Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 2967|Trả lời: 0

Chúa Giê-xu - ĐẦY TỚ

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 8-11-2011 09:08:33 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Chúa Giê-xu Người Lãnh Đạo Gương Mẫu
Tác giả: Dr. Davit J. Wriglesworth

ĐẦY TỚ
Điều Kiện:

Nhiều khi cấp lãnh đạo phải làm những việc mà không ai khác muốn hoặc chịu làm. Một trong những ví dụ tuyệt vời nhất cho lời tuyên bố này xuất hiện trong đời sống của Chúa Jesus ngay trước khi Ngài chịu đóng đinh trên thập tự giá. Đến cuối kỳ Lễ Vượt Qua hằng năm của người Do thái, Chúa Jesus nhóm với mười hai môn đồ trên phòng cao, thông công với họ, và ăn chung một bàn. Lẽ đương nhiên, đây không phải là chuyện khác thường hay kỳ lạ. Tôi chắc chắn Chúa Jesus đã dự kỳ lễ này với các môn đồ trong những dịp lễ trước đó.
Nhưng buổi tối bình thường này đã có một sự thay đổi lạ lùng. Ngài tuyên bố rằng một trong các môn đồ sẽ phản Ngài, và ngay lập tức, từng môn đồ đã điều tra thân thế kẻ ấy trước tin giật gân này. Không bị các môn đồ kia phát hiện, Giuđa Íchcariốt đã ra đi để trở thành kẻ phản bội trong chính đêm đó. Sau đó, Chúa Jesus đã dùng cơ hội này để lập Lễ Tiệc Thánh, sự ghi nhớ đẹp đẽ về sự đóng đinh và sự chết của Ngài cho kẻ tin trên toàn thế giới, là lễ sẽ được cử hành mãi cho đến khi Ngài trở lại. Dầu dịp này đã trở thành biến cố mới trong đời sống các môn đồ, nhưng điều xảy ra trước đó trong đêm là hết sức ý nghĩa đối với tư cách lãnh đạo của Ngài. Chúa Jesus lấy một chiếc khăn và bắt đầu rửa chân các môn đồ (GiGa 13:1-20). Từ thông tin và văn mạch, vị Thầy trước đó chưa hề làm điều này cho các môn đồ. Phản ứng của họ cho thấy đây là lần đầu tiên có chuyện như vậy.
Cấp lãnh đạo thật bày tỏ vai trò của một đầy tớ. Tinh thần tôi tớ tự thể hiện trong tình yêu hạ mình, nhiều khi còn là một từng trải đầy nhục nhã nữa. Việc rửa chân là một phong tục phổ thông của Phương Đông, một hành động lịch sự và hiếu khách đối với những vị khách mệt mỏi. Chân sẽ dính đầy bụi và dơ bẩn vì đi lại trên những con đường bộ của xứ Palestine; Do đó, người ta sẽ có hành động hiếu khách để được thoải mái và được sạch sẽ. Khi khách vào nhà, kẻ hèn kém nhất trong các đầy tớ sẽ phải rửa chân khách (LuLc 7:44). Đôi khi, khách sẽ được trao cho nước và khăn để tự rửa chân (Cac Tl 19:21).
Nhưng không một môn đồ nào chịu nhận trách nhiệm này khi nhóm lại nơi phòng cao. Thực ra, ngay trước dịp này, họ đang tranh cãi (như trước đó đã làm nhiều lần rồi) xem ai sẽ là người cao trọng nhất và đáng được chú ý nhất trong vương quốc hầu đến. Chúa Jesus đã nhận lấy nhiệm vụ này và bảo các môn đồ rằng họ phải rửa chân cho nhau (câu 14). “Phải” (ought) là thì quá khứ của “mắc nợ” (owe). Các ngươi mắc nợ nhau việc làm trọn công tác này. Không phải Chúa Jesus đang nói điều này như một mạng lịnh trực tiếp hay một thánh lễ cần phải cử hành trong hội thánh; nhưng đúng hơn, Ngài cho chúng ta biết phải sẵn lòng nhận lấy những nhiệm vụ mà không ai khác chịu làm. Đây là một ví dụ về thể loại chức vụ họ phải thực hiện cho nhau (GiGa 3:5-17). Sự hạ mình, chứ không phải sự công nhận, mới là điều quan trọng trước mặt Đức Chúa Trời (Gia Gc 4:6; IPhi 1Pr 5:5; 5:6).
Khi xem xét kỹ hơn về hành động này của Chúa Jesus, chúng ta sẽ thấy một sự hạ mình sâu xa về mặt thuộc linh. Rửa chân không phải là hành động bình thường của một người thầy. Chúa Jesus - là Thầy, Chủ của các môn đồ - đã gạt những quyền ưu tiên của chính mình sang một bên. “Ta đã để lại cho các ngươi một gương” (câu 15) cho thấy công tác một lần đủ cả hay công tác trọn vẹn của Đấng Christ. Người lãnh đạo Cơ Đốc không thể làm thỏa mãn những ưu tiên của bản thân mình nếu khao khát làm công việc Chúa. Đức Chúa Trời sẽ cho phép chúng ta đáp ứng nhu cầu của mình, nhưng những ước mơ của mình phải là ước mơ của Ngài. Và những thành tựu của chúng ta phải là những thành tựu của Chúa. Chúng ta được kêu gọi và sai phái để làm trọn công tác Ngài.
Thứ nhì, biến cố này biểu thị sự biện biệt thuộc linh mạnh mẽ. Chúa Jesus đến với Phierơ, và ngay lập tức Phierơ xác định sự không xứng đáng về mặt thuộc linh của mình. Bản Hylạp dùng những đại từ nhân xưng nhấn mạnh. Và về cơ bản, Phierơ đang nói: “Không đời nào Chúa lại rửa chân cho tôi - không đời nào.” Chúa Jesus bảo Phierơ rằng ông sẽ không phải là người thuộc về Ngài nếu Ngài không rửa chân ông. Thế là Phierơ nghe lời và xin rửa cả thân thể mình nữa. Một lần nữa, Chúa Jesus khuyến cáo Phierơ bằng cách bảo ông không cần phải tắm cả người. Phierơ đã nhắm trật mục tiêu rồi.
Giuđa Íchcariốt được ban cơ hội cuối cùng để đáp lời Chúa trước khi trở thành kẻ phản bội. Giuđa Íchcariốt đã bước đi với Chúa trong suốt chức vụ công khai của Ngài, nhưng con người này không bao giờ thấy được ý nghĩa chân chính. Giuđa Íchcariốt đã phản bội Chúa trong chính đêm đó; rồi hối hận việc mình làm, ông đi treo cổ. Đây là vụ tự tử duy nhất được ghi lại trong các sách Tân Ước. Đôi khi người lãnh đạo phải lãnh đạo trong lẽ phải bất chấp những hành động và phản ứng của môn đồ mình. Lãnh đạo không phải là để tranh sự mến mộ, nhưng để làm lẽ phải. Đây há không phải là bài học trong hội thánh hiện đại sao?
Thứ ba, chúng ta có sự phục vụ thuộc linh đẹp đẽ để các môn đồ phải noi theo. Chúa Jesus truyền họ phải làm theo việc Ngài đã làm. Có phải Ngài đang biến việc rửa chân thành một thánh lễ của hội thánh không? Tôi tin là không. ITi1Tm 5:10 dường như cho thấy hội thánh đầu tiên đã có tục lệ rửa chân thánh đồ. Nhưng rất nhiều hội thánh ngày nay khước từ tập tục này vì cớ những bổn phận khác được đề cập trong câu này chỉ đơn thuần là những công việc trong nhà. Đối với tôi, dường như Chúa Jesus dùng một tập quán văn hóa để dạy một bài học quan trọng, chứ không lập nó thành một thánh lễ của toàn hội thánh. Tín đồ có thể thực hiện tập quán này nếu muốn như vậy; Nhưng trong thực tế, tập quán này không truyền đạt điểm nhấn mạnh thật trong hành động ấy. Khi rửa chân như vậy, Chúa Jesus đang dạy môn đồ về sự vâng phục. Bởi sự vâng phục người Thầy, chúng ta hưởng được sự vui mừng và bình an. Về mặt khách quan, chúng ta phải tự chịu thua thiệt để giúp người khác, luôn luôn trở nên giống như Thầy mình trong cả lời nói lẫn hành động.
Và thứ tư, chúng ta được ban sự chấp nhận thuộc linh. Trong câu 18, chúng ta có lời tiên tri về sự phản bội Ngài. Sự hiện diện thuộc thể của Giuđa Íchcariốt không chuyển thành sự hiện diện thuộc linh. Miếng bánh đã được nhúng vào chung một chiếc dĩa. Chúa Jesus đã chia miếng bánh với Giuđa Íchcariốt, và đây cũng là một vật biểu thị tình bạn. Nó sẽ dùng làm chiếc muỗng tạm thời (Ru R 2:14). Lòng Chúa Jesus đau đớn vì Giuđa Íchcariốt, và Cứu Chúa chúng ta đã cho ông nhiều cơ hội trở về với lẽ thật. Giuđa Íchcariốt không bao giờ lập cam kết này.
Tinh thần tôi tớ là một cam kết với Đấng Christ. Nếu Vị Lãnh Tụ này sẵn lòng phục vụ, ngay cả ở mức độ thấp hèn nhất, lấy ví dụ như việc rửa chân và chết như một tên tội phạm trên thập tự giá, thì tôi tớ Ngài cũng phải sẵn sàng phục vụ. Trọng điểm phải nhắm vào Cứu Chúa và kế hoạch của Ngài. Chúng ta không bao giờ được thỏa hiệp địa vị này. Nó đòi hỏi thời gian, những sự liều mình, những cuộc chạm trán, nhưng cuối cùng đó sẽ là kinh nghiệm bổ ích nhất. Cả những điều tích cực lẫn tiêu cực sẽ rõ ràng, nhưng không điều gì có thể ngăn chúng ta đạt được những mục tiêu của tôi tớ. Nhiều người sẽ bác bỏ lẽ thật; Dầu vậy, vẫn phải thực hiện công việc này.
Sự lãnh đạo kết quả sẽ bao gồm cả khái niệm về tinh thần tôi tớ, và tinh thần tôi tớ thật sẽ thể hiện sự lãnh đạo hiệu quả. Chúng ta phải gạt những khát vọng ích kỷ của mình qua một bên; Hãy cầm lấy Lời hằng sống của Chúa; Hãy mặc lấy nhu cầu của người khác. Cấp lãnh đạo Cơ Đốc không thể làm kém hơn thế, nếu chúng ta muốn nuôi dân sự Đức Chúa Trời và đưa người khác đến với Cứu Chúa.



Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 16-4-2024 03:44 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách