Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 3239|Trả lời: 0

Chinh Phục Thiêu Nhi - Khai Mở Một Cách Nhiệt Tình

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 13-11-2011 08:44:32 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Chinh Phục Thiêu Nhi Cho Chúa Cứu Thế

Khai Mở Một Cách Nhiệt Tình
...những giây phút đầu tiên vô cùng quan trọng!
Hầu hết trẻ em rất thích hát, hát chung là những phương cách tốt nhất để mở đầu một buổi nhóm thiếu nhi. Tất cả các em đều có thể tham gia và nhập cuộc ngay từ đầu.
Âm nhạc cũng là phương pháp tuyệt vời để dạy chân lý Kinh Thánh cho thiếu nhi, nhất là những bài hát dùng lời Kinh Thánh. Tôi rất thích bài “ Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian”.
Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian
đến nỗi đã ban Con Một của Ngài;
Hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất
mà được sự sống đời đời.
Khi nói chuyện với các em, phần mở đầu rất quan trọng. Có một số điều bạn nên làm để khởi đầu thành công. Bạn nên áp dụng một trong hai điểm sau đây:
TRÒ CHƠI VỖ TAY.
Hầu hết thiếu nhi đều ngán những buổi nhóm không phù hợp với chúng. Khi bạn đứng lên và bắt đầu nói, có lẽ các em suy: “Chao ôi! lại một bài giảng tẻ nhạt nữa rồi!”
Có một cách làm cho các em hứng thú, đó là bắt đầu với một trò chơi. Trẻ em thích chơi trò chơi, một trò chơi vui vẻ giúp các em sẵn sàng nghe bạn chia sẻ. Đây là một trò chơi các em rất thích.Tôi nói với các em:
Trước khi bắt đầu chương trình chúng ta sẽ chơi một trò chơi nhỏ. Các em hãy đưa tay lên.
(Bạn hướng dẫn các em đưa hai tay ra lòng bàn tay cách nhau khoảng hơn một tấc, để chuẩn bị vỗ tay.)
Bây giờ tôi di chuyển hai bàn tay của tôi như thế này.
(Hai bàn tay hơi cách nhau một chút rồi đưa tay trái của bạn lên cao và tay phải xuống thấp. Sau đó đưa tay phải lên cao và tay trái xuống thấp.
Khi hai bàn tay của tôi nằm đối diện nhau thì các em hãy vỗ tay một cái, như vầy.
Bày các em vỗ tay một cái rồi đưa hai tay ra ở vị trí ban đầu.
Nhớ vỗ tay một cái ngay khi hai bàn tay tôi nằm đối diện nhau. Nếu tất cả vỗ đồng loạt, chúng ta sẽ nghe một tiếng vỗ thật to. Vậy nhớ vỗ tay CÙNG MỘT LÚC nhé! Em nào vỗ nhầm là “quê” lắm đó! Các em cẩn thận nhìn
tôi cho kỹ đây. Bây giờ chúng ta “làm nháp” nào.
Làm thử vài lần để tất cả đều hiểu rõ trò chơi. Các em chơi hay lắm.
Bây giờ ráng làm cho giỏi nhé. NÀO BẮT ĐẦU …
Lần này đưa hai tay lên xuống thật nhanh, nhưng khi hai tay sắp sửa nằm đối diện nhau thì bạn DỪNG LẠI. Hầu hết các em đầu sẽ vỗ tay nhầm, các em sẽ cười thỏa thích.
Bắt đầu bạn có thể di chuyển hai bàn tay thật chậm sau đó gia tăng tốc độ cho đến khi các em vỗ tay thật hăng hái.
CHÚ Ý : Vui vẻ lúc bắt đầu là điều tốt, giúp các em thấy bạn gần gũi với các em, thích đùa với các em. Nhưng đừng lạm dụng sự hài hước. Trong khi giảng dạy bạn hãy nghiêm trang khi cần nghiêm trang.
“CÂU CHUYỆN BÀN TAY MUỐN NÓI VỚI EM”.
Đây là một cách mở đầu khác, đồng thời cũng có thể dùng để trình bày Tin Lành một cách rõ ràng.
Tôi nói như sau: Tôi muốn kể cho các em câu chuyện “BÀN TAY MUỐN NÓI VỚI EM” .
Bạn hãy giơ cao bàn tay trái lòng bàn tay hướng về phía các em, các ngón tay xoè ra. Ngón tay trỏ của bàn tay mặt lần lượt chỉ vào các ngón tay của bàn tay trái.
Các em đưa bàn tay mình ra như thế này. Bắt đầu chỉ ngón cái rồi lần lượt chỉ đến các ngón khác. Các em hãy lặp lại theo tôi:
1. Em đã phạm tội.
2. Đức Chúa Trời yêu em.
3. Chúa Giê-xu chết vì em.
4. Em tiếp nhận Ngài.
5. Em có sự sống đời đời.
Chúng ta lặp lại một lần nữa nhé! (Lặp lại như trên).
Bây giờ tôi xin kể câu chuyện này:
(Bạn nắm bàn tay trái lại ngoại trừ ngón trỏ đưa lên. Ngón tay trỏ chĩa lên trời, nhưng các em hãy nhìn ngón tay cái!
Bạn hãy đưa ngón tay cái ra và chĩa xuống.
Ngón tay cái này chĩa xuống nhắc em nhớ rằng em đã phạm tội. Em suy nghĩ sai lầm, nói những điều sai lầm và làm những điều sai lầm. Em phạm tội.
Nhưng ngón tay trỏ chĩa lên trời, nhắc em nhớ rằng Đức Chúa Trời yêu thương em.
Ba ngón tay giữa nhắc em nhớ ba cây thập tự trên ngọn đồi bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem. Hai tên cướp bị treo trên hai cây thập tự hai bên, còn ai chịu treo trên cây thập tự ở giữa? (Các em: “Chúa Giê-xu”) Đúng rồi. Vậy ngón tay này nhắc em nhớ Chúa Giê-xu chết vì em.
Một trong hai tên trộm tin Chúa Giê-xu, tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa, và được cứu. Ngón tay này giúp em nhớ em đã tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của em.(Bạn chỉ vào ngón áp út.)
Khi em tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa, (Bạn chỉ vào ngón út).Em có thể nói: “Em có sự sống đời đời.” Bây giờ em đã biết câu chuyện. Chúng ta hãy thuật lại từ đầu nhé.
Làm lại từ đầu vài lần cho đến khi các em nhớ mỗi ngón tay tượng trưng cho điều gì.
ĐỐ KINH THÁNH
Một vài câu đố Kinh Thánh ngắn gọn cũng giúp bạn khởi đầu tốt, nhất là đối với các em thiếu nhi lớn. Chia lớp thành hai nhóm nam, nữ sẽ làm cho giờ đố Kinh Thánh đặc biệt hào hứng. Bạn cũng nên có phần thưởng nho nhỏ cho đội thắng. Tôi thường mời ba thí sinh của mỗi đội, nhưng bạn có thể mời nhiều hơn. Tôi đề nghị đố 12 câu hỏi, mỗi đội sáu câu. Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm.
Khi một thí sinh trả lời sai một câu, mời khán giả trả lời cho đúng, sau đó hỏi đội kia câu tiếp theo.
Nếu các em ít biết Kinh Thánh, các câu đố phải thật đơn giản. Thí dụ:
Con người đầu tiên tên gì ?
Ai đã đóng một con tàu lớn?
Ai là người mạnh nhất trong Kinh Thánh?
Ai giết một tên khổng lồ?
Người nữ đầu tiên tên gì?
Ai bị bỏ vào hang sư tử?
Ai là người khôn ngoan nhất trong Kinh Thánh?
Đức Chúa Trời ban Mười Điều Răn cho ai?
Từ câu 9 đến câu 12, mời các thí sinh cho biết một trong Mười Điều Răn. Đây là một sự chuẩn bị rất tốt cho bài chia sẻ của bạn.
MỘT SỐ ĐIỀU NÊN LÀM…
1. TÍCH CỰC rao truyền Tin Lành cho các em. Bạn hãy thầm nghĩ: “Con sung sướng được có mặt ở đây, con vui mừng vì các em đã đến đây. Con có những điều quí báu để nói với các em, những điều có thể thay đổi cuộc đời các em. Chúa ôi, con nương cậy Ngài để thực hiện điều này.”
2. CHO CÁC EM THAM GIA. Cho các em tham gia vào bài chia sẻ của bạn. Bằng cách nào? Bằng cách cho các em điền một số từ trong bài nói chuyện của bạn.Tuy nhiên, cần chọn những từ quen thuộc với các em. Nếu bạn chọn những từ ở cuối câu thì sẽ hiệu quả hơn.Thí dụ:”Đức Chúa Trời yêu thương đến nỗi đã ban một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy không mà được.
3. BÌNH TĨNH. Bỏ qua những thái độ lơ đểnh vụn vặt của các em.Nếu bạn đánh mất sự bình an nội tâm thì bạn sẽ bị ma quỉ điều khiển.
4. NÓI ĐỦ LỚN. Các em phải nghe được những lời bạn đang nói. Bạn cần nói đủ lớn để những em ngồi xa nhất cũng nghe rõ. Đối với những buổi nhóm lớn, cần có hệ thống âm thanh.
5. THƯƠNG YÊU CÁC EM. Ấn tượng bạn tạo trong lòng các em rất quan trọng. Khi các em biết mình được thương yêu, các em sẽ đáp ứng một cách đặc biệt.
6. HÃY NGƯNG KHI HẾT BÀI. Ba yếu tố chính của một bài nói chuyện thành công: Đứng lên nói, rõ và ngưng!
MỘT SỐ ĐIỀU NÊN TRÁNH…
1. ĐỪNG NÓI một nội dung QUÁ THẤP SO VỚI TRÌNH ĐỘ CÁC EM. Trẻ em rất thông minh. Dùng những lời các em hiểu, nhưng hãy tôn trọng các em. Đôi khi các em khôn ngoan hơn chúng ta tưởng.
2. ĐỪNG SỢ LẦM LẪN. Một số người sợ lầm lẫn khi dắt đem được một thiếu nhi đến với Chúa. Thà phạm hàng trăm lỗi lầm mà dắt đem được một thiếu nhi đến với Chúa còn hơn là sợ lầm lẫn để rồi không đem được em nào đến với Chúa cả.
3. ĐỪNG LÀM CÁC EM CHÁN NẢN. Học cách thu hút sự chú ý của các em. Một trong những cách làm cho các em chăm chú nghe bài dạy trở lại là kể một câu chuyện hoặc dùng một thị cụ.
4. ĐỪNG DOẠ CÁC EM bằng những hình phạt vô lý hoặc bằng những hình thức kỷ luật mà bạn không thể thực hiện được. Hãy chinh phục các em bằng tình yêu thương và lòng kiên nhẫn.
Hãy tự phê phán chính mình. Không ngừng lượng giá công việc bạn đang làm. Khi bạn tìm thấy hiệu quả trong một việc. Hãy đeo đuổi việc ấy!
“Khác thường mà hiệu quả thì vẫn có giá trị hàng ngàn lần hơn những thông lệ nhàm chán hàng ngàn lần.”
(D.M . Thornton)



Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 19-4-2024 08:57 AM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách