Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 3293|Trả lời: 0

Đá Góc Nhà - NHỮNG THUỘC TÍNH TỰ NHIÊN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 29-9-2011 08:32:12 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Đá Góc Nhà
Tác giả: Floyd C.Woodworth, Jr. D.Duncan

NHỮNG THUỘC TÍNH TỰ NHIÊN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


Mục tiêu7: Xếp cho phù hợp bốn thuộc tính của Đức Chúa Trời với một định nghĩa của mỗi thuộc tính .
Chúng ta gọi những ai đặc biệt nghiên cứu về Đức Chúa Trời là những nhà thần học ( theologiens) Bạn và tôi có thể không được coi như những nhà thần học, những chúng ta vẫn có quyền nghiên cứu và phân tích những giáo lý hay những sự dạy dỗ về Đức Chúa Trời. Để chúng ta có thể hiểu Ngài nhiều hơn và yêu quí Ngài nhiều hơn, điều quan trọng là không những tìm kiếm bản chất của Ngài nhưng điều quan trọng là không những tìm hiển bản chất của Ngài nhưng còn tìm hiểu những đặc tính của Ngài nữa. Những nhà thần học gọi những đặc tính nầy là những thuôïc tính (asttribute) Thuộc tính chỉ ngụ ý về hững tính chất gắn liền với hoặc mô tả người nào đó hay vật gì đó. Đức Chúa Trời ở trong trường hợp nầy. thuộc tính của Đức Chúa Trời giải thích tại sao Ngài hành động như thế, và vì vậy chúng ta biết mình mong đợi gì từ nơi Ngài. Những thuộc tính của Ngào bao gồm vô sở bất tri ( omniscience) và khôn ngoan (wisdom). Trước hết chúng ta tìm hiểm sự vô sở bất năg của Đức Chúa Trời.
Sự vô sở bất năng của Đức Chúa Trời.
Sara, vợ Aùpraham, đã đi đây đó suốc cuộc đời bà. Bà đã chứng kiến Đức Giê Hô Va làm những điều lớn lao và kỳ diệu cho vợ chồng bà. Nhớ lại ngày nào khoác áo cô dâu, bây giờ là bà lão già lưng còng. Bà cười khi nghe một khách lạ nói với chống bà rằng bà sắp mang thai. Không thể được: Bạn có trách Sara vì bà cười không? Nhưng, vị khách lạ thưỡng giới hỏi, “ Có điều gì quá khó cho Đức Chúa Trời chăng?” (SaSt 18:1-15)
Chúa đã nhắc nhhở cho Aùpraham và Sara đặc tính thiêng thượng nào của Ngài? Sự vô sở bất năng của Ngài, tức là Ngài có toàn quyền, rất mạnh sức. Ngài có thể làm bất kỳ việc vì: Quyền năng trọn vẹn của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho chúng ta trong Kinh Thánh qua
1. Sự tạo dựng (1:1)
2. Sự duy trì muôn vật do lời phán quyền năng của Ngài (HeDt 1:3)
3. Sự cứu chuộc con người (LuLc 1:35, 37)
4. Những phép lạ.
5. Sự cứu rỗi tội nhân.
6. Sự hoàn thành mục đích của Ngài cho vương quốc của Ngài (IPhi 1Pr 1:5)
Dầu vậy, chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời không thể làm những gì vô lý, như làm cho nước khô chẳng hạn. Và Ngài cũng không làm nhữn gì mâu thuẩn với bản chất riêng của Ngài.
Một thực thể rất phù hợp với bản chất của Đức Chúa Trời ấy là Ngài có thể hạn chế hành động của quyền năng của Ngài nếu Ngài muốn. Chẳng hạn, Đức Chúa Trời ban cho mỗi con ngườ quyền tự do chọn giữa Ngài và satan. Đừc Chúa Trời không bắt ép bất cứ người nào tin nhận Ngài ngượi lại với ý muối của người ấy. Ngài hạn chế chính mình Ngài để cho phép mỗi cá nhân làm theo điều người ấy quyết định.
Gie Gr 32:17 công bố với Chúa, “ Ngàu dùng quyền năng vĩ đại và cánh tay mạnh sức của Ngài mà tạo thành trời đất. Chẳng điều gì khó quá cho Ngài” Sau đó Chúa hỏi Giêrêmi, “ Có điều gì khó quá cho ta chăng?” (6:27) Khi chúng ta hiểu được quyền năng vĩ đại của Đức Chúa Trời chúng ta, thì chúng ta chẳng bao giờ lưỡng lự khi cầu xin Ngài giúp đỡ khi dối diện bất cứ hoàn cảnh nào.
(14) Đọc XuXh 3:11-12 Đức Chúa Trời nói năm chữa nào để nhắc nhở Môise về sự cp6 sở bất năng của Ngài?
Sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời.
Một cậu bé muốn làm một điều sai quấy, nhưng cậu ta quyết định rằng mình nên vào nhà làm điều ấy để Đức Chúa Trời từ trên trời khỏi nhìn thấy. Đặc tính thiêng liêng nào mà cậu bé này không hiểu? Đó là Đức Chúa Trời hiện diện khắp mọi nơi vào một thời điểm. tác giả Thi thiên nói điều nầy trong Thi Tv 139:7-10.
Tôi sẽ đi đâu khỏi xa thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa? Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó, ví tôi ở dưới âm phủ, kìa, Chúa cũng ở đó. Nhược bằng tôi lấy cánh hừng đông bay qua ở tại cuối cùng biển, tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn dắt tôi, tay hữu Chúa sẽ nắm giữ tôi.
Sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời không có nghĩa là Đức Chúa Trời có cùng một mối quan hệ đối với mỗi người. Ngài sẽ bày tỏ chính mình Ngài, ban phước và khuyến khích những ai yêu mến và phục vụ cho Ngài, nhưng Ngài sẽ quở trách và trừng phạt những ai chống đối Ngài. Ngài cũng ở trong cơn bão nhưng không cùng một cách với lúc Ngài ở cùng 2 con cái của Ngài đang chân thành cầu xin Ngài dẫn dắt (NaNk 1:3; Mat Mt 18:20)
Biết rằng Đức Chúa Trời luôn luôn hiện diện giúp chúng ta can đảm trong những thử thàch vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời có ở đấy để thêm sức và dẫn dắt chúng ta. Đồng thời điều nầy cũng luôn nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận trong cách sống của mình vì Đức Chúa Trời nhìn thấy mọi sự chúng ta làm, dù tốt hay xấu cũng vậy. Chúng ta có trách nhiệm phục vụ Đức Chúa Trời cách thỏa lòng ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, vì Ngài có ở đấy.
Chúng ta phải tự nhắc nhở rằng chúng ta không nên dùng cảm xúc riêng của mình mà làm thước đo sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở với chúng ta. Dù chúng ta cảm thấy như thế nào thì Đức Chúa Trời vẫn cứ ở với chúng ta. Giả sử một em bé gái khóc lớn trong đêm tối và mẹ em bé lên tiếng dỗ em mà nói rằng mẹ vẫn ở với em. em bé gái có thể nghĩ rằng mình phải thấy mẹ dể biết rằng mẹ ở với em. Dù nó có thấy mẹ hay không thì sự kiện mẹ ở đó vẫn không thay đổi. Đối với chúng ta cũng vậy. Dù chúng ta cảm thấy có sự hiện diện của Đức Chúa Trời hay không thì Kinh Thánh vẫn bảo chúng ta rằng Ngài ở khắp mọi nơi. Biết như vậy cũng đủ để chúng ta giữ thái độ ca ngợi và được khích lệ trong mọi lúc.
(15) Torng sổ tay của bạn, hãy ghi hai lý do tại sao sự nhìn biết về sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta.
Sự vô sở bất tri của Đức Chúa Trời.
Chỉ cần một bước từ sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời đến sự vô sở bất tri của Ngài - sự hiể biết của Ngài về mọi sự. Con người thường phải làm việc rất chăm chỉ mới khám phá được nhiều sự kiện. Khi chúng ta học tập để thu đạt kiến thức, thì chúng ta dồn chứa những sự kiện, nhưng dường như càng học biết nhiều chứng nào thì thường thường chúng ta lại ý thức rằng chính mình biết ít quá ít.
Đức Chúa Trời không có nan đề ấy. Ngài biết tất cả mọi sự. Đấng Cai trị toàn cả vũ trụ có sự hiểu biết không hạn chế. SưÏ kiện này làm cho chúng ta khó hiểu cách đầy đủ, nhưng đo lại là điều thiết yếu để đức tin chúng ta tin nơi sự trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Nói cách hợp lý, thì Ngài phải biết tất cả những gì có thực và tất cả những gì có thể làm được, nếu không, thì Ngài phải liên tục học những gì Ngài không biết trước đó, và Ngài phảiliên tục họi hỏi những gì Ngài không biết trước đó, và Ngài cần phải điều chỉnh những kế hoạch và mục đích của Ngài cho phù hợp (Logi- cally, He must know all that is actual and all that is possible. Otherwise, He would constantly learn things. He did not know before, and he would need to adjust his purposes accord -ingly)
Vì Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự, nên Ngài có thể nói trước về những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Vì vậy chúng ta thấy nhiều biến cố được nói trước trong Kinh Thánh. Điều nầy không có nghĩa là Đức Vĩnh Hằng quyết định về những gì sẽ xảy ra cho chúng ta. Ngài chỉ biết chúng ta sẽ quyết định gì trước khi chúng ta đưa những quyết định ấy ra. Vì Ngài thấy trước, nên Ngài có thể nói trước, hoặc nói những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Sự tiên báo này không có nghĩa là tiền định (predetermineđ( hay quyết định trước những gì sẽ xảy ra.
SỰ kiện Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự sẽ tăng cường đức tin cho chúng ta khi chúng ta đang ở giữa sự thử thách ngặt nghèo vì Ngài biết nhiều hơn chúng ta về nan đề của chúng ta. Ngài biết những lý do và những gì sẽ xảy ra với mỗi cách giải quyết mà chúng ta có thể xem xét. Từ sự kiện này chúng ta có thể rút ra sự bảo đảm chắc chắn khi chúng ta tìm kiếm sự hướng dẫn của Ngài cho những cách giải quyết đúng đắng cho những nan đề của chúng ta.
(16) Đọc Thi Tv 139:1-19 và hoàn chỉnh những lời diễn đạt sau:
a.Những câu......................................................... nói về sự vô sở bất tri của Đức Chúa Trời.
b. Những câu.......................................................... nói về sự vô sở bất năng của Đức Chúa Trời.
c. Những câu .......................................................... nói về sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời
(17) Lời diễn đạt nào ĐÚNG noí về sự vô dở bất tri của Đức Chúa Trời?
a. Vì Đức Chúa Trời biết những gì tôi sẽ quyết định, nên mọi quyết định của tôi thực sự là những quyết định của Ngài.
b. Biết rằng Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự sẽ đưa tôi quay lại với Ngài để xin Ngài hướng dẫn khi tôi phải quyết định điều gì.
c. Nói trước có nghĩa là tiền định.
d. Nếu Đ(ức Chúa Trời không biết tất cả (not all knowing), thì Ngài không phải là trọn vẹn.
e. Vô sở bất tri nghĩa là biết mọi sư có để biết, bao gồm sự hiểu biết trọn vẹn về quá khứ, hiện tại và tương lai.
Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
Nhiều nhà khoa học biết được vô số sự kiện, nhưng tất cả kiến thức của trần gian nầy đã không giải quyết những nan đề của xã hội. Người ta chỉ không có sự khôn ngoan cần thiết để biết cách áp dụng kiến thức của họ vào nhưng nan đề như thế nào để mọi người có thể chung sống trong hòa bình và thịnh vượng.
Sự khôn ngoan không giống như kiến thức. Qua kiến thức sự khôn ngoan tìm dược mục đích cao nhất có thể thực hiện được và rồi sử dụng cách tốt nhất dể hoàn thành mục đích đó. Vì Đức Chúa Trời là sự toàn khôn ngoan ( all wise) nên Ngai làm mọi sự điều tốt đẹp. trong sự khôn ngoan trọn vẹn của Ngài. Ngài ban cho chúng ta Kinh Thánh, lời của Ngài hướng dẫn chúng ta trong mọi việc chúng ta làm. Nếu chúng ta sống theo sự hướng dẫn của Ngài như đã ghi lại trong lời Ngài, thì chúng ta sẽ hưởng lợi ích từ sự khôn ngoan của Ngài và được Ngài ban phước.
Đôi khi chúng ta không nhìn thấy sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong việc Ngài cho phép một số diều xảy ra trong cuộc sống chúng ta. Trước hết chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời cho phép chúng ta tự chọn, và nếu những sự chọn lựa ấy không phù hợp với ý muốn của Ngài thì chúng ta có thể mang những nan đề lại cho mình. Đồng thời, chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đang sống trong thấ giới tội lỗi và Cơ đốc nhân như người ngoại đôi khi là nạn nhân của những thiên tai hay chịu những hành động gian ác của kẻ khác trong thế giới tội lỗi bại hoại nầy. Đức Chúa Trời không bị buộc phải đến với chúng ta và giải thích cặn kẽ vì sao mọi sự lại xảy ra và những lý do mà chúng ta không biết gì cả. Nhưng IGi1Ga 4:8 chép, “ tình yêu thương trọn vẹn xua đuổi mọi sự sợ hãi” , chúng ta có thể tin cậy trọn vẹn nơi Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh, biết rằng trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài sẽ khiến mọi sự hiệp lại làm ích lợi cho chúng ta và làm vinh hiển danh Ngài (RoRm 8:28)
Những phân đoạn Kinh Thánh như Thi Tv 104:24-30 và Gie Gr 10:12 nhắc cho chúng ta thấy rằng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua tạo vật của Ngài. Phải rất khéo léo mới hoàn tất những sắp ếp phúc tạp của thiên nhiên. Không nói lên lời khi tôi quan sát một lông chim. Từng phần nhỏ li ti dược phát họa cho một chức năng riêng biệt hoặc trong sự bay lượn hay che chở chim khỏi mọi yếu tố. Khi tôi quan sát bộ ưong của con chim, tôi thấy rằng những xương lớn hơn thì trống rỗng và đầy không khí để giữ cho tạo vật bé nhỏ ấy ở trên không. Hậu tự loại chim cũng có cách cấu tạo như thế. Đây chỉ là một thí dụ nhỏ về sự khôn ngoan vĩ đại của Đức Chúa Trời chúng ta/
Tôi rất được phước khi nhớ rằng Đức Chúa Trời cũng khiến sự khôn ngoan của Ngài mang lợi ích cho chúng ta khi chúng ta cần đến. Dù bất kỳ điều gì mà chúng ta gặp hôm nay, ngày mai, tuần tới, tháng tới, thì Gia Gc 1:5 bảo chúng ta chớ ngh ngờ, nhưng hãy cầu xin sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời rộng lượng và khoang dung trong việc ban sự khôn ngoan cho dân sự Ngài.
18) Dựa vào phần thảo luận của chúng ta về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, trong những điều sau đây điều nào bạn xem là những ví dụ tôùt về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
a.Nếu tôi có những khoản tiền lớn bất ngờ và không biết cách làm thế nào để bảo quản, tôi có thể cầu xin Đức Chúa Trời hướng dẫn và biết rằng Ngài có thể ban cho tôi sự khôn ngoan tôi cần để qiải quyết công việc.
b. Một thiếu nữ Cơ đốc có nếp sống tốt và làm chứng về tình yêu của Đấng Christ bị chết bất ngờ trong một tai nạn. Vì cái chết của cô ấy nên nhiều người trong cộng đồng ấy đến với Chúa nên chúng ta biết rằng trong sự khôn ngoan của Ngài. Ngài đã có kế hoạch định điều đó để đem lại điều tốt hơn.
c. Lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh, là kim chỉ Nam chỉ cho tôi biết cách sống cuộc đời tốt đẹp và có kết quả.
d. Đức Chúa Trời ban cho những nhà lãnh đạo Hội Thánh sự khôn ngoan để chỉ đạo những vấn đề thuộc linh cho Hội Thánh phù hợp vói ý muốn của Ngài.
e. Sự cấu tạo của cơ thể con người bày tỏ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
f. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời không cho phép Cơ đốc nhân phạm lỗi lầm để chịu hình phạt.
(19) Để ôn lại tiêu mục nầ, hay xếp bốn thuộc tính của Đức Chúa Trời cho phù hợp với định nghĩa của mỗi thuộc tính.
......a. Phẩm chất của Đức Chúa Trời là hiện diện khắp mọi nơi.
......b. Cách Đức Chúa Trời hành động để đem lại mục đích cao cả nhất cho tạo vật và tất cả loài thọ tạo của Ngài.
......c. Phẩm chất biết tất cả mọi sự của Đức Chúa Trời.
.....d. Phẩm chất có toàn quyền năng của Đức Chúa Trời
1) VÔ sở bất năng
2) VÔ sở bất tri
3) Vô sở bất tại
4) Sự khôn ngoan.
Trong bài học nầy chúng ta ôn lại những bản chất của Đức Chúa Trời và những thuộc tính tự nhiên của Ngài. Trong bài kế chúng ta sẽ nhìn về những đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời và những công việc quyền năng của Ngài. Điều nầy sẽ chuẩn bị chúng ta học tập về Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh. Khi bạn đạt được sự hiểu biết nhiều hơn về Đấng tạo hóa Thiêng Liêng ( Divine Creator) và mối quan hệ của chúng ta đối với Ngài, thì bạn có thể phục vụ Ngài tốt hơn và làm chứng cho những người khác về tình yêu vĩ đại của Ngài.
TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN
CÂN HỎI LỰA CHỌN. Chọn một câu trả lời tốt nhất cho mỗi lời diễn dạt.
1. Cơ Đốc Nhân thờ phượng ngay trong chỗ của họ thay vì tại những nơi thờ phượng, nghi lễ hay những hạn chế khác, vì Đức Chúa Trời là
a) thần linh
b) một sự hiệp nhất
c) vô sở bất năng.
d) vĩnh cửu.
2. Nếu tôi thật sự ý thức rằng Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri (all - knowing) toàn năng ( all -prouerful) và hiện diện khắp mọi nơi, thì tôi sẽ.
a) Hướng cuộc sống mình vào đường lối đẹp lòng Ngài và tin cậy Ngài giúp tôi trong mọi thử thách tôi gặp phải.
b) Ý thức rằng dù bất cứ điều gì tôi quyết định, thì đó cũng là những gì Ngaì đã chọn cho tôi, và tôi không thể thay đổi cuộc sống mình theo cách khác.
c. Giải quyết nan đề hàng ngày và những nhu cầu của tôi theo cách riêng của mình vì chỉ có thể kêu cầu Đức Chúa Trời giải quyết những nan đề lớn của cuộc sống.
3. Vì bản chất của Đức Chúa Trời và những thuộc tính của Ngài, không những Ngài có khả năng biết những nhu cầu chúng ta là gì những Ngài còn.
a) Xa cách quá đến nỗi không đến gần để giải quyết những điều đó.
b) Ý thức rằng vì chúng ta không có cùng bản chất và thuộc tính nên Ngài không thể thực sự thông công với chúng ta trong phương cách có ý nghĩa.
c) Có thể cung ứng mọi nhu cầu của chúng ta/
4. Khi chúng ta tin quyết rằng Đức Chúa Trời khiến mọi sự hiệp lài mang lợi ích chúng ta, và làm vinh hiển danh Ngài, thì chúng ta đang công nhận.
CÂU HỎI ĐÚNG SAI Ghi chữ Đ trước những lời diễn đạt đúng, và S trước những lời diễn đạt sai. ........5. Phẩm chất của Đức Chúa Trời chứng tỏ rằng chúng ta có thể đến với Đức Chúa Trời và việc Ngài quan tâm đến những nhu cầu của chúng ta là sự hiệp nhất.
.........6. Cơ đốc giáo khác với sự thờ phượng nhiều thần vì Đức Chúa Trời là thần linh.
........7. Kính Thánh dạy rằng có ba thân vị trong thực thể thiêng thượng: Cha, Con và Thánh Linh. Chúng ta gọi phẩm chất nầy là bô ngôi Đức Chúa Trời.
.........8. Những phẩm chất của Đức Chúa Trời được mô tả sự tồn tại không có bắt đầu hay chấm dứt của Ngài và phẩm chất không thay đổi của Ngài là sự vĩnh cữu và sự bất biến của Ngài.
.........9. Một người không có khả năng nhìn thấy mục đích trong sự thử thách của mình thì không thể biết đầu đủ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
........10. Số lượng lớn nhất về sự kiện giáo lý ba ngôi được tìm thấy trong Cựu ước.
GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Câu trả lời của bạn
(2) Câu trả lời của bạn, tôi đã ghi nhận rằng chúng ta biết người khác nhờ việc nói chuyện, lắng nghe và học hỏi nơi họ. Muốn biết Đức Chúa Trời, chúng ta phải dành thì giờ để lam những điều đó.
(3) b. Khả năng suy nghĩ, cảm nhận và quyết định.
(4) b) Đức Chúa Trời biết và chăm sóc. . . . . . . . theo nghĩa bóng.
(5) d) Tất cả những câu trên a),b), c) đều đúng.
(6) a. Đức Chúa Trời toàn năng.
b. Giê Hô Và Đức Chúa Trời người, chớ có các thần khác.
c. Bất cứ thần tượng nào để bên cạnh ta.
d. Giê Hô Va Đức Chúa Trời ngươi là Đức Chúa Trời duy nhất, ngoài Ngài không có Đức Chúa Trời nào khác.
(7) Dĩ nhiên tất cả những ý niệm nầy đều liên hệ lẫn nhau khi chúng mô tả sự duy nhất của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể xếp đặt thế này:
a. 2) độc nhất.
b. 1) Hiệp nhất về số
c. 2) Độc nhất.
d. 3) Đơn nhất
e. 3) đơn nhất
f. 3) đơn nhất.
g. 1) hay 2) Hiệp nhất về số hay độc hất.
(8) Những câu trả lời a,c,d và e là những thí vụ tốt về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
- Câu trả lời b không phải là ví dụ tốt vì cô gái gặp tai nạn có thể là kết quả của sự sai trật của con người và không phải là sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã làm lợi ích cho hoàn cảnh ấy bằng cách sử dụng điều đó để đem người ta đến với Ngài và trong điều này sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được bày tỏ.
- Câu trả lời f không phải là ví dụ tốt vì Đức Chúa Trời trong sự khôn ngoan của Ngài cho phép chúng ta lựa chọn. Chúng ta có thể chọn việc cầu xin Ngài ban cho chúng ta sự khôn ngoan trong việc quyết định.
(9) a. 5) số nhiều của những vị thân vị ( plurality of Persons)
b. 3) Đấng Mêsi và Đức Thánh Linh.
c. 2) Đấng Cứu Chuộc hay Cứu Chúa.
d. 1) Đức Thánh Linh.
e. 4) Những thân vị của Ba ngôi.
(10) a,c,d, e và f đều đúng.
(11) a. Đúng
b. Đúng
c. Sai
(12) a. Đức Chúa Trời, thế gian
b. Mục đích , Lời
c. bị hủy diệt
d. Tình yêu, sự công bình.
(13) a. 3) Hiệp nhất.
b. 5) Vĩnh cữu
c. 2) Thuộc về linh
d. 4) Ba ngôi
e. 6) Bất biến
f. 1) Thân vị tính.
(14) “ Ta sẽ ở với ngươi”
(15) Chúng ta biết Đức Chúa Trời luôn luôn ở đấy để tăng cường sức lực và khích lệ chúng ta trong cơn thử thách. Chúng biết rằng Ngài thấy mọi sự chúng ta làm. Dù tốt hay xấu, và chúng ta có trách nhiệm phục vụ Ngài trong mọi thời điểm, thì giờ.
(16) a. Câu 1-6
b. Câu 13-19
c. Câu 7-12.
(17) a. Sai
b. Đúng
c. Sai
d. Đúng
e. Đúng
(18) a. Đức Chúa Cha.
b. Đức Chúa Trời
c. Đức Chúa Trời
d. Ba thân vị riêng biệt (Cha, Con và Thánh Linh)
(19) a. 3) vô sỏ bất tại,
b. 4) Sự khôn ngoan
c. 2) Vô sở bất tri
d. 1) Vô sở bất năng





Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 20-4-2024 05:29 AM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách