Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 2411|Trả lời: 0

Cây Gậy - ĐỨC THÁNH LINH VÀ TÍN HỮU

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 4-8-2011 08:48:19 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Cây Gậy Của Người Chăn Bầy
Tác giả: Tiến sĩ Robert Frost và Ralph Mahoney
Phần D - NGƯỜI LÃNH ĐẠO LÀM THẾ NÀO ĐỂ... ...
- Nhận Lãnh BápTem Thánh Linh Và Các Ân Tứ Thánh Linh

Chương 2: ĐỨC THÁNH LINH VÀ TÍN HỮU

A. ĐỨC THÁNH LINH TRỢ GIÚP TÍN HỮU
Sự cứu rỗi (được tái sinh) là công việc đầu tiên của Đức Thánh Linh trong đời sống chúng ta. Quyền năng để có cuộc sống thánh sạch và phục vụ là mục tiêu thứ hai của Thánh Linh bên trong chúng ta.
1. Đem Chúng Ta Đến Sự Cứu Rỗi
a. Ngài Đem Sự Cáo Trách (Giăng 16:18-11).
Một khía cạnh quan trọng trong công viêc của Đức Thánh Linh là cáo trách, quở trách và thuyết phục những người chưa tin về tội lỗi, sự công bình và sự phán xét.
Nếu không có công việc cáo trách của Đức Thánh Linh, chúng ta vẫn duy trì sự ngu dốt về tình trạng tội lỗi và hư mất của chính mình.
Ngài khiến chúng ta nhận biết về sự quá phạm của tội lỗi, và chúng ta còn cách xa bao nhiêu nữa mới tới tiêu chuẩn công bình của Đức Chúa Trời, và sự đoán phạt kinh khiếp đang chờ đợi mỗi tội nhân.
b. Ngài Làm Cho Chúng Ta Quay Trở Lại Và Tái Sinh Chúng Ta
Tái sinh có nghĩa là được sinh lại về mặt thuộc linh, làm mới và phục hồi thuộc linh.
“Không phải bởi việc làm công bình mà chúng ta đã làm, nhưng bởi lòng thương xót của Ngài, Ngài cứu chúng ta, bởi việc rửa về sự tái sinh và đổi mới của Đức Thánh Linh ” (Tit Tt 3:5).
“Và anh em được Ngài làm sống lại từ kẻ chết bởi sự lầm lạc và tội lỗi của mình ” (Eph Ep 2:1).
“Đó là Đức Thánh Linh Ngài làm sống lại ” (GiGa 6:63)
c. Ngài Giải Phóng Chúng Ta Khỏi Quyền Lực Của Tội Lỗi Và Sự Chết, Để Chúng Ta Được Thánh Sạch.
“Vì luật của Đức Thánh Linh sự sống trong Chúa Jesus Christ đã buông tha tôi khỏi luật của tội lỗi và sự chết ” (RoRm 8:2)
d. Ngài Ban Cho Chúng Ta Sự Cứu Rỗi Được Bảo Đảm Bên Trong.
“Chính Đức Thánh Linh làm chứng ... trong linh chúng ta rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời ” (8:16)
“Ấy là Đức Thánh Linh đã làm chứng, vì Đức Thánh Linh tức là lẽ thật ” (IGi1Ga 5:7)
“Vì có ba làm chứng ... Đức Thánh Linh, nước và huyết, ba ấy hiệp một ” (IGi1Ga 5:8)
2. Ban Cho Chúng Ta Quyền Năng Để Sống Thánh Khiết.
a. Ngài Dẫn Chúng Ta Vào Lẽ Thật.
“Lúc nào Thần Lẽ thật sẽ đến, thì Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe và tỏ bày cho các ngươi sự sẽ đến ” (GiGa 16:13)
b. Ngài Dạy Chúng Ta Mọi Sự.
“Nhưng Đấng Yên ủi tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhơn danh ta sai xuống, Đấng đó sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi ” (14:26)
“Về phần các con sự xức dầu đã chịu từ nơi Chúa vẫn còn trong mình, thì không cần ai dạy cho, song vì sự xức dầu của Ngài dạy con đủ mọi việc, mà sự ấy là thật, không phải dối, thì hãy ở trong Ngài theo như sự dạy dỗ mà các con đã nhận ” (IGi1Ga 2:27)
c. Ngài Ban Sự Sống Cho Thân Thể Chúng Ta.
“Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Jesus Christ sống lại từ kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Jesus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể của anh em hay chết lại sống ” (RoRm 8:11)
Chữ “hay chết “ có nghĩa là: “bị buộc với sự chết ” ám chỉ thân thể vật lý chúng ta. Thánh Kinh truyền đạt sự sống. Vì vậy lời hứa trong Thánh Kinh là: Khi Thánh Linh ngự trong chúng ta, Ngài truyền đạt sự sống, sức lực, khỏe mạnh và khí lực cho thân thể chúng ta. Sống trong Thánh Linh là sự thực hành bồi dưỡng sức khỏe, và làm cho sức lực thân thể gia tăng và kéo dài tuổi thọ.
d. Ngài Ban Chúng Ta Quyền Năng Để Phục Vụ.
“Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, các ngươi sẽ nhận lấy quyền năng để làm chứng về ta ” (Cong Cv 1:8).
Chúa Jesus dùng từ Hylạp “Dunamis” (được dịch là “quyền năng”), cũng chính từ từ đó chúng ta có từ “Dynamo”. Dynamo là một cỗ máy phát điện ổn định và liên tục.
Vì thế quyền năng của Thánh Linh trong chúng ta phát ra năng lực để chúng ta có thể làm chứng (hay chết) cho Đấng Christ. Không những chỉ có thể làm chứng về Chúa Jesus mà thôi, chúng ta còn thực sự trở nên những chứng nhân cho Ngài.
e. Ngài Ban Quyền Năng Để Chúng Ta Cầu Nguyện
“Hãy cầu nguyện trong Đức Thánh Linh ”, (Giu Gd 1:20)
“Cầu nguyện luôn luôn, với tất cả sự cầu nguyện và nài xin trong Thánh Linh ” (Eph Ep 6:18)
“Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối của chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết phải cầu nguyện điều gì, nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết Thánh Linh là thế nào, vì ấy là theo ý của Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy ” (RoRm 8:26, 27 NIV)
f. Ngài Tạo Sự Ca Ngợi Và Thờ Phượng Đức Chúa Trời.
“Chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Đức Chúa Trời ” (Cong Cv 2:11)
“Vì chúng ta nghe họ nói các thứ tiếng và ca ngợi Chúa ” (10:46)
“Chúng tôi, những người thờ phượng Chúa cậy ơn Thánh Linh Chúa ” (Phi Pl 3:3 NIV )
“Hãy đầy dẫy Thánh Linh; hãy lấy ca vịnh thơ thánh và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa ” (Eph Ep 5:18, 19)
“Đức Chúa Trời là thần nên ai thờ phượng Ngài phải lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ phượng ” (GiGa 4:24)
g. Ngài Sản Sinh Bông Trái Thánh Linh Trong Đời Sống Tín Đồ.
“Bông trái của Thánh Linh là tình yêu, vui mừng, bình yên, nhịn nhục, mềm mại, hiền lành, trung tín, tiết độ; không có luật pháp nào cấm các điều đó ” (GaGl 5:22, 23).
Người tự nhiên không thể sản sinh trái của Thánh Linh, dù cho người đó được rèn luyện và giáo dục đến đâu đi chăng nữa. Bổn tánh của Đức Chúa Trời chỉ được nhìn thấy trong chúng ta khi Thánh Linh Chúa ở trong chúng ta là những kẻ tin.
B. NHẬN LÃNH ĐỨC THÁNH LINH
1. Chúng Ta Phải Tiếp Nhận Đấng Christ Làm Cứu Chúa.
Tiêu chuẩn đầu tiên cần thiết cho một người chịu phép Báptem trong Thánh Linh là người đó phải tiếp nhận Chúa Jesus Christ làm Cứu Chúa cho đời sống của mình. Nếu chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ nhận lãnh ân tứ của Đức Thánh Linh.
2. Chúng Ta Phải Khao khát Phước Hạnh.
Yêu cầu thứ hai là chúng ta phải thật sự khao khát các phước hạnh này. Chúa Jesus giải thích: “Nếu người nào KHÁT, hãy đến cùng ta mà uống ” (GiGa 7:37). Bạn đang khát Thánh Linh không? Nếu khát, bạn cứ tới gặp Chúa Jesus, Ngài sẽ cho bạn uống. Chỉ đơn giản như vậy.
Nên nhớ rằng không phải do chúng ta tranh thủ mà được phước hạnh này. Nếu làm như thế đó không còn là “ân tứ ” của Đức Thánh Linh nữa (Cong Cv 2:38). Các bạn không thể giành được hay xứng đáng với phước hạnh kỳ diệu này. Nhưng ân tứ đó được ban cho bạn cách nhưng không.
3. Bốn Từ Đơn Giản
Tôi muốn giới thiệu bốn chữ đơn giản để bạn có thể nhận được phước hạnh quí giá này.
Những chữ đó là: TỪ BỎ, GIẢN XẢ, TIẾP NHẬN VÀ ĐÁP ỨNG. Hãy xem qua chúng như thế nào?
a. Từ Bỏ.
Phaolô viết cho những người mới tin Chúa trong thành phố xấu xa Côrinhtô: “Các anh em đã từ bỏ mọi điều hổ thẹn giấu kín ” (IICo 2Cr 4:2)
Chữ HyLạp Apeipomen được dịch là từ bỏ, có nghĩa là không thừa nhận, phân cách và tách khỏi hoàn toàn .
“Nhưng đã từ bỏ những điều giấu kín ” (che đậy, riêng tư, bên trong, bí mật )
“Nhưng đã từ bỏ những điều hổ thẹn (mắc cỡ, nhục nhã ) giấu kín ”
Trong ánh sáng thiên thượng, điều quan trọng chắc chắn là chúng ta phải ăn năn, hoàn toàn (quay mặt) với tội lỗi đặc biệt là tội có liên quan đến phù chú, thờ cúng tổ tiên, thờ lạy hình tượng, cầu cơ, phù thủy, bói bài, bả chè, coi bói, bùa mê, bùa ngãi và những việc giống như thế.
Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời đã ban “Đức Thánh Linh. ..cho chúng nó để đầu phục Ngài ” (Cong Cv 5:32). Đức Chúa Trời truyền lệnh cho chúng ta phải từ bỏ và phân cách hoàn toàn với những điều che đậy, dấu kín, bại hoại, nhục nhã khi chúng ta kêu cầu THÁNH LINH Ngài.
“Nhiều tín đồ trước theo nghề phù phép đem sách vở mình đốt trước mặt thiên hạ ” (19:19).
Đây là bước đầu quan trọng.
Hãy cầu với nguyện Đức Chúa Trời “Kính lạy Chúa, con từ bỏ nghề (liệt kê những điều mình theo đuổi và làm trước đây) phù thủy, thờ cúng tổ tiên, thờ lạy hình tượng, cầu cơ, phù chú, bói khoa v.v...
b. Thư dãn:
Thường người ta trở nên căng thẳng khi bắt đầu tiếp nhận Đức Thánh Linh. Không cần thiết phải như vậy. Nó sẽ cản trở bạn hơn là giúp đỡ bạn.
Trước tiên tôi khích lệ bạn nên dãn xả. Thân thể phải thoải mái và điều này cũng giúp cho tâm linh và cảm xúc của bạn thoải mái. Sao không ngồi xuống một nơi nào đó cách thoải mái. Các môn đồ đang ngồi trong ngày lễ Ngũ tuần (2:2). Vậy đây là tư thế tốt theo Kinh thánh để tiếp nhận Đức Thánh Linh. Ngồi xuống và thư dãn, các bạn đang ở trong bàn tay từ ái, là bàn tay của Chúa Jesus. Ngài là Đấng làm phép báptem trong Thánh Linh.
c. Tiếp Nhận:
Đây là thời điểm tốt lành để kêu cầu Chúa Jesus làm phép báptem cho bạn trong Thánh Linh. Kinh thánh nói: “... Cha trên trời sẽ ban Đức Thánh Linh cho những ai kêu cầu Ngài ” (LuLc 11:13)
Cầu xin đơn giản, yên tĩnh, và trong đức tin.
Đừng bắt đầu bằng ăn xin hay nài nỉ. Cũng không quát tháo hay rên rĩ. Nếu sự vận hành của Thánh Linh đang thúc giục bạn phải làm thế thì đừng chống cự lại. Nhưng một số cách dẫn đến thói quen thuộc linh đã cản trở Chúa Jesus ở với bạn. Ngài sẽ làm phép báptem cho bạn trong Thánh Linh nếu bạn thoải mái và để Ngài hành động. Ngài sẽ nghe lời cầu nguyện của bạn.
Khi bạn yên lặng kêu cầu Ngài đổ đầy Thánh Linh trong bạn, trong đức tin bạn phải tin rằng Ngài đã trả lời cho bạn và BỞI ĐỨC TIN TIẾP NHẬN ĐỨC THÁNH LINH.
Nên nhớ chữ Hy Lạp được dịch là “linh” cũng đồng nghĩa với chữ “hơi thở”. Tại sao không mở miệng ra, hít một hơi thật sâu và thở trong Đức Thánh Linh?
Đó là điều Chúa Jesus ám chỉ như “đang uống” Thánh Linh. Như bạn mở miệng uống nước thể nào thì bạn cũng có thể mở miệng uống trong Thánh Linh. Hãy mở miệng và hít vào; khi bạn làm thế, hãy tin rằng Đức Thánh Linh đang đến trong đời sống của bạn trong cách mới.
Hãy làm điều đó trong đức tin “Mọi điều gì các ngươi xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các ngươi ” (Mac Mc 11:24). Chúng ta làm như vậy bởi đức tin.
Nên nhớ, đó không phải là cảm giác. Bạn không thể cảm thấy sự đáp ứng tình cảm nào. Đó không phải là một kinh nghiệm tình cảm mà là kinh nghiệm thuộc linh. Có thể hoặc không có sự phụ thuộc tình cảm. Nếu có, bạn hãy thư giản và thưởng thức nó. Nếu không cũng đừng lo lắng, tình cảm rất thất thường và không đáng tin cậy.
Điều quan trọng không phải là điều bạn cảm thấy, nhưng là điều mà bạn tin cậy. Hãy tin rằng bạn đã nhận được Đức Thánh Linh. Đây là bước đầu, kế tiếp là “hít” Đức Thánh Linh vào.
Khi bạn làm điều đó, bạn bắt đầu vui mừng dâng lời cảm tạ và ngợi khen Chúa vì Ngài đã ban Đức Thánh Linh cho bạn. Hãy để lòng bạn dâng lên lời ngợi khen Đức Chúa Trời và tiếp tục uống Đức Thánh Linh càng hơn.
d. Đáp Ứng.
Bây giờ chúng ta đã đến bước thứ tư. Đó là sự đáp ứng của bạn với Đức Thánh Linh, Đấng đang đầy dẫy trong bạn.
Đã hít vào, bạn phải nói ra. Hít Thánh Linh vào, bây giờ bởi đức tin bạn phải nói lời ca ngợi Đức Chúa Trời, và các phước hạnh của Ngài.
Khi bạn làm việc này, đừng sử dụng tiếng mẹ đẻ. Cảm tạ Chúa, nhưng tin rằng Đức Thánh Linh làm cho bạn có thể nói được tiếng mới theo như sự ban cho của Ngài.
Thánh kinh nói rằng “Tất cả những người đó bắt đầu nói những thứ tiếng khác mà Đức Thánh Linh ban cho họ lời để nói ” (Cong Cv 2:4). Lưu ý trước nhất là:” Họ...bắt đầu nói”. HỌ làm công việc nói. Đó là phần của chúng ta. Họ sử dụng giọng nói, cổ họng, môi và miệng của họ. Lưu ý kế tiếp “Thánh Linh ban cho họ lời để nói ”. Đó là phần của Thánh Linh. Khi Đức Thánh Linh thực hiện phần của Ngài thì chúng ta phải ĐÁP ỨNG bằng cách thực hiện phần của mình.
Nói tiếng lạ là một phép lạ. Lời nói được ban cho chúng ta cách siêu nhiên bởi Đức Thánh Linh. Điều đó không có nghĩa là thật khó khi thực hiện. Đơn giản là các bạn phải hợp tác với Đức Chúa Trời, và nói những gì Đức Thánh Linh cho các bạn nói.
Câu chuyện Phierơ đi bộ trên nước (Mat Mt 14:29) là một minh họa. Chúa Jesus gọi Phierơ: “Hãy đến đây! ” chúng ta đọc tiếp: “Và khi Phierơ ra khỏi thuyền, ông bước đi trên nước để đến với Chúa Jesus ”. Khi Phierơ đi trên nước ông không chú tâm đến hành động có tính cách siêu nhiên này. Ông đang bước đi cách bình thường, tự nhiên như đi trên đất liền. Phép lạ không phải là việc ông đang bước đi nhưng phép lạ là ông không bị chìm!
Cũng giống như vậy khi chúng ta bắt đầu nói tiếng lạ, cũng như khi Phierơ sử dụng đôi chân và bắp thịt để bước đi, chúng ta sử dụng lưỡi và môi để nói theo như cách nói bình thường.
Phép lạ không phải là ở trong nghệ thuật nói nhưng phép lạ là ở trong ngôn ngữ được ban cho chúng ta để nói. Nói cách khác không phải chúng ta nói NHƯ THẾ NÀO nhưng chúng ta nói ĐIỀU GÌ, đó mới là phép lạ.
Nói là hành động tự nhiên cũng như bước đi vậy. Khi chúng ta nói lời được ban cho trong ngôn ngữ khác, về vật lý cũng y như cách tự nhiên khi chúng ta đột nhiên thực hiện sức mạnh của lời nói.
Phép lạ xảy ra khi Đức Thánh Linh cho chúng ta lời để nói trong một ngôn ngữ mà chúng ta chưa bao giờ học và có thể chưa bao giờ nghe qua.
Tôi phải nhấn mạnh vấn đề này vì tính chất dễ dàng của sự nói tiếng lạ. Khi trẻ con nhận lãnh sự dạy dỗ này, chúng nói cách dễ dàng. Nhưng nhiều người lớn thì có vấn đề ở điểm này. Họ làm cho vấn đề trở nên khó khăn cho chính họ. Họ tin rằng làm những điều này là quá khó đối với họ. Một số trở nên căng thẳng thay vì ngơi nghỉ thoải mái.
Nhiều người hết sức thật thà trong ao ước rằng đó “không phải là họ bèn là Đức Chúa Trời”. Chính bạn nói, và Đức Thánh Linh ban cho lời để nói. Đừng ngồi như tượng gỗ, chờ đợi Đức Chúa Trời sử dụng cổ họng và nói qua môi. Hãy thực hiện phần của mình.
Xin xem lại Cong Cv 2:4 lần nữa “Họ ” (các môn đồ) là chủ ngữ của câu. Đó là các môn đồ đầy dẫy Thánh Linh, và họ (môn đồ) “bắt đầu nói các thứ tiếng, như Đức Thánh Linh ban cho họ lời để nói ”. Họ bắt đầu nói.
Khi chúng ta bắt đầu nói tiếng lạ, đó là CHÚNG TA khởi xướng việc này. CHÚNG TA sẽ nói. Nhưng Đức Thánh Linh sẽ cho lời để nói. Đức Thánh Linh sẽ cung cấp cho bạn âm thanh, lời, câu trong trí chúng ta.
Chúng sẽ phát ra âm thanh lạ lùng đối với các bạn. Đó là ngôn ngữ mà chúng ta chưa bao giờ nghe trước đây. Có lẽ ngôn ngữ của Thiên sứ và Thiên đàng có âm điệu khác biệt với ngôn ngữ trần gian mà chúng ta thường nghe.
Khi Đức Thánh Linh ban cho chúng ta những lời này trong trí thì phải nói ngay. Nói một cách dạn dĩ, đừng sợ hãi. Mới đầu có thể chỉ có vài ba chữ. Chúng ta có thể thấy mình lập đi lập lại nhiều lần.
Cứ làm như vậy, bạn giống như đứa trẻ đang học nói tiếng Thiên đàng được ban cho từ Cha Thiên Thượng.
Tiên tri Êsai mô tả như sau: “Dùng môi lắp bắp và lưỡi khác mà nói ” (EsIs 28:11) Chúng ta bắt đầu lắp bắp rồi cuối cùng có nhiều lời hơn sẽ đến. Chúng ta nói càng lúc càng tốt hơn, giống như một đứa trẻ.
Khi chúng ta nói tiếng lạ cách dạn dĩ trong đức tin, thì Đức Thánh Linh sẽ gia tăng từ vựng. Sự tuôn chảy từ vựng sẽ gia tăng cho tới khi dòng sông bắt đầu tuôn tràn trong lòng bạn. (GiGa 7:38).
Vì vậy hãy quyết định rằng khi chúng ta hít thở Đức Thánh Linh, chúng ta sẽ nói ra lời ca ngợi Đức Chúa Trời.
Quyết định làm điều đó bằng giọng nói của chúng ta chứ không phải bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Hãy mong đợi Đức Thánh Linh ban cho tiếng mới trong giây phút đó. Rồi bằng đức tin, bắt đầu nói ra thứ ngôn ngữ mới.
Hãy nói một cách mạnh mẽ những gì Thánh Linh đặt vào trong trí chúng ta. Chúng ta có thể có cảm giác môi của chúng ta bắt đầu rung lên và có cảm tưởng rằng miệng chúng ta đầy dẫy những âm thanh lạ. Hãy nói lớn tiếng, một khi chúng ta bắt đầu nói hãy cứ tiếp tục như vậy.
Đừng ngừng nói. Hãy để nó tuôn trào. Càng tuôn tràn bao nhiêu, bạn càng tự do bấy nhiêu. Đừng lo ngại âm thanh đó sẽ nghe như thể nào; đó là công việc của Đức Thánh Linh. Ngài sẽ ban cho bạn ngôn ngữ đặc biệt mà Ngài muốn bạn có. Rồi sau, Ngài có thể cho bạn các ngôn ngữ khác, bởi vì đó là “ân tứ của các tiếng lạ” (Số nhiều - có nghĩa là hơn một). Khi bạn thực hành Ân Tứ Các thứ Tiếng Lạ, bạn có thể đi từ ngôn ngữ này đến ngôn ngữ khác vì có nhiều thứ tiếng khác nhau. (ICo1Cr 12:10).
Một khi bạn đã nói tiếng lạ, bạn có thể thực tập ân tứ này lúc nào bạn muốn. Điều đó tùy thuộc vào quyết định và đề xướng của bạn. Phaolô nói “Cái gì kế tiếp? Tôi SẼ cầu nguyện trong Thánh Linh và tôi cũng SẼ cầu nguyện bằng trí khôn nữa ” (14:15).
Dù bằng trí khôn hay Thánh Linh, chúng ta cầu nguyện bất cứ lúc nào CHÚNG TA muốn.
Hãy thực tập khả năng này mỗi ngày và nhiều lần trong một ngày. Khi nào bạn nói, bạn sẽ được thêm sức và được phước. Vì Phaolô có nói “Những ai cầu nguyện trong tiếng lạ là gây dựng cho chính mình ” (14:4 rsv). Chúng ta tự gây dựng phần thuộc linh của chính mình mỗi khi chúng ta nói và cầu nguyện bằng thứ ngôn ngữ mới.
Đây là Ân tứ của Đức Thánh Linh để gây dựng cho kẻ nào thực hành nó. Tất cả các sự bày tỏ khác của Đức Thánh Linh dành để gây dựng kẻ khác. Ân tứ này cho bạn để “Gây dựng chính mình trên nền đức tin rất thánh của bạn ” (Giu Gd 1:20).
C. TẠI SAO NÓI TIẾNG LẠ?
Mục đích và lợi ích gì trong việc nói một ngôn ngữ mà không ai hiểu được?
Sau đây là danh sách khái quát về các lợi ích của việc thông công với Đức Chúa Trời qua một ngôn ngữ được ban cho bởi Đức Thánh Linh.
1. Đó Là Chứng Cớ Thuộc Linh Đầu Tiên Đương Nhiên Trong Phép Báptem Thánh Linh
“Và họ bắt đầu nói các thứ tiếng mà Thánh Linh cho họ nói ” (Cong Cv 2:4)
“Vì họ nghe những người đó nói tiếng lạ và tôn vinh Đức Chúa Trời ” (10:46).
“Thánh Linh giáng xuống họ và họ bắt đầu nói tiếng lạ và nói tiên tri ” (19:6).
2. Đó Là Ý Muốn Của Đức Chúa Trời Cho Chúng Ta.
Đức Chúa Trời phán (qua Phaolô) “Tôi muốn hết thảy các anh em nói tiếng lạ ” (ICo1Cr 14:5). Phaolô nói rằng: “Cảm tạ Chúa , tôi nói tiếng lạ nhiều hơn hết thảy anh em ” (14:18).
Chú ý cụm từ nhấn mạnh rất mật thiết: “Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời TÔI. ..” Nói chuyện với Đức Chúa Trời trong ngôn ngữ của Thánh Linh gia tăng và làm mạnh mẽ sự nhận biết về mối quan hệ riêng tư mật thiết và sự thông công của người đó với Đức Chúa Trời. Phaolô cảm tạ Chúa vì:
KHẢ NĂNG nói tiếng lạ chỉ được ban phát bởi Đức Chúa Trời qua Thánh Linh của Ngài.
ĐẶC ÂN nói về sự mầu nhiệm thiêng liêng và mật thiết như vậy (14:12).
SỰ ÍCH LỢI của ơn phước dư dật này, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, dưới mọi hoàn cảnh; một người có thể thông công mật thiết với Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể cầu nguyện, hát xướng, dâng sự cảm tạ, chúc phước Đức Chúa Trời trong Thánh Linh. Tâm trí chúng ta lúc bấy giờ ở vị trí lơ lửng (14:14); vì thế tôi được ngơi nghỉ, được làm tươi mới lại, được gây dựng bởi sự thực hành thuộc linh này.
3. Đó Là Phương Thức Chữa Bệnh Bằng Sự Tẩy Sạch Và Khai Phóng
Trong RoRm 8:26, Phaolô cho chúng ta biết một trong những yếu đuối của con người là chúng ta thường không biết lẽ ra nên cầu nguyện cho điều gì.Đôi khi chúng ta nhận biết rằng chúng ta cần được giúp đỡ và trợ giúp, nhưng chúng ta không hiểu có điều chi sai trái hoặc cầu nguyện cho nan đề đó như thế nào.
Tuy nhiên Đức Thánh Linh vượt quá mọi sự hiểu biết của chúng ta. Ngài dò trong lòng chúng ta và phát hiện chúng ta đang ở đâu và chúng ta đang mất mát điều gì. Đồng thời Ngài biết “Tâm trí của Thánh Linh là gì” đó là ý muốn Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.
Kế đó Ngài bắt đầu cầu nguyện cho chúng ta “theo ý muốn của Đức Chúa Trời” để mang chúng ta vào sự hòa hợp của ý muốn đó. Ngài cầu nguyện hủy phá sự phức tạp, sự kiềm chế, các tư tưởng tiêu cực đã giới hạn chúng ta; và Ngài cầu nguyện cho chúng ta trở thành mục tiêu tích cực, đầy dẫy quyền năng, ích lợi của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta.
Loại cầu nguyện này là một trong những phương cách đầy dẫy quyền năng nhất để “đổi mới” thần linh của tâm trí chúng ta.
4. Đó Là Nguồn Của Sự Gây Dựng Cá Nhân.
“Hễ ai nói được một ngôn ngữ không biết thì tự gây dựng lấy mình ” (ICo1Cr 14:4). Chữ “Edify” bắt nguồn từ chữ “edifice” nghĩa là gây dựng. Vì vậy (edify) có nghĩa là gây dựng).
Bất cứ khi nào chúng ta nói tiếng lạ, mặc dù tiếng đó có thể huyền bí đối với sự hiểu biết của con người, chúng ta đang gây dựng cho chính chúng ta về phần thuộc linh. Chúng ta tăng trưởng hơn mỗi khi chúng ta thực hành chức vụ này.
5. Đó Là Lãnh Vực Thông Công Thuộc Linh Thân Mật Với Đức Chúa Trời
“Vì người nào nói tiếng lạ thì không phải nói với con người bèn là nói với Đức Chúa Trời, bởi chẳng có ai hiểu; ấy là trong tâm thần mà người kia nói lời mầu nhiệm ” (ICo1Cr 14:2). Mục đích đầu tiên của việc thực hành nói tiếng lạ thuộc linh là chúng ta không nói chuyện với con người mà là nói với Đức Chúa Trời.
Chúng ta được tự do khỏi sự giới hạn và ngăn trở của tâm trí hữu hạn khi chúng ta thông công với Đức Chúa Trời theo phương cách này. Chúng ta không bị hạn chế phải nói những điều mà chúng ta đã học hỏi bởi khả năng tri thức.
Chúng ta được phóng thích để nói những gì mà chúng ta được dạy dỗ trực giác bởi Thánh linh của Chúa (2:1-16). Chúng ta thông công với Đức Chúa Trời về những điều sâu kín ẩn chứa sự mầu nhiệm đối với tâm trí hữu hạn của chúng ta.
Đây là sự thông công sâu xa mà vua David đã nói: “Vực sâu gọi vực sâu ” (Thi Tv 42:7) Chiều sâu thuộc linh của chúng ta thông công với các chiều sâu của Đức Chúa Trời và ngược lại.
6. Giúp Chúng Ta Nhận Biết Có Đức Thánh Linh Bên Trong
Bất cứ lúc nào chúng ta nói tiếng lạ, chúng ta biết tức khắc Đức Thánh Linh đang vận hành và tác động bên trong chúng ta. Sự nhận biết mức độ thân mật với Đức Thánh Linh bên trong chúng ta được gia tăng khi chúng ta thông công với Đức Chúa Trời qua những lời mà Đức Thánh Linh đang phán qua chúng ta. Chúng ta là một ống dẫn hoặc phương tiện mà Đức Thánh Linh sử dụng để chuyển tải sự thờ phượng và ngợi khen đến cho Đức Chúa Cha.
7. Giúp Đỡ Chúng Ta Để Học Tâp Tin Cậy Chúa Hơn
Phát triển đời sống trong Thánh Linh là bước đi trong đức tin. Sự bày tỏ bằng tiếng lạ là hành động của đức tin. Khi Đức Chúa Trời mang chúng ta từ lãnh vực gây dựng cá nhân vào lãnh vực gây dựng Thân Thể (14:6), mỗi giai đoạn mới là một bước mới của đức tin.
8. Đó Là Khai Phóng Những Xúc Cảm Tích Cực
Phép Báptem trong Thánh Linh không phải là một kinh nghiệm tình cảm, mà là kinh nghiệm thuộc linh.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể tránh được cảm xúc đối với kinh nghiệm này và dính líu vào đó. Các cảm xúc của chúng ta thường xuyên được Đức Thánh Linh khuấy động và chúng ta sẽ biểu hiện khi Thánh Linh thúc giục.
Việc này không độc hại hay tiêu cực. Trái lại rất khỏe mạnh và có ích lợi.
Quá nhiều Cơ đốc nhân từ chối hoặc đè nén cảm xúc của họ, như thể biểu lộ cảm xúc là điều gì đó rất tội lỗi và xấu xa. Không nên như thế, chúng ta là tạo vật có cảm xúc, Đức Chúa Trời tạo ra chúng ta theo cách đó. Để cho chúng ta có thể vận hành cách đầy đủ, phải có những biểu lộ xúc cảm lúc này lúc khác.
Khi sự biểu lộ đó được thúc đẩy và khích lệ bởi Thánh Linh ở bên trong chúng ta, chúng ta có thể chắc rằng đó là sự biểu lộ cảm xúc lành mạnh nhứt và tốt nhứt, sẽ làm sạch, giải phóng, làm mạnh mẽ và gây dựng chúng ta. Đừng sợ hãi điều đó. Cho một luồng khí mới qua cảm xúc đó. Bạn sẽ mạnh khỏe hơn, hạnh phúc hơn khi vận dụng.
9. Cơ Hội Để Cảm Tạ Đức Chúa Trời.
Bạn có bao giờ cảm thấy không thể bày tỏ cách đầy đủ sự cảm tạ và tán dương của bạn lên Đức Chúa Trời không? Có phải dường như lời nói của bạn quá yếu đuối, không thể diễn đạt hết kho cảm tạ mà bạn cảm thấy trong lòng không? Đây là cách hoàn hảo để thực hiện điều đó.
Phaolô nói chúng ta có thể “Nói lời cảm tạ tốt lành ” (14:17) bằng cách nói lời cảm tạ Đức Chúa Trời bởi Thánh Linh trong ngôn ngữ Ngài ban cho. Lời cảm tạ theo cách này, sử dụng ân tứ tiếng lạ, là phương thức cao nhất đối với mọi điều gì mà tâm trí con người có thể nghĩ và nói và có thể bức phá các giới hạn của chúng ta và hầu việc Đức Chúa Trời trong Thánh Linh (GiGa 4:24).
10. Cho Phép Một Người Cầu Nguyện Trong Đức Thánh Linh
“Vậy tôi sẽ làm thế nào! Tôi sẽ cầu nguyện trong Thánh Linh và tôi sẽ cầu nguyện bằng sự hiểu biết nữa ” (ICo1Cr 14:15).
“Nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu thay cho chúng ta, và Ngài là Đấng dò xét trong các tấm lòng, hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì Ngài cầu thay cho các thánh đồ theo ý muốn của Đức Chúa Trời ” (RoRm 8:26-27).
“Hỡi kẻ rất yêu dấu, hãy tự lập lấy trên nền đức tin thánh khiết nhất, và nhơn Đức Thánh Linh mà cầu nguyện ” (Giu Gd 1:20).
11. Nguồn Yên Nghỉ Và Tươi Mới
“Vì Đức Giêhôva dùng môi lạ và lưỡi khác mà phán với dân này. Ngài phán với họ rằng: “Đây là nơi yên nghỉ, hãy để kẻ mệt nhọc được yên nghỉ, và đây là lúc mát mẻ cho các ngươi ” (EsIs 28:11-12).
Thông công với Đức Chúa Trời bằng tiếng lạ là một kinh nghiệm giản xã và tươi mới nhất. Thân xác và tâm hồn có thể ngơi nghỉ hoàn toàn. Chúng ta không phải suy nghĩ sẽ nói cái gì kế tiếp và nói cách nào. Đức Thánh Linh tuôn đổ qua chúng ta sự thông công hoàn hảo với Cha và chúng ta nhận lãnh sự ích lợi từ sự thông công tốt đẹp đó. Đó là liều thuốc bổ cho linh hồn và thể xác.
12. Chức Vụ Ngợi Khen Và Thờ Phượng Đức Chúa Trời
”...Chúng ta nghe họ dùng tiếng của chúng ta mà nói về CÔNG VIỆC KỲ DIỆU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ” (Cong Cv 2:11).
“Vì các tín đồ đó nghe họ nói tiếng lạ VÀ NGỢI KHEN ĐỨC CHÚA TRỜI ” (10:46).
“Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng ngợi khen Chúa ” (Eph Ep 5:19).
Bình thường khi chúng ta nói tiếng lạ, thì Thánh Linh đang thờ phượng, cầu nguyện và NGỢI KHEN Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh đang ngợi khen các công việc kỳ diệu của Đức Chúa Trời qua chúng ta. Quả là một đặc ân và vui mừng cho chúng ta khi được Ngài sử dụng môi miệng chúng ta để nói ra sự ca ngợi Đức Chúa Trời cao cả như vậy!.
13. Bao Gồm Hát Trong Thánh Linh.
“Tôi sẽ hát trong Thánh Linh và hát trong sự hiểu biết nữa” (ICo1Cr 14:15).
“... bài hát thiêng liêng, hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời” (Eph Ep 5:19; CoCl 3:16).
14. Phương Cách Của Kinh Thánh Để Duy Trì Sự Đầy Dẫy Thánh Linh
”... Nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh; hãy lấy ca vịnh, thơ thánh và bài hát thiêng liêng ” (Eph Ep 5:18, 19).
Hầu việc Chúa bằng tiếng lạ là phương cách vững chắc để duy trì sự đầy dẫy Thánh Linh. Vì vậy chúng ta phải làm điều này mỗi ngày, nhiều lần trong một ngày.
15. Với Sự Thông Giải Là Phương Cách Để Gây Dựng Người Khác
“Người nói tiên tri trọng hơn người nói tiếng lạ mà không thông giải, để Hội Thánh được gầy dựng ” (ICo1Cr 14:5b).
Tiếng lạ hay ngôn ngữ cầu nguyện chỉ gây dựng cho người sử dụng nó. Và chỉ duy người sử dụng mới được gây dựng. Tuy nhiên tiếng lạ cũng còn là phước hạnh cho kẻ khác nữa nếu như được thông giải cho họ hiểu. Vậy người nói được tiếng lạ cần cầu nguyện để mình có thể thông giải, để gây dựng các tín đồ khác. (14:12, 13).
16. Chìa Khóa Để đem Tâm Trí Của Đấng Christ Vào Tâm Trí Chúng Ta (Gia cơ 1:26; 3:1a)
Giacơ dạy rằng, lưỡi là “trung tâm điều khiển” của con người. Cũng như bánh lái tàu, và hàm thiết ngựa (Gia Gc 1:26; 3:1-18). Khi chúng ta dâng trung tâm điều khiển này cho Đức Thánh Linh, Ngài bắt đầu mang sự trò chuyện của chúng ta đặt dưới sự kiểm soát của Đấng Christ.
Chúng ta đầu phục Đức Thánh Linh trong ân Tứ Tiếng Lạ là sự khai phóng dòng nước ngọt của sự sống, đó là Lời của Đức Chúa Trời. Bằng cách sử dụng ân tứ này mỗi ngày, chúng ta sẽ tìm thấy sức mạnh để chống lại lời nói tiêu cực và phê bình chỉ trích, là điều mà Giacơ gọi là “nước đắng ” (3:11).
Đó là phương cách để sản sinh tâm trí Đấng Christ trong chúng ta, để chúng ta chỉ nói lời ích lợi, gây dựng chúng ta và người nghe chúng ta (Eph Ep 4:29). Nói tiếng lạ làm tinh sạch và đổi mới tâm trí chúng ta, và là nguồn của sự tương giao và đường sự sống.


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 02:27 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách