Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 2860|Trả lời: 0

Đá Góc Nhà - THÂN VỊ TÍNH CỦA THÁNH LINH

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 30-9-2011 08:24:46 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Đá Góc Nhà
Tác giả: Floyd C.Woodworth, Jr. D.Duncan

THÂN VỊ TÍNH CỦA THÁNH LINH

Mục tiêu 2: Nhận diện những thành phần thiết yếu trong thân vị tính của Thánh Linh
Những thành phần chủ yếu của thân vị tính:
Trong bài, chúng ta thấycó ba thành phần chính cầu tạo thành thân vị tính: 1) Trí tuệ ( khả năng suy nghĩ), 2) Cảm giác ( khả năng cảm nhận, cảm xúc) và 3) ý chí khả năng quyết định). Chúng ta hãy xem những câu Kinh Thánh ám chỉ về Thánh Linh và thất những đặc tính nầy được áp dụng cho Ngài đến thế nào.
Kinh Thánh nói rõ ràng với chúng ta liên quan với thân vị tính của Thánh Linh. Trong bài iết tuyệt tác nói về cuộc sống nhờ Thánh Linh. Sứ đồ Phao lô kết luật bằng cách nói về “ tâm trí của Thánh Linh” (RoRm 8:27) đồng nhất với trí tuệ của Thánh Linh. Sứ đồ Phaolô cũng nói về cảm giác của Thánh Linh (RoRm 15:30) Nghĩa là, ông nói về khả năng cảm nhận của Thánh Linh - trong trường hợp nầy, nói về cảm xúc yêu thương và khả năng diễn đạt cảm xúc của Ngài. Cuối cùng, sứ đồ Phaolô nói cho tín hữu Côrinhtô về hành động tối cao của Thánh Linh khi Ngài bày tỏ chức năng của ý muốn, ban ân tứ cho tín hữu theo điều Ngài quyết định hay muốn (ICo1Cr 12:11) Những khúc Kinh Thánh này chứng tỏ rằng Thánh Linh sở hữu những phẩm chất thiết yếu của thân vị tính.
(4) Trong bài tập sau, xếp đặt những phần thiết yếu của thân vị tính (phải) với định nghĩa hay lời mô tả đúng (trái)
Những yếu tố khác của thân vị tính
Thêm vào những thành phần thiết yếu của thân vị tính, vài yếu tố khác hiện hữu cũng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về thân vị tính. Đó là 1) Những sự phối hợp của thân vị 2)những hành động của thân vị 3) những danh xưng của thân vị , 4) những đại từ xưng hô của thân vị, và 5) cach đối xử của thân vị.
1. Sự phối hợp của thân vị. Chúng ta dễ nhận thấy rằng trong công thức làm báp ttêm và lời chức phước của sứ đồ, Thánh Linh được đồng nhất với Đức Cha và Đức Con. Sự phối hợp nầy với những thân vị khác ám chỉ về thân vị tính. há không khôi hài sao nếu truyền lệnh cho người nào đó chịu báp têm trong danh Đức Cha, Đức Con và “ sức mạnh, hơi thở”, “quyền năng hay “ gió” (Mat Mt 28:19). Chắc chắn chỉ có một thân vị mới có thể phối hợp và hành động với những thân vị khác.
Chắc chắn đây là nền tảng cơ bản nhất các sứ đồ và các trưởng lão tại Giáo Hội Nghị Giêrusalem viết các lời sau: “ Vì Thánh Linh và chúng tôi đền lấy làm tốt mà chẳng gán gánh nặng gì hơn trên anh em ngoài mấy điều cần nầy. . . . .” (Cong Cv 15:28) Thân vị tính của Thánh Linh được bày tỏ rõ ràng qua sự phối hợp của Ngài với các thân vị khác của Ba ngôi.
2. Những hành động của thân vị. Khi chúng ta khảo sát những hành động của Thánh Linh được bày tỏ trong Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy những hành độnh ấy tạo thêm ý nghĩa hoàn chỉnh cho thân vị tính của Thánh Linh biết bao. Nhớ đọc kỹ những câu Kinh Thánh nầy.
- Kinh Thánh: Hành động, của một bản chất thân vị
IIPhi 2Pr 1:21 Thánh Linh mặc khải, động viện cho phép
- I Côrinhtô: Ngài tìm kiếm
Cong Cv 13:2; KhKh 2:7 Ngài nói, kêu gọi mọi người phục vụ
GiGa 15:26 Ngài làm chứng
Cong Cv 16:6-7 Ngài hướng dẫn dân sự Ngài và sự phục vụ, thường cấm hay ngăn cản họ một trong một số hoạt động
RoRm 8:26 Ngài cầu thay cho chúng ta
GiGa 14:26 Ngài dạy
16:8-11 Ngài quở trách
16:13 Ngài dẫn dắt chúng ta
16:14 Ngài tôn vinh Đấng Christ
3:5 Ngài tái tạo chúng ta
(5) Những hoạt động trên bày tỏ điều gì về bản chất của Thánh Linh? Hãy dùng sổ tay của bạn ghi lại điều đó.
3. Những danh xưng của thân vị. Ngày đêm trước khi Chu1a chịu đóng đinh. Ngài tiết lộ cho các môn đệ Ngài biết rằng: Ngài sẽ rời khỏi họ. Biết trước cuộc chia tay này sẽ cất khỏi họ sự lãnh đạo, bảo đảm và khuyên lơn của Ngài, nên Chúa Jêsus phán “Ta sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng yên ủi khác” (GiGa 14:16)
Chúa Jêsus lập tức đồng nhất hóa Ngài với Đấng sẽ thế chỗ Ngài là Thánh Linh (GiGa 14:26). Đồng thời, Chúa Jêsus khẳng định rằng giống như việc Ngài đến để công bố về Cha như thế nào thì Thánh Linh cũng sẽ giải thích, bày tỏ và trình bày bản chất cùng ý muốn của Chúa Je6sus cho loài người như thế ấy ( so sánh những khúc Kinh Thánh nầy chúng ta thấy Thánh Linh được gọi là Đấng khuyên bảo, và Ngài được sai đến để thế cho Đấng Christ như là một Đấng khuyên bảo khác đầy tình cảm và biết phân biệt, là Đấng hành độnh vì cớ con Đức Chúa Trời.
Đức Thánh Linh được Đức Chúa Cha sai đến theo sự yêu cầu của Đức Chúa Con (GiGa 15:26) để làm vinh hiển con và phục vụ những nhu cầu thuộc linh của tín hữu.Ngài được gọi là Linh của Chân lý (GiGa 14:17) Linh của sự sống (RoRm 8:2) Linh ân phúc (HeDt 10:29) Linh của sự bảo dưỡng (RoRm 8:15; GaGl 4:5-7) Linh lời hứa (Cong Cv 1:5) Linh thánh khiết (RoRm 1:4) Đấng biện hộ (IGi1Ga 2:1) hay Đấng an ủi (GiGa 14:16-26) Đấng mang những danh xưng này chính là Đức Thánh Linh, Đấng làm vinh hiển Chúa Jêsus, bày tỏ Chúa Jêsus cho chúng ta và tiếp tục công tác của Chúa Jêsus trên đất nầy.
Đấng khuyên bảo còn được gọi là Thánh Linh (Eph Ep 4:30), Linh của Jêsus (Cong Cv 16:7), Linh của Christ (RoRm 8:1-39) Linh của Jêsus Christ (Phi Pl 1:19) và Linh của Đức Chúa Trời (IGi1Ga 4:2) Mặc dù danh xưng khác nhau chỉ làm cho sáng tỏ những khía cạnh khác nhau của bản chất và công việc của Ngài.
4. Những đại từ xưng hô của thân vị ( personal pronouns) Có lẽ bạn 9ã ghinhận sự nhấn mạnh về Thánh Linh trong GiGa 14:1-15:27; 16:1-33. Giăng sử dụng những đại từ xưng hộ ( Ngài, ngôi thứ ba) để nhấn mạnh về thân vị tính của Thánh Linh ở đây là điều rất có ý nghĩa. Chẳng hạn đại từ chỉ phái nam ekeinos (Ngài) được dùng ở GiGa 16:13 ám chỉ về Thánh Linh, tức nhìn nhận thân vị tính của Ngài. Đại từ này cũng được dùng để chỉ về Chúa Jêsus trong IGi1Ga 2:6; 3:3-7, 15, 16.
5. Cách đối đãi với thân vị.Cuối cùng, cách đối đãi với thân vị cũng chỉ về thân vị tính của Ngài. Kinh Thánh chứng tỏ rằng Ngài có thể được thử hay thử thách (Cong Cv 5:9) làm cho buồn (Eph Ep 4:30) Người ta nói dối với Ngài (Cong Cv 5:3) bị phỉ báng và nói nghịch (Mat Mt 12:31, 32) bị chống đối (Cong Cv 7:51) và bị khinh mệt (HeDt 10:29) Một ảnh hưởng vô thân vị tính (impersonal force) thì không phải là đối tượng đề đối đãi như thế và cũng không thể đáp ứng với thái độ ấy.
(6) Từ nào trng những thuật ngữ này có thể được dùng để mô tả về Thánh Linh? Khoanh tròn mẫu tự đứng trước từ bạn chọn.
a. Đấng khuyên bảo
b.Đấng dẫn dắt
c.Ảnh hưởng vô thân vị tính
d. Ngài
e. Đức Chúa Trời
f. Đấng biện hộ
g. Nó ( Trung tín)
h. Đấn bị thử
I. Ngôi vị
j. Giáo sư
k. Trí tuệ
l. Đấng tối cao
m. Đấng có cảm xúc
n. Đấng có thể bị kinh miệt.
Nhìn nhận thân vị tính của Thánh Linh rất có ý nghĩa. Khi chúng ta có ý thức rằng Ngài là một thân vị riêng biệt của Đức Chúa Trời chủ tể, yêu thương và sự tôn kính của chúng ta.Lòng mong ước của chúng ta là để Ngài chiếm hữu chúng ta và sử dụng chúng ta cho sự vinh hiển và tôn quí của Ngài.




Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 16-4-2024 01:23 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách