Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 4124|Trả lời: 0

Dân Tộc Và Tín Ngưỡng

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 10-7-2011 08:48:58 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Dân Tộc Và Tín Ngưỡng
Tác giả: Ruth S. Anderson

Giới Thiệu Khóa Trình
PHẦN MỘT : TÔN GIÁO SƠ ĐẲNG
BÀI 1 : Những Bản Cơ Bản Của Tôn Giáo
BÀI 2 : Tôn Giáo Cổ Truyền - Duy Linh Thuyết
PHẦN HAI : CÁC TÔN GIÁO CỦA ẤN ĐỘ
BÀI 3 : Ấn Độ Giáo
BÀI 4 : Đạo Sikh
PHẦN BA : CÁC TÔN GIÁO VÙNG ĐÔNG Á
BÀI 5 : Đạo Giáo (tức Lão Giáo)
BÀI 6 : Khổng Giáo
BÀI 7 : Phật Giáo
BÀI 8 : Thần Giáo
PHẦN BỐN : CÁC TÔN GIÁO VÙNG TRUNG ĐÔNG
BÀI 9 : Do Thái Giáo
BÀI 10 : Hồi Giáo
BÀI 11 : Cơ Đốc Giáo
BÀI 12 : Những Niềm Tin Lệch Lạc
Phần Từ Vựng
Sách Tham Khảo


Giới Thiệu Khoá Trình
Niềm tin tôn giáo có thể mô tả từ nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm của sử gia sẽ khác với quan điểm của nhà xã hội học, trong khi đó nhà Thần học sẽ nhìn vào tôn giáo theo một quan điểm khác nữa. Tôn giáo có thể được mô tả theo nhiều cách mà nó ảnh hưởng đến nếp sống gia đình, cộng đoàn, mối tương giao với những người bên ngoài cộng đoàn và những giá trị mà chúng chi phối tất cả những mối tương quan nầy. Tuy nhiên, trong việc nghiên cứu một tôn giáo, những sự quan tâm chính thường là với các niềm tin và cách đáp ứng của dân chúng đối với các niềm tin đó. Câu hỏi đầu tiên là : “Những niềm tin nầy có đặt cơ sở trên sự thật (hay chân lý) không ?”. Từ một quan điểm của người ở phía bên ngoài người ta có thể hỏi : “Những niềm tin nầy phù hợp với điều tôi tin như thế nào ?”
Đối với các Cơ Đốc Nhân, sự hiểu biết những điều thuộc linh là do Thần của Đức Chúa Trời mặc khải chúng cho người đó qua việc nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời. Người Cơ Đốc xem việc nghiên cứu tôn giáo của mình là Thần học, từ ngữ nầy thường được dùng để gán cho việc một người học tập tôn giáo của chính mình. Một Thần học được phát triển từ một sự nghiên cứu các Kinh Sách của một tôn giáo. Do đó, khi người Cơ Đốc nghiên cứu các tôn giáo khác thì công cụ dùng để đo lường những điều mà người đó quan sát trong tôn giáo là Thánh Kinh, tức cuốn sách Thánh của người Cơ Đốc. Việc nghiên cứu các tôn giáo khác cho thấy rằng tất cả các tôn giáo đó đều có một hệ thống giáo lý vàhầu hết các tôn giáo đều có những sách Thánh mà niềm tin của họ dựa vào đó. Sự thông biết những niềm tin nầy, các sách và các giáo lý nầy sẽ giúp người Cơ Đốc biết cách tiếp cận với những tín đồ của các tôn giáo khác.
Mô Tả Khóa Trình .
Sau phần giới thiệu quan niệm về tôn giáo, cuốn Các Dân Tộc Và Tín Ngưỡng Của Họ khảo cứu mười tôn giáo nổi bật hiện có trên thế giới. Đó là : Duy Linh giáo của Thế Giới thứ ba, các tôn giáo của Ấn độ (Ấn giáo và đạo Sikh), các tôn giáo vùng Á Đông (Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáo, Thân giáo), và các tôn giáo vùng Trung Đông (Do Thái Giáo, Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo). Khóa trình chỉ ra nguồn gốc, sự phát triển, giáo thuyết và Kinh Sách của từng đạo và đánh giá từng đạo trong ánh sáng của các quan niệm của Cơ Đốc Giáo. Khóa trình kết thúc với sự phân tích những sự tẻ tách của các giáo phái tà giáo khỏi những nguyên tắc của Cơ Đốc Giáo chính thống. Mục đích của toàn khóa trình là nhấn mạnh đến sự sống dư dật trong Đấng Christ.
Những Mục Tiêu Của Khóa Trình .
Khi bạn đã học xong khóa trình nầy, bạn có thể :
Định nghĩa được từ ngữ tôn giáo và mô tả được tính phổ quát, những nguồn phát sinh và mục đích tổng quát của nó.
Ở những nơi có tôn giáo, bạn có thể nêu danh tính của giáo chủ (hay người sáng lập), sự ra đời, cuộc sống, những đặc tính nổi bật và gánh nặng hay sự tìm kiếm của vị đó.
Mô tả những sứ điệp có ưu thế, những giáo thuyết, những nghi lễ, nghi thức, các cơ sở tôn giáo và những nơi linh thiêng của từng tôn giáo.
Vạch ra sự phát triển của từng truyền thống từ lúc tôn giáo đó được sáng lập cho đến khi nó được truyền bá đến từng vùng địa dư hiện hành và sức mạnh theo cấp số lượng tín đồ của nó.
Mô tả được Kinh Sách hoặc những sự truyền thông cổ truyền bất thành văn được xem là linh thiêng của từng tôn giáo kèm theo những thí dụ.
Đáng giá được những điểm mạnh chính yếu cũng như những nhược điểm thích đáng của Cơ Đốc Giáo.
Các Tài Liệu Học Tập (textbooks ) :
Bạn sẽ sử dụng cuốn “Các Dân Tộc Và Tín Ngưỡng Của Họ ” của tác giả Paul Wright vừa như là sách học vừa như là sách hướng dẫn cho khóa trình. Sách duy nhất khác cần có là cuốn Thánh Kinh (bản dịch NIV ).
Thời Gian Học Tập :
Thì giờ thực tế cần thiết để học từng bài bạn tốn nhiều hay ít tùy thuộc nơi sự hiểu biết của bạn về đề tài đó và khả năng học tập của bạn trước khi bạn bắt đầu khóa trình. Thì giờ bạn tiêu tốn cũng tùy thuộc phạm vi mà bạn theo những lời hướng dẫn và phát triển tài khéo cần thiết cho sự học tập độc lập. Hãy hoạch định thời gian biểu và thì giờ để bạn có đủ thì giờ nhằm đạt được những mục tiêu mà tác giả khóa trình đã đề ra cũng như những mục tiêu riêng của chính bạn.
Phương Pháp Học Tập :
Hãy đọc cẩn thận những lời chỉ dẫn về các phương pháp học tập đã được đề ra trong tập tài liệu hướng dẫn học viên (student packet) của bạn. Những lời chỉ dẫn đó sẽ giúp bạn biết chương trình ICI kỳ vọng bạn học một bài học như thế nào. Phần ôn để đánh giá kết quả học tập của từng phần gồm một nhóm các bài học (hình thức trắc nghiệm), và cách chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa mà nó bao gồm tất cả các bài học. Nếu bạn không thường học theo những đề nghị của chương ICI thì bạn cần phải sử dụng những phương pháp học tập của bạn để đạt được kết quả cao nhất trong khóa trình.
Những Cách Học Tập Khóa Trình Nầy
Nếu bạn học khóa trình nầy của ICI tự mình, thì tất cả các bài vở bạn làm, ngoại trừ kỳ thi cuối khóa, có thể được hoàn tất qua đường bưu chính. Mặc dù văn phòng ICI đã phác thảo khóa trình cho bạn để tự học, bạn vẫn có thể học nó theo nhóm hay theo lớp học tập. Nếu bạn học tập khóa trình nầy theo tổ học tập hay lớp học tập thì giảng viên có thể giúp bạn thêm lời giảng huấn. Trong trường hợp đó, bạn cần phải theo những chỉ dẫn của giảng viên.
Tổ Chức Bài Học Và Kiểu Mẫu Học Tập
Mỗi bài học bao gồm : 1) Tựa đề bài học, 2) Lời mở đầu, 3) Dàn bài, 4) Những mục tiêu của bài học, 5) Sinh hoạt học tập, 6) Những từ căn bản (từ ngữ chìa khóa), 7) Phần triển khai bài học bao gồm những câu hỏi, 8) Phần tự kiểm, 9) Phần giải đáp các câu hỏi trong bài.
Phần dàn bài và những mục tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về đề tài, giúp bạn tập trung sự chú ý vào những điểm quan trọng nhất trong lúc bạn học tập và cho bạn biết điều gì bạn nên học hỏi.
Phần triển khai bài học trong khóa trình nầy làm cho dễ học tài liệu một cách tỉ mỉ. Bằng cách mỗi lúc học một phần, bạn có thể sử dụng tốt những khoảng thời gian ngắn ngủi để học tập mỗi khi bạn có thì giờ, thay vì phải chờ đợi cho đến khi bạn có đủ thì giờ để học trọn cả bài học trong một lúc. Những lời giải thích, những bài tập và các câu giải đáp đều được phác thảo nhằm giúp bạn đạt được những mục tiêu của bài học.
Một số các câu hỏi trong bài học ở phần triển khai bài học có thể được giải đáp vào chỗ trống có sẵn trong sách tài liệu học tập độc lập nầy của bạn, trong khi những câu hỏi khác đòi hỏi phải có vở ghi bài để viết các câu giải đáp cho các câu hỏi đó vào. Trong khi bạn ghi câu trả lời vào vở ghi bài, bạn phải nhớ ghi số của các câu hỏi và tựa đề của bài học đó. Bạn hãy ghi những câu trả lời cho các câu hỏi theo đúng số thứ tự. Việc nầy sẽ giúp bạn trong việc ôn tập để làm câu hỏi trong phần đánh giá tiến bộ học tập từng phần.
Đừng xem trước các câu giải đáp mà phải đợi cho đến khi bạn đã trả lời xong trước. Nếu bạn trả lời câu giải đáp của bạn trước, thì bạn sẽ gặt hái được những gì mình học tập nhiều hơn. Sau khi bạn đã trả lời các câu hỏi trong bài học, bạn hãy kiểm tra phần trả lời của bạn, so với các câu giải đáp ghi ở cuối bài học đó. Sau đó, bạn sửa lại cho đúng những câu bạn trả lời sai.
Những câu hỏi nầy rất quan trọng. Chúng sẽ giúp bạn phát triển và cải thiện sự hiểu biết và sự hầu việc Chúa của bạn. Những sinh hoạt được đề nghị cũng vậy, chúng sẽ giúp bạn sử dụng sự hiểu biết của bạn một cách thực tiễn.
Tập Tài Liệu Chỉ Dẫn Cho Học Viên
Tập tài liệu chỉ dẫn cho học viên mà bạn nhận được kèm theo khóa trình nầy chứa đựng những phần giảng huấn đề làm bài thi phần đánh giá tiến bộ học tập từng phần và kỳ thi cuối khóa. Nó cũng gồm những câu giải đáp cho phần tự kiểm, phần đánh giá tiến bộ học tập từng phần và các trang giải đáp cũng như các mẫu bài quan trọng khác. Bạn hãy dùng bản danh sách kiểm ở ngoài bìa của tập tài liệu chỉ dẫn để quyết định những tài liệu nào bạn nên trình cho giảng viên của bạn khi cần trình.
Phần đánh giá
Tiến Bộ Học Tập Từng Phần Và Kỳ Thi Cuối Khóa
Mặc dầu số điểm của bạn về phần câu hỏi trong bài học, phần tự kiểm và phần đánh giá tiến bộ học tập từng phần không được dùng để tính trong việc xếp hạng cho bạn trong khóa trình, nhưng bạn cũng nên gửi những tờ giải đáp cho phần đánh giá tiến bộ học tập từng phần của bạn về cho giảng viên của bạn để sửa bài và có những đề nghị cho bài làm của bạn. Sau đó bạn có thể xem lại tài liệu trong sách Tài Liệu Học Tập Độc Lập của bạn và Kinh Thánh liên quan đến những điểm mà bạn thấy khó. Việc xem lại mục tiêu bài học, phần tự kiểm và phần đánh giá tiến bộ học tập từng phần sẽ giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa.
Chứng Chỉ Cho Khóa Trình Nầy
Để nhận được chứng chỉ cấp lớp của ICI cho khóa trình nầy, bạn phải trải qua kỳ thi cuối khóa. Bài thi nầy phải được làm với sự chứng kiến của một giám thị kỳ thi ở nhiều quốc gia nên có lẽ sẽ không khó để bạn gặp được một vị trong khu vực của bạn. Giảng viên của bạn sẽ cho bạn biết rõ thêm chi tiết.
Khóa trình nầy cũng có thể dùng chỉ vì những giá trị thực tiễn của nó mà không cần lấy chứng chỉ. Trong trường hợp nầy, bạn không cần phải gửi bài làm hoặc dự thi cuối khóa. Việc học tập khóa trình nầy sẽ làm cho đời sống bạn phong phú dầu bạn học để lấy chứng chỉ hay không.
Chứng Chỉ Cấp Qua Kỳ Thi
Bạn vẫn có thể nhận được chứng chỉ của khóa trình nầy mà không cần phải theo học tài liệu của khóa trình. Việc cấp chứng chỉ nầy được thực hiện bằng việc trải qua kỳ thi cuối khóa. Tuy nhiên, vì những bài tập và bài tự kiểm của tập tài liệu học tập độc lập nầy được phác thảo để chuẩn bị bạn cho kỳ thi cuối khóa, nên có lẽ bạn cần phải học những tài liệu nầy. Hãy nói ý kiến của Giám đốc văn phòng ICI ở quốc gia bạn để biết thêm chi tiết.
Xếp Hạng Cho Khóa Trình
Việc xếp hạng cho của bạn được dựa trên kỳ thi cuối khóa có người giám thị. Thứ hạng học khóa trình của bạn sẽ được liệt kê như sau: Hạng A dành cho ưu tú, hạng B là trên trung bình, hạng C là trung bình, hạng D là dưới trung bình, hạng U là không nhận được chứng chỉ, INC là chưa hoàn tất khóa trình, WP là cho phép rút lại kỳ thi, WU là không cho phép rút lại kỳ thi.
Chuyên Viên Của Nội Dung Tập Tài Liệu Học Tập Độc Lập
Ông Paul Wright là một giáo sĩ từ năm 1939. Ông là con trai của một gia đình giáo sĩ . Tiến sĩ Wright đã trải qua những năm ấu thời tại Phi Châu, nơi đây ông đã tốt nghiệp trung học. Sau một kỳ đạo tạo giáo sĩ sơ khởi ở Nam Phi, Tiến sĩ Wright đã theo học Thánh Kinh học viện trung ương ở Springfield, tiểu bang Missouri và tốt nghiệp một văn bằng về Kinh Thánh.
Sau khi tốt nghiệp trường Kinh Thánh, tiến sĩ Wright đã làm Mục sư tại North Carolina trong nhiều năm. Năm 1944 đến 1984, Tiến sĩ Wright đã phục vụ tại Sierra Leone, Nam Phi, Malawe, Zimbabwe và Kenya ở Phi Châu và ở tại Fiji trong quần đảo Thái Bình Dương.
Ngoài chức vụ rao giảng và dạy đạo, Tiến sĩ Wright còn làm việc trưởng của một trường Kinh Thánh và về sau làm khoa trưởng của Thần Học viện Đông Phi. Ông là một tác giả viết nhiều sách, đã viết ra 75 sách tài liệu học tập, các tập Tin Lành Ca và các truyền đạo đơn bằng nhiều thứ tiếng.
Trong khóa trình theo học để thành giáo sĩ, Tiến sĩ Wright đã nhận được bằng Cử Nhân Thần học tại Đại học Bethny, bằng Cao học về Tâm lý học và bằng tiến sĩ khoa tâm lý phát triển tại Đại học Union, Los Angeles, California. Bối cảnh giáo dục và chức vụ của ông trong nền văn hóa giao lưu (tức bao gồm nhiều nền văn hóa khác nhau) cùng với những kinh nghiệm trong học vấn và chức vụ đã cung cấp tài nguyên tốt cho việc viết tập tài liệu học tập độc lập nầy. Tiến sĩ Wright đã lập gia đình và có hai con.
Giảng viên của bạn
Giảng viên ICI của bạn rất vui được giúp bạn bằng bất cứ cách nào có thể được. Bạn hãy hỏi ý kiến giảng viên của bạn bất cứ thắc mắc nào mà bạn cần thiết để sắp xếp cho kỳ thi cuối khóa. Bạn phải biết chắc để sắp xếp đủ thời gian hầu cho bạn có thể theo các chương trình, thì bạn hãy hỏi ý giảng viên của bạn để có thể dàn xếp đặc biệt cho việc học tập theo nhóm.
Xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu học sách “Các Dân Tộc Và Tín Ngưỡng Của Họ”. Mong rằng nó sẽ làm cho cuộc sống và chức vụ bạn thêm phong phú và giúp bạn làm trọn một cách hữu hiệu hơn phần của bạn trong thân thể của Đấng Christ.



NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TÔN GIÁO
Một vị giáo sĩ kia khi trở lại quê nhà đã trình bày cho Ủy Ban Truyền Giáo của mình một tờ báo cáo về Các Tôn Giáo trên thế giới. Trong báo cáo đó ông mô tả những tôn giáo trong khu vực của mình và ông đã tiếp cận với họ như thế nào. Ông chỉ nói với dân tộc ở đó một cách đơn sơ rằng Đấng Christ làm trọn mọi khao khát của con người họ. Ủy ban truyền giáo của ông đã không chịu hiểu và không tán thưởng sự tiếp xúc đó của ông. Họ khăng khăng cho rằng mục tiêu của các giáo sĩ là phải tiêu hủy những thần ngoại bang, không nên viết gì về các thần linh đó.
Một số người có khuynh hướng đặt tất cả các tôn giáo ngoại bang vào một chiếc hộp và đánh dấu trên đó rằng: Những luật lệ và nghi thức của dân tộc không hiểu biết. Họ nghĩ về người ngoại quốc như là dân tộc chỉ ngồi tréo chân và mơ mộng ! Nhưng trong thời đại nầy, không có thể nào chữa cho sự không biết và thiếu quan tâm như vậy. Vì có một điều, đó là những hệ thống truyền thông và giao thông đã thu nhỏ thế giới chỉ như một làng mạc. Điều thứ hai, đó là sự tận hiến của hàng triệu người sùng đạo đối với tôn giáo của họ cũng mãnh liệt như sự tận hiến của chính chúng ta . Là những Cơ Đốc Nhân, chúng ta phải hiểu biết thế giới của chúng ta, và với một sự hiểu biết tốt hơn, chúng ta càng phải quan tâm nhiều hơn đến việc lan rộng Tin Lành của một Đấng Christ hằng sống cho mọi quốc gia.
Trong bài học đầu tiên nầy, chúng ta sẽ xem xét tiêu chuẩn của tôn giáo và tìm hiểu xem tại sao nó được xem là một kinh nghiệm phổ quát. Chúng ta sẽ nghiên cứu những loại niềm tin và những cách khác nhau để tiếp cận với tôn giáo mà những dân tộc khác nhau tin theo.
Dàn bài :
Những định nghĩa về tôn giáo
Tính phổ quát của tôn giáo
Những nguồn gốc của tôn giáo
Cách tiếp cận với các tôn giáo
Mục đích trong tôn giáo
Mục Tiêu Bài học :
Khi học xong bài nầy bạn sẽ có thể:
Định nghĩa từ ngữ tôn giáo và mô tả tiêu chuẩn cùng những đặc tính của tôn giáo.
Trình bày được những lý do khiến tôn giáo được xem là một kinh nghiệm phổ quát.
Mô tả được những nguồn gốc của tôn giáo, về sự đền tội và cách đến gần Đức Chúa Trời, và niềm tin nơi duy linh thuyết (animism) như là nguồn gốc của tôn giáo.
Nhận biết được niềm tin của các dân tộc về Đức Chúa Trời như thế nào và thế giới có ảnh hưởng thế nào trên sự tiếp cận của Cơ Đốc Nhân với các tín đồ của những tôn giáo khác.
Kể được mục đích mà nó ép buộc con người tìm kiếm sự vĩnh hằng.
Sinh Hoạt Học Tập :
Đọc Phần Giới Thiệu khóa trình trong tập tài liệu học tập nầy (từ đây về sau, sách Tài liệu học tập nầy được viết tắt là TLHT). Đặc biệt lưu ý đến mục “Tổ chức bài học và kiểu mẫu học tập ”. Mục nầy gồm các lời chỉ dẫn quan trọng cho việc thành đạt của bạn trong khóa trình nầy. Tất cả những lời chỉ dẫn đó đều quan trọng, nhưng cólẽ chỉ một số chỉ dẫn là đáng lưu tâm cho trường hợp của bạn.
Học mục “Dàn bài và những mục tiêu bài học”. Những điều ở mục nầy sẽ giúp bạn nhận rõ những điều mà bạn nên cố gắng học hỏi trong khi bạn học bài nầy.
Làm công tác của mục “Triển khai bài học” ghi trong TLHT nầy. Phải chắc chắn đọc tất cả các câu Kinh Thánh tham khảo đã cho, làm những bài tập theo sự đòi hỏi và kiểm tra các câu trả lời của bạn.
Làm “Bài tự kiểm” ở cuối bài học nầy và kiểm tra cẩn thận những câu trả lời của bạn so với những câu giải đáp đã cho trong tập tài liệu chỉ dẫn dành cho học viên (Student packet). Xem lại bất cứ mục nào bạn trả lời không đúng.
Từ Ngữ Căn Bản (Chữ Chìa Khóa)
Hiểu rõ những từ căn bản mà chúng tôi liệt kê ở phần đầu của mỗi bài học sẽ giúp bạn trong khi bạn học tập. Bạn sẽ tìm thấy những từ căn bản được liệt kê theo thứ tự abc và đã được định nghĩa trong phần từ vựng ở cuối sách TLHT nầy. Nếu bạn nghi ngờ về nghĩa của bất cứ từ nào, bạn có thể xem chúng ngay từ bây giờ hoặc khi nào bạn gặp chúng trong bài học.
Bái thánh vật
Đa thần giáo
Đền chuộc
Điều cấm kỵ
Độc Thần giáo
Mẫu người suy tư
Nguyên ngữ học
Người sùng đạo
Nội tại
Phổ quát
Siêu việt
Thần linh
Thông công
Thuận phục
Thực tại tối hậu
Tiêu chuẩn
Tín đồ
Tìm kiếm vĩnh hằng
Tôn kính
Khai Triển Bài Học
Mục tiêu 1. Phát triển những định nghĩa khác nhau về tôn giáo.
NHỮNG ĐỊNH NGHĨA VỀ TÔN GIÁO
Ý Nghĩa của Tôn Giáo
Tôn giáo là một từ ngữ rất khó định nghĩa. Những người học vấn cao đã nghiên cứu các tôn giáo trên thế giới trong nhiều năm vẫn thấy từ ngữ nầy thật khó phô diễn. Bạn sẽ tìm thấy những định nghĩa khác nhau do các tác giả khác nhau. Một định nghĩa nầy có thể thích hợp cho Cơ Đốc giáo nhưng lại không thích hợp cho Phật giáo, định nghĩa nầy có thể thỏa đáng cho Ấn độ giáo nhưng không thỏa đáng cho Hồi giáo. Vì vậy, chúng ta phải chọn một định nghĩa càng rộng càng tốt cho khóa trình nầy. Một cuốn tự điển đã gọi tôn giáo là một niềm tin đặt nơi và sự thờ phượng một Thượng Đế hay các thần linh. Niềm tin nầy cũng buộc có sự phó thác cá nhân cho thần linh với sự thờ phượng và tận hiến. Nó là hành vi vâng phục theo những mạng lịnh của thần linh đã tìm thấy trong Sách Thánh được công nhận.
1. Sau khi nghiên cứu định nghĩa về từ ngữ tôn giáo của tự điển, hãy viết một câu giải thích ngắn gọn về tôn giáo, dùng các chữ Phó thác và hành vi như là những chữ căn bản.
...............................
........................
Nguyên ngữ học (etymology )
Chúng ta hãy xem nguyên chữ của từ tôn giáo, nghĩa là sự giải trình về lịch sử và nguồn gốc của từ ngữ nầy. Tôn giáo đến từ từ ngữ La Tinh religare có nghĩa là “cột, buộc chặt”. Nó liên hệ với từ lig có nghĩa là “trói buộc” hoặc với từ leg có nghĩa là “chiếm lấy, tụ họp hay tuân giữ”. Điều nầy cho chúng ta cái ý niệm về việc một người tự trói buộc mình để vâng theo những sự đòi hỏi của một sứ điệp thần linh.
2. Hãy khoanh vòng những ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG. Từ ngữ tôn giáo đến từ gốc La Tinh có nghĩa là :
a. Trói buộc
b. Tụ họp
c.Tuân giữ
d. Phó thác
Thực tại tối hậu (Ultimate Reality )
Nhà thần học Paul Tillich gọi tôn giáo là thực tại tối hậu tức là cái thuộc về sự liên quan sau cùng . Nói một cách khác, một tôn giáo là điều căn bản nhất của những giá trị của một con người. Tuy nhiên, đây là một định nghĩa quá rộng, nó có thể bao gồm một số quan niệm học (hay tư tưởng luận), hoặc những các niềm tin mà nhiều người trong chúng ta sẽ không gọi là tôn giáo. Ví dụ, một số người có lòng yêu nước đối với tổ quốc của họ và họ sẵn sàng chết cho tổ quốc. Với một định nghĩa rộng như vậy thì ngay cả chủ nghĩa Mác-xít (Marxism) cũng có thể được gọi là một tôn giáo vì nó cũng đòi hỏi một sự tận tụy trung thành cho một thực tại tối hậu. Một quan niệm học có thể là một tôn giáo đối với những người đi theo quan niệm đó, nhưng một tôn giáo theo như các Cơ Đốc Nhân quan niệm nó, thì không chỉ là một quan niệm học. Nó bao gồm một sự phó thác đức tin nơi Chúa Jesus Christ và sự phó thác đó được vượt xa khỏi những giới hạn của một quan niệm học.
3. Hãy khoanh vòng những ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG. Nhược điểm trong định nghĩa tôn giáo như là một “Thực Tại Tối Hậu” là:
a. Nó có thể bao gồm những quan niệm học như là Chủ nghĩa Mác-xít và chủ nghĩa ái quốc.
b. Tôn giáo theo như chúng ta biết vượt xa một quan niệm học.
c. Một tôn giáo không chỉ là một quan niệm học.
d. Một tôn giáo là căn bản đối với những giá trị của một người.
Tiêu Chuẩn Của Tôn Giáo
Mục tiêu 2. Kể ra năm tiêu chuẩn cần thiết để gọi một hệ thống niềm tin là một tôn giáo.
Vì những định ý của bài học nầy, chúng ta hãy nêu ra một số tiêu chuẩn mà chúng ta thấy cần thiết để gọi một hệ thống là một tôn giáo từ quan điểm hữu thần.
Sự Thuận Phục : Một tôn giáo có những đòi hỏi nhất định mà những tín đồ của tôn giáo đó phải tuân theo trong sự thực hành tôn giáo đó. “Người ta xem mọi bổn phận như là những mạng lịnh của thần linh” (Theo Immanuel Kant).
Sự Tin Tưởng : Một tôn giáo đòi hỏi các tín đồ bày tỏ lòng tin cậy và tin tưởng nơi thần linh của nó. Người ta tin rằng thần linh của họ sẽ thỏa đáp những nhu cầu của đời sống. Kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng Ngài HIỆN HỮU và Ngài ban thưởng cho những kẻ tìm kiếm Ngài (HeDt 11:6).
Sự Tôn Kính : Các tín đồ của một tôn giáo nhìn xem thần linh của họ với lòng kính cẩn và tôn trọng. Như vậy, tôn giáo của họ là một sự thông công giữa họ với thần linh của họ. Như William James đã nói: “Tôn giáo là những cảm giác, những hành động, những kinh nghiệm cá nhân của con người mà người ta bày tỏ ra trong sự thông công với đối tượng mà họ xem như là thần thánh”.
Tính Siêu Việt : Tôn giáo điều khiển tín đồ của nó đến một năng lực vược xa năng lực của con người và của tự nhiên. Tôn giáo là “cái mà độc lập đối với ý thức và lý trí, đã khiến con người có thể hiểu được cõi vô hạn” (Theo Max Muller).
4. Trong vở ghi bài của bạn, bạn hãy áp dụng những tiêu chuẩn nầy cho Cơ Đốc giáo để chứng tỏ Cơ Đốc giáo có đủ phẩm chất là một tôn giáo.
Bạn có thể thắc mắc về những nghi thức bên ngoài mà các giáo hội khác nhau ngày hôm nay thực hành. Chúng có phải là một phần của tôn giáo không? Câu hỏi nầy thường được hỏi trong sự liên quan đến các cuộc phục hưng tôn giáo ở thế kỷ 20. Những người truyền bá Tin Lành có khuynh hướng ít nghi thức còn các hệ phái cũ hơn có nhiều nghi thức hơn. Các tín hữu tân tòng thường thắc mắc về những vật như đèn nến, lễ phục, việc quỳ gối và việc hát xướng trong nhà thờ. Những điều đó đúng hay sai? Trước tiên, chúng ta hãy nghĩ xem một nghi thức là gì? Nó là sự diễn đạt bề ngoài của sự thờ phượng. Nó là sự phản ảnh của đức tin của người thờ phượng và nó được thực hành lặp đi lặp lại. Một số Cơ Đốc Nhân nhiệt thành đã lên án những nghi thức một cách mạnh mẽ, nhưng chúng ta không nên phán xét kẻ khác cho đến khi nào chúng ta biết rõ tình trạng của họ. Không một ai được cứu nhờ vào những nghi thức của Cơ Đốc giáo: một người được cứu chỉ nhờ ân điển của Đức Chúa Trời. Trong phương diện nầy, Cơ Đốc giáo khác với bất cứ tôn giáo nào khác.
5. Có lẽ bạn đã được nghe giảng rằng: “Cơ Đốc giáo không phải là một tôn giáo mà nó là một thân vị. Tôn giáo là một nghi thức còn Đấng Christ là một thực tại” . Trong vở ghi của bạn hãy nói tại sao người ta đã tuyên bố như vậy.
Những Điều Bao Hàm Của Tôn Giáo
Mục tiêu 3. Kể tên những đồ vật, những con người thánh thiêng và những tập tục bao hàm chung trong các tôn giáo
Theo một ý nghĩa vượt hơn vật chất, chúng ta tìm thấy một số điều điển hình của một hệ thống tôn giáo:
Những vật linh thiêng : Một số người xem núi non, đá, cây, những nguồn nước như là những vật linh thiêng. Một số vật linh thiêng nầy có thể được ở phía trong một khuôn viên linh thiêng hoặc ở bên trong những công trình xây cất như đền thờ hay chùa chiềng. Một số người thường dùng những trang bị hay những lễ phục đặc biệt dành cho sự thờ phượng. Có thể có những sách thánh. Ấn độ giáo có Kinh Bhagavad Gita, người đạo Sikhs có Kinh Granth, người Cơ Đốc có Kinh Thánh, người Hồi giáo có Kinh Quran (Kinh Cô-ran). Tất cả các sách nầy được biệt riêng ra thánh và có một ý nghĩa đặc biệt.
Những Con Người Được Biệt Riêng : Mọi tôn giáo đều có những con người được biệt riêng như là các Mục sư, các tư tế, các tiên tri, các người trung gian (đồng cốt) hoặc các người hộ vệ những nơi thánh và những linh vật. Họ thường được huấn luyện riêng và họ có thi hành những việc đọc kinh hoặc việc dâng tế lễ cho những người thờ phượng. Một số người có thể nhận biết được sự kêu gọi đặc biệt từ trời như Ê sai đã nhận được (EsIs 6:1-13). Họ thường được gọi là có Thần của Đức Chúa Trời ở cùng như trong 6:1-2.
Sự Thông Giải Các Biến Cố Thiên Nhiên : Bạn có thể nghe nói rằng có một số người đạo giáo nào đó tuyên bố những lời thông giải các biến cố thiên nhiên như bão tố, động đất và lụt lội. Họ bảo rằng những hiện tượng thiên nhiên nầy là dấu hiệu về sự hiện diện của Đức Chúa Trời hoặc chúng có thể là sự phán xét của Ngài giáng trên họ hay trên những kẻ thù nghịch của họ. Những biến cố lịch sử được người ta bảo rằng có nghĩa là Đức Chúa Trời đã can thiệp vào để cứu rỗi hoặc để phán xét họ.
Tuyên Ngôn Về Các Niềm Tin : Hầu hết các tôn giáo đều có những Sách thánh là một tập sách ghi chép về niềm tin của họ nơi thế giới: thuộc linh, các Sách đó bao gồm những nghi thức để giao thông với một thần linh hay để dành được ân sủng của thần linh đó. Chúng có thể là một sự tuyên bố về cuộc đời sau khi chết và chúng có thể mô tả về thiên đàng, địa ngục hoặc có thể là một sự luân hồi.
6. Trong vở ghi bài của bạn, bạn hãy kể tên bốn vật linh thiêng, bốn loại người thánh thiêng và hai tập tục thông thường đối với hầu hết các tôn giáo.
Tôn Giáo Và Thần Linh
Mục tiêu 4: Liệt kê ít nhất năm đặc tính của một thần linh.
Bạn có thể để ý rằng chúng ta nói đến một thần linh như là một phần quan trọng của tôn giáo. Một thần linh là gì? Tự điển mô tả một thần linh là “một hữu thể tối cao hay là một vị thần, một vị được tôn cao hay được tôn kính như là Đấng thiện lành nhất và đầy quyền năng nhất”. Một thần linh có một số đặc tính.
Một thần linh là một Đấng trổi cao hơn con người (siêu nhân), dầu vậy. Đấng ấy có những sự giống như con người.
Một thần linh là vô hình, dầu vậy đôi lúc thần linh đó có thể được tỏ ra bằng những phương cách vật chất. Những tín đồ của một thần linh có thể tạo một ảnh tượng và gán cho nó quyền năng của một thần linh.
Một thần linh thì tể trị tối cao, nghĩa là một thần linh cai quản trên thế giới, sự thịnh vượng an khương của con người và số phận của người ta.
Một thần linh có thể đáp ứng lại những hành động vì tôn giáo của con người.
Một thần linh được thờ phượng hoặc được kính cẩn và có thể gây những xúc cảm như là sợ hãi, tin cậy, vâng phục và đầu phục.
Một thần linh có những yếu tố về cá tính: có sự khôn sáng, có cảm tình và có ý chí. Nghĩa là, một thần linh biết suy nghĩ, biết cảm xúc như loài người và biết hành động.
7. Hãy liệt kê ngắn gọn ít nhất năm đặc tính của một thần linh
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Bạn nên hiểu một số từ ngữ liên quan tới chủ nghĩa hữu thần. Đó là: Thần linh (deity ), Hữu Thần Thuyết hay Tự Nhiên Thần Giáo (deism ), Chủ Nghĩa Hữu Thần (theism )Độc Thần Giáo hay Duy Nhất Thần Giáo (monotheism ), Đa Thần Giáo (polytheism ) và Phiếm Thần Giáo (pantheism ).
Tự nhiên thần giáo khác với thần linh . Từ ngữ Thần linh ám chỉ đến hữu thể tối cao, đối tượng của sự thờ phượng cao nhất của một người. Tuy nhiên, Tự nhiên thần giáo không phải là một hữu thể mà là một niềm tin. Tín đồ của tự nhiên thần giáo, tức những người theo Hữu Thần thuyết, tin rằng Đức Chúa Trời (hay Thượng Đế) chẳng liên can gì với thế giới nầy một cách cá nhân. Họ cho rằng Ngài đã làm ra thế giới và đặt những định luật chuyển động. Rồi sau đó Ngài rút lui và để cho thế giới tự vận chuyển. Chúng ta có thể so sánh Đức Chúa Trời mà tín đồ tự nhiên thần giáo tin với một người lên dây thiều chiếc đồng hồ của mình và để nó trên một chiếc kệ cho nó cứ tiếp tục chạy.
Chủ Nghĩa Hữu Thần , trái lại, là một niềm tin cho rằng con người có thể bước vào sự thông công mật thiết với Đức Chúa Trời. Người hữu thần nói rằng Đức Chúa Trời có can dự vào những công việc của con người và thế giới của Ngài. Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo cả hai đều là những tôn giáo hữu thần và cả hai đều là Độc thần giáo, nghĩa là niềm tin đặt nơi một Đức Chúa Trời. Đa thần giáo là niềm tin đặt nơi nhiều vị thần. Ấn độ giáo là Đa thần giáo. Phiếm thần giáo là niềm tin cho rằng mọi sự vật đều là những phần tử của một hữu thể tối hậu. Ấn độ giáo, Phật giáo và những niềm tin của người Hy Lạp, người La Mã đôi lúc là Phiếm thần giáo.
8. Hãy ghi chép cặp mỗi từ với những mô tả thích hợp của chúng
....a Niềm tin cho rằng mọi vật xác định là những phần tử hoặc là những ngoại mạo (sự xuất hiện bề ngoài) của hữu thể tối hậu.
....b Niềm tin nơi nhiều vị thần
....c Niềm tin nơi một Đức Chúa Trời
....d Niềm tin cho rằng Đức Chúa Trời có can dự vào công việc của con người và thế giới của Ngài
....e Niềm tin cho rằng Đức Chúa Trời tạo dựng thế giới nhưng chẳng can dự gì vào đó
....f Một Đấng được tôn kính như là có quyền năng tối thượng
1) Thần linh
2) Tự nhiên thần giáo
3) Chủ nghĩa hữu thần
4) Độc thần giáo
5) Đa thần giáo
6) Phiếm thần giáo
Tính Phổ Quát Của Tôn Giáo
Mục tiêu 5. Chỉ tỏ phạm vi mở rộng của tôn giáo trên thế giới.
Tôn Giáo là phổ thông cho toàn thể nhân loại. Không một bộ lạc nào, dầu là bán khai, mà người ta khám phá ra không có một tàn lửa của sự tấn ấm cúng tôn giáo. Một số nhà thám hiểm thời xưa tuyên bố rằng họ đã thấy những dân tộc ở xa xôi dường như không có dấu hiệu nào là có tôn giáo. Tuy nhiên, sự quan sát nầy được đặt cơ sở trên sự thiếu hiểu biết tỉ mỉ của họ về các nền văn hóa của các dân tộc. Từ khi người ta thực hiện các cuộc khảo cứu kỹ càng hơn, thì người ta đã tìm thấy rằng không có một cộng đoàn nào mà trong đó tôn giáo hoàn toàn vắng mặt. Những đài kỷ niệm cổ xưa nhất của con người, như các kim tự tháp ở Ai cập chẳng hạn, trình ra những bằng cớ chứng tỏ rằng người thời xưa nhất đã có những niềm tin và những tập tục tôn giáo. Tuy nhiên, chỉ có con người là có cảm thức về tôn giáo. Không một loài thú vật nào bày ra bằng cớ chứng tỏ có sự cảm nhận về tôn giáo hay về bất cứ một sự chuẩn bị nào cho một cuộc sống bên kia sự chết.
9. Trong vở ghi bài của bạn, bạn hãy kể xem có dân tộc nào bạn đã gặp mà họ dường như tuyệt đối không có một dấu hiệu nào chứng tỏ là có tôn giáo. Nếu bạn đã gặp trường hợp như thế, có thể có một lý do nào ẩn khuất không?
NHỮNG NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁO
Mục tiêu 6. Đưa ra bằng cớ chứng tỏ rằng tôn giáo nguyên thủy là Độc thần giáo và nó bao gồm trong đó sự thông công với Đức Chúa Trời.
Tôn Giáo Và Kinh Nghiệm Ban Đầu
Tôn giáo đã bắt nguồn từ đâu? Những hồ sơ lâu đời nhất về lịch sử tôn giáo là ở trong Thánh Kinh. Thánh Kinh cho chúng ta biết tôn giáo đến từ đâu và nó chứng tỏ rằng tôn giáo đầu tiên là một tôn giáo độc thần . SaSt 1:1 tuyên bố rằng: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” Một số nhà nhân chủng học dạy rằng tôn giáo là cái gì đó con người đã triển khai ra. Họ bảo rằng con người đã chuyển từ những nguồn gốc dã man đến chỗ độc thần giáo và cuối cùng là đa thần giáo phức tạp. Tuy nhiên, đây là một sự ước đoán về phần họ, được dùng để ủng hộ cho thuyết tiến hóa. Trái lại, niềm tin của người Cơ Đốc - Do Thái giáo (Judeo - Christian) cho rằng tôn giáo với hình thức độc thần của nó đã có mặt từ buổi sáng tạo thế giới. Nó vẫn được người Cơ Đốc, người Do Thái và người đạo Hồi vâng giữ. Có bằng chứng cho rằng những tôn giáo khác trên thế giới đã trở thành đa thần vì người ta trở thành bị băng hoạivề mặt đạo đức và thuộc linh.
Tôn giáo đầu tiên là một sự thông công cá nhân giữa Đức Chúa Trời với con người trong vườn Ê đen. Trong Sáng thế ký chương 2 và 3 chúng ta có thể thấy rằng bằng cớ của sự thông công đó. Có một sự đàm đạo giữa Đức Chúa Trời và Ađam, và phước hạnh của Đức Chúa Trời đã giáng trên khu vườn đó: “Đức Chúa Trời ban phước cho họ” (SaSt 1:28). Từ 2:8, chúng ta thâu lượm được rằng chính Đức Chúa Trời đã quen dạo bước và đàm đạo cùng A đam trong không khí mát lạnh của ban chiều. Tuy nhiên, những rắc rối đã nổi lên trong tình trạng lý tưởng đó. Ađam và Ê va đã sa ngã vào tội lỗi và qua họ mà tội lỗi đã vào trong thế gian.
10. Hãy khoanh vòng trước mỗi câu ĐÚNG:
a. Bằng cớ trong Kinh Thánh ủng hộ lý thuyết cho rằng tôn giáo đã tiến triển từ chỗ dã man thuyết đến độc thần giáo.
b. Sự thông công, theo độc thần thuyết, giữa Đức Chúa Trời với Ađam được đặc trưng bằng tính chất cá nhân của sự thông công.
c. Sự thờ phượng trong vườn Ê đen không làm thỏa mãn vì thiếu những nghi thức và thiếu nhà thờ.
d. Ađam và Ê va đã đàm đạo với Đức Chúa Trời.
Mục tiêu 7. Chỉ ra những nguồn gốc và mục đích của sinh tế.
Sự đền chuộc và sự đến gần Đức Chúa Trời.
Từ khi có biến cố ở vườn Ê đen, người ta đã cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để chuộc tội và trở lại cùng Đức Chúa Trời. Sự kiêu ngạo của việc “tự mình làm lấy” đã là sai lầm chính yếu của con người. Từ buổi ban đầu, Đức Chúa Trời đã bày tỏ rõ ràng rằng phương cách để đến với Ngài là nhờ vào sinh tế. Khi Ngài làm những chiếc áo khoác bằng da thú cho Ađam và Ê va, Ngài đã phải làm đổ huyết ra. Đây là sự đền chuộc và khỏa lấp tội lỗi lần đầu tiên. Nhưng việc dâng sinh tế tùy thuộc nơi đức tin có trong lòng của một người. Nó cũng đã được minh họa trong việc dâng sinh tế của Cain và Abên (SaSt 4:4). Câu chuyện nầy là một bài học dạy cho tất cả chúng ta biết rằng “ấy là nhờ ân điển chớ không phải bởi việc làm” mà chúng ta được cứu.
Tại tháp Ba bên, người ta đã phản loạn nghịch cùng Đức Chúa Trời và sự phản loạn cu3a họ là một tai họa. Tiếng nói của họ bị lộn xộn và họ bị tản lạc khắp đất. Sau nhiều năm, Đức Chúa Trời đã khôi phục sự thông công một cách cá nhân với con người trong nhân vật Áp ra ham. Cũng vậy, Áp ra ham đã dâng sinh tế và vì đức tin cùng sự vâng lời của ông đối với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời mà ông đã trở thành tổ phụ của nhiều dân tộc. Tuy nhiên, sự dâng sinh tế của ông là kết quả của đức tin ông chơ không phải là phương tiện để kiếm được ân sủng và phước hạnh của Đức Chúa Trời trên cuộc đời của ông.
Về sau, suốt trong kinh nghiệm xuất hành (ra khỏi Ai Cập), Đức Chúa Trời đã chỉ dạy Môi se những loại sinh tế khác nhau mà dân chúng phải dâng lên cho Ngài. Ngoài ra, Đức Chúa Trời còn bày tỏ rõ ràng cho dân sự Ngài rằng, các sinh tế không được xem như là sự thực hành một cách máy móc. Chúng phải được đi kèm với sự ăn năn thật và một sự thay đổi trong cách xử sự. Suốt lịch sử của dân Ysơraên, qua việc phục sự trong đền tạm và đền thờ, sinh tế bằng huyết là trọng tâm của sự thờ phượng. Tuy nhiên, sinh tế mà thôi thì không đủ. Cũng cần phải có tấm lòng trọn vẹn, tức là Chúa Jesus Christ. Các câu Kinh Thánh trong Tân Ước như GaGl 2:16 đã cắt nghĩa về sự cần thiết phải có sinh tế trọn vẹn, bởi vì “con người không thể được xưng công bình bằng sự vâng giữ luật pháp”.
11. Hãy khoanh vòng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Sinh tế bằng huyết được Đức Chúa Trời bày ra để dạy con người biết rằng không phải nhờ việc làm công bình mà con người được cứu.
b. Sinh tế có huyết là phương tiện để đến gần Đức Chúa Trời.
c. Nhờ dâng sinh tế cho Đức Chúa Trời, chúng ta trở nên công bình.
d. Tại tháp Ba bên, người ta dâng sinh tế để tránh khỏi sự phán xét và sự làm tản lạc của Đức Chúa Trời đối với họ.
e. Sinh tế của Áp ra ham đã khiến ông thành tổ phụ của nhiều dân tộc.
f. Dân Ysơraên nhận được sự tha tội nhờ đức tin của họ nơi sinh tế toàn vẹn mà đã có lần hiện đến.
g. Sinh tế của Cơ Đốc Nhân là sự trở nên giống Đấng Christ và sự ngợi khen Đức Chúa Trời về ân điển lớn lao của Ngài.
Mục tiêu 8. Mô tả niềm tin của Duy linh thuyết (hay Vạn vật hữu thần thuyết) và Mana là căn bản cho những nguồn gốc của các tôn giáo khác trên thế giới.
Duy Linh thuyết và Mana.
Duy linh thuyết đã trở thành tôn giáo cổ cho những dân tộc bên ngoài gia đình của Áp ra ham và con cháu của ông là dân Do Thái. Duy linh thuyết là niềm tin cho rằng mọi vật đều có linh và hồn. Một số các học giả về tôn giáo tuyên bố rằng hầu hết các tôn giáo thờ cổ của thế giới đều có rội rễ từ Duy linh thuyết. Điều nầy bao gồm cả Ấn độ giáo và Phật giáo. Họ có những điểm chung như là sự tôn kính tổ tiên, sự bái thánh vật, sự kiêng cữ và sự thờ phượng thiên nhiên. Hầu hết giới thẩm quyền tin rằng Duy linh thuyết vốn đã phát triển từ Độc thần giáo.
Tại vài quốc gia được cho là theo Duy linh thuyết, dân chúng vẫn có tập tục dâng sinh tế bằng huyết. Họ làm việc nầy để có thể đến gần với thần linh tối cao của họ. Niềm tin nơi việc dâng sinh tế cũng là một nhịp cầu để chúng ta hướng dẫn người theo Duy linh thuyết đến với sinh tế toàn vẹn tức là Chúa Jesus, và phục hồi người đó trở lại với sự thờ phượng Chân Thần.
12. Trong vở ghi bài của bạn, bạn hãy viết ngắn gọn những câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:
a. Những nét chung của thuyết duy linh và của các tôn giáo khác là gì ?
b. Làm thế nào mà những tập tục của thuyết duy linh có thể trở thành nhịp cầu dẫn đến Đấng Christ ?
Dân Melenasien ở Nam Thái Bình Dương tin nơi mana (mà chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn trong bài học 2). Mana là một sức mạnh huyền bí mà họ tin là có trong khắp thiên nhiên. Giám mục Codrington, một giáo sĩ phục vụ cho dân Melenasien, được bảo cho biết niềm tin đó cho rằng mana là nguồn gốc của mọi tôn giáo. Những người dân sống ở đảo nầy cũng tin nơi những điều cấm kỵ (cấm đụng đến) được đặt nơi một số người nào đó, ở những chỗ nào đó và ở những đồ vật nào đó để ngăn ngừa bệnh tật hoặc sự bất hạnh xảy ra.
13. Mana bắt nguồn từ đâu ? Niềm tin của dân tộc đó liên quan đến mana và các tôn giáo khác là gì ?
........................................................................................................
................................................................................................
TIẾP CẬN VỚI CÁC TÔN GIÁO
Khi chúng ta đến với những người theo các tôn giáo khác để trình bày Tin Lành cho họ, chúng ta cần hiểu họ suy nghĩ về Đức Chúa Trời và thế giới như thế nào. Có hai mẫu người căn bản : Trước tiên là mẫu người Khu Trú Thần Linh (The Devine Locality Types), tức những người quan tâm đến nơi chốn Đức Chúa Trời sống. Thứ hai là mẫu người Suy Tư Thế Giới (The World Mentality Types), tức những người quan tâm về bản chất của các dân tộc và nền văn hóa của họ.
Mục Tiêu 9. Mô tả về niềm tin của “mẫu người Khu Trú Thần Linh” trong Cơ Đốc giáo.
Những Niềm Tin Về Đức Chúa Trời
Dân của các tôn giáo khác nhau được phân chia dựa trên cơ sở mà nơi chốn mà họ tin Đức Chúa Trời đang sống ở đó, nghĩa là thuộc mẫu người Khu Trú Thần Linh. Người của một nhóm nầy thì cho rằng Ngài là siêu việt trên mọi tạo vật của Ngài. Điều nầy có nghĩa là Ngài ở bên trên thế gian nhưng người ta có thể đến gần Ngài qua một người trung gian. Cả Cơ Đốc giáo và Hồi Giáo đều thuộc về loại nầy. Trong EsIs 6:1-3 và 40:12-26 chúng ta đọc được rằng Đức Chúa Trời “ngự trên cao” và sự vinh quang Ngài đầy dẫy đất. Trong thời Cựu Ước, người ta có thể tiếp xúc với Ngài qua các thầytế lễ. Rồi Chúa Jesus đến và mở một con đường mới và sống để người ta đến với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhớ rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên vũ trụ, nhưng Ngài không phải là vũ trụ. Thiên nhiên và thế giới không phải là Đức Chúa Trời.
Những người khác thì cho rằng Đức Chúa Trời là nội tại (immanent). Đây là niềm tin cho rằng Đức Chúa Trời cư trú ở bên trong. Đối với Cơ Đốc Nhân, Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa và Ngài điều khiển mọi vật được sáng tạo. Đức Chúa Trời hiện diện khắp nơi, nhưng Ngài cũng ở bên trong người tín đồ. Người theo Phiếm thần giáo thì tin rằng linh của các thần ở trong mọi vật. Chúng ta sẽ học biết rằng triết lý Ấn Độ giáo ủng hộ niềm tin nầy. Tuy nhiên, những người phiếm thần cho rằng Đức Chúa Trời bao phủ trên một vùng rộng lớn đến nỗi họ không thể tiếp xúc với Ngài. Họ không có được sự thông công cá nhân với Đức Chúa Trời mà Cơ Đốc Giáo được vui hưởng. Người Cơ Đốc Giáo thì bảo rằng Đức Chúa Trời là siêu việt , tuy vậy Ngài là nội tại trong chúng ta. Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, nhưng điều đó không làm cho chúng ta trở thành Đức Chúa Trời.
14. Khoanh vòng trước mỗi câu ĐÚNG. Theo niềm tin Cơ Đốc giáo.
a) Đức Chúa Trời là siêu việt và vì vậy mà con người không thể đến gần Ngài.
b) Đức Chúa Trời là nội tại trong mọi vật, vì vậy con người thành Đức Chúa Trời.
c) Đức Chúa Trời vừa là siêu việt vừa nội tại.
Những Kiểu Lý Luận Cơ Bản
Trong việc tiếp cận với các tôn giáo khác, chúng ta cần xem cách mà người ta nhìn thế giới. Đa số nhân loại có thể được chia thành ba mẫu người suy tư thế giới căn bản :
Mẫu người lý luận : Những nền văn hóa lý luận của Phương tây.
Mẫu người trực giác : Những nền văn hóa Viễn Đông.
Mẫu người tưởng tượng : Những nền văn hóa theo Duy linh thuyết.
Bạn cũng cần phải biết rằng có vài điểm khác nhau giữa người dân ở thế giới Phương Tây với người dân ở cái gọi là Thế giới thứ ba. Những mẫu người suy tư không thuộc thế giới Tây Phương họ thường thụ động hơn là có sáng kiến. Họ bám chặt quá khứ và chậm chạp trong việc tiếp thu những điều mới hay những gì của nước ngoài. Họ rất lơ là đối với các sự kiện hay là sự lý luận. Họ suy nghĩ theo cách của gia đình, của bộ tộc hay của cộng đoàn mình. Lòng trung thành đối với đoàn thể được xem trọng hơn sự quan tâm ưa thích của cá nhân. Thời đại hoàng kim của họ là ở trong quá khứ, được ràng buộc chặt chẽ với tổ tiên của họ, là những người mà họ rất mực tôn kính.
15. Hãy ghép cặp mỗi mẫu người với đặc tính của họ.
....a. Mẫu người mà nơi họ, sự lý luận hợp lý đóng vai trò rất nhẹ
....b. Mang đặc tính vùng Viễn Đông
....c. Mẫu người hay lý luận ở Phương Tây
....d. Mẫu người có khuynh hướng tránh cái mới, giữ cái cũ
....e. Mẫu người mà kẻ thù của họ là sự thay đổi và sự tiến bộ
1. Mẫu người lý luận
2. Mẫu người tưởng tượng
3. Mẫu người trực giác
4. Mẫu người Phi Tây Phương
Mục Tiêu 10. Dẫn chứng ra được mục đích của tôn giáo mà nó bắt buộc con người tiếp tục sự tìm kiếm vĩnh hằng
MỤC ĐÍCH TRONG TÔN GIÁO
Một người thường gặp những người nói rằng họ không tin nơi Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nói chung người ta đều đồng ý rằng mọi dân tộc đều có cái gì đó mà họ tôn kính và cái mà họ tôn kính đó cao trọng hơn chính họ. Do đó, câu hỏi đặt ra là: Đức Chúa Trời phải tìm kiếm con người hay con người phải tìm kiếm Đức Chúa Trời? Câu hỏi nầy đã là điểm bàn cãi trải qua nhiều thế kỷ. Chúng ta nhận định rằng kể từ lúc “con người sa ngã”, người ta đã có “sự tìm kiếm vĩnh hằng” Một số người tìm cách trốn lánh tình trạng khó khăn, kẻ khác thì cố sức tìm sự đầy đủ. Sách Sáng thế ký bày tỏ rằng Đức Chúa Trời cũng đã có một sự tìm kiếm Ngài tìm kiếm sự hiệp thông với con người.
Những tín đồ của các tôn giáo so sánh sự tìm kiếm nầy với việc leo núi mà ngọn núi đó đưa đến với Đức Chúa Trời. Họ tin rằng một tôn giáo là những con đường khác nhau dẫn lên ngọn núi đó. Tất cả các tôn giáo đều có thể được chấp nhận, vì chúng đều dẫn đến Đức Chúa Trời. Có lẽ bạn đã nghe người ta nói như vậy, nhưng điều đó có đúng không? Lời Đức Chúa Trời phán gì về điều đó? Trước tiên, chúng ta phải thấy cho được con người như thế nào. Con người có một chiều kích thuộc linh mà chỉ có thể được thỏa mãn bởi nguồn sự sống thuộc linh mà thôi. Chiều kích nầy có thể được so sánh với sự khác nước. lạc lõng trong sa mạc của tội lỗi và sự thất vọng, bị khô héo, con người khát nước cần phải có nước. Đức Chúa Trời đã cung cấp một chỗ phì nhiêu trong sa mạc. Ngài mời gọi mọi người đến với suối nước để linh hồn họ được thỏa mãn. Một người được cứu không nhờ vào sự nỗ lực để leo lên ngọn núi của sự cố gắng riêng. Người đó được cứu chỉ bằng cách đến với Nguồn Sự Sống. Nơi đây, sự khát khao của họ được thỏa đáp khi người đó uống nước nơi Suối. Đây là cứu cánh của sự tìm kiếm của họ.
Một ngày nọ, vào một ngày lễ của dân Do Thái tại thành Giêrusalem, Chúa Jesus đã đứng giữa đoàn dân mà kêu lên rằng: “Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống” (GiGa 7:37). Linh hồn của bạn đã được no đầy bằng nước Cứu Rỗi chưa? Lời mời gọi vẫn còn mở ra cho bạn: “Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến Suối Nước” (EsIs 55:1).
16. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết câu trả lời của bạn cho từng câu hỏi sau đây:
a. Theo ý kiến của bạn, tôn giáo là sự tìm kiếm của con người đối với Đức Chúa Trời hay là sự tìm kiếm của Đức Chúa Trời đối với con người? Bạn hãy lý giải.
b. Kinh nghiệm của bạn về ý tưởng cho rằng mọi tôn giáo đều là con đường dẫn lên cùng một ngọn núi như thế nào?
c. Chúng ta có thể so sánh sự cứu rỗi với nước như thế nào?

Bài Tự Kiểm
Sau khi bạn đã xem lại bài học nầy, bạn hãy làm bài tự kiểm nầy. Sau đó, hãy kiểm tra các câu trả lời của bạn với lời giải đáp được ghi trong tập tài liệu hướng dẫn học viên. Hãy xem lại bất cứ câu hỏi nào mà bạn trả lời không đúng.
CÂU CHỌN LỰA. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi . Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước câu bạn chọn.
1. Bằng chứng trong lịch sử chỉ tỏ rằng tôn giáo:
a) bị giới hạn đối với người rao giảng Tin Lành.
b) được tìm thấy trong mọi nền văn hóa.
c) là một sự phát triển của nền văn minh.
d) là một ảnh hưởng đem lại sự đoàn kết.
2. Các tín đồ tôn giáo mà họ thuận phục theo những đòi hỏi của tôn giáo bày tỏ ra:
a) Tính Siêu Việt
b) Sự tin tưởng
c) Sự thuận phục
d) Sự tùy thuộc
3. Các tín đồ tôn giáo mà họ tôn kính thần linh phải thực hành:
a) Lòng tôn kính
b) Sự tùy thuộc
c) Sự thuận phục
d) Tính siêu việt
4. Theo lời ghi chép của Kinh Thánh, hình thức đầu tiên của tôn giáo là:
a) Độc thần giáo
b) Phiếm thần giáo
c) Tự nhiên thần giáo
d) Hữu thần
e) Cả a và d
5. Sự khỏa lấp tội lỗi và phương cách đến gần Đức Chúa Trời
a) là nhờ sinh tế bằng huyết trong thời Ađam và Ê va
b) đã được làm trọn bởi sự hy sinh của Chúa Jesus trên cây thập tự
6. Một người trong mẫu người Khu Trú Thần Linh của tôn giáo tin rằng Đức Chúa Trời
a) là siêu việt và con người có thể đến gần qua một trung gian
b) chẳng quan tâm gì đến vũ trụ con người
c) là nội tại và có thân vị
d) ở trong tất cả mọi tạo vật, vì thế mọi con người có thể là một loại thần linh
7. Nét chung của các tôn giáo theo Duy linh thuyết bao gồm tất cả những điều sau đây NGOẠI TRỪ
a) Lòng tôn kính tổ tiên
b) Niềm tin nơi Đức Giêhôva
c) Các yếu tố của sự bái thánh vật
d) Các dấu vết của sự nhận biết các linh
CÂU GHÉP CẶP 8-12 Hãy ghép cặp các tiêu chuẩn về tôn giáo (bên phải) với các câu mô tả chúng (bên trái)
....8 Các tín đồ tôn giáo nhìn về một quyền năng trổi hơn họ để được thỏa mãn nhu cầu thuộc thể và thuộc linh.
....9 Tôn giáo có thể làm cho con người hiểu biết cõi vô hạn.
...10 Các tín đồ đặt sự tin cậy nơi một thần linh bằng cách nói rằng: “Có Đức Chúa Trời và Ngài ban thưởng”.
...11 Các tín đồ được đòi hỏi thuận phục theo các bổn phận và những trách nhiệm.
...12 Các tín đồ nhìn xem thần linh của họ với sự kính trọng.
a) Sự thuận phục
b) Sự tin tưởng
c) Sự tùy thuộc
d) Lòng tôn kính
e) Tính siêu việt
13-16 Ghép cặp mỗi từ (bên phải) với lời mô tả thích hợp của nó (bên trái)
....13 Niềm tin cho rằng mọi vật là một phần hay là ngoại hình của một hữu thể tối hậu.
....14 Niềm tin nơi một Đức Chúa Trời
....15 Niềm tin cho rằng Đức Chúa Trời có can dự vào công việc con người và thế giới của Ngài.
....16 Niềm tin cho rằng Đức Chúa Trời tạo dựng thế giới nhưng Ngài chẳng can dự gì đến nó.
a) Tự nhiên thần giáo
b) Hữu thần chủ nghĩa
c) Độc thần giáo
d) Phiếm thần giáo
17-20 Hãy ghép cặp mỗi từ ngữ (bên phải) với lời mô tả thích hợp của nó (bên trái)
...17 Các nền văn hóa Viễn Đông.
...18 Mẫu người hay lý luận .
...19 Mẫu người mà lý luận rất ít có ảnh hưởng đối với họ.
...20 Là kẻ thù sự thay đổi và sự tiến bộ.
a) Mẫu người lý luận
b) Mẫu người trực giác
c) Mẫu người tưởng tượng
d) Mẫu người Phi-Tây- Phương

TÔN GIÁO CỔ TRUYỀN - DUY LINH THUYẾT (Animism)
Ông ta không biết đọc, ông không biết viết nhưng ông cụ già ấy là một cuốn sách lịch sử biết đi. Đối với thắc mắc của vị giáo sĩ : Tại sao các phương pháp trồng trọt sơ khai vẫn còn được sử dụng, ông cụ đã trả lời : “Ông cha chúng tôi đã làm như thế”. Ở nhiều nơi điều đã xảy ra trong nông nghiệp cũng đã xảy ra như vậy đối với tôn giáo : “Ông cha chúng tôi đã làm như thế”.
Cụ già nói tiếp : “Ông có muốn thấy chỗ mà Thượng Đế đã tạo ra những con thú vật đầu tiên không ?”. Ông dắt vị giáo sĩ đến một đỉnh đồi đá hoa cương vững chắc. Nơi đây, gió sương và bão tố đã xoáy mòn những hốc đá và những lối đi trong núi đá trông giống như những dấu móng chân thú. Có hằng tá móng dấu chân như vậy. Ông cụ già tuyên bố với vẻ đắc thắng : “Đây là chỗ Thượng Đế đã tạo ra thú vật, ông cha chúng tôi đã bảo như thế”.
Ông chỉ đến một chỗ xa hơn : “Ông thấy vườn cây trên đỉnh đồi đó chứ ? Đó là chỗ chúng tôi cúng tế cho các linh của tổ tiên chúng tôi. Khi thiếu mưa và hạn hán hủy hoại hoa màu của chúng tôi, cũng như dịch lệ làm chết con cái chúng tôi, thì chúng tôi đem lễ vật đến đó cầu hỏi Thượng Đế rằng chúng tôi đã làm điều gì sai trật. Cha ông chúng tôi đã làm việc đó, ngày nay chúng tôi vẫn làm như vậy. Vị giáo sĩ thật được phấn khởi. Đã có tất cả các phần cho một bài giảng quan trọng về sinh tế toàn vẹn là Chúa Jesus Christ.
Trong bài học nầy, chúng ta sẽ ôn lại một số niềm tin của duy linh thuyết. Từ một số niềm tin của họ, chúng ta có thể tìm ra những nhịp cầu để có thể dùng mà dắt đưa những người theo duy linh thuyết đến với Đấng Christ. Từ những niềm tin của họ nơi các linh giận dữ xa xôi, họ có thể được đem về với chân lý và tìm được thực tại của một đời sống dư dật qua đức tin đặt nơi Đức Chúa Trời yêu dấu của chúng ta.
Dàn Bài :
Làm quen với duy linh thuyết (Animism)
Những niềm tin của duy linh thuyết.
Sự truyền thông cho thế giới.
Sự phát triển trong những thời gian gần đây.
Sự đánh giá theo cách của người Cơ Đốc.
Những Mục Tiêu Bài Học
Khi học xong bài học nầy, bạn sẽ có thể :
Mô tả duy linh thuyết, những đặc điểm chủ yếu của nó và 5 niềm tin căn bản của nó.
So sánh 3 tư tưởng về nguồn gốc của duy linh thuyết.
Nhận biết được các hình thức truyền thông mà người theo duy linh thuyết lưu lại cho chúng ta.
Chỉ ra được sự phát triển gần đây của những người theo duy linh thuyết.
Đáng giá những điểm mạnh và những điểm yếu của duy linh thuyết nhằm ứng dụng cho sứ điệp Phúc Am.
Sinh Hoạt Học Tập
Nghiên cứu bài học nầy và làm bài tự kiểm theo những chỉ dẫn trong bài học 1.
Bạn có thể sử dụng Kinh Thánh và tập tài liệu để trả lời các câu hỏi của bài học và các câu hỏi trong bài tự kiểm.
Phải biết chắc đã xem phần từ vựng để rõ nghĩa của bất cứ từ khóa (từ ngữ căn bản) nào mà bạn không biết.
Theo những chỉ dẫn đã cho ở cuối bài tự kiểm để ôn tập Phần I và làm bài Đánh giá sự tiến bộ Phần I
Từ Ngữ Chìa Khóa
Bỏ hàng ngũ (ly khai)
Chế độ đa thê
Đau yếu do tâm lý
Định hướng bằng biến cố
Đô thị hóa
Gán cho
Hỗn thành thuyết
Làm cho nguôi ngoai
Linh nhân đồng hình
Thần thoại
Thổ dân
Thờ kính
Tiền trước tác
Truyền nhiễm
Vãn hồi (chuộc tội)
Khai Triển Bài Học
LÀM QUEN VỚI DUY LINH THUYẾT
Vườn Ê-đen phải từng là một quan cảnh huy hoàng.Cây cối, lùm bụi đều khoác sự vinh quang của chúng, và một khóm hoa hồng ở giữa, có nước tưới vườn. Đức Chúa Trời dạo bước trong đó, ngắm nhìn nó và tự nhủ: “Thật tốt lành”. Nhưng Đức Chúa Trời không thể có sự thông công với cây cối, với các dòng nước và muông thú. Chúng nó không được dựng nên “theo ảnh tượng Ngài”. Mãi cho đến khi Ngài tạo dựng con người thì mới có sự hỗ tương giữa Đức Chúa Trời và tạo vật của Ngài. Do đó, Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo ảnh tượng Ngài (SaSt 1:27). Chúng ta không thể biết tất cả những gì có liên quan đến việc đó, nhưng chúng ta biết rằng con người đã trở thành một sanh linh. “Giê hô va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sinh khí vào lỗ mũi thì người trở nên một loài sanh linh” (2:7).
Hữu thể nhân loại là những tao vật duy nhất được Đức Chúa Trời tạo dựng có linh hồn và tâm linh. Chỉ khi người ta lìa bỏ khỏi sự thông công một cách cá nhân với Đức Chúa Trời, thì họ mới bắt đầu tin rằng có những vật khác là sự sống hay hồn. Đây là sự trở nên yếu ớt đầu tiên của niềm tin tôn giáo. Chúng ta gọi nó là Duy linh thuyết (hay vạn vật hữu linh thuyết).
Mục tiêu 1. Định nghĩa từ ngữ duy linh thuyết và nêu ra ba niềm tin cơ bản của nó
Định Nghĩa Duy Linh Thuyết (Animism)
Từ ngữ duy linh thuyết (Animism ) được rút ra từ chữ la tinh anima nghĩa là “linh hồn”. Nó có thể được định nghĩa như là một niềm tin mà nó gán sự sống thuộc linh, hay linh hồn cho những vật không có hồn sống, bao gồm cả niềm tin cho rằng người chết đang sống. Người theo duy linh thuyết bảo rằng sau khi chết, linh hồn con người tiếp tục sống trong tình trạng thuộc về thần linh. Linh hồn đó lẩn quẩn gần khu vực mà người chết đã sống khi họ còn sống trên đất. Theo quan điểm của họ, có một quyền lực siêu nhiên tồn tại, nhưng quyền lực đó không phải là một Thượng Đế một cách cá nhân. Gần gũi hơn với người ta là các linh (spirits), chúng cư trú ngoài đồi núi, ở nơi đá , nơi cây cối, nơi sông ngòi, và nơi bầu không khí xung quanh họ cũng như ở trên trời cao. Họ tin rằng tất cả thiên nhiên đều bị các hữu thể thuộc linh chiếm đóng và chúng rất đông đúc.
Sir Edward B. Tylor lần đầu tiên đã phân loại tôn giáo theo duy linh thuyết. Đây là một số các niềm tin mà ông đã tìm thấy :
Những hữu thể thuộc linh (Spiritual beings) sống trong linh hồn và tâm linh của con người.
Sau khi chết cuộc sống vẫn tiếp tục nơi tổ tiên.
Linh hồn có thể lìa khỏi thể xác trong những lúc xuất thần hay trong giấc mơ.
Thú vật, cây cối. chim chóc và các vật khác đều có linh hồn.
Những linh khác hiện hữu cách biệt với Thượng Đế.
1. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết định nghĩa về duy linh thuyết và nêu ra ba niềm tin cơ bản của những người theo duy linh thuyết.
2. Khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Khi con người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, con người đã trở thành một sanh linh và con người với Đức Chúa Trời có thể nói chuyện cùng nhau.
b. Trong vườn Ê đen, người ta đã tin rằng cây cối và các sông suối đều có linh hồn.
c. Người theo duy linh thuyết tin rằng Đức Chúa Trời giao thông với con người một cách cá nhân.
d. Ông Tylor dạy rằng người theo duy linh thuyết tin nới người chết đang sống, còn thú vật, cây cối và sông suối đều không có linh hồn.
Mục tiêu 2. Viện dẫn những vùng chính mà ở đó người theo duy linh thuyết tọa lạc.
Vị Trí Địa Dư
Duy linh thuyết gần như trải rộng hầu hết trong các tôn giáo thời xưa.
Các chủng tộc Negroid và Bantu ở Phi Châu là những người theo duy linh thuyết.
Duy linh thuyết được tìm thấy ở Đông Nam Á Châu là những người theo duy linh thuyết.
Những người theo duy linh thuyết có trong số các dân tộc bán khai ở Bắc Ấn Độ, Trung Hoa và các bộ lạc sắc tộc ở Siberia.
Đa số các thổ dân Úc Châu là người theo duy linh thuyết.
Người theo duy linh thuyết được tìm thấy trong những vùng rộng lớn ở Nam Mỹ và giữa vòng dân da đỏ ở Bắc Mỹ.
Chúng ta có thể kết luận rằng, ở đâu tôn giáo không phải là độc thần giáo hay chưa phát triển thành đa thần giáo, thì ở đó vẫn còn những người theo Duy linh thuyết.
3. Kể tên bốn khu vực địa dư mà nơi đó có những người theo duy linh thuyết tọa lạc.
..............................................................................................................................
Mục tiêu 3. Viện dẫn ba niềm tin về nguồn gốc của duy linh thuyết
Những Nguồn Gốc Của Duy Linh Thuyết
Duy linh thuyết đã phát nguyên như thế nào là một vấn nạn mà nhiều người đã nêu lên. Chúng ta xem xét ba thuyết căn bản về buổi ban đầu của niềm tin nầy.
Sự Tiến Hóa : Duy linh thuyết được mô tả lần đầu tiên bởi Sir Eward B.Tylor trong một tác phẩm nổi tiếng nhan đề là Nền văn hóa sơ khai (Primitive Culture - 1871). Ông đề ra một lý thuyết cho rằng duy linh thuyết là nền tảng của mọi tôn giáo. Điều nầy được dựa trên cơ sở là bản phúc trình về các bộ lạc ở xa xôi không có tôn giáo, ông nghĩ rằng tôn giáo đã tiến hóa từ tình trạng tiền tôn giáo đó đến hình thái tiến bộ hơn. Tuy nhiên, cơ sở của ông đã sai lầm. Người ta tìm thấy không có bộ lạc nào là không có một đóm sáng tôn giáo và ông đã không xem xét đến các lời tường thuật của Thánh Kinh về Sự Sáng Tạo.
Mana . Một thuyết khác chủ trương rằng nguồn gốc của duy linh thuyết là niềm tin nơi một sức mạnh được gọi mana. Từ ngữ mana đến từ quần đảo Melanesia ở Nam Thái Bình Dương. Giám mục Codrington tại Melanesia (1871 - 1877) đã học biết rằng mana là một sức mạnh huyền bí đáng sợ, cư trú trong mọi tạo vật và đã khiến cho con người và thiên nhiên hoạt động theo cách thức mà họ hoạt động. Sức mạnh đó không thiện cũng không ác và không có thân vị. Một người có thể nói chuyện với các linh, nhưng không thể nói chuyện với mana. Tuy nhiên, hồn hay linh có thể là mana đang hành động.
Người ta nhận biết mana nhờ những tác động của nó. Cuồng lưu chảy xiết hơn, sấm nổ lớn hơn, người cha có con cái nhiều hơn đều được bảo là có mana nhiều hơn. Những cây mọc cao hơn, những thú vật hung dữ hơn, những loài chim bay cao hơn đều có mana lớn hơn. Rồi khi một người ăn thịt những vật cao siêu hơn nầy thì người đó cũng nhận thêm nhiều mana hơn. Người ta tin mana luôn luôn ở với bạn. Chỉ khi nào bạn ngừng thở, mana sẽ lìa khỏi bạn và bạn sẽ chết.
Năng lực hủy diệt cũng là một phần của mana. Để tránh sự rủi ro hoặc đau ốm khỏi mana hủy diệt, người dân Melanesia phải sử dụng những điều cấm kỵ. Những điều nầy là những điều ngăn cấm hay là những điều không được thực hiện. Ví dụ như cuộc hôn nhân giữa anh trai và em gái là một điều cấm kỵ vì một cuộc hôn nhân như vậy có thể có những tác dụng tổn hại.
Thánh Kinh : Thánh Kinh nói gì về nguồn gốc của duy linh thuyết? Như chúng ta đã nhắc đến trong Bài học 1, lời tường thuật về sự sáng tạo trong Sáng thế ký chương 1 và 2 cho chúng ta biết tôn giáo đầu tiên là độc thần giáo. Nhưng từ khi có sự sa ngã, những niềm tin và tập tục tôn giáo đã bị băng hoại. Như ba con trai của Nôê (Sem, Cham, Gia-Phết) và con cháu họ tản lạc khắp đất, thì họ đã đem theo họ những niềm tin và tập tục của họ. Tuy nhiên, nhiều thế kỷ trôi qua, đạo đức bị suy đồi và duy linh thuyết với độc thần giáo phân ra thành hai đường riêng rẽ. Phao lô đã nói về điều nầy trong RoRm 1:18-32. Sự vinh quang của sự thờ phượng Đấng Tạo Hóa bị đổi thành ra sự thờ phượng tạo vật của Ngài. Đó là duy linh thuyết.
4. Hãy ghép cặp mỗi từ (bên phải) với câu mô tả của nó (bên trái).
....a. Niềm tin cho rằng duy linh thuyết là nguồn cội của mọi tôn giáo.
....b. Sức mạnh trong cuồng lưu chảy xiết hơn.
....d. Điều không được thực hiện.
....e. Độc thần giáo, tôn giáo đầu tiên, có từ khi tạo dựng loài người.
....f Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời bị tráo đổi để lấy hình ảnh của cầm thú.
1) Lời tường thuật của Phao lô
2) Lý thuyết của Tylor
3) Duy linh thuyết
4) Mana
5) Điều cần
6) Lời tường thuật của Sáng thế ký
Mục tiêu 4. Nhận biết được những ý tưởng của người theo duy linh thuyết về Đấng siêu nhiên, sự thờ kính tổ tiên và sự pha trộn những niềm tin và những tư tưởng.
NHỮNG NIỀM TIN CỦA DUY LINH THUYẾT
Khi chúng ta nghĩ đến con người trước thời có chữ viết, có lẽ chúng ta dễ để tin rằng đời sống của họ là một cuộc sống đơn sơ. Nhưng trái lại, cuộc sống đó rất phức tạp. Điều nầy đặc biệt đúng với tôn giáo của họ. Dầu cho là người sơ khai nhất như các thổ dân Châu Úc chẳng hạn, tôn giáo của họ có những nghi thức rất phức tạp. Một thầy thuốc ở Phi Châu đã dành nhiều năm nghiên cứu đời sống cây cối và học cách nghe ngóng từ các linh. Trong việc kê đơn thuốc, nghi thức của ông thật dài dòng. Ông ném các khúc xương, lắc các quả bầu và lặp đi lặp lại các thể thức đó. Nghi thức nầy cũng liên quan tới trong việc kê đơn thuốc của một bác sĩ thân tiến đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
Sự Nhận Biết Đấng Siêu Nhiên
Một niềm tin phổ quát nơi một hữu thế tối cao đã tạo dựng trái đất và mọi vật ở trong đó luôn luôn có. Ngay cả những dân tộc ở xa xôi như những người lùn ở Phi Châu và dân rừng rú ở Úc Châu cũng giữ niềm tin nầy. Dầu người ta nghĩ về Đức Chúa Trời như là một thân vị, nhưng theo như chúng tôi biết, người theo Duy linh thuyết không làm ra các hình tượng của Ngài. Niềm tin của họ nơi Đức Chúa Trời tương tự như của tự nhiên thần giáo (deism). Nghĩa là Đức Chúa Trời ở rất xa nhưng bày tỏ ra sự hiện hữu của Ngài qua những gì Ngài làm ra. Họ tin Đức Chúa Trời có thể bị xúc phạm, có thể được làm cho khuây khỏa, hoặc thậm chí có thể bị mắng nhiếc !
Theo một số truyền thuyết của duy linh thuyết, lúc đầu Đức Chúa Trời đã sống trên đất trong sự hòa hợp trọn vẹn với con người. Tuy nhiên, vì hành vi ngu dại của con người, Đức Chúa Trời đã rút lui về trời. Từ nơi đó Ngài trông chừng những việc làm của con người và thỉnh thoảng hình phạt những việc làm sai trái của họ. Chớp nhoáng là vũ khí của Ngài, sấm sét là tiếng gầm của Ngài nhưng người ta không bao giờ thấy được chính mình Ngài. Trong một câu chuyện hoang đường của người duy linh thuyết thì bầu trời, tức là nơi ở của Đức Chúa Trời, đã thật gần trái đất, hầu như có thể đụng đất. Khi giã hạt thóc một phụ nữ đã giơ chày quá cao đến nỗi gõ đụng vào Đức Chúa Trời và Ngài đã nổi giận và bỏ đi. Trong một chuyện kể khác cho rằng người ta đã chùi tay bẩn của họ vào bầu trời vì vậy Đức Chúa Trời ghê tởm phải bỏ đi.
Một số người theo duy linh thuyết quan niệm Đức Chúa Trời như một vị quan tòa. Điều nầy có nghĩa là có luật pháp về điều đúng và điều sai, và là nguồn của đạo đức. Đức Chúa Trời có thể hành động thông qua các linh để hình phạt kẻ làm quấy, nhưng sự xét xử thực sự đến từ nơi Ngài. Khi một người vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời thì người đó chịu sự hình phạt của Đức Chúa Trời. Do đó, công tác của các tư tế (các pháp sư) hay các người trung gian (đồng bóng) là thông giải ý muốn của Đức Chúa Trời. Người đó sẽ chỉ giáo những cách thức làm nguôi cơn giận của Đức Chúa Trời.
Người theo duy linh thuyết chủ trương rằng các linh có bản chất của loài người. Điều đó có nghĩa là các linh là linh nhân đồng hình (anthropomorphic ). Chúng có trí óc, cảm xúc và ý chí hay dự định . Con người có thể lý luận với chúng khi chúng ở trong trạng thái hiền hòa. Chúng thích được cầu xin và sự tâng bốc, nhưng chúng cũng có thể thành nghịch chướng khi nổi giận hay cáu kỉnh. Con người cần phải luôn luôn cảnh giác để giữ chúng làm điều tốt cho mình. Chúng không đáng tin cậy.
5. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Tôn giáo theo duy linh thuyết ban đầu rất đơn sơ vì những nhu cầu của con người rất dễ cung ứng.
b. Chỉ những người rừng rú ở Phi Châu là được người ta thấy không có tôn giáo.
c. Người theo duy linh thuyết tin nơi Đức Chúa Trời, nhưng nếu họ nghĩ Ngài không đối xử tốt với họ, họ có thể mắng nhiếc Ngài.
d. Truyền thuyết của duy linh thuyết nói rằng nguyên thủy Đức Chúa Trời sống gần gũi trái đất như do những hành động ngu dại của con người mà Đức Chúa Trời chuyển đi xa.
e. Người theo duy linh thuyết quan niệm Đức Chúa Trời như là một quan tòa hình phạt những người vi phạm luật pháp của Ngài.
f. Linh nhân đồng hình có nghĩa là con người có thể thay đổi bản chất của mình.
g. Người theo duy linh thuyết quan niệm các linh có sự thương cảm con người.
Sự Thờ Kính Các Linh
Có lần tôi đã hỏi một người trong làng quê: “Tại sao dân tộc của ông thờ lạy các linh của tổ tiên?” Người đó trả lời: “Ồ, chúng tôi không thờ lạy họ... chúng tôi chỉ có tôn kính họ chứ không có thờ lạy. Nếu tôi tôn kính họ thì khi tôi chết, các con cháu tôi sẽ tôn kính tôi”. Người duy linh thuyết ưa nói họ: “thờ kính” (venerate) tổ tiên. Tuy nhiên, những dân tộc theo duy linh thuyết khác nhau trên thế giới không chỉ thờ kính tổ tiên, mà họ còn thờ kính đá, cây cối và thú vật nữa.
Sự thờ kính các tảng đá trở về với thời tiền sử. Trên hòn đảo Easter, những tượng đá khổng lồ là một phần của các lễ nghi tôn giáo. Chúng được đục khắc thành hình người từ phần ngực trở lên và cao hơn 20 bộ (khoảng 5 mét), dùng để tưởng nhớ những người quan trọng. Bàn thờ đá ở Anh Quốc (vào khoảng 1.400 T.C.) có những trụ cột và có những vòm cung khổng lồ bằng đá hoa cương nặng đến 50 tấn (45.360 kg) được đặt theo dạng vòng tròn. Chúng được dựng ở một vị trí đặc biệt có liên quan với mặt trời mùa hè. Từ đây, các sử gia tin rằng dân chúng của những thời kỳ đó đã thờ lạy mặt trời.
Dân chúng ở một số nơi thì thờ kính cây cối. Những cây Sequoias (một loại thông) khổng lồ ở Hoa Kỳ thuộc trong số các cây cối lớn nhất và cổ nhất thế giới và rất được dân da đỏ ngày xưa tôn kính. Dầu ngày nay nó không mang ý nghĩa thờ kính, nhưng việc trang hoàng các cây giáng sinh ở một số nền văn hóa có thể là một tập tục được lưu truyền từ thời cổ. Trong tâm khảm của những người theo duy linh thuyết, cây cối là biểu hiện của sự kết quả và sự sở hữu sức mạnh tăng trưởng của thiên nhiên. Những sức mạnh ấy giúp cho hoa màu mọc lên, các đàn gia súc nẩy nở thêm nhiều và chúng làm cho người phụ nữ sinh nhiều con cái.
Sự thờ kính thú vật cũng là một phần của tôn giáo cổ truyền. Người theo duy linh thuyết ở một số vùng tin rằng con người có liên quan tới súc vật, và có thể chia xẻ sức mạnh, khả năng nhìn thấy và sự khôn lanh của chúng. Những chuyện cổ tích và các chuyện thần thoại đều kể về những nhân vật như người chim và các hữu thể nữa người nữa thú. Có thể bạn đã biết những con vật vẫn được tôn kính ở các quốc gia khác nhau, ví dụ như : sư tử ở Phi Châu, cọp ở Malaisia, chim ưng và gấu ở Bắc Mỹ, bò đực ở Hy Lạp, bò cái và trâu ở Ấn Độ và con đại thử (căng-cu-ru) ở Uc.
Nếu bạn sống trong một quốc gia theo duy linh thuyết, bạn có thể đã nghe nói đến niềm tin cho rằng linh của con người có thể nhập vào thú vật và thú vật có thể trở thành người. Mục đích của biến cố nầy có thể nhằm để làm ích hay làm hại, và nó được thực thi bởi phù phép (phù thủy), Một đêm kia, sau khi đi săn về, tôi vào một ngôi làng. Dưới ánh trăng lờ mờ, tôi thấy hình dạng của một con sói đang ở gần lều của một người Phi Châu. Biết rằng loài thú có hại cho người và súc vật, tôi đưa súng lên và bắn nó. Thình lình người giúp việc tôi nắm lấy tay tôi và thì thầm: “Bwana, bắn, nó có thể là một người đấy !”. Rồi anh mô tả một tai nạn mà trong đó, một người đã bắn một con sói (hyena) trong đêm tối. Khi người đó đến gần thì chẳng thấy gì ngoài những giọt máu. Người ấy lần theo dấu máu và đến một túp lều. Bước vào trong lều, ông ta phát hiện một người nằm chết do vết thương bị đạn bắn. Đối với tâm trí của người Phi Châu nầy, chính đó là một bằng chứng khác chứng tỏ rằng con người có thể tự đổi dạng để trở thành một con thú vật.
6. Trong vở ghi bài của bạn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Từ ngữ nào mà người theo duy linh thuyết thích dùng để nói về “sự thờ lạy” tổ tiên?
b. Bằng cách nào họ nghĩ rằng cây cối có thể giúp đỡ cộng đoàn của họ?
c. Niềm tin nào của người theo duy linh thuyết về linh của thú vật và của con người?
Sự Pha Trộn các quan niệm
Một số người phân biệt rõ ràng giữa điều phải và điều quấy, giữa đúng và sai, giữa Đức Chúa Trời và con người. Nhưng các dân tộc chưa chữ viết thường có khuynh hướng pha trộn một số các quan niệm. Có một sự pha trộn giữa điều thiêng liêng và điều trần tục hoặc giữa lãnh vực thuộc linh với lãnh vực vật chất của cuộc sống. Người theo duy linh thuyết không thể bị phân ly khỏi tôn giáo của họ. Họ thuộc về tôn giáo của họ. Nó là một phần của họ từ trước khi họ sinh ra và mãi cho đến khi họ qua đời. Sự ra đời, thời kỳ dậy thì, lúc khởi đầu công việc, hôn nhân, việc xây cất nhà cửa, tất cả phải được tôn trọng theo một nghi thức riêng. Người nông phu đem tôn giáo của họ ra đồng, người học sinh đem tôn giáo của họ theo vào phòng thi. Người làm chính trị đem theo tôn giáo vào ty sở, thầy tư tế đem theo nó vào đền chùa của mình. Cuộc sống là một sự pha tạp giữa điều thiêng liêng với điều trần tục.
7. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết một câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi sau: Người theo duy linh thuyết có khuynh hướng làm gì với sự thiêng liêng và sự trần tục?
Cá nhân- Cộng đồng . Một ví dụ thông thường về sự pha tạp là sự đồng nhất của cá nhân với cộng đồng của họ. Làm người là một phần của cộng đồng và của các niềm tin, của các nghi lễ và những lễ hội của cộng đồng đó. Tôn giáo của đoàn thể là sự an ninh của cá nhân và là cơ sở của tình bà con của cá nhân đó. Không có tôn giáo tức là tự cắt đứt mình ra khỏi xã hội. Làm như vậy, người theo duy linh thuyết cảm thấy mình sẽ chấm dứt sự sinh tồn. Người đó không biết làm sao để sinh tồn nếu không có cộng đồng.
Do đó, bạn có thể thấy rằng đời sống thành thị là một sự căng thẳng nghiêm trọng đối với người theo duy linh thuyết đến từ miền đồng quê. Sự giáo dục thường có kết quả trong việc đô thị hóa, nhưng khi một người dời nhà đến một thành phố, người đó thường cảm thấy mình bị trống vắng. Nền tảng, sự an ninh và những truyền thống của người đó bị bỏ lại phía sau. Nền kỹ nghệ và sự làm ăn tân tiến không có nghĩa gì đối với người đó. Nếu xã hội đô thị, nhà thờ, hay câu lạc bộ không lắp đầy khoảng trống vắng nầy thì người ấy sẽ tìm sự lấp đầy đó nơi sự uống rượu, nơi các buổi tiệc tùng, nơi thú vui xác thịt hay nơi việc gây ra tội phạm. Trong một số trường hợp người đó chịu thương tổn tâm thần thật sự. Vì lý do nầy, một nhà thờ chỉ có hình thức đã khóa kín cửa sáu ngày và chỉ mở cửa một lần hay hai lần trong một tuần lễ thì không đủ. Đây là lý do tại sao một số Cơ Đốc Nhân đã rời bỏ nhà thờ và quay về với niềm tin và những tập tục của quá khứ. Những Cơ Đốc Nhân mà trước kia là những người theo duy linh thuyết cần được lấp đầy ý nghĩa của tôn giáo và kinh nghiệm sống trong Đấng Christ cho toàn bộ thì giờ và suy tư của họ. Chỉ khi đó họ mới cảm thấy an toàn.
Hiện tại và quá khứ . Người theo duy linh thuyết cũng pha trộn thời gian quá khứ với hiện tại. Tiến sĩ John S.Mbiti ở Kenya là một trước giả về tôn giáo cổ truyền của Phi Châu rất được kính nể, ông đã mô tả quan niệm của người Phi Châu về thời gian. Ông nói rằng người Phi Châu có một quá khứ và một hiện tại lâu dài nhưng có một tương lai giới hạn.
Thời gian đối với người Châu Phi được định hướng bởi những biến cố, nghĩa là nó liên quan tới những gì xảy ra. Quá khứ không thể chỉ được nhận biết khi nó so sánh với những gì xảy ra ở hiện tại. Điều nầy đối với tương lai cũng vậy. Nhưng vì tương lai chưa xảy ra, nên nó không tồn tại trong tâm trí của người Châu Phi. Hầu hết các ngôn ngữ của người Châu Phi không có từ ngữ dành cho tương lai quá xa vượt khỏi hai năm. Họ nói “ở phía trước” hay “ngay trước”. Vì lý do nầy, trong tôn giáo cổ truyền, không có sự trông đợi về Đấng Mê-si hoặc sự hiện thấy về thiên đàng. Chữ “ở đây và bây giờ” trở thành một chữ. Chữ “bây giờ” trong một số ngôn ngữ được rút ra từ chữ “ở đây”. Trong tiếng Malawi , chữ tsopano có nghĩa là “bây giờ”, nguyên văn chỉ ý rằng “ở tại điểm nầy”.
Vật biểu tượng . Một điều pha trộn khác đã xảy ra là sự pha trộn của sự vật và biểu tượng của nó. Bạn có thể nghe nó được diễn tả như “Pháp thuật đồng cảm, liên kết và mô phỏng”. Có điều nầy vì nó được đặt trên cơ sở ý tưởng “vật giống nhau sinh ra giống nhau”. Điều gì bạn muốn xảy ra, có thể làm cho xảy ra, bằng cách dùng một vật tương tự với nó. Một vật đã biết có thể tạo ra một vật chưa biết. Ví dụ như một thuật sĩ tạo ra một đám khói để đem lại một đám mây gây ra mưa. Rồi người đó đỗ đầy nước vào miệng mình rồi phung nó xuống đất như là một biểu tượng của mưa rơi. Như vậy, người đó được gọi là người làm ra mưa.
Một người theo duy linh thuyết ở Phi Châu đang bước đi dọc theo một con đường có lùm bụi. Thình lình ông ta nhảy qua một bên đường và kêu lên : “Ai ai ! Có người muốn trù ẻo tôi !” Khi được hỏi tại sao có việc như vậy, ông ta trả lời “Hãy xem cành lá kia nằm ở trên đường. Nó có nghĩa là một phần của thân thể một người. Nếu ai đó dẫm lên trên nó thì người đó sẽ phải đau bụng kinh khủng và sẽ chết”. Người đó thấy biểu tượng như là có tác dụng trên vật.
Niềm tin của người đó nơi biểu tượng là một điều quan trọng. Nó thể mạnh đến nỗi người đó có thể đau thật sự - một sự phản ứng yếu đau tâm lý (psychosomatic). Một người làm vườn treo một bó gậy trên bìa vườn của mình. Nếu một kẻ trộm cố ăn cắp rau quả thì “xương của hắn sẽ bị gãy”. Hoặc một trái bầu có bông vải dán trên nó sẽ gây cho kẻ trộm bị bệnh đậu mùa. Một niềm tin nơi nguyên nhân và hậu quả như vậy được xây dựng trên sự giống nhau chứ không phải dựa trên suy luận. Người có đầu óc Tây Phương không thể hiểu nổi nó và nó không tạo ra sự khác biệt nào đối với người theo duy linh thuyết. Người đó thể hiện lòng tin nơi nó một cách thầm lặng và thực hành lòng tin đó.
8. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết những câu trả lời cho các câu hỏi sau:
a. Sự trộn lẫn các quan niệm trong tôn giáo theo duy linh thuyết mang ý nghĩa gì?
b. Làm thế nào để sứ điệp Phúc âm có thể thỏa đáp các tác dụng xấu của việc đô thị hóa đối với người dân quê Phi Châu dọn đến thành thị?
c. Tiến sĩ Mbiti lý giải gì về quan niệm của người Phi Châu về Tương lai?
d. Sự đau ốm do yếu đau tâm lý xảy ra như thế nào?
Sir James Frazer, người đã viết cuốn sách nổi tiếng The Golden Baugh (Cành Vàng ), đã tin rằng pháp thuật là một hiện tượng mà qua đó con người vượt qua chặng đường để đến cùng tôn giáo. Sự khảo cứu khoa học cũng đã xảy ra như vậy. Rõ ràng pháp thuật đã trở thành một tôn giáo đối với nhiều người theo duy linh thuyết. Các sắc dân Negroid (da đen) ở Haiti dùng một hình thức pháp thuật đồng cảm được gọi là voodooism. Vị pháp sư nặn một vật, như một hình nhân chẳng hạn, kha khá giống hình của kẻ thù. Ông ta đặt vào hình nhân đó một cây kim thì người ta cho rằng kẻ thù đó sẽ cảm thấy đau nhức ở chính khu vực bị đâm đó hoặc thậm chí phải chết.
Sự sợ hãi và sự may rủi là những áp hãm thông thường của con người, Nhưng một người phản ứng với chúng như thế nào mới là điều quan trọng. Một người theo duy linh thuyết có thể sợ hãi bệnh tật hay kẻ thù vô danh nào đó, hoặc là sự chết. Hay là người đó muốn chiếm ân huệ của một thiếu nữ hoặc cưỡng bách nhân viên của mình. Người đó sẽ đến với một pháp sư hay một thầy chữa bệnh bằng bùa phép để mua một linh vật (fetish ) hay một lá bùa (charm ). Một linh vật là bất cứ vật gì được dùng để sai khiến con người hay thiên nhiên bằng phương tiện pháp thuật. Vị pháp sư sản xuất ra hầu như mọi vật dụng cần thiết: que gậy, đá, xương, các mảnh da thú, hay trồng các loại lá. Pháp sư sẽ bảo người đó chỗ nào phải đặt linh vật hay bùa chú - ở cổ tay , cánh tay, đầu gối, trong túi hay trong nhà. Nếu người đó có đủ đức tin nơi linh vật và trả cho vị pháp sư đủ tiền, người đó có thể trở về nhà một cách sung sướng. Đức tin của người đó đặt nơi một vật mà người đó có thể đụng đến đã trở thành thuốc chữa sự sợ hãi và được may mắn. Đối với người Cơ Đốc, sự ban thưởng cho người đặt đức tin nơi Đức Chúa Trời toàn năng còn nhiều hơn biết dường bao ! Ngài có quyền năng chữa lành bệnh tật. Ngài có thể đuổi xua sự sợ hãi. Ngoài ra, quyền năng của Ngài là miễn phí cho những ai tin nơi Ngài.
9. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết những câu trả lời cho các câu hỏi sau:
a. Người theo duy linh thuyết ở Haiti sử dụng pháp thuật đồng cảm coodooism như thế nào?
b. Pháp thuật đó thuộc loại nào?
c. Một linh vật tạo ra sự tin cậy trong lòng của người theo duy linh thuyết như thế nào?
d. Không kể đến sự trả tiền, sức mạnh quan trọng nào cần phải có để làm công việc pháp thuật?
Mục tiêu 5. Mô tả những quan niệm của người theo duy linh thuyết về luật pháp, tội lỗi và sinh tế.
Sự vãn hồi đối với tội lỗi
Tội lỗi và luật pháp . Theo bạn nghĩ thì tội lỗi là gì? Chúng ta thường nói nó là sự vi phạm luật pháp đã được biết. Luật pháp của người theo duy linh thuyết là gì? Thật khó để nói, vì những người theo duy linh thuyết ban đầu đã không có ghi lại sách vở gì ở nhiều nơi trên thế giới. Do đó, luật pháp duy nhất là luật pháp khẩu truyền, do các tù trưởng của các bộ tộc lưu truyền lại. Luật pháp của họ có thể đã phát triển từ sự lý luận về nhân quả. Giả sử có sự rủi ro nào đó xảy ra cho buôn làng, như hạn hán, hỏa hoạn hay tật bịnh chẳng hạn. Người ta sẽ bảo rằng : “Nó là cơn giận của các linh”. Đối với họ, tai họa có nghĩa là thiên nhiên bị mất thăng bằng. Và như vậy, có nghĩa là các phong tục hay các truyền thống của bộ tộc bị vi phạm. Vì vậy, có người nào đó đã phạm tội. Phải tìm cho ra người đó và phải làm một sự chuộc tội.
Từ điều nầy, chúng ta có thể gom lại một số luật lệ bất thành văn của người theo duy linh thuyết:
Truyền thống và phong tục của cộng đồng phải được vâng giữ.
Có phần nào tính luân lý trong luật lệ khẩu truyền. Ví dụ như luật khẩu truyền không có nói rằng: “Ngươi không được ghen tị”. Sự đố kỵ, ganh tị, ghen ghét và kiêu ngạo chỉ bị xét xử khi chúng ta gây ra sự mất thăng bằng tình trạng của thiên nhiên.
Huyết thống của bộ lạc phải được duy trì. Để nắm chắc định luật nầy, các gia đình đã mong mỏi có nhiều con cháu. Nếu có một số người chết đi thì có đủ số người còn lại để tên tuổi gia tộc vẫn cứ còn tồn tại.
Linh của tổ tiên phải được gìn giữ cho hạnh phúc. Một linh tốt có thể là của một tổ tiên tốt . Một linh ác có thể hoặc là của một tổ tiên xấu hoặc là của một kẻ thù. Cần phải làm cho linh đó nguôi ngoai.
Sự an ninh của con người phải đứng hàng đầu. Ý muốn của con người được xem là quan trọng hơn ý muốn của Trời. Người theo duy linh thuyết thường tìm cách điều khiển quyền lực tối cao. Để đạt được đường hướng riêng của mình, người đó có khi sẽ nhiếc móc Thượng Đế và đe dọa các linh.
10. Hãy viết trong vở ghi bài của bạn các câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:
a. Tại sao việc ghi thành văn rất quan trọng đối với luật pháp của một xã hội?
b. Những người theo duy linh thuyết đã có thể phát triển luật pháp theo lý luận nhân quả như thế nào?
c. Ba luật bất thành văn của duy linh thuyết là gì?
Tội lỗi và sinh tế . Có lần người ta đã hỏi một người theo duy linh thuyết: “Việc dâng sinh tế khởi đầu từ lúc nào”. Câu trả lời là chúng đã có ngay từ lúc ban đầu. Điều đáng ghi nhận là sự tương tự giữa sinh tế của người theo duy linh thuyết với khuôn mẫu có trong Cựu Ước. Mỗi sinh tế dâng lên phải là có giá trị. Người theo duy linh thuyết có thể dâng thú vật, các loại hạt hay hoa màu của đất. Một số các dân tộc sơ khai thậm chí đã dâng sinh tế bằng con người cho thần linh của họ. Một vật được dâng lên phải không có tì vít, không có khiếm khuyết. Sinh tế được dâng tại một nơi đặc biệt và theo một khuôn mẫu. Đây là một tập tục khác mà người Cơ Đốc có thể dùng làm nhịp cầu để trình bày cho người theo duy linh thuyết về sinh tế trọn vẹn của Chúa Jesus trên thập tự giá !
Bây giờ, điều gì xảy ra khi người ta tẻ tách khỏi sự thờ phượng Chân Thần? Họ đã thờ phượng sinh tế. Cái điều được dâng cho Đức Chúa Trời lại trở thành thay thế cho Đức Chúa Trời. Như Phao lô đã nói với người ở Rôma, họ “đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hề hư mất lấy hình tượng của loài người hay hư mất, hoặc của điểu thú, côn trùng” (RoRm 1:23). Nổi bật trong số các vị thần của người Ai cập thời cổ là bò cái. Khi con cái Ysơraên quay lưng trở lại với Đức Chúa Trời ở tại núi Sinai, họ đã làm một tượng bò con bằng vàng. A rôn đã nói: “Hỡi Ysơraên, nầy là thần của các ngươi đã đem ngươi khỏi xứ Ê díp tô” (XuXh 32:4).
Người theo duy linh thuyết vẫn còn tôn kính chính vật thay thế đó, dẫu rằng có thể người đó không hiểu rõ ý nghĩa của nó. Đã có lần tôi được người ta chỉ cho xem một miếu thờ nhỏ làm bằng rơm được dùng để tế các linh của tổ tiên. Bên trong có một mảnh đất sét hình nón với một đầu bò cái và cặp sừng ở trên đỉnh. Của lễ bằng hạt ngũ cốc được đặt phía trước tượng hình đó. Khi được hỏi hình tượng đó có ý nghĩa gì, người ta trả lời: Nhưng Thượng Đế ở quá xa, vì vậy chúng tôi phải dâng của cúng tế và nhờ cậy tổ tiên giúp đỡ chúng tôi”.
11. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết những câu trả lời cho các câu hỏi sau :
a. Ba điều tương tự nào giữa sinh tế của người theo duy linh thuyết với những sinh tế và Môise đã dạy cho dân sự ông phải dâng?
b. Một trong những hệ quả đầu tiên khi người ta tẻ tách khỏi sự dâng sinh tế cho Chân Thần là gì?
c. Tại sao bò cái là biểu tượng thông dụng được sử dụng trong sự thờ phượng của thời cổ?
Mục tiêu 6. Giải thích sinh hoạt của những người thánh thiêng trong hệ thống nghi lễ của người theo duy linh thuyết.
Sự Trung Gian Của Những Người Thánh Thiêng.
Mọi tôn giáo đều có những con người thánh thiêng để làm trung gian giữa thần linh của họ, hay quyền lực tối cao, với các tín đồ. Những người nầy dâng lời cầu nguyện và thông giải lại ý muốn hay tư tưởng của thần linh. Trong các tôn giáo theo duy linh thuyết, những người nầy có thể là các tư tế, các thầy thuốc trị bệnh bằng phù phép, các người đồng bóng, các pháp sư, các thầy bói, các thầy cúng, những người trừ tà các thầy lang và những người tương tự. Một số người nghĩ về thầy trị bệnh bằng phù phép như là người giáng lời nguyền trên dân chúng. Thực ra, nhiệm vụ đầu tiên của ông ta là người trồng cây thuốc (herbalist ) và nhiệm vụ thứ nhì là thầy bói toán (diviner ). Với tư cách người trồng cây thuốc, ông ta cung cấp thuốc men bằng các loại rễ, lá hay nhánh của các loại cây khác nhau. Nhưng nếu bệnh tật cứ dai dẳng lâu ngày, thì ông ta đi làm công việc của người bói toán hay người săn đuổi bằng phù phép. Do đó, ông ta có thể dùng pháp thuật để tìm ra nguyên do của vấn đề và tiêu trừ các quyền lực pháp thuật ác, còn ông ta không phải là người làm việc ác. Người làm việc ác chính là thầy phù thủy . Rất ít người theo duy linh thuyết nghĩ rằng sự đau ốm là do vi khuẩn, nước bẩn, do côn trùng cắn hay là do sự trục trặc của các cơ phận trong thân thể gây ra sự đau ốm đó bằng phù phép hay bằng một linh dữ. Sau đây là những định nghĩa khác:
Thầy phù thủy (sorcerer ) thường dùng pháp thuật để hãm hại hay hủy diệt. Công việc dùng pháp thuật nghịch lại cùng hệ thống xã hội và luật pháp của cộng đồng. Pháp thuật đen thường dùng để hãm hại, pháp thuật trắng thường dùng để giúp đỡ.
Pháp sư (hay thuật sĩ maghian ) là người dùng thần chú, bùa phép và linh phù để thực hiện pháp thuật. Ông ta không phải thầy tư tế hay thầy cúng.
Thầy cúng (shaman ) là một người vừa là tư tế vừa là thầy thuốc, ông ta dùng pháp thuật hay bói toán điều ẩn khuất. Ông ta còn được ghi nhận là người đồng bóng vì có thể sử dụng sự xuất thần. Đạo thầy cúng là một tôn giáo của người theo duy linh thuyết được tìm thấy ở vùng Bắc Á Châu, Âu Châu và giữa vòng các bộ lạc da đỏ ở Mỹ Châu.
Người đồng bóng (medium ) là một người mà qua họ người khác tìm cách giao thông với các linh của người chết . Tại Trung Phi, người ta tin rằng người đồng bóng được đầu thai bởi linh của một tổ tiên.
Thầy tư tế (priest ) là người được giao phó thẩm quyền để thực hành các nhiệm vụ thiêng liêng của tôn giáo. Người đó được người ta nhận biết như là một người trung gian giữa hội chúng và Thượng Đế.
12. Ghép cặp các từ ngữ với các hoạt động của chúng.
....a. Khám phá ra linh dữ
....b. Cung cấp rễ, lá cây để chữa bệnh
....c. Sử dụng pháp thuật để hãm hại
....d. Sử dụng pháp thuật để chữa bệnh và tìm hay đoán các sự bí ẩn - chủ yếu là ở Á Châu
....e. Sử dụng thần chú, linh phù để thực hiện pháp thuật
....f. Làm trung gian giữa dân chúng với các linh của người chết
1) Người trồng cây thuốc
2) Thầy phù thủy
3) Thầy thuốc dùng pháp thuật chữa bệnh
4) Thầy cúng
5) Người đồng bóng
6) Pháp sư
Ý niệm về tương lai của người theo Duy Linh Thuyết
Có bao giờ bạn tự hỏi rằng điều gì xảy ra sau khi chết không? Hầu hết người ta bắt đầu tự hỏi về sự chết khi mà họ chịu một sự đau ốm trầm trọng. Người theo duy linh thuyết cũng chẳng khác hơn. Họ tin rằng đời sống trong thế giới kế tiếp là một sự nối tiếp của cuộc đời họ trên đất nầy. Tuy nhiên, phẩm tính của đời sống đó tùy thuộc vào việc người đó sống cuộc đời nầy tốt hay xấu. Ước ao của họ là thành một linh tốt để người đó có thể phù hộ cho con cháu mình. Việc đem đến cho người đó niềm hy vọng được ở cùng Đấng Christ là quan trọng biết dường bao !
SỰ TRUYỀN THÔNG CHO THẾ GIỚI
Mục tiêu 7. Nói được điều mà người theo duy linh thuyết đã truyền thông cho hậu thế và họ đã truyền thông tin nầy như thế nào.
Bằng chứng của các dữ kiện nhân tạo
Bạn có thể tưởng tượng đời sống sẽ ra sao nếu không có hệ thống chữ viết không? Bạn không thể đọc được bài học nầy nếu người ta đã không lập ra một hệ thống chữ viết thông dụng. Không giống như các tín đồ của những tôn giáo khác, những người theo duy linh thuyết không có các sách thánh. Những sự truyền thông trực tiếp duy nhất mà người xưa để lại cho chúng ta là qua các hình vẽ trên vách đá, các dụng cụ nông nghiệp và các loại kim giới để săn bắn; nhiều dữ kiện nhân tạo như vậy đã được các nhà khảo cổ đào xới được. Người tìm được một dữ kiện nhân tạo thường đặt ra cách giải thích riêng của mình về niên đại và ý nghĩa của nó. Do đó, các sứ điệp của người theo Duy Linh Thuyết tùy thuộc rất nhiều vào trí tưởng tượng và những ước đoán của các nhà trí thức.
Sự Truyền Thông Khẩu Truyền
Rất nhiều điều biểu biết của chúng ta về các dân tộc mù chữ đến từ truyền thống của họ. Những truyền thống nầy lưu từ đời nọ đến đời kia qua các bô lão của cộng đồng. Việc nầy có thể là lý do tại sao sức mạnh ký ức của các dân theo Duy Linh Thuyết thật đáng kinh ngạc. Trên đảo Malaita ở Nam Thái Bình Dương, các thầy tư tế vẫn dành nhiều thì giờ mỗi ngày để sinh hoạt trong đền chùa của họ, họ thuật lại tên tuổi của các vị tiên tổ. Bằng cách đó ho hy vọng giữ cho quyền lực và ảnh hưởng của họ tiếp tục tồn tại.
Bằng Chứng Của Các Trước Giả Cận Đại
Trong những năm gần đây, các sử gia và các giáo sĩ đã tìm thấy những hồ sơ cổ về các chủng tộc xa xưa và đã viết ra thành sách vở về sự khảo cứu của họ. Tuy nhiên, thật không may “lịch sử là theo con mắt của người ngắm nhìn sự kiện”. Những người viết sử thường viết theo quan điểm chính trị riêng của họ và họ thường bất đồng ý kiến với người khác. Chúng ta cần phải phân tích chúng, lượm lặt cái tốt và loại bỏ những điều có thể nghi vấn. Danh sách các sách được giới thiệu đã được ghi ở phần sách Tham Khảo.
13. Hãy khoanh vòng các ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Bằng chứng của các dữ kiện nhân tạo mà người trước thời có chữ viết đã lưu lại giúp chúng ta một ý niệm về lối sống của họ?
Sự giải thích của các nhà khảo cổ là đáng tin cậy, vì họ đã được huấn luyện và đã làm được nhiều khám phá.
c. Nhiều người theo Duy Linh Thuyết ghi nhớ những lịch sử lâu đời của dân họ, vì vậy họ có thể lưu lại truyền thống của họ bằng sự truyền khẩu.
d. Các trước giả cận đại là đáng tin cậy vì họ đã sưu tập được các hồ sơ thời cổ.
SỰ PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG THỜI KỲ GẦN ĐÂY
Mục tiêu 8. Nhận biết nguyên do của sự phát triển chậm chạp của người theo Duy Linh Thuyết trong những thời kỳ gần đây.
Những Thay Đổi Chậm Và Nhanh
Qua việc nghiên cứu của bạn, bạn có thể học biết rằng dân chúng phương tây đã qua nhiều thay đổi lớn trải nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, giữa vòng các dân tộc mù chữ, những sự thay đổi xảy ra chậm chạp. Người Maasai ở Đông Phi thuộc một trong các dân tộc chống lại sự thay đổi. Họ vẫn mặc quần áo và đeo các xâu chuỗi hạt truyền thống. Phụ nữ thì cạo tóc còn thanh niên được phép để tóc dài và tạo dạng bằng đất sét thành các bím tóc thả dọc sau lưng. Họ tin rằng bất cứ sự thay đổi nào sẽ làm giảm đi giá trị của truyền thống mà họ đã thừa hưởng.
Trái lại, cũng có một số việc thay đổi giữa vòng các dân tộc theo Duy Linh Thuyết ở các nước Phương Tây. Đôi lúc chúng ta thường xem các dân tộc phương tây là các nước “đã phát triển” và thế giới thứ ba là các quốc gia “đang phát triển”. Những lối sống tân tiến thì được gọi là “văn minh” và các lối sống cổ truyền thì gọi là “bán khai”. Nhưng, về những giá trị đạo đức, thì một số các nước đã phát triển lại trở thành kém văn minh trong khi đó các dân tộc bán khai đã có nhiều thay đổi tốt hơn. Cũng vậy, sự tiến bộ về giáo dục đã đem nhiều thay đổi trong danh từ học (terminology). Chúng ta không còn dùng nữa các từ ngữ như bán khai, kém văn hóa, ngoại giáo hay bộ lạc để đề cập đến các người theo Duy Linh Thuyết. Một số từ ngữ được ưa dùng hơn là: đang phát triển, mù chữ và truyền thống .
14. Hãy viết những câu trả lời cho các câu hỏi sau đây trong vở ghi bài của bạn:
a. Tại sao các dân tộc mù chữ đã chậm chạp tiếp nhận những sự thay đổi ?
b. Những người Phi Châu tân thời, có học thức thích được gọi là gì hơn? Tại sao?
Mục tiêu 9. Nhận biết những nguyên nhân và hậu quả của hỗn thành thuyết (syncretism) trong thời kỳ truyền giáo cận đại của giáo hội.
Sự Hỗn Hợp Giữa Cơ Đốc Nhân Và Duy Linh Thuyết
Trong thời kỳ truyền giáo cận đại của giáo hội, có một loại phát triển khác được gọi là hỗn thành thuyết (Syncretism ) đã xảy ra. Hỗn thành thuyết là sự kết hợp của những niềm tin khác nhau. Với người theo Duy Linh Thuyết nó là một sự hỗn hợp giữa giáo lý Kinh Thánh với những niềm tin và nghi lễ của Duy Linh Thuyết. Ngay cả sau khi người theo Duy Linh Thuyết đã tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của mình, người đó thường bị cám dỗ pha tạp niềm tin mới, hoặc là với cách hành xử cũ theo Duy Linh Thuyết, hoặc là với một hình thức mới nhưng không theo Kinh Thánh của Cơ Đốc giáo. Bề ngoài những thành viên của giáo hội nầy có ngoại dạng như là Cơ Đốc giáo, nhưng bề trong họ theo các sự dạy dỗ của Duy Linh Thuyết cũ hoặc sự dạy dỗ sai lạc. Trong một số trường hợp, sự phân biệt giữa sự du nhập của Duy Linh Thuyết vào Cơ Đốc giáo và sự biểu lộ của Duy Linh Thuyết trong Cơ Đốc giáo thật khó phân biệt. Điều đó có nghĩa là Duy Linh Thuyết đã nằm ngủ dưới sự tiếp nhận Cơ Đốc giáo một phần . Bây giờ nó đang lộ chân tướng. Như có người đã nói “Hãy cào vào một người Cơ Đốc rồi bạn sẽ thấy họ là một người theo Duy Linh Thuyết”.
Trên lục địa Phi Châu, những niềm tin và phong tục truyền thống thường trở lại giữa vòng các bộ tộc đã tin Chúa gần đây, và các tín đồ trong giáo hội nổi lên chống lại đức tin. Kết quả là có một sự rời bỏ, ly khai khỏi hàng ngũ tín đồ và hình thành một môi trường thờ phượng độc lập. Hỗn thành thuyết còn đi xa hơn chứ không chỉ là sự lui đi của một số ít người không hạnh phúc. Đôi khi nó còn liên can đến toàn thể hội chúng. Cơ Đốc Nhân trong những vùng mà có Hỗn Thành Thuyết xảy ra cần phải nhận định tình hình một cách nghiêm túc.
15. Tại sao Hỗn Thành Thuyết là một sự đe dọa nghiêm trọng cho các hội truyền giáo?
............................................................................................................................
Sự liệt kê dưới đây bao gồm một số lý lẽ của Hỗn Thành Thuyết và kết quả là sự rời bỏ hàng ngũ của các thành viên trong giáo hội khỏi những giáo lý cao đẹp của Hội Thánh.
Chủ Nghĩa Tiên Tri (prophetism ). Nhiều tiên tri tự phong mà họ tìm kiếm quyền lực và địa vị, đã rút ra khỏi thành viên của giáo hội.
Những Tuyên Bố Về Đấng Mê Si . Một số người khác tuyên bố họ nhận được sự mặc khải từ nơi Đức Chúa Trời mà trong đó mỗi người đều cho mình là một Đấng Mê-si (người chịu xức dầu). Điều nầy nhắc chúng ta nhớ đến cách nào Ê va đã giải thích sự cám dỗ của Sa-tan: “Ngươi sẽ trở nên giống như Đức Chúa Trời”. (SaSt 3:4).
Những Ân Tứ Chữa Bệnh Đặc Biệt . Vẫn có những người lãnh đạo khác tuyên bố mình có các ân tứ chữa bệnh. Trong một số khu vực, hàng ngàn người đã rời bỏ những niềm tin Cơ Đốc theo Kinh Thánh để chạy theo những con người như vậy. Họ thường lập ra những cộng đồng mới ở các miền thôn quê và xây dựng các túp lều và các vườn cây để nhóm họp ở trong đó.
Sự Công Kích Các Tập Tục Cổ Truyền . Một số các giáo sĩ trước kia cảm thấy rằng nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho họ đang bị hủy phá bởi các thần và những vật được sùng bái của các dân ngoại giáo. Tuy nhiên, bằng việc lên án các vật được sùng bái và các thần tượng nầy, họ thường làm xáo trộn hệ thống an ninh hay sự thăng bằng xã hội của dân tộc đó. Hãy xem xét một trường hợp ví dụ: tập tục đa thê được luật lệ cổ truyền của một số các cộng đoàn cho phép. Thực tế thì việc có nhiều vợ thường là dấu hiệu của sự giàu có và của uy danh. Tuy nhiên, các giáo sĩ trước kia thường lên án chế độ đa thê một cách gắt gao và đã phá vỡ nhiều gia đình. Chế độ đa thê đã được nền văn hóa dân tộc đó chấp nhận, vì thế những người dân nầy không bao giờ cố biện minh những tập tục của họ dựa trên Kinh Thánh như là “chưa có luật pháp thì cũng không kể là tội lỗi”. (RoRm 5:13). Vì nó đã được mọc rễ sâu trong nền văn hóa đó và không vi phạm những phép tắc xã hội, cho nên dân các bộ lạc không tin là cần thiết phải phá đổ gia đình và làm chia rẽ xã hội để cho phù hợp với những đòi hỏi của các giáo sĩ. Kết quả là có nhiều người đã chống lại hội truyền giáo và ly khai để lập một hệ thống tôn giáo thích hợp với niềm tin phù hợp với nền văn hóa của họ.
Hệ Thống Giáo Dục . Một số ít người nghĩ rằng sự giáo dục các bộ lạc bán khai không gì khác hơn là một điều phước. Trước khi có các trường học, một số ít người đã rời bỏ nhà thờ, tuy nhiên, trong khi sự giáo dục dã trở thành có hiệu lực và việc biết đọc biết viết đã được cải thiện thì các phong trào dành độc lập đã nổi lên. Vì khả năng biết đọc biết viết đã gia tăng, một số người có cao vọng đã đọc Thánh Kinh bằng ngôn ngữ của họ và đã thông giải nó sai lạc để kết hợp những niềm tin sai lạc theo Duy Linh Thuyết của họ.
Năm yếu tố trên đây chỉ tiêu biểu cho một số ít các lý lẽ mà người ta có thể sa ngã khỏi Cơ Đốc giáo hoặc kết hợp những niềm tin cũ theo Duy Linh Thuyết của họ vào quyết định mới theo Cơ Đốc giáo của họ. Trong khi làm như vậy, họ đã vô hiệu hóa những hiệu quả của việc họ trở lại tin Chúa và làm suy yếu việc làm chứng của những người trung thành với Chúa Jesus Christ. Giáo sĩ và người lãnh đạo trong những khu vực nơi có Hỗn Thành Thuyết xảy ra nên thường xuyên cảnh giác để chống lại nó.
16. Hãy viện dẫn ra bốn yếu tố đã gây cho các nhóm người rời bỏ Cơ Đốc giáo theo Kinh Thánh.
..............................................................................................................................
Mục tiêu 10. Trình bày những điểm mà các nguyên tắc của Cơ Đốc giáo có thể áp dụng vào những niềm tin chính của xã hội theo Duy Linh Thuyết.
SỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁCH CỦA CƠ ĐỐC GIÁO
Sự đánh giá của chúng ta về Duy Linh Thuyết phải được nhìn từ quan điểm của Cơ Đốc giáo. Như vậy, chúng ta cần xem xét cả những yếu tố tích cực lẫn những yếu tố tiêu cực của Duy Linh Thuyết. Những gánh nặng nào mà người theo Duy Linh Thuyết đang mang cần được cất bỏ? Sau đó, chúng ta cần xét đến một số niềm tin có thể làm nhịp cầu dẫn đến sự cứu rỗi và đời sống phong phú trong Đấng Christ.
Những Điểm Mạnh Của Duy Linh Thuyết
Một số điểm mạnh của các tín đồ theo Duy Linh Thuyết là:
Họ tin nơi Đấng Tối Cao, dù là mơ hồ.
Họ tuân giữ tập tục dâng sinh tế chuộc tội.
Họ tôn kính bậc trưởng thượng.
Họ nhạy cảm với những điều thuộc linh.
Họ gìn giữ sự đoàn kết của cộng đồng.
Những Điểm yếu của Duy Linh Thuyết:
Một số điểm yếu của người theo Duy Linh Thuyết là:
Họ tin rằng Thượng Đế bị dời xa khỏi nhu cầu cá nhân.
Họ tin rằng người chết vẫn lãn vãn xung quanh.
Họ sợ các linh gây tổn hại.
Họ lệ thuộc vào các vật được sùng bái và phù phép.
Họ có rất ít hy vọng về cõi đời đời được ở với Đức Chúa Trời.
Họ lệ thuộc vào công đức để được cứu rỗi.
Họ thiếu ý thức về tội lỗi, do thiếu luật pháp.
Họ không có người giúp đỡ trong hiện tại trước những thử thách của cuộc sống.
Sự Đánh Giá Các Niềm Tin
Có nhiều đểm tốt trong Duy Linh Thuyết mà có thể dùng làm nhịp cầu dẫn đến sự sống sung mãn trong Đấng Christ. Chúng ta sẽ điểm qua một số các đề tài và nêu ra những nhịp cầu nầy cùng những câu Kinh Thánh để giúp đỡ cho người theo Duy Linh Thuyết.
CÂU CHÌA KHÓA của chúng ta là (GiGa 3:16
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.
Đề tài: Đấng Siêu Nhiên
Niềm tin của Duy Linh Thuyết . Người theo Duy Linh Thuyết có một niềm tin tích cực nơi một Đấng thần linh nhưng Thượng Đế ở quá xa vì vậy họ phải thờ kính tổ tiên của họ.
Nhịp cầu dẫn đến đức tin . Thượng Đế gần gũi với mọi con người và Ngài muốn làm Cha của họ thông qua Chúa Jesus Christ.
Câu gốc: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian...”.
Lẽ thật trong Kinh Thánh .
RoRm 10:8, “Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi”.
Mat Mt 6:6-8, “Song khi ngươi cầu nguyện.... rồi cầu nguyện Cha ngươi.... Cha các ngươi biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài”.
ITi1Tm 2:5, “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời và chỉ có một Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jesus Christ, là người”.
Đề Tài: Sợ Hãi Các Linh .
Niềm tin của Duy Linh Thuyết . Người theo Duy Linh Thuyết sợ tà ma kẻ vô danh, phù thủy và sự chết.
Nhịp cầu dẫn đến đức tin . Sự sợ hãi đem lại đau khổ cho mọi người chưa được cứu. Chúa Jesus Christ ban cho tình yêu thương để xua đuổi sự sợ hãi của chúng ta.
Câu gốc : “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian...”
Lẽ thật trong Kinh Thánh .
IGi1Ga 4:18, “Sự yêu thương trọn vẹn cất bỏ sự sợ hãi....”.
IITi 2Tm 1:7, “Thượng Đế không cho chúng ta tinh thần nhút nhát, nhưng tinh thần anh dũng, yêu thương và tự chủ” (Bản Diễn Ý).
Đề Tài: Hệ Thống Các Giá Trị .
Niềm tin của Duy Linh Thuyết . Quan niệm về thế giới của người theo Duy Linh Thuyết là một sự trộn lẫn giữa thiêng liêng và trần tục, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa vật và biểu tượng.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Đây là điểm mà Cơ Đốc Nhân có thể xây dựng trên đó. Đối với Cơ Đốc Nhân, không có sự phân cách giữa trần tục và sự thiêng liêng. Các giá trị được Đấng Christ dạy bảo những nguyên tắc về nước Đức Chúa Trời phải được xuyên suốt trong suy nghĩ, trong hành động và là bản tính của con người chúng ta. Chúng là một với Đấng Christ và là một với thân thể của Ngài, tức là Hội Thánh.
Câu gốc: “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian ..”
Lẽ thật Kinh Thánh .
GiGa 17:11, “... để họ cũng hiệp làm một như chúng ta vậy”.
ICo1Cr 12:27, “Anh em là thân thể của Chúa Cứu Thế, mỗi người là một bộ phận” (Bản Diễn Ý)
Đề tài: Sinh Tế Chuộc Tội
Niềm tin của Duy Linh Thuyết . Người theo Duy Linh Thuyết có niềm tin mãnh liệt về sự cần thiết phải dân sinh tế để làm nguôi ngoai các linh.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Đây là điểm vừa mạnh vừa yếu. Người theo Duy Linh Thuyết hiểu sự cần thiết phải có sinh tế để chuộc tội nhưng người đó cần phải được hiểu biết về một sinh tế và sinh tế toàn vẹn duy nhất: Chúa Jesus Christ. Chúa Jesus đã hiến chính mình Ngài để làm sinh tế “một lần đủ cả”.
Câu gốc: “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài... ”
Lẽ thật Kinh Thánh .
HeDt 10:11-18, “Thầy tế lễ mỗi ngày đứng hầu việc và năng dâng của lễ đồng một thức, là của lễ không bao giờ cất tội được. Còn như Đấng nầy (Chúa Jesus Christ) đã vì tội lỗi dâng chỉ một của lễ một lần đủ cả, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời.... thì không cần dâng của lễ vì tội lỗi nữa”.
Đề Tài: Sự Thay Thế Của Việc Làm (Công Đức )
Niềm tin của của Duy Linh Thuyết . Người theo Duy Linh Thuyết tùy thuộc vào nghi lễ và lễ hội để được giải thoát khỏi tội lỗi và dành được ân sủng của các linh.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Điều con người làm đi ngược lại với đường lối của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời loại bỏ những việc làm công đức và gọi chúng là “áo nhớp” (EsIs 64:6). Tất cả điều cần làm đã được Con Đức Chúa Trời làm trên thập tự giá rồi. Tất cả những gì mà người theo Duy Linh Thuyết cần làm là tin.
Câu gốc: “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy... ”
Lẽ thật Kinh Thánh .
Eph Ep 2:8-9, “Ấy là nhờ ân điển , bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”.
Tit Tt 3:5, “Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm nhưng cứu theo lòng thương xót Ngài”.
GiGa 1:12, “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài (Chúa Jesus) thì Ngài ban cho người ấy trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin Danh Ngài”.
Người theo Duy Linh Thuyết không có sự sống đời đời thì giống như một hòn sỏi ngoài đường bị mọi khách bộ hành qua lại đá lăn lóc. Là nạn nhân của bệnh tật, phiền muộn, say sưa, của sự khô hạn và sự rời bỏ, người đó là hình ảnh của sự khốn khổ. Nhưng trong Đấng Christ, có sự chữa lành và có hy vọng cho một “tương lai lâu dài” với niềm vui và sự bình an được ở với Đức Chúa Trời. HeDt 6:19, “Niềm hy vọng của chúng ta vừa vững chắc, vừa an toàn như chiếc neo của linh hồn”. (Bản Diễn Ý).
Câu gốc: “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời ”.
17. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết một lời mô tả ngắn gọn cách áp dụng câu Kinh Thánh chìa khóa GiGa 3:16 cho năm niềm tin chủ yếu của người theo Duy Linh Thuyết.
Chỉ có Cơ Đốc giáo mới có thể minh chứng tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Người theo Duy Linh Thuyết cần nghe biết về Đức Chúa Trời là Đấng quan phòng. Ngài không là Đấng ở xa xôi và đầy giận dữ, Ngài bước vào cuộc sống thường nhật, ở đó Ngài tìm kiếm những con người để cho họ được giải hòa với Ngài và được trở thành con cái và bạn hữu của Ngài. Muốn biết Đức Chúa Trời chúng ta cần phải biết Con (GiGa 14:6, 7). Qua Chúa Jesus, mọi người có thể trở nên con cái của Đức Chúa Trời và được tiến vào sự sống vĩnh hằng nơi thiên đàng.

Phần Tự Kiểm
CÂU CHỌN LỰA. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi sau:
1. Niềm tin của người theo Duy Linh Thuyết nơi người chết đang sống cho rằng:
a. Không có vật gì chết đi mà chỉ thay đổi dạng thức.
b. Sau khi chết, hồn người tiếp tục làm một linh.
c. Con người không thể giao thông với người chết.
d. Thú vật và cây cối chết còn con người không chết.
2. Duy Linh Thuyết là một niềm tin phổ thông giữa vòng:
a. Người theo Độc Thần giáo.
b. Tất cả mọi người ở Bắc Mỹ.
c. Người theo Hồi Giáo.
d. Các chủng tộc Negroiod và Bantu ở Phi Châu.
3. Duy Linh Thuyết xuất phát từ niềm tin nơi một sức mạnh huyền bí được gọi là:
a. Mana
b. Điều cấm kỵ.
c. Sự tiến hóa.
d. Thông linh học (spritism)
4. Tôn giáo nguyên thủy theo sách Sáng Thế ký là :
a. Được biết đến sau thời Nôê.
b. Độc thần giáo.
c. Phiếm thần giáo.
d. Một sự hiểu biết bị thất lạc tại tháp Ba-bên.
CÂU GHÉP CẶP 5-11. Hãy ghép cặp các từ ngữ (bên phải) với lời mô tả
của chúng (bên trái)
.....5. Một sự khải thị mới đến từ Đức Chúa Trời.
.....6. Tập tục được văn hóa chấp nhận.
.....7. Ngoại giáo, bán khai, kém văn minh
.....8. Tự phong chức và tìm kiếm quyền lực
.....9. Sự khẩu truyền đã rất được phát triển
....10. Đảm bảo thăng bằng xã hội
....11. Niềm tin không theo Kinh Thánh với niềm tin theo Kinh Thánh
a) Hỗn thành thuyết
b) Chủ nghĩa tiên tri
c) Những tuyên bố về Đấng Mêsi
d) Chưa có chữ
e) Những từ ngữ không ưa thích
f) Truyền thống
CÂU ĐÚNG SAI. Viết chữ Đ ở khoảng trống trước câu ĐÚNG và chữ S ở khoảng trống trước câu SAI và đổi câu sai làm cho chúng trở thành đúng.
....12. Duy Linh Thuyết quan niệm Thượng Đế như là một Cha yêu thương.
Duy Linh Thuyết quan niệm Thượng Đế..................................................
....13. Sự thờ phượng mặt trời và thờ kính các vầng đá là một phần của Duy Linh Thuyết.
Sự thờ phượng mặt trời và.........................................................................
....14. Niềm tin theo Duy Linh Thuyết pha trộn sự thiêng liêng với sự trần tục.
Niềm tin theo Duy Linh Thuyết................................................................
....15. Những người theo Duy Linh Thuyết chưa có chữ viết đã không lưu lại những hồ sơ lịch sử về niềm tin của họ.
Những người theo Duy Linh Thuyết chưa có chữ viết đã.......................
...................................................................................................................
....16. Niềm tin theo Duy Linh Thuyết nơi sự dâng sinh tế để chuộc tội là một nhịp cầu để dẫn họ đến Cơ Đốc giáo.
Niềm tin theo Duy Linh Thuyết nơi sự dâng sinh tế để chuộc tội là.................................................................................................................
PHẦN ĐÁNH GIÁ SỰ TIẾN BỘ PHẦN 1
Giờ đây bạn đã học xong bài 1 và 2, hãy ôn tập chúng để chuẩn bị làm bài của phần đánh giá sự tiến bộ Phần 1. Bạn sẽ tìm thấy bài thi nầy và trang giải đáp trong tập tài liệu chỉ dẫn dành cho học viên (student packet) của bạn. Hãy trả lời mọi câu hỏi mà không cần tham khảo đến sách tài liệu học tập độc lập, vở ghi bài của bạn hoặc Kinh Thánh. Hãy gởi câu trả lời của bạn về cho vị giảng viên ICI của bạn, kèm theo với những tài liệu khác để được chỉ ra trên bìa của tập tài liệu hướng dẫn học viên của bạn. Sau đó bạn có thể tiếp tục học bài thứ 3.



ẤN ĐỘ GIÁO (Hinduism)
Trong bài học 2, bạn đã thấy rằng Duy Linh Thuyết là một tôn giáo vô danh. Nói cách khác, người ta không nói “Đạo của tôi là duy linh thuyết”. Người theo duy linh thuyết có những niềm tin khác nhau ở những miền khác nhau, nhưng họ chỉ nói rằng : “Đây là sự thờ phượng của chúng tôi”. Tuy nhiên, các tôn giáo khác mà chúng ta sẽ nghiên cứu đều có tên gọi riêng.
Ấn độ giáo là một tôn giáo rất lâu đời và là một hệ thống các niềm tin được nhiều người san sẻ. Trong bài học nầy bạn sẽ thấy cách một tôn giáo cổ có thể hấp thụ nhiều niềm tin khác nhau, tụ họp nhiều nhóm dân đến những sự dạy dỗ của nó và trở thành một hệ thống mà nó là một triết lý cho đời sống.
Các tôn giáo nói chung có thể được ví sánh với một số đông những cây cối trong một khu vườn khổng lồ. Có những cây cổ hơn, to lớn hơn và xinh đẹp hơn những cây khác. Tất cả các tôn giáo đó đều tạo thành một khu vườn tôn giáo của con người. Tuy nhiên có một cây đẹp hơn những cây khác. Nó là cây duy nhất sinh trái “dùng để chữa bệnh cho các dân” như cây được chép trong KhKh 22:2. Đó là cây Cơ Đốc Giáo. Nhưng trước khi chúng ta đến với cây đó, chúng ta sẽ xem xét một số cây khác về tầm cỡ, hình dạng, tuổi tác và bông trái của nó. Một trong số các cây có tàng rộng mà các nhánh của nó đã che bóng cho nhiều niềm tin là Ấn độ giáo.
Dàn Bài
Làm quen với Ấn độ giáo.
Những niềm tin của Ấn độ giáo.
Sự truyền thông của Ấn độ giáo.
Sự phát triển của Ấn độ giáo.
Sự đáng giá về Ấn độ giáo.
Những Mục Tiêu Bài Học
Khi học xong bài học nầy bạn có thể :
Nói được từ ngữ Ấn độ giáo hàm ý nghĩa gì, và nhận định được những nguồn gốc cùng những đặc điểm cơ bản của Ấn độ giáo.
Mô tả được những niềm tin của Ấn độ giáo về thần linh, về con người và tội lỗi, về hành vi luân lý, sự cứu rỗi, số phận và nguồn của uy quyền.
Nêu ra được những sự phát triển có ý nghĩa của Ấn độ giáo cận kim.
Đánh giá những điểm mạnh và yếu của nó và trình bày cách nào một số các điểm đó có thể trở thành nhịp cầu giữa Ấn độ giáo và Cơ Đốc Giáo.
Sinh Hoạt Học Tập
Nghiên cứu bài học nầy và làm bài tự kiểm theo những chỉ dẫn đã cho trong bài 1.
Nhớ viết những câu trả lời của riêng bạn cho những câu hỏi trong bài học trước khi xem phần giải đáp ở cuối bài học nầy. Thủ tục nầy sẽ giúp bạn học hỏi tài liệu nhanh chóng hơn.
Từ Ngữ Chìa Khóa
Ấn -- Âu
Bất khả tri luận
Chữ hình gai
Cổ điển
Hóa thân
Linh kiến
Người Cô-ca
Nhất nguyên thuyết
Nhị nguyên thuyết
Phì nhiêu
Suy tư
Thần chú
Tu sĩ
Khai Triển Bài Học
Mục tiêu 1. Mô tả những nguồn gốc của từ ngữ Ấn độ giáo (Hinduism) và nêu tên những nguồn cội, những đặc điểm chính và những địa điểm chủ yếu của Ấn độ giáo.
LÀM QUEN VỚI ẤN ĐỘ GIÁO
Ấn độ giáo tuyên bố là tôn giáo cổ nhất trên đất. Tuy vậy, nó có cội rễ trong Duy Linh Thuyết. Duy Linh Thuyết tới phiên nó lại có cội rễ trong độc thần giáo của thuở Sáng Tạo. Vì thế, chính xác hơn phải nói rằng Ấn độ giáo là tôn giáo cổ nhất có tên gọi. Lịch sử của nó lùi về tận những ngày từ thời của Ápraham.
Định Nghĩa
Thật khó định nghĩa Ấn độ giáo, vì các niềm tin của nó rất khác nhau. Một số người theo Ấn độ giáo thờ lạy một vị thần là Brahman (Bà-la-môn) trong khi các tín đồ khác không tin một vị thần có thân vị. Một số người là người ăn chay (họ không ăn thịt) trong khi những người khác lại ăn thịt. Đối với nhiều người, Ấn độ giáo là một tôn giáo, trong khi đối với những người khác nó là một triết lý của cuộc sống. Một vị tổng thống trước kia của Ấn độ đã nói rằng Ấn độ giáo là một nền văn hóa hơn là một tín điều. Từ ngữ Hindu đến từ chữ Sindhu là một từ phạn ngữ (Sanskrit) để chỉ về sông Indus ở Ấn độ. Người theo Ấn độ giáo gọi tôn giáo của họ là Sanatana dharma có nghĩa là “đạo vĩnh hằng hay chân lý vĩnh hằng”. Nó bao gồm cả những niềm tin tôn giáo lẫn những ý niệm luân lý.
Vị Trí Địa Dư
Có một câu tục ngữ nói rằng Ấn độ là Ấn giáo và Ấn giáo là Ấn độ.. Tuy nhiên, có hàng ngàn người theo Ấn giáo sinh sống ở các nơi khác trên thế giới. Về dân Ấn độ, có khoảng 84% dân số là theo Ấn độ giáo (Theo tự điển Bách Khoa Anh quốc - Encyclopedia). Bảng thông tin của Thánh Kinh Liên Hiệp Hội (United Bible Societies) công bố rằng khoảng 11,6% dân số là người Hồi giáo và khoảng 2,4% là theo Cơ Đốc Giáo.
1. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG
a. Ấn độ giáo là tôn giáo theo độc thần giáo cổ xưa nhất.
b. Từ ngữ Hindu đến từ chữ Sindhu của Phạn ngữ có nghĩa là “dân Ấn độ”.
c. Người theo Ấn độ giáo gọi tôn giáo của họ là chân lý vĩnh hằng.
d. Người ta nói rằng 84% dân số Ấn độ là người theo Ấn độ giáo và16% kia là theo Cơ Đốc Giáo.
Những Nguồn Gốc Của Ấn độ giáo
Ấn độ giáo không có một người nào được xem là người sáng lập ra nó. Phần lớn nó là một sự pha trộn các niềm tin của những người mà họ chuyển đến sống ở trong vùng đó. Ví dụ như dân Aryan đã di dân vào thung lũng Ấn Hà (Indus). Những phong tục và tôn giáo của họ bị pha tạp với phong cách địa phương và nền văn hóa phát sinh ra đã trở thành “Ấn độ giáo cổ điển ” (Classical Hinduism ).
Người Ấn giáo và người Aryan. Từ ngữ Aryan đến từ Phạn ngữ có nghĩa là “bậc quý tộc”. Người Aryan đến từ vùng Ba-tư, đồng thời với lúc các vương quốc địa phương đang tranh chấp quyền lực. Giữa khoảng 1.700 T.C và 1.200 T.C, họ đã đến thung lũng Ấn Hà và đã chinh phục dân thành thị ở vùng đó.Người Aryan nói tiếng Ấn -- Âu (Indo -- European) mà ngôn ngữ nầy đã trở thành căn bản cho Phạn ngữ, một ngôn ngữ thờ cổ của Ấn độ. Họ chia thành những bộ lạc và do các vị tù trưởng cầm đầu được gọi là các rajah (giống như các lãnh chúa). Trong khi họ lập cư tại Ấn độ một số các rajah đã lập nên các tiểu vương quốc cho chính họ. Những người bà con của dân Aryan mà họ không di dân đã trở thành những người sáng lập ra Đế quốc Ba tư mà họ đã sinh tồn từ thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ thứ tư trước công nguyên. Trong thời kỳ cận đại, vùng đất đó được đặt tên là Iran, nghĩa là đất của người Aryan. Nguồn gốc về dân Aryan được hậu thuẫn bằng các chữ tương tự nhau trong các ngôn ngữ thời trước:
Anh ngữ
Phạn ngữ
Hy lạp ngữ
La mã ngữ
Iran ngữ
Pháp ngữ
Tây Ban Nha ngữ
God (Thượng đế)
Deva hay Dyaush)
Zeus
Deus
Dia
Dieu
Dios
Father (Cha)
pitar
pater
piter
pidar
père
padre
Người Aryan được gọi là Caucasian (người Cô-ca) vì họ đến từ khu vực miền núi Caucasus. Họ cũng được gọi là dân Ấn -- Âu, vì một số người giữa vòng họ đã đi về Phương Đông đề vào xứ Ấn độ và một số khác đã đi về Phương Tây để vào Âu Châu . Họ đem theo mình các thần tượng của họ, tình yêu gia tộc, những phương pháp quân sự, các truyền cổ tích và lòng tự tin.
Duy Linh Thuyết và Ấn Độ giáo . Duy Linh Thuyết vẫn tồn tại trong Ấn độ giáo dân gian thậm chí có trong những giai cấp cao hơn. Ví dụ như, nói chung người theo Ấn Độ giáo sợ hãi các linh dữ, họ giữ sự mê tín, họ tin nơi thuật chiêm tinh, lời nguyền, con mắt hung ác và bùa chú. Bò cái, một biểu tượng của Duy Linh Thuyết, là một biểu tượng linh thiêng của sự phì nhiêu trong Ấn độ giáo , giết con bò là vi phạm luật. Người theo Ấn giáo cũng thực hành sự tôn kính tổ tiên theo Duy Linh Thuyết. Chỉ trong Ấn Độ giáo, sự tôn kính nầy mới mang hình thức của một chu kỳ sinh, tử và đầu thai.
2. Khoanh vòng ký tự đứng truớc mỗi câu ĐÚNG
a. Người sáng lập ra Ấn Độ giáo đến từ xứ Ba-tư vào khoảng năm 2000 T.C.
b. Phạn ngữ, một cổ ngữ ở vùng thung lũng Ấn Hà, có nguồn gốc trong ngôn ngữ Ấn--Âu.
c. Dân Aryan vừa là dân Ấn--Âu vừa là dân Cô-ca (Caucasian).
d. Ấn Độ giáo có gốc trong Duy Linh Thuyết được tỏ ra qua sự mê tín của nó.
Bốn Thời Kỳ Của Lịch Sử Ấn Độ Giáo
Cũng như ở tại hầu hết các quốc gia, lịch sử Ấn độ giáo đã chứng kiến nhiều thay đổi. Những sự thay đổi nầy đã theo sau những niềm tin và các Kinh Sách của Ấn độ giáo. Chúng ta có thể phân chia lịch sử nầy thành hai môn phái chính. Ấn độ giáo triết học và Ấn độ giáo dân gian. Tuy nhiên, chúng ta sẽ xét đến bốn thời kỳ mà theo đó hầu hết các trước giả đã phân chia lịch sử Ấn độ giáo.
Thời Kỳ Vệ Đà (Vedic Period). Đây là thời kỳ có cuộc xâm lăng của dân Aryan từ năm 2000 T.C. Vào khoảng năm 1400 T.C, bộ Kinh Vệ-đà (Vedas), tức những cuốn sách thánh của Ấn độ giáo, đã được viết ra. Hầu hết những cuốn nổi tiếng trong bộ kinh nầy được gọi là Kinh Upanishads. Chúng đã trở thành nguồn của Ấn độ giáo triết học và cổ điển.
Thời Kỳ Cải Cách . Vào những thế kỷ thứ chín và thứ mười trước công nguyên, một số người đã phản ứng với việc dâng sinh tế, hệ thống giai cấp và thuyết luân hồi của hệ thống theo kinh Vệ-đà. Sự phản kháng kéo dài hầu như từ năm 600 T.C. đến năm 200 T.C. Dường như Đức Chúa Trời đã khuấy động lương tâm của số dân ở một vùng rộng lớn trong các thế kỷ thứ chín và thứ mười trước công nguyên. Tại xứ Canaan, có một cuộc chiến đấu giữa Đức Giêhôva và sự dâng tế lễ cho các thần giả Baanh. Êli cùng các tiên tri khác đã thách đố họ và đã chứng minh rằng Đức Chúa Trời của dân Ysơraên là Chân Thần. Vào thế kỷ thứ tư trước công nguyên, Đế quốc Hy lạp đã bành trướng đến tận xứ Ấn độ và đã gây ra sự pha tạp khác về các dân tộc và các niềm tin. Tất cả những thay đổi nầy đã dọn đường cho Đấng Christ, cho sự ứng nghiệm của việc dâng sinh tế, cho những lời hứa của các đấng tiên tri và cho những ý niệm của triết học.
Thời Kỳ Cổ Điển . Một lần nữa, có sự trùng lắp của các thời kỳ lịch sử, dựa theo sự dạy dỗ và các kinh sách. Thời kỳ cổ điển của Ấn độ giáo vào khoảng từ năm 200 T.C đến năm 1.000 S.C. Các vị thần đã bị thu hẹp thành Trimurti tức ba dạng thức của Thượng Đế : Thần Brahma, Thần Shiva và Thần Vishnu. Các ý niệm nầy đã được tranh luận suốt thời Trung Cổ cho đến vào khoảng năm 200 S.C.
Thời Kỳ Bhakti . Thời kỳ Bhakti (sùng đạo) của phái Ấn độ giáo dân gian (1000 - 1750 S.C) được chú ý vì sự quay về với đa thần giáo. Hồi giáo đã nổi lên vào thế kỷ thứ bảy và đã lan truyền đến tận Ấn độ. Vào đầu thế kỷ thứ mười sáu, đạo Sikh đã mọc lên từ căn rễ của Ấn độ giáo. Cả Hồi giáo và đạo Sikh có ảnh hưởng trên những sự dạy dỗ của Ấn độ giáo.
3. Nếu cần, hãy ôn lại phần trên, rồi từ trí nhớ, hãy viết ra vở ghi bài của bạn tên và niên hiệu của bốn thời kỳ của Ấn độ giáo và nói nét riêng của từng thời kỳ.
Những Đặc Điểm
Tính khoang nhượng (dung chịu ). Ấn độ giáo có lẽ là tôn giáo khoang nhượng nhất trong tất cả các tôn giáo. Những niềm tin của nó, cũng như các thần tượng của nó, thật vô số. Ấn độ giáo chấp nhận các vị thần lớn nhỏ, các đền chùa và các thầy tư tế của nó. Khi đạo Phật và tôn phái Jain (Jainism - một tôn giáo của Ấn độ từ thế kỷ thứ sáu trước công nguyên - ND) xuất hiện thì Ấn độ giáo đã mở cửa và để cho các giáo phái đó tràn vào sự chính thống của tư tưởng Ấn giáo. Tuy nhiên, Ấn độ giáo không phải là một tôn giáo truyền giáo như Hồi giáo hay Cơ Đốc Giáo. Nó lớn lên do sự hấp thụ các tôn giáo khác. Điều nầy đặt nền tảng trên truyền thống của dân Aryan. Họ đã rất quan tâm đến những sự phát sinh sâu nhiệm hơn về cuộc sống và những thắc mắc về thực tại, về con người và về Thượng Đế.
Người Ấn độ giáo nói : “Hãy để cho kẻ khác thay đổi còn chúng ta thì chẳng cần”. Nói như vậy, họ hàm ý rằng thà chấp nhận những tôn giáo mới đến, Ấn độ giáo chỉ đơn thuần hấp thụ các tôn giáo khác vào cho chính mình. Một số bài kinh (đạo ca) của người Ấn độ giáo cho thấy rằng dân Aryan đã đến Ấn độ một cách tự do và hùng mạnh nhưng họ đã kết thúc một cách yếu đuối và bị trói buộc vào bánh xe của các giai cấp và sự luân hồi. Họ đã mang vào đa thần giáo các thần giông bão, thần mặt trời, thần mặt trăng và thần đất. Người Ấn độ giáo đã thêm vào hàng trăm vị thần khác nữa. Người Aryan dân sinh tế ở ngoài trời còn người Ấn độ giáo tế thần trong các đền chùa. Ngày nay, hệ thống của người Aryan chỉ còn là một sự việc của quá khứ, trong khi đó Ấn độ giáo lại là một trong các tôn giáo đông nhất thế giới.
4. Hãy viết câu trả lời vào những khoảng trống đã cho :
a. Nếu Ấn độ giáo không phải là một phong trào truyền giáo thì nó đã bành trướng bằng cách nào ?
..............................................................................................................
b. Hãy hoàn tất lời tuyên bố nầy : Người Aryan đã đến một cách tự do và hùng mạnh nhưng họ đã kết thúc.
..............................................................................................................
c. Tại sao đạo giáo của dân Aryan tại Ấn độ không còn tồn tại như là một hệ thống riêng rẽ nữa còn Ấn độ giáo lại trở thành một tôn giáo của thế giới ?
..............................................................................................................
Những Đặc Điểm Xã Hội
Hệ Thống Giai Cấp (Caste System ). Hệ thống giai cấp là độc đáo đối với tôn giáo của người Ấn độ giáo. Nó là sự phân chia người Ấn độ giáo vào một số các giai tầng trong xã hội. Từ lịch sử ban đầu của Ấn độ giáo, đã có bốn giai cấp chính. Mỗi thành viên phải giữ giai cấp mà mình được thừa kế và không giao dịch với các giai cấp khác. Bốn giai cấp đó là:
1. Giai cấp Brahmin, gồm các thầy tư tế và tầng lớp trí thức.
2. Giai cấp Kshatriya, gồm những người cai trị và các chiến sĩ.
3. Giai cấp Vaisya, gồm các nông dân và các thợ thủ công bình thường.
4. Giai cấp Sudra, là tầng lớp người lao động thấp kém nhất.
Nguồn gốc giai cấp đến từ truyền thuyết của người Ấn độ giáo cho rằng Thần Brahma đã tạo dựng Manu, tức con người đầu tiên. Từ Manu đã sinh ra bốn hạng người. Từ cái đầu của Manu sanh ra hạng người Brahmin, tức hạng người thánh thiện nhất. Từ đôi bàn tay của Manu sanh ra những người cai trị và các chiến sĩ. Từ phần mông của Manu sanh ra lớp thợ thủ công. Từ đôi bàn chân của Manu mà sanh ra hạng người Sudra. Do đó, người Ấn độ giáo tin hệ thống giai cấp ngày càng trở nên phức tạp hơn. Ngày nay đã có năm mươi tám giai cấp mà số lượng có hơn một triệu thành viên và trên hai ngàn giai cấp phụ. Ngoài ra có khoảng năm mươi triệu người hay hơn nữa được gọi là thành phần bị loại bỏ, người Harijan, những người không ai thèm đụng đến (không thể tiếp xúc) hoặc gọi một cách hợp pháp thì họ là “những giai cấp có thời gian biểu (Scheduled Classes)” (hay là giai cấp phụ thuộc). Hệ thống giai cấp đã bị chính phủ Ấn độ đặt ra ngoài vòng pháp luật nhưng nó vẫn cứ là một phần của xã hội Ấn độ.
Bốn Giai Đoạn Của Cuộc Sống . Người theo Ấn độ giáo cho rằng có bốn giai đoạn của cuộc sống :
Giai Đoạn Học Sinh . Ở giai đoạn học sinh, các bé trai theo Ấn độ giáo nhận được một sợi chỉ thiêng khoác quanh một vai và chạy vòng thân. Họ phải học Kinh Vệ-đà một cách cần mẫn.
Giai Đoạn Gia Trưởng . Trong giai đoạn thứ hai, một người đàn ông đã trưởng thành và có gia đình. Họ dành nhiều thì giờ hơn cho vợ con và là một người làm việc chăm chỉ và hiếu khách.
Giai Đoạn Hồi Hưu . Ở giai đoạn nầy người đó vẫn sống với vợ mình và dành nhiều thời gian để suy tư trong rừng vắng.
Giai Đoạn Khôn Thánh . Ở giai đoạn nầy một người đàn ông sẽ rời bỏ gia đình vào dạo bước trên những đường phố Ấn độ như là một ông thánh.
Phụ Nữ . Bốn giai đoạn của cuộc sống chỉ áp dụng cho phái nam của xã hội. Phụ nữ bị xem là phái ở nhà và phải chịu sự sai khiến và sự bảo vệ của gia trưởng (người đàn ông chính trong gia đình). Họ không bao giờ được phân ly khỏi người chồng, người cha hay là con cái. Nếu có sự phân ly, họ sẽ đem lại sỉ nhục cho gia đình. Phụ nữ có nghĩa là phải sanh đẻ và săn sóc con cái và là ánh sáng, sự giàu có, vẻ đẹp và sự huy hoàng cho gia đình. Tuy nhiên, đây là lý tưởng của Ấn độ giáo, một số người ở bên ngoài đã chỉ trích Ấn độ giáo vì phụ nữ không có quyền bình đẳng với nam giới trong xã hội Ấn độ giáo.
5. Hãy khoanh vòng các ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG
a. Truyền thống của Ấn độ giáo cho rằng thân thể của Thượng Đế bị cắt ra thành nhiều mảnh, mỗi mảnh tượng trưng cho mỗi giai cấp trong bốn giai cấp có trong hệ thống giai cấp.
b. Những người không ai thèm động đến là những người Brahmin giàu có thuộc giai cấp cao.
c. Giai đoạn thứ tư của đời sống là giai đoạn trong đó một người rời bỏ gia đình và trở thành ông thánh.
d. Phụ nữ được tôn trọng nhiều trong xã hội Ấn độ giáo nhưng trong thực tế họ không có quyền bình đẳng với nam giới.
Mục tiêu 2. Mô tả những niềm tin của Ấn độ giáo về thần linh, con người và tội lỗi, con người và cách hành xử, số mệnh và sự cứu rỗi.
NHỮNG NIỀM TIN CỦA ẤN ĐỘ GIÁO
Ấn độ giáo là một quốc gia có nhiều niềm tin rất khác nhau. Người nghiên cứu về Ấn độ giống như một người bơi lội trong đại dương bao la của ý niệm. Một trước giả đã có lần nói: “nét thống nhất duy nhất trong Ấn độ giáo là phong cách Ấn độ của người có đức tin và sự tôn kính bò cái một cách phổ thông !”. Đối với sự nghiên cứu của chúng ta, chúng ta sẽ chỉ chọn một ít đề tài mà chúng ta có thể đánh giá và so sánh với các tôn giáo khác.
Quan Niệm Của Người Theo Ấn Độ Giáo Về Thần Linh.
Những Ý Nghĩa . Có một số hình thức lẫn lộn về từ ngữ Brahman mà chúng ta cần làm rõ. Tất cả các từ ngữ đó đều đến từ chữ brahman của Phạn ngữ có nghĩa là một “lời cầu nguyện”. Các sách thánh của bộ Kinh Vệ-đà gọi làBrahmanas. Brahma là một từ ngữ giống đực có nghĩa là Thần Khải Phát (Thần Sáng Tạo - tiếng Hán gọi là Phạm Thiên Vương - ND). Brahman là một từ trung tính, nó không thuộc giống đực cũng không thuộc giống cái. Brahman được xem là thực tại đầu tiên và cuối cùng. Brahmanism (Bà-la-môn giáo) là tôn giáo của xứ Ấn độ đồng thời với bộ Kinh Upanishads và Phật giáo. Brhamin là thầy tư tế thuộc giai cấp cao nhất và những người có chỗ đứng trong xã hội.

6. Ghép cặp các từ ngữ sau đây (bên phải) với lời mô tả của chúng (bên trái).
.......a. Thần Sáng Tạo
.......b. Từ Phạn ngữ gọi lời cầu nguyện
.......c. Các sách thuộc bộ Kinh Vệ-đà
.......d. Thầy tư tế thuộc giai cấp cao
.......e. Tôn giáo ban đầu của Ấn độ
.......f. Thực tại thần linh
1) Brahmana
2) Brahmanas
3) Brahmin
4) Brahmanism
5) Brahma
6) Brahman
Sự Sáng Tạo . Bộ Kinh Upanishads (một sách phản động của Ấn độ giáo) nhận quan niệm cho rằng vũ trụ được tạo dựng từ vật đã hiện hữu sẵn. Tuy nhiên, một cuốn kinh nguyên thủy của Ấn độ giáo, Kinh Rig-Veda, tuyên bố rằng thế giới sinh ra từ sự không không (không có gì cả). Quan niệm nầy tương tự với lời tường thuật của Kinh Thánh ghi trong HeDt 11:3 “Vũ trự được sáng tạo bởi Thượng Đế và nguồn gốc của vạn vật không phải là những vật hữu hình” (Bản Diễn Ý).
Những Sự Thay Đổi . Trong lịch sử lâu dài của nó, Ấn độ giáo đã thay đổi quan niệm của nó về thần linh. Từ buổi ban đầu của nó trong duy linh thuyết, nó đã đến chỗ thành đa thần giáo, rồi đến một hệ thống Tam Thần và rồi lại quay về thành đa thần giáo. Theo Kinh Vệ-đà, người Aryan đã mang các thần của họ theo họ. Varuna là thần khoảng không và công chính. Thần Visvarkarmen là vị thần tạo dựng mọi vật. Surya là thần mặt trời. Indra là vị thần được nhắc đến nhiều nhất trong các bài Kinh Vệ-đà. Đây là vị thần của sấm sét giông bão, mây, mưa và là người cai trị khí quyển. Bộ Kinh Rig-Veda có 250 bài ca về vị thần nầy. Đây là một trong số các bài ca đó :
Thần Indra cầm giữ quả đất mà nó bị quỷ thần đe dọa. Ngài đã giết các tà linh bằng một tia sét, dùng nó đánh các đám mây. Ngài làm cho nước tuôn ra từ nơi chúng trên trời cao. Hỡi Đấng phi thường của sấm sét, hỡi Đấng khôn sáng, xin hãy ném khí giới của Ngàivào kẻ thù nghịch của chúng tôi. Xin làm gia tăng sức mạnh và vinh quang cho dân tộc Aryan.
Nhất Nguyên Thuyết (monism ). Vào khoảng năm 600 T.C triết lý nhất nguyên đã trở thành phổ thông. Đó là niềm tin cho rằng không có sự khác nhau giữa linh hồn và Brahman, tức là Đại Hồn của vũ trụ. Một câu chuyện kể về một cậu bé được cha bảo cậu bỏ muối vào trong một chén nước. Chén nước đó được để qua một đêm. Ngày hôm sau, cậu được bảo đem muối đến, nhưng cậu không thể tìm thấy nó nữa, vì nó đã hòa tan mất rồi. Cha cậu bảo rằng, cũng một thể ấy, linh hồn của cậu và Brahman chỉ là một. Ông chấm dứt với lời tuyên bố nổi tiếng nầy : “Đấng đó chính là Bản Ngã (self) : ngươi là như thế (hay ngươi là đấng đó)” (That is the Self : thou art that).
Nhị Nguyên Thuyết (Dualism ). Trong thời kỳ Cải Cách, triết lý nhị nguyên đã chống đối giáo thuyết của Kinh Vệ-đà. Như ở trong Kinh Upanishads, nó cố gắng tìm thấy Thượng Đế xa cách khỏi sinh tế và các thầy tư tế. Tuy nhiên, nó chính là lý thuyết cho rằng hồn người (atman) và Brahman là một nhưng lại là hai toàn thể riêng biệt. Muối đã tan trong nước vẫn mặn và khác với nước.
Brahman . Theo Kinh Upanishads, thực tại duy nhất là Brahman. Brahman là vĩnh hằng, không có quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, là bất định, không có phái tính và hoàn toàn không có thân vị. Tuy nhiên, Thượng Đế không được quan niệm như là một thân vị mà như là một nguyên lý của vũ trụ. Nói như vậy nghĩa là Ngài là vũ trụ, và như vậy là phiếm thần giáo. Kinh Maitri Upanishads nói :
Quả thật, Brahman đã có từ buổi ban đầu của thế giới nầy, là Đấng vô hạn, vô hạn về phương đông, phương bắc và về mọi hướng. Không thể hiểu nổi linh hồn tối cao đó, không sinh ra, không thể suy nghĩ, không thể lý giải được. Linh hồn của Ngài là không gian.
7. Hãy viết các câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau:
a. Kinh Rig Veda tuyên bố rằng tạo vật ra từ sự không hiện hữu. Câu Kinh Thánh nào có thể so sánh với lời tuyên bố nầy?
..............................................................................................................
b. Ba sự thay đổi trong niềm tin của người Ấn độ giáo về thần linh là gì?
..............................................................................................................
c. Sự khác nhau giữa thuyết nhất nguyên và thuyết nhị nguyên là gì?
..............................................................................................................
d. Theo ý nghĩa nào giáo thuyết về Brahman là một niềm tin Phiếm thần giáo?
..............................................................................................................
e. Câu nói nổi tiếng phát nguồn từ câu chuyện nước muối là gì?
..............................................................................................................
Trimurti . Trong thời kỳ Ấn độ giáo dân gian (năm 1.000 -- 1.750 S.C), tôn giáo nầy đã thay đổi điểm nhấn mạnh của nó. Người ta thờ phượng ít vị thần hơn, nhưng người ta nói rằng các vị thần đã quan tâm nhiều hơn đến nan đề của con người. Các bà vợ của các vị thần cũng đã thấy xuất hiện, một số vị nữ thần đã trở thành quen thuộc với mọi người như các ông chồng của họ. Trong thời kỳ nầy, Thượng Đế được tỏ bày ra trong Trimurti (ba dạng thức), mỗi dạng có vị thần riêng. Thần Brahma (tiếng Hán gọi là Phạm Thiên Vương) tứ là Thần Sáng Tạo. Thần Shiva (tiếng Hán gọi là Thấp bà) tức là Thần phá hoại và thần Vishnu (Tiếng Hán gọi là Thấp Nữu) tức là Thần Bảo tồn.
Brahma. Brahma được người Ấn độ giáo tôn kính như là Đấng Tạo Hóa nhưng chỉ có rất ít chùa chiềng dùng để tôn thờ ông. Các tượng hình của ông có bốn khuôn mặt, có râu và bốn cánh tay. Sự thờ phượng ông dường như đã có khuynh hướng suy thoái theo tiến độ thời gian. Vợ của ông là Thần Sarasvati được gọi là nữ thần của khoa học (kiến thức) và khôn ngoan.
Shiva. Vị thần phổ thông nhất của thời kỳ nầy là thần Shiva. Được gọi là Thần Phá hoại vì Shiva là thần của sự chết, sự hủy diệt và tật bệnh. Ông được biết đến như là vị thần đặc biệt đối với các vị tu hành, vì ông hủy diệt xác thịt là một phần trong lối sống của họ. Trong nghệ thuật của Ấn độ giáo,người ta vẽ ông có một cây chỉa ba (một cây gậy có ba mũi đinh). Các nhà tu hành thường mang theo mình một cây chỉa ba hoặc vẽ ba lằn trên mặt mình. Shiva là tử thần mà cũng là thần của sự phì nhiêu. Vì vậy, các hành động tính dục là một phần của sự thờ lạy nầy. Những người sùng đạo phải tập suy tư, học hỏi dưới một guru (một vị dạy đạo của Ấn độ giáo - ND) và nhắc đi nhắc lại một câu thần chú (mantra ) đặc biệt. Vợ của Thần Shiva là nữ thần Cali -- Bà còn đáng sợ hơn cả thần Shiva nữa, Bà đeo một xâu chuỗi sọ người, xé thịt của các nạn nhân và uống máu của họ. Một số người tuyên bố rằng bà được gắn liền với thành phố Calcutta (Kalikata).
Vishnu. Vị thần thứ ba trong trimurti là thần Vishnu. Ông được biết đến như là vị thần của tình yêu, ân sủng và sự tha thứ. Người ta nói rằng ông đã xuất hiện trên trái đất chín lần và sẽ đến lần thứ mười và đó là lần cuối cùng để chấn dứt thế gian nầy. Các tín đồ thờ thần Vishnu được chú ý về lòng yêu quý sâu xa của họ đối với vị thần nầy của họ. Người ta viết ra các bài hát để ca ngợi ông. Kabir và Nanak, những người sáng lập ra đạo Sikh là những thi sĩ của giáo phái Vishnu. Bài Bhagavad- Gita, bài thơ quan trọng của Ấn độ giáo, nói rằng Krishna là avatar (sự hóa thân) của thần Vishnu. Ông là vị thần của phong trào Hara Krishna. Từ thế kỷ mười lăm, phong trào nầy đã lan rộng khắp thế giới. Qua sự học hỏi, niệm thần chú Krishna và suy tư, các thành viên của phong trào hy vọng nhận thức được Krishna.
8. Hãy ghép cặp các từ ngữ sau đây (bên phải) với điều chúng tiêu biểu cho (bên trái)
.....a. Thần phá hoại
.....b. Thần Yêu thương và ân sủng
.....c. Thần của phong trào Krishna
.....d. Thần Sáng Tạo
.....e. Thần được mặc khải qua ba dạng thức
1) Trimurti
2) Brahane
3) Shiva
4) Vishnu
5) Krishna hóa thân của Thần Vishnu
Các Nơi Thánh Thiêng Và Những Người Thánh Thiêng . Trong thời kỳ người Aryan, sự thờ phượng diễn ra ở ngoài trời nhưng về sau, người ta xây cất đền chùa để thờ các thần. Vì người ta nghĩ rằng các thần sống ở trong núi cho nên nhiều đền chùa được xây cất theo kiểu của một ngôi nhà trong núi. Một ảnh tượng, tức biểu tượng cho sự hiện diện của thần linh, được đặt ở trung tâm của một bảo tháp với các vách tường bao bọc chung quanh. Sự thờ phượng các vị thần nầy có nhiều nghi thức bao gồm: Sự rửa chân, sự súc miệng, tắm rửa và ăn uống. Người ta rung chuông, hát các bài kinh ca và đốt hương với các nhạc điệu theo nghi thức. Sự thờ phượng không có tính cách đại chúng mà có tính cách cá nhân. Các đạo sư, các tư tế, các Guru và các tu sĩ (gọi là sadhus) là những người thánh trong hệ thống phụng sự nầy.
Nhà cửa của người Ấn độ giáo thường dành một chỗ để làm miếu thờ. Trong miếu có các hình tượng và tranh ảnh của các thần linh và một mandala, tức là một tấm hình biểu tượng dùng lửa và nước để thanh tẩy và họ đặt thức ăn, lư hương và bông hoa gần miếu thờ.
Lễ hội của người Ấn độ giáo được tổ chức theo mùa. Lễ Holi là một lễ hội phổ thông trong mùa xuân để tôn vinh thần Krishna. Giai cấp và điều cấm kỵ được gác qua một bên trong thời gian vui chơi. Divali là lễ hội của mùa thu có rước đèn để tôn vinh thần Kali và Lakshmi.
Bò thiêng . Người ta thường hỏi, “Người Ấn giáo có thờ bò cái không?” Một số người nghĩ rằng bò cái được cho phép đi lang thang trong sự cô đơn chịu khổ và chết đói dọc theo các đường phố khô cằn của xứ Ấn độ. Người Ấn độ giáo phủ nhận điều đó. Mahatma Gandhi (tức thánh Găng-đi) đã nói về sự che chở của bò thiêng va gọi một con bò cái là:
yếu tố trung tâm của Ấn độ giáo, là niềm tin cụ thể quen thuộc với mọi người theo Ấn độ giáo. Qua bò cái, con người được dạy dỗ để nhận thức được sự đoàn kết mình với mọi loài sống khác. Bò cái là mẹ của hàng triệu dân Ấn độ, là một bài thơ về lòng thương xót và là một biểu tượng sống về sự đại lượng của nhân loại.
Đối với người theo Ấn độ giáo, cho bò cái ăn là một hành động thờ phượng. Phân bò cái được dùng làm nhiên liệu, tráng sàn nhà, làm hồ vôi và làm thuốc. Thậm chí nước tiểu của nó cũng được dùng trong nghi lễ thanh tẩy.
9. Hãy viết những câu trả lời cho các câu hỏi sau đây trong vở ghi bài của bạn:
a. Tại sao một số đền chùa có hình dạng giống một ngôi nhà trong núi?
b. Gọi tên ba nghi lễ có trong sự thờ lạy ở các đền chùa.
c. Những người thánh thiêng trong tôn giáo của người theo Ấn giáo là những ai?
d. Các vật nào dùng để thờ phượng được đặt ở trong nhà?
e. Nói tên hai kỳ lễ hội của người Ấn độ giáo
f. Tại sao bò cái được xem là thiêng liêng? Hãy nhắc đến ba điều.
Con người
Ấn độ giáo đã liên kết những tôn giáo của con người và niềm tin của Ấn độ giáo nơi thực tại, con người và tội lỗi.
Ba Phần Của Con Người . Chúng ta nhận biết ba phần của con người là tâm trí, cảm xúc và hành động. Các tôn giáo khác nhau nhấn mạnh quan niệm nầy một cách khác nhau. Bà-la-môn giáo nhấn mạnh đến tâm trí. Người ta nói rằng nan đề của con người đến từ sự suy nghĩ sai lạc của mình. Người ta hay nói rằng sự suy nghĩ của con người bị sai trật hơn là nói con người đã phạm tội trong cuộc sống mình. Sự dạy dỗ của tôn phái Jain nhấn mạnh đến hành động của con người . Một người phải hành động để tránh sự ô uế - sự cám dỗ đầy tội lỗi - của thế gian. Sự dạy dỗ thứ ba là của phật giáo, nhấn mạnh đến những sai lầm do cảm xúc của con người. Những ước muốn (dục) của con người phải bị kiềm chế nếu không chúng sẽ lôi cuốn người đó vào đường khốn khổ. Ba sự nhấn mạnh khác nhau nầy suy nghĩ, cảm xúc, hành động - giúp chúng ta thấy được các tôn giáo nầy liên hệ với nhau như thế nào.
Con Người Và Tội Lỗi . Người Ấn độ giáo tin rằng con người phản ánh Brahman. Con người không phải là một bản ngã riêng rẽ, do đó con người không có giá trị của riêng mình. Những hành động sai trái không phải là những tội lỗi nghịch cùng một Thượng Đế thánh khiết. Chủ yếu chúng là kết quả của sự thiếu hiểu biết hoặc là của việc đã không tuân giữ các lễ nghi của giai cấp mình, và chúng gây cho người đó rắc rối trong kiếp luân hồi. Nếu người đó suy nghĩ tốt, nói năng tốt, hành động tốt, người đó sẽ nhận được thiện nghiệp (good karma). Dù sao chăng nữa, người đó không bao giờ biết được cái kết quả, vì người đó đang ở trong vòng luân hồi của mình. Người đó bị buộc vào một số mệnh không biết và vô vọng.
Maya . Bộ Kinh Upanishads bày tỏ một quan niệm khác về nan đề của con người. Chúng cũng không nhắc đến tội lỗi. Thay vào đó, người ta chịu khổ là do Maya, tức là sự ảo tưởng và sự không biết. Nếu một người hiệp nhất với Brahman thì người đó sẽ không có tội vì Brahman không thể phạm tội. Khi người ta suy nghĩ về thế giới hiện tại là thực, thì đã trở thành không biết về sự hiệp một thật của họ với Brahman. Kinh sách viết rằng: “Những người thờ lạy mà không biết là vào sự tối tăm mù mịt. Biết Thượng Đế thì con người được giải phóng khỏi mọi xiềng xích”. Người ta được bảo rằng cần phải nhận định được cuộc sống là ảo mộng.
Hành Vi Và Số Phận Của Con Người.
Karma . Trong niềm tin Ấn độ giáo, số phận của một người có liên hệ đến hành vi của người đó. Sự cứu rỗi tùy thuộc nơi Karma của một người. Nguồn gốc chính của sự dạy dỗ về Karma được tìm thấy trong bộ Kinh Upanishads, là thẩm quyền giáo lý của Ấn độ giáo. Karma theo nghĩa đen có nghĩa là “nghiệp” (tức là công việc làm) và nó bị buộc chặt vào luật nhân quả. Niềm tin nầy cho rằng atman (hồn người hay tiểu ngã) có thể được hợp nhất với Brahman là Đại hồn (hay đại ngã). Sự hiệp nhất nầy được hoàn thành qua Karman của một người mà nó lại tuỳ thuộc vào việc lành và sự từ bỏ mình. Một người sẽ tiết chế dục vọng của mình khi người đó nghĩ đến nghiệp quả của mình. Tuy nhiên, không có sự phán xét, sự ăn năn hay là sự tha thứ trong tiến trình đó. Đúng như chính định luật đó. Bằng việc thiện linh hồn con người có thể tìm được moksha (sự giải thoát) khỏi samsara (kiếp luân hồi).
10. Hãy khoanh vòng các ký tự đứng trước các câu ĐÚNG.
a. Bà-la-môn giáo chấp nhận quan niệm cho rằng con người phải hành động tránh khỏi sự ô uế.
b. Tôn phái Jain cho rằng sự suy nghĩ của con người là ở trong sự sai lạc.
c. Phật giáo cho rằng dục vọng của con người phải bị tiết chế (có sự kiểm soát).
d. Maya là luật nhân quả.
e. Karma (nghiệp) là một sự ảo tưởng cho rằng bản ngã là cách biệt với Brahman.
f. Moksha là sự giải thoát khỏi kiếp luân hồi.
Sự luân hồi . Niềm tin nơi sự luân hồi hay sự chuyển kiếp (linh hồn chuyển sinh) là Samsara. Việc linh hồn chuyển sinh được giải thích như sau: Khi một người qua đời, linh hồn không chết nhưng được đầu thai trong một hình thể sống khác. Tiến trình nầy được lặp đi lặp lại một vòng quay bất tận. Sự đầu thai có thể ở mức độ cao hơn hay thấp hơn cuộc sống trước đó. Nó có thể thuộc về cõi trời, cõi địa ngục hay nhân gian. Nó có thể xảy ra ở bất cứ hình thái nào của cuộc sống: con người, thú vật, cây cỏ... Một người ở tình trạng xã hội thấp vẫn có thể đầu thai thành một rajah (tù trưởng) hay là một Brahmin (quý tộc, thượng lưu). Hoặc người đó có thể thành một người bần cùng trong xã hội, một con thú vật, một con bọ, một con trùng, hay là cây cối, cát đá hoặc là một linh hồn ở cõi địa ngục. Một số người Ấn độ giáo tin rằng có tám triệu rưỡi các hình thái khác nhau mà một người có thể bị hóa thân vào đó.
Người theo Ấn độ giáo nói như thế nào về hình thái mà người đó sẽ đầu thai ở kiếp sau? Theo niềm tin của người Ấn độ giáo, điều nầy được quyết định theo luật nghiệp quả. Tư tưởng, lời nói, hành động của một người ở đời nầy sẽ có hậu quả tốt hay xấu cho đời sau của người đó. Chính định luật thời cổ cho rằng một người sẽ gặt cái mình đã gieo. Kinh Upanishads nói rằng:
Một Brahmin ăn cắp vàng của một Brahmin sẽ trải qua một ngàn lần thân phận làm nhện rắn, thằn lằn. Nếu ăn cắp ngũ cốc, người đó sẽ trở thành một con chuột. Nếu ăn cắp hoa quả hay cũ rễ thì sẽ trở thành một con khỉ. Ăn cắp một phụ nữ sẽ trở thành một con gấu. Ăn cắp một con gia súc sẽ trở thành một con dê dực.
11. Viết các câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau:
a. Sự luân hồi là gì?
..............................................................................................................
b. Nêu tên bốn hình thái mà người Ấn độ giáo tin rằng một người có thể có khi đầu thai.
..............................................................................................................
c. Làm thế nào một người có thể biết hình thái nào người đó sẽ đầu thai vào?
..............................................................................................................
Sự Cứu Rỗi
Con Đường Ba Lối . Đối với người Ấn độ giáo, Moksha hay là sự cứu rỗi không phải là sự giải thoát khỏi tội lỗi đã vi phạm luật của Thượng Đế. Nó chỉ là sự giải thoát khỏi toàn bộ tình trạng con người, tình trạng đó bao gồm thân xác, cõi vật chất và thời gian. Nó cũng có nghĩa là được giải thoát khỏi vòng luân hồi. Có ba đường dẫn đến sự cứu rỗi: đường công đức, đường tri thức và đường sùng tín.
1. Đường Công Đức. Đây là đường cứu rỗi thông qua các bổn phận tôn giáo, gọi là Karma marga . Bằng việc thực hiện một số nghi lễ tôn giáo nào đó, người Ấn độ giáo tin rằng họ sẽ đến gần hơn với sự giải thoát khỏi vòng nghiệp quả (Karma). Công việc nầy sẽ kéo dài cho đến lúc họ được đầu thai vào bậc cao nhất làm một Brahmin.
2. Đường Tri Thức. Đường tri thức được đặt cơ sở trên nhất nguyên thuyết, đó là niềm tin cho rằng thực tại duy nhất là Brahman. Niềm tin nầy cho rằng nan đề của con người đến từ sự không hiểu biết rằng mình và Brahman là một. Tư tưởng cho rằng con người cách biệt với Brahman là một ảo tưởng. Khi một người có sự hiểu biết rằng mình và Brahman là một, thì người đó được giải thoát khỏi xiềng xích của bánh xe luân hồi. Sự giải thoát nầy xảy ra sau nhiều lần suy tư và tự ghép mình vào kỷ luật.
3. Đường Sùng Tín. Đường cứu rỗi thứ ba là Brakti Marga, tức là “sự yêu thích sùng tín”. Đây là một đề tài đặc biệt trong Sách thánh, Kinh Bhagavad Gita, nó đòi hỏi phải yêu thích, sùng tín thần Brahman và các thần linh khác. Sự sùng tín nầy cũng giải thoát khỏi vòng luân hồi và chuẩn bị linh hồn cho sự kết hiệp vĩnh hằng với Thượng Đế.
Dường như khá xa lạ cho chúng ta, khi thấy có quá nhiều ý niệm về Thượng Đế trong cùng một tôn giáo. Trong đường Brakti (sùng tín), Thượng Đế là một Thượng Đế có thân vị, là niềm tin hữu thần. Trong Đường Tri Thức, Thượng Đế là một phần của vũ trụ, đó là niềm tin Phiếm thần. Những niềm tin khác thì chia thượng Đế ra thành nhiều nhân cách và Ngài chẳng còn hiện hữu nữa. Đây là niềm tin vô thần. Tuy nhiên, trong Ấn độ giáo, tất cả các niềm tin đó đều tồn tại bên cạnh nhau. Triết lý của trường phái Yoga thuộc thuyết nhị nguyên, nhưng những tín đồ của nó tin nơi một Thượng Đế thuộc một loại, và do đó nó cũng có niềm tin hữu thần. Thượng Đế đó không phải là Đấng Tạo Hóa mà là một linh hồn trọn vẹn, không bị ảnh hưởng bởi sự vật. Theo triết lý Yoga, tâm trí học biết được cách để kiểm soát toàn bộ thân thể. Khi điều nầy xảy ra thì linh hồn sẽ được giải thoát khỏi sự vật, và được hiệp nhất với Thượng Đế.
12. Hãy viết những câu trả lời cho các câu hỏi sau:
a. Nói ngắn gọn ba đường cứu rỗi của Ấn độ giáo là những đường nào?
..............................................................................................................
b. Đường Tri Thức chỉ tỏ cái gì là sự sai lầm của con người?
..............................................................................................................
c. Mục đích của việc thực hành Yoga là gì?
..............................................................................................................

Mục tiêu 3. Mô tả ngắn gọn về các sách thánh của Ấn độ giáo.
NHỮNG SỰ TRUYỀN THÔNG CỦA ẤN ĐỘ GIÁO
Người Ấn độ giáo tuyên bố rằng các sách thánh của họ là nhiều nhất và cổ nhất thế giới. Chúng được viết ra trên hai ngàn năm dài, từ khoảng năm 1400 T.C. đến năm 600 S.C. Chúng có thể được chia thành hai nhóm Sruti tức “Điều được nghe thấy” và nhóm Smriti “Điều được ghi nhớ”.
Bộ Kinh Vệ Đà (Vedas ). Các sách thuộc nhóm Sruti gồm bốn cuốn Kinh Vệ đà. Những cuốn kinh nầy được người ta tin là những chân lý nguyên thủy đã được các vị linh kiến (seer) thời cổ tiết lộ (giống như các tiên tri của người Do Thái - ND). Chúng là thẩm quyền của Ấn độ giáo. Từ ngữ Vedas ra từ chữ Vid của Phạn ngữ có nghĩa là “khôn ngoan hay tri thức”. Chúng được viết ra trên 1000 năm và chứa đựng các bài đạo ca, các kinh nguyện và các bài dạy về nghi lễ (văn tế).
Có bốn cuốn Kinh Vệ đà: Cuốn Kinh Rig Veda, Kinh Sama veda, Kinh Yajur- Veda và Kinh Atharva Veda. Mỗi cuốn Kinh Vệ đà gốm bốn phần chính, đó là Kinh Samhitas (thần chú ), Brahmanas, Aranyakas và Kinh Upanishads .
Kinh Upanishads . Bộ Kinh Upanishads (700-600 T.C), có nghĩa là “ngồi gần Thầy”, là phần quan trọng nhất của Kinh Vệ đà , nó còn được gọi là Vedanta , tứ c “Phần kết của bộ Kinh vệ đà, nó đánh dấu buổi đầu của Ấn độ giáo triết học. Bộ Kinh nầy là sự phản ứng chống lại sự dạy dỗ nguyên thủy của Kinh Vệ đà về sinh tế và chức vị tư tế. Nó cũng mô tả về giáo thuyết Karma (nghiệp quả), nhất nguyên thuyết, và về Brahman (đại ngã) cùng atman (tiểu ngã hồn người) . Bộ Kinh Upainshads cũng cung cấp thêm những chi tiết về các bước trong đường nghiệp ngã.
Theo cách một người hành động thể nào, người đó sẽ trở nên thể ấy. Người làm lành sẽ trở nên lành. Kẻ làm ác sẽ trở thành ác. Một người trở thành có đức hạnh do hành động đức hạnh, và trở thành xấu do hành vi xấu. Nhưng người ta nói rằng: Con người được tạo nên, không bằng hành động nhưng chỉ bằng dục vọng thôi. Để đáp lại điều nầy, tôi xin nói rằng: “Con người muốn thể nào thì họ giải quyết thể ấy, họ hành động thể nào thì họ sẽ thâu góp thể ấy”.
Nhóm Smriti . Nhóm Kinh thứ nhì là các sách Smriti (600-200 T.C), có nghĩa là “Điều được ghi nhớ”, nó không có cùng một uy quyền như bộ Kinh Vệ đà. Chúng là những lời giải thích và các áng thi ca để giải nghĩa Kinh Vệ đà, nhưng chúng cũng chỉ trích hệ thống dâng sinh tế. Các cuốn khác trong nhóm nầy được viết ra trong thời kỳ Ấn độ giáo dân gian (200-700S.C) cho dân chúng theo Ấn độ giáo nói chung và chúng gồm tóm các luật lệ và những tập tục. Các Kinh nầy được gọi là Kinh Sastras, Ramayana và Mahabharata .
Kinh Bhagavad Gita . Đây là một phần của Kinh Mahabhanata và là cuốn Sách thiêng liêng nhất và được nhiều người biết đến nhất của người Ấn độ giáo. Nó nói về Krishna, là avatar (hóa thân) thứ tám của thần Vishnu, rishna đã dạy cho Arjuna các phương pháp của một chiến sĩ và con đường hành động đúng (Karma) và việc yêu thích sự sùng tín (bhakti). Krishna thì cao trọng hơn các thần của Kinh Vệ đà. Ông đã nâng một quả núi trên ngón tay mình để che chở cho một ngôi làng khỏi một trận giông bão mà thần Indra tức thần sấm giáng xuống. Trong cuốn sách có ghi chuyện Arjuna hỏi thần Krishna làm thế nào có thể giết người bà con máu mủ của mình.
Hỡi thần Krishna ! Như tôi chứng kiến, những bà con cùng huyết thống của chúng tôi đã đến để tương tàn; những người của chúng tôi đã thua cuộc, lưỡi tôi khô trong miệng tôi. Thân thể tôi rùng mình, tóc tôi dựng lên vì sợ hãi, tôi phải khó khăn mới đứng nổi. Quảng đời dường như đẫm mồ hôi và máu như thế để làm gì? Nói như thế rồi, trước mặt hai đạo binh đó, Arjuna ngã xuống lòng xe ngựa của mình, thả rơi cung tên, lòng đau quặn thắt.
Luật Manu . Sách dùng làm nguồn gốc chính cho các luân lý, luật lệ và phong tục của người theo Ấn độ giáo là cuốn Luật Manu, một cuốn sách gồm 2685 câu. Nó có niên hiệu từ thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Phần lớn nó đề cập đến dharma, tức là các bổn phận của người dân. Việc đúng hay sai được xác định bằng các tác phẩm nầy, bằng hành vi thiện và lương tâm. Luân lý và nghi lễ được pha trộn vào nhau, các thầy tư tế phải trải qua mười hai nghi lễ từ lúc sinh ra cho đến lúc thành hôn. Sự nhân từ, sự chân thật, tình yêu thương, sự giúp đỡ đối với người hoạn nạn được nhấn mạnh đến.
Trong danh sách nhóm Smriti có nhiều sách thi ca khác như Kinh Puranas , Tantras, Darsanas, Yoga Sutra và Sankara. Chúng chứa đựng các sách nầy và đã tích lũy điều họ có thể làm cho chính họ bằng việc tiến tới trong ý niệm về Trimurti, tức Tam Thần.
13. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Chữ Veda đến từ chữ Vid của Phạn ngữ có nghĩa là “Con đường”.
b. Có bốn sách Kinh Vệ đà, mỗi sách có bốn phần.
c. Bộ Kinh Upanishads là những sách quan trọng chúng đánh dấu buổi đầu của Ấn độ giáo Triết học.
d. Các sách nhóm Smriti, có nghĩa là “Điều được ghi nhớ”, có uy quyền ngang hàng với bộ Kinh Vệ đà.
e. Kinh Bhagavad Gita là cuốn sách của Ấn độ giáo được nhiều người biết đến nhất.
SỰ PHÁT TRIỂN ẤN ĐỘ GIÁO
NhữngẢnh Hưởng Cận Đại Trên Ấn Độ Giáo . Những sự dạy dỗ của đạo Phật và đạo Hồi đã có một số ảnh hưởng trên Ấn độ giáo. Tuy nhiên, từ năm 1750 S.C. Cơ Đốc giáo đã có ảnh hưởng nhiều hơn, do sự cai trị của Đế quốc Anh tại Ấn độ. Nhiều phong trào cải cách đã nổi lên trong các thế kỷ mười chín và hai mươi trong cuộc đấu tranh dành độc lập của Ấn độ.
Phong trào Brahmo Samaj . Phong trào nầy do Rammohan Roy thành lập vào khoảng năm 1828 nhằm thanh lọc Ấn độ giáo về việc thờ thần tượng và hệ thống giai cấp. Qua Samaj (Hiệp hội) của ông, Roy cố cải cách Ấn độ giáo bằng việc kết hợp các luân lý của Cơ Đốc Giáo với Kinh Vệ-đà và Kinh Upanishads. Tuy nhiên, người Ấn độ giáo chỉ chấp nhận những phần Kinh Thánh nào phù hợp với lý lẽ của họ. Như vậy, lý luận của con người được đặt trên căn bản bình đẳng với King Vệ-đà và Thánh Kinh. Vì thái độ phóng khoáng của họ, các phong trào Samaj bị suy yếu và các phong trào Ấn độ giáo cổ điển lấn lướt.
Phong Trào Sri Ramakrishna (1834-1883). Một phong trào cải cách khác được phát khởi nhờ sự dạy dỗ của Sri Ramakrishna. Sau khi lắng nghe một Sufi (nhà thần bí) của Hồi Giáo và một Giáo sĩ Cơ Đốc Giáo, ông đã kết luận rằng mọi tôn giáo đều đúng. Các tôn giáo chỉ là những đường khác nhau để dẫn đến sự hiệp một với Thượng Đế. Ông tự xưng mình là “ chính cái linh hồn đã từng được sinh ra để làm một Rama, làm Krishna, làm Chúa Jesus hay là làm Đức Phật”. Ấn độ giáo đã được hồi sinh dưới sự hướng dẫn của ông. Ngày nay hội Rama Krishna là một cánh truyền giáo của Ấn độ giáo.
Phong Trào Swami Vivekananda . Một đệ tử của Ramakrishna là Vivekananda (1863-1902). Ông là một nhà diễn thuyết nổi danh và có uy thế, ông đã rao truyền cho thế giới rằng mọi con đường đều dẫn đến cùng một Thượng Đế. Ông dạy rằng một người Ấn độ giáo không cần phải trở thành một Cơ Đốc Giáo mà mỗi người cần phải đồng hóa lẫn nhau. Theo quan niệm của ông, Ấn độ giáo là một tôn giáo hoàn toàn thỏa đáp. Ông đã làm việc thiện qua việc giúp đỡ kẻ đau, kẻ nghèo và trong việc giáo dục quần chúng.
Những Lãnh Tụ Của Thế Kỷ Hai Mươi . Sri Aurobindo (1872-1950) là một nhà trí thức, ông đã pha trộn Ấn độ giáo với một số tư tưởng của Cơ Đốc Giáo. Ông dạy rằng một người mới được xây dựng bằng sự hiện đến của một tâm trí siêu phàm đối với nhân loại. Đây là một hình thức khác của trí huệ giáo (gnosticism), tức là sự cứu rỗi nhờ vào sự tri thức. Tiến sĩ Radhakrishnan (1888-1975) là tổng thống của Ấn độ năm 1958. Ông cũng cố gắng pha trộn Ấn độ giáo với Cơ Đốc giáo, vì thế mà ông bị các lãnh đạo Ấn độ giáo chỉ trích.
Jawaharlal Nehru đã trở thành vị thủ tướng đầu tiên của Ấn độ khi đất nước nầy được độc lập vào năm 1947. Ông là một người theo thuyết bất khả tri luận (agnostic) và đã tìm cách làm cho Ấn độ thành một quốc gia thế tục. Ông cảm thấy tôn giáo đã làm thương tổn Ấn độ và khoa học là hy vọng duy nhất cho đất nước nầy. Phong trào nầy có tác dụng cản ngăn các nhà thờ Cơ Đốc giáo khỏi việc dẫn dân chúng về với Chúa.
Mahatma Gandhi (tức Thánh Găng-đi, 1869-1948) là một chính trị gia và là một tu sĩ tôn giáo, là người lãnh đạo phong trào dành độc lập cho Ấn độ vào năm 1947. Ông đãcó lòng tôn kính Đấng Christ và những sự dạy dỗ của Cơ Đốc Giáo. Ông đã nói rằng câu chuyện thập tự giá là một gương mẫu về sức mạnh của tình yêu và sự thực hành hình thức Bất bạo động (ahimsa ). Vào cuối một kỳ chay, ông thường xin nghe bài thánh ca “Giờ được chiêm ngưỡng thập giá” (Thánh ca 95-ND). Tuy nhiên, ông vẫn vững niềm tin theo Kinh Bhagavad Gita . Dạy rằng mọi tôn giáo đều dẫn đến Thượng Đế, ông bài bác các giáo sĩ Cơ Đốc giáo về việc rao giảng về sự hoán cải. “Lời cầu nguyện trong lòng của chúng tôi là một tín đồ Ấn giáo trở thành một tín đồ Ấn giáo tốt hơn, một tín đồ Hồi giáo trở thành một tín đồ Hồi giáo tốt hơn và một tín đồ Cơ Đốc giáo trở thành một tín đồ Cơ Đốc giáo tốt hơn”. Thánh Gandhi đã bị sát hại vào năm 1948 bởi một thành viên của phong trào mà họ tin rằng thánh Gandhi đang phản bội Ấn độ giáo. Một người theo Ấn độ giáo sau đó đã nói “Ông Gandhi được mọi người xem là một trong các thánh nhân vĩ đại nhất đã từng sống”.
14. Hãy viện dẫn ba mục đích của các phong trào cải cách ở Ấn độ giáo trong các thế kỷ mười chín và hai mươi.
............................................................................................................
............................................................................................................
Mục tiêu 4. So sánh những niềm tin chính của Ấn độ giáo với các nguyên tắc của Cơ Đốc giáo.
ĐÁNH GIÁ VỀ ẤN ĐỘ GIÁO
Trong việc đánh giá của chúng ta về Ấn độ giáo, trước tiên chúng ta sẽ nhắc đến một số những điểm mạnh và điểm yếu của tôn giáo nầy. Sau đó, chúng ta sẽ nêu ra một số nhịp cầu nối liền từ niềm tin của họ đến lẽ thật của Cơ Đốc giáo và đến kinh nghiệm sống thỏa mãn trong Đấng Christ.
Các Điểm Mạnh Của Ấn Độ Giáo
Bảy điểm mạnh qua sự nghiên cứu của chúng ta là:
Người Ấn độ giáo dung chịu các niềm tin khác.
Người Ấn độ giáo tin nơi một hữu thể toàn tại tối cao.
Người Ấn độ giáo tin nơi sự hiệp nhất với thần linh trong đời sống tương lai.
Người Ấn độ giáo xem xã hội là quan trọng hơn từng cá nhân trong xã hội đó.
Người Ấn độ giáo tin rằng tôn giáo là một phần quan trọng trong đời sống của những tín đồ thuộc tôn giáo đó.
Người Ấn độ giáo bày tỏ lòng tôn kính các sách thánh hơn là vị sáng lập ra nó (giáo chủ).
Người Ấn độ giáo đã giữ sự hiệp một lâu dài hơn các tín đồ của các tôn giáo khác trên thế giới.
Những Điểm Yếu Của Ấn Độ Giáo
Những điểm yếu của Ấn Độ Giáo là tín đồ của đạo ấy:
tin rằng hữu thể tối cao không có đặc điểm của một thân vị.
theo tập tục thờ hình tượng, cả ở chỗ công cộng lẫn nhà riêng.
tin rằng trách nhiệm đạo đức của họ tùy thuộc vào Karma.
tin rằng tình trạng hiện tại của con người chỉ là một sự ảo tưởng.
cho rằng chỉ sự chết mới có thể làm thay đổi chỗ đứng trong xã hội.
thực hành những sự cực đoan về các nghi lễ trống rỗng và sự suy tư cá nhân một cách nghiền ngẫm.
chấp nhận hệ thống giai cấp và hạ thấp tình trạng của phụ nữ.
cho rằng các sách thánh chỉ có hiệu lực đối với các Brahmin.
Sự Đánh Giá Các Niềm Tin
Đề tài: Hữu Thể Tối Cao
Niềm Tin Của Ấn Độ Giáo . Người Ấn độ giáo tin nơi một hữu thể tối cao vĩnh hằng nhưng Đấng ấy không có thân vị. Ngài xuất hiện trong các avatar (Hóa Thân ) để làm các hoạt động riêng.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Người Ấn độ giáo tin rằng Đức Chúa Trời (Thượng Đế) là tối cao, đó là một điểm mạnh, nhưng Ngài không có thân vị, đó là một điểm yếu. Nếu Ngài là Chân Thần thì Ngài sẽ gặp gỡ con người ở cấp bậc ngôi vị. Đức Giêhôva , tức Thượng Đế của Thánh Kinh, là một Thượng Đế có thân vị. Ngài muốn có sự thông công với con người, Ngài đã tự mặc khải Ngài trong hình thể loài người. Bài ca trong Kinh Rig Veda là một nhịp cầu dẫn đến lẽ thật nầy. Bài ca đó nói rằng : “Miệng Ngài trở thành Brahmin”. Chúa Jesus là Lời của Đức Chúa Trời trong hình thể loài người. Ngài là avatar duy nhất của Thượng Đế, là Thần Nhân, là Đấng đem con người đến với Đức Chúa Trời.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
GiGa 1:14, “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta”.
ITi1Tm 2:5 “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời và chỉ có một Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, là Đức Chúa Jesus Christ”.
HeDt 4:15 “Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối của chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội”.
Đề tài: Sách Thánh
Niềm Tin Của Ấn Độ Giáo . Người Ấn độ nói rằng tôn giáo của họ là tôn giáo cổ nhất và các Kinh Vệ đà đã có niên hiệu từ 1.400 T.C.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Trước tiên, lời tuyên bố rằng Ấn độ giáo là tôn giáo cổ nhất, là không đúng. Cả duy linh thuyết lẫn độc thần giáo đã tồn tại trước Ấn độ giáo. Sự xuất hành khỏi Ai cập của dân Ysơraên xảy ra đồng thời với sự xuất hành của dân Aryan ra khỏi Ba-tư. Thứ hai, lời tuyên bố rằng Sách Vệ đà là các sách cổ nhất cũng không đúng. Đã có các sách viết bằng chữ hình gai (Tiết hình tự -- cuneiform) trên các bảng đất ở tại xứ Mê-sô-bô-ta-mi, thậm chí trước cả Kinh Vệ đà , vào khoảng năm 2.600 T.C. Môi se cũng đã viết Ngũ Kinh (Torah) vào khoảng năm 1.400 T.C. tức vào khoảng đồng thời với Kinh Vệ đà. Đức Chúa Trời đã hà hơi những người thánh của Ngài để viết ra Lời của Ngài (IIPhi 2Pr 1:21). Lời thành văn là sự diễn đạt về lời phán của Ngài, mà lời đó đã trở thành Đấng Christ, là Lời Hằng Sống.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
IIPhi 2Pr 1:21 “Vì chẳng hề có lời tiên tri nào mà bởi một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời”.
GiGa 1:1 “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời Ngôi Lời là Đức Chúa Trời”.
Đề Tài: Thực Tại Tối Hậu
Niềm Tin Của Ấn Độ Giáo . Người Ấn độ giáo nói rằng thực tại duy nhất là ở trong cõi vô hình. Cõi hiện tại chỉ là ảo mộng, nhưng sự thuộc linh và sự vĩnh hằng là điều duy nhất không thể bị dời đổi của thực tại tối hậu.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Phải, những điều thuộc linh thì quan trọng hơn những điều thuộc thể. Nhưng người Ấn độ giáo nói rằng mọi vật không thuộc linh thì chỉ là ảo mộng. Trong thế giới vật chất của chúng ta, những điều thuộc thể là rất thực. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của Ấn độ giáo, nếu những vật thấy được sẽ qua đi thì chúng là không có thực. Chỉ những điều không thấy được mới là có thực.
Dựa theo thần học, người Ấn độ giáo có một điểm mà có thể dùng nó để làm nhịp cầu dẫn đến lẽ thật. Theo Kinh Thánh, ông Phao lô đã đồng ý rằng vật không thấy được thì có ý nghĩa hơn vì nó là vĩnh hằng. Nhưng điều gì là vật không thấy được? Chính là thực tại thuộc linh trong Đấng Christ. Chúng ta có “nhà đời đời ở trên trời” (IICo 2Cr 5:1). Đối với Cơ Đốc Nhân, ra khỏi thế giới nầy tức là được ở với Đấng Christ, chớ không ở trong một kiếp luân hồi khác.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
4:18 “Bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được, vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy”.
5:19 “Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ làm cho thế gian lại hòa với Ngài, chẳng kể tội lỗi cho loài người”.
Đề Tài: Nan Đề Của Con Người
Niền Tin Của Ấn Độ Giáo . Theo Ấn độ giáo, không có niềm tin nào về những lầm lỗi cá nhân để gọi là tội lỗi. Cách hành xử hằng ngày dựa vào luật Karma (nghiệp quả) và sự ảo tưởng về sự không biết (maya).
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Ý thức luật nhân quả mà người Ấn độ giáo xem thấy giữa hànhvi của họ và nghiệp quả của họ, có thể dùng làm một nhịp cầu dẫn đến đức tin. Người đó đáp ứng trách nhiệm của mình đối với luật nầy, dầu họ chưa từng biết chỗ đứng của mình. Tuy nhiên, Lời Đức Chúa Trời chỉ tỏ rằng con người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình và dựa trên cơ sở mà Lời Đức Chúa Trời đã mặc khải người đó có thể biết sự thật về số phận của mình. Sự đáp ứng trước luật nghiệp quả của người Ấn độ giáo có thể dùng để chuẩn bị họ về trách nhiệm tiếp nhận phương pháp cứu rỗi của Đức Chúa Trời, rồi sau đó sống vâng phục theo những đòi hỏi của Lời Ngài. Khi đó họ sẽ sống cuộc sống vừa lòng Đức Chúa Trời.
Trong Ấn độ giáo, không có niềm tin tưởng rằng con người “được hoài thai trong tội lỗi đã chống lại luật pháp thánh khiết của Đức Chúa Trời”. Ngày nay Đức Chúa Trời đến trong tình yêu thương để thuyết phục, nhưng rồi đây Ngài sẽ đến để phán xét những ai đã vi phạm luật pháp của Ngài. Hôm nay, Thánh Linh là đại diện của Ngài đang cáo trách con ngưòi về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét.
Lẽ Thật Kinh Thánh.
Thi Tv 51:4 “Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi và làm điều ác trước mặt Chúa, hầu cho Chúa được xưng công bình khi Chúa phán và được thánh sạch khi Chúa xét đoán.
GiGa 16:8 “Ngài (Thánh Linh) sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét”.
Đề Tài: Thuyết Nhất Nguyên Tuyệt Đối .
Niềm Tin Ấn Độ Giáo . Kinh Upanishads dạy về thuyết nhất nguyên tuyệt đối rằng chỉ có Thượng Đế là có thực, con người và sự vật chỉ là ảo mộng.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Trước hết, quả thật Đức Chúa Trời là không thể xác định. Ngài ở nơi cao xa vượt khỏi mọi vật mà Ngài đã tạo dựng. Những cái mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng là xác định nhưng không có nghĩa là không có thực. Trong khi sự vật mà con người là xác định, thì không có nghĩa là họ không có thực, một cách khách quan. Họ có những phẩm chất và giá trị vì họ được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Một phần của sự giống như Đức Chúa Trời nầy đó là tâm linh của con người là vĩnh hằng, và tiếp tục sống sau khi thân xác nầy chết đi. Phương diện thuộc linh nầy đáp ứng cho Đức Chúa Trời, và là nền tảng để con người thông công với Đức Chúa Trời.
Người Cơ Đốc tin rằng Đức Chúa Trời vừa là nội tại (ở trong) vừa là siêu việt (ở trên). Ngài vừa ở trong thế giới, vừa vượt xa thế giới. Chúa Jesus vừa là một với Đức Chúa Trời, vừa là một thân vị riêng rẽ. Khi Ngài sống trên đất, Ngài bị phân cách với Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã phán: “Ta với Cha là một”. Đức Chúa Trời không hạ thấp giá trị của con người thì như là một phần của một bộ máy. Con người được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời, vì vậy con người có giá trị. Người Cơ Đốc có đức tin rằng mình sẽ sống sau khi chết và mang một hình thể có thể nhận được ở với Đức Chúa Trời.
Lẽ Thật Kinh Thánh
SaSt 1:27 “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài”.
GiGa 10:30 “Ta với Cha là một”.
Thi Tv 8:4-5 “Loài người là gì mà Chúa nhớ đến.... Chúa làm người kém Đức Chúa Trời một chút”.
GiGa 5:24 “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta và tin Đấng sai ta, thì được sự sống đời đời và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống”.
Đề Tài: Karma (Nghiệp quả )
Niềm Tin Ấn Độ Giáo . Số phận nhân loại bị ấn định bởi luật hành động và gặt hái hành động, cho tới khi được siêu thoát (moksha) vào cõi tuyệt đối. Trong cuộc đời mình, mỗi người quyết định mình sẽ đầu thai vào kiếp khác như thế nào.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Cả thiên nhiên là luân lý đều ủng hộ cho nguyên tắc gieo và gặt. Nhưng động cơ phía đàng sau nghiệp quả là một vấn nạn. Tại sao con người tìm kiếm thiện nghiệp? Nếu nó là dành cho người thì người bảo người đó là sai lầm. Không thể trông mong nơi sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Nó cũng không thể là dành cho kẻ khác, vì mỗi người có một nghiệp quả riêng. Con người đã bị cột chặt vào nghiệp quả mình. Nó là vòng quay bất tận. Vô hiệu con người làm thiện như thế nào thì cũng không đủ.
Biết được điều gì sẽ nhận được ở tương lai thì tốt hơn biết bao, biết rằng tội của bạn có thể được tha thứ thì tốt hơn biết bao ! Có một con đường tốt hơn: được tự do khỏi xiềng xích và có sự an nghỉ cho linh hồn.
Lẽ Thật Kinh Thánh.
Mat Mt 11:28”Hỡi những kẻ mệt mõi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ”.
GiGa 3:36 “Ai tin Con thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy”.
Đề Tài: Sự Cứu Rỗi .
Niềm Tin Ấn Độ Giáo . Sự cứu rỗi xảy ra theo ba cách: Đường tri thức (hiệp một với Brahman), đường sùng tín (đối với thần linh) và đường công đức (giữ theo lễ nghi).
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Nếu sự cứu rỗi là sự giải thoát khỏi vòng quay luân hồi bất tận, thì sự sợ hãi không nhận được thiện nghiệp là một động cơ đối với sự cứu rỗi. Người Ấn độ giáo dùng nhiều phương pháp khác nhau để xua đuổi sự sợ hãi. Họ đeo bùa và giữ theo các nghi lễ không bao giờ dứt, để làm nguôi ngoai các vị thần. Người Ấn độ giáo thực hành sự xuất thần, đánh đập thân thể, đi ngang qua lửa, đâm xé thân thể bằng móc câu và kim. Sự giải thoát có xảy ra nhờ việc chịu khổ không?
Giải pháp cho người Ấn độ giáo là gì? Sự cứu rỗi không xảy ra qua việc làm thiện, mà qua đức tin đặt nơi Chúa Jesus. Câu hỏi tối hậu là: “Chúa Jesus Christ có phải là Con Đức Chúa Trời không? hay Ngài không phải là Con Đức Chúa Trời?”. Nếu Ngài là Con Đức Chúa Trời thì mọi người bắt buộc phải “làm theo những điều Ngài đã phán” . Khi Chúa Jesus hỏi: “Các ngươi nói ta là ai?” thì Phierơ đã thưa: “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống” (Mat Mt 16:15, 16). Người Ấn độ giáo có nhu cầu rất lớn làm vang vọng lại lời của Phao lô: “Khốn nạn cho tôi ! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy? (RoRm 7:25), và câu trả lời được tìm thấy trong câu 25 “cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta”.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
Tit Tt 3:5 “Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì chúng ta đã làm, nhưng cứu theo lòng thương xót Ngài”.
GiGa 3:36 “Ai tin Con thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy”.
IGi1Ga 4:2 “Bởi điều nầy, hãy nhận biết Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Phàm thần nào xưng Chúa Jesus Christ lấy xác thịt mà ra đời, thần đó là bởi Đức Chúa Trời”.
15. Hãy nêu lên bốn điểm trong từng phần về các quan điểm mạnh và các quan điểm yếu của Ấn độ giáo.
............................................................................................................
............................................................................................................
16. Chọn hai đề tài trong mục “Đánh giá về Ấn độ giáo” và viết vào vở ghi bài của bạn một sự so sánh ngắn gọn giữa Ấn độ giáo và Cơ Đốc giáo theo hai đề tài đó.
............................................................................................................
............................................................................................................
Phần Tự Kiểm
CÂU CHỌN LỰA. Chọn câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi. Khoanh vòng ký tự đứng trước câu bạn chọn.
1. Ấn độ giáo có thể được mô tả là
a. Có một hệ thống các niềm tin cứng ngắt.
b. Một tôn giáo được định nghĩa rất rõ.
c. Tôn giáo theo độc thần giáo cổ xưa nhất.
d. Một triết lý của cuộc sống.
2. Ấn độ giáo có tỉ lệ tín đồ cao nhất ở
a. Indonesia (Nam Dương).
b. Ấn Độ.
c. Miến Điện.
d. Trung Hoa.
3. Một số hệ thống độc đáo đối với đạo của người Ấn độ giáo là:
a. Sự dung nhượng.
b. Sự áp bức phụ nữ.
c. Một xã hội không có giai cấp.
d. Giai cấp.
4. Niềm tin của người Ấn độ giáo nơi thần linh có thể được mô tả như là hình thức chuyển đổi từ
a. Duy Linh Thuyết đến đa thần giáo, đến hệ thống ba vị thần rồi đến đa thần giáo.
b. Đa thần giáo đến Duy Linh Thuyết rồi đến độc thần thuyết.
c. Duy Linh Thuyết đến hệ thống ba vị thần và rồi quay về lại duy linh thuyết.
d. Một sự kết hợp của chủ nghĩa Nhị Nguyên thuyết và tự nhiên thần giáo (deism) đến duy linh thuyết.
5. Cuốn sách thiêng liêng nhất và được nhiều người biết đến nhất được viết ra:
a. Trong thời kỳ cải cách của thế kỷ mười chín.
b. Do người Aryan vào năm 1200 T.C. và được gọi là Kinh Vệ đà .
c. Vào năm 600 T.C và được gọi là Bhakti .
d. Về Krishna và được gọi là Kinh Bhagavad Gita .
6. Lẽ thật Kinh Thánh bác bỏ Nhất nguyên thuyết là:
a. GiGa 16:8 “Ngài (Đức Thánh Linh) sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi”.
b. IICo 2Cr 5:1 “Chúng ta..... có nhà đời đời ở trên trời”.
c. SaSt 1:27 “Đức Chúa Trời dựng lên loài người theo hình Ngài”.
d. Tit Tt 3:5 “Ngài cứu chúng ta....cứ theo lòng thương xót của Ngài”.
7. Vào những năm 1900, như là một ảnh hưởng trên Ấn độ giáo, Hồi giáo đã:
a. Yếu hơn Cơ Đốc giáo và sự cai trị của người Anh.
b. Kết hiệp với Phật Giáo trong các phong trào cải cách.
c. Gây cảm xúc cho phong trào Samaj trong việc cố gắng thanh lọc sự thờ lạy hình tượng của Ấn độ giáo.
d. Chưa được biết đến trong khu vực của người theo Ấn độ giáo.
8. Đối với người theo Ấn độ giáo, sự cứu rỗi KHÔNG thể có được bằng con đường
a. Công đức.
b. Đức tin.
c. Tri thức.
d. Sùng tín.
CÂU GHÉP CẶP 9-13. Hãy ghép cặp niềm tin Ấn độ giáo (bên phải) với định nghĩa của nó (bên trái)
......9. Sự diễn đạt của toàn vũ trụ.
.....10. Tội lỗi đã gây ra là qua hành động.
.....11. Linh hồn con người và thần linh là giống nhau (là một).
.....12. Thần Sáng Tạo, Thần Phá Hoại, Thần Bảo Tồn.
.....13. Phân cách linh hồn con người với thần linh.
a) Nhất nguyên thuyết.
b) Nhị nguyên thuyết.
c) Brahman.
d) Trimurti.
e) Tôn phái Jain.
14-17. Hãy ghép cặp từng tên (bên phải) với lời mô tả của nó (bên trái).
.....14. Thần Sáng Tạo.
.....15. Thầy tư tế thuộc giai cấp cao.
.....16. Chữ Phạn chỉ về sự cầu nguyện.
.....17. Thực tại đầu tiên và cuối cùng.
a) Brahma.
b) Brahman.
c) Brahmin.
d) Brahamana.
18-21. Hãy ghép cặp sách thánh (bên phải) với lời mô tả nó (bên trái).
.....18. Có từ thời kỳ Ấn độ giáo dân gian, là “Điều được ghi nhớ”.
.....19. Là thẩm quyền chính trên tôn giáo của người Ấn độ giáo.
.....20. Nêu chi tiết về các bước dẫn vào Karma; phản ứng đối với các chức tư tế.
.....21. Sách được biết nhiều nhất của Ấn độ giáo.
a) Kinh Vệ đà .
b) Kinh Upanishads .
c) Nhóm Smriti .
d) Kinh Bhagavad Gita .
22-25. Hãy ghép cặp các nhà cải cách cận đại (bên phải) với lời mô tả (bên trái).
.....22. Đã dạy sự cứu rỗi nhận được bằng tri thức.
.....23. Là người thuộc phái bất khả tri luận, muốn Ấn độ thành một quốc gia thế tục.
.....24. Lập phong trào Samaj nhằm thanh lọc sự hình tượng của Ấn độ giáo.
.....25. Giảng thuyết về bất bạo động và không cần hoán cải.
a) Jawaharial Nehru.
b) Mahatma Ghandi.
c) Sri Aurobindo.
d) Rammohan Roy.

ĐẠO SIKH (Sikhism)
Trong bài học trước, chúng ta đã biết Ấn độ giáo là một tôn giáo đa thần - tức là một tôn giáo thờ nhiều vị thần. Nó cũng là một tôn giáo phổ cập, trong đó mọi tôn giáo khác có thể ẩn trú dưới tàng của nó. Trong khi học về các tôn giáo thế giới, một lớp học của một trường Kinh Thánh đã viếng một đền chùa của người Ấn độ giáo. Một sinh viên hỏi thầy tư tế: “Làm thế nào một người có thể trở thành tín đồ Ấn giáo?” Ông trả lời: “Cậu chẳng phải làm gì cả ! Cậu đã là tín đồ rồi, vì cậu đã vào chùa nầy !”. Các sinh viên có nhiều thắc mắc về điều nầy.
Khi chúng ta nghiên cứu đạo Sikh, chúng ta sẽ thấy một bức tranh khác. Đây là một hệ thống độc thần nghiêm nhặt, bác bỏ các hình tượng. Đối với một người đã nhận chân được hình tượng là giả dối, thì đạo Sikh có thể thu hút họ đến chân lý. Nó đòi hỏi sự thờ phượng một Chân Thần thông qua một danh xưng thực sự, và kêu gọi phải nghiêm khắc với bản thân. Trên bình diện những sự dạy dỗ của đạo Sikh, dường như chúng chứa đựng rất nhiều chân lý. Có thể nào một tôn giáo hàm chứa nhiều sự thật mà vẫn không phải là Chân lý không? Có thể nào một người tìm thấy Thượng Đế chỉ bởi vì người đó đang tìm kiếm một kinh nghiệm thuộc linh không?
Đạo Sikh là một cây gồm những niềm tin mà bông hoa của nó hoàn toàn đẹp đẽ khi ngắm nhìn vào, nhưng khi chúng ta bóp nát chúng thì chúng sẽ phóng ra một mùi hôi thối khó chịu. Trong bài học nầy, chúng ta sẽ thấy tại sao như vậy, khi chúng ta xem xét cách chuyển đổi chính cái bản chất của những niềm tin nầy “rút ra mùi hương”.
Dàn Bài
Làm quen với đạo Sikh.
Các niềm tin của đạo Sikh.
Những sự truyền thống của đạo Sikh.
Sự phát triển của đạo Sikh.
Đánh giá về đạo Sikh.
Những Mục Tiêu Bài Học
Khi học xong bài nầy bạn có thể:
Mô tả đời sống và sự tìm kiếm của người sáng lập đạo Sikh, và sự phân bố địa dư của nó cùng những sự thay đổi trong đạo Sikh.
Định nghĩa những niềm tin căn bản của đạo Sikh, và chỉ ra những vùng mà trong đó nó phát triển từ khi nó được bắt đầu.
Nhận biết và đánh giá các Sách thánh của đạo Sikh.
Chỉ ra những điểm mà có thể sử dụng để làm những nhịp cầu nhằm trình bày Tin Lành của Đấng Christ cho người đạo Sikh.
Sinh Hoạt Học Tập
Nghiên cứu bài học nầy và làm bài tự kiểm theo các chỉ dẫn trong bài học 1.
Phải chắc chắn đã tra xem phần từ vựng để hiểu rõ nghĩa bất cứ từ ngữ chìa khóa nào mà bạn chưa biết.
Xem lại Bài học 3 và 4, rồi làm bài trong “Phần Đánh Giá Sự Tiến Bộ Của Phần 2”. Hãy gởi tờ trả lời của bạn về cho giảng viên ICI của bạn.
Từ Ngữ Chìa Khóa
Công thức
Cúi phục (chào)
Giả hình
Guru
Kế nhiệm
Soi sáng
Thay thế (Tùy chọn)
Thờ (Kinh) sách
Thừa kế
Toàn tại
Trừu tượng
Tuyệt đối
Khai Triển Bài Học
Mục tiêu 1. Mô tả ý nghĩa của đạo Sikh, các khu vực địa dư của nó và một đặc tính quan trọng của tín đồ của nó.
LÀM QUEN VỚI ĐẠO SIKH
Đạo Sikh là một đạo xuất hiện gần đây nhất trên sân khấu tôn giáo rộng lớn của thế giới. Nó được thành lập vào lúc vừa bước sang thế kỷ thứ 16 sau công nguyên. Mặc dầu nó đã có căn rễ trong Ấn độ giáo ở Ấn độ , đạo Sikh đã tháp một số ý niệm của Hồi giáo vào thân các niềm tin của nó. Từ sự kết hợp đó, đã mở ra một hệ thống tôn giáo mới. Thực ra, đạo Sikh là một phong trào cải cách mà nó đã tìm cách đem cái tinh túy của vài tôn giáo cùng vào một đức tin mới. Giống như Do Thái giáo, nó là một trong số ít tôn giáo đã lập được một tình trạng mới.
1. Tại sao đạo Sikh có thể được gọi là một tôn giáo mới mà nó đã nẩy chồi từ một sự kết hợp mới?
..............................................................................................................
Định nghĩa
Từ ngữ Sikh đến từ chữ Sisya của Phạn ngữ hay từ chữ Sikha của ngôn ngữ Pali (một ngôn ngữ của Ấn độ, thường được dùng trong văn tế của Phật giáo Tiểu thừa -ND ) có nghĩa là “môn đệ”. Các vị Sikh là các môn đệ của mười vị Guru (những lãnh tụ tôn giáo), bắt đầu với ông Nanak và chấm dứt với ông Gobind Singh. Khi đạo Sikh được thành lập, các tín đồ Ấn độ giáo và Hồi giáo đang xét lại phương cách để đến gần Thượng Đế. Đạo Sikh là một cố gắng để cung ứng một phương pháp thay thế.
2. Khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Từ ngữ Sikh đến từ ngôn ngữ Pali có nghĩa là “lãnh tụ tôn giáo”.
b. Từ ngữ Sikh đến từ Phạn ngữ có nghĩa là “môn đệ”.
c. Đạo Sikh là một cố gắng để giải đáp vấn đề làm sao đến gần Thượng Đế.
Vị Trí Địa Dư
Đạo Sikh phát khởi như là một cộng đoàn tôn giáo và quân sự tại lãnh thổ Punjab, vùng đất của năm con sông ở phía tây bắc Ấn độ . Nó đã trở thành một tiểu bang vào năm 1966 trong một cuộc tái tổ chức lãnh thổ căn cứ theo tiếng nói. Khi Ấn độ đã dành được độc lập từ tay người Anh vào năm 1947 thì lãnh thổ Punjab bị phân làm hai. Vùng phía tây thành một phần của xứ Pakistan và vùng phía đông trở thành một phần của Ấn độ. Một sự phân rẽ xâu xa hơn được đặt cơ sở trên tôn giáo. Vì xứ Pakistan theo Hồi giáo, cho nên đã có một cuộc xuất hành đông đảo của người Sikh để đến vùng Punjab thuộc phía bắc Ấn độ. Phần lớn người Sikh đã ở lại khu vực đó từ đến nay. Những người đã di chuyển đến các nơi khác vẫn xem vùng Punjab là quê hương của họ và họ muốn một ngày nào đó sẽ trở lại chốn ấy.
Những Đặc Tính Của Người Sikh
Từ lúc được thành lập, đạo Sikh đã can dự vào sinh hoạt chính trị và cải cách. Để chống lại người Ấn độ giáo, người Sikh đã phải chiến đấu để độc lập cho tôn giáo của họ. Kết quả là với tài chiến đấu và lòng nhiệt thành họ đã thuộc trong số những lực lượng mạnh nhất tại Ấn độ . Họ có mặt rất đông ở những nơi có cần, như lực lượng cảnh sát và các vệ sĩ, ở tại những chỗ như là Penang, Singapore, Hồng Kông và Thượng Hải. Do đó, đạo Sikh được nhiều người biết đến vì vai trò của nó trong lịch sử Ấn độ, hơn là vì niềm tin của họ.
3. Hãy khoanh vòng các ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Vào lúc phân chia lãnh thổ Punjab vào năm 1947, phần phía đông trở thành tiểu bang của người Sikh trong vùng Punjab thuộc phía bắc Ấn độ còn vùng Punjab thuộc nước Pakistan vẫn tiếp tục theo Hồi giáo.
b. Đạo Sikh khởi sự hoạt động như là một cộng đoàn chính trị.
c. Đạo Sikh chủ yếu bị giới hạn trong một vùng của thế giới.
4. Tại sao người Sikh được chú ý về tài chiến đấu của họ?
..............................................................................................................
Mục tiêu 2. Thuật lại chuyện người sáng lập đạo Sikh để tìm các mục tiêu thuộc linh của ông.
Sự Thánh Lập Đạo Sikh
Guru Nanak, người sáng lập đạo Sikh, sinh năm 1469, tại làng Talvadi, cách Lahore độ 40 dặm (khoảng 70km). Ông là con của một người kế toán, là một người Ấn độ giáo thuộc giai cấp Ksatriya (chiến sĩ). Nanak rất quan tâm đến những vấn đề tôn giáo từ thuở thiếu thời. Ông sáng tác các bài đạo ca và dành nhiều thì giờ trong sinh hoạt hát đạo ca trong cộng đoàn. Ông và bạn mình là Mardana đã tổ chức một nơi mà ở đó người Hồi giáo và người Ấn độ giáo gồm những giai cấp khác nhau có thể ăn uống chung cùng nhau.
Cuộc Sống Ban Đầu . Trong thời kỳ ấy, những vị thánh thường hay đi dạo và bàn luận các tư tưởng của Ấn độ giáo lẫn Hồi giáo, ngay cả tại những làng mạc nhỏ. Nanak thích tranh luận những vấn đề tôn giáo với họ. Khi lớn lên, Nanak chẳng còn dự phần trong các sinh hoạt thường nhật đều đặn của gia đình nữa. Điều nầy khiến cho cha mẹ ông e sợ rằng con họ đã mắc bệnh tâm thần. Ông bảo với cha mẹ mình rằng, cái đau duy nhất của ông là “cái đau bị xa cách Thượng Đế”. Ông kết hôn với con gái của một Kshatri (người ở giai cấp cao hơn) và sanh được hai con trai. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình của không được hạnh phúc, và sự thôi thúc tìm kiếm chân lý thuộc linh trở nên mãnh liệt, nên ông đã bỏ nhà ra đi.
Một Sự Thăm Viếng Thuộc Linh . Nanak dành nhiều thì giờ kiêng ăn, đọc kinh nguyện và suy gẫm, cho đến cuối cùng ông cảm thấy xứng đáng để khoác chiếc áo dài của một nhà tu hành. Một lần nọ, trong một khu rừng ở Sultanpur, lần đầu tiên ông đã có kinh nghiệm thuộc linh của mình. Ông nói rằng ông đã nghe một tiếng nói, mà ông tin rằng đó là tiếng nói của một vị thần: “Ta ở cùng ngươi, Ta làm cho ngươi hạnh phúc. Hãy giữ đừng để thế gian làm hư hỏng mình. Hãy thực hành lòng bác ái, các phép rửa, sự thờ phượng và trầm tư. Ta là Thượng Đế, là Brahma đệ nhất. Ngươi sẽ là một guru thần thánh”. Theo truyền thuyết của người Sikh thì trong khi ông đang tắm tại một dòng suối, ông đã biến mất. Ngày thứ ba ông quay trở về và nói lời công bố nổi tiếng đầu tiên: “Không có Ấn độ giáo, cũng không có Mussulman (Hồi giáo)”.
Những Chiến Dịch Rao Giảng . Sau đó, Nanak mở ra những chiến dịch truyền giảng, Mục tiêu của ông là tinh luyện và giải hòa các đức tin tôn giáo. Để minh họa sự dạy dỗ của mình, ông mặc một bộ y phục tôn giáo phối hợp giữa người Ấn giáo và người Hồi giáo. Đem theo hai người bạn, Mardana, một nhạc sĩ Hồi giáo, và một người dân quê Ấn độ giáo, ông đã giảng đạo trong các phố chợ, nơi công viên hoặc tại các góc đường. Khi vào một làng mạc nào, Mardana tụ tập được một đám đông bằng cách kéo chiếc đàn rebab của mình, một loại đàn vĩ cầm thời xưa. Sau đó, Nanak cao rao các bài giảng thuyết nổi tiếng của mình. Khi có người hỏi nó có ý nghĩa gì, ông liền giới thiệu sự dạy dỗ của mình. Cả ba người đều được các lãnh tụ tôn giáo ân cần tiếp đón, họ chiêu tập các tín đồ theo đạo mình và tiếp tục lên đường. Trong bốn cuộc hành trình, họ đã viếng thăm các vùng thánh địa của người Ấn độ giáo. Họ đến Assam, một tiểu bang ở đông bắc Ấn độ, rồi đi xuyên qua vùng Tamil ở phía đông nam Ấn độ và tiếp tục tiến đến Tích Lan. Sau đó họ lên vùng phía bắc, đến xứ Tây Tạng ở trong dãy núi HiMã Lạp Sơn, và đi xa tít về phía tây, đến tận Baghdad, Mecca và Medina.
5. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết các câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau:
a. Nanak được sinh ra ở tận đâu và khi nào?
b. Sự tìm kiếm của ông là gì? Nó được thỏa đáp như thế nào?
c. Ông đã quảng bá sự dạy dỗ của mình như thế nào và ở những nơi nào?
Sự Chết Của Nanak . Các tín đồ của Nanak nói rằng giáo chủ của họ đã có một sự chết nhiệm mầu. Giống như nhiều lãnh tụ tôn giáo khác, ông đã được tôn kính và được thần thánh hóa bằng những quyền năng tưởng tượng mà chúng không được mơ tưởng đến trong lúc ông còn sống. Những giờ cuối cùng của đời ông cũng được thêu dệt cũng một cách y như vậy. Một tác giả thuộc đạo Sikh nói:
Guru Nanak ngồi dưới cây keo khô cằn. Kìa ! Nó trở nên xanh tốt, đâm lá và trổ hoa. Những người Hồi giáo nói họ sẽ chôn Ngài, các tín đồ Ấn độ giáo của Ngài nói họ sẽ hỏa táng Ngài. Khi người ta xin Ngài Guru quyết định, Ngài nói: “Hãy để người Ấn giáo đặt hoa bên phải ta và các người Hồi giáo đặt hoa bên trái ta”. Sáng mai, hoa của ai còn tươi tốt, thì kẻ ấy an táng thi hài ta. Rồi ông ra lệnh cho đoàn chúng hát: “Hỡi các bạn hữu ta, hãy cầu kinh cho ta để ta có thể gặp được chủ (chúa)”. Vị guru kéo tấm che kín mình, cúi phục thần linh của mình. Sáng hôm sau, khi tấm khăn được cất đi, chẳng còn có vật gì bên dưới nó. Các bông hoa ở cả hai phía đều nở rộ.
Người Sikh đã xây một lăng miếu và người Hồi giáo lập một lăng tẩm để tôn kính ông.
6. Hãy viết ra ý kiến của bạn về câu chuyện sự chết của Nanak, và lý do tại sao người đạo Sikh gán những quyền năng phép mầu cho ông?
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Mục tiêu 3. Mô tả năm niềm tin quan trọng của đạo Sikh.
NHỮNG NIỀM TIN CỦA ĐẠO SIKH
Nhìn từ quan điểm của Cơ Đốc giáo, sự dạy dỗ của Nanak là một sự pha trộn kỳ lạ. Một mặt thì ông tin nơi giáo thuyết Karma của Ấn độ giáo. Ông đã mô tả tình trạng sau cùng của con người như là sahaj (một sự kết hợp với quan niệm của ông về Thượng Đế) cũng như người Ấn độ giáo đã mô tả. Người Ấn độ giáo tin rằng Thượng Đế là nội tại, nghĩa là Ngài ở trong thế giới nầy và tin rằng con người muốn được thu hút vào Thượng Đế, giống như một giọt nước rơi vào đại dương. Theo luật Karma, nếu một người qua đời người đó sẽ được đầu thai vào thế kỷ nầy nhiều lần nữa cho đến khi người ấy bước vào sự kết hiệp với tuyệt đối.
Mặt khác, những người khác đang dạy về avatars (sự hóa thân). Theo sự dạy dỗ nầy, các thần linh khác nhau đã đến trái đất nầy trong sự nhập thể làm người. Còn Nanak nói rằng chỉ có một Thượng Đế duy nhất và không có avatars nào. Ông đồng ý với người Hồi giáo rằng Thượng Đế là khác hẳn với tạo vật, Ngài là siêu việt. Tuy nhiên, vào thời ấy, như là một kết quả của phong trào Bhakti, Braman đã được nhìn theo một cách có thân vị hơn. Theo sự dạy dỗ nầy, nếu bạn có bhakti, tức là “lòng sùng tín mến yêu” đối với Thượng Đế, thì bạn cũng không thể giúp gì cho việc suy nghĩ về Ngài như là một thân vị. Nanak đồng ý rằng Thượng Đế là một thân vị và ngay cả sau khi kết hợp với Thượng Đế rồi thì một người vẫn giữ cái đặc tính riêng của mình.
7. Hãy khoanh vòng các ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Nanak tin nơi luật Karma.
b. Karma là sự giải thoát khỏi vòng luân hồi.
c. Có sự dạy dỗ về avatars là các vị thần đã đến trái đất nầy bằng sự nhập thể làm người.
d. Bhakti có nghĩa là “sùng tín mến yêu đối với Thượng Đế một cách cá nhân.
e. Nanak đã tiếp nhận và kết hợp các sự dạy dỗ về Karma, avatars và bhakti để tạo thành giáo thuyết riêng của mình.
8. Điền vào cho đủ câu nói sau:
a. Như giọt nước rơi vào đại dương, con người mong ước được
..............................................................................................................
b. Câu nói nầy minh họa luật Karma như thế nào?
..............................................................................................................
Ý Niệm Về Thần Linh Của Nanak
Nanak chủ trương hai sự dạy dỗ chính: quan niệm của ông về Thượng Đế là một Thượng Đế có một, là Đấng tối cao và là guru vĩnh hằng, và Thượng Đế là chân lý. Ông dạy rằng Đức Allah của Hồi giáo và nhiều vị thần của Ấn độ giáo thực ra chỉ là một Thượng Đế cao cả. Ông gọi Thượng Đế nầy là Sat Nam tức là Chân Danh (tên thật ) và tuyên bố rằng Sat Nam là một guru, tứ ái, tức là một vị thầy. Kinh Mul Mantra, bài kinh nguyện buổi sáng chính của người Sikh, cho thấy một ý niệm về niềm tin nơi quan niệm của họ về Sat Nam.
Có một Thượng Đế, Ngài là chân lý tối cao.
Ngài, Đấng Tạo Hóa, không biết sợ và không biết ghét.
Ngài, Đấng toàn tại, thâm nhập vào vũ trụ nầy.
Ngài không sinh ra, cũng không chết đi để đầu thai.
Bởi ơn Ngài, ngươi sẽ thờ phượng Ngài.
Trước khi có thời gian, đã có chân lý.
Khi thời gian bắt đầu nhịp chuyển, Ngài đã là chân lý
Cho đến giờ nầy, Ngài vẫn là chân lý.
Chân lý sẽ còn trổi cao mãi mãi.
Cho tới ngày nay, người Sikh vẫn nhấn mạnh đến sự kết hiệp với Thượng Đế, và xem Ngài ngang bằng với chân lý. Cuốn sách thánh của họ, Kinh Japji , tuyên bố rằng: “Ngài chỉ có một. Nhưng nhiều sự vật là sự biểu hiện của Ngài”. Những lời tỏ tường của cuốn sách nầy nhắc đến danh hiệu dùng để gọi Thượng Đế, danh hiệu Sat Nam, nghĩa là Chân Danh (True Name). Danh hiệu nầy có trong mọi bài thánh thi và được người ta tin là sự nhậ thể của thần linh. Theo đạo Sikh, Thượng Đế tối cao là một vị guru, tức là một vị thầy. Vì Sat Nam là trừu tượng, do đó, sự thánh khiết là cái gì chúng ta tiếp nhận hơn là đạt được do nổ lực. Nó được ban cho qua sự vâng phục vị guru thần thánh.
9. Nanak mô tả quan niệm của ông về Thượng Đế như thế nào và danh hiệu ông đặt cho Ngài là gì?
..............................................................................................................
10. Nanak tin rằng Thượng Đế là:
a. Chân lý và là Tạo hóa tối cao.
b. Toàn tại (ở khắp mọi nơi).
c. Không sanh ra.
d. Không chết đi.
e. Cả các câu a,b,c, d ở trên.
Các Nghi Lễ Và Chủ Nghĩa Hình Thức . Sứ điệp của Nanak được ăn khớp theo các thời kỳ. Vì bộ dạng bên ngoài của ông có vẻ chất phác và hài hước, cho nên ông rất thành công trong việc đả phá chủ nghĩa hình thức trong tôn giáo. Tính hài hước của ông khiến ông trình bày sự ngu xuẩn của các lễ nghi tôn giáo bị hư hoại mà không cần phải lên án chúng một cách thực tế. Tại Hardwar, ông đã gia nhập với người Ấn độ giáo trong việc tắm rửa theo nghi lễ của họ. Trong buổi lễ nầy họ thường hay tạt nước về hướng mặt trời mọc như là một sự dâng lên cho tổ tiên họ. Tuy nhiên, Nanak đã tạt nước về hướng tây, và những người thờ phượng đã thóa mạ ông. Ông trả lời: “Tôi đang tạt nước về vùng đất của tôi ở Punjab. Nếu các ông tạt nước cho người quá cố ở trên trời, thì dễ dàng hơn là chúng ta nên gởi nó về cho một chỗ nào khác ở trên đất nầy”.
Theo truyền thuyết của người Sikh, trong khi Nanak ở tại Mecca, ông đã giả trang mình là một người Hồi giáo. Nhưng khi ông ngủ, đôi bàn chân ông lại hướng về phía Kaaba, tức công viên được xây cất bằng đá thiêng và là nơi thánh nhất của Hồi giáo. Một thầy tư tế Hồi giáo giận dữ đánh thức ông dậy một cách sỗ sàng và truyền cho ông phải chuyển đôi bàn chân về hướng khác. Nanak đáp lại: “Hãy xoay đôi bàn chân của tôi về nơi mà Thượng Đế không cư trú ở đó”. Bằng cách nầy, ông phơi bày sự giả hình của Hồi giáo và ông cao rao đức tin của mình nơi một Thượng Đế thật.
11. Nanak thường chế giễu các tập quán tôn giáo. Khi được bảo đừng nằm ngủ với đôi bàn chân hướng về Kaaba
a. Câu trả lời của ông là gì?
..............................................................................................................
b. Ông muốn nói điều gì qua câu nói đó?
..............................................................................................................
Hình Tượng Và Các Nghi Lễ . Vì Nanak tin rằng chỉ có Thượng Đế của ông là đáng tôn thờ, nên ông đã ngăn cấm tất cả các sự thờ phượng các ngẫu tượng và biểu tượng. Ông nói rằng Thượng Đế không thể bị nhốt vào một hình tượng bằng gỗ hoặc bằng đá. Chân lý cao trọng hơn tất cả các vật đó. Thượng Đế đòi hỏi sự thờ phượng qua sự suy gẫm danh của Ngài. Nanak bác bỏ mọi hình thức bề ngoài và các nghi lễ tôn giáo. Những điều nầy bao gồm sự thờ phượng bằng hình tượng, bằng sinh tế, bằng các cuộc hành hương, các kinh nghiệm có tính cách nghi thức và chức vụ tư tế. Vì mọi người đều giống như nhau trước mặt Thượng Đế, nên ông bác bỏ hệ thống giai cấp của Ấn độ giáo. Ông cũng giảng dạy nghịch cùng các tập tục tảo hôn của Ấn độ giáo, sự sát hại trẻ con (giết các em bé thơ) và tập tục Sutee (sự hỏa thiêu các góa phụ) (Sutee: Tập tục hỏa thiêu các người vợ theo chồng của họ khi chồng họ qua đời để tỏ lòng chung thủy -- ND). Sự dạy dỗ của ông về việc cải cách xã hội đã góp phần nhiều trong việc nâng cao tình trạng phụ nữ tại Ấn độ để được bình đẳng với nam giới. Ông dạy dỗ người ta lấy chân lý (sự thật) để thay thế cho các nghi lễ của người Hồi giáo.
Hãy lấy lòng thương xót làm giáo đường cho ngươi,
Hãy lấy đức tin làm tấm thảm cầu kinh cho ngươi,
Hãy lấy nếp sống thật thà làm kinh Quran của ngươi,
Hãy lấy nết na làm luật lệ để tuân giữ
Hãy lấy sự tin kính làm chay tịnh mà người phải giữ,
Hãy lấy hành vi phải lẽ làm khuôn viên Kaaba, là sự chân thật của người tiên tri.
Các công việc lành sẽ là bài kinh nghiệm cho ngươi.
12. Trong vở ghi bài của bạn, hãy liệt kê năm nghi lễ mà Nanak bác bỏ.
Theo quan niệm của Nanak, thế giới là một thực tại do Thượng Đế tạo nên. Nó không chỉ là một maya (ảo tưởng) như người Ấn độ giáo tin tưởng, mà là con người lãng quên Thượng Đế. Kết quả là Nanak đã cấm mọi tập tục tu hành, ông bảo rằng mọi vật trong thế gian đều được xử dụng một cách hoan hỉ. Điều nầy bao gồm cả thịt, vì điều nầy mà người Ấn độ giáo đã chỉ trích ông, vì họ từ chối ăn thịt, bởi vì thịt có thể là một sự luân hồi (hay tái đầu thai -- reincarnation).
13. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Nanak đã động đến nhiều hệ thống của xã hội và dạy rằng phụ nữ phải phục tòng người nam.
b. Ông khuyến khích môn đệ mình tu hành vì ông là một nhà tu hành.
c. Ông từ chối ăn thịt vì là sự tái đầu thai.
d. Nanak nói một tấm lòng được thay đổi sẽ đưa đến một cuộc đời được thay đổi.
Các Vị Guru Của Đạo Sikh
Ý niệm về các vị guru nằm trong trái tim của đạo Sikh. Từ ngữ guru đến từ Phạn ngữ có nghĩa là “xem trọng, đáng tôn kính”. Một vị guru được xem là một vị thầy và là người dẫn đạo thuộc linh, nhưng đạo Sikh đã làm rộng nghĩa nó ra và bao gồm những ý nghĩa khác.
Thượng Đế là vị guru thật. Lời của Ngài đến cho nhân loại qua mười vị lãnh đạo, mỗi người được gọi là một guru.
Mười vị lãnh đạo của đạo Sikh là các vị guru, khởi đầu là Nanak.
Cộng đoàn người Sikh cũng là một guru, tiếp theo sau vị guru thứ mười.
Các lãnh đạo tôn giáo, các avatar (hiện thân) cũng được gọi là guru, vì họ được xem là một người có thần linh ở cùng.
Các sách thánh của đạo Guru Granth Sakib .
14. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết định nghĩa về guru và kể tên năm loại người hay sự vật mà được xem như là vị guru.
Karma Và Sự Chuyển Tiếp (Karma and Transmigration )
Nanak chủ trương ý niệm kép về Karma và sự chuyển tiếp, như những nhà cải cách khác của Ấn độ đã chủ trương. Kinh Japji đã nói :
“Lời nói không làm cho thành thánh nhân hay thành tội nhân”. Chỉ có hành động là được ghi trong Sách Số Mệnh mà thôi. Chúng ta gieo gì thì chúng ta chỉ gặt thứ ấy. Hỡi Nanak, được cứu rỗi hay phải bị chuyển tiếp mãi mãi (Thánh Thi 20 của đạo Sikh). Bởi lệnh truyền của người mà kẻ nầy được sung sướng, kẻ khác phải khổ đau. Bởi ân sủng của người mà kẻ nầy được cứu rỗi còn kẻ khác phải u buồn trong việc chết đi, rồi lại sống để rồi chết đi nữa (Thánh Thi 20 của đạo Sikh)
Nanak tin nơi moksha nghĩa là “sự giải thoát khỏi nghiệp quả”. Con người có thể bước vào chỗ sahaj , tức là “kết hiệp cùng Thượng Đế”, và bẻ gãy cái vòng độc ác của nghiệp quả và sự chuyển tiếp, nhận được sự cứu rỗi. Tình trạng kết hiệp cùng Thượng Đế nầy được tin là xảy ra khi Karma chấm dứt. Nó có thể xảy ra như thế nào ? Nó được ban cho nhờ “ân sủng” của Sat Nam và qua nếp sống công chính về phần con người. Ý chí con người là quan trọng đối với giáo lý Karma của người Sikh. Theo cách nầy, nó khác với giáo lý của Ấn độ giáo. Đây là những bước tiến diễn ra :Ân sủng tạo ra một sự thay đổi trong linh hồn con người. Rồi người đó trở thành được soi sáng để hướng về Thượng Đế thay vì lấy chính nình làm trung tâm. Kết quả là Karma không còn hoạt động nghịch lại người đó để kéo người đó sa xuống được nữa. Bây giờ người đó làm theo ý muốn của Thượng Đế. Do đó, giáo thuyết của người Sikh tương tự với niềm tin của Cơ Đốc Giáo cho rằng một tấm lòng được thay đổi đưa đến một cuộc đời được thay đổi.
15. Hãy khoanh vòng các ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Một người có thể phá vỡ vòng Karma và sự chuyển kiếp bằng việc thiện.
b. Moksha có thể xảy ra nhờ ân sủng và việc lành, khi vòng Karma đã hoàn tất.
c. Không có sự tương tự nào giữa Nanak và Cơ Đốc Giáo về vấn đề ân sủng và việc làm.
Ân Sủng Và Việc Làm
Từ ngữ parshad có nghĩa là “ân sủng” là từ ngữ được dùng nhiều nhất trong kinh sách của đạo Sikh. Nó xảy ra 636 lần trong Sách thánh. Theo ý nghĩa nầy, đạo Sikh rất gần gũi với Cơ Đốc Giáo. Một tác giả cho rằng Nanak đã gặp gỡ và chịu ảnh hưởng bởi người Cơ Đốc. Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng. Nanak đã trộn lẫn ân sủng với việc làm. Ông nói rằng Thượng Đế quá cao trọng đến nỗi con người không thể biết Ngài, trừ phi Thượng Đế mặc khải chính Ngài. Chính nhờ ân sủng của Thượng Đế mà chúng ta biết Ngài và đến cùng sự cứu rỗi. Thật là cao xa, thật là tốt lành. Ông đồng ý với Thánh Kinh về phương diện đó.
Tuy nhiên, Nanak có khác biệt trong vấn đề mục đích của ân sủng. Ông nói ân sủng hoạt động để mukti , tức là để giải thoát. Nhưng đối với ông, sự cứu rỗi có nghĩa là sự giải phóng khỏi vòng Karma để rồi được kết hiệp với Thượng Đế. Đối với Nanak, sự tìm kiếm của ông là khôi phục sự kết hiệp mà nó luôn luôn có. Ân sủng tạo ra một sự thay đổi trong linh hồn con người, đến nỗi người đó được soi sáng hướng về Thượng Đế. Do đó, Karma không còn kéo người đó sa xuống nữa mà dẫn người đó hướng thượng, đến cùng Thượng Đế.
Nhưng theo Kinh Thánh, ân sủng của Thượng Đế không còn có bước nào khác để đến sự cứu rỗi. Nanak đã hy vọng nhờ ân sủng, cộng thêm với một chuỗi những sự thay đổi của Karma, mà được đến gần Thượng Đế. Lời Đức Chúa Trời hứa về một sự tiếp xúc trực tiếp với Đức Chúa Trời - bởi đức tin. Ngài ban ân điển như là một quà tặng nhưng không, vô điều kiện. Ân điển của Đấng Christ tạo ra kết quả gì ? Không phải Karma, nhưng là sự cứu rỗi (Eph Ep 2:3-10). Việc làm công chính đến sau khi được cứu rỗi. Ân sủng là một “khẩu hiệu” (watchword) đối với đạo Sikh, nhưng điểm mạnh của nó lại có điểm yếu. Cũng như luật pháp Môi-se, nó chỉ có thể là một thầy giáo để dẫn người ta đến cùng Đấng Christ.
16. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết các câu trả lời cho các câu hỏi sau đây :
a. Từ ngữ thường được dùng nhất trong tôn giáo của người Sikh là gì ?
b. Sự khác nhau giữa đạo Sikh và Thánh Kinh về ân sủng là gì ?
c. Mục đích của ân sủng trong đạo Sikh là gì ?
d. Ngoài ân điển để được cứu rỗi, Thánh Kinh còn đòi hỏi điều gì nữa ?
Sự Cứu Rỗi
Nanak dạy rằng sự cứu rỗi bao gồm một sự hiểu biết về Thượng Đế và một sự hòa lẫn sau cùng vào Thượng Đế. Ông nói điều nầy xảy ra qua sự nhắc đi nhắc lại danh Sat Nam. Một sự hòa lẫn con người với thần linh như vậy chính là sự cứu rỗi theo như trong Kinh Upanishads của người Ấn độ giáo. Tuy nhiên, ý niệm về sự đầu phục Thượng Đế như là phương tiện để đạt sự cứu rỗi, theo như người Hồi giáo tin, là xa lạ với tư tưởng của Ấn độ giáo. Cũng như Allah, Sat Nam hành động theo ý mình, không có sự cưỡng bức nào từ phía bên ngoài. Một bài Thánh Thi của đạo Sikh nói rằng : “Điều chi Ngài muốn thì Ngài truyền, chẳng ai có thể ra lệnh cho Ngài, hỡi Nanak, vì Ngài là vua muôn vua. Theo ý muốn Ngài mà chúng tôi sống” (Thánh Thi 27 của đạo Sikh).
Nanak dạy cho tín đồ mình chỉ suy nghĩ về Thượng Đế và lặp đi lặp lại không ngừng danh của Ngài, nó là công thức để nhận được sự cứu rỗi. Nanak nói, làm như vậy sẽ còn hữu hiệu hơn là dâng sinh tế hay là bố thí. Trở thành được hấp thu vào Sat Nam, vì chỉ trong Ngài mới có chân hạnh phúc. Đối với người Sikh, sự cứu rỗi không phải là vào thiên đàng sau kỳ phán xét cuối cùng, mà là được hấp thu vào Thượng Đế, là Danh hiệu của chân chính.
Năm Bước Đi Của Đạo Sikh : Cá nhân người Sikh cố gắng đi theo năm bước sau đây để đạt được kết hiệp với Thượng Đế :
Dharam Khand là bước nhận biết rằng cả thế giới là của Thượng Đế và ở dưới quyền lực Ngài.
Ghyan Khand là bước nhận được sự thông hiểu chân lý thuộc linh và các nền tảng thuộc linh về thế giới.
Saram Khand là bước đáp ứng tích cực với ân sủng của Thượng Đế bằng cách thực hành việc lành.
Karam Khand là bước thông công mật thiết trong tình yêu mến với Thượng Đế.
Sach Khand là một giai đoạn của chân lý mà trong đó có sự hòa hợp hoàn toàn giữa con người và Thượng Đế.
17. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG
a. Nanak tin rằng Sahaj, tức là sự cứu rỗi, đến qua việc biết Thượng Đế được hấp thu vào Ngài.
b. Ông cho các môn đồ mình cái công thức để được hấp thu vào Thượng Đế và lặp đi lặp lại không ngừng danh hiệu của vị guru nầy.
c. Được hấp thu vào Đức Chúa Trời làm phá đi vòng Karma và việc chuyển tiếp và nó xảy ra vì một người lặp đi lặp lại danh hiệu Sat Nam và sống một cách công bình.
d. Năm buớc của đạo Sikh được cho là dẫn đến việc hiệp nhất với Nanak.
Mục tiêu 4. Nhận biết các Sách thánh của đạo Sikh và đánh giá chúng theo tiêu chuẩn Thánh Kinh.
SỰ TRUYỀN THÔNG CỦA ĐẠO SIKH
Guru Nanak không để lại tác phẩm nào về niềm tin của mình, theo như người ta biết. Công tác mô tả các giáo thuyết của đạo Sikh được để lại cho các vị guru nối tiếp ông.
Kinh Adi Granth . Cuốn sách thánh của đạo Sikh là Kinh Adi Granth có nghĩa là “Sách nguyên thủy”. Nó được biên soạn bởi Arjan, vị guru thứ năm vào năm 1604. Khi được hoàn tất, nó là một cuốn sách khổng lồ gồm 1.500 trang. Nó có 3.384 bài đạo ca do Nanak, Kabir và các vị guru khác sáng tác. Người Sikh cho là nó có uy quyền và tôn kính nó, đó là sự thờ hình tượng thực tế. Họ tin rằng Kinh Adi Granth (Sách của chúa) là vị guru vô hình của họ, được nhập thể bằng thân thể của chúa (chủ).
Kinh Adi Granth là trọng tâm của mọi sự thờ phượng, và không cần lễ nghi nào khác ngoài ra nó. Nó được bọc trong một bao bằng lụa đắt giá, và được đặt trên một chiếc ngai bên dưới một táng che (canopy -- giống như một chiếc lộng che)của bàn thờ. Những người hầu lễ đứng phía sau nó, đong đưa một cái đuôi bò (giống bò lông dài ở Tây Tạng). Những người thờ phượng đến gần nó phải đi chân trần, đầu cúi xuống và tỏ lòng cung kính bằng cách đụng trán của họ xuống đất. Họ đặt của cúng bằng thực phẩm và tiền bạc trên những tấm thảm đặt cuốn sách đó. Các bản sao của nó tại một số gurdwaras (nơi hội họp, có nghĩa là “cửa dẫn đến guru”), thậm chí chúng được đặt để an nghỉ trong các chiếc giường vào ban đêm, Như vậy, đạo Sikh đã phát triển thành một tôn giáo thờ sách. Nanak đã từng bác bỏ một cách quyết liệt sự tôn thờ sách bibliolatry.
Các Phần Của Kinh Granth. Kinh Adi Granth hay Kinh Granth Sahib có bảy phần chính, được đọc vào từng thời gian đặc biệt. Toàn bộ tác phẩm được phổ nhạc cổ điển Ấn độ .
Kinh Japji của Guru Nanak được đọc vào giờ kinh nguyện buổi sáng.
Kinh So daru (cánh cửa ấy) được đọc vào giờ kinh nguyện buổi chiều.
Kinh So purkh (hữu thể tối cao) cũng được dùng trong giờ kinh nguyện ban chiều.
Kinh Sohila (bài ca ngợi) được đọc vào giờ đi ngủ.
Phần chính của sách được hát theo âm điệu.
Kinh Bhog (đoạn kết) gồm các bài chọn lọc của Kabir, Farid, của các thi sĩ của Brahman và của các guru.
Phần Rag Mala , phần kinh gọi tên các âm điệu (các âm tiết).
Tương phản với Thánh Kinh của Cơ Đốc giáo, Kinh sách của người Sikh rất dài dòng và khó hiểu. Chẳng hạn, chúng không có hiệu lực đối với người dân thường vì chúng cần phải được các giáo sư đã được huấn luyện hoặc các guru giải thích. Thánh Kinh của Cơ Đốc giáo được ghi nhận về tính đơn giản và tính có hiệu lực của nó. Việc tôn trọng Kinh Adi Granth ngang với thẩm quyền của một vị guru là một ví dụ về tôn giáo của người Sikh đã suy thoái như thế nào. Sự thờ hình tượng như vậy đã từng bị chính Nanak lên án. Chúng ta tin Kinh Thánh là Lời thành văn của Đức Chúa Trời, nhưng các trang bằng giấy và mực của nó không phải là sự hóa thân của Đức Chúa Trời. Cái điều là thánh, là tốt lành chính là các lẽ thật của nó.
18. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết tên kinh sách của đạo Sikh và liệt kê ba cách mà trong đó một người có thể so sánh và nêu ra được những sự tương phản giữa Kinh sách của đạo Sikh và Kinh Thánh của Cơ Đốc giáo.
Mục tiêu 5. Chỉ tỏ những sự thay đổi đã xảy ra trong đạo Sikh sau khi Nanak qua đời và những sự thay đổi chính trị tại Punjab trong thế kỷ qua.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO SIKH
Nanak đã hy vọng hợp nhất người Hồi giáo và người Ấn giáo vào một sự kết hợp với Thượng Đế. Tuy nhiên, phong trào nầy không bao lâu bắt đầu có những hội chúng riêng rẽ của nó. Cuối cùng, Nanak đã bước một bước quan trọng trong việc lựa chọn người kế nhiệm để làm một guru. Bằng việc làm đó, ông nhận định rằng phong trào của mình là xứng đáng tiếp tục trong chỗ riêng của nó. Nó còn hơn việc làm một nhịp cầu nối liền giữa hồi giáo và Ấn độ giáo.
Sự kế Kế Nhiệm Của Các Guru . Lịch sử của đạo Sikh xoay quanh các vị guru. Tất cả có 10 vị guru, bắt đầu với Nanak. Trước khi qua đời vào năm 1538, Nanak nhận định các con mình là không có phẩm chất, nên ông đã chỉ định một đệ tử sùng đạo là Lahina làm người kế nhiệm mình.
Vị guru thứ nhì là Angad (từ năm 1538-1552). Trước kia tên ông là Lahina, nghĩa là người bện dây thừng, nhưng sau đó tên ông được đổi thành Angad có nghĩ là “xả thân”. Ông đã xếp đặt lại cựu kinh Guru Mukti theo thứ tự mẫu tự và là người đầu tiên xem Nanak ngang hàng với Thượng Đế.
Amardas Nanak III là vị guru thứ ba, từ năm 1552 đến 1574. Ông đã góp công nhiều trong việc tổ chức và củng cố cộng đồng người Sikh, và cung ứng các trung tâm dạy đạo và một chùa miễu trung ương.
Guru Ramdas, hay là Nanak IV (1574-1581) là con rễ của Amardas. Ông đã đưa ra nguyên tắc kế thừa sự kế nhiệm bằng việc chỉ định con trai mình làm vị guru kế tiếp của đạo Sikh. Công việc sau cùng của ông là mua lại vùng đất từ nơi Hoàng đế Akbar và xây cất trên đó chùa miếu Amritsar, có nghĩa là “bất tử”, đó là đền miếu trung ương của đạo Sikh.
Guru Arjan, tức Nanak V, từ năm 1581 đến 1606, được chú ý vì đã biên soạn Kinh Granth . Bộ Kinh nầy ông biên soạn từ các nguyên tác của bốn vị guru tiền nhiệm và từ một số tác phẩm của các vị thánh khác.
Har Govind, là vị guru thứ sáu, từ năm 1606 đến 1638. Công tác của ông là mở rộng các cuộc hành quân của đạo Sikh để chiến đấu với các người cai trị Hồi giáo Moghul cả Ấn độ.
Vị guru thứ bảy, Har Rai (1638-1660) Tham dự vào chiến tranh chống lại các Moghul, nhưng đã bị đại bại.
Vị guru thứ tám, Har Kishan (1660-1664) tham dự vào chiến trận chống nhà cầm quyền Hồi giáo ở Delhi.
Vị guru thứ chín, Tegh Bahadur (1664-1675), là một chiến sĩ có khả năng khác thường. Ông đã hàn gắn đạo Sikh thành một lực lượng lớn hơn bất cứ vị guru nào trước đó.
Vị guru thứ mười, Gobind Singh (1675-1708), đã trở thành nhà chiến lược quân sự tài ba nhất trong số họ. Vào lúc ông mất, ông đã không chỉ định một người nào kế nhiệm, nhưng ông nói với người Sikh rằng, từ đây về sau, Kinh Adi Granth sẽ là vị guru của họ. Từ đó về sau nó được gọi làGuru Granth Sahib.
Ngũ K (năm chữ K). Gobind đã được nổi danh vì sáng tạo được một Hiệp hội quân sự gọi là Khalsa, nghĩa là “được tinh luyện”. Các tín đồ được bắt đầu vào tổ chức bằng phép rửa gươm. Mồ hôi của người Ấn độ trộn vào nước rồi nhúng kiếm vào, ông tạo ra một thứ nước phép. Nước phép nầy ông đổ trên đầu họ và cho họ uống năm ngụm đầy. Các người nầy đã được làm phép rửa để gia nhập vào Khalsa, họ sẽ nhắc lại tiếng kêu tham trận của người Sikh: “Sự tinh sạch thuộc về Thượng Đế, chiến thắng thuộc về Thuộc về Thượng Đế”. Sau đó, tất cả họ đều gia nhập vào Khalsa, mang danh hiệu Singh, nghĩa là “sư tử”. Họ được bảo phải luôn luôn mang “Ngũ K”.
Kesh , không cắt râu tóc.
Kangha , lược.
Kachh , quần cụt.
Kara , còng thép (vòng đeo tay bằng thép).
Kirpan , kiếm (gươm).
Mỗi môn đệ phải nghiêm túc tuyên thệ kiêng cữ thuốc lá, rượu, thịt (ngoại trừ khi con thú bị giết bằng chỉ một nhát đâm), bỏ giai cấp, bỏ sự thờ lạy hình tượng, bỏ mang dây chỉ Brahman, bỏ các cuộc hành hương của Ấn độ giáo, bỏ tập tục hỏa tế góa phụ. Họ được đòi hỏi dâng phần mười tiền tiết kiệm cá nhân để làm việc bác ái.
19. Ghép cặp các từ (bên phải) với lời mô tả của chúng (bên trái).
.....a. Sách thánh của đạo Sikh.
.....b. Vị guru thứ mười.
.....c. Râu tóc, lược, quần cụt, còng thép, gươm (kiếm.
.....d. Hội của những người được thanh tẩy khi nhập hội để trở thành các Singh. 1) Gobingh
2) Khalsa
3) Ngũ K
4) Granth Sahib
Gobind là một nhà lãnh đạo quân sự có quyền lực. Guru Nanak đã kêu gọi những nhóm nhỏ các người sùng tín phải nhận biết chân lý và chống lại điều ác. Nhưng Gobind thì luyện người Sikh vào một lực lượng quân sự hùng mạnh chống lại các sự áp bức chính trị. Người ta nói rằng “gươm được luyện bởi Guru Gobind còn thép thì do Guru Nanak chuẩn bị”. Như vậy, lần đầu tiên kể từ sau lúc có Hồi giáo, một tôn giáo đã trở thành một lực lượng quân sự. Một quốc gia đã chổi lên tại Ấn độ mà nó đã ôm ấp mọi chủng tộc, mọi giai cấp tôn giáo và cùng kết hiệp để đối diện với bất cứ kẻ thù nào bên ngoài.
Sư Suy Thoái Của Đạo Sikh. Kết quả của việc coi trọng quân sự là sự thực hành việc giảng đạo nguyên thủy đều đã chấm dứt. Các hình tượng được đặt trong các gia đình và tại nhiều nơi thờ phượng. Kinh Granth được Gobind Singh cho nó một sự tôn kính ngang hàng với sự tôn kính thần linh. Nhiều môn đệ ở giai cấp cao đã quay lại với Ấn độ giáo nhưng nhiều người ở giai cấp thấp thì gia nhập vào đạo Sikh. Hai nhóm tẻ tách của cộng đồng đã nổi lên. Một là nhóm quân sự của các Singh (gọi là Keshdhari). Nhóm kia là nhóm các người Sikh dân sự (gọi là Sahijdhari nghĩa là “người đi đường dễ đi”), nhóm người nầy theo sát Nanak hơn là chống lại những đường lối mới của Gobind Singh.
20. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết các câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau:
a. Mục tiêu của Nanak mà nó đã bị thất bại là gì?
b. Nêu ra ít nhất hai sự thay đổi chính đã xảy ra trong đạo Sikh sau khi Nanak qua đời.
21. Hãy khoanh vòng các ký tự đứng trước những câu ĐÚNG.
a. Có năm vị guru của đạo Sikh, năm bước tiến đến Thượng Đế và năm điều K của Khalsa.
b. Nhà chiến lược quân sự quan trọng của người Sikh là Guru Arjan.
c. Gobind cho phép hút thuốc lá, uống rượu và Sutee (hỏa tế góa phụ).
d. Vị Guru cuối cùng là Kinh Adi Granth.
e. Kinh Adi Granth được đặt tại một ngôi đền bằng vàng ở Amritsar.
Đế quyền của người Sikh bị phân chia thành các nước phong kiến sau khi vị guru thứ mười qua đời vào năm 1708. Vào năm 1785, hội Khalsa của đạo Sikh đúc ra các đồng bạc tại Amritsar với dòng chữ “Thế giới, gươm và sự chiến thắng”, như vậy họ đã liên kết đức tin của họ với sự chinh phục thế giới.
Hệ thống chính trị đã suy tàn vào năm 1849 khi Maharaja Dhulip Singh đầu hàng người Anh và đã dâng cho Nữ Hoàng Victoria viên kim cương nổi tiếng thế giới, viên Koh-i-noor. Vào năm 1858, vị Nữ Hoàng nầy đã trở thành Nữ Hoàng Đế của Ấn độ và quân Maharaja đã chấp nhận Cơ Đốc Giáo.
Phần ở phía bắc Ấn độ đã thành lập nước Pakistan vào ngày 26 tháng 6 năm 1947. Vùng Punjab đã bị phân chia theo tôn giáo. Vùng Punjab thuộc Pakistan là theo hồi giáo, vùng Panjab thuộc Bắc Ấn là theo đạo Sikh. Lập tức sự thù nghịch giữa người Hồi và người Sikh lại bùng lên, và hằng ngàn người Sikh bị mất đất đai của mình. Những ai kháng cự đều bị thảm sát. Một cuộc di trú đông đảo người tỵ nạn đã xảy ra dọc theo các con đường đi, và vào khoảng mùa xuân năm 1948 tất cả mọi người theo đạo Sikh đã bị trục xuất ra khỏi nước Pakistan. Việc nầy can dự đến mười triệu người, nên nó là sự dời chuyển dân số lớn nhất trong thời kỳ cận đại.
Thành phố Lahore thuộc về vùng Punjab. Còn vùng Punjab Ấn độ thì chọn Amritsar làm thành phố, nơi đây người ta xây cất một đền thờ bằng vàng rất đẹp cho Nanak. Người Sikh vẫn còn hãnh diện với cái tên lịch sử của họ: “Sư tử của vùg Punjab”. Tuy nhiên, có một cuộc chiến đấu tranh dai dẳng để thành một vùng tự trị, và nhiều người đã cậy vào chủ nghĩa cộng sản.
Sự Tiến Triển Của Hội Thánh (giáo hội ). Mức trung bình các tín đồ Cơ Đốc của mọi đức tin (các hệ phái) toàn quốc tại Ấn độ đã nâng lên trong khoảng những năm gần đây đến khoảng 5% dân số. Mức trung bình tại vùng Punjab khoảng 2,4% dân số. Hầu hết các người tin theo Chúa tại vùng Punjab được chinh phục từ trong các giai cấp thấp. Một số ít người là các Singh, nhưng có một số người trong số các người tin theo Chúa từ cộng đồng phân ly đó đã nổi tiếng trên thế giới, đó là Sadhu Sundar Singh. Bạn có thể tìm thấy một cuốn sách viết về cuộc đời của ông (Cuốn “Người Thấy Chúa” -- ND). Ông không được phong chức trong giáo hội, tuy nhiên ông là một niềm phấn khởi cho Cơ Đốc giáo giới. Là một Singh, ông có thể thông đạt cho dân sự mình bằng ngôn ngữ và hình thức quen thuôc đối với họ. Ông đã chịu nhiều bắt bớ từ phía người Sikh và các nhà lãnh đạo Ấn độ giáo; trong chuyến đi lên vùng núi cao, thân thể ông đã chịu nhiều gian khổ vì thời tiết. nhưng ông vẫn bền lòng một cách gan dạ. Ông là một môn đồ Đấng Christ, người đã chỉ ra con đường khác hơn bất cứ con đường nào khác cho giáo hội bản xứ tại Ấn độ.
22. Hãy khoanh vòng các ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Trong sự phân chia vùng Punjab, phần phía tây đã trở thành của người Sikh vì Nanak được sinh ra gần Lahore.
b. Khi Pakistan được độc lập, có một cuộc xuất hành đông đảo của người Sikh vào vùng Punjab thuộc Bắc Ấn độ.
c. Sadhu Sandar Singh nổi tiếng vì lòng can đảm của ông cho Cơ Đốc Giáo.
d. Người Sikh được gọi là “Sư tử của xứ Pakistan”
ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẠO SIKH
Đâu là những điểm mạnh và những điểm yếu của đạo Sikh dựa trên tiêu chuẩn Cơ Đốc Giáo của chúng ta ? Bạn có thể đã khám phá một số điểm rồi trong khi bạn nghiên cứu bài nầy. Một sự kiện đáng lưu tâm là có một số người Sikh đã quay lại với Ấn độ giáo mà chẳng có người nào quay về với Hồi giáo.
Những Điểm Mạnh Của Đạo Sikh
Người sáng lập đạo Sikh có một niềm tin mãnh liệt nơi thần linh.
Ông tin nơi sự cứu rỗi qua việc đầu phục Thượng Đế.
Ông nhận định được tầm quan trọng của lời cầu nguyện.
Người Sikh có lòng tôn kính cao độ đối với sách thánh của họ.
Người sáng lập đã nhận định được giá trị của ân sủng Thượng Đế.
Ông tố cáo bất cứ hình thức thờ hình tượng nào.
Những Điểm Yếu Của Đạo Sikh
Hữu thể tố cao mang tính chất huyền bí hơn là mang tính chất thân vị.
Người Sikh xem việc nhắc đi nhắc lại danh hiệu Sat Nam là điều cần thiết.
Họ giữ cái ý niệm về số mệnh là hầu như vô phương giúp đỡ.
Cuốn sách thánh, Kinh Granth, không có hiệu lực cho mọi người.
Kinh Adi Granth đã trở thành đối tượng thờ phượng.
Người Sikh hòa đồng các tôn giáo khác nhau.
Sự cứu rỗi được mô tả như là sự hấp thu vào Thượng Đế sau nhiều kiếp luân hồi.
Guru Nanak được tôn thờ như là Thượng Đế sau khi ông qua đời.
Sự Định Giá Các Niềm Tin
Như chúng ta đã làm với các tôn giáo khác, chúng ta quan sát xem có những niềm tin nào trong đạo Sikh mà chúng ta có thề dùng làm “nhịp cầu” nối liền từ đạo Sikh đến Đấng Christ. Người Sikh cần được chỉ dẫn cách để bước vào sự sống trong Đấng Christ.
Đề Tài: Đấng Tối Cao
Niềm Tin Của Đạo Sikh . Người Sikh nhận biết một hữu thể tối cao là Thượng Đế thật. Nhưng họ hy vọng đến gần Ngài bằng cách nhắc đi nhắc lại danh Sat Nam.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Sự kiện họ tin có một Chân Thần là điểm chung cho người Cơ Đốc và người Sikh. Nhưng đâu là phương tiện để nhờ đó con người đến gần Đức Chúa Trời ? Chúa Jesus đã lên án mạnh mẽ việc lặp lại những lời nói vô ích và những lời cầu nguyện to tiếng. Con người không thể tìm thấy Đức Chúa Trời chỉ bằng việc lặp đi lặp lại danh hiệu Sat Nam mà bằng sự mặc khải của Đức Chúa Con. Chúa Jesus cũng đã đặt thẩm quyền nơi Danh Ngài, nhưng chúng ta không thờ phượng danh hiệu của Ngài. Nhờ danh Ngài, tức thẩm quyền mà chúng ta được đến cùng Đức Chúa Trời. Nhân Danh Ngài mà chúng ta có thể làm công việc Ngài đã hứa.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
GiGa 14:9 “Ai đã thấy Ta tức là đã thấy Cha”
14:6 “Chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha”
Cong Cv 4:12 “Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác, vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người để chúng ta nhờ đó mà được cứu”
Đề Tài: Sự Loại Bỏ Việc Thờ Hình Tượng
Niềm Tin Của Đạo Sikh . Nanak đã nghiêm khắc cấm đoán việc thờ hình tượng. Tuy nhiên, không lâu, sau khi ông mất, người ta đã xem Nanak là ngang hàng với Thượng Đế. Tất cả vì guru cũng đã được đặt ngang cấp với Thượng Đế. Guru Gobind Singh đã tuyên bố kinh sách của đạo Sikh là Guru Granth Sahib và nó được người ta thờ phượng như là Thượng Đế.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Các guru đã không thể đem lại sự thông công cá nhân giữa con người với Thượng Đế mà Nanak đã tìm kiếm. Trong khi đạo Sikh vẫn tồn tại, thì các vị thần của nó đã chết. Còn Chúa Jesu vẫn sống ! Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, và Ngài hứa ban cho môn đồ Ngài quyền năng để làm công tác của Ngài. Thánh Kinh là cuốn sách thánh duy nhất của Đức Chúa Trời. Chúng ta trân trọng những lời của Thánh Kinh như là Lời của Đức Chúa Trời.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
XuXh 20:3 “Trước mặt ta, ngươi chớ các thần khác”.
GiGa 14:12, 14 “..... Kẻ nào tin ta cũng sẽ làm việc ta làm, lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha. Nếu các ngươi nhân danh ta xin điều chi, ta sẽ làm cho”
IITi 2Tm 3:12 “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời hà hơi, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình”
Đề Tài: Tiếp Nhận Hỗn Thành Thuyết
Niềm Tin Của Đạo Sikh . Nanak đã cố gắng hòa lẫn các phần của Ấn độ giáo với Hồi giáo để lập thành một tôn giáo riêng của mình.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Một mục đích như vậy là xa lạ đối với sự dạy dỗ của Thánh Kinh. Tôn giáo thuần khiết không cho phép có sự pha trộn. Sự chấp nhận Chúa Jesus như là Con Đức Chúa Trời là rất cần thiết, vì Đức Chúa Trời chỉ cho phép một Đấng Trung bảo duy nhất. Giáo thuyết đúng đến từ sự lựa chọn đúng, và sự lựa chọn đúng chỉ có thể được thực hiện bằng việc nghe Lời Đức Chúa Trời một cách đúng đắn.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
GiGa 7:17 “Ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì sẽ biết đạo lý ta có phải bởi Đức Chúa Trời hay là ta nói theo ý ta”
EsIs 43:10 “Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa”
ITi1Tm 2:5 “Chỉ có một Đức Chúa Trời và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jesus Christ, là người”
Đề Tài Sự Ban Thưởng Của Ân Điển
Niềm Tin Của Đạo Sikh . Ý niệm về ân sủng của Nanak là một sự giải phóng khỏi vòng nghiệp quả và sau đó được sự cứu rỗi, tức là được kết hợp với Thượng Đế.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Theo Kinh Thánh, ân điển của Đức Chúa Trời là một sự ban cho nhưng không, vô điều kiện và không thể nhận được bằng bất cứ công đức nào.
Lẽ Thật Kinh Thánh :
Eph Ep 2:8-9 “Ấy là nhờ ân điển , bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó chẳng phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời, ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”
RoRm 11:6 “Nếu bởi ơn thì chẳng phải bởi việc làm nữa, bằng chẳng thì ơn không còn phải là ơn”
Đề Tài: Sự Hạn Chế Của Sự Cứu Rỗi
Niềm Tin Của Đạo Sikh . Như chúng ta đã học, sahaj (sự cứu rỗi) đối với người Sikh có nghĩa trở thành được hấp thu vào Thượng Đế. Đó là con đường đức tin, yêu thương, sùng đạo (bhakti), nhưng con người phải trải qua nhiều cuộc đời trước khi họ có thể đến đó.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta nên hỏi : “Ai là người có thể được cứu ?” Đấng Christ ban cho sự cứu rỗi hiện nay, một người có thể được tái sanh trong khi còn sống ở đời nầy mà thôi. Chính ở đời nầy chớ không phải sau nhiều lần nhập thể (đầu thai). Chúng ta chẳng có thể làm gì để được cứu rỗi. Chúa chúng ta đã làm công việc đó trên thập tự giá rồi. Vì vậy, phương cách của Cơ Đốc Giáo không phải là làm lành trước khi được cứu mà là làm lành sau khi được cứu. Đấng Christ đã nói với chúng ta rằng chúng ta không thể làm lành để được cứu, mà chúng ta có thể làm lành vì chúng ta đã được cứu.
Lẽ thật Kinh Thánh
IGi1Ga 5:13 “Ta viết những điều nầy cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời, là kẻ nào tin đến Danh Con Đức Chúa Trời”.
Tit Tt 3:5 “Không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm”.
Eph Ep 2:10 “Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jesus Christ để làm việc lành”.
23. Hãy so sánh những tập tục của người Sikh sau đây với sự dạy dỗ của Kinh Thánh, và trong vở ghi bài của bạn, hãy viết ra một phương cách đến gần Thượng Đế theo Kinh Thánh mà bạn có thể dùng cho người Sikh về những vấn đề nầy.
a. Sự lặp đi lặp lại danh hiệu Sat Nam để được kết hợp với Thượng Đế.
b. Sự thờ lạy Kinh sách.
c. Sự pha trộn các niềm tin của các tôn giáo khác nhau.
d. Phương tiện để được sự cứu rỗi.
Bằng sự lý luận của trí óc, con người có thể chỉ đi quá xa, trước khi họ đến một hố thẳm mà họ không thể vượt qua. Thất bại lớn của con người là họ nghĩ rằng họ có thể tạo ra giải pháp cho chính mình. Họ không thể làm được việc nầy, vì tại nơi hố thẳm họ bị đòi hỏi phải có một bước nhảy của đức tin. Đức Chúa Trời đã sai Con Một của Ngài làm nhịp cầu bắt ngang khoảng cách đó. Khi Chúa Jesus trở về thiên đàng. Ngài sai Đức Thánh Linh đến để ở trong chúng ta và giúp chúng ta vượt qua hố thẳm đó. Vì vậy, hỡi bạn yêu dấu, nếu bạn đang ở chỗ tận chung tài lực của mình, bạn chỉ cần phó thác cuộc đời bạn cho Chúa. Hãy để cho Thần Thánh của Ngài đem bạn vượt qua để đến cùng sự sống, sự tự do và sự thực tại ở trong Đức Chúa Trời.
Phần Tự Kiểm
CÂU CHỌN LỰA. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi sau đây :
1. Kinh sách của đạo Sikh có thể được mô tả như là :
a. dài dòng, khó hiểu, rắc rối.
b. thông sáng, ngắn gọn và chỉ là áng văn xuôi.
c. một tập họp các câu chuyện dân gian.
d. dễ hiểu và có quyền lực.
2. Người sáng lập đạo Sikh muốn thành lập một tôn giáo mới
a. để đánh bại các tôn giáo khác trong nước mình.
b. như là nền tảng để dành độc lập cho quốc gia.
c. từ các tinh túy của một số tôn giáo.
d. để trừ khử Cơ Đốc Giáo trong vùng của mình.
3. Người sáng lập đạo Sikh cố gắng cung cấp
a. một phương cách thay thế để đến gần Thượng Đế.
b. một sự tái tổ chức về Hồi Giáo.
c. một sự thay thế cho Do Thái Giáo.
d. một sự cải cách từ một tôn giáo tương tự.
4. Đạo Sikh phát khởi như là một cộng đoàn tôn giáo tại
a. vùng phía đông của Ấn độ.
b. tại Nepal và rồi di chuyển đến Ấn độ.
c. Calcutta.
d. vùng Punjab ở Tây bắc Ấn độ.
5. Vị guru đầu tiên quảng bá sự dạy dỗ của mình bằng
a. các chiến dịch truyền giảng lưu hành.
b. phân phối các tác phẩm của mình.
c. các hiệp hội tranh luận.
d. sự dạy dỗ trong các trường học.
6. Câu nói nổi tiếng về sự mặc khải vang danh đã tỏ ra cho Nanak là :
a. “Cái đau duy nhất là sự cách xa với Thượng Đế”.
b. “Ta là Thượng Đế, và ngươi cũng như ta vậy”.
c. “Ta là Thượng Đế, là Braham đầu tiên”.
d. “Sat Nam và Allah chỉ là một”.
7. Đối với người Sikh, ân sủng
a. là một sự ban cho nhưng không từ Thượng Đế.
b. không được biết đến trong sự dạy dỗ của họ.
c. có nghĩa là giống như “Karma”.
d. làm giảm thiểu vòng luân hồi.
8. Dưới sự lãnh đạo của Guru Gobind Singh, đạo Sikh
a. quay khỏi một tôn giáo và nhấn mạnh về quân sự.
b. trở thành một hệ thống chính trị mạnh mẽ.
c. bị suy thoái và có nhiều người quay về Hồi Giáo.
d. trở thành một ảnh hưởng mạnh tại Pakistan.
9. Trong sự phân chia Ấn độ vào năm 1947, sự phân chia tạo thành
a. Punjab, một quốc gia độc lập theo Hồi Giáo.
b. Pakistan, một quốc gia Hồi Giáo và bang Punjab ở Ấn độ thuộc người Sikh.
c. một vài tiểu bang mới của người Sikh ở Ấn độ.
d. người Sikh mạnh hơn người Hồi Giáo ở Pakistan.
10. Một người Sikh đã trở thành một người lãnh đạo Cơ Đốc quan trọng là:
a. Gobind Singh.
b. Adi Granth.
c. Sadhu Sundar Singh.
d. Nanak Singh.
CÂU GHÉP CẶP 11--18. Hãy ghép cặp mỗi từ ngữ hay là lời mô tả (bên phải) với định nghĩa của nó(bên trái).
.... 11. Sự hiểu biết chân lý thuộc linh.
.... 12. Ân sủng.
.... 13. Một dòng tu của người Sikh đã được làm phép rửa.
.... 14. Kết hiệp với Thượng Đế.
....15. Sự thông công yêu thương với Thượng Đế.
.... 16. Tất cả thế giới đều là của Thượng Đế và ở dưới quyền lực của Ngài.
.... 17. Sách nguyên thủy.
.... 18. Vị guru thứ mười, nhà lãnh đạo quân sự quan trọng.
a) Parshad.
b) Sahaj.
c) Dharam Khand.
d) Gyan Khand.
e) Karam Khand.
f) Adi Granth.
g) Gobind Singh.
h) Khalsa.

ĐÁNH GIÁ SỰ TIẾN BỘ PHẦN 2
Giờ đây bạn đã học xong Bài Học 3, hãy xem lại các bài học nầy để chuẩn bị làm bài cho Phần Đánh Giá Sự Tiến Bộ Phần 2. Bạn sẽ tìm thấy bài nầy và tờ giải đáp cho nó trong tập tài liệu hướng dẫn học tập dành cho học viên (Student packet) của bạn. Hãy trả lời tất cả các câu hỏi mà không tham khảo đến sách học tập độc lập của bạn, vở ghi bài hay là Thánh Kinh. Xin gởi tờ giải đáp của bạn về cho giảng viên ICI của bạn, kèm theo bất cứ tài liệu nào khác đã được chỉ ra ngoài bìa của tài liệu hướng dẫn học tập dành cho học viên của bạn. Sau đó bạn có thể tiếp tục nghiên cứu bài học 5.


ĐẠO GIÁO (LÃO GIÁO) (Taoism)
Trong phần nầy, chúng ta nghiên cứu bốn tôn giáo vùng Á Đông: Đạo giáo (hay Lão giáo), Khổng giáo, Phật giáo, và Thần giáo.
Phần nhiều niềm tin của họ đều riêng biệt nhưng họ cũng có một số nét chung.
Các tôn giáo phương đông mang nhiều tính nhân bản hơn là tính thần linh, và vì thế có thể không luôn luôn được xem là tôn giáo. Những người sáng lập ra chúng không đi tìm Thượng Đế, mà đi tìm các phương cách để sống chung hòa bình. Các tôn giáo đông phương mang tính bao hàm. Một người có thể là tín đồ Phật giáo, vừa là tín đồ Đạo giáo, vừa là tín đồ Khổng giáo cùng một lúc. Các tôn giáo phương tây không có sự khoang nhượng đó. Người ta không hay nói: “Tôi là người Cơ Đốc giáo vừa là người Hồi giáo”.
Các tôn giáo Phương Đông có nguồn gốc của họ trong thế kỷ thứ năm hoặc thứ sáu trước công nguyên. Theo phỏng tính thì Lão Tử, người sáng lập Đạo giáo, được khoảng bảy mươi lăm tuổi khi Đức Phật được ba mươi lăm tuổi và Khổng Phu tử được hai mươi lăm tuổi. Phật giáo có căn rễ trong Ấn độ giáo và được gọi là một “tôn giáo vô thần”. Khổng giáo và Đạo giáo là những hệ thống luân lý được phác thảo nhằm cải thiện tình trạng của Trung Hoa. Thần giáo là một tôn giáo của chủ nghĩa ái quốc. Tất cả các tôn giáo nầy đều có các yếu tố của duy linh thuyết, hoặc là được phát triển ngay từ ban đầu, hoặc là được phát triển sau đó.
Trong bài học nầy, trong khi bạn nghiên cứu lịch sử và những niềm tin của Đạo giáo, bạn sẽ thấy rằng những người theo đạo nầy cũng sẽ có một nhịp cầu niềm tin mà nhờ đó họ có thể được đến gần với sứ điệp cứu rỗi qua Đức Chúa Jesus Christ.
Dàn Bài
Làm quen với Đạo giáo.
Những niềm tin và các tập tục của Đạo giáo.
Những sự truyền thông của Đạo giáo.
Sự phát triển của Đạo giáo.
Đánh giá về Đạo giáo.
Những Mục Tiêu Bài Học
Khi học xong bài nầy, bạn sẽ có thể :
Định nghĩa Đạo giáo (Taoism ) và mô tả sự thành lập của nó, những điểm chính của nó và các giai đoạn phát triển của nó.
Nhận biết những niềm tin của Đạo giáo về hữu thể tối cao, sự hoạt động và sự không hoạt động, âm và dương, sự bất tử và các Kinh sách quan trọng của nó.
Đánh giá những điểm mạnh và những điểm yếu của Đạo giáo, và chỉ ra một số nhịp cầu giữa Đạo giáo và Cơ Đốc Giáo.
Sinh Hoạt Học Tập
1. Nghiên cứu bài học nầy theo những chỉ dẫn đã cho trong bài học 1.
Nhớ viết các câu trả lời của riêng bạn cho các câu hỏi theo bài học trước khi xem lời giải đáp ở cuối bài học nầy. Thủ tục nầy sẽ giúp bạn học tài liệu nhanh hơn.
Làm bài tự kiểm và kiểm tra các câu trả lời của bạn so với các câu giải đáp được cho trong tập tài liệu hướng dẫn học tập dành cho học viên (Student packet). Xem lại bất cứ mục nào bạn trả lời không đúng.

Từ Ngữ Chìa Khóa
Bất tử
Chủ nghĩa hành động
Đơn sơ
Hiền nhân
Hình nhi thượng
Hòa hợp
Khiêm tốn
Phong kiến
Thỏa lòng
Trừ tà
Trực giác
Tương đối
Vô danh
Khai Triển Bài Học
Mục tiêu 1. Định nghĩa danh từ Đạo giáo và mô tả vị trí địa dư cùng các đặc điểm của những người tin theo nó.
LÀM QUEN VỚI ĐẠO GIÁO
Định Nghĩa Đạo giáo
Từ ngữ Đạo giáo có nghĩa là “một con đường”. Người Đạo giáo tin rằng mọi vật trong vũ trụ đều chuyển động và thay đổi. Nó chuyển động một cách hòa hợp và có trật tự. Con người bị lạc đường do không hòa hợp của mình và những chủ tâm của riêng mình. Con đường cần quay về con đường của sự đơn sơ và khiêm tốn bằng hành động thụ động và một con đường đạo đức đúng đắn. Trong thực tế, Đạo là một triết lý, một tôn giáo, một hệ thống nghi lễ có tính pháp thuật, tất cả đều gom vào thành một.
Vị Trí Địa Dư
Triết lý tôn giáo của người đạo giáo đã lan rộng khắp Trung Hoa và thấm vào tất cả các nền văn hóa Á Châu chịu ảnh hưởng của Trung Hoa. Những nền văn hóa nầy bao gồm Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, và Đại Hàn. Tại Đài Loan có nhận thêm sức mạnh mới từ lúc vị Thiên Tử thứ sáu mươi ba là Trương Âu-Phổ đến đó tỵ nạn vào năm 1949. Đạo giáo vẫn được tuân giữ tại Đài Loan theo các hình thức cổ truyền của nó, cùng với các đạo sĩ, các nghi thức, các buổi tế và đền chùa của Đạo giáo. Một số người theo Đạo giáo được thấy ở Bắc và Nam Mỹ, Âu Châu và một số ít người ở Phi Châu và Nam Thái Bình Dương. Số tín đồ của nó được phỏng chừng khoảng từ hai mươi đến ba mươi triệu người. Cái khó của việc nắm được con số là do sự kiện một người có thể vừa theo Khổng giáo, vừa theo Đạo giáo, lại vừa theo Phật giáo cùng một lúc.
Các Nguồn Gốc
Các Triều Đại Trung Hoa . Trong bài nghiên cứu, chúng ta thường tham chiếu đến các triều đại đế chế của Trung Hoa. Chúng được liệt kê dưới đây nhằm giúp bạn chú ý các giai đoạn thời gian tương đối của chúng.
Triều đại nhà Thương 1500 T.C - 1050 T.C
Triều đại nhà Chu 1027 T.C - 250 T.C
Triều đại nhà Tấn 221 T.C - 207 T.C
Triều đại nhà Hán 206 T.C - 221 S.C
Sự tăng trưởng của Phật giáo và các cuộc nội chiến 200 S.C - 600 S.C
Triều đại nhà Sở 589 S.C - 618 S.C
Triều đại nhà Đường 618 S.C - 960 S.C
Triệu đại nhà Tống 960 S.C - 1279 S.C
Triều đại nhà Nguyên (đế quốc Mông Cổ) 1279 S.C - 1368 S.C
Triều đại nhà Minh 1368 S.C - 1644 S.C
Triều đại nhà Thanh (Mãn Châu) 1644 S.C - 1912 S.C
Nền Cộng Hòa 1912 đến nay.
Sự Thành Lập Đạo Giáo
Lão Tử . Đạo giáo là tôn giáo được thành lập một cách cá nhân cổ xưa nhất Trung Hoa. Theo truyền thuyết, người sáng lập là Lão Tử, một triết gia Trung Hoa (604-517 T.C). Có những huyền thoại về sự ra đời và cuộc sống của ông. Theo một trong số các câu chuyện đó thì ông đã sống trong bụng mẹ sáu mươi năm trước khi sanh ra. Khi ông ra đời, ông được chào đón như một “Vị thầy già” (Lão Tử) vì tóc ông đã bạc hết rồi. Một số người thắc mắc ông là một con người thật sự hay chỉ là một hệ thống niềm tin trong Kinh sách của Đạo giáo. Vì vậy, niên hiệu đặt cho cuộc đời của ông chỉ là niên hiệu được đề nghị.
Theo một truyền thuyết của Đạo giáo thì Lão Tử được sanh ra tại làng Chujen, một làng ở huyện Hồ (Hồ Bắc) trong tỉnh Hà Nam, độ chừng năm mươi năm trước Khổng Phu Tử. Ông sống trong thời kỳ của Zoroaster tại Ba Tư (một nhà tiên tri của Ba-Tư - ND) và thời kỳ của các tiên tri Giêrêmi và Êxêchiên của người Hêbơrơ. Ông được chỉ định làm một học giả trông coi Kinh sách trong triều đình nhà Chu. Ông là một con người trầm tĩnh, ít tiếp xúc với xã hội. Ông được xem là một vị thánh hiền, và không bao lâu sau khi ông mất, ông được thờ phượng như một thần linh.
Lão Tử và Khổng Tử sống ở Trung Hoa trong thời kỳ đất nước loạn lạc. Có một chính quyền phong kiến (một hệ thống các lãnh chúa) đang tan rã. Các kẻ thù đang xâm lăng lãnh thổ một cách đều đặn. Các triết gia và những người dạy dỗ đang chu du khắp nơi. Mọi triều đình tại Trung Hoa bị khuấy nhiễu bởi các cuộc chu du của các triết gia, mỗi người đều gây sức ép trên những người cai trị đang bị rối trí đó bằng những lời thỉnh cầu của mình. Có chủ nghĩa hành động và chủ nghĩa tịnh mặc, sự đạo đức và sự vô đạo đức, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa quốc gia. Điều duy nhất là họ phải được đoàn kết lại. Mỗi phía cho rằng bí quyết nghệ thuật cai trị là dựa vào kinh nghiệm của các bậc tiền bối đã từng hùng mạnh trong quá khứ. Lão Tử đã cố gắng để khôi phục trật tự chính trị xã hội, nhưng ông đã không thành công. Truyền thuyết nói rằng ông đã để Kinh sách của Đạo giáo lại tại Vạn Lý Trường Thành của nước Trung Hoa và đi tìm sự sống vĩnh hằng, trở thành một với Đạo.
1. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Có sự hoài nghi về một số niềm tin của Đông phương là các tôn giáo.
b. Các tôn giáo Đông phương không thể tồn tại bên cạnh nhau.
c. Một người có thể là một người Cơ Đốc Giáo, đồng thời là một người Đạo giáo.
d. Cả ba tôn giáo ở Trung Hoa đều có nguồn gốc trong thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, và đều có những yếu tố của duy linh thuyết trong đó.
2. Định nghĩa từ ngữ Đạo giáo và nói ra ba niềm tin của Đạo giáo về con người và vũ trụ
..............................................................................................................
..............................................................................................................
3. Hãy cho biết những khu vực địa dư chính của Đạo giáo được tìm thấy ngày nay.
..............................................................................................................
..............................................................................................................
4. Ai là người sáng lập ra Đạo giáo và sự huyễn hoặc xung quanh ông là gì ?
..............................................................................................................
..............................................................................................................
5. Tình hình đất nước thời bấy giờ như thế nào ?
..............................................................................................................
Mục Tiêu 2. Mô tả niềm tin của Đạo giáo nơi thần linh, động và bất động, âm và dương, hành vi và sự bất tử.
NHỮNG NIỀM TIN VÀ TẬP TỤC CỦA ĐẠO GIÁO
Những hồ sơ của người Trung Hoa ban sơ nhất chỉ tỏ rằng, khi Đạo giáo phát khởi thì duy linh thuyết tại Trung Hoa đã hầu như tiến đến chỗ độc thần giáo. Hữu thể tối cao là “Đại Đế” (The Great One). Tuy nhiên, niềm tin nơi độc thần giáo ẩn tàng dưới nhiều sự mê tín. Tôn giáo là một phần quan trọng của cuộc sống người dân, nhưng sự thờ lạy được hướng dẫn một cách khác thường hướng về những vật hữu hình nhiều hơn, chẳng hạn như mặt trời, mặt trăng hay sông suối.
Đạo Giáo Và Thần Linh
Đạo không được gọi là Thượng Đế, như theo niềm tin của Đạo giáo thì Đạo làm công việc như một vị thần. Cũng giống như hữu thể tối cao của Ấn độ giáo, Đạo không phải là một vị thần có thân vị. Đó là một sức mạnh biến hóa không ngừng. Theo Kinh sách của Đạo giáo, người ta gọi Đạo là sự hoàn toàn, là sự gồm tóm mọi sự vật, là vị tối cao, là thực tại. Các tác giả khác nhau gọi Đạo là “Sức mạnh, là lý lẽ, là đấng tối cao, là thần hựu, là thần, là lời, là logos”. Thực ra bản dịch Hoa ngữ của khúc Kinh Thánh GiGa 1:1 dùng chữ “Đạo” thay cho chữ “Ngôi Lời”. “Ban đầu có Đạo, Đạo ở cùng Đức Chúa Trời và Đạo là Đức Chúa Trời”. Trong một lời tuyên bố nổi tiếng, Lão Tử đã diễn tả ý niệm về Đạo như sau “đường của con người được định hình bằng những điều thuộc về trời, đường của trời do những điều thuộc về Đạo định hình, còn Đạo tự nó mà có”.
6. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG
a. Đạo là một vị thần có thân vị.
b. Theo quan điểm của Đạo giáo thì Đạo làm chính cái công việc như Thượng Đế.
c. Đạo được một số người gọi là hữu thể tối cao và thực tại.
d. Đạo được dùng trong một bản dịch của Thánh Kinh thay cho chữ “Ngôi Lời”.
e. Người ta tin rằng Đạo tự nó hiện hữu.
Động Và Bất Động
Vượt Xa Ngôn Từ . Theo các tín đồ Đạo giáo thì Đạo giáo không thể mô tả được, bởi vì nó luôn luôn thay đổi. Nếu người ta có thể cắt nghĩa được, thì nó sẽ không còn là đạo nữa. “Đạo mà có thể luận giải được thì không phải là Đạo tuyệt đối”. Người ta nói rằng nó thuộc về hình nhi thượng (metaphisical), vượt ngoài lãnh vực vật lý. Nó là vô hình, và siêu việt trên thế giới loài người. Một khía cạnh duy nhất mà con người có thể nhận biết về Đạo là tiến trình hữu hình của thiên nhiên mà theo đó mọi vật dời đổi biến hóa. Thấy những gì nó hoạt động thì một người có thể nói rằng Đạo hiện hữu. Với sự nhận biết nầy, chúng ta được nhắc nhở về lời của Chúa Jesus trong 3:8 “Gió muốn thổi đâu thì thôi”.
Hành Động Thụ Động . Đạo không chỉ là nguyên lý của vũ trụ mà cũng còn là một mẫu mực cho cách cư xử của con người. Trong sự thay đổi không ngừng của Đạo, người ta thấy sự tự do và năng lực. Đạo hứa hẹn hạnh phúc cho những ai chịu phó mình cho nó. Điều nầy xảy ra như thế nào? Bằng việc thực hành sự vô vi, nghĩa là “không hoạt động, không tranh đấu, sinh hoạt vô hoạt động”. Một người phải nhận định bốn điều:
Có nhiều hữu dụng trong cái vô dụng
Cuộc sống phải được giữ cho mạnh mẽ bằng cách dùng lý trí để khống chế cảm xúc.
Cuộc sống chỉ là tương đối. Hạnh phúc được tìm thấy trong việc biết những gì có thể thay đổi và những gì không thể thay đổi.
Tính hiệp nhất của sự sống là căn bản của mọi sự vật.
Sự Thành Công Thầm Lặng . Kinh sách Đạo giáo kêu gọi sự tịnh mặc (yên lặng). Chúng nói rằng : “Chỉ có sự không tranh đấu yên lặng mới đem một người đến trạng thái đơn sơ bình dị. Khi đó mới có sự thỏa lòng, chiến tranh và sự cầm quyền sẽ kết liễu. Bằng cách bám chặt vào sự tịnh mặc, một người sẽ ở trong Đạo và tồn tại. Một người hành động cái không có sự hành động, làm cái không làm. Những người nói thường không biết, còn những người biết thường không nói. Con đường dẫn đến trời sẽ thành bén nhọn mà không cần cắt gọt. Con đường của hiền nhân là hành động không tranh đấu (hay không cố sức)”. Người Đạo giáo phủ nhận rằng giáo thuyết nầy không phải là sự lười biếng. Mục tiêu là để nhận được sự hòa hợp với thiên nhiên bằng cách tránh sự hoạt động.
7. Hãy trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau :
a. Tại sao người ta nói Đạo là không thể mô tả được ?
..............................................................................................................
b. Phương cách duy nhất có thể hiểu được Đạo là gì ?
..............................................................................................................
c. Đạo đem lại hạnh phúc cho người theo nó như thế nào ?
..............................................................................................................
d. Theo Đạo, làm thế nào có thể thiêu hủy sự cai trị và chiến tranh ?
..............................................................................................................
Âm Và Dương
Một trong những niềm tin ban sơ của người Trung Hoa là nơi âm và dương . Đó là sự tác động hổ tương về nguyên lý âm dương của thiên nhiên. Biểu tượng của n1 là một vòng tròn được chia làm hai nửa của hình trái lê, thường được thấy ở trong cách trang hoàng của người Trung Hoa. Người ta tin rằng âm và dương tự chúng tạo thành, và chúng điều khiển mọi sự trong trái đất. Âm là sức mạnh tiêu cực trong thiên nhiên. Đó là tối tăm, lạnh lẽo, ẩm ướt, giống cái, trái đất, mặt trăng. Dương là sức mạnh tích cực trong thiên nhiên. Đó là ánh sáng, ấm áp, giống đực, khô khan và mặt trời. Người ta không gán cho chúng một sự định giá nào. Chúng không xấu cũng không tốt. Cả thiên nhiên, loài người và mọi biến cố đều giữ cân bằng hai sức mạnh nầy. Khi chúng hòa hợp thì sự sống sẽ tiến triển tốt.
Âm và dương được sử dụng trong khoa bói toán. Biểu tượng nầy được bao quanh bằng bát quái, là những tổ hợp có thể có của những đường liền và đường đứt đoạn, được xếp đặt thành những bộ ba đường (xin xem hình vẽ). Đường liền tượng trưng nguyên lý dương hay giống đực. Đường đứt tượng trưng nguyên lý âm hay giống cái. Mỗi quái có ý nghĩa về các sự vật như : nước, sấm, mặt trăng, trái đất, núi, lửa, mặt trời, chớp, gió, bầu trời.... Có 64 quẻ, mỗi quẻ tượng trưng cho các khía cạnh khác của vũ trụ. Cây cối khi được trồng xuống đất sẽ nẩy nở theo kiểu giống như một trong tám quái. Những người bói toán nói rằng họ có thể đọc được chúng và đoán được hiện tại hay tiên đoán tương lai.
8. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG
a. Âm bao gồm mùa hè, ánh sáng, giống đực, mặt trăng.
b. Dương bao gồm sức mạnh tích cực, ánh sáng, sự ấm áp, mặt trời.
c. Dương tượng trưng điều tốt, âm tượng trưng cho điều xấu.
d. Cả thiên nhiên, con người và các biến cố đều được cho là một sự cân bằng âm dương.
e. Hình vẽ có bát quái (tám quái) và được sử dụng trong khoa bói toán.
Đạo Và Hành Vi (cách cư xử)
Sự dạy dỗ của Đạo giáo liên quan đến cuộc sống và hành vi được mô tả thành bốn điểm trong Đạo Đức Kinh , tức Kinh sách của Đạo giáo.
Sức Mạnh Căn Bản Đằng sau Vũ Trụ Là Đạo . Đó là một sự hợp nhất mà không định nghĩa được. Từ ý nghĩa ban đầu của “Đạo”, có ba ý nghĩa khác như sau :
Có trật tự vật lý và đạo đức của thế giới.
Có một con đường của lý lẽ và chân lý (sự thật).
Có một con đường đức hạnh trọn vẹn, là con đường đúng của cuộc sống.
Người Đạo giáo nói rằng vì Đạo là nguồn cội của vũ trụ, cho nên thật vô ích mà tranh đấu với nó. Như nước xoáy mòn đá thể nào thì mọi công việc của con người sẽ bị Đạo hủy hoại thể ấy, do đó mỗi người phải tìm cách nương theo nó. Các tín đồ Đạo giáo chân chính sống một cuộc sống yên lặng và đơn sơ bình dị.
Sự Sống Là Điều Cao Quí Nhất Trong Mọi Vật Sở Hữu . Vì Đạo là nguồn của sự sống nên người Đạo giáo dạy rằng sự sống là điều sở hữu cao quí nhất. Mọi vật khác sẽ hư hoại. Người ta không nên tìm kiếm giàu sang và quyền bính mà nên làm phong phú cuộc sống mình bằng sự bất tử.
Cuộc Sống Là Phải Sống Một Cách Đơn Sơ . Vì mọi công việc của con người sẽ bị hủy hoại, nên một số người Đạo giáo quay lưng lại với xã hội và ngay cả với gia đình của họ. Họ xem mọi điều đó như là những cản trở ràng buộc đối với nếp sống, và họ trở thành các ẩn sĩ Lão Tử dạy rằng trong sự cầm quyền, kẻ nhỏ nhất là kẻ cao trọng nhất. Người cai trị tài ba nhất là người cai trị thấp nhất và kẻ vô danh. Bằng cách đó thì những tranh chấp và chiến tranh sẽ chấm dứt.
Sự Kiêu Ngạo Và Vinh Hoa Là Đáng Khinh . Sự kiêu ngạo bị lên án vì nó mời mọc sự hủy diệt. Cái cây mà cao hơn cây xung quanh nó thì sẽ bị thợ rừng đốn trước tiên. Như vậy, thà là khiêm tốn và chịu bất toàn hơn là nổi bật giữa những người còn lại.
9. Bốn điểm của đạo giáo ban đầu được đề ra trong Đạo Đức Kinh là gì?
............................................................................................................
............................................................................................................
Khoa Luyện Kim (luyện Linh Đan) Và Sự Bất Tử
Khoa Luyện Kim . Vì người Trung Hoa hướng về thời xưa với những dễ dãi cùng sự vinh dự của nó, cho nên người Đạo giáo tìm con đường để trở thành bất tử. Sau thời kỳ cổ điển của triết học Lão Tử, thuật luyện kim (luyện linh đan) đã nổi lên. Đây là một môn khoa học hóa học thời cổ mà mục đích của nó là để biến đổi kim loại thành ra vàng, để làm phương thuốc chữa bệnh, để kéo dài cuộc sống. Có nhiều câu chuyện về thuốc tiên, về các công việc pháp thuật kỳ dị, về thuật kinh công và phi thân, và về một loại thuốc trường sinh bất tử.
Qui Luật Tiết Thực. Một trường phái khác đã xem sự bất tử không phải là cuộc đời sau khi chết, mà là sự kéo dài cuộc sống hiện tại. Họ thấy cần phải đạt đến điều đó bằng cách sử dụng những phương sách khác nhau, chẳng hạn như những qui luật tiết thực. Một số người cho rằng thức ăn cứng và độc, do đó học cố gắng sống nhờ thức ăn lỏng. Một số người khác nói rằng họ có thể sống chỉ nhờ vào nước bọt và không khí mà thôi. Những người khác nữa thì thực hành sự kiêng ăn (vô thất) và điều khiển nhịp thở (điều tức), giống như thuật yoga của Ấn độ.
10. Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau đây:
a. Tại sao người ta nghiên cứu thuật luyện kim?
..............................................................................................................
b. Ba mục đích của thuật luyện kim là gì?
..............................................................................................................
c. Nêu tên hai phương sách màngười ta thường dùng để đạt được sự trường sinh bất tử.
..............................................................................................................
Mục tiêu 3. Mô tả ngắn gọn Kinh sách của Đạo giáo và chỉ ra một số điểm tương đồng với Kinh Thánh.
SỰ TRUYỀN THÔNG CỦA ĐẠO GIÁO
Những người Đạo giáo lưu lại cho những thế hệ sau họ những sự truyền thông nào? Kinh sách của Đạo giáo rất ít so với của Ấn đạo giáo. Huyền thoại cho rằng vào khoảng cuối đời, Lão Tử chu du đến vùng núi phía tây. Nơi đây, người trông coi cửa ải, là một người Đạo giáo, đã van nài ông đừng xuất thế mà không lưu lại những tư tưởng vang danh của ông. Vị thánh hiền nầy đã biên soạn và viết ra một tập khái niệm gồm năm ngàn chữ về đạo (con đường) và quyền lực của nó. Sau khi làm điều đó, ông đã ra đi và không bao giờ còn được người ta nhìn thấy lại nữa. Sách của ông được gọi là Đạo Đức Kinh , nó không phải là một tiểu sử và nó cố để nói ra được những sự kiện từ tư tưởng kỳ dị đó. Nó gồm tám mươi mốt chương ngắn. Con số đó được chọn vì nó là bội số của ba mà người ta nghĩ rằng đó là một con số thiêng liêng. Chương đầu tiên đề cập đến Đạo như là một con đường không thể đặt tên và không thể mô tả được. Nó là ngưỡng cửa mà từ đó mười ngàn tạo vật của trái đất đã xuất hiện. Đạo được ví sánh với nước, vì nước thì mềm yếu và được chứa trong những nơi thấp hơn hết. Nhưng nó đã làm ích cho mọi vật và cuối cùng thắng hơn mọi vật.
11. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu đúng.
a. Đạo Đức Kinh do Lão Tử viết ra.
b. Nó gồm sáu ngàn chữ, chín mươi chương nhằm duy trì con số ba của pháp thuật.
c. Nó là nguồn của âm và dương.
d. Nó được viết ra vào cuối đời của Lão Tử.
Thông điệp và sự khôn ngoan của Đạo Đức Kinh đáng lưu tâm, vì cớ có nhiều điểm tương đồng với Thánh Kinh.
Chương 1: Đạo Đức Mà Có Thể Bị Dẫm Lên
Đạo mà có thể bị dẫm lên đó thì không phải là Đạo bất biến và bền lâu. Cái tên mà có thể đặt được thì không phải là cái tên bất biến và bền lâu. Đạo là cội nguồn của trời đất... Nó là mẹ của mọi vật. Nó là con đường Đạo, xem cái nhỏ như là lớn, cái ít như là nhiều, và báo đáp sự tổn thương bằng lòng nhân từ.
Chương 51: Mọi Sự Vật
Mọi sự vật đều tôn trọng Đạo, không có ngoại lệ nào. Đạo sinh ra mọi vật và không đòi chiếm hữu chúng. Đạo giống như một chiếc bình trống (hồ lô) mà nó là tổ tiên sinh ra mọi vật trên thế gian.
Có ba mươi nan hoa (tăm xe) gắn vào trục nhưng giá trị của bánh xe tùy thuộc vào khoảng trống mà trục bánh xe quay.
Sự hữu dụng được tìm thấy trong chỗ vô dụng
Nếu ngươi biết sự công chính, dầu ngươi chết, ngươi cũng sẽ không tiêu mất. Nếu ngươi không tin cậy người ta đủ, thì có thể người ta chẳng tin cậy gì ngươi cả. Ai là người không tranh giành thì chẳng ai trong trần gian có thể tranh giành với người ấy.
Sự ít đức tin đặt nơi những kẻ ít đức tin. Người khôn ngoan loại bỏ mọi cực đoan. Ai hiểu kẻ khác là người khôn ngoan, ai hiểu chính mình là kẻ được soi sáng.
Kẻ chinh phục người khác là kẻ mạnh; kẻ chinh phục chính mình sẽ là có sức mạnh phi thường. Nếu ngươi muốn nhận thì trước hết ngươi phải cho. Đó là khởi đầu sự khôn ngoan.
Không có sự ham muốn thì sẽ được yên tĩnh.
Một chiếc xe thì hơn toàn bộ các phần của nó.
Đến với cái tốt thì ta sẽ tốt, đến với cái xấu thì ta sẽ xấu; bằng cách đó mọi vật đều có thể tốt.
Một cuộc viễn du ngàn dặm chỉ được thực hiện mỗi lần một bước.
Trang Tử, là môn đệ của Lão Tử sống ở thế kỷ thứ tư trước công nguyên, đã thêm vào các câu châm ngôn của Lão Tử, Ông biên soạn sách của mình và các sách khác vào thành một quyển sách và cố gắng thuyết phục dân chúng tiếp nhận Lão Tử thay vì Khổng Tử làm vị đạo sư chính của họ. Ông đã thêm vào cái ý niệm cho rằng các mùa và lịch sử tiến với nhau thành một cái vòng cũng như âm và dương, chúng tạo ra và hủy phá lẫn nhau. Mỗi cái kết thúc thì sẽ trở thành một sự khởi đầu mới. Trang Tử nói rằng, trong lãnh vực xã hội, có yêu thương và có thù ghét. Nhưng không có tình trạng nào lâu dài, hoặc là của sự hòa bình hoặc là của sự thù địch, hay là cách hoạt động thích hợp cho mọi sự vật. Mọi vật đều có Đạo riêng của nó và Đạo đó là thích hợp cho nó.
12. Ghi đầy đủ các điểm sau đây về Đạo.
a. Từ bài học, hãy tìm một số quy định nghĩa về Đạo.
...........................................................................................................................
b. Chọn ba phần từ trong Đạo Đức Kinh mà chúng nhắc bạn nhớ đến một số khúc Kinh Thánh.
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Mục tiêu 4. Nhận biết một số biến cố có ý nghĩa trong các giai đoạn lịch sử của Đạo giáo.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO GIÁO
Lịch sử Đạo giáo có thể được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn triết lý, giai đoạn pháp thuật và giai đoạn tôn giáo. Chúng ta sẽ xem xét từ ng giai đoạn một cách ngắn gọn.
Giai Đoạn Triết Lý (600-300 T.C).
Ba thế kỷ đầu của Đạo giáo có thể được gọi là thời kỳ triết lý cổ điển. Những nền tảng của Đạo giáo đã được Lão Tử thiết đặt. Đệ tử của ông là Trang Tử đã thêm vào một số Kinh sách đáng giá và các tác giả khác cũng đã góp phần vào. Đạo giáo dần dần bị suy thoái thành đa thần giáo, phù phép và sự thờ cúng tổ tiên.
Giai Đoạn Pháp Thuật (300 T.C -- 165 S.C)
Đạo giáo có một lịch sử gây cảm động, trải qua hầu hết lịch sử của người ta sử dụng pháp thuật. Người đạo giáo cố tìm những phương cách mới để trở thành bất tử. Những thần linh có thân vị được làm cho sống lại. Các bài kinh tụng niệm và các nghi lễ đều được giữ để làm nguôi ngoai các linh. Vào khoảng những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Cơ Đốc, Đạo giáo đã là một tôn giáo với các đạo sĩ, chùa chiềng, các buổi tế tự, niềm tin nơi yêu quái, phù phép và khoa học huyền bí. Đạo giáo đã trở thành được nhiều người biết đến như là một tôn giáo của sự dốt nát, mê tín, và những cố gắng dùng phù phép để kéo dài cuộc sống.
Giai Đoạn Tôn Giáo (165 S.C đến ngày nay)
Triều đại nhà Hán bắt đầu suy vong vào thế kỷ thứ ba sau công nguyên. Những người lãnh đạo có pháp thuật (Charismatic leaders)đã chiêu tập nhiều người Đạo giáo và lập ra những đạo quân tham dự chiến tranh một cách Phi Đạo giáo. Họ thêm vào nhiều vị thần hơn, các chùa chiềng, các đạo sĩ và các nghi lễ, và Đạo giáo đã trở thành tôn giáo của đông đảo dân chúng Trung Hoa. Các đạo sĩ bán bùa, phù chú, và những nghi thức trừ tà được tổ chức để thanh tẩy những nhà có ma và để chữa bệnh. Cả những đạo sĩ chính thống lẫn những đạo sĩ dùng pháp thuật đều được hỏi ý kiến về các nghi thức sanh đẻ, hôn nhân, mai táng và công việc làm ăn. Các người đồng bóng tự cắt mình để chuộc tội thay và họ cũng viết ra các câu linh ứng (cơ bút- do các linh nhập và người đồng cốt bày tỏ ra).
Vào thế kỷ thứ tư sau công nguyên, Phật giáo Đại thừa trở thành phổ thông, nhưng sự thù địch đã phát triển. Vào thế kỷ thứ chín, sự tranh chiến gây ra hầu hết là do sự hỗn thành. Mỗi phe phái đều vay mượn từ phe phái khác. Sự dạy dỗ về Niết bàn đã được thêm vào. Các Tịnh xá tăng ni được thành lập. Như vậy, Đạo giáo, Khổng giáo và Phật giáo đã trở thành nhiều tôn giáo quen thuộc, và thực tế là một tôn giáo của người Trung Hoa.
13. Hãy ghép cặp từng giai đoạn của Đạo giáo (bên phải) với lời mô tả của chúng (bên trái).
.....a. Thời kỳ của Lão Tử, Trang Tử, của tự nhiên và hữu thần
.....b. Đạo giáo đã được hoàn bị với các vị thần, đạo sĩ, các sự tế tự và phù phép.
.....c. Sự phát triển của Phật giáo tại Trung Hoa.
.....d. Sư suy sụp của Triều đại nhà Hán.
1. Giai đoạn tôn giáo 65 S.C. đến nay.
2. Giai đoạn pháp thuật 300 T.C -- 165 S.C.
3. Giai đoạn triết lý 600 T.C -- 300 T.C
Mục tiêu 5. So sánh những điểm mạnh và điểm yếu của Đạo giáo và những niềm tin chính với lẽ thật của Cơ Đốc giáo.
ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẠO GIÁO
Trong sự đánh giá của chúng ta về Đạo giáo, trước hết, chúng ta sẽ đề cập đến một số điểm mạnh và điểm yếu của Đạo giáo. Sau đó, chúng ta sẽ đưa ra một số nhịp cầu nối liền với các lẽ thật của Cơ đốc giáo. Mục tiêu của chúng ta là giới thiệu người Đạo giáo đến với tình yêu thương của Đấng Christ và đến với sự sống phong phú (dư dật).
Những Điểm Mạnh Của Đạo Giáo
Một người có thể đạt đến sự kết hiệp với Hữu thể tối cao.
Một người nên lấy thiện trả ác.
Một người nên lấy lý trí khống chế cảm xúc.
Sự sống quan trọng hơn tài sản vật chất.
Phục vụ kẻ khác là lý tưởng.
Để trọn vẹn con người phải đi theo ý trời.
Những Điểm Yếu Của Đạo Giáo
Hữu thể tối cao là Đạo, không phải là một vị thần có thân vị.
Sự dạy dỗ của người sáng lập về hành động không hành động dẫn đến đời sống tiêu cực, thụ động.
Đạo giáo cố gắng chối bỏ điều ác trong thế giới bằng sự xuất thế.
Đạo giáo bỏ qua những sự kiện vật lý và những thực tại phủ phàng của cuộc sống.
Đạo giáo tìm sự đơn sơ bằng sự rút lui (yếm thế), không có sự nâng cao xã hội.
Những người theo đạo không có nguồn tài nguyên để chống lại độc thần giáo, niềm tin nơi yêu quái và các tập tục về pháp thuật.
Đạo giáo không cung ứng một người giúp đỡ nào cho con người trong đời sống cá nhân và xã hội của họ, và không có lời hứa nào về một tương lai hạnh phúc thật.
14. Trong vở ghi bài của bạn, hãy ghi ra năm điểm mạnh của Đạo giáo theo trí nhớ của bạn.
15. Trong vở ghi bài của bạn, hãy ghi ra năm điểm yếu của Đạo giáo theo trí nhớ củạbạn.
Định Giá Về Các Niềm Tin
Một số niềm tin của Đạo giáo thì tốt, nhưng chúng nhanh chóng bị suy tàn. Một sự quyến rũ (lá bùa) tồn tại giữa họ với sự thành tựu mọi điều mà người ta ao ước. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét một số niềm tin của Đạo giáo, với vài nhịp cầu dẫn đến đức tin và các câu Kinh Thánh để ủng hộ lập trường của Cơ Đốc giáo. Mục đích của chúng ta là giúp cho người Đạo giáo đến với sự sống dư dật trong Đấng Christ.
Đề Tài: Hữu Thể Tối Cao
Niềm Tin Của Đạo Giáo . Triết lý Đạo giáo đã đến gần với chân lý bằng những nổ lực của tâm trí con người. Nó có một số quan niệm về Thần linh, nhưng nó nói rằng Đạo là con đường, là sự tuyệt đối, là đấng tối cao, là thực tại. Nó hình thành trời đất nhưng nó tự tạo ra mình. Nó tiến triển qua sự biến hóa không ngừng, và do đó, không thể cắt nghĩa được bằng lời nói hay tư tưởng của con người.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Ở đây, những người đạo giáo đã đi đến biên giới của một lẽ thật quan trọng. Họ tin rằng có một con đường dẫn đến Thượng Đế. Chúng ta hãy giúp họ tìm ra con đường đúng. Một con đường phải dẫn đến đâu đó. Nó dẫn đến Đức Chúa Trời. Đấng Tạo Hóa của vũ trụ Chúa Jesus Christ, Con Ngài, đã mở ra con đường dẫn đến Cha. Ngài phán rằng Ngài không những là con đường mà còn là chân lý và sự sống. Một lời tuyên bố như vậy, hoặc phải đến từ Đức Chúa Trời, hoặc đến từ một kẻ lừa gạt gian ác. Chúng ta biết Chúa Jesus không phải là kẻ ác, cũng không phải là là kẻ lường gạt, do đó Ngài phải là Đức Chúa Trời. Chúng ta đồng ý rằng một vị thần luôn luôn thay đổi thì không thể mô tả hay đặt tên được. Nhưng như thế thì một vị thần luôn luôn thay đổi cũng không thể tin cậy được, và do đó không thể là Đức Chúa Trời. Chân thần đã tuyên bố rằng Ngài là Đức Chúa Trời, vì Ngài không thay đổi. Đức Chúa Trời đã mặc khải chính mình Ngài là một Đức Chúa Trời có thân vị , một Đấng giống như chúng ta, biết suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Ngài mời gọi mọi người mở cửa lòng mình cho Ngài, và có sự thông công với Ngài.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
GiGa 14:6 “Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha”.
MaMl 3:6 “Ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi”.
Gia Gc 1:17 “Mọi ân điển tốt lành và sự ban cho trọn vẹn đều đến từ... Cha... trong Ngài... chẳng có bóng của sự biến cải nào”.
GiGa 4:23 “... Kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần lẽ thật và lẽ thật mà thờ phượng Cha, ấy đó là kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy”.
HeDt 11:6 “Kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời và Ngài là Đấng hay ban thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài”.
16. Hãy viết một câu trả lời ngắn gọn theo Kinh Thánh cho niềm tin của Đạo giáo vều hữu thể tối cao.
............................................................................................................
............................................................................................................
Đề Tài: Sự Quan Tâm Của Con Người .
Niềm Tin Của Đạo Giáo . Sự dạy dỗ về Đạo là một người nên lấy thiện trả ác. Đây là lời khuyên tốt về mối tương giao của con người. Tuy nhiên, Đạo giáo không định nghĩa một nền tảng tội lỗi. Nó hứa hẹn sự đánh bại điều ác và sự kiêu ngạo bằng việc làm điều tốt và nhân ái. Nó cũng bao hàm lẽ thật cho rằng sự sống quan trọng hơn của cải vật chất.
Nhịp Cầu Đẫn Đến Đức Tin . Lấy thiện trả ác cũng là sự dạy dỗ tốt của Cơ Đốc Giáo. Nhưng vấn đề là làm thế nào một người có thể làm điều tốt? Con người cần một kẻ giúp đỡ để duy trì lý tưởng nầy. Đức Chúa Trời có cung cấp một Đấng giúp đỡ, đó là Đức Thánh Linh. Chúa Jesus nhận thức tính hủy hoại của tội lỗi và Ngài cũng ban quyền phép, dấu lạ và điềm lạ cho tất cả những ai đặt lòng tin cậy nơi Ngài. Chúa Jesus cũng phán rằng sự sống quan trọng hơn của cải vật chất. Ngài đã nâng cao quan niệm về giá trị của sự sống loài người.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
RoRm 12:21 “Đừng để điều ác thắng mình nhưng hãy lấy điều thiện trả điều ác”.
Cong Cv 1:8 “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lãnh quyền năng”
Mat Mt 5:44 “Nhưng ta phán cùng các ngươi: Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi”.
Mac Mc 16:17, 20 “Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ nầy... Chúa cùng làm với các môn đồ và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo”.
Mat Mt 6:25, 33 “Sự sống há chẳng quí trọng hơn đồ ăn sao? Thân thể há chẳng quí trọng hơn quần áo sao? Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các người mọi điều ấy nữa”.
17. Hãy chỉ ra nhịp cầu nối liền Đạo giáo với Cơ Đốc giáo trong việc lấy thiện trả ác. Hãy cho các câu Kinh Thánh tham chiếu.
............................................................................................................
Đề Tài: Hành Động Bất Động
Niềm Tin Của Đạo Giáo . Người Đạo giáo nói rằng hạnh phúc là ở nơi sự bất hành động, tức là không tranh đấu hay sinh hoạt bất động. Họ nói rằng bằng sự yên lặng, một người được ở trong Đạo. Có sự thỏa lòng, chấm dứt chiến tranh và sự cai trị cùng sự chết. Điều nầy được thực hiện bằng cách thấy được sự hữu dụng trong cái vô dụng, bằng sự kiềm chế xúc cảm, giữ sự cân bằng trong tương quan với tuyệt đối và nhận định sự kết hợp cơ bản của cuộc sống.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Sự thỏa lòng là một phẩm tính đáng ưa chuộng, quả thật, nếu mọi người đều thỏa lòng thì sự tranh đấu phải chấm dứt. Nhưng, phương tiện để đạt được sự thỏa lòng là gì? Đấng Christ đã cung ứng giải pháp. Nếu có Ngài ở trong lòng chúng ta, chúng ta có thể thỏa lòng. Nhưng đó không phải là một sự biếng nhác một cách tiêu cực. Chúa Jesus bị cáo là một người theo chủ nghĩa hòa bình (a pacifist), vì Ngài đã dạy một người phải mất sự sống mình để tìm thấy nó, và ai muốn làm lớn hơn hết thì phải làm nhỏ hơn hết. Nhưng sự nhu mì của Ngài không phải là nhút nhát. Khi Ngài thấy sự thờ phượng bị băng hoại, Chúa Jesus đã hoàn toàn công kích. Ngài dùng roi đuổi kẻ đổi bạc ra khỏi đền thờ ! Ngài không bao giờ rút lui khỏi những thực tại cuộc sống. Không có Đấng Christ thì không thể có sự an nghỉ. Khi người ta từ chối Ngài thì họ sẽ không thể được thỏa lòng, họ sẽ cần đến sự cai trị, họ sẽ sợ sự chết. Người Đạo giáo cần Đấng Christ.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
Mat Mt 18:4 “Hễ ai trở nên khiêm nhường như đứa trẻ nầy, sẽ là lớn hơn hết trong nước thiên đàng”.
10:39 “Ai gìn giữ sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống mình thì sẽ tìm lại được”.
RoRm 12:21 “Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác”.
ITi1Tm 6:6 “Sự tin kính cùng sự thỏa lòng ấy là một lợi lớn”.
LuLc 18:27 “Sự chi người ta không làm được thì Đức Chúa Trời làm được”.
Mat Mt 17:20 “Không sự gì mà các ngươi chẳng làm được”.
18. Hãy chỉ ra nhịp cầu nối liền Đạo giáo với Cơ Đốc giáo về vấn đề sinh hoạt bất động và sự thỏa lòng. Hãy đưa ra các câu Kinh thánh tham chiếu.
..............................................................................................................
Đề Tài: Thiện Và Ác
Niềm Tin Của Đạo Giáo . Âm và dương là sự hổ tương của các sức mạnh tiêu cực và tích cực của thiên nhiên. Chúng tượng trưng sự tương quan giữa tối và sáng, lạnh và ấm, giống cái và giống đực. Khi những sự vật nầy hòa hợp với nhau thì mọi vật đều an bình và cứ thế mà diễn tiến. Thiện và ác phải cùng tồn tại để duy trì sự hòa hợp của vũ trụ.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Một lần nữa, chúng ta phải nói rằng tâm trí của con người chưa đi xa đủ. Từ ban đầu đã có sự tranh đấu giữa thiện và ác. Đức Chúa Trời không tạo ra điều ác, nhưng Ngài ban cho con người mà Ngài đã tạo dựng quyền lựa chọn. Thiên sứ trưởng đã chọn điều ác và trở thành Satan. Đức Chúa Trời vẫn tôn trọng ý chí của con người. Sự sống và sự hòa hợp tùy thuộc vào sự lựa chọn của con người ngày nay. Satan muốn họ lựa chọn hắn và đường lối của hắn mà đường lối đó sẽ hủy hoại họ. Còn để tìm thấy con đường của sự bình an và thiện lành chân thật, Đấng Christ mời gọi mọi người chọn Ngài và sự sống vĩnh hằng ngay bây giờ .
Lẽ Thật Kinh Thánh
SaSt 2:17 “Nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến”.
Gios Gs 24:15 “Ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục vụ”.
GiGa 5:40 “ Các Ngươi không muốn đến cùng Ta để được sự sống”.
19. Trong vở ghi bài của bạn, hãy chỉ ra nhịp cầu nôi liền Đạo giáo với Cơ Đốc giáo về vấn đề sự chọn lựa của con người về sự sống đời đời ngay bây giờ. Hãy đưa ra những câu Kinh Thánh tham chiếu.
Đề Tài: Sự Bất Tử
Niềm Tin Của Đạo Giáo . Người Trung Hoa hướng về thời xưa và vì vậy cố tìm những cách để kéo dài đời sống và đạt đến sự bất tử. Người ta đã tìm kiếm nó ở nơi Đạo, nơi ngành hóa học, nơi sự tiết thực và nơi sự tu hành.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Việc tìm kiếm sự trường sinh đã không bao giờ lắng dịu, cũng chưa có ai tìm thấy được suối nước thanh xuân. Từ những ngày đầu, thời gian hạn định cho con người sống trên đất chỉ chừng bảy mươi năm. Có người đã sống lâu hơn, nhưng chưa có ai vượt đến cái bí quyết trổi hơn đối với kẻ lân cận mình. Sự thực là ngay từ lúc sinh ra, thân thể đã bị phó cho sự chết. Đấng Christ ban cho sự sống đời đời nơi thiên đàng. Sự thay đổi ngược lại là sự phân cách với Đức Chúa Trời đời đời nơi địa ngục.
Lẽ Thật Kinh Thánh
Mat Mt 19:29 “Hễ ai vì danh ta mà bỏ.... (mọi sự) .... thì người ấy.... được hưởng sự sống đời đời”.
25:41 “Kế đó, Ngài sẽ phán cùng những người ở bên tả rằng: Hỡi kẻ bị rủa sả, hãy lui ra khỏi ta; đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma qủi và những quỉ sứ nó”.
GiGa 3:16 “Hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.
10:28 “Ta ban cho nó sự sống đời đời, nó chẳng chết mất bao giờ và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta”.
IGi1Ga 5:20 “Chúng ta biết Con Đức Chúa Trời đã đến, Ngài đã ban trí khôn cho chúng ta đặng chúng ta biết Đấng chơn thật..... Đức Chúa Jesus Christ, Con của Ngài. Ấy chính Ngài là Đức Chúa Trời chơn thật và là sự sống đời đời”.
20. Hãy chỉ ra nhịp cầu nối liền Đạo giáo và Cơ Đốc giáo về vấn đề niềm tin của Đạo giáo về sự bất tử. Hãy cho những câu Kinh Thánh tham chiếu.
............................................................................................................
............................................................................................................
Sau cùng, câu hỏi một lần nữa đến cho toàn thể nhân loại là “Về Đấng Christ, các ngươi nghĩ thế nào? Ngài là Con ai?” (Mat Mt 22:42). Ngài có thể cứu khỏi tội, ban cho quyền năng để sống một đời sống bình an và thỏa lòng cùng một sự bất tử trong cõi đời đời với Ngài.

Bài Tự Kiểm
CÂU CHỌN LỰA. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi sau đây. Khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu bạn chọn.
1. Từ ngữ Đạo giáo là
a. một mật hiệu trong nghi thức pháp thuật.
b. chữ Trung Hoa dùng để chỉ sự hòa hợp .
c. một tên khác của Đài Loan.
d. một chữ có ý nghĩa là một con đường .
2. Đạo giáo được phân biệt rõ ràng vì
a. được thành lập trong triều đại nhà Minh.
b. đã có từ thời của Áp-ra-ham.
c. là tôn giáo do cá nhân thành lập, cổ nhất Trung Hoa.
d. là tôn giáo cổ xưa nhất của người Trung Hoa.
3. Triết lý Đạo giáo đã lan rộng một cách chế ngự đến
a. tất cả vùng Viễn Đông vàVùng Trung Đông.
b. nước Trung Hoa và vùng biên giới của nước Nga.
c. tất cả nước Trung Hoa và các nền văn hóa mà nó ảnh hưởng.
d. một khu vực giới hạn ở chính giữa nước Trung Hoa.
4. Hữu thể tối cao mà người Đạo giáo tin là
a. một vị thần cósự tương giao mật thiết với con người.
b. một sức mạnh thay đổi không ngừng.
c. một vị thần có ba phần.
d. được tạo ra gồm nhiều vị thần.
CÂU ĐÚNG SAI. Nếu câu nào ĐÚNG , hãy viết chữ Đ vào khoảng trống, Câu nào SAI , hãy viết chữ S vào khoảng trống.
.....5. Người ta nói Đạo giáo luôn luôn thay đổi, do đó không thể mô tả được.
.....6. Sự giản dị của cuộc sống là mục đích chính của Đạo giáo.
.....7. Đạo giáo dạy một người phải tranh đấu dành hạnh phục bằng quyền lực.
.....8. Đạo đức kinh là sách lịch sử và tiểu sử.
.....9. Kinh sách của Đạo giáo dạy rằng: “Hãy làm lành cho kẻ khác”, “Hãy tập tành sự tiết độ”.
....10. Vào thế kỷ thứ ba sau công nguyên, Đạo giáo đã lan rộng khắp Trung Hoa đơn thuần bằng lời nói mà thôi.
....11. Vì họ chống lại đa thần giáo và sự tin tưởng nơi yêu quái nên người Đạo giáo dễ dàng hiểu Thánh Kinh dạy về Đấng Christ.
....12. Người Cơ Đốc giáo và người Đạo giáo có chung một lý tưởng về sự phục vụ người khác.
KHỔNG GIÁO (Confucianism)
Nước Trung Hoa không có quốc giáo, nhưng Khổng giáo và Đạo giáo đã chế ngự sân khấu tôn giáo. Trong khi Lão Tử là một nhà thần bí, thì Khổng Tử lại là một nhà đạo đức. Lão Tử dạy con người cái cách để lánh đời, và bày tỏ cách đó theo phương cách của Đạo. Khổng Phu Tử dạy dỗ dân chúng cách để vào đời, thuộc về thế giới nhằm cải thiện thế giới. Khổng giáo và Đạo giáo đã trở thành những tôn giáo, và những người sáng lập chúng đã trở thành những nhà tiên tri, dầu cho chính họ không phải là tiên tri.
Chính Đức Khổng Phu Tử là người được dân chúng tôn kính khi bàn về luân lý và một triết lý cho cuộc sống nội tâm. Người ta bảo rằng Đức Khổng Tử mang tính bản xứ cũng như những đồng lúa vậy, và cũng có thực như là bức Vạn Lý Trường Thành ở Trung Hoa. Trong khi mô tả giáo thuyết của mình, ông đã dùng sự tương đương về các phần của một cây. Ông nói rằng bộ rễ đâm sâu thì toàn thân cây sẽ mọc thẳng. Điều nầy được áp dụng cho mọi mối tương giao cá nhân: trong gia đình, gia tộc, trong cộng đoàn, trong guồng máy cai trị. Nếu tình yêu và sự nhơn từ có ở đàng rễ thì nó sẽ kết trái hòa bình và trật tự trong quốc gia.
Trong bài học nầy, các bạn sẽ thấy rằng học thuyết lý tưởng và một triết lý không đủ để thắng hơn những điều ác của thế gian nầy. Quyền năng chỉ có thể đến qua Đức Thánh Linh, là Đấng có thể ban sức mạnh cho sự dạy dỗ, sự rao giảng và nếp sống của người tín đồ.
Dàn bài
Làm quen với Khổng giáo.
Những niềm tin và tập tục của Khổng giáo.
Sự truyền thông của Khổng giáo.
Đánh giá về Khổng giáo.

Những Mục Tiêu Bài Học
Khi học xong bài học nầy bạn có thể:
Giải thích nhũng nguồn gốc của Khổng giáo và chỉ ra các hướng phát triển của nó.
Mô tả những niềm tin của Khổng giáo về vấn đề tôn giáo, luân lý, sự cai trị tốt, các Kinh sách quan trọng, đạo làm con và người quân tử.
Đánh giá những điểm mạnh và yếu của Khổng giáo, chỉ ra những nhịp cầu giữa Khổng giáo và Cơ Đốc giáo.
Sinh Hoạt Học Tập
Nghiên cứu bài học nầy theo những lời chỉ dẫn đã cho trong bài học 1.
Hãy chắc chắn đã xem phần từ vựng để biết nghĩa của bất cứ từ ngữ chìa khóa nào mà bạn chưa biết.
Làm bài tự kiểm và kiểm tra phần trả lời của bạn với những câu giải đáp đã cho.
Từ Ngữ Chìa Khóa
Bản xứ
Cao thượng
Đạo làm con
Đồng nghiệp
Làm nhân đạo
Người theo thuyết nhân bản
Tương báo
Khai Triển Bài Học
Mục tiêu 1. Định nghĩa từ ngữ Confucius (Khổng Tử) và mô tả sự thành lập Khổng giáo
LÀM QUEN VỚI KHỔNG GIÁO
Ý nghĩa
Từ ngữ Confucius là một từ tiếng Trung Hoa Khổng Phu Tử , có nghĩa là “thầy Khổng”. Khổng là tên họ, đã được phiên ra hình thức chữ La Tinh thành Confucius do các giáo sĩ dòng Tên (dòng Jesuits) thời trước. Đức Khổng Phu Tử đã sống trong “thời kỳ bách (100) triết lý gia” ở thế kỷ thứ năm và thứ sáu trước công nguyên. Do đó đã sống khoảng đồng thời với Lão Tử của Đạo giáo, Đức Phật Thích Ca, giáo chủ Mahariva của tôn phái Jain, và chỉ một vài năm trước các triết gia Plato và Aristotle của Hy lạp.
Người Sáng Lập
Vào thời của Khổng Phu Tử, tình hình chính trị ở Trung Hoa rất là rối ren dưới triều đại nhà Chu. Trong nhiều năm dài, các chính trị gia, các nhà xã hội học và các triết gia đã đưa ra những giải pháp của họ cho sự hòa bình ở Trung Hoa, để tái lập nó thành một quốc gia hùng cường. Người Đạo giáo khoe mình rằng họ có giải pháp trong thái độ “không tranh đấu”. Trong khi sự dạy dỗ nầy đã lan rộng cả Trung Hoa, thì một thanh niên sáng suốt đến từ một vùng khác trong nước, bắt đầu dạy dỗ những đề án hòa bình của mình.
Khổng Tử ra đời, là con út của một gia đình có mười một người con, vào năm 551 T.C, tại nước Lổ, ngày nay là Tỉnh Sơn Đông. Cha ông mất khi ông được ba tuổi, mẹ ông quyết định cho ông một sự giáo dục tốt nhất mà bà có thể làm. Sách vở thời đó được chép trên các thẻ tre và rất khó có được, nhưng ông đã học hành chăm chỉ, và đã học được mọi môn mình có thể học về lịch sử, thơ văn, và âm nhạc của Trung Hoa thời cổ. Vào khoảng mười lăm tuổi, ông quyết định sẽ trở thành một học giả và một thầy giáo. Năm mười chín tuổi, ông lập gia đình và có được một con trai, nhưng cuộc hôn nhân đó đã kết thúc bằng sự ly dị.
Khổng Tử rất quan tâm đến những vấn đề một bộ máy cai trị tốt, và ông đã có được một địa vị trong nước. Ông muốn các quan chức phải là những người thành thật và có học thức. Không bao lâu hệ thống giáo dục nầy của ông trở thành nổi tiếng. Nhưng vì những tư tưởng cách mạng của ông và vì sự đố kỵ của những người khác mà ông đã rời bỏ địa vị. Ông quyết định trở thành một thầy giáo hơn là làm một người cai trị. Chu du từ nước nầy đến nước khác, ông đã dạy những niềm tin của mình về một chính quyền khôn ngoan và thành thật. Sự trưỡng dưỡng trong khó nghèo của ông đã làm cho ông có cảm tình với người nghèo khổ, và giúp đỡ cho các học trò có tinh thần tranh đấu. Cuối cùng trường dạy của ông đã lên đến ba ngàn học trò. Các môn học ông dạy bao gồm lịch sử, thi ca, văn chương, trị quốc, khoa học tự nhiên, và âm nhạc. Bằng việc sử dụng các câu hỏi và bàn thảo, ông giống với Socrates. Theo truyền thuyết, Lão Tử và Khổng Tử đã có vài cuộc chạm trán quyết liệt. Các môn đệ của mỗi hệ thống đều khoe rằng thầy của họ tài ba hơn người kia.
Khổng Tử đã dùng những năm cuối cùng của mình để dạy dỗ và biên soạn môt số sách cổ điển của Trung Hoa. Vị sư phụ nầy đã qua đời vào năm 479 T.C và được các đệ tử ông cư tang, than tiếc. Sự tôn kính dành cho ông lớn lên, và theo thời gian, ông đã được thần thánh hóa như một vị thần. Suốt trong triều đại nhà Hán, vào khoảng năm 220 T.C. Hoàng đế triều Hán là Hán Vũ đã được một học giả môn phái Khổng giáo thuyết phục, và tuyên bố Khổng giáo là quan niệm học chính thức của Trung Hoa. Nó đã nhảy một bước lớn để hội nhập vào đất nước.
1. Điền vào đủ câu nầy: “Chữ Confucius là một hình thức chữ La Tinh của từ ngữ Trung Hoa ................................................., có nghĩa là .............................
.............................................................................................................................
2. a. Khổng Tử ra đời vào thế kỷ nào?
..............................................................................................................................
b. Nêu tên ba nhà lãnh đạo khác mà họ đã sống cùng thời đó.
..............................................................................................................................
3. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Khổng Phu Tử ra đời trong một thời kỳ chính trị loạn lạc ở Trung Hoa.
b. Mối quan tâm của Khổng Phu Tử là đề xướng một tôn giáo hơn là cải cách sự cầm quyền.
c. Sự dạy dỗ của Khổng Phu Tử lúc đầu được hoan nghinh nhiệt liệt và ông đã đạt đến đỉnh cao trong guồng máy cai trị.
d. Sự dạy dỗ của Khổng Phu Tử lúc đầu không được đón nhận một cách rộng rãi, nhưng trong những thế kỷ sau đó, chúng đã trở thành quan niệm học chính thức của Trung Hoa.
Mục tiêu 2. Giải thích hình thức của Khổng giáo và tình trạng của nó như là một tôn giáo.
NHỮNG NIỀM TIN VÀ TẬP TỤC CỦA KHỔNG GIÁO
Khổng Giáo Và Tôn Giáo
Câu hỏi thường được đặt ra là : “Khổng giáo có phải là một tôn giáo không?” Một số người cho rằng Khổng Tử là người sáng lập ra một trong số các tôn giáo của thế giới. Những người khác thì cho rằng ông là một người theo thuyết bất khả tri luận (agnotic), nếu không nói là một người vô thần. Sự thật có thể nằm ở đâu đó giữa hai sự cực đoan nầy. Nếu Khổng Tử đề cập đến tôn giáo, thì đó là để cho phù hợp với các nghi lễ và sự thờ phượng tổ tiên. Nhưng điều ông quan tâm nhiều hơn, đó là cách dân chúng nên hành xử thế nào trong cuộc sống thường nhật. Ông là một triết gia, ông đã dạy một hệ thống luân lý, một lý thuyết về sự cai trị, và một loạt những mục tiêu xã hội mà chúng đã có ảnh hưởng cho người Trung Hoa trong hai mươi lăm thế kỷ qua.
Khổng Tử chỉ sử dụng hình thức lý luận và nhân bản, và chỉ theo nghĩa rộng thì mới có thể gọi ông là thần bí. Ông phê phán về mọi cái mà có vẻ như trái ngược với cảm thức ông thường hay là không phục vụ gì cho mục đích của xã hôi cả. Ông cảm thấy có hại khi bàn luận về cõi siêu nhiên, vì trong khi bàn luận như vậy, người ta có thể bỏ qua việc an sinh của con người. Một đệ tử hỏi ông về bổn phận của một người đối với các linh của người chết, ông đã trả lời: “Trước khi chúng ta chưa làm trọn bổn phận đối với người sống, thì sao lại bàn đến bổn phận đối với người chết? Hãy sốt sắn tận hiến chính mình cho bổn phận đối với sự nhân đạo, trong khi đó giữ lòng tôn kính các linh và giữ mình xa chúng (kính nhi viễn chi) thì mới gọi là khôn ngoan”.
Ông có lòng kính trọng các nghi lễ. Có người bảo rằng nếu ngày nay ông là tín đồ Cơ Đốc Giáo, thì có lẽ ông đã là người có chức vụ cao trong nhà thờ. Một trong các môn đệ của ông đã đề nghị lùa đàn chiên đi để khỏi tế trăn non, ông không đồng ý nói: “Tử, ngươi yêu chiên còn ta ưa thích nghi lễ”. Ông nói “Khi con người thực hành luật đạo đức, thì người đó đã làm theo ý trời”.
Có một lần, ông bị một đám người hăm dọa, các đệ tử của ông lo sợ ông bị mất mạng. Câu trả lời của ông là: “Nếu ý trời cho truyền thống nầy không bị thất truyền, thì dân chúng xứ Quảng làm gì được ta?”.
4. Hãy trả lời các câu hỏi và câu nói sau:
a. Khổng Phu Tử đã nói gì về việc kính trọng các linh của người chết?
..............................................................................................................
b. Tại sao Khổng Phu Tử xem việc bàn đến cõi siêu nhiên là có hại?.
..............................................................................................................
c. Hãy hoàn tất câu nầy:
Khi con người thực hành............................... thì người đó đã làm theo ý trời.
Mục tiêu 3. Định nghĩa hai nguyên tắc luân lý của Khổng giáo: Lễ và Nhân.
Các Nguyên Tắc Luân Lý
Việc Tốt Chung . Khổng Tử đã dạy về năm đức tính thông thường (Ngũ Thường) để dẫn đến sự tốt đẹp chung. Ông sử dụng sự tương tự của một cây. Rễ của nó là Nhân , thân của nó là Nghĩa . Cành của nó là Lễ , tức những cách hành động hợp đạo đức. Hoa của nó là Trí , nghĩa là sự khôn ngoan, còn trái của no là Tín , nghĩa là sự trung thành. Tuy nhiên , quan trọng nhất trong đó là Nhân vì nó là động cơ thúc đẩy trong đời sống đạo đức. Lễ là sự biểu lộ bên ngoài của Nhân .
Lễ . Ý nghĩa của lễ khác nhau tùy mạch văn của nó, nhưng nó có nghĩa là sự lịch thiệp, sự tôn kính, sự hợp lẽ, sự ngay thẳng, trật tự đạo đức, nghi lễ. Khổng Phu Tử cảm thấy các vua thời xưa đã giữ luật trời và điều hòa những mối tương quan của loài người bằng lễ . Ông nói: “Lễ được đặt cơ sở trên trời, được làm thành khuôn mẫu dưới đất, và liên quan đến sự thờ lạy các linh. Nó bao gồm các nghi lễ mai táng, cúng tổ tiên, hôn nhân, và các cuộc viếng thăm ngoại giao. Nhờ có nó mà mọi người đều đúng đắn trong gia đình, trong quốc gia và trong thế giới . Ai đã đạt đến lễ thì sống, còn ai thất lễ thì coi như chết”.
Khổng Phu Tử dạy rằng lễ là quan trọng đối với năm mối liên hệ (ngũ luân). Đó là: nhà cầm quyền và công dân (quân thần), cha và con (phụ tử), chồng và vợ (phu phụ), anh em (huynh đệ), kẻ già và người trẻ (tức bạn bè - bằng hữu). Với sự thực hành lễ thì sẽ có sự hòa hợp của vũ trụ giữa người, trời và đất (thiên địa nhân). Người đạo Lão chỉ trích ông vì đã dạy những thái độ phi tự nhiên, nhưng Khổng Phu Tử và đồ đệ của ông đã đưa lý tưởng của ông vào thực hành.
Một phần quan trọng của lễ là một luật lệ mà nó nhắc chúng ta nhớ đến Luật Vàng mà Đấng Christ đã ban cho chúng ta. Khổng Phu Tử gọi nó là Xử (đối xử) nghĩa đen là “kính trọng nhau trong tình cảm”. Trong sách của ông sách Luận Ngữ , có câu chuyện kể rằng thầy Tử Cống hỏi Đức Khổng Tử: “Có một chữ mà dùng làm qui tắc thực hành trọn đời sống không?” Phu Tử trả lời: “Tương báo không phải là một chữ như vậy sao? Điều gì ngươi không muốn người khác làm cho mình thì đừng làm điều đó cho họ” (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân -- ND). Vì nó được đưa ra theo một cách tiêu cực, nên có người gọi nó chỉ là “Luật Bạc” mà thôi. Khi Khổng Phu Tử chạm trán với luật lấy thiện trả ác của Đạo giáo, ông trả lời: “Lấy nhân từ trả nhân từ, nhưng báo trả điều ác bằng công lý”.
Nhân . Sức mạnh thôi thúc bên trong để có lễ là sức mạnh ở bộ rễ, được gọi là nhân . Chữ nầy có thể dịch là: “lòng yêu thương, lòng tốt, lòng nhân đạo”. Sự từ bỏ mình của nhân tạo kết quả trong mối tương quan thích đáng của con người về lễ , Khổng Phu Tử cố thuyết phục mọi người cộng tác vì sự tốt đẹp chung. Ông dạy rằng đức hạnh thật nằm trong cách biểu lộ ra của nhân tức là ý muốn tìm điều tốt cho kẻ khác. Chữ nhân trong Hoa ngữ bao gồm hai chữ, một chữ là chữ người , còn chữ kia là chữ hai (chữ nhân ( ) gồm bộ nhân ( ) và chữ nhị ( ) -- ND), Do đó, nó chỉ về cách đối xử tử tế với người khác ở bất cứ hàng ngũ nào, vì sự an lạc của mọi người.
5. Hãy ghép cặp nguyên tắc của Khổng giáo (bên phải) với tương đương của nó (bên trái)
.....a. Bộ rễ của một cây.
.....b. Các nhánh của một cây.
.....c. Sự tôn kính, trật tự đạo đức, lễ nghi.
.....d. Sự tương báo.
.....e. Lòng yêu thương, lòng tốt, lòng nhân đạo.
.....f. Sức mạnh thôi thúc bên trong.
1. Lễ
2. Nhân
Mục tiêu 4. Mô tả các lý thuyết của Khổng giáo về vấn đề cai trị tốt, đạo làm con và người quân tử.
Các Lý Thuyết Của Khổng Giáo Về Luân Lý
Sự Cai Trị Tốt (trị quốc )
Khổng Phu Tử đã hòa lẫn luân lý của ông vào chính trị. Ông xem sức mạnh quan trọng nhất để khôi phục cho nước Trung Hoa là lễ . Nó quan tâm trọng đối với mối tương giao giữa người cai trị và các công dân. Lễ có thể thay thế hệ thống phong kiến độc ác bằng một trật tự xã hội lý tưởng . Ông tin rằng nếu những người cai trị chấp nhận các nguyên tắc của ông, thì bầu không khí thuôc linh (tinh thần) của toàn đất nước sẽ được thay đổi. Ông tin tưởng nơi tính bản thiện của con người, và ông cảm thấy rằng nhân dân nói chung sẽ đáp ứng một cách ưu đãi trước sự tốt đẹp nơi nhà cầm quyền của họ. Ông nói rằng nếu một nước có người cai trị tốt trong một trăm năm, thì tội phạm sẽ chấm dứt và án tử hình sẽ bị bãi bỏ.
Đạo Làm Con
Một tập quán có từ lâu trước thời Khổng Tử là chữ hiếu , tức là “đạo làm con”. Nó liên quan đến sự tôn kính, sự cung phục và sự vâng phục của người trẻ tuổi đối với những thành viên lớn tuổi trong gia đình. Nhất là bổn phận của con trai đối với cha, và nó là ưu tiên hàng đầu trong đời sống gia đình của người Trung Hoa. Khổng Phu Tử nhấn mạnh tập quán nầy trong sự dạy dỗ và kinh sách của ông, nó được người Trung Hoa nhiệt liệt đón nhận. Trong sách Luận Ngữ , Khổng Phu Tử đã nói: “Người trẻ tuổi là người con tốt trong gia đình và là một người biết vâng phục khi đi ra ngoài, phải ít nói, nhưng những gì người đó nói ra phải đáng tin cậy ... Để cho cha mẹ ngươi không có lý do gì phải lo lắng mà đau ốm”.
Người Quân Tử
Khổng Phu Tử cảm thấy rằng người mà có một tấm lòng ngay thẳng (nhân ) và hành động thanh nhã (lễ ), thì đó là “người quân tử”. Đây là một người quí phái chân chính, là người con luôn coi trọng gia đình mình, là người cha công bình và nhân từ. Nếu là quan chức, người đó biết trung thành; nếu là chồng, ngưòi đó biết cư xử công chính. Nếu là bạn, người đó sẽ thành thật và khôn khéo. Khổng Tử nói “Một người đàn ông chân chính phải biết nhận định chính mình và biết giữ lễ. Ai nhận định được như vậy... thì thiên hạ sẽ đi theo người đó”. Đây là học thuyết về sự “Trung Dung”, theo đó một người bước đi theo con đường ở giữa, không làm điều gì quá độ. Khổng Phu Tử nói rằng một con người tốt nhất, là con người sống trong trần gian nầy có thể thực hành năm điều. Đó là: Sự khiêm tốn. sự cao thượng. sự thành thật. sự cần mẫn và sự khoan dung . “Nếu ngươi khiêm tốn, ngươi sẽ không bị chê cười. Nếu ngươi thành thật, người ta sẽ tin cậy ngươi. Nếu ngươi khoan dung, ngươi sẽ hòa thuận với đồng nghiệp mình”. Chính hạng người nầy có thể biến cải xã hội thành một đất nước hòa bình. Đó là ý nghĩa của việc làm người quân tử.
6. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Khổng Phu Tử tin nơi tính bản thiện của con người.
b. Ông cảm thấy lễ có thể đem lại một trật tự xã hôi lý tưởng thay vì xã hội dân chủ trong thời của ông.
c. Đạo làm con phát sinh do Khổng Phu Tử và có nghĩa là một người phải thờ cúng tổ tiên.
d. “Người quân tử” là một người đã đạt đến sự kết hợp với thần linh và không còn tiếp xúc với loài người nữa.
e. “Trung Dung” có nghĩa là một người phải là cho người khác cái điều mà họ làm cho mình.
Mục tiêu 5. Điểm qua các Kinh sách quan trọng của Khổng Giáo.
NHỮNG SỰ TRUYỀN THÔNG CỦA KHỔNG GIÁO
Khổng Phu Tử đã để lại cho những người theo mình những Kinh sách nào? Trong sự nghiệp dạy dỗ của mình, ông đã sưu tập và soạn thảo những văn kiện thời cổ và đưa ra những lời giải thích. Có bốn sách và một cuốn sách của riêng ông được gọi là Ngũ Kinh .
Kinh Thư , đó là cuốn sách về lịch sử. Đây là lịch sử của năm triều đại trước đó.
Kinh Thi , đó là cuốn sách về thơ văn. Khổng Phu Tử tin rằng việc đọc thơ văn sẽ giúp để tạo nên đức tính của con người.
Kinh Lễ Ký , đó là cuốn sách về các nghi thức và nghi lễ. Tác phẩm nầy dạy người quân tử hành động theo đường lối cổ truyền.
Kinh Dịch , đó là cuốn sách về những sự thay đổi. Nó là một bộ sư tập về những đường liền và những đường đứt đoạn. Những đường nét đó được cho là có ý nghĩa quan trọng nếu người ta khám phá được chìa khóa.
Kinh Xuân Thu, tức là Sách “biên niên sử của thời Xuân Thu”. Đây là cuốn sách giải thích về nước Lổ vào thời Khổng Tử.
Những sự dạy dỗ của chính Đức Khổng Tử phần lớn là những lời giảng giải về Ngũ Kinh. Theo điều ông dạy, các môn sinh của ông chép lại những lời giảng giải của ông trên các thẻ tre. Về sau, chúng được biên soạn thành các sách và được gọi là Tứ Thư . Các sách nầy là:
Sách Luận Ngữ . Đây là bộ sưu tập về các câu nói của Khổng Tử và của một số môn đệ ông. Chúng là nguồn tài liệu quan trọng nhất về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Sách Đại Học . Sách nầy được viết vào thời kỳ về sau hơn là vào thời Khổng Tử. Nó liên quan đến việc giáo huấn và đào tạo một người quân tử . Nó là cuốn sách đầu tiên phải học của người Trung Hoa cổ điển.
Sách Trung Dung . Sách nầy liên quan đến mối tương quan giữa bản chất con người với trật tự đạo đức trong xã hội.
Sách Mạnh Tử . Cuốn sách nầy có niên hiệu khoảng 300 T.C. và nó ghi lại một cách có hệ thống triết lý của Khổng Phu Tử.
Các đoạn sau đây được trích ra từ sách Luận Ngữ để cho ta một ví dụ về các câu nói của Đức Khổng Tử.
Người quân tử khi xem xét việc, trước hết phải nắm được gốc rễ của sự việc, khi họ tiến lên thì con đường đúng sẽ mở ra cho họ.
Đừng buồn vì người khác không biết mình mà đáng buồn vì mình không biết người khác.
Thấy điều phải mà không làm là kẻ hèn nhát.
Phạm tội với trời thì chẳng còn nơi nàokhác để cầu xin (Hoạch tội ư thiên, vô sở đảo giả --ND).
Người quân tử nghĩ đến tâm tánh, kẻ tiểu nhân nghĩ đến địa vị. Người quân tử nghĩ đến sự đền tội, kẻ tiểu nhân nghĩ đến sự đền ơn.
Người biết cái đúng thì tốt hơn người ưa thích cái đúng.
Phần thưởng dành cho người cố gắng lớn hơn sự ban thưởng, đó là đức tính.
Chúng ta biết quá ít về sự sống thì làm thế nào chúng ta có thể biết về sự chết?
Đừng đặt trước kẻ khác những gì mình không thích.
Những điều cần thiết cho việc trị quốc tốt là: đủ lương thực, quân đôi hùng mạnh và lòng tin của nhân dân. Nếu buộc phải bỏ một trong những điều nầy thì hãy bỏ quân đội hùng mạnh. Nếu buộc phải bỏ hai điều, thì hãy bỏ thêm lương thực. Sự chết là phần của mọi người đến lúc tuổi già, nhưng nếu mất lòng tin của nhân dân, thì chẳng còn chi là bền lâu nữa.
Hãy giữ vững điều chi tốt, rồi nhân dân sẽ tốt. Đức hạnh người tốt giống như gió, đức hạnh kẻ xấu giống như cỏ. Khi gió thổi thì cỏ phải cong theo.
Biết người, đó là sự khôn ngoan.
Người quân tử sẽ vui lòng ngay cả khi họ bất đồng ý, còn kẻ tiểu nhân sẽ chẳng vui lòng ngay cả khi họ đồng ý.
Người tốt nói lời tốt, nhưng không phải mọi người nói tốt đều là người tốt. Người tốt, thì can đảm, nhưng không phải mọi người can đảm đều tốt.
7. Hãy viết câu trả lời của những câu hỏi sau trong khoảng trống đã cho
a. Khổng Phu Tử đã nghiên cứu và giải luận những tài liệu nào?
..............................................................................................................
b. Các Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu được gọi là
..............................................................................................................
c. Sách đầu tiên trong Tứ Thư là gì và do ai viết ra?
..............................................................................................................
d. hãy hoàn tất câu nói nầy của Khổng Phu Tử: Đừng buồn vì người khác không biết mình mà đáng buồn vì
..............................................................................................................
Mục tiêu 6. Phác họa ngắn gọn sự phát triển của Khổng giáo từ thời của người sáng lập ra nó.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHỔNG GIÁO
Trải hơn hai ngàn năm, sự dạy dỗ của Khổng Phu Tử đã có một tác dụng lớn trên hơn một phần tư dân số thế giới. Lúc đầu, người sáng lập nó cảm thấy mình là một người bị thất bại, và vào lúc ông qua đời, chỉ còn bảy mươi người tự xưng mình là môn đệ của ông. Họ gặp sự chống đối của người Đạo giáo, là những người đang quảng bá dạy dỗ của họ cùng lúc đó. Những đối thủ khác là những người theo thuyết hợp pháp (legalist) và phái Mặc Tử, họ cho rằng họ có một hình thức cai trị tốt hơn.
Vào thế kỷ thứ ba và thứ tư trước công nguyên, Mạnh Tử và Tăng Tử đã góp công nhiều để mở rộng sự dạy dỗ của Khổng Phu Tử. Mạnh Tử sống từ năm 372 - 289 T.C, truyện của người Trung Hoa tỏ cho thấy rằng cuộc đời của ông được ghi trong sách mang tên ông (Sách Mạnh Tử). Giống như Khổng Phu Tử, ông không quan tâm đến vấn đề tôn giáo, ông viết rất ít về các vị thần. Mục tiêu của ông là củng cố sự dạy dỗ của Khổng giáo về tính bản thiện của con người. Ông cảm thấy rằng lý do khiến cho một số người không có biểu hiện tốt chính là môi trường của họ. Với môi trường tốt, có thể mọi người đều sẽ trở thành tốt. Theo Mạnh Tử, môi trường xã hội tốt là một hệ thống phong kiến mà lấy nhân dân làm tâm điểm. Ông chống đối chiến tranh, nhưng ông cảm thấy rằng dân chúng có quyền kháng chiến chống lại một hệ thống áp bức.
Tăng Tử (298 -238 T.C.) là một người Khổng giáo nổi tiếng khác. Tuy nhiên, ông không chính thống như hai người kia (Khổng Tử và Mạnh Tử). Nhưng ông đã có một tác động lớn trên đất nước. Ông ủng hộ niềm tin nơi lễ , nhưng ông phủ nhận việc con người vốn bản thiện. Ông cảm thấy rằng con người sanh ra vốn là xấu, và chỉ có thể đạt đến sự tốt đẹp bằng việc đào luyện. Vì vậy, luật pháp, sự giáo dục, và sự hạn chế là cần thiết để cứu vãn xã hội . Việc nầy, tới phiên nó, đòi hỏi nhiều nghi thức hơn. Cộng thêm vào đó niềm tin của ông cho rằng các linh là những sức mạnh phi-vị-cách (không có ngôi vị), chúng ta có được một người phi tôn giáo nhất trong số tất cả các học giả ban đầu của Khổng giáo.
Tương phản với cái lịch sử hỗn loạn của kỷ nguyên trước nó, triều đại nhà Hán đã có trật tự hơn. Do đó, nhu cầu cần có những học giả được đào tạo đã nổi lên, và các môn sinh của Khổng Tử đã điền vào chỗ trống. Vào năm 136 T.C, họ đã trông coi sự giáo dục lớp người Trung Hoa trẻ. Dưới triều nhà Tống, Luận Ngữ đã trở thành giáo khoa chính trong hệ thống học đường và tiếp tục mãi cho đến nền Cộng hòa của Trung Hoa vào năm 1912. Sự tôn kính đối với Khổng Phu Tử đã gia tăng trong triều đại nhà Hán, chùa chiền và những buổi lễ lạc được thêm nhiều khắp nước Trung Hoa. Theo các thế kỷ trôi qua, hình tượng và sự cúng tế dành cho Khổng Phu Tử nhiều lúc đã bị loại bỏ, rồi lại được phục hồi. Với sự xuất hiện của chính thể Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, chúng đã hoàn toàn bị loại bỏ. Vào năm 1934, sinh nhật của Khổng Phu Tử đã được công bố là ngày quốc lễ. Người Khổng Giáo khẳng định một cách tin tưởng rằng chế độ cộng sản, cũng như bất cứ chế độ nào khác, không thể trục xuất Khổng giáo ra khỏi Trung Hoa.
8. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây vào khoảng trống đã cho.
a. Ai đã viết Sách Mạnh Tử?
..............................................................................................................................
b. Mạnh Tử đã thêm gì vào những sự dạy dỗ của Khổng phu Tử?
..............................................................................................................................
c. Tăng Tử khác với Khổng Tử trong đường lối nào?
..............................................................................................................................
d. Sách Luận Ngữ là sách giáo khoa dành cho hệ thống học đường ở Trung Hoa trong bao lâu?
..............................................................................................................................
e. Việc cúng tế Khổng Phu Tử chấm dứt từ lúc nào?
..............................................................................................................................
Mục Tiêu 7: Liệt kê những điểm mạnh và điểm yếu của khổng giáo và nêu ra những niềm tin chính của nó tương phản với những lẽ thật của Kinh Thánh.
ĐÁNH GIÁ VỀ KHỔNG GIÁO
Trong phần đánh giá của chúng ta về Khổng giáo, chúng ta sẽ nói ngắn gọn một số điểm mạnh và yêu. Sau đó chúng ta sẽ chỉ ra một số nhịp cầu dẫn đến lẽ thật của Cơ Đốc giáo. Mục đích của chúng ta là giúp cho người Khổng giáo tiến đến chỗ biết Đấng Christ và sự sống dư dật.
Những Điểm Mạnh Của Khổng Giáo
Một số điểm mạnh của Khổng giáo là nó:
khuyến khích sự nhân từ đối với đồng loại .
tìm cách khuếch trương một chính quyền tốt/
dạy một hệ thống luân lý tốt.
phát huy đạo làm con tốt.
có một luật vàng tương tự như luật của Đấng Christ.
biết đánh giá giá trị của gia đình.
Những Điểm yếu của Khổng giáo là nó:
giữ một quan niệm phi Kinh Thánh, cho rằng con người vốn bản thiện.
không nhận biết một hữu thể tối cao.
không dạy về tội lỗi và sự cứu rỗi.
không có hứa hẹn nào về một hy vọng sau khi chết.
không cung ứng một sự trợ giúp thiên thượng nào cho con người đang khi còn sống trên đất.
nhấn mạnh luân lý và sự thuộc về đất chớ không nhấn mạnh sự thuộc về trời.
hình tượng hóa người quân tử chớ không phải Đức Chúa Trời siêu việt, Đấng có thể giúp con người bình thường trở thành một con người tốt hơn.
9. Trong vở ghi bài của bạn, hãy liệt kê ít nhất năm điểm mạnh của Khổng Giáo.
10. Trong vở ghi bài của bạn, hãy liệt kê ít nhất năm điểm yếu của Khổng giáo.
Định Giá Các Niềm Tin
Như trong những tôn giáo khác, Khổng giáo chưa quan tâm đủ về thực tại tối hậu. Quan tâm của nó chỉ là về luân lý chớ không phải là về tôn giáo. Khổng giáo đạt đến một hố thẳm mà nó không thể vượt qua được để đạt đến tình trạng thuộc linh lý tưởng. Giờ đây chúng ta hãy xét một số niềm tin mà chúng ta xem như là những nhịp cầu dẫn đến lẽ thật về Đấng Christ và sự sống dư dật.
Đề Tài: Luân Lý
Niềm Tin Của Khổng Phu Tử . Khổng Phu Tử đã dạy lễ là nguồn của những mối tương quan tốt trong gia đình, cộng đoàn và đất nước. Nhân là sức mạnh thôi thúc cho lễ . Nó can dự đến lòng yêu thương, lòng tốt và sự tự bỏ mình. Khổng Phu Tử dạy người ta nhìn nhận tình huynh đệ của con người.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Trật tự tốt đẹp bên ngoài và tình yêu thương bên trong là những phẩm chất đáng ao ước, nhưng một người không thể có những phẩm chất nầy, tức là không thể tự cứu mình. Cách duy nhất để có động cơ tình yêu và lòng tốt đối với kẻ khác là thông qua tình yêu của chính Con Đức Chúa Trời trong lòng chúng ta. Chúng ta phải nhận biết địa vị làm Cha của Đức Chúa Trời trước khi chúng ta có thể nhận biết tình huynh đệ của con người.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
IGi1Ga 4:19 “Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước”.
Eph Ep 4:32 “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”.
IGi1Ga 3:23 “Nầy là điều răn của Ngài: là chúng ta phải tin đến Danh Con Ngài, tức là Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”.
RoRm 5:5 “Sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta”.
11. Trong vở chi chép của bạn, hãy viết một sự so sánh ngắn gọn về sự dạy dỗ của Khổng giáo về luân lý với sự dạy dỗ của Cơ Đốc giáo. Hãy trích dẫn các câu Kinh Thánh để làm hậu thuẫn.
Đề Tài: Luật Vàng
Niềm Tin Của Khổng Tử. Trong sách Luận Ngữ , Khổng Tử đã đưa ra một qui luật thực hành cho cuộc sống của một người. Ông gọi nó là sự tương báo. Điều gì bạn không muốn làm cho mình thì đừng làm điều đó cho kẻ khác. Vì nó được đề ra một cách tiêu cực, nên một số người gọi nó là “Luật Bạc”.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Nếu bạn chưa quen với khúc Kinh Thánh mà các Cơ Đốc Nhân gọi là Luật Vàng thì hãy đọc trong Mat Mt 7:12 và nghiên cứu nó cho đến khi bạn hiểu được các nguyên tắc mà Chúa Jesus đã dạy. Tư tưởng của Luật Vàng đã được dạy hàng ngàn năm qua. Nhưng không có một tôn giáo nào của thời cổ cung ứng cái phương tiện để tuân giữ nó. Như Chúa Jesus đã nói, thông thường thì chúng ta đối xử tử tế với những người tử tế với mình. Ít có ai có thể yêu thương và tử tế với những người có ác ý với mình. Người thế gian đi theo luật cũ là lấy răng đền răng lấy mắt đền mắt. Nhưng Chúa Jesus đã cung ứng phương cách, phương tiện và quyền năng để làm trọn Luật Vàng.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
Mat Mt 5:38-39 “Các ngươi có nghe lời phán rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Song ta bảo các ngươi, đừng chống cự kẻ dữ. Nếu ai vả bên má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn”.
5:44, 46 “Song ta nói cùng các ngươi. Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi... Nếu các người yêu những kẻ yêu mình, thì có được thưởng gì đâu?”.
7:12 “Ấy vậy, hễ điều chi các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ”.
GiGa 14:16-17 “Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên Ui khác để ở với các ngươi đời đời, tức là Thần Lẽ Thật ... ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi”.
12. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây vào những khoảng trống
a. Điểm yếu trong sự dạy dỗ của Khổng Phu Tử về sự tương báo là gì?
..............................................................................................................................
b. Hãy viết những nguyên tắc của Luật Vàng mà Chúa Jesus đã ban bố. Nó được tìm thấy ở đâu trong Tân Ước?
..............................................................................................................................
c. Làm thế nào một Cơ Đốc Nhân có thể giữ được Luật Vàng?
..............................................................................................................................
Đề Tài: Đạo Làm Con
Niềm Tin Của Khổng Phu Tử . Từ thời xưa, người Trung Hoa đã có một truyền thống tôn kính và vâng phục bậc trưởng thượng. Khổng Phu Tử đã chuẩn nhận nó và ông được ca ngợi về lập trường của ông.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin. Đây là một điểm mạnh mà nó cũng đã được đức tin Cơ Đốc giáo khuyến khích. Tuy nhiên, cần tăng sức mạnh quy luật nầy để áp dụng cho tất cả mọi người “ở xa”. Do đó Chúa Jesus Christ đã bày tỏ rằng chân lý còn đòi hỏi nhiều hơn là đạo làm con. Ngài kêu gọi phải tận hiến cho chính mình Ngài, dẫu cho nếu phải từ bỏ cha mẹ và bà con. Điều nầy thật khó cho một số người, nhưng chân lý vĩnh hằng thì quan trọng hơn niềm vui hiện tại.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
Mat Mt 15:4 “Phải hiếu kính cha mẹ ngươi”.
10:37-38 “Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta... ai không vác thập tự giá mình mà theo ta thì cũng không đáng cho ta”.
Mac Mc 10:29-30 “Chẳng một người nào vì cớ ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa... cha mẹ... mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn... và sự sống đời đời trong đời sau”.
13. Lý luận của Đấng Christ là gì về việc phải đặt Ngài lên trên gia đình của một người?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Đề Tài: Tội Lỗi Và Sự Cứu Rỗi
Niềm Tin Của Khổng Phu Tữ . Khổng Phu Tử đã tin nơi tính bản thiện sẵn có của con người. Điều nầy có nghĩa là nếu con người không ác thì người đó chẳng cần sự cứu rỗi. Con người tự cứu mình và lập thiên đàng riêng của mình trên đất.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Rất nhiều bằng chứng chung quanh chúng ta mâu thuẫn với sự dạy dỗ của Khổng giáo về tội lỗi và sự cứu rỗi. Thế giới đầy dẫy những sự phi nhân bản của con người đối với con người. Con người có khuynh hướng làm điều ác và họ không thể tự cứu mình. Chúa Jesus Christ là hy vọng duy nhất của họ.
Lẽ Thật Của Kinh Thánh .
RoRm 3:10 “Chẳng có một người công chính nào hết, dẫu một người cũng không”.
3:23 “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”.
Gie Gr 17:9 “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật và rất là xấu xa, ai có thể biết được?”.
GiGa 10:10 “Ta đã đến hầu cho chiên được sự sống và sự sống dư dật”.
14. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây vào chỗ trống đã cho.
a. Lập trường theo Kinh Thánh về con người và tội lỗi là gì? Trích dẫn một câu Kinh Thánh.
..............................................................................................................................
b. Thánh Kinh cung ứng niềm hy vọng gì cho mọi người?
..............................................................................................................................
Khổng Phu Tử là một trong số người vĩ đại nhất của mọi thời đại, nhưng có một con người vĩ đại hơn ông đã xuất hiện. Khổng Phu Tử đã nghĩ ra một hệ thống luân lý tốt, nhưng điểm yếu của ông là không cung ứng một sự trợ giúp nào từ bên ngoài để hoàn thành lý tưởng của ông. Những con người nhân bản và những người lý tưởng đã đến rồi đi, vì họ đã tìm cách đáp ứng những nhu cầu của mình bằng những tài nguyên của con người. Điều đó không thể thực hiện được. Chúng ta cần sự trợ giúp từ bên ngoài để thắng hơn quyền lực của thế gian, của xác thịt và ma quỉ. Chúa Jesus Christ đã đên thế gian đẻ chia sẻ sự yếu đuôi và những nhu cầu của con người. Ngài đã đối diện với tội lỗi và Sa tan, và đã đắc thắng chúng. Ngài đã gánh tội lỗi và sự đau ốm của chúng ta trên thập tự giá của Ngài. Giờ đây, Ngài hứa ban cho chúng ta chính năng lực và uy quyền đó để đôi diện với những thực tại của đời sống. Ngài ban Đức Thánh Linh cho chúng ta để ở với chúng ta và thêm sức cho chúng ta trải qua những thử thách, những cám dỗ và những thảm cảnh. Tất cả những gì cần làm là chúng ta phải dâng hiến chính mình chúng ta cho Ngài, và tiếp nhận Ngài bằng đức tin vào trong lòng chúng ta. Một lần nữa, câu hỏi đặt ra cho tất cả mọi người là : “Còn Đấng Christ thì các ngươi nghĩ thế nào?”.

Bài Làm Tự Kiểm
CÂU CHỌN LỰA. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi sau. Khoanh vòng ký tự đứng trước câu bạn chọn.
1. Khổng giáo phát sinh vào lúc Trung Hoa
a. đang phát triển một hệ thống giáo dục.
b. đang thành lập những cuộc cải chánh xã hội mới.
c. đang mưu tìm sự hòa bình để đoàn kết đất nước.
d. đang chống lại sự dạy dỗ của Đạo giáo .
2. Tình hình chính trị vào thời Đức Khổng Tử
a. ở trong một tình trạng hỗn loạn.
b. ở trong một tình trạng cải cách xã hội.
c. đang củng cố sau một cuộc chiến tranh lớn.
d. ở dưới sự cai trị vững chắc của nhà Hán.
3. Khổng Phu Tử đánh giá tôn giáo.
a. như là một phương tiện để hiểu biết Thượng Đế.
b. là sự đạt được hòa bình trong thế giới nầy.
c. là phần quan trọng nhất của cuộc sống.
d. chỉ là lễ nghi và sự thờ cúng tổ tiên.
4. Như là giải pháp cho những nan đề của cuộc sống, Khổng Phu Tử tin nơi
a. sự tự bảo tồn
b. một sự tiếp cận phi nhân bản.
c. tính bản thiện của con người.
d. sự tôn kính đời sau.
5. Học thuyết “Trung Dung” của Khổng Phu Tử dạy rằng
a. một người phải đối xử với kẻ khác theo như họ muốn được đối xử.
b. một người phải muốn thành một người quân tử để kết hợp với thần linh.
c. trung tín thực hành sự thờ cúng tổ tiên với mức độ tốt nhất.
d. một người phải theo con đường ở giữa và đừng làm gì quá đáng.
6. Cuốn sách quan trọng nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Phu Tử là
a. Ngũ Kinh.
b. Sách Luận Ngữ.
c. Sách Trung Dung.
d. Sách Mạnh Tử.
7. Những câu nói nổi tiếng của Khổng Phu Tử
a. được các môn đệ của ông sưu tập và biên soạn.
b. được Khổng Phu Tử viết ra trong Sách Đại Học.
c. được ghi lại trong Kinh Xuân Thu.
d. được các thế hệ môn sinh về sau lưu trữ trên các thẻ tre.
8. Đạo Khổng được quảng bá một cách rộng rãi dưới triều nhà Hán
a. vì đó là thời kỳ hòa bình và hưng thịnh.
b. nhờ việc sử dụng sách của Khổng Tử làm sách giáo khoa trong hệ thống học đường.
c. các lâng bang bị đất nước của ông chinh phục.
d. với sự phát triển của sự thờ cúng đền chùa Khổng giáo.
9. Một người Khổng giáo đã khác biệt với Khổng Phu Tử là
a. Tăng Tử, người đã dạy rằng lòng tốt có được nhờ việc đào luyện.
b. Mạnh Tử, người không quan tâm đến vấn đề tôn giáo mà quan tâm đến luân lý.
c. Mao Trạch Đông, lãnh tụ của nền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa người đã thêm vào chủ nghĩa xã hội.
d. Phái Mặc Tử, họ nói rằng họ sẽ đem lại một sự cai trị tốt hơn.
10. Đức tính của lễ là nguồn của:
a. động lực cho đạo làm con.
b. nhân, tức là thực hành lòng tôn kính.
c. sự thờ cúng tổ tiên.
d. những mối liên hệ tốt, liên can đến tình yêu thương và sự từ bỏ mình.
11. Chỗ thiếu sót trong luật vàng của Khổng giáo được tuyên bố trong
a. GiGa 14:16-17, “Ngài (Đấng Yên Ủi ) vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi”.
b. Mat Mt 5:38, “Lấy mắt đền mắt, lấy răng đền răng”.
c. 5:44, “Hãy yêu kẻ thù nghịch”.
D Eph Ep 4:32, “Hãy ở với nhau cách nhơn từ”.
12. Hàng rào cản ngăn đến với Cơ Đốc giáo là sự dạy dỗ của Khổng giáo rằng
a. yêu thương nhân từ, và bỏ mình làm gia tăng sự hòa hợp.
b. con người vốn là tốt sẵn rồi.
c. đời sống gia đình phải được đánh giá đúng.
d. một người phải đối xử tốt với đồng bào mình.

PHẬT GIÁO (Buddhism)
Trong các tôn giáo trước mà chúng ta đã nghiên cứu, có sự hiểu biết hoặc hết lòng, hoặc một vị thần hay nhiều vị thần. Giờ đây, chúng ta đến với một tôn giáo không nhìn nhận sự tồn tại của một vị thần nào cả. Trong thực tế, Đức Phật đã cảm thấy rằng sẽ tự là tự phụ nếu cho rằng có một vị thần linh hiện hữu. Có điều nầy là một vị thần phải ở ngoài giới hạn sự hiểu biết của con người. Chúng ta có thể hỏi một cách hoàn toàn đúng rằng “Có thể nào một niềm tin không nhìn nhận sự hiện hữu của bất cứ vị thần nào lại được xem là một tôn giáo không? Há đó không phải chỉ là một hệ thống luân lý hay một triết lý của Đông Phương hay sao?
Tuy nhiên, Phật giáo vẫn là một tôn giáo. Trong thực tế, có hơn hai trăm năm mươi triệu người đi theo nó và là một trong những tôn giáo lớn của thế giới.
Trong khu vườn tôn giáo của thế giới, có một khu vực thuộc về Phật giáo. Nó là một trong những khu vực lớn và nó tự kiêu hãnh về sự kiện có trong nó , tất cả đều tốt đẹp. Không có cuộc sống nào là để đau khổ. Mọi người đều tử tế với nhau. Loại hoa được Phật giáo ưa chuộng là hoa sen, vì nó miêu tả cái địa vị mà con người phải nhận để bước vào trong sự trầm tư. Nhờ đó, họ có thể thành một bậc thánh, một người giúp đỡ hay là một cứu tinh của nhân loại.
Dàn Bài
Làm quen với Phật giáo.
Những niềm tin của Phật giáo.
Những sự truyền thông của Phật giáo.
Sự phát triển của Phật giáo.
Đánh giá về Phật giáo.
Những Mục Tiêu Bài Học
Khi học xong bài nầy bạn sẽ có thể:
Định nghĩa được danh từ Phật giáo và nêu ra những địa điểm chính của Phật giáo.
Nhận biết những Kinh sách quan trọng của Phật giáo.
Thảo luận những niềm tin chính của Phật giáo.
Đánh giá những điểm mạnh và những điểm yếu của Phật giáo và chỉ ra một số nhịp cầu giữa Phật giáo và Cơ Đốc giáo.
Sinh Hoạt Học Tập
Hãy nghiên cứu bài học nầy theo những chỉ dẫn đã cho ở trong Bài học 1.
Hãy viết những câu trả lời riêng của bạn cho các câu hỏi của bài học trước khi xem lời giải đáp ở cuối bài học nầy. Thủ tục nầy sẽ giúp bạn học tài liệu nầy nhanh chóng hơn.
Để cho chắc chắn, hạn hãy xem phần từ vựng để tìm biết nghĩa của bất cứ từ ngữ chìa khóa nào mà bạn chưa rõ nghĩa.
Làm bài tự kiểm và kiểm tra câu trả lời của bạn.
Từ Ngữ Chìa Khóa
Niết bàn
Quang minh
Thanh thản
Tịnh diệt
Tu hành

Khai Triển bài Học
Mục Tiêu 1. Định nghĩa danh từ Phật giáo và chỉ ra những biến cố chính của cuộc đời người sáng lập ra nó
LÀM QUEN VỚI PHẬT GIÁO
Trong lịch sử của nó trải qua mười lăm thế kỷ qua, Phật giáo đã là một trong những sức mạnh giáo hóa ở vùng Viễn Đông mà người ta từng biết. Nó mang lại những tư tưởng sâu đậm cho nền văn hóa của Trung Hoa vào đời nhà Đường ở thế kỷ thứ bảy đến thế kỷ thứ mười sau công nguyên. Nó đã tạo ra những thay đổi và những ảnh hưởng thuộc linh lớn nhất so với bất kỳ tôn giáo nào tại Nhật Bản, Thái Lan, Tây Tạng, Lào, Cam Bốt và Tích Lan. Tôn giáo nầy là gì? Tại sao nó có một ảnh hưởng rộng lớn ở vùng Viễn Đông và một sự cầm giữ vững chắc trên tín đồ của nó như vậy?
Định Nghĩa Phật Giáo
Từ ngữ Buddha (Phật đà hay gọi tắt là Phật) là một danh từ phạn ngữ có nghĩa là “Quang Minh” (được soi sáng) hay “giác ngộ”. Nó đến từ chữ Bodhati nghĩa là “Bậc được giác ngộ hay Đại giác”. Phật giáo là sự dạy dỗ phát sinh do Phật Thích Ca. Nó chủ trương rằng sự đau khổ là thông thường cho nhân loại và rằng một người có thể tránh khỏi sự đau khổ bằng sự thanh tẩy để vào tình trạng nirvana (niết bàn ). Phật giáo vừa là một tôn giáo, vừa là một triết lý và nó có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, văn hóa và thuộc linh của thế giới Đông Phương. Giống như những tôn giáo Đông Phương khác, Phật giáo có căn rễ trong Ấn độ giáo, nhưng nó đã phát vượng tại các nước không theo Ấn độ giáo hơn là tại chính nguyên quán của nó.
Những Người Sáng Lập Phật Giáo
Siddharta Gautama (Tất Đạt Đa Thích Ca), người sáng lập ra Phật giáo, ra đời tại thành Kapilavastu (Ca-tì-la-vệ) thuộc thung lũng sông Hằng, ở vùng Nepal, Ấn độ, vào khoảng năm 563 T.C, cách đỉnh phía bắc của dãy núi Hi-mã-lạp sơn bốn mươi dặm (khoảng 65 km). Được sinh ra trong bộ lạc Aryan, con trai của vị raiah (tiểu vương) thuộc giai cấp Kshatriya, tức giai cấp chiến sĩ, ông thuộc về hoàng tộc. Một tuần lễ sau khi ông ra đời, mẹ của cấp chiến sĩ, ông thuộc về hoàng tộc. Một tuần lễ sau khi ông ra đời, mẹ của ông qua đời và ông được dì của mình nuôi dưỡng, bà cũng là kế mẫu của ông.
Người thanh niên họ Thích nầy được trưởng dưỡng trong sự xa hoa, sự hào nhoáng của một vị hoàng tử và hưởng thụ mọi thú vui thuộc thể. Ông có ba cung điện: một cái dùng để nghỉ trong mùa lạnh, một cái dùng để nghỉ trong mùa nóng và một cái dùng để nghỉ trong mùa mưa. Cũng như những cậu con trai nhà giàu khác đương thời, ông rất giỏi về các môn thể thao. Một lần nọ, trong một cuộc so tài bắn cung, ông đã chinh phục được lòng ái mộ của một thiếu nữ đẹp, con gái của một vị raiah. Họ kết hôn và sinh hạ được một con trai. Cha ông không muốn trở thành một người lãnh đạo tôn giáo nên người đã cách ly ông hoàn toàn với phương diện đen tối của đời sống. Người cố bản ngăn ông khỏi nhìn thấy bối cảnh: tử (chết), lão (già), bệnh và tu hành. Tuy nhiên, dần dần con trai của người đã khám phá ra bốn điều cấm đoán đó. Ông đã thấy một thi hài bị thối rữa, một bà già lưng còng, một người mắc bệnh ghê tởm và một nhà sư bình lặng đã từ bỏ thế giới để tu hành. Khi đó, chàng thanh niên họ Thích nhìn nhận rằng đời sống của hầu hết mọi người đều đưa đến một cuộc đời đầy khổ đau, và ông đã rất băn khoăn lo lắng.
Nan đề khổ đau đã khuấy rối vị hoàng tử trẻ tuổi nầy đến nỗi ông không thể nào tiếp tục sống trong cung điện với sự dễ chịu và dư dật. Một đêm kia, vào lúc hai mươi chín tuổi, ông đã quyết định bỏ gia đình để ra đi tìm câu giải đáp. Ông đã lên đường trong một chiếc xe ngựa của mình, băng mình vào đêm tối. Đi được một quãng đường, ông đã xuống tóc, cạo râu và gởi trả về chiếc xe ngựa cùng với người kỵ phu. Ông thay đổi y phục của một người ăn mày và tiếp tục lên đường bằng đôi chân.
Trước hết, Ngài Thích Ca tìm câu giải đáp cho mình nơi triết lý và ông theo học đạo để trở thành một vị guru (đạo sư). Nhưng không tìm được sự thỏa lòng, ông đã thử sống cuộc đời tu hành cùng với năm nhà sư khác, cuộc đời đó kéo dài trong sáu năm. Ông đã tìm kiếm mọi thứ khổ đau với hy vọng tìm được sự giải thoát. Có những lúc ông nằm ngủ trên giường gai, không tắm rửa và chỉ ăn một hạt gạo mỗi ngày. Ông ăn mặc quần áo rách rưới, xấu xí, ngồi trong chỗ đau đớn hằng giờ. Ông để cho các loài chấy rận sống trên cơ thể mình và đã trở thành rất gầy yếu. Ông nói rằng đã có một giai đoạn ông rờ vào bụng mình và cảm thấy như sờ được cái xương sống của mình. Nhưng mặc cho mọi nổ lực tu hành của mình, ông đã thất bại trong việc tìm ra lời giải đáp cho mình.
Một ngày kia. Ông bị ngất xỉu và rơi vào một dòng suối, nhưng nhờ nước lạnh của nó mà ông được hồi tỉnh. Ông nghĩ đến tình trạng của mình và nhìn nhận rằng con đường tu hành không làm cho thỏa mãn. Ông chổi dậy, tắm rửa và đi đến một quán ăn để ăn một bữa ăn thật ngon. Khi các bạn hữu ông thấy ông ăn uống, họ gọi ông là kẻ phản bội và lìa bỏ ông. Sau bữa ăn đó, ông đã lang thang đến bờ sông Nairanjara và ngồi dưới bóng cây bồ đề (bohhi - có nghĩa là “tri thức”) để nghiền ngẫm. Người ta nói rằng ông ngồi ở đó 49 ngày, suy gẫm về những kinh nghiệm của mình. Sau cùng, một chân lý lóe sáng trong đầu ông và nó làm cho ông được thỏa mãn. Ông gọi đó là sự quang minh (đắc đạo) của mình. Từ đó trở đi, người ta gọi ông là Phật , tức là một “người đắc đạo” (hay là người đã thông hiểu). Cây bồ đề đã trở thành thiêng liêng đối với người Phật tử, hầu như nó đầy ý nghĩa cũng như cây thập tự đối với người Cơ Đốc vậy.
Phật Thích Ca đã đi đến một kết luận căn bản. Sự khổ đau là nan đề cơ bản của con người và nguyên nhân cơ bản của khổ đau là dục vọng. Con người bị trói buộc vào vòng luân hồi vì cớ tanha tức là “hành động tham muốn” hưởng thú vui nhục dục. Khi một người chấm dứt lòng tham muốn (diệt dục) thì người đó được giác ngộ (hay đắc đạo) và sẵn sàng để nhập nirvana (niết bàn ), nghĩa là “tịch diệt”. Bước đầu tiên sau khi ông thành đạo là ông tìm đến với năm người bạn tu hành cũ của mình, là những người đã từ ông một cách khinh bỉ. Ông thuyết pháp cho họ trong một khu nuôi nai ở Benare (vườn Lộc giả) về Tứ Điệu đế (hay còn gọi là Tứ Thánh đế hoặc Tứ Chân đế). Các bạn của ông, thấy sự thay đổi nơi Phật Thích Ca, đã chấp nhận sự dạy dỗ của ông và thành lập ra Sangha (Tăng già ), hàng ngũ tu hành của đạo Phật.
Trong bốn mươi lăm năm tiếp theo, ông đã rày đây mai đó để thuyết pháp sứ điệp của mình và thâu góp môn đồ. Khi ông dạy rằng, con người ở bất cứ giai cấp nào, tính phái nào cũng đều có thể tìm thấy sự cứu rỗi, thì các phụ nữ cũng xin gia nhập. Vợ ông thuộc trong số những người đầu tiên xin gia nhập. Sau một thời gian chờ đợi, ông cho phép phụ nữ lập ra hàng ngũ ni-cô (hay sải). Các nhà sư cạo đầu, mặc áo cà sa vàng và mang bình bát để xin thức ăn (khuất thực).
Đức Phật qua đời năm tám mươi tuổi do ăn phải nấm độc. Những lời nói cuối cùng của ông là: “Hãy hết sức phấn đấu để tạo ra sự cứu rỗi cho mình”. Các người theo ông tin rằng với sự chết, ông đã được nhập niết bàn, tức là sự chấm dứt cuối cùng mọi dục vọng.
1. Nguồn gốc của danh từ Phật giáo là gì?
...........................................................................................................................
2. Nói ngắn gọn sự dạy dỗ liên quan đến Phật giáo là gì?
...........................................................................................................................
3. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Buddha (Phật) là một danh từ Phạn ngữ có nghĩa là “quang minh”.
b. Phật giáo là một triết lý và là một tôn giáo có căn rễ trong Ấn độ giáo.
c. Phật Thích Ca ra đời thuộc giai cấp thấp nhất ở Ấn độ vào khoảng năm 563 T.C.
d. Bằng kinh nghiệm, ông đã tìm được giải đáp cho sự tìm kiếm của mình nơi sự tu hành và triết lý.
e. Sự thành đạo của ông là niềm tin cho rằng nguyên do của khổ đau là dục vọng, sự trừ khử nó làm cho một người sẵn sàng để nhập vào niết bàn.
Vị Trí Địa Dư
Phật giáo lan rộng nhanh chóng khắp Ấn độ sau khi Đức Phật qua đời, nhưng nó được hấp thụ vào Ấn độ giáo trong những thế kỷ sau đó. Nó đã trở thành mạnh nhất ở Sri Lanka (Tích Lan) và đã dựng được bàn đạp ở Miến Điện, Thái Lan, và Cam Bốt. Nó được mang vào Trung Hoa và đã trở thành một trong ba tôn giáo chính. Ngày nay, nó tồn tại ở Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Hoa, Đại Hàn và Nhật Bản.
Những Sự Phân Nhánh Theo Lịch Sử
Sau khi Ngài Thích Ca qua đời, Phật giáo bị phân thành hai trường phái tư tưởng lớn. Mỗi trường phái tự gọi mình là một yana (Thừa ), tức là “chiếc bè” mang con người băng qua biển đời để cập bến quang minh. Phái phía bắc được biết đến là Mahayana (Đại thừa ) hay “Chiếc Bè Lớn” mà người ta gọi là chiếc xe lớn (hay là một phương tiện lớn). Chữ Maha có nghĩa là “cao thượng” như trong tên Mahatma Gandi, có nghĩa là một con người có tâm hồn cao thượng.
Trường phái ở phía nam được biết đến là Hinayana (Tiểu Thừa ), nghĩa là “chiếc xe nhỏ”. Tuy nhiên, các tín đồ của nó thích tự gọi mình là Phật Tử Theravada hơn, tức là “con đường của bậc trưởng thượng”. Họ là tôn phái bảo thủ hơn, và tuyên bố rằng mình đi theo sự dạy dỗ nguyên thủy của chính Đức Phật. Phái Đại Thừa chống đối lời tuyên bố nầy bằng sự nhấn mạnh của họ về đời sống của Đức Phật hơn là về sự dạy dỗ của Ngài. Những địa điểm chính của Phật giáo Theravada là Sri Lanka, Miến Điện và vùng Đông Nam Á.
4. Hãy kể bốn nước có Phật giáo tồn tại ở đó.
..............................................................................................................................
5. Hãy mô tả ý nghĩa của hai nhánh Phật giáo và nêu ra địa điểm của họ:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Mục tiêu 2. Nhận biết những lời tuyên bố diễn tả niềm tin của người Phật giáo về hữu thể tối cao.
NHỮNG NIỀM TIN CỦA PHẬT GIÁO
Trước tiên, giáo thuyết của Đức Thích Ca là một hệ thống luân lý hơn là một tôn giáo. Nhưng, trong khi nó lan rộng vào các quốc gia khác, giáo thuyết đó đã trở thành có định nghĩa và được phát triển thành một hệ thống các niềm tin.
Những Niềm Tin Được Thừa Hưởng
Điều mà Phật Thích Ca đã học biết được qua sự trầm tư của ông dưới cây bồ đề phải được nghiên cứu trong cái bối cảnh của ông. Sự dạy dỗ của ông là một sự phản kháng chống lại Ấn độ giáo chính thống, nhưng ông đã giữ lại một số niềm tin của đạo ấy. Một là thuyết luân hồi, tức niềm tin cho rằng mọi đời sống đều trải qua vô số chu kỳ sinh, tử và đầu thai. Ông cũng duy trì giáo thuyết Karma (nghiệp quả), theo đó hành vi tốt được thưởng, hành vi xấu bị phạt trong cuộc đời tương lai. Tuy nhiên, ông chống đối hệ thống giai cấp, tin rằng mọi người đều bình đẳng.
Hữu Thể Tối Cao
Theo người Phật giáo thì chẳng có Thượng Đế nào cả, vì một hữu thể như vậy vượt ngoài tầm hiểu biết của con người. Họ nói rằng, một người tự quản trị lấy số phận của mình. Một trong những đều trớ trêu của lịch sử là Đức Phật, người đã phủ nhận một hữu thể tối cao, lại được tôn thờ với nhiều tượng ảnh hơn bất cứ người nào khác trong lịch sử thế giới ! Nhiều tước hiệu thần thánh đã được gán cho ông. Kinh sách của Phật giáo gọi ông là “Vua của các vua trong vũ trụ, là một người chiến thắng. Các vị thần và con người phải thờ phượng Ngài như là Đấng Chí Tôn, Đấng vượt cõi thời gian. Trong thế giới thần linh, không có ai bằng Ngài. Khi Ngài ra đời, kẻ mù được khôi phục thị giác, như thể vì muốn thấy vinh quang của Ngài. Kẻ điếc đã nhận lại khả năng nghe. Người câm đã nói được. Kẻ bị xiềng xích được giải thoát khỏi xiềng xích” Tuy nhiên, các Phật Tử nói rằng họ không có cầu nguyện cùng Đức Phật. Hằng triệu pho tượng dành cho ông để phô diễn sự thanh thản, sự khôn sáng và sự quang minh.
6. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Phật Thích Ca đã kế thừa Ấn độ giáo chính thống, nhưng ông đã phản kháng những niềm tin về Karma và luân hồi.
b. Ông dạy con đường trung dung giữa triết lý và tôn giáo.
c. được sinh ra trong một giai cấp cao, ông đã chấp nhận hệ thống giai cấp.
d. Đức Phật không nhìn nhận một hữu thể tối cao, nhưng các tín đồ của ông thờ phượng ông như là một vị thần cao nhất sau khi ông qua đời.
e. các Phật Tử nói rằng họ không cầu nguyện với các pho tượng; các pho tượng chỉ tượng trưng cho sự thanh thản và sự khôn sáng.
Mục tiêu 3. Nhận biết vai trò của những người thiêng liêng trong Phật giáo.
Những Tổ Chứa Thiêng Liêng
Phật giáo không có thẩm quyền chung, không có giáo hoàng, không có nghi lễ nhập đạo. Nó không đòi hỏi phải tuân theo một chuỗi qui luật hợp pháp nào như Do Thái Giáo đòi hỏi, cũng không cần có một hành động phục tùng nào như đã có trong Hồi giáo. Một người có thể trở thành một Phật Tử chỉ bằng việc thực hành các nguyên tắc của Bát Chánh Đạo. Nhờ đó, một người hy vọng nhận được một tình trạng vô ngã (không còn nghĩ đến mình nữa).
Nhà Sư (còn gọi là các vị Tỳ Kheo hay Tỉ Khưu). Vì Phật giáo đòi hỏi phân rẽ ra khỏi sự ồn ào của cuộc sống thường nhật, nên nó đã được gọi là một tôn giáo của các nhà sự. Người Phật Tử chân chính phải sống thanh tịnh, tức là trong các tịnh xá có rải rác ở khắp nơi. Trong các nước như Thái Lan và Miến Điện, mọi người đàn ông phải sống vài tuần như là nhà sư, và nó là một phần trong sự giáo dục của họ. Tại Tây Tạng, nó được gọi là Lamaism (Lạt ma giáo), các nhà sư chiếm tới một phần ba dân số. Họ thành lập một đội ngũ tư tế mà đội ngũ đó cai trị đất nước cả về mặt chính trị.
Các nhà sư cử hành các tang lễ, các lễ lạc trong chùa và thực hành việc dạy đạo cho lớp người trẻ. Nhưng nhiệm vụ chính của nhà sư là vạch ra cách sống cho người đạo Phật để đi đến niết bàn. Ông nhận lương thực qua việc đi xin (khuất thực). Ông mặc áo cà sa màu vàng, có một bình bát, một cây kim và một xâu chuỗi gồm 108 hạt (để đếm ra những phẩm tính của Đức Phật). Ông có một lưỡi dao cạo để cạo đầu và một tấm lưới lọc để lọc các côn trùng ra khỏi nước uống e ông gây cho các vật sống chịu đau khổ. Khi nhà sư được dâng cho thức ăn, thì ông đã ban cho người dâng thức ăn đó một công đức và người dâng thức ăn đó phải nói “cảm ơn Ngài”. Nếu người dâng là một phụ nữ thì nhà sư không được đáp lời hay nhìn đến người đó.
Arahat (A la hán hay gọi tắt là La Hán ). Vị Arahat là một người thánh, một thánh đồ của Phật Giáo, là người đã tự mình đạt đến sự giác ngộ (hay thành chánh quả). Bằng sự trầm tư, người đó đã đạt đến đích của sự thanh tịnh tinh tuyền, vượt khỏi các giác quan. Một vị La Hán không phải là một linh hồn được cứu, vì Phật Thích Ca phủ nhận sự hiện hữu của linh hồn. Người đó đã đạt đến sự khôn ngoan và sáu sự toàn vẹn (thắng được lục căn). Người đó đã chinh phục được ba thứ say mê và thèm khát được đến sự đầu thai. Người đó nói: “Ta không muốn chết, ta không muốn sống”. Trong tình trạng nầy, người đó chờ đợi “sự tắt đi ngọn đèn sự sống” tức là vào niết bàn.
Boddhisattva (Bồ Đề Tát Thùy hay gọi tắt là Bồ Tát). Người Phật Tử lý tưởng là vị Bồ Tát tức là “Phật đang hành động”. Đó là một bậc thánh mà trọn cuộc đời họ là một cuộc đời yêu thương, hy sinh. Người đó thề rằng chẳng nhập niết bàn cho đến khi toàn thể nhân loại đều được cứu rỗi với mình. Bất cứ ai cũng có thể trở thành một vị Phật bằng sự nhận lấy lời thề. Người ta tin rằng đã có sáu vị Phật trước Phật Thích Ca. Một vị Phật khác, gọi là Maitreya (Phật Di lạc), chờ đợi thời kỳ thuận tiện sẽ đến trái đất nầy, khi đó ông sẽ làm cho con người ở thời đại của mình cái điều mà Phật Thích Ca đã làm. Như vậy, vị Bồ Tát là mộ loại cứu tinh hay là một vị phổ độ cho người đi tìm sự cứu rỗi.
Sangha (Tăng già ) có nghĩa là “đại chúng ”. Đức Phật tổ chức các tín đồ của ông thành một tổ chức tu hành được gọi là Sangha . Một nghi lễ được tổ chức cho người bắt đầu nhập vào đội ngũ Tăng già (Thầy tu), trong thời gian đó, họ phải tụng niệm một câu tín điều: “Tôi nương náu nơi Đức Phật, tôi nương nơi dharma (Phật pháp) và tôi nương náu nơi Sangha (Tăng già)”. Tương tự như là một nhà thờ, họ nhóm họp để nghe thuyết pháp về lời của Đức Phật và để xưng tội. Có 227 qui điều cho hội đoàn nầy.
7. Hãy ghép cặp mỗi từ ngữ (bên phải) với đặc tính của nó (bên trái).
.....a. Sống thanh tịnh trong các tịnh xá
.....b. Mặc áo cà sa vàng mang bình bát đi khuất thực.
.....c. Bằng việc trầm tư để cố đạt đến sự thanh thản
.....d. Đã thắng được ba thứ say mê
.....e. Là một cứu tinh hay một vị phổ độ
.....f. Là một đội ngũ tu hành, tức đại chúng
.....g. Tụng niệm: “Tôi nương náu nơi Đức Phật...”.
1) Nhà sư
2) La Hán
3) Bồ Tát
4) Tăng già
Mục tiêu 4. Xác định được những niềm tin luân lý chính yếu của người Phật Tử.
Luân Lý Của Phật Giáo
Cốt lõi của sự dạy dỗ của Đức Phật nằm trong hai sự tuyên bố. hai sự dạy dỗ nầy được biết đến với tên là Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Đối với ông, nan đề lớn trong luân lý và vấn đề khổ đau. Ông nói rằng khổ đau là điều chung cho nhân loại, nhưng ông đã tìm được lời giải đáp cho mình trong Tứ Diệu Đế (Bốn lẽ thật kỳ diệu).
Tứ Diệu Đế
Diệu đế thứ nhất (Khổ đế) là: Sự sống là dukka , “khổ đau hay thống khổ”. Đức Phật nói rằng: “Sanh, bệnh, tử là khổ. Sự hiện diện của đối tượng mà ta ghét là khổ. Sự phân ly với đối tượng mà ta yêu là khổ. Không đạt được điều ta muốn là khổ”. Bám vào sự hiện hữu bằng năm Skandas (ngũ khổ) là “Khổ”. Năm Skandas (ngũ khổ: sanh, lão, tử, bệnh, biệt ly - ND) được cho là “những trạng thái thay đổi tức là sự tổng cộng của một con người). Nói cách khác, đời là bể khổ, nó giống như một cái trục bị lệch tâm khỏi những bánh xe của nó hay là một cái xương bị trật ra khỏi khớp.
Diệu đế thứ hai (Tập đế) là tanha , là “dục vọng”, là nguyên nhân của khổ đau. Nó là sự thèm muốn những thú vui vị kỷ. Đức Phật nói rằng thay vì liên kết đức tin của mình với tình thương, chúng ta “cột chúng vào những con lừa của cái tôi riêng rẽ của mình. Để thưởng cho bản ngã (egos) của mình, chúng ta tự khóa chặt mình từ phía bên trong”. Con người có một bổn phận đối với đồng loại mình: xem người khác như là một phần hoặc là sự nới rộng của chính mình.
Diệu đế thứ ba (Diệu đế) liên hệ đến sự chấm dứt khổ đau. Đức Phật tin rằng nếu nguyên do của sự lệch vị trí của cuộc sống là dục vọng vị kỷ, thì phương thuốc chữa cho nó là vứt bỏ lòng tham muốn (diệt dục). Ông nói:
“Nầy Bhikkus, đây là chân lý cao siêu (diệt đế) của sự chấm dứt khổ đau. Nó chấm dứt cùng với sự phá hủy hoàn toàn dục vọng”. Sự giải thoát xảy ra khi một người được tự do khỏi vòng luân hồi (Samsara) và vào trạng thái phước hạnh của niết bàn.
Diệu đế thứ tư (Đạo đế) là phương cách trừ khử lòng tham muốn. Đó là đi theo con đường trung dung. Đức Phật gọi đó là “Bát Chánh Đạo”. Nếu một người thực hành những điều nầy, thì người đó có thể xem như sẽ thấy sự đau khổ chấm dứt. Chúng ta hãy xét tám điểm nầy một cách chi tiết. Bạn nên cố ghi nhớ.
Bát Chánh Đạo
1. Chánh Kiến (Tin đúng hay hiểu đúng ). Điều nầy có nghĩa là một người phải có những sự tin tưởng chắc chắn, chẳng hạn như Tứ Diệu Đế. Người đó phải tin rằng sự khổ đau vây bọc chung quanh và nó do lòng dục gây ra để mong sinh tồn riêng rẽ và hưởng thụ đầy đủ. Người đó phải tin rằng sự đau khổ có thể chữa trị, và phương tiện để chữa trị nó là Bát Chánh Đạo.
2. Chánh Tư Duy (Có dự định hay xu hướng đúng ). Điều nầy nhằm giải quyết cách thắng hơn những xúc cảm và ham muốn của xác thịt. Nó bao gồm thiện chí, sự hòa thuận và tình yêu thương đối với người khác và bỏ đi mọi xảo quyệt . Mục đích nầy bao hàm giáo thuyết ahimsa , là giáo thuyết “không tổn hại”, tức là tránh mọi sự tổn thương cho bất cứ hình thái sự sống nào.
3. Chánh Ngữ (Nói năng đúng ). Lời nói biểu lộ tâm tánh và là một đòn bẫy để chuyển dịch tâm tánh. Một người phải không nói gì ngoài sự thật. Đức Phật nói rằng sự lừa dối làm giảm sút tâm tính. Động cơ phía sau sự binh vực mình là sợ tiết lộ ra con người thật của mình. Lời nói đúng là tránh đi những lời tán gẫu vô ích, sự nói hành và sự gièm chê.
4. Chánh Nghiệp (Cư xử hay hành vi đúng ). Điều nầy được mô tả trong các giới răn của Phật giáo, chúng tương tự như Mười điều răn của Môise. Sát nhân, trộm cắp và tà dâm là hoàn toàn sai trái.
5. Chánh Mệnh (Nghề nghiệp đúng ). Điều nầy liên quan đến phương tiện sinh sống hay công việc của một người, và đòi hỏi một người xử dụng thời giờ và năng lực một cách đúng đắn. Cách để một người kiếm sống phải không được gây tổn hại cho người khác.
6. Chánh Tinh Tấn (Cố gắng hay cần mẫn đúng ). Đức Phật kêu gọi phải có lời nói, tư tưởng và hành động cao đẹp nhất. Ông nói:
“Hãy theo các thức một con bò đi qua vũng lầy, vừa kéo một vật nặng. Nó mệt mõi nhưng nó một mực chăm chú không bao giờ thư giãn cho đến khi nó ra khỏi vũng lầy. Ngươi có thể thoát khỏi nó chỉ bằng cách một mực suy nghĩ đến đường đi. Hãy hoàn thành sự cứu rỗi của chính ngươi bằng sự cần mẫn”.
7. Chánh Niệm (Lưu tâm đúng hay có kỷ luật bản thân đúng ). Thói quen suy nghĩ phải được thực hiện bằng những giờ lưu tâm đến những đề tài có ích. Khúc Kinh được các Phật Tử ưa thích nhất, Kinh Dhammapada, mở đầu với câu “Tất cả những gì chúng ta trở thành, là kết quả của những gì chúng ta suy nghĩ”.
8. Chánh Định (Suy tư đúng hay tập trung đúng ). Đây là chỗ cao điểm. Đức Phật nói rằng bằng sự suy tư, cuối cùng một người đạt đến quả A-la-hán (arahat ). Karma được hoàn tất và sự đầu thai chấm dứt mãi mãi. Sự trầm tư và thành chánh quả được cho là có thể được trợ giúp bằng cách ngồi theo “thế hoa sen”. Một người ngồi chéo chân với mỗi bàn cha6n đặt trên đùi đối diện.
8. Hãy hoàn tất những điều sau đây trong vở ghi bài của bạn.
a. Hãy tóm tắt Tứ Diệu Đế bằng những lời đơn giản.
b. Hãy kể ra những điểm chính của Bát Chánh Đạo.
Phật Giới (giới răn của Phật )
Có Mười giới răn (Thập giới) mà các Phật Tử phải tuân giữ. Năm giới răn đầu đòi hỏi đối với tất cả các Phật Tử.
Không sát sinh (giết bất cứ vật sống nào).
Không trộm cắp.
Không phạm tà dâm.
Không được nói dối.
Không uống rượu hay hút sách.
Ngoài những điều nầy, có ngũ giới áp dụng cho các tăng ni.
6. Ăn uống đều đặn và chỉ ăn đúng bữa.
7. Tránh những kích thích cảm giác như múa hát hay là xem múa hát.
8. Không đeo trang sức, kể cả dùng dầu thơm.
9. Không cất giữ vàng bạc.
10. Không cất giữ vàng bạc.
9. Giới răn nào trong Phật giới được tìm thấy trong Mười điều răn được ban cho Môi se.
..............................................................................................................................
Mục Tiêu 5. Nhận biết vị trí trong đạo Phật về linh hồn, sự cứu rỗi và thực tại tối hậu.
Linh Hồn
Trong Phật giáo, chữ anatta mang ý nghĩa là “không linh hồn”. Đức Phật nói rằng có một bản ngã nhưng không có linh hồn. Đối với ông linh hồn chỉ là một ảo tưởng mà người ta đặt cho nó một tên gọi. Thay vào đó, ông nói về Karma (nghiệp quả). Sự hóa thân kế tiếp của một người được định dạng theo tâm tính của người đó. Ông ưa dùng chữ thức (ý thức ). Điều nầy diễn ra giống như một chuỗi các điểm hơn là một dòng liên tục. Đức Phật thường dùng ví dụ về một ngọn lửa: “Ngọn lửa trên cây đèn nến lúc cuối không phải là ngọn lửa nguyên thủy lúc đầu. Cũng vậy, sự liên kết đến kiếp khác của một người không phải là một cái thuộc thực thể mà là thuộc ảnh hưởng”. Sự vị kỷ đặt một đám mây trên mọi mục đích tốt. Nó giống như đạp trên tro che khuất lửa, tất nhiên chân phải bỏng.
Sự Cứu Rỗi
Đối với người Phật Tử, sự cứu rỗi nghĩa là một trạng thái hoàn toàn thanh thản vui tươi. Nó là một sự thoát ly tự hoàn thành khỏi mọi khổ đau. Để đạt đến trạng thái đó, Kinh Phật liệt kê ra nhiều điều cần phải tránh, những ham muốn phải từ bỏ và những xích xiềng phải bẻ ga4y. Ví dụ như có ba sự say đắm: tham lam (tham), oán thù (sân) và ngu dốt (si). Có năm chướng ngại: thú vui xác thịt, ác ý, sự lười biếng, sự nghi ngờ và sự bất an. Mười sự trói buộc, tức la những tánh xấu tiêu cực, cột trói một người vào bánh xe sinh tồn. Những người Phật giáo Theravada tin rằng khi một nhà sư thắng được năm sự trói buộc đầu thì người đó sẽ không bị trói buộc ấy thì người đó sẽ đạt được niết bàn và trở thành một arahat (a-la-hán).
Niết Bàn
Niềm tin nơi niết bàn là một phần quan trọng của Phật giáo. Nó là một danh từ tiêu cực, nguyên nghĩa là “một sự thổi tắt” ngọn lửa dục vọng và khổ đau. Các Phật Tử không nói rằng đó là một nơi chốn mà là một trạng thái đạt thành mà nó được nhận biết bằng sự tiêu diệt mọi sự trói buộc. Niết bàn cũng còn được gọi là sự giải thoát, sự đầu hàng, sự từ bỏ, và sự an tịnh của sự vô kỷ (vô ngã ). Người ta nói rằng nó (niềm tin nơi niết bàn) được kế thừa từ giáo thuyết của người Aryan thời xưa mà người Ấn độ giáo đã công nhận.
10. Từ ngữ nào Đức Phật ưa dùng để chỉ về linh hồn? Cho một ví dụ.
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
11. Đối với người Phật giáo, sự cứu rỗi là gì? Làm thế nào để đạt được?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
12. Niết bàn phù hợp với những niềm tin của Phật giáo về sự khổ đau như thế nào?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Mục tiêu 6. Tóm lược ngắn gọn về các Kinh sách của Phật giáo.
NHỮNG SỰ TRUYỀN THÔNG CỦA PHẬT GIÁO
Lúc đầu, những sự dạy dỗ của Phật giáo ở dạng thức nói (bất thành văn). Mãi cho đến thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, trên đảo Sri Lanka mới có những Kinh sách đầu tiên của Phật giáo được ghi chép. Kinh sách chính là Kinh điển Pali, sách giáo lý chính của phái Phật giáo Theravada. Kinh điển Pali được gọi là Tripitaka (Tam Tạng Kinh ), tức là “Ba Giỏ” vì nó gồm ba phần. Những Kinh nầy nguyên thủy được viết trên lá kè (bối diệp) và được bảo tồn trong ba giở.
Phần thứ nhất được gọi là Vinaya Pitaka (Luật Tạng ), tức “giỏ về luật lệ”. Nó mô tả một ít về cuộc đời của Đức Phật và một số qui tắc kỷ luật dành cho các nhà sư. Phần thứ hai được gọi là Sutta Pitaka (Luận Tạng). Nó là “giỏ dạy dỗ” tức là sách giáo huấn, chứa các bài giảng thuyết của Đức Phật, cũng như 547 huyền thoại về các sự hiện hữu trước (tiền kiếp) của Đức Phật. Phần thứ ba là Abhidhamma Pitaka (Kinh Tạng hay Thế Kinh ). Nó là giỏ siêu hình học cho các học viên, chứa đựng thần học của Phật giáo, nó không dành cho người thường dân.
Độ lớn của toàn bộ ba Kinh sách nầy khoảng mười một lần độ lớn của cuốn Kinh Thánh, Khi được dịch và ấn hành ra Anh ngữ thì nó dài khoảng bốn lần so với cuốn Kinh Thánh. Kinh Sutta Pitaka là phần quan trọng nhất vì nó chứa các lời nói của chính Đức Phật. Nó được chia ra làm bốn nikayas , tức lời dạy dỗ. Phần cuối cùng là Kinh Khuddaka Nikaya là một nhóm gồm 15 tác phẩm, được hợp thành sau khi Đức Phật qua đời. Nó bao gồm khái luận về đạo đức quan trọng, Kinh Dhammapada (Kinh Pháp Hoa ), nghĩa là “Các câu thơ về Phật pháp”.
Nhiều tiêu chuẩn luân lý trong Kinh Phật có phẩm chất cao và nhắc nhở chúng ta đến phẩm chất của Thánh Kinh Cơ Đốc.
Lấy oán báo oán, oán ấy còn hoài, lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan. Nếu ngươi bị rủa, ngươi phải nén giận. Hãy khẳng khái quyết định “Tâm trí ta sẽ không bị xao động, chẳng có lời dữ nào ra khỏi miệng ta, ta vẫn giữ lòng nhân từ và thân thiện, với tư tưởng thương yêu và không có chút oán hận thầm kín nào”. Nếu người bị tấn công trước bằng đấm tay, bằng đá, gậy gộc hay gươm kiếm, ngươi vẫn phải nén mọi tức giận và giữ một tâm ý thương yêu.
Nếu một người muốn qui y để không còn bị đầu thai vào tình trạng khổ đau, và được đãm bảo về sự giải thoát cuối cùng, thì người đó hãy làm trọn mọi công đức; người đó hãy tận tụy đẻ sự an ổn của tâm hồn tràn dâng; chớ lui khỏi những phút xuất thần của sự trầm tự mặc tưởng; hãy thấu suốt mọi sự; hãy dành nhiều thì giờ ở riêng . . . Hãy lang thang độc hành như một con tê giác.
Nếu có ai làm gì sai trái đối với ta, ta phải lấy sự bảo vệ của lòng yêu thương không phản hậu của mình mà báo trả lại. Người đó càng làm ác tệ bao nhiêu thì ta càng báo trả thiện lành bấy nhiêu.
13. Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
a. Nguồn gốc của từ Tripitaka (Tam tạng) là gì?
............................................................................................................................................................................................................................................................
b. Độ phỏng chừng của ba Kinh sách nầy như thế nào?
..............................................................................................................................
c. Dùng lời lẽ riêng của bạn, hãy viết một phần trong Kinh Phật mà nó làm bạn ưa thích và cho biết lý do.
..............................................................................................................................
Mục Tiêu 7. Hãy nói một cách ngắn gọn sự phát triển của Phật giáo từ thời kỳ của người sáng lập ra nó.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO
Phật giáo đã và đang là một tôn giáo truyền giáo. Nó đã truyền bá khắp vùng Đông Á. Truyền thuyết của Phật giáo kể rằng vào năm 60 S.C , một Hoàng Đế Trung Hoa nằm mơ thấy một tượng Phật bằng vàng hiện ra ở phía tây. Ông sai sứ vượt dãy Hi mã lạp sơn để tìm nguồn gốc của giấc mơ ấy. Chính đó là sự phát khởi của Phật giáo tại Trung Hoa. Thái Lan cũng tiến bước theo sau đó vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên.
Các Bước Tiến Của Sự Bành Trường.
Phật giáo đại thừa đã tiến triển nhiều do sự qui đạo của vua Asoka của Ấn độ (270 - 232 T.C) Việc vua Asoka quay về với Phật giáo cũng tương đương như Hoàng Đế Constantin quay về với Cơ đốc giáo. Ông đã làm cho Phật giáo thành một tôn giáo lớn trên thế giới, vá bánh xe luật pháp của ông vẫn phấp phới trên lá quốc kỳ của nước Ấn độ ngày nay. Ông đã viết những lẽ đạo của Phật giáo trên các vách đá ở nhiều nơi trong nước và gởi giáo sĩ đặc trách tôn giáo và thành lập các bệnh viện. Qua những cố gắng của ông, Phật giáo đã trở thành tôn giáo mạnh nhất ở Sri Lanka, và một số học giả Phật giáo danh tiếng đa phát xuất từ quốc gia nầy.
Hai nhân vật khác cũng nổi danh như Marco Polo trong các truyện du ký. Một vị là Pháp Thiền, ông đã rời Trung Hoa vào năm 399 S.C và đã sống tại Ấn độ mười lăn năm, tìm đến các chỗ thờ phượng nơi mà các Đức Phật Thích Ca đã từng sống, và ông đã biên soạn một bản tượng thuật tận mắt chứng kiến những gì ông đã tìm thấy. Vị kia là thầy Huyền Trang, ông đã đên Ấn độ vào năm 629 và đã và đã ở đó mười sáu năm (Xem truyện Tây Du Ký ND). Ông đã quay về với các Kinh sách mà ông đã dịch ra tiếng Trung Hoa. Có hơn một ngàn cuốn sách được gán cho ông và các đệ tử của ông. Trong thời gian ông sống, triều đình nhà Đường đã đầy những người tin theo Phật giáo. Nghệ thuật cũng phát triển nhiều trong thời kỳ nầy, có một số nghệ sĩ (họa sĩ) được nổi tiếng vì tác phẩm của họ. Trong các đường phố của kinh đô nhà Đường, người ta có thể thấy các học giả Phật giáo đang bàn luận về giáo thuyết với các người Khổng giáo và Lão giáo, thậm chí với các ngừi Cơ Đốc giáo nữa.
Vào thế kỷ thứ sáu sau công nguyên, các giáo sĩ từ Trung Hoa đến Nhật Bản, ở đó Phật giáo đã cùng với Thần giáo, nhanh chóng trở thành tôn giáo chính. Trong khi ở thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Phật giáo đang lan rộng tại các nước Viễn Đông, thì ngay tại Ấn độ nó lại đang chết dần. Các vị hoàng đế lên ngôi phần lớn là người Ấn độ giáo hơn là Phật giáo và đức tin Ấn độ giáo dần dần đã chinh phục lại nhân dân của nước mình.
Các Tồng Phái Trực Giác - Phật Giáo Thiền Tông
Một nhóm người được biết đến như là nhóm Phật giáo Trực quan được thành lập bởi một vị Thiền sư tên là Bodhidharma vào thế kỷ thứ sáu sau công nguyên. Tông phái nầy tin rằng sự phấn khởi chỉ đến bởi một tia lóe nhìn thấy sau một thời gian nghiền ngẫm như Đức Phật đã có. Tông phái Phật giáo trực quan từ Ấn độ vào Trung Hoa, rồi từ Trung Hoa lan đến Đại Hàn và Nhật Bản. Tại Nhật Bản, nó đạt đến cực đỉnh và được gọi là Phật giáo Thiền (Zen). Bodhidharma đã dạy cho hoàng đế rằng công việc thiện của ông, các Kinh sách và các tịnh xá chẳng có hiệu lực gì cho ông ta cả. Chân lý chỉ có thể được tìm thấy qua sự trầm tư và nhìn thấy một cách thình lình. Do đó, ông đã rút về ẩn trú trong một hang động ở trong nú, tại đó ông đã ngồi đối mặt vào vách núi để suy tư nghiền ngẫm suốt mười năm. Kết quả của việc nầy là đôi chân của ông đã bị teo khô.
Phái Phật giáo Thiền Tông tin rằng sự cứu rỗi là vấn đề cá nhân. Những cái bề ngoài như nghi thức, Kinh sách và chùa chiềng đều vô dụng. Một người có thể được giác ngộ ở bất cứ nơi đâu, trong khi ngồi dưới một tàng cây hay một sàng nền đã quét dọn sạch. Người Phật giáo Thiền Tông nói rằng lý luận không đáng được tin cậy trong việc tìm kiếm sự giác ngộ, do đó người đang tham thiền (ngồi suy nghĩ) về những câu không có ý nghĩa gì thì một tia soi sáng lóe ra dẫn người đó đến chân lý.
Các nguyên lý thiền học đã đụng đến nhiều lãnh vực của cuộc sống người Nhật. Một điều trong số đó là quan niệm về “việc bất ngờ có kiểm soát” (controlled accident), nghĩ là điều không dự tính thì có giá trị hơn điều có dự tính. Nó thường được dùng trong lãnh vực nghệ thuật, kiến trúc, nghề gốm sứ, thuật cắm hoa, âm nhạc và thơ văn. Ví dụ như tranh vẽ được thực hiện trên giấy xốp thì không thể bị xóa đi và do đó nó đẹp hơn một tranh vẽ đã được dự định và được công tác một công tác một cách kỹ lưỡng.
14. Hãy viết câu trả lời cho những câu hỏi sau vào khoảng trống đã cho.
a. Tại sao bánh xe pháp luật của vua Asoka lại có trên lá cờ của Ấn độ ?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b. Mô tả cách một số quốc gia đã tiếp nhận Phật giáo.
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
15. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Phật giáo Thiền Tông từ Ấn độ đến Nhật Bản qua ngã Trung Hoa.
b. Các phái trực giác do Bodhidharma thành lập.
c. Phái Phật giáo Thiền Tông dạy rằng việc thiện không phải là công đức để được cứu rỗi.
d. Một nguyên lý Thiền học chủ trương rằng chân lý xuất hiện qua sự nghiền ngẫm và thình lình nhận thấy.
e. Phái Phật giáo Thiền Tông thường dùng sự sàng lọc để tránh nhầm lẫn lý luận của một người.
f. Sự bất ngờ có kiểm soát nghĩa là điều gì không dự tính trước thì có giá trị hơn điều có dự tính trước.
Sự Chinh Phục Của Cộng Sản
Một lời tiên tri của Phật giáo thời xưa nói rằng sau 2500 năm, Phật giáo sẽ hoặc bị phai mờ hoặc được phục hưng. Theo các sứ giả của Phật giáo, thời kỳ định mệnh đó xảy ra vào ngày 24 tháng 5 năm 1949, khi Trung Hoa bị chủ nghĩa Cộng sản đánh bại. Người ta ước tính có khoảng hai trăm triệu người Phật giáo đại thừa đã ngã theo chủ nghĩa Cộng Sản. Các Phật Tử, là tín đồ của một tôn giáo hiền hòa, đã không chiến đấu lại. Chính Phật Thích Ca đã quở trách các môn đồ ông vì họ giận dữ đối với một sự tấn công vào một vị la hán. Ông đã nói: “Xấu hổ thay cho kẻ gây sự đánh trả lại”.
Người Cộng sản đã chiếm lãnh thổ nầy và lợi tức của các tịnh viện buộc các nhà sư già nua phải làm việc ngoài đồng ruộng hay trong các nhà xưởng. Những người trẻ hơn thì phải tham gia trận chiến ở Đại Hàn. Các ni-cô bị cưỡng bức phải lập gia đình, nhưng có một số khác đã quyên sinh hơn là vâng theo lịnh. Cuối cùng Mao Trạch Đông đã đình chỉ việc phá hủy các chùa chiềng và bảo tồn chúng, không phải để dùng làm chỗ thờ phượng tôn giáo, mà dùng làm các đài kỷ niệm của quốc gia.
Người Cộng sảng vẫn kiên trì và gây khó dễ. Họ đã được lòng một số nhà sư bằng cách dạy sự tương tự giữa chủ nghĩa Mác Xít và Phật giáo. Há không phải Đức Phật đã dạy về xã hội không có giai cấp sao, mà đó là mục tiêu của chủ nghĩa Mác Xít? Nhưng hai chủ thuyết là trái ngược nhau. Trong Phật giáo, con người không phải là một sinh vật kinh tế, mà mục đích của con người là thuộc linh. Chiến tranh đặt cơ sở trên lòng tham và bạo lực là điều sai trái. Đời sống tốt đẹp được đạt đến chỉ qua một hành động của ý chí tự do và của lý trí.
Điều nào sẽ thành công sau cùng - Thái độ thụ động của người Phật Tử hay là sự tự do tư tưởng của Phật Tử? Có lẽ câu trả lời là ở nơi những lời nói nầy của Đức Phật:
Hỡi các vị tỳ-kheo, đừng tin gì cả. Thầy của các ngươi chi giáo các ngươi chỉ xuất phát từ sự kính trọng đối với người. Nhưng, sau khi đã phân giải điều gì các ngươi tìm thấy chúng đem lại lợi ích cho mọi loài, thì đó là điều đáng tin, hãy giữ chặt lấy và dùng nó để dẫn đạo các ngươi.
16. Hãy viết câu trả lời cho những câu hỏi nầy vào khoảng trống đã cho
a. Trung Hoa đã rơi vào tay Cộng sản lúc nào?
..............................................................................................................................
b. Mô tả một cáh mà theo đó những người theo chủ nghĩa Mác Xít đã thuyết phục người theo Phật giáo chấp nhận học thuyết của họ.
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c. Phật giáo và chủ nghĩa Mác Xít khác biệt nhau trong những điểm nào?
..............................................................................................................................
Mục Tiêu 8. So sánh những điểm mạnh và những điểm yếu của Phật giáo và những niềm tin chính của nó với các lẽ thật của Cơ Đốc giáo.
ĐÁNH GIÁ VỀ PHẬT GIÁO
Trong sự đánh giá của chúng ta, như chúng ta đã làm trong các bài học khác, chúng ta sẽ nói ngắn gọn một số điểm mạnh và điểm yếu của Phật giáo. Sau đó, chúng ta sẽ đề ra một số nhịp cầu dẫn đến lẽ thật của Cơ Đốc giáo. Mục đích của chúng ta là giúp cho người Phật giáo đến cùng sự sống dư dật trong Đấng Christ.
Những Điểm Mạnh Của Phật Giáo
Nó nhấn mạnh những tiêu chuẩn luân lý và đạo đức cao.
Nó nhìn nhận sự xấu xa của sự vị kỷ và lòng kiêu ngạo.
Người sáng lập ra nó lưu tâm đến đời sống tự hy vọng.
Nó nhấn mạnh đến thái độ bề trong của một người.
Nó dạy sự từ bỏ mình như là một phần quan trọng của sự cứu rỗi.
Nó chống lại hệ thống giai cấp.
Hệ thống công lý của nó đề ra rằng một người phải gặt lấy những gì mình đã gieo.
Những Điểm Yếu Của Phật Giáo
Nókhông nhìn nhận một hữu thể tối cao.
Các tín đồ của nó khuynh hướng tôn thờ người sáng lập ra nó.
Nó coi thường thân xác con người và những cảm xúc của thân thể là không có giá trị.
Nó cho rằng không có tội lỗi phạm cùng hữu thể tối cao.
Nó xu hướng về đời sống tu hành và khổ hạnh.
Nó không có hệ thống hay phương pháp cải thiện xã hội.
Nó chủ trương cái nhìn tiêu cực và thụ động về đời sống.
Nó duy trì niềm tin phổ thông về Karma (nghiệp quả) và sự chuyển kiếp.
Nó là một tôn giáo tự cứu mình. Sự cứu rỗi có được bằng những phương pháp ức chế tiêu cực.
Nó không cung ứng hy vọng nào về sự sống vui tươi của thiên đàng sau khi qua đời.
17. Trong vở ghi bài của bạn, hãy kể ra ít nhất năm điểm mạnh và năm điểm yếu của Phật giáo.
Định Giá Các Niềm Tin
Mối quan tâm của Phật giáo, cũng giống như của Khổng giáo, là về luân lý chớ không phải về tôn giáo. Nó không lấp đầy được khoảng trống vắng thuộc linh của con người. Chúng ta sẽ xem xét một số niềm tin của đạo Phật và chỉ ra cách để nối liền khoảng cách đó với Cơ Đốc giáo và sự sống dư dật trong Đấng Christ.
Đề Tài: Hữu Thể Tối Cao
Niềm Tin Của Phật Giáo . Đức Phật không nhìn nhận có một hữu thể tối cao, tuy nhiên, cuối cùng các môn đệ của ông đã gán những danh từ thần thánh cho ông. Theo người Phật giáo, tình trạng cuối cùng đem lại phấn khởi là niết bàn.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Nếu người Cơ Đốc và người Phật giáo nói chuyện cùng nhau, thì họ phải nói về sự cùng đích. Cùng đích của Cơ Đốc giáo là Đức Chúa Trời; cùng đích của Phật giáo là niết bàn. Người Cơ Đốc có quyền năng vô hạn của Đức Chúa Trời để nâng đỡ mình trong thế giới khó khăn và đầy đau khổ nầy. Chúa Jesus biết rằng không thể cách ly môn đồ của Ngài ra khỏi sự đau khổ của trần gian như cố gắng của Phật giáo muốn làm. Vậy thì Ngài đề nghị ra điều gì? Ngài đề nghị rằng Đức Chúa Trời giữ gìn con dân của Ngài khỏi điều ác trong thế gian. Đây là sự cùng sinh tồn đầy bình an.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
HeDt 11:6 “... Có Đức Chúa Trời và Ngài là Đấng ban thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài”.
IICo 2Cr 5:8 “...Chúng ta muốn lìa bỏ thân thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn”.
GiGa 17:15 “Con chẳng cầu xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ cho khỏi điều ác”.
18. Trong vở ghi bài của bạn, hãy so sánh những niềm tin của Phật giáo và Cơ Đốc giáo về thực tại tối hậu.
Đề Tài: Luân Lý Về Thiện Thắng Ác
Niềm Tin Của Phật Giáo . Phẩm chất cao của luân lý Phật giáo là đáng ca ngợi. Ai sẽ cãi nhau với Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo? Công lý đạo Phật chủ trương rằng ai gieo gì thì gặt nấy. Người lành và người ác sẽ nhận cái điều xứng đáng cho mình. Phật giáo dạy hãy lấy thiện báo ác.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo là những luân lý tốt. Nhưng nguồn gốc năng lực để giữ các tiêu chuẩn đó là gì? Một người phải lấy thiện trả ác, nhu7ng làm cách nào họ có thể làm được khi mà họ vẫn sống trong thế gian nầy? Một người chỉ có thể làm được cái điều mình nên làm khi người đó đã đến chỗ chấm dứt cuộc chiến và khi đó đã chết rồi, đó không phải là chiến thắng ! Đấng Christ ban cho quyền phép để sống đời sống vô vị kỷ trong khi chúng ta vẫn sống trên đất nầy. Ngài không đòi hỏi phải nhiều năm nghiền ngẫm. Ngài hứa ở cùng chúng ta và Đức Thánh Linh ở trong chúng ta khiến chúng ta làm được việc đó.
Lẽ Thật Của Kinh Thánh .
RoRm 12:20 “Nếu kẻ thù mình có đói, hãy cho ăn, có khát hãy cho uống.... Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác”.
GaGl 6:7-8 “Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu, vì ai gieo giống chi lại gặt giống ấy... Kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời”.
Mat Mt 28:20 “Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế”.
Đề Tài: Luân Lý Về Dục Vọng Và Khổ Đau
Niềm Tin Của Phật Giáo . Nan đề của nhân loại là sự khổ đau; nguyên do của khổ đau là dục vọng. Dùng sự suy tư mà khử trừ dục vọng cho đến khi được giác ngộ (hay được soi sáng). Sự đau khổ là ác, nó phải bị cắt bỏ bằng mọi giá. Hãy cắt đứt cành cây bạn ngồi trên đó, cho dầu sự hủy hoại xảy ra với nó. Lời nói sau cùng của Đức Phật là “Hãy sốt sắng phấn đấu để làm ra sự cứu rỗi của riêng mình”.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin. Chúa Jesus Christ đã không thấy có lý do gì phủ nhận sự đau khổ hay loại trừ nó. Ngài đã chấp nhận nó. Ngài đã mang gánh nặng với sự đau khổ của chúng ta. Ngài nếm sự chết vì mọi người. Bởi quyền phép của Đức Chúa Trời, sự khổ đau đã có thể được biến đổi thành phép lạ cứu chuộc. Nó không là chướng ngại cản trở sự giải cứu, mà nó có thể là một phần của chính sự giải cứu. Qua sự khổ đau, thế giới được mang lại cùng Đức Chúa Trời. Lý tưởng của Phật giáo là không còn cảm xúc, lý tưởng của Cơ Đốc giáo là sống với sự đồng cảm (động lòng trắc ẩn). Đó là ý nghĩa của thập tự giá. Đấng Christ đã tạo ra sự hòa bình (bình an) qua cây thập tự của Ngài.
Lẽ Thật Kinh Thánh
HeDt 2:9 “Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jesus đã vì mọi người nếm sự chết”.
IGi1Ga 2:16-17 “Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra. Vả, Thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời”.
19. Trong vở ghi bài của bạn, hãy so sánh luân lý của Phật giáo và Cơ Đốc giáo về việc làm lành về sự khổ đau.
Đề Tài: Sự Cứu Rỗi
Niềm Tin Của Phật Giáo . Sự cứu rỗi là một sự tự do tự tạo thoát khỏi mọi sự khốn khổ. Bằng sự trầm tư, một người có thể hoàn tất nhiều hơn về Karma và sự chuyến kiếp. Vị Bồ Tát quyết định ở lại lâu hơn để giúp đỡ những người khốn khổ khác trên đường họ đi. Vì thế, ông là một vị cứu tinh. Sự cứu rỗi không đòi hỏi việc đóng đinh bản ngã. Không có bản ngã, không xó sự đóng đinh nào cần đến, không có cảnh tượng ghê sợ nào được nhìn thấy bên vệ đường. Đức Phật đã nằm xuống trong khi Đấng Christ chết trong vị thế thẳng đứng. Đối với người Phật giáo, điều nầy bày tỏ sự thanh thản của vị nầy (Đức Phật) và sự thống khổ của vị kia (Đức Chúa), người đã cố gắng thay đổi những sự việc nầy mà đã phải bị hủy hoại chính mình.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Tội lỗi, chớ không phải dục vọng, là căn bản của mọi sự khốn khổ. Đấng Christ đã mang tội lỗi của chúng ta trên cây thập tự . Sự cứu rỗi là tiếp nhận Ngài bằng đức tin, ngoài ra chẳng còn thêm gì nữa. Ngài là Cứu Chúa duy nhất và là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người. Tại sao sự đóng đinh là cần thiết? Gô-gô-tha bày tỏ rằng Đức Chúa Trời đã tự mặc lấy thịt và huyết, do đó Ngài có thể vào nơi sâu thẳm của điều ác. Ngài chấp nhận nó. Ngài đã không làm ngơ hay né tránh nó. Ngài đã xem sự đóng đinh là giá phải trả để được sự cứu rỗi. Sự cách ly là một vấn nạn trong Phật giáo. Người Phật Tử có thể để cho tư tưởng thiện chí phát ra đến kẻ khác bằng sự trầm tư. Nhưng cá nhân người đó không can dự vào. Phật giáo không đòi hỏi hành động. Chữ agape (tình yêu) của Cô Đốc giáo có nghĩa là sự can dự vào, một người không tự cách ly chính mình. Người đó chấp nhận khổ đau và xem nó là một phần của chính mình. Agape, từ ngữ chỉ về tình yêu theo Kinh Thánh, có thể được dịch là “hành động cứu chuộc”.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
IPhi 1Pr 2:23 “Ngài đã gánh tội lỗi của chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình, lại nhơn những lằng đòn của Ngài mà anh em được lành bệnh”.
Cong Cv 4:12 “Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác, vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác..... để chúng ta phải nhớ đó mà được cứu”.
IGi1Ga 4:7-9 “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau, vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời... Ai chẳng yêu thì không biết Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: D9ức Chúa Trời đã sai Con một của Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống”.
20. Trong vở ghi bài của bạn, hãy so sánh các lẽ thật của Cơ Đốc giáo và Phật giáo về đề tài sự cứu rỗi.
Đối với người Cơ Đốc, là người đã chấp nhận thế gian như là tạo vật của Đức Chúa Trời, thì đời sống không đồng nghĩa với sự đau khổ. Sự đau khổ là kết quả của việc con người từ ban đầu đi xa cách khỏi Đức Chúa Trời, và nó chỉ là một khía cạnh của kinh nghiệm của con người trong cuộc sống. Đức Chúa Trời không muốn cho con người mà Ngài đã tạo dựng theo hình ảnh Ngài bị chì vào trong sự lãng quên. Đức Chúa Trời muốn ban cho tạo vật của Ngài cuộc sống với tất cả sự đầy đủ của nó. Đây là sự cứu rỗi.
Vấn đề đặt ra cho mọi người Phật giáo ngày nay là: “Về Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, các ngươi nghĩ thế nào?. Về đề tài nầy, Đức Phật Thích Ca vẫn giữ im lặng mãi mãi. Còn câu trả lời của bạn thì sao?

BÀI TỰ KIỂM
CÂU CHỌN LỰA. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi sau. Khoanh vòng ký tự đứng trước câu bạn chọn.
1. Từ ngữ Phật giáo (Buddhism) đến từ phạn ngữ có nghĩa là
a. Niết bàn
b. Tự bỏ mình
c. Quang minh
d. Sự thanh tẩy
2. Sau khi Đức Phật qua đời Phật giáo lan rộng nhanh chóng
a. khắp Ấn độ trở thành mạnh nhất ở SriLanka
b. đến Nhật Bản rồi sau đó đến Tây Tạng
c. khắp Mông Cổ và Nhật Bản.
d. đến Nhật Bản và từ đó lan đến Trung Hoa một cách chậm chạp hơn.
3. Sự dạy dỗ của Đức Thích Ca phản kháng Ấn độ giáo
a. qua việc ông bảo tồn hệ thống giai cấp.
b. trong sự ủng hộ độc thần giáo.
c. trong việc tìm một con đường thanh khiết để dẫn đến Thượng Đế.
d. nhưng ông vẫn giữ lại sự luân hồi và Karma.
4. Phật giáo và Cơ Đốc giáo có cùng những niềm tin tương tự trong
a. giá trị của đời sống tu hành.
b. khuếch trương mạnh mẽ việc cải thiện xã hội.
c. sự nhấn mạnh về động cơ bên trong.
d. hy vọng về đời sống ở thiên đàng.
5. Các tiêu chuẩn luân lý trong Kinh Phật nhắc một người nhớ đến
a. Luật pháp Môi-se.
b. Ngũ Kinh của Đức Khổng Tử.
c. Kinh Upanishads của Ấn độ giáo.
d. Kinh Bhagavad Gita.
CÂU ĐÚNG - SAI. Nếu câu nào ĐÚNG ghi chữ Đ vào khoảng trống và câu nào SAI ghi chữ S vào khoảng trống.
.....6. Diệu Đế thứ nhất của Phật giáo là: “Đời sống là khổ đau”.
.....7. Karma là một chữ chỉ về sự luân hồi.
.....8. Một người đạt kết quả A-la-hán (arahat), tức mục đích cuối cùng qua sự trầm tư.
.....9. Một nhà sư Phật giáo chân chính phải sống trong sự thanh tịnh.
....10. Vị Phật lý tưởng là một người thánh sống trong tình yêu hy sinh.
....11. Phật giáo nhấn mạnh đến sự trầm tư và không có giáo sĩ hay nỗ lực truyền giáo nào.
....12. Ý niệm về việc bất ngờ có kiểm soát của đạo Phật là một sai lầm cố ý.

THẦN GIÁO (Shintoism)
Từ Phật giáo, bây giờ chúng ta quay về với Thần giáo, tôn giáo của nước Nhật, “Xứ mặt trời mọc”. Thần giáo là một quốc giáo và là một đức tin độc đáo. Nó không có giáo chủ, không có tín điều, không có thần học, không có cứu tinh. Nhưng, giống như Cơ Đốc giáo, nó có nhà thờ, có trường học, có tư tế, có hệ phái và có nghi lễ. Giống như Ấn độ giáo, nó là một tôn giáo có nhiều thần và dung nhượng nhiều niềm tin, với nhiều tập tục khác nhau,từ chỗ làm thỏa mãn mình đến chỗ tự bỏ mình, từ khoa học đến pháp thuật, từ đức tin đến việc đốt pháo.
Quốc kỳ của nước Nhật với biểu tượng một mặt trời đỏ ở chính giữa của nó chắc chắn nói cho dân tộc nầy về niềm tin tôn giáo của họ và khơi dậy lòng yêu nước nhiệt thành. Nó nhắc nhở họ rằng họ là thần dân của một thiên hoàng và là một dân tộc thánh của một vùng đất thánh. Trong nước Nhật thời nay, hoàng đế không còn xưng là có thần tính nữa, nhưng người Thần giáo vẫn giữ niềm tin nầy trong lòng họ.
Trong khu vườn các niềm tin tôn giáo, Thần giáo đâm rễ sâu vào lòng đất của duy linh thuyết và thần thoại. Nhánh của nó trải rộng như trí tưởng tượng và ngọn của nó cao như núi Phú Sĩ, ngọn núi cao nhất ở nước Nhật, được nhiều người tôn sùng như một vị nữ thần.
Trong bài học nầy, bạn sẽ nghiên cứu nhiều thay đổi mà nó đã xảy ra trong các niềm tin của Thần giáo trải qua nhiều thế kỷ. Trong khi bạn nghiên cứu những sự đổi thay đầy ý nghĩa vào năm 1945, bạn hãy cố gắng xác định xem những sự thay đổi nầy trợ giúp hay cản trở cho việc quảng bá Tin Lành tại Nhật Bản.
Dàn Bài
Làm quen với Thần Giáo.
Những niềm tin của Thần Giáo.
Những sự truyền thông của Thần Giáo.
Sự phát triển của Thần giáo.
Đánh giá về Thần giáo.
Những Mục Tiêu Bài Học.
Khi học xong bài nầy bạn sẽ có thể:
Định nghĩa danh từ Thần giáo (Shinto ), nêu ra những địa điểm chính của nó và mô tả những niềm tin chính của nó.
Nhận biết được những Kinh sách quan trọng của Thần giáo.
Chỉ ra những sự phát triển của Thần giáo từ lúc nó được thành lập.
Đánh giá được những điểm mạnh và những điểm yếu của Thần giáo và đề ra một số nhịp cầu nối liền giữa Thần giáo và Cơ Đốc giáo.
Sinh Hoạt Học Tập
Hãy nghiên cứu bài học nầy theo những lời chỉ dẫn đã cho trong bài học 1.
Nghiên cứu cẩn thận những mục tiêu của bài học trước khi bắt đầu khai triển bài học để giúp bạn nắm vững nhanh chóng hơn những điều bạn sẽ học trong bài học nầy.
Bạn có thể sử dụng Kinh Thánh để trả lời các câu hỏi của bài học và câu hỏi của bài tự kiểm.
Làm bài tự kiểm và kiểm tra lại câu trả lời của bạn với những câu giải đáp đã cho.
Xem lại các bài học từ bài 5 đến bài 8, rồi sau đó bạn làm bài Phần Đánh Giá Tiến Bộ Học Tập Phần 3. Nộp trang giải đáp của bạn về cho giảng viên ICI của bạn.
Từ Ngữ Chìa Khóa
Cha truyền con nối
Giám hộ
Giáo phái
Giáo thuyết chủ yếu
Thần thoại học
Vạn (vô số)
Khai Triển Bài Học
Mục tiêu 1. Định nghĩa danh từ Thần giáo và đưa ra một số nét chính về đặc tính và sự thành lập của nó.
LÀM QUEN VỚI THẦN GIÁO
Thần giáo là một trong số các tín điều cổ nhất trên thế giới, nó đã mọc rễ trong lịch sử của Nhật Bản từ thế kỷ thứ bảy trước công nguyên. Từ ngữ Thần giáo dẫn xuất từ chữ Thần Đạo (Shen Tao ), có nghĩa là “con đường của các thần”. Chữ thứ hai, chữ Đạo, tham chiếu đến Đạo giáo của người Trung Hoa. Từ ngữ nầy bắt đầu được sử dụng vào khoảng năm 552 S.C, khi Phật giáo đang truyền vào Nhật Bản với các Kinh sách và văn hóa Trung Hoa của nó. Việc nầy khiến người Nhật Bản có một sự quan tâm mới nơi tôn giáo và văn hóa của họ. Họ nhìn nhận tôn giáo của họ chưa từng có một tên gọi nào. Bằng việc chấp nhận tên gọi nầy, họ thành lập đạo riêng của mình và tôn vinh các thần liên quan đến những hòn đảo trồng lúa gạo của người Nhật. Như vậy, tôn giáo về Kami được biết đến như là tôn giáo Thần Đạo. Theo một nghĩa rộng, Thần Đạo ám chỉ đến cách sống của nhân dân trải hơn hai mươi lăm thế kỷ, là sợi chỉ truyền thống buộc chặt những người dân Nhật Bản tân thời vào tổ tiên xa xưa của họ.
1. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Quốc kỳ của Nhật Bản bày tỏ cho một người Nhật biết rằng họ là một phần của một thiên quốc và là một công dân của một thiên hoàng.
b. Thần giáo được dẫn xuất từ chữ Thần Đạo có nghĩa là “con đường của người Đạo giáo”.
c. Lịch sử Thần giáo của người Nhật lùi về tận đến thế kỷ thứ bảy trước công nguyên.
d. Cái tên Thần giáo được công nhận vào thế kỷ thứ năm trước công nguyên.
e. Bằng cách nhận lấy tên gọi nầy, người Nhật đã trở thành lập đạo riêng của họ và tôn vinh các vị thần trong Thần giáo của họ.
Đặc Tính
Gốc rễ của Thần giáo đã đâm vào trong một loại đa thần giáo xa xưa nằm sát biên giới phiếm thần giáo. Các hữu thể ưu việt đã được thờ phượng tại Nhật Bản, xếp hàng dài từ linh các tổ tiên đến các vị anh hùng và các linh trong thiên nhiên, từ thái dương thần nữ đến thần lương thực. Tất cả các thần linh đó đều được tỏ lòng sùng bái, kính sợ và tôn trọng.
Có bốn biểu tượng riêng biệt trong Thần giáo. Biểu tượng thứ nhất là Torii , tức là “tổ chim”, bao gồm hai thanh cây dựng đứng với một thanh khác gác ngang hai đỉnh của chúng và một cây đòn tay nằm ngang bên dưới. Biểu tượng thứ hai là Gohei , tức là một chiếc đũa mảnh dẻ bằng gỗ không sơn với hai tua giấy dài cột thắt vào hai phía đối diện của nó. Biểu tượng thứ ba là một chiếc gương và biểu tượng thứ tư là một sợi dây rơm. Các ý nghĩa của chúng nó liên quan đến các chuyện cổ tích của dân chúng.
Thần giáo có khoảng ba mươi triệu tín đồ, họ thờ phượng tại khoảng một trăm ngàn nơi thờ phượng. Hầu hết những người Nhật Bản là những người Thần giáo hữu danh và nhiều người thờ phượng tại các nơi thờ phượng riêng của họ. Trong một gia đình theo Thần giáo, có một trang thờ trên đó người ta dựng một Torii đứng ở đó. Có một chiếc gương thiêng thượng trưng cho vẻ đẹp bên trong của lòng người. Những biểu tượng nầy nhắc nhở chủ nhân của nó về Kami , tức là sự thần bí của hồn người. Người theo Thần giáo lượm lặt những điều gì họ cảm thấy tốt nơi Phật giáo, Khổng giáo và ngay cả nơi Cơ Đốc giáo nữa. Như thế, thần giáo được gọi là một trong số những tôn giáo cổ xưa nhất, đồng thời cũng là tôn giáo tân thời nhất.
Thần giáo không có người sáng lập , theo như chúng ta được biết từ văn khố của nó. Khi người dân Nhật Bản bắt đầu ý thức về văn hóa của họ thì Thần giáo đã có mặt ở đó rồi. Do đó, không có ý niệm nào về một niềm tin tôn giáo cá nhân, như đã thành lập trong các tôn giáo khác.
2. Hãy viết những câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau:
a. Thần giáo thuộc loại tôn giáo nào?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
b. Một Torii là gì? Hãy cho một đồ hình đơn giản về hình dạng của nó.
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
c. Một trang thờ là gì? Hãy kể tên những vật được đặt trên đó.
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
d. Ai là người sáng lập Thần giáo?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Mục tiêu 2. Mô tả năm niềm tin cốt yếu của Thần giáo và so sánh chúng với hai niềm tin căn bản của Cơ Đốc giáo.
NHỮNG NIỀM TIN CỦA THẦN GIÁO
Thần giáo rất độc đáo trong niềm tin tôn giáo của nó. Điều nầy được bày tỏ ra trong những nét nó thiếu kém cũng như những khác biệt trong niềm tin của nó. Không có người sáng lập, nó khó có nhiều nét mạnh để làm cho nó khác biệt với các tôn giáo khác. Tuy nhiên, chúng ta sẽ liệt kê ra một vài nét.
Tính Ít Ỏi Về Niềm Tin
Thần giáo là một hệ thống tôn giáo và chính trị mà nó không có Kinh sách, bộ luật đạo đức hay thần học nào cả. Nó không có môn học về thế giới tương lai (lai thế học -- eschatology). Nó chẳng quan tâm đến tình tình trạng tương lai, chẳng biết gì về thiên đàng hay địa ngục, và quan tâm rất ít đến sự cứu rỗi. Chẳng có tội lỗi nguyên thủy hay là tội lỗi thừa kế. Sự trụy lạc, và sự chết chỉ là một ảo ảnh. Nó có khuynh hướng pha trộn chuyện thần thoại của nó với lịch sử quốc gia và các thành viên của nó là những công dân độc chiếm của Mikado (Thiên Hoàng). Gốc rễ của nó ở trong duy linh thuyết và nguyên lý thiết yếu của nó là niềm tin nơi một sức mạnh vũ trụ mơ hồ, sức mạnh đó gán thần tính cho vị thiên hoàng (hoàng đế Nhật Bản).
Những Hữu Thể Siêu Nhiên
Trái tim của Thần giáo là niềm tin nơi một sức mạnh huyền bí được gọi là Kami . Người ta không thể giải thích nó một cách đầy đủ bằng ngôn từ, vì Kami vượt cao hơn khả năng trí óc của con người. Nó có một dạng thức đa thần và những người theo Thần giáo tuyên bố rằng họ có thể hiểu biết Kami nhờ đức tin. Đó là một quyền năng đã sáng tạo, duy trì cai quản và nâng đỡ mọi vật trong vũ trụ. Nó là nguyên nhân và hậu quả, quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó là không gian và thời gian, nhưng nó lại vượt ngoài không gian và thời gian. Kami giám hộ (hay hộ vệ) là nguồn cội của đời sống loài người, nhưng mỗi Kami đều có một cá tính thần linh và có thể đáp ứng cho lời cầu nguyện thành khẩn. Kami dường như có một số phẩm chất tính tương tự với mana ở vùng Nam Thái Bình Dương.
Sự Thờ Phượng Thiên Nhiên
Từ trong nguồn gốc, Thần giáo vốn là một tôn giáo thờ phượng thiên nhiên, và Thái Dương Thần Nữ (nữ thần mặt trời) là vị thần linh chính. Vị thần thứ nhì là thần mặt trăng, lạ vị cai trị ban đêm. Kế đến có các thần tú, một vị nữ thần sương mù và nhiều vị thần khác. Cốt lõi của sự thần thoại đó bao gồm một số truyện Amaterasu Omikami, tức Thái Dương Thần Nữ, là vị đứng đầu trong hoàng tộc Nhật Bản. Theo một huyền thoại của Thần giáo thuở ban đầu, đã xuất hiện một đôi Kami được gọi là Izanagi và Izanami. Họ đã sinh ra quần đảo Nhật Bản cũng như đã sinh ra vị Kami , tổ tiên của các bộ tộc khác nhau. Một con cháu của Thái Dương Thần Nữ là Jimmu Tenno, được người ta cho là vị hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản. Ba báu vật là thần lần đầu tiên được Thái Dương Thần Nữ ban cho cháu nội của bà, đó là: Gương soi, thanh gươm và châu ngọc; chúng là những biểu tượng được tôn kính nhất của ngai vị hoàng gia.
Vô Số Vị Thần
Các huyền thoại của Thần giáo đề cập đến tám trăm vạn (eight hundred myriads) Kami . Một số trong đó là thần giám hộ hay Thần hộ vệ của các bộ tộc và các cộng đoàn. Các Kinh sách của Thần giáo mô tả rất thẳng thắng về các vị thần, và đôi khi khôi hài tục tỉu nữa. Họ ra đời, kết hôn tắm rửa, bị bệnh, giận giữ, ghen tương. Họ khóc, phá phách, chết và được chôn và có thể được phong chức bởi vị thiên hoàng của nước Nhật. Tâm tánh đạo đức của họ cũng thay đổi như tâm tánh của con người. Một số là những vị thần dối trá và rất thô lỗ. Vị thần Susa-no-wo trong một buổi chiều khiêu vũ mừng chiến thắng đã đạp bể các bờ ruộng, lấp kín các hào mương và đã lột da một con thú còn sống. Một cuốn sách của Thần giáo kể rằng: “tám trăm vạn thần đã nghị luận cùng nhau, họ cắt râu ông ta, nhổ móng tay móng chân của ông ta”. Không có người nào ở Nhật Bản giờ đây được phép làm cái điều mà thần Susa-no-wo đã làm, hay làm cái điều các vị thần kia đã làm cho ông ta.
3. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết câu trả lời hay lời giải thích cho các điểm sau đây.
a. Nếu một tôn giáo không nhìn nhận tội lỗi của con người, thì lời kết luận theo luận lý là gì?
b. Bạn sẽ nói gì về Kami khi so sánh với Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo?
c. Hãy nhắc đến ba vị thần trong thiên nhiên của thần giáo.
d. Thần giáo nhìn nhận họ có bao nhiêu vị thần và bản chất của họ như thế nào?
Hoàng Đế Tối Cao
Người theo Thần giáo xem Hoàng Triều Nhật Bản là một phần của thần linh. Vị Mikado của họ, tức Thiên Hoàng, được xem là một thần linh. Niềm tin nầy đã có từ thời xa xưa. Truyền thuyết của họ nói rằng quần đảo Nhật Bản là tạo vật đầu tiên của thần linh và vị Mikado đầu tiên là từ Thái Dương Thần Nữ mà xuống. Người ta nói rằng Nữ Thần Amaterasu đã sai một trong số các con cháu của bà đến cai trị trái đất. Khi Nhật Bản lập hiến pháp vào năm 1889, thì trong đó có lời tuyên bố rằng Thiên Hoàng được “kế ngôi cha truyền con nối không dứt cho đến mãi mãi”. Như vậy, nền đế chế lâu đời nhất thế giới nầy có một nền tảng tôn giáo và hoàng đế có quyền của thần linh để cai trị thần dân của mình.
Mãi cho đến Đệ Nhị Thế Chiến, thiên hoàng vẫn cách biệt với mọi người khác và chỉ có một ít quan đại thần được đến gần ông mà thôi. Hình vẽ về ông được canh giữ một các kính cẩn. Thần linh của Thiên Hoàng được dạy dỗ một rộng rãi tại Nhật Bản. Trước năm 1946, hàng năm, người ta tổ chức chức một nghi lễ ái quốc đặc biệt vào ngày sinh nhật của Thiên Hoàng tại mỗi học viện. Sự tôn kính như vậy đã có một tác dụng lớn trên lớp trẻ của Nhật Bản. Nó tạo cho Thiên Hoàng một uy quyền chính trị và tôn giáo. Kết quả là tạo lập được một quân lực trung thành một cách cuồng tín. Họ không hề chối từ sự hy sinh nào để làm trọn ước muốn của Người. Thế lực song sinh của tôn giáo và lòng ái quốc nầy đã trở thành một đầu não trong các cuộc tiến quân của hoàng gia Nhật để dành quyền kiểm soát Phương Đông. Sau thế chiến, khi Thiên Hoàng thoái từ thần quyền của mình, nhiều người Nhật Bản đã không thể tin nổi điều đó. Hành động của ông đã được giải thích như là một hành động mà trong đó ông không quyền lựa chọn, là kết quả của những sức mạnh quân sự. Đối với người Thần giáo truyền thống, Thiên Hoàng của lãnh thổ Thái Dương Thần Nữ (xứ mặt trời mọc) sẽ luôn luôn là một biểu tượng của trời cũng như của đất nước.
4. Hãy trả lời những câu hỏi sau về quyền tối thượng của Mikado (Thiên Hoàng).
a. Theo truyền thống của Thần giáo, vị Mikado đã trở thành thần thánh như thế nào?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
b. Thiên Hoàng đã gác bỏ thần tính của ông như thế nào và tại sao?
...........................................................................................................................
Những Nơi Thiêng Liêng Và Những Người Thiêng Liêng
Bên cạnh hơn một trăm ngàn nơi thờ phượng dưới sự kiểm soát của chính quyền, có hơn mười nơi thờ phượng của các giáo phái do nhân dân xây cất và tài trợ. Người ta đến các nơi thờ phượng qua các cổng torii , mà vòng cong ở hai đầu của nó hướng thẳng lên trời. Họ cũng dựng các torii bên cạnh các thác nước, ở các khu rừng và các nhịp cầu. Bằng cách nầy, người ta phát triển một sự ưa thích của tôn giáo để làm đẹp cho thiên nhiên.
Đại Đền Ise, nằm trên bờ biển tây nam của cựu kinh đô Kyoto (Tây kinh) là địa điểm thiêng liêng nhất trong cả Nhật Bản. Ngôi Chùa phía trong, Chùa Naiku, được người Nhật Bản tin là đã có từ năm thứ 4 T.C và được dùng để thờ Thái Dương Thần Nữ Amaterasu. Một chiếc gương tròn đặt trong thánh điện dùng làm biểu tượng cho mặt trời, vì sáng lớn ở trên bầu trời.
Dân chúng thường hành hương đến ngôi đền nầy, một phần để tham quan như là những du khách và một phần để thờ phượng. Khi người du khách đến thờ phượng, họ sẽ đi ngang qua cổng torii và họ được nhắc nhở đến nhịp cầu nối liền giữa trời và đất. Sự thờ phượng mang tính cách cá nhân chứ không mang tính cách hội chúng, trong đó bao gồm việc vái lạy, quì gối, vỗ tay, rung chuông hay đánh chiêng (phèn la) và dâng của cúng. Các vị tư tế không thuyết pháp hay là nói về địa ngục hoặc sự hình phạt đời đời mà dân chúng cần phải được cứu khỏi đó. Họ cũng không dạy gì về thiên đàng mà người ta cần phải chuẩn bị để vào đó. Các tổ tiên được nhớ đến và được kính cẩn tôn trọng hơn là được thờ lạy.
Khi người Thần giáo đã hoàn tất lòng mộ đạo của mình, họ cúi lạy với thái độ thờ phượng biết ơn và dâng tiền cúng vào hộp đựng tiền, cúi lạy lần nữa rồi ra về, dường như được tươi tắn hẳn. Theo điều người Thần giáo quan tâm thì đời sống là tốt đẹp, các thần linh là đáng tôn, Nhật Bản là thuộc về cõi trời, vậy thì người ta còn có thể đòi hỏi gì nữa? Có một điều duy nhất, điều quan trọng nhất, đó là sự sống đời đơi trong Chúa Jesus Christ !
5. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau.
a. Chỗ thờ phượng thiêng liêng nhất của Thần giáo tên là gì và nó nằm ở đâu?
b. Hãy mô tả sự thờ phượng của một người theo Thần giáo trong nơi thờ phượng của họ.
Những Ngày Lễ Hội Của Thần Giáo
Thần giáo thiết yếu là một tôn giáo của niềm vui và nghi lễ. Mọi mùa gieo, gặt đều được cử hành nghi lễ với các bài kinh và lễ nghi, lễ hội tôn giáo. Có một ngày lễ hội vào lúc người ta gieo lúa, một ngày lễ hội khi lúa đang trổ mạ và một lễ hội khác vào lúc lúa mới trổ hương thơm (mùa gặt). Có một Bữa Đại Tiệc Hương Vị, trong đó Thiêng Hoàng sẽ chủ tọa ngày Lễ Hội Đầu Mùa vào năm ông đăng quang. Có những ngày lễ trăng non và các nghi lễ hằng tháng khác. Ngày Lễ Hội Thanh Tẩy là quan trọng đối với người Nhật Bản đối với họ “Sự thanh sạch là đứng kế sau sự ngoan đạo”. Dân chúng thường rửa sạch tượng trưng thân thể họ bằng việc dùng những mảnh giấy lau trên da rồi đốt các giấy đó hoặc ném chúng xuống một dòng sông. Sau đó, Mikado (Thiên Hoàng) thay mặt cho Thái Dương Thần Nữ, tuyên bố rằng nhân dân đã tinh sạch trong thân thể và tâm hồn. Ngày nay, nó đã là một nếp sống của Thần giáo.
Người theo Thần giáo nói rằng con đường của thần linh họ là con đường tốt. Họ gọi tôn giáo họ là một đức tin lành mạnh, trọn vẹn và tinh khiết, không bị ảnh hưởng của các tôn giáo khác. Thần giáo không được truyền bá ra nước ngoài trên mức độ rộng lớn. Theo các sách vở thời cổ của Thần giáo thì thế giới bên ngoài chỉ là một bản sao của thế giới cõi trời, mà trong đó Nhật Bản có tính cõi trời nhiều hơn cả.
6. Các loại lễ hội mà người Thần giáo tổ chức là những lễ hội nào? Chúng được liên kết với điều gì?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
7. Hãy làm cho đầy đủ câu nầy. Lễ Hội Thanh Tẩy là quan trọng nhất đối với Thần giáo, vì đối với người Nhật Bản
...........................................................................................................................
Mục Tiêu 3: Kể ra cách ngắn gọn những Kinh sách của thần giáo.
NHỮNG SỰ TRUYỀN THÔNG CỦA THẦN GIÁO
Thần giáo không có Kinh sách chính thức có thể được so sánh với Thánh Kinh của Cơ Đốc giáo hay Kinh Cô ran của Hồi giáo. Trước khi Phật giáo truyền đến Nhật Bản vào năm 552 S.C, không có hệ thống chữ viết nào được nhìn nhận ở Nhật Bản. Với việc Phật giáo truyền đến, nó đã nẩy sinh ra một thách thức để có một hệ thống Kinh sách và những tuyên ngôn của đức tin Thần giáo. Để đáp ứng điều nầy, năm 712 S.C Kinh Kojiki (Cổ Thời Ký ) đã được viết ra, nó bao gồm “những văn kiện của thời cổ”. Vào năm 720, Kinh Nihongi , tức “Niên đại ký của Nhật Bản” được biên soạn, phần lớn dành cho Phật giáo, trình bày ảnh hưởng lớn mạnh của nó ở Nhật Bản. Những Kinh sách nầy của Thần giáo chứa đựng những truyền thống khẩu truyền và lịch sử cổ thời của Thần giáo hơn là chứa đựng giáo lý. Giáo thuyết của nó được dựa trên những thần thoại và những tập tục mà chúng mô tả. Như vậy, các Kinh sách nầy của Thần giáo xuất hiện trễ hơn mười ba thế kỷ sau lịch sử của nó. Vị Mikado đầu tiên, Jimmu Tenno được phong vương vào năm 660 T.C. Nhìn từ quan điểm của văn hóa Phương Tây, các Kinh sách nầy rất là thẳng thắn và đôi khi có phần khôi hài.
8. Hãy trả lời những câu hỏi sau về các Kinh sách của Thần giáo.
a. Hai kinh sách của Thần giáo được gọi là gì?
...........................................................................................................................
b. Những người Thần giáo đã biên soạn chúng khi nào và tại sao?
...........................................................................................................................
..........................................................................................................................
c. Các Kinh sách nầy chứa đựng...........................................................................
hơn là......................................................................................................................
Mục Tiêu 4. Phác họa đơn giản những thời kỳ kế tục và những khuynh hướng của Thần giáo từ những ngày đầu của nó cho đến hiện nay.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THẦN GIÁO
Kể từ buổi đầu của nó vào khoảng năm 660 T.C, lịch sử của Thần giáo được chia làm năm thời kỳ kế tiếp nhau:
Thời Kỳ Phật Giáo Thâm Nhập . Từ năm 552 S.C đến năm 800 S.C. Có ba tôn giáo Đông Phương là Khổng giáo, Đạo giáo và Phật giáo đã xâm nhập vào Nhật Bản trong 250 năm nầy. Phật giáo đã trở thành mối đe dọa cho Thần giáo vào năm 552 S.C. Khi một vị vua của Đại Hàn gởi một tượng Phật bằng vàng để tặng cho hoàng đế Nhật Bản. Cùng với nó, xuất hiện các tu sư Phật giáo. Chuyện kể rằng khi bức tượng nầy được đặt trong nhà của một quan tể tướng thì một trận dịch đầu mùa đã phát sinh. Nó được xem như là một điềm xấu. Kami đã không bằng lòng người ta tôn kính bức tượng đó. Thiên Hoàng đã ra lịnh đem ném bức tượng đó xuống sông. Nhưng không bao lâu sau đó, sét đánh trúng hoàng cung và người ta cho rằng các thần của Phật giáo đã bất bình. Bức tượng Phật lại được trục lên khỏi sông và được đặt vào một chỗ trong một ngôi chùa mới.
Thời Kỳ Hỗn Thành . Từ năm 800 S.C đến năm 1700 S.C. Trong chín trăm năm nầy, tôn giáo của Nhật Bản bị pha tạp với các tôn giáo nước ngoài. Một nhà sư Phật giáo ở thế kỷ thứ tám đã dạy một giáo thuyết được gọi là Thần giáo Hỗn Hợp trong đó ông nói rằng các Thần giáo đã đầu thai thành các thần của Phật giáo. Những nhà lãnh đạo khác dạy rằng Thần giáo, Phật giáo và Khổng giáo cần phải được hàn gắn vào thành một. Kết quả là có một sự làm suy yếu Thần giáo nguyên thủy.
Thời Kỳ Phục Hưng Thần Giáo . Từ năm 1700 S.C đến năm 1868 S.C Trong thời kỳ nầy, bốn nhà lãnh đạo Thần giáo đã làm hồi sinh ngôn ngữ và các sách cổ của người Nhật. Họ dạy dỗ luân lý của Thần giáo và viết nhiều bài bình giảng và sách vở làm canh tân sự vinh quang của Thần giáo và đưa đến cuộc phục hưng Thần giáo nổi tiếng vào năm 1868.
Thời Kỳ Chủ Nghĩa Giáo Phái . Từ năm 1868 cho đến ngày nay. Trong thời kỳ nầy, những tư tưởng mới đã lan tràn cả thế giới, nhiều giáo phái đã nổi lên gây ra nhiều sự phân hóa tại Nhật Bản. Chính quyền phân chia Thần giáo thành hai tôn phái chính: Thần giáo quốc gia và Thần giáo giáo phái. Thần giáo quốc gia được xem như là một sự thờ phụng hoặc các nghi thức mang tính ái quốc mà trong đó mọi công dân Nhật Bản đều tham dự, không phân biệt niềm tin. Còn Thần giáo giáo phái thì được xem như bình đẳng với Phật giáo và các tôn giáo khác.
Khi thần giáo quốc gia trở thành tôn giáo chính thức của đất nước thì thần quyền của Thiên Hoàng trở thành giáo thuyết chủ yếu. Sau Thế Chiến thứ nhất, có một sự bành trướng chủ nghĩa quốc gia và mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài. Trong tờ Biblical World (Thế giới Thánh Kinh) phát hành năm 1919, có một câu nói làm rõ những gì đã xảy ra vào thập niên 1940. Một tác giả đã mô tả ý kiến của người dân Nhật nói rằng: “Người Nhật là tuyển dân của Thượng Đế và sự hiện diện của Thượng Đế được tỏ ra một cách đặc biệt nơi Thiên Hoàng của Nhật Bản. Thần giáo được mệnh định là một tôn giáo phổ quát và là nền văn hóa cứu rỗi của nhân loại. Thiên Hoàng sẽ trở thành người cai trị thuộc linh và là người cai trị tối cao trong đời nầy của thế giới”.
Thần giáo quốc gia đã hoàn toàn tiêu hủy bằng cuộc chiếm đóng của phe Đồng Minh vào năm 1944. Vào ngày tết Dương lịch đầu tiên sau Thế Chiến thứ hai, Nhật Hoàng Hirohito ra một sắc lịnh đầy ý nghĩa nhất và nó đã miêu tả một sự thay đổi lớn tại Nhật Bản. Ông đã gạt bỏ quyền uy thần thánh và bãi bỏ niềm tin nơi địa vị tối cao của người dân Nhật. Trong tân hiến pháp, quyền tự do tôn giáo được hoàn toàn bảo đảm cho mọi công dân. Một số nơi thờ phượng đã bị suy vong nhưng tôn giáo nầy hiện nay vẫn mạnh mẽ như bao giờ. Hơn bảy trăm giáo phái mới đã được đăng ký và khoảng sáu năm giáo phái trong số đó đã nổi lên sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Thần giáo giáo phái được phát triển sau ba tôn giáo -- Thần giáo, Phật giáo và Cơ Đốc giáo -- và được chính quyền nhìn nhận. Có mười ba giáo phái được nhìn nhận. Một số giáo phái thờ các thần của Thần giáo, nhưng một số giáo phái khác thì thêm vào những vị thần riêng của họ và một số xem những người sáng lập như là những thần linh. Các giáo phái được liệt kê ra là Thần giáo Thuần Khiết (Pure Shinto), phái Khổng giáo, phái Thanh Tẩy (Purijication), Sơn phái (Mountain) và các phái chữa bệnh bằng đức tin. Nói chung, các giáo phái thực thi những nghi lễ của họ như các tôn giáo khác. Một số giáo phái có tính truyền giáo với nỗ lực đạt thêm số tín đồ, và nhiều giáo phái có Kinh sách riêng của họ.
9. Hãy ghép cặp những thời kỳ lịch sử (bên phải) với lời mô tả của nó (bên trái).
.....a. Nhiều tư tưởng và giáo phái mới đã phát triển.
.....b. Từ Mikado đầu tiên đến lúc Phật giáo thâm nhập.
.....c. Vua của Đại Hàn gởi tặng Mikado một pho tượng.
.....d. Khi có sự dạy dỗ cho rằng Phật giáo, Khổng Giáo và Thần giáo phải được hàn gắn thành một.
.....e. Khi luân lý và các Kinh sách của Thần giáo được xem lại.
1) Thời Kỳ Tối Thượng Của Thần Giáo.
2) Thời Kỳ Phật Giáo.
3) Thời Kỳ Hỗn Thành.
4) Thời Kỳ Phục Hưng Của Thần Giáo.
5) Thờ Kỳ Chủ Nghĩa Giáo Phái.
Mục tiêu 5. Liệt kê một số điểm mạnh và điểm yếu của Thần giáo và xây dựng những nhịp cầu dẫn từ niềm tin của nó đến lẽ thật của Cơ Đốc giáo.
ĐÁNH GIÁ VỀ THẦN GIÁO
Trong phần đánh giá của chúng ta về Thần giáo, chúng ta sẽ nói ngắn gọn những điểm mạnh và yếu của nó. Sau đó chúng ta sẽ nêu ra một số niềm tin của nó và những nhịp cầu dẫn đến lẽ thật của Cơ Đốc giáo mà nó có thể dẫn người Thần giáo đến chỗ hiểu biết về Đấng Christ và sự sống dư dật.
Những Điểm Mạnh Của Thần Giáo
Nó tôn kính một quyền lực siêu nhiên trong thiên nhiên.
Nó chủ trương một sự tôn kính tự hy sinh đối với giới thần quyền.
Nó duy trì một cảm thức mạnh mẽ về lòng yêu nước và sự đoàn kết xã hội.
Các người theo nó bày tỏ lòng tin tôn giáo qua giá trị của sự Tinh sạch và sự Thanh Tẩy bề ngoài.
Nó nuôi dưỡng một cảm thức tôn giáo về vẻ đẹp trong thiên nhiên.
Những Điểm Yếu Của Thần Giáo
Nó ôm ấp một đa thần giáo rộng rãi và duy linh thuyết.
Nó theo nhiều huyền thoại lạ đời và quái dị về thần linh.
Nó không có những tiêu chuẩn luân lý và luật lệ đạo đức cao đẹp.
Nó không nhìn biết sự đầy tội lỗi của con người.
Nó không có người sáng lập để thúc đẩy những lý tưởng cao đẹp.
Nó không cần mục đích của đời sống tương lai, vì sự chết chỉ là một ảo ảnh.
Nó không cung cấp một nguồn trợ giúp thần thánh nào trong cuộc đời nầy.
Nó không đưa ra kế hoạch cứu rỗi.
11. Trong vở ghi bài của bạn, hãy kể ra ít nhất năm điểm mạnh và năm điểm yếu của Thần giáo.
Định Giá Thần Giáo Theo Quan Điểm Của Cơ Đốc Giáo
Giờ đây chúng ta sẽ đánh giá một số niềm tin của Thần giáo trong ánh sáng của lẽ thật của Cơ Đốc giáo và lưu ý đến một số nhịp cầu mà theo đó người Thần giáo có thể đến với Đấng Christ, “Con của sự Công Bình”.
Đề Tài: Tội Lỗi Và Sự Cứu Rỗi
Niềm Tin Của Thần Giáo . Người theo Thần giáo nói rằng con người chẳng có tội, họ không cần sự cứu rỗi. Chẳng có thiên đàng cũng chẳng có địa ngục, sự chết chỉ là ảo ảnh.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Nếu con người không có phạm tội thì tại sao có tội phạm xảy ra ngoài đường phố? Tại sao có sự băng hoại, ghen ghét, đánh nhau, suy đồi đạo đức xảy ra ở nhiều nơi? Những điều đó từ đâu đến? Như có người đã nói: “Nếu không có Sa tan, thì chắc chắn phải có ai đó đang làm công tác của hắn !” Tại sao phải có luật pháp dân sự? Chúng ta phải đối diện với thực tại. Có luật pháp đạo đức và luật pháp thuộc linh vì con người đã phản loạn với Đức Chúa Trời. Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Mọi người đều cần sự cứu rỗi và Đấng Christ là Cứu Chúa duy nhất. Mọi người nào biết lý luận đều nhìn nhận thực tế của sự chết, đó là một trong những sự kiện chắc chắn của cuộc sống ! Nhưng rồi, sau cái chết, điều gì sẽ xảy ra? Tất cả chúng ta đều phải đối diện với Đức Chúa Trời.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
RoRm 3:10 “Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không”.
6:23 “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta”.
HeDt 9:27-28 “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét, cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người”.
2:3 “Nếu ta còn trễ nãi sự cứu rỗi lớn dường ấy thì làm sao tránh cho khỏi được?”.
12. Trong vở ghi bài của bạn, hãy so sánh niềm tin của Thần giáo với niềm tin của Cơ Đốc giáo về vấn đề tội lỗi và sự cứu rỗi.
Đề Tài: Hữu Thể Tối Cao
Niềm tin của thần giáo . Thần giáo nói rằng Kami là hữu thể tối cao vĩnh hằng, đầy quyền năng. Cũng có hằng ngàn vị thần và các tiểu thần khác, có vị tốt, có vị xấu, có vị giúp đỡ con người, có vị làm thiệt hại con người.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Theo một số sách thì Kami tương tự như một Đức Chúa Trời thực hữu, nhưng Kami là một sức mạnh vô vị cách (không có thân vị), một người không thể thông công với Kami. Đức Chúa Trời muốn ở trong mọi người, làm một người bạn, một người cha của họ. Ngài là một Đức Chúa Trời tốt, trong Ngài chẳng có điều xấu nào. Ngài không thể tự chối mình. Như vậy, Ngài đáng được tôn kính và thờ phượng. Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất . Ngài đã tạo dựng mọi vật và Ngài đã tự bày tỏ chính mình Ngài cho con người qua Con Độc Sanh của Ngài. Đấng Christ là Đức Chúa Trời trở thành người để con người có thể hiệp một với Đức Chúa Trời.
Lẽ Thật Kinh Thánh
Mat Mt 6:9 “Các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời, Danh Cha được tôn thánh”.
4:10 “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi”.
XuXh 20:2-5 “Ta là Giê hô va Đức Chúa Trời ngươi... trước mặt Ta ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình.... Ngươi chớ qùy lạy trước các hình tượng đó và cũng đừng hầu việc chúng nó. Vì Ta là Giê hô va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà”.
13. Trong vở ghi bài của bạn, hãy so sánh niềm tin của Thần giáo với niềm tin của Cơ Đốc giáo về vấn đề hữu thể tối cao.
Đề Tài: Con Người Thần Thánh
Niềm Tin Của Thần Giáo . Từ buổi đầu, trong Thần giáo đã có niềm tin nơi hoàng đế Nhật Bản là thần linh. Sau thế chiến thứ II, dầu ông đã công khai tuyên bố rằng ông không còn là thần linh nữa, nhưng trong con tim của dân chúng, vẫn không có gì thay đổi.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Cái tư tưởng gán thần tính cho một người đã là tập quán trải qua bao thế kỷ. Thần quyền được gán cho Sê-sa và mọi người được lịnh phải gọi ông là Chúa. Các môn đồ của Chúa Jesus đã chịu khổ và chịu chết vì họ đã từ chối vinh danh Sê-sa của người La mã như là Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta hãy hỏi một cách đơn sơ: “Bằng chứng về thần tínhđó ở đâu? Một con người có thể bày tỏ cho chúng ta quyền năng của Đức Chúa Trời không? Tại sao Nhật Bản bị đại bại nếu Thiên Hoàng là Đức Chúa Trời?”.
Chúa Jesus đã chứng minh thần tính của Ngài bằng việc sống lại từ trong kẻ chết và ngày nay Ngài vẫn đang sống. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời và muôn vật bởi Ngài dựng nên. Trong khi còn ở trên đất, Ngài đã bày tỏ thần quyền của Ngài trong thiên nhiên, trong việc tha tội, trong việc chữa bệnh và trong việc khiến kẻ chết sống lại.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
Mat Mt 23:8 “Các ngươi đừng chịu người ta gọi mình bằng Thầy, vì các ngươi chỉ có một Thầy và các ngươi hết thảy đều là anh em”.
4:10 “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi”.
9:6 “Hầu cho các ngươi biết Con Người ở thế gian có quyền tha tội”.
GiGa 1:1 “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời”.
14. Trong vở ghi bài của bạn, hãy so sánh những niềm tin của Thần giáo và Cơ Đốc giáo về vấn đề con người thiên thượng (Thần Nhân).
Đề Tài: Những Nơi Thánh Và Các Nghi Lễ
Niềm Tin Của Thần Giáo. Có hàng trăm ngàn đền chùa và các trang thờ được xây cất ở Nhật Bản để nhắc nhở người ta về sự thừa kế của họ và để tâm đến thế giới bên ngoài của họ. Sự thay đổi mùa màng, mùa gieo, mùa gặt, tất cả đều được đặc biệt tôn trọng bằng những nghi lễ và các ngày lễ hội.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Những nơi thiêng liêng và những biến cố thiêng liêng đã chiếm một chỗ trong cuộc sống của mọi người. Tuy nhiên, người ta phải coi chừng tầm nguy hiểm của việc quá nhấn mạnh đến các nghi lễ mà coi nhẹ ý nghĩa của nó. Trong mọi sự, Đức Chúa Trời phải được tôn cao. Ngài không ở trong chỗ xây cất bằng gạch đá mà Ngài ở trong lòng mọi người. Đây là sự nguy hiểm trong việc tổ chức các ngày lễ Phục Sinh và Giáng Sinh. Một người có thể bị mắc vào bẫy của ngày lễ hội mà quên đi Đấng Christ của lễ Giáng Sinh. Ngài phải đứng hàng đầu trong lòng mọi tín đồ và trong lòng mọi cơ hội vui vẻ.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
Cong Cv 17:24-28 “Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, chẳng ngự tại đền thờ bởi tay người ta dựng nên đâu. Ngài cũng chẳng dùng tay người ta hầu việc Ngài... Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người và khiến ở khắp trên mặt đất... hầu cho tìm kiếm Đức Chúa Trời và hết sức tìm rờ cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta”.
CoCl 1:18 “Ấy chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội Thánh. Ngài là ban đầu, sanh trước nhất từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng hàng đầu”.
15. Trong vở ghi bài của bạn, hãy so sánh niềm tin của Thần giáo và niềm tin của Cơ Đốc giáo về các nơi thiêng liêng và các nghi lễ.
Sau cùng, chúng ta hãy nói cho người Thần giáo biết rằng Chúa Jesus Christ là Con của Đức Chúa Trời hằng sống, như Phi e rơ đã nói trong Mat Mt 16:16. Trong Ngài có sự sống cả trong đời nầy và trong đời hầu đến nữa. Phao lô đã nói về điều đó trong RoRm 10:6-10. Đây là lời của đức tin mà chúng ta rao giảng, rằng Đấng Christ ở gần họ. Họ không cần phải lên trời hay xuống dưới vực sâu để tìm kiếm Đấng Christ. Ngài ở gần mỗi một người trong chúng ta. Vì vậy, tất cả những gì một người cần phải làm là tin trong lòng mình rằng Đức Chúa Trời đã khiến Đấng Christ từ kẻ chết sống lại và miệng mình xưng nhận rằng Ngài là Chúa, thì người đó sẽ được cứu .

Bài Làm Tự Kiểm
CÂU LỰA CHỌN. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi sau.
Khonh vòng ký tự đứng trước câu bạn lựa chọn.
1. Danh từ Thần giáo (Shito )
a. mô tả đến quốc gia Nhật Bản.
b. Nghĩa là Kami , tên của một vị thần thời xưa.
c. đến từ chữ Thần đạo (Shin Tao ), nghĩa là “con đường của các thần”.
d. được lấy ra từ Phật giáo và có nghĩa là “quang minh”.
2. Đa số các tín đồ Thần giáo là
a. ở Nhật Bản.
b. ở hầu hết vùng Đông Á.
c. ở Đại Hàn.
d. ở Đài Loan.
3. Là một hệ thống tôn giáo và chính trị, Thần giáo có
a. một qui điều giáo lý phát triển nhiều.
b. một sự kém thiếu các niềm tin.
c. gốc rễ trong độc thần giáo.
d. một luật lệ tương tự như Hồi giáo.
4. Thần giáo nguyên thủy là một tôn giáo
a. thờ phượng thiên nhiên.
b. đến từ sự cải cách Ấn độ giáo.
c. độc thần.
d. hỗn hợp từ Phật giáo mà ra.
5. Thần giá có thể được mô tả như là một tôn giáo
a. có sự thờ kính, có các tu viện và Kinh sách.
b. có hệ thống, có tư tế và nghi lễ.
c. có hệ thống giáo lý và trường đào tạo.
d. có đền chùa, lễ lạc và sự thanh tẩy.
6. Thời kỳ Tối Thượng của Thần giáo đã cáo chung với
a. sự đại bại của Nhật Bản trong Đệ Nhị Thế Chiến.
b. sự thần thánh hóa vị Mikado đầu tiên.
c. sự phát triển của Thần giáo quốc gia.
d. sự xâm nhập của Phật giáo.
7. Thần giáo quốc gia đã hoàn toàn bị tiêu hủy bởi
a. tượng Phật của vua nước Đại Hàn.
b. chính phủ, khi nó bị phân ly thành hai nhánh Thần giáo.
c. sự chiếm đóng của quân đội đồng minh vào năm 1944.
d. sự thần thánh hóa Thiên Hoàng.
8. Một nhịp cầu dẫn từ Thần giáo đến Đấng Christ là
a. sự nhìn nhận nhu cầu trợ giúp thiên thượng của nó.
b. ước muốn được thanh tẩy bề ngoài của nó.
c. lòng tôn kính quyền lực siêu nhiên trong thiên nhiên của nó.
d. tiêu chuẩn đạo đức cao của nó.
9. Trong sự tương quan với Cơ Đốc giáo, Thần giáo có tất cả những điểm yếu sau NGOẠI TRỪ
a. tin rằng sự chết chỉ là ảo ảnh.
b. có lòng tôn kính tự hy sinh đối với thẩm quyền
c. không có luật lệ đạo đức hay tiêu chuẩn luân lý.
d. nhìn nhận không có nguồn cứu giúp từ thần linh nào trong cõi đời nầy.
10-14 CÂU GHÉP CẶP. Hãy ghép cặp mỗi từ ngữ (bên phải) với lời xác định của nó (bên trái).
....10. Thái Dương Thần Nữ.
....11. Niên Đại Ký của Nhật Bản.
....12. Thần Hộ Vệ, tạo dựng, duy trì, cai quản, nâng đỡ vũ trụ.
....13. Hoàng đế có quyền của thần linh.
....14. Văn Kiện Thời Cổ.
a) Kami.
b) Mikado.
c) Amaterasu.
d) Kojki.
e) Nihongi
ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ HỌC TẬP PHẦN 3
Trước khi tiếp tục học bài học 9, hãy xem lại các bài học từ 5 đến 8, sau đó bạn hãy làm bài phần Đánh Giá Tiến Bộ Học Tập Phần 3 mà bạn sẽ tìm thấy trong Tập Tài Liệu Chỉ Dẫn Học Tập Dành Cho Học Viên (Student Packet). Hãy gởi Tờ Giải Đáp của bạn đến cho giảng viên ICI của bạn kèm theo với bất cứ tài liệu nào khác đã được chỉ ra ở ngoài bìa của Tập Tài Liệu Chĩ Dẫn Học Tập Dành Cho Học Viên của bạn.


DO THÁI GIÁO (Judaism)
Trên bờ biển phía đông của Địa Trung Hải có một dãi đất nhỏ hẹp được gọi là xứ Pa-lét-tin. Bạn có thể không thấy nó là quan trọng hay thậm chí chẳng có gì đáng ưa. Nó là chỗ thấp nhất trên trái đất và là một vùng cực kỳ khô nóng. Tuy nhiên, các quốc gia đã tranh chiến trên vùng đất nầy hơn ba ngàn năm qua. Hầu như suốt thế kỷ hai mươi, các đấu thủ là các quốc gia Ả Rập và dân tộc Do Thái.
Mảnh đất nhỏ bé nầy có gì lạ mà đã làm cho người ta phải tranh chiến với nhau như vậy? Nó thật là to lớn đối với các quốc gia Ả Rập và Dân Do Thái, vì nó là vùng Đất Thánh. Cả hai phía đều bảo rằng nó là đất của họ, vì nó đã được ban cho họ theo giao ước của chính Đức Chúa Trời. Điều đó đã làm cho vùng đất nầy là một phần của tôn giáo họ. Họ tin tưởng rằng họ là dân tộc duy nhất của Đức Chúa Trời -- Dân Do Thái đối với người Giu đa và người Hồi giáo đối với dân Ả Rập -- có quyền chiếm giữ nó. Vì thế, họ đã quyết định chiến đấu để giành được nó.
Có một số vấn đề mà chúng ta sẽ xem xét khi chúng ta nghiên cứu ba tôn giáo của vùng Trung Đông -- Do Thái giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Do Thái giáo là tôn giáo cổ nhất trong ba tôn giáo thuộc độc thần giáo lớn nầy của thế giới, và là cha đẻ của Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Niềm tin nơi một Đức Chúa Trời là trái tim của Do Thái giáo. Ngài là Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo Hóa, là Đấng cai quản muôn vật. Ngài là vĩnh hằng, Ngài thấy mọi vật và biết mọi sự. Ngài phán bảo với dân Ngài qua các tiên tri của Ngài, và Ngài đã chọn họ làm tuyển dân của Ngài để làm ánh sáng soi rọi cho cả nhân loại.
Dàn Bài
Làm quen với Do Thái giáo.
Những niềm tin của Do Thái giáo.
Những sự truyền thông của Do Thái giáo.
Sự phát triển của Do Thái giáo.
Đánh giá về Do Thái giáo.
Những Mục Tiêu Bài Học
Khi học xong bài học nầy, bạn sẽ có thể:
Mô tả nguồn gốc, bối cảnh và những niềm tin chính yếu của Do Thái giáo.
Nhận biết các Kinh sách của dân Do Thái.
Nêu ra những sự phát triển của Do Thái giáo trong kỷ nguyên Cơ Đốc.
Đánh giá những điểm mạnh và những điểm yếu của Do Thái giáo và chỉ ra ít nhất năm nhịp cầu nối liền giữa Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo.
Sinh Hoạt Học Tập
Nghiên cứu bài học nầy theo những chỉ dẫn đã cho trong Bài học 1.
Bạn có thể dùng Kinh Thánh để trả lời các câu hỏi của bài học và các câu hỏi trong phần bài làm tự kiểm.
Nhớ viết câu trả lời của riêng bạn cho các câu hỏi trong bài học trước khi xem phần giải đáp ở cuối bài học nầy. Thủ tục nầy sẽ giúp bạn học tài liệu nầy nhanh chóng hơn.
Hãy chắc chắn đã xem phần từ vựng để rõ nghĩa của bất cứ từ ngữ chìa khóa nào mà bạn chưa biết nghĩa.
Làm bài Tự Kiểm và kiểm tra câu trả lời của bạn với lời giải đáp đã cho.
Từ Ngữ Chìa Khóa
Cầu thay
Chê-ru-bin
Cố hữu (có sẵn)
Giao ước
Hộp kinh
Khởi đầu
Kỷ niệm
Mười điều răn
Nơi thánh
Sống lại
Tàn sát tập thể
Tiêu diệt
Toàn thiêu
Tôn giáo pháp đình
Trụy lạc
Trước tác
Tưởng niệm
Khai triển bài học
Mục tiêu 1. Mô tả ý nghĩa và bối cảnh của Do Thái giáo
LÀM QUEN VỚI DO THÁI GIÁO
Ý Nghĩa
Từ ngữ Do Thái giáo (Judaism ) phát sinh từ chữ Do Thái (hay Giu - đa Jew ). Một người Do Thái là một thành viên của chi phái Giu đa và của quốc gia Do Thái, quốc gia nầy đã tồn tại ở xứ Pa-lét-tin từ thế kỷ thứ sáu trước công nguyên đến thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Giu đa là tên của quốc gia Do Thái thời xưa và phát nguồn từ tiếng Hê-bơ-rơ (Hay Hi-bá-lai), chữ Yehudhi . Một định nghĩa của Do Thái giáo đó là một tôn giáo phô bày những niềm tin và tập tục của người Do Thái mà đã được mặc khải cho Áp-ra-ham, Môi se và các tiên tri.
Bối Cảnh
Dân Do Thái đã có một lịch sử đáng chú ý nhất. Nét độc đáo của nó là nó đem sự đối xử của Đức Chúa Trời đối với người ta trực tiếp vào tầm nhìn. Ngoài việc được gọi là tuyển dân của Đức Cúa Trời, dân Do Thái còn được gọi là dân Sê-mít (semites), dân Hê-bơ-rơ, dân Y-sơ-ra-ên và dân Giu-đa.
Dòng dõi của dân Do Thái được ghi nhận từ thời của Áp-ra-ham, là người thuộc thế hệ thứ mười của dòng dõi Sem, con trai cả của Nô-ê. Do đó họ được gọi là dân Sê-mít (dân tộc của Sem). Dân tộc của Áp-ra-ham cũng được gọi là dân Hê-bơ-rơ, là một từ ngữ có lẽ đến từ dân Habiru ở phía bắc xứ Mê-sô-bô-ta-mi, nơi mà Áp-ra-ham đã sống ở đó một thời gian. Tên Y-sơ-ra-ên đến từ cháu nội của Áp ra ham là Gia Cốp, là một người sau khi vật lộn với Đức Chúa Trời đã được đổi tên thành Y-sơ-ra-ên . Vì vậy, con cháu của ông được gọi là dân Y-sơ-ra-ên . Danh hiệu Do Thái (hay Giu-đa ) đến từ con trai của Gia cốp là Giu-đa. Dân tộc nầy được gọi là dân Giu-đa kể từ cuộc lưu đày qua ba-by-lôn. Tuy nhiên, được gọi là Dân của Đức Chúa Trời là điều quan trọng nhất đối với chính người Do Thái.
1. Nguồn gốc của từ ngữ Do Thái (hay Giu-đa ) và Do Thái giáo là gì?
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Sự kêu gọi Áp-ra-ham vào khoảng năm 1800 T.C là một biến cố đầy ý nghĩa vì những tình trạng đã có trong vùng của ông. U-rơ là một thành phố lớn ở vùng Canh-đê, khu vực nằm giữa sông Ty-rơ và sông Ơ-phơ-rát chảy vào vịnh Ba Tư. U-rơ đã bị phân hóa vào tình trạng đa thần giáo và duy linh thuyết. Dân chúng ở đây dùng đá tạc thành những trụ đá và những khối đá đặc biệt để thờ lạy theo như sự thờ lạy của các dân tộc ngoại bang. Ghinh-ganh, là một vòng tròn gồm các cột trụ, là một tên của tiếng Hê-bơ-rơ về sau nầy được đặt cho một thành phố ở xứ Pa-lét-tin. Người ta tin rằng đá, giếng, suối, cây cối và gió là chỗ ở của các linh và tà ma, và họ thường dùng các vườn cây để thờ hình tượng và làm theo những thói tục xấu. El-shaddai, tức Chân Thần, là một Đức Chúa Trời có thân vị đối với Áp-ra-ham, nhưng vợ của Áp-ra-ham đã cấu giữ tượng Thê-ra-phim trong một thời gian, đó là những tượng chạm bằng gỗ hay bằng đá mà dân ngoại cất giữ để thờ lạy ở trong nhà.
Toàn vùng Trung Đông ở trong tình trạng căng thẳng vào thời của Áp-ra-ham. Các bộ lạc Ấn-Âu từ vùng núi Armenian (Ac-mê-ni) dùng chiến xa do ngựa kéo xâm lăng vùng nầy. Nhiều gia đình và nhiều bộ lạc đã trở thành lưu lạc, và xứ Pa-lét-tin đã tràn ngập dân tị nạn. Một số trong vòng họ thuộc dân Aryan, là những người đã di dân về hướng đông đến tận xứ Ấn độ. Tha-rê, vị gia trưởng trong một gia đình sống bằng nghề chăn chiên ở xứ U-rơ, đã đem các con mình là Áp-ra-ham, Na-cô cùng tài sản của họ dọn đến Cha-ran, thuộc vùng tây bắc xứ Mê-sô-bô-ta-mi. Họ đi dọc theo các sông và những đồng bằng vùng đất phì nhiêu hình bán nguyệt, tức lộ trình phổ thông của thời đó. Một nhóm người Sê-mít khác của dân Ấn-Âu, là nhóm Hyksos, đã di chuyển ngang qua xứ Pa-lét-tin để xâm lăng vùng Ai-cập.
Giữa tình trạng huyên náo của các quốc gia đó, Đức Chúa Trời đang hình thành một dân tộc để làm của riêng mình. Từ sách Cong Cv 7:2-4, dường như lần đầu tiên Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham là lúc ông vẫn còn sống tại sanh quán của mình ở U-rơ, trong xứ Canh-đê. Rồi sau đó, tại Cha-ran, Đức Chúa Trời đã xác nhận lại sự kêu gọi của Ngài, và Ngài bảo ông đi đến một xứ mà Ngài sẽ chỉ cho ông (SaSt 12:1-3). Sự kêu gọi có liên quan đến một lời hứa về phước hạnh lớn sẽ giáng trên dân Do Thái. Mọi quốc gia chúc phước cho họ sẽ được ban phước, mọi dân tộc rủa sả họ sẽ bị rủa sả. Về sau, Đức Chúa Trời chỉ cho Áp-ra-ham vùng đất hứa. Nó trải dài từ sông Ơ-phơ-rát cho đến sông Ai-cập (SaSt 12:7; 13:14-17; 15:13-18). Lời hứa đó đã trở thành một giao ước giữa Áp-ra-ham và Đức Chúa Trời, và đã được phê chuẩn bằng sự dâng sinh tế và phép cắt bì (17:1-11). Nó là một giao ước đời đời. Trong việc nầy, chúng ta thấy một sự tham chiếu có tính cách tiên tri đến Đấng Mê-si, tức là Đấng chịu xức dầu và là niềm hy vọng của dân Y-sơ-ra-ên.
2. Hãy ghép cặp những tên gọi (bên phải) với mô tả của nó (bên trái).
..... a. Sanh quán của áp-ra-ham.
..... b. Từ Sem, con trai cả của Nô-ê.
..... c. Dân tộc phía bắc xứ Mê-sô-bô-ta-mi.
..... d. Nguồn gốc của chữ Do Thái.
..... e. Tên được đặt cho Gia- cốp.
1) Sê-mít.
2) Ha-bi-ru.
3) Y-sơ-ra-ên.
4) U-rơ.
5) Giu-đa.
3. Tại sao Đức Chúa Trời muốn Áp-ra-ham rời bỏ U-rơ?
..............................................................................................................
4. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết ra năm lời hứa mà Đức Chúa Trời đã hứa cùng Áp-ra-ham lúc Ngài kêu gọi ông.
Như vậy, Áp ra ham đã vào “đất hứa” và lập cư trên một chỏm của dãy núi Hếp-rôn, mà chổ nầy đã trở thành địa điểm của gia tộc cho những thế hệ sắp tới. Dù khởi đầu Áp-ra-ham chỉ có hai con trai là Ích ma ên và Y-sác, và huyết thống gia tộc được truyền từ Áp-ra-ham đến Y-sác, rồi đến Gia-cốp mà sau nầy được đổi tên là Y-sơ-ra-ên. Vì một cơn đói kém lớn đã xảy ra, Y-sơ-ra-ên và các con mình đã dời xuống Ai-cập. Người Hyksos đã chinh phục đất Ai Cập, là bà con dòng tộc Sê-mít, họ rất nhân hậu đối với dân Y-sơ-ra-ên và cho phép những người nầy lập cư ở đó. Dân Y-sơ-ra-ên đã thịnh vượng và sanh sản ra nhiều, từ chỗ bảy mươi người đến chỗ thành một quốc gia khoảng ba triệu người.
Khi dân Y-sơ-ra-ên đã sống 215 năm tại Ai-cập, thì người Ai-cập đã giành lại vương quốc nơi người Hyksos và “một vua mới lên ngôi, chẳng quen biết Giô sép” cầm quyền tại Ai-Cập (XuXh 1:8). Người ta không biết chắc Pharaôn nầy là ai, nhưng những khám phá mới đây chứng tỏ rằng đó chính là vua Rameses II (304-1237 T.C). Vua Rameses đã xây cất những đền thờ và các thành phố, và ông đã ép buộc dân Y-sơ-ra-ên làm nô lệ để xây cất các công trình của ông. Dân sự của Đức Chúa Trời đã chịu nhiều khổ sở, nhưng Đức Chúa Trời đã nghe tiếng kêu van của họ.
Môise, một người Hêbơrơ, được con gái của Pha-ra-ôn nuôi dưỡng trong triều đình Ai-Cập cùng với sự học thức và nếp sống xa hoa của nó. Nhưng ông đã bị đày đến đồng vắng Ma-đi-an vì tội giết chết một người Ai-cập. Sau bốn mươi hai năm sống với nghề chăn chiên tại đó, một ngày kia. Môi se đã gặp gỡ Đức Chúa Trời tại một bụi gai đang cháy, và Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-Cập. Môi se đã quay về Ai-cập, và Đức Chúa Trời đã làm nhiều phép lạ để thuyết phục người Ai-Cập phóng thích dân Y-sơ-ra-ên. Phép lạ lớn nhất đã xảy ra khi thiên sứ của sự chết “vượt qua” những nhà của người Y-sơ-ra-ên, nhưng sát hại mọi con đầu lòng của dân Ai-Cập. Rồi khi dân Y-sơ-ra-ên đa chạy thoát, họ đã đi ngang qua một hành lang dưới lòng Biển Đỏ mà Đức Chúa Trời đã dự bị cho họ, nhưng quân đội Ai-Cập đã đuổi theo họ và bị vùi lấp khi nước trở lại trạng thái ban đầu của nó. Sự trốn thoát thảm hại khỏi ách nô lệ Ai-Cập nầy được gọi là Cuộc Xuất Hành (hay Xuất Ai Cập).
Tại núi Si-nai, Đức Chúa Trời đã ban cho dân Y-sơ-ra-ên các bảng Luật pháp và đã lập giao ước nghiêm túc với dân sự Ngài. Ngài cũng đã chỉ dạy Môi-se xây cất Đền Tạm, hay hội mạc, ở đó Ngài có thể gặp gỡ dân sự Ngài. Sau bốn mươi năm lang thang trong sa mạc,cuối cùng dân Y-sơ-ra-ên đã đến núi Nê-bô trong xứ Mô-áp và đã nhìn thấy đất hứa. Môise, người đã lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên chỉ nhìn thấy miền đất ấy xa xa, và ông qua đời mà không được vào đó.
5. Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau đây vào khoảng trống đã cho.
a. Tại sao dân Y-sơ-ra-ên được nhận vào xứ Ai-Cập?
..............................................................................................................
b. Tại sao các sử gia tin rằng vua Rameses II có thể là vị Pha-ra-ôn của thời dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-Cập?
..............................................................................................................
c. Tại sao Môi-se bị đày đến xứ Ma-đi-an?
..............................................................................................................
d. Nguồn gốc lễ vượt qua của dân Do Thái là gì?
..............................................................................................................
e. Mục đích của Đền Tạm để làm gì?
..............................................................................................................
Giô suê, người kế nhiệm Môi-se, đã dẫn dân sự vào xứ Ca-na-an và đã chinh phạt ba mươi mốt thành phố trong khoảng thời gian bảy năm. Sau đó, trong khoảng ba trăm năm, các quan xét đã cai trị dân sự. Tuy nhiên, dân Y-sơ-ra-ên đã nài ép Đức Chúa Trời cho họ một vua “như các dân tộc khác đã có” (ISa1Sm 8:5). Dầu đó không phải ý muốn Ngài, Đức Chúa Trời cũng đã cho phép Y-sơ-ra-ên trở thành một vương quốc, và đã lập Sau lơ là vị vua đầu tiên vào năm 1050 T.C. Kế sau ông, có Đa vít và Sa-lô-môn, mỗi triều đại khoảng bốn mươi năm. Vì sự bội đạo của Sa-lô-môn, Y-sơ-ra-ên bị chia làm hai vương quốc. Vương quốc Giu đa ở phía nam, gồm hai chi phái Giu đa và Bên gia min. Thủ đô của nó là Giê-ru-sa-lem và vị vua đầu tiên của nó là Rô-bô-am. Mười chi phái kia lập thành vương quốc Y-sơ-ra-ên ở phía bắc, lấy Sa-ma-ri làm thủ đô và Giê-rô-bô-am là vị vua đầu tiên của nó.
Trong hai trăm năm kế đó, bất chấp lời cảnh cáo của các tiên tri, dân sự ở vương quốc phía bắc đã phản loạn lại đường lối của Đức Giê hô va. Sau cùng, vào năm 721 T.C, họ bị người A-si-ry chinh phạt và bị phân tán vào các xứ khác. Đây là khởi đầu của Cuộc Tản Lạc (Diaspora ) mà từ đó hầu hết dân sự không bao giờ được quay về cố hương nữa. Vương quốc Giu đa ở phía nam cũng kinh qua nhiều nan đề thuộc linh như vậy, mà nó đã đặc trưng cho dân Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, nhiều lần dân sự đã kinh nghiệm các cuộc phục hưng thuộc linh, và trong gần 350 năm họ đã là một quốc gia. Dù sao chăng nữa, như là hậu quả của sự bội đạo, Đức Chúa Trời đã cho phép người Ba-by-lôn chinh phục nước Giu-đa vào năm 606 T.C. Dầu rằng vương quốc vẫn kéo dài đến năm 586 T.C, nhưng đại đa số dân chúng đã bị bắt làm phu tù sang Ba-by-lôn vào năm 597 T.C. Đền thờ của Sa-lô-môn bị phá hủy vào năm 586 T.C và người ta chẳng bao giờ còn thấy hòm giao ước nữa.
Dân Do Thái bị phu tù trong bảy mươi năm như các tiên tri đã loan báo (Gie Gr 26:11-14). Dưới đời vua Ba Tư, dân Do thái được phép trở về pa-lét-tin. Vào năm 536 T.C, khoảng năm mươi ngàn người đã đáp ứng, dưới sự lãnh đạo của Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi, họ đã hồi hương để tái thiết quốc gia, thành phố và đền thờ. Từ đó cho đến kỷ nguyên Cơ Đốc, dân Do Thái đã là công dân của các đế quốc Ba Tư, Hy Lạp Và La Mã; và tiếng Hy Lạp cùng tiếng A-ram (Aramaic) là những ngôn ngữ thông dụng.
Khi Chúa Jesus Christ xuất hiện, người Do Thái đang bị ở dưới ách đô hộ của La Mã, và họ đang trông mong Đấng Mê-si mà họ tin rằng Ngài sẽ giải thoát họ ra khỏi ách nô lệ. Nhưng khi họ biết rằng sứ mạng của Chúa Jesus là một sứ mạng thuộc linh, thì họ đã chối bỏ Ngài. Họ nổi loạn chống lại La Mã, và tự chuốc lấy cho mình sự hủy phá thành Giê-ru-sa-lem vào năm 70 S.C. Đó là một cuộc nổi loạn đem lại kết quả làm thiệt mạng nhiều người và mất cả sự tồn tại của quốc gia. Quân đội La Mã sát hại hơn một triệu người Do Thái, hàng trăm người bị chết đói và nhiều ngàn người khác bị bắt làm phu tù.
Người La Mã nghĩ rằng quốc gia Do Thái đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, giao ước của Đức Chúa Trời đã lập với Áp-ra-ham vẫn vững bền và sự bảo tồn dân Do Thái đã là hiện tượng vĩ đại của các thời đại. Mặc cho đắng cay và bị bắt bớ suốt mười chín thế kỷ qua, người Do Thái đã sống sót và trở thành một phần của mọi quốc gia trên trái đất nầy.
6. Hãy ghép cặp từng tên (bên phải) với biến cố lịch sử liên hệ của nó (bên trái).
..... a. Bị làm phu tù trong bảy mươi năm.
..... b. Vua đầu tiên là Giê-rô-bô-am.
..... c. Hủy phá Giê-ru-sa-lem vào năm 70 S.C.
..... d. Đức Chúa Trời đã lập giao ước với ông.
..... e. Lãnh đạo Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-Cập.
..... f. Đã bị tác động trước tiên bởi Cuộc Tản Lạc.
..... g. Lãnh đạo việc tái thiết Giê-ru-sa-lem và đền thờ.
..... h. Lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên vào xứ Ca-na-an.
1) Y-sơ-ra-ên.
2) Giu-đa.
3) Á--ra-ham.
4) Môi-se.
5) Giô-suê.
6) Nê-hê-mi.
7) Người La Mã.
7. Tại sao người Do Thái chối bỏ Chúa Jesus là Đấng Mê si và hậu quả là gì?
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Mục tiêu 2. Nêu ra quan niệm phát triển về Đức Chúa Trời trong thần đạo học của người Do thái.
NHỮNG NIỀM TIN CỦA DO THÁI GIÁO
Niềm Tin Của Người Do Thái Nơi Một Hữu Thể Tối Cao
Đối với người Hêbơrơ, Đức Chúa Trời của các từng trời đã có mặt từ đời đời trong quá khứ. “Ban đầu Đức Chúa Trời...” (SaSt 1:1). Ngài tạo dựng muôn vật. Ngài ở khắp mọi nơi và Ngài có sự giao thông với dân sự Ngài.Elohim là tên thường dùng để chỉ về Đức Chúa Trời trong Sáng thế ký. Từ ngữ El ở số ít và từ ngữ Elohim thuộc số nhiều. Elohim thường dùng với một số ít mang bằng chứng chỉ về sự hiệp nhất và tính số nhiều của Đức Chúa Trời. Sự tương giao của El với dân Ngài được bày tỏ ra bằng việc kết nối với một chữ khác. Đức Chúa Trời là El - Shaddai đối với Áp-ra-ham (Đấng thỏa đáp). Một số danh từ khác là: El - aezar (Đức Chúa Trời cứu giúp), Bê-tên (nhà Đức Chúa Trời), Ê-li (Đức Chúa Trời là Đức Giê hôva) và Ê-li-sê (Đức Chúa Trời là Cứu Chúa).
Đối với người Hê-bơ-rơ, Đức Chúa Trời mặc khải chính mình Ngài là YHWH (Gia vê hay Giê-hô-va), từ ngữ nầy có nghĩa đặc biệt là “Ta là Đấng Ta là” (hay dịch “Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu”) hoặc “Ta là Đấng làm cho có”. Nó đến từ động từ “là” bao hàm mọi thì -- quá khứ, hiện tại và tương lai -- Người Do Thái xem chữ nầy là quá thánh khiết để phát âm ra. Trong lúc đọc Torah (sách Luật pháp), họ thay thế bằng từ ngữ Adonai, tức là “Chúa”. Danh xưng YHWH hay Đức Giê hô va thỉnh thoảng được xử dụng trong sách Sáng thế ký, nhưng nó không được mặc khải đầy đủ ý nghĩa cho đến thời của Môi se (XuXh 3:11-15). Ở đây, một lần nữa sự tương giao của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên được chỉ ra trong danh hiệu kết ước của Ngài. Đối với người đau, Ngài là Đức Giê hô va Ra-pha, tức “Chúa là Đấng chữa bệnh”. Trước áp lực của quân thù, dân sự Ngài nương dựa nơi Đức Giê hô va Di-rê, tức là “Chúa là Đấng sắm sẵn”.
Niềm tin nơi các thần ngoại bang là nguyên nhân chính của việc sụp đổ nước Y-sơ-ra-ên. Dân Ca-na-an là dân trồng trọt và họ hầu việc Thần Ba-anh. Ba-anh nghĩa là “Chúa” hay “chủ nhân” (của đất đai). Họ tin rằng đất đai được màu mỡ là nhờ nơi Thần Ba anh. Cùng nhóm với Thần Ba-anh có A-sê-ra hay At-tạt-tê, được người ta thờ lạy với những tập tục khó hiểu. Các tiên tri đã cảnh cáo dân Y-sơ-ra-ên phải chống trả các thần tượng đó” Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe ! Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai... Ngươi phải kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, phục sự Ngài...” (PhuDnl 6:4, 13).
8. Hãy ghép cặp mỗi tên (bên phải) với ý niệm mô tả của nó về Đức Chúa Trời (bên trái).
..... a. Chúa là Đấng chữa bệnh.
..... b. Ta là Đấng Hằng Hữu.
..... c. Nhà của Đức Chúa trời.
..... d. Đấng thỏa đáp.
..... e. Đấng tạo dựng muôn vật.
..... f. Sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời trong số nhiều.
..... g. Chúa là Đấng sắm sẵn.
1) El-Shaddai.
2) Elohim.
3) Bê-tên.
4)YHWH.
5) Giê-hô-va-Ra-pha.
6) Giê-hô-va Di-rê.
Mục tiêu 3. Mô tả ngắn gọn Kinh sách của Do thái giáo và ghi nhớ tóm tắt về Mười Điều Răn.
Bộ Luật Luân Lý Của Do Thái Giáo
Mười luật lệ tuyệt đối đã được ban cho dân Y-sơ-ra-ên tại núi Si-nai là căn bản của đời sống người Do Thái. Chúng thường được biết đến với cái tên gọi Mười Điều Răn và được ghi chép trong XuXh 20:1-17. Chúng được tóm tắt ngắn gọn ở đây để bạn có thể học thuộc lòng.
I. Ta là Giê hô va Đức Chúa Trời ngươi, trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác.
II. Ngươi chớ làm tượng chạm theo hình dạng của bất cứ vật gì.
III. Ngươi chớ lấy Danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời người mà làm chơi.
IV. Hãy nhớ ngày yên nghỉ (Sa bát) đặng làm nên ngày thánh.
V. Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi.
VI. Ngươi chớ giết người.
VII. Người chớ phạm tội tà dâm.
VIII. Ngươi chớ trộm cắp.
IX. Người chớ làm chứng dối cho kẻ lân cận mình.
X. Ngươi chớ tham lam bất cứ vật gì thuộc về kẻ lân cận ngươi.
Sách luật pháp chứa 623 điều răn cả thảy, chúng được ghi chép trong các sách Xuất Ê díp tô ký, Lê vi ký, Dân số ký, và điều hòa mọi phương diện của cuộc sống. Luật pháp có thể đưọc chia làm ba loại. Luật đạo đức (Mười Điều Luật hay Mười Điều Răn) là bộ luật luân lý của dân Y-sơ-ra-ên. Luật nghi lễ bao gồm việc dâng sinh tế, sự hầu việc trong đền tạm, chức vụ tế lễ và các kỳ lễ. Luật Dân sự điều hòa đời sống xã hội của dân sự. Bộ Torah (hay Ngũ Kinh - Pentateuch - nghĩa là “năm sách”) chứa đựng các luật lệ và lịch sử, và đã trở thành phần tối cao của Kinh Thánh đối với dân Do Thái. Như vậy, Do Thái giáo được gọi là một tôn giáo luật pháp và dân Do Thái là một dân tộc Kinh Sách.
Moses Maimonides (1135-1204 S.C) là một ra bi sanh tại Tây Ban Nha và đã bị đày sang Ai- Cập, ông đã rút gọn niềm tin của người Do Thái thành một bản tín điều gồm mười ba điểm chính. Chúng có thể được cô đọng như sau:
Tôi tin nơi một Đức Chúa Trời (YHWH), là Đấng Tạo Hóa muôn vật.
Đức Chúa Trời (YHWH) là một Hiệp Nhất.
Ngài là một thần linh, không có thân thể.
Ngài có mặt từ trước vô cùng và cho đến đời đời trong tương lai.
Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất đáng tôn thờ.
Mọi lời của các đấng tiên tri đều chân thật.
Môi-se là thủ lãnh trong hàng các tiên tri.
Luật pháp được Đức Chúa Trời ban cho Môi se.
Luật pháp là luật pháp duy nhất và không thể thay đổi.
Đức Chúa Trời biết các tư tưởng và hành động của con người.
Ngài ban thưởng cho kẻ vâng phục và hình phạt kẻ vi phạm.
Đấng Mê si sẽ đến để dẫn dắt dân Ngài.
Sẽ có sự sống lại của kẻ chết.
9. Hãy viết Mười Điều Răn theo trí nhớ của bạn vào vở ghi bài của bạn.
10. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây vào những khoảng trống đã cho.
a. Có bao nhiêu điều răn trong Luật pháp Môi-se?
..............................................................................................................
b. Chúng ta có thể chia Luật pháp ra thành những loại nào?
..............................................................................................................
c. Tại sao dân Do Thái được gọi là một dân tộc Kinh sách?
..............................................................................................................
d. Công việc nào làm Moses Maimonides nổi tiếng?
..............................................................................................................
Mục tiêu 4. Nhận biết một cách đơn giản các nơi thiêng liêng, những người thiêng liêng và các tập tục của Do Thái giáo.
Những Tổ Chức Thiêng Liêng Của Do Thái Giáo
Những nơi Thánh Thiêng
Đền Tạm . Đền tạm là chỗ Đức Chúa Trời gặp gỡ dân sự Ngài trong đồng vắng và tại xứ Ca-na-an trong lúc các quan xét cai trị. Nó là một công trình xây dựng có thể di động, được bao bọc bằng một vách gồm những tấm màn trắng với một cái sân để dâng của lễ. Bên trong công trình có hai phần: phần thứ nhất là Nơi Thánh, và phần thứ nhì, tức phần phía trong, là “Nơi Chí Thánh”. Phần thứ nhì nầy là trái tim của đền tạm và hòm giao ước được đặt ở đó. Hòm giao ước là một loại hòm trong đó có đặt các bảng Luật Pháp. Nắp của nó làm bằng vàng và được gọi là Ngôi thi ân với hai chê-ru-bin là một phần của nắp nầy. Khi dân Y-sơ-ra-ên ra đi, hòm giao ước được khiêng trên vai của các thầy tế lễ và đi trước dân sự.
Đền Thờ . Vua Sa-lô-môn đã xây cất đền thờ đầu tiên của dân Do Thái. Nó ưu việt hơn đền tạm rất nhiều và thuộc trong số những công trình kiến trúc nổi tiếng thời đó. Nó được thiết kế tương tự như đền tạm, như nó dài chín mươi bộ (hai mươi bảy mét), rộng ba mươi bộ (chín mét) và cao bốn mươi lăm bộ (khoảng mười bốn mét), với nhiều vật trang hoàng đẹp đẽ và đắt tiền. Nó đã bị vua Nê-bu-cát-nết-sa phá hủy vào năm 586 T.C và đã được tái thiết một phần do E-xơ-ra; nhưng Hê-rốt Đại Vương đã khôi phục nó trở lại vẻ huy hoàng cũ. Chúa Jesus đã viếng đền thờ vài lần, và vào một cơ hội nọ, Ngài đã phê bình nó (Mat Mt 24:1). Tuy nhiên, nó đã bị quân đội La Mã phá hủy hoàn toàn vào năm 70 S.C.
Các Nhà Hội . Những nhà hội dùng là nơi thờ phượng ở các địa phương đã được xây cất từ thời Ê-xơ-ra và vẫn được xử dụng ở khắp thế giới. Trong buổi nhóm, những người nam đội một mũ chụp nhỏ và phụ nữ ngồi trong một khu vực riêng. Các thành viên cùng đọc bài Shema, tức là bài xưng nhận đức tin ghi trong PhuDnl 6:4, “Hỡi y-sơ-ra-ên, hãy nghe ! Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi”. Một vị cantor (người hướng dẫn hát lễ) có thể hát đơn ca hay hướng dẫn hát và các vị ra-bi đọc sách Torah và giảng giải.
Vách Thành Than Khóc . Phần duy nhất của đền thờ còn sót lại là một phần của vách tường và nó là một chỗ thánh nhất đối với người Do Thái. Họ hành hương đến đó, họ đặt những bài cầu nguyện đã viết ra trên giấy vào những kẻ nứt của vách tường. Nó mang tên nầy bởi vì dân Do Thái than khóc về việc mất đền thờ và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Tòa Công Luận . Tòa công luận là tòa án tối cao ở trong Do Thái giáo, và đã được thành lập vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Nó có bảy mươi hai thành viên bao gồm các thầy tế lễ, các trưởng lão và các thầy thông giáo. Thầy tế lễ thượng phẩm thường là chủ tịch của tòa công luận. Nó có quyền lực rất rộng, nhưng quyền kết án tử hình thì do nhà cầm quyền La Mã quản trị.
11. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Đền tạm là nơi Đức Chúa Trời gặp gỡ dân Y-sơ-ra-ên.
b. Khi ra đi, hòm giao ước được khiêng trên vai của các chiến sĩ.
c. Đền thờ do Đa-vít xây cất đẹp hơn và đắt giá hơn đền tạm, và đã bị Hê-rốt Đại Vương phá hủy.
d. Các nhà hội được xây cất để dùng làm nơi thờ phượng ở các địa phương.
e. Bức tường than khóc là chỗ các ra-bi cầu nguyện trong đền thờ.
f. Tòa công luận có bảy mươi hai thành viên với quyền lực vô hạn trên dân Do Thái.
Những Người Thánh Thiêng
Các Tiên Tri . Từ ngữ tiếng Hê-bơ-rơ để chỉ vị tiên tri là Na-bi, có nghĩa là “một người được kêu gọi để nói ra thay Đức Chúa Trời”. Các tiên tri đôi lúc tiên báo hay nói trước về những biến cố trong tương lai, nhưng phần lớn là họ chỉ nói ra (phát ngôn nhân). Họ rao giảng về sự công bình của Đức Chúa Trời và tố cáo các tội lỗi và sự thờ hình tượng của dân sự. Các tiên tri như Ê-li và Ê-li-sê được biết đến như là các tiên tri tiền trước tác (chưa biết sách). Các vị tiên tri có trước tác (có viết sách) được liệt kê trong Cựu Ước là từ Ê-sai đến Ma-la-chi.
Các Thầy Tế Lễ . Chức tế lễ được trong gia tộc A-rôn, và trong chi phái Lê-vi. Trong số các nhiệm vụ của họ, họ phải giữ việc đốt lửa trên bàn thờ, châm dầu vào Đèn vàng đặt trong nơi thánh và dâng các tế lễ. Một phần trong số một phần mười về thịt và các của dâng bằng ngũ cốc được ban cho họ. Trong cuộc chinh phục xứ Ca-na-an, họ được cấp bốn mươi tám thành và đất để chăn bầy súc vật của họ thầy tế lễ thượng phẩm nắm chức vụ dâng tế lễ cao nhất và có những nhiệm vụ riêng quan đến sự thờ phượng và các công việc của dân sự. Mỗi năm một lần, vào ngày Đại lễ Chuộc tội, ông vào nơi chí thánh để cầu thay cho dân sự.
Các Ra-bi Người Sa-đu-sê Và Người Pha-ri-si . Ra-bi có nghĩa là “thầy dạy”, là một danh từ tôn kính được dùng cho những người dạy dỗ thuộc linh (Mat Mt 23:7). Họ xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Chúa Jesus đã nói với các môn đồ Ngài rằng đừng gọi ai là chủ, vì các ra-bi đã trở thành như là chủ đối với dân chúng.
Người Sa-đu-sê là một đảng tôn giáo và chính trị, họ phát khởi khoảng một thế kỷ rưỡi trước công nguyên. Họ thuộc giai cấp cao của các thầy tế lễ, giàu có nhưng rất thế gian, và họ đã đào tạo ra nhiều thầy tế lễ thượng phẩm. Họ tin nơi sự thông giải nguyên văn (theo nghĩa đen) sách Torah, họ bác bỏ luật khẩu truyền và niềm tin nơi các thiên sứ, cũng như sự sống lại của thân thể. Họ là những người yêu nước trung thành với Lamã.
Người Pha-ri-si là một đảng sùng đạo và hầu hết các thầy thông giáo và các ra-bi thuộc về hàng ngũ nầy. Họ sốt sắng đối với sách Torah nhưng họ cảm thấy cần có một luật pháp khẩu truyền. Họ chống đối phái Sa-đu-sê vì họ tin nơi sự hiện đến của Đấng Mê-si, sự sống lại và sự phán xét sau cùng. Chúa Jesus thường chỉ trích họ vì sự giả hình của họ.
12. Hãy ghép cặp những từ ngữ nầy (bên phải) với lời mô tả của chúng (bên trái).
..... a. Một đảng tôn giáo, chính trị, giàu có.
..... b. Dạy dỗ người Do Thái.
..... c. Phải thuộc chi phái Lê vi.
..... d. Tin nơi sự sống lại.
..... e. Đôi lúc tiên đoán, đôi lúc nói ra (phát ngôn).
1) Tiên tri.
2) Thầy tế lễ.
3) Ra-bi.
4) Sa-đu-sê.
5) Pha-ri-si.
Những Tập Tục Thiêng Liêng
Sinh Tế Và Của Lễ . Môi se đã khai triển một hệ thống tỉ mỉ về việc dâng sinh tế bằng thú vật và các của lễ bằng ngũ cốc (của lễ chay). Với việc dâng sinh tế, dân sự phải ăn năn. Huyết được rưới đều đặn trong nơi thánh để chuộc tội. Mỗi ngày, sự thờ phượng và các của lễ tạ ơn được dâng lên.
Sự Cầu Nguyện Và Hộp Kinh (phylacteries ). Khoảng từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên, mọi người nam Do Thái đều mang hộp kinh trong buổi cầu nguyện ban sáng. Đây là những hộp da nhỏ chứa bốn khúc Kinh Thánh trích từ Cựu Ước. XuXh 13:1-10, 11-16; PhuDnl 6:4-9 và 11:13-21. Một hộp được đeo trên đầu và một hộp khác đeo bên cánh tay trái.
Phép Cắt Bì Và Giao Ước . Phép cắt bì là một dấu hiệu bề ngoài của giao ước giữa Đức Chúa Trời và Áp-ra-ham. Được thực hiện vào ngày thứ tám sau khi sinh ra đối với mỗi bé trai, nó nhắc cho người Do Thái nhớ đến sự kêu gọi thánh của họ.
Con Của Điều Răn . Khi một bé trai Do Thái được mười ba tuổi, nó được xem là một người đàn ông một cách có kỹ thuật và được dạy bảo về niềm tin và ngôn ngữ của người Hê-bơ-rơ. Sau đó, cậu bé trải qua một nghi lễ khởi đầu là Bar Mitzvah , nghĩa là Con Trai Của Điều Răn. Vào dịp đó, cậu bé đọc Kinh Thánh tại nhà hội và có thể đọc một diễn văn. Cha mẹ cậu sẽ tổ chức một lễ hội, trong đó cậu nhận được quà tặng của bạn hữu mình.
Những Kỳ Lễ Và Ngày Thánh. Những ngày lễ để kỷ niệm các biến cố quan trọng trong lịch sử là một yếu tố đoàn kết trong một quốc gia. Người Do Thái kính yêu lịch sử của mình và họ tuân giữ những ngày lễ thánh. Ngày Sa-bát là chính nền tảng của đức tin Do Thái giáo. Không những dân Y-sơ-ra-ên giữ ngày Sa-bát, mà ngày Sa-bát cũng giữ dân Y-sơ-ra-ên nữa. Đó là ngày thờ phượng, ngày mà Đức Chúa Trời yên nghỉ công việc sáng tạo của Ngài. Nó bắt đầu từ lúc mặt trời lặn của ngày thứ sáu và chấm dứt vào lúc mặt trời lặn vào ngày thứ bảy.
Những ngày lễ hội và ngày nghỉ khác của dân Do Thái là:
1. Lễ Pesach . Lễ Vượt qua bắt đầu vào ngày 15 tháng Ni-san, tức giữa tháng Ba và tháng Tư dương lịch. Nó là một sự tưởng nhớ việc xuất hành của dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập, tức là ngày sinh nhật của dân Y-sơ-ra-ên. Kỳ lễ nầy kéo dài tám ngày.
2. Lễ Shavuot . Lễ các tuần lễ hay lễ Ngũ Tuần (năm mươi) được tổ chức vào ngày thứ năm mươi sau lễ Vượt qua, trong tháng Si-van. Nó kỷ niệm mùa gặt ngũ cốc và việc ban bố luật pháp tại núi Si-nai.
3. Lễ Rosh Hashanah. Ngày Tết dân sự của người Do Thái được tổ chức vào ngày thứ nhất và ngày thứ nhì của tháng Tishri, tức Tháng Chín hoặc Tháng Mười dương lịch.
4. Lễ Yom Kippur. Ngày Đại lễ Chuộc Tội được tổ chức vào ngày mồng mười tháng Tishri, đó là ngày thánh mà thầy tế lễ thượng phẩm vào nơi chí thánh. Sukkoth, hay Lễ Lều Tạm, được tổ chức vào ngày 15 tháng Tishri. Người Do Thái ở trong các lều hay trại để tưởng nhớ kinh nghiệm của dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng vào thời Xuất Hành (Xuất Ê díp tô ).
5. Lễ Hanukkah. Ngày Lễ Đèn được tổ chức vào ngày tháng Kít-lơ (Kislev), tức tháng mười hai dương lịch. Nó tượng trưng cho lễ Tái Khánh thành đền thờ vào năm 165 T.C, sau khi đền thờ đã bị vua hung ác Seleucid là Antiochus Epiphanes làm ô uế. Trong kỳ lễ nầy, người Do Thái đốt đèn trong tám ngày.
6. Lễ Purim (Phu-rim). Lễ Rút thăm để kỷ niệm sự cầu thay của Hoàng hậu Ê-xơ-tê cho dân Do Thái tại Ba-Tư. Nó được tổ chức vào tháng A-đa, tức giữa tháng hai và tháng ba dương lịch.
13. Đối với người Do Thái, phần thiết yếu của một sinh tế là gì?
............................................................................................................
14. Hãy ghép cặp các từ ngữ (bên phải) với lời mô tả của chúng (bên trái).
..... a. Ngài Đại Lễ Chuộc Tội.
..... b. Tết của Người Do Thái.
..... c. Lễ khởi đầu để thành một người đàn ông.
..... d. Kinh Thánh ở trên trán và trên cánh tay lúc cầu nguyện.
..... e. Dấu hiệu giao ước với Đức Chúa Trời.
..... f. Sự giải cứu ra khỏi Ai cập.
..... g. Lễ Đèn.
1) Hộp kinh.
2) Phép cắt bì.
3) Bar Mitzvah.
4) Lễ Hanukkah.
5) Lễ Vượt qua.
6) Lễ Yom Kippur.
7) Lễ Rosh Hashanah.
Mục Tiêu 5. Biết những câu mô tả quan niệm của người Do Thái về con người, tội lỗi, sự cứu rỗi và hy vọng trong tương lai.
Tội Lỗi, Sự Cứu Rỗi Và Số Phận Trong Do Thái Giáo.
Con Người- Sự Thiện Lành Cố Hữu . Người Hê-bơ-rơ tin nơi đức tính cố hữu (có sẵn) và sự thiện lành của con người. Con người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời và không phải là một nô lệ như dân ngoại đã tin. Họ phủ nhận ý tưởng về sự trụy lạc hoàn toàn, nghĩa là, nhân loại được sinh ra trong tội lỗi lưu truyền từ A-đam. Ngoài ra, theo thần đạo học Do Thái, con người phạm những hành động tội lỗi cá nhân và phải đền tội cho những hành động đó.
Con Người- Cứu Tinh Của Chính Mình . Theo Do- Thái giáo, vì con người phạm tội lỗi của riêng mình nên người đó phải đền tội . Những họ không cần Cứu Chúa. Sự cứu rỗi vốn ở trong chính họ. Phải tự xét mình, xưng tội, ăn năn và cầu nguyện. Rồi người đó phải quyết tâm không tái phạm những tội lỗi của quá khứ và phải làm việc lành. Vào ngày Đại Lễ Chuộc Tội, tội lỗi của cả dân sự đều được tha thứ và được cất bỏ.
Tội Lỗi -- Sự Vi Phạm Luật Pháp. Đối với người Do Thái, đạo đức tốt có nghĩa nhiều hơn là việc làm đúng theo bộ luật của xã hội. Nó liên can đến động cơ trong lòng. Chính nền tảng của Do Thái là giao ước lập với Đức Giê hô va, theo đó Đức Chúa Trời và con người là những phần tử trong một cuộc đối thoại và tình bạn hữu suốt đời . Luật pháp định nghĩa giao ước và bày tỏ cách Đức Chúa Trời muốn mỗi người phải sống. Tội lỗi là sự vi phạm giao ước và Đức Chúa Trời kêu gọi mỗi người quay về với Luật Pháp, vì Đức Chúa Trời là Luật Pháp của Ngài.
Tương Lai -- Một Cảm Thức Về Số Phận. Lịch sử của dân Do Thái là đang nhìn về phía trước. Nhiều tôn giáo khác nhìn lại quá khứ như thời đại vàng son của họ, đó là lúc các thần thiết lập công việc của họ. Một số khác xem lịch sử như là một chu kỳ lặp đi lặp lại mãi mãi. Người Do Thái nhìn về tương lai, hướng về thời đại hoàng kim là lúc Đức Chúa Trời sẽ lập vương quốc của Ngài với Đấng Mê-si là người cai trị vương quốc đó. Lúc đó người Do-Thái sẽ là ánh sáng cho thế gian, kẻ chết sẽ được sống lại và kẻ ác sẽ bị phán xét.
15. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Người Do Thái tin rằng con người vốn là tốt vì con người được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời.
b. Theo niềm tin của người Do - Thái, con người đền tội cho những tội lỗi của mình bằng việc lành.
c. Đối với người Do Thái, tội lỗi là không tuân theo Torah (Luật Pháp), có nghĩa là bất trung đối với Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời là Torah.
d. Dân Do Thái hướng về một ngày mà Đấng Mê-si sẽ cai trị trái đất và dân sự của Đức Chúa Trời sẽ là ánh sáng của trần gian.
Mục Tiêu 6. Mô tả hai hình thức kinh sách của Do-Thái giáo.
CÁC SỰ TRUYỀN THÔNG CỦA DO THÁI GIÁO.
Theo như luật pháp và các tiên tri đã được đặt vào trong sách vở, người Do Thái được nhận biết như là dân tộc kinh sách. Thánh Kinh của họ giống y như phần Cựu Ước của Kinh Thánh Cơ-Đốc-Giáo, nghĩa là một bộ sưu tập gồm ba mươi chín sách. Trong Thánh Kinh Do Thái, một sách được nối kết lại với nhau tạo thành một toàn thể gồm hai mươi hai sách, theo hai mươi hai ký tự trong mẫu tự Hê-bơ-rơ. Chúng được viết bằng tay trên các cuộn giấy do một số tác giả khác nhau. Vào thời của Đấng Christ, chúng được phân thành ba nhóm chính: Nhóm Luật Pháp, Nhóm Tiên Tri và Nhóm Văn Phẩm hay Thi Thiên (LuLc 24:44). Đó là:
Nhóm Luật Pháp, tức Torah . Luật pháp là Torah, năm cuốn sách đầu (Tiếng Hy Lạp gọi là Ngũ Kinh - Pentateuch). Năm sách đó là: Sáng thế ký, Xuất Ê díp tô ký, Lê vi ký, Dân số ký, và Phục truyền luật lệ ký. Người ta tin rằng Môi se đã viết các sách đó, vì chúng thường được đề cập đến như là “Các sách của Môi se”.
Nhóm Tiên Tri , tức Nebhiim. Nhóm tiên tri gồm bốn sách: Giô suê, Các quan xét, I và II Samuên, I và II Các Vua.
Nhóm hậu Tiên tri gồm bốn sách: Ê sai, Giê rê mi, Ê xê chi ên và sách Mười hai (tiểu tiên tri).
Nhóm Văn phẩm , tức Kethubhim. Các sách văn thơ: Thi Thiên, Châm ngôn và Gióp.
Các sách lễ hội, Megilloth (những cuộn sách ngắn được đọc vào các kỳ lễ): Nhã Ca, Ru tơ, Ca thương, Ê xơ tê và Truyền đạo.
Các sách Lịch sử: Đa ni ên, Ê xơ ra, Nê hê mi và I và II Sử ký.
Luật Lệ Truyền Khẩu , sách Talmud. Trong thời kỳ giữa hai giao ước, sách Talmud, tức luật pháp truyền khẩu dần dần được phát triển và thu gọn thành sách. Nó trở thành quan trọng đối với Do Thái giáo, chỉ đứng hàng thứ nhì sau sách Torah mà thôi. Có hai sách Talmud, được đặt tên theo vùng mà nó phát xuất: Sách của Pa-lét-tin (thế kỷ thứ tư) và sách của Ba-by-lôn (thế kỷ thứ sáu sau công nguyên). Sách Talmud gồm hai phần lớn: phần Mishnah nghĩa là “sự nhắc lại”, bao gồm các lời truyền khẩu được chép ra khoảng năm 200 S.C. Phần Gemara gồm các lời truyền khẩu theo sau đó, với các lời thông giải luật pháp, mãi cho đến thế kỷ thứ sáu sau công nguyên. Sách Talmud bày tỏ một dân tộc tìm kiếm Đức Chúa Trời và nhấn mạnh cả sự trông đợi Đấng mê-si lẫn sự sống lại
16. Hãy trả lời các câu hỏi sau vào khoảng trống đã cho.
a. Có bao nhiêu sách trong Thánh Kinh của người Do Thái?
..............................................................................................................
b. Các phần phân chia được gọi là gì?
..............................................................................................................
c. Tên khác để gọi sách Torah là gì và nó có nghĩa gì?
..............................................................................................................
d. Có bao giờ nhiêu sách trong mỗi nhóm?
..............................................................................................................
e. Sách Talmud là gì?
..............................................................................................................
f. Hai phần trong sách Talmud mô tả gì?
............................................................................................................................................................................................................................
Mục Tiêu 7. Miêu tả những kinh nghiệm và sự tăng trưởng của Do Thái giáo trong kỷ nguyên Cơ Đốc.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DO THÁI GIÁO
Đấu Tranh Để Sinh Tồn
Sau khi thành Giê-ru-sa-lem bị hủy phá vào năm 70 S.C. Ban lãnh đạo người Do Thái, là những người còn sống sót, dời đến Jamnia trên bờ biển. Một trường học và một tòa công luận đã được thành lập. Dần dần, các cộng đoàn Do Thái được khôi phục tại Ai cập, Ba Tư, Pa-lét-tin và ngay cả tại Giê-ru-sa-lem nữa. Họ bị những người cai trị Byzantine loại bỏ vào những năm 500. Vào thế kỷ thứ bảy, đạo quân Hồi giáo chinh phục xứ Pa-lét-tin, Ai Cập và Tây ban nha; người do Thái dưới sự cai trị của người Hồi Giáo có được điều kiện sinh sống khá hơn. Họ tấn bộ trong lãnh vực toán học, thiên văn học, triết học và hóa học.
Tại Tây ban nha, thế kỷ thứ chín và thứ mười đã trở thành thời đại hoàng kim của thành tựu văn học. Do Thái giáo Sephardic (thuộc Tây Ban Nha) xử dụng một thổ ngữ -- Tây Ban Nha -- Do Thái đã phát triển tại Tây Ban Nha, với một nhà hội và các lễ nghi. Tại Âu Châu, Do Thái giáo Ashkernazi (thuộc Đức) đã phát triển với thổ ngữ Đức -- Do Thái của nó, gọi là Yiddish. Vào thế kỷ mười một và mười hai, các đoàn Thập tự quân, trên đường đến Cứu Thánh địa ra khỏi tay người Hồi giáo, đã tàn sát nhiều người Do Thái và phóng hỏa các nhà hội của họ. Người Do Thái bị vu cáo là nguyên do của Nạn Dịch Đen năm 1348 mà nó đã giết hại một phần ba dân số Âu Châu. Tại tôn giáo pháp đình Tây Ban Nha năm 1492, hằng ngàn người đã bị giết và hằng trăm người phải chạy trốn. Nhưng bất cứ nơi nào họ đi đến, họ đều có một tác động lớn trên xã hội và đã sinh ra các học giả Thánh Kinh Do Thái nổi tiếng.
Vào thế kỷ mười sáu, Martin Luther khởi xướng phong trào cải chánh, vào lúc đầu ông ưu đãi người Do Thái; tuy nhiên, về sau ông đã thay đổi và rao giảng nghịch cùng họ. Trong cuộc phản cải chánh của giáo hội Công giáo, người Do Thái trở thành nạn nhân của một tôn giáo pháp đình khác. Tại Rô ma và các thành phố khác, người Do Thái bị ép buộc dọn vào các ghettoes (khu tập trung ) là những nơi chật chội, bẩn thỉu, thiếu ánh sáng mặt trời trong các vùng tệ nhất của thành phố. Họ bị nhốt trong các vách tường, khóa kín cổng và ở trong một sự giới nghiêm cưỡng bức. Người Do Thái phải mang một dấu hiệu màu vàng để nhận diện.
Tại Ba lan, năm 1648, có những cuộc tàn sát tập thể người Do Thái được biết với cái tên Pogroms . Những ai không thể chạy trốn đều bị giết, và có gần nữa triệu người đã bị chết. Lời bào chữa cho rằng người Do Thái có tài thì được giới cầm quyền xử dụng và họ là những người cho vay tiền nên làm mất lòng các giai cấp thấp hơn. Vào những năm 1800, Do Thái giáo đã được công nhận là một tôn giáo ở Anh, ở Đức và ở Mỹ và đã có những cuộc đàm luận về quyền bình đẳng. Nhưng tại nước Nga dưới chế độ Nga hoàng, sau cuộc ám sát Nga hoàng Alexander II vào năm 1881, những cuộc tàn sát tập thể tệ hại nhất đã nổ ra để chống lại người Do Thái mà nó khiến cho đông đảo người phải ra đi đến châu Mỹ.
Sau đó, như là hậu quả của sự phân biệt chủng tộc giữa người Sê-mít và người Aryan, một làn sóng bài Sê-mít đã quét qua châu Âu. Vào thập niên 1930, một phong trào đã bắt đầu tại Đức do Adolf Hitler dẫn đầu nhằm tiêu diệt người Do Thái. Từ năm 1933 đến năm 1945 có khoảng sáu triệu người Do Thái đã bị giết -- một phần ba số người Do Thái trên thế giới -- và dân số của người Do Thái hầu như đã không còn hiện hữu ở Âu châu. Sự tiêu diệt người Do Thái của Đức là độc nhất trong lịch sử. Thế giới bị rúng động và nhiều người tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép sự đau khổ dường ấy xảy ra cho dân sự của Ngài? Nếu đọc kỹ Phục truyền luật lệ ký chương 28, thì chúng ta sẽ được soi sáng. Nó cho chúng ta một chút ý niệm tại sao những biến cố nầy xảy ra. Sự chối bỏ Chúa Jesus của người Do Thái cũng soi sáng về vấn đề nầy. Tuy nhiên, như nhiều người đã nói, toàn bộ câu chuyện về sự toàn thiêu hủy (holocaust) vẫn chưa được nói hết.
Một Quê Hương Quốc Gia Cho Người Do Thái.
Một ký giả Do Thái, ông Theodore Herzl, đã nhận thức rằng người Do Thái không được đối xử tử tế cho tới khi nào họ tìm được một mảnh đất cho riêng họ. Vào những năm đầu của thập niên 1900, ông và những người khác đã khởi phát một phong trào được gọi là phong trào được gọi là phong trào Si-ôn (hay chủ nghĩa Si-ôn) để biện minh cho chính nghĩa của một quốc gia Do Thái. Họ sẽ tìm kiếm ở đâu một mảnh đất như vậy? Không có chỗ nào khác trên thế giới là gần gũi với trái tim của người Do Thái hơn là vùng đất Pa-lét-tin.
Sau đệ nhất thế chiến, Hội quốc liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) đã ủy nhiệm cho Anh quốc cai quản vùng Pa-lét-tin. Vào năm 1917, những người trong phong trào Si-ôn dưới sự lãnh đạo của Chaim Weizmann đã thuyết phục chính phủ Anh cấp cho người Do Thái một quê hương trong vùng Pa-lét-tin. Thư ký bộ ngoại giao, Huân tước Balfaur , đã ra một công bố nổi danh được biết dưới tên “Tuyên ngôn Balfour”: “Chính phủ của ông ưu ái xem xét việc thành lập một quê hương quốc gia trong vùng Pa-lét-tin cho dân Do Thái”. Người Ả-rập, họ đã ở trong vùng đất nầy trải qua nhiều thế hệ, chống đối lại sự tràn vào của người Do Thái. Tuy nhiên đã định cư tại xứ Pa-lét-tin. Vào khoảng giữa thập niên 1930, người Do Thái ở châu Âu bắt đầu xem vùng Pa-lét-tin là một nơi tị nạn để tránh khỏi dân Đức, nhưng cuộc di dân đã bị hạn chế vì sự công phẫn sôi sục của người Ả rập.
Vì sự toàn thiêu hủy của thế chiến thứ II, đã có một sự thay đổi trong thái độ và liên hiệp quốc đã bỏ phiếu vào năm 1947, phân chia vùng Pa-lét-tin thành các nước Do Thái và Ả rập. Ngày 14 tháng 5 năm 1948, lá cờ Anh quốc đã được hạ xuống và David Ben Gurion công bố thành lập Y-sơ-ra-ên là một quốc gia độc lập. Nó có một dân số khoảng sáu trăm ngàn người. Ngay lập tức, quốc gia mới nầy bị năm quốc gia lân cận tấn công nhưng nước y-sơ-ra-ên đã được thoát khỏi các cuộc tấn công và được ghi nhận rằng nó có thể và sẽ bảo vệ những lợi ích của nó. Vào tháng mười năm 1956, chiến tranh lại bùng nổ khi Ai cập tấn công Y-sơ-ra-ên. Trong cuộc chiến tranh nầy, Y-sơ-ra-ên chiếm được toàn bộ bán đảo Si-nai và mở rộng lãnh thổ thêm nhiều dưới sự kiểm soát của mình. Trong cuộc chiến tranh 1967, cổ thành Giê-ru-sa-lem lọt vào tay Y-sơ-ra-ên, người Do Thái đã nhận lại được nơi thờ phượng thiêng liêng nhất của họ, đó là bức tường Than khóc, và nhiều người đã khóc lóc cũng như nhảy nhót vui mừng. Trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, vào ngày Đại lễ chuộc tội năm 1973, Y sơ ra ên bị liên minh các nước Ả rập tấn công, nhưng những đợt tấn công nầy đã bị đẩy lùi, để lại vùng biên giới hầu như nguyên cũ.
Trong những năm kế tiếp, nhiều cuộc chiến đã diễn ra, mỗi bên đều cố gắng tập trung ý kiến của thế giới về sự hợp lý về sự đòi hỏi của mình đối với vùng đất của nước Y-sơ-ra-ên. Trong khi đó, dân số của nước Y-sơ-ra-ên đã lên đến hơn ba triệu người, còn dân số người Do Thái trên thế giới lên đến hơn mười lăm triệu người. Giữa lúc cuộc đối đầu đang tiếp diễn, một người có thể nhận định rằng lời tiên tri trong Kinh Thánh đã và đang được ứng nghiệm bởi thế hệ nầy của xứ đó và bởi sự tái lập quốc gia Y-sơ-ra-ên. Nó chẳng phi Kinh Thánh gì cả để dự báo về sự hiện đến của Chúa Jesus Christ, Ngài sẽ đem lại giải pháp vĩnh viễn cho cuộc khủng hoảng ở Trung đông. Trong tiến trình đó, nhân dân Y-sơ-ra-ên quay lại với Ngài.
17. Trong vở ghi bài của bạn, hãy tóm lược những cuộc bắt bớ người Do-Thái, sự dự bị một quốc gia quê hương của họ và việc họ quay về đó.
Những Nhánh Do Thái Giáo Ngày Nay.
Câu hỏi thường được nêu lên là: Một người Do Thái là ai? Một người Do Thái là một người Do Thái do sự sinh ra, hay là do sự theo đạo? Nhiều sự thay đổi và nhiều nền văn hóa đã xảy ra cho Do Thái giáo do sự hôn nhân tạp chủng, do sự trở lại đạo và do sự tản lạc. Triết lý của Do Thái giáo đã thay đổi và đã phát triển thành ba dạng Do Thái giáo: Do Thái giáo chính thống, Do Thái giáo cải cách và Do Thái giáo bảo thủ.
Những người Do Thái chính thống là người giữ theo truyền thống, vâng giữ nghiêm túc luật Torah, sách Talmud và thẩm quyền của các ra-bi. Người Do Thái cải cách là những người phóng khoáng. Họ không trông đợi Đấng Mê-si hay tìm kiếm một vùng đất quê hương Do Thái. Thay vào đó, họ gọi Y-sơ-ra-ên là một dân tộc mê-si. Việc chấp nhận luật Torah tùy vào sự lựa chọn cá nhân. Nhánh Do Thái bảo thủ giữ lập trường ở giữa nhánh Do Thái chính thống và Do Thái cải cách. Họ cũng loại bỏ một vùng đất quê hương của người Do Thái nhưng lại giữ luật Torah và các truyền thống.
Chỉ với lịch sử Do Thái ở trong đầu thì một người có thể tạo cái cảm thức về sự gìn giữ nước Y-sơ-ra-ên một cách hùng mạnh tiếp tục tác động trên những người Do Thái ở mọi nơi khác. Đối với họ, sự lựa chọn của Đức Chúa Trời đối với dân sự Ngài là một điều vĩnh viễn. “Ngài là Đức Chúa Trời giữ giao ước đến ngàn đời”. Niềm tin quyết nầy là lý do để dân Do Thái phải chịu mang dấu hiệu sĩ nhục màu vàng và thậm chí bị thiêu hủy hoàn toàn. Đây là lý do tại sao họ đã nổi bật trong thời đại nầy.
18. Hãy định nghĩa một cách ngắn gọn ba nhánh Do Thái giáo ngày nay.
Mục Tiêu 8. Chỉ ra một số điểm mạnh và điểm yếu của Do Thái giáo, cùng những nhịp cầu đức tin dẫn đến lẽ thật của Cơ Đốc Giáo.
ĐÁNH GIÁ VỀ DO THÁI GIÁO
Những Điểm Mạnh Của Do Thái Giáo.
Trong Do Thái giáo, các tín đồ giữ niềm xác tín về sự hiện hữu của Chân Thần và một sự thờ hình tượng.
Người Do Thái có một sự đoàn kết dân tộc căn bản thông qua một lịch sử lâu dài mà người ta tin đó là sự hiệp một của Đức Chúa Trời.
Dân Do Thái có một đức tin không rúng động nơi Kinh Thánh như là được Đức Chúa Trời hà hơi (soi dẫn).
Sự tôn kính tổ phụ của người Do Thái không trở thành sự thờ lạy tổ tiên.
Những nguyên tắc của luật Torah là cơ sở cho nhiều tiêu chuẩn luân lý và đạo đức của phần còn lại của thế giới.
Người Do Thái trân trọng mọi sinh mạng và họ tin rằng toàn thể nhân loại được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời.
Người Do Thái có một bổn phận luân lý và xã hội đối với toàn thể nhân loại.
Người Do Tháivững bền và đoàn kết trong sự bắt bớ.
Người Do Thái chính thống giữ niềm hi vọng về Đấng Mê-si ở một thời đại công chính và niềm hi vọng về sự sống lại của kẻ chết.
Những Điểm Yếu Của Do Thái Giáo
Người Do Thái phủ nhận Chúa Jesus Christ là Đấng Mê-si và là Con Đức Chúa Trời.
Người Do Thái không dự liệu gì về một sự cứu rỗi nhờ ân điển hiện tại hay một sự cầu thay của một Đấng Trung Bảo hằng sống.
Người Do Thái nhấn mạnh đến việc làm như là một phương tiện để được sự cứu rỗi cá nhân.
Do Thái giáo xu hướng mạnh mẽ về chủ nghĩa luật pháp và chủ nghĩa hình thức.
Người Do Thái không công nhận bản chất vốn xấu của con người, tội lỗi được quan niệm chỉ là sự vi phạm luật pháp.
Người Do Thái nhấn mạnh một cách không đúng về sự ưu ái của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên.
19. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết theo trí nhớ ít nhất năm điểm yếu và năm điểm mạnh của Do Thái giáo.
Định Giá Do Thái Giáo Theo Quan Điểm Cơ Đốc Giáo.
Giờ đây chúng ta sẽ đánh giá một số niềm tin của Do Thái giáo theo ánh sáng của những nguyên tắc của Kinh Thánh và lưu ý đến những nhịp cầu dẫn đến Đấng Christ và sự sống đời đời.
Đề Tài: Hữu Thể Tối Cao .
Niềm Tin Của Do Thái Giáo . Người Do Thái có một niềm tin vững chắc nơi Đức Giê-hô-va, tức Đức Chúa Trời của sự sáng tạo. Ngài là một Đức Chúa Trời có thân vị và mọi dân tộc đều là con cái của Ngài. Ngài đã sáng lập giao ước đời đời với dân sự Ngài và họ sẽ được cứu rỗi lúc chung cuộc và được sống trong vương quốc công bình của Ngài.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Chúng ta là con cái của cùng Đức Chúa Trời do sự sáng tạo. Nhưng con cái do sự sáng tạo không có nghĩa là con cái do sự cứu rỗi. Đức Chúa Trời đã ban cho con người quyền lựa chọn, và vì sự tương giao với Đức Chúa Trời. Chúng ta không vào Thiên đàng một cách tự động vì Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng ta, chúng ta được cứu chỉ bởi sự tiếp nhận Con Ngài là Chúa Jesus Christ.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
SaSt 2:17. “Nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến, vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết”. Khi A đam và Ê va ăn trái cây đó thì mắt họ được mở ra (3:6-7).
RoRm 5:19. “Vì như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình”.
GiGa 14:6 “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”.
Cong Cv 4:12. “Dưới đời nầy chẳng có danh nào khác ban cho loài người để chúng ta nhờ đó mà được cứu”.
Đề Tài: Bộ Luật Luân Lý .
Niềm Tin Của Do Thái Giáo . Bộ luật luân lý của Do Thái giáo được ban bố trong mười điều răn. Đó là tiêu chuẩn của đức tin và cuộc sống của Do Thái giáo. Đức Chúa Trời là luật pháp của Ngài, vì vậy, để được cứu, một người phải tuân giữ Torah, vì vâng giữ Torah tức là vâng phục Đức Chúa Trời.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Nhờ luật pháp mà biết tội lỗi, và tội lỗi dẫn đến sự chết. Luật pháp không thể cứu bất cứ ai. Không ai có thể khoe mình rằng được cứu nhờ việc giữ luật pháp, vì không ai có thể giữ luật pháp ! Không có người nào từng giữ vẹn luật pháp, ngoại trừ Chúa Jesus ! Mọi người đều cần một Đấng cứu giúp mà Ngài có thể tha thứ tội của họ và ban cho họ sự sống. Đấng đó là Chúa Jesus.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
Thi Tv 14:3. “Chúng nó thảy đều bội nghịch, cùng nhau trở nên ô uế, chẳng có ai làm điều lành, dầu một người cũng không”.
RoRm 3:27-28. “Vậy thì sự khoe mình ở đâu? Đã bị trừ bỏ rồi... Vì chúng ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không phải bởi việc làm theo luật pháp”.
6:23 “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta”.
Đề Tài: Con Người, Tội Lỗi Và Sự Cứu Rỗi .
Niềm Tin Của Do Thái Giáo . Quan niệm của người Do Thái cho rằng con người có sẵn sự thiện lành vì họ được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Người Do Thái phủ nhận nguyên tội, con người làm hành động tội lỗi và chỉ chịu trách nhiệm về tội lỗi của chính mình mà thôi. Với việc dâng sinh tế, người dâng phải có một tấm lòng ăn năn và có đức tin nơi Đức Chúa Trời. Nhưng vì việc dâng sinh tế đã chấm dứt, con người phải đền bồi tội lỗi của chính mính và tự cứu mình bằng việc làm lành.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Con người được tạo dựng trong sự thiện lành, nhưng họ đã bất tuân mạng lịnh của Đức Chúa Trời và đã đem tội lỗi vào thế gian. Bây giờ họ sống trong môi trường tội lỗi và dễ phạm tội và làm những việc tội lỗi. Dưới thời Môi-se, một người dân sinh tế đặt đức tin mình nơi Đức Chúa Trời để tẩy sạch và tin một sinh tế toàn vẹn sắp đến. “Những tế lễ đó chẳng qua là mỗi năm nhắc cho nhớ lại tội lỗi” (HeDt 10:3). Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài đã sắm sẵn một sinh tế toàn vẹn. Chúa Jesus đã gánh lấy tội lỗi của cả nhân loại trên cây thập tự giá, là bàn thờ dâng sinh tế của Ngài. Đức tin đặt nơi công tác đã hoàn tất của Ngài bôi xóa người tín đồ khỏi tội lỗi. Việc lành không thể cất tội lỗi được, vì tội lỗi dẫn đến sự chết.
Lẽ Thật Của Kinh Thánh .
RoRm 3:10, 23. “Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không.... Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”.
Thi Tv 51:16, 17 “Vì Chúa không ưa thích của lễ.... Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời ấy là tâm thần đau thương.”.
HeDt 10:12, 14. “Còn như Đấng nầy, đã vì tội lỗi dâng chỉ một của lễ rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời. Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh trọn vẹn đời đời”.
RoRm 3:24 “.... Họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình cách nhưng không bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jesus Christ”.
Đề Tài: Tuyển Dân Của Đức Chúa Trời .
Niềm Tin Của Do Thái Giáo . Niềm tin của người Do Thái cho rằng họ là tuyển dân của Đức Chúa Trời còn rất mạnh mẽ. Ngài sẽ đến với họ, bênh vực họ và lập vương quốc Mê-si của Ngài giữa vòng họ. Người Do Thái là một dân tộc được đặc ân và Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ những ân huệ đặt biệt.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin Nơi Đấng Christ . Thái độ độc hữu nầy không làm vừa lòng Đức Chúa Trời. Vì Ngài muốn dân Do Thái làm sứ giả của Ngài và làm một nguồn phước cho toàn thế gian. Vì họ đã chối bỏ Con Đức Chúa Trời nên Đức Chúa Trời đã từ chối họ như là một quốc gia. Giờ đây, họ phải tiếp nhận Đấng Christ trên cơ sở từng người một cũng như những dân tộc khác. Các tín đồ giờ đây là tuyển dân của Ngài, là con cái của Áp ra ham và là kẻ kế tự lời hứa vì họ đã lấy đức tin tiếp nhận Chúa Jesus Christ.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
RoRm 2:11. “Đức Chúa Trời chẳng vị nể ai đâu”.
2:28-29. “Vì người nào chỉ bề ngoài là người Giu đa thì không phải là người Giu đa... phép cắt bì bởi trong lòng, làm theo cách thiêng liêng, không theo chữ nghĩa, mới là phép cắt bì thật”.
3:9 “Người Giu đa và người Gờ réc (dân ngoại) thảy đều phục dưới quyền tội lỗi”.
3:29-30. “Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của dân Giu đa sao? Há chẳng phải cũng là Đức Chúa Trời của dân ngoại ư ?.... Đấng làm cho kẻ chịu cắt bì được xưng công bình bởi đức tin, cũng làm cho kẻ không chịu cắt bì được xưng công bình bởi đức tin nữa”.
GaGl 3:5-14, 29. “Lại nếu anh em thuộc về Đấng Christ, thì anh em là dòng dõi của Áp ra ham, tức là kẻ kế tự theo lời hứa”.
Đề Tài: Số Phận Tương Lai
Niềm Tin Của Do Thái Giáo . Theo Do Thái giáo, có một hi vọng đời đời về Đấng Mê-si, của một thời đại hoàng kim và của sự cứu rỗi. Tội lỗi sẽ bị chinh phục và ngưòi ta sẽ sống trong một thế giới hòa bình. Sẽ có một sự sống lại của kẻ chết để sống trong thời đại công bình nầy. Nhưng cũng có một sự phán xét dành cho kẻ làm ác và những người khước từ lời hứa của Đức Chúa Trời.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin Nơi Đấng Christ . Việc Chúa Jesus đến trần gian là một sự kiện lịch sử, nhưng người Do Thái khước từ Ngài là Đấng Mêsi và Đấng Cứu Thế, vì họ tin rằng Ngài đã chết như một người tử đạo. Người Cơ Đốc tin rằng Ngài phải chết để trở thành Cứu Chúa. Khi Đức Chúa Trời khiến Ngài từ kẻ chết sống lại thì điều đó đã chứng minh Thần tính của Ngài. Giờ đây, Ngài đang ở trên thiên đàng cầu thay cho chúng ta. Tuy nhiên, Ngài sẽ trở lại và lập vương quốc của Ngài trên đất. Người Do Thái và người tín đồ, là những người được chuộc bởi huyết Ngài, sẽ cùng trị vì với Ngài.
Lẽ Thật Kinh Thánh
GiGa 12:27. “Nhưng cũng vì sự đó mà Con đến giờ nầy”.
Mat Mt 16:16 “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống”.
RoRm 4:25. “Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta”.
HeDt 9:28. “Đấng Christ... sẽ hiện ra lần thứ hai.... để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài”.
ITe1Tx 4:16. “Chính mình Chúa ở trên trời sẽ giáng xuống... và kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết”.
20. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết ngắn gọn các câu trả lời theo Kinh Thánh mà bạn sẽ nói cho một người Do Thái về những đề tài sau:
a. Tất cả chúng ta đều là con cái của Đức Chúa Trời, vì Ngài đã tạo dựng chúng ta.
b. Chúng ta sẽ được cứu bằng việc vâng giữ luật pháp, tức Torah.
c. Người Do Thái là tuyển dân của Đức Chúa Trời.
d. Con người vốn là thiện vì họ được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời.
e. Chúa Jesus đã chết như một người tử đạo và là nạn nhân của sự dạy dỗ của Ngài.
Bài Làm Tự Kiểm
CÂU CHỌN LỰA. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi sau.
1. Từ năm 70 S.C đến năm 1947, lịch sử Do Thái có thể được tóm tắt là
a. Bị lưu đày, bắt bớ và sống sót.
b. Có mỹ thuật, phát triển và báo thù.
c. Bị tra vấn, cải cách chính trị.
d. Có sự di trú, được nhận biết là một quốc gia.
2. Việc Liên Hiệp Quốc phân chia xứ Pa-lét-tin làm cho
a. Xứ Pa-lét-tin đặt dưới quyền quản trị của Anh.
b. Người theo phong trào Si ôn lập nghiệp ở Pa-lét-tin.
c. Y-sơ-ra-ên thành một quốc gia độc lập.
d. Người Ả rập trở thành vấn đề đối với người Do Thái.
3. Trong sự tương quan với Cơ Đốc giáo, Do Thái giáo có tất cả những điểm mạnh sau đây NGOẠI TRỪ niềm tin của nó nơi
a. Đức Chúa Trời thật và sự gớm ghiết hình tượng.
b. Tính bổn thiện của con người.
c. Kinh Thánh được soi dẫn một cách thiên thượng.
d. Sự sống lại của kẻ chết.
4-11 CÂU GHÉP CẶP. Hãy ghép cặp mỗi từ (bên phải) với lời xác định của nó (bên trái)
.....4. Tên gọi quan trọng nhất mà dân Do Thái tự gọi mình
.....5. Nguồn gốc của chữ Do Thái (Giu-đa)
.....6. Người đã lập ước với Đức Chúa Trời.
.....7. Một thành phố xứ Canh đê.
.....8. Niềm tin và tập tục của người Do Thái
.....9. Dân ở phía bắc xứ Mê-sô-bô-ta-mi
....10. Tên được đặt cho Gia cốp
....11. Từ ngữ đến từ Sem, con trai của Nô ê
a) Do Thái giáo.
b) Sê mít.
c) Tuyển dân của Đức Chúa Trời.
d) Y-sơ-ra-ên.
e) Ha-bi-ru.
f) Giu đa.
g) Ap-ra-ham.
h) U-rơ.
12-15 Hãy ghép cặp mỗi tên (bên phải) với ý nghĩa của nó đối với Do Thái giáo (bên trái)
....12. Nền tảng đức tin, được dân Y-sơ-ra-ên tuân giữ.
....13. Đức Chúa Trời đã mặc khải: “Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu”
....14. Đấng Tạo Hóa, sự hiệp nhất trong số nhiều
....15. Dấu hiệu bề ngoài của giao ước Đức Chúa Trời
a) YHWH.
b) Elohim.
c) Sa-bát
d) Cắt bì.
16-18. Hãy ghép cặp các sách thánh (bên phải) với lời mô tả của nó (bên trái)
....16. Tám sách, từ sách Giô suê đến II Các vua
....17. Ngũ Kinh hay Torah
....18. Chín sách thơ văn và sách các ngày lễ hội
a) Luật Pháp.
b) Tiên tri.
c) Văn phẩm.
HỒI GIÁO (Islam)
Ả rập là một trong những phần trơ trọi nhất của mặt đất. Nó là một bán đảo dài khoảng một ngàn dặm và rộng sáu trăm dặm (1600 km x 960 km), gồm những sa mạc các bụi, những đồi đá và những khoảng rộng sỏi đá trên đó chỉ có loài gai góc mọc. Chỉ có một ít vùng đất phì nhiêu do các dòng suối riêng rẽ tạo ra, mang lại chút êm dịu cho vùng khô hạn nầy. Tuy nhiên, vùng đất không hứa hẹn nầy sản sinh ra một trong ba tôn giáo độc thần giáo lớn nhất thế giới, đó là Hồi Giáo. Giờ đây nó liên can đến gần một tỉ người, bao gồm hầu hết vùng Trung Đông và Bắc Phi.
Hồi Giáo nhấn mạnh đến sự thành đạt của niềm tin của nó và vì thế nó là một tôn giáo truyền giáo chiến đấu (dùng sức mạnh quân sự). Với quyền lực của nó trên các quốc gia dầu hỏa theo Hồi giáo, nó muốn chinh phục thế giới. Người Hồi giáo tin rằng Hồi giáo đáp ứng mọi nhu cầu tôn giáo và thuộc linh của con người. Trước các đền thờ Hồi giáo ở một ngàn thành phố trên cả thế giới, người ta có thể thấy những chữ đầy ấn tượng được ghi bằng chữ in đậm : “Không có Thượng Đế nào khác ngoại trừ Allah, Ma-hô-mét là tiên tri của Ngài ”.
Trong bài học nầy, chúng ta sẽ nghiên cứu vài biến cố lịch sử trong sự phát triển của Hồi giáo. Hồi giáo đã không khởi đầu từ giữa vòng dân du mục mà bắt đầu giữa vòng các dân thành thị, là những người tham gia vào ngành thương mãi. Niềm tin của Hồi giáo đã lan rộng khắp thế giới do các lái buôn và khác du hành, cũng như do các đạo binh chinh phạt. Trong khi sự dạy dỗ của Hồi giáo ngày càng lan rộng khắp mọi miền trên thế giới, thì thật khẩn trương cho những người rao giảng Tin Lành của Đấng Christ hiểu biết những cách thức để họ có thể tiếp cận với người Hồi giáo bằng sứ điệp của Cơ Đốc giáo.
Dàn Bài
Làm quen với Hồi giáo .
Những niềm tin của Hồi giáo.
Những sự truyền thông của Hồi giáo.
Sự phát triển của Hồi giáo.
Đánh giá về Hồi giáo.
Những Mục Tiêu Bài Học
Khi học xong bài nầy bạn sẽ có thể:
Định nghĩa từ ngữ Hồi giáo (Islam) và mô tả sự thành lập và sự phát triển của nó.
Giải thích những niềm tin căn bản và nhận biết những kinh sách nổi bật của Hồi giáo.
Đánh giá những điểm mạnh và yếu của Hồi giáo và mô tả một số nhịp cầu nối liền Hồi giáo với Cơ Đốc giáo.
Sinh Hoạt Học Tập
Hãy nghiên cứu bài học nầy theo những lời chỉ dẫn đã cho trong BÀI HỌC 1.
Nhớ viết câu trả lời của riêng bạn cho các câu hỏi của bài học trước khi xem lời giải đáp ở cuối bài học nầy. Thủ tục nầy sẽ giúp bạn học tài liệu nầy một cách nhanh chóng hơn.
Nghiên cứu cẩn thận những mục tiêu của bài học trước khi bắt đầu phần khai triển bài học để giúp bạn nắm biết những gì bạn sẽ học trong bài học nầy một cách nhanh chóng hơn.
Làm bài tự kiểm và kiểm tra câu trả lời của bạn với lời giải đáp đã cho.
Từ Ngữ Chìa Khóa
Chiến đấu
Cuồng tín
Định mệnh thuyết
Lai thế học
Mâu thuẫn
Phục tùng
Tể trị
Tháp đền thờ
Tiền định
Khai Triển Bài Học
Mục Tiêu 1. Định nghĩa từ ngữ Hồi giáo và mô tả bối cảnh và việc thành lập của Hồi giáo
LÀM QUEN VỚI HỒI GIÁO
Những Định Nghĩa.
Hồi giáo là một phong trào tôn giáo do tiên tri Ma-hô-mét sáng lập vào đầu thế kỷ thứ bảy sau công nguyên. Từ ngữ Hồi giáo (Islam) xuất xứ từ từ ngữ Salam của tiếng Ả-rập, có nghĩa là “đầu hàng, phục tùng, bình an và ủy thác”. Hồi giáo là đức tin đặt nơi Allah , có nghĩa là “Vị thần” (The God). Nó bao gồm mạo từ Al của chữ Ả-rập với từ ngữ Illah của chữ Ả-rập có nghĩa là “Thần” (hay Thượng Đế - God). Do đó chữ Hồi giáo (Islam) có nghĩa là “Sự bình an trọn vẹn đến từ sự hoàn toàn đầu phục Allah”. Những tín đồ Hồi giáo được gọi là người Hồi giáo (Muslims), là một danh từ dẫn xuất từ chữ Hồi giáo (Islam). Với tên gọi đó, họ chứng tỏ rằng họ đã giao phó chính mình cho một Vị Cai trị Thần thánh quản trị, họ quyết định đi theo ý muốn của Vị cai trị Thần thánh nầy trong mọi phương diện của cuộc sống. Người Hồi giáo bác bỏ danh từ người Ma-hô-mét (Muhammaidans), vì họ xem Thượng Đế là trọng tâm của đức tin mình, chớ không phải làMa-hô-mét. Cũng như Cơ Đốc giáo, Hồi giáo có gốc rễ trong Do- Thái giáo. Nhưng không giống Cơ Đốc giáo, Hồi giáo là một tôn giáo của các tiên tri, trong đó nó nhìn nhận những người quan trọng như Nô-ê, Áp-ra-ham, Jesus và Ma-hô-mét là các tiên tri, được Thượng Đế lựa chọn và kêu gọi, nhưng vẫn là những con người thường.
1. Hãy viết ý nghĩa của các danh từ Hồi giáo (Islam), người Hồi giáo (muslim) và Allah (Thượng Đế).
...........................................................................................................................
Bối Cảnh.
Mecca, thủ đô của Ả-rập, là một thành phố thương mại ở giao lộ của hai con đường chính của các đoàn khách thương . Một đường chạy xuyên qua Ả-rập, từ bắc xuống nam, còn con đường kia trải dài từ bờ biển phía Tây dẫn về đông phương. Macca là một địa điểm có những cuộc hội chợ quan trọng được tổ chức hàng năm, và người ta, chủ yếu là người Ả-rập, từ phương xa đến để buôn bán và thờ phượng tại những nơi thờ phượng của các thần ngoại bang ở tại Mecca. Bộ tộc Quraysh mà trong đó Ma-hô-mét được sinh ra là một bộ tộc có quyền thế và kiểm soát sự thờ phượng của dân ngoại ở tại Mecca. Nhiều người là những người theo duy linh thuyết, họ thờ phượng thần linh tại các tảng đá thiêng, cây cối và sông suối. Một trong số những tảng đá thiêng là một thiên thạch màu đen ở khu Kaaba tại Mecca. Một huyền thoại cho rằng hòn đá đó đã từ trời sa xuống từ thời của A-đam. Người ta tổ chức những cuộc hành hương đến Mêcca để thờ phượng thần linh và để hôn hòn đá nầy. Gần khu Kaaba là giếng Zam-Zam mà người ta tin rằng A-ga và ích-ma-ên đã định cư ở đó sau khi bị Áp-ra-ham đuổi ra khỏi nhà. Theo tryền thuyết, Ích-ma-ên, con trai của Áp-ra-ham, đã đến Mecca và đã trở thành tổ phụ của tất cả các dân tộc Ả-rập. Những tên gọi Áp-ra-ham và Ích ma ên vẫn được xử dụng một cách thông dụng giữa vòng người Hồi giáo.
Ngoài những người theo đa thần giáo, cũng có những người theo độc thần giáo tại Ả-rập nữa, nhưng những người nầy chủ yếu là người Cơ Đốc và người Do Thái. Nhiều lái buôn Do Thái là những người tị nạn chiến tranh, họ đã đem cộng đoàn của mình đến ở tại Ả-rập. Các sách Cựu Ước và các lời khẩu truyền của họ được nhiều người biết đến ở đây. Những người Cơ Đốc giáo ở Ả-rập thuộc trong những số những người dốt nát và bị phân hóa. Vào thế kỷ thứ năm và thứ sáu, những cuộc tranh luận giáo lý về bản tính của Chúa Jesus vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người; hai bản tính ở trong cùng một Thân Vị. Một số khác tin rằng Ngài khác hẳn với Đức Chúa Trời và con người. Những cuộc bàn cãi nầy rất gay gắt và lan rộng.
Ma-hô-mét đã bước vào môi trường nầy, ông ra đời tại Mecca vào khoảng năm 570 S.C. Cha ông đã từ trần trước khi ông ra đời và mẹ ông đã qua đời khi ông còn là một cậu bé. Một người chú của ông là Abu Talib đã nuôi dưỡng ông và ông đã sống trong sự đầy đủ dầu rằng không phải là giàu có. Ông đã làm với tư cách người quản lý đoàn các đoàn khách thương bằng lạc đà của một góa phụ giàu có, bà Khadija. Dầu bà Khadiji lớn hơn Ma-hô-mét mười lăm tuổi, nhưng bà rất ngưỡng mộ ông đến nỗi bà đồng ý kết hôn với ông, lúc đó ông đã được hai mươi lăm tuổi. Họ có được hai trai và bốn gái mà trong đó chỉ có cô Fatima là còn sống với cha mình. Truyền thuyết nói rằng, bất chấp môi trường xung quanh, Ma-hô-mét là người thật thà và trung tín trong công việc. Tên Ma-hô-mét trong tiếng Ả-rập có nghĩa là “đáng ca ngợi”, và nó được nhiều người nam Hồi giáo dùng trong cả thế giới Hồi giáo.
Ma-hô-mét thấy bối rối vì tình trạng man rợ, sự say sưa, việc sát nhân và nạn trộm cướp xảy ra quanh năm. Rồi sau đó, trong lãnh vực tôn giáo, ông đã chứng kiến những niềm tin, những bè phái, và những tà giáo nỗi bật. Zayd, một người bà con của ông, đã bị phe Quraysh đuổi ra ngoài vì không ăn thịt đã cúng tế cho thần tượng ngoại đạo. Điều nầy đã gây ấn tượng cho Ma-hô-mét, và ông bắt đầu suy nghĩ ráo riết về một Đức Chúa Trời thật. Ông đã tìm thấy một hang động trong vùng núi Hira, cách Mecca ba dặm (gần 5 km) và trong mười lăm năm, lúc nào có thể đi được thì ông đến đó để suy gẫm và cầu nguyện. Con tim ông bị thiêu đốt với những sự mầu nhiệm thiện và ác và việc tìm đến Thượng Đế. Ông bị thu hút rất nhiều với Allah là Thượng Đế mà dân Mecca đã thờ lạy với lòng sùng kính. .Ông bắt đầu thấy rằng Thượng Đế đó là đáng kính sợ và thực hữu như là sự sống và sự chết. Ngài đầy dẫy trời và đất. Ngài là Thượng Đế duy nhất, không có ai bằng Ngài hoặc có thể làm đối thủ của Ngài. Không bao lâu từ hang động trong núi của ông đã vang lên câu nói quan trọng nhất bằng tiếng Ả-rập tiếng kêu mà đã thu phục một dân tộc và mở rộng quyền lực của họ đến cái cứu cánh mà cho cả thế giới phải được biết:
La Ilaha Illa Allah, “Không có Thượng Đế nào khác ngoại trừ Allah ”.
Theo huyền thoại, một đêm kia trong khi đang suy gẫm ở trong hang động, ông đã nghe một tiếng nói: “Hãy nhân danh Chúa của ngươi, Đấng đã tạo dựng con người từ cục máu mà thuật lại. Hãy thuật rằng: Chúa của ngươi là từ ái nhất, Đấng dùng ngòi bút đã dạy dỗ nhân loại những điều mà họ chưa biết”. Từ sự hiện thấy đó, ông mệt mõi trở về nhà và kể lại cho Khadija biết từng trải đó. Ông nói rằng sự thăm viếng đó là đến từ thiên sứ Gáp-ri-ên. Ông thuyết phục Khadija rằng không phải ông bị loạn trí mà ông đã được chọn để làm một vị đại tiên tri. Từ đó trở đi, ông dành trọn đời mình để rao giảng sứ điệp đó.
Cũng như trong trường hợp của các nhà sáng lập tôn giáo khác, Ma-hô-mét trước tiên cũng gặp sự chống đối. Tại Macca, nhiều người sợ rằng thuyết độc thần cực đoan của ông sẽ làm giảm số tiền bạc đóng góp vào các đền miếu thờ phượng. Tại một Đền thờ ở Mecca, có hơn 360 chỗ thờ phượng, mỗi chỗ được thờ phượng trong một ngày của năm. Giáo thuyết của ông cũng đe dọa làm xáo trộn sự buôn bán bất hợp pháp và sự vô đạo đức của thời đại đó. Ma-hô-mét và môn đồ của ông bị trục xuất khỏi Mecca, nhưng họ đã tìm được nơi ẩn náu, tại Yathrib, một thành phố cách Mecca 270 dặm (430 km) về phía bắc. Cuộc Hejira (“Thiên di”) đến Yathrib vào năm 622 trở thành năm thứ nhất của lịch Hồi giáo. Nó được gọi là Anno Hegirae và năm 622 trở thành năm thứ nhất của lịch Hồi giáo (1 A.H). Về sau, tên thành Yathrib được đổi thành tên Medina, nghĩa là thành phố của vị tiên tri của Thượng Đế.
Ma-hô-mét trở thành một chính trị gia tài ba, lãnh tụ của thành Medina và là một chiến sĩ gan dạ, tất cả đều nhân danh Allah. Khi lần đầu tiên ông bắt đầu rao giảng, ông đã hi vọng người Do Thái tiếp đón, vì ông cảm thấy mình đang rao giảng cùng một đức tin với họ. Ông đã xem các tiên tri trong Cựu Ước và các sứ đồ trong Tân Ước là người Hồi giáo, vì họ thuận phục Đức Chúa Trời (Thượng Đế). Ông khen ngợi dân Do Thái và người Cơ Đốc là “Dân tộc kinh sách”, và nói rằng họ được an toàn trong ngày phán xét. Nhưng người Do Thái đã bác bỏ ông, vì ông đã gọi Chúa Jesus là một tiên tri và ông có những tư tưởng không chính xác về Cựu Ước. Sự bùng bổ cuối cùng xảy ra với người Do Thái là khi một người nữ Do Thái, bà Zainab, đã mời vị tiên tri nầy và bạn hữu của ông đến dùng bữa tối và đã cho họ ăn một con chiên con có tẩm thuốc độc. Mặc dầu Ma-hô-mét chỉ ăn rất ít thịt nầy nhưng ông đã chịu các tác dụng của nó suốt quãng đời còn lại của mình và ông đã qua đời vào lúc còn rất trẻ.
Dân chúng ở Mecca cũng đã tấn công chống lại ông nhưng các bạn hữu của ông ở Medina đến bảo vệ ông và đã đánh bại họ. Ông tiếp tục ở Medina trong tám năm , huấn luyện và dạy dỗ người của mình để làm sứ giả cho đức tin mình. Sau đó, ông quay lại Mecca và thành phố đã phục tùng ông mà không còn nhiều chống đối. Ông đã phá hủy một số hình tượng ở Kaaba, nhưng ông vẫn chừa lại hòn thiên thạch và tuyên bố Mecca là thánh địa của Thượng Đế. Ông đã chinh phục nhiều bộ tộc và nắm quyền kiểm soát trên các lãnh tụ Ả-rập. Những người nào không chịu nhận Hồi giáo có thể bị giết chết. Ông cảm thấy được xưng công bình bằng việc dùng bạo lực qua sự mặc khải của thiên sứ Gáp-ri-ên. Vào lúc ông qua đời năm 632 S.C (hay 10 A.H), Ma-hô-mét đã nắm quyền kiểm soát trên Mecca và toàn bộ bán đảo Ả-Rập.
Sau khi Ma-hô-mét qua đời, các caliph, tức các vị “kế nhiệm vị tiên tri” đã cai quản cộng đoàn và Hồi giáo đã mở rộng đến Pa-lét-tin, Ai-cập, Bắc phi và Ba-Tự. Có vài yếu tố dự vào sự bành trướng nhanh chóng của thế giới Hồi giáo. Khởi đầu, đó là sự kiện dân chúng đã sẵn sàng cho cuộc cải cách chính trị và tôn giáo. Thứ hai, toàn thể các cộng đồng đã bị lưỡi gươm Hồi giáo chinh phục. Thứ ba, những lãnh tụ Hồi giáo đã gây được lòng sốt sắng truyền giáo trong các tín đồ của họ. Thứ tư, và gần nhất, ý nghĩ thành công đã thấm vào người Hồi giáo đã được khích lệ thêm nhờ việc khám phá ra dầu hỏa và đã làm bành trướng rộng rãi Hồi giáo.
2. Hãy kể ra ít nhất ba sự kiện về Mecca
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
3. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG
a. Mẹ của Ma-hô-mét đã qua đời khi ông còn trẻ và ông đã được chú mình nuôi dưỡng.
b. Ma-hô-mét đã đến một hang động trong núi Hira và cầu nguyện về tình trạng tội lỗi của dân mình.
c. Câu quan trọng nhất đối với dân Hồi giáo là “Không có Thượng Đế nào khác ngoại trừ Allah”.
d. Hejira là cuộc thiên di của Ma-hô-mét đến Medina vào năm 622 S.C và đã trở thành niên hiệu khởi đầu của lịch Hồi giáo.
e. Ma-hô-mét đã nghĩ rằng người Do thái sẽ đón tiếp mình vì ông tin rằng giáo thuyết của họ tương tự với giáo thuyết của ông.
f. Ông đã qua đời rất sớm vì chất độc mà ông đã bị đầu độc trước kia.
4. Trong vở ghi bài của bạn, hãy kể ra bốn lý do khả dĩ để cho Hồi giáo bành trướng nhanh chóng.
NHỮNG NIỀM TIN CỦA HỒI GIÁO
Iman tức “Đức tin Hồi giáo” được đặt cơ sở trên những lời dạy dỗ của Ma-hô-mét sau khi ông qua đời và đã được những người trong nhóm của ông biên soạn. Thần đạo học của Hồi giáo rất đơn giản, nhưng có nhiều niềm tin và tập tục đã được thêm vào trải qua nhiều năm. Đối với việc nghiên cứu của chúng ta, chúng ta sẽ xem xét Năm Trụ Cột của Hồi giáo, một số trong những giáo lý nổi bật của nó, các nơi chốn và những con người thánh thiêng và những tập tục quan trọng khác của đức tin người Hồi giáo.
Mục Tiêu 2. Nhận biết và giải thích Năm Trụ Cột của niềm tin Hồi giáo.
Năm Trụ Cột Của Hồi Giáo
Năm giáo lý quan trọng nhất của đức tin Hồi giáo là Năm Trụ Cột của Hồi giáo. Nó đòi hỏi mọi người Hồi giáo phải biết và liên tục thuật lại và dạy dỗ.
Sự Xưng Nhận Đức Tin (“Shahadah ”)
Mọi người Hồi giáo công khai xưng nhận Allah là Thượng Đế duy nhất và Ma-hô-mét là tiên tri của Ngài. Dầu các tiên tri khác đều được nhìn nhận, nhưng Ma-hô-mét là tiên tri cuối cùng và vĩ đại nhất. Người Hồi giáo cũng tin nơi các thiên sứ, các hữu thể thuộc linh thi hành ý muốn của Allah, đó là một giáo thuyết vay mượn của Do thái giáo. Họ tin nơi sự sống lại của kẻ chết và ngày phán xét, khi đó những người trung tín với kinh Cô-ran sẽ được ban thưởng. Những ai không vâng theo sẽ bị hình phạt nơi địa ngục.
Sự Bắt Buộc Cầu Nguyện (“Salat ”)
Người Hồi giáo có bổn phận phải cầu nguyện riêng và cầu nguyện chung. Sự cầu nguyện riêng có thể thực hiện bất kỳ nơi đâu. Sự cầu nguyện chung được hiệu triệu từ tháp cao của nhà thờ Hồi giáo bởi một muezzin , tức một “người hiệu triệu”. Người ta không dùng chuông, vì theo truyền thuyết, Ma-hô-mét bị đau đớn vì nghe những tiếng giống như tiếng chuông trong những khải tượng của ông. Tiếng hiệu triệu để cầu nguyện được phát ra năm lần một ngày : lúc sáng sớm, lúc đúng ngọ, lúc ban chiều, lúc hoàng hôn, và sau khi màn đêm buông xuống. Trước tiên có nghi thức thanh tẩy bằng nước hoặc bằng cát của sa mạc. Những người thờ phượng đứng hướng mặt về Mecca và đọc chương thứ nhất của kinh Cô-ran. Kế đó họ quì gối, ngồi và đứng lên theo một công thức cố định, trong khi đó vẫn cứ đọc những lời kinh nguyện. Một cố gắng là thực hiện việc đến một nhà thờ Hồi giáo vào trưa ngày thứ sáu, đó là ngày sa-bát của người Hồi giáo, và vị Iman , tức “vị lãnh đạo” sẽ thuyết giảng một bài.
Bố Thí (“Zakat ”)
Mỗi người Hồi giáo bắt buộc phải góp một phần lợi tức của mình cho công tác bác ái hoặc cho người nghèo, và cho chi phí của nhà thờ Hồi giáo. Tỉ lệ phần trăm thay đổi tùy theo lợi tức đó kiếm được do việc làm ăn thuộc kỹ nghệ, nông nghiệp, hay thương mại. Nó nằm trong khoảng 2,5% đến 10%, nhưng nó là một thứ thuế buộc phải đóng. Những sự ban tặng tự ý khác được gọi là sadaga cũng có thể được ban tặng nếu muốn.
Lễ Kiêng Ăn Ramadan (“Sawm ”)
Trong thời gian Ramadan , thuộc tháng trăng thứ chín, mọi người thành nhân Hồi giáo buộc phải kiêng cữ ăn, uống và các sinh hoạt tình dục. Mỗi ngày từ lúc bình minh, cho đến sau lúc hoàng hôn, người ta cầu những bài kinh nguyện đặc biệt và đọc các khúc trong kinh Cô-ran. Việc ăn uống chỉ thực hiện sau lúc hoàng hôn. Vào cuối tháng, người ta tổ chức một lễ hội. Vì lịch Hồi giáo dựa theo các hiện tượng của mặt trăng nên các ngày tháng (nhật kỳ) thay đổi theo từng năm.
Hành Hương Đến Mecce (“Hajj ”)
Bắt buộc mỗi người nam đã thành nhân phải cố gắng hành hương đến Mecca một lần trong đời. Việc tham dự buộc phải thực hiện trong Dhu’l Hijja, tức là “tháng hành hương”. Hằng trăm hàng người đến đó bằng đi bộ,, bằng lừa, lạc đà, bằng xe buýt, xe hơi hoặc bằng máy bay. Đó là cao điểm của đời sống một người Hồi giáo. Trong thực tế, những ai đã từng đến đó được gắn thêm từ ngữ hajj vào tên của họ. Kinh Cô-ran có ghi rõ chi tiết về những gì phải mặc và phải làm ở tại Mecca. Họ cầu nguyện tại Kaaba, là nơi thờ phượng thiêng liêng của Hồi giáo, ở trong một cái sân của nhà lớn của Hồi giáo. Trong những ngày họ ở đó, những người hành hương sẽ viếng giếng Zam-Zam mà tin là cái giếng của A-ga và Ích-ma-ên. Vào ngày thứ mười của tháng trăng mười hai, “lễ hội sinh tế” đánh dấu chung kết mùa hành hương.
5. Trong vở ghi bài của bạn, hãy kể năm Trụ Cột của Hồi giáo với lời mô tả ngắn gọn mỗi Trụ Cột.
6. Hãy viết những câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau
a. Vào những lúc nào trong ngày, người Hồi giáo buộc phải cầu nguyện ?
...........................................................................................................................
b. Muezzin là gì ?
...........................................................................................................................
c. Hãy kể ra ba ngày sa-bát của những nhóm người tôn giáo khác nhau
...............................................................................................................................
Mục Tiêu 3. Mô tả ngắn gọn các giáo lý của Hồi giáo về hữu thể tối cao, luật Hồi giáo, sự tiền định, sự cứu rỗi và lai thế học của Hồi giáo.
Những giáo lý nổi bật của Hồi giáo.
Hữu Thể Tối Cao .
Hồi giáo chủ trương một độc thần giáo khắt khe. Allah là một Thượng Đế cai quản toàn cõi vũ trụ. “Không có Thượng Đế nào khác ngoại trừ Allah”. Ngài là tương phản với đa thần giáo của Mecca và với Cơ Đốc Nhân là những người cho rằng Chúa Jesus là một phần trong ba ngôi Đức Chúa Trời. Người Hồi giáo cho rằng chỉ có một Thượng Đế duy nhất, toàn vẹn, vĩnh hằng và không thể phân chia. Kinh Cô-ran nói rằng: “Ngài cầm quyền tể trị trời đất. Ngài không chọn lựa một con trai nào và cũng chẳng có ai được dự phần với Ngài”. Allah là toàn tri và toàn năng. “Nầy ! Chúa của người Allah, Đấng đã tạo dựng trời đất trong sáu ngày, sau đó Ngài đã lên ngôi trị vì”. Người Hồi giáo có chín mươi chín danh hiệu để gọi Allah và để ca ngợi nhiều thuộc tính của Ngài. Người Hồi giáo sùng đạo đọc thuộc lòng những danh hiệu nầy cũng như người công giáo đọc kinh lần chuỗi hạt vậy.
Người Hồi giáo cũng mô tả những tạo vật khác là các jinn, đó là những hữu thể trung gian giữa người và thiên sứ. Họ được tạo nên bằng lửa, một số là thiên thần hộ vệ làm ích cho con người, nhưng một số khác là các tà linh. Iblis, vị lãnh đạo các jinn, là một thiên sứ đã sa ngã, hoạt động giống như sa tan trong sách Gióp. Theo huyền thoại của người Hồi giáo, Iblis phải chịu trách nhiệm về việc sa ngã của A-đam.
Luật pháp (“Shari’a ”)
Theo quan điểm của người Hồi giáo về tôn giáo, luật pháp hay shari’a , có nghĩa là “con đường được biết rõ” là điều quan trọng nhất. Trong khi kinh Cô-ran nói về lòng nhơn từ và thương xót của Thượng Đế đối với tội nhân biết ăn năn, thì Hồi giáo lại quan tâm đến sự vâng phục nhiều hơn là sự tha thứ. Ma-hô-mét đã xem cả Torah và Phúc âm như là những luật pháp mà con người bị buộc phải vâng giữ. Theo luật của Hồi giáo, bổn phận của đức tin là chấp nhận những điều vị tiên tri đã nói mà không thắc mắc tại sao hoặc thể nào. Do đó, bất cứ một thắc mắc nào về thần đạo học của Hồi giáo, như đã có trong Cơ-Đốc-giáo, đều là sai và có thể xem là tà giáo. Vì lý do nầy, các học giả Hồi giáo đã tự cống hiến nhiều cho việc nghiên cứu luật pháp hay shari’a.
Sự Tiền Định
Vì người Hồi giáo tin quyết nơi quyền năng và sự tể trị của Thượng Đế nên họ chấp nhận bước lý luận tiếp theo, như chúng ta có thể mong đợi, đó là tin nơi sự tiền định và số mệnh. Tư tưởng nầy là: vì Đức Chúa Trời cai quản vũ trụ nên ý muốn của Ngài là tối cao. Cho dầu một người làm lành hay làm ác, được thành công hay thất bại, tất cả đều ở trong bàn tay của Thượng Đế. Ngài đã hoạch định tất cả mọi sự tiến triển như thế. Kinh Cô-ran nói:
Ngài biết ngươi rất rõ, khi Ngài đã tạo ra ngươi từ đất và dẫu khi ngươi chưa được hoài thai trong lòng mẹ ngươi. Thượng Đế muốn ai đi lạc thì Ngài dẫn và ai Ngài muốn đặt vào đường ngay thẳng là tùy ý Ngài. Ngươi sẽ không muốn được, trừ phi Thượng Đế muốn.
Người Hồi giáo không tin rằng một sự việc nầy gây ra một sự việc khác ví dụ như chúng ta không thể nó rằng nước làm cho chúng ta ướt. Chỉ khi nào Thượng Đế muốn chúng ta ở trong nước lúc bấy giờ chúng ta mới bị ướt ! Trong hình thức cực đoan của nó, niềm tin nầy đã cướp đi sự tự do lựa chọn của con người và như thế họ không chịu trách nhiệm về hành động của mình. Họ chỉ là những con rối trong tay Thượng Đế. Một thành ngữ của người Hồi giáo là Insha’llah, nghĩa là “Nếu Thượng Đế muốn”. Nhưng không phải mọi người Hồi giáo đều mang cái quan niệm về số phận đến mức cực đoan như vậy. Một số người nói rằng Allah trong sự khôn sáng và lòng thương xót của Ngài, Ngài cho phép người ta lựa chọn trong những lãnh vực mà họ chịu phán xét. Theo quan niệm nầy, ít ra người ta có chút ít quyền tự do lựa chọn.
Sự Cứu Rỗi
Con đường cứu rỗi là sự đầu phục (islam) ý muốn tể trị của Thượng Đế. Kinh Cô-ran dạy rằng Thượng Đế cũng là quan án. Nó cảnh cáo người ta về một ngày phán xét là lúc công việc của họ sẽ nhận sự thưởng phạt xứng đáng. Bổn phận của con người là nhìn biết Thượng Đế, biết ơn Ngài về sự ban cho của Ngài, sống đúng theo mạng lịnh của Ngài và hy vọng về sự cứu rỗi cuối cùng. Vào kỳ chung kết, sự cứu rỗi ở trong tay của Thượng Đế sẽ được ban cho hay lấy lại. Không một người hồi giáo nào có thể nói rằng chắc chắn Thượng Đế sẽ cứu rỗi mình. Một khía cạnh khác của sự cứu rỗi là niềm tin cho rằng nếu một người Hồi giáo chết trong chiến trận vì đức tin Hồi giáo thì người đó sẽ được đi thẳng vào lòng của Ma-hô-mét. Chúng ta sẽ đề cập đến điều nầy sau/
Lai Thế Học (Eschatology ) Của Hồi Giáo
Dường như môn lai thế học của người Do Thái và của người Cơ Đốc đã có tác dụng sâu xa trên Ma-hô-mét. Kinh Cô-ran nói rằng khi một người qua đời, thân thể của họ sẽ trở về đất và linh hồn sẽ bước vào một trạng thái ngủ cho tới ngày sống lại. Thiên sứ của Allah sẽ thổi kèn, đất sẽ nứt ra và thân thể sẽ được tái hợp với linh hồn. Một cuốn sách ghi chép về cuộc sống của mọi người sẽ được mở ra mỗi người sẽ bị phán xét theo công việc mình. Mọi người sẽ bước qua một chiếc cầu hẹp và bén như lưỡi gươm bắt ngang qua trũng địa ngục. Kẻ làm ác sẽ rơi vào sự tăm tối của họ còn người Hồi giáo sẽ đi ngang qua cách an toàn. Tuy nhiên, Thiên đàng là một lạc viên mà ở đó kẻ trung tín sẽ được thưởng mọi loại thỏa thích của thân xác. Điều tốt nhất là họ sẽ thấy Thượng Đế. Những kẻ bị rơi vào địa ngục sẽ phải chịu thống khổ.
7. Hãy mô tả bốn đặc tính của Allah trong vở ghi bài của bạn.
8. Hãy định nghĩa các từ ngữ jinn, Iblis và Shari’a.
...........................................................................................................................
9. Căn bản và hậu qủa của giáo lý tiền định của Hồi giáo là gì?
...........................................................................................................................
10. Đối với người Hồi giáo, tại sao sự cứu rỗi là không chắc chắn?
...........................................................................................................................
11. Người Hồi giáo tin gì về những biến cố sau khi qua đời?
...........................................................................................................................
Mục tiêu 4. Mô tả những niềm tin của Hồi giáo về các nơi thiêng liêng và những người thánh thiêng, về tình trạng của phụ nữ, về những điều cấm kỵ và jihad.
Những Tập Tục Khác Của Hồi Giáo
Những Nơi Thiêng Liêng
Nhà thờ Hồi giáo (Mosque). Xuất xứ từ một từ ngữ Ả-rập thời cổ có nghĩa là “tự bảo vệ”, nhà thờ Hồi giáo là nơi hội họp để thờ phượng. Có rất nhiều nhà thờ Hồi giáo ở hầu hết các thành phố vùng Trung Đông và các nước Phương Đông. Ma-hô-mét đã ra chỉ dụ ngày thứ sáu là ngày thờ phượng chính thức của người Hồi giáo, cũng giống như ngày thứ bảy của người Do Thái và ngày Chủ Nhật của người Cơ Đốc giáo vậy. Muwzzin (Người Hiệu Triệu). Đứng trong tháp cao của nhà thờ và hiệu triệu người ta cầu nguyện năm lần một ngày. Trong thời đại tân tiến, sự hiệu triệu của ông được thay thế bằng một máy ghi âm.
Khu Kaaba . Bao gồm một kiến trúc lập phương bao quanh tảng thiên thạch màu đen. Tảng đá Kaaba được người ta tôn kính như là do Gáp ri ên đem tưd trời xuống. Khu Kaaba đã xây cất xong từ thời của Ma-hô-mét. Trong đó người ta đặt những ảnh tượng các thánh tích của ngoại giáo và các tranh ảnh. Một bản phúc trình nói rằng nó cũng có đặt tranh vẽ Chúa Jesus và bà Mari nữa. Giờ đây nó là trung tâm của đại đền thờ Hồi giáo ở Mecca, và nó là điểm tập trung của tất cả mọi sự thờ phượng của người Hồi giáo. Nó được đậy bằng một tấm nỉ đen giác vàng và một cánh cửa cẩn vàng rất ít được mở ra. Những người hành hương đã bào mòn một lối đi xung quanh nó trong những cuộc hành hương viếng thăm nơi thờ phượng thiêng liêng nầy.
Những Thành Phố Thiêng . Thành phố thiêng liêng nhất trong Hồi giáo rõ ràng là Mecca. Thành phố thiêng liêng thứ nhì đối với người Hồi giáo là Medina nơi mà Ma-hô-mét đã lánh ở đó trong vài năm. Sau Medina, thành phố thiêng liêng kế tiếp là Giê-ru-sa-lem. Nó có một nhà thờ Hồi giáo được gọi là Vòm Mái Vầng Đá (The Dome of The Rock), được xây bên trên một tảng đá lớn mà người ta cho rằng đó là địa điểm Áp-ra-ham đã dâng Y-sác cho Đức Chúa Trời.
Những Người Thánh Thiêng
Caliph . Sau khi Ma-hô-mét qua đời, những người lãnh đạo chính trị Hồi giáo được gọi là các Caliph. Họ không nhận được sự mặc khải từ trời mà được hướng dẫn bằng lời của vị tiên tri. Bốn vị Caliph đầu tiên được đề cập đến như là những vị “Caliph chính thống” vì họ đã được tuyển chọn trong nhóm người ban đầu của Ma-hô-mét.
Imam . Những người lãnh đạo thuộc dòng dõi Ali, bà con với Ma-hô-mét, được gọi là các Imam , có nghĩa là “gương mẫu”. Họ vẫn tồn tại giữa vòng người Shi’ites và nhiệm vụ của họ là hướng dẫn các giờ kinh nguyện và giải thích kinh Cô-ran trong các nhà thờ Hồi giáo. Họ không phải là giới tư tế mà chỉ là các thành viên của cộng đồng được lựa chọn vì lòng sùng kính của họ.
Tình Trạng Phụ Nữ .
Trước thời Ma-hô-mét, phụ nữ ở một tình trạng xã hội rất thấp trong xứ Ả-rập. Họ bị xem là nô lệ và là tài sản của người cha, người chồng hoặc của người anh. Họ có thể bị chồng ly dị bất cứ khi nào người đó muốn. Đôi khi các trẻ em gái bị giết chết. Ma-hô-mét đã nâng cao tình trạng của phụ nữ đến mức độ khá hơn, dù rằng chưa được bình đẳng với nam giới. Ma-hô-mét cho phép chế độ đa thê và ông đã cưới cho mình nhiều phụ nữ, một số trong đó là những góa phụ của những người Hồi giáo bị tử trận. Nhưng ông giới hạn số vợ cho người Hồi giáo là bốn người, để họ có thể chu cấp cho các người vợ đó.
Những Điều Cấm Kỵ Của Hồi Giáo
Nhiều điều cấm kỵ của Do Thái giáo đã được Hồi giáo chấp nhận. Người ta cấm ăn thịt heo và huyết nhưng được phép ăn thịt bò, cừu và dê, nếu con thú đó do những người cai trị của Hồi giáo giết chết. Cờ bạc và rượu cũng bị cấm và người ta tin rằng người Hồi giáo đã giới thiệu việc uống cà phê cho thế giới. Việc buôn bán để kiếm lời được cho phép, nhưng việc cho vay tiền để kiếm lãi là một tội lỗi.
Jihad, Tức “Cuộc Thánh Chiến ”
Ma-hô-mét dạy môn đồ của mình không dung nhượng tà giáo, hoặc họ phải nhận theo Hồi giáo, hoặc họ phải bị giết. Những đoàn khách thương của dân Mecca bị tấn công và tiền bạc cũng như những người theo đạo được mang về cho Hồi giáo. Ông gọi kiểu chiến tranh nầy là một nhiệm vụ tôn giáo. Thậm chí tình bà con cũng không quan trọng, và trong một cuộc tấn công vào đoàn buôn, người bà con theo tà giáo cũng bị giết. Chết trong Jihad, tức Thánh chiến, đem lại cho người Hồi giáo niềm hi vọng được trực chỉ vào ba-ra-đi Điều nầy cũng là lý do thích hợp cho những cuộc tự sát của một số người cuồng nhiệt cố giành chiến thắng cho đảng chính trị của họ trong những năm gần đây.
Những sự dạy dỗ của vị tiên tri nầy đã xuất hiện vào lúc thuận tiện và đã cung ứng cho thế giới Ả-rập một Thượng Đế mới, một niềm hi vọng mới và một hướng đi mới. Chúng ta có thể nghi vấn về một số điều dạy dỗ của ông, nhưng sự nhấn mạnh của ông về sự tể trị tối cao của Thượng Đế là một lẽ thật quan trọng.
12. Hãy ghép cặp những tên (bên phải) với lời mô tả của chúng (bên trái).
.....a. Thành phố thiêng liêng thứ ba.
.....b. Nơi thờ phượng thiêng liêng nhất của Hồi giáo.
.....c. Một nơi để thờ phượng.
....d. Những người lãnh đạo sau Ma-hô-mét.
.....e. Những người lãnh đạo thuộc lòng dõi Ali.
1) Kaaba.
2) Imam.
3) Caliph.
4) Đền thờ Hồi giáo.
5) Giê-ru-sa-lem.
Mục tiêu 5. Chỉ ra nguồn gốc và sự phát triển của kinh sách Hồi giáo.
NHỮNG SỰ TRUYỀN THÔNG CỦA HỒI GIÁO
Các tác phẩm của Ma-hô-mét sau một thời gian khoảng hai mươi năm được biên soạn thành kinh Cô-ran , một từ ngữ có nghĩa là “thuật lại”. Thiên sứ đã truyền cho Ma-hô-mét “thuật lại” sự mặc khải mà ông đã nghe. Những sự thuật lại trong tiếng Ả-rập được gắn liền với sự thờ phượng, cũng như người Cơ-Đốc giáo và người Do Thái thuật lại Kinh Thánh của họ vào những cơ hội trong tôn giáo. Kinh Cô-ran là cuốn Sách thánh dễ đọc và dễ ghi nhớ nhất trong số các kinh sách của các tôn giáo trên thế giới.
Nguồn Gốc Và Sự Tôn Kính
Người Hồi giáo tin rằng kinh Cô-ran chính là lời của Thượng Đế. Ma-hô-mét nói rằng những lời đó được thiên sứ Gáp-ri-ên phán vào tai của ông như một tiếng chuông rung lớn. Sứ điệp đó được ban cho khi ông đang xuất thần và khi ông đã thoát ra khỏi trạng thái đó, ông đã rất run rẩy và trở nên yếu ớt. Người ta tin rằng Ma-hô-mét có một thư ký tên là Zayd đã viết những lời của vị tiên tri nầy trên những mảnh da, giấy da, lá kè, trên đá hoặc thậm chí trên xương súc vật.
Vì một số người Hồi giáo giữ các mảnh của các tác phẩm nầy nên sau khi vị tiên tri qua đời. Caliph Uthman đã chỉ định một ủy ban dưới sự lãnh đạo của Zayd để biên soạn một bản được thẩm quyền hóa của kinh Cô-ran. Nó trở thành một cuốn sách dài bằng với cuốn Tân Ước. Mỗi chương được gọi là một sura và có một nhan đề được rút ra từ một chữ ở trong chương đó. Có 114 chương, chương đầu tiên được viết ra tại Medina và chứa những luật lệ dành cho người Hồi giáo và những lời cảnh cáo nghịch cùng kẻ thù của họ. Những sura sau là những sự kiện thấy được ban cho lần đầu tiên trong hang động ở Mecca. Chúng được sắp đặt theo độ dài, ngoại trừ có một sura ngắn là Fatihah (“mở đầu”) được đặt ở đầu và là một lời cầu nguyện xin sự hướng dẫn của Thượng Đế. Chương Fatihah được dùng trong các giờ cầu nguyện hằng ngày và trong các buổi lễ tôn giáo. Tất cả các sura ngoại trừ một chương đều bắt đầu với những chữ Bismillah Alrahim nghĩa là “Nhân danh Thượng Đế, Đấng Nhân từ, Đấng Thương xót”.
Lời tuyên bố về sự soi dẫn của kinh Cô-ran thì khác với của Kinh Thánh, vì Ma-hô-mét nói rằng ông không có phần gì trong sự mặc khải; ông chỉ giống như một ngòi viết trong tiến trình trước tác. Ông không bảo rằng sứ điệp của ông xuất ra từ một nguồn thần linh. Các sự mặc khải khác cũng được xuất ra từ chính một nguồn đó, chẳng hạn như Injil (“Phúc Âm”) của Chúa Jesus, Zabur (“Thi thiên”) của Đa-vít và Torah (“luật pháp”) của Môi se. Ông tuyên bố rằng mỗi thứ đều là một sự mặc khải chân thật.
Người Hồi giáo đã rất tôn kính kinh Cô-ran là cuốn sách thiêng liêng nhất của họ. Họ cẩn thận không bao giờ để nó xuống đất hoặc để nó đụng tới một vật gì ô uế. Một cao vọng là ghi nhớ được toàn bộ kinh Cô-ran và thuật lại nó trong tháng kiêng ăn Ramadan. Trong các học đường ở khắp cả thế giới Hồi giáo, trẻ em được dạy dỗ về nó và nhiều em ghi nhớ những chỗ hay của nó cho dù chúng chẳng hiểu chữ nghĩa của nó. Nhiều bản sao kinh Cô-ran đã được viết bằng tay rất đẹp và được đóng bằng những kiểu đẹp nhất của nghệ thuật đóng sách. Những lời của nó thường được dùng để trang trí trong các nhà thờ Hồi giáo, các trường học, các lăng tẩm và những công trình xây cất khác. Một số khúc được dùng làm bùa chú để trừ khử tà linh và tật bệnh. Vì kinh Cô-ran được ban cho Ma-hô-mét ở Ả-rập nên nó bị cấm dịch. Dù sao chăng nữa, cũng đã có những bản sao được in ra bằng các ngôn ngữ khác.
Sự Mâu Thuẫn Và Sự Không Chính Xác
Một đặc tính của Hồi giáo tạo cho người Cơ Đốc nhiều khó khăn là những chỗ mâu thuẫn trong kinh Cô-ran. Bằng chữ “những chỗ mâu thuẫn” chúng tôi có ý muốn nói rằng có một số câu đã trái ngược lại với những câu khác. Ví dụ như, lúc đầu Ma-hô-mét công nhận những niềm tin của người Do Thái là tương tự với của ông, nhưng khi người Do Thái bác bỏ ông thì ông đã thấy một khải tượng đặc biệt mà sau đó ông đã nói rằng những người khác “đã giải sai Kinh Thánh”. Sura 2:150 nói rằng Ma-hô-mét ra lịnh cho môn đồ ông hướng về Giê-ru-sa-lem để cầu nguyện. Nhưng về sau, trong một khải tượng thiên sứ bảo ông phải cầu nguyện hướng về Mecca (Sura 2:125). Các khải tượng của Ma-hô-mét đã thay đổi vì cớ sự tiện lợi không thể nào do Thượng Đế, là Đấng không thay đổi, soi dẫn được.
Bất cứ ai đã đọc kinh Cô-ran đều nhận thấy nó tương tự như Kinh Thánh, điều đó chứng tỏ rằng Ma-hô-mét đã dựa vào Thánh Kinh để viết nhiều tác phẩm của mình. Các môn đồ của ông phủ nhận điều nầy bằng cách nói rằng Ma-hô-mét là người mù chữ. Ý tưởng cho rằng ông đã sao chép các khải tượng của mình từ Thánh Kinh gây xúc phạm đến những xúc cảm tôn giáo của bất cứ người Hồi giáo nào. Nhưng những mâu thuẫn đã xảy ra trong một biến cố. Ví dụ như ông viết rằng Ha man trong câu chuyện của Ê-xơ-tê làm việc cho Pha-ra-ôn trong thời kỳ xuất hành (Sura 28:38) ! Người Hồi giáo trả lời rằng kinh Cô-ran trình bày một khải tượng khác về Đức Chúa Trời, về con người và về thế giới. Nếu có những sự mâu thuẫn thì họ sẽ nhận kinh Cô-ran là đúng.
Sự hiểu biết của Ma-hô-mét về những niềm tin khác có thể đến từ các người vợ của ông, một người trong số họ là một phụ nữ Do thái và một người khác là người Cơ-Đốc-giáo. Nhưng, theo lời truyền khẩu, sự giải thích của ông về giáo lý Cơ Đốc là không chính xác. Trong Sura 5:77, ông nói rằng người Cơ Đốc thờ phượng ba Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, Đức bà Mari là Đức mẹ và Chúa Jesus là Đức Chúa Con ! Kinh Cô ran ông công kích chức vụ làm con của Chúa Jesus, nói rằng: “Thượng Đế không sinh ra ai và cũng không do ai sinh ra”. Trong Sura 4:156, khi đề cập đến Chúa Jesus, ông nói: “Họ không giết Ngài và không đóng đinh Ngài. Họ chỉ làm trên cái hình ảnh (hay cái ngoại diện -- likeness) của Ngài mà thôi. Họ đã không thực sự giết Ngài”. Tuy nhiên, kinh Cô ran tuyên bố rằng Chúa Jesus được sinh ra bởi một nữ đồng trinh, đã làm những phép lạ, là Đấng vô tội, đã thăng thiên về trời và sẽ trở lại vào kỳ sau rốt.
Sẽ luôn luôn có những nghi vấn về nguồn gốc của kinh Cô ran và những điều mâu thuẫn của nó, tuy nhiên, chúng ta hãy trân trọng người đáng trân trọng. Ma-hô-mét đã cung ứng cho dân Ả-rập một cuốn kinh sách mà nó đã làm cho họ biết được sự oai nghi và quyềp phép của một Thượng Đế thật.
13. Hãy viết những câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau:
a. Cô-ran (Quran) nghĩa là gì?...............................................................................
b. Nó do ai biên soạn và vào lúc nào?..................................................................
c. Các chương của nó được gọi là gì?.....................................................................
d. Có bao nhiêu chương trong kinh Cô-ran?...........................................................
e. Độ lớn kinh Cô-ran tương đương với:.................................................................
14. Trong vở ghi bài của bạn, hãy cho những ví dụ:
a. về một sự mâu thuẫn trong kinh Cô-ran.
b. về một sự thiếu chính xác về Kinh Thánh.
Mục tiêu 6. Vạch ra sự phát triển của phong trào Hồi giáo từ lúc Ma-hô-mét qua đời cho đến thời kỳ hiện nay.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỒI GIÁO
Hồi giáo đã xuất hiện đúng vào lúc dân Ả-rập cần một lực lượng đoàn kết. Ả-rập bị xâu xé bằng duy linh thuyết, sự thờ lạy hình tượng và sự vô đạo đức. Đế quốc Byzantine gần sụp đổ vì sự băng hoại và sự cai trị sai lầm, và người Ba tư đã sẵn sàng để thay thế.
Những Thành Tích Chính Trị
Sau khi Ma-hô-mét qua đời, người Hồi giáo thành một lực lượng quân sự, và trong vòng một trăm năm, họ đã chinh phục xứ Pa-lét-tin, Ai cập và quét qua Bắc Phi. Năm 711, họ tiến vào Tây Ban Nha và năm 732, họ vượt dãy núi Pyrenee, nhưng họ đã bị Charles Martel đẩy lùi tại trận chiến Tours (nước pháp). Nhưng vì trận chiến tranh nầy, cơ nghiệp tôn giáo của Châu Âu có thể đã là của Hồi giáo hơn là Cơ Đốc giáo. Người Hồi giáo vẫn ở lại Tây Ban Nha cho đến thế kỷ thứ mười lăm.Vào thế kỷ mười một và mười hai, họ đã quét khắp vùng Trung Đông và di chuyển vào Ấn độ, Trung Hoa và quần đảo Thái Bình Dương. Năm 1453, thành Constantinople, thủ đô của đế quốc Byzantine rơi vào tay của quân Ottoman Thổ nhĩ kỳ, họ là người Hồi giáo, và thành phố nầy đã được gọi là Istanbul. Cộng đoàn Hồi giáo lớn nhất ngày nay là ở In-đô-nê-si-a với ít nhất 150 triệu tín đồ.
Chính Thể Caliph (The Caliphatre)
Chính thể Caliph (sự cai trị do các vị Caliph) nguyên thủy gồm có bốn vị Caliph và kéo dài từ năm 632 đến năm 660. Các vị Caliph là những vị kế nhiệm Ma-hô-mét và họ đã cai trị như là những người cầm đầu thuộc linh và thuộc đời nầy của Hồi giáo. Họ là Abu Bakr, Umar, Uthman và Ali, là những đồng chí thân cận nhất của Ma-hô-mét Abu Bark đã qua đời khoảng hai năm sau khi được tuyển chọn. Umar và Uthman bị những người cấp tiến sát hại. Ali, con rể của vị tiên tri, chồng của Fatima, bị một người bà con sát hại. Các vị Caliph nầy đã lần lượt cai trị như những ông vua và đã dời đô về Đa-mách, sau đó lại dời đô về Baghdad. Các vị Caliph Abbasid (con cháu của Abbas, chú của Ma-hô-mét --ND) cai trị tại Baghdad từ năm 750 đến 1258 với sự hào nhoáng và huy hoàng và dưới sự cai trị của họ, Hồi giáo đã đạt đến thời đại hoàng kim của nó. Người thổ nhỉ kỳ Ottoman, cai trị từ thế kỷ thứ mười lăm, đã chọn tước hiệu Sultan tương đương với tước hiệu Caliph cũng đã cáo chung.
15. Trong vở ghi bài của bạn, hãy tường thuật ngắn gọn sự bành trướng của Hồi giáo trong các thế kỷ sau khi Ma-hô-mét qua đời.
Các Nhánh Giáo Phái Trong Hồi Giáo
Người kế nhiệm Ma-hô-mét không thể là một tiên tri khác vì kinh Cô-ran đã tuyên bố rằng Ma-hô-mét là “Ấn tín của Các Tiên Tri”. Một số tín đồ cảm thấy vị Caliph nầy nên được chọn từ trong toàn cộng đồng Hồi giáo. Một số khác lại trung thành với dòng họ Umayyad ở Mecca. Một số khác nữa lại ủng hộ con rễ của Ma-hô-mét, là Ali. Với việc tuyển chọn Ali, sự căng thẳng đã bùng nổ trong Hồi giáo. Một cuộc bạo loạn do hai đồng chí và vợ góa của vị tiên tri, bà Aisha, cầm đầu. Trong một trận chiến đẫm máu xảy ra sau đó, mười ngàn người Hồi giáo đã bị giết chết trước khi Ali giành được thắng lợi. Nhưng không bao lâu sau đó, Mu’aviya, một người bà con của Uthman, đã chống đối Ali và trong cuộc chiến đấu nầy Ali đã bị hạ sát .
Phái Sunni
Những người khăng khăng về việc tuyển chọn người kế nhiệm giữa vòng các đồng chí của vị tiên đã trở thành phái Sunni. Họ cảm thấy rằng bốn vị Caliph nguyên thủy đã biết Sunna (“đường lối” hay “tập quán”) của vị tiên tri, do đó người Hồi giáo nên theo gương của họ. Họ đã triển khai một hệ thống luật pháp cho cộng đồng, tức Shari’a, để giữ nhóm người nầy lại với nhau. Bốn trường phái của luật lệ Hồi giáo đã được mở ra, nhưng tất cả các trường phái nầy đều giữ bốn điều cơ bản của Shari’a. Những điều nầy là kinh Cô-ran, Hadith (“Các truyền thống của Hồi giáo”), Ijma (“Thỏa ước của cộng đồng người Hồi”) và Q’yas (“Xử dụng sự tương tự”). Bốn nhóm nầy cùng nhau được gọi là phái Sunni. Họ vẫn là nhóm giáo phái lớn nhất, hầu như chiếm 90 phần trăm của toàn cộng đồng người Hồi giáo.
Phái Shi’ites
Một nhóm người khác vẫn trung thành với Ali, con rể của Ma-hô-mét. Họ được gọi là phái Shi’ties (xuất xứ từ chữ Shi’a nghĩa là “Đảng phái”). Họ cảm thấy rằng tất cả các vị Caliph đều nên là con cháu của Ali. Một nhóm người được biết dưới tên Kharijis, tức “người không phe phái”; tách ra khỏi nhóm người ủng hộ Ali và một số họ vẫn còn tồn tại ở Zanzibar và giữa vòng người Berber ở Bắc Phi. Nhóm Kharijis là nhóm cấp tiến, họ nói rằng những người không theo đường lối của họ thì tệ hơn người ngoại đạo và đáng bị giết trước mắt. Chính Ali đã bị một người cuồng tín của nhóm Kharihis hạ sát. Với cái chết của Ali, kẻ thù của ông là Mu’awiya đã trở thành một Caliph và dòng họ ông đã nắm giữ chế độ Caliph gần như suốt một thế kỷ.
Đảng phái Shi’ites trở thành nhóm mạnh nhất giữa vòng người Ba tư. Họ xem Ali như là sứ giả của Thượng Đế và còn quan trọng hơn cả chính Ma-hô-mét nữa, thậm chí họ xem ông là Thượng Đế nhập thể. Họ nói rằng một ánh sáng thần ở nơi Ali và được truyền sang cho con cháu ông, nhờ ánh sáng nầy mà họ được giữ gìn khỏi mọi sai lầm hay tội lỗi. Phái Shi’ites xử dụng tước hiệu Imam cho con cháu của Ali. Sau khi qua đời, một vài nhóm người chính xưng họ là con cháu của ông. Những người nầy bao gồm nhóm người Ismailis, họ chỉ chấp nhận có bảy vị Imam thôi và vì vậy họ được gọi là Nhóm Bảy (seveners). Phái Druze ở Li ban, Sy ri và Pa-lét-tin là thuộc nhóm Ismailis và Aga Khan là lãnh tụ của họ ngày nay. Nhóm người thứ hai là nhóm Zaydis, là một giáo phái nhỏ hơn, được thấy ở Yemen ngày nay. Nhóm Mười hai (Twelvers ) tin có mười hai vị Imam. Tuy nhiên vị Imam thứ mười hai đã biến mất vào năm 878 S.C. Người Shi’ites tin rằng ông đã tự ẩn mình và sẽ hiện ra trở lại thành Mahdi (“người được trông đợi”). Ông sẽ đem lại một thời kỳ công chính và hòa bình trước khi có sự phán xét cuối cùng. Ngày nay, nhóm Ayatollas là nhóm được người ta biết đến như là Nhóm Mười Hai.
Phái Sufi
Phái Sufi đã nổi lên để đáp ứng cho Hồi giáo chính thống. Từ ngữ nầy xuất xứ từ chữ Suf, có nghĩa là một chiếc áo len thô sơ mà các nhà sư hay các vị ẩn sĩ mặc. Phái Sufi khởi dậy vào thế kỷ thứ tám như là những nhà thần bí phản ứng lại với sự thế gian của các nhà lãnh đạo Hồi giáo. Họ tìm kiếm một kinh nghiệm cá nhân về thần linh mà họ đã thấy ở trong kinh Cô-ran và ở nơi Ma-hô-mét. Họ được lãnh đạo bởi vị Shaykks của họ, họ nhấn mạnh đến tình yêu đối với Thượng Đế và tình yêu của Ngài đối với con người, và họ phấn đấu để được kết hợp với Thượng Đế hay là được hấp thu vào Ngài. Họ hi vọng đạt được điều nầy nhờ sự tu hành, sự xuất thần và sự niệm tụng một Dhikr, tức “danh hiệu của Thượng Đế”, giống như câu thần chú trong Ấn độ giáo . Một số người dùng sự nhảy nhót hay nói những tiếng lạ tai. Một số người, qua việc tiếp xúc với những người thánh, nói rằng họ đã nhận được barakah (“phước hạnh hay sự thánh khiết”) từ nơi họ. Phái Sufi được thấy giữa vòng người Shi’ites cũng như người Sunni và họ cho rằng họ kết hợp giáo lý Hồi giáo với kinh nghiệm về Thượng Đế. Phái Sufi đã được nhiều người qui đạo theo Hồi giáo tại Phi Châu, nhưng họ bị cáo buộc về sự cuồng tín và những sự cực đoan thuộc thể của họ.
Phái Bahai
Những nhóm giáo phái tiếp tục phát triển trong Hồi giáo. Tại Iran, vào thế kỷ thứ mười chín, một nhân vật xuất hiện tự xưng là Bab Ud Din, nghĩa là “cửa đức tin”, và là người tiền hô cho Đấng được trông đợi. Ông đã giảng về những sự cải cách tôn giáo và có đông đảo người theo ông. Nhưng khi ông cho các tác phẩm của mình là bình đẳng với kinh Cô-ran thì ông bị cáo buộc là tà giáo và bị kết án tử hình vào năm 1850. Một trong số các môn đồ của ông tự xưng mình là Đấng được trông đợi. Lấy danh hiệu Baha’Ulaah (“Vinh quang của Thượng Đế”), phong trào của ông đã trờ thành đạo Bahai. Người Thổ nhĩ kỳ đã giam ông, nhưng ông đã gởi các tác phẩm của mình ra ngoài cho phần còn lại của thế giới. Ông đề xướng một quan niệm rộng rãi về sự hiệp một của Thượng Đế và về sự đoàn kết mọi tôn giáo, vì mỗi tôn giáo đều có một số chân lý và trong số các chân lý đó giáo lý Bahai của ông là cao siêu nhất. Giáo phái nầy đã lan rộng khắp thế giới Hồi giáo và ở tại các quốc gia khác, kể cả Anh Quốc và Hiệp chủng quốc Hoa kỳ.
Phái Ayatollahs
Vào hậu bán thế kỷ thứ hai mươi, có một phong trào hướng về những niềm tin cổ truyền của Hồi giáo. Vua Shah ở Iran muốn biến quốc gia mình thành một nước Nhật bản ở Trung đông, nhưng những nhà lãnh đạo tôn giáo chống lại tư tưởng của ông và họ bị gọi là Ayatollahs (“Dấu hiệu của Thượng Đế”). Giáo chủ Ayatollahs Khomeini đã trốn sang Paris, nhưng ông đã quay trở lại Iran vào năm 1979 và lật đổ vua Shah. Chế độ của ông lại còn đàn áp hơn chế độ của vua Shah nữa, bao gồm vô số cuộc hành quyết và hành hạ những kẻ chống đối ông. Giáo phái Bahai cũng bị bắt bớ nhiều và hằng ngàn người phải trốn khỏi nước. Phản ứng của những nhà chính trị và văn hóa theo Hồi giáo là thúc đẩy lòng trung thành đối với các nguyên tắc của Hồi giáo và loại bỏ tất cả mọi hệ thống phi Hồi giáo trong xã hội.
Nghệ Thuật Của Hồi Giáo
Hồi giáo đã đem lại cho thế giới một hình thức nghệ thuật mới mà nó đã lưu dấu trên ngành kiến trúc của nhiều quốc gia. Kiểu cách và màu sắc của nó là khác biệt và rất đẹp, đáng được các độc giả nghiên cứu.
Hồi Giáo Và Y-sơ-ra-ên
Mục tiêu chính của hoạt động chính trị của người Hồi giáo là tiêu diệt quốc gia Y-sơ-ra-ên của phong trào Si-ôn. Có nhiều người Do Thái ở tại Y-sơ-ra-ên hơn là người Hồi giáo, và điều xúc phạm đối với người Hồi giáo là thành Giê-ru-sa-lem do một chính quyền Do Thái cai trị mà chính quyền đó lại tích cực mở rộng phong trào Si-ôn. Tình trạng nầy lại càng trầm trọng thêm do việc Y-sơ-ra-ên đối xử tàn nhẫn với những người Ả-rập ở Pa-lét-tin và sự ủng hộ của các nước theo Cơ Đốc giáo đối với Y-sơ-ra-ên. Kẻ thù mới được nhận dạng chung với kẻ thù cũ, và các nước theo Hồi giáo đã bị thúc đẩy vào một liên minh chặt chẽ hơn để chống lại cái mà người Iran gọi là “Đại Qủy Dữ” (The Great Satan) -- Đó là Hoa kỳ và các nước đồng minh ủng hộ phong trào Si-ôn.
Để kết luận, chúng ta hãy nhớ rằng Hồi giáo đã cung ứng cho một xã hội tuyệt vọng một niềm hi vọng, một sự đoàn kết và một đức tin nơi Thượng Đế. Nó kết hợp cõi thuộc linh với cõi đời tạm và đã trở thành một phần quan trọng của cộng đồng nầy, của nền văn hóa của nó và của mọi phương diện của đời sống. Giờ đây, Hồi giáo đang tự mở rộng bằng mọi phương tiện cho mục đích của nó và những thành tựu của nó thật có ý nghĩa, nhất là ở vùng phụ cận sa mạc Sahara tại Phi Châu. Cả hồi giáo và Cơ Đốc giáo đã giành được thắng lợi nơi tôn giáo cổ truyền, được trợ giúp bằng những sự thay đổi chính trị và thương mại hiện đại. Trong thực tế, chúng đang tiến tới với một mức độ nhanh nhất so với bất cứ tôn giáo nào trên thế giới ngày nay.
16. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu đúng.
a. Phái Sunnis cảm thấy rằng họ đi theo đường lối nguyên thủy của Hồi giáo và họ là giáo phái mạnh nhất của Hồi giáo ngày nay.
b. Phái Shi’ites giữ lòng trung thành với Ali và là phái mạnh nhất ở Ba-tư, tức Iran ngày nay.
c. Phái Shi’ites bị phân chia thành Nhóm Bảy, nhóm Zayds và Nhóm Mười Hai, nhưng họ đã cáo chung vào thế kỷ thứ hai sau Ma-hô-mét.
d. Vì danh từ Caliph được phái Umayyad xử dụng nên Nhóm Bảy và Nhóm Mười Hai dùng danh từ Imam để gọi các lãnh tụ của họ.
e. Phái Ayatollah phát sinh từ phái Sunnis, do đó họ là phái lớn nhất trong Hồi giáo ngày nay.
f. Phái Sufi là những nhà thần bí, do các Shyk lãnh đạo, họ tìm kiếm sự kết hợp với Thượng Đế bằng những sự nhảy múa, xuất thần và nói tiếng lạ.
17. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết ra ba đặc điểm của giáo phái Bahai.
18. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết ra những lý do tại sao mục đích chính của người Hồi giáo là tiêu diệt phong trào Si-ôn.
Mục tiêu 7. Chỉ ra những điểm mạnh và những điểm yếu của Hồi giáo và mô tả một số nhịp cầu nối từ đức tin Hồi giáo đến lẽ thật của Cơ Đốc Giáo.
ĐÁNH GIÁ VỀ HỒI GIÁO
Những Điểm Mạnh Của Hồi Giáo
Người Hồi giáo có một niềm tin vững vàng nơi Thượng Đế và quyền tể trị tối cao của Ngài.
Người Hồi giáo đã có được một sự đoàn kết chặt chẽ căn bản xoay quanh niềm tin nơi Thượng Đế và kinh sách của họ.
Người Hồi giáo tin rằng Thượng Đế giàu lòng thương xót và nhân từ.
Người Hồi giáo biết coi trọng ý muốn của Thượng Đế.
Họ tin có một ngày phán xét các công việc của mỗi người.
Mỗi tín đồ đòi hỏi phải đọc kinh cầu nguyện hằng ngày.
Những Điểm Yếu Của Hồi Giáo
Hồi giáo đã có một niềm tin cực đoan nơi quyền tể trị và ý muốn độc đoán của Thượng Đế mà nó dẫn đến thuyết định mệnh.
Dầu tình trạng phụ nữ được nâng cao nhưng nó vẫn còn thấp kém. Hồi giáo cho phép các tín đồ có nhiều vợ.
Người Hồi giáo phải tìm sự cứu rỗi của mình bằng việc làm.
Người Hồi giáo không có sự bảo đảm nào về một cứu Chúa khỏi tội lỗi hay sự sống đời đời trong hiện tại.
Lòng tôn kính đốivới kinh Cô-ran và tảng đá Kaaba là kế sau sự thờ hình tượng.
Các kinh sách có nhiều chỗ mâu thuẫn.
Chấp nhận việc thâu thập tín đồ bằng sức mạnh.
Tương lai được hứa hẹn chỉ là sự hưởng thụ nhục dục.
19. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết ra ít nhất năm điểm mạnh và năm điểm yếu của Hồi giáo nhìn từ quan điểm của Cơ Đốc Giáo.
Định Giá Các Niềm Tin Hồi Giáo
Giờ đây, chúng ta sẽ đánh giá một số niềm tin của Hồi giáo nhìn theo quan điểm của Thánh Kinh và lưu ý đến những nhịp cầu nối liền những niềm tin đó với lẽ thật về Đấng Christ và sự sống đời đời .
Đề Tài: Hữu Thể Tối Cao
Niềm Tin Của Hồi Giáo Về Thượng Đế . Người Hồi giáo tin nơi Thượng Đế vĩnh hằng, khôn sáng, toàn năng, được gọi là Allah, là Đấng nhân từ và thương xót. Nhưng Ngài là một Thượng Đế đáng sợ. Họ phủ nhận Ba Ngôi, họ tin rằng đó chỉ là ba thượng đế. Họ tin rằng Thượng Đế không có con nên họ không gọi Thượng Đế là “Cha”.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Nếu Thượng Đế là nhân từ thì con người có thể thông công với Ngài. Tình yêu thương là bản tính trọng tâm của Thượng Đế. Quyết không có điều sợ hãi trong tình yêu thương. Sự yêu thương mà không thể chia xẻ cho nhau thì không thể là sự yêu thương. Chúng ta yêu Ngài vì Ngài đã yêu chúng ta trước. Chúng ta là con cái của Ngài nhờ sự lựa chọn và chúng ta có quyền gọi Ngài là Cha của chúng ta. Chúng ta không nói rằng Chúa Jesus là Thượng Đế thứ hai và Đức Thánh Linh không phải là Thượng Đế thứ ba. Nhưng Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh là ba ngôi hiệp một Đức Chúa Trời, là tam vị nhất thể.
Lẽ Thật Kinh Thánh
IGi1Ga 3:1, 24. “Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu thương dường nào mà cho chúng ta được xưng là con cái Đức Chúa Trời. Ai vâng giữ các điều răn Ngài thì ở trong Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời ở trong người ấy”.
4:16, 18 “Đức Chúa Trời tức là sự yêu thương, ai ở trong sự yêu thương là ở trong Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời ở trong người ấy quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cất bỏ sự sợ hãi.
Đề Tài: Hồi Giáo Và Chúa Jesus
Niềm Tin Của Hồi Giáo . Người Hồi giáo xưng Chúa Jesus là một vị trong số các tiên tri chớ không phải là con của Thượng Đế, vì xưng Thượng Đế là “Cha” là một sự phạm thượng, điều đó chứng tỏ rằng Ngài có vợ. Nhưng kinh Cô-ran nói rằng Chúa Jesus sinh ra bởi đồng trinh Ma ri và là Đấng Mê si của Dân Do Thái. Ma-hô-mét đã nói rằng Chúa Jesus không sống lại từ trong kẻ chết mà Ngài có vẻ như chịu chết trên thập tự giá và Ngài vẫn còn sống, đã thăng thiên về thiên đàng.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Sự ra đời bởi nữ đồng trinh là một nhịp cầu tốt để dẫn đến lẽ thật về Chúa Jesus. Nếu Ngài đã được sinh ra bởi nữ đồng trinh Ma-ri, thì Ngài phải là Đức Chúa Trời. Thánh Kinh nói rằng Ngài là Đức Chúa Trời trở nên xác thịt. Ngài đãthật sự đóng đinh, vì Ngài phải chịu chết đền tội cho thế gian. Việc Ngài có vẻ như chịu chết chỉ là một sự lừa dối. Ma-hô-mét đã chết và vẫn chết. Chúa Jesus sống lại và vẫn đang sống. Nếu Ngài đã không sống lại thì chúng ta vẫn cứ ở trong tội mình. Sự sống lại của Ngài đã chứng tỏ thần tánh của Ngài.
Lẽ Thật Kinh Thánh
GiGa 1:1-3, 14 “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên... Ngôi Lời đã trở nên xác thịt ở giữa chúng ta. Chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con Một đến từ nơi Cha”.
ICo1Cr 15:17. “Nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì đức tin anh em cũng vô ích, anh em vẫn còn ở trong tội lỗi mình”.
RoRm 4:25. “Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta”.
Đề Tài: Kinh Sách
Niềm Tin Của Hồi Giáo . Ma-hô-mét đã tuyên bố rằng sứ điệp của ông là một sự mặc khải từ Thượng Đế thông qua thiên sứ Gáp-ri-ên. Kinh Cô-ran là khuôn mẫu cho đời sống và cho sự thờ phượng của người Hồi giáo. Họ không công nhận một kinh sách nào khác. Nếu có những sự khác biệt xảy ra thì những kinh sách khác phải được điều chỉnh chứ không phải kinh Cô-ran.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin . Đụng đến kinh sách của một dân tộc là một vấn đề rất tế nhị, nhất là trong trường hợp kinh Cô-ran, vì các tín đồ của nó sẵn sàng chiến đấu, thậm chí có thể giết chóc để bênh vực nó. Tuy nhiên, những sự mâu thuẫn của nó đã tạo ra mối nghi ngờ về tính hiệu lực của cuốn sách nầy. Vị thiên sứ nầy có biết những sự kiện đó không? Vị tiên tri đã trích dẫn Thánh Kinh cách sai lạc. Tại sao ông không trở lại với vị thiên sứ để xin sự mặc khải nhằm làm cho thích hợp những sự thay đổi cần thiết? Một Thượng Đế lầm lỗi và hay đổi ý thì không phải là Thượng Đế mà chúng ta phục sự.
Lẽ Thật Kinh Thánh .
IIPhi 2Pr 1:21. “Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động, mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời”.
MaMl 3:6 “Vì ta là Đức Chúa Trời, ta không hề thay đổi”.
KhKh 22:18-19. “Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách nầy. Nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi trong sách nầy, và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh mà đã chép ra trong sách nầy”.
Đề Tài: Sự Tiền Định
Niềm Tin Của Hồi Giáo. Ma-hô-mét đã dạy rằng Thượng Đế nắm quyền tể trị, Ngài muốn cứu ai thì cứu, Ngài muốn đoán phạt ai thì Ngài đoán phạt. Ngài đã định nó xảy ra như thế vì Ngài là Đấng Toàn Tri. Nhưng không có ai biết được số phận của mình cho đến lúc người ấy qua đời. Cả điều ác lẫn điều thiện đều xuất phát từ Thượng Đế.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Lẽ Thật. Tin rằng ý muốn của Đức Chúa Trời là độc đoán là loại bỏ đi quyền tự do lựa chọn của con người. Nếu Đức Chúa Trời cứu người nầy và đoán phạt người kia chỉ vì Ngài muốn như thế thì Ngài chẳng phải là Đấng nhân từ. Điều đó sẽ làm cho Ngài thành một nhà chuyên chế và con người chỉ là một con người máy. Như thế thì thật là thất vọng ! Đức Chúa Trời của chúng ta cho mọi người có cơ hội như nhau để tiếp nhận Ngài hay chối bỏ Ngài. Hễ ai muốn thì có thể được cứu. Nó tùy thuộc sự lựa chọn của mỗi người.
Lẽ Thật Kinh Thánh
RoRm 2:11. “Vì Đức Chúa Trời chẳng vị nể ai đâu”.
GiGa 3:17, “Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ con ấy mà được cứu”.
IIPhi 2Pr 3:9. “Chúa... không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn”.
Gios Gs 24:15. “Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự...”
Đề Tài: Sự Cứu Rỗi
Niềm Tin Của Hồi Giáo . Theo Hồi giáo, sự cứu rỗi được đặt cơ sở trên việc làm và trên sự đầu phục của một người theo ý muốn của Allah. Người ấy phải tuân theo Năm Trụ Cột và Shari’a (luật pháp) để hưởng được sự sống đời đời. Chối bỏ những điều đó là có tội và dựa trên cơ sở nầy mà người đó sẽ chịu phán xét và hình phạt.
Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin. Nếu sự cứu rỗi được đặt cơ sở trên việc làm thì ai sẽ được cứu? Chỉ có những người làm việc tốt nhất thôi sao? Chẳng có ân điển gì đối với những người không thể giữ luật pháp sao? Như vậy không phải là một Đức Chúa Trời của sự thương xót ! Nếu một người thực hiện Năm Trụ Cột nhưng lại có lòng ác, thì công việc đó có cứu được người ấy không? Nếu có, thì như vậy sẽ không phải là một Đức Chúa Trời công bình Đức Chúa Trời đã ban Con Ngài để cứu chuộc chúng ta khỏi luật pháp. Bất cứ ai muốn , thì có thể được cứu bây giờ và họ biết rõ điều đó !
Lẽ Thật Kinh Thánh
GaGl 4:4-5 “Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài... để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài”.
GiGa 5:24. “Ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống”.
20. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết những câu trả lời ngắn gọn cho các đề tài sau, nhìn từ quan điểm của Thánh Kinh.
a. Tầm quan trọng của chức vụ làm Cha của Đức Chúa Trời.
b. Quan niệm của Hồi giáo về Chúa Jesus như là một nhân vật kém hơn.
c. Hậu quả của thuyết tiền định.
d. Những chỗ mâu thuẫn của kinh Cô-ran chứng tỏ điều gì?
e. Vai trò của việc làm trong sự cứu rỗi.
Bài Tự Kiểm
CÂU CHỌN LỰA. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi sau. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước câu bạn chọn.
1. Hồi giáo được thành lập vào
a. Năm 500 T.C.
b. Thế kỷ thứ năm sau công nguyên.
c. Năm 72 S.C.
d. Thế kỷ thứ bảy sau công nguyên.
2. Tại Ả-rập vào thời Ma-hô-mét ra đời, người Cơ Đốc
a. bị làm ngơ và bị phân chia về giáo lý của họ.
b. đã thành lập và đang rao giảng phúc âm.
c. Là dân theo độc thần giáo duy nhất ở đó.
d. Đang tìm cách tị nạn khỏi cuộc bắt bớ của người Do Thái.
3. Sự bành trướng nhanh chóng ban đầu của Hồi giáo chịu ảnh hưởng của
a. Sự cộng tác giữa người Do Thái và người Cơ Đốc.
b. Sự sẵn sàng cho các cuộc cải cách tôn giáo và sự đe dọa của sự chết.
c. Dấu lạ và phép lạ do Ma-hô-mét làm ra.
d. Việc thiếu sự đối lập về chính trị.
4. Những Trụ Cột đức tin của Hồi giáo gồm có
a. Sự cầu nguyện riêng, việc dâng phần mười và sự hành hương Giê-ru-sa-lem.
b. Cầu nguyện cùng Ma-hô-mét, dâng cúng cho các vị tư tế và kiêng ăn hằng tuần.
c. Sự cứu rỗi bởi việc làm, ý chí tự do của con người và sự cầu nguyện hằng ngày.
d. Có đức tin nơi Allah, cầu nguyện, bố thí và lễ kiêng ăn Ramadan.
5. Giáo lý của Hồi giáo gồm có
a. Duy linh thuyết, định mệnh thuyết và sự hủy diệt cuối cùng của tội nhân.
b. Độc thần giáo, sự tiền định, thiên đàng và địa ngục.
c. Ba ngôi Thượng Đế, sự cứu rỗi nhờ việc làm và các thiên sứ.
d. Sự tể trị của Thượng Đế, sự can thiệp của các thiên sứ và ý chí tự do của con người.
6. Kinh sách thiêng liêng nhất của người Hồi giáo được gọi là
a. Kinh Cô-ran.
b. Kinh Thánh
c. Shari’a.
d. Torah.
7. Ma-hô-mét đã ban cho dân Ả-rập một cuốn sách mà nó
a. Không bao giờ thay đổi.
b. Là trung tâm của sự thờ phượng của họ.
c. Mô tả sự oai nghi và quyền năng của Thượng Đế .
d. Về sau được ông dịch ra các thứ tiếng khác.
8. Sau khi Ma-hô-mét qua đời, người Hồi giáo
a. Bước vào một thời kỳ suy thoái.
b. Trở thành một lực lượng quân sự chinh phục mạnh mẽ.
c. Lập các vị tiên tri kế nhiệm làm lãnh tụ.
d. Cố gắng liên minh tôn giáo với Do Thái giáo.
9. Nhánh mạnh nhất của Hồi giáo ở Iran là
a. Bốn nhóm Sunnis căn bản.
b. Phái Shi’ites , họ xem Ali là sứ giả của Thượng Đế.
c. Các nhà sư và là các nhà thần bí phái Sufi .
d. Nhóm cải cách tôn giáo, phái Bahai .
10. Sự tiến triển toàn cầu hiện nay của Hồi giáo là do đặc tính nầy của nó.
b. Sự xâm lăng hiếu chiến nhằm chiếm lĩnh các hệ thống khác.
c. Sự thịnh vượng về thương mại và sự đoàn kết về tôn giáo cũng như về thế tục.
d. Sự hấp thu các niềm tin khác vào chính nó.
11. Trở ngại chính yếu trong việc đem một người Hồi giáo trở về Cơ Đốc giáo là do
a. Những chỗ mâu thuẫn trong kinh sách của họ.
b. Thái độ của họ về thuyết định mệnh.
c. Họ chối bỏ Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời.
d. Họ kiếm sự cứu rỗi bằng việc làm.
12. Một số người Hồi giáo nghi ngờ kinh Cô-ran vì
a. Nhiều phần của nguyên bản đã thất lạc.
b. Có nhiều chỗ thay đổi và nhiều chỗ mâu thuẫn.
c. Có quá nhiều bản dịch khác biệt nhau.
d. Các lời tiên tri trong sách đó không đúng.
13. Người Hồi giáo tin tất cả những điều sau đây về Thượng Đế, NGOẠI TRỪ
a. Ngài là Đấng nhân từ và thương xót.
b. Ngài là Đấng có quyền phép tối thượng.
c. Ngài đã ban một Đấng Cứu Thế để cứu con người khỏi tội lỗi.
d. Ý muốn của Ngài phải được tôn trọng.
14-20. CÂU GHÉP CẶP. Hãy ghép cặp các từ ngữ (bên phải) với các định nghĩa của chúng (bên trái).
.....14. Tín đồ Hồi giáo.
.....15. Con của Áp-ra-ham.
.....16. Đầu phục, phục tùng, hòa thuận và phó thác.
.....17. Tổ phụ của dân Ả-rập.
.....18. Người sáng lập Hồi giáo.
.....19. Thượng Đế có một và thật của Hồi giáo.
.....20. Thủ đô của Ả-rập, sinh quán của Ma-hô-mét
a) Hồi giáo.
b) Allah.
c) Người Hồi giáo.
CƠ ĐỐC GIÁO (Christianity)
Một tôn giáo có gốc rễ trong Do Thái giáo nhưng đã vươn nhành của nó vượt xa khỏi những biên giới đó. Cơ Đốc giáo đã trải rộng trong nhiều nền văn hóa và nhiều quốc gia và đã trở thành đức tin lớn nhất thế giới. Bất cứ nơi đâu nó truyền đến, thì ở đó những tiêu chuẩn giáo dục và xã hội được nâng cao. Hầu như cứ ba người trên trái đất nầy thì có một người được nhận biết là có điểm gì đó giống của Cơ Đốc giáo. Cũng như Do Thái giáo và Hồi giáo, Cơ Đốc giáo phát sinh từ vùng Trung Đông. Nhưng ảnh hưởng và sự phát triển của nó trong lịch sử hầu như là ở phương Tay và từ nơi nó mà các dân tộc phương Tây đã dẫn xuất ra những lý tưởng của họ về công lý, tự do và cơ hội.
Người sáng lập đức tin nầy là một con người có địa vị thấp kém trong xã hội. Suốt cuộc đời của Người, Người chẳng biết gì xảy ra phía ngoài của phần lãnh thổ đế quốc La-mã đó, là nơi Người đã sống và đã qua đời. Người chưa bao giờ sở hữu một ngôi nhà hay có một gia đình của riêng mình. Người có rất ít tài sản trần gian và chút ít tiền bạc. Người ăn mặc giản dị, đi lại lại trên nhưng con đường bụi bặm, đã dùng một chiếc thuyền của người ta cho mượn để đánh cá và một phần ăn trưa của một cậu bé để nuôi cả đoàn dân đông. Người đã lấy một đồng bạc nơi miệng của một con cá để nộp thuế đền thờ. Người đã đem lại sự sống và niềm hy vọng cho những ai Người tiếp cận. Người không xây cất một đền thờ nào, cũng không không viết ra một cuốn sách nào. Người chẳng làm điều sai, chẳng vi phạm luật pháp, tuy nhiên Người đã phải chết trên cây thập tự giá như một phạm nhân, và đã được an táng trong một ngôi mộ mà kẻ khác cho mượn. Nhưng giờ đây, cả thế giới đều lấy niên hiệu trên các đồng tiền, trên các cuốn lịch, và trên các thư tín theo sự ra đời của con người nầy. Người là ai? Người là Chúa Jesus Christ, Con của Đức Chúa Trời hằng sống.
Nếu phần nghiên cứu nầy trình bày những tài liệu quen thuộc với bạn hơn là tài liệu của các tôn giáo khác mà chúng ta đã nghiên cứu, thì bạn hãy xem đề tài nầy từ quan điểm của một người lần đầu tiên được giới thiệu về Cơ Đốc giáo. Sự tập luyện nầy sẽ giúp bạn trình bày những điều về Cơ Đốc giáo một cách hữu hiệu hơn.
Dàn Bài
Làm quen với Cơ Đốc giáo.
Những niềm tin của Cơ Đốc giáo.
Những sự truyền thông của Cơ Đốc giáo.
Sự phát triển của Cơ Đốc giáo.
Đánh giá về Cơ Đốc giáo.
Những Mục Tiêu Bài Học
Sau khi học xong bài nầy, bạn sẽ có thể:
Mô tả bối cảnh, sự thành lập và những niềm tin nổi bật của Cơ Đốc giáo.
Nhận biết cuốn Thánh Kinh của Cơ Đốc giáo và nêu ra sự phát triển của nó kể từ thế kỷ thứ nhất.
Đánh giá những điểm mạnh và những điểm yếu của Cơ Đốc giáo.
Sinh Hoạt Học Tập
Hãy nghiên cứu bài học nầy theo những chỉ dẫn đã cho trong bài học 1.
Phải chắc chắn đã đọc tất cả những câu Kinh Thánh mà không được ghi một cách đầy đủ trong bài học. Điều nầy sẽ làm cho bài học có ý nghĩa hơn đối với bạn.
Hãy xem xét cẩn thận các mục tiêu bài học trước khi bạn bắt đầu vào phần triển khai bài học. Sau đó, trước khi làm bài tự kiểm, bạn hãy xem lại chúng một cách cẩn thận để đảm bảo rằng bạn có thể làm được những gì chúng đề ra.
Nhớ viết các câu trả lời của riêng bạn cho các câu hỏi của bài học trước khi xem phần giải đáp ở cuối bài học nầy. Thủ tục này sẽ giúp bạn học tài liệu nầy nhanh hơn.
Làm bài tự kiểm tra các câu trả lời của bạn so với những câu giải đáp đã cho. Hãy đoan chắc bạn đã sửa chữa bất cứ câu trả lời nà không đúng của bạn.
Từ Ngữ Chìa Khóa
Biện bác
Bùa xá tội
Công lý
Dứt phép thông công
Hệ phái
Hữu hạn
Ngục luyện tội
Phiên bản
Quan trọng
Tín điều
Tu hành chủ nghĩa
Xúi giục nổi loạn

Khai Triển Bài Học
Mục Tiêu 1. Mô tả tình hình ra đời của Đấng Christ, đời sống của Ngài, những cuộc xung đột của Ngài và các tín đồ của Ngài.
LÀM QUEN VỚI CƠ ĐỐC GIÁO
Cơ Đốc giáo là tôn giáo của Chúa Jesus Christ. Chữ Christ là phiên bản tiếng Hi-lạp của từ ngữ Mê-si của tiếng Do Thái, nghĩa là “được xức dầu”, nó được các môn đồ của Chúa Jesus đặt cho Ngài. Danh hiệu Jesus là hình thức Hi-lạp ngữ của từ ngữ Hê-bơ-rơ Giô-suê hay của từ ngữ Yeshua trong tiếng A-ram.
Tình Hình Bối Cảnh
Vào thời Chúa Jesus giáng sinh, xứ Pa-lét-tin là một phần của Đế quốc La-mã, chia xẻ một ngôn ngữ và một nền văn hóa chung. Dưới triều trị vì của Sê-sa Au-gút-tơ, các quân đoàn La mã đã chinh phục các xứ ở vùng Địa Trung Hải và toàn bộ vùng Trung Đông. Những người quản trị và các kỹ sư của chính quyền La mã xây cất các thành phố và các con đường mà chúng đã nổi danh hằng bao thế kỷ. Câu châm ngôn thông dụng là “Mọi con đường đều dẫn về La mã”. Dưới Pax Romana (“Nền hòa bình của La mã”), sự giao thông bằng đường bộ và đường thủy chưa bao giờ an toàn hơn. Có một số các cuộc kháng chiến ở địa phương, nhưng vào thời đó không có những cuộc chiến tranh quốc tế lớn. Như vậy, Cơ Đốc giáo phát khởi vào một thời kỳ tương đối yên tĩnh.
Trong lãnh vực tôn giáo, các nước thuộc đế quốc La mã được phép có quốc giáo riêng của mình. Người Hi-lạp và người La mã có các đền thờ (pantheon) của họ, các thần thoại và các triết lý của họ. Các sự thờ cúng huyền bí và môn chiêm tinh đã lớn lên và bắt đầu thâm nhập vào các tổ chức nầy. Trong Do Thái giáo, Các Ra-bi, dòng Pha-ri-si, và dòng Sa-đu-sê đi theo một tôn giáo hình thức của việc làm không có sự sống. Những nhóm người như dòng Essenes đã trông đợi Đấng Mê-si và ngày tận thế, họ vào đồng vắng gần bên Biển Chết để chờ đợi sự hiện ra của Chúa. Chúa Jesus đã giáng sinh vào trong một thế giới như vậy đó.
1. Hãy cho biết ý nghĩa của các từ : Christ, Mê-si, Jesus, Pax Romana.
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
2. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG về tình hình lúc Chúa Jesus giáng sinh.
a. Có sự hòa bình tương đối quốc tế.
b. Dòng Pha-ri-si đi theo một tôn giáo hình thức.
c. Các sự thờ cúng huyền bí thâm nhập trên các tín đồ của chúng.
d. Một số người hi vọng về sự hiện ra của Đấng Mê-si.
e. Dòng Esseurs vào trong đồng vắng để chờ đợi Đấng Mê-si.
f. Hê-rốt là vua của dân Do Thái ở tại Rô-ma.
g. Sê-sa Au-gút-tơ đã cai trị trên đế quốc La mã.
Đời Sống Của Chúa Jesus
Chúa Jesus đã ra đời vào triều trị vì của Hê-rốt Đại vương, vua của xứ Pa-lét-tin, dưới sự cai trị của Sê-sa-Au-gút-tơ tại Rô ma (La mã). Trước khi Chúa giáng sinh, người ta đánh dấu lịch sử là T.C. (“Trước Chúa”) và sau khi Ngài giáng sinh, người ta đánh dấu là S.C (“Sau Chúa”) . (Trong tiếng Anh, người ta dùng B.C và A.D.).
Sự giáng sinh của Chúa là phép lạ. Ngài được hoài thai bởi Đức Thánh Linh, vì mẹ Ngài là một nữ đồng trinh. Qua con người của Chúa Jesus, Đức Chúa Trời đã trở thành Em-ma-nu-ên (Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta), vàsự ra đời bởi nữ đồng trinh là một giáo lý quan trọng của giáo hội. Vào thời Chúa Jesus giáng sinh, có một cuộc kiểm tra dân số của người La mã, nên Giô-sép và Ma-ri phải đến thành Bết-lê-hem để đăng ký. Thành phố nầy đông nghẹt người và gia đình nầy phải trải qua đêm trong một chuồng súc vật. Nhưng, những biến cố của đêm hôm đó thuộc trong số những câu chuyện được nhiều người biết đến nhất trong thế giới. Các thiên sứ đã loan báo sự ra đời của Ngài trong đêm ấy cho các gã chăn chiên đang ở ngoài sườn đồi xứ Giu-đê với câu hát bất hủ: “Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, bình an dưới đất, ân trạch cho loài người”.
Người ta biết rất ít về cuộc đời ban đầu của Chúa Jesus. Mẹ Ngài là vợ của một người thợ mộc ở thành Na-xa-rét, và Chúa Jesus đã được trưởng dưỡng trong cùng nghề nghiệp đó cho đến lúc Ngài được ba mươi tuổi. Giăng Báp tít, người anh em bà con của Ngài, đã bắt đầu rao giảng rằng nước Đức Chúa Trời đã đến gần, và ông đã làm báp tem cho dân chúng để làm dấu chỉ cho sự hiện đến của Nước Trời. Chúa Jesus đã đến sông Giô-đanh để chịu Giăng làm phép báp tem cho, và khi Ngài ra khỏi nước, có tiếng từ trời tuyên bố rằng Ngài là con Đức Chúa Trời. Rồi Chúa Jesus được Đức Thánh Linh đưa vào đồng vắng, ở đó Ngài kiêng ăn trong bốn mươi ngày, suốt trong thời gian đó Ngài bị Sa-tan cám dỗ. Đó là một sự cám dỗ ba mặt:
Dùng thần tính của Ngài để đáp ứng nhu cầu thuộc thể về bánh cho Ngài.
Khai sáng một vương quốc chính trị trần gian.
Phô bày quyền phép thần tính của Ngài trước công chúng trong đền thờ.
Ngài đã chống lại sự cám dỗ đó trong từng điểm và Ngài đã tiến lên với một ý niệm rõ ràng về sứ mạng và chức vụ Mêsi của Ngài. Từ chỗ đó, Ngài bắt đầu rao giảng “Tin Lành” (Phúc Âm) cho dân chúng. Điều nầy đòi hỏi họ ăn năn tội và phải tin đến Ngài. Bằng cách đó, họ có thể hưởng được sự sống đời đời.
Người ta ước tính chức vụ của Chúa Jesus kéo dài ba năm, vì sách Phúc Âm của Giăng đã nhắc đến ba lễ Vượt qua (GiGa 2:13, 6:4 và 11:55). Ba năm nầy đôi lúc được gọi là “năm chuẩn bị, năm được mến mộ và năm gặp chống đối”. Các chi tiết đã được ghi lại trong các sách Phúc Âm Ma thi ơ, Mác , Lu-ca, và Giăng.
Những biến cố trong năm đầu của chức vụ Chúa Jesus gồm có việc Ngài chịu báp tem và chịu cám dỗ, việc Ngài kêu gọi các môn đồ đầu tiên, việc hóa nước thành rượu, việc dọn sạch đền thờ, chức vụ ở vùng Giu-đê, cuộc gặp gỡ với Ni-cô-đem và việc Giăng Báp-tít bị bỏ tù.
Năm thứ hai trong chức vụ của Chúa Jesus xảy ra hầu hết trong vùng Ga-li-lê. Nó bao gồm có việc Ngài giảng trong nhà hội tại Na-xa-rét, chức vụ rao giảng, chữa bệnh và dạy dỗ của Ngài; việc kêu gọi mười hai sứ đồ, bài giảng trên núi, sự qua đời của Giăng Báp tít, việc cấp dưỡng cho năm ngàn người và việc Ngài khước từ làm vua.
Năm thứ ba của chức vụ Chúa Jesus khởi đầu ở vùng Ga-li-lê. Sau đó, Ngài xuống phía Nam, hướng về thành Giê-ru-sa-lem, Ngài ở lại đó ba tháng. Có một thời gian Ngài đã ra khỏi xứ Ga-li-lê -- vào vùng Si-ôn, Ty-rơ, Bê-rê và Sê-sa-rê Phi líp-- trước khi đi chuyến cuối cùng đến thành Giê-ru-sa-lem. Một số biến cố quan trọng là: sự xưng nhận đức tin của người môn đồ (tức Phi-e-rơ -- ND), sự hóa hình của Chúa Jesus, việc Ngài khiến La-xa-rơ sống lại từ trong kẻ chết, việc Ngài nói trước về sự hủy phá đền thờ, bữa Tiệc Thánh, sự chết và sự sống lại của Đấng Chtist.
3. Hãy cho biết ý nghĩa của các từ ngữ nầy: T.C; S.C và Em-ma-nu-ên .
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
4. Hãy viết những câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau:
a. Ý nghĩa của từ T.C theo sự giáng sinh của Chúa Jesus là gì?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
b. Tại sao Giô-sép và Ma-ri ở tại thành Bết-lê-hem lúc Chúa Jesus giáng sinh?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
5. Hãy khoanh vòng các ký tự đứng cạnh mỗi câu ĐÚNG.
a. Các thiên sứ hát “Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao” cho các bác sĩ.
b. Lúc Chúa Jesus giáng sinh, cha mẹ Ngài sống ở thành Sa-ma-ri.
c. Chúa Jesus chịu phép báp tem dưới sông Giô-đanh vào đầu chức vụ của Ngài.
d. “Tin Lành” (Phúc Âm) đề cập đến sự cứu rỗi dành cho loài người.
e. Chức vụ của Chúa Jesus bắt đầu không lâu sau khi Ngài đắc thắng sự cám dỗ của ma quỷ để sử dụng sai lầm thần tính của Ngài.
6. Tại sao chúng ta tin rằng chức vụ của Chúa Jesus kéo dài khoảng ba năm?
...........................................................................................................................
Những Cuộc Xung Đột
Chúa Jesus đã là mối đe dọa cho các lãnh tụ Do Thái giáo đã thành lập thời đó. Ngài bỏ qua các hàng rào ngăn cách của xã hội, hòa mình với người thâu thuế và kẻ có tội, Ngài đã đề cao phụ nữ. Ngài đã làm đảo lộn những tiêu chuẩn đã được chấp nhận bằng câu nói: “Kẻ đầu sẽ trở nên rốt và kẻ rốt sẽ trở nên đầu”. Ngài không khinh bỉ những người Sa-ma-ri láng giềng, là những người dân tộc thiểu số tạp chủng bị khinh dễ. Thực ra, người anh hùng trong một câu chuyện trong số các câu chuyện nổi tiếng mà Chúa Jesus đã kể lại là một người Sa-ma-ri, trong số đó, những kẻ “kẻ ti tiện” lại là những lãnh tụ của Do Thái giáo. Ngài đã khen ngợi đức tin của một số người ngoại bang, tương phản với người Do Thái.
Chúa Jesus thường va chạm với các lãnh tụ Do Thái giáo về sự tuân giữ ngày Sa-bát và các hình thức bề ngoài của luật pháp Do Thái. Ngài nhấn mạnh đến một sự giữ luật pháp bề trong, đòi hỏi nhiều hơn. Ngài gây cho người Sa-đu-sê tức giận, là giới thầy tế lễ của giai cấp thống trị, bằng việc rao giảng về sự phán xét trên quốc gia Do Thái, thậm chí cả đến việc hủy phá đền thờ, là trung tâm tôn giáo của họ. Ngài thường làm đảo lộn cán cân thăng bằng nhẹ nhàng của sự hòa bình giữa người Do Thái và người La mã bằng việc Ngài được dân chúng mến mộ. Đối với họ, Ngài là người giải phóng dân Do Thái được người ta trông đợi. Trong một trường hợp, họ đã cố ép Ngài làm vua để xách động một cuộc khởi loạn chống lại La mã. Nhưng khi Ngài đã tỏ rõ rằng vương quốc của Ngài không phải là một vương quốc chính trị, thì nhiều người đã lìa bỏ Ngài.
Cực điểm của đời sống và chức vụ của Chúa Jesus đã xảy ra vào dịp lễ Vượt qua ở tại thành Giê-ru-sa-lem. Ngài đã bị các lãnh tụ Do Thái bắt giữ và buộc tội Ngài đã phạm thượng theo luật pháp Do Thái, vì Ngài đã tuyên bố mình là Con của Đức Chúa Trời. Theo quan niệm của họ, tội phạm thượng đó đáng bị tử hình nhưng chỉ có cách thuyết phục người La mã mới có thể ra phán quyết tử hình đó. Dân Do Thái đã buộc tội Ngài xúi giục nổi loạn chống lại La mã, nhờ đó họ làm áp lực với quan tổng đốc La mã. Lời buộc tội đó thật mâu thuẫn dựa trên lời tuyên bố nầy rằng Ngài là vua dân Do Thái. Vì sợ gây cho người Do Thái nổi loạn trong dịp lễ Vượt qua nên quan tổng đốc La mã đã ra phán quyết tử hình Chúa Jesus. Ngài đã mất sự ủng hộ của dân chúng vì Ngài từ chối vũ trang chống lại La mã. Tuy nhiên, Ngài đã bị hành quyết bởi La mã như là “Vua dân Do Thái”.
Chúa Jesus đã bị đóng đinh trên một ngọn đồi nhỏ bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem gọi là Calvary (núi sọ ), đó là một từ ngữ La tinh để gọi “cái sọ người”, còn tiếng A-ram thì gọi là Gô-gô-tha , với cùng một nghĩa như vậy. Sự đóng đinh là phương pháp hành quyết người nô lệ và quân phiến loạn của người La mã. Lúc Chúa Jesus từ trần, LuLc 23:44 nói rằng khắp đất đều tối tăm từ giữa trưa cho đến ba giờ chiều. Ma thi ơ thì nói rằng bức màn trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới, động đất xảy ra, nhiều mồ mả được mở ra. Trước khi mặt trời lặn, là lúc ngày Sa-bát bắt đầu, một trưởng lão Do Thái giàu có đã cấp một ngôi mộ mới để an táng thân thể Chúa Jesus. Và như thế, Chúa Jesus đã được an táng trong một ngôi mộ cho mượn.
Nhưng vào ngày thứ ba, Chúa Jesus đã từ kẻ chết sống lại, Ngài đã hiện ra cho Ma-ri Ma-đơ-len, sau đó lại hiện ra cho các môn đồ; rốt lại, Ngài hiện ra cho năm trăm người xem thấy (ICo1Cr 15:3-8). Chúa Jesus đã ở với các môn đồ Ngài trong bốn mươi ngày trong thân thể phục sinh, giải thích cho họ biết ý nghĩa đời sống, sự chết và chức vụ của Ngài. Rồi Ngài rời họ và được cất lên trong một đám mây để trở về cùng Cha (Cong Cv 1:1-11). Các môn đồ đã nhóm họp trên một phòng cao để cầu xin Đức Thánh Linh mà Chúa Jesus đã hứa ban cho họ. Sau mười ngày Đức Thánh Linh đã giáng xuống và làm báp tem cho họ trong sự đầy đủ của Ngài, ban cho họ quyền phép và khiến họ thực hiện nhiệm vụ truyền giáo vĩ đại của họ. Khi Đức Thánh Linh giáng lâm, biến cố vĩ đại nầy được gọi là ngày Lễ Ngũ Tuần . Rồi họ bắt đầu rao giảng rằng Chúa Jesus đã sống lại, làm Chúa và làm cứu Chúa. Sự sống lại của Chúa Jesus là tâm điểm của sự rao giảng của Cơ Đốc giáo.
Các Tín Đồ Của Chúa Jesus
Các tín đồ của Chúa Jesus lần đầu tiên được gọi là những Cơ Đốc Nhân (Cơ-rê-tiên) ở tại thành An-ti-ốt (11:26). Trước hết các môn đồ của Chúa Jesus đã đem sứ điệp về Đấng Christ đến cho những người Do Thái đang tản lạc khắp nhiều thành phố ở vùng Trung Đông. Sau đó, được Đức Thánh Linh hướng dẫn, sứ đồ Phao lô bắt đầu rao giảng Tin Lành của Đấng Christ cho dân ngoại. Lúc đầu ông tiếp xúc với những người kính sợ Đức Chúa Trời thông qua các nhà hội ở trong các thành phố của Á Châu và Hi-lạp, và cuối cùng là ở Rô ma. Nhưng hình thức nầy đã trở nên khó khăn vì sự chống đối của người Do Thái, do đó ông bắt buộc phải chuyển ra khỏi nhà hội. Truyền thuyết cho rằng Phao lô và Phi-e-rơ đã tử vì đạo tại Rô-ma vào năm 64 S.C.
Phao lô đã đề cập đến các Cơ-Đốc-Nhân như là Ecclesia (Hội Thánh), nghĩa là “người được kêu gọi ra khỏi”. Ông cũng nói về họ như là thân thể của Đấng Christ. Từ ngữ Ecclesia được sử dụng trong phiên bản Hi-lạp của Kinh Thánh Cựu Ước, được gọi là bản Bảy Mươi (Septuagint -- LXX). Nó có nghĩa là “Hội đồng, Hội chúng” hay là “Dân sự của Đức Chúa Trời”. Trong Thánh Kinh Tân Ước, nó đề cập đến toàn thể tự nhóm họp hay là một tập thể địa phương gồm các Cơ Đốc Nhân; ví dụ như: “Hội Thánh tại An-ti-ốt” (13:1). Nó đề cập đến một tập hợp gồm có nhiều thành viên hơn là đề cập đến một cơ sở nhà thờ (ICo1Cr 12:13-27; Eph Ep 4:4, 16). Vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, các nhóm Cơ Đốc Nhân đã tản lạc khắp các miền chung quanh Địa Trung Hải. Trong thế kỷ thứ hai, họ đã lan rộng đến Ai cập, Bắc Phi và xứ Gaul (Pháp).
7. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG về những biến cố dẫn đến việc Chúa Jesus bị bắt.
a. Ngài hòa mình với người thâu thuế và kẻ có tội.
b. Ngài đã khen ngợi một người Sa-ma-ri và đức tin của một người dân ngoại.
c. Ngài va chạm với người Pha-ri-si về ngày Sa-bát.
d. Ngài xách động quần chúng chống lại La mã.
e. Dân chúng muốn tôn vinh Ngài.
8. Hãy viết câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau.
a. Người Do Thái đã cáo buộc gì nghịch cùng Chúa Jesus cho quan tổng đốc La mã? Mục đích của sự cáo buộc đó là gì?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
b. Người Pha-ri-si tố cáo Chúa Jesus phạm thượng điều gì?
...........................................................................................................................
c. Cuộc xét xử nầy xảy ra vào lúc nào trong năm của người Do Thái?
...........................................................................................................................
d. Chúa Jesus đã bị đóng đinh ở tại đâu? Cho biết hai tên của địa điểm nầy và ý nghĩa của chúng.
...........................................................................................................................
e. Ai đã thấy Ngài sau khi sống lại? (xin trưng dẫn Kinh Thánh).
...........................................................................................................................
9. hãy ghép cặp các tên (bên phải) với lời mô tả của chúng (bên trái).
.....a. Từ ngữ chỉ về chức vụ của Chúa Jesus sau khi Ngài sống lại.
.....b. Mườingày sau ngày thăng thiên.
.....c. Được gọi là vị sứ đồ của dân ngoại.
.....d. Tử đạo tại Rô ma theo truyền thuyết.
.....e. Các tín đồ đầu tiên được gọi là Cơ Đốc Nhân.
.....f. Những người được kêu gọi ra khỏi.
.....g. Giúp cho nhiệm vụ truyền bá Tin Lành.
1) Báp tem bằng Thánh Linh.
2) Ecclesia (Hội Thánh).
3) An-ti-ốt.
4) Phi-e-rơ và Phao lô.
5) Bốn mươi ngày.
6) Lễ Ngũ Tuần.
7) Phao lô.
Mục Tiêu 2. Mô tả mối tương quan của Chúa Jesus với Nước Đức Chúa Trời và kể lại ít nhất sáu nguyên tắc chính của nó đối với sự dạy dỗ của Chúa Jesus.
NHỮNG NIỀM TIN CỦA CƠ ĐỐC GIÁO
Chúa Jesus đã đưa ra những yếu tố của Thần đạo học Cơ Đốc trong một hình thức ngắn gọn, theo như Ngài đã giải thích, vì các môn đồ của Ngài không đủ sức chứa đựng nhiều hơn. Tuy nhiên, những đề tài nầy đã được các sứ đồ như Phao lô, Phi-e-rơ và Giăng giải rộng ra chúng đã được ghi lại trong các sách thư tín của Thánh Kinh Tân Ước. Nhiều điều dạy dỗ của Chúa Jesus là thuộc luân lý, trong khi nhiều điều dạy dỗ của Phao lô là thuộc thần học. Chúc Jesus đã xử dụng nhiều lần một công cụ để dạy dỗ được gọi là lời ví dụ (hay ngụ ngôn), đó là một câu chuyện ngắn xử dụng các nhân vật và các biến cố. Những ví dụ của Ngài rất dễ nhớ và hầu hết đều đã dẫn chứng đến những sự dạy dỗ của các tôn giáo trên thế giới.
Nước Đức Chúa Trời
Đề tài của nhiều lời ví dụ là nước Đức Chúa Trời (Mat Mt 13:1-58), các nào để vào đó (GiGa 3:5) và giữ vững nó trong tấm lòng của một người (LuLc 8:1-15). Sứ điệp chính củaChúa Jesus là nước Đức Chúa Trời đã đến gần (Mac Mc 1:15). Các sách Phúc âm trình bày Chúa Jesus như là vị vua được Đức Chúa Trời phái đến (LuLc 1:32-33). Ví dụ như Ngài đã tiến vào thành Giê-ru-sa-lem như là Vua Hòa Bình, cỡi trên một con lừa, một dấu hiệu của hòa bình (Mat Mt 21:4-5). Ngài ước ao được làm vua trong lòng của dân chúng. Vị vua đã dạy con người phải yêu thương nhau (GiGa 13:34). Ngài sẽ trở lại trong quyền năng vào cuối thời đại nầy và thành lập vương quốc hữu hình của Ngài trên đất (Mac Mc 9:1; LuLc 21:27).
Chúa Jesus đã kiểm chứng Mười Điều Răn và đã tóm lược chúng thành hai nhóm lớn: người phải kính mến Chúa hết lòng và phải yêu thương kẻ lân cận như mình. Ngài đã giải bày chi tiết trong bài giảng trên núi (Ma-thi-ơ 5-7), và trong những sự dạy dỗ khác. Chúng có thể được gọi là những nguyên tắc của Nước Trời .
Phước cho kẻ nhu mì, kẻ công nghĩa, kẻ thương xót, kẻ trong sạch, kẻ làm cho người hòa thuận, kẻ chịu bắt bớ.
Sự ghen ghét cũng ngang bằng với tội sát nhân, tham dục trong lòng ngang bằng với tội tà dâm.
Ai vả má ngươi bên nầy hãy đưa luôn má bên kia cho họ; đi dặm đường thứ hai; yêu thương kẻ thù nghịch; tha thứ cho kẻ khác.
Đừng khoác vẻ sùng kính; kẻ giả hình chẳng được vào thiên đàng.
Ngươi không thể vừa phục vụ Đức Chúa Trời vừa phục vụ tiền bạc, của cải ngươi ở đâu thì lòng ngươi cũng ở đó.
Sự sống quan trọng hơn thức ăn hay áo quần; trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời rồi mọi nhu cầu sẽ được ban cho ngươi.
Đừng xét đoán kẻo e ngươi bị đoán xét.
Hãy xin sẽ cho, hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ cửa sẽ mở cho.
Điều gì ngươi muốn người khác làm cho mình thì hãy làm điều gì đó cho họ.
Ngươi sẽ biết người ta qua kết quả của họ làm.
Đừng sợ kẻ giết thân xác mà hãy sợ Đấng có thể hủy diệt cả thân xác lẫn linh hồn trong địa ngục.
Ai theo Đấng Christ, phải tự bỏ mình đi, vác thập tự của mình mà theo Ngài.
Con người là Chúa của ngày Sa-bát.
Do sự đầy dẫytrong lòng mà miệng nói ra.
Ai mất sự sống mình sẽ tìm lại được.
Đức tin bằng hột cải có thể dời được núi.
Con người sẽ trở lại để phán xét trần gian.
10. Chúa Jesus đã trình bày mối tương quan của Ngài với nước Đức Chúa Trời theo hai cách nào?
........................................................................................................................
........................................................................................................................
11. Hãy đọc Mat Mt 5:1-7:29. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết ra các nguyên tắc của Nước Trời mà Chúa Jesus đã dạy trong các câu liệt kê sau đây:
a. 5:22, 28.
b. 5:46.
c. 6:1-6.
d. 6:28
e. 7:3.
f. 7:9-10
Mục tiêu 3. Giải thích những niềm tin của Cơ Đốc giáo về Đức Chúa Trời, Đấng Mê-si, Con Đức Chúa Trời, Ba Ngôi và những bài tín điều của giáo hội.
Hữu Thể Tối Cao
Cơ Đốc giáo đặt căn bản thần học của nó trên quan niệm của người Do Thái về Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh Cựu Ước, tất cả các thuộc tánh được gán cho Đức Chúa Trời đều được giáo hội công nhận. Tuy nhiên, người Cơ Đốc tin rằng Ngài đã tự mặc khải chính mình Ngài trong con người Jesus Christ. Bằng cách nhìn đến Ngài, người ta có thể biết Đức Chúa Trời như thế nào (GiGa 14:9). Trong Thánh Kinh Cựu Ước, Chúa Jesus giống như một nụ hoa; còn trong Kinh Tân Ước Ngài đã trở nên nở rộ Trong kinh Cựu Ước, Ngài bị ẩn khuất; còn trong kinh Tân Ước, Ngài được mặc khải. Trong kinh Cựu Ước, Ngài được che kín, trong kinh Tân Ước, Ngài được phơi bày ra.
Đấng Mê-si
Từ ngữ Mê-si đến từ tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “Đấng được xức dầu”. Người Hê bơ rơ xức dầu cho ba loại cá nhân: các vị vua (ISa1Sm 10:1), các thầy tế lễ (LeLv 4:3, 8:30) và các tiên tri (Thi Tv 105:15). Lời hứa về Đấng Mê-si được liên kết với Con Vua Đa vít mà vương quốc của người sẽ còn mãi mãi (IISa 2Sm 7:12-16). Chúa Jesus không trực tiếp dạy rằng Ngài là Đấng Mê-si, nhưng Ngài đã chấp nhận lời của Anh rê nói với Phi-e-rơ: “Chúng ta đã thấy Đấng Mê-si” (GiGa 1:41). Khi người đờn bà Sa-ma-ri nói rằng Đấng Mê-si sẽ hiện đến thì Chúa Jesus đã nói với bà rằng: “Ta, người đang nói với ngươi đây, là Đấng đó” (4:26). Khi các thầy tế lễ hỏi Ngài có phải là Đấng Christ không thì Ngài đã trả lời: “Ta chính phải đó” (Mac Mc 14:61-62).
Con Đức Chúa Trời
Không có một giáo chủ nào khác đã tuyên bố mình là Con Đức Chúa Trời hay là một thần linh, còn các Cơ Đốc Nhân lại tin rằng Chúa Jesus là Đức Chúa Trời đúng như Ngài đã nói. Ngài được tuyên bố là Đức Chúa Trời trở nên xác thịt bởi: những điều Ngài đã làm, những điều Ngài đã phán và những gì Ngài có ở nơi Ngài. “Ngài đi từ chỗ nọ qua chỗ kia làm phước” (Cong Cv 10:38). “Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy” (GiGa 7:46). “Chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài” (GiGa 1:14). Vào lúc gần cuối chức vụ của Ngài, Chúa Jesus đã hỏi ba môn đồ thân tín của Ngài rằng người ta đã tin Ngài là ai. Chúa Jesus đã khen ngợi Phi-e-rơ vì câu trả lời của ông và Ngài nói rằng sự hiểu biết đó là do Đức Chúa Trời tỏ ra cho ông, sự xưng nhận nầy đã trở thành viên đá nền tảng cho giáo hội Cơ Đốc: “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống” (Mat Mt 16:16).
Ba Ngôi
Trước khi Chúa Jesus rời trần gian, Ngài đã hứa ban cho Đức Thánh Linh, là một Đấng yên ủi khác, Đấng ấy sẽ lấy những sự của Đức Chúa Trời mà bày tỏ ra cho các môn đồ. Ngài sẽ cáo trách thế gian về tội lỗi, Ngài sẽ dẫn dân sự Ngài vào lẽ thật và Ngài sẽ ban cho họ quyền phép để làm chứng cho toàn thế gian (GiGa 14:16-18, 26; 15:26; 16:7-14). Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời, là đại biểu của Đấng Christ ở thế gian ngày nay. Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh là ba ngôi hiệp nhất. Mỗi vị đều chứng tỏ có những phẩm chất cá tính và thần tính hoàn toàn bình đẳng với nhau và đã được biểu hiện ra không thể nào lẫn lộn được, hoàn toàn Hiệp nhất trong Ba ngôi. Đây là một sự mầu nhiệm đối với đầu óc hữu hạn của chúng ta, nhưng Ba Ngôi nầy tiêu biểu về Đức Chúa Trời vô hạn, đã được bày tỏ ra theo như chúng ta tin và tin cậy nơi sự mặc khải nầy, khi mà chúng ta không thể hoàn toàn hiểu hết ý nghĩa của Ba Ngôi đó.
12. Làm sao các Cơ Đốc Nhân có thể hiểu biết Đức Chúa Trời giống như thế nào?
...........................................................................................................................
13. Hãy viết những câu trả lời cho các câu hỏi sau:
a. Cơ Đốc giáo đặt cơ sở trên thần đạo học nào?
...........................................................................................................................
b. Chúa Jesus đã nhận Ngài là Đấng Christ khi nào?
...........................................................................................................................
c. Ba điều nào chỉ ra thần tánh của Đấng Christ?
...........................................................................................................................
d. Lời tuyên bố nào của Phi-e-rơ đã trở thành viên đá nền tảng của giáo hội?
...........................................................................................................................
14. Hãy giải thích ngắn gọn những điều căn bản về Ba Ngôi Đức Chúa Trời.
...........................................................................................................................
Những Bài Tín Điều Của Giáo Hội
Thần đạo học của giáo hội đã trải qua nhiều cuộc tranh luận suốt bao thế kỷ. Những nhà lãnh đạo giáo hội đã cố gắng lập ra các bản tín điều để phô diễn niềm tin của Cơ Đốc giáo. Bài tín điều các sứ đồ là một trong những bản tín điều đầu tiên được đề xuất. Vào khoảng năm 185 S.C, giám mục ở Lyons xứ Gaul là Irenaueus đã phát hành một cuốn sách trong đó ông đã binh vực giáo lý sau đây của sứ đồ theo các sách phúc âm và các thư tín. Giáo hội tại Rô ma đã công nhận bản tín điều nầy để bảo vệ đức tin chống lại phái Trí huệ (Gnostics) và phái Marcion của thời kỳ đó. Đây là hình thức ban sơ của bản tín điều đó.
Tôi tin nơi Đức Chúa Trời là Cha toàn năng, và tin nơi Jesus Christ, Con độc sanh của Ngài, là Chúa chúng ta. Ngài được sinh ra bởi nữ đồng trinh Ma-ri, chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ-phi-lát, bị đóng đinh, chịu chết và được chôn. Ngày thứ ba Ngài sống lại từ trong kẻ chết, Ngài thăng thiên, ngồi bên hữu Đức Chúa Cha, từ đó Ngài sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin nơi Thánh Linh, Hội Thánh, sự tha tội, và sự sống lại của thân thể.
Bài tín điều Nicene được Hoàng đế Constantine ở Rô ma công nhận vào năm 325 S.C, nhằm bài bác sự tranh luận của phái Arian. Vấn đề đưa ra là Chúa Jesus có phải là vĩnh hằng hay là hữu hạn. Arian đã cho rằng Chúa Jesus đã được tạo nên. Ngài có một ban đầu và không thể là vĩnh hằng cũng không có đồng bản thể (Substance) như Đức Chúa Trời. Bản tín điều nầy tuyên bố rằng Chúa Jesus được sinh ra chớ không được tạo dựng và Ngài có cùng bản thể như Đức Chúa Cha. Một bài tín điều khác là bài tín điều Chalecdon vào năm 451 S.C. tuyên bố rằng Chúa Jesus có hai bản tính và vẫn là Đức Chúa Trời. Ngài là một thân vị, là Ngôi Lời của Đức Chúa Trời, nhưng Ngài có cả nhân tánh và thần tánh.
15. a. tại sao cần thiết phải lập các bản tín điều?
...........................................................................................................................
b. Hãy kể ra ba bản tín điều của Hội Thánh ban đầu.
...........................................................................................................................
Mục Tiêu 4. Nhận biết những quan niệm của Cơ Đốc Giáo về con người, tội lỗi và sự cứu rỗi.
Tình Trạng Của Loài Người
Con Người Và Tội Lỗi
Người Cơ Đốc tin rằng con người được tạo dựng không có tội lỗi, nhưng vì A-đam, là đầu của nhân loại, đã sa ngã nên tội lỗi đã vào trong thế gian. Giờ đây mọi người đều được sinh ra trong tình trạng tội lỗi, và vì mọi người đều sinh ra trong tội lỗi có một bản chất tội lỗi nên họ phạm tội. Như vậy, mỗi người sẽ bị phán xét về tội riêng của mình, chớ không phải tội của A-đam (RoRm 3:12, 23; 5:17-19). Tội lỗi là thiếu sự đồng nhất với luật pháp Đức Chúa Trời, là phản nghịch luật pháp của Đức Chúa Trời (IGi1Ga 3:4), là không công bình (5:17), là thiếu đức tin (RoRm 14:23), là biết điều lành mà không làm (Gia Gc 4:17). Những hành động tội lỗi mà con người phạm là những sự biểu lộ bản chất tội lỗi của họ mà chúng ta đã phân cách họ với Đức Chúa Trời. Hình phạt tối hậu cho tội lỗi là sự chết. Trừ phi hình phạt cho tội lỗi đã được trả, bằng không thì con người bị phân cách với Đức Chúa Trời mãi mãi.
Sự Cứu Rỗi
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã cung ứng một phương cách để thắng hơn sự phân cách giữa Ngài với con người. Nó được gọi là “sự chuộc tội” (hay sự giải hòa) và có nghĩa là được trở lại thành “Một” với Đức Chúa Trời. Qua sự hi sinh của Chúa Jesus là Chiên Con của lễ Vượt qua, Ngài đã cung ứng sự cứu chuộc, giá chuộc để được thoát khỏi vòng nô lệ, và sự cứu rỗi. Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, con người đáng phải chết vì tội của mình. Nhưng Chúa Jesus đã chịu thế cho con người, Ngài đã mang sự hình phạt tội lỗi trên chính mình Ngài và đã thỏa đáp những sự đòi hỏi công bình của Đức Chúa Trời. Ngài đã trả sự hình phạt cho tội lỗi (EsIs 53:2; IICo 2Cr 5:21). Sự chết và sự sống lại của Ngài đã trả đủ giá. “Ngài đã bị nộp (cho sự chết) vì tội lỗi chúng ta và sống lại vì sự công bình của chúng ta” (RoRm 4:25).
Vậy thì, con người phải làm sao để sự cứu rỗi nầy có hiệu lực cho chính mình? Phao lô đã nói: “Nếu bởi một người (A-đam) mà sự chết đã cai trị bởi một người ấy, thì huống chi những kẻ nhận ân điển và sự ban cho của sự công bình cách dư dật nhờ một mình Đức Chúa Jesus mà cai trị trong sự sống là dường nào?” (5:17). Trong GiGa 1:12, chúng ta lại đọc được: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài”. Do đó, câu trả lời là vấn đề tiếp nhận Chúa Jesus Christ vào trong lòng mình. Ở một chỗ khác,Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng phải có sự xưng nhận và từ bỏ tội lỗi, và quyết định bước đi trong đường lối của Đấng Christ (IGi1Ga 1:9 RoRm 10:9-10). Những ai xưng nhận tội lỗi và tiếp nhận Chúa Jesus thì không chỉ nhận được sự cứu rỗi, mà còn sẽ được sự sống lại trong đời sống mới khi Chúa Jesus tái lâm.
Thập Tự Giá
Cây thập tự đã trở thành biểu tượng của Cơ Đốc giáo vì sự chết của Chúa Jesus là tâm điểm của sự cứu rỗi. Nếu Chúa Jesus không chịu chết thì tội lỗi cũng không được cất bỏ (bôi xóa) và Chúa Jesus cũng chỉ là con người như bao giáo chủ khác. “Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ... Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại. Nhưng mỗi người theo thứ tự riêng mình: Đấng Christ là trái đầu mùa, rồi tới ngày Đấng Christ đến, những kẻ thuộc về Ngài sẽ sống lại” (ICo1Cr 15:20-23).
16. Tội lỗi trong Tân Ước được mô tả là:
a. Không công bình.
b. bản chất của A-đam.
c. phản nghịch cùng luật pháp của Đức Chúa Trời.
d. thiếu đức tin.
e. Câu a,c, và d.
17. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Sự chuộc tội có nghĩa là một sự che đậy tội lỗi của một người.
b. Tiền công của tội lỗi là sự chết, mọi người đều đáng chết.
c. Chúa Jesus đã chịu đền tội trên thập tự giá.
d. Con người chỉ được cứu khi nào họ tiếp nhận Chúa Jesus.
e. Sự cứu rỗi là cho cả hiện tại và tương lai.
18. Theo RoRm 4:25 và ICo1Cr 15:20-23, tại sao việc Chúa Jesus chịu chết là cần thiết?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Lai Thế Học
Trong lai thế học của Cơ Đốc giáo, tức là giáo lý về những sự cuối cùng có niềm tin nơi sự đích thân trở lại của Chúa Jesus. Có nhiều sự thông giải về thời điểm và những biến cố liên quan đến điều nầy, tuy nhiên, hầu hết đều tin rằng Ngài sẽ đến để cai trị và phán xét trần gian nầy, và để tạo dựng trời mới và đất mới. Với sự hiện ra của Ngài, lời cầu nguyện của các Cơ Đốc Nhân trải hai ngàn năm qua : “Nước Cha được đến” sẽ được trả lời với đầy đủ ý nghĩa.
Những biến cố của thời kỳ cuối cùng không được tuyên bố trong KinhThánh theo một chuỗi liên tục chính xác. Nhiều người Cơ Đốc truyền giáo tin rằng sự hiện ra của Đấng Christ được chia làm hai giai đoạn: Sự cất lên (hay sự biến hóa) của Thân thể Đấng Christ (tức Hội Thánh) (ITe1Tx 4:17) và sự hiện ra của Chúa Jesus Christ trong quyền năng và vinh hiển (Mat Mt 24:29-30). Giữa hai biến cố đó sẽ có một thờ kỳ bắt bớ gọi là Cơn Đại Nạn. Khi Đấng Christ hiện ra, Sa tan sẽ bị xiềng lại. Sau đó Đấng Christ sẽ lập vương quốc của Ngài trên đất trong một ngàn năm. Tình trạng đã có trong vườn Ê đen sau buổi sáng tạo sẽ được khôi phục (KhKh 20:1-3, 7-14). Sau đó, Sa tan sẽ bị ném vào địa ngục và Chúa Jesus sẽ phán xét kẻ ác tại Tòa Lớn và Trắng và dẫn đến việc lập trời mới và đất mới.
Cho dù có thể chúng ta không đồng ý về chuỗi liên tiếp của các biến cố thời kỳ cuối cùng, hoặc không hiểu chính xác lúc nào chúng xảy ra và xảy ra như thế nào, nhưng chúng ta đều có trách nhiệm đem Tin Lành cứu rỗi đến vì Chúa Jesus sẽ tái lâm, nên trách nhiệm của chúng ta là phải sẵn sàng để gặp Ngài (Mat Mt 24:42-44; IGi1Ga 3:3).
19. Trong vở ghi bài của bạn, hãy kể tên các biến cố xảy ra theo chuỗi liên tiếp của thời kỳ cuối cùng.
Mục tiêu 5. Nhận biết những nơi chốn, những con người và những tập tục thiêng liêng của Cơ Đốc giáo.
Những Nơi Chốn, Những Con Người Và Những Tập Tục Thiêng Liêng
Những Nơi Thiêng Liêng
Như chúng ta đã nói ở trên, chữ Hội Thánh lần đầu tiên được dùng để chỉ những người theo Đấng Christ. Theo thời gian, từ ngữ nầy càng ngày càng ít chỉ đến dân sự nầy mà chỉ đến nhiều hơn về tòa nhà chứa đựng số người đó. Những người Cơ Đốc đầu tiên là người Do Thái, họ hội họp trong các nhà hội của người Do Thái. Khi Tin Lành truyền đến cho dân ngoại, các tín đồ bắt đầu nhóm họp ở nhà riêng. Trong những thế kỷ sau, những giáo đường nguy nga và những nhà thờ được xây cất. Vào thế kỷ thứ hai mươi, người ta có xu hướng cất những tòa nhà đồ sộ có thể chứa nhiều chỗ hơn, nhưng lại ít trang hoàng hơn các giáo đường ban đầu. Có một sự phân biệt rõ ràng giữa kiểu thiết kế và mục đích của phía Công giáo La mã và phía Tin Lành. Người Công giáo có các nhà thờ tập trung vào bàn thờ cho bí tích thánh thể trong khi hầu hết các nhà thờ Tin Lành thì tập trung vào tòa giảng cho việc rao giảng lời Đức Chúa Trời.
Những Người Thiêng Liêng
Theo Cơ Đốc giáo, Đức Chúa Trời đã cung ứng sự tăng trưởng và sự trưởng thành thuộc linh cho các tín đồ để họ phục sự Ngài. Đó là phương tiện thông qua những con đường mà Ngài đã kêu gọi và khiến họ làm những nhiệm vụ lãnh đạo đặc biệt. Hội Thánh nhìn nhận những ân tứ và sự kêu gọi đối với những con người nầy. Phao lô đã liệt kê những con đường được ban cho Hội Thánh và mục đích của họ (Eph Ep 4:11-16). Ông cũng chỉ ra những chức vụ lãnh đạo khác trong Hội Thánh cùng những phẩm chất và bổn phận của họ trong các thư ông gởi cho Ti-mô-thê và Tít.
Những Tập Tục Thiêng Liêng
Một người trở nên một phần của Thân Thể Đấng Christ, tức Hội Thánh, bằng việc xưng nhận Chúa Jesus là Chúa. Như là một chứng cớ cho thế gian về từng trải thuộc linh nầy, người tín đồ được làm phép báp tem bằng nước. Việc nầy tượng trưng cho sự chết về bản ngã cũ và sự mới mẻ của đời sống trong Đấng Christ. Đó là một trong hai hành động thiêng liêng, hay là thánh lễ (bí tích), đã được chỉ định trong Kinh Thánh (RoRm 6:1-7; Cong Cv 2:38). Thánh lễ kia là tiệc thánh mà trong đó bánh và nước nho làm biểu tượng cho thân thể đã bị tan vỡ ra và huyết đã bị đổ ra của Đấng Christ (ICo1Cr 11:17-19).
Các Ngày Lễ
Những ngày lễ của Cơ Đốc giáo là những lễ kỷ niệm công tác của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ mà các Cơ Đốc Nhân ghi nhớ mỗi năm. Nhiều nhóm người trong Hội Thánh kỷ niệm ba biến cố chính mỗi năm.
Lễ Giáng Sinh . Được tổ chức vào ngày 25 tháng 12. Ngày giáng sinh tương trưng cho ngày sinh nhật của Đấng Christ. Người Cơ Đốc nhìn nhận rằng kỳ giáng sinh không được biết chính xác, tuy nhiên, sự kiện thì quan trọng hơn nhật kỳ.
Chủ Nhật Phục Sinh . Người Cơ Đốc cũng kỷ niệm Chủ Nhật Phục Sinh, nó tượng trưng cho ngày Chúa Jesus từ kẻ chết sống lại. Đó là biến cố quan trọng nhất trong thế giới Cơ Đốc Giáo. Nó là một hình ảnh về sự hằng sống của Đấng Christ trong lòng một người.
Chủ Nhật Ngũ Tuần . Ngày thứ ba mà người Cơ Đốc kỷ niệm là Chủ Nhật Ngũ Tuần, nó nhắc nhở về sự giáng lâm của Đức Thánh Linh trên Hội Thánh.
20. Hãy trả lời những câu hỏi sau:
a. Từ ngữ Hội Thánh đã thay đổi như thế nào trải qua các thế kỷ?
...........................................................................................................................
b. Theo Cơ Đốc giáo, một người trở thành một vị lãnh đạo trong thân thể Đấng Christ dựa trên nền tảng nào?
...........................................................................................................................
c. Phép Báp tem của Cơ Đốc giáo tượng trưng cho điều gì?
...........................................................................................................................
d. Hãy định nghĩa từ ngữ: Các thánh lễ Cơ Đốc và kể tên hai thánh lễ được những người Tin Lành tuân giữ.
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Mục tiêu 6. Nói rõ lý do tại sao người Cơ Đốc tin rằng Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi (linh cảm).
NHỮNG SỰ TRUYỀN THÔNG CỦA CƠ ĐỐC GIÁO
Kinh Thánh của Cơ Đốc giáo gồm kinh Cựu Ước và kinh Tân Ước. Kinh Tân Ước làm cho trọn vẹn kinh Cựu Ước. Kinh Cựu Ước có rất nhiều kiểu mẫu và biểu tượng của những điều mà chúng được ứng nghiệm nơi Chúa Jesus Christ. Những sinh tế của thời Cựu Ước đã được thay thế bằng sinh tế toàn vẹn của Đấng Christ, là Chiên Con của Đức Chúa Trời, trên thập tự giá. Những nguyên tắc xử sự đều mới mẻ. Cựu Ước thì nói rằng: “Lấy mắt đền mắt, lấy răng đền răng”. Còn Tân Ước thì bảo rằng: Ai vả má bên hữu, hãy đưa luôn má bên tả cho họ nữa”.
Cũng như trong trường hợp Kinh Thánh Cựu Ước. Kinh Thánh Tân Ước không do người sáng lập (giáo chủ) viết ra. Thực ra, Chúa Jesus đã chẳng lưu lại bất cứ sự ghi chép nào, và Kinh Thánh bảo cho chúng ta biết rằng Ngài chỉ viết một lần duy nhất ở trên cát. Có khoảng bảy tác giả trong Kinh Tân Ước: Ma-thi-ơ, Mác, Lu ca, Giăng, Phao lô, Gia cơ, Giu đe. Tất cả các sách của họ đã được viết xong trước năm 100 S.C. Nhưng làm thế nào chúng ta biết được Kinh Thánh là Lời được hà hơi của Đức Chúa Trời? Câu trả lời là ở trong từ ngữ “kinh điển” (canon). Nó xuất xứ từ chữ Kanon của Hi-lạp, nghĩa là “một cái cần đo hay một cái thước để đo lường”. Từ ngữ canon ám chỉ đến cái tiêu chuẩn màdựa vào đó sách nào được nhận là Kinh Thánh. Tiêu chuẩn Kinh Thánh Tân Ước đã được Hội Thánh nhìn nhận dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Có hai tiêu chuẩn chính được dùng để thử nghiệm tính kinh điển, đó là sự hà hơi thiên thượng (Divine Inspiration ) và những đặc tính siêu nhiên (Supernatural Characteristics ). Athanasius (295-373 S.C.) là “cha đẻ của chính thống”, người đã chống đối Arius tại Hội Nghị Nicea, là người đầu tiên đã liệt kê tất cả hai mươi bảy sách được kể là kinh điển của Tân Ước, gọi là “nguồn sự cứu”. Những sách đã được viết ra khác được gọi là Ngụy Kinh (hay Thứ Kinh ) (Apocrypha các sách ẩn giấu), chúng không đáp ứng được tiêu chuẩn tính kinh điển, do đó chúng bị giáo hội Tin Lành loại bỏ.
Kinh Tân Ước được xếp đặt theo đề tài. Trước tiên là năm sách lịch sử: Ma thi ơ, Mác, Lu ca, Giăng, Công vụ các sứ đồ, sau đó là hai mươi mốt thư tín tức là các sách giáo lý, một sách tiên tri là sách Khải huyền, tổng cộng là hai mươi bảy sách. Kinh Tân Ước được chia ra thành từng chương (hay đoạn) do Hồng y Hugo vào năm 1240. Lần đầu tiên, sách được viết ra bằng tiếng Hi-lạp, được Jerome phiên dịch ra tiếng La tinh vào năm 405 và được ấn hành ra trong tiếng Anh vào năm 1525 (Bản Kinh Thánh Tân Ước Tyndale). Nhiều phiên bản khác của Kinh Thánh cũng đã được làm ra, nhiều thủ bản đã xuất hiện. Nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và là cuốn sách bán chạy nhất thế giới ngay từ đầu.
Lý do chính khiến những người Cơ Đốc gọi Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời là do sự hà hơi thiên thượng của nó, được xác nhận nhờ một số sự kiện. Trước hết là bằng chứng nội tại của nó, nghĩa là chính Kinh Thánh tuyên bố về sự hà hơi nầy. Một câu mà bạn có thể ghi nhớ mà nó tuyên bố về điều nầy là: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị dạy người trong sự công bình” (IITi 2Tm 3:16). Đức Chúa Trời đã soi dẫn các trước giả để khi họ viết ra thì họ “được Đức Thánh Linh cảm động” (IIPhi 2Pr 1:21). Bằng cách nầy, Đức Chúa Trời có được những điều viết ra theo những gì Ngài muốn.
Những bằng chứng khác về sự hà hơi (linh cảm) của Kinh Thánh là:
Tính hiệp nhất của nó. Nó có nhiều đề tài nhưng chỉ có một sứ điệp. Nó được viết ra do khoảng bốn mươi trước giả trải hơn một ngàn năm trăm năm, nhưng chỉ một tác giả là Đức Chúa Trời.
Sự bảo tồn của nó trước nghịch cảnh. Nó đã bị tấn công, nhưng vẫn còn tồn tại từ thời Môi se cho đến ngày nay hai ngàn ba trăm năm ! (?)
Tính thích hợp của nó. Nó có thể áp dụng cho mọi nền văn hóa và cho mọi giai tầng xã hội.
Uy quyền của nó. Nó nói trước nhiều điều về Đấng Christ và những biến cố của thế giới, nhiều điều đã được ứng nghiệm một cách đáng chú ý.
Bằng chứng nội tại của nó. Tân Ước trích dẫn Cựu Ước như là nguồn của nó và Tân Ước đã ứng nghiệm nhiều lời tiên tri của Cựu Ước.
Sự chính xác về khảo cổ học của nó. Các nhà khảo cổ đã xác nhận tính chính xác của Kinh Thánh qua những khám phá như các cuộn sách ở Biển Chết vào năm 1947.
Công việc lạ lùng của nó. Kinh Thánh đã là phương tiện cho sự cứu rỗi, đời sống, sự can đảm và hi vọng đời đời trong tâm lòng của hàng triệu người.
21. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Những biểu tượng trong Cựu Ước đã được trọn vẹn nơi Đấng Christ.
b. Chúa Jesus đã viết các sách Phúc âm Ma thi ơ, Mác, Lu ca.
c. Các sách Tân Ước đã được Hội Thánh nhìn nhận vào thế kỷ thứ tư, còn các tác phẩm ngụy kinh thì không được nhìn nhận.
e. Các sách Tân Ước được sắp xếp theo đề tài: Lịch sử, giáo lý và lời tiên tri.
f. La Tinh là thứ tiếng đầu tiên của kinh Tân Ước, sau đó đến tiếng Hi-lạp rồi đến tiếng Hê-bơ-rơ.
22. a. Trong vở ghi bài của bạn, hãy viết ra lời của câu Kinh Thánh IITi 2Tm 3:16 theo trí nhớ của bạn.
b. Hãy liệt kê ít nhất năm bằng cớ về sự hà hơi (linh cảm) của Kinh Thánh.
Mục tiêu 7. Tường thuật lại những thời kỳ và những người nổi bật của Cơ Đốc giáo từ Lễ Ngũ Tuần cho đến thế kỷ thứ hai mươi.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ ĐỐC GIÁO
Hội Thánh ban đầu được tổ chức rất lỏng lẻo và thường nhóm họp tại tư gia. Ngày để thờ phượng được chuyển đổi từ ngày Sa bát của Do Thái giáo (ngày thứ bảy) sang ngày Chủ nhật, là ngày Chúa Jesus từ kẻ chết sống lại. Những người lãnh đạo sinh sống bằng nghề nghiệp riêng của họ và chỉ đôi lúc họ mới nhận sự dâng hiến. Khi thành Giê-ru-sa-lem bị La mã phá hủy vào năm 70 S.C, các Cơ Đốc Nhân bị tan lạc và cần thiết phải ghi chép lại chuyện tích về cuộc đời Chúa Jesus trước khi tất cả những người đã từng biết Ngài qua đời. Dường như Mác là người đầu tiên viết lời ký thuật. Khi các niềm tin khác nhau bắt đầu phát triển, Phao lô đã nhanh chóng nhìn thấy mối hiểm họa của những sự sai lầm, nên ông đã giảng dạy và đã viết các bức thư mà chúng đã trở thành những tiêu chuẩn giáo lý cho Hội Thánh. Lúc đầu, những người chống đối chính của ông là những người Do-Thái giáo , họ ra sức áp đặt những đòi hỏi của luật pháp trên các tín đồ Cơ Đốc. Phải Trí huệ (Gnosticism) cũng đã xuất hiện và là mối đe dọa cho đức tin Cơ Đốc vào gần cuối thế kỷ thứ nhất. Các thư tín của Giăng đã đặc biệt chỉ giáo chống lại tà thuyết nầy. Cuối cùng các tà thuyết khác nhau đã đưa đến việc lập ra các bản tín điều của Hội Thánh.
Thời Kỳ Bách Hại (năm 60-300)
Sự bắt bớ Hội Thánh đã bắt đầu vào thời Hoàng đế Nê-ron (54-68 S.C) và Phi-e-rơ đã bị ông đóng đinh vào thập tự giá vào năm 68 S.C. Trong hai thế kỷ, có những thời kỳ bách hại và an ổn xen kẽ nhau, nhưng sự bắt bớ đã trở nên lan rộng dưới triều của Dioletian (năm 303-310). Hàng ngàn người Cơ Đốc đã chịu tử đạo một cách cay nghiệt trong thời kỳ nầy.
Thời Kỳ Giáo Hội Hoàng Gia (năm 300-500)
Constantine lên ngôi Hoàng đế vào năm 312 S.C. Ngay trước trận chiến tranh với Maxentius để tranh ngôi Hoàng đế, Constantine tuyên bố rằng đã thấy một giấc mơ. Ông nói rằng ông đã thấy một cây thập tự in trên bầu trời với dòng chữ In hoc signo vinces (“Chiến thắng bằng dấu hiệu nầy”) và ông hứa sẽ trở thành một người Cơ Đốc nếu ông thắng trận. ông đã được thắng lợi hoàn toàn và đã công bố dung nạp tôn giáo nầy cho toàn đế quốc. Vào khoảng năm 400 S.C, Cơ Đốc giáo đã trở thành tôn giáo chính thức của đế quốc. Dưới sự hướng dẫn của Constantine, bản tín điều Nicene đã được hình thành, nhưng có lẽ động cơ của ông là để giữ cho đế quốc của mình được đoàn kết. Năm 330, ông dời thủ đô về Constantinople ở phía Đông, nhưng việc nầy đã gây cho các giám mục nắm quyền trên Rô ma và dẫn đến việc đế quốc La mã bị tan rã.
Vào thế kỷ thứ tư, một phong trào tu hành đã được đẩy mạnh, và nó đã có tác động lớn cho Hội Thánh. Xử dụng lời của Đấng Christ theo nghĩa đen, họ tự phủ nhận những tiện nghi thuộc thể và sự tiếp xúc với xã hội. Được biết như là những tu sĩ (monk ), họ khấn hứa sống khó nghèo, trinh bạch và vâng phục, và họ sinh sống trong các tu viện, dành nhiều thời gian để suy gẫm. Thời kỳ nầy của chủ nghĩa tu hành đã sản sinh ra Jerome (sinh năm 342 S.C) là người đã phiên dịch Kinh Thánh ra tiếng La tinh. Bản dịch tiếng La tinh của ông, bản Vulgate, đã trở thành Kinh Thánh tiêu chuẩn cho giáo hội Công giáo La mã.
Một trong những nhà thần học danh tiếng của thời kỳ nầy là Augustine (năm 354-430 S.C) Ở Bắc Phi. Ông được chú ý vì quan điểm của ông về các giáo lý nguyên tội, sự sa ngã của con người và sự tiền định. Quyền hành của các giám mục đã tăng trưởng trong hệ thống hoàng triều cho đến lúc nó trở thành vấn đề: Họ hay là các Hoàng đế nắm quyền cai trị đế quốc? Với sự xâm lăng của các bộ tộc man di từ phương bắc, các giám mục đã cấp những nhượng địa cho họ và đế quốc La mã đã sụp đổ vào năm 476. Sau khi sụp đổ, đế quốc La mã Thánh đã giành được phần của mình và ủng hộ chế độ giáo hoàng chống lại các kẻ thù của nó bằng cách cấp cho nó phần đất nó chiếm giữ như một sở hữu tạm thời.
Thời kỳ Ám thế (năm 500-900)
Với sự sụp đổ của đế quốc tại Rô ma, giáo hội tiến vào Châu Âu và Anh quốc ở phía Bắc. Sau đó có những cuộc xâm lăng của người Hồi giáo nhưng họ đã bị chận đứng ở Pháp và bị loại ra khỏi thành Constantinople trong vài trăm năm. Các sử gia xem thời kỳ nầy là “Thời Kỳ Ám Thế” vì nó là một thời kỳ có rất ít hoặc không có sự tiến bộ nào trong học thức cổ điển. Nhiêù linh mục, là những người thuộc tầng lớp học thức, đã rút vào các tu viện để trốn lánh sự đời và sự tục hóa (Seclarization) đang xảy ra trong giáo hội. Vào các thế kỷ thứ tám và thứ chín, một số vấn đề nẩy sinh đã gây một sự chia rẽ lớn giữa giáo hội ở Rô ma và giáo hội Đông Phương ở Constantinople. Những người Cơ Đốc Đông phương tập trung vào thần học và nhấn mạnh đến thần tánh của Đấng Christ, còn những người Cơ Đốc phương Tây lại nhấn mạnh đến nhân tánh của Ngài. Giáo hội phương Đông trở thành Chính thống giáo và các linh mục của nó được gọi là “Giáo trưởng” (Patriarchs). Giáo hội ở Rôma tự gọi mình là Công giáo (Catholic) tức giáo hội “phổ thông”. Đông giáo hội công nhận các tranh ảnh về Chúa Jesus, bà Ma-ri và các sứ đồ trong khi Tây giáo hội lại xử dụng tượng chạm. Đông giáo hội cho rằng Chúa Jesus đã ban Đức Thánh Linh xuống còn Tây giáo hội cho rằng cả Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con Sai đức Thánh Linh xuống. Đông giáo hội dùng bánh và nước nho trong tiệc thông công còn Tây giáo hội chỉ dùng bánh mà thôi. Đông giáo hội cho phép giới linh mục được kết hôn và xử dụng tiếng Hi -lạp trong các giờ thờ phượng. Tây giáo hội đòi hỏi linh mục phải sống độc thân và xử dụng tiếng La tinh trong giờ thờ phượng.
Thời Kỳ Giáo Hội Trung Cổ (năm 950-1500)
Khoảng một trăm năm sau năm 950, Cơ Đốc giáo đã bành trướng mạnh mẽ ở Châu Âu. Giáo hội La mã sai phái giáo sĩ đi đến tận Ấn độ và Trung hoa. Có một thời kỳ Cơ Đốc giáo võ trang khi các đoàn quân viễn chinh Cơ Đốc. (Thập tự quân) cố giành lại các vùng bị Hồi giáo chiếm giữ. Năm 1054, Giáo hoàng Leo IX dứt phép thông công Giáo trưởng ở Constantinople, việc nầy gây ra sự tuyệt giao vĩnh viễn giữa Đông giáo hội và Tây giáo hội. Năm 1204, các đoàn thập tự quân trên đường đến Đất Thánh đã dừng chân tại Constantinople và đã cướp phá thành phố nầy. Vài trăm năm sau, thành phố nầy rơi vào tay người Hồi giáo (năm 1453 S.C) và nhà thờ thánh Sophia nổi tiếng đã trở thành một nhà thờ Hồi giáo. Tại phương Tây, có nhiều cuộc tranh chấp giữa các Hoàng đế và các vị giáo hoàng, phía nầy dứt phép thông công và truất phế phía kia. Nhưng vào cuối thế kỷ thứ mười lăm, chế độ Giáo hoàng lại được thành lập ở Rô-ma.
Các Phong Trào Cải Chánh Giáo Hội (năm 1500 đến 1700)
Vào thế kỷ thứ mười sáu, một cuộc cách mạng đã làm rúng động giáo hội La mã đến tận nền móng của nó. Đó là cuộc Cải Chánh mà đã sản sinh ra giáo hội Tin Lành. Ngoài những tình hình có trong giáo hội La mã, còn có những bước khác đã đóng góp cho cuộc cải chánh nầy. John Wyclif ở Anh quốc (vào khoảng năm 1328 -- 1384) đã phiên dịch bản Kinh Thánh Vulgate tiếng La tinh ra Anh ngữ vào năm 1382, để giúp cho người dân thường có thể được đọc Kinh Thánh. Ông đã bị giáo hội La mã kết án và bị ép buộc phải rút về tư thất của ông, nhưng những tư tưởng của ông đã lan khắp Anh quốc. John Huss ở xứ Bohemia (1374 -- 1415), là người đã chịu ảnh hưởng của các tác phẩm của Wyclif, đã lãnh đạo phong trào nầy ở Bohemia cho cuộc cải chánh trong giáo hội. Tư tưởng của ông đã được ghi lại trong sách của ông, cuốn The Ecclesia (Hội Thánh). Vì tư tưởng của ông đã tạo một sự thách thức nghiêm trọng cho giáo hội ở Rô ma nên ông đã bị kết án và bị hỏa thiêu trên giàn hỏa.
Martin Luther
Con người nổi bật của cuộc Cải Chánh là Martin Luther (1483 - 1586). Ông đã tham dự vào chức vụ của giáo hội Công giáo, đã tuyên thệ trở thành một tu sĩ và trở thành giáo sư của Đại học đường Wittenberg và đã đậu văn bằng tiến sĩ thần khoa. Giảng thuyết về thư Rô ma và thư Ga la ti, ông đã bị xúc động bởi câu: “Người công bình sống bằng đức tin”. Ông lý luận: “Nếu người công bình sống bằng đức tin thì tại sao chúng ta cố gắng kiếm được sự cứu rỗi bằng việc lành?” Ông đã thấy rằng Thánh Kinh, chớ không phải Giáo hoàng, là thẩm quyền cuối cùng cho người Cơ Đốc, và ông đã thấy rằng con người chỉ được cứu bởi đức tin mà thôi. Điều nầy dẫn ông đến việc viết ra một truyền đơn về chức tư tế của mọi tín đồ. Sau việc nầy, ông đã viết ra một tài liệu trong đó ông liệt kê chín mươi lăm điểm dối gạt của hệ thống bùa xá tội nầy. (Bùa xá tội là các tài liệu mà một người có thể mua để được thoát khỏi sự hình phạt những tội lỗi của đời nầy. Về sau, cái bùa nầy còn được mở rộng bao gồm cả việc xá tội cho những người ở trong ngục luyện tội nữa). Ông đã niêm yết bảng danh sách nầy tại cửa giáo đường Wittenberg vào ngày 31 tháng Mười năm 1517. Nó đã tạo ra một sự xúc cảm và Charles V, Hoàng đế của La mã Thánh đã triệu vời ông đến Hội đồng Worms vào tháng tư, năm 1521 mà ở đó ông bị dứt phép thông công và bị truyền phải chấm dứt việc in ấn các sách của ông.
Luther đã làm việc âm thầm một thời gian, trong thời gian đó ông dịch Kinh Thánh ra tiếng Đức. Tại Đức, một giáo hội cải cách đã mọc lên từ sự phản kháng nầy. Chính dựa trên giáo lý xưng nghĩa bởi đứ c tin nầy mà giáo hội Cải Chánh (protestant) đã được khai trương. Ông tiếp tục việc viết sách và viết thánh ca cùng thành lập các cuộc cải chánh khác. Ông khuyến khích các linh mục và các nữ tu lập gia đình và chính ông cũng cưới vợ. Năm 1546 ông qua đời, nhưng cuộc cải chánh đã đâm rễ và trải rộng trên nhiều mảnh đất khác, nhất là đối với các nước vùng Bắc Âu.
John Calvin
Một người khác có ảnh hưởng trong cuộc cải chánh là John Calvin (1509 - 1564 S.C). Khi được 24 tuổi , John Calvin đã tiếp xúc với phong trào cải chánh. Sự tham gia của ông vào phong trào đòi hỏi ông phải rời bỏ giáo hội La mã. Vào tuổi hai mươi sáu, ông đã viết cuốn The Institutes Of The Christian Religion (Những tổ chức của Cơ Đốc giáo ), mà nó đã trở thành thần đạo học cổ điển của phái Cải Chánh. Sự dạy dỗ của ông chịu ảnh hưởng của Augustine và quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Tại Geneva, ông đã lập ra một hình thức quản trị giáo hội được biết đến như là hệ thống trưởng lão (Presbyterian System), mà nó đã giữ một chỗ nổi bật trong lịch sử.
Cuộc Phản Cải Chánh
Nhận thấy rằng không thể chận đứng phái Cải Chánh, giáo hội La mã triệu tập các giám mục của mình tại Hội Nghị Trent vào năm 1545 S.C. Tại cuộc hội nghị nầy họ khăng khăng cho rằng giáo hội bình đẳng với Kinh Thánh và là người thông giải duy nhất về Thánh Kinh. Hội nghị tái khẳng định bảy bí tích truyền thống và vẫn giữ việc tôn thờ các thánh và các ảnh tượng. Do đó, giáo hội La mã động viên các tài nguyên để dùng sức mạnh khôi phục lại những gì đã mất. Phản ứng chiến đấu nầy của nó được biết dưới tên cuộc phản cải chánh. Kết quả là hàng ngàn người đã thiệt mạng tại Âu Châu và nó có tác dụng đến nỗi vào khoảng năm 1572, cuộc cải chánh đã hoàn toàn bị trừ khử tại nước Ý. Nhưng tại những vùng thuộc Anh Quốc và phía bắc Âu Châu, phái Cải Chánh đã gia tăng nhiều về số lượng.
Thời Kỳ Giáo Hội Cận Đại (năm 1700 đến Thế Kỷ 20)
Sự tự do mới tìm được của tín đồ trong phái Cải chánh đã dẫn đến các niềm tin và các phong trào khác nhau. Giáo hội Anh Quốc là phái Cải Chánh nhưng vẫn giữ nguyên nhiều hình thức thờ phượng của Công giáo. Những nhóm người tách biệt nhau bao gồm giáo hội Hội Chúng (Congregational Church); rồi sau đó phái Ana Báp tít là những người làm báp tem lại cho những người thành nhân, vì họ không nhìn nhận việc làm phép báp tem cho trẻ em. Trong thế kỷ mười tám John Wesley bắt đầu hội Giám lý (Methodism) và vào hậu bán thế kỷ mười tám các cuộc xung kích truyền giáo cận đại đã bắt đầu. thế kỷ hai mươi đã chứng kiến một cuộc phấn hưng thuộc linh với việc nhấn mạnh đến Lễ Ngũ Tuần một cách mới mẻ dẫn đến sự bùng nổ truyền giảng Tin Lành với sự mở rộng việc truyền giáo xa hơn.
Mặc cho thuyết tiến hóa, chủ nghĩa duy vật, sự phản công của các tôn giáo khác và duy linh thuyết, người Cơ Đốc đang gia tăng ý thức phụ thuộc lẫn nhau. Như là một Hội Thánh kết đoàn để đối diện với một thế giới đang đổi thay, Hội Thánh đã tự nhận thấy những nhu cầu mới. Hội Thánh đã có nhiều thành công, nhưng Hội Thánh đối diện với một nhiệm vụ chưa hoàn tất. Toàn thể Hội Thánh phải đem toàn bộ Phúc Âm đến cho toàn thế giới.
23. Hãy ghép cặp các tên (bên phải) với lời mô tả của chúng (bên trái).
.....a. Đã thấy: “Chiến thắng bằng dấu hiệu nầy”.
.....b. Nhấn mạnh đến nhân tánh của Đấng Christ.
.....c. Dùng tranh ảnh trong sự thờ phượng.
.....d. Rơi vào tay Hồi giáo năm 1453.
.....e. Phát khởi cuộc cải chánh.
.....f. Thành lập giáo hội Trưỡng Lão.
.....g. Thành lập giáo hội Giám lý.
1) John Calvin.
2) Giáo hội Chính thống Đông phương.
3) Giáo hội La mã Tây Phương.
4) Martin Luther.
5) Constantinople.
6) John Wesley.
7) Constantine.
24. Ghép cặp từng thời kỳ của giáo hội (bên phải) với biến cố chính của thời kỳ đó (bên trái).
.....a. Các đoàn quân viễn chinh Cơ Đốc giáo chống lại Hồi giáo.
.....b. Cơ Đốc giáo được tuyên bố là quốc giáo.
.....c. Giáo hội được tuyên bố là bình đẳng với Kinh Thánh.
.....d. Giáo lý xưng nghĩa bởi đức tin.
.....e. Bắt đầu có sự rạn nứt giữa giáo hội phía Tây và phía Đông.
1) Thời kỳ giáo hội Hoàng gia.
2) Thời kỳ Ám thế.
3) Thời kỳ trung cổ.
4) Các phong trào cải chánh.
5) Phản cải chánh.
Mục tiêu 8. Nhận biết những điểm mạnh của Cơ Đốc giáo và cho biết những điểm yếu của nó ở đâu.
ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ ĐỐC GIÁO
Trong việc thẩm định những điểm mạnh và những điểm yếu của Cơ Đốc giáo, chúng ta gặp một điều bất lợi là không có một tiêu chuẩn cao hơn để so sánh với nó. Tuy nhiên, nhìn vào những tôn giáo khác, chúng ta có thể kết luận về những tiêu chuẩn và những giá trị căn bản quan trọng.
Những Điểm Mạnh Của Cơ Đốc Giáo
Quan niệm của nó về Đức Chúa Trời như là một hữu thể tối cao và là một Cha từ ái.
Bản tính của người sáng lập ra nó là không chỗ trách được.
Người sáng lập đã chứng minh thần tánh Ngài bằng sự phục sinh của Ngài.
Những sự dạy dỗ đều có phẩm chất đạo đức và xã hội cao nhất.
Thánh Kinh của nó có nguồn gốc thiên thượng.
Bất cứ nơi nào nó đến nó đều đem lại sự văn minh ở đó.
Nó nhấn mạnh đến sự truyền giáo và đã nâng cao những tiêu chuẩn sinh sống của các quốc gia ở khắp thế giới.
Nó cung ứng sự cứu rỗi hiện tại và sự thông công với Đức Chúa Trời.
Đức Thánh Linh hiện diện trong mọi đời sống người tín đồ.
Nó cung ứng một niềm hi vọng tươi sáng về một tương lai đời đời với Đức Chúa Trời.
Những Điểm Yếu Của Cơ Đốc Giáo
Vì Cơ Đốc giáo là tiêu chuẩn để phán xét trong bài khóa nầy nên chúng ta không thể tìm thấy lỗi lầm của nó. Tuy nhiên, chúng ta phải nói thêm là có những lỗi lầm trong số tín đồ của nó. Chúng ta không dung thứ những hành động sai, nhưng chúng ta phải yêu cầu người ta không nên phán xét vị Giáo chủ qua những lỗi lầm của những người đi theo Ngài. Sự tương tự của dây xích không thể áp dụng cho Cơ Đốc giáo. Hội Thánh không yếu ớt như cái mắc xích yếu ớt nhất của nó, Hội Thánh phải mạnh mẽ như Đấng lập nên nó. Một người chỉ nên xét đoán Cơ Đốc giáo qua Đấng Christ chớ không phải qua một số người không sống đúng theo tiêu chuẩn của Ngài. Sau đây là một số điểm yếu mà người Cơ Đốc thường bày tỏ ra trong đời sống hằng ngày của họ.
Một số người Cơ Đốc không thực hành những gì mà họ biết đó là sự dạy dỗ của Đấng Christ.
Một số người quá nhấn mạnh đến thần học mà thiếu sót về hành vi đạo đức.
Một số người có khuynh hướng thoái thác trách nhiệm ban phát, sống đạo và nói về Đấng Christ cho người khác.
Một số người có khuynh hướng cai trị hơn là phục vụ.
Những người lãnh đạo thành công thường ỷ lại vào tài sản vật chất.
Hội Thánh thường bị chia rẽ bởi những vấn đề về giáo lý, về sự thờ phượng và về tổ chức.
Tất cả những điều nầy có thể được tóm gọn vào một điểm. Tất cả chúng ta đều kém thiếu nếu chúng ta không hết lòng yêu mến Đức Chúa Trời và anh em mình như chính mình. Chúa Jesus đã phán: “Hãy nên trọn vẹn... như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn” (Mat Mt 5:48). Ngài là lý tưởng mà chúng ta phải dùng làm khuôn mẫu cho đời sống chúng ta và theo đó mà chúng ta xét đoán Cơ Đốc Giáo. Dầu sao chăng nữa, mỗi tín đồ phải nhận biết rằng đời sống mình là một cái gương phản chiếu sự sống bề trong. Đối với nhiều người, điều nầy là cái nhìn duy nhất của họ về Cơ Đốc Giáo và vị Giáo chủ của nó.
25. Trong vở ghi bài của bạn, bạn hãy kể ra năm điểm mạnh của Cơ Đốc giáo và mô tả những điểm yếu của nó nằm ở chỗ nào.

Bài Tự Kiểm
CÂU CHỌN LỰA. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước câu bạn chọn.
1. Vào thời Chúa Jesus giáng sinh, đế quốc La mã:
a. ở trong tình trạng chiến tranh, đang đàn áp các cuộc cách mạng trong đế quốc.
b. đang cố gắng diệt trừ những tôn giáo khác nhau ở các địa phương.
c. đang ở trong thời kỳ hòa bình, có chung một nền văn hóa và một ngôn ngữ.
d. đang khuếch trương giáo dục ở khắp mọi miền của đế quốc.
2. Chúa Jesus bắt đầu rao giảng Phúc âm ngay sau khi:
a. Ngài đắc thắng sự cám dỗ ba mặt của Sa tan.
b. Ngài được Giăng làm phép báp tem ở sông Giô đanh.
c. Đức Thánh Linh giáng xuống trên Ngài.
d. Ngài kêu gọi mười hai môn đồ để đồng đi cùng Ngài.
3. Sự dạy dỗ của Chúa Jesus đụng chạm với sự dạy dỗ của các lãnh tụ Do Thái bởi vì:
a. Sự dạy dỗ của Ngài ưu đãi người Sa-ma-ri hơn là người Do Thái.
b. lời tuyên bố phá hủy đền thờ của Ngài.
c. Ngài phán với người Pha-si-ri mà bỏ qua người Sa-đu-sê.
d. Ngài nhấn mạnh đến sự công chính nội tại trổi hơn là luật pháp Môi se.
4. Đề tài trọng tâm của chức vụ Chúa Jesus tập trung về:
a. chức vụ Mê-si của Ngài.
b. tình yêu thương anh em.
c. nước Đức Chúa Trời.
d. sự tỏ bỏ mình.
5. Niềm tin độc đáo của Cơ Đốc giáo là
a. sự hiện diện của một hữu thể tối cao.
b. Đấng Christ được sinh ra bởi một nữ đồng trinh.
c. sự sống lại của kẻ chết công nghĩa.
d. người sáng lập là Con Đức Chúa Trời.
6. Một Đức Chúa Trời được tỏ ra trong ba thân vị mô tả về:
a. Đức Thánh Linh.
b. Ba Ngôi.
c. Đức Chúa Trời là con người.
d. Đức Chúa Trời hành động qua Đức Thánh Linh.
7. Đối với người Cơ Đốc, sự cứu rỗi là bởi:
a. tin nơi Chúa Jesus và tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa.
b. Chấp nhận những sự dạy dỗ của Chúa Jesus.
c. Được làm phép báp tem trong một giáo hội nào đó.
d. Biết rằng Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá.
8. Người Cơ Đốc gọi Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời bởi vì:
a. sự hà hơi thiên thượng của nó và những bằng chứng nội tại và ngoại tại của nó.
b. bằng chứng lịch sử của nó đã được các nhà lãnh đạo Hội Thánh ban đầu xác nhận.
c. nó được bảo tồn khỏi những lỗi lầm trong quá trình sao chép.
d. nó được một hội nghị của Hội Thánh ban đầu công bố là kinh sách chính thức.
9. Ở thế kỷ thứ nhất, các Cơ Đốc Nhân bị tản lạc đến các xứ khác nhau:
a. theo kế hoạch của Phi-e-rơ.
b. để tránh sự tập trung hóa quyền lãnh đạo.
c. do sự phân chia của giáo hội Tây và Đông.
d. vì sự bách hại nghiêm trọng.
10. Trong thời kỳ giáo hội Hoàng gia, Cơ Đốc giáo:
a. trở thành tôn giáo chính thức của đế quốc.
b. tiếp tục bị bắt bớ dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế.
c. gây cho đế quốc chia rẽ thành hai miền Tây và Đông.
d. làm cho đế quốc La mã Thánh được mạnh mẽ.
11. Nhân vật nổi bật của cuộc cải chánh là:
a. Giáo hoàng Leo IX.
b. Martin Luther.
c. John Wyclif.
d. John Huss.
12. Cơ Đốc giáo đã chứng tỏ những điểm mạnh trong từng lãnh vực NGOẠI TRỪ ở:
a. niềm tin nơi Đức Chúa Trời là hữu thể tối cao và là Cha từ ái.
b. Thần tính của người sáng lập nó được chứng minh bằng sự sống lại của Ngài.
c. bất cứ nơi nào nó đến nó đều đem lại hi vọng và sự sống.
d. sự vâng lời trọn vẹn của các tín đồ của nó.
13. Cơ Đốc giáo phải được phán xét theo:
a. các tín đồ.
b. những người lãnh đạo thành công.
c. Đấng Christ, Giáo chủ của nó.
d. sự hiệp một của nó.
14. Để làm một tín đồ chân chính của Đấng Christ, cần phải:
a. học các giáo lý của Cơ Đốc giáo.
b. Có sự hiệp một giữa vòng tất cả người Cơ Đốc.
c. Biết triết lý của Đấng Christ.
d. Vâng theo những nguyên tắc của Nước Đức Chúa Trời.

NHỮNG NIỀM TIN LỆCH LẠC (aberrant Beliefs)
Đã xem xét những phong trào tôn giáo chính của thế giới trong các bài học trước, chúng ta quay về với bài học kết thúc nầy để xem xét một số sự lệch lạc từ đức tin mà đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi (Giu Gd 1:3). Những niềm tin phi Kinh Thánh, từ những sự tranh luận nhỏ đến những rạn nứt lớn giữa các hệ phái, đã gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Không phải tất cả niềm tin đó đều hoàn toàn sai lạc nhưng chúng ta cần phân biệt giữa sự thật (chân lý) và sự sai lầm.
Khi chúng ta bàn đến những niềm tin tẻ tách, chúng ta có thể có sự bất đồng ý, nhưng chúng ta không nên giữ tinh thần chỉ trích hoặc có ác ý, Chúng ta có thể học hỏi từ những phía khác, nhưng đồng thời, sự phơi bày những sai lạc của họ sẽ lập chân lý trong chính tấm lòng của chúng ta. Khi bạn nghiên cứu bài học nầy, bạn sẽ thấy rằng nhiều niềm tin sai lạc đã bắt nguồn từ những người đi tìm kiếm một từng trải thuộc linh hoặc cố sức học nhiều hơn về Lời của Đức Chúa Trời. Thay vì để Thánh Linh hướng dẫn họ trong một sự tra xem tường tận Kinh Thánh, họ lại để cho những sự thông giải của loài người hoặc ước muốn tự tôn hướng dẫn họ vào chỗ sai lầm.
Nếu bạn không biết phải tin điều gì về một số vấn đề phát sinh, bài học nầy có thể giúp bạn hiểu cách để tra xét Kinh Thánh và đi đến những kết luận đúng đắn. Ngoài ra, bạn sẽ thấy một số khuynh hướng thường hay có đối với tất cả những niềm tin tẻ tách. Sự hiểu biết nầy sẽ chứng tỏ là một phương sách có giá trị khi bạn đối đầu với những người bị trói buộc vào những niềm tin phi Kinh Thánh. Nó có thể giúp bạn đem họ trở về với lẽ thật. Chúng tôi cầu mong rằng điều nầy có thể xảy ra.
Dàn Bài
Làm quen với sự xu hướng.
Những điều cơ bản của Cơ Đốc Giáo.
Đặc tính của các giáo phái tẻ tách.
Mô tả hai đức tin tẻ tách.
Đánh giá về sự tiếp cận của chúng ta.

Mô tả các từ ngữ và những vấn nạn liên quan đến trong các niềm tin tẻ tách.
Giải thích những niềm tin của Kinh Thánh thường bị các giáo phái bóp méo nhất.
Nhận dạng những dấu hiệu phân biệt của các giáo phái tẻ tách.
Kể ra những nguồn gốc, các kinh sách và các sự bóp méo của hai niềm tin tẻ tách.
Mô tả những thái độ mà người Cơ Đốc nên có đối với những người thờ phượng lệch lạc.
Sinh Hoạt Học Tập
Nghiên cứu bài học và làm bài tự kiểm theo những lời chỉ dẫn đã cho trong bài học 1.
Nhớ viết câu trả lời của riêng bạn cho các câu hỏi của bài học trước khi xem lời giải đáp ở cuối bài học nầy. Thủ tục nầy sẽ giúp bạn học tài liệu nầy nhanh hơn.
Ôn các bài học số 9 đến số 12 và sau đó làm bài phần đánh giá tiến bộ học tập phần 4. Nạp tờ giải đáp của bạn về cho giảng viên ICI của bạn.
Xem lại các bài học số 1 đến số 12 để chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa. Nếu bạn chưa sắp xếp với giảng viên ICI của bạn để dự thi thì bạn hãy làm điều nầy ngay.
Từ Ngữ Chìa Khóa
Bóp mép
Chính thống
Cơ Bản
Cơ Đốc giả hiệu
Đại diện
Ha-ma-ghê-đôn
Hệ phái
Không hòa hợp
Ơn ban (ân tứ)
Tẻ tách
Tiêu hủy

Khai Triển Bài Học
Mục tiêu 1. Mô tả những từ ngữ và những nan đề có liên quan trong hầu hết các niềm tin.
LÀM QUEN VỚI SỰ TẺ HƯỚNG
Để bắt đầu, chúng ta cần hiểu những danh từ được sử dụng trong bài nghiên cứu của chúng ta. Tựa đề của bài học nầy bao trùm một số các niềm tin, một số trong đó thì không hòa hợp với lẽ thật, một số khác thì hoàn toàn tẻ tách khỏi lẽ thật. Chúng sẽ được mô tả khi chúng ta nghiên cứu đến. Nhưng để bắt đầu, chúng ta hãy học biết một số từ ngữ.
Tà Giáo (Hay Tà Thuyết)
Một tà thuyết là một ý kiến không hòa hợp với những giáo lý chủ yếu của Kinh Thánh. Nó chứa những mầm mống chia rẽ và bất hòa. Như chúng ta đã thấy trong bài học trước, Hội Thánh thời trung cổ xem như có quyền lực rất lớn trên đời sống con người và những người bị ngờ vực là tà giáo đều bị dứt phép thông công hoặc thậm chí bị sát hại. Nếu có ai có ý chống lại sự bất công, thì hoặc người đó phải giữ im lặng, hoặc họ phải rất cẩn thận về cách bày tỏ ý kiến của mình. Một tà thuyết có thể phát triển thành một nhóm phái (cult) hoặc một giáo phái (sect) rồi sau đó có thể trở thành một hệ phái (denomination) hay một giáo hội.
Nhóm Phái (Cult)
Phát xuất từ chữ Cultus, Cult (nhóm phái) có nghĩa là “sùng bái” hay “thờ phượng”. Ví dụ như những thành viên nhóm phái mặt trời thì họ thờ mặt trời. Các tín đồ của một niềm tin tôn giáo giả hay không chính thống thì gọi là những người sùng bái (hay theo nhóm phái). Thường thường, một người để cho một tư tưởng hay một ý kiến phi Kinh Thánh mọc rễ trong lòng mình. Khi người đó để cho niềm tin nầy phát triển thì người đó có thể ly khai khỏi Hội Thánh (nếu người đó đã sinh hoạt với một Hội Thánh). Nếu họ là một người năng động, một người sáng lập có ơn ban (hay có ân tứ- Chatisma ) thì người đó có thể lôi kéo nhiều người theo mình, và khi người ta ủng hộ ý kiến của người đó, thì nhóm phái sẽ phát sinh.
Giáo Phái (Sect)
Một giáo phái thì tương tự như một nhóm phái, chỉ có điều khác là giáo phái đề xướng “một sự chia rẽ” với hội mẹ. Một giáo phái thường lớn hơn một nhóm phái và có thể phát triển thành một hệ phái. Một số những người không thuộc phái Ngũ Tuần trước kia xem những người Ngũ Tuần là một giáo phái, nhưng ngày nay, phái Ngũ Tuần là thành phần phát triển lớn nhất và nhanh nhất của Hội Thánh.
Gần đây, sự truyền nhiễm của các nhóm phái, các giáo phái và các tà thuyết đã lan rộng khắp thế giới. Một số phái xuất hiện dưới thể loại các tôn giáo Cơ Đốc giả hiệu (psendo -- Christian Religions ), chẳng hạn như phái Mormon, Cơ Đốc Khoa Học, Chứng Nhân Giê-hô-va, Giáo hội Thống Nhất (Unification Church ), Quốc tế Đạo (The Way International ), Con cái Đức Chúa Trời (Children of God ) và nhiều phái khác nữa. Một số các mục sư trình bày những quan niệm về tâm lý của họ trong các Hội Thánh đã thành lập như thể chúng là con đường dẫn đến Đức Chúa Trời. Những quan niệm nầy bao gồm những niềm tin như là thuyết nhân bản, sự suy tư khả dĩ và tích cực, sự xưng nhận tích cực, và sự thịnh vượng của Tin Lành. Dầu một số người chủ trương những quan niệm nầy vẫn ở lại trong Hội Thánh, nhưng nhiều Cơ Đốc nhân xem họ là không tốt hoặc cho xem họ như là những “kẻ trộm cướp trèo vào từ nơi khác” (GiGa 10:1).
Những nhóm phái sùng bái nhân cách không hẳn là tôn giáo gồm có phái Hare Krishna, EST, Phái Suy Tư Siêu Việt (Transcendental Meditation ). Hội Thần Quang (Divine Light Mission ), Phái Bhagwan Shree Bagneesh, Thông thiên học (Theosophy), Tri thức học (Scientology ), Thông linh học (Spiritism ), Phái Yoga, Phái Baha’i và nhiều giáo phái khác xuất xứ từ Ấn độ. Trong khi phương pháp và những động cơ tìm kiếm sự giàu có và những vui thú thuộc thể của chúng ta đã bị giáo hội cũng như xã hội phê phán, chúng vẫn được dung nhượng và phát triển nhanh chóng.
1. Hãy ghép cặp các từ (bên phải) với lời mô tả của chúng (bên trái).
.....a. Ý kiến gây chia rẽ.
.....b. Quyền của Hội Thánh để khai trừ.
.....c. Một chữ có nghĩa là “sùng bái”.
.....d. Chia rẽ với hội mẹ.
.....e. Phái Mormon và phái Cơ Đốc Khoa Học.
.....f. Phái Bagmesh, phái Baha’i
1) Nhóm phái (Cult).
2) Cơ Đốc giải hiệu.
3) Nhóm phái sùng bái nhân cách.
4) Tà Thuyết.
5) Dứt phép thông công.
6) Giáo phái (sect).
Mục tiêu 2. Mô tả những niềm tin chính thống chủ yếu mà chúng bị hầu hết các nhóm người không theo tổ chức bóp méo.
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CỦA CƠ ĐỐC GIÁO
Các giáo phái gây chia rẽ có thói quen chọn những khúc Kinh Thánh làm bằng chứng để hổ trợ cho những sự tuyên bố sai lạc, hoặc họ bỏ qua tính mạch văn của các câu Kinh Thánh, hoặc họ vặn vẹo các câu Kinh Thánh khỏi ý nghĩa nguyên thủy của chúng. Do đó, người Cơ Đốc phải đặt các câu Kinh Thánh theo “đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (Giu Gd 1:3). Bạn phải có thể “sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em” (IIPhi 2Pr 3:15). Kinh Thánh không bảo chúng ta phải cãi vả với họ hay tranh luận với họ, mà phải giúp đỡ họ. Những người theo các nhóm phái thường bóp méo một số lẽ thật Kinh Thánh căn bản. Để giúp chúng ta nhận biết những lẽ thật đó, chúng ta có thể đặt chúng vào cái được đặt tên là tám điểm về giáo lý chánh đáng .
Ba Ngôi Hiệp Một Đức Chúa Trời
Một trong những giáo lý hàng đầu mà những người theo nhóm phái bóp méo là giáo lý Ba Ngôi. Tín điều Nicene năm 325 S.C đã thiết lập sự bình đẳng giữa Đức Chúa Con với Đức Chúa Cha và cũng là giáo lý về Ba Ngôi. Cả hai mặt của một vấn đề đã được chấp nhận, nói rõ ra, có Ba Ngôi trong yếu tính của Đức Chúa Trời (God Head) và Đức Chúa Trời được mặt khải ra trong ba thân vị. Kinh Thánh đã tán trợ giáo lý Ba Ngôi bao gồm như sau:
“Vả bây giờ, Chúa Giê-hô-va và Thần của Ngài sai đến” (EsIs 48:16). Đức Chúa Con nói Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh sai Ngài đến.
“Tức thì có tiếng từ trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường” (Mat Mt 3:17). Ở đây Chúa Jesus chịu phép báp tem, Đức Thánh Linh giáng xuống và Đức Chúa Cha đã phán.
“Hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ” (28:19).
“Chỉ có một Đức Chúa Trời và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jesus Christ, là người” (ITi1Tm 2:5).
Đức Chúa Trời Là Duy Nhất (Có Một )
Những người theo các nhóm phái không chỉ bóp méo sự dạy dỗ của kinh Thánh về Ba Ngôi mà còn lẫn lộn sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời nữa. Một trong những giáo lý quan trọng trong Kinh Thánh là bản thể của Đức Chúa Trời, là không thể phân chia được. Ngài không phải do nhiều phần tử kết hợp lại. Bản thể của Ngài là đơn chiếc và chỉ có một. Trái lại, con người là một hữu thể phức hợp, gồm có phần vật chất (thân xác) và phần hi vật chất (hồn và linh). Trong sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời, có thể phân biệt từng thân vị theo thần tính. Trong bản thể của Đức Chúa Trời có ba thân vị rõ ràng như đã nhận thấy ở phần trên. Cuối cùng, sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời tỏ cho thấy rõ rằng Ngài không phải là một trong số các vị thần; Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất !
“Hỡi Y sơ ra ên ! Hãy nghe: Giê hô va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê hô va có một không hai” (PhuDnl 6:4).
“Vì chỉ có một Đức Chúa Trời và chỉ có một Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jesus Christ, là người” (ITi1Tm 4:35).
“... Giê hô va, ấy là Đức Chúa Trời, chớ không ai khác hơn Ngài” (PhuDnl 4:35).
“... Giê hô va ấy là Đức Chúa Trời trên trời cao kia và dưới đất thấp nầy: chẳng có ai khác” (4:39).
Chúa Jesus Christ Là Con Đức Chúa Trời
Điều quan trọng là Chúa Jesus, Đấng gánh tội lỗi của chúng ta, là sinh tế toàn vẹn, có thể trả đủ sự hình phạt cho tội lỗi của nhân loại. Ngài không chỉ là một người thiện lành , Ngài chính là Đức Chúa Trời.
“Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn vinh hiển của Con Một đến từ nơi Cha” (GiGa 1:1,14).
“Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em ma nu ên” (EsIs 7:14).
“Theo thần linh của thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta” (RoRm 1:4).
Đức Thánh Linh Là Đấng Yên Ủi Của Chúng Ta
Người tín đồ phải có thể sống một đời sống vừa lòng Đức Chúa Trời. Nhất thiết người đó nhờ Đấng cư trú trong lòng mình ban cho quyền năng để sống cách công chính và để thực thi mục đích của Đức Chúa Trời.
“Khi nào Đấng Yên Ủi sẽ đến...Ngài sẽ làm chứng về Ta”. “Ngài sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình về sự phán xét... Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật” (GiGa 15:26; 16:8, 13).
“Nhưng các ngươi... Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự” (14:17, 26).
“Đến ngày Lễ Ngũ Tuần... hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác theo như Đức Thánh Linh cho mình nói” (Cong Cv 2:1-4).
“Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép và làm chứng về ta tại thành Giê ru sa lem, cả xứ Giu đê, sứ Sa ma ri, cho đến cùng trái đất” (1:8).
Mọi Người Đều Phạm Tội
Nếu người ta muốn đáp ứng sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho thì họ phải nhìn nhận rằng mọi người đều đứng trong chỗ bị đoán phạt trước mặt Đức Chúa Trời và họ cần có một Cứu Chúa. Như vậy mọi người đều có tội trước mặt Đức Chúa Trời.
“Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không... Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (RoRm 3:10, 23).
“Phàm làm điều chi không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi” (14:23).
“Ai phạm tội tức là trái luật pháp và sự tội lỗi tức là sự trái luật pháp” (IGi1Ga 3:4). “Mọi sự không công bình đều là tội” (5:17).
Có Sự Cứu Chuộc Qua Huyết Báu Của Đấng Christ
Vì Chúa Jesus đã trả giá đền tội cho loài người nên đòi hỏi mọi người phải tiếp nhận sự dự bị (ơn thần hựu) của Ngài. Điều nầy đòi hỏi họ phải ăn năn tội của họ và tin rằng Đức Chúa Trời tha thứ cho họ.
“Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được sự cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội” (Eph Ep 1:7).
“Bởi huyết Ngài trên thập tự giá thì đã làm nên hòa bình... nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời” (CoCl 1:20).
“Còn như Đấng nầy, đã vì tội lỗi dâng chỉ một của lễ, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời” (HeDt 10:12).
Được Cứu Nhờ Ân Điển
Điều tuyệt đối cần thiết là người ta phải nhận rằng mình không xứng đáng để được cứu rỗi. Đức Chúa Trời tha thứ căn cứ theo lòng thương xót của Ngài và sự hi sinh của Đấng Christ. Do đó, một khi người ta nhận được sự tha thứ thì họ chứng tỏ tình yêu thương của họ bằng cách hành xử của họ.
“Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép để trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài” (GiGa 1:12).
“Ai tin Con thì được sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy” (GiGa 3:36).
“Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, đều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho Đức Chúa Trời” (Eph Ep 2:8).
Sau Khi Chết Còn Có Sự Phán Xét
Con người là một hữu thể có đạo đức trong một vũ trụ có đạo đức. Như vậy, họ phải khai trình cho Đức Chúa Trời về cuộc đời mà mình đã sống và sự đáp ứng mà họ đã làm trước sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho. Chắc chắn con người hay chết nầy sẽ qua đi, dầu vậy, họ phải trả lời cho Đức Chúa Trời về cuộc đời mà họ đã sống như thế nào.
“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta” (RoRm 6:23).
“Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét...” (HeDt 9:27).
“Khi Đức Chúa Jesus từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng, báo thù những kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời và không vâng phục Tin Lành của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời xa cách mặt Chúa...” (IITe 2Tx 1:7-9).
2. Hãy khoanh vòng ký tự đứng phía bên trái của những câu ĐÚNG.
a. Các nhóm phái thường tách rời các Câu Kinh Thánh, bỏ qua văn mạch và vặn vẹo lẽ thật.
b. Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ phải có thể tranh luận thắng hơn tất cả những người theo nhóm phái.
c. Bản tín điều Nicene đã thành lập giáo lý Ba Ngôi, trong đó tuyên bố rằng có ba Đức Chúa Trời ở trên trời.
d. Chỉ có một Đức Chúa Trời và một Đấng Trung Bảo là bà Ma ri, mẹ của Chúa Jesus.
e. Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ngôi Lời đã trở nên xác thịt là Chúa Jesus và Giăng đã thấy sự vinh hiển của Ngài.
3. Trong vở ghi bài của bạn, hãy kể ra ít nhất năm điểm về giáo lý chánh đáng và trích dẫn một câu Kinh Thánh cho từng điểm.
Mục tiêu 3. Nhận biết những dấu hiệu phân biệt của các giáo phái gây chia rẽ.
ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG GIÁO PHÁI TẺ TÁCH
Thật đáng ngạc nhiên khi thấy có nhiều giáo phái bóp méo những lẽ thật hoặc những sự thực hành đặc biệt. Nếu học viên lưu ý đến những điểm nầy khi suy nghĩ đến những người thuộc các giáo phái thì người đó có thể biện luận những chỗ sai lạc của họ. Chúng tôi đề nghị ra đây một số điểm phân biệt thông thường về các nhóm phái mà chúng tôi gọi là dấu hiệu nhận dạng sai lầm ( The earmarks of error ).
Đời Sống Của Người Sáng Lập
Chúng ta nên đặt những câu hỏi về người sáng lập, chẳng hạn như: Người đó có tự tấn phong cho mình giữ một địa vị cao như là một tiên tri, một sứ đồ, một bậc cao sư, hay ngay cả là một Đấng Mê si không? Người đó có phải là một nhà thần bí, một nhà tâm linh học, là những người hay xuất thần, thấy dị tượng hay là thấy chiêm bao không? Người đó có bệnh ảo giác không? Nếu câu trả lời là “có” cho những câu hỏi nầy thì đáng nên ngờ vực về nhóm phái đó. Nhiều người theo các nhóm phái đã tuyên bố người lãnh đạo của họ là được ơn trên soi dẫn, hoặc họ xem người đó là ngang hàng với Đức Chúa Trời.
Quan Niệm Về Đức Chúa Trời
Một điểm khác để chất vấn những người thuộc về một giáo phái là niềm tin của họ về Ba Ngôi. Một số người quan niệm Đức Chúa Trời như là một sức mạnh, hoặc một người chuyên chế hay là một hữu thể vô vị cách. Họ có thể tôn kính ảnh hay tượng của các thánh và thậm chí thờ lạy họ nữa. Những nghi lễ là quan trọng đối với sự thờ phượng của họ. Chúa Jesus Christ có thể được gọi là một giáo sư, một tiên tri hay là một hiện thân (sự nhập thể) của một thánh khác. Đức Thánh Linh thường bị cực tiểu hóa hoặc là những sự bày tỏ của Ngài thường bị bắt chước (giả mạo).
Thay Đổi Kinh Thánh
Một điểm nhận dạng nổi bật về các thành viên giáo phái là cuốn sách mà họ xem là thiêng liêng. Họ có đặt cuốn sách nào khác ngang hàng với Thánh Kinh không? Người sáng lập có viết ra cuốn sách đó không và nó có cần thiết cho việc thông giải Thánh Kinh không? Cuốn sách đó đã tồn tại như thế nào? Có thể kiểm chứng nguồn gốc của nó không? Những người theo nhóm phái thường nói rằng Đức Chúa Trời đã ban cho một sự khải thị mới kể từ khi kinh Tân Ước được viết ra. Họ dùng môi miếng phục tùng Kinh Thánh nhưng họ đặt lòng tin tưởng nhiều hơn nơi các cuốn sách riêng của họ. Trong cái nhìn của chúng ta, bất cứ tác phẩm nào được cho là thiêng liêng hơn Kinh Thánh đều đáng bị ngi ngờ, và nếu nó không thể kích thích các học giả độc lập (riêng rẽ) khảo sát thì nó đáng bị bác bỏ (KhKh 22:18-19).
Những Lời Tuyên Bố Độc Hữu Đối Với Lẽ Thật
Một số người theo các nhóm phái tuyên bố họ có sự hiểu biết độc hữu về Đức Chúa Trời. Đối với họ, tất cả các phái khác đều đã xuyên tạc lẽ thật và chỉ có họ mà thôi mới có toàn vẹn lẽ thật. Đối với cách suy nghĩ của họ, những nhu cầu thực tế nhân bản sẽ chỉ được đáp ứng trong giáo phái của họ mà thôi. Ngoài nhóm phái của họ, tất cả chỉ là ảo vọng, là tối tăm, là tội lỗi, bên trong họ là thực tại, là sự sáng và tự do. Hầu hết các nhóm phái đó có khuynh hướng hỗn thành hóa Cơ Đốc giáo với các lễ nghi và những sự dạy dỗ của dân ngoại.
Những Thói Tục Của Nếp Sống Khả Nghi
Giữa vòng các nhóm phái và các giáo phái có tất cả các loại quá độ về thuộc thể và những tập tục phi Cơ Đốc giáo. Những người theo nhóm phái thường xử dụng đồ trang hoàng và áo lễ, chuỗi hạt, biểu tượng, gậy và dây. Họ có thể thực hành các vũ điệu dâm đãng, xử dụng việc đánh trống, bùa chú, linh phù, thậm chí sử dụng các sinh hoạt bùa phép trong các buổi thờ phượng của họ. Một số người lãnh đạo của họ thực hành chế độ đa thê và cho phép sống chung không phân biệt phái tính giữa vòng các thành viên của họ.
Nhấn Mạnh Về Đặc Tính Riêng Của Nhóm
Trong vòng nhiều giáo phái có một cảm giác về sự ưu việt của nhóm. Các thành viên của các giáo phái thường dùng những từ ngữ đặc biệt riêng cho họ. Họ bày tỏ sự nâng đỡ và yêu thương đối với các hội viên mới để cho những người nầy cái cảm giác thấy mình là quan trọng. Họ nghênh tiếp sự bách hại để làm gia tăng cảm giác về đặc tính riêng của nhóm. Có giáo phái kiểm soát chặt chẽ mọi khía cạnh sinh sống của các hội viên và áp dụng luật nghiêm khắc. Các hội viên phải phục tùng những người lãnh đạo của mình mà không được thắc mắc, họ dùng nhiều giờ cho sinh hoạt truyền giáo và cống hiến trọn thì giờ cho sinh hoạt của giáo phái. Thư tín của họ bị kiểm duyệt. Họ được bảo phải mặc những áo quần nào, phải kết hôn với ai. Có một sự sợ hãi khủng khiếp về sự khiếm khuyết (sự vi phạm giáo luật). Họ có khuynh hướng xâm lăng trong nổ lực mở rộng những niềm tin của họ. Thường thường, họ chia rẽ các gia đình và các Hội Thánh; họ chống đối tổ chức. Ví dụ về những giáp phái nầy là Hội Thần Quang, Hội Gia Đình Tình Thương (Family of Love) và Giáo hội Thống Nhất (Unification Church).
Phương Tiện Cứu Rỗi
Hầu hết các người nhóm phái cố đạt được sự cứu rỗi bằng nổ lực của con người. Điều nầy có thể nằm dưới hình thức bao gồm một số nghi thức hay nghi lễ nào đó hoặc là tự từ bỏ mình để chịu khổ hạnh. Một nét thông thường của con người là muốn tranh đấu để được hoặc tìm kiếm một sự ban thưởng nào đó. Những người theo nhóm phái cũng dành những ban thưởng đặc biệt cho những người thành công trong việc chinh phục người khác trở về với chính nghĩa của họ. Một số người trong vòng họ cho rằng mình có một kinh nghiệm thuộc linh đặc biệt mà họ gọi là sự cứu rỗi. Họ tuyên bố rằng chỉ có những người trong giáo phái họ mới có thể nhận được sự cứu rỗi đó, họ thường có một buổi lễ khởi đầu gia nhập vào nhóm. Do đó, toàn bộ tư tưởng của họ là một tư tưởng về sự tự cứu mình.
4. Trong vở ghi bài của bạn, hãy kể ra ít nhất năm dấu hiệu trong số bảy dấu hiệu nhận dạng sai lầm.
5. Hãy khoanh vòng ký tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG.
a. Khi người sáng lập một giáo phái được gọi là một sứ đồ thì chúng ta có lý do để giải thích tập quán nầy như là một trong các dấu hiệu nhận dạng của một nhóm phái.
b. Một giáo phái thường cho rằng giáo nghi của nó là quan trọng cho sự thờ phượng.
c. Sự dạy dỗ của các tạp chí Cơ Đốc giáo cũng chính là sự dạy dỗ của Lời Đức Chúa Trời.
d. Các áo lễ, chuỗi hạt, dây, trống, bùa được chấp nhận trong giáo hội nếu vị sứ đồ xức dầu cho chúng và cầu nguyện cho chúng.
e. Ân điển của Đức Chúa Trời, đức tin của Chúa Jesus, sự cáo trách (thuyết phục) của Đức Thánh Linh và việc lành của người tín đồ là cần thiết cho sự cứu rỗi của Ngài.
MÔ TẢ HAI ĐỨC TIN TẺ TÁCH
Giờ đây, chúng ta hãy xem xét hai niềm tin tẻ tách nổi bật hơn cả mà chúng ta có thể gọi chúng là các giáo phái. Mục đích của chúng ta ở đây là trình bày những niềm tin và tập tục của họ đã lệch lạc khỏi tiêu chuẩn của Kinh Thánh như thế nào. Chúng ta sẽ xem xét đến nguồn gốc, các kinh văn và những sự tẻ tách về giáo lý của từng giáo phái một.
Mục tiêu 4. Nói lên nguồn gốc, các kinh sách và những sự tẻ tách về giáo lý của giáo phái Mormon so với tiêu chuẩn của Kinh Thánh.
Giáo Phái Mormon (Mormonism)
Nếu lòng sốt sắng truyền giáo là tiêu chuẩn để phán xét một giáo phái thì giáo phái Mormon với mười tám ngàn giáo sĩ chắc sẽ đoạt giải thưởng ! Những thanh niên củahọ đòi hỏi phải mất hai năm sử dụng trọn thì giờ để tuyên truyền giáo lý của họ. Kết quả là họ đã có khoảng bốn triệu tín đồ ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Giáo hội nầy có những lợi tức kinh doanh lớn và rất giàu có vì mọi tín đồ của họ đều trung tín dâng phần mười và dâng hiến vượt phần mười nữa. Họ được gọi là phái Mormon theo tên của sách Mormon .
Sự Thành Lập Giáo Phái Mormon
Người sáng lập giáo phái Mormon là ông Joseph Smith, ông ra đời tại Sharon, Vermont, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vào năm 1805. Ông là một thanh niên ít học thức và hay mơ mộng, ông rất băn khoăn về việc có quá nhiều giáo hội tồn tại. Vào đêm 21 tháng 9 năm 1823, ông thấy một thiên sứ mà ông gọi là Moroni chỉ cho ông nơi để tìm thấy một bộ đĩa bằng vàng mà chúng có chứa Lời Đức Chúa Trời và lịch sử của Mỹ Châu thời cổ. Các chữ viết nầy được cho là loại chữ cải cách của người Ai cập mà ông Smith nói rằng ông có thể đọc được chúng nhờ hai viên thủy tinh mà ông gọi là U-rim và Thu-mim. Trong khi ông phiên dịch thì có một người trợ tá chép xuống, người nầy được cách ly với ông bằng một tấm màn. Vào độ tuổi hai mươi lăm, Smith bắt đầu cáimà ông gọi là Hội Thánh thật, tức sự phục hồi Hội Thánh mà Chúa Jesus đã khởi đầu khi Ngài còn sống trên đất.
Ông Smith phát triển giáo thuyết của mình tại Illinois, nhưng tại đó ông liên can đến các kế hoạch khả nghi và thực hành chế độ đa thê. Trong một thời gian ngắn, ông đã bị bắt vì gian lận về vấn đề tiền bạc và về việc đa thê (người ta nói rằng ông đã có ít nhất là bốn mươi tám vợ). Dân chúng phẫn nộ đã tràn vào tù và giết chết Joseph cùng em của ông là Hyrum vào ngày 27 tháng 6 năm 1844. Những giáo hội nầy đã gọi họ là những người tuận đạo vì chính nghĩa của phái Mormon. Người kế nhiệm Smith là Brigham Young, ông đã cảm nhận được sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời để đi chuyển hàng trăm người Mormon trong một hành trình cam go để đến Utah. Khi đến tại thung lũng Salt Lake (Hồ nước mặn), ông Young đã tuyên bố: “Đây chính là nơi ở”. Tại đó họ xây cất thành phố và nhà thờ của họ. Khi ông Young qua đời vào năm 1877, số tín đồ của họ lên đến 150.000 người.
Kinh Sách Của Phái Mormon
Giáo hội Mormon nhìn nhận bốn cuốn sách thánh: Sách Mormon, cuốn giáo lý và giao ước, cuốn Viên ngọc Vô giá và cuốn Thánh Kinh. Họ cho rằng Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời chỉ khi nào nó được phiên dịch đúng đắn. Nhưng ai là người phán xét xem bản dịch đó đúng hay không đúng? Dĩ nhiên là giáo hội Mormon ! Người Mormon nói rằng khó có bất cứ câu nào trong cuốn Kinh Thánh tránh khỏi sự vấy bẩn. Do đó, họ đặc hoàn toàn sự tin cậy nơi ba cuốn sách kia là những cuốn sách đã tránh khỏi được sự vấy bẩn.
Sách Mormon . Được cho là do số người viết ra vào khoảng từ năm 600 T.C đến năm 428 S.C. Sách nầy thuật về một cuộc di dân của người thời cổ từ tháp Ba bên đi đến vùng Trung Mỹ; và một cuộc di dân khác của người Do Thái trước khi bị phu tù tại Ba-by-lôn, họ cũng đến vùng Nam Mỹ. Một bộ tộc của những người di dân, là bộ tộc Nephite, được cho là đã viết ra những sự mặc khải từ Đức Chúa Trời trên các đĩa bằng vàng vào năm 428 S.C và họ đã chôn giấu chúng. Do đó, 1400 năm sau, Joseph Smith bảo rằng mình đã khám phá ra những chiếc đĩa đó.
Có những vấn nạn nghiêm trọng xung quanh Sách Mormon. Mặc dầu Smith đã nói rằng sách nầy được chôn giấu vào năm 428 S.C, nhưng nó lại chứa khoảng 25000 từ ngữ lấy ra từ bản dịch Anh ngữ Kinh James của Kinh Thánh, ấn hành vào năm 1611 S.C. Đây là một sai lầm đến những 1200 năm ! Một cuốn sách mà nó làm giãn nở chân lý đến như vậy thì không bao giờ có thể được soi dẫn bởi Đức Chúa Trời. Cũng vậy, những nhân vật trong sách đó, là những người sống nhiều thế kỷ trước Chúa Jesus Christ, lại được cho rằng họ nói những lời của Chúa Jesus, của Phi e rơ, của Phao lô và của Giăng, tất cả những lời nói đó đều có trong bản Kinh Thánh Anh ngữ Kinh James. Cuốn sách Mormon nầy chứa đầy những sai lầm về lịch sử và sự kiện. Loại chữ Ai Cập Hình Tự Cải Cách (Reformed Egyptian Microglyphics ) không thấy tồn tại bên ngoài sự tuyên bố của phái Mormon và chắc chắn thứ ngôn ngữ đó không được những người Nam Mỹ thời xưa sử dụng. Có hơn 2000 sự thay đổi đã được thực hiện trong Sách Mormon kể từ lần xuất bản năm 1830, và nó vẫn còn chứa nhiều sai lầm. Tuy nhiên, Smith vẫn tuyên bố sách của ông là được ban cho từ thiên thượng, và người Mormon tôn kính nó hơn cả Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời.
Những Sự Tẻ Tách Về Giáo Lý
Giáo Lý Về Đức Chúa Trời Của Mormon Phái . Theo cuốn Viên ngọc vô giá (The Pearl of Great Price ) tức là sách tín điều của phái Mormon, người Mormon tin nơi Đức Chúa Trời gồm Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, họ tin có nhiều thần và chính Đức Chúa Trời cũng từng có lần là một con người. Ngoài ra, người Mormon cũng có thể trở thành các thần. Có lần Smith đã nói rằng: “Con người thể nào thì Đức Chúa Trời thể ấy, Đức Chúa Trời thể nào thì con người có thể trở nên thể ấy”. Điều đó có nghĩa là Đức Chúa Trời có một thân thể bằng xương bằng thịt như con người và chỉ là một con người được tôn cao mà thôi, ngoài ra, con người có thể trở thành một vị thần.
Chúa Jesus Christ . Thần tính của Chúa Jesus Christ bị người Mormon làm giảm thiểu. Họ tin Ngài là vĩnh hằng nhưng cũng chỉ như mọi người là vĩnh hằng. Họ nói rằng các thần đã sinh ra những con cái thuộc linh từ cõi vĩnh hằng, nhưng các con cái thuộc linh nầy phải chờ đợi để nhập thể, con người cung cấp thân xác cho họ qua sự sinh sản. Đấng Christ xưa kia là một trong số các con cái thuộc linh nầy, Ngài đã nhận được một thân xác và bây giờ được ban cho thần tánh, do đó Ngài được xem là người anh cả của chúng ta. Họ muốn chúng ta tin rằng Chúa Jesus là con tự nhiên của Ma-ri và của Đức Chúa Trời A-đam, vị thần của thế giới chúng ta, chớ không phải bởi Đức Thánh Linh. Ê va trong vườn Ê đen xưa là một trong những người vợ trên trời của Đức Chúa Trời. Họ cũng tuyên bố rằng Đấng Christ là một người đa thê, hai bà Ma ri và bà Ma thê là những người vợ của Ngài, và Ngài cũng đã có con cái. Ông Smith tin rằng tiệc cưới tại Ca na là tiệc cưới của Chúa Jesus.
Sự Cứu Rỗi . Tất cả những người theo nhóm phái có một niềm tin méo mó về sự cứu rỗi. Với người Mormon, sự cứu rỗi là tiến trình để trở thành một vị thần. Họ cố gắng dung hòa ân điển với việc làm, họ nói rằng cả hai đều cần thiết cho sự cứu rỗi. Trong số các việc làm nầy có việc dâng phần mười, làm chứng đạo và chịu phép báp tem. Phép báp tem của họ có giá trị làm tái sinh nhờ báp tem, nghĩa là một người được cứu nhờ việc dìm vào nước. Họ dạy rằng phép báp tem cứu rỗi một người trong đời nầy và người đó có thể chịu báp tem thế cho những người bà con quá cố của mình nữa. Vì lý do nầy, người Mormon đã viết một gia phổ dài của những người tổ tiên ngoại bang của họ (tức những người không thuộc Mormon phái) và làm báp tem cho những người quá cố nầy qua người đại diện. Đề cố biện minh cho tập tục nầy, họ dùng những lời trog ICo1Cr 15:29: “Nếu kẻ chết quả thật không sống lại, thì sao họ vì những kẻ ấy mà chịu phép báp tem?” Đây là một điển hình về sự vặn vẹo Kinh Thánh của họ.
Phao lô không hề có ý nói làm báp tem qua người đại diện và Hội Thánh ban đầu cũng chưa từng làm báp tem cho những người đã xa lìa người thân yêu của mình. Trong mạch văn của những câu nầy, Phao lô đang bênh vực cho sự sống lại. Đối với ông, phép báp tem là làm hình bóng cho đức tin của người tín đồ. Người ấy chết trong Đấng Christ và đã được sống lại với Đấng Christ nhờ đức tin. Cũng vậy, trong thời đó, các tín đồ đã đối diện với khả năng có thể chịu chết vì tuận đạo, vì vậy, họ đã chịu báp tem cho (để ám chỉ đến hoặc làm biểu tượng về) sự tuận đạo nầy, để họ có thể được sống lại giống như sự phục sinh của Chúa Jesus. Theo ý nghĩa đó, họ đã chịu báp tem cho kẻ chết. Giáo lý nầy là một mưu mẹo của người Mormon để đem lại một sự hi vọng giả tạo cho những người thân yêu chưa được cứu của dân sự. Ý tưởng về một cơ hội thứ hai như vậy không phù hợp với Kinh Thánh. Kinh Thánh đã nói rõ rằng chắc chắn con người đã bị định phải chết một lần thể nào thì sự phán xét sau khi chết cũng chắc chắn thể ấy, chớ không còn cơ hội nào khác (HeDt 9:27; RoRm 6:23).
Thiên Đàng Và Địa Ngục . Người Mormon tin nơi ba thiên đàng dành cho ba hạng người khác nhau. Có một thiên đàng ở trên trời dành cho kẻ trung tín, có một thiên đàng ở dưới đất dành cho một số người với một cơ hội khác trong thế giới thần linh, và một thiên đàng ở xa dành cho kẻ ô uế là những người sẽ chịu hình phạt vì tội lỗi của họ trong một thời gian. Số người còn lại sẽ bị đi vào chỗ tối tăm bên ngoài. Nhưng đối với người Mormon, không có địa ngục với sự khổ hình đời đời. Do đó, họ mời gọi mọi người cứ hưởng thú vui đời nầy đừng sợ sự phán xét gì trong đời sau. hãy ăn, uống và vui vẻ vì ngày mai chúng ta sẽ chết !
Nói tóm lại, giáo phái Mormon giải thích sai lạc mọi giáo lý quan trọng của đức tin Cơ Đốc. Nó đặc những điều viết ra của Joseph Smith lên chỗ cao hơn Kinh Thánh. Nó phủ nhận sự xưng công nghĩa bởi đức tin và nó cung cấp một hệ thống việc làm mà trong đó sự cứu rỗi chỉ là tiến đến chỗ trở thành thần linh. Không có sự đảm bảo nào về sự sống đời đời. Người Mormon không biết họ có vào thiên đàng hay không cho đến lúc chết họ mới biết được, nhưng khi đó thì đã quá trễ ! Thật vĩ đại biết bao khi biết rằng nhờ ân điển của Chúa Jesus mà giờ đây bạn đã có sự sống đời đời và suốt cả cõi vĩnh hằng nữa.
6. Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau đây tại khoảng trống đã cho.
a. Bạn đánh giá cuộc đời Joseph Smith thế nào?
...........................................................................................................................
b. Bạn có nghĩ tại sao ông Smith đã phiên dịch Kinh Thánh phía sau một bức màn không?
...........................................................................................................................
c. Ông Smith bị bắt khi nào, vì lý do gì và kết quả ra sao?
...........................................................................................................................
d. Người Mormon xem các sách nào là thiêng liêng?
...........................................................................................................................
e. Vì lý do gì sách Mormon có thể được xem là một sự lừa bịp?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
7. Phái Mormon đã tẻ tách khỏi Kinh Thánh ở những chỗ nào về:
a. Giáo phái về Đức Chúa Trời và Chúa Jesus Christ?
...........................................................................................................................
b. Sự cứu rỗi?
8. Phái Mormon đã đem lại sự hi vọng giả tạo nào cho người ta về:
a. Phép báp tem cho người chết?
...........................................................................................................................
b. Đời sau, địa ngục và sự hình phạt đời đời?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Mục tiêu 5. Nói về nguồn gốc, các kinh sách và những sự xa rời khỏi những niềm tin Kinh Thánh của phái Chứng Nhân Giê hô va.
Phái Chứng Nhân Giê hô va (Jehovah’s Witnesses).
Phái Chứng Nhân Giê hô và là một nhóm phái tấn kích. Nhiều người trong số họ đã dùng năm hay sáu buổi chiều mỗi tuần để đi từ nhà nầy đến nhà kia, bán sách và nài ép giáo lý của họ trên những người khác. Họ chận người ta ở ngoài đường, họ níu kéo người ta ở các phố chợ. Họ cho mọi sự dạy dỗ khác là sai lạc. Họ chỉ kính trọng nước Đức Chúa Trời và họ không chào bất kỳ quốc kỳ nào của các nước thế gian. “Hãy để cho Đức Chúa Trời là đúng còn người ta là giả dối” là tiếng kêu chiến đấu của người sáng lập của họ. Họ đã xuất bản hàng triệu tờ Watchtower (Tháp canh ), tờ báo thường kỳ của họ, bằng nhiều thứ tiếng. Họ hội họp trong Phòng Nước Trời (hay Hành lang Vương quốc -- Kingdom Halls) để học hỏi và tiếp thu những quan điểm của họ. Giáo phái nầy thường được gọi là phái Russell (Russellism), Phái Tháp Canh, Phái Millienial Dawn (Bình minh Thiên hy niên) và Chứng Nhân Giê hô va. Ngày nay giáo phái nầy có hơn bốn triệu tín đồ trên toàn thế giới.
Sự Thành Lập Giáo Phái Chứng Nhân Giê hô va
Tổ chức nầy do C.T Russell (1852-1916) thành lập tại Pennsylvania ở Hoa kỳ. Ông được trưỡng dưỡng trong giáo hội Hội chúng (Congretional Church), nơi đây ông đã dạy các lớp Kinh Thánh vào năm 1879 và đã viết một số bài tranh luận. Ông rất sợ hãi địa ngục cho đến khi ông tiếp xúc với sự dạy dỗ của Hội An Tức Nhựt (Hội Sa-bát) về sự hiện ra của Đấng Christ, và ông đã công nhận một số niềm tin của họ. Ông đã thành lập hội Truyền đơn Tháp canh (Watchtower Tract Society) năm 1896 và đặt trụ sở của mình tại Brooklyn, Nữu Ước vào năm 1908. Ông đã viết nhiều bài vở, sử dụng một số giáo lý của hội Sa bát. Nhiều bài viết của ông đã được đóng lại thành một bộ bảy cuốn sách được gọi là Các Bài Học Trong Thánh Kinh (Studies In The Scriptures ). Ông chấp nhận giáo lý của Hội Sa bát cho rằng Đấng Christ đã ngự vào đền thờ của Ngài vào năm 1874. Ông thêm vào đó tư tưởng của mình, cho rằng Thời Kỳ Dân Ngoại sẽ chấm dứt vào năm 1914.
Russell có một bản tính khoe khoang khác thường và ông có những lời tuyên bố phi lý về khả năng và các bài viết của mình. Ông đặt các bài viết của mình ngang hàng với các bài viết của Phao lô, của Wyclif và của Luther. Có một lần ông tuyên bố rằng nếu người ra chọn lựa giữa Kinh Thánh và các sách của ông thì tốt hơn nên chọn các sách của ông. Vợ ông kiện ông để được ly dị vì tội ngoại tình, tội lừa dối và tội độc đoán vào năm 1913. Ông nắm giữ tài chính của Hội Tháp Canh, nhưng bị một tờ báo tố cáo là gian lận. Ông đã tuyên bố với tòa là ông biết tiếng Hi lạp nhưng khi người ta đòi ông nhận diện các mẫu tự thì ông chẳng làm được. Năm 1916, ông Russell đã chết khi đi công việc trên một chuyến xe lửa tại Texas.
Joseph F.Rutherford (1870-1942), là một luật sư và là một trợ lý thẩm phán, đã trở thành người lãnh đạo của tổ chức nầy. Ông cũng đã huênh hoang nhiều uy quyền và trừ khử bất cứ người nào nghi vấn ông. Năm 1931 ông đặt tên nhóm là Chứng Nhân Giê hô va rút ra từ EsIs 43:10. Do đó họ đã xóa bỏ dấu tích của danh hiệu người phái Russell, nhưng họ chẳng bao giờ xa rời khỏi các giáo thuyết của Russell. Rutherford đã tố cáo mọi tôn giáo khác, sự thù địch nầy đã trở thành dấu hiệu nhận dạng của nhóm phái nầy. Rutherford ít làm chức vụ nơi công cộng, ưu điểm của ông là trong việc quản trị. Ông còn là người viết nhiều bài hơn cả Russell nữa và đã lưu hành các tác phẩm của mình đến hàng triệu cuốn. Sau khi ông qua đời vào năm 1942, những người lãnh đạo Hội Tháp Canh ít được biết đến và các bài viết của họ giử vai trò vô danh nhiều hơn.
Kinh Thánh Của Phái Chứng Nhân Giê hô va
Phái Chứng Nhân Giê hô va chỉ phục sự Kinh Thánh bằng môi miếng. Họ tin rằng nó đáng tin cậy chỉ khi nào nó được phiên dịch chính xác. Vì lý do nầy, chỉ có một mình họ mới thông giải Kinh Thánh được thôi. Điều nầy có nghĩa là họ cảm thấy sách vở của họ mới trình bày quan điểm đúng, không thể có quan điểm nào khác. Do đó, họ đã tạo ra một bản kịch Kinh Thánh riêng của họ, đó là bản New World Translation , nó cho họ tự do vặn vẹo và co giãn những giáo lý của Kinh Thánh tùy ý họ. Ví dụ như từ ngữ chỉ về “Đức Chúa Trời” trong Kinh Thánh Tân Ước được dịch thành “Giê hô va”, mà chữ nầy không hề tìm thấy trong các thủ bản Hi lạp, nhưng nó được dịch để tạo ra giáo thuyết sai lạc của riêng họ.
Những Giáo Lý Khác Lạ Của Phái Chứng Nhân Giê hô va
Phái Chứng Nhân Giê hô va phủ nhận hầu hết các giáo thuyết của Cơ Đốc giáo có trong lịch sử . Họ bác bỏ bất cứ niềm tin nào vượt xa khỏi sự hiểu biết của con người. Điều nầy áp dụng đặc biệt cho giáo lý Ba Ngôi mà họ nói là nó phát sinh do Sa tan. Họ chống đối mạnh mẽ chiến tranh và từ chối chào bất kỳ lá quốc kỳ nào. Họ từ chối sự truyền máu vì luật pháp Môi se cấm ăn huyết.
Thần Tính Của Đấng Christ . Phái Chứng Nhân Giê hô va tin rằng Chúa Jesus Christ là một người được tạo dựng nên, và vì vậy Ngài kém hơn Đức Chúa Trời. Để biện minh cho niềm tin của họ, họ đã thay đổi lời Kinh Thánh. Trong GiGa 1:1 của bản dịch New World Translation , họ nói rằng: “Nguyên thủy có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là một vị thần”. Họ không tin Chúa Jesus sống lại, nhưng cho rằng thân thể Ngài, hoặc bốc thành hơi, hoặc được bảo tồn ở đâu đó trên mặt đất. Còn về sự hiện ra của Chúa Jesus và Ngài bảo Thô ma rờ tay vào cái vết thương ở sườn Ngài và tay Ngài thì sao? Phái Chứng Nhân Giê hô va trả lời rằng vào những lúc đó Chúa Jesus đã vật chất hóa chính mình Ngài vì cớ các môn đồ Ngài. Rõ ràng đây là một sự bóp méo Thánh Kinh (ICo1Cr 15:3-8).
Quan Niệm Về Sự Cứu Rỗi . Phái Chứng Nhân Giê hô va không tin một người có thể được sanh lại và hưởng sự sống đời đời cho tới khi nào người đó từ kẻ chết sống lại. Ngoài ra, họ cảm thấy mình phải kiếm được sự cứu rỗi cho mình bằng việc làm chứng thường xuyên từ nhà nầy sang nhà khác của mình. Nhưng Thánh Kinh tuyên bố rõ ràng chúng ta được xưng công bình một cách nhưng không nhờ ân điển của Ngài (RoRm 3:24-26). Lòng sốt sắng và năng lực là quan trọng đối với Cơ Đốc giáo, nhưng nó không phải là phương tiện đem lại sự cứu rỗi mà chỉ là kết quả của sự được cứu rỗi. Ngay cả bản dịch của chính họ cũng lên án họ vì bản dịch của họ về Eph Ep 2:8-9 rất gần với nguyên bản. IGi1Ga 5:11-13 nói về sự cứu rỗi hiện tại của chúng ta.
Lai Thế Học. Hầu hết những niềm tin lầm lẫn của phái Chứng Nhân Giê hô va là những lời tiên tri về sự tái lâm của Đấng Christ. Họ đã nói tiên tri rằng sẽ có tận thế vào năm 1914, 1918, 1920, 1925 và 1941. Rồi các chứng nhân đã cộng thêm 6000 năm và năm 4026 T.C mà họ định đó là năm sáng tạo và đã tiên đoán là sẽ có tận thế vào năm 1975 S.C. Khi các nhật kỳ đó đã qua đi, hàng ngàn người đã rời bỏ giáo phái nầy. Các tín đồ giáo phái nầy hiện đang chờ đợi trận chiến Ha-ma-ghê-đôn và sự sống lại của 144.000 chứng nhân. Những người nầy được cho là đã được đóng ấn ở trên trời vào năm 1914 để làm thánh đồ, làm vua và làm thầy tế lễ. Tuy nhiên, đọc cẩn thận sách Khải huyền sẽ cho chúng ta thấy rằng số 144.000 người ám chỉ đến dân Do Thái, gồm 12.000 người trong mỗi chi phái.
Phái Chứng Nhân Giê hô va tin nơi linh hồn ngủ, họ phủ nhận có một địa ngục theo nghĩa đen và họ dạy về sự tiêu hủy kẻ ác. Trong khi một địa ngục cháy bừng bừng có vẻ như trái ngược với tình yêu thương của Đức Chúa Trời thì phái Chứng Nhân Giê hô va đã không lên án tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong việc cho phép Chúa Jesus chịu đau khổ và chịu chết trên thập tự giá. Ngoài ra, địa ngục không mâu thuẫn với công lý của Đức Chúa Trời, khi một người đã nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đã ban cho mỗi người quyền lựa chọn đặt đức tin nơi Đấng Christ hay ở mãi mãi trong địa ngục. Người ta không thể đòi hỏi sự sống đời đời dành cho người tín đồ trừ phi họ đòi hỏi sự hình phạt đời đời dành cho kẻ vô tín.
Vì Phái Chứng Nhân Giê hô va phủ nhận nhiều sự dạy dỗ cơ bản của Kinh Thánh nên họ không thể được gọi là các Cơ Đốc Nhân theo ý nghĩa của Kinh Thánh. Họ dạy dỗ lời tiên tri giả, thần đạo học phản Kinh Thánh và sự trình bày sai lạc về lẽ thật. Lòng sốt sắng và sự thành khẩn của họ không thể hoán đổi cho ý chỉ của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi nhờ ân điển của Ngài. Giống như những người Do Thái của thời Phao lô, họ “có lòng sống sắng về Đức Chúa Trời, nhưng lòng sốt sắng đó không phải là theo trí khôn” (sự hiểu biết) (RoRm 10:2).
9. Hãy nêu ra hai tên và niên hiệu của hai người sáng lập phái chứng nhân Giê hô va và cho biết tại sao họ đã thành một phong trào khác?
...........................................................................................................................
10. Phái Chứng Nhân Giê hô va đặt lòng tin cậy nơi các kinh sách nào?
...........................................................................................................................
11. Hãy phát biểu những câu ngắn về những quan điểm của họ về:
a. Thần tính của Đấng Christ.
...........................................................................................................................
b. Sự cứu rỗi.
...........................................................................................................................
c. Sự tái lâm của Đấng Christ.
...........................................................................................................................
d. Sự chết và địa ngục.
...........................................................................................................................
Mục tiêu 6. Nêu ra những thái độ và cách tiếp cận mà người Cơ Đốc nên có khi xử sự với những nhóm phái.
ĐÁNH GIÁ VỀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA CHÚNG TA
Giờ đây chúng ta đã hoàn tất nghiên cứu của chúng ta về một số các tôn giáo trên thế giới và những đức tin Cơ Đốc giả hiệu. Chúng tôi tin rằng bạn đã đi đến sự tin tưởng hay là những kết luận quan trọng sau đây:
Một sự nhận định rằng Đức Chúa Trời tể trị trên vũ trụ; rằng Chúa Jesus Christ là Con Đức Chúa Trời, Ngài đang sống , đang cầu thay cho các tín đồ và Ngài sẽ tái lâm.
Một sự thông công với Chúa, tức là sự cứu rỗi nhờ ân điển chớ không phải bởi việc làm qua công tác của Đức Thánh Linh.
Một trách nhiệm đối với những người khác, là những người bị Sa tan làm cho đui mù, không hiểu biết và lơ là về các lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh điểm cuối cùng nầy để kết thúc khóa trình nầy. Chúng ta nên tiếp cận với những người không tin đúng như điều chúng ta tin như thế nào? Những người cộng tác với Nê hê mi đã cho chúng ta một gương tốt. Họ một tay cầm bay và một tay cầm gươm. Là những Cơ Đốc Nhân, chúng ta cần xây dựng Hội Thánh và bảo vệ đức tin. “Anh em hãy tự lập trên nền đức tin rất thánh của mình” (Giu Gd 1:20) và “vì đạo mà tranh chiến, là đạo mà đã truyền cho cách thánh một lần đủ rồi” (1:3). Chúng ta phải thâu góp mùa gặt và đồng thời phải bảo vệ nó.
Giu đe bảo chúng ta, trong câu 21 đến 23, dùng những phương pháp khác nhau cho những loại người khác nhau. Chúng ta cần phải giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời và sự trông đợi, hãy thương xót những kẻ hay nghi ngờ, hãy cứu vớt những kẻ kia, rút họ ra khỏi lửa, còn đối với kẻ khác hãy có lòng yêu thương lẫn với sợ. Bây giờ, chúng ta hãy giải rộng những điều nầy thành một số cách tiếp cận đặc thù.
Chứng tỏ một tấm lòng yêu thương . Sự chỉ trích tạo ra những rào cản nhưng tình yêu thương thì chinh phục. Bạn có thể thắng một cuộc tranh luận nhưng làm mất đi một linh hồn. Chiên lạc cần sự săn sóc yêu thương của người chăn chứ không cần một thanh gươm của kiếm sĩ (IITi 2Tm 2:25).
Trình bày một lời làm chứng tích cực. Chân lý tích cực cản ngăn sự lầm lạc. Kinh nghiệm cá nhân là một lời chứng tích cực và đây uy lực. Sự thông công vui mừng thường xuyên của bạn với Chúa nói lên còn to lớn hơn cả 10.000 lời lên án.
Quen thuộc với những sự kiện. Hãy nhớ kỹ những niên hiệu, những sự thay đổi đã xảy ra. Lúc đầu người Mormon có nhiều vợ nhưng bây giờ điều đó đã vi phạm luật pháp của một số quốc gia. Biết những sự kiện sẽ ngăn cản được những sự xét đoán có giá trị.
Nhấn mạnh đến sự thỏa lòng lớn hơn. Ít người khi sinh ra là đã ở trong một nhóm phái, đa số gia nhập là do họ lựa chọn. Họ thấy được một số sự thỏa lòng trong đó. Mọi người đều hỏi “Trong đó có gì dành cho tôi?”. Bạn phải trình bày một sự thỏa lòng lớn hơn trong Đấng Christ.
Giữ vững mục tiêu của bạn. Bạn hãy nhắm vào mục đích -- chinh phục các linh hồn cho Nước trời -- và đừng nản lòng. Sự kiên trì thường được trả đủ vào giờ thứ mười một. Việc giúp người ta tiến đến một quyết định sẽ có tác dụng cho sự tiếp cận của bạn, sự nói chuyện của bạn và những kết quả của bạn.
12. Thái độ nào để tiếp cận mà Cơ Đốc Nhân nên duy trì đối với những người thuộc các đức tin tẻ tách? Hãy viết ra năm điểm trong vở ghi bài của bạn.
Chinh phục về cho Đấng Christ những người bị trói buộc bởi các đạo giả hoặc một đức tin bị bóp méo là một chức vụ đòi hỏi cả tâm trí và tấm lòng. Nó đòi hỏi sự khôn sáng của Thánh Linh, sự yêu thương của Đức Chúa Trời và ân điển của Chúa Jesus. Nhưng khi bạn đã thành công thì chẳng có điều gì thỏa lòng hơn. Bạn đang thực sự rút những linh hồn “ra khỏi lửa” (XaDr 3:2).

Bài Tự Kiểm
CÂU CHỌN LỰA. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi. Khoanh vòng ký tự đứng trước câu bạn chọn.
1. Từ ngữ tà thuyết chỉ về một ý kiến:
a. Mà nó là một sự sai lạc về giáo lý.
b. Được bất kỳ nhóm thiểu số nào ủng hộ.
c. Xúi giục vì một động cơ ghen tị.
d. Của một người kém học thức.
2. Những niềm tin tẻ tách có thể được tiêu biểu một cách đặc biệt là gây:
a. Những sự tìm tòi về mặc khải thiên thượng.
b. Cải thiện những sự truyền thông Kinh Thánh.
c. Đoàn kết các giáo phái riêng rẽ.
d. Sự chia rẽ và sự xuyên tạc (bóp méo).
3. Những lẽ thật Kinh Thánh thường bị các giáo phái làm sai lạc bao gồm:
a. Sự đầu thai, sự linh cảm Kinh Thánh, sự sống đời đời.
b. Ba Ngôi, sự cứu chuộc nhờ huyết Chúa Jesus, sự cứu rỗi nhờ ân điển của Đức Chúa Trời.
c. Sự cứu rỗi nhờ ân điển, Ba Ngôi, Chúa Jesus là Đức Chúa Trời.
d. Sự cứu chuộc nhờ thập tự giá, đức tin và việc làm trong sự cứu rỗi, sự đầu thai.
4. Một sai lạc của nhóm phái được chứng minh là sai trong GiGa 1:1 nhờ lẽ thật:
a. Chúa Jesus Christ là Con vĩnh hằng của Đức Chúa Trời và là Đức Chúa Trời.
b. Mọi người đều đã phạm tội, chẳng có ai là công bình cả.
c. Ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu.
d. Tiền công của tội lỗi là sự chết.
5. Những dấu hiệu phân biệt của các giáo phái tẻ tách gồm có:
a. Hệ thống đẳng cấp của tổ chức, tách biệt những người lãnh đạo.
b. Các nghi thức thờ phượng, tuân giữ những ngày đặc biệt.
c. Những sự mặc khải độc chiếm từ Đức Chúa Trời, người sáng lập bình đẳng với Đức Chúa Trời.
d. Quan tâm đến việc mở rộng hội viên, truyền giáo sốt sắng.
6. Các giáo phái tẻ tách thường xem Kinh Thánh là:
a. Cần những sự bổ sung và sự giải thích của họ.
b. Lời được linh cảm duy nhất của Đức Chúa Trời.
c. Một cuốn sách không có giá trị văn chương hay tôn giáo.
d. Nguồn hướng dẫn chỉnh về giáo lý.
7. Sau khi tuyên bố những lời chỉ dẫn của thiên sứ Moroni trong một dị tượng.
a. Joseph Rutherford sáng lập phái Mormon.
b. Joseph Smith sáng lập phái Mormon.
c. C.T.Russell sáng lập phái Chứng nhân Giê hô va.
d. Brigham Young sáng lập phái Mormon.
8. Cố gắng tiên đoán sự tái lâm của Chúa Jesus là một sự sai lầm tạo ra bởi:
a. Phái Mormon.
b. Không giáo phái nào trong số các giáo phái tẻ tách thời nay.
c. Phái Chứng Nhân Giê-hô-va.
d. Một vài nhóm phái Đông Phương.
9. Hầu hết những người gia nhập một nhóm phái
a. Vì họ được sinh ra trong nhóm phái đó.
b. Sau khi đã điều tra cặn kẽ nhóm phái đó.
c. Vì họ tìm kiếm một sự thỏa mãn.
d. Để chứng tỏ sức mạnh và tính độc lập.
10. Chinh phục người ta từ một đạo giả về cho Đấng Christ đòi hỏi:
a. Lòng yêu thương và một sự làm chứng tích cực.
b. Hiểu biết đầy đủ về Kinh Thánh.
c. Hiểu biết cặn kẻ về giáo lý.
d. Mạnh dạn làm chứng, chỉ ra sự sai lầm.
11-15. CÂU GHÉP CẶP. Hãy ghép cặp những từ ngữ (bên phải) với lời mô tả của chúng (bên trái) một từ cho một câu chọn lựa.
.....11. Phái Mormon , Phái Chứng Nhân Giê hô va.
.....12. Một ý kiến gây chia rẽ.
.....13. Một từ ngữ có nghĩa là “thờ phượng”.
.....14. Ly khai khỏi một hội mẹ.
.....15. Có động cơ sự giàu có và quyền lực thúc đẩy.
a) Tà thuyết.
b) Giáo phái .
c) Nhóm phái (Cult).
d) Cơ Đốc giả hiệu.
e) Nhóm phái sùng bái nhân cách.
Phần Giải Đáp Câu Hỏi Trong Bài Học
1. Là Cơ Đốc Nhân, câu trả lời của bạn có thể là câu giải thích dài dòng như vầy: Tôn giáo có liên can đến sự phó thác cá nhân cho Đức Chúa Trời và sự hầu việc Ngài kể cả cách hành xử theo sự chỉ dạy của Lời Ngài.
2. a, b, và c là những câu hoàn toàn đúng.
3. a, b và c là những câu hoàn toàn đúng.
4. Câu trả lời của bạn: Cơ Đốc giáo có đủ mọi tiêu chuẩn, cho dầu nếu có sự chỉ trích nào và một số tín đồ đã không ở trong những tiêu chuẩn vao nhất. Một tôn giáo cần phải được phán xét theo lý tưởng hoặc tiêu chuẩn của nó, như là Đấng Christ và Kinh Thánh chẳng hạn, chớ không phải theo sự thất bại của một số tín đồ của tôn giáo.
5. Câu trả lời của bạn: Các nhà giảng đạo thường tuyên bố “để cho chúng dân tự do” khỏi sự tùy thuộc vào các nghi thức hay truyền thống. Đúng là đức tin của chúng ta phải xoay quanh một thân vị là Chúa Jesus Christ. Sự tùy thuộc vào các hoạt động có hình thức không phải là công đức để được cứu rỗi. Nếu người ta trông mong những nghi thức để đem họ đến sự cứu rỗi thì chúng ta nên dẫn dắt họ đến con đường tốt hơn.
6. Bạn có chọn các mục sau đây: các vật linh thiêng: như cây cối, đá, đền thờ, chùa miếu và các vật dụng. Những con người thánh thiêng: các tiên tri, những con người thi hành chức vu , các thầy tế lễ và các trung gian (như đồng bóng). Các tập tục thông thường: Thông giải về sấm chớp, lụt lội, động đất, bám vào các Sách Thánh...
7. Chọn trong số các đặc tính nầy : Thần linh la
siêu nhân, vô hình, tể trị tối cao, có thể đáp ứng, được tôn thờ, có cá tính.
8. a. 6. Phiếm thần giáo
b. 5. Đa thần giáo
c. 4. Độc thần giáo
d. 3. Chủ nghĩa hữu thần
e. 2. Tự nhiên thần giáo
f. 1. Thần linh
9. Tong câu trả lời của bạn, bạn có thể nhắc đến ai đó có vẻ như thế vì bề ngoài thô lỗ và thiếu sự kính sợ thần thánh của họ. Tuy nhiên, con người đó có thể đang phản ứng lại với một điều bi thảm nào đó xảy ra trong cuộc đời họ. Người đó vẫn có thể được dẫn đến với Tin Lành vì GiGa 6:37 vẫn có ở trong Thánh Kinh và vẫn còn hành động.
10. a. Sai. Theo Kinh Thánh thì Độc thần giáo đã có từ ban đầu.
b. Đúng.
c. Sai. Nó được thỏa mãn vì ơn phước của Đức Chúa Trời.
d. Đúng
11. a. Đúng.
b. Đúng
c. Sai. Không phải sinh tế mà bởi đức tin.
d. Sai. Họ cố sức truất ngôi Đức Chúa Trời.
e. Sai. Chính là đức tin và sự vâng lời của ông.
f. Đúng.
g. Đúng.
12. a. Lòng tôn kính tổ tiên, sự bái thánh vật, những điều cấm kỵ, sự thờ phượng thiên nhiên, các vật có các hồn hay linh chiếm cứ, sinh tế bằng huyết.
b. Trong câu trả lời của bạn, bạn có thể nói rằng sinh tế bằng huyết, sự nhận biết tội lỗi và một Đức Chúa Trời thánh khiết có thể tha thứ... là những điểm chung có thể chỉ ra. Với sự hậu thuẫn của Thánh Kinh, một người có thể hướng dẫn người khác đến sự hiểu biết về sự cứu rỗi thật.
13. Nó phát nguồn từ Melanesia và nó được xem là nguồn cội của mọi tôn giáo sơ khai.
14. c. Đức Chúa Trời vừa là siêu việt vừa là nội tại.
15. a. 2. Mẫu người tưởng tượng
b. 3. Mẫu người trực giác
c. 1. Mẫu người lý luận
d. 4. Mẫu người Phi Tây Phương
e. 4. Mẫu người Phi Tây Phương
16. Các câu trả lời của bạn nêu tương tự câu trả lời sau :
a. Sự tìm kiếm là hai chiều - Vì Đức Chúa Trời tìm kiếm sự hiệp thông với con người có sự ao ước tôn kính hay tìm sự giúp đỡ từ một Đấng cao xa hơn chính mình.
b. Thánh Kinh nói rằng không ai có thể đến với Đức Chúa Trời mà không qua Chúa Jesus Christ.
c. Sự khát chỉ được thỏa mãn bằng việc uống nước chớ không phải cố cứu chữa cơn khát của một người trong chính con người đó. Chúa Jesus là Nguồn Sự Sống đời đời và chỉ bằng cách tiếp nhận sự cứu rỗi của mà một người có thể tìm được sự thỏa mãn.

Phần Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học
1. Định nghĩa của bạn phải tương tự như vầy: Duy Linh Thuyết là một niềm tin cho rằng những vật không phải động vật đều có sự sống và linh hồn. Đối với ba niềm tin bạn có thể nhắc đến bất cứ niềm tin nào trong những niềm tin sau: 1) Hồn người tiếp tục sống sau khi con người chết. 2) Các linh ở trong mọi vật không phải động vật. 3) Linh hồn có thể lìa khỏi xác. 4) Thú vật, cây cối, chim chóc đều có linh hồn. 5) Các linh hiện hữu cách biệt với Thượng Đế.
2. a. Đúng.
b. Sai. Họ tin nơi Độc thần giáo
c. Sai. Thượng Đế không có thân vị và ở rất xa.
d. Sai. Ông đã nói rằng mọi vật đều có linh hoặc hồn.
3. Câu trả lời của bạn gồm bất cứ bốn vùng nào trong các vùng được liệt kê ở phần Mục tiêu 2.
4. a. 2) Thuyết của Tylor.
b. 4) Mana.
c. 3) Duy Linh Thuyết.
d. 5) Điều cấm kỵ
e. 6) Lời thuật của Sáng Thế ký.
f. 1) Lời giải trình của Phao lô.
5. a. Sai. Cuộc sống họ rất phức tạp.
b. Sai. Không có bộ lạc nào được thấy là không có tôn giáo.
c. Đúng.
d. Đúng.
e. Đúng.
f. Sai. Các linh giống như con người.
g. Sai. Quan niệm đó cho rằng các linh có thể bị khuấy động và nổi giận.
6. a. Họ thích nói họ thờ kính và tôn trọng tổ tiên hơn.
b. Người ta cho rằng chúng làm cho hoa màu tươi tốt, gia súc thêm nhiều và phụ nữ sinh nhiều con.
c. Linh của con người có thể nhập vào một con thú vật và ngược lại.
7. Câu trả lời của bạn nên bao gồm việc người theo Duy linh thuyết có khuynh hướng pha trộn điều linh thiêng với điều trần tục; sự sai trái đối với họ tùy thuộc vào những điều kiện.
8. a. Họ có khuynh hướng pha trộn điều thiêng liêng với điều trần tục, cá nhân với cộng đồng, thời gian và không gian, sự vật và biểu tượng.
b. Có thể lấp đầy khoảng trống để lại do mọi điều người đó đã bỏ lại phía sau nếu Hội Thánh (nhà thờ địa phương) cung ứng một chương trình liên can đến thì giờ và năng lực của người đó.
c. Không có sự hy vọng về Đấng Mê-si hoặc khải tượng về tương lai. Sự tập trung của người Phi Châu là ở hiện tại.
d. Khi một người gắn những ý nghĩa quá trớn cho biểu tượng thì họ trở thành điều khiển tư tưởng, cảm xúc của mình, nhất là khi người đó kết hợp mình vào những ý nghĩa trừu tượng tiêu cực.
9. a. Bằng một vật như một hình nhân, một pháp sư cố sức đem lại những điều ác cho một kẻ thù.
b. Pháp thuật đồng cảm hay mô phỏng.
c. Nếu người đó đặt đức tin nơi vật ấy, người đó sẽ thấy thư thái và dựa vào quyền lực của nó để làm cái điều mà người đó muốn.
d. Niềm tin nơi quyền lực của nó.
10. a. Sách viết ra giúp cho việc làm vững bền luật lệ. Luật truyền khẩu có thể thay đổi theo sự hiểu biết về nó của từng thế hệ.
b. Bạn có thể nói đơn giản như vầy hoặc dùng các lời tương đương. Nếu sự rủi ro xảy ra, người ta xem nó là cơn giận của các linh. Ai đó đã làm việc gì đó nghịch lại truyền thống, vì thế cần phải làm một sự chuộc tội.
c. Câu trả lời của bạn bao gồm: 1) Phải giữ gìn truyền thống, 2) Huyết thống của bộ tộc phải được truyền, 3) Các linh phải được giữ cho hạnh phúc, 4) Luân lý được dựa trên sự thăng bằng của thiên nhiên và truyền thống, 5) Ý muốn của Thượng Đế được người ta tin là có thể bị ý muốn của con người điều khiển.
11. a. Sinh tế có thể bằng thú vật, hoa màu ..v..v Mỗi sinh tế phải là vật có giá trị, được dâng ở một nơi đặc biệt theo một cách thức đặc biệt.
b. Họ bắt đầu thờ lạy sinh tế.
c. Vì họ xem nó là nguồn của sự sung túc và khả năng sinh sản.
12. a. 3) Thầy chữa bệnh bằng pháp thuật.
b. 1) Người trồng cây thuốc.
c. 2) Phù thủy.
d. 4) Thầy cúng.
e. 6) Pháp sư.
f. 5) Người đồng bóng.
13. a. Đúng.
b. Sai. Họ cậy vào sự ước đoán của người học thức.
c. Đúng
d. Sai. Ý kiến của họ dựa vào đường lối chính trị.
14. a. Họ cảm thấy sự thay đổi làm giảm giá trị của truyền thống.
b. Các quốc gia đang phát triển. Vì một số từ khác như bán khai và kém văn minh làm giảm đi ý nghĩa.
15. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm : Sự pha tạp của các giáo thuyết chống nghịch nhau do một số ít các tín đồ tôn giáo và sẽ làm suy yếu sự làm chứng của những tín đồ trung tín.
16. Bạn có thể trích dẫn bất cứ yếu tố nào trong các yếu tố nầy : Chủ nghĩa tiên tri, lời công bố về Đấng Mê-si, các ân tứ chữa bệnh đặc biệt, sự công kích vào các tập tục truyền thống, hoặc sự giáo dục và sự hiểu sai lạc Thánh Kinh gây ra.
17. Ý niệm về thần linh của họ là một nhịp cầu để dạy họ về “Thượng Đế”. Sự có mặt của sự sợ hãi là nhịp cầu để trình bày “sự yêu thương” của Đức Chúa Trời đối với “thế gian”. Ý niệm của họ về sinh tế là nhịp cầu dẫn họ đến Đấng Christ mà Đức Chúa Trời “đã ban”. Ý niệm về việc làm của họ là nhịp cầu dẫn đến đức tin; hễ ai “tin, không bị hư mất, mà được sự sống đời đời”.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Trong Bài Học
1. a. Sai. Nó không phải là tôn giáo cổ nhất và nó không phải là độc thần giáo.
b. Sai. Đó là tên của sông Indus (Ấn hà).
c. Đúng.
d. Sai.Chỉ có 2,4 % là người Cơ Đốc giáo
2. a. Sai. Không có người nào sáng lập cả.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Đúng.
4. a. Bằng cách hấp thụ những tôn giáo khác xuất hiện sau đó.
5. a. Sai. Đó là thân thể của Manu, con người đầu tiên.
b. Sai. Họ là giai cấp thấp kém nhất.
c. Đúng.
d. Đúng.
6. a. 5) Brahma.
b. 1) Brahmana.
c. 2) Brahmanas.
d. 3) Brahmin.
e. 4) Brahmanism.
f. 6) Brahman.
7. Bằng lời riêng của bạn, các câu trả lời của bạn phải tương tự như sau:
a. HeDt 11:3 “Vũ trụ được sáng tạo bời Lời Thượng Đế và nguồn gốc của vạn vật không phải là những vật hữu hình” (Bản Diễn Ý).
b. Đầu tiên là duy linh thuyết, rồi đến đa thần giáo, kế đó là hệ thống tam thần và rồi lại quay về đa thần giáo.
c. Thuyết nhất nguyên tin rằng linh hồn loài người và Brahman, tức “đại linh hồn của Vũ trụ” là một. Thuyết nhị nguyên là thuyết cho rằng linh hồn con người và Brahman là những toàn thể riêng rẽ.
d. Giáo thuyết Brahman quan niệm Brahma không phải là một thân vị mà là một nguyên lý của vũ trụ, và cho rằng vị nầy chính là vũ trụ của người.
e. “Đấng đó là Ngã: người là đấng đó”.
8. a. 3) Shiva.
b. 4) Vishnu.
c. 5) Krisha, hóa thân của Vishnu.
d. 2) Brahma.
e. 1) Trimurti.
9. a. Vì người Ấn độ giáo tin rằng các vị thần sống trong núi.
b. Câu trả lời của bạn có thể như sau: Việc rửa chân, rung chuông, hát đạo ca, đốt hương.
c. Các giáo sư, các tư tế, các guru, các tu sĩ.
d. Bất cứ điều nào trong các điều sau: hình tượng, tranh ảnh, mandala, lửa, nước, thức ăn, lư hương, hoa.
e. Lễ Holi, để tôn vinh Krishna, và Lễ Divali, tức lễ hội rước đèn.
f. Nó là biểu tượng của sự phì nhiêu và sự quảng đại, qua nó người Ấn độ giáo giống với mọi vật sống khác các chất bài tiết của nó hữu dụng trong các gia đình ở thôn quê.
10. a. Sai. Đây là tôn phái Jain.
b. Sai. Đây là Bà-la-môn giáo.
c. Đúng.
d. Sai. Đây là maya, không phải Karma.
f. Đúng.
11. a. Đó là tiến trình sinh ra, chết, rồi đầu thai và lặp đi lặp lại mãi.
b. Bất cứ loại nào trong các loại sau: Chó, heo, lừa, lạc đà, kẻ bần cùng, nhện, rắn, thằn lằn, khỉ, gấu, heo đực.
c. Nó được quyết định bởi luật Karma, tức công việc thiện của một người. 3. Từ trí nhớ của bạn, hãy viết ra. Câu trả lời của bạn nên bao gồm các tên và các niên hiệu đúng. Kiểm tra bài để sửa cho đúng đặc tính mà bạn đã bao gồm vào. Câu trả lời của bạn có thể khác hơn câu trả lời ở đây. 1) Thời kỳ Vệ đà: 2.000 -- 600 T.C. Kinh Vệ đà được viết ra. 2) Thời kỳ Cải cách: Thế kỷ 9 và 10 trước công nguyên. Đó là cuộc phản kháng chống lại hệ thống theo Kinh Vệ đà và nhiều thay đổi trên thế giới. 3) Thời kỳ cổ điển: 200 T.C. -- 1.000 S.C. Số các vị thần được thu hẹp còn lại ba dạng thức. 4) Thời kỳ Bhakti 1.000 S.C. -- 1.750 S.C. là thời kỳ của Ấn độ giáo dân gian và quay trở lại thờ nhiều vị thần.
12. a. 1) Đường công đức, tức là thực hành các bổn phận tôn giáo, 2) Đường tri thức, tức bản ngã và Brahaman là một. 3) Đường sùng tín, tức sự yêu thích sùng tín đối với Thượng Đế và các thần linh khác.
b. Nó cho rằng tư tưởng của con người nghĩ rằng mình cách biệt với Brahman là một ảo tưởng.
c. Đó là nhị nguyên thuyết, theo đó, tâm trí con người học biết cách để kiểm soát thân thể, lúc đó linh hồn sẽ được giải thoát và kết hiệp với Thượng Đế.
b. “Bị trói buộc vào bánh xe giai cấp và đầu thai (luân hồi)”.
c. Các hình thức tôn giáo của người Aryan đã được hấp thụ vào Ấn độ giáo và cộng thêm với các niềm tin khác. Ấn độ giáo đã lớn mạnh qua sự hấp thụ các tôn giáo khác. Tính mềm dẻo của nó đã góp phần vào sự lớn mạnh của nó.
13. a. Sai. Vid có nghĩa là “khôn ngoan và hiểu biết”.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Sai. Chúng kém uy quyền hơn.
e. Đúng.
14. Câu trả lời của bạn có thể là bất cứ phần nào trong các phần sau: Họ cố thanh lọc sự thờ hình tượng và giai cấp của Ấn độ giáo. Họ cố gắng kết hợp Ấn độ giáo với các luân lý của Cơ Đốc giáo. Một số người cố gắng làm cho dân chúng tin rằng một tôn giáo đều là những con đường dẫn đến Thượng Đế. Một số người cố gắng làm cho người Ấn độ giáo, người Hồi giáo và người Cơ Đốc giáo thành những người tốt hơn mà không cần phải hòa lẫn họ vào nhau.
15. Câu trả lời của bạn bao gồm bất cứ bốn điểm nào trong bảy điểm mạnh và tám điểm yếu được liệt kê trong bài.
16. Câu trả lời của bạn có thể là bất cứ điểm nào mà bạn thích. Hãy kiểm tra với bài học để sửa cho đúng các khúc Kinh Thánh và các sự so sánh mà bạn đã dùng.
Giải Đáp Câu Hỏi Của Bài Học
1. Vì người sáng lập đạo Sikh lấy những gì ông cần từ Ấn độ giáo và Hồi Giáo để lập tôn giáo mới của mình.
2. a. Sai. Từ Pali có nghĩa là “môn đệ”
b. Đúng.
c. Đúng.
3. a. Đúng.
b. Đúng.
c. Đúng.
4. Họ gặp nhiều sự chống đối từ ban đầu và trong một số trường hợp đã chiến đấu cho mạng sống mình
5. a. Vào năm 1469, tại Talvadi, trong vùng Punjab cách Lahore 40 dặm.
b. Ông muốn tìm một đường tốt hơn để đến với Thượng Đế. Ông nói rằng Thượng Đế đã mặc khải nó cho ông trong lần thăm viếng sau một cuộc tranh đấu lâu dài.
c. Ông và các bạn của ông đi từ làng nầy đến làng khác, ca hát và giảng dạy giáo thuyết của mình.
6. Hãy đưa ra ý kiến của bạn. Bạn có thể nói rằng thời gian và khoảng cách có thể thêm vào một sức mạnh huyền nhiệm cho một người lãnh đạo thuộc đất mà ông ta đã không sở hữu khi còn sống. Điều nầy đặc biệt đúng cho trường hợp Nanak, vì vị guru kế tiếp đã tuyên bố là ngang hàng với Thượng Đế.
7. a. Đúng.
b. Sai. Nó là một phần của vòng đó (luân hồi)
c. Đúng.
d. Đúng.
e. Sai. Ông không công nhận sự hóa thân (hiện thân).
8. a. “được hấp thu vào Thượng Đế”.
b. Bằng lời lẽ riêng của bạn, câu trả lời của bạn có thể tương như sau : Nó minh họa cái ý niệm cho rằng bằng những sự tái đầu thai kế tiếp nhau (luân hồi), cuối cùng con người sẽ được kết hiệp với tuyệt đối.
9. Ông đã mô tả Ngài như là một Thượng Đế cao trọng và đặt tên Ngài là Sat Nam, nghĩa là Chân Danh (tên thật).
10. e. Các câu a), b), c) và d) ở trên.
ngắn hơn rồi sau đó một người được hấp thu vào Thượng Đế.
c. Trở thành được soi sáng và được hấp thu vào Thượng Đế.
d. Chỉ có đức tin của con người đặt nơi Chúa Jesus Christ mà thôi.
11. a. Ông đáp lời: “Hãy xoay đôi bàn chân tôi về chỗ nào mà Thượng Đế không cư trú ở đó”.
b. Ông muốn nói rằng Thượng Đế là toàn tại. Không có chỗ nào mà Ngài không cư trú.
12. Bạn có thể chọn các điều nầy : Thờ phượng, dâng sinh tế, hành hương, đọc kinh theo nghi thức, chức tư tế, hệ thống giai cấp, sát hại trẻ con, hiến tế góa phụ.
13. a. Sai. Ông đã đóng góp nhiều trong việc nâng cao tình trạng phụ nữ.
b. Sai. Ông đã bài bác chủ nghĩa tu hành.
c. Sai. Ông không từ khước việc ăn thịt.
d. Đúng.
14. Guru đến từ Phạn ngữ, có nghĩa là “coi trọng” hay “tôn kính”; ông là một giáo sư và người dẫn đạo thuộc linh. Các vị guru là : Thượng Đế là guru thật, Nanak và chính vị lãnh đạo thuộc linh khác, cộng đồng người Sikh, các nhà lãnh đạo tôn giáo tức là các avartars (hiện thân), (ghi chú : niềm tin nơi các avatar xảy ra sau thời của Nanak); Guru Granth Sahib.
15. a. Đúng.
b. Sai. Ân sủng mà thôi có thể chấm dứt vòng Karma.
c. Sai. Có một vài điểm tương tự, như là: một tấm lòng được thay đổi tạo ra một đời sống thay đổi.
16. a. Ân sủng.
b. Thánh Kinh bày tỏ ân sủng như là một sự ban cho nhưng không, nó đem lại sự cứu rỗi ngay khi đức tin một người bày tỏ ra. Đạo Sikh nói rằng ân sủng làm cho vòng luân hồi thu
17. a. Đúng.
b. Sai. Họ phải lặp đi lặp lại tên Sat Nam.
c. Sai. Sự hấp thu vào Thượng Đế thì giống như một giọt nước rơi vào đại dương.
d. Sai. Sự kết hiệp với Thượng Đế.
18. Kinh Adi Granth. Bằng lời lẽ riêng của bạn, bạn có thể nhắc đến : 1) Kinh sách của đạo Sikh dài hơn và rắc rối hơn Thánh Kinh; 2) Thánh Kinh tương đối đơn giản còn Kinh sách đạo Sikh phải được giải thích bởi các guru được huấn luyện; 3) Kinh sách của đạo Sikh không có hiệu lực đối với thường dân, trong khi Kinh Thánh sẵn sàng có hiệu lực trong nhiều ngôn ngữ; 4) Người Cơ Đốc Giáo kính trọng Thánh Kinh như là Lời của Đức Chúa Trời nhưng không thờ phượng chính cuốn sách đó, trong khi người Sikh tôn kính Kinh sách của họ như là một thần tượng.
19. a. 4) Granth Sahib.
b. 1) Gobind Singh.
c. 3) Ngũ K.
d. 2) Khalsa.
20. a. Nanak đã hy vọng kết hợp người Hồi Giáo và người Ấn độ giáo vào thành một đơn vị mà thôi, nhưng hy vọng nầy không thành.
b. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm : 1) Sau Nanak, đạo Sikh đã xoay quanh mười vị guru. 2) Một dòng tu quân sự đã phát triển giữa vòng đạo Sikh và sự nhấn mạnh về tôn giáo đều đã chấm dứt và sự thờ hình tượng đã trở thành một tập quán.
21. a. Sai. Có mười vị guru.
b. Sai. Ông là Huru Gobind Singh.
c. Sai. Ông cấm xử dụng chúng.
d. Đúng.
e. Đúng.
22. a. Sai. Nó đã trở thành một phần của Pakistan vì dân chúng của nó theo Hồi Giáo.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Sai. Họ là “Sư tử của xứ Punjab”.
23. Câu trả lời của bạn nên lấy từ Kinh Thánh đã cho.

Giải Đáp Câu Hỏi Của Bài Học
1. a. Đúng
b. Sai. Người ta có thể tin cả ba Đạo cùng lúc.
c. Sai. Họ loại bỏ nhau.
d. Đúng
2. Câu trả lời của bạn nên bao gồm: từ ngữ Đạo giáo có nghĩa là “một lối đi” hay “một con đường”. Đạo giáo là một triết lý, một tôn giáo,và là một hệ thống nghi lễ pháp thuật. Một số niềm tin là: mọi sự đều dời chuyển và thay đổi, con người đã lạc đường của mình, sự bình dị và sự khiêm tốn qua hành động thụ động sẽ đem con người trở về với con đường đúng.
3. Khắp cả Trung Hoa và mọi nền văn hóa Á Châu chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, bao gồm Đài Loan, Việt Nam. Nhật Bản và Đại Hàn.
4. Lão Tử là người sáng lập. Có một nghi vấn về ông là một nhân vật lịch sử hay chỉ là một hệ thống các niềm tin.
5. Đó là một thời kỳ loạn lạc trong nước, một thời kỳ thiếu sự lãnh đạo và có sự xâm lăng của quân thù.
6. a. Sai. Đạo không có thân vị.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Đúng.
e. Đúng.
7. a. Vì nó thay đổi liên tục.
b. Một cách trực giác.
c. Bằng việc thực hành sự vô vi của họ.
d. Bằng cách sử dụng cái vô dụng, khống chế cảm xúc; có quan điểm quân bình; có sự kết hợp cơ bản của cuộc sống.
8. a. Sai Âm = tiêu cực, tối tăm, lạnh lẽo, ẩm ướt, trái đất, mặt trăng.
b. Đúng.
c. Sai. Không xấu cũng không tốt.
d. Đúng.
e. Đúng
9. 1) Sức mạnh cơ bản là Đạo; 2) Sự sống là tài sản quan trọng nhất; 3) Sống cuộc đời bình dị đơn sơ; 4) Tránh sự kiêu ngạo.
10. a. để tìm sự bất tử.
b. để biến đổi kim loại ra vàng, để tìm phương thuốc chữa; để kéo dài sự sống.
c. Bất cứ hai cách nào trong những cách sau: Tiết thực, ăn thức ăn lỏng, sống chỉ bằng nước bọt và không khí, vô thất (kiêng ăn), điều tức (điều khiển nhịp thở).
11. a. Đúng
b. Sai. Năm ngàn chữ và tám mươi mốt chương.
c. Sai. Âm và Dương chưa được biết trước Đạo
d. Đúng
12. a. Câu trả lời của bạn nên bao gồm: Đạo là tạo hóa, là một con đường không tên và không thể mô tả được. Nó được ví sánh với nước, nó làm ích mọi vật và trổi hơn mọi vật.
b. Câu trả lời của bạn có thể là: “Ai chinh phục được chính mình thì người ấy là người mạnh phi thường”. Điều nầy nhắc chúng ta nhớ đến Gia Gc 1:26; hoặc “Hãy làm lành cho kẻ khác”, trong RoRm 12:21 Phao lô cũng nói như thế; hoặc “Hãy báo trả sự tổn hại bằng sự nhân ái”, 12:17.
13. a 3) Giai đoạn triết lý , 600 -- 300 T.C.
b. 2) Giai đoạn pháp thuật, 300 T.C -- 165 S.C.
c. 1) Giai đoạn tôn giáo, 165 S.C. đến ngày nay.
d. 1) Giai đoạn tôn giáo, 165 S.C. đến ngày nay.
14. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm bất cứ năm điểm nào trong sáu điểm được liệt kê trong bài học ở mục Những điểm mạnh của Đạo giáo .
15. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm bất cứ năm điểm nào trong bảy điểm đã liệt kê ở mục Những điểm yếu của Đạo giáo.
16. Câu trả lời của bạn nên bao gồm: Đức Chúa Trời là Chân Thần, không hề thay đổi, vì môt người thay đổi thì không đáng tin cậy; qua Chúa Jesus Christ là con đường duy nhất dẫn đến chân lý và sự sống vĩnh hằng. Bạn có thể bao gồm các câu Kinh Thánh GiGa 4:23 và 14:6; MaMl 3:6; Gia Gc 1:17; HeDt 11:6.
17. Mat Mt 5:44. Lấy thiện trả ác, con người được Thánh Linh giúp đỡ để duy trì lý tưởng nầy.
18. 10:39; RoRm 12:21; ITi1Tm 6:6. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm các ý tưởng sau: Sự thỏa lòng chỉ được tìm thấy trong sự thông biết Đấng Christ, nhưng nó không phải là sự lười biếng hay sự yếu đuối tiêu cực. Cơ Đốc Nhân có sự an nghỉ trong Đấng Christ, nhưng vẫn đối diện với những thực tại của cuộc sống.
19. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm những ý tưởng sau: Đạo giáo bảo rằng thiện và ác do các sức mạnh âm và dương trong thiên nhiên gây ra. Hòa bình xảy ra khi các sức mạnh nầy hòa hợp. Quan niệm nầy chưa đi xa đủ. Cho dầu luôn luôn có sự thiện và sự ác, Đức Chúa Trời đã ban cho tạo vật của Ngài quyền lựa chọn. Sự sống và sự hòa hợp tùy thuộc nơi sự lựa chọn của con người. GiGa 5:40; SaSt 2:17 và Gios Gs 25:15.
20. Đạo giáo đã tìm sự trường sinh bằng môt phương tiện để đạt được sự bất tử. Chỉ ở trong Đấng Christ mới có sự sống đời đời. Mat Mt 19:29; GiGa 3:16

Giải Đáp Câu Hỏi Của Bài Học
1. Khổng Phu Tử , tức Thầy Khổng.
2. a. Thế kỷ thứ sáu trước công nguyên.
b. Lão Tử, Phật Thích Ca và giáo chủ Mahavira
3. a. Đúng.
b. Sai.
c. Sai.
d. Đúng.
4. a. Chúng ta cần làm bổn phận của mình đối với người sống trước khi chúng ta làm bổn phận của mình đối với các linh của người chết.
b. Ông thấy điều đó làm cho người ta bỏ qua sự an sinh của con người.
c. Luật đạo đức.
5. a. 2) Nhân.
b. 1) Lý.
c. 1) Lý.
d. 1) Lý.
e. 2) Nhân.
f. 2) Nhân.
6. a. Đúng.
b. Sai. Đó là xã hõi phong kiến trong thời của ông.
c. Sai. Đạo làm con đã tồn tại trước Khổng Phu Tử.
d. Sai. Đó là một người ngay thẳng và hành động thanh nhã.
e. Sai. Đó là học thuyết về việc không làm điều gì quá đáng.
7. a. Các văn kiện thời cổ.
b. Ngũ Kinh.
c. Sách Luận Ngữ do Khổng Tử viết ra.
d. Mình không biết người khác
8. a. Chính Mạnh Tử.
b. Ông thấyrằng sự thiếu lòng tốt là do môi trường sống.
c. Ông thấy rằng mọi người đều xấu và có thể nhờ việc đào luyện mà trở thành tốt.
d. Từ triều đại nhà Tống cho đến khi nền Cộng Hòa được thành lập vào năm 1912.
e. Vào lúc thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
9. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm năm điểm trong số sáu điểm của mục những Điểm Mạnh Của Khổng Giáo.
10. Câu trả lời của bạn phải bao gồm năm điểm trong số bảy điểm của mục Những Điểm Yếu Của Khổng Giáo .
11. Khổng Phu Tử nhìn nhận tình huynh đệ của con người và tin rằng mối liên hệ tốt giữa con người với nhau phải đến từ lòng yêu thương, lòng tốt, và sự tự bỏ mình. Điều nầy phù hợp với sự dạy dỗ của Cơ Đốc giáo trong GiGa 4:19, Eph Ep 4:32 và IGi1Ga 3:23. Tuy nhiên, Khổng giáo đã thiếu sót nguồn của tình yêu thương. Như đã trình bày trong RoRm 5:5, sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, bởi Thánh Linh Ngài mà tuôn đổ vào lòng chúng ta.
12. a. Không có phương tiện nào từ bên ngoài để giúp đỡ việc duy trì nó.
b. Bằng lời lẽ riêng của bạn, câu trả lời của bạn có thể như sau :Theo cách của Cơ Đốc Giáo là phải đối xử với mọi người (bạn cũng như thù) theo như mình muốn được đối xử (Mat Mt 7:12).
c. Qua sự giúp đỡ mà Chúa Jesus đã ban cho, với quyền phép của Đức Thánh Linh ở trong sự giúp đỡ đó.
13. Ngài đòi hỏi sự tận hiến phải ở trên sự tận tụy đúng dành cho cha mẹ. Nếu cha mẹ ngăn cản một người đi theo Chúa, thì người đó phải đặt sự lựa chọn Đấng Christ ở trên sự lựa chọn cha mẹ.
14. a. Mọi người đều là tội nhân : Bạn có thể trích dẫn RoRm 3:10; 3:23 hay Gie Gr 17:9.
b. Thánh Kinh đề ra cho chúng ta Chúa Jesus, Đấng có thể ban cho con người sự sống dư dật.
Giải Đáp Câu Hỏi Của Bài Học
1. Đến từ Phạn ngữ có nghĩa là “quang minh” hay “giác ngộ”.
2. Câu trả lời của bạn có thể là: Sự đau khổ là phổ thông cho mọi người, nhưng theo niềm tin của Phật giáo, một người có thể tránh khỏi nó bằng việc tự thanh tẩy và đi vào trạng thái niết bàn.
3. a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai. Ông sinh ra trong giai cấp Kshatriya, tức giai cấp chiến sĩ.
d. Đúng
4. Chọn trong danh sách nầy: Trung Hoa, Sri Lanka, Tây Tạng, Thái Lan, Cam Bốt, Đại Hàn,
5. Câu trả lời của bạn nên bao gồm: Phật giáo Đại Thừa (Mahayama Buddhism) được các Phật tử ở phía bắc đi theo. Phật giáo Tiểu Thừa (Hinayana Buddhism) được các Phật Tử ở phía Nam Ấn độ và vùng Đông Nam Á đi theo.Nhật Bản.
6. a. Sai. Ông chấp nhận Karma và sự luân hồi.
b. Sai. Giữa sự tu hành và sự dễ dãi chính mình.
c. Sai. Ông chống lại hệ thống giai cấp.
d. Đúng.
e. Đúng.
7. a. 1) Nhà sư.
b. 1) Nhà sư.
c. 2) La Hán.
d. 2) La Hán.
e. 3) Bồ Tát.
f. 4) Tăng già.
g. 4) Tăng già.
8. a. 1) Mọi đời sống là khổ (dukka), 2) Khổ đau gây ra do lòng dục (tanha), 3) Phương pháp cứu chữa là diệt dục,4) Phương cách diệt dục là làm theo Bát Chánh Đạo.
b. 1) Chánh kiến ( tin đúng),2) Chánh Tư Duy ( Dự định đúng),3) Chánh ngữ ( nói năng đúng),4)Chánh nghiệp ( hành vi đúng), 6) Chánh Tinh Tấn (cần mẫn đúng mức), 7) Chánh Niệm (lưu tâm đúng mức),8) Chánh định (suy tư đúng)
9. Chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ phạm tội tà dâm, chớ nói dối.
10. Ý thức. Nó truyền từ đời sống nầy sang đời sống khác như một ngọn lửa truyền từ cây đèn nầy sang cây đèn khác.
11. Một trạng thái vui mừng và thanh thản, tự đạt được bằng cách tuân theo một danh sách các qui luật đạo đức và luân lý.
12. Vì nó có nghĩa là dập tắt, như một ngọn lửa, nó tiêu biểu sự chấm dứt dục vọng và khổ đau; do đó nó thích hợp với sự dạy dỗ của Phật giáo.
13. a. Nó có nghĩa là Ba giỏ, nguyên nghĩa chỉ đến ba giỏ đựng lá kè (bối diệp) mà các lời dạy dỗ được viết trên các lá đó.
b. Độ lớn khoảng mười một lần độ lớn của Thánh Kinh Cơ Đốc giáo.
c. Câu trả lời của bạn.
14. a. Vì công tác của ông là làm cho Phật giáo thành một tôn giáo thế giới. Ông đã viết nhiều lẽ thật của đạo Phật giáo trên các vách đá khắp trong nước, sai phái nhiều giáo sĩ và xây dựng nhiều bệnh viện.
b. Họ phái các đại biểu đi từ Trung Hoa đến Ấn độ để thăm dò những nơi thờ phượng và các sự dạy dỗ của Đức Phật.
15. Tất cả các câu đều đúng.
16. a. Vào năm 1949.
b. Họ cố gắng chỉ ra một số mục đích chung.
c. 1) Mục đích của Phật giáo hướng về thuộc linh còn mục đích của chủ nghĩa Mác Xít hướng về vật chất. 2) Người Mác Xít sử dụng sự an ninh mà người Phật giáo tin là sai trật. 3) Người Mác Xít đè nén ý chí của con người còn người Phật giáo kêu gọi ý chí tự do và lý lẽ.
17. Câu trả lời của bạn nên gồm năm điều trong bảy điều được liệt kê ở mục Những Điểm Mạnh Của Phật Giáo và năm điểm trong mười điểm được liệt kê ở mục Những Điểm Yếu Của Phật Giáo .
18. Câu trả lời của bạn có thể tương tự như vầy: Người Cơ Đốc tin sự cùng đích là Đức Chúa Trời; người Phật Tử tin đó là Niết Bàn. Người Cơ Đốc biết rằng Chúa Jesus đã sai Đức Thánh Linh đến để giúp đỡ mình đắc thắng điều ác trong khi còn sống ở thế gian nầy và tin rằng mình có quyền phép của Đức Chúa Trời để nâng đỡ mình trải qua sự đau khổ. Người Cơ Đốc không tránh né sự đau khổ một cách thụ động hay tìm cách trốn khỏi nó qua việc đạt tới niết bàn như người Phật giáo.
19. Câu trả lời của bạn có thể tương tự như vầy: Người phật giáo có những luân lý tốt về việc lấy thiện thắng ác. Họ tin nơi công lý và họ tin rằng ai gieo gì thì gặt nấy. Tuy nhiên, họ cố gắng hoàn thành điều nầy bằng sức riêng của họ mà sức riêng đó thì không có đủ. Người Cơ đốc có sự hiện diện của Đức Thánh Linh để giúp họ thắng hơn điều ác. Đức Phật nói rằng dục vọng gây ra khổ đau do đó cần phải diệt dục. Chúa Jêsus chấp nhận sự khổ đau và Ngài bảo chúng ta rằng Ngài sẽ ở với chúng ta trong sự đau khổ. Sự than thản ( bình an) đến với chúng ta bằng thập tự giá.
20. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm: Đức Phật tin rằng sự cứu rỗi được tự hoàn thành bằng sự suy tư, mà sự suy tư đó đem lại tự do khỏi mọi khổ đau của dục vọng. Sự cứu rỗi không đòi hỏi sinh tế, không cần đóng đinh bản ngã. Cơ Đốc Nhân biết rằng tội lỗi, chớ không phải dục vọng là căn nguyên của sự khốn khổ. Chỉ có sự chết hy sinh của Đấng Christ trên thập tự giá đã trả giá cho sự cứu chuộc khỏi tội lỗi. Người Cơ đốc bước vào sự cứu rỗi của Đấng Christ, rồi sau đó đi ra trong tình yêu thương đối với người khác. Người Phật Giáo vẫn giữ sự cách biệt với người khác qua sự suy tư với những tư tưởng thiện chí đối với người khác, nhưng không bao giờ họ ra đi để tiếp xúc với người khác trong tình yêu thương.
Giải Đáp Câu Hỏi Của Bài Học
1. a. Đúng .
b. Sai. Nó có nghĩa là “con đường của các thần”.
c. Đúng.
2. a. Một loại đa thần giáo thuở xưa mà nó nằm sát biên giới phiếm thần giáo. Người ta thờ lạy các hữu thể tối cao, từ linh các tổ tiên đến các vị anh hùng và các linh trong thiên nhiên; từ nữ thần mặt trời đến thần lương thực.
b. Torii, tức là “Tổ chim”, bao gồm hai thanh cây dựng đứng và một thanh khác gác ngang hai đỉnh của chúng, bên dưới có một cây đòn tay nằm ngang.
c. Trên trang thờ, có một Torii và một chiếc gương thiêng tượng trưng cho vẻ đẹp bên trong của lòng người.
d. Thần giáo không có người sáng lập, theo như chúng ta thấy trong các sách vở ghi chép của chúng.
3. a. Bằng lời lẽ riêng của bạn: Một người sẽ kết luận rằng không có Sa tan, chẳng có địa ngục hay thiên đàng nào cả, và do đó, không cần sự cứu rỗi.
b. Bạn có thể nói rằng người ta cho rằng cả Kami và Thượng Đế đều có thần tính nhưng không có sự tương giao cá nhân giữa con người và Kami.
c. Bạn có thể nhắc đến Thái Dương Thần Nữ (Amaterasu Omikami), thần mặt trăng, các thần tinh tú và nữ thần Sương mù.
d. Người Thần giáo đề cập đến tám trăm vạn thần. Có thần tốt, có thần xấu; có vị giúp đỡ, có vị làm hại; họ biết khóc, biết hủy phá; có một số được sinh ra, kết hôn rồi chết hoặc cũng có những kinh nghiệm hoạt động và cảm xúc khác nhau giống như loài người.
4. a. Trở về với lịch sử ban đầu của nó. Người ta cho rằng vị Mikado đã đến từ nữ thần mặt trời, Amaterasu; bà đã sai một con cháu của mình là Jimmu Tenno đến cai trị trái đất, ông là vị Mikado đầu tiên.
b. Sau cuộc chiếm đóng của quân đội đồng minh vào năm 1944, vị Mikado (Thiên Hoàng) đã gát bỏ thần quyền của mình.
5. a. Đền chùa thiêng liêng nhất là Đại Đền ise nằm trên bờ biển đông nam của thành phố Kyoto, thủ đô cổ thời của Nhật Bản.
b. Người Thần giáo đi ngang qua cổng Torii, tức nhịp cầu nối liền trời và đất. Sự thờ phượng có tính cách cá nhân chớ không có tính cách hội chúng và bao gồm việc cúi lạy, quì gối, rung chuông hay gõ chiêng và dâng cúng lễ vật. Khi đã xong công việc mộ đạo của mình, họ cúi lạy một cách biết ơn, cúng một ít tiền vào hộp đựng tiền, cúi lạy lần nữa rồi ra về với vẻ tươi tắn.
6. Các lễ hội của họ liên kết với các mùa gieo và gặt. Có những ngày lễ: mùa gieo, khi cây đã đâm chồi, lễ Bông Trái đầu mùa, lễ hương lúa mới và lễ trăng non.
7. “Sự thanh sạch đứng kế sau sự ngoan đạo”.
8. a. Kinh Kojiki, tức là các Văn Kiện Thời Cổ và Kinh Nihongi, tức là Niên Đại Ký của Nhật Bản.
b. Khi Phật giao thách thức hệ thống nầy, người ta cảm thấy có nhu cầu phải tạo ra Kinh sách riêng của mình.
c. Lịch sử và truyền thống của Thần giáo thời cổ hơn là các giáo thuyết.
d. Sai. Nó được công nhận vào khoảng năm 552 S.C, khi đó Phật giáo đang thâm nhập vào Nhật Bản.
e. Đúng.
9. a 5) Thời kỳ giáo phái chủ nghĩa.
b. 1) Thờikỳ Tối Thượng của Thần giáo.
c. 2) Thời kỳ Phật giáo.
d. 3) Thời kỳ Hỗn Thành.
e. 4) Thời kỳ Phục hưng của Thần giáo.
10. Thần giáo quốc gia đã bị tiêu hủy do sự chiếm đóng của quân đội đồng minh vào năm 1944. Vào ngày Tết Dương Lịch năm 1945. Nhật Hoàng Hirohito đã ra một sắc lệnh trong đó ông gạt bỏ uy quyền thần thánh của mình và niềm tin nơi cương vị tối cao của nhân dân Nhật Bản.
11. Câu trả lời của bạn nên nằm trong danh sách đã liệt kê ở mục Những Điểm Mạnh Của Thần Giáo và năm điểm trong số tám điểm ở mục Những Điểm Yếu Của Thần Giáo .
12. Câu trả lời của bạn nên bao gồm việc những người thần giáo nói rằng con người không có tội lỗi, vì vậy họ không cần sự cứu rỗi. Thánh Kinh nói rằng chẳng có một người công bình nào cả, vì mọi người đều đã phạm tội và Kinh Thánh tuyên bố rằng Đấng Christ đã chết để cất tội lỗi đi.
13. Câu trả lời của bạn nên bao gồm: Thần giáo cho rằng Kami là hữu thể tối cao, có hàng ngàn các vị tiểu thần, có vị tốt, có vị xấu; có vị làm ích, có vị làm hại. Cơ Đốc Nhân biết Đức Chúa Trời như là Thiên Phụ từ ái, đầy quyền năng, Ngài hoàn toàn tốt và không thể làm điều chi xấu; và biết rằng Đấng Christ đã trở thành người, là Đức Chúa Trời tỏ chính mình Ngài ra cho con người.
14. Câu trả lời của bạn nên bao gồm những lời tương tự sau: Thần giáo tin rằng hoàng đế là thần linh. Còn Cơ Đốc Nhân biết rằng Chúa Jesus đã bày tỏ thần tính của Ngài qua sự Phục sinh và chỉ có Ngài là có mọi quyền năng và có quyền tha tội, chỉ có Ngài mới là Đấng Tạo Hóa vĩnh hằng.
15. Câu trả lời của bạn nên bao gồm: Thần giáo có một trăm ngàn đền chùa và họ có các nghi lễ và lễ hội trong tất cả các mùa. Người Cơ Đốc giáo tổ chức kỷ niệm ngày giáng sinh và phục sinh của Đấng Christ, nhưng trọng tâm không phải là lễ hội mà là sự thờ phượng Cứu Chúa Jesus Christ. Đức Chúa Trời không thể bị chứa đựng trong một công trình xây cất của con người.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học
1. Chữ Do Thái đến từ tên Giu-đa; Do Thái giáo là hệ thống và các niềm tin của người Do Thái.
2. a. 4) U-rơ.
b. 1) Sê-mít.
c. 2) ha-bi-ru.
d. 5) Giu-đa.
e. 3) Y-sơ-ra-ên.
3. Vì sự thờ hình tượng và sự gian ác trong khu vực đó.
4. Câu trả lời của bạn nên bao gồm ít nhất bốn điều trong số các điều sau: 1) Phước hạnh lớn ban cho tuyển dân. 2) Mọi dân tộc chúc phước cho họ sẽ được chúc phước. 3) Ai rủa sả họ sẽ bị rủa sả 4) Một xứ được hứa ban cho dân nầy. 5) Một giao ước lập giữa Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham. 6) Sự ứng nghiệm nơi Đấng Mê-si.
5. a. Vì dân Hyksos đang cai trị là bà con với dân Y-sơ-ra-ên.
b. Ông được nổi tiếng vì các tác phẩm đã được công bố ra của mình.
c Ông đã giết chết một người Ai cập.
d. Khi thiên sứ sự chết vượt qua và dân Y-sơ-ra-ên được tự do ra khỏi Ai cập.
e. Một nơi gặp gỡ giữa Đức Chúa Trời và dân sự.
6. a. 2) Giu-đa.
b. 1) Y-sơ-ra-ên.
c. 7) Người La mã.
d. 3) Ap-ra-ham.
e. 4) Môi se.
f. 1) Y-sơ-ra-ên.
g. 6) Nê-hê-mi.
h. 5) Giô-suê.
7. Ngài đến để lập một vương quốc thuộc linh chớ không phải một vương quốc chính trị. Hậu quả là việc hủy phá thành Giê-ru-sa-lemvào năm 70 S.C.
8. a. 5) Giê-hô-va Ra pha.
b. 4) YHWH.
c. 3) Bên tên.
d. 1) El-Shaddai.
e. 2) Ellohim.
f. 2) Ellohim.
g. 6) Giê hô va Di rê.
9. Hãy kiểm tra câu trả lời của bạn với mười điều răn đã ghi trong bài học.
10. a. 623
b. Luật đao đức, luật nghi lễ và luật dân sự.
c. Vì họ gắn chặt với sách Torah (luật pháp).
d. Maimonnides là một ra-bi được sinh ra tại Tây Ban Nha, bị đày sang Ai-cập, ở đó ông đã thành lập thành bộ luật pháp của người Do Thái gồm mười ba điểm.
11. a. Đúng .
b. Sai, nó do các thầy tế lễ thực hiện.
c. Sai, đền thờ đó do Sa-lô-môn xây cất và đã bị Nê-bu-cát-nết-sa phá hủy.
d. Đúng.
e. Sai, nó là tàn tích cuối cùng của đền thờ nguyên thủy.
f. Sai, nó không có quyền kết án tử hình.
12. a. 4) Sa-đu-sê.
b. 3) Ra-bi.
c. 2) Thầy Tế Lễ.
d. 5) Pha-ri-si.
e. 1) Tiên tri.
13. Sự ăn năn và đức tin nơi Đức Chúa Trời.
14. a. 6) Lễ Yom Kippur.
b. 7) Lễ Rosh Hashanah.
c. 3) Baz Mitzvah.
d. 1) Hộp kinh.
e. 2) Phép cắt bì.
f. 5) Lễ Vượt Qua.
g. 4) Lễ Hanrukah.
15. a đến d đều đúng.
16. a 22
b. Luật pháp, tiên tri và văn phẩm.
c. Ngũ kinh, tức năm sách.
d. Năm sách trong nhóm luật pháp (ngũ kinh), tám sách trong nhóm tiên tri và mười một sách trong nhóm văn phẩm.
e Luật pháp và truyền thống khẩu truyền của người Do Thái.
f. Phần Mishnah gồm các lời truyền khẩu ban đầu, phần Genurra gồm các lời truyền khẩu sau nầy và các lời thông giải luật pháp.
17. Câu trả lời của bạn bên bao gồm các câu về sự bắt bớ ở Tây Ban Nha, tại Trung Âu vào thế kỷ thứ mười sáu, tại Ba Lan và tại chế độ Đức quốc xã; và những biến cố dẫn đến quốc gia Y-sơ-ra-ên và sự phát triển của quốc gia đó.
18. 1) Phái chính thống: Theo truyền thống, vâng giữ nghiêm nhặt sách Torah và sách Talmud. 2) Phái cải cách: gồm những người phóng khoáng, không tìm kiếm Đấng Mê-si và tin rằng Y-sơ-ra-ên là một dân tộc của Đấng Mê-si. 3) Phái bảo thủ: bác bỏ một miền đất quê hương của người Do Thái, nhưng giữ theo Torah (luật pháp).
19. Câu trả lời của bạn nên bao gồm ít nhất năm điểm trong số sáu điểm yếu được liệt kê ở mục Những Điểm Yếu Của Do Thái Giáo , và năm điểm trong số chín điểm được liệt kê ở mục Những Điểm Mạnh Của Do Thái Giáo .
20. Câu trả lời của bạn nên tương tự như sau:
a. Chúng ta là tạo vật của Đức Chúa Trời,nhưng được trở nên con cái của Đức Chúa Trời bằng việc tiếp nhận chương trình cứu rỗi của Ngài . “Vì dưới trời nầy chẳng có danh nào khác ban cho loài người để chúng ta nhờ đó mà được cứu” (Cong Cv 4:12).
b. Chúng ta không thể được cứu bằng việc vâng giữ luật pháp, vì con người không thể giữ luật pháp bằng sức riêng của mình. RoRm 3:10 nói rằng mọi người đều đã phạm tội, và câu 24 nói rằng chúng ta được xưng công bình cách nhưng không chỉ nhờ ân điểm của Đức Chúa Trời qua sự cứu chuộc của Chúa Jesus Christ.
c. Vì tội lỗi dân Y sơ ra ên, Đức Chúa Trời đã loại bỏ họ là một quốc gia. Cũng như mọi người khác, họ phải tiếp nhận Đấng Christ một cách cá nhân. “Người Giu đa và thảy đều phục dưới quyền của tội lỗi.” (RoRm 3:9)
d. Con người được tạo dựng với sự thiện lành, nhưng vì bất tuân phục Đức Chúa Trời, họ đã đem tội lỗi vào thế gian. Giờ đây, lời Đức Chúa Trời nói rằng chẳng có một người công bình nào hết (RoRm 3:23) và sinh tế toàn vẹn duy nhất đã được Chúa Jesus thực hiện làm trọn vẹn cho những người đã được nên thánh (HeDt 10:14).
e. Chúa Jesus đã nói rằng mục đích của Ngài đến thế gian là chịu chết vì tội lỗi của nhân loại. (GiGa 12:27)

Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học
1. Chữ Hồi giáo (Islam) có nghĩa là “Đầu phục” hay “Phục tùng”. Người Hồi giáo (Muslims) là tín đồ của Hồi giáo. Allah có nghĩa là “Chân Thần” (hay Thượng Đế thật)
2. 1) Mecca nằm ở giao lộ của các đường giao thương của các đoàn lái buôn. 2) Đó là chỗ thờ phượng các thần ngoại giáo và một thiên thạch. 3) Người ta hành hương đến đó để thờ lạy các thần.
3. Tất cả các câu đều đúng.
4. 1) Dân chúng đã sẵn sàng cho những cuộc cải cách chính trị và tôn giáo 2) Một số người qui đạo do áp lực của lưỡi gươm. 3) Nhiều cuộc huấn luyện do các người lãnh đạo mạnh mẽ. 4) Gần đây, Hồi giáo được nhiều lợi tức do việc khám phá ra dầu hỏa. 15. Bằng lời lẽ riêng của bạn, câu trả lời của bạn có thể tương tự như sau: Hồi giáo xuất hiện vào lúc mà dân chúng ở khu vực nầy đã sẵn sàng cho một sự thay đổi. Sau khi Ma-hô-mét qua đời, Hồi giáo đã trở thành một lực lượng quân sự và đã chinh phục những vùng rộng lớn của Bắc Phi và Trung Đông bằng lưỡi gươm. Họ xâm lăng Tây Ban nha và đã chinh phục vùng đó, nhưng họ đã bị chận đứng tại trận chiến Tours trên đường tiến vào Châu Âu. Sau thế kỷ thứ mười hai , họ tiến về vùng Viễn Đông và Quần đảo Thái Bình Dương . Vào năm 1453, họ chinh phục đế quốc Byzantin.
5. 1) Xưng nhận đức tin đặt nơi Allah. Các tiên tri được nhìn nhận, nhưng phải công khai xưng nhận Allah là một Thượng Đế chân thật. 2) Mỗi ngày cầu nguyện năm lần. Có thể cầu nguyện riêng ở bất cứ nơi đâu và được xem là một bổn phận. Sự cầu nguyện công cộng được hiệu triệu vào những giờ nhất định và được thực hiện theo một nghi thức nhất định. 3) Việc bố thí: Mỗi người Hồi giáo phải dâng từ 2,5 phần trăm đến 10 phần trăm lợi tức của mình cho công tác bác ái hoặc cho nhà thờ. Người ta cũng có thể ban phát các tặng phẩm tự nguyện khác. 4) Kỳ kiêng ăn Ramadan. Trong tháng trăng thứ chín, mỗi người thành nhân phải kiêng ăn trong những giờ ban ngày. 5) Hành hương đến Mecca. Mỗi người nam có thể cố gắng được thì phải đến Mecca một lần trong đời vào tháng hành hương. Phải tuân theo những nghi lễ nhất định và sau đó họ có thể thêm tước hiệu hajj vào tên của mình.
6. a. Vào lúc rạng đông, lúc giữa trưa, lúc ban chiều, lúc hoàng hôn và lúc đêm khuya.
b. Đó là một người hiệu triệu cầu nguyện.
c. Thứ sáu là ngày thờ phượng của người Hồi giáo, thứ bảy là ngày thờ phượng của người Do Thái và Chủ Nhật là ngày thờ phượng của người Cơ Đốc.
7. Allah là hữu thể tối cao duy nhất, hoàn toàn, vĩnh hằng, toàn tri, toàn năng và không thể phân chia được.
8. Jinn được mô tả là một tà linh, nửa người nửa thiên sứ. Iblis là thủ lãnh của các Jinn và là một thiên sứ sa ngã. Shari’a là luật pháp, tức là con đường được biết rõ.
9. Giáo lý nầy được dựa trên cơ sơ quyền tể trị tối cao của Thượng Đế, Ngài làm mọi sự theo ý muốn độc đoán của mình. Hậu quả là nó dẫn đến thuyết định mệnh. 20. Bằng lời lẽ riêng của bạn, câu trả lời của bạn nên tương tự với những câu trả lời đưa ra ở đây.
a. Sự yêu thương là bản tính trọng tâm của Đức Chúa Trời. Chúng ta yêu Đức Chúa Trời vì Ngài yêu chúng ta trước. Bằng sự lựa chọn, chúng ta là con cái của Ngài và chúng ta có quyền gọi Ngài là Cha của chúng ta.
b. Hồi giáo đồng ý rằng Chúa Jesus được sinh ra bởi nữ đồng trinh, nhưng họ không công nhận Ngài là Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nhận rằng Ngài có một sự ra đời lạ lùng và đã thăng thiên về trời thì người ta phải công nhận những lời tuyên bố khác của Ngài nếu không thì tất cả đều chỉ là sự lừa dối.
c. Hậu quả của nó là đưa đến một thuyết định mệnh cực đoan, làm cho con người thành một con người máy.
d. Điều đó chứng tỏ rằng nó không được sự soi dẫn thiên thượng vì Đức Chúa Trời không thể có sự mâu thuẫn .
e. Làm sao một người có thể biết rằng khi nào thì việc làm của mình đem lại cho mình sự cứu rỗi? Làm việc với một tấm lòng gian ác thì không tạo ra công đức. Việc lành phải là kết quả của lòng yêu thương và là niềm vui của sự cứu rỗi chớ không phải là một phương tiện để đạt được sự cứu rỗi.
10. Tại vì: Theo người Hồi giáo, sự cứu rỗi có được là nhờ việc làm. Người ta chỉ có thể hy vọng được cứu rỗi thôi bởi vì tương lai của một người đều hoàn toàn ở trong bàn tay của Thượng Đế.
11. Vào lúc cuối cùng, sẽ có sự sống lại, người lành sẽ được thưởng, kẻ ác sẽ bị bỏ vào địa ngục.
12. a. 5) Giê-ru-sa-lem.
b. 1) Kaaba.
c. 4) Đền thờ Hồi giáo.
d. 3) Caliph.
e. 2) Imam.
13. a. Cô-ran (Quran ) có nghĩa là “thuật lại”.
b. Do Ali biên soạn ngay sau khi Ma-hô-mét qua đời.
c. Các chương gọi là Sura .
d. Có 114 sura (chương).
e. Thánh Kinh Tân Ước.
14. a. Lúc đầu người Hồi giáo phải cầu nguyện hướng về Giê-ru-sa-lem, sau đó lại hướng mặt về Mecca.
b. Kinh Cô-ran nói rằng Ha-man làm việc cho Pha-ra-ôn.
16. a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai.
d. Đúng.
e. Sai.
f. Đúng
17. Câu trả lời của bạn nên tương tự như sau: 1) Vị Bahai thứ nhất tự coi mình là Bab hay cánh cửa, người thứ nhì tự xưng mình là Đấng được trông đợi. 2) Ông tin và dạy rằng mọi đức tin đều có những điểm chung và đề xướng sự hiệp nhất tôn giáo. 3) Giáo phái nầy đã lan rộng khắp thế giới.
18. Câu trả lời của bạn nên tương tự như sau: 1) Vì Giê-ru-sa-lem do quốc gia của nhóm phong trào Si-ôn cai trị, 2) Người thuộc phong trào Si-ôn trục xuất người Ả-rập ra khỏi xứ Pa-lét-tin 3) Các quốc gia theo Cơ Đốc giáo ủng hộ phong trào Si-ôn. 4) Những người thuộc phong trào Si-ôn liên minh với Hoa kỳ -- cái được gọi là quỷ dữ (Sa-tan).
19. Câu trả lời của bạn nên liệt kê ít nhất năm điểm trong số sáu điểm mạnh được liệt kê ở mục Những Điểm Mạnh Của Hồi Giáo và ít nhất năm điểm trong số chín điểm yếu được liệt kê ở mục Những Điểm Yếu Của Hồi Giáo .
Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học
1. Christ là chữ Hi-lạp để chỉ về “Mê-si” nghĩa là “được xức dầu”. Jesus xuất phát từ danh hiệu “Giô suê” của tiếng Hê-bơ-rơ; Pax Romana nghĩa là “nền hòa bình của La mã”.
2. a. Đúng.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Đúng.
e. Đúng.
f. Sai, Hê rốt và vua cai trị xứ Pa-lét-tin.
g. Đúng.
3. T.C. nghĩa là “trước Chúa”; S.C nghĩa là “sau Chúa”; Em ma nu ên nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”.
4. a. Sự giáng sinh của Ngài đã chia đôi dòng lịch sử. Tất cả những lịch sử xảy ra trước khi Chúa giáng sinh đều được đặc là “trước Chúa” (T.C) và tất cả những điều xảy ra sau đó được đặt là “sau Chúa (S.C).
b. Giô sép thuộc chi phái Giu đa và mọi người thuộc chi phái đó phải về bết lê hem khai sổ theo lịnh kiểm tra dân số của La mã.
5. a. Sai. Các thiên sứ hát cho các gã chăn chiên.
b. Sai. Cha mẹ của Chúa Jesus đã sống tại Na-xa-rét.
c. Đúng.
d. Đúng.
e. Đúng.
6. Vì Giăng đã nhắc đến ba kỳ lễ Vượt qua trong chức vụ của Chúa Jesus.
7. a. Đúng.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Sai. Chúa Jesus không xách động quần chúng.
e. Đúng.
8. a. Họ gán cho Ngài tội xúi giục nổi loạn chống lại La mã. Để kết án tử hình Ngài mà chỉ có La mã mới được ra quyết đó.
b. Ngài tự xưng mình là Con Đức Chúa Trời.
c. Vào dịp lễ Vượt Qua.
d. Trên một ngọn đồi ở bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem được gọi là Calvary (núi Sọ), đó là chữ La tinh để gọi :cái sọ người”; trong tiếng A-ram, chữ Gô gô tha cũng có nghĩa là “cái sọ người”.
e. Ma ri, các môn đồ, và năm trăm người vào một lần khác.
9. a. 5) Bốn mươi ngày.
b. 6) Lễ Ngũ Tuần.
c. 7) Phao lô.
d. 4) Phao lô và Phi e rơ.
e. 3) An ti ốt.
f. 2) Ecclesia (Hội Thánh).
g. 1) Báp tem bằng Thánh Linh.
10. Các sách Phúc âm trình bày Chúa Jesus như là vị vua được Đức Chúa Trời sai phái (LuLc 1:32-33) và những sự dạy dỗ của Ngài cho thấy ước ao của Ngài là được làm vua trong tấm lòng của con người.
11. a. Mat Mt 5:22, 28: Động cơ trong lòng được xem như là hành động.
b. 5:46: Hãy yêu kẻ thù nghịch mình.
c. 6:1-6: Đừng khoác vẻ tin kính, đừng làm kẻ giả hình.
d. 6:28: Sự sống quan trọng hơn đồ vật.
e. 7:3: Đừng xét đoán ai mà hãy tự xét đoán mình.
f. 7:9-10: Hãy xin Đức Chúa Trời những nhu cầu của mình. Ngài là một người Cha từ ái.
12. Đức Chúa Trời đã tự mặc khải chính mình Ngài trong một Con người là Chúa Jesus Christ.
13. a. Trên quan niệm của người Do Thái về Đức Chúa Trời trong kinh Cựu Ước.
b. Khi Ngài phán cùng người đàn bà Sa-ma-ri và cùng thầy tế lễ thượng phẩm khi Ngài bị xét xử.
c. Những gì Ngài đã làm, những gì Ngài đã nói và những gì có ở nơi Ngài.
d. “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống”.
14. Có một Đức Chúa Trời được tỏ ra trong ba thân vị, biểu lộ sự hiệp nhất trong Ba Ngôi.
15. a. Vì các giáo lý sai lạc đã xâm nhập vào Hội Thánh.
b. Bản tín điều các sứ đồ, bản tín điều Nicene và bản tín điều Chalcedon.
16. e) Nó bao gồm a) Không công bình. c) Phản nghịch cùng luật pháp Đức Chúa Trời d) Thiếu đức tin.
17. a. Sai, Sự chuộc tội (atonement) có nghĩa là được trở thành một với Đức Chúa Trời.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Đúng.
e. Đúng.
18. Ngài đã trở nên tội lỗi vì chúng ta, tội lỗi phải bị hình phạt bằng sự chết.
19. Câu trả lời của bạn có thể tương tự như sau: Người Cơ Đốc tin rằng sự hiện ra của Đấng Christ được chia làm hai giai đoạn: Sự cất lên (hay sự biến hóa của thân thể Đấng Christ trong quyền năng và vinh hiển. Giữa hai biến cố có Cơn Đại Nạn. Sau khi Đấng Christ hiện ra, Sa tan sẽ bị xiềng xích lại và lúc đó vương quốc của Đấng Christ sẽ được thiết lập trên đất trong một ngàn năm, tình trạng của vườn Ê đen sẽ được khôi phục. Sau đó, ma quỷ sẽ bị quăng vào địa ngục và Chúa Jesus sẽ phán xét kẻ ác tại Tòa Lớn và Trắng và dẫn vào trời mới và đất mới.
20. a. Từ lúc đầu chữ “Hội Thánh” chỉ về thân thể của Đấng Christ, sau đó nó bao gồm cả sở xây dựng hay nơi chốn dùng để nhóm họp; rồi sau nữa, nó cũng bao gồm một nhóm nào đó hay một hệ phái.
b. Trước tiên, người đó được sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Sau đó, Hội Thánh nhìn nhận sự kêu gọi đó.
c. Phép báp tem là một sự biểu lộ bên ngoài hay là chứng cớ về công tác thuộc linh bên trong mà một người tái sinh từng trải.
d. Thánh lễ (hay bí tích) là những “hành động thiêng liêng” của Hội Thánh. Giáo hội Tin Lành nhìn nhận lễ Báp tem và lễ Tiệc Thánh.
21. a. Đúng.
b. Sai. Ngài không viết sách nào cả.
c. Đúng.
d. Sai. Đó là tiêu chuẩn để được chấp nhận là Kinh Thánh.
e. Đúng.
f. Sai. Lần đầu nó được viết ra bằng tiếng Hi-lạp rồi sau đó được dịch ra tiếng La tinh.
22. a. IITi 2Tm 3:16 “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình”. Kiểm tra theo phiên bản nào bạn dùng.
b. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm: bằng chứng nội tại: 1) Sự hiệp nhất của Kinh Thánh 2) Các lời tiên tri được ứng nghiệm. 3) Được bảo tồn trong nghịch cảnh. 4) Tính thích hợp của nó. 5) Uy quyền của nó. Bằng chứng ngoại tại: 6) Các khám phá của Khảo Cổ học. 7) Công việc lạ lùng của nó trong đời sống người ta.

23. a. 7) Constantine.
b. 3) Giáo hội La mã Tây Phương.
c. 2) Giáo hội Chính Thống Đông Phương.
d. 5) Constantinople.
e. 4) Martin Luther.
f. 1) John Calvin.
g. 6) John Wesley.
24. a. 3) Thời kỳ Trung cổ.
b. 1) Thời kỳ giáo hội hoàng gia.
c. 5) Phản cải chánh.
d. 4) Các phong trào Cải chánh.
e. 2) Thời kỳ Ám Thế.
25. Câu trả lời của bạn về những điểm mạnh của Cơ Đốc giáo có thể gồm bất cứ năm điểm nào trong mười điểm liệt kê ở mục Những Điểm Mạnh Của Cơ Đốc Giáo . Điểm yếu trong Cơ Đốc giáo là ở sự thất bại của các tín đồ. Điều nầy có thể là một số tín đồ không thực hành những gì họ biết là phải; không thực thi mạng lịnh của Đấng Christ; ỷ lại quá nhiều vào của cải vật chất; hoặc một số người có thể đã phân rẽ về vấn đề giáo lý, về sự thờ phượng hoặc về sự tổ chức.
Giải Đáp Câu Hỏi Trong Bài Học
1. a. 4) Tà thuyết.
b. 5) Dứt phép thông công.
c. 1) Nhóm phái (Cult).
d. 6) Giáo phái.
e. 2) Cơ Đốc giả hiệu.
f. 3) Nhóm phái sùng bái nhân cách
2. a. Đúng.
b. Sai. Người Cơ Đốc phải có thể đưa ra lời giải đáp theo Kinh Thánh và giúp cho người đó nhìn thấy Đấng Christ.
c. Sai. Ba Ngôi là ba thân vị trong yếu tính của Đức Chúa Trời.
d. Sai Chúa Jesus là Đấng Trung Bảo duy nhất.
e. Đúng.
4. Bằng lời lẽ riêng của bạn, câu trả lời của bạn nên bao gồm ít nhất năm mục sau đây: 1) Đời sống của người sáng lập và nhân cách của ông được tôn sùng. 2) Quan niệm về Đức Chúa Trời bị bóp méo. 3) Có những sách hoặc những điều bổ sung khác thêm vào Kinh Thánh và chúng được xem ngang hàng hoặc cao hơn Kinh Thánh. 4) Các nhóm phái cho rằng họ có lẽ thật độc chiếm. 5) Những người lãnh đạo nhóm có thói tục sống vô luân và khả nghi như là phù phép hoặc đa thê. 6) Những người nhóm phái đã nhấn mạnh bất thường về đặc tính riêng của nhóm. 7) Phương tiện cứu rỗi nhờ nỗ lực của con người.
5. a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai. Chỉ có Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời.
d. Sai. Một số vật là của trần gian hoặc thuộc về Sa tan.
e. Sai. Việc lành là không cần thiết và chỉ là một kết quả.
6. a. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm: ông là một người hay mơ mộng, một người lừa bịp và một người đa thê.
b. Có lẽ ông đang đọc ra từ bản Kinh Thánh King James.
c. Năm 1844, vì lừa bịp và đa thê, ông đã bị giết chết.
d. Sách Mornmon, sách Giáo lý và Giao Ước, sách Viên ngọc Vô giá và Kinh Thánh.
e. Vì những sự mâu thuẫn; được viết ra vào năm 428 T.C nhưng lại sử dụng bản dịch King James, nó trưng dẫn các người nói ngôn ngữ của bản dịch King James dầu được cho là đã được viết ra nhiều thế kỷ trước công nguyên; không có loại chữ Ai Hình Tự Cải Cách.
7. a. Họ tin rằng Đức Chúa Trời xưa kia từng làm người và con người có thể trở thành Đức Chúa Trời. Họ giảm giá trị Chúa Jesus, cho rằng Ngài được sinh ra từ Ma-ri và Đức Chúa Trời- A-đam và chính Ngài là người theo chế độ đa thê.
b. Họ tin rằng sự cứu rỗi là nhờ họ chịu phép báp tem bằng nước, họ không tin có địa ngục, con người sẽ không bị hình phạt đời đời nhưng bị tiêu hủy.
8. a. Bằng việc chịu báp tem bởi người đại diện, người chết chưa được cứu sẽ được cứu.
b. Nếu không có địa ngục thì cần gì phải sống cuộc đời lương thiện trong đời nầy.
9. C.T. Russell (1852-1916) và J,Rutherford (1870-1942). Họ cảm thấy mọi hệ phái khác đều sai trật.
3. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm bất cứ năm điểm nào trong số các điểm liệt kê dưới đây. Tôi chỉ kể ra một câu Kinh Thánh nhưng bạn có thể chọn một câu khác. 1) Đức Chúa Trời là Ba Ngôi hiệp một (EsIs 48:16). Đức Chúa Con nói, Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh sai phái (Mat Mt 28:19). 2) Chúa Jesus Christ là Con Thiên Thượng của Đức Chúa Trời (GiGa 1:1, 14) 3) Đức Thánh Linh là Đấng Yên Ủi của chúng ta (GiGa 15:26; 16:8, 13).
4) Mọi người đều phạm tội (RoRm 3:10, 23) 5) Có sự cứu chuộc qua dòng huyết của Chúa Jesus (Eph Ep 1:7) 6) Sự cứu rỗi là nhờ ân điển (GiGa 1:12) 7) Sau khi chết còn có sự phán xét (RoRm 6:23)
10. Phiên bản Kinh Thánh New World Translation của họ và các sách khác của họ.
11.a. Chúa Jesus là một thọ tạo, một vị thần nhưng kém hơn Đức Giê hô va.
b. Sự cứu rỗi là nhờ việc làm, một người không thể biết chắc về sự cứu rỗi hay sự sống đời đời cho đến lúc người ấy từ kẻ chết sống lại.
c. Chúa tái lâm lần thứ nhất vào năm 1874 và sẽ trở lại sau trận Ha-ma-ghê-đôn và sự sống lại của 144.000 chứng nhân.
d. Họ tin linh hồn ngủ vào lúc chết. Họ cũng tin rằng kẻ ác sẽ bị tiêu hủy hòan toàn chớ không bị bỏ vào địa ngục.
12. Câu trả lời của bạn nên bao gồm năm điểm tương tự như sau: 1) Chứng tỏ một thái độ yêu thương 2) Trình bày một lời chứng tích cực và vui vẻ chớ đừng lên án niềm tin của họ. 3) Phải quen thuộc các sự kiện về những tôn giáo khác. 4) Nhấn mạnh đến sự thỏa lòng lớn hơn trong Đấng Christ. 5) Đừng nản lòng, phải biết chắc mục tiêu của bạn là chinh phục các linh hồn về cho Đấng Christ.


Từ Vựng
Cột bên phải liệt kê bài học trong tập tài liệu học tập độc lập mà trong đó từ ngữ được xử dụng lần đầu.
Ấn - Âu
- Thuộc về hoặc liên quan đến một họ các ngôn ngữ được nói tại hầu hết Châu Âu và tại những phần trên thế giới bị người Châu Âu thuộc địa hóa từ năm 1500, cũng như ở tại Ba tư, tiểu lục địa Ấn độ và các phần thuộc Á Châu.
Bái vật
- Niềm tin giữa vòng các dân tộc bán khai đặt nơi những vật được cho là có quyền lực pháp thuật để che chở hay giúp đỡ chủ nhân của nó.
Bản xứ
- Có nguồn gốc ở một vùng hay tự nhiên thuộc về một vùng đặc biệt nào đó
Bất khả tri luận
- Một người xem Đức Chúa Trời là không biết là có lẽ không thể biết được .
Bất tử
- Tồn tại không bao giờ dứt.
Biện bác
- Chứng minh sự sai trật bằng sự bàn cãi bằng bằng chứng: chỉ tỏ là giả dối hoặc sai lầm.
Bóp méo
- Hành động vặn vẹo khỏi ý nghĩa đúng đắn hay kích thước đúng đắn.
Bỏ hàng ngũ
- Sự ly khai, một sự lựa chọn có ý thức để từ bỏ sự phục tùng hay bổn phận.
Bùa xá tội
- Tập tục của người Công giáo trả tiền để được xá tội.
Cao thượng
- Bày tỏ sự cao thượng trong tình cảm hay sự hào hiệp của tâm chí.
Cầu thay
- Can thiệp giữa hai bên với một quan niệm hòa giải những sự khác biệt nhau.
Cha truyền con nối
- Sự cai trị do một chuỗi những người lãnh đạo mà họ là một người nam hay một người nữ có huyết thống trực tiếp trong dòng họ của tiên tổ.
Chê-ru-bin
- Một hàng ngũ thiên sứ thường được miêu tả như là những vị chầu chực Đức Chúa Trời, hay thuộc về nơi thánh như là ngôi của Đức Chúa Trời.
Chiến đấu
- Chủ động một cách xâm lược
Chính thống
- Hòa hợp với những hình thức đã thành lập được bảo thủ theo qui ước và những niềm tin của một trật tự tôn giáo.
Chủ nghĩa hành động
- Sử dụng hành động trực tiếp để bày tỏ sự ủng hộ hoặc sự chống đối với một vấn đề đặc biệt nào.
Chủ nghĩa tu hành
- Sự thực hành đời sống tu trì được đặc trưng bằng sự ẩn dật hay khổ hạnh.
Chữ hình gai
- Được viết bằng các ký tự hình gai nhọn (hay hình nêm).
Có thú tính
- Thuộc về thú vật hay chỉ thích hợp với thú vật.
Công lý
- Phẩm chất của sự hòa đồng với những gì là công bình, không thiên vị hay công chính
Công thức
- Một chuỗi luật lệ hay tập tục đã được xác lập.
Cố hữu
- Liên can đến bản tính thiết yếu của điều đó.
Cổ điển
- Thuộc về hoặc liên quan đến hình thái hay hệ thống được xem là có ý nghĩa hàng đầu ở thời xưa.
Cơ bản
- Một người gia nhập vào phong trào Cải chánh mà phong trào đó nhấn mạnh sự giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen như là cơ bản cho đời sống và sự dạy dỗ Cơ Đốc.
Cơ Đốc giả hiệu
- Cơ Đốc Nhân giả - giả bộ làm Cơ Đốc Nhân.
Cuồng tín
- Một người được nhận biết bằng sự sốt sắng quá độ hay sùng đạo thiếu sự phán đoán quá độ.
Cúi phục
- Một chuyển động của thân thể như là một sự cúi chào để tỏ lòng tôn kính hay phục tùng.
Dứt phép thông công
- Bị tước đoạt quyền làm hội viên của một giáo hội.
Đa Thần giáo
- Niềm tin đặt nơi nhiều vị thần.
Đa thê (Đa phu )
- Hôn nhân trong đó một người hôn phối có nhiều hơn một người bạn đường cùng một lúc
Đạo làm con
- Hệ thống của Khổng Phu Tử trong đó các thế hệ trẻ hơn phải kính trọng và yêu thích hơn đối với các thế hệ trước; hiếu thảo.
Đền chuộc (chuộc tội )
- Sự giải hòa giữa Đức Chúa Trời và con người qua sự chết làm sinh tế của Chúa Jesus Christ.
Điều cấm kỵ
- Một sự cấm đoán việc đụng đến, nói hay làm điều gì đó vì sợ tổn hại ngay do một sức mạnh siêu nhiên huyền bí.
Định hướng biến cố
- Một quan niệm về thời gian mà nó được điều khiển bằng những biến cố.
Định mệnh thuyết
- Một học thuyết cho rằng những biến cố đã được ấn định trước suốt cả thời gian theo đó con người không có quyền thay đồi.
Đô thị hóa
- Việc trở thành một phần của đô thị, một sự chuyển đến đô thị (thành phố).
Đồng nghiệp
- Những công nhân cùng làm hay có liên hệ đến cùng một nghề nghiệp.
Độc thần giáo
- Niềm tin cho rằng chỉ có một Thượng Đế duy nhất.
Đơn sơ, bình dị
- Trạng thái không phức tạp, đơn giản.
Gán cho
- Tham chiếu đến một nguồn gốc hoặc một nguyên nhân giả định; đồng nghĩa: thuộc tính.
Giao ước
- Một thỏa ước ràng buộc nghiêm túc và chính thức giữa hai bên.
Giám hộ
- Trách nhiệm coi giữ.
Giáo lý chủ yếu
- Sự dạy dỗ chính yếu.
Giáo phái
- Thuộc về hay liên quan đến một giáo phái.
Giả hình
- Giả bộ là cái mà một người không có hoặc tin cái mà một người không có, đặc biệt: giả bộ cái vẻ bề ngoài là đạo mạo hay có tôn giáo.
Guru
- Một giáo sư tôn giáo và là người dẫn đạo thuộc linh.
Ha-ma-ghê-đôn
- Trận chiến cuối cùng liên quan đến Đấng Christ và Hội Thánh chống lại Sa tan và các thế lực tối tăm của hắn.
Hệ phái
- Một tổ chức tôn giáo, kết hiệp một số hội chúng ở địa phương ở dưới một bộ phận quản trị và hợp pháp.
Hiền nhân
- Người khôn ngoan.
Hình nhi thượng
- Vượt xa khỏi vật lý, thuộc về hay liên quan đến sự siêu hình .
Hóa thân
- Trải qua một thời gian trong một hình thức có thân xác đặc biệt.
Hòa hợp
- Một sự xếp đặt các phần một cách hài hòa, dễ ưa thích.
Hỗn thành thuyết
- Sự tổ hợp của những hình thức niềm tin và tập tục khác nhau.
Hộp kinh
- Hộp da nhỏ chứa Kinh Thánh được người nam Do Thái mang trên cánh tay trái và trên trán vào những giờ học kinh thường lệ.
Hữu hạn
- Có những giới hạn xác định được.
Kế nhiệm
- Hành động hay tiến trình đi theo một trật tự ; một sự kế tiếp.
Khiêm tốn
- Phẩm chất hoặc trạng thái khiêm nhường, hạ mình.
Không hòa hợp
- Gây chia rẽ.
Khởi đầu
- Là cái đầu tiên để bắt đầu.
Kỷ niệm
- Để ghi nhớ bằng một buổi lễ hay một biến cố.
Lai thế học
- Một nhánh của thần đạo chuyên về sự tận thế hoặc “những sự sau cùng”.
Làm nguôi ngoai
- Mua chuộc một quyền lực cao hơn, thường bằng phương tiện theo nguyên tắc thỏa hiệp.
Linh kiến
- Một người được tin là thấy suốt các sự việc siêu nhiên.
linh nhân đồng hình
- Được mô tả là có hình dạng của con người.
Lòng nhân đạo
- Lòng trắc ẩn, sự thương cảm hoặc coi trọng những con người khác hay thú vật.
Mâu thuẫn
- Không hợp với nhau về lý luận giữa các phần trong một toàn thể.
Mẫu người suy tư
- Những người họ quan tâm về bản chất của các dân tộc và những nền văn hóa của họ.
Mười điều luật
- Mười điều răn.
Nguyên ngữ học
- Sự phát triển một từ ngữ từ dạng thức ban đầu của nó cho đến cách dùng hiện hành.
Ngục luyện tội
- Một trạng thái trung gian sau khi chết để được tinh luyện; một nơi để chịu hình phạt theo giáo thuyết của người công giáo La mã, ở đó linh hồn của người chết có thể đền trả những tội lỗi của quá khứ để chuẩn bị cho thiên đàng.
Người Cô-ca
- Thuộc sắc dân da trắng, dân tộc đặc thù ở Âu Châu, Bắc Phi hay là tổ tiên của người Tây Nam Á Châu.
Người đại diện
- Thẩm quyền hay quyền phép của một người hành động thay cho một người khác.
Người sùng đạo
- Một người đi theo một cách sốt sắng; người ủng hộ hoặc người có nhiệt tâm.
Người theo thuyết nhân bản
- Một người tin nơi học thuyết công nhận thiên thức hoặc giá trị của con người và khả năng của con người để thực hiện thực qua lý luận nhằm chống lại chủ nghĩa siêu nhiên.
Người tu hành
- Một người thực hành sự từ bỏ mình một cách cực đoan như là một kỷ luật thuộc linh để đạt được một loại sự công bình nào đó.
Nhất nguyên thuyết
- Quan niệm cho rằng chỉ có một loại bản thể tối hậu; quan niệm cho rằng thực tại là một toàn thể có tổ chức thống nhất mà không có những thành phần độc lập.
Nhị nguyên thuyết
- Một quan niệm cho rằng con người là hai phần riêng rẽ; những yếu tố không thể thu gọn hơn.
Niết bàn
- Một nơi hoặc một tình trạng lãng quên sự lo lắng, sự đau đớn hay thực tại bên ngoài, tịch diệt.
Nội tại
- Thực tại hành động bên trong
Nơi Thánh
- Một chỗ thánh khiết.
Ơn ban
- Một nét thuộc nhân cách có sức thu hút.
Phiên bản
- Một bản dịch từ một ngôn ngữ khác; một hình thức hay một sự đổi khác của một kiểu hay một nguyên thủy.
Phì nhiêu
- Phẩm chất hoặc trạng thái sinh sản ra con cháu. Đồng nghĩa: sinh sản đông đúc.
Phong kiến
- Có những đặc tính của hệ thống lãnh chúa (hay địa chủ) thời trung cổ trong đó người chư hầu phải tôn kính và phục vụ người chủ đất (vị lãnh chúa).
Phổ quát
-Phẩm chất hay trạng thái của việc bao gồm mọi sự hay một toàn thể mà không có ngoại lệ nào.
Phục tùng
- Thuận theo uy quyền, tự để cho một người bị ở dưới quyền của một điều gì đó.
Quan niệm học
- Một cơ cấu có hệ thống gồm các quan niệm nhất là về đời sống và văn hóa của con người.
Quan trọng
- Thuộc về sự quan trọng căn bản.
Quang minh
- Tỉnh thức thuộc linh hoặc thông hiểu việc thuộc linh.
Siêu việt
- Phẩm chất hay trạng thái vượt quá những giới hạn thông thường, nhất là những giới hạn về kinh nghiệm bình thường hay là về vũ trụ vật chất.
Soi sáng
- Được thoát khỏi sự ngu dốt và hiểu sai; ban cho sự minh mẫn thuộc linh.
Sống lại
- Trở về với sự sống.
Suy tư
- Hành động trầm tư mặc tưởng hay nghĩ ngợi.
Tàn sát tập thể
- Việc giết một số người, thường họ không có sự cứu giúp hoặc không có sự chống cự, và thường xảy ra trong những trường hợp rất độc ác.
Tẻ tách
- Một cá nhân, một nhóm hay một cơ cấu phản ảnh sự phân ly khỏi tiêu chuẩn.
Tể trị
- Có quyền bính tối cao, uy quyền tuyệt đối.
Thanh thản
- Phẩm chất hay trạng thái được tự do khỏi sự bối rối tinh thần hay thuộc linh.
Thay thế
- Tùy ý chọn, làm một sự lựa chọn giữa hay nhiều cách.
Tháp đền thờ
- Chiếc tháp ốm và cao của nhà thờ Hồi giáo, từ chỗ đó người hiệu triệu kêu gọi người Hồi giáo cầu nguyện.
Thần chú
- Một bùa chú của tôn giáo hoặc của pháp thuật.
Thần linh
- Hữu thể tối cao, vị thần.
Thần thoại
- Một câu chuyện cổ truyền dùng để mô tả quan niệm về thế giới của một dân tộc hoặc giải thích một tập tục, một niềm tin hay là một hiện tượng thiên nhiên, chuyện hoang đường.
Thần thoại học
- Một cơ cấu gồm những chuyện thần thoại liên quan đến các vị thần các vị anh hùng của một dân tộc.
Thỏa lòng
- Phẩm chất hay tình trạng của sự thỏa mãn thường liên quan đến một sự an tĩnh thầm lặng.
Thông công
- Tình trạng hoặc đặc tính của một sự quan tâm hỗ tương hay cùng chung.
Thổ dân
- Dân cư nguyên thủy, thường ám chỉ đến một lối sống sơ khai nhiều hơn.
Thờ kính
- Đối xử bằng một sự kính trọng hay một sự thán phục ngoại lệ.
Thờ sách
- Tôn kính quá độ hay thờ phượng các cuốn sách.
Thuận phục
- Hành động hay quá trình đồng hóa một người theo ước muốn hay luật lệ của một người khác.
Thừa kế
- Bởi sự thừa hưởng, nhận được từ cha mẹ hay tổ tiên.
Thực tại tối hậu
- Sự quan tâm, liên hệ sau cùng.
Tiêu chuẩn
- Những chuẩn mực mà dựa theo đó người ta có thể phán xét.
Tiêu diệt
- Hành động trừ khử hoàn toàn, thường sử dụng bằng sự sát hại.
Tiêu hủy
- Hoàn toàn bị hủy diệt.
Tiền định
- Giáo thuyết cho rằng Đức Chúa Trời trong sự biết trước mọi biến cố một cách vô ngộ hướng dẫn những người được định cho sự cứu rỗi.
Tiền trước tác
- Trước khi có việc sử dụng việc viết lách (trong tài liệu tạm dịch là chưa có chữ viết hay mù chữ - ND_).
Tín điều
- Một bộ các niềm tin cơ bản.
Tín đồ
- Người đi theo, trong trường hợp nầylà người có liên hệ với.
Tìm kiếm vĩnh hằng
- Một sự tìm kiếm không bao giờ chấm dứt.
Tịch diệt
- Tình trạng không còn hiện hữu nữa.
Toàn tại
- Có mặt ở mọi nơi trong mọi lúc.
Toàn thiêu hủy
- Bị hủy diệt hoàn toàn bằng lửa; trong trường hợp nầy, đặc biệt đề cập đến sự tiêu diệt hàng loại người Do Thái trong Đệ nhị Thế Chiến.
Tôn giáo pháp đình
- Một sự điều tra được xúc tiến mà không quan tâm đến quyền lợi cá nhân.
Tôn kính
- Bày tỏ sự kính trọng hay tôn trọng.
Truyền nhiễm
- Đang lưu hành quá độ.
Trụy lạc
- Phẩm chất hoặc tình trạng bị hư hoại hay xấu xa.
Trước tác
- Thuộc về hoặc liên quan đến những người sử dụng chủ nghĩa hoặc viết lách như là một nghề nghiệp.
Trừ tà
- Hành động hay sự thực hành việc xua đuổi một ác linh.
Trừu tượng
- Tách rời khỏi bất cứ một sự mô tả cụ thể nào.
Trực giác
- Có đặc tính của việc thực hiện bằng trực quan hay thấu rõ.
Tu hành
- Thuộc về hoặc liên quan đến tu viện hoặc các sư sãi.
Tuyệt đối
- Sự hoàn toàn.
Tương báo
- Báo trả lại theo cách đã nhận được.
Tương đối
- Không tuyệt đối hay không độc lập
Tưởng nhớ
- Một điều gì đó được làm để ghi nhớ khi còn sống.
Vãn hồi
- Hành động để nhận được hay được lại ân sủng hay thiện chí của ...
Vạn
- Mười ngàn hay một con số rất lớn (hằng hà).
Vô danh
- Không được ai biết đến.
Xúi giục nổi loạn
- Sự khởi nghĩa chống lại nhà cầm quyền hợp pháp.
Yếu đau tâm lý
- Những bằng chứng của sự đau ốm thân thể hay tâm trí là do kết quả của cuộc chiến đấu bằng trí óc.



Sách Tham Khảo
Christianity And Comparative Religion (Cơ Đốc Giáo và tôn giáo so sánh ) của tác giả Anderson, J.N.D do nhà xuất bản LONDON: Intervarsity Prass, 1970.
Schism And Renewal In Africa (Sự ly giáo và sự phấn hưng ở Phi Châu ) của Barrett, David B. Do nhà xuất bản Nairobi: University Press, 1968.
TheGolden Bough (Nhành Vàng ), 13 tập, của tác giả Frazer, Sir James do nhà xuất bản New York : Macmillan Publishing Co 1980.
The Church and Cultures (Hội Thánh và các nền văn hóa ) của tác giả Luzbetak, L.J do nhà xuất bản Divine World Publishers, 1970.
African Religions and Philosophy (Các tôn giáo và triết học Phi Châu ) của tác giả Mbiti, John S. Do nhà xuất bản Praeger Publishers, 1971.
Custom and Cultures (Những phong tục và các nền văn hóa ) của tác giả, Nida, Eugene A, do nhà xuất bản South Pasadena: William Carey Library, 1975.
Introducing Amimism (Giới thiệu Duy linh thuyết ) của tác giả Nida, E.A. và Smalley, William A. do nhà xuất bản New Yord: Fellowship Press, 1959.
Man’s Religion (Các tôn giáo của con người ) của tác giả Noss, David S.& John B.do nhà xuất bản New York : Macmillan Publishing Co, 1980.
Reading in Missionary Anthropolory (Những bài đọc trong tạp chí Nhân chủng Học truyền giáo ) của tác giả Sma lley, Wm A.do nhà xuất bản Tarrytown, 1967.
Religon in Primitive Culture (Tôn giáo trong nền văn hóa sơ khai ) của tác giả Tylor, E.B. do nhà xuất bản New York : Harper Torch Books, Harper & Row, 1958.




Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 01:20 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách