Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 3657|Trả lời: 0

DƯỚI CHÂN THẦY

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 15-7-2011 12:59:29 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

  DƯỚI CHÂN THẦY
                                                                    
Tác giả: SADHU SUNDAR SINGH
Nguồn: http://vnsalvation.com

Bản dịch của Mục Sư và bà  Arthur Parker từ nguyên tác tiếng Urdu do nhà xuất bản Fleming Revell, London xuất bản năm 1922
Ghi chú của dịch giả

Quyển sách nhỏ nầy được xuất bản đầu tiên bằng tiếng Urdu tại Ấn-độ, đồng thời cũng có một bản dịch tiếng Anh đi kèm.

  Trong khi chuẩn bị bản dịch nầy, chúng tôi may mắn được hợp tác với chính tác giả, cùng với ông thực hiện một số sửa đổi nhằm mục đích loại bỏ những chổ tối nghĩa, thêm thắt một số điểm quan trọng và làm sáng tỏ những nơi nào cần thiết.  Trong khi cố gắng thực hiện việc dịch thuật cẩn thận, nơi nào cần chúng tôi vẫn áp dụng cách dịch thoát để lột được nghĩa, đồng thời chúng tôi cẩn thận duy trì tinh thần cốt tủy và ý nghĩa nguyên thủy của bản chính.

  Đối với những người được may mắn gặp Sadhu khi ông làm việc.   Nhìn ông ngồi trên đất giữa đám đông người vây quanh cả nam lẫn nữ thuộc mọi thành phần hỏi han ông các vấn đề, ta thấy được hình ảnh đông-phương.  Khó ai có thể quên được phong cách của ông trong những trường hợp đó.  Cách diễn đạt đơn sơ và gần với đời thường của ông thường lột trần cốt lõi của một vấn đề tâm linh, tính hài hước ý nhị của ông thỉnh thoảng dấy lên những tràng cười thích thú, rồi lại lắng xuống trong một cảm giác kính cẩn khi người ta cảm nhận được ý nghĩa sâu nhiệm của lời giải đáp của ông.

  Con người của ông, với một nhân cách thuần nhã, uy nghiêm, để lại một ấn tượng không phai trong trí người gặp.  Không những ông chỉ để lại một hình ảnh thân mến trong ký ức, ông còn là một động lực thúc đẩy đời sống cho nhiều người hội tụ  cùng với ông ngồi dưới chân Thầy.

  Quyển sách nhỏ  nầy xuất phát từ một tâm hồn đã được sửa dạy và tinh luyện bởi kinh nghiệm và sự suy niệm trong nguyện cầu, nó đã được Chúa của tình yêu và thương xót lựa chọn để bày tỏ Ngài bằng cuộc sống cũng như bằng lời nói.

Arthur Parker và Rebeca Parker

lời tựa:

Tiếng phán: “Các ngươi gọi ta bằng Thầy bằng Chúa; các ngươi nói phải, vì ta thật vậy.” (Giăng 13:13)

“Hãy gánh lấy ách của ta và học theo ta, thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghĩ.” (Ma-thi-ơ 11:29)

Trên đời nầy không có gì hoàn hảo không thể chê trách hoặc bình phẩm.  Ánh măt trời đem cho chúng ta ánh sáng và hơi ấm cũng không tránh khỏi có những điểm đen, mặc dù những khuyết điểm đó nó không bỏ thường nhật của nó.  Đối với chúng ta cũng vậy, tiếp tục thực hiện những công việc giao thác cho chúng ta  bằng tất cả khả năng của mình và  cố gắng không ngừng thì sẽ làm cho đời sống chúng ta kết quả.

Khi Thầy bày tỏ những lẽ thật trình bày trong sách nầy cho tôi thì những lẽ thật ấy ảnh hưởng rất sâu đậm trên đời sống tôi, những điều tôi học được tôi có dùng một phần trong các bài giảng và những buổi nói chuyện tại Âu Châu, Mỹ Châu, Phi Châu, Úc Châu, và Á Châu.  Theo nhiều yêu cầu của nhiều bạn hữu, nay tôi đã sưu tập lại thành quyển sách nhỏ nầy, và mặc dầu có thể có nhiều khuyết điểm khi phát hành, tôi tin rằng những người đọc sách nầy với tinh thần cầu nguyện và một tâm trí không thiên kiến sẽ nhận được phúc hạnh như tôi đã từng nhận.

  Những lẽ thật tôi nhận được tôi không thể nào diễn đạt nếu không dùng ngụ ngôn, bằng cách dùng ngụ ngôn công việc của tôi trở nên tương đối dễ dàng.

  Tôi cầu mong rằng Đức Chúa Trời Đấng đã ban phước cho tôi qua những lẽ thật nầy bởi tình yêu, sự thương xót của Ngài cũng sẽ ban phước cho quí vị độc giả.

Tôi tớ hèn hạ của quí vị,
Sundar Singh

                                                                                Phần Mở Đầu

                                                                       KHẢI TƯỢNG THỨ NHẤT

Một đêm kia tôi đi vào rừng một mình để cầu nguyện, tôi ngồi trên một tảng đá và trình bày trước mặt Đức Chúa Trời những nhu cầu sâu thẳm của tôi, và khẩn cầu Ngài giúp đỡ.  Sau một thỏi gian ngắn, tôi thấy một người nghèo tiến đến phía tôi, tôi nghĩ đó là người đến để xin tôi giúp đỡ vì ông ta đang đói và lạnh.  Tôi bảo ông, "Tôi rất nghèo, ngoài cái chăn nầy tôi không có gì cả.  Ông nên đi vào làng gần đây mà xin người ta giúp đỡ."  Và kìa!  ngay trong khi tôi còn đang nói lời đó, ông như một tia chớp phóng ra, và đổ xuống những giọt ơn phước rào rạt, rồi lập tức biến mất.  Than ôi!  Trước đó tôi mới nhớ ra rằng đó chính là Thầy yêu dấu của tôi đã đến không phải để xin một tạo vật nghèo hèn như tôi, nhưng để ban phước và làm cho tôi giàu có ( II Cô-rin-tô 8: 9),  tôi đã ngất đi, khóc lóc và than thở cho sự ngu muội thiếu sáng suốt của tôi.           

KHẢI TƯỢNG THỨ HAI

Vào một ngày kia khi làm xong công việc, tôi lại đi vào rừng để cầu nguyện và ngồi trên tảng đá cũ và bắt đầu suy nghĩ xem tôi nên cầu xin những ơn phước nào.  Trong khi nghĩ ngợi như vậy tôi thấy hình như có một người đến và đứng cạnh tôi.  Theo cách ăn mặc và ăn nói của người đó, người đó có vẻ là một tôi tớ đáng kính, tận tụy  với Đức Chúa Trời;  nhưng con mắt ông ta láo liên đầy vẻ xảo quyệt, và khi ông ta nói hình như ông thở ra mùi của hòa ngục.   Ông ta đến nói với tôi, "Thưa tôn sư, xin tha lỗi cho tôi đã quấy rầy giờ cầu nguyện của ngài, xen vào thì giờ riêng tư của ngài;  nhưng bổn phận của con người là tìm cách giúp ích cho người khác thăng tiến, bởi vậy tôi đến đây để đặt một vấn đề quan trọng trước mặt ngài.  Cuộc sống thanh bần và vô kỷ của ngài đã ghi ấn tượng sâu đậm  chẳng những trên tôi mà còn trên vô số những người thành kính khác.  Nhưng mặc dầu ngài đã hy sinh cả thể xác lẫn linh hồn cho người khác nhân danh Thượng-đế, ngài vẫn chưa được người ta nhìn nhận.  Ý tôi muốn nói là nếu ngài là tín đồ cơ-đốc thì chỉ có vài ngàn cơ-đốc nhân chịu ảnh hưởng của ngài, trong số đó có người còn nghi ngờ ngài.  Nếu ngài trở thành một người Ấn-Giáo hay  Hồi-Giáo, và trở thành một lãnh tụ vĩ đại thì có phải tốt hơn không?  người ta đang tìm kiếm một thủ lãnh tinh thần như vậy.  Nếu ngài chịu chấp nhận đề nghị của tôi,  thì 310.000.000 người Ấn-Giáo và Hồi Giáo sẽ trở thành đệ tử của ngài, và tôn kính ngài." Tôi vừa nghe xong những lời đó thì miệng tôi bỗng thốt ra những lời nầy, "Hỡi Satan! Hãy đi khỏi đây.  Ta biết ngay rằng ngươi chỉ là muông sói đội lốt cừu!  ngươi chỉ muốn ta bỏ thập tự giá và con đường hẹp dẫn đến sự sống, và chọn lấy con đường khoảng khoát của sự chết.  Thì ta, chính thầy ta, số phận và phần thưởng của ta, Ngài đã hiến sự sống mình vì ta; vì vậy ta cũng phải dâng hiến hy sinh sự sống của ta và tất cả những gì ta có cho Ngài vì Ngài là tất cả mọi sự cho ta.  Vậy ngươi hãy đi đi.  Ta không có phần gì với ngươi."

Sau khi nghe những lời đó thì hắn ta bỏ đi càu nhàu và rít lên những tiếng giận dữ.  Còn tôi, tuôn trào nước mắt, và trút đổ linh hồn mình ra trước Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện, "Kính lạy Chúa là Đức Chúa Trời của con, Ngài là tất cả mọi sự trong mọi sự của con, là sự sống trong cuộc sống con, là thần linh của tâm linh con, xin hãy thương xót nhìn xuống con và đổ đầy Thánh Linh của Ngài trong linh con để tâm hồn con không còn chỗ nào cho tình thương những điều gì khác ngoài ra Ngài.  Con không tìm kiếm bất cứ một ân tứ nào khác nơi Ngài ngoài ra chính mình Ngài, là Đấng ban sự sống và tất cả mọi ơn phước trên đời.  Con không cầu xin Ngài ban cho con cái gì thuộc về thế gian, con cũng không cầu xin Ngài ban cho con thiên đàng, nhưng con chỉ mong muốn có Ngài, ước ao được gặp Ngài, được ở nơi Ngài ở;  vì nơi nào có Ngài đó là thiên đàng.  Cơn đói khát của tâm hồn con chỉ có Ngài là Đấng sản sinh ra, là Đấng sinh thành ra con mới có thể làm thoả mãn được.  Ôi, kính lạy Đấng Tạo Hóa của con!  Ngài đã tạo dựng tâm hồn con cho chỉ riêng Ngài mà thôi, không phải cho thứ gì khác hay ai khác;  bởi vậy tâm hồn con không thể nào được an nghĩ hay được thảnh thơi nếu không ở trong Ngài.  Bởi vì Ngài đã tạo dựng nó, Ngài đặt trong nó sự khao khát được an nghĩ nầy.  Xin hãy cất khỏi lòng con tất cả những gì đối nghịch Ngài, và xin  bước vào và ngự trị ở đó mãi mãi.  Amen!"

Khi tôi cầu nguyện xong đứng lên thì tôi nhìn thấy một Đấng rực rỡ với luồng ánh sáng toả ra rất là đẹp đẽ, đứng trước mặt tôi.  Dầu Ngài không nói tiếng nào, và vì mắt tôi đẫm lệ tôi không thể thấy Ngài một cách rõ ràng, từ nơi Ngài phát ra những tia sáng giống như chớp nhoáng đầy tình yêu với sức sống rất mãnh liệt tràn vào lòng tôi và dầm thấm linh hồn tôi.  Lập tức tôi biết ngay rằng chính Chúa Cứu Thế yêu dấu của tôi đang đứng trước mặt tôi.  Tôi liền đứng dậy khỏi tảng đá nơi tôi đang ngồi và phủ phục dưới chân Ngài.  Ngài đang cầm trong tay Ngài chiếc chìa khóa của lòng tôi.  Ngài mở căn buồng bên trong lòng tôi bằng chiếc chìa khoá của tình yêu Ngài, và làm tràn đầy căn phòng đó bằng sự hiện diện của Ngài, đến nỗi tôi nhìn bất cứ đâu từ trong ra ngoài, tôi cũng chỉ thấy một mình Ngài mà thôi.

Lúc ấy tôi mới hiểu được tấm lòng con người là chính ngai và kinh đô của Đức Chúa Trời, và biết rằng khi Ngài bước vào ngự tại đó, thì thiên đường bắt đầu.  Trong những giây phút ngắn ngủi đó Ngài tràn đầy lòng tôi, và nói những lời kỳ diệu, mà dầu tôi có viết cả hàng bao nhiêu pho sách cũng không thể nào kể hết được.  Bởi vì những điều thuộc về thiên đàng chỉ có thể giải thích được bằng ngôn ngữ thiên đàng, mà ngôn ngữ trần gian không đủ để diễn tả được.  Dầu vậy tôi sẽ cố gắng ghi lại một vài điều thuộc về thiên đường qua khải tượng mà vị Thầy đã ban cho tôi.  Nơi tảng đá tôi ngồi trước kia thì chính Ngài ngồi lên đó, còn tôi thì ngồi dưới chân Ngài và tại đây bắt đầu cuộc đàm thoại giữa thầy và trò như sau đây.

Chương I

PHẦN 1

I.  CÁCH THẾ BIỂU HIỆN SỰ HIỆN DIỆN CỦA Đức Chúa Trời


Môn đệ :

_ Kính thưa Thầy là Nguồn Của Sự Sống ! Tại sao Ngài giấu mặt Ngài khỏi những kẻ tôn thờ Ngài, và không cho đôi mắt những kẻ ao ước ngắm xem Ngài được vui thỏa

Thầy:

_1.  Hỡi con chân thật của Ta, hạnh phúc thật không tuỳ thuộc vào những điều mắt thấy, nhưng đến từ thị kiến tâm linh và tuỳ thuộc vào tấm lòng.  Tại xứ Palestine hàng ngàn người đã nhìn thấy Ta, nhưng không có ai trong họ nhận được hạnh phúc thật.  Con mắt trần tục chỉ có thể nhận biết được những điều trần tục, bởi vì con mắt xác thịt chẳng có thể nhìn được Thượng-đế bất tử và các Đấng thiêng liêng.  Chẳng hạn chính con không thể nào nhìn được tâm linh của con, vậy thì làm sao con có thể nhìn được Đấng Tạo Hóa?  Nhưng khi con mắt tâm linh mở ra, thì chắc chắn con có thể  thấy được Đấng Thần Linh (Giăng 4:24), và những gì con thấy được nơi Ta không phải con thấy bằng mắt xác thịt, nhưng thấy bằng đôi mắt tâm linh.

Nếu, như con nói, hàng ngàn người đã thấy Ta tại Palestine vậy thì tất cả những người đó điều có con mắt tâm linh mở ra chăng, hay chính Ta đã trở thành con người tử vong?  Câu trả lời là, Không! Ta đã mang lấy thể xác tử vong để Ta có thể trả giá chuộc tội lỗi cho nhân loại;  và khi công tác cứu chuộc đã hoàn tất cho tội nhân (Giăng 19:30), lúc đó những gì bất tử sẽ biến đổi, những gì tử vong sẽ biến ra vinh quang.  Như vậy sau khi phục sinh chỉ những kẻ nào đã nhận được nhãn quang tâm linh mới có thể thấy được Ta (Công Vụ 10: 40-41).

2. nhiều người trong thế gian nầy biết về Ta, nhưng họ không biết Ta; đó là vì họ không có một mối liên hệ mật thiết với Ta, bởi vậy họ không có đức tin chân thật nơi Ta và không chấp nhận Ta là Chúa và Đấng Cứu Chuộc họ.

Cũng như có người nào đó nói với một người mù từ thuở sinh ra: về các màu sắc như đỏ, xanh, vàng.  người mù tuyệt đối không biết được vẻ đẹp của các màu sắc đó, anh ta không thể nào định được giá trị của chúng nó; bởi vì anh ta chỉ biết về chúng và biết những tên gọi khác nhau của chúng.  Nhưng đối với màu sắc chúng ta không thể nào quan niệm được ra sao cho đến khi mắt anh ta sáng ra.  Cũng một cách ấy trước khi đôi mắt tâm linh của người ta được mở ra, thì dầu người đó có học thức bao nhiêu đi nữa, họ cũng không thể biết Ta, họ không thể nhìn thấy vinh quang của Ta, người ấy chẳng có thể hiểu rằng Ta là hiện thân của Thượng-đế.

3. Có nhiều người tín đồ ý thức được sự hiện diện của Ta trong lòng họ đem lại sự sống và bình an cho tâm linh nhưng không thể nhìn thấy Ta một cách rõ ràng.  Cũng như con mắt có thể thấy được nhiều thứ, nhưng khi có người nhỏ thuốc vào mắt thì mắt không thấy được, nhưng người ấy cảm biết được  sự hiện diện của thuốc  làm sạch bên trong mắt và giúp cho thị giác được sáng sủa hơn.

4. Sự bình an thật phát sinh từ sự hiện diện của Ta trong tấm lòng của những người tin, họ không thể nào thấy được nhưng cảm nhận được quyền năng của sự hiện diện đó và sung sướng trong sự cảm nhận đó.  họ cũng không thể nào thấy bằng mắt trần cái hạnh phúc trong tâm trí hoặc  tấm lòng khi họ vui hưởng sự bình an trong sự hiện diện của ta.  Nó cũng giống như cái lưỡi và miếng thịt ngon ngọt.  Khả năng của vị giác nằm trong lưỡi giống như cái cảm giác ngọt lưỡi nhận biết được cả hai điều vô hình. Cũng vậy Ta ban cho con cái Ta sự sống và niềm vui bằng mana giấu kín, mà thế gian với tất cả sự khôn ngoan của nó không biết và cũng không thể nào biết được (Khải Huyền 2:7).

5. Khi người ta bị đau ốm, thì vị giác của lưỡi bị ảnh hưởng, trong thỏi gian đó dầu thức ăn có ngon ngọt đến đâu đem cho người bệnh, người ấy cũng thấy đắng miệng.  Cũng vậy tội lỗi ảnh hưởng đến vị giác đối với những vấn đề tâm linh.  Trong những trường hợp như vậy, lời Ta và sự hiện diện của Ta không còn hấp dẫn đối với tội nhân, thay vì nhờ đó mà được phước thì họ lại lý luận và phê phán những điều đó.

6. Như một bà mẹ kia ẩn trốn trong một ngôi vườn đầy những bụi rậm, đứa bé con của bà chạy đi tìm mẹ khắp nơi vừa đi, vừa khóc.  Nó đi khắp khu vườn nhưng không thể tìm được mẹ.  Một người đầy tớ bảo nó, "Cưng ơi, đừng khóc! Hãy coi những trái xoài chín ở trên cây và biết bao nhiêu hoa đẹp ở trong vườn.  Đến đây, ta sẽ hái cho con những thứ đó."   Nhưng đứa trẻ la lớn, "Không! Không! Con chỉ muốn mẹ con.  Đồ ăn của mẹ cho con ngon hơn tất cả những trái xoài chín nầy, tình thương của bà dịu dàng hơn tất cả những bông hoa nầy. người đầy tớ tiếp, "con không biết rằng tất cả ngôi vườn nầy là của con, vì tất cả những gì mẹ con có điều là của con.  Không! Con chỉ muốn mẹ con thôi!"  Khi bà mẹ núp trong bụi cây nghe vậy, bà vụt chạy ra ẳm đứa con lên ngực mình, hôn lia lịa, thì ngôi vườn trở thành một thiên đường cho đứa bé.   Cũng một thể ấy con cái Ta không thể tìm thấy niềm vui chân thật trong ngôi vườn thế gian vĩ đại nầy đầy dẫy những thứ đẹp đẽ đáng yêu, cho đến khi họ gặp được Ta.  Ta là Emmanuel, Ta luôn luôn ở với họ, và tỏ cho họ biết Ta (Giăng 14:21).

7. Cũng như miếng xốp nằm trong nước, thì nước thấm trọn cả miếng xốp, nhưng nước không phải là miếng xốp và miếng xốp không phải là nước, chúng vẫn là 2 thứ khác biệt, cũng vậy con cái Ta ở trong Ta và Ta ở trong họ.  Đây không phải là phiếm thần giáo, nhưng đó là nước Đức Chúa Trời, nước ấy thành hình trong lòng những con người ở trong thế gian nầy; và cũng như nước thấm đầy miếng xốp, Ta ở trong mọi nơi và trong mọi sự, nhưng họ không phải là Ta (Luca 17:21).

8. Hãy cầm lấy một hòn than, dù ngươi có rửa cách nào đi nữa, nó cũng không thể nào mất được màu đen, nhưng hãy để lửa thiêu đốt nó thì màu đen sẽ biến mất.  Cũng vậy khi tội nhân nhận lãnh Đức Thánh Linh (Ngài cũng là Đức Chúa Cha và chính Ta, bởi vì Đức Chúa Cha với Ta là một), ấy là báp têm bằng lửa, thì tất cả màu đen của tội lỗi sẽ biến mất, và người ấy sẽ trở thành ánh sáng của thế gian (Ma-thi-ơ 3:11, 14).  Giống như lửa trong cục than, Ta ở trong con cái Ta và họ ở trong Ta, và Ta tỏ mình cho thế gian qua họ.

CÁCH BIỂU HIỆN SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI         

Môn đệ:

_Thưa Thầy, nếu Thầy thị hiện chính mình một cách đặc biệt cho thế gian, người ta sẽ không còn nghi ngờ sự hiện hữu của Thượng-đế và thần tánh của Ngài, nhưng tất cả mọi người sẽ tin và đi trong đường công chính.

Thầy:

1. Hỡi con, Ta biết rõ tình trạng bên trong của con người, và tuỳ theo nhu cầu của mỗi tấm lòng Ta tỏ mình cho họ; Ta đã đem người ta vào con đường công chính, không có cách gì tốt hơn là bày tỏ chính mình Ta.  Vì loài người Ta đã trở thành con người để họ biết Đức Chúa Trời, không phải như một Đấng xa lạ đáng sợ, nhưng đầy tình thương và giống như họ thay vì họ giống Ngài và được tạo dựng theo hình ảnh Ngài.

Con người có một ước muốn tự nhiên được nhìn thấy Đấng mình tin và yêu mến.  Nhưng không ai có thể thấy Đức Chúa Cha được, bởi vì bản thể của Ngài là bất khả niệm, và ai muốn hiểu biết Ngài thì phải có cùng bản thể với Ngài.  Nhưng con người là một tạo vật khả niệm có thể hiểu được, và như vậy họ không thể nào thấy được Đức Chúa Trời.  Tuy nhiên bởi vì Đức Chúa Trời là Tình Yêu và Ngài đã ban cho con người khả năng yêu thương, cho nên để làm thọa mãn nỗi khao khát yêu thương đó, Ngài đã mang lấy hình hài con người có thể nhận biết được.  Như vậy Ngài đã trở thành người, để tất cả con cái Ngài cùng các thiên sứ thánh có thể thấy Ngài và vui hưởng Ngài (Cô-lô-se 1:15, 2:9).  Bởi vậy Ta đã nói rằng ai thấy Ta tức là đã thấy Cha (Giăng 14:9-10).  Mặc dầu khi mang lấy hình thể con người, Ta được gọi là Con, Ta vẫn là Cha mãi mãi (Ê-sai 9:6).

2. Ta và Cha và Đức Thánh Linh là một.  Giống như trong mặt trời có cả hơi nóng và ánh sáng, nhưng ánh sáng không phải là hơi nóng, và hơi nóng không phải là ánh sáng, nhưng cả hai là một, chúng mang những hình thái khác nhau cũng vậy Ta và Đức Thánh Linh ra từ Đức Chúa Cha mang ánh sáng và hơi nóng cho thế gian.  Thánh Linh, tức là báp têm bằng lửa, đốt thiêu ra tro tất cả những gì tội lỗi vi phạm trong tấm lòng người tin, làm cho họ được tinh sạch và thánh khiết.  Ta là Ánh Sáng Thật (Giăng 1:9, 8:12), làm tiêu tan mọi ước muốn đen tối và xấu xa, và hướng dẫn họ trong đường công chính cuối cùng đem họ vào nhà đời đời.  Tuy nhiên chúng ta không phải là ba nhưng là một, cũng như mặt trời chỉ có một mà thôi.


3.  Những năng lực, những khả năng tốt đẹp và những gì có giá trị mà Đức Chúa Trời ban cho con người cần phải được đem ra thực hành, nếu không chúng sẽ dần dần tàn lụi và chết đi.  Cũng vậy, nếu đức tin không thật sự chú mục vào Đức Chúa Trời Hằng Sống, khi va chạm với tội lỗi  nó sẽ tan rã và biến thành hoài nghi.  Thường thường chúng ta nghe người ta nói như thế nầy, "Nếu nỗi nghi ngờ nầy trong tôi được cất đi thì tôi sẵn sàng tin."  Nói vậy cũng như một người bị gãy chân yêu cầu bác sĩ cất cơn đau của mình đi trước khi sửa chữa cái chân.  Làm như vậy là điên dại, bởi vì cơn đau là do chân gãy mà ra, khi nào cái chân được chữa lành thì tự nhiên cơn đau sẽ hết.  Cũng vậy bởi tội lỗi, mối liên hệ của con người với Đức Chúa Trời bị cắt đứt, và sự nghi ngờ tức là những cơn đau thuộc linh đã nổi lên.  Như vậy ta cần nối lại sự liên hiệp với Đức Chúa Trời trước hết, rồi những nỗi nghi ngờ về thần tính của Ta và sự thực hữu của Đức Chúa Trời tự nhiên sẽ tan biến.  Khi đó thay vì cơn đau thì một niềm bình an kỳ diệu sẽ đến, sự bình an mà thế gian không thể cho cũng không lấy đi được.  Như vậy bởi vì Ta đã mang xác thịt, hầu cho Đức Chúa Trời và con người què quặt đáng thương có thể liên hiệp trở lại, và để họ được hưởng hạnh phúc với Ngài nơi thiên-đàng mãi mãi.

4.  Đức Chúa Trời là tình thương, và Ngài đã đặt trong mỗi tạo vật sống khả năng thương yêu, nhưng đặc biệt là trong con người.  Như vậy Đấng yêu thương đã ban cho chúng ta sự sống, lý trí và tình thương đáng cho chúng ta đền đáp bằng tình thương.  Ngài muốn điều đó cho tất cả những kẻ được Ngài tạo dựng, và nếu tình yêu đó không được sử dụng đúng cách, nếu chúng ta không yêu thương Ngài với tất cả tấm lòng, linh hồn, tâm trí, và sức lực, thì tình thương đó rơi khỏi địa vị cao quí và trở thành ích kỷ.  Như vậy nó sẽ đem lại tai họa cho chúng ta và cho các tạo vật khác của Đức Chúa Trời.  Điều lạ là mỗi người vị kỷ sẽ trở thành kẻ tự đâm vào mình.

Ta cũng đã nói về điều nầy rằng, "Hãy yêu kẻ lân cận như mình."  Mặc dầu theo nghĩa rộng tất cả mọi người trên đời điều là lân cận của nhau, nhưng câu nầy nói đặc biệt đề cập đến những người sống bên cạnh nhau, bởi vì khi ở gần nhau chỉ một vài ngày thôi thì rất dễ sống hòa bình với nhau dầu rằng người ta không lấy gì làm thân thiện với nhau; nhưng trường hợp người đang sống gần con mà ngày này qua ngày khác cứ gây phiền toái cho con, thì thật là khó chịu nổi, khó chịu đựng được và yêu thương họ như chính mình.  Nhưng một khi con đã thắng được cuộc phấn đấu lớn nầy thì con sẽ thấy dễ dàng yêu thương mọi người khác như chính mình.  Khi một người yêu thương Đức Chúa Trời với tất cả tấm lòng, tâm trí, và linh hồn thì yêu người lân cận như chính mình thì không có gì là khó   Nước Đức Chúa Trời được thiết lập vững vàng trong người ấy sẽ không hề cùng và người ấy sẽ được tan chảy và khuôn đúc trong lửa  yêu thương, nắn đúc theo hình ảnh của Cha Thiên Thượng là Đấng đã tạo dựng người ấy.

5.  Ta cũng hiển thị chính mình Ta bằng Lời Ta (Kinh-Thánh) cho những kẻ chân thành tìm kiếm Ta.  Cũng như để cứu rỗi loài người Ta đã mặc lấy thể xác của con người, thì Lời Ta cũng vậy, là Thần Linh và Sự Sống (Giăng 6:63) được viết bằng ngôn ngữ của con người, nghĩa là trong đó có kết hợp cả yếu tố thần cảm lẫn yếu tố con người.  Cũng như người ta không hiểu được Ta, họ cũng không hiểu được Lời-Ta.  Khi hiểu được Lời Ta, không cần phải học các thứ cổ ngữ Hê-bơ-rơ và Hy-lạp, nhưng cần phải có sự hiệp thông với Đức Thánh Linh là Đấng ngự trong các vị tiên tri và sứ đồ những người đã viết ra Kinh Thánh.  Hiển nhiên ngôn ngữ của Lời-Ta là thuộc linh, nên chỉ những kẻ nào được sanh bởi Thánh Linh mới có thể hiểu được trọn vẹn, dầu họ bị thế gian chỉ trích hay chỉ là một đứa bé, thì thứ ngôn ngữ thuộc linh đó là tiếng mẹ đẻ của họ nên họ hiểu dễ dàng. Nhưng nên nhớ rằng những kẻ có sự khôn ngoan của đời nầy không thể nào hiểu được Lời-Ta, bởi vì họ không có phần nào trong Thánh-Linh cả.

6.  Trong quyển sách thiên nhiên mà chính Ta cũng là Tác-Giả, Ta đã hiển thị chính mình cách rõ ràng.  Nhưng muốn đọc được sách nầy thì cũng phải có thị giác thuộc linh, thì người ta mới có thể gặp được Ta, nếu không họ sẽ có nguy cơ đi lạc thay vì gặp được Ta.

Cũng như người mù dùng đầu ngón tay của mình thay cho con mắt, họ chỉ dùng xúc giác để đọc quyển sách, nhưng chỉ với xúc giác họ không thể nào biết rõ được hoàn toàn sự thật.  Đó là cách nghiên cứu điều tra của những nhà hoài nghi, họ chỉ thấy những khuyết điểm thay vì sự toàn vẹn trong quyển sách thiên nhiên của Đức Chúa Trời.  Những nhà phê bình thường hỏi : "Nếu quả thật Đấng Tạo Hóa toàn năng tạo dựng thế giới nầy tại sao có nhiều khuyết điểm như vậy, như bão tố, động đất, đau đớn, khổ sở, chết chóc v.v...?"  Cái ngu dại của Lời chỉ trích đó cũng giống như một người ít học đứng nhìn một kiến trúc xây chưa xong hay là một bức tranh dở dang chê bai nó.  Sau một thời gian khi anh ta thấy tòa nhà hay bức tranh được hoàn thành, anh ta mới hổ thẹn về sự dại dột của mình và cất tiếng ca ngợi.  Cũng vậy, không phải chỉ một ngày Đức Chúa Trời ban cho thế giới hình thể hiện tại, cũng không phải một ngày mà thế giới có thể đạt đến điểm toàn vẹn.  Toàn thể tạo vật đang hướng đến chỗ toàn vẹn, và nếu một người trần có thể nhìn xa được bằng con mắt của Đức Chúa Trời thấy được thế giới toàn vẹn không khuyết điểm xuất hiện, thì người đó phải cúi đầu trước mặt Ngài ca ngợi Ngài và nói rằng, "mọi sự điều tốt lành" (Sáng Thế Ký 1:31).

7.  Tâm linh con người ở trong thân thể cũng giống như con gà ở trong vỏ trứng, nếu có cách nào bảo con gà đang ở trong vỏ trứng rằng bên ngoài nó có một thế giới vĩ đại với tất cả những hoa thơm, cỏ lạ, những trái cây ngon ngọt, có sông suối, núi non, và mẹ nó cũng đang ở trong thế giới đó; nó cũng sẽ thấy được thế giới đó khi được giải thoát khỏi cái vỏ trứng, thì nó không thể hiểu được hay tin được.  Ngay cả nếu có người bảo nó rằng bộ lông, đôi mắt của nó bây giờ đã thành hình để sử dụng một ngày kia nó sẽ dùng để nhìn và để bay, thì chắc nó cũng không tin, và cũng không có cách nào để chứng minh cho nó được cho đến khi nó ra khỏi vỏ trứng.

Cũng một thể ấy nhiều người không biết chắc là có cuộc sống tương lai  hay không;  hay Đức Chúa Trời có thật hay không?  Bởi vì họ không thể nào nhìn qua khỏi cái vỏ thể xác trần gian, những tư tưởng của họ giống như đôi cánh mỏng manh không thể nào đưa họ ra khỏi ranh giới hạn hẹp của trí não.  Cái mắt yếu ớt của họ không thể nào khám phá được những kho tàng đời đời vô tận của Đức Chúa Trời đã sửa soạn cho những kẻ yêu mến Ngài (Ê-Sai 64:4,65:17).  Điều kiện cần thiết để đạt được sự sống đời đời là thế nầy: Ấy là trong khi vẫn còn ở trong thân thể nầy chúng ta cần phải để đức tin nhận từ nơi Đức Thánh Linh hơi ấm của sự sống mà con gà con nhận được từ mẹ nó, nếu không thì sẽ có nguy cơ bị chết và hư mất đời đời.

8.  Có nhiều người nói rằng sự vật hay là sự sống đã có một khởi đầu thì tất nhiên phải có điểm chấm dứt.  Điều đó không đúng, bởi vì Đấng Toàn Năng đã có thể tự ý Ngài tạo dựng một sự vật từ chỗ không không, thì cũng bởi quyền năng của Lời-Ngài lại chẳng có thể ban được sự bất tử cho tạo vật của Ngài sao?  Nếu không thì không thể gọi Ngài là Đấng Toàn Năng được.  Sự sống trên đời nầy dường như chịu qui luật của sự hư hoại và huỷ diệt, bởi vì nó phụ thuộc vào những thứ nằm trong qui luật huỷ diệt và hư nát.  Nhưng nếu sự sống đó thoát khỏi những ảnh hưởng biến dịch và hư nát, và được đặt dưới sự chăm sóc của Đức Chúa Trời bất biến vĩnh cửu, là nguồn của sự sống đời đời, thì nó sẽ thoát được móng vuốt của sự chết và đạt được sự vĩnh cửu.

  Về phần những kẻ nào tin Ta, "Ta ban cho họ sự sống đời đời, họ sẽ không bị hư mất, và chẳng ai cướp họ khỏi tay Ta" (Giăng 10:28).

"Ta là Đức Chúa Trời Toàn Năng Đấng đã có, hiện có và còn đến" (Khải Huyền 1:8 ).

TỘI LỖI VÀ SỰ CỨU RỖI            

Môn đệ: "Kính thưa Thầy, tự nhiên ai cũng biết rằng bất tuân Đức Chúa Trời và không thờ phụng Ngài là tội lỗi, và hậu quả chết chóc của nó có thể thấy được trong tình trạng thế giới hiện nay.  Nhưng tội lỗi thực sự như thế nào thì không rõ ràng lắm.  Trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời Toàn Năng, và đối nghịch với ý muốn của Ngài, và trong thế giới của chính Ngài, thì làm sao tội lỗi có thể thể hiện được ?

Thầy:
1 Tạo Hoá duy nhất thì không còn ai để tạo nên tội lỗi.  Sa-tan chỉ có thể làm hư những gì đã được tạo dựng, nhưng nó không có quyền lực tạo dựng cái gì cả.  Như vậy tội lỗi không phải là một phần của công cuộc tạo hoá ấy, nó cũng không hiện hữu một cách độc lập như một vật . Tội lỗi là ném bỏ ý muốn của Đức Chúa Trời qua một bên mà sống theo ý riêng mình, từ bỏ những gì chân thật và hợp pháp để làm thoả mãn những ước muốn riêng của mình, tưởng rằng làm vậy thì sẽ được hạnh phúc.  Nhưng khi làm như vậy người ta không hưởng được lạc thú chân thật.  Tội lỗi không có cá tính, như vậy không ai có thể bảo rằng một ai đó đã tạo nên nó.  Nó chỉ là một cái tên để chỉ một tình trạng hay một điều kiện.  Chỉ có một Đấng Tạo Hoá mà Ngài là Đấng Tốt Lành, là  một  Đấng Tạo Hoá Tốt Lành Ngài không thể tạo dựng một điều xấu vì làm như vậy là Ngài tự phản lại chính bản thể của mình.  Tội lỗi chỉ là một tình trạng hiện hữu bị méo mó hay bị phá hoại .

Chẳng hạn, ánh sáng là có thật, nhưng bóng tối không có; nó chỉ là một tình trạng thiếu vắng sự sáng.  Như vậy tội lỗi hay sự gian ác không phải là một sự vật tự hữu, nhưng chỉ là sự thiếu vắng hay là sự vô hiện hữu của điều tốt . Tình trạng tăm tối của tội ác thật là kinh khủng, bởi vì nó mà nhiều người lạc lối, đụng phải đá ngầm của Sa-tan mà chìm tàu, rơi vào bóng tối địa ngục và hư mất.  Vì lý do đó, Ta là sự sáng của thế gian được tỏ ra trong xác thịt, hầu cho những ai đặt niềm tin nơi Ta sẽ không bị hư mất, vì Ta cứu họ khỏi quyền lực của tối tăm và đem họ đến bến bờ mong ước của thiên-đàng một cách an lành, nơi không có tên cũng không có dấu hiệu của bóng tối (Khải Huyền 21:23, 22:5) .

2 . Khi hỏi làm sao trong chính sự hiện diện của Đấng Tạo Hoá mà lại có tình trạng tội lỗi được.  Nó xảy ra bởi vì Sa-tan và con người tự họ hành động cùng phương thức bất hợp pháp và sai trái khi tìm cách thực hiện được ý muốn của mình.  Mà nếu như hỏi tại sao Đức Chúa Trời không dựng con người một cách thế nào, để cho người không thể rơi vào tình trạng đó, câu trả lờii là nếu con người được dựng nên như cái máy thì họ không thể nào đạt được tâm trạng sung sướng khi hành động theo sự lựa chọn của mình.  A-đam và Ê-va rơi vào bẫy lừa dối quỉ quyệt của Sa-tan bởi vì họ ở trong tình trạng vô tội, họ không biết có sự dối trá hoặc lừa đảo.  Trước đó, chính Sa-tan cũng không biết có sự hiện hữu của kiêu căng là lý do khiến nó bị ném khỏi thiên-đàng, bởi vì trước nó không có sự hiện hữu của kiêu căng.  Và mặc dầu tình trạng tội lỗi đã đến trong con người và Sa-tan, Đức Chúa Trời bởi quyền năng vô hạn của Ngài đã đem lại tình trạng đó một khía cạnh mới, từ trong tình trạng đó Ngài đã đem lại những kết quả cao quí nhất .

Thứ nhất, tình yêu vô biên của Đức Chúa Trời được thể hiện trong sự hoá thân và sự cứu rỗi nếu không có thì tình yêu đó sẽ không được lộ diện.  Tthứ hai, những kẻ được cứu chuộc, sau khi đã nếm biết nỗi cay đắng của tội lỗi, sẽ càng sung sướng hạnh phúc vui hưởng thiên đàng, sau khi  nếm mùi cay đắng thì mùi vị ngọt ngào của mật ong sẽ làm cho khoan khoái hơn.  Bởi vì trong thiên-đàng họ không còn phạm tội nữa, nhưng bằng sự nhu mì, yêu thương, vâng phục họ phụng sự Đức Chúa Trời là Cha, và vui mừng ở trong Ngài mãi mãi .

3 . Con người rất cần mẫn tìm kiếm những vết tích trong mặt trời, mặt trăng, như những điểm đen và nhật thực, nguyệt thực, nhưng đối với những vết tích của tội lỗi thì họ không hề để ý.  Do đó ta mới thấy được sự tối tăm con người là lớn dường nào, khi ngay cả ánh sáng trong họ cũng là bóng tối (Ma-thi-ơ 6:23).  Giống như thân thể của người phung trở thành tê dại, vô cảm giác vì bệnh tật của mình, thì lòng và trí của loài người vì tội lỗi mà trở thành chai lì và vô cảm, khiến họ không còn có cảm giác khó chịu hay đau đớn nữa. Nhưng rồi sẽ đến lúc họ nhận thức được sự tàn phá ghê gớm của nó, lúc đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng .

4 . Những người trầm mình trong tội lỗi thì không biết được, không cảm thấy được sức nặng của nó, cũng như người dìm mình xuống nước có thể có cả hằng tấn nước trên mình, nhưng hoàn toàn không hề cảm thấy sức nặng của nó cho đến khi bị nó đè chết ngộp, chết đắm, nhưng ai trồi lên khỏi nước và tìm cách đưa một vật gì ra khỏi nước thì biết ngay sức nặng của nó, dầu người ấy cầm một vật rất nhẹ; vậy những kẻ nào cảm biết được gánh nặng của tội lỗi, hãy đến cùng ta trong tinh thần ăn năn thì sẽ nhận được sự an nghĩ thật, bởi vì ta đến tìm và cứu những kẻ như vậy (Ma-thi-ơ 11:28; Luca 19:10) .

Không nhất thiết mỗi một bộ phận trong cơ thể con người phải trở thành vô dụng và yếu ớt trước khi sự chết đến.  Nhưng với trái tim và bộ óc thì khi nó bị đánh vào hay yếu đi thì sẽ làm chấm dứt sự sống, dù cho các bộ phận khác trong thân thể có khoẻ khoắn và lành mạnh đến đâu.  Cũng vậy ảnh hưởng độc hại của tội lỗi trên tâm trí và tấm lòng của con người đủ để tàn phá cả cuộc sống tâm linh không phải chỉ một người mà có thể cả gia đình hay cả dân tộc hoặc cả giống người.  Đó là trường hợp tội lỗi của A-đam . Nhưng như một lờii đã ra từ Ta có thể đem La-xa-rơ ra khỏi mộ, nó cũng đủ để ban sự sống đời đời cho mọi người .

5 . Đôi khi một con thú hay con chim sống lâu ngày với loài người, khi trở về bầy của mình thì thay vì được chúng hoan nghênh, lại bị chúng cắn xé cho đến chết, lý do là vì những con thú con chim đó sống lâu quen thuộc với loài người nên những thói quen và nếp sống của nó đã hoàn toàn thay đổi.  Cũng giống như những con vật không chịu chấp nhận cho những con vật đồng loại khác đã từng chịu ảnh hưởng của loài người trở lại vào trong đoàn thể của mình, làm sao các thiên sứ và thánh đồ trên trời có thể hoan nghênh tội nhân đã sống mật thiết với những kẻ gian ác trên thế gian?  Từ đó không có nghĩa là các thiên sứ và thánh đồ không yêu thương người có tội, nhưng là cái không khí của thiên đàng rất là khó chịu đối với những con người như vậy.  Rõ ràng khi còn ở trong thế gian nầy tội nhân không ưa thích hội hiệp với người lành, làm sao họ có thể chịu đựng nổi khi sống với họ suốt cả cõi đời đời?  Đối với những người như vậy thiên đàng chỉ là một thứ đáng ghét cũng như địa ngục vậy .

Đừng cho rằng Đức Chúa Trời hay dân Ngài sẽ đuổi tội nhân ra khỏi thiên-đàng và ném họ vào hoả ngục, bởi vì Đức Chúa Trời là Tình Yêu, Ngài không ném ai vào hoả ngục, và cũng chẳng bao giờ làm như vậy.  Chính cuộc sống hôi thối của tội nhân sẽ đem họ vào hoả ngục.  Rất lâu trước khi cuộc sống kết thúc đem thiên đàng và hoả ngục đến gần ta, thì thiên đàng hay hoả ngục đã được thiết lập ngay trong lòng của con người, tuỳ theo bản chất thiện hay ác của họ.  Như vậy bất cứ ai muốn được cứu khỏi hình khổ đời đời, họ phải thật sự ăn năn tội lỗi mình và dâng lòng mình cho Ta, và nhờ sự hiện diện của Ta trong họ và nhờ ảnh hưởng của Đức Thánh Linh, họ sẽ trở thành con cái của nước Đức Chúa Trời đời đời.

6.  Một kẻ phản loạn chống lại Vua hay chính phủ ở trần gian nầy có thể được an toàn khi tìm cách ẩn trốn đến một quốc gia khác, nhưng một người phản nghịch Đức Chúa Trời thì sẽ lẫn trốn ở đâu?   Bất cứ họ đi nơi nào, dù là lên trời hay xuống địa ngục, họ sẽ thấy Đức Chúa Trời  ở đó (Thi Thiên 139:7-8).   họ chỉ được an toàn khi ăn năn và đầu phục Chúa của họ.

7. Đối với A-đam và Ê-va thì những lá vả có khiếm khuyết nhỏ nhoi không đủ che, bởi vậy Đức Chúa Trời đã ban cho họ chiếc áo bằng da thú.  Cũng vậy những việc lành của con người cũng vô dụng như những lá vả không đủ để cứu họ khỏi cơn thạnh nộ hầu đến.  Không có gì ngoài chiếc áo công bình của Ta có thể cứu họ.

8.  Con bướm đêm không nghĩ đến sức thiêu đốt tiêu diệt của ngọn lửa, nhưng thích thú ánh sáng chói chang của nó nên xông vào và bị tiêu diệt.   Cũng vậy con người bất chấp năng lực độc hại hủy diệt của tội lỗi, mà chỉ cảm thấy sự hào nhoáng của nó, nên xông vào để chịu diệt vong đời đời.   Nhưng ánh sáng của ta cứu tội nhân khỏi chết, và ban cho họ sự sống và hạnh phúc bền vững.   Con người đã được tạo dựng có khả năng sử dụng món quà quí giá là ánh sáng thật của Ta.

9.  Tội lỗi không phải là một ảo tưởng hay là một vật gì do trí tưởng tượng đặt ra, nhưng là một trạng thái tăm tối thuộc linh, theo người ta thực hiện ước muốn xấu xa của mình, những hạt giống tội ác đã thành hình sẽ làm nhiễm độc tâm linh và cuối cùng hủy hoại nó.   Cũng như  bệnh đậu mùa chỉ trong một thời gian ngắn có thể hủy hoại sắc đẹp của một người vĩnh viển, biến khuôn mặt trở thành xấu xí.   Đức Chúa Trời không tạo dựng sự gian ác, Ngài không dựng nên tật bệnh và những đau đớn của thể xác.  Đó chỉ là kết quả tự nhiên của sự bất tuân của con người.   Đau khổ và bệnh tật không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng, nhưng là kết quả hữu hình bên ngoài của chứng bệnh tội lỗi ẩn tàng bên trong, dầu cho đó là tội lỗi của cá nhân hay của một dòng họ mà mình là thành viên.  Tất cả mọi thành viên ăn năn và liên hiệp với Ta, dòng máu lành mạnh của Ta đã lưu thông trong họ, chữa lành những chứng bệnh trong nội tạng ẩn tàng bên trong họ và ban cho họ sức khọe đời đời.  Con người được tạo dựng cho tình trạng sức khọe như vậy, nên họ có thể được sống hạnh phúc với Chúa và Thầy của mình mãi mãi.

Môn đệ:_ Thưa Thầy, thời nay có nhiều người học thức và những kẻ theo họ xem sự chuộc tội và sự cứu rỗi bởi Huyết như là vô nghĩa và vô ích.   Họ bảo rằng Đấng Christ (Chúa Cứu Thế) chỉ là một vị giáo sư lớn và là một tấm gương của một đời sống tâm linh, họ cho rằng sự cứu rỗi và hạnh phúc đời đời tùy thuộc vào những cố gắng và việc lành của con người.

Thầy:_

1.  Đừng bao giờ quên rằng những ý tưởng tôn giáo và thuộc linh không liên hệ với cái đầu bằng với trái tim là đền thờ của Đức Chuá Trời, khi trái tim đầy dẫy sự hiện diện của Đức Chuá Trời thì cái đầu sẽ được soi sáng.  Tâm trí và con mắt dùng để hiểu biết sẽ trở thành vô dụng nếu không có ánh sáng thật, cũng giống như con mắt thiên nhiên  không có ánh sáng.  Trong bóng tối người ta có thể tưởng lầm một khúc dây, một cuộn thừng với một con rắn, cũng vậy những người khôn ngoan của thế gian nầy xuyên tạc chân lý thuộc linh và dẫn những tâm trí đơn sơ đi lạc.  Satan khi cám dỗ Ê-va đã không mượn hình con cừu hay chim bồ câu nhưng là con rắn, là giống xảo quyệt nhất trong mọi loài.  Cũng vậy ngày nay nó dùng sự khôn ngoan của người khôn và trí tuệ của người học thức làm những công cụ phục vụ cho mục đích của nó.  học thức và khôn ngoan vẫn chưa đủ;  con người còn phải có sự hồn nhiên đơn sơ của chim bồ câu, như ta đã từng bảo "Hãy khôn khéo như con rắn và đơn sơ như chim bồ câu"  (Ma-thi-ơ 10:16).

2. Thập tự giá và sự chuộc tội đối với người tin cũng giống như con rắn bằng đồng đối với người Israel khi xưa, hễ những ai nhìn lên con rắn đó bằng con mắt đức tin thì sẽ được cứu (Dân Số Ký 21:9; Giăng 3:14,15).  Tuy nhiên, có những người thay vì tin thì họ cho rằng đó chỉ là miếng đồng và bắt đầu chỉ trích, "Nếu Môi-Se đem cho chúng ta một liều thuốc giải độc, một loại thuốc mạnh hoặc một loại thuốc đặc biệt  trị nọc độc của rắn, thì  đó mới là đối tượng đúng của đức tin, còn cây sào nầy thì có năng lực gì đối với nọc độc của rắn?"  Tất cả những người đó đều chết.  Ngày nay cũng vậy, những người tranh cãi về phương pháp cứu rỗi mà Đức Chuá Trời đã chỉ định sẽ hư mất vì nọc độc tội lỗi của họ.

3.  Một thanh niên té xuống vực và bị thương trầm trọng, mất rất nhiều máu anh ta sắp chết.  Khi cha của anh đem anh đến bác sĩ, bác sĩ bảo, "Sự sống là ở trong máu, và lượng máu của người thanh niên nầy không còn đủ;  nhưng nếu có ai sẵn lòng hy sinh sự sống của mình thì anh ta có thể hồi phục, bằng không anh ta sẽ chết.".  người cha lòng tràn đầy yêu thương con, bằng lòng hiến máu mình.  Máu của người cha đã được tiêm vào động mạch và tĩnh mạch của người con nên anh ta đã tỉnh lại.  Con người đã rơi xuống từ ngọn núi thánh khiết, nằm đó què quặt và thương tích vì tội lỗi.  Vì những thương tích đó nên sự sống tâm linh họ tàn lụi và họ đi đến gần chỗ chết.  Nhưng đối với những ai tin Ta, thì Ta đổ giòng máu thuộc linh đời đời của Ta ra, hầu cho họ được cứu khỏi sự  chết và được sự sống đời đời.  Vì mục đích đó mà Ta đã đến hầu cho họ được sống và được sự sống dư dật (Giăng 10:10), và sống đời đời.

4.  Thời trước người ta thường cấm uống máu súc vật hay ăn một số thức ăn nào đó, vì tin rằng nhờ đó họ có thể thoát được một số bịnh tật.  họ cho rằng vì con người mang thể xác thú vật, nên nếu họ ăn thịt uống máu thú vật thì thú tính trong họ sẽ mạnh lên.  Nhưng bây giờ "thịt Ta là thịt thật và huyết Ta là đồ uống thật" (Giăng 6:55), bởi vì chúng đem lại sự sống tâm linh, và nhờ chúng mà con người có thể nhận được sức khỏe trọn vẹn và niềmhạnh phúc vui tươi của thiên-đàng.

5.  Được tha tội không có nghĩa là được cứu rỗi trọn vẹn, vì sự cứu rỗi trọn vẹn chỉ đến khi người ta được hoàn toàn giải thoát khỏi tội lỗi.  Có thể một người chết vì bệnh hoạn do tội lỗi của mình mặc dầu đã nhận được sự tha thứ. Ví dụ, một người bị cơn đau lâu ngày ảnh hưởng tới bộ óc, trong khi bộ óc anh ta bị ảnh hưởng như vậy anh ta tấn công một người khác và giết người đó đi.  Khi quan tòa tuyên án tử hình anh ta, các thân nhân anh ta giải thích hoàn cảnh của anh ta và kêu xin sự khoan hồng cho anh ta, và anh ta được miễn xá tội sát nhân.  Nhưng trước khi bạn bè đến gặp báo tin mừng cho anh ta, trong khi họ còn đang trên đường đi, thì anh ta đã chết vì chứng bệnh đã khiến cho anh ta phạm tội sát nhân.

Như vậy sự ân xá đó có ích lợi gì cho kẻ sát nhân?  Anh ta muốn thật sự an toàn thì phải được chữa lành bệnh, rồi anh ta mới có thể sung sướng hưởng ơn khoan hồng.  Vì lý do đó mà Ta đã tỏ mình Ta ra  trong xác thịt, hầu cho Ta có thể giải thoát những người thật sự ăn năn và tin Ta khỏi hình phạt và khỏi sự chết của chứng bệnh tội lỗi;  như vậy sẽ cất đi cả nguyên nhân lẫn hậu quả.  họ sẽ không chết trong tội lỗi mình, vì Ta sẽ cứu họ (Ma-thi-ơ 1:21), và họ sẽ vượt qua khỏi sự chết để trở thành người kế nghiệp sự sống đời đời.

6.  Đối với nhiều người cuộc đời là đầy dẫy những hiểm họa, và họ giống như người săn bắt gặp được một tổ ong trên một cành cây vươn ra trên một giòng suối.  người ấy trèo lên và bắt đầu nếm vị ngọt của mật ong, hoàn toàn không biết rằng anh ta đang bị sự chết đe dọa, bởi vì trong giòng suối bên dưới anh ta có một con cá sấu nằm há miệng chờ để nuốt anh ta, trong lúc đó xung quanh gốc cây một bầy sói dữ đang lăm le chực anh ta leo xuống.  Tệ hơn nữa, cái cây anh đang ngồi đã bị côn trùng ăn ruỗng hết rễ và có thể ngã đổ bất cứ lúc nào.  Sau một lúc té ngã thật người thợ săn vô tình đã thành miếng mồi cho con cá sấu.  Cũng vậy tâm linh con người ẩn tàng trong thể xác, trong một thời gian ngắn ngủi hưởng thụ những thú vui giả dối chóng qua của tội lỗi tụ tập trong tổ ong của trí não, mà không hề nghĩ rằng mình đang ở giữa cánh rừng đáng sợ của thế gian.  Tại đó Satan đang ngồi chực xé tâm linh đó ra từng mãnh, và hỏa ngục giống như con cá sấu há mõm đợi để nuốt chửng nó, trong khi đó côn trùng của tội lỗi tiềm ẩn đã ăn hết những gốc rễ của thân thể và sự sống.  Chẳng bao lâu linh hồn con người bị ngã đỗ và trở thành miếng mồi cho hỏa ngục.  Nhưng tội nhân nào đến với Ta thì Ta giải thoát họ khỏi tội lỗi, khỏi Satan, và khỏi hỏa ngục, Ta sẽ cho họ niềm vui vĩnh cữu "Không ai lấy khỏi họ được" (Giăng 16:22).

7.  Satan dùng ngôn từ xảo trá và những lời dụ dỗ ngon ngọt để kéo loài người đến với nó và nuốt họ giống như con rắn dùng đôi mắt sáng của nó để thôi miên những con chim nhỏ, và bắt chúng ăn thịt.  Nhưng những người nào tin Ta, Ta sẽ giải thoát họ khỏi con rắn xưa và khỏi sự cám dỗ của thế gian làm hủy hoại linh hồn.  Ta giải phóng họ cũng như con chim kia có thể chống cự hấp lực của tội lỗi ở trên đất và họ có thể bay bổng trên bầu trời cao cất đôi cánh cầu nguyện lên và tiến vào nơi ở an toàn là căn nhà thân yêu của tâm hồn họ, do tình yêu ngọt ngào của Ta thu hút họ.

8.  Giống như một người bị bệnh vàng mắt nhìn thấy cái gì cũng vàng, đối với tội nhân và triết gia của đời nầy thì chân lý tự nó mang hình thái và phong cách của tội lỗi họ và những lý thuyết của họ, và như vậy không có gì đáng ngạc nhiên nếu những con người đó tiến thêm một bước và kể Ta cũng là tội nhân như họ.  Nhưng công việc Ta, là công tác cứu rỗi tội nhân, không tùy thuộc vào ý kiến tốt của thế gian nhưng luôn luôn hành động không ngừng nghĩ trong đời sống của người tin.  Giống như Lê-vi, khi ở trong lòng của Áp-ra-ham phải dâng phần mười cho Ta dầu người chưa sinh ra, cũng vậy tất cả mọi thế hệ người tin đều nhận được trong Ta sự cứu chuộc và sự chuộc tội và giá chuộc của tội lỗi họ khi Ta dâng mình trên thập tự giá, dầu lúc đó họ chưa qua đời;  bởi vì sự cứu rỗi nầy là cho mọi chủng tộc nhân loại trên thế gian.

9.  Bảo rằng một người có thể dùng nỗ lực vào việc lành của chính mình để đạt được sự cứu rỗi là câu nói điên dại và vô lý.  Những lãnh tụ của đời nầy và các giáo sư đạo đức thường nói "Hãy làm lành đi thì sẽ trở nên người tốt", nhưng Ta nói rằng, "Hãy trở thành người lành trước khi làm việc lành.  Khi sự sống mới và tốt lành đã vào trong người, thì kết quả tự nhiên là sẽ làm việc lành."

Chỉ có người khùng mới bảo rằng cây đắng cứ việc sinh trái đều đặn thì cuối cùng sẽ trở thành ngọt.  Thật ra cây đắng có thể trở thành ngọt bằng cách ghép vào một cây ngọt, hầu cho sự sống và những phẩm chất đặc biệt của cây ngọt sẽ truyền qua cây đắng rồi chất đắng của nó sẽ tiêu tan đi.  Đây là cái mà chúng ta gọi là sự tạo dựng mới.  Cũng vậy tội nhân có thể rất mong ước làm điều lành, nhưng kết quả chỉ là tội lỗi; nhưng khi họ ăn năn và bởi đức tin ghép vào Ta thì con người cũ trong họ sẽ chết đi, và họ trở thành một tạo vật mới.  Từ từ cuộc sống mới nầy bắt nguồn trong sự cứu rỗi, việc lành sẽ đến như là kết quả, và quả nầy sẽ tồn tại mãi mãi.

10.  Có nhiều người đã học được kinh nghiệm rằng sự thiện lành tự nhiên của con người không thể đem cho tấm lòng sự bình an thật, cũng không cho họ biết chắc về sự cứu rỗi hay sự sống đời đời.  người thanh niên đến với Ta tìm kiếm sự cứu rỗi đời đời là một trong những trường hợp đó.   Ý nghĩ đầu tiên của anh ta về Ta là sai, cũng như một số người khôn ngoan theo đời nầy và những kẻ theo họ vào thời nay.  Anh ta nghĩ Ta là một trong số những người dạy đạo giống như những mồ mã tô trắng, mà cuộc sống của họ không có một chút nào thiện lành, chân thật.  Bởi vậy Ta đã bảo anh ta, "Tại sao ngươi hỏi Ta về sự thiện lành?  Chỉ có một Đấng Thiện Lành mà thôi."  Tuy anh ta có thể nhìn thấy được Ta chính là Đấng ban sự sống và thiện lành; và khi Ta tìm cách nhận anh ta vào mối giao ngộ với Ta và làm cho anh ta trở thành người lành thực sự, và ban sự sống cho anh ta, thì anh ta đã buồn bã bỏ Ta đi.  Tuy nhiên cuộc sống của anh ta nói lên một điều hết sức rõ ràng; đó là sự thiện lành cũng như giữ điều răn của anh đã không làm anh ta thỏa mãn và  làm cho anh ta biết chắc mình được sự sống đời đời.  Nếu việc lành của anh ta đã cho anh ta được bình an thì anh ta đã không đến hỏi Ta.  Anh ta đã bỏ Ta đi và anh đã ra đi  trong nỗi buồn rầu, nhưng nếu anh ta  tin lời Ta thì anh đã ra đi trong niềm vui.

Không lâu sau đó, một thanh niên khác là Phao Lô đã nhận ra Ta, và những ước vọng của tâm hồn người nầy đã được hoàn toàn thỏa mãn.  Thay vì bỏ đi trong buồn rầu, người đã bỏ tất cả mọi sự mình có để theo Ta (Phi Líp 3:6-15).  Như vậy bất cứ người nào thôi tin cậy vào sự công chính riêng của mình và theo Ta thì sẽ nhận được nơi Ta sự bình an thật và sự sống đời đời.

SỰ CẦU NGUYỆN           

MÔN ĐỆ:

_ Có khi có người nêu câu hỏi, "Đức Chúa Trời đã biết rõ mọi nhu cầu của chúng ta, và Ngài cũng biết làm sao để cung ứng nhu cầu đó tốt nhất, chẳng những cho người lành mà cũng cho kẻ ác nữa, vậy thì tại sao chúng ta lại phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời để xin những điều đó?  Dầu rằng những nhu cầu của chúng ta là vật chất hay tâm linh, chúng ta có thể dùng lời cầu nguyện của mình mà đổi ý Đức Chúa Trời chăng?"

THẦY:

1.  Những người hỏi như vậy tỏ rõ rằng họ không biết cầu nguyện là gì.  Họ không sống một cuộc đời cầu nguyện, vì nếu họ có thì họ đã biết rằng cầu nguyện với Đức Chúa Trời không phải là một hình thức xin xỏ.  Cầu nguyện không phải là một nỗ lực để nhận từ nơi Đức Chúa Trời những điều cần dùng cho sự sống.  Cầu nguyện là một nỗ lực để tiếp cận, nắm giữ Đức Chúa Trời là Tác Giả của sự sống.   Hầu khi nào chúng ta đã tìm được Đấng là nguồn của sự sống và bước vào mối giao ngộ với Ngài, thì toàn thể sự sống là của chúng ta, khi có Ngài thì tất cả những gì trong cuộc sống sẽ trở thành toàn hảo.  Đối với những kẻ xấu xa, Đức Chúa Trời vì tình yêu ban cho họ những gì cần thiết cho cuộc sống họ trên trần gian, nhưng đối với nhu cầu tâm linh thì Ngài chẳng tỏ ra cho họ, vì họ không có sự sống tâm linh.  Dẫu Ngài có đổ những phước lành tâm linh trên họ, họ cũng không nhận thấy giá trị của chúng.  Nhưng đối với những người tin thì Ngài ban cho họ cả hai thứ, nhất là những ơn phước thuộc linh; kết quả là chẳng bao lâu họ không còn chú ý bao nhiêu đến những ơn phước vật chất nữa, nhưng hướng lòng mình về những gì vô hình không thấy được và thuộc cõi vĩnh hằng.  Chúng ta không thể nào thay đổi ý muốn của Đức Chúa Trời, nhưng con người cầu nguyện có thể khám phá được ý muốn của Đức Chúa Trời đối với chính mình.  Đối với những con người như vậy Đức Chúa Trời tỏ mình Ngài ra cho họ trong căn buồn ẩn kín của tấm lòng, và tương giao với họ.  Khi những mục đích của Ngài được tỏ ra  vì ích lợi của họ thì tất cả những hồ nghi và những gì làm cho họ hoang mang sẽ biến đi nhanh chóng.

2.  Cầu nguyện hiện nay cũng như xưa kia là hơi thở của thần linh Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đổ Thánh Linh của Ngài vào đời sống của người cầu nguyện để họ trở thành "Linh hồn sống" (Sáng thế ký 2:7; Giăng 20:22).  họ sẽ không bao giờ chết, bởi vì Đức Thánh Linh tuôn đổ chính mình Ngài vào trong buồng phổi tâm linh của họ qua sự cầu nguyện, làm cho tâm linh của họ tràn đầy sức khỏe, sự lành mạnh và sự sống đời đời.  


Đức Chúa Trời là Tình Yêu Ngài  rộng lòng ban cho mọi người những gì cần thiết cho cả cuộc sống tâm linh lẫn vật chất.  Ngài đã ban sự cứu rỗi và Thánh Linh của Ngài cho mọi người một cách miễn phí cho nên người ta coi thường.  Nhưng sự cầu nguyện dạy cho chúng ta nhận biết giá trị của chúng, bởi vì chúng cũng cần thiết như là không khí và nước, hơi nóng và ánh sáng, nếu không có những thứ đó thì không thể nào có sự sống.  Những gì cần cho cuộc sống tâm linh của chúng ta thì Đức Chúa Trời cung cấp miễn phí.  Đức Chúa Trời đã cung cấp cách rộng rãi, nhưng con người đã xem nhẹ chúng  và không tạ ơn Đấng Tạo Hóa họ.   Mặt khác, những ơn  khác của Ngài như vàng, bạc, và châu báu thì họ lại rất quí trọng, dầu rằng những thứ đó không thể nào dập tắt được sự đói khát của thân thể, cũng như không thể nào thỏa mãn được những ước vọng của tâm hồn.  Con người trần tục hành động ngu dại như vậy đối với những điều thuộc về tâm linh,

3.  Thế gian nầy giống như một đại dương mênh mông con người chìm xuống thì sẽ chết đuối, nhưng những thuỷ vật thì có thể sống dưới những làn nước sâu nhất, bởi vì thỉnh thoảng chúng trồi lên mặt nước mở miệng ra hít vào một lượng không khí để giúp chúng có thể sống dưới nước sâu.  Cũng vậy những ai được lên trên khỏi mặt nước của đại dương bằng sự cầu nguyện riêng tư thì hít vào thần linh ban sự sống của Đức Chúa Trời thì dầu họ ở trong thế gian nầy vẫn giữ được sự sống an toàn.

4.  Dầu con cá sống cả đời trong biển mặn, nhưng thịt chúng nó không trở thành mặn, bởi vì chúng có sự sống trong mình.  người cầu nguyện cũng vậy, dầu họ sống trong thế gian tội lỗi, nhưng họ không bị ô nhiễm bởi tội lỗi vì nhờ cầu nguyện mà sự sống họ được bảo toàn.

5.  Giống như nước biển mặn được những tia nắng nóng của mặt trời hút lên rồi dần dần tụ thành những đám mây và biến thành nước ngọt tươi mát đổ xuống đất trong những trận mưa rào (vì khi nước biển cất lên thì nó để lại chất muối, chất mặn và chất đắng lại phía sau), cũng vậy khi những tư tưởng và ước vọng của một người cầu nguyện cất lên như những làn sương tinh khôi của linh hồn, thì những tia Mặt trời Công Chính thanh tẩy chúng khỏi tất cả những hoen ố của tội lỗi, và lời  cầu nguyện của họ đã trở thành một đám mây lớn rơi xuống đất thành một cơn mưa rào ơn phước, đem sự tươi mới cho nhiều người trên đất.

6.  Giống như con vịt trời cả đời bơi lội dưới nước nhưng khi nó bay lên trời thì lông nó hoàn toàn khô ráo, những người cầu nguyện cũng vậy mặc dầu họ ở trong thế gian nầy, nhưng một ngày kia họ sẽ bay bổng lên khỏi thế giới ô nhiễm tội lỗi nầy, về nghĩ ngơi trong nhà đời đời và không vướng một chút tì ố hay nhơ bẩn nào.

7.  Cái chỗ của chiếc tàu là ở trong nước, nhưng khi nước chảy vào tàu thì nó đang lâm nguy và điều đó không thích hợp và rất nguy hiểm.  Chiếc tàu không bị  nước vào thì nó có thể giúp ích người khác cùng với mình đến bến bờ của sự sống.  Nhưng nếu để cho  nước vào tàu  hay thế gian thấm sâu vào thì có nghĩa là chết chóc và hủy diệt.   Một  người cầu nguyện thật luôn luôn giữ tấm lòng của mình cho Đấng đã tạo nó để làm đền thờ của Ngài, vì thế trong đời nầy cũng như trong đời hầu đến, người được an nghĩ trong sự thãnh thơi và an toàn.

8.  Chúng ta đều biết rằng nếu không có nước thì không ai có thể sống được;  nhưng nếu chúng ta trầm mình xuống nước thì chúng ta sẽ bị chết ngộp.  Mặc dầu chúng ta phải sử dụng nước và uống nước, chúng ta không được chìm vào trong nước.  Như vậy thế gian và những gì thuộc về trần gian cần phải được sử dụng một cách chọn lọc, bởi vì nếu không có chúng thì người ta không những là khó sống mà còn không có thể sống được.  Chính vì mục đích đó mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng thế giới để cho con người có thể sử dụng nó, nhưng người ta không nên trầm mình trong đó, vì làm như vậy thì hơi thở cầu nguyện sẽ bị dứt tuyệt và họ sẽ bị hư mất.

9.  Khi một người từ bỏ một đời sống cầu nguyện thì tâm linh của họ bắt đầu sa sút và những sự vật của trần gian đúng ra là hữu ích thì lại trở thành nguy hại.  Ánh nắng mặt trời và hơi nóng của nó làm cho rau cỏ sống và sinh sôi nẩy nở nhưng đồng thời cũng khiến cho chúng khô héo chết đi.  Không khí đem sự sống và sức mạnh cho các loài vật sống, nhưng nó cũng là nguyên nhân của sự phân huỷ.  Bởi vậy "Hãy Tỉnh Thức và Cầu Nguyện".


10.  Chúng ta phải sống giữa thế gian thế nào để chúng ta có thể ở trong đó mà không thuộc về nó.  Như vậy thì những phụ thuộc về thế gian nầy thay vì gây hại cho ta sẽ là hữu ích và sẽ giúp cho đời sống thuộc linh chúng ta lớn lên với điều kiện đó là tâm linh người đó phải luôn luôn hướng mặt về Mặt trời Công Chính.  Đôi khi trong một miếng đất dơ dáy, bẩn thỉu bông hoa mọc lên và xinh tốt, những hương thơm dịu dàng của bông hoa lấn át cả mùi xú uế của khu đất.  Đối với  những cây hoa hướng về phía mặt trời nhận được ánh sáng và hơi nóng, thì những dơ dáy bẩn thỉu thay vì gây hại cho cây hoa sẽ trở thành phân bón giúp cho cây hoa lớn lên và nẩy nở.  Cũng vậy, người cầu nguyện trong khi cầu nguyện hướng lòng về Ta, thì nhận nơi Ta ánh sáng và hơi ấm; ở giữa những mùi xú uế của thế gian tội lỗi họ tỏa ra hương thơm của một cuộc sống mới thánh khiết tôn vinh Ta.   Đời sống của họ không những sản sinh ra mùi thơm, mà còn kết những quả sẽ thường đậu luôn.

1.  Cầu nguyện không có nghĩa là nếu không cầu nguyện thì Đức Chúa Trời sẽ không cho chúng ta điều gì hoặc Ngài không biết gì đến những nhu cầu của chúng ta, nhưng cầu nguyện có một lợi lớn, đó là thái độ cầu nguyện để tiếp nhận Đấng ban phước lành cùng với những phước lành mà Ngài mong muốn ban cho họ.  Chính vì vậy mà các vị sứ đồ đã không được đầy dẫy Đức Thánh Linh ngay trong ngày đầu tiên mà phải chờ đến sau 10 ngày chuẩn bị đặc biệt.

Nếu một phước lành đến với một người khi họ chưa sẵn sàng để nhận, thì họ chưa sẵn sàng cho phước lành đó, họ sẽ không nhận biết giá trị của nó hoặc có thể giữ nó được lâu dài.  Thí dụ, như Sau-lơ đã nhận được Thánh Linh và ngôi vua mà không mất công tìm kiếm cho nên ông đã mất cả hai, bởi vì ông từ nhà ra đi không phải để nhận được Đức Thánh Linh nhưng là để đi tìm những con lừa đi lạc (I Samuel 9:3;  10:11; 13-14;  31:4).

2.  Khi con người cầu nguyện mới có thể thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tâm linh và lẽ thật.  Những người khác giống như những cây nhạy cảm;  trong khi thờ phượng, dưới ảnh hưởng của sự dạy dỗ và sự hiện diện của Đức Thánh Linh, thì họ run rẫy, cúi đầu nghiêm túc, nhưng họ ra khỏi nhà thờ thì đâu lại hoàn đấy họ trở lại như trước kia.

3.  Nếu chúng ta không chăm sóc cây hoặc bụi cây đang ra hoa kết quả, nó sẽ thoái hóa và trở về tình trạng hoang dã.  Cũng một thể ấy, nếu người tin lãng tránh sự cầu nguyện và bỏ bê đời sống tâm linh thì sẽ không còn ở trong Ta nữa, vì thiếu chăm sóc linh hồn cho nên người đó sẽ rơi khỏi tình trạng được phước mà lại đắm chìm vào trong những đường lối tội lỗi cũ để rồi bị hư mất.

4.  Khi chúng ta nhìn thấy một con sáo hay con cò đứng bất động bên một bể nước hay bờ hồ, chúng ta có thể cho rằng đó là cử chỉ của một kẻ chiêm ngưỡng vinh quang Đức Chúa Trời hay thích thú dòng nước sông.  Không phải vậy đâu!  Nó đứng đó bất động hằng giờ, nhưng khi chợt thấy một con nhái hay một con cá nhỏ thì nó liền phóng tới chụp và nuốt chửng.  Đó chính là thái độ và phương cách của nhiều người đối với sự cầu nguyện hay tĩnh tâm.  Ngồi bên bờ đại dương thăm thẳm của Đức Chúa Trời, mà họ không hề nghĩ đến sự vĩ đại và tình yêu của Ngài, hay bản thể thiên thượng của Ngài để tẩy sạch tội lỗi và làm thỏa mãn những linh hồn đói khát, nhưng tâm trí họ chỉ chăm chăm để được một vật họ mong ước, để nhờ đó họ có thể hưởng thụ nhiều hơn những khoái lạc của trần gian chóng qua nầy.  Như vậy họ quay khỏi nguồn của sự bình an chân thật mà dầm mình vào những thú vui chóng phai của trần gian và cùng với chúng qua đi và chết mất.

5.  Nước và dầu lửa hai thứ cùng ra từ đất, nhưng mặc dầu trong cả hai giống nhau có vẻ như là một thứ, thì bản chất và mục đích chúng hoàn toàn đối lập nhau, một thứ thì làm tắt lửa và một thứ thì làm bồi thêm ngọn lửa.  Cũng vậy, thế gian và những của cải trong đó, tấm lòng và niềm khao khát Đức Chúa Trời, tất cả đều là do Ngài tạo nên.  Nhưng nếu tìm cách làm thỏa mãn tâm hồn bằng của cải và danh vọng trần gian thì kết quả giống như người ta tìm cách dập tắt lửa bằng dầu hỏa, vì tâm hồn con người chỉ có thể tìm được sự nghĩ ngơi thỏa mãn trong Đấng đã tạo dựng nên nó và cùng với niềm khao khát mong muốn mà nó cảm thấy (Thi Thiên 42:1-2).  Vậy kẻ nào đến cùng Ta, Ta sẽ cho họ nước sống để họ sẽ không bao giờ khát nữa nhưng từ người đó sẽ tuôn chảy mạch nước văng ra cho đến sự sống đời đời (Giăng 4:14).

6.  Con người thử đi tìm sự bình an trong thế gian và những vật thuộc về thế gian là vô ích, vì kinh nghiệm cho thấy rõ rằng không bao giờ tìm được sự bình an thật và sự thỏa lòng ở trong chúng.  Cũng giống như cậu bé bắt gặp một củ hành và bắt đầu lột từng lớp ra với hy vọng tìm thấy một cái gì bên trong.  Nhưng đó là một hy vọng vô ích, bởi vì nó sẽ không thấy gì cả ngoài những lớp vỏ hành, bởi vì củ hành không có gì khác hơn là một kết hợp của nhiều lớp vỏ.  Thế gian nầy và tất cả những gì thuộc về nó đều tỏ ra là hư không của sự hư không (Truyền Đạo 12:8), cho đến khi con người tìm được nguồn bình an thật (Ê-sai 55:1; Giê-rê-mi 2:13;  Khải Huyền 22:17).

7.  Thế gian cũng giống như một ảo ảnh (ảnh ảo), và người đi tìm chân lý thì mong tìm được một cái gì làm thỏa mãn tâm linh khao khát của mình, bắt đầu đi tìm kiếm nó nhưng họ không bắt gặp được gì cả ngoài sự thất vọng.  Họ không thể nào tìm được Nước Sống trong những cái bể chứa do người làm ra hay trong những hồ chứa bị nứt;  nhưng những ai đến với Ta trong sự cầu nguyện với tấm lòng thuần thành sẽ gặp được Ta, là Nguồn Nước Sống, nhờ đó họ được thỏa lòng, được tăng cường sức lực, và sự sống đời đời (Ê-sai 55:1;  Giê-rê-mi 2:13; Khải Huyền 22:17).

Một bà kia đi trên con đường núi bồng đứa bé trong tay.  Đứa bé chợt thấy một bông hoa đẹp thì liền nhảy ra khỏi vòng tay của mẹ và liền rơi xuống triền núi đụng đầu vào đá và chết tại chỗ.  Rõ ràng rằng đứa bé muốn được bảo bộc an toàn thì phải đeo cứng vào ngực mẹ chứ không thể chạy theo những đóa hoa rực rỡ kia là thứ gây nên cái chết cho nó.  người tín đồ cũng hành động như vậy nếu đời sống họ không phải là một đời sống cầu nguyện.  Khi họ nhìn thấy những thú vui chóng qua của trần gian thì họ quên hết tình yêu và sự chăm sóc của Ta, chúng lớn hơn tình yêu và sự chăm sóc của bà mẹ, bỏ bê món sữa thiêng liêng mà Ta cung cấp cho họ, nhảy ra khỏi vòng tay của Ta và bị hư mất.

8.  Chất dinh dưỡng mà bà mẹ cung cấp đã được sắp đặt để cho đứa bé muốn nhận được thì phải có một cố gắng nào đó.  Cũng vậy, con cái của Ta mà Ta bồng ẵm trong lòng ta nếu không tìm kiếm thì không thể nhận được thứ sữa thiêng liêng có thể cứu rỗi linh hồn.  Và cũng như đứa bé không cần ai dạy, nhưng do trực giác nó biết được làm cách nào để nhận được thức ăn của mình, thì những người sanh bởi Thánh-Linh cũng do trực giác tâm linh, chứ không phải do triết lý hay là sự khôn ngoan thế gian mà biết cầu xin để nhận được từ nơi Ta là bà mẹ thuộc linh của họ, món sữa của sự sống đời đời.

9.  Ta đã đặt trong bản tính con người cảm giác đói và khát, hầu cho họ không mê muội mà tự cho mình là Thượng-đế, nhưng mỗi ngày họ được nhắc nhở về nhu cầu của mình để sự sống của họ phải nhờ vào sự sống và sự tồn tại của Đấng tạo nên họ.  Cũng vậy, họ được dựng nên với ý thức về những khuyết điểm và nhu cầu của mình hầu cho họ có thể ở trong Ta và Ta trong họ, để rồi họ sẽ tìm được niềm vui và hạnh phúc trong Ta.  

1.  Cầu nguyện là đàm đạo với Ta và nhờ giao thông với Ta và ở trong Ta mà họ được trở nên giống như Ta.  Một loại sâu nhờ vào sống giữa cỏ và ăn lá xanh của cỏ nên mang màu xanh lá cây.  Con gấu bắc cực sống ở giữa tuyết trắng thì mang màu trắng như tuyết, con cọp xứ Bengal có bộ da mang dấu những lau sậy mang màu sắc những lau sậy nơi chúng sinh sống.  Cũng vậy, những người giao thông với Ta bởi sự cầu nguyện sẽ cùng với các thánh và thiên sứ thông dự bản tính của Ta và được tạo nên theo hình ảnh Ta để nên giống như Ta.

2.  Khi Ta đem Phi-e-rơ, Giăng và Gia-Cơ đến giao thông với Ta chỉ trong thời gian ngắn ở trên núi, Ta đã tỏ cho họ một phần nhỏ của vinh quang Ta, và trong số tất cả các thánh đồ thì chỉ có hai người là Môi-Se và Ê-li xuất hiện cho họ.  Được nhìn thoáng qua vinh quang thiên đàng như thế đã khiến họ ngây ngất đến nổi họ muốn dựng 3 cái liều trại để ở lại đó (Ma-thi-ơ 27:1-5).  Như vậy niềm hạnh phúc của những kẻ được ở trong Ta là được cùng với vô số các thánh và các thiên sứ vào trong thiên đàng họ hằng ao ước từ lâu, họ cùng chia xẻ với Ta vinh quang trọn vẹn không hề biết đến sự hư mất hay bóng của sự biến cải, thì còn kỳ diệu đến đâu (Giăng 27:24;  Gia-Cơ 1:17).  người cầu nguyện không bao giờ cô đơn, bởi vì người ở với Ta và những người thánh của Ta mãi mãi (Ma-thi-ơ 28:20;  Xa-cha-ri 3:7-8).

3.  Nhận được quyền làm chủ và sử dụng các thú dữ, sấm sét, gió, ánh sáng, và các năng lực khác của thiên nhiên, không phải là ghê gớm lắm, nhưng chủ trị được thế gian, Sa-tan, và bản thân, cùng với tất cả các tham dục của nó, thì thật sự là một kỳ công và là một điều cần thiết.  Bởi vì những người sống cuộc đời cầu nguyện Ta đổ trên họ quyền năng để chiến thắng mọi thế lực của kẻ thù (Lu-Ca 10:7,20), để cho họ dầu đang ở trong thế gian nầy họ cũng đang ở trong Ta trong các nơi trên trời (Ê-phê-sô 2:6), trong khi Sa-tan ở phía dưới thì họ ở bên trên cho nên nó không thể nào đụng tới họ được, và họ luôn luôn ở với Ta trong an toàn không chút run rẩy sợ hãi.

Dầu loài người ngày nay đã giành được quyền làm chủ các năng lực thiên nhiên, họ không thể nào du hành ra khỏi biên giới của không khí, trong khi người cầu nguyện sau khi đã chủ trị được Sa-tan và bản thân, có thể tự do bay bổng đến cõi trời đời đời.

4.  Như con ong thu góp chất ngọt trong bông hoa và biến nó thành mật mà không làm hại gì cho màu sắc và hương thơm của chúng, cũng vậy người cầu nguyện thâu góp hạnh phúc và ích lợi từ trong mọi tạo vật của Đức Chúa Trời mà không làm gì hại đến chúng.  Cũng như con ong thâu góp mật từ các loại hoa ở khắp mọi nơi và chứa vào trong tàng ong, thì người của Đức Chúa Trời cũng thâu góp những ý tưởng cảm giác ngọt ngào từ trong mọi phần của tạo vật, khi giao thông với Đấng Tạo-Hóa họ tàng trữ vào lòng chất ngọt của Chân-Lý vậy, trong sự bình an với Chúa ở mọi nơi và mọi lúc, họ khoan khoái nếm được mật ngọt dịu dàng của Đức Chúa Trời.

5.  Bây giờ là lúc con phải tìm kiếm và giữ cho cái bình của lòng mình được đầy dầu Đức Thánh Linh, giống như năm người trinh nữ khôn ngoan đã làm (Ma-thi-ơ 25:1-13);  nếu không con sẽ như năm người dại không được gì hết ngoài sự than khóc và thất vọng.  Đây cũng là lúc con thâu trữ những ma na cho ngày Sa-bát thật, nếu không con sẽ không còn gì ngoài đau buồn và than thở (Ê-xê-chi-ên 16:15; 27).  "Vậy hãy cầu nguyện hầu cho các ngươi không phải trốn tránh vào mùa đông," có nghĩa là trong thời gian đại khủng hoảng của những ngày cuối cùng, "hay vào ngày Sa-bat," nghĩa là thời kỳ trị vì 1000 năm bình an, vì một cơ hội như vậy sẽ chẳng bao giờ trở lại (Ma-thi-ơ 24:20).

Cũng như khí hậu đem lại thay đổi cho hình thể, màu sắc, và thói quen, sự trưởng thành cây cối và bông hoa, thì những người duy trì sự tương giao với Ta cũng sẽ phát triển được bản chất tâm linh và thói quen mới, dáng mạo và cử chỉ;  dần dần họ trút bỏ được con người cũ để biến hóa trở thành hình ảnh vinh quang bất hủ của Ta.

Từng ngón tay Ta đã viết trên mặt đất tình trạng tội lỗi của từng người một trong đám người chẳng chịu nhìn vào nội tâm xấu xa của mình, đã lôi người đàn bà ngoại tình đến để lên án, khiến cho họ từng người một bỏ nàng đi trong bẽ bàng và hổ thẹn.  Cũng với ngón tay của Ta, Ta đã chỉ ra những vết thương tội lỗi sâu kín trong các đầy tớ Ta, và khi họ ăn năn, thì cũng ngón tay đó đụng vào họ và chữa lành cho họ.  Cũng giống như đứa bé nắm lấy ngón tay của cha mình và nhờ sự hướng dẫn của ngón tay đó nó bước đi với Cha, thì ngón tay của Ta cũng dẫn dắt con cái Ta đi trên đường đời nầy để về căn nhà nghĩ ngơi an bình đời đời (Giăng 14:2-3).

7.  Thường người ta cầu nguyện với Đức Chúa Cha nhân danh Ta, nhưng họ không ở trong Ta nghĩa là họ chỉ dùng Danh Ta ở đầu môi chót lưỡi, mà không có Ta trong lòng và trong đời sống của họ.  Đó là lý do tại sao họ không nhận được điều họ cầu xin.  Nhưng khi Ta ở trong họ và họ ở trong Ta, thì bất cứ điều gì họ cầu xin Cha họ sẽ nhận được, bởi vì họ cầu nguyện dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh.  Đức Thánh Linh tỏ cho họ điều gì làm sáng danh Cha và tốt nhất cho họ cũng như cho người khác.  Nếu không họ sẽ giống như một cậu con trai hoang đàng kia là con của một người đã cống hiến đời sống mình cho tổ quốc và là một anh hùng can đảm, ngược lại cha mình cậu ta đã sống một cuộc đời bê tha trác táng.  Khi cậu ta đến gặp vị Thống Đốc để thỉnh cầu một ơn huệ và xin việc nhân danh cha mình.  Vị Thống Đốc đã chỉ vào anh và nêu ra nếp sống sa đọa của anh ta và bảo rằng: "Đừng có lấy danh cha ngươi mà thỉnh cầu ta, trước hết hãy đi và làm theo gương của ông.  Đừng để cho những giá trị của cha ngươi chỉ có trên môi miệng của ngươi mà thôi, nhưng hãy thực hành nó ra trong đời sống của ngươi, rồi thì lời thỉnh cầu của ngươi sẽ được chấp nhận."

8.  Giữa những lời cầu nguyện của những kẻ thờ phượng tôn vinh Ta chỉ bằng môi miệng, với những người làm điều đó từ trong tấm lòng của họ, có một sự khác biệt rất lớn.  Thí dụ, có một người thờ phượng thật luôn luôn thường xuyên cầu nguyện cho một người khác để người nầy được mở mắt ra mà chấp nhận lẽ thật, trong khi người kia vì thù hằn với người thờ phượng thật cho nên cầu nguyện để cho người nầy bị mù.  Cuối cùng lời cầu nguyện của người thờ phượng chân thật được Đức Chúa Trời yêu thương lắng nghe nhậm lời, và người trước kia sống cuộc đời giả dối nhận được thị giác tâm linh.  Với tấm lòng tràn đầy niềm vui người nầy trở nên một người tín đồ chân thật, và thành một người anh em chân thành lâu dài với người đầy tớ chân thật của Ta.

9.  Sự cầu nguyện khiến cho con người có thể thực hiện được những điều không thể nào thực hiện bằng các phương cách khác, và họ kinh nghiệm được những điều kỳ diệu trong cuộc sống, không những đối chọi với các qui luật và ý kiến của sự khôn ngoan thế gian, nhưng là những chuyện mà người ta cho là hoàn toàn bất khả thi.  Những người có đầu óc khoa học không nhận  biết rằng Ta là Đấng sắp đặt trật tự cho mọi tạo vật và lập ra luật pháp cho chúng, không thể bị giam hảm đằng sau những song sắt của những luật lệ của chính Ta.  Những đường lối của Đấng Lập Pháp Vĩ Đại không thể dò lường được, bởi vì những ý chỉ  và mục đích đời đời của Ngài là đem lại phước lành và thịnh vượng cho mọi tạo vật của Ngài, lý do con người thiên nhiên không thể hiểu được là vì những sự việc thuộc linh thì chỉ có tâm linh mới phân biệt được (I Cô-rin-tô 2:14).

Phép lạ lớn nhất trong mọi phép lạ là sự sinh lại của một người, đối với người đã kinh nghiệm phép lạ đó thì tất cả mọi việc đều có thể được.  Trong những xứ thật lạnh thì cây cầu bằng nước là một chuyện thường thấy, bởi vì khi mặt sông bị đóng băng cứng lại nước ở bên dưới vẫn chảy tự do, nhưng con người có thể đi qua trên chiếc cầu băng một cách dễ dàng và an toàn.  Nhưng nếu có ai nói về một chiếc cầu bằng nước băng ngang qua con sông đang tuôn chảy cho những người đang đổ mồ hôi dưới sức nóng của nhiệt đới thì chắc họ sẽ lập tức nói rằng đó là một chuyện không thể nào có được bởi vì nó trái với luật tự nhiên.  Giữa những người đã sinh lại duy trì cuộc sống tâm linh bằng sự cầu nguyện có một sự khác biệt rất lớn đối với những người sống cuộc đời trần tục mà chỉ thấy giá trị cho những sự việc vật chất nên hoàn toàn mù tịt đối với sự sống của linh hồn.

10.  người mong muốn nhận được ơn phước cho cuộc sống tâm linh bởi lời cầu nguyện phải tin và vâng phục vô điều kiện.  Người có cánh tay teo đến cùng Ta,  khi Ta ra lệnh cho anh ta hãy giang tay ra, anh ta đã lập tức vâng lời, và như vậy bàn tay anh ta được lành mạnh cũng như tay kia (Ma-thi-ơ 12:10-13).  Nhưng giả sử như anh ta thay vì vâng lời lập tức như vậy anh ta bắt đầu lý luận và bảo, "Làm sao tôi có thể xòe tay ra?  Nếu tôi có thể làm được như vậy thì tôi đến với Thầy làm gì ?  Trước hết phải chữa lành bàn tay của tôi, rồi tôi mới có thể xòe ra được."  Tất cả lời nói đó đều rất hữu lý và đúng trọng tâm, nhưng nói như vậy rồi thì bàn tay anh ta sẽ chẳng bao giờ được lành.

người nào cầu nguyện phải tin và vâng phục, và bằng lời cầu nguyện xòe đôi bàn tay khô héo yếu đuối của mình ra, rồi về phần Ta, Ta sẽ ban cho người sự sống tâm linh và những gì người có cần sẽ được ban cho người (Ma-thi-ơ 21:22).  


PHỤC VỤ

MÔN ĐỆ:  Thưa Thầy ý nghĩa thực sự của phục vụ là gì?  Có phải là phục vụ Đấng Tạo Hóa, rồi nhân danh Ngài mà phục vụ các tạo vật của Ngài không?  Có phải sự giúp đỡ của con người vốn chỉ  là một con trùng, có giá trị gì đối với Đức Chúa Trời trong việc chăm sóc gia đình lớn của Ngài, hay là Đức Chúa Trời phải cần đến sự giúp đỡ của con người trong việc bảo vệ và duy trì các tạo vật của Ngài chăng?

THẦY:

1.  Phục vụ có nghĩa là sự hoạt động của sự sống tâm linh và là một sự cống hiến tự nhiên phát xuất từ tình yêu.  Đức Chúa Trời là sự Yêu Thương luôn luôn hoạt động chăm sóc tạo vật của Ngài, và Ngài muốn rằng tất cả những tạo vật của Ngài nhất là con người là loài đã được tạo dựng theo hình ảnh giống như Ngài, đừng bao giờ đứng yên.  Trong sự chăm sóc và giữ gìn thế giới tạo vật, Đức Chúa Trời không cần sự giúp đỡ của một ai. Ngài đã tạo dựng chúng cách nào đó nếu không có sự giúp đỡ của Ngài thì chúng không thể nào tiếp tục tồn tại, và Ngài là Đấng cung cấp tất cả mọi nhu cầu cần thiết để làm thỏa mãn những mong ước của chúng.  Trong sự phục vụ chân chính đối với người khác thì có một ích lợi rất lớn đem lại cho người phục vụ - như đã xảy ra cho con tại Tây Tạng.  Trong lúc con lo sợ mình phải chết vì bị lạnh cóng, thì con thấy một người đang nằm trên đường bị chôn dưới tuyết và đang hấp hối, con đã đến với người ấy nâng người ấy dậy vác lên vai và mang người ấy đi.  Những cố gắng của con đã tạo nên hơi nóng trong cơ thể con và chuyển sang cho người ấy khiến đã cứu sống được cả con lẫn người ấy, như vậy trong khi cứu giúp người ấy con đã cứu được mạng sống con.  Đó là mục đích chân chính của sự phục vụ.  Không một ai có thể sống một mình mà không cần sự giúp đỡ của người khác.  Nếu có ai nhận sự giúp đỡ của người khác, mà chính mình không muốn hoàn trả lại sự giúp đỡ khi có thể được, thì con người vô ơn đó không có quyền mong đợi một ai khác giúp đỡ cả.

2.  Nếu một người không đem hết khả năng và năng lực mà Đức Chúa Trời đã ban cho mình ra để phục vụ Đức Chúa Trời và người khác, thì người ấy sẽ không nhận được từ nơi Đức Chúa Trời sự giúp đỡ mà chỉ có Ngài mới có thể ban xuống.  Hễ khi nào con người làm phần việc của mình, thì Đức Chúa Trời cũng sẽ làm tròn công việc của Ngài.  Thí dụ, việc dời tảng đá nơi mộ La-xa-rơ là việc của con người, Đức Chúa Trời không cần thiết phải dùng quyền lực của Ngài để làm điều đó;  nhưng khi người ta lăn tảng đá đi, thì Đức Chúa Trời, tức là chính Ta, làm điều vượt quá khả năng và kiến thức của con người, vì Ta đã ban sự sống cho kẻ chết.  Ngay cả sau đó cũng vẫn có những công việc để cho con người làm để giúp La-xa-rơ đó là cởi bỏ những vải liệm cho La-xa-rơ để người có thể được tự do hoàn toàn (Giăng 11:39, 41, 44).

Đối với những người chết trong tội lỗi cũng vậy việc của các môn đệ của Ta là lăn những tảng đá chận mộ ngăn trở khó khăn đi, nhưng Ta mới là Đấng ban sự sống.  Cũng vậy, thường thường một người mới nhận được sự sống mới vẫn còn bị ràng buộc trong những thói hư tật xấu cũ và mối liên hệ bạn bè xấu xa, nhưng bổn phận của con cái Ta là giúp họ được giải thoát hoàn toàn;  vả khi làm công việc phục vụ vĩ đại đó họ phải cần cảnh giác trong tâm trí và linh hồn.

3.  Một vị vua kia trên giường hấp hối đã nói với một người đầy tớ trung thành như thế nầy: "Ta thường có thói quen mỗi lần đi đâu ta sai ngươi đi để thông báo cho mọi người chuẩn bị đón tiếp ta.  Bây giờ ta sắp sửa đi vào đất của người chết.  Vậy hãy đi và thông báo cho họ biết rằng ta sắp đến với họ."  Lúc đầu người đầy tớ thật thà không hiểu được chủ mình nói gì, nhưng sau đó người đó hiểu ngay rằng vua muốn mình chết để đi trước vào đất kẻ chết, thì người đầy tớ trung thành đó không chút lưỡng lự hồ nghi gì cả, rút gươm ra đâm vào tim mình và đi vào xứ của người chết, và ở đó đợi chủ mình.  Đó là bổn phận của những kẻ phục vụ Ta, Ta là Chúa của sự sống và Vua của các vua (Công-Vụ 3:15; Khải-Huyền 19:16), họ phải mang tin mừng về sự cứu rỗi cho những kẻ chết trong tội lỗi và sẵn sàng hiến mạng sống mình cho Ta, Ta là Đấng đã đến thế gian để cho họ được cứu và sẽ trở lại với họ sau nầy (Khải-Huyền 2:10).

4.  Một đứa con ngỗ nghịch kia đã bỏ nhà cha mình ra đi gia nhập một đảng cướp và trở thành dày dạn, hung ác như bọn chúng.  người cha gọi các đầy tớ mình đến ra lệnh cho họ đi tìm đứa con để bảo nó rằng nếu nó chịu ăn năn và quay về nhà thì mọi sự sẽ được tha thứ, và Cha sẽ nhận nó trở lại vào trong gia đình.  Nhưng các đầy tớ, vì sợ đường xá hoang vắng và trộm cướp hung dữ, nên không chịu đi.  Lúc ấy người anh cả của chàng trai, vì yêu em mình cũng như cha mình cho nên phải ra đi mang theo tín điệp của sự tha thứ.  Nhưng vừa lúc anh ta vào tới rừng thì một nhóm ăn cướp tấn công anh ta và gây thương tích trầm trọng trên anh ta.  người em cũng là một trong đám cướp, khi nhận ra đó là anh mình thì rất hối hận và đau buồn.  người anh cả gắng sức để nhắn lại lời nhắn nhủ của cha rồi bảo rằng đã làm trọn mục đích của đời mình và đã thực hiện xong bổn phận của tình yêu, thì anh ta tắt thở.  Sự hy sinh của người anh cả đã gây ấn tượng sâu xa trong lòng chàng thanh niên bội nghịch nên anh ta đã trở về ăn năn với cha và từ đó trở đi sống một cuộc đời mới.  Như vậy các con của Ta sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để đem sứ điệp thương xót cho những anh em họ đang đi lạc và bị hủy hoại trong tội lỗi, như chính Ta đã ban sự sống mình để cứu rỗi mọi người .

5.  Con cái của Ta cũng giống như muối trong thế gian (Ma-thi-ơ 5:13).  Nếu những viên muối không tan đi thì nó không thể nào truyền được vị mặn.  Con cái Ta cũng vậy, nếu họ không tan trong lửa yêu thương và Thánh Linh, trở thành của tế lễ sống, thì họ không thể nào đem được sự sống thuộc linh của thiên đàng cho một linh hồn nào để cứu được ai cả.  họ sẽ không hơn gì vợ của Lót khi bà ta trở thành một tượng muối (Sáng-thế-ký 19:26).  Nhưng cũng như Ta đã vì các con mà tan chảy trong vườn Ghết-sê-ma-nê (Lu-Ca 22:44), và Ta trút đổ sự sống của Ta trên thập tự giá để cứu sự sống của nhiều người, thì sự sống phải được trả giá bằng sự sống, thì các con cũng được kêu gọi để từ bỏ sự sống mình và đem lại vị mặn của sự sống thuộc linh cho người khác và giải phóng họ khỏi sự chết.

6.  Một người phạm tội sát nhân kia thay vì bị treo cổ đã được đưa ra chiến trường, tại đó anh ta đã chiến đấu một cách dũng cảm cho Vua và xứ sở mình cho nên mặc dầu bị thương trầm trọng anh ta đã chiến thắng trở về.  Sau khi chiến thắng anh ta được đưa ra tòa để xử lại.  Thì vua thấy trên thân thể của anh ta những dấu thương tích thì hủy bỏ án tử hình, chẳng những tha tội ác của anh ta mà còn tưởng thưởng anh ta và ban cho anh ta chức vụ cao trọng.  Cũng vậy những người ở bên Ta để cùng đánh trận Thánh Chiến chống lại Sa-tan một cách can đảm dạn dĩ để cứu anh em chị em mình, sẽ chẳng những nhận được nơi Ta sự tha tội, mà còn được hưởng Nước Đức Chúa Trời, nhưng trong Nước Đức Chúa Trời Ta còn ban cho họ mão triều thiên  (Gia-Cơ 5:20;  Thi-Thiên 3:21).

7.  Giống như ống dẫn nước dùng để dẫn nước sạch đi thì nó được giòng nước chảy ngang do đó giữ cho nó sạch sẽ, thì cũng vậy những người có Đức Thánh Linh mang giòng nước sống đến cho người khác, có người nhờ Đức Thánh Linh chuyên chở nước sống đến cho người khác thì chính họ sẽ được tẩy sạch và trở thành kẻ thừa hưởng Nước Đức Chúa Trời.

8.  Cách tốt nhất cho người tin để thích hợp cho sự tiếp nhận Đức ThánLinh và  cho sự phục vụ là vâng theo tiếng từ trên trời và tùy theo khả năng của mình lập tức bắt đầu phục vụ.  Thế nhưng muốn trở thành một người bơi lội giỏi, thì việc được huấn luyện cũng vô ích nếu người đó không nhảy vào nước và tự bơi lấy.   Chỉ nhờ thường xuyên luyện tập, trước nhất là trong nước cạn rồi dần dần đến nước sâu.  Người ta mới trở thành thuần thục phương pháp để rồi có thể biết cách cứu được linh hồn của những kẻ đã chìm đắm trong biển sâu của tội lỗi, phương cách tốt nhất là vào trường thực hành của thiên thượng tức là liên hiệp với chính Ta (Công Vụ 4:13).

9.  Có những người thì nghĩ rằng họ không có đủ khả năng và không nhớ rằng sức mạnh của Ta ban năng lực trong sự yếu đuối nên họ lui lại không muốn phục vụ (II Cô-rin-tô 12:9), giống như những người tàn tật, mặc dầu đã được lành bệnh và dùng những đồ ăn bổ dưỡng nhưng họ vẫn yếu đuối vì họ không chịu làm việc và tập luyện thân thể.  Điều mà người tin cần là họ đặt trọn niềm tin nơi Ta và bắt đầu bước ra để cứu tội nhân khỏi sự hư mất.

1.  Tình yêu thương là viên đá để  thử biết sự thật và bởi đó mọi người sẽ nhận biết rằng các ngươi là môn đồ Ta (Giăng 13:35).  Ai cũng sử dụng lưỡi gươm công lý  cho con người.  Khi mới nhìn thấy thì tưởng rằng Ta cũng như Sa-lô-môn, thực hiện ý định của Ta một cách không thương xót (I Các Vua 3:16-28).  Thần dân của Ta cũng như của người cần phải áp dụng viên đá thử của tình yêu.  Thứ nhất là  để làm sáng tỏ sự thật và thứ hai  là để chứng tỏ rằng các con là con cái của Đức Chúa Trờii yêu thương, đã cống hiến sự sống mình để cứu các con.  Như vậy các con phải ở trong sự yêu thương đó và phục vụ lẫn nhau, và cống hiến cả chính sự sống của mình để phục vụ người khác, như Ta đã hiến sự sống mình vì các con.   Vi Ta đã sống thì các con cũng sẽ sống (Giăng 14:19).

2.  Nếu các con thật là môn đồ của Ta thì sự phục vụ bởi tình yêu của các con sẽ mang lại nhiều quả (Giăng 15:8).  Và nếu có ai trong người ta nói xấu các ngươi và mắng nhiếc các ngươi, thì hãy cầu nguyện cho họ, và thay vì trách móc họ hãy để cho họ nếm được trái ngọt của tình yêu các con.  Mấy đứa bé tinh nghịch  khi thấy một cây kia có nhiều trái ngon thì ném đá lên nó túi bụi, nhưng cây không một lời oán trách và thay vì ném đá trả thù, nó thả xuống cho chúng những trái ngon ngọt.  Bởi vì cây không có đá để ném, những gì Đức Chúa Trờii đã ban cho nó, thì nó cho ra không chút phàn nàn.  Vậy, đừng thối chí nếu bị bạc đãi, bởi vì nếu con bị người ta đối xử thậm tệ thì đó là bằng chứng rằng đời sống của các con có kết quả.  Dầu các con bị người ta đối xử như vậy do lòng ganh ghét, ham muốn, nhưng chính bởi đó mà Cha Thiên Thượng của các con được vinh hiển.  Đừngcho rằng Đức Chúa Trờii thèm vinh hiển, hay vinh hiển của Ngài còn chưa đầy đủ nên cần con người bổ túc.  Không hề như vậy!  Mục đích của tình yêu Ngài là nâng con người là tạo vật hèn hạ kia ra khỏi tình trạng tội lỗi, mà loài người đã sa vào và đưa người lên thiên đàng vinh quang của Ngài.  Như vậy, Ngài không làm vinh hiển cho chính Ngài nhưng đem vinh hiển cho con người bằng cách rửa sạch và thanh tẩy họ, như vậy Ngài đã biểu dương sự vĩ đại và kỳ diệu của tình yêu Ngài.

3.  Đối với những người đã ra công khó nhọc để giúp cho nhiều người lìa bỏ tội lỗi và tìm được sự công chính ở trong Ta, trước hết Ta sẽ ban cho họ vinh quang mà trước tiên họ sẽ chiếu sáng giống như ngôi sao, rồi đến khi được hoàn thiện thì sẽ chiếu sáng giống như mặt trời trong nước của Cha Ta.  Các ngôi sao thay màu và biến mất khi Mặt trời Công Chính mọc lên.   Ý muốn của Cha Ta là các con cái của Ngài được hoàn thiện như chính Ngài, chiếu sáng với Ngài trong vinh quang đời đời và vui hưởng tình yêu vô giới hạn đời đời của Ngài.

4.  Có những con vật nhỏ bé kém xa con người, như con đom đóm, chỉ có một chút ít ánh sáng chập chờn, và một số cây nhỏ trong rừng Hy-mã-lạp-sơn, nhưng nhờ chút lân tinh chiếu sáng ở trong thân chúng thì chúng đã giúp chiếu sáng một phần nào khu rừng tối tăm mà chúng sống.  Cũng có những con cá nhỏ bơi lội dưới nước biển sâu tạo ra những tia sáng lấp lánh để giúp cho các con cá khác ẩn tránh kẻ thù.  Huống chi các con cái của Ta là ánh sáng của thế gian (Ma-thi-ơ 5:14) lại càng nên sẵn sàng hy sinh để đem những người ở trong bóng tối  làm mồi cho Sa-tan vào con đường chân lý nhờ ánh sáng của Đức Chúa Trờii ban cho mình.

5.  Nếu họ không dùng những năng lực từ trời ban cho họ để phục vụ Đức Chúa Trờii và các tạo vật Ngài thì họ có nguy cơ đánh mất những ơn ban thiên thượng đó.  Đó là điều đã xảy ra cho một số cá khi chúng sống dưới giòng nước sâu trong các hang tối, nó cũng xảy ra cho một số nhà ẩn tu ở Tây-Tạng, cả hai đều đã sống quá lâu trong bóng tối nên cuối cùng họ đã hoàn toàn mất thị giác.  Cũng vậy, con đà điểu vì không chịu dùng đôi cánh của mình, cho nên cuối cùng đã đánh mất khả năng bay bổng.  Vậy hãy coi chừng, đừng xao lãng những ơn ban và tài năng mà Ta đã ban cho các con nhưng hãy dùng chúng để các con có thể dự phần vinh quang và vui mừng của Thầy các con (Ma-thi-ơ 25:14-30).

6.  Đôi khi cần phải làm một công tác phục vụ lớn lao, Ta đã chọn cho mục đích của Ta những con người nhỏ bé dưới con mắt của người đời, bởi vì họ không khoe khoang về tài năng và sự khôn ngoan riêng của mình, nhưng hoàn toàn đặt lòng tin cậy nơi Ta, và xem khả năng nhỏ bé mà họ có như là chẳng có giá trị gì cả, họ tận hiến tất cả những gì họ có, tất cả con người của họ cho công việc của Ta làm giữa loài người (I Cô-rin-tô 1:26-30).  Chẳng hạn, khi Ta cho 5.000 người trong đồng vắng ăn với 5 ổ bánh và 2 con cá, các con nhớ rằng Ta đã không làm phép lạ nầy qua các môn đồ Ta, bởi vì họ đầy dẫy nghi ngờ, hoang mang và định cho quần chúng đi về với cái bụng đói (Giăng 6:9).  Đầy tớ của Ta trong trường hợp đó là một bé trai mà Ta đã chữa cho bịnh kinh phong.  Vì rất mong muốn được nghe lời Ta cho nên nó đã quyết định theo Ta.  Bà mẹ nghèo nàn của nó đã gói cho nó vài cái bánh lúa mạch và 2 con cá, đủ cho vài ba ngày đi đường, và khi đám đông đã được hỏi là có ai có đồ ăn hay không thì đứa bé tin tưởng đem tất cả những gì mình có ra đặt dưới chân các môn đồ.  Dầu lúc đó có nhiều người giàu có họ đem theo nhiều thức ăn tốt hơn nhưng họ không sẵn sàng để từ bỏ chúng,  như vậy những cái bánh lúa mạch của bé trai nầy sau khi được Ta chúc phước mà đoàn dân đã được ăn một bữa ăn rất ngon miệng.

7.  Có nhiều người rất thiếu kém tinh thần biết ơn đến nỗi dầu cho có bao nhiêu ơn phước đổ trên họ, có khi có cả những phép lạ thực hiện cho họ, vậy mà họ vẫn không bằng lòng và không biết ơn.  Những hạng người như vậy không bao giờ có thể được dùng để phục vụ và đem phước lành lại cho người khác.  Họ giống như người đã được Ta chữa lành chứng bịnh nan y anh ta phải chịu suốt 38 năm, thay vì biết ơn và tin Ta, anh ta cũng chẳng thèm nhớ đến tên Ta nữa (Giăng 5:12-13).  Thế gian không mong gì được phước từ những hạng người như vậy;  phước lành chỉ đến từ những người giống như người đàn bà góa sẵn sàng từ bỏ mọi sự mình có, ngay cả những thứ để nuôi mình sống (Lu-Ca 21:2-4).

8.  ể phục vụ và thi hành bổn phận cho đúng nghĩa, các đầy tớ Ta phải sẵn sàng cống hiến cả chính mạng sống mình.  Hãy xem gương người lính trung thành kia đã giữ vị trí của mình trong khi trời tuyết đổ lạnh cóng cho đến nỗi anh ta chết cứng, mà vẫn đứng nguyên ở vị trí của mình như một pho tượng, mặc dầu mọi người khác bỏ chỗ gác để đi tìm lửa sưởi.  Khi Vua đến thấy anh ta đứng nguyên trung tín cho đến chết, thì Vua cởi vương miện ra đặt trên đầu anh ta và nói rằng: "Một người lính và đầy tớ trung thành như vậy xứng đáng được nhận vinh quang và danh dự của vương miện ta.  Nếu anh còn sống, chắc ta đã đặt anh ta làm đầu vương quốc của ta!"   Đó là tấm gương cho các đầy tớ trung thành của Ta trong các công tác mà Ta chỉ định cho họ, và như những người hoàn thành công tác của mình với lòng tận trung và can đảm như vậy Ta sẽ ban cho họ mão triều thiên vinh hiển không hề phai tàn (II Ti-mô-thê 4:4, 5-8).

9.  Có nhiều người đã lãng phí thời gian quí báu Ta ban cho họ để phục vụ Ta, nhưng ngay bây giờ vẫn còn có cơ hội để cho họ tỉnh thức mà tận dụng được thì giờ còn lại cho họ.  Và giống như người thợ săn kia trong khi đi lang thang trong rừng lượm mấy viên sỏi đẹp trên bờ suối.  Vì không biết giá trị của chúng nên anh ta đã dùng chúng để bắn ná thun nhắm vào những con chim đậu trên cây dọc bờ sông, và từng viên một rơi xuống nước mất tăm.  Khi còn lại một viên ở trên tay anh ta đi vào thành phố, trong khi anh ta đi qua một cửa hàng kim-hoàn người chủ chợt nhìn thấy nó và bảo người thợ săn rằng đó là viên ngọc quí giá anh ta có thể bán được hàng ngàn rubbi.  Khi nghe vậy thì anh ta mới than tiếc: "Thật là khốn nạn cho tôi!  Tôi không biết giá trị của chúng, tôi đã dùng  nhiều viên ngọc nầy để bắn chim trên bờ sông và tất cả đều rơi xuống sông và mất biệt nếu không tôi đã trở thành triệu phú rồi.  Dầu vậy tôi vẫn còn được viên nầy, thì cũng vớt vát được chút ít."   Mỗi ngày qua đi như viên kim cương quí giá, và mặc dầu đã có nhiều ngày vô giá đó bị lãng phí trong cuộc đeo đuổi tìm kiếm những lạc thú chóng qua, tất cả đều đã rơi vào dòng sông của quá khứ, nhưng các con cần phải tỉnh thức để biết giá trị của thời gian còn lại, và đem xử dụng nó thế nào để con có thể thu trữ được của cải cho mình ở trên trời.  Hãy dùng nó trong sự phục vụ Ta bởi vì Ta đã hiến thân cho con và ban cho con bao nhiêu phước lành vô giá, bằng cách dùng chúng để cứu người khác khỏi tội lỗi và sự chết rồi con sẽ được phần thưởng đời đời ở trên trời.

THẬP TỰ GIÁ VÀ HUYỀN NHIỆM CỦA ĐAU KHỔ

MÔN ĐỆ:  "Ý nghĩa và mục đích của thập-tự-giá là gì, và tại sao đau đớn khổ sở lại tồn tại trên thế gian?"

THẦY:  


1.  Thập tự giá là chìa khóa vào thiên đàng.  Ngay từ lúc Ta chịu báp têm, Ta đã vác thập tự giá lên vai Ta vì cớ tội nhân, thì thiên đàng đã mở ra, 33 năm Ta vác thập tự giá và chết trên đó.  Thiên đàng trước kia vì tội lỗi đã đóng lại đối với con người, nay đã mở ra mãi mãi cho mọi người tin.

Bây giờ khi mà người tin bắt đầu vác thập tự giá lên vai và theo Ta, thì họ được vào thiên đàng qua Ta (Giăng 10:9), họ bắt đầu hưởng được niềm vui vô bờ mà thế gian không thể nào hiểu được.  Ta ban cho con cái Ta sức chịu đựng sự đau đớn và  còn cảm thấy hạnh phúc và bình an trong đó nữa.  Kẻ nào vui vẻ vác thập tự giá của Ta thì chính thập tự giá đó sẽ nâng họ lên, và yểm trợ họ cho đến khi họ vào thiên đàng.

2.  Bản chất tà dạy và phản nghịch của con người làm cho họ đau khổ, như những người ở xứ lạnh thì sẽ  cảm thấy khổ sở, đau đớn trước cái nóng của nhiệt đới, và những người đã sống trong khí hậu nhiệt đới thì cũng không chịu  nổi cái lạnh cắt da của những xứ lạnh.  Khí hậu nóng hay lạnh là qui luật tùy theo tương quan giữa trái đất và mặt trời.  Cũng vậy, mặt trời, tự nó không phải là sự đau khổ.  Cũng vậy, khi con người sử dụng quyền tự do ý chí của mình, thì họ đi vào tình trạng hòa hợp hay bất hòa với Đức Chúa Trời, trong khi đó thì luật pháp của Đức Chúa Trời có mục đích đem lại sức khoẻ và hạnh phúc tâm linh cho con người, nếu chống lại luật pháp đó thì sẽ đem lại đau đớn khốn khổ cho tâm linh.  Đức Chúa Trời thay vì xóa bỏ hoàn toàn tình trạng chống đối phản nghịch với ý chỉ của Ngài, thì sử dụng chúng để khiến cho con người thấy rõ rằng thế giới nầy được tạo dựng không phải để làm quê hương cho họ mà là một miền đất khách (II Cô-rin-tô 5:1-2, 6).  Thế gian nầy chỉ là nơi để sửa soạn họ cho căn nhà toàn hảo đời đời.  Những tai ương bất thần xảy đến có mục đích là để giữ cho tâm linh họ tỉnh thức, kẻo họ trở thành chểnh mãng trôi lạc xa lẽ thật, rồi phải đồng số phận hủy diệt với thế giới bấp bênh nầy.  Mục đích của con người được tạo dựng là để tương giao với Đấng Tạo Hóa họ và sau khi được giải thoát khỏi những đau khổ phiền lụy của cuộc đời tạm bợ nầy, họ sẽ được vào thiên đàng để hưởng hạnh phúc và an bình đời đời.

3.  Những nỗi đau đớn khổ sở cũng đắng như là thuốc độc, nhưng các thầy thuốc đôi khi cũng dùng độc để trị độc.  Cũng vậy, đôi khi Ta dùng sự đau đớn phiền lụy như liều thuốc đắng để giúp cho sức mạnh tâm linh, làm gia tăng sức khoẻ và sự tráng kiện tâm linh của những người tin Ta.   Khi mà sức khoẻ của họ được hoàn hảo thì tất cả mọi đau đớn sẽ chấm dứt.  Đau khổ của họ không phải là niềm vui của Ta, vì Ta chỉ có một mục đích là đem cho họ sự an lạc đời đời (Ca-Thương 3:31-33).

4.  Đôi khi sau một cơn động đất thì có những nguồn suối nước ngọt phun lên trong những nơi vắng vẻ, và những vùng đất khô cằn được bón tưới và có ích cho thực vật sinh sôi nẩy nở, cũng vậy đôi khi những chấn động của đau khổ mở ra trong lòng người những nguồn suối nước sống ẩn kín, và thay vì phàn nàn lằm bằm từ nơi họ sẽ tuôn ra dòng nước biết ơn và vui mừng (Thi-Thiên 119:67, 71).

5.  Vừa khi một đứa bé chào đời thì điều tối cần là nó phải la khóc ngay, để cho hơi thở của nó được điều hòa và hai buồng phổi của nó được sử dụng đúng mức;  nếu vì lý do nào đó mà nó không khóc thì phải đánh cho nó khóc.  Tình yêu trọn vẹn cũng giống như vậy.  Đôi khi Ta khiến cho con cái Ta la khóc vì những cú đấm của đau đớn khổ nạn, để cho hơi thở cầu nguyện được thông suốt qua các buồng phổi tâm linh và nhờ đó họ nhận được sức mới để sống cuộc sống không hề chấm dứt.

6.  Thập tự giá cũng như hạt dẻ vỏ ngoài thì cứng, nhưng nhân bên trong thì bùi béo và bổ dưỡng.  Thập tự giá cũng vậy, bề ngoài của nó chẳng có gì hấp dẫn, nhưng những người vác thập tự giá khám phá được chân tính của nó thì thấy rằng trong nó có mùi vị ngọt ngào nhất của sự bình an tâm linh.

7.  Khi Ta hóa thân làm người, để cứu rỗi loài người Ta đã mang lấy thập tự giá tàn bạo, không phải chỉ 6 tiếng đồng hồ khi bị đóng đinh, cũng không phải trong 3 năm rưỡi thánh vụ của Ta, mà suốt cả 33 năm rưỡi của cả cuộc đời Ta hầu cho nhân loại được giải thoát khỏi móng vuốt của sự chết.  Như những người sạch sẽ cảm thấy khổ sở khi phải đứng chích thuốc trong  một chỗ bẩn thỉu hôi thối, thì những người ở trong Ta cũng cảm thấy khổ sở vô cùng khi phải sống giữa những kẻ xấu xa, gian ác;  chính vì vậy mà một số người có cuộc đời cầu nguyện không chịu nổi mùi xú uế của tội lỗi, đã lìa thế gian ra đi sống ẩn dật ngoài sa mạc hay trong các hang động.  Hãy suy nghĩ điều nầy, Nếu những con người chính họ cũng là tội nhân, họ cảm thấy không thể nào chịu nổi sự hiện diện của tội lỗi và không thể nào sống chung với những người đồng loại của mình đến nỗi phải lìa bỏ họ hoặc không bao giờ muốn trở lại với họ nữa, vậy thì thập tự giá của Ta còn đau đớn khốn khổ cho Ta đến đâu, khi Ta là Nguồn Của Thánh Thiện phải sống hơn 33 năm thường xuyên giữa những kẻ đầy tội lỗi.  Trí óc con người không thể nào đủ sức hiểu nổi hay đánh giá nổi điều đó, ngay cả các thiên sứ cũng mong ước hiểu (I Phi-e-rơ 1:12).  Các thiên sứ biết rằng trước khi sáng thế Đức Chúa Trời là Tình-Yêu, nhưng đối với họ điều kỳ diệu lạ lùng hơn hết: là Đức Chúa Trời yêu thương tạo vật Ngài đến nỗi Ngài đã hóa thân thành người, mang lấy thập tự giá tàn bạo để cứu những tạo vật của Ngài và đem họ vào sự sống đời đời.

8.  Ngay trong đời nầy Ta cũng chia xẻ thập tự giá ta với những ai ở trong Ta.  Ta đã đi vào sự đau khổ của họ (Công-Vụ 9:4).  Dầu họ là tạo vật và Ta là Đấng Tạo Hóa họ, nhưng cũng như thân thể và tâm linh, mặc dầu là hai thực thể riêng biệt, vẫn quyện lẫn vào nhau đến nỗi khi một bộ phận nhỏ nhất của thân thể cảm thấy đau đớn thì tâm linh lập tức cảm biết điều đó;  cũng vậy, Ta là sự sống và tâm linh của con cái Ta và họ dù trong quá khứ hay hiện tại đều là thân thể và chi thể của Ta.  Ta dự phần với họ trong mọi sự đau đớn, buồn khổ, và khi đến lúc Ta sẽ ban cho họ sự giải cứu.

9.  Sau khi Ta mang thập tự giá, Ta có thể giải thoát và bảo vệ an toàn những ai mang thập tự giá.  Để những khi họ bước giữa lửa bắt bớ ta sẽ ở cùng họ như Ta đã ở cùng ba người bạn trẻ trong lò lửa hực của vua Nê-bu-cát-nết-sa, nguồn lửa cháy bừng bừng đó không có thể làm hại họ (Đa-ni-ên 3:23-25;  I Phi-e-rơ 4:12-13).  Vậy những kẻ nhận được báp têm Thánh Linh đã nhận được sự sống mới chẳng bao giờ cảm thấy lửa bắt bớ hay gây hại, vì họ ở trong Ta trong an bình và an ninh đời đời.  

1.  Trong mùa lạnh giá thì cây cối rụng hết lá, trông có vẻ như là sự sống của chúng đã mất đi vĩnh viễn, nhưng đến mùa xuân thì nó đâm chồi, trổ lá và sinh hoa đẹp đẽ, và trái bắt đầu thành hình. Đối với Ta, sự chịu thập hình và phục sinh cũng giống như vậy, và những kẻ mang thập tự giá trung thành của Ta cũng vậy (II Cô-rin-tô 4:8-11; 6:4-10).  Dầu dường như họ bị nghiền nát và chết bên dưới thập tự của họ, họ vẫn có thể trổ hoa đẹp đẽ và những trái của sự sống đời đời sẽ còn lại mãi mãi.

2.  Khi tháp một cây ngọt vào một cây đắng, thì cả hai đều cảm thấy lưỡi dao và cả hai cùng chịu đau đớn để cho cây đắng có thể sanh trái ngọt.  Cũng vậy, để đem sự tốt lành vào bản chất xấu của con người, trước hết chính Ta và sau đó là những kẻ tin Ta cũng phải chịu nỗi thống khổ của thập-tự-giá; hầu trong tương lai họ có thể sinh được trái ngon ngọt.  Như vậy tình yêu, vinh quang của Đức Chúa Trời đã được thể hiện.

3.  Nếu trong đời nầy người ta bắt bớ và vu khống các con thì đừng lấy làm ngạc nhiên và chán nãn, vì thế gian nầy không phải là nơi nghĩ ngơi mà là chiến trường cho các con.  Khốn cho các con nếu thế gian ca ngợi các con (Lu-Ca 6:26), điều đó chứng tỏ rằng các con đã đi vào con đường và những thói quen tà vạy của họ.  Các con cái của Ta đã được ca ngợi vì bản chất ngược lại, vì ánh sáng và bóng tối không thể đồng hành nhau.  Nếu vì lý do gì mà kẻ ác hành động ngược lại bản chất của họ mà thôi không bắt bớ các con thì họ sẽ làm thương tổn các con nhiều hơn bởi vì ảnh hưởng của họ thấm sâu vào đời sống tâm linh của các con và đời sống tâm linh các con không thể nào tiến bộ được.

Hơn nữa, đặt lòng tin cậy nơi thế gian và người đời là xây nhà trên cát, bởi vì hôm nay họ nâng bổng các con lên rồi ngày mai họ ném các con xuống bùn đen, bởi vì không có gì bền vững trong thế gian nầy.  Khi Ta đi lên Giê-ru-sa-lem vào lễ Vượt-Qua, tất cả mọi người đều đồng thanh kêu lên "Hô-sa-na! Hô-sa-na!" (Ma-thi-ơ 21:9), nhưng chỉ 3 ngày sau thôi, khi họ thấy nhửng điều Ta nói nghịch lại cuộc sống tội lỗi và ích kỷ của họ, thì họ liền đổi giọng và kêu lên "Đóng đinh hắn trên thập tự giá ! Đóng đinh hắn trên thập tự giá !" (Lu-Ca 23:21).

4.  Nếu vì lý do hiểu lầm mà một vài người hoặc tất cả các tín hữu khác quay lại nghịch với con và khiến con đau đớn, con đừng xem đó là một điều bất hạnh, vì nếu con cứ chân thật, trung tín tiếp tục làm bổn phận của mình dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, thì hãy nhớ rằng chính Đức Chúa Trời và tất cả các đạo quân của thiên-đàng đều ở về phía con.

Đừng bao giờ để mình nãn chí, vì sẽ có một ngày kia tất cả những dự định và mục đích tốt đẹp của con cùng với tất cả tình yêu vô kỷ của con sẽ được công bố cho cả thế giới biết, và trước mặt mọi người con sẽ được vinh danh vì công khó và sự phục vụ trung thành của con.

Ta cũng vậy, vì sự cứu rỗi nhân loại, Ta đã từ bỏ mọi sự, và chính Ta đã bị mọi người ruồng bỏ, nhưng cuối cùng Ta đã nhận được lại mọi sự.  Đừng ngạc nhiên gì cả khi người đời lìa bỏ con, vì họ đã lìa bỏ chính Đức Chúa Trời, như vậy con sẽ được xem là con cái thật của Cha trên trờ.

5.  Đừng tưởng rằng những kẻ sống sang trọng và luôn luôn thành công trên đường đời là kẻ thờ phượng thật, thường là trái lại.  Khi con cừu lìa bỏ bầy và người chăn của mình, rất có thể nó tìm được một đồng cỏ tốt trong rừng, nhưng nó luôn luôn có nguy cơ là sẽ bị các thú dữ đến xé xác, và đó là số phận cuối cùng sẽ thật sự xảy ra cho nó.  Nhưng những con chiên ở lại trong bầy cùng với người chăn, dầu chúng có vẻ bịnh hoạn yếu đuối, nhưng hoàn toàn không bị nguy hiểm đe dọa dưới sự chăm sóc của người chăn.  Đó là sự khác biệt giữa người tin và kẻ không tin.

6. Cuộc sống của người tin và của kẻ không tin lúc khởi đầu trong rất giống nhau nhưng đến cuối cùng cả hai rất khác nhau giống như con rắn và con tằm.  Con rắn, dầu có lột da bao nhiêu lần đi nữa, cũng hoàn là rắn không trở thành gì khác, nhưng con tằm sau khi ném bỏ tổ kén xù xì của nó, thì trở thành một vật mới, một con bướm đẹp đẽ bay lượn trên không.  người tin cũng vậy, sau khi ném bỏ thân thể nầy, thì vào một trạng thái vinh quang thiên thượng bay bỗng mãi mãi trên thiên-đàng, trong khi tội nhân sau khi chết thì cũng vẫn hoàn là tội nhân.

7.  Mặc dầu con tằm bị chật chội trong tổ kén, ở trong tình trạng phấn đấu bực bội như phải mang thập tự giá, nhưng chính điều kiện tranh đấu khó khăn đó mang sức mạnh cho đôi cánh của nó và giúp nó thích ứng với cuộc sống hầu đến.  Con cái Ta cũng vậy, khi còn ở trong thân thể nầy, phải ở trong tình trạng tranh đấu, phấn đấu, xung đột tâm linh, và trông mong được giải thoát với bao nhiêu khắc khoải thở than, nhưng nhờ mang thập tự giá, Ta ban cho họ sức mạnh và họ được chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng với cuộc sống vĩnh viễn (Rô-ma 8:23).  Ở giữa trận chiến thuộc linh dẫu họ đang mang thập tự giá, Ta cho họ một niềm an bình kỳ diệu trong tâm hồn, để họ không nãn lòng.  Thí dụ, một người tuẩn đạo trung thành của Ta sau khi làm chứng vể Ta bằng lời nói và việc làm, thì kẻ thù phải đem người đi treo ngược đầu xuống đất trên thập tự giá.  Trong tình trạng như vậy tâm trí người vẫn an bình đến nỗi người không còn ý thức được sự đau đớn và nhục nhã mình đang chịu, quay qua nói với kẻ bắt bớ mình rằng, "Cách ông đối đãi tôi không làm cho tôi sợ hãi chán nãn, vì tôi không mong đợi gì nơi thế gian, nơi mà mọi sự đều đảo ngược, nơi mà không có người nào có thể nhìn sự vật một cách ngay thẳng đứng đắn.  Bởi vì bản thất của ông như vậy cho nên ông đã treo ngược tôi và nghĩ rằng tôi bị lộn ngược, nhưng thật ra tôi mới là thẳng đứng.  Cũng như khi đặt một tấm hình vào hình chiếu phải đặt ngược thì hình chiếu ra mới đúng, ngày nay cũng vậy, dầu hiện nay trong con mắt của người đời tôi bị lộn ngược nhưng tôi luôn luôn thẳng đứng trước mặt Đức Chúa Trời và thiên đàng, và tôi ca ngợi Ngài vì thập tự giá của vinh hiển nầy."

8.  Đối với người tin nhiều khi trở thành một người tuẫn đạo cho Danh Ta là một điều dễ dàng nhưng Ta cũng cần những nhân chứng sống mỗi ngày dâng chính mình như của tế lễ sống để cứu rỗi người khác (I Cô-rin-tô 15:31).  Vì chết thì dễ, nhưng sống thì khó, và đời sống của một người tin là chết mỗi ngày.  người nào sẵn sàng phó sự sống mình vì cớ Ta như vậy thì sẽ cùng dự phần vinh hiển với Ta và sống với Ta  mãi mãi trong niềm vui mừng trọn vẹn.

9.  Nếu những nỗi đau đớn, khổ nạn, buồn rầu, than khóc, nổi lên như những đám mây che kín Mặt trời Công Chính một thời gian khiến cho con không thể thấy Ngài, thì đừng hoảng sợ, vì cuối cùng những đám mây hoạn nạn rơi xuống thành cơn mưa rào ơn phước trên đầu con, và Mặt trời Công Chính lại sẽ mọc lên trên con mãi mãi (Giăng 16:20-22).  

  THIÊN ĐÀNG VÀ HỎA NGỤC

MÔN ĐỆ

  Thưa Thầy thiên đàng và hỏa ngục là gì?  Chúng ở đâu?

THẦY:

1.  Thiên đàng, hỏa ngục là hai trạng thái đối lập trong lãnh vực tâm linh.  Chúng bắt nguồn từ tấm lòng của con người và đặt nền móng của chúng ngay từ đời nầy.  Giống như con người không thể thấy được tâm linh của mình thì họ cũng không thể nào thấy được hai trạng thái của linh hồn.  Nhưng họ có kinh nghiệm về các trạng thái đó ngay trong tâm mình cũng như họ cảm thấy đau khi bị đánh và cảm giác được sự ngọt ngào khi ăn miếng thịt ngon.  Vết thương do cú đấm có thể nặng thêm khi nó làm cho đau đớn cùng cực và cuối cùng chấm dứt bằng sự chết và mục rữa, mặt khác miếng thịt ngon ngọt được tiêu hóa mà đem lại sức khọe.  Cũng một thể ấy sự đau đớn do hành động tội lỗi đem lại, và hạnh phúc do việc lành đem lại có thể nhận thấy ngay tới một mức nào đó, nhưng sự trừng phạt cũng như phần thưởng đầy đủ của chúng chỉ có thể nhận biết được trọn vẹn khi bước vào lãnh vực tâm linh.

2.  Trên đời nầy con người không bao giờ thỏa mãn với một điều gì lâu dài, nhưng luôn luôn  đi tìm thay đổi hoàn cảnh hay môi trường;  Rõ ràng là những điều chóng qua của trần gian không bao giờ có thể làm thỏa mãn họ, họ mong muốn có một cái gì bền vững và bất biến và phù hợp với sở ước và dục vọng của mình.  Khi họ tìm kiếm thì họ gặp được điều đó ở trong Ta, họ không còn ước muốn thay đổi gì nữa, vì khi con người gặp được niềm hạnh phúc trọn vẹn thì họ không còn chán nãn, bởi đó là một nhu cầu của cả thân thể lẫn tâm linh.  Trên thực tế, mục tiêu của linh hồn con người là tìm được sự bình an thật.  Đôi khi con người thình lình cảm thấy có một cảm giác sung sướng hay đau đớn mà tự mình không hề nghĩ hay là mong ước đến, cảm giác đó phát xuất từ thế giới tâm linh của thiên đàng hay hỏa ngục.  Những cảm giác đó cứ tái diễn nhiều lần, dần dần cái nầy hay cái kia sẽ thắng thế, tuỳ theo thói quen thuộc linh của người đó và bằng cách theo đuổi thường xuyên một trong những khuynh hướng đó, người đó thực hiện một sự lựa chọn cuối cùng.  Cũng vậy, nền tảng của thiên đàng và hỏa ngục đã được xây trong lòng con người ngay từ khi họ còn ở trong thế gian.  Sau khi chết họ đi vào tình trạng những ước muốn và dục vọng đã chuẩn bị họ ngay từ trong đời nầy.

3.  Một số người cho rằng ước muốn là cội rễ của mọi ưu phiền, đau khổ.  Bởi vậy họ nói mong ước được hạnh phúc ở thiên đàng hay được giao thông với Đức Cúa Trời là không đúng, vì muốn được giải thoát thì phải diệt hết mọi ước muốn dục vọng.  Nói vậy cũng điên dại như là bảo một người đang khát nước hãy giết cái khát của mình đi thay vì đem nước cho họ uống, vì khao khát hay ước muốn là một phần của đời sống.  Ngoại trừ dục vọng hay sự khát không làm thỏa mãn chúng và huỷ diệt sự sống, đó không phải là cứu rỗi hay giải thoát nhưng là chết.  Như sự khát đòi hỏi nước và nước là mục đích để loại trừ cái khát, thì sự hiện hữu của ước muốn, dục vọng trong linh hồn con người hàm ý có sự hiện hữu của hạnh phúc và bình an chân thật.  Khi linh hồn tìm được Đấng đã gieo trồng trong con người cái ước muốn đó, thì nó nhận được sự thỏa mãn đã khát còn lớn hơn người khát nước được uống nước, và sự thỏa mãn ước vọng của linh hồn đó chúng ta gọi là Thiên-đàng.

4.  Có nhiều người trên đời nầy giống như người kia chết khát mặc dầu đang ở giữa làn nước mênh mông của đại dương, bởi vì nước mặn không thể nào dập tắt được cơn khát để cứu sống người đó.  Cũng vậy, có rất nhiều người đang sống trong đại dương của tình yêu nhưng vì họ đang sống trong bất công và tội lỗi, họ cảm thấy dòng nước ngọt của ân điển Đức Cúa Trời là quá đắng nên họ phải chịu chết khát.  Nhưng đối với những ai ăn năn tội lỗi mình và quay vềcùng Ta thì nguồn nước sống phun lên cho họ từ trong biển tình yêu, và họ sẽ tìm được sự thỏa lòng và bình an trường cửu trong Đấng yêu thương họ.  Điều đó chúng ta gọi là Thiên-đàng.

5.  Có nhiều người ấp ủ trong lòng sự lưu luyến và gắn bó với thế gian đến nỗi mặc dầu khi họ thấy tấm gương hay nghe lời giảng dạy của con cái Ta, thì lòng họ được nâng bỗng lên hướng về trời, nhưng rồi lại bị hấp lực lôi trở xuống thế gian, giống như những viên đá được tung lên trời vẫn rơi xuống đất, cuối cùng họ sẽ bị trôi tuột vào hỏa ngục.  Nhưng khi một người đến với Ta với tấm lòng ăn năn chân thật, thì Ta sẽ dọn sạch đền thờ của lòng họ bằng những ngọn roi yêu thương và làm cho nó trở thành ngôi thiên đàng của Vua các vua.  Cuộc đời trên trần gian nầy chỉ là giả tạo, những vinh quang huy hoàng của các vua mới thấy ngày hôm nay thì ngày mai đã bị hòa lẫn với cát bụi.  Nhưng những ai trở thành con của nước Đức Cúa Trời thì sẽ nhận được vinh quang, danh dự, triều thiên và ngôi báu nước họ, tức là thiên-đàng không bao giờ chấm dứt.

6.  Tội nhân vì muốn gia tăng khoái lạc của mình nên ăn cắp vật tốt của người khác, vì vậy người ta dù tốt, dù xấu, mỗi lần đi xa đều khóa cửa nhà mình lại.  Việc khóa giữ của cải như vậy sẽ phải tiếp tục mãi mãi khi mà lòng con người khóa lại trước Chúa là Chủ và Đấng Sáng Tạo họ.  Tuy nhiên khi ổ khóa của lòng người mở ra cho Đấng đang đứng gõ trước cửa (Khải-Huyền 3:20), thì những ước vọng khao khát của lòng họ sẽ được thỏa mãn.  Lúc đó sẽ không còn cần phải khóa cửa nhà nữa, thay vì ăn cắp của cải của người khác và làm những chuyện gian trá thì mọi người sẽ phục vụ lẫn nhau trong yêu thương.  Khi con người dâng cho Đức Cúa Trời những gì thuộc vể Ngài thì tức là họ chỉ tìm kiếm điều tốt lành.  Như thế họ đi vào sự vui mừng và bình an kỳ diệu;  và đó là thiên đàng.

7.  Khi Ta hiến thân trên thập tự giá vì nhân loại để có thể cứu tội nhân từ hỏa ngục và đưa họ vào thiên đàng, thì có hai tên cướp ở hai bên Ta, cùng chịu cái chết một lượt với Ta.  Mặc dù bề ngoài cả 3 có vẻ như cùng chung chịu một số phận, nhưng trong con mắt thuộc linh có một sự cách biệt vô cùng lớn lao.  Một trong hai người đó đã đóng cửa lòng mình lại đối với Ta và đã chết đi mà không ăn năn, còn người kia mở lòng ra cho Ta bằng một sự ăn năn chân thật, và khi tương giao với Ta người đã nhận được sự sống, và chính ngày hôm đó đã được vào thiên đàng cùng với Ta (Lu-Ca 23:39-43).  Thiên đàng không phải chỉ tồn tại bên kia cửa tử, nhưng nó đã bắt đầu trong lòng người ngay từ bây giờ,  dầu nó bị che khuất khỏi mắt người đời (Lu-Ca 17:21).  Một người tuẫn đạo trung thành của Ta sắp chết vì sau khi bị hành hạ đau đớn dưới tay kẻ bắt bớ, nhưng người tràn đầy niềm vui của thiên đàng đến nỗi quay lại bảo họ rằng, "Ô, phải chi tôi có thể mở banh lòng tôi ra cho các anh, và chỉ cho các anh thấy sự bình an kỳ diệu tôi đang có, mà thế gian chẳng có thể nào cho cũng không thể nào cất đi!  Có vậy các anh mới tin được chân lý, bởi vì đó là mana giấu kín không thấy được và cũng không thể nào thấy được."  Sau khi người ấy chết thì bọn ngu dại kia mở banh lồng ngực anh ra hy vọng tìm được cái gì quí giá trong đó, nhưng chúng chẳng thấy gì cả, bởi vì thực tại của thiên đàng chỉ có kẻ nào chấp nhận và tìm được niềm vui trong đó mới có thể biết được.

8.  Tử cung của Mari nơi Ta tạm trú mấy tháng khi mang hình thể xác thịt, không có phước bằng tấm lòng của người tin nơi Ta đến ngự mãi mãi và khiến nó trở thành một thiên đàng (Lu-Ca 9:27-28). Có nhiều người mong ước được thiên đàng nhưng rồi đánh mất hoàn toàn vì sự ngu dại của mình.  Một người ăn xin nghèo khổ kia đang ngồi trên một kho báu giấu kín 21 năm, anh ta ham hố làm giàu đến nỗi thu nhặt cất giấu hết những đồng kẽm người ta cho.  Nhưng rồi anh ta đã chết trong cảnh bần cùng, hoàn toàn không ngờ rằng mình đang ngồi trên một kho tàng trong bao nhiêu năm.  Bởi vì anh ta ngồi quá lâu tại cùng một địa điểm cho nên người ta nghĩ rằng dưới đó có chôn dấu cái gì quí giá.  Cho nên viên Thống-đốc ra lệnh đào xới chỗ đó và người ta khám phá ra vô số của quí, sau đó tất cả đều được xung vào công quĩ nhà Vua.  lời Ta ở gần ngươi, nơi miệng ngươi và trong lòng ngươi (Phục-Truyền 30:14).

9.  Những người không hề biết gì vềcuộc sống tâm linh thì tuyên bố rằng không thể nào có được sự bình an thật và niềm vui thiên đàng trong thế giới sầu não nầy.  Nhưng những ai đã kinh nghiệm được sự sống tâm linh thì biết rằng cũng như người ta thỉnh thoảng gặp được những giòng suối ấm áp tuôn chảy giữa cánh đồng băng tuyết ở bắc cực, vì ở giữa thế giới lạnh lẽo đầy dẫy ưu phiền nầy cũng có thể tìm được những giòng suối ấm áp của sự bình an thiên-thượng tuôn chảy trong lòng những người tin, thì ngọn lửa giấu kín của Thánh-Linh vẫn bùng cháy trong lòng họ.

10.  Mặc dầu Đức Cúa Trời tạo nên loài người cùng một giòng máu và tạo nên mọi người theo hình ảnh giống như Ngài, Ngài đã ban cho họ những cá tính, tánh khí và những năng lực khác nhau.  Vì nếu tất cả hoa trên thế gian nầy đều có cùng một màu sắc và hương thơm, thì mặt đất đã mất đi vẻ mỹ miều của nó.  Ánh sáng mặt trời khi xuyên qua kính màu nó không thay đổi màu nhưng chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp khả ái của kính.  Cũng vậy, Mặt trời Công Bình luôn luôn chiếu tỏa vinh quang và tình yêu vô hạn của Đức Cúa Trời qua những đức tính Ngài ban cho các thánh-đồ và những người tin Ngài trong đời nầy và ở thiên đàng.  Như vậy Ta ở trong họ, và họ ở trong Ta, và họ sẽ được vui mừng mãi mãi.  

MÔN ĐỆ:

Thưa Thầy nhiều người nói rằng sự an ủi và niềm vui mà người tín đồ kinh nghiệm được chẳng qua chỉ là kết quả của các tư tưởng và ý niệm của họ.  Điều đó đúng không?

THẦY:

1.  Sự yên ủi và sự bình an bền vững mà các tín đồ và những người tin Ta đã nhận được trong họ là do sự hiện diện của Ta trong lòng họ, là do ảnh hưởng của sự đầy dẫy Đức Thánh Linh là Đấng ban sự sống.  Còn những người bảo rằng niềm vui tâm linh chỉ là kết quả của những suy tưởng trong lòng, thì họ cũng giống như chàng khờ kia bị mù từ thưở sanh ra, vào mùa đông lạnh lẽo thường hay ra ngoài trời nắng để sưởi ấm.  Khi có người hỏi anh ta nghĩ sao về hơi ấm mặt trời thì anh ta liền cãi rằng làm gì có mặt trời, và nói, "Hơi ấm mà tôi đang cảm thấy bên ngoài đây là phát xuất từ bên trong thân thể tôi, và đó chẳng qua chỉ là cố gắng mãnh liệt của tư tưởng tôi mà thôi.  Chuyện người ta bảo rằng có một cái khối cầu lửa lớn treo trên trời thật là hoàn toàn vô lý.  "Vậy hãy coi chừng hãy giữ chừng, kẻo có ai lấy triết học và lời hư không, theo lời truyền khẩu của loài người, sơ học của thế gian, không theo Đấng Christ, mà bắt anh em phục chăng." (Cô-lô-se 2:8).


2.  Nếu hạnh phúc tuỳ thuộc vào sự suy nghĩ của con người vậy thì các triết gia và những nhà tư tưởng sâu sắc ắt phải tràn đầy hạnh phúc.  Nhưng ngoại trừ một số những kẻ đã tin Ta, những người khôn ngoan về phương diện triết học của đời nầy hoàn toàn không có hạnh phúc, chỉ trừ một thứ vui thỏa do làm theo một số qui luật họ nghĩ ra, nhưng nó rất ngắn ngủi.

Nhưng Ta đã tạo dựng con người có một bản chất thích hợp để nhận ĐứcThánh Linh và chỉ nhờ đó họ mới có thể nhận được sự sống và niềm vui thiên đàng.  Như hòn than có bản chất thích hợp để nhận lửa, nhưng nếu không có dưỡng khí oxy thì lửa không thể vào trong nó được, nhưng nếu dưỡng khí của Thánh-Linh không vào được linh hồn con người thì họ sẽ mãi mãi ở trong bóng tối và không thể nào hưởng được sự bình an chân thật và lâu dài (Giăng 3:8).

3.  Sự thích hợp của tấm lòng và tư tưởng con người cũng giống như những bộ dây đàn guita hay violon.  Khi lên dây đàn làm cho nó hòa hợp với nhau thì người ta có thể khảy vào giây và tạo nên một điệu nhạc khả ái nhất;  Nhưng nếu không lên giây thì khảy vào dây đàn chỉ tạo nên những tiếng chói tai.  Việc đem lại những âm thanh ngọt ngào sau khi đã lên giây đàn cũng còn tuỳ thuộc vào không khí, bởi vì nhờ sức mạnh và sự chuyển động của không khí mà âm thanh mới được đưa đến tai người nghe.  Cũng một thể ấy, nếu muốn làm cho tư tưởng và sự tưởng tượng của con người được hòa hợp thì cần phải có sự hiện diện kích thích của hơi thở của ĐứcThánh Linh.  Khi nào có điều đó thì sẽ có không khí thiên đàng và sự hòa hợp vui vẻ trong lòng người cả trong đời nầy và trong thiên đàng.

MÔN ĐỆ :

Thưa Thầy, sau khi con cảm thấy như là sự bình an và hạnh phúc của con không còn nữa.  Bình an và hạnh phúc của con đã bỏ đi.  Có phải vì có tội lỗi kín giấu trong con hay là có lý do nào khác mà con không biết chăng?

THẦY:

1.  Đúng vậy, điều đó thỉnh thoảng là do sự bất tuân gây nên, nhưng có lúc Ta làm như là lìa bỏ con cái Ta trong một thời gian ngắn khi họ cảm thấy cô đơn và bất an.  Lúc họ ở trong tình trạng đó, Ta để cho họ thấy con người thật của chính họ với sự yếu đuối bất toàn, để dạy cho họ biết rằng ngoài Ta họ chẳng qua chỉ là bộ xương khô (Ê-xê-chi-ên 37:1-14);  hầu cho họ không vì ở trong tình trạng nghĩ ngơi bình an thường xuyên, mà quên điều kiện thiết yếu, và tưởng mình là Đức Chúa trời, mà rơi vào kiêu căng để chịu hình phạt của hỏa ngục ( I Ti-mô-thê 3:6; Giu-đe câu 6; Ê-sai 14:12-17).  Bằng cách đó họ được giáo dục và huấn luyện; hầu khi họ khiêm cung hạ mình xuống và cứ ở trong Ta là Đấng tạo dựng họ, họ sẽ hưởng được hạnh phúc đời đời trong thiên-đàng.

2.  Thỉnh thoảng khi Ta vào trong con cái Ta và đổ đầy Thánh-Linh cho họ, họ tràn đầy niềm hạnh phúc vả vui mừng thiên thượng đến nỗi không thể nào chịu đựng được vinh quang và phước lành ban cho họ, và họ té xỉu và có khi bất tỉnh.  Vì thịt và huyết không thể nào thừa hưởng được nước Đức Chúa trời, những vật tạm thời không thể nào hưởng những điều đời đời, cho đến khi con người được giải thoát khỏi quyền lực của tay sát tử vong và được đưa vào vinh quang (I Cô-rin-tô 15:50; 53; Rô-ma 8:19-52).  Lúc ấy, ý Ta được nên trong mọi loài tạo vật ở dưới đất, cũng như được thành ở trên trời.  Lúc ấy, mọi đau đớn khổ nạn, đau buồn, than thở, khốn nạn và chết chóc sẽ bị thanh toán mãi mãi, và tất cả các con cái Ta sẽ được vào trong nước của Cha Ta, đó là niềm vui của Đức-Thánh-Linh, và họ sẽ cai trị đời đời mãi mãi (Rô-ma 14:17; Khải Huyền 21:4; 22:5).

LỜI CẦU NGUYỆN

"Thưa Thầy yêu dấu, những ơn phước và tặng phẩm của Ngài đổ đầy tâm hồn con và chảy trào ra niềm biết ơn và ca ngợi.  Nhưng sự ca ngợi của tấm lòng và miệng lưỡi không đủ cho con nếu con chưa chứng tỏ bằng hành động rằng cuộc đời của con đã được tận hiến để phục vụ Ngài.  Cảm tạ và ca ngợi Ngài vì Ngài đã đem con một kẻ chẳng đáng giá gì ra khỏi sự chết mà vào sự sống và cho con vui hưởng sự tương giao và tình yêu của Ngài.  Con chẳng biết chính con và những nhu cầu của con như đáng phải biết, nhưng thưa Cha, Ngài biết rõ các tạo vật của Ngài và những nhu cầu của chúng.  Con cũng không thể yêu thương chính con như Ngài đã yêu con.  Yêu thương con thật sự là yêu với tất cả tấm lòng và linh hồn, tình yêu vô biên đã ban cho con sự hiện hữu, và tình yêu đó là chính Ngài.  Như vậy, Ngài đã ban cho con chỉ có một trái tim, để nó có thể gắn chặt với một mình Ngài mà thôi là Đấng đã tạo dựng nó.

Thưa Thầy, được ngồi dưới chân Thầy sung sướng hơn là được ngồi trên ngôi cai trị thế gian, vì đó có nghĩa là sẽ được lên ngôi đời đời trong nước thiên đàng.  Bây giờ, trên bàn thờ của đôi chân thiêng liêng nầy con xin dâng chính mình con lên làm của lễ thiêu.  Xin hãy vui nhận con, và dùng con để phục vụ Ngài bất kỳ nơi nào và cách nào.  Ngài là của con, và con thuộc về Ngài là Đấng đã lấy nắm bụi nầy mà tạo thành con theo hình ảnh Ngài và ban cho con quyền được làm con của Ngài.

Nguyện tất cả vinh quang, suy tôn, ca ngợi và tạ ơn thuộc về Ngài đời đời mãi mãi.  A-men !"

Cuốn sách nầy được phát lại từ website: http://vnsalvation.com
Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 19-4-2024 12:30 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách