Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 2852|Trả lời: 0

Dạy Con - CHĂM SÓC TRẺ

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 14-9-2011 08:47:15 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Dạy Con
William S.DEAL

CHĂM SÓC TRẺ

Người ta đã viết rất nhiều sách về vấn đề chăm sóc trẻ, phần lớn đều rất tốt. Các sách viết về trẻ sơ sinh của Spock rất nổi tiếng và đều tốt; nhiều sách khác cũng đưa ra nhiều gợi ý thật hay. Chương sách này nhằm mục đích đặc biệt vạch rõ hơn góc cạnh Cơ Đốc giáo trong vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh, cũng như vạch ra vài giá trị luân lý đạo đức mà chúng ta không nên xem thường và bỏ qua.
Mở đầu chúng ta hãy ghi nhận một lời khuyên có hơi khôi hài của John Wesley về việc dạy trẻ. Người ta kể lại là ông từng khuyên: “Đừng bao giờ cho trẻ con điều nó khóc để đòi”. Thoạt nghe lời khuyên này có vẻ lạnh lùng, vô tâm, nhưng sự thật nó rất thực tế. Nó đơn giản có nghĩa là phải dạy trẻ muốn có được điều mình mong ước, phải xin, chớ đừng khóc để vòi vĩnh. Lẽ dĩ nhiên phải có ngoại lệ đối với trẻ còn quá nhỏ khi chúng khóc đòi ăn. Ngay cả đối với trẻ hãy còn nhỏ mà biết khóc để người ta phải chú ý đến mình, phải dạy nó càng sớm càng hay, là phải làm việc đó bằng nhiều cách khác. Cả đối với một trẻ hãy còn nhỏ phải dạy nó biết nếu khóc để đòi vật gì, sẽ chẳng bao giờ có được. Trẻ con đã học biết được hễ cứ khóc - và sau này là nằm vạ - chúng sẽ được cha mẹ ban cho điều chúng muốn đó là con đường dẫn chúng đến chỗ bị tàn hơi rồi. Nếu cứ để chúng tiếp tục, chẳng bao lâu chúng sẽ biết là dua nịnh, van xin, khóc lóc và nằm vạ, sẽ được điều chúng muốn. Khi lớn hơn một chút, chúng sẽ vênh váo, lên mặt, chụp giựt để đòi hỏi điều chúng muốn. Đến khi đã làm chồng, làm vợ, chúng sẽ biết chẳng có cách nào để chiếm được điều chúng mong muốn tốt hơn là các chiến thuật vừa kể trên, tuy được thay đổi chút ít. Chúng sẽ trở thành những kẻ chụp giựt, quậy phá, dè bĩu để muốn gì được nấy như hồi còn bé vậy.
Khi người làm cha mẹ để cho trẻ con cai trị họ bằng những phương pháp như thế, tức họ đang chuẩn bị cho đứa trẻ cả một đời sống đau buồn khổ sở, và có khi là đời sống của kẻ sát nhân nữa. Nhiều tên giết người, ngay từ thuở bé, đã được cha mẹ tạo điều kiện đóng vai kẻ giết người để sau này chúng sẽ thực thi ngoài đời.
Có rất ít người làm cha mẹ ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc trẻ nhằm tạo an vui cho nó trong tương lai. Một bà nọ mới kể cho tôi nghe chuyện đứa cháu của bà được giao cho một vú em nuôi dưỡng. Vì không được mẹ yêu thương chú ý đến, cậu bé đã lớn lên mà chẳng biết gì đến các giá trị luân lý đạo đức. Ngay hồi còn ở tuổi đi học, người ta cũng chỉ dạy bảo cho cậu rất ít. Hiện nay, cậu ấy gần như là một kẻ sống ngoài vòng pháp luật, chẳng có một ý niệm gì về các giá trị cao cả của cuộc đời, triết lý sống của cậu ta là “sống trên đầu trên cổ kẻ khác”. Nước Mỹ hiện đang phải vụ mùa đáng sợ của việc giao con trẻ cho các vú em nuôi dạy hồi Thế Chiến I, lúc cả ngàn bà mẹ phó mặc con họ cho các vú em để đi làm việc. Nhiều trẻ con trong số đó hiện trở thành những tên sát nhân chai đá, còn nhiều ngàn nữa, trong khi vẫn tỏ ra là những công dân tốt chấp nhận được, cũng chỉ ý thức rất ít về các giá trị luân lý đạo đức và xã hội đích thực, đó là chưa nói tới các giá trị tôn giáo. Cả một quốc gia lo cho trẻ con phần lớn chỉ bằng cách phó mặc chúng cho các vú em nuôi dạy đã sản sinh ra một số các sự kiện đáng kinh hoàng đó.
Một trong những điều quan trọng nhất đứa trẻ có cần, đó là thường xuyên được người mẹ yêu thương chăm sóc. Trẻ con rất cần cảm thấy được an toàn, điều kiện ấy lệ thuộc phần lớn vào việc chúng được yêu thương chăm sóc thích đáng trong giai đoạn đầu đời của chúng. Một gia đình thà sống cheo leo bên bờ vực thẳm của sự nghèo khó nhưng lũ con cái hãy còn nhỏ đều được một bà mẹ đầy tình yêu thương thường xuyên lo lắng chăm sóc cho, còn hơn một gia đình có được đầy đủ mọi sự lòng người mong ước, nhưng lũ con lại bị đói kém tình thương yêu trìu mến và chăm sóc của cha mẹ chúng. Nhiều bà mẹ đi làm việc không hề ý thức được việc họ đang làm cho con cái họ. Là một cố vấn tôi thường gặp những thanh niên mất ý thức an toàn, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thất vọng chán chường, và không hề có được một viễn ảnh đúng về cuộc đời là gì. Hầu như trong tất cả các trường hợp đó, những thanh niên ấy đều kể lại cho tôi nghe họ thiếu tình thương yêu sự thông cảm và chăm sóc của cha mẹ, và trong phần nhiều các trường hợp họ cũng bảo là cha mẹ họ chỉ nói rất ít hay chẳng dạy bảo họ ngay đến các sự kiện trọng đại của cuộc đời. Những người làm cha làm mẹ quá bận rộn trong những ngày đầu tiên và thơ ấu của con cái họ không thể yêu thương chăm sóc chúng, giải thích cho chúng về ý nghĩa của cuộc đời, đều là những người quá ư bận rộn không thể làm cha mẹ được. Những thanh niên như thế phải quyết định, trước hết là khoan sanh con đẻ cái cho đến chừng nào có đủ khả năng nuôi dạy chúng chẳng hay, hoặc sống eo hẹp hơn nhưng dành cho con cái sự chú ý chăm sóc mà một người mẹ trong gia đình phải dành cho chúng.
Những chuyện tầm thường ở đời như lo thức ăn, tả lót cho con như vậy rất quan trọng trong việc hình thành đời sống thanh niên. Bác sĩ Jean C.Phillips đã có một lời khuyên rất hay về việc nuôi ăn trẻ con.
“Các vấn đề nuôi ăn cho trẻ con có thể được thường xuyên ví sánh với việc thiết lập một thời dụng biểu hết sức chặt chẽ cho tuổi thơ. Cái đói ăn của trẻ con cứ thay đổi luôn như chưa hề có gì khác hay thay đổi như vậy. Nếu một bà mẹ hay lo lắng nằng nặc đòi hỏi phải thực hiện việc cho ăn thật đúng theo chương trình đã quy định, thì việc chống lại việc ăn uống có thể phát triển, và có thể là khởi điểm của một tình trạng rắc rối về tình cảm liên hệ đến thực phẩm”.
Trẻ con là những “con người” - bạn hãy đối xử với chúng như thế, mới khiến chúng hạnh phúc hơn. Nói như vậy chúng tôi có ý như Shaw và Johnson đã vạch rõ về việc nuôi dưỡng chúng. “Chẳng có ai trong chúng ta tích cứ ăn mãi cùng một thức ăn thế hưng trẻ con nhiều đứa chỉ luôn luôn được cho ăn cùng một món và cùng một cách thức. Thay đổi món ăn sẽ kích thích được việc tiết dịch vị, giúp sự tiêu hoá được dễ dàng”.
Về vấn đề yêu thương trẻ cùng các tác giả ấy bảo rằng việc đầu tiên bạn có thể làm cho con nhỏ của mình, là ẵm nó vào lòng cho thật ấm cúng. Được sanh ra trong một thế giới gồm toàn những cảnh chiến đấu và hỗn loạn, nó rất cần được trấn an bằng tình yêu thương và sự an toàn bạn dành cho nó. Đừng sợ phải “nuôn chìu” nó. Bạn không làm hư trẻ con bằng cách yêu thương chúng đâu. Nhờ việc đối xử nồng ấm, gần gũi của bạn, con bạn sẽ cảm thấy được an toàn, nếu bạn cũng đáp ứng các nhu cầu khác nữa của nó, sẽ là những bước đầu tiên để giúp những đứa trẻ điều chỉnh, thích ứng hoá tốt với đời sống.
Theo hai tác giả trên sự cầu nguyện hết sức quan trọng cả cho những trẻ hãy còn rất nhỏ nữa. Họ gợi ý “hãy cầu nguyện lớn tiếng mỗi ngày khi bạn ẵm con nhỏ trên tay hoặc lúc nó nằm trong nôi, trong giường, và chú ý rằng nếu nó vẫn chưa hiểu được lời lẽ, thì Đức Thánh Linh vẫn “tiêm” những điều đó vào nó và nó sẽ được nhiều lợi ích thuộc linh. Việc làm này đã được chứng nghiệm là thật sự có ảnh hưởng trên nó trong những ngày sắp tới.
Hãy đem trẻ đến sớm với Đức Chúa Trời để chúng biết Chúa là Cha và Chúa Giê-xu là người Bạn thiết, yêu thương tất cả trẻ con. Chúa Giê-xu đã không nói: “Các ngươi vốn từ cha mình là ma quỉ mà ra” với lũ trẻ con Ngài yêu thương, nhưng với những người lớn hơn đã cứng lòng và chối bỏ Ngài. Trái lại, Ngài lưu ý rằng thiên sứ của các trẻ con ở trên trời đang “ứng hầu trứơc mặt Cha chúng”. Một khi biết Chúa rõ ràng tất cả trẻ con đã ý thức về Ngài cách sâu sắc. Việc rèn tập rất sớm này không có nghĩa là về sau, chúng sẽ không cần phải được “tái sanh bởi Thánh Linh” để trở thành Cơ Đốc nhân nữa, như việc đúng ra chúng phải làm (GiGa 3:3, 5, 7) tuy nhiên, thà hãy chuẩn bị để chúng tin và nhận sự kiện ấy khi vừa lớn đủ để tự biết thì tốt hơn.
Để minh họa đức tin của một đứa trẻ, và cách nó nhìn thấy Đức Chúa Trời trong mọi sự vật, có người đã kể lại câu chuyện về một đứa trẻ, buổi sáng nọ, đã nhìn lên khung cửa sổ trên lầu lúc mặt trời vừa mọc, và nói: “Chúc Đức Chúa Trời một buổi sáng tốt lành”. Đứa trẻ đã nói dường như đó là một sự kiện có thật, dường như chính Đấng Christ đang đứng gần bên nó. Trẻ con có óc tưởng tượng sống động và thường rất mãnh liệt, giúp ích rất nhiều trong việc thờ phượng có tính cách tôn giáo.
Phải dạy cho trẻ biết vâng lời. Vâng lời là một trong những bài học quan trọng nhất trong đời sống. Nếu trẻ con không học biết vâng lời, chúng sẽ phải gặp đủ thứ vấn đề rắc rối. Phần đông những tên sát nhân lì lợm đều là những đứa trẻ không được học tập đầy đủ, các bài học về vâng lời, cùng không học biết tại sao vâng lời lại là tối cần thiết. Nơi để cải huấn, cải tạo những tên tội phạm không phải là trong các trại cải hoá, nhưng là trong nôi, trong các sách truyện viết cho thiếu nhi, và trong môi trường, gia đình! Trẻ con đã học tốt những bài học về sự vâng lời tuyệt đối, rất có thể sẽ chẳng gặp khó khăn gì để tuân thủ các luật lệ của một xã hội tốt và luật pháp của xứ sở mình.
Shaw và Johnson đã viết rất đúng về vấn đề ấy:
“Một trong những bước đầu tiên để khép một đứa trẻ vào kỷ luật là dạy nó những gì nó nên làm và không nên làm. Trừng phạt một đứa trẻ làm quấy khi chưa chỉ rõ cho nó thấy người ta trông đợi nó phải làm gì, là hoàn toàn không hay. Đức Chúa Trời từng ấn định ranh giới cho các tổ phụ đầu tiên của chúng ta... Bạn không thể nào tưởng tượng ra được một Đức Chúa Trời công bình lại đi trừng phạt một người làm điều mà người ấy chưa hề được giải thích rõ ràng việc ấy là sai quấy”.
Điều ấy quan trọng như thế nào ở những thuở ấu thời, đã được hai tác giả rất tốt khác chỉ rõ và giúp ích nhiều cho chúng ta. Có lần Ella Frances Lynch nói: “Nếu bạn dạy con bạn thật cẩn thận cho đến năm nó lên bảy tuổi, thì nó đã được giáo dục đến ba phần tư rồi” Clarence Benson thêm vào một nhận xét có tính cách cảnh cáo: “Toàn thể cơ cấu sinh lý, trí tuệ và thuộc linh tiếp sau đó sẽ được xây dựng trên nền ấy. Phần thượng tầng kiến trúc sụp đổ, đó là hậu quả tự nhiên của việc nền móng đã không được thiết lập đứng đắn, phải lẽ trong những năm đầu tiên và ghi ấn tượng nhiều nhất”.
Lewis E.Lawes từng lên giám đốc một thời gian dài tại Khám đường Liên bang Sing Sing, có lần đưa ra nhận định sâu độc sau đây: “Một khi chúng ta đã đạt tới chỗ biết chú ý nhiều hơn đến chiếc ghế tối cao, chúng ta sẽ càng ít cần hơn đến chiếc ghế điện”.
Chẳng phải thắc mắc nhiều hoặc chúng ta giữ được hoặc đánh mất nơi trẻ con chính nghĩa của điều thiện hảo ngay lành trong đời sống tương lai của chúng vào lúc chúng lên mười tuổi - có người bảo là lên bảy - và đó là một quy luật chung. Những năm thơ dại ấy dường như có rất ít người làm cha mẹ nhận biết, thật vô cùng quan trọng. Đó là những năm để chúng ta xây dựng phần nền móng không thể xem nhẹ, khinh thường.
Chẳng những biết vâng lời là cần thiết, mà phần nghệ thuật để tạo điều đó nơi trẻ con cũng rất quan trọng, như chúng ta sẽ thấy trong thí dụ minh hoạa sau đây. Brandt và Dowdy kể lại câu chuyện về bà mẹ dạy cho con họ đừng làm đổ sữa vung vãi và minh hoạ các phương pháp dạy con phải vâng lời: Một bà mẹ bảo con: “Nếu mầy làm sữa đổ vung vãi, tao sẽ đét đít mầy”. Lẽ tự nhiên đứa bé làm sữa đổ vung vãi và bị đét đít. Bà mẹ kia chỉ đơn giản nói: “Đừng làm cho sữa đổ vung vãi, cưng nhé”, rồi chỉ cách con làm thế nào cho sữa khỏi bị đổ. Nếu nó vô tâm, bất cẩn, lỡ làm vung vãi sữa, bà cố gắng giúp nó đừng làm cho sữa bị đổ nữa. Thỉnh thoảng đứa bé cũng thách bà, và cố ý làm đổ sữa, như “chọc tức” để bà phải đét đít nó; nhưng bà mẹ chỉ nói: “Đừng con đừng có phung phí sữa như thế”. Phương pháp sau này tốt hơn để dạy trẻ con các bài học về vâng lời. Phương pháp “đét đít” hay trừng phạt chỉ được dùng khi tuyệt đối cần thiết. Bà mẹ trước đã theo phương pháp tiêu cực, còn bà mẹ thứ hai đã áp dụng phương pháp tích cực để dạy con mình vâng lời.
Dạy con có hiệu quả thuở chúng hãy còn thơ và các hậu quả của nó có thể thấy rõ trong thí dụ minh họa của Benson trong vùng dân Do-thái:
“Dân Do-thái là một torng nhữngđiều bí mật lớn lao nhất trên thế giới, Một dân tộc càng lâu đời như người Trung-hoa, nhưng không có vua cũng không còn tổ quốc, bị tan lạc giữa các dân tộc khác, nhưng đã không bị đồng hoá. Nhưng để làm chìa khoá cho Kinh Thánh, họ sẽ vẫn là huyền nhiệm trọng đại trải qua các thời đại... Joseph nói với dân tộc mình: 'Mối bận tâm chính của chúng ta là gío dục con cái, và chúng tôi tin rằng đây là công việc cần thiết nhất trong sinh hoạt gia đình của chúng ta'. Philo một người ngoại đạo sống vào trước thời của ông, cũng nói về người Do-thái: 'Dân Do-thái xem luật pháp của họ như sự mặc khải từ Đức Chúa Trời, và họ được cha mẹ, chủ nhân và thầy giáo dạy dỗ về các luật thánh đó, có thể nói là từ cách quấn tã lót cho con cái họ trở đi'”.
Nếu trẻ con Việt-nam cũng được nuôi dạy cẩn thận như thế, dân tộc ta cũng sẽ tồn tại chẳng biết là đến bao nhiêu thế kỷ, nhưng với cách nuôi dạy hết sức bừa bãi, vô tâm đối với trẻ hiện nay, lẽ tất nhiên tương lai của nước Việt-nam dường như có vẻ rất đen tối. Làm sao những cuộc biểu tình cướp phám ăn cắp vặt, và phá hoại tài sản bừa bãi của bọn du đãng lại có thể xảy ra tại nước Mỹ, nếu trẻ con đều được dạy bảo cẩn thận đúng đắn ngay từ thuở còn thơ? Trong nếp sống theo Cơ Đốc giáo, không có chỗ nào dành cho tình trạng vô chính phủ như thế cả. Đây chính là hậu quả của đám trẻ con không được giáo dục, đang điên cuồng nổi giận chống lại chúng ta. Nếu hôm nay trẻ con không được nuôi dạy thích đáng, ngày mai, sẽ là một nền văn hoá hỗn độn tạp nham. Nếu những người làm cha làm mẹ biết dạy dỗ con cái thật đứng đắn biết tôn trọng đạo làm con, biết luân lý đạo đức, biết các giá trị xã hội và tôn giáo, và biết tôn trọng pháp luật một cách thích đáng, biết giữ gìn trật tự, có lòng yêu nước và yêu tự do, thì họ sẽ được báo đáp bội phần hơn.
Williams vạch ra bốn nguyên tắc quan trọng trong chương trình nuôi dạy trẻ: 1. Bắt đầu sớm 2. Nên thực tế. 3. Phải kiên nhẫn (Hỡi kẻ làm cha, chớ chọc gận con cái mình). 4. Có đức tin, chớ nghi ngờ chi cả. Nếu mỗi người làm cha làm mẹ đều bám sát các nguyên tắc này thì chỉ trong vòng một thế hệ, thế gian này sẽ thâu gặt được kết quả của cách nuôi dạy và rèn luyện trẻ như thế. Có người đã nói rất đúng rằng: “Kỷ luật là từ ngữ đã bị thế hệ của chúng ta quên mất đi rồi”. Williams nói thêm rằng: kỷ luật (dạy dỗ, sửa trị) là điều cần phải có trong đời sống một đứa trẻ nếu muốn cho nó được vững vàng về tinh thần, ôn hoà về tình cảm, hoà nhập với xã hội, và cá nhân nó được hạnh phúc”. Lời Đức Chúa Trời cũng hướng dẫn chúng ta đến với điểm ấy và nếu chúng ta chịu học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh, chúng ta sẽ phải biết ơn Đức Chúa Trời về sự khôn ngoan ẩn chứa trong đó.
Vấn đề dạy cho tẻ biết vâng lời rất quan trọng nên đã có rất nhiều sách viết về điều đó. Người làm cha mẹ cần biết rõ tại sao phải đòi hỏi con cái vâng lời mình, Sentman nói:
“Nhiều bậc cha mẹ không được con cái vâng lời mình, vì bản thân họ vẫn lúng túng không biết tại sao cúng cần phải vâng lời mình. Một số cha mẹ xem chính sự vâng lời là mục đích, thay vì chỉ đòi hỏi điều đó khi cần cho sự tốt đẹp và an toàn của đứa trẻ. Hãy thử chỉ dạy trẻ vâng lời trong các vấn đề quan trọng mà tôi, như nhấn mạnh rằng đứa trẻ phải giữ mình trong một số khuôn khổ giới hạn nào đó. Cố gắng dạy sự vâng lời là vì chính nó, có thể khiến đứa trẻ trở thành nhút nhát, thiếu sáng kiến, hoặc có thể sẽ nổi loạn”.
Chỉ nến đòi hỏi trẻ vâng lời trong các vấn đề quan trọng đặc biệt trong đời sống hoặc cho sự an toàn hay sức khoẻ của đứa trẻ. Nên tránh đòi hỏi trẻ phải vâng lời cả trong những chuyện lặt vặt. Nếu không, trẻ sẽ bị rối trí. Nhiều khi cha mẹ đòi đứa trẻ phải vâng lời, rồi sau đó lại chẳng quan tâm gì đến điều đó. Điều tiên hậu bất nhất này khiến đứa trẻ bối rối. “Tại sao hôm qua cha (mẹ) bảo con không nên vào trong sân nhà, nhưng hôm nay lại không phản đối khi con làm như vậy, dầu cả hai lần đều giống y nhau?” Thưa bạn là người làm cha làm mẹ, bạn có trả lời câu hỏi này một cách thông minh, dễ hiểu không? Nếu không, xin bạn đừng biến nó thành một đòi hỏi.
Chỉ nên đòi hỏi sự vâng lời khi nào ta không vâng lời sẽ phương hại đến quyền lợi của người khác, là không tốt cho trẻ, hoặc có hại cho sự an toàn hay sức khoẻ của trẻ.
Bạn có hay quát mắng trẻ con không? - hãy ăn nói ôn tồn với chúng. Nếu bạn cần lên giọng với chúng, hãy tỏ ra cương quyết nhưng phải bình tĩnh và nhất là đừng bao giờ nổi giận. Giận dữ chỉ làm nảy sinh thêm giận dữ mà thôi. “Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận, còn lời xẳng xớm trêu thịnh nộ thêm (ChCn 15:1).
Đừng đòi hỏi trẻ phải vâng lời khi đó là các quyền lợi riêng của chúng, và thực hiện các quyền lợi ấy thì chẳng có gì là sai quấy cả. Chẳng hạn, nên để cho trẻ được tự do chọn các đồ chơi, trò chơi, họp mặt với bạn bè, tặng quà và trò chuyện với bạn bè chúng. Đừng đòi hỏi chúng phải làm theo một cách nào đó, khi trẻ có làm thế này thế nọ thì cũng chẳng có gì khác nhau về mặt luân lý đạo đức.
Đừng bao giờ đòi hỏi trẻ phải vâng lời trong những trường hợp các thói quen liên hệ đến hệ thần kinh, chẳng hạn múc ngón tay, vọc bộ phận sinh dục, cắn móng tay, vồ đầu soắn tóc, không chịu đi ngủ, hay sợ hãi bất cứ chuyện gì, cả đến tánh không chịu ở yên một chỗ nữa. Những thói quen ấy không thể bị ngăn chận chỉ bằng một lịnh truyền, vì chúng sở dĩ phát triển là do hậu quả của một mối âu lo xao xuyến, một mối bận tâm, hay vì đứa trẻ cảm thấy không có hạnh phúc. Chúng chỉ có thể được chữa lành khi khám phá được nguyên nhân và nỗi lo âu xao xuyến của đứa trẻ được làm suy giảm đi.
Người làm cha mẹ phải tìm nguyên nhân các thói quen do hệ thần kinh gây ra, và phải làm cách nào để chữa trị tận gốc chớ không phải chớ không phải chỉ biết chế nhạo hoặc đánh đập chúng mà thôi. Hành động như vậy chẳng những chỉ đẩy thêm các thói quen đó vào trong ý thức mà còn khiến chúng càng trở thành tệ hại hơn, làm phát tiển mặc cảm phạm tội, và có thể là dọn đường cho những vấn đề nghiêm trọng khi đến tuổi thiếu niên hoặc về sau nữa.
Người làm cha mẹ phải dạy cho trẻ con biết vâng lời có trách nhiệm và biết đến người khác nữa, chớ không nên chỉ dạy chúng làm vừa lòng cha mẹ mà thôi. Người ta có thể đập tan và giết chết ý chí ra sáng tạo của một đứa trẻ bằng cách đòi hỏi nó phải tuyệt đối vâng lời trong mọi sự, bắt nó phải trở nên ngoan ngoãn dễ dạy nhưng lại vô dụng. Sau này trong đời đứa trẻ nó chỉ biết đòi hỏi và không quyết định được điều gì cả; nó sẽ chẳng bao giờ an lòng hoặc có thể độc lập, mà bao giờ cũng cảm thấy mất tự nhiên đối với người khác, bồn chồn và sợ sệt, sợ cả cuộc đời. Nhiều bậc cha mẹ đã tiêu diệt mọi ý chí ban đầu khiến đứa trẻ gần như bị tổn thương xem mình như một gánh nặng cho bản thân và cho người khác. Có người đặt cả mầm mống cho chứng xuy nhược tâm thần của đứa trẻ sau này bằng cách đòi hỏi nó phải vâng lời quá đáng. Bảo với một đứa trẻ hãy còn nhỏ hay táy máy rằng: “Mầy phải ngồi yên” và một chặp dau “Nếu mầy không ngồi yên, tao sẽ lột hết quần áo mầy ra” là đòi hỏi một điều mà ngay cả Đức Chúa Trời cũng không hề đòi hỏi nơi một đứa trẻ. Hãy đưa ra thật ít các đòi hỏi phải vâng lời, nhưng cần làm sao để trẻ vâng giữ các đòi hỏi ấy.
Trái với ý nghĩ của nhiều người, những người làm ông làm bà thường có thể thực hiện việc nuôi dạy con cái tốt hơn những người làm cha làm mẹ hãy còn quá trẻ. Họ tỏ ra yêu thương trẻ - là điều mà tất cả trẻ con đều cần - ít đòi hỏi hơn, và thường thường giải thích các đòi hỏi nhiều hơn và cặn kẽ hơn. Như vậy, trẻ sẽ dễ thấy và vâng lời hơn. Phần nhiều trẻ con đều mến ông bà chúng, và thường yêu thương, vâng lời họ hơn cha mẹ chúng. Nhiều bậc làm cha mẹ vì ghen tị đã cãi rằng sở dĩ như vậy là vì ông bà chúng “cưng chìu để chúng bị hư hỏng”. Thật ra, sở dĩ như vậy chỉ vì những người làm ông làm bà ý thức về những việc phải làm nhiều hơn những người làm cha làm mẹ. Hãy quan sát chỉ một sự kiện đơn giản này: Trẻ con thường trở về sau một kỳ nghỉ lễ hay nghỉ hè với ông bà chúng, có thái độ bình tĩnh, an lòng và ít bị giao động hơn là lúc chúng lìa khỏi nhà. Lý do chẳng ở đâu xa, và những người làm cha làm mẹ nhạy cảm cần rút tỉa một số bài học về cách nuôi dạy con cái nơi ông bà chúng.
Khi trẻ con cộc cằn trêu chọc trẻ khác hoặc thích đánh lộn, lý do có thể là dư thừa năng lực, là điều không cần cho bậc làm cha mẹ quan tâm nhiều. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bậc làm cha mẹ cũng cần tìm xem cái gì đã khiến cậu cả hung hăng như vậy. Có thể đứa trẻ đang cảm thấy không được hạnh phúc, cần cha hay mẹ nó quan tâm chăm sóc yêu thương nhiều hơn nữa, hoặc cảm thấy có điều gì bất an. Nếu thấy được các vấn đề ấy đứa trẻ có thể sẽ ít đánh lộn hơn. Nếu anh em chị em thỉnh thoảng có đánh lộn với nhau, chớ có can thiệp vào trừ phi có một đứa đánh đứa kia bị thương nặng đến độ có thể nguy hiểm. Anh em chị em thường tự dàn xếp với nhau ổn thỏa hơn là nếu có cha mẹ chúng can thiệp vào. Tôi lớn lên từ một gia đình gồm sáu anh chị em - ba trai ba gái. Chúng tôi đánh lộn, cấu xé nhau, nhưng không có ai bị thương, và hiện nay, chúng tôi đều gần gũi, yêu thương nhau. Đã chẳng có gì tai hại xảy ra cả.
Nói nhảm là một kinh nghiệm bình thường của tuổi trước khi đi học, bậc làm cha mẹ phải biết như vậy. Đừng chế nhạo hay trách cứ, mà chỉ giải thích cho trẻ cách ăn ở cư xử như vậy không ngoan, và giúp đứa trẻ thấy được nó cũng không thích có ai nói nhảm về nó y như vậy. Khi có người khác nói nhảm về chính nó, hãy bảo nó: “Con xem đó, người ta nói như vậy con đâu có thích, con không nên nói thế với người khác nhé.”
Nói tục là điều hết sức thông thường. Đừng nghiêm cấm nó không được nói như vậy nữa, mà thay vào đó, nên dạy nó phải nói những lời lẽ tốt lành. Nên giải thích việc nói tục là xấu, khiến người khác không ưa mình. Hãy đọc cho trẻ nghe lời Chúa Giê-xu dạy rằng đến ngày phán xét, người ta sẽ phải khai ra tất cả những lời nói dối, nói tục, và Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải nói ra những lời tốt lành. Nếu trẻ cứ tiếp tục, hãy tỏ ra nghiêm khắc hơn và có thể cất đi của nó một đặc quyền nào đó. Chỉ dùng đến cách trừng phạt đòn vọt như biện pháp cuối cùng mà thôi.
Chơi trò vợ chồng khiến nhiều bậc làm cha mẹ hết sức bận tâm. Nếu một đứa trẻ bị bắt quả tang đang chăm chú nhìn vào cơ quan sinh dục của một trẻ khác đứng chế nhạo nó, mà phải giải thích là nó không nên làm như thế. Hãy trả lời hững câu hỏi của nó về đứa trẻ kia, nhất là nếu đứa trẻ kia khác phái với nó. Hãy giải thích rằng đó là điểm khác nhau giữa con trai với con gái, rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra con người ta như vậy, và đó chính là điều khiến cho con trai với con gái khác nhau. Nếu các câu hỏi trẻ đặt ra được trả lời thật tự nhiên, thì vấn đề cũng thường được giải quyết một cách tự nhiên. Cố tìm cách theo dõi trẻ mà không để cho nó hay biết. Cố tìm cách thu xếp sao cho trò chơi vợ chồng không xảy ra quá thường. Nhiều khi nên cho các anh chị em một cùng ở trần truồng với nhau trong bồn tắm, để chúng cùng chơi đùa vui vẻ và làm quen với nhau. Sau đó, giải thích riêng cho từng đứa các chức năng của bộ phận sinh dục nam nữ, bao giờ cũng dùng đúng tên của từng bộ phận một. Đừng cho chúng biết gì nhiều hơn điều chúng muốn biết; chỉ giải thích điều chúng hỏi. Như thế, tánh tò mò của chúng ta có thể được thoả mãn, và người làm cha làm mẹ sẽ ít gặp các vấn đề rắc rối khác.
Cấm trẻ con chơi đùa với nhau, chế nhạo chúng hoặc khiến chúng nghĩ rằng chúng có tội hay hung dữ là những việc tệ hại nhất mà bạn có thể gây cho chúng. Chúng sẽ lập tức phát triển một mặc cảm phạm tội và xấu hổ, đồng thời còn tha thiết muốn đầu tư vào đó càng nhiều và càng thường hơn nữa. Rồi sự xấu hổ có thể tạo ra một mặc cảm phạm tội sâu xa về tình dục, sẽ tồn tại nơi các bé gái cho đến lúc chúng trở thành phụ nữ.
Các bé gái từ năm đến bảy tuổi thường thích vọc bộ phận sinh dục của chúng và kể lại rằng chúng thấy thích thú với cái kinh nghiệm đó. Những người làm cố vấn cho các cô gái lớn hơn và các bà đều nhận thấy rằng nhiều người trong số họ đã cảm thấy lạc thú tình dục do kinh nghiệm ấy từ rất sớm, khoảng năm sáu tuổi. Sự kiện ấy chẳng có gì đáng phải báo động; hơn nữa, đó là điều mà người ta chẳng làm được gì nhiều mà khỏi gây phương hại đến toàn thể cơ cấu sinh hoạt của đứa trẻ. Có lẽ điều đó cũng cho thấy đứa trẻ đã được phú cho sự ham muốn tình dục mãnh liệt một cách tự nhiên, nhiều khi sẽ lắng đọng khi đến tuổi dậy thì; tuy nhiên có khi nó cũng cứ tồn tại suốt đời. Gặp trường hợp như thế, chỉ cần vạch rõ cho đứa bé thấy rằng nó không nên cứ tiếp tục “săn sóc” mình quá như vậy, cũng như người ta không nên cứ luôn luôn dụi mắt, vuốt mũi mình. Cần giải thích cho đứa bé rằng việc đó cũng giống như gãi lưng khi thấy ngứa vậy, nhưng không nên cứ luôn luôn ngồi đó mà gãi lưng mãi. Nếu người ta tạo ra cái cảm tưởng hành động như vậy là tội, là xấu, đứa trẻ chẳng những bị đẩy đến chỗ sẽ làm lén, mà còn tập thành một thói quen mà nó càng làm thường xuyên hơn; chỉ đơn giản bằng cách giải thích và nhìn nhận rằng rất có thể đứa trẻ cũng gặp vấn đề đó, bằng cách giúp nó hiểu rõ và nên chế ngự nó, rất có thể đứa trẻ sẽ làm chủ được tình hình và điều đó sẽ chẳng gây ra tai hại gì. Tự nó, hành động ấy chẳng gây ra tai hại gì tất cả các bác sĩ và các nhà khoa học xã hội đều bảo như vậy. Nếu có tai hại gì xảy ra, thì chính là do việc làm như thế quá thường xuyên làm phát triển một sức thúc đẩy có tính cách tâm lý đối với hành động ấy, hoặc do mặc cảm phạm tội có tính cách tôn giáo, nếu khía cạnh ấy được nhấn mạnh quá đáng. Cùng một nguyên tắc ấy cùng được áp dụng cho các bé trai có thể cũng phát triển những thói quen tương tự vào những năm sau mười tuổi. Nên dạy chúng phải tắm rửa sạch sẽ và giữ cho bộ phận sinh dục luôn luôn sạch, vì sự sạch sẽ sẽ có thể giúp hạ thấp số lần có thể bị kích thích là vấn đề nhiều khi đã đứng hàng đầu để tạo ra cái thói quen kia.
Các nhà thần học và khoa học xã hội không tin rằng đồng tính luyến ái là do di truyền hay bất kỳ một sự biến dạng hay một hoạt động bất bình thường tự nhiên nào, nhưng là một thói quen đắc thủ, nghĩa là do tập quen mà thành. Có thể nơi đứa trẻ cũng có một nhược điểm nào đó khiến nó nảy sinh, nhưng đó không phải là di truyền. Các bé trai rụt rè e lệ, các bé gái hay sợ hãi, và về sau, một nỗi lo sợ kín giấu rằng mình không thể sinh hoạt như một ngừi bạn tình khi cưới vợ lấy chồng có thể là nguyên nhân của thói đồng tính luyến ái, nhưng nó có thể được chữa khỏi nếu được chữa trị kịp thời. Chẳng cần thêm một đứa trẻ lại trở thành một trong số hơn mười lăm triệu người đồng tính luyến ái tại Hoa-kỳ hiện nay. Các bé gái cũng cần được theo dõi, khi chúng phát triển khả năng tình dục từ tuổi mười bốn trở đi. Từ mười đến mười hai tuổi là giai đoạn được gợi ý để giải thích cho trẻ con biết thói đồng tính luyến ái bắt đầu như thế nào, và các nguy cơ do nó gây ra.
Các trò chơi bằng óc tưởng tượng là một thành phần quan trọng cuộc đời của hầu hết các trẻ - nhất là khi trong nhà chỉ có một hoặc hai đứa trẻ mà thôi. Evangelive, con gái chúng tôi, thuở nhỏ, có một người chồng và một lũ con trong trí tưởng tượng của nó. Chồng nó tên là “John Lewis” - vào cái thời mà John Lewis là một lãnh tụ nghiệp đoàn nổi tiếng. Chuyện mộng tưởng đó đã chẳng làm hại gì cho nó cả, cho đến cuối cùng, nó kết hôn với một mục sư nổi tiếng, sau khi đã đậu được bằng cao họ và đi dạy học một thời gian. Công tác đã đưa chàng trai nọ học qua chương trình bác sĩ, được thành đạt trong ngành chuyên môn của mình và trong chức vụ mục sư, cho nên có lẽ người bạn lý tưởng trong trò chơi của nó cũng chẳng có làm hại gì cho nó!
Bậc làm cha mẹ không nên gây chán nản thất vọng cho con cái mình về các mộng tưởng của chúng. Nếu trẻ không biết xây cất các lâu đài viễn vông, rất có thể chúng cũng sẽ chẳng bao giờ xây dựng được những lâu đài thật sự trong đời. Trò chơi bằng óc tưởng tượng này rất quan trọng cho đời sống đứa trẻ, thường các trò chơi vợ chồng và bồng ẵm con cái là một thành phần quan trọng, nhất là giai đoạn phát triển của các bé gái. Chỉ bản năng làm mẹ tự khẳng định mình là lành mạnh vào giai đoạn rất sớm đó mà thôi. Rất có thể nếu khuynh hướng đó đã không bị khiến cho tê liệt đi mà còn được khuyến khích, thì nó đã ngăn ngừa được cho cô gái lớn hơn một chút khỏi bị chửa hoang, vì vào thuở ấu thời, có lẽ nó đã tạo ra nơi cô ta một hệ thống ham thích bẩm sinh muốn làm mẹ bằng mộng tưởng, có thể sẽ bùng nổ lúc được mười lăm tuổi trở lên để trở thành một đam mê, hầu như chẳng còn gì kìm chế nổi, nều hồi nhỏ nó đã bị làm cho tê liệt, thui chột đi.
Phải đưa các tiêu chuẩn và gia đình vào thật sớm trong cuộc đời con người ta. Khi một đứa trẻ có hành động sia trái và nói: “Mẹ ơi, thằng Jack cứ làm như vậy luôn mà, làm như vậy thì có gì sai quấy đâu?” thì tốt nhất chỉ nên nói: “John à, gia đình ta không hề làm như vậy; chúng ta không nên sống theo lối ấy. Chúng ta làm như vậy thì không tốt, con hiểu chớ?” Cũng có thể nó sẽ nói, hoặc là “Vâng, con thấy rồi” hoặc: “Ối chào, con chẳng hiểu gì cả!” Thì, thay vì cho rằng nó là thằng ngu ngốc, lì lợm, hay cố ý không chịu vâng lời, hãy ngồi lại và giải thích cho nó bằng lời lẽ thật dễ hiểu tại sao bạn không làm những việc như vậy. Nếu bạn thuyết phục được nó, tức là bạn đã đạt được một chiến thắng vinh quang. Nếu nó cứ nằng nặc đòi làm theo những gì thằng Joack làm và không thấy được lý do tại sao gia đình nó lại không chấp nhận những việc như vậy, thì chỉ đơn giản bảo nó rằng hãy tự suy nghĩ thêm vài ngày nữa xem, sau đó hãy kể lại là nó đã quyết định như thế nào. Nếu nó quyết định đúng, hãy khen ngợi nó đừng tiếc lời, vì nó đã biết sử dụng cái đầu để suy nghĩ. Nếu trái lại, chỉ nên giải thích là bạn rất tiếc, nhưng nó phải vâng lời bạn cho đến chừng nào nó thấy rõ cách làm nào là tốt hơn. Lần này, nó sẽ thấy là bạn đã đối xử tốt với nó và nói chung, sẽ chấp nhận quyết định của bạn. Nếu những đòi hỏi của bạn là phải lẹ. Có một số trẻ con được sanh ra với một ý chí mãnh liệt, và phải được hàng phục hoặc bằng thái độ êm dịu ngọt ngào, hoặc bằng những phương pháp nghiêm khắc hơn, nhưng phải vạch rõ cho chúng thay các lý do đòi hỏi chúng phải vâng lời nếu không chúng sẽ không thể phát triển để trở thành những trẻ ngoan ngoãn, biết tôn trọng luật pháp. Rất có thể con bạn sẽ chẳng bao giờ có được. Những tiêu chuẩn giá trị đạo đức nào cao hơn các tiêu chuẩn giá trị đạo đức mà bạn dạy cho nó.
Khi có nhiều trẻ “khó dạy” khác nữa trong ku vực bạn ở, thì tốt hơn hết đừng ngăn cấm các con của bạn chơi chung với chúng. Hãy dạy các con của bạn bảo cho bọn kia biết cái giá chúng phải trả nếu muốn chơi với các con của bạn, ấy là chúng phải luôn luôn cư xử tốt và hành động đứng đắn. Hãy bảo bọn kia đến nhà bạn, và nói chuyện vui vẻ với chúng. Hãy cố gắng thông cảm tại sao chúng lại hung dữ như vậy, và tìm xem có gì ẩn đàng sau các hành động của chúng. Bạn phải tìm hiểu để giúp đỡ chúng, trong khi nếu bạn ngăn cấm các con bạn không được giao du với chúng, có thể bạn sẽ đẩy chúng đi xa hơn vào con đường tuyệt vọng. Đừng bao giờ nhượng bộ khi các con nhỏ của bạn muốn đi theo bọn trẻ khác đến những nơi đúng ra chúng không nên đến. Hãy cố gắng giúp đỡ bọn trẻ phát triển các tái độ lành mạnh hơn hướng về nẻo đường ngay thẳng của đời sống. Phải dạy cho các con bạn biết vâng lời, để khi chúng lớn lên có thể ra ngoài ban đêm hoặc đi đây đi đó với các thiếu niên bạn bè của chúng. Bạn sẽ ít phải lo lắng cho chúng hơn.
Tốt nhất là cha mẹ nên dạy tác phong tốt bằng cách nêu gương. Nên mua các sách tốt dạy về phép xã giao, nên dạy trẻ con biết giữ lễ phép và tác phong tốt thật sớm. Thí dụ cách nói cho đúng văn phạm là kết quả của việc bậc làm cha làm mẹ luôn luôn dùng từ đúng, hơn là do nhà trường dạy cho. Tác phong tốt cũng vậy. Khoảng mỗi tuần một lần, nên tổ chức một bữa ăn trong đó mọi người trong nhà đều ăn mặc đứng đắn, nói năng lễ độ, và cha mẹ phải chứng minh cho con cái thấy mọi người phải hành động như thế nào. Sau đó, hãy khen ngợi khi chúng có tác phong đứng đắn trước công chúng, và đừng chế nhạo khi chúng gặp thất bại, nhưng nên ôn tồn nhắc nhở là chúng chưa có tác phong tốt lắm, và nên cố gắng sử sự cho tốt hơn những lần sau.
Trong các gia đình đông con, đứa con cả, con giữa và con út phải đóng những vai trò cực khổ nhất. Là con cả, tôi nhớ rất rõ những mùa hè nóng nực của miền Nam, khi tôi phải giữ mấy đứa em nhỏ, thay tã lót và cho chúng ăn, chăm sóc chúng, như một người mẹ thứ hai vậy. Thường thường đứa con giữa gặp vấn đề của đứa con đầu lẫn của đứa con út, còn cậu (cô) út nhiều khi được tất cả những đứa khác nuông chìu tuy thường thường nó cũng bị cả bọn bỏ rơi khi chúng có việc đi đâu đó, hay có những công việc khác phải làm thêm. Bậc làm cha mẹ nên cắt đạt công việc và trách nhiệm cho đồng đều giúp cho sinh hoạt gia đình được dễ dàng càng thoải mái càng tốt.
Bậc làm cha mẹ phải giúp con cái làm quen với những nỗi lo sợ quan trọng của cuộc đời và hiểu rõ chúng. Tất cả những đứa con hoặc sớm hoặc muộn đều phải đương đầu với các nỗi lo sợ ấy, cho nên chúng cần được chuẩn bị cho những kinh nghiệm như thế. Cha mẹ phải giúp con cái hiểu rõ là ở đời chẳng có gì thật sự đáng sợ cả, ngoại trừ những người xấu và những việc xấu. Phải tạo điều kiện cho trẻ con hiểu rõ và chấp nhận bệnh tật trong gia đình, cũng như phải vào bệnh viện, đến bót cảnh sát hay đi gặp các viên chức thi hành, pháp luật. Sợ bóng tối cần được giải thích là “sợ cái không biết” trẻ con cần được dạy cho biết bóng tối là một phước hạnh lớn, giúp người ta có thể ngũ và nghỉ ngơi. Chúng cũng cần được dạy phải biết sợ đúng việc, như sợ mình không cẩn thận đủ, do đó, phải gặp tai nạn và bị thương, bị hại, hoặc phải sợ làm điều sai quấy để vì đó bị trừng phạt; cũng dạy cho con cái biết phải sợ Đức Chúa Trời cách phải lẽ.
Dạy trẻ biết không nên có những hành động phá hoại, cả đối với các đồ vật của chính mình lẫn của người khác vì hành động như thế là sai lầm, và chúng không nên làm như thế. Dường như ý muốn phá hoại là dấu hiệu cho thấy trong ý nghĩ của chúng có một cái gì sai trái. Chúng cảm thấy bất an, sợ hại, hay thù ghét ai hay điều gì đó. Bậc làm cha mẹ cần sửa sai và đưa sự thù ghét đó ra ánh sáng. Một khi đã đưa ra chỗ công khai sự thù ghét thường tan biến đi và người ta không còn ý muốn phá hoại nữa.
Bổi cơn giận dữ là vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ con. Có lẽ chúng đang bực tức, rối trí hay sợ hãi một điều gì hoặc một ai đó, cũng có thể là chúng muốn làm như vậy để được người khác chú ý đến mình. Bậc làm cha mẹ phải tìm cho ra nguyên nhân của các hành động như thế.
Giận dữ không phải là chuyện nên bỏ qua hay cứ để cho phát triển, vì chúng có khuynh hướng nảy nở càng nhiều thêm nơi một người và cần phải được ngăn chận. Đánh đòn không phải là phương pháp cần thiết cho trẻ thôi giận dữ, tuy có một ít trường hợp hiếm hoi, khi tất cả các biện pháp khác đều thất bại, roi vọt là phương pháp cuối cùng còn lại. Đứa trẻ bị đánh đòn phải biết rõ sở sĩ nó bị đòn là vì hành động hung dữ. Nó phải được dạy phải biết làm chủ tánh khí của mình. Nếu các cao vọng và ý lực của nó được khơi dậy và sử dụng hướng về điều thiện, điều tốt, đó là điều hay; nếu cứ để nó phát triển tự do, có thể làm hư đứa trẻ. Hãy chỉ cho nó thấy nhiều người xấu, hiện phải chịu tù đày vì giết người, trước kia vốn là những đứa trẻ không kiểm soát được tánh khí hay giận dữ của mình. Giờ đây, họ phải chịu tàn hại cả đời, chỉ vì đã không làm chủ được tánh khí hung dữ của mình.
Con cái phải được dạy dỗ không nên trả lời lại cha mẹ một cách hung dữ. Tuy nhiên phải tạo cơ hội để chúng giải thích cho cha mẹ tại sao chúng không đồng ý với điều mà cha mẹ đòi hỏi chúng phải vâng lời. Cha mẹ không có quyền quát mắng bắt con mình phải vâng lời khi không giải thích cho nó lý do lúc nó chưa đủ lớn khôn để hiểu biết. Ngay đến một đứa trẻ sáu tuổi thường cũng cần được giải thích về việc mình phải vâng lời, và nó có lý khi đòi hỏi như vậy! Trả lời lại cha mẹ là một hình thức oán ghét của trẻ con, và người làm cha mẹ phải hiểu như vậy. Cần khích lệ con cái tự do bày tỏ ý kiến, nhưng không nên dung dưỡng lối trả lời lại to tiếng, kiêu kỳ. Trẻ con do oán ghét cha mẹ nên mới trả lời lại to tiếng. Chúng phải tìm cách khác để bộc lộ sự oán ghét như vậy. Phải để chúng nói ra những gì chúng cảm thấy, hoặc bình tĩnh thảo luận vấn đề ấy với người cha hay người mẹ. Nếu cứ để tình hình kéo dài quá lâu, đứa trẻ có thể quên mất lý do để nó oán ghét. Điều đáng buồn trong vấn đề này, ấy là sự oán ghét sẽ bám chặt vào phần tâm trí vô ý thức và có thể tồn tại suốt đời, nếu không xóa tan. Nhiều người đã thành thật khi bảo rằng mình chẳng hiểu tại sao lại oán ghét cha mẹ mình như vậy. Người ấy chưa giải quyết xong sự oán ghét từng phát triển từ hồi nhỏ, mà nó cũng không tự nhiên tan biến đi. Nó đã bị chôn vùi trong tiềm thức để về sau, sẽ xuất đầu lộ diện theo nhiều cách khác nhau.





Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 07:38 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách