Tiêu đề: Cây Gậy - NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO BẤT TRUNG [In trang] Tác giả: admin Thời gian: 10-8-2011 07:54 PM Tiêu đề: Cây Gậy - NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO BẤT TRUNG
Cây Gậy Của Người Chăn Bầy
Bài của Ralph Mahoney F3 - Phán Xét Những Người Làm Công Vô Luật
Mục Lục
F3.1 - Những Người Lãnh Đạo Bất Trung
F3.2 - Những Người Lãnh Đạo Trung Tín
Chương 1: NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO BẤT TRUNG
Phân Dân Nhâp
Thật đau buồn và xấu hổ khi chúng ta thấy trong Cơ Đốc Giáo có quá nhiều người lãnh đạo tìm lợi riêng cho mình. Điều này là sự thật. Đó là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất trong Hội Thánh trên toàn thế giới.
Sứ đồ Phaolô đã nhận ra nan đề này trong thời đại của ông.
Ông nói: “Thật vậy, tôi không có ai như người đồng tình với tôi để thật lòng lo về việc anh em. Ai nấy đều tìm lợi riêng của mình chứ không tìm của Đức Chúa Jêsus Christ ” (Phi Pl 2:20, 21).
Trong hàng trăm người lãnh đạo Hội Thánh mà Phaolô quen biết, ông chỉ thấy có một người mà ông có thể tin cậy được về việc chăn bầy. Đó là Timôthê. Timôthê đã phục vụ chiên chứ không phục vụ cho chính mình. Những người lãnh đạo khác đã phục vụ cho chính quyền lợi của họ.
Có nhiều người nam, người nữ có những chức vụ rất quyền năng do Thánh Linh ban cho. Nhưng buồn thay, thay vì khiêm nhường tìm kiếm mặt Chúa, họ bắt đầu tìm những điều mà sẽ phục vụ, tâng bốc và đề cao “chức vụ của họ”. Họ dùng và lạm dụng những ân tứ thuộc linh cho những mục đích và sự vinh hiển riêng của họ.
Họ trở nên ích kỷ và kiêu ngạo. Có sự lừa dối trong sự kiêu ngạo đó. Thái độ để mặc cho bản ngã và tâm hồn điều khiển chính mình cứ tiến triển thật chậm chạp đến nỗi họ thậm chí không biết là họ đã xa cách Đức Chúa Trời như thế nào.
A. BA KẺ THÙ CỦA CHIÊN
Trong GiGa 10:1-42, Chúa Jêsus và những người lãnh đạo Hội Thánh giống như những người chăn chiên. Chiên là hình bóng của những tín đồ thật của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus khuyên các môn đồ Ngài phải bảo vệ chiên khỏi ba kẻ thù này. Đó là:
* Kẻ trộm
* Kẻ cướp
* Kẻ chăn thuê.
1. Kẻ Trộm (Giăng 10:1,8,10)
Kẻ trộm là kẻ lấy đồ người khác một cách tinh vi và lừa dối. Kẻ trộm thường đến ban đêm, khi tất cả đều ở trong sự tối tăm và không ai nhìn thấy hắn. Cách hành động của hắn ranh mãnh, khôn khéo và dối trá. Kẻ trộm là ma quỉ và những người lãnh đạo Hội Thánh giống như hắn vậy (câu 10).
2. Kẻ Cướp / Muông Sói (Giăng 10:1,8)
Kẻ cướp dùng sức mạnh lấy đồ người khác. Hắn tấn công bằng bạo lực để lấy của cải. Hắn sẽ áp đảo bất kỳ ai, ở đâu và vào lúc nào để lấy đi điều mà hắn muốn. Các tiên tri giả, mục sư giả đều là chó sói (Mat Mt 7:15; Cong Cv 20:29).
3. Kẻ Chăn Thuê (Giăng 10:12,13)
Đông cơ duy nhât của kẻ chăn thuê là tiền hay lương bổng. “Như người làm thuê trông đợi tiền lương ” (Giop G 7:2). Đối với hắn chỉ có công việc.
Hắn không trung tín trong việc thi hành nhiệm vụ.
Ngay khi thấy muôn sói đến, hắn sẽ bỏ chạy. Thái độ của hắn chỉ lo cho bản thân mình, vì vậy khi kẻ thù đến, hắn đã bỏ chạy (GiGa 10:12).
Kẻ chăn thuê không thực sự chăm lo cho đàn chiên của Đức Chúa Trời.
Trong bức thư thứ hai gởi cho người Côrinhtô, Phaolô đã đề cập đến điều này: “Vả chúng tôi chẳng giả mạo lời của Đức Chúa Trời như nhiều kẻ khác, nhưng chúng tôi lấy lòng chơn thật, theo như đạo từ Đức Chúa Trời đến thể nào, thì giảng ra thể ấy trước mặt Đức Chúa Trời, trong Đấng Christ ” (IICo 2Cr 2:17).
Phaolô không giống như những kẻ kinh doanh hoặc kẻ chuyên nghiệp trong chức vụ về lời Đức Chúa Trời. Ông muốn làm một người chơn thật.
Phaolô đã có một công việc tự tay ông làm để nuôi chính mình ngay trước khi những kẻ chăn thuê xuất hiện (Cong Cv 18:3; ICo1Cr 4:12).
Điều đáng buồn là trong xã hội phương Tây ngày hôm nay có khuynh hướng chuyên nghiệp hóa các chức vụ do Đức Chúa Trời ban cho. Có nhiều người chỉ hầu việc Chúa khi được hứa trước là có lương cao và một hội chúng đông đảo.
Những ai ở trong tình trạng tìm lợi riêng cho mình như thế sẽ bị lôi kéo vào sự lừa dối và sai lầm để rồi dẫn những người khác đi lệch lạc vào con đường đó.
Một người thật của Đức Chúa Trời sẽ không đồng tình với những tiêu chuẩn ích kỷ như vậy nhưng họ sẽ được dẫn dắt bởi sự cảm nhận thẳng thắn, chân thật, công bình về ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Họ sẽ có sự can đảm của Phierơ. Khi bị Simôn cám dỗ để bán ân tứ, “Phierơ trả lời rằng: Tiền bạc ngươi hãy hư mất với ngươi, vì ngươi tưởng lấy tiền bạc mua được sự ban cho của Đức Chúa Trời ” (Cong Cv 8:20).
Ân tứ của Đức Chúa Trời không có sẵn để mà “cho thuê”. Chức vụ không phải để “bán”. Những người rao giảng lời của Đức Chúa Trời không bao giờ tự cho phép mình bị bán hay mua.
Sự dẫn dắt của một tiên tri thật phải xuất phát từ một cảm nhận chắc chắn về ý chỉ của Đức Chúa Trời. Sự măc khải chỉ được sinh ra từ lòng kiên quyết trung thực, từ sự cầu nguyện, cầu thay, và tìm kiếm mặt Chúa.
a. Những Ví Dụ Về Kẻ Chăn Thuê
1) Môt Người Lêvi. “Hãy ở đây với ta, làm thầy tế lễ cho ta, ta sẽ cấp cho ngươi mỗi năm mười miếng bạc, một bộ áo xống... Người Lêvi bèn vào” (Cac Tl 17:10).
“Người đáp: Mica đã đãi tôi thế nầy, cấp cho tôi tiền lương, dùng tôi làm tế lễ cho người ” (18:4).
Các quan xét đoạn 17 và 18 nói về câu chuyện của một người Lêvi đáng thương đã bán chức vụ của mình để lấy mười miếng bạc và một bộ áo xống. Ông ta đã vi phạm một nguyên tắc quan trọng về chức vụ thật. “Anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi (huyết của Chúa Jêsus ) nên đừng làm tôi mọi cho người ta làm chi ” (ICo1Cr 7:23).
Thầy tế lễ này đã bán chính mình để hầu việc người ta đặng lấy tiền. Ông đã thỏa thuận với những tiêu chuẩn thuộc linh thấp kém của thời đại đó. Bởi làm như vậy ông đã đánh mất cơ hội đưa toàn bộ chi phái Đan lên mức độ tinh sạch trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời.
Người Lêvi trẻ tuổi này (thầy tế lễ) đã dâng hương trước hình tượng và cuối cùng đã làm hư hỏng cả một chi phái.
Lẽ ra ông ta có thể chống lại hình tượng và quay về với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Nhưng ông đã chọn phần thưởng vật chất hơn là sự ích lợi thuộc linh. Những điêu chúng ta đọc trong Kinh Thánh thạt khác xa! Nhưng ông ta đã thất bại. Lẽ ra điều ấy chẳng nên xảy ra như vậy!
Sự thờ hình tượng đã thịnh hành. Sự đoán xét đã đến, cuối cùng dân tộc này đã bị bắt đi làm phu tù. Bởi bán đi chức vụ và sự kêu gọi của mình, người Lêvi đã mở cửa cho sự đoán phạt và hủy diệt. Bạn đừng nên phạm một sai lầm tai hại như vậy!
Đức Chúa Trời không kêu gọi và xức dầu cho những người lãnh đạo có mục đích ích kỷ nhưng vì ích lợi của ngườ khác và sự vinh hiên của Ngài.
Bất kỳ một thái độ hay động cơ nào khác dẫn đến sự hư mất thuộc linh, và có lẽ sẽ dẫn đến sự mất mát cho những người khác như câu chuyện của người Lêvi nói trên.
2) Ghêhaxi. Câu chuyện về Êlisê chữa lành cho quan tổng binh Syri là Naaman có một kêt quả đáng buồn. Sau khi nhúng mình dưới nước sông Giôđanh bảy lần như Êlisê đã chỉ dẫn, quan tổng binh Naaman đã được sạch bịnh phung.
“Sau đó, Naaman với hết thảy người đi theo, bèn trở lại cùng người của Đức Chúa Trời. Người đến đứng trước mặt Êlisê mà nói rằng: Bây giờ tôi nhìn biết rằng trên khắp thế gian chẳng có chúa nào khác hơn Đức Chúa Trời của Ysơraên. Ấy vậy tôi xin ông nhậm lễ vật này của kẻ tôi tớ ông.
Nhưng Êlisê đáp rằng: Ta chỉ Đức Ghêhôva hằng sống mà thề rằng ta chẳng nhậm chi hết. Naaman nài ép Êlisê nhậm lấy, nhưng người từ chối ” (II Các vua 5:15;,16).
Êlisê hiểu rằng dùng ân tứ của Đức Chúa Trời để đạt được mục đích vị kỷ là hoàn toàn sai lầm. Nếu Êlisê nhận tiền, có lẽ Naaman sẽ không biết gì về đức tính vị tha của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời ban cho chúng ta nhưng không và Ngài mong chúng ta cũng ban cho kẻ khác nhưng không. Mạng lênh của Chúa Jêsus là: “... làm sạch kẻ phung, và trừ các quỉ. Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không ” (Mat Mt 10:8). Êlisê đã vâng theo mạng lênh này.
Chúng ta nên nhớ rằng các nhà truyền giáo có ơn chữa lành ngày hôm nay sẽ được nổi danh và tôn trọng hơn nếu họ làm theo thái độ của Êlisê. Nhưng thật không may, nhiều người có vẻ như đã bán ân tứ của họ để đổi lấy một khoảng tài chánh lớn. Thật đáng buồn! Trong nhiều trường hợp, dường như họ có tinh thần của Ghêhaxi hơn là tinh thần của Êlisê.
Nhưng Ghêhaxi, người đầy tớ của Êlisê đã nhìn thấy những gì Êlisê đã làm và hắn quyết định đi theo Naaman để lấy vàng bạc và quần áo của Naaman cho riêng hắn.
“Vậy Ghêhaxi chạy theo Naaman, Naaman thấy Ghêhaxi chạy theo sau mình, bèn nhảy xuống xe, đi đến đón người. .. Ghêhaxi đáp: ... xin ông hãy cho. .. một ta lâng bạc và một bộ áo. Naaman nói: Xin hãy nhận lấy hai ta lâng. Người cố nài Ghêhaxi nhận lấy. .. Khi Ghêhaxi trở về. .. người lấy những vật đó để trong nhà mình. .. Người bèn ra mắt Êlisê, chủ mình.
Người hỏi rằng: Ớ Ghêhaxi, ngươi ở đâu đến? Người thưa rằng: Tôi tớ không có đi đâu. Nhưng Êlisê tiếp rằng: Khi người kia xuống xe đón ngươi, lòng ta há chẳng ở cùng ngươi sao? ... Vì vậy bịnh phung của Naaman sẽ dính vào ngươi và dòng dõi ngươi đời đời. Ghêhaxi đi ra khỏi Êlisê, bị tật phung trắng như tuyết ” (IIVua 2V 5:20-27).
Ghêhaxi đã nhận lấy vàng, quần áo và cả bịnh phung của Naaman nữa. Đó là hậu quả cho những ai muốn lấy tiền để đổi lấy ân tứ của Đức Chúa Trời và có lòng tham lam.
3) Balaam. “... Balaam. .. là kẻ tham tiền công. ..” (IIPhi 2Pr 2:15). Tiên tri Balaam đã bán chức vụ mình để lấy địa vị (Dan Ds 22:17) và tiền bạc.
Có lẽ Balaam là tiên tri hùng biện nhất trong cả Kinh Thánh. Những lời nói hùng hồn của ông bày tỏ lẽ thật cao cả nhất về Đức Chúa Trời.
Thế thì tại sao lại gọi ông là tiên tri giả? Tại sao phải xử ông bị ném đá?
Không phải vì những lời tiên tri của ông là giả nhưng vì động cơ của ông không trong sáng. Balaam đã chạy theo vinh quang và vàng bạc. Khi những sứ giả của vua Balác đến tìm Balaam, Chúa đã chỉ thị cho ông rất rõ:
“Ngươi chớ đi với chúng nó. .. nhiều sứ thần. .. đến cùng Balaam mà rằng: Balác, con trai Xếpbô có nói rằng: Ta xin ngươi chớ chi ngăn cản ngươi đến cùng ta. Ta xin ngươi hãy đến rủa sả dân nầy, vì ta sẽ tôn ngươi rất vinh hiển, và làm theo mọi điều ngươi sẽ nói cùng ta ” (Dan Ds 22:12, 16, 17).
Đức Chúa Trời đã chỉ thị rõ ràng cho tiên tri Balaam là KHÔNG được đi đến vua Balác để làm tiên tri thuê. Nhưng Balaam cứ khăng khăng đòi Đức Chúa Trời cho phép ông đi.
Balaam hết sức ham muốn tiền bạc, sự tôn trọng và vinh quang mà Balác ban cho. Ông cứ nài ép Chúa cho phép ông đi.
“... Chúng. .. cũng lấy gươm giết Balaam. ..” (31:8). Lòng yêu mến địa vị và tiền bạc làm cho Balaam phải trả giá bằng chính mạng sống mình. Những lời tiên tri của ông là thật nhưng động cơ của ông là sai. Ông đã chết vì sự phán xét.
Khi chúng ta muốn những điều trái ngược với lời và ý chỉ của Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời sẽ cho sự đoán xét tồi tệ nhất xảy đến với chúng ta để chúng ta nhận được điều mình cứ cố đòi. Balaam đã học bài học bi thảm này về Đức Chúa Trời. “Ngài ban cho chúng nó điều chúng nó cầu xin. Nhưng sai lênh tổn hại linh hồn chúng nó ” (Thi Tv 106:15).
Nếu chúng ta lập nên những hình tượng trong lòng mình thì Chúa sẽ sai những tiên tri đến, đó là những kẻ “... lấy những lời ngọt ngào dua nịnh dỗ dành lòng kẻ thật thà ” (RoRm 16:18). Đức Chúa Trời sẽ đánh lừa những ai có động cơ phụng sự sai lầm.
“Ấy vì thế mà Đức Chúa Trời cho chúng nó mắc phải sự lầm lạc, là sự khiến chúng nó tin điều giả dối, hầu cho hết thảy những người không tin lẽ thật, song chuộng sự không công bình, đều bị phục dưới sự phán xét của Ngài ” (IITe 2Tx 2:11, 12).
Tiên tri Êxêchiên đã giải thích điều này rằng: “Cho nên, hãy nói cùng chúng nó mà bảo rằng: Chúa GHÊHÔVA phán như vầy: Hễ người nào trong nhà Ysơraên mang thần tượng mình vào lòng, và đặt trước mặt mình sự gian ác mình làm cho vấp phạm, nếu người ấy đến cùng kẻ tiên tri, thì ta, Đức GHÊHÔVA, chính ta sẽ trả lời cho nó y như thần tượng đông nhiều của nó ” (Exe Ed 14:4).
Đến với một tiên tri với những hình tượng trong lòng chỉ khiến Đức Chúa Trời xác nhận thêm tội lỗi và sự bất tuân của bạn, và cuộc đời bạn sẽ kết thúc giống như Balaam.
Tôi thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa, thà Ngài giết con còn hơn đánh lừa con. Xin đừng để con đi theo con đường riêng của mình khi điều đó trái ngược với ý chỉ của Ngài. Xin cho con biết ý chỉ của Ngài và làm trọn ý chỉ đó”. Tôi mong rằng đây cũng là thái độ và lời cầu xin của bạn.
4) Giuđa. Sứ đồ bán Chúa với ba mươi miếng bạc nhưng hắn chẳng còn sống để mà hưởng thụ số tiền đó là Giuđa. Hắn đã tự tử (Mat Mt 27:3-10). Thật là nguy hiểm khi chúng ta để cho lòng tham muốn và tham lam tiền bạc nắm giữ cả cuộc đời chúng ta.
b. Tấm Gương Về Những Người Có Đông Cơ Tham Lam
1) Anania và Saphira. Saphira và Anania đã nói dối Thánh Linh một số tiền và họ đã bị chết (Cong Cv 5:1-11).
2) Thuật Sĩ Simôn. Thuật sĩ Simôn đã tìm cách mua quyền năng của Đức Chúa Trời qua việc đặt tay để nhận lãnh Thánh Linh, và sau đó đã bị đoán phạt (8:12-24).
3) Những Kẻ Buôn Bán Chức Vụ. Những ai buôn bán trong đền thờ (buôn bán ân tứ và chức vụ) sẽ chịu đoán phạt nghiêm khắc (Mat Mt 21:12; Mac Mc 11:15; LuLc 19:45; GiGa 2:15). Họ sẽ kết thúc cuộc đời mình bằng dấu, tên và số của Anti Christ (KhKh 13:17).
B. NHỮNG CÁI BẪY CẦN PHẢI TRÁNH
Ma quỉ đã dùng ba cái bẫy đơn giản để đem đến sự chống đôi và hủy diệt cho những người lãnh đạo Hội Thánh:
* Yêu địa vị (Kiêu ngạo-quyên lực- sự kiêm soát).
* Yêu phụ nữ cách bất chính (tà dâm / thông dâm)
* Yêu tiền bạc. Cái bẫy cuối cùng này dành cho kẻ chăn thuê.
“Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn (ITi1Tm 6:10).
“Không có đầy tớ nào làm tôi hai chủ được. .. Các ngươi không thể làm tôi cho Đức Chúa Trời, lại làm tôi ma môn nữa ” (LuLc 16:16). Ma môn có nghĩa là sự giàu có, tiền bạc, của cải vật chất. Điều đáng buồn là có nhiều người lãnh đạo Hội Thánh đã hầu việc ma môn. Những ai theo Chúa Jêsus (đặc biệt là những người lãnh đạo Hội Thánh) phải từ bỏ lòng tham lam và ham mến tiền bạc (14:33; ITi1Tm 3:3).
“Nếu các ngươi không trung tín về của (tiền bạc )... có ai đem của thật giao cho các ngươi? ” (LuLc 16:11). Của thật là những ân tứ và giá trị thuộc linh. Đó là sỳự xức dầu để truyền giáo, giảng dạy, chữa lành... Chúa Jêsus dạy rằng cách sử dụng tiền bạc đúng hay sai là cách để xác định xem đó là chức vụ thật hay giả.
Hàng ngàn người lãnh đạo Hội Thánh đã có tinh thần chăn thuê và lợi dụng bầy của Đức Chúa Trời. Thay vì chăn chiên, họ đã cắt xén lông của chiên.
1. Cái Bẫy Về Sự Ra Lênh Và Lời Công Bố Bằng Đức Tin
Chúng ta cần phải cẩn thận về “sự ra lênh và công bố bằng đức tin” bât cứ điêu gì chúng ta muôn. Có sự nguy hiểm trong việc giảng dạy rằng chúng ta có thể sở hữu bất kỳ điều gì chúng ta công bố nếu chúng ta có đủ đức tin.
Một số người đã lấy một câu Kinh Thánh để làm nền tảng cho sự giảng dạy và giáo lý của họ. Chẳng hạn một số người nói rằng Chúa Jêsus dạy rằng chúng ta sẽ có được bất kỳ điều gì mà chúng ta muốn. “Nếu các ngươi nhơn danh ta xin điều chi, ta sẽ làm cho ” (GiGa 14:14).
Bạn có tin rằng nếu bạn cầu xin Đức Chúa Trời ban cho bạn một cô gái điếm để thỏa mãn thì Đức Chúa Trời sẽ cho bạn không? Bạn có thể xin Chúa giết một người mà bạn không thích và Ngài sẽ làm điều đó không? Rõ ràng chúng ta phải xem lời Chúa trong “toàn thể ý muốn của Đức Chúa Trời ” (Cong Cv 20:27). Chúng ta phải “chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật (IITi 2Tm 2:15).
Trong sự minh họa ở trên, chúng ta thây người ta có thể bóp méo lời Chúa để thỏa mãn lời cầu nguyện xác thịt của họ như thế nào. Câu Kinh Thánh tiếp theo (tức là tiếp theo GiGa 14:14 được nói ở trên) chép rằng: “Nếu các ngươi yêu mến ta thì hãy giữ gìn các điều răn ta ” (14:15).
Nếu chúng ta yêu Ngài, chúng ta sẽ chẳng bao giờ cầu xin bất kỳ điều gì trái ngược với ý chỉ và điều răn của Ngài. Đây là điều chúng ta gọi là “PHẦN BỔ SUNG “. Chúng ta có thể lấy câu Kinh Thánh chúng ta muốn giải thích và tìm những câu khác trong Kinh Thánh có cùng chủ đề.
a. Chúng Ta Cần Toàn Thể Ý Muốn Của Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta đặt tất cả các câu Kinh Thánh lại với nhau, chúng ta có “toàn thể ý muốn của Đức Chúa Trời ” về vấn đề đó. Chẳng hạn, Giacơ nói về hai vấn đề trong cầu nguyện:
* “Anh em chẳng được chi vì không cầu xin ”. Một số người đã không cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời về nhu cầu của họ và họ không có gì cả.
* “Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình ” (Gia Gc 4:2, 3). Những người khác đã cầu xin với động cơ sai, xuất phát từ lòng tham lam và tư dục, và họ cũng không nhận được.
Hơn nữa, Giăng dạy chúng ta rằng: “Nầy là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ mình xin điều gì Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài ” (IGi1Ga 5:14, 15).
Do đó điều chúng ta hiểu trong GiGa 14:14 đã được các thư tín của Giăng và Giacơ “bổ sung”. Chúng ta hiểu rằng chúng ta phải cầu xin với động cơ đúng đắn, và cầu xin những điều theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Bạn hãy nhớ những “PHẦN BỔ SUNG” nầy cho câu: “Nếu các ngươi nhơn danh ta cầu xin điều chi, ta sẽ làm cho ” (14:14). Đó là toàn bộ ý muốn của Đức Chúa Trời.
Tôi đã chứng kiến nhiều người lãnh đạo Hội Thánh đã cầu nguyện một cách sai trật bởi vì họ muốn làm đẹp lòng con người thay vì làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Thật là khôn ngoan biết bao khi bạn biết chờ đợi lời của Đức Chúa Trời và được Thánh Linh của Đức Chúa Trời măc khải trước khi cầu nguyện sai trật hoặc nói ra lời tiên tri.
Một trong những nguy hiểm lớn nhất đối với những người được Thánh Linh ban cho ân tứ lời tiên tri và làm các phép lạ chính là dân sự mà họ đang phục vụ.
b. Tránh Việc Bán Rẻ Các Ân Tứ Thánh Linh.
Có rất nhiều người trong thế giới này muốn “biểu diễn mạng lẹnh” các ân tứ của Thánh Linh. Họ sẽ không thỏa lòng cho đến khi thực hiện được quyền năng phép lạ một cách ngoạn mục.
Chúng ta còn nhớ vua Hêrốt muốn Chúa Jêsus đến trước mặt ông để biểu diễn phép lạ không (LuLc 23:5-16). Đó là sự “biểu diễn theo mạng lênh” để thỏa mãn sự tò mò của ông.
Chính Hêrốt này đã có lần ra lênh cho Salome nhảy múa trước mặt ông và các vị khách của ông để thỏa mãn tư dục của họ (Mac Mc 6:19-29). Salome đã bán rẻ sự xinh đẹp của mình với một giá, cái đầu của Giăng Báptít. Salome đã sẵn sàng biểu diễn theo mạng lênh.
Chúa Jêsus không làm điều đó.
Cách đây bốn mươi năm, nước Mỹ là trung tâm phong trào phục hưng về sự chữa lành vĩ đại. Rất nhiều nhà truyền giáo đi khắp đất nước này để giảng vê sự phục hưng và thực hiện các chiến dịch chữa bênh. Nhiều người trong số họ là những người hầu việc Chúa chân chính và đáng kính trọng.
Tuy nhiên, là một thanh niên, tôi rất khó chịu. Dường như có một số người sẵn sàng “bán rẻ” các ân tứ thuộc linh của họ để được sự tôn tặng và lợi lộc, danh tiếng và của cải. Họ sẵn sàng biểu diễn với một giá nào đó.
Thậm chí có một số người còn tuyên bố rằng quyền năng chữa bênh của Đức Chúa Trời sẽ xảy ra nếu người ta dâng tiền để ủng hộ các nhà truyền giáo. Thật là kinh khủng, như tôi đã viết, chính điều này hiện nay đang lặp lại. Trên truyền hình, các nhà truyền giáo đang dùng những ân tứ của họ để kiếm tiền và sự vinh quang riêng cho họ.
Tôi kêu la cùng Đức Chúa Trời để Ngài trả lời về điều này. Tại sao lại có sự thiếu thánh khiết và chơn thật trong cả dân sự lẫn người hầu việc Chúa? Chúa đáp lời tôi theo đoạn Kinh Thánh sau:
“Bấy giờ có mấy thầy thông giáo và người Pharisi thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Bẩm thầy, chúng tôi muốn xem thầy làm phép lạ. Ngài đáp rằng: Dòng dõi hung ác, gian dâm (không trung tín ) nầy xin một dấu lạ, nhưng sẽ chẳng cho dấu lạ nào khác ” (Mat Mt 12:38, 39).
Nói cách khác có những người lãnh đạo bất trung sẽ sẵn sàng “bán rẻ” chức vụ của họ để thỏa mãn những ước muốn xác thịt của những người theo họ. Cũng có những người muốn xem hoặc muốn nhận một phép lạ, và sẵn sàng trả tiền để được xem điều đó.
Chúa Jêsus từ chối cả người mua lẫn người bán. Sự tham dục xấu xa đã khiến Hêrốt trả giá cho sự nhảy múa khỏa thân của Salome cũng có nguồn gốc xác thịt như việc ham muốn xem thấy phép lạ.
Hêrốt (cũng như nhiều người ngày hôm nay) chỉ muốn thỏa mãn tính hiếu kỳ xác thịt của mình. Chúa Jêsus không dự phần vào điều đó. Nguyện Đức Chúa Trời giữ những người lãnh đạo đừng làm theo sự la ó của xác thịt ngày hôm nay.
Một lần nữa Đức Chúa Trời đang mong muốn vận hành quyền năng qua ân tứ của Thánh Linh Ngài. Ngài muốn có một chứng cớ mà trong đó cả công việc lẫn người làm công đều phải đem vinh hiển về cho danh thánh của Ngài.
2. Cái Bẫy Về Sự Kiêu Ngạo Và Địa Vị Tôn Giáo
Trong những ngày cuối cùng này, Đức Chúa Trời muốn dấy lên những tiên tri thánh cầu nguyện cho Ngài. Tuy nhiên chức vụ tiên tri là một chức vụ có nguy cơ rơi vào sự kiêu ngạo và địa vị tôn giáo. Tôi muốn chia xẻ với bạn một số hiêu biêt thuộc linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho tôi trong nhiều năm qua về vấn đề nầy.
Cách đây một thời gian, tôi được mời đến giảng tại một Hội Thánh. Người ta giới thiệu tôi là “một tiên tri lớn của Đức Chúa Trời”.
Tôi hoàn toàn tin vào chức vụ năm phương diên trong Thân thể Đấng Christ của sứ đồ, tiên tri, người giảng tin lành, mục sư và giáo sư (Eph Ep 4:11),
Tuy nhiên khi người ta hỏi tôi là gì, tôi nói với họ rằng tôi thật sự không biết. Tôi chỉ thấy mình là “tiếng kêu trong đồng vắng ” (GiGa 1:23). Đối với tôi, không nhât thiết phải mang lấy một danh hiệu nào để thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời cả. Ngày lại ngày, tuần lại tuần, tháng lại tháng, Ngài bày tỏ cho tôi ý chỉ của Ngài và tôi chỉ cố làm theo điều đó.
Tôi thừa nhận là có những lãnh đạo Hội Thánh tự xức dầu và tự phong những tước vị và danh hiệu đê đưa ra những đòi hỏi quá đáng. Tôi cũng sợ nhiều khi người ta lại dùng những lời tán tụng hoa mỹ cho những người được gọi là của Đức Chúa Trời để thi hành chức vụ.
Tôi quan tâm điều này bởi vì có nguy cơ kiêu ngạo đi theo sự kêu gọi cao cả của Đức Chúa Trời để rồi dẫn đến một địa vị nổi bật trong xã hội.
Tôi không có ý nói là chúng ta không nên kính trọng những người lãnh đạo Hội Thánh. Tôi cũng không có ý nói là chúng ta chẳng nên tôn trọng những người có trách nhiệm lãnh đạo. Nhưng tôi muốn nói rằng chúng ta phải cẩn thận để đừng tôn tặng và tâng bốc một người nào đó đến một địa vị mà họ sẽ bị sự kiêu ngạo hủy diệt do những lời tán dương và ngợi khen không cần thiết.
a. Tìm Kiếm Sự Mô Tả Việc Làm Chứ Không Tìm Kiếm Một Danh Hiệu.
Điều thú vị đáng chú ý trong Tân Ước là các từ ngữ như sứ đồ, tiên tri, người giảng tin lành, mục sư, giáo sư (Eph Ep 4:11) không được dùng như là môt danh hiệu nhưng những từ đó chỉ được dùng để mô tả một chức năng trong Thân thể Đâng Christ.
Theo công viêc trong thê giới này thì chúng ta gọi điều này là “mô tả việc làm”. Thợ máy, thợ mộc, thợ sửa ông nước đều thể hiện những chức năng khác nhau và những công việc khác nhau. Chúng ta không thể giới thiệu một người nào đó như thế này: “Đây là Jones, thợ sửa ông nước vĩ đại và đáng kính”. Chúng ta chỉ đơn giản giới thiệu tên anh ta thôi.
Đó là điều mà người ta đã làm với những người hầu việc Chúa trong Thân thể Đâng Christ. Chức năng của họ không nên được dùng như một danh hiệu. Nếu ai dùng như vậy, tôi không đoán xét họ. Tôi chỉ tin rằng đó là một cái bẫy làm cho chúng ta bị mắc vào sự kiêu ngạo vê địa vị.
Nhà truyền giáo nổi tiếng nhất thế giới là Billy Graham. Có lẽ bạn đã thấy rằng, dù ở nơi nào, mọi người trong đoàn truyền giáo của Billy Graham chỉ giới thiệu ông một cách giản dị là “Ông Graham”.
Nhưng những người khác gọi ông là “Tiến sĩ Graham”, rồi thêm nhiều từ ngữ tôn trọng, đáng kính khác nữa. Billy Graham gạt bỏ tất cả những lời tôn tặng như vậy vì ông không cần những lời đó. Ông chỉ thích hầu việc Chúa trong sự khiêm nhường.
Ước muốn của ông là làm người mà Chúa muốn ông làm và thực hiện những gì Chúa muốn ông thực hiện. Ông thấy bình an trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên cuộc đời ông. Những điều khác là không cần thiết. Đó là dấu của người tôi tớ chân thật, khiêm nhường của Chúa. Tôi cầu xin cho chúng ta cũng có những đức tính này.
Chúng ta không cần những “địa vị và danh hiệu” chính thức và long trọng trong Thân thể Chúa để hầu việc Chúa. Giăng Báptít không có một danh hiệu gì cả. Thậm chí ông cũng không biết phải trả lời như thế nào khi có những người hỏi về thân phận của ông. Sứ đồ Giăng đã thuật lại cuộc nói chuyện lý thú này:
“Nầy là lời chứng của Giăng, khi dân Giuđa sai mấy thầy tế lễ, mấy người Lêvi từ thành Giêrusalem đến hỏi ông rằng: Ông là ai? Người xưng ra chẳng chối chi hết, xưng rằng mình không phải là Đấng Christ (Đấng Mêsia ). Họ lại hỏi: Vậy thì ông là ai? Phải là Êli chăng? Người trả lời: Không phải. Ông là Đấng tiên tri chăng? . Người trả lời: Không phải. Họ bèn nói: Vậy thì ông là ai? Hầu cho chúng tôi trả lời cùng những người sai chúng tôi đến. Ông tự xưng mình là ai? ” GiGa 1:19-22).
Giăng đáp theo lời của tiên tri Êsai:
“Ta là tiếng của người kêu trong đồng vắng rằng: Hãy ban đường của Chúa cho bằng ” (EsIs 40:3).
Cách đó 1.500 năm, Môise đã nói tiên tri rằng có một ngày Đức Chúa Trời sẽ dấy lên “một tiên khác giống như ngươi ” (PhuDnl 18:18). Tiên tri Malachi nói rằng: “Nầy ta sẽ sai Đấng tiên tri Êli đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Ghêhôva ” (MaMl 4:5). Vì vậy dân Ysơraên đang trông đợi sự hiện đến của vị tiên tri vĩ đại nầy, như Môise và Êli vậy.
Khi họ hỏi Giăng có phải là tiên tri (như Môise và Êli không), ông đáp ông chỉ là “tiếng kêu trong đồng vắng ”.
Sau khi Giăng chết, Chúa Jêsus cho chúng ta biết rằng Giăng Báptít đã mặc cái áo choàng (tức là sự xức dầu) của Êli (Mat Mt 17:11-13). Dường như Chúa Jêsus biết rõ Giăng là ai còn Giăng lại không biết gì về chính mình.
Điều đáng khen ngợi là Giăng đã làm những gì Đức Chúa Trời bảo ông làm. Và Đức Chúa Trời đã phán với Giăng. Ông có thể dạn dĩ nói rằng “Đức Chúa Trời phán với tôi rằng... “
Giăng không cần danh hiệu hay sự công nhận mình là ai đê theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Ông chỉ cần lắng nghe và làm theo tiếng phán của Đức Chúa Trời.
Giăng không quan tâm về danh hiệu hay địa vị giữa con người. Ông chỉ làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Ông đã qua đời khi còn là một thanh niên, khoảng ba mươi, ba mươi mốt tuổi.
Không có gì lạ khi Kinh Thánh nói rằng ông được gọi là “tiên tri của Đấng rất cao. .. chính người lại sẽ mặc lấy Thánh Linh và quyền phép của Êli mà đi trước mặt Chúa ” (LuLc 1:17, 76).
Chúng ta hãy coi chừng NHỮNG CÁI BẪY.
Chào mừng đến với Nghe đọc Kinh thánh, Giáo trình ISOM (https://nguonsusong.com/)