Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 3079|Trả lời: 0

Đời sống thuộc linh - A. Tầm quan trọng của xưng tội

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 24-9-2011 08:34:53 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Đời sống thuộc linh
Tác giả: Richard Goswiller

A. Tầm quan trọng của xưng tội, ăn năn và thống hối


1. Định nghĩa những từ ngữ trong Kinh Thánh.
a. Xưng tội:
Định nghĩa cơ bản của xưng tội là 'nói ra hay làm cho biết'
Trong Cựu ước từ Hê-bơ-rơ 'yadah' có căn nghĩa là ném khỏi mình điều gì đó, loại trừ ra, thờ phượng với hai tay giơ lên - và như vậy là ý niệm của xưng tội.
Trong Tân ước Hi văn 'homologeo' có nghĩa nói cùng một điều giống một người khác, đồng ý với lời nói của một người khác hay chấp thuận lời nói của một người khác.
b. Ăn năn:
Định nghĩa từ ăn năn theo tự điển Webster là rời bỏ tội lỗi và dành trọn đời mình để sửa đổi lại; thấy hối tiếc hay thống hối, thay đổi ý kiến.
Trong Cựu ước, từ Hê-bơ-rơ 'shwb' có nghĩa quay trở lại hay trở về, quay lại, đổi ngược hướng đi; rút lui.
Trong Tân ước, từ Hi văn 'metanoia' có nghĩa một sự thay đổi sâu xa trong tâm trí gây ảnh hưởng đến toàn bộ lối sống của một người.
c. Thống hối:
Định nghĩa tổng quát của từ này theo Tự điển Webster là 'đau buồn và ăn năn vì tội lỗi hay khuyết điểm'.
Trong Cựu ước tiếng Hê-bơ-rơ 'daka' nghĩa đen là sụp đổ hay thâm tím lại; đập ra từng mảnh hay vỡ ra từng mảnh; đập mạnh hay đè nén hay tự hạ mình.
Trong Tân ước từ Hi văn 'lupeo' nghĩa đen là đau buồn hay nặng trĩu tấm lòng; cảm thấy hối hận sâu xa; hết sức buồn rầu.
Những định nghĩa nêu trên được lượm lặt từ:
Theological Wordbook of theo Testament của Hauis, Archer và Waltke; New Wilson's Old Testament Word Studies của William Wilson; Theological Dictionary of the New Testament của Geoffrey Bromily, ed;. A Greek English Lexicon of the New Testament and other Early Christian Literature, của Bauer, Arndt và Gingrich; The New International Dictionary of the New Testament Theology của Colin Brown.
2. Phân tích theo Kinh Thánh và thí dụ về các từ ngữ này.
a. Xưng tội:
Sự xưng tội cá nhân được Đức Chúa Trời phán truyền theo như luật pháp Môi-se thời Cựu ước (LeLv 5:5); sự xưng tội toàn quốc của dân Y-sơ-ra-ên cũng được bảo làm và được thầy tế lễ thượng phẩm thực hiện vào ngày lễ Chuộc tội (LeLv 16:21).
Sự xưng tội cá nhân cũng là phương tiện Chúa định để Cơ Đốc nhân có thể giữ được mối thông công mật thiết và riêng tư với Đức Chúa Trời.
Cơ Đốc nhân được khuyến giục để sẵn sàng xưng tội mình với những chi thể khác trong thân thể Đấng Christ (Gia Gc 5:16).
Đức Chúa Trời hứa đáp ứng lời cầu nguyện xưng tội với sự thương xót (ChCn 28:13), với sự tha thứ và rửa sạch (IGi1Ga 1:9).
Đa-vít trong Thi Tv 32:5 là ví dụ của một người tin kính đã khám phá ra phước hạnh của sự xưng tội mình kể cả sau khi ông đã từ chối làm điều này một thời gian; Nê-hê-mi là một ví dụ khác của một người tin kính đã đi đến sự nhận biết rằng những tội lỗi của ông và tội lỗi của dân tộc ông là nguyên nhân chủ yếu của sự thiếu ơn phước; ngay lập tức ông đã thú nhận tội lỗi với Đức Chúa Trời, kèm theo sự than khóc và kiêng ăn và đã khám phá ra phước hạnh của Đức Chúa Trời (NeNe 1:1-11).
Lời cầu nguyện xưng tội của Đa-ni-ên (DaDn 9:4-13) là một ví dụ điển hình của 'Homologeo' khi ông cứ liên tục xác nhận tội lỗi mà Đức Chúa Trời đã phán về tuyển dân của Ngài (ông cũng xác nhận quyền xử đoán của Ngài)
b. Ăn năn:
Ăn năn là yếu tố cần thiết cho những người bước đi với Chúa; ăn năn biểu thị đặc điểm của chức vụ tiên tri (Exe Ed 14:6, 18:30), chức vụ của Giăng Báp-tít (Mat Mt 3:2), chức vụ của Đức Chúa Trời (Mat Mt 4:17). Phao-lô bảo những triết gia ở thành Athen là Đức Chúa Trời bảo các người ở mọi nơi phải ăn năn (Cong Cv 17:30) và sứ điệp này cũng là đặc điểm của những lời sau cùng Đức Chúa Trời nói với Hội thánh (KhKh 2:3).
Ăn năn bao hàm sự xây lại khỏi mọi đường ác mình (Gie Gr 35:7) và cũng bao hàm sự quay trở lại với Chúa (Cong Cv 3:19). Cả hai khía cạnh này tượng trưng cho bản chất thật của sự ăn năn theo Kinh Thánh.
Một sự ăn năn thật cũng sẽ đem đến một kết quả nhất định và rõ ràng đối với người khác (Mat Mt 3:8).
Sự ăn năn thật sẽ thường được bày tỏ qua một lời cầu nguyện xưng tội với Đức Chúa Trời (IVua 1V 8:33, 34, 46-50).
Sự ăn năn thật mang nhiều ý nghĩa hơn là sự chấp nhận về tâm trí; nếu sự ăn năn thành thật nó sẽ ảnh hưởng đến toàn thể con người nghĩa là đến tâm trí, cảm xúc và ý chí 'hết lòng, hết ý' là ý nghĩa của sự ăn năn trong Kinh Thánh (IVua 1V 8:4)
Sự ăn năn thật là một yếu tố cần thiết để kinh nghiệm ơn phước và sự tha thứ của Chúa (IVua 1V 8:48-50, Mat Mt 5:14-15). Đức Chúa Trời đầy thương xót và sẵn lòng tha thứ và đã tha thứ mỗi tín đồ 'ở trong Christ', nhưng sự xưng tội và sự tha thứ là những phương tiện Chúa định sẵn để nhận được thực tại này một cách riêng tư.
Gióp là thí dụ của một người kính sợ Chúa được đẩy đến sự ăn năn qua nhận thức mới mẻ về tình trạng tội lỗi của chính mình và một sự nhận biết lớn hơn về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời (Xem Giop G 40:1-5, 42:1-6).
c. Sự thống hối:
Thi Tv 51:1-19 là thí dụ tuyệt diệu về một nỗi buồn rầu về tội lỗi của người kính sợ Chúa; lời cầu nguyện này được Đa-vít nói lên sau khi cuối cùng đã hiểu mức độ to lớn của tội lỗi trước một Đức Chúa Trời thánh khiết.
Thí dụ về người Pha-ri-si và người thâu thuế (LuLc 18:9-14) nói lên bản chất thật và ý nghĩa của sự thống hối và kết quả của một tấm lòng thống hối.
Phao-lô nói với Hội thánh Cô-rinh-tô (IICo 2Cr 2:9-10) rằng ông rất vui mừng vì họ đã kinh nghiệm một sự đau buồn về tội lỗi, một sự đau buồn theo như ý chỉ của Đức Chúa Trời bởi vì nó đưa đến kết quả của sự ăn năn thật.
Ê-sai là thí dụ khác của một người kính sợ Chúa bày tỏ một tấm lòng thống hối thật. Khi ông nhìn thấy Đức Chúa Trời và sự thánh khiết đáng sợ của Ngài được bày tỏ, ông đã kêu lên rằng 'Khốn nạn cho tôi, xong đời tôi rồi! Vì tôi là một người có môi dơ dáy...' (EsIs 6:1-5). Đây là lời bày tỏ hết sức rõ ràng về sự thống hối hay của sự tan nát tấm lòng, kết quả của một sự nhận biết sâu xa hơn về tội lỗi riêng tư và sự thánh khiết đáng kinh khiếp của Đức Chúa Trời toàn năng!
3. Sơ lược những nguyên tắc trong Kinh Thánh:
a. Nhạy bén với tội lỗi:
Những câu Kinh Thánh và những thí dụ nêu trên cho thấy là một tín đồ phải có một ước muốn bước đi với Chúa mãnh liệt; điều này hàm ý sự sẵn sàng bước đi 'trong lẽ thật' vì nhạy bén với lời cáo trách tội lỗi của Đức Thánh Linh và vì nhận biết tội lỗi ngăn trở một đời sống thuộc linh phong phú và dư dật (ChCn 28:9, Thi Tv 66:18).
b. Ăn năn thật lòng:
Sự ăn năn xảy đến khi một người được làm cho nhận biết tội lỗi phải là chân thật và hoàn toàn có nghĩa là tất cả tội lỗi biết được phải được từ bỏ hoàn toàn và kèm theo việc hết lòng quay trở lại với Đức Chúa Trời. Không thể có thái độ thoả mãn hay hâm hẩm liên quan đến vấn đề quan trọng này.
c. Kết quả của sự ăn năn:
Sự ăn năn thật thường được bày tỏ ra với Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện và luôn luôn được bày tỏ qua đời sống của một người một cách hết sức rõ ràng (xem Thi Tv 51)
d. Sở hữu sự tha thứ:
Đức Chúa Trời luôn khoan dung và tha thứ nhanh chóng và đây là một ơn phước không điều kiện. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng xưng tội và ăn năn là điều kiện tiên quyết để sở hữu ơn phước trong đời sống cá nhân bạn (Thi Tv 32:1-6).
e. Sản sinh ra lòng thống hối:
Sự thống hối thật không phải là điều chúng ta 'tạo nên' trong lòng nhưng là kết quả của việc thành thật với Chúa về chính chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta ngắm xem Đức Chúa Trời thì chúng ta mới nhìn thấy chính chúng ta dưới ánh sáng thật và do đó trở nên 'nghèo khó trong tâm linh'. Kết quả của lòng thống hối phát sinh ra từ sự hiểu rõ về bản chất của Đức Chúa Trời (ngắm xem sự thánh khiết của Ngài sẽ cho ta thấy mức độ nghiêm trọng của tội lỗi của chúng ta và phải đưa đến một tấm lòng thống hối; nhìn thấy tình yêu của Ngài khiến chúng ta có thể ăn năn; thấy sự toàn tri của Ngài khiến chúng ta có thể thành thật xưng tội) (xin xem thêm Đức Hạnh Khó Nhất).
f. Tấm lòng tan vỡ:
Đức Chúa Trời đang tìm kiếm một tấm lòng tan vỡ và thống hối (Thi Tv 51). Đây là phẩm chất rất thiếu vắng trong Hội thánh ngày nay mặc dù Chúa Giê-xu đã nói chính những con người có phẩm chất đó mới thật sự được ơn phước (Mat Mt 5:3-6). Kết quả là một Hội thánh nguội lạnh và một mối tương thuyết những gì Chúa về tình trạng của chúng ta là một chuyện còn có một thái độ thật sự thống hối lại là một chuyện khác.
"Vì Chúa không ưa thích của lễ, bằng vậy, tôi chắc đã dâng; Của lễ thiêu cũng không đẹp lòng Chúa. Cửa lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời là tâm thần đau thương. Đức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu". Thi Tv 51:16-17.
4. Giá trị và sự ứng dụng thực tế:
a.Ăn năn và thống hối:
Hai điều này là nền tảng cho mối quan hệ của Cơ Đốc nhân với Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta muốn kinh nghiệm Chúa càng hơn thì chúng ta phải càng trở nên nghèo nàn về mặt tâm linh. Nhưng ăn năn và thống hối không phải là những điều máy móc chúng ta phải làm, vì chúng tượng trưng cho cả một thái độ phải trau dồii và điều này chỉ có thể làm được qua một sự tiếp xúc sâu sắc và lâu dài với chính thân vị của Đức Chúa Trời.
b. Xưng tội:
Xưng tội thực sự có hai mặt. Một mặt chúng ta thừa nhận tình trạng tội lỗi của chính chúng ta, mặt khác chúng ta thừa nhận sự vĩ đại tuyệt đối của Đức Chúa Trời. Đây phải là sự quan tâm chủ yếu trong đời sống cầu nguyện của chúng ta. Toàn thể động cơ của sự cầu nguyện phải là sự tôn vinh, ca tụng và vinh hiển của Đức Chúa Trời hơn là sự tập trung vào những nhu cầu cá nhân của chúng ta. Về phương diện này chúng ta nên học theo những thì dụ tốt đẹp về lời cầu nguyện được chép lại trong Kinh Thánh.
c. Xưng tội ngay:
Chúng ta phải học bài học này qua đời sống Đa-vít (xem Thi Tv 32:3-4). Đừng bao giờ để mọi việc cứ trôi qua cho đến lúc mà bạn cảm thấy bạn không thể đến với Chúa. Đó chính là lời dối trá của kẻ thù! Nhưng bằng cách 'tính sổ luôn luôn' với Chúa nghĩa là nhanh chóng thú nhận mọi điều Chúa chỉ ra, chúng ta sẽ không để cho Sa-tan có cơ hội để tấn công vào lãnh vực đặc biệt này trong đời sống tâm linh của chúng ta.
d. Xưng tội với người khác:
Thật đáng buồn vì đây là điều đang bị lơ là trong Hội thánh ngày nay. Tôi tự hỏi, không biết đây có phải là lý do khiến sự hiệp ý cầu nguyện của Hội thánh quá nông cạn hời hợt không? Có phải vì vậy mà một số những lời xưng tội của chúng ta quá ư máy móc, gần như chỉ nặng về hình thức không? Thừa nhận theo ý nghĩa tổng quát chúng ta là tội nhân với chính chúng ta là một chuyện còn thừa nhận những tội lỗi rõ rệt của chúng ta trước thân thể Đấng Christ lại là một chuyện hoàn toàn khác. Một sự sẵn lòng xưng tội trước người khác sẽ đưa đến một tấm lòng thành thật và khiêm nhường ngay tức khắc và theo sau là quyết tâm trong lòng sẽ không bao giờ phạm tội như vậy nữa.
e. Đức Chúa Trời tha thứ:
Dù cho chúng ta có rơi xuống thấp đến đâu so với tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời thì Ngài cũng vui sướng mà tha thứ và phục hồi chúng ta. Hãy luôn luôn tự nhắc bạn và nhắc những người khác về lẽ thật trọng đại này! Và luôn luôn nhớ rằng sự tha thứ đặt căn bản trên công tác đã được hoàn tất bởi Đấng Christ có nghĩa là chúng ta không cần giúp thêm gì vào sự cứu chuộc tội lỗi chúng ta. Nhưng cũng cần nhớ rằng Đức Chúa Trời chỉ tha thứ trên căn bản của sự công bình nghĩa là phải có một sự đền trả xứng đáng cho tội lỗi của chúng ta và chính Đấng Christ đã đứng vào chỗ chúng ta và đền trả án phạt cần thiết!





Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 02:27 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách