi Pl 1:29).
"Vậy, những kẻ chịu khổ theo ý muốn Đức Chúa Trời, hãy cứ làm lành mà phó linh hồn mình cho Đấng Tạo hóa thành tín (IPhi 1Pr IPhi4:19).
(Cũng xem các mục: "Hoạn nạn, " -- "Sửa phạt, " -- "Thử thách, " -- "Khổ nạn. ")
Đau khổ và vinh hiển
"Há chẳng phải Đấng Christ chịu thương khó thể ấy, mới được vào sự vinh hiển mình sao?" (LuLc 24:26, 46).
"Đức Chúa Jêsus nầy,... chúng ta thấy Ngài, vì sự chết Ngài đã chịu, được đội mão triều vinh hiển tôn trọng." (HeDt 2:9).
"Chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài." (Rô- ma 8:17;).
"Sự đau đớn của Đấng Christ và ... sự vinh hiển sẽ theo sau." (IPhi 1Pr IPhi1:11).
"Đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Đấng Christ... sau khi anh em tạm chịu khổ." (IPhi 1Pr IPhi5:10).
"Tôi... là người chứng kiến sự đau đớn của Đấng Christ, và cũng có phần về sự vinh hiển sẽ hiện ra." (IPhi 1Pr IPhi5:1).
"Những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta." (RoRm 8:18).
"Sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên." (IICo 2Cr 4:17).
"Anh em có phần trong sự thương khó Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót." (IPhi 1Pr IPhi4:13).
Đấng Christ
Sự giáng sanh siêu nhiên của Ngài
"Đức Chúa Trời sai thiên sứ Gáp-ri-ên... tới cùng một người nữ đồng trinh tên là Ma-ri, đã hứa gả cho một người nam tên là Giô-sép... thiên sứ bèn nói rằng: Hỡi Ma-ri,... Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi... Ngươi sẽ chịu thai và sanh một Con Trai mà đặt tên là Jêsus. Con Trai ấy sẽ... được xưng là Con của Đấng Rất Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít, là tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, Nước Ngài vô cùng." (Mat Mt 1:26, 27, 30-35).
"Thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép... mà phán rằng: Con mà người (Ma-ri) chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh... Người sẽ sanh một Trai... chính Con Trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội." (Mat Mt 1:20, 21).
"Thiên sứ bèn phán (cùng mấy kẻ chăn chiên rằng: Ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn... Hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa." (LuLc 2:10-11).
"Có muôn vàn thiên binh với thiên sứ đó ngợi khen Đức Chúa Trời rằng: Sáng Danh Chúa trên các từng trời rất cao, bình an dưới đất, ân trạch cho loài người." (LuLc 2:13, 14).
Sự hóa hình của Ngài
"Đức Chúa Jêsus đem Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng đi tẻ với Ngài lên núi cao... để cầu nguyện." (Mac Mc 9:2; Lu-ca 9:28;).
"Đương khi cầu nguyện... Ngài hóa hình trước mặt ba người." (LuLc 9:28; Mác 9:2;).
"Diện mạo Ngài khác thường." (LuLc 9:29).
"Mặt Ngài sáng lòa như mặt trời." (Mat Mt 17:2).
"Áo xống Ngài trở nên sáng rực và trắng tinh chói lòa, đến nỗi chẳng có thợ phiếu nào ở thế gian phiếu được trắng như vậy." (Mac Mc 9:3).
"Và nầy, có hai người nói chuyện cùng Ngài; ấy là Môi-se và Ê-li, hiện ra trong sự vinh hiển, và nói về sự Ngài qua đời, là sự sẽ phải ứng nghiệm tại thành Giê-ru-sa-lem." (LuLc 9:30, 31).
"Bỗng chúc có một đám mây sáng rực che phủ những người ở đó và có tiếng từ trong mây phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đường, hãy nghe lời Con đó." (Mat Mt 17:5).
Thần tánh của Ngài
"Ta là Con Đức Chúa Trời." (GiGa 10:36).
"Ta là Sự Sống Lại." (GiGa 11:25).
"Ấy chính Ngài là Con Đức Chúa Trời." (GiGa 1:34).
"Ta là Bánh của sự sống." (GiGa 6:35).
"Lạy Con Đức Chúa Trời." (Mat Mt 8:29).
"Nầy là Con yêu dấu của ta." (Mat Mt 3:17).
"Thầy là Con Đức Chúa Trời!" (Mac Mc 3:11).
"Ta với Cha là một." (GiGa 10:30).
"Ngươi là Con yêu dấu của Ta." (Mac Mc 1:11).
"Trước khi chưa có Áp-ra-ham, đã có Ta." (GiGa 8:58).
"Đức Chúa Jêsus Christ, là Con Đức Chúa Trời." (Mac Mc 1:1).
"Thật Người nầy là Con Đức Chúa Trời." (Mat Mt 27:54).
"Đức Chúa Trời... đã ban Con một của Ngài." (GiGa 3:16).
"Ngài là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời!." (LuLc 4:41).
"Hỡi Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời Rất Cao." (Mac Mc 5:7).
"Ai đã thấy Ta, tức là đã thấy Cha." (GiGa 14:9).
"Trong ngày đó,... nhà Đa-vít sẽ như Đức Chúa Trời." (XaDr 12:8).
"Sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình." (CoCl 2:9).
"Ấy chính ngươi là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời đáng ngợi khen, phải không?... Ta Chính Phải Đó. " (Mac Mc 14:61, 62).
"Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho Ta." (Mat Mt 28:18).
"Ta là Đường đi, Lẽ Thật và Sự Sống; chẳng bởi TA, thì không ai được đến cùng Cha." (GiGa 14:6).
"Có một Con Trẻ sanh cho chúng ta... Ngài sẽ được xưng là... Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời Đời." (EsIs 9:5).
"Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời." (GiGa 1:1).
"Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài." (GiGa 1:3).
"Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta..., chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài." (GiGa 1:12).
"Các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời." (GiGa 20:31).
"Ta sẽ dấy lên cho Đa-vít một Nhánh công bình... Người ta sẽ xưng Danh Đấng ấy là: Đức Giê-hô-va Sự Công Bình Chúng Ta! " (Gie Gr 23:5, 6).
"Ngươi sẽ... sanh một Con Trai mà đặt tên là Jêsus... Con Thánh... phải xưng là Con Đức Chúa Trời." (LuLc 1:31, 35).
"Con Ngài... là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài, lấy Lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật." (HeDt 1:2, 3).
"Con rất yêu dấu Ngài... là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được,... muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được,... đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả." (CoCl 1:13, 15, 16).
Các phép lạ của Ngài
"Hãy về, thuật lại cùng Giăng những điều các ngươi nghe và thấy: Kẻ đui được thấy, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại." (Mat Mt 11:4, 5).
"Có đoàn dân rất đông đến gần Ngài, đem theo những kẻ què, đui, câm, tàn tật..., thì Ngài chữa cho họ được lành. Vậy, chúng thấy kẻ câm được nói, kẻ tàn tật được khỏi, kẻ què được đi, kẻ đui được sáng, thì lấy làm lạ lắm." (Mat Mt 15:30, 31).
"Đức Chúa Jêsus đi khắp xứ Ga-li-lê,... chữa lành mọi thứ tật bịnh trong dân. Vậy, danh tiếng Ngài đồn ra khắp cả xứ Sy-ri, người ta bèn đem cho Ngài mọi người đau ốm, hay là mắc bịnh nọ tật kia, những kẻ bị quỷ ám, điên cuồng, bại xuội, thì Ngài chữa cho họ được lành cả." (Mat Mt 4:23, 24).
"Đoàn dân rất đông từ khắp xứ Giu-đê, thành Giê-ru-sa-lem, và miền biển Ty-rơ, Si-đôn mà đến, để nghe Ngài dạy và cho được chữa lành bịnh mình. Những kẻ mắc tà ma khuấy hại cũng đều được lành. Cả đoàn dân đến kiếm cách rờ Ngài, vì từ Ngài có quyền phép ra, chữa lành hết mọi người." (LuLc 6:17-19).
"Ngài và môn đồ... đến xứ Ghê-nê-xa-rết... Dân chúng nhận biết Ngài, chạy khắp cả miền đó, khiêng những người đau nằm trên giường, hễ nghe Ngài ở đâu, thì đem đến đó. Ngài đến nơi nào, hoặc làng, thành, hay là chốn nhà quê, người ta đem người đau để tại các chợ, và xin Ngài cho phép mình ít nữa được rờ đến trôn áo Ngài; những kẻ đã rờ đều được lành bịnh cả." (Mac Mc 6:53-56).
"Còn nhiều việc nữa mà Đức Chúa Jêsus đã làm; ví bằng người ta cứ từng việc mà chép hết, thì ta tưởng rằng cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép vậy." (GiGa 21:25).
(Trong 4 sách Tin Lành có thuật lại 17 lần chữa bịnh cá nhân, 9 phép lạ trên các sức mạnh thiên nhiên, 6 lần trừ quỷ, và 3 lần kêu kẻ chết sống lại. Xét theo lời lẽ trưng dẫn trên đây, chắc đó chỉ là một số ít phép lạ tượng trưng cho bao nhiêu ngàn phép lạ mà Đức Chúa Jêsus đã làm. )
Ngài là Vua
"Vua các ngươi kia kìa!" (GiGa 19:14).
"Chiên Con... là Chúa của các chúa, Vua của các vua." (KhKh 17:14).
"Ngươi sẽ... sanh một Con Trai mà đặt tên là Jêsus... Nước Ngài vô cùng." (LuLc 1:31, 33).
"Đáng ngợi khen Vua nhơn Danh Chúa mà đến!" (LuLc 19:38).
"Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta... là Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa." (ITi- mô-thê 6:15;).
"Nước (nguyên văn là: các nước) của thế gian thuộc về Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời." (KhKh 11:15).
Sự đau thương khủng khiếp của Ngài tại vườn Ghết-sê-ma-nê
"Rồi Đức Chúa Jêsus cùng môn đồ đi đến một chỗ kêu là Ghết-sê-ma-nê. Ngài phán rằng: Hãy ngồi đây, đợi Ta đi cầu nguyện đằng kia." (Mat Mt 26:36).
"Ngài bèn đem Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng đi, thì Ngài khởi sự kinh hãi và sầu não." (Mac Mc 14:33).
"Ngài bèn phán: Linh hồn Ta buồn bực cho đến chết; các ngươi hãy ở đây và tỉnh thức với Ta." (Mat Mt 26:38).
"Rồi Ngài bước tới một ít, sấp mặt xuống đất mà cầu nguyện rằng: Cha ôi! Nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con! Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha." (Mat Mt 26:39).
"Kế đó, Ngài trở lại với môn đồ, thấy đang ngủ." (Mat Mt 26:40).
"Ngài lại đi lần thứ hai,... cách chừng liệng một cục đá, quì xuống mà cầu nguyện rằng: Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!" (Mat Mt 26:42; Lu-ca 22:41, 42).
"Ngài trở lại nữa, thì thấy môn đồ còn ngủ." (Mat Mt 26:43).
"Đoạn, Ngài bỏ mà lại đi cầu nguyện lần thứ ba, và lặp xin như lời trước." (Mat Mt 26:44).
"Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất." (LuLc 22:44).
"Có một thiên sứ từ trên trời hiện xuống cùng Ngài, mà thêm sức cho Ngài." (LuLc 22:43).
"Ngài đứng dậy, trở lại cùng các môn đồ,... Ngài phán rằng:... Hãy chờ dậy, đi hè; kìa đứa phản Ta đã đến gần." (LuLc 22:45, 46 Mác 14:42;).
Ngài chịu xử đoán
Trước mặt An-ne có lẽ vào khoảng lúc nửa đêm
"Cả cơ binh, người quản cơ và những kẻ sai của dân Giu-đa bắt Đức Chúa Jêsus, trói lại. Trước hết chúng giải Ngài đến An-ne, vì người nầy là ông gia Cai-phe." (GiGa 18:12, 13).
Trước tòa Công luận của dân Do-thái, giữa lúc nửa đêm và lúc hừng đông.
"An-ne bèn sai giải Đức Chúa Jêsus vẫn bị trói đến cai-phe, là thầy cả thượng phẩm." (GiGa 18:24).
"Chúng điệu Đức Chúa Jêsus đến nơi thầy cả thượng phẩm, có hết thảy thầy tế lễ cả, trưởng lão, và thầy thông giáo nhóm họp tại đó." (Mac Mc 14:53).
"Cả tòa Công luận đều tìm chứng gì để nghịch cùng Đức Chúa Jêsus đặng giết Ngài, song không kiếm được chi hết." (Mac Mc 14:55).
"Thầy cả thượng phẩm lại nói với Ngài rằng: Ta khiến người chỉ Đức Chúa Trời hằng sống mà thề, hãy nói cho chúng ta, ngươi có phải là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời chăng?" (Mat Mt 26:63).
"Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta Chính Phải Đó; các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự giữa đám mây trên trời mà đến." (Mac Mc 14:62; Ma-thi-ơ 26:64;).
"Thầy cả thượng phẩm bèn xé áo mình mà nói rằng: Nó đã nói phạm thượng; chúng ta còn cần gì người làm chứng nữa sao?... Chúng trả lời rằng: Nó đáng chết... Họ bèn nhổ trên mặt Ngài." (Mat Mt 26:65-67; Mác 14:64, 65).
Ban ngày phê chuẩn bản án lúc nửa đêm
"Đến ngày sau, các trưởng lão trong dân, các thầy tế lễ cả, và các thầy thông giáo nhóm lại,... hội nghị nghịch cùng Đức Chúa Jêsus để giết Ngài." (LuLc 22:66; Ma-thi-ơ 27:1;).
"Khi đã trói Ngài rồi, họ đem nộp cho Phi-lát." (Mat Mt 27:2; Mác 15:1;).
Trước mặt Phi-lát, quan Thống đốc La-mã
"Họ bèn khởi cáo Ngài rằng: Chúng tôi đã thấy Người nầy xui dân ta làm loạn,... xưng mình là Đấng Christ, là Vua." (LuLc 23:2).
"Các thầy tế lễ cả tố cáo Ngài nhiều điều... Nhưng Đức Chúa Jêsus chẳng trả lời chi nữa, đến nỗi Phi-lát lấy làm lạ." (Mac Mc 15:3, 5).
"Khi Phi-lát nghe... biết Ngài là dân Ga-li-lê,... thuộc quyền cai trị của vua Hê-rốt, bèn giải đến cho vua Hê-rốt, vua ấy ở tại thành Giê-ru-sa-lem trong mấy ngày đó." (LuLc 23:6, 7).
Trước mặt Hê-rốt
Vua Hê-rốt thấy Đức Chúa Jêsus thì mừng lắm; vì lâu nay vua muốn gặp Ngài..., và mong xem Ngài làm phép lạ.
"Vậy, vua hỏi Ngài nhiều câu, song Ngài không trả lời gì hết... "Bấy giờ vua Hê-rốt và quân lính hầu vua đều đãi Ngài cách khinh dể và nhạo báng Ngài; đoạn, họ mặc áo hoa hòe cho Ngài, rồi giao Ngài về cho Phi-lát." (LuLc 23:8-11).
Lại đến trước mặt Phi-lát
"Phi-lát hiệp các thầy tế lễ cả, các quan đề hình và dân chúng lại, mà nói rằng: ...Đã tra hỏi trước mặt các ngươi đây, thì ta không thấy Người mắc một tội nào...; Vua Hê-rốt cũng vậy... Vậy, đánh đòn xong, ta sẽ tha." (LuLc 23:13-16).
"Vì quan ấy biết bởi lòng ghen ghét nên chúng đã nộp Ngài." (Mat Mt 27:18).
"Chúng bèn đồng thanh kêu lên rằng: Hãy giết Người nầy đi... Đóng đinh nó trên cây Thập tự đi!" (LuLc 23:18, 21).
"Phi-lát lại nói... rằng: Vậy, Người nầy đã làm điều ác gì?" (LuLc 32:22).
"Nhưng chúng cố nài." (LuLc 23:23).
"Bấy giờ Phi-lát bắt Đức Chúa Jêsus và sai đánh đòn Ngài. Bọn lính đương một cái mão triều bằng gai, đội trên đầu Ngài, và mặc cho Ngài một cái áo điều. Đoạn, họ đến gần, nói với Ngài rằng: Lạy Vua dân Giu-đa! Họ lại cho Ngài mấy cái vả." (GiGa 19:1-3). "Phi-lát lại ra một lần nữa, mà nói với chúng rằng: Đây nầy, ta dẫn Người ra ngoài, để các ngươi biết rằng ta không tìm thấy Người có tội lỗi chi." (GiGa 19:4).
"Vậy, Đức Chúa Jêsus đi ra, đầu đội mão triều gai, mình mặc áo điều; và Phi-lát nói cùng chúng rằng: Kìa, Xem Người Nầy! " (GiGa 19:5).
"Các thầy tế lễ cả và các kẻ sai... kêu lên rằng: Hãy đóng đinh hắn trên cây Thập tự!" (GiGa 19:6).
"Quan tổng đốc đương ngồi trên tòa án, vợ người sai thưa cùng người rằng: Đừng làm gì đến Người công bình đó; vì hôm nay tôi đã bởi cớ Người mà đau đớn nhiều trong chiêm bao." (Mat Mt 27:19).
"Dân Giu-đa lại nói rằng: Chúng tôi có luật, chiếu luật đó hắn phải chết; vì hắn tự xưng là Con Đức Chúa Trời." (GiGa 19:7).
"Khi Phi-lát đã nghe lời đó, lại càng thêm sợ hãi nữa." (GiGa 19:8).
"Dân Giu-đa kêu lên rằng: Ví bằng quan tha Người nầy, thì quan không phải là trung thần của Sê-sa." (GiGa 19:12).
"Phi-lát thấy mình không thắng nổi chi hết, mà sự ồn ào càng thêm, thì lấy nước rửa tay trước mặt thiên hạ, mà nói rằng: Ta không có tội về Huyết của Người nầy; điều đó mặc kệ các ngươi." (Mat Mt 27:24).
Ngài bị đóng đinh vào Thập tự giá
"Chúng bắt Ngài và dẫn đi. Đức Chúa Jêsus vác Thập tự giá mình." (GiGa 19:16, 17).
"Khi chúng điệu Đức Chúa Jêsus đi, bắt một người xứ Sy-ren, tên là Si-môn, từ ngoài đồng về, buộc phải vác cây Thập tự theo sau Ngài." (LuLc 23:26; Mác 15:21;).
"Có đoàn dân đông lắm đi theo Đức Chúa Jêsus, và có mấy người đờn bà đấm ngực khóc về Ngài." (LuLc 23:27).
"Khi đến một chỗ gọi là chỗ Sọ, họ đóng đinh Ngài trên cây Thập tự tại đó." (LuLc 23:33).
"Đức Chúa Jêsus cầu rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì." (LuLc 23:34).
"Phía trên đầu Ngài họ để cái bảng đề chữ, chỉ về án Ngài, rằng: Người Nầy Là Jêsus, Vua Dân Giu-đa. " (Mat Mt 27:37).
"Cũng có hai đứa ăn cướp bị đóng đinh cùng với Ngài, một đứa... bên hữu Ngài, một đứa... bên tả." (Mac Mc 15:27).
"Rồi họ ngồi đó mà canh giữ Ngài." (Mat Mt 27:36).
"Dân chúng đứng đó mà ngó." (LuLc 23:35).
"Những kẻ đi ngang qua đó chê cười Ngài, lắc đầu, mà nói rằng: ...Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời, hãy xuống khỏi cây Thập tự!" (Mat Mt 27:39, 40).
"Các thầy tế lễ cả, các thầy thông giáo và các trưởng lão cũng nhạo Ngài rằng: Nó đã cứu kẻ khác mà cứu mình không được. Nếu phải Vua dân Y-sơ-ra-ên, bây giờ hãy xuống khỏi cây Thập tự đi, thì chúng ta mới tin. Nó nhờ cậy Đức Chúa Trời,... bây giờ Ngài phải giải cứu cho, vì nó đã nói rằng: Ta là Con Đức Chúa Trời." (Mat Mt 27:41-43).
"Một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài... Nhưng tên kia trách nó..., đoạn, lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong Nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! Đức Chúa Jêsus đáp rằng:... Hôm nay ngươi sẽ được ở với Ta trong Ba-ra-đi." (LuLc 23:39-43).
"Tại một bên Thập tự giá của Đức Chúa Jêsus, có mẹ Ngài đứng đó, với chị mẹ Ngài, là Ma-ri, vợ Cô-lê-ô-ba, và Ma-ri Ma-đơ-len nữa. Đức Chúa Jêsus thấy mẹ mình, và một môn đồ Ngài yêu đứng bên người, thì nói cùng mẹ rằng: Hỡi đờn bà kia, đó là con của ngươi! Đoạn, Ngài lại phán cùng người môn đồ rằng: Đó là mẹ ngươi! Bắt đầu từ bấy giờ, môn đồ ấy rước người về nhà mình." (GiGa 19:25-27).
"Ước giờ thứ sáu (giữa trưa)... mắt trời trở nên tối,... khắp đất đều tối tăm, mù mịt cho tới giờ thứ chín." (LuLc 23:44, 45 Mác 15:33;).
"Ước chừng giờ thứ chín, Đức Chúa Jêsus kêu tiếng lớn lên rằng: ...Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?" (Mat Mt 27:46).
"Đức Chúa Jêsus lại kêu lên một tiếng lớn nữa... ta khát!" (Mat Mt 27:50; Giăng 19:28;).
"Đức Chúa Jêsus... phán rằng: Mọi việc đã được trọn." (GiGa 19:30).
"Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha." (LuLc 23:46).
"Rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn." (GiGa 19:30; Lu-ca 23:46;).
"Và nầy, cái màn trong Đền thờ bị xé ra làm hai từ trên chí dưới, đất thì rúng động, đá lớn bể ra, mồ mả mở ra, và nhiều thây của các thánh qua đời được sống lại. Sau khi Đức Chúa Jêsus đã sống lại, các thánh đó ra khỏi mồ mả, đi vào Thành Thánh, và hiện ra cho nhiều người thấy." (Mat Mt 27:51-53).
"Thầy đội và những lính cùng với người canh giữ Đức Chúa Jêsus, thấy đất rúng động và những điều xảy đến, thì sợ hãi lắm, mà nói rằng: Thật Người nầy là Con Đức Chúa Trời!" (Mat Mt 27:54; Mác 15:39;).
"Khi quân lính đến nơi Đức Chúa Jêsus, thấy Ngài đã chết rồi, thì không đánh gãy ống chơn Ngài; nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra." (GiGa 19:33-34).
Ngài sống lại
"Ngài không ở đây đâu; Ngài Sống Lại Rồi! " (Mat Mt 28:6).
Hiện ra với Ma-ri lúc sáng sớm
"Ma-ri Ma-đơ-len... đứng... gần mộ mà khóc... Hai vị thiên sứ hỏi: Hỡi đờn bà kia, sao ngươi khóc?...
"Người thưa rằng: Vì người ta đã dời Chúa tôi đi, không biết để Ngài ở đâu...
"Người xây lại, thấy Đức Chúa Jêsus, nhưng chẳng biết ấy là Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus hỏi người rằng: Hỡi đờn bà kia, sao ngươi khóc?...
"Người ngỡ rằng đó là kẻ làm vườn, bèn nói rằng: Hỡi chúa, ví thật ngươi là kẻ đã đem Ngài đi, xin nói cho ta biết ngươi để Ngài đâu...
"Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hỡi Ma-ri! Ma-ri... thưa rằng: Thầy! " (GiGa 20:1, 11-16).
Hiện ra với các bà khác, sau đó một lát
"Thiên sứ nói cùng các người đờn bà đó rằng: Hãy đi mau nói cho môn đồ Ngài hay rằng Ngài đã từ kẻ chết sống lại... Hai người đờn bà đó bèn vội vàng... chạy báo tin cho các môn đồ... Đức Chúa Jêsus gặp hai người đờn bà đó, thì phán rằng: Mừng các ngươi!" (Mat Mt 28:5-9).
Hiện ra với hai môn đồ và với Phi-e-rơ cùng ngày ấy
"Cũng trong ngày ấy, có hai môn đồ đi... Em-ma-út,... Đang khi nói và cãi lẽ nhau, chính Đức Chúa Jêsus đến gần... Nhưng... Hai người... không nhìn biết Ngài được... Ngài vào ở lại cùng họ...
"Đương khi Ngài ngồi ăn cùng hai người, thì lấy bánh, chúc tạ... Mắt họ bèn mở ra, mà nhìn biết Ngài; song Ngài thoạt biến đi không thấy." (LuLc 24:13-31).
"Họ liền đứng dậy, trở về thành Giê-ru-sa-lem, gặp mười một Sứ đồ cùng các môn đồ khác đương nhóm lại, nói với họ rằng: Chúa Thật Đã Sống Lại, và hiện ra với Si-môn." (LuLc 24:33, 34).
Hiện ra với các Sứ đồ, nhưng Thô-ma vắng mặt
"Môn đồ đương nói với nhau như vậy, chính Đức Chúa Jêsus hiện ra giữa đó mà phán rằng:... Hãy xem tay chơn Ta: thật chính Ta. Hãy rờ đến Ta, và hãy xem." (LuLc 24:36-39).
"Môn đồ dâng cho Ngài một miếng cá nướng. Ngài nhận lấy mà ăn trước mặt môn đồ." (LuLc 24:43).
"Thô-ma... không có ở đó với các môn đồ. Các môn đồ khác nói với người rằng: Chúng ta đã thấy Chúa. Nhưng người trả lời rằng:... Nếu ta không đặt ngón tay vào chỗ dấu đinh, và nếu ta không đặt bàn tay nơi sườn Ngài, thì ta không tin." (GiGa 20:24, 25).
Hiện ra với các Sứ đồ, có Thô-ma ở đó
"Cách tám ngày, các môn đồ lại nhóm nhau trong nhà, có Thô-ma ở với. Khi cửa đương đóng, Đức Chúa Jêsus đến, đứng chính giữa môn đồ mà phán... cùng Thô-ma rằng: Hãy... xem bàn tay Ta; cũng hãy giơ bàn tay ngươi ra và đặt vào sườn Ta...
"Thô-ma thưa rằng: lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi! Đức Chúa Jêsus phán: Vì ngươi đã thấy Ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!" (GiGa 20:26-29).
Hiện ra với bảy môn đồ ở bờ biển Ga-li-lê
"Si-môn Phi-e-rơ nói rằng: Tôi đi đánh cá... Trong đêm đó, chẳng được chi hết... Đức Chúa Jêsus đứng trên bờ,... phán rằng: Hãy thả lưới bên hữu thuyền...
"Được nhiều cá đến nỗi không thể kéo lên nữa. Môn đồ mà Đức Chúa Jêsus yêu bèn nói... rằng: Ấy là Chúa!" (GiGa 21:1-7).
Hiện ra với mười một Sứ đồ tại xứ Ga-li-lê
"Mười một môn đồ đi qua xứ Ga-li-lê, lên hòn núi mà Đức Chúa Jêsus đã chỉ cho...
"Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho Ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân...
"Và nầy, Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế." (Mat Mt 28:16-20).
Ngài ngự lên trời
"Ngài đem môn đồ đi đến nơi xung quanh làng Bê-tha-ni, giơ tay lên mà ban phước cho.
"Đương khi ban phước, Ngài lìa môn đồ mà được đem lên trời." (LuLc 24:50, 51).
Những sự hiện ra khác nữa
"Ngài đã hiện ra cho Sê-pha, sau lại hiện ra cho mười hai Sứ đồ. Rồi đó, cùng trong một lần, Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em xem thấy...
"Đoạn, Ngài hiện ra cho Gia-cơ, rồi cho các Sứ đồ. Rốt lại, Ngài cũng hiện ra cho tôi xem." (ICo1Cr 15:5-8).
Ngài chuộc tội loài người
"Đức Chúa Jêsus Christ... đã chết vì chúng ta." (ITe1Tx 5:9, 10).
"Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta." (ICo1Cr 15:3).
"Ngài đã mang lấy tội lỗi nhiều người." (EsIs 53:12).
"Đấng Christ đã... chịu chết vì kẻ có tội." (RoRm 5:6).
"Chúng ta đã nhờ Huyết Ngài được xưng công bình." (RoRm 5:9).
"Bởi lằn roi Ngài, chúng ta được lành bịnh." (EsIs 53:5).
"Ngài đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết." (EsIs 53:5).
"Ngài đã... vì sự gian ác chúng ta mà bị thương." (EsIs 53:5).
"Được chuộc... bởi Huyết báu Đấng Christ." (IPhi 1Pr IPhi1:18, 19).
"Huyết của Đức Chúa Jêsus... làm sạch mọi tội chúng ta." (IGi1Ga 1:7).
"Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên Ngài." (EsIs 53:6).
"Bởi Huyết Ngài trên Thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình." (CoCl 1:20).
"Ngài đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta." (EsIs 53:4).
"Không đổ huyết, thì không có sự tha thứ." (HeDt 9:22).
"Con người đã đến... để... phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người." (Mat Mt 20:28).
"Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jêsus đã vì mọi người nếm sự chết." (HeDt 2:9).
"Hội Thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính Huyết mình." (Cong Cv 20:28).
"Anh em là kẻ ngày trước cách xa, hiện nay đã nhờ Huyết Đấng Christ mà được gần rồi." (Eph Ep 2:13).
"Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi Huyết Ngài, được tha tội." (Eph Ep 1:7).
"Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ,... liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội." (Tit Tt 2:13, 14).
"Trong ngày đó sẽ có một Suối mở ra cho nhà Đa-vít... vì tội lỗi và sự ô uế." (XaDr 13:1).
"Chúng ta... đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài,... nhờ Ngài mà chúng ta hiện nay đã được sự chuộc tội." (RoRm 5:10, 11 -- theo nguyên văn).
"Ấy chính Ngài là Của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa." (IGi1Ga 2:2).
"Ta sẽ làm cho đầy tớ Ta, là Chồi mống, dấy lên... Ta sẽ cất sự gian ác khỏi đất nầy trong một ngày." (XaDr 3:8, 9).
"Chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả." (HeDt 10:10).
"Ngài đã vào nơi rất thánh một lần thì đủ hết,... dùng chính Huyết mình mà được sự chuộc tội đời đời." (HeDt 9:12).
"Nầy là Huyết Ta, Huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội." (Mat Mt 26:28).
"Ngài đã chịu giết, lấy Huyết mình mà chuộc cho Đức Chúa Trời những người thuộc về mọi chi phái, mọi tiếng, mọi dân tộc, mọi nước." (KhKh 5:9).
"Vô số người... đã giặt và phiếu trắng áo mình trong Huyết Chiên Con." (KhKh 7:9, 14).
"Sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm Của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong Huyết Đấng ấy." (RoRm 3:24, 25).
"Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét, cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người." (HeDt 9:27, 28).
"Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy Huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta,... đáng được sự vinh hiển và quyền năng đời đời vô cùng!" (KhKh 1:6).
Ngài là Chiên Con của Đức Chúa Trời
"Sách Sự Sống của Chiên Con." (KhKh 13:8).
"Ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con." (KhKh 22:1).
"Lễ cưới Chiên con đã tới." (KhKh 19:7).
"Bài ca Môi-se... và bài ca Chiên Con." (KhKh 15:3).
"Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt,... Ngài chẳng từng mở miệng." (EsIs 53:7).
"Chúng đã thắng nó bởi Huyết Chiên Con." (KhKh 12:11).
"Chiên Con... là Chúa của các chúa, Vua của các vua." (KhKh 17:14).
"Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!" (GiGa 1:29).
"Vô số người... đứng trước... Chiên Con... đã giặt và phiếu trắng áo mình trong Huyết Chiên Con." (KhKh 7:9, 14).
"Anh em đã được chuộc... bởi Huyết báu Đấng Christ, dường như Huyết của chiên con không lỗi không vít." (IPhi 1Pr IPhi1:18, 19).
Ngài là Cứu Chúa
"Đấng Christ... là Cứu Chúa." (Eph Ep 5:23).
"Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta." (Tit Tt 3:6).
"Sự hiện ra của Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta." (IITi 2Tm 1:10).
"Ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình, là Đức Chúa Jêsus Christ." (Phi Pl 3:20).
"Đức Chúa Cha sai Đức Chúa Con đặng làm Cứu Chúa thế gian." (IGi1Ga 4:11).
"Mạng lịnh của Chúa và Cứu Chúa chúng ta đã cậy các Sứ đồ... truyền lại." (IIPhi 2Pr 3:2).
"Sự bình an ban cho... bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta." (Tit Tt 1:4).
"Đức Chúa Trời đã đem Đấng (Christ) ấy lên... làm Vua và Cứu Chúa." (Cong Cv 5:31).
"Đức Chúa Trời... dấy lên cho dân Y-sơ-ra-ên một Cứu Chúa, tức là Đức Chúa Jêsus." (Cong Cv 13:23).
"Chính Ngài thật là Cứu Chúa của thế gian." (GiGa 4:42).
"Hôm nay tại thành Đa-vít, đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu thế." (LuLc 2:11).
"Hãy tấn tới... trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ." (IIPhi 2Pr 3:18).
"Nước đời đời của Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa và Cứu Chúa của chúng ta." (IIPhi 2Pr 1:11).
"Chờ đợi... sự hiện ra của sự vinh hiển... Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ." (Tit Tt 2:13).
Sự tái lâm của Ngài
"TA SẼ TRỞ LI." (GiGa 14:3).
"Con người sẽ ngự trong sự vinh hiển của Cha mình mà giáng xuống cùng các thiên sứ." (Mat Mt 16:27).
"Về sau các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự trên mây từ trời mà xuống." (Mat Mt 26:64).
"Như chớp phát ra từ phương Đông, nhoáng đến phương Tây, thì sự Con người đến sẽ cũng thể ấy." (Mat Mt 24:27).
"Giữa dòng dõi gian dâm, tội lỗi nầy, hễ ai hổ thẹn về Ta và đạo Ta, thì Con người sẽ hổ thẹn về kẻ ấy, khi ngự trong sự vinh hiển của Cha Ngài mà đến với các thiên sứ thánh." (Mac Mc 8:38).
"Sẽ có các điềm lạ trong mặt trời, mặt trăng, cùng các ngôi sao; còn dưới đất, dân các nước sầu não, rối loạn vì biển nổi tiếng om sòm và sóng đào. Người ta nhơn trong khi đợi việc hung dữ xảy ra cho thế gian, thì thất kinh mất vía, vì các thế lực trên trời sẽ rúng động. Bấy giờ, thiên hạ sẽ thấy Con người dùng đại quyền, đại vinh mà ngự đến trên đám mây. Chừng nào các việc đó khởi xảy đến, hãy đứng thẳng lên, ngước đầu lên, vì sự giải cứu của các ngươi gần tới." (LuLc 21:25-28).
"Mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền, đại vinh ngự trên mây trời mà xuống. Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia." (Mat Mt 24:30, 31).
"Hai người nằm chung giường, một người sẽ được rước đi, còn một bị để lại... Hai người nam ở trong một đồng ruộng, một người được đem đi, còn một người bị để lại; và có hai người nữ đương xây cối, một người được đem đi, còn một người bị để lại.
"Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả... Con người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ... Các ngươi... không biết... lúc nào, hoặc chiều tối, nửa đêm, lúc gà gáy, hay là sớm mai... Vậy, hãy tỉnh thức,... hãy chực cho sẵn... Điều mà Ta nói cùng các ngươi, Ta cũng nói cho mọi người: Hãy tỉnh thức!" (LuLc 17:34; Ma-thi-ơ 24:36, 42, 44; Mác 13:33, 37).
"Chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình." (Phi Pl 3:20).
"Khi nào Đấng Christ... sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển." (CoCl 3:4).
"Kìa, Ngài đến giữa những đám mây, mọi mắt sẽ trông thấy, cả đến những kẻ đã đâm Ngài cũng trông thấy!" (KhKh 1:7).
"Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy." (IGi1Ga 3:2).
"Mão triều thiên của sự công bình đã để dành... cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài." (IITi 2Tm 4:8).
"Khi Đấng làm đầu các kẻ chăn chiên hiện ra, anh em sẽ được mão triều thiên vinh hiển, chẳng hề tàn héo." (IPhi 1Pr IPhi5:4).
"Phải giữ điều răn, ở cho không vết tích và không chỗ trách được, cho đến kỳ sự hiện ra của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta." (ITi1Tm 6:14).
"Đức Chúa Jêsus Christ... sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết khi Ngài hiện đến." (IITi 2Tm 4:1 -- theo nguyên văn).
" Jêsus nầy đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy." (Cong Cv 1:11).
"Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài sẽ hiện ra lần thứ hai... cho kẻ chờ đợi Ngài." (HeDt 9:28).
"Mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến." (ICo1Cr 11:26).
"Đức Chúa Jêsus từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài,... để được sáng danh trong các thánh đồ." (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:7, 10).
"Đương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ." (Tit Tt 2:13).
"Sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa; như vậy, chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn." (ITe1Tx 4:16, 17).
"Trong những ngày sau rốt, sẽ có mấy kẻ hay gièm chê... nói rằng: Chớ nào lời hứa về sự Chúa đến ở đâu? Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài... đâu... Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chất bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả... Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới , đất mới." (IIPhi 2Pr 3:3-13).
"Nầy, Ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với Ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm... Phải, Ta đến mau chóng. -- A-men, Lạy Đức Chúa Jêsus, Xin Hãy Đến! " (KhKh 22:12, 20).
Đầy dẫy
"Đầy lòng vui vẻ." (IITi 2Tm 1:4).
"Đầy dẫy sự khôn ngoan." (LuLc 2:40).
"Đầy sự yên ủi." (IICo 2Cr 7:4).
"Đủ điều thông biết trọn vẹn." (RoRm 15:14).
"No đủ sự công bình." (Mat Mt 5:6).
"Đầy dẫy Đức Thánh Linh." (Cong Cv 4:8).
"Đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời." (Eph Ep 3:19).
"Đầy dẫy vinh hiển." (IPhi 1Pr IPhi1:8 -- theo nguyên văn).
"Đầy lòng nhơn từ." (RoRm 15:14).
"Đầy ơn và lẽ thật." (GiGa 1:14).
"Đầy đức tin và Đức Thánh Linh." (Cong Cv 6:5).
Đi theo
"Noi dấu chơn Ngài." (IPhi 1Pr IPhi2:21).
"Hãy nôn nả tìm kiếm tình yêu thương." (ICo1Cr 14:1).
"Phải theo sự công bình cách trọn vẹn." (PhuDnl 16:20).
"Hãy tìm đều thiện luôn luôn." (ITe1Tx 5:15).
"Hãy đến vác Thập tự giá mà theo Ta." (Mac Mc 10:21 -- theo nguyên văn).
"Chiên Con đi đâu, những kẻ nầy theo đó." (KhKh 14:4).
"Chiên Ta nghe tiếng Ta,... và nó theo Ta." (GiGa 10:27).
"Nếu ai hầu việc Ta, thì phải theo Ta." (GiGa 12:26).
"Hãy... tìm điều công bình, tin kính, đức tin, yêu thương, nhịn nhục, mềm mại." (ITi1Tm 6:11).
Địa ngục
"Hỡi loài rắn, dòng dõi rắn lục kia, thế nào mà tránh khỏi sự đoán phạt nơi địa ngục được?" (Mat Mt 23:33).
"Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi Ta, đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó." (Mat Mt 25:41).
"Còn tên đầy tớ vô ích đó, hãy quăng nó ra ngoài, là chỗ tối tăm, ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng." (Mat Mt 25:30).
"Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ hình tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng." (KhKh 21:8).
"Ta nói cùng các ngươi, là bạn hữu Ta: Đừng sợ kẻ giết xác, rồi sau không làm gì được nữa. Song Ta chỉ cho các ngươi biết phải sợ ai: Phải sợ Đấng khi đã giết rồi, có quyền bỏ xuống địa ngục; phải, Ta nói cùng các ngươi, ấy là Đấng các ngươi phải sợ!" (LuLc 12:4, 5).
"Thà rằng một tay mà vào sự sống, còn hơn đủ hai tay mà sa xuống địa ngục, trong lửa chẳng hề tắt... Thà rằng chỉ một mắt mà vào Nước Đức Chúa Trời, còn hơn đủ hai mắt mà bị quăng vào địa ngục, đó là nơi sâu bọ của chúng nó chẳng hề chết, và lửa chẳng hề tắt." (Mac Mc 9:43, 47, 48).
Điều ác (dữ, xấu)
"Xin... cứu chúng tôi khỏi điều ác." (Mat Mt 6:13).
"Chớ nói xấu ai." (Tit Tt 3:2).
"Đừng để điều ác thắng mình." (RoRm 12:21).
"Tình yêu thương... chẳng nghi ngờ sự dữ." (ICo1Cr 13:4, 5).
"Hãy gớm sự dữ." (RoRm 12:9).
"Đừng để điều ác thắng mình." (RoRm 12:21).
"Hãy dời chơn con khỏi sự ác." (ChCn 4:27).
"Khá giữ lưỡi mình khỏi lời ác." (Thi Tv 34:13).
"Khá cất điều tai hại (ác) khỏi xác thịt ngươi." (Truyền đạo 11:10;).
"Cha ôi!... Xin Cha gìn giữ họ cho khỏi điều ác." (GiGa 17:5, 15).
"Hãy tránh sự ác, và làm điều lành." (Thi Tv 34:14).
"Chớ lấy ác trả ác cho ai." (RoRm 12:17).
"Chúng... chuyên làm điều dữ." (IIVua 2V 17:17).
"Hãy tránh những việc ác... Đừng làm dữ nữa." (EsIs 1:16).
"Hỡi những kẻ yêu mến Đức Giê-hô-va, hãy ghét sự ác." (Thi Tv 97:10).
"Chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu." (ICo1Cr 10:6).
"Ta sẽ phạt thế gian vì sự độc ác nó." (EsIs 13:11).
"Bất cứ việc gì tựa như điều ác, thì phải tránh đi." (ITe1Tx 5:22).
"Sự kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là ghét điều ác." (ChCn 8:13).
"Phải lánh điều dữ, làm điều lành." (IPhi 1Pr IPhi3:11).
"Những người hung ác... thì càng chìm đắm luôn trong điều dữ." (IITi 2Tm 3:13).
"Tránh khỏi điều ác, ấy là sự thông sáng." (Giop G 28:28).
"Bỏ điều dữ và chọn điều lành." (EsIs 7:15).
"Hãy tìm điều lành, và đừng tìm điều dữ, hầu cho các ngươi được sống." (AmAm 5:14).
"Khốn thay cho những kẻ... ghét điều lành, ưa điều dữ!" (MiMk 21; 3:2;).
"Khá từ bỏ đường ác của các ngươi, hãy gìn giữ điều răn và luật lệ Ta." (II Các Vua 17:13;).
"Phước thay cho người... cấm tay mình không làm một điều ác nào!" (EsIs 56:2).
"Hỡi dòng dõi rắn lục, bay vốn là loài xấu, làm sao nói được sự tốt?" (Mat Mt 12:34).
"Người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa." (GiGa 3:19).
"Lìa bỏ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi,... ấy là một sự xấu xa cay đắng." (Gie Gr 2:19).
"Tôi... mong rằng anh em khôn ngoan về điều lành, và thanh sạch đối với điều dữ." (RoRm 16:19).
"Ai muốn yêu sự sống và thấy ngày tốt lành, thì phải giữ gìn miệng lưỡi, đừng nói điều ác." (IPhi 1Pr IPhi3:10).
"Đức Chúa Jêsus Christ... phó mình vì tội lỗi chúng ta, hầu cho cứu chúng ta khỏi đời ác nầy." (GaGl 1:3, 4).
"Ôi! nước mắc tội, dân mang lỗi nặng nề, tông giống độc dữ,... khinh lờn Đấng thánh của Y-sơ-ra-ên." (EsIs 1:4).
(Xem thêm các mục: "Tội ác, " -- "Gian ác. ")
Đọc
"Hãy tìm trong sách Đức Giê-hô-va và đọc lấy." (EsIs 34:16).
"Phước cho kẻ đọc... lời tiên tri nầy!" (KhKh 1:3).
"Trọn đời, vua phải đọc ở trong, để tập biết kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình." (PhuDnl 17:19).
Đóng đinh vào Thập tự giá với Đấng Christ
"Bởi Thập tự giá ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế gian cũng vậy!" (GaGl 6:14).
"Người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên Thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi." (RoRm 6:6).
"Tôi đã bị đóng đinh vào Thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi." (GaGl 2:20).
Độc ác (Hung ác)
"Nên trừ bỏ hết mọi sự... hung ác." (CoCl 3:8).
"Phải bỏ... mọi điều hung ác." (Eph Ep 4:31).
"Anh em đã từ bỏ mọi điều độc ác." (IPhi 1Pr IPhi2:1).
"Về sự gian ác, thật hãy nên như trẻ con vậy. Còn về sự khôn sáng, hãy nên như kẻ thành nhơn." (ICo1Cr 14:20).
Đời đời (hình dung từ)
"Đức Chúa Trời hằng sống." (PhuDnl 33:27).
"Sự vinh hiển đời đời." (IPhi 1Pr IPhi5:10).
"Đức Thánh Linh đời đời." (HeDt 9:14).
"Sự cứu rỗi đời đời." (HeDt 5:9).
"Sự phán xét đời đời." (HeDt 6:2).
"Mắc tội đời đời." (Mac Mc 3:29).
"Sự chuộc tội đời đời." (HeDt 9:12).
"Sự vinh hiển cao trọng đời đời." (IICo 2Cr 4:17).
"Chịu hình phạt bằng lửa đời đời." (Giu-đe 7).
"Được sự cứu... với sự vinh hiển đời đời." (IITi 2Tm 2:10).
"Nhà đời đời tại trên trời." (IICo 2Cr 5:1).
"Sự vui vẻ vô cùng." (EsIs 35:10).
"Lửa đời đời." (Mat Mt 25:41).
"Sự yêu thương đời đời." (Gie Gr 31:3).
"Tin Lành đời đời." (KhKh 14:6).
"Cha đời đời." (EsIs 9:6).
"Nước đời đời." (IIPhi 2Pr 1:11).
"Lòng nhơn từ vô cùng." (EsIs 54:8).
"Bị hình phạt hư mất đời đời." (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:9;).
"Nhà đời đời." (LuLc 16:9).
"Hình phạt đời đời." (Mat Mt 25:46).
"Sự yên ủi đời đời." (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:16;).
"Đức Giê-hô-va... là Vua đời đời." (Gie Gr 10:10).
"Xin dắt tôi vào con đường đời đời." (Thi Tv 139:34).
"Ở dưới có cánh tay đời đời của Ngài." (PhuDnl 33:27).
Đời đời (trạng từ)
"Hãy nhờ cậy Đức Giê-hô-va đời đời." (EsIs 26:4).
"Đức Giê-hô-va ngự ngôi Vua đến đời đời." (Thi Tv 29:10).
"Sự cứu rỗi của Ta còn đời đời." (EsIs 51:6).
"Đức Chúa Trời nầy là Đức Chúa Trời chúng tôi đến đời đời vô cùng." (Thi Tv 48:14).
"Chúng sẽ trị vì đời đời." (KhKh 22:5).
"Đáng ngợi khen Danh vinh hiển Ngài đến đời đời!" (Thi Tv 72:19).
"Đức Giê-hô-va sẽ cai trị đời đời kiếp kiếp." (XuXh 15:18).
"Hỡi Đức Chúa Trời, Ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia." (Thi Tv 45:6).
"Tôi sẽ... ngợi khen Danh Chúa đến đời đời vô cùng." (Thi Tv 145:2).
"Lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời." (EsIs 40:8).
"Tôi sẽ ở trong Nhà Đức Giê-hô-va cho đến lâu dài." (Thi Tv 23:6).
"Hỡi Đức Giê-hô-va, Lời Ngài được vững lập đời đời trên trời." (Thi Tv 119:89).
"Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi." (HeDt 13:8).
"Nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời." (Mat Mt 6:13).
"Trái của sự công bình sẽ là yên lặng và an ổn mãi mãi." (EsIs 32:17).
"Các thánh của Đấng Rất Cao sẽ... được Nước làm của mình đời đời." (DaDn 7:18).
"Những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi." (DaDn 12:3).
"Các nước của thế gian thuộc về Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời." (KhKh 11:15).
Đời sống không chỗ trách được
"Hãy khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bò câu." (Mat Mt 10:16).
"Để (anh em) khỏi bị quở trách trong ngày của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta." (ICo1Cr 1:8).
"Anh em ở giữa dòng dõi hung ác, ngang nghịch, được nên... không vít, không tì, không chỗ trách được." (Phi Pl 2:15).
"Phải làm hết sức mình, hầu cho Chúa thấy anh em ở bình an, không dấu vít, chẳng chỗ trách được." (IIPhi 2Pr 3:14).
"Đặng làm cho anh em đứng trước mặt Ngài cách thánh sạch, không vết, không chỗ trách được." (CoCl 1:22).
"Anh em làm chứng, Đức Chúa Trời cũng làm chứng rằng cách ăn ở của chúng tôi đối với anh em..., thật là thánh sạch, công bình, không chỗ trách được." (ITe1Tx 2:10).
"Nguyền xin tân thần, linh hồn và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đến!" (ITe1Tx 5:23).
Đức Chúa Trời
Ngài là Đấng Tạo Hóa
"Muôn vật bởi Ngài làm nên." (GiGa 1:3).
"Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch." (Thi Tv 51:10).
"Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài." (SaSt 1:27).
"Đức Chúa Trời dựng nên trời đất." (SaSt 1:1).
"Ta sẽ dựng trời mới đất mới." (EsIs 65:17).
"Ngài ra lịnh, thảy bèn được dựng nên." (Thi Tv 148:5).
"Biển thuộc về Ngài, vì chính Ngài đã làm nó; còn đất khô, tay Ngài cũng đã nắn nên nó." (Thi Tv 95:5).
"Chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành." (Eph Ep 2:10).
"Hãy ngước mắt lên cao mà xem: Ai đã tạo những vật nầy?... Đức Chúa Trời hằng sống, là Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các đầu cùng đất." (EsIs 40:26, 28).
"Muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả." (CoCl 1:16).
Quyền phép vô hạn vô lượng của Ngài
"Quyền năng thuộc về Đức Chúa Trời." (Thi Tv 62:11).
"Tay của Đức Giê-hô-va há đã ngắn lại sao?" (Dan Ds 11:23).
"Đức Chúa Trời làm mọi việc đều được." (Mat Mt 19:26).
"Há có điều chi Đức Giê-hô-va làm không được chăng?" (SaSt 18:14).
"Ai cai được số của đạo binh Chúa?" (Giop G 25:3).
"Không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được." (LuLc 1:37).
"Đấng Christ... là Đầu của mọi quyền cai trị và mọi thế lực." (CoCl 2:8, 10).
"Hết Cả Quyền Phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho Ta." (Mat Mt 28:18).
"Đức Giê-hô-va đã tỏ trần cánh tay thánh của Ngài trước mắt mọi nước." (EsIs 52:10).
"Nầy, Ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của mọi xác thịt; có sự gì khó quá cho Ta chăng?" (Gie Gr 32:27).
"Tay Ta há ngắn quá, không chuộc được sao? Hay là sức Ta không đủ mà cứu được sao?" (EsIs 50:2).
"Đức Chúa Jêsus Christ đã được lên trời, nay ngự bên hữu Đức Chúa Trời, các thiên sứ, các vương hầu, Các Quyền Thế thảy đều phục Ngài." (IPhi 1Pr IPhi3:22).
"Nguyền Đấng Có Thể gìn giữ anh em khỏi vấp phạm và khiến anh em đứng trước mặt vinh hiển mình cách rất vui mừng, không chỗ trách được, là Đức Chúa Trời có một, là Cứu Chúa chúng ta, bởi Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta, được sự vinh hiển, tôn trọng, thế lực, quyền năng thuộc về Ngài từ trước vô cùng và hiện nay cho đến đời đời! A-men." (Giu-đe 24).
Sự hiểu biết vô hạn vô lượng của Ngài
"Đức Chúa Trời hay đoái xem." (SaSt 16:13).
"Tóc trên đầu các ngươi cũng đã đếm hết rồi." (Mat Mt 10:30).
"Chớ thì Đức Chúa Trời chẳng thấy đường lối tôi, và đếm các bước tôi sao?" (Giop G 31:4).
"Trong Ngài (Đấng Christ) đã giấu kín mọi sự quí báu về khôn ngoan, thông sáng." (CoCl 2:3).
"Ví không theo ý muốn Cha các ngươi, thì chẳng hề một con (chim sẻ) nào rơi xuống đất." (Mat Mt 10:29).
"Thảy đều trần trụi và lộ ra trước mắt Đấng mà chúng ta phải thưa lại." (HeDt 4:13).
"Đấng đã gắn tai há sẽ chẳng nghe sao? Đấng đã nắn con mắt há sẽ chẳng thấy ư?" (Thi Tv 94:9).
"Đức Giê-hô-va dò xét tấm lòng, và phân biệt các ý tưởng." (ISu1Sb 28:9).
"Ôi! Sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được?" (RoRm 11:33).
"Con mắt của Đức Giê-hô-va soi xét khắp thế gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài." (IISu 2Sb 16:9).
"Hỡi Đức Giê-hô-va,... Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy; từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi... Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi, kìa, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã biết trọn hết rồi... Sự tri thức dường ấy thật diệu kỳ quá cho tôi." (Thi Tv 139:1, 2, 4, 6).
Sự nhơn từ của Ngài
"Ta là người chăn hiền lành." (GiGa 10:11).
"Sự nhơn từ Ngài... lớn là dường nào!" (XaDr 9:17).
"Khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt lành dường nào!" (Thi Tv 34:8).
"Chúa lấy sự nhơn từ mình đội cho năm làm mão triều." (Thi Tv 65:11).
"Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện." (Thi Tv 107:1).
"Đất đầy dẫy sự nhơn từ của Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 33:5).
"Dân Ta sẽ no nê về ơn phước của Ta." (Gie Gr 31:14).
"Sự nhơn từ của Đức Chúa Trời còn mãi mãi." (Thi Tv 52:1).
"Lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn." (RoRm 2:4).
"Chúa sè tay ra, chúng nó được no nê vật tốt." (Thi Tv 104:28).
"Nguyện người ta ngợi khen Đức Giê-hô-va vì sự nhơn từ Ngài!" (Thi Tv 107:8).
"Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi." (Thi Tv 23:6).
"Sự nhơn từ Chúa, mà Chúa đã dành cho người kính sợ Chúa,... thật lớn lao thay!" (Thi Tv 31:19).
Sự công bình của Ngài
Hỡi... Đấng Thánh, Ngài là công bình." (KhKh 16:5).
"Chúa là quan án công bình." (IITi 2Tm 4:8).
"Loài người hay chết, há công bình hơn Đức Chúa Trời ư?" (Giop G 4:17).
"Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian." (Cong Cv 17:31).
"Đấng đoán xét toàn thế gian, há lại không làm sự công bình sao?" (SaSt 18:25).
"Chúa ưa điều công bình, ghét điều gian ác." (HeDt 1:9).
"Hỡi Vua của muôn đời, đường lối Ngài là công bình và chơn thật!" (KhKh 15:3).
"Quyền bính của nước Chúa là quyền bính ngay thẳng." (HeDt 1:8).
"Sự công bình và sự chánh trực là nền của ngôi Chúa." (Thi Tv 89:14).
Sự thương xót của Ngài
"Sự thương xót Ngài còn đến đời đời." (Thi Tv 136:1 -- theo nguyên văn).
"Tôi sẽ hát xướng về sự thương xót của Đức Giê-hô-va luôn luôn (Thi Tv 89:11 -- theo nguyên văn).
"Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi." (Thi Tv 23:6).
"Đức Giê-hô-va có lòng thương xót, hay làm ơn, chậm nóng giận, và đầy sự nhơn từ." (Thi Tv 103:8).
"Xin chính mình Chúa cho người tìm thấy sự thương xót của Chúa trong ngày đó!" (IITi 2Tm 1:18).
"Hãy... trông đợi sự thương xót của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta cho được sự sống đời đời." (Giu-đe 21).
"Hễ các từng trời cao trên đất bao nhiêu, thì sự thương xót Ngài càng lớn cho kẻ nào kính sợ Ngài bấy nhiêu." (Thi Tv 103:11 -- theo nguyên văn).
Sự thành tín của Ngài
"Đức Chúa Trời là thành tín." (IICo 2Cr 1:18). "Sự thành tín Ngài còn đến đời đời." (Thi Tv 100:5).
"Đấng Tạo Hóa thành tín." (IPhi 1Pr IPhi4:19).
"Ngài vẫn thành tín." (IITi 2Tm 2:13).
"Chúa là thành tín." (II Tê-sa-lô-ni-ca 3:3;).
"Sự thành tín Ngài là lớn lắm." (Ca thương 3:23;).
"Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín." (HeDt 10:23).
"Các điều răn Chúa là thành tín." (Thi Tv 119:86).
"Sự thành tín Ngài đến tận các mây." (Thi Tv 36:5).
"Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia." (Thi Tv 119:90).
"Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn." (Thi Tv 119:75).
Cơn thạnh nộ của Ngài nghịch cùng sự gian ác của loài người
"Các ngươi cũng có chọc giận Đức Giê-hô-va." (PhuDnl 9:22).
"Ngày thạnh nộ lớn của Ngài đã đến." (KhKh 6:17).
"Nhơn cơn giận Ngài, đất đều rúng động." (Gie Gr 10:10).
"Đức Chúa Trời hằng ngày nổi giận cùng kẻ ác." (Thi Tv 7:11).
"Đức Chúa Jêsus... giải cứu chúng ta khỏi cơn thạnh nộ ngày sau." (ITe1Tx 1:10).
"Nay chúng ta đã nhờ Huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào!" (RoRm 5:9).
"Cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình." (RoRm 1:18).
"Trong ngày đó,... Ta sẽ làm sự báo thù ra trên những nước không nghe theo Ta, trong cơn Ta nổi giận và căm tức." (MiMk 5:9, 14).
"Hỡi dòng dõi rắn lục, ai đã dạy các ngươi tránh khỏi cơn thạnh nộ ngày sau?" (LuLc 3:7).
Ngài săn sóc dân Ngài
"Đức Giê-hô-va đã cứu giúp chúng tôi đến bây giờ." (ISa1Sm 7:12).
"Một sợi tóc trên đầu các ngươi cũng không mất đâu." (LuLc 21:18).
"Đời ngươi lâu bao nhiêu, sức mạnh ngươi lâu bấy nhiêu." (PhuDnl 33:25).
"Không gì làm hại các ngươi được." (LuLc 10:9).
"Ngài sẽ lấy lông Ngài mà che chở ngươi." (Thi Tv 91:4).
"Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em." (IPhi 1Pr IPhi5:7).
"Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì." (Thi Tv 23:1).
"Đức Chúa Trời hằng sống là nơi ở của ngươi, ở dưới có cánh tay đời đời của Ngài." (PhuDnl 33:27).
"Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi." (Thi Tv 55:22).
"Đấng gìn giữ Y-sơ-ra-ên không hề nhắp mắt, cũng không buồn ngủ." (Thi Tv 121:4).
"Ngài sẽ ban lịnh cho thiên sứ Ngài, bảo gìn giữ ngươi trong các đường lối ngươi." (Thi Tv 91:11).
"Thiên sứ Đức Giê-hô-va đóng lại chung quanh những kẻ kính sợ Ngài." (Thi Tv 34:7).
"Chính Đức Giê-hô-va sẽ ở cùng ngươi, chẳng lìa khỏi ngươi, chẳng từ bỏ ngươi đâu." (PhuDnl 31:8).
"Nầy, Ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó." (SaSt 28:15).
"Khi ngươi vượt qua các dòng nước,... Ta... sẽ nắm tay hữu ngươi." (EsIs 43:2; 41:13;).
"Các núi vây quanh Giê-ru-sa-lem thể nào, Đức Giê-hô-va vây phủ dân Ngài thể ấy." (Thi Tv 125:2).
"Đáng ngợi khen Đức Giê-hô-va!... Về các lời tốt lành mà Ngài đã... phán ra, chẳng có một lời nào không ứng nghiệm." (I Các Vua 8:56;).
"Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jêsus Christ." (Phi Pl 4:19).
Ngài là Cha
"Cha Thánh." (GiGa 17:11).
"Ta yêu mến Cha." (GiGa 14:31).
"Ta biết Cha." (GiGa 10:15).
"Ta tôn kính Cha." (GiGa 8:49).
"Ta đi về cùng Cha." (GiGa 14:12).
"Hỡi Cha công bình." (GiGa 17:25).
"Ta sống bởi Cha." (GiGa 6:57).
"Lạy Cha, xin tha cho họ." (LuLc 23:34).
"Cha ở cùng Ta." (GiGa 16:32).
"Chính Cha yêu thương các ngươi." (GiGa 16:27).
"Hỡi Cha!... tôi ngợi khen Cha." (Mat Mt 11:25).
"Cha biết Ta." (GiGa 10:15).
"Lạy Cha,... xin cất chén nầy." (LuLc 22:42).
"Thưa Cha, giờ đã đến." (GiGa 17:1).
"Cha đã sai Ta." (GiGa 5:36).
"Cha Ta làm việc cho đến bây giờ." (GiGa 5:17).
"Cha khiến những kẻ chết sống lại." (GiGa 5:21).
"Lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha." (GiGa 4:23).
"Cha ơi! nếu có thể được." (Mat Mt 26:39).
"Lạy Cha chúng tôi ở trên trời!" (Mat Mt 6:9).
"Hỡi các ngươi được Cha Ta ban phước, hãy đến..." (Mat Mt 25:31).
"Cha ngươi là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm." (Mat Mt 6:6).
"Ta đã nhơn danh Cha Ta mà đến." (GiGa 5:43).
"Cha có sự sống trong mình." (GiGa 5:26).
"Cha các ngươi ở trên trời... sẽ tha thứ." (Mat Mt 6:14).
"Hãy... cầu nguyện Cha ngươi ở nơi kín nhiệm." (Mat Mt 6:6).
"Kẻ làm theo ý muốn của Cha Ta." (Mat Mt 7:21).
"Cha ơi! nếu chén nầy không thể lìa khỏi Con được." (Mat Mt 26:42).
"Các thiên sứ... thường thấy mặt Cha Ta." (Mat Mt 18:10).
"Tôi phải lo việc Cha tôi." (LuLc 2:49).
"Ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời." (Mat Mt 5:16).
"Lạy Cha, mọi việc Cha làm được cả." (Mac Mc 14:36).
"Cha Ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy." (Mat Mt 18:35).
"Ta lên cùng Cha Ta và Cha các ngươi." (GiGa 20:17).
"Cha các ngươi biết các ngươi cần sự gì." (Mat Mt 6:8).
"Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha." (LuLc 23:46).
"Về ngày và giờ đó, chẳng ai biết chi hết, song... chỉ Cha mà thôi." (Mac Mc 13:32).
(Trong bốn sách Tin lành, Đức Chúa Jêsus đã hơn 150 lần xưng Đức Chúa Trời là "Cha ơi, " "Cha Ta, " "Cha chúng tôi, " "Cha ngươi, " "Cha các ngươi, " "Đức Cha, " Cha Thánh, " "Cha ở trên trời, " "Cha công bình. " "Cha " là Danh hiệu mà Đức Chúa Jêsus ưa dùng để chỉ về Đức Chúa Trời. Danh hiệu ấy thêm ý nghĩa cho quan niệm của chúng ta về Đức Chúa Trời là dường nào! )
Các đặc tánh khác của Ngài
"Đức Chúa Trời là sự Yêu thương." (IGi1Ga 4:8).
"Đức Chúa Trời là Sự Sáng." (IGi1Ga 1:5).
"Đức Chúa Trời là cực đại." (Giop G 36:26).
"Chính Đức Chúa Trời là Quan Xét." (Thi Tv 50:6).
"Đức Chúa Trời có quyền năng." (Giop G 36:5).
"Đức Chúa Trời là Thần." (GiGa 4:24).
"Đức Chúa Trời là thành tín." (ICo1Cr 1:9).
"Đức Chúa Trời là Vua tôi." (Thi Tv 74:12).
"Đức Chúa Trời ngươi sẽ làm vinh quang cho ngươi." (EsIs 60:19).
"Đức Chúa Trời là sự tiếp trợ tôi." (Thi Tv 54:4).
"Đức Chúa Trời là nơi ẩn náu cao của tôi." (Thi Tv 59:9).
"Đức Giê-hô-va đã nên sự cứu rỗi tôi." (EsIs 12:2).
"Chúa vốn một Đức Chúa Trời sẵn tha thứ." (HeDt 9:17).
"Đức Chúa Trời... là phần tôi đến đời đời." (Thi Tv 73:26).
"Nầy, Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta, làm Đầu chúng ta." (IISu 2Sb 13:12).
"Đức Chúa Trời là Đồn lũy vững chắc của tôi." (IISa 2Sm 22:23).
"Đức Chúa Trời là Vua của cả trái đất." (Thi Tv 47:7).
"Linh hồn ta mừng rỡ trong Đức Chúa Trời ta." (EsIs 61:10).
"Đức Chúa Trời mà chúng tôi hầu việc, có thể cứu chúng tôi khỏi lò lửa hực." (DaDn 3:17).
"Ta sẽ rất vui vẻ trong Đức Giê-hô-va." (EsIs 61:10).
"Ta là Đức Chúa Trời, chẳng có Chúa nào khác." (EsIs 45:22).
"Sự cứu rỗi và sự vinh hiển tôi ở nơi Đức Chúa Trời." (Thi Tv 62:7).
"Hãy nghe tiếng Ta, thì Ta sẽ làm Đức Chúa Trời các ngươi." (Gie Gr 7:23).
"Ngài là... Đấng Toàn năng, Danh Ngài là Đức Giê-hô-va vạn quân." (Gie Gr 32:18).
"Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta?" (RoRm 8:31).
"Lòng... tôi kêu la về Đức Chúa Trời hằng sống." (Thi Tv 84:2).
"Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực của chúng tôi." (Thi Tv 46:1).
"Đức Chúa Trời là sức lực của lòng tôi." (Thi Tv 73:26).
"Đức Giê-hô-va hằng sống." (IISa 2Sm 22:47).
"Đức Giê-hô-va... là Đức Chúa Trời của chúng tôi." (Gios Gs 24:18).
"Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngự tại giữa ngươi." (PhuDnl 7:21).
"Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời thật." (Gie Gr 10:10).
"Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là thánh." (Thi Tv 99:9).
"Giê-hô-va... là Đức Chúa Trời rất lớn và đáng sợ." (PhuDnl 7:21).
"Đức Giê-hô-va sẽ là Đức Chúa Trời tôi." (SaSt 28:21).
"Đức Giê-hô-va... là Đức Chúa Trời hằng sống." (Gie Gr 10:10).
"Chúa sẽ xét đoán dân mình." (HeDt 10:30).
"Đức Giê-hô-va... là Vua đời đời." (Gie Gr 10:10).
"Đức Chúa Trời là cái khiên tôi." (Thi Tv 7:10).
"Tôi sẽ hát xướng cho Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 104:33).
"Đức Chúa Trời của chúng ta sẽ chiến đấu cho chúng ta." (NeNe 4:20).
"Tài năng của chúng tôi đến từ Đức Chúa Trời." (IICo 2Cr 3:5).
"Linh hồn tôi khát khao Đức Chúa Trời." (Thi Tv 42:2).
"Tôi sẽ vui vẻ nơi Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 104:34).
"Tôi đã để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời." (Thi Tv 56:11).
"Đức Chúa Trời nầy là Đức Chúa Trời chúng tôi đến đời vô cùng." (Thi Tv 48:14).
"Đức Chúa Trời hằng sống là nơi ở của ngươi (PhuDnl 33:27).
Đức Thánh Linh
"Chớ dập tắt Thánh Linh." (ITe1Tx 5:19).
"Phải đầy dẫy Đức Thánh Linh." (Eph Ep 5:18).
"Hãy nhờ Đức Thánh Linh,... thường thường... cầu nguyện và nài xin." (Eph Ep 6:18).
"Ê-tiên là người đầy... Đức Thánh Linh." (Cong Cv 6:5).
"Phi-e-rơ đầy dẫy Đức Thánh Linh." (Cong Cv 4:8).
"Dự phần về Đức Thánh Linh." (HeDt 6:4).
"Thần của Chúa ngự trên ta." (LuLc 4:18).
"Ba-na-ba... đầy dẫy Thánh Linh." (Cong Cv 11:22, 24).
"Các ngươi cứ nghịch với Đức Thánh Linh hoài." (Cong Cv 7:51).
"Nên thánh bởi Đức Thánh Linh." (RoRm 15:16).
"Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến!" (KhKh 22:17).
"Đức Chúa Trời... đã ban Thánh Linh của Ngài trong anh em." (ITe1Tx 4:8).
"Anh em đã được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh." (Eph Ep 1:13).
"Đức Thánh Linh... sẽ làm chứng về ta." (GiGa 14:26; 15:26;).
"Nhằm ngày của Chúa, tôi được Đức Thánh Linh cảm hóa." (KhKh 1:10).
"Thân thể mình là Đền thờ của Đức Thánh Linh." (ICo1Cr 6:19).
"Hễ chi sanh bởi Thánh Linh là Thần." (GiGa 3:6).
"Thần... sẽ... dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật." (GiGa 16:13).
"Thần Ta sẽ chẳng tranh đấu (nguyên văn) với loài người luôn." (SaSt 6:3).
"Sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh." (Cong Cv 2:28).
"Ma-ri... đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh." (Mat Mt 1:18).
"Gươm của Đức Thánh Linh, là Lời Đức Chúa Trời." (Eph Ep 6:17).
"Nguyền xin... sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy!" (IICo 2Cr 13:13).
"Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước." (SaSt 1:2).
"Đức Chúa Trời ban Thánh Linh cho Ngài (Đấng Christ) không chừng mực." (GiGa 3:34).
"Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống, thì cũng hãy bước theo Thánh Linh vậy." (GaGl 5:25).
"Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần Ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy." (XaDr 4:6).
"Khiến anh em được quyền phép bởi Thánh Linh mà nên mạnh mẽ trong lòng." (Eph Ep 3:16).
"Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho kẻ vâng lời Ngài." (Công-vụ các Sứ- đồ 5:32;).
"Nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài." (RoRm 8:9).
"Sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh." (RoRm 5:5).
"Bấy giờ Đức Thánh Linh chưa ban xuống, vì Đức Chúa Jêsus chưa được vinh hiển." (GiGa 7:39).
"Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào Nước Đức Chúa Trời." (GiGa 3:5).
"Bấy giờ, Đức Thánh Linh đưa Đức Chúa Jêsus đến nơi đồng vắng, đặng chịu ma quỉ cám dỗ." (Mat Mt 4:1).
"Hội Thánh... đi trong đường kính sợ Chúa, lại nhờ Đức Thánh Linh vùa giúp, thì số của Hội được thêm lên." (Cong Cv 9:31).
"Hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắt dẫn, đều là con của Đức Chúa Trời." (RoRm 8:14).
"Kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời." (GaGl 6:8).
"Nước Đức Chúa Trời... tại sự công bình, bình an, vui vẻ bởi Đức Thánh Linh." (RoRm 14:17).
"Chúng ta biết Ngài ở trong lòng chúng ta, là nhờ Đức Thánh Linh mà Ngài đã ban cho chúng ta." (IGi1Ga 3:24).
"Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời." (RoRm 8:16).
"Đấng Christ... nhờ Đức Thánh Linh đời đời, dâng chính mình không tì tích cho Đức Chúa Trời." (HeDt 9:14).
"Hầu cho anh em nhờ quyền phép Đức Thánh Linh được dư dật sự trông cậy!" (RoRm 15:13).
"Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc." (Eph Ep 4:30).
"Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội Thánh!" (KhKh 2:7).
"Ta lấy nước mà làm phép báp-têm cho các ngươi ăn năn; song Đấng đến sau ta... sẽ làm phép báp-têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh." (Mat Mt 3:11).
"Đức Thánh Linh lấy hình chim bò câu ngự xuống trên Ngài; lại có tiếng từ trên trời phán rằng: Ngươi là Con yêu dấu của ta." (LuLc 3:22).
"Nếu các ngươi... còn biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài!" (LuLc 11:13).
"Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn Danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ." (Mat Mt 28:19).
"Trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ." (GaGl 5:22).
"Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên ủi khác,... tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhơn Danh Ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự." (GiGa 14:16, 26).
"Đến ngày lễ Ngũ tuần,... hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói." (Cong Cv 2:1, 4).
"Anh em đã vâng theo lẽ thật làm sạch lòng mình, đặng nhờ Thánh Linh (theo nguyên văn) có lòng yêu thương anh em cách thật thà, nên hãy yêu nhau cách sốt sắng hết lòng." (IPhi 1Pr IPhi1:22).
"Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta... Chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta... theo ý Đức Chúa Trời." (RoRm 8:26, 27).
Đức tin
"Phải lấy đức tin mà cầu xin." (Gia Gc 1:6).
"Đức tin... được tấn tới và vui vẻ." (Phi Pl 1:25).
"Công việc của đức tin." (ITe1Tx 1:3).
"Đức tin... quí báu." (IIPhi 2Pr 1:1).
"Đức tin thành thật." (IITi 2Tm 1:5).
"Đứng vững vàng trong đức tin." (IICo 2Cr 1:24).
"Hãy có đức tin đến Đức Chúa Trời." (Mac Mc 11:22).
"Mặc áo giáp bằng đức tin." (ITe1Tx 5:8).
"Ta... đã giữ được đức tin." (ITi1Tm 4:7).
"Hãy đứng vững trong đức tin." (ICo1Cr 16:13).
"Đức tin hay làm ra bởi sự yêu thương." (GaGl 5:6).
"Hết thảy những người đó đều chết trong đức tin." (HeDt 11:13).
"Được xưng công bình bởi đức tin." (RoRm 5:1).
"Lấy đức tin làm cho bền vững." (CoCl 2:7).
"Người công bình sẽ sống bởi đức tin." (RoRm 1:17).
"Đức tin không có việc làm là vô ích." (Gia Gc 2:20).
"Hãy vì đức tin mà đánh trận tốt lành." (ITi1Tm 6:12).
"Chúng ta bước đi bởi đức tin chớ chẳng phải bởi mắt thấy." (IICo 2Cr 5:7).
"Bởi đức tin, Hê-nóc được cất lên." (HeDt 11:5).
"Đức tin anh em rất tấn tới." (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:3;).
"Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu." (Eph Ep 2:8).
"Cầm giữ đức tin và lương tâm tốt." (ITi1Tm 1:19).
"Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy." (Mat Mt 9:29).
"Đấng Christ nhơn đức tin mà ngự trong lòng anh em." (Eph Ep 3:17).
"Anh em có... đức tin vững vàng đến Đấng Christ." (CoCl 2:5).
"Không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài." (HeDt 11:6).
"Ta đã cầu nguyện cho ngươi, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn." (LuLc 22:32).
"Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng?" (IICo 2Cr 13:5).
"Anh em bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con trai của Đức Chúa Trời." (GaGl 3:26).
"Đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi Lời của Đấng Christ được rao giảng." (RoRm 10:17).
"Anh em là kẻ bởi đức tin, nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời giữ cho, để được sự cứu rỗi." (IPhi 1Pr IPhi1:5).
"Sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta." (IGi1Ga 5:4).
"Chúng ta hãy lấy lòng thật thà, với đức tin đầy dẫy trọn vẹn... mà đến gần Chúa." (HeDt 10:22).
"Nhận được phần thưởng về đức tin anh em, là sự cứu rỗi linh hồn mình." (IPhi 1Pr IPhi1:9).
"Đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy." (HeDt 11:1).
"Vì đạo (đức tin) mà tranh chiến, là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi." (Giu đe 3).
"Phải lấy thêm đức tin làm thuẫn, nhờ đó anh em có thể dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ." (Eph Ep 6:16).
(Xem thêm các mục: "Biết chắc, " -- "Tin, " -- "Tin cậy. ")
Ganh tị
"Tình yêu thương chẳng ghen tị." (ICo1Cr 13:4).
"Ở đâu có những điều ghen tương, tranh cạnh ấy, thì ở đó có sự lộn lạo và đủ mọi thứ ác." (Gia Gc 3:16).
"Nếu anh em có sự ghen tương cay đắng và sự tranh cạnh trong lòng mình, thì... nó thuộc về đất, về xác thịt và về ma quỉ." (Gia Gc 3:14, 15).
"Ganh gổ,... hễ ai phạm những việc thể ấy, thì không được hưởng Nước Đức Chúa Trời." (GaGl 5:21).
Ghét
"Chớ có lòng ghen ghét anh em mình." (LeLv 19:17).
"Vì có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối." (IGi1Ga 4:10).
"Ai ghét anh em mình, là kẻ giết người;... chẳng một kẻ nào giết người có sự sống đời đời ở trong mình." (IGi1Ga 3:15).
Ghét tội ác
"Tôi ghét những kẻ hai lòng." (Thi Tv 119:113).
"Tôi ghét mọi đường giả dối." (Thi Tv 119:104).
"Tôi ghét, tôi ghê sự dối trá." (Thi Tv 119:163).
"Hãy ghét điều dữ mà ưa điều lành." (AmAm 5:15).
"Sự kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là ghét điều ác." (ChCn 8:13).
Giả hình
"Sự khôn ngoan từ trên mà xuống thì... không có giả hình." (Gia Gc 3:17).
"Khốn cho các ngươi,... là kẻ giả hình! Hỡi loài rắn, dòng dõi rắn lục kia, thế nào mà tránh khỏi sự đoán phạt nơi địa ngục được?" (Mat Mt 23:29, 33).
Giải cứu
"Xin... cứu chúng tôi khỏi điều ác." (Mat Mt 6:13).
"Ngài giải cứu tôi khỏi mọi nỗi gian truân." (Thi Tv 54:7).
"Tay Ta há ngắn quá?... Hay là sức Ta không đủ mà cứu được sao?" (EsIs 50:2).
"Xin Chúa hãy giữ linh hồn tôi, và giải cứu tôi,... vì tôi nương náu mình nơi Chúa." (Thi Tv 25:20).
"Cho đến chừng các ngươi già cả,... Ta cũng sẽ bồng ẵm các ngươi." (EsIs 46:4).
"Chúa là nơi ẩn núp tôi... Chúa lấy bài hát giải cứu mà vây phủ tôi." (Thi Tv 32:7).
"Chúa sẽ giải thoát ta khỏi mọi điều ác và cứu vớt ta vào Nước trên trời của Ngài." (IITi 2Tm 4:18).
Gian ác
"Hỡi kẻ làm gian ác,... hãy lui ra khỏi Ta!" (Mat Mt 7:23).
"Ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời." (EsIs 59:2).
"Nếu lòng tôi có chú về tội ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi." (Thi Tv 66:18).
"Phàm người kêu cầu Danh Chúa, thì phải tránh khỏi sự gian ác." (IITi 2Tm 2:19).
"Các thiên sứ... thâu... những kẻ làm ác..., và quăng những người đó vào lò lửa." (Mat Mt 13:41, 42).
"Đức Chúa Trời hằng ngày nổi giận cùng kẻ ác." (Thi Tv 7:11).
"Hỡi Giê-ru-sa-lem, hãy làm sạch hết điều ác trong lòng ngươi." (Gie Gr 4:14).
"Những kẻ gian ác chẳng hưởng sự bình an." (EsIs 57:21).
"Đường lối kẻ ác lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va." (ChCn 15:9).
"Ngài sẽ giáng xối trên kẻ ác những bẫy, lửa và diêm." (Thi Tv 11:6).
"Đến ngày tận thế... các thiên sứ sẽ đến và chia kẻ ác với người công bình ra, ném những kẻ ác vào lò lửa." (Mat Mt 13:49, 50).
(Xem thêm các mục: "Điều ác, " -- "Tội ác. ")
Giảng dạy
"Hãy giảng đạo." (IITi 2Tm 4:2).
"Chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây Thập tự." (ICo1Cr 1:23).
"Chúng tôi chẳng rao giảng chính mình chúng tôi, nhưng rao giảng Đức Chúa Jêsus Christ." (IICo 2Cr 4:5).
"Phao-lô truyền cho chúng về Đức Chúa Jêsus và sự sống lại." (Cong Cv 17:18).
"Tôi... rao truyền... sự giàu có không dò được của Đấng Christ." (Eph Ep 3:8).
"Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người." (Mac Mc 16:15).
"Người ta sẽ nhơn Danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội." (LuLc 24:47).
Giáo sư giả
"Chúng nó nhơn Danh Ta mà nói tiên tri giả dối." (Gie Gr 23:25).
"Chúng nó ăn tội lỗi dân Ta." (OsHs 4:8).
"Trong đất nầy đã xảy ra sự lạ lùng đáng gớm. Những kẻ tiên tri nói tiên tri dối,... dân Ta đều lấy làm ưa thích." (Gie Gr 5:30, 31).
"Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé." (Mat Mt 7:15).
"Cũng sẽ có giáo sư giả trong anh em; họ sẽ truyền những đạo dối làm hại,... Họ sẽ bởi lòng tham mình, lấy lời dối trá khoét anh em." (IIPhi 2Pr 2:1-3).
Giàu có
"Sự giàu có vô hạn của ân điển Ngài." (Eph Ep 2:7).
"Sự giàu có của vinh hiển Ngài." (RoRm 9:23).
"Sự giàu có (nguyên văn) của lòng nhơn từ Ngài." (RoRm 2:4).
"Sự giàu có không dò được của Đấng Christ." (Eph Ep 3:8).
"Sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời." (RoRm 11:33).
"Sự giàu có của cơ nghiệp vinh hiển Ngài." (Eph Ep 1:18).
Giận dữ
"Sự giận ở trong lòng kẻ ngu muội." (truyền đạo 7:9;).
"Sự căm gan vốn hung dữ, và cơn giận như nước tràn ra." (ChCn 27:4).
"Hãy dẹp sự giận và bỏ sự giận hoảng." (Thi Tv 37:8).
"Anh em nên trừ bỏ... sự thạnh nộ, buồn giận và hung ác." (CoCl 3:8).
"Người nóng nảy làm điên, làm dại." (ChCn 14:17).
"Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tôi; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn." (Eph Ep 4:26).
"Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận, còn lời xẵng xớm trêu thạnh nộ thêm." (Châm- ngôn 15:1;).
"Hễ ai giận anh em mình thì đáng bị tòa án xử đoán." (Mat Mt 5:22).
"Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình,... cùng mọi điều hung ác." (Eph Ep 4:31).
"Người chậm nóng giận thắng hơn người dũng sĩ; và ai cai trị lòng mình thắng hơn kẻ chiếm lấy thành." (ChCn 19:32).
"Người nào cũng phải... chậm giận; vì cơn giận của người ta không làm nên sự công bình của Đức Chúa Trời." (Gia Gc 1:19, 20).
"Các việc làm của xác thịt là... tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy... Hễ ai phạm những việc thể ấy, thì không được hưởng Nước Đức Chúa Trời." (GaGl 5:19-21).

Gieo và gặt
"Hãy tha thứ, người sẽ tha thứ mình." (LuLc 6:37).
"Hãy cho, người sẽ cho mình." (LuLc 6:38).
"Ai cày sự gian ác và gieo điều khuấy rối, thì lại gặt lấy nó." (Giop G 4:8).
"Người ta sẽ làm cho ngươi như chính mình ngươi đã làm." (ApOv 1: 15).
"Ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy." (GaGl 6:7).
"Chúng nó đã gieo gió và sẽ gặt bão lốc." (OsHs 8:7).
"Hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều." (IICo 2Cr 9:6).
Giống như Đấng Christ
"Khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài." (IGi1Ga 3:2).
"Khi tôi tỉnh thức, tôi sẽ thỏa nguyện nhìn xem hình dạng của Chúa." (Thi Tv 17:15).
"Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài." (IICo 2Cr 3:18).
"Như chúng ta đã mang ảnh tượng của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang ảnh tượng của Người thuộc về trời." (ICo1Cr 15:49).
"Chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình... Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài." (Phi Pl 3:20, 21).
Ham mến thế gian
"Làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời." (Gia Gc 4:4).
"Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất." (CoCl 3:2).
"Sự tin đạo thanh sạch... là... giữ lấy mình khỏi sự ô uế của thế gian." (Gia Gc 1:27).
"Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình." (RoRm 12:2).
"Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa, nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra. Vả, thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời." (IGi1Ga 2:15-17).
Ham muốn của xác thịt
"Cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ." (IITi 2Tm 2:22).
"Phải kiêng những điều xác thịt ưa thích, là điều chống trả với linh hồn." (IPhi 1Pr IPhi2:11).
"Chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhơn đức." (Tit Tt 2:12).
"Lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết." (Gia Gc 1:15).
Hạnh phước
"Những kẻ nhịn nhục chịu khổ, thì chúng ta xưng là có phước." (Gia Gc 5:11).
"Ai giữ gìn luật pháp lấy làm có phước thay!" (ChCn 29:18).
"Người mà Đức Chúa Trời quở trách lấy làm có phước thay!" (Giop G 5:17).
"Ai trông cậy nơi Đức Giê-hô-va lấy làm có phước thay!" (ChCn 16:20).
"Phước cho dân nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình." (Thi Tv 114:15).
Hiền lành
"Ta là người chăn hiền lành." (GiGa 10:11).
"Lời của Đức Giê-hô-va... là thiện." (II Các Vua 20:19;).
"Đức Giê-hô-va là thiện và ngay thẳng." (Thi Tv 25:8).
"Đức Chúa Jêsus... đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước." (Cong Cv 10:38).
"Trái của Thánh Linh là... hiền lành." (GaGl 5:22).
"Đức Giê-hô-va sẽ ở cùng người thiện." (IISu 2Sb 19:11).
"Các thánh đồ Chúa được mừng rỡ trong sự nhơn từ Ngài!" (IISu 2Sb 6:41).
"Hãy gớm sự dữ mà mến sự lành." (RoRm 12:9).
"Đức Giê-hô-va định liệu các bước của người công bình." (Thi Tv 37:23).
"Hãy... tra xét những đường lối cũ, xem thử đường tốt ở đâu: hãy đi đường ấy, thì các ngươi sẽ được an nghỉ cho linh hồn mình." (Gie Gr 6:16).
Hoạn nạn
"Đức Chúa Trời... đã giải cứu các ngươi khỏi mọi sự hoạn nạn." (ISa1Sm 10:19).
"Trong ngày thới thạnh, hãy vui mừng; trong ngày tai nạn, hãy coi chừng; vì Đức Chúa Trời đặt ngày nầy đối với ngày kia." (Truyền đạo 7:14;).
"Trước khi chưa bị hoạn nạn, thì tôi lầm lạc." (Thi Tv 119:67).
"Trong anh em có ai chịu khổ chăng? Người ấy hãy cầu nguyện." (Gia Gc 5:13).
"Tôi đã bị hoạn nạn, thật lấy làm phải." (Thi Tv 119:71).
"Tôi gặp hoạn nạn, kêu cầu Đức Giê-hô-va, thì Ngài đã trả lời cho tôi." (Giô-na 2:2;).
"Người công bình bị nhiều tai họa, nhưng Đức Giê-hô-va cứu người khỏi hết." (Thi Tv 34:19).
"Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn." (Thi Tv 119:75).
"Môi-se... đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui suớng của tội lỗi." (HeDt 11:25).
"Sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên." (IICo 2Cr 4:17).
(Cũng xem các mục: "Sửa phạt, " -- "Bắt bớ, " -- "Đau khổ, " -- "Buồn khổ, " -- "Nước mắt, " -- "Thử thách, " -- "Khổ nạn, " -- "Khốn khó. ")
Hổ thẹn về Đấng Christ
"Tôi không hổ thẹn về Tin lành đâu." (RoRm 1:16).
"Con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta." (IITi 2Tm 1:8).
"Ta chẳng hề hổ thẹn, vì biết ta tin Đấng Nào. " (IITi 2Tm 1:12).
"Ta làm cho mặt ta cứng như đá, vì biết mình sẽ chẳng có điều chi xấu hổ." (EsIs 50:7).
"Nếu có ai vì làm tín đồ Đấng Christ mà chịu khổ, thì đừng hổ thẹn; thà hãy vì Danh ấy ngợi khen Đức Chúa Trời là hơn." (IPhi 1Pr IPhi4:16).
"Việc chi tôi cũng chẳng hổ thẹn cả..., dầu tôi sống hay chết, Đấng Christ sẽ được cả sáng trong mình tôi." (Phi Pl 1:20).
"Giữa dòng dõi gian dâm, tội lỗi nầy, hễ ai hổ thẹn về Ta và đạo Ta, thì Con người sẽ hổ thẹn về kẻ ấy, khi ngự trong sự vinh hiển của Cha Ngài mà đến với các thiên sứ thánh." (Mac Mc 8:38).
Hội Thánh
"Đấng Christ là Đầu, Hội Thánh là thân thể Ngài." (Eph Ep 5:23; 1:22, 23).
"Hãy... chăn Hội Thánh của Đức Chúa Trời mà Ngài đã mua bằng chính Huyết mình." (Cong Cv 20:28).
"Thành của Đức Chúa Trời hằng sống,... Hội Thánh của những con trưởng,... các linh hồn người nghĩa được vẹn lành." (HeDt 12:23).
"Ha-lê-lu-gia!... lễ cưới Chiên Con đã tới, và Vợ Ngài (Hội Thánh) đã sửa soạn." (KhKh 19:6, 7).
"Sự khôn sáng mọi đường của Đức Chúa Trời cậy Hội Thánh mà bày tỏ ra cho những kẻ làm đầu và những kẻ cầm quyền trong các nơi trên trời." (Eph Ep 3:10).
"Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống... Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó." (Mat Mt 16:16, 18).
"Đấng Christ đã yêu Hội Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh,... đặng tỏ ra Hội Thánh đầy vinh hiển,... thánh sạch, không chỗ trách được ở trước mặt Ngài." (Eph Ep 5:25, 27).
Hối cải
"Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại." (Thi Tv 19:7 -- bản tiếng Anh dịch là: làm cho linh hồn hối cải).
"Các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặng cho tội lỗi mình được xóa đi." (Cong Cv 3:19).
"Bấy giờ tôi sẽ dạy đường lối Chúa cho kẻ vi phạm, và kẻ có tội sẽ trở về cùng Chúa." (Thi Tv 51:13).
"Nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào Nước Thiên đàng đâu." (Mat Mt 18:3).
"Trong vòng anh em nếu có ai lầm lạc, cách xa lẽ thật, mà có người khác làm cho nó trở lại, thì phải biết rằng kẻ làm cho người có tội trở lại, bỏ đường lầm lạc, ấy là cứu linh hồn người khỏi sự chết." (Gia Gc 5:19, 20).
Hôn nhân
"Ngươi chớ phạm tội tà dâm." (XuXh 20:14).
"Một người vợ khôn ngoan do nơi Đức Giê-hô-va mà đến." (ChCn 19:14).
"Ngươi chớ tham... vợ kẻ lân cận ngươi." (XuXh 20:17).
"Con hãy lấy làm vui thích nơi vợ con cưới buổi đang thì... Nguyện... ái tình nàng khiến cho con say mê mãi mãi!" (ChCn 5:18, 19).
"Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài... Ngài dựng nên người nam cùng người nữ... Người nam sẽ... dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt." (SaSt 1:27; 2:24;).
"Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh... Chồng phải yêu vợ như chính thân mình. Ai yêu vợ mình, thì yêu chính mình vậy." (Eph Ep 5:25, 28).
"Chồng phải làm hết bổn phận đối với vợ, và vợ đối với chồng cũng vậy. Vợ không có quyền tự chủ về thân mình, bèn là chồng; chồng cũng vậy, không có quyền tự chủ về thân mình, bèn là vợ. Đừng từ chối nhau, trừ ra khi hai bên ưng thuận tạm thời." (ICo1Cr 7:3-5).
Kẻ được chọn
"Nầy,.. kẻ Ta chọn lựa, là kẻ mà linh hồn Ta lấy làm đẹp lòng." (EsIs 42:1).
"Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời?" (RoRm 8:33).
"Vì cớ các người được chọn, thì những ngày ấy sẽ giảm bớt." (Mat Mt 24:22).
"Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia." (Mat Mt 24:31).
"Vậy, anh em là kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót. Hãy mặc lấy sự nhơn từ, khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục,... nhường nhịn nhau và tha thứ nhau." (CoCl 3:12, 13).
Kẻ ngu dại
"Kẻ ngu dại bỉ báng tội lỗi." (ChCn 14:9).
"Chỉ kẻ điên cuồng sa vào đó (tranh cạnh) mà thôi." (ChCn 20:3).
"Miệng kẻ ngu muội là sự bại hoại của nó." (ChCn 18:7).
"Sự giận ở trong lòng kẻ ngu muội." (Truyền đạo 7:9;).
"Ai rải điều nói hành là kẻ ngu dại." (ChCn 10:18).
"Kẻ ngu muội khinh bỉ sự khôn ngoan và lời khuyên dạy." (ChCn 1:7).
"Kẻ ngu dại khinh sự khuyên dạy của cha mình." (ChCn 15:5).
"Miệng kẻ ngu muội nuôi lấy mình bằng sự điên cuồng." (ChCn 15:14).
"Miệng kẻ ngu muội chỉ buông điều điên cuồng." (ChCn 15:2). "Nhiều lời thì sanh ra sự ngu dại." (Truyền đạo 5:3;).
"Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: Chẳng có Đức Chúa Trời." (Thi Tv 14:1).
"Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại." (RoRm 1:22).
"Khi nín lặng, dầu người ngu dại, cũng được cầm bằng khôn ngoan." (ChCn 17:18).
Kẻ thù nghịch
"Có nhiều kẻ đối địch." (ICo1Cr 16:9).
"Anh em một lòng đứng vững,... chẳng để cho kẻ thù nghịch mình ngăm dọa: điều đó là một chứng nghiệm chúng nó phải hư mất, còn anh em được cứu rỗi." (Phi Pl 1:27, 28).
"Kẻ thù nghịch anh em, là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được. Hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự nó." (IPhi 1Pr IPhi5:8, 9).
"Chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy." (6:12;).
Kêu cầu cùng Chúa
"Giu-đa xây ngó lại, kìa, giặc đã có phía trước và phía sau, bèn kêu cầu cùng Đức Giê-hô-va." (IISu 2Sb 13:14).
"Có lẽ nào Đức Chúa Trời chẳng xét lẽ công bình cho những người đã được chọn, là kẻ đêm ngày kêu xin Ngài... sao?" (LuLc 18:7).
"Sa-mu-ên... kêu cầu cùng Đức Giê-hô-va trọn đêm... Đức Giê-hô-va bèn nhậm lời." (ISa1Sm 15:11; 7:9;).
Khiêm nhường
"Sự khiêm nhường đi trước sự tôn trọng." (ChCn 15:33).
"Bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi." (MiMk 6:8).
"Ai tự hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên." (LuLc 18:14).
"Tôi hầu việc Chúa cách khiêm nhường." (Cong Cv 20:19).
"Anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời,... hãy mặc lấy sự... khiêm nhường, mềm mại." (CoCl 3:12).
"Tôi nói với mỗi người trong anh em, chớ có tư tưởng cao quá lẽ." (RoRm 12:3).
"Hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình." (Phi Pl 2:3).
"Phải trang sức bằng khiêm nhường; vì Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, mà ban ơn cho kẻ khiêm nhường." (IPhi 1Pr IPhi5:5).
"Hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời, hầu cho... Ngài nhắc anh em lên." (IPhi 1Pr IPhi5:6).
"Hễ ai trở nên khiêm nhường như đứa trẻ nầy, sẽ là lớn hơn hết trong Nước Thiên đàng." (Mat Mt 18:4).
"Ngươi có... hạ mình xuống trước mặt Đức Giê-hô-va,.. bởi vậy cho nên Ta cũng có nghe ngươi." (II Các Vua 22:19;).
"Đấng cao cả ở nơi đời đời vô cùng,... có phán như vầy: Ta ngự... với người có lòng ăn năn đau đớn khiêm nhường." (EsIs 57:15).
"Nhược bằng dân Ta... hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì Ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ." (IISu 2Sb 7:14).
Khoe khoang
"Xưng mình là kẻ tôn trọng." (Cong Cv 5:36).
"Người mặc áo giáp chớ khoe mình như người cổi nó ra." (I Các Vua 20:11;).
"Chớ khoe khoang về ngày mai, vì con chẳng biết ngày mai sẽ sanh ra điều gì." (ChCn 27:1).
Khổ nạn (Khó khăn)
"Ta biết sự khốn khó... của ngươi." (KhKh 2:9).
"Hãy... nhịn nhục trong sự hoạn nạn." (RoRm 12:12).
"Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian." (GiGa 16:33). "Tôi được vui mừng quá bội ở giữa mọi sự khó khăn." (IICo 2Cr 7:4).
"Đó là những kẻ ra khỏi cơn đại nạn." (KhKh 7:14).
"Phải trải qua nhiều nỗi khó khăn mới vào được Nước Đức Chúa Trời." (Cong Cv 14:22).
"Chúng tôi đã nói trước rằng sẽ có sự khốn khó phải chịu." (ITe1Tx 3:4).
"Chúng tôi cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục." (RoRm 5:3).
"Chúng tôi cũng... khoe mình... vì lòng nhịn nhục và đức tin anh em trong mọi sự bắt bớ, khốn khó đương chịu." (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:4;).
Khôn ngoan
"Hãy khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bò câu." (Mat Mt 1016).
"Trong Ngài (Đấng Christ) đã giấu kín mọi sự quí báu về khôn ngoan, thông sáng." (CoCl 2:3).
"Kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn khoan." (ChCn 9:10).
"Hãy lấy sự khôn ngoan ăn ở với những người ngoại." (CoCl 4:5).
"Sự khôn ngoan là điều cần nhứt; vậy, khá cầu lấy sự khôn ngoan." (ChCn 4:7).
"Nguyền xin Lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan." (CoCl 3:16).
"Sự khôn ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh sạch, sau lại hòa thuận, tiết độ, nhu mì, đầy dẫy lòng thương xót và bông trái lành, không có sự hai lòng và giả hình." (Gia Gc 3:17).
"Sự khôn ngoan quí báu hơn châu ngọc... Tay hữu nó cầm sự trường thọ, còn trong tay tả có sự giàu có và vinh hiển. Các nẻo nó vốn là nẻo khoái lạc, và các lối nó cả đều bình an. Nó là cây sự sống cho ai nắm lấy nó." (ChCn 3:15-18).
Khốn khó (gian truân)
"Trong xứ gian nan, khốn khổ." (EsIs 30:6).
"Loài người sanh ra để bị khốn khó." (Giop G 5:7).
"Trong ngày gian truân, tôi tìm cầu Chúa." (Thi Tv 77:2).
"Đức Chúa Trời... sẵn giúp đỡ trong cơn gian truân." (Thi Tv 46:1).
"Loài người... sống tạm ít ngày, bị đầy dẫy sự khốn khổ." (Giop G 14:1).
"Trong ngày gian truân, hãy kêu cầu cùng ta: Ta sẽ giải cứu ngươi." (Thi Tv 50:15).
"Trong lúc khốn khó, chúng trở lại cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời,... thì lại gặp Ngài đặng." (IISu 2Sb 15:4).
"Dẫu tôi đi giữa gian truân,... tay hữu Chúa sẽ cứu tôi." (Thi Tv 138:7).
"Người nào ở nơi kín đáo của Đấng Chí cao... trong sự gian truân, Ta sẽ ở cùng người." (Thi Tv 91:1, 15).
(Cũng xem các mục " "Hoạn nạn, " -- "Sửa phạt, " -- "Bắt bớ, " -- "Đau khổ, " -- "Nước mắt, " -- "Thử thách, " -- "Buồn khổ. ")
Khốn thay!
"Khốn cho kẻ hung ác!" (EsIs 3:11).
"Khốn thay cho kẻ gọi dữ là lành!" (EsIs 5:20).
"Khốn thay cho những kẻ ăn ở nể trong Si-ôn!" (AmAm 6:11). "Khốn thay cho kẻ cãi lại với Đấng tạo nên mình!" (EsIs 45:9).
"Khốn thay cho kẻ pha đồ độc cho người lân cận mình uống, làm cho nó say!" (Ha-ba-cúc 2:15;).
"Khốn thay cho kẻ lấy huyết dựng ấp, và lấy sự gian ác xây thành." (Ha-ba-cúc 2:12;).
"Khốn thay cho kẻ chính mắt mình coi mình là khôn ngoan!" (EsIs 5:21).
"Khốn thay cho kẻ mạnh uống rượu!" (EsIs 5:22).
"Khốn thay! Khốn thay! Khốn thay cho những dân trên đất!" (KhKh 8:13).
"Khốn thay cho thành đổ máu! Nó đầy dẫy những sự dối trá và cường bạo, cướp bóc không thôi." (NaNk 3:1).
"Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình!" (Mat Mt 23:13).
"Khốn nạn cho kẻ chăn... chỉ nuôi mình! há chẳng phải những kẻ chăn nên cho bầy chiên ăn sao?" (Exe Ed 34:2).
Không hay chết
"Thể hay chết nầy phải mặc lấy sự không hay chết." (ICo1Cr 15:53).
"Đức Chúa Jêsus Christ... đã hủy phá sự chết, dùng Tin lành phô bày sự sống và sự không hề chết ra cho rõ ràng." (IITi 2Tm 1:10).
"Nguyền xin sự tôn quí, vinh hiển đời đời vô cùng về nơi Vua muôn đời, không hề hư nát, không thấy được,... một mình Ngài có sự không hề chết!... Danh vọng, quyền năng thuộc về Ngài đời đời!" (ITi1Tm 1:17; 6:16;).
(Xem thêm mục: "Sự sống đời đời. ")
Không hay hư nát
"Thể hay hư nát nầy phải mặc lấy sự không hay hư nát." (ICo1Cr 15:53).
"Thân thể đã gieo ra là hay hư nát, mà sống lại là không hay hư nát." (ICo1Cr 15:42).
Kiêu ngạo
"Mặt tự cao, lòng kiêu ngạo... đều là tội lỗi." (ChCn 21:4).
"Đức Giê-hô-va ghét.. con mắt kiêu ngạo." (ChCn 6:16, 17).
"Sự kiêu ngạo của lòng ngươi đã lừa dối ngươi." (ApOv 1: 3).
"Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã." (ChCn 16:18).
"Nếu có ai, dầu mình không ra chi hết, mà cũng tưởng mình ra chi, ấy là mình dối lấy mình." (GaGl 6:3).
Kính sợ Đức Chúa Trời
"Sự kính sợ Đức Giê-hô-va dẫn đến sự sống." (ChCn 19:23).
"Sự kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ là vật châu báu của ngươi." (EsIs 33:6).
"Kính sợ Chúa, ấy là sự khôn ngoan." (Giop G 28:28).
"Hãy yêu anh em, kính sợ Đức Chúa Trời." (IPhi 1Pr IPhi2:17).
"Sự kính sợ Đức Giê-hô-va vốn một nguồn sự sống." (ChCn 14:27).
"Hãy... lấy sự kính sợ Đức Chúa Trời mà làm cho trọn việc nên thánh của chúng ta." (IICo 2Cr 7:1).
"Kẻ kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời, sau rốt ắt được phước." (Truyền đạo 8:12;).
"Phước cho người nào kính sợ Đức Giê-hô-va!" (Thi Tv 112:1; 128:1;).
"Anh em há chẳng đáng lẽ ăn ở cách kính sợ Đức Chúa Trời... sao?" (NeNe 5:9).
"Ngài thương xót kẻ kính sợ Ngài." (LuLc 1:50).
"Mắt của Đức Giê-hô-va đoái xem người kính sợ Ngài!" (Thi Tv 33:18).
"Ngài đẹp lòng người kính sợ Ngài." (Thi Tv 147:11).
"Kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan." (ChCn 9:10).
"Đức Giê-hô-va kết bạn thiết cùng người kính sợ Ngài, tỏ cho người ấy biết giao ước của Ngài." (Thi Tv 25:14).
"Hãy lấy lòng sợ sệt, run rẩy làm nên sự cứu chuộc mình." (Phi Pl 2:12).
"Hội Thánh... đi trong đường kính sợ Chúa,... thì số của Hội được thêm lên." (Cong Cv 9:31).
"Thiên sứ Đức Giê-hô-va đóng lại chung quanh những kẻ kính sợ Ngài." (Thi Tv 34:7).
"Người nào cai trị loài người cách công bình, cách kính sợ Đức Chúa Trời, thì sẽ giống như sự chói lòa buổi sáng." (IISa 2Sm 23:3, 4).
"Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi." (Truyền đạo 12:13;).
"Đức Giê-hô-va có phán cùng chúng ta khá... kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta, hầu cho chúng ta được phước luôn luôn." (PhuDnl 6:24).
"Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và tôn vinh Ngài, vì giờ phán xét của Ngài đã đến." (KhKh 14:7).
"Sự nhơn từ Chúa mà Chúa đã dành cho người kính sợ Chúa,... thật lớn lao thay!" (Thi Tv 31:19).
"Đức Giê-hô-va thương xót kẻ kính sợ Ngài, khác nào cha thương xót con cái mình vậy." (Thi Tv 103:13).
"Hễ các từng trời cao trên đất bao nhiêu, thì sự nhơn từ Ngài càng lớn cho kẻ nào kính sợ Ngài bấy nhiêu." (Thi Tv 103:11).
"Sự nhơn từ Đức Giê-hô-va hằng có đời đời cho những người kính sợ Ngài." (Thi Tv 103:17).
"Về phần các ngươi là kẻ kính sợ Danh Ta, thì mặt trời công bình sẽ mọc lên cho, trong cánh nó có sự chữa bịnh." (Ma-la-chi 4:2;).
"Ta chỉ cho các ngươi biết phải sợ ai: Phải sợ Đấng khi đã giết rồi, có quyền bỏ xuống địa ngục; phải, Ta nói cùng các ngươi, ấy là Đấng các ngươi phải sợ!" (LuLc 12:5).
"Một sách để ghi nhớ được chép trước mặt Ngài cho những kẻ kính sợ Đức Giê-hô- va... Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Những kẻ ấy thuộc về ta... trong ngày Ta làm." (Ma-la-chi 3:16, 17).
"Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi đòi ngươi... kính sợ Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, đi theo các đạo (đường lối) Ngài, hết lòng hết ý kính mến và phục sự Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi." (PhuDnl 10:12).
Lẽ thật
"Lời chứng của chúng tôi là hiệp với lẽ thật." (III Giăng 12).
"Anh em đã vâng theo lẽ thật." (IPhi 1Pr IPhi1:22).
"Ta là... Lẽ Thật." (GiGa 14:6).
"Sự yêu thương của lẽ thật ." (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:10;).
"Tin lẽ thật." (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:13;).
"Lẽ thật của Tin lành." (GaGl 2:5).
"Nói dối nghịch cùng lẽ thật." (Gia Gc 3:14).
"Anh làm theo lẽ thật." (III Giăng 3).
"Lẽ thật trong Đức Chúa Jêsus." (Eph Ep 4:21).
"Tình yêu thương.. vui trong lẽ thật." (ICo1Cr 13:4, 6).
"Lấy lòng ngay thẳng giảng dạy Lời của lẽ thật." (IITi 2Tm 2:15).
"Xin hãy dẫn tôi trong lẽ thật của Ngài, và dạy dỗ tôi." (Thi Tv 25:5).
"Ơn và lẽ thật bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà đến." (GiGa 1:17).
"Chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi." (HeDt 10:26).
"Biết sự quả quyết của lời chơn lý." (ChCn 22:21).
"Họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá." (RoRm 1:25).
"Lời phán của Đức Giê-hô-va ở trong miệng ông là thật." (I Các Vua 17:24;).
"Hội Thánh... trụ và nền của lẽ thật." (ITi1Tm 3:15).
"Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; Lời Cha tức là lẽ thật." (GiGa 17:17).
"Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi." (GiGa 8:32).
"Khi nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật." (GiGa 16:13).
"Nầy, vì sao Ta đã sanh và vì sao Ta đã giáng thế: ấy là để làm chứng cho lẽ thật." (GiGa 18:37).
Liệt kê các tội lỗi mà tín đồ Đấng Christ phải tránh
"Anh em nên trừ bỏ hết mọi sự đó, tức là sự thạnh nộ, buồn giận và hung ác. Đừng nói hành ai, chớ có một lời tục tỉu nào ra từ miệng anh em. Chớ nói dối nhau." (CoCl 3:8, 9).
"Các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống cùng các sự khác giống như vậy... Tôi đã nói rồi: Hễ ai phạm những việc thể ấy, thì không được hưởng Nước Đức Chúa Trời." (GaGl 5:19-21).
"Phàm những sự gian dâm, hoặc sự ô uế, hoặc sự tham lam cũng chớ nên nói đến giữa anh em, theo như cách xứng đáng cho các thánh đồ. Chớ nói lời tục tỉu, chớ giễu cợt, chớ giả ngộ tầm phào... Vì anh em phải biết rõ rằng kẻ gian dâm, ô uế, tham lam, tức là kẻ thờ hình tượng, không một kẻ nào được dự phần kế nghiệp của Nước Đấng Christ... Chớ để cho ai lấy lời giả trá phỉnh dỗ anh em, vì ấy là nhơn những điều đó mà cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên những con bạn nghịch." (Eph Ep 5:3-6).
Liệt kê các đức hạnh mà tín đồ Đấng Christ phải thực hành
"Trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ." (GaGl 5:22).
"Hãy gớm sự dữ mà mến sự lành. Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em." (RoRm 12:9, 10).
"Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi, phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa." (ITe1Tx 5:16-18).
"Phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhơn đức, thêm cho nhơn đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến... Làm điều đó, anh em sẽ không hề vấp ngã." (IIPhi 2Pr 1:5-10).
"Hãy có lòng thương xót. Hãy mặc lấy sự nhơn từ, khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục... hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau... Trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương... Nguyền xin sự bình an của Đấng Christ cai trị trong lòng anh em!... Nguyền xin Lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em!" (CoCl 3:12-16).
Lo lắng đời nầy
"Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài." (IPhi 1Pr IPhi5:7).
"Sự lo lắng về đời nầy và sự mê đắm về của cải làm cho nghẹt ngòi đạo." (Mat Mt 13:22).
"Hãy tự giữ lấy mình, e rằng... sự lo lắng đời nầy làm cho lòng các ngươi mê mẩn chăng, và e ngày ấy đến thình lình trên các ngươi." (LuLc 21:34).
Lòng
"Đức Chúa Trời... dò xét lòng chúng tôi." (ITe1Tx 2:4).
"Luật pháp Chúa ở trong lòng tôi." (Thi Tv 40:8).
"Phước cho những kẻ có lòng trong sạch!" (Mat Mt 5:8).
"Đức Giê-hô-va dò xét tấm lòng." (ISu1Sb 28:9).
"Hãy... để các lời Ngài vào lòng của mình." (Giop G 22:22).
"Lòng các ngươi chớ hề bối rối." (GiGa 14:1).
"Đức Chúa Trời là sức lực của lòng tôi." (Thi Tv 73:26).
"Tôi đã giấu Lời Chúa trong lòng tôi." (Thi Tv 119:11).
"Hãy hết lòng, hết ý tìm cầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi." (ISu1Sb 22:19).
"Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va." (ChCn 3:5).
"Chúa khiến lòng tôi vui mừng." (Thi Tv 4:7).
"Hắn tưởng trong lòng thể nào, thì hắn quả thể ấy." (ChCn 23:7).
"Hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình." (IPhi 1Pr IPhi3:15).
"Có ai hai lòng, hãy làm sạch lòng đi." (Gia Gc 4:8).
"Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng tôi." (Thi Tv 139:23).
"Nguyền xin sự bình an của Đấng Christ cai trị trong lòng anh em!" (CoCl 3:15).
"Hỡi Đức Chúa Trời, lòng tôi vững chắc, lòng tôi vững chắc." (Thi Tv 57:7).
"Hỡi Giê-ru-sa-lem, hãy làm sạch hết điều ác trong lòng ngươi." (Gie Gr 4:14).
"Của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó." (Mat Mt 6:21).
"Ngươi phải hết lòng... kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi." (PhuDnl 6:5).
"Loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng." (ISa1Sm 16:7).
"Mục đích của sự răn bảo, ấy là sự yêu thương bởi lòng tinh sạch... mà sanh ra." (ITi1Tm 1:5).
"Nếu lòng tôi có chú về tội ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi." (Thi Tv 66:18).
"Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra." (ChCn 4:23).
"Hỡi Đức Giê-hô-va... nguyện... sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài!" (Thi- thiên 19:14;).
"Hãy yêu nhau sốt sắng hết lòng." (IPhi 1Pr IPhi1:22).
"Tôi quì gối trước mặt Cha,... đến nỗi Đấng Christ... ngự trong lòng anh em." (Eph Ep 3:14, 17).
"Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng... anh em." (Phi Pl 4:7).
"Phải đầy dẫy Đức Thánh Linh. Hãy... hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa." (Eph Ep 5:18, 19).
"Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đòi người... hết lòng... phục sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi." (PhuDnl 10:12).
"Ngươi sẽ tìm cầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và khi nào hết lòng... tìm cầu Ngài, thì mới gặp." (PhuDnl 4:29).
"Con mắt của Đức Giê-hô-va soi xét khắp thế gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài." (IISu 2Sb 16:9).
Lòng yêu thương anh em
"Hãy hằng có tình yêu thương anh em." (HeDt 13:1).
"Thêm cho tin kính tình yêu thương anh em." (IPhi 1Pr IPhi1:7).
"Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em." (RoRm 12:10).
Lời Đức Chúa Trời
"Tôi trông cậy Lời của Chúa." (Thi Tv 119:81).
"Tôi tin cậy nơi Lời Chúa." (Thi Tv 119:42).
"Tôi vui vẻ về Lời Chúa." (Thi Tv 119:162).
"Luật pháp Chúa là sự tôi ưa thích." (Thi Tv 119:174).
"Người gieo giống ấy là gieo đạo (Lời)." (Mac Mc 4:14).
"Hột giống là đạo (Lời) Đức Chúa Trời." (LuLc 8:11).
"Chứng cớ Chúa thật lạ lùng." (Thi Tv 119:129).
"Tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa." (Thi Tv 119:15).
"Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa." (Thi Tv 119:93).
"Sự bày giải Lời Chúa soi sáng cho." (Thi Tv 119:130).
"Tôi yêu mến điều răn Chúa hơn vàng." (Thi Tv 119:127).
"Lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời." (EsIs 40:8).
"Phàm kẻ nào yêu mến luật pháp Chúa được bình yên lớn." (Thi Tv 119:165).
"Nguyền xin Lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em!" (CoCl 3:16).
"Gươm của Đức Thánh Linh là Lời Đức Chúa Trời." (Eph Ep 6:17).
"Lời Chúa còn lại đời đời." (IPhi 1Pr IPhi1:25).
"Hỡi Đức Giê-hô-va, Lời Ngài được vững lập đời đời trên trời." (Thi Tv 119:89).
"Hỡi đất, đất, đất! Hãy nghe Lời của Đức Giê-hô-va." (Gie Gr 22:29).
"Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy." (Thi Tv 119:97).
"Những kẻ nghe và giữ Lời Đức Chúa Trời còn có phước hơn." (LuLc 11:28).
"Tôi đã giấu Lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa." (Thi Tv 119:11).
"Lời Chúa là ngọn đèn cho chơn tôi, ánh sáng cho đường lối tôi." (Thi Tv 119:105).
"Hỡi các từng trời, hãy nghe; hỡi đất, hãy lắng tai, vì Đức Giê-hô-va có phán." (EsIs 1:2).
"Tôi vẫn vâng theo Lời của miệng Ngài hơn là ý muốn lòng tôi." (Giop G 23:12).
"Luật pháp Đức Chúa Trời ở trong lòng người, bước người không hề xiêu tó." (Thi Tv 37:31).
"Mẹ Ta và anh em Ta là kẻ nghe đạo (Lời) Đức Chúa Trời và làm theo đạo (Lời) ấy." (LuLc 8:21).
"Tôi vui mừng về đường chứng cớ Chúa, như thể vui mừng về của cải hiếm hiệm." (Thi Tv 119:14).
"Lời nói của Ta... đã ra từ miệng Ta, thì chẳng trở về luống nhưng." (EsIs 55:11).
"Xin Chúa mở mắt tôi để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa." (Thi Tv 119:18).
"Trời đất sẽ qua, nhưng Lời Ta nói chẳng bao giờ qua đi." (Mat Mt 24:35).
"Hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo (Lời), như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên." (IPhi 1Pr IPhi2:2).
"Cỏ khô, hoa rụng; nhưng Lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời." (EsIs 40:8).
"Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo Lời Chúa." (Thi Tv 119:9).
"Ví bằng các ngươi cứ ở trong Ta, và những Lời Ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó." (GiGa 15:7).
"Các ngươi chớ thêm chi và đừng bớt chi về điều ta truyền cho." (PhuDnl 4:2).
"Từ khi con còn thơ ấu, đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu." (IITi 2Tm 3:15).
"Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời." (Mat Mt 4:4).
"Phước cho người nào... lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, và suy gẫm lấy luật pháp ấy ngày và đêm!" (Thi Tv 1:1, 2).
"Các lời mà Ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi." (PhuDnl 6:6, 7).
"Nếu các ngươi hằng ở trong đạo (Lời) Ta, thì thật là môn đồ Ta; các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi." (GiGa 8:31, 32).
"Nếu ai yêu mến Ta, thì vâng giữ Lời Ta, Cha Ta sẽ thương yêu người, Chúng Ta đều đến cùng người, và ở trong người." (GiGa 14:23).
"Khi ngươi... sẽ lập một vua lên cai trị,... vua phải chiếu theo luật pháp nầy mà... chép một bổn cho mình... Trọn đời, vua phải đọc ở trong, để tập biết kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình." (PhuDnl 17:14-20).
"Lời của Đức Chúa Trời là Lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng." (HeDt 4:12).
"Các mạng lịnh của Đức Giê-hô-va là chơn thật, thảy đều công bình cả,... quí hơn vàng,... lại ngọt hơn mật... Các điều ấy dạy cho kẻ tôi tớ Chúa được thông hiểu; ai gìn giữ lấy, được phần thưởng lớn thay!" (Thi Tv 19:9-11).
"Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành." (IITi 2Tm 3:16, 17).
"Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy, ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước." (Gios Gs 1:8).
Lời hứa của Đức Chúa Trời
"Xứ đã hứa cho mình." (HeDt 11:9).
"Lời hứa về sự Chúa đến." (IIPhi 2Pr 3:4).
"Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín." (HeDt 10:23).
"Lời hứa... nhờ đó anh em được... trở nên người dự phần bổn tánh Đức Chúa Trời." (IIPhi 2Pr 1:4).
"Cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình." (HeDt 9:15).
"Lời hứa của sự sống trong Đức Chúa Jêsus Christ." (IITi 2Tm 1:1).
"Trông cậy sự sống đời đời, -- là sự sống mà Đức Chúa Trời không thể nói dối đã hứa từ muôn đời về trước." (Tit Tt 1:2).
"Mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính mến Ngài." (Gia Gc 1:12).
"Theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới, đất mới." (IIPhi 2Pr 3:13).
Lời mời từ ái
"Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ." (Mat Mt 11:28).
"Ai đến cùng Ta chẳng hề đói, và ai tin Ta chẳng hề khát." (GiGa 6:35).
"Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho, thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với Ta." (KhKh 3:20).
Lớn lên
"Hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo (Lời Đức Chúa Trời),... hầu cho anh em nhờ đó lớn lên." (IPhi 1Pr IPhi2:2).
"Hãy tấn tới (lớn lên) trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ." (IIPhi 2Pr 3:18).
"Lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chơn thật, để trong mọi việc chúng ta đều được thêm lên trong Đấng làm Đầu, tức là Đấng Christ." (Eph Ep 4:15).
Luôn luôn (Hằng)
"Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn." (Phi Pl 4:4).
"Ngươi tập hằng kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi." (PhuDnl 14:23).
"Tôi hằng để Đức Giê-hô-va đứng ở trước mặt tôi." (Thi Tv 16:8).
"Ta hằng làm sự đẹp lòng Ngài." (GiGa 8:29).
"Anh em có thể hằng nhớ điều tôi đã nói." (IIPhi 2Pr 1:15).
"Hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn." (ICo1Cr 15:58).
"Nầy, Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế." (Mat Mt 28:20).
"-! Chớ chi dân nầy... hằng giữ theo các điều răn Ta như thế, để chúng nó... được phước đời đời!" (PhuDnl 5:29).
Lừa dối và bị lừa dối
"Hãy giữ, kẻo có kẻ dỗ dành các ngươi." (Mat Mt 24:4).
"Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa." (Gie Gr 17:9).
"Đừng để cho ai lấy lời giả trá phỉnh dỗ anh em." (Eph Ep 5:6).
"Bị tội lỗi dỗ dành mà cứng lòng." (HeDt 3:13).
"Trong thế gian đã rải nhiều kẻ dỗ dành." (II Giăng 7).
"Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình." (Gia Gc 1:22).
"Những người hung ác, kẻ giả mạo thì càng chìm đắm luôn trong điều dữ, làm lầm lạc kẻ khác và cũng lầm lạc chính mình nữa." (IITi 2Tm 3:13).
Lửa
"Lửa chẳng hề tắt." (Mac Mc 9:43).
"Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi Ta, đi vào lửa đời đời." (Mat Mt 25:41).
"Đức Chúa Jêsus từ trời hiện đến... giữa ngọn lửa hừng." (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:7, 8).
"Trời đất thời bây giờ... để dành cho lửa; lửa sẽ đốt nó đi trong ngày phán xét." (IIPhi 2Pr 3:7).
Lưỡi
"Lời chánh trực có sức lực dường bao!" (Giop G 6:25).
"Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận." (ChCn 15:1).
"Lưỡi hiền lành giống như một cây sự sống." (ChCn 15:4).
"Ai muốn yêu sự sống và thấy ngày tốt lành, thì phải giữ gìn miệng lưỡi, đừng nói điều ác và lời gian dảo." (IPhi 1Pr IPhi3:10).
"Nhược bằng có ai tưởng mình là tin đạo, mà không cầm giữ lưỡi mình, nhưng lại lừa dối lòng mình, thì sự tin đạo của người hạng ấy là vô ích." (Gia Gc 1:26).
"Đến ngày phán xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không mà mình đã nói, vì bởi lời nói mà ngươi sẽ được xưng là công bình, cũng bởi lời nói mà ngươi sẽ bị phạt." (Mat Mt 12:36, 37).
Lương tâm
"Có mấy kẻ sẽ bội đạo,... là kẻ có lương tâm đã lì." (ITi1Tm 4:1, 2).
"Chúng tôi biết mình chắc có lương tâm tốt, muốn ăn ở trọn lành trong mọi sự." (HeDt 13:18).
"Tôi vẫn gắng sức cho có lương tâm không trách móc trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt loài người." (Cong Cv 24:16).
"Mục đích của sự răn bảo, ấy là sự yêu thương, bởi lòng tin sạch, lương tâm tốt và đức tin thật mà sanh ra." (ITi1Tm 1:5).
Miệng
"Miệng kẻ ngu muội là sự bại hoại của nó." (ChCn 18:7).
"Tôi sẽ lấy khớp giữ miệng tôi lại." (Thi Tv 39:1).
"Kẻ canh giữ miệng mình, giữ được mạng sống mình." (ChCn 13:3).
"Hỡi Đức Giê-hô-va,... nguyện lời nói của miệng tôi... được đẹp ý Ngài!" (Thi Tv 19:14).
Mũ triều thiên
"Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi Ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống." (KhKh 2:10).
"Khi Đấng làm Đầu các kẻ chăn chiên hiện ra, anh em sẽ được mão triều thiên vinh hiển, chẳng hề tàn héo." (IPhi 1Pr IPhi5:4).
"Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là Quan Án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó,... cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài." (IITi 2Tm 4:8).

Mùa gặt
"Đồng ruộng đã vàng, sẵn cho mùa gặt." (GiGa 4:35).
"Hãy tra lưỡi hái, vì mùa gặt đã chín." (Giô-ên 3:13;).
"Mùa gặt là ngày tận thế; con gặt là các thiên sứ." (Mat Mt 13:39).
"Mùa gặt đã qua, mùa hạ đã hết, mà chúng ta chưa được cứu rỗi!" (Gie Gr 8:20).
Ngày của Chúa
"Ngày Chúa thăm viếng." (IPhi 1Pr IPhi2:12).
"Ngày báo thù." (EsIs 61:2).
"Ngày Ngài đến." (Ma-la-chi 3:2;).
"Ngày cứu chuộc." (Eph Ep 4:30).
"Ngày ấy hầu gần." (HeDt 10:25).
"Ngày thạnh nộ." (Sô-phô-ni 1:15;).
"Ngày lớn của Đức Chúa Trời Toàn năng." (KhKh 16:14).
"Ngày lớn của Đức Giê-hô-va đã gần." (Sô-phô-ni 1:14;).
"Ngày thạnh nộ lớn của Ngài đã đến." (KhKh 6:17).
"Được tinh sạch, không chỗ trách được, cho đến ngày Đấng Christ." (Phi Pl 1:10).
"Ngày lớn và đáng sợ của Đức Giê-hô-va." (Ma-la-chi 4:5;).
"Đêm đã khuya, ngày gần đến." (RoRm 13:12).
"Ngày của Đức Giê-hô-va là lớn và đáng khiếp." (Giô-ên 2:11;).
"Để khỏi bị quở trách trong ngày của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta." (ICo1Cr 1:8).
"Ngày của Chúa sẽ đến... Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi." (IIPhi 2Pr 3:10).
"Ngày Đức Chúa Trời,... là ngày các từng trời sẽ bị đốt mà tiêu tán, các thể chất sẽ bị thiêu mà tan chảy đi!" (IIPhi 2Pr 3:12).
Ngày đó
"Ngày của Đức Giê-hô-va vạn quân." (EsIs 2:12).
"Trong ngày Ta làm." (Ma-la-chi 3:17;).
"Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả." (Mat Mt 24:36).
"Xin chính mình Chúa cho người tìm thấy sự thương xót của Chúa trong ngày đó." (IITi 2Tm 1:18).
"Hãy tự giữ lấy mình,... e ngày ấy đến thình lình trên các ngươi như lưới bủa." (LuLc 21:34).
"Mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa... sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó." (IITi 2Tm 4:8).
"Chắc rằng Đấng ấy có quyền phép giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó." (IITi- mô-thê 1:12;).
(Cũng xem các mục: "Ngày của Chúa, " -- "Ngày phán xét. ")
Ngày phán xét
"Sự phán xét ngày lớn." (Giu-đe 6).
"Ngày Đức Chúa Trời... xét đoán những việc kín nhiệm của loài người." (RoRm 2:16).
"Chúng ta hết thảy phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ." (IICo 2Cr 5:10).
"Đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét." (HeDt 9:27).
"Trời đất... để dành cho lửa; lửa sẽ đốt nó đi trong ngày phán xét." (IIPhi 2Pr 3:7).
"Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến đỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện, hoặc ác cũng vậy." (Truyền đạo 12:14;).
"Khi Phao-lô nói về sự công bình, sự tiết độ và sự phán xét, thì Phê-lít run sợ." (Cong Cv 24:25).
"Ngài đã chỉ định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian bởi Người Ngài đã lập." (Cong Cv 17:31).
"Tôi thấy một tòa lớn và trắng... Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra... Những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy." (KhKh 20:11, 12).
Ngày Sa-bát
"Con người cũng làm Chủ ngày Sa-bát." (Mac Mc 2:28).
"Trong ngày Sa-bát có phép làm việc lành." (Mat Mt 12:12).
"Hãy nhớ ngày nghỉ, đặng làm nên ngày thánh." (XuXh 20:8).
"Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh." (SaSt 2:3).
"Vì loài người mà lập ngày Sa-bát, chớ chẳng phải vì ngày Sa-bát mà dựng nên loài người." (Mac Mc 2:27).
"Ngày Sa-bát... chỉ là bóng của các việc sẽ tới." (CoCl 2:16, 17).
Ngày thứ nhứt trong tuần lễ
"Nhằm ngày của Chúa, tôi được Đức Thánh Linh cảm hóa." (KhKh 1:10).
"Đức Chúa Jêsus đã SỐNG LI buổi sớm mai ngày thứ nhứt trong tuần lễ." (Mac Mc 16:19).
"Buổi chiều nội ngày đó, là ngày thứ nhứt trong tuần lễ,... Đức Chúa Jêsus đến đứng chính giữa các môn đồ." (GiGa 20:19).
"Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, chúng ta... nhóm lại để bẻ bánh." (Cong Cv 20:7).
"Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu, thì để dành tại nhà mình." (ICo1Cr 16:2).
Nghe
"Ai ra bởi Đức Chúa Trời, thì nghe Lời Đức Chúa Trời." (GiGa 8:47).
"Nếu ai có tai mà nghe, hãy nghe!" (Mac Mc 4:23).
"Hỡi đất, đất, đất! Hãy nghe Lời của Đức Giê-hô-va!" (Gie Gr 22:29).
"Hỡi các từng trời, hãy nghe; hỡi đất, hãy lắng tai; vì Đức Giê-hô-va có phán." (EsIs 1:2).
"Phước cho kẻ đọc cùng những kẻ nghe lời tiên tri nầy!" (KhKh 1:3).
Ngợi khen
"Ha-lê-lu-gia!" (KhKh 19:1).
"Đáng ngợi khen Đức Chúa Trời thay!" (Thi Tv 68:35).
"Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 148:1).
"Hỡi hết thảy các thiên sứ Ngài, hãy ngợi khen Ngài." (Thi Tv 148:2).
"Ta sẽ hát ngợi khen Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên." (Cac Tl 5:3).
"Đáng ngợi khen Danh vinh hiển của Ngài!" (NeNe 9:5).
"Hãy hát... Hãy ngợi khen và tôn vinh Ngài." (Thi Tv 66:2).
"Tôi sẽ chúc tụng Đức Giê-hô-va luôn luôn, sự ngợi khen Ngài hằng ở nơi miệng tôi." (Thi Tv 34:1).
"Tôi sẽ chúc phước Chúa trọn đời tôi." (Thi Tv 63:4).
"Hãy ngợi khen mà vào hành lang Ngài." (Thi Tv 100:4).
"Nguyện cả loài xác thịt chúc tụng Danh Thánh của Ngài!" (Thi Tv 145:21).
"Đáng ngợi khen Danh vinh hiển Ngài đến đời đời!" (Thi Tv 72:19).
"Hãy hát xướng cho Đức Giê-hô-va!... Hãy hát ngợi khen Ngài." (Thi Tv 149:1).
"Nguyền xin quyền phép về nơi Ngài đời đời vô cùng!" (IPhi 1Pr IPhi5:11).
"Tôi sẽ hết lòng cảm tạ Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 9:1).
"Sự ngợi khen Ngài hằng ở nơi miệng tôi." (Thi Tv 34:1).
"Phàm vật chi thở, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va! Ha-lê-lu-gia!" (Thi Tv 150:6).
"Hãy... hằng dâng tế lễ bằng lời ngợi khen cho Đức Chúa Trời." (HeDt 13:15).
"Hỡi Đức Chúa Trời, nguyện các dân ngợi khen Chúa! Nguyện muôn dân ca tụng Chúa!" (Thi Tv 67:3).
"Hỡi Đấng Chí Cao, tôi sẽ vui vẻ, hớn hở nơi Ngài, và ca tụng danh của Ngài." (Thi Tv 9:2).
"Hỡi Vua, là Đức Chúa Trời tôi, tôi sẽ tôn cao Ngài, chúc tụng Danh Ngài đến đời đời vô cùng." (Thi Tv 145:1).
"Môn đồ cứ ở trong Đền thờ luôn, ngợi khen Đức Chúa Trời." (LuLc 24:53).
"Đáng ngợi khen Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên từ trước vô cùng cho đến đời đời mãi mãi!" (Thi Tv 106:48).
"Hỡi các nước của đất, hãy hát xướng cho Đức Chúa Trời; khá hát ngợi khen Chúa!" (Thi Tv 68:32).
"Những người tin Chúa... dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ, thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời." (Cong Cv 2:44, 46, 47).
"Đáng ngợi khen Đức Chúa Trời, vì Ngài chẳng bỏ lời cầu nguyện tôi, cũng không rút sự nhơn từ Ngài khỏi tôi." (Thi Tv 66:20).
"Hằng ngày tôi sẽ chúc tụng Chúa, ngợi khen Danh Chúa đến đời đời vô cùng." (Thi Tv 145:2).
"Đáng chúc tụng Danh Đức Giê-hô-va, từ bây giờ cho đến đời đời!" (Thi Tv 113:2).
"Hỡi linh hồn ta, khá ngợi khen Đức Giê-hô-va! Mọi điều gì ở trong ta, hãy ca tụng Danh Thánh của Ngài!" (Thi Tv 103:1).
"Sự ngợi khen, vinh hiển, khôn ngoan, chúc tạ, tôn quí, quyền phép và sức mạnh đều về Đức Chúa Trời chúng ta đời đời vô cùng! A-men." (KhKh 7:12).
"Muôn vật đều là từ Ngài, bởi Ngài và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời vô cùng!" (RoRm 11:36).
"Trọn đời sống tôi sẽ ngợi khen Đức Giê-hô-va. Hễ tôi còn sống chừng nào, tôi sẽ hát xướng cho Đức Chúa Trời tôi chừng nấy." (Thi Tv 146:2).
"Từ nơi mặt trời mọc cho đến nơi mặt trời lặn, khá ngợi khen Danh Đức Giê-hô-va!" (Thi Tv 113:3).
"Nguyện người ta ngợi khen Đức Giê-hô-va vì sự nhơn từ Ngài, và vì các công việc lạ lùng Ngài làm cho con loài người!" (Thi Tv 107:8).
"Tôi sẽ hết lòng ngợi khen Đức Giê-hô-va... tại hội chúng." (Thi Tv 111:1).
"Cả đám môn đồ lấy làm mừng rỡ, và cả tiếng ngợi khen Đức Chúa Trời." (LuLc 19:37).
"Đáng ngợi khen Chúa thay, là Đấng hằng ngày gánh gánh nặng của chúng tôi!" (Thi Tv 68:19).
"Hỡi Chúa, là Đức Chúa Trời tôi, tôi hết lòng ngợi khen Chúa, tôn vinh Danh Chúa đến mãi mãi." (Thi Tv 86:12).
"Nguyền Ngài được vinh hiển trong Hội Thánh,... trải các thời đại, đời đời vô cùng!" (Eph Ep 3:21).
"Nguyền xin sự tôn quí, vinh hiển đời đời vô cùng về nơi Vua muôn đời, không hề hư nát, không thấy được, tức là Đức Chúa Trời có một mà thôi!" (ITi1Tm 1:17).
"Chiên Con đã chịu giết đáng được quyền phép, giàu có, khôn ngoan, năng lực, tôn quí, vinh hiển và ngợi khen!" (KhKh 5:12).
"Chúc cho Đấng ngồi trên ngôi cùng Chiên Con được ngợi khen, tôn quí, vinh hiển, và quyền phép cho đến đời đời!" (KhKh 5:13).
"Đấng Chủ tể hạnh phước và có một..., là Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa, một mình Ngài có sự không hề chết, ở nơi sự sáng không thể đến gần được, chẳng người nào từng thấy Ngài và cũng không thấy được, -- danh vọng quyền năng thuộc về Ngài đời đời!" (ITi1Tm 6:15, 16).
"Lạy Đức Chúa Trời, là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên." (KhKh 4:11).
"Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy Huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, và làm cho chúng ta nên Nước Ngài, nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời, là Cha Ngài, đáng được sự vinh hiển và quyền năng đời đời vô cùng!" (KhKh 1:5, 6).
"Ha-lê-lu-gia! Sự cứu chuộc, vinh hiển, quyền phép đều thuộc về Đức Chúa Trời chúng ta. Vì những sự phán xét của Ngài đều chơn thật và công bình... Ha-lê-lu- gia!... Ha-lê-lu-gia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta, là Đấng Toàn năng, đã cầm quyền cai trị." (KhKh 19:1-6).
(Xem thêm các mục: "Ca hát, " -- "Cảm tạ, " -- "Thờ lạy. ")
Nhà Đức Chúa Trời
"Nhà Ta sẽ là Nhà cầu nguyện." (LuLc 19:46).
"Ta sẽ làm cho vinh quang đầy dẫy Nhà nầy." (AgKg 2:7).
"Sự sốt sắng về Nhà Chúa tiêu nuốt tôi." (GiGa 2:17).
"Tôi sẽ ở trong Nhà Đức Giê-hô-va cho đến lâu dài." (Thi Tv 23:6)
"Tôi sẽ... ngợi khen Chúa ở giữa hội." (HeDt 2:12).
"Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở." (GiGa 14:2).
"Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi rằng: Ta hãy đi đến Nhà Đức Giê-hô-va!" (Thi Tv 122:1).
"Nhà Đức Chúa Trời, tức là Hội Thánh của Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật." (ITi1Tm 3:15). "Chúng ta hãy lên... Nhà Đức Chúa Trời... Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài." (EsIs 2:3).
"Tôi sẽ hết lòng ngợi khen Đức Giê-hô-va trong đám người ngay thẳng và tại hội chúng." (Thi Tv 111:1).
"Ta đã biệt riêng ra thánh cái đền nầy... Mắt và lòng Ta sẽ thường ở đó mãi mãi." (I Các Vua 9:3;).
"Những kẻ được trồng trong Nhà Đức Giê-hô-va,... dầu đến buổi già bạc, họ sẽ còn sanh bông trái." (Thi Tv 92:13, 14).
"Một ngày trong hành lang Chúa, đáng hơn một ngàn ngày khác. Thà tôi làm kẻ giữ cửa trong Nhà Đức Chúa Trời tôi, hơn là ở trong trại kẻ dữ." (Thi Tv 84:10).
"Tôi đã xin Đức Giê-hô-va một điều, và sẽ tìm kiếm điều ấy! Ấy là tôi muốn trọn đời được ở trong Nhà Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 27:4).
Nhất tâm
"Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời." (Mat Mt 6:33).
"Chẳng ai được làm tôi hai chủ... Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời, lại làm tôi Ma-môn nữa." (Mat Mt 6:24).
"Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với Nước Đức Chúa Trời." (LuLc 9:62).
"Nước Thiên đàng lại giống như một người lái buôn kiếm ngọc châu tốt, khi đã tìm được một hột châu quí giá, thì đi bán hết gia tài mình mà mua hột châu đó." (Mat Mt 13:45, 46).
Nhịn nhục
"Chúa nhịn nhục." (IIPhi 2Pr 3:9).
"Hãy... mặc lấy sự nhịn nhục." (CoCl 3:12).
"Hãy giảng đạo, cố khuyên,... hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách..." (IITi 2Tm 4:2).
"Được có sức mạnh mọi bề, để nhịn nhục, vui vẻ mà chịu mọi sự." (CoCl 1:11).
"Trái của Thánh Linh, ấy là lòng... nhịn nhục." (GaGl 5:22). "Sự nhịn nhục lâu dài của Chúa chúng ta cốt vì cứu chuộc anh em." (IIPhi 2Pr 3:15).
"Hãy nhịn nhục trong sự hoạn nạn." (RoRm 12:12).
"Phải nhịn nhục đối với mọi người." (ITe1Tx 5:14).
"Nhờ sự nhịn nhục của các ngươi mà giữ được linh hồn mình." (LuLc 21:19).
"Tôi tớ của Chúa... phải nhịn nhục." (IITi 2Tm 2:24).
"Hãy nhịn nhục cho tới kỳ Chúa đến." (Gia Gc 5:7).
"Chúng ta... nên ... lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta." (HeDt 12:1).
"Chúng tôi... vì anh em mà khoe mình... vì lòng nhịn nhục... anh em trong mọi sự bắt bớ, khốn khó đương chịu." (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:4;).
Nhớ
"Khá nhớ Chúa." (NeNe 4:14).
"Hãy nhớ lại vợ của Lót." (LuLc 17:32).
"Hãy nhớ lại những việc lạ lùng Ngài đã làm." (Thi Tv 105:5).
"Hãy làm điều nầy để nhớ TA." (ICo1Cr 11:25).
"Phải... nhớ lại lời chính Đức Chúa Jêsus có phán." (Cong Cv 20:35).
"Hãy nhớ lấy những lời mà các Sứ đồ... đã nói trước." (Giu-đe 17).
"Trong buổi còn thơ ấu, hãy tưởng nhớ Đấng Tạo hóa ngươi." (Truyền đạo 12:1;).
Nhơn từ
"Đấng Rất Cao... lấy nhơn từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ." (LuLc 6:35).
"Tình yêu thương hay nhơn từ." (ICo1Cr 13:4).
"Chúa vốn một Đức Chúa Trời... dư đầy nhơn từ." (NeNe 9:17).
"Phép tắc nhơn từ ở nơi lưỡi nàng." (ChCn 31:26).
"Đáng ngợi khen Đức Giê-hô-va thay, vì... Ngài đã tỏ cho tôi sự nhơn từ lạ lùng của Ngài!" (Thi Tv 31:21).
"Hãy ở với nhau cách nhơn từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy." (Eph Ep 4:32).
"Anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài,... hãy mặc lấy sự nhơn từ,... nhường nhịn và tha thứ nhau." (CoCl 3:12, 13).
"Vì lòng nhơn từ vô cùng, Ta sẽ thương đến ngươi, Đấng Cứu chuộc ngươi, là Đức Giê-hô-va, phán vậy... Dầu núi dời, dầu đồi chuyển, nhưng lòng nhơn từ ta đối với ngươi chẳng dời khỏi ngươi." (EsIs 54:8, 10).
"Đức Chúa Trời... làm cho chúng ta... đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Jêsus Christ, hầu cho về đời sau tỏ ra sự giàu có vô hạn... của lòng nhơn từ đã dùng ra cho chúng ta." (Eph Ep 2:4-7).
"Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là: thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian." (Gia Gc 1:27).
"Ai sẽ cho một người trong bọn nhỏ nầy chỉ uống một chén nước lạnh, vì người nhỏ đó là môn đồ Ta, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, kẻ đó sẽ chẳng mất phần thưởng của mình đâu." (Mat Mt 10:42).
"Khi ngươi đãi tiệc, hãy mời những kẻ nghèo khó, tàn tật, què, đui, thì ngươi sẽ được phước, vì họ không có thể trả lại cho ngươi; đến kỳ kẻ công bình sống lại, ngươi sẽ được trả." (LuLc 14:13, 14).
"Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước Thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi... Vì ta đói, các ngươi đã cho Ta ăn; Ta khát, các ngươi đã cho Ta uống; Ta là Khách Lạ, các ngươi tiếp rước ta; Ta trần truồng, các ngươi mặc cho ta; Ta đau,... Ta bị tù, các ngươi viếng Ta... Quả thật, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em Ta, ấy là đã làm cho Chính Mình Ta vậy." (Mat Mt 25:34-40).
"Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi Ta, đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó. Vì Ta đói,... khát,... là Khách Lạ,... trần truồng,... đau và bị tù, các ngươi không thăm viếng... Quả thật,... hễ các ngươi không làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy, ấy là các ngươi cũng không làm cho TA nữa." (Mat Mt 25:41-45).
Nhu mì (mềm mại)
"Sự nhu mì của Đấng Christ." (IICo 2Cr 10:1).
"Chúng tôi đã ăn ở nhu mì giữa anh em." (ITe1Tx 2:7).
"Trái của Thánh Linh là... hiền lành (nhu mì)." (GaGl 5:22).
"Sự khôn ngoan từ trên mà xuống thì... nhu mì." (Gia Gc 3:17).
"Đối với mọi người, hãy tỏ ra một cách mềm mại trọn vẹn." (Tit Tt 3:2).
"Tôi tớ của Chúa... phải ở tử tế với mọi người,... dùng cách mềm mại mà sửa dạy." (IITi 2Tm 2:24, 25).
"Môi-se là người rất khiêm hòa." (Dan Ds 12:3).
"Phước cho những kẻ nhu mì!" (Mat Mt 5:5).
"Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường." (Mat Mt 11:29).
"Trái của Thánh Linh, ấy là ... mềm mại." (GaGl 5:22).
"Hỡi con, là người của Đức Chúa Trời, hãy... tìm điều mềm mại." (ITi1Tm 6:11).
"Những người nhu mì cũng sẽ được thêm sự vui vẻ trong Đức Giê-hô-va." (EsIs 59:19).
"Đối với mọi người, hãy tỏ ra một cách mềm mại trọn vẹn". (Tit Tt 3:2).
"Ngài lấy sự cứu rỗi trang sức cho người khiêm nhường ( nhu mì)." (Thi Tv 149:4).
"Anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời,... hãy mặc lấy lòng... mềm mại" (CoCl 3:12).
Tâm thần dịu dàng (nhu mì), im lặng, ấy là giá quí trước mặt Đức Chúa Trời." (IPhi 1Pr 3:4).
Nói dối
"Chớ nói dối nhau." (CoCl 3:9).
"Tôi ghét, tôi ghê sự dối trá." (Thi Tv 119:163).
"Đức Giê-hô-va ghét...lưỡi dối trá." (ChCn 6:16, 17).
"Khốn thay cho thành đổ máu! Nó đầy dẫy những sự dối trá!" (NaNk 3:1).
"Xin hãy giải cứu linh hồn tôi khỏi môi dối trá." (Thi Tv 120:2).
"Phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng." (KhKh 21:8).
Nước Đức Chúa Trời
"Nước Cha được đến." (Mat Mt 6:10).
"Nước... sẽ thuộc về Đức Giê-hô-va." (ApOv 1:21).
"Nước... thuộc về Cha đời đời." (Mat Mt 6:13).
"Một Nước không hay rúng động." (HeDt 12:28).
"Nước Đức Chúa Trời đã đến gần." (Mac Mc 1:15).
"Nước Đức Chúa Trời ở trong các ngươi." (LuLc 7:21).
"Nước ta chẳng thuộc về hạ giới." (GiGa 18:36).
"Sự vinh hiển oai nghi của Nước Ngài." (Thi Tv 145:12).
"Nước Ngài vô cùng."(LuLc 1:33).
"Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia." (Thi Tv 45:6).
"Nước Chúa là Nước có đời đời." (Thi Tv 145:13).
"Họ sẽ nói về sự vinh hiển Nước Chúa." (Thi Tv 145:11).
"Nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được Nước Đức Chúa Trời." (GiGa 3:3).
"Những kẻ không công bình chẳng bao giờ hưởng được Nước Đức Chúa Trời." ( ICô- rinh-tô 6:9;).
"Cha các ngươi đã bằng lòng cho các ngươi Nước Thiên đàng." (LuLc 12:32).
"Chúa trên trời sẽ dựng nên một Nước... đứng đời đời." (DaDn 2:44).
"Khi ấy, những người công bình sẽ chói rạng như mặt trời trong Nước của Cha mình." (Mat Mt 13:43).
"Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi." (EsIs 9:6).
"Các (nguyên văn) nước của thế gian thuộc về Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài." (KhKh 11:15).
"Nước Đức Chúa Trời... tại sự công bình, bình an, vui vẻ, bởi Đức Thánh Linh." (RoRm 14:17).
"Trước hết hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa." (Mat Mt 6:33).
"Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với Nước Đức Chúa Trời." (LuLc 9:62).
"Hỡi các ngươi được Cha Ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy Nước Thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất." (Mat Mt 25:34).
"Ai chẳng nhận lấy Nước Đức Chúa Trời như một đứa trẻ, thì chẳng được vào đó bao giờ." (Mac Mc 10:15).
"Hễ ai trở nên khiêm nhường như đứa trẻ nầy, sẽ là lớn hơn hết trong Nước Thiên đàng ." (Mat Mt 18:4).
"Quyền thế Ngài sẽ trải từ biển nầy đến biển kia, từ sông cái cho đến các đầu cùng đất." (XaDr 9:10).
"Dường ấy anh em sẽ được cho vào cách rộng rãi trong Nước đời đời của Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa và Cứu Chúa chúng ta." (IITi 2Tm 4:1).
Nước mắt
"Đức Chúa Jêsus khóc." (GiGa 11:35).
"Đức Giê-hô-va ôi!... Xin chớ nín lặng trước nước mắt tôi." (Thi Tv 39:12).
"Kẻ nào gieo giống mà giọt lệ, sẽ gặt hái cách vui mừng." (Thi Tv 126:5).
"Người đã lấy nước mắt thấm ướt chơn Ta." (LuLc 7:44).
"Sẽ chẳng còn nghe tiếng khóc lóc, kêu la nữa." (EsIs 65:19).
"Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng." (KhKh 21:4).
"Ấy là đương trong cơn khốn nạn lớn, tấm lòng quặn thắt, nước mắt dầm dề mà tôi đã viết thơ cho anh em." (IICo 2Cr 2:4).
"Trong ba năm, hằng đêm và ngày, tôi hằng chảy nước mắt ra mà khuyên bảo cho mọi người luôn." ( Công vụ các sứ đồ 20:41;).
"Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng, khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện, nài xin." (HeDt 5:7).
(Xem thêm các mục: "Buồn khổ, " -- "Đau khổ, " -- "Khốn khó. ")
Nước Sự Sống
"Ai tin Ta, chẳng hề khát." (GiGa 6:35).
"Nếu người nào khát, hãy đến cùng Ta mà uống." (GiGa 7:37).
"Kẻ nào khát, Ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không." (KhKh 21:6).
"Ai... uống nước Ta sẽ cho thì chẳng hề khát nữa." (GiGa 4:14).
"Kẻ nào muốn, khá nhận lấy Nước Sự Sống cách nhưng không." (KhKh 22:17).
Nương cậy
"Đức Giê-hô-va là nơi nương cậy của con." (ChCn 3:26).
"Trong sự kính sợ Đức Giê-hô-va có nơi nương cậy vững chắc." (ChCn 14:26).
"Các ngươi sẽ được sức mạnh, là tại yên lặng và trông cậy." (EsIs 30:15).
"Chớ bỏ lòng dạn dĩ mình, vốn có một phần thưởng lớn đã để dành cho." (HeDt 10:35).
"Hãy ở trong Ngài, hầu cho nếu Ngài hiện đến, chúng ta cũng đầy sự vững lòng, không bị hổ thẹn." (GiGa 2:28).
(Xem thêm ở dưới các mục: "Biết chắc, " và "Tin cậy. ")
Nương náu
"Đức Chúa Trời là nơi nương náu của chúng tôi." (Thi Tv 46:1).
"Nơi (tôi) nương náu mình. Ở nơi Đức Chúa Trời." (Thi Tv 62:7).
"Đức Chúa Trời hằng sống là nơi ở (nương náu) của ngươi." (PhuDnl 33:27).
"Đức Chúa Trời ôi!... tôi nương náu mình dưới bóng cánh của Chúa." (Thi Tv 57:1).
Ô-uế
"Hãy bỏ đi mọi điều ô uế." (Gia Gc 1:21).
"Kẻ nào ô uế, cứ còn ô uế nữa." (KhKh 22:11).
"Chớ có một lời tục tỉu nào ra từ miệng anh em." (CoCl 3:8).
"Tự chia rẽ ra sự ô uế của các dân tộc." (Exo Er 6:21).
"Hãy làm cho mình sạch khỏi mọi sự dơ bẩn phần xác thịt và phần thần linh." (IICo 2Cr 7:1).
Phân rẽ đời đời giữa người được cứu rỗi và người bị hư mất
"Ngài sẽ... thâu lúa mì vào kho, nhưng đốt trấu trong lửa chẳng hề tắt." (LuLc 3:17).
"Nhiều kẻ ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, kẻ thì để được sự sống đời đời, kẻ thì để chịu sự xấu hổ, nhơ nhuốc đời đời." (DaDn 2:2).
"Đến ngày tận thế..., các thiên sứ sẽ đến và chia kẻ ác với người công bình ra, ném những kẻ ác vào lò lửa... Khi ấy những người công bình sẽ chói rạng như mặt trời trong Nước của Cha mình." (Mat Mt 13:49, 42, 43).
"Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy Nước Thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất... Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi Ta, đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó... Rồi những kẻ nầy sẽ vào hình phạt đời đời, còn những người công bình sẽ vào sự sống đời đời." (Mat Mt 25:34, 41, 46).
Phước cho...
"Phước cho kẻ tỉnh thức!..." (KhKh 16:15).
"Mọi nước sẽ xưng các ngươi là có phước." (Ma-la-chi 3:12;).
"Phước cho người nào đoái đến kẻ khốn cùng!" (Thi Tv 41:1).
"Phước cho người nào ở trong Nhà Chúa!" (Thi Tv 84:4).
"Phước cho những người chết, là người chết trong Chúa!" (KhKh 14:13).
"Phước thay cho các ngươi gieo giống ở bên mọi dòng nước!" (EsIs 32:20).
"Phước cho người nào kính sợ Đức Giê-hô-va!" (Thi Tv 128:1).
"Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh." (Cong Cv 20:35).
"Phước cho người nào Ngài sửa phạt!" (Thi Tv 94:12).
"Phước cho người nào nương náu mình nơi Ngài!" (Thi Tv 34:8).
"Nước nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình... có phước thay!" (Thi Tv 33:12).
"Phước cho người bị cám dỗ!" (Gia Gc 1:12).
"Phước cho người nào được tha sự vi phạm mình!" (Thi Tv 32:1).
"Phước cho người nào được sức lực trong Chúa!" (Thi Tv 84:5).
"Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy." (Thi Tv 20:29).
"Sự phước lành, nếu các ngươi nghe theo,... sự rủa sả, nếu các ngươi không nghe theo." (PhuDnl 11:27, 28).
"Kẻ nghe và giữ Lời Đức Chúa Trời còn có phước hơn!" (LuLc 11:28).
"Phước thay những kẻ được phần về sự sống lại thứ nhứt!" (KhKh 20:6).
"Phước cho người nào... lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va!" (Thi Tv 1:1, 2).
"Phước cho những người trọn vẹn trong đường lối mình, đi theo luật pháp của Đức Giê-hô-va!" (Thi Tv 119:1).
"Phước cho những người gìn giữ chứng cớ Ngài, và hết lòng tìm cầu Ngài!" (Thi Tv 119:2).
"Sự trông cậy hạnh phước... và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ." (Tit Tt 2:13).
"Hỡi các ngươi được Cha Ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy Nước Thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất." (Mat Mt 25:34).
"Phước cho kẻ đọc cùng những kẻ nghe lời tiên tri nầy, và giữ theo điều đã viết ra đây!" (KhKh 1:3).
"Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho...; khá... thử Ta,... xem Ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi, đến nỗi không chỗ chứa chăng!" (Ma-la-chi 3:10, 12).
Quản lý
"Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không." (Mat Mt 10:8).
"Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh." (Cong Cv 20:35).
"Phải chứa của cải ở trên trời." (Mat Mt 6:20).
"Hãy lấy tài vật và huê lợi đầu mùa của con mà tôn vinh Đức Giê-hô-va; vậy, các vựa lẫm con sẽ đầy dư dật." (ChCn 3:9, 10).
"Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi một người... khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu, thì để dành tại nhà mình,... không phải phàn nàn hay là vì ép uổng; vì Đức Chúa Trời yêu kẻ thí của cách vui lòng." (ICo1Cr 16:2; II Cô-rinh-tô 9:7;).
Quí báu
"Chúa... là...quí." ( I Phi-e-rơ 2:3, 7).
"Đức tin ...quí báu." ( II Phi-e-rơ 1:1;).
"Sự khôn ngoan quí báu." (ChCn 3:15).
"Lời hứa rất quí." ( II Phi-e-rơ 1:4;).
"Miệng có tri thức là bửu vật quí giá." (ChCn 20:15).
"Huyết báu Đấng Christ." ( I Phi-e-rơ 1:19;).
"Các tư tưởng Chúa quí báu cho tôi thay!" (Thi Tv 139:17).
"Sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng." (IPhi 1Pr IPhi1:7).
Quì gối
"Khá quì gối xuống trước mặt Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 95:6).
"Tôi quì gối trước mặt Cha." ( Ê-phê-sô 3:14;).
"Phao-lô... quì xuống và cầu nguyện." (Cong Cv 20:36).
"Phi-e-rơ... quì gối mà cầu nguyện." (Cong Cv 9:40).
"Ai nấy đều quì xuống trên bờ, cùng nhau cầu nguyện." ( Công vụ các sứ đồ 21:5;).
"Đa-ni-ên... cứ một ngày ba lần... quì gối xuống, cầu nguyện." ( Đa-ni-ên 6:10;).
Rơm rạ
"Còn rơm rạ thì ( Ngài) đốt trong lửa chẳng hề tắt." ( Ma-thi-ơ 3:12;).
"Kẻ ác...như rơm trước gió, như trấu bị bão cất đi." ( Gióp 21:17, 18).
"Kẻ ác... khác nào rơm-rác gió thổi bay đi." (Thi Tv 1:4).
Sa ngã
"Thật, dân Ta quyết ý trái bỏ Ta." (OsHs 11:7).
"Nếu ai chẳng cứ ở trong Ta, thì phải ném ra ngoài, cũng như nhánh nho; nhánh khô đi, người ta lượm lấy, quăng vào lửa, thì nó cháy." (GiGa 15:6).
"Hỡi anh em, hãy giữ lấy, kẻo ai trong anh em có lòng dữ và chẳng tin mà trái bỏ Đức Chúa Trời hằng sống chăng,... hầu cho trong anh em không ai bị tội lỗi dỗ dành mà cứng lòng... Chúng ta đã được dự phần với Đấng Christ, Miễn Là giữ lòng tin... cho vững bền đến cuối cùng." (HeDt 3:12-14).
"Chúng nó bởi sự nhận biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ, mà đã thoát khỏi sự ô uế của thế gian, rồi lại mắc phải và suy phục những sự đó, thì số phận sau cùng của chúng nó trở xấu hơn lúc đầu. Chúng nó đã biết đường công bình, rồi lại lui đi về lời răn thánh đã truyền cho mình, thế thì thà rằng không biết là hơn." (IIPhi 2Pr 2:20, 21).
"Ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã." (ICo1Cr 10:12).
"Hãy chú ý cho chắc về sự Chúa kêu gọi và chọn lựa mình... Phải thêm cho đức tin mình sự nhơn đức,... sự học thức,... sự tiết độ,... sự nhịn nhục,... sự tin kính,... tình yêu thương anh em,... lòng yêu mến... Làm điều đó, anh em sẽ không hề vấp ngã." (IIPhi 2Pr 1:5-10).
"Những kẻ đã được soi sáng một lần, đã nếm sự ban cho từ trên trời, dự phần về Đức Thánh Linh, nếm đạo lành Đức Chúa Trời và quyền phép của đời sau, nếu lại vấp ngã, thì không thể khiến họ lại ăn năn nữa." (HeDt 6:4-6).
Sa-tan
"Quỉ Sa-tan đã ngăn trở chúng tôi." (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:18;). "Mưu kế của ma quỉ." (Eph Ep 6:11).
"Bẫy ma quỉ." (ITi1Tm 3:7).
"Vua chúa của thế gian nầy." (GiGa 12:31).
"Vua cầm quyền chốn không trung." (Eph Ep 2:2).
"Đức Chúa Jêsus... chịu ma quỉ cám dỗ." (Mat Mt 4:1).
"Chúng ta chẳng phải là không biết mưu chước của nó (Sa-tan)." (IICo 2Cr 2:11).
"Quỉ Sa-tan mạo làm thiên sứ sáng láng." (IICo 2Cr 11:14).
"Hãy chống trả ma quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em." (Gia Gc 4:7).
"Kẻ nghịch thù gieo cỏ ấy, là ma quỉ." (Mat Mt 13:39).
"Kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được." (IPhi 1Pr IPhi5:8).
"Lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó." (Mat Mt 25:41).
Sách Sự Sống
"Có tên những người đó biên vào Sách Sự Sống rồi." (Phi Pl 4:3).
"Nước mắt tôi há chẳng được ghi vào sổ Chúa sao?" (Thi Tv 56:8).
"Hãy mừng vì tên các ngươi đã ghi trên Thiên đàng ." (LuLc 10:20).
"Kẻ nào thắng... Ta sẽ không xóa tên người khỏi Sách Sự Sống." (KhKh 3:5).
"Số các ngày định cho tôi đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy." (Thi Tv 139:16).
"Trong kỳ đó,... đến kỳ cuối cùng,... trong vòng dân ngươi, kẻ nào được ghi trong Quyển Sách kia thì sẽ được cứu." (DaDn 12:1, 4).
"Kẻ ô uế... không hề được vào Thành, nhưng chỉ có những kẻ đã biên tên trong Sách Sự Sống của Chiên Con." (KhKh 21:27).
"Một sách để ghi nhớ được chép trước mặt Ngài cho những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va và tưởng đến Danh Ngài. Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Những kẻ ấy sẽ thuộc về Ta, làm cơ nghiệp riêng của Ta trong ngày Ta làm." (Ma-la-chi 3:16, 17).
"Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước Tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có một Quyển Sách khác nữa, là Sách Sự Sống; những kẻ chết bị xử đoán... cứ như lời đã biên trong những sách ấy... Kẻ nào không được biên vào Sách Sự Sống đều bị ném xuống hồ lửa." (KhKh 20:12, 15).
Sẵn sàng
"Các ngươi... hãy chực cho sẵn." (Mat Mt 24:44).
"Tôi sẵn lòng... vì Danh Đức Chúa Jêsus chịu chết." (Cong Cv 21:13).
"Kẻ nào chực sẵn, thì đi... vào tiệc cưới, và cửa đóng lại." (Mat Mt 25:10).
Siêng năng
"Hãy siêng năng mà chớ làm biếng." (RoRm 12:11).
"Tôi phải lo việc Cha tôi." (LuLc 2:49).
"Ráng tập ăn ở cho yên lặng, săn sóc việc riêng mình." (ITe1Tx 4:11).
"Đức Chúa Trời... là Đấng hay thưởng cho kẻ siêng năng tìm kiếm Ngài." (HeDt 11:6 -- theo nguyên văn).
"Hãy chú ý cho chắc chắn về sự Chúa kêu gọi và chọn lựa mình." (IIPhi 2Pr 1:10).
"Mọi việc tay ngươi làm được, hãy làm hết sức mình." (Truyền đạo 9:10;).
"Con có thấy người nào siêng năng trong công việc mình chăng? Người ấy hẳn sẽ đứng ở trước mặt các vua." (ChCn 22:29).
"Phàm điều gì Đức Chúa trên trời truyền dạy..., khá làm cho cần mẫn." (Exo Er 7:23).
"Trong các việc người làm,... thì người hết lòng mà làm, và được hanh thông." (IISu 2Sb 31:21).
"Phải làm hết sức mình, hầu cho Chúa thấy anh em ở bình an, không dấu vít, chẳng chỗ trách được." (IIPhi 2Pr 3:14).
Sống
"Những kẻ chết của Ngài sẽ sống." (EsIs 26:19).
"Tôi sẽ chẳng chết đâu, nhưng được sống." (Thi Tv 118:17).
"Hãy tìm kiếm Ta, thì các ngươi sẽ sống!" (AmAm 5:4).
"Hãy nghe Ta, thì linh hồn các ngươi được sống." (EsIs 55:3).
"Vì Ta sống, thì các ngươi cũng sẽ sống." (GiGa 14:19).
"Tôi biết rằng, Đấng Cứu chuộc tôi vẫn sống." (Giop G 19:25).
"Hãy gìn giữ mạng lịnh Ta, thì con sẽ được sống." (ChCn 4:4).
"Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy." (HeDt 7:25).
"Hãy trở lại,... các ngươi hãy xây lại, mà được sống!" (Exe Ed 18:30, 32).
"Hỡi các người tìm cầu Đức Chúa Trời, nguyện lòng các ngươi được sống!" (Thi Tv 69:32).
"Hãy tìm điều lành và đừng tìm điều dữ, hầu cho các ngươi được sống." (AmAm 5:14).
"Chúng tôi... nhờ quyền phép Đức Chúa Trời, thì cũng sẽ sống với Ngài." (IICo 2Cr 13:4).
"Khắp nơi nào sông ấy chảy đến, thì mọi vật... đều sẽ được sống." (Exe Ed 47:9).
"Những người tìm Đức Giê-hô-va sẽ ngợi khen Ngài; nguyện lòng các ngươi được sống đời đời!" (Thi Tv 22:26).
"Những kẻ chết sẽ nghe tiếng của Con Đức Chúa Trời, và những kẻ nghe sẽ được sống." (GiGa 5:25).
"Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời." (Mat Mt 4:4).
Sống trong sạch
"Xin hãy rửa tôi cho sạch hết gian ác." (Thi Tv 51:4).
"Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình." (Gia Gc 4:8).
"Đức Chúa Trời ôi! xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch." (Thi Tv 51:10).
"Xin Chúa tha các lỗi tôi không biết." (Thi Tv 19:12).
"Hãy rửa đi, hãy làm cho sạch! Hãy tránh những việc ác khỏi trước mắt Ta." (EsIs 1:16).
"Hãy làm cho mình sạch khỏi mọi sự dơ bẩn phần xác thịt và phần thần linh." (IICo 2Cr 7:1).
"Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo Lời Chúa." (Thi Tv 119:9).
"Ai sẽ được đứng nỗi trong nơi thánh của Ngài? Ấy là người có tay trong sạch và lòng thanh khiết." (Thi Tv 24:3, 4).
"Nếu chúng ta đi trong sự sáng,... thì... Huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta." (IGi1Ga 1:7).
Sốt sắng
"Lòng sốt sắng về Đức Chúa Trời." (RoRm 10:2).
"Lòng sốt sắng tôi đối với Đức Giê-hô-va." (II Các Vua 10:16;).
"Sự sốt sắng về Nhà Chúa." (GiGa 2:17).
"Sốt sắng quá đỗi về cựu truyền của tổ phụ tôi." (GaGl 1:14).
"Có lòng sốt sắng về Đức Chúa Trời mình." (Dan Ds 25:13).
"Có lòng sốt sắng về các việc lành." (Tit Tt 2:14).
"Nôn nả ước ao các sự ban cho thiêng liêng." (ICo1Cr 14:12).
"Có lòng sốt sắng vì điều thiện thì tốt lắm." (GaGl 4:18).
Sợ hãi
"Hãy yên lòng; Ta đây, đừng sợ chi." (Mac Mc 6:50).
"Đừng sợ, chỉ tin mà thôi." (Mac Mc 5:36).
"Chớ sợ chúng, khá nhớ Chúa." (NeNe 4:14).
"Chớ sợ, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi... ở cùng ngươi." (PhuDnl 20:1).
Sự chết
"Ngươi khá sửa soạn mà gặp Đức Chúa Trời ngươi." (AmAm 4:12).
"Cái nọc sự chết là tội lỗi." (ICo1Cr 15:56).
"Tiền công của tội lỗi là sự chết." (RoRm 6:23).
"Người đi đến nơi ở đời đời của mình." (Truyền đạo 12:5;).
"Lạy Đức Chúa Jêsus, xin tiếp lấy linh hồn tôi!" (Cong Cv 7:59).
"Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết." (Exe Ed 18:4).
"Kỳ qua đời của ta gần rồi." (IITi 2Tm 4:6).
"Tôi biết tôi phải vội lìa nhà tạm nầy." (IIPhi 2Pr 1:14).
"Hôm nay ngươi sẽ được ở với Ta trong nơi Ba-ra-đi." (LuLc 23:43).
"Phước thay cho những người chết, là người chết trong Chúa." (KhKh 14:13).
"Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha!" (LuLc 23:46).
"Ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi." (SaSt 3:19).
"Nếu kẻ nào giữ Lời Ta, sẽ chẳng thấy sự chết bao giờ." (GiGa 8:51).
"Sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy... Đi ở với Đấng Christ là điều rất tốt hơn." (Phi Pl 1:21, 23).
"Người nghèo chết, thiên sứ đem để vào lòng Áp-ra-ham." (LuLc 16:22).
"Bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó." (Truyền đạo 12:7;).
"Cứu Chúa chúng ta... đã hủy phá sự chết, dùng Tin lành phô bày sự sống và sự không hề chết ra cho rõ ràng." (IITi 2Tm 1:10).
"Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi." (Thi Tv 23:4).
"Đức Chúa Jêsus... có phần về huyết và thịt,... hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ, lại cho giải thoát mọi người vì sự sợ chết, bị cầm trong vòng tôi mọi trọn đời." (HeDt 2:14, 15).
"Kẻ thù bị hủy diệt sau cùng, tức là sự chết... Khi nào thể hay hư nát nầy mặc lấy sự không hay hư nát, thể hay chết nầy mặc lấy sự không hay chết, thì được ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng. Hỡi sự chết, sự thắng của mầy ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu?... Tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta." (ICo1Cr 15:26, 54, 55, 57).
(Xem thêm ở các mục: "Sự sống, " -- "Sự sống đời đời, " -- "Thiên đàng, " -- "Địa ngục, " -- "Sự sống lại của kẻ chết. ")
Sự cứu giúp từ thiên thượng
"Chúa là sự tiếp trợ tôi." (Thi Tv 40:17).
"Đức Chúa Trời có quyền giúp." (IISu 2Sb 25:8.)
"Sự tiếp trợ tôi đến từ Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 121:2).
"Đức Giê-hô-va đã cứu giúp chúng tôi đến bây giờ." (ISa1Sm 7:12).
"Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu-đuối chúng ta." (RoRm 8:26).
"Sự tiếp-trợ chúng tôi ở trong Danh Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 124:8).
"Đức Chúa Trời... sẵn giúp đỡ trong cơn gian truân." (Thi Tv 46:1).
"Linh hồn chúng tôi trông đợi Đức Giê-hô-va; Ngài là sự tiếp-trợ... của chúng tôi." Thi Thiên 33:20;).
"Đức Giê-hô-va giúp đỡ và giải cứu họ,... bởi vì họ đã nương náu mình nơi Ngài." (Thi Tv 37:40).
"Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi: Tôi sẽ hãi hùng ai?" (Thi Tv 27:1).
"Chúa giúp đỡ tôi, tôi không sợ chi hết. Người đời làm chi tôi được?" (HeDt 13:6).
"Chúa Giê-hô-va sẽ giúp ta,... vậy, ta làm cho mặt ta cứng như đá." (EsIs 50:7).
"Với người ( vua A-si-ri) chỉ một cánh tay xác thịt; còn với chúng ta có Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng ta." (IISu 2Sb 32:8).
Sự sáng
"Đức Giê-hô-va là Ánh Sáng... tôi." (Thi Tv 27:1).
"Ta là Sự Sáng của thế gian." (GiGa 8:12).
"Anh em đều là con của sự sáng." (ITe1Tx 5:5).
"Các ngươi là sự sáng của thế gian." (Mat Mt 5:14).
"Sự sáng mặt Ngài." (Thi Tv 4:6).
"Hãy dấy lên, và sáng lòe ra! Vì Sự Sáng ngươi đã đến." (EsIs 60:1).
"Lời Chúa là... ánh sáng cho đường lối tôi." (Thi Tv 119:105).
"Chúng ta hãy bước đi trong sự sáng của Đức Giê-hô-va." (EsIs 2:5).
"Sự bày giãi Lời Chúa soi sáng cho." (Thi Tv 119:130).
"Chiên Con là Ngọn Đèn (Sự Sáng) của Thành." (KhKh 21:23).
"Đức Giê-hô-va sẽ là Sự Sáng đời đời cho ngươi." (EsIs 60:20).
"Chúa... ở nơi sự sáng không thể đến gần được." (ITi1Tm 6:16).
"Con đường người công bình giống như sự sáng chiếu rạng." (ChCn 4:18).
"Đức Chúa Trời là Sự Sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu." (IGi1Ga 1:5).
Sự sống
"Chúa của sự sống." (Cong Cv 3:15).
"Đấng Christ là Sự Sống của anh em." (CoCl 3:4).
"Ta là Bánh của Sự Sống." (GiGa 6:35).
"Sống trong đời mới (hoặc sự sống mới)." (RoRm 6:4).
"Quyền phép của sự sống chẳng hay hư hay hết." (HeDt 7:16).
"Sự gì hay chết trong chúng ta bị sự sống nuốt đi." (IICo 2Cr 5:4).
"Giữ lấy Đạo (Lời) sự sống." (Phi Pl 2:15).
"Ta là Sự Sống lại và Sự Sống." (GiGa 11:25).
"Sự sống mình đã giấu với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời." (CoCl 3:3).
"Ta là Đường Đi, Lẽ Thật, và Sự Sống." (GiGa 14:6).
"Lời hứa của sự sống trong Đức Chúa Jêsus Christ." (IITi 2Tm 1:1).
"Chúa đã cho tôi biết đường sự sống." (Cong Cv 2:28).
"Các ngươi chẳng muốn đến cùng Ta để được sự sống!" (GiGa 5:40).
"Ai tin Con, thì được sự sống đời đời." (GiGa 3:36).
"Những lời Ta phán cùng các ngươi đều là... sự sống." (GiGa 6:63).
"Trong Ngài có SỰ SỐNG, SỰ SỐNG là sự sáng của loài người." (GiGa 1:4).
"Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không." (KhKh 22:17).
"Kẻ nào thắng, Ta sẽ cho ăn trái cây sự sống." (KhKh 2:7).
"Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi Ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống." (KhKh 2:10).
"Ai có Đức Chúa Con, thì có sự sống; ai không có Con Đức Chúa Trời, thì không có sự sống." (IGi1Ga 5:12).
"Chăm về xác thịt, sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an." (RoRm 8:6).
"Kẻ nào khát, Ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không." (KhKh 21:6).
"Đức Chúa Jêsus Christ... đã hủy phá sự chết, dùng Tin Lành phô bày sự sống và sự không hề chết ra cho rõ ràng." (IITi 2Tm 1:10).
"Phước thay cho những kẻ giặt áo mình đặng có phép đến nơi Cây Sự Sống!" (Khải- huyền 22:14;).
"Các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ Danh Ngài mà được sự sống." (GiGa 20:31).
"Phước cho người bị cám dỗ! Vì lúc đã chịu nổi sự thử thách rồi, thì sẽ lãnh mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính mến Ngài." (Gia Gc 1:12).
"Đấng Christ là Sự Sống của tôi." (Phi Pl 1:21).
Sự sống dư dật
"Dư dật sự trông cậy." (RoRm 15:13).
"Trổi hơn về đức tin." (IICo 2Cr 8:7).
"Đầy lòng yêu thương đối với nhau." (ITe1Tx 3:12).
"Hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn." (ICo1Cr 15:58).
"Ân điển của Chúa dư dật." (ITi1Tm 1:14).
"Ngài lấy lòng thương xót cả thể." (IPhi 1Pr IPhi1:3).
"Được cho vào cách rộng rãi trong Nước đời đời." (IIPhi 2Pr 1:11).
"Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật." (GiGa 10:10).
Sự sống đời đời
"Trông cậy sự sống đời đời." (Tit Tt 1:2).
"Bắt lấy sự sống đời đời." (ITi1Tm 6:12).
"Lấy... sự sống đời đời làm cuối cùng." (RoRm 6:22).
"Quyền phép của sự sống chẳng hay hư hay hết." (HeDt 7:16).
"Sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời." (RoRm 6:23).
"Lời... Ngài đã hứa..., ấy là sự sống đời đời." (IGi1Ga 2:25).
"Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va cho đến lâu dài." (Thi Tv 23:6).
"Hễ ai tin Ta, thì được sự sống đời đời." (GiGa 6:47).
"Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài." (IGi1Ga 5:11).
"Kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời." (GaGl 6:8).
"Hãy làm việc, chớ vì đồ ăn hay hư nát, nhưng vì đồ ăn còn lại đến sự sống đời đời." (GiGa 6:27).
"Ai nghe lời Ta, mà tin Đấng đã sai Ta, thì được sự sống đời đời." (GiGa 5:24).
"Chiên Ta nghe tiếng Ta... Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ." (GiGa 10:27, 28).
"Hãy giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời, và trông đợi sự thương xót của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta cho được sự sống đời đời." (Giu-đe 21).
"Ta đã viết những điều nầy cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến Danh Con Đức Chúa Trời." (IGi1Ga 5:13).
"Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời." (GiGa 3:16).
"Đây là ý muốn của Cha Ta, phàm ai nhìn Con và tin Con, thì được sự sống đời đời; còn Ta, Ta sẽ làm cho kẻ ấy sống lại nơi ngày sau rốt." (GiGa 6:40).
"Phàm ai... uống nước Ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước Ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời." (GiGa 4:13, 14).
"Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, chẳng một người nào vì Ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ, và Sự Sống Đời Đời trong đời sau." (Mac Mc 10:29, 30).
(Cũng xem các mục: "Sự chết, " -- "Sự sống lại của kẻ chết, " -- "Thiên đàng. ")
Sự sống lại của kẻ chết
"Ta sẽ làm cho kẻ ấy sống lại nơi ngày sau rốt." (GiGa 6:40).
"Sẽ có sự sống lại của người công bình và không công bình." (Cong Cv 24:15).
"Nhiều kẻ ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, kẻ thì để được sự sống đời đời, kẻ thì để chịu sự xấu hổ, nhơ nhuốc đời đời." (DaDn 12:2).
"Tôi cứ làm một điều... Tôi nhắm mục đích mà chạy,... cho đến nỗi tôi được biết Ngài và quyền phép sự sống lại của Ngài,... mong cho tôi được đến sự sống lại từ trong kẻ chết." (Phi Pl 3:10-14).
"Giờ đến, khi mọi người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi: ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán." (GiGa 5:28, 29).
"Tôi thấy một Tòa lớn và trắng... Tôi thấy những kẻ chết cả lớn và nhỏ, đứng trước Tòa... Biển đem trả những kẻ chết mình chứa; sự chết và Âm phủ cũng đem trả những người chết mình có... Các sách thì mở ra... Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy công việc mình làm." (KhKh 20:11-13).
"Sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn, cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kể chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa; như vậy, chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn." (ITe1Tx 4:16, 17).
"Sự sống lại của kẻ chết cũng như vậy. Thân thể đã gieo ra là hay hư nát, mà sống lại là không hay hư nát; đã gieo ra là nhục, mà sống lại là vinh; đã gieo ra là yếu, mà sống lại là mạnh; đã gieo ra là thể huyết khí, mà sống lại là thể thiêng liêng. Nếu đã có thể huyết khí, thì cũng có thể thiêng liêng... Chúng ta đã mang ảnh tượng của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang ảnh tượng của Người thuộc về trời... Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa, trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại, được không hay hư nát." (ICo1Cr 15:42-44, 49, 51-52).
(Xem thêm các mục: "Sự chết, " - "Sự sống đời đời, " - "Thiên đàng, " - "Địa ngục. ")
Sửa phạt
"Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu." (HeDt 12:6).
"Phàm những kẻ Ta yêu, thì Ta quở trách, sửa phạt." (KhKh 3:19).
"Chúng ta... bị Ngài sửa phạt, hầu cho khỏi bị án." (ICo1Cr 11:32).
"Người mà Đức Chúa Trời quở trách, lấy làm phước thay! Vậy, chớ khinh sự sửa phạt của Đấng Toàn năng." (Giop G 5:17).
"Nếu anh em được khỏi sự sửa phạt mà ai nấy cũng phải chịu, thì anh em là con ngoại tình, chớ không phải con thật." (HeDt 12:8).
"Hỡi Đức Giê-hô-va, phước cho người nào Ngài sửa phạt và dạy luật pháp Ngài cho, để ban cho người ấy được an nghỉ trong ngày hoạn nạn!" (Thi Tv 94:12, 13).
"Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy..., để khiến chúng ta được dự phần trong sự thánh khiết Ngài." (HeDt 12:11, 10).
(Cũng xem các mục: "Hoạn nạn, " -- "Bắt bớ, " -- "Buồn khổ, " -- "Nước mắt, " -- "Đau khổ, " -- "Thử thách, " -- "Khổ nạn, " -- "Khốn khó. ")
Tái sanh (sanh lại)
"Các ngươi phải sanh lại." (GiGa 3:7).
"Nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được Nước Đức Chúa Trời." (GiGa 3:3).
"Anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi... Lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời." (IPhi 1Pr IPhi1:23).
"Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần." (GiGa 3:6).
"Nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy, mọi sự đều trở nên mới." (IICo 2Cr 5:17).
Tâm trí
"Có ai hai lòng (tâm trí), hãy làm sạch lòng đi." (Gia Gc 4:8).
"Hắn tưởng trong lòng thể nào, thì hắn quả thể ấy." (ChCn 23:7).
"Hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí ( nguyên văn) mình." (RoRm 12:2).
"Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn." (EsIs 26:3).
Tha thứ
"Hãy tha thứ, người sẽ tha thứ mình." (LuLc 6:37).
"Lạy Chúa, xin đừng đổ tội nầy cho họ!" (Cong Cv 7:60).
"Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi." (Mat Mt 6:12).
"Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì." (LuLc 23:34).
"Tội lỗi đờn bà nầy nhiều lắm, đã được tha hết, vì người đã yêu mến nhiều." (LuLc 7:47).
"Anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời,... hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau." (CoCl 3:12, 13).
"Hãy ở với nhau cách nhơn từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy." (Eph Ep 4:32).
"Nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín, công bình, để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác." (IGi1Ga 1:9).
"Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng? Ngài đáp rằng: Ta không nói cùng ngươi rằng đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy." (Mat Mt 18:21, 22).
"Nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi." (Mat Mt 6:14, 15).
"Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào." (EsIs 55:7).
"Hỡi linh hồn ta, khá ngợi khen Đức Giê-hô-va! Mọi điều gì ở trong ta, hãy ca tụng Danh Thánh của Ngài!... Ngài tha thứ các tội ác ngươi... Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu." (Thi Tv 103:1, 3, 12).
Thái độ khi cầu nguyện
"Khi các ngươi đứng cầu nguyện,... hãy tha thứ." (Mac Mc 11:25).
"Ngài (Đức Chúa Jêsus)... quì xuống mà cầu nguyện." (LuLc 22:41).
"Ngài (Đức Chúa Jêsus)... sấp mặt xuống đất mà cầu nguyện." (Mat Mt 26:39).
"Ngài (Đức Chúa Jêsus)... sấp mình xuống đất mà cầu nguyện." (Mac Mc 14:35).
"Đức Chúa Jêsus... ngước mắt lên trời mà rằng: Thưa Cha." (GiGa 17:1).

Tham tiền (hà tiện)
"Hãy giữ cẩn thận, chớ hà tiện gì hết." (LuLc 12:15).
"Chớ tham tiền." (HeDt 13:5).
"Tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng." (CoCl 3:5).
"Kẻ hà tiện... chẳng hưởng được Nước Đức Chúa Trời đâu." (ICo1Cr 6:10).
"Ngươi chớ tham... vật chi, thuộc về kẻ lân cận ngươi." (XuXh 20:17).
Thánh khiết
"Lạy Cha Thánh." (GiGa 17:11).
"Các thiên sứ thánh." (Mat Mt 25:31).
"Hội Thánh." (Eph Ep 5:27).
"Các thánh tiên tri." (IIPhi 2Pr 3:2).
"Anh em thánh." (HeDt 3:1).
"Kinh Thánh." (IITi 2Tm 3:15).
"Lời răn (điều răn) thánh." (IIPhi 2Pr 2:21).
"Thái độ (nên dịch là: hạnh kiểm) hiệp với sự thánh." (Tit Tt 2:3).
"Đức Chúa Trời đã phán trong sự thánh Ngài." (Thi Tv 108:7).
"Anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài." (CoCl 3:12).
"Kẻ nào là thánh, cứ làm nên thánh nữa!" (KhKh 22:21).
"Ngài đã chọn chúng ta... đặng làm nên thánh, không chỗ trách được." (Eph Ep 1:4).
"Đức Giê-hô-va đã tỏ trần cánh tay thánh Ngài." (EsIs 52:10).
"Đức Chúa Trời ngự ngôi thánh Ngài." (Thi Tv 47:8).
"Hãy mặc trang sức thánh mà thờ lạy Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 29:2).
"Hỡi Đức Giê-hô-va!... ai giống như Ngài? Trong sự thánh khiết, ai được vinh hiển như Ngài?" (XuXh 15:11).
"Thánh thay, thánh thay, thánh thay, là Chúa, là Đức Chúa Trời, Đấng Toàn năng, trước đã có, nay hiện có, sau còn đến!" (KhKh 4:8).
"Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức Giê-hô-va vạn quân! khắp đất đầy dẫy sự vinh hiển Ngài." (EsIs 6:3).
"Ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh." (IITi 2Tm 1:9).
"Hãy... tìm theo sự nên thánh, vì nếu không nên thánh, thì chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời." (HeDt 12:14).
"Hầu cho lòng anh em được vững vàng và thánh sạch, không trách được trước mặt Đức Chúa Trời." (ITe1Tx 3:13).
"Anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình, bởi có chép rằng:Hãy nên thánh, vì Ta là thánh." (IPhi 1Pr IPhi1:15, 16).
"Đức Chúa Trời... sửa phạt, để khiến chúng ta được dự phần trong sự thánh khiết Ngài." (HeDt 12:10).
"Chúng tôi... lấy sự thánh khiết... mà hầu việc Ngài trọn đời mình." (LuLc 1:74, 75).
"Tại đó, sẽ có một đường cái,.. gọi là đường thánh." (EsIs 35:8).
"Đã được buông tha khỏi tội lỗi,... thì anh em được lấy sự nên thánh làm kết quả, và sự sống đời đời làm cuối cùng." (RoRm 6:22).
"Phải... mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật." (Eph Ep 4:24).
"Đặng làm cho anh em đứng trước mặt Ngài cách thánh sạch, không vết, không chỗ trách được." (CoCl 1:22).
"Hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời." (RoRm 12:1).
"Vì mọi vật đó phải tiêu tán, thì anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào." (IIPhi 2Pr 3:11).
Thập tự giá
"Chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây Thập tự... là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời." (ICo1Cr 1:23, 24).
"Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về Thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta." (GaGl 6:14).
"Tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây Thập tự." (ICo1Cr 2:2).
"Lời giảng về Thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại; song về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời." (ICo1Cr 1:18).
"Đức Chúa Jêsus... vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy Thập tự giá." (HeDt 12:2).
Thật thà
"Hãy bước đi cách hẳn hoi (thật thà)." (RoRm 13:13).
"Lòng thật thà, tử tế." (LuLc 8:15).
"Chớ cướp giựt của... kẻ lân cận mình." (LeLv 19:13).
"Phải chăm tìm điều (lương-) thiện trước mặt mọi người." (RoRm 12:17).
"Chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời cho anh em... làm điều (lương-) thiện." (IICo 2Cr 13:7).
"Để chúng ta được lấy điều nhơn đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh, yên ổn."(ITi1Tm 2:2).
"Ráng tập ăn ở cho yên lặng, săn sóc việc riêng mình,... hầu cho ăn ở với người ngoại cách ngay thẳng (lương thiện)." (ITe1Tx 4:11, 12).
Thiên cơ
"Lòng người toan định đường lối mình; song Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người." (ChCn 16:9).
"Mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời." (RoRm 8:28).
"Ví không theo ý muốn Cha các ngươi, thì chẳng hề một con (chim sẻ) nào rơi xuống đất. Tóc trên đầu các ngươi cũng đã đếm hết rồi." (Mat Mt 10:29, 30).
Thiên sứ
"Có thiên sứ của Chúa đánh vua Hê-rốt." (Cong Cv 12:23).
"Thiên sứ trước mặt Ngài đã cứu họ rồi." (EsIs 63:9).
"Có một thiên sứ của Chúa phán cùng Phi-líp." (Cong Cv 8:26).
"Thiên sứ đã cứu tôi ra ngoài vòng hoạn nạn." (SaSt 48:16).
"Có một thiên sứ của Chúa mở cửa khám." (Cong Cv 5:19).
"Có thiên sứ đến gần mà hầu việc Ngài." (Mat Mt 4:11).
"Xe của Đức Chúa Trời... từng ngàn trên từng ngàn thiên sứ." (Thi Tv 68:17 -- theo nguyên văn).
"Đức Chúa Trời sai thiên sứ Gáp-ri-ên... tới cùng... Ma-ri." (LuLc 1:26, 27).
"Đức Chúa Trời đã sai thiên sứ Ngài giải cứu ta." (Cong Cv 12:11).
"Thiên sứ Gáp-ri-ên hiện ra cùng Xa-cha-ri." (LuLc 1:11, 19).
"Gia-cốp cứ đi đường, có thiên sứ Đức Chúa Trời gặp người." (SaSt 32:1).
"Thiên sứ Đức Giê-hô-va đóng lại chung quanh những kẻ kính sợ Ngài." (Thi Tv 34:7).
"Ngài sẽ ban lịnh cho thiên sứ Ngài, bảo gìn giữ ngươi trong các đường lối ngươi." (Thi Tv 91:11).
"Đức Giê-hô-va sai... một thiên sứ dẫn chúng tôi ra khỏi xứ Ê-díp-tô." (Dan Ds 20:16).
"Mùa gặt là ngày tận thế; con gặt là các thiên sứ." (Mat Mt 1339).
"Con người ngự trong sự vinh hiển mình mà đến với các thiên sứ thánh." (Mat Mt 25:31).
"Trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời..., sẽ mừng rỡ cho một kẻ có tội ăn năn." (LuLc 15:10).
"Các thiên sứ của chúng nó (con trẻ) trên trời thường thấy mặt Cha Ta." (Mat Mt 1810).
"Người nghèo chết, thiên sứ đem để vào lòng Áp-ra-ham." (LuLc 16:22).
"Ngươi tưởng Ta không có thể xin Cha Ta lập tức cho Ta hơn mười hai đạo thiên sứ sao?" (Mat Mt 26:53).
"Đức Chúa Jêsus từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng, báo thù những kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời." (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:7, 8).
"Gia-cốp... chiêm bao thấy một cái thang bắc từ dưới đất, đầu đến tận trời, các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên xuống trên thang đó." (SaSt 28:12).
"Các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và thiên sứ của Đức Chúa Trời lên xuống trên Con người." (GiGa 1:51).
"Có một thiên sứ từ trên trời hiện xuống cùng Ngài, mà thêm sức cho Ngài." (LuLc 22:43).
"Có thiên sứ của Chúa ở trên trời xuống, đến lăn hòn đá ra mà ngồi ở trên." (Mat Mt 28:2).
"Đức Chúa Trời tôi đã sai thiên sứ Ngài, và bịt miệng các sư tử, nên chúng nó không làm hại chi đến tôi." (DaDn 6:22).
"Đáng ngợi khen Đức Chúa Trời! Ngài đã sai thiên sứ Ngài và giải cứu các tôi tớ Ngài nhờ cậy Ngài." (DaDn 3:28).
"Sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn, cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống." (ITe1Tx 4:16).
"Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia." (Mat Mt 24:31).
"Đức Giê-hô-va, là Đấng ta phục sự, sẽ sai thiên sứ theo ngươi, làm cho thành công việc ngươi đi." (SaSt 24:40).
"Đây nầy, Ta sai một thiên sứ đi trước mặt ngươi, đặng phù hộ ngươi trong lúc đi đường, và đưa ngươi vào nơi Ta đã dự bị." (XuXh 23:20).
"Ai xưng Ta trước mặt thiên hạ, thì Con người cũng sẽ xưng họ trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời. Nhưng ai chối Ta trước mặt thiên hạ, thì họ sẽ bị chối trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời." (LuLc 12:8, 9).
"Con người sẽ sai các thiên sứ Ngài... chia kẻ ác với người công bình ra, ném những kẻ ác vào lò lửa." (Mat Mt 13:14, 49, 50).
"Anh em đã tới gần... Thành của Đức Chúa Trời hằng sống... gần muôn vàn thiên sứ nhóm lại." (HeDt 12:22).
"Các thiên sứ há chẳng phải đều là thần hầu việc Đức Chúa Trời, đã được sai xuống để giúp việc những người sẽ hưởng cơ nghiệp cứu rỗi hay sao?" (HeDt 1:14).
Thỏa lòng
"Hãy lấy điều mình có làm đủ rồi." (HeDt 13:5).
"Miễn là đủ ăn, đủ mặc, thì phải thỏa lòng." (ITi1Tm 6:8).
"Tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào, cũng thỏa lòng ở vậy." (Phi Pl 4:11).
"Sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy là một lợi lớn. Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được." (ITi1Tm 6:6, 7).
Thông công
"Thông công với... Đức Chúa Jêsus Christ." (ICo1Cr 1:9).
"Thông công trong sự tấn tới của đạo Tin Lành." (Phi Pl 1:5).
"Giao thông với Đức Chúa Cha." (IGi1Ga 1:3).
"Thông công thương khó của Ngài." (Phi Pl 3:10).
Thờ lạy
"Hãy đến, cúi xuống mà thờ lạy." (Thi Tv 95:6).
"Sau-lơ sấp thờ lạy Đức Giê-hô-va." (ISa1Sm 15:31).
"Mẹ con đều thờ lạy tại đó, trước mặt Đức Giê-hô-va." (ISa1Sm 1:28).
"Đức Giê-hô-va là Đấng... các ngươi phải kính sợ, thờ lạy." (II Các Vua 17:36;).
"Ngài là Chúa con; hãy tôn kính Ngài." (Thi Tv 45:11).
"Khá... đến đặng thờ lạy trong Nhà Đức Giê-hô-va." (Gie Gr 26:2).
"Ngươi phải thờ phượng Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi." (Mat Mt 4:10).
"Hết thảy thiên sứ đứng... và thờ lạy." (KhKh 7:11).
"Cả Hội Chúng thờ lạy." (IISu 2Sb 29:28).
"Chúng bèn Hát Ngợi Khen cách vui mừng, rồi cúi đầu xuống mà thờ lạy." (IISu 2Sb 29:30).
"Hãy mặc trang sức thánh mà thờ lạy Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 96:9).
"Dân Y-sơ-ra-ên bèn cúi đầu lạy." (XuXh 12:28).
"Hãy tôn cao Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi, và thờ lạy trước bệ chơn Ngài." (Thi Tv 99:5).
"Đa-vít... đi vào Đền của Đức Giê-hô-va và thờ lạy." (IISa 2Sm 12:20).
"Cả trái đất sẽ thờ lạy Chúa, và hát ngợi khen Ngài." (Thi Tv 66:4).
"Chúng tôi sẽ vào nơi ở Ngài, thờ lạy trước bệ chơn Ngài." (Thi Tv 132:7).
"Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy." (GiGa 4:24).
" Cả Hội Chúng bèn chúc tạ Giê-hô-va Đức Chúa Trời... cúi đầu xuống mà thờ lạy." (ISu1Sb 29:20).
(Cũng xem các mục: "Ngợi khen, " - "Ca hát, " - "Cảm tạ. ")
Thờ lạy hình tượng
"Hãy tránh khỏi sự thờ lạy hình tượng." (ICo1Cr 10:14).
"Thờ hình tượng đáng gớm ghiếc." (IPhi 1Pr IPhi4:3).
"Hãy giữ mình về hình tượng!" (IGi1Ga 5:21).
"Ép-ra-im sa mê thần tượng, hãy để mặc nó!" (OsHs 4:17).
"Ngươi chớ làm Tượng Chạm cho mình... ngươi Chớ Quì Lạy trước hình tượng đó." (XuXh 20:4, 5).
"Kẻ thờ hình tượng... phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng." (KhKh 21:8).
Thử thách
"Đức Chúa Trời... dò xét lòng chúng tôi." (ITe1Tx 2:4).
"Đức Chúa Trời tạm lìa bỏ người (Ê-xê-chia) đặng thử người." (IISu 2Sb 32:31).
"Đức Giê-hô-va thử người công bình." (Thi Tv 11:5).
"Sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng." (IPhi 1Pr IPhi1:7).
"Khi Ngài đã thử rèn tôi, tôi sẽ ra như vàng." (Giop G 23:10).
"Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi thử các ngươi... hầu về sau làm ơn cho ngươi." (PhuDnl 13:3; 8:16;).
"Loài người là gì mà Chúa... lưu ý đến người... và thử thách người mỗi lúc mỗi khi?" (Giop G 7:17, 18).
"Ma quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách... Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi Ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống." (KhKh 2:10).
Tìm kiếm Đức Chúa Trời
"Hãy tìm, sẽ gặp." (Mat Mt 7:7).
"Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời." (Mat Mt 6:33).
"Hãy tìm các sự ở trên trời." (CoCl 3:1).
"Chúa là Đức Chúa Trời tôi, vừa sáng tôi tìm cầu Chúa." (Thi Tv 63:1).
"Giô-sa-phát... hết lòng tìm cầu Đức Giê-hô-va." (IISu 2Sb 22:9)
"Hãy hết lòng, hết ý tìm cầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi." (ISu1Sb 22:19).
"Ô-xia... tìm kiếm bao lâu, thì Đức Chúa Trời khiến cho người đặng may mắn bấy lâu." (IISu 2Sb 26:6).
"Phải tìm cầu Đức Giê-hô-va và sức mạnh Ngài, phải tìm mặt Ngài luôn luôn." (ISu1Sb 16:11).
"Ngươi sẽ tìm cầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và khi nào hết lòng, hết ý tìm cầu Ngài, thì mới gặp." (PhuDnl 4:29).
Tin
"Ta có lòng tin cậy Đức Chúa Trời." (Cong Cv 27:25).
"Đừng sợ, chỉ tin mà thôi." (Mac Mc 5:36).
"Tôi nói vậy... hầu cho họ tin." (GiGa 11:42).
"Hễ ai tin, thì được xưng công bình." (Cong Cv 13:39).
"Ta... biết ta đã tin Đấng nào." (IITi 2Tm 1:12).
"Các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành." (Mac Mc 1:15).
"Cho anh em, là kẻ đã tin, thì (Ngài) là Đá quí." (IPhi 1Pr IPhi2:7).
"Hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin Ta nữa." (GiGa 14:1).
"Tôi tin; xin Chúa giúp đỡ trong sự không tin của tôi." (Mac Mc 9:24).
"Chúng ta tin rằng mình cũng sẽ cùng sống với Ngài." (RoRm 6:8).
"Các ngươi được biết và tin Ta, và hiểu rằng Ta là Chúa!" (EsIs 43:10). "Các nhánh đó đã bị cắt bởi cớ chẳng tin." (RoRm 11:20).
"Ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt." (Mac Mc 16:16).
"Ngài đẹp lòng ( theo nguyên văn)... cứu rỗi những người tin cậy." (ICo1Cr 1:21).
"Ai tin Ta chẳng hề khát." (GiGa 6:35).
"Chúa... tiêu diệt những kẻ không tin." (Giu-đe 5).
"Ai tin và chịu phép báp-têm, sẽ được rỗi." (Mac Mc 16:16).
"Tôi tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời." (Cong Cv 8:37).
"Nếu các ngươi không tin, chắc sẽ không đứng vững được." (EsIs 7:9).
"Ai tin Con, thì được sự sống đời đời." (GiGa 3:36).
"Ai sống và tin Ta, thì không hề chết." (GiGa 11:26).
"Chúng ta... là kẻ giữ đức tin cho linh hồn được cứu rỗi." (HeDt 10:39).
"Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!" (GiGa 20:29).
"Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi... sẽ được cứu rỗi." (Cong Cv 16:31).
"Ai tin Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, thì sanh bởi Đức Chúa Trời." (IGi1Ga 5:1).
"Nếu các ngươi chẳng tin Ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi các ngươi." (GiGa 8:24).
"Xin Đức Chúa Trời... làm cho anh em đầy dẫy mọi điều vui vẻ và mọi điều bình an trong đức tin." (RoRm 15:13).
"Nếu ngươi tin, thì sẽ thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời." (GiGa 11:40).
"Quyền vô hạn của Ngài, đối với chúng ta có lòng tin, là lớn dường nào." (Eph Ep 1:19).
"Các ngươi tin Đấng mà Đức Chúa Trời đã sai đến, ấy đó là công việc Ngài." (GiGa 6:29).
"Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và điều đó kể là công bình cho người." (RoRm 4:3).
"Chúng ta tin rằng, nhờ ơn Đức Chúa Jêsus, chúng ta được cứu." (Cong Cv 15:11).
"Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, hễ ai tin (nguyên văn là: tin Ta), thì được sự sống đời đời." (GiGa 6:47).
"Những người ấy không thể vào... sự yên nghỉ của Ngài... được vì cớ không tin." (HeDt 3:18, 19).
"Ở đó, Ngài không làm nhiều phép lạ, vì chúng không có lòng tin." (Mat Mt 13:58).
"Hãy giữ lấy, kẻo ai trong anh em có lòng dữ và chẳng tin." (HeDt 3:12).
"Những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ." (IICo 2Cr 4:4).
"Người ta không thấy một vết tích nào trên người (Đa-ni-ên), bởi người đã nhờ cậy Đức Chúa Trời mình." (DaDn 6:23).
"Dầu bây giờ anh em không thấy Ngài, nhưng tin Ngài, và vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển." (IPhi 1Pr IPhi1:8).
"Tin lành... là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin." (RoRm 1:16).
"Nầy là điều răn của Ngài: là chúng ta phải tin đến Danh Con Ngài, tức là Đức Chúa Jêsus Christ." (IGi1Ga 3:23).
"Ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó." (GiGa 3:36).
"Kẻ chẳng tin,... phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng." (KhKh 21:8).
"Hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin Danh Ngài." (GiGa 1:12).
"Chính Cha yêu thương các ngươi, nhơn các ngươi... tin rằng Ta từ nơi Cha mà đến." (GiGa 16:27).
"Ta đã viết những điều nầy cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến Danh Con Đức Chúa Trời." (IGi1Ga 5:13).
"Các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ Danh Ngài mà được sự sống." (GiGa 20:31).
"Ai tin đến Con Đức Chúa Trời, thì có chứng ấy trong mình; còn ai không tin Đức Chúa Trời, thì cho Ngài là nói dối, vì chẳng tin đến chứng Đức Chúa Trời đã làm về Con Ngài." (IGi1Ga 5:10).
"Nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi." (RoRm 10:9, 10).
(Xem thêm các mục: "Biết chắc, " -- "Đức tin, " -- "Tin cậy. ")
Tin cậy
"Tôi tin cậy nơi Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 31:6).
"Tôi tin cậy nơi Lời Chúa." (Thi Tv 119:42).
"Khá nhờ cậy nơi Ngài luôn luôn." (Thi Tv 62:8).
"Hãy... để lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 4:5).
"Đã để sự trông cậy ta trong Đức Chúa Trời hằng sống." (ITi1Tm 4:10).
"Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va, và làm điều lành." (Thi Tv 37:3).
"Tôi nương náu mình nơi Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 11:1).
"Dưới cánh Ngài, ngươi sẽ được nương náu mình." (Thi Tv 91:4).
"Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi nương náu mình nơi Ngài." (Thi Tv 31:1).
"Lòng người vững bền, tin cậy nơi Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 112:7).
"Ngài là cái thuẫn cho mọi người nương náu mình nơi Ngài." (IISa 2Sm 22:31).
"Đức Giê-hô-va... biết những kẻ ẩn náu nơi Ngài." (NaNk 1:7).
"Phàm ai nương náu mình nơi Ngài, ắt không bị định tội." (Thi Tv 34:22).
"Chúng tôi không cậy mình, nhưng cậy Đức Chúa Trời." (IICo 2Cr 1:9).
"Tôi nhờ cậy nơi lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời đến đời đời vô cùng." (Thi Tv 52:8).
"Đức Chúa Trời... giải cứu các tôi tớ Ngài nhờ cậy Ngài." (DaDn 3:28).
"Dân Giu-đa được thắng hơn, vì chúng nhờ cậy nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời." (IISử- ký 13:18;).
"Mặc dầu xảy đến cho ta điều gì,... dầu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài." (Giop G 13:13, 15).
"Hãy nhờ cậy Đức Giê-hô-va đời đời, vì Đức Giê-hô-va... là Vầng Đá của các thời đại." (EsIs 26:4).
"Tôi đã để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, ắt sẽ chẳng sợ chi; người đời sẽ làm chi tôi?" (Thi Tv 56:11).
"Sự nhơn từ Chúa mà Chúa đã... thi hành... cho những kẻ nương náu mình nơi Chúa, thật lớn lao thay!" (Thi Tv 31:19).
"Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con." (ChCn 3:5).
"Đức Giê-hô-va là sức mạnh... của tôi; lòng tôi đã nhờ cậy nơi Ngài, và tôi được tiếp cứu." (Thi Tv 28:7).
"Nầy, Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi tôi; tôi sẽ tin cậy và không sợ hãi. Vì Đức Giê-hô- va... là sức mạnh của tôi, lời ca tụng của tôi." (EsIs 12:2).
"Trong khi giao chiến, chúng kêu cầu cùng Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời vì chúng có lòng tin cậy Ngài, thì cứu giúp cho." (ISu1Sb 5:20).
"Trong vòng các ngươi, nào có ai kính sợ Đức Giê-hô-va...? Hãy trông cậy Danh Đức Giê-hô-va, hãy nương nhờ Đức Chúa Trời mình." (EsIs 50:10).
"Phàm ai nương náu mình nơi Chúa sẽ khoái lạc, cất tiếng reo mừng đến mãi mãi, vì Chúa bảo hộ các người ấy." (Thi Tv 5:11).
"Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài." (EsIs 26:3).
(Xem thêm các mục: "Biết chắc, " -- "Tin, " -- "Nương náu, " -- "Đức tin. ")
Tin kính Đức Chúa Trời
"Hãy... tìm điều... tin kính." (ITi1Tm 6:11).
"Phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình... sự tin kính." (IIPhi 2Pr 1:5, 6).
"Hãy... tập tành sự tin kính." (ITi1Tm 4:7).
"Sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy là một lợi lớn." (ITi1Tm 6:6).
"Anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào." (IIPhi 2Pr 3:11).
"Sự tin kính là ích cho mọi việc, vì có lời hứa về đời nầy và về đời sau nữa." (ITi1Tm 4:8).
Tin Lành
"Các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành." (Mac Mc 1:15).
"Hãy... giảng Tin Lành cho mọi người." (Mac Mc 16:15).
"Đạo Tin Lành vinh hiển của Đức Chúa Trời hạnh phước." (ITi1Tm 1:11).
"Không rao truyền Tin Lành, thì khốn khó cho tôi thay!" (ICo1Cr 9:16).
"Chẳng hề dời khỏi sự trông cậy đã truyền ra bởi đạo Tin Lành." (CoCl 1:23).
"Nếu Tin Lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất." (IICo 2Cr 4:3).
"Tin Lành phải được giảng ra cho khắp muôn dân." (Mac Mc 13:10).
"Tin Lành... chẳng phải đến từ loài người đâu,... nhưng... bởi sự tỏ ra (khải thị) của Đức Chúa Jêsus Christ." (GaGl 1:11, 12).
"Đức Chúa Trời... xét đoán những việc kín nhiệm của loài người, y theo Tin Lành tôi." (RoRm 2:16).
"Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin." (RoRm 1:16).
"Nếu ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một Tin lành nào khác với Tin Lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị a-na-them!" (GaGl 1:8).
"Tin Lành mà tôi đã rao giảng và anh em đã nhận lấy,... nhờ đạo ấy anh em được cứu rỗi,... ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta,... đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại." (ICo1Cr 15:1-4).
Tỉnh thức
"Điều mà Ta nói cùng các ngươi, Ta cũng nói cho Mọi Người: Hãy tỉnh thức!" (Mac Mc 13:37).
"Các ngươi... hãy chực cho sẵn sàng, vì Con người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ." (LuLc 12:40).
"Hãy tỉnh thức luôn và cầu nguyện, để các ngươi được tránh khỏi các tai nạn sẽ xảy ra, và đứng trước mặt Con người." (LuLc 21:36).
Toàn năng
"Ta là Đức Chúa Trời Toàn năng." (SaSt 17:1; 35:11;).
"Cầu xin Đức Chúa Trời Toàn năng ban phước cho con." (SaSt 28:3).
"Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Chúa, là Đức Chúa Trời, Đấng Toàn năng!" (KhKh 4:8).
"Chớ khinh sự sửa phạt của Đấng Toàn năng." (Giop G 5:17).
"Hỡi Chúa, là Đức Chúa Trời Toàn năng, công việc Chúa lớn lao và lạ lùng thay!" (KhKh 15:3).
"Lạy Chúa, là Đức Chúa Trời Toàn năng, những sự phán xét của Ngài đều chơn thật và công bình!" (KhKh 16:7).
"Người nào ở nơi kín đáo của Đấng Chí cao sẽ được hằng ở dưới bóng của Đấng Toàn năng." (Thi Tv 91:1).
(Xem thêm mục: "Đức Chúa Trời ")
Tội lỗi
"Mọi người đều đã phạm tội." (RoRm 3:23).
"Tiền công của tội lỗi là sự chết." (RoRm 6:23).
"Linh hồn nào phạm tội, thì sẽ chết." (Exe Ed 18:4).
"Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội." (ITi1Tm 1:15).
"Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!" (GiGa 1:29).
"Huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta." (IGi1Ga 1:7).
"Nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa, nhưng chỉ có sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội nghịch mà thôi." (HeDt 10:26, 27).
Tôn vinh (làm sáng Danh) Đức Chúa Trời
"Cha ơi, xin làm sáng Danh Cha!" (GiGa 12:28).
"Hãy lấy thân thể mình làm sáng Danh Đức Chúa Trời." (ICo1Cr 6:20).
"Con đã tôn vinh Cha trên đất." (GiGa 17:4).
"Đã thấy việc lành anh em, thì... họ ngợi khen (tôn vinh) Đức Chúa Trời." (IPhi 1Pr IPhi2:12).
"Tôi... tôn vinh Danh Chúa đến mãi mãi." (Thi Tv 86:12).
"Hầu cho Đức Chúa Trời được sáng Danh trong mọi sự." (IPhi 1Pr IPhi4:11).
"Khi Ngài sẽ đến... để được sánh Danh trong các thánh đồ." (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:10;).
"Hiện bây giờ Con người được vinh hiển, và Đức Chúa Trời được vinh hiển nơi Con người." (GiGa 13:31).
"Anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm." (ICo1Cr 10:31).
"Nếu có ai vì làm tín đồ Đấng Christ mà chịu khổ, thì đừng hổ thẹn, thà hãy vì Danh ấy ngợi khen Đức Chúa Trời là hơn." (IPhi 1Pr IPhi4:16).
"Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời." (Mat Mt 5:16).
Trông cậy
"Đức Chúa Trời của sự trông cậy." (RoRm 15:13).
"Sự trông cậy sống." (IPhi 1Pr IPhi1:3).
"Được dư dật sự trông cậy." (RoRm 15:13).
"Sự bền đỗ về sự trông cậy." (ITe1Tx 1:3).
"Sự trông cậy trọn vẹn." (IPhi 1Pr IPhi1:13).
"Hãy vui mừng trong sự trông cậy." (RoRm 12:12).
"Sự trông cậy về sự cứu rỗi." (ITe1Tx 5:8).
"Được cứu trong sự trông cậy." (RoRm 8:24).
"Chúng nó để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời." (Thi Tv 78:7).
"Lòng đầy dẫy sự trông cậy." (HeDt 6:11).
"Trông cậy sự sống đời đời." (Tit Tt 1:2).
"Tôi trông cậy Lời của Chúa." (Thi Tv 119:74).
"Chúa Giê-hô-va ôi, Chúa là sự trông đợi tôi." (Thi Tv 71:5).
"Xác thịt tôi cũng sẽ yên nghỉ trong sự trông cậy." (Cong Cv 2:26).
"Nên bây giờ còn có ba điều nầy: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương." (ICo1Cr 13:13).
"Đấng Christ ở trong anh em, là sự trông cậy về vinh hiển." (CoCl 1:26).
"Cầm lấy sự trông cậy đã đặt trước mặt chúng ta." (HeDt 6:18).
"Hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em." (IPhi 1Pr IPhi3:15).
"Kẻ công bình vẫn có nơi nương cậy, dầu trong khi chết." (ChCn 14:32).
"Chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển Đức Chúa Trời." (RoRm 5:2).
"Đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong." (HeDt 11:1).
"Sự trông cậy để dành cho anh em ở trên trời." (CoCl 1:5).
"Chúng ta giữ điều trông cậy nầy như cái neo của linh hồn." (HeDt 6:19).
"Đương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển." (Tit Tt 2:13).
Trời (Thiên đàng)
"Tên các ngươi đã ghi trên Thiên đàng." (LuLc 10:20).
"Tôi thấy trời mới và đất mới." (KhKh 21:1).
"Thành của Đức Chúa Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời,... muôn vàn thiên sứ nhóm lại,... các linh hồn người nghĩa được vẹn lành." (HeDt 12:22, 23).
"Ngợi khen Đức Chúa Trời,... Ngài... khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta... có... cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn, để dành trong các từng trời cho anh em." (IPhi 1Pr IPhi1:3, 4).
"Trong Nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở... Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ,... Ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với Ta, hầu cho Ta ở đâu, thì các ngươi cũng ở đó." (GiGa 14:2, 3).
"Những kẻ đã được kể đáng dự phần đời sau và đáng từ kẻ chết sống lại, thì không lấy vợ gả chồng. Bởi họ sẽ không chết được nữa, vì giống như các thiên sứ." (LuLc 20:35, 36).
"Quyền phép Đức Chúa Trời đã... ban lời hứa rất quí, rất lớn cho chúng ta, hầu cho nhờ đó anh em được... trở nên người dự phần bổn tánh Đức Chúa Trời... Dường ấy, anh em sẽ được cho vào cách rộng rãi trong Nước đời đời của Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa và Cứu Chúa của chúng ta." (IIPhi 2Pr 1:3, 4, 11).
"Chúng ta biết rằng nếu nhà tạm của chúng ta dưới đất đổ nát, thì chúng ta lại có nhà đời đời tại trên trời, bởi Đức Chúa Trời, không phải bởi tay người làm ra... Vậy,... biết rằng khi chúng ta đang ở trong thân thể nầy, thì cách xa Chúa,... chúng ta... muốn lìa bỏ thân thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn." (IICo 2Cr 5:1, 6, 8).
"Tôi nghe một tiếng lớn từ nơi ngai mà đến, nói rằng: Nầy, Đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa... Những Lời Nầy Đều Trung Tín Và Chơn Thật. " (KhKh 21:3-5).
Vô số người, không ai đếm được, bởi mọi nước, mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng mà ra; chúng đứng trước ngôi và trước Chiên con, mặc áo dài trắng, tay cầm nhành chà là... Chúng sẽ không đói, không khát nữa,... vì Chiên Con ở giữa ngôi sẽ chăn giữ và đưa chúng đến những suối nước sống; Đức Chúa Trời sẽ lau hết nước mắt nơi mắt chúng." (KhKh 7:9, 16, 17).
"Đó Là Những Lời Chơn Thật Của Đức Chúa Trời! " (KhKh 19:9).
(Xem thêm các mục: "Sự chết, " -- "Sự sống lại của kẻ chết, " -- "Sự sống đời đời. ")
Trung tín (Thành tín)
"Mấy người trung thành." (IITi 2Tm 2:2).
"Đức Chúa Trời là thành tín." (ICo1Cr 1:9).
"Trung tín trong mọi việc." (ITi1Tm 3:11).
"Những người thánh và trung tín trong Đấng Christ." (CoCl 1:2).
"Một kẻ giúp việc trung thành của Đấng Christ." (CoCl 1:7).
"Kẻ nào đã lãnh Lời Ta, hãy truyền lại Lời Ta cách trung tín!" (Gie Gr 23:28).
"Những lời nầy đều trung tín và chơn thật." (KhKh 21:5).
"Các thợ ấy đều làm công việc cách thành tâm." (IISu 2Sb 34:12).
"Ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn." (Thi Tv 119:75).
"Hỡi đầy tớ ngay lành, trung tín kia, được lắm!" (Mat Mt 25:21).
"Đức Chúa Jêsus Christ là... Đấng làm chứng thành tín, chơn thật." (KhKh 1:5; 2:14;).
"Ha-na-nia là một người trung tín và kính sợ Đức Chúa Trời." (NeNe 7:2).
"Anh ăn ở trung tín trong mọi điều làm cho các anh em." (III Giăng 5).
"Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi Ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống." (KhKh 2:10).
Truyền giáo khắp thế gian
"Ruộng là thế gian." (Mat Mt 13:38).
"Hãy đi dạy dỗ muôn dân." (Mat Mt 28:19).
"Các dân thế gian đều nhờ dòng dõi ngươi mà được phước." (SaSt 22:18).
"Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người." (Mac Mc 16:15).
"Tin Lành nầy về Nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho Muôn Dân. " (Mat Mt 24:14).
"Người ta sẽ nhơn Danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước, sự ăn năn để được tha tội." (LuLc 24:47).
"Các ngươi sẽ... làm chứng về Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri cho đến cùng trái đất." (Cong Cv 1:8).
"Vô số người, không ai đếm được, bởi mọi nước, mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng mà ra; chúng đứng trước ngôi... Đó là những kẻ... đã giặt và phiếu trắng áo mình trong Huyết Chiên Con." (KhKh 7:9, 14).
Tuổi già
"Đời ngươi lâu bao nhiêu, sức mạnh ngươi lâu bấy nhiêu." (PhuDnl 33:25).
"Tóc bạc là mão triều thiên vinh hiển, miễn là thấy ở trong đường công bình." (ChCn 16:31).
"Những kẻ được trồng trong Nhà Đức Giê-hô-va... dầu đến tuổi già bạc, họ sẽ còn sanh bông trái." (Thi Tv 92:13, 14).
"Cho đến chừng các ngươi già cả, đầu râu tóc bạc, Ta cũng sẽ bồng ẵm các ngươi." (EsIs 46:4).
Tuổi trẻ
"Hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ." (IITi 2Tm 2:22).
"Bọn trai trẻ sẽ thấy điềm lạ." (Cong Cv 2:17).
"Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi." (ITi1Tm 4:12).
"Kẻ tôi tớ ông kính sợ Đức Giê-hô-va từ khi thơ ấu." (I Các Vua 18:12;).
"Hỡi kẻ trẻ kia, hãy vui mừng trong buổi thiếu niên." (Truyền đạo 11:9;).
"Gã trai trẻ và gái đồng trinh,... khá ngợi khen Danh Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 148:12, 13).
"Hỡi Cha tôi, Ngài là Đấng dẫn dắt tôi trong khi tôi trẻ." (Gie Gr 3:4).
"Hỡi Đức Chúa Trời, Chúa đã dạy tôi từ buổi thơ ấu." (Thi Tv 71:17).
"Hỡi kẻ trẻ tuổi... Lời Đức Chúa Trời ở trong các ngươi." (IGi1Ga 2:14).
"Trong buổi còn thơ ấu, hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa ngươi." (Truyền đạo 12:1;).
"Chúa Giê-hô-va ôi, Chúa là sự trông đợi tôi và là sự tin cậy tôi từ buổi thơ ấu." (Thi Tv 71:4).
"Khi người hãy còn trẻ tuổi, thì người khởi tìm kiếm Đức Chúa Trời." (IISu 2Sb 34:3).
Từ thiện
"Hãy... bố thí. Hãy sắm cho mình... của báu không hề hao kém ở trên trời." (LuLc 12:33)
"Lời cầu nguyện cùng sự bố thí ngươi đã lên thấu Đức Chúa Trời, và Ngài đã ghi nhớ lấy." (Cong Cv 10:5).
"Ai xây mắt khỏi (người nghèo) sẽ bị nhiều sự rủa sả." (ChCn 28:27).
"Người (Ta-bi-tha) làm nhiều việc lành và hay bố thí." (Cong Cv 9:36).
"Tôi lấy nửa gia tài mình mà cho kẻ nghèo... Hôm nay sự cứu đã vào nhà nầy." (LuLc 19:8, 9).
"Phước cho người nào đoái đến kẻ khốn cùng! Trong ngày tai họa, Đức Giê-hô-va sẽ giải cứu người." (Thi Tv 41:1).
"Ai bưng tai không khứng nghe tiếng kêu la của người nghèo khổ, người đó cũng sẽ kêu la mà chẳng có ai đáp lại." (ChCn 21:13).
"Ai thương xót kẻ nghèo, tức cho Đức Giê-hô-va vay mượn, Ngài sẽ báo lại việc ơn lành ấy cho người." (ChCn 19:17).
"Nếu ngươi muốn được trọn vẹn, hãy đi bán hết gia tài mà bố thí cho kẻ nghèo nàn, thì ngươi sẽ có của quí ở trên trời." (Mat Mt 19:21).
"Khi ngươi bố thí, đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì, hầu cho sự bố thí được kín nhiệm; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi." (Mat Mt 6:3, 4).
(Xem thêm mục: "Nhơn từ. ")
Vâng lời
"Nếu các ngươi yêu mến Ta, thì giữ gìn các điều răn Ta." (GiGa 14:15).
"Ví thử các ngươi làm theo điều Ta dạy, thì các ngươi là bạn hữu Ta." (GiGa 15:14).
"Sao các ngươi gọi Ta: Chúa, Chúa, mà không làm theo lời Ta phán?" (LuLc 6:46).
"Nếu anh em đã nộp mình làm tôi mọi đặng vâng phục kẻ nào, thì là tôi mọi của kẻ mình vâng phục, hoặc của tội lỗi đến sự chết, hoặc của sự vâng phục để được nên công bình." (RoRm 6:16).
"Kẻ nào nghe và làm theo lời Ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên vầng đá... Kẻ nào nghe lời Ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát." (Mat Mt 7:24, 26).
Việc lành
"Hãy... làm nhiều việc phước đức." (ITi1Tm 6:18).
"Nảy ra đủ các việc lành." (CoCl 1:10).
"Sẵn sàng làm mọi việc lành." (Tit Tt 3:1).
"Sẵn sàng cho mọi việc lành." (IITi 2Tm 2:21).
"Hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn." (ICo1Cr 15:58).
"Tối lại, thì không ai làm việc được." (GiGa 9:4).
"Hãy lấy mình con làm gương về việc lành cho họ." (Tit Tt 2:7).
"Phải ăn năn và trở lại cùng Đức Chúa Trời, làm công việc xứng đáng với sự ăn năn." (Cong Cv 26:20).
"Ta muốn con nói quyết sự đó, hầu cho những kẻ đã tin Đức Chúa Trời lo chăm chỉ làm việc lành." (Tit Tt 3:8).
"Hầu cho họ... đã thấy việc lành anh em, thì đến ngày Chúa thăm viếng, họ ngợi khen Đức Chúa Trời." (IPhi 1Pr IPhi2:12).
"Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời." (Mat Mt 5:16).
"Đức Chúa Jêsus Christ... liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành." (Tit Tt 2:14).
Vinh hiển
"Hội Thánh đầy vinh hiển." (Eph Ep 5:27).
"Sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ." (IICo 2Cr 4:4).
"Nơi an nghỉ của Ngài sẽ được vinh hiển." (EsIs 11:10).
"Đấng lấy cánh tay vinh hiển đi bên tay hữu Môi-se." (EsIs 63:12).
"Đức Giê-hô-va sẽ làm cho nghe tiếng oai nghiêm (vinh hiển) Ngài." (EsIs 30:30).
"Đạo Tin lành vinh hiển của Đức Chúa Trời hạnh phước." (ITi1Tm 1:11).
"Sự trông cậy hạnh phước... và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời." (Tit Tt 2:13).
"Biến hóa... ra giống như thân thể vinh hiển Ngài." (Phi Pl 3:21).
"Nhờ quyền phép vinh hiển Ngài, được có sức mạnh mọi bề." (CoCl 1:11).
"Sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời." (RoRm 8:21).
Vinh hiển của Đức Chúa Trời
"Sự vinh hiển của ân điển Ngài." (Eph Ep 1:6).
"Sáng Danh (vinh hiển cho) Chúa trên các từng trời rất cao!" (LuLc 2:14).
"Đức Chúa Trời ngươi sẽ làm vinh quang cho ngươi." (EsIs 60:19).
"Họ... đóng đinh Chúa vinh hiển trên cây Thập tự." (ICo1Cr 2:8).
"Con Ngài... là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời." (HeDt 1:2, 3).
"Vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ." (IICo 2Cr 4:6).
"Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời." (Thi Tv 19:1).
"Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa vinh hiển chúng ta." (Gia Gc 2:1).
"Sự vinh hiển Đức Giê-hô-va còn đến mãi mãi." (Thi Tv 104:31).
"Họ sẽ nói về sự vinh hiển Nước Chúa." (Thi Tv 145:11).
"Ngôi Lời đã trở nên xác thịt,... chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài." (GiGa 1:14).
"Nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời." (Mat Mt 6:13).
"Nguyền xin Ngài được vinh hiển trong Hội Thánh... trải các thời đại, đời đời, vô cùng!" (Eph Ep 3:21).
"Chúa sẽ dùng sự khuyên dạy mà dẫn dắt tôi, rồi sau tiếp rước tôi trong sự vinh hiển." (Thi Tv 73:24).
"Con người sẽ ngự trong sự vinh hiển của Cha mình mà giáng xuống cùng các thiên sứ." (Mat Mt 16:27).
"Ta chỉ sự hằng sống Ta mà quả quyết rằng sự vinh quang của Đức Giê-hô-va sẽ đầy dẫy khắp đất!" (Dan Ds 14:21).
"Khiến anh em đứng trước mặt vinh hiển mình cách rất vui mừng, không chỗ trách được." (Giu-đe 24). "Đức Chúa Trời,... là Cha vinh hiển." (Eph Ep 1:17).
"Sự giàu có của cơ nghiệp vinh hiển Ngài cho các thánh đồ." (Eph Ep 1:18).
"Muôn vật đều là từ Ngài, bởi Ngài và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời vô cùng!" (RoRm 11:36).
"Mọi dân tộc dưới đất sẽ... thấy Con người lấy đại quyền, đại vinh ngự trên mây trời mà xuống." (Mat Mt 24:30).
"Sự nhận biết vinh quang Đức Giê-hô-va sẽ đầy dẫy khắp đất như nước đầy tràn biển." (Ha-ba-cúc 2:14;).
"Cha ôi! bây giờ xin lấy sự vinh hiển Con vốn có nơi Cha trước khi chưa có thế gian, mà làm vinh hiển Con nơi chính mình Cha." (GiGa 17:5).
"Cha ôi, Con muốn Con ở đâu, thì những kẻ Cha đã giao cho Con cũng ở đó với Con, để họ ngắm xem sự vinh hiển của Con." (GiGa 17:24).
"Khi Con người ngự trong sự vinh hiển mình mà đến với các thiên sứ thánh, thì Ngài sẽ ngồi trên ngôi vinh hiển của Ngài." (Mat Mt 25:31).
"Tôi cũng thấy Thành Thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời... mà xuống... rực rỡ vinh hiển của Đức Chúa Trời... Vinh hiển của Đức Chúa Trời chói lói cho." (KhKh 21:2, 11, 23).
"Hỡi các cửa, hãy cất đầu lên,... thì Vua vinh hiển sẽ vào. Vua vinh hiển nầy là Ai?... Ấy là Đức Giê-hô-va vạn quân, chính Ngài là vua vinh hiển." (Thi Tv 24:2, 8, 10).
Vinh hiển của kẻ được cứu chuộc
"Sự cứu trong Đức Chúa Jêsus Christ, với sự vinh hiển đời đời." (IITi 2Tm 2:10).
"Tin Ngài (Đức Chúa Jêsus Christ), và vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển." (IPhi 1Pr IPhi1:8).
"Sự sống lại của kẻ chết cũng như vậy. Thân thể... đã gieo ra là nhục, mà sống lại là vinh." (ICo1Cr 15:42, 43).
"Khi nào Đấng Christ... sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển." (CoCl 3:4).
"Khi Đấng làm Đầu các kẻ chăn chiên hiện ra, anh em sẽ được mão triều thiên vinh hiển chẳng hề tàn héo." (IPhi 1Pr IPhi5:4).
"Để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển." (IICo 2Cr 3:18).
Vui mừng
"Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách vui mừng." (Thi Tv 100:2).
"Hãy vui vẻ và nức lòng mừng rỡ." (Mat Mt 5:12).
"Chúa khiến lòng tôi vui mừng." (Thi Tv 4:7).
"Ngài ở bên hữu tôi, bởi cớ ấy, lòng tôi vui vẻ, linh hồn tôi nức mừng rỡ." (Thi Tv 16:8, 9).
"Hãy vui mừng." (IPhi 1Pr IPhi4:13).
"Reo mừng." (Thi Tv 35:27).
"Sự vui mừng đời đời." (Thi Tv 61:7).
"Thường được vui mừng." (IICo 2Cr 6:10).
"Hãy vui mừng mãi mãi." (ITe1Tx 5:16).
"Trái của Thánh Linh, ấy là... sự vui mừng." (GaGl 5:22).
"Hãy trổi giọng hát mừng chung rập." (EsIs 52:9).
"Chẳng ai cướp lấy sự vui mừng các ngươi được." (GiGa 16:22).
"Tôi sẽ vui vẻ, hớn hở nơi Ngài." (Thi Tv 9:2).
"Nguyện hết thảy người nào tìm cầu Chúa được mừng rỡ!" (Thi Tv 70:4).
"Sự lo buồn các ngươi sẽ đổi làm vui vẻ." (GiGa 16:20).
"Sự vui vẻ của Đức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi." (NeNe 8:10).
"Hãy hớn hở, vui mừng,... vì lễ cưới Chiên Con đã tới." (KhKh 19:7).
"Nước Đức Chúa Trời... tại sự... vui vẻ bởi Đức Thánh Linh." (RoRm 14:17).
"Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa: Hãy vui mừng đi!" (Phi Pl 4:4).
"Hãy mừng vì tên các ngươi đã ghi trên Thiên đàng." (LuLc 10:20).
"Hỡi người công bình, hãy vui vẻ và hớn hở nơi Đức Giê-hô-va!" (Thi Tv 32:11).
"Đức Chúa Jêsus... vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy Thập tự giá." (HeDt 12:2).
"Hỡi đầy tớ ngay lành, trung tín kia, được lắm... Hãy đến hưởng sự vui mừng của Chúa ngươi." (Mat Mt 25:21).
"Người công bình sẽ vui vẻ, hớn hở trước mặt Đức Chúa Trời. Phải, họ sẽ nức lòng mừng rỡ." (Thi Tv 68:3).
"Trước mặt Chúa có trọn sự khoái lạc, tại bên hữu Chúa có điều vui sướng vô cùng." (Thi Tv 16:11).
"Ngươi sẽ vui vẻ trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi về mọi việc tay ngươi đã làm." (PhuDnl 12:18).
"Phàm ai nương náu mình nơi Chúa sẽ khoái lạc, cất tiếng reo mừng đến mãi mãi, vì Chúa bảo hộ các người ấy." (Thi Tv 5:11).
"Dầu bay giờ anh em không thấy Ngài(Đức Chúa Jêsus Christ), nhưng tin Ngài và vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển." (IPhi 1Pr IPhi1:8).
"Ta nói cùng các ngươi những điều đó, hầu cho sự vui mừng của Ta ở trong các ngươi, và sự vui mừng các ngươi được trọn vẹn." (GiGa 15:11).
"Nầy, Ta báo cho các ngươi một Tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân; ấy là hôm nay, tại thành Đa-vít, đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa." (LuLc 2:10, 11).
"Những kẻ Đức Giê-hô-va đã chuộc sẽ về, ca hát mà đến Si-ôn; sự vui vẻ vô cùng sẽ ở trên đầu họ. Họ sẽ được sự vui vẻ mừng rỡ, mà sự buồn bực than vãn sẽ trốn đi." (EsIs 35:10).
"Dầu cây vả sẽ không nứt lộc nữa, và sẽ không có trái trên những cây nho, cây ô-li-ve không sanh sản, và chẳng có ruộng nào sanh ra đồ ăn, bầy chiên sẽ dứt khỏi ràn, và không có bầy bò trong chuồng nữa, dầu vậy, Tôi Sẽ Vui Mừng trong Đức Giê-hô-va." (Ha-ba-cúc 3:17, 18).
Vui thích
Đức Chúa Trời vui thích nơi chúng ta
"Đức Giê-hô-va sẽ ưa thích ngươi." (EsIs 62:4).
"Ai có tánh hạnh trọn vẹn được đẹp lòng Ngài." (ChCn 11:20).
"Trái cân đúng được đẹp lòng Ngài." (ChCn 11:1).
"Nầy, Đầy tớ Ta đây,... là Kẻ mà linh hồn Ta lấy làm đẹp lòng." (EsIs 42:1).
"Đức Giê-hô-va định liệu các bước của người (nhơn lành -- theo bản tiếng Anh), và Ngài thích đường lối người." (Thi Tv 37:23).
Chúng ta vui thích nơi Đức Chúa Trời
"Tôi vẫn lấy luật pháp Đức Chúa Trời làm đẹp lòng." (RoRm 7:22).
"Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa." (Thi Tv 40:8).
"Người... lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va." (Thi Tv 1:2).
"Hãy khoái lạc nơi Đức Giê-hô-va, thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước." (Thi Tv 37:4).
Vững bền
"Nhờ ân điển được vững bền." (HeDt 13:9).
"Được vững vàng trong đức tin." (Cong Cv 16:5).
"Được đứng vững trong sự công bình." (EsIs 54:14).
"Được bền vững trong mọi việc lành cùng mọi lời nói lành." (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:16, 17).
"Hãy châm rễ và lập nền trong Ngài, lấy đức tin làm cho bền vững." (CoCl 2:7).
Vững lòng
"Hãy yên lòng, ấy là Ta đây." (Mat Mt 14:27).
"Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, Ta đã thắng thế gian rồi!" (GiGa 16:33).
Xác thịt và Thánh Linh
"Phải kiêng những điều xác thịt ưa thích, là điều chống trả với linh hồn." (IPhi 1Pr IPhi2:11).
"Chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an." (RoRm 8:6).
"Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát; song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời." (GaGl 6:8).
Xe của Đức Chúa Trời
"Ngài... dùng mây làm xe Ngài." (Thi Tv 104:3).
"Xe của Đức Chúa Trời số là...từng ngàn trên từng ngàn." (Thi Tv 68:17 -- Bản tiếng Anh có thêm: "thiên sứ").
"Núi đầy những ngựa và xe bằng lửa ở chung quanh Ê-li-sê." (II Các Vua 6:17;).
"Nầy, Đức Giê-hô-va sẽ đến với lửa, và xe cộ Ngài giống như gió lốc." (EsIs 66:15).
Xưng Danh Đấng Christ
"Ai sẽ xưng Ta trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ xưng họ trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời.Nhưng ai chối Ta trước mặt thiên hạ, thì họ sẽ bị chối trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời." (LuLc 12:8, 9).
"Nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi." (RoRm 10:9, 10).
(Xem thêm mục: "Hổ thẹn về Đấng Christ. ")
Xưng tội
"Hãy xưng tội cùng nhau, và cầu nguyện cho nhau, hầu cho anh em được lành bịnh." (Gia Gc 5:16).
"Tôi đã thú tội cùng Chúa,... còn Chúa tha tội ác của tôi." (Thi Tv 32:5).
"Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn; nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót." (ChCn 28:13).
Nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín, công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác." (IGi1Ga 1:9).
Ý chỉ của Đức Chúa Trời
"Xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!" (LuLc 22:42).
"Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa." (Thi Tv 40:8).
"Lấy lòng tốt làm theo ý muốn Đức Chúa Trời." (Eph Ep 6:6).
"Xin Đức Chúa Trời ban cho anh em được đầy dẫy sự hiểu biết về ý muốn của Ngài." (CoCl 1:9).
"Ý Cha được nên, ở đất như trời!" (Mat Mt 6:10).
"Ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời." (IGi1Ga 2:17).
"Đồ ăn của Ta tức là làm theo ý muốn của Đấng đã sai Ta đến, và làm trọn công việc Ngài." (GiGa 4:34).
"Anh em phải nói: Ví bằng Chúa muốn và ta còn sống, thì ta sẽ làm việc nọ, việc kia." (Gia Gc 4:15).
"Ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý Ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai Ta đến." (GiGa 6:38).
Ý tưởng (Tư tưởng)#
"Hãy thử thách tôi, và biết tư tưởng tôi." (Thi Tv 139:23).
"Tai vạ đến trên dân nầy, tức là quả báo của ý tưởng nó." (Gie Gr 6:19).
"Hắn tưởng trong lòng thể nào, thì hắn quả thể ấy." (ChCn 23:7).
"Đức Giê-hô-va biết... tư tưởng loài người." (Thi Tv 94:11).
"Từ nơi lòng mà ra những ác tưởng." (Mat Mt 15:19).
"Hỡi Đức Chúa Trời, các tư tưởng Chúa quí báu cho tôi thay!" (Thi Tv 139:17).
"Các tư tưởng của kẻ gian ác (nguyên văn) lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va." (ChCn 15:26).
"Lời của Đức Chúa Trời... xem xét tư tưởng và ý định trong lòng." (HeDt 4:12).
Yên lặng
"Ráng tập ăn ở cho yên lặng, săn sóc việc riêng mình." (ITe1Tx 4:11).
"Lấy điều nhơn đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh, yên ổn." (ITi1Tm 2:2).
"Tâm thần dịu dàng, im lặng, ấy là giá quí trước mặt Đức Chúa Trời." (IPhi 1Pr IPhi3:4).
"Trái của sự công bình sẽ là yên lặng và an ổn mãi mãi." (EsIs 32:17).
Yên nghỉ
"Những người ấy nghỉ ngơi khỏi sự khó nhọc." (KhKh 14:13).
"Linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ." (Mat Mt 11:29).
"Hãy yên nghỉ (nguyên văn) trong Đức Giê-hô-va, và chờ đợi Ngài." (Thi Tv 37:7).
"Hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ." (Mat Mt 11:28).
"Còn lại một ngày yên nghỉ cho dân Đức Chúa Trời." (HeDt 4:9).
Yêu thương
Đức Chúa Trời yêu thương người ta
"Sự yêu thương của Đấng Christ... trổi hơn mọi sự thông biết." (Eph Ep 3:19).
"Phải, Ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi." (Gie Gr 31:3).
"Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ ra cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng là con cái Đức Chúa Trời." (IGi1Ga 3:1).
"Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy Huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta,... đáng được sự vinh hiển và quyền năng đời đời vô cùng!" (KhKh 1:6).
"Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời." (GiGa 3:16).
"Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? Có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm hay là gươm giáo chăng? Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta." (RoRm 8:35, 37-39).
Người ta yêu thương Đức Chúa Trời
"Đức Chúa Jêsus... là Đấng anh em không thấy, mà yêu mến." (IPhi 1Pr IPhi1:7, 8).
"Chúng ta yêu (Chúa), vì Chúa đã yêu chúng ta trước." (IGi1Ga 4:19).
"Tội lỗi đờn bà nầy nhiều lắm, đã được tha hết, vì người đã yêu mến nhiều." (LuLc 7:47).
"Mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời." (RoRm 8:28).
"Nếu ai yêu mến Ta, thì vâng giữ Lời Ta, Cha Ta sẽ thương yêu người, Chúng Ta đều đến cùng người và ở trong người." (GiGa 14:23).
"Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi... Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết." (Mac Mc 12:30; Ma-thi-ơ 22:38;).
Anh em yêu thương nhau
"Tình yêu thương hay nhơn từ." (ICo1Cr 13:4).
"Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ." (ICo1Cr 13:8).
"Lấy sự yêu thương mà liên hiệp." (CoCl 2:2).
"Hãy lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau." (GaGl 5:13).
"Đâm rễ, vững nền trong sự yêu thương." (Eph Ep 3:17).
"Có lòng yêu thương anh em cách thật thà." (IPhi 1Pr IPhi1:22).
"Mọi điều anh em làm, hãy lấy lòng yêu thương mà làm." (ICo1Cr 16:14).
"Yêu thương là sự làm trọn luật pháp." (RoRm 13:10).
"Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình." (Mat Mt 22:39).
"Đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương." (ICo1Cr 13:13).
"Chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau, vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời... Đức Chúa Trời là Sự Yêu thương." (IGi1Ga 4:7, 8).
"Hãy yêu nhau sốt sắng hết lòng." (IPhi 1Pr IPhi1:22).
"Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em." (RoRm 12:10).
"Trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành." (CoCl 3:14).
"Chúng ta biết rằng mình đã vượt khỏi sự chết qua sự sống, vì chúng ta yêu anh em mình." (IGi1Ga 3:14).
"Như Ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy... Ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ Ta." (GiGa 13:34, 35).
Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự." (ICo1Cr 13:7).
"Nhứt là trong vòng anh em phải có lòng yêu thương sốt sắng, vì sự yêu thương che đậy vô số tội lỗi." (IPhi 1Pr IPhi4:8).
"Hết thảy anh em phải đồng lòng đầy thương xót và tình yêu anh em, có lòng nhơn từ và đức khiêm nhượng. Đừng lấy ác trả ác, cũng đừng lấy rủa sả trả rủa sả; trái lại, phải chúc phước." (IPhi 1Pr IPhi3:8, 9).
"Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi." (Mat Mt 5:44).
"Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi." (ICo1Cr 13:3).
"Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm và mọi sự hay biết, dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì." (ICo1Cr 13:2).
(Xem thêm mục: "Nhơn từ. ")

Chúng Ta Nhận Được KINH THÁNH Thể Nào?
Cấu Tạo Tân Ước
Kinh điển Tân Ước. -- Theo nguyên văn, chữ "canon " (Kinh điển) nghĩa là "cây gậy" hoặc "cây đo." Theo cách dùng trong đạo Đấng Christ, nó có nghĩa là: "sách chép qui tắc của đức tin," nghĩa là toàn thể các sách nguyên văn và có thẩm quyền, hợp thành Lời do Đức Chúa Trời soi dẫn. Các sách của "Kinh điển Tân Ước " chính là những quyển được toàn thể Hội Thánh nhìn nhận là tác phẩm đích thực và chân chánh của các Sứ đồ.
Kinh Thánh Cựu Ước. -- Đương thời Đấng Christ, trong văn chương của dân Do-thái có một bộ sách gọi là "Kinh Thánh," và bây giờ gọi là "Cựu Ước," mà nhân dân kể là phát xuất từ nơi Đức Chúa Trời. Họ gọi bộ sách ấy là Lời Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Jêsus cũng thừa nhận bộ sách ấy như vậy. Bộ sách ấy được đọc trước công chúng và được đem ra dạy thường xuyên trong các nhà hội của dân Do-thái.
Hội Thánh Đấng Christ, ngay từ lúc đầu, đã công nhận Kinh Thánh của người Do- thái là Lời Đức Chúa Trời, và trong các Hội nghị, đã dành cho Kinh Thánh ấy địa vị vốn có trong các nhà hội. Khi những tác phẩm của các Sứ đồ xuất hiện, thì đã được thêm vào Kinh Thánh của người Do-thái và cũng được coi là thánh như vậy. Mỗi chi hội chẳng những muốn có tác phẩm đã gởi cho mình, song cũng muốn có những tác phẩm đã gởi cho các chi hội khác.
Khởi đầu của Kinh điển Tân Ước. -- Chính trong Tân Ước có nhiều chỗ ngụ ý rằng đang khi các Sứ đồ còn sống và do chính họ giám thị, người ta đã bắt đầu sưu tầm tác phẩm của họ cho các chi hội và đem đặt ngang hàng với Cựu Ước, kể là Lời do Đức Chúa Trời soi dẫn.
Phao-lô tự nhận rằng sự dạy dỗ của ông do Đức Chúa Trời soi dẫn (ICo1Cr 2:7-13; 14:37;; I Tê-sa-lô-ni-ca 2:13;).
Giăng cũng tự nhận như vậy cho sách Khải Huyền (KhKh 1:2).
Phao-lô nhất định rằng thơ tín của ông phải được đọc trong các chi hội (CoCl 4:16; I Tê-sa-lô-ni-ca 5:27;; II Tê-sa-lô-ni-ca 2:15;).
Phi-e-rơ gởi thơ tín hầu cho "sau khi" ông "đi," các chi hội "có thể hằng nhớ điều" ông "đã nói" (IIPhi 2Pr 1:15; 3:1-2;).
Phao-lô trưng dẫn một quyển sách của Tân Ước và gọi là "Kinh Thánh" (ITi1Tm 5:18) - "Người làm công thì đáng được tiền công mình." Ta không thấy câu nầy ở sách nào trong Kinh Thánh, trừ ra ở Ma-thi-ơ 10:10; và Lu-ca 10:7;. Đó là bằng cớ tỏ ra rằng sách Ma-thi-ơ hoặc sách Lu-ca đã có khi Phao-lô viết thơ I Ti-mô-thê và đã được kể là "Kinh Thánh."
Phi-e-rơ sắp thơ tín của Phao-lô chung hàng với "các phần Kinh Thánh khác" (IIPhi 2Pr 3:15, 16).
Chúng ta không biết các Sứ đồ đã nhìn nhận tới mức nào rằng tác phẩm của họ sẽ trở thành một phần của Lời Đức Chúa Trời được chép ra cho các thời đại tương lai. Họ đã viết nhiều thơ tín, và trong trí họ nghĩ đến những nhu cầu tức thời, chớ ít biết số phận các thơ tín ấy sẽ ra sao. Chúng tôi tin rằng chính Đức Chúa Trời đã theo dõi vấn đề nầy, và theo đường lối riêng của Ngài, đã chọn định tác phẩm nào cần được bảo tồn.
Các sác Tân Ước đã xuất hiện lần đầu tiên ở đâu? Ma-thi-ơ, Gia-cơ, Hê-bơ-rơ (?) ở xứ Pa-lét-tin; Giăng, Ga-la-ti, Ê-phê-sô, Cô-lô-se, I và II Ti-mô-thê , Phi-lê-môn, I và II Phi-e-rơ , I, II và III Giăng, Giu-đe, Khải Huyền ở Tiểu-Á-tế-á; I và II Cô-rinh-tô , Phi-líp, I và II Tê-sa-lô-ni-ca, Lu-ca (?) ở Hy-lạp ; Tít ở Cơ-rết; Mác, Sứ đồ, Rô-ma tại kinh thành La-mã.
Pa-lét-tin, Tiểu-Á-tế-á, Hy-lạp và La-mã cách xa nhau nhiều lắm. Các sách của Cựu Ước đã phát xuất trong cương giới một xứ nhỏ bé; còn các sách của Tân Ước phát xuất tại những xứ cách xa nhau nhiều lắm.
Các bộ sách đầu tiên không đầy đủ. -- Thế giới thời đó không có hỏa xa, phi cơ và máy thâu, phát thanh như thế giới ngày nay. Sự du hành và giao thông rất chậm chạp và nguy hiểm. Hành trình mà thời nay chỉ mất mấy giờ, thì thời đó phải mất mấy tháng hoặc mấy năm. Thời ấy chưa có nghề in, và việc chép bằng tay rất chậm chạp, nhọc nhằn. Hơn nữa, đương thời ấy có sự bắt bớ, nên các tác phẩm quí giá của đạo Đấng Christ phải được cất kỹ.
Mãi tới đời trị vì của Constantin, mới có các Giáo hội nghị và Hội đồng để các tín đồ ở các phương xa họp lại mà so sánh lời chú giải những tác phẩm họ có trong tay. Như vậy, lẽ tự nhiên, các bộ sách Tân Ước lâu đời nhứt khác nhau từ miền nọ đến miền kia, và phải mất nhiều thì giờ mới đi đến chỗ đồng quan điểm nhất định những sách nào thật thuộc về Tân Ước.
Các sách Tân Ước giả mạo. -- Ngoài các sách thuộc về "Kinh điển" Tân Ước, còn có nhiều sách khác, vừa tốt, vừa giả, mà ta sẽ nhận thấy trong những trang sau đây. Có sách hay và quí giá đến nỗi trải một thời gian, ở một vài miền, nó được coi là Kinh Thánh; có sách lại hoàn toàn giả mạo Tiêu chuẩn duy nhất để phán đoán một quyển sách trước khi tiếp nhận nó là: Nó có thật do các Sứ đồ trứ tác chăng? Điều tra như vậy không phải trong trường hợp nào cũng dễ dàng đâu, nhứt là đối với những sách ít ai biết và phát xuất tại một miền xa xôi.
Lời làm chứng lâu đời nhứt về các sách Tân Ước. -- Ngày nay chỉ có ít sách của các tín đồ còn sống đương thời đó, khi các Sứ đồ đã qua đời rồi; ấy vì vật liệu dùng để viết rất mau hư, lại cũng vì thời đó có sự bắt bớ Hội Thánh và tiêu diệt các tác phẩm của đạo Đấng Christ. Nhưng dầu ít, nó cũng làm chứng quả quyết rằng đương thời ấy, có một bộ tác phẩm đầy đủ thẩm quyền mà tín đồ Đấng Christ kể là "Kinh Thánh." Các sách ấy trưng dẫn hoặc tham chiếu rất nhiều câu trong bộ tác phẩm gọi là "Kinh Thánh" đó.
Clément ở La-mã, trong thơ tín gởi cho người Cô-rinh-tô (95 S.C.), có trưng dẫn hoặc tham chiếu các sách Ma-thi-ơ, Lu-ca, Rô-ma, I và II Cô-rinh-tô , Hê-bơ-rơ, I Ti-mô-thê, I Phi-e-rơ.
Polycarpe, trong thơ tín gởi cho người Phi-líp (khoảng 110 S.C.), có trưng dẫn thơ Phi-líp, và chép lại nhiều câu trong 9 thơ tín khác của Phao-lô và trong thơ I Phi-e-rơ. Ông nói rằng:"Tôi có nhận được thơ của anh em và của Ignace gởi đến. Tôi sẽ gởi thơ của anh em đi Sy-ri, theo như anh em đã yêu cầu; tôi cũng gởi thư của Ignace cho anh em, cùng với mấy bức thơ khác, và thơ nầy của chính tôi." Lời nầy tỏ ra rằng đương thời Polycarpe, các chi hội đã bắt đầu thâu thập những tác phẩm của đạo Đấng Christ.
Ignace, trong bảy bức thơ, viết khoảng 110 S.C., đang khi đi đường từ An-ti-ốt đến La-mã để chịu tuận đạo, có trưng dẫn sách Ma-thi-ơ, I Phi-e-rơ, I Giăng, và 9 thơ tín của Phao-lô. Các bức thơ của ông có in dấu ba sách Tin lành khác.
Papias (70 - 155 S.C.), một môn đệ của Sứ đồ Giăng, có viết sách nhan đề là: "Giải thích các bài giảng của Chúa," trong đó ông trưng dẫn sách Giăng và chép những truyền thoại về sách Ma-thi-ơ cùng sách Mác.
Quyển "Didache, " viết khoảng năm 80 và 120 S.C., trưng dẫn sách Ma-thi-ơ 22 lần, tham chiếu các sách Lu-ca, Giăng, Sứ đồ, Rô-ma, I và II Tê-sa-lô-ni-ca, I Phi-e-rơ; cũng nói "sách Tin lành" là một tài liệu đã được chép ra.
Thơ tín của Ba-na-ba viết khoảng năm 90 và 120 S.C., có trưng dẫn các sách Ma-thi-ơ, Giăng, Công-vụ các Sứ đồ, II Phi-e-rơ, và dùng mấy chữ: "Có lời chép rằng..." Đó là một cách nói thường chỉ áp dụng riêng cho Kinh Thánh.
"Người chăn chiên của Hermas, " viết khoảng 100 hoặc 140 S.C., là cuốn "Thiên lộ lịch trình" của Hội Thánh thời xưa; có trưng dẫn thơ Gia-cơ và rất nhiều lần tham chiếu các sách khác của Tân Ước.
Tatien, khoảng 160 S.C., làm một bản "Hòa hiệp Bốn Sách Tin Lành," nhan đề là: "Diatessaron. " Đó là bằng cớ tỏ ra rằng bốn sách Tin Lành, và chỉ bốn thôi, thường được các chi hội nhìn nhận.
Justin Martyr (Tuận đạo ), sanh ra khoảng năm Sứ đồ Giăng qua đời, trong sách "Biện giải" viết khoảng 140 S.C., có nói đến sách Khải Huyền và tỏ ra có biết sách Công-vụ các Sứ đồ và 8 thơ tín. Ông gọi các sách Tin lành là "Bút ký của các Sứ đồ," và nói rằng người ta đọc nó luân phiên với các sách "tiên tri" trong những cuộc nhóm họp của tín đồ Đấng Christ.
Basilide, một tay theo tà giáo thuộc phái duy tri (Gnostique ), đã giảng dạy tại thành Alexandrie dưới đời trị vị của Hadrien (117-138), và đã tự nhận là biết những truyền thoại bí mật lưu truyền từ đời các Sứ đồ. Trong khi viết sách để cố gắng làm sai lệch giáo lý của Đấng Christ mà ai nấy đều công nhận, ông đã trưng dẫn các sách Ma-thi-ơ, Lu-ca, Giăng, Rô-ma, I Cô-rinh-tô, Ê-phê-sô, Cô-lô-se mà người ta đã nhìn nhận là Kinh Thánh của đạo Đấng Christ.
Marion, một tay khác theo tà giáo, khoảng 140 S.C., để ủng hộ tà giáo của mình, đã tự đặt ra một kinh điển gồm các sách Lu-ca, Rô-ma, I và II Cô-rinh-tô , Ga-la-ti, Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se, I và II Tê-sa-lô-ni-ca, Phi-lê-môn.
Irénée (130-200 S.C.), một môn đệ của Polycarpe, trưng dẫn hầu hết các sách của Tân Ước và gọi là "Kinh Thánh." Đương thời ấy, các sách của Tân Ước được gọi là "Tin Lành và các Sứ đồ," cũng như các sách của Cựu Ước được gọi là "Luật pháp và các tiên tri."
Tertullien (160-220 S.C.), ở Carthage, sống đương thời còn nguyên bản thảo của các thơ tín; ông gọi Kinh Thánh của đạo Đấng Christ là "Tân Ước" (danh hiệu nầy xuất hiện lần đầu tiên trong văn phẩm của một tác giả vô danh khoảng 193 S.C.). Trong các tác phẩm của Tertullien còn đến ngày nay, có trưng dẫn 1800 câu Tân Ước. Trong sách nhan đề: "Chống bọn tà giáo," Tertullien có viết:
"Nếu anh em muốn sử dụng tánh tọc mạch một cách hữu ích cho vấn đề cứu rỗi linh hồn mình, thì nên đến thăm những nhà thờ của các Sứ đồ, tại đó ghế của họ còn đặt nguyên chỗ cũ; tại đó, người ta đã đọc những thơ tín chân chánh của họ, gợi lên tiếng nói và vẻ mặt của từng vị Sứ đồ. Anh em ở gần A-chai chăng? Anh em có thể đi tới Cô-rinh-tô . Nếu anh em ở gần xứ Ma-xê-đoan, thì có thể đi đến thành Phi-líp và Tê-sa-lô-ni-ca. Nếu anh em có thể đi đến xứ A-si, thì ghé Ê-phê-sô được. Nếu anh em ở gần xứ Ý-đại-lợi, thì ghé thành La-mã được.
Tân bản Muratorien, trứ tác tại La-mã, khoảng 170 S.C., trong có một bản liệt kê các quyển gọi là "Kinh Thánh" của đạo Đấng Christ. Nó bỏ sót các thơ Hê-bơ-rơ, I và II Phi-e-rơ, Gia-cơ, nhưng thêm vào sách "Khôn ngoan" và sách "Khải Huyền" của Phi-e-rơ.
Bản Syriaque cũ, trứ tác khoảng giữa thế kỷ thứ 2 S.C., bỏ sót các thơ Gia-cơ, I và II Phi-e-rơ, I, II, và III Giăng, và sách Khải Huyền.
Bản La-tinh cũ, trứ tác khoảng giữa thế kỷ thứ 2 S.C., bỏ sót các thơ Hê-bơ-rơ, Gia-cơ và II Phi-e-rơ.
Origène (185-254), ở thành Alexandrie, là một học giả tin theo Đấng Christ, đi rất nhiều, học rất cao, suốt đời chuyên chú nghiên cứu Kinh Thánh. Ông viết rất nhiều, có khi dùng đến 20 thư ký một lúc. Trong những tác phẩm của ông còn lại tới ngày nay, ta thấy trưng dẫn tới 2 phần 3 Tân Ước. Ông nhìn nhận 27 quyển của Tân Ước như ta có ngày nay, mặc dầu ông không biết chắc ai là tác giả thơ Hê-bơ-rơ, và tỏ ý nghi ngờ các thơ Gia-cơ, II Phi-e-rơ, II và III Giăng.
Những sách nào hợp thành Tân Ước? Do những đoạn dẫn chứng trên đây và do lời trưng dẫn của Eusèbe, ta sẽ thấy rằng trong một thời gian, có những ý kiến hơi khác nhau về sách nào được coi là thuộc về Kinh điển. Đây, lý do giản dị của tình trạng ấy: Vì cớ phương tiện giao thông chậm chạp trên lãnh thổ bao la của đế quốc La-mã, và vì cớ cơn bắt bớ tàn ác kéo dài không dứt trong 300 năm, nên các chi hội không có lấy một cơ hội để thực hiện sự cố gắng khả quan, công khai và hợp lý, mong đạt tới chỗ toàn thể đồng ý về những sách nào thật có thẩm quyền của các Sứ đồ. Mãi tới đầu thế kỷ thứ 4, hoàng đế Constantin ra chiếu chỉ khoan dung tín ngưỡng, thì sự cố gắng ấy mới thực hiện được.
Còn những sách "khả nghi " thì sao? -- Nó vốn không phải là "khả nghi" ở những khu vực nó xuất hiện lần đầu tiên. Các nỗi khó khăn đương thời đó đã ngăn trở, khiến nó không được nhiều người biết trong một thời gian. Nó chậm được toàn thể tiếp nhận,-- đó là bằng cớ tỏ ra các chi hội rất thận trọng đối với những kẻ phỉnh gạt.

Eusèbe (264-340 S.C.), Giám mục tại thành Sê-sa-rê, chuyên chép sử ký Hội Thánh, đã bị cầm tù, nhưng sống sót trong cơn bắt bớ tín đồ Đấng Christ dưới đời trị vì của Dioclétien. Cơn bắt bớ nầy là sự cố gắng sau chót và tuyệt vọng của đế quốc La-mã để xóa bỏ Danh Đấng Christ. Một mục đích đặt biệt của nó là tiêu diệt hết Kinh Thánh của đạo Đấng Christ. Trải qua 10 năm, Kinh Thánh đã bị các cán bộ của đế quốc La- mã săn bắt và bị thiêu đốt tại những khu chợ công cộng. Trong những ngày khủng khiếp ấy, đối với tín đồ Đấng Christ, vấn đề những sách nào hợp thành Kinh Thánh không phải là chuyện chơi đâu.
Eusèbe sống tới đời trị vì của Constantin, là hoàng đế tiếp nhận đạo Đấng Christ, đặt làm tôn giáo của triều đình và đế quốc mình. Eusèbe trở thành trưởng ban cố vấn tôn giáo của Constantin. Một hành động đầu tiên của Constantin khi lên ngôi là ra lịnh chép NĂM CHỤC KINH THÁNH cho các chi hội tại Constantinople, do tay những ký lục tài khéo, trên giấy da bò non tốt nhứt, và phải dùng xe ngựa của nhà vua mà chở từ Sê-sa-rê đến Constantinople. Trong lịnh gởi cho Eusèbe, Constantin viết rằng:
"Trẫm nghĩ nên chỉ thị cho ông khiến người ta chép 50 bản Kinh Thánh. Ông biết rằng sự cấp phát và sử dụng Kinh Thánh nầy là rất cần thiết cho cuộc giáo huấn Hội Thánh . Vậy, phải chép trên giấy da tốt, viết rõ ràng, dưới một hình thức tiện lợi, dễ đem theo, do tay của những ký lục hoàn toàn thông thạo.. Chiếu theo thơ nầy, ông cũng có quyền dùng hai chiếc xe ngựa công cộng để chở Kinh Thánh. Nhờ sắp đặt như vậy, sẽ có thể rất dễ dàng gởi các bản Kinh Thánh đã sao cẩn thận đến cho Trẫm khám xét. Có thể giao công việc nầy cho một viên chấp sự trong Hội Thánh của ông; khi tới đây, viên chấp sự ấy sẽ biết Trẫm rộng rãi dường nào. Hỡi người anh em yêu dấu, nguyện Đức Chúa Trời gìn giữ ông!"
Tân Ước của Eusèbe gồm những sách nào? Đúng là những sách ngày nay hợp thành Tân Ước.
Nhờ dày công nghiên cứu, Eusèbe biết rõ những sách nào đã được toàn thể Hội Thánh công nhận. Trong quyển "Sử ký Hội Thánh" do ông trứ tác, ông nói đến bốn loại sách:
1.-- Những sách đã được toàn thể nhìn nhận.
2.-- Những sách "đang tranh luận": Gia-cơ, II Phi-e-rơ, Giu-đe, II và III Giăng; những sách nầy dầu có gồm trong các bản Kinh Thánh của ông, song bị một số người nghi ngờ.
3.-- Những sách "giả mạo," trong số đó ông có ghi sách "Công vụ các sứ đồ" của Phao-lô, sách "người chăn chiên của Hermas, " sách "Khải Huyền" của Phi-e-rơ, "Thơ tín của Ba-na-ba" và sách "Didache. "
4.-- Những "tác phẩm giả mạo của bọn theo tà giáo": "Tin Lành của Phi-e-rơ," "Tin Lành của Thô-ma," "Tin Lành của Ma-thia," "Công vụ các sứ đồ" của Anh-rê, "Công- vụ các Sứ-đồ" của Giăng.
Giáo hội nghị tại Carthage (năm 397 S.C.) đã phê chuẩn 27 quyển Tân Ước như chúng ta được biết ngày nay. Giáo hội nghị nầy không thiết lập Tân Ước làm Kinh điển; song chỉ bày tỏ cái đã trở thành sự phán đoán chung của các chi hội, và nhìn nhận Quyển Sách được chỉ định làm Gia Tài Quí Báu Nhứt Của Loài Người.
Sự phê bình kim thời
Kinh Thánh, gồm cả Kinh điển Tân Ước có 27 quyển, đã được các Giáo phụ Hội Thánh đầu tiên nhìn nhận và, rốt lại, được Giáo hội nghị Carthage phê chuẩn. Như vậy, không còn nghi ngờ chi nữa, Kinh Thánh đã được giới tín đồ Đấng Christ thừa nhận trải qua 1000 năm.
Vì tinh thần phê bình kim thời dấy lên, nên lại có cuộc điều tra căn nguyên và tánh cách chân chánh của các sách trong Kinh Thánh và của tất cả các sách từ thượng cổ.
Chữ "phê bình" đem áp dụng cho Kinh Thánh, là một danh từ hơi sai, mặc dầu nhiều kẻ tự phụ và bất kính thật đã phê bình Kinh Thánh; hơn nữa, danh từ ấy thường được dùng để chỉ về sự cố gắng của giới trí thức kim thời, hòng phá hoại thẩm quyền thiên thượng của Kinh Thánh. Nếu danh từ ấy có nghĩa là phê bình và bình tâm cứu xét các thực sự hoặc các thực sự dẫn chứng, cốt để thành thực tìm tòi chân lý trong lịch sử, thì nó rất tự nhiên, hữu lý, chánh đáng, và mở rộng sự hiểu biết Kinh Thánh của chúng ta.
Phê bình lịch sử. -- Sự phê bình nầy liên quan với tánh cách chân chánh của các sác Kinh Thánh, tức là: Ai đã trứ tác mỗi quyển sách? trứ tác khi nào? và mỗi quyển sách có phù hợp với lịch sử chăng?
Nói về các sách Tân Ước, thì đó chỉ là tại nêu lên vấn đề mà thế hệ các Giáo phụ Hội Thánh đầu tiên đã nêu lên để được giải đáp mỹ mãn. Sự cố gắng kiên quyết và uyên bác của các nhà phê bình kim thời để xác định tánh cách chân chánh của các sách Tân Ước, cũng chẳng hơn gì sự cố gắng của những thế hệ đương thời các sách ấy được phát hành lần đầu tiên. Quả thật, đối với các nhà phê bình thời xưa, họ ở cương vị tốt hơn để quyết định tánh chất của những sách đó. Đoàn xe lửa chạy qua đã lâu rồi, mới toan làm cho nó trật đường rầy, thì chẳng phải chuyện dễ đâu. Chẳng bao lâu, người ta cũng khám phá được các văn phẩm giả mạo. Ngay khi một quyển sách xuất bản, người ta đã nhận biết nó có tánh cách lịch sử, hay chỉ là truyện bịa. Nếu tôi viết lịch sử cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ quốc và ký tên tác giả là George Washington, thì tôi có thể khiến ai tin rằng Washinton đã trứ tác chăng?
Có một điểm đáng tiếc ở các nhà phê bình đã loại bỏ quan niệm truyền thống về căn nguyên của các sách trong Kinh Thánh,-- ấy là họ tự nhận lấy cái độc quyền làm "học giả." Ý kiến của họ là "ý kiến chung của giới học giả." Phải chăng họ có trí óc hẹp hòi đến nỗi nghĩ rằng chỉ những ai theo lý thuyết của họ mới là học giả? Hay là họ ngu dốt đến nỗi không biết rằng rất nhiều học giả uyên thâm nhứt thế giới lại thuộc phái bảo thủ? Quan điểm không phải là dấu hiệu của học giả, nhưng chỉ là dấu hiệu của một loại trí óc. Quyển Sách Cổ yêu dấu đã trải qua bao cuộc phê bình, và lâu lắm sau khi các nhà phê bình đã bị lãng quên, nó vẫn còn được hàng bao nhiêu triệu người yêu mến, tôn kính. Sách quí báu thay!
Phê bình bản văn. -- Đây là so sánh các bản thảo khác nhau để chứng minh đâu là đúng nguyên văn mà họ đã sao ra. Kết quả là bản Cựu Ước tiếng Hê-bơ-rơ "Massocrétique " cùng bản Tân Ước tiếng Hy-lạp "Westcolt và Hort, " về toàn thể, là nguyên văn Kinh Thánh đúng nhứt. Nghề in đã loại bỏ được nguy cơ sai lạc về bản văn.
Những Ngụy Kinh Tân Ước
Đây là những sách Tin Lành, Công vụ các sứ đồ và các thơ tín huyền hoặc, giả mạo, bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ hai. Phần lớn giả mạo, và ngay từ lúc đầu đã bị nhận ra là giả mạo. "Những sách nầy đầy dẫy truyện tích phi lý và không xứng đáng về Đấng Christ và các Sứ đồ, đến nỗi không hề được kể là do Đức Chúa Trời mà ra, và không hề được sắp trong Kinh Thánh." Trong khi cố quyết thử lấp những khoảng trống của truyện tích Đức Chúa Jêsus trong Tân Ước, người ta đã dùng điển cứ giả dối để lan truyền những ý niệm tà giáo."
Người ta biết rằng có chừng 50 sách "Tin Lành" giả mạo, ấy là chưa kể nhiều sách "Công vụ các sứ đồ" và "Thơ tín" giả mạo. Những tác phẩm giả mạo nầy nhiều quá, nên Hội Thánh đầu tiên rất cần phải phân biệt sự giả với sự thật.
Người ta nói rằng Mahomet, giáo chủ Hồi giáo, đã nhờ loại sách nầy phần lớn mà có những ý niệm về đạo Đấng Christ. Loại sách nầy cũng là căn nguyên các giáo lý của Giáo hội La-mã.
Ta không nên lẫn lộn nó với tác phẩm của các "Giáo phụ Hội Thánh đầu tiên" có nói đến sau đây.
Dưới đây liệt kê những sách giả mạo được nhiều người biết nhứt:
Tin Lành của Ni-cô-đem. -- Thể hiện các "Hành động của Phi-lát," tức là bản được mạo nhận là chánh thức báo cáo cuộc xét xử Đức Chúa Jêsus lên Hoàng đế Tibère, sáng tác nhằm thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 5. Hoàn toàn tưởng tượng.
Mở đầu Tin Lành của Gia-cơ. -- Tường thuật từ lúc Ma-ri sanh ra tới khi các con trẻ vô tội bị tàn sát. Những truyện tích nầy bắt đầu lưu hành ở thế kỷ thứ 2. Hoàn tất ở thế kỷ thứ 5.
Ma-ri biến hóa. -- Đầy dẫy những phép lạ khó tin, mà tuyệt điểm là "thân thể không tì vít và quí báu" của Ma-ri được dời lên Thiên đàng. Sáng tác ở thế kỷ thứ 4, khi người ta bắt đầu thờ lạy Nữ đồng trinh.
Tin Lành theo người Hê-bơ-rơ. -- Thêm vào bốn sách Tin Lành trong Kinh điển; có ít nhiều lời phán mạo nhận là của Đức Chúa Jêsus. Khoảng 100 S.C.
Tin Lành của phái Ebionite. -- Soạn thảo dựa theo bốn sách Tin lành, có lợi cho giáo lý của phái Ebionite. Giữa thế kỷ thứ 2 và thứ 4.
Tin Lành của người Ai-cập. -- Những cuộc đàm thoại tưởng tượng giữa Đức Chúa Jêsus và Sa-lô-mê. Giữa khoảng 130 và 150 S.C. Do phái Sabellius sử dụng.
Tin Lành của Phi-e-rơ. -- Giữa thế kỷ thứ 2. Căn cứ trên bốn sách Tin Lành trong Kinh điển. Sáng tác để ủng hộ giáo lý của phái Docétique bài Do-thái.
Tin Lành giả mạo của Ma-thi -ơ.-- Một bản dịch giả mạo sách Ma-thi-ơ, về thế kỷ thứ 5, đầy dẫy các phép lạ Đức Chúa Jêsus đã làm khi còn thơ ấu.
Tin Lành của Thô-ma. -- Thế kỷ thứ 2. Đời sống của Đức Chúa Jêsus, từ lúc 5 đến lúc 12 tuổi. Mô tả Ngài là Đấng làm phép lạ để thỏa mãn tánh trẻ con thất thường của mình.
Ma-ri sanh ra. -- Một tác phẩm quyết tâm giả mạo để phát triển sự thờ lạy Nữ đồng trinh Ma-ri. Truyện tích thiên sứ hằng ngày đến viếng thăm Ma-ri. Cùng với sự dấy lên của chế độ Thủ lãnh kia, sách nầy được hoan nghinh nhiệt liệt.
Tin Lành Ả-rập về tuổi thơ ấu.-- Thế kỷ thứ 7. Truyện tích các phép lạ đang khi Chúa kiều ngụ ở Ai-cập. Dị thường cực điểm.
Tin Lành của Giô-sép, người thợ mộc. -- Thế kỷ thứ 4. Phát xuất từ Ai-cập. Cốt để tôn vinh Giô-sép.
Sách Khải Huyền của Phi-e-rơ. -- Những sự hiện thấy cố ý tạo ra về Thiên đàng và địa ngục mà Phi-e-rơ đã được xem. Eusèbe cho là "giả mạo."
Công vụ của Phao-lô. -- Giữa thế kỷ thứ 2. Một quyển tiểu thuyết cốt ghi khắc sự tiết dục vào trí óc người ta. Có chứa thơ tín gởi cho Hội Thánh Cô-rinh-tô mà người ta giả định là đã thất lạc.
Công vụ của Phi-e-rơ. -- Cuối thế kỷ thứ 2. Một truyện tình của con gái Phi-e-rơ. Tương phản với sách "Simon Magus. " Chứa truyện "Quo Vadis. "
Công vụ của Giăng. -- Cuối thế kỷ thứ 2. Tường thuật một cuộc viếng thăm kinh thành La-mã. hoàn toàn tưởng tượng. Chứa một đoạn mô tả nhục dục làm cho ta kinh tởm.
Công vụ của Anh-rê. -- Truyện tích Anh-rê thuyết phục Maximilla hãy đoạn tuyệt với chồng nàng; kết quả là Anh-rê phải tuận đạo.
Công vụ của Thô-ma. -- Cuối thế kỷ thứ 2. Cũng như sách "Công vụ của Anh-rê," đây là một tiểu thuyết phiêu lưu, cốt khuyên bảo hãy tuyệt dục.
Thơ của Phi-e-rơ gởi cho Gia-cơ. -- Cuối thế kỷ thứ 2. Kịch liệt công kích Phao-lô. Một tác phẩm bịa đặt hoàn toàn, có lợi cho phái Ebionite.
Thơ từ Lao-đi-xê gởi tới. -- Tự nhận là bức thơ có nói đến ở Cô-lô-se 4:16;. Thâu thập nhiều câu nói của Phao-lô.
Các thơ của Phao-lô gởi cho Sénèque. -- Gồm cả các thơ của Sénèque gởi cho Phao- lô. Một tác phẩm giả mạo ở thế kỷ thứ 4. Mục đích hoặc để giới thiệu đạo Đấng Christ với các môn đệ của Sénèque, hoặc để giới thiệu Sénèque với các môn đồ Đấng Christ.
Đặc điểm chính của những tác phẩm trên đây là nó hoàn toàn bịa đặt, song lại tự nhận là lịch sử. Phần lớn nó hoàn toàn phi lý đến nỗi sự giả mạo đã hiển nhiên.
Các thơ của Abgarus. -- Các thơ nầy có thể có căn bản thực sự một phần nào. Eusèbe tưởng vậy. Ông kể rằng Arbarus, vua thành Edesse, lâm bệnh, và nghe nói về quyền phép của Đức Chúa Jêsus. Vua bèn gởi thơ mời Ngài đến chữa lành cho mình, và Ngài gởi thơ trả lời rằng: "Ta cần phải làm xong những việc Ta được sai đến để làm, sau đó, Ta sẽ được tiếp lên với Đấng đã sai Ta đến. Vậy, khi được tiếp lên Thiên đàng rồi, Ta sẽ sai một môn đồ tới chữa lành cho ngươi." Người ta kể rằng Tha-đê đã được sai đi, và được họ chỉ cho xem các bức thơ trong văn khố thành Edesse. Có lẽ Đức Chúa Jêsus đã nhắn tin ấy, và họ chép lại.
Tác phẩm của các Giáo phụ Hội Thánh
Ta không nên lẫn lộn những tác phẩm nầy với những sách giả mạo kể ở mấy trang trước, trong những sách giả mạo ấy, tác giả lấy tên các Sứ đồ để làm cho người ta tin truyện tích hoang đường của họ.
Giáo phụ Hội Thánh là những người còn sống sau thế hệ các Sứ đồ. Chỉ có ít tác phẩm của họ còn lại đến ngày nay (chúng ta mong ước còn có nhiều hơn là dường nào!), vì vật liệu họ dùng để viết rất mau hư, và vì đương thời họ có sự bắt bớ dữ dội.
Nhưng dầu ít, nó cũng quí giá vô cùng, vì nó là vòng xích nối liền giữa các Sứ đồ và Lịch sử Hội Thánh về sau. Một vài tác phẩm thuộc loại nầy được coi quí đến nỗi ở ít nhiều địa phương, nó tạm thời được coi như là Kinh Thánh.
Thơ tín của Clément gởi cho tín đồ Cô-rinh-tô (95 S.C.). Clément làm Giám mục tại La-mã (91-100 S.C.), là bạn hữu của Phao-lô và Phi-e-rơ. Chắc ông có quen biết Sứ đồ Giăng. Ông viết thơ tín nầy trong năm Giăng bị đày ở đảo Bát-mô. Sử chép rằng ông bị lên án phải đi làm việc trong các hầm mỏ, và đã tuận đạo trong năm thứ 3 đời trị vì của Trajan. Người ta cho rằng có lẽ ông là "Cơ-lê-măn" chép ở Phi-líp 4:3;.
Cơ hội viết thơ tín nầy là một cuộc chia rẽ trong Hội Thánh Cô-rinh-tô , và một số trưởng lão ở đó bị đám thanh niên ham mến thế gian trục xuất. Thơ tín nầy viết nhơn danh Hội Thánh ở La-mã, đầy dẫy lời cao đẹp khuyên bảo phải khiêm nhường, và luận nhiều về sự sống lại. Thơ tín được quí chuộng tột bậc đến nỗi nhiều chi hội đem đọc công khai mãi tới thế kỷ thứ 4. Trong bản thảo Kinh Thánh "A-léc-xăn-đơ-ri," ta thấy nó ở cuối Tân Ước.
Thơ tín của Polycarpe gởi cho tín đồ Phi-líp (khoảng 110 S.C.). Polycarpe, môn đệ của Sứ đồ Giăng, Giám mục tại Si-miệc-nơ, đã viết nhiều bức thơ, nhưng chỉ có bức thơ nầy còn lại. Ông viết nó để trả lời bức thơ của tín đồ Phi-líp thỉnh vấn ông. Thơ tín nầy rất giống thơ tín của Phao-lô mà ông khuyên họ phải kê cứu cẩn thận.
Các thơ tín của Ignace (khoảng 110 S.C.). Ignace là môn đệ của Giăng, Giám mục tại thành An-ti-ốt; ông tuận đạo tại thành La-mã năm 110 S.C.. Trên đường từ An-ti-ốt đến La-mã, trải qua miền Tiểu-Á-tế-á, ông đã viết 7 thơ tín cho các chi hội Ê-phê-sô, Magnésie, Trallie, Phi-la-đen-phi, Si-miệc-nơ, La-mã, và cho Polycarpe. Trong số ấy, Phao-lô đã gởi thơ tín cho hai chi hội, và Giăng (trong sách Khải Huyền) đã gởi thơ tín cho ba chi hội. Các thơ tín của Ignace đó đầy dẫy lời khuyên bảo êm ái, và tỏa ra tinh thần vui mừng, hớn hở của ông trước triển vọng sắp tuận đạo. Những thơ tín nầy nhấn mạnh vào sự tai hại của tà giáo và chia rẽ, lại cũng khuyên phải phục tòng các trưởng lão trong Hội Thánh.
Thơ tín của Ba-na-ba. Viết giữa khoảng 90 và 120 S.C.. Có người tưởng đây là Ba- na-ba trong Tân Ước, song có kẻ lại nghi ngờ điều đó. Đây là một bức thơ chung, gởi cho hết thảy tín đồ Đấng Christ, trong đó lược giải Kinh Thánh, đặc biệt cốt để chống lại sự quay về với đạo Do-thái. Ta thầy thơ tín nầy trong bản thảo Kinh Thánh " Sinaitique, " ở cuối phần Tân Ước; vậy, tỏ ra nó được quí trọng lắm.
Các tàn bản của Papias. Papias là môn đệ của Giăng và Giám mục tại Hiérapolis. Ông tuận đạo gần cùng một lúc với Polycarpe. Ông viết một quyển: "Giải thích các bài giảng của Chúa," còn lưu lại tới thế kỷ thứ 13. Nhưng bây giờ chỉ còn lại ít đoạn trưng dẫn trong các sách của Irénée, Eusèbe và một vài tác giả khác.
"Didache, " hoặc "Sự dạy dỗ của 12 Sứ đồ," hoặc -- với một nhan đề dài hơn -- "Sự dạy dỗ của Chúa cho các dân ngoại bởi 12 Sứ đồ." Viết khoảng giữa năm 80 và 120, có lẽ lắm chừng 100 S.C.. Không phải thật là tác phẩm của các Sứ đồ, nhưng chỉ là một tác giả vô danh tuyên bố mình hiểu sự dạy dỗ của các Sứ đồ là gì. Nó giống như thơ tín của Gia-cơ. Các trứ giả trong Hội Thánh đầu tiên không nhìn nhận nó là Kinh điển, song cũng quí trọng nó lắm. Nó đầy dẫy những lời trưng dẫn của các sách Tân Ước.
Người chăn chiên của Hẹt-ma. -- Viết khoảng 100 hoặc 140 S.C.. Đây là một tỷ dụ lâu đời nhứt về loại văn ngụ ngôn trong đạo Đấng Christ, tức là quyển "Thiên lộ Lịch trình" của Hội Thánh đầu tiên, và đương thời ấy, nó cũng được hoan nghinh như vậy. Tác giả là người mộ đạo nồng nhiệt, và đã thấy những khải tượng mà ông viết trong sách nầy; ông nhấn mạnh vào sự ăn năn, đời thiêng liêng và sự tái lâm hầu gần của Chúa. Sách nầy được đọc trong nhiều chi hội cho đến thời Thánh Jérôme. Ta thấy nó trong bản thảo Kinh Thánh "Sinaitique, " ở cuối phần Tân Ước. Nói rằng tác giả là Hẹt-ma ở Rô-ma 16:14;, thì chỉ là đoán phỏng.
Biện giải của Aristide. -- Ông là một triết gia ở thành A-thên. Ông viết quyển: "Binh vực đạo Đấng Christ," gởi cho Hadrien năm 125 S.C., và cho Antonin năm 137 S.C., thỉnh cầu hãy che chở tín đồ Đấng Christ khỏi sự bắt bớ. Ông nói rằng: "Giới tín đồ Đấng Christ đáng được phước hơn mọi người, vì họ có tín điều chân chánh, cao thượng, và vì đời sống họ trong sạch, từ thiện." Đây là văn phẩm lâu đời nhứt mà ta được biết, của một triết gia dành cho đạo Đấng Christ. Nó lại phát xuất từ A-thên, là "quê hương" của triết lý.
Justin Martyr. -- (100-167 S.C.). Một triết gia sau khi thử theo triết lý khắc kỷ (stoicisme ), triết lý của Aristole, Pythagore, và Platon, ông đã tìm được sự thỏa mãn trong đạo Đấng Christ. Ông viết các sách "Biện giải" gởi cho hoàng đế Antonin, để binh vực đạo Đấng Christ và phản đối sự hành quyết ba tín đồ mà không xét xử hợp lệ. Ông cũng viết sách "Đàm thoại với Trypho, " tức là bài lý luận với một người Do-thái về Đức Chúa Jêsus là Đấng Mê-si.
Thơ tín thứ hai của Clément. -- Giữa khoảng 120 và 140 S.C.. Đây là một bài giảng. Không biết chắc có phải là cùng một Clément trên kia chăng. Không được quí trọng bằng thơ tín thứ nhứt.
Thơ tín của Diognetus. -- Sách binh vực đạo Đấng Christ, do một tác giả vô danh tự nhận là "môn đệ của các Sứ đồ."
Các Bản Thảo
Theo chỗ chúng ta biết, thì bản thảo nguyên văn của hết các sách trong Tân Ước đều đã thất lạc.
Ngay từ lúc đầu, người ta đã khởi sự sao các tác phẩm quí báu ấy cho những chi hội khác. Hết thế hệ nầy tới thế hệ khác, người ta đã sao đi sao lại mỗi khi các bản sao cũ rách nát.
Vật liệu thường dùng để viết là giấy chỉ thảo (papyrus). Giấy nầy làm bằng những lát mỏng của một loại cây mọc dưới nước ở Ai-cập. Hai lát mỏng, một dọc, một ngang, được ép lại làm một, rồi đánh bóng. Mực thì làm bằng than, keo và nước.
Những tấm nhỏ dùng để chép bản văn ngắn. Muốn chép bản văn dài, họ dán nhiều tấm liền gốc nhau, làm thành một cuốn. Một cuốn thường dài chừng 10 thước tây, và cao chừng 23 hoặc 26 phân tây.
Nhằm thế kỷ thứ 2 S.C., người ta bắt đầu chép các sách của Tân Ước dưới hình thức sách vở ngày nay, tức là bất cứ bao nhiêu tờ cũng có thể đóng thành một quyển, có đánh số trang. Như vậy, một quyển có thể gồm nhiều sách Tân Ước hơn một cuốn trước kia.
Giấy chỉ thảo không bền lắm. Với thời gian, nó hóa ra dòn, hoặc vì ẩm mà mục đi, và chẳng bao lâu đã rách nát. Chỉ trừ ra ở Ai-cập, khí hậu khô ráo và bãi cát dời chuyển đã giữ một mớ tài liệu lạ lùng từ thượng cổ cho tới ngày nay, chúng ta khám phá được.
Nhằm thế kỷ thứ 4 S.C., giấy da bò non thay thế giấy chỉ thảo, làm vật liệu chánh yếu để biên chép. Giấy da bò non mỏng mịn và bền hơn bội phần, có thể đóng thành sách, chớ không phải cuốn nữa.
Mãi sau đây mới khám phá được những cuốn sách bằng giấy chỉ thảo Ai-cập; ngoài ra, hết thảy bản thảo Kinh Thánh còn lưu truyền lại và ta được biết đều bằng giấy da bò non.
Khi máy in được phát minh nhằm thế kỷ thứ 15, thì người ta không còn dùng tay chép Kinh Thánh nữa.
Ngày nay, theo chỗ ta biết, có chừng 4000 bản thảo Kinh Thánh hoặc một phần Kinh Thánh, chép giữa khoảng thế kỷ thứ 2 và thế kỷ 15. Đối với ta, dường như là ít, nhưng còn nhiều hơn bội phần bản thảo của bất cứ tác phẩm thượng cổ nào khác. Người ta không biết có một toàn bộ văn phẩm của Homère trước năm 1300 S.C., hoặc của Hérodote trước năm 1000 S.C..
Các bản thảo trên giấy da bò non mà ta được biết ngày nay đã được chép giữa khoảng thế kỷ thứ 4 và thứ 15. Người ta gọi nó là bản "hình chữ hoa La-mã" (oncial ) và bản "viết tháu" (cursif ). Bản "hình chữ hoa La-mã" viết bằng chữ hoa lớn. Có chừng 160 bản thuộc loại nầy, chép giữa thế kỷ thứ 4 và thứ 10. Bản "viết tháu" bằng chữ nhỏ thoăn thoắt liền nối với nhau, và chép giữa thế kỷ thứ 10 và thứ 15. Các bản "hình chữ hoa La-mã" quí giá bội phần hơn vì lâu đời hơn.
Ba bản thảo lâu đời nhứt, đầy đủ nhứt, nổi tiếng nhứt và quí giá nhứt, vẫn gọi là "Codices, " là: bản "Sinaitique, " bản "Vatican, " và bản "A-léc-xăn-đơ-ri. " Cả ba vốn là toàn bộ Kinh Thánh.
Bản thảo "Sinaitique. " hoặc "Codex Sinaiticus, " do một học giả người Đức, tên là Tischendorf, tìm thấy năm 1844, tại tu viện Sainte Catherine, trên núi Si-na-i. Trong giỏ lá bỏ ra để đốt, ông nhận thấy những trang giấy da bò non viết chữ Hy-lạp. Xem xét kỹ hơn, ông nhận thấy là những phần bản thảo cổ của bộ Cựu Ước Septante, gồm 43 tờ. Ông hết sức tìm kiếm, nhưng không kiếm được chi hơn nữa. Năm 1853, ông trở lại tu viện ấy để tìm kiếm nữa, nhưng không thấy chi hết. Năm 1859, ông trở lại lần nữa. Đang khi nói chuyện với viên quản gia về bản Septante, thì viên quản gia nhận thấy mình có một bản sao cổ đó, bèn đem ra; nó bọc kín trong một khăn ăn bằng giấy. Đây là phần còn lại của bản thảo mà Tischendorf đã có 43 tờ từ 15 năm trước. Nhìn qua các trang giấy da bò non, ông nhận thấy mình cầm trong tay tác phẩm quí báu nhứt trên đời. Sau nhiều cuộc điều đình quốc tế lâu ngày, rốt lại, nó được nhường cho Thơ viện Đế quốc tại thành phố Saint Pétersbourg (Nga). Nó cứ ở đó cho tới năm 1933, rồi được bán lại cho Anh quốc Bảo tàng viện với giá nửa triệu Mỹ kim. Nó gồm 199 tờ Cựu Ước và tất cả Tân Ước, luôn với "Thơ tín của Ba-na-ba" và một phần quyển "Người chăn chiên của Hẹt-ma." Phần nầy gồm 148 tờ, cộng là 347 tờ, viết rất đẹp trên giấy da bò non mịn mỏng nhứt; các tờ nầy bề dài chừng 40 phân, bề rộng chừng 36 phân, và chép vào phần đầu thế kỷ thứ 4. Đó là bản thảo cổ duy nhứt có chứa cả Tân Ước. 43 tờ mà Tischendorf tìm được trong cuộc viếng thăm đầu tiên, hiện nay ở Thơ viện trường Đại học Leipzig (Đức).
Bản thảo Vativan. -- Chép nhằm thế kỷ thứ 4. Để tại Thơ viện Vatican từ năm 1481. Thiếu một vài đoạn Tân Ước. Bản nầy và bản Sinaitique là hai bản cổ nhứt và quí giá nhứt. Tischendorf cho rằng có lẽ cả hai do một người chép, và có lẽ ở trong số 50 bộ Kinh Thánh do Constantin truyền chép.
Bản "A-léc-xăn-đơ-ri. " Chép nhằm thế kỷ thứ 5, tại thành Alexandrie (Ai-cập). Để tại Anh quốc Bảo tàng viện từ năm 1627. Toàn bộ Kinh Thánh, chỉ thiếu vài đoạn; cũng có các thơ tín của Clément và các Thi Thiên của Sa-lô-môn.
Các bản thảo khác. -- Bản "Ephraem, " chép vào thế kỷ thứ 5, hiện nay ở Ba-lê (Pháp), gồm chừng một nửa Tân Ước. Bản "Beza, " chép vào thế kỷ thứ 5, hiện nay ở trường Đại học Cambridge (Anh), gồm 4 sách Tin Lành và sách Công vụ các sứ đồ. Bản "Washington, " chép vào thế kỷ thứ 4, tìm thấy tại Ai-cập, năm 1906, hiện nay ở Thơ viện Smithsonian, kinh thành Hoa-thịnh-đốn, và gồm các sách Tin Lành.
KINH THÁNH IN
Sự sáng chế máy ấn loát bởi Jean Gutenberg, người Đức, năm 1454 S.C., làm hạ giá và tăng số Kinh Thánh nhiều. Nó giúp cho Kinh Thánh lưu hành và có ảnh hưởng giữa quần chúng rất nhiều. Trước kia, Kinh Thánh đáng giá cả một năm công xá. Quyển sách Gutenberg in đầu tiên là Kinh Thánh. Một quyển trong số in đó hiện nay để ở Thơ viện Mỹ quốc tại Hoa-thịnh-đốn, giá mua là 350 ngàn Mỹ kim.
Các Bản Chỉ Thảo
Phát minh các bản chỉ thảo. -- Trong khi đào bới trung bộ Ai-cập, Flinders Petrie nhận thấy những tờ chỉ thảo cổ thời lẫn trong các đống rác chôn vùi dưới cát; ông bèn nghĩ rằng có lẽ nó quí giá lắm. Năm 1895, hai học trò của ông tại trường Đại học Oxford, là Grenfell và Hunt, bắt đầu theo phương pháp mà tìm kiếm những bản chỉ thảo nầy. Trong mười năm sau, tại Oxyrhynchus và những miền phụ cận, họ tìm thấy 10.000 bản thảo và phần bản thảo. Các nhà khảo cổ khác cũng đào bới và tìm thấy rất nhiều bản thảo giống như vậy. Họ đào nó lên từ những đống rác bị cát phủ, những lớp nhồi trong hòm chứa xác ướp, và trong những xác cá sấu xức thuốc thơm. Phấn nhiều là thư từ, hóa đơn, biên lai, nhựt ký, chứng chỉ, niên lịch thông thư, v.v... Có một số tài liệu lịch sử quí giá, niên hiệu từ 2000 T.C.. Tuy nhiên, phần nhiều có niên hiệu từ 300 T.C. đến 300 S.C.. Trong số đó, có một ít tác phẩm của thời sơ khởi đạo Đấng Christ; đó là điểm khiến người kê cứu Kinh Thánh chú ý đến nó.
Tàn bản của sác Tin Lành Giăng. -- Đây là một mảnh giấy chỉ thảo nhỏ bé, dài chừng 9 phân, và rộng hơn 6 phân, một mặt chép Giăng 18:31-33;, còn một mặt chép Giăng 18:37-38;. So sánh hình chữ cái và văn thể với một số bản thảo có niên hiệu, các học giả cho nó ở phần đầu thế kỷ thứ 2. Đó là bản thảo lâu đời nhứt mà ta được biết, và là chứng cớ tỏ ra rằng sách Tin Lành Giăng thật có và được lưu hành ở Ai-cập trong những năm ngay sau khi Giăng qua đời. Người ta tìm thấy nó năm 1920, và hiện nay để ở thơ viện Rylands, thành phố Manchester (Anh).
Các sách Tin Lành và sách Công vụ các sứ đồ. -- Trong số giấy chỉ thảo, có 30 tờ không toàn vẹn, chép một phần các sách Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca, Giăng và Công vụ các sứ đồ, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 3. Đây là một phần của bộ sách "Chester Beatty. "
Các thơ tín của Phao-lô gồm 86 tờ (trong số 104 tờ đào bới được), chép các thơ Rô-ma, Hê-bơ-rơ, I và II Cô-rinh-tô, Ê-phê-sô, Ga-la-ti, Phi-líp, Cô-lô-se, I và IITê-sa-lô- ni-ca. Bộ nầy chép khoảng 200 S.C.. Thuộc trong bộ sách chỉ thảo "Chester Beatty. "
Bộ sách "Chester Beatty " cũng có gồm một số bản thảo Sáng-thế Ký, Dân số ký, Phục truyền luật lệ ký, Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, Đa-ni-ên, Ê-xơ-tê, và chừng một phần ba sách Khải Huyền. Bộ sách nầy được công bố năm 1931. Một phần thuộc về trường Đại học Michigan. Nó được coi là công trình phát minh bản văn Kinh Thánh quan trọng hơn hết kể từ khi phát minh bản thảo Sinaitique; và nó là bằng cớ quí giá tỏ ra rằng các sách của Tân Ước là chân chánh và toàn vẹn.
Bộ sách "Logia. " Ngoài nhiều mảnh giấy chỉ thảo chép những đoạn sách Kinh Thánh, còn có các mảnh chép "Lời phán của Đức Chúa Jêsus" từ trước tới nay chưa từng có ai chép, và rất thịnh hành trong thế kỷ thứ 3. Cũng có các mảnh chép nhiều đoạn của một sách Tin Lành vô danh, đối chiếu với 4 sách Tin Lành Kinh điển; và các mảnh khác chép những biến cố tương tự trong đời Đức Chúa Jêsus.
Ngôn ngữ của các bản giấy chỉ thảo. -- Adolph Deissman, Một học giả Đức, nhận xét rằng chữ Hy-lạp trên các bản chỉ thảo giống như chữ Hy-lạp của Tân Ước, chớ không phải chữ Hy-lạp cổ điển thời Périclès. Trong tiếng Hy-lạp của Tân Ước, có 500 chữ không thấy trong tiếng Hy-lạp cổ điển. Sự phát minh Tân Ước viết bằng thứ tiếng nhật dụng của thường dân đã thúc đẩy người ta phiên dịch Tân Ước ra ngôn ngữ kim thời ít lâu nay.
Các Bản Dịch Cổ Thời
Cựu Ước viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ. Tân Ước viết bằng tiếng Hy-lạp. Một bản dịch Cựu Ước ra tiếng Hy-lạp, gọi là "Septante, " thực hiện vào thế kỷ thứ 3 T.C., được thông dụng đương thời Đức Chúa Jêsus. Thời ấy, tiếng Hy-lạp thông dụng khắp đế quốc La-mã.
Bản Syriaque (1) cổ thời. -- Phiên dịch vào thế thứ 2 S.C., để cho người Sy-ri dùng. Không còn bản thảo nào toàn vẹn.
Bản Peshito Syriaque. -- Phiên dịch vào thế kỷ thứ 4. Căn cứ vào bản Syriaque cổ thời, và hoàn toàn thay thế bản ấy. "Peshito " nghĩa là "giản dị". Về sau, còn có nhiều bản dịch Syriaque khác nữa.
Bản La-tinh cổ thời. -- Phiên dịch vào thế kỷ thứ 2. Phần Cựu Ước không dịch từ tiếng Hê-bơ-rơ, nhưng từ bản Septante.
Bản Vulgate. -- Tức là nhuận chánh bản La-tinh cổ thời, do Thánh Jérôme thực hiện (382-404 S.C.). Phần Cựu Ước, trừ các Thi Thiên, đã được dịch thẳng từ tiếng Hê-bơ-rơ. Nó trở thành Kinh Thánh của Tây phương trong 1000 năm.
Bản Coptique. -- Đây là thứ tiếng bình dân ở Ai-cập. Dịch vào thế kỷ thứ 2 S.C.. Theo sau còn có nhiều bản dịch nữa.
Các bản dịch khác. -- Vào thế kỷ thứ 4, có bản Ê-thi-ô-bi và Gothique. Vào thế kỷ thứ 5, có bản Arménien, vào thế kỷ thứ 9, có bản Ả-rập và Slave (Đông Âu).
Khi chế độ Thủ lãnh kia bành trướng, thì Kinh Thánh hoàn toàn bị loại bỏ, vì bị thay thế bởi những sắc lịnh và tín điều do các Giáo hội nghị và các Thủ lãnh kia ban bố.
Với cuộc Cải chánh Tin Lành, người ta lại chú ý đến Kinh Thánh; cho đến ngày nay, thì Kinh Thánh hoặc phần Kinh Thánh đã được dịch ra hơn 1000 thứ tiếng và thổ ngữ. Ước lượng ngày nay, 9 phần 10 dân số trên thế giới có thể đọc hoặc nghe Kinh Thánh bằng tiếng mẹ đẻ của mình.
Các Bản Dịch Ra Tiếng Anh
Caedmon (676 S.C.), Bede (672-735), Alfred đại đế (849-901), đã dịch nhiều phần ngắn của Kinh Thánh ra tiếng Anglo-Saxon. Theo sau còn ít người thử dịch từng đoạn.
Kinh Thánh của Wycliffe (1382 S.C.).-- Đây là bộ Kinh Thánh đầu tiên bằng tiếng Anh. Dịch từ bản Vulgate. Đây chỉ có bản thảo, vì đã dịch trước khi phát minh máy in. Không được lưu hành rộng rãi, nhưng đã tới tay nhân dân, và là một trong những yếu tố mở đường cho cuộc Cải chánh Tin Lành. Thủ lãnh kia chống đối ông. Ông bị dứt phép thông công và sau khi qua đời, hài cốt ông bị đốt và quăng xuống sông.
Kinh Thánh của Tyndale (1525).-- Dịch từ nguyên văn Hê-bơ-rơ và Hy-lạp. Đúng hơn Kinh Thánh của Wyclif. Bị bắt bớ, Tyndale bỏ nước Anh, chạy qua Hambourg, rồi tới Cologne và Worms, là nơi bản Tân Ước của ông được in và chở lậu vào nước Anh trong những bao hàng hóa. Vì cớ dịch Kinh Thánh ra tiếng mẹ đẻ, ông bị giới linh mục ra lịnh thiêu chết ngày 6-10-1556.
Kinh Thánh của Coverdale (1535).-- Dịch từ tiếng Hà-lan và tiếng La-tinh. Sau đó có Kinh Thánh của Rogers (1537), sao lại hầu hết Kinh Thánh của Tyndale; và có "Kinh Thánh Lớn" (1539), là bản góp nhặt ba quyển Kinh Thánh của Tyndale, Rogers và Coverdale.
Bản Kinh Thánh Genève (1560).-- Do một số học giả Tin Lành đã chạy trốn qua Genève. Phần lớn dựa vào Kinh Thánh của Tyndale, và có những bí chú thiên mạnh về phái Calvin. bản Kinh Thánh nầy rất được hoan nghinh, sau đó có bản "Kinh Thánh của Giám mục" (1568), được phép dùng trong Giáo hội Anh quốc.
Bản Kinh Thánh của vua James (1611).-- Do vua James ra lịnh phiên dịch, cốt để sự cuộc thờ phượng của xứ Tô-cách-lan thuộc Trưởng lão hội và của nước Anh thuộc Thánh-công-hội được đồng nhứt.Đây là nhuận chánh các bản dịch dựa vào Kinh Thánh của Tyndale. Suốt 300 năm, bản nầy là Kinh Thánh gia đình của thế giới nói tiếng Anh.
Cuộc nhuận chánh Anh-Mỹ (1881-1885).-- Công tác của 51 học giả Anh và 32 học giả Mỹ. Việc nầy trở nên cần thiết vì một vài danh từ Anh thay đổi ý nghĩa, và vì muốn có một bản văn thuần túy hơn. Nó theo bản dịch của vua James, trừ ra chỗ nào có một danh từ cần thay đổi. năm 1901 có phát hành một bản Mỹ, thể hiện những sự thay đổi nhỏ nhặt mà "Ủy ban Nhuận chánh Mỹ" muốn có. Năm 1952, lại phát hành một bản nhuận chánh nữa, đặt tên là "Bản Nhuận chánh Tiêu chuẩn" (Revised Standrad Version ).
Những chữ in nghiêng trong các bản Kinh Thánh tiếng Anh tỏ ra rằng chữ đó không có trong nguyên văn, song đã thêm vào cho ý nghĩa được đầy đủ.
Đoạn và câu vốn không có trong nguyên văn, nhưng đã do Hồng y Giáo chủ Caro (1236 S.C.) và Robert Stephens (1551 S.C.) thêm vào.
Các Bản Dịch Ra Ngôn Ngữ Kim Thời
Người ta đã cố gắng nhiều lần, nhiều cách để diễn lại trong ngôn ngữ của chúng ta(1) cho đúng ý tưởng của nguyên văn. Dưới đây xin kê khai những bản dịch danh tiếng hơn hết thuộc loại nầy. Dầu nó chiếu sáng vào một vài đoạn, và một vài câu của nó thật là "châu ngọc hoàn toàn," nhưng ít ra là đối với một số trong vòng chúng ta, về toàn thể, nó chỉ là thử nói những điều giống nhau bằng một lối khác.
Tân Ước thế kỷ 20.-- Đây là bản dịch thứ nhứt ra ngôn ngữ kim thời, có tánh cách bình dân. Phát hành năm 1898. Do chừng 20 học giả Anh phiên dịch. Được coi là bản dịch rất đúng.
Tân Ước của Weymouth. -- Ông là một người thuộc hội Baptiste nước Anh, không có chức Mục sư. Phát hành năm 1903, sau khi ông qua đời. Do một số người khác nhuận chánh năm 1924 và 1933.
Toàn bộ Kinh Thánh bằng tiếng Anh kim thời, của Fenton. -- Ferrar Fenton là một người Anh rất giàu có. Trải qua lâu năm, ông chỉ đọc nguyên văn Kinh Thánh, hầu cho bản dịch của mình khỏi chịu ảnh hưởng những bản dịch khác. Phát hành năm 1903.
Bản dịch của Moffatt. -- Moffatt là người Tô-cách-lan, làm giáo sư trường Thần học Liên hiệp ở Nữu-ước (Mỹ) từ năm 1927. Ông phát hành bản Tân Ước năm 1913, bản Cựu Ước năm 1924, toàn bộ Kinh Thánh năm 1926 và 1935.
Bản Tân Ước Ballantine. -- Ông là Mục sư Hội Tự trị Giáo đoàn (Congregational ), và làm hiệu trưởng trường Thần đạo Oberloin. Phát hành năm 1923.
Smith và Goodspeed. -- Goodspeed là giáo sư trường Đại học Chicago (Mỹ), phát hành Tân Ước năm 1923. J.M. Powis Smith cũng là Giáo sư trường Đại học Chicago, phát hành bản dịch Cựu Ước năm 1923, với sự hợp tác của Gordon, Giáo sư trường Đại học McGill, Meek, giáo sư trường Đại học Toronto, và Waterman, giáo sư trường Đại học Michigan. Năm 1931, hai bản Tân, Cựu ước nầy hợp một và gọi là: "Bản dịch tiếng Mỹ." Không nên lẫn lộn bản nầy với "Bản Tiêu chuẩn tiếng Mỹ của Kinh Thánh nhuận chánh."
Tân Ước đệ bách chu niên của Montgomery. -- Phát hành năm 1924. Bà Montgomery, ở thành phố Rochester (tiểu bang Nữu Ước), là Chủ tịch Hội đồng của Hội Thánh Baptiste phía Bắc nước Mỹ, năm 1924. Bản Tân Ước của bà là văn phẩm kỷ niệm đệ bách chu niên Hội Xuất bản Baptiste Mỹ quốc.
Tân Ước bằng tiếng Anh căn bản. -- Đây là bản dịch ra ngôn ngữ kim thời mới nhứt. Phát hành năm 1941. Do ông S.H. Hooke, giáo sư trường Đai học Luân Đôn, phiên dịch với sự cộng tác của 8 học giả trứ danh. Chỉ dùng 1000 danh từ đơn sơ nhứt của Anh ngữ. Tân Ước nầy đã được toàn thể báo chí Tin lành nhiệt liệt tán thưởng. Xin nhớ rằng "Tiếng Anh căn bản" là một hình thức giản dị hóa của Anh văn, do ông C.K. Ogden, giáo sư Đại học đường Cambridge (nước Anh), soạn thảo, nhờ đó, với 850 danh từ, người ta có thể phát biểu bất cứ điều gì thường nói bằng tiếng Anh.

Sử Ký Hội Thánh
Kinh Thánh chứa truyện tích Đấng Christ
Hội Thánh tồn tại để thuật lại truyện tích Đấng Christ
Sử ký Hội Thánh là phần tiếp tục Sử ký Kinh Thánh

Để bày tỏ mối liên quan của chúng ta với truyện tích Kinh Thánh, và vì tin rằng tín đồ Đấng Christ ít ra cũng phải thông thạo những thực sự căn bản của Sử ký Hội Thánh, nên đây, chúng tôi xin trình bày sơ lược các đặc điểm, biến cố và nhân vật chánh yếu trong Sử ký Hội Thánh. Nếu không nhờ ánh sáng của Sử ký, thì không thể nào hiểu tình hình hiện tại của đạo Đấng Christ. Số người không biết Sử ký Hội Thánh còn nhiều hơn số người không biết Kinh Thánh. Một bổn phận chánh yếu của các vị Mục sư, Truyền đạo là phải dạy cho giáo hữu biết các thực sự của Sử ký Hội Thánh.
Sử ký thế giới thường được chia làm ba thời kỳ:
Thượng Cổ : Ai-cập, A-si-ri, Ba-by-lôn, Ba-tư, Hy-lạp, La-mã.
Trung Cổ : Từ lúc đế quốc La-mã suy vong tới lúc tìm ra Mỹ châu.
Hiện Kim : Từ thế kỷ thứ 15 tới ngày nay.
Sử ký Hội Thánh thường được chia làm ba thời kỳ:
Thời kỳ đế quốc La-mã: Thời kỳ của các cơn bắt bớ, các Thánh tuận đạo, các Giáo phụ Hội Thánh, các cuộc tranh luận, và Cơ đốc hóa đế quốc La-mã.
Thời kỳ Trung cổ: Thời kỳ của chế độ Giáo hoàng phát triển và cầm quyền, Giáo hội Pháp đình, chế độ tu viện, Hồi giáo và Thập tự quân viễn chinh.
Thời kỳ hiện kim: Thời kỳ của cuộc Cải chánh Tin Lành, Hội Thánh Tin Lành phát triển mạnh mẽ, Kinh Thánh mở ra và được lưu hành rộng rãi, các chánh phủ càng ngày càng được tự do, thoát khỏi sự kiểm soát của Giáo hội và phẩm chức Giáo hội, các Hội Truyền giáo khắp thế gian, cuộc cải cách xã hội, và tình bác ái gia tăng.
Các biến cố trọng đại của kỷ nguyên đạo Đấng Christ là:
1.-- Cơ đốc hóa đế quốc La-mã.
2.-- Cuộc xâm lăng của các dân dã man, hòa trộn hai nền văn minh La-mã và Đức.
3.-- Cuộc tranh đấu chống Hồi giáo.
4.-- Chế độ Giáo hoàng dấy lên và cầm quyền.
5.-- Cuộc Cải chánh Tin Lành.
6.-- Phong trào truyền giáo khắp thế giới hiện nay.
Ba nhánh lớn của đạo Đấng Christ là:
Tin Lành, thạnh nhứt ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Thiên Chúa Giáo La Mã, thạnh nhứt ở Nam Âu và Nam Mỹ.
Thiên Chúa Giáo Hy Lạp, thạnh nhứt ở Đông Âu và Đông Nam Âu.
Tình trạng trên đây là kết quả do hai cuộc phân chia lớn của Hội Thánh: Một cuộc phân chia xảy ra nhằm thế kỷ thứ 9, khi Đông phương tách khỏi Tây phương vì Giáo hoàng cố quyết rằng mình là Chúa của cả Hội Thánh. Còn cuộc phân chia thứ hai xảy ra nhằm thế kỷ thứ 16, vì cùng một lý do, dưới sự lãnh đạo của Martin Luther, là bậc đệ nhất vĩ nhân của lịch sử hiện kim.
Harnack nói rằng: "Giáo hội Hy-lạp là đạo Đấng Christ nguyên thủy pha trộn với ngẫu tượng giáo (Paganisme ) của Hy-lạp và của Đông phương, Giáo hội La-mã là đạo Đấng Christ nguyên thủy pha trộn với ngẫu tượng giáo của Hy-lạp và của La-mã." Hội Thánh Tin-Lành là công cuộc cố gắng khôi phục đạo Đấng Christ nguyên thủy, cho thoát khỏi mọi hình thức ngẫu tượng giáo.
Đế Quốc La Mã
Hội Thánh được thành lập trong đế quốc La-mã
Đế quốc La-mã thành lập 753 T.C.
Bắt phục Ý-đại-lợi 343-272 T.C.
Bắt phục xứ Carthage 264-146 T.C.
Bắt phục Hy-lạp và Tiểu-Á-tế-á 215-146 T.C.
Bắt phục Tây-ban-nha, xứ Gaule, nước Anh và dân Teutons 133-31 T.C.
46 T.C. đến 180 S.C. -- Tuyệt điểm vinh quang của đế quốc La-mã. Bờ cõi chạy từ Đại tây dương đến sông Ơ-phơ-rát, và từ Bắc hải đến sa mạc Phi-châu. Dân số chừng 120 triệu.
12 Vị Sê Sa (Hoàng Đế)
Jules César (46-44 T.C.). Chúa tể của thế giới La-mã.
Auguste (31 T.C.- 14 S.C.). Đấng Christ giáng sanh đương thời trị vì của ông nầy.
Tibère (12-37 S.C.). Đấng Christ bị đóng đinh vào Thập tự giá đương thời trị vì của ông nầy.
Caligula (37-41 S.C.).
Claude (41-54 S.C.).
Néron (54-68 S.C). Bắt bớ tín đồ Đấng Christ. Hành quyết Phao-lô.
Galba (68-69 S.C.).
Othon, Vitellius (69 S.C.).
Vespasien (69-79 S.C.). Hủy phá Giê-ru-sa-lem.
Titus (79-81).
Domitien (81-96). Bắt bớ tín đồ Đấng Christ. Đày Sứ đồ Giăng.
Năm Hoàng Đế Tốt
Nerva (96-98 S.C.).
Trajan (98-117 S.C.). Một trong những hoàng đế tốt nhứt, nhưng bắt bớ tín đồ Đấng Christ.
Hadrien (117-138 S.C.) Bắt bớ tín đồ Đấng Christ.
Antonin le Pieux (138-161 S.C.). Hoàng đế cao thượng hơn hết, thực hiện hoàng kim thời đại của vinh quang La-mã, nhưng bắt bớ tín đồ Đấng Christ.
Marc-Aurèle (161-180 S.C.). Bắt bớ tín đồ Đấng Christ.
180-476 S.C. -- Đế Quốc La Mã Suy Yếu Và Sụp Đổ
192-284 S.C. -- "Các hoàng đế trại lính" do quân đội đề cử. Đây là một thời kỳ nội chiến và tai nạn nội bộ lan rộng.
Septime-Sévère (193-211 S.C.) Bắt bớ tín đồ Đấng Christ.
Caracalla (211-217). Khoan dung đạo Đấng Christ.
Elagabalus (218-222). Khoan dung đạo Đấng Christ.
Alexandre-Sévère (222-235). Ủng hộ đạo Đấng Christ.
Maximien (235-238). Bắt bớ tín đồ Đấng Christ.
Philippe (244-249). Rất ủng hộ đạo Đấng Christ.
Decius (249-251). Bắt bớ tín đồ Đấng Christ dữ dội.
Valérien (353-260). Bắt bớ tín đồ Đấng Christ.
Galiénus (260-268). Ủng hộ tín đồ Đấng Christ.
Aurélien (270-275). Bắt bớ tín đồ Đấng Christ.
Dioclétien (284-305). Bắt bớ tín đồ Đấng Christ dữ dội.
Constantin (306-337). Trở lại tin theo Đấng Christ.
Julien bội đạo (361-363). Tìm cách khôi phục ngẫu tượng giáo.
Jovien (363-364). Tái lập đạo Đấng Christ.
Théodose (378-395). Lập đạo Đấng Christ làm quốc giáo.
Đế Quốc Chia Hai (395)
Từ đống hoang tàn của Tây đế quốc, đế quốc của Giáo hoàng đã dấy lên, và La-mã còn cai trị thế giới 1000 năm nữa.
Sử Ký Hội Thánh (2) Cơ Đốc Hóa Đế Quốc La Mã và Ngẫu Tượng Hóa Hội Thánh Đạo Đấng Christ lan tràn mau lẹ. -- Tertullien (160-220) viết rằng: "Chúng tôi mới có hôm qua, nhưng chúng ta đã đầy dẫy đế quốc, đô thị, thị trấn, hải đảo, bộ lạc, trại quân, lâu đài, cung điện, hội nghị, và thượng nghị viện của vua." Vào khoảng cuối những cuộc bắt bớ do tay các hoàng đế (313), tín đồ Đấng Christ chiếm chừng một nửa dân số đế quốc La-mã.
Constantin trở lại tin Chúa. -- Đang khi giao chiến với các địch thủ để lập vững ngôi hoàng đế của mình, nhằm buổi chiều trận đánh tại cầu Milvins, ở ngay ngoài thành La-mã (27-10-312), ông thấy trên trời, bên trên mặt trời đang lặn, hình Thập tự giá hiện ra, và bên trên Thập tự giá có mấy chữ: "Hãy thắng, bởi dấu hiệu nầy," ông bèn nhứt định chiến đấu dưới cờ Đấng Christ, và đã thắng trận. Đó là chỗ rẽ của lịch sử đạo Đấng Christ.
Chiếu chỉ khoan dung tôn giáo (313).-- Bởi chiếu chỉ nầy, Costantin ban cho "tín đồ Đấng Christ và mọi người khác được hoàn toàn tự do theo tôn giáo mà mỗi người lựa chọn." Đó là chiếu chỉ khoan dung tôn giáo đầu tiên trong lịch sử. Ông còn đi xa hơn nữa; ông ủng hộ tín đồ Đấng Christ đủ mọi cách; cho tín đồ vào làm các công sở quan trọng rất đông đúc; miễn cho các Mục sư khỏi phải đóng thuế và thi hành quân dịch; khuyến khích và giúp đỡ xây cất nhiều nhà thờ; lập đạo Đấng Christ làm tôn giáo của triều đình; công bố bản khuyến cáo hết thảy thần dân hãy theo đạo Đấng Christ (325). Vì giới quí tộc La-mã vẫn cố quyết theo ngẫu tượng giáo, Costantin bèn dời thủ đô qua Byzance, đổi tên nó ra Constantinople. Đó là "La-mã mới," thủ đô của đế quốc mới theo đạo Đấng Christ.
Constantin và Kinh Thánh. -- Ông truyền lịnh sao cho các chi hội ở Constantinople 50 quyển Kinh Thánh, dưới sự điều khiển của Eusèbe, trên giấy da bò non tốt nhứt, và do tay những ký lục tài khéo; ông dành hai xe ngựa của chánh phủ để chở Kinh Thánh mau chóng về cho hoàng đế. Rất có thể bản thảo Sinaitique và bản thảo Vatican thuộc trong số Kinh Thánh nầy.
Constantin và Chúa nhật. -- Ông biệt riêng ngày hội họp của tín đồ Đấng Christ, tức là Chúa nhật, làm ngày yên nghỉ; trong ngày ấy, ông cấm làm công việc thương, và cho phép binh sĩ theo đạo Đấng Christ đi dự các cuộc thờ phượng trong nhà thờ. Sự nghỉ một ngày trong tuần lễ đó rất có ích cho những người làm tôi mọi.
Đạo Đấng Christ trở thành quốc giáo của đế quốc La-mã. Dầu về nguyên tắc, Constantin đã làm như vậy, nhưng dưới đời trị vì của Théodose (378-395), đạo Đấng Christ mới trở thành quốc giáo, ai nấy bắt buộc phải gia nhập Hội Thánh. Đó là Tai Họa Tệ Hại Hơn Hết từng giáng trên Hội Thánh Đấng Christ vốn đã quyết định chinh phục bởi những phương pháp hoàn toàn thiêng liêng và đạo đức. Cho tới thời Constantin, ai nấy tự ý trở lại tin theo Đấng Christ, tấm lòng và đời sống của họ thật được thay đổi. Nhưng tới đây, sự bắt buộc trở lại đạo đã làm cho các nhà thờ đầy dẫy những người không được tái sanh. Hội Thánh thay đổi tánh chất, trở thành một tổ chức chánh trị, và đâm nhào vào thời kỳ 1000 năm của chế độ Giáo hoàng.
Các cuộc cải cách. -- Chế độ tôi mọi, những cuộc giác đấu,(1) sự giết các con trẻ sơ sinh mà cha mẹ không hoan nghinh, sự gia hình đong đinh vào thập tự giá, đều bị bãi bỏ khi đế quốc được Cơ-đốc-hóa.
Các nhà thờ. -- Nhà thờ thứ nhứt đã được xây dựng dưới đời trị vì của Alexandre - Sévère (222-235). Sau khi Constantin ra chiếu chỉ khoan dung tôn giáo, các nhà thờ được xây cất khắp nơi.
Sự suy vong của ngẫu tượng giáo. -- Khi Théodose (378-395) lấy Hội Thánh làm một cơ quan quốc gia, thì ông định ý dùng võ lực thủ tiêu mọi tôn giáo khác; ông cấm thờ lạy hình tượng. Do các sắc lịnh của ông (375-400), các miễu thờ thần tượng bị tín đồ Đấng Christ lũ lượt kéo đến phá hủy, và máu đổ rất nhiều. Lúc nầy, Hội Thánh đã bước vào giai đoạn bội đạo hệ trọng. Hội Thánh đã chinh phục đế quốc La-mã, nhưng thật ra đế quốc La-mã đã chinh phục Hội Thánh, chẳng phải bởi thủ tiêu Hội Thánh, song bởi làm cho Hội Thánh giống như hình ảnh của nó.
Hội Thánh của đế quốc ở thế kỷ thứ 4 và thứ 5 đã trở thành một cơ quan khác hẳn Hội Thánh bị bắt bớ ở 3 thế kỷ đầu. Vì có dục vọng cầm quyền, nên Hội Thánh đã bỏ mất và lãng quên tinh thần của Đấng Christ.
Sự thờ phượng lúc đầu rất giản dị, đã biến thành những nghi lễ tinh vi, trang nghiêm, long trọng, có tất cả sự huy hoàng bề ngoài vốn thuộc về các miễu thờ thần tượng.
Các Mục sư trở thành thầy cả (thầy tế lễ). Danh từ "thầy cả" không áp dụng cho các Mục sư đạo Đấng Christ trước năm 200 S.C.. Người ta mượn danh từ nầy của đạo Do-thái và vì theo gương các tế sư của ngẫu tượng giáo. Giáo hoàng Léon cấm thầy cả không được cưới vợ, và sự độc thân của thầy cả đã trở thành luật pháp của Giáo hội La-mã. Nhưng sự độc thân nầy đã gây nên tai hại trải qua mọi thế kỷ.
Các dân tộc dã man trở lại đạo. -- Các dân Goths, Vandales, Huns đã lật đổ đế quốc La-mã và tiếp nhận đạo Đấng Christ. Nhưng sự trở lại đạo nầy phần lớn là hữu danh vô thực, do đó Hội Thánh lại càng tràn nhập những thói tục của ngẫu tượng giáo.
Tranh đấu với các triết lý ngoại đạo. -- Mỗi thế hệ tìm cách giải thích Đấng Christ theo ý tưởng riêng của mình thể nào, thì cũng một thể ấy, vừa mới xuất hiện, đạo Đấng Christ đã bắt đầu pha trộn với những triết lý Hy-lạp và Đông phương. Nhơn đó có nhiều giáo phái dấy lên:--
Duy tri chủ nghĩa (gnosticisme ): Vật chất là hư xấu; Đức Chúa Jêsus chỉ là một ảo ảnh; sự cứu rỗi do sự soi sáng thần bí trong tâm hồn.
Nhị nguyên giáo (manichéisme ): Thiện ác nhị nguyên chủ nghĩa của Ba-tư.
Giáo lý của Montanus (montanisme ): Chức vị siêu nhiên liên tục của Đức Thánh Linh.
Duy nhất thân vị luận: Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh là cùng một Thân vị.
Phản tam vị nhất thần luận (arianisme ): không nhận giáo lý Ba Ngôi hiệp một Đức Chúa Trời (Trinité ).
Cơ đốc vô nhân tánh luận: Chối rằng Đấng Christ không có nhân tánh.
Cảnh giáo (nestorianisme ): Trong Đức Chúa Jêsus Christ có hai Thân vị.
Nhị tánh hợp nhứt luận (entychianisme ): Đức Chúa Jêsus Christ có thần tánh và nhân tánh hiệp lại làm một.
Duy nhất tánh luận (monophysisme ): Đấng Christ chỉ có một bổn thể.
Từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 6, Hội Thánh bị xâu xé bởi những cuộc tranh luận về mấy lý thuyết và chủ nghĩa đó cùng mấy lý thuyết và chủ nghĩa giống như vậy, đến nỗi hầu như không còn thấy sứ mạng chân chánh của mình nữa.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (3)
Những Cơn Bắt Bớ
Néron. -- Năm 64 S.C., tại kinh thành La-mã có xảy ra một nạn cháy lớn. Nhân dân nghi ngờ hoàng đế Néron đã gây nên nạn đó. Để tránh cho người ta khỏi nghi ngờ mình, hắn bèn tố cáo tín đồ Đấng Christ là thủ phạm và ra lịnh trừng phạt họ. Hàng bao nhiêu ngàn tín đồ, trong số đó có Phao-lô và có lẽ cả Phi-e-rơ, đã bị giết bằng những cách tàn bạo hơn hết. Tacite chép rằng: "Vậy, để chấm dứt lời đồn đại, Néron bèn đổ tội cho những người khả ố vì có thói tục đáng hổ thẹn, mà thường dân gọi là tín đồ Đấng Christ. Néron trừng phạt họ bằng những cực hình tinh tế. Đấng Christ, Giáo chủ của những người đó, đã bị quan Thống đốc Bôn-xơ-Phi-lát gia hình, dưới đời trị vì của hoàng đế Tibère. Sự mê tín chí tử đó đã bị đàn áp một thời gian, song lại bộc phát, chẳng những ở xứ Giu-đê, là nơi phát xuất tệ đoan đó, song cả ở thành phố (La-mã) nữa. Từ bốn phía, mọi sự gớm ghiếc hoặc nhơ nhuốc vẫn cùng nhau tràn vào thành phố (La-mã) đó và thạnh hành."
Domitien (96 S.C.).-- Domitien phát động sự bắt bớ tín đồ Đấng Christ và tố cáo họ là vô thần, có lẽ vì họ không chịu thờ lạy hoàng đế. Cơn bắt bớ nầy ngắn ngủi nhưng dữ dội cực điểm. Hàng bao nhiêu ngàn tín đồ bị giết ở kinh thành La-mã và xứ Ý-đại-lợi, trong số đó có Flavius, Clemens, là em họ của hoàng đế; còn vợ của Clémens, là Flavia Domitilla, thì bị lưu đày. Sứ đồ Giăng bị đày ra đảo Bát-mô.
Trajan (98-117 S.C.).-- Ông là một hoàng đế tốt nhứt, nhưng cảm thấy mình phải duy trì luật pháp của đế quốc; đạo Đấng Christ bị coi là một tôn giáo bất hợp pháp, vì tín đồ Đấng Christ không chịu dâng tế lễ cho các thần La-mã, hoặc dự vào cuộc thờ lạy hoàng đế. Hội Thánh bị coi là một hội kín bị cấm. Tín đồ Đấng Christ không bị ruồng bắt, nhưng khi có ai tố cáo, thì bị trừng phạt. Trong số những người tuận đạo dưới đời trị vì của Trajan, có Si-mê-ôn, em trai Đức Chúa Jêsus. Giám mục thành Giê-ru-sa-lem, bị đóng đinh vào thập tự giá năm 107 S.C.. và Ignace II, Giám mục thành An-ti-ốt, bị giải về kinh thành La-mã và bị quăng cho thú dữ cắn xé năm 110 S.C.. Hoàng đế cử Pline tới miền Tiểu-Á-tế- á, là nơi tín đồ Đấng Christ đông đúc quá đến nỗi các miễu thờ tà thần hầu như bị bỏ vắng. Pline đem ra hình phạt những ai không chịu rủa sả Đấng Christ và dâng tế lễ cho tượng ảnh của hoàng đế. Pline gởi phúc trình tới hoàng đế Trajan như sau: "Họ quả quyết rằng tất cả trọng tội hoặc sự sai lạc của mình là: Họ quen nhóm họp vào một ngày nhất định trước khi trời sáng, thay phiên nhau hát thánh ca ngợi khen Đấng Christ như một Vị Thần, rồi họ tuyên thệ không bao giờ phạm tội ác, trộm cắp, hoặc tà dâm, không bao giờ bội lời hứa, không bao giờ bội tín, dầu bị bắt buộc. Sau những hành động ấy, họ chia tay, rồi lại tụ họp để ăn uống thanh đạm."
Hadrien (117-138) bắt bớ tín đồ Đấng Christ, nhưng có chừng mực. Télesphore, Mục sư chi hội La-mã, và nhiều người khác đã tuận đạo. Tuy nhiên, dưới đời trị vì nầy, đạo Đấng Christ tấn bộ rõ rệt về số giáo hữu, tiền của, học vấn, và ảnh hưởng xã hội.
Antonin le Pieux (138-161).-- Hoàng đế nầy hơi ủng hộ tín đồ Đấng Christ, nhưng cảm thấy mình phải duy trì luật pháp; vậy, nhiều người đã tuận đạo, trong số ấy có Polycarpe.
Marc-Aurèle (161-180).-- Cũng như Hadrien, ông coi sự duy trì quốc giáo là một nhu cầu chính trị; nhưng khác với Hadrien, ông đã khuyến khích sự bắt bớ tín đồ Đấng Christ. Cơn bắt bớ nầy tàn bạo, dã man, và kịch liệt nhứt kể từ thời Néron. Bao nhiêu ngàn người bị chém đầu, hoặc bị quăng cho thú dữ cắn xé, trong số ấy có Justin Martyr. Cơn bắt bớ rất hung dữ ở miền Nam xứ Gaule. Người tuận đạo đã chịu gia hình mà không nao núng, đến nỗi ta hầu như không thể tin là có như vậy. Một người nữ tôi mọi, tên là Blandine, chịu gia hình từ sáng đến đêm, nhưng chỉ nói rằng: "Tôi là tín đồ Đấng Christ; giữa vòng chúng tôi, không có làm một điều chi phi pháp."
Septime-Sévère (193-211).-- Cơn bắt bớ nầy rất ác liệt, nhưng không phải là toàn thể. Ai-cập và Bắc-phi chịu bắt bớ nặng nề nhứt. Tại thành A-léc-xăn-đơ-ri, "hằng ngày có nhiều thánh tuận đạo bị thiêu đốt, đóng đinh vào thập tự giá, hoặc chặt đầu," trong số ấy có Léonidas, cha của Origène. Tại thành Carthage, bà Perpétue, một bậc quí tộc, và người nữ tôi mọi trung tín, là Félicité, đã bị thú dữ xâu xé.
Maximien (235-238).-- Dưới đời trị vì của ông nầy, nhiều thủ lãnh quan trọng trong đạo Đấng Christ đã bị giết chết. Origène thoát nạn vì ẩn trốn.
Decius (249-251) cương quyết tiêu diệt đạo Đấng Christ. Cơn bắt bớ nầy lan rộng khắp đế quốc; hắn làm cho vô số tín đồ bỏ mạng vì những gia hình tàn ác hơn hết tại La-mã, Bắc phi, Ai-cập, Tiểu-Á-tế-á. Cyprien nói rằng: "Cả thế giới bị tàn phá."
Valérien (252-260).-- Tàn ác hơn Decius; hắn nhắm mục đích hoàn toàn tiêu diệt đạo Đấng Christ. Nhiều thủ lãnh bị xử tử, trong số đó có Cyprien, Giám mục thành Carthage.
Dioclétien (238-305).-- Đây là cơn bắt bớ cuối cùng của đế quốc La-mã, và cũng ác liệt hơn hết. Cơn bắt bớ nầy lan rộng khắp đế quốc. Suốt 10 năm, các tín đồ bị săn bắt trong hang đá và trong rừng rậm; họ bị thiêu đốt; bị quăng cho thú dữ, bị xử tử bằng đủ cách gia hình mà kẻ tàn bạo có thể nghĩ ra. Đây là một sự cố gắng quyết liệt và có phương pháp để loại trừ Danh Đấng Christ.
Các Hầm Mộ Ở Kinh Thành La Mã
Đây là những hành lang lớn ở dưới mặt đất, thường rộng từ 2 thước rưỡi đến 3 thước rưỡi, và cao từ 1 thước 30 đến 2 thước. Đương thời các hoàng đế bắt bớ đạo Đấng Christ, tín đồ dùng những hầm mộ nầy làm nơi ẩn tránh, thờ phượng và an táng người chết. Người ta tính phỏng có từ 2 triệu đến 7 triệu phần mộ của tín đồ. Đã tìm thấy hơn 4 ngàn bi văn thuộc về thời gian giữa Tibère và Constantin.
Những Người Vô Tín Đương Thời
Hội Thánh Đầu Tiên
Celse (180 S.C.), là văn sĩ nổi tiếng nhứt đương thời Hội Thánh đầu tiên, chống lại đạo Đấng Christ. Ta có thể tìm thấy trong các tác phẩm của ông tất cả luận điệu người ta đưa ra từ đó đến nay để chống lại đạo Đấng Christ. Nhiều ý tưởng mà ngày nay người ta khoe khoang là "kim thời," thì thật ra đã có từ đời Celse. Porphyre (233-300 S.C.) cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ chống lại đạo Đấng Christ.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (4)
Các Giáo Phụ Hội Thánh
Polycarpe (69-156).-- Môn đệ của Sứ đồ Giăng, làm Giám mục thành Si-miệc-nơ. Đương cơn bắt bớ do hoàng đế gây nên, ông bị bắt và giải đến trước mặt quan Thống đốc. Họ bảo ông rủa sả Đấng Christ, thì sẽ được tự do, nhưng ông đáp: "Tôi hầu việc Đấng Christ 86 năm nay, và Ngài chỉ ban ơn cho tôi, chớ không hề giáng họa. Ngài là Chúa và Cứu Chúa của tôi, thì tôi rủa sả Ngài sao được?" Ông bị thiêu sống.
Ignace (67-110 S.C.).-- Môn đệ của Giăng, Giám mục thành An-ti-ốt. Khi ghé thăm thành An-ti-ốt, hoàng đế Trajan truyền lịnh bắt Ignace. Chính hoàng đế ngồi làm chánh án, và tuyên án quăng ông cho thú dữ cắn xé tại thành La-mã. Trên đường đi La-mã, ông viết một thơ cho tín đồ La-mã và xin họ chớ thử xin cho ông được ân xá, vì ông rất mong mỏi được vinh dự chết vì Chúa. Ông nói: "Nguyện bầy thú dữ hung hăng xông vào tôi! Nếu chúng không chịu xông vào, tôi sẽ bắt buộc chúng. Hỡi bầy thú dữ, hãy đến! Hỡi sự cắn rứt, xâu xé, nhai xương và cào cấu chơn tay, hãy đến! Hỡi những khổ hình tàn bạo của ma quỉ, hãy đến! Duy hãy để cho ta tới nơi Đấng Christ!" Ông rất vui mừng mà tuận đạo!
Papias (khoảng 70-155 S.C.).-- Một môn đệ khác của Giăng, làm Giám mục thành Hiérapolis, cách thành Ê-phê-sô chừng 100 dặm về phía Đông. Có lẽ ông quen biết Phi-líp, vì theo truyền thoại, thì Phi-líp qua đời tại thành Hiérapolis. Ông viết một sách, nhan đề là: "Giải thích các bài giảng của Chúa," trong đó ông nói rằng ông nhứt định đòi các trưởng lão cho bằng được chính những lời phán của Đức Chúa Jêsus. Ông tuận đạo tại thành Bẹt-găm, gần cùng một lúc với Polycarpe. Polycarpe, Ignace và Papias là cái vòng xích nối liền thời đại các Sứ đồ với các thời đại sau.
Justin Martyr (100-167 S.C.).-- Sanh tại Néapolis, tức là thành Si-chem thời xưa, vào khoảng Sứ đồ Giăng qua đời. Ông đã học triết lý. Lúc trẻ tuổi, ông thấy nhiều tín đồ Đấng Christ chịu bắt bớ. Ông trở lại tin theo Chúa, mặc áo triết gia mà du hành, tìm cách dẫn dắt người ta đến cùng Đấng Christ. Ông viết một bản: "Binh vực đạo Đấng Christ," gởi cho hoàng đế. Ông là một trong những người có tài nhứt trong thời đại mình. Ông tuận đạo tại La-mã. Luận về sự bành trướng của đạo Đấng Christ, ông nói rằng đương thời mình, "chẳng có nhân chủng nào mà tại đó không có lời cầu nguyện dâng lên nhơn Danh Đức Chúa Jêsus."
Đây, Justin Martyr mô tả cuộc thờ phượng của tín đồ Đấng Christ trong Hội Thánh đầu tiên: "Đến Chúa nhật, mọi người ở đô thị và làng mạc nhóm họp; đọc một đoạn trong sách 'Bút ký của các Sứ đồ' và trong các sách Tiên tri tùy theo thì giờ nhiều, ít. Đọc xong, ông chủ tọa giảng một bài, khuyên hãy bắt chước những điều cao thượng ấy. Sau đó, chúng tôi đều đứng dậy và hiệp ý cầu nguyện. Cầu nguyện xong, theo như đã mô tả ở trên, ông chủ tọa cầm bánh và chén mà tạ ơn Chúa tùy theo khả năng của mình, và hội chúng đáp: 'A-men!' Bấy giờ bánh và chén đã biệt ra thánh bèn được phân phát cho mỗi người cùng dự phần; người nào vắng mặt, thì các chấp sự đem đến tận nhà cho họ. Bấy giờ người giàu có và người hằng tâm dâng tiền cho công việc Chúa tùy theo lòng mình muốn. Số tiền dâng nầy giao cho ông chủ tọa, và ông đem phân phát cho trẻ mồ côi, bà góa, người bị cầm tù, khách lạ và mọi người thiếu thốn."
Irénée (130-200 S.C.).-- Được trưởng dưởng tại thành Si-miệc-nơ. Môn đệ của Polycarpe và Papias. Du hành rất nhiều. Làm Giám mục thành Lyon, xứ Gaule (Pháp). Ông nổi tiếng nhứt vì viết sách chống phe Duy-tri. Tuận đạo. Đây là hồi ký của ông về Polycarpe: "Tôi nhớ rõ chỗ Thánh Polycarpe ngồi giảng dạy. Tôi nhớ những bài ông giảng cho dân chúng và những lời ông diễn tả mối liên quan của mình với sứ đồ Giăng và mấy người khác đã từng ở với Chúa. Tôi nhớ rõ ông đọc thuộc lòng những lời phán của Đấng Christ và thuật lại các phép lạ Ngài đã làm. Tôi nhớ rõ ông nói thể nào mình đã nhận lãnh đạo lý nơi những người mắt thấy tai nghe Lời Sự Sống, và đồng ý với Kinh Thánh về mọi phương diện."
Origène (185-224).-- Người có học thức nhứt trong Hội Thánh đầu tiên. Ông du hành rất nhiều, trứ tác rất nhiều sách, và có khi dùng tới 20 viên ký lục. Trong các tác phẩm của ông có trưng dẫn hai phần ba Tân Ước. Ông ở thành A-léc-xăn-đơ-ri, nơi cha của ông, là Léonidas, đã tuận đạo. Về sau ông ở xứ Pa-lét-tin, tại đây ông chết vì bị cầm tù và khảo đả dưới đời trị vì của Decius.
Tertullien (160-220) ở thành Carthage, có biệt danh là "cha của Hội Thánh La-tinh." Ông là một luật sư La-mã và vốn thờ tà thần. Sau khi trở lại tin Chúa, ông nổi danh vì binh vực đạo Đấng Christ.
Eusèbe (264-340), "cha của sử ký Hội Thánh," làm Giám mục thành Sê-sa-rê khi Constantin trở lại tin Chúa. Ông có ảnh hưởng lớn trên Constantin và viết một quyển "Sử ký Hội Thánh" từ Đấng Christ cho đến Giáo hội nghị Nicée.
Jean Chrysostome (347-406), "người có môi miệng vàng ngọc," một nhà diễn thuyết vô song; nhà truyền đạo trứ danh nhứt đương thời mình, và chuyên giảng nghĩa Kinh Thánh. Sanh tại An-ti-ốt; làm giáo trưởng (Patriarche ) tại Constantinople; giảng cho vô vàn người trong nhà thờ Nữ Thánh Sophie. Ông là một nhà cải cách, không được đẹp lòng vua, nên bị lưu đày và chết tha hương.
Jérôme (340-420), "người học thức uyên bác nhứt trong số các Giáo phụ Hội Thánh La-tinh." Được giáo dục tại thành La-mã, sống lâu năm tại Bết-lê-hem; dịch Kinh Thánh ra tiếng La-tinh, gọi là bản "Vulgate, " hiện nay còn là bản Kinh Thánh được Giáo hội Công giáo La-mã thừa nhận.
Augustin (354-430), Giám mục thành Hippo (Bắc Phi). Nhà thần học trứ danh của Hội Thánh đầu tiên. Hơn bất cứ người nào khác, ông đã nắn đúc các giáo lý của Hội Thánh thời Trung cổ. Lúc thanh niên, ông là một sanh viên xuất sắc, nhưng phóng đãng. Ông trở nên tín đồ Đấng Christ do ảnh hưởng của mẹ là Monique, của Ambroise ở thành Milan, và của các thơ tín Phao-lô.
Tác Phẩm Của Các Giáo Phụ Kế Tiếp Các Sứ­ Đồ
Thơ tín của Ba-na-ba (giữa 70 và 120 S.C.). Thơ tín của Clément ở thành La-mã gởi cho Hội Thánh Cô-rinh-tô (95 S.C.). Bảy bức thơ của Ignace (110). Thơ tín của Polycarpe gởi cho Hội Thánh Phi-líp (110). Sự dạy dỗ của 12 Sứ đồ (giữa 70 và 165). Người chăn chiên của Hẹt-ma (giữa 100 và 140), là bản "Thiên lộ Lịch trình" của Hội Thánh đầu tiên. Các Tàn bản của Papias. Quyển "Diatesseron " của Tatien, tức là bản dung hợp 4 sách Tin Lành (150). Còn nhiều tác phẩm khác. Những tác phẩm nầy rất đáng chú ý vì gần thời đại các Sứ đồ.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (5)
Các Hội Nghị Toàn Thể Tư Giáo
(Conciles oecuméniques )
Nicée (325 S.C.). Lên án Phản tam vị nhất thần luận (arianisme ).
Constantinople (381). Được triệu tập để giải quyết tà thuyết Cơ đốc vô nhân tánh luận.
Ê-phê-sô (431). Được triệu tập để giải quyết tà thuyết Cảnh giáo (nestorianisme ).
Chacédoine (451). Được triệu tập để giải quyết tà thuyết Nhị tánh hợp nhứt luận (eutychianisme ).
Constantinople (553). Giải quyết tà thuyết Duy nhứt tánh luận (monophysisme ).
Constantinople (680). Giải quyết tà thuyết về Đấng Christ có hai ý chí.
Nicée (787). Phê chuẩn sự thờ lạy hình tượng.
Constantinople (869). Đông phương và Tây phương đoạn tuyệt với nhau. Đây là Hội nghị toàn thể tư giáo sau chót. Những Hội nghị sau đây chỉ riêng của Giáo hội La-mã.
La-mã (1123). Quyết định rằng các Giám mục phải do Giáo hoàng đề cử.
La-mã (1139). Cố gắng chấm dứt sự đoạn tuyệt giữa Đông phương và Tây phương.
La-mã (1179). Thi hành kỷ luật trong Giáo hội và trong hàng giáo phẩm.
La-mã (1215). Để thi hành mạng lịnh của Giáo hoàng Innocent III.
Lyon (1245). Để giàn xếp cuộc tranh chấp giữa Giáo hoàng và hoàng đế.
Lyon (1274). Lại cố gắng liên hiệp Đông phương với Tây phương.
Vienne (1311). Diệt trừ các đoàn viên của phòng vệ giáo đường (Templiers ).
Constance (1414-1418). Để cứu vãn sự ly khai do Giáo hoàng gây nên. Lên án thiêu chết ông Huss.
Bâle (1431-1449). Để cải cách Giáo hội.
La-mã (1512-1518). Lại cố gắng cải cách.
Trente (1545-1563). Để chống lại cuộc cải chánh Tin Lành.
Vatican (1869-1870). Tuyên bố rằng Giáo hoàng vô ngộ (infaillibilité ).
Khổ Tu Chủ Nghĩa
Đây là một phản ứng chống lại tinh thần ham mến thế gian ở trong Hội Thánh, và có lẽ một phần là "phó sản" của duy tri chủ nghĩa (gnosticisme ) vốn dạy rằng vật chất là tội ác. Phong trào nầy do Antoine (250-350 S.C.) phát khởi ở Ai-cập; ông đã bán hết sản nghiệp, lui vào đồng vắng và ở cô độc. Rất đông người theo gương ông. Họ được gọi là tu sĩ (ermite ). Quan niệm của họ là phải đạt tới sự sống đời đời bằng cách tránh khỏi thế gian và hành hạ xác thịt theo lối khổ hạnh. Phong trào nầy lan tới xứ Pa-lét-tin, Sy-ri, Tiểu-Á-tế-á và Âu-châu. Ở Đông phương, mỗi người ở trong hang đá, hoặc túp lều, hoặc trên cây trụ riêng của mình. Ở Âu-châu, họ sống trong những cộng đồng, gọi là tu viện, chia thì giờ ra để làm công việc và hành đạo. Họ tăng số rất đông đúc, và có nhiều dòng tu sĩ cùng nữ tu sĩ dấy lên. Các tu viện Âu-châu đã làm công việc tốt nhứt của Giáo hội đương thời Trung cổ trong ngành bác ái theo tinh thần Đấng Christ, ngành văn chương, giáo dục và canh nông. Nhưng khi các tu viện trở nên giàu có, thì đổi ra hủ hoại, vô đạo một cách thô lỗ. Đương thời Cải chánh, tại các nước theo đạo Tin Lành, chẳng bao lâu các tu viện biến mất; còn trong các nước theo Công giáo, thì nó cũng giảm sút lần lần.
Các Cuộc Viễn Chinh Của Thập Tự Quân
Đây là giới tín đồ Đấng Christ cố gắng chiếm lại Xứ Thánh nơi tay người Hồi giáo. Có bảy cuộc viễn chinh của Thập-tự-quân:
Thứ nhứt (1095-1099).-- Chiếm Giê-ru-sa-lem.
Thứ hai (1147-1149).-- Trì hoãn sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem.
Thứ ba (1189-1191).-- Đạo quân không tiến đến Giê-ru-sa-lem được.
Thứ tư (1201-1204).-- Chiếm và cướp phá thành Constantinople.
Thứ năm (1228-1229).-- Chiếm Giê-ru-sa-lem, nhưng chẳng bao lâu lại bị chiếm mất.
Thứ sáu (1248-1254).-- Thất bại.
Thứ bảy (1270-1272).-- Tất cả là công dã tràng.
Các cuộc viễn chinh của Thập-tự-quân cùng sự thất bại không đạt tới mục đích đã có ảnh hưởng cứu được Âu-châu khỏi tay người Thổ-nhỉ-kỳ, cùng mở đường liên lạc thương mại, trí thức giữa Âu-châu và Đông phương. Như vậy, mở đường cho cuộc Phục hưng Văn nghệ.
Hồi Giáo
Mahomet. -- Sanh tại thành La Mecque, năm 570 S.C., là cháu nội của quan Tổng đốc. Chức vụ nầy chắc sẽ về tay ông, nhưng bị một người khác chiếm mất. Lúc thanh niên, ông đi viếng xứ Sy-ri, tiếp xúc với tín đồ Đấng Christ và người Do-thái, nên đầy lòng kinh tởm sự thờ lạy hình tượng. Năm 610, ông tự tuyên bố là tiên tri; bị chối bỏ tại La Mecque; năm 622, chạy tới thành Médine, và được dân chúng tiếp nhận. Ông trở thành một chiến sĩ, và bắt đầu dùng gươm để truyền bá đạo lý. Năm 630, ông cầm đầu một đạo quân, trở về thành La Mecque, hủy diệt 360 hình tượng, và đầy lòng hăng hái muốn tiêu diệt sự thờ lạy hình tượng. Qua đời năm 632. Các người kế tiếp ông gọi là "Calife. "
Bành trướng mau lẹ. -- Khoảng năm 634, xứ Sy-ri bị chinh phục; năm 637, thành Giê-ru-sa-lem; năm 638, xứ Ai-cập; năm 640, xứ Ba-tư; năm 689, Bắc-phi; năm 711, Tây-ban-nha. Như vậy, trong một thời gian ngắn, cả Tây bộ Á châu và Bắc phi, là nơi phát sanh đạo Đấng Christ, trở theo Hồi giáo. Mohamet xuất hiện nhằm lúc Hội Thánh đã ngẫu tượng hóa vì có sự thờ lạy ảnh tượng, thờ lạy thánh vật, các thánh tử đạo, các thánh và thiên sứ. Các thần Hy-lạp đã bị thay thế bởi hình tượng của Ma-ri và của các thánh. Theo một phương diện, Hồi giáo là cuộc khởi nghĩa chống sự thờ lạy hình tượng của "thế giới Cơ-đốc-giáo," và là sự hình phạt giáng trên một Giáo hội hư hoại, thoái hóa. Tuy nhiên, đối với các quốc gia bị nó chinh phục, nó đã tự tỏ ra là một tai họa tệ hại hơn. Nó là tôn giáo nêu cao sự thù ghét, được truyền bá bằng cây gươm, khuyến khích chế độ tôi mọi, chủ nghĩa đa thê và sự bại hoại của phụ nữ.
Trận Tours, trên đất Pháp (năm 732), là một trong những trận quyết liệt của thế giới. Charles Martel đánh bại đạo quân Hồi giáo đang quét sạch thế giới như một ngọn thủy triều. Nếu chẳng có trận thắng ấy, thì có lẽ đạo Đấng Christ đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Người Ả-rập cầm quyền trên thế giới Hồi giáo từ 622-1058. Thủ đô được dời qua Đa-mách (661), rồi qua Bagdad (750), và cứ ở đó cho tới năm 1258. Thời đại hoàng kim của Hồi giáo đã thực hiện dưới đời Haroun-Al-Rashchild (786-809), là người đồng thời với Charlemagne ở Tây phương.
Người Thổ-nhĩ-kỳ cai trị thế giới Hồi giáo từ năm 1058 cho tới đầu thế kỷ nầy. Họ kỳ thị tôn giáo và tàn ác còn hơn người Ả-rập bội phần. Họ đối xử tín đồ Đấng Christ ở xứ Pa-lét-tin một cách rất dã man, nên đã gây ra các cuộc viễn chinh của Thập-tự-quân.
Người Mông cổ ở Trung bộ Á-châu, dưới sự lãnh đạo của Thành cát Tư hãn (1206-1227), đã chận đứng quyền thống trị của người Thổ-nhĩ-kỳ. Chỉ huy những đạo quân đông đúc, Thành cát Tư hãn đã cầm gươm và bó đuốc mà dong ruổi trên một phần lớn Á-châu; 50.000 đô thị và thị trấn đã bị thiêu đốt; 5 triệu dân đã bị tàn sát; ở Tiểu-Á-tế-á, 630.000 tín đồ Đấng Christ đã bị "làm thịt." Á-châu không bao giờ phục hồi lên được nữa. Đó là "tai họa khủng khiếp hơn hết từng giáng trên loài người"." Dưới đời Tamerlan (1336-1402), một luồng gió lốc tàn diệt tương tự quét sạch khắp nơi, kết quả đồng ruộng bị tàn phá, làng mạc bị đốt cháy, và huyết chảy thành sông. Hắn có thói quen chất đống hàng chục ngàn đầu người ở cổng mỗi đô thị; tại Bagdad, hắn đã chất đống 90 ngàn đầu lâu.
Thành Constatinople sụp đổ (1453), sa vào tay người Thổ-nhĩ-kỳ, do đó Đông đế quốc La-mã suy vong, khiến Âu-châu một lần nữa lại bị Hồi giáo đe dọa đô hộ; tuy nhiên, nền đô hộ ấy bị Jean Sobieski, vua Ba-lan, chận đứng tại trận Viene, năm 1683.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (6)
Danh Sách Các Giáo Hoàng Và Chế Độ Giáo Hoàng
Chế độ giáo hoàng là một sự phát triển lần lần
Xuất hiện lần đầu tiên với tư cách một đế quốc, nhằm thế kỷ thứ 6.
Đạt tới tuyệt điểm của thế lực nhằm thế kỷ thứ 13.
Thế lực suy vi từ thế kỷ thứ 13 cho tới ngày nay.
Sứ mạng nguyên thủy của Hội Thánh
Hội Thánh được thành lập, không phải là một tổ chức cầm quyền để bắt buộc thế giới sống theo giáo lý của Đấng Christ, nhưng chỉ là một tổ chức để làm chứng về Đấng Christ và nêu Ngài lên trước mặt người ta. Chính Đấng Christ, chớ không phải Hội Thánh, là Quyền phép thay đổi đời sống loài người. Nhưng Hội Thánh đã thành lập đương thời đế quốc La-mã, nên lần lần mang một hình thức chánh phủ cũng như thế giới chánh trị mà Hội Thánh đang ở trong đó. Vậy, Hội Thánh trở thành một tổ chức chuyên chế rộng lớn cai trị từ trên xuống.
Hình thức nguyên thủy của sự cai trị Hội Thánh
Lúc thời đại các Sứ đồ chấm dứt, thì các chi hội đều độc lập đối với nhau, mỗi chi hội do một ban Mục sư cai trị. Đứng đầu có một Mục sư gọi là Giám mục; về sau các vị Mục sư khác gọi là Trưởng lão. Lần lần quyền hành của Giám mục bao trùm cả những thị trấn lân cận.
Giáo hoàng đầu tiên
Nguyên văn chữ "Giáo hoàng" nghĩa là "Cha." Trước hết, nó áp dụng cho hết thảy Giám mục Tây phương. Khoảng năm 500 S.C., danh hiệu ấy bắt đầu hạn chế, chỉ dùng cho vị Giám mục thành La-mã; chẳng bao lâu, theo cách thông dụng, nó có nghĩa là "Cha chung," tức là Giám mục của cả Hội Thánh. Danh sách các Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo gồm những Giám mục thành La-mã từ thế kỷ thứ nhứt trở đi. Nhưng trải qua 500 năm, các Giám mục thành La-mã Không Phải là Giáo hoàng, nghĩa là "Giám mục chung cả." Ý niệm Giám mục thành La-mã phải cầm quyền trên toàn thể Hội Thánh đã phát triển chậm chạp, mỗi bước mỗi bị tranh chấp ác liệt, và không bao giờ được toàn thể Hội Thánh thừa nhận.
Phi-e-rơ
Truyền thoại của Giáo hội Công giáo rằng Phi-e-rơ là vị Giáo hoàng đầu tiên, thì chỉ là một sự hoàn toàn bịa đặt. Không hề có một bằng cớ lịch sử nào chứng tỏ rằng ông từng làm Giám mục thành La-mã. Ông cũng chẳng bao giờ đòi cho chính mình cái quyền hành mà những "Kẻ kế vị" ông đã đòi. Dường như Đức Chúa Trời đã soi sáng cho Phi-e-rơ biết trước rằng những "kẻ kế vị" ông chỉ cốt mưu toan "quản trị," chớ chẳng lo "làm gương tốt cho cả bầy" (IPhi 1Pr IPhi5:3).
Các Giám mục đầu tiên ở thành La-mã
Linus (67-79) (?). Clétus (79-91) (?)
Clément (91-100). Viết một thơ cho Hội Thánh Cô-rinh-tô, nhơn danh Hội Thánh La- mã, chớ không nhơn danh mình. Trong thơ nầy không hề đả động đến quyền hành của Giáo hoàng mà các Giáo hoàng về sau đã tự nhận lấy.
Evariste (100-109). Alexandre I (109-119). Sixte I (119-128). Télesphore (128-139). Hygin (139-142). Pie I (142-154).
Khởi điểm chánh sách chuyên chế của Giám mục La-mã
Anicet, Giám mục thành La-mã (154-168), thử áp đảo Polycarpe, Giám mục thành Si-miệc-nơ, để thay đổi ngày giữ lễ Phục-sanh, nhưng Polycarpe không chịu nhượng bộ.
Soter (168-176). Elethère (177-190).
Victor I (190-202) dọa dứt phép thông công các chi hội Đông phương vì đã giữ lễ Phục sanh nhằm ngày 14, tháng giêng Do-thái. Polycarpe, Giám mục thành Ê-phê-sô, đáp rằng ông không sợ lời hăm dọa của Victor, và xác nhận quyền hành độc lập của mình. Irénée ở thành phố Lyon, dầu là một Giám mục Tây phương và dầu có thiện cảm với quan điểm Tây phương về sự giữ lễ Phục-sanh (tức là ngày trong tuần lễ, chớ không phải ngày trong tháng), song cũng quở trách Victor vì đã toan ra lịnh cho các chi hội Đông phương.
Zéphirin (202-218).
Ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Giám mục La-mã
Calixte I (218-223) là người thứ nhứt dựa sự yêu sách của mình trên sách Ma-thi-ơ 16:18;. Tertullien, ở thành Carthage, gọi ông là kẻ tiếm vị vì đã nói dường như mình là Giám mục của các Giám mục.
Urbain I (223-230). Pontiers (230-235). Antérus (235-236). Fabien (236-250). Cornelius (251-252). Lucius I (252-253).
Etienne I (253-257) phản đối một vài tục lệ trong việc làm lễ báp-têm của Hội Thánh Bắc Phi. Cyprien, Giám mục thành Carthage, cãi rằng mỗi vị Giám mục cầm quyền tối cao trong địa phận mình, và không chịu nhượng bộ Etienne. Tuy nhiên, người ta có cảm giác rằng La-mã, là thủ đô, đáng phải làm đầu của Giáo hội cũng như làm đầu đế quốc vậy.
Sixte II (257-258). Dionysius (259-279). Félix I (269-274). Eutychianus (275-283). Caius (283-296). Marcellin (296-304). Marcel I (308-309). Eusèbe (309-310). Miltiade (311-314).
Thống nhất Giáo hội và Quốc gia
Sylvestre I (314-335) làm Giám mục thành La-mã, dưới đời trị vì của Constantin, là lúc đạo Đấng Christ đã tiềm thế được tôn làm quốc giáo của đế quốc La-mã. Hội Thánh lập tức trở nên một cơ quan hệ trọng vô cùng trong nền chánh trị thế giới. Constantin tự coi là Đầu của Hội Thánh. Ông triệu tập Giáo hội nghị Nicée (325) và chủ tọa nó; đó là Giáo hội nghị đầu tiên của Hội Thánh, bao gồm cả thế giới. Giáo hội nghị cho các Giám mục thành A-léc-xăn-đơ-ri và thành An-ti-ốt được toàn quyền cai trị địa hạt của họ, cũng như Giám mục thành La-mã được toàn quyền cai trị địa hạt của mình, và Chẳng Chút Ngụ Ý rằng họ phải phục tòng Giám mục thành La-mã.
Marcus (336-337).
Jules I (337-352). Giáo hội nghị Sardes (343) gồm riêng các giáo phẩm tây phương, chớ không phải Giáo hội nghị toàn thế giới; đó là Giáo hội nghị đầu tiên thừa nhận quyền hành của Giám mục thành La-mã.
Năm vị Giáo trưởng (Patriarches )
Khoảng cuối thế kỷ thứ 4, phần lớn các chi hội và Giám mục của đạo Đấng Christ đã được quản trị bởi NĂM trung tân quan trọng, là La-mã, Constantinople, An-ti-ốt, Giê-ru-sa-lem, và A-léc-xăn-đơ-ri. Những Giám mục ở các trung tâm đó được gọi là Giáo trưởng, có quyền hành ngang nhau, và mỗi vị hoàn toàn kiểm soát địa hạt của mình. Sau khi đế quốc phân chia (395) thành Đông đế quốc và Tây đế quốc, thì các Giáo trưởng An-ti-ốt, Giê-ru-sa-lem, và A-léc-xăn-đơ-ri lần lần thừa nhận quyền lãnh đạo của Giáo trưởng Constantinople; và từ đây trở đi, sự tranh giành quyền lãnh đạo giới tín đồ Đấng Christ diễn ra giữa La-mã và Constantinople.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (7)
Danh Sách Các Giáo Hoàng Và Chế Độ Giáo Hoàng 2
Phân chia đế quốc La-mã
Libère (352-366). Damase I (366-384).
Siricius (385-398) đòi quản trị toàn thể Hội Thánh, nhưng chẳng may cho ông, đương thời ông, đế quốc phân chia thành hai đế quốc Đông, Tây riêng biệt (395), khiến cho Giám mục thành La-mã càng khó được Giáo hội Đông phương nhìn nhận quyền hành của mình.
Quyển sách "Thành Đức Chúa Trời" do Augustin trứ tác
Anastase (398-402).
Innocent I (402-417) tự xưng là "Kẻ cai trị Hội Thánh của Đức Chúa Trời," và đòi quyền giải quyết các vấn đề tranh chấp quan trọng trong Hội Thánh.
Zosime (417-418). Boniface (418-422). Célestin I (422-432). Sixte (432-440). Lúc nầy Tây đế quốc tan rã mau lẹ giữa cuộc di cư như bão tố của những dân dã man. Trong cảnh hoạn nạn, lo âu của thời đại ấy, Augustin đã viết quyển sách phi thường, nhan đề là "Thành Đức Chúa Trời, " trong đó ông thấy trước Đế quốc Đấng Christ gồm cả thế giới. Quyển sách nầy có ảnh hưởng lớn lao, tạo nên dư luận ủng hộ một hệ thống Giáo hội toàn thế giới ở dưới quyền một vị Thủ lãnh. Sự trạng nầy khuyến khích sự đòi hỏi của Giám mục thành La-mã.
Hoàng đế nhìn nhận yêu sách của Giáo hoàng
Léon I (440-461) được một vài sử gia gọi là Giáo hoàng đầu tiên. Những hoạn nạn của đế quốc là cơ hội tốt cho Giáo hoàng. Đông đế quốc bị xâu xé bởi những cuộc tranh chấp; Tây đế quốc ở dưới quyền những hoàng đế nhu nhược, đã tan vỡ trước các dân dã man. Giáo hoàng là người hùng mạnh duy nhất trong giờ phút đó. Năm 452, Léon đã thuyết phục được Attila tha không hủy diệt thành La-mã. Sau đó, năm 455, ông lại khuyên được Genséric, người Vandale, thương xót thành ấy. Do đó, danh tiếng ông lên rất cao. Léon tự nhận rằng Đức Chúa Trời đã chỉ định mình làm Tổng chủ giáo của hết thảy Giám mục, và hoàng đế Valentinien III đã nhìn nhận sự tự nhận đó của ông (năm 445). Ông tự tôn là Chúa của cả Giáo hội, và binh vực quyền độc hữu của Giáo hoàng trên khắp thế giới; ông nói rằng chống lại quyền hành của ông tức là đi đường chắc chắn xuống địa ngục, và tuyên bố kẻ theo tà giáo sẽ bị tử hình. Mặc dầu có chiếu chỉ của hoàng đế, Giáo hội nghị Chalcédoine (năm 451), tức là Giáo hội nghị toàn thế giới lần thứ tư, gồm các Giám mục từ khắp bốn phương họp lại, đã trao cho vị Giáo trưởng thành Constantinople Những Đặc Quyền Ngang Với vị Giáo trưởng thành La-mã.
Đế quốc La-mã suy vong
Hilaire (461-468).
Simplice (468-483) là Giáo hoàng La-mã khi Tây đế quốc sụp đổ, năm 476. Do đó, các Giáo hoàng không còn bị chánh quyền cản trở nữa. Lúc nầy, Tây đế quốc đã phân tán thành nhiều nước nhỏ mới nổi lên, và những nước nầy đã hiến cho các Giáo hoàng cơ hội ký kết liên minh có lợi; vậy Giáo hoàng lần lần trở thành nhân vật có quyền hành nhứt ở Tây phương.
Felix III (483-492). Gélase (492-496). Anastase II (496-498). Symmaque (498-514). Hormisdas (514-523). Jean I (523-525). Félix IV (526-530). Boniface II (530-532). Jean II (532-535). Agapet I (535-536). Silvérius (536-540). Vigile (540-554). Pélage I (555-560). Jean III (569-573). Bénédict I (574-578). Pélage II (578-590).
Người thật làm Giáo hoàng đầu tiên
GRÉGOIRE I (590-604) được mọi người kể là Giáo hoàng đầu tiên. Ông xuất hiện nhằm lúc có sự hỗn độn chánh trị và dân chúng rất mực lầm than ở khắp cả Âu Châu. Sau khi đế quốc La-mã sụp đổ (476), thì xứ Ý-đại-lợi trở thành một nước của dân Goths; về sau nó trở thành một tỉnh ở dưới quyền cai trị của hoàng đế Đông phương; lúc nầy nó đang bị dân Lombards cướp phá. Ảnh hưởng của Grégoire trên vua nầy, vua kia, đã có hiệu lực làm cho địa vị ông vững vàng. Ông tự nắm trọn quyền kiểm soát Giáo hội ở Ý-đại-lợi, Tây-ban-nha, xứ Gaule và Anh-cát-lợi (việc Anh-cát-lợi trở lại đạo Đấng Christ là biến cố trọng đại đương thời Grégoire ). Ông hoạt động không hề mệt nhọc để tẩy sạch Giáo hội; bãi chức những Giám mục biếng nhác hoặc không xứng đáng, và rất hăng hái chống lại sự bán đồ thánh (simonie ). Ông có ảnh hưởng rất lớn tại Đông phương, mặc dầu ông không đòi quyền kiểm soát Giáo hội Đông phương. Vị Giáo trưởng thành Constantinople tự xưng là "Giám mục toàn cầu." Điều đó làm cho Grégoire tức giận; ông phủ nhận tước hiệu ấy, cho là "danh từ xấu xa, ngạo mạn," và không chịu để người ta áp dụng nó cho chính mình ông. Tuy nhiên, về thực tế, ông thi hành mọi quyền lực gồm trong chức vị ấy. Trong đời tư, ông là một người tốt, một trong những Giáo hoàng trong sạch nhứt và tốt nhứt. Ông cố gắng không hề mệt nhọc để thi hành công lý cho kẻ bị hà hiếp, và có sự từ thiện không bờ bến đối với kẻ nghèo. Nếu hết thảy Giáo hoàng giống như ông, thì thế giới chắc phải đánh giá chế độ Giáo hoàng khác hẳn!
Sabinanus (604-606). Boniface III (607). Boniface IV (608-614). Deusdedit (615- 618). Boniface V (619-625). Honorius I (625-638). Séverin (640). Jean IV (640-642). Théodore I (642-649). Martin I (649-653). Eugène I (654-657). Vitalien (657-672). Adéodatus (672-676). Donus I (676-678). Agathon (678-682).
Léon II (682-683) lên án Honorius I là "Kẻ theo tà giáo." Kỳ lạ thật! Một Giáo hoàng "vô ngộ" gọi một Giáo hoàng "vô ngộ" khác là "Kẻ theo tà giáo." Nhưng có lẽ lúc đó các Giáo hoàng chưa trở thành "vô ngộ," vì mãi tới Giáo hội nghị Vatican, năm 1870, họ mới được nhìn nhận là vô ngộ.
Bénédict II (684-685). Jean V (685-686). Cono (686-687). Théodore (687). Sergius I (687-701). Jean VI (701-705). Jean VII (705-707). Sisinnius (708). Constantin (708-715). Grégoire II (715-731). Grégoire III (731-741).
Giáo hoàng trở thành một vua trần gian
Zachrie (741-752) đã nhúng tay làm cho Pépin (cha của Charlemagne ) nên vua của dân Francs (một dân tộc Nhật-nhĩ-mãn chiếm cứ miền Tây nước Đức và miền Bắc nước Pháp).
Etienne II (752-757). Theo lời yêu cầu của ông, Pépin dẫn một đạo quân tới xứ Ý- đại-lợi, chiến thắng dân Lombards, và hiến đất đai của chúng (gồm phần lớn xứ nầy) cho Giáo hoàng. Đó là khởi điểm của các "Lãnh Thổ Giáo Hoàng " hoặc "Quyền Cai Trị Trần Thế " của các Giáo hoàng. Quyền hành chánh tại La-mã và trung bộ Ý-đại-lợi nằm trong tay các Giáo hoàng, do Zachrie và Etienne thiết lập, được Pépin thừa nhận năm 754, và về sau (774) được Charlemagne xác nhận. Trung bộ Ý-đại-lợi xưa kia là trung tâm đế quốc La-mã, rồi là một nước của dân Goths, rồi là một tỉnh của Đông đế quốc, và lúc nầy trở thành Nước Của Giáo Hoàng, ở dưới quyền cai trị của Đầu Giáo hội. Nó tồn tại 1100 năm, mãi tới năm 1870.
Paul I (757-767). Etienne III (768-772). Adrien I (772-795).
* * *
Sử Ký Hội Thánh (8)
Danh Sách Các Giáo Hoàng Và Chế Độ Giáo Hoàng 3
Quyền hành của Giáo hoàng được Charlemagne gia tăng rất nhiều
Léon III (795-816) ban cho Charlemagne (năm 800) tước hiệu "Hoàng đế La-mã," để đáp lại việc Charlemagne thừa nhận (năm 774). Giáo hoàng có quyền hành trần thế trên các "Lãnh thổ Giáo hoàng." Do đó, nước La-mã và nước Franc hiệp thành "Đế Quốc La Mã Thánh; " và cũng do đó, thủ đô dời từ Constantinople qua Aix-la - Chapelle, ở Tây Đức, Charlemagne (742-814), vua của dân Francs, cháu nội của Charles Martel (người đã cứu Âu Châu khỏi tay quân Hồi giáo), là một trong những bậc cầm quyền danh tiếng nhứt mọi thời đại. Ông trị vì 46 năm, đã nhiều lần tranh chiến và chinh phục hết sức lớn lao. Nước ông gồm lãnh thổ hiện tại của các nước Đức, Pháp, Thụy-sĩ, Áo, Hung, Bỉ, và một phần Ý, Tây-ban-nha. Ông giúp Giáo hoàng, và Giáo hoàng giúp ông. Ông Là Một Trong Những Ảnh Hưởng Lớn Lao Nhứt đưa Chế Độ Giáo Hoàng đến địa vị Cường Quốc Cai Quản Thế Giới. Sau khi ông chết ít lâu, do hiệp ước Verdun (843), đế quốc của ông bị chia làm mấy phần, làm nền tảng của các nước Đức, Pháp và Ý ngày nay. Từ đó trở đi, trải qua nhiều thế kỷ, giữa Giáo hoàng và vua Pháp, vua Đức có sự tranh giành ngôi bá chủ không ngớt.
"Đế quốc La-mã thánh "
Vậy, do Charlemagne và Léon III thành lập, La-mã đã tuyên bố độc lập đối với Constantinople; thế là Tây đế quốc được tái lập, có các vua Đức ngồi trên ngôi, mang tước hiệu "Sê-sa" do Giáo hoàng phong cho. Người ta cho rằng đó là đế quốc La-mã thời xưa khôi phục. Đế quốc nầy ở dưới quyền cai trị của cả Giáo hoàng hoàng đế Đức: Hoàng đế kiểm soát các vấn đề trần thế, còn Giáo hoàng kiểm soát các vấn đề thiêng liêng. Nhưng vì Giáo hội là một tổ chức quốc gia, nên không phải lúc nào cũng dễ phân định quyền hạn, và kết quả của sự chung đụng nầy là có nhiều cuộc tranh giành ác liệt giữa hoàng đế và Giáo hoàng. Đế quốc La-mã thánh, "một danh hiệu hơn là một sự thực hiển nhiên," đã tồn tại 1000 năm, rồi bị Nã-phá-luân kết liễu năm 1806. Nó đã đạt được mục đích hòa hợp nền văn minh La-mã với nền văn minh Đức. Ông Bryce nói rằng: "Tất cả sự sống của thế giới thời cổ đã dồn vào đế quốc nầy; và sự sống của thế giới hiện kim đã từ nó mà phát xuất."
Etienne IV (816-817). Pascal I (817-824). Eugène II (824-827). Valentin (827). Grégoire IV (827-844). Sergius II (844-847). Léon IV (847-855). Bénédict III (855- 858).
Các Giáo lệnh (décrétales ) giúp đỡ chế độ Giáo hoàng
Nicolas I (858-867) là Giáo hoàng oai hùng nhứt ở khoảng giữa Grégoire I và Grégoire VII. Ông là Giáo hoàng đầu tiên đội mũ triều thiên. Để ủng hộ yêu sách cầm quyền trên cả thế giới của mình, ông đã dùng quyển "Giáo lệnh tập" rất có hiệu lực. Quyển sách nầy xuất hiện lần đầu tiên năm 857, và chứa tài liệu có vẻ như là những bức thơ của các Giám mục và Giáo hội nghị thế kỷ thứ 2, thứ 3, hết thảy có khuynh hướng tôn cao quyền lực của Giáo hoàng. Người ta đã cố ý giả mạo và sửa đổi nhiều tài liệu lịch sử thời xưa, nhưng mãi đến mấy thế kỷ sau, người ta mới khám phá ra nó là giả mạo. Dầu Nicolas biết nó là giả mạo hay không, song ông cũng đã nói dối khi quả quyết rằng nó đã được giữ gìn trong văn khố của Hội Thánh tại La-mã từ thời xưa. Nhưng nó đã có hiệu lực "làm cho các yêu sách của giới thầy cả thời Trung cổ in rõ quyền hành thời thượng cổ." "Chế độ Giáo hoàng là một sự phát triển trải qua nhiều thế kỷ, song người ta làm cho chế độ ấy xuất hiện như một sự trạng toàn vẹn và không hề thay đổi ngay từ lúc ban đầu."
"Giáo lệnh tập" nầy gồm có "Chiếu chỉ ban tặng của Constantin, " tỏ ra ông đã cho Giám mục thành La-mã những tỉnh miền Tây với tất cả phù hiệu của đế quốc. "Mục đích cốt để tạo ra quyền hành trần thế của Giáo hoàng từ 5 thế kỷ trước; thật ra thì quyền hành nầy dựa trên sự ban tặng của Pépin và Charlemagne. " Đó là "sự giả mạo văn phẩm to tát nhứt trong lịch sử." "Nó tăng sức mạnh cho chế độ Giáo hoàng hơn bất cứ động lực nào khác, và đặt một phần lớn nền tảng cho quy luật tôn giáo của Giáo hội La-mã."
Sự phân chia lớn của giới tín đồ Đấng Christ
Nicolas toan tính can thiệp vào công việc của Giáo hội Đông phương. Ông dứt phép thông công của Photius, Giáo trưởng thành Constantinople, và Photius cũng dứt phép thông công ông. Do đó, giới tín đồ Đấng Christ bị phân chia (năm 869), và sự phân chia ấy hoàn tất năm 1054. Dầu Đế quốc đã bị phân chia từ năm 395, dầu giữa Giáo hoàng ở La-mã và Giáo trưởng ở Constantinople đã có cuộc tranh quyền bá chủ dai dẳng và kịch liệt, song Hội Thánh vẫn còn Thống Nhứt. Giáo hội nghị vẫn có đại biểu của cả Đông phương và Tây phương đến dự. Trải qua 6 thế kỷ đầu tiên, Đông phương đã thể hiện dòng sanh hoạt chánh yếu và là phần quan trọng hơn hết của Hội Thánh. Hết thảy Giáo hội nghị toàn thế giới đã nhóm lại hoặc gần Constantinople, và đều dùng tiếng Hi-lạp; tại đó các tranh chấp về giáo lý đã được giải quyết. Nhưng, rốt lại, lúc nầy người ta không chịu nổi việc Giáo hoàng khăng khăng đòi làm Chúa của giới tín đồ Đấng Christ, nên Đông phương tự chia rẽ dứt khoát. Giáo hội nghị Constantinople, năm 869, là Giáo hội nghị toàn thế giới sau chót. Từ đây trở đi, Giáo hội Hi-lạp có Giáo hội nghị riêng, và Giáo hội La-mã cũng có Giáo hội nghị riêng. Trải qua các thế kỷ, sự chia rẽ càng sâu rộng hơn. Đương thời Thập tự quân viễn chinh, quân đội của Giáo hoàng Innocent III đối xử với dân thành Constantinople rất tàn bạo, nên càng làm cho Đông phương cay đắng. Và sự tạo nên giáo lý về Giáo hoàng vô ngộ (năm 1870) làm cho vực sâu càng sâu hơn. Giới tín đồ Đấng Christ đã bị chia hai như vậy, và đến thế kỷ thứ 16, lại trải qua một cuộc phân chia lớn lao hơn nữa, dưới sự lãnh đạo của Martin Luther; mà Cũng ChỉVì Một Nguyên Nhân, tức là Giáo hoàng quyết định làm Chúa của dân Đức Chúa Trời.
Thời kỳ tối tăm hơn hết của chế độ Giáo hoàng
Adrien II (867-872). Jean VIII (872-882). Marin (882-884). Với những Giáo hoàng nầy, đã mở đầu Thời Kỳ Tối Tăm Hơn Hết của chế độ Giáo hoàng (870-1050). Các sử gia gọi khoảng 200 năm giữa Nicolas I và Grégoire VII là "nửa đêm của thời kỳ hắc ám." Hối lộ, hư hoại, vô luân lý và đổ máu tạo thời kỳ nầy gần thành chương đen tối hơn hết của cả sử ký Hội Thánh.
Adrien III (884-885). Etienne V (885-891). Formose (891-896). Boniface VI (896). Etienne VI (896-897). Romain (897). Théodore II (898). Jean IX (898-900). Bénédiet IV (900-903). Léon V (903). Christophe (903-904).
* * *
Sử Ký Hội Thánh (9)
Danh Sách Các Giáo Hoàng Và Chế Độ Giáo Hoàng 4
" Quyền cai trị của bọn đờn bà xấu nết "
Sergius III (904-911) có một tình nhân, tên là Marozia. Nàng, mẹ nàng là Théodora (vợ hoặc vợ góa của một nguyên lão nghị viên La-mã), và chị nàng "đã làm cho ghế của Giáo hoàng đầy dẫy hư hoại, khiến cung điện của Giáo hoàng trở thành một ổ bất lương." Lịch sử gọi tình trạng đó là xướng kỹ chánh trị (pornocratie ), hoặc "quyền cai trị của bọn đờn bà xấu nết."
Anastase III (911-913). Lando (913-914). Jean X (914-28) đã được Théodora (vốn có nhiều tình nhân khác nữa) đem từ Ravenne về La-mã để được tôn làm Giáo hoàng, ngõ hầu thỏa mãn dục vọng của nàng một cách thuận lợi hơn. Ông bị Marozia bóp cổ đến chết, rồi nàng đưa nhiều người của mình nối tiếp nhau lên ngôi Giáo hoàng, tức là Léon IV (928-929), Etienne VII (929-931), và Jean XI (931-936), là con trai riêng của nàng. Một con trai khác của nàng đã cử bốn người sau đây làm Giáo hoàng: Léon VII (936-939), Etienne VIII (939-942), Martin III (942-946), và Agapet II (946-955).
Jean XII (955-963), cháu nội của Marozia, "đã phạm hầu hết các trọng tội; hãm hiếp trinh nữ và bà góa thuộc về thượng lưu hoặc hạ lưu; chung sống với tình nhân của cha mình; biến cung điện Giáo hoàng thành một nhà hoan lạc; đang phạm tội tà dâm với một mụ đờn bà, thì bị chồng mụ ấy hạ sát trong cơn giận dữ."
Chế độ Giáo hoàng hư hoại cùng tột
Léon VIII (963-965). Jean XIII (965-972). Bénédict VI (972-974). Donus II (974). Bénédict VII (975-983). Jean XIV (983-984).
Boniface VII (984-985) hạ sát Giáo hoàng Jean XIV và "ngồi vững trên ngôi Giáo hoàng vấy huyết nhờ cách phân phát rộng rãi tiền bạc đã ăn cắp được." Luận về Jean XII, Léon VIII và Boniface VII, vị Giám mục thành Orléans gọi họ là "ác quỉ, bốc mùi hôi thúi của huyết và ô uế, là Antichrist ngồi trong Đền thờ Đức Chúa Trời."
Jean XV (985). Jean XVI (985-996). Grégoire V (996-999). Sylvestre II (999-1003). Jean XVII (1003). Jean XVIII (1003-1009). Sergius IV (1009-1012).
Bénédict VIII (1012-1024) nhờ hối lộ công khai mà được chức vị Giáo hoàng; sự trạng nầy gọi là "simonie, " tức là mua bán chức thánh trong Giáo hội lấy tiền.
Jean XIX (1024-1033) đã mua chức vị Giáo hoàng. Ông vốn là người không có phẩm tước Giáo hội, và đã trải qua hết thảy phẩm tước Giáo hội trong một ngày.
Bénédict IX (1033-1045) đã được chức vị Giáo hoàng khi mới là một cậu con trai 12 tuổi, nhờ cuộc trả giá tiền bạc cho các gia tộc có quyền thế đang cai trị tại La-mã. Ông nầy "còn gian ác hơn Jean XII; phạm tội sát nhân và tà dâm giữa ban ngày; bắt cóc những kẻ đến hành hương nơi phần mộ các thánh tử đạo; ông là một kẻ sát nhân đáng ghê tởm, nên dân chúng đã đuổi ông khỏi thành La-mã."
Grégoire VI (1045-1046) đã mua chức vị Giáo hoàng. Có ba Giáo hoàng kình địch nhau, là Bénédict IX, Grégoire VII và Sylvestre III. "Thành La-mã đầy dẫy những kẻ giết người mướn; tiết hạnh của các tín nữ đến hành hương bị xâm phạm; thậm chí các nhà thờ cũng bị phàm tục hóa vì cớ đổ huyết."
Clément II (1046-1047) được Henry III, hoàng đế nước Đức cử làm Giáo hoàng, vì "không thể tìm thấy tại La-mã một giáo phẩm nào chẳng bị ô uế bởi sự bán chức thánh và tội gian dâm." Tình hình đáng phẩn nộ đó đòi hỏi một cuộc cải cách.
Damase II (1048). Có những người lớn tiếng phản đối sự ô uế và xấu xa của Giáo hoàng. Tiếng kêu đòi hỏi cải cách đã được Hildebrand hưởng ứng, và ông đứng ra lãnh đạo cuộc cải cách.
Hoàng kim thời đại của thế lực Giáo hoàng
Hildebrand người thấp nhỏ, vẻ mặt thô kịch, tiếng nói yếu ớt, nhưng trí tuệ thông minh, tinh thần sốt sắng; ông là người quả quyết, "người bằng máu và sắt," hăng hái binh vực quyền hành chuyên chế của Giáo hoàng. Ông gia nhập phái chủ trương cải cách, và đưa chế độ Giáo hoàng tới Hoàng Kim Thời Đại (1049-1294). Ông kiểm soát nền hành chánh của năm Giáo hoàng kế tiếp nhau, ngay trước khi chính mình ông lên nắm quyền hành chánh.
Léon IX (1049-1054). Victor II (1055-1057), vị Giáo hoàng người Đức cuối cùng. Etienne IX (1057-1058). Nicolas II (1059-1061). Dưới nền hành chánh của ông nầy, sự tuyển cử Giáo hoàng không còn ở tay hoàng đế nữa, nhưng do các Hồng y Giáo chủ. Cũng từ đây trở đi, trừ ra một ít trường hợp (các Giáo hoàng đóng tại Avignon ), con thì các Giáo hoàng đều được lực chọn trong vòng Giáo phẩm La-mã. Alexandre II (1061-1073).
Grégoire VII, tức Hildebrand (1073-1085). Mục đích cao cả của ông là cải cách giáo phẩm (clergé ). Hai tội lan tràn nhiều nhứt trong vòng giáo phẩm là hành vi hủ hoại và mua bán chức thánh. Để cứu chữa sự hủ hoại của họ, Grégoire cương quyết đòi họ phải ở độc thân. Và để cứu chữa sự mua bán chức thánh trong nhà thờ của họ, ông chống lại đặc quyền hoàng đế đề cử các chức quyền Giáo hội. Về thực tế, hết thảy Giám mục và thầy cả đã trả tiền mua chức vị; ấy vì Giáo hội có phần nửa tất cả tài sản cùng lợi tức rất lớn, nên họ được cơ hội sống trong xa hoa. Các vua thường bán chức vị trong Giáo hội cho người nào trả giá cao nhứt, bất cứ họ có tư cách hoặc tâm tính xứng đáng hay không. Tình trạng nầy đưa Grégoire đến chỗ tranh đấu kịch liệt với Henri IV, hoàng đế Đức. Henri bèn truất phế Grégoire. Đối lại, Grégoire dứt phép thông công và truất phế Henri. Cuộc chiến tranh xảy ra. Suốt mấy năm, xứ Ý-đại-lợi bị tàn phá bởi những đạo quân thù địch. Rốt lại, Grégoire bị đuổi khỏi thành La-mã và chết tha hương. Nhưng ông đã làm cho chế độ Giáo hoàng được độc lập phần lớn đối với quyền hành của hoàng đế. Ông nhiều lần tự xưng là "bá chủ (suzerain ) của các vua chúa." Và ông đã thực hiện được yêu sách của mình.
Victor III (1086-1087). Urbain II (1088-1099) tiếp tục giao chiến với hoàng đế; làm thủ lãnh phong trào Thập tự quân viễn chinh. Do đó, Giáo hoàng càng ngày càng lãnh đạo giới tín đồ Đấng Christ.
Pascal II (1099-1118) tiếp tục giao chiến với hoàng đế Đức để giành quyền đề cử các phẩm chức Giáo hội.
Galasius II (1118-1119). Calixte II (1119-1124), do hòa thân điều ước (concordat ) ký tại Worms, đã thỏa hiệp được với hoàng đế Đức, và hòa bình trở lại sau 50 năm chiến tranh.
Honorius II (1124-1130). Innocent II (1130-1143) dùng quân lực duy trì chức vị của mình, chống lại Giáo hoàng giả Anaclet II, là người đã được mấy gia tộc quyền thế tại La-mã lựa chọn.
Célestin II (1143-1144). Lucius II (1144-1145). Eugène III (1145-1153). Anastase IV (1153-1154). Adrien IV (1154-1159). Đây là người Anh duy nhứt làm Giáo hoàng. Ông đem đảo Ái-nhĩ-lan tặng vua nước Anh, và cho phép vua nầy nhận lấy. Giáo hoàng kế tiếp, là Alexandre III, lại cho phép ấy, song đến năm 1171 mới thi hành.
Alexandre III (1159-1181). Vị Giáo hoàng oai hùng nhứt ở giữa khoảng Grégoire VII và Innocent III. Ông giao tranh với 4 Giáo hoàng giả, và lại khai chiến với hoàng đế Đức để giành ngôi bá chủ. Sau 5 năm chiến tranh và nhiều trận đánh ác liệt giữa quân của hoàng đế Frédéric Barbarossa và của Giáo hoàng (thêm vào đó có các liên minh của cả đôi bên), diễn ra cảnh tàn sát khủng khiếp, thì hoàng đế ký hòa ước Venise (năm 1177). Alexandre bị dân chúng đuổi khỏi La-mã, và chết tha hương, y như số phận của nhiều Giáo hoàng khác,
Lucius III (1181-1185). Urbain III (1185-1187). Grégoire VIII (1187). Clément III (1187-1191). Célestin III (1191-1198).
* * *
Sử Ký Hội Thánh (10)
Danh Sách Các Giáo Hoàng Và Chế Độ Giáo Hoàng 5
Tuyệt điểm của quyền lực Giáo hoàng #
Innocent III (1198-1216) là Giáo hoàng có thế lực hơn hết. Ông tự nhận là "Đại diện của Đấng Christ," "Đại diện của Đức Chúa Trời," "Vua cao cả cầm quyền trên Giáo hội và thế giới;" tự nhận có quyền truất phế các vua chúa, và quả quyết rằng "mọi vật dưới đất, trên trời và ở địa ngục đều phải phục tòng vị Đại diện của Đấng Christ." Ông đưa Giáo hội lên cầm quyền kiểm soát tối cao trên nhà nước. Các vua Đức, Pháp, Anh và -- về thực tế -- hết thảy vua chúa Âu-châu vâng theo ý muốn của ông. Thậm chí ông kiểm soát được cả Đông đế quốc, mặc dầu vì ông đối xử Constantinople rất tàn bạo, nên kết quả Đông phương càng thù ghét ông. Trong lịch sử chưa hề có một người nào hành quyền tới mức đó. Ông ra lịnh cho Thập tự quân đi viễn chinh hai lần; ký sắc lịnh tuyên bố phép hóa thể (transsubstantialion ), tức là bánh và nước nho của Tiệc thánh biến thành Thịt và Huyết thật của Chúa; xác nhận sự xưng tội với thầy cả; tuyên bố rằng người kế vị Phi-e-rơ "không bao giờ, bằng bất cứ cách nào, có thể tách khỏi đức tin Công giáo," tức là sự vô ngộ của Giáo hoàng đó; lên án bản Tín điều; cấm đọc Kinh Thánh bằng tiếng bổn xứ; truyền lịnh tuyệt diệt bọn theo tà giáo; thiết lập Tôn Giáo Pháp Đình (Inquisition ); truyền lịnh tàn sát giáo phái Albigeois. Dưới quyền cai trị của ông và của những người kế vị ông gần nhứt, huyết đã đổ ra hơn bất cứ thời đại nào trong sử ký Hội Thánh, duy chỉ kém lúc Giáo hoàng cố gắng đè bẹp cuộc Cải chánh nhằm thế kỷ thứ 16 và 17. Người ta tưởng chừng con thú trong sách Khải Huyền đã lấy danh nghĩa chiên con mà xuất hiện.
Quyền lực của Giáo hoàng được duy trì bởi Tôn giáo Pháp đình
Tôn giáo Pháp đình, gọi là "ChứcC Vụ Thánh, " đã do Giáo hoàng Innocent III thiết lập, và đã được kiện toàn dưới đời cai trị của Giáo hoàng thứ hai kế vị ông, là Grégoire IX. Ấy là tòa án của Giáo hội để khám phá và hình phạt những kẻ theo tà giáo. Dưới chế độ của Tôn giáo Pháp đình, ai nấy buộc phải tố cáo kẻ theo tà giáo. Kẻ nào bị nghi ngờ theo tà giáo thì bị tra khảo, mà không biết tên kẻ tố cáo mình là gì. Sự điều tra tiến hành bí mật. Viên chánh thẩm của Tôn giáo Pháp đình tuyên án, rồi nạn nhân bị giao cho chức quyền hành chánh để bỏ tù chung thân hoặc để thiêu chết. Tài sản của nạn nhân bị tịch thâu, rồi cho Giáo hội và nhà nước chia nhau. Trong thời kỳ kế tiếp ngay Innocent III, Tôn giáo Pháp đình đã làm công việc khủng khiếp hơn hết ở miền Nam nước Pháp (xem ở dưới mục: "Giáo phái Albigeois "), còn ở Tây-ban-nha, Ý, Đức, Hà-lan, cũng có vô số nạn nhân của nó. Về sau, Tôn giáo Pháp đình là cơ quan chánh yếu mà Giáo hoàng sử dụng để cố gắng đè bẹp cuộc Cải chánh. Lịch sử chứng quyết rằng giữa khoảng 1540 và 1570, rất ít là 900.000 tín đồ Tin Lành đã bị xử tử trong cuộc chiến tranh của Giáo hoàng cốt để tiêu diệt giáo phái Vaudois. Hãy nghĩ xem, với sự tàn bạo vô lương tâm và hung ác vô nhân đạo, các tu sĩ và thầy cả chỉ huy cuộc tra khảo và thiêu sống những người nam, người nữ vô tội; và họ làm việc ấy nhơn Danh Đấng Christ, do linh trực tiếp của vị "Đại diện Đấng Christ." Tôn Giáo Pháp Đình là Sự Trạng Nhơ Nhuốc Hơn Hết trong lịch sử. Các Giáo hoàng đã thiết lập nó và dùng nó trong 500 năm để duy trì quyền hành của mình. Tất cả Giáo hoàng "thánh và vô ngộ" theo sau đều không hề tỏ ý ân hận về kỷ lục của nó.
Chiến tranh tiếp diễn chống hoàng đế Đức
Honorius III (1216-1227). Grégoire IX (1227-1241). Innocent IV (1241-1254) đã lấy tư cách Giáo hoàng mà phê chuẩn sự dùng phương pháp tra khảo để bắt buộc những kẻ bị nghi theo tà giáo phải cung khai. Dưới đời cai trị của các Giáo hoàng nầy, Fredéric II, hoàng đế Đức, cháu nội của Fredéric Barbarossa, một kẻ thù quyết tử mà chế độ Giáo hoàng gặp phải, đã lãnh đạo đế quốc mình trong cuộc giao tranh ác liệt cuối cùng chống chế độ Giáo hoàng. Sau nhiều cuộc chiến tranh tiếp diễn, đế quốc Đức bị hạ xuống và Giáo hoàng vươn tới địa vị cao cả.
Alexandre IV (1254-1261). Urbain IV (1261-1264). Clément IV (1265-1268). Grégorie X (1271-1276). Innocent V (1276). Jean XXI (1276-1277). Nicolas III (1277-1280). Martin IV (1281-1285). Honorius IV (1285-1287). Nicolas IV (1288-1292). Célestin V (1294).
Chế độ Giáo hoàng bắt đầu suy yếu
Boniface VIII (1294-1303), trong sắc lịnh (bulle ) "Unam Sanctam " nổi danh đã nói: "Ta tuyên bố, quả quyết, giải thích và báo cáo rằng muốn được cứu rỗi, người nào cũng tuyệt đối cần phải phục tòng Giáo hoàng La-mã." Tuy nhiên, ông bại hoại đến nỗi trong cuộc thăm viếng thành La-mã đang khi ông làm Giáo hoàng, thi sĩ Dante đã gọi Vatican là "lỗ cống hư hoại," và chỉ định ông cùng Nicolas III, Clément V đến ở nơi đáy địa ngục. Boniface VIII nhận chức Giáo hoàng lúc chức nầy ở tuyệt điểm; nhưng ông đã gặp tay địch thủ là Philippe le Bel, vua nước Pháp. Dưới chơn vua nầy, chế độ Giáo hoàng đã bị hạ xuống tận bụi đất, và bước vào KỶ NGUYÊN SUY YẾU.
Vua Pháp kiểm soát Giáo hoàng
Chế độ Giáo hoàng đã thắng trong cuộc giao tranh với đế quốc Đức, kéo dài 200 năm. Nhưng lúc nầy, vua Pháp đã trở thành vị đế vương thủ lãnh Âu châu; một tinh thần quốc gia và độc lập đã nảy nở giữa vòng dân Pháp (chắc nó là kết quả một phần do Giáo hoàng tàn sát giáo phái Albigeois, người Pháp trong thế kỷ trước). Philippel le Bel, là người mở đầu trang sử hiện đại của Pháp, bèn ra tay chống lại chế độ Giáo hoàng. Cuộc xung đột bắt đầu với Boniface VIII, về vụ đánh thuế hàng giáo phẩm Pháp. Chế độ Giáo hoàng đã phải hoàn toàn đầu phục nhà nước, và sau khi Bénédict XI (1303-1304) qua đời, thì cung điện Giáo hoàng bị dời từ La-mã đến Avignon, trên biên giới phía Nam nước Pháp. Suốt 70 năm, chế độ Giáo hoàng chỉ là đồ chơi của triều đình Pháp.
Chế độ Giáo hoàng bị "lưu đày tại Ba-by-lôn"
Trong 70 năm (1305-1377), cung điện Giáo hoàng ở tại Avignon.
Clément V (1305-1314). Jean XXII (1316-1334), người giàu có nhứt Âu châu. Bénédict XII (1334-1342). Clément VI (1342-1352). Innocent VI (1352-1362). Urbain V (1362-1370). Grégoire XI (1370-1378). Sự biển lận của các Giáo hoàng tại Avignon thật không bờ bến; họ đánh thuế rất nặng, chức vị nào trong Giáo hội cũng đem bán lấy tiền; nhiều chức vị mới được đặt ra, bán lấy tiền để đựng đầy tủ sắt của các Giáo hoàng và đài thọ các khoản kinh phí trong triều đình xa hoa, hủ hoại của họ. Pétrarque tố cáo bộ hạ của Giáo hoàng đã hãm hiếp, ngoại tình và phạm đủ thứ gian dâm. Tại nhiều giáo khu, người ta nài xin thầy cả cưới vợ bé để che chở cho gia đình họ. Thời kỳ "lưu đày" là một đòn nặng cho uy tín của Giáo hoàng.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (11)
Danh Sách Các Giáo Hoàng Và Chế Độ Giáo Hoàng 6
Sự ly khai giữa các Giáo hoàng
Kéo dài 40 năm (1377-1417), trong khoảng đó có hai lớp Giáo hoàng, một ở La-mã, một ở Avignon, cả hai cùng tự nhận là "Đại diện Đấng Christ," và bên nầy hung hăng rủa sả bên kia.
Urbain VI (1378-1389). Dưới đời ông nầy, cung điện Giáo hoàng được tái lập tại La-mã.
Boniface IX (1389-1404). Innocent VII (1404-1406). Grégoire XII (1406-1409). Alexandre V (1409-1410).
Jean XXIII (1410-1415) thường được gọi là tên sát nhân bại hoại hơn hết từng ngồi trên ngôi Giáo hoàng; khi ông làm Hồng y Giáo chủ ở Boulogne, 200 thiếu nữ, nữ tu sĩ và thiếu phụ đã làm nạn nhân cho mối tình thầm vụng của ông. Làm Giáo hoàng, ông đã hãm hiếp nhiều trinh nữ và nữ tu sĩ; ông phạm tội ngoại tình với chị dâu mình; cũng phạm tội vĩ gian và nhiều tật xấu kinh khủng. Ông dùng tiền bạc mua chức vị Giáo hoàng và bán chức Hồng y Giáo chủ cho con cái những gia đình giàu có; lại công khai chối không có đời sau.
Martin V (1417-1431). Dưới đời ông nầy, sự ly khai giữa các Giáo hoàng chấm dứt, nhưng dân chúng Âu châu đã coi sự ly khai đó là một điều ô nhục, do đó Giáo hoàng mất uy tín,không sao cứu vãn được.
Eugène IV (1431-1447).
Các Giáo hoàng đương thời Phục hưng Văn nghệ (1447-1549)
Nicolas V (1447-1455) cho phép vua Bồ-đào-nha khai chiến với các dân tộc Phi châu để cướp tài sản của họ và bắt họ làm tôi mọi.
Calixte III (1455-1458). Pie II (1458-1464) có rất nhiều con không chánh thức, công khai nói về các phương pháp mình dùng để cám dỗ phụ nữ, khuyến khích thanh niên phóng túng, và thậm chí đề nghị dạy họ những cách thức phóng túng.
Paul II (1464-1471). "Nhà ông đầy dẫy vợ bé."
Sixte IV (1471-1484) phê chuẩn Tôn giáo Pháp đình thiết lập tại Tây-ban-nha; ký sắc lịnh tuyên bố rằng tiền bạc sẽ giải cứu linh hồn khỏi nơi luyện tội; bị dính díu trong cuộc mưu sát Lorenzo de Médicis và nhiều người khác chống đối chánh sách của mình; dùng chức vị Giáo hoàng để làm giàu cho mình và bà con mình; phong cho 8 người cháu làm Hồng y Giáo chủ trong lúc một số người ấy còn là thiếu nhi; phóng túng, chơi bời ngang với các hoàng đế La-mã (Sê-sa); còn về giàu có, xa hoa, thì chẳng bao lâu ông và bà con ông hơn cả các quí tộc La-mã thời xưa.
Innocent VIII (1484-1492) có 16 con do mấy phụ nữ đã có chồng; gia tăng rất nhiều chức vị trong Giáo hội, đem bán lấy những số tiền lớn; ra sắc lịnh tuyệt diệt giáo phái Vaudois và cử binh đi đánh họ; cử tên Thomas de Torquemada hung bạo làm trưởng đoàn chánh phẩm Tôn giáo Pháp đình ở Tây-ban-nha, và truyền lịnh hết thảy quan quyền phải nộp kẻ theo tà giáo cho tên ấy; cho phép bò mộng đấu với người tại công trường Thánh Phi-e-rơ, làm bội cảnh cho Savonarole chống lại sự bại hoại của Giáo hoàng như sấm sét.
Alexandre VI (1492-1503) hư hoại nhứt trong số các Giáo hoàng của thời Phục hưng Văn nghệ; phóng túng, biển lận, bại hoại; lập lên nhiều Hồng y Giáo chủ mới để lấy tiền; có một số con không chánh thức mà ông công khai thừa nhận và phong cho chức vị cao trong Giáo hội từ khi chúng còn là thiếu nhi; cùng với cha chúng, bọn con nầy hạ sát những Hồng y Giáo chủ và nhiều người khác dám cản trở họ; có một tình nhân là em gái của vị Hồng y Giáo chủ sẽ kế vị ông.
Pie III (1503). Alexandre VI đã gởi nhiều tặng phẩm cho ông nầy để ông nguôi giận về chuyện trên đây.
Các Giáo hoàng đương thời Luther
Jules II (1503-1513) đã mua chức vị Giáo hoàng, vì ông là Hồng y Giáo chủ giàu nhứt, thâu lợi tức rất lớn do nhiều địa phận Giám mục và nhiều bất động sản của Hội Thánh. Lúc làm Hồng y Giáo chủ, ông tuy ở độc thân, song rất phóng túng; dính líu vào nhiều vụ tranh chấp vô tận về chủ quyền trên các đô thị và tiểu quốc, nên đã duy trì và tự mình điều khiển những đạo quân đông đúc; được gọi là Giáo hoàng Chiến sĩ; cấp phát phiếu ân xá (indulgences ). Đương thời Giáo hoàng nầy, Luther thăm viếng thành La-mã và kinh khủng về những điều mắt mình được thấy.
Léon XIII (1513-1521) làm Giáo hoàng khi Martin Luther khởi cuộc Cải chánh Tin Lành. Léon là con trai Lorenzo de Médicis; được phong chức Tổng Giám mục lúc mới 8 tuổi; làm Hồng y Giáo chủ lúc 13 tuổi; chưa đầy 13 tuổi, đã được cử làm 27 chức khác nhau trong Giáo hội, tức là có lợi tức rất lớn; được dạy bảo coi chức vị trong Giáo hội hoàn toàn như một nguồn lợi; trả giá để được chức vị Giáo hoàng; bán nhiều phẩm tước trong Giáo hội; hết thảy chức vị trong Giáo hội đều đem bán lấy tiền, và còn đặt ra nhiều chức vị mới nữa; cử nhiều con nít mới lên 7 tuổi làm Hồng y Giáo chủ; điều đình vô tận với các vua chúa; dùng thủ đoạn để được quyền thế đời nầy; hoàn toàn lãnh đạm đối với hạnh phước thiêng liêng của Giáo hội; duy trì triều đình xa hoa và phóng đãng nhứt Âu châu; các Hồng y Giáo chủ của ông ganh đua với vua chúa trong những cung điện huy hoàng và những cuộc hoan lạc, có rất đông tôi tớ hầu hạ; nhưng con người dâm đãng nầy tái quyết bản sắc lịnh "Unam Sanctam, " trong đó có tuyên bố rằng mọi người phải đầu phục Giáo hoàng La-mã, thì mới được cứu rỗi; cấp phát phiếu ân xá để lấy những số tiền đã được ấn định; tuyên bố sự thiêu đốt kẻ theo tà giáo là do Đức Chúa Trời chỉ định.
Adrien VI (1522-1523). Clément VII (1523-1534). Paul III (1534-1549) có nhiều con không chánh thức; là kẻ thù không đội trời chung của tín đồ Tin Lành, ông đã hiến vua Charler V một đạo quân để đánh họ.
Giáo phái Jésuite bước vào sân khấu
Giáo hoàng đối phó với sự ly khai của phái Luther bằng Tôn Giáo Pháp Đình dưới sự điều khiển của giáo phái JÉSUITE. Đây là giáo phái do Ignace de Loyola (1491-1556), người Tây-ban-nha sáng lập, trên nguyên tắc Vâng Phục Giáo hoàng tuyệt đối và vô điều kiện. Mục đích của họ là chiếm lại những lãnh thổ đã bị tín đồ Tin Lành cùng người Hồi giáo chiếm mất, và chinh phục cả thế giới ngoại đạo cho Giáo hội Công giáo La-mã. Mục đích tối cao của họ là tiêu diệt tà giáo (tức là nghĩ điều chi khác với điều Giáo hoàng bảo phải nghĩ). Để đạt tới mục đích ấy, bất cứ phương pháp nào cũng là chánh đáng, kể cả sự lừa gạt, hủ hoại, tật xấu và mưu sát nữa. Khẩu hiệu của họ là :"Để Đức Chúa Trời được vinh hiển nhiều hơn!" Phương pháp của họ là: Trường học, đặc biệt tìm cách dạy dỗ con cái của giới cầm quyền; trong bất cứ trường học nào, họ cũng nhằm mục đích tuyệt đối cai trị học trò. Sự xưng tội, nhứt là đối với các vua chúa và nhà cầm quyền hành chánh, dung túng cho họ phạm đủ mọi điều hư xấu và trọng tội, cốt để được ân huệ của họ. Võ lực, thuyết phục các nhà cầm quyền thi hành những bản án của Tôn giáo Pháp đình. Tại Pháp, họ chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát St-Barthélemy, về sự hủy bỏ sắc chỉ Nantes khoan dung tôn giáo, và về cuộc cách mạng Pháp. Tại Tây-ban-nha, Hòa-lan, Nam bộ nuớc Đức, xứ Bohême, Áo, Ba-lan và nhiều nước khác, họ chỉ huy cuộc tàn sát không biết bao nhiêu dân chúng. Bởi những phương pháp ấy, họ chận đứng cuộc Cải chánh ở Nam Âu, và thật đã cứu chế độ Giáo hoàng khỏi tiêu diệt.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (12)
Danh Sách Các Giáo Hoàng Và Chế Độ Giáo Hoàng 7
Những Giáo hoàng chống lại cuộc Cải chánh
Jules III (1550-1555). Marcel II (1555). Paul IV (1555-1559) thiết lập Tôn giáo Pháp đình La-mã. Pie IV (1559-1565). Pie V (1566-1572). Grégoire XIII (1572-1585) cử hành lễ Mi-sa trọng thể, kèm theo sự cảm tạ và vui chơi, để mừng cuộc tàn sát St-Barthélemy; thúc giục vua Philippe II khai chiến với nước Anh. Sixte V (1585-1590) ra sắc chỉ tuyên bố phát hành bản Kinh Thánh "Vulgate "; bản nầy có 2000 chỗ dịch sai. Urbain VII (1590). Grégoire XIV (1590-1591). Innocent IX (1591). Clément VIII (1592-1605). Léon XI (1605). Paul V (1605-1621). Grégoire XV (1621-1623). Urbain VIII (1623-1644), với sự giúp đỡ của giáo phái Jésuite, tiêu diệt tín đồ Tin Lành ở xứ Bohême.
Các Giáo hoàng kim thời
Innocent X (1644-1655). Alexandre VII (1655-1667). Clément IX (1667-1669). Clément X (1670-1676). Innocent XI (1676-1689). Alexandre VIII (1689-1691). Innocent XII (1691-1700). Clément XI (1700-1721) tuyên bố rằng phải có ông phê chuẩn, thì các vua mới trị vì được; công bố một sắc lịnh chống lại sự tự do đọc Kinh Thánh. Innocent XIII (1721-1724). Bénédict XIII (1724-1730). Clément XII (1730-1740). Bénédict XIV (1740-1758). Clément XIII (1758-1769). Clément XIV (1769-1774) bãi bỏ hội Jésuite "cho đến đời đời."
Pie VI (1775-1799). Pie VII (1800-1820) khôi phục dòng Jésuite bằng một sắc lịnh "đời đời bất khả di dịch và bất khả xâm phạm." Thật là một hành động kỳ lạ! Một Giáo hoàng "vô ngộ" khôi phục cái mà một Giáo hoàng "vô ngộ" khác vừa mới bãi bỏ "cho đến đời đời!" Pie VII cũng công bố một sắc lịnh rằng "các Hội Xuất bản Kinh Thánh là một dụng cụ của ma quỉ để phá hoại nền tảng tôn giáo."
Léon XII (1821-1829) lên án sự tự do tín ngưỡng, sự khoan dung tôn giáo, các Hội Xuất bản Kinh Thánh, và sự phiên dịch Kinh Thánh; tuyên bố rằng "người nào không gia nhập Giáo hội Công giáo La-mã, thì dầu sống một đời không chỗ trách được về mọi phương diện tới mực nào, cũng không được hưởng sự sống đời đời."
Pie VIII (1829-1830) mạt sát sự tự do tín ngưỡng, các Hội Xuất bản Kinh Thánh, và Hội Tam điểm (Franc-maconnerie ).
Grégoire XVI (1831-1846) hăng hái binh vực sự vô ngộ của Giáo hoàng; lên án các Hội Xuất bản Kinh Thánh của Hội Thánh Tin Lành.
Pie IX (1846-1878) mất các lãnh thổ của Giáo hoàng; ký sắc lịnh tuyên bố Giáo Hoàng Vô Ngộ; công bố quyền dùng võ lực để tiểu trừ tà giáo; lên án sự phân rẽ giữa Giáo hội và nhà nước; truyền lịnh cho hết thảy tín đồ Công giáo chân chánh phải vâng lời Đầu của Giáo hội hơn là vâng phục các quan quyền hành chánh; mạt sát sự tự do tín ngưỡng, tự do thờ phượng, tự do ngôn luận và tự do báo chí; tuyên bố bà Ma-ri đã được thai dựng không mắc nguyên tội (Immaculée Conception ) và thần thánh hóa bà Ma-ri; khuyến khích sự mê tín tôn sùng các thánh tích (reliques ); lên án các Hội Xuất bản Kinh Thánh, và tuyên bố rằng đạo Tin Lành (Protestantisme ) không phải là một hình thức Cơ-đốc giáo;" tuyên bố rằng "hết thảy tín điều của Giáo hội Công giáo La-mã là do Đấng Christ truyền phán qua các đại diện của Ngài trên mặt đất."
Sự vô ngộ của Giáo hoàng
Trải qua 600 năm, trong văn chương của đạo Đấng Christ không hề bày tỏ ý niệm rằng Giáo hoàng vô ngộ. Ý niệm ấy được nêu lên khi các Giáo lịnh (décrétales ) giả mạo xuất hiện; rồi nó nảy nở khi Giáo hoàng quả quyết mở các cuộc viễn chinh của Thập tự quân và khi Giáo hoàng xung đột với các hoàng đế. Từ Innocent III trở đi, có nhiều Giáo hoàng binh vực sự vô ngộ đó. Nhưng các Giáo hội nghị Pise, Constance và Bâle biểu quyết minh bạch rằng Giáo hoàng phải phục tòng Giáo hội nghị. Năm 1854, Giáo hoàng Pie IX "dùng quyền hành cao cả của mình và không có sự hợp tác của một Giáo hội nghị," đã công bố giáo lý về bà Ma-ri được thai dựng không mắc nguyên tội, cốt để dò ý giới Công giáo La-mã về vấn đề Giáo hoàng vô ngộ. Giáo lý ấy được nhìn nhận, nên ông dạn dĩ triệu tập Giáo hội nghị Vatican (1870 với mục đích rõ rệt, là để họ tuyên bố ông vô ngộ; và do sự điều khiển khéo léo của ông, họ đã tuyên bố như vậy. Sắc lịnh công bố "Đức Chúa Trời đã khải thị" rằng khi Giáo hoàng nói "với tư cách thầy" (ex cathedra ), thì ông "có sự vô ngộ để giải thích các giáo lý về đức tin và luân lý," và "các lời giải thích ấy tự nó không thể sửa đổi, lại không cần phải được Giáo hội ưng chuẩn." Như vậy, ngày nay, Giáo hoàng Vô Ngộ vì Giáo hội nghị Vatican đã theo lịnh ông mà bỏ phiếu nhìn nhận ông vô ngộ. Giáo hội Đông phương cho đó là sự phạm thượng tột bậc của chế độ Giáo hoàng.
Mất quyền hành đời nầy
Kể từ năm 754, các Giáo hoàng đã cầm quyền hành chánh trong một nước gọi là "Lãnh thổ của Giáo hoàng" gồm một phần lớn nước Ý, lấy La-mã làm thủ đô; nhiều Giáo hoàng đã lo mở mang biên giới, sự giàu có và thế lực của nước nầy hơn là lo cho Giáo hội được hạnh phước thiêng liêng. Họ thường dùng địa vị thiêng liêng của mình, là Đầu của Giáo hội, để bành trướng thế lực đời nầy. Sự bại hoại của Giáo hoàng hiển nhiên trong nền cai trị phần đời cũng như trong nền cai trị phần thiêng liêng của họ. Sự cai trị tồi tệ của Giáo hoàng đã trở thành ngạn ngữ: quan chức vụ lợi, trọng tội thường có, đường phố bẩn thỉu, du khách bị yêu sách tiền bạc, đúc tiền giả và xổ số. Pie IX cai trị thành La-mã với sự yểm trợ của 10 ngàn lính Pháp. Khi chiến tranh bùng nổ giữa Pháp và Đức (1870), những lính nầy bị triệu hồi; Victor-Emmanuel, vua Ý bèn chiếm lấy thành, và sáp nhập các lãnh thổ Giáo hoàng vào nước Ý. Dân chúng bỏ 133.648 phiếu chống 1507, để chuyển thành La-mã từ Giáo hoàng qua chánh phủ Ý. Như vậy, Giáo hoàng chẳng những mất nước trần gian, song chính ông trở thành thần dân của một chánh phủ khác; đó là sự nhục nhã tột bậc cho một người vẫn tự nhận là cai trị hết thảy vua chúa. Năm 1929, Mussolini đã khôi phục quyền hành đời nầy của Giáo hoàng, nhưng thâu hẹp nhiều lắm. Dầu thành Vatican chỉ gồm có 40 mẫu tây, nhưng Giáo hoàng lại được làm quân vương, không phục dưới quyền hành trần gian nào hết.
Các Giáo hoàng thời nay
Léon XIII (1878-1903) tự nhận là được chỉ định làm Đầu hết thảy vua chúa, và giữ địa vị Đức Chúa Trời Toàn năng trên mặt đất; nhấn mạnh sự vô ngộ của Giáo hoàng; tuyên bố Tin Lành là "kẻ thù của Danh Đấng Christ;" mạt sát "phong tục nước Mỹ" (américanisme ); gọi Hội Tam điểm là "nguồn gốc mọi tội ác;" quả quyết rằng phương pháp hợp tác duy nhất là hoàn toàn đầu phục Giáo hoàng La-mã.
Pie X (1903-1914) tố cáo các thủ lãnh cuộc Cải chánh là "kẻ thù của Thập tự giá Đấng Christ."
Bénédict XV (1914-1922). Pie XI (1922-1939) tái quyết Giáo hội La-mã Công giáo là Giáo hội duy nhứt của Đấng Christ, và không thể nào lại thống nhứt giới tín đồ Đấng Christ, trừ khi hết thảy phục tòng Giáo hoàng ở La-mã.
Pie XII (1939-1958).(1)
* * *
Sử Ký Hội Thánh (13)
Danh Sách Các Giáo Hoàng Và Chế Độ Giáo Hoàng 8
Tóm tắt
Chế độ Giáo hoàng thiết lập tại Ý-đại-lợi. -- Nó dấy lên từ tàn tích của đế quốc La-mã, nhơn Danh Đấng Christ mà chiếm ngôi các Sê-sa. Nó là sự khôi phục hình ảnh đế quốc La-mã, và nó thừa hưởng tinh thần đế quốc ấy; nó là "thần linh của đế quốc La-mã đã sống lại và mặc áo đạo Đấng Christ." Hầu hết các Giáo hoàng là người Ý.
Các phương thức của chế độ Giáo hoàng. -- Nó lên cầm quyền nhờ uy tín của thành La-mã, nhờ Danh Đấng Christ, nhờ những cuộc liên minh chánh trị khôn lanh (như với dân Francs và Charlemagne ), nhờ sự dối gạt (như các giáo lịnh giả mạo), nhờ VÕ LỰC (quân đội riêng và quân đội của các vua phục tòng Giáo hoàng). Bởi võ lực và lưu huyết (như Tôn giáo Pháp đình), chế độ nầy đã duy trì quyền lực của mình.
Lợi tức của Giáo hoàng. -- Trải qua phần lớn lịch sử của chế độ Giáo hoàng, bởi bán chức vị trong Giáo hội và bán phiếu ân xá lấy tiền một cách trắng trợn, chế độ ấy đã thâu huê lợi rất lớn, đến nỗi có thể Nhơn Danh Đấng Christ Khiêm Nhường mà duy trì triều đình xa hoa, huy hoàng bậc nhất Âu-châu gần suốt cả lịch sử của nó.
Tâm tánh của các Giáo hoàng. -- Một vài Giáo hoàng là người tốt; một số hư xấu khôn tả; hầu hết mải miết theo đuổi quyền thế đời nầy. Đức Chúa Trời đã có các thánh đồ của Ngài trong Giáo hội Công giáo, nhưng phần nhiều họ ở Ngoài điện VATICAN. Phần nhiều "đại diện thật của Đấng Christ" chỉ là các thánh đồ ấy.
Các Giáo hoàng tự nhận là gì? Mặc dầu tâm tánh của phần đông các Giáo hoàng, mặc dầu các phương thức của họ, mặc dầu sử chép các Giáo hoàng đuổi theo đời nầy và làm đổ nhiều máu, nhưng các "Đức Thánh Cha" nầy vẫn quả quyết rằng họ là "đại diện của Đấng Christ," "vô ngộ," "giữ địa vị Đức Chúa Trời Toàn năng trên mặt đất"," và ai muốn được cứu rỗi, thì cần phải vâng phục họ.
Chế độ Giáo hoàng đối với Kinh Thánh. -- Justin Martyr, Jérôme và Chrysostome đã khuyên giục đọc Kinh Thánh. Augustin coi sự phiên dịch Kinh Thánh là phương pháp hạnh phước để truyền bá Lời Đức Chúa Trời giữa các nước. Grégoire I đã khuyến nghị đọc Kinh Thánh, không hạn chế chút nào. Nhưng các Giáo hoàng về sau có một thái độ khác hẳn. Hildebrand truyền lịnh cho người Bohémiens đừng đọc Kinh Thánh. Innocent III cấm nhân dân đọc Kinh Thánh bằng tiếng mẹ đẻ (đối với quần chúng, Kinh Thánh tiếng la-tinh là một Quyển Sách đóng lại). Grégoire IX cấm những người không có phẩm chức Giáo hội không được có Kinh Thánh và dẹp bỏ các bản dịch Kinh Thánh. Các bản dịch Kinh Thánh ở giữa giáo phái Albigeois và giáo phái Vaudois đã bị đốt đi, và ai có các bản ấy cũng bị thiêu sống. Paul IV cấm giữ các bản dịch Kinh Thánh nếu không có phép của Tôn giáo Pháp đình. Dòng Jésuite xui giục Clément XI lên án sự đọc Kinh Thánh của những người không có phẩm chức Giáo hội. Léon XII, Pie VIII, Grégoire XVI và Pie IX đều lên án các Hội Xuất bản Kinh Thánh. Ảnh hưởng của Giáo hoàng đã làm cho Kinh Thánh bị loại khỏi các học đường. Trong các nước Công giáo, Kinh Thánh là Quyển Sách không được ai biết đến.
Chế độ Giáo hoàng và nhà nước. -- Hildebrand tự xưng là "bá chủ của các vua chúa." Innocent III tự xưng là "vua cao cả của thế giới," và đòi quyền truất phế các vua. Pie IX lên án sự phân rẽ Giáo hội với nhà nước, và truyền cho hết thảy tín đồ Công giáo chân chánh phải vâng phục Đầu của Giáo hội hơn là vâng phục các quan quyền hành chánh. Léon XIII tự nhận là "Đầu của hết các bậc cầm quyền." Khi Giáo hoàng làm lễ đăng quang, thì họ đặt đại lễ quan lên đầu ông với những lời nầy: "Ngài là Cha của các vua chúa, là kẻ cai trị thế giới, và là đại diện của Đấng Christ." Giáo hội La-mã chánh thức dạy rằng trong trường hợp có cuộc xung đột, thì tín đồ Công giáo phải vâng phục Giáo hoàng hơn là vâng phục Tổ quốc họ.
Chế độ Giáo hoàng và Giáo hội. -- Chế độ Giáo hoàng không phải là Giáo hội, nhưng là một guồng máy chính trị chiếm quyền kiểm soát Giáo hội; bởi những đặc quyền tự nhận lấy, chế độ đó xen vào giữa Đức Chúa Trời và dân Ngài, và mục đích của nó xưa nay là bắt dân chúng làm tôi mọi cho mình.
Chế độ Giáo hoàng và sự khoan dung tôn giáo. -- Giáo hoàng Clément VII tuyên bố rằng "sắc chỉ Nantes khoan dung tôn giáo, do đó mọi người được tự do tín ngưỡng, là điều đáng rủa sả hơn hết trên thế giới." Innocent X và những người kế vị ông đã lên án, chối bỏ, thủ tiêu và phản đối các điều khoản khoan dung tôn giáo trong hiệp ước Wesphalie, ký kết năm 1648. Léon XII lên án sự tự do tín ngưỡng. Pie VIII mạt sát sự tự do tín ngưỡng. Pie IX tỏ tường lên án sự tự do tín ngưỡng và khoan dung tôn giáo. Léon XIII phê chuẩn sắc lịnh của Pie IX. Dầu các linh mục Công giáo ở nước chúng ta(1) có thể nói: "Khoan dung tôn giáo" tới mực nào, nhưng luật pháp chánh thức và "vô ngộ" của Giáo hội Công giáo chống lại sự khoan dung đó. Người Công giáo CHỈ ủng hộ sự khoan dung tôn giáo tại những nước họ bị thiểu số. Ở các nước Công giáo, chẳng bao giờ họ khoan dung tôn giáo, trừ khi bị bắt buộc. Chế độ Giáo hoàng đã tranh đấu với sự tự do tín ngưỡng từng bước một. Họ tự ban cho mình sự khoan dung tôn giáo, nhưng ở nơi nào họ cầm quyền, thì không chịu cho kẻ khác được sự khoan dung ấy.
Thiên cơ trong chế độ Giáo hoàng. -- Có thể rằng theo thiên cơ của Đức Chúa Trời, chế độ Giáo hoàng đã dùng vào một việc đương thời Trung cổ, là cứu Tây-âu khỏi sa vào tình trạng hỗn độn, cùng hòa hợp hai nền văn minh La-mã và Đức. Giả định rằng Giáo Hội không hề trở thành một tổ chức Quốc Gia, nhưng đã tránh không đuổi theo quyền thế đời nầy, và chỉ chuyên chú vào chánh sách Nguyên Thủy, là dắt đưa tội nhơn đến cùng Đấng Christ và dạy họ đi theo đường lối của Ngài, -- thì có thể Một Ngàn Năm Hòa Bình đã thực hiện thay vì Những Thời Kỳ Hắc Ám.
Lịch sử chế độ Giáo hoàng đã được viết ra làm bối cảnh cho cuộc Cải chánh, vì tôi tin rằng chúng ta cần biết nguyên do Phong trào Tin Lành và các nền tảng lịch sử của đức tin Hội Thánh Tin Lành . Một vài điều thuật lại ở đây dường như không tin được. Ta dường như không thể tưởng tượng rằng loài người có thể lấy đạo Đấng Christ mà biến thành một guồng máy chánh trị tàn nhẫn để leo lên cầm quyền thế giới. Tuy nhiên, mọi sự trình bày ở đây đều có thể được soát lại bằng cách tham chiếu với bất cứ pho sử ký Hội Thánh nào đầy đủ hơn.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (14)
Các Bậc Tiền Khu Của Cuộc Cải Chánh
Giáo phái Pétrobusien, do Pierre de Bruys, môn đệ của Abelard, sáng lập năm 1110 tại Pháp, không công nhận lễ Mi-sa; họ cũng quả quyết rằng Tiệc Thánh là một lễ kỷ niệm, và các Mục sư đáng phải cưới vợ.
Arnaud de Brascia, môn đệ của Abelard, năm 1155, giảng rằng Hội Thánh không nên có tài sản, quyền hành chánh thuộc về những người không có phẩm chức Hội Thánh, và thành La-mã phải được giải phóng khỏi quyền cai trị của Giáo hoàng. Ông bị thắt cổ chết theo lời yêu cầu của Giáo hoàng Adrien IV.
Giáo phái Albigeois, hoặc Cathares, ở miền Nam nước Pháp, miền Bắc Tây-ban-nha, và miền Bắc Ý-đại-lợi. Giảng chống lại hành vi hủ hoại của các thầy cả, sự thăm viếng các nơi thánh, sự thờ lạy các thánh và ảnh tượng; hoàn toàn không công nhận giới phẩm chức Giáo hội và các điều họ tự nhận; chỉ trích tình trạng Giáo hội; phản đối những yêu sách của Giáo hội La-mã; dùng Kinh Thánh rất nhiều; sống cuộc đời từ bỏ mình và rất sốt sắng đối với sự thanh khiết của tâm hồn. Khoảng năm 1167, giáo phái nầy có lẽ gồm đa số dân chúng miền Nam nước Pháp. Khoảng năm 1200, họ rất đông đúc ở miền Bắc Ý-đại-lợi. Năm 1208, Giáo hoàng Innocent III truyền lịnh mở một cuộc viễn chinh chống họ; theo sau đó, có một cuộc chiến tranh tuyệt diệt đẫm máu, hầu như độc nhất vô song trong lịch sử; lưỡi gươm đi qua hết thị trấn nầy đến thị trấn kia, dân chúng bị tàn sát không phân biệt tuổi tác, nam, nữ. Năm 1229, Tôn giáo Pháp đình được thiết lập, và trong vòng 100 năm, giáo phái Albigeois đã hoàn toàn bị trừ khử.
Giáo phái Vaudois ở miền Nam nước Pháp và miền Bắc Ý-đại-lợi. Giống như giáo phái Albigeois, nhưng không phải là một. Năm 1176, Waldo, một thương gia giàu có ở thành Lyon, miền Nam nước Pháp, đem tài sản phân phát cho người nghèo, rồi đi giảng đạo. Ông phản đối sự tiếm vị và phóng đãng của giới phẩm chức Giáo hội; không thừa nhận sự giảng Tin Lành là độc quyền của giới ấy; không nhìn nhận lễ Mi-sa, sự cầu nguyện cho kẻ chết và nơi luyện tội; dạy rằng Kinh Thánh là mực thước duy nhất cho đức tin và đời sống. Sự giảng dạy của Giáo phái nầy khiến dân chúng nôn nả ham thích đọc Kinh Thánh. Giáo phái nầy lần lần bị Tôn giáo Pháp đình trừ diệt; duy ở thung lũng dãy núi Alpes, về phía Tây nam thành Turin, ta còn thấy họ; đó là giáo phái duy nhất thời Trung cổ còn sống sót, để kể lại truyện tích anh dũng chịu đựng các cơn bắt bớ. Ngày nay, giáo phái nầy là đoàn thể Tin Lành quan trọng nhất ở nước Ý.
Pétrarque (1304-1374), Lãnh tụ trọng yếu của cuộc Phục hưng Văn nghệ; nói rằng Avignon, trú sở của các Giáo hoàng, là "cái rãnh của địa ngục."
Jean Wyclif (1324-1384), giáo sư tại thành phố Oxford, nước Anh. Giảng chống lại sự đô hộ thiêng liêng của giới thầy cả và quyền hành của Giáo hoàng; phản đối sự có các Giáo hoàng, Hồng y Giáo chủ, Giáo trưởng và tu sĩ; công kích giáo lý về sự biến thể (transsubstantiation ) và sự xưng tội với thầy cả; binh vực dân chúng có quyền đọc Kinh Thánh; dịch Kinh Thánh ra tiếng Anh. Những người theo ông gọi là Lollards.
Jean Huss (1369-1415). Đại học Viện trưởng tại thành Prague, xứ Bohême. Ông là môn đệ của Wiclif, và các tác phẩm của Wiclif đã được đem vào xứ Bohême. Ông trở thành một nhà Truyền đạo can đảm, chẳng sợ hãi ai; công kích thói hư tật xấu của giới phẩm chức Giáo hội và các sự hư hoại của Giáo hội; hết sức hăng hái lên án sự bán phiếu ân xá; không thừa nhận nơi luyện tội, sự thờ lạy các thánh, và sự hành lễ bằng ngoại ngữ; tôn cao Kinh Thánh lên trên các tín điều và mạng lịnh của Giáo hội. Ông bị thiêu sống trên giàn, và các môn đệ của ông, phần lớn là dân xứ Bohême, đã bị tiêu diệt gần hết trong một cuộc viễn chinh theo lịnh của Giáo hoàng.
Savonarole (1452-1498) ở thành Florence, nước Ý. Giảng dạy như một đấng tiên tri Hê-bơ-rơ, cho những đoàn dân đông đúc kéo đến nhà thờ của ông; ông chống lại sự phóng đãng và tội lỗi của thành nầy, cùng thói hư tật xấu của Giáo hoàng. Dân thành nầy ăn năn và cải cách. Nhưng Giáo hoàng Alexandre VI tìm đủ cách bịt miệng nhà Truyền đạo công bình nầy, thậm chí thử hối lộ ông bằng cách hứa phong cho ông làm Hồng y Giáo chủ, nhưng vô ích. Ông bị treo cổ chết giữa đại công trường thành Florence 19 năm trước khi Martin Luther niêm yết 95 luận đề.
Giáo phái Anabaptiste xuất hiện giữa thời Trung cổ, ở nhiều nước Âu-châu, dưới nhiều danh hiệu khác nhau, họp thành những nhóm độc lập, và đại diện cho nhiều giáo lý khác nhau. Nhưng nói chung, họ hăng hái chống lại giới phẩm chức Giáo hội, không thừa nhận sự làm lễ báp-têm cho trẻ sơ sanh, chuyên tâm học Kinh Thánh, và chủ trương Giáo hội phải tuyệt đối phân rẽ với nhà nước. Đương thời Cải chánh, họ rất đông đúc ở Đức, Hòa-lan, Thụy-sĩ, và trường cửu hóa những tư tưởng đã lưu truyền từ bao nhiêu thế hệ trước. Nói chung, họ là những người lặng lẽ và thật sùng kính Chúa, nhưng đã bị bắt bớ kịch liệt, nhất là ở Hòa lan.
Cuộc Phục hưng Văn nghệ đã thực hiện, một phần như là kết quả do các cuộc Viễn chinh của Thập tự quân, cuộc Phục hưng ấy, cùng áp lực của người Thổ-nhĩ-kỳ và sự suy vong của thành Constantinople, đã giúp cho phong trào Cải chánh. Người ta sanh ra ham mến những tác phẩm cổ điển, và bỏ ra bao nhiêu số tiền rất lớn để thâu thập các bản thảo và sáng lập thư viện. Chính lúc đó, người ta sáng chế được máy in, và kết quả có rất nhiều tự điển, sách văn phạm, bản dịch và sách giải nghĩa. Người ta nghiên cứu Kinh Thánh nguyên văn. "Vì lại biết nguồn gốc của đạo Đấng Christ, nên người ta thấy chỗ khác nhau tột bậc giữa sự giản dị nguyên thủy của Tin Lành và sự giả tạo của giới phẩm chức Giáo hội vẫn tự nhận là xây dựng trên Tin Lành ấy." "Sở Dĩ Có Cuộc Cải Chánh Là Vì Tâm Trí Người Ta Được Tiếp Xúc Thẳng Với Kinh Thánh. " Kết quả là tâm trí loài người được giải phóng khỏi quyền hành của giới thầy cả và của Giáo hoàng.
Erasme (1466-1536) là học giả tiếng tăm nhứt và người viết sách được hoan nghinh nhứt đương thời Cải chánh. Dục vọng lớn lao của ông là giải phóng người ta khỏi những ý niệm giả dối về tôn giáo; ông cho rằng phương pháp tốt nhứt để làm việc ấy là quay về với Kinh Thánh. Bản Tân Ước tiếng Hi-lạp của ông hiến cho các dịch giả một bản văn rất đúng để phiên dịch. Ông là người chỉ trích Giáo hội Công giáo La-mã rất kịch liệt, và đặc biệt ưa thích chế giễu "bọn người ô uế bận áo thánh." Ông giúp cuộc Cải chánh rất nhiều, nhưng không hề gia nhập phong trào ấy.
Tình hình. Sự bất mãn ngày càng lan rộng trước sự hư hoại của Giáo hội và của giới phẩm chức Giáo hội. Dân chúng đã hóa ra bướng bỉnh dưới sự tàn khốc của Tôn giáo Pháp đình. Các nhà cầm quyền hành chánh đã chán ghét sự Giáo hoàng can thiệp vào các công tác của chánh phủ. Tây-âu xao xuyến dưới hệ thống phẩm chức Giáo hội bắt họ làm tôi mọi; vậy, "khi tiếng kèn của Luther vang dậy, thì nước Đức, nước Anh, xứ Tô-cách-lan và nhiều nước khác giựt mình vùng lên, chẳng khác gì những người khổng lồ đang ngủ thức dậy."
* * *
Sử Ký Hội Thánh (15)
Cuộc Cải Chánh
Martin Luther (1483-1546) đứng đầu hàng vĩ nhân của mọi thời đại, sau Đức Chúa Jêsus và Phao-lô. Ông lãnh đạo thế giới trong cuộc nổi dậy giành tự do, thoát khỏi chế độ chuyên chế hơn hết trong lịch sử. "Ông là nhà sáng lập nền văn minh Tin Lành." Ông sanh năm 1483, tại thành Eisleben, trong một gia đình nghèo. Năm 1501, ông vào trường Đại học Erfurt để học luật khoa. Ông là "một sanh viên xuất sắc, hay nói chuyện và tranh luận, rất có tài xã giao và âm nhạc." Ông tốt nghiệp sau một thời gian hết sức ngắn ngủi. Năm 1506, ông thình lình quyết định vào tu viện. Là một tu sĩ gương mẫu và rất sùng đạo, ông đã kiêng ăn và tự khảo đả đủ cách; ông cũng tự đặt ra nhiều cách khảo đả mới mẻ. Theo lời ông nói, suốt hai năm ông chịu "nỗi thống khổ không bút nào tả xiết." Một ngày kia trong năm 1508, đang khi đọc thơ Rô-ma, ông thình lình được soi sáng và được bình an: "Người công bình sẽ sống bởi đức tin " (RoRm 1:17). Rốt lại, ông thấy rằng phải được cứu rỗi bởi tin cậy Đức Chúa Trời qua Đấng Christ, chớ chẳng phải bởi nghi lễ, phép bí tích và phép khổ hạnh của Giáo hội. Sự thấy nầy đã thay đổi cả cuộc đời ông và Cả Dòng Lịch Sử. " Dầu sự phát minh của ông làm cho một Giáo hội dưới quyền thầy cả không cần thiết nữa, nhưng ông không lập tức nhìn biết như vậy." Ông vẫn còn chịu nhận mọi tục lệ của Giáo hội, lễ Mi-sa, thánh tích, phiếu ân xá, sự hành hương (pèlerinage ) và quyền hành của Giáo hoàng. Năm 1508, ông làm giáo sư tại trường Đại học Wittenberg, và cứ giữ địa vị ấy cho đến khi qua đời, năm 1546. Năm 1511, ông tới thành La-mã, và dầu thất kinh trước sự bại hoại, hư xấu của triều đình Giáo hoàng, ông cũng vẫn nhìn nhận quyền hành của Giáo hội. Ông trở về Wittenberg, và các bài ông giảng về Kinh Thánh bắt đầu hấp dẫn các sanh viên từ mọi phương nước Đức.
Phiếu ân xá. -- Việc Tetzel bán phiếu ân xá là cơ hội cho Luther ly khai với Giáo hội La-mã. Phiếu ân xá là bản giảm nhẹ sự đau đớn ở nơi luyện tội, tức là tha cho khỏi bị hình phạt vì tội lỗi. Theo giáo lý của Giáo hội La-mã, thì nơi luyện tội gần giống như địa ngục, duy nó không kéo lâu dài như vậy; mọi người phải trải qua nơi luyện tội. Nhưng Giáo hoàng tự nhận có quyền giảm bớt hoặc miễn hết sự đau đớn ấy, và đặc quyền ấy thuộc riêng về Giáo hoàng. Phiếu ân xá bắt đầu đương thời các Giáo hoàng Pascal I (817-824) và Jean VIII (872-882). Người ta thấy phiếu ân xá của Giáo hoàng có lợi bội phần, và chẳng bao lâu, nó được sử dụng cùng khắp. Họ cấp phiếu ân xá để xui giục người ta dự cuộc viễn chinh của Thập-tự-quân, dự cuộc chiến tranh chống kẻ theo tà giáo, hoặc chống một vua nào mà Giáo hoàng muốn trừng phạt; cũng cấp cho các chánh thẩm Tôn giáo Pháp đình, hoặc kẻ vác củi để thiêu một người theo tà giáo, hoặc kẻ hành hương tại La-mã, hoặc kẻ đã dự vào một công cuộc công, tư của Giáo hoàng; hoặc cũng ĐEM BÁN LẤY TIỀN.
Năm 1476, Giáo hoàng Sixte VI là người thứ nhứt áp dụng phiếu ân xá cho những linh hồn đã ở nơi luyện tội. Các phiếu ân xá đã được bao thầu và đem bán lẻ. Như vậy, "bán đặc quyền phạm tội" trở thành một nguồn lợi tức chánh yếu của Giáo hoàng. Năm 1517, Jean Tetzel trải qua nước Đức, bán những chứng chỉ có Giáo hoàng ký tên, hiến sự tha thứ hết tội lỗi cho kẻ mua và bạn bè họ, không cần phải xưng tội, ăn năn, khổ hạnh, hoặc được thầy cả xá miễn cho. Hắn nói với dân chúng rằng: "Ngay khi đồng tiền của các ngươi kêu keng trong thùng nầy, thì linh hồn của bạn hữu các ngươi được từ nơi luyện tội thẳng tới Thiên đàng." Luther lấy thế làm kinh tởm.
95 luận đề. -- Ngày 31-10-1517, tại cửa nhà thờ Wittenberg, Luther niêm yết 95 luận đề, hầu hết liên quan đến phiếu ân xá, nhưng cốt là đả kích quyền hành của Giáo hoàng. Đó chỉ là lời rao rằng ông sẵn lòng tranh luận các vấn đề ấy tại trường Đại học. Nhưng khắp nước Đức, người ta hăm hở tìm kiếm bản in các luận đề ấy. Nó tự chứng tỏ là "cái tàn lửa làm cho cả Âu-châu bùng cháy." Truyền đơn nầy theo sau truyền đơn kia, bằng tiếng La-tinh cho bậc trí thức, và bằng tiếng Đức cho thường dân. Khoảng năm 1520, Luther đã trở nên người được dân chúng hoan nghinh nhứt nước Đức.
Luther bị dứt phép thông công. -- Năm 1520, Giáo hoàng ra sắc lịnh dứt phép thông công Luther, và tuyên bố rằng nếu trong vòng 60 ngày, ông không chịu rút lời, thì sẽ phải chịu "sự hình phạt dành cho kẻ theo tà giáo" (tức là tử hình). Khi Luther nhận được sắc lịnh ấy, ông đã công khai đốt nó đi (10-12-1520). Ông Nichols nói rằng: "Ngày ấy, một thời đại mới trong lịch sử đã mở đầu."
Nghị nội Worms (1521). Luther bị Charles V, hoàng đế của đế quốc La-mã thánh (đương thời ấy gồm Đức, Tây-ban-nha, Hòa-lan và Áo), đòi phải ứng hầu trước nghị hội Worms. Trước mặt các người quyền cao chức trọng của đế quốc và Giáo hội họp lại, ông được lịnh phải rút lời. Ông đáp rằng mình không thể rút lời chi hết, trừ ra đối với những cái gì Kinh Thánh hoặc lý trí chứng rõ là sai. Ông nói: "Tôi đứng đây; tôi không thể làm chi khác; nguyện Đức Chúa Trời giúp đỡ tôi!" Ông bị lên án; nhưng rất nhiều vị vương hầu Đức là bạn hữu ông, nên sắc lịnh lên án ông không thể thi hành. Một người bạn giấu ông đi chừng một năm; rồi ông trở về Wittenberg để tiếp tục công việc giảng thuyết và viết sách. Ngoài nhiều việc khác, ông còn dịch Kinh Thánh ra tiếng Đức; bản dịch nầy đã "thiêng liêng hóa nước Đức và tạo nên tiếng Đức."
Giáo hoàng khai chiến với tín đồ Tin Lành nước Đức. Nước Đức gồm rất nhiều tiểu quốc, mỗi tiểu quốc do một vị vương hầu cai trị. Nhiều vị vương hầu ấy và cả nước họ đã theo chánh nghĩa của Luther. Khỏang năm 1540, cả miền Bắc nước Đức đã theo giáo phái Luthérien. Họ được lịnh trở lại "ràn chiên" La-mã. Nhưng họ lập khối liên minh Smalcald để tự vệ. Giáo hoàng Paul III bèn thúc giục hoàng đế Charles V tiến đánh họ, và cũng hiến cho hoàng đế một đạo quân. Giáo hoàng tuyên bố cuộc chiến tranh nầy là một cuộc viễn chinh của Thập-tự-quân (croisade ), và hứa ban phiếu ân xá cho mọi người dự vào đó. Chiến tranh kép dài từ 1546 đến 1555, và kết liễu bằng hòa ước Augsbourg, do đó giáo phái Luthérien được thừa nhận là hợp pháp. Giáo hoàng gây cuộc chiến tranh nầy với mục đích đánh cho giáo phái Luthérien phải đầu phục mình. Ông là người xâm lược, còn giáo phái Luthérien tự vệ.
Danh hiệu "Protestant. " Nghị hội Spire (năm 1529), tại đó người Công giáo La-mã chiếm đa số, qui định rằng người Công giáo được phép giảng dạy đạo của họ ở các tiểu quốc thuộc Đức theo giáo phái Luthérien, nhưng cấm giáo phái Luthérien giảng dạy ở các tiểu quốc thuộc Đức theo Công giáo. Các vương hầu theo giáo phái Luthérien chánh thức phản đối quyết nghị ấy, và từ đó được gọi là "Protestant " (Kẻ phản đối). Danh hiệu nầy nguyên thủy áp dụng cho giáo phái Luthérien, nhưng nay quen áp dụng cho những người phản đối sự tiếm vị của Giáo hoàng,-- tức là gồm hết thảy đoàn thể tín đồ Tin Lành.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (16)
Cuộc Cải Chánh (2)
Tại Thụy-sĩ, đất lịch sử của tự do, cuộc Cải chánh đã do Zwingli nhóm lên và Calvin tiếp tục. Năm 1549, các môn đệ của họp lại thành "Hội Thánh Cải chánh." Các cuộc Cải chánh của họ táo bạo hơn của Luther.
Zwingli (1484-1531). Ông sanh trưởng ở thành Zurich; khoảng năm 1516, ông sanh lòng tin quyết rằng Kinh Thánh là phương pháp tẩy uế Giáo hội. Năm 1525, thành Zurich chánh thức tiếp nhận sự giảng dạy của ông, và lần lần bãi bỏ phiếu ân xá, lễ Mi-sa, sự độc thân của hàng giáo phẩm, ảnh tượng và dùng Kinh Thánh làm điển cứ duy nhứt.
Jean Calvin (1509-1564), người Pháp, năm 1533, nhìn nhận sự giảng dạy của phái Cải chánh. Năm 1534, ông bị đuổi khỏi đất Pháp, và năm 1536, tới Genève. Tại đó, trường Đại học của ông trở thành trung tâm trọng yếu của đạo Tin Lành, hấp dẫn các học giả từ nhiều nước đến. Ông được xưng là "nhà thần học trứ danh hơn hết trong đạo Đấng Christ." Renan gọi ông là "người giống Đấng Christ hơn hết trong cả thế hệ mình." Hơn mọi người khác, ông đã hướng dẫn tư tưởng của giới Tin Lành.
Tại Hòa-lan, cuộc Cải chánh sớm được tiếp nhận, trước là giáo lý Luther, sau là giáo lý Calvin. Giáo phái Anabaptiste cũng đã đông đúc. Giữa khoảng 1513 và 1531, đã ấn hành 25 bản dịch Kinh Thánh ra tiếng Hòa-lan, Flamand và Pháp. Hòa-lan là một phần lãnh thổ của Charles V. Năm 1522, vua nầy thiết lập Tôn giáo Pháp đình, và truyền lịnh đốt hết tác phẩm của giáo phái Luthérien. Năm 1525, ông cấm các cuộc hội họp tôn giáo tại đó có đọc Kinh Thánh. Năm 1546, ông cấm in hoặc tàng trữ Kinh Thánh, hoặc bản Vulgate, hoặc bản phiên dịch cũng vậy. Năm 1535, ông ra sắc lịnh "xử thiêu" những người thuộc giáo phái Anabaptiste. Philippe II (1566-1598), người kế vị Charles V, lại công bố các sắc lịnh của cha mình, và với sự trợ giúp của dòng Jésuite, đã tiếp tục bắt bớ hung hăng hơn nữa. Bởi một bản án của Tôn giáo Pháp đình, toàn dân đã bị kết tử hình; dưới đời Charles V và Philippe II, hơn 100 ngàn người đã bị tàn sát cách hung bạo không sao tưởng tượng được. Có kẻ bị xiềng xích vào cây trụ gần đống lửa, và lần lần bị quay chết; có kẻ bị bỏ vào ngục tối, bị đánh đòn, bị tra khảo kinh khủng, rồi mới thiêu chết. Phụ nữ bị chôn sống, bị nhận vào quan tài nhỏ quá, bị kẻ hành quyết giày đạp dưới chơn. Những kẻ toan trốn đi nước khác thì bị quân lính chận bắt và tàn sát. Sau nhiều năm không kháng cự và chịu sự hung tàn không tưởng tượng được, các tín đồ Tin Lành ở Hòa-lan bèn liên hiệp dưới sự lãnh đạo của Guillaume d'Orange, và năm 1572, mở cuộc khởi nghĩa lớn lao. Sau bao nhiêu gian khổ khôn tả xiết, năm 1609, họ dành được độc lập. Hòa-lan ở phía Bắc, theo Tin Lành; còn nước Bỉ ở phía Nam, cứ theo Công giáo. Hòa-lan là nước đầu tiên mở trường công do thuế của dân đài thọ, và hợp thức hóa những nguyên tắc khoan dung tôn giáo cùng tự do báo chí.
Ở miền Scandinavie, giáo lý Luther sớm được truyền bá và trở thành quốc giáo tại Đan-mạch (1536). Thụy-điển (1539), Na-uy (1540) 100 năm sau, Gustave Adolphe, vua Thụy-điển (1611-1632), gây được thành tích lẫy lừng vì đã đánh bại Giáo hoàng khi ông nầy cố sức đè bẹp nước Đức theo đạo Tin Lành.
Ở Pháp, năm 1520, giáo lý của Luther truyền bá tới, và chẳng bao lâu, giáo lý của Calvin cũng lan vào. Khoảng năm 1559, có chừng 400.000 tín đồ Tin Lành, mang danh hiệu là "Huguenots. " Sự tin kính sốt sắng và đời sống trong sạch của họ khác hẳn với đời sống thấp kém của hàng giáo phẩm La-mã. Năm 1557, Giáo hoàng Pie III thúc giục phải tận diệt họ. Vua ra sắc chỉ tàn sát họ, và truyền lịnh cho hết thảy thần dân trung kiên phải giúp tay tróc nã họ. Dòng Jésuite đi khắp nước Pháp, thuyết phục tín đồ Công giáo hãy cầm khí giới để tiêu diệt họ. Bị các cán bộ của Giáo hoàng săn bắt như vậy, y như thời Dioclétien, họ bèn nhóm họp bí mật, thường là trong hầm, lúc nửa đêm.
Cuộc tàn sát Saint-Barthélemy. -- Hoàng thái hậu Catherine de Médicis là một tín đồ Công giáo sốt sắng và là công cụ đầy thiện chí của Giáo hoàng. Bà ra lịnh, và đêm 24-8-1572, 70 ngàn tín đồ Tin Lành (Huguenots ), kể cả phần lớn thủ lãnh của họ, đã bị tàn sát. Tại La-mã, người ta hết vui sướng. Giáo hoàng cùng ban Hồng y Giáo chủ của ông đi kiệu rất long trọng tới nhà thờ San Marco, và truyền lịnh hát bài "Te Deum " (Thánh ca tạ ơn) để cảm tạ Đức Chúa Trời. Giáo hoàng cho đúc một huy chương để kỷ niệm cuộc tàn sát nầy, và cử một Hồng y Giáo chủ qua Ba-lê để chuyển lời chúc mừng của Giáo hoàng và các Hồng y Giáo chủ tới vua và hoàng thái hậu. Ông Thomas Carlyle nói rằng: "Thiếu điều cả nước Pháp thật đã theo đạo Tin Lành; nhưng nước Pháp đã tàn sát đạo Tin Lành(1) trong đêm Saint-Barthélemy, năm 1572. Vậy nên năm 1792, tại Pháp lại có một cuộc phản đối (Trong tiếng Anh, hai chữ nầy gần giống nhau (Protestantism, protest )) khác" (chỉ về sự tuyên bố Cộng hòa Pháp).
Các cuộc chiến tranh Huguenot. -- Sau cuộc tàn sát Saint-Barthélemy, người Huguenots hiệp nhau lại và võ trang để kháng cự. Rốt lại, năm 1598, do sắc chỉ Nantes, họ được quyền tự do tín ngưỡng và thờ phượng. Nhưng giữa khoảng 1572 và 1598, 200.000 người Huguenots đã tuận đạo. Giáo hoàng Clément VIII gọi sắc chỉ Nantes khoan dung tôn giáo là "một vật đáng rủa sả;" và sau bao nhiêu năm công tác bí mật của dòng Jésuite, sắc chỉ nầy bị bãi bỏ, năm 1685; 500.000 người Huguenots bèn trốn qua các nước theo đạo Tin Lành.
Cuộc cách mạng Pháp xảy ra 100 năm sau (1789), là một cuộc đảo lộn kinh khủng nhứt trong lịch sử. Trong lúc điên cuồng căm giận những sự tàn ác của giai cấp cầm quyền (trong đó có giới phẩm chức Giáo hội chiếm hữu một phần ba đất đai, vừa giàu có, biếng nhác, hủ hoại, vừa nhẫn tâm đối với kẻ nghèo), nhân dân bèn dấy lên, gây cảnh khủng khiếp và đổ máu, bãi bỏ chánh phủ, đóng cửa nhà thờ, tịch thâu tài sản của Giáo hội, tiêu trừ đạo Đấng Christ và Chúa nhựt, tôn nữ thần Lý trí lên ngôi (thể hiện bằng một người đàn bà phóng đãng). Nã-phá-luân khôi phục Giáo hội, nhưng không khôi phục tài sản của nó. Năm 1802, ông ban bố sự khoan dung tôn giáo cho mọi người; và ông hầu đã kết liễu quyền hành chánh trị của Giáo hoàng ở khắp mọi nước.
Tại xứ Bohême, khoảng năm 1600, trong số 4 triệu dân, 80 phần 100 theo đạo Tin Lành. Khi triều đại Habsbourg và dòng Jésuite làm xong công việc của họ, thì chỉ còn lại 800 ngàn người, và hết thảy là Công giáo.
Ở Áo và Hung, quá nửa dân chúng theo đạo Tin Lành, nhưng do tay triều đại Habsbourg và dòng Jésuite, họ đã bị tàn sát.
Ở Ba-lan, khoảng cuối thế kỷ thứ 16, dường như Công giáo sắp bị quét sạch trơn trọi, song tại đây, dòng Jésuite cũng dùng sự bắt bớ mà giết chết cuộc Cải chánh.
Ở Ý, chính quê hương của Giáo hoàng, cuộc Cải chánh chiếm được địa vị vững vàng; nhưng Tôn giáo Pháp đình hoạt động không ngớt, nên đạo Tin Lành hầu như chẳng còn một vết tích gì.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (17)
Cuộc Cải Chánh (3)
Tại Tây-ban-nha, cuộc Cải chánh không bao giờ tấn bộ được, vì Tôn giáo Pháp đình đã có ở đó. Một bàn tay tàn nhẫn đã đè bẹp mọi sự cố gắng giành quyền tự do hoặc tư tưởng độc lập. Torquemada (1420-1498), một tu sĩ dòng Dominicain, đứng đầu bọn thẩm phán Tôn giáo Pháp đình, trong 18 năm, đã thiêu chết 10.200 người và bỏ tù chung thân 97.000 người. Các nạn nhân thường bị thiêu sống ở công trường; đó là cơ hội cho giới tôn giáo ăn mừng. Từ 1481 đến 1808, có rất ít là 100.000 người bị giết và 1 triệu rưỡi người bị lưu đày. "Trong thế kỷ thứ 16 và 17, Tôn giáo Pháp đình dập tắt sự sanh hoạt văn chương ở Tây-ban-nha, và hầu như loại nước ấy ra khỏi nền văn minh Âu-châu." Khi cuộc Cải chánh nhóm lên, thì Tây-ban-nha là nước hùng mạnh nhứt thế giới. Địa vị lu mờ hiện tại của Tây-ban-nha ở giữa các dân chứng tỏ chế độ Giáo hoàng có thể làm gì cho một nước.
Hải quân Tây-ban-nha (1588) gọi là "Armada. " Một đặc điểm của chiến lược dòng Jésuite là tìm cách lật đổ các nước theo đạo Tin Lành. Giáo hoàng Grégoire XIII "chẳng từ chút gì để thúc đẩy Philippe II, hoàng đế Tây-ban-nha, khai chiến với nước Anh theo đạo Tin Lành." Sixte V lên ngôi Giáo hoàng lúc kế hoạch nầy gần thực hiện, và ông gọi nó là một cuộc viễn chinh của Thập-tự-quân (croisade ), nghĩa là ông tặng phiếu ân xá cho những kẻ dự chiến. Lúc đó, Tây-ban-nha có hải quân hùng mạnh nhứt từng ở trên mặt biển; nhưng "Armada " kiêu hãnh đã bị thảm bại ở eo biển Manche. "Cuộc đắc thắng của nước Anh là chỗ rẽ cuối cùng trong cuộc đấu kiếm vĩ đại giữa đạo Tin Lành và đạo La-mã; nó chẳng những giữ vững nước Anh và xứ Tô-cách-lan cho chánh nghĩa Tin Lành, song cũng giữ Hòa-lan, miền Bắc nước Đức, Đan-mạch, Thụy-điển, Na-uy nữa."
Ở nước Anh, cuộc khởi nghĩa đi trước, cuộc Cải chánh theo sau. Từ thời Guillaume le Conquérant (1066), đã có nhiều lần người Anh phản đối việc Giáo hoàng kiểm soát nước Anh. Henri VIII (1509-1547) tin như các vị tiền bối của mình rằng Hội Thánh Anh quốc phải độc lập đối với Giáo hoàng, và vua phải là đầu (thủ lãnh) của Hội Thánh ấy. Vụ ly dị của ông vua nầy không phải là nguyên nhân, mà là cơ hội để ông ly khai với Giáo hội La-mã. Henri không phải là bậc thánh, nhưng Giáo hoàng đồng thời với ông, là Paul III, cũng chẳng phải là bậc thánh, vì ông có rất nhiều con không chánh thức. Năm 1534, Hội Thánh Anh quốc dứt khoát chối bỏ quyền hành của Giáo hoàng, và tự tạo một đời sanh hoạt độc lập dưới sự lãnh đạo tinh thần của Tổng giám mục ở Canterbury, còn Henri VIII nhận tước vị là "Thủ lãnh Tối cao" để điều khiển các việc đời nầy và các mối liên lạc chánh trị của nước Anh. Thomas Cranmer là Tổng giám mục ở Canterbury, và cuộc Cải chánh bắt đầu dưới đời ông nầy. Các tu viện bị hủy bỏ, viện cớ nó hủ hoại. Kinh Thánh tiếng Anh được đặt ở các nhà thờ, và có quyển Cầu nguyện để dùng trong các cuộc thờ phượng bằng tiếng Anh; các chi hội cổi bỏ nhiều tục lệ của La-mã giáo. Dưới đời trị vì kế tiếp của Edouard VI (1547-1553), cuộc Cải chánh tấn bộ rất nhiều. Nhưng Nữ hoàng Mary khát máu (1553-1558) quyết cố gắng khôi phục La-mã giáo, và dưới đời trị vì của bà, nhiều tín đồ Tin Lành đã tuận đạo, trong số ấy có Latimer, Ridley và Cranmer. Dưới đời trị vì của Nữ hoàng Elizabeth (1558-1603), dân chúng lại được quyền tự do, và Hội Thánh Anh quốc được tái lập dưới hình thức còn đến ngày nay. Từ Hội Thánh Anh quốc đã phát xuất các giáo phái Puritain (Thanh giáo) và Méthodiste (Giám lý).
Ở xứ Tô-cách-lan vẫn còn ảnh hưởng của Wicliff. Khoảng 1528, giáo lý của Luther truyền bá tới đây, và giáo lý của Calvin theo sau. Truyện tích Cải chánh ở Tô-cách-lan chính là truyện tích John Knox.
John Knox (1515-1572) là một Linh mục Tô-cách-lan; khoảng năm 1540, ông bắt đầu dạy những tưởng Cải chánh. Năm 1547, ông bị quân đội Pháp bắt giải qua Pháp, tại đây ông làm tôi mọi trên một chiến thuyền suốt 19 tháng. Do ảnh hưởng của chánh phủ Anh, ông được thả ra, và năm 1549, ông trở về nước Anh, tiếp tục giảng dạy. Khi Nữ hoàng Mary khát máu lên ngôi năm 1553, ông đi qua Genève, tại đây ông hoàn toàn tiếp nhận giáo lý của Calvin. Năm 1559, Nghị viện của các vương hầu Tô-cách-lan triệu ông về xứ để làm thủ lãnh phong trào cải cách quốc gia. Tình hình chính trị khiến cuộc cải cách Hội Thánh và nền độc lập quốc gia trở thành MỘT phong trào. Mary, nữ hoàng Tô-cách-lan, đã lấy Francois II, vua Pháp, là con trai của Catherine de Médicis (nổi danh vì cuộc tàn sát Saint Barthélemy ). Như vậy, Tô-cách-lan và Pháp là thông gia, và ngôi vua của họ liên kết với nhau vì cuộc hôn nhân. Chánh quyền nước Pháp có ý tiêu diệt đạo Tin Lành. Philippe II, vua Tây-ban-nha, và nhiều người Công giáo khác toan mưu sát nữ hoàng Elizabeth để đặt Mary, nữ hoàng Tô-cách-lan, lên ngôi nước Anh. Giáo hoàng Pie V ủng hộ mưu chước ấy bằng cách ra sắc lịnh dứt phép thông công Elizabeth và giải phóng thần dân của bà khỏi phục tòng bà nữa (theo giáo lý của dòng Jésuite, thì đó có nghĩa là kẻ giết bà sẽ có một hành động hầu việc Đức Chúa Trời). Như vậy, đang khi Hội Thánh Tô-cách-lan ở dưới sự kiểm soát của Pháp, thì không thể nào cải chánh được. John Knox tin rằng tương lai của đạo Tin Lành tùy thuộc một cuộc liên minh giữa nước Anh theo đạo Tin Lành và xứ Tô-cách-lan theo đạo Tin Lành. Ông tự tỏ ra là một bậc lãnh tụ kỳ diệu. Hội Thánh Cải chánh thành lập năm 1560; và với sự giúp đỡ của nước Anh, khoảng năm 1567, quân Pháp đã bị đánh đuổi; La-mã giáo đã bị quét sạch trơn trọi hơn là ở bất cứ nước nào khác. John Knox đã dự phần lớn tạo nên xứ Tô-cách-lan, tới ngày nay vẫn còn y nguyên vậy.
Cuộc Phản cải chánh. -- Trong 50 năm, cuộc Cải chánh đã nắm chặt Âu-châu, gồm phần lớn nước Đức, Thụy-sĩ, Hòa-lan, Thụy-điển, Na-uy, Anh, Tô-cách-lan, xứ Bohême, Áo, Hung, Ba-lan, và tiến mạnh tới Pháp. Đó là một đòn kinh khủng cho Giáo hội La-mã, và đến phiên Giáo hội nầy tổ chức cuộc Phản cải chánh. Nhờ Giáo hội nghị Trente (họp 18 năm, từ 1545 đến 1563), dòng Jésuite và Tôn giáo Pháp đình, một số điều quá lạm tinh thần của chế độ Giáo hoàng đã bị bãi bỏ. Khoảng cuối thế kỷ nầy, La-mã đã được tổ chức để tấn công đạo Tin Lành; dưới sự lãnh đạo xuất sắc và tàn ác của dòng Jésuite, La-mã chiếm lại được nhiều đất đai đã mất, tức là miền nam nước Đức, xứ Bohême, Áo, Hung, Ba-lan, Bỉ, và đè bẹp cuộc Cải chánh ở pháp. Trong vòng 100 năm, khoảng 1689, cuộc Phản cải chánh đã tung ra hết lực lượng. Các vua chúa nòng cốt đã đánh trận cho Giáo hoàng là: Charles V (1519-1556), vua Tây-ban-nha, đánh tín đồ Tin Lành ở Đức; Philippe II (1556-1598), vua Tây-ban-nha, chống Hòa-lan và Anh; Ferdinand II (1619-1637), vua Áo, đánh người xứ Bohême (ba ông nầy là hoàng đế của đế quốc La-mã thánh); Cathérine de Médicis, mẹ của ba vua nước Pháp, là Francois II (1559-1560), Charles IX (1560-1574), và Henri III (1574-1589), đã đánh trận để tuyệt diệt người Huguenots.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (18)
Cuộc Cải Chánh (4)
Các cuộc chiến tranh tôn giáo. -- Theo sau phong trào Cải chánh có 100 năm chiến tranh tôn giáo: 1) Chiến tranh chống tín đồ Tin Lành ở Đức (1546-1555); 2) Chiến tranh chống tín đồ Tin Lành ở Hòa-lan;(1566-1609); 3) Chiến tranh chống người Huguenots ở Pháp (1572-1598); 4) Vua Philippe mưu chống nước Anh (1588); 5) Chiến tranh 30 năm (1618-1648). Trong những cuộc chiến tranh nầy cũng có xen vào sự cạnh tranh chánh trị và quốc gia, luôn với những vấn đề tài sản, vì Giáo hội ở nhiều nước chiếm từ 1 phần 5 đến 1 phần 3 tất cả đất đai. Nhưng cuộc chiến tranh nào cũng GÂY RA bởi các vua Công giáo, do Giáo hoàng và dòng Jésuite thúc đẩy, cốt để đè bẹp đạo Tin Lành. Họ là kẻ xâm lăng, còn tín đồ Tin Lành chỉ tự vệ. Sau nhiều năm chịu bắt bớ, tín đồ Tin Lành ở Hòa-lan, Đức và Pháp mới trở thành đảng chánh trị.
Cuộc chiến tranh 30 năm (1618-1648). Khoảng năm 1580, tại xứ Bohême và Hung, tín đồ Tin Lành chiếm đa số và gồm hầu hết các vị vương hầu có đất đai. Hoàng đế Ferdinand II, thuộc triều đại Hasbourg, đã do dòng Jésuite giáo dục; và nhờ họ giúp đỡ, ông đã mưu toan tiêu diệt đạo Tin Lành. Tín đồ Tin Lành bèn hiệp lại để kháng cự. Phần đầu cuộc chiến tranh (1618-1629), thì Công giáo thắng; họ trục xuất được đạo Tin Lành khỏi hết thảy quốc gia theo Công giáo. Đoạn, họ quyết định đem các tiểu quốc Tin Lành ở Đức trở lại Công giáo. Gustave-Adolphe, vua Thụy-điển, nhận thấy rằng nếu nước Đức theo Tin Lành sụp đổ, thì Thụy-điển cũng sụp đổ và có lẽ đạo Tin Lành không còn nữa. Ông bèn xông vào vòng chiến, và quân đội ông đã thắng (1630-1632). Ông đã cứu được chánh nghĩa Tin Lành. Phần cuối cuộc chiến tranh nầy (1632-1648) đại để là cuộc vật lộn giữa Pháp và triều đại Habsbourg, và kết quả là Pháp trở thành cường quốc bá chủ Âu-châu. Cuộc chiến tranh 30 năm khởi đầu là một cuộc chiến tranh tôn giáo, và kết liễu là một cuộc chiến tranh chánh trị. Kết cuộc từ 10 đến 20 triệu người đã bỏ mạng. Ferdinand II do người Jésuite giáo dục đã gây cuộc chiến tranh nầy với mục đích đè bẹp đạo Tin Lành. Nó kết liễu bằng hòa ước Wetphalie, năm 1648, ấn định giới hạn giữa các quốc gia Công giáo và các quốc gia Tin Lành.
Các cơn bắt bớ của Giáo hoàng. -- Số người tuận đạo trong các cơn bắt bớ của Giáo hoàng còn đông bội phần hơn số người tuận đạo trong Hội Thánh đầu tiên, dưới tay đế quốc La-mã. Hàng trăm ngàn người thuộc phái Albigeois, Vaudois và tín đồ Tin Lành ở Đức, Hòa-lan, xứ Bohême và nhiều nước khác đã bỏ mình. Quả thật, "Kẻ tà dâm... say huyết các thánh đồ" (KhKh 17:5, 6). Trong vấn đề nầy, người ta thường bào chữa cho các Giáo hoàng rằng đó là "tinh thần của thời đại" và "người Tin Lành cũng bắt bớ." "Về "tinh thần của thời đại," thì thời đại của ai đó? và ai đã tạo nên thời đại như vậy? Của các Giáo hoàng, và các Giáo hoàng đã tạo nên nó như vậy. Ấy là thế giới của họ. Trải qua 1000 năm, họ đã huấn luyện thế giới để phục tòng họ. Nếu các Giáo hoàng không giựt Kinh Thánh khỏi dân chúng, thì dân chúng hẳn đã biết nhiều hơn, và "tinh thần của thời đại" sẽ Chẳng như vậy. Đó Chẳng Phải là tinh thần của Đấng Christ, và "những người đại diện Đấng Christ" đáng phải biết rõ hơn. Sự bắt bớ là tinh thần của Ma Quỉ, mặc dầu họ đã nhơn Danh Đấng Christ mà bắt bớ.
Những cơn bắt bớ do tín đồ Tin Lành. -- Calvin đã bằng lòng xử tử Servet. Tại Hòa-lan, giáo phái Calviniste đã xử tử một người xứ c-mê-ni. Tại Đức, giáo phái Luthérien đã xử tử một ít người Anabaptiste. Tại nước Anh, vua Edouard VI, theo đạo Tin Lành, trong vòng 6 năm, đã thiêu chết 2 người Công giáo (trong 5 năm sau đó, nữ hoàng Mary, theo Công giáo, thiêu chết 282 tín đồ Tin Lành). Trong vòng 45 năm, nữ hoàng Elizabeth đã xử tử 187 người Công giáo, phần đông vì tội phản loạn, chớ không vì theo tà giáo. Năm 1659, tại tiểu bang Massachusetts (Mỹ), 3 người thuộc giáo phái Quaker đã bị giáo phái Thanh giáo (Puritain ) treo cổ chết. Năm 1692, 20 người Quakers bị xử tử vì làm tà thuật. Tổng cộng, chỉ có vài trăm, hoặc nhiều lắm là 1, 2 ngàn người tuận đạo vì tay tín đồ Tin Lành; nhưng Công giáo đã giết hàng bao nhiêu triệu tín đồ Tin Lành, kể không xiết. Dầu cuộc Cải chánh là một cuộc tranh đấu vĩ đại để giành quyền tự do tín ngưỡng, nhưng các nhà Cải chánh đã chậm ban cho kẻ khác cái mà chính mình họ tìm kiếm. Tuy nhiên, nguyên tắc căn bản của phong trào họ là chống sự bắt bớ để giành quyền tự do tín ngưỡng. Luther nói rằng: "Chúng ta hãy Lý Luận để giải quyết tình trạng nầy." Giáo hoàng đáp lại: "Hãy Đầu Phục, bằng không, sẽ bị thiêu chết." Mặc dầu đây, đó, chính các nhà Cải chánh tỏ ra dấu tích không khoan dung tôn giáo của Giáo hội La-mã, nhưng họ dạy rằng đạo Đấng Christ phải được truyền bá hoàn toàn và tuyệt đối bởi những phương pháp trí thức, đạo đức và thiêng liêng. Còn tư tưởng của Giáo hội La-mã thời ấy là: Dùng võ lực, khí giới của đời nầy và Chiến Tranh để làm cho người ta trở lại đạo. Trong các nước theo đạo Tin Lành, sự bắt bớ đã chấm dứt khoảng năm 1700.
Giáo dục quần chúng. -- Trong sự nghiệp của Luther có một đặc điểm, là ông nhấn mạnh vào nền giáo dục quần chúng. Giáo hội La-mã đã cai trị thế giới 1000 năm, nhưng đa số quần chúng không biết đọc, biết viết. Trong các xứ theo Công giáo, sự dốt nát của quần chúng vẫn còn ở mực độ cao,-- ấy là so sánh các nước theo đạo Tin Lành. Mục biểu dưới đây ghi rõ bao nhiêu phần trăm dân số một nước còn Thất Học.
Argentine (1895) 54 Hòa-lan (1900) 4
Úc-đại-lợi (1921) 1, 5 Hung (1910) 33
Áo (1910) 19 Ấn-độ (1921) 93
Bỉ (1910) 13 Ái-nhĩ-lan (1911) 17
Ba-tây (1890) 85 Ý (1911) 38
Bảo (1905) 66 Mễ-tây-cơ (1910) 70
Gia-nã-đại (1921) 6 Phi-luật-tân (1903) 56
Trung-hoa 80 Bồ-đào-nha (1911) 69
Chili (1907) 50 Lỗ-mã-ni (1909) 61
Ai-cập (1917 92 Nga (1897) 69
Anh (1910) 6 Tô-cách-lan (1900) 4
Pháp (1906) 14 Tây-ban-nha (1920) 46
Đức (1900) 0.1 Thụy-sĩ (1900) 0.3
Hi-lạp (1907) 57 Mỹ (1920) 6
Dầu trong mấy năm gần đây, hầu hết các nước đã cưỡng bách giáo dục và nạn mù chữ lần lần biến mất, nhưng mục biểu trên đây tỏ ra trí tuệ quần chúng đã được mở mang dưới chế độ nào.
Hai nền văn minh. -- trải qua 300 năm , ở Tây phương có hai nền văn minh rất rõ rệt, một là: nền văn minh Tin Lành, chủ trương mở Kinh Thánh cho mọi người đọc, bình dân giáo dục, thiết lập các cơ cấu dân chủ, cải cách xã hội, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận; nền văn minh nầy chiếm ưu thế ở Đức, Thụy-điển, Na-uy, Đan-mạch, Anh, Tô-cách-lan, Mỹ, Gia-nã-đại. Hai là: Nền văn minh Công Giáo La Mã, nhìn nhận các sự kiện trên đây, nhưng không quyết định thực hiện; nền văn minh nầy chiếm ưu thế ở Ý, Tây-ban-nha, Mễ-tây-cơ, Nam-mỹ-châu. Hai Nền Văn Minh Tự Nói Lên Giá Trị Của Nó.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (19)
Hội Thánh Tin Lành
Sự phân chia của Hội Thánh Tin Lành. Phong trào Tin Lành là sự cố gắng của một phần Hội Thánh Tây phương để tự giải phóng khỏi quyền hành của La-mã và để giành cho mọi người cái quyền thờ phượng Đức Chúa Trời tùy theo lương tâm mình chỉ bảo. Lúc khởi đầu, chắc không tránh khỏi, cuộc tranh đấu giành tự do chia làm nhiều nhánh khác nhau, nhấn mạnh vào những điểm khác nhau, và vương theo một vài điểm sai lầm của La-mã. Ngày nay, phong trào gần được 400 năm, và đã phát triển rất nhiều cùng cải tiến hiển nhiên. Có một tinh thần hợp nhất ngày càng gia tăng, và người ta hiểu đạo Đấng Christ rõ ràng hơn. Mặc dầu có mọi sự phân chia đó, đạo Tin Lành vẫn tốt hơn đạo của Giáo hoàng một ngàn lần. Dầu còn rất xa bậc trọn lành, dầu có những "dòng nước ngược" và nhược điểm, song không còn nghi ngờ chi nữa, Hội Thánh Tin Lành thể hiện đạo Đấng Christ thuần túy hơn hết trong thế giới ngày nay; chắc hẳn đó là hình thức thuần túy hơn hết mà Hội Thánh từng biết từ thế kỷ thứ tư đến bây giờ. Về toàn thể, trên thế giới không có đoàn người nào cao thượng hơn các Mục sư Tin Lành.
Các Hội Thánh bổn quốc. -- Bất cứ nơi nào đạo Tin Lành đắc thắng, thì một Hội Thánh bổn quốc dấy lên: Hội Thánh Luthérienne ở Đức, Hội Thánh Episcopale ở Anh, Hội Thánh Trưởng lão (Presbytérienne ) ở Tô-cách-lan, v.v... Cuộc thờ phượng cử hành bằng tiếng bổn quốc, trái với lệ dùng tiếng La-tinh trong Giáo hội La-mã ở khắp mọi nơi. Bao giờ cũng vậy, hễ Hội Thánh ở nước nào giành được quyền tự do khỏi tay Giáo hoàng, thì liền bắt đầu tấn tới trong sự tự làm cho trong sạch.
Nước Mỹ, năm 1607, có tín đồ Thanh giáo Anh quốc đến định cư tại tiểu bang Virginia; năm 1615, có tín đồ cải chánh Hòa-lan đến định cư tại tiểu bang Nữu-ước; năm 1620, có tín đồ Thanh giáo đến định cư tại tiểu bang Massachusette; năm 1634, có tín đồ Công giáo Anh quốc đến định cư tại tiểu bang Baltimore, _ những người nầy chỉ được đặc hứa trạng (charte ) sau khi chịu cho mọi tôn giáo khác được tự do; năm 1639, có tín đồ Baptiste đến định cư tại tiểu bang Rhode Island, dưới sự lãnh đạo của vị tiền phong, là Roger Williams, và hứa khoan dung vô giới hạn tất cả tôn giáo khác; năm 1681, có tín đồ Quakers đến định cư tại Pennsylvania, vì sự tự do tín ngưỡng ở nước Mỹ đã hấp dẫn họ đến đó. Như vậy, nước Mỹ đã thành lập trên những nguyên tắc khoan dung tôn giáo cho mọi người, và Hội Thánh tuyệt đối phân rẽ với nhà nước. Ngày nay, những nguyên tắc nầy dầm thấm mọi chánh phủ trên thế giới, đến nỗi mấy năm gần đây, rất nhiều nước, kể cả các nước theo Công giáo, đã ra sắc lịnh phân chia Giáo hội với nhà nước (mặc dầu chính lúc nầy, dường như hai cơ quan ấy lại muốn liên hiệp). Đó là cuộc đắc thắng lớn lao, vì các Giáo hội trở thành thuần túy hơn một khi được đài thọ bằng số tiền dâng tình nguyện, chớ không phải bằng tiền thuế, và chân lý phát triển dưới các cơ quan tự do thì tốt đẹp hơn là dưới các hệ thống tín ngưỡng bắt buộc.
Tương lai của phong trào Tin Lành tùy thuộc thái độ của phong trào ấy đối với Kinh Thánh. "Cùng với hình thức truyền thống của đạo Đấng Christ, có truyền lại chính bản văn thánh của một nguồn trí thức thiên thượng, không hề bị hủy hoại, nhờ đó Hội Thánh có thể phân biệt đạo Đấng Christ nguyên thủy với mọi sự thêm vào sau; như vậy, Hội Thánh có thể tiến hành công việc tự giữ mình trong sạch cho tới khi hoàn tất."
Trường Chúa Nhật
Sáng lập năm 1780 bởi Robert Raikes, một nhà làm báo ở thành phố Gloucester, nước Anh, cốt để dạy đạo Đấng Christ cho những trẻ em nghèo khó, không được đi học. Sáng lập như một ngành truyền giáo của Hội Thánh, nó đã phát triển mạnh mẽ, và ngày nay trở thành một phần thường xuyên của cuộc sanh hoạt Hội Thánh. Nguyên thủy, hoc sanh trường Chúa nhật buộc phải nhóm họp thờ phượng Chúa sau khi học. Nhưng ngày nay, với một mực độ kinh khủng, trường Chúa nhật đã thay thế cuộc thờ phượng ở nhà thờ(1). Giá trị lớn lao của trường Chúa nhật là nó khuyến khích học Kinh Thánh, và phát triển sự lãnh đạo của những người không có phẩm chức Hội Thánh; với thời gian, sự lãnh đạo nầy sẽ cứu đạo Tin Lành khỏi những lạm dụng của giới phẩm chức chuyên chế, sự chuyên chế nầy đã làm cho Giáo hội La-mã bị tàn hại biết bao!
Các Hội Truyền Giáo Khắp Thế Giới Ngày Nay
Đó là phong trào quan trọng hơn hết trong lịch sử. Nó cung hiến một số truyện tích cảm động hơn hết trong cả nền văn chương, vang động vì đầy sanh lực, chí anh hùng và hữu ích. Các nhà Truyền đạo và các giáo sư trường Chúa nhật đều không chú ý đầy đủ đến đời sống của giáo sĩ. Mỗi chi hội đáng phải nghe đi nghe lại truyện tích của Livingstone, là bậc anh hùng vô song trên thế giới; của Carey, Morrison, Judson, Moffat, Martin, Paton và nhiều người khác, đã đem Tin Lành Đấng Christ đi các xứ xa, đã lập những cơ quan giảng đạo, giáo dục và bác ái theo nguyên lý Tin Lành, hiện đang biến cải thế giới. Khi lịch sử chấm dứt và có thể thấy phối cảnh tổng quát của cả truyện tích loài người, thì ta chắc sẽ nhận biết rằng Phong trào Truyền giáo khắp thế giới trong thế kỷ trước đây, với tất cả ảnh hưởng của nó trên các nước, thật là Chương Vẻ Vang Hơn Hết Của Lịch Sử Loài Người.
Giáo Hội Hi-Lạp, Hoặc Chánh Thống Đông Phương
Đạo Đấng Christ thiết lập trước nhứt ở đông bộ, hoặc vùng Hi-lạp, của đế quốc La-mã. Trải qua 200 năm, tiếng Hi-lạp là ngôn ngữ của đạo Đấng Christ.
Năm 330 S.C., hoàng đế Constantin dời thủ đô đế quốc La-mã qua Constantinople; từ đó trở đi, Constantinople cạnh tranh với La-mã.
Năm 395, đế quốc La-mã chia làm Đông đế quốc và Tây đế quốc. Constantinople là thủ đô của Đông đế quốc, và La-mã là thủ đô của Tây đế quốc.
Năm 632-638, ba trung tâm đạo Đấng Christ ở Đông phương, là các xứ Sy-ri, Pa-lét-tin và Ai-cập, bị Hồi giáo chiếm mất, chỉ còn Constantinople mà thôi.
Đến Giáo hội nghị toàn thế giới lần thứ 8 (năm 869), thì Giáo hội Hi-lạp và Giáo hội La-tinh ly khai nhau dứt khoát. Ấy là lần thứ nhứt mà Đông phương không chịu thừa nhận ưu thế của La-mã.
Thỉnh thoảng người ta đã thử tái hợp hai Giáo hội; song mọi sự cố gắng chỉ là vô ích, vì Đông phương không chịu nhìn nhận quyền hành của Giáo hoàng.
Giáo hội Hi-lạp ngày nay là Giáo hội vùng Đông nam Âu-châu và nước Nga, nó là một trong ba nhánh lớn của đạo Đấng Christ, gồm 150 triệu tín đồ, đối với 340 triệu tín đồ Công giáo và 210 triệu tín đồ Tin Lành, hoặc hơn 1 phần 5 tổng số tín đồ Đấng Christ trên thế giới.
Giáo hội Hi-lạp có nhiều thói tục giống như Giáo hội La-mã. Họ không bắt buộc các thầy cả phải ở độc thân. Giáo hội bị nhà nước kiểm soát, nên không có cuộc đấu tranh với các bậc cầm quyền hành chánh, như Giáo hoàng vẫn đấu tranh với các hoàng đế ở Tây phương.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (20)
Các Danh Nhân của Phong Trào Tin Lành và Chủ Trương của Họ
Wyclif, thế kỷ thứ 14, là "ngôi sao mai của cuộc Cải chánh." Ông dịch Kinh Thánh ra tiếng Anh, và mở đường cho cuộc Cải chánh tại Anh quốc.
Luther, Calvin, Knox, thế kỷ thứ 16, là các thủ lãnh của cuộc Cách mạng Tin Lành, đã giải phóng Tây âu khỏi ách tôi mọi của Giáo hoàng.
Thanh giáo phái (Puritanisme ), phần đầu thế kỷ thứ 17, dấy lên ở phần cuối đời trị vì của nữ hoàng Elizabeth. Nó phát sanh từ chỗ nhân dân chú ý đến Kinh Thánh. Đây là một phong trào Cải chánh ở giữa Hội Thánh Anh quốc, phản đối hình thức chủ nghĩa (formalisme ) của thời đại vốn chẳng có sự sống chi hết, và lấy cuộc sanh họat trong sạch, công bình làm mục đích. Vì bị các nhà cầm quyền trong Hội Thánh bắt bớ, họ bèn tự phân ra làm nhiều Hội Thánh độc lập, phần nhiều là Baptiste (Tẩy lễ giáo phái), Congregational (1) (Tự trị giáo phái), và Presbytérien (Trưởng lão giáo phái). Những người thuộc Thanh giáo phái nầy đã đến định cư tại tiểu bang New England (Mỹ) vì đang khi đi tìm tự do, họ được Tân thế giới hấp dẫn.
Roger Williams, thế kỷ thứ 17, Mục sư của Hội Thánh Episcopale, bị đuổi khỏi tiểu bang Massachusetts, năm 1636, bèn thành lập một khu định cư tại tiểu bang Rhode Island, và gia nhập giáo phái Baptiste. Thanh giáo phái đã rất sốt sắng đòi cho mình được quyền tự do tín ngưỡng. Nhưng Williams đòi quyền tự do tín ngưỡng Cho Cả Mọi Người. Ông hết sức mong muốn Hội Thánh Tuyệt Đối Phân Rẽ Với Nhà Nước. Giáo phái Baptiste đáng được tôn trọng tột bậc vì không ngừng nhấn mạnh vào điểm đó, và vì tới nay trên thế giới vẫn còn những lực lượng hùng hậu hoạt động để nếu có thể được, thì cướp luôn gia tài quí báu đó của chúng ta.
John Wesley, thế kỷ thứ 18, 100 năm sau khi Thanh giáo phái dấy lên; ông do Thanh giáo phái tạo nên, vì mẹ ông là người gốc Thanh giáo phái. Nhằm lúc Hội Thánh lại sa vào hình thức chủ nghĩa, không có sự sống chi hết, ông đã giảng lẽ đạo về sự làm chứng của Đức Thánh Linh và về đời sống thánh khiết. Ông vốn là Mục sự của Hội Thánh Anh quốc, song họ không để ông giảng giáo lý của mình trong các nhà thờ. Vậy, ông giảng ở đồng ruộng, trại thợ mỏ và góc đường. Ông tổ chức những hội sanh họat thánh khiết, và suốt đời chăm nom những hội ấy. Cũng như phong trào Thanh giáo của thế kỷ trước, ông đã thay đổi cả bộ mặt đạo đức của nước Anh. Ai nấy nhìn nhận rằng phong trào của ông đã cứu nước Anh khỏi một cuộc cách mạng như ở nước Pháp, ông là một trong những bậc vĩ nhân hàng đầu thế giới.
* * *
Sử Ký Hội Thánh (21)
Vùng Địa trung hải chạy qua trung tâm Đông bán cầu, giữa Đại tây dương và Ấn độ dương, phía Bắc có Âu châu, phía Đông có Á châu, phía Nam có Phi châu; từ xưa cho tới cận đại, vùng Địa-trung-hải là khu vực trong đó dòng văn minh đã diễn ra. Đương thời Đấng Christ. đế quốc La-mã kiểm soát cả vùng nầy, dưới quyền các Sê-sa.
Constantinople (Byzance ), do vua Constantin lập làm thủ đô đế quốc La mã. Cứ làm thủ đô của Đông đế quốc, trung tâm của Giáo hội Hi-lạp, và là thành phố thứ hai của thế giới đương thời Trung cổ. Quê hương của Chrysostome. Bị quân Thổ nhĩ kỳ chiếm năm 1453; và năm ấy Đông đế quốc sụp đổ.
La mã là nơi tinh thần các Sê-sa truyền qua các Giám mục của Giáo hội. Các Giám mục tự tôn làm Chúa của giới tín đồ Đấng Christ, đó là sự yêu sách mà họ phải khó khăn lắm mới làm cho người ta thừa nhận, nhưng hơn một nửa giới tín đồ Đấng Christ vẫn không chịu thừa nhận. Tuy nhiên, đế quốc của Giáo hoàng dấy lên từ tàn tích của đế quốc ngoại đạo đã là một yếu tố hùng mạnh của lịch sử, làm cho La-mã, về toàn thể, trở nên đô thị có thế lực nhứt thế giới mãi tới những ngày gần đây.
Giê-ru-sa-lem, An-ti -ốt, Ê-phê-sô, Cô-rinh-tô, La-mã, là những trung tâm chánh yếu của đạo Đấng Christ ở thế kỷ thứ nhứt.
La-mã, A-léc-xăn-đơ-ri, Carthage, ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3.
A-léc-xăn-đơ-ri, ở thế kỷ thứ 3, trở thành trung tâm trí thức của giới tín đồ Đấng Christ. Quê hương của Origène.
La-mã, Contanstinople, An-ti -ốt, Giê-ru-sa-lem, A-léc-xăn-đơ-ri là trụ sở của 5 vị Giáo trưởng quản trị Hội Thánh đang khi chế độ Giáo hoàng phát triển.
Tours, năm 732 S.C., có một trận đánh ở đây, kết quả Charles Martel chận đứng cuộc tiến như vũ bão của quân Hồi giáo và cứu được Âu-châu.
Vienne, tại đây, năm 1683, Jean Sobieski đánh bại quân Thổ-nhĩ-kỳ, và chận đứng sự hăm dọa thứ hai của Hồi giáo đè trên Âu-châu.
Bắc phi, Tây Á vốn theo đạo Đấng Christ, nhưng đến thế kỷ thứ 7, vì võ lực, đã trở theo Hồi giáo, và tới ngày nay vẫn còn theo Hồi giáo.
Giê-ru-sa-lem, nơi phát sanh đạo Đấng Christ.
An-ti -ốt, trung tâm từ đó đế quốc La-mã trở lại đạo Đấng Christ.
La Mecque, nơi Hồi giáo phát sanh.
Médine, thủ đô Hồi giáo tới năm 661 S.C.
Đa-mách, thủ đô Hồi giáo từ 661 đến 750.
Bagdad, thủ đô Hồi giáo từ 750 đến 1258.
Lyon, quê hương của Irénée. Trung tâm đạo Đấng Christ ở xứ Gaule.
Sê-sa-rê, quê hương của Eusèbe, người đầu tiên chép sử ký Hội Thánh.
Carthage, quê hương của Tertullien và Cyprien.
Hippo, quê hương của Augustin, nhà thần học trứ danh.
Prague, quê hương của Jean Huss.
Florence, nơi Savonarole bị thiêu chết.
Constance, nơi nhóm Giáo hội nghị ra lịnh thiêu chết Jean Huss.
Wittenberg, quê hương của Luther, người giải phóng Âu-châu.
Worms, tại đây một nghị hội nổi danh đã họp để xét xử Luther.
Genève, nơi Calvin cư ngụ, một trung tâm của cuộc Cải chánh.
Trente, nơi họp Giáo hội nghị do Giáo hoàng triệu tập để tìm cách chận đứng cuộc Cải chánh.

Thói Quen Đọc KINH THÁNH
Ai nấy đáng phải yêu mến Kinh Thánh. -- Mỗi người nên đọc Kinh Thánh, vì Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời và chứa phương giải quyết cuộc đời. Kinh Thánh nói về Đức Chúa Jêsus Christ, là Bạn hữu thân mến nhứt mà nhân loại từng có, là Người cao thượng nhứt, từ ái nhứt, thành thực nhứt từng sống trên mặt đất nầy.
Kinh Thánh là truyện tích hay nhứt từng được kể lại. Kinh Thánh là kim chỉ nam tốt nhứt cho hành vi của loài người mà ta từng biết. Kinh Thánh cho cuộc đời có ý nghĩa, sự sáng sủa, vui mừng, đắc thắng, số phận và vinh quang mà ta không thể nhờ sách nào khác cho biết được.
Trong lịch sử và văn chương, không gì có thể so sánh, bất cứ cách nào , với tiểu sử giản dị của Người Ga-li-lê nầy (Đức Chúa Jêsus Christ), là Đấng ngày, đêm cứu giúp kẻ đau khổ, dạy dỗ về lòng bác ái, đã chịu chết vì tội lỗi nhân loại, rồi sống lại, có sự sống vô cùng tận, và hứa ban cho mọi kẻ đến cùng Ngài được an ninh, hạnh phước đời đời.
Phần nhiều người có tánh tình trang nghiêm, phải tự hỏi trong tâm trí rằng khi đời mình kết liễu, thì mọi sự sẽ ra sao? Dầu ta chế nhạo để xua đuổi ngày chết, dầu ta liệng bỏ nó đi, nhưng Ngày Ấy Cũng Sẽ Đến, Rồi Thì Sao? Nầy, Kinh Thánh có thể đáp lại. Và câu đáp lại nầy rất đúng, không thể lầm lẫn. Có Đức Chúa Trời. Có Thiên đàng. Có địa ngục. Có một Cứu Chúa. Sẽ có một ngày phán xét. Phước thay cho người nào đương lúc còn ở trong xác thịt, đã làm hòa với Đấng Christ trong Kinh Thánh, và tự dự bị sẵn sàng cho lúc Đức Chúa Trời cất mình đi!
Người nào suy nghĩ nghiêm trang, thì sao hay giữ được lòng mình cho khỏi yêu mến Đấng Christ và Quyển Sách nói về Ngài? Mỗi người đáng phải yêu mến Kinh Thánh. Mỗi người. Mỗi Người.
Tuy nhiên, khắp nơi, Hội Thánh và tín đồ xao lãng Kinh Thánh, thật là kinh khủng. Ôi! Chúng ta nói về Kinh Thánh, binh vực Kinh Thánh, ngợi khen Kinh Thánh và tôn cao Kinh Thánh. Phải, thật vậy! Nhưng rất nhiều tín hữu thậm chí không hề nhìn đến Kinh Thánh; quả thật, nếu người ta thấy họ đang đọc Kinh Thánh, thì họ hổ thẹn. Các vị thủ lãnh Hội Thánh, nói chung, dường như không thành thực cố gắng khuyên gịuc tín đồ siêng năng đọc Kinh Thánh.
Tín đồ Tin Lành ngày nay dường như không chú ý bao nhiêu đến Quyển sách mà họ lớn tiếng nhận tin. Còn Giáo hội La-mã thì hiển nhiên ưa thích các sắc lịnh của mình hơn Kinh Thánh bội phần.
Chúng ta biết rõ mọi điều khác trên thế giới. Tại sao lại không biết rõ chính đạo của mình? Chúng ta đọc nhật báo, tạp chí, tiểu thuyết, đủ loại sách vở, và cũng nghe chương trình phát thanh hằng giờ. Nhưng hầu hết chúng ta thậm chí không biết tên các sách trong Kinh Thánh. Chúng ta đáng hổ thẹn thay, đáng hổ thẹn thay! Tệ hại hơn nữa, tuy các ông Mục sư, Truyền đạo có thể dễ dàng cứu vãn tình hình, nhưng (trừ một vài trường hợp) đều dường như chẳng quan tâm chi.
Cá nhân trực tiếp tiếp xúc với Lời Đức Chúa Trời, đó là phương pháp chánh yếu làm cho tín đồ lớn lên. Trong lịch sử đạo Đấng Christ, mọi vị thủ lãnh có quyền phép thiêng liêng đều là người chuyên cần đọc Kinh Thánh.
Kinh Thánh là Quyển sách chúng ta nhờ đó mà sống. Đọc Kinh Thánh là phương pháp nhờ đó chúng ta học biết và giữ mãi trong tâm trí mình những TƯ TƯỞNG nắn đúc đời sống chúng ta. Đời sống ta là sản phẩm của ý tưởng ta. Muốn sống xứng đáng, chúng ta cần phải suy nghĩ xứng đáng.
Tư tưởng có quyền lực trên đời sống ta vì nó THƯžNG ở trong tâm trí ta. Chúng ta nên đọc Kinh Thánh rất nhiều và đều mực, ngõ hầu tư tưởng của Đức Chúa Trời ở trong tâm trí ta rất nhiều và đều mực; tư tưởng Ngài trở thành tư tưởng của ta; ý tưởng của ta được nên giống ý tưởng Đức Chúa Trời, và ta được biến hóa ra giống như hình ảnh Đức Chúa Trời, được xứng đáng đời đời kết bạn với Đấng dựng nên mình.
Quả thật, chúng ta có thể thấm nhuần chân lý Đấng Christ một phần nào bởi dự cuộc thờ phượng, nghe giảng, học bài dạy Kinh Thánh, nghe lời làm chứng, và đọc các sách giải luận đạo Đấng Christ.
Nhưng trong mọi điều đó, dầu nó tốt lành và hữu ích chừng nào, chúng ta cũng chỉ nhận lãnh chân lý của Đức Chúa Trời Một Cách Gián Tiếp, -- chân lý ấy đã pha loãng qua môi giới loài người, đã điểm thêm rất nhiều ý tưởng và truyền thuyết của loài người.
Mọi điều trên đây không thể nào thay thế sự chúng ta vì mình mà đọc Chính Kinh Thánh, cùng lập nền đức tin , hy vọng và đời sống mình trực tiếp trên Lời Đức Chúa Trời, chớ không phải trên những cái gì người ta nói về Lời Đức Chúa Trời.
Chính Lời Đức Chúa Trời là khí giới của Thánh Linh Đức Chúa Trời để cứu chuộc và trọn lành hóa linh hồn loài người. Nghe người khác dạy, giảng và nói về Kinh Thánh, thì chưa đủ. Mỗi người chúng ta còn phải luôn luôn trực tiếp tiếp xúc với Lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh là Quyền phép của Đức Chúa Trời ở trong lòng chúng ta.
* * *
Thói Quen Đọc KINH THÁNH (2)
Đọc Kinh Thánh là một thói quen căn bản của tín đồ Đấng Christ. -- Tôi không có ý nói rằng chúng ta phải thờ lạy Kinh Thánh như một vật thần bí; nhưng chúng ta thật thờ lạy Đức Chúa Trời và Cứu Chúa mà Kinh Thánh bày tỏ cho mình biết. Vì yêu mến Đức Chúa Trời và Cứu Chúa của mình, nên chúng ta thiết tha và tận tụy yêu mến Quyển sách phát xuất từ Ngài và nói về Ngài.
Chúng tôi cũng không có ý nói rằng chính thói quen đọc Kinh Thánh là một đức tánh; vì người ta có thể đọc Kinh Thánh mà không áp dụng sự dạy dỗ của Kinh Thánh cho đời sống mình. Cũng có những người đọc Kinh Thánh, nhưng vẫn đớn hèn, cong vạy, không giống như Đấng Christ. Nhưng đó là hãn hữu.
Nói chung, đọc Kinh Thánh với tinh thần xứng hợp, ấy là một thói quen nhờ đó mọi đức tánh của tín đồ Đấng Christ phát triển, và là quyền lực đào tạo tâm tánh hữu hiệu hơn hết mà loài người từng biết.
Đọc Kinh Thánh là một phần thờ lạy Chúa. -- Thái độ chúng ta đối với Kinh Thánh là một dấu hiệu khá đúng tỏ ra thái độ chúng ta đối với Đấng Christ. Nếu yêu mến một người nào, thì chúng ta thích đọc về người ấy, phải không?
Nếu chúng ta có thể đưa mình tới chỗ nghĩ rằng đọc Kinh Thánh là một hành động thờ lạy Đấng Christ, thì ta chắc sẽ đối với vấn đề ấy một cách cẩn trọng hơn.
Làm tín đồ Đấng Christ là một địa vị vinh hiển lắm. Đặc quyền cao qúi hơn hết mà loài người có thể được, ấy là tay nắm tay Đấng Christ, Cứu Chúa và Hướng đạo, mà đi suốt cả đường đời; hoặc nói đúng hơn, ấy là đi chập chững bên cạnh Ngài và dầu luôn luôn vấp té, cũng không hề buông tay Ngài ra.
Mối liên quan mật thiết đó của mỗi người chúng ta với Đấng Christ là một điều thân quí nhứt ở đời; chúng ta ít nói đến mối liên quan ấy có lẽ vì nhận thấy rằng thảm hại thay, ta không xứng đáng mang Danh Ngài! Nhưng nơi đáy lòng, trong tư tưởng trang nghiêm, chúng ta biết rằng mặc dầu yếu đuối, ham mến thế gian, ưa phù phiếm, vị kỷ và phạm tội, ta vẫn kính mến Ngài hơn bất cứ cái gì khác ở đời nầy. Những lúc tinh thần ổn kiện hơn, chúng ta cảm thấy rằng mình không muốn chọc giận hoặc làm thương tổn Ngài vì bất cứ điều gì. Nhưng chúng ta thường khinh suất quá.
Vậy, nầy, Kinh Thánh là Sách nói về Đấng Christ. Có thể kính mến Đấng Christ và đồng thời lãnh đạm đối với Lời Ngài (Kinh Thánh) chăng? Có Thể Như Vậy Chăng?
Kinh Thánh là Sách tốt nhứt để dùng khi thờ lạy Chúa. Những sách nhỏ dùng khi thờ lạy Chúa hằng ngày, mà hiện nay nhiều nhà xuất bản của nhiều nhánh đạo Tin Lành quảng cáo rầm rộ, chắc hẳn có một phần ích lợi. Song nó không thể nào thay thế Kinh Thánh. Kinh Thánh là chính Lời Đức Chúa Trời. Không quyển sách nào khác có thể thế chỗ Kinh Thánh. Mỗi tín đồ Đấng Christ, già hay trẻ, đều nên trung tín đọc Kinh Thánh.
George Muller, bởi cầu nguyện và tin cậy, đã làm một việc lẫy lừng hơn hết trong lịch sử đạo Đấng Christ, tức là quản đốc Cô-nhi-viện tại thành phố Bristol, nước Anh. Ông cho rằng về phương diện loài người, sự thành công của ông là do lòng ông yêu mến Kinh Thánh. Ông nói:--
"Tôi tin rằng lý do chánh yếu duy nhất Chúa cứ cho tôi phục vụ một cách sung sướng và hữu ích, chính là vì tôi yêu mến Kinh Thánh. Tôi có thói quen mỗi năm đọc hết Kinh Thánh 4 lần. Với một tinh thần cầu nguyện, tôi ứng dụng Kinh Thánh cho lòng mình, và thực hành những điều thấy trong Kinh Thánh. Trong 69 năm nay, tôi là một người sung sướng, sung sướng, sung sướng!"
Những sách giúp ta nghiên cứu Kinh Thánh. -- Kinh Thánh là một Quyển Sách lớn, và thật ra là một "thư viện" của thời quá khứ xa xăm. Để hiểu biết Kinh Thánh, chúng ta cần tất cả sự giúp đỡ có thể nhận được. Một cuốn Thánh Kinh Tự điển, thuộc loại thích ứng, là sách giúp ích tốt nhứt. Và mỗi người phải có một quyển sách dẫn (concordance ).
Dầu vậy, khi biết trong Kinh Thánh có gì, thì ta sẽ ngạc nhiên nhận thấy Kinh Thánh tự giải thích là dường nào. Trong Kinh Thánh có rất nhiều điểm khó giải, thậm chí vượt quá trí hiểu của người học thức uyên bác hơn hết, nhưng mặc dầu có mọi điểm đó, những sự dạy dỗ trọng yếu của Kinh Thánh, lại rất rõ ràng, không sao hiểu lầm được, đến nỗi "kẻ bộ hành, tuy ngu dại, cũng không thể lạc đường trong đó."
Kinh Thánh thể nào, hãy tiếp nhận Kinh Thánh thể ấy, tức là đúng như Kinh Thánh tự nhận là gì. Chớ màng tới lý thuyết của các nhà phê bình. Các nhà phê bình thời nay cố gắng một cách khéo léo và trơ trẽn để hủy phá tánh cách lịch sử đáng tin cậy của Kinh Thánh; nhưng sự cố gắng ấy sẽ qua đi, và Chính Kinh Thánh cứ còn lại để làm ánh sáng của loài người cho đến ngày sau rốt. Hãy "ghim" đức tin của anh em vào Kinh Thánh. Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời , sẽ chẳng hề để anh em rớt xuống. Đối với loài người, Kinh Thánh là "Vầng Đá của các Thời đại" (EsIs 26:4). Hãy tin cậy các sự dạy dỗ của Kinh Thánh, thì anh em sẽ được hạnh phước đời đời .
* * *
Thói Quen Đọc KINH THÁNH (3)
Hãy đọc Kinh Thánh với một trí óc cổi mở. -- Chớ thử xếp tất cả các đoạn Kinh Thánh vào khuôn của một vài lẽ đạo mà mình ưa thích. Cũng đừng thêm vào các đoạn Kinh Thánh những ý tưởng không có trong đó, dầu là để soạn một bài giảng cũng vậy. Nhưng hãy bình tâm và thành thực cố tìm ra những sự dạy dỗ cùng bài học chánh yếu của mỗi đoạn. Như vậy chúng ta sẽ sanh ra lòng tin điều chi mình đáng phải tin; vì nếu có cơ hội, thì Kinh Thánh dư sức tự lo liệu cho mình.
Hãy đọc Kinh Thánh một cách cẩn trọng. -- Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta phải tự canh chừng mình rất cẩn mật, kẻo tư tưởng mình chạy dông dài đây đó, và sự đọc thành ra chiếu lệ, vô nghĩa. Chúng ta phải cương quyết để trí óc vào đoạn mình đang đọc, gắng hết sức cho có một quan niệm sáng suốt về đoạn ấy, và chăm chú tìm ra nhiều bài học cho mình.
Có sẵn cây bút chì. -- Đang khi đọc, ta nên đánh dấu những câu mình ưa thích, thỉnh thoảng nên lần mở các trang sách, đọc lại và ôn lại những câu đã đánh dấu như vậy. Với thời gian, ta càng gần ngày gặp Tác giả Kinh Thánh, thì quyển Kinh Thánh có đánh dấu cẩn thận càng được ta quí mến.
Đọc Kinh Thánh thường lệ và có phương pháp, đó là điều đáng kể. Thỉnh thoảng mới đọc, hoặc đọc không chừng mực, thì chẳng có giá trị bao nhiêu. Nếu chúng ta không có một phương pháp nào, và không cương quyết theo phương pháp ấy, thì kết quả là ta chẳng đọc Kinh Thánh bao nhiêu. Sự sống bề trong chúng ta, cũng như thân thể bề ngoài, đều cần món ăn hằng ngày.
Bất cứ ta đọc Kinh Thánh theo chương trình nào, mỗi ngày cũng phải biệt riêng một thì giờ nhứt định để đọc. Bằng không, ta sẽ xao lãng Kinh Thánh.
Nếu công việc thường lệ cho phép ta đọc Kinh Thánh trước nhứt lúc sáng sớm, thì tốt lắm. Hoặc buổi tối, lúc công việc một ngày đã xong, vì khi ấy ta thấy mình thơ thái hơn, không còn chi vội vã nữa.
Hoặc có lẽ cả buổi tối và buổi sáng. Đối với một số người, lúc buổi trưa có lẽ lại thích hợp hơn.
Thì giờ đặc biệt trong ngày không quan hệ lắm. Điều quan hệ là chúng ta lựa chọn một thì giờ thích hợp hơn hết với công việc hằng ngày của mình, cố giữ đúng thì giờ ấy, và chớ ngã lòng nếu thỉnh thoảng thường lệ bị đứt quãng vì những sự kiện ngoài quyền kiểm soát của mình.
Đến Chúa nhật, ta có thể đọc Kinh Thánh nhiều hơn, vì là ngày của Chúa, biệt riêng cho công việc Chúa.
Hãy học thuộc lòng tên các sách Kinh Thánh. -- Hãy làm điều nầy trước nhứt. Kinh Thánh gồm 66 quyển. Mỗi quyển nói về một điều gì. Khởi điểm của bất cứ quan niệm sáng suốt nào về Kinh Thánh là -- trước hết mọi sự khác -- biết những quyển nầy tên là gì, được sắp đặt theo thứ tự nào, và tổng quát mỗi quyển nói về gì.
Học thuộc lòng những câu mình ưa thích. -- Hãy học thuộc lòng những câu ấy cho trọn vẹn, và thường lặp đi lặp lại những câu nuôi sống linh hồn ta. Lặp lại khi ở một mình, hoặc lúc đêm, để giúp mình thiếp ngủ trong Cánh Tay Đời Đời.
Để cho tư tưởng của Đức Chúa Trời thấm qua tâm trí ta, thì tâm trí ta thường hóa ra giống như tâm trí Đức Chúa Trời. Tâm trí ta càng giống như tâm trí Đức Chúa Trời, thì cả đời sống ta càng hóa ra giống hình ảnh Ngài. Đó là một sự giúp đỡ thiêng liêng tốt nhứt mà ta có thể được.
Chương trình đọc Kinh Thánh. -- Người ta đề nghị nhiều chương trình. Kẻ thích chương trình nầy, người thích chương trình kia. Cùng một người có thể thích những chương trình khác nhau, trong những thời gian khác nhau. Chương trình đặc biệt không quan hệ bao nhiêu. Điều quan hệ là chúng ta đọc Kinh Thánh đều mực một phần nào.
Chương trình đọc phải gồm cả Kinh Thánh, và phải lặp đi lặp lại khá nhiều, vì tất cả Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, là một truyện tích, là một áng văn có sự thống nhứt sâu nhiệm, lạ lùng, lấy Đấng Christ làm Trung tâm. Đấng Christ là Trái Tim và Tuyệt điểm của Kinh Thánh. Mọi điều chép trước Ngài thì dự ngôn về Ngài cách nầy hay cách khác. Mọi điều chép về Ngài thì giải thích về Ngài. Có lý lắm mà gọi cả Kinh Thánh là truyện tích Đấng Christ. Cựu Ước dọn đường cho Ngài ngự đến. Bốn sách Tin Lành chép về cuộc sanh hoạt của Ngài trên mặt đất. Các thơ tín giải thích sự dạy dỗ của Ngài. Sách Khải Huyền giải thích sự đắc thắng của Ngài.
* * *
Thói Quen Đọc KINH THÁNH (4)
Tuy nhiên, một vài phần Kinh Thánh quan trọng hơn những phần kia, và nên đọc thường hơn. Lẽ tự nhiên, Tân Ước quan trọng hơn Cựu Ước. Một vài sách trong Tân- Cựu-Ước và một vài đoạn trong mỗi sách có giá trị đặc biệt. 4 sách Tin Lành là quan trọng hơn hết.
Một chương trình đọc Kinh Thánh rất cân đối, theo chúng tôi nghĩ, có thể như thế nầy: Mỗi lần đọc hết Kinh Thánh, hãy đọc Tân Ước thêm một, hai lần nữa, đồng thời thường đọc lại những đoạn Tân-Cựu-Ước mà mình ưa thích nhứt.
Đọc chừng nào? Theo chúng tôi nghĩ, mỗi năm một lần đọc hết Cựu Ước và hai lần đọc hết Tân Ước; đó là chương trình TỐI THIỂU cho một người trung bình giữ theo. Công việc sẽ giản dị nếu ta sắp đặt cho Tân-Cựu-Ước cùng bắt đầu đọc tháng giêng và cùng đọc xong tháng chạp dương lịch.
Muốn giữ theo chương trình như vậy, thì mỗi ngày trung bình phải đọc 4 hoặc 5 đoạn, hết trung bình 15 hoặc 20 phút. Không có thì giờ chăng? Nầy, rất cần phải tìm ra thì giờ. Mỗi ngày để 1 hoặc 3 phút đọc Kinh Thánh và cầu nguyện thì là trò chơi con nít. Nếu chúng ta là tín đồ Đấng Christ, sao không coi trọng đạo của mình? Sao lại coi đạo mình như trò chơi? Chúng ta chớ tự dối mình. Nếu chúng ta Muốn dành thì giờ cho việc gì, ắt là Có Thể dành được.
Thực hành thể nào? Trước hết, hãy chọn chương trình, rồi ấn định thời khóa biểu trọn năm; hãy tùy thích chỉ định mấy đoạn cho mỗi ngày; hoặc một sách, một phần sách hay mấy sách cho mỗi tuần lễ hay mỗi tháng.
Nên đặc biệt chú ý: Cựu Ước có 39 quyển, 929 đoạn; Tân Ước có 27 quyển, 260 đoạn, cộng là 66 quyển, 1189 đoạn. Sách và đoạn dài, ngắn khác nhau nhiều lắm. Có sách và đoạn rất ngắn, có sách và đoạn rất dài. Trong quyển Kinh Thánh cỡ trung bình, in chữ trung bình, thì một đoạn trung bình dài suýt soát bằng cả một trang.
Vì cớ tánh chất của đề tài đoạn nọ, sách kia, ta có thể đọc đoạn nầy, sách nầy mau hơn, còn đoạn khác, sách khác, thì phải đọc đi đọc lại mãi.
Đọc liên tục. -- Ấy là đọc các sách theo thứ tự sẵn có, từ Sáng-thế Ký đến Khải- huyền. Rồi bắt đầu lại. Theo chương trình nầy, nếu không đọc suốt Kinh Thánh mau lẹ, thì lâu ngày, chầy tháng, vẫn không đọc tới Tân Ước.
Đọc thay đổi Tân-Cựu-Uớc. -- Ấy là đọc Tân-Cựu-Ước cùng một lúc. Mỗi ngày hoặc một tuần, đọc một ít Tân Ước, một ít Cựu Ước, hoặc tuần nầy đọc Cựu Ước, tuần sau đọc Tân Ước; hoặc đọc một sách Cựu Ước, rồi đọc một sách Tân Ước.
Mỗi ngày một đoạn. -- Nhiều người làm như vậy. Đó là một thói quen đáng quí. Nhưng nếu mỗi ngày đọc 2, 3 hoặc 4 đoạn, thì tốt hơn nhiều.
Đọc Kinh Thánh từng quyển một. -- Ấy là đọc cả một quyển, hoặc phần lớn của một quyển, liền một lúc, hoặc hết sức liên tục. Nói chung, khi đọc Kinh Thánh, ta nên đọc trọn từng quyển, thì tốt hơn chọn từng đoạn lẻ tẻ mà đọc.
Đọc đi, đọc lại một quyển. -- Ấy là đặc biệt nghiên cứu một quyển sách đặc biệt, cứ đọc đi đọc lại mãi từ ngày nầy qua ngày khác. Đọc như vậy, thì ích lợi khôn xiết. Nhưng chẳng nên kéo dài quá, đến nỗi xao lãng các sách khác quá lâu.
Một nhóm người cùng đọc Kinh Thánh. -- Nếu một lớp học Kinh Thánh do giáo sư điều khiển, hoặc một hội chúng do Mục sư điều khiển, Cùng đọc Kinh Thánh giống như nhau, nếu Chúa nhật, giáo sư dạy hoặc Mục sư giảng theo những đoạn Kinh Thánh đã đọc trong tuần lễ vừa qua, thì quí báu, kỳ diệu biết bao! Tại sao không làm như vậy? Tại Sao Không Làm Như Vậy? Nếu Mục sư và giáo hữu thông công với nhau chung quanh lời Đức Chúa Trời như vậy thì không còn cách nào cho họ cùng nhau đồng đi với Ngài tốt đẹp hơn.
Trong trang 1200 sau đây, chúng tôi đề nghị một chương trình cho sự đọc Kinh Thánh giữa hội chúng.
Thói Quen Đọc KINH THÁNH (5)
Đề nghị chương trình đọc kinh thánh cho một nhóm người. -- Để đạt mục đích ấy và vì tuần lễ là đơn vị sanh hoạt tôn giáo của chúng ta, nên thiết tưởng đây là chương trình thích đáng cho mọi người theo: Một tuần đọc Cựu Ước, rồi một tuần đọc Tân Ước; mỗi tuần đọc một sách, hoặc mấy sách nhỏ, mỗi năm đọc Cựu Ước Một Lần và Tân Ước Hai Lần.
Chúng tôi nghĩ rằng một chương trình như vậy thật giản dị và hợp lý, bất cứ lớp học nào hoặc hội chúng nào cũng có thể theo năm nầy qua năm khác. Ấy vì bất cứ ai cũng có thể điều chỉnh thì giờ để theo chương trình nầy. Những ai muốn để thì giờ đọc Kinh Thánh nhiều hơn chương trình đã định, thì có thể đọc mỗi sách thêm một, hai lần đang khi tiếp tục theo chương trình. Trái lại, những ai bận rộn quá,hoặc lười biếng quá, hoặc lãnh đạm quá, không thể dành đủ thì giờ như chương trình đã định ít ra cũng có thể nhìn qua các sách chỉ định và đọc một vài đoạn tốt nhứt. Như vậy, họ có thể theo dõi nhóm một phần nào, cho đến khi họ thấy mình chăm chú đến Lời Chúa nhiều hơn.
* * *

Điều Quan Trọng Hơn Hết Trong Sách Nầy Là
Lời Khuyên Giản Dị Dưới Đây:

Mỗi Chi Hội Nên Có Một Chương Trình
Cho Hội Chúng đọc Kinh Thánh

Bài Giảng Của ông Mục Sư Nên Căn Cứ
Vào Phần Kinh Thánh Đọc Trong Tuần Lễ Vừa Qua
Như vậy,
Sự giảng dạy của Mục sư liên lạc với sự đọc Kinh Thánh của giáo hữu.
Nếu theo đúng lời khuyên trên đây, thì kết quả sẽ có một Hội Thánh hồi sanh. Miễn Là ông Mục sư hoàn toàn tin Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời và cố gắng với tất cả tấm lòng mình.
Hội Thánh và Kinh Thánh cùng đi với nhau. Hội Thánh tồn tại để rao truyền và tôn cao Đấng Christ của Kinh Thánh, chớ không tồn tại để làm điều chi khác. Hội Thánh nào chẳng tôn Kinh Thánh lên ngôi trị vì đời sống giáo hữu, thì Hội Thánh ấy không trung thành với sứ mạng của mình.
Kinh Thánh không phải là Sách dành cho các ông Truyền đạo và giáo sư dùng kiếm câu gốc để giảng dạy hoặc dùng dẫn chứng. Kinh Thánh cũng là Sách của tín hữu, của hết thảy tín hữu. Các ông Truyền đạo và giáo sư xây dựng trên nền nào khác, thì chớ ngạc nhiên vì rốt lại, công việc của mình tự tỏ ra là rất nông cạn.
Với tất cả phương tiện truyền bá chân lý của Đấng Christ; với các nhà thờ tổ chức khéo léo, các trường Kinh Thánh, các trường thần đạo, các Mục sư và thủ lãnh Hội Thánh được huấn luyện rất cao, các phương pháp dạy đạo tối tân; với nền văn chương Cơ-đốc-giáo vô tận; với số buổi họp và tổ chức ngày càng tăng mãi, tại đó chúng ta nói, giảng và dạy nhơn danh Kinh Thánh, thậm chí trưng dẫn câu nầy, đoạn khác, -- vậy mà đại đa số thuộc viên Hội Thánh đối xử với Kinh Thánh dường như Kinh Thánh chỉ là một vật phụ thuộc trong đời sống họ.
Nếu bị áp lực khá mạnh thúc đẩy, thì họ sẵn lòng nghe các ông Truyền đạo và thủ lãnh nói về điều nầy, điều nọ trong Kinh Thánh; còn như đọc Kinh Thánh, thì chỉ một ít người đọc. Trong một trăm tín hữu trung bình của Hội Thánh, có lẽ chỉ có một người biết hết tên các sách trong Kinh Thánh và biết mỗi sách nói chuyện chi. Có lẽ quá 3 phần 4 tín đồ Tin Lành nước Mỹ(1) không thể nói liền Bài Giảng Trên Núi hoặc Mười Điều Răn chép ở đâu.
Tuyệt điểm của sự không biết Kinh Thánh, lãnh đạm đối với Kinh Thánh và xao lãng Kinh Thánh đó, là họ không còn trung thành với Hội Thánh bao nhiêu, và không có lương tâm đối với Hội Thánh. Trung bình, chưa tới 1 phần 3 hoặc 1 phần 4 tín hữu có tên trong sổ Hội Thánh, đi nhóm họp thờ phượng Chúa buổi sáng Chúa nhật một cách khá thường xuyên.
Đó là lời khủng nhiếp buộc tội các kỹ thuật đang chiếm ưu thế trong sự làm công việc Hội Thánh! Đáng buồn thay, vì các phương pháp thiếu một yếu tố nào đó, nên kết quả có những chi hội thuộc loại Lao-đi-xê, lãnh đạm, phân tâm, hâm hẩm, bất trung và đầy lòng ham mến thế gian, hoặc thuộc loại Sạt-đe, trong đó chỉ có Ít Người "chưa làm ô uế áo xống mình" (KhKh 3:4).
Tôi ngạc nhiên vì tín hữu trong Hội Thánh quá xao lãng và lãnh đạm với Quyển Sách nói cho họ biết Cứu Chúa mình. Nhưng tôi càng ngạc nhiên vì các Thủ Lãnh Hội Thánh hoạt động rất ít để cứu vãn tình hình ấy. Không còn nghi ngờ chi nữa, sự yếu đuối tai hại hơn hết của Hội Thánh ngày nay chính là các ông Mục sư, Truyền đạo thiếu sót ở điểm nầy: Không gây cho tín hữu Thói Quen đọc Kinh Thánh là Nguồn gốc và Nền tảng của mọi sự mà Hội Thánh tồn tại để thực hiện trong tín hữu.
* * *
Điều Quan Trọng Hơn Hết Trong Sách Nầy
Mối liên quan giữa sự đọc Kinh Thánh của hội chúng và tòa giảng
Tôi không ngạc nhiên vì các ông tự nhận là Truyền đạo của "Tân phái" (moderniste ), với quan niệm họ sẵn có đối với Kinh Thánh, không tỏ ra quan tâm giúp cho tín hữu của họ chuyên cần đọc Kinh Thánh. Trái lại, như đội quân thứ năm phá hại đạo Đấng Christ ở ngay nội bộ, họ dường như không ưa thích đọc Kinh Thánh. Những lời nầy không nói với họ đâu.
Nhưng điều làm cho tôi bối rối, ấy là các ông Truyền đạo "bảo thủ" vẫn lấy tinh thần hăng hái chiến đấu mà tuyên bố rằng mình tin Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, vẫn tận dụng ngữ vựng để tôn cao và tôn vinh Kinh Thánh, nhưng lại ít quan tâm đến việc tín hữu đọc Kinh Thánh cho chính mình họ được phước. Điều nầy làm cho tôi bối rối.
Các ông Truyền đạo giảng bài giảng, các giáo sư dạy bài học, các giáo sư trường Kinh Thánh huấn luyện Mục sư, Truyền đạo thanh niên cách mở mang những phần bài giảng, -- hết thảy đều dựa vào Kinh Thánh, chắc vậy. Nhưng đâu là những chi hội, những Mục sư, giáo sư lớp hoặc trường Kinh Thánh, ngoài sự thỉnh thoảng khuyên bảo, còn quyết định gây nên thói quen đọc Kinh Thánh giữa đám người ở dưới quyền chăn dắt của mình?
Tất cả chương trình và kỹ thuật của nền tổ chức và hoạt động trong Hội Thánh ngày nay dường như cốt để gây ấn tượng rằng mọi sự tùy thuộc bài giảng. Chắc vậy, Đức Chúa Trời truyền cho chúng ta phải giảng, tức là giảng theo kiểu Tân Ước. Có lẽ người ta đã làm sai lệch ý nghĩa chữ "giảng" của Tân Ước khi áp dụng nó cho loại trình bày trên tòa giảng hiện đang thạnh hành. Chắc hẳn Tân Ước chẳng bao giờ ấn định rằng sự giảng hoàn toàn không có dạy Lời Đức Chúa Trời như thường thấy trong các bài giảng mà ngày nay người đến nhà thờ vẫn phải nghe.(1) Dầu sao, dầu sự giảng có ý nghĩa chân chánh nhứt và đạt tới mức tốt đẹp nhứt, Đức Chúa Trời cũng không chỉ định cho nó hoàn toàn và đầy đủ thay thế việc tín hữu vì chính mình mà đọc chính Lời Đức Chúa Trời.
Mỗi Tín Đồ Đấng Christ phải là một người chuyên đọc Kinh Thánh. Nếu đọc Kinh Thánh theo tinh thần xứng hợp, thì đó là thói quen duy nhứt sẽ có hiệu lực hơn bất cứ thói quen nào khác để tạo nên tín đồ xứng đáng với danh nghĩa ấy về mọi phương diện. Chi hội nào có thể khiến toàn thể tín hữu chuyên cần đọc Lời Đức Chúa Trời, thì chi hội ấy sẽ trải qua một cuộc cách mạng. Nếu toàn thể các chi hội ở một địa phương nào có thể khiến toàn thể tín hữu đọc Kinh Thánh thường xuyên, thì chẳng những các chi hội sẽ trải qua một cuộc cách mạng, song địa phương ấy cũng được tẩy sạch và lành mạnh hóa, -- đó là kết quả mà không điều chi khác thực hiện nổi.
Hãy lấy Hắc ám Thời đại làm thí dụ. Trải qua Hắc ám Thời đại, tức là trong 500 năm, từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 15, Hội Thánh, hoặc cái tự gọi là Hội Thánh dưới quyền điều khiển của các Giáo hoàng, đã cai trị thế giới với một bàn tay chuyên chế như mọi đế quốc chuyên chế khác trên mặt đất. Quyền bá chủ của Giáo hội và Hắc ám Thời đại đã Xảy Ra Cùng Một Lúc, thật là kỳ lạ, phải không? Hội Thánh, là "Sự Sáng" của thế giới, đã đem bóng tối tăm, bóng tối tăm như nửa đêm, vào trong thế giới. Tại sao vậy? Vì chế độ Giáo hoàng đã bãi bỏ quyền tự do và cấm lưu hành Kinh Thánh trong dân gian, thậm chí xử tử người ta vì "tội" đọc Kinh Thánh. Lại nữa, do tánh tự phụ vô biên, các Giáo hoàng đã đem những sắc lịnh của mình thay thế Lời Đức Chúa Trời. Đó là yếu tố đã tạo nên Hắc ám Thời đại, -- Những người hoàn toàn theo ý riêng đã tự tôn lên trên Lời Đức Chúa Trời. Nếu Hội Thánh đầu phục Lời Đức Chúa Trời, dạy cho người ta biết Lời ấy và khuyến khích lưu hành Lời ấy trong dân gian, thì đã có Một Ngàn Năm Hòa Bình, chớ chẳng phải Hắc Ám Thời Đại đâu.
Lại lấy cuộc Cải chánh làm thí dụ. Vì Martin Luther tìm thấy Kinh Thánh, đem phân phát cho dân chúng, và lấy chính linh hồn vô song, vô địch của mình mà ủng hộ Kinh Thánh, nên cuộc Cải chánh Tin Lành đã thực hiện và quyền tự do đã được công bố cho thế giới hiện kim. Đó là bước hùng mạnh nhứt đưa đến sự tấn bộ của nhân loại mà ta từng biết trong lịch sử. Những người đọc lịch sử đều biết quá rõ ràng chúng ta trực tiếp nhờ Kinh Thánh mà được quyền tự do cùng mọi điều quí báu cho mình.
Lại lấy nước Anh dưới đời nữ hoàng Elizabeth làm thí dụ. Trong quyển "Anh quốc Sử lược" của Green, có nói quyết rằng: "Chưa từng có cuộc biến cải đạo đức nào lớn hơn cuộc biến cải đạo đức đã thực hiện ở nước Anh trong phần cuối đời trị vì của Nữ hoàng Elizabeth. Nước Anh trở nên dân của một Quyển Sách, và Quyển Sách ấy chính là Kinh Thánh. Mọi tầng lớp dân chúng đọc Kinh Thánh. Kết quả thật lạ lùng. Cả bộ mặt đạo đức của quốc gia đã biến cải."
Ngày nay, việc tốt nhứt mà Hội Thánh có thể làm ấy là tận tâm tôn Lời Đức Chúa Trời lên ngôi cai trị đời sống của tín hữu. Mọi sự khác sẽ theo sau. Việc duy nhất đó tự nó sẽ đi xa hơn mà giải quyết mọi vấn đề cá nhân, xã hội và quốc gia hơn bất cứ việc nào khác mà Hội Thánh làm được. Lời Đức Chúa Trời là khí giới tốt nhứt mà Hội Thánh có trong tay.
Một sự trạng như vậy có thể có không? Có thực tế không? Toàn thể một hội chúng có thể trở thành nhóm người chuyên cần đọc Kinh Thánh không? Chắc có thể được như vậy, và chỉ trong một thời gian rất ngắn. Chỉ cần có một Mục sư tin ở lý tưởng đó và đặt cả tấm lòng mình vào đó.
Giảng về đọc sự Kinh Thánh, thì chưa đủ; dầu là thường giảng về mục ấy, cũng chưa đủ. Một số người sẽ hưởng ứng loại bài giảng như vậy. Nhưng nếu Mục sư muốn toàn thể hội chúng đọc Kinh Thánh, thì phương pháp tốt nhứt để đạt tới mục đích ấy chính là làm ra một chương trình đọc Kinh Thánh khá có giá trị, trình bày trước mặt tín hữu, và nói để họ hiểu rằng ông mong ước họ lấy chương trình đó làm một phần sanh hoạt trong Hội Thánh; đoạn, phải dẫn dắt họ theo chương trình ấy, giữ cho họ làm đúng chương trình ấy; từ Chúa nhật nầy qua Chúa nhật khác, từ năm nọ qua năm kia, bằng cách nầy hay cách khác, phải để chương trình ấy trước mặt tín hữu, tỏ ra Mục sư thật lấy đó làm quan trọng; phải luôn luôn lấy chương trình đó làm nền tảng cho các bài giảng của mình.
Còn về bài giảng, nếu chỉ chọn một câu gốc (hoặc một đoạn ngắn) trong phần Kinh Thánh tín hữu đã đọc, rồi phân tách thành bài giảng đặc biệt theo câu gốc, không có vẻ dạy dỗ chi hết, thì sẽ không thúc giục tín hữu đọc Kinh Thánh chút nào. Trái lại, bài giảng phải là nghiên cứu cả hoặc một phần những đoạn Kinh Thánh đã đọc, khiến tín hữu chú ý đến các đặc điểm tốt nhứt, các thực sự hào hứng nhứt, các bài học giá trị nhứt, dường như ông dạy một lớp học Kinh Thánh vậy.
Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu Mục sư cố gắng như vậy, thì bất cứ hội chúng nào có mức thiêng liêng trung bình cũng sẽ vui vẻ và hết lòng hưởng ứng.
Nhưng có người nói rằng biến cuộc thờ phượng sáng Chúa nhật ra giống như một lớp dạy Kinh Thánh, thì sẽ hoàn toàn tầm thường và buồn tẻ. Một bài nghiên cứu Kinh Thánh lại buồn tẻ hơn loại bài giảng theo câu gốc đang thạnh hành sao? Phải chăng chúng ta nghĩ rằng hội chúng có mức thiêng liêng trung bình sẽ không đủ thông minh để mong ước một sự dạy dỗ vững chắc từ nơi Mục sư của họ? hoặc từ nơi Lời Đức Chúa Trời?
Trái lại, chúng tôi hết lòng tin chắc rằng hội chúng có mức thiêng liêng trung bình sẽ Ưa Thích chương trình như vậy. Họ sẽ không bao giờ chán chương trình ấy. Không bao giờ. Không Bao Giờ. Trái lại, họ sẽ yêu mến và tôn trọng Mục sư vì đã dùng cách đó dắt dẫn, khuyến khích và giúp đỡ họ tạo nên thói quen mà họ biết mình đáng phải theo.
Chương trình trên đây sẽ làm nên những việc lạ lùng biết bao! Nó tạo nên sự trung thành với Hội Thánh, những nhà thờ đông nghẹt, sự chăm chú vào bài giảng, sự thông biết Lời Đức Chúa Trời, sự lớn lên trong đời tin kính, quyền phép thiêng liêng, nền đạo đức và hòa thuận trong gia đình. Há có vị thuốc nào linh nghiệm hơn để cứu chữa những tín hữu phân tâm, lãnh đạm, thích vui chơi và có tâm trí ham mến thế gian? Mục sư há có thể làm một việc chi có giá trị hơn nữa?
Há có kỹ thuật nào tốt hơn để giảng Tin Lành? Ngoài sự xử dụng chính Lời của Đấng Christ, há có phương pháp nào dễ dàng, chắc chắn và lành mạnh hơn để dắt đem một người đến cùng Đấng Christ? Há có phương pháp nào hữu nghiệm hơn để tiếp xúc với người chưa được cứu rỗi? Há có nền tảng nào tốt hơn cho một cuộc phục hưng?
Một chi hội há có thể tự đặt cho mình một công việc nào tốt đẹp hơn công việc biến hội chúng của mình thành hội chúng chuyên cần đọc Kinh Thánh? Thí dụ, một chi hội có chương trình liên hiệp sự hội chúng đọc Kinh Thánh với sự giảng dạy sáng Chúa nhật như chúng tôi đề nghị ở đây; thí dụ, chi hội ấy tán trợ sự đọc Kinh Thánh, không những giữa vòng thuộc viên của mình, song khắp cả một địa phương nói chung, và theo định kỳ mà phân phát ở địa phương các truyền đơn in chương trình đọc Kinh Thánh, kèm theo lời mời đến dự cuộc thờ phượng tại nhà thờ, -- thì chi hội ấy há có phương pháp nào giảng Tin Lành tốt hơn? Nếu đó không phải Công Việc của Hội Thánh, thì là công việc của ai? Nếu đó không phải là công việc của Mục sư, Truyền đạo, thì Mục sư, Truyền đạo làm công việc gì?
Thói Quen Đi Nhà Thờ Mỗi Sáng Chúa Nhật Như Là Một Hành Động Thờ Phượng Đức Chúa Trời
Hết thảy tín đồ Đấng Christ đáng phải đi nhà thờ mỗi sáng Chúa nhật, trừ khi bị ngăn trở bởi tật bịnh, bởi công việc cấp bách, hoặc bởi một sự cần thiết nào. Đó phải là một vấn đề lương tâm, một hành động thờ phượng.
Hội Thánh là cơ quan hệ trọng hơn hết trong bất cứ địa phương nào. Cuộc nhóm họp thờ phượng sáng Chúa nhật là phương pháp chánh yếu để Hội Thánh làm trọn công việc của mình. Cuộc nhóm họp ấy là Biến Cố Trọng Đại trong cuộc sanh hoạt của một địa phương.
Đối với cuộc sanh hoạt của một địa phương, chưa hề có gì quan trọng bằng cuộc nhóm họp thường xuyên sáng Chúa nhật trong nhà thờ để thờ phượng Chúa.
Mỗi địa phương đáng phải quí mến các nhà thờ của mình, và khi đến giờ đã định, đáng phải rùng rùng kéo tới tôn vinh Đấng Hội Thánh nhơn Danh Ngài mà tồn tại.
Nếu Mục sư, Truyền đạo trung tín, các cuộc nhóm họp hẳn hoi, nếu sáng Chúa nhật nào các nhà thờ cũng đông người thờ phượng Chúa, thì nhân dân địa phương sẽ nhận thấy, công cuộc rao giảng Tin Lành của Hội Thánh sẽ làm xong, vấn đề tài chánh và truyền giáo ngoại quốc sẽ được giải quyết, cả chương trình của Hội Thánh sẽ tấn phát.
Chỉ có điều đó làm cho Hội Thánh mạnh mẽ; chỉ có điều đó giải quyết được các vấn đề mà đạo Tin Lành phải đương đầu.
Nếu hết thảy giáo hữu Tin Lành vùng dậy để trung tín giữ trọn phận sự căn bản của tín đồ Đấng Christ đó, thì sẽ gia tăng ảnh hưởng của Hội Thánh và của Đấng Christ mà Hội Thánh đại diện Hơn Hết Tổng Số Mọi Việc Khác Mà Hội Thánh Đang Làm.
* * *
Thói Quen Đi Nhà Thờ Mỗi Sáng Chúa Nhật Như Là Một Hành Động Thờ Phượng Đức Chúa Trời (2)
Hội Thánh tồn tại để làm gì? Để nêu cao Đấng Christ trước mặt người ta. Hội Thánh không do loài người "sáng chế." Loài người đã dùng Hội Thánh và đã dùng sai. Nhưng Hội Thánh do Đấng Christ thành lập. Đấng Christ là Trái Tim và Chúa của Hội Thánh. Hội Thánh tồn tại để làm chứng cho Đấng Christ. Không phải Hội Thánh, nhưng chính Đấng Christ là Quyền phép biến cải đời sống người ta. Sứ mạng của Hội Thánh là tôn cao Đấng Christ, ngõ hầu Ngài có thể làm công việc hạnh phước trong lòng người ta.
Phương thức của Hội Thánh. -- Nhơn Danh Đấng Christ mà Họp Lại. Chữ "Hội Thánh" trong nguyên văn nghĩa là: "Đám người được kêu gọi ra," hoặc: "Hội chúng," tức là những kẻ "cùng nhau họp lại." Đấng Christ phải thường ở trong trí óc người ta, thì mới làm công việc Ngài trong lòng họ được. Vậy, sự nhóm họp trong nhà thờ phải thường có luôn.
Thường có chừng nào? Hằng tuần, ngày thứ nhứt trong tuần lễ, tức là Chúa nhật. Chính Chúa yêu dấu đã truyền lịnh như vậy. Theo Công-vụ các Sứ đồ 20:6, 7, dường như Phao-lô phải ở lại Trô-ách chờ "ngày thứ nhứt trong tuần lễ" để nhóm họp môn đồ lại. Đức Chúa Trời đã thành lập Hội Thánh, và Ngài chỉ định ngày thứ nhứt trong tuần lễ làm ngày của Hội Thánh. Tất cả giới tín đồ Đấng Christ (trừ Hội Sa-bát) đã thừa nhận như vậy, và đã chỉ định ngày thứ nhứt trong tuần lễ là ngày ngưng mọi hoạt động thông thường của đời sống.
Sáng Chúa nhật. -- Thoạt tiên, đương thời kỳ bắt bớ và trước khi Chúa nhật được chánh quyền biệt riêng làm ngày nghỉ, thì tín đồ Đấng Christ nhóm họp trước lúc hừng đông, hoặc sau khi trời tối, hoặc bất cứ lúc nào có thể nhóm họp. Nhưng ngày nay, đạo Đấng Christ trở thành tôn giáo chánh thức của thế giới tự do; mỗi tuần một lần, giới tín đồ Đấng Christ tạm dẹp công việc thông thường, và do tục lệ phổ thông, sáng Chúa nhật được thừa nhận là thì giờ của Hội Thánh. Suốt cả tuần lễ, đó là giờ biệt riêng cho Đấng Christ để thăng tiến công việc của Ngài một cách thường xuyên và có thứ tự.
Những cuộc nhóm họp khác. -- Một chi hội tổ chức hẳn hoi, thì có nhiều cuộc nhóm họp cho những nhóm khác nhau và vì những mục đích khác nhau. Trường Chúa nhật là cơ quan phụ thuộc có giá trị nhứt của một chi hội. Rõ ràng lắm, cuộc nhóm họp tối Chúa nhật có một địa vị quan trọng trong cuộc sanh hoạt của Hội Thánh. Nhưng điều chúng tôi muốn nói ở đây là: Tất cả giới tín đồ Đấng Christ nhìn nhận sáng Chúa nhật là thì giờ của Hội Thánh. Đó là cuộc nhóm họp trọng yếu nhứt, đứng riêng một loại, tự chiếm ưu thế, dành cho toàn thể tín đồ Đấng Christ, và là trung tâm mà cả bộ máy của Hội Thánh phải xoay chuyển quanh đó. Dầu có nhiều cuộc nhóm họp khác mà ta có thể dự hay không dự, nhưng Bổn Phận Của Hết Thảy Tín Đồ Đấng Christ là phải thường quen, trung tín, cẩn trọng và trọn đời dự cuộc nhóm họp Quan Trọng Hơn Hết của đạo Đấng Christ nầy, trừ ra những ai bị ngăn trở vì tật bịnh hoặc việc cấp bách.
Phương thức sẽ không hề thay đổi. -- Sự phát minh máy in làm cho Kinh Thánh và sách luận về đạo Đấng Christ có nhiều và rất rẻ, đến nỗi người ta đủ sách tự đọc cho biết Đấng Christ; lại phát minh được máy thâu thanh, nhờ đó chúng ta có thể ngồi nhà nghe giảng và theo dõi cuộc thờ phượng trong nhà thờ; tuy nhiên, các sự phát minh đó không bao giờ loại bỏ sự cần có Hội Thánh (hoặc nhà thờ). Đức Chúa Trời đã hoạch định rằng con cái Ngài ở mọi địa phương, khắp cả thế giới, nhằm thì giờ nhất định nầy (sáng Chúa nhật) phải Họp Lại công khai để công khai tôn thờ Đấng Christ.
Tình hình thảm hại hiện tại. -- Bình thường phải có gần 100 phần 100 giáo hữu dự cuộc thờ phượng sáng Chúa nhật. Nhưng nói chung, nếu căn cứ vào hiện trạng các chi hội (nhà thờ), nếu đếm và tính đổ đồng số người trong hội chúng mỗi sáng Chúa nhật, suốt cả năm, mùa đông và mùa hè, lúc tốt trời và khi mưa gió, thì ta sẽ thấy rằng hội chúng trung bình sáng Chúa nhật của nhà thờ Tin Lành trung bình ở nước chúng ta(1) từ 1 phần 3 đến 1 phần 6 số người có tên trong danh sách Hội Thánh. Đó Là Nhược Điểm Căn Bản Của Hội Thánh Tin Lành. Sự lãnh đạm đối với cơ quan đại diện Đấng Christ (tức là Hội Thánh) và đối với sự hoạt động chánh yếu duy nhứt của cơ quan ấy (tức là sự nhóm họp sáng Chúa nhật), đó chắc là trở lực lớn lao nhứt cản đường tấn bộ của công việc Đấng Christ.
* * *
Thói Quen Đi Nhà Thờ Mỗi Sáng Chúa Nhật Như Là Một Hành Động Thờ Phượng Đức Chúa Trời (3)
Hội chúng nhóm họp sáng Chúa nhật là cái thước đo đúng mức tín hữu chăm chú đến Hội Thánh của họ. Mức họ chăm chú đến Hội Thánh là cái thước đo đúng mức họ chăm chú đến Đấng Christ. Dầu muốn hay không, thái độ chúng ta đối với cuộc nhóm họp thờ phượng sáng Chúa nhật cũng chứng tỏ thái độ chúng ta đối với ảnh hưởng của Đấng Christ ở địa phương mình. Nếu ta trung tín, thì giúp đỡ Ngài. Còn nếu lãnh đạm, thì làm hại Ngài.
"Đi nhà thờ như là một hành động thờ phượng. " Đây chúng tôi muốn nói đến cớ tích thúc giục chúng ta đi nhà thờ, đến cái yếu tố ở trong tâm trí ta khiến ta cất bước đi nhà thờ, -- tức là đi vì làm theo nguyên tắc thông thường của đạo Đấng Christ, đi như một hành động theo lương tâm đối với Đức Chúa Trời, đi vì là phận sự đối với Đấng Christ, không đặc biệt quan tâm mình sẽ gặp ai hoặc nghe ai giảng dạy; nếu cần, thì cứ đi, mặc dầu biết trước mình sẽ nghe giảng gì; đi và thấy hết sức thỏa mãn vì nghĩ rằng mình đang làm phận sự đối với Đức Chúa Trời.
Lẽ tự nhiên, hành động nầy còn gồm ý rằng chúng ta cố đi đúng giờ, để ghế sau cho những người tới trễ, không ngồi ở ngay đầu ghế đến nỗi kẻ khác phải "leo qua ta," và cũng yên lặng, lịch sự, cung kính, chăm chú và đầy thiện cảm.
"Ít có Đấng Christ trong các cuộc nhóm họp," người ta nói như vậy. "Các cuộc nhóm họp kém cỏi quá, âm nhạc ít nói về đạo, sự giảng dạy chẳng đáng cho ta nghe, có rất nhiều điều mà không phải ta đến nhà thờ để nghe, ít dạy Kinh Thánh quá, ít có sự giúp đỡ phần thiêng liêng. Thường ít có Đấng Christ trong cuộc nhóm họp, thì chúng ta làm thế nào nghĩ được rằng mình Vì Đấng Christ mà đi nhà thờ?" Phải, chúng ta buồn lòng mà nói rằng mọi lời trên đây đúng quá. Tuy nhiên, Đó Là công việc của Đấng Christ, mặc dầu nó ở trong tay loài người vốn là yếu đuối, hèn hạ thảm hại và vô hiệu lực. Với tất cả khuyết điểm của nó, cuộc nhóm họp thờ phượng trung bình trong một chi hội Tin Lành trung bình vẫn giúp ích cho người ta; nếu chúng ta có thể giữ mình trong tinh thần xứng hợp, thì cuộc nhóm họp như vậy sẽ ban phước cho ta.
Trường Chúa nhật và Hội Thánh. -- Trường Chúa nhật là ngành hoạt động quí giá hơn hết trong đạo Đấng Christ. Nếu một chi hội xao lãng còn trẻ trong địa phương mình, thì thật là sai lầm kinh khủng! Vinh hiển thay là làm giáo sư đắc lực của trường Chúa nhật và giúp việc chăn dắt con trẻ! Nhưng trường Chúa nhật cũng chỉ bồi dưỡng Hội Thánh, chớ không thay thế Hội Thánh được. Nền giáo dục Tin Lành nào không ràng buộc con trẻ vào Hội Thánh, thì không đáng gọi là giáo dục Tin Lành. Nếu con trẻ không gây được thói quen đi nhà thờ đang khi học trường Chúa nhật, thì có cơ chúng sẽ chẳng bao giờ đi nhà thờ.
Những tổ chức và cuộc nhóm họp phụ thuộc. -- Muốn có hiệu lực, các chi hội cần được tổ chức hẳn hoi. Nhiều công việc trong đạo Đấng Christ có thể thực hiện tốt nhứt ở những nhóm nhỏ. Nhưng không được để sự trung thành với nhóm thay thế sự trung thành với Hội Thánh. Không nên coi sự dự cuộc họp của nhóm như đã thay thế sự dự cuộc thờ phượng chánh yếu trong nhà thờ. Buổi sáng Chúa nhật là thì giờ của Hội Thánh; bất cứ hình thức hoạt động nào trong công việc Đấng Christ cũng không thể coi là lý do chánh đáng đủ cho ta vắng mặt cuộc nhóm họp thờ phượng sáng Chúa nhật, trừ khi có chuyện gì cấp bách bắt buộc phải vắng mặt.
Máy thâu thanh. -- Ở nhà vặn máy thâu thanh mà nghe một bài giảng hay, há chẳng tốt hơn đi đến nhà thờ mà nghe một bài giảng dở, sao? Không Nên làm vậy sáng Chúa nhật. Chúng ta đi nhà thờ, không phải để nghe bài giảng, song để thờ lạy Đức Chúa Trời; đang khi ở nhà thờ, chúng ta phải nghe giảng, và có khi phải ráng chịu bài giảng. Máy thâu thanh không phải lý lẽ chữa mình để khỏi làm phận sự của tín đồ đó. Hơn nữa, các bài giảng trên luồng sóng điện không thể nào tốt hơn các bài giảng trong nhà thờ.
Đi nhà thờ khá đều mực, thì không đủ sao? Không. Đại đa số giáo hữu chỉ đi nhà thờ khá đều mực, -- đó chính là nguyên nhân của tình hình thảm hại hiện tại. Nếu họ đi đều mực luôn, thì mỗi Chúa nhật, các nhà thờ sẽ đông nghẹt những người. Như vậy, Hội Thánh sẽ có quyền phép. Mỗi Chúa nhật thuộc về Đấng Christ, -- Mỗi Chúa Nhật. Nhu cầu vĩ đại của đạo Tin Lành là: Tín đồ Tin Lành cho sự nhóm họp thờ phượng sáng Chúa nhật là một vấn đề lương tâm, chớ chẳng phải một vấn dề thuận tiện.
* * *
Thói Quen Đi Nhà Thờ Mỗi Sáng Chúa Nhật Như Là Một Hành Động Thờ Phượng Đức Chúa Trời (4)
Những cớ thoái thác và lý do mà giáo hữu nêu ra để không đi nhà thờ đều mực, thật là thảm hại. "Chớ thích đi nhà thờ;" "Chớ cảm thấy mình cần phải đi nhà thờ;" "Thà tôi ngủ còn hơn;" "Thà tôi nằm trên giường mà đọc báo còn hơn;" "Thà tôi lái xe hơi đi chơi còn hơn;" "Thà tôi đi thăm bạn hữu còn hơn;" "Thà tôi tiếp khách đến chơi còn hơn;" "Tôi có một tâm hồn thi sĩ; đến giờ đi nhà thờ, tôi lại thích vào rừng xanh để thông cảm với chim chóc, suối nước, và muôn hoa, v.v..." Mọi lời trên đây biểu lộ Sự Lãnh Đạm của hạng tín hữu mà Đấng Christ "sẽ nhả ra khỏi miệng" Ngài (KhKh 3:16).
Làm việc Chúa nhật. Có người phải làm việc lúc Hội Thánh nhóm họp. Chúng tôi nghĩ rằng đối với những người đó, Đức Chúa Trời sẽ ưng chịu cho họ dự một buổi nhóm họp khác để thay thế cuộc nhóm họp sáng Chúa nhật.
Làm thế nào để khiến cho tín hữu đến nhóm thờ phượng sáng Chúa nhật?
Hãy đặt cuộc nhóm đó trên một nền tảng Thờ Phượng, và Làm Việc để đạt tới mục tiêu đó. Trên tòa giảng và trong trường Chúa nhật, hãy dạy cặn kẽ và thường xuyên rằng tín đồ Đấng Christ có một Bổn Phận đối với Đức Chúa Trời, là từ lúc thơ ấu tới tuổi già nua, phải đi nhà thờ sáng Chúa nhật mỗi khi có thể đi được. Đó là một vấn đề phải dạy dỗ, dạy dỗ, Dạy Dỗ
Đoạn, hãy cai trị buổi nhóm họp dường như là một buổi nhóm họp Thờ Phượng Chúa. Nhà thờ là Nhà của Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời có ở đó. Hãy dâng cho Lời Đức Chúa Trời một địa vị xứng đáng. Hãy để hội chúng dự phần trong cuộc thờ phượng. Hãy để hội chúng Hát ngợi khen Đức Chúa Trời.
Trong quyển " THÁNH KINH Lược Khảo" nầy, xin tỏ ra hai lẽ tin quyết:
1. Mỗi tín đồ Đấng Christ phải có lương tâm đối với Sự Đọc KINH THÁNH Thường Xuyên và Sự Nhóm Nhà Thờ Thường Xuyên.
2. Các cuộc nhóm họp thường xuyên trong nhà thờ phải gồm hai điểm chính: Dạy KINH THÁNH và Hội Chúng Hát Ngợi Khen Chúa.
* * *

Gợi Ý Một Quyết Nghị
mà ai nấy có thể có trong lòng mình
Cuộc Nhóm Họp Thờ Phượng
Sáng Chúa Nhật Tại Nhà Thờ
Cuộc nhóm họp thờ phượng sáng Chúa nhật tại nhà thờ thường được nhìn nhận là phương thức chánh yếu để Hội Thánh tự tỏ mình ra với một địa phương. Nếu giáo hữu trung tín đến dự và nếu cuộc thờ phượng diễn ra thích đáng, thì đó là một phương pháp hoàn toàn hữu hiệu và đầy đủ để làm trọn phần lớn công việc mà Hội Thánh tồn tại để làm trọn.
Không còn nghi ngờ chi nữa, cuộc nhóm họp thờ phượng sáng Chúa nhật ở nhà thờ nếu thường xuyên tốt đẹp, ắt là Phước Lành Lớn Nhứt Mà Một Địa Phương Có Thể Được. Ta không thể nào phóng đại tánh cách quan trọng của nó.
Chúng ta dự cuộc nhóm họp như là một hành động thờ lạy Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, những người cai trị cuộc nhóm họp có bổn phận làm cho nó hết sức hữu ích, hào hứng và tốt đẹp.
Hai đặc điểm hệ trọng nhứt của cuộc nhóm họp thờ phượng sáng Chúa nhật là sự ca hát của hội chúng và sự dạy Lời Đức Chúa Trời.
Bài dạy Kinh Thánh (1) thường chỉ có một địa vị rất thấp thỏi, còn toàn thể cuộc nhóm họp lấy bài giảng làm chủ chốt. Sai lầm biết bao! Bài giảng quan trọng quá, còn bài dạy Kinh Thánh chẳng đáng kể chi. Người ta thường đọc vài câu Kinh Thánh như một nghi thức buồn tẻ, lúc mở đầu buổi nhóm họp, rồi kết luận uể oải rằng: "Xin Chúa thêm phước cho sự đọc Lời Ngài!" Xin Chúa ban phước cho công tác mà ông Truyền đạo coi là không quan trọng bao nhiêu, thì thật là liều lĩnh quá! Bao phen người ta bị cám dỗ mà nghĩ rằng không phải Nhà của Đức Chúa Trời, nhưng là nhà của ông Truyền đạo!
Nếu bài dạy Kinh Thánh không phải là một nghi lễ lẻ loi, ngắn ngủi lúc bắt đầu cuộc thờ phượng, nhưng liên hiệp với bài giảng, trở thành nền, sườn, kiểu và trái tim của bài giảng, thì tốt hơn bội phần; ấy vì Lời Đức Chúa Trời ở tiền cảnh, và ông Truyền đạo ở bối cảnh hoặc ít, hoặc nhiều.
Đọc Kinh Thánh đối đáp không thể thay thế đầy đủ bài dạy Kinh Thánh. Đọc Kinh Thánh đối đáp cũng không có giá trị bao nhiêu, trừ ra nó là phương pháp để hội chúng dự phần buổi lễ. Chính ông Mục sư có thể đọc cùng một đoạn Kinh Thánh ấy và có hiệu lực hơn nhiều. Còn như hội chúng dự phần buổi lễ, thì phương pháp tốt nhứt là để hội chúng hát thánh ca.
Cầu nguyện. -- Buổi nhóm họp sáng Chúa nhật tại nhà thờ cốt để thờ phượng, cầu nguyện, cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nhớ kỹ điều đó, đi nhà thờ với tinh thần cầu nguyện và đương buổi nhóm họp, cố gắng giữ mình trong tinh thần cầu nguyện.
Không cần cầu nguyện dài. Làm vậy, chỉ khiến cho hội chúng mất tinh thần cầu nguyện. Cầu nguyện ngắn nhiều lần, xen vào những phần khác của cuộc thờ phượng, còn tốt hơn.
Nhiều bài thánh ca chính là lời cầu nguyện, và là lời cầu nguyện hữu hiệu hơn hết. Ta có thể nghĩ rằng một bài thánh ca cầu nguyện nhẹ nhàng biểu lộ được sự cầu nguyện của hội chúng.
Khi cầu nguyện, ông Mục sư chẳng bao giờ nên "tán rộng" bài thánh ca vừa mới hát; làm vậy, dường như ông đã cạn hết ý tưởng rồi. Cũng không nên cầu nguyện dường như nấp sau Đức Chúa Trời mà giảng cho hội chúng.
Phải dâng lời cầu nguyện với tinh thần khiêm cung nài xin. Chúng tôi từng nghe nhiều người cầu nguyện văn hoa, không có tinh thần khiêm cung, song với một giọng chỉ huy. -- không phải là cầu nguyện, mà giống như mạng lịnh của viên tướng lãnh bảo Đức Chúa Trời phải tiến đánh chỗ nào.
Đọc lời cầu nguyện hay ứng khẩu cầu nguyện, thì không quan hệ bao nhiêu. Chắc vậy, một lời cầu nguyện tốt, đọc hay còn quý giá hơn lời cầu nguyện của Mục sư không sẵn sàng, dường như còn tự hỏi phải nói gì.
Một giờ. -- Thỉnh thoảng những cuộc nhóm họp có tánh cách đặc biệt đòi hỏi nhiều thì giờ hơn. Song ở những buổi nhóm họp nhà thờ thường xuyên, tại đó cùng một hội chúng nghe cùng một ông Truyền đạo hết tuần nầy tới tuần khác, hết năm nọ qua năm kia, thì một giờ là đủ rồi. Ta càng nên nghĩ là đủ rồi, vì nhiều người trong cùng một hội chúng ấy còn dự những buổi nhóm họp khác trong cùng một ngày. 20 phút cho hội chúng hát thánh ca, 20 phút cho bài giảng, và 20 phút để cầu nguyện, dâng tiền, báo cáo, v.v...
Nếu mỗi một khoảng trong cuộc nhóm họp đã được sửa soạn trọn vẹn, nếu đã loại bỏ hết những việc lãng phí thì giờ, những lời vô ích và những đặc điểm vô giá trị, nếu sự hát thánh ca và dạy Kinh Thánh được dành cho địa vị xứng đáng, thì cuộc nhóm họp sẽ tốt đẹp, hữu ích, sẽ là một giờ quý báu trong đời sống của tín hữu.
* * *
Cuộc Nhóm Họp Thờ Phượng Sáng Chúa Nhật Tại Nhà Thờ (2)
Âm Nhạc
Sau sự giảng dạy Kinh Thánh, hội chúng hát thánh ca là Đặc Điểm Tốt Nhứt của cuộc nhóm họp thờ phượng, là phương pháp hữu hiệu nhứt để rao giảng Tin Lành. Nhà thờ có hát nhiều thánh ca bao giờ cũng đông người nhóm họp. Người ta ưa nghe hát. Phải có một nhà thờ Vang Tiếng Hát Thánh Ca và một tòa giảng Chuyên Dạy Dỗ.
Môi-se đã hát, -- vừa hát, vừa dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên. Mi-ri-am đã hát. Đê-bô-ra và Ba-lác đã hát. Đa-vít đã hát và trứ tác nhiều Thi Thiên để dân chúng hát. Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ đã hát. Phao-lô và Si-la đã hát. Các thiên sứ cũng hát. Trên trời, Ai Nấy Sẽ Hát.
Sức mạnh của sự ca hát bình dân. -- Chính là nhờ dân chúng hát các bản thánh ca của Luther mà lời giảng của ông đã truyền đến Trung Âu, làm cho thế giới lay chuyển mà có cuộc Cải chánh. Sự hát thánh ca đã đem lại cuộc Phục hưng xứ Galles. Có bao giờ có một cuộc phục hưng nào mà lại không có hát thánh ca chăng? Ngày nay, phương pháp tốt nhứt để thanh niên hóa các chi hội đã chết rồi chính là Hát Thánh Ca để kêu nó sống lại.
Hội chúng phải hát thánh ca nhiều hơn. -- Nếu tiếng hát hiếm, thì chính là khuyết điểm lớn nhứt trong cuộc nhóm họp thờ phượng trung bình sáng Chúa nhật ở nhà thờ. Sự hát thánh ca đáng phải tăng lên Gấp Mười Lần. Không có thì giờ hát sao? Nầy, hãy rút ngắn bài giảng, hãy bỏ bớt sự phô trương ban hát riêng, để có thì giờ cho hội chúng hát. Không thể thay thế thì giờ hội chúng hát bằng cách báo cáo một giờ hát đặc biệt mà hầu hết tín hữu không dự được. Sự Hát Của Hội Chúng phải có một địa vị xứng đáng trong cuộc nhóm họp thờ phượng thường xuyên sáng Chúa nhật ở nhà thờ; ta chẳng nên loại bỏ nó vì cớ một ban hát hiếu thắng hoặc một bài giảng dài dòng. Sự hát của hội chúng đáng chiếm Một Phần Ba hoặc Một Nữa thì giờ nhóm họp.
Hát luôn một lúc thì tốt hơn thì giờ hát luôn luôn bị gián đoạn vì lời phê bình của người điều khiển, hoặc vì đọc một khúc thánh ca, hoặc vì những phần khác của cuộc lễ xen vào quá sớm. Làm vậy, sẽ mất hết hiệu lực. Suốt 20 phút hoặc nữa giờ, chỉ hát thôi, để lời hát có đủ thì giờ in vào tâm trí người ta. Giáo hữu ưa hát bội phần hơn ưa người điều khiển nói giễu cợt. Cái đáng kể là Hát, chớ không phải là người điều khiển luôn luôn Nói Xen Vào.
Hãy thường hát lại cùng một bài thánh ca. -- Có thường hát luôn, thì giáo hữu mới quen bài thánh ca ấy. Chúng ta yêu mến những bài thánh ca mà mình quen biết, và chúng ta không hề chán những bài thánh ca mà mình yêu mến. Hãy hát những bài thánh ca cũ, hãy hát đi hát lại mãi. Chi hội nào làm như vậy, thì không cần phải nài xin giáo hữu đi đến nhà thờ, vì họ không thể nào lìa khỏi nhà thờ được.
Hãy học thuộc lòng các bài thánh ca. -- Phải dạy cho hội chúng học thuộc lòng các bài thánh ca mà họ thường hay hát, -- ít ra cũng thuộc lòng một vài câu của các bài ấy. Như vậy, họ sẽ hát hay hơn, sẽ cảm thấy sâu xa hơn tinh thần và sức mạnh của bài mình hát. Nhờ đó, cuộc nhóm họp thờ phượng sẽ có sức mạnh linh động.
Người điều khiển cuộc hát. -- Trong các nhà thờ, hội chúng thường hát rất ít, nên không có cử ai điều khiển một, hai câu của một, hai bài thánh ca mà Mục sư xin hát. Kết quả, sự hát của hội chúng, là phần của cuộc thờ phượng mà giáo hữu ưa thích nhất, và là phương pháp chánh yếu để Hội Thánh tỏ lòng ngợi khen Đức Chúa Trời, thường lại chỉ là một cách khôi hài.
Mỗi hội chúng cần phải có một Người Điều Khiển cuộc hát. Không Phải người bắt chước trò hề dại dột của một giới Truyền đạo thạnh hành chuyên hát các bài thánh ca phục hưng, -- giới Truyền đạo nầy coi phần lớn cuộc thờ phượng như cơ hội phô trương dại dột và nói giễu cợt, như lúc chỉnh điệu cho chính mình họ đơn ca. Trái lại, phải là một người Tin ở Hiệu Lực Do Hội Chúng Hát Thánh Ca. Có thể là một người điều khiển cuộc hát, mà vẫn giữ được phẩm cách và đoan trang của người giảng dạy.
Ban hợp ca. -- Không ai lường hết giá trị của một ban hát tài giỏi đối với cuộc nhóm họp thờ phượng. Nhưng phải tùy ở họ hát gì. Biết bao lần chúng ta nghe ban hợp ca hát mà chẳng gia tăng giá trị Đạo Đức của cuộc nhóm họp thờ phượng chút nào!
Nhưng dầu ban hợp ca hát tuyệt diệu đi nữa, cũng nên để hội chúng hát hơn là để họ ngồi nghe hát mãi.
Tại Sao Không Biến Cả Hội Chúng Thành Một Ban Hợp Ca? Nếu có người điều khiển thích ứng, thì tiếng hát của hội chúng đông đảo có thể vang lừng như biển dậy, khiến cho thiên sứ trên trời phải cũng cúi xuống và lắng tai nghe.
* * *
Cuộc Nhóm Họp Thờ Phượng Sáng Chúa Nhật Tại Nhà Thờ (3)
GIẢNG
Giảng là chức vụ quan trọng hơn hết trong Hội Thánh. Không bao giờ có gì thay thế được lời giảng, vì là môi giới chánh yếu để truyền bá Tin Lành Đấng Christ. Nhưng giảng phải là Dạy, chớ chẳng phải nói rỗng tuếch. Tòa Giảng Là Môi Giới Dạy Dỗ của Hội Thánh. Nói cách bình dân, thì "giảng" nhiều quá, mà "dạy" thì không đủ.
Bài giảng theo câu gốc. -- Nói bóng, nói ẩn ý, tìm đề mục kỳ lạ cho một câu Kinh Thánh hoặc một phần câu Kinh Thánh, lặp đi lặp lại mãi, đi loanh quanh nó, lớn tiếng thay đổi từ ngữ của nó, dùng nó như "nhãn hiệu đúng Kinh Thánh" dán trên những ý tưởng riêng của ông Truyền dạo đối với chân lý Đấng Christ, -- đó là loại bài giảng thạnh hành trong các nhà thờ của chúng ta. Giáo hữu chung thân ngồi dưới sự giảng dạy như vậy, nên vẫn dốt đặc Kinh Thánh. Nhiều khi chúng ta tự hỏi có phải các ông Truyền đạo cho rằng cử tọa hoàn toàn không có trí khôn chăng?
Bài giảng giải thích là một phương thức hoặc kỹ thuật rao truyền chân lý của Lời Đức Chúa Trời có giá trị bội phần hơn kỹ thuật bài giảng theo câu gốc. Đề mục của bài giảng giải thích thường là một phần Kinh Thánh có giá trị, một đoạn, một phần đoạn, hoặc mấy đoạn, hoặc một sách, hoặc một phần sách; bài giảng nầy nêu lên những thực sự và bài học chánh yếu trong đoạn sách đã lựa chọn. Đó mới thật là giảng. Ít ra, nó cũng có vẻ hiến cho Lời Đức Chúa Trời một địa vị ưu thế.
Một Mục sư đã từng nghe Spurgeon, Beecher, Phillips Brooks, Joseph Parker, và hết các vị Truyền đạo trứ danh của thế hệ trước; có lần ông nói với tôi rằng bài giảng có quyền phép hơn hết mà ông được nghe trong đời mình là của Alexander Whyte, nhà Truyền đạo trứ danh của xứ Tô-cách-lan. Trong bài giảng ấy, ông chỉ đọc thơ Phi-líp, và thỉnh thoảng thêm lời bình luận. Đó là một bài học quí báu biết bao cho các ông Truyền đạo ngày nay! Nhưng ông Truyền đạo nào ngày nay dám thử làm như vậy, thì hãy để rất nhiều thì giờ sửa soạn trước đã.
Một bài giảng hay nhất mà tôi từng được nghe đã lấy ở một đoạn thơ Ê-phê-sô. Về sau, ông Mục sư giảng bài ấy tỏ cho tôi biết rằng khi soạn bài, ông đã đọc đoạn sách đó Trên Một Trăm Lần, nghiên cứu những ý tưởng trọng yếu của nó, rồi viết ra, sắp đặt đi, sắp đặt lại, tóm tắt, viết lại cho nó có hình thức chung kết, sẵn sàng giảng ra. Cử tọa của ông thỏa mãn, nào có lạ gì.
Buổi thờ phượng sáng Chúa nhật là một lớp Kinh Thánh đông đúc. -- Tại sao không có như vậy? Há có thể làm gì tốt hơn? nếu ông Mục sư có một hội chúng gồm toàn những người chuyên cần đọc Kinh Thánh như trên kia đã nói, nếu hội chúng có một ông Mục sư hợp tác với họ trong các bài giảng của ông bằng cách lấy lòng từ ái dạy Lời Đức Chúa Trời đang khi họ đọc, thì phước biết bao nhiêu!
20 phút! Thỉnh thoảng có những cơ hội đặc biệt, ta có thể giảng bài dài hơn. Song trong các buổi nhóm họp thường xuyên ở nhà thờ, là nơi phần nhiều cùng một đám người họp lại để nghe cùng một ông Truyền đạo hết tuần nầy qua tuần khác, tháng nọ qua tháng kia, năm nầy tới năm khác, thì bài giảng 20 phút là đủ dài rồi.
Dùng quá nhiều sức trên tòa giảng. -- Nhiều người không soạn kỹ bài giảng, nên phải cố gắng để nhấn thật mạnh, nào kêu la, nào đập bàn, nào nhảy lên, nào xoay tròn, nào nói hung hăng, nào vẫy tay, nào huơ tay trên không khí, dường như trong một trận đấu quyền Anh. Không cần phải làm như vậy. Tinh thần khiêm nhường, giản dị xứng hợp với ông Truyền đạo bội phần hơn tinh thần hung hăng, mạt sát. Làm điệu bộ chừng nào cũng không bù đắp được sự thiếu Ý Tưởng.
Viết cả bài giảng. -- Nếu Mục sư không thể tập "nói mà không luôn luôn dừng lại, nếu ông ngập ngừng và lặp lại luôn, thì tốt hơn là ông viết bài giảng ra mà đọc. Nếu bài giảng viết khéo và đọc hay, thì cũng có thể có sức mạnh như một bài giảng ứng khẩu. Ta sẽ ngạc nhiên vì thấy nếu bài giảng được xem đi xem lại, viết đi viết lại nhiều lần, thì biết bao lời có thể tóm tắt rất ngắn!


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 19-4-2024 01:34 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách