Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 2908|Trả lời: 0

Chức Vụ Chữa Lành - TÔI ĐÃ BƯỚC VÀO LÀN SÓNG THỨ BA

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 5-11-2011 08:14:57 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Chức Vụ Chữa Lành
Tác giả: C. Peter Wagner

TÔI ĐÃ BƯỚC VÀO LÀN SÓNG THỨ BA NHƯ THẾ NÀO


Nhiều người hỏi tôi: Ông thuộc giáo phái nào?
Tôi không thuộc giáo phái nào cả. Tôi tin Chúa từ bối cảnh là một người ngoại. Tôi được nuôi dưỡng trong một bầu không khí gia đình hạnh phúc, bình tịnh, nơi mà chúng tôi rất yêu thương nhau, nhưng Hội Thánh hay Đức Chúa Trời, hoặc Chúa Giê-xu hay Kinh Thánh không phải là một phần trong lối sống của chúng tôi.
Sau khi rời gia đình để theo học đại học, tôi đã gặp một thiếu nữ trẻ tên là Doris, là người mà tôi quyết định muốn lấy làm vợ. Khi cầu hôn nàng, nàng bảo với tôi rằng nàng không thể lấy tôi bởi vì nàng đã hứa với Chúa sẽ chỉ kết hôn với một Cơ Đốc nhân. Tôi trả lời rằng tôi sẽ vui mừng được trở thành một Cơ Đốc nhân. Nàng nói còn một điều nữa: Nàng cũng đã hứa với Chúa sẽ trở thành một người truyền giáo. Bấy giờ, tôi chưa có một ý tưởng rõ rệt về truyền giáo là người thế nào, nhưng khi nàng đã giải thích, tôi cũng đã đồng ý với điều đó.
Vì vậy, vào năm 1950 chúng tôi đã cùng quỳ gối ở trước trang trại của bố mẹ nàng ở tại phía Bắc New York, là nơi tôi đã tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa và là Chủ đời sống mình, đồng thời tôi đã dâng mình làm nhà truyền giáo hầu việc Chúa. Nàng đã trả lời vâng với tôi vào lúc ấy, và hiện nay chúng tôi đang hướng đến lễ kỷ mừng sinh nhật đám cưới chúng tôi lần thứ 38.
TRỞ THÀNH NHỮNG NGƯỜI TIN LÀNH
Mặc dù Doris đã được nuôi dưỡng trong một gia đình Cơ Đốc, song đó là một nhà thờ nằm gần đường xe lửa chính, khá xa trụ sở Cơ Đốc giáo Tin Lành. Thật ra, đúng một tuần trước khi chúng tôi gặp nhau thì nàng mới kinh nghiệm sự tái sanh. Vì vậy, khi chúng tôi kết hôn, chúng tôi đã gia nhập Hội Thánh gần nhà mình nhất. Đó là một Hội Thánh thuộc chi nhánh của một giáo phái tiêu chuẩn, thường là vô danh vào thời điểm ấy.
Chúng tôi gìn giữ tư cách thành viên của Hội Thánh mình một cách nghiêm túc, chúng tôi cũng đã được chọn vào các vị trí lãnh đạo dành cho tín đồ, và thậm chí chúng tôi cũng đã đến thành phố Nữu Ước để bắt đầu quá trình thực tập cho công việc truyền giáo hải ngoại. Nhưng sau đó chúng tôi bắt đầu để ý rằng những điều mà vị mục sư ấy giảng dạy không phù hợp với điều mà chúng tôi đã đọc trong Kinh Thánh. Chẳng hạn, ông ta bảo rằng không có địa ngục, và tình yêu của Đức Chúa Trời sẽ bảo đảm cho mọi người được lên thiên đàng dầu cho họ có làm điều gì. Một lần nọ, khi đến phần minh họa cho bài giảng, ông ta lôi ra một bản sao của quyển Vốn Tư Bản của Karl Marx, đặt nó trên tòa giảng bên cạnh quyển Kinh Thánh và bảo rằng hai quyển sách này đều được thần cảm như nhau. Mặc dầu tôi chưa biết nhiều về Cơ Đốc giáo vào lúc ấy, tôi đã biết rằng điều ông ta đang dạy dỗ không phải là cách mà tôi đã hiểu về Cơ Đốc giáo.
Vào khoảng thời gian đó, tôi bắt đầu biết đến Hội Thông Công Cơ Đốc InterVarsity; tôi đã gia nhập, và không bao lâu sau đã được giới thiệu với Cơ Đốc giáo Tin Lành. Doris và tôi chuyển tư cách thành viên sang một Hội Thánh chính hệ, là nơi mà sau đó tôi đã được phong chức. Để chuẩn bị cho sự phục vụ truyền giáo của chúng tôi, chúng tôi dời đến California, là nơi tôi đã tham dự Chủng Viện Fuller và Doris ghi tên vào trường mà nay là đại học Biola. Sau đó chúng tôi hầu việc Chúa với tư cách là những nhà truyền giáo ở tại Bolivia dưới quyền của Hội Truyền Giáo Nam Mỹ và Hội Truyền Giáo Quốc Tế SIM (lúc ấy có tên là Hội Truyền Giáo Tin Lành Andes).
Với nền tảng đó, số phận đã được định. Tôi đã bước vào Tin Lành chính hệ và vẫn là con người như vậy kể từ đó. Trong quá khứ tôi chưa bao giờ có khuynh hướng trở thành bất cứ điều gì ngoài là một Cơ Đốc nhân Tin Lành, tôi cũng chẳng băn khoăn suy gẫm về điều đó trong tương lai.
QUYỀN NĂNG ĐÃ Ở ĐÂU?
Một trong những đặc trưng của hệ phái Tin Lành là rất coi trọng thẩm quyền của Kinh Thánh. Những gì Kinh Thánh dạy được coi là luật bất tranh cãi về đức tin và sự thực hành. Tôi đã dâng mình hoàn toàn cho việc làm thành Đại mạng lệnh của Chúa Giê-xu: “Hãy đi và khiến muôn dân trở nên môn đồ ta” (Mat Mt 28:19). Không biết bao nhiêu lần tôi đã đọc những từ nằm trước chữ “vậy” trong câu Kinh Thánh ấy: “Hết thảy quyền phép trên trời và dưới đất đã giao cho ta” (câu 18). Tôi đã biết đủ tiếng Hy Lạp để hiểu từ quyền phép trong tiếng Hy Lạp là exousia. Tôi cũng đã đọc rằng Chúa Giê-xu trước đó đã ban cho môn đồ Ngài exousia để “trừ tà ma, và chữa các thứ tật bệnh” (10:1). Nhưng vì lý do nào đó tôi chưa bao giờ có một sự liên kết ý nghĩa nào giữa các khúc Kinh Thánh ấy.
Doris và tôi đã trải qua 16 năm ở tại Bolivia với tư cách là những nhà truyền giáo. Trong suốt nhiệm kỳ đầu của chúng tôi, trong các khu rừng ở gần biên giới Brazil, tôi điều hành một trường Kinh Thánh nhỏ, truyền giáo, mở một Hội Thánh, giảng thuyết ở tại các kỳ hội đồng và huấn luyện cho các mục sư Bolivia. Chúng tôi đã dời đến thành phố Andean thuộc Cochabamba cho nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba của mình, là nơi tôi dành phần lớn thời gian để dạy dỗ trong chủng viện và trong việc quản lý hội truyền giáo, điều hành hội truyền giáo. Theo những đánh giá của hầu hết những người nhận xét thì chúng tôi là những nhà truyền giáo khá kiện toàn, có thể là hơi trên trung bình.
Nhưng bây giờ, khi chúng tôi nhìn lại 16 năm qua, chúng tôi tự hỏi mình, có bao nhiêu lần năng quyền mà Chúa Giê-xu đã nói đến trong việc làm ứng nghiệm Đại sứ mạng, quyền năng để đuổi các quỷ và chữa lành các bệnh được lưu dẫn đến qua chúng tôi chưa. Câu trả lời, theo như chúng tôi có thể nhớ là không, dầu chỉ một lần.
Câu trả lời vì vậy trở nên vì sao? Quyền năng nằm ở đâu? Bởi vì tôi không coi mình là một người khổng lồ thuộc linh, tôi nhận ra rằng câu trả lời có thể rõ ràng là nằm ở chỗ sự thiếu tận hiến cho Chúa của chính tôi, sự yếu đuối trong các thói quen cầu nguyện của tôi, đức tin èo uộc của tôi hoặc tội lỗi trong đời sống tôi. Những điều này chắc chắn đã góp phần vào, nhưng hoàn toàn thành thật thì tôi không tin bất cứ điều nào trong những điều đó là yếu tố chính. Dường như điều này lạ lùng, tôi tin rằng yếu tố chính đó là tôi đang hành xử giống tất cả những người Tin Lành được mong đợi phải hành xử trong những ngày ấy. Sự thật là hầu hết những bạn hữu và các đồng nghiệp Tin Lành đều ở trong cùng một chiếc thuyền thường củng cố niềm tin cho kết luận của tôi. Khi phân tích điều này, tôi thấy có ít nhất là bốn hàng rào chính ngăn trở tôi không nhận được quyền năng mà Chúa Giê-xu đã nói đến:
1. Tôi là một người theo thuyết định kỳ . Tôi đã được dạy dỗ theo hệ thống Tin Lành trong tổ chức, là điều tôi đã mô tả trong chương cuối cùng. Tôi đã tiếp nhận sự dạy dỗ của những người lãnh đạo như John Stott, J. I. Packer, John MacArthur, Jr. và Ray Stedman. Tôi sử dụng quyển Kinh Thánh của Scofield bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Tây Ban Nha, nơi mà chú thích chân của nhà biên tập cho ICo1Cr 13:8 đã khẳng định rằng các ân tứ “dấu kỳ” như là tiếng lạ, chữa lành và các phép lạ đã lỗi thời sau giai đoạn các sứ đồ. Tôi tin rằng các phép lạ chỉ ích lợi trong việc loan truyền Tin Lành khi Tân Ước được viết ra, nhưng một khi Kinh Thánh hợp lệ đã có rồi, thì lời Chúa làm cho các phép lạ ra lỗi thời.
Một phương diện nữa của việc dạy dỗ theo thuyết định kỳ đó là nước của Đức Chúa Trời được xem là thuộc về tương lai. Thời kỳ Hội Thánh mà chúng ta hiện sống đây là một khoảng xen vào, nằm giữa những sự tỏ ra của nước Trời trên đất, là điều đã xảy ra vào giai đoạn Chúa Giê xu đến lần thứ nhất với điều sẽ xảy ra một lần nữa khi Ngài trở lại lần thứ nhì. Trước kia, đối với tôi, Nước Chúa chưa hiện diện ở tại đây ngay bây giờ, mà là điều gì đó chúng ta trông đợi trong tương lai.
2. Tôi là một người chống Ngũ tuần . Trong giới những người Tin Lành của tôi, trước đây đều đồng ý rằng phần lớn điều chúng tôi nhìn thấy nơi giáo phái Ngũ tuần may lắm thì là một ảo tưởng và tệ nhất là một sự lừa dối. Khi được hỏi, chúng tôi có thể thừa nhận rằng hầu hết những người Ngũ tuần đều có thể lên thiên đàng với chúng tôi, nhưng chúng tôi coi đó là một hành động phán xét do tính hào phóng Cơ Đốc, bởi vì thần học của họ dường như quá nông cạn đối với chúng tôi. Tôi đã có ác cảm, chứ không phải là lòng cảm kích, đối với kiểu hầu việc Chúa của những người Ngũ tuần. Khi những người chữa lành Ngũ tuần đến tại Bolivia và bắt đầu dựng lều của họ, tôi cảnh báo tín hữu trong Hội Thánh là chớ đi đến các buổi nhóm của họ.
3. Tôi có một cái nhìn hạn hẹp về quyền năng . Khi tôi nghe những bài giảng về quyền năng của Đức Chúa Trời, thừa nhận chung chung của tôi đó là quyền năng ấy là dành cho sự cứu rỗi, để làm chứng và để sống một đời sống tin kính. Còn vượt quá điều đó và bao gồm cả quyền năng để chữa bệnh và làm phép lạ là điều đáng ngờ, nếu nói theo cách giảm nhẹ trong giới đồng nghiệp của tôi. Đó chính là điều có thể trông đợi từ nơi những người Ngũ tuần “chưa được khai sáng.” Nó được coi như là điều gì đó mê tín.
4. Tôi có một thế giới quan của chủ nghĩa nhân văn . Bởi vì tôi đã nhận được sự huấn luyện về thần học Tin Lành vững chắc nên thật không đúng khi mô tả chính mình là một người theo chủ nghĩa nhân văn. Nhưng bây giờ khi tôi nhìn lại, tôi thật sửng sốt vì chủ nghĩa nhân văn thế tục của nền văn hóa Hoa Kỳ hiện nay của chúng ta đã ảnh hưởng nhiều thế nào đến sự hiểu biết của chúng ta về thần học Cơ Đốc. Một khuynh hướng nhân văn đã thâm nhập vào các trường học Cơ Đốc, các chủng viện, các nhà thờ và văn chương Cơ Đốc nhiều hơn là chúng ta sẵn sàng thú nhận.
Như vị đồng nghiệp của tôi, Paul G. Hiebert, cho thấy, chúng tôi, những nhà truyền giáo thường vô tình phục vụ như những người đại diện của chủ nghĩa thế tục hóa trong Thế Giới Thứ Ba. Tôi có thể dễ dàng gắn bó với điều đó. Ví dụ, tôi có thể nhớ cảm giác rằng một phần trách nhiệm chức vụ của tôi là giúp cho người dân ở tại Bolivia thấy rằng bệnh tật bị gây ra bởi vi trùng, chứ không phải bởi các tà linh. Họ có thể được điều trị bằng cách tiêm thuốc và giải phẫu có sự liên hệ công khai với Đức Chúa Trời hoặc là không. Bệnh tật và sức khỏe phụ thuộc vào lãnh vực của khoa học. Chỉ có sự ngu dốt mới đặt họ trong lãnh vực siêu nhiên, và một trong những vai trò của Cơ Đốc giáo là phải xua đuổi sự ngu dốt.
MỘT SỰ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH
Bây giờ sự việc rõ ràng đã khác hẳn. Trên một cơ sở thường xuyên tôi nhìn thấy quyền năng Đức Chúa Trời đang được sử dụng trong việc chữa lành người bệnh và đuổi các quỷ. Tôi không còn là một người theo thần học định kỳ thuyết hoặc chống Ngũ tuần nữa. Có thể tôi chưa hoàn toàn rũ bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn thế tục, nhưng hiện nay tôi đã nhận biết nan đề và đang làm việc theo sự hiểu biết đó. Tôi vẫn là một người Tin Lành, nhưng bây giờ tôi đã khám phá ra làn sóng thứ ba, và đang tham gia trong làn sóng ấy.
Điều gì đã đem lại sự thay đổi? Đó là một tiến trình mà nhà nhân chủng học Charles H. Kraft gọi là một sự chuyển đổi mô hình. Hơn cả điều mà một sự chuyển đổi mô hình đòi hỏi về sau, nhưng chỉ cần đề cập ở đây là cái nhìn của tôi về sự vận hành của quyền năng Đức Chúa Trời tại đây và bây giờ đã thay đổi hoàn toàn. Đối với một số người, sự thay đổi mô hình này đã xảy ra khá là nhanh chóng như là một phần của sự đổ đầy Thánh Linh đột ngột, hết sức mạnh mẽ, hoặc do kết quả của một sự chữa lành lạ lùng. Sự thay đổi của tôi phải mất đến 15 năm mới hoàn tất, trong thời gian đó, tôi đã trải qua bốn giai đoạn từ khi bắt đầu khám phá làn sóng thứ ba.
E. Stanley Jones
Giai đoạn thứ nhất là cuộc diện kiến của tôi với vị cố giáo sĩ E. Stanley Jones, vị giáo sĩ Giám Lý nổi tiếng đến Ấn Độ. Vào giữa thập niên 60, ông Jones đã được những người giám lý địa phương mời đến Bolivia để tổ chức các buổi nhóm. Vào lúc đó, không những tôi là một người theo thần học định kỳ thuyết, mà còn là một người Tin Lành chính thống có khuynh hướng độc lập. Tôi đã được dạy trong chủng viện rằng E. Stanley Jones là một người theo khuynh hướng tự do, và vì vậy, tôi không muốn liên hệ với ông. Hội truyền giáo của chúng tôi, cùng với một số các hội truyền giáo khác, đã biểu quyết trong hiệp hội các mục sư khắp thành phố không nghênh tiếp ông đến Cochabamba. Những người Giám Lý bị bỏ mặc tự họ lo liệu.
Nhưng thật ngạc nhiên hết sức đối với tôi, một trong những nhà truyền giáo bề trên của chúng tôi, là một người điều hành hội truyền giáo trước kia và là một người được rất nhiều người coi là một thánh đồ, đã âm thầm đến dự buổi nhóm đầu tiên của Jones. Ngày hôm sau, ông ta thuật lại cho tôi rằng Jones không thể nào là một người thuộc khuynh hướng tự do bởi vì ông đã rao giảng một sứ điệp phúc âm đúng với Tin Lành, đưa ra một lời mời gọi và cầu nguyện cho dân chúng để họ được cứu. Bởi vì người bạn của tôi là một người thuộc Tin Lành chính thống cũng giống như tôi, nên ông đã dấy lên lòng tò mò. Ngày hôm sau, Doris và tôi quyết định phải đích thân đến đó để xem.
Tôi là một trong số những người đã bỏ phiếu công khai chống lại E. Stanley Jones, vì vậy, tôi đã hoạch định để càng ít bị để ý càng tốt. Tôi đi dưới bóng che của trời tối, đến thật muộn và yên lặng lẻn vào trong hàng ghế sau cùng là nơi tôi có thể là người trước nhất ra về. Tôi thật ngạc nhiên. Buổi nhóm tối hôm đó hóa ra là một buổi nhóm chữa lành theo kiểu cũ với một lời mời gọi mọi người cần được chữa lành hãy tiến lên phía trước.
Tình cờ làm sao, tôi là người hết sức cần được chữa lành. Tôi đã có một u nang trên cổ cần phải được giải phẫu để cắt bỏ. Bây giờ tôi không phải là một bệnh nhân lý tưởng nhất của y khoa, và lúc ấy tôi hầu như đã chết khi bị sốc một thời gian ngắn sau cuộc giải phẫu. Bác sĩ giải phẫu cho tôi biết đây là một trường hợp hết sức nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng để làm cho tình trạng tồi tệ hơn, vết thương đã không lành. Trong suốt nhiều tuần, nó là một vết viêm loét mưng mủ. Và chỉ hai ngày trước khi buổi nhóm cầu nguyện bắt đầu, bác sĩ đã báo cho tôi ông sắp sửa lên lịch một kỳ giải phẫu khác. Đó là điều cuối cùng mà tôi cần.
Vì vậy mà tôi ở đó, lắng nghe lời mời gọi của E. Stanley Jones về sự chữa lành của Đức Chúa Trời. Bài giảng của ông đã cho phép tôi vượt qua một số những nỗi sợ hãi chống Ngũ tuần của mình và đã xây dựng đức tin trong quyền năng chữa lành của Chúa ngày nay. Nhưng tôi là giám đốc của hội truyền giáo, và tôi thậm chí không có ý định có mặt trong buổi nhóm nữa, vì vậy tôi không chuyển động. Thế rồi, sau khi một số người đã tiến lên để được giúp đỡ. Jones đã làm một điều kỳ diệu. Ông ta nói: “Tôi biết có những người khác cần được chữa lành, nhưng vì một lý do này hoặc lý do khác bạn đã không tiến lên phía trước. Hãy yên tâm, bởi vì tôi cũng sẽ cầu nguyện cho bạn nữa.” Tôi đích thân nhận lấy lời đó, và trong lúc ông ta cầu nguyện, tôi đã đặt đức tin để tin cậy Chúa chữa lành vết thương của mình.
Khi về nhà, tôi tháo miếng băng ra. Chỗ viêm vẫn hở miệng và chảy mủ, nhưng tôi lên giường tối hôm đó mà không băng nữa. Sáng hôm sau vết thương hoàn toàn được chữa lành, và từ đó đến nay vết thương lành lặn. Mô hình đã bắt đầu chuyển đổi - nhưng chỉ rất ít.
Những Người Ngũ tuần Cũng Tốt
Giai đoạn thứ hai của việc chuyển đổi mô hình của tôi có liên quan đến khảo sát tăng trưởng của Hội Thánh. Trong chương vừa qua, tôi có nói rằng vào cuối thập niên 60 Donald Mc Garvan giúp tôi có được một cái nhìn về sự tăng trưởng của Hội Thánh khi tôi học tập dưới quyền ông ở tại Trường Fuller thuộc Hội Truyền Giáo Thế Giới. Ông đã chỉ dẫn các sinh viên nghiên cứu các Hội Thánh tăng trưởng bất cứ nơi nào được tìm thấy, để khám phá những nguyên tắc mà sau này có thể được áp dụng cho các Hội Thánh khác.
Khi tôi trở lại Bolivia để ứng dụng điều đã được học, tôi phát hiện, trước sự sửng sốt vô cùng của tôi, đó là các Hội Thánh phát triển nhanh nhất ở tại châu Mỹ Latinh là các Hội Thánh Ngũ tuần, những người mà tôi hết sức khinh miệt. Tôi phát hiện ra rằng trong khi khoảng 20 phần trăm những người Tin Lành châu Mỹ Latinh là người Ngũ tuần vào năm 1950, thì đến năm 1970, con số đã lên khoảng 70 phần trăm và đang gia tăng. Đây là một hiện tượng mà người lãnh đạo về sự tăng trưởng của Hội Thánh không thể bỏ qua, nhưng tôi nhận thấy rằng với danh tiếng mà mình đã có được thì không thích hợp để bày tỏ bất cứ sự quan tâm nào nơi các Hội Thánh Ngũ tuần ở tại Bolivia. Ví dụ, Bruno Frigoli, nhà truyền giáo của Hội thánh Ngũ tuần, đã trở thành một trong những kẻ thù tồi tệ nhất của tôi, tuy nhiên, ngay bên kia rặng núi Andes ở tại Chilê là một nhóm đông đảo những người Ngũ tuần đang chứng tỏ sự tăng trưởng bùng nổ.
Ở Chilê không ai biết tôi cả. Vì vậy, với lượng lo lắng nào đó, tôi đã bay qua rặng núi ấy và tham dự một vài buổi nhóm Ngũ tuần tại đó. Trước sự kinh ngạc của tôi, những người này đã cư xử y như những Cơ Đốc nhân thật sự đã được sanh lại. Tôi đã quan sát bông trái của Thánh Linh trong đời sống họ. Tôi đã nói chuyện với những người lãnh đạo của họ và khám phá ra những người nam những người nữ của Đức Chúa Trời. Tôi dã hỏi những câu hỏi về thần học và đã nhận được những câu trả lời thật khôn ngoan.
Một khác biệt lớn đó là các buổi nhóm thờ phượng của họ. Không giống như sự dự đoán theo chương trình trong nhiều Hội Thánh Tin Lành của chúng tôi ở tại Bolivia, những người Ngũ tuần này thật sự đã vui đùa trong Hội Thánh. Họ ca hát và nhảy múa trong Thánh Linh, vỗ tay và đưa tay lên cao. Trước khi tôi biết điều này, tôi quyết định làm thử, và tôi thấy chính mình cũng rất vui thích. Tôi đã nghe một số các thứ tiếng và những lời tiên tri, và tôi bắt đầu nghĩ rằng các ân tứ này có lẽ đã không biến mất cùng với các sứ đồ.
Điều đầu tiên tôi đã làm khi trở về Bolivia là kết bạn với Bruno Frigoli. Không bao lâu sau khi Doris và tôi trở về Hoa Kỳ, tôi bắt đầu dạy dỗ ở tại Trường Thần Học Fuller. Đó là lúc tôi viết quyển sách hiện nay có tựa là Spiritual Power and Church Growth (Quyền Năng Thánh Linh và Sự Tăng Trưởng Hội Thánh) chia sẻ lại điều tôi đã học được từ những người Ngũ tuần châu Mỹ Latinh. Việc viết quyển sách này đã giúp tôi bước một bước lớn nữa hướng đến sự chuyển đổi mô hình. Và hiện nay tôi hài lòng để tường thuật rằng quyển sách ấy đã giúp cho nhiều người khác cùng làm giống như vậy.
Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Giai đoạn thứ ba trong sự chuyển đổi mô hình của tôi đến qua một giai đoạn chức vụ vào khoảng giữa thập niên 70 với Hội Thánh của Đức Chúa Trời (Cleveland, TN). Những người lãnh đạo của họ đã mời tôi giúp họ hiểu biết và áp dụng các nguyên tắc tăng trưởng Hội Thánh; đây là giáo phái Ngũ tuần kinh điển đầu tiên mà tôi đã tiếp xúc với qua một khoảng thời gian kéo dài. Mặc dầu họ chi trả cho tôi để dạy dỗ họ, nhưng họ chắc không biết rằng tôi đã học tập rất nhiều khi dạy dỗ họ. Ở tại đó những người nam và người nữ của Đức Chúa Trời đã chứng tỏ với tôi một cách xác quyết rằng họ đã rờ đụng một chiều kích của quyền năng Đức Chúa Trời mà tôi có cần. Mỗi khi tôi thăm viếng họ tôi trở về được tươi mới về tâm linh. Nhiều lúc tôi thậm chí thấy mình âm thầm ao ước được làm một người Ngũ tuần!
Trước khi kết thúc với Hội thánh của Đức Chúa Trời, tôi đã ngờ vực hết sức mạnh mẽ rằng Đức Chúa Trời đã có điều gì đó rất khác biệt để dành cho tương lai tôi.
John Wimber Xuất Hiện
Giai đoạn thứ tư và là giai đoạn cuối cùng trong sự chuyển đổi mô hình của tôi đã đến như là kết quả của cuộc tiếp xúc của tôi với John Wimber.
Lần đầu tiên khi tôi gặp John năm 1975, ông là một mục sư Quaker đã ghi danh theo khóa học Tiến Sĩ Mục Vụ của tôi về Hội Thánh tăng trưởng. Ông đã dành được tiếng tốt như là một người lãnh đạo hữu hiệu về sự tăng trưởng ở tại Yorba Linda Friends Church, vì vậy, tôi đã nhận ra tên của ông khi nhìn thấy trong danh sách lớp. Chúng tôi bắt đầu làm quen với nhau, và sau một tuần, ông nói: “Thật sự, tôi luôn biết những điều mà anh đang dạy dỗ, nhưng tôi chưa biết phải gọi chúng là gì.” Đến cuối tuần lễ thứ hai, cũng là tuần lễ cuối cùng, tôi nhận ra rằng John có một năng lực cao lạ lùng với tư cách là người đang thực hành công tác tăng trưởng Hội Thánh và là một nhà cố vấn. Ông chính là người mà tôi đang cần.
Trong suốt thập kỷ 70, tôi đã hầu việc Chúa với tư cách là một viên chức điều hành chính của Hiệp Hội Tin Lành Fuller cũng như là một giảng viên ở tại chủng viện. Đến giữa thập kỷ này thì tôi bắt đầu một tiến trình thiết lập điều mà hiện nay được biết là Hiệp Hội Truyền Giáo và Tăng Trưởng Hội Thánh của Charles E. Fuller. Tôi làm điều này là vì, trong khi tôi đang làm khá tốt với tư cách là một lý thuyết gia về việc tăng trưởng Hội Thánh, tôi nhận ra mình cần liên kết với một người thực hành là người biết rõ hơn tôi cách để làm cho những lý thuyết trở nên hiệu quả ở mức độ cơ bản. Tôi thấy John Wimber chính là người đó, và tôi đã thuyết phục anh rời chức vụ của mình đến làm việc với tôi. John đã đưa Hiệp Hội Charles Fuller đến một khởi đầu tốt đẹp, và chúng tôi đã trở thành những người bạn thân thiết hết sức ngưỡng mộ nhau vì các ân tứ và chức vụ của mỗi người.
Vào lúc này cả hai chúng tôi đều là những người Tin Lành thuộc hệ phái chánh. Chúng tôi đã đến một chỗ đó là ngưỡng mộ những người Ngũ tuần và những người thuộc phong trào ân tứ, nhưng vẫn giữ khoảng cách đối với họ. Tôi có một chút lợi thế thuộc loại ân tứ đối với John trong những ngày ấy bởi vì thỉnh thoảng tôi đã có sử dụng một ngôn ngữ cầu nguyện. Còn John đã nói tiếng lạ nhiều năm trước đây khi còn là một tân tín hữu, nhưng đã được bảo rằng ông không nên làm điều đó nữa, vì vậy, ông đã thôi. Lúc ấy chúng tôi chẳng bao giờ thảo luận về vấn đề đó cả, tôi cũng không coi việc nói các thứ tiếng là một yếu tố trọng tâm trong đời sống thuộc linh của mình.
Thế rồi Chúa kêu gọi John mở một Hội Thánh mới. Tôi ủng hộ ý tưởng đó, trong trí tôi nghĩ rằng một hội chúng nhỏ sẽ giữ cho ông bận rộn suốt những ngày cuối tuần khi mà ông không đi ra để tư vấn với các mục sư. Tôi thật ít khi nào ngờ rằng Hội Thánh nhỏ ấy cuối cùng sẽ phát triển thành một Hội Thông Công Cơ Đốc Vineyard thuộc Anahem, có trên 6.000 thành viên. Khi Đức Chúa Trời bắt đầu ban phước cho Hội Thánh bằng sự tăng trưởng phi thường, John Wimber đã bị buộc phải từ chức với Hiệp Hội Charles Fuller vào năm 1977. Chúa cũng đã biết về điều đó, và đã chuẩn bị Carl George of Gainesville, Florida để nhận lấy chỗ của John và đưa Hiệp Hội này tiến lên từ điểm đó. Nhưng John và tôi vẫn là những người bạn thân thiết, và cứ mỗi tháng tám thì ông lại tiếp tục giúp tôi dạy khóa Tiến sĩ mục vụ ở tại Chủng Viện Fuller được gọi là Church Growth II.
Tôi bắt đầu thoáng nhận biết rằng suốt năm 1978 đến năm 1980, John và những người khác trong hội chúng của ông đã bắt đầu cầu nguyện cho người đau và chứng kiến Đức Chúa Trời chữa lành một số người. Vì tò mò, thỉnh thoảng tôi đã đến thăm Hội Thánh vào các buổi tối Chúa nhật khi Hội Thánh vẫn nhóm lại ở trong phòng thể dục của Trường Trung Học Canyon ở tại Placentia, California. Đến năm 1981, John đề nghị chúng tôi dành ra một trong những buổi sáng của mình ở tại Church Growth II cho ông để giảng thuyết về đề tài: “Các Dấu kỳ, Phép lạ và Sự Tăng Trưởng của Hội Thánh.” Nếu như lời đề nghị này đến từ bất cứ người nào khác, thì hẳn tôi đã do dự. Điều này đang dời chuyển vào trong một lãnh thổ chưa được thám hiểm cả trong phong trào tăng trưởng Hội Thánh lẫn trong Chủng Viện Thần Học Fuller. Nhưng tôi tin cậy John Wimber; ông đã tỏ ra là một con người hết sức ngay thẳng và đáng tin cậy đến nỗi tôi cho phép ông điều đó. Tôi đã làm được một điều đặc biệt khi mời viện trưởng của trường Fuller thuộc Hội Truyền Giáo Thế Giới của chúng tôi là Paul E. Pierson đến ngồi dự trong lớp học.
TỪ MỘT KHÁN GIẢ TRỞ THÀNH NGƯỜI DỰ PHẦN
Mặc dầu bài diễn thuyết không có gì nằm trong những giới hạn Paul Pierson và tôi đã từng nghe trước đây, song cả hai chúng tôi đều có một ấn tượng tốt. Trong khi chúng tôi trao đổi với nhau trong bữa ăn trưa, John đã đề cập rằng ông đã thu thập còn nhiều tài liệu hơn nữa về đề tài này, và chúng tôi bắt đầu thảo luận những khả năng của việc dạy toàn bộ một khóa học về các dấu kỳ và các phép lạ như là một phần của giáo trình thường xuyên của Trường Truyền giáo Thế giới của chúng tôi. Qua một vài tháng tiếp đó, ban giảng huấn của Trường Truyền Giáo Thế Giới đã xem xét vấn đề này dài hạn. Cuối cùng đã có một quyết định để giới thiệu giáo trình: MC510: Các Dấu Kỳ, Các Phép Lạ và Sự Tăng Trưởng của Hội Thánh. Tôi sẽ là một giáo sư duyệt xét tài liệu, còn John Wimber sẽ làm phần lớn công việc dạy dỗ.
Khi lớp học đã bắt đầu vào tháng một năm 1982, tôi thận trọng giữ vai trò của một khán giả. Tôi ngồi yên lặng ở dãy ghế cuối cùng, quan sát John “trổ tài” khi ông mô tả chức vụ của mình. Tôi không hề có ý định đích thân trổ tài.
Nhưng toàn bộ sự việc này đã thay đổi vào khoảng tuần lễ thứ ba. Khi việc dạy dỗ đã kết thúc và thời gian chức vụ bắt đầu. John nói: “Ở đây có người nào cần cầu nguyện cho sự chữa lành thuộc thể không?” Trước khi tôi biết điều đó, cánh tay tôi đã đưa lên. Trong suốt nhiều năm, tôi đã phải điều trị vì chứng cao huyết áp và cứ phải dùng ba viên thuốc mỗi ngày. John đã mời tôi tiến lên trên và ngồi trên một chiếc ghế đẩu.
Trước sự quan sát của cả lớp, ông bắt đầu cầu nguyện. Tôi cảm thấy một sự bình an lớn lao bao phủ mình. Tôi trở nên thư giãn đến nỗi sợ rằng mình sẽ tuột khỏi chiếc ghế đẩu. Tôi lờ mờ nghe John đang mô tả chi tiết những gì đang xảy ra với tôi. Ông nói: “Đức Thánh Linh đang ở trên ông ấy. Các bạn có nhìn thấy Đức Thánh Linh ở trên ông ấy không?” Tôi hẳn đã ngồi đó hơn 10 phút. John nói cho tôi rằng ông cảm thấy Chúa đang chăm sóc tôi, nhưng tôi không cần phải bỏ thuốc cho đến khi nào tôi được bác sĩ cho phép.
Vài ngày sau đó, tôi đến gặp bác sĩ của mình. Ông ta rất ngạc nhiên khi thấy huyết áp của tôi xuống rất thấp. Tôi kể cho ông nghe điều đã xảy ra và ông lắng nghe chăm chú. Ông nói: “Điều đó thật hay quá. Tôi biết những điều lạ lùng có thể xảy ra dưới sự thôi miên!” Ông cho tôi bỏ thuốc dần dần, và trong một vài tháng thì tôi không dùng viên thuốc nào nữa.
Điều này đã kết thúc tiến trình chuyển đổi mô hình của tôi. Tôi đã bắt đầu là một con người hoài nghi, sau đó trở thành một người đứng ngoài quan sát và cuối cùng đã quyết định trở thành một người tham dự. Tôi đã bắt đầu đặt tay trên kẻ đau, học biết cách để giúp đỡ họ trong danh của Chúa Giê-xu. Không có nhiều người được lành thoạt ban đầu, nhưng Đức Chúa Trời đã chữa lành đủ số của họ để khích lệ tôi. Không bao lâu sau, việc cầu nguyện cho người bệnh là một phần thường xuyên trong đời sống Cơ Đốc của tôi, mặc dầu vào lúc đó tôi chưa có ân tứ chữa lành.
HIỆP HỘI THÔNG CÔNG 120 NGƯỜI
Một khi tôi đã trở thành người dự phần và bắt đầu cầu nguyện cho người đau, Đức Chúa Trời tỏ cho tôi biết rằng tôi phải thi hành chức vụ này một cách có tổ chức hơn. Vào mùa hè năm 1982, sau khi buổi học đầu tiên của MC510 đã kết thúc, tôi giúp đỡ để bắt đầu một lớp Trường Chúa Nhật mới dành cho thanh niên trong Hội Thánh của tôi, Lake Avenue Congregational Church ở tại Pasadena, California. Không một hoạch định ban đầu nào dành cho lớp học này bao gồm một chức vụ đặc biệt của việc chữa lành người bệnh cả. Nhưng khi đã được trang bị tốt, lớp học trở thành một phương tiện giải thoát chính cho chức vụ cá nhân của tôi trên mức độ Hội Thánh địa phương. Nó cũng đã trang bị cho bối cảnh mà trong đó tôi sẽ phát triển hầu hết những ý tưởng của mình về cách mà chức vụ thuộc làn sóng thứ ba có thể lồng khớp vào một Hội Thánh Tin Lành truyền thống.
Hội Thánh Lake Avenue Congregational là một trong số những Hội Thánh Tin Lành truyền thống. Hội thánh đã được 90 tuổi và đã phát triển trong mỗi một thập kỷ suốt chín thập kỷ của Hội Thánh để trở thành một Hội Thánh có trên 4.000 thành viên, với 3.000 người dự nhóm thường xuyên. Những nhân vật Tin Lành nổi tiếng như Wilbur M. Smith, Charles Woodbridge, David Allan Hubbard, Harold Lindsell, Ted Engstrom, Daniel P. Fuller, Ralph D. Winter, Edward Dayton và nhiều người vĩ đại khác đã dạy ở các lớp học Trường Chúa Nhật thanh niên tại đây. Rõ ràng Hội Thánh đã tự nhận biết mình là một Hội Thánh không theo phong trào ân tứ.
Không hề có một sự hoạch định cố ý nào, chỉ là hết sức tình cờ mà tuần lễ trước khi bắt đầu lớp Trường Chúa Nhật mới vào năm 1982, tôi đã được mời để thay thế chỗ trống trên bục giảng trong suốt ba buổi nhóm sáng Chúa nhật trong lúc Mục Sư Paul Cedar đang đi nghỉ phép. Tôi đã mang đến một sứ điệp thuộc loại truyền giảng, chia sẻ với hội chúng điều Đức Chúa Trời đang thực hiện ở khắp nơi trên thế giới. Một phần lời tường thuật của tôi bao gồm một số những câu chuyện lạ lùng về các dấu kỳ và phép lạ siêu nhiên. Điều này đã khơi dậy lòng quan tâm của một số thành viên Hội Thánh trong lớp học Trường Chúa Nhật mới, và 88 người đã có mặt trong lần đầu tiên khi chúng tôi nhóm lại. Qua nhiều năm, lớp học này, được gọi là Hiệp Hội Thông Công 120 Người, đã từng trồi lên sụt xuống, nhưng vẫn ổn định chung quanh số 100 người trên bảng danh sách và với số người tham dự từ 80 đến 100.
Tôi bắt đầu dạy từ sách Công vụ, và Đức Chúa Trời đã gặp gỡ chúng tôi qua nhiều cách lạ lùng - đối với chúng tôi. Như một thành viên trong lớp đã nói: “Chúng ta đã khởi sự học sách Công vụ các sứ đồ. Trước đó lâu, chúng ta đã sống theo điều đó.” Những người có ân tứ thuộc linh mạnh mẽ đã nổi lên qua một khoảng thời gian. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng tôi những người có các ân tứ cầu thay, chăn bầy, chữa lành, đuổi quỷ, tiên tri, quản trị, phân biệt các thần, lời nói tri thức và nhiều ân tứ khác. Một số các thành viên trong lớp đã hình thành một thói quen ngồi học dưới chức vụ gây dựng của John Wimber ở tại Anaheim Vineyard vào các buổi tối Chúa nhật.
Giữa vòng những người có ân tứ là George Eckart và Cathy Schaller, là những người tôi đặt phụ trách đội cầu nguyện của lớp học. Cả hai đều là các môn đệ của John Wimber. Họ đã bắt đầu một thời gian chức vụ đều đặn dành cho người bệnh sau lớp học vào các buổi sáng Chúa nhật, là chức vụ đã được tiếp tục qua nhiều năm.
Tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã cho phép chúng tôi thi hành một chức vụ chữa lành đáng kể trong một Hội Thánh Tin Lành truyền thống chủ yếu là vì hai lý do:
1. Vị mục sư quản nhiệm, Paul Cedar, cởi mở đối với việc sử dụng tất cả các ân tứ Thánh Linh trong Hội Thánh ngày nay. Ông hỗ trợ cho chức vụ của Hội Thông công 120 Người, trong khi ông là một người lo cho một trong 25 lớp học Trường Chúa Nhật dành cho người lớn khác, không có hai người nào trong số đó hoàn toàn giống nhau. Ông khuyến khích sự đa dạng bên trong những sự ràng buộc của Cơ Đốc giáo Tin Lành đúng Kinh Thánh. Ông thực thi sự khôn ngoan tin kính trong việc ý thức sự hành động của Đức Thánh Linh và trong việc duy trì sự hiệp nhất của thân thể Đấng Christ.
2. Các nỗ lực có ý thức không ngừng được duy trì để tránh những cạm bẫy của sự chia rẽ được liệt kê ở chương trước. Chúng tôi không cho phép chính mình được gọi là những người ân tứ hoặc những người đầy dẫy Thánh Linh hoặc bất cứ điều gì khác mà hàm ý rằng chúng tôi thuộc loại thuộc linh cao hơn những người khác trong lớp học Trường Chúa Nhật, vốn có các loại chức vụ khác nhau. Chúng tôi không có “Đấng Mêsi phức tạp,” và không có những chương trình ẩn dấu nhằm tìm cách thay đổi chủ trương chức vụ của Hội Thánh để cho phù hợp với kiểu của chúng tôi. Thành thật mà nói, tôi thích Hội Thánh như cách Hội Thánh vẫn có bởi vì chúng tôi cảm biết rằng cũng như hàng ngàn người khác, rằng Hội Thánh chính là nơi mà Chúa muốn Hội Thánh như vậy.
Chính trong bối cảnh này mà cụm từ làn sóng thứ ba đã nổi lên. Nếu hiệp hội 120 người không phải là phong trào ân tứ, và nếu nó khác trong một số phương cách so với khuôn mẫu của Tin Lành truyền thống, vậy thì nó là gì? Tôi thích gọi nó là nhóm làn sóng thứ ba.
ÂN TỨ CHỮA LÀNH
Hai năm sau khi sự chuyển đổi mô hình của tôi xảy ra, Đức Chúa Trời đã ban cho tôi ân tứ chữa lành. Điều này đã xảy ra vào mùa hè năm 1984 qua chức vụ của mục sư Lutheran Fred Luthy ở Lancaster, Pennsylvania.
Tôi gặp ông Fred vào năm 1983, khi ông đăng ký vào khóa học Hội Thánh Tăng Trưởng I của tôi. Đó là một buổi học lạ lùng nhất mà tôi đã từng dạy. Ân tứ chữa lành đầy quyền năng của riêng ông Fred đã trở nên rõ ràng đối với cả lớp hầu như từ lúc bắt đầu của khóa học hai tuần lễ. Với sự khuyến khích của tôi, Fred đã điều động một khóa hội thảo chữa lành không chính thức, không có chuẩn bị trước trong các giờ nghỉ và sau lớp học. Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều công việc lạ lùng của Đức Chúa Trời trong hai tuần lễ này.
Một năm sau đó, Fred Luthy trở lại để học khóa Tăng Trưởng Hội Thánh II. Tôi đã mời ông dùng cơm tối ở tại nhà tôi với những người lãnh đạo của tổ cầu nguyện thuộc Hội Thông Công 120 Người. Khi nhóm chúng tôi sắp sửa giải tán và trở về nhà, ông hỏi có người nào trong chúng tôi cần cầu nguyện chữa lành chăng. Một trong số những người này có một cái chân vì lý do nào đó ngắn hơn chân bên kia. Tôi theo dõi với sự quan tâm hết sức khi Fred cẩn thận đo hai chân và chuẩn bị để xin Chúa làm hai chân bằng thẳng. Đột ngột, ông quay sang tôi và nói: “Tôi nghĩ Chúa muốn anh cầu nguyện cho ống chân này.” Vì vậy, tôi đã làm và chân bên ấy lập tức dài ra. Đức Chúa Trời đã dùng tôi để chữa lành cho hai trường hợp khác nữa về chứng chân ngắn và những trường hợp đau lưng trong ngày hôm đó.
Như tôi đã giải thích trong cuốn Các Ân Tứ Thuộc Linh Của Bạn Có Thể Giúp Hội Thánh Của Bạn Tăng Trưởng (Your Spiritual Gifts Can Help Your Church Grow), tôi không tin rằng việc chứng kiến Đức Chúa Trời hành động cách như vậy là điều nhất thiết chứng tỏ rằng người ấy có một ân tứ thuộc linh đặc biệt. Đó có lẽ là điều gì đó Đức Chúa Trời chọn để làm một hoặc hai lần và chỉ như vậy thôi. Tôi cởi mở trước khả năng đó có thể là một ân tứ, nhưng tôi cần thử nghiệm thêm nữa để biết chắc điều đó. Vì vậy sau khi cầu nguyện và tham khảo ý kiến với những người khác tôi xin Chúa ban cho tôi một số bằng chứng rõ ràng qua bốn tháng sắp tới (những tháng còn lại của năm 1984) về việc Ngài có ban cho tôi ân tứ chữa lành hay không.
Nhiều điều đã xảy ra qua bốn tháng ấy hướng đến một câu trả lời tích cực. Có hai điều hết sức lạ lùng đến nỗi chúng vẫn tiếp tục rõ nét trong tâm trí tôi.
Biến cố thứ nhất xảy ra vào một trong các kỳ hội đồng huấn luyện Thông công Cơ Đốc Vineyard của John Wimber. Tôi được mời để nói chuyện trong một buổi tiệc lớn ở tại khách sạn với khoảng một ngàn mục sư với sự có mặt của các bà vợ. Trong buổi thờ phượng tôi cảm thấy sự hiện diện rất lớn lao của Đức Thánh Linh và Đức Chúa Trời phán trực tiếp với tôi qua tâm linh bảo tôi hãy tiến hành một sự chữa lành cho mọi người. Trước đây tôi thậm chí chưa hề nghĩ đến một điều gì như vậy, nhưng tôi biết tôi phải vâng lời Chúa. Kết quả là, có ít nhất năm mươi người đã bị chân thấp chân cao, đau lưng, và những vấn đề khác về xương đều được chữa lành trong buổi tối hôm đó.
Biến cố lạ lùng thứ hai đã xảy ra khi Mục sư Paul Younggi đến Pasadena để ban bố các Bài Diễn Thuyết hàng năm về Hội Thánh Tăng Trưởng ở tại Trường Học Fuller thuộc Hội Truyền Giáo Thế Giới. Mục sư Cho, một người bạn lâu năm, là một mục sư của một Hội Thánh lớn nhất thế giới, Hội Thánh Tin Lành Yoido Full ở tại Seoul, Triều Tiên, có số thành viên lên đến 500.000 người. Trong một buổi trao đổi riêng tư, đã nói rằng ông nghe Chúa phán Ngài muốn sử dụng tôi để kéo dài các ống chân, và rằng ông rất muốn chứng kiến tôi làm việc đó. Thật vậy, ngày hôm sau Đức Chúa Trời sai đến một vị mục sư Ai Cập là người trong tuổi thiếu niên đã bị xe lửa cán qua chân, và một chân của ông đã bị tê cứng, ốm yếu, biến dạng, và từ đó đã ngắn đi. Đức Chúa Trời đã hành động một cách đầy quyền năng, và trước sự chứng kiến của mục sư Cho, ống chân của vị mục sư này đã được kéo dài ra, và lần đầu tiên từ khi tai nạn xảy ra, ông đã có thể đặt toàn bộ trọng lượng của mình trên ống chân ấy.
Tôi tin rằng tất cả các Cơ Đốc nhân đều có vai trò đặt tay trên người bệnh và sẵn sàng để chứng kiến Đức Chúa Trời sử dụng họ như các ống dẫn cho sự chữa lành .
Về sau, mục sư Cho đã thuật lại câu chuyện này cho hội chúng của ông ở tại Seoul. Một nữ chấp sự mà hai ổ xương hông của bà đang bị phân hủy đã lắng nghe chăm chú. Trong suốt bài giảng, bà tin rằng mình đã nghe Chúa bảo bà hãy đến Pasadena để Peter Wagner cầu nguyện cho bà. Bà kiểm tra điều đó với mục sư Cho và ông đồng ý; vì vậy bà đã đến. Bà đã bước vào văn phòng chủng viện của tôi với một cái nạng, và đã ra về đi bộ mà không cần nó. Một tuần lễ sau, ngay trước khi trở về Triều Tiên, bà cho tôi xem các bức hình bà đã chụp quang tuyến X trước và sau khi cầu nguyện, và chỉ cho tôi xem những chỗ mà bác sĩ đã cho bà biết là đã có những mô xương mới đang mọc lên trong các ổ xương hông.
Đức Chúa Trời đã ban cho tôi ân tứ chữa bệnh, và tôi sử dụng nó bất cứ khi nào tôi có thể. Không phải tất cả những người tôi cầu nguyện cho đều được cải thiện, nhưng như tôi sẽ chứng minh về sau trong quyển sách này, nhiều người đã thật sự khá hơn. Vì thế tôi không tin rằng ân tứ chữa bệnh là một điều kiện tiên quyết để cầu nguyện cho người bệnh, nhưng tất cả các Cơ Đốc nhân đều có vai trò đặt tay trên người bệnh và sẵn sàng để thấy Đức Chúa Trời sử dụng họ như các ống dẫn cho việc chữa lành. Tuy nhiên, những người mà Đức Chúa Trời đã chọn để ban cho kinh nghiệm ân tứ này một mặt họ có được một chiều kích bổ sung thêm về quyền năng chữa bệnh, song một mặt kia họ phải đảm nhận thêm trách nhiệm và sự khai trình. Đây hoàn toàn là một vấn đề về sự quản lý. Vì ai đã được ban cho nhiều hơn thì sẽ bị đòi lại nhiều hơn (xem LuLc 12:48).
LIỆU LÀN SÓNG THỨ BA CÓ NỞ RỘ KHÔNG?
Tôi tin chắc rằng không phải ai cũng mất đến 15 năm để khám phá ra làn sóng thứ ba. Mặc dầu sẽ có người thậm chí cần hơn 15 năm, tôi ngờ rằng hầu hết sẽ phát hiện ra nhanh chóng hơn nhiều. Tuy nhiên, quá trình dài bao lâu cũng phải có sáu bước phải được nhận định rõ:
1. Sự chống đối . Tương đối có ít Cơ Đốc nhân ở vào chỗ cực đoan mà tích cực chống lại các chức vụ về phép lạ, mặc dầu có một số người làm như vậy.
2. Vô tín . Đối với nhiều Cơ Đốc nhân, đặc biệt là giữa vòng những người giải thích đức tin của họ theo những giả định của chủ nghĩa nhân văn, thì ý tưởng về việc Đức Chúa Trời can thiệp trực tiếp vào các vấn đề của con người là điều lố bịch. Họ không đặc biệt chống đối những người tin nơi các phép lạ, họ chỉ cảm thấy thương hại cho những người đó.
3. Chủ nghĩa hoài nghi . Những người hoài nghi thừa nhận khả năng của phép lạ, nhưng họ nghi ngờ là không biết nếu như Đức Chúa Trời có hành động qua các phép lạ và các dấu kỳ thì Ngài có thường xuyên làm hay không. Về mặt lý thuyết thì họ xác nhận các phép lạ; nhưng về thực tế thì có lẽ là không.
4. Lòng tin . Hầu hết những Cơ Đốc nhân Tin lành đều tin rằng bà Mari đã hoài thai mà không có sự giao hợp, rằng Đức Chúa Trời đã cứu Đaniên khỏi hàm sư tử và Chúa Giê-xu đã đi bộ trên mặt nước. Tuy nhiên, có một số người vượt trên đức tin đó, tin rằng chúng ta có thể trông đợi Chúa làm việc những cách tương tự như vậy trong Hội Thánh của mình ngày nay.
5. Cởi mở đối với những người khác . Ở giai đoạn này chúng ta khẳng định rằng phải, những sự chữa lành hợp pháp và những phép lạ khác đang diễn ra ở nhiều Hội Thánh và trong chức vụ của nhiều người ngày nay. Chúng ta là những người hậu thuẫn, thậm chí đôi khi còn là những người nhiệt thành về điều Đức Chúa Trời đang làm qua các dấu kỳ và các phép lạ, nhưng chúng ta vẫn thích đứng ngoài quan sát hơn là những người dự phần.
6. Dự phần vào chức vụ . Chúng ta tích cực tham gia vào chức vụ chữa lành qua các phép lạ, đôi khi với tư cách những cá nhân và đôi khi như là một nhóm của những Cơ Đốc nhân có đồng tâm tình.
Tôi tin rằng trong những ngày này, ngày càng có nhiều Cơ Đốc nhân đang tiến đến giai đoạn thứ sáu. Chức vụ đặc biệt của tôi, bao gồm cuốn sách này, đã bắt đầu ở giai đoạn bốn - lòng tin, và hướng thẳng đến giai đoạn sáu - dự phần. Tuy nhiên những người khác, như là đồng nghiệp của tôi ở tại Chủng Viện Fuller là Colin Brown, còn đi sâu hơn nữa và đang ra sức để giúp những người khác đi từ Các Giai Đoạn 1, 2, hoặc 3 đến chỗ đặt lòng tin nơi Đức Chúa Trời là Đấng làm phép lạ. Cuốn sách của Brown Miracles and the Critical Mind, ( Các Phép Lạ và Tâm Trí Hay Chỉ Trích) là một khảo sát uyên thâm và mang tính thuyết phục về những lý do phản đối chuẩn xác đối với các phép lạ. Sau đó ông phổ biến những lập luận của mình qua một lối văn mà mọi người có thể hiểu được trong một quyển sách nhỏ hơn có tựa là That You May Believe (Để Bạn Có Thể Tin).
Cách đây không lâu tờ USA Today đã trích dẫn lời của tôi với hàm ý rằng tôi cảm thấy đến cuối thế kỷ này thì việc cầu nguyện cho người bệnh trong các Hội Thánh của chúng ta sẽ trở nên bình thường như Trường Chúa Nhật. Nhiều người bạn đã hỏi tôi là liệu tôi có thật sự tin điều đó không, tôi đã tin như vậy. Khuynh hướng hiện nay giữa vòng các Cơ Đốc nhân rõ ràng là đang hướng đến Giai Đoạn 6. Không phải mọi người ở Giai Đoạn 6 đều sẽ hòa nhập với làn sóng thứ ba, nhưng một số lượng đáng kể các Cơ Đốc nhân theo nhận định của tôi, sẽ gia nhập. Đó là lý do vì sao tôi nghĩ làn sóng thứ ba, thật vậy, sẽ nở rộ trong thời kỳ của chúng ta.
CÁC DẤU HIỆU TÍCH CỰC
Khi chúng ta hướng đến thế kỷ hai mốt, một số những đặc điểm khá rõ ràng về bức tranh Cơ Đốc cho thấy một khuynh hướng ngày càng cởi mở hơn đối với công tác của Đức Thánh Linh trong Tân Ước cả trong lý thuyết lẫn trong thực tế. Khi xem xét những điều đó, có ít nhất năm đặc điểm chính để dẫn đến những kết luận sau đây:
1. Có nhiều người thuộc phái tự do đang trở thành những người Tin Lành . Cơ Đốc giáo tự do đã đạt đến đỉnh điểm cách đây hai hoặc ba thập kỷ. Những người lớn mới quy đạo theo Cơ Đốc giáo trên khắp thế giới hầu hết đều là ở trong các Hội Thánh tự nhận họ là bảo thủ về mặt thần học. Vào nhiều dịp khi tôi có dịp chia sẻ gây dựng trong các hội đồng của các mục sư và nói chuyện cá nhân với các mục sư, người này hoặc người khác đã nhận xét một cách khá là thoải mái: “Trước kia khi tôi vẫn còn là một người thuộc khuynh hướng tự do ...” Các phong trào Ngũ tuần và ân tứ đã khuấy động khuynh hướng này một cách đáng kể.
Ngay cả một số người vẫn thuộc khuynh hướng tự do dầu vậy vẫn đang cởi mở trước các hiện tượng về các dấu kỳ và các phép lạ siêu nhiên cũng như các chức vụ chữa lành. Ví dụ, trong một bài báo mới phát hành của tờ International Review of Mission, giám đốc điều hành Hội Nghị Thế Giới của Các Hội Thánh là Arne Sovik xét duyệt sáu cuốn sách nói về việc chữa lành được viết bởi các tác giả thuộc loại dung hòa. Trong nhận xét mở đầu của mình ông nói: “Chỉ thời gian khá gần đây mới có một sự phục hồi mối quan tâm nghiêm túc đặt nơi việc nghiên cứu về lượng đức tin mà một người có được nơi sự chữa lành là bao nhiêu.” Sau đó ông tuyên bố một điều hết sức bày tỏ quan điểm của mình như sau: “Mãi cách đây một hoặc hai thập kỷ dường như chức năng chủ yếu của vị mục sư tuyên ý trong bệnh viện không phải là một phần tử của đội ngũ chữa lành mà chỉ là để chuẩn bị bệnh nhân cho tình huống cho thấy việc chữa lành có thể không đến.”2 Rõ ràng là sự việc ngày nay đã khác.
Mục sư Vic Varkoni thuộc Hội Thánh Trưởng Lão Phía Đông ở tại Charlotte, Bắc Carolina đang dự phần vào cùng một khuynh hướng ấy. Ông nói: “Phương diện nổi bật hơn hết của chức vụ Hội Thánh chúng tôi là chữa bệnh.” Ông cảm tạ Chúa vì đã đem đến sự chữa lành mặc dầu họ đã không cầu xin chức vụ này hoặc có dự định gì cho điều đó. Ông xem điều này là lạ lùng bởi vì: “Chúng tôi không phải là những người Tin Lành hoặc phong trào ân tứ, vậy mà chúng tôi vẫn đang được chữa lành ... Chúng tôi, những người thuộc Hội Trưởng Lão không hề trông đợi điều này.”3
Vì cớ sự cam kết của họ đối với thẩm quyền của Kinh Thánh , những người Tin Lành ngày nay hiện không bàn cãi với nhau về giá trị của các phép lạ . Mà câu hỏi ở đây là liệu chúng ta có đang mong chờ phép lạ xảy ra trong chức vụ của mình ngày nay không .
2. Người Tin Lành tin vào các phép lạ . Vì cớ sự cam kết của họ đối với thẩm quyền của Kinh Thánh, những người Tin Lành hiện nay không bàn luận với nhau về tính hiệu lực của các phép lạ. Tuy nhiên vấn đề là liệu chúng ta có đang mong đợi phép lạ xảy ra trong chức vụ ngày nay của chúng ta hay không. Ngày càng có nhiều người nhận thấy rằng biết để đến chỗ tin nơi các phép lạ nói chung cho đến việc tin vào các phép lạ ngày nay là không lớn lắm.
3. Những người Tin Lành tin nơi ma quỷ . Thậm chí giữa vòng những người Tin Lành đã lập luận rằng phong trào ân tứ là không đúng Kinh Thánh và những người dạy rằng ân tứ tiếng lạ và lời tiên tri cũng như sự chữa lành và các phép lạ đã không còn tiếp tục sau thời các sứ đồ, một số đông những người theo chủ nghĩa hiện thực, thừa nhận rằng ma quỷ đang hoạt động tích cực ngày nay và cần phải được xử lý. Ví dụ, Học Viện Kinh Thánh Moody, nằm ở trung tâm khuynh hướng định kỳ thuyết của người Mỹ và trước đây vẫn công khai chống lại phong trào ân tứ. Dầu vậy, nhà xuất bản Moody đã cho ra đời hai trong số những cuốn sách hay nhất nói về sự giải cứu khỏi ma quỷ: là cuốn Kẻ Đối Nghịch của Mark I. Bubeck và cuốn Overcoming the Adversary ( Đắc Thắng Kẻ Đối Nghịch). Tôi sử dụng cả hai quyển sách này trong các lớp học của tôi ở tại Chủng Viện Fuller. Gần đây hơn, chủ tịch của Khoa Thần Học Moody là C. Fred Dickason, đã cho ấn bản cuốn Demon Possession and the Christian ( Tình Trạng Quỷ Ám Và Cơ Đốc Nhân), ông thuật lại, giữa vòng những điều khác nữa, cách ông đã đích thân giúp đỡ cho hơn 400 anh chị em Cơ Đốc nhân bị quỷ ám.
4. Người Tin Lành tin rằng ngày nay Đức Chúa Trời vẫn còn chữa bệnh . Nói về mặt thần học, thì không nên có một khoảng cách lớn ở giữa việc tin rằng Đức Chúa Trời đuổi quỷ một cách siêu nhiên ngày nay với việc tin rằng Ngài chữa lành bệnh tật một cách siêu nhiên ngày nay. Và đây chính là vấn đề. Khi đối diện trực tiếp với vấn đề, có rất ít nếu như có, một người Tin Lành nào, khẳng định ngày nay Đức Chúa Trời không thể hoặc không chữa lành. Hầu hết mọi người, nếu được hỏi, đều tuân theo những chỉ dẫn đã được đặt để trong Gia Gc 5:13-15, mời các trưởng lão đến và xức dầu rồi cầu nguyện bởi đức tin. Nhưng thực tế mà nói, những trông mong đối với sự chữa lành bằng phép lạ giữa vòng những người Tin Lành điển hình vẫn không cao lắm. Elmer L. Towns đã mô tả tượng hình điều này khi ông nói: “Cả vị mục sư lẫn bệnh nhân đều không mong đợi sự can thiệp lạ lùng của Đức Chúa Trời. Mục sư thường cầu nguyện yếu ớt như vầy: ‘Lạy Chúa xin ban phước cho các bác sĩ để họ có sự khôn ngoan. Xin đặt tay chữa lành của Ngài trên con cái Ngài. Amen.’” Ông Towns tiếp tục nhận xét: “Điều đó dường như không phải là đức tin lớn hay là việc chữa lành.”4
Bài báo phát hành vào tháng mười năm 1982 của tạp chí Christian Life (Đời sống Cơ Đốc) mô tả khóa học MC510 ở tại Chủng Viện Fuller như sau: “Các Dấu Kỳ, Phép Lạ và Sự Tăng Trưởng Của Hội Thánh.” Kết quả là các nhà xuất bản đã kinh nghiệm phản ứng lớn nhất trước một đặc trưng riêng lẻ trong lịch sử của tạp chí. Vì cớ sự đòi hỏi của công chúng bài báo đã được in lại nhiều lần.5 Các nhà xuất bản đã tiếp tục đăng một bài khảo sát về các ý kiến của đa số các nhà lãnh đạo Tin Lành trên khắp đất nước. Một trong các câu hỏi là: Bạn có tin vào “các dấu kỳ và phép lạ” được nhắc đến trong Tân Ước là dành cho ngày nay không? Trong số 29 người lãnh đạo nổi bật tượng trưng cho toàn bộ phạm vi của giáo phái Tin Lành, chỉ có hai người là trả lời không. Chắc chắn rằng không phải tất cả 27 câu trả lời tích cực kia đều hòa nhập với làn sóng thứ nhất, thứ nhì hoặc thứ ba, nhưng đồng thời chúng cũng không ở quá xa.
5. Những người Tin Lành đang lắng nghe Những người Ngũ tuần và những người thuộc phong trào ân tứ . Đôi khi những người Tin Lành nói chung đối xử với Những Người Ngũ tuần và phong trào ân tứ bằng một sự dửng dưng ôn hòa. Không nhắc đến tính thù địch. Nhưng sự tăng trưởng ồ ạt của các phong trào này, là điều mà tôi sẽ mô tả trong chương tiếp theo, hiện nay đã làm cho điều này hoàn toàn không thể được. Tôi thích cách nhà truyền giáo học Tin Lành kỳ cựu J. Herbert Kane thuộc Trường Trinity Evangelical Divinity đã nói: “Cho đến gần đây, vẫn có nhiều người Tin Lành phản đối các dấu kỳ và các phép lạ; họ đã làm như vậy dựa trên các cơ sở thần học .... Nhưng tất cả những điều đó hiện đang bắt đầu thay đổi.” Ông tỏ ra rằng những người Tin Lành đang nỗ lực dùng các phương pháp sứ đồ trong lãnh vực truyền giáo nhưng: “Than ôi, chúng ta đã quên rằng các phương pháp sứ đồ ấy mà không có quyền năng của các sứ đồ, thì chẳng khá hơn bất cứ phương pháp nào khác.” Điều gì đang đem lại sự thay đổi trong cách suy nghĩ này? Kane nói rằng: “Những người bạn trong phong trào ân tứ và Ngũ tuần của chúng ta đã giúp chúng ta rất nhiều trong lãnh vực này và chúng ta nợ họ một món nợ của lòng biết ơn.”6
VIỆC DẠY DỖ VỀ LÀN SÓNG THỨ BA TRONG CÁC CHỦNG VIỆN
Một trong các dấu hiệu tích cực nhất về sự chấp nhận việc dạy dỗ về làn sóng thứ ba giữa vòng những người Tin Lành là sự sẵn sàng của các chủng viện và các trường Kinh Thánh để nghiệm thử với các giáo trình có liên quan. Khóa học MC510 John Wimber và tôi đã đi tiên phong ở tại Chủng Viện Fuller đã được nhắc đến rồi. Suốt trong bốn năm giáo trình này đã được dạy, một phản ứng tiêu cực đã được dựng lên giữa vòng một số các giáo sư thần học, và khóa học đã phải bị hủy bỏ trong một năm. Một quyết định đặc biệt bao gồm 12 giáo sư đã nghiên cứu vấn đề này trong tám tháng và cho ra một tuyên bố chung dài 80 trang. Sau đó trong năm 1987 một khóa học tương tự đã được tái lập - MC550 Chức Vụ Chữa Lành và Truyền Giáo Thế Giới, được dạy chung bởi Charles H. Kraft và chính tôi. Khóa học này đã có mặt và tiếp tục là một trong những khóa học nhiệm ý được ưa chuộng nhất trong chủng viện.
Timothy M. Warner thuộc Trường Thần Học Trinity Evangelical Divinity ở tại Deerfield, Illinois đã giới thiệu, vào mùa thu năm 1985, ME875M : Power Encounter in Missionary Ministry (Sự đối đầu bằng Quyền năng trong Chức vụ Truyền giáo ). Khóa học tham khảo các khái niệm theo Kinh Thánh về quyền năng khi chúng có liên quan đến Đức Chúa Trời, Chúa Cứu Thế, Đức Thánh Linh, các thiên sứ, Satan và các quỷ sứ. Các phương pháp và các nguyên nhân về chiến trận thuộc linh phải được dạy dỗ. Khóa học này mong đợi thu hút được khoảng 25 sinh viên, để được xem là một sự ghi danh tốt đối với một khóa học nhiệm ý ở tại trường Trinity. Thế mà đã có 81 sinh viên hiện diện, làm cho nó trở thành một trong những khóa học nhiệm ý lớn nhất của trường. Cũng ở tại trường Trinity, Kenneth S. Kantzer đã bắt đầu dạy một khóa học về lịch sử của phong trào ân tứ.
Ở tại Chủng Viện Thánh Kinh Columbia và Trường Truyền Giáo Tốt Nghiệp cho Columbia, tại Nam Carolina, Philip M. Steyne dạy MIS624: Thần học Kinh Thánh về Cuộc Đối Đầu Quyền Năng. Ông bàn đến bản chất cuộc đối đầu giữa các thế lực của Đức Chúa Trời và của Satan, đặc biệt là khi điều đó xảy ra trong kinh nghiệm của con người.
F. Douglas Pennoyer thuộc Trường Đại Học Seattle Pacific đang triển khai một khóa học về “Ma Quỷ , Các Quỷ Sứ và Các Hội Truyền Giáo Thế Giới .” PT802 Spiritual Warfare (Chiến trận thuộc linh PT 802) được Giáo Sư Neil Anderson dạy ở trong Ngành Thần Học Thực Hành thuộc Trường Thần Học Biola’s Talbot, và chương trình sau tốt nghiệp của trường Biola cũng cung cấp Anthropology 401 Magic, Witchcraft and Sorcery (Thuật chiêm tinh 401 Phù Thủy, Ma Thuật và Phù Phép). Viện Kinh Thánh Moody cũng đã cung ứng SK3502 Tư Vấn: Sự Ám Ảnh Của Tà Linh được dạy bởi C. Fred Dickason và Mark I. Bubeck. Các học viện khác cũng đang bổ sung tên của họ vào bảng danh sách này.
Qua việc nhắc đến điều đó, không phải tôi muốn hàm ý rằng tất cả các học viện kể trên đều sẽ tán thành các kết luận của cuốn sách này. Một số người sẽ coi tôi như là một kẻ ân tứ quá mấu. Song, dầu vậy, mức độ căng thẳng của sự bất đồng thì hầu như không gay gắt và mang tính chất phòng thủ như 10 năm trước đây.
Phần lớn khuynh hướng mới này đang xuất hiện từ các khoa của hội truyền giáo trong các trường học này. Các khoa về thần học có phần nào hơi dè dặt hơn để đồng ý rằng sự dạy dỗ như vậy là bổ ích. Đó là lý do vì sao mà một lời đến từ John Jefferson Davis, giáo sư về thần học hệ thống ở tại Chủng Viện Thần Học Gordon Conwell ở tại miền Nam Hamilton, tiểu bang Massachusetts, lại quá đúng thời điểm như vậy. Davis, khi khảo sát về các phương hướng tương lai cho những người Tin Lành Hoa Kỳ, đã thừa nhận: “Những người chúng tôi, cũng như chính bản thân tôi, đứng bên trong truyền thống thần học Cải chánh có nhiều điều phải học tập từ nơi những kinh nghiệm của người thuộc phái Wesley, Holiness và Ngũ tuần về Đức Thánh Linh.” Ông đã thảo luận và định nghĩa cụm từ truyền giáo bằng quyền năng, và nói rằng: “Khắp thế giới đang có một khuynh hướng ngày càng gia tăng kể từ khoảng năm 1950 đối với việc công nhận và thực hành quyền năng truyền giáo.”7
Liệu sự dạy dỗ này của chủng viện có tạo được một sự thay đổi không?
Đã có những người làm việc qua chức vụ của George và Gayle Weinand với tư cách những nhà truyền giáo ở tại San Jose, Costa Rica. Sau khi đã học khóa MC510 ở tại Chủng Viện Fuller, họ đã viết thư về nhà như vầy: “Từ khi trở về Costa Rica vào tháng giêng, chúng tôi đã và đang hoạt động trong một quyền năng mới mà chúng tôi chưa hề biết trước kia trong sáu năm hầu việc Chúa tại đây.” Họ thuật lại thế nào họ đã cứu giúp cho một người đàn bà bị mắc kinh phong, người này đã từng tham gia vào phù phép, cầu cơ, và tà thuật. Họ đã đuổi các quỷ ra khỏi bà, và “bấy giờ sau 46 năm khổ sở, nay bà đã hoàn toàn được tự do.”
Nhà Weinands tiếp tục thuật lại câu chuyện về một người đàn ông với chứng thoát vị nặng đến nỗi ông đi đứng thật khó khăn; ông đã được chữa lành lập tức khi họ cầu nguyện cho ông. Một người khác bị gãy khớp cổ tay cũng đã được chữa lành. Một sinh viên trường Kinh Thánh đã khổ sở vì bị ma quỷ tấn công vì chứng đồng tính luyến ái đã được giải phóng và đời sống của anh đã được thay đổi.
Họ kết luận bức thư với câu nói: “Đây là sức mạnh có sức lôi cuốn của Hội Thánh trên đất, đó là Đức Chúa Trời đang khuấy động trong nhiều nơi trên thế giới. Điều này đang xảy ra hiện nay ở tại Costa Rica, và chúng tôi được khích lệ rất nhiều.” 8
Tôi cũng vậy.
Ghi chú
1. Một phần tài liệu ở phần trước đã có xuất hiện trong chương “ Khám phá Quyền năng” của tôi trong cuốn Power Encounters Among Christians in the Western World do John Wimber và Kevin Springer biên soạn (Harper & Row) due Spring 1988.
2. Arne Sovik, “Signs and Wonders,” International Review of Mission, April 1987, p. 271.
3. Vic Varkoni, “We Are Being Healed,” Monday Morning, May 19, 1986, p. 15.
4. Elmer L. Towns, “Does God Heal Today?” Fundamentalist Journal, June 1983, p. 36.
5. An updated and expanded version of the October 1982 issue of Christian Life is now available in book form: Signs and Wonders Today, edited by C. Peter Wagner (Altamonte Springs, Fuller: Creation House, 1987).
6. J. Herbert Kane, Wanted: World Christians (Grand Rapids: MI: Baker Book House, 1986), pp. 214-216.
7. John Jefferson Davis, “Future Directions for American Evangelicals,” Journal of the Evangelical Theological Society, Dec. 1986, p. 464.
8. George and Gayle Weinand, San Jose, Costa Rica, May 1985 prayer letter.



Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 16-4-2024 01:42 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách