Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 2754|Trả lời: 0

Đào Tạo - CHƯƠNG 8

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 5-10-2011 09:12:36 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Đào Tạo Người Lãnh Đạo
NHẬN BIẾT CÁC BÀI HỌC VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TƯ CÁCH LÃNH ĐẠO
Tiến sĩ J. Robert Clinton.

Ghi chú:
CHƯƠNG 8

1. Xin xem chú thích 5 của Phần Mở Đầu, giải thích điều tôi muốn nói qua các cấp độ lãnh đạo. Tôi không hề có ý định cho thấy cấp cao hơn hay thấp hơn thì tốt hơn hay tệ hơn, mà chỉ nói đến sự khác biệt và đòi hỏi các chức năng lãnh đạo khác biệt.
2. Điều này thường được thấy bởi những sự việc lập đi lập lại trong quá trình tôi luyện qua sách vở được bàn đến trong chương 6 ở mục quá trình pha tạp (quá trình tôi luyện nhiều giai đoạn.)
3. Người ta thường cho rằng triết lý chức vụ thì phải không đổi. Nói cách khác, chúng ta tìm được một số nguyên tắc và cho rằng chúng không bao giờ thay đổi. Dầu điều này đúng với một số nguyên tắc then chốt, trọng tâm của chương này cho thấy triết lý chức vụ năng động như thế nào và thay đổi trong đời người.
4. Trong quyển sách nhỏ của tôi, How to Do a Leadership Development Study (Cách Tiến Hành Nghiên Cứu Về Phát Triển Tư Cách Lãnh Đạo ) trang 93 đến 106), tôi khai triển toàn bộ khái niệm của việc nhận biết và khẳng định những nguyên tắc sâu rộng hơn những gì nêu ở đây. Trong phần trình bày đó, tôi đưa ra sáu giả định nhấn mạnh đến nguồn gốc các nguyên tắc, một màn hình rõ ràng để phân tích các nguyên tắc theo Kinh Thánh, và một màn hình thích hợp. Tôi cũng nói đến chân lý rút ra từ các nguồn phương tiện ngoài Kinh Thánh. Cách trình bày đó vượt quá phạm vi sách này.
5. Về những lãnh đạo ở các cấp độ lãnh đạo nhất định, những người loại A và B thường bận rộn nhất với chức vụ trực tiếp. Loại D và E thường bận rộn nhất với chức vụ gián tiếp. Đối với họ, các chức năng bổ sung này là cực kỳ quan trọng. Những người lãnh đạo loại C thường trực tiếp hơn là gián tiếp nhưng áp dụng cả hai. (Xin xem lại chú thích 5 ở phần Mở Đầu để có lời giải thích về các cấp độ.)
6. Giải quyết khủng hoảng là một hình thức tiến hành quyết định và giải quyết nan đề, nhưng khác ở chỗ việc tiến hành quyết định và giải quyết nan đề có thể thông thường hơn. Vì vậy, bạn có thể sửa đổi phong cách cho thích hợp với các chức năng thường xuyên xảy ra trong vai trò lãnh đạo này.
Khủng hoảng đến bất ngờ và rất có khả năng bạn trở lại với lối phản xạ là một chức năng chính trong cá tính cuả mình. Những hành động khủng hoảng trong tư cách lãnh đạo là những điều định kỳ nhiều hơn là những việc cứ tái diễn luôn.
7. Tôi không nhắc đến tác động quyền lực theo quan điểm thế gian trong việc định hướng triết lý mục vụ của một người. Tôi cho rằng quyển sách này chủ yếu sẽ được những người lãnh đạo theo quan điểm Tây Phương sử dụng. Việc luận đến các triết lý chức vụ dành cho các nền văn hóa không theo Tây Phương thật sự đòi hỏi một chương rất khác.



Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 19-4-2024 02:43 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách