Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 6626|Trả lời: 0

Cựu Ước Lược Khảo 1

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 9-7-2011 21:43:15 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Cựu Ước Lược Khảo 1
Tác giả: Viện Thần Học Việt Nam

THỜI BAN SƠ
Kinh Thánh là một quyển sách bán chạy nhất thế giới. VÌ thấy thông điệp của Thượng Đế rất cần thiết cho loài người nên các dịch giả và cơ quan Kinh Thánh đã dịch và in ra nhiều phần của Kinh Thánh trong hơn 1800 ngôn ngữ. Ít nhất là 95 % dân số thế giới có những phần Kinh Thánh trong thứ tiếng họ nói .
TẠI SAO CẦN NGHIÊN CỨU CỰU ƯỚC ?
Các sách Cựu Ước bao trùm nhiều lãnh vực văn chương, lịch sử, tôn giáo. Người theo Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Cơ Đốc Giáo đều tìm thấy nguồn gốc mình trong Cựu Ước . Nó vẫn tiếp tục thu hút các học giả uyên bác nhất cũng như đáp ứng nhu cầu của những con người thấp kém nhất trong mỗi thế hệ.
Cơ đốc giáo ngày nay xao lãng Cựu Ước hơn Tân Ước,. Vì cho rằng Cựu Ước là thời của Luật Pháp và Tân ước là thời của Tin Lành , nhiều độc giả đã không nhận thấy rằng hồng ân của Thượng Đế đã hành động trong suốt cõi lịch sử loài người. Những ai mô tả Thượng Đế của Cựu Ước như một Thượng Đế ưa thịnh nộ và phán xét của tình yêu, đừng nên quên rằng Môi-se (PhuDnl 4:1-6:25) , Giê rê mi (Gie Gr 9:23-24) , và nhiều người khác trong Cựu Ước đã xem Ngài là Thượng Đế của tình yêu và công chính. Sứ đồ Phao lô đã trích nhiều câu Cựu Ước và gọi Ngài là “ Cha thương xót “ (IICo 2Cr 1:3).
Cựu Ước công hiến bối cảnh lịch sử để nhờ đó có thể hiểu Tân Ước . Tân Ước trích dẫn và đề cập tới Cựu Ước hơn 500 lần. Chúa Giê-xu và các sứ đồ thường xuyên viện dẫn Cựu Ước trong khi giảng dạy. Bản chất con người cũng như Thượng Đế vẫn không thay đổi từ thời Cựu Ước đến nay.
Học hỏi và liên hệ giữa con người và Thượng Đế trong lịch sử sẽ dẫn chúng ta đến chổ tin cậy và vâng phục Ngài ngày nay.
LỊCH SỬ CỦA THỜI CỰU ƯỚC .
Lịch sử Cựu Ước phần lớn nằm trong mười bảy sách đầu (từ Sáng thế ký đến Ê-xơ-tê). Sau câu chuyện ngắn ngủi kể sự phát triển từ A-đam đến Tha-rê (Terah) thì lịch sử Kinh Thánh chính yếu là lịch sử của một dân tộc được Chúa chọn bắt đầu từ Ap-ra-ham (năm 2000 TC), kéo dài cho đến thời xây dựng là tường thành Giê-ru-sa-lem dưới sự lãnh đạo của Nê-hê-mi (năm 450 TC). Các sách thi ca (poetic) và tiên tri (Prophetic) phản ảnh những giai đoạn lịch sử khác nhau và cho biết tình trạng văn hóa, chính trị, kinh tế của các giai đoạn đó.
Học Cựu Ước chúng ta thấy các sách lịch sử Cựu Ước không chỉ là ký sự của dân tộc Do Thái mà còn nói lên một điều gì hơn thế nữa. Cả người Do Thái và Cơ đốc đều tin rằng Thượng Đế mặc khải chính mình Ngài cho loài người qua Cựu ước. Chúa Giê-xu công nhận Cựu Ước là sách Thánh và dạy rằng nó đã tiên báo sự hiện đến của Ngài (LuLc 24:44) Phao lô gọi Cựu Ước là sấm ngôn (Oracles) của Thượng Đế (RoRm 3:3)
Là Thánh sử, Cựu Ước ghi lại những biến cố tự nhiên, được hướng dẫn và lồng trong hoạt động siêu nhiên của Thượng Đế. Trong những thời kỳ thịnh vượng cũng như quẫn bách của dân Do thái, Thượng Đế đều hoàn thành mục đích của Ngài qua những biến chuyển quốc gia cũng như quốc tế. Bởi đó, muốn thông giải Cựu Ước cho đúng cách , phải xét cả hai mặt tự nhiên và siêu nhiên trong đó.
Lịch sử Cựu Ước có thể chia thành những thời kỳ sau :
I. Kỷ nguyên ban sơ. SaSt 1:1-11:32
II. Thời kỳ các thánh tổ (Patriarchs) : 12:1-50:26
III. Y-sơ-ra-ên trở thành một quốc gia : Xuất Ai Cập (Exodus). Phục Truyền Luật Lệ Ký (Deuteronomy)
IV. Chinh phục và chiếm đóng : Giô - suê (Joshua), Các Quan xét (Judges) , Ru tơ (Ruth).
V. Vương quốc thống nhất : I Sa-mu-ên (Samuel), II Sa-mu-ên , I Sử ký (Chronicles), IISu 2Sb 1:1-9:31; IVua 1V 1:1-11:43 (Kings).
VI. Vương quốc phân tranh : IVua 1V 12:1-22:54 - IIVua 2V 25:1-30; IISu 2Sb 10:1-36:23
VII. Thời kỳ hậu lưu đầy : Ê-xơ-ra (Ezra ), Ê-xơ-tê (Esther) Nê-hê-mi.
KỶ NGUYÊN SƠ KHAI
Đọc kinh thánh : SaSt 1:1-11:32
Quãng Thời gian : Từ nguyên thủy đến khoảng năm 2000 T.C
1:1-11:32 là phần mở đầu cho cả Kinh Thánh. Dầu ngắn ngủi, phần này bao quát một quãng thời gian lâu hơn cả phần còn lại của Cựu Ước, tức là từ Ap-ra-ham đến Ma-la-chi. Trong cả Kinh Thánh có nhiều chổ trưng dẫn, quãng diễn, và giải thích phần ngắn ngủi này. Những chương này rất cần thiết để hiểu cho đúng toàn bộ mặc khải thành văn của Thượng Đế.
Phần mở đầu này rất quan trọng cho cả sách Sáng Thế ký và bốn sách còn lại của Bộ ngũ kinh (Pentateuch). Từ 12:1-20 trở đi, lời hứa về sự cứu chuộc của Thượng Đến tập trung vào Ap-ra-ham và gia đình người. Từ xuất Ai Cập đến Phục truyền luật lệ ký mô tả sự hình thành một quốc gia từ con cháu của các vị thánh tổ (patriarchs) dưới sự lãnh đạo của Môi-se. Môi-se là người có liên hệ mật thiết với các biến cố và luật lệ ghi trong bốn sách này, nên được Kinh Thánh công nhận là tác giả của năm cuốn sách gọi là Ngũ Kinh . Có thể Môi-se đã dựa trên những nguồn tài liệu thành văn cũng như truyền khẩu để viết ra lịch sử Y-sơ-ra-ên như đã ghi trong Sáng Thế ký. Cho nên, Sáng Thế ký được xem như là cuốn sách dẫn nhập của Môi-se cho Ngũ Kinh của ông.
Thời kỳ sơ khai có thể phân bố như sau :
I. Câu chuyện sáng tạo, 1:1-25
A. Vũ trụ và vạn vật : 1:1-2a
B. Con người trong nơi ở đầu tiên 2:4b-25
II. Sự sa ngã của loài người và hậu quả 3:1-6:10
A. Bất tuân và bị trục xuất 3:1-24
B. Ca-in và A-bên 4:1-24
C. Dong dõi của A-đam 4:25-6:10
III. Nước lụt : Thượng Đế phán xét loài người 6:11-8:19.
A. Chuẩn bị trước cơn lụt , 6:11-22
B. Trận hồng thủy , 7:1-8:19
IV. Khởi đầu mới của con người 8:20-11:32
A. Giao ước với Nô-e , 8:20-9:19
B. Nô-e và các con, 9:20-10:32
C. Tháp Ba-bên 11:1-9
D. Sem và hậu tư 11:10-32
CÂU CHUYỆN SÁNG TẠO
Đọc Kinh Thánh 1:1-2:25
Câu chuyện về nguồn gốc của vũ trụ tuy giản dị nhưng rất sâu sắc, đặc biệt là về hoạt động sáng tạo của Thượng Đế bày tỏ ra trên đất. Nó khẳng định rằng thượng đế tạo dựng nên muôn loài. Thượng Đế là chủ từ của động từ tạo dựng ở đây cũng như ở hầu hết những nơi nó xuất hiện. Khi có một túc từ đi theo động từ này, thì hàm ý là không có một vật liệu nào có trước đó cả. Động từ bara này thường nói về sự sáng tạo ex -nihilo (từ chổ trống không), đôi khi cũng dùng chỉ năng lực sáng tạo của Thượng Đế trong lịch sử (XuXh 34:10 Dan Ds 16:30; Gie Gr 31:22; EsIs 45:7; 48:7)
Một kế hoạch thiên thượng
Mục đích và trật tự được nêu lên một cách rõ ràng. SaSt 1:2b có thể giải thích là sự phục hồi lại một tình trạng hỗn loạn. Theo quan điểm này, câu 1 nói về cuộc tạo dựng nguyên thủy đã bị xáo trộn (1:2a) vì bị phán xét và hủy diệt. Những người theo quan điểm này thường trích EsIs 45:18 và giải thíchh chữ Hy Bá Lai “ Bohu” có nghĩa là “ tiêu tán, trống không “ ngoài ra, họ còn cho là “ Vua Ty rơ “ trong Exe Ed 28:1-26 ám chỉ Sa tan , và Gie Gr 4:23-26 nói về tình trạng trước thời A dam. Quan điểm này cho rằng câu 1 và 2 nói về cuộc tạo dựng nguyên thủy, còn những câu sau kể lại cuộc phục hồi.
Mặt khác, cũng có thể giải thích câu 2 như một giai đoạn sơ khởi trong trình tự sáng tạo. Theo quan điểm này, chúng ta thấy sự chuẩn bị theo thứ tự để tạo điều kiện duy trì sự sống trên đất , như sau :
1. Trời và đất được tạo dựng để làm nền tảng cho một tình trạng trật tự
2. Điều hòa tình trạng khí quyển
3. Đất khô thành hình nơi nước rút đi để cây cối sinh trưởng
4. Anh sáng và tinh tú đã có từ ban đầu (SaSt 1:1) được dùng để điều hòa thời gian và thời tiết, chu kỳ luân chuyển của trái đất của mặt trăng.
5. Thú vật xuất hiện trên đất.
6. Con người, cao điểm của kỳ công sáng tạo của Thượng Đế , được đặt trên đất như một cá nhân có trách nhiệm.
7. Nói chung, địa chất học hiện đại trình bày một thứ tự giống như trong Kinh Thánh.
Cuộc sáng tạo diễn tiến trong thời gian bao lâu không thấy nói tới, ngoại trừ những câu tóm tắt thời gian sáng tạo trong sáu ngày hay liên hệ tới sáu ngày. Mỗi ngày dài bao lâu không có nói, bởi đó có nhiều lối giải thích khác nhau. Trong mười một chương đầu, chưa nói tới phần còn lại cùa Kinh Thánh , chữ “ ngày “ có thể nói vè một thời gian dài (2:4) hay một thời gian 24 giờ (8:12), Những người chủ trương 24 giờ thường chấp nhận thuyết phục hồi trong 1:2b
Thượng đế, Đấng tạo hóa và nuôi dưỡng
Phần đầu của câu chuyện dùng tên “ Thượng Đế” (Elohim) còn phần sau kể từ 2:4 thì dùng tên kép “ Chúa Thượng Đế “ hay “ Thượng Đế Giô hô va “ . Tên trước để chỉ tương quan giữa Thượng Đế như Đấng Tạo hóa với vũ trụ vạn vật. Tên sau để chỉ tương quan giữa Ngài với loài người như một Đấng yêu thương chăm sóc, cung ứng cho họ. Dầu loài người chỉ xuất hiện lúc cuối cùng, nhưng ta thấy rõ họ là trung tâm của sân khấu kể tư 2:4
Tương quan giữa con người và tạo vật .
Kinh Thánh xem con người là một hữu thể rất thông minh và có trách nhiệm. Khi được tạo dựng , A-đam đã khác biệt và cao hơn các thú vật. A-đam được đặc quyền đặt tên cho thú vật, cai trị chúng, và trồng giữ vườn Ê đen. Người được phép tương giao vơi Thượng Đế tạo nên Ê va để làm bạn đời cho người (2:20). Thượng Đế yêu thương chăm sóc con người, dự bị vườn Ê đen cho họ an hưởng.
SỰ SA NGÃ VÀ HẬU QUẢ
Đọc kinh thánh 3:1- 6:10
Sự sa ngã của loài người là một biến cố hết sức quan trọng trong lịch sử con người trước khi Chúa Giê-xu Chí Tôn xuất hiện để đem sự cứu chuộc đến cho họ. Chúng ta có thể dựa vào sự mặc khải của Thượng Đế để biết gốc tích của loài người và sa ngã của họ, vì sự sa ngã xảy ra trước khi có văn tự. Nhiều khúc Kinh Thánh khác quả quyết sự sa ngã và hậu quả của nó là điều xảy ra thật sự đúng theo nghĩa đen, nhất là ITi1Tm 2:13, 14.
A đam và E va bất tuân và bị đuổi ra
Vấn đề lớn của A-đam và Ê va trong mối liên hệ với Thượng Đế là sự bất tuân của họ. Họ ngheo theo lời đứa cám dỗ và trái mạng Chúa vì nghi ngờ. Theo GiGa 8:44; RoRm 16:20; IICo 2Cr 11:3; KhKh 12:9 và 20:2 , thì con rắn ở đây không phải chỉ là một vật bò sát thôi đâu. Sự phán xét được công bố cho mọi phía liên hệ - con rắn và Sa tan, Ê va và A đam. Tuy nhiên, sự thương xót đi trước sự phán xét một nguyên tắc luôn luôn thấy trong Kinh Thánh- trong lời hứa rằng hậu tự người đàn bà sẽ chiến thắng dòng dõi con rắn (SaSt 3:15) . Lời hứa về Đấng Thiên Sai (Messiah) về sau lại được mở rộng trong 12:1-3; Dan Ds 24:17, IISu 2Sb 17:11-14; EsIs 7:14; 19:6, 7 và nhiều câu khác nữa. Lời hứa ấy đã ban cho họ từ lúc còn trong vườn Ê đen, trước khi họ bị đuổi ra và chịu hậu quả của sự rủa sả. Thượng Đế ban bộ áo da ngụ ý sự cứu chuộc cần phải có đổ máu.
Niềm hi vọng được cứu chuộc
Ê va đã diễn tả hi vọng được cứu khỏi hình phạt định cho hai ông bà khi bà sinh Ca-in (SaSt 4:1) . Sau khi thất vọng với Ca-in và cái chết của A bên, bà lại nói lên ước vọng đó khi sinh Sết (4:25) . Những thế hệ sau ấp ủ hy vọng được giải cứu khỏi lời rủa sả, như trường hợp của La méc (Lamech) nói tiên tri về sự ra đời của Nô-e (5:28-30). Lời hứa về sự cuứ chuộc nhờ giòng giống người đàn bà đã được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia (5:28-30).
Vụ án mạng đầu tiên
Ca-in trở thành kẻ sát nhân đầu tiên. Ong ta đã cố ý thách đố khi dâng lên một lễ vật không đẹp lòng Thượng Đế . Những diễn biến về sau có thể cho phép ta kết luận rằng Thượng Đế đòi hỏi loại lễ vật gì, và Ca-in đi ngược lại chỉ thị đó. Khi lễ vật của A-bên được Thượng Đế nhận, Ca-in nổi giận và giết em mình.
Dòng dõi vô đạo của Ca in
Nền văn minh của Ca-in và hậu tự ông tóm tắt trong một gia phả bao gồm một thời kỳ lâu dài (4:17-24). Ta thấy Ca-in xây một thành phố; dân cư sống phần lưón nhờ chăn nuôi. Dần dân nghệ thuật phát triển, dụng cụ âm nhạc được phát minh. Khoa luyện kim thành hình vi người ta càng ngày càng dùng nhiều đồng và sắt. Hình như con người bắt đầu tự tạo cảm tưởng an ninh giả tạo. Lê méc, người đa thê đầu tiên, tỏ thái độ khinh mạn, hợm hĩnh, khoe khoang rằng ông ta có thể tiêu diệt người khác nhờ khí giới tốt hơn. Trong phần ghi lại dòng dõi Ca-in không có chổ nào n hìn nhận hay nói về Thượng Đế .
Dòng dõi đạo hạnh của Sết
Khi sinh Sết, niềm hi vọng của A-đam và Ê va lại hồi phục (4:25). Đến đời Ê nót (Enos) , người ta bắt đầu quay về cùng Thượng Đế . Nhiều thế kỷ sau, một bậc đạo hạnh xuất hiện, đó là Hê nóc (Enoch). Cuộc sống tương giao với Thượng Đế của ông đã không chấm dứt bằng cái chết nhưng đã được chuyển hóa vào một cõi khác. Khi Nô-e ra đời, cha ông là Lê méc lại bày tỏ hi vọng rằng nhân loại sẽ được cứu thóat khỏi sự rủa sả mà họ đã chịu từ khi A-đam và Ê va bị đuổi khỏi vuờn Ê đen.
CƠN LỤT : SỰ PHÁN XÉT CỦA THƯỢNG ĐẾ
Đọc kinh thánh : 6:11-8:19
Vào đời Nô-e, tình trạng vô đạo đã lên đến độ Thượng Đế phải ra tay phán xét. Con người càng ngày càng dùng những phú bẩm tốt lành của Thượng Đế cho những lạc thú của mình, không đếm xỉa gì đến Đấng đã ban phát cho họ. Hủ bại và bạo động cang ngày càng bành trướng khiến mọi hành vi của con người đều đầy sự ác. Theo lời chép thì Thượng Đế hối hận vì đã tạo dựng con người và định tiêu diệt họ khỏi mặt đất (6:7). Một lần nữa, sự thương xót lại đi trước sự phán xét ; loài người được cảnh cáo trước về sự hủy diệt trong hơn một trăm hai mươi năm. Trong khi giống người nói chung tiếp tục làm hư hỏng trái đất , Thượng Đế bảo đảm với Nô-e rằng Ngài sẽ lập giao ước với người và dòng dõi người (6:12, 18).
Thượng Đế ra lệnh cho Nô-e đóng tàu để được an toàn trong cơn lụt. Chiếc tàu lớn đủ để chứa các giống vật, hai cặp cho mỗi giống không thanh sạch, và bảy cặp cho giống thanh sạch. Thượng Đế đã dự bị để duy trì sự sống trên chiếc tàu trong hơn một năm.
Trận đại hồng thủy là một cuộc phán xét nghiêm khắc và toàn diện hơn hết trong thời Cựu Ước. Nó có mục đích tiêu diệt nhân loại tội lỗi, đồng thời để gây dựng lại một nhân loại mới với một số đạo hạnh còn sống sót. Những câu kinh Thánh về sau nhắc đến trận lụt đều dùng nó cảnh cáo nhân loại sau này (LuLc 17:27; HeDt 11:7; IPhi 1Pr 3:20; IIPhi 2Pr 2:5; 3:3-7). Qua cơn đại hồng thủy mục đích của Thượng Đế được hoàn thành, giao ước của Ngài được thiết lập lần này với Nô-ê và gia đình ông.
KHỞI ĐẦU MỚI CỦA CON NGƯỜI
Đọc kinh Thánh : SaSt 8:20-11:32
Con người lại có một cơ hội mới trên trái đất tân trang. Hành động đầu tiên của Nô-ê khi ra khỏi tàu là phụng thờ Thượng Đế bằng sự dâng sinh tế.
GIAO ƯỚC CỦA THƯỢNG ĐẾ VỚI NÔ-Ê
Cái móng là dấu hiệu giao ước giữa Thượng Đế và loài người, bảo đảm với họ brằng họ sẽ không bị tiêu diệt bởi nước lụt nữa. Sau khi nhận giao ước, Nô-ê và các con được lệnh tái lập dân số và làm chủ trái đất. Bây giờ Thượng Đế lại cho họ giết súc vaạt làm đồ ăn. Nhưng mọi người đều chịu trách nhiệm trước Thượng Đế nếu làm đổ máu anh em mình. Canân, con trai của Cham, bị rủa sả vì hành vi bất kính của Cham đối với Nô-ê. Nhiều thế kỷ về sau dân Canaan bị hình phạt khi dân Do Thái dưới sự lãnh đạo của Giô-suê, đưo cự lệnh tiêu diệt dân Ca-na-an.
THÁP BA BÊN
khi còn là một đơn vị chủng tộc và ngôn ngữ, loài người cứ ở nguyên một chỗ trong một thời gian vô định (11:1-9) để chống lại lệnh Thượng Đế bảo phân tán ra khắp đất, và vì kiêu căng với những thành tích của mình, họ bắt tay xây tháp Ba-bên trên đồng bằng Si-na (Shinar). Nhưng Thượng Đế can thiệp chặn đứng lại toan tính của họ bằng cách làm xáo trộn ngôn ngữ của họ. Kết quả là họ tản mác ra khắp nơi theo như ý định ban đầu của Thượng Đế.
CON CÁI NÔ-Ê TẢN LẠC
Sự phân số chủng tộc và địa lý của loài người được mô tả trong đoạn 10. Gia phết và con cháu ông đi về hướng Tây Ban Nha (Spain) qua Hắc Hải (Black Seas) và biển Capian. (10:2-5). Con cháu Cham đi về hướng Nam xuống Phi Châu (10:6-14) và dòng dõi Sem (10:21-31) chiếm ngụ vùng Bắc Vịnh Ba Tư.
DÒNG THIÊN SAI CỦA SEM (Messianic Line of Shem)
Ký sự về sự phát triển thời ban đầu dân dần thu hẹp lại vào dòng dõi của Sem (11:1-32). Theo gia phả ghi 10 đời thì ký sự tập trung vào Tha-rê (Terah), người đã từ urơ (Ur) di trú đến Cha-ram (Haram). Cao điểm của ký sự là lúc Ap-ram (Abraham) (17:5). Ong trở thành tổ phụ và người sáng lập tuyển dân Do Thái. Qua dân này, hy vọng phước hạnh được ban cho nhân loại, các lời hứa về Đấng Cứu Thế (Messianic promises) được thành tựu (22:15-18; Mat Mt 1:1, 2). Phần còn lại của cựu Ước chính yếu là lịch sử và văn chương của tuyển dân Y-sơ-ra-ên .
BÀI LÀM
1. Tại sao việc nghiên cứu Cựu Ước là nền tảng cho việc hiểu Tân ước ?
2. Liệt kê những sự phân chia lịch sử của cựu ước ?
3. Làm một dàn bài ngắn về thời kỳ ban đầu
4. Liệt kê các biến c ố sự kiện theo thứ tự của những ngày sáng tạo
5. a đam và E-va được giao cho những trách nhiệm nào
6. Điểm then chốt trong tương quan giữa A-đam, E-va với Đức Chúa Trời là gì ?
7. Lòng yêu thương nhân từ của Đức Chúa Trời tỏ ra như thế nào trong sự sa ngã của tổ phụ loài người
8. Những nguyên nhân nào đã đưa đến tai họa đại hồng thủy ?
9. Cho biết dấu hiệu (sign) và ý nghĩa (significance) của giao ước Đức Chúa Trời lập với Nô-ê?
10. Những động cơ nào thúc đẩy hậu tự Nô-ê xây tháp Ba-bên ?
11. Hãy nêu ra những bước bất vâng phục (steps of disobedience) trong sự sa ngã của tổ phụ loài người. Hãy so sánh với con ngưòi ngày nay.
12. Hãy viết một đoạn ngắn giải thích sự nhấn mạnh của Tân ước trên các biến số sau đây :
- Sáng tạo (xem GiGa 1:1, 2; Cong Cv 14:15; HeDt 1:10; 11:3; KhKh 4:11; 10:6)
- Con người được tạo dựng theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời (ICo1Cr 11:7; CoCl 3:10; Gia Gc 3:9)
- Cơn đại hồng thủy (nước lụt) (Mat Mt 24:37-39; LuLc 17:26-27; IPhi 1Pr 3:20)
13. So sánh dòng dõi Sét với dòng dõi Ca-in. Đối chiếu hai dòng dõi này với con người thiêng liêng (Spiritual man) và con người tự nhiên (natural man) xem giống nhau như thế nào ?
14. Hãy lượt kê những bằng chứng cho thấy Đức Chúa Trời quan tâm đến loài người trong SaSt 1:1-11:32. Hãy cho ít ra là 5 bằng cớ chứng tỏ Đức Chúa Trời quan tâm đến loài người ngày nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Davis, Uohn J. Paradise to Prison : Studies in Genesis. Grand Rapids : Baker Book House, 1975
Keil, Carl F. and Delitzsh, Franz. The Pentateuch Commentary on the Old Testament in Ten Volumes. Vol I. Grand Rapids : Wm B. Eerdmans Pub. Co., 1982
Kidner, Derex. Genesis. The Tyndale Old Testament Commentaries. Downers Grove, IL : Inter Varsity Press, 1968
Morris, Henry M. The Bibliecal Basis of Modern Science.
Grand Rapids : Baker House, 1984
Philips, John Exploring Genesis. Chicago. Moody Press, 1980
Schultz, Samuel J. The Old Testament Speaks. New York : Harper and Row, 1980. (Helpful for the remainder of this study)
Walton, John. Chronological Charts of the Old Testament. Grand Rapids : Zondervan Pub. House, 1977

CÁC VỊ THÁNH TỔ
Đọc kinh Thánh : 12:1-50:26
Quãng thời gian : Chừng năm 2000 - 1600 T.C
Các vị thánh tổ sống giữa các nền văn hóa Cận đông vào đầu thiên niên kỷ thứ hai T. C. Apraham di cư từ thung lũng Ơphơrat đến Palestine, còn Gia cốp định cư tại Ai Cập vào c uối thời đại các thánh tổ. Vùng nằm giữa các sông Nil, Tigơrơ và Ơphơrat được gọi là vanh đai phì nhiêu (Fertile Crescent).
Vào thời kỳ này, các kim tự tháp lớn đã được xây tại Ai Cập. Tại Lưỡng hà châu (mesopotamia) đã có những bộ luật điều hành các hoạt động thương mại và xã hội. thương gia thường xuyên xuôi ngược qua cùng Palestine bằng lạc đà, lừa, để giao thương giữa hai trung tâm văn hóa lớn của thế giới cổ.
Bố cục của thời kỳ các thánh tổ như sau :
I. Apraham/ 12:1-25:18
II. I sác và gia cốp, 25:19-36:43
III. Giô sép, 37:1-50:26
ÁP RA HAM
Ap-ra-ham là một trong những nhân vật được biết nhiều hơn hết trong lịch sử. Ap-ra-ham là vị thánh tổ không những cho Do Thái Giáo mà cho cả Hồi giáo nữa. Trong Cơ đốc giáo, ông là tấm gương của một người có đức tin lớn, và là vị cha của những kẻ có đức tin. ta có thể phân bố cục những đoạn về đời Ap-ra-ham như sau :
I. Ap-ra-ham đến Ca na an, 12:1-14:24
A. Di chuyển từ Cha ran đến Si chem, Bê tên và miền Nam , 12:1-9
B. Kiều ngụ tại AI Cập, 12:10-20
C. Phân rẽ với Lót, 13:1-13
D. Được hứa ban đất , 13:14-18
E. Giải cứu Lót, 14:1-16
F. Ap-ra-ham được Mên-chi-xê-đéc chúc phước, 14:17-24
II. Ap-ra-ham trông đợi con trai Chúa hứa cho mình 15:1-24:67
A. lời hứa ban con trai, 15:1-21
B. A ga sinh Ích ma ên, 16:1-16
C. Tái xác nhận lời hứa - dấu hiệu giao ước, 17:1-27
D. Ap-ra-ham cầu thay - Lót được giải thoát, 18:1-19:38
E. Ap-ra-ham được cứu khỏi tay A-bi-mê-lec , 20:1-21
G. Ap-ra-ham ngụ tại Bê-e-sê-ba, 21:22-34
H. Giao ước được xác nhận do vâng phục, 22:1-24
III. Ap-ra-ham dự bị cho hậu thế 23:1-25:18
A. Ap ra ham mua đất nghĩa trang, 23:1-20
B. Cưới vợ cho con trai, 24:1- 67
C. I sác được chỉ định thừa kế - Ap-ra-ham qua đời, 25:1-18
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Ap-ra-ham sinh trong một gia đình và xã hội thờ thần tượng (Gios Gs 24:2,3). Cha người có lẽ đã tham dự vào sự thờ cúng mặt trăng tại U -rơ và Cha ran. Theo tiếng gọi của Thượng Đế , Ap-ra-ham bỏ Cha-ran đi đến Palestine, cách đó 400 dặm.
Ta có thể theo dõi các cuộc di chuyển của Ap-ra-ham qua lời kể của sách Sáng Thế ký. Hầu hết những chổ người đến, ngày nay ta vẫn có thể nhận ra được. Trạm dừng chân đầu tiên của người là Si -chem (Shechem), khoảng ba mươi dặm về phía bắc Giê-ru-sa-lem .Gần Hếp rôn (Hebron), du khách vẫn còn có thể thấy những cây sồi Mam-rê (Mamre), nơi Ap-ra-ham dựng bàn thờ để tương thông với Thượng Đế . Các thành phố khác mà người đã đến là Ghê -ra (Gerar) trong xứ Phi-li-tin (Philistine), Bê-e-sê-ba về phía nam. Cũng là một chuyến đi qua Ai Cập của ông được Kinh Thánh ghi lại nữa.
Phần lớn những chương 12-20 nói về hai mươi lăm năm của đời Ap-ra-ham trước khi sinh I sác. Bảy mươi lăm năm còn lại chỉ có ít chi tiết trong chương 21-25
Thịnh vượng
Sáng Thế ký cho biết Ap-ra-ham rất gìau có. Câu SaSt 12:5 chỉ nói tổng quát những thứ sở hữu của ông, nhưng câu 14:14 mới cho thấy thế lực lớn lao của ông, vì chỉ trong một lúc ông có thể huy động được 318 gia nhân đã được huấn luyện dể đi giải cứu Lót. Việc người đầy tớ đi Mê sô bô ta mi đem theo một đoàn lữ hành gồm mười lạc đà chứng tỏ Ap-ra-ham có một gia sản khổng lồ, vì một con lạc đà đòi hỏi những đầu tư rất lớn mà một người bình thường không thể nào kham nổi (24,10). Ap-ra-ham có nhiều tôi tớ là do ông mua, do người ta tặng và do sinh ra trong nhà ông (16:1; 27:23; 20:4). Các tù trưởng địa phương công nhận Ap-ra-ham là một vị vương hầu, liên minh và lập ước với ông (14:13; 21:32; 23:6)
Phong tục và văn hóa
Khi bị đói kém, ông đã di cư đến Ai Cập và ở lại đó, điều này có thể cho thấy sự thiếu đức tin của ông; và hành vi của ông trước Pha ra ôn nói lên một giai đoạn sa sút thuộc linh. Nếu nói là chồng của Sa ra thì ông có thể bị giết, còn nói là anh thì ông hy vọng sẽ được ưu đãi. Ap-ra-ham đã dẹp sự trung trực và tự trọng qua một bên, nhưng cuối cùng ông đã bị tống xuất cách nhục nhã (12:11-20).
Luật lệ thịnh hành trong văn hóa Mê-sô-bô-ta-mi lúc Ap-ra-ham đến đó giải thích tại sao Ap-ra-ham xem người đầy tớ thâm niên Ê-li-ê-se là kẻ thừa kế (15:1-3). Luật Nuzu qui định rằng khi một cặp vợ chồng không con, họ có thể nuôi một đầy tớ làm con với đầy đủ quyền lợi pháp lý, và để được hưởng gia tài, người con nuôi phải thường xuyên chăm sóc họ và lo chôn cất chu đáo khi họ qua đời. Trong lúc Ap-ra-ham đang cân nhắc quyết định đó, Thượng Đế đã tái lập lời hứa với người (15:4, 5)
Theo đề nghị của Sa-ra (Sarah), Ap-ra-ham chấp nhận có con với A-ga (Hagar), nũ tì của Sa-ra. Điều này cũng dựa theo phong tục của thời đó. Một cặp vợ chồng không còn có thể nuôi con của nàng hầu làm kẻ kế tự theo pháp lý. Sau mười năm ở Ca-na-an, không còn thấy triển vọng gì về đứa con Chúa hứa ban, chắc Ap-ra-ham và Sa-ra đã nghĩ rằng phương pháp này có thể giúp cho lời hứa của Thượng Đế thành tựu. Mười ba năm sau, lúc Ap-ra-ham được chín mươi chín tuổi, Thượng Đế bác bỏ kế hoạch đó và lần sau này xác quyết rằng Sa-ra sẽ sinh con theo lời hứa. Giao ước lại được tái lập và lễ cắt bì được thiết lập để làm dấu chứng (17:27 cũng xem 12:1-3; 13:14-18; 15:18-21; CoCl 2:11).
Một lần nữa, Ap-ra-ham lại sa sút, nói dối được A-bi-mê-léc, nhưng được Chúa can thiệp, cho phép người cầu thay cho vua và cả nhà (SaSt 21:1-18).
Ap-ra-ham quan tâm đến số phận A-ga lúc nàng bị đuổi, có lẽ vì ông nghĩ đến luật lệ đương thời. Theo luật, đem bán một nàng hầu đi làm nô lệ sau khi nàng đã sinh con cho chủ là điều bất hợp pháp. Dầu trường hợp này không hẳn như vậy, Ap-ra-ham chỉ đuổi A-ga khi được Thượng Đế cho biết đó là ý Ngài. Dù vậy ông cũng đã cung cấp đầy đủ cho nàng và con trai khi họ ra đi.
Khi Sa-ra qua đời, Ap-ra-ham mua một khu đất chôn nơi người Hê-tít (23:1-20) .Ong chỉ muốn mua hang đá Mắc-bê-la (Machpelah) thôi, nhưng Ep-rôn nhất quyết chỉ bán cái hang cùng với cánh đồng. Như vậy, Ap-ra-ham buộc phải đóng thuế theo luật Hê-tít. Còn nếu, Ap-ra-ham chỉ làm chủ cái hang thì khỏi phải đóng thuế.
Một người có đức tin
Khi tin nơi lời hứa của Thượng Đế , Ap-ra-ham đã vượt lên trên trình độ tôn giáo của người đồng thời. Người đã vâng phục ngay từ buỏi đầu. Đi đến đâu, người cũng thiết lập bàn thờ để thờ “ Thượng Đế của trời và đất “ (24:3) giữa một thế giới ngoại giao (12:7, 8 tt)
Hãy xét sáu phần của lời hứa Thượng Đế phán cho Ap ra ham.
1. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn
2. Ta sẽ ban phước cho ngươi.
3. Ta sẽ làm nổi danh người
4. Người sẽ thành một nguồn phước.
5. Ta sẽ ban phước cho kẻ nào chúc phước ngươi và rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi.
6. Các chi tộc trên thế giới sẽ nhờ ngươi mà được phước
Lời hứa phong phú này đã có ảnh hưởng sâu xa trong lịch sử cho đến ngày nay - rộng lớn hơn tầm hiểu biết của Ap-ra-ham rất nhiều. Khi còn sống, Ap-ra-ham đã được phước lớn, và trước khi qua đời, ông hiểu rằng rồi đây sẽ có nhiều dân tộc sinh ra từ Ích ma ên, I sác và các người con k hác. Ngày nay, ÁP ra ham được tôn trọng giữa cả những người theo Hôi Giáo , Do Thái Giáo và Cơ đốc giáo . Lời hứa mọi chi tộc trên đất sẽ nhờ người được phước đã ứng nghiệm trong Chúa cứu thế Giê xu. Ma thi ơ giới thiệu Chúa Giê-xu là “ con của Ap-ra-ham “ (SaSt 1:1 cũng xem GaGl 3:6-9).
Giao ước với Ap ra ham
Trong khi nghiên cứu về đời sống Ap-ra-ham, ta thấy ông càng ngày càng hiểu rõ hơn về các lời hứa của Chúa cho ông. Trong những lúc gặp khủng hoảng thì Ap-ra-ham càng hiểu thêm về những lời hứa đó. Khi có vụ tranh chấp đất đai, Ap-ra-ham đã tỏ ra rộng lượng để Lót chọn phần tốt (SaSt 13:1-18) . Trong khi Lót quyết định dựa trên lợi lộc vật chất ở vùng đất vô đạo thì Ap-ra-ham được Thượng Đế xác nhận với người rằng đất đó thuộc về người và hậu tự người.
Khi Ap-ra-ham giải cứu lót, ông đã không nhận phần thưởng của vua Sô đôm, và ông nghĩ đến chuyện dàn xếp về pháp lý cho tương lai. Nhưng Thượng Đế cho biết nhiều hơn trong những ngày tới. Ngài hứa rằng hậu tự của ông sẽ đông như sao trên trời, nhưng họ sẽ ở trong AI cập 400 năm. Kinh Thánh nói Ap-ra-ham tin lời Thượng Đế và bởi điều đó mà ông được kể là người công chính (RoRm 4:3, 22).
Giao ước lại được mở rộng và xác nhận khi Ap-ra-ham 99 tuổi. Điều kiện giao ước rất minh bạch (17:1-27) . Trong khi người con Chúa hứa vẫn chưa ra đời thì phép cắt bì được lập để làm dấu hiệu đặc biệt của giao ước cho Ap-ra-ham và con cháu (4:9-12)
Người bạn của Thượng Đế
SaSt 18:1-19:38 cho ta thấy tình bạn giữa Ap-ra-ham và Thượng Đế (xem EsIs 4:18; Gia Gc 2:22, 23) . Khi Thượng Đế cho Ap ra ham hay bí mật của kết hoạch về Sô đôm và Gô mô rơ, thì ông được thúc giục cầu nguyện . Ong dựa trên lý luận ,” Thượng Đế của cả thế giới há lại không làm điều phải sao ?” Ngài tỏ ra rằng lòng thương xót của Ngài đi trước sự công bình, và Ngài hứa sẽ chừa các thành đó lại nếu có được mười người công chính. Các thành đó đã bị diệt, nhưng Lót và gia đình đã được cứu.
Chịu thử nghiệm
Thử nghiệm lớn nhất cho ÁP ra ham là Thượng Đế đã bảo người hãy dâng I sác làm của tế lễ trên núi Mô ri a (Moriah). ÁP ra ham vâng lời, bày tỏ niềm tin rằng Thượng Đế có thể khiến người chết sống lại (HeDt 11:19) . Trả lời cho câu hỏi khó xử của con, Ap ra ha đã nói một câu có tính cách tiên tri (SaSt 22:1-19) bảo đảm với I sác là Thượng Đế sẽ dự bị cho họ của tế lễ (22:1-19; ICo1Cr 5:7; HeDt 9:26; KhKh 13:8). Thượng Đế đã dự bị, trước hết là con chiên đực, rồi nhiều thế kỷ về sau, chính con yêu dấu của Ngài.
Dòng dõi Ap ra ham
Người con mà Thượng Đế nhiều lần hứa ban cho Ap-ra-ham là I sác . Câu chuyện Ap-ra-ham kiếm vợ cho I sác (ch24) là một câu chuyện sống động lý thú, trong đó chứa đựng những bài học về sự hướng dẫn của Thượng Đế đối với người đầy tớ của Ap-ra-ham qua sự cầu nguyện của người. Cuối cùng Rê bê ca đã lìa nhà cha mình để về làm vợ I sác . Kinh Thánh nói rất ít về I sác. Cuộc đời của người khá bình lặng so với cha và các con của người. Người sống gần như trọn đời ở miền Nam Ca na an quanh quẫn ở vùng Ghê ra, Rê bô bốt và Bê-e-sê-ba. Theo SaSt 27:27-33, I sác là một con người có đức tin đã chúc phước lành cho các con mình (xem HeDt 11:20).
I. Gia đình I sác, SaSt 25:18-34
A. Rê bê ca sinh đôi, 25:19-26
B. Ê sau bán quyền trưởng nam cho Gia cốp 25:27-34
II. I sác lưu ngụ tại Ca na an 26:1-33
A. Giao ước được xác nhận với I sác 26:1-5
B. Rắc rối với A bi mê léc, 26:6-22
C. Thượng Đế ban phước cho I sác 26:23-33
III. Phước lành của tổ phụ 26:34-28:9
A. I sác thiên vị Ê sau, 26:34-27:4
B. Phước lành bị tráo - hậu quả 27:5-28:9
Ap-ra-ham còn có những người con khác nữa. Được biết nhiều nhất là Ích ma ên, tổ phụ dân Ả rập, và Ma đi an, tổ phụ dân Ma đi an, Ap-ra-ham cho họ của cải để họ đi khỏi xứ Ca na an là lãnh thổ của I sác, người thừa kế sản nghiệp Ap-ra-ham
Hai anh em sinh đôi
Học về cuộc đời của hai người con song sinh của I sác là Ê sau và Gia cốp thì vừa thú vị vừa thất vọng. Gia cốp lợi dụng mua quyền trưởng nam của Ê sau, và toa rập với mẹ để lừa I sác cướp phước lành. Còn Ê sau thiếu đức tin nơi Thượng Đế , thiếu ý thức về những gí trị chân thật, coi thường quyền trưởng nam (25:29-34) . Về sau ông bất cần những tiêu chuẩn của cha mẹ mà đi cưới một người đàn bà Hê-tít làm vợ (26:34) . Tác giả HÊ bơ rơ gọi ông là “ phàm tục “ . Lịch sử của dân Ê đôm, hậu duệ của Ê sau, cần được học riêng.
I. Gia cốp tới nhà La ban 28:10-32:2
A. Giấc mơ tại Bê tên 28:10-12
B. Lập gia đình và gây dựng sản nghiệp , 29:1-30:43
C. Chia tay với La ban 31:1-32:2
II. Gia cốp trở về Ca na an 32:3-33:51
A. Ê sau và Gia cốp giải hòa , 32:3-33:17
B. Rắc rối tại Si chem, 33:18:34:31;
C. Phụng thờ tại Bê tên 35:1-15
III. Hậu duệ của I sác 35:22-36:43
A. Các con trai của Gia cốp 35:22-26
B. Chôn I sác 35:27-29
C. Ê sau và lãnh thổ Ê - đôm , 36:1-43
Các cuộc phiêu lưu của Gia cốp
Dầu đã được cha chúc phước, Gia cốp đã phải qua nhiều nổi truân chuyên mới trở thành con người có đức tin. Gia cốp sợ anh là Ê sau trả thù, còn cha mẹ thì không muốn chàng cưới con gái Hê-tít làm vợ, nên bảo chàng đi qua MÊ sô bô ta mi . Dọc đường Gia cốp nằm mơ và hứa phụng thờ Thượng Đế với điều kiện Gia cốp làm việc cho La ban và rất phát đạt về nhân số cũng như tài vật .
Trở về Ca na an
Biết được sự hướng dẫn của Thượng Đế , Gia cốp hoạch định trở về Ca na an. Giao thiệp giữa Gia cốp và La ban trở nên căng thẳng, nên lợi dụng lúc La ban đi hớt lông cừu, Gia cốp dọn đi. La ban đuổi theo nhưng vì Gia cốp đi đã được ba ngày nê chỉ theo kịpkhi Gia cốp đến vùng đồi Ga la át (Gilead).La ban kêu mất mấy tượng thần trong nhà. Ra chên đã giấu tượng Thê ra phim dưới ghế ngồi. Có lẽ đối với La ban, các tượng này không phải chỉ có nghĩa tôn giáo. Theo luật Nuzu, người con rễ nào có nhữn tượng thần của nhà vợ, thì có thể đòi quyền hưởng gia tài trước tòa. Dầu La ban không tim được tượng, ông đã khôn khéo lập ước với Gia cốp để Gia cốp không qua được đất ông mà đòi quyền lợi của mình.
Đến rạch Gia bốc (Jabbok), Gia cốp được tin Ê sau mang 400 gia nhân đến gặp mình, người bèn cho gia nhân mang theo một số lễ vật đi trước để làm nguôi giận Ê sau. Trong đêm, người vật lộn với một vị mà người tin là Thượng Đế . Trong cuộc gặp gỡ đó, tên Gia cốp của người được đổi thành Y-sơ-ra-ên , nghĩa là “ Người cùng cai trị với Thượng Đế “, Kể từ đây, người không còn là kẻ lừa đảo (Gia cốp nắm gót , lừa đảo)nữa mà là người cùng chiến thắng với Thượng Đế .
Sau khi giải hòa với anh, Gia cốp dời về phía Nam đến Si chem (Shechem) . Tai đây Lê vi và Si mê ôn đã gây thù oán với dân thành (34:1-31) . Gia cốp tách ra đi đến Bê tên, nơi người đã cam kết phụng sự Ngài và loại trừ hết Thượng Đế thần tượng còn sót lại trong nhà mình. Tại đây, người dựng một bàn thờ . Đáp lại, Thượng Đế tái lập giao ước với người và hứa rằng nhiều dân tộc và vua chúa sẽ ra từ Y-sơ-ra-ên (35:9-15).
Cuối cùng, Gia cốp định cư tại Hếp rôn, nơi nhà cha mình. Trong khi đi đường, Ra chên qua đời và được chôn gần Bết-lê-hem . Khi I sác qua đời, Ê sau từ Sê I rơ tới hiệp với em là Gia cốp lo chôn cất cha mình.
Cuộc đời Giô sép
Giô sép, con lớn của Ra chên ,là niềm vui và hãnh diện của Gia cốp. Gia cốp may cho chàng một chiếc áo dài nhiều màu sắc. Dường như đó là dấu hiệu đặc biệt của một trưởng tộc. Các anh lớn của Giô sép đã ghét Giô sép vì chàng thường hay mách cha những chuyện xấu họ làm. Nay họ lại càng ghét hơn. Đến khi Giô sếp nằm mộng thấy chàng sẽ được cất lên cao hơn họ, thì họ bán c hàng cho các lái buôn Íc ma ên và Ma đi an khi những người này ghé qua trại họ ở Đô than. Khi Giô sép bị đem qua Ai cập , thì các anh không nghĩ rằng sẽ có ngày gặp lại chàng. Họ bịa chuyện để cho Gia cốp tin rằng Giô sép đã bị thú dữ phanh thây.
I. Giô sép là con cưng , 37:1-36
A. Bị các anh ghét 37:1-24
B. Bị bán qua Ai cập 37:25-36
II. Giu đa và Ta ma 38:1-29
III. Giô sép, làm nô lệ rồi làm quan
A. Giô sép bị sa ngục 39:1-20
B. Giải mộng 39:21-26
C. Cầm quyền chỉ dưới Pha ra ôn 41:37-57
IV. Giô sép và các anh em 42:1-45:38
A. Chuyến đi đầu, Si mê ôn bị giữ làm con tin , 42:1-28
B. Chuyến thứ hai có Bên gia min - Giô sép nói thật lý lịch mình 43:1-45:28
V. Gia đình Giô sép đến Ai cập 46:1-50:26
A. cấp đất cho Gô sen cho dân Y-sơ-ra-ên
B. Chúc phước , 47:28-50:14
C. Giô sép hi vọng cho dân Y-sơ-ra-ên , 50:15-26
Nô lệ Ai cập
Suốt thời gian ở Ai cập, dù gặp cảnh ngộ nào, Giô sép cũng luôn tôn vinh Thượng Đế . Vì không muốn phạm tội với Thượng Đế và với chủ, nên Giô sép không chiều theo sự cám dỗ của bà chủ (39:9) . Khi giải mộng, Giô sép cho biết là nhờ Thượng Đế mình mới làm đưọc như vậy (40:8). Người cũng mạnh dạn quả quyết với Pha ra ôn rằng qua chiêm bao của Pha ra ôn. Thượng Đế cho biết sẽ có một số năm được mùa, rồi tiếp theo là những năm đói kém (41:14-36).Khi đặt tên con là Ma na se (41:51), người xác nhận rằng Thượng Đế đã giúp mình quên những nổi sầu khổ. Khi tỏ thật mình cho anh em , người nhận rằng Thượng Đế đã đem mình đi Ai cập. Sau khi Gia cốp qua đời, Giô sép trấn an anh em rằng Thượng Đế đã bố trí mọi biến cố để đem lại lợi ích cho mọi người và họ không nên sợ ông, làm như ông thay chổ cho Thượng Đế (50:15-21).
Cứu tinh của gia đình
Lòng trung kiên của Giô sép đối với Thượng Đế trong những lúc gian nan đã được bù bằng sự thăng tiến. Trong nhà Phô ti pha (Potiphar) , ông được tin cậy và cho làm quản lý. Khi bị tù, ông được làm cai, nhờ đó có thể giúp các bạn đồng tù. Một vị quan đồng tù được Giô sép giải mộng cho , đã quên bẵng Giô sép sau khi được thả ra. Mãi đến hai năm sau mới tiến cử Giô sép lên giải mộng cho vua. Đây là một cơ hội lớn vì vua đang cần một người thông minh như Giô sép. Được làm thủ tướng cho Pha ra ôn , Giô sép đã lèo lái xứ Ai cập qua những năm đói kém, và nhân đó cứu được gia đình mình. Nhờ địa vị của ông, dân Y-sơ-ra-ên được cấp cho đồng cỏ rộng lớn ở Giô sen để nuôi bầy súc vật của họ và của vua ban.
Lời chúc phước của Gia cốp có thể dùng làm kết luận cho thời đại các thánh tổ. Thể theo lời hứa của Thượng Đế , lời chúc phước của Gia cốp có tính cách tiên tri.
Trước khi qua đời tại Ai cập, Giô sép nói lên lòng tin tưởng của mình đối với giao ước Thượng Đế đã lập với Ap ra ham, I sác và Gia cốp. Lời hứa đó được lưu truyền cho từng thế hệ, và Giô sép tin tưởng rằng Thượng Đế sẽ đem dân Y-sơ-ra-ên trở về đất mà Ngài đã hứa ban cho họ (xem 15:1-21; 50:24-46)
Bài làm
1. Những ai là thánh tổ ?
2. Liệt kê những biến cố chính của đời sống Ap-ra-ham
3. Tại sao những bàn thờ Ap-ra-ham dựng lên để thờ Thượng Đế có ý nghĩa đặc biệt.
4. Tại sao Ap-ra-ham được gọi là ngươi có đức tin ?
5. Dấu hiệu và ý nghĩa của Giao ước Thượng Đế với ÁP ra ham là gì?
6. Bằng cách nào người đầy tớ của Ap-ra-ham phân biệt được sự hướng dẫn của Thượng Đế khi đi chọn vợ cho I sác?
7. Kể lại hoàn cảnh đã đưa Giô sép ra khỏi ngục ở Ai cập .
8. Giô sép đã tỏ ra tinh thần tha thứ đối với các anh khi họ đến Ai cập như thế nào?
9. Theo dõi lời hứa cho các thánh tổ trong Sáng thế ký 12-50. Ngày nay nó có ý nghĩa gì ?
10. Tìm trên bản đồ những thành phố có liên hệ đến các thánh tổ. Thành nào có ý nghĩa tiên tri ngày nay.
11. Cho biết nguồn gốc của các dân tộc ghi trong Sáng Thế ký : Mô áp , Am môn, Ma di an (Midianites) , Ả rập (Arabs) , Ê đôm (Edomites) . Dân nào còn tồn tại ngày nay ?
12. Đối chiếu tính tình của Ê sau và Gia cốp. Những nét nào của cá tính họ tiêu biểu cho con người ngày nay ?
13. Những chổ trong Tân Ước đề cập đến các nhân vật này trong Sáng thế ký cho biết gì về họ .
- Ap-ra-ham (RoRm 4:1-22; GaGl 3:16, 17; 4:22-32; HeDt 11:17, 18)
-I sác (LuLc 13:28; RoRm 9:7, 10; GaGl 4:28; HeDt 11:9; Gia Gc 2:21)
- Ê sau (RoRm 9:13; HeDt 12:16, 17)
- Giô sép (Mat Mt 1:2; 8:11; LuLc 13:28; GiGa 4:12; RoRm 9:13; HeDt 11:9, 20, 21)
- Giô sép (Cong Cv 7:11-14; HeDt 11:21, 22; KhKh 7:8).
14. Những luật lệ và phong tục nào đã ảnh hưởng đến cách cư xử của các vị thánh tổ. Văn hóa được ảnh hưởng đến mức nào trên đạo đức Cơ đốc (Christian Ethics)? . Cho hai ví dụ về những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến tiêu chuẩn đạo đức Cơ đốc . Cho biết giải pháp thực tế của Kinh thánh về hai vấn đề này.
Tài liêu tham khảo
Aharoni, Y.and Avi - Yonah , M. The Macmillan Bible Atlas. New York . Macmillan Publishing Co. 1977.
Albright, William F. The Archeology of Patesline. Gloucester, MA: Peter Samith Publisher, 1960
Beitzel, Barry, J. The Moody Atlas of Bible Lands. Chicago: Moody Press 1985
Edersheim Aldreed, Old Testament Bible History. Grand Rapids : Wn. B. Eerdmans Pub. Co 1972
Finegan, Jack. Light from the Ancient Past. 2nd ed. Princeton , NJ : Princeton Univ . Press 1959
Harrison, Roland K. Old Testament Times. Grand Rapids : Wm . B. Eerdmans Pub . Co 1970
Vos, Howard F, Archeology in Bible Lands. Chicago : Moody Press 1977

MỘT QUỐC GIA THÁNH
Đọc kinh thánh : Xuất Ai cập -Lê vi ký
Quãng thời gian : độ 1600 - 1400 TC.
Thánh sử bắt đầu mang kích thước mới từ sách xuất Ai cập . Nhiều thế ký đã trôi qua sau khi Giô sép qua đời. Con cháu các vị thánh tổ đã sinh sôi nảy nở đông đúc. Một vi Pha ra ôn mới lên ngôi ghét số dân đông đúc này, đã bắt họ làm nô lệ và đày đọa họ. Dưới sự lãnh đạo của Môi-se , dân Y-sơ-ra-ên đã được giải phóng, trở thành một dân tộc độc lập và tiến vào chính phục xứ Ca na ên.
Công cuộc giải phóng này có ý nghĩa quan trọng vượt bực. Phần còn lại của Ngũ kinh , tức khoảng một phần sáu toán bộ Cựu Ước dành cho biến cố này.
Chúng ta cần xem các biến chuyển qua thời gian trong bốn sách theo bố cục dưới đây :
I. Y-sơ-ra-ên bị làm nô lệ, 400 năm XuXh 1:1-2:25
II. Từ AI cập đến Si-nai, chưa đầy 1 năm , 3:1-18:26
III. Đóng trại tại Si-nai, độ 1 năm, 19:1-40:38 - Dan Ds 10:1-36
IV. Lang thang trong sa mạc,độ 38 năm , 10:1 -21:33
V. Đóng trại ngoài Ca na an, độ 1 năm, 22:1-36:13 - PhuDnl 34:1-12
Ai cập là một trong những trung tâm văn minh lớn nhất thời bấy giờ. Vương quốc thành lập từ thế kỷ 16 TC sau khi đánh đuổi người Hysok là dân chiếm cứ đất Ai cập gần hai thế kỷ. Một trong những thủ lãnh quân sự nổi tiếng là Thutmose III (k. 1500 - 1450)thường hành quân qua Palestine và vượt Địa trung Hải mở bờ cõi đến tận sông Ơ phơ rát (Euphrates). Người ta thường sánh ông với A lịch sơn Đại đế (Alexander the Great) hay Nã Phá Luân (Napoleon).
Từ nô lệ trở thành một dân tộc
Trong một thời gian tương đối ngắn, người Y-sơ-ra-ên dưới sự lãnh đạo của Môi-se đã trở thành một dân tộc độc lập được lập giao ước với Thượng Đế . Có thể chia đoạn từ này như sau :
I. Y-sơ-ra-ên thóat ách nô lệ . XuXh 1:1-13:19
II. Hoàn cảnh ở Ai cập , 1:1-22
III. Môi-se - ra đời, giáo dục, kêu gọi 2:1-4:31
C. Đấu tranh vơi Pha ra ôn 5:1-11:10
D. Lễ Vượt qua (Passover)12:1-13:19
II. Từ Ai cập tới núi Si-nai 13:20-19:2
A. Sự giải phóng thiên thượng , 13:20-15:21
B. Tiến đến Si-nai , 15:22-19:2
Người Y- sơ - ra - ên bị áp bức
Sau thời kỳ Giô sép, người Y-sơ-ra-ên phát triẻn và gia tăng đông đúc trong vùng đất chăn nuôi Gô sen (Goshen) thuộc thung lũng sông Nil(Nile) trong mấy trăm năm. Triều đại thứ mười tám của Tân Vương quốc bắt đầu áp dụng chính sách mới nhằm hạn chế nguy cơ nổi loạn của người Y-sơ-ra-ên .Mặc dù bị bắt lao dịch xây thành Ram se (Rameses) và Phi thôm (Pithom) (1:11) ,họ vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở khiến nhà cầm quyền Ai cập lo sợ đày đọa họ thêm vào ra chỉ dụ thủ tiêu những con trai sơ sinh của họ (1:15-22). Vào thời Môi-se đấu tranh với Pha ra ôn dân Ai cập còn không cung cấp rơm rạ cho họ làm gạch nữa. (5:5-19).
Chuẩn bị lãnh tụ
Môi-se ra đời trong thời kỳ đen tối đó, được công chúa Ai cập đem vào cung làm con nuôi và cho ăn học hấp thụ kiến thức của người AI cập (Cong Cv 7:22).
Ở giai đoạn thứ hai, Môi-se được huấn luyện trong sa mạc Ma đi an trong bốn mươi năm. Tại đây, người cưới Xê phô ra (Zipporah) con gái của Ru ên (Reuel) cũng gọi là Giê trô, một tế sư của Ma đi an. Trong khi chăn súc vật ở vùng vịnh Aqaba, Môi-se thuộc lòng địa thế của vùng này, mà không ngờ rằng một ngày kia mình sẽ lãnh đạo dân Do thái đi qua đó.
Khi được Thượng Đế kêu gọi (XuXh 3:1-4:17) . Môi-se biết rõ khả năng của triều đình Ai cập và hoàn cảnh vô vọng của người Y-sơ-ra-ên . Môi-se cũng biết Pha ra ôn không phải là kẻ làm theo lệnh kẻ khác. Nhưng với sự bảo đảm của Thượng Đế , người đã trở về Ai cập làm theo diều Ngài truyền dạy.
Cuộc chạm trán
Pha ra ôn ngoan cố không cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi. Môi-se đã phải thách thức quyền uy của Pha ra ôn bằng mười tai họa liên tiếp. Mục đích của tai họa là chứng tỏ quyền năng của Thượng Đế cho người Y-sơ-ra-ên và ai cập thấy (9:16) . Mặc dầu các dịch họa xảy đến qua hiện tượng thiên nhiên, ta vẫn thấy rõ quyền năng siêu nhiên của Thượng Đế trong sự kiểm sóat mức độ, thời gian và phân biệt đối tuợng. Các dịch họa đó có thể là nhắm vào các thần Ai cập.
Cuộc vượt qua
Cuộc vượt qua và cái chết của các con đầu lòng Ai cập đã đưa cuộc đọ sức dến cao điểm. Mọi gia đình AI cập đều cảm biết sự phán xét của Thượng Đế trong cái chết của con trai đầu lòng mình. Mọi gia đình Y-sơ-ra-ên , ngược lại, cảm biết quyền năng cứu chuộc của Thượng Đế khi họ bôi máu lên cột cửa, ăn Thượng Đế hịt chiên con, và vội vã chuẩn bị hành trang ra khỏi Ai cập (xem Mat Mt 26:26-28; ICo1Cr 5:7; HeDt 9:14, 15)
Phép lại giải cứu
Lộ trình ngắn nhất từ AI cập tới Ca na an là con đưòng bộ dọc theo bờ biển Địa trung hải (Mediterranian) . Nhưng Môi-se theo lệnh của Thượng Đế , đã dẫn đám người mưói thóat ách nô lệ đó qua Hồng Hải đến bán đảo Si-nai. Theo sau phép lạ giải cứu là một số iến cố can thiệp của Thượng Đế để bảo vệ dân Y-sơ-ra-ên và nuôi sống họ. Trụ mây và trụ lửa không những chỉ để bảo vệ họ lúc nguy nan mà còn hướng dẫn họ nữa (xem ICo1Cr 10:1)
Luật pháp cho dân thánh
Tôn giáo của Y-sơ-ra-ên là một tôn giáo măc khải. Nó không du nhập từ các quốc gia lân cận . Nó có những tiêu chuẩn và cách hành đạo khác hẳn tôn giáo của các dân tộc ngoại giao thời ấy.
Sự mặc khải tại núi si nai có thể phân bố cục như dưới đây .
I. Giao ước của Thượng Đế với Y-sơ-ra-ên , XuXh 19:3-24:8
A. Chuẩn bị gặp gỡ Thượng Đế 19:3-25
B. Thập giới 20:1-17
C, Các mạng lệnh cho Y-sơ-ra-ên 20:18-23:33
D.phê chuẩn giao ước, 24:1-8
II. Nơi thờ phượng 24:9-40:38
A. Chuẩn bị xây cất, 24:10-31:18
B. Thờ thần tuợng và bị phán xét 32:1-34:35
C. Cất đền tạm (Tabernacle) 35:1-40:38
III. Huấn thị về nếp sống thánh thiện LeLv 1:1-27:34
A. Các lễ vật 1:1-7:38
B. Chức vụ tế lễ 8:1-10:20
C. Luật lệ thanh tấy 11:1-15:33
D. Đại lễ Chuộc tội , 16:1-34
E. Cấm các phong tục ngoại giáo 17:1-18:30
F. Luật lệ về sự thánh khiết 19:1-22:32
G. Lễ hội và mùa màng 23:1-25:55
H. Điều kiện để hưởng phước lành của Thượng Đế 26:1-27:34.
Giao ước môi se
Thượng Đế cứu Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai cập để lập giao ước với họ như Ngài đã lập với các tổ phụ, hầu họ làm dân thánh cho Ngài (XuXh 19:3-24:8). Nếu họ tuân theo các luật lệ Ngài ban, họ sẽ là một dân thánh phân biệt với các dân tộc ngoại giáo xung quanh.
Quan trọng hơn hết là Mười điều Răn ahy thập giới (20:1-7). Tất cả những điều luật đạo đức này, ngoại trừ điều luật về ngày Sa bát ,đều được Tân ước lặp lại. Đặc điểm của Thập Giới là chủ nghĩa độc thân, không cho người Y-sơ-ra-ên dùng cả đến hình tượng. Điều này khiến họ khác hẳn những dân tộc xung quanh.
Những luật lệ đó được triển khai thành những qui tắc hướng dẫn người dân trong cách cư sử (21:1-24:17; LeLv 11-26:46). Vâng theo những luật lệ về đạo đức, dân sự, và nghi lễ đó là dấu phân biệt họ là dân thánh của Thượng Đế . Nhiều hành vi bị cấm đối với Y-sơ-ra-ên lại rất phổ thông ở Ai cập và Ca na an. Tục anh chị em ruột lấy nhau ở Ai cập, bị cấm đối với dân Y-sơ-ra-ên . Những qui luật về sinh con đẻ cái chẳng những nhắc họ về bản chất tội lỗi của con người, mà còn làm nổi bật hình ảnh tương phản với sự bại hoại dâm dục và cúng tế trẻ con thường có trong các lễ nghi tôn giáo ở Ca na an. Chúng ta có thể hiểu được sự hạn chế về thức ăn và hạ thịt một số loại súc vật chắc là do các tục thờ cúng ngoại giáo lúc bấy giờ. Họ cũng được lệnh nhớ đến kẻ nghèo khi đến mùa gặt, giúp đỡ kẻ cô đơn, tôn trọng người già, xét xử công minh. Nhiều điều khoản của dân luật và nghi lễ chỉ có tính chất tạm thời và sau này đã bị hủy bỏ khi hoàn cảnh thay đổi.
Đền tạm (Tabernacle)
Không như Ai cập có nhiều đền thờ, Y-sơ-ra-ên chỉ có một thánh điện thôi. Việc xây cất Đền Tạm được giao phó cho hai người cai tên Bết sa lê ên (Bezalel) và Ô hô li áp (Aholia). Đây là những người “ Đầy dẫy Thần của Thượng Đế , sự khôn ngoan, thông sáng” (XuXh 31:3) để họ trông coi công việc. Dân chúng kẻ bỏ công, người góp của vào việc xây cất.
Đền Tạm dài 45 bộ (13,5m), rộng 15 bộ (4,5m), chia làm hai phần. Lối vào từ hướng đông trổ vào nơi thánh dài 30 bộ (9m). Phía trong cùng là nơi Chí Thánh. Xung quanh Đền Tạm là một cái sân chu vi 450 bộ (135m). Phần phía đông của khu này là khu thờ phượng, nơi đặt bàn thờ bằng đồng để dân chúng đến dâng tế. Giữa bàn thờ này và đền tạm có một chậu bằng đồng để các tế sư rửa chân khi chuẩn bị hành lễ trước bàn Thượng Đế hờ sinh tế trong Đền Tạm.
Trong nơi thánh có ba vật dụng : bên p hải là bàn để bánh trưng bày cho các tế sư, bên trái là chân đèn vàng, và một bàn thờ dâng hương phía trước bức màn ngăn nơi thánh ra nơi Chí Thánh.
Hòm Giao Ước là kỷ vật thiêng liêng nhất của Y-sơ-ra-ên . Đó là vật duy nhất đặt trong nơi Chí Thánh . Trên nắp hòm có hai tượng Chê ru bim (Cherubim) bằng vàng đối diện nhau, cánh chúng che phía trên một chổ gọi là ngai thi ân (mercy seat), tượng trưng cho sự hiện diện của Thượng Đế . Khác với ngoại giáo, Y-sơ-ra-ên không có một vật nào tượng trung cho Thượng Đế . Vinh quan Shekinah của Giê-hô-va Thượng Đế ngự với Y-sơ-ra-ên trong Đền Tạm. Tại đây, vị thượng tế rưới máu mỗi năm một lần vì dân chúng, vào ngày Đại Lễ Chuộc Tội . Sau này trong hòm giao ước có để bảng Mười điều răng (Decalogue) (25:21; 31:38), một hộp ma na (16:34) và cây gậy trổ hoa của A rôn Dan Ds 17:1). Trước khi Y-sơ-ra-ên vào xứ Ca na an, quyển sách Luật Pháp được đặt bên cạnh hòm giao ước (PhuDnl 31:26)
CHÚC TƯ TẾ ( Priesthood)
Trong thời các thánh tổ, vị gia trưởng là người dâng tế lễ. Khi Y-sơ-ra-ên trở thành một dân đông, họ cần có những tế sư để đặc trách công tác tế lễ. A rôn là anh Môi-se được chỉ định làm Thượng thế, các con làm phụ tá. Sau khi thóat chết ở Ai cập, con đầu lòng trong mọi gia đình đều đương nhiên thuộc về Thượng Đế . Chi tộc Lê vi được chọn thay thế cho các con đầu lòng để giúp việc các tế sư (Dan Ds 3:5-14; 8:17). Như vậy chức tư tế thay mặt cho toàn thể dân tộc.
Các tế sư đại diện cho dân trước mặt Thượng Đế , dâng sinh tế theo qui định (XuXh 28:1-43; LeLv 16:1-34) , dạy Luật pháp cho dân, và phục vụ trong Đền Tạm. Những đòi hỏi thánh thiện đối với các tế sư (LeLv 21:1-22:10) tương pảhn với tập tục ngoại giáo.
SINH TẾ
Việc dâng sinh tế dã được thực hiện từ sau khi loài người bị đuổi khỏi vườn Ê đen. Dân Y-sơ-ra-ên khi lìa Ai cập đã biết rõ các loại tế lễ chưa, đó là điều còn phải bàn cãi. Tuy nhiên, khi đã được tự do và lập ước với Thượng Đế , họ nhận được những chỉ thị rành rẽ và các lễ vật (Sacrifices) (1:1-7:38)
Có bốn loại lễ vật cần phải đổ máu:
Lễ vật thiêu (Burnt offering)- đặc điểm là toàn thể con vật làm sinh tế phải bị thiêu hủy, nói lên sự tận hiến (xem HeDt 10:1-3, 10, 11)
Lễ vật hòa bình (Peace offering) - là lễ vật tự nguyên, người dân và tế sư cùng ăn một phần con sinh, tượng trung cho sự giao hảo giữa người và Thượng Đế (xem Eph Ep 2:13-14)
Lễ vật chuộc tội (Sin offering)- phải dân khi vô tình phạm những tội mình không biết (xem GiGa 1:29; 6:51)
Lễ vật chuộc lầm lỗi (Trespass offering )- phải dâng khi xâm phạm quyền lợi người khác và phải đền bù nếu được (Xem CoCl 2:13)
Lễ vật bằng ngũ cốc tượng trưng cho bông trái của công lao con người (LeLv 2:1-16; 6:14-23 xem Mac Mc 8:15: ICo1Cr 5:8; GaGl 5:9). Thường những thứ này không phải là lễ vật đem dâng riêng mà được kèm theo với lễ vật khác. Chỉ khi nào tội lỗi đã chuộc xong bằng đổ máu thì Thượng Đế mới nhận các tặng vật dâng lên cho Ngài.
CÁC LỄ HỘI VÀ MÙA MÀNG (Feasts and Seasons)
Các lễ tiết và mùa màng nhắc cho người Y-sơ-ra-ên nhớ rằng họ là dân thánh của Thượng Đế .Theo giao ước, họ phải giữ các kỳ lễ thánh đó. Các lễ phải giữ là
Ngày Sa bát (Sabbath)- hàng tuần, nghỉ ngơi không làm việc, nhắc họ nhớ lại công cuộc sáng tạo của Thượng Đế và sự giải phóng họ khỏi Ai cập. Ngày nghỉ này có ghi trong Thập Giới (Dan Ds 5:12-12 , xem Mac Mc 2:27, 28)
Ngày trăng mới và lễ thổi kèn (New Moon and Feast of Trumpets) - Mỗi đầu tháng có một hồi kèn báo hiệu. Lễ thổi kèn là vào ngày đầu của tháng thứ bảy, mở màn cho nhiều lễ tôn giáo (Dan Ds 29:1-6 , xem CoCl 2:16).
Năm Sa bát - Sau khi vào Ca na an, cứ bảy năm họ phải để đất nghỉ một năm, không gieo hạt và không tỉa vườn nho. Họ phải xóa nợ và phóng thích nô lệ để nhắc họ nhớ lại sự giải phóng khỏi Ai cập (XuXh 21:2-6; PhuDnl 15:12-18 cũng xem HeDt 4:1-11).
Năm Hân Hi (Jubilee)- Sau bảy năm Sa bát thì tới năm Hân hỉ. Đây là năm tự do, gia sản không may bị mất đi được hoàn trả, người Y-sơ-ra-ên làm nô lệ được phóng thích, đất được nghỉ ngơi (LeLv 25:8-55 xem Cong Cv 4:36, 37; 11:29; CoCl 7:23)
Lễ Vượt qua và Bánh không men (Passover and Feast of Unleavend Bread)- giữ lần đầu tiên ở Ai cập rồi sau đó giữ hàng năm để nhắc lại sự giải phóng khỏi Ai cập. Sau ngày Vượt qua là một tuần ăn bánh không men. Lễ vượt qua nhằm ngày mười bốn của tháng Ni san, tức là tháng thứ bảy trong năm, nhưng là tháng đầu của năm tôn giáo (XuXh 34:17, 18; PhuDnl 16:1-7 xem Mat Mt 26:26-29; LuLc 22:7-11; 12:1; ICo1Cr 5:6-8).
Lễ các Tuần (Feast of weeks) - giữ vào ngày thứ năm mươi sau lễ Vượt Qua . Người ta dâng của lễ bằng hạt lúa hoặc bột, nhìn nhận Thượng Đế là Đấng ban hành ăn hàng ngày (LeLv 23:15-20 , xem Cong Cv 1:5; 2:1).
Lễ Đền Tạm (Feast of Tabernacles) - giữ vào cuối mùa gặt, lễ này chấm dứt năm tôn giáo. Trong tuần này, người ta sống trong các lều dựng tạm để nhắc lại thời kỳ lưu trú trong đồng vắng. Bảy năm một lần, người ta đọc Luật Pháp cho công chúng nghe trong dịp lễ này (PhuDnl 31:9-13 xem GiGa 7:2)
Ngày chuộc tội (Day of Atonement) - đây là lễ long trọng nhất trong năm (LeLv 16:1-34; 23:26-32; Dan Ds 29:7-11) .
Thượng Đế đã ban những điều trên đây để giúp dân Y-sơ-ra-ên sống theo kế hoạch Thượng Đế với tư cách là dân giao ước của Ngài. Họ cần phải vâng phục và tin cậy để duy trì liên hệ giao ước đó.
Bài làm :
1. Cho biết những cuộc di chuyển chính trong sách Xuất AI cập đền Phục truyền Luật lệ
2. Tại sao Pha ra ôn gia tăng áp bức Y-sơ-ra-ên ?
3. Môi-se đã được huấn luyện gì trong sa mạc để chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo tương lai?
4. Môi-se đã nêu lên những nan đề gì với Thượng Đế để khước từ sự kêu gọi ?
5. Thượng Đế đã trả lời thế nào để trấn an Môi-se?
6. Mục đích cho các dịch họa là gì ?
7. Tai dịch nào đưa cuộc đọ sức giữa Pha ra ôn và Thượng Đế dến cao điểm?
8. Điều kiện của liên hệ giao ước giữa Y-sơ-ra-ên và Thượng Đế là gì (Xem XuXh 19:1-5)
9. Y-sơ-ra-ên phụng thờ Thượng Đế khác người Ai cập thế nào ?
10. Ghi những biến cố siêu nhiên giúp dân Y-sơ-ra-ên biết Thượng Đế chú ý chăm sóc họ
11. Dùng thánh kinh Phù Dẫn (Concordance) tra xem chữ Vượt Qua được dùng thế nào trong suốt Kinh Thánh . Tại sao nó quan trọng như vậy ? Có thể so sánh lễ Vượt qua với lễ Tiệc Thánh như thế nào ?
12. Vẽ một sơ đồ của Đền tạm kể cả sân, cùng các vật dụng trong đó. Thử tìm xem chúng có ý nghĩa tượng trưng nào k hông ?
13. Những ngày lễ,lễ vật, chức tư tế giúp dân Y-sơ-ra-ên phụng sự Thượng Đế như thế nào ? Chúng chỉ về công tác cứu chuộc của chúa Cơ đốc như thế nào ?
14. Những dịch họa liên hệ đến các thần Ai cập như thế nào
Tài liệu tham khảo
Cole, R, Alan. Exodus: An Introduction and Commentary . The Tyndale Old Testament Commentaries. Downers Grove IL: Inter Varsity Press , 1973
Davis, John J Moses and the Gods of Egypt. Grand Rapids: Baker Book House 1971
Goldberg, Louis Leviticus : A Study Guide Commentary . Grand Rapids : Zondervan Pub. House 1980
Harrison, Roland K. and Wiseman, JD. Leviticus : An introduction and Commentary. The Tyndale Old Testament Commentaries. Downers Grove , IL : Inter Varsity Press, 1980
Keil, Carl F. and Delizsh, Franz “ Exodus “ Commentary on the Old Testament in Ten Volumes. Vol . I . Grand Rapids : Wm. B. Eerdmans Pub Co 1982
Schultz , Samuel J.Leviticus . Everyman’s Bible Commentary .Chicago: Moody Press 1983
Wenham, Gordon J. The Book of Liviticus. The New International Commentary of the Old Testament . Grand Rapids : Wm . B. Eerdmans Pub Co1970
Youngblood, Ronald F. Exodus . Everyman’s Bible Commentary . Chicago: Moody Press, 1983

HƯỚNG VỀ CA-NA-AN
Đọc kinh thánh : Dân số ký - Phục truyền luật lệ ký
Quảng thời gian : Độ 1600 - 1400 TC
Y-sơ-ra-ên đóng trại ở Si-nai gần một năm. Trong khi ở đó, họ được truyền thêm nhiều huấn thị ghi ở phần đầu của sách Dân số ký . Sau khi đi bộ mười một ngày đến Ca be (Kadesh), họ phái gián điệp vào do thám xứ, những người này dự đoán tại họa. nên Thượng Đế phán quyết kéo dài cuộc lưu lạc. Ba mươi tám năm sau họ đến đồng bằng Mô áp (Moab). Tại đây Môi-se nói những lời từ biệt ghi trong Phục truyền.
TỔ CHỨC DÂN Y-SƠ-RA-ÊN
Huấn thị về việc tổ chức ghi trong sách dân Số ký. Những chương này không hẳn là theo thứ tự thời gian. Có thể phân bố cục như sau :
I. Tu bộ Y-sơ-ra-ên Dan Ds 1:1-4:49
A. Kiểm tra quân số , 1:1-54
B. Bố trí trại , 2:1-34
C. Người Lê vi và nhiệm vụ họ 3:1-4:49
II. Nội qui trại 5:1-6:21
A. Bài trừ tệ đoan, 5:1-31
B. Lời hứa nguyện Na xi rê (Nazinite Vow) 6:1-21
III. Đời sống tôn giáo của Y-sơ-ra-ên 6:22-9:14
A. Qui định sự thờ phượng trong đền tạm 6:22-8:26
B. Lễ Vượt qua lần thứ hai 9:1-14
IV. Thượng Đế hướng dẫn 9:15-10:10
A. Hành động của Thượng Đế , 9:15-23
B. Trách nhiệm của con người 10:1-10
Y-sơ-ra-ên được tu bộ trước khi rời núi Si-nai. Con số rất gần với số dân kiểm tra được khi rời Ai cập (XuXh 30:11 tt 38:26). Lúc ấy họ đếm được 600.000 người k hông kể đàn bà con nít và người Lê vi. Sau gần bốn mươi năm lưu lạc, thế hệ trước đã ngã xuống trong đồng vắng, nhân lực cũng còn tương đương số đó (Dan Ds 26:1-65).
Thứ tự di hành
Luật pháp và trật tự rất cần thiết cho dân thuộc về Thượng Đế . Người Lê vi thay cho các con trai đầu lòng của các gia đình để lo chăm sóc Đền Tạm. Đền Tạm nằm giữa trại, người Lê vi bao quanh, còn bên ngoài người Lê vi thì có ba chi tộc đóng ở mỗi hướng. Khi lên đường, người Lê vi khiêng Đền Tạm. Có sáu chi tộc đi trước và sáu chi tộc đi sau họ.
Khánh thành Đền tạm
Năm thứ hai sau khi họ lìa Ai cập thì Đền Tạm và các vật dụng đã hoàn tất. Môi-se làm lễ khánh thành Đền tạm và nó trở thành trung tâm sinh hoạt tôn giáo của Y-sơ-ra-ên (XuXh 40:1-5; Dan Ds 6:22-9:14) . Môi-se dâng các tế lễ, trình diện A rôn và người Lê vi trước công chúng rồi biệt riêng họ cho việc phục vụ và cuối cùng người chúc phước cho toàn dân ( 6:24-27). Lễ vượt Qua lần thứ hai này đánh dấu kỷ niệm đệ nhất chu niên dân tộc được giải phóng khỏi Ai cập mọi người dều phải tham dự kể cả những khách lưu trú.
Thẳng tiến về Ca na an
Vào ngày hai mươi tháng thứ hai, người Y-sơ-ra-ên được lệnh nhổ trại để chuẩn bị tiến về Ca na an. Thượng Đế hướng dẫn họ bằng trụ mây ban ngày và trụ lữa ban đêm . Hãy để ý tầm quan trọng của sự hướng dẫn thiên thượng cũng như nhu cầu tổ chức hữu hiệu. Sự phối hợp hài hòa giữa công việc của con người và của Thượng Đế ở đây đáng cho ta xem xét và áp dụng cho công cuộc truyền giáo ngày nay.
Cuộc lang thang trong sa mạc
Ba mươi tám năm lang tháng này từ núi Si-nai đến đồng bằng Mô áp được tóm tắt trong 10:11-21:1 và có thể phân bố cục như dưới đây.
I.Từ núi SI nai đến Ca đe (Kadesh) 10:11-12:16
A, Thứ tự tiến quân 10:11-35
B. Lằm bằm và bị trừng phạt 11:1-12:16
II. Cuộc khủng hoảng tại Ca đe 13:1-14:15
A. Các gián điệp về phúc trình 13:1-33
B. Nổi loạn và đoán phạt 14:1-45
III. Những năm lang thang 15:1-19:22
A. Luật pháp - tương lai và hiện tại 15:1-41
B. Đại loạn 16:1-50
C. Xác lập các lãnh tụ được chọn 17:1-19:22
IV. Từ Ca đe đến đồng bằng Mô áp 20:1-22:1
A. Mi ra am qua đời 20:1
B. Tội của Môi-se và A rôn 20:2-13
C. Ê đôm không cho Y-sơ-ra-ên băng qua 20:14-21
D. A rôn qua đời 20:22-29
E. Y-sơ-ra-ên phục thu dân Ca na an 21:1-3
F. Con rắn đồng 21:4-9
G. Đi vòng quanh Mô áp 21:10-20
H. Đánh bại Si hôn (Sihon) và Oc(Og) 21:21-25
I. Đến đồng bằng Mô áp 22:1
Trên đường đến Mô áp , dân Y-sơ-ra-ên phàn nàn và nổi loạn. Bảy mươi trưởng lão được chỉ định để chia xẻ trách nhiệm với Môi-se trong việc kiểm sóat dân chúng khi họ lằm bằm về bánh ma na. Khi Thượng Đế đưa chim cút đến, dân ăn quá độ và bội thực chết làm thành một trận dịch. Cả A rôn và Mi ri am cũng phàn về Môi-se là người đã được Thượng Đế chỉ định làm lãnh tụ.
Cuộc khủng hoảng ở Ca đe
Một số gián điệp được phái vào đất Ca na an trong khi Y-sơ-ra-ên di chuyển về phía Bắc đóng trại tại Ca đe, khoảng mốn mươi dặm tây nam Bê-e-sê-ba (Beersheba). Cả mười hai người đồng tình báo cáo rằng đất đai ở đó rất màu mỡ, dân cư hùng cường và tàn bạo. Nhưng họ không đồng ý về viễn ảnh chinh phục. Mười người quả quyết rằng không thể nào đánh chiếm được và xui quần chúng đòi trở về Ai cập lập tức. Chỉ có hai người là Giô-suê và Ca lép tin tưởng răng với sự giúp đỡ thiên thượng, họ có thể chinh phục được. Quần chúng bị dao động vì lời báo cáo của nhóm đa số, và trở thành một đám đông nổi loạn, ngăm ném đá Giô-suê và Ca lép, và còn muốn chọn một lãnh tụ khác thay cho Môi-se.
Sau đó là sự đoán phạt của Thượng Đế . Thế hệ này đã từng chứng kiến hành động quyền năng của Thượng Đế giải phóng họ khỏi móng vuốt của Pha ra ôn chưa đầy hai năm trước, đáng lẽ đã có đủ bằng cớ tin rằng Thượng Đế sẽ giúp họ chinh phục Ca na an. Khi Thượng Đế tính tiêu diệt họ thì Môi-se can thiệp. Dầu Ngài ân xá cho dân tộc, nhưng mười gián điệp và cả thế hệ tuổi từ hai mươi trở lên đều phải chết trong đồng vắng vì họ không có lòng tin.
Những năm lang thang
Cuộc nổi loạn do Cô rê (Korah), Đa than (Dathan) và Ai bi ram (Abiram) cầm đầu đại diện cho hai nhóm khởi loạn cấu kết với nhau ( Dan Ds 16:1-50). Cô rê và đám Lê vi ủng hộ ông ta thì phủ nhận quyền lãnh đạo của A ron và gia đình trong chức vụ tư tế cho dân Y-sơ-ra-ên . Còn Đa than và A bi ram thì muốn thay Môi-se làm lãnh tụ chính trị, vì họ là dòng dõi của Ru bên con trưởng của Gia cốp. Môi-se và A rôn được bênh vực khi đất nuốt Đa than, Ai bi ram và Gia đình cùng với Cô rê. Hơn 14000 người khác bị tiêu diệt trong trại. Ngôi vị tư tế của A rôn được xác nhận bằng phép lạ cây gậy đầm chồi.
Trên đường đến đồng bằng Mô áp
Sau thời gian độ ba mươi tám năm trong vùng Ca đe, dân Y-sơ-ra-ên được dẫn đến dọc Vịnh Aqaba đến Đồng bằng Mô áp. Trong nhiều biến cố xảy ra dọc đường, có một điều đáng chú ý là Môi-se không còn nhẫn nại được nữa trước những lời than trách của dân chúng. Vì trái lệnh không chịu ra lệnh cho hòn đá mà lại đập vào nó để khiến nó phun nước ra, Môi-se không còn được phép vào Ca na an. Biến cố con rắn đồng cũng rất ý nghĩa. Chỉ bằng hành động tin cậy đơn sơ, người bị rắn độc cắn nhìn lên nó là được chữa lành. Chúa Giê-xu đã dùng hình ảnh đó để nói về sự hy sinh của Ngài trên thập tự giá, để ai hướng về Ngài thì không bị hư mất mà được sống đời đời (GiGa 3:14-16)
Dân Y-sơ-ra-ên tiến về phía Nam, đi vòng quanh Ê đôm và Mô áp rội hạ trại ở vùng đồng bằng về phía Bắc sông Ac nôn (Arnon) và phía đông biển Chết. Họ được lệnh không đánh Mô áp, nhưng rồi cũng phải đánh với Si hôn vua của Hết bôn (Heshbon) và Oc vua của Ba san, rồi chiếm giữ đất họ .
HUẤN LỆNH TIẾN VÀO CA NA AN
Những huấn lệnh ban cho dân Y-sơ-ra-ên trong khi đóng trại tại đồng bằng Mô áp là để họ làm cho dân thành hầu làm chủ đất hứa. Các diễn biến có thể tóm tắt trong bố cục dưới đây :
I. Bảo toàn tuyển dân của Thượng Đế , Dan Ds 22:2-25:18
A. Kế hoạch rủa sả Y-sơ-ra-ên của Ba lác 22:2-40
B. Ba la am chúc phước, 22:41-24:24
C. Sự cám dỗ và phán xét 24:25-25:18
II. Chuẩn bị chinh phục 26:1-33:49
A> Thế hệ mới 26:1-65
B. Những rắc rối trong việc thừa kế 27:1-11
C. Một lãnh tụ mới , 27:12-23
D. Các loại sinh tế và hứa nguyện 28:1-30:6
E. Phục thù dân Ma di an, 31:1-54
F. Chia đất bên kia sông Giô đanh 32:1-42
G. On lại hành trình của Y-sơ-ra-ên 33:1-49
III. Dự kiến việc chiếm đóng 33:50-36:13
A. Vùng đất sẽ chinh phục 35:50:35-15
B. Những thủ lãnh đưọc chỉ định để chia đất 34:16-29
C. Các thành phố Lê vi và thành phố ẩn náu 35:1-34
D. Luật lệ về thừa kế 36:1-13.
Ba-la-am và Ba-lác
Vua Ba lác xứ Mô áp rất lo ngại khi dân Y-sơ-ra-ên đóng trại ở phía bắc xứ ông. Ong ta tìm cách thuyết phục Ba la am, một vị tiên tri của xứ, giúp ông bằng cách rủa sả Y-sơ-ra-ên . Vì ham lộc cao bổng hậu, Ba la am ra đi, nhưng rồi con lừa ông cởi bật nói tiếng người và một vị thiên sứ cảnh cáo ông chỉ được nói lời Thượng Đế thôi. Ong ta đã chúc phước Y-sơ-ra-ên bốn lần và bị Ba lác bỏ. Tuy nhiên, về sau ông ta đã bày mưu cho dân Mô áp cám dỗ dân Y-sơ-ra-ên gian dâm và thờ thần tượng khiến Y-sơ-ra-ên bị phán xét ( Dan Ds 31:16). Ba la am bị giết trong cuộc chiến giữa dân Ma đi an và Y-sơ-ra-ên . Tuy nhiên, Thượng Đế không để cho dân Ngài bị rủa sả.
Quyết định và chỉ thị .
Lãnh thổ ở đông ngạn sông Giô đanh là vùng cỏ tốt rất hấp dẫn đối với người Ru bên và Gát. Môi-se miễn cưỡng cho phép chi tộc Ru bên, Gát và phân nữa chi tộc Ma na se định cư ở phía đông sông Giô đanh, nhưng bắt họ hứa sẽ tham dự cuộc chinh phục Ca na an. Có ba thành ẩn náu được chỉ định trên phần đất này.
Kế hoạch quan trọng nhất của Môi-se là chỉ định Giô-suê làm lãnh tụ mới ( 27:1-23),. Người đã chứng tỏ khả năng chỉ huy quân sự khi đẩy lùi dân A-ma-léc (XuXh 17:1-16), và là người có đức tin khi được phái đi do thám xứ .
HỒI TƯỞNG VÀ TRIỂN VỌNG
Thiên chức của Môi-se hoàn tất. Khi dân tộc sắp bước vào giai đoạn mới, người ngỏ lời cùng họ trong một số diễn từ, có thể phán chia như dưới đây :
I. Lịch sử và ý nghĩa, PhuDnl 1:1-4:43
A. On lại những thất bại của Y-sơ-ra-ên 1:1-3:29
B. Khuyên hãy vâng phục 4:1-40
C. Các thành ẩn náu bên kia sông Giô đanh 4:41-43
II. Luật pháp và ý nghĩa 4:44-29:68
A. Giao ước và Thập Giới 4:44-11:32
B. Luật pháp để sống trong xứ Ca na an , 12:1-26:19
C. Phước lành và rủa sả 27:1-28:68
III. Lần chuẩn bị chót và từ biệt 29:1-34:12
A. Y-sơ-ra-ên chọn phước lành hay rủa sả 29:1-30-20
B. Giô-suê được bổ nhiệm 31:1-29
C. Bai ca và lời chúc phước của Môi-se , 31:30-33:29
D. Môi-se qua đời , 34:1-12
Những diễn từ của Môi-se rất ý nghĩa và sống động. Không ai biết dân Y-sơ-ra-ên bằng Môi-se, cũng không ai đủ tư cách như Môi-se để tiên liệu những diễn biến tương lai
Lịch sử
Trong diễn từ thứ nhất. Môi-se ôn lại lịch sử Y-sơ-ra-ên bắt đầu từ cuộc đóng trại và ra đi ở bán đảo Si-nai. Người nhắc nhở họ rằng thế hệ ra khỏi Ai cập đã lằm bằm phản loạn nhiều lần nên không được phép vào đất hứa. Người chỉ rõ rằng điều kiện để được ơn Thượng Đế là tuân giữ Luật Pháp Ngài và hết lòng sống cho Ngài.
Luật pháp
Trong diễn từ thứ hai, Môi-se nhắc nhở rằng họ là dân thuộc về giao ước của Thượng Đế . Người nhắc lại Mười điều răn và chi cho họ thấy những điều đó là căn bản cho lối sống được Thượng Đế chấp nhận. Chân thành kính yêu Thượng Đế sẽ đưa đến một nếp sống vâng phục để giữ mình làm dân thánh của Thượng Đế giữa thế giới ngoại đạo. Phải dẹp bỏ việc thờ hình tượng cùng kẻ thờ hình tượng. Môi-se cũng định những luật lệ, qui tắc hướng dẫn họ trong các trách nhiệm dân sự, xã hội, và gia đình . Các lời chúc phước và rủa sả mà Môi-se đã phán ra phải được tuyên đọc trước công chúng sau khi họ vào xứ Ca na an.
Từ biệt
Môi-se trao quyền chỉ huy cho Giô-suê và công tác dạy dỗ cho các tế sư. Người trao cho họ một bản chép Luật Pháp. Bản này được lưu giữ trong hòm giao ước và được đem ra đọc trước công chúng bảy năm một lần. Một lần nữa, người kể lại thuở dân tộc mới sơ lập lúc người dân họ ra khỏi cảnh nô lệ xứ Ai cập, rồi chúc phước cho mỗi chi tộc. Trước khi qua đời, người được lệnh lên đỉnh Nê bô (Nebo) để nhìn qua bờ cõi xứ mà dân người sắp sửa tiến vào.
Bài làm
1. Trước khi rời Si-nai, dân số Y-sơ-ra-ên được bao nhiêu
2. Dân Y-sơ-ra-ên kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày ra khỏi Ai cập như thế nào ?
3. Đền tạm nằm ở đâu khi dân Y-sơ-ra-ên đóng trại hay đi đường ?
4. Việc gì đã đưa tới cuộc khủng hoảng, khiến dân Y-sơ-ra-ên phải lưu lại lâu dài trong đồng vắng?
5. Giô-suê và Ca lép đề nghị chinh phục Ca na an như thế nào ?
6. Những ai cầm đầu hai cuộc nổi loạn chống Môi-se và A rôn
7. Biến cố về rắn được dùng trong Tân ước như thế nào
8. Dân nào không chịu để cho Y-sơ-ra-ên dùng đường cái đi qua xứ họ ?
9. Ba lác là ai ?
10. Tại sao Môi-se không được phép đi vào Ca na an?
11. Vạch con đường dân Y-sơ-ra-ên đi từ Núi Si-nai đến Đồng bằng Mô áp ngang qua Ca đe Ba nê a. Trong chặng đường này có những bài học tinh thần nào cho ta ngày nay ?
12. Nghiên cứu về sự hướng dẫn của trụ mây, trụ lửa và kèn trong Dan Ds 10:1-36. Ngày nay Thượng Đế hướng dẫn con cái Ngài bằng gì ?
13. PhuDnl 4:1-6 có thể giúp cha mẹ dạy dỗ con cái như thế nào? Thảo luận cách áp dụng 6:7 vào đời sống gia đình .
14. Đánh giá nhân vật Ba la am trong vai trò tiên tri của Thượng Đế . Ngày nay Thượng Đế có dùng hạng người như vậy không ?
Tài liệu tham khảo
Jensen , Jrivng, Numbers : Journey to God’s Rest Land. Everyman’s Bible Comentary. Chicago : Moody Press, 1968
Keil , Carl F. and Delitzsh , Franz “ Numbers” Commentary on the Old Testament in Ten Volumes. Vol I . Grand Rapids : Wm. B. Eerdmans Pub. Co 1982
Noordtzij, A. Nummbers: Bible Student ‘s Commentary. Grand Rapids: Zondervan Pub .House 1983
Pfeiffer, Charles F. The Bible Atlas. Rev. ed. Nashville : Broadman Press 1975
Schultz, Samuel J. Deuteronomy : The Gospel of Moses. Everyman’s Bible Commentary . Chicago : Moody Press, 1979
Thompson JA. Deuteronomy An Introduction and Commentary . The Tyndale Old Testament Commentaries. Downers Grove IL: In ter Varsity Press 1975

LÀM CHỦ ĐẤT HỨA
Kinh thánh : Giô-suê , Các quan xét , Rơ - tơ
Quãng thời gian : độ 1400-1100TC
Từ nơi họ đóng trại ở phía Đông Bắc Biển Chết , dân Y-sơ-ra-ên có thể nhìn thấy giải đất Ca na an bên kia bờ sông Giô đanh. Trước khi qu đời Môi-se đã bổ nhiệm Giô-suê để làm đạo họ trong cuộc chính chiến và chiếm đóng vùng đất hứa.
TÌNH TRẠNG XÃ HỘI Ở CA-NA-AN
Về phượng diện chính trị, đất đai nằm trong tay kiểm sóat của dân sống trong các thành tiểu quốc (City - State) . Một thành phố có tường thành bao bọc nằm trên vị trí cao có thể chống đỡ lực lượng xâm lăng trong một thời gian vô hạn, miễn là họ vẫn còn nguồn tiếp tế nước và thực phẩm. Bởi đó, công tác chinh phục và chiếm giữ của Y-sơ-ra-ên dường như là chuyện mơ mộng viễn vông.
Về tôn giáo, người ca na an thờ đa thần . El là vị thần chính được gọi là “ thần bò cha” (Father bull) và là tạo hóa. Vợ của thần này là A sê ra (Asherah). Trong số con cái của hai vợ chồng thần này có vị thần chính tên là Ba anh (Baal), có nghĩa là “ chúa “ (IVua 1V 18:19) . Người ta tin là thần này cai quản các thần khác, luôn cả trời đất và sự sinh sản.
Những chuyện tích về các thần này tàn bạo vô luân không kể xiết. Cứ xem những lễ nghi dân Ca na an dành cho họ cũng biết. Các nhà khảo cổ cho thấy có bằng chứng trong văn hóa Ca na an thời Giô-suê, người ta hiến tế trẻ em, hành dâm, và dùng rắn trong các lễ nghi thờ cúng. Môi-se đã biết tình trạng đó và đã cảnh cáo Y-sơ-ra-ên rằng họ không tiêu diệt lũ ác đó, họ sẽ bị mắc vào bẫy tội lỗi của người Ca na an (LeLv 18:24-28; PhuDnl 12:31; 20:17, 18)
Trước khi phán xét người Ca na an qua dân Y-sơ-ra-ên , Thượng Đế đã để cho họ một thời kỳ ân huệ. Khi các vị thánh tổ sống tại Ca na an, họ đã dựng bàn thờ nhiều nơi, làm gương cho người bản xứ về sự phụng thờ Thượng Đế chân thật. Khi Thượng Đế hứa ban đất Ca na an cho dòng dõi Ap-ra-ham (SaSt 15:16) . Kinh Thánh nói rằng vì sự gian ác của dân A mô rít (Amorite) chưa đầy trọn, nên dân Y-sơ-ra-ên phải ở lại Ai cập trong bốn thế kỷ. Sau thời gian dài ấy, người Ca na an ngày càng tồi tệ hơn nên, tình trạng đã chín mùi cho cuộc phán xét khi người Y-sơ-ra-ên tiến vào để chiếm lấy đất.
Giô suê lãnh đạo cuộc chinh phục
Giô-suê nắm quyền lãnh đạo sau khi học tập kinh nghiệm và được huấn luyện dưới sự dẫn dắt của Môi-se. Khi qua sa mạc tại Rê phi đim, người đã từng dẫn quân Y-sơ-ra-ên tới chiến thắng, đẩy lùi cuộc tấn công của dân A ma léc với sự cầu thay của Môi-se (XuXh 17:18-16) . Với tư cách một thám tử, người đã tìm hiểu xứ Patestine tận mắt và mặc dầu bị chống đối, người đã dũng cảm quả quyết rằng với niềm tin nơi Thượng Đế , dân Y-sơ-ra-ên chiếm được vùng đất này ( Dan Ds 13:1-14:45) . Người đã chứng kiến quyền năng của Thượng Đế hành động từ Ai Cạp đến biên giới Ca na an, và đã thấy cả một thế hệ vùi thây trong sa mạc vì không tin.
Tiến vào Ca na an
Bốn chương đầu kể lại những cuộc di chuyển vào Palestine, bố cục như dưới đây :
I.Giô-suê nắm quyền lãnh đạo , Gios Gs 1:1-18
II. Phái hai gián điệp đến Giê ri cô 2:1-24
III. Vượt sông Giô đanh 3:1-17
IV. Lưu niệm 4:1-24
Thượng Đế bảo đảm với Giô-suê rằng nếu người cẩn thận tuân theo lời chỉ dạy trong sách Luật Pháp do Môi-se truyền lại thì chắc chắn người sẽ thành công. Tuân theo lệnh của Thượng Đế và tin chắc có sự hiện diện của Ngài, người đứng ra lãnh đạo tuyển dân của Ngài. Hai gián điệp được sai đến Giê ri cô nghe Ra háp kể lại rằng câu chuyện về các hành động quyền năng của Thượng Đế đã được truyền tụng khắp dân gian Ca na an.
Phép lạ vượt sông Giô đanh giúp cho thế hệ mới nhận biết rằng Thượng Đế can thiệp cho họ . Họ được lệnh dựng mười hai tảng đá kỷ niệm ở gần sông và ở Ghinh- ganh (gilgal) để nhắc cho các thế hệ sau nhớ tới biến cố vĩ đại này.
Các chiến dịch quan trọng
Diễn biến các chiến dịch trong sáu chương tới tóm tắt như sau :
I. Chuẩn bị cho các chiến dịch 5:1-15
II. Chiến dịch Miền Trung - Giê ri cô và A hi 6:1-27
III. Chiến dịch Miền Nam - Liên quân A mô rít 9:1-27
IV. Chiến dịch Miền Bắc - Liên quân Ca na an 11:1-15
V. Kiểm kê cuộc chinh phục 11:16-12:24
Bốn biến cố khiến toàn dân biết rằng họ đã vào đất hứa :
1. Họ dựng hai đài đá để lưu niệm vĩnh viễn sự giải phóng của Thượng Đế
2. Họ giữ lễ Vượt Qua, nhắc cho thế hệ mới nhớ lại sự giải phóng khỏi Ai cập
3. Họ giữ lễ cắt bì, để nhận biết rằng họ là dân thuộc về giao ước của Thượng Đế .
4. Ma na ngưng và họ sống nhờ vào hoa màu đất đai.
Ngoài ra, qua sự hiện hình của Chúa, Giô-suê được nhắc nhở rằng người chỉ là đầy tớ của vị Tự lệnh quân đội của Chúa (3:13-15).
Chiến dịch miền Trung nhắm vào Giê ri cô (Jericho) và A hi (Ai). Chiến dịch Giê ri cô là một chiến dịch thắng tiêu biểu, khiến toàn dân nhận biết quyền năng siên nhiên của Thượng Đế đã hanh động vì họ. Đặc biệt trong chiến thắng này, dân Y-sơ-ra-ên không được phép giữ những chiến lợi phẩm. A hi chiếm dược bằng chiến thuật quân sự thông thường sau khi tội lỗi A can đã bị loại trừ. Sau chiến thắng này, họ được phép giữ bầy súc vật và của cải khác. Sau khi chiếm xong miền Trung Ca na an , dân chúng tập trung giữa núi Ê banh (Ebal) và Ga ri xim (Gerizim) để nghe đọc Luật Pháp Môi-se.
Trong chiến dịch miền Nam, liên quân A mô rít bị đánh bại. Vì bị lừa và không cầu hỏi ý Chúa nên dân Y-sơ-ra-ên liên minh với người Ga ba ôn (Gibeon). Các thành phố khác của liên minh này bèn tấn công Y-sơ-ra-ên, nhưng Thượng Đế can thiệp bằng mưa đá giúp cho cuộc phản công chớp nhoáng của người Y-sơ-ra-ên , và kéo dài ngày ra để họ truy lùng tiêu diệt địch. Tuy còn những tiểu quốc thành phố như Ghê xe (Geze), Giê-ru-sa-lem vẫn chưa chiếm được, toàn thể vùng đó từ Ga ba ôn đến Ca đe ba nê a (Kedesh-barnea) đã nằm dưới quyền kiểm sóat của Giô-suê.
Chiến dịch miền Bắc được ghi vắn tắt. trong một trận lớn vùng hồ Mê rôm (Merom) , người Ca na an bị đánh bại. Thành Hát sô (Hazor) bị san bằng. Cuộc khai quật gần đây bắt đầu từ năm 1955 cho thấy thành phố này có trên 40.00 dân vào lúc ấy.
Tổng kết lại, có ba mươi mốt vua bị đánh bại trong cuộc chinh phục Ca na an. Dầu dân Ca na an không bị tận diệt như Môi-se đã căn dặn, Giô-suê đã có thể bắt đầu chia đất.
Chia đất
Phân còn lại của sách Giô-suê nói về việc phân chia vùng đất hứa và những lời khuyên từ biệt của Giô-suê như sau “
I. Kế hoạch chia đất Giô-suê 13:1-14:15
II. Chia phần cho các chi tộc 15:1-19:51
III. Các thành ẩn náu và các thành Lê vi 20:1-21:45
IV. Giô-suê từ biệt và qua đời 22:1-24:33
Sau khi đã vạch xong ranh giới cho các chi tộc, sáu thành được chỉ định để làm thành ẩn náu, ba thành cho mỗi bên sông Giô danh. Bốn mươi tám thành đườcdung cho người Lê vi ở rải rác khắp xứ để họ lo việc phụng sự tôn giáo. Si-lô (Shiloh) được chỉ định làm trung tâm tôn giáo của Y-sơ-ra-ên . Đền Tạm được dựng tại đây (18:1). Trước khi qua đời, Giô-suê tập hợp dân chúng tại Si chem, nhắc nhớ họ rằng Ap-ra-ham đã được kêu gọi từ bỏ thần tượng và khuyên họ kính sợ Thượng Đế .
Các quan xét (Judges)
Các biến cố trong sách Giô-suê và Các quan xét rất gần nhau. Rất khó định rõ niên đai của thời kỳ này. Chỉ biết là trong vòng khoảng hai hay ba thế kỷ, số phận của dân Y-sơ-ra-ên tùy thuộc vào sự lãnh đạo của các vị quan xét từng hồi từng lúc nổi lên giải phóng Y-sơ-ra-ên khỏi tay quân thù áp bức. Hầu hết các vị quan này đều cai trị ở địa phương, nên những năm cai trị của một vị thể trùng với thời của vị được kể trước hoặc thời của vị được kể sau .
Tình hình tổng quát
Những nét chính về thời các vị quan xét được mô tả trong mấy chương đầu của sách Các Quan xét.
I. Những vùng đất chưa chiếm được Cac Tl 1:1-2:5
II. Những chu kỳ tôn giáo chính trị 2:6-3:6
Trong suốt cuộc chinh phục của Y-sơ-ra-ên , người Ca na an vẫn còn giữ được những thành trì kiên cố ở khắp nơi. Bởi đó, dân Y-sơ-ra-ên đã gặp nhiều khó khăn, dù rằng những dân cư các thành phố tiểu quốc như Giê-ru-sa-lem , Mê ghi đô (Megiddo) , Ta nách (Taanach) đều đã bị bắt làm sai dịch và đóng thuế. Trong thời kỳ nào Y-sơ-ra-ên thiếu lãnh đạo, những dân đó lại thắng thế hơn.
Lịch sử Y-sơ-ra-ên thời này cứ lặp đi lặp lại các chu kỳ bốn điểm . Trước hết là dân Y-sơ-ra-ên liên kết với dân bản xứ đưa tới bội đạo và thờ thần tượng. Tiếp theo là bị Chúa đoán phạt dưới hình thức đàn áp của quân ngoại xâm. Sau một thời gian, dân Y-sơ-ra-ên ăn năn, nhờ đó họ được Thượng Đế giải cứu. Những chu kỳ tôn giáo chính trị này có thể gồm tóm trong những chữ : tội lỗi, đau buồn, khẩn cầu, cứu rỗi.
Các dân tộc áp bức và những nhà giải phóng .
Lịch sử của Y-sơ-ra-ên thời kỳ này đặc biệt ghi lại các quốc gia áp bức họ và các vị quan xét được dấy lên để giải phóng họ. Sách các Quan xét liệt kê những biến cố sau :
I. Mê sô bô ta mi (Mesopotamia) Ot ni ên (Othniel) 3:7-11.
II. Mô áp (Moab) - Ê hút (Ehud) 3:12-20
III. Phi-li-tin (Philistia) - Sam ga (Shamgar) 3:31
IV. Ca na an (Canaan) - Đê bô ra (Deborah) và Ba ra (Barak)4:1-5:31
V. Ma đi an (Midian)- Ghi đê ôn (Gideon) (Giê ru ba anh (Jerubaal) 6:1-8:35
VI. A bi mê léc (Abimelech) , Thô la (Tola) và Giai rơ (Jair) 9:1-10:5
VII. Am môn (Ammon) - Giép Thê (Jephthah) 10:6-12:7
VIII. Iêp san (Ibzan) , Ê lôn (Elon) và áp đôn (Apdon) 12:8-5
IX. Phi-li-tin (Philistia) - Sam sôn (Samson)13:1-16:30
Dường như hầu hết những người này đều lập được những kỳ công cho dân. Những dân tộc áp bức đến từ lãnh thổ lân cận, cướp phá của cải, mùa màng, chiếm đóng đất đai. Một số quốc gia xâm lược này cũng buộc dân Y-sơ-ra-ên phải đóng thuế rất nặng.
Chuyện tích về nhiều vị quan xét đáng được nghiên cứu kỹ . Có năm vị : Ba rác, Ghê đê ôn, Giép thê, Sam sôn và Sa-mu-ên được liệt kê vào số những anh hùng đức tin trong Hê bơ rơ 11, với những thành tích khiến cho dân biết Thượng Đế can thiệp vì dân Ngài . Cũng có một số chỉ được nhắc tên mà không thấy nói gì về các hoạt động của họ .
Tình trạng vô tổ chức
Năm chương cuối của Các Quan Xét và cả sách Ru tơ kể những ơn phước và nghịch cảnh của một số người và gia đình, có thể tóm tắt như sau :
I. Mi ca (Micah) thờ thần tượng 17:1-13
II. Chi phái Đan di cư , 18:1-31
III. Tội ác và cuộc nội chiến 19:1-21:25
IV. Câu chuyện Ru tơ (Ruth) Ru R 1:1-4:22
Vì thiếu chi tiết lịch sử nên ta chỉ có thể biết là những việc đó xảy ra trong giai đoạn “ các quan xét trị vì “ vào lúc “ không có vua trong Y-sơ-ra-ên “ (1:1; Cac Tl 21:25 ). Luc ấy chưa có một cơ chế quyền lực quốc gia, và nét đặc trung của tình trạng dân Y-sơ-ra-ên dưới thời các quan Xét là “ mỗi người đều làm theo ý mình cho là phải “ (21:25)
Bài làm :
1. Những điều kiện để Giô-suê thành công là gì ?
2. Việc vượt sông Giô đanh được lưu niệm cho thế hệ sau bằng cách nào ?
3. Ra háp biết gì về Y-sơ-ra-ên khi bà nói chuyện với các gián điệp ?
4. Y-sơ-ra-ên đánh dấu ngày vào Ca na an như thế nào ?
5. Tại sao người Y-sơ-ra-ên bị cấm lấy chiến lợi phẩm sau khi chiếm được Giê ri cô ?
6. Giô-suê tập hợp dân chúng ở đâu để nghe đọc Luật Pháp ?
7. Người Ga ba ôn lừa Giô-suê như thế nào ?
8. Người Lê vi sống ở đâu trong đất Ca na an?
9. Những quan xét nào có tên trong HeDt 11:1-40 ?
10. Tình hình chính trị tôn giáo trong thời các quan xét như thế nào ?
11. Ghi lại những biến cố lớn trong cuộc chinh phục Ca na an. Cho biết những yếu tố quyết định thắng bại trong mỗi biến cố. Những yếu tố trong số đó có ý nghĩa trong cuộc sống Cơ đốc (Xem RoRm 6:1-8:39; Eph Ep 1:1-6:24)
12. Tìm trên bản đồ năm thành phố chinh phục được ở miền Nam. Thượng Đế có dùng đến những hiện tượng thiên nhiên khi Ngài can thiệp không ?
13. Những đặc tính và khả năng của Giô-suê là thiết yếu để lãnh đạo Hội thánh ngày nay cho có kết quả?
14. Câu chuyện của Ru tơ có nói lên được chân lý và Thượng Đế không lúc nào thiếu người làm chứng về Ngài không ? Câu chuyện này đưa ta tiến gần tới niềm hy vọng về Đấng Mê si a (Thiên Sai)như thế nào ?
Tài liệu tham khảo :
Atkinson, Dabvid. The Message of Ruth: The Wings of Refuge. Downers Grove , IL : Inter Varsity Press , 1983
Barber, Cyril . J. Ruth : An Expositional commentary . Chicago : Moody Press 1983
Campbell, Donald K. No Time for Neutrality. Wheaton, IL. Victor Books 1981
Cundall, Arthur E. and Morris, Leon. Judges and Ruth. The Tyndate Old Testament Commentaries . Downers Grove, IL : Inter Varsity Press 1968
Davis, John I. Conquest and Crisis : Studies in Joshua, Judges and Ruth . Winona Lake , IN : BMH Books 1969
.... and Whitcomb, John C. Jr. A History of Israel : From Conquest to Exile. Grand Rapids : Baker Book House, 1980
Enns, Paul P. Judges. Bible Study Commentary . Grand Rapids : Zondervan Pub. House 1982
....... Ruth, Bible Study Commentary.Grand Rapids : Zondervan Pub. House 1982
Garstang, John. Joshua - Judges : Grand Rapids : Kregel Publications 1978
Jensen, Irving L. Joshua : Rest - Land Won . Everyman’s Bible Commentary . Chicago : Moody Press 1966
Lewis, Arthur. Judger and Ruth . Everyman’s Bible Commentary. Chjicago : Moody Press 1979
Sogin , J. Alberto. Judges : A Commentary. Old Testament Library , Philadelphia: Westminster Press , 1981
Wood, Leon Distressing Days of the Judges. Grand Rapids: Zondervan Pub. House 1982
Woudstra, Martin H. The Book of Joshua . The New International Commentary of the Old Testament. Grand Rapids : Wm. B.Eerdmans Pub Co 1981

THỜI KỲ CHUYỂN TIẾP
Kinh thánh : I Sa-mu-ên
Quãng thời gian : độ 1100 - 1000TC
Mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Y-sơ-ra-ên là người Phi-li-tin . Họ định cư ở vùng đồng bằng ven biển tây nam và bắt đầu lấn lưới dân Y-sơ-ra-ên từ thời Sam sôn. Vì thiếu lãnh đạo tập trung của một quốc gia, nên Y-sơ-ra-ên không đẩy lùi quân thù được. Ngay cả Sam sôn, được phú cho sức mạnh thần kỳ, cũng không mang lại thắng lợi nào có tính cách quốc gia.
Ưu thế của người Phi-li-tin có lẽ là do họ nắm giữ bí quyết đúc đồ sắt. Dầu người Hê-tít (Hittite ở Tiểu Á đã biết đúc sắt từ trước năm 1200 TC , tại Palestine người Phi-li-tin là người đầu tiên dùng kỹ thuật này . Họ giữ độc quyền nghề này do đó họ có thể thao túng Y-sơ-ra-ên . Khắp xứ Y-sơ-ra-ên không có thợ rèn “ (ISa1Sm 13:19-22). Bởi đó, người Y-sơ-ra-ên phải tùy thuộc vào người Phi-li-tin để có gươm giáo và các dụng cụ nông nghiệp.
Người Phi-li-tin chiếm giữ và cai trị nhất là năm thành vùng đồng bằng ven biển, như có ghi trong Kinh Thánh : Ách-ca-lôn (Ashkelon), Ách-đốt (Ashdod), Éc-rôn (Ekron), Ga-xa (Gaza), và Gát (Gath).
Kinh Thánh thuật lalị cuộc chiến đấu giữa hai dân tộc kéo dài qua nhiều thế hệ. Dưới sự lãnh đạo của Hê-tít, Sa-mu-ên và Sau-lơ, dân Y-sơ-ra-ên đã đoàn kết được phần nào để kháng chiến. Có lúc họ gần như rơi vào cảnh nộ lệ tuyệt vọng . Đến thời Đa-vít năm 1000TC, thế lực Phi-li-tin mới bị bẻ gãy.
HÊ-LI LÀ THẦY TẾ KIÊM QUAN XÉT
Thời kỳ Hê-li ghi trong 1:1-4:22, có thể phân bố cục như sau :
I. Sa-mu-ên ra đời 1:1-2:11
II. Phục vụ trong đền tạm 2:12-26
III. Hai lời cảnh cáo cho Hê-li 2:27-3:21
IV. Phán xét trên Hê-li 4:1-22
Si-lô, nơi dựng đền tạm dưới thời Giô-suê dường như vẫn tiếp tục là trung tâm tôn giáo của Y-sơ-ra-ên . Tại đây Hê-li là vị Thượng tế lãnh đạo dân chúng về tôn giáo lẫn chính trị. Những đoạn sách này, tuy đã bắt đầu tập trung và nhân vật Sa-mu-ên, cũng thuật lại một cách linh động tình hình chung dưới thời Hê-li.
Bội đạo (religious apostasy)
Trong thời kỳ Hê-li nhậm chức, tôn giáo xuống tới mức thấp nhất. Hê-li không dạy dỗ các con kính sợ Thượng Đế như Môi-se đã chỉ dẫn rành rẽ các bậc phụ huynh (PhuDnl 4:1-6:25). Hai con trai của Hê-li là Hóp-ni (Hophni)và Phi-nê-a (Phinehas) “ chẳng nhận biết Đức Giê-hô-va “ (ISa1Sm 2:12) . Thế mà họ vẫn được giao nhiệm vụ tư tuế và lợi dụng nó để bóc lột người đến dâng tế. Không những họ lấy của Thượng Đế bằng cách đòi chia phần trước khi dâng lễ mà họ còn có những hành vi xấu xa khiến dân chúng ghê tởm không muốn tới Si-lô dâng lễ nữa. Họ làm uế tục đền thánh bằng những hành động đồi bại thường thấy trong tôn giáo Ca na an . Bởi đó, tôn giáo trong Y-sơ-ra-ên càng ngày càng suy đồi.
Trong khung cảnh đó, Sa-mu-ên xuất hiện. Từ trong vòng tay của bà mẹ kính sợ Chúa , Sa-mu-ên được đưa vào vòng ảnh hưởng xấu xa của hai người con Hê-li tại trung tâm tôn giáo quốc gia. Sa-mu-ên đã cưỡng lại áp lực vô đạo đó và nhận biết tiếng kêu gọi của Thượng Đế từ lúc còn rất ấu thơ.
Sự phán xét của Thượng Đế
Thượng Đế cảnh cáo hai lần, nhưng Hê-li vẫn buông lơi. Một lần, một vị tiên tri vô danh đã trách Hê-li là đã tôn trọng con cái hơn Thượng Đế (2:30) và lần thứ hai khi Sa-mu-ên được kêu gọi (3:1-21)
Cuối cùng, ngày phán xét đã đến, và nó ảnh hưởng cả dân tộc . Trong một trận chiến với quân Phi-li-tin , hai người con trai của Hê-li đã theo áp lực quần chúng mang hòm giao ước từ nơi Chí Thánh trong đền tạm ra ngoài mặt trận, hi vọng như vậy ép buộc được Thượng Đế phải chiến thắng cho họ.
Dân Y-sơ-ra-ên đã bị đại bại . Hòm giao ước bị cướp, hai con Hê-li bị tử trận. Khi nghe báo cáo, Hê-li xúc động ngã xuống và chết luôn. Có lẽ Si-lô cũng bị tiêu diệt, vì sau khi hòm giao ước (Ark of Covenant) trở về, nó không được đặt tại đó mà đặt trong nhà tư nhân. Không thát nói tới Si-lô hoặc đền tạm nữa. Ít lâu sau đó, các tư tế hành lễ tại Nóp (21:1)
Chiến bại này làm Y-sơ-ra-ên mất tinh thần đến nỗi khi sinh con, dâu của Hê-li đã đặt tên là “ Y-ca bốt “ (Ichabod) vì nàng cảm biết rằng Thượng Đế đã rút lại ơn phước trước kia ban cho Y-sơ-ra-ên .
SA-MU-ÊN LÀ NHÀ TIÊN TRI KIÊM THẦY TẾ VÀ QUAN XÉT
Những thay đổi quan trọng về chính trị và tôn giáo đã xảy ra dưới sự lãnh đạo của Sa-mu-ên theo bố cục dưới đây.
I. Đem hòm giao ước trở về 5:1-7:2
II. Phục hưng và chiến thắng 7:2-14
III. Tổng kết thánh vụ của Sa-mu-ên 7:15-8:3
IV. Cầu xin một vị vua 8:4-22
V. Sau-lơ được xức dầu 9:1-10:6
VI. Toàn dân hoan nghênh chiến thắng 10:17-11:1
VII. Sau-lơ đăng quang : Sa-mu-ên cam kết 11:12-12:25
Sa-mu-ên có một vị trí đặc biệt trong lịch sử Y-sơ-ra-ên . Người là vị quan xét cuối cùng của dân. Dầu không thuộc dòng dõi A rôn, người vẫn hành chức tư tế. Người là vị tiên tri nổi danh và lập ra trường huấn luyện tiên tri có ảnh hưởng trên các vị vua Y-sơ-ra-ên trong các thế hệ sau
Lãnh đạo kiến hiệu :
Sa-mu-ên lập một bàn thờ tại Ra-ma (Ramah) quê hương của người. Dầu hòm giao ước được trả lại, nhưng nó vẫn ở tại nhà A-bi-na-đáp (Abinadab)cho đến thời Đa-vít, Sa-mu-ên thường đi tuần hành khắp Y-sơ-ra-ên để thi hành nhiệm vụ tư tế và giáo dục cho hiệu quả. Những thành đươc Kinh Thánh nhắc tới là Mich ba (Mizpah), Ra-ma (Ramah), Ghinh-ganh (Gilgal), Bết-lê-hem (Bethlehem), Bê-tên (Bethel) và Bê-e-sê-ba (Beersheba). Sau một thời gian, có những nhóm tiên tri qui tụ quanh người và toàn dân xứ Đan đến Bê-e-sê-ba đều nhận biết Thượng Đế đã lập nên một tiên tri giữa họ.
Sự thờ phượng theo tôn giáo Ca na an dần dân bị loại trừ. Khi Sa-mu-ên triệu tập dân Y-sơ-ra-ên tại Mích ba để kiêng ăn, cầu nguyện và dâng tế, thì quân Phi-li-tin tấn công . Nữa chừng sấm xét nổ vang khiến quân Phi-li-tin hoảng sợ bỏ chạy trốn . Sa-mu-ên dựng một tảng đá đặt tên “ Ê bên ê xe “ (Ebenezer) có nghĩa là “Chúa giúp đỡ chúng ta cho đến bây giờ “ (7:12) để kỷ niệm sự can thiệp của Thượng Đế . Từ đó cho đến hết đời Sa-mu-ên và dân Phi-li-tin không còn khiêu chiến nữa.
Xin ban cho một vua
Sa-mu-ên miễn cưỡng nghe và thuận theo lời yêu cầu của dân Y-sơ-ra-ên xin cho họ một vua. Người hùng hồn kêu gọi họ đừng tự áp đặt lên mình một tập tục của Ca na an xa lạ với nếp sống của họ. Theo sự hướng dẫn của Thượng Đế người chọn một vua và trao việc nước cho vị tân lãnh tụ (8:7-22)
SAU-LƠ ĐƯỢC XỨC DÀU LÀM VỊ VUA ĐẦU TIÊN
Khi dân chúng lên tiếng đòi một vị lãnh tụ giống như các nước khác thì Thượng Đế chọn Sau-lơ làm vị vua Y-sơ-ra-ên đầu tiên.
Sau-lơ được xức dầu ở nhà riêng rồi được tôn vương trong một cuộc hội họp của dân chúng tại Mich ba. Tuy nhiên, nhiệm vụ của vua Y-sơ-ra-ên được nêu rõ ràng là phải “ quản trị cơ nghiệp của Thượng Đế “ (9:6; 10:1)
Cuộc giải phóng Gia be Ga la át (Jabesh gilead) khỏi tay quân Am môn (Ammonite)đã đưa vị vua mới lên khán đài toàn quốc. Sau chiến thắng đó, Sa-mu-ên họp nhân dân tại Ghinh - ganh công khai tuyên bố Sau-lơ là vua và cảnh cáo rằng muốn được thịnh hưng, cả vua cùng dân đều phải tuân hành luật Pháp Môi-se. Lời đó được xác nhận bằng một cơn mưa và sấm sét đang mùa gặt lúa mì, vào khoảng trung tuần tháng 5 tới trung tuần tháng 6. Điều này được coi là một phép lạ vì bình thường ở xứ Palestine , trời không bao giờ mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Tuy nhiên Sa-mu-ên cho dân biết rằng ông rất quan tâm đến tương lai của họ và hứa rằng sẽ “ chẳng phạm tội cùng Đức Giê-hô-va mà Thượng Đế thôi cầu nguyện cho họ “
Công cuộc trị vì của Sau-lơ ghi trong những chương còn lại của I Sa-mu-ên, có thể phân bố cục làm ba như dưới đây :
I. Sau-lơ không chịu đợi Sa-mu-ên 13:15a
II. Đánh bại quân Phi-li-tin tại Mich ma (Michmash) 13:15-14:46
III. Các dân xung quanh thần phục 14:47-52)
IV. Bất tuân khi chiến thắng A ma léc (Amalek) 15:1-35
Sau-lơ lãnh đạo quốc dân ghi được nhiều chiến thắng quân sự. Người lập đồn Ghi bê a (Gibeah) kiên cố trên một ngọn đồi cánh Giê ru sa lem ba dặm về phía Bắc, và dùng nó làm thủ đô. Người đánh đuổi quân Phi-li-tin tại Mich ma và đánh bại A ma lec và nhiều dân khác (14:47-48).
Vua Sau-lơ có nhiều lợi điểm khi làm vua. Người lập được nhiều chiến tích và được toàn dân hoan nghênh. Nhà tiên tri Sa-mu-ên cũng ủng hộ và hứa cầu nguyện cho vua và toàn dân. Tuy nhiên, sự thành công và được lòng dân chúng không che giấu nổi những nhược điểm trong cá tính của Sau-lơ. Những nhược điểm đó lộ ra khi người đang không chịu đợi Sa-mu-ên đến Ghinh ganh mà tự động dâng tế, và khi người không tuân lịnh Thượng Đế mà tuyệt diệt dân A ma léc. Sa-mu-ên quở trách Sau-lơ và cảnh cáo rằng “ Vâng lời tốt hơn của tế lễ “ , đồng thời cũng cho Sau-lơ biết rằng vua đã đánh mất ngôi nước vì không nhận thức được trọng trách thiêng liêng đã được giao phó.
ĐA-VÍT NỔI DANH KHẮP NƯỚC .
Đa-vít được xức dầu mà Sau-lơ không hay biết. Khi làm việc này, Sa-mu-ên học biết rằng loài người thường xem bề ngoài những Đức Giê-hô-va đánh giá tấm lòng. Đa-vít đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ thời niên thiếu. Người chẳng những họ sử dụng nhạc khí mà còn phát triển thể lực và trí thông minh đánh đuổi được sư tử và gấu. Đồng thời, người còn học biết nhờ cậy sự giúp đỡ của Thượng Đế . Trong môt chuyến đi thăm tiếp tế cho các anh trong quân đội . Đa-vít nghe Gô li át thách thức người Y-sơ-ra-ên . Đa-vít ly luận rằng Thượng Đế có thể giúp mình thắng Gô li át . Sau khi giết được Gô li át , Đa-vít nổi tiếng khắp nước. Trước kia Đa-vít thỉnh thoảng được đưa vào cung để khảy đàn trấn tĩnh vua Sau-lơ lúc tâm thần bấn loạn, lần này người ở luôn trong triều đề phục vụ nhà vua.
I. Đa-vít nổi danh khắp nước 16:1-17:58
II. Sau-lơ tìm cách gài bảy Đa-vít 18:1-19:24
III. Tình bạn giữa Đa-vít và Giô na than 20:1-43
IV. Đa-vít trốn đi và hậu quả 21:1-22:23
V. Sau-lơ săn đuổi Đa-vít 23:1-26:25
Khi thấy Đa-vít nổi danh, Sau-lơ đem lòng ghen tị . Sau nhiều lần tìm cách gài bẫy Đa-vít mà không thành công , Sau-lơ bắt đầu hãm hại Đa-vít. Trong lúc đó, một trong những mối tình bạn đẹp nhất của Cựu Ước đã nẩy sinh giữa Giô na than và Đa-vít, nhờ đó Đa-vít biết được mọi mưu mô hiểm ác của vua. Cuối cùng, Đa-vít buộc phải chạy trốn ra vùng sa mạc Giu đe. Trong thời gian Sau-lơ săn đuổi Đa-vít và đồng bọn, hai lần Đa-vít có cơ hội giết được Sau-lơ, nhưng người tự kiềm chế, và quả quyết không đụng đến người đã được Chúa xức dầu.
Cuộc xung đột giữa Y-sơ-ra-ên và Phi-li-tin :
I. Người Phi-li-tin cho Đa-vít trú ẩn 27:1-28:2
II. Sau-lơ cầu đồng bóng 28:3-25
III. Đa-vít đoạt lại tài vật 29:1-30:31
IV. Cái chết của Sau-lơ 31:1-13
Vì sợ Sau-lơ bất ngờ được mình nên Đa-vít lánh sang xứ Phi-li-tin và được vua A kích (Achish) cho phép ngụ tại Xiếc lác (Ziklag), nhưng không được tham dự vào cuộc chiến tranh của người Phi-li-tin chống lại Sau-lơ.
Khi quân Y-sơ-ra-ên đóng trên tài Ghinh bô a (Gilboa) bị quân Phi-li-tin tấn công, Sau-lơ sợ hãi. Không có ai để hỏi ý, vì Sa-mu-ên đã qua đời. Sau-lơ cầu hỏi Thượng Đế mà chẳng được trả lời, dù là qua giấc mộng , qua U rim hay một vị tiên tri. Sau-lơ tuyệt vọng quay qua nhờ cậy đồng bóng là hạng người trước khi Sau-lơ đã cấm.
Đúng như lời Sa-mu-ên tiên báo, Sau-lơ đã kết liễu đời mình trong bóng đêm kinh hoàng trong khi giao chiến với quân Phi-li-tin. Quân xâm lăng thắng một trận quyết định, giành quyền kiểm sóat toàn vùng thung lũng phì nhiêu Mê ghê đô (Megiddo) từ bờ biển đến sông Giô danh và chiếm nhiều thành phố. Dù được Thượng Đế lựa chọn và được tiên tri Sa-mu-ên xức dầu. Sau-lơ đã không chịu hiểu rằng chỉ có vâng lời mới chu toàn được sứ mệnh thiêng liêng mà Thượng Đế đã trao phó - là “ quản trị cơ nghiệp Ngài “ (10:1)
Bài làm :
1. Dân Phi-li-tin duy trì sự không chế tạm thời trên dân Y-sơ-ra-ên như thế nào ?
2. Hê-li bị cảnh cáo như thế nào về sự bê trễ trong quản lý gia đình và trong chức vụ ?
3. Tại sao hòm giao ước không trở lại Si-lô ?
4. Tại sao Sau-lơ dưng lại tại nhà Su mu ên ?
5. Tại sao dân Y-sơ-ra-ên cầu xin có được một vua ?
6. Sa-mu-ên đi tuần hành những thành phố nào khi làm quan xét và tiên tri ?
7. Đa-vít được vào cung vua nhờ tài gì ?
8. Ai là bạn thân nhất của Đa ít trong hoàng gia ?
9. Đa-vít đối xử với Sau-lơ như thế nào ?
10. Cuộc đời Sau-lơ kết liễu tại đâu ?
11. Những đức tính nào trong đời sống Sa-mu-ên cần thiết cho người lãnh đạo Cơ đốc ?
12. Tìm trên bản đồ Pa lestine những thành phố chính có tên trong I Sa-mu-ên. Có những biến cố nào đã xảy ra hoặc sau này xảy ra làm tăng thêm tầm quan trọng của những thành phố này ?
13. Vạch ra những bước sa sút của Sau-lơ. Những bước nào tất nhiên dẫn tới những khó khăn trong đời sống tâm linh ?
14. Những đức tính nào trong đời sống Đa-vít luôn được khen ngợi ? Những từng trải nào trong cuộc đời của Đa-vít làm ta liên tưởng tới từng trải của người tín đồ được rèn luyện vào cương vị lãnh đạo ?
15. So sánh những đức tính đòi hỏi nơi một ông vua của Y-sơ-ra-ên và của dân ngoại.
Tài liệu tham khảo :
Ackroyd, Peter R. The First Book of Samutl. New York : Cambridge Univ .Press 1971
Crokett, William Day A. Harmony of the Books of Samuel, Kings, and Chronicles. Grand Rapids : Baker Book House 1951
Jouden Paul J. and Streeter, Carole S.A Man’s Man Called by God. Wheaton IL: Vitor Books 1980
Keil, Carl F. and Delitzsh, Franz “ The Book of Samuel “ Comentary on the Old Testament inTen Volumes . Vol II Grand Rapids: Wm B. Eerdmans Pub Co. 1982
Lney, J. Carl First and Second Samuel . Eeryman’s Bible Commentary . Chicago : Moody Press 1982
Wood, Leon J. Israel’s United Monarchy . Grand Rapids : Baker Book House 1980

ĐA-VÍT TRỊ VÌ
Kinh Thánh : II Sa-mu-ên, I Sử ký
Quãng thời gian : độ 1011 - 971 TC
Đa-vít là vị vua nổi bật nhất trong cả lịch sử Y-sơ-ra-ên trong thời Cựu ước. Triều đại của người đánh dấu bằng những thành tích rực rỡ thường được nhắc lại trong cả Kinh Thánh .
Về phương diện chính trị và tôn giáo, Đa-vít là một nhà lãnh đạo lỗi lạc. Vua đã thành công trong công cuộc đoàn kết các chi tộc Y-sơ-ra-ên thành một liên minh hữu hiệu và mở rộng bờ cõi từ sông cái của Ai cập và vịnh Aqaba đến bờ biển Phê ni xi và đất Ha mát (Hamath). Nhờ những chiến thắng quân sự cũng như chính sách ngoại giao khôn khéo, Đa-vít đã làm cho các nước lân bang kính nể và thừa nhận Y-sơ-ra-ên và cứ giữ địa vị đó cho đến sau khi Sa lô môn qua đời.
Về mặt tôn giáo, Đa-vít tổ chức các tế sư và người Lê vi để toàn dân được tham dự các hoạt động nghi lễ tự cách tốt đẹp. Dầu vua không được phép xây Đền Thờ, vua đã lo chuẩn bị mọi sự cho việc xây cất dước thời vua Sa lô môn.
Trong Cựu Ước có hai sách kể lại triều đại của Đa-vít . Sách II Sa-mu-ên mô tả chi tiết sự trì vì, ghi lại bản tường thuật duy nhất về tội ác, tội lỗi và cuộc phiến loạn trong hoàng tộc . I Sử ký ghi lại gia phổ của mươi hai chi tộc, rồi tập trung vào Đa-vít như là vị vua đầu tiên của triêu đại cai trị Y-sơ-ra-ên , và gần như không nhắc tới Sau-lơ. Sách này chú trọng nhiều tới tổ chức chính trị và tôn giáo của Y-sơ-ra-ên và thuật lại đầy đủ việc Đa-vít chuẩn bị cho công cuộc xây Đền thờ.
Bố cục của triều đại Đa-vít có thể sắp xếp theo thứ tự thời gian của các biến cố ghi trong hai sách trên.
II. Sa-mu-ên I Sử ký
I. Gia phổ 1-9
II. Đa-vít thương khóc Sau-lơ 1 10
III. Triều đại của Sau-lơ tan rã 2-4
VUA GIU ĐA
Y-sơ-ra-ên lâm vào mạt vận khi vua Sau-lơ cùng với ba con chết trong trận đánh cuối cùng với quân Phi-li-tin. Quan tổng binh Ap ne (Abner) lập lại trật tự vừa đủ để cho Ich - bô -sết (Ishbosheth- Eshbaal) được xức dầu làm vua tại Ga la át (Gilead) phía đông sông Giô đan (Jordan). Có lẽ vì quân Phi-li-tin phá rối hoặc chiếm đóng, nên con Sau-lơ lên ngôi trễ mất năm năm , vì người chỉ cai trị có hai năm trong thời gian bảy năm rưỡi Đa-vít cai trị tại Hếp rôn (Hebron)
Đa-vít ở trong đất Phi-li-tin khi được tin Sau-lơ chết. Sau khi than khóc Sau-lơ và Giô na than, Đa-vít trở về Hếp rôn tại đây người được các thủ lãnh chi tộc Giu đa xức dầu tôn làm vua. Dầu có sự chia rẽ giữa một bên là Giu đa ủng hộ Đa-vít và một bên là các chi tộc còn lại trung thành với Ich bô sết , chẳng bao lâu họ đã tìm cách hòa giải khi cả Y-sơ-ra-ên nhận thấy Đa-vít không thù hận gì nhà Sau-lơ. Đang khi còn đàm phán, cả Ap ne và Ích bô sết đều bị giết mà không có sự đồng ý của Đa-vít. Sau bảy năm rưỡi , Đa-vít được toàn thể Y-sơ-ra-ên nhìn nhận mà không xảy ra hành động hiểm ác hay trả thù nào .
V. Ngôi vua vĩnh viễn IISa 2Sm 7:1-29 ISu1Sb 17:1-27 Giê- su -sa -lem - Thủ đô của quốc gia .
Phi-li-tin không quan tâm bao nhiêu khi Đa-vít làm vua tại Hếp rôn, nhưng khi Đa-vít được toàn thể quốc dân Y-sơ-ra-ên suy tôn và công nhận thì Phi-li-tin bắt đầu cảnh giác. Đa-vít đánh bại họ hai lần và chắc đã nhận thấy rằng sự chống đối của họ có ích cho sự thống nhất đất nước.
Trong suốt thời gian Y-sơ-ra-ên chiếm đóng Ca na an, Giê-ru-sa-lem vẫn là thành trì (Jebusite) của dân Giê bu sít . Sau khi Đa-vít quyết định lập thủ đô quốc gia tại vị trí chiến lược này . Giô áp đã đánh đuổi được quân Giê bu sít và được phong làm tư lệnh quân đội Đa-vít. Vị trí Đa-vít chiếm đóng gọi là Ô phen (Ophel), có lẽ lúc đó vẫn còn cao hơn ngọn đồi ở phía Bắc, nơi xây đền thờ dưới thời Sa lô môn. Đồn này về sau được gọi là “ Thành Đa-vít “ (ISu1Sb 11:7) và sau này thường được nhắc tới trong các sách Cựu Ước dưới tên Si ôn, vì nó biểu hiện cho địa vị quyền binh trong Y-sơ-ra-ên .
Sau khi nắm được quyền cai trị trên cả nước, Đa-vít tổ chức lại toàn thể quốc gia. Những người đã theo vua lúc người trốn chạy và lúc người ở Hếp rôn đều được phong vương tước và cho cai trị. Vua ký khế ước với dân Phê ni xi mua vật liệu để xây một cung điện nguy nga tại Giê-ru-sa-lem (IISa 2Sm 5:11-12)
Giê-ru-sa-lem được lập làm trung tâm tôn giáo của Y-sơ-ra-ên . Hòm giao ước được đưa về để trong một đền tạm. Các tế sư và người Lê vi được phân công theo bàn thứ, sự phụng tự được thiết lập trên toàn quốc.
Đa-vít muốn xây một đền thờ. Ban đầu tiên tri Na than đã chấp thuận, nhưng sau Thượng Đế chỉ thị hoãn việc xây cất cho đến khi con vua lên ngôi, vì Đa-vít là con người chuyên về chinh chiến và mặc dầu được Thượng Đế thương yêu Ngài vẫn chỉ định cho con của Đa-vít là Sa lô môn được xây cất đền thờ. Tuy vậy lời hứa của Ngài với Đa-vít vượt xa vương quốc của Sa lô môn về tầm rộng lớn cũng như về thời gian. Đa-vít đã được bảo đảm rằng ngôi của người sẽ được vững lập đời đời. Tội lỗi của hậu sự Đa-vít sẽ bị phán xét và trừng phạt, nhưng Thượng Đế hứa rằng Ngài sẽ mãi mãi không rút lại sự thương xót của Ngài
Không một vương quốc hay triều đại trần gian nào, kể cả của Đa-vít, tồn tại mãi mãi nếu không liên hệ với Đức Giê-xu , người mà Tân Ước gọi là con vua Đa-vít. Lời quả quyết được truyền qua tiên tri Na Than tới Đa-vít này là một móc xích trong chuỗi lời hứa về Đấng Thiên Sai (Mê si a)trong thời Cựu Ước. Về sau, các vị tiên tri bổ túc những lời hứa ấy bằng những lời tiên tri bày tỏ rõ rệt hơn về Đấng Mê si a và vương quốc đời đời của Ngài.
III. Nạn đói IISa 2Sm 21:1-14
V. Bài ca giải phóng (Thi 18) IISa 2Sm 22:1-51 THỊNH VƯỢNG VÀ THANH THẾ Việc mở rộng bờ cõi cai trị của Đa-vít từ những biên giới chi tộc Giu đa ra thành một đế quốc rộng lớn trải dài từ Sông Cái Ai cập và Vịnh Aqaba đến vùng sông Ơ phơ rát (Euphrates) ít được Kinh Thánh chú ý ghi lại. Tuy nhiên, về phương diện lịch sử, điều này rất có ý nghĩa vì vào đầu thế kỷ thứ mười TC, vương quốc Y-sơ-ra-ên của Đa-vít và Sa lô môn là quốc gia hàng đầu trong Vàng đai phì nhiêu (Fertile Gescent)
Vào thời Sa-mu-ên, người Phi-li-tin (Philistines) độc quyền về đồ sắt (ISa1Sm 13:19, 20), nhưng đến cuối đời Đa-vít, nó đã được dùng tự do trong khắp nước Y-sơ-ra-ên (ISu1Sb 22:3). Điều này cho thấy đã có một cuộc Cách Mạng kinh tế xảy ra tại Y-sơ-ra-ên . Có lẽ trong thời gian trốn tránh trong đất Phi-li-tin, Đa-vít chẳng những học được cách dụng binh mà còn làm quen với phương pháp và công thức sản xuất khí giới.
Sa mạc A ra ba (Arabah) kéo dài từ biển chết (Dead Sea) về phía Nam đến Vịnh Aqaba có tầm quan trọng chiến lược đối với Y-sơ-ra-ên . Quặng sắt và đồng trong vùng này rất cần để bẻ gãy độc quyền của người Phi-li-tin. Rất có thể lý do khiến Đa-vít chiếm đóng Ê đôm và lập đồn khắp xứ là để kiểm sóat tài nguyên thiên nhiên này (IISa 2Sm 8:14).
Ngoài dân Phi-li-tin và Ê đôm, Đa-vít còn chinh phục được dân Mô áp và A ma léc, bắt họ triều cống vàng bạc. Vua cũng đánh bại dân Am môn và A ram, bành trướng thế lực về phía đông và bắc để kiểm sóat con đường giao thương đi qua Đa mách và các trục lộ khác. Với người Phê ni xi thì vua lập thương ước, vì họ có ngành giao thương hàng hải rất thịnh vuợng.
Câu chuyện về Mê phi bô sết (Mephibosheth) trong những đoạn tường thuận lại sự bành trướng của Y-sơ-ra-ên nói lên sự độ lượng của Đa-vít đối với con cháu của Sau-lơ. Đa-vít không những cấp dưỡng cho Mê phi bô sết bằng quỹ của hoàng gia mà còn cho nhà ở tại Giê-ru-sa-lem .
Mê phi bô sết cũng được biệt đãi trong cơn đói kém trừng phạt Y-sơ-ra-ên vì tội ác ghê gớm của Sau-lơ muốn tận diệt người Ga ba ôn trước kia đã lập giao ước với Giô-suê (xem Gios Gs 9:3...)Đa-vít hiểu rằng tội lỗi này phải được chuộc tội ( Dan Ds 35:31...) nên cho phép người Ga ba ôn xử tử bảy người thuộc giòng dõi Sau-lơ, tuy nhiên Mê phi bô sét thì được tha chết. Vua lúc này Đa-vít cho di chuyển hài cốt của Sau-lơ và Giô na than về nghĩa trang gia tộc ở Bên gia min.
Trong khi làm vua Y-sơ-ra-ên , Đa-vít không bao giờ quên rằng Thượng Đế là đấng ban cho vua những thắng lợi quân sự và thịnh vượng vật chất. Trong một bài thờ cảm tạ (IISa 2Sm 22:1-51; Thi Tv 18:1-50) Đa-vít đã tỏ lòng ca ngợi Chúa. Đây chỉ là một bài tiêu biểu trong nhiều bài thơ Đa-vít soạn trong những trường hợp khác nhau, khi Đa-vít làm cậu bé chăn chiên, làm đầy tớ trong cung vua, làm kẻ trốn tránh và c uối cùng làm vị vua xây dựng đế quốc rộng lớn nhất của Y-sơ-ra-ên .
TỘI LỖI TRONG HOÀNG GIA
Kinh Thánh không bao giờ che giấu tội lỗi của các thủ lãnh Y-sơ-ra-ên . Khi Đa-vít buông mình vào tội lỗi, vua không thể thóat được sự phán xét của Thượng Đế , nhưng khi vua ăn năn nhìn nhận tội lỗi, thì vua lại được xem là người vừa ý Thượng Đế (ISa1Sm 13:14)
I. Đa-vít phạm tội và ăn năn IISa 2Sm 11:1-12:31
II. Tội của Am nôn (Ammon) và hậu quả 13:1-36
III. III.III. Ap sa lôm (Absalom) phản loạn và bị hại 13:37-18:33
IV. Đa-vít dành lại ngôi vua 19:1-20:6
Đa vít có nhiều vợ . Vào thời đó, việc vua chúa có nhiều cung tần mỹ nữ là biểu tượng của quyền quý và rất thông thường. Cựu Ước cho phép chế độ đa thê vì lòng người cứng cỏi, nhưng với sự khải thị đầy đủ hơn thì dứt khóat Tân Ước cấm. Cựu Ước cũng cảnh cáo các vua về việc lấy nhiều vợ (PhuDnl 17:17) . Đối với Đa-vít, việc cưới Mi canh (Michal) con gái của Sau-lơ và cưới Ma a ca (Maacah) con gái của Thanh mai (Talmai) vùa Ghê su rơ (Geshur) bao hàm dụng chính trị. Giống như mọi người khác Đa-vít phải gánh chịu các hậu quả trong cuộc sống gia đình với các tội ác như tội loạn dâm, tội giết người, tội phản loạn .
Việc Đa-vít thông dâm với Bát sê ba và giết U ri là một tội ác trót lọt toàn hảo đối với con người. Vì không phải chịu trách nhiệm với ai trong nước, nên Đa-vít tưởng mình có thể giấu được mọi người. Trong một lúc, vua đã quên rằng Thượng Đế biết hết mọi tư tưởng và h ành động của vua. Đối với một vua của dân ngoại, tội gian dục và giết người có thể không bị moi móc, nhưng với vua của Y-sơ-ra-ên thì không thể như vậy vì họ lãnh một sự ủy thác thiêng liêng. Khi nhà tiên tri Na than chỉ tội lỗi của vua ra thì vua ăn năn. Đa-vít đã diễn tả cuộc khủng hoảng tâm linh này trong Thi thiên 32 và 51 qua những lời thơ trác tuyệt. Vua được tha tội, nhưng hậu quả xảy ra trong gia đình thật trầm trọng (IISa 2Sm 12:11) . Thượng Đế đã bày tỏ ân huệ của Ngài khi tha chết cho Đa-vít không bị ném đá vì đây là hình phạt mà luật pháp dành cho tội tài dâm. An điển của Thượng Đế cũng được bày tỏ ra khi đứa con không chính thức của Đa-vít bị che lấp bởi việc Bát sê ba sinh ra Sa lô môn sau này trở thành vua.
Đa-vít đã làm gương xấu cho con cái, để rồi họ cũng có những hành vi vô luân, sát nhân. Hành động vô luân của Am nôn đối với cô em gái cùng cha khác mẹ đã khiến Ap sa lôm giết Am nôn. Khi Đa-vít nổi giận, Ap sa lôm phải chạy trốn về nhà Thanh mai ông ngoại chàng trong ba năm nhưng rồi được Giô áp trung gian, chàng được phép trở về Giê-ru-sa-lem . Sau bốn năm tìm cách lấy lòng quần chúng ở Giê-ru-sa-lem , Ap sa lôm dấy binh làm loạn và có nhiều dấu hiệu thành công. Đa-vít buộc phải bỏ kinh đô chạy trốn vì sự phản nghịch xảy ra bất ngờ. Đa-vít là nhà quân sự thao lược . Sau khi có đủ thì giờ tổ chức lại lực lượng, vua đã đánh tan quân đội của Ap sa lôm, đứa con phản loạn . Ap sa lôm bị giết. Thay vì ăn mừng chiến thắng, Đa-vít lại thương xót người con đã chết khiến cho Giô áp trách vua quên lãng những người Y-sơ-ra-ên trung thành đã ủng hộ vua. Sau khi dẹp nốt một đám phản loạn nữa do Sê ba người Bên gia min cầm đầu, Đa-vít khôi phục lại ngôi báu .
Trong gần một thập niên sau khi Đa-vít phạm tội, những lời tiên tri của Na than đã ứng nghiệm cụ thể. Thượng Đế quả đã tha thứ tội lỗi Đa-vít, nhưng vua phải gánh chịu những hậu quả xảy ra ngay trong nhà mình.
III. Nhiệm vụ của người Lê vi ISu1Sb 23:1-26:28
VI. Đa-vít trăn trối IISa 2Sm 23:1-7
HỒI TƯỞNG VÀ TRIỂN VỌNG Đa-vít đã vẻ kiểu chi tiết và sắp đặt tỉ mỉ cho việc xây đền thờ. Tuy đã đánh thắng các quốc gia lân cận và mở rộng bờ cõi Y-sơ-ra-ên . Đa-vít đã lập hiệp ước với người Phê ni xi là dân có ngành thương mại hàng hải rộng rãi khắp vùng Địa trung hải . Vua thương lượng với người Phê ni xi để nhờ họ cung cấp vật liệu. Lao công trong nước và ngoại quốc được tổ chức qui cũ, ngay cả chi tiết thờ phượng trong ngôi đền mới cũng được hoạch định cẩn thận .
Việc kiểm tra quân số và trừng phạt sau đó có liên hệ đến kế hoạch tỉ mỉ xây đền thờ. Kinh Thánh không nói rõ lý do tại sao vua và dân bị phạt, có thể Đa-vít đã kiêu hãnh vì sức mạnh quân sự và các thành tích của mình. Còn dân chúng bị phạt có lẽ vì đã theo Ap sa lôm và Sê ba làm loạn . Giô áp phản đối ý kiến kiểm tra, nhưng bị vua áp đảo .
Gát, nhà tiên tri, công bố hình phạt cho tội này. Được phép lựa chon, vua đã lựa dịch hạch, mong còn hi vọng nơi sự thương xót của Thượng Đế . Trong cơn phán xét, vua và các trưởng lão dâng lời cầu thay nơi sân đạp lúa của A ran na (Arannah) người Giê bu sít về hướng Bắc thành Giê-ru-sa-lem mà vua đã mua theo lời khuyên của Gát. Trong khi vua dâng tế lễ, Thượng Đế nhậm lời và trận dịch ngừng lại.
Địa điểm này ở trên núi Mô ri a (Moriah), được Đa-vít chỉ định làm nơi đặt bàn tờ để dâng lễ thiêu và xây Đền Thờ. Rất có thể đây là nơi trước đó một ngàn năm Ap-ra-ham ta dâng con trai mình là I Sắc . Tuy núi Mô ri a ở ngoài phạm vi thành Si ôn (Giê- su -sa -lem)lúc Đa-vít chiếm cứ ban đầu, sau này dưới thời Sa lô môn núi dó được nhập chung vào thủ đô
Đa-vít ôn lại cuộc đời chinh chiến của mình. Bảy năm rưỡi ở Hếp rôn là thời gian chuẩn bị và phân tranh quốc gia. Trong thập niên kế tiếp, Giê-ru-sa-lem trở thành thủ đô và nhiều nước xung quanh bị thôn tính sát nhập vào vương quốc. Tội lỗi Đa-vít và các cuộc nổi loạn kế tiếp chiếm hầu hết thời gian của thập niên thứ ba. Trong thập niên cuối cùng, Đa-vít tập trung sửa soạn cho công cuộc kiến thiết Đền Thờ mà mình không được phép xây cất.
Đa-vít khuyên Sa lô môn vâng phục Luật Pháp của Thượng Đế đã ban cho Môi-se và nhận biết trách nhiệm mình trước mặt Ngài. Trong một cuộc hội họp dân chúng, vua kêu gọi các vương hầu và tế sư công nhận Sa lô môn là người kế vị vua.
Những lời cuối cùng của Đa-vít nói lên sự cao cả của vị anh hùng được tôn kính nhất của Y-sơ-ra-ên này (IISa 2Sm 23:1-7) . Đa-vít nói tiên tri rằng vương quốc của người sẽ tồn tại mãi mãi. Thượng Đế đã phán và lập một giao ước đời đời với người. Lời chứng này đáng dùng làm bia mộ cho Đa-vít.
Bài làm
1. Giai đoạn nào của triều đại Đa-vít được đặc biệt ghi chép trong sách II Sa-mu-ên ?
2. Những ai làm tổng binh cho Sau-lơ và Đa-vít?
3 Đa-vít tỏ lòng nhân từ đối với nhà Sau-lơ như thế nào ?
4. Tại sao Đa-vít không được phép xây Đền thờ ?
5. Cho biết tên hai vị tiên tri trong đời Đa-vít?
6. Đa-vít chiếm được tài nguyên kinh tế nào trong vùng sa mạc Si-nai ?
7. Sự trốn tránh của Đa-vít qua xứ Phi-li-tin chuẩn bị con người ông cho tương lai thế nào ?
8. Tại sao Ap sa lôm bị đày khỏi Giê-ru-sa-lem ?
9. Ai hiến kế bất lợi cho Ap sa lôm ?
10. Ai được Đa-vít chỉ định kế vị ?
11. So sánh nội dung và cách đề cập tới lịch sử giữa sách II Sa-mu-ên và sách I Sử ký . Thượng Đế giữ địa vị nào trong các biến cố lịch sử ngày nay ?
12. Liệt kê tên các dân tộc bị Đa-vít chinh phục và vẽ trên bản đồ bởi cõi nước Y-sơ-ra-ên mở rộng tới đâu. So sánh với lời hứa trong SaSt 15:18. Có thể ứng dụng nào về phương diện tâm linh ?
13. Tìm hiểu những hậu quả của tội lỗi Đa-vít. Khía cạnh nào trong cách Thượng Đế đoán phạt tội lỗi vẫn không thay đổi từ thời Đa-vít đến nay ? Trung dẫn Kinh Thánh để kiểm chứng câu trả lời của bạn .
14. So sánh cá tính của Sau-lơ và Đa-vít. Trong cuộc đời của họ có những đặc điểm nào mà bạn thấy giống những nhà lãnh tụ mà bạn biết?
15. Những điểm nào trong sự cai trị của Đa-vít tiên báo về Chúa Cứu thế ?
Tài liệu tham khảo
Ackroyd, Peter R. The Second Book of Samuel. New York : Cambridge Univ. Press , 1977
Coggins, R,J. The First and Second book of the Chronicles. New York: Cambridge Univ. Press 1976
Keil, Carl F. “ The Books of the Chronicles” Commentary on the Old Testament in Ten Volumes. Vol III. Grand Rapids : Wn. B. Eerdmans Pub. Co. 1982
Sailhamer, John, First and Second Chronicles. Everyman’s Bible Commentary. Chicago: Moody Press, 1983
Williamson, H.G.M. 1 and 2 Chronicles. The New Century Bible Commentary . Grand Rapids : Wm . B. Eerdmans Pub Co. 1982

VƯƠNG QUỐC CỦA SA LÔ MÔN
Kinh thánh : IVua 1V 1:1-11:43; IISu 2Sb 1:1-9:31
Quãng thời gian : độ 971 - 931 TC
Ta có thể mô tả thời đại vàng son của Sa lô môn bằng hai chữ: hòa bình và thịnh vượng . Sa lô môn thừa hưởng kết quả của những công trạng vua cha đạt được qua các nổ lực quân sự để thống nhất quốc gia, mở rộng bờ cõi Y-sơ-ra-ên và tranh thủ sự công nhận của các nước khác .
Bốn mươi năm cai trị của Sa lô môn được ghi lại trong I Các Vua và II Sử ký theo đề mục hơn là theo thứ tự năm tháng. Trong thập niên đầu, sử sách chú trọng vào việc xây cất và cúng hiến đền thờ. Vua tiếp tục xây cung điện và hoàn tất sau mười ba năm. Những cuộc khai quật gần đây cho thấy còn có nhiều hoạt động nữa mà Kinh Thánh chỉ phớt qua. Vì không biết thứ tự theo thời gian, ta phân tách những sự kiện trong 2 sách này theo đề mục .
III. Tài trị nước của vua IVua 1V 3:16-4:34
SA LÔ MÔN LÊN NGÔI VUA
Lúc Đa-vít sắp lâm chung, A đô ni gia (Adonijah) được Giô áp và thượng tế A bia tha (Abiathar) ủng hộ xức dầu cho làm vua, nhưng tiên tri Na than và Bát sê ha mẹ của Sa lô môn đến tâu với vua nhờ đó Sa lô môn được công nhận là vua. Tế sư Xa đốc đã xức dầu cho Sa lô môn làm vua ở phía đông núi Ô phen (Ophel). Quần chúng tung hô “ Vua Sa lô môn vạn tuế “ Khiến phe A đô ni gia bỏ trốn.
Sau đó, Sa lô môn chính thức làm lễ đăng quang và được toàn dân công nhận (ISu1Sb 28:1-5). Trước sự hiện diện của các viên chức và chính khách đại diện cho toàn dân, Đa-vít vạch cho dân chúng thấy trách nhiệm của họ đối với Sa lô môn, vị vua của Thượng Đế lựa chọn . Đa-vít cũng nhắc nhở riêng cho con nhớ trách nhiệm phải vâng giữ Luật Pháp Môi-se (IVua 1V 2:1-12)
Nhiều việc xảy ra khi Sa lô môn lên ngôi . A đô ni gia xin cưới A bi sa, cô gái Su nem, nên bị Sa lô môn cho là có ý phản và đem xử tử. Vua đày tế sư A bia tha đến A na tốt ; điều này làm ứng nghiệm lời tiên tri đã nói với Hê-li (Xem ISa1Sm 2:27-36; IVua 1V 2:26, 27). Giô áp cũng bị xử tử vì đã ủng hộ A đô ni gia làm phản và vì những tội đã làm dưới đời Đa-vít.
Là một thanh niên chỉ mới hai mươi mấy tuổi, Sa lô môn cảm thấy cần sự khôn ngoan để lãnh đạo quốc gia. Trong khi dâng tế tại Ga ba ôn là nơi đặt đền tạm và bàn thờ bằng đồng, vua đã được Chúa hứa sẽ ban sự khôn ngoan như lời vua cầu xin. Nếu vua vâng phục Ngài, Ngài sẽ còn ban cho vua giàu có, tôn trọng và sống lâu nữa.
Sự khôn ngoan của Sa lô môn vua nước Y-sơ-ra-ên trở thành một nhân tố gây nhiều thán phục . Câu chuyện xử án ghi trong 3:16-28 chỉ là một ví dụ của nhiều quyết định khôn ngoan của vua. Đối ngoại, danh tiếng vua đồn ra theo làn sóng giao thương (IISu 2Sb 1:14-17).
Vương quốc của Sa lô môn có lẽ rất đơn sơ lúc đầu nhưng dần dần thành một cơ cấu tổ chức vĩ đại để kiểm sóat cả đế quốc rộng lớn. Vua là người xử chung thẩm . IVua 1V 4:16 liệt kê danh sách bổ nhiệm của vua nhiều hơn thời Đa-vít. Cả nước được chia thành mười hai khu vực để đánh thuế. Mỗi khu vực lo thu và dự trữ sản phẩm thu được trong kho, và cứ mỗi tháng trong năm luân phiên nhau cung cấp cho chính phủ trung ương. Mỗi ngày, cung vua và quân đội cùng nhân viên xây cất tiêu thụ khoảng 300 đấu bột lọc , 70 đấu bột mì, 10 con bò nuôi béo, 20 con bò nuôi thả, 100 con cừu, cùng nhiều gia súc vật và gà vịt khác (4:22-23) . Vua cũng tăng cường cho quân đội 1400 chiến xa, 12000 kỵ binh đồn trú tại Giê-ru-sa-lem và các thành phố chiến xa khác. Điều này đòi hỏi phải cung cấp thêm lúa mạch và cỏ khô, ngoài nghĩa vụ thuế má. Nhờ tổ chức giỏi, quản trị khéo, Y-sơ-ra-ên duy trì được sự phồn vinh và tiến bộ .
CHƯƠNG TRÌNH XÂY CẤT .
Đền thờ do Sa lô môn cất là cao điểm của lịch sử tôn giáo Y-sơ-ra-ên , thể hiện niềm ước vọng của Đa-vít dựng nên một nơi thờ phượng cố định . Những biến cố quan trọng gồm có :
II. Cung điện vua Sa lô môn IVua 1V 7:1-8
Qua những hiệp ước với Hi ram, vị vua giàu có và thế lực của Ty rơ và Si đôn đã từng tiếp xúc buôn bán với tất cả các nước bao quanh Địa Trung Hải, vua Sa lô môn đã có được một nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú. Người Phê ni xi rất tiến bộ về kiến trúc và kỹ thuật sử dụng các vật liệu xây cất đắt tiền, nên chẳng những họ cung cấp vật liệu xây cất mà còn cả hàng ngàn kiến trúc sư, kỹ thuật gia và cai thợ để giám thị việc xây cất Đền Thượng Đế hờ Giê-ru-sa-lem . Sa lô môn trả công cho họ bằng lúa, dầu và rượu.
Đền thờ xây trên núi Mô ri a nằm phía Bắc Si ôn, nơi Đa-vít xây cung điện cho mình. Đền thờ Sa lô môn tồn tại cho đến năm 586 TC thì bị Nên bu cát nết sa (Nebuchadnezer) hủy phá. Nó được xây lại trong những năm 520 - 515 TC và bị triệt hạ năm 70 SC. Từ thế kỷ thứ bảy SC, một đền thờ Hồi giáo được xây trên địa điểm này, và địa điểm này được coi là nơi thiêng liêng nhất trong lịch sử thế giới . Đền thờ Sa lô môn rộng gấp đôi Đền Tạm Môi-se về hiện diện. Vì là kiến trúc vĩnh viễn, nên nó rộng hơn nhiều. Dầu không còn tìm được di tích nào để nghiên cứu, ta có thể đoán chắc rằng nghệ thuật kiến trúc cơ bản là của Phê ni xi. Những điều mô tả cho thấy đền thờ và các vật dụng trong đó chạm trổ rất công phụ và dùng rất nhiều vàng. Vẻ lộng lẫy của nó chắc không có gì trong lịch sử Y-sơ-ra-ên có thể sánh kịp .
Cung hiến đền thờ .
Lễ cung hiến Đền thờ là một biến cố trọng đại hơn hết kể từ khi dây Y-sơ-ra-ên rời núi Si-nai. IVua 1V 6:1 nói về thời gian xây cất đền thờ đã liên kết biến cố này với việc ra khỏi xứ Ai cập, điều đó không phải là không có ý nghĩa. Trước kia, trụ mây lơ lững trên đền tạm, nay vinh quang của Thượng Đế đầy dẫy Đền thờ chứng tỏ Ngài ban phước cho nó. Đền Thờ được cung hiến lúc dân Y-sơ-ra-ên kéo về Giê-ru-sa-lem giữ lễ Lều Tạm, nhắc nhở họ rằng trước kia họ đã từng lang thang trong sa mạc. Với Sa lô môn trên ngôi vua, vương quốc Y-sơ-ra-ên được Thượng Đế nhìn nhận như Môi-se đã dự báo (PhuDnl 17:14-20).
Vua Sa lô môn là nhân vật chính trong lễ cung hiến. Theo giao ước thì toàn dân Y-sơ-ra-ên đều là tôi tớ Thượng Đế (LeLv 25:42, 55; Gie Gr 30:10) và là nươc tư tế của Ngài (XuXh 19:6) .Sa lô môn với tư cách là vua của tuyển dân Thượng Đế , là đầy tớ đại diện cho dân trong lễ cung hiến . Mối liên hệ với Thượng Đế này là mối liên hệ chung cho mọi người , cho cả tiên tri, thầy tế, vua hay dân thường. Mối liên hệ này là sự xác nhận giá trị nhân phẩm của con người. Bởi đó, vua dâng lời cầu nguyện, ban diễn từ, và hành lễ dâng sinh tế.
Sa lô môn cũng xây một cung điện cho mình, bao gồm các bộ phủ của triều đình, cung cho cho công chúa Pha ra ôn và phòng riêng cho vua. Ngoài ra, để duy trì một đội quân hùng hậu và lo việc hành chánh, vua còn phải xây nhiều thành như Mê ghi đô (Megiddo) trên khắp nước.
Bang giao quốc tế
Đa-vít đã kiểm sóat được Ê đôm và những nguồn tài nguyên thiên nhiên nằm dọc phía nam vịnh Aqaba. Các di tích khảo cổ gần đây cho thấy Ê xi ôn Ghe be (Ezion- geber) là một trung tâm luyện sắt và đồng trong thời Sa lô môn. Với sự trợ giúp của các kỹ sư Phê ni xi, thành phố đó đã trở thành thủ đô kỹ nghệ của Palestine.
II. Nữ vương Sê ba IVua 1V 10:1-13 IISu 2Sb 9:1-12
Nhờ kiểm sóat được kỹ nghệ kim khí, Y-sơ-ra-ên có lợi thế trong việc buôn bán. Nhờ có người Phê ni xi giúp đỡ, Sa lô môn đóng tàu, đem sắt, đồng đến tận tây Nam A rập (Yemen ngày nay)và Ê thi ô bi ở bờ biển Phi Châu, và mua về vàng bạc, ngà voi và khỉ. Mậu dịch với người Phê ni xi mang lại những tiếp xúc thuận lợi với các vùng ven Địa trung hải và nhờ đó Sa lô môn thâu giữ được nhiều của cải.
Sa lô môn cũng được cung cấp ngựa và chiến xa của người Hê-tít (Hitites) qua người A ram (Arameans) . Lực lượng này giúp kiểm sóat việc giao thuơng ngang qua lãnh thổ Y-sơ-ra-ên . Nước Y-sơ-ra-ên còn giàu có thêm nhờ tổ chức được những đoàn lạc đà tải buôn hương liệu giữa các xứ Nam Ả rập ,Sy ri, Phê ni xi và Ai cập.
Được các lân bang kinh nể, nên vua nhận thêm nhiều phẩm vật tư vua các nước đó. Sự khôn ngoan của vua được truyền tụng và dân từ phương xa tìm đến để được nghe những châm ngôn, những bài ca và những bài diễn từ của vua. Cuộc thăm viếng của nữ vương Sê ba chỉ là một ví dụ trong uy tín quốc tế của vua. Cuộc hành trình 1200 dặm bằng lạc đà của bà có lẽ nhắm mục đích giao thương nhiều hơn. Không một vua nào trong lịch sử Y-sơ-ra-ên có thể sánh với Sa lô môn về phương diện giàu có và khôn ngoan.
Bội đạo và qua đời .
Chương cuối cùng về cuộc đời Sa lô môn ghi trong IVua 1V 11:1-43 thật bi đát và thất vọng . Ong vua từng lên đến tột đỉnh danh vọng, phú quí, thế lực nhờ ơn ban của Thượng Đế , đã kết thúc đời mình trong thất bại giống như dân Y-sơ-ra-ên nơi sa mạc đã lìa xa Thượng Đế sau khi được Ngài khải thị ở núi Si-nai. Sa lô môn đã tẻ tách con đường tận hiến cho Chúa. Vua đã phạm ngay điều răn đầu tiên khi vua cho phép thờ lạy thần tượng của Giê-ru-sa-lem .
Những bà vợ ngoại đạo và thần tượng .
Vua Sa lô môn theo phong tục thời đó lập liên minh với các vua lân bang và dùng hôn nhân để củng cố (11:18). Vua lấy vợ người A rập, Mô áp , Am môn, Ê đôm, Si đôn và Hê-tít , khiến cho việc thờ thần tượng lan tràn xung quanh ngôi đèn thờ vua đã dựng cho Thượng Đế . Các bà vợ đã khiến cho vua trở lòng bìa bỏ Thượng Đế (PhuDnl 17:17). Một số thần được vua công nhận và xây đền thờ ở những nơi cao cho , vẫn cứ tồn tại đến ba thế kỷ rưỡi sau, dưới đời vua Giô si a (Josiah) mới bị bỏ dỡ đi (IIVua 2V 23:13).
Sự phán xét và thù nghịch :
Ngay khi Sa lô môn còn sống sự sụp đổ của vương quốc đã mở màn. Tiên tri A hi gia (Ahijah) đã nói trước rằng nước sẽ bị chia xé ra vì vua bất tuân Lời Chúa (IVua 1V 11:9-43) nhưng vì Đa-vít, sự phán xét ấy sẽ dành lại đến sau khi Sa lô môn qua đời. Những kẻ thù hùng mạnh như Ha đat (Hadad) người Ê đôm, Rê xôn (Rezon) ở Đa mách, và Giê rô bô am (Jeroboam) , người đã được A hi gia trao cho người mảnh áo tơi để chỉ rằng người sẽ được cai trị mười chi tộc, bắt đầu đe dọa quyền cai trị của Sa lô môn. Dầu nước chưa bị phân chia, Sa lô môn đã phải lo buồn về những vụ nổi loạn và ly khai xảy ra ở nhiều nơi trong đế quốc vì vua không vâng phục và trung thành phục vụ Thượng Đế .
Bài làm :
1. Khi vua Sa lô môn lên ngôi, vua thấy mình cần điều gì nhất ?
2. Ai cung cấp kiến trúc sư, cai thợ và vật liệu xây cất đền thờ?
3. Tả sơ lược đền thờ
4. Sa lô môn trả vật liệu cất bằng cách nào ?
5. Lược thuật lễ cung hiến Đền thờ
6. Thượng Đế hiện diện trong buổi lễ như thế nào ?
7. Tại sao nữ vương Sê ba đến thăm Sa lô môn ?
8. Những yếu tố nào giúp Sa lô môn tích lũy được nhiều của cải ?
9. Các bà vợ ngoại quốc đã ảnh hưởng Sa lô môn như thế nào ?
10. Tại sao Thượng Đế không phán xét Sa lô môn khi vua còn sống ?
11. Những đức tính và khả năng nào khiến Sa lô môn trở thành vị vua và lãnh tụ nổi tiếng ? Những nhược điểm nào khiến ngưòi suy thoái? Có thể áp dụng thế nào cho chúng ta .
12. So sánh triều đại của Sa lô môn và Đa-vít. Yếu tố nào cho cha mẹ ảnh hưởng đến con cái ?
13. Những biến cố nào đã đưa đến sự phân chia đất nước. Tội nào là gốc rễ của mọi vấn đề ? Hậu quả của nó như thế nào ?
14. Trong lời cầu nguyện cung hiến của Sa lô môn có những nguyên tắc cầu nguyện nào đáng noi theo ?
15. So sánh sự cung hiến Đền Thờ (Temple) và sự cung hiến của đền tạm (Tebernacle) . Những phương diện nào có thể áp dụng được cho việc cung hiến một ngôi nhà thờ mới ?
Tài liệu tham khảo
Hubbard , D.A. “ Solomon” The New Bible Dictionary .J.D. Douglas, ed. Grand Rapids: Wm.B.Eerdmans Pub Co, 1962
Keil, Carl F. “ The Books of Kings “ Commentary on the Old Testament in Ten Volumes. Vol III. Grand Rapids : Wm. B. Eerdmans Pub. Co 1982
McNeely, Richard I . First and Second Kings . Everyman’s Bible Commentary . Chicago : Moody Press 1978.

VƯƠNG QUỐC MIỀN BẮC
Đọc kinh thánh : IVua 1V 12:1-22:54; IIVua 2V 1:1-17:41
Thời gian : Khoảng 931 - 772 TC.
Sự phản loạn sau cái chết của Sa lô môn đưa đến sự chia đôi đất nước . Phía Bắc,mười chi phái nổi lên chống lại triều đại Đa-vít ở Giê-ru-sa-lem và thành lập vương quốc miền Bắc (Northern Kingdom) dưới sự lãnh đạo của Giê rô bô am (Jeroboam) . Về phía đông bắc của vương quốc miền Bắc này là dân Si ri hay A ram (Arameans) tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Rê xon (Rezon) lấy Đa mách (Damascus) làm thủ đô. Rô bô am (Rehoboam), con của Sa lô môn, chỉ giữ lại được chi phái Giu đa và Bên gia min và tiếp tục lấy Giê-ru-sa-lem làm thủ đô cho vương quốc miền Nam (Southern Kingdom).
Ký sự về vương quốc miền Bắc được ghi trong Kinh Thánh từ IVua 1V 12:1-22:54 - IIVua 2V 17:1-41 .Xen kẽ là các biến cố xảy ra ở vương quốc miền Nam trong cung thời gian. Dù tên Y-sơ-ra-ên lúc đầu được ban cho Gia cố và được dùng để chỉ dòng dõi của ông, nhưng trong thời kỳ phân đôi đất nước thì tên này được dùng để chỉ vương quốc miền Bắc (xem EsIs 7:1-25 Ô sê).
Vương quốc miền Bắc kéo dài khoảng hai thế kỷ (931 - 722 TC) . Các gia đình hay các triều đại cai trị thường thay đổi luôn. Để tiện cho việc học, chúng ta có thể chia sự phát triển của vương quốc miền Bắc ra như dưới đây. Chúng ta cũng đặc biệt lưu ý đến các vị tiên tri trong thời ấy đương đầu với các vua và dân chúng bằng những sứ điệp của Thượng Đế .
I. Triều đại Giê rô bô am, 931 - 909 TC. IVua 1V 12:1-15:34
II.Triều đại Bê a sa , 909 - 885 T.C. 15:1-16:34
III. Triều đại Om ri 885 - 841 T.C. 16:1-22:54; IIVua 2V 1:1-9:37 .
IV. Triều đại Giê hu IIVua 2V 10:1-15:38
V. Các vua cuối cùng của Y-sơ-ra-ên 15:1-17:41
HOÀNG GIA GIÊ RÔ BÔ AM
Giê rô bô am nổi tiếng là một người quản trị có tài dưới thời Sa lô môn. Sa lô môn đã giao cho ông phụ trách công trình xây dựng tường thành Giê-ru-sa-lem với tên là Mi lô (IVua 1V 11:27 tt) . Tiên tri A hi gia đã truyền cho Giê rô bô am biết sự phát triển tương lai một cách rất sinh động bằng cách trao cho ông mười mảnh áo tơi của tiên tri để nói cho ông biết là ông sẽ cai trị 10 chi phái của dân Do Thái (11 :1-27). Bị Sa lô môn nghi ngờ Giê rô bô am tạm thời lánh xuống Ai cập nhưng trở về Si chem khi các trưởng lão của Y-sơ-ra-ên nổi dậy chống Rô bô am. Tại đây ông được nhìn nhận là vị vua đầu tiên của vương quốc miền Bắc, và cai trị 22 năm. Dù trong thời gian ông lên ngôi vua không có nọi chiến đẫm máu, nhưng thỉnh thoảng vẫn có chiến tranh bùng nổ giữa Giê rô bô am và Rô bô am mà Kinh Thánh chỉ nói phớt qua trong IISu 2Sb 12:15.
Các khuynh hướng Tôn giáo (Religious Trends)
Trong những vấn đề tôn giáo thì Giê rô bô am là người khởi xưởng dẫn dân chúng đi lạc. Sợ dân chúng đi xuống Giê-ru-sa-lem thờ phượng thì sẽ chuyển lòng trung thành chính trị của họ xuống miền Nam nên ông thiết lập việc thờ hình tượng bằng cách dựng nên các con con bò vàng ở Bê tên và Đan. Bất kể các răn giới của Môi-se, ông tự chỉ định các thầy tế lễ và cho phép dân Y-sơ-ra-ên dâng tế lễ vật ở những nơi cao trong khắp cả xứ . Giê rô bô am còn tự động ra dâng tế lễ và thay đổi các ngày lễ. (IVua 1V 12:25-33)
Bị hai tiên tri cảnh cáo
13:1-34 ghi lại kinh nghiệm sinh động với một vị tiên tri vô danh từ Giu đa tới. Giê rô bô am đối diện với một sự cảnh cáo đã làm chùng lại lòng sốt sắng phát động sự nhờ hình tượng. Anh hưởng chức vụ của vị tiên tri vô danh này đáng được nghiên cữu kỹ. Có lẽ ngôi mộ của vị tiên tri bị sư tử giết và đem về chôn tại Bê tên này được dùng làm bia nhắc nhở những thế hệ sau rằng cần phải vâng phục Chúa, dù có là sứ giả của Chúa cũng phải vâng phục Ngài.
Một vị tiên tri khác cũng cảnh cáo Giê rô bô am là A hi gia. Khi vợ của Gê rô bô am hỏi A hi gia rằng con của họ có thể được lành bịnh không thì vua Y-sơ-ra-ên được thông báo cho biết là không những con ông sẽ chết mà triều đại của ông cũng sẽ chấm dứt . Đây là sự phán xét của Chúa trên tội không vâng theo mệnh lệnh của Ngài.
Khi Giê rô bô am chết con ông là Na đáp cai trị chỉ hai năm rồi Ba ê sa (Baasha) ám sát (15:1-34).
Triều đại Ba ê sa
Người ta ít biết về Ba ê sa. Ong thuộc chi phái I sa ca, lên làm vua Y-sơ-ra-ên . Ong lấy Tiệc sa (Tirzah) làm thủ đô. Khi đa số dân chúng có vẻ muốn lánh qua Giu đa thì ông củng cố thành Ra-ma, nơi hai con đường chính từ miền Bắc xuống gặp nhau để cùng dẫn xuống Giê-ru-sa-lem khoảng 8 cây số (miles) ở phía Nam. Lo sợ trước sự phát triển này, vua A sa của Giê-ru-sa-lem hối lộ Bên ha đác (Benhadad) ở Đa mách để vua này tấn công Y-sơ-ra-ên . Khi Bên ha đác chiếm lấy các thành Y-sơ-ra-ên giôn (Ijon) . Dân A-bên ma im (Abel ma im) và vùng đất phì nhiêu miền Tây hồ Ga li lê, thì dân Sy ri thu được những món lợi béo bở từ các đoàn xe thương gia đi xuống vùng bờ biển Phê ni xi. Kết quả là Ba ê sa từ bỏ việc xây thành lấy ở Ra-ma và không gây chiến với Giu đa nữa (IISu 2Sb 16:1-14).
Tiên tri Giê hu (Jehu)
Giê hu, con trai của Ha na ni, rất sốt sắng rao truyền sứ điệp của Thượng Đế trong thời vua Ba ê sa cai trị . Ong nhắc nhở vừa phải phục vụ Thượng Đế là đấng đã giao thác cho ông chức vụ vua, nhưng rất tiếc là Ba ê sa cứ tiếp tục con đường thờ hình tượng tội lỗi của Giê rô bô am.
Vua Ê la (Elah)
Ê la, con của Ba ê sa, cai trị không đầy 2 năm . Trong lúc đang say thì Ê la bị Xim ri (Zimri) ám sát . (IVua 1V 16:8-10) . Lời tiên tri của Giê hu đã ứng nghiệm . Khi Xim ri tiêu diệt bà con, bạn bè của gia đình nhà vua. Dầu vậy, Xim ri chỉ cai trị được có bảy ngày .
Dòng vua Om ri
Dòng vua nổi tiếng nhất của vương quốc miền Bắc được thiết lập bởi vua Om ri . Người được biết nhiều nhất trong dòng họ này là vua A háp. A háp được kế nghiệp bởi hai người con là A hi gia (Ahazaih) và Giô ram (Joram). Trong thời kỳ này Y-sơ-ra-ên không những lấy lại được đất đai bị Sy ri chiếm , mà còn được nổi tiếng quốc tế nữa.
Vua Om ri
Khi Xim ri giết Ê la, thì đạo binh của Y-sơ-ra-ên đang vây Ghi bê thôn (Gibbetham), dưới quyền chỉ huy của Om ri . Khi Om ri dẫn quân đánh Tiệc sa thì Xim ri rút lui vào trong cung điện và đốt cả cung điện lẫn chính mình (16:15 tt). Sáu năm sau khi người hùng Típ ni (Tibni), chết thì Om ri trở thành người duy nhất cai trị Y-sơ-ra-ên .
Mười hai năm cai trị của Om ri được tóm tắt trong tám câu Kinh Thánh (16:21-28) . Dầu vậy sự cai trị của ông rất có ý nghĩa. Ong xây thành Sa ma ri trên vùng Tây Bắc Si chem, cách Si chem độ 12 km (7 dặm). Thành Sa ma ri chiếm một vị thế chiến lược, nằm trên đường dẫn đến Phê ni xi, Ga li lê, Ech đa lôn (Esdraelon) thành Sa ma ri chiếm một vị thế an toàn, trở thành thủ đô bất khả xâm phạm của Y-sơ-ra-ên trong hơn một thế kỷ rưỡi cho đến khi nó bị quân A ri si chiếm năm 722 TC.
Om ri phát động một chính sách có tính cách quốc tế nên tạo được uy tín Y-sơ-ra-ên . Ong khống chế dân Mô áp bắt họ đóng thuế. Ong liên kết với Phê ni xê bằng cách cho A háp con trai ông cưới Giê xa bên (Jezebel). Con gái của Et ba ách (Ethbaal) vua Si đôn. Mối giao kết này rất có ích lợi cho Y-sơ-ra-ên về mặt thương mại nhưng rất tai hại về mặt tôn giáo làm đồi trụy cả thế hệ kế tiếp. Hình như Om ri thu hồi lại được những mất mát sinh tế và đất dadi vào tay dân Sy ri dưới thời vua Ba ê sa. Tiếng tăm quốc tế của Om ri rất tốn đến nổi sử sách của A si ri về sau gọi Y-sơ-ra-ên là đất của ôm ri .
A háp và Giê sa bên
A háp con trai Om ri, mở rộng thêm ảnh hưởng chính trị và thương mại Y-sơ-ra-ên trong 22 năm cai trị của ông. Việc gia tăng buôn bán với Phi ni xi tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng về lợi tức buôn bán của Sy ri . Chính sách thân thiện với Giu đa bằng cách gả con gái là A tha li (Athalich) cho Giô ram (Jehoram) Bản tiếng Việt phiên âm Joram, con trai vua A háp là Giô ram, con trai của Giô sa phát (IISu 2Sb 21:6) để củng cố sức mạnh của Y-sơ-ra-ên chống lại Sy ri. A háp đánh thuế gia súc rất nặng trên Mô áp. Với tài sản thu được cho Y-sơ-ra-ên qua các chính sách kinh tế này. A háp đã có thể xây dựng và củng cố nhiều thành lũy , kể cả thành Giê ri cô, ông cũng phung phí tiền để xây cho ông một cung điện bằng ngà(IVua 1V 22:39).
Tôn giáo của A háp
Dưới thời A háp và Giê sa ba ên thì việc thờ thần Ba anh được phát động. Nhà vua dã cho xây một đền thờ cho thần này của dân Ty rơ trong thành Sa ma ri, và đem hàng năm tiên tri Ba anh vào xứ Y-sơ-ra-ên . Thờ Ba anh trở thành tôn giáo của dân thời A háp. Kết quả là A háp nổi tiếng là vị vua tội lỗi nhất của Y-sơ-ra-ên . Nhất là Giê sa bên, bà được mô tả như là ảnh hưởng đồi trụy đứng sau ngai vàng của A háp.
Tiên tri Ê li .
Ê li xuất hiện trong thời kỳ bội đạo này như một sứ giả mạnh dạn, thẳng thắn của Chúa. Sau ba năm rưỡi hạn hán, ông đã thách thức sự thờ thần Ba anh và giám sát việc trừ diệt các tiên tri Ba anh của Giê sa bên trên núi Cạt mên. Sợ hoàng hậu Giê sa bên, Ê li rút lui xuống bán đảo Si-nai, và tại đó ông nhận ba mệnh lệnh của Chúa: đi xức dầu cho Ha xa ên làm vua Si ri, xức dầu cho Giê hu làm vua Y-sơ-ra-ên và kêu gọi Ê li sê (Elisha) kế nghiệp ông. Trên đường trở lại Y-sơ-ra-ên ông đã tuyển mộ Ê li sê theo ông trong chức vụ tiên tri.
Sự đối đầu cuối cùng giữa Ê li và vua A háp xảy ra tại vườn nho Na bốt (IVua 1V 21:1-29). Hoàng hậu Giê xa bên tàn ác, bất kể luật lệ của dân Y-sơ-ra-ên và chẳng thèm để ý đến việc Na bốt vì lương tâm mà từ chối bán mảnh vườn hương hỏa cho vua, bà đã lập mưu ném đá chết Na bốt. Khi A háp chiếm vườn nho Na bốt thì bị Ê li quở trách cách nặng nề. Vì sự bất công làm đổ máu vô tội mà triều đại Om ri sụp đổ. Sự ăn năn của A háp chỉ làm cho sự trừng phạt trì hoãn lại đến sau khi ông chết mà thôi.
Chiến tranh với Si ri .
Vào cuối đời vua A háp thì dường như có chiến tranh thường xuyên với Si ri. Tuy nhiên, khi đương đầu với quân thù chung thì Y-sơ-ra-ên và Si ri lại hiệp lực với nhau như trong trận đánh ở Cạt ca. Chẳng bao lâu sau đó A háp thuyết phục Giô sa phát (Jehoshaphat) vua Giu đa liên hiệp với ông đánh Si ri (22:1-40). Sau khi A háp được tiên tri Mi chê cảnh cáo là sẽ bị giết trong trận chiến này thì A háp giả dạng để khỏi bị quân Si ri nhận diện. Dầu vậy, một mũi tên lạc đã ghi m vào A háp làm ông tử thương làm ứng nghiệm lời của tiên tri Ê li (21:19).
A-cha-xia, làm vua Y- sơ - ra - ên
A cha xia con vua A háp lên làm vua chỉ được một năm. Ong không dẹp được cuộc nổi loạn của dân Mô áp, và thất bại trong cuộc thủy chiến với vua Giô sa phát ở vịnh A ca ba (Aqabat) . Lần cuối cùng tiên tri Ê li đối đầu với dòng vua Om ri mà Kinh Thánh ghi lại là lần ông cảnh cáo vua A cha xia là vua sẽ không được bình phục (IIVua 2V 1:1-18)
Giô-ram, con trai A-háp :
Mười hai năm cai trị của Giô ram kết thúc triều đại nhà Om ri cai trị xứ Y-sơ-ra-ên . Trong thời gian này có những cuộc chiến xảy ra giữa Y-sơ-ra-ên và Si ri. Xứ Si ri gia tăng sức mạnh quân sự nên sau khi Giô ram chết Si ri trở thành một vuơng quốc chế ngự vùng Palestine.
Ê-li và Ê-li-sê .
Hai vị tiên tri này hiệp nhau thiết lập trường huấn luyện tiên tri trong khắp xứ Y-sơ-ra-ên . Ê li được cất lên trời vào khoảng đầu triều vua Giô ram, nên Ê li sê trở thành vị tiên tri chính ở Y-sơ-ra-ên . Nhiều biến cố cho thấy Ê li sê liên hệ rất gần với Giô ram trong các vấn đề quân sự khi vua tìm cách thu hồi quyền kiểm sóat Mô áp và tranh chiến với Si ri.
Chức vụ của Ê li sê không chỉ được biết trong xứ Y-sơ-ra-ên mà cả ở Si ri cũng như ở Giu đa và Ê đôm. Qua việc chữa lành bệnh phong cùi cho Na a man và đặc biệt là viêc đối đầu với đạo quân Si ri, Ê li sê được nhìn nhận là “ người của Đức Chúa Trời “ ngay cả tại Đa mách là thủ đô của Si ri (8:7). Vào gần cuối đời vua Giô ram , Ê li sê đi qua Đa mách báo cho Ha xa ên biết là ông sẽ là vị vua kế tiếp của Si ri (8:7-15) . Trong khi Giô ram đang dưỡng bệnh tại Gít rê ên do vết thương trong cuộc chiến với Si ri tại Ra mốt (8:28-29) thì Ê li sê sai đồ đệ đến xức dầu cho Giê hu làm vua Y-sơ-ra-ên . Đang làm tổng chỉ huy quân đội Y-sơ-ra-ên Giê hu tự tuyên bố làm vua Y-sơ-ra-ên và giết Giô ram vua Y-sơ-ra-ên , lẫn A cha xia vua Giu đa.
Triều đại Giê-hu
Dòng họ này cai trị vương quốc miền Bắc gần một thế kỷ (841 - 753TC) lâu hơn bất cứ triều đại nào khác. Trong thời kỳ này Y-sơ-ra-ên từ thế yếu đã trở thành một vương quốc hùng mạnh và uy tín quốc tế lên đến cao điểm thịnh vượng dưới thời Giê rô bô am đệ nhị.
Giê hu .
Cuộc Cách mạng đẫm máu đã đưa Giê hu lên ngôi vua. Giê hu không những truất phế dòng vua gồm cả Giê sa bên mà còn tiêu diệt sự thờ thần Ba anh, làm trong sạch chính trị và tôn giáo. Giê hu tiêu diệt gia tộc Om ri và làm cho Phê ni xi và Giu đa thù ghét . Dầu vậy Giê hu vẫn còn để lại tượng bò vàng tại Bê tên và Đan, làm cớ cho dân Y-sơ-ra-ên tiếp tục phạm tội (10:29-31).
Giô-a-cha (Jehoahaz).
Khi Giê hu chết năm 814 TC. thì Ha xa ên , vua Si ri, lợi dụng xâm lấn Y-sơ-ra-ên trong thời vua Giô a cha, Y-sơ-ra-ên quá yếu nên Ha xa ên tiến quân chiếm Gát và đe dọa Giê-ru-sa-lem 12:17 . Giô a cha bất lực đến nổi không chống lại được sự xâm lấn của dân Ê đôm, Am môn, Phi-li-tin và Ty rơ. Dù Giô a cha tạm thời quay trở lại cùng đức Giê-hô-va nhờ cứu giúp khỏi áp lực ngoại bang, nhưng vua vẫn không từ bỏ việc thờ hình tượng, cũng không đập bỏ hình tượng tà thần tượng xứ Sa ma ri (13:1-9).
Giô-ách (Jehoash)
Dưới thời trị vì của Giô ách (798-782 TC) Y-sơ-ra-ên hồi sinh và thành công. Ha xa ên, chết (năm 800 TC)lực lượng của Si ri suy giảm . Y-sơ-ra-ên xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh làm cho Bên ha đát II của Si ri phải lui về thế thủ và Y-sơ-ra-ên chiếm lại được một số lớn đất đai. Khi bị A ma xia vua Giu đa thách đố, thì Giô ách đem quân Y-sơ-ra-ên đánh chiếm Giu đa, đạp đổ một phần tường thành Giê-ru-sa-lem (IISu 2Sb 25:17-24) và cướp lấy đồ đạc trong cung vua và trong đền thờ và bắt tù binh đem về Sa ma ri.
Tiên tri Ê li sê vẫn còn sống lúc Giô ách lên ngôi vua . Kinh Thánh không nói gì nên chúng ta có thể kết luật là cả Giê hu lẫn Giô a cha đều không có liên lạc gì nhiều với tiên tri Ê li sê. Nhưng Giô ách lại đi thăm Ê li sê lúc tiên tri sắp chết (IIVua 2V 13:14 tt). Bằng một hình ảnh rất sinh động. Ê li sê bảo đảm cho Giô ách rằng vua sẽ thắng quân Si ri . Du có bối rối trước cái chết của Ê li sê, giô ách vẫn không phục sự Đức Chúa Trời, không từ bỏ thờ hình tượng . Tuy nhiên, triều đại Giô ách đánh dấu một điểm ngoặt trong việc Chúa ban phước cho Y-sơ-ra-ên như lời tiên tri của Ê li sê.
Vua Giê rô bô am II (Jeroboam II)
Là vua thứ tư của dòng họ Giê hu, là một vị vua xuất sắc , cai trị Vương quốc miền Bắc trong 41 năm, kể cả 12 năm cùng cai trị chung với vua Cha (793 - 753 TC). Sự bành trướng rộng lớn về chính trị và thương mại của Y-sơ-ra-ên dưới sự lãnh đạo của Giê rô bô am được tóm tắt trong lời của tiên tri Giô na (14:23-29) khi Si ri bị A si ri đe dọa thì Giê rô bô am đã có thể lấy lại tới biên giới đông và bắc của xứ Y-sơ-ra-ên . Tường thành Sa ma ri được làm rộng thêm ra, và thành phố được củng cố . Đất Y-sơ-ra-ên được thái bình và thịnh vượng hơn tất cả mọi thời kể từ sau vua Sa lô môn ; sự giàu có, xa hoa của Y-sơ-ra-ên trong thời này được phản ảnh trong sách A mốt và Ô sê. Đồng thời thì đạo đức tôn giáo lại suy đồi khiến hai vị tiên tri này phải khuyến cáo.
Khi Giê rô bô am chết năm 753 TC. thì con ông là Xa cha ri lên nối ngôi , cai trị được 6 tháng thì Xa cha ri bị Sa lum giết (15:8-12)
Các vua cuối cùng 753- 23 TC .
Ba thế kỷ này đánh dấu sự suy đồi và sụp đổ của vương quốc miền Bắc trong khi vương quốc A si ri mở rộng sự cai trị đến tận Palestine . Từ tột đỉnh phồn vinh về kinh tế và thương mại, Y-sơ-ra-ên rơi xuống tình trạng lệ thuộc A si ri chỉ trong một thời gian rất ngắn .
Mê na hem và Phê ca hia
Mê na hem cai trị Y-sơ-ra-ên gần 10 năm sau khi Sa lum chiếm ngôi được một tháng và bị Mê na hem giết. Đối diện với sự tấn công của Tiếc lác phi lê se III hay Phun là người lên ngai vua A si ri năm 745 TC. Mê na hem phải triều cống để khỏi bị xâm lăng . Phê ca hia, con Mê ra hem cũng dùng một chính sách tương tựn như cha để tránh bị xâm lăng trong suốt hai năm ông cai trị .
Phê ca 739 - 731 TC .
Phê ca hình như là lãnh đạo phong trào chống đối A si ri và chịu trách nhiệm về việc ám sát Phê ca hia ở Si ri vị vua mới là Rê xin tên lãnh đạo rất hiếu chiến. Cùng đương đầu với một kẻ thù chung, hai vua này liên kết nhau chống lại A si ri. Cho đến lúc này thì Giu đa lãnh đạo việc chống lại A si ri đưa lên ngôi. Dù liên hiệp Si ri Y-sơ-ra-ên cố ép Giu đa ủng hộ họ bằng cách xâm lấn Giu đa (16:5-9; IISu 2Sb 28:5-15; EsIs 7:1-8:8) nhưng thất bại . Năm 732 TC. Tiếc lác phi lê se chiến thắng Si ri, chiếm Đa mách .Rê xin bị giết . Ở Sa ma ri dân Y-sơ-ra-ên giết Phê ca và tôn Ô sê lên làm tay sai cho vua A si ri .
Ô sê vị vua cuối cùng
Khi San ma na se V nối ngôi Tiếc lác phi lê se III cai trị A si ri năm 727 TC. Ô sê chấm dứt triều cống cho A si ri và dựa vào sự giúp đỡ của Ai cập. Năm 726 vua A si ri bao vây Sa ma ri . Sau 3 năm bị vây hãm Ô sê buộc phải đầu hàng. Vương quốc miền Bắc chấm dứt ở đây.
Dưới chính sách của A si ri nhằm phân tán người dân bị thua trận nên 28000 người Y-sơ-ra-ên bị bắt làm tù binh, bị phân tán ra khắp các vùng của Ba tư. Ngược lại, dân Ba by lôn lại được đem qua định cư ở Sa ma ri và xứ Y-sơ-ra-ên bị giảm xuống thành một tỉnh của A si ri.
Qua hơn 2 thế kỷ dân Y-sơ-ra-ên đi theo đường lối của Giê rô bô am I. Dân chúng thờ hình tượng, vi phạm điều răn thứ nhất của Đức Chúa Trời . Hết tiên tri này đến tiên tri khác cảnh cáo cả vua lẫn dân về sự trừng phạt của Đức Chúa Trời. Tội trong thờ hình tượng và không chịu nghe lời cảnh cáo kêu gọi họ trở về phụng sự Đức Chúa Trời , nên cuối cùng dân Y-sơ-ra-ên đã bị đầy đi làm phu tù (IIVua 2V 17:1-23)
Bài làm
1. Vương quốc miền Bắc còn có những tên nào nữa ?
2. A hi gia đã thông báo như thế nào cho Giê hô rô bô am là ông sẽ làm vua ?
3. Tại sao vị tiên tri từ Giu đa lên lại bị giết trên đường trở về
4. Tại sao Ba ê sa từ bỏ thành trì tại Ra-ma ?
5. Om ri đã làm gì để biến Y-sơ-ra-ên thành một cường quốc .
6. A háp phát động việc thờ Ba anh như thế nào ?
7. Ê li chống A háp như thế nào ?
8. Tại sao vương quốc miền Bắc quá yếu dưới thời Giê hu .
9. Ai tiên báo sự bành trướng của Y-sơ-ra-ên dưới thời Giê rô bô am?
10. Tại sao cuối cùng vương quốc miền Bắc sụp đổ .
11. Ê li và Ê li sê có những phẩm tính lãnh đạo nào đã làm cho dân chúng chú ý đến thiêng liêng (thuộc linh)?
12. Hãy trưng những bằng chứng cho thấy Đức Chúa Trời đã nhân từ đối với vương quốc miền Bắc.
13. Phác họa tình trạng tôn giáo trong suốt thời gian vương quốc miền Bắc tồn tại . So sánh với vương quốc miền Nam.
14. Quyền năng của Đức Chúa Trời bày tỏ như thế nào qua những phép lạ do Ê li và Ê li sê làm trong thời gian đó. Họ đã đáp lại những phép lạ này như thế nào ? Nếu muốn dân chúng đi theo Chúa thì cần phép lạ đến mức độ nào .?
Tài liệu tham khảo
(Xem phần tài liệu tham khảo ở cuối chương 8).
Thiele, Edwin, RA Chronology of the Hebrew Kings . Grand Rapids : Zondervan Pub. House 1977
The Mysterious Numbers of the Hebrew Kings. Rev. ed. Grand Rapids : Zondervan Pub. House , 1984.
Wright, George. E. Biblical Archeology .Philadelphai: Westminster Press 1963

VƯƠNG QUỐC GIU ĐA
Rô bô am - Giô tham (Rehoboam - Jotham)
Xem Kinh thánh : IVua 1V 12:1-22:54; IIVua 2V 1:1-15:38; IISu 2Sb 10:1-27:9
Thời gian : từ 931 - 735 TC.
Chỉ có 2 chi phái còn giữ lòng trung thành với dòng vua Đa-vít cai trị tại Giê-ru-sa-lem sau thời vua Sa lô môn. Trong khi ngai vua ở Vương quốc miền Bắc thay đổi từ dòng họ vua Đa-vít kế tục nhau. (Trừ một trường hợp ngoại lệ)lãnh đạo tại thủ đô do Đa-vít thành lập ).
Nước Giu đa, cũng còn gọi là Vương quốc Miền Nam, tiếp tục truyền thống cai trị trong ba thế ký rưỡi bắt đầu từ Rô bô am, con trai của Sa lô môn (931 - 586 TC). Tất cả là 20 vị vua cai trị Giu đa trong thời gian này. Mười hai ngưòi thì đồng thời với các vua của vương quốc miền Bắc.
Thời gian dài của lịch sử này có thể nắm được bằng cách chú tâm đến bốn vị vua lãnh đạo tài ba của xứ. Sau đây là khoảng thời điểm của mỗi vị vua theo thứ tự lịch sử .
Giô sa phát (Zehosaphat) 850 TC.
U xia (Uzziah)750 TC
Ê xê chia (Hezekiah) 700 TC
Giô sia (Josiah) 630 TC
Kinh Thánh ký thuật về vương quốc miền Nam trong các sách I & II Vua thì liên hệ với sự phát triển của vương quốc miền Bắc. Tài liệu bổ sung thì nằm trong II Sử ký , và chú tâm vào lịch sử của dòng vua Đa-vít.
TRIỀU ĐẠI GIÔ SA PHÁT
Sự thay đổi đột ngột xảy ra tại Giê-ru-sa-lem sau cái chết của Sa lô môn năm 931 TC. Rô bô am (Rehoboam) phải đương đầu với sự phản loạn và phân chia đại cường quốc mà ông thừa hưởng. Giê rô bô am (Jeroboam) với các chi phía miền Bắc, Rê xôn ở Đa mách và Ha đát ở Ê đôm tranh đấu cho dân xứ họ và thách thức sự cai trị của người kế nghiệp Sa lô môn.
Nguyên nhân sự chia rẽ
Kinh Thánh đưa ra 2 nguyên nhân đưa đến tan rã sự hiệp nhất của Y-sơ-ra-ên do Đa-vít gây dựng . Các chi phái miền Bắc chống đối việc đánh thuế quá cao và sự đe dọa tăng thêm thuế nữa của Rô bô am. Kinh Thánh cũng nêu rõ là sự bội đạo đi thờ thần tượng của Sa lô môn đã khiến cho Chúa đoán phạt họ (IVua 1V 11:9-13) . Vì cớ Đa-vít mà sự chia rẽ này không xảy ra cho đến sau khi Sa lô môn chết (IISa 2Sm 7:12-16).
Rô bô am vạch chương trình đàn áp sự nổi loạn của Y-sơ-ra-ên . Khi ông triệu tập quân đội thì chỉ có chi phái Giu đa và Bên gia min hưởng ứng ủng hộ ông thôi. Tiên tri Sê ma gia (Shemaiah) khuyên Rô bô am đừng đánh với các chi phái ly khai (IVua 1V 12:22-24) . Trong những năm đầu Rô bô am còn bị hạ nhục bởi sự xâm lấn của Si sắc, vua Ai cập (14:25) Sê ma gia bảo đảm với các người lãnh đạo Giu đa rằng họ sẽ không bị tiêu diệt , dù quân Ai cập có lùng xét Giê-ru-sa-lem và lấy một số tài sản trong kho đền thờ.
Dù Rô bô am bắt đầu triều đại mình với lòng tin kính Chúa chân thành, nhưng chẳng bao lâu sau thì ông buông theo ảnh hưởng mạnh mẽ của sự thờ thần tượng . Mười bảy năm cai trị của ông với ba năm cai trị của A bi giam, con ông , đều bội đạo với thờ hình tượng, dù việc thờ phượng , Chúa trong đền thờ vẫn được duy trì . Tiên tri Y đô (Iddo)(IISu 2Sb 12:15) có thể đã cảnh cáo các vua này về đường lối tội ác của họ .
Sự cải cách của A sa (Asa)
Bốn mươi năm cai trị của A sa (910 - 869 TC) dọn đường cho sự phục hưng tôn giáo dưới thời Giô sa phát (Jehoshaphat) . A sa khởi xướng chương trình cải cách, kêu gọi dân chúng giữ luật pháp Môi-se. Khi bị quân Ê thi ô bi (Etheopian) từ phía Nam tấn công thì ông đã đẩy lùi được nhờ sự trợ giúp của Chúa. Theo sự kêu gọi của tiên tri A ra xia (Arariah) vua A sa dẹp bỏ tượng thờ trong khắp cả xứ, đập nát và thiêu hủy tượng A sê ra (Asherah), nữ thần phì nhiêu, trong trũng Kít rôn (Kidron) và lột bỏ chức thái hậu của Ma a ca , mẹ ông.
Khi hội mừng tôn giáo tại Giê-ru-sa-lem lôi cuốn nhiều người ở Vương quốc miền Bắc, thì Ba a sa (Baasha) bắt đầu củng cố thành Ra-ma, cách Giê-ru-sa-lem độ 8 cây số (5 miles) về phía Bắc . Lo ngại sự xây thành Ra-ma trở thành mối đe dọa quân sự cho mình nên A sa gởi hối lộ đến Bên ha đát (Benhadad) vùa Si ri, để Si ri tấn công Y-sơ-ra-ên , khi Si ri chiếm đất Y-sơ-ra-ên ở phía Bắc thì Ba ê sa rút quân ra khỏi Ra-ma .
Vì sự liên kết với vua Si ri này mà vua Giu đa bị tiên tri Ha ma ni quở trách nặng nề (16:7-10). Đáng lẽ phải tin cậy Đức Chúa trời thì A sa lại đi nhờ vả một vua ngoại bang. Buồn là A sa không tiếp thu lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời mà lại còn bắt nhốt vị tiên tri nữa . A sa bị bệnh và hai năm sau thì chết.
TRIỀU VUA GIÔ SA PHÁT (Jehosaphat)
Hai mươi lăm năm cai trị của Giô sa phát là một trong những thời kỳ đầy lợi ích và phấn khởi trong lịch sử tôn giáo của vương quốc Giu đa . Vì lên ngai lúc 35 tuổi nên chắc trong những năm trước khi lên ngai Giô sa phát đã chịu ảnh hưởng của những nhà lãnh đạo tôn giáo lớn của Giu đa . Theo một chương trình tổ chức chặt chẽ , Giô sa phát gởi các quan, các thầy tế lễ và người phái Lê vi đi khắp xứ dạy cho dân biết luật pháp của Chúa.
Về mặt quốc tế thì đây là thời kỳ thái bình . Dân Phi-li-tin (Philistines) và dân A rập nhìn nhận ưu thế của Giu đa và đem quà cáp triều cống cho Giô sa phát. Nhờ đó vua Giu đa xây đồn lũy và vựa lẫm ở những nơi đớng quân khắp xứ. Hơn nữa ông có năm vị tướng chỉ huy tại Giê-ru-sa-lem chịu trách nhiệm trực tiếp với vua.
Khi Giô sa phát bị đe dọa bởi cuộc tấn công khủng khiếp của dân Mô áp (Moabite) và dân Ê đôm từ phía Đông Nam, thì ông công bố một ngày kiêng ăn (cầu nguyện)trong khắp mọi thành phố của xứ Giu đa. Tại sân đền thờ thì vua hướng dẫn cầu nguyện bày tỏ đức tin nơi Chúa cách đơn sơ : “ Chúng con không biết làm gì , những mắt chúng con ngưỡng trông Chúa “ Qua Gia ha xi ên (Jahaziel) , người Lê vi em của A sáp (Asaph) , hội chứng được lời bảo đảm của Chúa là họ sẽ thắng trận vẻ vang dù không cần phải đánh, khi quân Giu đa ra trận thì quân thù bị hỗn loạn giết lẫn nhau. Sau khi thu góp chiến lợi phẩm trong ba ngày Giô sa phát dẫn đoàn quân chiến thắng trở về Giê-ru-sa-lem , và các dân tộc chung quanh đều sợ hãi Đức Chúa Trời .
Liên hiệp với triều đại Om ri
Trong đời Giô sa phát thì sự liên hệ giữa Giu đa và Y-sơ-ra-ên rất thân thiện . Vì sự liên kết với gia tộc vô đạo của vương quốc miền Bắc mà Giô sa phát bị quở trách nhiều lần . Hầu như sự gần gũi thân cận của hai hoàng tộc này bắt đầu từ những năm Giô sa phát mới lên ngôi, và ràng buộc bởi hôn nhân giữa Giô ram (Jehoram) con trai Giô sa phát với A tha li (Athaliah) con gái A háp với Giê sa bên. Dù sự liên kết với triều đại Om ri giúp cho Giu đa có một nước thân thiện ở miền Bắc để bảo vệ biên giới chống lại sự xâm lăng của các nước khac thi Giu đa cũng bị ít ra là bốn vị tiên tri quở trách .
Tiên tri Mi chê (Micaiah)
Trước khi Y-sơ-ra-ên và Giu đa liên kết nhau trong trận đánh chống Sy ri , mà A háp bị giết thì Giô sa phát thấy lương tâm ông không được yên khi nghe 400 tiên tri Y-sơ-ra-ên tiên đoán là sẽ chiến thắng . Để trấn an Giô sa phát thì tiên tri Mi chê được triệu đến. và ông nghiêm nghị cảnh cáo rằng vua Y-sơ-ra-ên sẽ bị giết (I Vua 22). Giô sa phát thì thóat chết trong đường tơ kẻ tóc.
Tiên tri Giê hu
Khi vua Giô sa phát thua trận trở về Giê-ru-sa-lem thì gặp phải những lời của tiên tri Giê hu : “ Vua nên giúp đỡ kẻ hung ác và thương mến kẻ ghét Đức Giê-hô-va sao ? (19:2)
Tiên tri Ê li ê se
Sau khi A háp chết, Giô sa phát tiếp tục thân thiện với Y-sơ-ra-ên . Liên kết với A cha xia (Ahaziah) , con trai A háp. Hai vua cùng nhau đóng tàu tại Ê xi ôn ghê be (Eziongeber) để buôn bán. Theo lời tiên tri của Ê li ê xe những tàu buôn này đều bị đắm (20:35-37)
Tiên tri Ê li sê (Elisha)
Khi Giô ram, con A háp, nối ngôi A cha xia để cai trị Y-sơ-ra-ên , thì ông tìm cách đàn áp dân Mô áp . Khi đạo quân của Giu đa, Y-sơ-ra-ên và Ê đôm lâm vào cảnh khốn đốn vì thiếu nước, thì họ tìm đến cầu vấn tiên tri Ê li sê. Trước mặt tiên tri, một lần nữa vua Giô sa phát được cho biết là đã liên kết những vua vô đạo, không kính sợ Chúa (IIVua 2V 3:1-27).
Trong vòng một thập niên, dân Giu đa được cho thấy hậu quả của chính sách Giô sa phát liên kết với các vua vô đạo. Khi Giô sa phát chết năm 848 TC. Thì vua Giô ram (Jehoram) giết 6 em ruột mình và đi theo con đường tội ác của A háp và Giê sa bên. Sự thay đổi của Giô ram, bỏ thờ Đức Chúa trời mà đi thờ hình tượng chắc là do ảnh hưởng của A tha li con gái Giê xa bên. Theo IISu 2Sb 21:11-15 thì tiên tri Ê li quở trach Giô ram một cách nghiêm khắc, Giô ram chết năm 841 TC vì một bệnh nan y.
A cha xia (Ahaziah) con trai Giô ram lên cai trị không đầy một năm . A cha xia đi thăm người cậu là vua Giô ram (Joram) con trai A háp (bản tiếng Việt dịch Jehoram, cha của A cha xia , là Giô ra ; và cũng dịch Joram, con vua A háp là Giô ram ), thì bị Giê hu giết khi Giê hu tuyệt diệt nhà Om ri và lên cai trị ở Sa ma ri . Tại Giê-ru-sa-lem , A tha li,mẹ vua A cha xia, tiếm ngôi vua của dòng Đa-vít và cai trị trong 6 năm đầy kinh hoàng . Để củng cố địa vị, bà tiêu diệt cả hoàng tộc . Giê sa bên làm thế nào cho các tiên tri Y-sơ-ra-ên , thì A tha li cũng làm như vậy cho dòng vua Đa-vít là dòng vua mà Chúa đã hứa là sẽ ngồi trên ngai vua vĩnh viễn (IISa 2Sm 7:12-16) . Trong quyền thiên hựu, một đứa con trai tên là Giô ách được cứu thóat, và dòng vua Đa-vít được khôi phục sau khi hành xử A tha li .
THỜI ĐẠI Ô XIA (uzziah hay Azariah)
Giô ách được đưa lên ngai năm 835 TC lúc ông 7 tuổi và cai trị đến năm 796 TC. Trong những thập niên đầu, Giô ách chịu ảnh hưởng và sự hướng dẫn của Giê hô gia đa (Jehoiada), vị thầy tế lễ đảm trách việc đưa ông lên ngai vua. Sự phụng vụ trong đền thờ bị thiệt thòi trong thời ba vị vua trước bây giờ được khôi phục . Tuy nhiên, khi Giê hô gia đa chết, thì sự bội đạo lan tràn khắp vương quốc Giu đa đến nổi khi Xa cha ri (Zechariah) con của Giê hô gia đa, cảnh cáo dân chúng rằng họ sẽ không được hưng thịnh nếu họ tiếp tục bất tuân điều răn của Thiên Chúa, thì họ ném đá ông trong hành lang đền thờ .
Giô ách bị quân Si ri đe dọa . Khi quân Si ri chiếm Gát, Giô ách lấy hết những bảo vật trong đền thờ đem dâng cho Ha xa ên để khỏi bị tấn công. Có lẽ do không triều cống nữa mà quân Si ri tấn công Giê-ru-sa-lem vào năm sau đó. Thủ đô Giu đa bi xâm chiếm, và trước khi mang chiến lợi phẩm đi quân Si ri đã giết một số quan trương và làm Giô ách bị thương, rồi sau đó vua bị bày tôi mình giết trong cung điện. Sự phán xét này giáng xuống trên vị vua đã cho phép sự bội đạo lan truyền trong Giu đa và đã dung túng việc làm đổ máu vô tội .
A ma xia (Amaziah).
A ma xia được kể là làm vua tất cả là 29 năm (796 - 767.TC) nhưng thực ra ông chỉ làm vua một thời gian ngắn thôi. Vì Ô xia được lên cai trị chung với cha mình năm 791 TC.
Vào cuối thế kỷ, kh Ha xa ên, vua Si ri, chết thì dân Y-sơ-ra-ên lẫn dân Giu đa được thóat khỏi áp lực của dân Si ri. A ma xia phát triển lực lượng quân sự mạnh đủ để khỏi phục quyền trên Ê đôm. Hậu quả là dân Giu đa bị dân Y-sơ-ra-ên tấn công, không chỉ tàn phá Giê-ru-sa-lem mà còn làm sụp đổ một phần tường thành Giê-ru-sa-lem và bắt tù binh. Vua A ma xia cũng bị bắt và có lẽ bị giam ở Y-sơ-ra-ên cho đến năm 782 lúc Giô ách chết.
Sự cai trị của Ô xia và A xa ria (Azariah)
Khi A ma xia phá bỏ sự hòa bình gần cả trăm năm giữa Giu đa và Y-sơ-ra-ên , thì hy vọng của vương quốc miền Nam xuống thấp nhát kể từ khi phân chia đất nước của Sa lô môn. Rõ ràng là Ô xia cai trị chung với cha ông từ năm 791 và lãnh đạo quốc sự vào cuối đời vua A ma xia; ông đã nắm toàn quyền cai trị vào năm 767 khi cha ông bị sát hại.
Từ từ Ô xia đưa ra những chính sách xây dựng phục hồi lại vương quốc Giu đa . Có lẽ ông đã xây dựng lại tường thành Giê-ru-sa-lem . Sự lệ thuộc vào Y-sơ-ra-ên hẳn đã chấm dứt trễ nhất là vào lúc A ma xia chết hay vào lúc ông được thả ra 15 năm trước đó. Rõ ràng là chính sách hợp tác thân thiện được phát triển giữa Giê rô bô am và Ô xia.
Với chương trình chuẩn bị quân sự và bành trướng kinh tế vua Ô xia đã khuất phục được dân Phi-li-tin (Philistines) Ê đôm, Am môn, và mở rộng biên giới Giu đa đến tận vịnh Aqaba. Trong khắp xứ, ông cho đào giếng để cung cấp nước cho những bầy súc vật lớn ở những vùng khô khan; ông cho dựng tháp canh để bảo vệ hầm ép nho gia tăng sản xuất. Kỹ nghệ khai thác mỏ đồng mỏ sắt thịnh hành dưới thời Sa lô môn được khôi phục tại bán đảo Si-nai (Sinai) . Sự tăng trưởng và ảnh hưởng của thời này chỉ thua có thời của Đa-vít và Sa lô môn thôi.
Sự phồn thịnh của Ô xia liên hệ trực tiếp đến việc ông nương cậy Đức Chúa Trời (IISu 2Sb 26:5, 7) . Tiên tri Xa cha ri (Zechariah) đã hướng dẫn vua có một thái độ khiêm nhường và thiện lành đối với Chúa cho đến năm 750 TC. Tuy nhiên, khi đạt tột đỉnh thành công, thì Ô xia tự cho rằng mình có thể vào đền thờ và dâng hương. Với sự yểm trợ của 80 thầy tế lễ, vị thượng tế A xa ria (Azariah) khiển trách Ô xia rằng việc này thuộc chức năng của những người đã được chịu chức biệt riêng ra để thi hành (XuXh 30:7; Dan Ds 18:1-7) . Vua Ô xia tức giận các thầy tế lễ, ông bèn bị Chúa phạt phong cùi . Những năm cuối đời ông bị đuổi ra khỏi hoàng cung và không được hưởng những đặc ân xã hội bình thường . Ong không được phép vào đền thờ, và Giô tham (Jotham)được lên cai trị cùng với ông năm 750 BC và nắm quyền trách nhiệm suốt nhữn năm còn lại của cha ông.
Với cái chết của Giê rô bô am năm 753 TC , thì vương quốc miền nam đưọc xây dựng vững chắc dưới thời Ô xia đã trở thành một lực lượng hùng mạnh nhất ở Ca na an. Hình như ô xia có ôm mộng khôi phục lại cho Giu đa toàn thể đế quốc thời Sa lô môn , nhưng mộng ước này chẳng bao lâu sau đó bị tan ra vì A si ri trở thành một nước mạnh . Khi vua Tiếc lác phi lê se III của A si ri năm 745 TC bắt đầu chuyển quân về hướng Tây, vua A xa ria (Azariah) của Giu đa được xem như là lực lượng chống đối hàng đầu. Trong khi đó thì Mê na hem đại diện cho Y-sơ-ra-ên triều cống cho vua A si ri .
Khi Ô xia qua đời 740 TC, thì Giô tham (Jotham) nắm toàn quyền cai trị Giu đa. Điều này đánh dấu một năm quan trọng trong lịch sử Giu đa. Với cái chết của vị vua đã phục hồi Giu đa khỏi lệ thuộc vào Y-sơ-ra-ên và biến nó thành một quốc gia hùng mạnh ở Palestine. Mối đe dọa xâm lăng của A si ri làm mờ đi những hy vọng tương lai của dân Giu đa . Đây cũng là năm mà Ê sai được gọi làm tiên tri ở Giê-ru-sa-lem . Giô tham tiếp tục chính sách chống nghịch A si ri khi lên lãnh đạo vương quốc Giu đa, nhưng năm 735 TC một đảng thân A si ri đã đưa A cha (Ahaz) con Giô tham lên ngôi.
Bài làm :
1. Ký thuật của sách Các Vua khác với ký thuật của sách Sử ký như thế nào ?
2. Những nguyên nhân nào làm phân tán vương quốc của Sa lô môn khi Rô bô am lên làm vua ?
3. Vua A sa đã làm gì để phát động sự phục hưng tôn giáo ?
4. Tại sao vua Giô sa phát quan tâm đến việc hiệp lực với A háp trong chiến trận .
5. Khi A tha li cai trị Giu đa thì bà phản ánh ảnh hưởng bà chịu ai ?
6. Anh hưởng của Giê hô gia đa trên vương quốc Giu đa thế nào ?
7. Những chính sách xâm lược của Ha xa ên ở Si ri ảnh hưởng thế nào trên Giu đa ?
8. Vua Ô xia (Uzziah) thiết lập kinh tế Giu đa như thế nào ?
9. Tại sao vua Ô xia bị phong cùi ( phung :Leprosy)
10. Chính sách của Ô xia đối với A si ri là gì ?
11. Hãy so sánh ảnh hưởng đạo của Giô sa phát trên Giu đa và trên Y-sơ-ra-ên . Theo kinh nghiệm của Giô sa phát thì liên hiệp, kết thân với kẻ không kính sợ Đức Chúa Trời (gian ác) có những nguy hiểm nào ?
12. Thất bại trong việc tuân giữ điều răn của Đức Chúa Trời đã tác hại trực tiếp trên đất nước như thế nào ? Một điều răn mà họ vi phạm hoài là điều răn gì ? Các vua chúa, các lãnh tụ thế giới ngày nay có phải đối diện với những hoàn cảnh tương tự như thế này không ? Họ cần nghe lời cảnh cáo gì của các sứ giả của Chúa ?
13. Hãy nêu ra những bằng chứng về ân sủng (grace) của Đức Chúa Trời đối với vương quốc Miền Nam.
14. Trong chương bài học này, ảnh hưởng của các tiên tri các vua đến mức độ nào ? Hàng giáo phẩm nên ảnh hưởng trên các chính trị gia đến mức độ nào ?
15. Hãy liệt kê thứ tự các vị vua của vương quốc miền nam là tổ phụ của Chúa cứu thế.
Tài liệu tham khảo
Payne, J. Barton - Encyclopidia of Biblical Prophecy. Grand Rapids : Baker Book House , 1980
Halley, Henry H. Cựu ước lược khảo , Sai gon . Nhà in Tin lành 1960.

VƯƠNG QUỐC GIU ĐA
Từ A cha (Ahaz) đến Xê đê kia (Zedekiah)
Xem kinh thánh : IIVua 2V 16:1-25:30; IISu 2Sb 28:36-21
Thời gian : 735 - 586 TC.
Ê xê chia (Hezekiah) và Giô sia là hai vị vua nổi tiếng nhất trong một thế kỷ rưỡi cuối cùng (735 - 586 TC) của vương quốc Giu đa. Cả hai vua là người cải cách, hướng dẫn dân chúng trở lại cùng Đức Chúa Trời nên hoãn lại được các cuộc phán xét của Đức Chúa trời trên Giê-ru-sa-lem mà các vị tiên tri đã tiên cao.
A CHA, THÂN PHỤ CỦA Ê XÊ CHIA .
Các nước ở Palestine sắp bị quân A si ri càn quét thì A cha lên ngôi vua (735 TTC) tại Giê-ru-sa-lem do nhóm người thân A si ri đưa lên. Trong lúc đó Phê ca (Pekah) ở Y-sơ-ra-ên và Rê xin (Rezin) ở Si ri lập một liên minh chống A si ri. Để khỏi bị tấn công ở mạn nam, hai vua này đi dánh chiếm Giu đa, bắt hàng ngàn người Giu đa làm tù binh . Bị tiên tri Ô đết (Oded) cảnh cáo vua Y-sơ-ra-ên thả các tù binh ra.
Lời cảnh cáo của Tiên tri Ê sai
Khi A cha đối diện với ựu tấn công từ miền Bắc thì tiên tri Ê sai được Chúa sai đến khuyên vua A cha hãy đặt lòng tin nơi Đức Chúa trời với lời bảo đảm rằng hai vua từ phương Bắc sẽ bị truất phế (Ê sai 7-9) . Gạt bỏ lời cảnh cáo và chống lại Ê sai, A cha đã kêu gọi Tiếc Lác Phi lê se, vua A si ri, cứu giúp. Sự cầu viện này có kết quả ngay. Kết quả của sự xâm lăng của A si ri là chấm dứt vương quốc Si ri với cái chết của Rê xin, Y-sơ-ra-ên phải triều cống cho A si ri và Ô sê (Hoshea) được lập lên thế cho Phê ca năm 732 TC. A Cha đến gặp vua A si ri ở Đa mách, tham dự vào nghi lễ cúng tế tà thần và hứa trung thành với vua A si ri.
A cha tiếp tục thờ hình tượng và chết .
A cha phát động những cách thờ hình tượng khả ố nhất b. đo kích thước kiểu mẫu bàn thờ ở Đa mách, ông bắt thầy tế lễ U ri làm một bàn thờ y như vậy và đặt trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem . Vua hướng dẫn việc thờ tà thần, đưa con vua qua lửa như thói tục ngoại giáo, ông đem kho báu trong đền thờ dâng cho vua A si ri. Dù ông có thành công trong việc lãnh đạo dân chúng trong giai đoạn khủng hoảng quốc tế này thì ông cũng lãnh chịu sự thịnh nộ của Đức Chúa Trời.
Trong giai đoạn kế tiếp sau đó lực lượng A si ri đã tràn qua Giu đa như một lưỡi dao bào trong tay Chúa cạo qua đầu (EsIs 7:20) hay như một dòng sông (8:7) đúng như lời tiên báo của Ê sai.
Ê xê chia, một vị vua công chính :
Khi Ê xê chai bắt đầu cai trị tại Giê-ru-sa-lem năm 716 TC, thì vương quốc miền Bắc đã chịu khuất phục dưới sự tấn công ồ ạt của A si ri khi Sa ma ri sụp đổ năm 722 TC. (IIVua 2V 17:3-6) . Suốt 22 năm cai trị, vua Ê xê chia đảo ngược lại mọi đường lối chính trị và tôn giáo của cha ông.
Nhận thức một cách xác thực rằng dân Y-sơ-ra-ên bị tù đày do họ bội ước và bất tuân mệnh lệnh của Đức Chúa Trời (18:9-12) , vua Ê xê chia đặt lòng cậy nơi Chúa khi mông bắt đầu sự cải cách của mình . Người Lê vi được gọi đến để dọn sạch đền thờ, dẹp hết các hình tượng, thanh tẩy các dụng cụ trong đền thờ, bắt đầu dâng tế lễ lại cho Chúa với ban hát lễ. Với cố gắng nhằm hàn gắn lại sự chia rẽ tôn giáo giữa hai vương quốc từ khi vua Sa lô môn chết, Ê xê chia gởi thư mời các chi tộc miền Bắc xuống Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt qua. Kể từ khi cung hiến đền thờ cho đến lúc đó thì chưa bao giờ Giê-ru-sa-lem kinh nghiệm một kỳ hội mừng vui vẻ như thế. Ngay cả con rắn bằng đồng của Môi-se mà dân chúng đã dùng làm vật thờ thì cũng bị hủy bỏ.
Về mặt chính trị thì Ê sai chia nhìn nhận chủ quyền của Sat gôn II (Sargon II) 721 - 705 , bởi vì dưới thời vua A cha thì Giu đa đã chịu thuận phục A si ri. Chính sách này đã làm cho Giu đa tránh được sự xâm lấn của Sạt gôn khi vua này đem quân đánh chiếm Ach Đốt (Ashdod) ở phía tây Giê-ru-sa-lem năm 711 TC (EsIs 20:1) . Trong khi đó Ê xê chia tập trung vào chương trình xây cất phòng thủ, tổ chức và trang bị quân đội . Để bảo đảm cho Giê-ru-sa-lem có nước uống trong trường hợp bị vây hãm lâu dài, Ê xê chi ên cho xây một đường hầm dẫn nước nối liền ao Si-lô am (Siloam)với suối Ghi hôn (Gihon). Các kỹ sư Giu đa đã đào con đường hầm dài khoảng 590m (1777 feet) xuyên dưới đá cứng để dẫn nước vào ao Si-lô am , lúc ấy ao Si-lô am cũng được xây dựng. Kể từ năm 1880 khi người ta k hám phá ra đường hầm dẫn nước này và giải được những chữ viết trên đó, thì ao Si-lô am đã lôi cuốn rất nhiều khách du lịch . Tường thành của Giê-ru-sa-lem cũng nới rộng để bao luôn cả ao Si-lô am. Dù Ê xê chia làm hết sức mình chuẩn bị để đối đầu với sự tấn công của A si ri nhưng ông không ỷ lại vào sức người mà ông công khai tỏ ra nương cậy Đức Chúa Trời trước mặt công chúng tụ tập tại công trường thành phố “ Với nó thì chỉ là một cánh tay của loài xác thịt, còn với chúng ta có Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng ta đặng giúp đỡ và chiến tranh thế cho chúng ta (IISu 2Sb 32:8).
Khi San Chê ríp lên ngôi vua ở A si ri năm 705 TC, thì loạn nổi lên ở nhiều nơi trong toàn đế quốc. Năm 701 San chê ríp kéo quân đến Palestine , khoe khoang rằng mình đã chiếm 46 thành có tường kiên cố . Sau khi lấy một số lớn tài sản triều cống, vua A si ri còn đòi phải nộp thành Giê-ru-sa-lem nữa. Được tiên tri Ê sai khuyến khích , vua Ê xê chia tin cậy nơi sự giải cứu của Đức Chúa Trời . Trước khi San chê ríp hoàn thành lời đe dọa thì ông được tin ở Ba by lôn có phản loạn. Tức khắc ông rút quân về huênh hoang rằng ông đă bắt được 200000 tù binh, n hưng thật ra ông chỉ nói được một câu là Ê xê chia bị nhốt trong Giê-ru-sa-lem như chim bị nhốt trong lồng.
Thành công trong sự chống trả năm 701 TC. Ê xê chia được các nước láng giềng nhìn nhận và dâng lễ vật cho vua (32:23). Trong số người chúc mừng Ê xê chia có cả Mê rô đa Ba la đan của Ba by lôn khi nghe tin Ê xê chia bình phục sau cơn bệnh nặng. Sau khi vua Ê xê chia dẫn chỉ cho sứ giả Ba by lôn tất cả kho báu của Giê-ru-sa-lem thì tiên tri Ê sai tuyên cáo cho Ê xê chi ên về sự hình phạt sẽ giáng trên Giê-ru-sa-lem nhưng tiên tri xoa dịu vua bằng cách bảo đảm rằng vua sẽ cai trị bình an cho đến hết đời mình.
San chê ríp tiếp tục đàn áp các cuộc nổi loạn ở vùng sông Ti rơ và Ơ phơ rát cho đến khi hủy phá Ba by lôn năm 689 TC. Nghe nói về Tiệt ha ca (Tirhakah) (IIVua 2V 19:9 tt)/ San Chê ríp chuyển lòng ham muốn về phía tây một lần nữa. Lần này ông gởi tối hậu thư yêu cầu vua Ê xê chia đầu hàng. Đã kinh nghiệm sự giải cứu của Chúa lần trước và được hưởng hơn một thập niên bình an và thạnh vượng, vua Ê xê chia yên lặng trình dâng bức thư trước Chúa khi ông vào cầu nguyện trong đền thờ. Tiên tri Ê sai cho ông biết sự bảo vệ của Chúa. Quân của A si ri bị tiêu diệt trên đường tiến quân, có lẽ tại sa mạc A ra bi, và chẳng đến được Giê-ru-sa-lem . San chê ríp trở về Ni ni ve và bị hai người con ông giết năm 681 TC.
Không như các vua tiền nhiệm, Ê xê chia khi chết năm 686 TC được chôn cất rất long trọng . Vua Ê xê chia không những lãnh đạo cuộc cải cách vĩ đại nhất trong lịch sử dân Giu đa mà còn lãnh đạo tôn giáo đem nhiều người thuộc các chi phái ở phương Bắc trở lại với Chúa nữa.
CÁC VUA TIỀN NHIỆM CỦA GIÔ SIA .
Từ khi Ê xê chia chết cho đến khi Giô sia lên ngôi cách nhau gần nữa thế kỷ (686 - 640 TC). Ma na se được lên cùng cai trị với cha ông năm 696TC, ông cai trị cho đến năm 642 TC, khi con ông là A môn lên nối ngôi.
Ma na se .
Ma na se đẩy Giu đa vào một thời kỳ đen tối nhất của sự thờ hình tượng bằng cách cho dựng bàn thờ và tượng thần Ba an tương đương với thời A háp và Giê sa bên ở vương quốc miền Bắc . Ong lập lên việc thờ tinh tú, thiết lập việc thờ thần Mô lóc Moloch) của dân Am môn (Ammonites) bằng cách dân trẻ con cho thần tại Trũng Hi nôm (Hinnom Valley), chiêm tinh, bói khoa, pháp thuật được chính thức công nhận . Chống đối Đức Chúa Trời cách công khai, ông lập bàn thờ thiên binh trong sân đền thờ, và đặt tượng At tạc tê, vợ của thần Ba anh, ngay trong đền thờ. Có lẽ đúng như truyền thống cho rằng Ê sai đã tuân đạo dưới tay Ma na se, vì Ma na se đã làm đổ rất nhiều máu của người vô tội (21:16) . Về mặt tôn giáo và đạo đức thì Giu đa đã xuống thật thấp dưới triều vị vua gian ác này .
Trong thời Ma na se cai trị thì Et sạc ha đôn (Esarhaddon)và A sua ba ni ban (Ashurbanipal) mở rộng quyền thống trị của A si ri xuống tận Thi bê (Thebes) ở Ai cập năm 663 TC. Dù ngày Ma na se bị bắt làm tù binh (IISu 2Sb 33:10-13) không được đưa ra, nhưng chắc là ông bị đi đày vào khoảng thập niên cuối cùng triều đại ông. Sau khi ăn năn tội lỗi, Ma na se được Chúa cho trở về, nhưng ông không còn nhiều thì giờ để sửa sai, dẹp bỏ được hết ảnh hưởng tai hại của việc thờ hình tượng mà ông đã phát động trong những năm trước.
Vua A môn .
Việc thờ hình tượng lan tràn dưới thời A môn, con của Ma na se. Sự huấn luyện trong thời gian đầu đã ảnh hưởng sâu đậm trên A môn hơn là thời sửa sai, cải cách về sau. Chưa hết hai năm cai trị thì A môn đã bị các tôi tớ trong cung giết. Dù thời gian cai trị của A môn rất ngắn, nhưng sự lãnh đạo theo tà thần của ông đã tạo cơ hội cho dân Giu đa hướng về sự bội đạo khủng khiếp.
Giô-sia
Trong thời gian ba mươi mốt năm cầm quyền của Giô sia đã có những thay đổi lớn lao trong nước cũng như trên trường quốc tế. Về mặt chính trị, đế quốc A si ri từ khi A sua ba ni ban chết năm 633 TC và sự tàn phá thủ đô Ni ni ve năm 612 TC, thì đã phải nhường bước cho đế quốc Mê đi (Media) và Ba by lôn. Về mặt tôn giáo thì Giô sia đã đem lại cuộc cải chánh cuối cùng trước khi Giu đa sụp đổ.
Cải chánh Tôn giáo .
Mới tám tuổi, Giô sia bất ngờ được đưa lên ngai của Đa-vít ở Giê-ru-sa-lem khi cha ông chết. Chắc là Giô sia đã được các thầy giáo và các thầy tế lễ kính sợ Chúa dạy dỗ. Khi được 16 tuổi ông hết lòng tìm kiếm Chúa và trong bốn năm sau đó (năm 628 TC). lòng sốt sắng của ông đã đưa tới việc khởi sự cải chánh tôn giáo. Năm 621 TC trong khi trùng tu đền thờ thì tìm lại được cuốn sách Luật của Chúa và lễ Vượt qua được tổ chức một cách trọng thể chưa từng có trong lịch sử Giu đa. Về mặt chính trị thì cũng được an toàn khi dẹp bỏ những thần tượng có liên hệ với A si ri vì lúc này ảnh hưởng của A si ri đã giảm xuống rồi. Giô sia tiếp tục lãnh đạo về mặt tôn giáo để đưa toàn dân trở lại với Đức Chúa trời cho đến hết triều đại của ông.
Nữ tiên tri Hun đa (Hulda)
Khi cuốn sách Luật Pháp được tìm thấy trong đền thờ, thì nhà vua cho gọi nữ tiên tri Hun đa vào. Bà cảnh cáo vua về hình phạt Chúa đang treo đó và khuyên vua trong trách nhiệm mình hãy tuân giữ Luật Pháp Chúa. Vì Ma na se đã làm đổ quá nhiều máu vô tội và có lẽ ông đã tìm cách hủy bỏ những bản chép Luật Môi-se mà ông tìm thấy nên nội dung của Luật Chúa không còn được mấy ai biết đến cho đến khi cuốn sách Luật này được tìm ra và giao cho vua Giô sia.
Tiên tri Giê rê mi
Giê rê mi được gọi làm tiên tri năm 627 TC. Vì Giô sia đã bắt đầu cuộc cải cách của ông nên chắc là Giê rê mi và vua Giô sia đã cộng tác với nhau chặt chẽ . Sống ở A na tốt (Anathoth) có lẽ Giê rê mi không được quen biết với Giô sia khi cuốn sách luật được tìm ra năm 521 TC. Tuy nhiên, hai mươi mốt chương đầu của sách Giê rê mi đều có liên hệ với thời Giô sia.
Cái chết bất ngờ .
Sự tàn phá Ni ni ve, thủ đô A si ri năm 612 TC, do liên quân Mê đi Ba by lôn (Medo - Babylonian) đã ảnh hưởng đến toàn thể vùng Đất Phì nhiêu (Fertile Crescent). Do binh mã đã được chuẩn bị sẵn sàng nên Giô sia đã phạm một lỗi lầm trầm trọng là đem quân lên Mê ghi đô (Megiddo) để cố chặn đúng Nê cô (Necho) , vua Ai cập, không cho đem tiếp viện cho tàn quân của A si ri Ha ran (Haran). Giô sia bị tử thương và quân Giu đa bị đánh bại . Thình lình, những hy vọng quốc gia và quốc tế của Giu đa tiêu tan khi vị vua ba mươi bốn tuổi của họ được đem đi chôn trong thành Đa-vít. Sau 18 năm cộng tác chặt chẽ của Giô sia, tên vị đại tiên tri được này được ghi lại trong IISu 2Sb 35:1-25 “ Giê rê mi than khóc cho Giô sia”
CÁC VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA GIU ĐA .
Nhiều thay đổi nhanh chóng xảy ra trong vòng một phần tư thế kỷ sau đó và hậu quả là sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem . Dù sự khống chế của A si ri trên Palestine hơn một thế kỷ đã sụp đổ, đế quốc Ba by lôn nổi lên như một lực lượng thống trị và vương quốc Giu đa phải chịu thần phục .
Vua Giê hô gia kim (Jehoiakim)609 -598 TC.)
Khi Giô a cha (Jehoahaz) cai trị ở Giê-ru-sa-lem được ba tháng thì vua Ai Cập từ Cạt kê mít (Carchemish) trở về sau khi chặn đứng được bước tiến quân của Ba by lôn và đặt Giê hô gia kim (Jehoiakim), một người con khác của Giô sia, lên ngôi. Giô a cha bị bắt đem xuống Ai Cập làm tù binh và chết tại đó y như lời tiên tri của Giê rê mi (Gie Gr 22:11, 12).
Giê hô gia kim thần phục Ai cập đến năm 605 TC , khi Nê cô (Necho) bị Ba by lôn đánh bại trong trận Cát Kê mít. Mùa hè năm đó quân Ba by lôn tiến chiếm miền Nam và lấy hết kho báu cùng bắt nhiều tù binh dẫn đi trong đó có Đa ni ên và các bạn của ông. Năm 598 TC, vua Giê hô gia kim duy trì chính sách chống Ba by lôn nên Nê bu cát nết sa dẫn quân xuống chiếm Giê-ru-sa-lem . Hình như Giê hô gia kim bị giết bởi đám quân cướp bóc Canh đê (Chaldean) được sự yểm trợ của dân Mô áp, Am môn và Si ri trước khi lực lượng Ba by lôn tiến tới Palestine. Giê hô gia kin, con của Giê hô gia kim, lên nối ngôi cai trị chỉ được ba tháng. Nhận thấy chống lại lực lượng Ba by lôn đang bao vây Giê-ru-sa-lem là vô ích nên Giê hô gia kim đầu hàng Nê bu cát nết sa . Lần này những kẻ xâm lăng tước sạch đền thờ và kho táng của hoàng gia và bắt vua, mẹ hoàng hậu, các quan chức trong triều, các người lãnh đạo dân chúng đem đi làm tù binh. Trong số đó có cả tiên tri Ê xê chi ên. Xê đê kia (Zedekiah) , con trai út của Giô sia, được đưa lên làm vua bù nhìn để cai trị Giu đa.
Xê đê kia , 597, 586 TC .
Thần phục Ba by lôn, vua Xê đê kia có thể duy trì sự cai trị trên Giu đa được 11 năm. Ong luôn luôn bị áp lực liên kết với Ai cập để chống lại Ba by lôn. Khi Xê đê kia nhượng theo đảng thân Ai cập thì quân đội Ba by lôn kéo đến vây hãm Giê-ru-sa-lem năm 588 TC. Sau vài năm chiếm được Giê-ru-sa-lem , đền thờ bị đốt thành tro, thủ đô Giê-ru-sa-lem bị bỏ hoang vì dân chúng bị bắt ở Giê ri cô và đưa đến Ríp la (Riblah). Sau khi hành xử các con của Xê đe kia thì người ta xiềng ông lại, bịt mắt và đem qua Ba by lôn.
Chức vụ của Giê rê mi .
Giê rê mi là sứ giả trung tín phục vụ Đức Chúa trời trong những thập niên thật rối loạn khiến cho vương quốc Giu đa sụp đổ. Trong thời Giê hô gia kim cai trị, cuốn sách Giê rê mi bị đốt. Khi Giê rê mi tuyên cáo sự tàn phá đền thờ (Gie Gr 7:26) nếu không có A hi cam, một nhân vật chính trị có thế lực, đến can thiệp bênh vực thì dân chúng đã giết ông rồi.
Suốt thập niên sau cùng, Giê rê mi liên tục khuyên vua thần phục Ba by lôn . Bị bỏ sống với tầng lớp dân hạ cấp, Giê rê mi phải chịu khổ và bắt bớ thường xuyên khi ông khuyến cáo dân chúng chống lại các tiên tri giả ở Giê-ru-sa-lem và viết thư khuyên những người bị lưu đày đừng tin lời những tiên tri giả đang hoạt động mạnh ở những nơi đó khuyên họ đặt hy vọng vào sự hồi hương về Giê-ru-sa-lem tức thì. Dù bị giam cầm và bị quăng vào hầm và bị dân chúng từ bò, Giê rê mi vẫn được Đức Chúa Trời bảo vệ cho sống qua cuộc tàn phá Giê-ru-sa-lem . Cuối bốn mươi năm chức vụ, ông chứng kiến sự tan rã của vương quốc của Đa-vít và sự tàn phá đền thờ Sa lô môn là vinh quang và là niềm kiêu hãnh của dân Do Thái gần bốn thế kỷ. Sách Ca thượng là sách diễn tả nổi niềm của Giê rê min khi ông chứng kiến sự tàn phá Giê-ru-sa-lem , thủ đô yêu quí của ông.
Bài làm :
1. Những ai tham dự trong cuộc chiến Si rô, Ep ra im (Syro - Ephraimitic)?
2. Thái độ của A cha đối với Ê sai như thế nào ?
3. Vua Ê xê chia đã làm gì để đảo ngược chính sách tôn giáo và chính trị cảu vị vua cha gian ác của ông ?
4. Ê xê chia chuẩn bị những gì để bảo vệ quốc gia ?
5. Ê sai đã giúp cho Ê xê chia như thế nào khi San chê ríp đến đòi hàng phục và đòi dâng Giê-ru-sa-lem năm 701 TC.
6. Tại sao San chê ríp thình lình kéo quân trở về Ba by lôn năm 701 TC
7. San chê ríp bị đánh bại như thế nào trong lần thứ hai hãm đánh Ê xê chia?
8. Chính sách tôn giáo của Ma na se là gì ?
9. Sự phát triển quốc tế như thế nào mà đã giúp cho việc cải chánh tôn giáo của Giô sia được dễ dàng ?
10. Tại sao Nê bu cát nết sa phá hủy thành Giê-ru-sa-lem .
11. Hãy phác họa mối liên hệ Giu đa - A si ri trong thời vua Ê xê chia. Hãy đưa ra những bằng chứng về sự can thiệp và hướng dẫn của Chúa trong mối liên hệ này. Xin cho ví dụ về mức độ mà các chính khách Cơ đốc ảnh hưởng đến những biến cố quốc tế ngày nay.
12. Phác họa diễn tiến của sự cải chánh tôn giáo của vua Giô sia. Xin nêu ra mối liên hệ giữa sự cải chánh với sự hiểu biết cùng thái độ của Giô sia đối với Đức Chúa Trời và luật pháp của Ngài. Ngày nay nếu cộng đồng, tập thể của bạn đọc và áp dụng lời của đức Chúa trời thì sẽ có những cải cách nào ?
13. Hãy tóm tắt chức vụ của Giê-rê mi trong bốn mươi năm cuối của lịch sử Giu đa. Hãy cho biết trách nhiệm của Cơ đốc nhân trong những vấn đề quốc gia
14. Liệt kê những biến cố quốc tế quan trọng nhất giữa năm 650 - 586 TC cho biết liên hệ giữa những biến cố này với lời tiên tri và với việc tuyển dân (chosen people) Y-sơ-ra-ên vi phạm giao ước của Đức Chúa Trời (Xem phuc truyền 29,30).
Tài liệu tham khảo :
- Các tài liệu tham khảo trong chương 8,9,10.
- Harrison, Roland K. Jeremiah and Lamentations . Downers Grove, II: Inter Varsity Press 1973.

SAU LƯU ĐÀY
Đọc kinh thánh : Ê-xơ-ra (Ezra), Ê-xơ-tê (Esther) Nê-hê-mi (Nehemiah)
Thời gian : 539 - 425 TC.
Rất ít tài liệu cho biết về tình trạng dân Do Thái bị lưu đày ở Ba by lôn. Thời gian từ khi thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá năm 538TC, thì kỷ thuật của Kinh Thánh không đề cập đến. Sách Ê-xơ-ra, Ê-xơ-tê và Nê-hê-mi cho biết một ít sinh hoạt của tuyển dân của Chúa từ khi họ hồi hương cho đến cuối thời kỳ Cựu Ước, thời kỳ của Nê-hê-mi và Ma-la-chi (450 - 400TC)
Theo thứ tự thời gian thì có thể chia làm 4 giai đoạn.
I. Tái lập Giê-ru-sa-lem , 539 - 515 Exo Er 1:1-6:22
II. Hoàng hậu Ê-xơ-tê 483 TC. EtEt 1:1-10:3
III. Nhà cải cách Ê-xơ-ra 457 TC Exo Er 7:1-10:44
IV. Tổng trấn Nê-hê-mi 444 TC NeNe 1:1-13:31
Sự lưu đày của dân Do thái đã được các tiên tri Ê sai, Mi chê, Giê rê mi và nhiều tiên tri khác báo trước. Những người bị lưu đày nhận biết sự lưu đày họ chịu là sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trên một quốc gia tội lỗi, họ kinh nghiệm của một sỉ nhục sâu xa, và linh hồn họ đau đớn. Các vị tiên tri đều hứa về ngày khôi phục. Đặc biệt là những lời tiên tri của Giê rê mi (Gie Gr 25:11, 12; 29:10) cho biết răng họ sẽ bị đày đi tù 70 năm và lời của tien tri Ê sai cho biết là vua Si ru (Cyrus) sẽ là người chăn được Đức Chúa Trời dùng để cho dân Do Thái trở về quê hương (EsIs 44:28).
TÁI LẬP GIÊ- SU -SA -LEM .
Sáu đoạn đầu của sách Ê-xơ-ra lượt thuật những sự phát triển liên hệ với kinh nghiệm của những người bị lưu đày trở về xây dựng lại đền thờ. Gần 25 năm trôi qua trước khi biến được hy vọng của họ thành hiện thực .
Trở về tổ quốc Ê xơ ra 1-3
Khi vua Si ru của Ba tư chiến thắng Ba by lôn , thì ông ra một sắc dụ cho phép người Do Thái trở về quê hương. Sắc dụ này đảo ngược lập đường lối mà Tiếc Lác Phi lê se, vua A si ri đưa ra năm 745 TC nhằm đem dân của những nước bị chiếm đi định cư chổ khác. Vua Si ru cho phép những người bị phân tán này trở về quê hương họ.
Hàng ngàn người Do Thái lưu đày chuẩn bị rời Ba by lôn. Mang đầy những vật dụng mà Nê bu cát nết sa đã lấy từ đền thờ trước đây cùng với giấy phép của vua Si ru trong tay, gần 50.000 người đã thực hiện thành công chuyến hồi hương năm 538 TC. Trong đám 11 người lãnh đạo hồi hương thì Xô rô bô bên (Zerubabel) là người nổi bật hơn cả , Xô ro ba ên là cháu của Giô a kim thuộc dòng vua Đa-vít và Giê sua (Jeshua) thầy tế lễ cả lo những vấn đề tôn giáo.
On định ở Giê-ru-sa-lem 3-4
Về đến nơi, người Do Thái liền dựng bàn thờ lập lại sự thờ phượng , dâng tế lễ như Môi-se đã chỉ dạy (XuXh 29:38 tt) . Ngày 15 tháng 7 họ giữ Lễ Lều Tạm (Feast of Tabernacles) (LeLv 23:34 tt). Trong bầu không khí của lễ hội vui mừng thì họ lập kế hoạch cho dân chúng cung cấp tiền và tài sản cho thợ nề, thợ mộc thương lượng với dân mua vật liệu xây đền thờ.
Họ bắt đầu xây cất vào tháng thứ hai năm sau . Trong buổi lễ đặt nền cho đền thờ, có ca đoàn hát chúc tụng Chúa bởi thế hệ người trẻ . Những người già nhớ lại sự huy hoàng và đẹp đẽ của đền thờ Sa lô môn và buồn khóc đắng cay. Không bao lâu sau, người dân Sa ma ri bày tỏ nguyện vọng được đóng góp trong công trình xây cất này. Bị khước từ , họ tức giận, chống phá và thành công trong việc ngăn cản xây dựng đền thờ cho đến năm 520 BC.
Đề thờ mới 5-6 .
Năm thứ hai đời Đa-vít (Darius) vị vua mới của Ba tư (Persia) người Do Thái đươc phép tiếp tục lại công trinh xây cất. Tiên tri A ghê (Haggai) và Xa cha ri (Zechariah) được Chúa dùng khuấy động dân chúng phục hồi cố gắng xây cất đền thờ. Lúc này Tát te nai (Tattenai) và những người cộng sự với ông bị cấm xén vào cán trở và được lệnh phải cung cấp tiền thuế hoàng gia của vùng SI ri cho dân Do thái xây cất đền thờ.
Đền thờ hoàn tất trong vòng 5 năm (520 - 515TC). Sau ký lễ dâng hiến rất long trọng, các thầy tế lễ và phái Lê vi sắp xếp các buổi lễ thường xuyên trong đền thờ theo như Luật Môi-se qui định . Hy vọng hồi hương của họ đã thành tựu.
Câu chuyện Ê xơ tê
Sách Ê-xơ-tê kể kinh nghiệm của những người Do Thái lưu đày không trở về Giê-ru-sa-lem . Về mặt lịch sử thì Ê-xơ-tê được xác định đồng thời với triều Xác xe (Xerxes) hay A xuê ru (Ahasuerus) , vua Ba tư (485 - 465 TC) . Dù trong sách này chữ Đức Chúa Trời không được nói đến, nhưng quyền tế trị thiêng liêng và sự chăm sóc siêu nhiên của Chúa bàng bạc khắp cả sách .
Người Do Thái ở trong triều đình vua Ba tư Ê xơ tê 1-2
Khi vua Xác xe thình lình phế bỏ hoàng hậu Vã Thi (Vashti) thì một thiếu nữ Do Thái tên là Ê-xơ-tê được chọn làm hoàng hậu Ba tư. Mạc đô chê (Mordecai) một người anh họ trước đây nuôi Ê xơ tê, khám phá được một âm mưu được báo cáo lên và hai kẻ âm mưu bị treo cổ . Theo sử sách chính thức thì Mạc đô chê được ghi công là đã cứu mạng vua Ba tư.
Hiểm họa cho dân Do Thái , 3-5
Khi Ha man (Haman)một đại thần trong triều vua Ba Tư, được vua thăng chức thì mọi người đều tỏ ra tôn thờ Ha man, trừ Mạc đô chê, Mạc đô chê là dân DoThái , không chịu cúi phục Ha man. Để trả thù, Ha man bày mưu nhờ tay vua giết hại dân Do Thái .
Mạc đô chê báo động cho dân Do Thái , họ kiêng ăn than khóc. Mạc đô chê khuyến cáo Ê-xơ-tê rằng có thể Chúa đưa bà vào trong vương quốc Ba Tư để cho giờ phút này đây. (EtEt 4:14) . Mạc đô chê đã thuyết phục được Ê xơ ê cầu xin hoàng đế cho Dân Do Thái. Kết quả là bà mời cả hoàng đế và Ha man đến ăn tiệc với bà hai ngày liên tiếp và ngày thứ hai bà trình với vua lời khẩn cầu của bà.
Chiến thắng của dân Do Thái 6-10
Đêm đầu tiên sau bữa tiệc, vua không ngủ được. Để giết thì giờ thao thức vua truyền đem cuốn sử hoàng gia ra đọc cho vua nghe, qua đó vua biết Mạc đô chê đã cứu mạng vua mà chưa được ban thưởng . Nhà vua hỏi Ha man cách nào để tỏ lòng tôn trọng một người mà vua muốn tôn trọng, cứ tưởng mình sẽ là người được vua tôn trọng nên Ha man đưa ra chương trình tôn vinh người đó thật vẻ vang. Ha man kinh ngạc khi vua ra lệnh cho ông tôn vinh Mạc đô chê là người mà ông đã dựng một cây mộc hình để chờ treo cổ lên đó vào ngày đã định tiêu diệt dân Do Thái.
Vào bữa tiệc thứ hai, Ê-xơ-tê thẳng thắn chia ra Ha man là người âm mưu hại bà . Kết quả là Ha man bị treo trên chính cây mộc hình ông đã dựng lên để treo Mạc đô chê . Người Do Thái được cho quyền tự vệ chống trả kẻ thù giết hại họ. Đến ngày đánh nhau, hàng ngàn người không phải Do Thái bị giết. Hòa bình được tái lập, dân Do Thái ăn mừng sự giải cứu của họ. Để kỷ niệm ngày giải cứu này ngày lễ Pu rim (Purim) được thiết lập hàng năm.
E xơ ra , nhà cải cách
Các hoạt động của Ê-xơ-ra được ghi trong bốn đoạn cuối của sách mang tên ông. Ong trở về Giê-ru-sa-lem năm 457 TC.
Ba By lôn đến Giê- su -sa -lem , Ê xơ rơ 7-8
Ê-xơ-ra là một thầy giáo luật, và học giả về Luật Môi-se . Đáp lại lời thỉnh cầu của Ê-xơ-ra, vua At ta xét xe (Artexerxes) truyền lệnh cho Ê-xơ-ra lãnh đạo phong trào Do Thái trở về Giu đa.
Sự chuẩn bị thật là rầm rộ . Hoàng tộc đóng góp , dân chúng tự nguyện dâng hiến, vật dụng thánh được trao trả lại cho Ê-xơ-ra đem trở về cho đền Giê-ru-sa-lem . Các tỉnh trưởng bên kia sông Ơ phơ rát được lệnh cung cấp cho Ê-xơ-ra lương thực và tiền bạc vì sợ rằng nếu không thì cơn giận của Thượng Đế sẽ giáng xuống hoàng gia. Ngại xin vua cung cấp lính theo bảo vệ, Ê-xơ-ra hội hiệp dân lại cầu nguyện, kiêng ăn xin Đức Chúa Trời phò trợ khi họ làm chuyến hành trình cả ngàn dặm đầy nguy hiểm trở về Giê-ru-sa-lem . Ba tháng rưỡi sau họ đến Giê-ru-sa-lem .
Cải cách 9-10
Khi Ê-xơ-ra nghe rằng có nhiều người dân Do Thái lập gia đình với dân ngoại, kể cả những người lãnh đạo tôn giáo và dân chúng cũng vậy, ông liền có biện pháp giải quyết sai lầm này. Ong gọi một cuộc hội công khai tại sân đền thờ và cho họ biết tính cách trầm trọng của lỗi lầm này. Sau ba tháng điều tra, xem xét những thành phần phạm tội, một tế lễ trọng thể được tổ chức để chuộc tội cho những người đã phạm , và họ phải long trọng hứa từ bỏ hôn nhân dị chủng của họ.
TỔNG TRẤN NÊ HÊ MI
Nê-hê-mi trở về Giê-ru-sa-lem năm 444 TC. Ong nổi lên như một trong những nhà lãnh đạo sáng giá nhất. Ong từ bỏ địa vị của ông trong triều đình Ba tư để trở về xây dựng lại Giê-ru-sa-lem . Cuốn sáng mang tên ông gồm các phần sau đây.
Chỉ thị Bởi Vua At ta xéc xe, Nê hê mi 1:2:8
Làm quan dâng rượu cho vua ba tư, Nê-hê-mi rất quan tâm đến việc giúp đỡ dân tộc ông. Sau khi cầu nguyện, ăn năn tội của dân mình, Nê-hê-mi có thể dâng lên vua Ba tư lời thỉnh cầu của ông khi vua hỏi thăm tình trạng sức khỏe của ông. Đáp lại, vua chỉ thị cho ông về làm tổng trấn Giê-ru-sa-lem .
Sứ mệnh về Giê- su -sa -lem 2:9-6:19 .
Về đến nơi, Nê-hê-mi tức khăc đi quan sát Giê-ru-sa-lem vào ban đêm để khảo sát và đánh giá tình trạng của thành . Ong liền tổ chức những người nhiệt thành hưởng ứng việc xây lại tường thành . Việc làm bất ngờ và náo nhiệt này gây nên sự chống đối của dân A rập, Am môn , Ach đốt (Ashdodites) do Ghê sem (Geshem) , Tô bi gia (Tobiah) và Sa ba lát (Sanballat) lãnh đạo. Nê-hê-mi và dân chúng không những chỉ cầu nguyện mà còn khẩn trương tổ chức bảo vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù và mỗi ngày làm việc từ sáng sớm cho đến tối để nhanh chóng hoàn thành bức tường.
Về mặt kinh tế thì dân chúng rất là căng, vì phải đóng thuế, trả tiền lời , và phải cung cấp cho gia đình. Gọi một buổi họp công khai, Nê-hê-mi công bố chính sách kinh tế chấm dứt việc trả tiền lời. Nê-hê-mi làm gương bằng cách không nhận tiền và lương thực của chính phủ trong suốt 12 năm phục vụ của ông.
Dù những kẻ thù của Nê-hê-mi tìm cách để hãm hại ông nhưng đều thất bại. Cầu xin Chúa thêm sức cho ông kiên trì đương đầu với kẻ thù nên ông đã thành công trong việc đẩy lui mọi cuộc tiến công của họ. Sau 52 ngày ông xây xong tường thành, kẻ thù mất mặt, các nước chung quanh đều nhận biết rằng Đức Chúa Trời đã ưu đãi, làm ơn cho Nê-hê-mi. Do đó thanh thế của quốc gia Do Thái được tái lập .
Cải cách Dưới thời Ê xơ ra 7-10 .
Việc làm kế tiếp của Nê-hê-mi là tổ chức một hệ thống canh giữ hoàn thành phố. Một số nơi trong thành Giê-ru-sa-lem dân ở thưa thớt không có đủ người để đặt canh giữ. Do đó ông kêu gọi dân trong toàn tỉnh đăng ký và chiêu mộ họ đến định cư ở những nơi thưa dân trong thành .
Trước khi Nê-hê-mi có đủ cơ hội hoàn thành kế hoạch của ông thì dân chúng họp nhau tại Giê-ru-sa-lem để mừng lễ tôn giáo vào tháng bảy. Nê-hê-mi cho đọc Luật Pháp của Chúa, giữ lễ thổi kèn (Feast of Trumpets), ngày lễ chuộc tội (Day of Atonement), lễ lều Tạm (Feast of Tabernacles) dưới sự lãnh đạo của Ê-xơ-ra, một giáo sư luật nổi tiếng.
Chương trình và chính sách của Nê hê mi 11-13
Bây giờ Nê-hê-mi tiếp tục chương trình đăng bộ và cung cấp nhân sự đủ để bảo vệ thành bằng cách đem thân dân vào ở trong thành Giê-ru-sa-lem . Toàn tỉnh tham dự lễ dâng hiến tường thành Giê-ru-sa-lem . Những người lãnh đạo dân sự và tôn giáo cùng tất cả những người tham dự được tổ chức thành hai đoàn người. Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi dẫn đầu hai đoàn đi trên thành, một đoàn tiến vào bên phải, một đoàn tiến vào bên trái. Khi hai đoàn người gặp nhau tại đền Thượng Đế thờ thì một đại lễ tạ ơn được cử hành với ca đoàn và ban nhạc. Mọi người đều tham dự hội mừng vui vẻ tưng bừng, tiếng chiến thắng vang ra khắp nơi.
Năm 432 T.C Nê-hê-mi trở về Ba tư nhưng sau đó trở lại Giê-ru-sa-lem . Khi ông trở lại thì được biết là có nhiều điều bất thường đã xảy ra ; người lạ được cho vào trong thành, và việc phụng sự trong đền thờ bị bỏ bê. Nê-hê-mi mạnh dạn xử lý những người đã vi phạm. Ong đuổi Tô bi gia người Am môn, và phục hồi việc phụng tự trong đền thờ với lời cầu nguyện xin Chúa nhớ những điều ông làm cho đền thờ Chúa.
Tiếp đến ông cải tổ việc giữ ngày Sa bát. Ong cảnh cáo các người có tước vị trong dân là chính vì tội phạm ngày Sa bát mà dân Giu đa bị lưu đày và Giê-ru-sa-lem bị tàn phá. Ong ra lệnh trong cổng thành Giê-ru-sa-lem ngày Sa bát, cấm ngay cả những người ngoại bang buôn bán đến trong ngày đó nữa.
nê - hê - mi cũng giải quyết vấn đề hôn nhân với dân ngoại. Ong cảnh cáo dân chúng rằng ngay cả Sa lô môn cũng bị dẫn vào con đường tội lỗi bởi những bà vợ ngoại bang ông đem về Giê- su -sa -lem. Khi cháu của thầy tế lễ thượng phẩm Ê li a síp cưới con gái của Sam ba lát (Samballat) tổng trấn Sa mi ri, thì Nê-hê-mi đuổi khỏi Giu đa ngay. Ký thuật của Ê hê mi kết thúc bằng lời cầu nguyện “Đức Chúa Trời con ôi, xin hãy nhớ đến con, và làm ơn cho con”.
LỜI TIÊN TRI CỦA MA LA CHI (Malachi)
Sự cải cách của Nê-hê-mi và Ê-xơ-ra cũng được phản ảnh trong sách của Ma-la-chi, vị tiên tri phục vụ cùng trong thời gian đó (khoảng 450 - 400 T.C). Theo truyền thống mà sử gia Giô sa phát (Josephus) ghi lại thì Ma-la-chi là vị sứ giả cuối cùng của Đức Chúa Trời trước giai đoạn im lặng kéo dài gần 400 năm.
Sự trông chờ Đấng Cứu Thế (mê si a) trở thành niềm hy vọng cho những người kính sợ Chúa. Bắt đầu bằng lời bảo đảm chiến thắng tối hậu qua dòng giống của người nữ trong SaSt 3:15, lời hứa về Đấng Cứu Thế được dần hòi khai mở qua các thế hệ kế tiếp về sau (xem 12:3; 49:10; XuXh 3:15; Dan Ds 24:17; IISa 2Sm 7:16; ISu1Sb 17:14; EsIs 7:14; 9:6,7; MiMk 5:2, và những chỗ khác). Ma-la-chi nói đến ngày phán xét khủng khiếp tiếp sau ân sủng của việc Ê li xuất hiện (MaMl 3:1-4:5). Trong sứ điệp tiên báo này danh hiệu “Ê li” dùng để chỉ giai đoạn phục hưng qua một nhân vật Đức Chúa Trời sai đến bốn thế kỷ sau đó, là Giăng Báp tít, người dọn đường cho Chúa Cứu Thế.
Bằng lối sinh động này Ma-la-chi nhắc nhở những người kẻ vô đạo rằng họ nên kiêng sợ ngày phán xét. Tuy nhiên, những ai kính sợ Đức Chúa Trời thì được bảo đảm là sẽ được ơn lành vĩnh viêcn của Chúa. Lời rủa sả của Chúa giáng trên những kẻ ác, còn phước lành của Chúa thì được ban xuống cho những người công chính.
KẾT THÚC KÝ SỰ KINH THÁNH CỰU ƯỚC
ba sách này là những nguồn tài liệu chính về dân Do Thái sau khi Giê-ru-sa-lem bị tàn phá năm 586 T.C kết thúc ký sự của thời cựu ước, để lại một thời gian dài im lặng. Gần bốn thế kỷ sau kinh Tân Ước mở ra với sự giáng sinh của Chúa Giê su Chí tôn.
BÀI LÀM
1. Những ai lãnh đạo dân lưu đày trở về xứ Giu đa ?
2. Họlàm ngay điều gì để tái lập sự thờ phượng khi về đến Giê- su -sa -lem
3. Hai tiên tri nào đã kêu gọi dân Do Thái tái xây dựng đền thờ ?
4. Ngày lễ nào đưọc thiết lập từ kết quả của việc dân Doa Thái được giải cứu thời Ê-xơ-tê
5. Trước khi trở về Giê-ru-sa-lem thì quan tâm tôn giáo của Ê-xơ-ra là gì ?
6. Ê-xơ-ra cho một gương mẫu như thế nào về mỗi quan tâm của ông đến sự trợ giúp của Chúa và của người trong việc giúp đỡ dân tộc ông ?
7. Lời cầu nguyện của Nê-hê-mi trong đoạn một cho biết gì về thái độ của ông trước sự khốn khổ của dân ông ?
8. Nê-hê-mi tỏ bày cho vua về vấn đề của ông như thế nào ?
9. Nê-hê-mi tổ chức xây lại vách thành Giê-ru-sa-lem như thế nào ?
10. Những cải cách chính của Nê-hê-mi là gì ?
11. hãy so sánh các chính sách của A si ri, Ba by lôn và Ba tư đối với những nước bị chiếm.
12. Hãy liệt kê những phẩm tính lãnh đạo của Nê-hê-mi trong việc đương đầu với sự chống đối của Sa ma ri thời đó. Ngày nay có những biến cố quan trọng nào thử nghiệm phẩm tính lãnh đạo của dân Chúa ?
13. Vừa học qua 17 sách Cựu Ước, xin bạn việc một câu tóm tắt về mỗi sách vừa học (mỗi sách viết một câu tóm tắt)
14. Hãy phác họa sự mặc khải tiệm tiến những lời hứa về Đấng Cứu Thế (Messiah)
15. Hãy liệt kê những biến cố mà bạn cho là quan trọng hơn cả và thời điểm (năm) của những biến cố đó trong 12 bài học này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Baldwin, Joyce Giê- su -sa -lem. Esther. The Tyndale Old Testament Commentaries. Downers Grove, IL : Inter Varsity Press, 1984
Barber, Cyril J. Nehemiah and the Dynamics of Effective Leadership. Neptune, NJ : Loizeaux Brothers, 1980
Fensham, F. charles. The Books of Ezra and Nehemiah, The New International Commentary on the Old Testament. Grand Rapids : Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1983
Keil, Carl F. “Esther” Commentary on the Old Testament in Ten Volumes. Vol III. Grand Rapids : Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1982
Laney, J. Carl. Ezra Nehemiah. Everyman’s Bible Commentary. Chicago : Moody Press, 1982
Whitcomb, John C., Jr. Esther : Triumph of God’s Sovereignty. Everyman’s Bible Commentary. Chicago : Moody Press, 1979
Old Testament Survey -- Poetry and Prophecy and New Testament Survey provide a profitable sưquece study. For a more detailed description, see Concerning E. T.T.A, pp. 95, 96. : ..........................................................................................



Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 07:17 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách