Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 2779|Trả lời: 0

Dạy Con - CÁC VẤN ĐỀ CỦA NGƯỜI LÀM CHA MẸ

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 14-9-2011 08:49:09 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Dạy Con
William S.DEAL

CÁC VẤN ĐỀ CỦA NGƯỜI LÀM CHA MẸ

Thật hợp lý khi sách này đề cập các vấn đề do những người làm cha mẹ tạo ra như là hậu quả của cuộc hôn nhân của họ. Tất cả các tổ chức, định chế của loài người đều có những vết rạn nứt, những khuyết điểm riêng, mà hôn nhân không phải là một ngoại lệ. Vì không thể tiên báo tất cả các vấn đề của những người làm cha mẹ - và mỗi chương sách chắc chắn sẽ đề cập một góc cạnh khác nhau của các vấn đề nên chúng tôi chỉ kể ra đây một vài vấn đề mà những người làm cha mẹ phải đối đầu. Một số các gợi ý sau đây chưa phải là các “vấn đề” nhưng là các phương pháp để tránh việc làm nảy sinh các vấn đề những người làm cha mẹ hay gặp khi có con cái. Trong tất cả các cuộc hôn nhân thành công, hạnh phúc, phải chú ý đến các việc sau đây:
1, Phải nhận biết những điểm khác biệt căn bản của nhau và phải chuẩn bị sẵn sàng để chấp nhận nhau. Về nhân tánh không hề có hai người hoàn toàn giống nhau, kể cả các cặp sinh đôi cùng chung một bào thai, là kết quả của cùng một tế bào, khiến họ gần như những đơn vị có thể giống nhau hơn hết. Không hề có hai chiếc lá nào torng tất cả các cánh rừng trên thế giới này giống hệt nhau, và mỗi cá nhân đều rất khác nhau. Nhưng đôi vợ chồng mới lấy nhau cần chấp nhận sự kiện này và phải chung sống với nhau bằn sự hiểu biết, thông cảm nhau, nếu muốn cho cuộc hôn nhân của họ thành công, có hạnh phúc có thể kết hợp những khác biệt ấy thật tốt đẹp hơn về nhân cách nếu họ cố gắng đúng mức, nhưng họ sẽ chẳng bao giờ hoàn toàn giống y nhau, cho dù họ có cố công ra sức đến đâu đi chăng nữa.
Một khi hai vợ chồng đã chấp nhận việc nhân cách của họ được cấu thành, hoàn toàn khác nhau, họ có thể thu xếp để phối hợp mọi công việc của họ tốt hơn nhiều, và dễ hiểu nhau, thông cảm nhau hơn, nhờ đó, cũng thấy yêu thương và sống chung hoà bình với nhau hơn. Nếu không chấp nhận và thực hiện những điều cần phải chấn chỉnh lại, nhất định họ sẽ chỉ rước lấy buồn khổ, nếu không nói là sự tan vỡ về sau.
2. Công nhận người đàn ông là đầu của gia đình, nếu muốn có hoà bình và hoà hợp thật sự. Nhân loại đã không cải tiến được bao nhiêu phần trật tự xưa cũ của sinh hoạt gia đình như mọi người nhìn thấy trong Kinh Thánh ngay từ ban đầu. Căn cứ theo Kinh Thánh, người đàn ông vẫn còn làm chủ gia đình, và của xã hội trên khắp thế giới nói chung, vẫn thừa nhận yếu tố này. Muốn có một cơ cấu gia đình thành công hạnh phúc, phải bắt đầu trên nền tảng này. Người đàn ông phải là một người đàn ông “đồ sộ” đúng mức cả về nhân cách lẫn về sự phát triển để đứng lên, vác bao hành trang của mình, phải trở thành người trượng phu cầm đầu, làm chủ gia đình.
Phụ nữ - người vợ - không phải lấy từ cái đầu của người đàn ông mới được dựng nên vào thửa khai thiên lập địa, có nghĩa rằng vợ có thể cầm quyền cai trị trên chồng, cũng không phải được lấy từ một xương chậu của người đàn ông, có nghĩa rằng chồng có thể giày đạp vợ. Trái lại, người vợ được tạo ra từ một “xương sườn” của người chồng, gần với trái tim với những nhịp đập nồng ấm là trung tâm hoạt động của sự sống. Người vợ phải là người “giúp đỡ mọi mặt” cho chồng - đó là ý nghĩa của từ ngữ đã được sử dụng trong SaSt 2:20. Hãy xét đến từ ngữ xương sườn và ý nghĩa của nó.
Tiến sĩ Edith Deen đã nói về người phụ nữ và vai trò của người ấy trong gia đình:
”... câu chuyện về A-đam và Ê-va ... thêm nhiều ý niệm sống động cho quan niệm về hôn nhân.... Câu chuyện nguyên thuỷ này trong Kinh Thánh vạch rõ các vai trò quan trọng của người đàn bà: là người giúp đỡ mọi mặt cho chồng. Người làm vợ đã giúp chồng họ đáng kể trong mọi lãnh vực của sinh hoạt con người và qua mọi giai đoạn của lịch sử thế giới, từ thời bà Ê-va cho đến nay. Nhưng người đàn bà không được tạo dựng để chỉ làm người giúp đỡ phải phục tùng người đàn ông... Được tạo dựng bằng cùng một chất liệu với người đàn ông, phụ nữ không hề thấp kém hơn đàn ông”.
Luận đề này được triển khai trên lý luận nếu người phụ nữ phải phục tùng chồng theo nghĩa pháp lý, thì phụ nữa bình đẳng với đàn ông theo nghĩa luân lý, thuộc linh và xã hội. Ở đây, phụ nữ phải đứng bên cạnh đàn ông nâng đỡ và nhiều khi còn giúp đỡ hướng dẫn đàn ông trong những quyết định quan trọng trong đời sống.
Nếu trên đất này có gì thật đáng khinh bỉ, thì đó là một tạo vật giống đực chỉ biết uốn mình quỵ lụy, luồn cúi khổ sở, dường như hắn không có xương sống - và tôi không dám gọi gắn là một người đàn ông, vì hắn không dám đứng lên đảm nhận vai trò của mình để làm đầu, làm chủ gia đình. Tôi xin một tả ngay vị trí của “cái đầu”, của “ngừi chủ” xứng đáng trong gia đình. Ông ta không phải là vị chúa tể hay một chủ nhân ông với uy quyền độc tài độc đoán, cai trị bằng một cây gậy sắt đánh đập vợ con buộc phải im lặng phục tùng ý muốn ích kỷ của riêng mình. Ông ta cũng không phải là một bạo quân đòi hỏi uy quyền tuyệt đối, đòi hỏi mọi người phải vâng phục tất cả các lịnh truyền của mình mà chẳng hề có chút lòng thương xót nào. Một kẻ như thế là một con thú đực, chớ không phải là một người chồng, một người cha thật sự có tình yêu thương.
Trái lại, người chồng người cha và là người chủ thật sự có tình yêu thương của gia đình phải là một người có sự hiểu biết, thông cảm sâu xa, có lòng ưu ái thật sự, có khả năng nhìn thấy mọi góc cạnh của các hoàn cảnh, tình hình xảy ra trong một gia đình. Người ấy phải thật lòng yêu vợ thương con. Phải là người tìm ra cơm bánh và bảo vệ gia đình, cũng là một lãnh tụ tinh thần (thuộc linh) nữa. Muốn làm cái đầu xứng đáng của gia đình được vợ con kính trọng người chồng phải đảm nhận vai trò lãnh đạo và cố vấn thuộc linh của mình, phải vững vàng ngay thẳng về mặt đạo đức và xã hội, không chỗ chê trách. Ông ta phải hơn người có khả năng đưa ra các phê phán đạo đức và những quyết định có ảnh hưởng đến gia đình. Gia đình chỉ trông cậy vào ông ta tuyệt đối vì ông ta là một con người thanh liêm và tin kính.
Rủi thay, các yêu cầu trên đã loại ra ngay một số đông àn ông muốn có đủ các phẩm cách ấy, nhưng về phương diện thuộc linh cũng như về nhiều mặt khác nữa, họ đều hoàn toàn “thiếu tư cách”. Làm thế nào một người vợ và là mẹ có trí khôn thuộc linh, có kiến thức về các vấn đề Cơ Đốc giáo lại phải chịu phục tùng một người chồng như một con la phải quay sang nhờ cậy chồng mình “hướng dẫn” trong các vấn đề ấy? Có lẽ người chồng chẳng biết chi cả, có khi còn chửi thề khi người vợ dám đề cập việc ấy với ông ta nữa. Thậm chí ông ta còn không dám thảo luận các vấn đề đó với vợ. Thế thì, phải chăng người làm vợ vẫn phải quay sang chồng để được hướng dẫn, nâng đỡ, khích lệ, soi sáng và trợ giúp trong các vấn đề ấy?
Chắc có người hỏi: “Nhưng Phao-lô chẳng bảo với các phụ nữ tại Cô-rinh-tô rằng đàn bà phải im lặng trong Hội thánh, và nếu họ muốn biết gì về các vấn đề đó, thì hãy hỏi chồng họ ở nhà, hay sao?” (xem ICo1Cr 14:34, 35). Câu Kinh Thánh ở đây đã được đặt vào đoạn cuối của khúc sách bàn về chuyện “lộn xộn” trong Hội thánh mà Phao-lô đang cố gắng làm sáng tỏ. Rõ ràng ông ám chỉ số phụ nữ nói dai và to tiếng trong những buổi nhóm chung, chớ không phải khi đang thi hành các chức vụ Cơ Đốc giáo. Và lẽ dĩ nhiên khúc sách này cũng nói đến số phụ nữ Cơ Đốc có chồng là Cơ Đốc nhân có thể giải thích cho họ ở nhà những gì họ muốn biết. Chúng ta phải phân biệt đây là việc dàn xếp một tình hình địa phương, chớ không phải là một mạng lịnh cho toàn thể Hội thánh Cơ Đốc. Làm thế nào một phụ nữ có trình độ thuộc linh sâu nhiệm, đã đọc kỹ Kinh Thánh, lại có thể học hỏi nơi một ông chồng dốt nát thuộc linh, rất có thể lại nghiện rượu, chẳng hề biết luân lý đạo đức là gì, hoặc có thể còn chống lại Hội thánh nữa?
Lẽ tất nhiên Đức Chúa Trời đã truyền dạy người chồng phải làm đầu gia đình, nhưng rõ ràng thường thường, ông ta lại không phải là người như vậy. Ngay đến một đứa trẻ mười tuổi cũng có thể thấy như thế. Con người được tạo dựng theo hành động của Đức Chúa Trời, nhưng tội lỗi đã khiến con người đóng sai vai trò của mình với tư cách cái đầu thuộc linh đich thực trong gia đình. Người ấy thường tỏ ra hoàn toàn dửng dưng đối với hững việc làm tội lỗi, tự huỷ hoại bản thân, lại không thực hiện nổi ngay đến cương vị làm đầu gia đình về mặt pháp lý nữa. Người đàn ông phải tỏ ra xứng đáng với tất cả các địa vị mà mình nắm giữ. Chỉ người đàn ông có cách ăn ở cư xử đúng tiêu chuẩn mới đoạt được địa vị danh dự là làm đầu gia đình, chớ không phải chỉ vì người ấy đã được sanh ra là nam giới và đã có vợ.
Trong nhiều gia đình, cái đầu thật sự theo đúng ý nghĩa của nó, lại là người vợ. Bà ta đã tự tạo cho mình địa vị lãnh đạo thích hợp mà chính người chồng đã tự đánh mất phẩm cách về mọi phương diện, trừ việc ông ta vẫn là nam giới! Không một phụ nữ Cơ Đốc nào ở bất cứ đâu lại muốn cho chồng mình phải từ bỏ địa vị làm chồng. Tất cả các bà vợ đều mong cho chồng họ đảm nhận vai trò làm đầu xứng đáng trong gia đình. Ở nhiều gia đình, nếu người vợ và mẹ từ bỏ việc dạy dỗ thuộc linh, hướng dẫn con cái đưa ra các quyết định luân lý, tôn giáo cũng như mọi vấn đề tương tự và giao cho một ông chồng vô đạo, chẳng quan tâm đến việc gì cả, bạn thử nghĩ xem hậu quả sẽ ra sao? Lẽ dĩ nhiên, Phao-lô đã nói thật rõ ràng: “Vậy ta muốn những gái goá còn trẻ nên lấy chồng, sanh con cái, cai trị nhà mình...” (ITi1Tm 5:14). Mấy chữ “cai trị nhà mình...” thật là đầy đủ ý nghĩa.
Nhưng ông chồng vô đạo đã hoàn toàn thất bại. Họ không thể làm Cơ Đốc nhân tốt, cũng không thể chịu trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời và nuôi dạy con cái. Gặp trường hợp như thế người vợ phải đảm nhận nhiệm vụ ấy. Nếu không, con cái sẽ chẳng nhận biết chúng không đóng góp xây dựng nhà Chúa đâu. Tôi xin đặt vấn đề hết sức nghiêm túc: Người vợ còn có thể làm cách nào tốt hơn thế? Hãy trả lời bằng lương tri và lòng thành. Trong tất cả các trường hợp người đàn ông có thể và vui lòng nhận lãnh trách nhiệm của mình, làm đầu gia đình, hãy tìm đủ cách để họ làm công việc ấy.
3. Đừng nhắc lại các lầm lỡ và tội lỗi trong quá khứ của nhau. Nếu những người làm cha làm mẹ là Cơ Đốc nhân, thì huyết của Đấng Christ che đậy, khoả lấp chúng vĩnh viễn rồi. Nếu vợ hoặc chồng đã có cách ăn ở cư xử sai quấy và nếu họ có ý định bới móc sự kiện ấy ra, thì phải làm việc ấy trứơc khi kết hôn với nhau, tốt nhất là lúc hai đàng mới hứa hôn với nhau hoặc ngay sau đó; nếu người này không hài lòng về người kia, hãy chia tay nhau thật êm ả, thì sẽ chẳng có tai hại gì. Nhưng sau ngày cưới, quá khứ phải bị niêm phong hoàn toàn và phải chôn vùi vĩnh viễn. Ngay cả hai vợ chồng lấy nhau lúc chưa tin Chúa nhưng còn giữ kín những điều sai quấy về cách ăn ở cư xử của nhau, thì dường như cũng không có vấn đề phải bới móc ra chỉ vì có một người đã ăn năn theo đạo. Làm như thế thường chỉ có hại cho hạnh phúc của cả hai đàng mà thôi. Nếu bới móc ra như vậy, có bên nào được lợi ích gì đâu? Nó không thay đổi được chuyện của quá khứ, cũng không là việc phải làm, không có câu nào trong Tân ước đòi hỏi hoặc ủng hộ cho khái niệm phải xưng ra với nhau các vấn đề như thế.
Một người vợ đã phạm sai lầm lúc còn trẻ khi mới tin Chúa, áp lực nào đó, bà ta xưng ra với chồng tất cả mọi chuyện về vấn đề ấy. người chồng không phải là Cơ Đốc nhân. Ông ta đùng đùng nổi giận và bảo rằng ông phải bỏ bà, nếu bà là loại phụ nữ như thế. Gia đình tan nát, sau đó, họ ly dị nhau. Bà vợ đã chẳng làm được giệc gì cả ngoại trừ làm tan nát gia đình mình. Phải chi bà cứ im lặng và âm thầm tác động tốt trên ông ta, rất có thể bà sẽ dẫn được chồng đến với Đấng Christ, và họ sẽ có được một gia đình hạnh phúc. Bới móc hài cốt đã chôn kín trong quan tài sau ngày đám cưới, chẳng được lợi ích gì cả. “Cái gì đã qua hãy để cho nó qua luôn đi” và để cho đôi vợ chồng mới càng xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Tương tự như vậy, việc bới móc những chuyện không tốt có tính cách “bí mật gia đình” cũng chẳng có ích lợi gì. Nó chẳng dẫn tới một mục đích tốt nào cả. Mà đã chẳng dẫn tới mục đích tốt còn bới móc ra làm chi?
4. Cố gắng hoà hợp tánh ý với nhau trước khi đứa con đầu lòng ra đời. Có nhiều phương pháp giúp trì hoãn sự ra đời của đứa con đầu lòng; đôi vợ chồng mới sẽ dễ có hạnh phúc trong gia đình hơn nhiều, nếu họ chưa có con ít nhất là trong hai năm đầu. Đôi vợ chồng trẻ cần có thì giờ để tự điều chỉnh tánh ý nhau cho hoà hợp, là việc phải thực hiện trước nhất. Rồi họ cũng cần có thì giờ để bộc lộ tình yêu đối với nhau cách trọn vẹn và thoả đáng nhất, mà không bị một yếu tố nào khác gây trở ngại. Nếu họ có được ít nhất là hai năm cho các chủ đích ấy trước khi đứa con đầu lòng ra đời, họ có thể sẽ trở thành những người làm cha làm mẹ tốt hơn nhiều đối với đứa con.
Trước khi kết hôn, người ta thường có khuynh hướng lý tưởng hoá lẫn nhau, bỏ qua những điểm bất đồng với nhau. Nhiều khi họ còn chẳng biết cả đến những lãnh vực họ bất đồng ý kiến nữa. Vì họ chưa quen biết với nhau đủ, thường thường họ vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về nhiều việc. Để giải quyết vấn đề hai vợ chồng phải thiết lập một bảng liệt kê những gì họ “đồng ý và không đống ý nhưng chẳng phàn nàn gì” nếu không thể hoàn toàn đồng ý. Chỉ nên xây dựng hôn nhân trên một nền tảng như thế mà thôi nếu không, sẽ có chuyện “lục đục” rất có thể đưa đến chỗ ly dị nhau. Thích ứng năm trong tất cả các mối liên hệ giữa người và người với nhau. Nghệ thuật này phải học tập, chớ không do bẩm sinh. Những người từng sống tập thể hoặc trong tình trạng tương tự như vậy trước khi kết hôn, ít ra cũng học hỏi được phần nào nghệ thuật tự hoà mình với các cá nhân khác khiến việc điều chỉnh tánh ý cho hoà hợp nhau trong hôn nhân được dễ dàng hơn.
Judson và Mary Landis đã nói đúng khi viết:
“Hiện nay, phần đông những người trải qua mấy năm đầu chung sống có thể tin rằng những niềm vui và sự thoả nguyện cũng như những thất vọng chán chường mà họ đang kinh nghiệm trong đời sống vợ chồng là độc nhất vô nhị, chỉ có họ mới gặp mà thôi..... Nhiều người có gia đình chắc sẽ ít phàn nàn hơn đối với những thất vọng, bất mãn có thể xảy ra bất cứ vào giai đoạn nào của sinh hoạt vợ chồng nếu họ biết rằng chính xác hoàn cảnh khó khăn giống như họ đang gặp đó, rất phổ biến trong kinh nghiệm nhân loại. Họ cần biết rằng tất cả những ai có vợ có chồng đều phải đối đầu với những nhiệm vụ có tính cách phát triển. Và các nhiệm vụ này có phần nào khác nhau vào bốn hoặc năm giai đoạn của chu kỳ sinh hoạt: 1. Thời kỳ mới kết hôn; 2. Khi có con cái; 3 Vào giữa cuộc đời khi con cái bắt đầu lìa khỏi gia đình; 4. Khi đến tuổi về hưu; 5. Khi những cơn khủng hoảng xảy ra, như sự chết, bệnh nặng hay tai hoạ về tài chánh.
Các lãnh vực hay xảy ra và cần phải điều chỉnh nói chung, là trong các mối liên hệ tình dục, tôn giáo, hoạt động xã hội, giải trí tiêu khiển, cha mẹ bà con hai bên vợ chồng và bạn bè.
Toán nghiên cứu của Landis đưa giải pháp thực hiện theo ba cách sau đây:
1. Triển khai mối liên hệ cả hai bên đều thoả thuận với nhau về mọi điểm quan trọng và quyết định việc tháo gỡ càng được êm ái bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
2. Nếu đôi vợ chồng nhận thấy họ bảo thủ các quan điểm đối lập nhau hay khám phá rằng họ có các đặc điểm về nhân cách xung khắc nhau, họ phải học tập thích ứng với nhau, và phải cố gắng hết sức để thực hiện việc đó. Họ phải đạt được một sự thoả hiệp tốt đẹp cho cả hai bên và mỗi người cứ giữ các quan điểm của mình.
3. Họ có thể phát triển một tinh thần thường xuyên gây lộn và cắn đắng nhau về những điểm khác nhau và cứ giữ tình trạng đó hoặc ít hoặc nhiều suốt đời. Hoặc họ có thể học tập yêu nhau đủ để vượt lên trên, hoặc nếu thất bại, thì có thể dẫn tới việc chấm dứt cuộc hôn nhân”.
Tầm quan trọng của việc thực hiện điều chỉnh trong hôn nhân rất dễ thấy, và phải làm càng sớm càng tốt, nếu có thể đựơc. Việc điều chỉnh như thế thà chậm còn hơn không, nhưng càng thực hiện được sớm càng hay. Nhu cầu này rất quan trọng vì các tác dụng của nó trên đôi vợ chồng, trên con cái được sanh ra trong gia đình, bà con khuyến thuộc của cả hai bên sinh hoạt tổng quát của gia đình ảnh hưởng tôn giáo trên hai vợ chồng, và hạnh phúc cá nhân của mỗi người.
Yếu tố thời gian trog việc điều chỉnh cũng quan trọng. Phần lớn “những cuộc ly dị xảy ra trong vòng hai hay ba năm đầu của hôn nhân”. Việc điều chỉnh cho quen tánh ý nhau có thể đòi hỏi hàng nhiều năm mới có thể hoàn tất, nhưng tốt nhất nên giải quyết cho xong vào năm thứ hai sau khi kết hôn. Nhóm Landis sau khi điều tra bốn trăm cặp vợ chồng, đã nhận thấy cần phải có nhiều thì giờ để hoàn chỉnh việc tập quen tánh ý nhau trong quan hệ tình dục và trong vấn đề tiêu pha lợi tức gia đình hơn là trong các lãnh vực khác. Như vậy đó là hai lãnh vực khó khăn nhất cho việc điều chỉnh trọn vẹn. Tuy có khoảng phân nửa các cặp vợ chồng bảo là đã có sự điều chỉnh thoả đáng trong sinh hoạt tình dục ngay từ đầu, có khoảng 47 phần trăm cho là phải qua nhiều tháng hoặc nhiều năm mới điều chỉnh được phương diện tình dục, và có vài cặp bảo là họ chẳng bao giờ đạt được mục đích ấy! Lợi tức gia đình và việc tiêu pha hầu như cũng chiếm một tỷ lệ gần như vậy.
Landis and Landis cũng khám phá trong các cuộc điều tra của họ rằng lãnh vưc có ít đôi vợ chồng hoàn tất được việc điều chỉnh nhất là việc quan hệ tình dục. Công trình nghiên cứu củ ahọ xác nhận bản tường trình của viện nghiên cứu các mối liên hệ gia đình Hoa-kỳ tại Los Angeles, rằng 87 phần trăm trong tổng số các cuộc ly dị là hậu quả của việc không điều chỉnh được quan hệ tình dục giữa vợ chồng. Lãnh vực được giải quyết thoả đáng nhất, là về các bạn bè của đôi vợ chồng. Ở đây, không có lãnh vực nào có thể bị xem là không quan trọng, cho nên đây chính là đỉnh cao nhất đã được thực hiện một cách thoả đáng.
Trong 409 đôi vợ chồng đã kết hôn với nhau từ năm đến bốn mươi năm, nhưng điều chỉnh phải giả quyết trong bảy lãnh vực quan trọng của đời sống như sau: quan hệ tình dục, 63 phần trăm; con cái 71 phần trăm; hoạt động xã hội; 72 phần trăm; tôn giáo 76 phần trăm; tiêu pha, lợi tức gia đình 77 phần trăm; các mối liên hệ với bà con thân thuộc hai bên vợ chồng; 77 phần trăm; bạn bè cả hai phía, 82 phần trăm.
Trên 50 phần trăm các đôi vợ chồng ấy tự đáh giá “rất hạnh phúc” khoảng 35 phần trăm “hạnh phúc”, và 12 phần trăm “hạnh phúc”, và 12 phần trăm “trung bình”, nếu đã có việc điều chỉnh tốt ngay từ đầu. Nếu việc điều chỉnh đòi hỏi từ một đến mười hai tháng, thì các đôi vợ chồng tự đánh giá theo thứ tự như trên đây, là 50, 34 và 16 phần trăm. Khi phải đòi hỏi từ một đến hai mươi năm việc điều chỉnh mới hoàn tất thì tỷ lệ theo thứ tự trên đây lại khác hẳn: 35, 44, 21 phần trăm; khi không thể điều chỉnh thoả đáng hoàn toàn các tỷ lệ sẽ là: 19 phần trăm rất hạnh phúc; 35 phần trăm hạnh phúc, và 46 phần trăm trung bình. Có nhiều đôi vợ chồng đã tự điều chỉnh tốt hầu hết các lãnh vực, nhưng lại thất bại trong hai lãnh vực. Vợ chồng điều chỉnh được hơn ba lãnh vực trở lên, hậu quả sẽ là ly dị, và họ không được xếp vào các trường hợp trên đây.
Các phương tiện để giúp giải quyết các vấn đề có thể là những công việc làm thư dãn căng thẳng sau đây: càng tham gia một hoạt động xã hội, đọc sách; đi bơi hay cùng đi lái xe với nhau, hoặc lập kế hoạch cho một buổi tối để làm tính và tiếp sau đó là việc trao đổi ý kiến lành mạnh với nhau. Chẳng có gì giải toả được căng thẳng tốt hơn là kinh nghiệm yêu đương được thực hiện đúng lúc. Đức Chúa Trời đã tạo ra con người như vậy, cho nên đây là một trong những phương pháp giải toả căng thẳng hiệu quả nhất trong tất cả các phương pháp.
Phải tránh gây gổ vì những chuyện nhỏ mọn, không đâu. Đừng cố gắng quá sức để “tô điểm lại” cho người bạn đời của bạn - hãy chấp nhận chàng hoặc nàng như vậy - hãy hành động từ từ, đừng bao giờ quá lộ liễu, nếu bạn thấy cần phải thực hiện công tác tái tô điểm. Đừng bao giờ làm việc đó trước mặt bạn bè; và một khi bạn thấy mình đã thật sự tô điểm lại được rồi, cho dù bạn đã làm gì, đừng bao giờ công khai kêu gọi thiên hạ hãy chú ý đến công trình đó của bạn.
Thường xuyên tìm cách thử thách hoặc chứng nghiệm tình yêu của vợ hoặc chồng mình dứt khoát đó là những dấu hiệu của sự ấu trĩ, thiếu trưởng thành. Chẳng có người nào trong hai vợ chồng chịu tha thứ cho một hành động như vậy. Ghen tuông khi không có nguyên nhân tích cực, cũng là một nhược điểm nảy sinh từ nỗi bất an và sợ hãi của người hay ghen là mình không có được điều có thể chinh phục hay nắm giữ được người kia. Những điều hoàn toàn vô nghĩa như vậy, tạo cho con người những nỗi sầu muộn không lời lẽ nào mô tả cho xiết! Ghen tuông chẳng lợi ích chi cả, nhưng cuối cùng, thường dẫn tới chỗ bế tắc giữa hai đàng, và người thứ ba kia nữa. Ghen tuông là hoàn toàn vô căn cứ, trừ phi có bằng chứng về sự không chung thuỷ của người vợ hoặc chồng. Vợ chồng muốn được hạnh phúc trọn vẹn phải hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau. Phải để cho mỗi người được hoàn toàn tự do trò chuyện vui chơi với những người khác phái khác mà không chút nghi ngờ thắc mắc về các động cơ thúc đẩy họ. Nếu không người vợ có thể cảm thấy mình bị trói buộc, giam nhốt, khó chịu, và không được tin tưởng. Các cảm xúc đó rồi sẽ đưa đến chỗ bực tức và mất lòng. Nhiều khi có người quá ghen tuông đến nỗi chẳng bao giờ rời mắt khỏi người bạn đời của mình; số người này cần phải được khuyên giúp bằng công tác tư vấn. Rất có thể họ đang có “mặc cảm bị ngược đãi - tên đúng là paranoia một hình thức rối loạn tình cảm. Cứ luôn luôn nghi ngờ vợ mình, là một thói quen vô lý.
5. Điều chỉnh tình dục là một trong những công tác điều chỉnh quan trọng nhất trong hôn nhân. Đối với một số đôi vợ chồng, công việc này có phần dễ dàng hơn một số khác. Nó có thể đòi hỏi từ một vài ngày ít oi, và trong số trường hợp phải mất nhiều năm, để hoàn tất việc điều chỉnh. Tai hại thay, một số ít các trường hợp chẳng bao giờ có thể thoả đáng hoàn toàn, có thể có sự điều chỉnh hài hoà và đầy phước hạnh nếu cả hai vợ chồng đều cùng tham gia để thực hiện. Nếu trong việc điều chỉnh có vẻ khó khăn, nên tìm cách hỏi ý kiến một cố vấn hay vị mục sư của bạn.
Điều chỉnh về mặt tình dục là một việc tế nhị hơn hết, đòi hỏi phải có thì giờ và kiên nhẫn, mới có kết quả khả quan được. Ở đây, có ba giai đoạn cần điều chỉnh. 1. Điều chỉnh sinh học, liên hệ đến yếu tố cơ thể. Việc này phải nhờ đến bác sĩ nếu có khó khăn trầm trọng kinh nghiệm quan hệ vợ chồng. 2. Thường thường việc thiếu hiểu biết đứng đắn các bộ phận trong cơ thể và các yếu tố sinh dục chính là nguyên nhân của sự không hoà hợp. Chỉ cần đọc nhiều sách đề cập các yếu tố đó thì giai đoạn này cũng được cải thiện rất nhiều. 3. Các điều kiện xấu do xã hội tạo ra nhất là từ phía người vợ, thường gây trở ngại quan trọng cho đương sự khi thực hiện việc điều chỉnh này.
Người thiếu nữ không được cha mẹ dạy bảo về sinh hoạt tình dục, thường phải đương đầu với những trắc trở trầm trọng. Càng tệ hại hơn nữa cô ta có kinh nghiệm tình dục với một người khác, hay bị một người đàn ông nào đó trong vòng thân tộc cưỡng hiếp chẳng hạn. Dường như trong những trường hợp như thế, cô gái sẽ có một “mặc cảm phạm tội” nếu cô ta có quan hệ tình dục trước khi lấy chồng, đồng thời với lòng thù ghét cay đắng kinh nghiệm đó nếu có chuyện loạn luân. Gặp những trường hợp như thế, người chồng cần phải trải qua nhiều tháng kiên nhẫn khyên dỗ, âu yếm chăm sóc trước khi có thể quan hệ tình dục bình thường với nhau. Nếu cô gái có gặp vấn đề nào trong số vừa kể trên tốt hơn hết cô ấy nên nhờ một vị cố vấn giúp đỡ. Dầu sao, cũng chẳng có gì để phải lo lắng, bối rối, các nhà chuyên môn có đầy đủ kiến thức trong tất cả các vấn đề như thế và biết cách giúp người ta thắng vượt được các điều kiện xấu để trở thành người bình thường. Những đôi vợ chồng gặp chuyện rắc rồi như thế nên nhờ cậy một vị cố vấn tốt hơn tự mình giải quyết, cũng như bác sĩ tốt hơn cố gắng tự chữa cho mình.
Bằng thái độ kiên trì nhẫn nhục, bằng tình yêu thương và sự cộng tác của cả hai bên, thường có thể thực hiện được sự điều chỉnh hài hoà trong một thời gian vừa phải.
Thỉnh thoảng, mỗi người vợ hoặc chồng cần được người kia tái trấn an bằng tình yêu và sự âu yếm chăm sóc. Đây là điều bình thường trong bất kỳ một cuộc hôn nhân lành mạnh nào. Thất bại ở điểm này có thể gây rắc rối, cho người cần được yêu thương chăm sóc mà không được người kia đoái hoài. Để minh hoạ, có câu chuyện kể về một đôi tân hôn dọn đến ngôi nhà phía bên kia đường, đối diện với ngôi nhà của một đôi vợ chồng đã lấy nhau lâu hơn. Ngày nọ, người vợ lâu hơn kia thấy anh chồng trẻ đặt vợ mình ngồi trên đùi và cả hai người âu yếm nhau thắm thiết.
Khi thấy cảnh ấy, người vợ lâu hơn kia nói với chồng mình lúc ấy đang đọc báo, rằng “Mình ơi, em muốn chúng mình dành ít thì giờ để âu yếm nhau, mình nhé!” Anh chồng làm thinh. Một lúc sau, chị vợ nhìn sang bên kia đường, và vẫn thấy đôi vợ chồng trẻ còn ngồi đó. Chị vợ lên tiếng, giọng nói đầy thèm thuồng: “Em nhớ chưa có lần nào mình bảo với em là mình yêu em”. Nói như thế đã là quá quắt lắm đối với anh chồng già kia rồi.
Anh ta gỡ kính, xếp tờ báo laị, đến chỗ chị vợ đứng gần bên cửa sổ, bắt đầu nói bằng một giọng trang trọng: “Mình nè, hồi tôi cưới mình, tôi đã nói là tôi yêu mình. Nếu tôi thay đổi ý kiến, thì tôi mới phải nói cho mình biết chứ!” Anh ta tưởng mình đã ban cho vợ một đặc ân lớn lao nhất! Thật đáng buồn cho quá đông các bà vớ phải những ông chồng lạnh lùng, vô tâm vô tình đến thế, nhưng công tác tư vấn cho thấy trường hợp này xảy ra quá thường. Một ông chồng dầu có viện lý do gì đi nữa để biện hộ cho cách đối xử với vợ lạnh nhạt như vậy, cũng không thể chấp nhận được, vì nó hoàn toàn sai lầm so với tất cả các tiêu chuẩn mà Kinh Thánh đã truyền dạy (IPhi 1Pr 3:1-7; Eph Ep 5:22-33), cũng không một người vợ nào theo Cơ Đốc giáo có quyền từ chối gần gũi và làm một người bạn đời bình thường của chồng mình trừ khi bịnh hoạn không thể đáp ứng được (ICo1Cr 7:5; IPhi 1Pr 3:1, 2). Từ ngữ “đối thoại” trong IPhi có nghĩa là cách sống hằng ngày. Nhiều ông chồng sở dĩ bị đẩy đến chỗ tuyệt vọng để cuối cùng sa vào vòng tay một người đàn bà khác vì thái độ lúc nào cũng lạnh lùng của vợ mìnhỴ! Chừng đó bà vợ mới hô hoán lên cho mọi người biết là mình bị phụ bạc, trong khi phần lớn lầm lỗi lại chính là ở nơi bà ta!
Nhiều ông chồng đẩy vợ mình đến chỗ lãnh cảm vì thái độ vô tâm vô tình của mình khi gần vợ để làm tình. Tôi có khuyên giúp một phụ nữ trẻ mới ly dị với chồng, kể rằng chồng cô ta chẳng bao giờ “làm tình với cô ta”, không hề âu yếm chuẩn bị cho cô ta về kinh nghiệm đó. Hậu quả là cô ta đã chẳng nhận được gì từ một việc làm như vậy. Sau khi anh ta đã ngủ, cô ta chỉ muốn thức mãi và nằm trơ ra đó với nỗi thèm muốn của mình và cảm thấy vô phúc. Sau đó, cô ta tuyệt vọng bỏ anh ta để đến với một người đàn ông khác. Người này thật sự làm tình với cô, dành rời rộng thì giờ để chuẩn bị cô ta cho hành động làm tình. Cô ta nói: “Lần đầu tiên trong đời, tôi mới biết trong việc làm tình có lạc thú!” Cho nên tôi hầu như thù ghét chồng tôi về những gì anh ta đã làm với tôi. Tôi trở về và chúng tôi cố gắng thử làm lại, nhưng cũng chỉ như cũ - dường như anh ta chẳng bao giờ chịu hiểu. Cho nên chúng tôi xin ly thân, rồi ly dị nhau”. Lẽ dĩ nhiên cô ta đã phạm tội, nhưng phần lỗi ở ai? Nếu không vì muốn giữ luân thường đạo lý và vì cớ con cái, hàng ngàn bà vợ sẽ không thèm ở lại dầu chỉ là một đêm nữa với chồng họ! Nếu ai thấy mình có lỗi ở điểm này, xin hãy mau mau sửa chữa cách ăn ở cư xử của mình đi!
Người vợ thường chậm chạp đáp ứng đánh thức dục tình hơn và thường cần đến sự giúp đỡ của chồng để đáp ứng lại thích đáng. Nếu người chồng biết suy nghĩ tử tế, đã nghĩ ra cách làm thế nào để giúp vợ thực hiện việc đáp ứng đầy đủ, thì vai trò làm chồng của người ấy sẽ thành công, hạnh phúc hơn nhiều. Nếu người chồng chưa hề được đọc gì hay tìm cách hỏi thăm người khác về vấn đề ấy, anh ta có thể thật sự đẩy vợ mình vào tình trạng lãnh cảm vì sự ngu dốt của mình, và việc mình đã gần gũi vợ một cách thô bạo. Bình thường người phụ nữ đòi hỏi một thì giờ vuốt ve mơn trớn dài hơn người đàn ông, trước khi hai người thật sự làm tình với nhau, bởi vì phụ nữ có nhu cầu như vậy về cả hai phương diện sinh lý và tâm lý. Trong các nhu cầu đó, phụ nữ khác hẳn đàn ông, trừ phi các nhu cầu của mìmh được “nung nóng lên” đúng mức, người phụ nữ sẽ chẳng bao giờ có được cảm giác hoàn toàn thoả mãn cần thiết trong kinh nghiệm ấy.
Vì quá hấp tấp, mới mẻ đối với chuyện đó, và thường cũng vì cô dâu mới không hề được “đánh thức” về mặt tình dục, cô ta thật sự cần có một thời gian nào đó mới cảm thấy lạc thú trong việc giao hợp. Cho nên cô dâu mới đừng bao giờ nghĩ mình bất bình thường hay có gì trục trặc niều tháng nữa, cô mới bắt đầu hưởng thụ đầy đủ kinh nghiệm ấy. Ngay cả đối với các thanh niên thiếu nữ có đạo đức nhất, chuyện vuốt ve, và mơn trớn (pettine) khá phổ biến, cho nên cô dâu bình thường đã được “đánh thức” đủ nên không khó khăn lắm khi cần phải đáp ứng với chồng trong kinh nghiệm về tình dục lần đầu tiên. Tuy nhiên tôi từng thực hiện công tác tư vấn với nhiều đàn ông và vợ họ, và họ kể lại rằng rất ít khi vợ họ đạt được tuyệt đỉnh trọn vẹn khi làm tình.
Việc này có nhiều lý do, trước hết, tính cách mới mẻ của kinh nghiệm ấy đối với người vợ trẻ và nhu cầu cần được chuẩn bị tốt hơn về mặt tâm lý. Thứ hai, là sự trẻ trung của nàng nhất là nếu nàng chỉ mới được trên dưới hai mươi tuổi hay trẻ hơn nữa. Bình thường người phụ nữ vẫn chưa đạt tới tột đỉnh của sự ham muốn tình dục giữa hai mươi hai đến hai mươi tám tuổi, và có khi còn đến ba mươi lăm tuổi nữa, trong khi người con trai trung bình đạt đỉnh cao của cả sự ham muốn lẫn hoạt động tình dục từ mười tám đến hai mươi lăm tuổi. Sau đó, đàn ông cứ giữ cao điểm ấy cho đến những năm cuối cùng của tuổi bốn mươi hoặc những năm đầu của tuổi năm mươi. Việc chậm đạt tới tuyệt đỉnh của sự ham muốn tình dục ấy có thể là chướng ngại vật nơi người vợ trẻ.
Thứ ba là sự kiện người chồng không chuẩn bị thích đáng cho vợ mình, đối với kinh nghiệm ấy. Cần phải có một giai đoạn “âu yếm, mơn trớn” bày tỏ sự thiết tha yêu đương, vuốt ve sờ mó mơn trớn các cơ quan sinh dục khác nhau của người nữ để khơi dậy sự thèm khát thích đáng nơi người vợ. Giai đoạn này có thể cần từ mười đến bốn mươi lăm phút hay hơn nữa trước khi việc làm tình thật sự bắt đầu. Thường thường người chồng tự động xông vào làm công việc đó chẳng khác gì đi chửa lửa, để mặc bà vợ khốn nạn của mình chỉ được nung nóng lên phần nào mà thôi, có khi vẫn chưa sẵn sàng cho kinh nghiệm ấy, thì mọi việc đã xong cả rồi. Sau đó, ông chồng nằm lăn ra ngủ, để vợ nằm đó thao thức với nỗi thèm khát đã bị khơi dậy nhưng không được thoả mãn thích đáng. Cách đối xử như thế của những ông chồng với vợ không phải là chuyện không thường xảy ra. Nhiều bà vợ đã kể lại như vậy trong những buổi gặp gỡ trao đổi tư vấn. Đây là một trong những nỗi “oán hận” to lớn nhất của họ đối với chồng.
Một cô vợ trẻ đã truyệt vọng khóc lóc với tôi trong một buổi gặp gỡ trao đổi tư vấn: “Anh ấy có thể được tất cả mọi sự trên đời mà tôi có, nếu thỉnh thoảng anh biết yêu thương tôi chỉ cấn vừa đủ mà thôi!”
Cô ta đang chán chường, tuyệt vọng. Chồng cô là một mục sư trẻ rất bận rộn, không hề cố ý lạnh nhạt với cô, nhưng sự thật đã đối xử với cô đúng như vậy. Điều mà phần đông các bà vợ than phiền nhiều nhất đối với chồng họ chính là điều này: người chồng chẳng bao giờ tỏ ra yêu thương âu yếm hoặc quan tâm chăm sóc vợ ngoại trừ khi người ấy muốn một điều gì đó cho bản thân. Một số đàn ông đã tỏ ra hoàn toàn ích kỷ và vô tâm đến mức hầu như khó tin nổi! Một bà vợ than phiền: “Tôi hầu như không muốn để cho ông ta chạm đến người tôi! Tôi biết rõ ông ra muốn gì khi mon men đến gần cố tỏ ra dễ thương. Những lần khác, chẳng bao giờ ông ta tỏ ra lặng lẽ quan tâm hay bộc lộ sự yêu thương trìu mến” Thành thật mà nói, bạn có dám trách bà ta không? Đàn ông thức giấc, phải biết rằng vợ mình cần được yêu thương, ôm ấp, bảo rằng nàng đẹp lắm rồi thôi, người vợ sẽ biết chồng mình không hề nhằm mục đích tình dục khi tỏ ra chìu chuộng mình như vậy. Bất cứ người làm chồng nào cũng phải biết như vậy, nhưng rõ ràng nhiều người không biết hoặc ít ra đã không làm như vậy nếu họ có biết. Thật là một câu giải nghĩa đáng buồn về tình yêu của người đàn ông.
Có khoảng từ hai mươi lăm đến ba mươi lăm phần trăm các bà vợ Hoa-kỳ bị kể là lãnh cảm - nghĩa là chỉ nhận được rất ít hay không cảm thấy lạc thú khi giao hợp, và ít khi hay chẳng bao giờ đạt tuyệt đỉnh. Các bác sĩ và những tâm lý tin rằng vấn đề này có tính cách tâm lý nhiều hơn là sinh lý. Nếu các bà có những ông chồng biết yêu thương và âu yếm mình, biết bắt đầu chuyện yêu đương thật thích đáng, dành cho họ giai đoạn vuốt ve mơn trớn cần thiết, họ sẽ có thể chuyển từ tình trạng ấy thành những người vợ nồng nhiệt, có thể hưởng thụ được kinh nghiệm đó.
Tôi nhớ lại trường hợp một bà trạc ba mươi lăm tuổi qua suốt khoảng mười bốn năm kết hôn, chỉ đạt đến tuyệt đỉnh có một hoặc hai lần. Khám tổng quát, bà được bảo đảm chẳng có gì trục trặc cả. Vị bác sĩ bảo bà ấy rằng vấn đề của bà phần lớn có tính cách tâm lý. Chúng tôi bắt đầu công tác tư vấn nhằm giúp bà ấy thắng vượt cả trở ngại tâm lý, là nguyên nhân chính tạo ra tình trạng đó. Chồng bà là một Cơ Đốc nhân, khi hiểu rõ hơn tình trạng của vợ, và cũng tham gia công tác tư vấn đã cố gắng hết sức mình để giúp bà ấy. Sau khi chúng tôi đã làm sáng tỏ “mặc cảm phạm tội” do những kinh nghiệm bất hạnh trong vấn đề tình dục thời con gái, thường là yếu tố chính gây lãnh cảm cho các bà vợ, bà ấy bắt đầu có tiến bộ. Sau khoảng một năm giúp đỡ tư vấn, bà ta đã đạt đến tuyệt đỉnh. Bà ấy rất vui mừng nếu không có sợ trợ gúp chuyên môn, rất có thể bà ấy sẽ phải sống cả đời chẳng bao giờ đạt tới kinh nghiệm tuyệt vời kia.
Người vợ không nhất thiết phải đạt tới tuyệt đỉnh mỗi lần quan hệ vợ chồng. Nhiều khi kinh nghiệm làm thoả mãn người chồng và bản thân người vợ đạt tới một mức độ nào đó là hoàn toàn thoả đáng rồi, và người vợ không nên đòi hỏi hơn nữa. Cả hai vợ chồng đều đồng thời đạt đến tuyệt đỉnh là chuyện lý tưởng bằng vàng, nhưng nếu lý tưởng đó chỉ đạt được trung bình một lần trên ba, thực ra rất thoả đáng rồi. Người vợ luôn luôn chậm chạp hơn. Người chồng phải nằm lại với vợ và giúp vợ hoàn tất cuộc làm tình nếu người vợ muốn đạt đến tuyệt đỉnh.
Trong một số trường hợp hầu như người vợ chẳng bao giờ đạt được tuyệt đỉnh nếu không có sự giúp đỡ đặc biệt của chồng. Nhiều khi người vợ chỉ được như vậy khi âm hạch (clitoris) của mình được xoa nắn kích thích hoặc là bằng tay hoặc bằng dương vật của người chồng. Gặp trường hợp như vậy, người chồng phải giúp vợ, hoặc trước hoặc sau khi chính mình đã đạt đến tuyệt đỉnh. Thỉnh thoảng người chồng cũng gặp khó khăn. người chồng thường đạt đến tuyệt đỉnh sớm, khiến cho việc làm tình không thoả mãn lắm. Gặp trường hợp như vậy, lúc bắt đầu ông ta nên để tâm trí mình vào một chuyện gì khác. Nhiều khi người chồng cũng bị đau đớn, cần đựơc chữa trị bằng thuồc, và việc ấy pha3i có bác sĩ giúp cho Sau tuổi năm mươi hoặc trước sau đó chút ít, có thể phải cần một thời gian lâu hơn người đàn ông mới đạt tới tuyệt đỉnh. Thường thường vì việc làm tình đã xảy ra quá thường xuyên. Gặp trường hợp như thế,người đàn ông phải điều chỉnh khoảng cách xa hương một ít để hoặc cải thiện điều kiện tâm lý của mình bằng việc thay đổi cách suy nghĩ trong khi làm tình. Nếu vấn đề cứ kéo dài cần phải đựơc một bác sĩ giúp đỡ.
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có sự chênh lệch rất lớn trong việc thực hành giao hợp thường xuyên. Một số cặp vợ chồng kể lại một tỷ lệ từ một lần mỗi đêm khi còn trẻ, đến một lần mỗi năm khi về già. Ngay vào những năm hãy còn trẻ, nhiều cặp vợ chồng không thích quan hệ tình dục quá thường. Nhiều bản phúc trình cho thấy tỷ lệ trung bình các cặp vợ chồng thường xuyên giao hợp, từ hai mươi đến ba mươi tuổi là khoảng bảy lần mỗi tháng, trong khi số người từ năm mươi đến sáu mươi tuổi, giảm xuống còn khoảng ba lần mỗi tháng. Từ tuổi ba mươi đến năm mươi khác nhau rất nhiều, nhưng con số bình thường hợp lý có lẽ là từ ba lần mỗi tuần khi còn trẻ, và một lần mỗi tuần hay mười ngày khi đã cao tuổi.
Một nhà khoa học xã hội người Anh từng góp phần quan trọng vào lãnh vự cnày mới đây tường trình rằng nếu có sức khoẻ tốt và sinh hoạt tình dục bình thường một người đàn ông có thể tiếp tục hưởng thụ kinh nghiệm ấy mãi tận những năm chín mươi! Bản thân tôi trong chức vụ tư vấn đã chứng nghiệm sự kiện đó. Có một ông vào những năm cuối tuổi sáu mươi kể lại rằng ông hưởng thụ kinh nghiệm ấy hằng đêm mà chẳng thấy bị hao tổn chút nào. Một người khác được tám mươi tuổi thì bảo rằng mình gặp khó khăn vì bà vợ không chịu hưởng ứng để thoả mãn các nhu cầu của ông ta.
Mặt khác, đặc biệt là có nhiều bà vợ và thỉnh thoảng một số các ông chồng, đã làm tình quá thường khi hãy còn trẻ, cho nên mọi thèm muốn đều bị tiêu huỷ. Điều này đặc biệt nghiệm đúng đối với các bà vợ bị chồng ép buộc phải làm tình thường hơn họ mong muốn, cho nên đã quay lại phản đối triệt để chuyện tình dục. Thông thường khó khăn ở đây có tính cách tâm lý chớ không phải sinh lý. Thường thường các phụ nữ quá nặng cân, sau khi đã qua tuổi ba mươi lăm, bốn mươi hoặc cả trẻ hơn nữa cũng ít thèm muốn hay không còn ham thích kinh nghiệm ấy. Rất có thể sức nặng quá mức đó đã làm họ mệt mỏi khiến đến cuối ngày họ bị hoàn toàn kiệt quệ, nên ảnh hưởng nhiều đến vấn đề này. Một số ít đàn ông trở thành hoàn toàn bất lực vào tuổi năm sáu mươi. Đây là những trường hợp hiếm hoi; và thường thường do trở ngại sinh lý hoặc tâm lý gây ra.
Có một hiện tượng kỳ lạ khác nữa, cũng rất thường xảy ra ấy là sau khi mãn kinh, nhiều phụ nữ trước đó chỉ quan tâm vừa phải đến chuyện tình dục hoặc lãnh cảm nữa, lại trở thành đặc biệt đa tình. Có thể đây chính là lý do khiến cho nhiều phụ nữ đã lớn tuổi - quả phụ hoặc đã ly dị với chồng - lại chạy cuống cuồng đi tìm đàn ông! Hiện nay, vì việc sử dụng thuốc ngừa thai đã rất phổ biến, việc sợ mang thay hầu như không còn nữa, nhiều phụ nữ trứơc kia chẳng thèm khát mấy, bây giờ lại trở thành nồng nhiệt và đa tình hơn. Lẽ dĩ nhiên sự thay đổi đó là điều có thể hiểu được và có thể giải thích được phần nào tại sao một số phụ nữ sau khi mãn kinh lại càng quan tâm nhiều hơn đến chuyện tình dục.
6. Hãy sống một cuộc đời bình thường về phương diện tình dục. Với thời gian, hai vợ chồng sẽ đến tuổi trung niên, và nếu là một gia đình đông người, họ thường phải dấn thân vào công việc và sinh hoạt xã hội khiến, sinh hoạt tình dục của họ phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau một ngày lao động vất vả, lễ lạc luân phiên, ràng buộc xã hội, làm công việc nhà, vân vân và vân vân, con người ta bị kiệt quệ, hầu như đã chết rồi. Đi ngủ muộn, cả hai vợ chồng ai nấy cũng mệt nhừ, cho nên ít khi còn thiết đến kinh ngihệm tuyệt vời ấy nữa, hoặc nếu có, cũng “vội vội vàng vàng làm cho xong đi” để còn có thì giờ ngủ nghỉ. Chính điều này đã tiêu diệt tất cả những gì dịu dàng âu yếm là tình yêu trong kinh nghiệm ấy, khiến nó trở thành vô vị, nhất là đối với người vợ.
Khi một đôi vợ chồng không còn làm tình và sinh hoạt tình dục bình thường nữa, thì cuộc hôn nhân của họ có thể ví sánh với việc người ta dần dà tuột dốc từ vùng cao nguyên của hạnh phúc và phước lành, xuống sống dưới các cánh đồng trống không lạnh lẽo, hay trong các đầm lầy bụi rậm của cãi cọ và gây gổ. Có nhiều cuộc hôn nhân đầy phước hạnh vào những năm đầu, rồi bị tan nát cắn đắng, mắng chửi nhau, tỏ ra lạnh lùng với nhau. Thật đáng thương hại. Lũ con bị hoang mang đối với hôn nhân và những đứa nhỏ nhất bị thương tổn sâu xa về phương diện tình cảm lần lần phát triển thành những trường hợp tuyệt vọng chán chường, rối loạn tình cảm về sau có thể bị cả bệnh tâm thần nữa, trong một vài trường hợp, bị rối loạn tâm thần, đòi hỏi phải được điều trị tận lực mới mong chữa lành được. Thế nhưng, tất cả những điều đó đều có thể tránh được nếu những người làm cha mẹ quyết tâm giữ gìn tình yêu và sinh hoạt tình dục của họ nguyên vẹn trong tình vợ chồng như vậy khi sống trên cõi đời này.
Các bảng thống kê cho thấy giai đoạn giữa của đời sống thường có thể là giai đoạn phong phú và hạnh phúc nhất cho đôi vợ chồng, để họ làm người bạn tình của nhau. Các ý nghĩa sâu sắc của việc được gắn bó với nhau trong kinh nghiệm đó, phước hạnh êm đềm và tuyệt đỉnh của kinh nghiệm đó có thể được kéo dài thành một giai đoạn hạnh phúc nhất, tất cả những thuận lợi trong giai đoạn đó của cuộc đời, đều có thể trở thành phước hạnh cho cả cuộc hôn nhân. Giờ đây, cần có nhiều thì giờ hơn cho từng người, và có nhiều dịp hơn để mỗi người được vui vẻ, hạnh phúc với nhau. Như vậy, hình thức đó của đời sống phải mang tính cách phong phú và màu sắc của phước lành tối đa và cao nhất trong cuộc hôn nhân từ trước cho đến đó.
Nếu đôi vợ chồng đều tiết độ và nhạy cảm trong sinh hoạt tình dục những năm còn trẻ thì họ có thể cùng hưởng thụ cho đến những năm về chiều.
7. Tôn giáo lắm khi có thể tạo ra vấn đề cho những người làm cha mẹ trong gia đình. Có vấn đề thờ phượng trong gia đình. Nhiều khi người chồng không có đạo phản đối việc cầu nguyện bất cứ dưới hình thức nào của đám con cái. Gặp những trường hợp như vậy người vợ không bị bắt buộc phải hướng dẫn các giờ nhóm lại cầu nguyện trong nhà, nếu người chồng không cho phép vợ làm như thế. Tuy nhiên vì gia đình thuộc về cả hai người, người vợ cũng có quyền bất tuân lịnh chồng và tổ chức các buổi nhóm cầu nguyện cho con cái mình, nếu người vợ cảm thấy mình có bổn phận phải làm như thế. Nhiều khi muốn làm điều phải, có nghĩa là phải thưởng thức một số mệnh lệnh nào đó trái với luật lệ cao hơn của Đức Chúa Trời, được quyền ưu tiên các luật lệ do con người đặt ra. Ba thanh niên người Hi-bá-lai phải chịu ném vào lò lửa hực vì bất tuân một sắc chỉ vô lý của vua muốn ngăn cấm họ làm tròn bổn phận đối với Đức Chúa Trời. Nếu không phải điều gì khác hơn thì người vợ là Cơ Đốc nhân chắc chắn bị bắt buộc phải cùng cầu nguyện và dạy con cái mình phải sống theo đạo.
Tôn giáo có vai trò của nó trong mọi gia đình và cần thiết để đem hạnh phúc và ổn định cho gia đình. Chẳng hạn các bảng thống kê cho thấy những sự kiện lý thú sau đây về tác dụng của tôn giáo và sinh hoạt gia đình trên chuyện ly dị. Giáo hội Công giáo có ít số người ly dị hơn bất cứ nhóm chủng tộc nào khác trong khi người Do-thái theo sau với con số thấp nhất trong các giản đồ. Trong một công trình nghiên cứu 6.000 gia đình, chỉ có , 8 phần trăm nơi người Công giáo, 10 phần trăm nơi các tín đồ Cải cánh; 17 phần trăm nơi các tín đồ cải cách, Công giáo hỗn hợp; 23,9 phần trăm bởi những người không có tôn giáo. Nhiều cuộc điều tra nghiên cứu tương tự đều cho thấy các kết quả hầu như cũng tương tự. Cho nên có thể nói chắc chắn việc không có tôn giáo trong gia đình tạo ra tỷ lệ dị cao hơn ở tất cả các trường hợp.
Vợ chồng nhà Landis nhận thấy mối liên hệ sau đây giữa tôn giáo và hạnh phúc lứa đôi trong gia đình. Các nhóm tôn giáo ngoan đạo phúc trình 47 phần trăm đã rất hạnh phúc; 33 phần trăm hạnh phúc, với chỉ có 20 phần trăm là bình thường hay không hạnh phúc trong hôn nhau. Trong các nhóm có hơi ngoan đạo, chỉ có 38 phần trăm rất hạnh phúc; 30 phần trăm hạnh phúc; 32 phần trăm bảo là họ thuộc loại bình thường hay không hạnh phúc. Các nhóm không có tôn giáo chỉ phúc trình 21 phần trăm rất hạnh phúc; 28 phần trăm hạnh phúc; trong khi 51 phần trăm phúc trình họ thuộc loại bình thường hay không phúc trong hôn nhân. Rõ ràng người ta có thể trông đợi các trường hợp vợ chồng được hạnh phúc nhất trong các gia đình tích cực thực hành nếp sống đạo.
Trong các trường hợp cả vợ lẫn chồng đều hoàn toàn đồng ý trong các niềm tin tôn giáo 65 phần trăm được phúc trình là rất hạnh phúc, đối lại chỉ 33 phần trăm phúc trình là hạnh phúc khi có bất hoà trong các niềm tin tôn giáo. Đáng lưu ý là sự kiện hầu như 80 phần trăm các lễ hôn phối cử hành trong các nhà thờ (Cải cách và Công giáo) cho thấy có việc điều chỉnh giữa vợ chồng tốt hơn các hôn lễ cử hành tại tư gia hay theo thủ tục dân sự rất nhiều. Việc này không nhất thiết vì lễ thành hôn đã được cử hành trong nhà thờ, đúng hơn vì số người tham dự các hôn lễ ấy phần đông xuất thân từ các gia đình Cơ Đốc nhân có các Cơ Đốc nhân lập gia đình mới trong khi số người khác không phải là Cơ Đốc nhân. Căn chứ theo thống kế học, những gia đình theo Cơ Đốc giáo chiếm kỷ lục về hạnh phúc trong hôn nhân, ngược lại với những cuộc hôn nhân của những người không có tôn giáo.
Kinh nghiệm tôn giáo cho người ta có ý thức an toàn và nhân cách ổn định, không thể tìm đâu thấy ngoài tôn giáo. Nó tạo cho con người thế quân bình tình cảm và khả năng vượt trên các biến chuyển của cuộc đời; nó tạo cân bằng trong những giờ phút gặp khủng khoảng trong đời sống mà người không phải Cơ Đốc nhân không thể nào có được. Kinh Thánh là nguồn tài nguyên đem đến cho con người niềm an ủi vô cùng quan trọng khi gặp hoạn nạn thử thách, là những điều chẳng chóng thì chầy, đều xảy đến cho tất cả các gia đình.
Cơ Đốc giáo nói về các giá trị thuộc linh và đạo đức, về con người không thể trông cậy vào những thành công hay tài sản vật chất để thành công trong việc đương đầu với những cơn khủng hoảng ở đời. Các giá trị đã được đặt trên những nền móng vững chắc và lâu bền, mà những điều thuộc về vật chất không thể nào cung ứng được. Cũng có sự khác nhau lớn lao giữa một Cơ Đốc nhân chân chính mà cuộc đời bám sát lời Chúa với kẻ chỉ tự xưng là có đạo hay giữ các giáo điều tôn giáo, nhưng chưa thực sự dấn thân làm Cơ Đốc nhân, là người biết gắn bó với sinh hoạt tôn giáo.
Chỉ có con người ngoan đạo, thuộc linh thật sự mới thành công trong việc tự khép mình vào kỷ luật Cơ Đốc giáo - một nhu cầu thiết yếu để thật được hạnh phúc và xây dựng một gia đình thành công. Cũng nhờ đó con người mới có thể giữ mình để khỏi cằn rằn, lên án và nhiều thói xấu khác nếu không phải Cơ Đốc nhân thường rất dễ sa vào. Vậy, trong một gia đình có đức tin, có chánh đạo, thì cũng có hạnh phúc nhiều hơn.
Các bậc làm cha mẹ cần có kinh nghiệm tôn giáo giúp họ làm điều tốt nhất cho con cái mình. Không có người nào được dạy dỗ nhiều về luân lý đạo đức, được huấn luyện công phu đến đâu chăng nữa, có thể thay thế một Cơ Đốc nhân chân chính trong việc nuôi dạy con cái. Những tấm gương sáng chói nhất vẫn là những tấm gương trong Cơ Đốc giáo. Nó dạy dỗ cho trẻ nhiều điều hơn và hữu hiệu hơn bất cứ điều gì khác trên thế gian này. Một vĩ nhân từ ngàn xưa đã nói: “Gương tốt mạnh hơn lời dạy” Rồi ông ta suy nghĩ một chặp và nói: “Gương tốt mạnh hơn lời dạy gấp mười lần”.
Có một quyển sách rất tốt cho các bậc làm cha mẹ là Cơ Đốc nhân, nhan đề The Christian Family (Gia đình Cơ Đốc nhân) do Roy W. Howell soạn thảo và nhà Light and Life Press Winona Lake, Indiana, xuất bản. Sách có nhiều tài liệu bổ ích giúp giải quyết các mối bận tâm nhiều mặt của gia đình Cơ Đốc nhân.
8. Các bậc cha mẹ không nên mâu thuẫn nhau trong việc sửa phạt con cái. Những người làm cha làm mẹ đừng bao giờ bất đồng ý kiến trong việc sửa trị con cái trước mặt chúng. Nếu có bất đồng ý kiến về phương cách hay số lượng trừng phạt đưa ra, thì phải chờ đến khi chỉ còn hai người với nhau mà thôi.
Lắm khi nếu một người không phải là Cơ Đốc nhân, thì sẽ nảy sinh vấn đề. Chẳng hạn bà mẹ muốn cấm con làm một số việc gì đó bà ta nhận thấy không có lợi lắm cho nó. Nhưng ông cha lại bênh vực nó ngay để chống lại mẹ nó, bảo rằng: “Toàn là chuyện nhảm, cứ để nó làm tới đi. Tôi thấy làm như vậy có hại gì đâu!” Thế là bà mẹ bị mất mặt vì bị hạ thấp giá trị trước mặt con, còn đứa con thì phân vân trước hai tiêu chuẩn ở đời. Thường thường thì nó cũng lấy làm thích chí khi thấy cha mẹ nó chia rẽ với nhau như vậy, vì tạm thời nó có thể lợi dụng được cơ hội ấy. Tuy nhiên, rất có thể về lâu về dài, nó sẽ bị thiệt hại, mất mát.
9. Người mẹ có nên đi làm việc xa nhà không? Trải qua nhiều thế kỷ, người mẹ chẳng bao giờ lìa xa nhà cửa và con cái một thời gian quá dài. Gia đình là lãnh thổ trong đó bà ấy là nữ hoàng. Vào thời đó, trẻ sơ sinh và còn bé được đáp ứng mọi nhu cầu yêu thương và chăm sóc thật đầy đủ, và các thanh thiếu niên bị suy nhược thần kinh, những người lớn có các vấn đề về nhân cách hoặc tâm thần, ít hơn hiện nay. Tỷ lệ những kẻ phạm trọng tội cũng thấp hơn bây giờ rất nhiều.
Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Kỷ nghệ đã thay đổi nếp sống cũ. Ngày nay, nhiều bà mẹ phải đi làm việc xa nhà. Trong rất nhiều trường hợp, người mẹ chỉ có thời gian cưu mang con, rồi lại bỏ nhà để trở lại ngay với công việc làm. Đứa trẻ được giao cho một vú em, chỉ chăm sóc cho nó bằng thời gian trung bình chị chăm sóc cho một con mèo - có lẽ còn thua thời gian chị chăm sóc cho con mèo riêng chị nuôi. Như vậy, đứa bé bị cướp mất phần yêu thương chăm sóc thật dịu dàng âu yếm nó rất cần. Có lần Tiến sĩ Ermot Shelley, Tổng quản trị các lao xá của Tiểu bang Michigan, nói: “Cứ mỗi lần tôi thấy một thiếu niên được yêu thương ôm ấp đến nghẹt thở” thì tôi lại thấy hai trăm đứa bị tổn hại vì không được yêu thương đủ. “Lý thuyết người ta đề ra mấy năm trước đây rằng phải tuyệt đối ỏ mặc lũ trẻ sơ sinh một mình, đừng làm chúng “bị nghẹt thở vì được yêu thương chìu chuộng: đã bị chứng minh là sai lầm và nguy hiểm. Qua các thời kỳ của lịch sử những con người trưởng thành có được sức mạnh tốt nhất về phương diện tình cảm và tâm thần, ấy là lúc họ đồng thời được cả hai bậc cha mẹ và toàn thể được yêu thương khi còn thơ ấu.
Bởi vì người mẹ không thể nào chú ý đúng mức đến con cái mình trong khi đang phải làm việc xa nhà, người ta có thể đặt vấn đề không biết bà ấy làm như vậy có đúng hay không. Cái giá cuối cùng bà phải trả có thể là vượt xa số lượng mà bà nhận được. Nếu bà có thể thu xếp để làm việc tại gia, để cho nhu cầu của con cái, thì rất tốt. Nhưng nuôi dạy thích đáng cho cả một gia đình và lo lắng công việc trong nhà cho chu tất, đã là một việc làm mất trọn thì giờ rồi. Nếu người ta chịu sống với số lợi tức bình thường không đòi hỏi nhiều tiềm thức cho sinh hoạt, thì ca1c bà mẽ sẽ chẳng cần gì phải đi làm việc x nhà. Nếu tủ lệ đáng khủng khiếp của những kẻ pham tội hiện nay một phần do hậu quả của việc đã có quá hiều vú em cho trẻ con chắc chúng ta sẽ phải tự do bà mẹ đi làm việc có thể gây ra cho con cái họ. Shaw và Johnson từng có nhiều công trình điều tra nghiên cứu về sinh hoạt gia sình nhận thấy dứt khoát vì cớ các lợi ích hàng đầu của con cái và gia đình mình, người mẹ không nên đi làm việc xa nhà. Công trình nghiên cứu của họ dường như cho thấy sự, an vui và cách ăn ở xư xử của con cái họ trong tương lai sẽ bị tổn hại nặng nề, nếu người làm mẹ vắng nhà trong khi chúng hay còn quá hư hỏng.
10. Tìm thì giờ sống riêng biệt vì nhiệm vụ làm cha mẹ. Nhiều người làm cha làm mẹ hầu như không còn thì giờ dành cho nhau nữa sau khi đứa con thứ hai hoặc thứ ba ra đời. Tất cả thì giờ và hoạt động trong gia đình đều tập trung vào con cái và những người làm cha làm mẹ hầu như chẳng bao giờ còn gặp riêng với nhau, ngoại trừ khi đi nghỉ ban đêm. Cửa phòng ngủ thường mở rộng, muốn vào chẳng cần gõ cửa hay lên tiếng, và con cái có thể xông vào vì có điều muốn than phiền hay muốn tìm kiếm một vật gì đó. Có một số người làm cha mẹ đóng chặt phòng ngủ lại để ngăn ngừa những cuộc xâm nhập không báo trước đó, trong khi nhiều người khác cho rằng làm như vậy có tính cách khiêu khích đối với con cái, khiến chúng đặt ra đủ thứ câu hỏi tại sao lại gài cửa như vậy. Gặp trường hợp như thế, chỉ giải thích: “Đây là phòng ngủ của bố mẹ; không ai được vào khi bố mẹ đã đóng cửa nếu hông gõ cửa xin phép”. Dầu sao cha mẹ cũng cần phải được đối xử theo phép xã giao một chút, kể cả đối với con cái họ. Và con cái phải được dạy dỗ phép lịch sự cần thiết, ngay với chính cha mẹ mình!
Cần tìm thì giờ để cùng đi ra ngoài cỉ có hai người với nhau một buổi tối, như thuở mới quen biết nhau hay vào những này mới cưới nhau. Người làm cha mẹ cần sự thay đổi không khí này để được tự do về mặt tình cảm đối với những công việc tẻ nhạt của cuộc đời và trò chuyện với nhau những việc liên quan tới họ và gia đình. Luôn luôn có những chuyện riêng cho hai người mà thôi. Thỉnh thoảng chi phí phải trả cho người giữ trẻ để hai người có thì giờ đi ra ngoài với nhau vậy, không quá đắt đâu. Người chồng thỉnh thoảng nên đưa vợ đi ăn tiệm để giải toả bớt bầu không khí tẻ nhạt. Sau bữa ăn tại sao hai người lại không lái xe đi dạo một vòng và dừng lại ở đâu đó để hưởng thụ một giờ cùng ở bên nhau? Nếu loại sinh hoạt này không hấp dẫn với bạn, thì hoặc bạn đã quá gì, hoặc cuộc hôn nhân của bạn đang rất cần một sự đền bù nho nhỏ như thế!
Một việc nữa cũng cần điều chỉnh là mỗi người vợ hoặc chồng đều không nên mong người kia chấp nhận vai trò quan niệm của mình về mọi sự việc trên đời. Mỗi người có cách hành động, xử sự khác nhau. Tại sao phải cố gắng sửa đổi người ta? Bạn chỉ làm cho họ bực bội, chán nản và có cảm nghĩ là bạn không chịu thật lòng chấp nhận họ. Đúng ra có nhiều bà vợ không phục chồng mình. Họ thật sự muốn “cải tạo” chồng. Nếu bạn muốn cho người bạn đời của mình thay đổi, bạn phải làm công việc đó, trước khi kết hôn với nhau chớ không phải sau đó mới thử làm. Khi cảm thấy lối sống của mình không được người bạn đời của mình chấp nhận người vợ hoặc chồng kia sẽ bị chạm tự ái. Một số đàn ông dường như hay nói rằng mình vượt trên vợ mình rất xa, hoặc mẹ mình đã làm việc này việc nọ giỏi hơn vợ mình nhiều. Nếu bạn thích lối sống của mẹ bạn hơn, tại sao lại không ở luôn với bà ấy? Nhưng bây giờ bạn đã cưới vợ rồi đã đến lúc bạn phải trưởng thành để làm một người đàn ông, nên đừng gây nát lòng vợ bạn bằng cách cứ đưa mãi những chuyện ấy ra nói nữa. Mặt khác, chẳng có gì bực bội cho người chồng hơn là có một bà vợ hay cằn rằn. Người đàn ông làm việc gì cũng phải, cũng đúng cả; bao giờ cũng có chuyện gì đó đáng phàn nàn.
Có một số các bà dường như được sanh ra từ “Thung lũng Cằn rằn” cho nên chẳng bao giờ bỏ được cái tật ấy. Cả khi người chồng không phải là không có chỗ đáng chê trách trong cách ăn ở cư xử và trong nhiều việc nhỏ nhặt khác nữa, hãy cứ để mặc ông ta. Thỉnh thoảng chỉ nên khích lệ ông ta một ít mà thôi. Nếu thấy có chút dấu hiệu tiến bộ nào, hãy hào hiệp khen ngợi ông ta thì bạn sẽ càng thành công lớn hơn nữa. Nhiều ông chồng sở dĩ phải bỏ nhà ra đi chẳng do gì khác hơn là có một bà vợ hay cằn rằn. Tác giả Châm ngôn viết: “Thà ở nơi xó nóc nhà, hơn là ở chung nhà với một người đàn bà hay tranh cạnh”. Người Đông phương cất nhà nóc bằng và mái nhà thường được dùng như một “mái che” hoặc làm nơi ở vào mùa hè nữa. Đây thường là một nơi yên tỉnh, xa cách tiếng ồn ào trong nhà. Cho nên chẳng ngạc nhiên vì những người đàn ông hay tìm kiếm sự yên tịnh xa ngôi nhà của mình, mãi cho đến khi rất muộn mới chịu quay về.
Những người làm cha làm mẹ phải gặp nhiều vấn đề trên bước đường đời, nhưng trên đây là một số có tính cách cực đoan nhất. Chẳng có vấn đề nào đôi vợ chồng không thể giải quyết nỗi, nếu biết kiên nhẫn và cùng góp sức với nhau.
Mấy vần thơ sau đây tiêu biểu cho lời thỉnh cầu của một đứa con dâng lên cho cha mẹ. Bài thơ rất đạt và cần được các bậc làm cha làm mẹ nghiền ngẫm thật kỹ:
GỞI CHA MẸ THÂN YÊU
1. Xin đừng chìu con. Con biết rất rõ rằng mình không thể có được tất cả những gì mình vòi vĩnh. Con chỉ thử cha mẹ đó thôi.
2, Đừng sợ phải tỏ ra cương quyết với con. Con thích như vậy. Nó khiến con cảm thấy an toàn hơn.
3. Đừng để con tập quen các thói xấu. Con trông cậy cha mẹ phát giác chúng ngay trong những giai đoạn đầu đời.
4. Đừng khiến con cảm thấy mình nhỏ nhoi hơn thực trạng của mình. Điều đó chỉ khiến con ngu ngốc tỏ ra mình là “lớn”.
5. Đừng sửa phạt con trước mặt người khác nếu cha mẹ có thể tránh được việc đó. Con sẽ lưu ý nhiều hơn nếu cha mẹ từ tốn dạy bảo con cách riêng tư.
6. Đừng bảo vệ con khỏi các hậu quả. Nhiều khi con cũng cần học biết con đừng đau khổ nữa.
7. Đừng quá quan tâm đến những điều đau khổ nhỏ nhặt của con. Con hoàn toàn có khả năng giải quyết.
8. Đừng cằn rằn. Nếu cha mẹ làm như thế, con sẽ phải tự vệ bằng cách làm mặt ngơ tai điếc.
9. Đừng hứa cuội. nên nhớ là con cảm thấy mình bị khinh dể thậm tệ khi cha mẹ bỏ qua các lời hứa.
10. Đừng quên rằng con không thể tự biện bạch lưu loát như đáng lẽ con có thể làm như vậy. Vì vậy không phải lúc nào con cũng nói năng chính xác.
11. Đừng tiên hậu bất nhất. Điều đó hoàn toàn khiến con bối rối và mất lòng tin nơi cha mẹ.
12. Đừng gạt ngang khi con đặt câu hỏi. Nếu cha mẹ làm như vậy, con sẽ nghĩ là mình phải thôi hỏi han, và tự tìm lấy câu trả lời nơi khác.
13. Đừng bảo với con rằng điều con sợ hãi là ngốc nghếch. Chúng có thật, và cha mẹ có thể trấn an con nếu biết chịu khó tìm hiểu để thông cảm với con.
Trích Nhiệm vụ nên và không nên thực hiện.





Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 02:41 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách