Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 3092|Trả lời: 0

Dẫn Nhập KT 3 - Dẫn nhập Phục Truyền Luật Lệ ký

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 29-8-2011 14:21:06 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Dẫn Nhập Knh Thánh 3

Dẫn nhập Phục Truyền Luật Lệ ký

Nhan đề:
Từ ngữ “Phục truyền luật lệ ký” nghĩa là “Lặp lại luật pháp” là tên sách cuối cùng của Ngũ Kinh, xuất phát từ sự dịch sai của bản LXX Hy Lạp và bản Vulgate La-tinh về một nhóm từ trong PhuDnl 17:18, mà trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa “bản sao luật pháp này”. Tuy nhiên sự lầm lẫn này không nghiêm trọng, vì Phục truyền luật lệ ký, theo một ý nghĩa, là sự lặp lại luật pháp (xem cấu trúc và bố cục). Tên Hê-bơ-rơ của sách là “elleh haddebarim” (“này là những lời”), hoặc đơn giản hơn, “debarim” (“những lời” xem 1:1).
Trước giả:
Chính sách nầy làm chứng rằng, phần lớn do Môi-se đã viết (1:5; 31:9,22,24) và các sách Cựu Ước khác đều đồng ý (IVua 1V 2:3; 8:53; IIVua 2V 14:6; 18:2) - dĩ nhiên lời mở đầu (PhuDnl 1:1-5) và sự ghi nhận về Môi-se qua đời (34:1-12), là do một người khác viết. Chúa Giê-xu cũng làm chứng thẩm quyền của Môi-se (Mat Mt 19:7-8; Mac Mc 10:3-5; GiGa 5:46-47), các trước giả Tân Ước khác cũng vậy (Cong Cv 3:22-23; 7:37-38; RoRm 10:19). Hơn nữa, Chúa Giê-xu viện dẫn Phục truyền luật lệ ký như có thẩm quyền (Mat Mt 4:4,7,10). Trong Tân Ước hơn 100 lần viện dẫn và ám chỉ đến Phục truyền luật lệ ký. Truyền thuyết cũng nhất trí chứng cho thẩm quyền của Môi-se đối với sách (xem thí dụ, Mac Mc 12:9). Xem Phần Dẫn Nhập Sáng thế ký: Trước giả và Niên đại Chép Sách.
Niên hiệu:
Có lẽ sách có từ 1.406 TC (xem Phần Dẫn Nhập Sáng-thế-ký: Trước giả và Niên hiệu Chép sách).
Bối cảnh lịch sử:
Sách Phục truyền luật lệ ký định vị trí Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên trong lãnh thổ Mô-áp thuộc khu vực mà sông Giô-đanh đổ vào Biển Chết (PhuDnl 1:5). Là hành động cuối cùng vào thời gian quan trọng chuyển quyền lãnh đạo qua Giô-suê, Môi-se đọc diễn văn từ biệt để chuẩn bị cho dân chúng vào xứ Ca-na-an. Những bài này thật là sự làm mới lại giao ước (xem Cấu trúc và Bố cục). Trong các bài này, Môi-se nhấn mạnh rằng luật pháp là cần thiết đặc biệt cho một thời kỳ như thế, và người trình bày luật pháp trong một cách thích hiệp với tình huống. Trái với những việc thực tế của Lê-vi ký và Dân số ký, sách Phục truyền luật lệ ký từ tấm lòng Môi-se đến với chúng ta trong hình thức bài giảng bày tỏ cách riêng tư, nồng ấm.
Sự dạy dỗ thần học:
Sự liên hệ thương yêu của Chúa đối với dân Ngài và của dân sự đối với Chúa là Đức Chúa Trời tối cao của họ lan tỏa cả sách. Sự nhấn mạnh thuộc linh của Phục truyền và sự kêu gọi hứa nguyện dâng tất sanh cho Chúa trong sự thờ phượng, vâng phục đã cảm thúc việc tham khảo sứ điệp của sách trong suốt phần còn lại của Thánh Kinh.
Cấu trúc và bố cục:
Cấu trúc văn học của Phục truyền luật lệ ký yểm trợ cho bối cảnh lịch sử của sách. Bởi sự giải thích, lặp lại, phần hồi ký, và vài chỗ văn phong bất thường, sách bày tỏ một loạt ít nhiều bài thuyết trình ứng khẩu, đôi khi mô tả những biến cố không theo thứ tự niên đại (xem thí dụ, PhuDnl 10:3). Nhưng sách cũng mang cấu trúc những phê phán rõ ràng về các hòa ước bá chủ với chư hầu của những quốc gia Cận Đông trước và đương thời bấy giờ, một cấu trúc thích hợp với sự nhấn mạnh của Thánh Kinh về giao ước giữa Chúa và dân Ngài. Trong ý nghĩa này, Phục truyền luật lệ ký là một tài liệu làm mới lại (tái lập) giao ước như bố cục sau đây chứng tỏ:
I. Lời tựa (1:1-5)
II. Lời mở đầu lịch sử (1:6-4:43)
III. Những qui định của giao ước (4:44-26:19)
A. Điều luật lớn: Đòi hỏi phải tuyệt đối trung thành (4:44-11:32)
B. Những đòi hỏi phụ thêm (12:1-26:19)
1. Sự dâng hiến theo nghi lễ (12:1-16:17)
2. Những nhà lãnh đạo chính quyền và một quốc gia công chính (16:18-21:21)
3. Tính thiêng liêng của vương quốc Đức Chúa Trời (21:22-25:19)
4. Sự xưng nhận Đức Chúa Trời là Đấng cứu chuộc - Vua ( 26:1-19)
IV. Sự phê chuẩn: Rủa sả và phước lành (27:1-30:20)
V. Sự kế vị lãnh đạo dưới giao ước (31:1-34:12)
A. Thay đổi quyền lãnh đạo (31:1-29)
B. Bài ca của Môi-se (31:30-32:47)
C. Lời chúc phước di cảo của Môi-se trên các chi phái (32:48-33:29)
D. Sự qua đời của Môi-se và sự thừa kế của Giô-suê (34:1-12)
Đôi khi sách cũng chia thành ba bài diễn văn:
I. Bài diễn văn thứ nhất (1:1-4:43)
II. Bài diễn văn thứ hai (4:44-28:68)
III. Bài diễn văn thứ ba (29:1-33:29)
IV. Sự qua đời của Môi-se (34:1-12)




Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 20-4-2024 03:21 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách