Nghe đọc Kinh thánh, Giáo trình ISOM

Tiêu đề: 7 Phương Pháp Giảng Giải Kinh [In trang]

Tác giả: admin    Thời gian: 23-7-2011 09:03 AM
Tiêu đề: 7 Phương Pháp Giảng Giải Kinh

7 Phương Pháp Giảng Giải Kinh
Tác giả: MS. Tô Văn Út


Lời Tựa
PHẦN 1: TỔNG QUÁT VỀ GIẢNG GIẢI KINH.
CHƯƠNG 1: Thánh Kinh Dạy về Thiên Chức rao giảng lời Chúa.
I. Cựu Ước Dạy Về Thiên Chức Rao Giảng Lời Chúa.
II. Tân Ước Dạy Về Thiên Chức Rao Giảng Lời Chúa
III. Sự Khác Biệt Của Hai Từ ‘Giảng’ Và ‘Dạy’ Trong Thánh Kinh
CHƯƠNG 2: Sự chuẩn bị của người Giảng Giải Kinh.
I. Người Giảng Giải Kinh phải có đời sống cầu nguyện
II. Người Giảng Giải Kinh nhờ cầu nguyện mà được quyền năng
III. Người Giảng Giải Kinh nhờ cầu nguyện mà được năng quyền
CHƯƠNG 3: Định Nghĩa Giảng Giải Kinh.
I. Lợi ích của Giảng Giải Kinh là gì?
II. Mục đích của Giảng Giải Kinh ra sao?
III. Những khó khăn của Giảng Giải Kinh là gì?
IV. Thế nào là không phải Giảng Giải Kinh?
V. Thế nào là Giảng Giải Kinh?
CHƯƠNG 4: Phân loại bài giảng.
I. Giảng theo đề tài
II. Giảng theo câu gốc
III. Giảng theo phương pháp giải kinh
CHƯƠNG 5: Lịch Sử Giảng Giải Kinh.
I. Thời Cựu Ước
II. Thời Chúa Giê-xu và các Sứ đồ
III. Thời Các giáo phụ Hội Thánh
IV. Thời Các nhà biện giáo
V. Thời Trung cổ
VI. Thời Cải cách
VII. Thời Cận đại và hiện đại
CHƯƠNG 6: Nguyên Tắc Giải Kinh.
I. Nghiên cứu bối cảnh
1. Giải nghĩa Thánh Kinh căn cứ vào chủ đích của tác giả
a. Tác giả có thể nói rõ chủ đích
b. Tác giả có thể không nói rõ chủ đích
2. Giải nghĩa Thánh Kinh căn cứ vào bối cảnh lịch sử
3. Giải nghĩa Thánh Kinh căn cứ vào bối cảnh địa lý
4. Giải nghĩa Thánh Kinh căn cứ vào bối cảnh văn hóa
II. Xét văn thể
1. Giải nghĩa các thể loại văn
2. Giải nghĩa hình bóng (Type)
III. Hiểu đúng ý nghĩa của bản văn
1. Ý nghĩa của từ ngữ
2. Ý nghĩa trong văn mạch
PHẦN 2: 10 BƯỚC ĐỂ CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG GIẢI KINH.
BƯỚC 1: CHỌN KINH VĂN.
I. Cách chọn Kinh văn
II. Đặc tính của sứ điệp Giải Kinh
BƯỚC 2: NGHIÊN CỨU KINH VĂN.
I. Nghiên cứu các từ (words) của bản văn
1. Chọn các từ để nghiên cứu
a. Chọn các từ chìa khóa (key words) của bản văn
b. Chọn những từ không biết hoặc không quen
2. Định nghĩa những từ đã chọn ra trong bản văn đang nghiên cứu
a. Định nghĩa những từ chìa khóa
b. Định nghĩa những từ không biết hoặc không quen
II. Nghiên cứu những câu (Sentences) của bản văn
1. Xem qua cấu trúc văn phạm của câu
2. Quan sát các từ nối kết (liên từ) trong câu
III. Nghiên cứu những đoạn văn (Paragraphs) của bản văn
1. Định rõ nội dung của đoạn văn
a. Một câu mới không nhất thiết luôn là một đoạn văn mới
b. Thể loại văn cũng ảnh hưởng tới cấu trúc của đoạn văn
2. Quyết định sứ điệp của bản văn
IV. Nghiên cứu cả sách (Bokk) của bản văn
1. Đọc qua cả sách
2. Tìm biết ai là tác giả
3. Tìm biết độc giả hay người nhận (recipient (s))
4. Định rõ mục đích của sách
V. Nghiên cứu sự tương quan (Correlation) của bản văn
1. Nghiên cứu các bản văn có tương quan với nhau
a. So sánh nội dung của các bản văn liên hệ
b. So sánh thời gian của các bản văn liên hệ
2. Áp dụng sự dạy dỗ của Lời Chúa
a. Định rõ những nguyên tắc dạy dỗ của bản văn
b. Áp dụng các nguyên tắc dạy dỗ vào đời sống
BƯỚC 3: TÌM Ý LUẬN GIẢI
I. Định nghĩa “Ý luận giải” (Exegetical Idea)
1. Ý tưởng (Idea)
2. Sự luận giải (exegesis)
3. Ý luận giải (Exegetical Idea)
II. Hai thành phần tạo nên ý luận giải
1. Chủ đề (Subject).
2. Ý bổ sung (Complement)
III. Phương cách để tìm ý luận giải
1. Đọc kỹ bản văn để tìm ra chủ đề của nó
2. Đặt câu hỏi cho chủ đề đó
3. Đổi câu hỏi thành cụm từ (nhóm chữ-phrase)
4. Dựa vào bản văn để trả lời cho câu hỏi.
5. Đổi câu hỏi và câu trả lời thành một câu xác định
(1) Văn mạch có thể giúp ta quyết định đâu là ý luận giải
(2) Mục đích của cả sách có thể giúp ta quyết định đâu là ý luận giải Thực tập
BƯỚC 4: PHÂN TÍCH Ý LUẬN GIẢI.
I. Câu hỏi về ý nghĩa:
1. Xác định ... người muốn truyền đạt hay không?
2. Xác định ... của tác giả Thánh Kinh hay không?
II. Câu hỏi về sự xác thực
1. Tác giả Thánh Kinh ... thời nay chấp nhận nó
2. Tác giả Thánh Kinh ... thời nay không chấp nhận nó
3. Tác giả Thánh Kinh không ... bằng chứng cho vấn đề đó.
III. Câu hỏi về kết quả
1. So sánh thời xưa (thời Cựu và Tân-ước) và thời nay.
2. Họ có biết thế nào nó tác dụng đến đời sống hiện nay của ho?
BƯỚC 5: TÌM Ý BÀI GIẢNG.
I. Phân định ý nghĩa
II. Phương cách tìm ý bài giảng
III. Sự Khác Nhau Giữa Ý Luận Giải Và Ý Bài Giảng
BƯỚC 6: MỤC ĐÍCH BÀI GIẢNG
I. Định Nghĩa Mục Đích.
II. Sự Diễn Đạt Mục Đích
III. Phương Cách Xác Định Mục Đích Bài Giảng.
BƯỚC 7: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG.
I. Những Điều Có Ảnh Hưởng Đến Việc Thiết Kế Bài Giảng
1. Sứ điệp của bản văn (phân đoạn Thánh Kinh ta sẽ giảng)
2. Thành phần thính giả
3. Tính chất của văn nói
II. Những Lập Luận Để Thiết Kế Bài Giảng
1. Lập luận theo phương pháp suy diễn
2. Lập luận theo phương pháp quy nạp
3. Phối hợp cả lối lập luận suy diễn và quy nạp
BƯỚC 8: LÀM BỐ CỤC BÀI GIẢNG.
I. Sự Quan Trọng Của Bố Cục.
II. Hình Thức Của Bố Cục.
1. Bố cục bản văn
2. Bố cục thần học
3. Bố cục bài giảng
III. Phương cách làm bố cục bài giảng
1. Ta nên diễn đạt những phần chính của bố cục
2. Dùng từ chìa khóa để giữ sự thống nhất của bố cục
3. Dùng thì hiện tại và ngôn ngữ hiện đại để giúp thính giả dễ hiểu
4. Nhớ để ý thành phần thính giả là ai trong khi làm
IV. Lời Chuyển Tiếp Của Bài Giảng
1. Định nghĩa
2. Chức năng của lời chuyển tiếp
3. Thể loại chuyển tiếp
a. Lời chuyển tiếp nối kết
b. Lời chuyển tiếp chất vấn
c. Lời chuyển tiếp tuần tự theo số
d. Lời chuyển tiếp liên từ
e. Lời chuyển tiếp tóm tắt
f. Lời chuyển tiếp suy luận 4. Nguyên tắc chuyển tiếp
BƯỚC 9: KHAI TRIỂN BÀI GIẢNG
I. Giải nghĩa
1. Công việc giải nghĩa
2. Phương pháp giải nghĩa
3. Những chỉ dẫn cho việc giải nghĩa
II. Minh họa
1. Định nghĩa từ ngữ
a. Minh họa (illustration):
b. Ẩn dụ (metaphor)
c. Ví sánh (Simile)
d. Nhân cách hóa (personification)
e. Ngụ ngôn (parable)
f. Chuyện nghĩa bóng (allegory)
2. Mục đích của phần minh họa
a. Làm sáng tỏ đề tài
b. Khiến cho lẽ thật thêm sinh động
c. Giúp cho lý lẽ thêm vững mạnh
d. Khơi dậy sự chú ý của thính giả
e. Giúp thính giả nhớ lâu
3. Nguồn của phần minh họa
a. Thánh Kinh
b. Lịch sử
c. Kinh nghiệm bản thân
d. Tiểu sử
e. Đọc sách
f. Tài liệu đã thâu góp
III. Chứng minh 1. Công việc chứng minh
a. Suy luận
b. Hợp lý
2. Phương cách chứng minh
a. Chứng minh qua lời chứng cá nhân
b. Lập luận theo lối quy nạp: từ riêng đến chung
c. Lập luận theo lối suy diễn.
3. Những chỉ dẫn cho luận chứng
a. Đừng cố chứng minh hoặc ... không biết chắc là thật
b. Dùng điều thính giả đã biết để ... những gì họ chưa biết
IV. Áp dụng
1. Diễn giả phải cố gắng diễn đạt ý muốn của tác giả Thánh Kinh.
2. Diễn giả phải để cho Thánh Linh áp dụng .
3. Diễn giả phải suy nghĩ, cân nhắc về .
4. Sự áp dụng phải có liên hệ tới những gì ta đã .
5. Để có thể khai triển phần áp dụng, ta nhờ những câu hỏi này:
BƯỚC 10: NHẬP ĐỀ VÀ KẾT LUẬN BÀI GIẢNG
I. Nhập đề
1. Sự quan trọng của phần nhập đề
2. Cách nhập đề bài giảng
a. Nhập đề bằng Thánh Kinh
b. Nhập đề ngoài bối cảnh Thánh Kinh 3. Điều nên tránh khi nhập đề 4. Những điều nên theo khi làm nhập đề.
II. Kết luận 1. Mục đích của lời kết luận.
a. Lập lại bản văn
b. Tóm tắt ý chính của bài giảng.
c. Dùng thí dụ
d. Dẫn lời danh nhân hoặc lời Thánh Kinh.
e. Dẫn bài thơ hoặc bài thánh ca
f. Áp dụng
g. Kinh nghiệm bản thân.
h. Kết luận bằng cách ... nhớ ý bài giảng (expositional idea).
PHẦN 3: TRÌNH BÀY SỨ ĐIỆP GIẢI KINH.
CHƯƠNG 1: Những cách thức Truyền đạt lời Chúa.
I. Đọc bài giảng
II. Học thuộc lòng bài giảng
III. Ứng khẩu trước hội chúng
IV. Phương Pháp dung hòa
CHƯƠNG 2: Thực hành việc truyền đạt Lời Chúa.
I. Thực tập giảng
II. Cách phục sức
III. Tiếng nói
IV. Tiếp xúc bằng mắt
V. Hài hước
VI. Cách ngắt câu
VII. Ngữ điệu
VIII. Điệu bộ
CHƯƠNG 3: Nguyên nhân thất bại trong việc truyền đạt Lời Chúa
I. Người truyền đạo không có đời sống thuộc linh đúng mức
II. Người Truyền Đạo Bị Cám Dỗ ... Phải Tiếp Nhận
CHƯƠNG 4: Vai trò của Thánh Linh Trong công tác rao giảng Lời Chúa
I. Cách Thánh Linh Giúp Nhà Truyền Đạo Truyền Thông Sứ Điệp
II. Bí Quyết Được Thánh Linh Đầy Dẫy
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
Sách tham khảo
Kinh Thánh tra cứu


Lời Tựa

Lịch sử của Hội Thánh là lịch sử của sự giảng dạy. Từ bài giảng của Phi-e-rơ trong ngày Lễ Ngũ Tuần cho đến nay, việc giảng Lời Chúa đã đóng một vai trò quan trọng trong sự sáng lập, gây dựng, và phát triển Hội Thánh. Chính Chúa Cứu Thế Giê-xu cũng đã mở đầu chức vụ trên đất của Ngài bằng sự giảng dạy. Nhà chép Phúc âm Ma-thi-ơ tường thuật: “... khi Đức Chúa Giê-xu nghe Giăng bị tù rồi, thì Ngài lánh qua xứ Ga-li-lê. Ngài bỏ thành Na-xa-rét mà đến ở thành Cab- na-um, gần mé biển, giáp địa phận xứ Sa-bu-lôn cùng xứ Nép-ta-li, để cho ứng nghiệm lời đấng tiên tri Ê-sai đã nói rằng: Đất Sa-bu-lôn và Nép-ta-li, ở về trên con đường đi đến biển, bên kia sông Giô-đanh, tức là xứ Ga-li-lê thuộc về dân ngoại... Dân ấy ngồi chỗ tối tăm đã thấy ánh sáng lớn; và trên những kẻ ngồi trong miền và dưới bóng sự chết, thì ánh sáng đã mọc lên. Từ lúc đó, Đức Chúa Giê-xu khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần ” (Mat Mt 4:12-17).
Trước khi chấm dứt chức vụ trên đất, Chúa Giê-xu đã truyền lệnh cho các môn đệ: “... hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp têm cho họ; và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và này, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế ” (Mat Mt 28:19-20).
Sau khi Chúa Cứu Thế thăng thiên, các môn đệ đã tiếp tục thiên chức rao giảng. Khi Phao-lô nới rộng mục vụ đến La-mã, việc giảng dạy trở thành phương tiện chính yếu để rao truyền Phúc âm. Phao-lô đã dâng trọn cuộc đời cho việc giảng Lời Chúa.
Tiếp theo, Phao-lô đã long trọng trao cho Ti-mô-thê một sứ mạng là “Hãy giảng đạo ”. Vị sứ đồ nói: “Ta ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết, nhơn sự đến của Ngài và nước Ngài mà răn bảo con rằng: hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi ” (IITi 2Tm 4:1-2). Phao-lô cũng truyền cho Tít “hãy dạy điều hiệp với đạo lành ” (Tit Tt 2:1).
Theo truyền thống của Hội Thánh, có ba loại bài giảng chính: giảng theo đề tài, giảng theo câu gốc, và giảng theo phương pháp giải kinh. Chúa Giê-xu và các môn đệ đã giảng theo phương pháp giải kinh, tức là giảng giải Thánh Kinh theo ý nghĩa và bối cảnh nguyên thủy rồi ứng dụng vào bối cảnh hiện đại. Giảng giải kinh là giảng thuần Lời Chúa và toàn bộ Lời Chúa. Lời Đức Chúa Trời lúc đó là Thánh Kinh Cựu-ước (Mac Mc 7:13). Đó là Lời mà Chúa Giê-xu giảng giải (LuLc 5:1). Đó là Lời mà các sứ đồ truyền rao (Cong Cv 4:31; 6:2). Đó là Lời mà các sứ đồ công bố cho người Sa-ma-ri (8:14,&nbsp25). Đó là Lời mà Phi-e-rơ giảng giải cho người vô đạo (11:1). Đó là Lời mà Phao-lô rao giảng trong chuyến truyền giáo thứ nhất, chuyến truyền giáo thứ hai, và chuyến truyền giáo thứ ba. (13:5,&nbsp7,&nbsp44,&nbsp48,&nbsp49; 15:35-36; 16:32; 17:13; 18:11; 19:10). Các sứ đồ đã giảng Lời thuần khiết, “chẳng giả mạo Lời Đức Chúa Trời như nhiều kẻ khác ” (IICo 2Cr 2:17; 4:2). [1] 1 John MacArthur, Jr., Rediscovering Expository Preaching (Dallas: World Publishing, 1982), pp. 26- 27.




Thời Tân-ước, các sứ đồ giảng giải trung thực Lời Đức Chúa Trời nên đạo Chúa được phát triển nhanh chóng. Qua thời hậu sứ đồ, các diễn giả ít chú trọng đến giảng giải kinh nên Cơ Đốc Giáo bị thoái hóa. Giảng theo lối giải kinh đã bị vắng bóng suốt bốn trăm năm đầu. Sau thế kỷ thứ 4 mới có nhiều người đứng lên giảng giải kinh cách nghiêm chỉnh. Đến thời Trung cổ, các diễn giả lại đánh mất thiên chức giảng giải kinh nên Hội Thánh bị bóng đêm thuộc linh bao phủ. Thời Cải chánh được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh nên đã đem lại sự phục hưng cho lối giảng giải kinh. Thời Hiện đại và Cận đại cũng xuất hiện nhiều người giảng giải kinh đầy ơn Chúa nhưng vẫn chưa có sự quan tâm đủ cho phương pháp giảng luận này. John Stott đã viết: “Ta phải khẩn cấp để trở lại phương pháp giảng giải kinh ”.[2] John R. W. Stott, Between the Two Worlds, (Grand Rapids: Eerdman Publishing Company, 1982), p. 319.




Nếu nói theo các nhà tiên tri trong Thánh Kinh, thời đại chúng ta cũng đang bị đói kém như thời A-mốt. Đây không phải là đói về bánh và nước, mà là đói về Lời Đức Chúa Trời. Nhà tiên tri đã công bố: “Chúa Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trong đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe Lời của Đức Giê-hô-va ” (AmAm 8:11). Sự đói kém này là kinh khiếp nhất trong tất cả cơn đói kém. Ngày nay, con dân Chúa trong Hội Thánh đang hỏi cùng câu hỏi mà vua Sê-đê-kia đã hỏi Giêrê- mi: “Đức Giê-hô-va có phán lời gì chăng? ” (Gie Gr 37:17). Vì thế, giảng theo đề tài và giảng theo câu gốc là cần yếu, nhưng giảng theo phương pháp giải kinh mới là cần yếu nhất cho Hội Thánh.
Quyển sách này về căn bản là tài liệu cho môn Phương Pháp Giảng Giải Kinh (Expository Preaching) của Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam (Union College of California); Viện Thần Học Tin Lành Âu Châu (Vietnamese Bible College in Europe); và Viện Thần Học Wesley (Wesley Theological College). Trong đó, tôi sẽ giới thiệu một phác họa về việc thực hành phương pháp giảng giải kinh. Tôi sẽ đề cập:
(1)- Tổng quát về giảng giải kinh,
(2)- Mười bước để soạn bài giảng giải kinh,
(3)- Phương cách trình bày sứ điệp giải kinh.
Đức Chúa Trời đã ban cho ta lời Ngài mặc khải nên ta phải yêu mến và “nghiên cứu Thánh Kinh ” (GiGa 5:39). Thiên Chúa đã dùng ngón tay để viết Lời Ngài trên hai bảng đá. Nếu Chúa viết Lời Ngài cho dân Ngài, thì ta phải nhận lấy và nghiên cứu. Ta phải học hỏi Lời Chúa giống như A-bô-lô “là tay khéo nói và hiểu Kinh Thánh ” (Cong Cv 18:24). Ta phải nghiên cứu Thánh Kinh để “Lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em ” (CoCl 3:16) Ta phải tìm hiểu Thánh Kinh để Lời Chúa sẽ làm đầy tâm trí ta với sự hiểu biết và làm đầy tấm lòng ta với sự nhân từ, hầu khi con dân Chúa hỏi: “Đức Giê-hô-va có phán lời gì chăng? ”. Lúc ấy, ta sẽ mạnh dạn trả lời: “Có ” như tiên tri Giê-rê-mi, và giảng giải Lời Chúa cho họ.
Hy vọng tập sách này khích lệ nhiều tôi con Chúa trở nên nóng cháy với Lời Chúa, bị nung đốt bởi Lời Chúa, để có thể nói như hai môn đệ trên đường Em-maút, “Lời Ngài nung nấu lòng dạ chúng ta biết bao! ” (LuLc 24:32). Đồng thời chúng ta sẽ hành động qua việc “nghiên cứu Thánh Kinh ” và giảng giải Lời Chúa cho mọi người.
MS. Tô Văn Út
Thánh Kinh Dạy về Thiên Chức rao giảng lời Chúa

Trong chương này ta sẽ tìm hiểu Lời Thánh Kinh Cựu và Tân ước dạy về thiên chức rao giảng Lời Chúa. Đồng thời cũng tìm biết Thánh Kinh nói thế nào về sự khác biệt của hai từ “giảng” và “dạy”.
I. CỰU ƯỚC DẠY VỀ THIÊN CHỨC RAO GIẢNG LỜI CHÚA.
Từ “giảng Lời Chúa” (preaching) trong Bản Bảy Mươi (bản dịch Cựu ước ra tiếng Hy-lạp) là “kerusso ”. [3] Gerhard Kittel and Gerhard Friedrich, Theological Dictionary of the New Testament, 10 vols.(Grand Rapids: Wm. B. Eerdman’s Publishing, 1964- 1976), 3: 703.



Nó xuất hiện hơn ba mươi lần trong Bản Bảy Mươi bắt nguồn ở hai từ Hy-bá “gara ” nghĩa là “kêu lên”, “mời gọi”, “công bố”, “bình luận”; và “rua ” nghĩa là “vui thích”, “kêu la”. Từ “kerusso ” được dùng để chỉ về hoạt động của một người loan tin hoặc sứ giả. Người loan tin là người chạy trước xe ngựa hoàng gia để công bố những chiến công huy hoàng của nhà vua hoặc nhân danh vua để công bố những tin tức quan trọng cho dân chúng.
Một trong những đặc trưng quan trọng của “kerusso ” là bất cứ khi nào nó được dùng trong Thánh Kinh Cựu ước tiếng Hy-lạp, nó đều chỉ về một nhân vật có thẩm quyền. “Nhân vật này có thể là một vị vua chuyên quyền ngoại quốc (như Pha-ra-ôn, Nê-bu-cát-nết-sa), một lãnh tụ Y-sơ-ra-ên (như A-rôn, Môi-se) hoặc chính Đức Chúa Trời qua các vị tiên tri”. [4] Robert H. Mounce, The Essential Nature of New Testament Preaching, (Grand Rapids: Wm. B. Eerdman’s publishing, 1960), pp. 15- 18.




Thứ nhất, nhiệm vụ chính yếu của sứ giả là thay mặt vua (ngoại bang) để truyền lệnh đưa tin. Sáng-thế ký chưong 41 ghi lại khi Pha-ra-ôn bổ nhiệm Giô- sép lên cầm quyền cả xứ Ai-cập, thì vua bảo sứ giả đi phía trước xe vua để công bố tin tức này cho dân chúng. Lúc ấy sứ giả hô lên rằng: “Hãy quỳ xuống! Ấy, Giô-sép được lập lên cầm quyền cả xứ Ê-díp-tô ” (SaSt 4:43). Trong DaDn 3:4 ta thấy sứ giả “rao lớn tiếng lên rằng: các dân, các nước, các thứ tiếng, đây nầy, lệnh truyền cho các ngươi. . . ” rồi sứ giả truyền rao lệnh quỳ lạy tượng vàng mà vua Nê-bu-cát-nết-sa đã dựng.
Thứ hai, cho dù người Y-sơ-ra-ên không có chức vị sứ giả riêng biệt như các vua ngoại bang ở trên, nhưng các lãnh tụ Y-sơ-ra-ên thường có những người thực thi chức năng này như những sứ giả. IISu 2Sb 30:5-10 chép: “Vua ( Ê-xê-chia) và cả hội chúng đều lấy việc ấy làm phải; bèn nhất định rao truyền khắp xứ Y-sơ-raên từ Bê-e- Sê-ba cho đến Đan, khiến người ta đến dự lễ vượt qua của Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vì từ lâu nay chúng không có dự lễ ấy như đã chép trong luật lệ ”. Rồi những những người mang thơ của vua và của các quan trưởng đi khắp Y-sơ-ra-ên và Giu-đa đến báo tin cho dân chúng”.
Thứ ba, trong Cựu ước, sự công bố của nhà tiên tri thường là sự đưa tin truyền lệnh khẩn cấp cho cả nước. Tiên tri Giô-ên đã khẩn thiết loan tin: “Hỡi các thầy tế lễ, hãy nịt lưng và than khóc. Hỡi các ngươi là kẻ làm việc ở bàn thờ, hãy thở than. Hỡi kẻ chức dịch của Đức Chúa Trời ta, hãy đến mặc áo bao gai mà nằm cả đêm! Vì của lễ chay và lễ quán không được vào trong nhà Đức Chúa Trời các ngươi. Khá định sự kiêng ăn, gọi một hội đồng trọng thể, nhóm các trưởng lão và hết thảy dân cư trong đất lại nơi nhà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi; và hãykêu cùng Đức Giêhôva! ”. Tiên tri Ô-sê công bố: “Hãy thổi kèn ở Ghi-bê-a, hãythổi loa ở Ra-ma! Hãy la lối ở Bết-A-ven! Hỡi Bên-gia-min, nó ở đằng sau ngươi! Ép-ra-im sẽ nên hoang vu trong ngày quở trách; ta rao ra cho các chi phái Y-sơ-ra-ên một sự chắc chắn sẽ xảy đến ” (OsHs 5:8,&nbsp9). Tiên tri Ê-sai dùng từ “kerusso” để chỉ hoạt động của tôi tớ Chúa. Thần của Chúa Giê-hô-va xức dầu cho tôi tớ Ngài, “đặng rao cho kẻ phu tù được tự do ” (EsIs 61:1).
Trong Cựu ước, từ “giảng Lời Chúa” không được dùng rõ ràng như trong Tân ước. Tuy nhiên ý niệm về “sự rao giảng” trong Cựu ước đã được Tân ước làm nổi bật như Chúa Giê-xu đã xác nhận rằng Ngài được Đức Chúa Trời sai đến để “rao cho kẻ bị cầm được tha ” (LuLc 4:18,&nbsp19,&nbsp21).
II. TÂN ƯỚC DẠY VỀ THIÊN CHỨC RAO GIẢNG LỜI CHÚA
Theo Thompson: “Tân ước là và luôn luôn sẽ là quyển sách giáo khoa tốt nhất của chúng ta cho thiên chức rao giảng Lời Chúa ”. [5] Claude H. Thompson, Theology of Kerygma: A Study in Primitive Preaching (Englewood Cliffs, NJ: Prencetice Hall, Inc., 1962), p. 13.



Nhờ Tân ước, ta khám phá được tính chất và nội dung của sự rao giảng mà chắc chắn sẽ không tìm thấy ở đâu khác. Tân ước đề cập đến sự rao giảng rất nhiều lần. Tân ước dùng đến ba mươi ba từ để mô tả và minh họa cho hoạt động và nội dung của thiên chức công bố Lời Đức Chúa Trời cho con người. Dưới đây ta chỉ xét qua năm từ quan trọng nhất mà Tân ước đã đề cập đến:
Thứ nhất là “laleo ”. Đây là từ đơn giản nhất và dễ hiểu nhất có nghĩa là “nói ra”, “trình bày” hoặc “nói rõ”. Trong Tân ước, từ này bày tỏ về sự rao giảng cách thân mật nhưng là một sự công bố thẳng thắn, chân thật, mặt đối mặt với dân chúng (Mat Mt 12:36; Mac Mc 8:32; Cong Cv 4:29).
Một từ quan trọng khác trong Tân ước đề cập đến sự rao giảng là “martureo ” nghĩa là “làm chứng”, “lời chứng”. Nó trình bày người giảng Lời Chúa như là một nhân chứng đứng trước quan tòa (thính giả) để thuật lại những gì người đã chứng kiến. [6] Weatherspoon, Sent Forth to Preach, p. 58.



Phi-e-rơ đã dùng từ “martureo ” khi người rao giảng tại nhà Cọt-nây. Phi-erơ nói: “Chúng ta từng chứng kiến về mọi điều Ngài đã làm trong xứ Giu-đa và tại thành Giê-ru-sa-lem” (Cong Cv 10:39). A-na-nia đã nói cho sứ đồ Phao-lô biết rằng: “. . . anh sẽ làm chứng cho Ngài trước mặt mọi người về những việc anh đã thấy và nghe” (Cong Cv 22:15). Trong sách phúc âm Giăng, vị sứ đồ chỉ dùng từ “martureo ” để nói về sự rao giảng. Chúa Giê-xu cũng thường hay dùng từ này trong sách phúc âm Giăng để mô tả về công vụ của Ngài: “. . . nầy, vì sao ta đã sanh và vì sao ta đã giáng thế: Ấy là để làm chứng cho lẽ thật” (GiGa 18:37).
Thánh Kinh Tân ước đã mô tả sự rao giảng Lời Chúa như là sự làm chứng. Người giảng Lời Chúa là làm chứng về những gì đã kinh nghiệm cho thính giả. Điều đó không có nghĩa là diễn giả chỉ nói về bản thân và những kinh nghiệm cá nhân. Nhưng có nghĩa là diễn giả sẽ làm chứng về Chúa Cứu Thế Giê-xu mà người đã kinh nghiệm để đưa dẫn người khác đến với Chúa Cứu Thế.
Từ thứ ba đề cập đến sự rao giảng trong Tân ước là “euangelizo ”. Trong Tân ước, từ này được dùng để mô tả sứ điệp Cơ Đốc cho một thế giới hư mất”. [7] Weatherspoon, Sent Forth to Preach, p. 64.



Từ này có thể dịch là “giảng phúc âm”, “mang đến tin mừng” hoặc dịch đơn sơ là “rao giảng” về tin mừng. Theo Weatherspoon, từ này vẽ ra hình ảnh của một sứ giả công bố một sứ điệp, một tin mừng cho thế giới hư mất. [8] Sách đã dẫn, tr. 65.




Từ quan trọng kế tiếp có liên hệ đến sự rao giảng là “paraklesei ”. Nó được dịch là “khẩn cầu”, “van nài”, “khuyên bảo”, “an ủi”, “yêu cầu”. Từ này nói lên sự hiện diện và tham dự của Thánh Linh trong công tác rao giảng. Đọc Tân ước, ta thấy Chúa Giê-xu, Phao-lô, Phi-e-rơ đã an ủi, khuyên bảo thính giả. Phi-e-rơ trong ngày lễ Ngũ Tuần đã “khuyên bảo” dân chúng rằng: “Các ngươi khá cứu mình khỏi dòng dõi gian tà này ” (Cong Cv 2:40). Chúa Giê-xu nói rằng Ngài sẽ ban cho các môn đệ một “Đấng An ủi khác”. Sự giảng dạy trong Tân ước được mô tả như sự khuyến khích dân chúng hành động, làm cho họ mạnh mẽ trong thuận và nghịch cảnh, và khuyên bảo họ đáp ứng đối với ân sủng của Đức Chúa Trời.
Từ thông dụng nhất được dùng trong Tân ước để chỉ về sự rao giảng là “kerusso ”. Từ này có nghĩa là “công bố”. Nó được dùng để chỉ về công tác rao giảng. Từ này nói lên rằng sự rao giảng là “sự tuyên bố”, “sự thông báo”, và “sự tuyên cáo”. Trong Tân ước, sự rao giảng nhấn mạnh đến sự kiện rằng có gì đã xảy ra. Nó tuyên bố rằng Đức Chúa Trời đã làm điều gì đó cho con người.
III. SỰ KHÁC BIỆT CỦA HAI TỪ ‘GIẢNG’ VÀ ‘DẠY’ TRONG THÁNH KINH
Giảng và dạy Lời Chúa là hai công tác không thể thiếu trong Hội Thánh địa phương. Khởi đầu thời Tân ước các sứ đồ đã chú trọng đến công tác giảng và dạy. Các tín hữu đầu tiên đã “bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ ” (2:42). Nhà chép phúc âm Lu-ca còn cho thấy các nhà lãnh đạo Do Thái chống đối các sứ đồ vì “hai người dạy dân chúng và rao truyền, nhân Chúa Giê-xu, sự từ kẻ chết sống lại ” (4:2).
Thánh Kinh ghi rất nhiều về công tác giảng và dạy trong Hội Thánh. Tân ước đã dùng ba mươi ba từ để chỉ về công tác giảng Lời Chúa mà ta đã xét qua năm từ chánh yếu ở trên. Nhiều diễn giả lại cho rằng có sự khác biệt giữa giảng và dạy. Giảng là công bố tin mừng cho người chưa tin. Vì thế, khi ta nói đến giảng (uangelizo) có nghĩa là ta nói về sự chết và sống lại của Christ cho thính giả. Còn bất cứ khi nào ta đứng lên trước Hội Thánh nói về Lời Chúa, đó là dạy. Dạy là giải thích các lẽ thật và giáo lý Cơ Đốc cho người đã tiếp nhận Chúa.
Mặc dù nhiều diễn giả cố gắng để phân biệt về sự khác nhau của giảng và dạy, nhưng đó không phải là việc dễ làm. Trong Tân ước, từ “didasko ” là “dạy” và từ “kerusso ” là “giảng”. Nhưng đọc các sách phúc âm, ta thấy kerusso và didasko thường được dùng để trao đổi hoặc thay thế cho nhau. Ví dụ, ta so sánh (Mac Mc 1:21,&nbsp22,&nbsp27) với (Mac Mc 1:38); hoặc so sánh (Mat Mt 4:17) và (Mac Mc 1:14) với (LuLc 4:15), sẽ thấy hai từ giảng và dạy này nếu không được dùng đồng nghĩa, thì cũng đã được dùng cùng một cách với nhau để mô tả việc rao giảng về Chúa Cứu Thế.
Đọc sách Công-vụ các sứ-đồ và những thư tín, ta lại thấy lần nữa hai từ giảng và dạy được dùng gần như giống nhau. Hai từ này có thể mang ý nghĩa hơi khác biệt nhau nhưng dường như hai ý nghĩa đó chồng chéo lên nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Trong (Cong Cv 15:35), Phao-lô và Ba-na-ba tại An-ti-ốt đã “giảng tin lành và dạy đạo Chúa”, tức là đã “didasko và euangelizo”, nhưng Lu-ca không cho thấy có sự khác biệt về nội dung lẫn thính giả. Hai từ này có thể mang ý nghĩa khác nhau nhưng văn mạch của phân đoạn Thánh Kinh này không giúp ta thấy được sự khác biệt đó.
Trong (ITi1Tm 2:7), Phao-lô nói rằng ông được cử làm “thầy giảng (derivative of kerusso), làm sứ đồ, và giáo sư cho dân ngoại (derivative of didasko)”. Lần nữa ta thấy không có sự phân biệt rõ giữa hai từ ngữ đó.
Trong (IITi 2Tm 4:2), Phao-lô truyền lệnh cho Ti-mô-thê “hãy giảng đạo”. Tuy nhiên, khi ta đọc hết câu Thánh Kinh ngắn ngủi này ta thấy Phao-lô dùng tới ba thuật ngữ để chỉ về công tác rao giảng của Ti-mô-thê là kerusso, parakaleo và didasko
Nhiều học giả Tân ước dựa vào các phân đoạn Thánh Kinh trên để kết luận rằng ta không nên đề ra sự khác biệt giữa giảng và dạy. Hai từ này đôi khi đã được dùng gần như giống nhau hoặc chồng chéo lên nhau. Trong Hội Thánh đầu tiên khi một người đứng lên nói, thì người đó có thể đang làm công việc giảng, dạy, an ủi, khuyên lơn, dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị. Vì thế, nội dung và mục đích của giảng và dạy là giống nhau. Mục tiêu của giáo sư Kinh Thánh và người giảng giải kinh là để “truyền thông một ý niệm Thánh Kinh rút ra từ việc nghiên cứu một phân đoạn Thánh Kinh theo văn phạm, lịch sử và văn chương trong văn mạch của nó mà Thánh Linh trước hết áp dụng cho cá nhân và kinh nghiệm người giảng rồi từ người giảng qua người nghe”. [9] Haddon W. Robinson, Biblical Preaching: The Development and Delivery of Expository Messages.Grand Rapids: Baker, 1980. tr. 20.



Người giảng giải kinh cũng tham dự vào việc dạy Kinh Thánh. Do đó, ta không lấy làm lạ khi Phao-lô hai lần đã ám chỉ ông là một thầy giảng (kerux), sứ đồ, và giáo sư (didaskolos) (ITi1Tm 2:7; IITi 2Tm 1:11).
Tuy nhiên, trên thực tế dường như có sự phân biệt giữa giảng và dạy. Cả hai bài giảng giải kinh và bài học Kinh Thánh đều dựa vào việc nghiên cứu, luận giải, và ứng dụng lẽ thật Thánh Kinh vào đời sống thính giả. Mục đích cả hai là giống nhau nhưng về sự nhấn mạnh thì có khác nhau.
Unger đã giải thích như vầy: Sự khác nhau giữa dạy Kinh Thánh và giảng giải kinh chỉ là ở mức độ chớ không phải bản chất. Dạy thì chú trọng đến sức hấp dẫn của lập luận, giảng thì chú trọng đến sức hấp dẫn của cảm xúc. Tuy vậy cả hai đều làm công việc truyền đạt kiến thức Kinh Thánh, nhưng dạy thì thiên về phổ biến kiến thức nhiều hơn giảng. Còn giảng thì khuyến khích thính giả hành động nhiều hơn dạy. [10] Merrill F. Unger, Principles of Expository Preaching (Grand Rapids: Zondervan, 1955), p. 35.



Sự chuẩn bị của người Giảng Giải Kinh

Muốn cho thiên chức công bố Lời Chúa được hiệu quả thì người giảng phải có sự chuẩn bị.
I. NGƯỜI GIẢNG GIẢI KINH PHẢI CÓ ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN.
Một người truyền đạo muốn giảng Lời Chúa đầy quyền năng thì phải luôn có đời sống cầu nguyện. Ngày nay người ta bị rối trí về các sách giáo khoa dạy soạn bài giảng mà ít khi đề cập đến sự cầu nguyện. Ta cần học phương cách chuẩn bị bài giảng nhưng chớ quên tầm quan trọng của sự cầu nguyện. Ngược lại, cũng đừng chỉ nhấn mạnh đến sự cầu nguyện mà bỏ qua sự nghiên cứu Lời Chúa thấu đáo.
Theo Rosscup, người truyền đạo phải cầu nguyện khi chọn Kinh văn. Cầu nguyện khi đọc đi đọc lại Kinh văn. Cầu nguyện khi đọc sách tham khảo giúp thêm ý. Cầu nguyện khi tìm thí dụ minh họa và sự ứng dụng. Cầu nguyện khi sắp xếp các tài liệu, khi làm bố cục, khi viết lời chuyển tiếp bài giảng. Cầu nguyện trước khi đứng lên giảng, trong khi giảng, và sau khi giảng. [11] James E. Rosscup, “The Priority of Prayer and Expository Preaching”. In John MacArthur and the Master’s Seminary Faculty, Rediscovering Expository Preaching (Dallas: Word Publishing), p. 68.




Trong thời Cựu ước, mục vụ của Môi-se đã gắn liền với sự cầu nguyện. Môise công bố Lời Chúa cho dân chúng và dạy họ sống Lời Chúa mỗi ngày. Ông luôn cầu nguyện cho dân chúng, xin Chúa tha tội cho họ, đặc biệt là khi dân chúng làm bò con vàng và dâng của lễ cho bò con (XuXh 32:1-35).
Sa-mu-ên là một tiên tri và thầy tế lễ đã bền đỗ cầu nguyện cho dân chúng và dạy họ con đường ngay lành. Ông luôn nói với mọi người: “Còn ta đây, cũng chẳng phạm tội cùng Đức Giê-hô-va mà thôi cầu nguyện cho các ngươi ” (ISa1Sm 12:23).
Tiên tri Đa-ni-ên đã chuẩn bị chức vụ mình bằng sự cầu nguyện. Người đã cầu nguyện để xin Đức Chúa Trời bày tỏ cho biết chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa và cũng nhờ sự cầu nguyện để giải nghĩa nó (DaDn 2:1-49). Đa-ni-ên nhờ sự cầu nguyện mà nhìn thấy khải tượng. Nhờ sự hạ mình kiêng ăn cầu nguyện trọn ba tuần lễ mà vị tiên tri nhìn thấy thiên sứ hiện ra bảo cho người biết sự phải xảy đến trong ngày sau rốt (10:1-12:13). [12] Sách đã dẫn, tr. 68- 69.




Trong thời Tân ước, ta nhìn thấy gương cầu nguyện của Chúa Giê-xu, các tín hữu đầu tiên, Phao-lô.
Chúa Giê-xu đã chuẩn bị chức vụ Ngài bằng sự cầu nguyện. Nhà phép phúc âm Lu-ca nói về sự cầu nguyện của Chúa Giê-xu nhiều hơn các tác giả sách phúc âm khác. Điều này cũng phù hợp với sự nhấn mạnh về nhân tánh của Chúa Giêxu trong sách phúc âm Lu-ca. Trong phúc âm Ma-thi-ơ, tác giả trình bày Chúa Giê-xu là vua; sách phúc âm Mác trình bày Chúa Giê-xu là tôi tớ; sách phúc âm Giăng trình bày Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời; nhưng trong phúc âm Lu-ca, tác giả trình bày Chúa Giê-xu là con người và cầu nguyện như một người. [13] Sách đã dẫn, tr. 69.




Con Người đã mở đầu chức vụ trên đất bằng sự cầu nguyện và chấm dứt chức vụ trên đất bằng sự cầu nguyện (LuLc 3:21- 22; 24:49- 51). Con Người thấy cần phải cầu nguyện khi “đoàn dân đông nhóm họp để nghe Ngài ” (5:15). Trong những năm hành chức vụ trên đất, Con Người thường “lánh đi nơi đồng vắng mà cầu nguyện ” (5:15).
Trước khi chọn mười hai sứ đồ, “Chúa Giê-xu đi lên núi để cầu nguyện, và thức thâu đêm cầu nguyện Đức Chúa Trời ” (6:12). Kế đó, Ngài xuống núi, dừng lại nơi đồng bằng và giảng Lời Chúa tại đó (6:20-49). Chúa Giê-xu đã cầu nguyện trước khi công bố ý niệm về Hội Thánh cũng như chìa khóa nước thiên đàng (Mat Mt 16:18,&nbsp19), trước khi công bố về sự Ngài chịu khổ, chịu chết và đến ngày thứ ba thì sống lại (16:21; LuLc 9:22).
Chúa Giê-xu cầu nguyện trong suốt những năm hành chức vụ, đồng thời cũng dạy các môn đệ cầu nguyện, đặc biệt là “cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa mình ” (Mat Mt 9:38). [14] Sách đã dẫn, tr. 70.




Các tín hữu đầu tiên cũng theo gương thầy mình để sống đời cầu nguyện. Trong sách thứ hai của Lu-ca là sách Công-vụ các sứ-đồ, ông tiếp tục nhấn mạnh đến sự cầu nguyện bằng cách cho thấy các tín hữu đầu tiên đã cầu nguyện trong nhiều tình huống.
Các tín hữu đầu tiên đã cầu nguyện trong lúc chờ đợi Thánh Linh giáng lâm, một sự chuẩn bị rất quan trọng cho sứ điệp của Phi-e-rơ trong Công-vụ các sứ-đồ 2. Họ cũng đã cầu nguyện xin Chúa tỏ cho biết ai là người thay thế cho Giu-đa Ích-ca-ri-ốt (Cong Cv 1:15-26).
Cầu nguyện là một trong bốn sinh hoạt quan trọng của các tín hữu đầu tiên (2:42). Họ đã hoạch định chương trình cầu nguyện thường xuyên và cầu nguyện lúc khẩn cấp (3:1; 10:9). Nhờ sự cầu nguyện mà Đức Chúa Trời làm việc qua họ để chữa lành người què (3:2). Khi Phi-e-rơ và Giăng bị bắt giam trong ngục thì các tín hữu “một lòng cất tiếng lên cầu Đức Chúa Trời ”(4:24). Về sau, các sứ đồ cho rằng trong chức vụ hầu việc Chúa, sự cầu nguyện là quan trọng hơn cả. Vì thế “. . . chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo ” (6:4). [15] Sách đã dẫn, tr. 71.




II. NGƯỜI GIẢNG GIẢI KINH NHỜ CẦU NGUYỆN MÀ ĐƯỢC QUYỀN NĂNG.
Người truyền đạo có đời sống cầu nguyện sơ sài sẽ làm cho bài giảng thành sơ sài. Charles Finney sống rất giống như Chúa Giê-xu để thức khuya kiêng ăn cầu nguyện. Rosscup trích dẫn lời của Finney nói về tầm quan trọng của sự cầu nguyện, “Thiếu sự cầu nguyện bạn sẽ yếu ớt giống như đang sống trong tình trạng yếu đuối. Nếu bạn đánh mất tinh thần cầu nguyện, bạn sẽ không làm được gì. . . mặc dù bạn có sự hiểu biết rộng và khả năng thiên phú như thiên sứ”. [16] Sách đã dẫn, tr. 76.




Mục sư George W. Truett, quản nhiệm Hội Thánh Báp tít tại Dallas, Texas, hơn bốn mươi sáu năm. Ông sống như vầy: mỗi tối, sau khi để thì giờ với gia đình, ông vào thư viện tại nhà để nghiên cứu và cầu nguyện từ bảy giờ tối đến nữa đêm. [17] Sách đã dẫn, tr. 76.




Whitesell, giáo sư dạy môn Phương Pháp Giảng Lời Chúa, đã nói: “Người truyền đạo phải là người cầu nguyện. . . Người nên cầu nguyện cho sứ điệp. . . và ấp ủ sứ điệp mình bằng sự cầu nguyện. . . Người phải cầu nguyện khi đi lên tòa giảng, cũng phải cầu nguyện thầm trong lúc giảng và tiếp tục cầu nguyện cho các sứ điệp mình sau khi giảng. [18] Sách đã dẫn, tr. 76.




John Stott cho rằng người truyền đạo giống như người cha (như được bày tỏ trong ITe1Tx 2:11) nên phải cầu nguyện cho gia đình mình là Hội Thánh. [19] Sách đã dẫn, tr. 79.



Andrew Blackwood, giáo sư dạy môn Phương Pháp Giảng Lời Chúa tại Princeton Theological Seminary rất nhiều năm, đã khuyên người truyền đạo nên giữ một quy luật đối với thiên chức công bố Lời Chúa và không thể chấp nhận cho một trường hợp ngoại lệ nào: “Hãy bắt đầu, tiếp tục, và kết thúc với sự cầu nguyện” [20] Sách đã dẫn, tr. 79.





Charles Spurgeon chú trọng đặc biệt đến sự cầu nguyện. Ông tin rằng những người truyền đạo phải “cầu nguyện không thôi” (5:17). Spurgeon nói cách quả quyết: “Tất cả thư viện của chúng ta và các sự nghiên cứu của chúng ta chỉ là những gì rỗng tuếch so với các phòng riêng của chúng ta”. [21] Sách đã dẫn, tr. 81.



Vì thế, Spurgeon đã cầu nguyện khi chọn đề tài, khi đi vào tinh thần của bản văn, khi tìm kiếm lẽ thật sâu nhiệm của Đức Chúa Trời, khi viết bài giảng trên giấy, khi nhận những ý tưởng mới mẻ, và khi ban phát sứ điệp. [22] Sách đã dẫn, tr. 81.




III. NGƯỜI GIẢNG GIẢI KINH NHỜ NGƯỜI KHÁC CẦU NGUYỆN MÀ CÓ ĐƯỢC NĂNG QUYỀN.
Đầu thế kỷ 20, John Hyde đã cầu nguyện cho các diễn giả sẽ giảng cho những Đại hội tại Ấn Độ. John Hyde và R. M’Cheyne Paterson cũng đã cầu nguyện suốt một tháng cho một Đại hội vào năm 1904. Kết quả Chúa đã cứu hàng trăm linh hồn và mang lại sức sống mới cho nhiều tín hữu trong Hội Thánh. Đây là cách Hyde cầu nguyện: ông quỳ gối cầu nguyện nhiều giờ trong phòng riêng, hoặc phủ phục trên sàn nhà mà cầu nguyện, hoặc cầu nguyện thầm cho diễn giả và thính giả trong lúc ông ngồi nghe giảng. [23] Sách đã dẫn, tr. 82.




Dwight L. Moody là người sáng lập Moody Bible Institute thường nhìn thấy Đức Chúa Trời thực thi những việc quyền năng cho những chiến dịch của ông tại Hoa Kỳ và các nước ngoài, khi có người cầu thay. Moody thường hiệp với R. A. Torrey khẩn thiết cầu nguyện tại trường. Ông cùng với ban giáo sư và các sinh viên cầu nguyện mỗi buổi tối hoặc vào sáng sớm hoặc cầu nguyện cả đêm. [24] Sách đã dẫn, tr. 82.




Sau khi Moody qua đời, Torrey đi giảng tại nhiều nước trên thế giới. Ông cũng luôn có đội ngũ cầu nguyện phía sau. Tại Úc Đại Lợi có đến 2.100 nhóm cầu nguyện tư gia đã cầu thay cho ông hai tuần trước khi ông đến. Nhờ đó, Đức Chúa Trời đã thăm viếng nhiều đời sống qua các chiến dịch của ông. Sau khi Torrey về với Chúa, bà Torrey kể lại: “Nhà tôi là một người cầu nguyện và nghiên cứu Kinh Thánh. Ông tránh giao tiếp với mọi người ngay cả những bạn thân để có thì giờ cầu nguyện, nghiên cứu Lời Chúa, và chuẩn bị các công việc của ông”. Torrey nói: “Hãy cầu nguyện cho những việc lớn lao, mong ước những việc lớn lao, làm những việc lớn lao, nhưng quan trọng hơn hết là sự cầu nguyện”. [25] Sách đã dẫn, tr. 82.




Spurgeon nói rất nhiều về sự cầu thay của người khác. Ông tin rằng một người truyền đạo dù tài giỏi, tin kính, và hùng biện đến đâu cũng chẳng có năng quyền gì nếu không có sự giúp đỡ của Thánh Linh “Một cái chuông trên tháp giáo đường có thể được treo rất khéo, có hình dáng rất đẹp, và được đúc bằng một loại kim khí kêu thánh thoát nhất, nhưng nó vẫn là cái chuông câm cho đến khi người rung chuông đến rung cho nó kêu lên. Và . . . người truyền đạo cũng thế, ông không có lời nào làm tỉnh thức được những người đang chết trong tội lỗi, cũng chẳng có lời nào an ủi được các thánh đồ đang sống, nếu Thánh Linh không lấy ân điển giúp ông và ban cho năng quyền để rao giảng. Do đó, sự cầu nguyện cần thiết cho cả người giảng lẫn người nghe”. [26] Sách đã dẫn, tr. 83.



Định Nghĩa Giảng Giải Kinh

Sau khi đọc cẩn thận các bố cục bài giảng dưới đây, bạn cho biết bố cục nào là sứ điệp giải kinh
SA TAN [27] James Braga, How to Prepare Bible Messages (Portland, OR: Multnomah Press, 1981), p. 26.




I. Căn nguyên của Sa tan (Exe Ed 28:12-17).
II. Sự sa ngã của Sa tan (EsIs 14:12-15).
III. Quyền năng của Sa tan (Eph Ep 6:11-12 LuLc 11:14-18).
IV. Công việc của Sa tan (IICo 2Cr 4:4; LuLc 8:12; ITe1Tx 2:18).
V. Số phận của Sa tan (Mat Mt 25:41).
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHỨNG ĐẠO HIỆU QUẢ [28] Charles W. Koller, Expository Preaching Without Notes (Grand Rapids: Baker Book House,
1970), p. 59.




Cong Cv 8:26-40
I. Chúng ta phải theo sự hướng của Thánh Linh (câu 26,27,29,30)
II. Chúng ta phải thực hiện công tác chứng đạo cách khéo léo (câu 30)
III. Chúng ta phải sử dụng Thánh Kinh (câu 32-35)
IV. Chúng ta phải làm chứng về Chúa Giê-xu (câu 35)
V. Chúng ta phải tiếp tục làm chứng cho đến khi hoàn tất (câu 37-38)
PHƯỚC HẠNH CỦA SỰ THA THỨ [29] James Braga, How to Prepare Bible Messages (Portland, OR: Multnomah Press, 1981), p. 39.




EsIs 55:7I. Mục đích Đức Chúa Trời tha thứ, “Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng ” (c. 7a).
1. Kẻ ác
2. Người bất nghĩa
II. Điều kiện để được Đức Chúa Trời tha thứ, “Hãy trở lại cùng Đức Giê-hôva ”
(c. 7b).
1. Tội nhân phải từ bỏ việc gian ác
2. Tội nhân phải trở lại cùng Chúa
III. Lời hứa về sự tha thứ của Đức Chúa Trời, “Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào ” (c. 7c).
1. Thương xót
2. Tha thứ Để có thể hiểu thế nào là giảng giải kinh, ta sẽ trả lời năm câu hỏi:
I. LỢI ÍCH CỦA GIẢNG GIẢI KINH LÀ GÌ?
Lợi ích của giảng giải kinh là
(1) Diễn giả sẽ có thêm sự tự tin về việc giảng giải ý muốn Chúa qua Lời Ngài;
(2) Được tiếp giáp trực tiếp với lẽ thật Thánh Kinh.
II. MỤC ĐÍCH CỦA GIẢNG GIẢI KINH RA SAO?
Mục đích của giảng giải kinh là:
(1) Truyền bá Phúc âm;
(2) Đáp ứng nhu cầu con người;
(3) Công bố ý muốn Đức Chúa Trời cho dân Ngài; và
(4) Mang phước hạnh đến cho người giảng lẫn người nghe. [30]

Robert C. Stone, A Siminar on Biblical Interpretation, D.Min. Dissertation (Portland: Western Conservative Baptst Seminary, 1985), pp. 67-68.




III. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA GIẢNG GIẢI KINH LÀ GÌ?
Những khó khăn của giảng giải kinh là
(1) Đòi hỏi một sự nghiên cứu kỹ lưỡng bản văn;
(2) Diễn giả phải biết các nguyên tắc giải kinh;
(3) Phải chú ý đến văn mạch xa của cả sách và ngay cả những sách khác của Thánh Kinh;
(4) Diễn giả phải chú ý đến thể loại văn của phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu và văn mạch của nó. [31] Robert C. Stone, p. 68.




IV. THẾ NÀO LÀ KHÔNG PHẢI GIẢNG GIẢI KINH?
Theo Richard L. Mayhue, để làm sáng tỏ thế nào là giảng giải kinh, ta phải biết thế nào là không phải giảng giải kinh.
1. Nó không phải là sự giải nghĩa bắt đầu từ chữ này qua chữ khác, từ câu này qua câu khác mà không có nối kết, bố cục hoặc thuyết phục.
2. Nó không phải những lời nhận xét dài dòng hay là các lời bình luận ứng khẩu về một phân đoạn Thánh Kinh không có thứ tự mạch lạc, mà cũng chẳng có dựa trên cơ sở nghiên cứu giải kinh thấu đáo.
3. Nó không phải là những gợi ý rời rạc hoặc những rút tỉa lấy từ các ý nghĩa nông cạn phía trên mặt của phân đoạn Thánh Kinh, mà không dựa vào sự nghiên cứu có chiều sâu và chiều rộng của bản văn.
4. Nó không phải là một bài giải kinh đơn thuần, nghĩa là thiếu chủ đề, thiếu bố cục, và thiếu sự khai triển. Một bài nghiên cứu đơn thuần như vậy dù có sâu sắc thì chỉ là một bài nghiên cứu chớ chẳng phải là bài giảng giải kinh.
5. Nó không phải là một phác họa cấu trúc của phân đoạn Thánh Kinh ta đang nghiên cứu với vài lời nhận xét, nhưng lại thiếu các yếu tố hùng biện và thuyết giáo.
6. Nó không phải là một bài giảng chỉ khai triển vài phần của phân đoạn Thánh Kinh và bỏ qua các phần quan trọng khác của bản văn.
7. Nó không phải là một bài sưu tập về văn phạm hoặc bài trích dẫn từ những sách giải nghĩa Thánh Kinh, mà chẳng có sự đút kết các điều ấy lại với nhau để tạo thành một sứ điệp lưu loát, thích thú và có sức quyến rũ.
8. Nó không phải là một bài học Trường Chúa Nhật theo lối thảo luận với một dàn bài rõ ràng, nhưng lại thiếu cấu trúc của một bài giảng và chất liệu hùng biện.
9. Nó không phải là một bài đọc Kinh Thánh để nối kết các phần Thánh Kinh khác cùng chủ đề, nhưng lại thiếu nghiên cứu thấu đáo về văn phạm và bối cảnh.
10. Nó không phải là một bài chia sẻ cho giờ dưỡng linh hoặc buổi nhóm cầu nguyện, nơi mà người ta phối hợp sự giải kinh tại chỗ, lời bình luận dài dòng, những ý kiến rời rạc, và các lời chứng cá nhân tạo thành một buổi thảo luận có tính cách nửa học Thánh Kinh nửa làm chứng, nhưng thiếu khai thác lợi ích của sự nghiên cứu Thánh Kinh trong bối cảnh và thiếu khai thác các yếu tố thuyết phục. [32] Richard L. Mayhue, Rediscovering Expository Preaching, quoted in John MacArthur, Rediscovering Expository Preaching, p. 10.




V. THẾ NÀO LÀ GIẢNG GIẢI KINH?
Theo Haddon Robinson, giảng giải kinh là “sự truyền thông một ý niệm Thánh Kinh rút ra từ việc nghiên cứu một phân đoạn Thánh Kinh theo văn phạm, lịch sử, và văn chương trong văn mạch của nó mà Thánh Linh trước hết áp dụng cho cá nhân và kinh nghiệm người giảng rồi từ người giảng qua người nghe” [33] Haddon W. Robinson, Biblical Preaching: The Development and Delivery of Expository Messages. Grand Rapids: Baker, 1980. tr. 20.



Richard L. Mayhue, Rediscovering Expository Preaching, quoted in John MacArthur,
Định nghĩa trên bày tỏ năm thực sự quan trọng:
1. Bản văn (phần Kinh văn sẽ giảng) chi phối toàn bộ bài giảng.
2. Giảng giải kinh là truyền thông một ý niệm Thánh Kinh, chớ không phải truyền thông một ý tưởng trích ra từ Thánh Kinh. Ta phải phân biệt sự khác nhau quan trọng này.
3. Ý niệm đó rút ra từ việc nghiên cứu một phân đoạn Thánh Kinh theo lịch sử, văn phạm, và văn chương trong văn mạch của nó.
- Nghiên cứu bản văn theo lịch sử là nghiên cứu bối cảnh của bản văn Thánh Kinh, người viết, người nhận, ngày viết, và những gì đang xảy ra khi tác giả viết bản văn đó.
- Nghiên cứu bản văn theo văn phạm nghĩa là tìm hiểu cấu trúc những từ, cụm từ, và cách dùng các từ và cụm từ đó.
- Nghiên cứu bản văn theo văn chương tức là tìm biết thể loại văn của bản văn Thánh Kinh: như là văn thuật sự, thư tín, tiên tri . . .
4. Thánh Linh áp dụng ý niệm ấy trước hết cho người giảng. Lẽ thật của bài giảng phải được áp dụng tới cá nhân và kinh nghiệm của người giảng. Khi người giảng nghiên cứu Thánh Kinh, đó là lúc Thánh Linh nghiên cứu người ấy. Khi người chuẩn bị bài giảng, đó là lúc Chúa muốn chuẩn bị người ấy. Ta không thể tách rời bài giảng khỏi người giảng. Diễn giả phải sống với sứ điệp mình giảng. Khi người chuẩn bị bài giảng, người phải khiêm cung cầu xin Thánh Linh làm cho lẽ thật của phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu trở nên kinh nghiệm của mình. Người giảng Lời Chúa phải học lắng nghe tiếng Chúa trước khi đứng lên giảng giải Lời Ngài.
Tiếc thay, rất nhiều người giảng đã thất bại vì đã không nhìn biết thực sự này. Theo Robinson, các vị ấy đã theo ý riêng mình mà áp dụng một công thức phổ biến có ghi trong những sách dạy nấu ăn của môn Phương Pháp Giảng Lời Chúa như thế này: “Lấy nhiều lời vô vị của thần học hoặc đạo đức, trộn với lượng bằng chừng đó những phần của ‘sự tận hiến,’ ‘truyền giảng,’ hoặc ‘công tác quản gia,’ rồi thêm vào thật nhiều ‘nước Đức Chúa Trời’ hoặc ‘Thánh Kinh nói,’ sau đó khuấy lên trộn chung với những câu chuyện được chọn lọc, bỏ thêm ‘sự cứu rỗi’ vào rồi đem ra nếm. Sau cùng dọn ra để ăn nóng trên nền của nhiều câu Thánh Kinh.” [34] Ronbinson, tr. 26-27.



Robinson khẳng định là những bài giảng như thế không những khiến hội chúng thiếu thức ăn bổ dưỡng; mà còn tệ hại hơn, chúng làm cho người giảng trở thành chết đói. Người không lớn lên được vì Thánh Linh chẳng có gì để nuôi dưỡng người. [35] Sách đã dẫn, tr. 27.




5. Thánh Linh cũng áp dụng ý niệm ấy cho dân Chúa qua người giảng. Theo định nghĩa của Robinson, Thánh Linh không những áp dụng lẽ thật của Ngài cho cá nhân và kinh nghiệm của người giảng, mà còn áp dụng lẽ thật ấy cho dân Chúa qua người giảng. Robinson nhắc rằng, người giảng giải kinh nên nghĩ đến ba phương diện này: Thứ nhất, với tư cách là nhà giải kinh, người phải vật lộn với những ý nghĩa mà tác giả Thánh Kinh muốn nói. Kế đến, với tư cách là người của Đức Chúa Trời, người phải vật lộn với cách Chúa muốn thay đổi cá nhân mình. Sau cùng, với tư cách nhà truyền đạo, người phải tự hỏi Chúa muốn phán điều gì với hội chúng qua mình. [36] Sách đã dẫn, tr. 27.



Nguy cơ hiện nay là nhiều nhà truyền đạo tìm cách thay đổi từ bài giảng ra từ Thánh Kinh qua sự giảng dạy đặt nền tảng trên tâm lý học. Bài giảng chẳng khác gì một diễn văn trong hội nghị. Thánh Kinh chỉ được trích dẫn để hỗ trợ cho ý tưởng người giảng chớ không phải diễn giả truyền thông ý niệm rút ra từ Thánh Kinh.
Robinson nói “Khi một nhà truyền đạo thất bại trong việc giảng Lời Chúa, thì người từ bỏ thẩm quyền của mình. Diễn giả không còn đến với thính giả qua Lời Chúa nhưng là lời của con người”. [37]

Sách đã dẫn tr. 18.



Khi nhà truyền đạo thất bại trong việc giảng giải Lời Chúa, người không còn theo truyền thống giảng dạy của Hội thánh đầu tiên. Phao-lô nói: “Bữa nay tôi nói quyết trước mặt anh em rằng tôi tinh sạch về huyết anh em hết thảy. Vì tôi không trễ nải một chút nào để tỏ ra cho biết hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời” (Cong Cv 20:26-27).
Đọc Thánh Kinh ta thấy Lời Chúa dùng nhiều hình ảnh để minh họa về những người giảng giải kinh:
(1)- Thợ mỏ:
Châm-ngôn 2 cho biết, nếu ta tìm kiếm lẽ thật Thánh Kinh như thợ mỏ tìm bạc hoặc như tìm kho tàng giấu kín, lúc ấy ta sẽ am hiểu Lời Chúa và sự kính sợ Chúa, đồng thời tìm được tri thức về Đức Chúa Trời. Từ câu 1- 4 nói về điều kiện. Ta chú ý những chữ “nếu” trong các câu Thánh Kinh này: “Hỡi con, nếu con tiếp nhận lời ta... nếu con kêu cầu sự phân biện... nếu con tìm nó như tìm bạc, và kiếm nó như bửu vật ẩn bí”. Lời hứa của Chúa trong câu 5 là: “Bấy giờ con sẽ hiểu biết sự kính sợ Đức Giê-hô-va, và tìm được điều tri thức của Đức Chúa Trời”. Thật là một lời hứa quý giá! Ta thường đọc câu 5 mà bỏ qua bốn câu đầu. Nếu ta muốn am hiểu sự kính sợ Chúa và được tri thức về Đức Chúa Trời, ta phải xăn áo lên, đào bới và tìm kiếm Lời Chúa như kiếm kho tàng kín giấu. Đào bới là việc làm khó khăn nên nghiên cứu Thánh Kinh cũng không phải là việc dễ làm. Ta phải chịu khó nhọc và chịu khó nhọc thật nhiều để đào bới và tìm kiếm Lời Chúa. Câu 6 bày tỏ lý do là vì, “Từ miệng Ngài ra điều tri thức và thông sáng”. Đức Chúa Trời đang chờ đợi chúng ta. Ngài có những gói khôn ngoan và tri thức để sẵn đó. Khi ta đào bới kho tàng Lời Chúa, Ngài sẽ ban cho ta những bửu vật ấy. [38] Charles Swindoll, “Preparing an Expository Message,” in A Siminar on Biblical Interpretation, D.Min. Dissertation by Robert C. Stone (Portland: Western Conservative Baptst Seminary, 1985), pp.274-276.



(2)- Nhà hiền triết:
Theo Truyền-đạo 12, người giảng giải kinh được ví sánh với nhà hiền triết vì người dạy dỗ dân chúng; tìm tòi, cân nhắc và viết ra nhiều câu châm ngôn. Người dày công sưu tầm những lời hay lẽ đẹp để diễn tả tư tưởng mình cách trung thực. Câu 11 cho thấy người lớn tuổi có khả năng dạy dỗ người trẻ tuổi. Hệ thống tư tưởng của người ấy truyền bá cho môn đệ mình vững như đinh đóng cột.
(3)- Văn sĩ:
Theo Thánh Kinh, văn sĩ là người chuyên tâm nghiên cứu, thực hành, và dạy luật pháp Chúa cho dân Ngài. Mục vụ của văn sĩ E-xơ-ra được bày trong Exo Er 7:10 “E-xơ-ra đã định chỉ tra xét luật pháp của Đức Giê-hô-va, giữ làm theo, và dạy cho dân Y-sơ-ra-ên biết những luật pháp và giới mạng ”.
(4)- Nhà thám tử
ChCn 25:2 cho biết rằng giữ kín điều gì là quyền của Đức Chúa Trời. Tìm tòi, khám phá là quyền quyền của con người. Vì thế, người giảng giải kinh luôn “hết lòng chuyên lo cho hiểu biết, xét nét, kiếm tìm sự khôn ngoan và chánh lý muôn vật ” (TrGv 7:25). (a) Điều tra: Công việc trước tiên của nhà thám tử là điều tra, tức là tìm kiếm ý nghĩa đúng của bản văn đang nghiên cứu. Người giảng giải kinh cũng luôn cẩn thận tra xét từng phân đoạn Thánh Kinh và bối cảnh của nó. (b) Thẩm vấn: Nhà thám tử giỏi luôn tìm câu trả lời qua những câu hỏi chất vấn các người có liên hệ đến nội vụ. Cũng vậy, người giảng giải kinh luôn dựa vào các câu hỏi để tìm ra ý nghĩa của phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Cách nào? (c) Làm sáng tỏ vấn đề: Sau khi kiếm tìm đầu mối qua các câu hỏi, công việc kế tiếp của người giảng giải kinh là làm sáng tỏ ý nghĩa của bản văn và giúp người khác hiểu được Lời Chúa.

Phân loại Bài giảng

Theo truyền thống của Hội Thánh, có ba loại bài giảng chính: giảng theo đề tài (topical), giảng theo câu gốc (textual), và giảng theo phương pháp giải kinh (expositional).
I. GIẢNG THEO ĐỀ TÀI
Giảng theo đề tài được bắt đầu bằng một đề tài, rồi tìm các phần Thánh Kinh hậu thuẫn cho đề tài và các phần chính của đề tài đó. Nếu ta giảng về đề tài Sa tan, thì Braga gợi ý cho phần khai triển đề tài này như sau:
SA TAN
I. Căn nguyên của Sa tan (Exe Ed 28:12-17).
II. Sự sa ngã của Sa tan (EsIs 14:12-15).
III. Quyền năng của Sa tan (Eph Ep 6:11-12; LuLc 11:14-18).
IV. Công việc của Sa tan (IICo 2Cr 4:4; LuLc 8:12; ITe1Tx 2:18).
V. Số phận của Sa tan (Mat Mt 25:41). [39] James Braga, How to Prepare Bible Messages (Portland, OR: Multnomah Press, 1981), p. 26.




Lợi điểm của bài giảng theo đề tài là:
(1)- Dễ dàng trong việc chuẩn bị bố cục;
(2)- Đa dạng trong phần giới thiệu;
(3)- Hợp nhất tất cả phần Thánh Kinh nói về đề tài đang nghiên cứu;
(4)- Góp phần cho sự khai triển hoàn toàn của một đề tài; [40] Jesse K. Moon, Các Nguyên Tắc Giảng Lời Chúa (Saint, Geneve: Phân Viện hàm Thụ Quốc Tế, không ghi ngày), tr. 75.




(5)- Làm sáng tỏ một số vấn đề mà một đoạn Thánh Kinh không thể trình bày hết được. [41] Least A. Lee, Phương Pháp Soạn Bài Giảng (Saigon, không ghi ngày), tr. 28.




Bất lợi của bài giảng theo đề tài là:
(1)- Do sự dễ dàng chuẩn bị bố cục có thể đem đến hậu quả là bố cục sẽ nông cạn hoặc hời hợt;
(2)- Nó thiếu đa dạng trong phần giới thiệu khi sự hiểu biết hoặc sự quan tâm của diễn giả quá giới hạn;
(3)- Nội dung Thánh Kinh bị suy yếu khi diễn giả thêm vào quá nhiều điều từ các nguồn ngoài Thánh Kinh
(4)- Nếu diễn giả dùng quá nhiều câu Thánh Kinh để khai triển đề tài sẽ khiến cho người nghe khó có thể tiếp thu. [42] Moon, Các Nguyên Tắc Giảng Lời Chúa, tr. 75.




II. GIẢNG THEO CÂU GỐC.
Giảng theo câu gốc được bắt đầu bằng một hoặc hai câu Thánh Kinh (thay vì một đề tài) trong đó nó rút ra được một đề tài và những phần chính của bài giảng.
Nếu ta giảng EsIs 55:7, “Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ cácý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùngĐức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào ” Braga gợi ý để khai triển câu Thánh Kinh trên như vầy: [43] Braga, p. 39.




PHƯỚC HẠNH CỦA SỰ THA THỨ
I.- Mục đích Đức Chúa Trời tha thứ, “Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng ” (c. 7a).
1.- Kẻ ác
2.- Người bất nghĩa
II.- Điều kiện để được Đức Chúa Trời tha thứ, “Hãy trở lại cùng Đức Giê-hôva ”
(c. 7b).
1.- Tội nhân phải từ bỏ việc gian ác
2.- Tội nhân phải trở lại cùng Chúa
III.- Lời hứa về sự tha thứ của Đức Chúa Trời, “Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào ” (. 7.c).
1.-Thương xót
2.- Tha thứ
Lợi điểm của bài giảng theo câu gốc là:
(1)- Tập trung vào Thánh Kinh;
(2)- Có thể gây dựng và làm mọi người mạnh mẽ;
(3)- Do sử dụng phần Thánh Kinh ngắn, diễn giả có thể đem thính giả đến một phạm vi rộng lớn hơn của đề tài (tiềm năng này càng lớn hơn khi giảng theo phương pháp giải kinh);
(4)- Dễ chuẩn bị bài giảng vì nó tập trung vào phần Thánh Kinh ngắn; và
(5) Thính giả có thể dễ dàng hiểu và nhớ sứ điệp. [44] Moon, tr. 90.




Bất lợi của bài giảng theo câu gốc là:
(1)- Diễn giả không dành đủ thì giờ cho sự chuẩn bị bài giảng vì nghĩ rằng công việc này quá dễ;
(2)- Bài giảng thiếu chiều sâu vì không chuẩn bị cách đầy đủ;
(3)- Bài giảng thiếu tự nhiên vì cố gắng áp đặt những đoạn văn vào những phần tư tưởng không tương xứng;
(4)- Diễn giả có thể giải nghĩa Thánh Kinh không đúng văn mạch;
(5)- Diễn giả có thể bỏ qua sự thống nhất của Thánh Kinh. [45] Sách đã dẫn, tr. 90.




III. GIẢNG THEO PHƯƠNG PHÁP GIẢI KINH.
Giảng theo phương pháp giải kinh được bắt đầu bằng một phân đoạn Thánh Kinh thường là ba câu hay nhiều hơn, trong đó phần kinh văn là đề tài, và toàn thể bài giảng là một cuộc thảo luận về phần kinh văn đó. Nếu ta giảng trong Cong Cv 8:26-40, Koller gợi ý để khai triển phân đoạn Thánh Kinh trên như vầy:
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHỨNG ĐẠO HIỆU QUẢ
8:26-40
I. Chúng ta phải theo sự hướng của Thánh Linh (câu 26,27,29,30)
II. Chúng ta phải thực hiện công tác chứng đạo cách khéo léo (câu 30)
III. Chúng ta phải sử dụng Thánh Kinh (câu 32-35)
IV. Chúng ta phải làm chứng về Chúa Giê-xu (câu 35)
V. Chúng ta phải tiếp tục làm chứng cho đến khi hoàn tất (câu 37-38)
Thánh Kinh cho biết E-xơ-ra là thầy tế lễ và văn sĩ, và vai trò chính yếu của Exơ- ra là dạy luật pháp của Đức Chúa Trời cho dân chúng (Exo Er 7:6,&nbsp11-12,&nbsp21). Cũng vậy, trách nhiệm chính yếu của mục sư là giảng Lời Đức Chúa Trời (ITi1Tm 3:2; IITi 2Tm 2:15,&nbsp24).
Sách Nê-hê-mi cũng cho thấy những người Lê-vi là những thầy dạy luật đã thể hiện ba hành động rất quan trọng liên hệ đến việc giảng giải kinh
(1) Họ đọc Lời Đức Chúa Trời;
(2) Họ giải nghĩa Lời Đức Chúa Trời; và
(3) Họ làm cho người ta hiểu Lời Đức Chúa Trời. Nê-hê-mi chương 8 cũng cho thấy sự đáp ứng của người nghe. (1) Dân chúng chăm chú lắng nghe Lời Đức Chúa Trời (c. 3);
(2) Dân chúng hiểu Lời Đức Chúa Trời (c. 3,8,12); và
(3) Dân chúng thờ lạy Đức Chúa Trời (c. 6).
Lợi điểm của bài giảng giải kinh là:
(1)- Có nội dung dạy dỗ theo Thánh Kinh cao hơn loại giảng theo đề tài và giảng theo câu gốc;
(2)- Giải thích Thánh Kinh chính xác hơn loại giảng theo đề tài và giảng theo câu gốc;
(3)- Nội dung bài giảng ra từ Thánh Kinh, chớ không phải là “những sự phát minh” hoặc “những chọn lọc” của diễn giả. [47]

Moon, tr. 106.




Bất lợi của bài giảng giải kinh là:
(1)- Nhiều người có thành kiến với nó vì khó áp dụng;
(2)- Nhiều người không coi trọng văn mạch và thất bại trong việc nối kết lẽ thật lại với nhau;
(3)- Nhiều người lẫn lộn nó với các phương pháp khác;
(4)- Nhiều người cho rằng nó quá dài. [48] Sách đã dẫn, tr. 107.



Lịch Sử Giảng Giải Kinh

Ta sẽ xét cách sơ lược về thiên chức giảng giải kinh qua từng giai đoạn của lịch sử để học hỏi kinh nghiệm của người xưa. Đồng thời cũng để tránh những lỗi lầm người đi trước đã mắc phải.
I. THỜI CỰU ƯỚC.
James F. Stitzinger cho rằng trong Thánh Kinh có hai loại giảng luận: giảng mặc khải (revelatory preaching) và giảng giải nghĩa (explanatory preaching). Ta đã biết thế nào là giảng giải nghĩa. Còn giảng mặc khải là công bố Lời mặc khải của Đức Chúa Trời cho con người. Lời Đức Chúa Trời được công bố qua nhiều cách khác nhau: các tiên tri truyền lại những Lời họ nhận từ Chúa, các thầy tế lễ giảng luật pháp, các nhà thông thái và lãnh đạo tinh thần thì đưa ra những lời khuyên khôn ngoan. [49] James F. Stitzinger, The History of Expository Preaching, quoted in John MacArthur, Rediscovering Expository Preaching, p. 36.




PhuDnl 31:1-33:29 ghi chép bài giảng mặc khải của Môi-se cho dân Y-sơ-ra-ên. Sứ điệp từ giã này được công bố một cách rõ ràng và đầy ơn từ môi miệng của một người đã có lần đã thú nhận là “không có tài ăn nói, vì miệng lưỡi hay ấp a ấp úng ” (XuXh 4:10).
Hai bài giảng mặc khải và giải nghĩa của Giô-suê cho toàn dân và các nhà lãnh đạo Y-sơ-ra-ên trong Gios Gs 23:1-24:33 cũng được xem là những bài giảng hùng hồn và đầy cảm động.
Đa-vít đã giảng Lời Chúa với những bài Thi thiên mặc khải. Đọc các Thithiên của ông (Thi-thiên các chương 8, 9, 16, 22, 24, 34, 68, 75, 89, 105, 136, 145) ta thấy ông giải luận sâu sắc về bản chất và đặc tính của Đức Chúa Trời.
Sa-lô-môn đã giảng Lời Chúa trong hình thức những châm ngôn. Người đã “cân nhắc, tra-soát và sắp đặt thứ tự nhiều câu châm ngôn” để dạy dỗ dân chúng (TrGv 12:10). Sa-lô-môn cũng có những bài giảng giải nghĩa về triết lý của cuộc đời qua sách Truyền-đạo. Và đây là lời tổng kết của triết lý ấy: “... Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi. Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến nỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy ” (12:13-14). Sự giảng giải Lời Chúa của người đã giục giã, kích thích thính giả. Hệ thống tư tưởng của người vững như đinh đóng cột.
Có lẽ nổi bật nhất trong thời Cựu-ước là sự giảng giải Lời Chúa của các tiên tri. Sứ điệp của các tiên tri không phải chỉ là lời báo trước những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, mà còn là sứ điệp kêu gọi dân chúng ăn năn và vâng lời Chúa. [50] Sách đã dẫn, tr. 38-40.




II. THỜI CHÚA GIÊ-XU VÀ CÁC SỨ ĐỒ.
Người giảng giải kinh nổi bật nhất trong thời kỳ này là Chúa Giê-xu. Thánh Kinh cho biết một trong những mục đích Chúa đến thế gian là để giảng và dạy (Mac Mc 1:14; Mat Mt 9:35). Ngài đã bắt đầu thiên chức này ngay từ lúc còn niên thiếu (LuLc 2:46-50). Khi hành chức vụ công khai trên đất, những bài giảng của Ngài như bài giảng trên núi (Mat Mt 5:1-7:29) và bài giảng tại thành Na-xa-rét đã trở thành kiểu mẫu cho những người hầu việc Chúa trong mọi thời đại. Chúa Giêxu thường hay giảng giải: “Các ngươi có nghe luật pháp Môi-se dạy... nhưng ta phán cho các ngươi... “[51] Sách đã dẫn, tr. 40-41.



Ngài cẩn thận giải thích Thánh Kinh Cựu-ước. Chúa Giê-xu “bắt đầu từ Môi-se rồi đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa...” (LuLc 24:27).
Các môn đệ của Chúa cũng là những diễn giả giải kinh. Họ đã giải luận về những gì họ đã xem thấy và kinh nghiệm trong ánh sáng Thánh Kinh Cựu-ước. Trong ngày lễ Ngũ Tuần Phi-e-rơ đã giảng bài đầu tiên giải luận về những sự kiện lạ lùng đang xảy ra qua sự ứng nghiệm lời tiên tri trong sách Giô-ên của Cựu-ước.
Ê-tiên, người đầu tiên chết vì đạo, đã giảng giải Cựu-ước cho những người Do-thái vô tín.
Phi-líp được Thánh Linh hướng dẫn đi gặp thái giám Ê-thi-ô-bi để giảng giải Lời Chúa cho ông.
Phao-lô đã dâng trọn cuộc đời cho việc giảng dạy, nhất là giảng về Chúa Cứu Thế chịu đóng đinh trên cây thập tự (ICo1Cr 1:23). Phao-lô quyết định không giảng gì khác ngoài Đức Chúa Giê-xu Christ và Đức Chúa Giê-xu Christ chịu đóng đinh trên cây thập tự (2:2).
Khi kết thúc thời Tân-ước, các diễn giả không còn giảng mặc khải mà chỉ giảng giải nghĩa. [52] Sách đã dẫn, tr. 42.




III. THỜI CÁC GIÁO PHỤ HỘI THÁNH.
Thời các giáo phụ khởi đầu từ cuối thời các sứ đồ cho đến giữa thế kỷ thứ 2. Các giáo phụ như Polycarp, Clement ở Rô-ma, Ignatius, Hermas, Barnabas, Papias... đã hết lòng giảng giải Lời Chúa cho dân chúng. Sự giảng giải của các giáo phụ rất đơn giản thường là hướng về sự chết và sống lại của Chúa Cứu Thế. Vào thời kỳ này việc công nhận các sách thánh vào Kinh điển chưa thực hiện xong nên sự giảng dạy còn bị giới hạn.
IV. THỜI CÁC NHÀ BIỆN GIÁO.
Thời các giáo phụ được tiếp nối với thời của các nhà biện giáo Cơ Đốc. Những vị này đã mạnh dạn đứng ra biện minh cho niềm tin Cơ Đốc Giáo. Một nhà biện giáo nổi tiếng được nhiều người biết đến vào cuối thế kỷ thứ 2 là Origin. Ông ra đời trong một gia đình tin kính Chúa tại Alexandria khoảng năm 185 SC. Origin được dạy dỗ Thánh Kinh từ lúc còn thơ ấu. Kế đến ông theo học thần đạo trong một trường do Clement làm viện trưởng. Sau đó ông trở thành giáo sư và nhà biện giáo cho đến lúc qua đời vào năm 254. Origin giải kinh theo trường phái ngụ ý (Allegorical schools). [53] James M. Hopin, Homiletics, tr. 58-59.



Ông cho rằng thân thể con người gồm ba phần: thể xác, linh hồn, và tâm thần (ITe1Tx 5:23) nên ta phải thông giải Thánh Kinh với ba nghĩa: nghĩa đen, nghĩa đạo đức, và nghĩa thuộc linh. Ví dụ, Origin thông giải con tàu Nô-ê với ba nghĩa: sự cứu khỏi nước (nghĩa đen), sự cứu người tin Chúa khỏi tội lỗi (nghĩa đạo đức), và sự cứu Hội Thánh qua Chúa Giê-xu (nghĩa thuộc linh). Phương pháp ngụ ý của Origin được hầu hết các Hội Thánh áp dụng đến thời Trung cổ. Ông là người tiên phong đưa ra những nguyên tắc giảng giải kinh, mặc dù ngày nay lối giải kinh trên không còn được nhiều người áp dụng.
Trong thời kỳ này cũng có xuất hiện một nhà truyền giảng nổi tiếng trong lịch sử tên là John ở An-ti-ốt. Ông có thiên tài hùng biện nên được gọi là Chrysostom, người có “môi miệng vàng” hoặc Thánh Giăng Kim khẩu. Chrysostom đã giảng giải kinh các sách Sáng-thế Ký, Thi-thiên, Ma-thi-ơ, Giăng, Công vụ các sứ-đồ, Rô-ma, I, II Cô-rinh-tô và các thư tín khác của Phao-lô. Đặc điểm của ông là giảng giải Thánh Kinh cách dễ hiểu và ứng dụng thẳng thắn vào thính giả. Chrysostom có lần đã nói: “Quý vị khen ngợi điều tôi giảng, tiếp nhận những lời khuyên của tôi bằng sự hoan hô náo động; nhưng xin quý vị hãy chứng tỏ sự tán thành bằng hành động vâng phục Chúa; đó là sự khen ngợi duy nhất mà tôi tìm kiếm”. [54] James F. Stitzinger, The History of Expository Preaching, p. 45. Quoted in Phillip
Schaff, Selected Library of the Nicene and Post-Nicene Father (reprint, Grand Rapids:
Eerdmans, 1983), 9:22.




Từ lúc thanh xuân, Chrysostom sớm thụ huấn nhà tu từ học trứ danh Libanius, và được mọi người chú ý vì những tiến bộ xuất chúng của người. Ban đầu Chrysostom có ý định trở thành một luật sư biện hộ cho tòa án, nhưng sau đó được Chúa kêu gọi nên ông dứt khoát dấn thân vào con đường phục vụ Chúa. Chrysostom chuyên tâm nghiên cứu Thánh Kinh dựa vào nguyên tác nên sự giảng dạy của ông rất sâu sắc, thu hút nhiều người nghe. Schaff gọi người là “ông hoàng của những nhà giải kinh.” [55] Schaff., p. 816



Kerr đã viết rằng: “Chrysostom là một nhà truyền giảng siêu đẳng. Người chẳng phải là một học giả hoặc nhà thần học nổi tiếng, nhưng là một nhà giải kinh đại tài, một mục sư, một người của Đức Chúa Trời, và là một tín đồ trung kiên.” [56] H. T. Kerr, Preaching in the Early Church, p. 175.



Broadus, trong quyển History of Preaching cũng khẳng định: “Chrysostom chính là ông hoàng của những diễn giả giải kinh.”. [57] John A. Broadus, The History of Preaching, p. 79.




Vào cuối thế kỷ thứ 4 và đầu thế kỷ thứ 5, một nhân vật khác xuất hiện có tên là Aurelius Augustine, được nhiều người biết qua danh hiệu Giám mục thành Hippo. Augustine sinh năm 354 S.C. tại Tagaste, vùng Numedia, Bắc Phi. Lúc nhỏ, Augustine là một cậu bé được học biết về Chúa qua người mẹ tin kính. Nhưng mãi đến năm 33 tuổi ông mới được tái sanh trở nên người Cơ Đốc chân chính. Augustine soạn rất nhiều sách thần học và giải kinh. Augustine chú trọng đến việc luận giải từng câu Thánh Kinh để tìm ý nghĩa thuộc linh của nó. Ví dụ, Thi Tv 3:5 nói về việc “nằm xuống, ngủ, và tỉnh thức. ” Augustine cho rằng tác giả Thi-thiên nói về việc Chúa Cứu Thế chịu chết và sống lại. Cũng thế, trong 104:19 chép: “Mặt trời biết giờ lặn. ” Augustine giải thích rằng câu này có nghĩa là Chúa Giê-xu nhận biết trước thì giờ Ngài chịu chết.
Ngoài các bài viết về thần học, Augustine đã để lại hơn 600 bài giảng. Ông luận giải Thi-thiên, giảng trong các sách Phúc âm Giăng, thư I Giăng, và các sách Phúc âm khác. Một số bài giảng của Augustine có thể gọi là bài giảng giải kinh, nhưng sự thông giải của ông giống như nhiều người thời đó, thường mang tính chất ngụ ý và trừu tượng. [58] James F. Stitzinger, The History of Expository Preaching, quoted in John MacArthur, Rediscovering Expository reaching, p. 44.




V. THỜI TRUNG CỔ.
Trong lịch sử Hội Thánh, đây là thời kỳ không có nhiều người giảng theo phương pháp giải kinh. [59] James F. Stitzinger, The History of Expository Preaching, quoted in John MacArthur,
Rediscovering Expository Preaching, p. 45.



Các học giả thời đó đã phối hợp giữa thần học và triết học với sự ứng dụng luận lý học của Aristotle vào việc thông giải Thánh Kinh qua những sự suy đoán, phân tích, và lý luận. [60] James F. Stitzinger, The History of Expository Preaching, quoted in John MacArthur, Rediscovering Expository Preaching, p. 45.



Kết quả là người ta đã coi thường phương pháp giảng giải kinh.
VI. THỜI CẢI CÁCH
Hai nhà giải kinh quan trọng theo lối trực giải vào thời Cải chánh là Martin Luther và John Calvin.
Martin Luther (1483-1546). Nguyên tắc giải kinh của Luther có thể tóm tắt như vầy:
- Thánh Kinh có uy quyền tuyệt đối và tối hậu vượt qua uy quyền của Giáo hội.
- Người giải kinh phải có đức tin nơi Chúa và được Ngài soi sáng.
- Chú trọng đến nghĩa đen và nghĩa thuộc linh của Thánh Kinh.
- Phải chú ý đến văn phạm, bối cảnh lịch sử và văn hóa của bản văn.
- Phải luôn ghi nhớ rằng Chúa Giê-xu là đại đề của Thánh Kinh.
- Thánh Kinh có ý nghĩa rõ ràng và vì vậy con dân Chúa có thể tự học hỏi, nghiên cứu mà không cần tùy thuộc vào giáo hội.
John Calvin (1509-1564). Ông là tác giả bộ sách thần học nổi tiếng The Institutes of Christian Religion và bộ giải nghĩa 52 sách trong Thánh Kinh. Người ta gọi Calvin là nhà thần học và là nhà giải kinh lừng danh nhất của thời Cải chánh. Nguyên tắc giải kinh của Calvin là không chấp nhận giải kinh theo lối ngụ ý, nhưng chú trọng đến văn phạm và lịch sử. Trong lời mở đầu của quyển Giải Nghĩa Thư Rô-ma, Calvin viết: “Công việc trước nhất của người thông giải là phải để tác giả Thánh Kinh nói những gì người muốn nói, đừng gán cho tác giả những lời mà ta nghĩ rằng họ đáng phải nói.”
VII. THỜI CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI.
Tại Hòa Lan có John Cocceius (1603- 1669). Ông sinh tại Bremen và theo học tại University of Franeker, sau đó trở về làm giáo sư cho trường cũ đến năm 1650. Cocceius viết nhiều sách giải nghĩa Thánh Kinh và nhiều bài giảng giải kinh. Ông tin rằng công việc chính yếu của người hầu việc Chúa là thông giải và áp dụng Lời Đức Chúa Trời cho chính mình và cho Hội chúng.
Tại Anh Quốc vào thế kỷ 17, tức là “thời đại vàng son của sự giảng dạy”, thì ở giữa vòng những người Thanh giáo có Thomas Adams. Ông được gọi là “Shakespeare của những người Thanh giáo”. Adams đã để lại nhiều bài giảng nhưng người ta không được biết nhiều về cuộc đời của ông. Quyển sách rất có giá trị của Adams mà nhiều người thường hay nhắc đến là quyển “Khảo Học Thư II Phi-e-rơ”.
John Bunyan (1628- 1688) là tác giả quyển sách nổi tiếng “Pilgrim’s Progress”, [61] Sách đó đã được dịch sang tiếng Việt với nhan đề Thiên Lộ Lịch Trình.



nhưng cũng là một nhà truyền đạo “chuyên tâm giảng dạy lời của lẽ thật”. Ông đã sống và thở bằng Thánh Kinh, và đã để lại nhiều bài giảng giải kinh được nhiều người ưa thích. Chẳng hạn như bài giảng “The barren Fig-Tree” hoặc “The Doom and Downfall of the Fruitless Professor”.
Matthew Henry (1662- 1714) là một mục sư được người ta biết nhiều qua các sách giải nghĩa Thánh Kinh và bố cục bài giảng.
Tại Đức vào thế kỷ 18 thì có Andrew Fuller (1754- 1815) là một giáo sĩ, một nhà thần học, nhưng cũng là một mục sư có nhiều ân tứ giảng dạy. Thuở nhỏ đã được học Thánh Kinh và thần học. Khi vị mục sư quản nhiệm của Hội Thánh ông từ chức, ông đứng ra hướng dẫn các lễ thờ phượng và giảng giải Lời Chúa. Hội Thánh nhìn thấy ông có ân tứ nên khuyến khích ông bước vào chức vụ hầu việc Chúa trọn thời gian. Sau khi ông được thụ phong mục sư, Hội Thánh đó đã mời ông làm quản nhiệm.
Thomas Chalmers (1828- 1843) là giáo sư thần học tại University of Edinburgh và cũng là một nhà giải kinh có tài. Loạt bài giảng giải kinh của ông về thơ Rôma rất được nhiều người ưa thích.
Frederick W. Robertson (1816- 1853) cũng được nhiều người nhắc đến qua các bài giảng giải kinh của ông, đặc biệt là bài giảng “Ba Cây Thập Tự Trên Đồi Gô-gô-tha.”
Đến thế kỷ 19 thì có Joseph Parker (1830- 1902). Ông đã biên soạn bộ “The People’s Bible” gồm nhiều bài giảng và ứng dụng thực tế nên rất được hoan nghênh. Parker là một diễn giả giải kinh nhưng cũng thường hay giảng nhiều bài giảng theo đề mục. [62] T. Norton Sterrett, How to Understand Your Bible (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1974), p. 79.



Sách đó đã được dịch sang tiếng Việt với nhan đề Thiên Lộ Lịch Trình.
Một diễn giả giải kinh khác mà hầu hết mọi người đều biết là Alexander Maclaren (1826- 1910). Maclaren là một mục sư am tường cả hai cổ ngữ Hy-bá và Hy-lạp, đã để lại nhiều bài giảng giải kinh cho Hội Thánh, nhất là bộ The Expositor’s Bible gồm 32 quyển bài giảng.
Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 thì có Campbell Morgan. Các Hội Thánh ở Âu Châu và Mỹ Châu đều biết danh ông là một giáo sư Thánh Kinh, là tác giả, và diễn giả cho nhiều Đại hội. Ông đã xuất bản nhiều bài giảng, tuy nhiên ông không được gọi là diễn giả giải kinh vì các sứ điệp của ông chẳng thuộc vào loại này.
Trong khi đó, F. B. Meyer được nhiều người biết đến như một diễn giả giải kinh. Trong quyển sách ông đã xuất bản có nhan đề “Phương Pháp và Kế Hoạch Giảng Giải Kinh” vào năm 1910, ông đã đưa ra nhiều nguyên tắc mà ngày nay vẫn còn được nhiều người áp dụng.
Tại Mỹ thì có John A. Broadus. Ông được mời giảng nhiều nơi như New York, Brooklyn, Boston, Cleveland, Detroit, Chicago, Cincinnati, St. Louis cũng như nhiều thành phố khác. Quyển sách của ông được nhiều người biết đến là quyển “The Preparation and Delivery of Sermons”. Sách ấy đã được dùng làm sách giáo khoa tại các Đại học Thánh Kinh và Chủng viện Thần học.
H. A. Ironside, mục sư quản nhiệm Hội Thánh Moody Memorial Church ở Chicago cũng được nhiều người biết đến như là nhà truyền giảng giải kinh đầy ơn tại vùng Trung Tây Hoa Kỳ.
Mục sư William G. Coltman, quản nhiệm Hội Thánh Highland Park Baptist Church tại Highland Park, Michigan cũng là một diễn giả giải kinh đầy ơn Chúa. Ông đã giảng hết các sách của Tân-ước và bảy mươi phần trăm các sách của Cựu ước. Tuyển tập bài giảng giải kinh của ông được nhiều người biết đến là quyển “The Catheral of Christian Truth”, trong đó ông luận giải thơ Rô-ma.
Ngoài các vị trên, ta còn có những diễn giả giải kinh được nhiều người biết đến hiện nay như D. Martyn Lloyd-Jones, John R. W. Stott, Criswell, John MacArthur, William McRae . . .Nguyên tắc Giải Kinh

Để có thể hiểu đúng đắn lời Đức Chúa Trời cho việc giảng giải kinh, ta cần biết các nguyên tắc luận giải lời Chúa. Chương này sẽ giúp ta biết cách giải nghĩa lời mặc khải của Đức Chúa Trời trong Thánh Kinh. Dưới đây là ba nguyên tắc căn bản ta cần biết: Nghiên cứu bối cảnh, xét văn thể, hiểu đúng ý nghĩa của bản văn
I. NGHIÊN CỨU BỐI CẢNH
Mỗi sách của Thánh Kinh đều được sáng tác trong một thời gian, địa điểm và chủ đích đặc biệt. Vậy, để giải nghĩa lời mặc khải của Đức Chúa Trời, ta phải:
1. Giải nghĩa Thánh Kinh căn cứ vào chủ đích của tác giả
Chủ đích là điều tác giả định trong trí khi viết. Do đó, để hiểu Thánh Kinh đúng đắn, ta phải tìm ra chủ đích của tác giả. Có hai trường hợp ta nên để ý:
a. Tác giả có thể nói rõ chủ đích
Khi viết thư I Giăng, sứ đồ Giăng đã nói rõ chủ đích của thư tín đó: “Ta viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời ” (IGi1Ga 5:13). Lúc viết sách Phúc âm Giăng, ông cũng nêu rõ chủ đích: “Nhưng các việc này đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đúc Chúa Giê-xu là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống ” (GiGa 20:31).
b. Tác giả có thể không nói rõ chủ đích
Ở phần trên ta dễ thấy chủ đích, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Hầu hết các sách trong Thánh Kinh đều không nói rõ chủ đích và đa số rất khó biết. Trong trường hợp đó, ta nên tìm xem tác giả có chỗ nào ám chỉ đến chủ đích không? Chẳng hạn khi viết thư Ga-la-ti, Phao-lô không nói rõ chủ đích, tuy nhiên khi đọc cả chương 1, ta thấy ông có ám chỉ chủ đích trong đó. Trong chương này, Phao-lô lặp lại nhiều lần chữ “Tin lành, ” và vì vậy chủ đích được ngụ ý trong câu 6.
Hoặc tác giả có thể ám chỉ chủ đích trong phần đề cập đến người viết và người nhận thư. Khi viết thư I Ti-mô-thê, Phao-lô ngụ ý chủ đích trong ITi1Tm 3:14-15, “Ta... viết thư này, phòng khi ta chậm đến, thì con biết làm thế nào trong nhà Đức Chúa Trời ”.
2. Giải nghĩa Thánh Kinh căn cứ vào bối cảnh lịch sử
Toàn bộ Thánh Kinh được hoàn thành trong khoảng thời gian dài 1600 năm! Các biến cố trong Thánh Kinh xảy ra vào một thời đại nào đó trong lịch sử. Vì thế, ta cần biết qua bối cảnh lịch sử của nó.
Xét yếu tố lịch sử của (Mat Mt 2:22), ta biết vua A-chê-la-u đe dọa tính mạng Chúa Giê-xu nhiều hơn cha ông ta. Hoặc nghiên cứu yếu tố lịch sử của (DaDn 5:7,&nbsp16), ta biết Đa-ni-ên được lập làm quan cai trị đứng hàng thứ ba, bởi lẽ Bên-xát-xa và cha ông đang cùng trị vì, nghĩa là đã có hai người cai trị hàng đầu rồi. [62] T. Norton Sterrett, How to Understand Your Bible (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1974), p. 79.




3. Giải nghĩa Thánh Kinh căn cứ vào bối cảnh địa lý
Phần lớn các Cơ Đốc nhân đều sống cách xa hàng ngàn dậm với các địa điểm được nêu ra trong Thánh Kinh. Để hiểu Thánh Kinh đúng đắn, ta nên biết qua một ít yếu tố địa lý của xứ thánh.
Có sự tương quan chặt chẽ giữa những lời dạy của Thánh Kinh với phong thổ, cây cối, thời tiết. Xét yếu tố địa lý của (Gio Ge 2:23), ta biết tại Pha-lê-tin (Palestine) có hai mùa mưa chính: mưa Mùa Thu vào lúc gieo cấy, và mưa Mùa Xuân lúc mùa màng sắp gặt hái.
4. Giải nghĩa Thánh Kinh căn cứ vào bối cảnh văn hóa
“Văn hóa là tất cả những cách thức, phương pháp, đường lối, dụng cụ, xây dựng, định chế... nhờ đó và qua các điều đó một đại tộc, một bộ lạc hay quốc gia thực hiện cuộc sinh tồn của họ”. [63] Bernard Ramm, Protestant Biblical Interpretation (Grand Rapids: Baker Books), p. 152.



Cùng một lời nói, hành động hay sự việc có thể có những ý nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Chẳng hạn nền văn hóa La Mã trong thời đại Phao-lô khác với nền văn hóa Do Thái trong thời kỳ Môi-se.
Vậy nên, “Nếu chúng ta không tìm hiểu các bối cảnh lịch sử, niên đại và địa lý của Thánh Kinh thì làm sao có thể hiểu Thánh Kinh được?” [64] Warner Keller, The Bible as History (New York: William Morris and Company, 1956),p. 24.




II. XÉT VĂN THỂ
Thánh Kinh cũng được viết qua nhiều thể văn và hình bóng khác nhau, ta nên phân biệt để có thể hiểu nghĩa đúng của nó.
1. Giải nghĩa các thể loại văn
Thánh Kinh là một tác phẩm đặc thù vì là lời mặc khải của Đức Chúa Trời. Ngoài ra, Thánh Kinh cũng là một áng văn chương cổ nên cũng có nhiều thể loại văn khác nhau như: thi phú, ký thuật, cách ngôn, châm biếm, ngụ ngôn, thư tín... Mỗi thể loại có những nguyên tắc giải nghĩa riêng của nó. Ta nên biết qua những qui tắc hướng dẫn để có thể giải nghĩa đúng đắn lời Chúa.
2. Giải nghĩa hình bóng ( Type)
Chữ có nghĩa bóng là những chữ dùng để diễn đạt điều gì khác hơn là nghĩa đen, nghĩa thông thường của nó. Cựu ước đầy dẫy những sự dạy dỗ hình bóng, còn Tân ước là ứng nghiệm những hình bóng ấy. “Vì vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày sa bát, ấy đều chỉ là BÓNG các việc sẽ tới, còn HÌNH thì ở trong Đấng Christ ” (CoCl 2:16-17).
III. HIỂU ĐÚNG Ý NGHĨA CỦA BẢN VẢN.
Hiểu biết đúng ý nghĩa của lời Thánh Kinh là việc rất quan trọng. Phi-e-rơ cảnh cáo về việc hiểu và giải sai lời Chúa đem đến họa diệt vong, “... những kẻ dốt nát và tin không quyết, đem giải sai ý nghĩa, cũng như họ giải sai về các phần Kinh Thánh khác, chuốc lấy sự hư mất riêng về mình ” (IIPhi 2Pr 3:15-16). Vì thế, tác giả Thi Tv 119:1-176 cầu nguyện, “Xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, thì tôi sẽ vâng theo luật pháp Chúa, ắt sẽ hết lòng gìn giữ lấy ” (119:34).
1. Ý nghĩa của từ ngữ
Một từ ngữ có thể có một nghĩa mà cũng có thể bao gồm nhiều nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, Exe Ed 44:5 chép: “Bấy giờ Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hỡi con người, khá chú ý kỹ càng; lấy mắt ngó và lấy tai nghe mọi điều ta sẽ phán cùng ngươi, về mọi mạng lịnh mọi luật lệ của nhà Đức Giê-hô-va. Hãy cẩn thận coi sóc lối vào của nhà, và hết thảy các đường ra của nơi thánh. ” Câu 6 chép: “Ngươi khá nói cùng kẻ bạn nghịch tức là nhà Y-sơ-ra-ên rằng: Chúa Giêhôva phán như vầy: Hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, mọi sự đáng gớm ghiếc của các ngươiđã đủ rồi”. Trong câu 5, chữ nhà có nghĩa đen là đền thờ. Nhưng trong câu 6, cả quốc gia được gọi là nhà. [65] T. Norton Sterrett, How to Understand Your Bible (Downers Grove, IL: InterVarsity Press,
1974), p. 57.




2. Ý nghĩa trong văn mạch
Văn mạch là toàn toàn bộ đoạn văn đứng trước và đứng sau bản văn ta đang nghiên cứu. Ý nghĩa của một từ, nhóm từ, câu hoặc cả đoạn văn thường được xác định rõ ràng và chính xác nhờ văn mạch. Ví dụ ta đọc thấy trong ICo1Cr 10:23, “Mọi sự đều có phép làm nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự đều có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt ”. Từ “mọi sự ” trong câu này nghĩa là gì? Có phải là bất cứ mọi điều chăng? Nếu vậy thì tội giết người, gian dâm, thờ hình tượng... đều có phép làm phải không? Chắc chắn không có nghĩa vậy. Nhưng làm sao ta biết được? Bằng cách đọc cả chương 10. Câu 6 bảo “chớ buông mình theo tình dục xấu ” câu 7, 14 truyền dạy, “đừng thờ hình tượng ” câu 8 nói “chớ dâm dục ” Như vậy có một số điều không được phép làm. Văn mạch cho ta thấy những điều giới hạn ấy. Nếu ta chỉ lấy câu 23 ra, rồi giải nghĩa bất cần văn mạch, ta đã giải luận sai lời Chúa. [66] T. Norton Sterrett, How to Understand Your Bible (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1974), pp. 49-50.





Bước 1: CHỌN KINH VĂN Để chọn kinh văn cho thích hợp với nhu cầu của Hội Thánh, người giảng phải dành thì giờ cầu nguyện và suy gẫm, đồng thời để ý những yếu tố này:
I. CÁCH CHỌN KINH VĂN
Kinh văn được chọn để giảng nên bao gồm hết ý của đề tài, có thể chỉ có vài câu Thánh Kinh hoặc nhiều hơn.
Người giảng không nên xác quyết những lời phát biểu của con người là hoàn toàn đúng cho dù các lời đó được ghi lại trong Thánh Kinh. Ví dụ: chẳng phải tất cả lời nói của các bạn Gióp là đúng. Cũng vậy ở sách Truyền đạo, trong khi tác giả tìm kiếm sự khôn ngoan và hiểu biết, đã đưa ra vài kết luận đúng cũng như những kết luận không đúng về triết lý sống. Ta phải để ý và phân biệt chúng.
Người giảng không nên bỏ qua những phân đoạn Thánh Kinh quen thuộc vì nghĩ rằng thính giả biết rồi, như Thi-thiên ; Thi Tv 23:1-6; GiGa 3:1-36; Phi Pl 2:5-8.
Người giảng nên để ý những cơ hội đặc biệt trong năm gồm có: Lễ Kỷ niệm Chúa Giáng Sinh, Đêm Thương khó, Lễ Phục sinh, Lễ Thăng thiên, Lễ Ngũ Tuần, ngày đầu năm (Tết nguyên đán hay đầu năm Dương lịch). Mặc dù những Lễ này mỗi năm trở lại một lần, nhưng vào dịp kỷ niệm Chúa Giáng Sinh, ai cũng cần được nhắc nhở về “Tặng Phẩm vô cùng vĩ đại của Thượng Đế” khi Ngài ban Con Một xuống trần làm Con loài người, để chúng ta được trở thành con cái Thượng Đế. Đêm Thương khó, chúng ta chiêm ngưỡng thờ phượng Con Thượng Đế khi Ngài tình nguyện đứng vào địa vị tội nhân của chúng ta “để vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng mà bị thương ” (EsIs 53:5). Vào ngày Lễ Ngũ tuần, chúng ta nhắc nhở đến “cơn mưa đầu mùa” với quyền năng phi thường của Chúa Thánh Linh, để cầu xin và chờ đợi “cơn mưa cuối mùa” với cuộc Phục hưng lớn để cứu đồng bào đồng loại. [67] Phu H. Le, Thiên Chức Công Bố Phúc Âm và Người Công Bố Phúc Âm (Thần Học Phúc Âm: Garden grove, CA., không ghi ngày), tr. 120.




Người giảng có thể chọn kinh văn để nghiên cứu và giảng giải theo loạt bài giảng. Diễn giả có thể giảng theo từng sách của Thánh Kinh, hoặc chọn các đề tài lớn như sự cầu nguyện, hạnh phúc, sự bình an, sự tha thứ… để giảng trong nhiều tuần liên tiếp. Người giảng nên khai triển một chủ đề cho loạt bài giảng từ tám đến mười tuần là tốt nhất.
II. ĐẶC TÍNH CỦA SỨ ĐIỆP GIẢI KINH.
Một sứ điệp giải kinh chỉ đặt nền tảng trên một phân đoạn Thánh Kinh chủ yếu. Ta có thể dùng các phần Thánh Kinh liên hệ khác để ủng hộ, làm sáng tỏ hoặc giải nghĩa (dùng Thánh Kinh giải nghĩa Thánh Kinh) cho phân đoạn chủ yếu, nhưng nó chỉ đóng vai trò phụ mà thôi.
Một sứ điệp giải kinh phải bao gồm các nguyên tắc thông giải toàn bộ. Điều đó có nghĩa là:
(1)- Ta phải hiểu bản văn theo nghĩa của người xưa và người nay;
(2)- Không được bỏ qua bất cứ phần nào của bản văn;
(3)- Bản văn là Lời Đức Chúa Trời như là chủ chớ không phải là tớ. Bài giảng ra từ bản văn chớ không phải bản văn ra từ bài giảng.
Một sứ điệp giải kinh phải bày tỏ mục đích nguyên thủy và huấn thị của tác giả. Người giảng giải kinh phải hướng dẫn thính giả đi theo con đường tác giả muốn chớ không phải đi theo con đường nhà giải kinh muốnBước 2: NGHIÊN CỨU KINH VĂN

Muốn giải luận Thánh Kinh cách đúng đắn, ta phải nghiên cứu bối cảnh, xét văn thể, và hiểu rõ nghĩa của chữ trong bản văn. Việc nghiên cứu Thánh Kinh không những chỉ cần biết các quy luật và nguyên tắc luận giải Lời Chúa, mà còn phải biết cách thực hành việc luận giải.
Chương này sẽ hướng dẫn ta làm điều đó. Những nguyên tắc luận giải Lời Chúa sẽ được đem ra thực hành để giúp ta áp dụng phương cách luận giải Thánh Kinh. Ta sẽ chọn bản văn trong ICo1Cr 14:18-19 để luận giải:
Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời, vì đã được ơn nói tiếng lạ nhiều hơn hết thảy anh em; nhưng thà tôi lấy năm lời bằng trí khôn mình mà rao giảng trong Hội Thánh, để được dạy bảo kẻ khác, hơn là lấy một vạn lời bằng tiếng lạ.
Để luận giải các câu Thánh Kinh này, ta phải: Nghiên cứu các từ (words) của bản văn; nghiên cứu những câu (sentences) của bản văn; nghiên cứu những đoạn văn (paragraphs) của bản văn; nghiên cứu cả sách (book) của bản văn; và nghiên cứu sự tương quan (correlation) của bản văn.
I. NGHIÊN CỨU CÁC TỪ ( WORDS) CỦA BẢN VĂN.
1. Chọn các từ để nghiên cứu
a. Chọn các từ chìa khóa ( key words) của bản văn
Từ chìa khóa là những từ nói lên đề mục hay chủ đề của bản văn. Ta cần để ý và chọn ra những từ ấy để tìm hiểu ý nghĩa đúng của chúng. Theo bản văn ta đang nghiên cứu trong ICo1Cr 14:18-19, thì từ chìa khóa là “tiếng lạ”.
b. Chọn những từ không biết hoặc không quen
Tìm xem trong bản văn đang nghiên cứu có từ nào không biết, không quen hoặc không rõ nghĩa để tra nghĩa của chúng. Trong bản văn 14:18-19, từ ta cần tra cứu là “lời bằng trí khôn. ”
2. Định nghĩa những từ đã chọn ra trong bản văn đang nghiên cứu
a. Định nghĩa những từ chìa khóa
- Tra tự điển (dictionary)
Cho dù ta đọc Thánh Kinh tiếng Việt, nhiều khi có những từ ta không hiểu, vì vậy cần có một quyển từ điển để tra những từ khó.
- Dùng Thánh Kinh tự điển (Bible dictionary)
Tự điển phổ thông ít khi cho ta biết nghĩa của những từ ngữ được dùng trong Thánh Kinh, cho nên ta phải tra thêm Thánh Kinh tự điển. Theo Thánh Kinh từ điển, chữ “tiếng lạ ” có hai nghĩa: (a) một bộ phận của cơ thể là cái lưỡi (Gia Gc 3:5-6,&nbsp8) (b) tiếng nói (Cong Cv 2:4,&nbsp11).
b. Định nghĩa những từ không biết hoặc không quen
- Dùng tự điển và Thánh Kinh tự điển.
Cũng giống như trên, ta nhờ tự điển hoặc Thánh Kinh tự điển giúp cho việc hiểu nghĩa của các từ không biết hoặc không quen. Trong trường hợp này, từ ngữ “lời bằng trí khôn ” (ICo1Cr 14:18-19) có nghĩa là lời nói có thể hiểu được.
- Dùng Thánh Kinh Phù Dẫn (Bible Concordance).
Sách Phù Dẫn là sách liệt kê những câu có dùng một từ nào đó. Ví dụ khi tra từ “đức tin” ta sẽ thấy nó liệt kê ra tất cả những câu Thánh Kinh có từ “đức tin” trong đó. Trong tiếng Anh có hai bộ Phù Dẫn đầy đủ nhất là Young’s Analytical Concordance, và Strong’s Exhausive Concordance. Thánh Kinh Phù Dẫn giúp ta tìm biết các từ nằm ở đâu và được dùng như thế nào trong suốt cả Thánh Kinh. [68] T. Norton Sterrett, How to Understand Your Bible (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1974), 36.




II. NGHIÊN CỨU NHỮNG CÂU ( SENTENCES) CỦA BẢN VĂN.
1. Xem qua cấu trúc văn phạm của câu
Câu văn là một tập hợp chữ, tạo thành nghĩa đầy đủ. Danh từ là tiếng dùng để gọi tên một người hay một vật. Trong khi động tự là tiếng diễn tả một điều gì, thường là một hành động về một người, một nơi hay một vật. Bản văn ta đang nghiên cứu ICo1Cr 14:18-19, có viết: “... thà tôi lấy năm lời bằng trí khôn mà rao giảng trong Hội Thánh để được dạy bảo kẻ khác... ” Trong câu này từ “để ” biểu lộ lý do tác giả muốn dùng ngôn ngữ mọi người có thể hiểu được: Để dạy dỗ kẻ khác.
2. Quan sát các từ nối kết ( liên từ) trong câu
Để ý các từ: và, nhưng, bởi vậy, cho nên... Những từ này nối kết các từ hay câu lại với nhau, ảnh hưởng tới ý nghĩa của câu. Trong bản văn 14:18-19, tác giả bắt đầu câu văn thứ nhì bằng từ “nhưng ” để bày tỏ ý nghĩa tương phản với câu văn thứ nhất.
III. NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐOẠN VĂN ( PARAGRAPHS) CỦA BẢN VĂN.
1. Định rõ nội dung của đoạn văn
Nhiều từ tập hợp thành một câu, nhiều câu tạo thành một đoạn văn. Đoạn văn thường bắt đầu với một ý mới trong bản văn. Để nhận ra những đoạn văn ta nên nhớ:
a. Một câu mới không nhất thiết luôn là một đoạn văn mới
Các bản thảo nguyên văn Thánh Kinh không có chia chương, câu. Những phân chia ta thấy trong các bản dịch sau này là để cho dễ đọc và dễ nghiên cứu. Vì vậy, các câu có thể hoặc không thể bắt đầu với một ý mới trong bản văn.
b. Thể loại văn cũng ảnh hưởng tới cấu trúc của đoạn văn
Trong bài trước ta biết Thánh Kinh được viết với nhiều loại văn khác nhau như: thư tín, thi phú, ký thuật, châm biếm, cách ngôn... chẳng hạn I Cô-rinh-tô thuộc thể văn thư tín. Nhưng thể văn thư tín ngày xưa khác với thể văn thư tín ngày nay, và cách thành lập đoạn văn cũng không giống nhau. Vì thế, ta cần để ý xem đoạn văn bắt đầu ở đâu.
2. Quyết định sứ điệp của bản văn
Sứ điệp của một đoạn văn ủng hộ cho toàn thể chủ đề của bản văn. Thí dụ 14:18-19 làm thành một ý tưởng mới ủng hộ cho lý lẽ của tác giả rằng, trong Hội Thánh chỉ nên nói những lời cho người khác hiểu được, chớ không nên nói những lời bằng ngôn ngữ không ai hiểu được. Đoạn văn đứng trước gồm các câu 13-17 là những minh họa về việc nói những ngôn ngữ không ai hiểu được. Các câu 18-19 bày tỏ về kinh nghiệm riêng của tác giả không hề nói tiếng lạ trong Hội Thánh để tránh người khác hiểu lầm. Đoạn văn kế tiếp trong các câu 20-21 là lời thách thức độc giả hãy trở nên người trưởng thành về phương diện này.
Một khi ta định rõ được nội dung của toàn thể bản văn, thì sẽ không khó để quyết định sứ điệp của từng đoạn văn.
IV. NGHIÊN CỨU CẢ SÁCH ( BOOK) CỦA BẢN VĂN.
1. Đọc qua cả sách
Nếu có thể được, ta nên đọc qua toàn sách một lần. Điều này sẽ giúp ta nắm được tổng quan của cả sách, và giúp ích rất nhiều cho ta trong việc thông giải. Chẳng hạn ta đọc cả thư I Cô-rinh-tô, sẽ biết Hội Thánh tại đó đang gặp phải nhiều vấn đề, và một trong các vấn đề đó là việc “nói tiếng lạ ”. Hơn nữa cả thư I Cô-rinh-tô còn cho biết căn nguyên của những vấn đề này là do sự kiêu hãnh và thiếu tình yêu thương anh chị em (chương 8-13). Sự hiểu biết này sẽ giúp ta rất nhiều trong việc thông giải lời Chúa.
2. Tìm biết ai là tác giả
Phần lớn các sách trong Thánh Kinh đều cho biết ai là tác giả của sách đó. Chẳng hạn đọc (1:1), ta biết Phao-lô là tác giả của thư tín này. Tuy nhiên ở nhiều sách khác, ta không biết tác giả là ai vì người viết không đề cập đến. Trong trường hợp đó, ta nên tham khảo các sách giải nghĩa Thánh Kinh.
3. Tìm biết độc giả hay người nhận ( recipient -s)
Giống như trên, hầu hết các sách đều nêu rõ người nhận. Chẳng hạn ta đọc (1:2), sẽ biết người nhận thư tín này là các tín hữu tại Hội Thánh Côrinh- tô.
4. Định rõ mục đích của sách
Đọc cách sách trong Thánh Kinh, ta thấy tác giả đôi khi nói rõ ràng mục đích, đôi khi không nói rõ mà chỉ đề cập cách ngụ ý. Đọc I Cô-rinh-tô ta thấy Phao-lô nêu rõ mục đích: “... bởi người nhà Cơ-lô-ê, tôi có được tin rằng trong anh em có sự tranh cạnh” (1:11); và “Luận đến các điều hỏi trong thơ anh em...” (7:1). Phaolô được người nhà Cơ-lô-ê cho biết Hội Thánh Cô-rinh-tô có sự tranh chấp nhau về nhiều vấn đề, mà một trong các vấn đề đó là việc nói tiếng lạ, nên ông viết thư I Cô-rinh-tô để giải thích về việc sử dụng ân tứ đó. Tuy nhiên, trong trường hợp không biết được mục đích của tác giả, ta nên tham khảo sách giải nghĩa Thánh Kinh.
V. NGHIÊN CỨU SỰ TƯƠNG QUAN ( CORRELATION) CỦA BẢN VĂN.
Mặc dù Thánh Kinh do nhiều người viết nhưng chỉ có một tác giả là Đức Chúa Trời. Vì vậy các sách trong Thánh Kinh không hề mâu thuẫn nhưng luôn phù hợp với nhau. Điều này có nghĩa là người nghiên cứu Thánh Kinh nên so sánh các phân đoạn Thánh Kinh có tương quan nhau để tìm ra lẽ thật chính yếu của Thánh Kinh. Đức Chúa Trời không mặc khải về chính Ngài và kế hoạch của Ngài một lần, mà là nhiều lần trong nhiều cách và thời gian khác nhau. Vậy ta nên lấy phần Thánh Kinh này làm bối cảnh, hầu có thể hiểu phần Thánh Kinh khác.
1. Nghiên cứu các bản văn có tương quan với nhau
a. So sánh nội dung của các bản văn liên hệ
Ta nên nghiên cứu các câu Thánh Kinh liên hệ với nhau trong Thánh Kinh tự điển, Thánh Kinh phù dẫn hoặc sách giải nghĩa Thánh Kinh để giúp cho việc học Lời Chúa của mình. Ví dụ ta muốn tìm biết các phân đoạn Thánh Kinh đề cập về vấn đề nói tiếng lạ, thì những câu trong (Cong Cv 2:1,&nbsp4-6). giúp ta rất nhiều trong việc tìm hiểu về vấn đề này.
b. So sánh thời gian của các bản văn liên hệ
Nhờ vào các sách giải nghĩa Thánh Kinh, ta biết sách Công-vụ các sứ-đồ được viết trước thư I Cô-rinh-tô khoảng 25 năm. Và vì việc nói tiếng lạ trong Công-vụ các sứ-đồ 2 xảy ra trước tiên, nên phần Thánh Kinh này định rõ mục đích của việc nói tiếng lạ chớ không phải ở thư I Cô-rinh-tô.
2. Áp dụng sự dạy dỗ của Lời Chúa
a. Định rõ những nguyên tắc dạy dỗ của bản văn
Như đã đề cập ở trên, việc nói tiếng lạ trong Công-vụ các sứ-đồ xảy ra trước hơn ở I Cô-rinh-tô. Nếu nghiên cứu thêm về hiện tượng “nói tiếng lạ”, ta thấy Công-vụ các sứ-đồ chương 2 ghi chép đầu tiên về biến cố này. Vì thế, mục đích nguyên thủy của việc nói tiếng lạ đã bày tỏ trong Công-vụ các sứ-đồ chương 2 là “để truyền đạt sứ điệp cho người khác bằng ngôn ngữ của họ”.
Sau đó, các tín hữu tại Cô-rinh-tô đã tỏ ra quá lạm dụng việc nói tiếng lạ, nên Phao-lô viết thư này để sửa lại những sai lầm đó. Lời dạy của Phao-lô trong I Côrinh- tô 14 về tiếng lạ phù hợp với mục đích nguyên thủy của việc nói tiếng lạ trong Công-vụ các sứ-đồ chương 2. Đó là lý do Phao-lô lập lại nhiều lần từ ngữ “gây dựng người khác, ” hoặc “gây dựng Hội Thánh”. Cho nên, nguyên tắc về sự gây dụng người khác được dạy rõ trong ICo1Cr 14:4-5, “Kẻ nói tiếng lạ, tự gây dựng lấy mình; song kẻ nói tiên tri, gây dựng cho Hội Thánh. Tôi ước ao anh em đều nói tiếng lạ cả, song tôi còn ước ao hơn nữa là anh em nói tiên tri. Người nói tiên tri là trọng hơn kẻ nói tiếng lạ mà không giải nghĩa để cho Hội Thánh được gây dựng ”.
b. Áp dụng các nguyên tắc dạy dỗ vào đời sống
Qua sự nghiên cứu về vấn đề tiếng lạ trong ICo1Cr 14:18-19 và các phần Thánh Kinh liên hệ, ta rút ra được những nguyên tắc dạy dỗ để áp dụng vào đời sống như sau: Các hành động dẫn đến sự trực tiếp gây dựng người khác phải là vấn đề quan tâm hàng đầu trong Hội Thánh. Sự giảng, dạy lời Chúa, hát ngợi khen Chúa... phải được thực hiện để gây dựng người khác chớ không phải gây dựng lấy mình. Đối với những người trực tiếp tham dự vào những công tác này, thì sự dạy dỗ đã rõ ràng. Còn đối với những người chỉ gián tiếp tham dự vào, như người lo việc tiếp tân, người giữ trẻ, người trông coi nhà thờ... thì nguyên tắc dạy dỗ cũng được tỏ bày, là nhờ các việc ấy cũng gián tiếp gây dựng người khác (ICo1Cr 12:1-31).Bước 3: TÌM Ý LUẬN GIẢI

Một đứa bé sinh thiếu tháng là một hài nhi được sinh ra trước khi chưa làm xong sự chuẩn bị. Thực sự này cũng đúng với những bài giảng. Một bài giảng thiếu tháng là bài giảng được đem ra giảng trước khi hoàn tất sự chuẩn bị. Một đứa trẻ không phải được thai nghén, phát triển, và sinh ra trong một đêm. Cũng vậy, bài giảng không thể được thai nghén và đem ra giảng sau một đêm.
Billy Graham đã dâng trọn cuộc đời cho thiên chức giảng Phúc âm, có lần nói rằng: “Nếu tôi có thể bắt đầu lại chức vụ, tôi sẽ sử dụng nhiều thì giờ hơn cho việc nghiên cứu và ít thì giờ hơn cho việc giảng dạy”.
Nếu việc chuẩn bị bài giảng cần nhiều thì giờ, thì người giảng Lời Chúa phải dành ra phần lớn thời gian để nghiên cứu Thánh Kinh. Người không thể giảng theo lối giải kinh cho đến khi người hiểu được phân đoạn Thánh Kinh mình muốn giảng nói gì. Do đó, để trình bày Lời Chúa cách chính xác, điều ta cần làm là tìm ý luận giải.
I. ĐỊNH NGHĨA: “ Ý LUẬN GIẢI” ( EXEGETICAL IDEA).
Để biết thế nào là ý luận giải ta sẽ lần lượt phân tích
(1) ý tưởng (idea),
(2) sự luận giải (exegesis), và
(3) ý luận giải (exegetical idea).
1. Ý tưởng ( Idea)
Theo Robinson, ý tưởng là sự tinh túy của đời sống. Từ những tiểu tiết trong đời sống, nó phân tách những thứ có chung trong đó và liên hệ chúng với nhau. [69] Sách đã dẫn, tr. 39.



Robinson giải thích: Một em bé cầu nguyện cho buổi ăn sáng thì tạ ơn Chúa về sữa, món ngũ cốc, nước cam, trứng, bánh mì, bơ, và thạch (jelly); nhưng người lớn kết hợp tất cả những thứ riêng biệt này bằng một từ đơn là thức ăn. Năng lực để phân tách và tổng hợp, tức là năng lực để tư duy bằng những ý tưởng, phát triển cùng với sự trưởng thành. [70] Sách đã dẫn, tr. 39.




Một người chỉ có thể phát ngôn có hiệu quả là khi người biết xây dựng sứ điệp của mình quanh một ý tưởng rõ nét. Đôi khi ta thật khó khăn để diễn đạt những ý tưởng. Những ý tưởng cứ ẩn nấp trong sâu kín của tâm trí ta giống như bóng ma khó nắm bắt được. Ta nói: “Tôi biết mình muốn nói ý gì, chỉ có điều không thể diễn tả thành lời được”. Dầu khó diễn tả ý tưởng thành lời, người giảng vẫn phải thực hiện điều đó. Nếu những ý tưởng chẳng diễn đạt được thành lời, ta không thể hiểu, chẳng thể đánh giá hoặc truyền đạt chúng. Nếu ta không chịu-hoặc không thể-suy nghĩ cho rõ ràng thông suốt để nói ra chính những điều mình muốn nói, thì ta chẳng có việc gì để làm trên tòa giảng cả. Ta giống như ca sĩ không biết hát, một diễn viên chẳng biết diễn hoặc một nhân viên kế toán không biết làm phép cộng. [71] Sách đã dẫn, tr. 40-41.




2. Sự luận giải ( exegesis)
Sự luận giải (exegesis) là sự khéo léo áp dụng những nguyên tắc giải kinh vào phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu trong nguyên văn để tìm ra ý nghĩa thật của nó.
3. Ý luận giải ( Exegetical Idea)
Ý luận giải là ý tưởng được khám phá dựa trên sự xác định ý nghĩa của bản văn Thánh Kinh trong bối cảnh lịch sử và văn chương.
II. HAI THÀNH PHẦN TẠO NÊN Ý LUẬN GIẢI.
Hai thành phần tạo nên ý luận giải là:
Chủ đề ( subject) + ý bổ sung ( complement) = Ý luận giải ( exegetical idea).
Công thức này giúp ta có thể tìm ra ý luận giải rồi trình bày nó cách ngắn gọn và chính xác về những gì tác giả Thánh Kinh đang nói.
Trong trường hợp ý luận giải chưa nói lên hết được ý chính của toàn thể phân đoạn Thánh Kinh ta đang nghiên cứu, thì có một luật quan trọng ta phải theo: luôn luôn sửa đổi lại ý luận giải cho hợp với toàn phần của phân đoạn Thánh Kinh. Không bao giờ bóp méo Lời Chúa để biến phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu đó cho hợp với ý luận giải.
1. Chủ đề ( Subject).
Ta có thể gọi subject là chủ ngữ, chủ đề, hoặc ý chính. Chủ đề là lời giải đáp cho câu hỏi: Tác Giả Đang Nói Về Điều Gì? (What is this man talking about?) Để trả lời cho câu hỏi này, ta phải diễn tả cho thật chính xác chủ đề của toàn thể phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu. Dưới đây là vài ví dụ cho chủ đề:
- Sự cứu rỗi là gì?
- Chúa Giê-xu là ai?
- Nguyên nhân niềm vui của người tin Chúa là gì?
Ta tìm ra chủ đề chưa đủ, mà phải tìm thêm ý bổ sung thì một ý tưởng mới được trọn vẹn.
2. Ý bổ sung ( Complement)
Ý bổ sung là lời giải đáp cho câu hỏi: Tác Giả Đang Muốn Nói Gì Về Điều Người Đang Nói Ra? (What is he saying about what he is talking about?) hoặc: Tác Giả Đang Muốn Nói Gì Về Chủ Đề (What is he saying about the subject?)
Trả lời được câu hỏi này, ta sẽ tìm ra ý bổ sung của bản văn ta đang nghiên cứu. Từ “bổ sung” không có liên quan tới định luật văn phạm nhưng chỉ có quan hệ đến một sự xác nhận hay khẳng định cho điều tác giả đang nói tới.
Ví dụ:
- Sự cứu rỗi là một món quà Đức Chúa Trời tặng không.
- Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời.
- Niềm vui của người tin Chúa là không còn phải giữ luật pháp.
Ta thấy mỗi chủ đề đều có một ý bổ sung để có thể hoàn tất một ý tưởng. Đôi khi ta có hơn một ý bổ sung. Ví dụ ta nói câu này: “Người sanh bởi Đức Chúa Trời”. Câu này đã đầy đủ chưa? Chưa, vì nó chỉ có chủ đề mà không có ý bổ sung. Bây giờ ta thêm vào ý bổ sung. “Người sanh bởi Đức Chúa Trời là người không còn tiếp tục phạm tội và giữ mình về hình tượng”. Câu này đã đủ ý chưa? Đủ rồi. Có bao nhiêu ý bổ sung? Hai. Hai ý bổ sung là gì? “người không còn tiếp tục phạm tội và giữ mình về hình tượng”. [72] Spann, tr. 177- 178.




Cũng vậy, khi ta tìm ý luận giải cho phân đoạn Thánh Kinh (bản văn) tức là ta đang tìm chủ đề (tác giả đang nói về điều gì) và tìm ý bổ sung (tác giả muốn nói gì về điều người đang nói ra?) Việc khám phá ý luận giải là việc rất quan trọng. Nó sẽ làm một cuộc cách mạng trong sự giảng dạy của chúng ta.
Một trong những lý do khiến nhiều diễn giả bỏ qua việc tìm ý luận giải là vì nhận thấy nó mới lạ và rất khó áp dụng. Tuy nhiên, đây là việc làm cần thời gian, sự kiên nhẫn, và phải đổ mồ hôi.
III. PHƯƠNG CÁCH ĐỂ TÌM Ý LUẬN GIẢI.
Để có thể tìm được ý luận giải thật chính xác, ta phải dành thì giờ cầu nguyện, suy nghĩ, và quan sát thật kỹ về phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu. Sự quan sát là hành động chú ý và viết xuống những sự kiện hoặc biến cố với mục đích nghiên cứu hay điều tra. Kỹ năng này là rất quan trọng trong tiến trình khám phá bất kể là ta khám phá về khoa học, địa chất học, hay nghiên cứu Kinh Thánh.
Trước khi đề cập đến phương cách tìm ý luận giải, ta nên đọc kỹ câu chuyện dưới đây để học về tinh thần kiên nhẫn quan sát.
Một học trò của giáo sư Louis Agassiz đã kể lại thế nào thầy mình đã dạy sinh viên cách quan sát. Giáo sư J. L. Agassiz (1807- 1873) là một nhà tự nhiên học đã nghiên cứu nhiều loại sinh vật tại Âu Châu cũng như Mỹ Châu. Ông trở nên nổi tiếng nhờ công việc nghiên cứu các loại cá. Ông đã lập Viện Bảo Tàng Thiên Nhiên tại Viện Đại Học Harvard. Ông thiết lập phòng thí nghiệm sinh vật tại đảo Buzzard, ngoài khơi Vịnh thuộc bờ biển Massachusetts để cung cấp một chỗ nghiên cứu thú vật trong môi sinh tự nhiên của chúng. Giáo sư Agassiz không tin vào sự tiến hóa của các giống vật và đã chỉ trích thuyết tiến hóa của Darwin.
Vốn là nhà địa chất học, ông chứng tỏ rằng trước đây quả đất phần lớn đã bị băng hà bao phủ. Giáo sư Agassiz sinh tại Montier en Vuly, Thụy sĩ. Ông tốt nghiệp tại đại học Zurich, Heidelberg, và Munich. Giáo sư Agassiz đến Hoa Kỳ năm 1846 và năm 1848 trở thành giáo sư sinh vật học và địa chất tại Harvard.
Em sinh viên kể tiếp: Cách đây 15 năm, tôi vào phòng thí nghiệm của giáo sư Agassiz và trình với ông rằng, tôi là một sinh viên của môn lịch sử thiên nhiên. Giáo sư Agassiz hỏi tôi vài điều về mục tiêu của tôi khi ghi danh học môn này, quá khứ tôi, tôi định làm gì với kiến thức học được, và sau cùng tôi có muốn học một chuyên ngành nào không?
Tôi trả lời là muốn học đầy đủ về sinh vật học nhưng tôi định chuyên ngành về côn trùng.
Giáo sư Agassiz hỏi: Khi nào anh muốn bắt đầu?
Tôi trả lời: Ngay hôm nay. Giáo sư có vẻ hài lòng. Ông ta hăng hái đáp: Tốt lắm. Ông liền lấy một bình lớn đựng vật thí nghiệm trong nước cồn vàng, rồi nói:
Anh lấy con cá này, quan sát nó. Cá này gọi là Haemulon, rồi tôi sẽ hỏi anh, xem anh đã quan sát được những gì.
Ông rời phòng thí nghiệm, nhưng sau đó trở lại dặn dò và thêm lời chỉ dẫn về con cá.
Không ai xứng đáng được gọi là một nhà tự nhiên học nếu người ấy không biết cách chăm sóc vật thí nghiệm. Những ngày đầu tiên đó không phải là những ngày của các cuộc triển lãm bình thí nghiệm. Tất cả những sinh viên khoa học đều nhớ những bình thí nghiệm ngắn cổ, cũ kỹ, đầy sáp, nút bị sâu bọ ăn mòn, đầy bụi bặm. Môn côn trùng học còn sạch sẽ hơn môn ngư học. Tuy vậy, vị giáo sư không ngần ngại thò tay vào bình lấy cá, dù bình đầy côn trùng và tanh mùi cá. Vì thế, tôi không dám coi thường chỗ này và coi nước cồn trong bình như là nước nguyên chất tinh khiết vậy. Tuy nhiên, tôi cũng không giấu được cảm tưởng thất vọng đôi chút vì quan sát con cá không có vẻ gì là côn trùng học cả. Các bạn hữu cũng chẳng nể nang, thích thú gì về tôi. Thật ra, họ khó chịu vì dù xức nước hoa, tôi vẫn không đánh tan mùi tanh của cá trên người tôi.
Sau mười phút, tôi đã xem tất cả tất cả những gì có thể xem nơi con cá. Tôi đi tìm vị giáo sư nhưng ông đã rời khỏi bảo tàng viện từ lâu. Sau một hồi tìm kiếm vị giáo sư và dạo xem một số các sinh vật kỳ lạ ở một ngành học khác, tôi trở lại phòng thí nghiệm. Con cá của tôi bị khô đi, tôi phải dùng cồn phết vào con cá để “hồi sinh nó”. Tôi cũng lo không biết con cá có trở lại giống như con cá “bình thường” như lúc trước không. Sau đó, tôi chẳng biết làm gì hơn là nhìn chăm chăm con cá câm của tôi. Nữa giờ, một giờ, hai giờ trôi qua, con cá trở nên nặng nề. Tôi lật con cá qua, lật lại, xoay quanh, nhìn vào mặt nó. Tôi nhìn phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới con cá một cách rùng rợn. Tôi thật tuyệt vọng. Dù còn sớm, tôi lại muốn nghỉ để ăn trưa. Tôi để con cá vào bình và cảm thấy tự do khoảng một tiếng đồng hồ.
Sau giờ ăn trưa, tôi trở qua phòng thí nghiệm và biết rằng giáo sư Agassiz đã về bảo tàng viện nhưng ông lại đi vắng và sẽ không trở lại ít nhất là mấy tiếng đồng hồ. Bạn tôi thì rất bận rộn, không ai muốn trò chuyện. Buồn tình tôi lại lấy con cá trong bình ra và nhìn nó một cách chán nản. Tôi không được nhìn kính phóng đại để quan sát, tôi chẳng được phép dùng dụng cụ gì cả. Tôi chỉ có đôi mắt, đôi tay, và con cá. Tôi cảm thấy ngành học này giới hạn quá. Tôi thò tay vào miệng và cổ họng cá, xem răng cá có bén không. Tôi bắt đầu đếm vảy từng hàng nhưng rồi lại cho rằng việc này vô ích. Cuối cùng tôi chợt nghĩ ra một ý hay-vẽ con cá. À, bây giờ tôi mới thấy thêm nhiều điểm lạ về con cá. Lúc ấy vị giáo sư trở lại.
À, phải đấy, cây bút chì là một vật tốt để quan sát. Tôi rất vui vì thấy anh giữ cho cá ướt và cẩn thận đậy nút bình thí nghiệm. Nào-với vài lời khen-ông hỏi tôi: Con cá ra sao? Ông chăm chú nghe tôi kể lại cơ cấu các phần của con cá mà hầu hết tôi chưa biết tên là gì. Nào là vi, đầu, môi, mắt, đuôi, thân cong cong của con cá… Khi tôi kể xong, vị giáo sư im lặng như là đợi tôi nói thêm nữa. Rôi ông thất vọng bảo tôi: Anh chưa quan sát kỹ lưỡng. Ông tiếp: Anh chưa thấy những phần hiển nhiên nhất của con cá. Quan sát nữa đi. Thế rồi ông rời phòng thí nghiệm trong sự bàng hoàng của tôi.
Tôi thật bất ngờ, chết điếng! Có cái gì nữa nơi con cá chết tiệt này! Nhưng tôi cũng quyết tâm khám phá hết cái mới lạ này đến cái mới lạ khác, cho đến khi tôi thấy lời phê bình của vị giáo sư là đúng.
Buổi chiều ngày hôm đó qua nhanh! Vào cuối ngày, vị giáo sư hỏi tôi: Anh đã quan sát kỹ chưa?
Thưa giáo sư chưa, và tôi thấy trước đây tôi quan sát sơ sài quá.
Ông vội đáp: Đó là điều gần như tốt nhất, nhưng tôi chưa muốn nghe anh tường trình vội. Anh để con cá lại đây, về đi, có lẽ anh sẽ sẵn sàng phúc đáp sáng mai. Tôi sẽ xem anh đã thấy gì nơi con cá trước khi anh tiếp tục quan sát nó.
Thật là nản. Không những tôi phải suy nghĩ về con cá suốt đêm mà còn phải nghiền ngẫm trong trí nhớ chứ không được thấy con cá. Tôi phải ghi nhớ những chi tiết khám phá được nhưng không được phép ôn lại chúng với con cá đặt trước mắt. Ngày mai tôi phải tường trình đầy đủ chi tiết. Tôi vốn kém trí nhớ, nên tôi đi về nhà mà lòng bối rối lo lắng.
Sáng hôm sau, vị giáo sư chào hỏi tử tế làm tôi yên tâm. Ông cũng mong thấy những gì tôi khám phá như chính tôi vậy. Tôi hỏi vị giáo sư: Có lẽ thầy nghĩ rằng con cá có hai mặt cân đối với từng cặp cơ quan chăng? Ông rất hài lòng. Dĩ nhiên, dĩ nhiên. Lời này làm tôi vui vì đã bỏ công lo lắng cả đêm qua. Sau khi giáo sư hăng hái nhiệt tình giảng giải về những điểm quan trọng, tôi đánh bạo hỏi ông: Thưa giáo sư, tôi phải làm gì nữa? Ông đáp: À, quan sát con cá! Rồi ông rời phòng thí nghiệm và để tôi ở lại một mình với con cá. Khoảng một giờ sau ông trở lại nghe tôi tường trình về bảng liệt kê tôi tìm được nơi con cá. Ông bảo: Tốt lắm, tốt lắm, nhưng chưa đủ, tiếp tục quan sát thêm. Thế là trong ba ngày liền vị giáo sư bắt buộc tôi quan sát một con cá mà không được dùng một dụng cụ nào khác trợ giúp. Quan sát, quan sát. Đó là lời giáo huấn được lập đi lập lại.
Đây là bài học quí giá nhất mà tôi học được trong ngành côn trùng. Ảnh hưởng bài học này ăn sâu vào tôi và tồn tại mãi trong trong việc học về sau của tôi. Đây cũng là ảnh hưởng vị giáo sư để lại trong tôi và nhiều sinh viên khác, một ảnh hưởng vô giá không bao giờ quên.
Sau đó một năm, các sinh viên chúng tôi vẽ hình một số các thú vật kỳ quái trên bảng. Chúng tôi vẽ sao biển, cóc nhái cắn nhau, sâu bọ, tôm, đứng múa trên đuôi chúng, cá với hình thù to lớn kỳ cục. Vị giáo sư vào phòng, rất thích thú về những thí nghiệm của chúng tôi. Ông lại nhìn các hình vẽ và bảo: Tất cả đều thuộc loại Haemulons. Ngày nay, nếu tôi vẽ hình con cá, tôi cũng vẽ loại Haemulons.
Qua ngày thứ tư, một con cá thứ hai cùng nhóm được để bên cạnh con cá thứ nhất. Tôi phải chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau. Thế rồi đến con cá kế tiếp, lần lượt cá để đầy bàn, đầy kệ cho đến khi cả họ cá được quan sát. Mùi tanh của cá đã trở thành nước hoa đối với chúng tôi.
Cho đến ngày nay, chỉ nhìn thấy một con cá mú cũng làm cho tôi nhớ lại những kỷ niệm thơm tho thời ấy.
Chúng tôi biết tất cả cá họ Haemulons. Dù mổ xẻ các bộ phận bên trong, hay quan sát bộ xương, mô tả các phần khác nhau; cách huấn luyện quan sát sự kiện của giáo sư Agassiz luôn luôn đi kèm với lời dặn dò: Chớ bao giờ hài lòng với sự quan sát. Ông bảo: “Sự kiện là những điều ngu ngốc cho đến khi chúng được nối kết với những định luật tổng quát.
Sau tám tháng, tôi hết sức luyến tiếc phải rời khỏi nhóm bạn để chuyển qua phần côn trùng. Nhưng các kinh nghiệm tôi có thật là giá trị và giúp ích cho tôi sau này rất nhiều trong những việc nghiên cứu những điều tôi thích.
Giáo sư Agassiz tin rằng điều quan trọng nhất để giúp cho sinh viên là dạy họ biết quan sát, biết nhìn có gì ở đó. Vị giáo sư cho rằng: Cây bút chì là con mắt tốt nhất. Ông muốn giúp các sinh viên phát triển con mắt để nhận xét.
Cũng vậy, để có thể tìm được ý luận giải cách chính xác, ngoài việc cầu nguyện, ta phải biết quan sát phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu.
Có năm bước giúp ta khám phá ý luận giải. Nếu ta đọc kỹ và theo sát năm bước này thì việc tìm ý luận giải sẽ dễ dàng và thích thú chớ không phải là một gánh nặng, buồn chán.
1. Đọc kỹ bản văn để tìm ra chủ đề của nó
Người viết Thánh Kinh luôn viết về một chủ đề, một ý chính. Ở giai đoạn đầu tiên này ta phải cố gắng tìm ra chủ đề rộng nhưng là chính yếu của bản văn. Các chủ đề thường tìm thấy trong Thánh Kinh là: sự đau khổ, giáo sư giả, tội lỗi. . .
Ví dụ, ta có bản văn (Gia Gc 1:5-8). Chủ đề của phân đoạn Thánh Kinh này là gì? Đó là sự khôn ngoan.
2. Đặt câu hỏi cho chủ đề đó
Ta đọc lại Gia Gc 1:5-8 để tìm xem câu hỏi mà Gia-cơ đang hỏi trong bản văn này. Chủ đề sự khôn ngoan là quá rộng. Ta không thể thảo luận hết về sự khôn ngoan chỉ với bốn câu Thánh Kinh ngắn ngủi này. Do đó, ta phải cố gắng tìm ra câu hỏi mà Gia-cơ đang hỏi về sự khôn ngoan để thu hẹp chủ đề. Dựa vào bản văn ta biết câu hỏi mà Gia-cơ đang hỏi là: “Cách nào người tin Chúa có được sự khôn ngoan ở giữa thử thách?”
3. Đổi câu hỏi thành cụm từ ( nhóm chữ- phrase)
Ta phải đổi từ câu hỏi trở thành một cụm từ (nhóm chữ). Câu hỏi: “Cách nào người tin Chúa có được sự khôn ngoan ở giữa thử thách?” Bây giờ đổi thành cụm từ: “Người tin Chúa có được sự khôn ngoan ở giữa thử thách . . .”
4. Dựa vào bản văn để trả lời cho câu hỏi.
Khi ta dựa vào bản văn để giải đáp cho câu hỏi: ta sẽ có ý bổ sung. Lời giải đáp cho câu hỏi chính là ý bổ sung. Bây giờ ta sẽ xem lại 1:5-8. Câu hỏi là “Cách nào người tin Chúa có được sự khôn ngoan ở giữa thử thách?” Nương vào bản văn ta có câu trả lời là: “nhờ lấy đức tin cầu xin Đức Chúa Trời ban cho”.
5. Đổi câu hỏi và câu trả lời thành một câu xác định
Câu hỏi của 1:5-8 “Cách nào người tin Chúa có được sự khôn ngoan ở giữa thử thách”. Câu trả lời: “nhờ lấy đức tin cầu xin Đức Chúa Trời ban cho”. Bây giờ ta đổi câu hỏi thành một câu xác định và ráp cả hai lại: “Người tin Chúa có được sự khôn ngoan ở giữa thử thách nhờ lấy đức tin cầu xin Đức Chúa Trời ban cho”. [73] Spann, tr. 179- 181.



Câu xác định này chính là ý luận giải của 1:5-8.
Chúng ta đang ở vào giai đoạn quan trọng nhất trong tiến trình khai triển bài giảng giải kinh. Đây cũng là giai đoạn khó nhất và dễ chán nản nhất cho các sinh viên. Do đó, ta sẽ ôn lại những gì đã học để luôn nắm vững bài học.
- Hai thành phần tạo nên ý luận giải là gì? chủ đề và ý bổ sung
- Năm bước giúp ta tìm ra ý luận giải?
Đọc kỹ bản văn để tìm ra chủ đề của nó .
Đặt câu hỏi cho chủ đề đó.
Đổi câu hỏi thành cụm từ (phrase).
Dựa vào bản văn để trả lời cho câu hỏi
Đổi câu hỏi và câu trả lời thành một câu xác định
Bây giờ ta sẽ xét qua trường hợp rắc rối hơn: Nếu phân đoạn Thánh Kinh ta nghiên cứu bày tỏ nhiều hơn một câu hỏi ta sẽ làm sao? Ví dụ bản văn ta đang nghiên cứu trả lời cho hai câu hỏi: “Chúa Giêxu là ai?” và “Tại sao Ngài đến thế gian?” Gặp trường hợp đó làm sao ta khai triển được ý luận giải? Dưới đây là những đề nghị:
Khi ta gặp phân đoạn Thánh Kinh khó, bao gồm hai câu hỏi. Nó giống như một bức hình khó hiểu. Bức hình đó có nhiễu cảnh ngoạn mục, đẹp mắt. Nhưng nếu ta quan sát kỹ bức hình ấy ta sẽ thấy ý định chính yếu của tác giả khi phác họa bức hình đó. Cũng vậy, nếu quan sát kỹ phân đoạn Thánh Kinh, ta sẽ thấy ý định chính yếu của tác giả khi viết phân đoạn Thánh Kinh đó. Để quan sát kỹ phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu, ta cần để ý:
(1) Văn mạch có thể giúp ta quyết định đâu là ý luận giải
- Tác giả nói gì về trước và sau phân đoạn Thánh Kinh ta đang nghiên cứu
- Khi đọc các sách phúc âm, ta thường thấy các phép lạ của Chúa Giêxu chứa đựng nhiều câu hỏi. Lúc đó, ta nên dựa vào văn mạch để hỏi: Bản văn này nhấn mạnh đến phép lạ hay người làm phép lạ?
(2) Mục đích của cả sách có thể giúp ta quyết định đâu là ý luận giải
- Tại sao tác giả viết sách này?
- Tác giả đang nói đến những nan đề hay những sai sót nào?
- Người nhận sách này là ai?
- Những câu hỏi đã được nhắc đến trong nhiều chỗ khác của sách này là gì? [74] Spann, tr. 185- 186.




Nỗ lực để tìm ý luận giải của một phân đoạn Thánh Kinh và sau đó là trình bày lại bằng những từ ngữ chính xác có thể sẽ làm ta nản lòng và rất bực mình, nhưng về lâu về dài, đây là cách sử dụng thời gian kinh tế nhất. Điều quan trong hơn nữa là, không làm việc đó thì ta không tiến đến đâu cả. Ta không hiểu điều mình đang đọc trừ khi có thể diễn đạt rõ ràng chủ đề và ý bổ sung của phần mình đang nghiên cứu. Thính giả cũng chẳng hiểu ta nói gì trừ khi họ có thể trả lời hai câu hỏi cơ bản: Ta đang nói về điều gì hôm nay? Ta đang nói gì về điều mình đang nói ra? Thế nhưng hết Chúa Nhật này đến Chúa Nhật khác, tín đồ rời nhà thờ mà vẫn không thể nói được ý cơ bản của người giảng Lời Chúa, vì cớ người giảng chẳng màng đến chuyện tự mình phát biểu câu đó. Khi tín đồ ra về trong đám sương mù như vậy, họ đã gặp nguy hiểm thuộc linh nghiêm trọng. [75] Robinson, tr. 46.




Việc phải suy nghĩ quả là khó, nhưng đó là công tác quan trọng của người giảng Lới Chúa. Việc đó thường chậm, nản lòng, đầy áp lực; nhưng khi Đức Chúa Trời kêu gọi ta cho chức vụ giảng đạo, thì Ngài kêu gọi ta yêu mến Ngài bằng tâm trí mình. Đức Chúa Trời xứng đáng được nhận loại tình yêu ấy và những người mà ta đang chăm sóc cũng xứng đáng nhận tình yêu ấy. [76] Sách đã dẫn, tr. 46.




Vào một buổi sáng lạnh lẽo ảm đạm, nhà truyền đạo chuẩn bị bài giảng từ bữa ăn sáng cho đến trưa mà thấy sự cố gắng mình chẳng được kết quả bao nhiêu. Người nóng ruột bỏ viết xuống buồn phiền nhìn ra cửa sổ, cảm thấy tiếc cho mình vì bài giảng đến quá chậm. Rồi lúc đó trong trí người thoáng qua ý tưởng mà nó tiếp tục ảnh hưởng sâu đậm trên chức vụ người sau này. Người tự nói với mình: “Những đồng bạn Cơ Đốc của mình còn tốn nhiều giờ vào bài giảng này hơn mình nữa. Họ từ hàng trăm gia đình đến. Họ phải đi hàng trăm dặm để đến nhà thờ. Tổng cộng, họ phải bỏ ra ba trăm giờ để được tham dự lễ thờ phượng và nghe mình giảng. Đừng than phiền về những giờ mình đang bỏ ra để chuẩn bị bài giảng cũng như những thống khổ mình đang chịu. Các tín hữu xứng đáng được nhận mọi điều mà mình có thể ban cho họ”. [77] Sách đã dẫn, tr. 46.



Thực tập
CoCl 1:15-23
Ta sẽ thực hành năm bước để tìm ý luận giải:
1. Tìm chủ đề của bản văn (1:15-23). Chủ đề của bản văn này là: “Bản chất siêu nhiên của Đấng Christ” (Thần tính của Đấng Christ).
2. Đặt câu hỏi cho chủ đề đó. Ta phải cố gắng tìm ra câu hỏi mà sứ đồ Phao-lô đang nói về thần tính của Chúa Giê-xu. Dựa vào bản văn này, ta biết câu hỏi mà sứ đồ Phao-lô đang đặt ra là: “Bản chất siêu nhiên của Đấng Christ bày tỏ Ngài là ai?”
3. Đổi câu hỏi trên thành cụm từ: “Bản chất siêu nhiên của Đấng Christ bày tỏ Ngài …”
4. Dựa vào bản văn để trả lời cho câu hỏi ở trên. Khi ta trả lời được cho câu hỏi trên là ta đã có ý bổ sung cho ý luận giải. Nương vào bản văn ta có câu trả lời: “Là Đấng Tạo Hóa, Đầu Hội Thánh, và Đấng Giải Hòa”.
5. Đổi câu hỏi và câu trả lời thành một câu xác định. Câu hỏi của CoCl 1:15-23 là: “Bản chất siêu nhiên của Đấng Christ bày tỏ Ngài là ai?”. Câu trả lời: “Là Đấng Tạo Hóa, Đầu Hội Thánh, và Đấng Giải Hòa”. Bây giờ ta đổi câu hỏi thành một câu xác định và ráp cả hai lại: “Bản chất siêu nhiên của Đấng Christ bày tỏ Ngài là Đấng Tạo Hóa, Đầu Hội Thánh, và Đấng Giải Hòa”. Câu xác định này chính là ý luận giải của 1:15-23.

Bước 4: PHÂN TÍCH Ý LUẬN GIẢI

Khi khai triển ý luận giải để làm thành bài giảng, ta sẽ thực hiện ba điều như sau:
(1) giải thích nó,
(2) chứng minh nó, và
(3) áp dụng nó.
Để có thể giải thích, chứng minh, và áp dụng ý luận giải, ta sẽ trả lời cho ba câu hỏi sau:
(1) Điều này có nghĩa gì? (What does this mean?)
(2) Điều này có đúng không? Có phải tôi và thính giả thật tin nơi điều ấy? (Is it true? Do I and my audience really believe it?)
(3) Mà như thế thì đã sao? Điều này có gì quan trọng không? (So what? What difference does it make?) Ta nên khai triển ý tưởng của bài giảng xoay quanh một trong những câu hỏi này. Trong khi tất cả các câu hỏi sẽ giúp cho việc khai triển bài giảng, thì chỉ có một trong các câu hỏi đó được coi là quan trọng nhất. Ta phải quyết định xem đó là câu hỏi nào trong ba câu hỏi trên. Ta sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của thính giả để chọn câu hỏi khai triển.
Sau khi hoàn tất chương này, ta có thể hiểu được:
(1) tầm quan trọng của các câu hỏi
(2) khi nào dùng đến các câu hỏi để khai triển ý luận giải.
CÂU HỎI VỀ Ý NGHĨA: Điều nầy có nghĩa gì? ( What does this mean?)
1. Xác định xem tác giả Thánh Kinh có giải thích ý nghĩa của tư tưởng người muốn truyền đạt hay không?
Đọc phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu và tìm xem tác giả có nhấn mạnh vào ý nghĩa của tư tưởng người muốn truyền đạt hay không; hoặc là tác giả cho rằng độc giả đã hiểu điều người muốn truyền đạt đó rồi.
Ví dụ: Trong (ICo1Cr 15:29), Phao-lô đề cập đến việc chịu “báp têm cho người chết”. Câu này cho thấy người Cô-rinh-tô đã hiểu nghĩa của việc “chịu báp têm cho người chết” rồi, nên Phao-lô không cần phải giải thích ý niệm này. Vì thế, ở đây Phao-lô không nhấn mạnh về vấn đề ý nghĩa.
2. Xác định xem có cần giải thích ý nghĩa tư tưởng của tác giả Thánh Kinh hay không?
Có điều nào mà tác giả Thánh Kinh muốn ta phải giải thích cho thính giả. Nếu ta cần được giải thích thêm về ý nghĩa của phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu, thì ta cũng phải giải thích nó cho thính giả. Ta phải hiểu rõ phân đoạn Thánh Kinh đó trước khi ta có thể ứng dụng nó vào đời sống.
Ví dụ: Người Cô-rinh-tô có thể hiểu về vấn đề chịu báp têm cho người chết, nhưng thính giả thời nay có thể không hiểu rõ vấn đề này. Vì thế, ý tưởng đó cần phải được giải thích.
II. CÂU HỎI VỀ SỰ XÁC THỰC: Điều nầy có đúng không? Tôi và thính giả của tôi có thật sự tin vào điều ấy không? ( Is it true? Do I and my audience really believe it?)
Đối với câu hỏi này, ta cần để ý ba trường hợp:
1. Tác giả Thánh Kinh cố chứng mInh một vấn đề và thính giả thời nay chấp nhận nó
Nếu vậy thì không cần phải chứng minh thêm (không cần có thêm bằng chứng). Ví dụ: Ngày nay hầu hết mọi người đều công nhận nhân tánh của Christ. Khi tác giả Thánh Kinh đã đưa ra bằng chứng cho nhân tánh của Christ, thì ta không cần phải chứng minh thêm.
2. Tác giả Thánh Kinh cố chứng minh một vấn đề và độc giả thời nay không chấp nhận nó
Điều này có thể đủ cho thính giả thời xưa nhưng chưa đủ cho thính giả thời nay. Ta cần phải thuyết phục thính giả thời nay về giá trị của vấn đề đó.
Ví dụ: Trong bài giảng của Phi-e-rơ vào ngày lễ Ngũ Tuần, ông đã dùng Thánh Kinh Cựu-ước để minh chứng Giê-xu là Chúa và Christ (Cong Cv 2:1-47). Thính giả Do-thái chấp nhận bằng chứng đó, nhưng thính giả ngoại bang không chấp nhận giá trị của Cựu-ước. Vì thế, ta phải dùng đến các hình thức của chứng cớ khác.
3. Tác giả Thánh Kinh không cố chứng minh một vấn đề nhưng thính giả thời nay cần bằng chứng cho vấn đề đó.
Tác giả Thánh Kinh có thể chỉ muốn xác nhận một sự kiện hoặc một ý niệm đặc biệt mà thôi. Nếu vậy, ta phải đưa ra lý lẽ ủng hộ cho vấn đề đó để thính giả có thể chấp nhận nó.
Ví dụ: Trong (SaSt 6:1-8) có kể lại sự ăn ở với nhau như vợ chồng của con trai Đức Chúa Trời và con gái loài người. Khi giảng phân đoạn Thánh Kinh này, ta phải giải thích con trai của Đức Chúa Trời và con gái loài người là ai. Có hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất giải thích rằng con trai của Đức Chúa Trời là thiên sứ và con gái loài người là con người. Quan điểm thứ hai cho rằng con trai của Đức Chúa Trời là con cháu Ca-in và con gái loài người là con cháu của Sết. Ta phải nghiên cứu và chọn một trong hai quan điểm đó. Môi-se thấy không cần phải giảng giải về vấn đề này, nhưng ta phải giải thích và chứng minh nó để thính giả có thể chấp nhận nó.
III. CÂU HỎI VỀ KẾT QUẢ: Mà như thế thì đã sao? Điều này có gì quan trọng không? Điều này tạo ra sự tác động nào? ( So what? What difference does it make?)
1. Để trả lời cho câu hỏi này ta phải so sánh tình cảnh thời xưa ( thời Cựu và Tân-ước) và tình cảnh thời nay.
Ta phải tìm biết điều nào là phổ thông cho hai thời đại cũng như điều nào là độc đáo cho mỗi thời đại.
2. Nếu thính giả hiểu được vấn đề và chấp nhận nó, họ có biết thế nào nó tác dụng đến đời sống hiện nay của họ hay không?
Xác định cho thính giả biết trong hoàn cảnh đặc biệt nào của đời sống họ hiện nay, thì ý luận giải này sẽ có thể giúp ích cho họ. Ta cũng bày tỏ cho thính giả biết nếu họ làm theo lẽ thật này thì tư tưởng và hành động của họ sẽ được thay đổi ra sao.
Vậy nên, ta có thể tóm tắt lại chương này như vầy: Khi ta tìm ra được ý luận giải, ta phải quyết định xem phải trình bày ý luận giải này cho thính giả cách nào. Để làm việc đó ta phải dùng đến một trong các câu hỏi khai triển:
(1)- Điều này này có nghĩa gì? (What does this mean?)
(2)- Điều này có đúng không? Có phải tôi và thính giả thật sự tin nơi điều ấy? (Is it true? Do I and my audience really believe it?)
(3)- Mà như thế thì đã sao? Điều này có gì quan trọng không? (So what? What difference does it make?) Trong khi tất cả các câu hỏi sẽ giúp cho việc khai triển bài giảng, thì chỉ có một trong các câu hỏi đó được coi là quan trọng nhất. Ta phải quyết định xem đó là câu hỏi nào trong ba câu hỏi trên. Ta sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của thính giả để chọn câu hỏi khai triển.Bước 5: TÌM Ý BÀI GIẢNG

Có một mục sư được mời giảng tại một vận động trường. Nhưng các thính giả được mời đến hôm đó không phải để nghe giảng mà là để xem trận đấu tranh giải quán quân (vô địch). Vị mục sư sẽ giảng không phải trước lúc mở đầu hoặc sau khi kết thúc trận đấu, mà là sẽ giảng chỉ có hai phút vào lúc nghỉ giải lao. Ông phải thu gọn bài giảng chỉ có hai phút hoặc chỉ có vài câu.
Cũng vậy, ta phải biết diễn đạt bài giảng cách ngắn gọn. Những lời ngắn gọn đó ta gọi là ý bài giảng (expositional idea).
I. PHÂN ĐỊNH Ý NGHĨA.
Từ “exposition” có nghĩa là giải thích. Nó ra từ động từ “expound” do hai từ La-tinh ghép lại “ex”, và “ponere”, có nghĩa là thông giải. Từ “exposition” được hiểu là sự truyền đạt ý nghĩa của bản văn và tính thích hợp của bản văn đối với thính giả ngày nay. [78] Roy B. Zuch, Basic Bible Interpretation (Colorado Springs, CO: Chariot Victor Publishing, 1991), p. 20.




II. PHƯƠNG CÁCH TÌM Ý BÀI GIẢNG.
Ý Bài Giảng Được Tìm Thấy Qua Công Thức: Ý luận giải + sự ứng dụng = Ý bài giảng
Ý bài giảng phải phản ảnh (reflect) nội dung của phân đoạn Thánh Kinh ta đang nghiên cứu (ý luận giải) và nhu cầu của thính giả (sự ứng dụng). Mỗi phần trong bài giảng nên thúc đẩy thính giả hồi niệm ý tưởng này. Ví dụ:
CoCl 1:15-23
Chủ đề: Bản chất siêu nhiên của Đấng Christ bày tỏ Ngài là ai?
Ý bổ sung: Đấng Tạo Hóa, Đầu Hội Thánh, và Đấng Giải Hòa”.
Ý luận giải: Bản chất siêu nhiên của Đấng Christ bày tỏ Ngài là Đấng Tạo hóa, Đầu Hội Thánh, và Đấng Giải Hòa.
Bây giờ ta sẽ tìm ý bài giảng. Ta nhớ công thức:
Ý luận giải + sự ứng dụng = Ý bài giảng.
Ta đã có ý luận giải:
Bản chất siêu nhiên của Đấng Christ bày tỏ Ngài là Đấng Tạo hóa, Đầu Hội Thánh, và Đấng Giải Hòa.
Bây giờ đưa ứng dụng vào, ta sẽ có ý bài giảng là:
Chúng ta phải thờ thượng Đấng Christ vì Ngài là Đấng Tạo Hoá, Đầu Hội Thánh, và Đấng Giải Hoà.
III. SỰ KHÁC NHAU GIỮA Ý LUẬN GIẢI VÀ Ý BÀI GIẢNG
Ý lụân giải là sự diễn đạt sứ điệp bằng những lời lẽ cho thính giả thời xưa. Còn ý bài giảng là sự diễn đạt sứ điệp bằng những lời lẽ cho thính giả hiện đại. Ngày nay người ta nghĩ rằng Thánh Kinh không còn thích hợp cho họ vì họ thấy sứ điệp Thánh Kinh chỉ liên quan tới người xưa mà thôi. Do đó, ta có nhiệm vụ trình bày khéo léo sứ điệp Thánh Kinh trong một phương cách khiến cho thính giả cảm thấy rằng Thánh Kinh là được viết cho họ.
Ý bài giảng phải diễn đạt sứ điệp bằng những lời lẽ cho thính giả thời nay. Khi tác giả Thánh Kinh viết sứ điệp, họ chỉ viết cho nhu cầu thính giả thời đó. Vì thế, ta nhờ biết được nhu cầu của thính giả thời nay, phải trình bày sứ điệp bằng những lời lẽ cho thính giả thời nay. Ta nên nhớ, ý bài giảng không phải là viết lại ý luận giải bằng lời lẽ hiện đại, mà là suy niệm nội dung của phân đoạn Thánh Kinh ta đang nghiên cứu để ứng dụng cho thính giả thời nay.Bước 6: MỤC ĐÍCH BÀI GIẢNG

Ngày kia, Joe nói với Fred rằng anh đã quyết định mở một cửa tiệm. Fred hỏi: “Cửa tiệm anh muốn mở sẽ bán hàng gì?” Joe trả lời: “Tôi cũng không biết sẽ bán loại hàng gì nữa”. Fred nói: “Làm sao anh có thể mở tiệm thành công nếu không biết sẽ bán loại hàng gì?” [79] Spann, tr. 225.




Câu chuyện xem như vô lý, tuy nhiên có nhiều diễn giả cũng giống như Joe, chẳng biết mục đích bài giảng của mình là gì cả, hoặc chẳng bao giờ nghĩ đến mục đích bài giảng của mình. Hôm nay, ta sẽ bàn về mục đích của bài giảng.
Sau khi đã có ý bài giảng, bây giờ ta phải quyết định xem ta muốn ý bài giảng này sẽ làm gì cho thính giả. Nói cách khác, ta phải xác định mục đích của bài giảng.
I. ĐỊNH NGHĨA MỤC ĐÍCH.
Mục đích là để truyền đạt cho thính giả sứ điệp phúc âm một cách rõ ràng và chính xác hầu thính giả có thể hiểu được và đáp ứng bằng hành động.
Khi Phao-lô viết thư cho Ti-môthê, ông viết với mục đích để “con biết làm thế nào trong nhà Đức Chúa Trời, tức là Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hằng sống, trụ và nền của lẽ thật ” (ITi1Tm 3:15).
Sứ đồ Giăng đã sắp xếp câu chuyện về cuộc đời Chúa Giê-xu để cho nhân loại có thể đặt niềm tin nơi Ngài là “Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời” và “ nhờ danh Ngài mà được sự sống ” (GiGa 20:31).
II. SỰ DIỄN ĐẠT MỤC ĐÍCH
Trong khi diễn đạt mục đích, ta nên trình bày theo cách nói đơn giản và xác định. Đồng thời ta cũng nên trình bày bằng những lời lẽ thúc đẩy thính giả hành động.
Nếu ta trình bày ý bài giảng trong ánh sáng của mục đích mình, thính giả sẽ hiểu và đáp ứng bằng hành động.
III. PHƯƠNG CÁCH XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH BÀI GIẢNG.
Để có thể xác định mục đích bài giảng, ta phải trả lời cho câu hỏi: “Sau khi nghe bài giảng này tôi mong muốn điều gì xảy ra trong đời sống của người nghe (thính giả)?
Để hình thành mục đích cho một bài giảng, ta cần để ý xem mục đích của tác giả Kinh Thánh là gì? “Vì sao tác giả viết điều này? Người mong muốn điều này ảnh hưởng thế nào trên độc giả của mình?” Dựa vào mục đích của tác giả khi viết phân đoạn Thánh Kinh đó, ta sẽ xác định mục đích cho bài giảng của mình.
Ví dụ: CoCl 1:15-23
Ta sẽ nhờ câu hỏi sau đây để tìm ra mục đích của phân đoạn Thánh Kinh này: “Vì sao tác giả viết điều này? Người mong muốn điều này ảnh hưởng thế nào trên độc giả của mình?” Và đây là mục đích của phân đoạn Thánh Kinh này: “Phao-lô muốn cho người Cô-lô-se sau khi đọc phân đoạn Thánh Kinh trên sẽ công nhận Christ là Đấng Tối cao đáng phải thờ phượng”. Dựa vào đó ta sẽ xác định mục đích cho bài giảng mình.
Ta sẽ nhờ câu hỏi sau đây để tìm ra mục đích của bài giảng: “Sau khi nghe bài giảng này tôi mong muốn điều gì xảy ra trong đời sống của người nghe (thính giả)? Và đây là mục đích của bài giảng: “Tôi muốn thính giả sau khi nghe bài giảng này sẽ nhận ra sự tối cao của Đấng Christ và đáp ứng lại qua việc thờ phượng Ngài”.Bước 7: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

Trong bài trước, ta nghe câu chuyện về Joe muốn mở một cửa tiệm nhưng Joe không biết mình sẽ bán loại hàng gì. Sau khi nhờ nhiều người cố vấn, Joe quyết định mở một cửa hàng tạp hóa (grocery store) trong đó có khu bán tạp hóa, khu bán thuốc tây, và khu bán video. Bước kế tiếp Joe phải làm gì? Người phải thiết kế công trình xây dựng cho cửa tiệm đó. [80] Spann, tr. 235.



Ta đã xét qua các bước trong tiến trình soạn một bài giảng giải kinh:
- Chọn Kinh văn
- Nghiên cứu (luận giải) Kinh văn
- Tìm ý luận giải
- Khai triển ý luận giải
- Tìm ý bài giảng
- Xác định mục đích bài giảng
Bây giờ ta đã sẵn sàng để giảng rồi có đúng không? Không đúng. Nếu một cửa hàng tạp hóa cần được thiết kế kỹ càng để dẫn đến thành công, thì bài giảng của chúng ta lại cần làm điều đó nhiều hơn nữa.
Ta đã xác định mục đích của bài giảng. Bây giờ cần thiết kế bài giảng để hoàn thành mục đích của nó. Thiết kế bài giảng là “một kế hoạch có tổ chức để quyết định xem bài giảng ta được thiết kế theo mô hình nào”. Có nhiều tên gọi khác nhau cho phần này. Ta có thể gọi là thiết kế bài giảng, đề cương, sơ đồ, hoặc hình thái bài giảng.
I. NHỮNG ĐIỀU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
Có một số điều sẽ ảnh hưởng đối với sự thiết kế của bài giảng. Một nhà truyền đạo tốt sẽ để ý đến những ảnh hưởng đó khi người quyết định thiết kế bài giảng. Dưới đây là ba điều có ảnh hưởng đối với việc thiết kế bài giảng.
1. Sứ điệp của bản văn ( phân đoạn Thánh Kinh ta sẽ giảng)
Điều nguy hiểm trong việc khai triển bài giảng là đánh mất hay quên mất bản văn. Có nhiều nhà truyền đạo đọc Kinh văn để giảng, nhưng khi giảng thì không bao giờ sử dụng đến bản văn đó. Hoặc có người chỉ dùng bản văn để ủng hộ cho ý tưởng mình. Đó không phải là giảng giải kinh. Giảng giải kinh là truyền thông một ý niệm rút ra từ Thánh Kinh, chớ không phải truyền thông một ý niệm trích ra từ Thánh Kinh. [81]

Spann, tr. 238.



2. Thành phần thính giả
Ta phải để ý đến thành phần thính giả. Người truyền đạo ngày nay trên vài phương diện cũng giống như thầy tế lễ trong Cựu ước. Thầy tế lễ ngày xưa đeo Êphót và bảng đeo ngực với tên của các chi phái Y-sơ-ra-ên (XuXh 28:6-30). Việc đeo tên của các chi phái biểu tượng cho việc thầy tế lễ mang theo dân chúng trong lòng mình khi vào nơi thánh.
Ta cũng phải mang theo dân chúng trong lòng mình khi vào nơi nghiên cứu Lời Chúa. Ta chớ nên quên dân chúng trong lúc chuẩn bị bài giảng. Ta phải luôn tự hỏi: “Làm sao tôi có thể truyền đạt Lời Chúa cách trung thực, đúng đắn, và hiệu quả cho thính giả?” [82]

Spann, tr. 239.




3. Tính chất của văn nói
Tuyên đạo pháp là nghệ thuật trang điểm bằng lời nói. Nó khác với việc truyền thông bằng chữ viết. Dưới đây là vài sự khác nhau:
Theo Raymond De Saint Laurent, văn viết không giống như văn nói! Đừng lẫn lộn cái nọ với cái kia. Trong tác phẩm viết, người đọc sẽ đọc thoải mái; người ấy có thể ngừng đọc, suy nghĩ, để thưởng thức những tinh túy theo ý mình. Với văn nói, người ta nghe không ngừng; chú tâm của họ không được thư giãn đến một phút. Do đó, bài nói phải có những đức tính đặc biệt, do tình hình bắt buộc.
Văn viết thích sự ngắn gọn, những hình ảnh chọn lọc rất tế nhị, những tình cảm được thể hiện đúng mức với sự hài hòa tuyệt hảo. Văn nói, trái lại, phải phong phú, có những mô tả sinh động, những điệu bộ thích hợp, cách đọc phải cho dễ nghe. [83] Raymond De Saint-Laurent, Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng. Bản tiếng Việt do Minh Đạo dịch (Hà Nội: Nhà Xuất bản Văn Hóa, 1998), tr. 40.



Điều mà diễn giả cần là thính giả có thể hiểu những gì mình giảng. Để cho người nghe hiểu được những gì minh nói, diễn giả không nên quên là thính giả không có thời gian để hiểu rõ ý kiến của mình, nhất là những vấn đề đòi nhiều suy nghĩ. [84] Raymond De Saint-Laurent, tr. 44- 45.



“Điều này càng đúng trong trường hợp những thính giả bình dân, kém văn hóa, ít quen nghe những vấn đề nát óc”. [85] Việt X. Hoàng, Thuật Hùng Biện (Gia Định: Phương Nam Ấn Quán, 1963), tr. 237.



Thính giả cũng không thể ngắt lời diễn giả để nói với người rằng họ không nắm bắt được người nói gì. Do đó, trong bài giảng thuyết phải giải thích đầy đủ cho thính giả.
Bossuet, một trong các nhà hùng biện bậc thầy của nước Pháp, trong bài thuyết giảng “Phẩm cách Tuyệt Vời của Người Nghèo trong Hội Thánh”, ông đã nói: “Người nghèo có gánh nặng, người giàu cũng có gánh nặng”. Ta để ý xem Bossuet phát triển luận điểm này bằng cách nhắc lại luận điểm đó cho nó thấm vào người nghe.
“Người nghèo có gánh nặng, người giàu cũng có gánh nặng”. Ai lại không biết là người nghèo có gánh nặng. Khi ta thấy họ đổ mồ hôi và nước mắt, lẽ nào ta không nhận thấy gánh nặng nghèo đói đè trên vai họ. Còn người giàu có vẻ thoải mái, tưởng như không có gì đè nặng trên họ, ta biết họ có gánh nặng hay không? Và gánh nặng của người giàu là gì? Hỡi các Cơ Đốc nhân, quí vị có thể tin rằng gánh nặng đó lại là tài sản của chính họ. Gánh nặng của người nghèo là gì? Là nhu cầu. Gánh nặng của người giàu là gì? Là sự dư thừa. Augustine nói: Gánh nặng của người nghèo là ở chỗ cái mình cần lại không có; còn gánh nặng của người giàu là ở chỗ có quá nhiều cái mình cần. . .
Một nhà văn chỉ cần viết: Người nghèo có gánh nặng, có ai lại không biết những nỗi khổ của họ. Người giàu cũng có gánh nặng, đó là sự giàu có. Một vài từ ngắn gọn đã đủ để cho người đọc hiểu. Nhưng muốn cho người nghe hiểu, ta phải dùng nhiều từ hơn. Bossuet đã không ngần ngại trình bày cho người nghe nhiều lần cũng ý đó nhưng dưới lớp áo của những từ mới.
Văn viết tránh nhắc lại các từ. Trái lại văn nói lại dùng cách đó một cách tự nhiên và dùng nó làm một vũ khí để chiến thắng. Văn nói nhắc lại, với một nhịp điệu đều đặn.
Nói về một nhân vật lịch sử, một nhà văn viết: “Ông ta nghiêm khắc với người khác và với cả chính mình”.
Trong khi đó, một diễn giả nói: “Ông ta nghiêm khắc trong nhận xét, nghiêm khắc trong các quyết định, nghiêm khắc trong việc làm, nghiêm khắc với bạn bè, nghiêm khắc với chính mình. . .” [86] Sách đã dẫn, tr. 44- 45.




Vô ý mà lặp lại là vụng về, nhưng thỉnh thoảng lập lại cách cố ý để nhấn mạnh những ý quan trọng là cần thiết. Thính giả thường không đủ thì giờ để suy nghĩ.
II. NHỮNG LẬP LUẬN ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
Khi ta nói về sự thiết kế bài giảng, ta phải nhắc đến hai thuật ngữ mang tính chất tranh luận: đó là suy diễn và quy nạp. Khi ta nói về các bài giảng theo lối quy nạp và diễn dịch, có nghĩa là ta đang nói đến những lập luận để thiết kế bài 86 Sách đã dẫn, tr. 44- 45. giảng. Ta cần nhận biết cả hai lối lập luận này, vì mỗi cách lập luận đều có chỗ đứng quan trọng của nó. [87] Spann, tr. 243.




1. Lập luận theo phương pháp suy diễn
Lập luận theo phương pháp suy diễn là suy luận từ những nguyên lý chung sang trường hợp riêng biệt. Đây là phương pháp lý luận rút ra kết luận như là hệ quả tất yếu từ các tiền đề. Lập luận theo phương pháp suy diễn đã được các diễn giả trong các hệ phái tin lành sử dụng rất nhiều năm, đặc biệt là những mục sư thuộc giáo hội Báp-tít. Theo phương pháp này, diễn giả trước hết định rõ ý luận giải trong bài giảng suy diễn, phần còn lại của bài giảng là phần khai triển, biện minh, giải thích ý luận giải. Diễn giả sẽ giúp cho thính giả nhận biết vấn đề và kết luận gì về vấn đề đó. Ví dụ:
MỘT HỘI THÁNH XỨNG ĐÁNG VỚI SỰ KÊU GỌI
Eph Ep 4:1-3
Ý luận giải: Chúng ta sống xứng đáng với sự kêu gọi thánh của Đức Chúa Trời là khi chúng ta sống trong sự hiệp một.
Khai triển bài giảng: Cách nào ta có thể giữ sự hiệp một trong Hội Thánh?
I. Chúng ta tạo nên sự hiệp một nhờ vào phẩm cách của mình (c. 2)
A. Khiêm nhường
B. Mềm mại
C. Nhịn nhục
D. Lấy lòng thương yêu mà chìu nhau
II. Chúng ta tạo nên sự hiệp một nhờ vào sự cố gắng sống hiệp một và gìn giữ sự hiệp một (c. 3).
A. Chúng ta cố gắng sống hiệp một
B. Chúng ta cố gắng gìn giữ sự hiệp một [88] Sách đã dẫn, tr. 244.




2. Lập luận theo phương pháp quy nạp
Đây là phương pháp lý luận khởi đầu từ sự quan sát các sự kiện cụ thể đưa tới kết luận tổng quát.
Hiện nay, lối lập luận này rất được ưa chuộng nhờ ảnh hưởng của Craddock, Thomas Long. . . Theo phương pháp này, diễn giả lập luận từ riêng đến chung. Bài giảng của tiên tri Amốt trong chương 1:3-2:5 là bài giảng hay nhất theo lối quy nạp. [89] Spann, tr. 245.




“Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Đa-mách đến gấp ba bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó, vì chúng nó đã lấy đồ đập lúa bằng sắt mà đập Ga-la-át. Ta sẽ sai lửa đến trong nhà Ha-xa-ên, đặng thiêu nuốt đền đài của Bên-ha-đát. Ta sẽ bẻ gãy then của Đa-mách; ta sẽ dứt dân cư khỏi trũng A-ven, và kẻ cầm cây trượng khỏi nhà Ê-đen; còn dân sự Sy-ri sẽ bị đày qua Ki-rơ làm phu tù, Đức Giê-hô-va phán vậy.
Đức Giê-hô phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Ga-xa đến gấp ba bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó; vì chúng nó đem hết dân sự đi làm phu tù mà nộp cho Ê-đôm. Ta sẽ sai lửa đến trên vách thành Ga-xa, nó sẽ thiêu nuốt những đền đài nó. Ta sẽ dứt dân cư khỏi Ách-đốt và kẻ cầm cây trượng khỏi Ách-ca-lôn. Ta sẽ trở tay ta nghịch cùng Éc-rôn; và phần sót lại của người Phi-li-tin sẽ chết, Chúa Giê-hô-va phán vậy.
Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Ty-rơ đến gấp ba bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó; vì chúng nó đã nộp hết dân sự cho Ê-đôm, chẳng hề nhớ đến sự giao ước anh em. Ta sẽ sai lửa đến trên vách thành Ty-rơ, nó sẽ thiêu nuốt những đền đài nó.
Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Ê-đôm đến gấp ba bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó; vì nó đã dùng gươm đuổi theo anh em mình, bỏ cả lòng thương xót, và cơn giận nó cứ cắn xé không thôi, nuôi sự thạnh nộ đời đời. Ta sẽ sai lửa đến trên Thê-man, nó sẽ thiêu nuốt những đền đài của Bốt-ra.
Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của con cái Am-môn đến gấp ba bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó, vì chúng nó đã mổ bụng đàn bà chửa của Ga-la-át đặng mở rộng bờ cõi mình. Ta sẽ thắp lửa trong vách thành Ráp-ba, nó sẽ thiêu nuốt những đền đài nó giữa tiếng kêu giặc giã trong ngày chiến trận, giữa cơn lốc trong ngày bão táp. Vua chúng nó cùng các quan trưởng sẽ đi làm phu tù cùng nhau, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.
Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Mô-áp đến gấp ba bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó; vì nó đã đốt hài cốt của vua Ê-đôm đặng làm ra vôi. Ta sẽ sai lửa đến trên Mô-áp, nó sẽ thiêu nuốt đền đài của Kê-ri-giốt. Mô-áp sẽ chết trong sự ồn ào, giữa tiếng kêu, khi tiếng kèn thổi. Ta sẽ dứt quan xét giữa khỏi nó, và giết hết thảy các quan trưởng với nó, Đức Giê-hô-va phán vậy.
Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Giu-đa đến gấp ba bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó; vì chúng nó đã bỏ luật pháp của Đức Giêhô- va và không vâng theo luật lệ Ngài, những sự giả dối mà tổ phụ chúng đã theo, làm lầm lạc chúng nó. Ta sẽ sai lửa đến trên Giu-đa, nó sẽ thiêu nuốt những đền đài của Giê-ru-sa-lem”.
3. Phối hợp cả lối lập luận suy diễn và quy nạp
Người truyền đạo thường hay bị bắt buộc phải theo một trong hai lối lập luận này: hoặc là suy diễn hoặc là quy nạp. Nếu dùng theo ngôn từ của nhà lãnh tụ Giô-suê thì sẽ là: “Ngày nay, hãy chọn cho ngươi ai là đấng ngươi sẽ phục vụ: hoặc là các thần của lập luận suy diễn hoặc là các thần của lập luận quy nạp”. [90] Sách đã dẫn, tr. 245.




Tuy nhiên, ta không nhất thiết phải chọn một trong hai lối lập luận đó. Phương cách hay nhất để khai triển bài giảng là phối hợp cả hai lối lập luận đó với nhau. Ta có thể khai triển bài giảng theo lối lập luận suy diễn, hoặc theo lối lập luận quy nạp, hoặc phối hợp cả hai lối lập luận đó. Không có bắt buộc phải theo lối lập luận nào và cũng chẳng có đúng sai.Bước 8: LÀM BỐ CỤC BÀI GIẢNG

Nhiều thế kỷ trước, Hoàng đế nước Nhật truyền lệnh cho một họa sĩ vẽ cho vua bức ảnh của một con chim thật lớn và thật đẹp. Sau nhiều tháng chờ đợi, ngày kia vua và đoàn tùy tùng đi đến phòng vẽ của họa sĩ để xem người đã vẽ xong chưa. Lúc vua vừa đến nơi thì họa sĩ cũng vừa hoàn tất nét vẽ cuối cùng của bức họa.
Khi được hỏi tại sao phải mất quá nhiều thời gian cho bức vẽ này, thì họa sĩ liền mở từ cái hộc tủ này đến hộc tủ khác đem ra nhiều thứ phác họa hình con chim: lông chim, cánh chim, mắt chim, mỏ chim... Ông đã phác họa tỉ mỉ từng phần của hình con chim và lúc vua đến thăm thì công việc ráp nối của ông cũng vừa hoàn tất.
Công việc của người giảng lời Chúa cũng tỉ mỉ và công phu như thế. Ta phải thực hiện từng công việc nhỏ lớn cho sự chuẩn bị trước khi hoàn thành cả bài giảng. Phương cách giản dị và tốt nhất trước hết là phác thảo bài giảng hoặc lập bố cục bài giảng.
Sau khi hoàn tất chương này, ta sẽ có thể
(1)- nhận biết sự quan trọng của bố cục;
(2)- định rõ hình thức của bố cục;
(3)- khai triển lời chuyển tiếp từ phần này sang phần khác của bố cục;
(4)- biết cách soạn bố cục
I. SỰ QUAN TRỌNG CỦA BỐ CỤC.
Bài giảng cần có bố cục để giữ cho nội dung không bị lạc đề, không bị lộn xộn, và tập trung ý nghĩa. Bố cục giúp cho diễn giả tránh được sự lúng túng. Bố cục giúp cho lời giảng của diễn giả không bị rời rạc nhưng trở thành có hệ thống. Bố cục hướng dẫn diễn giả cứ tiến tới chớ không thối lui hoặc đi vòng quanh. Nó cũng giúp cho diễn giả cân đối được thì giờ: không bị quá dài ở phần này hay quá ngắn cho phần kia. Đức Chúa Trời là Đấng trật tự chớ không phải rối loạn (ICo1Cr 14:33).
Bố cục giúp cho người giảng lời Chúa xem xét sự liên hệ về các sự kiện ở trong phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu. Cho tới giai đoạn này, ta đã tập hợp lại được nhiều sự kiện và ý niệm chủ yếu mà ta muốn truyền đạt. Bây giờ, các sự kiện này phải được sắp xếp thứ tự để ủng hộ cho ý niệm chủ yếu.
Bố cục có thể giúp cho cả người giảng lẫn người nghe nhìn thấy rõ cấu trúc của bài giảng. Cấu trúc này được sắp xếp trong ánh sáng của những câu hỏi khai triển đã bàn qua ở chương trước. Bố cục cũng giúp cho thính giả nhận biết diễn giả bắt đầu ở điểm nào và đang giảng đến đâu. Thính giả không bị bối rối, không chán, không bực bội vì chẳng tiếp nhận được ý nghĩa. Bố cục trở thành một bản đồ chỉ đường mà người giảng sẽ hướng dẫn cho người nghe.
II. HÌNH THỨC CỦA BỐ CỤC.
Thông thường, các diễn giả soạn bố cục theo hình thức dưới đây. Các phần của bố cục thì dùng số La-mã (I, II, III, ... ). Những phần phân chia lớn thì dùng mẫu tự in hoa (A, B, C, ... ). Các phần phân chia nhỏ thì dùng số Á-rập (1, 2, 3, ...). Những phần phân chia nhỏ hơn nữa thì dùng các mẫu tự thường (a, b, c, ... ).
Ví dụ:
I.
A.
B.
II.
A.
1.
2.
B.
1.
a.
b.
2.
Tiến Trình Khai Triển Bố Cục
Để có được bố cục bài giảng hoàn chỉnh, ta phải qua ba bước này: bố cục bản văn, bố cục thần học, và bố cục bài giảng.
1. Bố cục bản văn
Đây là thể loại thứ nhất ta cần làm. Nó phác thảo toàn thể bản văn hoặc cả một sách Thánh Kinh. Bố cục bản văn nên có những đặc tính này:
(1)- Nó thường dùng các cụm từ “lý do tại sao” hoặc “kết quả của”. Ví dụ: “Lý do những người vô gia cư gia nhập đội quân của Đa-vít”.
(2)- Nó thường bao gồm tên của những nhân vật có liên quan trong bản văn đó. Ví dụ: “A-mốt công bố sự phán xét của Đức Chúa Trời cho các nước lân cận của Y-sơ-ra-ên”.
(3)- Nó dùng ngôn từ của thế kỷ thứ nhất. Ví dụ: “Phao-lô khuyến cáo về việc ăn của cúng thần tượng”.
(4)- Nó theo sát thứ tự của bản văn. [91] Spann, tr. 158.




Ví dụ: HeDt 10:19-25
I. Tác giả thư Hê-bơ-rơ nhắc lại các ơn phước cứu chuộc của Christ cho người Hê-bơ-rơ (c. 19- 21).
A. Họ có thể dạn dĩ đi vào nơi thánh nhờ huyết của Christ bằng con đường mới và sống (c. 19- 20).
B. Họ có một thầy tế lễ mới cai trị (c. 21)
II. Tác giả thư Hê-bơ-rơ nói với những tín hữu tại đó rằng sự cứu chuộc phải có ảnh hưởng trên đời sống họ (c. 22- 25).
A. Họ nên đến đến gần Đức Chúa Trời (c. 22)
B. Họ cần giữ lấy hy vọng (c. 23)
C. Họ nên nghĩ cách để khích lệ lẫn nhau (c. 24-25)
2. Bố cục thần học
Sau khi khai triển bố cục bản văn, bước kế tiếp là triển khai bố cục thần học. Bố cục thần học có nhiệm vụ thay đổi trạng thái của lịch sử để đưa ra những nguyên tắc phổ quát và không bị ảnh hưởng bởi thời gian. Và vì vậy chân lý Thánh Kinh có thể áp dụng cho mọi người thuộc mọi thời đại. Bố cục thần học thường phải có những đặc tính này:
(1)- Nó đưa ra những nguyên tắc sống thích hợp với mọi thế hệ hoặc mọi văn hóa.
(2)- Nó không bị ảnh hưởng bởi thời gian trôi qua. Ví dụ ta muốn khai triển bố cục trong AmAm 7:10-17.
A-ma-xia công kích A-mốt vì sứ điệp người đã rao giảng (Bố cục bản văn).
Sứ giả của Đức Chúa Trời có thể bị bắt bớ khi rao giảng sứ điệp của Ngài (Bố cục thần học).
(3) Nó thích hợp với mọi thành phần thính giả. [92] Sách đã dẫn, tr. 159.




Ví dụ: HeDt 10:19-25
I. Người tin Chúa nhận được phước hạnh lớn nhờ công lao cứu chuộc của Christ (c. 19- 20).
A. Người tin Chúa có thể nhờ Christ đi vào nơi Đức Chúa Trời hiện diện (c. 19)
B. Người tin Chúa có một thầy tế lễ lớn dẫn người vào nơi Đức Chúa Trời hiện diện (c. 20).
II. Người tin Chúa nên bày tỏ đức tin qua hành động vì đã được cứu nhờ Christ (c. 22- 25).
A. Người tin Chúa nên đến gần Đức Chúa Trời (c. 22)
B. Người tin Chúa cần phải kiên trì trong khi đối diện với sự bắt bớ (c. 23)
C. Người tin Chúa nên khuyến khích lẫn nhau (c. 24- 25).
3. Bố cục bài giảng
Thể loại thứ ba trong tiến trình khai triển bố cục là bố cục bài giảng. Bố cục này có nhiệm vụ tỏ bày cách nào lẽ thật Thánh Kinh có thể truyền đạt đến thính giả riêng biệt của mình. Bố cục bài giảng thường phải có những đặc tính này:
(1)- Nó được viết bằng ngôn từ hiện đại
(2)- Nó được áp dụng trực tiếp cho thính giả đang nghe ta giảng
(3)- Nó thúc đẩy thính giả hành động thay vì chỉ khuyên bảo. [93] Sách đã dẫn, tr. 160.




Ví dụ:
I. Chúng ta (thay vì người tin Chúa-người tin Chúa là nói chung, còn chúng ta là nói riêng cho thính giả của mình) nhận được phước hạnh lớn nhờ công lao cứu chuộc của Christ (c. 19- 20).
II. Chúng ta (thay vì nói chung người tin Chúa) nên bày tỏ đức tin qua hành động vì đã được cứu nhờ Christ (c. 22- 25).
Vậy nên, ta có thể tóm tắt phần này như vầy:
- Bố cục bản văn là trạm gửi sứ điệp đi
- Bố cục thần học là vệ tinh nhận sứ điệp và chuyển sang trạm khác
- Bố cục bài giảng là trạm chót tiếp nhận sứ điệp đã được truyền đi. [94] Sách đã dẫn, tr. 161.




Khai Triển Bố Cục [95] Spann, tr. 316- 318.




LuLc 19:1-10
Bố cục bản văn
I. Xa-chê tìm kiếm Chúa Giê-xu khi Ngài vào thành Giê-ri-cô (c. 1- 4)
II. Chúa Giê-xu nhìn thấy Xa-chê rồi đi vào nhà người (c. 5- 9)
III. Chúa Giê-xu nhân cơ hội Xa-chê tin Chúa để công bố mục đích Ngài đến thế gian (c. 10).
Bố cục thần học
I. Đức Chúa Trời đang hành động trong đời sống tội nhân để thúc đẩy họ tìm kiếm Chúa (c. 1- 4)
II. Đức Chúa Trời sử dụng người tin Chúa để đưa dắt người chưa tin về với Ngài (c. 5- 9)
III. Công việc của người tin Chúa cũng giống như của Chúa Giê-xu là tìm kiếm và chia sẻ phúc âm cho người hư mất (c. 10)
Bố cục bài giảng
Ý chính: Công vụ của Chúa Giê-xu ở trần gian là gì?
Ý bổ sung: Tìm và cứu kẻ bị hư mất
Ý luận giải: Công vụ của Chúa Giê-xu là tìm và cứu kẻ bị hư mất
Ý bài giảng: Công việc của chúng ta là tìm kiếm người hư mất và chia sẻ Christ cho họ.
I. Đức Chúa Trời đang làm việc trong đời sống tội nhân để thúc đẩy họ tìm kiếm Chúa (c. 1- 4)
II. Đức Chúa Trời sử dụng chúng ta để đưa dắt người chưa tin về với Ngài (c.
5- 9)
III. Công việc của chúng ta cũng giống như của Chúa Giê-xu là tìm kiếm và chia sẻ phúc âm cho người hư mất (c. 10)
III. PHƯƠNG CÁCH LÀM BỐ CỤC BÀI GIẢNG
Có vài chỉ dẫn để giúp ta làm bố cục bài giảng, tuy nhiên những chỉ dẫn này chỉ là tương đối, có thể thay đổi và có ngoại lệ.
1. Ta nên diễn đạt những phần chính của bố cục bằng một câu có đầy đủ chủ từ, động từ và túc từ hơn là một nhóm chữ hay một cụm từ. [96] Spann, 247.




Ta so sánh hai bố cục bài giảng này:
SỰ SỐNG LẠI LÀ CHẮC CHẮN
ICo1Cr 15:1-11
I. Lời chứng của phúc âm đối với sự sống lại (c. 1- 2)
II. Lời chứng của Thánh Kinh đối với sự sống lại (c. 3- 4)
III. Lời chứng của những người chứng kiến tận mắt đối với sự sống lại (c. 5,8)
IV. Lời chứng của những đời sống đã được đổi mới đối với sự sống lại (c. 9- 11).
SỰ SỐNG LẠI LÀ CHẮC CHẮN
15:1-11
I. Chúng ta biết sự sống lại là chắc chắn bởi vì phúc âm đã làm chứng (c. 1- 2)
II. Chúng ta biết sự sống lại là chắc chắn bởi vì Thánh Kinh đã làm chứng (c.
3- 4)
III. Chúng ta biết sự sống lại là chắc chắn bởi vì những người chứng kiến tận mắt đã làm chứng (c. 5, 8).
IV. Chúng ta biết sự sống lại là chắc chắn bởi vì những đời sống được đổi mới đã làm chứng (c. 9- 11).
2. Dùng từ chìa khóa để giữ sự thống nhất của bố cục ( các phần chính). Ví dụ SỰ GIÁNG SINH SIÊU NHIÊN
Mat Mt 1:18-25
I. Sự ra đời của Chúa Giê-xu là sự giáng sinh siêu nhiên vì Chúa Giê-xu làm ứng nghiệm lời tiên tri (c. 22)
II. Sự ra đời của Chúa Giê-xu là sự giáng sinh siêu nhiên vì Chúa Giê-xu do một trinh nữ sinh ra (c. 23)
III. Sự ra đời của Chúa Giê-xu là sự giáng sinh siêu nhiên vì Chúa Giê-xu là Em-ma-nu-ên (c. 23)
IV. Sự ra đời của Chúa Giê-xu là sự giáng sinh siêu nhiên vì Chúa Giê-xu là Cứu Chúa (c. 20- 21)
3. Dùng thì hiện tại và ngôn ngữ hiện đại để giúp thính giả dễ hiểu
4. Nhớ để ý thành phần thính giả là ai trong khi làm bố cục bài giảng. [97] Sách đã dẫn, tr. 248.




IV. LỜI CHUYỂN TIẾP CỦA BÀI GIẢNG
1. Định nghĩa
Lời chuyển tiếp là cây cầu bắt qua từ điểm này sang điểm khác. Nó cho biết ta đang ở đâu và sẽ đi đến nơi nào. Lời chuyển tiếp bày tỏ sự liên hệ của một điểm này tới điểm kế tiếp.
2. Chức năng của lời chuyển tiếp
Lời chuyển tiếp phải được sắp xếp và đặt để bất cứ ở đâu mà tư tưởng cần được nối kết. Nó giúp cho thính giả dễ theo dõi tiến trình của sứ điệp. Lời chuyển tiếp giúp cho thính giả duy trì sự chú ý theo dõi bài giảng. Nó kết hợp các phần của bài giảng lại với nhau. Nó báo hiệu cho người nghe biết diễn giả sẽ chuyển tới phần nào.
3. Thể loại chuyển tiếp
Lời chuyển tiếp có thể chỉ vài từ, vài cụm từ, vài mệnh đề hoặc vài câu.
a. Lời chuyển tiếp nối kết
Vai trò của lời chuyển tiếp này là nối phần trước với phần kế rồi kết hợp chung nhau. Ví dụ: “Chẳng những. . . mà còn” (“not only. . . but aslo”) ; hoặc “Nếu. . . là đúng, thì. . . cũng đúng” (if. . . is true, then. . . is true”.
b. Lời chuyển tiếp chất vấn
Đây không phải là diễn giả chất vấn thính giả mà là đặt vấn đề cho thính giả suy nghĩ. Ví dụ: “Nếu con người phải xuống hỏa ngục, thì chúng ta phải làm gì?” Hoặc “Nếu chúng ta không thể nhờ việc làm để đến cùng Đức Chúa Trời, thì cách nào chúng ta có thể đến cùng Ngài?”
c. Lời chuyển tiếp tuần tự theo số
Đây là lối chuyển tiếp đơn giản. Nhiều diễn giả đã sử dụng theo phương cách này. Ví dụ diễn giả sẽ nói: “Thứ nhất, ta sẽ suy nghĩ. . . “. Sau đó, qua đến phần hai, diễn giả sẽ nói: “Thứ hai, tôi muốn cùng quý vị suy nghĩ đến. . .”
d. Lời chuyển tiếp liên từ
Đây là phương pháp dùng hư tự để nối liền hai vế, hai câu, hai đoạn văn. Những tiếng hư tự đó rất nhiều, văn phạm gọi những tiếng đó là liên từ.
- “Thì, mà, nên, hay là”. Những tiếng này nối liền hai ý kiến bổ túc trong nội bộ một câu.
- “Song, song le, nhưng, nhưng mà, tuy là, tuy rằng, tuy nhiên”. Những tiếng này nối liền hai ý kiến tương phản.
- “Dầu, dầu cho, dầu rằng, đành rằng”. Những tiếng này nêu lên một ý kiến để rồi phản đối lại hay thâu hẹp lại.
- “Vả, vả lại, vả chăng, huống hồ, huống chi, phương chi”. Những tiếng này nêu lên một ý kiến bổ túc.
- “Nếu, ví bằng, nhược bằng, giả sử, giả như, giả tỉ, phải chi, ước chi”. Những tiếng này nêu lên một điều kiện, một thí dụ.
- “Hèn gì, bởi vậy, bởi nên, bởi vậy cho nên, do đó, vì thế, nhân thế, vậy thì”.
Những tiếng này chỉ một hậu quả, xác nhận một ý kiến.
- “Thật vậy, thật thế, hẳn vậy, hẳn nhiên”. Những tiếng này để chứng minh một ý kiến.
- “Hoặc là, hoặc giả, hay là”. Những tiếng này để thêm vào một ý kiến.
- “Nói về, kịp khi, kịp đến, đến như, thứ này đến thứ”. Những tiếng này để mở đầu một câu chuyện.
- “Tóm lại, nói tóm lại, nói rút lại, rốt cuộc, nói tắt mà nghe”. Những tiếng này để kết thúc, kết luận. [98] Phát Văn Ngô, Phương Pháp Làm Bài Nghị Luận (Sài gòn: Bộ Giáo Dục, 1968), tr. 54.




e. Lời chuyển tiếp tóm tắt
Ta tóm gọn những những gì đã nói rồi chuyển đến phần kế. Ví dụ: “Chúng ta đã biết qua (tóm ngắn), bây giờ sẽ tìm hiểu tiếp (tiếp tục suy nghĩ đến).
f. Lời chuyển tiếp suy luận
“Vì Chúa Giêxu đã yêu thương chúng ta quá nhiều, nên chúng ta phải yêu thương lẫn nhau”. [99] Spann, tr. 284- 285.




4. Nguyên tắc chuyển tiếp
“Với những phương pháp trên đây hay là bằng cách nào khác, chúng ta phải chuyển tiếp ở trong nội dung, chớ không phải ở ngoài thể thức, nghĩa là phải sắp đặt cho ý kiến liên tục chặt chẽ với nhau, chớ không phải dùng những từ ngữ (liên từ, nối kết, suy luận) vô ý nghĩa để nối kết những ý kiến không liên hệ với nhau”. [100] Ngô, tr. 70-71.




Khi phải chuyển đề, tức chuyển mạch từ ý này sang ý khác, đoạn khác có nên chuyển minh bạch? Việc này tùy theo trình độ người nghe. Lối chuyển mạch lộ liễu quá thường bị coi là vụng về: Người ta thích chuyển mạch ngầm.
“Trong truyện Kiều, Nguyễn Du mở rộng bằng mấy câu luân lý rồi chuyển ngầm vào truyện bằng hai câu:
Cảo thơm lần dở trước đèn Phong tình cổ lục, còn truyền sử xanh
Còn chuyển mà thông báo theo kiểu tác giả Lục Vân Tiên như: ‘Bây giờ nói chuyện Nguyệt Nga’ thì bị chê là vụng.” [101] Hoàng & Nguyễn, tr. 254.




Tuy nhiên, “ta cần có chút dè dặt này là chuyển mạch ngầm nên áp dụng cho thính giả trí thức cao hơn cho cử tọa bình dân. Mục đích của diễn giả là làm cho hôi chúng hiểu mình, chấp nhận những gì mình đề nghị cách dễ dàng nên mới phân chia bài giảng thành các phần rõ rệt. Vậy nếu thính giả nào ít nhận thức được các phần thì diễn giả ngại gì mà không nói ra cho họ. Chuyển mạch kín đáo quá thính giả ít học không hay biết, coi bài giảng là một rừng lời nói và không thấy được đâu chánh đâu phụ. Có điều cần là diễn giả làm sao cho các chuyển mạch được tự nhiên, hợp lý, ngắn gọn kẻo chúng lấn áp nội dung của những điều mà chúng nối kết. Người ta sợ dây trói gà lớn hơn con gà là đó.” [102] Việt X. Hoàng, Thuật Hùng Biện (Gia Định: Phương Nam Ấn Quán, 1963), tr. 180.



Bước 9: KHAI TRIỂN BÀI GIẢNG

Giấc mơ của Joe đã thành sự thật. Các người thầu xây cất đã hoàn tất việc xây dựng một cửa hàng tạp hóa. Bây giờ Joe đã tiếp thu tòa nhà với những phòng ốc khang trang (bố cục). Joe có thể khai trương cửa hàng ngay lúc này được chưa? Chưa được. Tại sao? Bởi vì mới chỉ có tòa nhà và các phòng ốc. Joe mới có cái vỏ. Bây giờ Joe phải lo đóng kệ và trưng bày sản phẩm muốn bán (cần phải có ruột). Nếu dùng theo ngôn từ tuyên đạo pháp giai đoạn này gọi là giai đoạn khai triển bài giảng. [103] Spann, tr. 252.




Có bốn lối để thêm ruột vào tòa nhà. Nói cách khác, có bốn bước để khai triển bài giảng: giải nghĩa, minh họa, chứng minh, và áp dụng. Nhiều diễn giả chỉ sử dụng phần giải nghĩa mà thôi. Suốt bài giảng chỉ lo giải nghĩa. Nhiều diễn giả khác chỉ thích phần áp dụng mà thôi. Vừa đọc Kinh văn xong là áp dụng liền.
Nhưng giảng giải kinh thì phải sử dụng bốn bước. [104] Sách đã dẫn, tr. 253.




I. GIẢI NGHĨA.
Chúng ta là người giảng giải kinh sẽ phải làm công việc giải nghĩa rất nhiều.
Ta cần giải nghĩa những từ hoặc những phần không rõ nghĩa của bản văn. Ta cần giải thích và định nghĩa từ ngữ. [105] Sách đã dẫn, tr. 254- 256.




1. Công việc giải nghĩa
a. Lý luận
b. Làm sáng tỏ
c. Làm cho người ta hiểu
2. Phương pháp giải nghĩa
a. Trình bày lại: dùng lời khác để trình bày lại ý kiến đó
b. Kể chuyện
c. Mô tả hoặc định nghĩa
d. Luận giải (exegesis)
e. So sánh: Chúa Giê-xu sử dụng lối ví sánh trong các ngụ ngôn về nước trời trong Mathiơ 25.
3. Những chỉ dẫn cho việc giải nghĩa
Chỉ giải thích những gì chưa rõ nghĩa chớ đừng giải thích những gì đã rõ nghĩa.
Ví dụ:
a. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian”, có thể không cần giải nghĩa.
b. “Trong nơi thánh mà Đức Chúa Giê-xu đã vào như Đấng đi trước chúng ta, vì đã trở nên thầy tế lễ thượng phẩm đời đời, theo ban Mên-chi-xêđéc”, thì cần phải giải nghĩa.
c. Đừng cố giải nghĩa những gì mình không hiểu
d. Đừng cố giải nghĩa những gì không thể giải thích được: Ai có thể giải thích được sự vô hạn của Đức Chúa Trời? Ai có thể giải thích được Đức Chúa Trời Ba Ngôi? Ta chỉ minh họa được chớ không giải thích được.
II. MINH HỌA
Thí dụ minh họa là những cửa sổ đối với lẽ thật trong bài giảng.
1. Định nghĩa từ ngữ
a. Minh họa ( illustration):
Từ “minh họa” có nghĩa là “chiếu ánh sáng vào một đề tài”. Nó ra từ động từ La-tinh illustrare nghĩa là “tỏa ánh sáng ra”. Theo nghĩa rộng thì minh họa là bao gồm bất cứ cái gì làm cho quan điểm hoặc vấn đề đang được nói đến sẽ trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và đầy sức thuyết phục. Tuy nhiên, đôi khi nó chỉ giới hạn trong những hình thái tu từ như ví sánh (simile), ẩn dụ (metaphor), ngụ ngôn (parable), câu chuyện nghĩa bóng (allegory). [106] Sách đã dẫn, tr. 254- 256.



Trong phần này ta sẽ chú trọng đến ý nghĩa rộng của nó.
b. Ẩn dụ ( metaphor)
Ẩn dụ hàm ý so sánh hai thứ mà căn bản không giống nhau. Nếu ta so sánh con chó và con đà điểu thì ta không có ẩn dụ vì cả hai đều là con vật; nhưng nếu ta so sánh con người với cây cối là ta đã làm một ẩn dụ. [107] Sách đã dẫn, tr. 254- 256.




Chẳng hạn EsIs 40:6 chép: “Mọi xác thịt đều là cây cỏ” (KJV). Ta cần lưu ý điểm khác biệt với câu nói trong (IPhi 1Pr 1:24): “Mọi xác thịt ví như cỏ”. (Ví sánh luôn dùng từ giống hoặc như). Chúa phán qua Giê-rê-mi: “Dân ta vốn là một bầy chiên lạc mất” (Gie Gr 50:6). Chúa so sánh kẻ theo Ngài với muối: Các ngươi là muối của đất” (Mat Mt 5:13). Thực sự họ không phải là muối; họ được so sánh với muối. Khi Chúa Giê-xu khẳng định: “Ta là cái cửa” (GiGa 10:7,&nbsp9), “Ta là người chăn hiền lành” (c. 11, 14), hoặc “Ta là bánh của sự sống” (6:48). Ngài cũng hàm ý so sánh. Trên một vài phương diện, Ngài giống như cái cửa, người chăn, và bánh. Độc giả được thách thức nghĩ ra những cách mà Chúa Giê-xu giống như những vật đó. [108] Roy B. Zuck, Basic Bible Interpretation (Colorado Springs, CO: Chariot Victor Publishing,1991), p. 149.




c. Ví sánh ( Simile)
Ví sánh gần giống như ẩn dụ nhưng điểm khác biệt là nói rõ so sánh (dùng chữ giống như hoặc cũng như) để chỉ vật này giống như vật kia. Phi-e-rơ dùng ví sánh khi ông viết: “Mọi người giống như cỏ” (IPhi 1Pr 1:24). Lời Chúa trong Lu-ca cũng là một ví sánh: Ta sai các ngươi đi, khác nào như chiên con ở giữa bầy muông sói”. Trong Thi-thiên 1 cũng là lối ví sánh: “Người ấy như cây trồng giữa dòng nước” (c. 3) và “chúng như rơm rác” (c4). Thách thức của ví sánh là phải xác định những điểm tương tự giữa hai vật giống nhau. Con người giống cỏ ở chỗ nào? Môn đồ của Chúa Giê-xu giống như chiên con theo cách nào? Người Cơ Đốc giống như cây, và kẻ ác giống rơm rác trên phương diện nào? [109] Sách đã dẫn, tr. 148.




d. Nhân cách hóa ( personification)
Nói về một vật hay sự việc như là một người, nghĩa là gắn nhân tính cho những sự vật không phải là người. Chẳng hạn Thi Tv 98:8, “Nguyện các con sông vỗ tay”. Tác giả biết rằng sông không có tay. Ông chỉ dùng một lời nói bóng bẩy, linh động để nói rằng thiên nhiên cũng được phước do sự hiện diện của Chúa. [110] Sterrett, p. 98.




e. Ngụ ngôn ( parable)
Ngụ ngôn thường được định nghĩa là một câu chuyện kể với mục đích đưa ra một chân lý về luân lý hay tâm linh. Đó là một câu chuyện thường có trên đời nhưng không thật xảy ra. Có người gọi ngụ ngôn là “một chuyện trần gian có ý nghĩa thiên thượng”. [111] Sách đã dẫn, tr. 115.




f. Chuyện nghĩa bóng ( allegory)
Chuyện nghĩa bóng (còn gọi là phúng dụ) là chuyện kể hoặc bức tranh bằng lời có thể có thật hay không có thật trong cuộc sống, với nhiều phần mang ý nghĩa biểu tượng về những thực tế thuộc linh. Chuyện ngụ ngôn thường có một điểm so sánh quan trọng, còn chuyện nghĩa bóng thì có nhiều điểm so sánh. Như đã thấy, không phải mọi chuyện ngụ ngôn đều có lời giải thích khẳng định rõ ràng, nhưng nếu có lời giải thích thì thường theo sau câu chuyện. Tuy nhiên, trong chuyện nghĩa bóng, lời giải thích về những điểm tương đồng được lồng vào suốt câu chuyện. Trong khi chuyện ngụ ngôn dùng ví sánh mở rộng thì chuyện nghĩa bóng là ẩn dụ mở rộng. Giống như chuyện ngụ ngôn, chuyện nghĩa bóng nhằm dạy những chân lý thuộc linh bằng cách so sánh. [112] Zuck, p. 221.




2. Mục đích của phần minh họa
a. Làm sáng tỏ đề tài
Hoyt nói rằng hầu hết các diễn giả đều có kinh nghiệm một lần hoặc nhiều lần nhìn thấy sự thay đổi nơi nét mặt thính giả khi họ lắng nghe để hiểu được điều diễn giả nói qua định nghĩa hay lý luận. Nhưng nét mặt thính giả thình lình sáng ra vì hiểu được điều diễn giả nói nhờ vào các minh họa mà diễn giả đưa vào. [113] Arthur S. Hoyt, The Work of Preaching (Cincinati: Jennings and Graham, 1919), p. 246.




b. Khiến cho lẽ thật thêm sinh động
Một bài giảng nếu chỉ gồm toàn là những ý niệm trừu tượng thì bài giảng trở nên thiếu thực tế và mất linh động. Hood nói rằng: “Đối với việc giảng dạy thì một thí dụ minh họa có giá trị hơn một ngàn lời trừu tượng”. [114] Paxon Hood, The Throne of Eloquence: Great Preachers, Ancient and Modern (New York: Funk and Wagnalls), p. 433.



Sự giảng dạy của người truyền đạo thường hướng về những lẽ thật thiên thượng nên hay diễn đạt bằng những ý niệm trừu tượng. Do đó, để cho hội chúng hiểu được các lẽ thật ấy, người truyền đạo phải nhờ những thí dụ minh họa. Làm việc này chẳng những giúp cho các ý tưởng người giảng đạo trở nên sáng tỏ mà còn khiến cho lẽ thật trở nên thực tế trong tâm trí và tấm lòng thính giả.
Chẳng hạn, một nhà thần học nói về tội lỗi học (harmartiology), thay vì nói đến tội lỗi qua những từ ngữ trừu tượng cho một nhóm thính giả ít quen thuộc với bộ môn mình, người phải bước ra khỏi sự trừu tượng đó để nói về sự giết người, nói dối, trộm cắp, hoặc ngoại tình. Nếu không thể hay không chịu làm việc này, thì dù người có được đánh giá cao trong tư cách một học giả, người vẫn thất bại với tư cách một diễn giả. [115] Robinson, p. 151.




c. Giúp cho lý lẽ thêm vững mạnh
Phần minh họa sẽ giúp cho luận cứ của diễn giả càng thêm vững mạnh, nhất là những lý luận theo phép loại suy. Broadus nói Phao-lô đã áp dụng theo lối này. Trong Rô-ma 6 và 7, Phao-lô dùng ba minh họa để chỉ ra một giả sử vô lý vì cho rằng sự xưng công nghĩa bởi đức tin sẽ khuyến khích người ta phạm tội:
(1) Người tin Chúa đã chết về tội lỗi và sống một cuộc đời mới.
(2) Trước kia họ đã đem thân làm nô lệ cho tội lỗi, bây giờ dâng thân ấy làm nô lệ cho sự thánh khiết.
(3) Người tin Chúa không còn cưới (lấy) luật pháp nhưng lấy chồng mới là Christ. [116] Broadus, p. 197.




d. Khơi dậy sự chú ý của thính giả
Muốn cho sự truyền đạt có hiệu quả, ta phải khơi dậy sự chú ý của thính giả. Cách hay nhất để thực hiện là đưa ra một câu chuyện lý thú hoặc những minh họa.
e. Giúp thính giả nhớ lâu
Phần minh họa thích hợp sẽ khiến người nghe khó quên ý chính bài giảng mà ta đã minh họa.
Ngoài ra, Moon còn thêm chín yếu tố nữa để nói lên giá trị của phần minh họa
(1) Phần minh họa kích thích trí tưởng tượng.
(2) Chúng gợi lên sự đáp ứng về mặt cảm tình: Ta phải giảng cho con người bao gồm cả cảm tình, lý trí, và ý chí. Những minh họa sẽ lôi cuốn phần cảm tình cách mạnh mẽ.
(3) Chúng đem lại tính hợp thời cho việc giảng đạo: Các minh họa nối kết khoảng trống giữa thời đại Thánh Kinh với thời đại của chúng ta.
(4) Chúng tạo ra sự thích hợp: Những minh họa làm nên chiếc cầu giữa thời cổ xưa, nền văn hóa Đông Phương mà sứ điệp Thánh Kinh đã khởi đầu với nền văn hóa hiện đại của chúng ta.
(5) Chúng dùng điều đã biết để dạy điều chưa biết: Trong cách này, ta thường dùng điều cụ thể để nói điều trừu tượng.
(6) Chúng tạo ra một khoảng nghỉ ngơi tâm lý: Đối với cả người giảng lẫn người nghe, phần minh họa đem lại một cơ hội để giải trí ngắn trong khi phải tập trung tâm trí theo dõi tiến trình của một bài giảng.
(7) Chúng tạo sự đa dạng cho bài giảng: Phần minh họa đem lại sự đa dạng cần thiết trong nội dung và phương pháp, và chúng bắt phục nhiều tánh khí khác nhau của thính giả.
(8) Chúng tạo ra sự ứng dụng gián tiếp: Ứng dụng trực tiếp thường được dùng trong việc giảng Lời Chúa, nhưng một vài vấn đề khó xử, hoặc dễ gây tranh cãi lại cần đến sự ứng dụng gián tiếp qua phần minh họa.
(9) Chúng là phương tiện nhắc lại các khái niệm: Một trong những kỷ thuật dạy học tốt nhất là sự lập lại, và phần minh họa là phương tiện để nhắc lại các khái niệm. [117] Moon, pp. 176-177



Broadus, p. 197.
3. Nguồn của phần minh họa
a. Thánh Kinh
Thánh Kinh là nguồn quan trọng nhất mà ta có thể sử dụng cho phần minh họa. Broadus cho rằng Thánh Kinh là nguồn minh họa thích hợp cho mọi đề tài của bài giảng. [118] Broadus, p. 207.



Lee nói: “Kinh Thánh không những là một quyển sách mà cũng là một thư viện, trong đó có luật pháp, lịch sử, lời tiên tri, thi phú, văn chương, khoa học, bài giảng, bài hát, đàm thoại, câu đố, dị tượng, ký sự, ngụ ngôn, thí dụ, tiểu sử, niên sử, thư tín”. [119] Lee, p. 20.




Ta càng đọc Thánh Kinh nhiều chừng nào để làm quen với các nhân vật, lời dạy dỗ, những sự kiện trong đó, thì phần minh họa của ta càng có hiệu quả.
b. Lịch sử
Lịch sử là nguồn tài liệu vô cùng phong phú cho phần minh họa. Về nguồn này ta có thể phân ra nhiều loại:
- Lịch sử hiện tại: Lịch sử hiện tại là lịch sử đang xảy ra lúc này. Các biến cố hiện tại đang làm thành lịch sử và sẽ được ghi lại trong sử liệu. Vì thế, các báo chí, tạp chí tường thuật những biến cố đang xảy ra trở thành một nguồn tài liệu vô cùng quý giá cho phần minh họa. Nguồn này có giá trị đặc biệt vì nó ghi lại các sự việc mới xảy ra nên thính giả rất chú ý lắng nghe.
- Lịch sử cổ đại và hiện đại: Đây là nguồn tài liệu vô tận cho những ai muốn dùng cho phần minh họa bài giảng. Ta có thể trích dẫn lịch sử cổ đại để minh chứng cho lời tiên tri đã được ứng nghiệm. Nó có thể soi sáng cho bối cảnh của Cựu lẫn Tân Ước. Lịch sử cổ đại và hiện đại có vô số những thí dụ mà ta có thể chọn để minh họa cho những lẽ thật ta muốn giảng.
c. Kinh nghiệm bản thân
Đây là một trong những nguồn quan trọng nhất cho phần minh họa bài giảng. Những kinh nghiệm ta đã trải qua, bây giờ dùng chúng làm minh họa cho bài giảng sẽ khiến thính giả thích thú lắng nghe. Nhờ nguồn minh họa này mà những gì ta giảng không còn là lý thuyết, trừu tượng, nhưng là những điều ta đã từng trãi, đã sống nên có thể dễ dàng thuyết phục người nghe. Và vì là những kinh nghiệm bản thân nên ta có thể trình bày cách sống động cho hội chúng. Càng ở trong chức vụ lâu chừng nào, ta càng có nhiều kinh nghiệm cá nhân để chia sẻ cho thính giả. Tuy nhiên, ta nên cẩn thận và tránh dùng cơ hội này để đề cao bản thân hay nói về cái tôi quá nhiều. Nhiều người đã vấp phải lỗi lầm này vì đã lạm dụng tòa giảng để nói về bản thân, gia đình nên nhận lấy kết quả trái ngược.
Theo Robinson, những minh họa cá nhân sẽ khiến bài giảng thêm ấm áp và sống động, nhưng có ba quy tắc để sử dụng chúng. Thứ nhất, minh họa đó phải thật.
Thứ hai, Nó cũng phải khiêm tốn. Hội chúng không thích những câu chuyện ở ngôi thứ nhất khi mà người giảng thường xuyên nổi bật lên như một anh hùng hay vai chính. Ta phản ứng tiêu cực với một người hay nói nhiều mà còn cứ khoác lác mình thông minh, hài hước và thuộc linh. Khi sự khoe khoang đó đến từ bục giảng, thì không còn cách nào thay đổi được phản ứng ấy. Dĩ nhiên, hầu hết các từng trải không khiến chúng ta thành kẻ chiến thắng cũng chẳng trở thành những nhân vật phản diện thì có thể đem tường thuật lại với sự khiêm tốn và giúp ích rất nhiều. Ngoài ra, nếu sử dụng minh họa cá nhân thì nên kể mà đừng kèm theo lời cáo lỗi. Khi diễn giả nói: “Xin quý vị thứ lỗi cho một minh họa cá nhân”, thì đã gây sự chú ý đến điều không đáng chú ý. Nếu không nên sử dụng minh họa ấy thì có xin lỗi cũng không giúp ích gì.
Thứ ba, khi ta dùng những kinh nghiệm cá nhân cũng không được phép xâm phạm một tâm sự thầm kín. Nhiều tín hữu rán chịu đựng để chia sẻ nỗi ưu tư với vị mục sư, rồi sửng sốt thấy chúng xuất hiện trong một phần bài giảng của ông. Ngay cả khi một trường hợp cá nhân nào đó có thể đem ra chia sẻ mà không làm tổn thương ai, cũng hãy xin phép trước khi đem ra kể lại. Cho dù ta có thể nghĩ mình đang tâng bốc ai đó khi tường thuật lại trường hợp của họ, nhưng việc làm ấy cũng thể khiến họ phẩn nộ trước chuyện phơi bày công khai này. [120] Robinson, pp. 159-160.




d. Tiểu sử
Ta có thể dùng tiểu sử danh nhân để làm minh họa bài giảng. Qua những kinh nghiệm có thật của con dân Chúa có thể đem lại sự khích lệ và thách đố cho thính giả.
e. Đọc sách
Những truyện tranh hài, những vần thơ hát ru trẻ em, các tạp chí, báo chí, tiểu thuyết, sách thần học, lịch sử, thảy đều cung cấp nguồn tư liệu cho bài giảng. Đọc những bài giảng của các mục sư đầy ơn cũng sẽ thu thập được nhiều minh họa thích hợp, và điều này còn quan trọng hơn việc sưu tầm những câu chuyện trong các tuyển tập vì có khi các câu chuyện trong đó không ăn nhập gì với điều chúng minh họa. [121] Robinson, p. 160.



Ngoài ra, cũng nên đọc những sách về triết học, nghệ thuật, khoa học, thể thao . . . Lee nói thêm “cũng phải đọc các sách có liên quan đến Kinh Thánh như Thánh Kinh Từ Điển, Thánh Kinh Phù Dẫn, Thánh Kinh Lược Khảo, Kinh Tiết Sách Dẫn, các sách giải nghĩa Kinh Thánh, các sách bồi linh, lịch sử, khảo cổ, báo chí trong Hội Thánh và ngoài Hội Thánh. Phải quý chuộng các văn phẩm Cơ Đốc, vì từ một quyển sách cho đến một truyền đạo đơn đều có giá trị giúp ta soạn bài giảng”. [122] Lee, tr. 22.




f. Tài liệu đã thâu góp
Robinson nói chỗ mà người truyền đạo chắc chắn hướng đến thường xuyên nhất để tìm tư liệu hậu thuẩn, chính là các hồ sơ người đã sưu tập. Những gì người có thể lấy ra từ hồ sơ của mình cho một bài giảng nào đó sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào những gì người đã đưa vào hồ sơ. [123] Robinson, tr. 161.



Người ta đã triển khai nhiều hệ thống để giúp người truyền đạo lưu giữ những gì người đã đọc và nghiên cứu.
Theo Robinson, thường thì phải giữ hai loại hồ sơ. Thứ nhất là loại hồ sơ theo khổ giấy viết thư để cất vào tích trữ những ghi chú bài giảng, các quyển sách mỏng có khổ nhỏ, hoặc ngay cả những trang giấy xé ra từ những sách không cần dùng đến nữa. Phần hồ sơ này có thể chia ra theo đề tài và theo sách của Thánh Kinh. Bạn có thể liên lạc với thư viện của một Chủng viện Thần học nơi địa phương bạn ở để hỏi về hệ thống lưu giữ hồ sơ và sách vở của họ rồi có thể dựa vào đó áp dụng cho mình.
Thứ hai là loại hồ sơ gồm những thẻ nhỏ 3x5 inch (cỡ 8x13 cm). Một phần của hồ sơ này có thể chia ra theo các sách của Thánh Kinh, xếp các tấm thẻ trong từng sách theo đoạn và câu. Bạn sẽ lưu trữ trong phần này những minh họa, những ghi chú giải kinh, sách tham khảo liên quan đến những phân đoạn nào đó trong Thánh Kinh. Phần kia của hồ sơ thẻ nhỏ 3x5 sẽ được chú dẫn theo đề tài. Hồ sơ này có thể chia nhỏ ra xếp theo mẫu tự đầu tiên và nguyên âm đầu tiên của đề tài đó.
Aa Ae Ai Ao Au
Ba Be Bi Bo Bu
Ca Ce Ci Co Cu
v.v…
Những minh họa về đề tài “atonement” sẽ được lưu hồ sơ dưới mục Ao (A là mẫu tự đầu tiên, và o là nguyên âm đầu tiên trong chữ atonement). Lợi điểm của hệ thống này là tính đơn giản và đa năng của nó. Hầu hết những tư liệu nào đáng giữ để làm tài liệu hỗ trợ cho một bài giảng-những mẫu chuyện thật, các lời trích dẫn, những bài thơ, các ghi chú giải kinh, những so sánh, các sách tham khảo-đều có thể cất vào hồ sơ trên những thẻ nhỏ 3x5 inch. [124] Robinson, tr. 161-162.




Knott đề nghị thêm các phương pháp sưu tập tư liệu như vầy:
Thứ nhất là hệ thống các phong bì lớn có bảng mục lục theo chủ đề. Khi ta gặp một bài báo có giá trị trong các nhật báo hoặc tạp chí, ta cắt chúng ra rồi bỏ vào các phong bì ấy. Sau đó, khi cần tài liệu cho một bài giảng hay diễn thuyết, ta chỉ cần lấy các tài liệu có sẵn trong những phong bì đó, xem lại và sắp xếp chúng mà thôi. Nhờ cách làm này, ta giảm bớt được đến mức tối thiểu mà công tác soạn bài giảng và diễn thuyết đòi hỏi mình.
Thứ hai là giữ lại những ghi chú vụn vặt, vắn tắt trong một cuốn tập hay quyển sổ. Chủ đích của việc làm này là ghi lại những câu vắn tắt đề cập các sự kiện, những bài thơ, những trích dẫn lấy ra nơi các thư từ giao thiệp có ý nghĩa luân lý đạo đức hoặc thuộc linh, hoặc bất cứ những gì đáng cho ta lưu trữ. Ta có thể dùng một quyển sổ lớn cỡ như tập lưu ảnh để lưu giữ tư liệu này và với thời gian nó sẽ trở thành một kho tàng đích thực về tư tưởng. Ta có thể áp dụng một cách phân loại, xếp hạng thật tổng quát nào đó cho hệ thống này.
Phương pháp cuối cùng là dành cho những người hay đi đây đó hoặc thường xuyên dự các hội nghị. Đôi với các vị này thì phải có một quyển sổ ghi chú bỏ túi áo. Khi nghe diễn thuyết, người có thể dùng nó để ghi vội những thí dụ minh họa cách vắn tắt, các bố cục bài giảng, ý chính bài diễn văn, những câu nói trào phúng, các nhận xét và nhiều điều có giá trị khác nữa. Phương pháp này thường chứng minh là có cả một kho tàng tư tưởng khi ta đi đây đó, hoặc khi ta phải xa nhà, do đó, không thể có được những nguồn tài liệu khác trong tầm tay. Điều chắc chắn là bất cứ ai có đời sống dành để tách rời lúa mì khỏi vỏ trấu và rơm rác, thì bao giờ cũng có một điều gì mới mẻ và lý thú để nói ra. Cho nên, ta cần phải thu thập tài liệu để nhờ đó mà có óc chọn lọc thuộc linh hầu có thể lưu trữ đầy đủ nhất những gì của quá khứ để sử dụng cho hiện tại, và cũng tốt cho tương lai nữa. [125] Knott, tập 1, chương 10, tr. 2-3.



Người xưa cũng áp dụng lối này từ lâu. Người ta nói Lý Hạ, một thi sĩ đời Đường có cái túi gấm. Ở trên lưng lừa cũng đeo theo, hễ được câu thơ nào thì đều bỏ vào túi ấy. [126] Việt X. Hoàng, Thuật Hùng Biện (Gia Định: Phương Nam Ấn Quán, 1963), tr. 152.




Robinson nói thêm rằng ta đang sống ở thế kỷ 21 nên có nhiều cách để lưu giữ tư liệu qua máy vi tính. Các nhà chuyên môn đã soạn nhiều chương trình phần mềm (solfware) khác nhau cho mục sư dùng. Hiện nay, người ta đưa ra thị trường những máy vi tính mỗi ngày càng được thâu nhỏ hơn, gọn hơn, nhẹ hơn, nhưng sức chứa hồ sơ càng nhiều hơn trước, rất tiện lợi nếu cần phải mang đi đây đó. [127] Robinson, tr. 162.




Robinson kết luận: Người truyền đạo cần một hệ thống lưu trữ hồ sơ. Bất kỳ hệ thống nào giúp lưu trữ thông tin thì đều tốt hơn là không có hệ thống lưu trữ nào cả. Hệ thống lưu trữ hồ sơ cũng cần đến người truyền đạo. Không một hệ thống nào hoạt động được ngoại trừ người truyền đạo quyết định làm việc với nó. Tác giả những câu Châm-ngôn là A-gu-rơ đã khen về sự khôn ngoan của loài kiến: “Con kiến dầu là loại yếu hèn, lo sắm sẵn vật thực mình trong mùa hạ” (ChCn 30:25). Các nhà truyền đạo sẽ soạn bài giảng mỗi ngày càng tốt hơn hi học được bài học từ loài kiến. [128] Robinson, tr. 162.




III. CHỨNG MINH
1. Công việc chứng minh
a. Suy luận
b. Hợp lý
2. Phương cách chứng minh
a. Chứng minh qua lời chứng cá nhân
- Phao-lô thuật lại lời chứng cá nhân trước mặt Ạc-ríp-ba và Phê-lít (Cong Cv 26:1-32) - (IGi1Ga 1:1-4) ghi lại lời chứng cá nhân của sứ đồ Giăng
b. Lập luận theo lối quy nạp: từ riêng đến chung
c. Lập luận theo lối suy diễn.
- Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời soi dẫn (hà hơi vào)
- Sách Khải-huyền là một phần của Kinh Thánh
- Vậy, sách Khải-huyền cũng được Đức Chúa Trời soi dẫn
3. Những chỉ dẫn cho luận chứng
a. Đừng cố chứng minh hoặc lập luận những gì ta không biết chắc là thật
b. Dùng điều thính giả đã biết để minh chứng cho những gì họ chưa biết
IV. ÁP DỤNG.
Một sứ điệp giải kinh phải có phần áp dụng cho thính giả. Nếu một bài giảng chỉ có phần giải nghĩa mà không có phần áp dụng thì nó chỉ là sự thông tin chớ không phải là sứ điệp.
Khi muốn áp dụng Lời Chúa cho thính giả, diễn giả nên nhớ:
1. Diễn giả phải cố gắng diễn đạt ý muốn của tác giả Thánh Kinh.
Khi đến phần áp dụng, diễn giả phải biết chắc là sự áp dụng không đi ngược lại với sự thông giải. Lúc Sa-tan đến cám dỗ Chúa Giê-xu trong đồng vắng, nó tìm cách thắng Chúa bằng sự áp dụng Thánh Kinh không đúng. Trong lần cám dỗ thứ hai, Sa-tan đưa Chúa đến thành Giê-ru-sa-lem, đặt Ngài trên nóc Đền thờ và nói: “Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời thì hãy gieo mình xuống đi ” (Mat Mt 4:6). Rồi Sa-tan dùng Thi Tv 91:11-12 để áp dụng rằng: “Chúa sẽ truyền các thiên sứ giữ gìn ngươi, thì các đấng ấy sẽ nâng ngươi trong tay, kẻo chơn ngươivấp nhằm đá chăng? ” Chúa Giê-xu không tranh luận với Sa-tan về văn phạm của bản văn. Nhưng Ngài cho Sa-tan biết đã áp dụng sai Lời Chúa. Chúa dùng câu Thánh Kinh khác trong PhuDnl 6:16 trả lời cho Sa-tan: “Ngươiđừng thử Chúa là Đức Chúa Trời ngươi ”.
2. Diễn giả phải để cho Thánh Linh áp dụng Lời Chúa cho cá nhân mình hầu đời sống được thay đổi.
Một định nghĩa về tuyên đạo pháp quen thuộc ta thường nghe: “Tuyên đạo pháp là nghệ thuật làm bài giảng và truyền đạt bài giảng” (“Preaching is the art of making a sermon and delivering it”). Giám mục William A. Quayle không đồng ý với định nghĩa ấy. Ông nói rằng đó không phải là tuyên đạo pháp. Theo Quayle, tuyên đạo pháp là “nghệ thuật làm ra người giảng và trình bày lại việc đó” (“Preaching is the art of making a preacher and delivering that!”). [130] Haddon W. Robinson, Biblical Preaching: The Development and Delivery of Expository Messages. Grand Rapids: Baker, 1980. tr. 27.



Giảng giải kinh sẽ giúp diễn giả được trở thành người Cơ Đốc trưởng thành. Khi người giảng nghiên cứu Thánh Kinh, Thánh Linh áp dụng Lời Chúa cho cá nhân và kinh nghiệm của người giảng, rồi từ người giảng qua người nghe.
3. Diễn giả phải suy nghĩ, cân nhắc về những gì Chúa muốn người nói cho Hội chúng.
Khi nghiên cứu Thánh Kinh, người phải biết Chúa muốn người áp dụng Lời Chúa thế nào cho Hội chúng, chớ đừng chỉ nói: “Cầu xin Chúa áp dụng điều này vào đời sống chúng ta”. [131] Robert C. Stone, tr. 61-66.




4. Sự áp dụng phải có liên hệ tới những gì ta đã nói trong phần giải nghĩa.
Nó phải trung thành với phân đoạn Thánh Kinh đang giảng. Sự áp dụng cũng phải thích hợp với thính giả và phải khuyến khích thính giả hành động. Trong bài giảng từ giã, Giô-suê đã khuyến khích thính giả hành động qua các lời này: “. . . Vậy bây giờ, hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và phục sự Ngài cách thành tâm và trung tín; hãy bỏ xa các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông và tại xứ Ê-díp-tô; phải phục sự Đức Giê-hô-va. Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phục các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở, nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va ” (Gios Gs 24:1-15). Đọc thêm các câu kế tiếp, ta thấy dân chúng đã hành động. Trong thí dụ về người Samari nhân lành, sau khi Chúa Giê-xu dạy cho người dạy luật biết ai là kẻ lân cận của người, Chúa khuyến khích người hành động bằng những lời này: “Hãy đi, làm theo như vậy ” (LuLc 10:37).
5. Để có thể khai triển phần áp dụng, ta nhờ những câu hỏi này:
a. Đức Chúa Trời đòi hỏi tôi điều gì?
b. Đức Chúa Trời đòi hỏi tôi bắt đầu từ đâu?
c. Tại sao tôi phải vâng theo điều Đức Chúa Trời đòi hỏi?
d. Tôi phải vâng theo điều Đức Chúa Trời đòi hỏi cách nào? [132] Spann, tr. 263.



Bước 10: NHẬP ĐỀ VÀ KẾT LUẬN BÀI GIẢNG

Trong phần này ta sẽ tìm hiểu giá trị, mục đích cũng như phương cách để nhập đề và kết luận bài giảng.
I. NHẬP ĐỀ.
Bạn có nhớ cảm giác của lần đầu tiên đi máy bay phản lực chăng? Tôi nhớ kỹ lắm. Hơn hai mươi năm trước, lần đầu tôi được đi máy bay là từ Thái Lan đến Canada. Mọi sự đều làm tôi ngạc nhiên. Trong lần đi máy bay đầu tiên đó, khi vừa ngồi vào ghế, tôi bèn lục lọi coi qua hết mọi thiết bị để trước mặt, và đọc tất cả sách hiện có tại ghế ngồi (chỉ xem hình vì khả năng tiếng Anh ở trình độ… lớp năm!). Sau đó, tôi đi tới đi lui để xem máy bay rộng lớn và tối tân thế nào.
Nhưng tất cả cảm giác đó biến mất dần khi chiếc máy bay bắt đầu rồ máy, lăn bánh, và cất cánh bay lên. Lúc đó, tôi có cảm giác rất hồi hộp lẫn lo sợ. Nhưng sau đó, khi chiếc máy bay cất lên, ổn định vị trí nó trên cao, hoàn tất việc cất cánh, thì tôi mới cảm thấy bớt căng thẳng.
Việc cất cánh là một phần quan trọng trong hành trình của chuyến bay khi chúng ta đi du lịch bằng đường hàng không. Khi chiếc phản lực cất cánh tốt, ta cảm thấy chuyến du lịch của mình rất tốt. Nếu ta gặp phải sự cất cánh lắc lư, chao đảo, rung chuyển, ta không còn cảm thấy thích thú về chuyến du lịch của mình. [133] Mượn ý của Spann, tr. 267- 268.




Phần nhập đề bài giảng cũng rất giống với sự cất cánh của máy bay. Ta cần học cách chuẩn bị cho phần cất cánh của bài giảng ta thật tốt. Như vậy thính giả mới có cảm tình tốt với bài giảng ta sắp giảng.
Nhập đề là phần mở đầu của bài giảng với mục đích khơi dậy sự chú ý của thính giả; thiết lập mối liên hệ giữa phần Thánh Kinh và đề tài của bài giảng; bày tỏ chủ đích của bài giảng; và giới thiệu phần thân đề của bài giảng. [134] Jesse K. Moon, Các Nguyên Tắc Giảng Lời Chúa (Saint, Geneve: Phân Viện hàm Thụ Quốc Tế, không ghi ngày), tr. 75.




1. Sự quan trọng của phần nhập đề
Phần nhập đề của bài giảng rất quan trọng. Nếu vài phút đầu của bài giảng, diễn giả không chinh phục được thính giả thì sẽ mất họ trong suốt mấy mươi phút tiếp theo. E. O. White nói: “Nếu phần nhập đề thất bại (fails), cả bài giảng sẽ thất bại theo”. [135] E. O. White, A Guide to Preaching (Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans Publishing Co., 1973), p.113.



Blackwood bày tỏ sự quan trọng của phần nhập đề như vầy: “Nhập đề là phần khó nhất của việc chuẩn bị bài giảng. Ngoại trừ phần kết luận, nhập đề là phần quan trọng nhất”. [136] Andrew Blackwood, The Fine Art of Preaching (New York: The Macmillan co., 1943), p. 99.



Gibbs viết: “Nhập đề thường được gọi là năm phút quyết định. Trong thời gian này, diễn giả sẽ có thể được hoặc mất thính giả”. [137] Alfred P. Gibbs, The Preacher and His Preaching (Ft. Dodge, Iowa: Walterick Printing Co., 1939),p. 172.



Khi ta có lời nhập tốt, thì lời nhập đề đó sẽ tự nói với hội chúng rằng: Hãy ngồi xuống, tập trung tâm trí, và lắng nghe.
2. Cách nhập đề bài giảng
Có nhiều cách nhập đề khác nhau. Thường thì diễn giả có thể bắt đầu bài giảng bằng những cách như sau:
a. Nhập đề bằng Thánh Kinh
Karl Barth cho rằng diễn giả nên dùng Thánh Kinh để nhập đề. Ông đưa ra ba lý do:
(1) Tín hữu đến nhà thờ chỉ để nghe giảng Lời Chúa,
(2) Chỉ cần mở đầu ít lời về phân đoạn Thánh Kinh sẽ giảng kèm theo các tiết mục thờ phượng là đủ cho phần nhập đề, và
(3) Một lời mở đầu như thế sẽ hướng ý nghĩ của người nghe vào Lời Đức Chúa Trời. [138] Karl Barth, The Preaching of the Gospel. Trans. B. E. Hooke (Philadelphia: Westminster Press,1963), pp. 78-79.




Có hai cách nhập đề bằng Thánh Kinh: dựa vào bản văn (textual) để nhập đề hoặc dựa vào bối cảnh của bản văn (contextal) để nhập đề. Sự khác nhau của hai cách trên là như vầy: Cách dựa vào bản văn thì không nói gần nói xa, nhưng nương vào bản văn nói ngay vào vấn đề một cách ngắn gọn và khéo léo. Nhập đề theo lối này gồm ba phần: khai đề, đặt vấn đề và chuyển đề.
Khai đề là dọn đưòng cho vấn đề sẽ được đặt ra cách rõ rệt bằng cách trình bày vài ý tưởng tổng quát liên quan đến vấn đề. Đặt vấn đề là dựa vào điểm quan hệ để giới thiệu vấn đề. Chuyển đề là báo cho thính giả biết phần thân bài ta sẽ giảng những gì. Thí dụ khi giảng về đề tài Cầu Nguyện, ta sẽ nhập đề:
Khai đề: Phân đoạn Thánh Kinh hôm nay cho biết mỗi Cơ Đốc Nhân đều có thể cầu nguyện hằng ngày.
Đặt vấn đề: Nhưng quý vị sẽ hỏi làm sao tôi có thể cầu nguyện hằng ngày? Thế nào tôi có thể làm điều đó được?
Chuyển đề: Câu trả lời được tìm thấy qua những chỉ dẫn trong (phân đoạn Thánh Kinh).
Thứ nhất, ta có thể cầu nguyện hằng ngày bằng cách . . .
Thứ hai, ta có thể cầu nguyện hằng ngày bằng cách . . .
Lối nhập đề kế tiếp là dựa vào bối cảnh của bản văn ta đang nghiên cứu. Ta có thể dựa vào bối cảnh lịch sử của bản văn như thời gian, tình huống, và nơi chốn để dùng làm nhập đề. [139] David James Burrel, The Sermon Its Construction and Delivery (New York: Fleming H. Revell
Company, 1913), pp. 118-119



Hoặc có thể xét qua bối cảnh văn hóa của bản văn như tập quán và phong tục của dân chúng để mở đầu cho bài giảng.
Ngoài ra, ta có thể nhập đề bằng cách dựa vào cấu trúc của bản văn hoặc bối cảnh của bản văn.
Ta cũng có thể mở đầu bài giảng bằng cách nhấn mạnh ý nghĩa của một từ theo nguyên văn Hy-bá hoặc Hy-lạp để tạo sự chú ý của thính giả. Ví dụ nếu giảng về “Sự sáng tạo thế giới trong sáu ngày”, ta có thể mở đầu bài giảng bằng cách nhấn mạnh từ Hy-bá “yom” nghĩa là “ngày”. Ta nói chữ “yom” thường có nghĩa là 24 giờ, nhưng đôi khi cũng có nghĩa là một năm, một triều đại của vị vua, một đời người, một thời gian của lịch sử, hoặc một ngàn năm. [140] Sách đã dẫn, tr. 118-119.




Alexander Maclaren thường áp dụng lối nhập đề bằng Thánh Kinh. Để làm quen với lối nhập đề này, ta nên đọc nhiều bài giảng của MacLaren.
b. Nhập đề ngoài bối cảnh Thánh Kinh
Nhập đề bằng Thánh Kinh là ta bắt đầu từ nơi người xưa đã sống. Còn nhập đề ngoài bối cảnh Thánh Kinh là ta bắt đầu từ nơi người nay đang sống. Perry viết: “Ta nên khai triển phần nhập đề bằng ngôn ngữ trong đời sống hằng ngày của thính giả”. [141] Lloyd M. Perry, Biblical Preaching for Today’s World (Chicago: Moody Press, 1973), p.57



Ta có thể áp dụng các cách nhập đề này như sau:
(1) Kinh nghiệm bản thân
Những từng trải bản thân giúp tạo lập sự tín nhiệm của diễn giả và chúng cũng giúp cho thính giả có cơ hội để đồng cảm với diễn giả trong những tình huống diễn giả đã có kinh nghiệm. [142] J. David, An Introduction to Contemporary Preaching (Grand Rapids: Baker Book House, 1972),p.140




G. Campbell Morgan thường áp dụng phương pháp này cách hiệu quả. O’Neal đưa ra nhiều lý do nên áp dụng phương pháp này:
(1) Những kinh nghiệm bản thân thường dễ khơi dậy sự chú ý của thính giả,
(2) Chúng dễ kể lại vì người giảng biết chi tiết của vấn đề,
(3) Chúa Giê-xu và các tác giả Thánh Kinh thường dùng những kinh nghiệm bản thân để trình bày chân lý [143] Glenn O’Neal, Make the Bible Live (Winona Lake, Indiana: BMH Books, 1972), p. 69-70



. Tuy nhiên đối với chúng ta là người Việt khi áp dụng lối trên, ta nên cẩn thận, tránh đề cập đến cái tôi nhiều quá sẽ khiến thính giả khó chịu.
(2) Những sự băn khoăn thường ngày
Williamson cho rằng phương cách tốt nhất để giúp cho hội chúng chú ý đến bài giảng là mở đầu bằng cách đề cập đến những vấn đề thính giả thích thú, những nan đề của họ, hoặc những nhu cầu và mong ước của họ. [144] Arleigh B. Williamson, Speaking in Public (New York: Prentice-Hall, Inc., 1950), p.224




Ta có thể mở đầu bằng cách đề cập đến những mong ước qua các ước mơ như: yêu thương người khác, được người khác yêu mến, được người khác chấp nhận, được bình an trong tâm hồn, được khỏe mạnh, có được cuộc sống ý nghĩa, sống không sợ chết, được việc làm bảo đảm, có gia đình hạnh phúc và kinh nghiệm sự thành công …
Ta cũng có thể mở đầu bằng cách đề cập đến các mục tiêu của người tin Chúa như: tìm kiếm ý muốn Chúa cho đời sống, phương pháp học Kinh thánh, kinh nghiệm tăng trưởng thuộc linh, tương giao với các tín hữu khác, dắt đưa tội nhân về với Chúa. [145] O’Neal, p. 39-40.




Phao-lô đã áp dụng lối trên khi đề cập đến những nhu cầu và mong ước của thính giả. Khi viết cho các tín hữu Do-thái, Phao-lô trích dẫn Cựu ước. Tại A-thên, Phao-lô nhìn thấy người Hy-lạp thờ lạy rất nhiều thần nên biết họ rất mộ đạo. Vì thế, trong phần nhập đề bài giảng, Phao-lô đề cập đến lòng ao ước thờ phượng của họ:
Hỡi người A-thên, phàm việc gì ta cũng thấy các ngươi sốt sắng quá chừng. Vì khi ta trải khắp thành các ngươi, xem xét khí vật các ngươi dùng thờ phượng, thì thấy có một bàn thờ có chạm chữ rằng: THỜ CHÚA KHÔNG BIẾT. Vậy, Đấng các ngươi thờ không biết đó, là Đấng ta đương rao truyền cho (Cong Cv 17:22-23).
(3) Lời khơi dậy sự chú ý
Ta có thể dùng những lời lẽ khơi dậy sự chú ý để nhập đề. Dưới đây là vài lối nhập đề theo phương pháp này:
(a)- Những lời ảnh hưởng đến tâm lý người nghe. Na-than đã áp dụng lối nhập đề này để nói với Đa-vít:
Trong một cái thành kia có hai người, người này giàu còn người kia nghèo. Người giàu có chiên bò rất nhiều; nhưng người nghèo nếu chẳng kể một con chiên cái nhỏ mà người đã mua, thì chẳng có gì hết. Người nuôi nó; nó cùng lớn lên với con cái người tại nhà người, ăn đồ người ăn, uống đồ người uống, và ngủ trên lòng người; nó như một con gái của người vậy. Vả, có người khách đến thăm người giàu; người giàu tiếc không muốn đụng đến chiên bò của mình đặng dọn một bửa ăn cho người khách đã đến, bèn bắt con chiên con của người nghèo và dọn cho khách đã đến thăm mình (IISa 2Sm 12:1-4).
Khi nghe những lời này (câu chuyện này) Đa-vít nổi giận nói với Na-than:
Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống mà thề, người đã phạm điều ấy thật đáng chết! Hắn phải thường bốn lần giá chiên con, vì đã làm như vậy, và vì không có lòng thương xót (12:5-6)
Khi Na-than thấy Đa-vít hoàn toàn chú ý đến lời mình nói, Na-than đưa vào vấn đề: “Vua là người đó!” (12:7).
(b)- Những lời thách thức. Chúa Giê-xu sử dụng lời thách thức trực tiếp khi giảng giải cho Ni-cô-đem về sự tái sanh:
Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời (GiGa 3:3).
(4) Đặt câu hỏi
Ta có thể mở đầu bài giảng bằng các câu hỏi: Tại sao? Ai đó? Ở đâu? Cách nào? Chi đó? Khi nào? Chẳng hạn khi giảng về sự phục hưng đặt nền tảng trên II Sử-ký 7, Lee đã nhập đề:
Tại sao Hội thánh chúng ta khô hạn? Sự sống phong phú Đấng Christ ở đâu? Tại sao ác quỷ, thế gian, và xác thịt ngày càng lấn lướt và như muốn nuốt chửng Hội thánh Ngài? Tại sao chúng ta không thấy phước hạnh từ cá nhân đến tập thể? Bao nhiêu câu hỏi tại sao ấy sẽ tìm được câu trả lời ở đâu ngoài Kinh thánh! Hãy quay lại với bài học lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên để biết Đức Chúa Trời nghĩ gì về Hội thánh ngày nay.
(5) Trích dẫn lời một danh nhân hoặc lời Kinh thánh
O’Neal đưa ra các nguồn có thể dùng để trích dẫn:
- Ta có thể trích dẫn những lời của các nhân vật danh tiếng như là các nhà lãnh tụ tôn giáo, chính trị, hoặc nhà cải cách xã hội.
- Ta có thể trích dẫn những lời của các nhân vật vô danh đã đề cập nhiều điểm hệ trọng liên quan đến đề tài.
- Ta có thể trích dẫn ngay cả những lời hay giáo lý của người chống đối hoặc không cùng quan điểm của đề tài để thách đố hội chúng.
- Ta cũng có thể nhập đề bằng cách trích dẫn lời của những nhân vật hoặc tác giả Thánh Kinh. Tuy nhiên, ta phải để ý các lời trích dẫn phải thích hợp với đề tài và không quá dài.
(6) Chuyện vui
Ta có thể dùng chuyện vui để mở đầu bài giảng. Nhưng ta nên nhớ điều này: “Làm cho thính giả cảm động thì dễ, làm cho họ nở một nụ cười là điều khó. Chỉ vụng về một chút là câu chuyện hóa vô duyên, nhạt như bả mía. Bạn đừng tưởng hễ câu chuyện buồn cười thì khi kể lại thính giả phải cười đâu. Chính là cách kể mới làm cho người nghe ôm bụng mà cười”. [146] Lê Hiến Nguyễn, Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng (Sài gòn: Khai Trí, 1970), tr 69-70.



Vậy, nếu ta không có tài khôi hài thì đừng làm cho thính giả cười.
(7) Những biến cố mới xảy ra
Chúa Giê-xu đã áp dụng phương pháp này để chinh phục thính giả. Lúc ấy, có mấy người ở đó thuật cho Đức Chúa Giê-xu nghe về việc Phi-lát giết mấy người Ga-li-lê, lấy huyết trộn lộn với của lễ họ. Đức Chúa Giê-xu cất tiếng đáp rằng:
Các ngươi tưởng mấy người đó vì chịu khốn nạn dường ấy có tội lỗi trọng hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? Ta nói cùng các ngươi, không phải; song nếu các ngươi chẳng ăn năn thì hết thảy sẽ bị hư mất như vậy. Hay là mười tám người bị tháp Si-lô-ê ngã xuống đè chết kia, các ngươi tưởng họ có tội lỗi trọng hơn mọi kẻ khác ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Ta nói cùng các ngươi, không phải; nhưng nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy cũng sẽ bị hư mất như vậy (LuLc 13:1-5).
(8) Mở đầu bằng một thí dụ minh họa
Nhiều diễn giả thích mở dầu bài giảng của mình bằng một thí dụ minh họa. Lối nhập đề này dễ thu hút thính giả, nhất là thính giả chưa biết nhiều về diễn giả.
(9)    Dẫn vài câu thơ hoặc câu văn
Khi giảng về lễ mẹ, lễ cha, lễ hôn nhân, gia đình, ta nên mở đầu bằng việc trích dẫn vài câu thơ hoặc ca dao.
3. Điều nên tránh khi nhập đề
Tránh nhập đề quá đột ngột sinh ra cộc lốc. Thí dụ: “Tuần rồi, chúng ta học về gương tổ phụ … kỳ này ta học tiếp …[147] Lee, tr 60




Tránh quá hấp tấp làm cho thính giả lãnh hội không kịp. Ví dụ, giảng về Mari và Ma-thê trong Mat Mt 10:36-42 mà nhập đề như vầy là quá hấp tấp: “Ở riêng với Chúa là một phước hạnh lớn của Cơ Đốc Nhân”. Hoặc giảng về Đức Tin và Lý Trí trong HeDt 11:1-40, “Đức tin vượt trên lý trí và làm thầy lý trí …”.[148] Lee, tr 60




Đừng quá dài. Một bài giảng 20 phút, phần nhập đề khoảng 3 phút là tốt nhất.
Một bài giảng khoảng 30 phút, phần nhập đề 5 phút. Một diễn giả kia đã nhập đề bài giảng quá dài, không còn thì giờ cho phần thân bài và kết luận nên một thính giả phê bình: “Ông ấy đã đặt nền cho một tòa nhà chọc trời, nhưng ông đã xây một chuồng gà trên đó”. [149] Lee, tr 60



4. Những điều nên theo khi làm nhập đề.
Nhập đề cần được chuẩn bị cẩn thận và trình bày khéo léo. Ít phút đầu của một bài giảng là rất quan trọng cho nên nó đáng cho ta dành hết sức để chuẩn bị và trình bày.
Nhập đề cần phải phù hợp với bài giảng. Mỗi một lời mở đầu cần được đặt biệt phù hợp với bài giảng để hoàn thành mục đích của nó một cách tốt nhất.
Nhập đề cần mang tính đặc trưng. Nó phải được nghiêm nhặt bao gồm tất cả điều gì làm trọn mục đích của nó và phải loại trừ tất cả những gì không nhắm vào mục đích của nó.
Nhập đề cần phải đơn giản. Nó cần phải có một tiến trình tiệm tiến từ những ý tưởng đơn giản trong phần giới thiệu đến những quan niệm phức tạp hơn của phần thân bài. Nếu ta có nhiều tư tưởng, quan niệm quá sâu xa, hoặc ngôn ngữ quá thiên về kỷ thuật chuyên biệt có thể làm cho phần nhập đề không đạt được mục đích của nó.
Nhập đề cần phải đa dạng. Ta không nên áp dụng chỉ một cách nhập đề cho bài giảng, nhưng nên thay đổi nó hằng tuần. Tuần này ta mở đầu bài giảng bằng một câu chuyện, tuần sau ta mở đầu bài giảng bằng cách đặt câu hỏi, tuần khác ta mở đầu bài giảng qua việc kể lại kinh nghiệm bản thân …
Nhập đề cần phải thực tế. Trong lời mở đầu ta không nên hứa hẹn nhiều hơn hoặc ít hơn về nội dung và lợi ích mà thực sự bài giảng có thể làm trọn được. Ta phải cẩn thận trong cách dùng các câu nói phóng đại quá đáng hoặc các câu nói quá yếu hay quá khiêm nhường trong phần giới thiệu.
Nhập đề cần được trình bày với những cảm xúc thích hợp. Ta cần giới thiệu bài giảng với giọng nói mang tính cách thuộc linh và cảm xúc phù hợp với bài giảng. Giọng nói của ta có thể phản ảnh sự nhiệt thành, sự nghiêm trang, nỗi vui mừng, lòng trắc ẩn hoặc những cảm xúc khác.
II. KẾT LUẬN.
Viên phi công đã bay được hai mươi lăm phút, rồi một giờ, rồi hai giờ, rồi bốn giờ. Viên phi công chẳng có ý định sẽ bay mãi mãi trên không. Khi đến nơi đã định, thì viên phi công phải đáp xuống. Chúng ta là những hành khách trên máy bay, ta muốn viên phi công hạ cánh từ từ, nhẹ nhàng, và an toàn. Chúng ta không muốn người đáp cách vội vã, làm xóc nảy lên dữ dội khi máy bay chạm vào mặt đường, và điều quan trọng là ta không muốn máy bay bị rơi.
Thính giả của chúng ta cũng muốn có được cảm giác an toàn đó khi họ cùng đi với chúng ta trong suốt bài giảng. Họ biết bài giảng ta sắp kết thúc. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Bài giảng đó sẽ được kết thúc thế nào? Do đó, đối với người giảng Lời Chúa, chẳng những phần mở đầu là quan trọng, mà phần kết luận cũng quan trọng không kém, nếu không nói là quan trọng nhất trong bài giảng. [150]

Spann, tr. 273- 274.




Thật vậy, trong một bài giảng, phần quan trọng nhất là kết luận. Nhập đề là dẫn người nghe đến chổ thích nghe những gì người giảng sắp trình bày. Kết luận là dẫn thính giả đến quyết định làm theo những gì diễn giả đã trình bày. Kết luận là cơ hội tốt nhất và cuối cùng để làm trọn mục đích của bài giảng. Bỏ qua sự chuẩn bị và trình bày phần kết luận trong tinh thần cầu nguyện cũng giống như một nông dân cặm cụi làm cả năm rồi lại thờ ơ lãnh đạm với mùa thâu hoạch. [151] Moon, pp 182-183.




1. Mục đích của lời kết luận.
Thứ nhất, mục đích của lời kết luận là kết luận. Người giảng phải đem ý chính của bài giảng tóm tắt lại cho thính giả rồi kết thúc. Một Chúa Nhật nọ, trên đường về nhà, người cha hỏi cậu con trai mười tuổi của mình đã nghĩ thế nào về vị mục sư mới đổi tới. Cậu con đáp: “Con thích vị mục sư mới nhiều hơn vị mục sư cũ”. Người cha nói: “Tại sao con thích vị mục sư mới này nhiều hơn?” Cậu con giải thích: “Bởi vì ông mục sư mới này khi nói: ‘Để kết luận’, thì ông kết luận liền. Còn vị mục sư cũ khi nói: ‘Sau hết’, thì một hồi lâu lại nói: ‘Sau hết’, rồi lại nói: ‘Sau hết’ mà không bao giờ chịu chấm hết!”
Thứ hai, mục đích của lời kết luận là khuyến khích thính giả hành động. Linh mục Massillon, một nhà hùng biện Pháp hồi thế kỷ 17 nói: “Một linh mục có tài giảng đạo khi nào các tín đồ nghe giảng, lặng lẽ ra khỏi nhà thờ và tự nhủ: Tôi sẽ hành động như cha đã giảng”. Ông có tài khêu gợi trí hoạt động của thính giả, cho nên khi nghe ông giảng đạo xong, vua Louis 14 khen: “Trẫm đã được nghe nhiều nhà hùng biện và đã thấy mến họ, nhưng khi nghe cha giảng thì trẫm thấy bất mãn về mọi hành vi của trẫm”. Nghĩa là nhà vua nhận rằng nghe giảng xong, người muốn tu thân sửa mình, muốn hăng hái hoạt động. [152] Lê Hiến Nguyễn, Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng, tr. 94.



Dưới đây là nhiều cách kết luận khác nhau:
a. Lập lại bản văn
Theo T. Harwood Pattison, lời kết luận hiệu quả là khi nó được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh. [153] T. Harwood Pattison, The Making of the Sermon for the Classroom and the Study (Philadenphia:
The American Baptist Publication Society, 1941), p.180.



D. L. Moody khi giảng Lu-ca 18, ông dùng câu 13 như là câu gốc, “Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội”. Trong phần kết luận ông lặp lại câu Thánh Kinh đó nhiều lần để nhấn mạnh:
Hỡi bạn là tội nhân, nếu bạn xin Đức Chúa Trời thương xót bạn thì hãy cầu khẩn Ngài tha thứ mặc dù cuộc sống bạn không tốt. Bạn hãy cầu xin Chúa thương xót, Ngài sẽ trả lời bạn ngay. Ước mong mỗi linh hồn hư mất trong đền thờ tối nay đều cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy con, vì con là kẻ có tội”. Trong giờ này, bạn có muốn được Đức Chúa Trời thương xót không? Hỡi bạn là thanh niên, bạn có cầu xin với Ngài tối nay không? Bạn là thiếu nữ có muốn kêu xin với Chúa tối nay: “Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy con, vì con là kẻ có tội” hay không? Nguyện tình yêu Đức Chúa Trời làm tan vỡ lòng mỗi chúng ta tại đây tối nay, và nguyện mỗi người đều đến kêu xin với Chúa: “Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy con, vì con là kẻ có tội”. [154] L. T. Remlap, ed., The Gospel Awakening (Chicago: Alexander McConnell, 1879), p.508.




Bất cứ lúc nào lời Đức Chúa Trời được trích dẫn, nó luôn là khí cụ đầy quyền năng và kết quả. Tác giả thơ Hê-bơ-rơ xác nhận: “… Lời Đức Chúa Trời là Lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào, đến đỗi chia hồn, linh, cốt tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng” (HeDt 4:12). Đức Chúa Trời bảo đảm với dân Ngài là Lời Ngài gieo ra luôn luôn kết quả, và sinh sôi nẩy nở không ngừng ở bất luận môi trường nào (EsIs 55:11).
Với lòng tin quyết này, diễn giả có thể lặp lại bản văn với lòng tự tin. Phương pháp này giúp để nhắc cho Hội thánh về ý chính của sứ điệp và thúc giục họ hành động.
b. Tóm tắt ý chính của bài giảng.
Khi áp dụng phương pháp này, ta nhớ là chỉ tóm lại ý chính của bài giảng chớ không phải giảng thêm bài thứ hai. Môi-se, trong bài giảng ở Phục-truyền luật-lệ ký 11 về sự phước lành và sự rủa sả, ông đã kết luận theo lối này:
Kìa, ngày nay ta đặt trước mặt các ngươi sự phước lành và sự rủa sả: sự phước lành, nếu các ngươi nghe theo các điều răn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, mà ta truyền cho ngày nay; sự rủa sả, nếu các ngươi không nghe theo các điều răn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, nhưng xây bỏ đường ta chỉ cho ngày nay, đặng đi theo các thần khác mà các ngươi không hề biết (PhuDnl 11:26-28).
c. Dùng thí dụ
Một thí dụ tốt sẽ giúp ta có một kết luận tốt. Một thí dụ gồm tóm tất cả những gì ta đã nói sẽ giúp thính giả nhìn thấy Lời Chúa thật sống động trong đời sống thực tế.
Nhiều nhà truyền đạo lừng danh đã dùng thí dụ để kết luận bài giảng. Henry A. Ironside là bậc thầy trong việc dùng thí dụ để kết luận bài giảng. D. L. Moody cũng áp dụng phương pháp này. Wilbur Smith viết: “Trong thế kỷ 19 không có nhà truyền đạo danh tiếng nào dùng thí dụ thường xuyên và có hiệu quả cho bằng Dwight L. Moody”. [155] Wilbur M. Smith, ed., The Best of D. L. Moody (Chicago: Moody Press, 1971), p.16.



Tuy nhiên, có thể nói diễn giả bật nhất trong việc dùng thí dụ phải là Chúa Giê-xu. Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giê-xu kết thúc bằng thí dụ này:
Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên vầng đá. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá. Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên cát. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều (Mat Mt 7:24-27).
d. Dẫn lời danh nhân hoặc lời Thánh Kinh.
Glenn O’Neal gợi ý bốn nguồn để trích dẫn:
(1) Ta có thể trích dẫn những lời của các nhân vật danh tiếng như là các nhà lãnh tụ tôn giáo, chính trị, hoặc nhà cải cách xã hội.
(2) Ta có thể trích dẫn những lời của các nhân vật vô danh đã đề cập nhiều điểm hệ trọng liên quan đến đề tài.
(3) Ta có thể trích dẫn ngay cả những lời hay giáo lý của người chống đối hoặc không cùng quan điểm của đề tài để thách đố hội chúng.
(4) Ta cũng có thể kết luận bằng cách trích dẫn lời của những nhân vật hoặc tác giả Thánh Kinh. Tuy nhiên, ta phải để ý các lời trích dẫn phải thích hợp với đề tài và không quá dài.
Charles Koller đã kết kết luận bài giảng “Living With Your Frustration” bằng cách trích dẫn lời EsIs 40:31 “Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi”.
e. Dẫn bài thơ hoặc bài thánh ca
Ta có thể kết luận bằng trích một đoạn thơ hay để làm cho thính giả thích thú.
Nếu giảng về sự tiền định biết trước, ta nên kết thúc bằng các câu thơ của thi hào Nguyễn Du:
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
f. Áp dụng
Ta có thể kết luận bằng cách chỉ cho thính giả biết cách sống với lẽ thật của phân đoạn Thánh Kinh ta vừa giảng. Đây không phải là lần đầu tiên ta ứng dụng. Ta nên đưa ra ứng dụng suốt bài giảng. Còn ở đây là sự ứng dụng sau cùng bao gồm tất cả những gì ta đã giảng.
g. Kinh nghiệm bản thân.
Nếu ta biết khéo léo dùng kinh nghiệm bản thân thì lời kết luận bài giảng chúng ta rất có ảnh hưởng cho thính giả. Người mù được chữa lành đã làm chứng lại phép lạ người đã từng trãi, “Trước tôi đã mù mà bây giờ lại sáng” (GiGa 9:25). Trong bài giảng từ giả của Giô-suê cho dân Y-sơ-ra-ên, ông kết luận bằng kinh nghiệm bản thân: “Nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va” (Gios Gs 24:15).
h. Kết luận bằng cách giúp thính giả nhớ ý bài giảng ( expositional idea).
Một mục sư kia đã giảng về “Giá Trị Của Tình Yêu Thương” trong ICo1Cr 13:1-3,&nbsp8-13. Ý bài giảng của ông là: “Tình yêu thương có giá trị rất lớn trong nước trời”.
Vị mục sư đã kể câu chuyện này để kết luận bài giảng ở trên:
Ngày nọ, Stanley Jones và Mahatma Gandhi trò chuyện nhau về cách nào Cơ Đốc Giáo có thể trở thành quốc giáo tại Ấn độ. Phần cuối của câu chuyện là lời Gandhi nói với Jones. Gandhi nói: “Tôi đề nghị anh nên nhấn mạnh đặc biệt đến tình yêu thương, vì tình yêu thương là trung tâm và linh hồn của Cơ Đốc Giáo”.
Rồi vị mục sư chấm dứt với ý bài giảng (Expositional idea): “Tình yêu thương có giá trị rất lớn trong nước trời”.
Những cách thức Truyền đạt lời Chúa

Sách (Cong Cv 18:24-28) kể lại: Có một người Do-thái đến Ê-phê-sô tên là A-bô-lô, quê tại Á-lịch-sơn, Ai-cập. Ông là một nhà hùng biện, uyên bác về Thánh Kinh Cựu ước. Được học Đạo Chúa, ông đầy nhiệt tâm giảng dạy về Chúa Giê-xu cách chính xác, dù ông chỉ học đến “lễ báp têm của Giăng”. Ông bắt đầu giảng giải Phúc âm trong hội trường cách dũng cảm. Bê-rít-sin và A-qui-la nghe ông giảng, liền đón về nhà, giúp ông thấu triệt Đạo Chúa. Khi A-bô-lô định đi Hy-lạp, anh em viết thư khuyến khích tín hữu tại đó đón tiếp ông. Đến nơi, ông giúp ích rất nhiều cho các tín hữu. A-bô-lô công khai tranh luận với người Dothái, dùng lập luận đanh thép và viện dẫn Thánh Kinh để chứng minh Giê-xu là Chúa Cứu Thế.
Sách Công-vụ các sứ-đồ cũng tường thuật thêm về nhiều nhà truyền giảng khác. Khi Phi-e-rơ giảng Lời Chúa thì dân chúng cảm động sâu xa (2:37,&nbsp40). Lần nọ, khi đứng trước Hội Đồng Quốc Gia, Phi-e-rơ đã giảng với giọng đầy tự tin khiến mọi người đều ngạc nhiên (4:5-13). Lời giảng của Ê-tiên thì rõ ràng, áp dụng thẳng vào thính giả khiến họ vô cùng sợ hãi (7:1-60). Tại Lít-trơ, Phao-lô giảng Lời Chúa rất đầy ơn đến nỗi dân chúng reo hò tôn ông là Thủy thần (14:8-13). Trước mặt vua Ac-ríp-ba, dù là một tù nhân, Phao-lô mạnh dạn đứng lên giảng cho vua nghe với giọng nói đầy thuyết phục đến độ vua phải công nhận: “Thiếu chút nữa ngươi khuyên ta trở nên tín đồ Đấng Christ” (26:28).
Trong chương này, ta sẽ xét qua các phương cách ban phát sứ điệp. Thường thì có ba cách nói trước công chúng: Đọc bài giảng, học thuộc lòng bài giảng, và ứng khẩu trước hội chúng.
I. ĐỌC BÀI GIẢNG.
Theo Moon, phương pháp đọc trong việc ban phát Lời Chúa đôi khi còn gọi là “phép viết tay” đã phổ thông tại Anh Quốc vào đầu thế kỷ 16, sau đó ở Anh và Hoa kỳ. Theo phương pháp này, diễn giả viết ra bài giảng trước, rồi sau đó đọc cho hội chúng. [156] Moon, tr. 226.



Đây là phương pháp đòi hỏi nhiều thì giờ cho việc chuẩn bị bài giảng và cần phải ghi chép kỹ lưỡng. Nhiều nhà truyền đạo trứ danh đã sử dụng phương pháp này: Jonathan Edwards đã giảng bài giảng nổi tiếng với nhan đề Sinners in the Hands of an Angry God qua phương pháp đọc. Clark kể lại: Edwards bị cận thị, đứng trên bục giảng một tay cầm đèn cầy còn tay kia cầm bài giảng để đọc. [157] James W. Clarke, Dynamic Preaching (Westwood: Fleming H. Revell Company, 1960), tr. 45- 46.



Còn J. H. Jowett đã đọc bài giảng cách khéo léo đến nỗi nhiều thính giả không nhận biết ông sử dụng phương pháp đọc. [158] Andrew W. Blackwood, Expository Preaching for Today (Nashville: Abingdon-Cokesbury Press,1953), tr. 157.



Bill Sunday cũng áp dụng phương pháp này rất tài tình. [159] Arthur S. Phelps, Speaking in Public (Cleveland: P. M. Barton Co. Pub. Inc., 1930), tr. 177.



Ngoài ra còn có MacLaren, Beecher, Storrs đều đọc bài giảng cách đầy quyền năng. [160] Arthur S. Hoyt, The Work of Preaching (New York: The Macmillan Company, 1905), tr. 276.



Ngày nay thì có Bossuet là một thiên tài nhưng luôn soạn trên giấy để đọc. [161] Việt X. Hoàng, tr. 165.




Lợi điểm của phương pháp này: Broadus kể ra vài lợi điểm:
(1)- diễn giả chuẩn bị bài giảng kỹ lưỡng cho đến khi hoàn tất;
(2)- diễn giả tự tin khi đứng lên giảng Lời Chúa;
(3)- diễn giả có thể lưu bài giảng để dùng trong tương lai. [162] Broadus, On the Preration and Delivery of Sermons (New York: Harper and Brothers, 1944), tr.434- 441.




Hoyt thì cho rằng soạn bài giảng trên giấy
(1)- sẽ giúp diễn giả khai triển bài giảng cách có thứ tự;
(2)- không bỏ sót các phần liên kết lẽ thật với nhau;
(3)- có thể giữ lại bài giảng để dùng trong tương lai. [163] Arthur S. Hoyt, The Work of Preaching (New York: The Macmillan Company, 1905), tr. 274.164




Moon đưa ra thêm nhiều lợi điểm khác:
(1)- xuyên suốt bao quát toàn bộ vấn đề;
(2)- ngôn ngữ chuẩn xác;
(3)- có sự chính xác để tránh được lỗi lầm;
(4)- giữ khỏi việc dẫn chứng sai lệch;
(5)- việc triển khai và kết cấu có thứ tự;
(6)- giải thích những điều khó;
(7)- kiểm soát được mức độ dài và sự cân đối của bài giảng;
(8)- tự tin hơn là sợ thất bại vì nỗi ngại phải ra mắt công chúng;
(9)- lưu bài giảng để sử dụng lại hay để in ấn. [164] Moon, tr. 226.




McComb nhấn mạnh rằng có nhiều người không soạn trên giấy không được.
Họ chỉ giảng với duy nhất phương pháp này, nếu cấm họ soạn trên giấy để đọc thì họ sẽ bỏ chức vụ. Đối với những người này không nên bàn vấn đề ứng khẩu. Hễ nói trước công chúng thì các vị ấy nhất định phải soạn trên giấy. [165] S. McComb, Preaching in Theory and Practice (Oxford: Oxfort press, 1926). tr. 153- 156.




Giảng với bài giảng viết sẵn có thể đem lại nhiều lợi ích cho diễn giả nếu biết sử dụng đúng đắn. Dưới đây là vài chỉ dẫn thêm cho việc giảng bằng bài giảng viết sẵn.
Thứ nhất, diễn giả nên sử dụng văn nói. Một bài giảng viết sẵn khác với một bài luận được nộp cho giáo sư trong lớp. Vì thế, ta phải khai triển bài giảng bằng văn nói chớ không phải văn viết. Ta sẽ viết giống như ta nói, nếu không nó chẳng đem lại lợi ích gì cho chính mình.
Thứ hai, nên truyền đạt rõ ràng và dễ hiểu. Một người đọc sách có nhiều lợi điểm hơn người nghe giảng. Lợi điểm đó là người đọc sách có thể dừng lại, suy nghĩ, đọc lại, tra tự điển. . . trong khi người nghe giảng không có lợi điểm đó. Người nghe giảng hoàn toàn tùy thuộc vào sự truyền thông bằng lời của diễn giả. Nếu diễn giả truyền đạt rõ ràng họ sẽ hiểu, bằng không thính giả sẽ chẳng hiểu chi hết.
Thứ ba, diễn giả nên dùng đại danh từ “chúng ta” hoặc “quý ông bà anh chị em và tôi”. Những nhà truyền đạo có kinh nghiệm khuyên ta nên dùng đại danh từ “chúng ta” để nói với thính giả. Nếu ta là diễn giả trẻ tuổi thì nên nói “quý ông bà anh chị em và tôi”. Ta nên tránh dùng từ “ông, bà, anh, chị, em” vì nó giống như ta đang dạy dỗ hoặc phán xét thính giả. Tuy vậy, khi cần ta cũng có thể dùng nó nhưng tốt nhất ta nên dùng đại danh từ “chúng ta” bao gồm người giảng lẫn người nghe. Thính giả thích nghe đại danh từ “chúng ta” vì như vậy bày tỏ diễn giả cũng đang cùng một hành trình thuộc linh với thính giả.
Thứ tư, diễn giả nên sử dụng lời nói tích cực. Dĩ nhiên ta không thể giảng phúc âm nếu không nói lời tiêu cực. Ta phải rao giảng rõ ràng rằng: “Bạn là một tội nhân”, “tiền công của tội lỗi là sự chết” hoặc “tất cả việc lành của chúng ta như một chiếc áo nhớp trước mặt Đức Chúa Trời”. Nhưng các lời tiêu cực trên phải được dùng để chuyển đến tin mừng. Tin buồn là “tiền công của tội lỗi là sự chết”, nhưng tin mừng của phúc âm là: “sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Christ, Chúa chúng ta ” (RoRm 6:23). [166] Spann, tr. 288- 291.




Bất lợi của phương pháp này: Hoyt cho rằng phương pháp đọc khiến cho diễn giả bị nô lệ bài viết, lời nói mất tự nhiên, kém hùng khí, không hấp dẫn. [167] Hoyt, The Work of Preaching, tr. 285- 287.



Broadus nói thêm: diễn giả khó có thể dùng ánh mắt để tiếp xúc với thính giả. [168] Broadus, On Preparation and Delivery of Sermons, tr. 441.



McComb nhận xét phương pháp này có hai bất lợi:
(1)- bản thảo bài giảng sẽ là một chướng ngại vật ngăn cách giữa người giảng và người nghe; (2)- phương pháp này không được hội chúng ưa chuộng. Nếu đưa ra trưng cầu trước hội chúng thì có đến chín mươi lăm phần trăm không thích phương pháp đọc. [169]

McComb, tr. 154- 155.



Garvie nhận định: “Trừ khi diễn giả sử dụng phương pháp đọc có nghệ thuật, nếu không người nghe sẽ có ấn tượng không tốt về người giảng”. [170] A. E. Garvie, The Christian Preacher (New York: Chas. Scribner’s Sons, 1921), tr. 463.



Buttrick bày tỏ: “Có những nhà truyền đạo trứ danh giảng theo phương pháp đọc. Tuy nhiên, trong hầu hết các Hội Thánh, phương pháp này đã trở thành một sự ngăn cách giữa diễn giả và thính giả”. [171] George A. Buttrick, Jesus Came Preaching (New York: Chas. Scriners’s Sons, 1931), tr. 162.



Moon kể ra thêm những bất lợi khác: (1) Phương pháp đọc có khuynh hướng giới hạn những khả năng hùng biện, cản trở sự thân mật và nó dẫn đến sự thiếu tự nhiên và trống trải; (2) nó đánh mất những sự truyền đạt không lời bằng ánh mắt tiếp xúc và bằng những điệu bộ;
(3)- nó ngăn trở sự tiếp nhận và đáp ứng sự hồi trả từ thính giả trong lúc trình bày;
(4)- nó ngăn trở người giảng trong việc thu xếp cho thích hợp với trạng thái và nhu cầu nhất thời của thính giả;
(5)- nó đòi hỏi sự chuẩn bị dài dòng. [172] Moon, tr. 226.




II. HỌC THUỘC LÒNG BÀI GIẢNG.
Phương pháp thuộc lòng khi ban phát sứ điệp đôi khi còn được gọi là “giảng đạo bằng tấm lòng” đã trở nên phổ thông tại Pháp suốt thế kỷ 17. Phuơng pháp này sau đó cũng được sử dụng rộng rãi ở Đức và Ý. Khi sử dụng phương pháp thuộc lòng diễn giả sẽ viết trọn bài giảng xuống giấy rồi học thuộc lòng nguyên văn. [173] Moon, tr. 227.



Norman MacLeod đã sử dụng phương pháp thuộc lòng trong những năm hầu việc Chúa của mình. [174] G. R. Jordan, You Can Preach! (New York: Fleming H. Revell Co., 1951), tr. 140.



Ngày nay, nó là phương pháp ít được sử dụng nhất. [175] Monn, tr. 227.




Phương pháp này có những lợi điểm giống như phương pháp đọc bài giảng
(1)- xuyên suốt bao quát toàn bộ vấn đề;
(2)- ngôn ngữ chuẩn xác;
(3)- sự chính xác để tránh được lỗi lầm;
(4)- giữ khỏi việc dẫn chứng sai lệch;
(5)- việc triển khai và kết cấu có thứ tự;
(6)- giải thích những điều khó;
(7)- kiểm soát được mức độ dài và sự cân đối của bài giảng;
(8)- lưu bài giảng để sử dụng lại hay để in ấn.
Ngoài ra, nó còn có thêm vài lợi điểm khác:
(1)- nó giúp cho diễn giả trau dồi trí nhớ;
(2)- diễn giả có thể tiếp xúc bằng mắt và sử dụng điệu bộ. [176] Moon, tr. 227.




Broadus nói thêm:
(1)- nếu biết sử dụng phương pháp này khéo léo, diễn giả sẽ ban phát sứ điệp cách rất tự nhiên;
(2)- phương pháp này giúp diễn giả luyện ký tính. [177] Broadus, tr. 450.




Bất lợi của phương pháp này:
Garvie đưa ra hai bất lợi:
(1)- khi diễn giả rán học thuộc lòng bài giảng sẽ khiến tâm trí căng thẳng và mất nhiều thì giờ;
(2)- diễn giả giảng không được tự nhiên vì phải cố nhớ lại từng lời hoặc từng phần của bài giảng. [178] A. E. Garvie, The Christian Preacher (New York: Chas. Scribner’s Sons, 1921), tr. 462.




Moon kể ra thêm:
(1)- Diễn giả mất nhiều thì giờ vì phải viết trọn bài giảng rồi phải học thuộc nó
(2)- Nếu diễn giả phải giảng ba bài giảng trong một tuần thì khó có thể sử dụng phương pháp này;
(3)- nó quá tải cho trí nhớ trong việc tiêu dùng những cảm xúc, sự hình dung và trí năng cần thiết cho phần lớn việc ban phát hữu hiệu;
(4)- sứ điệp của diễn giả đến với người nghe như một sự độc thoại, trống trải, gián tiếp hơn là một sự truyền đạt có tính cách đàm thoại;
(5)- Diễn giả khó thêm những điều ứng khẩu cụ thể vào bài giảng trong suốt thời gian trình bày sứ điệp;
(6)- Diễn giả ngại ra nói trước công chúng và sợ bị thất bại vì sự lừa bịp của trí nhớ. [179] Moon, tr. 227.




“Chúng ta dễ quên lắm, nhất là khi chúng ta có nhiều nguyên nhân làm cho trí nhớ bị suy nhược. Biết bao người, trong sinh hoạt hằng ngày, tay cầm xâu chìa khoá mà chạy rối rít trong nhà để ‘kiếm’ chìa khóa. Huống hồ trên diễn đàn, trên tòa giảng... Thì cũng trí nhớ mà người ta thành nhà hùng biện cao thủ. Và lắm khi cũng tại vì trí nhớ biến thành cái mà người bình dân gọi là ‘tổ trác’ nên diễn giả phải toát mồ hôi lạnh. Bởi vì hoặc là quên tuyệt, hoặc là nhớ ‘mài mại mà cạy mà nạy không ra”. Đàng nào cũng nguy biến cả. [180] Việt X. Hoàng và Tuyên Đ. Nguyễn, Tòa Giảng Năm 2000: Nghệ Thuật Nghe và Giảng Lời Chúa (không ghi ngày và nhà xuất bản), tr. 241.




Kinh nghiệm của Churchill có thể xác nhận thực sự này. Huân tước Beaverbrook kể lại: Cách đây khoảng năm chục năm, có lần Churchill đã bỏ lối thông thường của ông đi, tức là phương pháp cầm giấy mà đọc, dại dột học thuộc lòng bài diễn văn về một đạo luật quan trọng để vô Quốc hội tuôn ra. Nửa chừng ông “bí”, quên bẳng đi mất, đứng thừ mặt ra. Ông gắng sức ghê gớm để nhớ lại, rồi đành chịu, cúi đầu chào, và xin lỗi: “Tôi đa tạ quý vị đã tỏ lòng đại lượng với tôi”. Ông ta đi về chỗ... vài phút sau ông rời phòng nhóm. [181] Beaverbrook, The Three Keys to Success (Tay Trắng Làm Nên). Bản tiếng Việt do Nguyễn Hiến Lê dịch (TPHCM: NXB Văn Hóa Thông Tin, 2000), tr. 92.




Phillips Brooks có lần đã nói: “Giảng thuộc lòng là phương pháp nhiều người đã sử dụng, nhưng tôi hy vọng sẽ không có ai khuyến khích người khác giảng theo lối này”. [182] Phillips Brooks, Lectures on Preaching (Grand Rapids: Baker Book House, 1969), tr. 171.




III. ỨNG KHẨU TRƯỚC HỘI CHÚNG.
Theo Moon, phương pháp ứng khẩu được sử dụng nhiều trong Hội Thánh của các thế kỷ đầu. Trong thời Tân ước, thời cải chánh của thế kỷ 16, cuộc phục hưng ở Anh Quốc vào thế kỷ 18, cuộc Tỉnh Thức Lớn tại Hoa Kỳ và nhiều cuộc phấn hưng sau đó cho đến thời đại chúng ta, thì phương pháp ứng khẩu đã và đang là lối giảng Lời Chúa hiệu quả nhất. [183] Moon, tr. 228.



John Calvin được kể là nhà truyền đạo đoạt giải quán quân về giảng ứng khẩu. Nhiều diễn giả khác cũng sử dụng phương pháp này như Campbell Morgan, Charles Spurgeon, George Truett, John Wesley, Harol Ockenga. . . [184] Koller, Expository preaching Without Notes, tr. 35- 38.




Từ “ứng khẩu” ra từ tiếng La-tinh ex tempore nghĩa là “vào thời điểm được cảm thúc”. Ý nghĩa của từ “ứng khẩu” và từ “không xếp đặt trước” đều giống nhau. Từ “không xếp đặt trước” theo tiếng La-tinh in promtu có nghĩa là “sẵn sàng”. Theo tự điển hai danh từ đó đều có nghĩa là “nói hoặc trình bày mà không nghiên cứu, suy gẫm trước hoặc chuẩn bị trước”. Tuy nhiên, những người viết diễn văn và bài giảng Phúc âm bây giờ sử dụng từ “ứng khẩu” đễ diễn tả việc nói hay giảng từ những điều ghi chép ngắn gọn sau khi đã chuẩn bị đầy đủ. Phương pháp ứng khẩu là sự dung hòa giữa phương pháp đọc (bản viết tay) và học thuộc lòng (trí nhớ). [185] Moon, tr. 228.




Theo sự thăm dò, khoảng tám mươi phần trăm những người giảng Lời Chúa đều sử dụng phương pháp này. Chúng cũng cho thấy rằng phần lớn thính giả thích phương pháp ứng khẩu hơn.
Lợi điểm của phương pháp ứng khẩu:
(1)- nó sử dụng tối đa năng lực diễn thuyết của diễn giả như giọng nói, sự tiếp xúc bằng mắt, điệu bộ, và cảm xúc;
(2)- diễn giả có thể ban phát Lời Chúa cách tự nhiên như chuyện trò;
(3)- diễn giả có thể thiết lập một sự tiếp xúc cá nhân, trực tiếp tạo cho thính giả sự thân mật;
(4)- diễn giả kết hợp được những điều mình nghĩ đến trong giây phút được cảm động;
(5)- diễn giả có thể bỏ đi những điều mình đã chuẩn bị vì có lẽ lúc đó không còn cần thiết;
(6)- diễn giả có thể tiếp nhận được và đáp ứng được sự hồi trả từ phía thính giả trong lúc trình bày sứ điệp;
(7)- diễn giả có thể rút ngắn bài giảng nếu thì giờ không cho phép;
(8)- thính giả thích thú lắng nghe vì nhận thấy diễn giả truyền đạt Lời Chúa cách tự nhiên. [186] Moon, tr. 228-229.



Garvie nói thêm: diễn giả giảng theo phương pháp này sẽ có thể nhìn thấy sự đáp ứng của thính giả và sự hồi đáp ấy khiến cho diễn giả thêm phấn chấn. [187]

Garvie, The Christian Preacher, tr. 464.



Esenwein và Carnagey kết luận: “Đây là lối giảng dạy lý tưởng. Phương pháp này giúp diễn giả có thể đến gần với thính giả hơn và đem lại hiệu quả cho người giảng”. [188] Esenwien and Carnagey, The Art of Public Speaking (Springfield, MA: Crrespondence School,
1915), tr. 179.




Chrysostom luôn giảng Lời Chúa theo lối ứng khẩu. Sau khi suy gẫm chín mùi một chủ đề, người lên tòa giảng ứng khẩu thao thao bất tuyệt.
Bất lợi của phương pháp này:
(1)- diễn giả có thể xao nhãng cầu nguyện và thiếu sự chuẩn bị đầy đủ cho sứ điệp;
(2)- diễn giả trình bày sứ điệp kém trau chuốt hơn các phương pháp đọc và phương pháp học thuộc lòng;
(3)- diễn giả có thể mắc lỗi trong lời nói và sai sót trong nội dung bài giảng;
(4)- sự thành công của phương pháp này có thể lệ thuộc quá nhiều vào những cảm giác của diễn giả trong thời gian ban phát sứ điệp;
(5)- bài giảng của diễn giả có thể không được phân chia cân xứng;
(6)- diễn giả khó có thể kiểm soát mức độ dài của bài giảng, và có lẽ phương pháp này khuyến khích diễn giả giảng quá dài. [189] Moon, tr. 229.




IV. PHƯƠNG PHÁP DUNG HÒA.
Xét qua các phương pháp ban phát sứ điệp ở trên, ta thấy phương pháp nào cũng có ưu và khuyết điểm. Không có phương pháp nào là hoàn hảo. Vì thế, tôi muốn đề nghị một phương pháp tạm gọi là phương pháp dung hòa. Tôi sẽ cố gắng loại ra các khuyết điểm của phương pháp đọc, học thuộc lòng, và ứng khẩu rồi phối hợp các ưu điểm của ba phương pháp trên để đúc kết thành phương pháp dung hòa này. Để thực hiện phương pháp dung hòa, ta sẽ thảo ra ba bản nháp (bản thảo) cho bài giảng.
Bản nháp đầu tiên ta sẽ ghi xuống tất cả ý tưởng có liên quan đến bài giảng mà không cần phải theo thứ tự. Kế đến, ta sẽ dựa vào bản nháp thứ nhất này để thảo ra bản nháp thứ hai. Trong bản nháp thứ hai đó, ta sẽ rút gọn và sắp xếp dàn bài và ý tưởng có thứ tự bao gồm phần nhập đề, thân bài, và kết luận. Sau cùng, ta sẽ dựa vào bản nháp thứ hai để thảo ra bản nháp thứ ba. Trong đó ta viết ngắn gọn và ghi chú đầy đủ các phần chánh, phần phụ, lời chuyển tiếp, thí dụ minh họa, và những phần cần ghi nhớ của bài giảng. Khi hoàn tất bản nháp thứ ba, ta có thể bỏ bản nháp thứ nhất và thứ hai, chỉ giữ lại bản nháp thứ ba để giảng và lưu giữ cho tương lai dùng.
Lợi điểm của phương pháp này là có sự chuẩn bị đầy đủ. Diễn giả chỉ có thể ban phát sứ điệp hiệu quả khi đã có sự chuẩn bị chu đáo. Trong khi chuẩn bị cho việc ban phát sứ điệp, diễn giả nghiên cứu kỹ bản nháp thứ ba, ghi nhớ những chỗ cần chú ý như phần nhập đề, kết luận, thí dụ minh họa, ý luận giải, và ý bài giảng. Trước khi đứng lên giảng, ta sẽ coi lại bản nháp thứ ba một lần (hoặc nhiều lần) để có cái nhìn tổng thể bài giảng. Đến giờ giảng, ta đem theo hoặc không cần đem theo bản nháp đó và sẽ giảng ứng khẩu về những gì đã được chuẩn bị. Thực hành việc truyền đạt Lời Chúa

Nghệ thuật nói trước công chúng đôi khi còn được cho là “thuật hùng biện”. Có thể gọi giảng thuyết là “thuật hùng biện thánh” vì nó bao gồm nghệ thuật trình bày sứ điệp Thánh Kinh. Triết gia Hy-lạp Plato cho rằng thuật hùng biện là “nghệ thuật ảnh hưởng linh hồn qua lời nói”. [190] Harry Farra, “The Preacher Among the Rhetoricians,” Christian Ministry, vol. 7, no. 1(1976), tr.
22-24



Người xưa cũng đã định nghĩa thuật hùng biện là “sắp đặt chân lý thành một hệ thống có hiệu quả”. Chúa Giêxu phán: “Ta là đường đi, lẽ thật ( chân lý), và sự sống; chẳng bởi ta thì không aiđược đến cùng Cha ” (GiGa 14:6). Đây là chân lý mà nhà truyền đạo tìm kiếm để tác động trên linh hồn người ta.
Nhiều người ít quan tâm đến phương cách giảng Lời Chúa. Farra kêu gọi mọi người hãy chú trọng đến thuật trình bày sứ điệp Thánh Kinh. Ông nói: “Khi nào con người còn thở, thì còn phải nói trước công chúng qua hình thức này hoặc hình thức khác”. [191] Sách đã dẫn, tr. 22-24.



Farra kể lại ông có dịp quan sát thì thấy người ngoài Chúa thi nhau cố gắng học về nghệ thuật nói trước công chúng, trong khi người Cơ Đốc coi thường việc này. Ông buồn bã tự hỏi: “Tại sao người ngoài Chúa lại được hướng dẫn và huấn luyện về truyền thông kỹ lưỡng hơn những sứ thần của Đức Chúa Trời?” [192] Sách đã dẫn, tr. 22-24.




Việc thiếu quan tâm đến nghệ thuật nói trước công chúng không phải là vấn đề mới. Giám mục Maurus Magnentius (780-856 S.C.) đã nhìn thấy thực trạng này giữa vòng các tu sĩ trong giáo phận của ông. Vì thế, ngay từ năm 847 vị giám mục đã kêu gọi người hầu việc Chúa chớ coi thường về nghệ thuật giảng Lời Chúa. [193] Sách đã dẫn, tr. 22-24.




Dưới đây là những điều ta cần nhớ trước khi đứng lên giảng Lời Chúa.
I. THỰC TẬP GIẢNG.
Nhiều người hỏi: “Việc thực tập giảng trước có phải khiến cho sư giảng dạy trở thành hoàn hảo?” Câu trả lời: “Việc thực tập giảng trước không biến sự giảng thuyết của diễn giả trở nên toàn vẹn nhưng có thể khiến cho nó tồn tại một thời gian dài”. Thật thế, sau khi chuẩn bị xong bài giảng (ta còn thực tập giảng nhiều lần cho đến khi thuấm nhuần Lời Chúa và bài giảng trở thành hoàn toàn của ta), thì sự giảng dạy đó sẽ được Chúa ban phước và nó sẽ tồn tại suốt cả đời sống chức vụ của mình.
Thánh Kinh có ủng hộ việc thực tập giảng hay không? Chắc chắc có vì nó là một phần của việc trau dồi khả năng trong chức vụ. ChCn 22:29 chép: “Con có thấy người nào siêng năng trong công việc mình chăng? Người ấy hẳn sẽ đứngtrước mặt các vua, chớ chẳng phải ở trước mặt người hèn hạ đâu ”. Người hầu việc Chúa nếu cứ tiếp tục trau dồi khả năng và ân tứ mình thì sẽ được Chúa ban cho cơ hội tốt hơn để hầu việc Ngài. Trong ngụ ngôn về các ta lâng (Mat Mt 25:14-30), hai đầy tớ ngay lành và trung tín được chủ ban lời khen giống nhau: “Hỡi đầy tớ ngay lành và trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việcnhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của Chúa ngươi ” (c. 21, 23). Sứ đồ Phao-lô khuyên Ti-mô-thê: “Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòngĐức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật ” (IITi 2Tm 2:15). Vì thế, thực tập giảng trước sẽ giúp người hầu việc Chúa có thêm sự khéo léo và tự tin trong việc ban phát sứ điệp.
Nhiều nhà truyền đạo có thói quen tập thực tập giảng và việc này đã giúp họ rất nhiều. Có người thực tập ba hoặc bốn lần vào sáng thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và Chúa Nhật trước khi đứng lên giảng Lời Chúa vào giờ thờ phượng. Mục sư Giám lý Ackley tin rằng: “Một trong những cách tốt nhất để chuẩn bị một bài giảng là thực tập giảng trước”. [194] Charles W. Ackley, Preaching: Preparation and Practice,” Christian Ministry, vol. 7, no 2 (march1976), tr.22-23.



Ông cố gắng chuẩn bị xong bố cục bài giảng vào thứ tư. Ông nói: “Vào thứ năm tôi thực tập giảng ở nơi vắng vẻ. Thứ sáu tôi dùng một giờ để thực tập thêm. Đến thứ bảy tôi thực tập nữa. Vào sáng Chúa Nhật trước giờ thờ phượng tôi lại thực tập giảng lần cuối”. [195] Ackley, tr. 22-23.




II. CÁCH PHỤC SỨC
Diễn giả có thể thu phục người nghe bằng sự hấp dẫn cá nhân. Sự tiếp xúc đầu tiên thường bày tỏ cho biết công chúng tán thành hay chống lại diễn giả. Nếu người ra mắt một cách vụng về với cách ăn mặc thiếu chỉnh tề, thì người đã làm cho thính giả khó chịu trước khi người mở miệng.
Cách ăn mặc của diễn giả ảnh hưởng rất nhiều đến việc thính giả tiếp nhận sứ điệp. Wallace là một chuyên viên thiết kế thời trang Cơ Đốc đã nói: “Diễn giả không thể nào tránh khỏi việc thính giả phê phán cách phục sức của mình. Việc đó xảy ra trước khi diễn giả giảng Lời Chúa. Ấn tượng đầu tiên diễn ra trong giây phút rất ngắn ngủi, thường là mười giây”. [196] Anne Wallace, Dress for Success (New Jersey: Fleming H. Revell Co., 1971), tr. 20.



Vì thế, nhà truyền đạo nên để ý cách phục sức của mình. Những điều thính giả thấy và cảm giác về diễn giả có ảnh hưởng nhiều hơn lời thính giả nghe. Wallace khẳng định: “Thính giả ghi nhớ đến chín mươi phần trăm của sự truyền thông không lời, qua cách phục sức, điệu bộ. Họ chỉ nhớ được mười phần trăm về những lời diễn giả nói”. [197] Wallace, tr. 20.




Do đó, diễn giả phải chỉnh đốn cách ăn mặc, thái độ, nét mặt. Người phải ăn mặc chỉnh tề, phải cạo râu cho nhẵn. Phải thoái mái một cách đúng mức. Trước khi nói diễn giả phải nhìn cử tọa bằng cái nhìn vui vẻ. Người không được tỏ vẻ lo lắng hay sốt ruột. Diễn giả cũng không nên vội bắt đầu, cũng như không vội chấm dứt. Người chớ đánh giá thấp những chi tiết đó vì nó rất quan trọng. Tuy nhiên, diễn giả cũng không được chú ý thái quá đối với dáng vẻ bên ngoài. Trên tòa giảng, nếu diễn giả đã luống tuổi, chớ nên ăn mặc quá màu mè, trẻ trung, và có những điệu bộ của giới trẻ. Diễn giả nên tránh những cầu kỳ đó, nếu không chúng sẽ làm cho người trở thành lố bịch. [198] Sách đã dẫn, tr. 85- 86.




Không có phong cách quốc tế nào dành cho mục sư trong cách ăn mặc bởi vì phong tục khác nhau từ nước này đến nước khác. Ở một số quốc gia, người nam mặc áo không cần thắt cà vạt. Ở vùng sắc dân thiểu số, vị tù trưởng ăn mặc khác với người thường để dễ phân biệt. Vì thế, sứ giả của Đức Chúa Trời cũng phải ăn mặc cho thích hợp. Một mục sư phải ăn mặc giống như sứ giả của Vua muôn Vua, Chúa muôn Chúa. [199] Paul Kauffman, Phương Cách Rao Giảng Lời Chúa (Garden Grove: Viện Thần Học Việt Nam, không ghi ngày), tr. 149.




Có phải quan tâm đến cách phục sức là việc làm không thiêng liêng? Thực ra hành động này không phải là bắt chước người đời. Trong Thánh Kinh, Đức Chúa Trời truyền lệnh cho cho các thầy tế lễ mặc áo lễ để mang vinh hiển về cho Ngài (XuXh 28:1-2). Chúa bảo Môi-se, “Ngươi hãy chế bộ áo thánh cho A-rôn, anh ngươi, để người được vinh hiển trang sức” (c. 2). Ngài cung cấp thợ giỏi để may áo cho thầy tế lễ: “Hãy truyền cho hết thảy kẻ thông minh, là người ta đã ban đầy tính trí huệ, chế bộ áo cho A-rôn đặng biệt người ra thánh, hầu cho người làm chức tế lễ trước mặt ta” (c. 3).
Ngày nay tất cả người tin Chúa đều là thầy tế lễ trước mặt Chúa (IPhi 1Pr 2:9). Vì thế, những lời dạy này cũng dành cho chúng ta, đặc biệt cho người truyền đạo của Đức Chúa Trời. Phao-lô nhắc rằng chúng ta là “sứ thần của Christ” nên phải phục sức đúng với cương vị mình. Ngoài ra “loài người nhìn xem bề ngoài” (ISa1Sm 16:7). Người ta sẽ đánh giá chức năng sứ giả của chúng ta qua dáng vẻ bên ngoài. Chúa Giê-xu không có nhiều áo quần, nhưng trước khi Ngài chết trên thập tự giá, thì các lính La-mã đã cướp lấy trang phục của Ngài? Dĩ nhiên hành động ấy để cho ứng nghiệm lời tiên tri về Ngài, nhưng cũng là vì Chúa ăn mặc sạch sẽ tươm tất.
Ta phải phục sức giống như thầy mình, không nhất thiết phải ăn mặc sang trọng mà là phục sức gọn gàng sạch sẽ. Nhiều hệ phái Tin lành có sẵn áo lễ cho mục sư rất tiện lợi, nếu không có, ta phải để ý đến cách phục sức của mình nếu muốn cho thính giả tiếp nhận Lời Chúa.
III. TIẾNG NÓI.
Trong tiến trình truyền đạt Lời Chúa, tiếng nói của diễn giả rất quan trọng. Cho dù thính giả chỉ có thể ghi nhớ mười phần trăm những gì diễn giả nói, nhưng ta cũng phải quan tâm đến tiếng nói để thính giả ghi nhớ được những điều ta giảng.
Nhiều diễn giả hình như quên rằng người cũng giống như các nhạc sĩ. Họ cũng biểu diễn một nhạc cụ và cũng phải học cách sử dụng nhạc cụ đó tới mức điêu luyện, trước khi trình diễn trước cử tọa. Nhạc cụ mà diễn giả sử dụng là tiếng nói của người. Nói cho chính xác hơn, đấy là một loại kèn sáo. Đó là một sự thật đương nhiên, nhưng khổ thay, người ta thường quên nó.
Một đàn ống chỉ phát ra tiếng khi người ta làm rung động không khí trong cái ống của nó. Đàn ống cần bộ ống gió mạnh để cung cấp lượng không khí cần thiết. Nếu không đủ gió thì dụng cụ mất sức như một tiếng nói tắt đi. Khi bộ ống gió ngừng hoạt động, đàn ống im tiếng. Lúc ấy dù nghệ sĩ có nhấn các phím và giậm chân tha hồ mà đạp, sẽ không có nốt nào vang lên dù là trầm hay cao.
Tiếng nói con người cũng vậy. Để tạo ra tiếng nói, ta cần một bộ ống gió, đó là bộ máy hô hấp. Phổi ta tích đầy rồi nhả hơi ra, nhờ có các hấp thụ chức năng. Chất lượng và sức mạnh của tiếng nói vừa tùy thuộc ở tình trạng các cơ quan trong cơ thể, vừa tùy thuộc ở cách ta sử dụng chúng.
Người ta biết rằng sổ mũi làm cho tiếng nói có giọng mũi và khô họng sẽ làm cho tiếng nói bị khàn. Nhưng có rất ít diễn giả biết nghệ thuật thở trong khi nói. Nhiều diễn giả không tích lũy được trong phổi số lượng không khí đầy đủ ở một thời điểm mình muốn. Do đó, có diễn giả khi mới nói nửa câu thì đã hết hơi, trong lúc ý nghĩa của câu đó không cho phép dừng lại. Sự thiếu hơi làm cho diễn giả thở khò khè hoặc nấc lên. Do thiếu không khí và bị ngạt, diễn giả bắt buộc phải hít vào đột ngột với tiếng rít khiến người nghe khó chịu.
Chúng ta là diễn giả “phải biết tình trạng của hai buồng phổi của mình. Nói cách khác ta phải biết coi phổi của mình chứa được hai lít không khí chăng. Nếu không là nó yếu, nghĩa là âm thanh khó ấm rồi đó. Làm sao thử sức chứa khí phổi. Ta lấy một cái thau lớn đựng đầy nước. Đổ đầy nước vào một chai hai lít rồi lật ngược đầu chai lại, cắm vào thau nước. Luồn vào miệng chai một ống cao su sạch. Ta ngậm đầu kia. Mũi ta hít khí vào đầy phổi rồi thở hơi từ từ vào chai. Khí vào chai duỗi nước ra và nếu đuổi nước hết trong chai là phổi ta mạnh vì chứa được hai lít khí”. [200] Việt X. Hoàng, Thuật Hùng Biện (Gia Định: Phương Nam Ấn Quán, 1963), tr. 120.




Sau khi biết tình trạng mạnh yếu của buồng phổi, ngay từ bây giờ ta phải học cách thở. Theo Saint-Laurent, đây là cách giáo sư hướng dẫn học trò cách thở. Giáo sư nắm lấy tay học trò đặt lên bụng mình để cho học trò sờ thấy sự chuyển động của bắp thịt bụng. Rồi giáo sư bắt đầu nói. Người học trò nhận thấy được ngón tay của mình nơi bụng của thầy phình ra và tóp lại như một cái bễ to. Cách thở này gọi là thở bằng hoành-cách-mạc hoặc thở bằng bụng. Chỉ có nó mới giúp cho diễn giả không bị trở ngại trong khi thuyết giảng. [201] Raymond De Saint-Laurent, tr. 85- 86.




Đây là cách tập: “Ta đứng thẳng người lên, ưỡn ngực tới, hít đầy, thật đầy, đầy nữa. . . Rồi nín thở vài giây. Đoạn hai tay giơ thẳng lên lên trời, hạ cong nửa thân người xuống mé trước mặt, từ từ tống khí ra cửa miệng. Sáng và tối làm vậy chừng ba chục lần. Thở theo lối ấy người ta kêu thở bằng hoành-cách-mạc là bằng một tấm màng chia thân ta làm hai phần, tim ở phần trên còn phần dưới là bụng gồm gan, bao tử, ruột. . . Lúc ta thở ra bụng thóp lại, hoành-cách-mạc phồng lên, ép phổi mé dưới tống khứ hết khí dơ ra. Rồi khi hít vào phổi, ta phình bụng ra nghĩa là hoành-cách-mạc lõm xuống, phần dưới của phổi phồng lên chứa không khí. Thở ra vào cách ấy phải làm chầm chậm. Hít vô từ từ bằng mũi, thở ra bằng miệng mà cũng từ từ. Dĩ nhiên khi tập thở, đứng chỗ thoáng khí, thanh khí. Màng phát âm nhờ cách thở trên trở thành tinh nhuệ hơn, âm thanh phát ra rung nhiều hơn và vang ấm hơn. Hơi càng phong phú, âm thanh càng rung nhiều, mà rung nhiều là tiếng vang rộng. Ta coi cục đá rớt xuống trên nên gạch nghe to mà vang đâu xa bằng tiếng đàn gõ nhẹ. Lý do là vì tiếng đàn rung nhiều hơn tiếng cục đá rớt. Như vậy, khi thuyết giảng, ta đừng tưởng la hét lớn là tiếng ấm dễ nghe. Mà phải nói bằng cách vận dụng hoành-cách-mạc và hai cạnh sườn.” [202] Hoaøng, tr. 121.




Đàn ống có những số lượng nhiều hay ít tùy theo loại. Những đàn lớn và đẹp có từ hai mươi đến ba mươi ống, đàn nhỏ chỉ có sáu ống.
Tiếng nói con người chỉ có ba giọng: giọng trung, giọng cao, và giọng trầm.
Diễn giả thường nói giọng trung ở đầu diễn văn, trong những giải thích, và nói chung ở những đoạn ít sôi nổi. Diễn giả dùng giọng cao để thể hiện những tình cảm mạnh hơn: sự tò mò, lòng mong muốn mạnh mẽ, tình yêu. Diễn giả dùng giọng trầm để diễn tả những tình cảm buồn hay những suy nghĩ sâu xa, và khi người gợi ý cho thính giả nhìn lại chính họ.
Kauffman khuyên ta hãy phát huy khả năng nói cho rõ lời. Hãy tập kỹ năng luyện giọng. Thỉnh thoảng hãy cố lên giọng xuống giọng, lên bổng xuống trầm, nếu không giọng nói của ta chẳng bao lâu sẽ không còn hấp dẫn, thu hút nữa. Đôi khi ta gây được chú ý bằng cách nói nhỏ và những lúc khác ta gây được chú ý khi nói lớn tiếng. Thỉnh thoảng ta nên thay đổi cách nói của mình. [203] Paul Kauffman, Phương Cách Rao Giảng Lời Chúa (Garden Grove: Viện Thần Học Việt Nam, không ghi ngày), tr. 147.




Diễn giả cần chuyển từ giọng nọ sang giọng kia một cách khéo léo. Sự đa dạng làm cho lời nói ta có sức sống. Nếu chỉ dùng một giọng đều đều ta sẽ dễ dàng trở thành “tiến sĩ gây mê”. Không có gì làm cho người ta ngủ gật tốt hơn cách đó. [204] Raymond De Saint-Laurent, tr. 85- 86.




Giăng Báp-tít là người dọn đường cho Chúa Cứu Thế. Người ta gọi Giăng là “tiếng kêu trong đồng vắng” và sứ điệp của người là kêu gọi dân chúng để đưa dẫn họ đến với Chúa Giê-xu. (Mac Mc 1:2-11). Giăng có giọng nói rõ ràng, đầy thuyết phục nên đã thu hút nhiều người nghe. Thánh Kinh ghi lại: “Cả xứ Giu-đê và hết thảy dân sự thành Giê-ru-sa-lem đều đến cùng người, xưng tội mình và chịu người làm phép báp têm dưới sông Giô-đanh ” (1:5).
Chúng ta là người hầu việc Chúa có nhiệm vụ công bố sự cao trọng của Đức Chúa Trời. Công bố cần có giọng rõ ràng diễn cảm. Bác sĩ Lu-ca ghi lại Phi-e-rơ công bố sự cao trọng của Đức Chúa Trời nên trong một lần giảng Lời Chúa đã có ba ngàn người tiếp nhận Chúa (Cong Cv 2:14). Phi-e-rơ chắc chắn có giọng nói tốt và biết cách dùng giọng nói ấy để rao giảng Lời Chúa.
Nhưng có giọng nói tốt nghĩa là gì? Giọng nói tốt không phải là ta giảng to tiếng, quát tháo, nhưng là giọng nói rõ ràng, chính xác, đầy quyền năng và có thể cảm động người nghe. Vì “nước Đức Chúa Trời chẳng ở tại lời nói, mà ở tại năng lực” (ICo1Cr 4:20).
IV. TIẾP XÚC BẰNG MẮT.
Ánh mắt giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình truyền thông. McCarthy nói: “Khi diễn giả dùng mắt để tiếp túc với thính giả, họ có cảm giác như diễn giả có điều gì quan trọng muốn truyền đạt cho từng người. [205] David S. McCaethy, “Mind Your Mannerisms,” Christianity Today, vol. 18, no. 2 (October 26,1973), tr. 52, 54.




Kauffman cho rằng một diễn giả cứ chú mục vào tập ghi chú bài giảng của mình hoặc nhắm mắt lại khi đang nói với hội chúng thì thật là một lỗi lầm nghiêm trọng. Hội chúng sẽ không thực sự chú ý đến diễn giả nào không chịu nhìn vào họ. . . Có một sai lầm nghiêm trọng mà đôi khi các diễn giả quên mất đó là dù ta đang nói với một hội chúng, nhưng hội chúng đó là được bao gồm bởi những cá nhân. Nói cách khác diễn giả không phải giảng cho một đám đông mà là đang nói với một cá nhân. Do đó, bạn hãy nói như đang nói với một nhân vật đặc biệt nào đó trong đám đông. Bạn đang công bố sứ điệp của Đức Chúa Trời cho một cá nhân. [206] Kauffman, 150- 151.




Tiếp xúc bằng mắt cũng giúp cho diễn giả nhận thấy được phản ứng của thính giả cho biết mình có thật sự đang truyền đạt Lời Chúa cách thích thú hay không.
Robinson nói: “Hầu như không có ngoại lệ, hội chúng sẽ không chăm chú nghe diễn giả nào không nhìn vào họ khi đang nói. Quan trọng hơn nữa, người ta không tin cậy những ai tránh tiếp xúc bằng ánh mắt và kết quả là họ đánh giá thấp những gì người kia đang nói”. [207] Robinson, tr. 201-202.




Một mục sư kể lại có lần ông nghe một giáo sư đại học giảng bài. Đang lúc nói, mắt của vị giáo sư chẳng nhìn thính giả mà chỉ nhìn lên trần nhà. Sau đó, vị mục sư đến góp ý với giáo sư ấy. Vị giáo sư giải thích rằng ông quá khớp và mắc cỡ nếu phải tiếp xúc bằng mắt với thính giả.
Chúng ta là “sứ thần của Christ” chớ nên mắc cỡ nhưng phải tự tin và yêu thương. Ta không thể nhìn hết thính giả một lần, nhưng nên lần lượt hướng mắt tới thính giả. Nếu còn ngại ngùng, thì nên hướng ánh mắt về những bạn hữu, thân nhân trước. Họ sẽ mĩm cười và bày tỏ sự thích thú khi nghe ta giảng.
V. HÀI HƯỚC.
“Ăn nói hóm hỉnh, có duyên (humor), nếu là một ân tứ của Thánh Linh, là đặc tính tốt. Mục sư Charles H. Spurgeon là người có ân tứ ăn nói hóm hỉnh có duyên và đã dùng ân tứ này trong việc công bố phúc âm. Ngược lại sứ giả phục hưng George Whitefield rất nghiêm trang khi giảng Lời Chúa, và không bao giờ trào phúng cả”. [208] Phu H. Le, Thiên Chúc Công Bố Phúc Âm và Người Công Bố Phúc Âm (Westminster, CA: Thần Học Phúc Âm, không ghi ngày), tr. 156.




Theo nhiều nhà chuyên môn, nếu ta có tài hài hước thì nên sử dụng, còn không thì chớ dùng con dao hai lưỡi ấy. “Nhập đề hài hước nếu mình không làm cho thiên hạ cười thì thiên hạ cười lại mình. Chắc bạn dư biết rằng ai cợt hay, ai thuật chuyện hài hước có duyên ta cười thì dễ mà chính ta làm cho kẻ khác cười thực khó vô cùng. Phần đông một dân tộc có cái cười riêng. Rồi trong mỗi dân tộc, mỗi người có cái cười riêng nữa. Dân mọi rợ không cười cái cười của dân bán khai. Dân văn minh cười cái mà dân mọi thấy ngơ ngác. Một số người bên Áđông thấy một con chó bị ai đập què giò chạy la cẳng cẳng, cười: điều mà phần đông người Âu Mỹ chẳng những không cười mà còn thương hại. Dale Carnegie nói chí lý: Hài hước là điều tế nhị. Ngay một chuyện, một diễn giả có tài thuật sơ sơ lại, ai nấy cười nôn ruột; còn cho người vô duyên thuật rát cổ ai nấy đều lạnh nhạt, có kẻ bất mãn nữa là khác. Đi coi đóng kịch, thấy một kích sĩ đóng vai hề mà vô duyên, trong khán giả có kẻ la ó đòi ra về hay huýt gió, búng tay. Nhưng dự cuộc diễn thuyết, các thính giả vì phần đông có tinh thần cao nên thấy diễn giả hài hước thất bại, không đến nỗi to tiếng mà mỉm cười, không phải vì bị chọc cười nhé mà vì thương hại, vì tự hỏi sao diễn giả ăn nói vô duyên như vậy mà còn lố bịch lập đi lập lại để pha trò. Nói trước công chúng mà như vậy là thất bại khá rồi.
Vậy nếu thấy mình không có biệt tài trào phúng thì xin bạn đừng nhập đề bằng chuyện hài hước. Nhưng có thể bạn thành công nếu bạn vừa nhập đề vừa có gương mặt tự nhiên vui tươi. Tôi nhấn mạnh tự nhiên vui tươi vì nếu gượng gạo hoặc quá lố thì nụ cười sẽ trở thành chua chát hoặc xuề xòa: cả hai đều gây ác cảm. Còn nếu bạn chân thành vui tươi, như nở nụ cười hồn nhiên trước thính giả, như có vẻ mừng và cám ơn họ rồi bạn ôn tồn trình bày nhập đề thì bạn dễ nắm tâm hồn họ luôn. Sắc mặt vui tươi của bạn phá tan được thành lũy xa lạ ngăn giữa bạn và thính giả”. [209] Hoàng, tr. 210- 211.




Ăn nói hóm hỉnh có duyên “tự nó không phải là một điều sai, nhưng chúng ta phải giữ đừng bao giờ vượt qua ranh giới thanh nhã mà bước vào lãnh vực thiếu thanh nhã. Nói cách khác, trong khi giảng-và cả trong sinh hoạt hàng ngày-sứ giả thật của Thượng Đế không thể nào nói một lời thiếu thanh nhã, vì Lời Chúa trong Eph Ep 5:4 dạy rằng “đừng nói lời tục tĩu bậy bạ, hoặc chuyện tiếu lâm thô bỉ”. “Tiếu lâm thô bỉ” tức là nói trào phúng thiếu thanh nhã để chọc người ta cười. . . Người công bố phúc âm là sứ giả, là sứ thần (khâm sai) của Thượng Đế và có trách nhiệm với linh hồn người ta, với sự cứu rỗi đời đời hay trầm luân đời đời của các linh hồn ấy. Vì vậy, nếu Thánh Linh cho người đó có thể ăn nói hóm hỉnh có duyên cách tự nhiên, thì dùng ân tứ đó trong giới hạn thanh nhã và ngay thật để làm vinh hiển Chúa. Nhưng đừng bao giờ nhắm vào mục đích chọc cho thính giả cười mà không làm vinh hiển Chúa, hay chọc cười một cách ‘chuyên nghiệp’ như các diễn viên màn ảnh hay diễn viên sân khấu”. [210] Phu H. Le, Thiên Chúc Công Bố Phúc Âm và Người Công Bố Phúc Âm (Westminster, CA: Thần Học Phúc Âm, không ghi ngày), tr. 156- 157.




D. Stuart Briscoe trong quyển Không Khí Tươi Mát Trên Tòa Giảng đã trích dẫn lời của David Buttrick khi nói về “những minh họa hài hước”. Buttrick viết: “Chúng ta có thể nêu qui luật chung cách thoải mái là: Nếu bản chất tự nhiên của bạn là con người hài hước, thì vấn đề của bạn sẽ là sự kiềm chế; nếu bạn không tự nhiên là con người hài hước, thì đừng cố gắng” [211] Stuart Briscoe, Không Khí Tươi Mát Nơi Tòa Giảng (Sàigòn: Không ghi nhà xuất bản và năm phát hành), tr. 146.




VI. CÁCH NGẮT CÂU.
Nhà văn cách ly các từ, các câu đơn giản, các câu phức tạp bằng dấu phảy, dấu chấm phảy và dấu chấm. Nhờ việc chấm câu, người đọc hiểu được tư tưởng tác giả dễ dàng hơn. Diễn giả cũng phải có cách chấm câu để cho cử tọa hiểu mình và cách chấm câu của văn nói khác với cách chấm câu của văn viết.
Ngắt câu trong khi giảng giải Lời Chúa là một nghệ thuật cần để ý. Ngừng nghỉ một cách có ý thức không chỉ làm cho lời nói có trật tự rõ ràng, mà còn làm nổi bật trọng điểm, thu hút sự chú ý của người nghe. Ngừng nghỉ thích đáng có thể làm cho người nghe hiểu được nội dung mà ta nói chia làm mấy đoạn, trước sau bổ sung cho nhau thể nào. Chỉ có những lời nói mạch lạc rõ ràng, mới có sức hấp dẫn, thuyết phục, thể hiện tính thống nhất, làm cho người nghe dễ theo dõi lời ta rao giảng. Nếu không biết ngừng nghỉ đúng lúc, thao thao bất tuyệt mãi, diễn giả sẽ làm cho người nghe có cảm giác “cũng chẳng biết bạn đã nói những gì nữa”.
Theo các nhà chuyên môn, có nhiều cách ngắt câu khác nhau: cách ngắt câu hùng biện, cách ngắt câu nhịp nhàng, cách ngắt câu xúc động, cách ngắt câu tâm lý. . . Tuy nhiên, ở đây ta không bàn chi tiết về thuật ngắt câu mà chỉ tập ngắt câu cách có suy nghĩ để diễn giả cùng suy tư với hội chúng.
Khi nào ta cần ngừng nghỉ? Khi ta chuyển đổi lời nói, nối tiếp phần dưới, hoặc nêu ra trọng điểm tổng kết tư tưởng chính yếu, thì cần phải ngừng nghỉ. Ngoài ra, nếu ta muốn diễn đạt tình cảm ấp ủ trong lòng, thì khi nói cần trầm bổng ngừng nghỉ âm thanh, mà còn có thể phối hợp với động tác của tay để tiến hành.
Thường thì diễn giả có thể áp dụng ba loại ngắt câu: ngừng nghỉ ngắn, ngừng nghỉ trung, và ngừng nghỉ dài. Ngừng nghỉ ngắn là khoảng một giây hoặc ít hơn, ngừng nghỉ trung là từ một đến hai giây, và ngừng nghỉ dài là từ ba đến năm giây.
Ta thử đọc Mat Mt 5:13 theo lối ngắt câu ngắn và trung để cùng suy tư với hội chúng: “Các ngươi là muối của đất (ngừng nghỉ ngắn); song nếu mất mặn đi (ngừng nghỉ trung) thì sẽ lấy giống chi làm cho mặn lại? (ngừng nghỉ ngắn) Muối ấy không dùng chi được nữa (ngừng nghỉ ngắn), chỉ phải quăng ra ngoài và bị người ta giày đạp dưới chơn”.
Ta đọc GiGa 2:5 theo lối ngắt câu trung: “Mẹ Ngài nói với những kẻ hầu bàn rằng (ngừng nghỉ trung): Người biểu chi, hãy vâng theo cả!” Khi gặp những chỗ trích dẫn, người ta thường áp dụng lối ngắt câu trung.
Lối ngắt câu dài thường được áp dụng để báo cho thính giả biết có một sự thay đổi ý tưởng (qua ý tưởng mới) hoặc được áp dụng để tạo sự chú ý.
Việc ngắt câu chẳng những buộc ta chú ý đến tổng thể của đoạn văn mà còn phải quan tâm đến ý nghĩa của mỗi từ ngữ riêng biệt. Chẳng hạn khi ta đọc hai câu thơ “Bức Tranh Xuân” của thi hào Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Theo Vũ Nho, nếu cứ đọc thầm bằng mắt ào qua, mấy ai đã chú ý đến từ “trắng”. Ngay cả khi đọc thành tiếng theo thói quen ngâm nga người ta sẽ đọc theo cách ngắt nhịp như vầy:
Cỏ non - xanh tận - chân trời,
Cành lê - trắng điểm - một vài - bông hoa
Nhưng để cho người nghe cảm thấy hết vẻ đẹp của bức tranh xuân, đặc biệt thấy được tài năng của Nguyễn Du như một họa sĩ tranh phong cảnh, ta phải để ý đến từ “trắng”. Cái màu trắng độc đáo này là do Nguyễn Du thêm vào chớ không hề có trong câu thơ chữ Hán.
Nguyễn Du ở đây vì muốn tạo ra vẻ cân đối của âm thanh và sự tương phản của màu sắc nên mới đặt từ “trắng” trong vị trí đặc biệt này. Thông thường thì người ta viết câu thơ thứ hai trên như vầy:
Cành lê điểm trắng một vài bông hoa.
Khuôn nhịp câu thơ lục bát cho phép viết như vậy. Ý nghĩa thông báo không thay đổi. Tuy nhiên sự đối chọi và hài hòa của cặp từ chỉ màu sắc “xanh” và “trắng” đã không còn như cũ nữa. Câu thơ trên trở nên tầm thường không gì đáng để ý. Nhưng khi đảo vị trí của từ “trắng” thì câu thơ trở thành độc đáo mà chỉ những người có tài năng như Nguyễn Du mới có thể làm được. Do đó, khi đọc câu thơ này, ta cũng phải hiểu ý của tác giả để có cách ngắt nhịp và nhấn giọng làm cho màu “trắng” nổi bật lên:
Cành lê - trắng - điểm - một vài - bông hoa [212] Nho Vũ, Nghệ Thuật Đọc Diễn Cảm (TP. HCM: Nhà Sách Thành Nghĩa, 1999), tr.12- 13.




Vũ Nho cũng thuật lại câu chuyện vui về cách đọc “tụng kinh” của một học sinh do một giáo viên kể lại: “Anh đang ngồi chấm bài thì nghe cậu con trai đọc oang oang: ‘Tầm bèn thủng, tằm bèn thủng, tằm bèn thủng” có đến mươi lượt.
Anh bực mình gắt:
- Con làm gì thế?
- Dạ, học thuộc lòng.
- Bài học gì kỳ thế! ‘Tằm bèn thủng’ là cái gì? - Sách in thế.
- Mang đây xem nào! Cậu con mang sách đến. Thì đúng sách in thế thật.
Hóa ra là cậu con trai đã chia đôi câu thơ ‘Tằm bèn thủng thỉnh đáp rằng’ thành câu thơ ngắn hơn cho dễ đọc”. [213] Sách đã dẫn, tr. 14.




VII. NGỮ ĐIỆU.
Ngữ điệu là những cách đọc một số từ qua nhiều lối khác nhau để biểu lộ tình cảm thầm kín của ta bằng chất lượng của tiếng nói. Mỗi từ có thể diễn tả bằng nhiều giọng và mỗi giọng có thể làm thay đổi ý nghĩa của từ bằng cách này hay cách khác. Do đó, diễn giả phải biết làm cho câu nói của mình có sắc thái, nghĩa là biết thay đổi cách đọc tùy theo yêu cầu của tư tưởng.
Saint-Laurent đề nghị chúng ta hãy cùng nhau thực tập. Ta chọn một câu ngắn, đơn giản, chỉ có bốn từ: “A, ông đã đến”. Ta có thể nói câu này bằng những ngữ điệu khác nhau để diễn đạt nhiều ý nghĩa khác nhau:
“A, ông đã đến”, tùy theo cách nói, ta sẽ có thể bày tỏ:
1. Niềm vui cực độ: Những lần ông đến thăm làm tôi rất vui mừng. Ở bên ông, tôi đã có được biết bao thì giờ êm ái. “A, ông đã đến”.
2. Khó chịu nhưng dấu kín: Tôi chắc là có việc ông mới tới phiền tôi. Tôi mong rằng chúng ta sẽ không mất nhiều thì giờ. Tôi phải miễn cưỡng mỉm cười: “A, ông đã đến”.
3. Bất bình ra mặt: Lại ông nữa, tôi đã bảo ông là đừng đến làm phiền tôi.
“A, ông đã đến”.
4. Diễu cợt: Đó là một ông bạn lúc nào cũng có những câu nói hoặc câu trả lời kỳ cục buồn cười. Lại sắp được một mẻ cười rồi. “A, ông đã đến”.
5. Chế diễu: Đó là một nhân vật thô bỉ. Không thể gặp ông ta mà không cười khinh bỉ ông ta. “A, ông đã đến”.
6. Oán trách: Tôi nhớ ông đã chơi tôi nhiều vố! Mỗi lần gặp ông tôi lại nhớ đến chúng một cách cay đắng. “A, ông đã đến” (A, lại được thấy ông).
7. Ra mặt thù địch: Tôi không cần gặp anh để anh trút cho những điều bỉ ổi. “A, ông đã đến” (A, anh đấy à).
8. Tình yêu say đắm: Anh (em) là người làm thỏa mãn cả tâm trí lẫn trái tim tôi. Tôi mong anh (em) đến quá. “A, anh (em) đã đến” (A, anh (em) đây rồi). [214] Saint-Laurent, tr. 109- 110.




VIII. ĐIỆU BỘ.
Ngày xưa, có người hỏi Démosthène điều kiện thứ nhất của người muốn thành công trên diễn đàn là điều kiện nào: Ông nói: Tác động”. Còn điều kiện thứ hai? “Cũng tác động”. Và điều kiện thứ ba? “Luôn luôn là tác động” [215] Hoàng, tr. 299.




Kauffman cho rằng, diễn giả chẳng những truyền thông bằng lời nói và giọng nói mà còn bằng cử chỉ (điệu bộ). Hội chúng quan sát mục sư khi họ lắng nghe Lời Chúa. Đôi khi cử chỉ của diễn giả nói rõ hơn là lời nói của diễn giả.
Đó được gọi là ngôn ngữ “không lời”. Ta chuyên chở một sứ điệp bằng những cử chỉ và cung cách hành động của mình. Theo một sự nghiên cứu, chỉ có bảy phần trăm ấn tượng là đến từ những gì diễn giả nói ra. Ba mươi tám phần trăm là từ giọng nói của diễn giả, trong khi đó năm mươi lăm phần trăm hiệu quả của diễn giả là từ gương mặt diễn cảm của diễn giả. Nói cách khác sự diễn cảm trên gương mặt diễn giả là vô cùng quan trọng. [216] Kauffman, tr. 148- 149.




Kauffman giải thích tiếp: trong khi nghe diễn giả giảng, thính giả đồng thời cũng quan sát diễn giả. Cử chỉ và gương mặt diễn giả còn nói lớn hơn và nhiều hơn lời nói của diễn giả. Một diễn giả có thể nói rằng: “Đây là một sứ điệp quan trọng từ Đức Chúa Trời” nhưng nếu người đó ban phát sứ điệp một cách buồn chán và hành vi cử chỉ người đó không mang nội dung của sứ điệp, thì người nghe sẽ tin nơi cử chỉ của diễn giả hơn là lời nói của diễn giả. [217] Sách đã dẫn, tr. 149.



Nguyên nhân thất bại trong việc truyền đạt Lời Chúa

Có nhiều nguyên nhân:
I. NGƯỜI TRUYỀN ĐẠO KHÔNG CÓ ĐỜI SỐNG DƯỠNG LINH ĐÚNG MỨC
Không có thì giờ ở riêng với Chúa để học Lời Ngài và tương giao với Ngài chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến người chăn bầy thất bại trong việc ban phát Lời Chúa. Jame Clarke nói: “Tôi tin chắc rằng nền tảng của sự giảng dạy là là đặt trên đời sống dưỡng linh của người truyền đạo. Điều này không có nghĩa là những ân tứ, cá tính, kiến thức thần học, sự nghiên cứu học hỏi, và sự tập luyện nói trước công chúng là chẳng quan trọng. Nhưng có nghĩa là cho dù một người có được các điều kể trên mà không có đời sống dưỡng linh đầy đủ, người đó cũng không thể trở thành một nhà truyền đạo thành công”. [218] Jame W. Clarke, Dynamic Preaching (Westwood: Fleming H. Revelle Comp., 1960), tr. 93.




Chúa Giê-xu khẳng định: “Hãy cứ ở trong Ta thì Ta sẽ ở trong các ngươi ” (GiGa 15:4). Vấn đề quan trọng ở đây là nếu chúng ta cứ ở trong Chúa (có đời sống ở riêng ở riêng với Chúa và tương giao với Ngài) thì Ngài sẽ ở trong chúng ta. Chúa nhấn mạnh đến bổn phận của người hầu việc Chúa là phải tiếp tục ở trong Ngài. Nếu chúng ta cứ ở trong Chúa thì Ngài sẽ luôn ở trong chúng ta. Điều này là chắc chắn không còn nghi ngờ gì cả. Chúa biết các môn đệ mang lấy bản tánh xác thịt yếu đuối và có thể không còn ở trong Ngài. Tại đây Chúa nhắc nhở chúng ta nếu muốn cho sự truyền đạt Lời Chúa có hiệu quả, chúng ta phải ở trongChúa, tức là có đời sống dưỡng linh đúng mức. Chúa hứa: “Hãy cứ ở trong Ta, thì Ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho thì tự mình không kết quả được; cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong Ta, thì cũng không kết quả được ” (GiGa 15:4).
Ngày nay có nhiều người thất bại trong việc truyền đạt bài giảng là do nguyên nhân này. Khi ta không có đời sống ở riêng với Chúa mà đứng lên giảng dạy thì có nghĩa là ta đang giả bộ mang sứ điệp của Đức Chúa đến cho dân Ngài. Đó là sứ điệp của chúng ta chớ không phải của Chúa. Sứ điệp đó là sự ngụy tạo của chúng ta chớ không phải đến từ ngôi cao đời đời của Đức Chúa Trời. Một người như thế đã bị thất bại trong sự truyền đạt Lời Đức Chúa Trời cho dù sự giảng dạy đó chứa đầy nghệ thuật nói trước công chúng.
II. NGƯỜI TRUYỀN ĐẠO BỊ CÁM DỖ ĐỂ NGHĨ RẰNG KHI LỜI CHÚA ĐƯỢC RAO GIẢNG THÌ TỰ NHIÊN HỘI CHÚNG PHẢI TIẾP NHẬN
McNeil nói rằng: “Lỗi lầm lớn nhất trong sự giảng dạy của người truyền đạo ngày nay là cho rằng những lời mình rao giảng ra hội chúng sẽ nghe, hiểu và công nhận đó là phúc âm”. [219] Jesse J. McNeil, The Preacher-Prophet in Mass Society (Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans Publishing Comp., 1961), tr. 40.




Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao hội chúng không đón nhận Lời Chúa do người truyền đạo rao giảng? Có nhiều lý do:
(1)- Sứ điệp không thích hợp với nhu cầu người nghe
Sự quan tâm lớn nhất của con người ngày nay là sự hiện hữu của họ. Con người muốn tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề như: Loài người từ đâu mà có? Tại sao họ hiện hữu? Cách nào để sống có ý nghĩa cho đời này và đời sau? Nhưng hội chúng chỉ nghe các diễn giả hoàn toàn chỉ giảng về đời sau mà không có chút gì liên quan đến cuộc sống hiện tại của họ. Hằng tuần con dân Chúa đến thờ phượng, họ ao ước được nghe diễn giả ứng dụng Lời Chúa cho cuộc sống hiện tại và những nan đề trong cuộc sống của họ đang gặp phải, nhưng chỉ nghe toàn là “chuyện đời sau”. Thính giả “ăn cơm dưới đất mà bắt ngồi nghe toàn là chuyện trên trời”. Một sứ điệp như thế là không thích hợp với nhu cầu người nghe. Thính giả chẳng những cần biết chuyện trên trời mà còn cần biết chuyện dưới đất. Hội chúng phải biết làm sao để có thể sống cuộc đời đầy ý nghĩa ngay lúc còn ở dưới đất này.
Một sứ điệp không thích hợp với nhu cầu người nghe thì sẽ trở thành lời ru ngủ cho thính giả. Một sứ điệp như thế sẽ trở thành viên thuốc ngủ cho người nghe. Warns nói: “Dĩ nhiên thính giả không đến đỗi phải ngủ ngáy to tiếng, cũng không phải ngủ gật (dù đôi khi cũng có) nhưng là ngủ trong tâm trí. Thính giả ngồi đó nghe giảng nhưng tâm trí đi lang thang đâu đó chớ không có để ý đến bài giảng”. [220] Halford E. Luccock, Communicating the Gospel (New York: Harper and Brothers Publishers,1953), tr. 125.




Ta nên theo gương Chúa Giê-xu để rao giảng những sứ điệp thích nghi. Chúa Cứu Thế tùy tiện thích nghi các lời dạy của Ngài cho từng giới, từng trình độ, từng hoàn cảnh người nghe. Đọc các sách phúc âm ta thấy Chúa Giê-xu “nói đến người gieo giống, người thợ gặt ở đồng áng, người trồng nho, người công nhân đang thất nghiệp ở ngã ba đường. Cỏ lát giữa đồng lúa. Ghe thuyền, lưới đánh cá. Bão tố đe dọa ngư ông. Bột và men. Muối và đất. Tổ chim hang chồn. Chim sẻ, bồ câu, diều hâu, rắn, bò cạp. Mục tử, chiên, chiên con. Đám cưới, đám tang. Cảnh huy hoàng của vua chúa và cảnh đói rách của bần nhân, người mồ côi, góa bụa, bị tù đày đàn áp, bóc lột. Kẻ giả hình, bịp bợm kiêu căng và người chân thật. Đứa con nề nếp và đứa con phung phá. Người rất đạo đức và kẻ đàng điếm, tội lỗi. Bọn giả hình và người ăn trộm. Lũ cướp bóc. Cửa hẹp và cửa rộng. Nhà giàu và nhà nghèo. Không thể kể hết được và gần như vô số sự kiện, hiện tượng, sự việc, đồ vật, cảnh trí thiên nhiên lẫn nhân sinh”. [221] Việt X. Hoàng và Tuyên Đ. Nguyễn, Tòa Giảng Năm 2000: Nghệ Thuật Nghe và Giảng Lời Chúa (không ghi ngày và nhà xuất bản), tr. 33.





Vai trò của Thánh Linh Trong công tác rao giảng Lời Chúa Người hầu việc Chúa nên nhận biết rằng sứ điệp mà người giảng ra chính là sứ điệp của Đức Chúa Trời cho con người. Nó là sứ điệp thiêng thượng. Nhà truyền đạo muốn cho sứ điệp đó mang phước hạnh đến cho con người, thì ngoài nghệ thuật nói trước công chúng, diễn giả trước hết phải nhờ quyền năng Thánh Linh để công bố sứ điệp ấy.
Nếu không có sự giúp đỡ từ trên cao, diễn giả không làm được gì. Sứ điệp của người chỉ giống như “đồng kêu lên hay chập chõa vang tiếng” mà thôi. Đức Chúa Trời, do tình yêu và ân sủng, đã cung cấp cho nhà truyền đạo Đấng quyền năng là Chúa Thánh Linh để sứ điệp đó có thể mang phước hạnh đến cho nhiều người.
I. CÁCH THÁNH LINH GIÚP NHÀ TRUYỀN ĐẠO TRUYỀN THÔNG SỨ ĐIỆP
Theo Whitesell, Thánh Linh có thể giúp cho nhà truyền đạo truyền thông sứ điệp có hiệu quả qua những phương cách sau:
1. Thánh Linh giúp nhà truyền đạo tìm những đề tài và phân đoạn Thánh Kinh thích hợp để giảng cho hội chúng.
2. Thánh Linh giúp nhà truyền đạo trong việc chọn lựa thí dụ minh họa, sử dụng tài liệu thích hợp, và nhắc người nhớ lại các phần Thánh Kinh liên hệ.
3. Thánh Linh hướng dẫn ý tưởng của diễn giả trong khi viết ra bài giảng để giảng.
4. Thánh Linh giúp cho diễn giả sửa đổi bài giảng cho đến khi hoàn chỉnh.
5. Thánh Linh ban cho diễn giả sự tự tin khi đứng lên giảng Lời Ngài.
6. Trong lúc giảng, Thánh Linh hướng dẫn tâm trí diễn giả để ban cho người ý tưởng mới, và giúp người quên hoặc bỏ đi những phần tài liệu không cần thiết.
7. Thánh Linh ứng dụng sứ điệp cho người nghe.
8. Thánh Linh giúp thính giả chú ý lắng nghe sứ điệp Thánh Kinh do diễn giả rao giảng.
9. Thánh Linh cáo trách thính giả về tội lỗi, sự công bình, và sự phán xét.
Đồng thời ban cho thính giả đức tin để tiếp nhận Lời Chúa.
10. Thánh Linh đặt Lời Đức Chúa Trời trong tâm trí và tấm lòng người nghe, đồng thời khiến cho Lời Chúa sanh bông trái trong họ. [222] Faris D. Whitesell, Evangelistic Preaching and the Old Testament (Chicago: Moody Press, 1947),tr. 84- 85.




Tuy nhiên, Zuck nhắc nhỡ các diễn giả là:
1. Thánh Linh không bao giờ ban cho ta một sự mặc khải mới có giá trị và thẩm quyền ngang hàng với Thánh Kinh.
2. Thánh Linh chẳng bao giờ bảo đảm rằng sự giải nghĩa Thánh Kinh (hoặc giảng giải Lời Chúa) của diễn giả là vô ngộ.
3. Thánh Linh không bao giờ hứa rằng những gì Ngài soi sáng cho chúng ta thì chẳng bao giờ ban cho người khác.
4. Không gì có thể thay thế cho nỗ lực học hỏi.
5. Thánh Linh không gạt bỏ ra ngoài vấn đề nghiên cứu.
6. Thánh Linh không gạt bỏ lý trí và sự hiểu biết bình thường của con người.
7. Thánh Linh không bảo đảm sẽ ban cho diễn giả sự hiểu biết toàn diện về mọi vấn đề Thánh Kinh. [223] Roy Zuch, BibSac 184, tr. 120- 130.




II. BÍ QUYẾT ĐƯỢC THÁNH LINH ĐẦY DẪY
Meyer kêu gọi người hầu việc Chúa phải có quyền năng Thánh đầy dẫy trong lúc ban phát sứ điệp. Để được Thánh Linh đầy dẫy, nhà truyền đạo phải đáp ứng ba điều kiện:
(1)- phải có đời sống tin kính Chúa,
(2)- chỉ tìm sự vinh hiển cho Chúa Cứu Thế Giê-xu,
(3)- chức vụ người phải đặt nền tảng trên Lời Thánh Kinh. [224] F. B. Meyer, Expository Preaching Plans and Methods (London: Hodder and Stoughton, 1912), tr.12- 13.




Trước kỷ nguyên của chúng ta, những tiên tri Do Thái bằng một giọng sấm vang công bố Lời Chúa cặp theo quyền năng của Thánh Linh đã khiến những đám đông Pha-lê-tin (Palestine) cúi đầu trước những lời đả kích mà họ không chịu nghe ai khác nói ra.
Giăng Báp-tít lôi cuốn đám đông trên bờ sông Giô-đanh bằng năng quyền của Thánh Linh. Ông trách cứ họ về cách cư xử lộn xộn bằng những lời mạnh mẽ chưa từng có. Nhưng nhiều thính giả vẫn đấm tay lên ngực yêu cầu ông làm lễ báp têm cho họ. [225] Sách đã dẫn, tr. 83.




BÀI GIẢNG GIẢI KINH

Dưới đây là bài giảng của Ronald F. Satta. Ông giảng theo lối ứng khẩu nên lời văn kém trau chuốt. Tôi cố chuyển ngữ theo văn nói và thêm bớt nhiều chỗ cho rõ ràng. Bài giảng này được ghi lại như là một sự gợi ý cho bài giảng giải kinh chớ không có mục đích làm bài giảng mẫu. [226] Ronald F. Satta, A Paradigm for Preaching Paul: A Step-By-Step Manual For Preparing Expository Messages from Pauline Epistles. D.Min. Project (Deerfield, IL: Trinity Evangelical Divinity School, 1997), tr. 151-160.




TÂM TÌNH GIỐNG NHƯ ĐẤNG CHRIST
Phi Pl 2:5-8
Một sinh viên đại học năm thứ nhất rất xúc động khi được mời gia nhập Hội Sinh Viên Nam tại trường. Một trong những phúc lợi của hội viên là được quyền lựa chọn nội trú trong “nhà kết thân”. Một buổi trưa sau giờ học, em tân sinh viên đang nằm ngủ trên ghế dài (giống như giường). Hai sinh viên năm cuối có ý định chọc phá người bạn mới của mình.
Hai nguời lấy lọ pho mát Limburger bôi lên mép ngay dưới mũi của người bạn mới. Vừa bôi xong họ liền bỏ chạy. Lúc đó em sinh viên giựt mình thức giấc nhưng vẫn còn chếnh choáng vì mất ngủ. Em bật ngồi dậy và hít hít không khí vào mũi như phát hiện mùi rất khó chịu. Hít hít một hồi, em liền la lên: “Phòng này có mùi thối”. Em chạy ra ngoài hành lang cũng nghe mùi, nên la lên: “Ngoài hành lang này có mùi thối”. Em chạy vô phòng khách lớn cũng nghe mùi, nên thét lên:
“Phòng khách có mùi thối”. Liền sau đó em ù té chạy ra cửa trước rồi chạy ra đường. Em đứng đó cố lấy lại bình tỉnh, nhắm mắt rồi hít thở từ từ nhưng vẫn ngửi thấy mùi rất khó chịu. Em bèn la lớn: “Cả thế giới có mùi thối”. Trong khi đó, mùi hôi thối nằm ngay dưới mũi của em! Đôi khi chúng ta cũng giống như em sinh viên này. Chúng ta cảm thấy cả thế giới có mùi thối, nhưng thường thì không phải vậy, mùi hôi thối là nằm ngay dưới mũi của mình.
Nhiều người ngày nay cố gắng đưa ra các biện pháp để giải quyết những nan đề của mình và người khác. Họ cố gắng để thay đổi các sinh hoạt của Hội Thánh, việc làm, người láng giềng, tình huống, ngay cả thay đổi tính tình người phối ngẫu. Những sự thay đổi này thường ít có hiệu quả, bởi vì điều chúng ta cần không phải là sự thay đổi bên ngoài, mà là sự thay đổi bên trong.
Nhà tâm lý học William James tuyên bố: “Sự khám phá vĩ đại nhất của thời đại chúng ta là con người có thể thay đổi cuộc sống mình nhờ vào sự thay đổi thái độ của chính mình”.
Lời Đức Chúa Trời hôm nay thách thức chúng ta hãy thay đổi cách suy nghĩ của mình. Sáng nay chúng ta sẽ suy nghĩ về tâm tình của Đấng Christ. Tâm tình đó đã ngửi thấy một thế giới tội lỗi, hư hoại, và tìm cách cứu giúp thế giới này. Tâm tình của Đấng Christ là tâm tình gì?
Tôi nghĩ không có phân đoạn Thánh Kinh nào bày tỏ tâm tình của Christ rõ ràng cho bằng ở (2:5-8). Kính mời Hội Thánh mở Thánh Kinh ra để cùng theo dõi trong khi tôi đọc Lời Chúa:
“Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có. Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ. Chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người. Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (2:5-8).
Phân đoạn Thánh Kinh này bày tỏ ba đặc tính của tâm tình giống như Đấng Christ:
I. Tâm tình giống như Christ là tâm tình nhìn thấy nhu cầu người khác
II. Tâm tình giống như Christ là tâm tình phục vụ người khác, và
III. Tâm tình giống như Christ là tâm tình hy sinh cho người khác
Trước hết, chúng ta suy nghĩ đặc tính thứ nhất:
I. Tâm tình giống như Christ là tâm tình nhìn thấy nhu cầu người khác (câu 5-6)
Phao-lô bày tỏ rằng người tin Chúa phải thay đổi cách suy nghĩ trong công việc thường ngày. Ông nói: “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có”. Phao-lô khuyên chúng ta “Hãy suy nghĩ như Đấng Christ đã suy nghĩ”. Động từ trong cụm từ “Hãy có đồng tâm tình” có thể ở thì indicative hoặc imperative (trong tiếng Hy-lạp, hình thái của hai thì này trông giống nhau). Ở đây Phao-lô không nói với người Phi-líp:”Đó là cách các anh chị phải suy nghĩ”. Ông chỉ khuyên bảo họ. Phao-lô nói rằng con dân Chúa nên chọn lấy tiến trình tư duy của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Phần còn lại của phân đoạn Thánh kinh này, Phao-lô chỉ ra cách thức Chúa Giê-xu suy nghĩ.
Theo sự suy nghĩ tự nhiên của con ngưòi, chúng ta giống như cậu bé nhận được món quà con ngựa gỗ vào một sáng Giáng Sinh. Cô em gái leo lên cỡi chung với cậu được một lúc. Sau cùng, cậu bé nói: “Nếu em đi xuống thì anh sẽ có chỗ ngồi cỡi nó rộng rãi hơn”. Chúng ta tự nhiên nghĩ đến chính mình nhiều hơn phải không? Chúng ta được sanh ra như một người thiển cận, không thể thấy vượt quá giới hạn của những ao ước, nhu cầu, sở thích của mình. Phao-lô muốn có sự thay đổi. Sự thay đổi đó bắt đầu từ cách chúng ta suy nghĩ.
Phân đoạn Thánh Kinh hôm nay giải thích về cách Chúa Giê-xu suy nghĩ: “Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ” (câu 6). Trong tiếng Anh từ “morphology” (hình thái học) bắt nguồn từ tiếng Hy-lạp “hình” (form). Những ai từng nghiên cứu qua về sinh vật học (biology) đều biết rằng “hình thái học” (morphology) là sự nghiên cứu khoa học về hình dạng và cấu tạo của động vật và thực vật. Từ “hình thái học” khẳng định rằng sự xuất hiện bên ngoài giống với những gì đã có bên trong. Nói cách khác, có những vật trông giống như hình thể thật của nó. Trong trường hợp này có nghĩa là trước khi mang hình hài thể xác con người, Chúa Giê-xu bình đẳng với Đức Chúa Trời, mang bản thể của Đức Chúa Trời, có danh vị cao cả tuyệt đối như Đức Chúa Trời, và có cùng vinh quang với Đức Chúa Trời. Ngài là Thiên Chúa Ngôi Hai. Các thiên sứ thờ phượng Ngài. Mọi đầu gối trên trời dưới đất mỗi khi nghe đến danh Chúa Giê-xu tất cả đều quỳ gối tung hô. Ngài không thiếu điều gì cả ngoại trừ nhìn thấy sự thiếu thốn của chúng ta. Chúa Giê-xu vì nhìn thấy nhu cầu của con người, Ngài tình nguyện từ bỏ danh vị cao cả tuyệt đối, “chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ”.
Ta để ý từ “nắm giữ” là từ chánh yếu trong câu này. Từ “nắm giữ” có nghĩa là đoạt lấy một cách không chánh đáng (trộm cắp). Tuy nhiên, ở đây nó không mang ý nghĩa đó. Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, vì thế Ngài không phải là kẻ trộm. Nhưng trong thế giới cổ, từ này có nghĩa là “ham muốn một cách tham lam” như là kẻ trộm tham lam của cướp được cách bất hợp pháp trong một căn nhà hay một cửa tiệm. Vì thế, từ “nắm giữ” chỉ về tư tưởng tham lam muốn giữ lấy điều gì đó. Mặc dù Chúa Giê-xu có cùng vinh quang với Đức Chúa Trời, Ngài không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Đức Chúa Trời. Ngài tình nguyện từ bỏ tất cả.
Tại sao Chúa Giê-xu tự nguyện từ bỏ tất cả? Câu trả lời là vì Ngài nhìn thấy nhu cầu của người khác. Ngài nhìn thấy chúng ta cố gắng bơi lội cách tuyệt vọng trong đầm lầy tội lỗi. Ngài đến để cứu người khác. Chúng ta cần có sự suy nghĩ giống như Ngài. Chúng ta cần học biết cách nhìn thấy nhu cầu của người khác để cầu thay, cảm thông, và cứu giúp họ.
Dawson Trotman là người đoạt giải bơi lội thế giới. Điều lạ lùng là Trotman đã qua đời trong lãnh vực chuyên môn của mình: ông bị chết đuối trong hồ Schroon. Trotman với nhiều người khác đi thuyền trên hồ này và chiếc thuyền bị lật úp. Đội cấp cứu vội vã ra cứu giúp. Khi họ vừa tới nơi, Trotman ôm trong tay một bé gái đưa lên cho họ. Vài phút sau ông lại đưa lên cho đội cấp cứu một đứa bé khác. Trotman cứ tiếp tục làm như vậy và cứu được rất nhiều người. Vài giờ sau ông bị chết chìm vì quá đuối sức. Tuần sau, tạp chí Time đăng một bài để tưởng nhớ Trotman. Bài báo đó có kèm hình của ông với tiêu đề “Dawson Trotman Luôn Luôn Nâng Người Khác Lên”.
Trước khi có thể nâng người khác lên, ta phải biết tình trạng hiện tại và nhu cầu của họ. Chúng ta có nhìn thấy nhu cầu của người khác không? Hay chúng ta chỉ nhìn thấy chính mình? chỉ nhìn thấy nan đề của mình? áp lực của riêng mình? tình thế của chính mình?
Ta đã xét qua đặc tính thứ nhất của tâm tình giống như Đấng Christ là tâm tình nhìn thấy nhu cầu người khác. Bây giờ sẽ suy nghĩ tiếp đặc tính thứ hai:
II. Tâm tình giống như Christ là tâm tình phục vụ người khác ( câu 7-8a)
Phao-lô viết trong câu 7-8a, “Chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người. Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống…” Chúa Giê-xu kể sự khiêm nhường là đức tính cao thượng. D. L. Moody không hề lầm lẫn khi viết: “Sự cao trọng của một người có thể được đo lường không phải bởi có bao nhiêu người đã phục vụ người, nhưng bởi người đã phục vụ được bao nhiêu người khác”.
Thế giới đã bị ám ảnh bởi bậc thang danh lợi quyền, và mọi người cố gắng leo lên bậc thang đó bất kể ai bị tổn thương hoặc bị làm hại. Chúa Giê-xu không tìm kiếm sự thăng cấp nhưng tìm kiếm sự giáng cấp. Ngài tự nguyện từ bỏ tất cả để phục vụ người khác. “Ngài đã tự bỏ mình đi”.
Đại danh từ “chính mình” nhấn mạnh đến sự kiện chính Chúa Giê-xu tự nguyện làm điều đó. Có ai đã hạ mình hơn Chúa chúng ta không? Thánh Kinh nhấn mạnh, “Ngài tự hạ mình xuống”.
Sự khác nhau của việc tự hạ mình xuống và bị hạ xuống là gì? Chúng ta đọc hai cụm từ này thì thấy chúng có âm thanh gần giống nhau nhưng có sự khác nhau về ý nghĩa. Khi bị hạ xuống, chúng ta cảm thấy buồn nản, ngượng ngùng, xấu hổ, và chúng ta trở thành nạn nhân ngoài ý muốn trong mưu đồ của người khác. Phân đoạn Thánh Kinh trên không có ý nghĩa như vậy. Nó bày tỏ hành động tự hạ mình vì phúc lợi của người khác một cách cao thượng và không bị ép buộc.
Sự kiêu hãnh cũng có thể được nhìn thấy ở đây. Sự kiêu hãnh thì khác với sự khiêm nhường. Tuy nhiên, khi sự kiêu hãnh ngẩn đầu xấu xí của nó lên, chính là lúc chúng ta được nhắc nhở phải sống khiêm nhường.
Khi Muhammad Ali vẫn còn là nhà vô địch quyền Anh hạng nặng, lần kia người đi máy bay để đến nơi thi đấu. Khi máy bay chuẩn bị cất cánh, cô tiếp viên hàng không đi kiểm lại tất cả hành khách lần cuối. Khi đi ngang qua Ali, cô thấy nguời chưa thắt đai an toàn. Cô tiếp viên nói: “Xin ông vui lòng thắt đai an toàn”. Ali trả lời: “Siêu nhân (superman) không cần đai an toàn”. Cô tiếp viên nói: “Vậy siêu nhân cũng chẳng cần máy bay. Bây giờ tôi xin ông hãy thắt đai an toàn”. Nhà vô địch quyền Anh phải cúi mặt làm theo.
Tự hạ mình . . . cũng giống như một người cha đưa ánh mắt nhìn xuống đứa con bé bỏng mới biết đi và cùng chơi các đồ chơi bé nhỏ của con mình. Tự hạ mình cũng giống như một người đi cứu giúp người khác nhưng không kể mình là người cao hơn về cấp bậc và địa vị. Hoặc giống như một người chịu ghép mình vào chương trình tu nghiệp giáo viên. Họ nhận rằng mình chưa biết cách dạy dỗ tốt. Những giáo viên này muốn được huấn luyện thêm để trở thành thầy cô giáo chuyên nghiệp cho các lớp mẫu giáo, tiểu học, và trung học. Biết bao người đã bỏ qua cơ hội được huấn luyện vì họ không nhìn nhận mình thiếu khả năng. Họ chẳng muốn hạ mình để học hỏi và được giúp đỡ.
Phân đoạn Thánh Kinh trên tiếp tục mô tả về sự tự hạ mình của Chúa Giê-xu. Chúng ta có nhìn thấy Ngài không? Chúa Giê-xu đã tự hạ mình xuống thấp hơn và thấp hơn nữa. Từ đỉnh cao nhất của vinh hiển, Ngài tự hạ xuống cho tới điểm thấp nhất để có thể phục vụ chúng ta. Phao-lô nói trong câu 7, “Chính Ngài đã tự bỏ mình đi”. Bản Nhuận Chánh dịch, “Ngài tự làm cho mình trống không”. Chúa Giê-xu tự làm cho mình trống không bằng cách nào? Ngài chẳng làm cho Thần tánh Ngài trống không. Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời đời đời. Tuy nhiên, Ngài tự làm cho mình trống không về quyền hạn và đặc quyền. Ngài tự giới hạn chính mình. Ta để ý những bước tự hạ của Chúa: Ngài tự hạ mình. Ngài tự làm cho mình trống không. Ngài mặc lấy hình thể tôi tớ. Ngài trở nên giống như hình trạng loài người. Ngài đã hiện ra như một người.
Chúng ta là con cái Chúa phải theo gương Ngài. Không phải theo gương Chúa để tìm lợi ích cá nhân nhưng để tìm lợi ích cho người khác. Câu 7 bày tỏ, “Chính Ngài. . . lấy hình tôi tớ”. Từ “hình” (form) nhấn mạnh đến việc Chúa trông giống như một tôi tớ, và quả thật, Ngài là một tôi tớ. Chúa Giê-xu cũng trở nên giống như hình trạng loài người. Ngài biết thế nào là mệt mõi, đói khát, cô đơn. Chúa biết đau khổ là gì và thế nào là cảm giác khổ đau. Ngài là một người thật và đã hiện ra như một người, nhưng có một sự khác biệt: Ngài là người vô tội. Cụm từ “Ngài đã hiện ra như một người” hàm ý rằng mọi người có thể nhìn thấy Chúa Giê-xu như là một người thật.
Có lần người ta hỏi một vị nhạc trưởng danh tiếng kia rằng nhạc cụ nào khó chơi nhất trong dàn nhạc. Vị nhạc trưởng trả lời: “đàn viôlông phụ”. Ông nói tiếp: “Chúng tôi có thể tìm hàng tá người chơi viôlông chính, nhưng kiếm được một người chơi viôlông phụ với cả lòng hăng say là việc rất khó khăn. Và nếu không có người chơi viôlông phụ trong dàn nhạc thì không có âm thanh hài hòa êm dịu, du dương.
Thực sự này cũng đúng ngay ở trong Hội Thánh. Nếu không có người đóng vai thứ yếu trong Hội Thánh thì chẳng có sự hài hòa, hiệp nhất. Chúng ta có muốn ở vào địa vị phụ thuộc trong Hội Thánh không? Chúng ta có thường hay khen ngợi, ủng hộ người khác chăng? Đó là dấu hiệu của tinh thần tôi tớ. Chúng ta có vui mừng khi người khác thành công và tỏ ra xuất sắc? Chúng ta có thường cám ơn vị giáo viên Trường Chúa Nhật lớp tráng niên của mình hoặc những người hướng dẫn thiếu nhi đã dạy dỗ con em của chúng ta?
Dĩ nhiên sự trái ngược của tinh thần khen ngợi là căn bệnh mà Shakespeare gọi là “bệnh ghen tị” (green sickness). Chúng ta nên cố gắng ngăn ngừa chứng bệnh nguy hiểm này.
Chúng ta phản ứng ra sao khi có người làm lễ đính hôn, thành hôn, sắp có con đầu lòng, mua nhà mới, xe mới, thuyền mới, được thăng chức, được nhận vào đại học nổi tiếng, được đi du học, được điểm tối ưu trong kỳ thi tốt nghiệp. . . Sự đáp ứng của chúng ta sẽ cho biết chúng ta có tinh thần tôi tớ hay tinh thần ghen tị.
Chúng ta đã biết người có đồng tâm tình của Chúa Giê-xu là người nhìn thấy nhu cầu của người khác, và phục vụ người khác. Nhưng chưa hết, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc tính thứ ba:
III. Tâm tình giống như Christ là tâm tình hy sinh cho người khác ( câu 8)
Câu 8 chép, “Ngài đã. . . vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự”.
Nếu bỏ qua đặc tính thứ ba của tâm tình giống như Đấng Christ, chúng ta sẽ trở nên mệt mõi trước khi kết thúc cuộc đua thuộc linh. Chúng ta sẽ tìm kiếm lối thoát gần nhất. Chúng ta sẽ bắt đầu nhưng không bao giờ nói được như Phao-lô, “tôi đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. . .”
Có nhiều muốn trở nên giáo sĩ đã bắt đầu với cả lòng sốt sắng. Họ nhìn thấy thế giới, và tìm cách để phục vụ một phần nhỏ của thế giới rộng lớn. Tuy nhiên, không bao lâu họ cảm thấy chán nãn, bị hất hủi, trở lực, xung đột. Trước đó không lâu họ nói: “Tạ ơn Chúa!” Bây giờ họ nói, “Nhưng, không, có thể Chúa sai lầm”. Bàn chân họ chẳng bao giờ đặt lên đất ngoại quốc. Họ đánh mất tinh thần hy sinh.
Chúa Giê-xu đã hy sinh. Tôi rất xúc động trước những lời này: “Ngài vâng phục cho đến chết”. Tại sao những lời này có tác động mạnh mẽ trên tôi? Bởi vì đối với mọi người khác, thì không ai tránh được sự chết. Nhưng đối với Chúa GiêPhương Pháp Giảng Giải Kinh 142 xu, Ngài có thể tránh được nó. Sự chết không có quyền trên Ngài. Chúa không ở dưới định luật, “theo như định cho loài người phải chết một lần. . .”
Tất cả người khác: đàn ông, đàn bà, trẻ con đều ở dưới định luật này. Mặc dù chúng ta cố gắng tránh khỏi sự chết, nhưng khi đúng ngày giờ đã định, chúng ta chết.
Khi Chúa Giê-xu chịu treo thân trên thập tự giá, Ngài có thể kêu lên: “Thưa Cha, con vô tội, xin cho con xuống khỏi thập tự giá. Xin để con về nhà. Con hết chịu nổi cái tính láo xược của loài người. Hãy để các thiên sứ chịu thay cho con”. Hoặc Chúa Giê-xu có thể tự mình bước xuống khỏi thập tự giá một cách dễ dàng khiến cho các nhà lãnh đạo tôn giáo phải kinh hãi và phủ phục dưới chân Ngài. Chúa có thể hành động như vậy và thế giới tiếp tục bị hư mất. Nhưng Ngài tình nguyện chịu treo trên thập tự giá và vâng phục cho đến chết để cứu chuộc chúng ta.
Không giống như Chúa Giê-xu, chúng ta chẳng tránh được sự chết. Ta chỉ có thể biết được mình sẽ ở đâu trong cõi đời đời, chớ không thể nào tránh khỏi cái chết.
Thực sự này nhắc tôi nhớ đến truyện ngụ ngôn xưa: Có một người chủ với đầy tớ sinh sống tại Bagdad. Ngày kia, người chủ sai đầy tớ đi chợ mua đồ. Khi người đầy tớ đi quanh chợ, thấy có ai phía sau chen lấn mình. Người đầy tớ quay lại và kinh ngạc thấy người đã chen lấn mình không ai khác hơn là Thần chết. Thần chết mặc áo choàng trùm đầu chỉ chừa đôi mắt, và nhìn chằm chằm vào người đầy tớ với ánh mắt đe dọa.
Người đầy tớ sợ hãi bỏ chạy về nhà tìm ông chủ: “Ông chủ ơi! Ông chủ ơi! Ông chủ ơi!” Người chủ lấy làm lạ hỏi: “Chuyện gì vậy?” Người đầy tớ cố gắng lấy lại bình tĩnh rồi nói: “Ông chủ ơi, con thấy Thần chết ở trong chợ. Thần chết nhìn con và hăm dọa con. Ông chủ ơi, làm ơn cho con mượn một con ngựa. Con phải chạy khỏi nơi này. Con sẽ chạy qua Samura và trốn ở đó”. Người chủ nói: “Thôi được, hãy lấy một con ngựa chạy xa khỏi chốn này. Hãy chạy qua Samura”.
Sau khi người đầy tớ rời khỏi nhà, người chủ ra phố gặp Thần chết bèn chất vấn: “Tại sao ông làm cho người đầy tớ tôi sợ hãi? Tại sao ông hăm dọa nó?” Thần chết trả lời: “Đó không phải là sự hăm dọa mà là một sự ngạc nhiên. Anh coi, tôi rất ngạc nhiên khi thấy đầy tớ anh ở Bagdad này, vì tôi có cuộc hẹn với nó tối nay tại Samura!” Chúng ta không thể tránh khỏi cái chết. Chúng ta chẳng thể trốn tránh nó.
Chúng ta có sẵn sàng để đối diện với sự chết hay chưa? Chúa Giê-xu đã chết thay cho chúng ta. Ngài đã chịu Đức Chúa Trời đoán phạt thay cho chúng ta. Nếu chúng ta tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa, Đức Chúa Trời sẽ tha thứ tội chúng ta và ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu.
Chúng tôi kính mời quý ông bà anh chị em tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa mình. Ngài bằng lòng chịu treo trên thập tự giá để có thể đem chúng ta trở lại cùng Đức Chúa Trời. Kính mời quý vị thưa với Ngài: “Lạy Chúa, con bằng lòng tiếp nhận Ngài. Xin hãy cứu lấy con là người có tội”.
Phao-lô bày tỏ, Chúa Giê-xu “thậm chí chịu chết trên cây thập tự”. Đóng đinh là án phạt dành cho người thấp hèn trong xã hội. Đối với công dân La Mã, đó là án phạt dành cho tội phạm rất tàn ác. Tại đây chúng ta thấy Chúa Giê-xu tự hạ xuống rất thấp và thấp hơn nữa, thậm chí chịu chết trên thập tự giá đổ huyết ra như chiên con không tì vít để đền tội cho chúng ta. Chúa Giê-xu đã tự hạ xuống chịu hy sinh thay cho chúng ta. Ngày nay chúng ta cũng nên có tâm tình giống như Ngài để chịu hy sinh cho người khác.
Borden xuất thân từ đại học Yale danh tiếng. Ông cũng là người có được nhiều thứ khiến người ta khao khát, thèm thuồng. Borden có nhiều tiền, danh tiếng, địa vị. Hơn nữa, ông là người thông minh tài giỏi, có thành tích học tập xuất sắc trong những năm ở đại học Yale. Ngày kia, Borden tin Chúa và quyết định đầu tư cả cuộc đời cho công cuộc truyền giáo. Borden đã chuẩn bị thật chu đáo cho việc này, nhưng khi tới nước ngoài thì bị bệnh nặng và vài tháng sau qua đời.
Có người nghe chuyện này bèn nói: “Thật là một sự lãng phí”. Tuy nhiên, khi người ta đọc nhật ký của Borden thấy ông ghi lại việc từng ngày của những ngày cuối cùng trước khi chết. Người ta thấy ông ghi rằng quyết định dâng mình truyền giáo không phải là một sự lãng phí. Ông viết: “Không trì hoãn, không lùi bước, không hối tiếc”.
Cuộc đời của Borden là gương mẫu cho nhiều thanh niên thiếu nữ về cách sống hy sinh cho công việc Chúa. Máu của người đã đổ ra không vô ích, chẳng bao giờ vô ích. Phao-lô nhắc chúng ta: “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu” (ICo1Cr 15:58). Chúa Giê-xu đã hy sinh cho chúng ta. Chúng ta cũng nên có đồng tầm tình như Ngài để hy sinh cho người khác.
Tóm lại, chúng ta đã biết được tâm tình của Chúa Giê-xu. Tâm tình đó là tâm tình nhìn thấy nhu cầu người khác, phục vụ người khác, và hy sinh cho người khác. Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta có đồng tâm tình với Chúa Cứu Thế Giê-xu và sống theo gương Ngài. Tuy nhiên, chúng ta phải quyết định, phải chọn lựa. Đức Chúa Trời không ép buộc nhưng đang mời gọi chúng ta. Chúng ta có cương quyết thay đổi cách suy nghĩ để sống giống như Chúa Cứu Thế? Chúng ta có bằng lòng để Chúa Cứu Thế Giê-xu trở thành gương mẫu của mình?
C. S. Lewis là một tác giả Cơ Đốc danh tiếng, có lần đã nói: “Đời sống giống như một đồng tiền (coin). Bạn có thể tiêu xài nó bất cứ cách nào bạn thích, nhưng bạn chỉ có thể tiêu xài nó một lần mà thôi”. Xin Chúa giúp chúng ta biết sử dụng đời sống mình bằng cách nhìn thấy nhu cầu người khác, phục vụ người khác, và hy sinh cho người khác.Tiến trình xây dựng một bài giảng Giải Kinh

Kinh văn ...
Ý chính (Chủ đề) ...
Ý bổ sung ...
Ý luận giải ...
Câu hỏi để khai triển bài giảng ...
Tại sao chọn câu hỏi đó? ...
Ý bài giảng (ý thông giải) ...
Mục đích của bài giảng ...
Bài giảng được thiết kế theo mô hình nào? ...
Tại sao lại theo mô hình đó? ...
Chỉ ra hai nơi nào bạn sẽ cần dùng hai lời chuyển tiếp trong bài giảng này? ...
Bạn áp dụng lối nhập đề nào để tạo sự thích thú cho thính giả...
Cách bạn dự tính sẽ nêu lên một nhu cầu cho phần nhập đề ...
Bạn sẽ áp dụng lối kết luận nào để kết thúc bài giảng ...
Bạn khuyến khích thính giả quyết định và hành động ra sao trong phần kết luận ...
Viết ra bố cục bài giảng cho phân đoạn Thánh Kinh bạn sẽ giảng ...
Liệt kê ra những câu hỏi nào bạn cho là khó trả lời nhất trong mẫu tiến trình xây dựng bài giảng này ... Định giá Bài giảng

Xin bạn điền vào chỗ trống với con số tiêu biểu thích hợp. Số 1 = cần phải cải tiến; 2 = nên cải tiến; 3 = tốt; 4 = rất tốt.I. Cấu Trúc Bài Giảng

Nhập Đề
1. Khơi dậy sự chú ý của thính giả ...
2. Không quá dài ...
3. Liên hệ rõ ràng đối với đề tài ...
4. Có sự chuyển tiếp từ nhập đề đến thân bài một cách tự nhiên ...
5. Những góp ý khác ...

Thân Bài
1. Các phần chính được phân chia rõ ràng ...
2. Sự chuyển tiếp từ phần này sang phần khác rất tự nhiên ...
3. Cân đối thì giờ: không quá dài ở phần này hoặc quá ngắn ở phần khác ...
4. Những góp ý khác ...

Kết Luận
1. Tóm tắt các ý chính ...
2. Khuyến khích thính giả quyết định và hành động. ...
3. Những góp ý khác ...

II. Nội Dung Bài Giảng
1. Bài giảng được xây dựng trên ý luận giải và ý bài giảng ...
2. Sự biện luận, trưng dẫn, minh họa, và ứng dụng không bị lộn xộn nhưng tập trung ý nghĩa vào phân đoạn Thánh Kinh đang giảng giải ...
3. Những góp ý khác ...

III. Sự Truyền Đạt Bài Giảng
1. Giảng với sự tự tin ...
2. Ngôn ngữ chuẩn xác, giản dị và tượng hình ...
3. Nhấn mạnh vào những ý quan trọng ...
4. Lúc nói nhanh, lúc nói chậm ...
5. Nghỉ một chút trước và sau những ý quan trọng ...
6. Điệu bộ tự nhiên ...
7. Có sự tiếp xúc bằng mắt (eye contact) ...
8. Những góp ý khác ...

Điều tôi học được nhờ nghe người khác giảng: ...

Sách tham khảo
Ackley, Charles W. “Preaching: Preparation and Practice,” Christian Ministry
vol. 7, no 2. March 1976.
Barth, Karl. The Preaching of the Gospel. Trans. B. E. Hooke. Philadelphia:
Westminster Press, 1963.
Beaverbrook The Three Keys to Success: Tay Trắng Làm Nên. Bản tiếng Việt do Nguyễn Hiến Lê dịch. TPHCM: NXB Văn Hóa Thông Tin, 2000.
Blackwood, Andrew. The Fine Art of Preaching. New York: The Macmillan co., 1943.
Blackwood, Andrew W. Expository Preaching for Today. Nashville: Abingdon- Cokesbury Press, 1953.
Braga, James. How to Prepare Bible Messages. Portland, OR: Multnomah Press, 1981.
Briscoe, D. Stuart. Không Khí Tươi Mát Nơi Tòa Giảng. Sàigòn: Không ghi nhà xuất bản và năm phát hành.
Broadus, On the Preparation and Delivery of Sermons (New York: Harper and Brothers, 1944.
Brooks Phillips. Lectures on Preaching. Grand Rapids: Baker Book House, 1969.
Burrel, David James. The Sermon Its Construction and Delivery. New York:
Fleming H. Revell Company, 1913.
Buttrick George A. Jesus Came Preaching. New York: Chas. Scriners’s Sons, 1931.
Clarke Jame W. Dynamic Preaching. Westwood: Fleming H. Revelle Comp., 1960.
David, J. An Introduction to Contemporary Preaching. Grand Rapids: Baker Book House, 1972.
Esenwien and Carnagey. The Art of Public Speaking . Springfield, MA:
Crrespondence School, 1915.
Farra, Harry. “The Preacher Among the Rhetoricians,” Christian Ministry, vol.
7, no. 1(1976).
Garvie A. E. The Christian Preacher. New York: Chas. Scribner’s Sons, 1921.
Gibbs, Alfred P. The Preacher and His Preaching. Ft. Dodge, Iowa: Walterick Printing Co., 1939.
Hoàng, Việt X. Thuật Hùng Biện. Gia Định: Phương Nam Ấn Quán, 1963.
Hoàng, Việt X. và Nguyễn, Tuyên Đ. Tòa Giảng Năm 2000: Nghệ Thuật Nghe và Giảng Lời Chúa. Không ghi ngày và nhà xuất bản.
Hood, Paxon. The Throne of Eloquence: Great Preachers, Ancient and Modern.
New York: Funk and Wagnalls.
Hoyt, Arthur S. The Work of Preaching. Cincinati: Jennings and Graham, 1919.
Jordan, G. R. You Can Preach! New York: Fleming H. Revell Co., 1951.
Kauffman, Paul. Phương Cách Rao Giảng Lời Chúa. Garden Grove: Viện Thần Học Việt Nam, không ghi ngày.
Keller, Warner. The Bible as History. New York: William Morris and Company, 1956.
Kittel, Gerhard and Friedrich, Gerhard. Theological Dictionary of the New Testament, 10 vols. Grand Rapids: Wm. B. Eerdman’s Publishing.
Koller, Charles W. Expository Preaching Without Notes. Grand Rapids: Baker Book House, 1970.
Le, Phu H. Thiên Chức Công Bố Phúc Âm và Người Công Bố Phúc Âm. Thần Học Phúc Âm: Garden grove, CA., không ghi ngày.
Lee, Least A. Phương Pháp Soạn Bài Giảng. Saigon, không ghi ngày.
Luccock, Halford E. Communicating the Gospel. New York: Harper and Brothers Publishers, 1953.
MacArthur, John. Jr., Rediscovering Expository Preaching. Dallas: World Publishing, 1992.
Mayhue, Richard L. Rediscovering Expository Preaching, quoted in John MacArthur, Rediscovering Expository Preaching. Dallas: Word Publishing, 1992.
McCaethy, David S. “Mind Your Mannerisms,” Christianity Today, vol. 18, no.
2. October 26, 1973.
McComb, S. Preaching in Theory and Practice. Oxford: Oxfort press, 1926.
McNeil, Jesse J. The Preacher-Prophet in Mass Society. Grand Rapids: Wm.
B. Eerdmans Publishing Comp., 1961.
Meyer, F. B. Expository Preaching Plans and Methods. London: Hodder and Stoughton, 1912.
Moon Jesse K. Các Nguyên Tắc Giảng Lời Chúa. Saint, Geneve: Phân Viện hàm Thụ Quốc Tế, không ghi ngày.
Mounce, Robert H. The Essential Nature of New Testament Preaching. Grand Rapids: Wm. B. Eerdman’s publishing, 1960.
Ngô, Phát Văn. Phương Pháp Làm Bài Nghị Luận. Sài gòn: Bộ Giáo Dục, 1968.
Nguyễn, Lê Hiến. Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng. Sài gòn: Khai Trí, 1970.
O’Neal, Glenn. Make the Bible Live . Winona Lake, Indiana: BMH Books, 1972.
Pattison, T. Harwood. The Making of the Sermon for the Classroom and the Study. Philadenphia: The American Baptist Publication Society, 1941.
Perry, Lloyd M. Biblical Preaching for Today’s World. Chicago: Moody Press, 1973.
Phelps, Arthur S. Speaking in Public. Cleveland: P. M. Barton Co. Pub. Inc., 1930.
Ramm, Bernard. Protestant Biblical Interpretation. Grand Rapids: Baker Books.
Remlap, L. T. ed., The Gospel Awakening. Chicago: Alexander McConnell, 1879.
Robinson, Haddon W. Biblical Preaching: The Development and Delivery of Expository Messages. Grand Rapids: Baker, 1980.
Rosscup, James E. “The Priority of Prayer and Expository Preaching”. In John MacArthur and the Master’s Seminary Faculty, Rediscovering Expository Preaching. Dallas: Word Publishing, 1992.
Saint-Laurent Raymond De. Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng. Bản tiếng Việt do Minh Đạo dịch. Hà Nội: Nhà Xuất bản Văn Hóa, 1998.
Satta, Ronald F. A Paradigm for Preaching Paul: A Step-By-Step Manual For Preparing Expository Messages from Pauline Epistles. D.Min. Project. Deerfield, IL: Trinity Evangelical Divinity School, 1997.
Smith, Wilbur M. ed., The Best of D. L. Moody. Chicago: Moody Press, 1971.
Sterrett, T. Norton. How to Understand Your Bible. Downers Grove, IL:
InterVarsity Press, 1974.
Stitzinger, James F. The History of Expository Preaching, Quoted in John MacArthur, Rediscovering Expository Preaching. Dallas: Word Publishing, 1992.
Stitzinger, James F. The History of Expository Preaching, p. 45. Quoted in Phillip Schaff, Selected Library of the Nicene and Post-Nicene Father (reprint, Grand Rapids: Eerdmans, 1983.
Stone, Robert C. A Siminar on Biblical Interpretation, D.Min. Dissertation.
Portland: Western Conservative Baptst Seminary, 1985.
Stott, John R. W. Between the Two Worlds. Grand Rapids: Eerdman Publishing Company, 1982.
Swindoll, Charles. “Preparing an Expository Message,” in A Siminar on Biblical Interpretation, D.Min. Dissertation by Robert C. Stone (Portland: Western Conservative Baptst Seminary, 1985.
Taylor, William M. The ministry of the Word. New York: Anson D. F. Randolph and Company, 1876.
Thompson, Claude H. Theology of Kerygma: A Study in Primitive Preaching.
Englewood Cliffs, NJ: Prencetice Hall, Inc., 1962.
Unger, Merrill F. Principles of Expository Preaching. Grand Rapids: Zondervan, 1955.
Vũ, Nho. Nghệ Thuật Đọc Diễn Cảm. TP. HCM: Nhà Sách Thành Nghĩa, 1999.
Wallace, Anne. Dress for Success. New Jersey: Fleming H. Revell Co., 1971.
White, E. O. A Guide to Preaching. Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans Publishing Co., 1973.
Whitesell, Faris D. Evangelistic Preaching and the Old Testament. Chicago:
Moody Press, 1947.
Williamson, Arleigh B. Speaking in Public. New York: Prentice-Hall, Inc., 1950.
Zuch, Roy B. Basic Bible Interpretation. Colorado Springs, CO: Chariot Victor Publishing, 1991.


Kinh Thánh Tra Cứu

(Mac Mc 7:13).
“dường ấy, các ngươi lấy lời truyền khẩu mình lập ra mà bỏ mất lời Đức Chúa Trời. Các ngươi còn làm nhiều việc khác nữa giống như vậy. ”
(LuLc 5:1).
“Khi Đức Chúa Jêsus ở trên bờ hồ Ghê-nê-xa-rết, đoàn dân đông chen lấn nhau xung quanh Ngài đặng nghe đạo Đức Chúa Trời. ”
(Cong Cv 4:31)
“Khi đã cầu nguyện, thì nơi nhóm lại rúng động; ai nấy đều được đầy dẫyĐức Thánh Linh, giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ. ”
(Cong Cv 6:2).
“Mười hai sứ đồ bèn gọi hết thảy môn đồ nhóm lại, mà nói rằng: Bỏ s dạy đạo Đức Chúa Trời mà giúp việc bàn tiệc thật chẳng xứng hợp. ”
(Cong Cv 8:14,&nbsp25).
“Cac sứ đồ vẫn ở tại thành Giê-ru-sa-lem, nghe tin xứ Sa-ma-ri đã nhận lấy đạo Đức Chúa Trời, bèn sai Phi-e-rơ và Giăng đến đó. ”
“Sau khi Phi-e-rơ và Giăng đã làm chứng và giảng đạo Chúa như thế, thì trở về thành Giê-ru-sa-lem, vừa đi vừa giảng Tin lành trong nhiều làng của người Samari. ”
(Cong Cv 11:1).
“Cac sứ đồ và anh em ở xứ Giu-đê nghe tin người ngoại cũng đã nhận lấy đạoĐức Chúa Trời. ”
(Cong Cv 13:5,&nbsp7,&nbsp44,&nbsp48,&nbsp49)
“Đến thành Sa-la-min, hai người giảng đạo Đức Chúa Trời trong các nhà hội của người Giu-đa; cũng có Giăng cùng đi để giúp cho. ”
“Vốn ở với quan trấn thủ tên là Sê-giút Phau-lút là người khôn ngoan. Người nầy đã sai mời Ba-na-ba và Sau-lơ đến, và xin nghe đạo Đức Chúa Trời. ”
“Ngày Sa-bát sau, gần hết cả thành đều nhóm lại để nghe đạo Chúa. ”
“Những người ngoại nghe lời đó thì vui mừng, ngợi khen đạo Chúa, và phàm những kẻ đã được định sẵn cho sự sống đời đời, đều tin theo. Đạo Chúa tràn ra khắp trong xứ đó. ”
(Cong Cv 15:35-36)
“NhưngPhao-lô và Ba-na-ba ở lại tại thành An-ti-ốt, giảng Tin lành và dạy đạo Chúa với nhiều người khác. Sau ít lâu, Phao-lô nói với Ba-na-ba rằng: Chúng ta hãy trở lại thăm hết thảy anh em trong các thành mà chúng ta trước đã giảng đạo Chúa, xem thử ra thể nào. ”(16:32)
“Hai người truyền đạo Đức Chúa Trời cho người, và cho những kẻ ở nhà người nữa. ”
(17:13)
“Nhưng khi người Giu-đa ở thành Tê-sa-lô-ni-ca hay Phao-lô cũng truyền đạo Đức Chúa Trời tại thành Bê-rê, bèn đến đó để rải sự xao xuyến rối loạn trong dân chúng. ”
(18:11)
“Phao-lô ở lại đó một năm sáu tháng, dạy đạo Đức Chúa Trời trong đám họ. ”
(19:10).
“Việc đó cứ luôn hai năm, đến nỗi mọi người ở trong cõi A-si, hoặc người Giu-đa hay là người Gờ-réc, đều nghe đạo Chúa. ”
(Mat Mt 12:36)
“Vả, ta bảo các ngươi, đến ngày phán xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không mà mình đã nói ”
(Mac Mc 8:32)
“Ngài nói tỏ tường điều đó với môn đồ. Phi-e-rơ đem Ngài riêng ra, mà can gián Ngài. ”
(Cong Cv 4:29)
“Này, xin Chúa xem xét sự họ ngăm dọa, và ban cho các đầy tớ Ngài rao
giảng đạo Ngài một cách dạn dĩ, ”
(Mac Mc 1:21,&nbsp22,&nbsp27).
“Kế đó, đi đến thành Ca-bê-na-um; nhằm ngày Sa-bát, tức thì Đức Chúa Jêsus vào nhà hội, khởi dạy dỗ tại đó.22Chúng đều cảm động về sự dạy dỗ của Ngài, vì Ngài dạy như có quyền phép, chớ chẳng phải như các thầy thông giáo đâu ”
“Ai nấy đều lấy làm lạ, đến nỗi hỏi nhau rằng: Cái gì vậy? Sự dạy mới sao! Người nầy lấy quyền phép sai khiến đến tà ma, mà nó cũng phải vâng lời! ”
(1:38)
“Ngài phán: Chúng ta hãy đi nơi khác, trong những làng xung quanh đây, để ta cũng giảng đạo ở đó nữa; vì ấy là cốt tại việc đó mà ta đã đến. ”
(Mat Mt 4:17)
“Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần.
(Mac Mc 1:14)
“Sau khi Giăng bị tù, Đức Chúa Jêsus đến xứ Ga-li-lê, giảng Tin lành của Đức Chúa Trời,
(LuLc 4:15)
“Ngài dạy dỗ trong các nhà hội, ai nấy đều khen ngợi Ngài. ”
(ITi1Tm 2:7)
“Nhưng chúng tôi đã ăn ở nhu mì giữa anh em, như một người vú săn sóc chính con mình cách dịu dàng vậy. ”
(IITi 2Tm 4:2)
“Hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi. ”
(IITi 2Tm 1:11).
“Ấy đó là điều đạo Tin lành vinh hiển của Đức Chúa Trời hạnh phước dạy dỗ, mà sự truyền đạo đó đã giao phó cho ta. ”
(LuLc 3:21- 22)
“Vả khi hết thảy dân chúng đều chịu phép báp-têm, Đức Chúa Jêsus cũng chịu phép báp-têm. Ngài đương cầu nguyện thì trời mở ra, Đức Thánh Linh lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Ngài; lại có tiếng từ trên trời phán rằng: Ngươi là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường. ”
(24:49-51)
“còn về phần các ngươi, hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao. Kế đó, Ngài đem môn đồ đi đến nơi xung quanh làng
Bê-tha-ni, giơ tay lên mà ban phước cho. Đương khi ban phước, Ngài lìa môn đồ mà được đem lên trời. ”
(6:20-49)
“Đức Chúa Jêsus bèn ngước mắt ngó môn đồ, mà phán rằng: Phước cho các ngươi nghèo khó, vì nước Đức Chúa Trời thuộc về các ngươi! Phước cho các ngươi hiện đương đói, vì sẽ được no đủ! Phước cho các ngươi hiện đương khóc lóc, vì sẽ được vui mừng! Phước cho các ngươi khi vì cớ Con người, thiên hạ sẽ ghét, đuổi, mắng nhiếc các ngươi, bỏ tên các ngươi như đồ ô uế! Ngày đó, hãy vui vẻ, nhảy nhót và mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi trên trời sẽ lớn lắm: Bởi tổ phụ họ cũng đối đãi các đấng tiên tri dường ấy. Song khốn cho các ngươi là người giàu có, vì đã được sự yên ủi của mình rồi! Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đương no, vì sẽ đói! Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đương cười, vì sẽ để tang và khóc lóc! Khốn cho các ngươi, khi mọi người sẽ khen các ngươi, vì tổ phụ họ cũng xử với các tiên tri giả như vậy! Nhưng ta phán cùng các ngươi, là người nghe ta: Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình, Chúc phước cho kẻ rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình. Ai vả ngươi má bên nầy, hãy đưa luôn má bên kia cho họ; còn nếu ai giựt áo ngoài của ngươi, thì cũng đừng ngăn họ lấy luôn áo trong. Hễ ai xin, hãy cho, và nếu có ai đoạt lấy của các ngươi, thì đừng đòi lại. Cac ngươi muốn người ta làm cho mình thể nào, hãy làm cho người ta thể ấy. Nếu các ngươi yêu kẻ yêu mình, thì có ơn chi? Người có tội cũng yêu kẻ yêu mình. Nếu các ngươi làm ơn cho kẻ làm ơn mình, thì có ơn chi? Người có tội cũng làm như vậy. Nếu các ngươi cho ai mượn mà mong họ trả, thì có ơn chi? Người có tội cũng cho người có tội mượn, để được thâu lại y số. Song các ngươi hãy yêu kẻ thù mình; hãy làm ơn, hãy cho mượn, mà đừng ngã lòng. Vậy, phần thưởng của các ngươi sẽ lớn, và các ngươi sẽ làm con của Đấng Rất Cao, vì Ngài lấy nhân từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ.
Hãy thương xót như Cha các ngươi hay thương xót. Đừng đoán xét ai, thì các ngươi khỏi bị đoán xét; đừng lên án ai, thì các ngươi khỏi bị lên án; hãy tha thứ, người sẽ tha thứ mình. Hãy cho, người sẽ cho mình; họ sẽ lấy đấu lớn, nhận, lắc cho đầy tràn, mà nộp trong lòng các ngươi; vì các ngươi lường mực nào, thì họ cũng lường lại cho các ngươi mực ấy.i Ngài cũng phán cùng họ một thí dụ rằng: Kẻ mù có thể dắt kẻ mù được chăng? Cả hai há chẳng cùng té xuống hố sao?
Môn đồ không hơn thầy; nhưng hễ môn đồ được trọn vẹn thì sẽ bằng thầy mình. Sao ngươi nhìn thấy cái rác trong mắt anh em mình, mà không thấy cây đà trong mắt ngươi? Sao ngươi nói được với anh em rằng: Anh ơi, để tôi lấy cáirác trong mắt anh ra, còn ngươi, thì không thấy cây đà trong mắt mình? Hỡi kẻ giả hình, hãy lấy cây đà ra khỏi mắt mình trước đã, rồi mới thấy rõ mà lấy cái rác ra khỏi mắt anh em. Cây sanh trái xấu không phải là cây tốt, cây sanh trái tốt không phải là cây xấu; vì hễ xem trái thì biết cây. Người ta không hái được trái vả nơi bụi gai, hay là hái trái nho nơi chòm kinh cước. Người lành bởi lòng chứa điều thiện mà phát ra điều thiện, kẻ dữ bởi lòng chứa điều ác mà phát ra điều ác; vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng nói ra. Sao các ngươi gọi ta: Chúa, Chúa, mà không làm theo lời ta phán? Ta sẽ chỉ cho các ngươi biết kẻ nào đến cùng ta, nghe lời ta, và làm theo, thì giống ai. Kẻ ấy giống như một người kia cất nhà, đào đất cho sâu, xây nền trên vầng đá:
Nước tràn lan, dòng nước chảy mạnh xô vào nhà đó, nhưng không xô động được, vì đã cất chắc chắn. Song kẻ nào nghe lời ta mà không làm theo, thì giống như một người kia cất nhà trên đất không xây nền: Dòng nước chảy mạnh xô vào nhà đó, tức thì nhà sụp xuống, và sự hư hại lớn lao. ”
(Mat Mt 16:18,&nbsp19)
“Còn ta, ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó. 19Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi; hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ phải buộc ở trên trời, và điều gì mà ngươi mở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời. ”
(Mat Mt 16:21)
“Từ đó, Đức Chúa Jêsus mới tỏ cho môn đồ biết rằng mình phải đi đến
thành Giê-ru-sa-lem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại. ”
(LuLc 9:22)
“và phán thêm rằng: Con người phải chịu nhiều điều khốn khổ, phải bị các trưởng lão, các thầy tế lễ cả, và các thầy thông giáo bỏ ra, phải bị giết, ngày thứ ba phải sống lại. ”
(Cong Cv 1:15-26)
“Trong những ngày đó, Phi-e-rơ đứng dậy giữa các anh em, - số người nhóm lại ước được một trăm hai mươi người, - mà nói rằng: Hỡi anh em ta, lờiĐức Thánh Linh đã nhờ miệng vua Đa-vít mà nói tiên tri trong Kinh thánh về tên Giu-đa, là đứa đã dẫn đường cho chúng bắt Đức Chúa Jêsus, thì phải được ứng nghiệm. Vì nó vốn thuộc về bọn ta, và đã nhận phần trong chức vụ nầy. Tên đó lấy tiền thưởng của tội ác mình mà mua một đám ruộng, rồi thì nhào xuống, nứt bụng và ruột đổ ra hết. Sự đó cả dân thành Giê-ru-sa-lem đều biết chán, đến nỗi chúng gọi ruộng đó theo thổ âm mình là Hác-en-đa-ma, nghĩa là ruộng huyết. Trong sách Thi thiên cũng có chép rằng:
Nguyền cho chỗ ở nó trở nên hoang loạn, Chớ có ai ở đó; lại rằng: Nguyền cho có một người khác nhận lấy chức nó.
Vậy nội những kẻ đã theo cùng chúng ta trọn lúc Đức Chúa Jêsus đi lại giữa chúng ta, Từ khi Giăng làm phép báp-têm cho đến ngày Ngài được cất lên khỏi giữa chúng ta, phải có một người làm chứng cùng chúng ta về sự Ngài sống lại. Môn đồ cử ra hai người: Giô-sép tức là Ba-sa-ba, cũng gọi là Giúc-tu, và Ma-thia, rồi cầu nguyện rằng: Lạy Chúa, Ngài biết lòng mọi người, xin tỏ ra cho chúng tôi nội hai người nầy ai là người Chúa đã chọn, đặng dự vào chức vụ sứ đồ, thay vì Giu-đa đã bỏ đặng đi nơi của nó. Đoạn bắt thăm, trúng nhằm Ma-thia; người bèn được bổ vào mười một sứ đồ. ”
(Cong Cv 2:42)
“Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. ”
(3:1)
“Buổi cầu nguyện giờ thứ chín, Phi-e-rơ với Giăng cùng lên đền thờ. ”
(10:9)
“Bữa sau, trong lúc ba người ấy đương đi đường và đã đến gần thành, vừa nhằm giờ thứ sáu Phi-e-rơ leo lên mái nhà để cầu nguyện. ”
(3:2)
“Vả, có một người què từ lúc sanh ra, cứ hằng ngày người ta đem đặt tại cửa đền, gọi là Cửa Đẹp, đặng ăn mày những người vào đền. ”
(ITe1Tx 2:11)
“Anh em cũng biết rằng chúng tôi đối đãi với mỗi người trong anh em, như cha đối với con, ”
(ITe1Tx 5:17)
“cầu nguyện không thôi, ”
(Exe Ed 28:12-17)
“Hỡi con người, hãy làm một bài ca thương về vua Ty-rơ và nói cùng người rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Ngươi gồm đủ tất cả, đầy sự khôn ngoan, tốt đẹp trọn vẹn. Ngươi vốn ở trong Ê-đen, là vườn của Đức Chúa Trời. Ngươi đã có đầy mình mọi thứ ngọc báu, là ngọc mã não, ngọc vàng lợt, ngọc kim cương, ngọc thủy thương, ngọc sắc biếc, ngọc bích, ngọc sắc chàm, ngọc sắc xanh, ngọc thông hành, cùng vàng nữa. Nghề làm ra trống cơm ống sáo thuộc về ngươi; từ ngày ngươi mới được dựng nên đã sắm sẵn rồi. Ngươi là một chê-ru-bim được xức dầu đương che phủ; ta đã lập ngươi lên trên hòn núi thánh của Đức Chúa Trời; ngươi đã đi dạo giữa các hòn ngọc sáng như lửa. Đường lối ngươi trọn vẹn từ ngày ngươi được dựng nên, cho đến lúc thấy sự gian ác trong ngươi.
Nhân ngươi buôn bán thạnh lợi, lòng ngươi đầy sự hung dữ, và ngươi đã phạm tội; vậy ta đã xô ngươi như là vật ô uế xuống khỏi núi Đức Chúa Trời; hỡi chê-ru-bim che phủ kia, ta diệt ngươi giữa các hòn ngọc sáng như lửa!
Lòng ngươi đã kiêu ngạo vì sự đẹp ngươi, và sự vinh hiển của ngươi làm cho ngươi làm hư khôn ngoan mình. Ta đã xô ngươi xuống đất, đặt ngươi trước mặt các vua, cho họ xem thấy. ”
(EsIs 14:12-15)
“Hỡi sao mai, con trai của sáng sớm kia, sao ngươi từ trời sa xuống! Hỡi kẻ giày đạp các nước kia, ngươi bị chặt xuống đất là thể nào! Ngươi vẫn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đấng Rất Cao. Nhưng ngươi phải xuống nơi Âm phủ, sa vào nơi vực thẳm! ”
(Eph Ep 6:11-12)
“Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỉ. Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy. ”
(LuLc 11:14-18)
“Đức Chúa Jêsus đuổi một quỉ câm; khi quỉ ra khỏi, người câm liền nói được. Dân chúng đều lấy làm lạ; Song có mấy kẻ nói rằng: Người nầy nhờ Bêênxê-bun là chúa quỉ mà trừ quỉ. Kẻ khác muốn thử Ngài, thì xin Ngài một dấu lạ từ trời xuống. Đức Chúa Jêsus biết ý tưởng họ, bèn phán rằng: Nước nào tự chia rẽ nhau thì tan hoang, nhà nào tự chia rẽ nhau thì đổ xuống. Vậy nếu quỉ Sa-tan tự chia rẽ nhau, thì nước nó còn sao được, vì các ngươi nói ta nhờ Bê-ên-xê-bun mà trừ quỉ? ”
(IICo 2Cr 4:4)
“cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời. ”
(LuLc 8:12)
“Phần rơi ra dọc đường, là những kẻ đã nghe đạo; nhưng về sau ma quỉ đến, cướp lấy đạo từ trong lòng họ, e rằng họ tin mà được cứu chăng. ”
(ITe1Tx 2:18)
“Vì vậy, đã hai lần, chúng tôi, nhứt là tôi, Phao-lô, muốn đi đến cùng anh em; nhưng quỉ Sa-tan đã ngăn trở chúng tôi. ”
(Mat Mt 25:41).
“Kế đó, Ngài sẽ phán cùng những người ở bên tả rằng: Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi ta; đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó. ”
(Cong Cv 8:26-40)
“làm quan hầu của Can-đác, nữ vương nước Ê-thi-ô-bi, coi sóc hết cả kho tàng bà, đã đến thành Giê-ru-sa-lem để thờ phượng,Khi trở về, ngồi trên xe mà đọcsách tiên tri Ê-sai. Đức Thánh Linh phán cùng Phi-líp rằng: Hãy lại gần và theo kịp xe đó. - Phi-líp chạy đến, nghe người Ê-thi-ô-bi đọc sách tiên tri Ê-sai, thì nói rằng: Ông hiểu lời mình đọc đó chăng? Hoạn quan trả lời rằng: Nếu chẳng ai dạy cho tôi, thể nào tôi hiểu được? Người bèn mời Phi-líp lên xe ngồi kề bên. Vả, chỗ người đọc trong Kinh thánh là đoạn nầy: Người đã bị kéo đi như con chiên đến hàng làm thịt, Lại như chiên con câm trước mặt kẻ hớt lông, Người chẳng mở miệng. Trong khi Người hèn hạ thì sự đoán xét Người đã bị cất đi. Còn ai sẽ kể đời của Người?
Vì sự sống Người đã bị rút khỏi đất rồi. Hoạn quan cất tiếng nói cùng Phi-líp rằng: Tôi xin hỏi ông, đấng tiên tri đã nói điều đó về ai? Có phải nói về chính mình người chăng, hay là về người nào khác? Phi-líp bèn mở miệng, bắt đầu từ chỗ Kinh thánh đó mà rao giảng Đức Chúa Jêsus cho người. Hai người đương đi dọc đường, gặp chỗ có nước, hoạn quan nói rằng: Nầy, nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-têm chăng?
( Có nhiều bản cũ thêm câu 37 rằng: Phi-líp nói: Nếu ông hết lòng tin, điều đó có thể được. Hoạn quan trả lời rằng: Tôi tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời.) Người biểu dừng xe lại; rồi cả hai đều xuống nước, và Phi-líp làm phép báp-têm cho hoạn quan. Khi ở dưới nước lên, thì Thánh Linh của Chúa đem Phi-líp đi; hoạn quan chẳng thấy người nữa, cứ hớn hở đi đường. Còn Phi-líp thì người ta thấy ở trong thành A-xốt; từ đó người đi đến thành Sê-sa-rê, cũng giảng Tin lành khắp những thành nào mình đã ghé qua. ”
(EsIs 55:7)
“Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào. ”
(ChCn 25:2)
“Giấu kín việc nào, ấy là vinh hiển của Đức Chúa Trời; Nhưng dò xét điều nào, ấy là vinh hiển của các vua. ”
(Exo Er 7:6,&nbsp11-12,&nbsp21)
“E-xơ-ra nầy từ Ba-by-lôn đi lên. Người là một văn sĩ thạo luật pháp của Môi-se, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã truyền cho. Vì tay của Đức Giê-hô-va phù trợ người, nên vua ban cho người mọi điều người xin. ”
“Này là bổn sao lại chiếu chỉ mà vua Ạt-ta-xét-xe giao cho E-xơ-ra, thầy tế lễ và văn sĩ, thạo biết trong những điều răn luật lệ của Đức Giê-hô-va đã truyền cho Y-sơ-ra-ên. Ạt-ta-xét-xe, vua của các vua, gởi cho E-xơ-ra, thầy tế lễ và văn sĩ, thạo biết luật pháp của Đức Chúa trên trời. Nguyện ngươi được trọn bình an. ”
“Vậy ta là vua Ạt-ta-xét-xe ra chiếu chỉ truyền cho các quan cai kho ở bên phía kia sông rằng hễ vật gì E-xơ-ra, thầy tế lễ và văn sĩ, thạo biết luật pháp của Đức Chúa trên trời, sẽ cầu cùng các ngươi, các ngươi khá cần mẫn cung cấp cho, ”
(ITi1Tm 3:2)
“Vậy người giám mục cần phải không chỗ trách được, là chồng chỉ một vợ mà thôi, có tiết độ, có tài trí, xứng đáng, hay tiếp khách và khéo dạy dỗ. ”
(IITi 2Tm 2:15,&nbsp24)
“Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật. ”
“Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tài dạy dỗ, nhịn nhục, ”
(XuXh 4:10).
“Môi-se thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Ôi! Lạy Chúa, từ hôm qua, hôm kia, hay là từ lúc Chúa phán dạy kẻ tôi tớ Chúa, tôi vẫn chẳng phải một tay nói giỏi, vì miệng và lưỡi tôi hay ngập ngừng. ”
(TrGv 12:10)
“Kẻ truyền đạo có chuyên lo tìm kiếm những câu luận tốt đẹp; và các lời đã viết ra đều là chánh trực và chân thật. ”
(Mac Mc 1:14)
“Sau khi Giăng bị tù, Đức Chúa Jêsus đến xứ Ga-li-lê, giảng Tin lành của Đức Chúa Trời, ”
(Mat Mt 9:35)
“Đức Chúa Jêsus đi khắp các thành, các làng, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành nước Đức Chúa Trời, và chữa lành các thứ tật bịnh. ”
(LuLc 2:46-50)
“Khỏi ba ngày, gặp Ngài tại trong đền thờ đang ngồi giữa mấy thầy thông thái, vừa nghe vừa hỏi. Ai nấy nghe, đều lạ khen về sự khôn ngoan và lời đố iđáp của Ngài. Khi cha mẹ thấy Ngài, thì lấy làm lạ, và mẹ hỏi rằng: Hỡi con, sao con làm cho hai ta thể nầy? Nầy, cha và mẹ đã khó nhọc lắm mà tìm con.
Ngài thưa rằng: Cha mẹ kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi sao? Nhưng hai người không hiểu lời Ngài nói chi hết. ”
(LuLc 24:27)
“Đoạn Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh thánh. ”
(ICo1Cr 1:23)
“thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại; ”
(ICo1Cr 2:2)
“Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự. ”
(ITe1Tx 5:23)
“Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn, và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đến! ”
(Mat Mt 2:22)
“Song khi nghe vua A-chê-la-u nối ngôi vua cha là Hê-rốt mà trị vì tại xứ Giu-đê, thì Giô-sép sợ, không dám về; và bởi đã được Đức Chúa Trời mách bảo trong chiêm bao, nên người vào xứ Ga-li-lê, ”
(DaDn 5:7,&nbsp16)
“Vua kêu lớn tiếng truyền vời các thuật sĩ, người Canh-đê, và thầy bói đến.
Đoạn, vua cất tiếng và nói cùng những bác sĩ của Ba-by-lôn rằng: Ai đọc được chữ nầy và giải nghĩa ra cho ta, thì sẽ được mặc màu tía, được đeo vòng vàng vào cổ, và được dự bậc thứ ba trong việc chính trị nhà nước. ”
“Ta nghe nói rằng ngươi có thể giải nghĩa và làm cho những sự hồ nghi tan chảy. Vậy nếu ngươi đọc được chữ nầy và giải nghĩa cho ta, thì sẽ được mặc màu tía, sẽ mang vòng vàng nơi cổ, và dự chức thứ ba trong việc chính trị nhà nước. ”
(Gio Ge 2:23)
“Hỡi con cái Si-ôn, các ngươi hãy nức lòng vui vẻ và mừng rỡ trong Giê-hôvaĐức Chúa Trời các ngươi! Vì Ngài ban mưa phải thời cho các ngươi về mùa đầu, và xuống mưa dồi dào về mùa đầu và mùa cuối cho các ngươi nơi tháng đầu tiên. ”
(Gia Gc 3:5-6,&nbsp8)
“Cũng vậy, cái lưỡi là một quan thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Thử xem cái rừng lớn chừng nào mà một chút lửa có thể đốt cháy lên! Cái lưỡi cũng như lửa; ấy là nơi đô hội của tội ác ở giữa các quan thể chúng ta, làm ô uế cả mình, đốt cháy cả đời người, chính mình nó đã bị lửa địa ngục đốt cháy. ”
“nhưng cái lưỡi, không ai trị phục được nó; ấy là một vật dữ người ta không thể hãm dẹp được: đầy dẫy những chất độc giết chết. ”
(Cong Cv 2:4,&nbsp11)
“Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói ”
“Cả người Giu-đa hoặc người mới theo đạo Giu-đa, người Cơ-rết và A-rạp nữa, chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Đức Chúa Trời. ”
(ICo1Cr 1:1)
“Phao-lô, theo ý Đức Chúa Trời, được gọi làm sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, cùng Sốt-then, anh em chúng ta, ”
(ICo1Cr 1:2)
“gởi cho Hội thánh Đức Chúa Trời tại thành Cô-rinh-tô, tức là cho những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm thánh đồ, lại cho mọi người bất luận ở nơi nào, cầu khẩn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Chúa của những người ấy và của chúng ta: ”
(Cong Cv 2:1,&nbsp4-6)
“Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. ”
“Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói. Vả, bấy giờ có người Giu-đa, kẻ mộ đạo, từ các dân thiên hạ đến, ở tại thành Giê-ru-sa-lem. Lúc tiếng ấy vang ra, dân chúng chạy đến, ai nấy đều sững sờ vì mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng xứ mình. ”
(Gia Gc 1:5-8)
“Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho. Nhưng phải lấy đức tin mà cầu xin, chớ nghi ngờ; vì kẻ hay nghi ngờ giống như sóng biển, bị gió động và đưa đi đây đi đó. 7Người như thế chớ nên tưởng mình lãnh được vật chi từ nơi Chúa: 8ấy là một người phân tâm, phàm làm việc gì đều không định. ”
(CoCl 1:15-23)
“Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. Vì muôn vật đã được dựng nên trongNgài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôivua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài. Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh.
Ngài là ban đầu, sanh trước nhứt từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng. Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Ngài, và bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời.
Còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, và là thù nghịch cùng
Ngài bởi ý tưởng và việc ác mình, nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đã nhờ sự chết của Con Ngài chịu lấy trong thân thể của xác thịt mà khiến anh em hòa thuận, đặng làm cho anh em đứng trước mặt Ngài cách thánh sạch không vết, không chỗ trách được; miễn là anh em tin Chúa cách vững vàng không núng, chẳng hề dời khỏi sự trông cậy đã truyền ra bởi đạo Tin lành mà anh em đã nghe, là đạo được giảng ra giữa mọi vật dựng nên ở dưới trời, và chính tôi, Phao-lô, là kẻ giúp việc của đạo ấy ”
(ICo1Cr 15:29)
“Bằng chẳng vậy, những người vì kẻ chết chịu phép báp-têm sẽ làm chi? Nếu kẻ chết quả thật không sống lại, thì sao họ vì những kẻ ấy mà chịu phép báptêm?
(SaSt 6:1-8)
“Vả, khi loài người khởi thêm nhiều trên mặt đất, và khi loài người đã sanh được con gái rồi, các con trai của Đức Chúa Trời thấy con gái loài người tốt đẹp, bèn cưới người nào vừa lòng mình mà làm vợ. Đức Giê-hô-va phán rằng: Thần ta sẽ chẳng hằng ở trong loài người luôn; trong điều lầm lạc, loài người chỉ là xác thịt; đời người sẽ là một trăm hai mươi năm mà thôi. Đời đó và đời sau, có người cao lớn trên mặt đất, vì con trai Đức Chúa Trời ăn ở cùng con gái loài người mà sanh con cái; ấy những người mạnh dạn ngày xưa là tay anh hùng có danh.
Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó. Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va. ”
(XuXh 28:6-30)
“Họ sẽ chế ê-phót bằng kim tuyến, chỉ màu tím, đỏ điều, đỏ sặm, và vải gai đậu mịn thêu cực xảo. Hai bên ê-phót làm hai đai vai, đâu đầu vào ê-phót. Đai để cột ê-phót ở phía ngoài, sẽ làm nguyên miếng một cũng như công việc êphót, bằng kim tuyến, chỉ tím, đỏ điều, đỏ sặm, và vải gai đậu mịn. Ngươi hãy lấy hai viên bích ngọc mà khắc các tên con trai Y-sơ-ra-ên ở trên: sáu tên trên viên bích ngọc nầy, sáu tên trên viên bích ngọc kia, tùy theo thứ tự ngày sinh của họ. Phải khắc các tên con trai Y-sơ-ra-ên trên hai viên bích ngọc đó, như cách của thợ khắc con dấu, và khảm trong khuôn bằng vàng. Đoạn gắn hai viên bích ngọc đó trên hai đai vai ê-phót, dùng làm ngọc kỷ niệm về con cháu Y-sơ-raên; A-rôn sẽ mang tên của họ trên hai vai mình làm kỷ niệm trước mặt Đức Giê-hô- va. Ngươi cũng hãy làm móc gài bằng vàng, Đánh hai sợi chuyền nhỏ bằng vàng ròng như hình dây, rồi để chuyền đánh như thế vào móc gài. Bảng đeo ngực về sự xét đoán, ngươi cũng phải làm cho cực xảo, y như êphót; tức là bằng kim tuyến, chỉ tím, đỏ điều, đỏ sặm, và vải gai đậu mịn.
Bảng đeo ngực hình vuông và may lót; bề dài một em-ban, bề ngang một em-ban. Ngươi hãy gắn bốn hàng ngọc vào bảng đeo ngực: hàng thứ nhứt gắn ngọc mã não, ngọc hồng bích, và ngọc lục bửu; hàng thứ nhì, ngọc phỉ túy, ngọc lam bửu và ngọc kim cương; hàng thứ ba, ngọc hồng bửu, ngọc bạch mã não, và ngọc tử tinh, hàng thứ tư, ngọc huỳnh bích, ngọc hồng mã não, và bích ngọc. Các ngọc nầy sẽ khảm vào khuôn bằng vàng. Số các ngọc đó hết thảy là mười hai viên, tùy theo tên các con trai Y-sơ-ra-ên; trên mỗi viên ngọc sẽ khắc tên của một trong mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên, như người ta khắc con dấu vậy.
Ngươi hãy làm các sợi chuyền bằng vàng ròng đánh như hình dây, chuyền trên bảng đeo ngực; rồi làm hai khoanh bằng vàng để ở hai góc đầu trên bảng, cùng cột hai sợi chuyền vàng vào hai khoanh nơi hai đầu bảng, 25và hai đầu sợi chuyền cột vào móc gài, đoạn gắn trên hai đai vai ê-phót về phía đằng trước ngực. Ngươi cũng hãy làm hai cái khoanh bằng vàng nữa, để vào hai góc đầu dưới của bảng đeo ngực, về phía trong ê-phót. Lại làm hai khoanh khác nữa bằng vàng, gắn vào hai đầu dưới đai vai ê-phót ném về phía trước, ở trên đai gần chỗ giáp mối. Rồi một sợi dây màu tím sẽ cột hai cái khoanh của bảng đeo ngực lại cùng hai cái khoanh ê-phót, hầu cho nó dính với đai, đừng rớt khỏi êphót.
Thế thì, khi nào A-rôn vào nơi thánh, sẽ mang trên lòng mình tên các con trai Y-sơ-ra-ên nơi bảng đeo ngực về sự xét đoán, đặng giữ làm kỷ niệm luôn luôn trước mặt Đức Giê-hô-va.
Tên bảng đeo ngực của sự xét đoán, ngươi hãy gắn u-rim và thu-mim vào, đặng khi A-rôn đến trước mặt Đức Giê-hô-va thì các món đó sẽ ở trên lòng mình.
Ấy vậy, trước mặt Đức Giê-hô-va, A-rôn sẽ mang sự xét đoán của con trai Y-sơra ên trên lòng mình luôn luôn. ”
(Eph Ep 4:1-3)
“Vậy tôi là kẻ tù trong Chúa, khuyên anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với chức phận mà Chúa đã gọi anh em, phải khiêm nhường đến điều, mềm mại đến điều, phải nhịn nhục, lấy lòng thương yêu mà chìu nhau, dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh. ”
(ICo1Cr 14:33)
“Vả, Đức Chúa Trời chẳng phải là Chúa sự loạn lạc, bèn là Chúa sự hòa bình. ”
(HeDt 10:19-25)
“Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jêsus được dạn dĩ vào nơi rất thánh, bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài, lại vì chúng ta có một thầy tế lễ lớn đã lập lên cai trị nhà Đức Chúa Trời, nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa. Hãy cầm giữ sự làm chứng về điều trông cậy chúng ta chẳng chuyển lay, vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín. Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; 25chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy. ”
(AmAm 7:10-17)
“Bấy giờ, A-ma-xia, thầy tế lễ của Bê-tên, khiến nói cùng Giê-rô-bô-am là vua Y-sơ-ra-ên rằng: A-mốt tập lập nghịch cùng vua, ở giữa nhà Y-sơ-raên; đất chẳng chịu nổi mọi lời của nó. Thật vậy, nầy, A-mốt nói rằng: Giê-rô-bô-am sẽ chết bởi gươm, và Y-sơ-ra-ên chắc sẽ bị đày đi làm phu tù khỏi đất mình!
A-ma-xia nói cùng A-mốt rằng: Hỡi kẻ tiên kiến, khá đi khỏi đây. Hãy trốn trong đất Giu-đa, tại đó ăn bánh và nói tiên tri. Nhưng chớ cứ nói tiên tri tại Bê-tên nữa; vì ấy là một nơi thánh của vua, và ấy là nhà vua.
A-mốt trả lời cho A-ma-xia rằng: Ta không phải là đấng tiên tri, cũng không phải con đấng tiên tri; nhưng ta là một kẻ chăn, sửa soạn những cây vả rừng. Đức Giê-hô-va đã bắt lấy ta từ sau bầy, và Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy đi nói tiên tri cho dân Y-sơ-ra-ên ta. Vả, hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va: Ngươi nói rằng: Chớ nói tiên tri nghịch cùng Y-sơ-ra-ên, và đừng nhỏ lời xuống nghịch cùng nhà Y-sác. Cho nên Đức Giê-hô-va phán như vầy: Vợ ngươi sẽ buông dâm trong thành; con trai và con gái ngươi sẽ ngã bởi gươm; đất ngươi sẽ bị chia bởi dây, còn ngươi, ngươi sẽ chết trong một đất ô uế, và Y-sơ-ra-ên chắc sẽ bị đày đi làm phu tù khỏi đất mình. ”
(LuLc 19:1-10)
“Đức Chúa Jêsus vào thành Giê-ri-cô, đi ngang qua phố. Tại đó, có một người tên là Xa-chê, làm đầu bọn thâu thuế, và giàu-có. Người đó tìm xem Đức Chúa Jêsus là ai, nhưng không thấy được, vì đoàn dân đông lắm, mà mình lại thấp. Vậy,Xa-chê chạy trước, trèo lên cây sung, để ngó thấy Đức Chúa Jêsus, vì Ngài phải đi qua đó. Đức Chúa Jêsus đến chỗ ấy ngước mắt lên mà phán rằng: Hỡi Xa-chê, hãy xuống cho mau, vì hôm nay ta phải ở nhà ngươi. Xa-chê vội vàng xuống và mừng rước Ngài. Ai nấy thấy vậy, đều lằm bằm rằng: Người nầy vào nhà kẻ có tội mà trọ! Song Xa-chê đứng trước mặt Chúa, thưa rằng:
Lạy Chúa, nầy, tôi lấy nửa gia tài mình mà cho kẻ nghèo, và nếu có làm thiệt hại ai, bất kỳ việc gì, tôi sẽ đền gấp tư. Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Hôm nay sự cứu đã vào nhà nầy, vì người nầy cũng là con cháu Áp-ra-ham. BởiCon người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất. ”
(ICo1Cr 15:1-11)
“Hỡi anh em, tôi nhắc lại cho anh em Tin lành mà tôi đã rao giảng và anh em đã nhận lấy, cùng đứng vững vàng trong đạo ấy, và nhờ đạo ấy anh em được cứu rỗi, miễn là anh em giữ lấy y như tôi đã giảng cho; bằng không, thì anh em dầu có tin cũng vô ích. Vả, trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh thánh; và Ngài đã hiện ra cho Sê-pha, sau lại hiện ra cho mười hai sứ đồ. Rồi đó, cùng trong một lần, Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em xem thấy, phần nhiều người trong số hiện bây giờ còn sống, nhưng có mấy người đã ngủ rồi. Đoạn Ngài hiện ra cho Gia-cơ, rồi cho các sứ đồ. Rốt lại, sau những người ấy, Ngài cũng hiện ra cho tôi xem, như cho một thai sanh non vậy. Vì tôi là rất hèn mọn trong các sứ đồ, không đáng gọi là sứ đồ, bởi tôi đã bắt bớ Hội thánh của Đức Chúa Trời.
Nhưng tôi nay là người thể nào, là nhờ ơn Đức Chúa Trời, và ơn Ngài ban cho tôi cũng không phải là uổng vậy. Trái lại, tôi đã làm nhiều việc hơn các người khác, nhưng nào phải tôi, bèn là ơn Đức Chúa Trời đã ở cùng tôi. Ấy vậy, dầu tôi, dầu các người khác, đó là điều chúng tôi giảng dạy, và là điều anh em đã tin ”
(Mat Mt 1:18-25)
“Vả,sự giáng sanh của Đức Chúa Jêsus Christ đã xảy ra như vầy: Khi Mari, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh. Giô-sép, chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm. Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao, màphán rằng: Hỡi Giô-sép, con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh. Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội. Mọi việc đã xảy ra như vậy, để cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên tri mà phán rằng: Nàymột gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.
Khi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song không hề ăn ở với cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jêsus. ”
(IPhi 1Pr 1:24)
“Vì mọi xác thịt ví như cỏ, Mọi sự vinh hiển của nó ví như hoa cỏ. Cỏ khô, hoa rụng, ”
(Gie Gr 50:6)
“Dân ta vốn là một bầy chiên lạc mất; những kẻ chăn làm cho lộn đường, để chúng nó lầm lạc trên các núi, đi từ núi qua gò, quên chỗ mình an nghỉ. ”
(Mat Mt 5:13)
“Các ngươi là muối của đất; song nếu mất mặn đi, thì sẽ lấy giống chi mà làm cho mặn lại? Muối ấy không dùng chi được nữa, chỉ phải quăng ra ngoài và bị người ta đạp dưới chân ”
(GiGa 10:7,9)
“Đức Chúa Jêsus lại phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta là cửa của chiên. ”
“Ta là cái cửa: Nếu ai bởi ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi; họ sẽ vào ra và gặp đồng cỏ. ”
(ChCn 30:25)
“Con kiến dầu là loại yếu hèn, Lo sắm sẵn vật thực mình trong mùa hạ; ”
(IGi1Ga 1:1-4)
“Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về Lời sự sống; vì sự sống đã bày tỏ ra, chúng tôi có thấy, và đang làm chứng cho, chúng tôi rao truyền cho anh em sự sống đời đời vốn ở cùng Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng tôi rồi;- chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng tôi viết những điều đó cho anh em, hầu cho sự vui mừng của chúng tôi được đầy dẫy ”
(Cong Cv 18:24-28)
“Bấy giờ có một người Giu-đa tên là A-bô-lô, quê tại thành A-léc-xan-tri, là tay khéo nói và hiểu Kinh thánh, đến thành Ê-phê-sô. 25Người đã học đạo Chúa; nên lấy lòng rất sốt sắng mà giảng và dạy kỹ càng những điều về Đức Chúa Jêsus, dẫu người chỉ biết phép báp-têm của Giăng mà thôi. 26Vậy, người khởi sự giảng cách dạn dĩ trong nhà hội. Bê-rít-sin và A-qui-la nghe giảng, bèn đem người về với mình, giải bày đạo Đức Chúa Trời cho càng kỹ lưỡng hơn nữa. Người toan sang xứ A-chai, thì anh em giục lòng cho và viết thơ gởi dặn môn đồ phải tiếp đãi người tử tế. Khi tới rồi, người được nhờ ơn Đức Chúa Trời mà bổ ích cho kẻ đã tin theo. Vì người hết sức bẻ bác người Giu-đa giữa thiên hạ, lấy Kinh thánh mà bày tỏ rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ. ”
(Cong Cv 2:37,&nbsp40)
“Chúng nghe bấy nhiêu lời, trong lòng cảm động, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi? ”
“Phi-e-rơ lại lấy nhiều lời giảng nữa mà giục lòng và khuyên lơn chúng
rằng: Các ngươi khá cứu mình thoát khỏi giữa dòng dõi gian tà nầy! ”
(4:5-13)
“Bữa sau, các quan, các trưởng lão, các thầy thông giáo nhóm tại thành Giêrusa-lem, với An-ne, là thầy cả thượng phẩm, Cai-phe, Giăng, A-léc-xan-đơ và hết thảy mọi người thuộc về họ thầy cả thượng phẩm. Họ bắt Phi-e-rơ và Giăng đến hầu trước mặt mình, và hỏi rằng: Bởi quyền phép nào hay là nhân danh ai mà các ngươi làm điều nầy? Bấy giờ Phi-e-rơ, đầy dẫy Đức Thánh Linh, nói rằng:
Hỡi các quan và các trưởng lão, nếu ngày nay chúng tôi bị tra hỏi vì đã làm phước cho một người tàn tật, lại hỏi chúng tôi thể nào người đó được lành, thì hết thảy các ông, và cả dân Y-sơ-ra-ên đều khá biết ấy là nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ ở Na-xa-rét, Đấng mà các ông đã đóng đinh trên thập tự giá, và Đức Chúa Trời đã khiến từ kẻ chết sống lại, ấy là nhờ Ngài mà người nầy được lành mạnh hiện đứng trước mặt các ông. Giê-xu nầy là hòn đá bị các ông xây nhà bỏ ra, rồi trở nên hòn đá góc nhà. Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.
Khi chúng thấy sự dạn dĩ của Phi-e-rơ và Giăng, biết rõ rằng ấy là người dốt nát không học, thì đều lấy làm lạ; lại nhận biết hai người từng ở với Đức Chúa Jêsus. ”
(Cong Cv 14:8-13)
“Nơi thành Lít-trơ có một người liệt chân, què từ lúc mới sanh ra, chẳng hề đi được. Người ngồi và nghe Phao-lô giảng. Phao-lô chăm mắt trên người, thấy có đức tin để chữa lành được, bèn nói lớn tiếng rằng: Ngươi hãy chờ dậy, đứng thẳng chân lên. Người nhảy một cái, rồi đi.
Dân chúng thấy sự Phao-lô đã làm, thì kêu lên bằng tiếng Li-cao-ni rằng:
Các thần đã lấy hình loài người mà xuống cùng chúng ta. Chúng bèn xưng Banaba là thần Giu-bi-tê, còn Phao-lô là thần Mẹt-cu-rơ, vì là người đứng đầu giảng đạo. Thầy cả của thần Giu-bi-tê có miếu nơi cửa thành, đem bò đực và tràng hoa đến trước cửa, muốn đồng lòng với đoàn dân dâng một tế lễ. ”
(Cong Cv 26:28)
“Ạc-ríp-ba phán cùng Phao-lô rằng: Thiếu chút nữa ngươi khuyên ta trở nên tín đồ Đấng Christ! ”
(XuXh 28:1-2)
“Trong vòng dân Y-sơ-ra-ên, ngươi hãy chọn A-rôn, anh ngươi, cùng các con trai người, là Na-đáp, A-bi-hu, Ê-lê-a-sa, và Y-tha-ma, lập lên làm chức tế lễ trước mặt ta. Ngươi hãy chế bộ áo thánh cho A-rôn, anh ngươi, để người được vinh hiển trang sức. ”
(IPhi 1Pr 2:9)
“Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài; ”
(ISa1Sm 16:7)
“Nhưng Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên rằng: Chớ xem về bộ dạng và hình vóc cao lớn của nó, vì ta đã bỏ nó. Đức Giê-hô-va chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng. ”
(Mac Mc 1:2-11)
“Như đã chép trong sách tiên tri Ê-sai rằng:
Nầy, ta sai sứ ta đến trước mặt ngươi,
Người sẽ dọn đường cho ngươi
Có tiếng kêu trong đồng vắng rằng:
Hãy dọn đường Chúa,
Ban bằng các nẻo Ngài;
4Giăng đã tới, trong đồng vắng vừa làm vừa giảng phép báp-têm ăn năn, cho được tha tội. 5Cả xứ Giu-đê và hết thảy dân sự thành Giê-ru-sa-lem đều đến cùng người, xưng tội mình và chịu người làm phép báp-têm dưới sông Giô-đanh.
Giăng mặc áo lông lạc đà, buộc dây lưng da ngang hông; ăn những châu chấu và mật ong rừng. Người giảng dạy rằng: Có Đấng quyền phép hơn ta đến sau ta; ta không đáng cúi xuống mở dây giày Ngài. 8Ta làm phép báp-têm cho các ngươi bằng nước; nhưng Ngài sẽ làm phép báp-têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh.
Vả, trong những ngày đó, Đức Chúa Jêsus đến từ Na-xa-rét là thành xứ Galilê, và chịu Giăng làm phép báp-têm dưới sông Giô-đanh. Vừa khi lên khỏi nước, Ngài thấy các từng trời mở ra, và Đức Thánh Linh ngự xuống trên mình Ngài như chim bồ câu. Lại có tiếng từ trên trời phán rằng: Ngươi là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường. ”
(Cong Cv 2:14)
“Bấy giờ, Phi-e-rơ đứng ra cùng mười một sứ đồ, cất tiếng nói với dân chúng rằng: Hỡi người Giu-đa, và mọi người ở tại thành Giê-ru-sa-lem, hãy biết rõ điều nầy, và lắng tai nghe lời ta. ”
(ICo1Cr 4:20)
“Vì nước Đức Chúa Trời chẳng ở tại lời nói, mà ở tại năng lực. ”
(Phi Pl 2:5-8)
“Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức
Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. ”






Chào mừng đến với Nghe đọc Kinh thánh, Giáo trình ISOM (https://nguonsusong.com/) Powered by Discuz! X3.5