Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 3902|Trả lời: 0

E3. LÀM CHỨNG CHO THẾ HỆ TRẺ

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 25-8-2011 19:57:08 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

GIÁO TRÌNH ISOM

E3. LÀM CHỨNG CHO THẾ HỆ TRẺ

Tác giả: Paul Paino

Phần 1: KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ CHỨC VỤ THIẾU NHI

GIỚI THIỆU
Chúa Giê-xu đến để cứu chuộc chúng ta. Ngài cũng làm gương cho chúng ta trong chức vụ.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. CÔNG VIỆC NGÀI MUỐN CHÚNG TA PHẢI LÀM
A. Chúa Giê-xu làm tất cả mọi công việc để chỉ cho chúng ta thấy điều Ngài muốn chúng ta phải làm.
1. Sứ đồ, người được sai đi.
a. Không được kêu gọi.
b. Đi đến nhiều nơi, làm giáo sĩ.
· Đi đến nơi chưa biết Đấng Christ.
c. Ngón cái.
2. Tiên tri.
a. Ngón trỏ.
b. Dẫn dắt.
· Cảnh báo hội thánh khi lạc đường.
3. Người giảng Tin lành.
a. Ngón giữa.
b. Đứng cao hơn những người khác.
c. Mọi người đều biết.
d. Được xức dầu để làm chứng cho thế gian.
4. Mục sư.
a. Giống như ngón đeo nhẫn.
b. Kết hôn cùng Hội Thánh.
i. Biết những lỗi lầm của Hội Thánh.
ii. Vẫn yêu thương Hội Thánh.
5. Giáo sư.
· Biết cách nói cho người ta nghe.
B. Chúa Giê-xu không chỉ giao chức vụ cho một người.
1. Tất cả sự xức dầu của Thánh Linh đều ở trên Chúa Giê-xu (GiGa 3:34).
2. Chúa Giê-xu ban Thánh Linh cho nhiều người.
· Chúng ta đều là thân thể của Đấng Christ.
i. Không phải người nào cũng đều có ơn kêu gọi giống nhau.
ii. Cần phải biết được tất cả những ơn kêu gọi của Chúa Giê-xu.
· Có người không tin rằng mọi chức vụ đều cần thiết.

II. CHÚA GIÊ-XU CHO CHÚNG TA THẤY TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHỨC VỤ THIẾU NHI.
A. Chúa Giê-xu phục vụ thiếu nhi bảy lần trong sách Mathiơ.
1. Chúa Giê-xu hiểu rõ nan đề của thiếu nhi (Mat Mt 9:18, 23-25).
2. Chúa Giê-xu đã giải quyết các nan đề ấy.
B. Chúa Giê-xu nói về phần thưởng cho người làm công tác thiếu nhi (Mat Mt 10:42).
· Phải chăm lo cho nhu cầu thuộc thể chớ không chỉ nhu cầu thuộc linh mà thôi.
C. Ma quỷ cũng rình rập thiếu nhi (15:21-22).
· Ma quỷ hành động để áp bức thiếu nhi.
D. Việc rao giảng Lời Đức Chúa Trời mang đến đức tin.
1. Giúp sức cho thiếu nhi đến với Đức Chúa Trời.
2. Có đức tin để được giúp đỡ.
E. 17:14-16 dạy chúng ta thêm về trách nhiệm đối với thiếu nhi.
· Chúng ta cần thắng hơn những đợt tấn công của ma quỷ.
F. Chúa Giê-xu bảo các môn đồ phải khiêm nhường như con trẻ (Mathiơ 18).
1. Con trẻ đến với Đức Chúa Trời bằng đức tin chớ không phải bằng việc làm.
2. Con trẻ đến cách dạn dĩ và cầu xin điều mình muốn.
· Dù rằng chúng không xứng đáng nhận lãnh điều đó.
3. Đến với Đức Chúa Trời vì lòng nhân từ Ngài.
4. 18:5 bảo chúng ta phải đối xử tốt với con trẻ.
a. Tôn kính Chúa Giê-xu.
b. Đoán xét những kẻ bạc đãi con trẻ.
G. Con trẻ đối với Đức Chúa Trời rất quan trọng.
1. Chúa Giê-xu buồn lòng vì các môn đồ xem thường con trẻ.
2. TrGv 12:1: “Trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa ngươi”.
· Có thêm nhiều người tin nhận Chúa khi còn là trẻ thơ.
3. Con trẻ cần được chăm sóc mục vụ.
· Chúa Giê-xu đặt tay chúc phúc cho con trẻ.
H. Con trẻ có Thánh Linh từ trong bụng mẹ.
1. Giê-rê-mi.
2. Giăng Báp-tít.
I. Con trẻ vào Nước Thiên đàng.
J. Con trẻ và Chúa Giê-xu ở đền thờ Giê-ru-sa-lem (Mat Mt 21:14-16).
· Con trẻ thờ phượng Chúa Giê-xu bằng sự tán tụng trọn vẹn.
K. Đức Chúa Trời sử dụng con trẻ.
1. Câu chuyện Giô-sép.
2. Câu chuyện Đa-vít.
L. Con trẻ được tạo dựng để tôn vinh Đức Chúa Trời.
1. Tội lỗi làm vẫn đục con trẻ.
2. Đức Chúa Trời muốn tương giao với con trẻ.
3. Con trẻ cần được biết về Chúa Giê-xu vào bất cứ lứa tuổi nào.
a. Cần được tập luyện và đào tạo.
· Chung trong lớp.
b. Con trẻ sẽ trở nên mạnh mẽ và trở thành vũ khí trong kho của chúng ta (Thi Tv 127:1-5).
M. Chúa Giê-xu phán con trẻ sẽ nói tiên tri trong ngày sau rốt.
1. Cần được đầy dẫy Đức Thánh Linh để nói tiên tri.
2. Cần biết Đấng Christ để có thể đầy dẫy Đức Thánh Linh.
3. Cần được dạy cho biết về Chúa Giê-xu.
N. Chúa Giê-xu ban phước cho chức vụ nào làm phước cho con trẻ.
· Làm cho hội thánh nên mạnh mẽ.

THẢO LUẬN NHÓM
1. Thảo luận về ví dụ mỗi ngón tay tượng trưng cho một phương diện trong chức vụ.
a. Bảo mỗi người trong nhóm nói ngón nào mô tả đúng trường hợp của mình.
b. Những người khác trong nhóm có đồng ý với cách nhìn nhận của bạn về chính mình không?
2. Thảo luận về tầm quan trọng của chức vụ thiếu nhi trong:
a. Hội thánh bạn.
b. Chức vụ của bạn.
c. Đất nước bạn.
3. Bạn có đạt tiêu chuẩn Kinh Thánh đòi hỏi khi làm chứng cho thiếu nhi không?
4. Nếu không, hãy xưng ra những gì còn thiếu sót, liệt kê hết những cách thức và thảo luận xem cách nào có thể giúp bạn cải thiện chức vụ thiếu nhi của mình.

TỰ NGHIÊN CỨU
Willie George nói đến việc Chúa Giê-xu đã bảy lần phục vụ cho thiếu nhi trong sách Mathiơ.
1. Hãy kể ra những lần đó được bao nhiêu tốt bấy nhiêu (dùng tập vở ghi chép và Kinh Thánh).
2. Hãy đọc cẩn thận mỗi mẩu chuyện trên và nói lên một bài học chính rút ra từ mỗi mẩu chuyện.


Phần 2: LUẬT HIẾU KHÁCH


GIỚI THIỆU
Luật thuộc linh mang đến phước hạnh khi chúng ta vâng theo, rủa sả nếu chúng ta không vâng lời. Học Kinh Thánh là học luật pháp của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta học biết tư tưởng của Ngài, chúng ta sẽ biết được chính Ngài.

DÀN BÀI Ý HỌC

I. LUẬT HIẾU KHÁCH
A. Là điều quan trọng khi tiếp rước một sứ giả của Tin lành (Mat Mt 10:40).
1. Nếu chúng ta tiếp rước sứ giả, đó là chúng ta tiếp rước Đấng sai họ đến.
· IIVua 2V 4:8-17: chuyện người đàn bà tiếp rước một tiên tri.
· Người đàn bà được phước.
2. Trong thời Cựu Ước, tín hữu bình thường không thể sử dụng ân tứ của Đức Thánh Linh.
a. Chỉ có tiên tri mới sử dụng ân tứ của Đức Thánh Linh.
b. Mọi người được dạy dỗ phải hiếu khách.

II. TIẾP RƯỚC SỨ GIẢ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
A. Để cho sứ giả tập trung vào Lời Đức Chúa Trời.
B. Nếu bạn cầu nguyện trước khi sứ giả đến.
· Có được một sự xức dầu mạnh mẽ hơn.

III. TIẾP KHÁCH TRONG HỘI THÁNH
A. Phòng tiếp khách dành cho người mới.
B. Hiếu khách đối với người cao tuổi trong Hội Thánh.
C. Phần thưởng cho lòng hiếu khách.
· Tín hữu sẽ tích cực tham gia vào Hội Thánh.
· Có thể sử dụng ân tứ của mình, hầu việc Chúa và dâng hiến.

IV. TIẾP RƯỚC CON TRẺ
A. Không được để ý đến.
1. Thiếu nhi không dâng hiến được nhiều cho Hội Thánh.
2. Thiếu nhi không có gì nổi trội.
B. Thật ra thiếu nhi có ảnh hưởng hơn thế nhiều.
1. Chúa Giê-xu phán khi bạn cho con trẻ điều gì thì không hề mất phần thưởng của mình.
2. Mat Mt 18:5: Hễ ai tiếp rước con trẻ là tiếp rước Chúa Giê-xu.
C. Học tiếp nhận con trẻ.
1. Suy nghĩ như con trẻ.
2. Dùng nhiều màu sắc.
3. Tiếp rước con trẻ với một cái gì đó đặc biệt.
4. Cho con trẻ thấy bạn đang sẵn sàng.
5. Tiếp nhận con trẻ như con người thật của chúng.
6. Bày tỏ lòng khoan nhân.
D. Chúng ta không bị mua chuộc, mà trái lại được khuyên dạy phải trung thành với Đức Chúa Trời.
E. Tiếp nhận trẻ nhỏ.
1. Giúp bạn tăng trưởng.
2. Chức vụ của bạn được phước.

THẢO LUẬN NHÓM
1. Nếu Hội Thánh hay hội truyền giáo của bạn phải tiếp đón một nhân vật quan trọng nào đó thì sẽ xử sự ra sao?
2. Hãy thảo luận về cách thức bạn hiện đang tôn trọng và tiếp rước con trẻ.
3. Hãy thảo luận về những cách làm thực tiễn mà hội thánh hay hội truyền giáo của bạn có thể thực hiện để bày tỏ lòng hiếu khách và phục vụ tốt hơn cho thiếu niên, nhi đồng. Hãy liệt kê ba cách làm thực tiễn mà bạn có thể chia sẻ với lớp học.

TỰ HỌC
1. Hãy đọc lại câu chuyện trong IIVua 2V 4:8-17. Hãy tìm xem nguyên tắc hiếu khách tương tự trong chuyện về Áp-ra-ham và Sa-ra (SaSt 18:1-14) và với Lót (19:1-11).
2. Đọc LuLc 7:36-50 và so sánh cách Si-môn người Pha-ri-si tiếp rước Chúa Giê-xu với cách người đàn bà tội lỗi đối xử với Ngài. Lập một bảng so sánh.
3. Đọc Mat Mt 18:5 và để vài phút suy nghĩ xem bạn sẽ tiếp rước Chúa Giê-xu như thế nào nếu biết Ngài sẽ đến thăm và so sánh với cách mà bạn đang tiếp rước con trẻ. Viết ra một đọan ngắn những ý nghĩ của mình.


Phần 3: MÙA GẶT THẤT THU


GIỚI THIỆU
Trong Gia-cơ 5 có nói Chúa Giê-xu sẽ trở lại. Lòng chúng ta trông đợi chớ không lẫn tránh. Chúng ta yêu mến sự hiện ra của Ngài và muốn được cùng ở với Ngài. Đó là một phần trong bản tính của chúng ta.

DÀN BÀI Ý HỌC

I. CÓ MỘT MÙA GẶT LỚN
A. Chúng ta phải nhịn nhục (Gia Gc 5:7).
B. Thời tiết có nhiều mùa khác nhau.
1. Hai mùa mưa.
· Năm bắt đầu vào tháng 9, “Đầu Năm”, mưa đầu mùa làm tơi đất.
2. Nông dân trồng lúa vụ đông.
3. Mùa xuân mang đến hơi ấm và mưa.
· Lúa mọc lên và chín.
4. Mùa gặt.
· Thời vụ để gặt rất eo hẹp.

II. HÌNH ẢNH CỦA HỘI THÁNH.
A. Bắt đầu từ 2000 năm trước.
B. Ngày lễ Ngũ Tuần.
1. Đức Thánh Linh, như mưa xuống.
2. Hạt giống Lời Chúa được gieo trồng.
C. Hội thánh được sinh ra.
· Nhiều người đến với Đấng Christ khi Lời Chúa được rao giảng.
D. Mùa đông đến.
1. Lời Chúa bị quên lãng.
2. Hội thánh bước vào giai đoạn ngủ đông.
a. Bông trái ít ỏi.
b. Trái sống lây lất.
E. Mùa xuân lại đến hàng trăm năm sau đó.
F. Bây giờ đến Mùa Gặt Lớn.
· Ba lý do:
a. Trong lịch sử chưa bao giờ số người trên trái đất đông như vậy.
b. Công cụ: ấn phẩm, TV, cassette, máy bay, du lịch.
c. Thế hệ ngày nay hiểu biết nhiều hơn.

III. NHẬN RA VỤ MÙA
A. Chúng ta chỉ ăn đầu bông lúa ở ngọn lúa mì.
B. Đầu làm ra bánh.

IV. ĐỨC CHÚA TRỜI SẼ ĐỔ THẦN CỦA NGÀI TRÊN MỌI LOÀI XÁC THỊT TRONG NGÀY SAU RỐT (Cong Cv 2:17)
A. Khi sứ điệp được rao giảng.
1. Người ta tiếp nhận Đấng Christ.
2. Đầy dẫy Đức Thánh Linh.
B. Con trẻ là những người đầu tiên được nhắc đến.
1. Con trẻ có năng lực và lòng nhiệt tình.
· 80% đến với Đấng Christ trước tuổi 20.
2. “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi” (ITi1Tm 4:12).
3. Mathiơ 7 lần nhắc đến con trẻ.
4. Sam-sôn tìm được cột nhà khi lần theo một đứa trẻ.
5. Ngày nay có 2 tỷ thanh thiếu niên dưới 20 tuổi.
C. Lời Đức Chúa Trời sẽ được ứng nghiệm trên khắp các nước.

THẢO LUẬN NHÓM
1. Nếu trên trái đất có 2 tỷ thanh thiếu niên dưới 20 tuổi và chúng ta biết rằng hơn 80% số người tin Chúa đã xưng nhận Chúa trước tuổi 20, hãy thảo luận về ảnh hưởng của điều đó trên:
a. Nỗ lực mà hội chúng ta đang thực hiện đối với công tác thanh thiếu niên.
b. Thời gian và tiền của mà chúng ta đang bỏ ra để làm chứng cho lứa tuổi này.
c. Cách Hội thánh và hội truyền giáo của chúng ta có thể thích ứng với giới trẻ ngày nay.
2. Thảo luận xem hai yếu tố sau đây có ảnh hưởng ngăn trở nào đối với công tác thanh thiếu niên của chúng ta:
a. Phần lớn thanh thiếu niên không trực tiếp dâng tiền vào hội thánh.
b. Phần nhiều các nền văn hóa và xã hội chú trọng nhiều đến người lớn hơn là thanh thiếu niên. Thường thì tập trung chú trọng vào giới trẻ là điều mà văn hóa xã hội không chấp nhận.
3. Hãy thảo luận xem chúng ta đang ở vị trí nào trong mùa gặt lớn của thế gian. Bạn có nghĩ rằng chúng ta đang có mùa gặt cuối cùng trước khi Chúa Giê-xu trở lại không? Tại sao?

TỰ HỌC.
1. Hãy đọc các câu Kinh Thánh sau đây liên quan đến mùa gặt.
a. GiGa 4:35-38
b. Gia Gc 5:7, 8
c. ChCn 10:5
d. Mat Mt 13:24-30, 36-43
e. Mac Mc 4:26-29
f. LuLc 10:2
2. Viết nửa trang nhận xét dựa vào các câu Kinh Thánh trên về những gì hội thánh cần phải làm để làm chứng và có một mùa gặt tốt hơn.

Phần 4: RAO GIẢNG CHO THIẾU NHI


GIỚI THIỆU
“Đức Chúa Trời đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rỗi những người tin cậy.”
ICo1Cr 1:21b.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. KHÔNG CÓ RAO GIẢNG THÌ KHÔNG AI CÓ THỂ ĐƯỢC CỨU
A. Rao giảng mang đến đức tin cho người chưa tin Chúa.
B. Rô-ma 10: “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu.”
C. Rao giảng cho mọi người dù lớn hay nhỏ.
· Con trẻ 7 tuổi tò mò muốn biết về Đức Chúa Trời nhất.

II. NHỮNG NGUYÊN TẮC RAO GIẢNG QUAN TRỌNG (ICo1Cr 9:20-22).
A. Phao-lô học về văn hóa của đối tượng để bắt chuyện với đối tượng.
· Muốn làm chứng cho con trẻ thì hãy suy nghĩ như con trẻ (13:11).
B. Rao giảng cho người ta hiểu.
1. Giảng từ từ mỗi lần một ít.
2. Dùng thị cụ.
3. Giảng trong thời gian ngắn mà trẻ có thể tập trung chú ý.
C. Những vấn đề căn bản cần rao giảng.
1. Vâng lời cha mẹ.
2. Làm thế nào để được cứu.
3. Làm sao để chống lại cám dỗ.
4. Sử dụng đức tin.
5. Sự lừa dối của tội lỗi.
6. Báp-têm bằng Thánh Linh.
7. Chọn bạn cho đúng.
8. Sức mạnh của lời nói.
9. Lòng nhân từ của Đức Chúa Trời.
D. Dùng thị cụ khi giảng những điều trên.
1. Con trẻ cần được thấy và nghe sứ điệp.
a. Thị cụ thu hút sự chú ý của trẻ.
b. Ví dụ minh họa thu hút trí tưởng tượng của trẻ.
2. Chúa Giê-xu dùng thị cụ và thí dụ minh họa.
a. Mac Mc 11:1-35 cây vả để dạy về đức tin.
b. HeDt 4:12: Lời Chúa giống như thanh gươm.
E. Sau khi giảng sứ điệp, kêu gọi để được cứu rỗi, báp-têm bằng Thánh Linh, và chữa lành.
1. Các bước cần theo:
a. Trẻ cúi đầu im lặng.
b. Đưa ra lời kêu gọi rõ ràng và đặt câu hỏi.
c. Họi trẻ có biết Chúa Giê-xu không.
d. Yêu cầu trẻ tiến lên phía trước.
· Hỏi trẻ tại sao đến đây.
F. Giảng cho người ta hiểu (Mat Mt 13:19).
1. Nếu không hiểu thì Lời Chúa sẽ bị cướp đi mất.
2. Rao giảng là phục vụ người khác.
3. Con trẻ sẽ lớn lên tạo thành cái sườn cho hội thánh.

THẢO LUẬN NHÓM
1. Thảo luận những phương pháp chính để làm cho con trẻ có thể hiểu được những khái niệm trong Kinh Thánh. Cố gắng tìm ra ít nhất là 5 cách thức mà hội thánh hay hội truyền giáo của bạn đang áp dụng để giúp con trẻ hiểu được Lời Chúa. Cũng cố gắng tìm ra và thảo luận 5 cách thức mà bạn chưa nhưng đáng lẽ phải áp dụng. Những rào cản nào đã khiến bạn không áp dụng những phương pháp đó?
2. Hãy thảo luận về những lĩnh vực phục vụ thiếu nhi một cách cụ thể được bàn đến trong phần này.
a. Thảo luận cách làm thế nào hội thánh hay hội truyền giáo của bạn có thể mang sự cứu rỗi đến cho thiếu nhi một cách thường xuyên và hiệu quả hơn.
b. Thảo luận cách làm thế nào hội thánh hay hội truyền giáo của bạn có thể mang ân tứ của Thánh Linh và/hoặc sự chữa lành đến cho thiếu nhi một cách thường xuyên và hiệu quả hơn.

TỰ HỌC
1. Đọc dụ ngôn về người gieo giống trong Mathiơ 13. Hãy vạch ra khả năng ma quỷ có thể cướp lấy Lời Chúa trong lòng người khi người đó không hiểu, và bông trái được sinh ra khi tấm lòng nơi đất tốt hiểu được sứ điệp. Kể ra và viết lại năm cách thức mà ma quỷ dùng để ngăn chận không cho người ta hiểu sứ điệp Tin lành.
2. Đọc NeNe 8:1-12 và viết một đoạn về đề tài này nói về trách nhiệm của người dạy dỗ phải làm cho người ta hiểu được Lời Chúa.
3. Hãy nghĩ và viết ra ít nhất năm bài học dùng thị cụ của Chúa Giê-xu để minh họa các sứ điệp trong Kinh Thánh.

Phần 5: CHỨC VỤ THIẾU NHI


GIỚI THIỆU
(IPhi 1Pr 5:1) Người mục sư không chỉ cho bầy chiên ăn mà thôi, mà còn phải chịu trách nhiệm về sức khỏe và sự an toàn của bầy chiên nữa.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. MỤC SƯ LÀ TRƯỞNG LÃO
A. Trưởng lão.
1. Không phải là một công việc.
2. Một tính cách.
a. Khi lớn lên đạt đến sự trưởng thành.
b. Thanh thiếu niên có thể trở thành trưởng lão.
· Phải đứng vững trong Đấng Christ.
3. Mọi sứ đồ, tiên tri, người giảng Tin lành, mục sư, và giáo sư cũng đều là trưởng lão.
4. Đã từng trải những lúc khó khăn và vẫn đứng vững trong Chúa trải qua hoàn cảnh thử thách đó.

II. MỤC SƯ LÀ NGƯỜI GIÁM SÁT.
· Không phải chức vụ nào cũng làm, nhưng phải chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực trong chức vụ.

III. BA CÔNG TÁC CỦA MỤC SƯ
A. Cho chiên ăn
B. Giám sát bầy chiên
C. Nêu gương cho chiên noi theo.

IV. CHỨC VỤ MỤC SƯ CÓ SỰ XỨC DẦU
A. Xức dầu sẽ đến với người khác.
B. Mục sư phải định hướng cho mọi ban ngành của hội thánh.
· Đức Chúa Trời sẽ đụng đến tấm lòng người ta để học bước vào chức vụ.

V. MỤC SƯ PHẢI CƯU MANG TẤT CẢ MỌI CHỨC VỤ
· Mục sư phải xác định mỗi chức vụ cần phải làm gì.

VI. MỤC SƯ PHẢI ĐƯA LÒNG CỦA CHA TRỞ VỀ VỚI CON
A. Nếu chúng ta tìm kiếm con trẻ thì chúng sẽ đến với chúng ta (MaMl 4:5-6).
B. Nhiều thanh thiếu niên trong Kinh Thánh có vai trò quan trọng.

VII. MỤC SƯ PHẢI HIỂU THẾ GIỚI CỦA THANH THIẾU NIÊN
A. Giới trẻ có một nền văn hóa khác.
B. Giới trẻ suy nghĩ khác.
C. Giới trẻ ăn mặc khác.
D. Giới trẻ từ từ xa rời cha mẹ (SaSt 2:24).
E. Giới trẻ không tìm kiếm những sự thuộc linh.
F. Ma quỷ săm lùng giới trẻ để dẫn dụ chúng rời bỏ Hội Thánh.

VIII. HỘI THÁNH PHẢI QUAN TÂM ĐẾN MỌI LĨNH VỰC TRONG ĐỜI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ.

IX. CHÚA GIÊ-XU THIẾT LẬP CÁC CHỨC VỤ.

X. MỤC SƯ KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ BƯỚC VÀO CHỨC VỤ NẾU CHƯA CÓ NGƯỜI GIÚP ĐỠ.

XI. ĐỨC CHÚA TRỜI SẼ BAN CHO BẠN NHỮNG GÌ BẠN CÓ THỂ ĐẢM ĐƯƠNG NỔI CŨNG NHƯ NHỮNG GÌ BẠN NHƯỜNG CHO NGÀI HÀNH ĐỘNG.

XII. HỘI THÁNH PHẢI ĐÁP ỨNG VỚI GIỚI TRẺ.

THẢO LUẬN NHÓM
1. Thảo luận những nguy cơ của một chức vụ thiếu nhi tẻ tách khỏi khải tượng và sự hướng dẫn của bậc trưởng thượng lãnh đạo hội thánh.
2. Thảo luận về những khó khăn cho chức vụ thiếu nhi khi làm việc trong một nền văn hóa khác nhưng vẫn giữ liên hệ với hội thánh, đặc biệt là các vấn đề:
a. Tầm quan trọng của sự dạy dỗ của mục sư quản nhiệm đối với giới trẻ và những người lãnh đạo thanh thiếu niên.
b. Sự phụ thuộc của khải tượng của ban thiếu nhi vào khải tượng của mục sư quản nhiệm.
c. Sự cần thiết cho mục sư quản nhiệm phải có một khải tượng sinh động về công tác thanh thiếu niên.
d. Sự cần thiết cho giới trẻ phải đóng góp cho công việc hội thánh.
3. Thảo luận về câu: “Mục sư phải xác định nhiệm vụ cho mỗi ban ngành của Hội Thánh”.

TỰ HỌC
1. Viết ra mười đặc tính mà bạn thấy nơi giới trẻ trong nền văn hóa của bạn khiến cho chúng khác biệt với người lớn.
2. Liệt kê năm cách thức mà bạn quan sát thấy trong Hội Thánh Chúa khắp thế giới cũng như trong hội thánh địa phương của bạn qua đó Đức Chúa Trời bắt đầu trở lòng con đến với cha và cha đến với con (MaMl 4:5, 6).

Phần 6: LÀM THẾ NÀO GIỮ SỰ QUAN TÂM CỦA CON TRẺ


GIỚI THIỆU
Nếu có thể dạy con trẻ một cách hiệu quả thì bạn sẽ có thể dạy được bất cứ nhóm người nào khác. Mọi người đều phải dạy con trẻ, điều đó sẽ giúp bạn chuẩn bị cho bất kỳ chức vụ nào (EsIs 28:9).

DÀN Ý BÀI HỌC

I. CHÚNG TA CÙNG LÀM VIỆC VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI
A. Ngài đòi hỏi có người để Ngài :
1. Dạy sự thông biết.
2. Làm cho hiểu lẽ đạo.
B. Chúng ta là chiếc bình, còn Ngài mới là Đấng giảng dạy.

II. CÓ HAI ĐIỀU CHÚNG TA CẦN PHẢI LÀM:
A. Dạy Kinh Thánh cách chi tiết.
· Tên của các môn đồ, 10 điều răn, các câu chuyện Kinh Thánh, v.v.
B. Dạy các nguyên tắc của Kinh Thánh.
C. Điều quan trọng là phải làm cả hai.

III. BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI THẦY DẠY LÀ PHẢI LÀM SAO CHO HỌC SINH HIỂU.
A. Mỗi người thầy phải có tư tưởng này.
B. Việc học viên không đáp ứng cho thấy là họ không lắng nghe.
C. Hãy để Đức Chúa Trời và cả học viên dạy cho bạn.
· Điều chỉnh điều mình làm.
D. Bạn đang đặt cọc trong đời sống người ta.

IV. CÁC NGUYÊN TẮC GIÚP GIẢNG DẠY NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN
A. Tập học các em lại theo lứa tuổi.
1. Có sự khác biệt lớn giữa các em 3 tuổi với các em 12 tuổi.
2. Mỗi nhóm đều có những nhu cầu riêng.
3. Tập học những em không đến trường thành một nhóm và những em đến trường thành một nhóm khác.
4. Nếu không thể phân chia như vậy thì:
a. Trộn lẫn các em với nhau.
b. Trẻ lớn có thể giúp đỡ trẻ nhỏ.
5. Người dạy cũng có những khả năng khác nhau.
a. Có người chỉ có khả năng dạy trẻ nhỏ.
b. Có người có uy tín để dạy trẻ lớn hơn.
B. Con trẻ bị giới hạn về thời gian tập trung chú ý.
1. Một phút cho mỗi năm tuổi.
2. Người lớn cũng có giới hạn khả năng tập trung.
3. Hãy luôn dạy theo giới hạn thời gian tập trung nhỏ nhất khi lớp học gồm nhiều lứa tuổi khác nhau.
C. Con trẻ học bằng cách lặp đi lặp lại và theo đề tài.
1. Đấng tiên tri cũng cố tình lặp đi lặp lại (EsIs 28:10).
2. Con trẻ không bao giờ học điều gì chỉ sau một lần duy nhất.
3. Lặp đi lặp lại là cách để con trẻ có thể tiếp nhận lẽ thật.
a. Đừng lặp lại cùng một bài học.
b. Hãy dạy cùng một điểm chính.
i. Chỉ tập trung vào một lẽ thật đơn giản.
ii. Mỗi bài hát, câu gốc, câu chuyện, bài giảng đều phải chứa đựng lẽ thật đơn giản đó.
iii. Lẽ thật là nước.
iv. Cái xô chứa nước.
· Xô là những bài hát, câu gốc, câu chuyên, và bài giảng.
D. Thay đổi cách giảng dạy.
1. Dùng bài hát, con rối, và những câu chuyện liên quan đến con trẻ.
· Nghĩ ra những câu chuyện.
· Phải có một nhân vật chính.
· Dùng trang phục, đồ vật, và trò chơi.
E. Để ý cấp độ khó.
1. Bắt đầu bằng những bài hát tiết tấu nhanh, sau đó là câu gốc.
2. Hát những bài hát có tiết tấu vừa.
3. Hát thánh ca thờ phượng.
a. Bài giảng nghiêm chỉnh có câu chuyện minh họa.
b. Cứu rỗi, báp-têm bằng Thánh Linh, kêu gọi, cầu nguyện chữa bệnh.
4. Khởi động năng lực vào lúc cuối.
a. Nhân vật có phục trang.
b. Trò chơi.
5. Cách này có kết quả trong mọi nền văn hóa.

THẢO LUẬN NHÓM
1. Phần này dạy nhiều lẽ thật về cách dạy dỗ thiếu nhi. Sau khi xem, hãy thảo luận:
a. Một số phương pháp dạy thiếu nhi được bạn áp dụng thành công trong hoàn cảnh hội thánh bạn (dù bạn chưa bao giờ mô tả các phương pháp ấy)
b. Những mặt yếu qua đó bạn đã không thể đạt tới điều mình muốn làm. Kể ra một số phương pháp mới mà bạn có thể áp dụng để giúp cho học viên hiểu bài.
2. Trong nhóm, hãy đưa ra ba đề xuất giúp cho Hội thánh hay Hội truyền giáo cải thiện cách dạy thiếu nhi:
a. Cấu trúc tổ chức (3 đề xuất).
b. Nội dung giảng dạy (3 đề xuất).

TỰ HỌC
1. Nếu có thể, hãy thử tham gia buổi nhóm thiếu nhi hay chương trình thiếu nhi của hội thánh. Viết một bài đánh giá không dài quá một trang về chương trình đó, dựa trên những gì bạn đã học trong phần này.
2. Viết không quá một trang một bài học cho chương trình thiếu nhi. Bài này phải có chủ đề, một câu chuyện Kinh Thánh, bài hát, con rối, v.v. Càng cụ thể càng tốt.


Phần 7: LÀM THẾ NÀO ĐỂ KỂ CHUYỆN HAY


GIỚI THIỆU
Nếu giảng cho con trẻ, thiếu nhi hay người lớn, bạn cần phải kể chuyện hay. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Chúa Giê-xu là một người kể chuyện rất hay.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. KỂ CHUYỆN LÀ MỘT TRONG NHỮNG CÔNG CỤ QUAN TRỌNG CỦA CHÚA GIÊ-XU
“Ngài dùng thí dụ mà giảng nhiều điều cùng họ” (Mat Mt 13:3).
A. Chúa Giê-xu kể nhiều loại chuyện khác nhau.
1. Một số là chuyện có thật.
· Ngài kể những chuyện xảy ra trong quá khứ.
2. Ngài kể chuyện về những điều xảy ra hàng ngàY
· Một số câu chuyện là chuyện giả vờ.
· Dùng làm thí dụ để minh họa lẽ thật.

II. CỐT LÕI CỦA NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN
A. Kể chuyện để truyền đạt một lẽ thật.
1. Lời Chúa giống như nước tinh khiết.
2. Câu chuyện giống như cái ly (bình nước).
· Bình nước có tác dụng chở đến nhiều nước.

III. NGUYÊN TẮC KỂ CHUYỆN
A. Đọc và nắm rõ câu chuyện.
· Nắm rõ để có thể kể lại bằng cách nói của mình.
· Kể chuyện là truyền thông từ tâm linh bạn đến tâm linh con trẻ.
B. Câu chuyện phải tập trung vào chỉ một ý chính mà thôi.
· Lẽ thật tôi muốn truyền đạt trong câu chuyện là gì?
C. Bạn có thể chế ra câu chuyện của mình.
· Cần có một nhân vật chính (chàng cao bồi, phi hành gia, v.v.)
a. Nhân vật đó như thế nào?
b. Nhân vật đó tên gì?
c. Nhân vật đó có mạnh mẽ không? (thông minh, can đảm, …)
d. Sử dụng nhân vật đó mỗi tuần trong suốt 3 tháng.
· Thay đổi diễn biến câu chuyện mỗi tuần.
e. Sau 3 tháng lại nghĩ ra một nhân vật mới.
f. Sau hai ba vòng thì trở lại câu chuyện cũ.
D. Đừng nói hết bí mật của câu chuyện trong đề tựa hay phần mở đầu.
· Hãy tạo sự hồi hộp theo dõi.
E. Dùng giọng nói để tạo ra khung cảnh.
· Buồn rầu, tức giận, hồi hộp, sung sướng, v.v.
F. Hãy để cho nhân vật tự nói.
· Hãy đóng vai nhân vật đó.
G. Câu chuyện cũng phải có tiết tấu.
· Lúc nói nhanh, lúc nói chậm.
H. Sử dụng tác động của âm thanh và đồ vật.
I. Đặt câu hỏi trong khi kể chuyện.
· Nắm bắt sự chú ý của các em.
J. Ứng dụng dạy dỗ (lẽ thật trong bài học).
1. Đưa câu chuyện đến đỉnh điểm.
2. Đưa câu chuyện đến một kết luận.
3. Đặt câu hỏi khi kết thúc mỗi câu chuyện.

IV. HỌC CÁCH DÙNG CÔNG CỤ KỂ CHUYỆN MỘT CÁCH HIỆU QUẢ ĐỂ TRUYỀN ĐẠT LỜI CHÚA.
· Lứa tuổi nào cũng thích kể chuyện cả.

THẢO LUẬN NHÓM
1. Thảo luận những cách khác nhau để tìm ra câu chuyện. Mỗi người hãy nói lên mình tìm câu chuyện minh họa ở đâu.
2. Thảo luận nhiều cách kể chuyện khác nhau. Ví dụ thể thuật sự, kịch, phim ảnh, v.v. Mỗi người phải nói lên cách kể chuyện mà mình ưa thích.
3. Qua cuộc thảo luận trên, hãy liệt kê những cách mà bạn cho là tốt nhất để truyền đạt câu chuyện. Củng liệt kê những loại chuyện nào có ảnh hưởng nhiều hơn. Lứa tuổi của người nghe có ảnh hưởng gì trong việc này không? Có nên dùng những phương cách kể chuyện khác nhau cho từng lứa tuổi không?
4. Thảo luận câu nói của một nhà giảng đạo nổi tiếng: “Đừng bao giờ nói lên điều gì mà không kể chuyện và cũng đừng bao giờ kể chuyện mà không nói lên điều gì”. Bạn có đồng ý như vậy không?

TỰ HỌC
1. Dùng phần ghi chú của bạn khi thảo luận, bắt đầu làm một danh sách những câu chuyện của riêng bạn. Viết ra danh sách khoảng10 đến 20 câu chuyện đã có ảnh hưởng trên đời sống bạn mà bạn có thể dùng trong sứ điệp để giúp đỡ người khác.
Lưu ý: Bạn chỉ cần dùng tựa đề câu chuyện để nhắc nhớ về câu chuyện đó, không cần viết ra cả câu chuyện.
2. Chia danh sách đó thành nhiều mục, chẳng hạn như chuyện về con người, chuyện tưởng tượng, thí dụ, chuyện lịch sử hoặc các đề mục khác như chuyện về đức tin, về lòng can đảm, về sự nhịn nhục, v.v. Hãy giữ danh sách này và thêm vào trong quá trình thi hành chức vụ của bạn.
3. Viết một đoạn ngắn nói lên ảnh hưởng của loạt bài học này của Willie George đối với chức vụ thiếu nhi của bạn trong tương


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 02:11 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách