Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 3044|Trả lời: 0

Phương Cách Rao Giảng - MỘT LẦN THÌ CHƯA ĐỦ

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 9-9-2012 08:57:59 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Phương Cách Rao Giảng Lời Chúa
Tác giả: Dr. Paul Kauffman

MỘT LẦN THÌ CHƯA ĐỦ

Công bố lẽ thật một lần thì chưa đủ. Chúng ta cần lặp đi lặp lại những chân lý nầy. Kinh Thánh đã nêu lên cho chúng ta một thí dụ rất rõ ràng để chúng ta noi theo. Chính Kinh Thánh, Lời Linh cảm của Đức Chúa Trời, không chỉ chứng tỏ cho chúng ta tầm quan trọng của việc dạy dỗ chân lý Kinh Thánh nhưng cũng thường xuyên lặp đi lặp lại chân lý đó.
Một thiếu nhi khi cố gắng giải thích về trí nhớ của mình đã nói, “ký ức của tôi là điều tôi hay quên”. Chúng ta rất mau quên. Vì thế, là những Mục sư, chúng tôi phải biết cách lặp lại chân lý của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần nói đi nói lại về cùng một lẽ thật. Việc này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng những ngôn từ khác nhau hoặc những thí dụ khác nhau, nhưng phải luôn luôn giảng và dạy những chân lý quan trọng bất biến của Lời Chúa. Bạn có để ý thấy có một chủ đề chạy xuyên qua Kinh Thánh từ sách Sáng Thế Ký đến sách Khải Huyền không? Người ta gọi đó là sợi chỉ điều. Đại đề duy nhất của Kinh Thánh là Sự Cứu Chuộc. Kinh Thánh là câu chuyện về kế hoạch lớn lao của Đức Chúa Trời đến để giải cứu loài người sa ngã. Một số người đã nói rằng bạn có thể cắt Kinh Thánh Ở bất cứ chỗ nào cũng thấy “rướm máu”. Đó là lý do tại sao khi rao giảng Lời Chúa bạn chắc phải đề cập đến thập tự giá .
Chủ đề chính này đã được trình bày nhiều cách khác nhau khắp cả Kinh Thánh. những chân lý quan trọng của Kinh Thánh đều được lặp đi lặp lại mãi. Chúng ta phải học cách làm như vậy.
A-đam và Ê-va
Bạn còn nhớ chăng tổ phụ đầu tiên của chúng ta là A-đam và E-va đã nhanh chóng quên mất lời dặn của Đức Chúa Trời dành cho họ (SaSt 3:13)? Hậu quả của họ đã tin lời nói của Ma qủy. Thậm chí lời đó là một lời dối trá hoàn toàn. Sự vội quên của họ đã dẫn đến tội lỗi đầu tiên và hậu quả là sự rủa sả giáng xuống đầu nhân loại. Họ đã tin lời nói dối của ma quỷ hơn là những gì Đức Chúa Trời phán bảo họ. Ađam và Eva đã có trí n hớ rất kém, ký ức của họ thật là ngắn ngủi.
Con dân Y-sơ-ra-ên
Con dân Y-sơ-ra-ên đã mau chóng quên mất những chân lý họ đã từng học được. Bạn còn nhớ chăng qua Môise, Đức Chúa Trời đã hứa với dân Y-sơ-ra-ên rằng Ngài sẽ giải phóng họ khỏi ách nô lệ của Ai Cập (XuXh 6:6-8)?
Điều kiện là họ phải nhớ đến Chúa là Đức Chúa Trời của họ và giữ những điều răn của Ngài.
Dưới sự dắt dẫn của Đức Chúa Trời, Môise đã đưa dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi ách nô lệ Ở Ai Cập. Thế mà chẳng bao lâu sau khi Môise đi khỏi mắt họ là họ đã dựng lên một pho tượng có hình con bò bằng vàng. Họ cúi xuống trước con bò vàng và nói:
“ Hỡi Y-sơ-ra-ên , này là các thần của ngươi , đã đem ngươi ra khỏi xứ Ediptô ”( 32:4)
Hãy tưởng tượng việc họ quy cho một pho tượng do tay người làm ra công trạng giải cứu họ ra khỏi Ai Cập ! Họ có ký ức ngắn ngủi thay.
Rồi tiếp theo là một loạt những sự tiếp trợ của Đức Giêhôva. Ngài đã dắt dẫn họ bằng trụ mây ban ngày và trụ lửa ban đêm. Bằng cách đó Ngài đang cẩn thận dắt dẫn họ đến phần đất mà Ngài đã hứa cho họ (13:31)
Tuy nhiên, không bao lâu sau dân sự đã khởi sự phàn nàn. Thậm chí một số người đã muốn quyết định quay trở về Ai Cập (Dan Ds 14:1-4). Trí nhớ của họ thật tệ hại đến nỗi họ quên bẵng nỗi thống khổ thế nào họ đã từng sống với thân phận nô lệ Ở Ai Cập. Hơn nữa, họ đã vội quên thế nào Đức Chúa Trời đã cứu họ và đã nuôi họ sống mỗi ngày trong đồng vắng. Chúng ta cũng dễ rơi vào sự vội quên như thế. Trong sách Các quan xét chúng ta đọc thấy:
“Như vậy , dân Y-sơ-ra-ên không nhớ đến Giêhova Đức Chúa Trời mình , là Đấng đã giải cứu họ khỏi tay các kẻ thù nghịch Ở chung quanh ” (Cac Tl 8:34).
Một lần thì không đu
Là những Mục sư và truyền đạo chúng ta cần noi gương rõ ràng của Kinh Thánh. Chân lý Kinh Thánh phải được lặp đi lặp lại. Rất dễ để ngời ta quên nên chúng ta phải lặp đi lặp lại các chân lý. Nêu lên một lần thì không đủ. Sự giảng dạy tốt là lặp đi lặp lại những gì Kinh Thánh dạy đi dạy lại.
Bạn có để ý thấy không có lẽ thật Kinh Thánh quan trọng nào mà chỉ được nhắc đến có một lần hay không? Thực ra các học giả Thánh kinh đã học biết rằng bạn không bao giờ có thể nhắc đến có một lần. Kinh Thánh lặp đi lặp lại nhiều lần những chân lý quan trọng. Chúng ta cũng phải làm như vậy.
Chúng ta đừng bao giờ cho rằng vì cớ chúng ta đã công bố một chân lý Kinh Thánh cho Hội chúng được một lần rồi thì chúng ta không cần lặp đi lặp lại nữa. Hãy suy nghĩ biết bao nhiêu lần bạn phải lặp lại những lời chỉ dạy cho con cái của bạn. Con dân của Đức Chúa Trời cũng giống như vậy.
Vị Mục sư Giáo sư cần tập trung sự suy nghĩ của dân sự thật nhiều lần trên Lời của Đức Chúa Trời. Thật ra, đây là trách n hiệm chính yếu của vị Mục sư. Chúng ta phải nhắc đi nhắc lại những gì Lời Chúa dạy bảo cho dân sự Chúa.
Gương của kinh thánh tân ước
Các sách Tân ước thường nhắc lại những chân lý dạy trong Cựu ước. Sách Tin Lành Mathiơ phần lớn là sự lặp lại và giải nghĩa những Thi Thiên và những lời Tiên tri của Cựu ước. Sách Hêbơrơ là sự lặp lại và giải nghĩa sách Lêvi ký. Sách Khải huyền phần lớn là sự lặp lại và giải nghĩa sách Đaniên. Như thế chính Kinh Thánh đã biểu lộ cho thấy tầm quan trọng của việc nhắc đi nhắc lại một chân lý.
Chúa Jesus là gương mẫu của chúng ta
Bạn có để ý thấy chính Chúa Jesus đã thường trích dẫn Kinh Thánh Cựu ước không? Đó là cách Ngài lặp đi lặp lại một chân lý. Tôi xin chỉ ra một vài trường hợp như thế. Mat Mt 24:29; 26:31; Mac Mc 7:6; 2:10; LuLc 4:18; 20:28, 42-43
Bạn hãy nhớ lại một lần kia, Chúa Jesus đang thăm dò Simôn Phiêrơ. Ngài đặt cho ông câu hỏi đơn giản. “Ngươi yêu ta hơn những kẻ này không? “ (GiGa 21:15) Chúa Jesus đã không hài lòng với câu trả lời của người môn đồ, bởi vì Ngài đã hỏi ông cùng một câu hỏi đó đến bao lần.
“Ngươi yêu ta chăng ? Ngươi yêu Ta chăng ? Ngươi yêu Ta chăng ?”
Sứ Đồ Phao-lô
Sứ Đồ Phao-lô cũng thường sử dụng phương pháp lặp đi lặp lại những chân lý quan trọng nhiều lần. Hãy xem IITi 2Tm 2:8 “Hãy nhớ rằng Đức Chúa Jesus Christ , sanh ra bởi dòng vua Đa vít , đã từ kẻ chết sống lại , theo như Tin Lành của ta ”.
Trong khi giảng đạo ông đã dạy chân lý này rồi. Bây giờ ông nhắn lại cho Timôthê những chân lý mà ông đã từng dạy dỗ. Một lần thì không đủ.
Mục sư phải biết lặp lại
Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm Mục sư. Chúng ta là những người chăn bầy của Chúa. Nhiệm vụ của chúng ta là dắt dẫn bầy chiên Chúa trở đi trở lại với Lời Kinh Thánh. Như chúng ta đã học Ở chương trước, nhiệm vụ của chúng ta là “Lúc nào cũng phải nhẫn nại nuôi họ bằng lời của Đức Chúa Trời”. Cần có sự kiên nhẫn để lặp đi lặp lại cùng một chân lý. Sự lặp đi lặp lại th ật quan trọng.
Hãy học tập nghệ thuật lặp đi lặp lại
Sự lặp đi lặp lại là căn bản của mọi ngành giáo dục. Chúng ta học tập bằng cách lặp đi lặp lại. Nhưng nếu làm không đúng, sự lặp đi lặp lại dễ gây chán nản. Nhận vậy chúng ta phải học cách nhắc lại cùng một việc bằng nhiều phương cách khác nhau. Đó là điều Kinh Thánh đã làm. Đó là điều Jesus đã thực hiện. Nếu bạn nói một điều gì đó cách đầy đủ thì dân chúng có thể quên không nhớ chính xác lời bạn nói nhưng họ sẽ nhớ bạn đã nói gì. Bạn sẽ thành công trong việc đặt vào tâm trí của họ một ý tưởng mà họ sẽ không bao giờ quên. Tôi phải nói lại lần nữa, một lần thì không đủ.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG BA
1. Tại sao Kinh Thánh tự lặp đi lặp lại nhiều lần?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
2. Đức Chúa Trời đã thấy lỗi gì nơi dân Israel (Quan xét 8: 34)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. Chân lý Kinh Thánh quan trọng nào chỉ được nhắc đến có một lần?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Sách Khải Huyền liên hệ với sách Đaniên như thế nào?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
5. Hãy đưa ra một gương của Chúa Jesus về việc trưng dẫn Kinh Thánh Cựu ước?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
6. Căn bản của mọi ngành giáo dục và học tập là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................




Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 16-4-2024 01:02 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách