Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 2692|Trả lời: 0

Công Tác - NHỮNG MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 16-10-2011 08:27:37 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Công Tác Của Mục Sư
Tác giả: Eleaser E. Javier

NHỮNG MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH

Trong đơn vị này chúng ta sẽ thảo luận những mối quan hệ của mục sư, khởi đầu là một bài học về gia đình. Khi nghiên cứu về những mối quan hệ gia đình của mục sư, chúng ta sẽ thấy rằng về mặt lịch sử gia đình là nhóm xã hội đầu tiên xuất hiện giữa loài người. Trong hình thức sơ khai gia đình chứa đựng nền tảng của Hội thánh và quốc gia. Vì Đức Chúa Trời đã chỉ định gia đình là cấu trúc căn bản của xã hội, nên gia đình đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống của mục sư. Do đó, trong những thư tín Giám mục, sứ đồ Phaolô vạch ra cho Timôthê thấy những phẩm chất quan trọng liên hệ đến gia đình mục sư. Mặc dù người ta có thể rất chú tâm để tìm ra những phẩm chất về giáo dục và thuộc linh của mục sư, nhưng điều cũng rất quan trọng là người ta nhìn thấy tầm quan trọng của những mối liên hệ gia đình tốt. Điều có ý nghĩa ấy là Kinh Thánh cho chúng ta biết sự hệ trọng của hôn nhân và gia đình, và cũng dạy cho chúng ta về những vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình mục sư.
Tự nhiên chúng ta đều biết rằng khi một người trở thành một mục sư, người ấy không chấm dứt vai trò làm chồng và làm cha. Ngay cả không dễ gì luôn luôn giữ những vai trò làm chồng và làm cha trong đầu óc khi một người cố hoàn tất những trách nhiệm chăn bầy muôn mặt của mình. Hãy nhớ điều đó, bây giờ chúng ta sẽ thảo luận những vai trò trong gia đình của mục sư và nhấn mạnh đến nhu cầu để người ấy thực hiện những vai trò đó trên một nền tảng hàng ngày. Theo cách này mỗi chúng ta có thể tìm sự hướng dẫn của Kinh Thánh cho những vai trò khác nhau mà chúng ta được kêu gọi để thực hiện. Chúng ta cũng sẽ thấy rằng khi chúng ta trung tín hoàn tất những vai trò này thì chúng ta sẽ, trong một ý nghĩa hạn chế, bày tỏ bản chất của Cha Thiên Thượng của chúng ta.
DÀN Ý BÀI HỌC
* Tầm Quan Trọng Của Hôn Nhân.
* Những Vai trò trong Hôn nhân.
* Vai trò của người vợ của mục sư .
* Vai trò của mục sư.
NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
Học xong bài này bạn phải có thể:
* Giải thích tầm quan trọng của sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời trong đời sống hôn nhân của mục sư.
* Mô tả những vai trò thuộc linh khác nhau của mục sư trong những mối quan hệ gia đình.
* Nhận diện những lợi ích thiết thực khi mục sư trung tín hoàn tất mỗi vai trò của gia đình và chức vụ mình.
* Đánh giá tầm quan trọng của việc đặt mỗi một vai trò Đức Chúa Trời ban cho bạn trong phối cảnh đúng đắn của nó.
NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Nghiên cứu bài dựa theo những lời chỉ dẫn trong bài 1.
2. Khi học phần triển khai bài học, nhớ viết câu trả lời của chính bạn cho mỗi câu hỏi nghiên cứu trước khi xem câu giải đáp mà chúng tôi cho. Điều đó sẽ giúp bạn nhớ những gì mình học dễ dàng hơn và hiểu được hầu hết loạt bài học.
3. Làm bài trắc nghiệm cá nhân và kiểm tra những câu trả lời của bạn so với đáp án trong túi dành cho học viên.
NHỮNG CHỮ CĂN BẢN
Cấp tiến
Chọc tức
Quản lý
Giai cấp
TRIỂN KHAI BÀI HỌC
TẦM QUAN TRỌNG CỦA HÔN NHÂN.
Mục tiêu 1: Nhận diện những lý do tại sao hôn nhân rất quan trọng theo quan điểm của Kinh Thánh và đặc biệt quan trọng đối với mục sư.
Có thể nói truy nguyên khởi đầu mối quan hệ của chồng với vợ mình là ngay từ khi chàng trai trẻ bắt đầu cảm thấy tình cảm đặc biệt đối với người khác phái. Trong sự lựa chọn người bạn đời của mình, chàng trai mơ mộng điều lý tưởng là việc rất tự nhiên. Đối với thanh niên Cơ Đốc, đặc biệt đối với một mục sư, việc chọn lựa người bạn đời là việc rất hệ trọng đòi hỏi sự hướng dẫn của Chúa. Điều này đúng vì” Người vợ khôn ngoan do nơi Đức Giêhôva mà đến” (ChCn 19:14). Vị vua khôn ngoan làm sáng tỏ điều này:
“Người nữ tài đức ai sẽ tìm được ? Giá trị nàng trỗi hơn châu ngọc. Lòng người chồng tin cậy nơi nàng, người sẽ chẳng thiếu huê lợi. Trọn đời nàng làm cho chồng được ích lợi, chớ chẳng hề sự tổn hại” (31:10-12).
Vì có nhiều yếu tố mà một người có thể khảo sát về hôn nhân, nên chúng ta không mong gì thảo luận tất cả trong bài học này. Cũng vậy, phong tục tập quán khác nhau rất nhiều giữa nền văn hóa này với nền văn hóa khác, nên khó phổ biến đến mức độ lớn lao nào của đề tài. Tuy nhiên vẫn có thể trình bày vài nguyên tắc chung để giúp ích cho ai đang tìm kiếm một người bạn đời hoặc cho những ai đang trong tiến trình làm công tác giúp đỡ một cuộc hôn nhân.
Trong một số nền văn hóa, ảnh hưởng của cha mẹ và bạn bè có thể trở thành sự cân nhắc chính trong việc lựa chọn người bạn đời của một chàng trai. Ở những nền văn hoá khác, những người ngoại cuộc lại quyết định cho đôi nam nữ kết hôn. Dù tiến trình chọn lựa như thế nào, ít khi một người có tất cả những phẩm chất tạo nên một người bạn đời tốt. Đó là một lý do tại sao việc chọn lựa không dễ dàng dù người chọn đó là ai. Sự chọn lựa người bạn đời phải được quyết định bằng sự kêu gọi và những mục tiêu tối hậu của đời sống của một người. Điều này đòi hỏi thì giờ, sự cân nhắc cẩn thận và trên hết mọi sự là sự cầu nguyện.
Mặc dù điều lý tưởng là biết được ý muốn của Đức Chúa Trời trước khi có một quyết định nhưng điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong vài trường hợp, một người đã kết hôn và thành lập một gia đình trước khi tiếp nhận Jêsus Christ làm Cứu Chúa mình. Trong những hoàn cảnh đó, rõ ràng người ấy không biết gì hoặc cân nhắc theo những phương châm Kinh Thánh khi mình chọn lựa. Như chúng ta sẽ thấy, biết những gì Kinh Thánh nói về những vai trò riêng của mỗi người trong hôn nhân là yếu tố chủ chốt đối với sự thành công của một người trong chức vụ mục sư.
Hãy xem hai câu Kinh Thánh chỉ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của hôn nhân theo quan điểm của Đức Chúa Trời. Ngay từ khởi điểm khi con người hiện hữu. Đức Chúa Trời phán” Người nam ở một mình thì không tốt. Ta sẽ dựng nên một người giúp đỡ thích hợp với nó” SaSt 2:18 - NIV). Về sau, khi nhìn lại khởi nguyên của hôn nhân, Chúa Jêsus phán” Vì lý do này, người nam sẽ lìa cha mẹ mình và kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thịt, vì vậy họ không còn là hai nữa, mà là một” (Mat Mt 19:4-6). Những đoạn này bày tỏ rằng ngoài việc làm tăng dân cư trên đất. Đức Chúa Trời thiết lập hôn nhân để yểm trợ lẫn nhau, bạn đồng hành và đồng nhất. Cho nên, hôn nhân quan trọng vì nó đáp ứng những nhu cầu tâm lý và thể chất.
Một cuộc hôn nhân tốt rất quan trọng cho mỗi người bước vào hôn nhân, nhưng nó càng quan trọng hơn cho một mục sư để có cuộc hôn nhân tốt đẹp. Vì những trách nhiệm đặc biệt của mình, một mục sư phải:
1. Có khả năng giúp đỡ người khác chuẩn bị hôn nhân.
2. Được chuẩn bị để khuyên bảo những người có thể có những nan đề trong hôn nhân liên quan đến những phương cách nâng cao đời sống lứa đôi của họ.
3. Cố gắng để có một cuộc hôn nhân và gia đình làm mẫu mực tốt cho những người khác.
4. Có những nhu cầu của riêng mình được đáp ứng để những mối quan hệ của người ấy đem lại sự hoàn hảo và góp phần vào ý thức khỏe mạnh của chính mình.
Để kết luận phần đầu nói về sự quan trọng của hôn nhân, chúng ta phải nhìn nhận rằng một cuộc hôn nhân tốt đẹp có thể giúp đỡ mục sư vô cùng. Vợ của mục sư và gia đình có thể khen ngợi vai trò của ông. Hơn nữa, sự hài hòa trong mối quan hệ hôn nhân và sự hiệp nhất vẫn tồn tại trong gia đình có thể hình thành một gương mẫu có tác dụng tốt cho những người họ phục vụ. Trái lại, cuộc hôn nhân không mấy tốt đẹp có thể trở nên điều sỉ nhục cho chức vụ của mục sư và cướp mất khả năng làm gương cách hiệu quả những mối quan hệ Cơ Đốc trong hôn nhân và gia đình.
(1) Một cuộc hôn nhân tốt đẹp quan trọng cho tất cả Cơ Đốc nhân nhưng đặc biệt cho một mục sư vì hôn nhân:
a. Cho người ấy một cơ hội để chứng tỏ qua những quan hệ của mình sự hữu hiệu của khuôn mẫu Kinh Thánh về hôn nhân.
b. Cho phép người ấy khuyên bảo cộng đồng họ đang phải đối diện, từ một nền tảng thích đáng của kinh nghiệm trong những mối quan hệ của mình.
c. Cho phép người ấy có những nhu cầu được thỏa mãn của mình để người cảm thấy những mối quan hệ của mình được thực hiện đầy đủ.
d. Góp phần vào tất cả những điều ghi ra ở trên.
e. Góp phần ở những điều chỉ ghi trong câu b và c.
(2) Khoanh tròn mẫu tự trước những lời diễn đạt ĐÚNG liên quan đến quan điểm của Kinh Thánh về hôn nhân.
a. Mục đích đầu tiên trong hôn nhân là đáp ứng những nhu cầu thể chất và tâm lý, cũng như làm tăng số sinh sản giống nòi.
b. Mặc dù những nền văn hóa khác nhau về việc ai là người xếp đặt hôn nhân, nhưng thường thường có thể tìm được một người có tất cả những phẩm chất để làm một người bạn đời tốt.
c. Đức Chúa Trời thiết lập hôn nhân để đáp ứng nhu cầu; vì thế hôn nhân được hình thành sau khi con người phạm tội nguyên thủy.
d. Câu Kinh Thánh” Một người vợ tốt, ai có thể tìm được ?” bày tỏ sự đánh giá cao về một người vợ tài đức vẹn toàn.
NHỮNG VAI TRÒ TRONG HÔN NHÂN.
Mục tiêu 2: Phân biệt theo Kinh Thánh vai trò của người chồng và người vợ trong mối quan hệ với nhau.
Hoặc bạn đã kết hôn hay dự định kết hôn, điều rất quan trọng là phải hiểu vai trò riêng theo Kinh Thánh của người chồng và người vợ trong mối quan hệ với nhau và với con cái của họ. Hiểu được ý niệm về vai trò là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn người bạn đời cách khôn ngoan. Hơn nữa nó còn giúp cho đôi vợ chồng mới thiết lập và duy trì mối quan hệ hài hòa và giúp cho mỗi người hiểu được những nhu cầu và những mong đợi chính đáng nơi người phối ngẫu.
Ý NIỆM VỀ VAI TRÒ.
Từ ngữ (vai trò) chỉ về cách cư xử mong đợi nơi một người có một vị trí hay địa vị nhất định. Chẳng hạn, trong một xã hội, người chồng được đòi hỏi phải thực hiện một vai trò, có thể khác hơn vai trò của người chồng trong một xã hội khác. Người chồng bắt đầu học những vai trò khác nhau từ khi còn là con trẻ trong một gia đình, và người ấy học biết nhiều hơn khi tiếp xúc với những hoạt động khác trong xã hội như nhà thờ, trường học và bạn bè. Khi gần đến tuổi bước vào hôn nhân, người ấy đã tiếp nhận một sự xã hội hoá khác biệt với mỗi một người khác. Điều tương tự như thế có thể nói cho mỗi người chuẩn bị hôn nhân; như vậy, mỗi người có một ý niệm khác nhau về vai trò mà anh ấy hay chị ấy được đòi hỏi thực hiện cách đúng đắn như một người chồng hay người vợ.
Một đôi nam nữ tiến đến hôn nhân, ý niệm của một người có thể trái ngược với ý niệm văn hóa chung. Thường thường, những ý niệm về vai trò của mỗi người lại mâu thuẫn với những gì Kinh Thánh mô tả. Nan đề này thường tệ hại hơn do những phong trào dấy lên từng hồi từng lúc. Vài phong trào này nhấn mạnh những cải cách triệt để trái ngược với những giá trị truyền thống. Khi điều này xảy ra và một người được dẫn đến vấn đề phải chọn quan điểm, thì người ấy có thể được bảo đảm rằng Kinh Thánh cung cấp một chỉ đạo khách quan và không phân biệt văn hóa nào cho những vai trò thích hợp của gia đình.
3) Từ ngữ vai trò có thể định nghĩa như là:
a. Ý kiến một người có đối với cha mẹ của mình.
b. Thái độ mong đợi nơi một người ở một vị trí nào đó.
c. Aûnh hưởng của nền giáo dục trong một đời sống thơ ấu.
d. Sự mong đợi mà một người hy vọng đạt được trong đời sống mình.
NHỮNG Ý NIỆM CỦA KINH THÁNH VỀ VAI TRÒ.
Những đoạn Kinh Thánh chính trong Tân ước liên quan đến những vai trò của hôn nhân và gia đình là Eph Ep 5:21-33, CoCl 3:18-20 và IPhi 1Pr 3:1-7.
Trong những đoạn Kinh Thánh này có liên quan đến các mối quan hệ cá nhân, tác giả đã bắt đầu từ nền tảng gia đình - mối quan hệ giữa chồng và vợ. Điều đó có nghĩa là, trong những đoạn này, người chồng và người vợ được nhắc nhở về những bổn phận của họ đối với nhau hơn là những quyền lợi. Thật vậy, chủ đề hi sinh có ý nghĩa xuyên suốt. Eph Ep 5:21 giới thiệu phần thảo luận với” Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau”, và chủ đề này nổi bật trong tất cả những lời dạy dỗ của Kinh Thánh nói về tình yêu Cơ Đốc.
Trong Eph Ep 5:21-33 trong phần thảo luận về những mối quan hệ vợ - chồng, người đầu tiên được nói đến là người vợ. Bổn phận của người vợ là thuận phục” chồng mình như vâng phục Chúa” (c.22) ám chỉ rằng người vợ đang thuận phục Quyền làm chủ của Đấng Christ. Dù Tân ước nhấn mạnh rằng người nam và người nữ bình đẳng về mặt thuộc linh trước mặt Đức Chúa Trời (GaGl 3:28), tuy nhiên để giữ trật tự và hiệp nhất trong gia đình, trách nhiệm về sự lãnh đạo và quyền hành nằm ở người chồng. Với trách nhiệm này, bổn phận của người chồng được tóm tắt bằng chữ yêu thương. Trong Eph Ep 5:25, động từ yêu phù hợp với danh từ yêu thương ở trong ICo1Cr 13:1-13. Chữ này mang ý nghĩa là tự chối mình, liên tục quan tâm đến lợi ích cao nhất của người khác. Nó không những chỉ về một hành động đem lại lợi ích cho người khác, nhưng còn là một sự sẵn sàng liên tục từ chối thú vui riêng của mình để giúp đỡ và đem lại lợi ích thiết thực cho người kia.
Hãy suy nghĩ tình yêu được mô tả trong ICo1Cr 13:1-13 như thế nào. Đó là một tình yêu mang tính kiên nhẫn, tử tế, khiêm tốn, lịch sự, tin cậy và chu cấp. Đó là tình yêu khiến một người nhiệt tình tìm hiểu những nhu cầu và lợi ích của người khác, và làm tất cả những gì có thể được cung ứng những nhu cầu này. Đó là loại tình yêu mà người chồng phải yêu vợ mình. Người chồng phải yêu vợ” như Đấng Christ yêu Hội thánh” (Eph Ep 5:25), yêu vợ như yêu chính thân mình (c.28). Người chồng phải bày tỏ quan tâm ích kỷ về hạnh phúc của người vợ y như đối với cá nhân mình; vì thế người ấy phải nuôi nấng, chăm sóc vợ y như chăm lo cho thân thể mình. Người chồng phải có tình yêu hi sinh bản thân cho vợ mình như Đấng Christ đối với tân phụ của Ngài là Hội thánh.
Phaolô so sánh tình yêu tự hiến này với mối quan hệ của Đấng Christ và Hội thánh, mà ông nói rằng đó là một” sự mầu nhiệm sâu sắc”. Mặc dù có những hạn chế tương đồng, mối quan hệ hôn nhân cao quí hơn nhiều trong so sánh. Ở đây hoặc trong những đoạn khác, Phaolô không gợi ý rằng hoặc người chồng hay người vợ cách tự nhiên hay thuộc linh là thấp hơn hoặc cao hơn người kia. Điều ông dạy ở đây là một phẩm trật thiên thượng về trách nhiệm. Do cách đối xử trong mối quan hệ giới tính trong bối cảnh này, Phaolô đã đặt tước vị cao trọng thiết yếu của phụ nữ nói chung và những người vợ nói riêng trên một nền tảng không gì lay chuyển được.
(4) Kinh Thánh khuyên bảo người chồng và người vợ phải có thái độ đối với người bạn đời trong hôn nhân có thể được mô tả cách tốt nhất bằng:
a. Tự quyết.
b. Tự hạ mình.
c. Tự thực hiện.
d. Hi sinh.
(5) Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG có liên quan đến những mối quan hệ của người vợ và người chồng như Kinh Thánh định nghĩa.
a. Tình yêu của người chồng là tình yêu hi sinh.
b. Điều bắt buộc đầu tiên của người chồng là dạy dỗ vợ về những vấn đề thuộc linh.
c. Vì Đấng Christ yêu Hội thánh trước, nên người vợ không cần vâng phục chồng mình cho đến khi người chồng bày tỏ tình yêu đối với nàng.
d. Bằng sự thuận phục chồng, một người vợ chứng tỏ uy quyền của Đấng Christ trên Hội thánh.
e. Người chồng có uy quyền trên gia đình trong đó những thành viên có sự bình đẳng về thuộc linh.
Trong chương này chúng ta đã thảo luận về mối quan hệ căn bản theo Kinh Thánh giữa người chồng và người vợ để áp dụng cho tất cả Cơ đốc nhân. Để hiểu biết thêm về gia đình Cơ Đốc, bạn cần nghiên cứu một loạt bài ICI khác như Hôn nhân và Gia đình hoặc Cơ đốc nhân có trách nhiệm. Khi chúng ta tiếp tục bài này, chúng ta sẽ nhấn mạnh về những nhu cầu đặc biệt trong những mối quan hệ của gia đình mục sư.
VAI TRÒ CỦA VỢ MỤC SƯ.
Mục tiêu 3: Nhận diện những hình ảnh minh họa cho thấy những đặc tính và trách nhiệm mong mỏi nơi người vợ của mục sư.
Người vợ của mục sư đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống và chức vụ của chồng mình. Nhận lãnh trách nhiệm làm người vợ của mục sư, nàng cũng phải chấp nhận vai trò của mình là một sự kêu gọi từ Đức Chúa Trời. Có như thế vợ mục sư mới tìm được niềm vui khi mở lòng ra cho Đức Chúa Trời và để Ngài hoàn thành sự kêu gọi chính đời sống của nàng nữa. Điều đó sẽ làm nàng hạnh phúc khi biết rằng Chúa sẽ ban cho mình sức lực, sự khôn ngoan và sự hướng dẫn khi nàng cùng phục vụ bên cạnh chồng trong công tác Chúa giao.
Vai trò của vợ mục sư không phải là một công tác dễ dàng. Vì một số bà vợ mục sư chẳng bao giờ có một vai trò mẫu xứng hợp, họ sợ hãi do những gì họ nhận thức như những mong đợi hão huyền. Trong những trường hợp như thế mục sư cần giúp vợ mình bằng cách tìm những cuốn sách để hướng dẫn vợ, hoặc có thể giới thiệu vợ mình với vợ của mục sư niên trưởng, kinh nghiệm hơn, có thể giúp những lời khuyên đẹp ý Chúa và thực tế cho nàng.
Vợ mục sư có thể được kêu gọi thực hiện những vai trò và trách nhiệm nào để trung tín hoàn thành thiên chức của mình ? Những chương sau đây có thể được coi là quan trọng đặc biệt.
TRONG NHÀ.
Nhà nàng là trách nhiệm đầu tiên của nàng. Mục sư và gia đình ông có thể không thích như thế, nhưng những người ở trong cộng đồng của ông biết mục sư ở đâu và nhìn xem nhà của ông. Người ta muốn nhà của mục sư phải là nhà mẫu và gia đình ông là gia đình mẫu. Nếu cộng đồng đó chẳng bao giờ thấy một căn nhà của Cơ đốc nhân, thì nhà của mục sư phải là tấm gương tốt nhất về một cái nhà của Cơ đốc nhân. Một sự mong đợi như vậy không thể thực hiện được nếu vợ mục sư không quyết định làm như thế. Hơn nữa, nàng không thể hi vọng thành công trong công tác của mình nếu lại bị những trách nhiệm khác đè nặng khiến nàng không thể làm một người nội trợ đảm đang.
Mục sư phải thấy rằng vợ mình không thể đảm nhiệm quá nhiều trách nhiệm và bổn phận ở bên ngoài. Vì nàng cần phải giữ cho nhà cửa ngăn nắp, thứ tự và hấp dẫn, nên nàng phải duy trì công việc này, chắc chắn rằng nàng làm tốt mỗi ngày. Điều này sẽ góp phần cho chức vụ của mục sư và nêu một gương cho những người vợ khác bắt chước. Mặc dù có nhiều công việc khác phải làm ở nhà thờ và cộng đồng, nhưng nàng không để mình dấn thân đến quá nhiều hoạt động khác. Điều này dẫn chúng ta đến trách nhiệm thứ hai.
TRONG HỘI THÁNH.
Vợ của mục sư không được quá gắn liền với những chức vụ trong Hội thánh. Trách nhiệm đầu tiên của vợ mục sư là nhà của mình, vì không ai khác có thể gánh vác vai trò này. Nàng sẽ không thể hoàn thành trách nhiệm này nếu đảm nhiệm quá nhiều công việc khác ở nhà thờ. Đặc biệt khi vợ chồng mục sư bắt đầu một công việc mới, có thể không có ai khác dạy một lớp Trường Chúa nhật, sử dụng một nhạc cụ, hướng dẫn ban phụ nữ hay thực hiện nhiều công tác khác. Tuy nhiên, nếu vợ mục sư gánh vác một số công tác nầy, chắc hẳn chúng sẽ giới hạn thì giờ của nàng để có thể lo cho nhà mình. Cũng có thể ở vài điểm nàng bị chỉ trích là đã cố dành quyền nhiều quá. Cuối cùng nàng có thể tạo ra một tiền lệ gây khó khăn cho những người kế vị noi theo.
Vợ mục sư phải sử dụng khôn ngoan trong việc nhận lãnh chức vụ. Mặc dù vợ mục sư không nên đảm trách quá nhiều công việc, nhưng cũng phải nhận lãnh vài trách nhiệm trong Hội thánh để nêu một gương tốt cho các phụ nữ khác. Nàng có thể chỉ cho họ thấy làm thế nào để có thể phục vụ Chúa mà vẫn tròn những trách nhiệm đầu tiên trong gia đình. Tại một nhiệm sở mới, vợ mục sư phải khôn ngoan chờ đợi trong một thời gian ngắn để xem mình cần phục vụ ở vị trí nào để có thể phục vụ với lợi ích cao nhất. Nàng nên tìm cách yểm trợ những hoạt động khác nhau trong Hội thánh. Rồi, khi lãnh một trách nhiệm thì phải hoàn thành hết khả năng mình.
Vợ mục sư có thể giúp chồng trong công tác thăm viếng bầy chiên. Thường vợ mục sư không cần tháp tùng chồng trong những công tác mục vụ thường lệ. Tuy nhiên có những trường hợp, sự có mặt của vợ mục sư sẽ giúp ích và cần thiết. Chẳng hạn, nàng có thể cùng đi với chồng đến thăm một gia đình mới trong Hội thánh, hoặc để nàng tìm cách làm quen với những phụ nữ và thanh niên trong gia đình đó. Quan trọng nhất là khi mục sư đi thăm những phụ nữ độc thân hoặc những phụ nữ có thể có những động cơ đáng ngờ trong việc mời ông đến viếng thăm, thì vợ mục sư phải cùng đi với chồng. Điều này sẽ giữ uy tín cho mục sư và làm cho chức vụ của ông khỏi bị chê trách. Chúng ta sẽ khảo sát về vấn đề thăm viếng của mục sư chi tiết hơn ở những bài sau của loạt bài này.
Vợ của mục sư có thể có một chức vụ trong giới phụ nữ, thanh nữ và nhi đồng trong cộng đồng. Trong vài trường hợp vợ của mục sư có thể tham gia tích cực vào chức vụ dạy dỗ, tuy nhiên, nếu không có ơn dạy, thì vợ mục sư vẫn có một chức vụ như là một gương mẫu cho nữ giới. Có thể vợ mục sư làm người khuyên bảo phụ nữ, giúp họ giải quyết nan đề của mình và dạy những phụ nữ khác biết cách trở thành những người vợ Cơ đốc đảm đang và giỏi việc gia đình. Để giúp ích đắc lực trong việc hướng dẫn những phụ nữ có nan đề, vợ mục sư nên đọc sách. Trong bất cứ trường hợp nào, vợ mục sư cũng phải học tập lắng nghe mà không phê phán và quá đổi sửng sốt về những gì mình được nghe. Hơn nữa, vợ mục sư có thể có một chức vụ cầu nguyện với những ngươi đã chia sẻ gánh nặng của họ với nàng.
ĐỐI VỚI CHỒNG.
Vợ mục sư là người yểm trợ tích cực cho chồng. Có đôi khi công việc của người chồng hết sức căng thẳng. Thêm vào đó, có những khi ông ta thất vọng. Trong những dịp này, vợ mục sư là người giúp đỡ thực sự vì ông ta có thể tâm sự với nàng những điều thất vọng và bất mãn của mình khi mà ông không thể nói cho một ai khác. Đôi khi tất cả việc nàng có thể làm là chỉ lắng nghe nhưng vẫn vui vẻ sử dụng đức tin. Trong những giờ phút căng thẳng đó nàng có thể tạo trò tiêu khiển dễ chịu hay làm một món ăn thật đặc biệt mà chồng ưa thích. Khi người mục sư bị đè ép bởi công việc của mình, thì sự an ủi tại gia đình trở nên quan trọng hơn tất cả.
Vợ mục sư là một người góp ý trung thực. Có những lúc vợ mục sư phải là một người bạn chân tình của chồng và nói với chồng những điều mà không ai khác có thể nói với ông ấy được. Các mục sư có thể phát triển thói quen kiểu cách, trở thành nhàm chán hoặc dùng ngữ pháp nghèo nàn trên tòa giảng. Một người vợ khôn ngoan sẽ không chỉ trích những điều này khi chồng xuống tinh thần, nhưng sẽ thận trọng chọn đúng thời điểm, và giúp chồng cách tế nhị, và chân thành nâng đỡ. Tuy nhiên, khi nói về bài giảng của mục sư, vợ mục sư có thể giúp đỡ cách tốt nhất bằng những lời khen khôn ngoan. Nếu có điều gì nàng nghĩ là phải nói, thì nàng không nên nói ngay sau khi chồng giảng xong. Tốt hơn hết là nên chờ vài ngày sau và cầu xin Chúa ban sự khôn ngoan trước khi nói điều gì. Một mục sư khao khát tăng trưởng và hiệu quả trong chức vụ của mình sẽ đánh giá cao sự góp ý xây dựng của vợ. Một người không thể tiếp thu sự góp ý là một người non nớt vô ích. Hơn nữa, việc từ chối những lời góp ý xây dựng có thể ngăn trở người ấy phát triển và góp thêm những lỗi lầm trong chức vụ .
Vợ của mục sư phải kín miệng. Một trong những đặc tính quan trọng và cần thiết nhất đối với mục sư và vợ ông là đừng bao giờ lập lại bất cứ sự tâm sự nào mà người ta chia sẻ với họ. Người ta xem mục sư và vợ ông là những người lãnh đạo mà họ có thể đem những nan đề và kinh nghiệm mình ra chia sẻ để bàn thảo. Thật vậy, đó là những kinh nghiệm mà họ không thể chia sẻ với một người nào khác. Mục sư và vợ ông phải cùng nhau cầu nguyện cho những vấn đề người khác mang đến với mình, nhưng phải chẳng bao giờ lặp lại những nan đề đó, ngay cả cho người thân trong gia đình mình hoặc những người bạn gần gũi nhất. Thổ lộ một chuyện tâm sự của người khác có thể phá hỏng một mối quan hệ tin cậy mà chẳng bao giờ khôi phục lại được. Vợ mục sư phải rất cẩn thận về việc bình phẩm bất cứ điều gì liên quan đến những hoạt động của chồng. Chẳng hạn, một nhận xét tùy tiện như: “ ông Thôma nói chuyện với chồng tôi cả buổi sáng nay” dường như là một nhận xét vô tội vạ.Tuy nhiên, có thể ông Thôma không muốn ai biết rằng mình đang thảo luận một việc gì với mục sư. Vì vậy, những gì dường như một nhận xét vô tội vạ lại có thể gây tổn thương cho người có liên quan.
(6) Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG.
a. Mỗi vợ mục sư sẽ phải quyết định hoặc công tác của Hội thánh hoặc gia đình là trách nhiệm đầu tiên của mình.
b. Vợ mục sư có thể gánh vác vài trách nhiệm trong Hội thánh, nhưng phải quyết định số lượng mình đảm trách.
c. Vợ mục sư không cần phải tham gia hết các công tác thăm viếng thường lệ, nhưng nàng phải cùng chồng đi thăm các phụ nữ độc thân hoặc những phụ nữ mời đến nhà vì những lý do đáng ngờ.
d. Theo phần thảo luận của chúng tôi, vợ mục sư phải là người trung tín ủng hộ chồng và đôi khi cũng có một góp ý chân thành.
e. Trong công tác phục vụ giữa phụ nữ và thanh nữ trong Hội thánh, vợ mục sư có giá trị rất hạn chế trừ phi nàng có một chức vụ dạy dỗ.
f. Cả mục sư và vợ ông phải trung tín giữ kín tất cả những nan đề tâm sự người ta chia sẻ với họ.
VAI TRÒ CỦA MỤC SƯ.
Mục tiêu 4: Mô tả thế nào một mục sư có thể bày tỏ vai trò là một người chồng theo Kinh Thánh.
LÀ MỘT NGƯỜI CHỒNG.
Là một mục sư, đến một phạm vi nào đó sự thành đạt tùy thuộc vào mức độ thành công như một người làm chồng và một người làm cha. Nếu những mối quan hệ trong gia đình người ấy không chỗ chê trách, thì họ sẽ khích lệ và làm gương mẫu cho những người của Hội thánh mình về cách cư xử trong một gia đình Cơ Đốc.
Chúng ta đã thảo luận vắn tắt về vai trò của người chồng theo Kinh Thánh. Theo lời Chúa, mối quan hệ yêu thương của người chồng tuôn chảy tự nhiên từ mối quan hệ của mình với Đấng Christ. Vậy thì, rõ ràng không phải là điều người ấy giữ với ý thức trách nhiệm. Tình yêu kéo dài những căng thẳng của cuộc sống - một loại tình yêu chúng ta thấy trong Kinh Thánh - là loại tình yêu mà Cứu Chúa chúng ta bày tỏ cho Hội thánh. Tình yêu vị tha, không hề hư mất này đã trả giá bằng chính mạng sống của Ngài, và đó là loại tình yêu mà mỗi mục sư phải diễn đạt thành tình yêu vợ mình.
Trong vai trò là một người chồng, làm thế nào mục sư bày tỏ tình yêu này trong thái độ và thực tế ? Sau đây là những gợi ý của cả Kinh Thánh lẫn thực tế để giúp người chồng có hướng đi đúng đắn.
Phải ân cần, ý tứ và hiểu biết. Phierơ khuyên những người chồng” Trong tình yêu, hãy ân cần tử tế khi ăn ở với vợ mình, hãy đối đãi họ với sự tôn trọng như là người cộng tác yếu đuối hơn và như người cùng thừa hưởng ơn phước sự sống với anh em” (IPhi 1Pr 3:7,) . Tuy mỗi người vợ đều xứng đáng được hưởng sự đối đải như thế từ chồng mình, mục sư phải càng đặc biệt đối xử với vợ theo cách này. Điều này đúng vì những người trong Hội thánh và trong cộng đồng thiếu hiểu biết đã đặt trên nàng những đòi hỏi và những sức ép vô lý. Người ta ngạc nhiên nếu đôi khi thấy treo một cái bảng lớn vì lợi ích của nàng” Xin vui lòng nhẹ tay !”. Điều này cũng đặc biệt khi vợ mục sư không có những tài năng mà nhiều người trong Hội thánh mong mỏi (như không có giọng hát tốt hay không biết đánh đờn, hoặc biểu thị những ân tứ” thấy được” nào khác).
Đối xử với nàng bằng sự tôn trọng và ưu ái. Khi mục sư bị căng thẳng và dưới sức ép, ông ấy có thể bị cám dỗ” trút đổ hết trên vợ mình”. Tuy nhiên, vì tình yêu sản sinh sự tôn trọng, thành thật, nên, ngay cả khi còn căng thẳng có một chút hy vọng rằng người chồng sẽ nói những điều mà ông sẽ hối tiếc. Dầu vậy, nếu người ấy phó mình cho sự cám dỗ và phản ứng theo sức ép của công việc bằng cách” trút đổ hết trên vợ mình” thì người ấy sẽ công nhận mình có lỗi và xin lỗi. Người chồng càng sớm làm điều này thì càng dễ hồi phục sự hòa hợp trong mối quan hệ với nhau trong gia đình. Người chồng có thể bày tỏ sự tôn trọng vợ mình bằng cách nhìn nhận cá tính của nàng. Mặc dù tài năng và khả năng của vợ mục sư có thể khác nhiều so với những bà mục sư khác, nhưng nàng cần biết rằng chồng mình đánh giá cao điều đó và hết sức quý trọng mình.
Chung thủy với vợ mình. Hôn nhân là một sự hiệp nhất trong đó chồng và vợ” trở nên một thịt” (SaSt 2:24). Vì thế, mục sư phải tích cực duy trì sự chung thủy thánh thiện này. Vì mục sư là một tấm gương công cộng và được Hội thánh kính nể, nên nhiều người sẽ tìm cách làm cho ông ta chú ý. Một số phụ nữ rất thiết tha mong được mục sư chú ý, xem mục sư như là người chồng lý tưởng mà họ không có; vì vậy mục sư phải nhạy bén trước mối nguy hiểm có thể xảy ra này. Mục sư có thể bảo vệ mình nếu ông cho hội chúng biết bằng nhiều cách khác nhau, rằng ông đánh giá cao, tôn trọng và yêu thương vợ mình. Trong bài học của chúng ta về nguyên tắc xử thế của mục sư, chúng ta sẽ thảo luận một số khía cạnh thực tiễn của đề tài này.
Nuôi dưỡng tình trạng khỏe mạnh thuộc linh của vợ. Giờ tĩnh nguyện riêng tư là thì giờ quí báu cho mỗi Cơ đốc nhân. Dù những giờ ấy quan trọng cho tất cả những tín hữu nhưng đối với vợ mục sư lại là điều quyết định. Nhiều mục sư có một thì giờ tĩnh nguyện vào buổi sáng sớm, nhưng vợ của họ có thể thấy khó khăn đi vào tĩnh nguyện vào giờ đó. Họ thường bận sửa soạn bữa điểm tâm, chuẩn bị sẵn sàng cho con cái đi học, hoặc chăm lo những công tác cần thiết khác. Nếu mục sư giúp đỡ vợ mình tìm thì giờ cho nàng tĩnh nguyện riêng tư, thì ông đã bày tỏ tình yêu và quan tâm của mình đến nhu cầu thuộc linh của nàng. Ông cũng phải dành thì giờ cầu nguyện và suy gẫm thờ phượng chung với vợ. Đây sẽ là giờ quí báu để thông công với nhau và với Chúa.
Bầu không khí yêu thương mà người chồng khởi đầu sẽ lan tỏa ra toàn thể gia đình. Trong tương lai xa điều này sẽ đem lại phước hạnh không chỉ cho các thành viên trong gia đình mà còn cho cả Hội thánh lẫn cộng đồng nữa. Đó là một lãnh vực thực sự sống động của Cơ đốc giáo và sự giả hình không thể phát triển. Mối quan hệ hằng ngày giữa mục sư và vợ ông phải được đánh dấu bằng tình yêu thể hiện trong hành động. Nó phải được tỏa sáng bằng những cơ hội, ngày kỷ niệm đặc biệt để đem gia đình lại gần với nhau hơn và dâng vinh hiển và sự tôn kính lên Đức Chúa Trời.
(7) Những cách cư xử được bày tỏ trong phần thảo luận trên là một bằng chứng của trách nhiệm theo Kinh Thánh của người chồng về:
a. Uy quyền.
b. Sự thuận phục.
c. Tình yêu thương.
d. Sự vâng lời.
(8) Phần thảo luận của sách Tự Học này tập trung vào bốn cách trong đó người mục sư có thể bày tỏ trách nhiệm là một người chồng. Viết một câu ngắn sau mỗi ví dụ sau đây, nói lên rằng mục sư đã hoàn tất hay thất bại trong trách nhiệm của mình đối với vợ.
a. Ông ấy bảo đảm rằng mỗi tối vợ chồng ông có một thì giờ yên tĩnh với nhau để nói chuyện, đọc Lời Chúa và cầu nguyện
b. Thêm vào việc dạy một lớp cho các em gái, ông còn muốn vợ ông sửa soạn tiệc thánh và lau nhà thờ.
c. Ông mời hai chấp sự cao tuổi cùng đi với ông đến thăm một phụ nữ, người này thường muốn ông mục sư chú ý mình.
d. Ông đối xử với vợ cách thành thật, lịch sự ở nơi công cộng hay chốn riêng tư.
LÀ MỘT NGƯỜI CHA.
Mục tiêu 5: Trình bày bốn phẩm chất căn bản vốn cần thiết trong mối quan hệ của mục sư với con cái mình.
Con cái thường dành cho cha mẹ sự tin cậy thiêng liêng và điều này đòi hỏi những trách nhiệm. Rõ ràng con trẻ không chọn việc được chào đời trên quả đất này. Nhưng chúng được sinh ra và đối diện với sự sống cùng cõi vĩnh hằng như là những hữu thể có trách nhiệm đạo đức (responsible moral beings). Vì lý do này, việc nuôi dạy con cái là một thách thức nghiêm trọng hơn hết và nó đòi hỏi sự hi sinh và tận hiến tối đa nếu cha mẹ muốn thành công.
Vì thế, hôn nhân Cơ đốc còn kèm theo trách nhiệm lập kế hoạch một gia đình và nuôi dạy con cái. Nơi nào cha mẹ có một hứa nguyện tận tâm và săn sóc con cái chu đáo, thì nơi ấy hôn nhân mang ý nghĩa đầy trọn hơn và cuộc sống phong phú không thể đo lường hết. Tuy vậy, sự hứa nguyện để có một gia đình nầy đòi hỏi sự yểm trợ đồng nhất của cha mẹ. Và trong khi điều này đòi hỏi thời gian dài, thì cha mẹ vẫn phải yêu thương và hi sinh tối đa.
Mặc dù sự khao khát muốn dựng nên một gia đình là khao khát tự nhiên và bình thường của hầu hết người trẻ muốn kết hôn, nhưng người ta có thể gặp đôi trường hợp một người phối ngẫu không muốn có con. Rõ ràng, một người muốn có con không nên kết hôn với người không muốn có con vì chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến sự đau lòng và mất hạnh phúc.
Vợ chồng trẻ chờ đợi một thời gian trước khi đứa con đầu lòng thì có thì giờ để học tập vai trò tương ứng làm vợ làm chồng trước khi họ đảm đương những vai trò mới làm cha làm mẹ. Một khi họ quyết định có con, thì có một loạt thay đổi xảy ra trong gia đình có thể gây căng thẳng trong mối quan hệ đã điều chỉnh tốt nhất rồi. Chẳng hạn, có những thay đổi về tình cảm và thể chất mạnh mẽ xảy ra. Dù những thay đổi này ảnh hưởng chính yếu đến người vợ, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến người chồng nữa. Vì vậy, họ lại cần phải điều chỉnh những sự thay đổi về tình cảm và thể chất khi bào thai lớn dần.
Cuối cùng, thời gian dài chờ đợi đã đến và đứa bé ra đời. Vợ chồng bây giờ dành thì giờ và tình thương của họ cho đứa bé. Người cha thường mừng rối rít trong vai trò làm” cha”, và người mẹ sung sướng trong vai trò làm” mẹ”. Tuy nhiên, người cha chưa trưởng thành có thể cảm thấy bị tổn thương và ghen tị với đứa trẻ sơ sinh vì đứa trẻ đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn mình. Mối nguy hiểm ấy là người mẹ có thể quá quan tâm đến vai trò này và sao lãng chồng mình, và điều này có thể tạo ra nan đề. Người chồng có thể trở thành đối thủ của đứa bé vì sự chú ý và tình cảm của người vợ dành cho con. Khi đứa bé trở thành” trung tâm” của đời sống nàng, thì người chồng có thể cảm thấy mình như kẻ” ngoài cuộc”.
Tuy nhiên, nhiều khó khăn có thể tránh được nếu trước khi đứa bé ra đời, người chồng và người vợ thảo luận một số điều thay đổi mà họ hi vọng sẽ xảy ra và phải lên kế hoạch đối phó như thế nào. Mặc dù đa số những sự sửa soạn hướng về đồ vật, như là quần áo cho em bé và những thứ giống như vậy nhưng rất ít chú ý về những rắc rối tâm lý khi đứa trẻ ra đời.
Khi cha mẹ nhận lãnh nghĩa vụ gia đình lần đầu tiên, họ chấp nhận trách nhiệm đáng kính sợ nuôi dạy con cái để làm vinh hiển Đức Chúa Trời nhưng hoàn toàn không được” giáo dục” về cách làm cha mẹ. Công tác nuôi dạy con cái và uốn nắn chúng để có cuộc sống thành công hầu làm vinh hiển Đức Chúa Trời không phải là chuyện dễ. Hơn nữa, nó lại càng phức tạp hơn nếu cha mẹ phải vật lộn với xã hội, văn hóa hay những thái độ cá nhân mà hoặc bóp méo hoặc không biết gì về mẫu mực của Kinh Thánh trong cách làm cha mẹ Cơ đốc.
Chẳng hạn, nếu người chồng/ngườicha chấp nhận rằng trách nhiệm chăm sóc con cái thuộc về người vợ/người nẹ thì người ấy làm cho công tác nuôi dạy con cái lại càng khó hơn. Tuy nhiên, Kinh Thánh phán dạy rõ ràng về điểm này, nhấn mạnh việc dưỡng dục con cái là một trách nhiệm chung. Vì vậy, trong Eph Ep 6:4 Phaolô khuyên: “ Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ, mà hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó” (xem thêm CoCl 3:21). Rồi trong ITi1Tm 3:4, nói về những người hành sử trong khả năng của chức vụ chăn bầy, ông nói thêm” Người ấy phải khéo cai trị nhà riêng mình, giữ con cái mình cho vâng phục và ngay thật trọn vẹn”(Người ấy phải khéo cai trị nhà riêng mình, và thấy được con cái người vâng lời người với lòng tôn kính thật sự, NIV).
Người ta thường đặt câu hỏi này” Bạn bắt đầu xây dựng tính tình cho đứa bé từ lúc nào ?”. Mặc dù đứa bé sơ sinh thường được gọi là” nó” hơn là gọi” cô bé” hay” cậu bé” ngay từ lúc đầu, nhưng sự hình thành tính tình thực sự bắt đầu như một số chuyên gia xác nhận bằng sự sắp xếp của chính cha mẹ. Nói theo cách con người, thì ra cha mẹ đặt đá nền tảng để con cái xây dựng cuộc sống mình lên đó.
GƯƠNG MẪU.
Vai trò” làm cha” của mục sư bắt đầu khi sự sống mới tượng hình trong tử cung người mẹ. Mối quan hệ người ấy thiết lập với vợ mình hoặc ôm ấp mầm sống mới trong tình yêu hoặc vây phủ bào thai bằng sự căng thẳng và thất vọng. Tại điểm này, người ấy phải đặc biệt cố tạo một mẫu mực cư xử để có thể và phải trở thành thói quen cho mình. Rồi khi đứa trẻ ra đời, người ấy đã sẵn sàng chứng minh những giá trị của Kinh Thánh cho đứa trẻ tuân theo rất lâu trước khi đưá bé được ‘nghe đến’.
Nói cách đơn giản một đứa bé phải ‘nhìn’, hành động cụ thể của tình yêu cũng như được dạy dỗ về khái niệm của tình yêu. Mỗi ngày cách sống của người cha trước mặt đứa bé liên quan đến những thành viên trong gia đình, Hội thánh, cộng đồng và Đức Chúa Trời sẽ hình thành một nền tảng cho sự dạy dỗ bằng lời. Trong khi huấn luyện là điều thiết yếu cho sự học tập của con cái, thì nhiều điều trong cuộc sống ‘được bắt gặp’ (caught) hơn là ‘được dạy dỗ ‘ (taught); trẻ con học bằng cách quan sát hơn là dạy dỗ chính thức. Vì lý do đó, cách cư xử của người cha trong gia đình vô cùng quan trọng.Chúng ta hãy ghi nhận ba lãnh vực trong đó người cha có thể là mẫu mực có tác dụng tốt:
1. Cách đối xử vớivợ. Cách người chồng đối xử với vợ là chứng minh đầu tiên của một mối quan hệ yêu thương mà trẻ con có thể thấy và cảm nhận được, trong đó nó không phải là đối tượng trực tiếp. Không những thái độ của người cha trong lãnh vực này ảnh hưởng đến những giá trị của đứa con nhưng còn đưa ra thực chất của Phúc âm mình rao giảng.
2. Sự lãnh đạo trong gia đình. Ngày lại ngày đời sống của người chồng/người cha là một bài học cụ thể bao gồm một hệ thống quyền hành, sự tôn trọng thẩm quyền trên những thứ bậc khác nhau, trách nhiệm và sự khai trình. Nếu người cha yếu ớt trong sự lãnh đạo và người mẹ chiếm ưu thế trong bối cảnh gia đình, thì đứa trẻ lớn lên với những ý niệm méo mó về vai trò xác thực. Như vậy, người cha phải tìm cách sống thực bên ngoài đời sống mình những giá trị mình ôm ấp cách riêng tư và công bố cho mọi người. Nếu người ấy không tìm cầu ý thức làm điều này, thì người ấy sẽ trở nên lơ là trong trách nhiệm dạy dỗ con cái và trong những mối quan hệ với mọi người, tìm cách lôi kéo họ theo mục đích của mình. Khi điều ấy xảy ra thì người bị buộc phải nhờ cậy vào lời bào chữa đuối lý: “ Hãy làm theo điều tôi nói, không theo điều tôi làm”.
3. Sự quản lý: Sự quản lý bao trùm cả cuộc sống con người. Đó chính là nơi hệ thống giá trị được hình thành và chấp nhận. Người cha ảnh hưởng đến ý niệm của những giá trị của con cái rất lớn bằng những gì chiếm hữu thì giờ, sự chú ý của ông, tiền bạc của ông được xử dụng ở đâu, ông quan tâm đến thân thể, của cải và các điều khác như thế nào. Mỗi ngày, dù ý thức hay không ý thức, người cha vẫn là một chứng minh sống động. Điều này nhấn mạnh rằng tấm gương đó là dụng cụ dạy dỗ lớn nhất của tất cả. Không có uy quyền mạnh mẽ nào bằng một tấm gương tốt.
KỶ LUẬT.
Chữ ‘kỷ luật’ rất thường được hiểu là ‘hình phạt’ do cả người thi hành lẫn người chịu kỷ luật. Tuy nhiên, từ kỷ luật xuất phát từ chữ Latin disiplina theo nghĩa đen là ‘dạy dỗ’, ‘học tập’. Kỷ luật ngụ ý lời hướng dẫn và sửa trị, là sự huấn luyện để cải thiện, uốn nắn, tăng cường sức mạnh và cá tính trọn vẹn. Đó là đạo đức giáo dục mà một người đạt được do nghiêm chỉnh vâng lời dưới sự giám sát và kiểm soát.
Giá trị của kỷ luật bởi người cha xác thể được nhấn mạnh trong ChCn 13:24; 19:18 và 23:13. Sứ đồ Phaolô cũng chọn thí dụ đặc biệt về người cha trong Eph Ep 6:4 là người phải huấn luyện, dạy dỗ con cái mình. Trong việc thực hiện chức năng sửa trị này, người cha phải hòa hợp sự cứng rắn và sự dịu dàng với tình yêu. Với lợi ích suốt đời của đứa trẻ, ông phải dạy con cái vâng lời. Sau đó, khi đứa trẻ lớn lên, đến lượt nó sẽ được thích hợp để điều khiển. Thật vậy, kỷ luật là một hành động vô cùng tinh tế, vì thế nếu muốn đạt được mục đích này, thì nó phải được thực hiện theo cách không làm cho đứa trẻ giận dữ và làm cho nó phát triển một khuynh hướng bất trị. Có vài nguyên tắc sửa trị có thể áp dụng trong những cách thực tiễn:
Trước hết, cha mẹ phải đồng ý về những gì chấp nhận được và những thái độ không chấp nhận được. Rồi họ phải nói rõ ràng cho con cái biết điều này. Cha mẹ cũng phải giải thích vì sao một số hành vi không chấp nhận được để trẻ con hiểu tại sao điều đó không cho phép.
Thứ hai, cha mẹ phải làm sáng tỏ rằng đó là sự cư xử không đúng đắn bị loại bỏ và không vì đứa trẻ. Cha mẹ phải chắc chắn rằng đứa con luôn luôn cảm thấy yên tâm trong tình yêu của cha mẹ.
Thứ ba, dĩ nhiên, một người phải sửa trị đứa con mình càng sớm càng tốt, sau khi nó vi phạm một qui tắc hoặc cư xử không đúng. Điều này đặc biệt đúng với trẻ con. Nhưng nên nhớ: Sự sửa trị có hiệu quả phải đúng lúc nhưng đừng quá vội vàng.
Thứ tư, sự sửa trị phải không thay đổi (nhất quán). Nếu sự sửa trị hay kỷ luật được đánh dấu bằng sự không kiên trì đứa trẻ sẽ có khuynh hướng lẫn lộn. Hành động sai trật, hôm nay sẽ là hành động sai trật bất cứ ngày nào khác, không cần biết ai làm điều đó.
(9) Trong việc hoàn thành vai trò cai quản trong gia đình, sự sửa phạt được người cha thực hiện trước tiên bao gồm:
a. Hình phạt.
b. Dạy bảo.
c. Uy quyền.
d. Quyền thế.
SỰ NUÔI DƯỠNG THUỘC LINH.
Mặc dù những đặc điểm mà mục sư phát triển trong đời sống gia đình là một gương mẫu cho toàn thể gia đình mình, nhưng những điều đó cũng là một tấm gương cho cộng đồng. Tóm lại, những đặc tính này mô tả sự không ích kỷ và sự phấn khởi. Điều gì làm cho đứa trẻ cảm thấy mình được đặc ân làm con cái của mục sư và có một kỷ niệm hạnh phúc tại nhà mình ? Câu trả lời là” Gia đình là một nơi hạnh phúc, chiếu sáng niềm vui Cơ đốc”. Hơn nữa, đứa trẻ có thể phát triển một thái độ tích cực về chức vụ nếu nó không bị dẫn đến cảm nghĩ rằng chức vụ đã tước đoạt cha nó khỏi nó.
Mặc dù khó khăn và đau buồn xảy ra cho mọi gia đình cách tự nhiên, nhưng một mục sư có thể vượt qua những khó khăn này khi sự hiện diện của Đức Chúa Trời thể hiện rõ trong gia đình mình. Nếu mục sư và vợ ông quyết định ngay từ khi khởi đầu cuộc chung sống của họ rằng họ sẽ xếp đặt thì giờ dành cho gia đình lễ bái mỗi ngày, Đức Chúa Trời sẽ khen ngợi lời hứa nguyện của họ và đổ đầy trên gia đình họ một không khí đầm ấm yêu thương. Trong giờ lễ bái đó, trẻ con có thể học tập chia sẻ niềm vui của chúng và không những quan tâm đến cha mẹ chúng nhưng còn liên hệ đến Cha Thiên Thượng nữa. Hãy dành thì giờ cầu nguyện với nhau mỗi ngày, như một gia đình mục sư phải bày tỏ sự ưu tiên cao độ mà ông dành cho sự gây dựng hạnh phúc thuộc linh của gia đình.
(10) Giả sử bạn làm cha của những em bé chưa đến tuổi đi học. Làm thế nào để giờ gia đình lễ bái trở thành một kinh nghiệm vui vẽ, và hữu ích thuộc linh cho chúng ? Đến tuổi thiếu niên thì bạn làm sao ?
Trong phần nghiên cứu mới đây về những em thiếu niên con của những mục sư, những quan sát viên đã thấy rằng những em sung sướng và thành công có ba thái dộ chính về chức vụ của cha mình:
1. Các em cảm thấy ‘được kêu gọi’ cùng với cha mẹ mình và tin rằng chức vụ hầu việc Chúa là cuộc sống tốt đẹp nhất.
2. Các em quan tâm trên một vài phương diện đến công việc của cha mẹ, và cảm thấy mình có giá trị và hữu ích trong khả năng của mình.
3. Các em nhìn thấy đời sống mình có ích và thú vị.
Trái lại những em thiếu niên cảm thấy bất mãn hay cay đắng chức vụ của cha mình đã đưa ra những lời diễn đạt sau:
1.” Hầu như không bao giờ em gặp mặt cha em”.
2.” Cha em luôn xa nhà.Cha nói cha sẽ thay đổi, nhưng ông chẳng bao giờ thay đổi”.
3.” Cha mẹ em nghĩ rằng chức vụ của họ quan trọng hơn chúng em. Thật vậy, cha mẹ cũng nói như thế nữa”.
Những em thiếu niên ở phần sau đang bị tổn thương. Các em khao khát cha mẹ quan tâm đến mình và chia sẻ điều chúng lo lắng. Không ngạc nhiên gì nhiều em bị bỏ rơi như thế đã phát triển những thái độ tiêu cực đối với chức vụ. Hơn nữa, nếu cha mẹ không nhận ra và sắp lại những ưu tiên của mình, thì nhiều em sẽ quay lưng trong sự cay đắng đối với Đức Chúa Trời. Thường thường, các em rơi vào những khó khăn nghiêm trọng và làm cho chức vụ của cha mẹ bị nhục nhã, cướp mất đi những gương mẫu có tác dụng tốt nhất.
Trẻ con, như các em được mô tả ở trên, thất vọng và giận dữ vì ‘sự vắng mặt của cha mẹ’. Nếu bạn có các con ở tuổi thiếu niên, hãy hỏi xem các em nghĩ gì về chức vụ của cha mẹ. Phải lắng nghe và không được lờ đi những cảm nghĩ của các em. Bạn có thể nghĩ rằng mình không phải là” Một phụ huynh vắng nhà”. Nhưng để cho chắc hãy tự hỏi những câu sau:
1. ‘Tôi có vắng nhà thường xuyên không ?’
2. ‘Tôi có biết những hoạt động của con cái mình qua vợ thuật lại không ?’
3. ‘Nếu con tôi muốn tôi dành thì giờ cho nó, câu trả lời đầu tiên của tôi có phải là ‘không được, ba bận lắm’ không ?’.
4. ‘Tôi có làm việc trong thời gian nghỉ hè, thay vì lên kế hoạch cho những sinh hoạt vui chơi của gia đình mình không ?’
5. ‘Tôi có thường lập kế hoạch xả hơi với gia đình tôi không ?’
6. ‘Tôi có thấy việc trưởng dưỡng con cái là nhiệm vụ của vợ tôi không ?’
Nếu bạn trả lời ‘có’ cho ba hoặc nhiều hơn các câu hỏi này, thì có lẽ bạn đang bị nguy cơ, là một phụ huynh vắng mặt, và con cái bạn có thể bị tổn thương và thất vọng. Hãy hỏi con cái bạn để xem chúng trả lời như thế nào về bạn qua những câu hỏi này. Rồi cùng nhau thảo luận để được những câu trả lời ‘có’, bạn sẽ là một người cha tốt hơn khi cố gắng làm điều đó.
Mặc dù mục sư hầu hết đều thích giảng và dạy về các lãnh vực thuộc phạm vi đời sống gia đình, nhưng bài trắc nghiệm thực tế là ông có thực hành những điều ấy trong gia đình mình không. Nên nhớ làm cha mẹ không phải là một phần có thể lựa chọn tùy ý trong công tác của mục sư, mà nó là điểm trung tâm điểm trong chức vụ mục sư. Nếu bạn cứ giữ tiêu điểm này thì bạn sẽ chẳng bao giờ cần nói, như một con người khôn ngoan.” Họ đã đặt tôi coi giữ các vườn nho, còn vườn nho riêng của tôi, tôi đã không coi giữ” (Nhã ca của Salômôn)
(11) Một đứa trẻ học về ý niệm vai trò và hệ thống giá trị qua của cha nó.
(12) Một đứa con trai dường như tức giận và phẫn uất đối với cha mình. Có lẽ người cha cần với em nhiều hơn.
(13) Theo Tân ước, điều gì sẽ tránh cho một người cha không làm cho con cái mình giận dữ (hoặc bực tức) ?
LÀ MỘT NGƯỜI CUNG CẤP.
Mục tiêu 6: Nhận ra những lời diễn đạt, mô tả hành vi nhất quán của sự dạy dỗ Kinh Thánh về vấn đề tiền bạc.
Mặc dù mục sư có rất nhiều trách nhiệm thuộc linh nghiêm chỉnh, nhưng ông còn phải có một thu nhập cho gia đình mình. Có lẽ bạn biết một số mục sư đã bỏ chức vụ vì sự căng thẳng về kinh tế liên tục. Mặt khác, bạn có thể biết một số mục sư vẫn ở lại chức vụ mà họ có thể tránh nhận cấp dưỡng tiền bạc. Trong bất kỳ trường hợp nào, mục sư vẫn phải đóng vai trò là người cung cấp.
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI TIỀN BẠC.
Kinh Thánh không kết án chính tiền bạc, nhưng mô tả rằng sự yêu mến (ham) tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác (ITi1Tm 6:10). Kinh Thánh cũng chỉ rõ rằng chất chứa của cải như là một cứu cánh của cuộc đời mình là sự ngu dại. Cả Phaolô và Giăng đều coi sự yêu mến tiền bạc là ngang hàng với tội thờ hình tượng, vì điều đó dẫn các tín hữu cách xa khỏi hi vọng Cơ đốc chân chính (CoCl 3:5; Eph Ep 5:5; IGi1Ga 2:15). Sự tham lam và lòng ham muốn giàu có mãnh liệt mà những tác giả này kết tội là sự khao khát làm điều ác hay tìm kiếm tư lợi, vì một khi bạn thèm muốn mạnh mẽ để chiếm hữu một vật gì, thì thực sự nó đã chiếm hữu một phần của đời sống bạn.
Có lẽ một trong những lý do chính gây ra sự khó khăn trong gia đình là thái độ đối với tiền bạc - thiếu tiền và sự sử dụng tiền. Mặc dù một người phối ngẫu có thể xuất thân từ một gia đình đánh giá cao tiền bạc vì nó có thể mua được địa vị, còn người kia xuất thân từ một gia đình tiết kiệm trong việc sử dụng tiền bạc. Từ những quan điểm khác nhau về sử dụng tiền bạc, mỗi người phải có một sự điều chỉnh công bằng đáng kể.
Kinh Thánh đưa những ví dụ về hạng người bị tiền bạc chế ngự, và những người sử dụng tiền bạc như là một sự ủy thác từ Đức Chúa Trời. Trên một phương diện câu chuyện ngụ ngôn về người giàu có dại dột được cảnh cáo về nguy hiểm của việc để của cải vật chất chế ngự mình mà không quan tâm đến những giá trị thuộc linh. Người giàu dại dột tự nhủ” mày đã được nhiều của cải dự trử để dùng trong nhiều năm, thôi hãy nghỉ, ăn uống và vui vẻ”. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời phán cùng người rằng” Hỡi kẻ dại, chính đêm nay linh hồn mi sẽ bị đòi lại, vậy những của cải ngươi đã sắm sẵn sẽ thuộc về ai ?”. Rồi Chúa cảnh cáo,” Hễ ai thâu trữ của cải cho mình mà không giàu có nơi Đức Chúa Trời thì cũng như vậy”(LuLc 12:19-20).
Mặt khác, những tín hữu tại Maxêđoan là những tấm gương tốt về những người sử dụng của cải một cách khôn ngoan và đúng đắn. Phaolô nói rằng” Họ trước hết đã dâng chính mình cho Chúa và sau lại cho chúng tôi, theo ý muốn của Đức Chúa Trời” (IICo 2Cr 8:5). Từ điểm này chúng ta học biết rằng khi chúng ta dâng mình cho Đức Chúa Trời, thì chúng ta sẽ biết đặt những giá trị đúng chỗ.
Mục sư, phải luôn luôn cảnh giác về sự xâm chiếm của chủ nghĩa vạät chất vào đời sống mình. Người ấy phải nhắc nhở chính mình cùng gia đình rằng tất cả những gì mình sở hữu đều thuộc về Chúa và phải thuận phục Ngài. Con người không phải là chủ nhân, nhưng là người quản lý, coi sóc điều hành hàng hóa và tài sản của người khác.
(14) Trong CoCl 3:5 tại sao Phaolô liệt kê cả tội tham lam và thờ lạy hình tượng vào chung một loại tội ghê tởm ?
SỐNG TRONG PHẠM VI PHƯƠNG TIỆN MÌNH CÓ.
Thà hoàn thành công việc với một số tiền mà được phước của Chúa hơn là với nhiều tiền mà không được Đức Chúa Trời chúc phước. Một trong những nan đề chính có liên quan đến tiền bạc là số lương ‘không phù hợp’ của mục sư. Một số những nhóm Cơ đốc nhân không thích dùng chữ ‘lương’ vì trong quan điểm của họ chữ ‘lương’ chỉ về ‘người làm công’ trong ý nghĩa trần tục. Vì họ không muốn nghĩ đến mục sư như là một công nhân được thuê mướn, họ thích dùng những từ khác. Dù gọi bằng gì đi nữa, thì chúng ta đều ám chỉ về sự giúp đỡ mà Hội thánh cung ứng cho mục sư để cấp dưỡng cho gia đình ông.
Điều có ý nghĩa cần ghi nhận ở đây là yếu tố quan trọng của nền tài chánh gia đình là thái độ của vợ mục sư đối với tiền bạc. Thái độ của bà có một ảnh hưởng sâu sắc trên gia đình, và đặc biệt trên chồng bà. Bà giữ vai trò trung tâm vì thái độ của bà đối với tài chánh sẽ ảnh hưởng cả gia đình. Chẳng hạn, nếu bà không thỏa lòng và liên tục phàn nàn với chồng về sự túng thiếu, thì bà có thể làm cho chồng trở nên thất vọng và rời khỏi chức vụ.
Thái độ của người vợ cũng sẽ ảnh hưởng trên con cái, và có thể khiến chúng lớn lên với thái độ sai lầm về chức vụ. Chúng có thể cảm nghĩ rằng chức vụ sẽ tước đoạt những nhu cầu bình thường của cuộc sống khỏi chúng và vì thế chúng đã hi sinh quá nhiều. Một lần nữa, sự thỏa lòng là chìa khóa của một gia đình hạnh phúc, bất chấp điều kiện vật chất như thế nào. Vì vậy, người vợ nào làm việc tích cực và quản lý khôn khéo trong vấn đề tiền bạc sẽ là một ơn phước lớn cho chồng con mình.
Gia đình mục sư cần phải có một tình trạng tài chánh ổn định trong xã hội. Điều này sẽ khiến gia đình có lời chứng mạnh mẽ cho Chúa trước Hội thánh và cộng đồng. Mục sư cần tập trung vào một số điều cơ bản liên quan đến những nguồn cung cấp cho mình (những món quà biếu, tiền mặt và thu nhập bình thường).
Ông cần lập một kế hoạch sử dụng ngân sách cách mềm dẻo và thực tế. Ngân sách là một kế hoạch giúp cho một người giữ cân đối số thu nhập và số chi tiêu của mình. Ngân sách giúp cho gia đình thực hiện sự quản lý tốt qua việc sắp xếp những ưu tiên. Như vậy, gia đình phải liệt kê những gì cần và khoản chi phỏng chừng của mỗi mục. Điều đó sẽ giúp cho việc xác định nếu khoản thu nhập vừa đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Nếu kế hoạch chứng tỏ rằng số chi trội hơn số thu, thì gia đình phải xét lại phiếu liệt kê để xem nên giảm bớt khỏan nào. Ngân sách không phải là một ông chủ, trái lại, nó chỉ là dụng cụ giúp một người sử dụng nguồn tài chánh Đức Chúa Trời ban cho mình một cách ý nghĩa. Cuối cùng, ngân sách sẽ giúp cho một người thấy trước được tiền bạc của mình phải được dùng vào việc gì trước nhất.
Ông cần lên kế hoạch cho những chi tiêu khẩn cấp. Nếu được mục sư nên dành riêng ra một số thu nhập nào đó để cho những nhu cầu không dự kiến hay những chi tiêu khẩn cấp. Khi những điều này xảy ra, thật có ích để có một sự tín nhiệm tốt; tuy nhiên việc vay mượn đòi hỏi một kỷ luật nghiêm khắc và có kế hoạch. Trong nhiều trường hợp những mục sư bị buộc rời khỏi chức vụ cách hổ thẹn vì họ không khả năng trả nợ. Vì lý do này, mục sư chỉ nên mượn tiền trong những lúc hết sức khẩn cấp.
Mục sư cần xem xét có nên để vợ mình đi làm bên ngoài gia đình không ? Sự lựa chọn này lệ thuộc vào một số yếu tố. Nhiều nhất là tùy nền văn hóa, phong tục và những cơ hội ở địa phương. Điều lý tưởng là, đặc biệt khi con cái còn nhỏ, người mẹ nên dành trọn thì giờ để lo cho con cái và công việc nhà.
Những hoàn cảnh đều khác nhau và tùy thuộc nhiều vào nhu cầu cũng như động cơ để người vợ đi làm. Đây là những lãnh vực mà mục sư và vợ ông phải chân thành cầu hỏi ý Chúa khi họ nghiêm chỉnh theo đuổi ý muốn và sự dẫn dắt của Ngài . Có những trường hợp, nhu cầu cho người vợ làm việc bên ngoài gia đình dường như khá rõ ràng, chúng tôi sẽ đề cập một số trường hợp sau đây:
1. Khi một mục sư khởi đầu một công tác mới và không có tín hữu nào yểm trợ mình, người vợ có thể cần đi làm. Mục sư/chồng của nàng nhờ đó có thể dâng trọn thì giờ để thành lập Hội thánh.
2. Khi mục sư /chồng đang làm công tác tiên phong và đang làm việc bán thời gian, thì vợ ông có thể đi làm để giúp cấp dưỡng cho gia đình.
3. Nếu người chồng đi học để tiến cao hơn đang khi làm mục sư, người vợ có thể đi làm. Có lẽ họ cần có thêm tiền để lo việc học ngoài những chi phí bình thường khác, và việc kiếm tiền của người vợ dường như rất cần thiết.
4. Trong vài nền văn hóa, những bắt buộc về gia đình có thể đòi hỏi người vợ đi làm. Chẳng hạn, nếu nàng là chị cả, có lẽ nàng buộc phải đi làm để cấp dưỡng cho những em trai, em gái hay cho cha mẹ già của mình.
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng phải dựa vào sự quản lý tốt, những động cơ đúng đắn và điều gì tốt nhất cho gia đình và Hội thánh.
Tóm lại, nếu con cái đã đủ tuổi để hiểu biết, đây là một lợi thế để giải thích ngân sách cho các con biết. Điều này sẽ giúp chúng có những hy vọng thực tế. Điều này cũng là một cơ hội để mọi người duy trì một thái độ tin cậy Đức Chúa Trời là Đấng nuôi nấng những con chim sẻ và mặc đẹp cho các loài hoa ngoài đồng.
(15) Quyết định về việc người vợ có nên đi làm công việc ở bên ngoài không, trước nhất nên dựa vào:
a. Nhu cầu tài chánh.
b. Khả năng và trình độ văn hóa của người vợ.
c. Những động cơ liên hệ.
d. Nền văn hóa địa phương.
(16) Liệt kê ba đặc tính mà một người cần có trong việc lập ngân sách gia đình.
(17) Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi ví dụ sau đây nêu một gương mẫu của Kinh Thánh về sự dạy dỗ liên quan đến tiền bạc.
a. Anna cảm thấy mình có thể mua bất kỳ điều gì gia đình mình cần vì nàng tin rằng Đức Chúa Trời sẽ cung cấp những điều gia đình nàng muốn.
b. John cảm thấy sự giảng dạy của mình bị hạn chế vì ông không có một cuốn sách chú giải Kinh Thánh, tuy nhiên, ông vẫn chi trả những phiếu thanh toán và tiết kiệm mỗi tuần một ít để mua cuốn sách giải kinh đó.
c. Trong khi đang mở mang một Hội thánh mới, William phải làm việc vất vả để cấp dưỡng cho gia đình bằng một thu nhập giới hạn. Ông không ngủ ngon vì lo lắng về việc mua lương thực cho gia đình.
d. Là người đi mua sắm khôn ngoan và cẩn thận, Mary biết tiết kiệm như thế nào khi mua những thức ăn. Điều này giúp cô tiếp trợ kẻ nghèo.
µµµµ
BÀI TỰ TRẮC NGHIỆM
CÂU HỎI LỰA CHỌN
Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời tốt nhất cho mỗi câu hỏi.
1. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp thật quan trọng cho một mục sư vì trước nhất điều đó:
a. Bảo vệ mục sư khỏi sự cám dỗ.
b. Giúp mục sư tuân thủ với những tục lệ xã hội.
c. Cho phép mục sư có một địa vị xã hội thích nghi hơn.
d. Giúp mục sư lập mẫu cho một mối quan hệ Cơ đốc hài hòa.
2. Thái độ mong đợi nơi một người có một vị trí nào đó là:
a. Vai trò.
b. Ưu tiên.
c. Thành kiến.
d. Xã hội hóa.
3. Thái độ hi sinh bản thân trong gia đình mô tả:
a. vai trò của người vợ
b. vai trò của tất cả Cơ đốc nhân
c. vai trò của con cái
d. vai trò của người chồng
4. Lời diễn đạt” Trong Christ...không còn nô lệ hay tự do, nam hay nữ...” chứng tỏ rằng:
a. Những thành viên trong gia đình có quyền bình đẳng trong nhà mình.
b. Những người vợ không phải là những nô lệ của chồng mình.
c. Những thành viên trong gia đình đều bình đẳng về mặt thuộc linh trước mặt Đức Chúa Trời. d. Chỉ một mình Đấng Christ có quyền hành trên gia đình Cơ đốc.
5. Theo phần thảo luận của chúng ta, vai trò đầu tiên của vợ mục sư là:
a. Có thể phục vụ bất kỳ nơi nào cần đến nàng.
b. Chứng tỏ tình trạng được đề cao của gia đình mục sư.
c. Xem nhà mình là trách nhiệm đầu tiên của nàng.
d. Dành tất cả quan tâm cho con cái mình.
6. Nếu mục sư và vợ muốn có một chức vụ hiệu quả giữa vòng dân sự Chúa, họ phải có thể:
a. Gánh vác những trách nhiệm nặng nề trong Hội thánh.
b. Hướng dẫn nhiều nhóm phục vụ khác nhau trong Hội thánh.
c. Làm nhiệm vụ xã hội trong cộng đồng với khả năng lãnh đạo .
d. Giữ kín những tâm sự.
7. Theo sách tự học này, trách nhiệm khởi đầu và duy trì tình yêu trong gia đình thuộc về:
a. Người chồng.
b. Con cái.
c. Người vợ.
d. Chúa.
8. Bằng việc bày tỏ công khai rằng mình tôn trọng và đánh giá cao vợ mình, thì mục sư:
a. Gia thêm phẩm chất thuộc linh của vợ.
b. Chỉ ra nàng trổi hơn những người vợ khác như thế nào.
c. Nâng cao sự tự nhận thức của nàng.
d. Bày tỏ sự hứa nguyện và tình yêu của mình đối với vợ.
9. Nếu một mục sư muốn con cái ông có thái độ nhiệt tình đối với chức vụ, ông phải:
a. Nói về tầm quan trọng của chức vụ mục sư cho các con.
b. Nhắc nhở cách liên tục rằng các con phải làm gương cho những người khác.
c. Dành thì giờ cho các em và quan tâm đến những nhu cầu của chúng.
d. Giải thích tại sao Hội thánh là ưu tiên một của ông.
10. Lý do chính tại sao một ngân sách là cần thiết cho một mục sư, ấy là:
a. Giữ cân đối trong việc thu và chi của ông.
b. Giữ cho vợ ông không tiêu quá nhiều tiền.
c. Cho con cái hiểu tại sao các em không thể mua mọi thứ các em thích.
d. Giúp ông quyết định việc vợ ông cần đi làm hay không.
GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) d) góp phần vào tất cả những điều ghi ra ở trên.
(2) a) và d) là những câu đúng.
(3) b) thái độ mong đợi nơi một người ở một vị trí nào đó.
(4) d) hi sinh.
(5) a), d) và e) là những câu đúng.
(6) b, c, d, và f là những lời diễn đạt đúng.
(7) c) tình yêu thương.
(8) a. Ông ấy đang nuôi dưỡng phẩm chất thuộc linh của vợ.
b. Ông ấy không ý tứ và hiểu biết. Có lẽ vợ ông không có đủ thì giờ để làm những việc này, mà các thành viên khác trong Hội thánh có thể đảm trách.
c. Ông bày tỏ sự tôn trọng vợ mình, và ông tránh sự cám dỗ không chung thủy với vợ.
d. Ông bày tỏ sự kính trọng và ưu ái.
(9) b) dạy bảo.
(10) Dùng một câu chuyện Kinh Thánh mà các em có thể hiểu được. Đối với bất kỳ lứa tuổi nào, giờ tĩnh tâm phải giúp các em thông hiểu tình yêu của Đức Chúa Trời đối với các em.
(11) Sự lãnh đạo.
(12) Bày tỏ sự quan tâm, hay, dành thì giờ.
(13) Cung cấp cho các em sự huấn luyện và sự dạy dỗ của Chúa (Eph Ep 6:4).
(14) Tham lam là nguyên nhân gây ra do một người bị sự thèm muốn cao độ kiểm soát, điều này còn được gọi là sự thờ phượng tiền bạc và vì thế phạm tội thờ thần tượng.
(15) c) những động cơ liên hệ.
(16) Ngân sách phải thực tế, mềm dẻo và dự trù cung ứng cho những trường hợp cấp bách.
(17) Bạn phải khoanh tròn câu b và d.




Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 01:35 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách