Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 5003|Trả lời: 0

Khuôn Mẫu Hội Thánh Đầu Tiên

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 16-7-2011 08:08:51 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Khuôn Mẫu Hội Thánh Đầu Tiên
Bài 1:SỨ MẠNG CỦA HỘI THÁNH
I. CHỨNG NHÂN CHO CHÚA
1. Đại mạng lệnh: Cong Cv 1:8 cho chúng ta biết mạng lệnh Chúa truyền cho môn đồ trước khi về cùng Cha là : “Các ngươi sẽ làm chứng về Ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari cho đến cùng trái đất”. Đây chính là diễn giải Đại mạng lệnh cuối sách Mathiơ, mạng lệnh xuất quân dành cho HT: “Hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đệ Ta” (Mat Mt 28:20).
2. Chứng nhân là gì ? : Như thế, môn đồ Chúa Jesus phải làm chứng nhân cho Ngài. Nhưng, “chứng nhân”là gì ? Chứng nhân là người nói rằng: “Điều nầy là thật, tôi biết rõ lắm. . ”. Chứng nhân phải nói điều mình biết rộ, biết chắc. Chứng nhân trước tòa án chỉ nói những gì mình thấy tận mắt, nghe tận tai và những gì mình biết chắc bằng từng trải cá nhân.
Vì thế, là chứng nhân cho Chúa, điều quan trọng đầu tiên chúng ta cần phải có là phải thật sự biết Chúa và biết Chúa thật rõ ràng.
Muốn có sự hiểu biết đầu tiên ấy, chúng ta cần có hai điều: Suy luận và Kinh nghiệm.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI SUY LUẬN
1. Suy luận như thế nào ?: Chúng ta phải có sự suy nghĩ cho riêng mình. Muốn thế, chúng ta phải luôn đặt câu hỏi “Điều ấy có nghĩa gì ? Nó có ý nghĩa gì đối với tôi ? Tôi phải làm gì ?”.
. Kipling cho biết ông có sáu người làm công trung tín. Đó là “Ai? Việc gì? Ở đâu? Khi nào? Thế nào? và Tại sao?”.
2. Tầm quan trọng: Chúng ta tin điều nầy, điều khác không phải chỉ vì ai đó đã nói với chúng ta như thế, nhưng vì chúng ta đã suy xét kỹ lưỡng vấn đề đó.
. Có lần Chúa đã hỏi các môn đồ “Người ta nói Con Người là Ai?”. Môn đồ kể lại cho Ngài những ý kiến cùng lời phỏng đoán của dân chúng lúc bấy giờ, nhưng sau đó Chúa đã hỏi họ một câu hỏi vô cùng quan trọng : “Các ngươi nói Ta là ai?”.
. Chỉ nói lại những gì người khác suy nghĩ thì chưa đủ, phải có sự suy nghĩ của riêng mình sau khi suy xét để mạnh dạn nói rằng “Tôi biết điều ấy là thật”.
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỪNG TRẢI
1. Từng trải điều gì ? Ngoài việc suy xét vấn đề, chúng ta cần có kinh nghiệm nghiệm biết Chúa và gặp Chúa.
2. Tầm quan trọng: Thật là sai lầm khi xem Chúa Jesus chỉ là một nhân vật có thật đã từng sống, đã chết, đã ra đi . . . được sách vở ghi chép.
. Trái lại, chúng ta phải biết rằng Chúa Jesus vẫn còn sống mãi và chúng ta có thể gặp Ngài như gặp một người Bạn. Biết Chúa như thế chúng ta mới có thể tin Ngài một cách chắc chắn và hoàn toàn.
. Nhưng nếu Ngài đang sống, tại sao chúng ta lại không thường xuyên gặp Ngài ? Lý do hẳn là vì chúng ta không tìm cơ hội gặp Ngài hoặc không cho Ngài cơ hội để gặp chúng ta.
. Trong vở kịch “Thánh Jeanne của George Bernard Shaw, khi Thái tử Pháp bực mình hỏi cô Jeanne “Tại sao tiếng phán lúc nào cũng đến với ngươi mà không đến với ta ? Ta là vua chứ không phải là ngươi ?”. Cô Jeanne trả lời : “Tiếng phán có đến với ngài nhưng ngài không hề nghe vì ngài không hề ra đồng vào buổi chiều để lắng tai nghe. Ngài chỉ làm dấu thánh giá mà không cầu nguyện bằng tấm lòng. Ngài đã không cho mình một cơ hội để nghe”.
3. Mối tương giao: Amốt đặt vấn đề về Đức Chúa Trời với loài người. Ông hỏi: “Hai người há có thể đi chung với nhau mà không đồng ý với nhau được sao ?”
. Người ta khó có thể tìm gặp nhau trừ phi họ đồng ý trước để gặp nhau. Chúng ta cũng nên biệt riêng một thì giờ mỗi ngày để nghĩ về Chúa Jesus, nói chuyện với Ngài, chờ đợi sự hiện diện của Ngài. Đừng quá chú trọng thời lượng, địa điểm hay thời gian trong ngày. Hãy bước vào mối tương giao thật sự với Chúa mỗi ngày, để bạn có thể làm chứng rằng “Tôi biết”.
IV. LÀM CHỨNG Ở NHÀ
1. Bắt đầu tại Giêrusalem: Theo Cong Cv 1:8, Giêrusalem phải là trung tâm rồi từ đó vẽ ra một loạt vòng tròn đồng tâm lớn dần cho đến khi vòng
tròn lớn nhất bao phủ cả thế giới. Vì thế, phải bắt đầu tại Giêrusalem.
2. Ý nghĩa: Giêrusalem tượng trưng cho nhà chúng ta. Người ta nói rằng “Lòng bác ái bắt đầu từ nhà mình trước”, sự làm chứng về Chúa cũng vậy.
. Tại Giêrasê, người bị quân đội quỉ ám được Chúa chữa lành đã biết ơn Chúa, xin được theo Chúa để hầu hạ Ngài, nhưng Chúa phán rằng: “Hãy về nhà ngươi, nơi bạn hữu ngươi mà thuật lại cho họ điều lớn lao thể nào Chúa đã làm cho ngươi và Ngài đã thương xót ngươi cách nào” Mac Mc 5:19.
. Không nơi nào tốt hơn cho chúng ta là nhà mình để tập sự trở nên Cơ Đốc nhân. Nhưng nhiều người lại không biết sử dụng nhà mình. Họ xem nhà mình là nơi mình có quyền sống thật với chính mình như gian dối, nóng nảy, ích kỷ. . . , đối xử với người thân thiết nhất bằng thái độ bất lịch sự mà họ không bao giờ dám tỗ ra với người lạ hay ít quen biết !
. Chúng ta phải và có thể bắt đầu chứng minh đời sống Cơ Đốc ngay tại nhà mình. Ở đó có đu cơ hội để chúng ta có thể tỏ ra vị tha, mềm mại, tha thứ, chia xẻ. . . một cách đứng đắn như một Cơ Đốc nhân đáng phải có.
V. LÀM CHỨNG TRONG NƯỚC
1. Xứ Giuđê: Môn đồ Chúa phải tiếp tục truyền giảng khắp Giuđê là phần còn lại của quốc gia mình.
. Gilbert bảo rằng “Kẻ ngu dại thường sôi nổi ca ngợi mọi thế kỷ ngoại trừ thế kỷ mình đang sống, ca ngợi mọi quốc gia ngoại trừ quốc gia mình”.
. Hãy nhớ: Nhiệm vụ chúng ta là phải biến đất nước mình trở nên một quốc gia đẹp đẽ , đó chính là một quốc gia Cơ Đốc.
2. Phương pháp: Trước tiên, phải đem Cơ Đốc giáo vào mọi lãnh vực trong đời sống mình. Thật là sai lầm khi chia đời sống làm hai ngăn “Đạo”và “Đời”để rồi chỉ hầu việc Chúa khi ở trong Hội Thánh, còn khi đi vào cuộc sống hằng ngày thì quên Chúa, bỏ Ngài lại đằng sau.
. Mỗi giây phút đều có Chúa hiện diện, vì thế mỗi giây phút đều là giờ thờ phượng. Châm ngôn La Tinh nói rằng “Làm việc là cầu nguyện”.
. Một người mua nhà của một thợ xây là một Cơ Đốc nhân mà không cần xem nhà. Có người trách như thế là liều lĩnh. Anh liền trả lời là: “Không đâu, người ấy đã xây ngôi nhà mình bằng Cơ Đốc giáo”.
. Bắt đầu bằng việc kiên tâm thực hiện những nguyên tắc Cơ Đốc trong mọi lãnh vực với nhận thức Đức Chúa Trời đang nhìn xem mỗi giây phút trong cuộc đời và tiếp tục với việc rao truyền Phúc Âm cho dân tộc mình, chúng ta sẽ tiến bước trên đường biến xứ sở mình trở nên quốc gia Cơ Đốc, quốc gia được Đức Chúa Trời ban phước.
VI. LÀM CHỨNG CHO KẺ THÙ
1. Samari: Môn đồ Chúa phải tiếp tục với Samari. Thật đáng kinh ngạc vì Do Thái là kẻ thù không đội trời chung với Samari. “Dân Giuđa chẳng hề giao thiệp với dân Samari”( GiGa 4:9). Nhưng Tin lành phải được đem đến cho chính những người bị xem như thù địch, nghĩa là Cơ Đốc nhân thật sự không xem người nào là kẻ thù cả .
2. Gây chiến hay truyền giảng ?: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các dân tộc Tây phương gửi đi nước ngoài những đoàn truyền giảng Tin Lành thay vì gửi đi những đạo quân gây chiến ?
. Tiến sĩ John Foster trong quyển sách “Lúc ấy và bây giờ”đã đề cập đến điều mà người ta gọi là “Cái đáng lẽ phải xảy ra lớn nhất trong lịch sử Hội Thánh”: Năm 1271, Kublai Khan cai trị một đế quốc rộng lớn kéo dài từ núi Uran đến Hymãlạpsơn, từ biển đông đến sông Danube. Năm ấy Vua gửi cho Giáo hoàng Gregory X một bức thư: “Xin Ngài gửi cho tôi 100 người chuyên môn về tôn giáo và tôi sẽ chịu báptem, tất cả triều thần và vương hầu sẽ chịu báp tem rồi mọi thần dân sẽ nhận báptem và như thế ở đây sẽ có nhiều Cơ Đốc nhân hơn là ở nước của Ngài”. Bức thư được gửi qua tay của Nicolo và Maffeo Pelo, tuy nhiên Giáo hoàng đã không làm chi cả. Mười tám năm sau mới có một đoàn truyền giáo ít ỏi nhưng lúc đó tình thế đã đổi khác : Hội Thánh đã thất bại .
VII. LÀM CHỨNG KHẮP THẾ GIỚI
1. Mục tiêu cuối cùng: Môn đồ Chúa Jesus phải đi ra đến tận cùng trái đất, vì Chúa Jesus đã phán: “Còn Ta, khi Ta đã được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta”( GiGa 12:32). Phaolô đã mơ tưởng đến ngày “Mọi đâìu gối trên trời, dưới đất. . . thảy đều quỳ xuống và mọi lưỡi phải xưng nhận Đức Chúa Jesus là Chúa”( Phi Pl 2:11).
. Thánh ý Đức Chúa Trời là mọi người phải biết Ngài. Trách nhiệm đó được giao cho chúng ta là môn đệ Ngài, sứ giả của Ngài.
2. Thể hiện: Cần phải có những đoàn truyền giáo đi khắp tận cùng trái đất để nói cho mọi người biết Chúa Jesus. Có người bảo rằng: “Chúa không có bàn tay nào khác hơn là bàn tay của chúng ta để làm công việc Ngài hôm nay. Chúa không có bàn chân nào khác hơn bàn chân của chúng ta để đưa người ta vào đường lối Ngài. Chúa không có giọng nói nào khác hơn giọng nói của chúng ta để nói cho mọi người về Ngài. . . ”
. Chúng ta không bao giờ được thỏa lòng cho đến khi người cuối cùng trên đất biết được Chúa Jesus. Vì thế, phải làm hết khả năng trong mọi lãnh vực cầu nguyện , dâng hiến, ra đi. . . để hoàn tất sứ mạng phải hoàn tất.
Mỗi chúng ta phải là chứng nhân cho Chúa Jesus. Muốn được như thế, chúng ta phải nghiên cứu kỹ Lời Chúa, phải thật sự gặp gỡ Chúa cách cá nhân cho đến khi có thể nói rằng: “Tôi biết điều ấy là thật”.
Sự làm chứng phải bắt đầu tại nhà mình, rồi lan rộng ra trong xứ sở mình, phải được thực hiện cho chính những người được xem như thù địch và cuối cùng phải đem Tin Lành đến tận cùng trái đất.
CÂU HỎI
1. Chúng ta phải suy nghĩ và nói về vấn đề gì nhiều nhất ? Tại sao ?
2. Bạn có thể làm chứng cho Chúa trong việc làm hằng ngày như thế nào ?
3. Tại sao cần có đoàn truyền giáo cho cả thế giới ?
Bài 2: ĐẶC TÍNH CỦA HỘI THÁNH
“Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báptem, và trong ngày ấy có đô ba ngàn người thêm vào Hội Thánh. Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh và sự cầu nguyện. Mọi người đều kính sợ, vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung; bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau tùy sự cần dùng của từng người. Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà. Ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày, Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh”. Cong Cv 2:41-47
2:41-47 là một trong những phân đoạn hay nhất, quan trọng nhất trong cả Tân Ước. Bởi vì trong đó tóm tắt những đặc tánh tiêu biểu của Hội Thánh đầu tiên đáng cho chúng ta học hỏi và áp dụng cho mình.
I. MỘT HỘI THÁNH HỌC HỎI
1. Tổ chức: Trước hết và trên hết, Hội Thánh đầu tiên là một Hội Thánh học hỏi. Lúc ấy, không có nhà thờ và Hội Thánh chưa được tổ chức chu đáo như hôm nay. Vì thế, phần lớn sự giảng dạy của các sứ đồ được thực hiện ngoài trời, ở các ngả đường hay các công viên thành phố. Nếu ai có nhà tương đối lớn thì cho mượn một phòng để các tín hữu nhóm lại.
2. Khi nào ngưng học hỏi ?: Thảm kịch là có nhiều người ngưng học hỏi quá sớm ! Colloe Knox đã từ chối câu hỏi “Bạn đã kết thúc việc học vấn của mình ở tuổi nào?”, bởi việc học vấn của ông không hề kết thúc, vì một con người chân chính không bao giờ ngưng việc học hỏi. Một họa sĩ nổi tiếng đã gần 70 tuổi nói rằng “Nếu Chúa cho tôi sống thêm 10 năm nữa, tôi sẽ học được cách vẽ tranh”trong khi mọi người nghĩ là ông đậ là họa sĩ chuyên nghiệp không còn gì để học nữa.
3. Nhu cầu học hỏi: Hội Thánh thật, là Hội Thánh học hỏi và Cơ Đốc nhân thật, luôn là Cơ Đốc nhân học hỏi. Phaolô đã đề cập đến sự giàu có vô hạn của Đấng Christ và ông sẵn sàng đánh đổi mọi sự để học cho biết Đấng Christ. Vì thế nếu sống đến 1000 năm, chúng ta vẫn chưa thể nào biết hết những điều kỳ diệu trong Đấng Christ. Chúng ta phải xem một ngày như bỏ phí nếu ngày ấy chúng ta không học được gì mới về Chúa chúng ta. Hãy nhớ học về Chúa là học suốt cuộc đời.
II. MỘT HỘI THÁNH CẦU NGUYÊN
1. Bối cảnh Hội Thánh đầu tiên: Các Cơ Đốc nhân đầu tiên đã trải qua một thời kỳ vô cùng khó khăn. Họ phải gánh chịu sự thù địch và ghen ghét của dân ngoại, của chính quyền và giáo quyền. Họ thường phải chịu đựng những lời chưởi rủa, sỉ nhục, bắt bớ, tù đày và ngay cả sự chết.
2. Ý nghĩa sự cầu nguyện: Họ biết rõ mình không thể đương đầu nổi với những bắt bớ, khổ nạn đó nếu không có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Họ đã cầu nguyện. Họ đã đặt mình vào mối tương giao với Đức Chúa Trời quyền năng khi sống mỗi ngày trên đất.
. Chúa Jesus là Đấng cầu nguyện. Ngài đã từng lên núi, thức thâu đêm cầu nguyện cùng Cha. Francois d ‘Anise được gọi là “người yêu núi”Abraham Lincohn nói về chức vụ mình rằng: “Tôi sẽ là kẻ điên lớn nhất thế giới nếu tôi nghĩ rằng mình có thể chịu đựng một mình những khó khăn của chức vụ nầy trong một ngày mà không nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, một Đấng lớn và mạnh hơn tôi”.
. Nếu chúng ta muốn có một cuộc sống tốt lành thì phải cần có năng lực nhiều hơn sức mạnh của chúng ta. Vì thế, chúng ta cần sự tương giao liên tục, thông suốt với Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện để nhận sức mạnh cần thiết.
III. MỘT HỘI THÁNH KỈNH KIỀN
1. Ý nghĩa: “Mọi người đều kính sợ”không phải là dân chúng kinh hoàng sợ hãi, mà là các tín hữu bày tỏ sự run sợ vì kính nể Đức Chúa Trời. Họ luôn cảm nhận sự hiện diện của Đức Chúa Trời vì thật ra Ngài hiện diện khắp nơi, nhưng nhất là giữa Hội Thánh.
2. Ap dụng: Nếu chúng ta được yết kiến Nữ Hoàng nước Anh tại điện Buckingham chúng ta còn phải rất trang trọng thay; huống chi đứng trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời là Vua muôn vua, Chúa muôn chúa, chúng ta cần phải kỉnh kiền là thể nào. Táy máy, bồn chồn, lơ đãng, nói chuyện. . . trong giờ thờ phượng, không chỉ là sự nhục mạ đối với người đang nói hay đang giảng, mà đó còn là sự nhục mạ đối với Đức Chúa Trời. Vì thế, chúng ta phải rất cẩn thận cư xử trong nhâ Đức Chúa Trời sao cho phù hợp với sự hiện diện của Ngài.
IV. MỘT HỘI THÁNH QUYỀN NĂNG
1. Quyền năng ngày xưa: Có rất nhiều điều kỳ diệu và dấu lạ thực hiện bởi các sứ đồ. Hội Thánh đầu tiên là Hội Thánh có nhiều phép lạ: Những kẻ bệnh được chữa lành, kẻ xấu xa trở nên tốt lành, kẻ chết được sống lại. . .
2. Quyền năng ngày nay: Đức Chúa Jesus hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi. Vì thế quyền năng của Chúa cũng không thay đổi. Một người nghiện rượu được chữa lành bị trêu chọc về niềm tin nơi phép lạ đã trả lời rằng: “Tôi không cần biết Chúa Jesus có biến nước thành rượu không, nhưng trong nhà tôi, tôi đã thấy Ngài biến rượu thành bàn ghế, tài sản và hạnh phúc”.
3. Tại sao ngày nay ít có phép lạ hơn ?: Chúa Jesus vẫn đang hành động, nhưng một trong những lý do có ít phép lạ là vì chúng ta không chờ đợi nó xảy ra. “Hãy chờ đợi những việc lớn nơi Đức Chúa Trời và hãy để Đức Chúa Trời làm việc lớn cho bạn, qua bạn vì cớ Đức Chúa Trời”. Chúa đang chờ những người như Mari thưa rằng “Con đây là tôi tớ Chúa, con xin dâng trọn đời con cho Ngài. Xin việc ấy xảy đến cho con”. Để rồi chúng ta cũng có thể nói rằng: “Đức Giêhôva đã làm các việc lớn cho tôi”.
V. MỘT HỘI THÁNH YÊU THƯƠNG
1. Chia xẻ cho nhau: Những người giàu chia xẻ phần họ có cho kẻ nghèo. Họ cảm thấy mình không thể có nhiều quá trong khi anh em mình quá thiếu thốn. Đó là kết quả của tâm tình Đấng Christ.
2. Bữa ăn yêu thương: Hội Thánh đầu tiên có một tập quán dễ thương là mỗi Chúa nhật họ tổ chức một bửa ăn yêu thương. Trong bữa ăn ấy, mọi người, đủ mọi thành phần đem đến thức ăn tùy khẫ năng rồi mọi người sẽ ăn chung với nhau. Đối với các tín hữu nô lệ thì đây là bữa ăn thịnh soạn nhất trong tuần.
VI. MỘT HỘI THÁNH THỜ PHƯỢNG
1. Siêng năngđến đền thờ: Hằng ngày các tín hữu đầu tiên đều đến đền thơ chung với nhau. Họ không bao giờ quên sự thờ phượng Chúa.
2. Lý do: Có thể có nhiều lý do, nhưng sau đây là hai lý do chính
a. Đi nhà thờ để bày tỏ lòng trung thànhvới Chúa. Họ muốn công khai đứng về phía Chúa Jesus.
b. Đi nhà thờ để thờ phượngChúa chung như một phần tử trong Hội Thánh. Họ sẽ cùng hát Thánh ca với nhau, cầu nguyện và nghe Lời Chúa chung với nhau trong mối thông công với Chúa và với nhau.
Bài 3: ĐẶC TÍNH CỦA HỘI THÁNH
“Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báptem, và trong ngày ấy có đô ba ngàn người thêm vào Hội Thánh. Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh và sự cầu nguyện. Mọi người đều kính sợ, vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung; bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau tùy sự cần dùng của từng người. Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà. Ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày, Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh”. 2:41-47
VII. MỘT HỘI THÁNH THÔNG CÔNG
1. Tinh thần tập thể: Hằng ngày các tín hữu bẻ bánh tại nhà. Họ có một mối liên hệ thân thiết thật sự, Họ ăn chung, thông công và vui mừng cùng nhau trong một tinh thần tập thể cao độ.
2. Một nhómanh em: Họ là con của cùng một Cha, được Đức Thánh Linh tái sanh trong cùng một dòng huyết của Chúa Cứu Thế. Họ luôn lo nghĩ đến nhau. Những khác biệt về chức vị, tiền tài, học vấn, địa vị. . . không thành vấn đề.
3. Sự thật đáng buồn hôm nay: Hội Thánh có khi lại là nơi tranh luận, gây gổ hay xung đột. Nó không còn là Hội Thánh đúng nghĩa. Vì thế có lần John Wesley muốn tách mình ra khỏi Hội Thánh, tìm một nơi hoang vắng để chuyên tâm cầu nguyện, suy gẫm Lời Chúa.
. Tuy nhiên, Cơ Đốc giáo không phải là tôn giáo của sự ẩn dật. Phải tìm bạn hữu hoặc tạo ra tình bằng hữu, vì Hội Thánh là nơi phải có mối tương giao thân hữu thật sự trong tình anh em gắn bó.
VIII. MỘT HỘI THÁNH VUI MỪNG
1. Nhân sinh quan Cơ Đốc: Nhiều người nghĩ theo Chúa là một cuộc sống kỷ luật ảm đạm và nhà truyền đạo được ví như cái máy vô tuyến đang loan tin động đất hay núi lửa . Nhưng theo Chúa thật sự là đời sống tự do, vui thỏa. Các tín hữu đầu tiên đã dùng bữa chung với nhau cách vui mừng. Họ muốn nói cho mọi người biết theo Chúa là sống vui.
2. Gương Chúa Jesus: Chúa thường nói trong nụ cười và nhiều khi Ngài làm người ta phải bật cười. Ví dụ hình ảnh châm biếm của một người thấy cái rác trong mắt anh em mà không thấy cả một cây đà trong mắt mình. Vì thế, “Nếu đời sống Cơ Đốc không làm cho chúng ta vui vẻ, hạnh phúc thì nó cũng sẽ chẳng cho chúng ta được gì cả. ”
IX. MỘT HỘI THÁNH CẢM TẠ
1. Ngợi khen Đức Chúa Trời: Hội Thánh đầu tiên đã ngợi khen Đức Chúa Trời khi đếm lại những ơn lành mà Chúa đã làm cho mình. Như thế Ngợi khen Chúa chính là cảm tạ Chúa. Ngợi khen, cảm tạ Chúa chính là làm vinh hiển Danh Chúa, vì cuộc đời buồn chán, lằm bằm, không thỏa lòng, chỉ làm buồn lòng Chúa, làm ô Danh Chúa thôi. (Như dân Ysơraên trong đồng vắng).
2. Lý do cảm tạ Chúa:
. Chúng ta có thể cảm tạ Chúa về những ơn phước Chúa ban. Điều trục trặc là ở chỗ chúng ta xem những ơn phước ấy như là điều đương nhiên phải có. Chúng ta nhận lãnh như thể mình có toàn quyền được hưởng mà quên rằng đó là bởi lòng nhơn từ thương xót của Chúa trên chúng ta.
. Chúng ta có thể cảm tạ Chúa về vẻ đẹp thiên nhiên Chúa ban (Thi Tv 19:1).
. Chúng ta có thể cảm tạ Chúa vì cớ chính chúng ta. Chúng ta thường chỉ thấy giá trị những gì mình có sau khi đã đánh mất nó. Vì thế, hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì mình đang có những điều tốt lành chưa bị đánh mất như sức khoẻ, trí khôn, sự minh mẫn, tay, chân, tai, mắt. . . .
“Tôi không hiểu đi đứng là một đặc ân, cho tới khi tôi thấy một người què đi qua. . . ”.
Đôi khi chúng ta cũng nên thử tưởng tượng nếu mình không thể đi, thấy, nghe. . . để biết cảm tạ Đức Chúa Trời vì Chúa tạo dựng chúng ta tốt đẹp.
. Nhất là chúng ta phải cảm tạ Đức Chúa Trời vì Chúa Jesus, Món Quà vô giá, kỳ diệu của Ngài ban cho chúng ta.
X. MỘT HỘI THÁNH ĐƯỢC YÊU THÍCH
1. Được đẹp lòng cả dân chúng: Hội Thánh đầu tiên đã chiếm được cảm tình của đồng bào mình. Mọi ngươi đều yêu mến họ hay nói một cách khác, họ đã làm cho Cơ Đốc giáo trở nên hấp dẫn.
2. Lý do : Chúng ta không thể chiếm tình cảm người khác nếu chúng ta không bày tỏ sự quan tâm đến nhu cầu của họ, lịch sự, tử tế trong đối xử. . Giáo sĩ Struthers ở Scotland thường hái hoa trong vườn kết thành bó nhỏ treo trên tường rào để tặng các cặp thanh niên thiếu nữ đi dạo chơi trên đường ngang qua nhà ông và nhiều người rất yêu mến ông chính vì sự quan tâm nhỏ bé đó.
. Nếu giáo phái nào chỉ biết nghiêm khắc, kiêu căng lên án, chỉ trích, khiến người ta cứng cỏi ngã lòng thì đó không phải là Cơ Đốc giáo.
. Nếu người nào mà ta không bao giờ dám nghĩ đến việc cầu xin giúp đỡ thì người đó không phải là Cơ Đôc nhân. Vì thế hãy nhờ Đức Thánh Linh để sống cuộc đời thế nào hầu cho người ta có thể yêu thích chúng ta và nghĩ tốt về Chúa là Đấng đã làm nên chúng ta như vậy.
XI. HỘI THÁNH KẾT QUẢ
1. Kết quả mỗi ngày: Bài giảng đầu tiên của Phierơ đã đem 3. 000 người thêm vào Hội Thánh trong ngày Lễ Ngũ tuần. Nhưng đó không phải chỉ là một biến cố bất thường. Hội Thánh thật không phải chỉ kết quả trong một thời điểm nào đó mà phải liên tục kết quả.
2. Bí quyết: Đây không phải do nổ lực cá nhân mà là sự sống tràn ra như Chúa Jesus đã hứa “Nước Ta cho sẽ trở thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời”. Vì thế, mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh, vì mỗi ngày Đức Thánh Linh vẫn đang hành động trong cả người giảng, người làm chứng lẫn người nghe.
. Hơn nữa, Hội Thánh cần ý thức mục tiêu cuối cùng phải là mọi người trên thế giới đều được nghe Tin Lành của Chúa Cứu Thế Jesus. Vì “Tin Lành nầy về Nước Đức Chúa Trời phải được giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ, cuối cùng sẽ đến. ”
. Chúa Jesus sẽ lấy đại quyền, đại vinh, ngự trên mây trời mà đến để thưởng cho mỗi người tùy theo công việc họ làm. Công việc của mỗi người sẽ được trình ra trong lửa. Lúc ấy chúng ta sẽ còn gì để dâng lên Chúa như một của lễ bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Đấng đã sống vì chúng ta, chết vì chúng ta và đang ban cho chúng ta được đặc ân sống với Ngài và sống cho Ngài tại trần gian nầy chăng ?
CÂU HỎI
1. Phải dùng phương pháp nào để tiếp tục học mãi ?
2. Phải học tập cư xử một cách kỉnh kiền trong nhà thờ như thế nào ?
3. Tham gia một tổ chức HT có thể thay thế việc đi nhà thờ không ? TS ?
4. Những gì thường gây xích mích giữa các HT và các tín hữu với nhau ?
5. Hãy liệt kê những điều bạn có thể cảm tạ Đức Chúa Trời.
6. Làm sao để chúng ta có thể có kết quả liên tục cho Chúa ?
Bài 4: SỰ CAN ĐẢM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN
Kinh Thánh: Công Vụ 3 -4.
“Họ bèn đòi hai người vào, rồi cấm tiệt, chẳng cho nhơn Danh Đức Chúa Jesus mà nói hay là dạy. Nhưng Phierơ và Giăng trả lời rằng: Chính các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời, có nên vâng lời các ông, hơn là vâng lời Đức chúa Trời chăng. Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe”. Cong Cv 4:18-20
Câu Gốc: IITi 2Tm 1:7.
Công vụ đoạn 3 và 4 là một trong những câu chuyện lớn về lòng can đảm trong lịch sử Hội Thánh Cơ Đốc.
I. LÒNG CAN ĐẢM CỦA PHIERƠ VÀ GIĂNG
1. Câu chuyện tại Cửa Đẹp: Phierơ vâ Giăng lên đền thờ dự buổi cầu nguyện lúc 3 giờ chiều. Trước cửa đền thờ thường có những hành khất chờ đợi những người có lòng thương xót và rộng rãi khi đến nhà Đức Chúa Trời.
2. Điều quý hơnvàng bạc: Có một người quê từ lúc mới sanh. Được người ta đem đến ngồi tại Cửa Đẹp. Khi Phierơ và Giăng đi ngang qua, người què liền cầu xin giúp đỡ. Phierơ cho người què biết rằng ông không có vàng bạc chi hết, nhưng ông sẵn sàng cho người què điều ông đang có. Phierơ đã nhơn Danh Chúa Jesus truyền lệnh và giúp người què đứng dậy bước đi. Ông đã cho người què điều quý hơn vàng bạc, đó là sự chữa lành và sức mạnh mà người ấy chưa từng có.
3. Cơ hội giảng Tin Lành: Một việc lớn lao như thế đã không thể giấu kín được, nhất là khi niềm vui thôi thúc khiến người què đã vừa đi, vừa nhảy, vừa hát ngợi khen Chúa. Thế là, chẳng mấy chốc, dân chúng tụ tập rất đông. Phierơ đã nắm ngay lấy cơ hội nầy để giảng cho họ một cách quyền năng và kết quẫ.
4. Đối diện bắt bớ: Các chức sắc của đền thờ, cùng với người cầm đầu Vệ Binh của đền thờ, chịu trách nhiệm về trật tự, thấy đám đông tụ tập, liền cầm gậy tiến tới, mau mắn bắt Phierơ và Giăng bỗ vào ngục (Cong Cv 4:1). Sáng hôm sau, hai sứ đồ bị giải đến Tòa Công luận.
. Tòa Công luận vô cùng căm tức: Chỉ hơn 7 tuần trước, họ đã xét xử Chúa Jesus, lên án Ngài và dàn xếp để đóng đinh Ngài. Họ tin rằng họ đã lọai trừ “kẻ gây rối”Jesus một lần đủ cả và mọi sự đâu đã vào đấy. Nhưng bây giờ, họ khám phá rằng cẫ thành phố đều vang dội Danh Ngài, và các môn đồ Ngài đã thu hút được nhiều người bằng những việc làm và lời giảng đầy quyền năng, công bố sự phục sinh vinh quang của Chúa.
5. Nên vâng lời ai?: Phierơ và Giăng đã đứng trước Tòa Công luận với một sự can đảm không hề nao núng. Tòa Công luận đã lâm vào ngõ bí:
. Họ không thể phủ nhận việc người què được chữa lành, vì người ấy đang đứng trước mặt họ.
. Họ không thể xử tử Phierơ và Giăng vì hai người đã đem lại sức khoẻ cùng sự chữa lành cho một người quê. Không có vấn đề kết án về tội ác.
. Họ đành đề nghị sự thỏa hiệp: Cho hai sứ đồ tự do, nhưng với điều kiện là hai người không bao giờ được rao giảng hay dạy dỗ gì về Chúa Jesus.
Chính lúc đó, Phierơ và Giăng đã có một câu trả lời nổi tiếng: “Chính các ông hãy suy xét: Trước mặt Đức Chúa Trời, có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng ? (4:19-20). Hai ông đã nhơn Danh Cứu Chúa của mình để thách thức cả Tòa Công luận.
II. ĐẶC TÍNH SỰ CAN ĐẢM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN
1. Sự can đảm có ý thức: Sự can đảm của Phierơ và Giăng là sự can đảm ở trình độ cao nhất. Bởi đó là sự can đảm biết rõ hoàn toàn những gì phải xảy ra nếu cứ tiếp tục đi con đường mình đã chọn. Phierơ và Giăng biết rất rõ rằng họ đang đứng trươc Tòa Công luận, là chính tòa án đã kết án và dàn xếp giết Chúa thì họ cũng có thể làm y như thế đối với hai sứ đồ.
a. Hailoại can đảm: Cần tránh loại can đảm táo bạo: Làm một việc mà không biết trước hậu quả sẽ ra sao. Cần có sự can đảm có ý thức: Biết rõ những hậu quả nhưng cứ nhờ Chúa bước thẳng tới vì biết rõ đó là ý muốn Chúa. Nếu các tín hữu của Chúa Jesus đã không có cái can đảm ấy, thì chắc chắn chúng ta không thể có được Hội Thánh Cơ Đốc ngày nay.
b. Dẫn chứng: Những người tuận đạo ở thế kỷ đầu tiên biết rõ sự tuận đạo có ý nghĩa gì. Nhiều lần họ phải nhìn bạn bè và những người thân yêu nhất của họ bị xét xử, tra tấn, và bị giết ngay trước mắt họ. Họ biết sự gì sắp xảy đến với họ, nhưng họ quyết không chối bỏ Chúa của mình.
c. Ap dụng: Ngày nay, chúng ta không phải tuận đạo, nhưng lắm lúc, chúng ta biết rõ một số hậu quả nào đó sẽ xảy ra khi chúng ta làm điều lành Chúa muốn, và nhiều khi chúng ta cảm thấy thật khố mà bước tới. Nhưng đó chính là sự can đảm nhất, sự can đảm mà mỗi Cơ Đốc nhân phải có.
2. Sự can đảm khôngsợ hãi : Hơn nữa, Phierơ và Giăng đã có một sự can đảm không hề biết khiếp sợ: Họ chỉ là người dân chài ở tận Galilê, không có học vị hay địa vị cao trong xã hội. Họ bị Tòa Công luận khinh bỉ gọi họ là “Người dốt nát, không học”( 4:13). Tuy nhiên, đối đầu với những người có trình độ tột đỉnh về học vấn, tri thức, những người giàu sang nhất và có địa vị cao nhất cả về xã hội lẫn tôn giáo, Phierơ và Giăng vẫn không hề nao núng. Hai ông không màng đến những gì người ta suy nghĩ về mình, ngoài lòng trung thành với Chúa Jesus.
a. Gương Martin Luther: Trong cuộc cải chánh, Martin Luther bị triệu hồi về thành Worms để trả lời về các vấn đề đức tin. Lúc ấy, ông chỉ là một tu sĩ tầm thường, không địa vị, không quyền lực hay thanh thế gì. Có người cảnh cáo rằng ông sẽ đụng độ với những nhân vật cao cấp nhất của giáo hội Lamã, và ông sẽ khốn đốn không ít nếu bị họ bắt. Ông trả lời rằng: “Tôi sẽ đi Worms dù ở đó có ma quỷ nhiều như ngói trên nóc nhà”.
. Có người cảnh cáo rằng nếu ông đi thì Công tước George sẽ chống đối và bỏ tù ông, Ông trả lời rằng: “Dù cho có mưa xuống hàng vạn Công tước George, tôi cũng đi”.
b. Áp dụng: Đôi khi muốn trung thành với những nguyên tắc Cơ Đốc, chúng ta sẽ trở nên đối kháng với nhiều thế lực quan trọng, nhiều nhân vật có uy thế. Ví dụ: Một người công nhân có thể phải lựa chọn giữa những nguyên tắc Cơ Đốc với sự đối đầu với người chu, hoặc lựa chọn giữa nguyên tắc Cơ Đốc với một số việc không đứng đắn để có lợi, có việc làm bảo đảm kinh tế. . . Trong những trường hợp như thế, đừng để mình bị nao núng trước bất cứ ai, để dứt khoất lựa chọn Chúa và ý muốn Ngài.
Bài 5: SỰ CAN ĐẢM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN (tt)
Kinh Thánh: Công Vụ 3 -4.
II. ĐẶC TÍNH SỰ CAN ĐẢM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN
1. Sự can đảm có ý thức.
2. Sự can đảm không sợ hãi.
3. Sự can đảm khônghề Thỏa hiệp: Hơn nữa, Phierơ và Giăng đã thể hiện một sự can đảm không hề nhượng bộ để thỏa hiệp. Họ có thể bị cám dỗ lùi một bước để Hội Thánh non trẻ sẽ tránh được bắt bớ. Nhưng họ biết rõ con đường đức tin không thể là con đường thỏa hiệp.
a. Người chiến thắng: Nếu một người thật sự đứng vững trong đức tin và kiên quyết không nhượng bộ, không lùi bước, thì người ấy thật sự đã là người chiến thắng.
. Trong một cuộc hải chiến, Tướng Hà Lan là De Witt đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các thủy thủ Hải quân Anh rằng: “Thủy thủ Anh sẵn sàng bị giết chứ không muốn bị bắt phục”.
b. Ap dụng: Nếu chúng ta đứng vững trên những nguyên tắc Cơ Đốc của mình, có lẽ chúng ta sẽ phải chịu nhiều đau đớn, hoạn nạn. . . Nhưng, dù có chịu đau đớn, chúng ta vẫn thật sự là kẻ chiến thắng.
4. Sự can đảm nhờ xác quyết:Phierơ và Giăng có được sự can đảm ấy vì hai ông biết chắc mình là đúng. “Chúng tôi không thể không nói những điều mình đã thấy và nghe”( 4:20).
a. Xác quyết nhờ biết Chúa, tin cậyChúa: Phierơ và Giăng biết chắc rằng mình đúng, không phải chỉ là những cái “có lẽ”hay “có thể”để rồi phó mặc cho may rủi. Nhưng họ biết rõ những gì Chúa đã làm cũng như chắc chắn sẽ làm, nên tin cậy Chúa mà tiến tới, không hề lay chuyển.
b. Justin và Junius Rusticus: Trong những thế kỷ đầu tiên, tín hữu Justin đã cương quyết không chối bỏ đức tin trước những lời đe dọa của thẩm phán Lamã Junius Rusticus. Thẩm phán hỏi: “Ngươi có nghĩ rằng mình sẽ lên Thiên đàng và nhận phần thưởng ở đó không ?”. Justin trả lời rằng: “Tôi không nghĩ như vậy. Tôi biết và tin chắc như vậy”.
c. Ap dụng: Chỉ khi nào chúng ta thật sự biết Chúa Jesus và thật sự hiểu rằng Ngài có lý đến mức nào thì chúng ta mới can đảm thật sự. Phương cách tốt nhất để được can đảm và tập tành đứng về phía Chúa Jesus như đáng phải làm, đó là phải biết Ngài mỗi ngày càng hơn.
5. Sự can đảm đến từ Đức Chúa Trời: Nguồn gốc thật sự của lòng can đảm ở Phierơ và Giăng là bởi họ biết mình đang thực hiện điều Đức Chúa Trời muốn mình phải làm.
a. Một sự cân nhắccác giá trị: Tòa Công luận có thể gồm nhiều người rất thông thái, rất quyền uy. Nhưng những mạng lệnh của họ chẳng ra gì khi so sánh với những mạng lệnh của Đức Chúa Trời.
. Mỗi phần thưởng hay hình phạt của Tòa Công luận chỉ tồn tại trong cuộc sống chóng qua, nhưng phần thưởng hay hình phạt của Đức Chúa Trời tồn tại đến đời đời.
. Vì thế, thà công bình với Đức Chúa Trời để rồi phải chịu đau khổ trong đời nầy, hơn là công bình đối với loài người mà sai quấy với Đức Chúa Trời.
b. Rút lạilời tuyên bố ?: Khi Martin Luther được cho cơ hội để rút lại những lời tuyên bố, và từ bỏ đức tin của mình, ông nói: “Tôi cứ đứng trên lập trường nầy, tôi không thể làm khác hơn. Nguyền Đức Chúa Trời giúp đỡ tôi”. Không có chỗ nào phước hạnh hơn là đứng về phía Đức Chúa Trời.
c. Sự đơn độclà sức mạnh ?: Trong vở kịch của George Bernard Shaw, có cảnh Jeane d ’Arc bị bỏ rơi bởi những người đáng lẽ phải ủng hộ cô. Cô từ giã họ và nói: “Bây giờ tôi biết sự đơn độc của Đức Chúa Jesus là chính sức mạnh của Ngài. Ngài sẽ ra sao nếu Ngài nghe những lời khuyên nhủ thấp hèn của các ông ? Vâng, sự đơn độc của tôi cũng chính là sức mạnh của tôi. Thà ở một mình với Đức Chúa Trời thì tốt hơn. Tình bạn của Ngài sẽ không bỏ tôi, cả Lời dạy và tình yêu của Ngài nữa. Bằng sức mạnh của Ngài, tôi sẽ dám làm, dám làm, dám làm cho đến khi chết”.
d. Áp dụng: Thà luôn luôn công bình với Đức Chúa Trời: Khi chúng ta biết mình đang ở về phía Đức Chúa Trời thì cũng biết rằng mọi sự khốn khó có thể xảy đến với chúng ta. Nhưng chúng ta biết chắc rằng cuối cùng mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp.
. Lắm khi trong thế gian nầy, chúng ta phải lựa chọn giữa, một là làm những gì thế gian cho phép để tránh được khó khăn, hai là đứng về phía Đức Chúa Trời cùng những nguyên tắc của Ngài để phải gặp khó khăn. Nhưng, Cơ Đốc nhân thật thì không có một sự lựa chọn nào khác hơn là đứng về phía Đức Chúa Trời.
e. Sức mạnh từ nơiĐức Chúa Trời: Thật ra, việc đối diện khốn khổ nầy không khó khăn như chúng ta tưởng. Vào thế kỷ 16, tại Anh Quốc, khi Kogers, bạn của Tyndale bị hỏa thiêu trên cột, những người chứng kiến kể lại rằng: “Ông đặt tay mình trong lửa như thể trong nước lạnh”.
. Chúng ta sẽ có thể xác quyết điều nầy, nếu Chúa giao cho chúng ta một việc khó khăn, và nếu chúng ta phải trải qua sự khó khăn vì sự công bình, thì chính Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ chúng ta. Điều lớn lao mà chúng ta biết về Đức Chúa Trời, ấy là Ngài có thể và chắc chắn sẽ ban cho những người trung tín với Ngài sức mạnh để vượt qua điểm quyết định mà không gục ngã.
III. KẾT LUẬN
. Khi Phierơ và Giăng đứng trước Tòa Công luận, hai ông đã tỏ ra mình là những người can đảm. Hai ông biết rõ những gì có thể xảy đến, nhưng không chịu xây bỏsự công bình. Đây là sự can đảm, khônghề khiếp sợtrước bất cứ ai. Đây là sự can đảm khônghề chịu khuất phục.
. Sự can đảm ấy đến từ niềm tin chắc chắn rằng mình đang làm đúng, và cái bí quyết của lòng can đảm là chính Đức Chúa Trời đã giúp đỡ và ban cho hai ông sự gan dạ.
CÂU HỎI
1. Những loại cám dỗ nào khiến chúng ta không giữ những nguyên tắc Cơ Đốc của mình ?
2. Làm thế nào biết được rằng chúng ta đang đứng về phía Đức Chúa Trời
3. Đối với những vấn đề nào, chúng ta phải tuyệt đối không khoan nhượng
Bài 6: BAN CHẤP SỰ ĐẦU TIÊN
Kinh Thánh: Cong Cv 6:1-7
Công vụ đoạn 6 là một trong những đoạn Kinh thánh hay nhất trong Tân Ước. Đoạn nầy kể lại việc đề cử Ban Trị sự đầu tiên của Hội thánh.
I. BỐI CẢNH SINH HOẠT HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN
1. Tinh thần tương trợtruyền thống: Hội thánh đầu tiên có nhiều sinh hoạt theo truyền thống nhà Hội Do Thái. Một trong những đặc điểm tốt đẹp nhất của nhà Hội Do Thái (hiện nay vẫn còn) là tinh thần trách nhiệm sâu xa đối với các anh em nghèo khó. Hội thánh đầu tiên đã có hai thói quen liên hệ gần gũi với vấn đề nầy:
a. Quỹ Kuppah: Mỗi sáng thứ sáu, hai người nhận tiền dâng đi rảo quanh các chợ, cửa hàng, nhà riêng để nhận tiền dâng và thực phẩm để giúp đỡ kẻ nghèo. Chiều đến, một số người sẽ đi một vòng phân phối thực phẩm và tiền bạc cho người nghèo. Mỗi nhà sẽ nhận thực phẩm đủ cho 14 bữa ăn trong tuần. Đó là quỹ Kuppah (nghĩa là cái giỏ).
b. Quỹ Tamhui: Mỗi ngày, mỗi nhà của thành viên nhà Hội cũng lạc quyên để chu cấp cho những nhu cầu đột xuất, những nhu cầu bức thiết, giúp đỡ những người đột ngột phá sản. Đây là quỹ Tamhui (cái mâm).
2. Nan đề trong Hội thánh: Việc thực hiện hai quỹ trên đã gặp trở ngại vì trong Hội thánh có hai nhóm người Do Thái:
a. Nhóm Hêbơrơ: Là người Do Thái chưa từng ra khỏi Palestine, nói tiếng Aram, được xem là người Do Thái chính thống.
b. Nhóm Hêlênít: Là người Do Thái từ nước ngoài trở về, nhiều người quên hẳn tiếng mẹ đẻ, chỉ nói tiếng Hy Lạp. Họ bị người Do Thái chính thống khinh ghét, vì có liên hệ với ngoại bang.
Nan đề xảy ra là có lời phàn nàn rằng quỹ Kuppah và Tamhui đã không được phân phát đồng đều cho các góa phụ Hêlênít.
3. Giải quyết: Các sứ đồ quá bận rộn trong công tác giảng dạy, chữa bệnh. . . không thể điều tra hư thật về lời phàn nàn, nên họ chỉ định bảy người, có nêu tên trong 6:5; để dàn xếp vấn đề sao cho công bình. Chúng ta thường gọi họ là bảy chấp sự, dù chữ "chấp sự" không có trong đoạn nầy. Họ chỉ là bảy người có trách nhiệm bảo đảm cho người nghèo được đối xử tử tê.
. Tuy nhiên, cần lưu ý những đức tính đòi hỏi họ phải có: Đó là có danh tốt về sự đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn (tài quản trị).
II. NHỮNG BÀI HỌC TỪ BAN CHẤP SỰ ĐẦU TIÊN
1. Cần những sự ban chokhác nhau: Ân tứ chính của các sứ đồ là truyền giáo, dạy dỗ, gây dựng Hội thánh. Ân tứ của bảy chấp sự là quản trị các công việc Hội thánh. Hội thánh cần cả hai loại ân tứ nầy.
. Thật đáng tiếc khi chúng ta thường giới hạn từ "tôi tớ Chúa" cho các Mục sư, Truyền Đạo. Mọi người được cứu để hầu việc Chúa, và mọi người hầu việc Chúa đều là "tôi tớ Chúa", dù người đó phục vụ Chúa bằng công việc chân tay hay bằng tài ăn nói.
. Mỗi người nên tự hỏi "Tôi có thể làm được việc gì cho Hội thánh Chúa ?". Thật là quan trọng khi được vinh hạnh lớn lao làm tôi tớ của Đức Chúa Trời, khi góp chính tay mình vào công việc xây cất, tu bổí nhà thơì vật chất cũng như nhà thờ thiêng liêng.
2. Cần hành độngchứ không phải chỉ lời nói: Những người trong Ban Trị sự đầu tiên không phải chỉ là những người ngồi quanh bàn để nói chuyện, mà là những người làm việc gì đó thực tiển để giúp đỡ anh chị em mình. Đức Chúa Trời không phải chỉ muốn chúng ta nói những lời đẹp đẽ, mà Ngài còn muốn chúng ta thật sự bắt tay vào việc giúp đỡ người khác (Mat Mt 25:40).
. Leslie Weatherhead có kể một câu chuyện như sau: Một vị quan khách đến thăm một bệnh viện, thấy một cô gái trẻ sắp chết vì kiệt sức khi phải làm lụng cực nhọc để chăm sóc đàn em dại của mình. Vị khách nói: "Tôi thiết tưởng em sắp chết, em sẽ nói gì khi đối diện với Đức Chúa Trời ?" Cô gái chưa hiểu. Vị khách tiếp: "Em đã làm Báptem chưa ? Em có học Trương Chúa nhật không ?" Cô gái trả lời: "Chưa, em quá bận rộn chăm sóc đàn em nhỏ". Vị khách kết luận: "Thế thì, em sẽ dâng lên gì cho Chúa?" Cô gái yên lặng trong giây lát rồi trả lời: "Chắc em sẽ đưa cho Chúa xem đôi tay chai cứng của em" ! Theo lời của Vị Vua trong Ma 25, đôi bàn tay đó là giấy thông hành đưa cô vào sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Vua không đánh giá chúng ta bằng những lời nói suông đẹp đẽ, mà bằng những gì chúng ta đã làm cho anh chị em mình.
3. Sẵn sàngcho mọicông việc: Ban Trị sự đầu tiên đã sẵn sàng bắt tay vào bất cứ công tác nào. Họ có thể nói: "Chúng tôi là người đầy dẫy Đức Thánh Linh, chúng tôi phải là người giảng dạy, điều khiển Hội thánh. Sao quý vị lại bắt chúng tôi làm việc đời, việc nhỏ mọn, việc phân phát lương thực ?". Nhưng họ đã không nói thế, chắc hẳn họ đã nói: "Đây là công việc Chúa giao cho tôi. Đây là công việc cần phải có người làm. Tôi sẽ nhận ngay". Hội thánh cần những người sẵn sàng với mọi công tác.
. Luôn luôn có thể kiếm được những người làm những việc đem lại tiếng tăm, uy thế, lời khen ngợi, cảm ơn. . nhưng kiếm được người làm những việc không ai biết đến, không ai cám ơn thì không dễ như thế !
. Cần biết rằng mọi công tác trong Hội thánh đều phải được làm cho Đức Chúa Trời, và chính vì thế, công việc hèn mọn nhất cũng được mặc lấy vinh quang (CoCl 3:23).
4. Những bậc đáđể lên chốn cao hơn: Những sự ban đầu khiêm tốn đã là những bậc đá để bước lên chốn cao hơn, dù người hầu việc Chúa không có tham vọng đó. Có ít nhất hai trong bảy chấp sự đã trở nên những nhân vật quan trọng trong Hội thánh:
a. Êtiên: Đã trở thành một trong những nhà truyền giáo đầu tiên vĩ đại nhất và là tín hữu Cơ Đốc đầu tiên chịu tuận đạo (Cong Cv 6:9-7, 60).
b. Philíp: Đã trở thành người đáng nhận danh hiệu "nhà truyền giáo đầu tiên" (Công 8).
. Họ bắt đầu bằng một việc làm khiêm tốn. Họ đã thực hiện tốt việc làm ấy, đến nỗi có thể tiến lên những công tác lớn lao hơn nhiều.
. Booker Washington là một trong những nhân vật vĩ đại nhất thế giới, một người da đen làm Viện trưởng Đại học Tuskegce. Khi còn trẻ, ông đã đi bộ hàng trăm dặm để đến được một trường chịu nhận người da đen. Nhưng khi đến nơi thì trường đã hết chỗ. Ông được nhận vào trường để làm người quét sàn nhà và trải giường. Ông làm việc quá chu đáo đến nỗi nhà trường bằng lòng nhận ông vào học. Ông đã làm trọn việc nhỏ và cơ hội lớn đã đến với ông.
Phương thức duy nhất để tiến tới và tiến bộ cao hơn là phải hết lòng làm việc, làm cho trọn phần việc của mình. Sự phục vụ trung tín sẽ luôn kèm theo phần thưởng. Phần thưởng của sự làm trọn một công việc nhỗ là cơ hội để làm một việc lớn hơn !
CÂU HỎI
1. Bạn có nghĩ rằng Hội thánh đã sử dụng đúng đắn và đúng mức những tài năng cùng tay nghề của tín đồ không ?
2. Hãy nghĩ ra một vài công việc mà bạn và các bạn hữu khác có thể làm cho Hội thánh của mình.
3. Bạn sẽ nói gì với một người không hài lòng với công việc làm của mình ?
Bài 7: BỨC TƯỜNG NGĂN CÁCH SỤP ĐỔ
Kinh Thánh: Công vụ 10
Đoạn 10 sách Công vụ mô tả điều có lẽ là khúc quanh lớn nhất của lịch sử Hội thánh Cơ Đốc.
I. DỊ TƯỢNG TRÊN MÁI NHÀ
1. Phierơ cầu nguyện : Người Do Thái tin kính cầu nguyện mỗi ngày ba lần. Những giờ cầu nguyện là giờ thứ 3, 6, 9, tức là 9 giờ sáng, 12 giờ trưa và 3 giờ chiều. Giờ Phierơ cầu nguyện lúc ấy là 12 giờ trưa.
. Cần lưu ý nhà của người Do Thái thường chỉ có một phòng, và trong một nhà như thế, với một số người đông đúc, thật không thể có giờ ở riêng tư. Tuy nhiên, nhà của người Do Thái có mái bằng, với một cầu thang bên ngoài. Xung quanh mái nhà là một khoảng trống thấp, là nơi người ta có thể tìm được một nơi ở riêng. Vì thế, Phierơ đã đi lên mái nhà để cầu nguyện.
2. Dị tượng: Ở đây, Phierơ thấy một dị tượng: Ông thấy một cái gì như miếng vải lớn từ trên trời hạ xuống, trên đó có đủ loài thu vật. Ông nghe có tiếng phán từ trời bảo ông hãy làm thịt mà ăn. Nhưng Phierơ là một người Do Thái tin kính. Đối với ông, có một số thú vật bị xem là ô uế, ăn những con vật ấy kể như đã phạm tội (Lê 11). Do đó, Phierơ lấy làm kinh ngạc trước mạng lệnh nầy: "Tôi không thể nào làm như thế được. Tôi chưa hề ăn những vật ô uế bao giờ".
3. Mạng lệnh của Chúa: Lời của Đức Chúa Trời đã đến với Phierơ: "Chớ gọi vật gì Ta đã dựng nên là tầm thường hay ô uế". Sự ấy diễn ra ba lần khiến Phierơ không thể nghi ngờ gì về sứ điệp nầy của Chúa.
II. MỘT THẾ GIỚI CÓ NHỮNG HÀNG RÀO
Chúng ta hãy tìm xem vì sao Phierơ cần nhận khải tượng ấy. Ông cần điều ấy vì ông đang sống trong một thế giới đầy những hàng rào ngăn cách, một thế giới mà nửa nầy khinh miệt nửa kia, nơi không ai nghĩ rằng Đức Chúa Trời là của mọi người. Thế giới thời bấy giờ có nhiều hàng rào ngăn cách:
1. Hàng rào giữa Do Tháivà Dân Ngoại: Dân Do Thái tự nhận mình là dân được chọn. Họ diễn giải rằng, ngoài họ ra, Đức Chúa Trời chẳng cần đến một dân tộc nào khác. Dân ngoại được tồn tại, chẳng qua là để một ngày kia, sẽ làm nô lệ cho họ, hoặc tệ hơn nữa, ấy là, Đức Chúa Trời đã dựng nên dân ngoại để làm nhiên liệu cho lửa địa ngục !
2. Hàng rào giữa namvà nư trong xã hội Do Thái: Thời đó, phụ nữ bị khinh miệt. Người ta coi việc giáo dục phụ nữ như thể ném hạt trai cho heo. Không một giáo sư nghiêm chỉnh nào nói chuyện với một phụ nữ ngoài đường phố, dù cho người ấy là mẹ, là vợ, hay là chị em của ông ta.
. Trong bài cầu nguyện của người Do Thái buổi sáng, có một câu cảm tạ Chúa như sau:"Lạy Đức Chúa Trời, tôi cảm tạ Ngài vì Ngài đã dựng nên tôi không phải là một người ngoại, một người nô lệ hay một người phụ nư!".
3. Hàng rào giữa người Lamãvà người khôngphải là Lamã: Người Lamã khinh khi mọi dân tộc khác. Họ coi các dân tộc ấy như những chủng tộc thấp kém hơn mình. Người Lamã miệt thị người khác và coi họ chỉ xứng đáng làm dân bị trị của người Lamã mà thôi !
4. Ba bức tường trong xã hội Hylạp:
a. Người Hylạp và người không phải Hylạp: Họ xem các dân tộc khác là mọi rợ (barbarian: chỉ biết nói baba). Người nào chưa nói được tiếng Hylạp thì chưa phải là người.
b. Người tự chủ và người nô lệ: Aristote chủ trương rằng văn minh được đặt trên căn bản chế độ nô lệ. Có một số người chỉ đáng làm nô lệ, được sinh ra chỉ để chẻ củi, gánh nước cho giai cấp trí thức. Vì thế, dạy dỗỵ hay cố gắng nâng đỡ những hạng người nô lệ là sai lầm, vì họ là nô lệ thì cứ phải là nô lệ !
c. Người dốt và người thông thái: Trước cửa Hàn lâm viện là trường triết học Hylạp nổi tiếng nhất, có hàng chữ: "Người nào không biết hình học thì đừng vào đây". Đối với những giáo sư Hylạp thì người vô học chẳng có giá trị gì cả.
III. NGƯỜI NHÀ CỌT NÂY ĐẾN NƠI
1. Khám phá của Phierơ: Phierơ là một người Giuđa tin kính. Cho đến lúc ấy, ông vẫn tưởng rằng chỉ dân Giuđa là tuyển dân và Đức Chúa Trời không cần một dân tộc nào khác. Chắc chắn ông sẽ không tin nếu có ai bảo ông rằng Đưc Chúa Trời yêu thương dân ngoại và muốn họ được cứu.
. Tuy nhiên, dị tượng đã dạy Phierơ rằng ông hoàn toàn sai lầm khi gọi bất cứ điều gì Đức Chúa Trời dựng nên là tầm thường, ô uế, rằng Đức Chúa Trời không cần đến một dân tộc nào khác.
2. Thử nghiệm: Khám phá mới của Phierơ được thử nghiệm ngay, khi người ta bảo với ông rằng có sứ giả của Đội trưởng Cọtnây muốn tìm ông để được nghe về Chúa. Trước đó vài giờ, chắc hẳn ông đã đóng chặt cửa và nói rằng Đức Chúa Trời chẳng cần đến họ. Nhưng bây giờ, Phierơ đã hiểu biết. Kết quả là gia đình Cọtnây được tiếp nhận vào Hội thánh Cơ Đốc, và khi ông kể lại điều đó, anh em ngạc nhiên và tôn vinh Đức Chúa Trời rằng:"Vậy, Đức Chúa Trời cũng ban sự ăn năn cho người ngoại để họ được sự sống (Cong Cv 11:18).
. Đây là khám phá lớn nhất mà Hội thánh đầu tiên đã có. Nếu không, Cơ Đốc giáo chỉ là một giáo phái của người Do Thái !
IV. MỌI NGƯỜI MỌI DÂN TỘC
1. Không phân biệt chủng tộc: Đức Chúa Trời cần đến mọi người, thuộc mọi chủng tộc. Vì thế, không thể có sự phân biệt chủng tộc trong Hội thánh Cơ Đốc.
. Một lãnh tụ Phi Châu bày tỏ lòng biết ơn đối với Vua George VI rằng: Đa số người da trắng nói chuyện với tôi như với một dân bản xứ, còn Đức Vua đã nói chuyện với tôi như thể tôi cũng là người da trắng".
2. Thực trạng: Còn lâu thế giới chúng ta mới có thể đạt được lý tưởng không phân biệt màu da, rằng mọi người ngang nhau ở trước mặt Đức Chúa Trời. Nhiều nơi, người da đen không thể có những tiện nghi về giáo dục, nhà ở như dân da trắng. Trước đây, chính quyền Da trắng Nam phi cố gắng kiềm hãm dân da đen và tại Anh quốc, một số khách sạn không tiếp người da đen.
3. Sứ mạng: Nghĩ rằng tổ quốc mình có một vị trí đặc biệt trong chương trình của Đức Chúa Trời là tốt. Nhưng ưu điểm đó không đưa dân tộc nào làm bá chủ thế giới, mà là đem các dân tộc vào sự hiểu biết về tình yêu Đức Chúa Trời .
V. MỌI NGƯỜI MỌI GIAI CẤP
1. Không phânbiệt giai cấp: Đức Chúa Trời cần đến mọi giai cấp và trong Hội thánh không có phân biệt giai cấp. Hội thánh đầu tiên là nơi duy nhất mà mọi thành phần giai cấp có thể nhóm chung với nhau.
. Thông thường, một người chủ không hề giao thiệp với các nô lệ của mình, ngoại trừ việc giám sát việc làm của họ để hình phạt nặng nề những kẻ không làm tròn công việc. Tuy nhiên, trong Hội thánh đầu tiên, mọi người thuộc mọi giai cấp đã ngồi bên cạnh nhau.
2. Trường hợp Ônêsim: Có lần Phaolô đã gửi thư cho bạn mình là Philêmôn để trả cho Philêmôn một người nô lệ đã đào tẩu tên là Ônêsim. Phaolô đã yêu cầu Philêmôn tiếp nhận Ônêsim "không coi như tôi mọi nữa, mà như anh em yêu dấu".
. Khi chúng ta nghĩ mình cao trọng và khinh miệt kẻ khác thì lúc ấy, chúng ta không phải là Cơ Đốc nhân. Vì thế, đừng để tinh thần kỳ thị, miệt thị người khác xâm nhập vào Hội thánh Cơ Đốc.
VI. KẺ TỐT VÀ NGƯỜI XẤU
1. Quan niệm Do Tháigiáo: Đức Chúa Trời muốn cứu người tốt cũng như kẻ xấu, là quan niệm không thể chấp nhận đối với người Do Thái giáo. Thi thiên 24 đưa ra câu hỏi: Ai sẽ lên núi của Đức Giêhôva ? Rồi trả lời rằng" Đó là người có tay trong sạch, lòng thanh khiết. . . Nghĩa là mọi người có tội đều bị loại ra.
. Người Do Thái còn nói rằng: Trên trời vui mừng khi một tội nhân bị tiêu diệt.
2. Quan điểm Cơ Đốc giáo: Đức Chúa Jesus phán rằng "Trên trời vui mừng khi một kẻ có tội ăn năn". Đức Chúa Trời yêu thương mọi người Ngài yêu người lành khiến Ngài sung sướng và Ngài yêu người dữ khiến Ngài đau buồn. Ngài sai Con Ngài đến thế gian để khiến kẻ dữ trở nên tốt lành. Thật ra, không ai tốt hơn người khác để được Đức Chúa Trời tiếp nhận. Tất cả đều là tội nhân. Vì thế, chúng ta không được phép khinh dễ ai cả, vì đó là một trong những tội xấu xa nhất.
VII. HÈN MỌN HAY Ô UẾ
1. Bài học cho Phierơ: Phierơ phải học biết rằng Đức Chúa Trời yêu thương mọi người, không phân biệt chủng tộc, giai cấp, hay sự sa sút thuộc linh của họ.
2. Ap dụng: Chúng ta cũng cần nhận biết rằng chẳng người nào là quá hèn mọn ô uế để không thểí được cứu, không thể được biến đổi trở nên công cụ trong tay Chúa. Hãy đem tình yêu Chúa đến với mọi người.
CÂU HỎI
1. Chúng ta có thể làm gì để loại trừ sự phân biệt chủng tộc ?
2. Bạn có nghĩ rằng Hội thánh ngày nay còn phân biệt giai cấp không ?
3. Giả sử có một người đến nhóm với Hội thánh, mà trước đó đã có án tù hoặc phạm một tội lỗi đạo đức nghiêm trọng nào đó. Thử nghĩ xem người đó sẽ được tiếp đón như thế nào ? Bạn sẽ tiếp đón người đó ra sao ?
Bài 8: NGƯỜI LÍNH GIỎI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Kinh Thánh: IITi 2Tm 2:1-7
PhaoLô đã khuyên Timôthê phải làm và trở nên như thế nào để thật sự sống đời sống Cơ Đốc và hầu việc Chúa trong Hội Thánh : “Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Jesus Christ”.
Danh hiệu “Người lính giỏi”rất quen thuộc với tín hữu với những bài ca “Tinh binh Jesus mau tiến lên”, “Tinh binh thập tự”. . . Tuy nhiên, đâu là đặc điểm của một người lính giỏi của Đức Chúa Trời ?
I. ĐẶC TÍNH VÂNG PHỤC CỦA NGƯỜI LÍNH
1. Một người dưới quyền: Trước hết và trên hết, người lính là một người dưới quyền cần phải vâng phục thượng cấp. Mọi sự huấn luyện trong quân trường về kỹ thuật cùng kỷ luật đều nhằm mục đích đào tạo một người lính luôn luôn vâng phục thượng cấp, nhất là trong trường hợp khẩn cấp.
2. Không làm theo ý riêng: Vâng phục không phải là điều dễ làm vì ai cũng có khuynh hướng thích làm theo ý riêng. Ngươi lính giỏi không bao giờ làm theo ý riêng. Người lính giỏi của Chúa không bao giờ được hỏi “Tôi muốn làm gì ?”mà phải hỏi “Chúa muốn tôi làm gì ?”.
3. Kính trọngthượng cấp: Thật khó vâng lời nếu thượng cấp chỉ ra lệnh rồi khoanh tay nhìn chúng ta làm hết gánh nặng nầy đến gánh nặng khác. Nhưng nếu thượng cấp sẵn sàng vui lòng thực hiện chính mệnh lệnh của mình thì thuộc hạ sẽ kính trọng mà sẵn sàng vâng phục.
. Đề đốc Nelson của nước Anh đã được các thuỷ thủ yêu mến vì ông sẵn sàng thực hiện chính mệnh lệnh của mình: Khi còn là sĩ quan trẻ có nhiệm vụ nhận các tân binh, ông ra lệnh cho họ leo lên cột buồm chính và khi thấy họ sợ hãi e dè, ông liền thách anh ta leo đua với ông để cuối cùng hai người gặp nhau trên đỉnh cột buồm, khiến người lính không còn sợ.
. Đây chính là một trong những lý do khiến chúng ta dễ vâng phục mạng lệnh của Chúa vì không bao giờ Ngài bảo chúng ta làm điều gì mà chính Ngài không sẵn sàng để làm. Trong Chúa Jesus, Đức Chúa Trời đã đến thế gian, sống cuộc đời con người, đối diện với mọi cám dỗ, khó khăn, khốn khổ của kiếp người như chúng ta vậy.
. Như thế, người lính giỏi của Đấng Christ trước hết và trên hết là một người biết vâng lời, vâng lời Đấng sẵn sàng làm mọi mạng lệnh của Ngài.
II. ĐẶC TÍNH CAN ĐẢM CỦA NGƯỜI LÍNH
1. Can đảm là gì ?: Can đảm không có nghĩa là không bao giờ thấy sợ dù làm một việc chúng ta không sợ thì thật dễ làm. Nhưng can đảm thật là vẫn làm một việc phải mà chúng ta rất sợ hãi.
. Sợ hãi không phải là điều đáng xấu hổ. Điều đáng xấu hổ là khi để sự sợ hãi ngăn cản chúng ta làm một việc mà chúng ta biết là đúng.
2. Can đảm và liều lĩnh: Có một sự khác biệt lớn giữa can đảm và liều lĩnh, giữa gan dạ và điên rồ. Sự khác biệt đó là “biết chọn cái nguy hiểm nào”Liều lĩnh uống rượu không phải là can đảm. Liều đánh bạc không phải là gan dạ.
3. Sẵn sàng trả giá: Can đảm là sẵn sàng trả giá để làm một việc lành dù giá phải trả có thể là khó khăn, bị ghét bỏ. . . Dù hoàn cảnh có ra sao, người can đảm luôn đứng đúng phía.
. Trong thế chiến thứ nhất, một nhóm tuần thám người Gurkha bị quân Thổ bắt. Họ bị buộc đứng hàng ngang và lựa chọn giữa việc đầu hàng và việc bị xử bắn. Viên sĩ quan chỉ huy mĩm cười và vẫy nón ra lệnh hoan hô vua George ba lần. Tiếng hoan hô chưa dứt thì họ đã ngã quỵ trước lằn đạn của quân Thổ. Họ đã can đảm bày tỏ mình đứng về phía nào dù biết chắc điều đó đồng nghĩa với lựa chọn cái chết.
. Chúng ta phải luôn luôn can đảm để làm việc lành và bày tỏ mình đứng về phía nào nếu chúng ta muốn làm người lính giỏi của Đấng Christ.
III. ĐẶC TÍNH NHẪN NHỤC CỦA NGƯỜI LÍNH
1. Nhẫn nhục chịu đựng: Thử nghiệm của người lính là “chiến đấu thế nào khi mệt mõi và đói khát”. Khi mọi sự dễ dàng thì chẳng gì đáng nói. Đứng vững được trong nghịch cảnh mới là thử thách thật sự. Thử thách thật sự là khi một đội banh đang thua và hầu như hết hy vọng chiến thắng.
. Trong đệ nhị thế chiến, hai tiểu đoàn Coldstream bị bao vây ở Tebruk. Họ đã mở đường máu thoát ra và chỉ còn 200 trong số 2. 000 ngươi. Họ đã theo truyền thống của Lữ đoàn Vệ binh là phải tiến tới bất luận gặp tình huống nào.
2. Giữ vững vị trí: Thống thế Foch, Tổng tư lệnh Đồng minh trong thế chiến thứ nhất ra lệnh cho sĩ quan : “Không được rút lui. Phải bám vị trí với bất cứ giá nào”. Viên sĩ quan trả lời: “Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải chết ?”. Foch trả lời: “Chính thế”.
3. Chịu đựng bền bĩ: Cuộc đời không phải là cuộc đua tốc lực mà là một cuộc chạy Maratong. Nó đòi hỏi sự kiên trì tiến tới vượt qua mọi chướng ngại để đạt đến mục đích cuối cùng.
. Chính cái khả năng chịu đựng mọi sự, đối diện mọi khó khăn, vượt thắng mọi trở ngại. . . làm nên sự khác biệt giữa một con người thật sự với một kẻ yếu hèn.
. Hai người bị cưa tay như nhau trong cùng một ngày đã có những nhận xét hoàn toàn trái ngược sau hai năm. Một người chán nản, than thở mình chẳng làm được chi. Người kia sung sướng thấy mình có thể sống vui với một cánh tay và còn tự nhủ tại sao Chúa cho mình có hai tay trong khi chỉ cần một cánh tay là đu. Một người nằm trên nỗi bất hạnh và người kia chịu đựng và chiến thắng nó.
. Chúng ta không có quyền chờ đợi cuộc sống luôn luôn dễ dãi. Nếu muốn trở nên người lính giỏi của Đấng Christ, chúng ta phải nhẫn nhục chịu đựng và đối diện nghịch cảnh, không nằm một chỗ cũng không lùi bước.
IV. ĐẶC TÍNH HY SINH CỦA NGƯỜI LÍNH
1. Xác định lý tưởng: Người lính sẵn sàng phó mình vì lý tưởng nhưng trước tiên phải xác định đúng lý tưởng. Người lính không sống vì mình mà sống để bảo vệ tổ quốc và những người mình yêu mến. Người lính làm việc không phải để nhận điều gì cho mình mà làm vì cớ người khác.
2. Hai lối sống: Trên đời có hai nhóm người: Nhóm nầy chỉ nghĩ đến những gì mình sẽ nhận được để tận hương, để sống thoải mái, tốt đẹp. Nhóm kia luôn nghĩ đến những gì mình có thể ban cho. Đây chính là cách một Cơ Đốc Nhân phải sống. Tuy nhiên, càng ban cho, chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn từ nơi Chúa là mẫu mực và gương sáng cho chúng ta trong sự ban cho (Phi Pl 2:5-8 ).
Một trong những danh hiệu lớn nhất của Cơ Đốc nhân là “Người lính giỏi của Đức Chúa Jesus Christ”.
. Người lính giỏi phải biết vâng lời Đức Chúa Trời và phải luôn nhớ rằng Ngài không bao giờ đòi hỏi chúng ta làm điều gì mà chính Ngài không sẵn sàng làm.
. Người lính giỏi phải can đảm để làm việc lành và tỏ ra mình đứng về phía nào chứ không liều lĩnh làm những điều nguy hiểm sai trái bừa bãi.
. Người lính giỏi phải sẵn sàng hy sinh mạng sống vì lý tưởng đúng đắn.
. Người lính giỏi phải biết chịu đựng để tiến tới bất chấp nghịch cảnh.
CÂU HỎI
1. Chúng ta thường không vâng lời Chúa trong những lãnh vực nào ?
2. Chúng ta có những dịp nào để bày tỏ lập trường của chúng ta ?
3. Chúng ta có thể sẽ gặp những khó khăn nào ?
4. Chúng ta có thể sống ích kỷ hay phục vụ người khác như thế nào ?
Bài 9: HÃY LÀM NGƯỜI HÀNH HƯƠNG
Kinh Thánh: HeDt 11:13-16. IPhi 1Pr 2:11-12
Trong thế giới ngày nay, hành hương là một hình ảnh quen thuộc. Người ta thương “thắt lưng, buộc bụng”nhiều năm trời để có tiền đi thăm một vùng “đất thánh”dù nơi ấy xa đến nửa vòng trái đất.
Người Do Thái tản lạc khắp thế giới đều có một ước mơ. Đó là được ăn lễ Vượt qua tại Giêrusalem trước khi chết. Vì thế hằng năm người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới hành hương về Giêrusalem để dự lễ Vươt qua.
Thi thiên 120-134 mang chủ đề “Bài ca lên núi”, còn gọi là “Bài ca hành hương”được hát lên khi hành hương về Giêrusalem.
Mọi tín đồ Hồi giáo đều mơ ước thăm Mecca, nơi Mahômet sinh ra. Nón Fez màu lục lâ dấu hiệu chỉ một ngươi đã hành hương đến Mecca.
Nhiều Cơ Đốc nhân Anh cũng mơ ước thăm Giêrusalem cũng như Canterbury, nơi Cơ Đốc giáo lần đầu tiên du nhập vào nước Anh là trung tâm hành hương lớn.
I. MỘT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG ĐI
Đặc tính của người hành hương là luôn luôn trên đường đi. Người đó luôn tự nhủ “Tôi đã đi được bao xa ? Còn bao lâu mới đến đích ?”. Chúng ta cũng luôn nhắm đến mục đích để hành hương trên ba lãnh vực :
1. Hành hương trong sự học hỏi: Mỗi đêm, chúng ta phải ngồi lại tự hỏi: “Tôi đã học được điều gì mới mà ban sáng tôi chưa biết không ?”.
. Trong lãnh vực ngoại ngữ, nếu mỗi ngày ta học 10 chữ mới thì một năm chúng ta sẽ biết được 3650 chữ là vốn từ vựng khá đủ để dùng cho bất cứ một ngôn ngữ nào.
. Phải tiếp tục học hỏi suốt đời. Tốt nghiệp một đại học không có nghĩa là chúng ta đã hoàn tất việc học mà chỉ là bàn đạp để bắt đầu học hỏi.
. Cato học tiếng Hylạp khi đã 80 tuổi. Mozart bắt đầu học hòa âm khi ông bắt đầu nổi tiếng. Muốn sống ý nghĩa, chúng ta phải hành hương trong lãnh vực học hỏi, phải thêm vào số vốn hiểu biết của mình một điều gì mới mỗi ngày.
2. Hành hương trong sự nhân từ: Chúng ta phải tự hỏi: “Hôm nay tôi có sống tốt hơn hôm qua không? Tôi có loại trừ được những lỗi lầm phá hoại đời sống tôi và người khác không? Tôi có đạt được đức tính nào mới để giúp tôi tử tế hơn, ích lợi hơn, ân cần hơn không ?”
. Điều đáng buồn là đa số chúng ta chẳng tiến được bước nào cả. Chúng ta tự hài lòng về quá khứ thay vì “quên lững sự đằng sau mà bươn theo sự ở đằng trước, nhắm mục đích mà chạy”.
3. Hành hương trong sự phục vụ: Một số người quan niệm thành công là nhận được nhiều hơn cho mình, chi phối được nhiều người hơn, thực hiện được nhiều điều theo ý mình hơn. Người Cơ Đốc trái lại phải quan niệm thành công là làm được nhiều điều cho người khác, thích ứng hơn để có thể làm tôi tớ người khác, không phải chỉ huy mà phục vụ người khác.
. Phương châm chúng ta phải là: “Hôm nay tôi có làm được điều tốt chi cho người khác không?”. Một ngày sống ích kỷ đúng là một ngày hoang phí.
II. MỘT NGƯỜI KHÔNG ĐỊNH CƯ TRONG THẾ GIAN
1. Luôn đitới đích: Kinh Thánh gọi chúng ta là người ngoại quốc trong trần gian nầy, nghĩa là chúng ta chỉ là một khách bộ hành, một người tạm trú, không định cư nhàn hạ ở nơi nào trong trần gian. Phải nhắm mục đích để luôn đi tới.
2. Quê hương thật: Từ ngữ Hylạp gọi ta là “người khách lạ”khác hẳn với người thường trú. Thế gian không phải là nơi ở vĩnh cữu của chúng ta. Chúng ta chỉ đi ngang qua đó để đến quê hương thật là thiên đàng. Phải tâm niệm rằng: “Thế gian chỉ là một cái cầu. Người khôn ngoan sẽ đi qua đó nhưng không cất nhà trên đó”.
3. Lưu ý: Đừng nghĩ rằng thế gian chẳng quan trọng gì để rồi xem nhẹ nó. Trái lại khi sống trong trần gian dù ở trường, ở sở làm hay trong mọi sinh hoạt khác, chúng ta phải trung tín làm trọn mọi nhiệm vụ, mọi công tác. Dù không quá bận rộn và đắm chìm trong thế gian nhưng hãy xem thế gian như một lớp dự bị, một trường huấn luyện, một môi trường thử thách mà chúng ta phải thi đậu, phải vượt qua trước khi vào giai đoạn mới.
III. MỘT NGƯỜI CÓ HÀNH TRANG NHẸ NHÀNG
1. Chỉ đemnhững điều thiết yếu: Ngày xưa người hành hương chỉ đi bộ. Vì thế họ phải cân nhắc cẩn thận phải bỏ lại những gì và phải đem theo
những gì để rồi chỉ đem những điều thật sự cần thiết.
2. Quyết định điều cầnyếu nhất: Vấn đề quan trọng là phải biết quyết định đâu là điều thiết yếu để bám chặt lấy nó. Nếu không sẽ phí sức vào những điều không cần thiết để rồi đánh mất điều quan trọng nhất.
. E. M. Stanley đi bộ xuyên PhiChâu với một đoàn người bốc vác rất nhiều hành lý. Nhưng đoàn bốc vác giảm dần vì bệnh, vì chết hoặc vì đào ngũ khiến ông phải bỏ bớt những vật dụng không cần thiết. Đến được bờ bên kia, ông chỉ còn lại hai bộ sách. Đó là Kinh Thánh và tác phẩm của Shakespeare và ông nói: “Giá mà Phi châu rộng lớn hơn nữa thì bộ sách của Shakespeare cũng đi luôn, chỉ còn bộ sách cần nhất là Kinh Thánh.
3. Tập trungvào những điều thiết yếu trong 3phần của con người:
. Chúng ta có một thân thể: Phải luyện cho thân thể hài hòa, mạnh khỏe.
. Chúng ta có một tâm thần: Phải cho nó thanh thản bằng sự nghỉ ngơi, giải trí nhưng không để lấn vào thời gian của công việc và học tập.
. Chúng ta có một linh hồn là phần vẫn sống khi thân thể chết đi nên nó là phần quan trọng nhất. Vì thế phải làm sao mỗi ngày càng gần gũi, hiểu biết Đức Chúa Trời càng hơn.
IV. MỘT NGƯỜI GIỮ VỮNG CON ĐƯỜNG
1. Đến nơi càng sớmcàng tốt: Chúng ta hành hương đến một mục đích chứ không phải đi dạo chơi. Vì thế, không phí sức lực vào những con đường phụ mà phải bám vào đường chính để đến đích càng sớm càng tốt.
2. Chỉ có mộtcon đường sống: Chúa Jesus phán “Ta là Đường đi, Chân lý và Sự Sống, chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha”. Ngài là Con Đường duy nhất mà chúng ta phải bước đi. Ngài là Đấng duy nhất mà chúng ta phải nhìn xem, phải hướng đến (HeDt 12:2).
. Tóm lại, người hành hương phải luôn ở trên đường đi. Phải tiến tới trong lãnh vực học hỏi, nhân từ và phục vụ để mỗi ngày khôn ngoan hơn, trong sạch hơn, hiền lành hơn.
. Người hành hương không thể định cư ở trên đường. Phải hướng về quê hương thật và nhớ rằng những gì xảy đến cho chúng ta ở đó tùy thuộc vào cách chúng ta xử sự ở thế gian nầy.
. Người hành hương phải có hành trang nhẹ nhàng. Phải xác định điều gì là thiết yếu cho đời mình để tập trung vào đó.
. Người hành hương là người bám lấy đường đi của mình. Không tẻ tách khỏi đường chính khi mỗi ngày bước đi với Chúa và nhìn xem Ngài.
CÂU HỎI
1. Muốn biết mình còn trên đường hay không, chúng ta phải dành thì giờ như thế nào để tự xét mình ?
2. Chúng ta có thể tự nhắc nhở mình rằng cuộc đời là một chiếc cầu dẫn đến thế giới khác bằng cách nào ?
3. Đâu là những điều thật sự thiết yếu trong đời ?
4. Bước đi một mình, chúng ta có thể lạc vào những đường vòng nào ?
Bài 10: HÃY LÀM ÁNH SÁNG CỦA THẾ GIAN
Kinh Thánh : Mat Mt 5:13-16
Chúa Jesus dạy môn đồ rằng: Các ngươi là ánh sáng của thế gian. Phao Lô cũng nói với các tín hữu Philíp sống trong một thành phố ngoại đạo rằng: Anh em phải chiếu sáng như đuốc trong thế gian (Phi Pl 2:15). Như thế, rõ ràng Tân Ước dạy người nào muốn sống làm Cơ Đốc nhân thì phải nên như ánh sáng của thế gian.
I. MỘT ÁNH SÁNG CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC
1. Khôngthể giấu kín: Sau khi dạy môn đồ phải làm ánh sáng của thế gian, Chúa Jesus tiếp rằng một cái thành ở trên núi thì không bao giờ bị khuất được. Thành phố ấy sẽ đập ngay vào mắt mọi người vì nó vượt trổi hơn mọi vật chung quanh. Một que diêm bật sáng trong đêm tối cũng vậy, nó sẽ được thấy từ rất xa. Vì thế Chúa muốn chúng ta phải cho người khác thấy đời sống Cơ Đốc nhân của mình.
2. Sống kháchơn người thế gian: Cơ Đốc nhân không sống đời sống dễ dãi là sống giống như người khác. Chúng ta phải đứng riêng khỏi giòng đời tội lỗi đó, ít ra là trong ba phương diện:
a. Cơ Đốc nhân phải can đảmhơn người khác: Tướng Gordon là một Cơ Đốc nhân vĩ đại. Ông đã sẵn sàng đi trong những tình thế nguy hiểm nhất và không hề biết sơ. Lý do Cơ Đốc nhân can đảm là vì biết mình không bao giờ cô đơn, bởi Chúa Jesus luôn luôn ở cùng, và dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, ngay cả sự chết cũng không thể phân rẽ chúng ta ra khỏi Chúa.
. John Pennington đang lái máy bay Lancaster 4 động cơ trên vùng trời nước Pháp thì một động cơ bốc cháy, anh nói trong đài liên lạc như sau : “Lạy Chúa, chúng con cầu xin Ngài chiếu sáng trên sự tối tăm của chúng con, và bởi sự thương xót lớn lao của Ngài, xin hãy gìn giữ chúng con khỏi nguy hiểm đêm nay. Amen”. Vì thế, nhận biết Chúa luôn ở bên cạnh chính là bí quyết sống can đảm.
b. Cơ Đốc nhân phải sung sướnghơn người khác: Nhiều người nghĩ rằng Cơ Đốc giáo là một cái gì ảm đạm, nhưng khi Chúa Jesus sống ở trần gian, Ngài bị chỉ trích là quá sung sướng “ham ăn, mê uống, bạn của kẻ thâu thuế và người có tội”( Mat Mt 11:19 ).
. Hiển nhiên Chúa Jesus là người yêu đời. Chúa nhiều lần nói về đám cưới và đám tiệc. Ngài cho biết ở trong nước trời cũng sung sướng như thể tham dự tiệc cưới.
. Tin Lành có nghĩa là Tin Mừng. Cơ Đốc nhân là người nhận tin mừng từ nơi Đức CHúa Trời. Vui mừng vì khám phá Đức Chúa Trời yêu mình, chăm sóc, lo liệu mọi sự cho mình ngay cả hy sinh mọi sự vì cớ mình. . .
. Một em bé trong bệnh viện lần đầu tiên nghe Tin Lành đã hỏi thăm cô y tá đã nghe Tin Lành chưa. Khi cô trả lời rằng đã nghe nhiều lần thì em bé ngạc nhiên hỏi: “Tại sao cô không có vẻ gì là đã nghe Tin Lành cả ?”.
c. Cơ Đốc nhân phải được kính trọnghơn người khác: Tommy Walker là một cầu thủ Scotland nổi tiếng thế giới đã được trọng tài nói về anh như sau: “Trong trận đấu có Tommy Walker, tôi chỉ cần canh chừng 21 cầu thủ chứ không phải 22, vì Tommy không bao giờ chơi xấu”.
. Làm Cơ Đốc nhân không phải chỉ là một cái gì chỉ liên quan đến nhà thơ. Cơ Đốc nhân phải là một học giả siêng năng hơn, một công nhân giỏi hơn, một thương gia có lương tâm hơn, một vận động viên trong sạch và đáng kính hơn những người không tin Chúa.
. Cơ Đốc nhân phải được nhận ra ngay trong công việc, trong nhà trường hay trên sân thể thao cũng như trong nhà thờ vậy.
II. MỘT ÁNH SÁNG DẪN ĐƯỜNG
1. Sự cần thiếtcủa ánh sáng dẫn đường: Trong thời gian đệ nhị thế chiến, khi phải tắt hết đèn thì màu của ngọn đèn sẽ hướng dẫn lộ trình trong xe điện ngầm. Thuyền bè đi trong đêm tối cần hàng đèn để lái tàu an toàn. Hải đăng vô cùng cần thiết cho những đêm mưa bão thì Cơ Đốc nhân cũng vô cùng cần thiết để hướng dẫn nhân loại đi đúng đường.
. Anh sáng thường là vật chỉ đường để giữ chúng ta khỏi bị đi lạc. Cơ Đốc nhân phải chỉ cho nhân loại con đường đúng và giư họ khỏi lạc đường.
2. Một gương tốt: Thế giới có nhiều người đang chờ đợi một gương tốt. Chỉ cần có ai đó mở đầu là họ sẽ làm đúng và bước đi đúng đường. Họ không có can đảm và nghị lực để tự quyết định cho mình. Nếu bỏ mặc họ, họ sẽ chọn con đường dễ dãi và theo đuôi quần chúng. Chúng ta phải làm gương tốt đó.
. Phierơ nói rằng: Chúa Jesus đã để lại một gương hầu cho anh em noi dấu chơn Ngài (IPhi 1Pr 2:21 ). Từ ngữ “Gương”Phierơ dùng có nghĩa là hàng chữ khắc trên tấm đồng trên đầu quyển tập để người ta học chép theo hàng chữ ấy. Chúa đã để lại cho chúng ta một gương hầu cho khi chúng ta noi dấu chân Ngài, chúng ta cũng sẽ trở nên gương tốt cho đồng bào đồng loại của mình.
. Luôn luôn có những người đang nhìn xem chúng ta. Chúng ta phải là ánh sáng dẫn đường, là gương tốt để giúp họ thấy con đường đúng qua đời sống, lời nói, cách cư xử của mình. . .
III. MỘT ÁNH SÁNG CẢNH CÁO
1. Ngọn đèn đỏcần thiết: Ngọn đèn đỏ sẽ báo hiệu cho người lữ hành biết nơi nguy hiểm để dừng lại. Xe hay tàu thấy đèn đỏ phải dừng lại, nếu không, sẽ gặp tai nạn.
2. Báo hiệuvà giải cứu: Cơ Đốc nhân phải cảnh cáo những người đang lao vào nguy hiểm để cứu họ thoát chết. Một lời cảnh cáo đúng lúc giải quyết biết bao rắc rối về sau.
3. Thái độcảnh cáo: Không phải chỉ trích, trách móc hay giận dữ mà chính là những lời hiền hòa thân thiện sẽ cảm hóa người đang sai phạm.
CÂU HỎI
1. Chúng ta có những cơ hội nào để bày tỏ cho người khác thấy chúng ta thuộc về Chúa Jesus và chúng ta đang đi theo đường Ngài ?
2. Chúng ta có thể làm gương cho người khác trong những lãnh vực nào ? Trong lãnh vực nào, chúng ta có thể dẫn đường cho những người không có nghị lực và quyết tâm để làm điều công nghĩa ?
3. Chúng ta có thể cảnh cáo người khác về những việc như thế nào ? Chúng ta có thể cảnh cáo họ bằng cách nào ? (Để họ nghe mà không tức giận).
Bài 11: NGƯỜI CỘNG SỰ VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI
Kinh Thánh: ICo1Cr 3:6-11
Một trong những vinh dự và đặc ân lớn nhất là giúp đỡ một nhân vật quan trọng trong một công việc quan trọng.
Khi còn nhỏ, việc giúp đỡ cha mẹ là một thú vui và chúng ta cảm thấy mình thật quan trọng khi được tín nhiệm làm việc ấy.
Phaolô đã cho mình và các Cơ Đốc nhân khác một danh hiệu lớn nhất mà một Cơ Đốc nhân có thể có được : Đó là BẠN cùng làm việc với Đức Chúa Trời (3:9). Nghĩa là chúng ta là người phụ tá cho Đức Chúa Trời, là bạn cùng cày ruộng với Đức Chúa Trời . . . Chắc chắn không có vinh dự nào lớn hơn thế.
I. CÙNG LÀM VIỆC VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI
1. Chúa cầnnhững người bạn: Đức Chúa Trời ít khi can thiệp trực tiếp vào thế gian nầy. Nếu Ngài muốn làm một điều gì, thì Ngài sai phái một người để làm điều đó cho Ngài. Ngài cần những người bạn cùng làm việc với Ngài.
2. Thí dụ minh họa của Ms Dick Sheppard: Có một tín hữu mua một thửa đất hoang mọc đầy cỏ dại. Anh dọn dẹp, bón phân, trồng hoa. . . biến thửa đất thành mảnh vườn xinh đẹp. Một ngày kia, anh mời một người bạn tin kính của mình thăm khu vườn. Người bạn trầm trồ: "Những gì Chúa làm trên mảnh đất nầy thật kỳ diệu". Anh ôn tồn trả lời: "Đúng thế, nhưng phải chi anh nhìn thấy mảnh đất nầy lúc ban đầu".
3. Chúa tìmngười làm thaycho Ngài: Phaolô mô tả Hội Thánh là thân thể Đấng Christ. Tuy nhiên, Đấng Christ không còn ở đây trong thân xác, Ngài chỉ ở đây trong tâm linh. Vì thế, nếu Ngài muốn làm điều gì thì Ngài cần một người trong chúng ta làm điều ấy thay cho Ngài. Nếu Ngài muốn một người buồn rầu được an ủi, một người cô đơn được thăm viếng, một người khó khăn được giúp đỡ. . . thì Ngài tìm một người nào đó trong chúng ta để làm điều đó thay cho Ngài.
4. Đặc ânvĩ đại: Tóm lại, chúng ta phải là những bàn tay để làm việc cho Chúa Jesus, những bàn chân chạy lo công việc Ngài. . Đây là một trong những đặc ân to lớn nhất, niềm vui vĩ đại nhất trong đời, khi nghĩ rằng chúng ta có thể làm người giúp đỡ, người cộng sự của Đức Chúa Trời.
II. GIÚP ĐEM VỀ NHIỀU NGƯỜI KHÁC
1. Nhu cầu truyền giảng: Chúa cần chúng ta để nói cho người khác biết về Ngài, đưa người khác đến với Ngài. Phaolô nói lên nhu cầu nầy khi ông nói: Họ chưa nghe nói về Ngài thì thể nào mà tin ? Nếu chẳng ai rao giảng thì nghe làm sao ? (RoRm 10:14).
. Nhân loại vẫn đang cần những người truyền giáo nội địa cũng như những giáo sĩ hải ngoại để nói về Chúa cho họ.
2. Tâm tình người dắt đưa người khác đến với Chúa:
. Người tạo cơ hội: Khi đưa người khác đến nhà thờ là chúng ta đã tạo cơ hội để người đó nghe về Chúa Jesus và tiếp nhận cuộc sống mới Chúa ban cho họ.
. Người nối liên lạc: Như người điện thoại viên ở tổng đài giúp chúng ta bắt liên lạc với người chúng ta muốn gọi, thì chúng ta cũng làm người liên lạc để đưa người khác vào mối tương giao với Chúa Jesus.
. Người chia sẻ ơn phước: Chúng ta phải làm người san sẻ cho người khác những ơn phước mà Chúa đã ban cho mình khi nói về Chúa cho họ.
. Người cộng sự với Đức Chúa Trời: Khi tạo cho người khác cơ hội để nghe về Chúa Jesus, ấy là chúng ta đang làm người cộng sự của Đức Chúa Trời.
III. GIÚP NGƯỜI KHÁC HIỂU VỀ CHÚA
1. Người ta cần ngheđể hiểu: Đức Chúa Trời cần chúng ta để nói cho người khác biết làm tín đôì Đấng Christ có nghĩa gì. Họ cần hiểu về Cơ Đốc giáo cũng như nếp sống Cơ Đốc.
. Khi Philíp gặp hoạn quan Êthiôpi trên đường xuống Gaxa, ông nghe hoạn quan đọc Êsai 53. Ông liền hỏi: Ông hiểu lời mình đọc đó chăng ? Ông được trả lời rằng: Nếu chẳng ai dạy cho tôi thì thể nào tôi hiểu được ? Hoạn quan cần một người giúp đỡ để hiểu thế nào là Cơ Đốc nhân.
2. Người ta cần thấyđể hiểu: Một công ty muốn người ta mua hàng của mình thì phải để người ta xem thấy sản phẩm của mình tại phòng trưng bày. Cơ Đốc nhân phải là sản phẩm của Chúa để người ta có thể thấy nơi chúng ta thế nào là một Cơ Đốc nhân.
. B. L. Gee kể lại rằng trong đệ nhị thế chiến, ông sống với một gia đình nông gia là John và Mary. Họ sống đời sống Cơ Đốc cao đẹp đến nỗi đã bắt phục người khác bằng đời sống của mình. Một cô thiếu nữ nói: Tôi thấy khó đọc Kinh Thánh, vì khó hiểu. Tôi thấy khó cầu nguyện, vì chưa ai dạy tôi cầu nguyện. Nhưng tôi không sợ vì tôi biết rằng tôi sẽ tìm được Đức Chúa Trời khi tôi noi theo gương của Mary.
3. Môi trường hoạt động: Chúng ta phải không những nói về Chúa mà cũng phải bày tỏ Chúa qua đời sống của mình. Chúng ta phải sống đời sống Cơ Đốc, không những ở nhà thờ hay những môi trường Cơ Đốc khác, mà phải bày tỏ Chúa ở nhà, ở trường, nơi làm việc, trên sân chơi. . .
. Đây là lời giải thích tốt nhất về Cơ Đốc giáo. Như thế, chúng ta đang làm người cộng sự của Đức Chúa Trời.
IV. GIÚP ĐỠ CHÚA BẰNG CÁCH GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC
1. Đức Chúa Trời quan tâmgiúp đỡ: Đức Chúa Trời cần chúng ta để giúp đỡ người khác. Ngài quan tâm đến từng nhu cầu của con cái Ngài: Ngài buồn rầu khi thấy họ buồn khổ, gặp nan đề, không đủ ăn, kiệt sức, cô đơn, nặng gánh. . . Ngài tìm những người trong chúng ta để giúp đỡ họ.
. Khi chúng ta giúp đỡ nhau chính là chúng ta đang giúp đỡ Đức Chúa Trời, chúng ta đang làm người cộng sự của Ngài.
2. Truyền thuyết Christopher: Thánh Christopher được coi là thánh giúp đỡ người lữ hành. Ông được sinh ra với tên là Opherus, có nghĩa là mang. Ông lớn lên là một người khổng lồ, mạnh khỏe. Lúc đầu, ông phục vụ vua, nhưng thấy vua sợ ma quỷ nên ông phục vụ ma quỷ. Nhưng thấy ma quỷ sợ thập tự giá nên ông tìm hiểu thập tự giá của ai. Được biết Chúa Jesus, ông đã nhất định hầu việc Ngài. Vị tu sĩ Babylas khuyên ông hầu việc Chúa Jesus bằng cách dùng sức mạnh phi thường của mình để đưa người ta qua sông lớn gần đó. Ông sung sướng làm điều đó. Nhưng một đêm mưa bão, có một em bé xin qua sông, Opherus không muốn đi nhưng cuối cùng bảo em bé leo lên lưng mình. Càng đi opherus thấy em bé càng nặng khiến ông vất vả lắm mới qua được bờ bên kia. Khi đặt em bé xuống, ông thấy không phải em bé nữa mà là một ngươi đàn ông, Opherus hỏi: Ngài là ai? Người kia trả lời: "Ta là Đấng Christ. Ngươi đã chở Ta nên ngươi không còn là Opherus (người mang gánh nặng), mà là Chistopherus (người mang Đấng Christ) bởi vì ngươi đã giúp đỡ Ta".
. Opherus tưởng mình đã giúp đỡ một em bé, nhưng ông đã thật sự giúp đỡ Chúa Jesus. Đây chính là điều Chúa Jesus đã nói trong Mat Mt 25:40: "Các ngươi làm việc đó cho một người rất hèn mọn nầy của anh em Ta, ấy là đã làm cho chính mình Ta vậy".
3. Theo gương Chúa Jesus: Chúa Jesus đến thế gian, không phải để người ta phục vụ Ngài, nhưng để phục vụ người ta (20:28). Ngài đến để giúp đỡ, chữa lành, an ủi và giải cứu. . . Bây giờ, Ngài đang tìm những ngươi để tiếp tục công tác Ngài đã khởi công. Vì thế, khi phục vụ người khác, ấy là chúng ta đang làm người cộng sự của Đức Chúa Trời.
Hãy nắm lấy vinh dự làm người cộng sự của Đức Chúa Trời.
CÂU HỎI
1. Có ai trong khu vực chúng ta bằng lòng theo chúng ta đến nhà thờ không ? Chúng ta thuyết phục họ bằng cách nào ?
2. Nếu nhiệm vụ của chúng ta là tỏ cho người khác thấy thế nào là đời sống Cơ Đốc , thì chúng ta phải sống ra sao ?
3. Bằng những phương pháp nào, chúng ta có thể giúp đỡ người khác đúng theo ý của Chúa Jesus ?
Bài 12: HÃY LÀM MUỐI CỦA ĐẤT
Đức Chúa Jesus phán dạy các môn đồ Ngài rằng: Các ngươi là muối của đất. Ngài muốn môn đồ Ngài sống một cuộc sống cao đẹp và hữu ích. Khi nói: Các ngươi là muối của đất, Ngài đòi hỏi điều gì nơi môn đồ Ngài ?
I. ĐÒI HỎI PHẢI THANH KHIẾT
Trong thời Chúa Jesus, người ta bảo rằng muối đến từ hai vật tinh khiết nhất là mặt trời và nước biển. Vì thế muối tượng trưng cho sự thanh khiết. Muối là của lễ đầu nhất cho các vị thần. Người Do Thái luôn tẩm muối vào của lễ mình trước khi dâng cho Đức Chúa Trời.
Có ba lãnh vực lớn trong đời sống con người. Chúng ta phải thanh khiết trong cả ba lãnh vực đó:
1. Chúng ta phải thanh khiết trong hành động:
a. Thí dụ minh họa: Nhà điêu khắc Đan Mạch nổi tiếng là Thorwaldsen đã tạc bức tượng Chúa Jesus. Chính quyền đề nghị ông tạc tượng thần Vệ Nữ Lamã với thù lao rất lớn. Ông trả lời rằng: "Bàn tay đã tạc hình ảnh Chúa Jesus không bao giờ có thể tạc hình ảnh một thần ngoại giáo". Ông không muốn làm ô uế bàn tay mình bằng những việc thấp hèn.
b. Nền tảng Kinh Thánh: Thi Tv 24:4 nói rằng muốn đến gần Đức Chúa Trời, chúng ta phải có đôi tay trong sạch.
c. Bí quyết: Một nhà truyền đạo nổi tiếng dạy rằng: Sau khi viết xong bài giảng thì điều tốt nhất là cầm nó trong tay, rồi quỳ xuống mà dâng cho Đức Chúa Trời. Như thế, chúng ta phải làm mọi sự sao cho mình có thể cầm lấy nó mà dâng lên cho Đức Chúa Trời. Đó là bí quyết thanh khiết trong hành động.
2. Chúng ta phải thanh khiết trong lời nói:
a. Thực trạng đáng buồn: Gần như đi đâu, chúng ta cũng nghe những lời thiếu thanh khiết, những câu chuyện không thanh sạch hay những lời chửi thề. . . Chúng ta rất dễ bị nhiễm dấu vết của những sự ấy.
b. Nghe giọng nói mình: Một trong những kinh nghiệm lạ lùng là nghe lại giọng nói mình và thường người ta khó nhận ra giọng nói của mình ! Một trường thần học đã bắt sinh viên ghi âm bài giảng rồi mở máy nghe lại. Qua đó, họ thấy được những khuyết điểm, những cố tật cần sửa lại.
c. Bí quyết: Một trong những cách hay nhất là phải luôn nhớ rằng Đức Chúa Trời đang nghe chúng ta nói dù chúng ta đang ở bất cứ nơi nào. 139:4 nói rằng "Lời chưa ở trên miệng lưỡi tôi thì Chúa đã biết rồi".
3. Chúng ta phải thanh khiết trong tư tưởng:
a. Thực trạng đáng cẩn trọng: Rất khó kiểm soát tư tưởng: Hãy thử ngồi xuống suy nghĩ về chỉ một điều trong 2 phút liên tiếp. Chúng ta sẽ thấy nhiều điều khác, nhiều hình ảnh . . . sẽ xẹt ngay vào tâm trí, khiến chúng ta không thể tập trung vào điều đang suy nghĩ.
b. Bí quyết: Cách tốt nhất để loại bỏ những tư tưởng xấu là làm đầy tư tưởng bằng những điều tốt lành (Phi Pl 4:8).
II. SỰ ĐÒI HỎI PHẢI HỮU DỤNG
1. Sự hữu dụng của muối: Muối hữu dụng trong việc giữ những vật khác khỏi hư hoại. Muối là vật giữ đồ ăn xưa nhất thế giới. Đó là vật đầu tiên được dùng để giữ thịt cá khỏi hôi thối. Người Hy Lạp nói rằng muối có thể đưa một linh hồn mới vào một vật chết !
2. Cơ Đốc nhân và đế quốc Lamã: Gần ba trăm năm, đế quốc Lamã đã bắt bớ, bỏ tù và giết hại Cơ Đốc nhân. Kết quả là khoảng năm 330 TC, mọi người đều thấy rõ sự hư nát trong toàn đế quốc. Rõ ràng, đế quốc đang tan rã: Ngoài biên giới, quân man di đang gây áp lực. Bên trong đế quốc, nơi nào cũng có tham lam và giả dối, hôn nhân bị xem nhẹ, tổ ấm gia đình bị tiêu diệt, đế quốc như thối rửa từ bên trong.
. Rồi hoàng đế Constantine lên ngôi. Ông nhận tức rằng Lamã chỉ còn một hy vọng duy nhất là Cơ Đốc giáo. Ông đã quyết định ngưng bắt bớ và biến Cơ Đốc giáo thành quốc giáo. Ông viết thư cho các nhà lãnh đạo Cơ Đốc như sau:"Tôi giao cho các ông thân thể của thế giới đang đau đớn dưới cơn bệnh ngặt nghèo để nhờ các ông chữa cho". Ông thấy rằng Cơ Đốc giáo có quyền năng diệt trừ nọc độc của sự loạn luân, giả dối. . . và hư hoại trên thế giới.
3. Ap dụng: Chúng ta đang bị ảnh hưởng xấu bởi người khác hay mình đang tạo ảnh hưởng tốt trên người khác ? Chúng ta phải là những người mà trước mặt chúng ta, không ai dám nói một điều gì dơ dáy hay làm một việc không nên làm.
. Nếu chúng ta không thể góp ý về những điều xấu đang xảy ra thì ít ra chúng ta cũng phải đứng dậy bỏ đi khỏi chỗ đó. Phần đông người dù không muốn, vẫn phải nghe những điều dơ dáy hay làm những điều mờ ám, là vì sợ bị cho là lập dị, nhưng nếu có người khởi xướng thì họ sẽ theo ngay. Chúng ta phải là người khởi xướng đó. Chúng ta phải là người mà trước mắt chúng ta, điều ô uế không thể tồn tại.
III. SỰ ĐÒI HỎI ĐEM VỊ MẶN CHO ĐỜI
1. Muối đem vị mặnkhông thể thiếu: Đồ ăn không có muối sẽ nhạt nhẻo, vô vị, thậm chí còn làm buồn nôn. Muối đem vị mặn không thể thiếu cho đồ ăn, thì Cơ Đốc giáo phải đem vị mặn không thể thiếu cho đời.
2. Lấy mất hay ban cho ?: Một số người nghĩ rằng Cơ Đốc giáo lấy mất hương vị của cuộc đời, Cơ Đốc giáo là làm những gì mình không muốn, là bỏ những gì mình ưa thích, vì thế, hạnh phúc và Cơ Đốc giáo không thể đi chung với nhau !
. Sự thật hoàn toàn ngược lại. Sir Wilfred Greenfell cần một cô y tá tình nguyện cho bệnh viện. Ông nói:"Chúng tôi không thể cho cô nhiều tiền. Nhưng nếu cô đến đây để giúp đỡ kẻ bệnh và săn sóc người đơn chiếc, cô sẽ có được những giờ phút quý nhất của cuộc đời".
. Rõ ràng Cơ Đốc giáo phải làm cho chúng ta trở nên hạnh phúc và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, vì trên hết, Cơ Đốc giáo cho chúng ta niềm vui được cùng làm việc với Chúa Jesus và được sống với Ngài.
. Một Cơ Đốc nhân thật phải là sự sống và linh hồn của tập thể mình đang sống. Nếu chúng ta làm muối của đất thì chính chúng ta phải là người sung sướng và là người đem hạnh phúc đến cho người khác.
Tóm lại
Chúa Jesus phán rằng môn đồ Ngài phải là muối của đất.
. Muối là vật tinh khiết nên môn đồ Ngài phải trong sạch trong hành động, lời nói và tư tưởng.
. Muối là vật hữu ích và cần thiết nhất. Chúng ta phải trở nên hữu dụng, chớ không được vô dụng, phải là người giúp đỡ người khác.
. Muối là vật đầu tiên dùng để chống hư hoại. Chúng ta phải làm sao để trước mắt chúng ta, điều ô uế không thể tồn tại.
. Muối đem lại vị mặn cho đồ ăn. Chúng ta phải làm sao để cuộc sống con người hạnh phúc hơn.
Làm muối của đất là một sứ mạng, một ước vọng lớn. Chúng ta chỉ có thể làm trọn khi cùng làm việc với Chúa Jesus.
CÂU HỎI
1. Chúng ta có thể bị rơi vào các hành động, lời nói và tư tưởng ô uế bằng cách nào? Làm thế nào chúng ta có thể giữ mình khỏi những điều ấy?
2. Chúng ta có thể hữu dụng ở nhà và trong Hội Thánh bằng cách nào?
3. Chúng ta có những cơ hội nào để cư xử như một vật chống hư hoại và gìn giữ cho thế gian khỏi hư hoại? Chúng ta có thể đấu tranh chống sự dơ dáy, ô uế như thế nào?
4. Chúng ta có thể giúp đem lại hương vị cuộc đời cho những người khác bằng cách nào? Bằng cách nào chúng ta có thể đem lại hạnh phúc cho người khác và cho họ thấy Cơ đốc giáo là một điều hạnh phúc?
Bài 13: HÃY LÀM CHỨNG NHÂN CHO CHÚA JESUS
. Trước khi về trời, Chúa Jesus đã giao sứ mạng và nhiệm vụ cho các môn đồ: "Các ngươi sẽ làm chứng về Ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari và cho đến cùng trái đất" (Cong Cv 1:8).
. Lý do được các sứ đồ nêu ra khi chọn người thay thế Giuđa là: "để cùng làm chứng về sự Chúa Jesus sống lại" (1:22). Khi gặp Chúa trên đường Đamách, Phaolô đã nhận sự sống mới và nhiệm vụ mới là "làm chứng cho mọi người về những điều ông đã thấy và nghe" (22:15). Phierơ cũng tự giới thiệu mình là một trưởng lão và là "người chứng kiến sự đau đớn của Đấng Christ". . .
. Như thế, bổn phận của tín đồ Cơ Đốc là phải làm chứng nhân cho Chúa Jesus.
I. MỘT NGƯỜI BIẾT
Trước hết và trên hết, chứng nhân phải là một người biết rõ sự kiện ngay từ đầu. Người ấy đã thấy tận mắt, nghe tận tai, chứ không phải nghe người khác kể lại. Chứng nhân là người có thể nói rằng "Điều ấy là thật, tôi biết rất rộ". Một chứng nhân phải:
1. Biết những sự kiện về Chúa: Chúng ta phải biết những gì Chúa Jesus đã nói, đã dạy, đã làm. Chúng ta phải biết những sự kiện về Cơ Đốc giáo. Kinh Thánh là sách giáo khoa của Cơ Đốc nhân.
. Chỉ đến nhà thờ thôi thì chưa đủ. Chúng ta phải học Kinh Thánh, đặc biệt là các sách Tin Lành và Công Vụ. . . Nhờ hiểu biết Kinh Thánh, chúng ta có thể trả lời cho những kẻ có ác ý với Cơ Đốc giáo.
2. Biết chính Chúa Jesus: Biết về Chúa thôi cũng chưa đủ. Chúng ta phải biết chính mình Ngài. Hai điều đó hoàn toàn khác nhau: Ai cũng biết vêì nữ hoàng Elizabeth, nhưng ít người biết bà.
. Cơ Đốc nhân không chỉ biết về Chúa Jesus. Người ấy phải biết Chúa cách cá nhân, như Phaolô gặp Chúa trên đường Đamách.
. Chúng ta biết Chúa bằng cách cầu nguyện và suy nghĩ về Ngài. Điều nầy đòi hỏi thời gian: Mỗi ngày, chúng ta phải để thì giờ để nói chuyện, tương giao với Ngài, suy nghĩ về Ngài, để Ngài sẽ như một người Bạn của chúng ta vậy.
II. MỘT NGƯỜI SẴN SÀNG NÓI MÌNH BIẾT
1. Không dámnói: Chứng nhân không phải chỉ là người biết mà còn là người sẵn sàng nói mình biết. Đôi khi người ta biết sự thật nhưng lại sơ, không dám nói.
2. Hoà lẫntrong đám đông: Con kỳ nhông có thể đổi màu da để hòa hợp với môi trường để người ta không thể phát hiện nó. Nhiều người cũng giống như vậy: Họ mặc lấy màu sắc của tập thể và giấu đi niềm tin của mình ( Trường hợp của Phierơ trong đêm chối Chúa).
3. Xác định mình đứngvề phía nào: Trong trận đánh Culloden năm 1746, một chiến sĩ thất trận bị thương nặng đã gom hết tàn lực để tuyên bố mình thuộc về đức vua, dù anh biết rằng mình sẽ bị kẻ thù giết chết.
. Cơ Đốc nhân không chỉ biết về Chúa, biết chính Chúa, mà còn phải cho người khác thấy mình đang đứng về phía nào.
III. SẴN SÀNG CHẤP NHẬN ĐAU ĐỚN ĐỂ NÓI MÌNH BIẾT
1. Từ "làm chứng": Tiếng Hylạp gọi là Martus, còn có nghĩa là tuận đạo. Có một thời gian, người làm chứng nhân cho Chúa và người tuận đạo chỉ là một !
2. Khôngthể khôngnói: Một chứng nhân thật sự là người luôn sẵn sàng bênh vực điều mình tin là đúng, dù phải chịu đau đớn vì cớ ấy.
. Trong những ngày đầu tiên của Hội Thánh, khi được ban cho sự lựa chọn "thờ lạy hoàng đế, rủa sả Đấng Christ hoặc là chết", các Cơ Đốc nhân đã sẵn sàng lựa chọn cái chết ( Báo cáo của tổng trấn Pliny xứ Bithini).
. Trong một cuộc bắt bớ tại Aicập, khi thấy một thanh niên đang chao đảo đức tin, 5 binh sĩ Lamậ liền chạy ra nói : "Hãy đưng dậy ! Chúng tôi cũng là Cơ Đốc nhân", và họ cùng chịu chết với thanh niên nầy. Họ chỉ cần yên lặng thì được an ninh hoàn toàn, nhưng họ đã không thể làm thế !
IV. LÃNH VỰC LÀM CHỨNG CHO ĐẤNG CHRIST
Có ba lãnh vực đặc biệt trong cuộc sống mà chúng ta sẽ có được cơ hội đặc biệt để làm chứng cho đưc tin và những nguyên tắc Cơ Đốc :
1. Tại nơi làm việc: Người Cơ Đốc phải là người làm điều tốt nhất của mình cho người khác , không kể người ta có thấy hay không, có cám ơn, khen ngợi mình hay không.
. Khi quét rửa một thánh đường, người ta khám phá một công trình chạm trổ tuyệt đẹp trong một xó tối không ai đêí ý. Dù biết không ai thấy, người thợ khắc đá đã làm hết sức mình trong cái xó xỉnh tối tăm ấy !
. Ngày nay, chúng ta sống trong một thời đại có khuynh hướng làm cho xong, cho rồi, làm ở mức tối thiểu mà không hại đến mình, làm ít mà hưởng nhiều, bắt đầu trễ và kết thúc sớm ! ! ! Một Cơ Đốc nhân thật sự không thể làm như thế. Họ phải là chứng nhân cho Chúa Jesus bằng cách luôn luôn làm hết sức mình trong mọi công việc được giao.
2. Trong khi chơi thể thao: Cơ Đốc nhân không phải chỉ có nhà thờ và ngày Chúa nhật. Nhiệm vụ chúng ta là phải đem Cơ Đốc giáo đến tận các sân thể thao.
. Có một số vận động viên chỉ biết thắng với bất cứ giá nào, bất cứ phương tiện nào dù là trung thực hay mờ ám, và lại còn hãnh diện vì mình đã qua mặt trọng tài. Cơ Đốc nhân không thể như thế ! Chúng ta phải bày tỏ Cơ Đốc giáo bằng cách nêu gương tốt trong mỗi cuộc thi đấu. Thà không thắng trận nào, còn hơn là thắng trận bằng những phương tiện không trong sạch !
3. Trong khi tiêu khiển: Có hai nguyên tắc nên nhớ về vấn đề tiêu khiển: Thứ nhất, tìm thú vui trong những sự làm hại đến thân thể hay tinh thần là một việc sai lầm. Thứ hai, tìm thú vui trong những sự có thể làm tổn thương, làm hại người khác cũng là sai lầm.
. Thí dụ: Không uống rượu vì có hại cho chính mình và có thể cho người khác . Không cờ bạc, cá độ vì mình thắng thì có kẻ khác sẽ thua.
. Phương thức tốt nhất để bày tỏ Chúa trong việc tiêu khiển là tìm xem Chúa Jesus sẽ làm gì trong việc ấy, Chúa muốn tôi làm gì, điều ấy có lợi cho tôi, cho người khác, có làm gương tốt và làm vinh hiển Danh Chúa không (ICo1Cr 10:23, 31).
V. KẾT LUẬN
Chúa Jesus bảo môn đồ phải làm chứng nhân cho Ngài. Một chứng nhân là người :
. Biết ngay từ đầu rằng một điều nào đó là thật. Chúng ta phải học Kinh Thánh để biết về Chúa Jesus, cũng như để thì giờ trò chuyện và suy gẫm về Ngài để biết chính Ngài như một người bạn thân của chúng ta.
. Phải nói ra điều mình tin, không sợ hãi, ngay cả khi việc ấy đem khó khăn cho mình.
. Phải làm chứng nhân cho Chúa Jesus trong khi hết lòng làm mọi việc được giao.
. Trong thể thao, chúng ta có thể làm chứng nhân cho Chúa bằng cách từ chối những việc thấp hèn hay những món lợi mờ ám.
. Trong khi tiêu khiển, chúng ta có thể làm chứng nhân cho Chúa khi tỏ ra không bao giờ ham thích những gì làm hại đến chúng ta hoặc người khác. Phải làm với mục đích cuối cùng là làm vinh hiển Danh Chúa.
Hãy nhớ là Chúa luôn luôn thành tín đối với những người trung tín với Ngài.
CÂU HỎI
1. Chúng ta có thể biết Chúa Jesus nhiều hơn bằng cách nào ?
2. Chúng ta có những cơ hội nào để nói cho người khác về niềm tin ?
3. Trung thành với Nguyên tắc Cơ Đốc, chúng ta sẽ nhận hậu quả nào ?
4. Người công nhân Cơ Đốc khác người công nhân ngoại đạo ở chỗ nào ?
5. Vận động viên Cơ Đốc khác vận động viên ngoại đạo ở chỗ nào ?
6. Cơ Đốc nhân nên tham dự những trò tiêu khiển nào ?
Bài 14: GIĂNG MÁC : NGƯỜI TỰ CỨU MÌNH
I. MÁC LÀ AI ?
1. Con trai Mari: Trong những ngày đầu tiên, Hội Thánh không có nhà thơ như chúng ta hôm nay. Một mặt vì tín hữu quá nghèo, không thể xây dựng nhà thờ. Mặt khác, theo đạo là vi phạm luật pháp và nhà cầm quyền Lamã không cho phép xây nhà thờ. Vì thế, các tín hữu thường nhóm trong nhà riêng.
. Ở Giêrusalem có một bà tín hữu tên là Mari. Nhà bà chính là nơi các sứ đôì thường nhóm lại. Khi Phierơ được giải thoát khỏi ngục thì nơi đầu tiên ông ghé thăm là nhà bà Mari là nơi các tín hữu đang họp lại để cầu nguyện cho ông (Cong Cv 12:12). Mari có một con trai tên là Giăng Mác.
. Mác còn được giới thiệu là anh em chú bác của Banaba (CoCl 4:10).
2. Hai tên: Mác có hai tên: Giăng là tên Do Thái, cái tên mà gia đình và bạn thân thường gọi ông. Mác là tên Lamậ, cái tên mà thế giới biết đến ông, bởi vì thời ấy người Lamã đang cai trị Palestine, nên mỗi người Do Thái đều phải có hai tên.
II. MÁC ĐÃ CÓ ĐƯỢC CƠ HỘI
1. Tiếp xúcvới những nhân vật quan trọng: Vì nhà mẹ ông là nơi nhóm họp thường xuyên của các sứ đồ, và vì là em bà con của Banaba, Mác đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với những nhân vật quan trọng.
2. Tham dựhành trình truyền giáothế giới đầu tiên: Một trong những dịp may lý thú nhất chưa từng có đã đến với Mác, khi Hội Thánh Antiốt quyết định chọn Banaba và Phaolô đem Tin Lành đi khắp thế giới.
3. Bắt đầu bằng công việc của người đầy tớ: Banaba đã mời Mác cùng đi. Tuy nhiên, vì còn quá trẻ, Mác không đi để giảng đạo mà đi theo để làm người tôi tớ phục vụ (Cong Cv 13:5). Lưu ý chữ "minister"(bản Authorised Version) ngày nay là "thầy giảng", thì vào thế kỷ 17, lúc bản Authorised Version được viết ra thì chữ ấy có nghĩa là "tôi tớ".
. Trong tiếng Hylạp. Chữ minister nầy là huperetes, có nghĩa ban đầu là người chèo thuyền tam bản. Như thế, Mác làm người tôi tớ, giống như người cầm chèo đưa thuyền tiến tới giữa biển cả.
III. MÁC LÀM MẤT CƠ HỘI LỚN
1. Bắt đầu tốt lành: Mọi sự đều tốt lành trong một thời gian khi phái đoàn ở tại Síp (Chíprơ 13:4-12). Nhưng sau đó, khi đến Bẹtgiê, xứ Bamphily (13:13) là nơi đông dân cư, Phaolô lại không muốn rao giảng ở đó mà muốn đi sâu vào lục địa.
2. Một người đào ngũ: Đường đi vào lục địa là con đường xấu có tiếng. Chỉ có một giải đất hẹp gần bờ biển, còn bên kia là vùng cao nguyên lớn. Đây cũng là con đường nguy hiểm nhất vì đầy dẫy trộm cướp. Khi Phaolô và Banaba đề nghị đi con đường ấy thì Mác rút lui.
. Chrysostome cho rằng Mác nhớ mẹ ! Nhưng dù lý do là gì đi nữa, thì Mác cũng đã trở thành người đào ngũ !
IV. CUỘC TRANH CÃI VỀ MÁC
1. Quyết định tiếp tụcra đi: Phaolô và Banaba cũng trở về Giêrusalem, nhưng sau một chuyến truyền giáo rất dài (13-14) dù không có Mác phục vụ. Họ đã kể cho Hội Thánh nghe mọi việc và họ quyết định tiếp tục đi, vì họ không thể nghỉ yên khi còn quá nhiều người chưa nghe về Chúa Jesus.
2. Cuộc tranh cãi: Banaba muốn cho Mác một cơ hội thứ hai nên đêì nghị đem Mác theo, nhưng Phaolô bác bỏ ngay. Phaolô không muốn dùng một thanh niên đã đào ngũ. Ông xem Mác chỉ là kẻ vô dụng, không xứng đáng. Kết quả là cuộc tranh cãi dữ dội đã khiến Phaolô và Banaba phân rẽ nhau đến nỗi không còn bao giờ làm việc chung với nhau nữa.
V. SỰ THAY ĐỔI LỚN
1. Mười lămnăm yên lặng: Mười lăm năm kế tiếp, chúng ta hoàn toàn không nghe gì về Mác nữa. Truyền thuyết cho rằng Mác đi Alexandrie và thành lập Hội Thánh ở Aicập ?
2. Mác táixuất hiện: Đột nhiên, Mác xuất hiện trở lại. Lúc ấy, Phaolô đang bị tù tại Lamã. Trong tù, Phaolô đã viết thư cho các Hội Thánh, và trong bức thư gửi cho Hội Thánh Côlôse, Phaolô đã viết: ". . . Aritạc là bạn đồng tù với tôi, gửi lời thăm anh em. Mác, anh em chú bác với Banaba cũng vậy. Về Mác, anh em đã chịu lấy lời dạy bảo rồi: Nếu người đến nơi anh em, hãy tiếp rước tử tê" (CoCl 4:10).
3. Sự thay đổi lớn: Rõ ràng đã có một sự thay đổi lớn: Chàng thanh niên mà Phaolô gọi là kẻ đào ngũ, đang chịu tù chung với ông và ông đang định gửi Mác đến Côlôse như một sứ giả đáng tin cậy của ông.
. Trong bức thư gửi cho Philêmôn, Phaolô gọi Mác là "bạn cùng làm việc với tôi"(Phil Plm 1:24). Kẻ đào ngũ nay đã trở thành người cộng sự. Hơn nữa, Mác thực sự đã trở nên một người "cầm chèo", một người cộng sự ngang hàng trong công việc. Trong ít ra là hai năm bị cầm tù tại Lamã, Phaolô đã dùng Mác làm sứ giả cho mình.
. Trong những ngày cuối cùng, có lẽ lúc chờ đợi bị tử hình, Phaolô đã gửi thư cho Timôthê, cánh tay mặt của ông và nói rằng:"Hãy cố gắng đến cùng ta cho kíp, chỉ có một mình Luca ở với ta. Hãy đem Mác đến với con, vì người thật có ích cho ta về sự hầu việc lắm" (IITi 2Tm 4:9-11). Mác đúng là người đã biết tự cứu lấy mình với sự trợ giúp của Banaba .
VI. MÁC VÀ PHIERƠ
1. Con tôi là Mác: Trong bức thư gửi cho Hội Thánh chung, Phierơ gửi cho họ lời chào thăm của Hội Thánh Babylôn rồi ông thêm "con tôi là Mác cũng vậy". (Theo Ms Barclay "Babylôn" ở đây có lẽ là Lamã vì Lamã đã đối xử tàn độc với Hội Thánh nên các tín hữu gọi nó là Babylôn).
2. Người giải thích cho Phierơ: Papias kể lại rằng: Mác là người giải thích những lời dạy dỗ của Phierơ, đã viết lại một cách chính xác, dầu không theo thứ tự, những gì Phierơ nhớ lại về việc làm và lời nói của Đấng Christ".
3. Tác giả sách Tin Lành thứ hai: Nhờ đó, dù không phải là môn đồ trực tiếp của Chúa Jesus, Mác đã là tác giả sách Tin Lành thứ hai. Đây là một công lao to lớn của Mác. Phierơ là người chài lưới, không quen viết lách, hơn nữa, ông quá bận rộn với công việc phát triển và gây dựng Hội Thánh, nên Mác đã thay ông làm công tác lớn lao nầy.
. Một con người từng bị loại ra như một kẻ đào ngũ, đã chính là người Phaolô cần đến giờ chót và là người giữ lại cho cả thế giới những lời dạy của vị sứ đồ trưởng của Chúa Jesus.
VII. NGƯỜI THANH NIÊN CÓ MỘT GIA ĐÌNH TỐT
1. Người mẹ tốt của Mác: Mác bước vào đời một cách tốt đẹp. Ông có một bà mẹ tốt mà nhâ của bà là nơi nhóm lại của các tín hữu Cơ Đốc đầu tiên, tạo cho Mác một môi trường tốt.
2. Những bà mẹ tốt: Augustine là một nhân vật danh tiếng trong Hội Thánh đầu tiên, nhưng khi còn nhỏ, ông chẳng có gì là tốt lành cả. Mẹ ông là bà Monica thường cầu nguyện và khóc cho ông. Quá lo buồn, bà đến gặp một giám mục già đêí xin giúp đỡ. Ông trả lời:"Không thể nào một em bé, với bao nhiêu lời cầu nguyện và nước mắt như thế có thể hư mất được!". Đúng như thế, lời cầu nguyện và nước mắt của bà đã cứu con bà thật lạ lùng.
. Thomas Carlyle, một văn sĩ lỗi lạc của Tôcáchlan, đã kể lại rằng điều gìn giữ cho ông sống công bình chính là giọng nói của mẹ ông ngoài sân nhà thờ hằng vang nơi tai ông:"Con nhớ tin cậy Đức Chúa Trời và làm sự công bình".
. Trong thế chiến thứ nhất, một binh sĩ nói với vị tuyên úy của mình rằng anh thường bất an nhưng đến khoảng 10 giờ đêm thì anh hoàn toàn bình an, vui thỏa. Vị tuyên úy trả lời rằng: Có lẽ đó là giờ mẹ anh cầu nguyện cho anh". Và thật đúng như vậy.
3. Hãy cảm tạ Chúa: Nếu chúng ta có một gia đình tốt, cha mẹ cầu thay cho chúng ta thì hãy cảm tạ Chúa. Nếu chúng ta là cha mẹ, hãy làm cha mẹ tốt chăm sóc đời sống tâm linh con cái mình và đổ nước mắt cầu nguyện cho con cái mình, Chúng ta sẽ có một gia đình phước hạnh.
VIII. NGƯỜI THANH NIÊN QUÁ LỆ THUỘC
1. Thất bại của Mác: Dù Mác có thể cảm tạ Chúa vì mình đã có một người mẹ tốt, nhưng Mác đã phạm sai lầm khi đối diện với khó khăn, ông đã chạy trốn về nhà. Mác đã quá lệ thuộc vào gia đình.
2. Độc lập chứ không phải lệ thuộc: Dầu có một gia đình tốt là một ơn phước lớn lao, nhưng nhiệm vụ của chúng ta là phải trưởng thành, mạnh mẽ, độc lập, để có thể tự mình đứng vững. Đây chính là điều cha mẹ mong muốn thấy nơi con cái mình.
. Một sứ giả chạy về báo cho Hoàng đế Edward là Hoàng tử Ben đang lâm nguy khi đánh trận Crecy. Nhà vua hỏi: Hoàng tử bị ngã ngựa hay bị thương rồi ư? Sứ giả trả lời rằng: Không, nhưng hoàng tử đang lâm nguy. Vua Edward đáp: Thế thì hoàng tử hãy tự mình chiến đấu và lập công đầu đi !
3. Ngưng lấy đi mà hãy đem về: Mục đích hướng tới của chúng ta phải là ngưng lấy đi những gì từ gia đình, mà hãy đem về điều gì đó cho gia đình. Không nên nhờ cậy người thân làm thay chúng ta mà hãy làm điều gì đó cho họ. Chúng ta phải trở nên độc lập để có thể giúp đỡ gia đình mình.
. Hãy cảm tạ Chúa nếu mình có một gia đình tốt. Nhưng đừng để điều đó khiến chúng ta mềm yếu như Mác lúc ban đầu. Gia đình tốt phải khiến chúng ta mạnh mẽ và có khả năng làm nhiều việc cho mình và người khác. Chính Banaba đã giúp Mác khám phá điều đó.
IX. NGƯỜI TỰ CỨU LẤY MÌNH
1. Gương của Mác: Mác đã sai lầm khi đào ngũ. Ông đã rất đau đớn khi bị Phaolô từ chối, nhưng Banaba đã giúp Mác biết tự sửa lại sai lầm của mình, cố gắng chứng tỏ cho Phaolô biết mình không tệ như ông tưởng. Chúng ta đừng để cho sự thất bại làm cho mình gục ngậ.
2. Một số gương tự cứu mình: Sir Walter Scott thua lỗ trong việc ấn hành sách, không còn một xu dính túi, đã nói: Đừng ai tội nghiệp cho tôi. Bàn tay tôi sẽ trả hết nợ. Và ông đã làm được điều đó.
. Khi Disraeli bị chế nhạo trong lần đầu tiên nói chuyện với quốc hội, ông đã ngồi xuống và nói: Hôm nay các ông có thể chế nhạo tôi, nhưng có ngày tôi sẽ làm cho các ông phải nghe tôi. Quả thật thế, có ngày họ đã tôn ông làm thủ tướng của họ.
. Chúng ta không thể để cho thất bại làm cho nản chí, ngã lòng. Hãy xem thất bại là một sự thúc giục để làm tốt hơn. Mác là người biết tự cứu lấy mình thì ai cũng có thể làm điều đó với sự trợ giúp vĩ đại của Chúa Jesus.
CÂU HỎI
1. Thử nghĩ xem tại sao Mác lại quay về nhà khi Phaolô và Banaba đề nghị rời bỏ bờ biển mà lên cao nguyên ?
2. Trong cuộc tranh cãi về vấn đề đem theo Mác trong chuyến đi thứ nhì, ban nghĩ Phaolô đúng hay Banaba đúng ?
3. Chúng ta mắc nợ gia đình về những gì ? Chúng ta có thể làm gì cho gia đình ? Bằng cách nào, chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn gia đình về những gì chúng ta nhận được ?
Bài 15: BANABA : CON NGƯỜI NHÂN ÁI
Trong cả Tân Ước, không có con người nào nhân ái bằng Banaba. Tinh thần của ông được thấy trong tên của ông, là tên mà các sứ đồ đã đặt cho ông. Banaba nghĩa là "con trai của sự yên ủi" (Cong Cv 4:36).
Chúa Jesus dùng từ "con trai của sự bình an" (LuLc 5:6) để nói đến người ôn hòa, tử tế; thì "con trai của sự yên ủi" là một người dễ mến, hiền lành, hay an ủi, hay khích lệ người khác.
I. MỘT NGƯỜI VUI SƯỚNG ĐƯỢC PHỤC VỤ NGƯỜI KHÁC
1. Một người Lêvi: Banaba, tên thật là Giôsép, là một người Lêvi. Người Lêvi là người phục vụ trong đền thờ, quét dọn, mơ cửa, đóng cửa. . . những công việc ít ai thấy. Dân sự chỉ thấy và thán phục các thầy tế lễ.
. Dù không ai thấy, người Lêvi rất tự hào về công việc của mình, vì họ đang làm cho Đức Chúa Trời của mình.
. Trong đế quốc Lamã, vinh dự lớn nhất cho một thành phố là được lo việc thờ phượng hoàng đế như vị thần của họ. Những thành phố ấy nhận được danh hiệu Neokoros (tiếng Hylạp có nghĩa là "người quét đền thờ".
2. Một người dângđám ruộng của mình: Banaba bắt đầu là người vui sướng phục vụ Chúa. Chúa ban cho ông được giàu có. Nhưng khi nhìn thấy anh em trong Hội Thánh có nhiều người nghèo khổ, nhiều người nô lê, không đủ ăn, con người nhơn từ Banaba liền quyết định bán đám ruộng của mình, lấy tiền đem đặt dưới chơn các sứ đôì, để họ giúp đỡ anh em thiếu thốn.
3. Ap dụng: Chúng ta sẽ làm gì với tài sản Chúa ban cho mình ? Giữ lại tất cả cho mình chăng ? Cố gắng bòn rút cho mình càng nhiều càng tốt chăng ? Ai sống chết mặc ai, miễn mình dư dật thoải mái chăng ? Thật tình mà nói, đó là cách sống của khá nhiều người !
. Hay là chúng ta sẽ nói rằng những gì tôi có là do Chúa ban, không phải để giữ lại, mà để san sẻ. Đây chính là điều Banaba đã làm, theo gương Chúa Jesus, Đấng vốn giàu, nhưng vì cớ chúng ta, đã trở nên nghèo. Muốn giống như Chúa Jesus, chúng ta phải làm theo phương châm Ngài dạy "Ban cho có phước hơn nhận lãnh (Cong Cv 20:35).
II. MỘT NGƯỜI LUÔN NGHĨ ĐIỀU TỐT
1. Một việc làm can đảm: Lần thứ hai chúng ta gặp Banaba là khi ông đang làm một việc rất can đảm (9:26-27). Khi Saulơ từ Đamách trốn đến Giêrusalem, Hội Thánh đã tiếp đón ông với sự nghi ngơ. Chúng ta không thể trách họ, vì thật khó tin rằng, một người đã từng là kẻ thù cay đắng nhất của Hội Thánh, lại thật tâm muốn hầu việc Hội Thánh. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra cho Phaolô nếu không có Banaba.
2. Một người biếtnghĩ tốtvề người khác: Banaba đã cầm tay Phaolô để bảo đảm cho ông. Banaba dám tin một người mà ai cũng muốn kết án. Lý do là vì, trong khi mọi người nghĩ xấu cho Phaolô, thì Banaba nghĩ điều tốt nhất cho Phaolô. Đây là một đặc tính của tình yêu (ICo1Cr 13:5, 7), là một ân tứ lớn.
. Collie Knox và bạn mặc thường phục để ăn tối tại một quán tại Luân đôn trong thời gian đệ nhất thế chiến, thì một cô gái đến đưa cho họ một chiếc lông trắng. Chiếc lông trắng là dấu hiệu của sự hèn nhát. Cô ta đã nghĩ xấu về hai người trong khi Collie Knox vừa bị trọng thương trong một phi vụ của Không quân Hoàng gia, và bạn ông vừa được Đức vua tặng huy chương Anh dũng bội tinh sáng hôm đó !
3. Gương Chúa Jesus: Mathiơ là một người thâu thuế, một người phản quốc, đã bán mình phục vụ Lamã. Nhưng Chúa Jesus đã thấy nơi ông một con người có thể dùng được, một sứ đồ của Ngài.
. Phierơ là một người bốc đồng, hay lầm lạc. Nhưng Chúa Jesus thấy nơi ông một con người mà Ngài có thể giao phó Hội Thánh của Ngài.
. Hãy biết nghĩ tốt về người khác như Chúa Jesus, như Banaba.
III. MỘT NGƯỜI MỞ RỘNG CÁNH CỬA
1. Banaba và Hội Thánh Antiốt: Vài tín hữu tại Antiốt đã giảng Tin Lành cho người ngoại bang, đem lại nhiều kết quả. Khi tin tức nầy đến Hội Thánh Giêrusalem, Hội Thánh đã làm một việc khôn ngoan là sai Banaba đến Antiốt. Banaba đã sẵn sàng mở cửa Hội Thánh để tiếp nhận những người ngoại bang. Ông đã có tấm lòng đủ lớn để yêu thương mọi người vì Cơ Đốc giáo là cho mọi người.
2. Ap dụng: Ngày nay vẫn có hai hạng người: Hạng người đóng cửa và hạng người mở cửa. Có một số người chỉ đóng khung trong tập thể nhỏ của họ. Họ không muốn có người lẩ, không muốn tiếp đón người lạ, chia sẻ những trò chơi, sinh hoạt. . . với họ. Như thế không phải là Cơ Đốc nhân !
. Cơ Đốc nhân thật sự phải biết tiếp đón khách lạ và mở cửa cho họ.
IV. MỘT NGƯỜI NHẬN VỊ TRÍ THỨ NHÌ
1. Từ thứ nhấtxuống thứ nhì: Hội thánh Antiốt đã có khải tượng truyền giáo thế giới và theo lệnh Đức Thánh Linh, họ đã cử Banaba làm trưởng phái đoàn, cùng với Saulơ ra đi truyền giáo.
. Lúc đầu là "Banaba và Saulơ" (Cong Cv 13:2), nhưng ngay tại điểm đầu tiên là Chíprơ thì thứ tự đã đảo ngược "Saulơ và Banaba"(13:4) và sau đó là "Saulơ và đồng bạn"(13:13), tên của Banaba đã không còn được nhắc đến !
2. Sẵnsàng ở vị trí thứ nhì: Chúng ta không hề nghe Banaba than phiền gì về chỗ đứng của mình. Ông đã sẵn sàng đứng lui lại để nhường vị trí thứ nhất cho Saulơ.
. Không có gì đau lòng hơn là bị qua mặt, Không có gì khó khăn hơn là giữ vị trí thứ nhì sau khi đã giữ vị trí thứ nhất, hay khi chúng ta đang mong đạt vị trí thứ nhất. Banaba đã chiến thắng những điều đó.
. Tiến sĩ Spencer đã có một Hội Thánh rất đông người, nhưng lần lần số tín hữu giảm lần. Khi khám phá rằng tín hữu Hội Thánh ông đã qua nhóm bên nhà thờ đối diện, ông đã dẫn nhóm tín hữu còn lại cùng qua nhóm với họ. Không ghen tị, không cay đắng, ông hoàn toàn sẵn sàng lùi lại vị trí thứ nhì.
3. Động lực quan trọng: Hội Thánh thường có rối ren khi có sự qua mặt trong chức vụ, hay bởi ai đó chưa chiếm được vị trí xứng đáng. Banaba hoàn toàn khác. Ông có thể bước xuống. Dầu nhận vị trí đầu hay vị trí thứ yếu, ông đều vui vẻ tiếp nhận. Đối với ông, vị trí không quan trọng , miễn là công việc Chúa được tiến hành tốt đẹp. Đó là mẫu người Chúa Jesus đang cần cho Hội Thánh Ngài.
V. MỘT NGƯỜI CÓ THỂ THA THỨ
1. Tha thứcho Mác: Mác đã bỏ phái đoàn truyền giáo tại Bẹtgiê để quay về Giêrusalem. Khi hoạch định chương trình cho chuyến truyền giáo thứ hai, Banaba đề nghị đem Mác theo, nhưng Phaolô bác bỏ thẳng tay. Kết quả là Phaolô và Banaba phân rẽ nhau. Phaolô chọn Sila, còn Banaba chọn Mác để cùng đi với mình. Banaba là con người biết tha thứ. Chính điều nầy đã vực Mác chổi dậy để tự cứu lấy mình.
2. Những gương tha thứ: Thủ tướng lỗi lạc Gladstone của nước Anh đã có lần nhờ viên thư ký riêng cung cấp những số liệu thống kê cho bản tường trình trước quốc hội, nhưng viên thư ký đã cung cấp những số liệu sai. Khi bị khám phá việc làm của mình, viên thư ký tưởng mình sẽ bị sa thải ngay, nhưng Gladstone đã không hề nói một lời giận dữ nào với anh ta. Anh ta đã xử tệ với Gladstone, nhưng ông đã có thể tha thứ.
. Không ai xử tệ với Chúa Jesus bằng Phierơ. Đúng lúc Chúa cần ông nhiều nhất thì ông đã chối Ngài ! Nhưng khi Chúa sống lại, Ngài đã hiện ra cho ông, ban cho ông một sứđiệp (Mac Mc 16:7). . .
. Không có gì khó hơn là tha thứ và không chấp nhất người đã xúc phạm hoặc xử tệ với chúng ta. Nhưng việc gì sẽ xảy ra nếu Chúa Jesus bắt tội chúng ta mỗi lần chúng ta xúc phạm đến Ngài hay phản bội Ngài ? Chúa Jesus đã tha thứ hết. Chúng ta phải cầu xin Chúa cho mình có thể tha thứ như Banaba đã học theo gương Chúa Jesus.
Tóm lại, Dù Tân Ước chỉ thỉnh thoảng cho chúng ta vài cái nhìn về Banaba, chúng ta vẫn thấy được rằng, chắc hẳn Banaba là một con người rất đáng yêu, một người rất vui thích phục vụ người khác. Ông có thể nhận lấy vị trí thứ nhì mà không giữ ác ý nào đối với người đã "lấn lướt" mình. Ông là người có thể tha thứ và không bao giờ chấp nê người đã xử tệ với mình. Đây là một tấm gương tuyệt vời: Banaba, con người nhân ái.
Câu Hỏi
1. Chúng ta có thể giúp đỡ người khác bằng những phương cách thực tế nào ?
2. Chúng ta thường nghĩ xấu về người khác trong những cách thức nào ? Chúng ta có thể sửa chữa thói quen sai lầm ấy bằng cách nào ?
3. Chúng ta phải làm gì để giữ mình khỏi cay đắng, khi chúng ta phải nhận vị trí thứ nhì trong khi đáng lẽ chúng ta phải ở vị trí thứ nhất ?
4. Chúng ta tập tha thứ bằng cách nào ?
Bài 16: LUCA : NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH TỐT
Kinh Thánh không nói nhiều về Luca, nhưng những gì chúng ta được biết cho phép chúng ta nghĩ rằng Luca là một con người rất đáng chú ý và dễ mến.
I. LUCA TRONG KINH THÁNH
1. Trước giảcủa haisách trong Tân Ước: Luca đã viết sách Tin Lành Luca và sách Công vụ các sứ đồ. Luca là người ngoại bang duy nhất trong những trước giả Tân Ước.
2. Một thầy thuốcchuyên môn: Phaolô gọi Luca là "thầy thuốc yêu dấu" (CoCl 4:14). Luca thường dùng những từ y khoa. Thí dụ như trong câu "con lạc đà chiu qua lỗ kim", Luca dùng chữ Hy lạp "belon" là cây kim của bác sĩ giải phẩu (LuLc 18:25) thay vì chữ "raphis" là cây kim may (Mat Mt 19:24; Mac Mc 10:25).
3. Một người bạn đồng hànhvới Phaolô: Trong sách Công vụ, thỉnh thoảng chúng ta thấy Luca dùng chủ từ "chúng tôi"(Cong Cv 16:10-17; 20:5-16; 21:1-18; 27:1-29). Điều nầy có nghĩa là Luca đang có mặt ở đó. Đọc những đoạn "chúng tôi"đó, chúng ta biết rằng Luca đang ghi lại những điều "mắt thấy, tai nghe".
4. Một người bạn đồng tùvới Phaolô: Trong bức thư Philêmôn, Phaolô đang ở tù tại Lamã, đã gửi lời chào thăm của Luca, người bạn cùng làm việc với ông (Phil Plm 1:24). Trong IITi 2Tm 4:11, Phaolô cho biết chỉ có một mình Luca ở với ông trong cảnh lao tù sắp đến ngày phải chịu tử hình (4:6).
II. CON NGƯỜI KHIÊM NHƯỜNG
1. Khôngbao giờ nhắc đến tênmình: Trước hết và trên hết, Luca là một con người khiêm nhường. Ông viết cả hai sách trong Tân Ước, mà không bao giờ nhắc đến tên mình, dù ông có thể được tôn như một người hùng, một nhân vật quan trọng trong vòng người ngoại bang. Ông rất hài lòng khi không ai biết đến mình. Thật ra, không ai ưa kẻ khoe khoang, luôn luôn nói về mình !
2. Quan tâm đến công việchơn là đến chính mình: Những người lỗi lạc thường phải chịu sự lãng quên, vì họ chỉ quan tâm đến công việc, chứ không quan tâm đến chính mình. Họ không màng đến công lao, miễn là công việc được làm trọn. Đối với họ, chính công việc mới là quan trọng, chứ không phải chính họ.
. Có một lần Oberlin bị lạc đường trong một trận bão tuyết khi băng qua một cái đèo trong dãy núi Alps. Một người lữ hành đã đến kịp lúc để giúp đỡ, đưa ông vào nơi an toàn. Oberlin muốn thưởng công, nhưng người ấy không nhận. Ông xin người ấy cho biết tên để ông ghi nhớ ơn, nhưng người ấy cũng không cho biết. Người ấy bảo: "Tôi sẽ nói tên của tôi với điều kiện anh hãy cho tôi biết tên của người Samari nhơn lành".
3. Để người khác thấy Chúa chứ không phải thấy mình: Người ta có biết tên chúng ta, cám ơn hay khen ngợi chúng ta hay không, điều đó không quan hệ bằng việc người ta có nhìn thấy Chúa Jesus qua chúng ta hay không.
. Toscanini, một nhạc trưởng lỗi lạc đang tập dượt một bài symphonie của Beethoven. Khi ban nhạc diễn thành công và đang chờ đơi lời khen, Toscanini nói: "Tôi chẳng là gì cả, các anh cũng thế. Chính Beethoven mới là tất cả". Toscanini chỉ muốn mọi người thưởng thức hết cái đẹp trong âm nhạc của Beethoven.
. Chúng ta cũng phải khiêm nhường, hạ mình như Luca. Hãy luôn giữ mình đứng ngoài tầm chú ý của người khác !
III. MỘT NGƯỜI BẠN TỐT
Luca thường ở bên cạnh Phaolô. Chắc hẳn Luca phải là một người bạn đồng hành tốt, nên Phaolô mới đem ông theo với mình. Một bạn đồng hành tốt phải có hai đức tính lớn:
1. Nghĩđến bạnmình nhưnghĩ đến chính mìnhvậy: Người đó phải điều chỉnh bước của mình theo người bạn của mình. Người đó phải sẵn sàng chìu ý bạn mình để hoặc sẽ đi tiếp tục, hoặc dừng lại nghỉ chân, hoặc đi nhanh hơn hay chậm hơn. . .
. Boswell nói rằng: "Một trong những nghệ thuật lớn nhất trong lãnh vực giao tiếp là nghệ thuật thích ứng". Phaolô cho biết ông sẵn sàng trở nên mọi cách cho mọi người để cứu được họ cho Chúa Jesus (ICo1Cr 9:20-22). Sự tế nhị là một trong những đức tính đáng quý nhất.
2. Biết chấp nhậnmọi việc đang xảy ra: Một người tánh khí thất thường, khi vui, khi buồn, dễ buồn, dễ nản lòng, dễ phật ý vì những chuyện nhỏ nhặt. . . thì không phải là một bạn đồng hành tốt.
. Một bạn đồng hành tốt phải biết chịu đựng lúc khó khăn cũng như khi dễ dàng, lúc leo đồi cũng như khi xuống dốc, lúc mưa gió cũng như khi trời yên tĩnh. . .
. Marcus Aurelius là một trong những hoàng đế Lamã nổi tiếng khắc kỷ. Khi ông hấp hối, một người lính cận vệ xin mật khẩu cho đoàn cận vệ hoàng cung đêm hôm đó, ông trả lời "Dững dưng". Dững dưng nghĩa là tâm hồn không lay chuyển, sẵn sàng chấp nhận thành công lẫn thất bại, cả hạnh phúc lẫn đau buồn, và cư luôn bước tới.
. Muốn làm một người bạn đồng hành tốt, chúng ta phải luôn quan tâm đến bạn mình và phải biết chấp nhận mọi sự xảy ra.
IV. MỘT NGƯỜI BẠN TRUNG THÀNH ĐẾN CUỐI CÙNG
1. Vẫn ở lạikhi mọi người bỏ đi: Đức tính dễ thương nhất của Luca là trung thành cho đến cuối cùng. Khi Phaolô đang bị giam để chờ ngày bị tử hình, Luca vẫn ở bên cạnh Phaolô. Ông vẫn ở lại, khi mọi người bỏ đi (IITi 2Tm 4:11).
2. Người nô lệthân tín của một tù nhân: Theo Công vu 27, Phaolô bị giải qua Lamã dưới sự giám sát của cai ngục Julius. Chúng ta tự hỏi làm sao Luca lại có thể cùng đi với Phaolô ? Câu trả lời là: Theo luật pháp Lamậ, một tù nhân như Phaolô có thể đem theo hai người nô lệ thân tín để giúp việc mình.
. Luca chắc hẳn đã tình nguyện làm nô lệ cho Phaolô, để có thể cùng đi với Phaolô trong khi bị xiềng xích. Không có sự trung thành nào lớn hơn thế ! Luca đã không bỏ rơi Phaolô, khi Phaolô bị tống giam, dầu điều đó có thể khiến ông bị nguy hiểm đến tính mạng.
. Thật dễ dàng tìm được những người bạn ở bên mình khi mọi sự đều tốt đẹp. Nhưng những người bạn có giá trị thật sự rất khó tìm. Khi mọi sự đều khó khăn mà vẫn sẵn sàng ở bên cạnh bạn mình, đó mới là một người bạn thật sự. Luca chính là người đó.
CÂU HỎI
1. Làm thế nào để tránh khỏi sự khoe mình ?
2. Chúng ta phải học tập tánh tế nhị như thế nào ?
3. Làm sao để rèn luyện mình biết chấp nhận mọi sự xảy ra ?
4. Chúng ta bị cám dỗ bỏ rơi bạn mình trong những khi nào ?
Bài 17: TIMÔTHÊ : CÁNH TAY MẶT CỦA PHAOLÔ
Timôthê là người ở thành Lít trơ và Đẹtbơ. Cha ông là người Hylạp, mẹ ông là người Giuđa (Cong Cv 16:1-3).
Timôthê thường ở bên cạnh Phaolô khi ông viết các thư tín. Phaolô và Timôthê rất gần gũi với nhau, đến nỗi Phaolô thường xem Timôthê như chính con trai mình (ITi1Tm 1:2, 8; IITi 2Tm 1:2), và có lẽ Phaolô muốn Timôthê kế tục sự nghiệp của mình.
I. MỘT SẢN NGHIỆP TỐT
1. Sản nghiệp đức tin: Trước hết và trên hết, Timôthê là một thanh niên có một sản nghiệp tốt, Phaolô nói rằng đức tin của Timôthê cũng là đức tin đã thấy nơi bà ngoại là Lôít và mẹ là Ơnít (1:5).
. Timôthê có một đặc ân vô giá là có được một gia đình tốt. Chúng ta không thể nói hết lòng biết ơn Chúa khi mình có được một gia đình tốt, cha mẹ tốt.
2. Sản nghiệp khó tìm!: Tuy nhiên, không phải ai cũng có một gia đình tốt. Martin Luther đã có một người cha quá cứng rắn, nghiêm khắc đến nỗi ông không thích gọi Đức Chúa Trời là "Cha chúng tôi", vì chữ "Cha" chỉ gợi ông nhớ đến một hình ảnh lạnh lùng, nghiêm khắc.
. Một giáo viên Trường Chúa nhật kể lại câu chuyện người con trai hoang đàng và hỏi cả lớp:"Các em nghĩ người cha sẽ làm gì khi thấy con mình trở về". Một bé trai nhanh nhẩu trả lời: "Đánh đòn ngay". Em bé đang ở trong một gia đình mà người cha trong trường hợp đó sẽ đối xử với em như vậy.
. Chúng ta phải hết lòng cảm tạ Chúa về một gia đình tốt có cha mẹ nhân lành và hãy cậy ơn Chúa để xây dựng gia đình mình như vậy.
II. MỘT TIẾNG TỐT
Timôthê được anh em ở thành Líttrơ và Ycôni làm chứng tốt cho. Đây là một trong những lý do Phaolô chọn Timôthê. Một ngươi được tiếng tốt phải có ít nhất là hai điều Phaolô đang cần :
1. Một người có lòng thành thật: Phaolô tìm một người mà ông có thể tin cậy được. Lời khen ngợi cao quý nhất đối với một người là "người ấy rất thẳng thắn, chơn thật".
2. Một người niềm nở: Ai cũng muốn, thà được một người tầm thường mà tình nguyện làm cách vui vẻ, hơn là một người thông thái mà làm việc cách nhăn nhó, miễn cưỡng. Sớm muộn gì người ta cũng khám phá được ai là người "không chịu đưa tay giúp đỡ người khác", và dĩ nhiên, không ai cần hạng ngươi như thế.
. Timôthê được tiếng tốt. Đó là một trong những điều quý nhất.
III. CON NGƯỜI LÀM VIỆC
1. Bạncùng làm việc: Phaolô giới thiệu Timôthê là bạn cùng làm việc với ông. Timôthê đã làm những gì có thể làm được để thực sự giúp đỡ Phaolô , trong công việc truyền giáo cũng như trong chốn lao tù. Timôthê là một con người làm việc.
2. Siêng nănghay lăng xăng: Có hai hạng người: Người trốn tránh công việc và người làm việc. Một nhà thám hiểm Bắc cực mô tả những con chó kéo xe của mình như sau: Hai con thì kéo, còn hai con thì lăng xăng. Ông giải thích: Hai con luôn sốt sắng kéo xe, còn hai con lăng xăng làm đủ thứ trừ việc quan trọng phải làm là kéo xe".
. Nhiều người thích lăng xăng trước mặt người khác với những việc vặt, nhưng lại tránh né những việc cần phải làm. Họ sẵn sàng lẫn mất khi thấy có thể bị yêu cầu làm việc ! Timôthê, ngược lại, sẵn sàng có mặt khi có việc cần làm. Timôthê là một người làm việc.
IV. MỘT SỨ GIẢ XUẤT SẮC
1. Một người được sai đi: Phaolô thường sai Timôthê đi đây đi đó. Thật vậy, dường như suốt đời, Timôthê chỉ đi lo công việc Chúa cho Phaolô. Phaolô sai ông từ Êphêsô đi Maxêđoan (Cong Cv 19:22). Phaolô sai ông từ Êphêsô đi Côrinhtô (ICo1Cr 4:17). Phaolô sai ông từ Athen đi Têsalônica (ITe1Tx 3:2). Phaolô dự định sai ông từ Rôma đi Philíp (Phi Pl 2:19). Gần như lần nào đọc về Timôthê, chúng ta cũng thấy ông được sai đi đâu đó để mang sứ điệp của Phaolô.
2. Một người hoàn tấtsứ mạng: Người ta thường xem con tem là một sứ giả xuất sắc. Trước hết, con tem gắn chặt với nhiệm vụ của nó. Nó cứ ở trên phong bì cho đến khi đến tay người nhận. Một sứ giả tốt không hề chùn bước trước mọi khó khăn cho tới khi gửi xong sứ điệp.
. Trong đệ nhị thế chiến, cậu bé Derck Bellfall được giao cho nhiệm vụ giao liên trong một thành phố lớn ở Anh Quốc. Trong một trận không kích, khi mọi đường dây điện thoại đều bị hư hại, Bellfall đã tìm mọi cách đến được nơi mình được sai đi, nhưng trên đường về, em bị trúng đạn. Khi người ta tìm thấy em, họ chỉ còn nghe được em thều thào: "Giao liên Bellfall báo cáo: Đã gửi xong sứ điệp". Khi được giao nhiệm vụ, chúng ta phải kiên trì cho đến khi công tác được hoàn tất.
3. Vâng phục tuyệt đối, không lựa chọn: Con tem đi đến bất cứ nơi nào nó được gửi đến. Nó sẽ đi đến những thành phố lớn nhất cũng như những ngôi làng hiu quạnh nhất. Nó sẽ đi đến bên kia đường hay đến vùng trời xa nhất của trái đất. Nó sẽ đến nơi nào nó được sai đến.
. Cái trục trặc là nhiều người chỉ siêng năng hết lòng ở những việc, những nơi nào họ thích, nhưng họ hầu như không chịu làm gì cả đối với những công việc họ không thích. Ở trường học hay ở nhà cũng thế, chúng ta thường học hay làm những môn học, những việc mình thích và lẫn tránh những việc mình không thích.
. Đối với Timôthê, nơi ông được sai đi chẳng quan hệ, ông cứ đi nơi Phaolô muốn ông đi, thế là đủ rồi. Nếu chúng ta chỉ làm những điều mình thích thì không thể tiến xa được. Một trong những thách thức lớn đôi với một người là người ấy có bằng lòng gánh vác những việc mà mình không thích không. Timôthê là một sứ giả lớn của Phaolô, bởi vì ông sẵn sàng đi bất cứ nơi nào ông được sai đến và luôn kiên trì cho đến khi hoàn tất sứ mạng.
V. MỘT NGƯỜI ĐỒNG TÂM TÌNH
1. Đồng tâm tìnhvới Phaolô: Đây chính là lý do vì sao Phaolô thường sai Timôthê đi. Ông viết cho các tín hữu Philíp rằng: "Tôi không có ai như Timôthê, đồng tình với tôi để thật lòng lo về việc anh em. Ai nấy đều tìm lợi riêng mình, chứ không tìm của Đức Chúa Jesus Christ" (2:20-21).
. Điều lớn lao về Timôthê là ông đã đặt quyền lợi của Đức Chúa Jesus trên quyền lợi của chính mình. Phaolô và Timôthê đồng tâm tình cho đến nỗi khi được sai đi, Timôthê biết ngay Phaolô muốn ông làm điều gì, nói và hành động như thế nào.
2. Đồng tâm tình với Chúa Jesus: Thật là điều đáng quý cho một người lãnh đạo tìm được một người đồng tâm tình để sai đi, biết rằng mình có thể hoàn toàn tin cậy người ấy để làm những gì chính mình muốn làm.
. Trên hết, Chúa Jesus cũng muốn có những người đồng tâm tình với Ngài để sai họ đi. Ngài muốn có những người sẵn sàng sống đời sống mà Ngài đã sống và làm những việc mà Ngài đã làm, hơn là chỉ nói về Ngài mà thôi. Chúa Jesus đang cần nhiều sứ giẫ và nhiệm vụ của mỗi chúng ta là sứ giả của Ngài. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể hoàn tất sứ mạng nếu không tiếp nhận Ngài vào lòng, để Ngài toàn quyền hành động khiến chúng ta trở nên những người đồng tâm tình với Ngài.
VI. KẾT LUẬN
. Timôthê là một thanh niên là một thanh niên có một gia đình tốt.
. Timôthê được danh tiếng tốt, vì chúng ta có thể biết chắc rằng ông luôn tỏ ra thành thật và sốt sắng với mọi người ông được sai đến.
. Timôthê là một sứ giả xuất sắc bởi ông kiên trì trong chức vụ và sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào ông được sai đi.
. Timôthê là một người thanh niên có đồng một tâm tình với Phaolô khiến Phaolô có thể tin cậy, giao phó công việc.
. Hơn thế nữa, Timôthê đã được chính Chúa sử dụng vì ông cũng học theo gương Chúa Jesus để có cùng một tâm tình với Chúa Jesus. Vì thế, ông thật sự là một gương sáng cho chúng ta noi theo.
CÂU HỎI
1. Những người thông minh thường hay vấp phải những nguy hiểm đặc biệt nào ? Tại sao tấm lòng quý hơn sự thông minh ?
2. Làm thế nào để chúng ta có thể sốt sắng làm, ngay cả những việc mà mình không thích ?
3. Có đồng một tâm tình với Chúa Jesus nghĩa là gì ? Chúng ta phải làm những việc gì ?
Bài 18: PHILÍP : NHÀ TRUYỀN GIÁO HẢI NGOẠI ĐẦU TIÊN
Trong Tân Ước có hai Philíp: Một là sứ đồ của Chúa Jesus (Mac Mc 3:18) và một là chấp sự, thành viên của Ban Trị sự đầu tiên (Cong Cv 6:5). Chính chấp sự Philíp là nhà truyền giáo hải ngoại đầu tiên.
I. CON NGƯỜI BẰNG LÒNG NHẬN VỊ TRÍ THỨ NHÌ
1. Một người lo cứu tếdù có ơn giảng dạy: Chúng ta gặp Philíp đầu tiên trong Công vụ đoạn 6. Ông là một trong bảy người lo vấn đề thu tiền dâng và thực hiện phân phối thực phẩm đúng cách và đồng đều.
. Người rao giảng, dạy dỗ thường được nhiều người biết đến và khen ngợi, trong khi người cứu tế được xem là tầm thường, lại sẽ nhận nhiều lời than phiền, chỉ trích hơn là khen ngợi. Philíp được giới thiệu là một người có danh tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn (6:3). Ông lại có ơn giảng dạy đầy kết quả (8:5-8). Nhưng ông đã nhận một vị trí tầm thường.
2. Khiêm nhườngbắt đầu bằng một việc thứ yếu: Shakespear lìa Stratford để đi London vì ham mê viết kịch. Nhưng khi đến đây, việc làm duy nhất ông tìm được là giữ cương ngựa để người trong xe bước xuống đi vào nhà hát. Ông đã nhận việc ấy. Sau đó, ông được làm diễn viên, và sau khi làm hai công việc thứ yếu nầy, ông mới tiến lên được công việc ông hằng mong ước, ấy là viết kịch. Thiên tài Shakespear sẵn sàng nhận một việc làm thấp hèn vì công việc ấy giúp ông tiến tới mục đích.
. Philíp cũng vậy, ông không kiêu ngạo hay khoe mình. Ông không nghĩ việc nào là quá nhỏ bé tầm thường. Có thể đó là một công việc chán ngấy, vô vị, có thể đó là một công việc khiến ông bị chỉ trích và khó khăn. . .
3. Vì ước muốn duy nhất là được phục vụChúa: Philíp sẵn lòng nhận lấy bất cứ công tác nào được Hội Thánh giao, vì ước muốn duy nhất của ông là phục vụ Chúa Jesus, dù ở bất cứ cương vị nào. Ông mong ước làm được một cái gì đó cho Chúa Jesus của ông.
4. Sẵn sàng làm việc mà người khác từ chối: Mời người ta làm một việc khiến người đó được khen ngợi, cảm tạ, thì không khó. Nhưng mời người ta làm những việc buồn tẻ, vô vị, không ai để ý, ít ai biết ơn và khen ngợi, thật khố vô cùng !
. Tuy nhiên, những việc như thế vẫn phải có người làm. Trong một cái máy, bất cứ một cái bánh xe nào dù bé nhất, dù bị che khuất, không ai thấy, cũng phải chạy đều, thì cái máy mới hoạt động được. Philíp sẵn sàng làm việc nhỗ ấy, cái việc mà không ai muốn làm. Tuy nhiên, mỗi công việc làm vì cớ Chúa đều là trọng đại.
II. CON NGƯỜI VƯỢT QUA BỨC TƯỜNG NGĂN CÁCH
1. Nắm lấy cơ hội: Philíp là một nhân vật vĩ đại, không thể suốt đời làm những việc nhỏ mọn. Chẳng bao lâu, cơ hội đã đến với ông. Đó là sự bắt bớ dữ dội đối với các tín hữu tại Giêrusalem khiến mọi người phải rời thành phố. Philíp đã nắm lấy cơ hội để đi qua Samari và ở đó, ông bắt đâìu rao giảng Tin Lành (8:1-5).
2. Vượtbức tường ngăn cáchđể làmviệc lớncho Chúa: Rao giảng Tin Lành tại Samari là một việc lớn lao, vì người Do Thái rất ghét người Samari (GiGa 4:9), họ khinh bỉ dân Samari và cho rằng Đức Chúa Trời không cần đến dân Samari.
. Philíp đã đem Tin Lành đến với những người bị khinh khi, ghét bỏ. Ông đã vượt qua bức tường ngăn cách để yêu thương những kẻ bị khinh ghét. Ông sẵn sàng phục vụ những kẻ mà kẻ khác muốn loại ra.
3. Hy sinhcuộc đời cho những kẻ bị bỏ rơi: Một lần nọ, bà Dorothy Dix ở tiểu bang Massachusette dẫn lớp Trường Chúa nhật đến thăm một nhà tu địa phương. Bà ngạc nhiên thấy có một số người tiều tụy, run rẫy vì lạnh mà không có lò sưởi. Người ta cho bà biết đó là những người mất trí, họ chỉ như thú vật. . . Bà liền quyết định giúp họ.
. Ba đi khắp nước Mỹ, trải qua hơn 60. 000 dặm, thăm viếng 9. 000 nhà thương điên. Bà vượt qua mọi sự chống đôi để cuối cùng xin ban hành một đạo luật bảo vệ những người mất trí ấy. Bà còn đi Tôcáchlan, gặp Bộ Trưởng Nội vụ, để ông nầy trình lên Nữ Hoàng Victoria. Bà đi từ nước nầy sang nước khác, yết kiến các vua, các nữ hoàng và cả Đức giáo hoàng để xin can thiệp giúp đỡ những kẻ không ai cần biết đến. . .
. Philíp cũng vậy ! Mọi người đều ghét bỏ dân Samari, còn ông lại muốn giúp đỡ họ. Thân thiện với những người danh tiếng, được mọi người yêu mến thì ai cũng thích. Nhưng nhiệm vụ Cơ Đốc nhân là phải làm một cái gì đó cho những người nghèo khó, bị hất hủi và lãng quên.
III. CON NGƯỜI VÂNG PHỤC
1. Vâng phụcngay lập tức: Philíp đang rất thành công tại Samari, thì ông lại nhận được một lệnh mới. Chúa bảo ông đi xuống đường từ Giêrusalem đến Gaxa. Gaxa nằm trên đường chính nối liền Aicập với Đamách, nơi người ta có thể gặp nhiều đoàn du mục đi qua. Tuy nhiên Cong Cv 8:26 cho biết đây là một con đường vắng vẻ. Dù thế, Philíp đã tức tốc đi ngay. Ông là con người biết vâng phục tuyệt đối.
2. Truyền thuyết về Thôma: Truyền thuyết bảo rằng Thôma là một thợ xây. Ông thường buồn bã và đa nghi. Sau khi Chúa về trời, các môn đồ họp lại phân công nhau đi rao giảng Tin Lành, và Thôma được phân công đi Ấn độ. Một thương gia là Abbanes được vua Ấn độ Gundaphorus sai đi tuyển mộ thợ xây lành nghề đem về Ấn độ. Chúa Jesus hiện ra cho Abbanes và bảo ông ta rằng Ngài có một thợ xây muốn giao cho ông, và Ngài viết một tờ giấy bán đứt Thoma cho Abbanes. Abbanes đi gặp Thôma, chỉ Chúa Jesus cho ông và hỏi: Đây có phải là Thầy của anh không ? Thôma trả lời: Chính thế. Abbanes liền nói: Ngài đã bán anh cho tôi rồi ! Thôma rất buồn lòng nhưng không nói gì. Sáng hôm sau, ông dậy sớm và cầu nguyện rằng: Lạy Chúa Jesus, con sẽ đi nơi nào Ngài muốn, xin ý Ngài được nên.
3. Ý Chúa chứ không phải ý mình: Philíp và chúng ta hôm nay cũng vậy, nếu muốn làm môn đồ của Chúa Jesus, thì không được làm theo ý riêng nữa, mọi sự phải theo ý Chúa muốn.
. Chúa có thể phán với chúng ta bằng tiếng nói của lương tâm, qua lời Kinh Thánh, qua ngoại cảnh, lời khuyên tốt. . . . và khi khám phá ý muốn của Chúa, bổn phận chúng ta là phải vâng phục, dù đó là việc chúng ta không thích, là những việc cực nhọc, khó khăn . . . .
. Việc hàng đầu của Cơ Đốc nhân là phải vâng phục Chúa Jesus.
IV. CON NGƯỜI BIẾT GIẢI THÍCH
1. Cần người giải thích: Trên đường xuống Gaxa, Philíp gặp hoạn quan Êthiôpi. Đây là quan Thượng thư coi sóc kho tàng của nước Êthiôpi, ngày nay gọi là Abyssini. Ông đang ngồi trên xe ngựa và đang lớn tiếng đọc sách Êsai đoạn 53 (thói quen của người thời xưa đọc lớn tiếng dù đọc một mình). Philíp hỏi thì được hoạn quan trả lời rằng mình không hiểu nếu không có ai giải thích.
2. Philíp giải thích: Philíp liền giải thích ngay rằng lời tiên tri đó nói về Chúa Jesus và vì yêu thương con người, Ngài phải chịu chết ra sao. Kết quả, hoạn quan đã tin Chúa.
3. Biếtđiều mình tinđể có thể giải thích: Philíp là một người biết học hỏi và suy gẫm để biết rõ điều mình tin, Đấng mình tin để có thể giải thích cho người khác hiểu.
. Trong công việc hằng ngày, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội nói về Chúa Cơ Đốc của chúng ta. Có thể sẽ có người muốn nhạo báng, có người muốn tranh luận, cũng có người muốn tìm hiểu tại sao chúng ta tin và điều chúng ta tin là gì. . . Chúng ta phải biết trả lời.
. Không ta không được chỉ ngồi đó mà nghe người khác nói mà thôi. Chúng ta phải biết suy nghĩ về điều đó và áp dụng cho mình. Chúng ta phải học hỏi, suy gẫm cho đến khi nói được rằng mình tin cáigì và tại sao mình tin. Như thế, chúng ta mới có được vinh dự đưa dắt người khác vào mối tương giao thân mật với Chúa Jesus.
V. KẾT LUẬN
. Chấp sự Philíp là con người sẵn sàng nhận lấy địa vị hạng nhì và sẵn lòng làm bất cứ việc gì để giúp đỡ công việc Chúa.
. Ông là người đã vượt qua bức tường ngăn cách để đến với những người bị xã hội bỏ rơi.
. Ông là người biết vâng phục mạng lệnh của Đức Chúa Trời mà không hề thắc mắc.
. Ông là người biết rõ điều mình tin để có thể giải thích cho người khác.
. Ông là nhà truyền giáo hải ngoại đầu tiên.
Hãy làm Philíp cho thời đại nầy để sử dụng đặc ân đem người khác đến với Chúa Jesus.
CÂU HỎI
1. Chúng ta có thể làm những việc thực tiển nào để giúp đỡ Hội Thánh và góp phần trong công việc của Chúa Jesus ?
2. Làm thế nào để có thể làm một điều gì đó cho những người bị bỏ rơi ? Gần nơi chúng ta có viện dưỡng lão hay nhà thương nào để chúng ta có thể góp phần giúp đỡ và an ủi những người ở đó không ?
3. Điều gì ngăn trở chúng ta vâng phục mạng lệnh của Chúa cho mình ?
4. Làm thế nào để biết nhiều hơn về Chúa Cơ Đốc và phát triển niềm tin của chúng ta, hầu chúng ta có thể giải thích, bênh vực niềm tin của mình khi bị chất vấn, chỉ trích ?
Bài 19: ANHRÊ : NGƯỜI KHÔNG BIẾT GANH TỴ
Về nhiều phương diện, Anhrê có đặc điểm đáng yêu nhất trong mười hai sứ đồ. Dù không bao giờ là người nổi tiếng nhất, Anhrê nổi bật nhờ nét dễ mến của ông.
I. VÀI NÉT VỀ ANHRÊ
1. Môn đồ đầu tiêncủa Chúa Jesus: Thành tích lớn nhất của Anhrê, ấy là Anhrê là một trong hai môn đồ đầu tiên của Chúa Jesus (GiGa 1:40). Ông có mặt ngay từ buổi ban đầu, nhưng ông không chờ đợi một địa vị đặc biệt, một địa vị lãnh đạo như nhiều người chờ đợi.
2. Người "núpdưới bóng" Phierơ: Chính Anhrê đã đưa Phierơ đến với Chúa Jesus (1:41), nhưng trong 13 lần được nhắc tên, thì sáu lần Anhrê được giới thiệu là "em của Phierơ".
3. Khôngcó mặt trong nhóm môn đồ thân tíncủa Chúa Jesus: Dù là môn đồ đầu tiên, là người đưa người khác đến với Chúa Jesus, thì Anhrê đã dường như bị đẩy lùi vào trong bóng tối, khi không được có mặt trong số ba môn đồ thân tín của Chúa Jesus. Chỉ có Phierơ, Giacơ và Giăng được đặc ân thấy Chúa hóa hình, thấy Chúa kêu con gái Giairu sống lại, và ở bên cạnh Chúa trong vườn Ghếtsêmanê. . . Tuy nhiên, Anhrê không có một lời than trách nào về vị trí của mình.
II. SỰ GANH TỴ
1. Tai hại của sự ganh tỵ: Ganh tỵ là một điều ghê gớm. Nó có thể khiến cả người ganh tỵ lẫn người bị ganh tỵ đều bị khốn khổ.
2. Phước hạnh của sự không ganh tỵ: Thủ môn Mc. Kellar thiếu kinh nghiệm đã bị thay bằng một thủ môn khác, anh nầy chơi rất hay. Khi trận đấu kết thúc, người đầu tiên chạy đến tán thưởng người thủ môn xuất sắc chính là Mc Kellar. Anh đã hân hoan tán thưởng người đã chiếm chỗ của mình. Thật là một tinh thần thể thao cao độ, khiến cả hai đều vui vễ, không một chút nặng lòng.
3. Ba điều nên nhớ về sự ganh tỵ:
a. Hãy nhớ rằng rất dễ phạm tội ganh tỵ: Khi ai đó hưởng ân huệ mà chúng ta nghĩ đáng lẽ là của mình, được đặc biệt chú ý thay vì mình, được đề bạt thay vì mình, thì thật khó mà giữ cho khỏi phật lòng và ganh tỵ !
b. Hãy nhớ rằng cái quan trọng không phải là cái tôi, mà là công việc: Khi công việc được hoàn tất thì ai được khen ngợi không thành vấn đề. Như thế, chúng ta không có quyền làm việc để mong được khen ngợi.
c. Hãy nhớ Cơ Đốc nhân thật không thể ganh tỵ: Nhiều người đã bỏ việc vì không được đề bạt, không được cái vinh dự mà họ nghĩ là họ đáng được. Đó không phải là tinh thần của Cơ Đốc nhân. Một "người Christ" thật sự không cưu mang trong lòng điều ganh ghét nào cả.
III. ANHRÊ DẪN ANH MÌNH ĐẾN VỚI CHÚA JESUS
1. Bắt đầu tại nhà mình: Giăng đã đề cập đến ba lần Anhrê đưa người khác đến với Chúa Jesus. Đầu tiên, ông đã dẫn anh mình là Phierơ đến với Chúa Jesus. Ông giới thiệu với anh mình rằng: "Chúng ta đã gặp Đâng Mêtsia"(GiGa 1:41). Ông đã bắt đầu tại nhà mình, tức khắc chia xẻ điều mình mới khám phá về Chúa. Chúng ta có sẵn sàng chia xẻ Chúa Jesus cho người nhà mình không ?
2. "Anh có nghe chuyện nầy chưa ?": Một nhà truyền giáo tại Ấn độ kể rằng có một thanh niên Ấn độ thường hay ném đá vào nhà thờ. Một lần nọ anh bị lôi cuốn bởi tiếng hát trong nhà thờ, nên bước vào xem thử, anh đã say mê nghe về Chúa Jesus. Anh tìm được một quyển Kinh Thánh và bắt đầu đọc. Khi đến một đoạn hay, anh liền chạy ra đường, gặp người nào thì chận lại hỏi: "Anh có nghe chuyện nầy chưa ?". Anh đã gặp Chúa Jesus và muốn chia xẻ Ngài với người khác.
3. Bắt đầu ở chỗmình đang sống: Một tân tín hữu đến gặp Ms Spurgeon và hỏi rằng: "Tôi muốn đưa người khác đến với Chúa, tôi phải làm thế nào đây ? Ms Spurgeon hỏi: Anh làm nghề gì ? Anh trả lời rằng anh làm nghề lái xe lửa. Mục sư hỏi tiếp: Thế thì người đốt lò của anh tin Chúa chưa ? Khi anh trả lời rằng mình không biết, Ms. Spurgeon liền đáp: "Vậy, anh hãy bắt đầu với anh ta. " Chúng ta có thể bắt đầu với những người chúng ta gặp hằng ngày trong cuộc sống để đưa họ đến với Chúa Jesus.
IV. ANHRÊ DẪN MỘT EM BÉ TRAI
1. Câu chuyện: Tại một nơi vắng vẻ gần Bếtsaiđa, Chúa Jesus đề nghị môn đồ cho dân sự ăn, vì họ vừa mệt, vừa đói. Các môn đồ xem đó là một đề nghị không thể thực hiện. Nhưng Anhrê nói với Chúa Jesus về một em bé trai có năm khoanh bánh lúa mạch và hai con cá nhỏ ướp muối, và đưa em bé đến với Ngài. Chúa Jesus đã sử dụng phần ăn đó cho hơn năm ngàn người ăn no nê.
2. Ba điều về Anhrê qua câu chuyện nầy:
a. Anhrê là hạng người khôngbao giờ chịu bó tay: Trên thế gian có hai hạng người khi đối diện khó khăn: Một hạng người khoanh tay ngồi đó và nói rằng: Không thể làm chi được cả. Hạng thứ hai, trái lại, nói rằng: Thế nào thì chúng ta cũng sẽ làm được một cái gì đó. Anhrê thuộc hạng người thứ hai.
. Một Chúa nhật nọ, khi đi nhà thờ về, Isacc Watts nói với cha rằng mình không thích những bài thánh ca ở nhà thờ. Cha cậu gay gắt bảo: Được, có giỏi thì làm cái gì đi chứ ! Thế là, Isacc Watts bắt tay vào việc. Trong hai năm liền, mỗi tuần cậu viết một bài thánh ca mới cho Hội Thánh hát trong ngày Chúa nhật, trong số đó có rất nhiều thánh ca nổi tiếng.
b. Anhrê lạc quanvề con người: Hiển nhiên, không ai nghĩ rằng đứa bé trai với phần ăn đó có thể làm được việc gì, song Anhrê vẫn lạc quan. Một giáo viên già người Đức thường giở nón chào học sinh mỗi sáng khi học sinh chào ông. Có người hỏi tại sao, ông trả lời rằng: Đâu ai biết được các em đó sau nầy sẽ như thế nào ! Ông nói đúng ! Trong số các học sinh của ông có Martin Luther.
. Nều bạn cho người nào thấy bạn nghĩ rằng họ vô tích sư thì bạn đang khiến họ trở nên vô tích sự. Ngược lại, nếu bạn để người nào thấy bạn cho họ là tốt thì bạn đang khiến họ trở nên tốt vậy ! Thà lạc quan về người khác vẫn tốt hơn. Chúa Jesus và Anhrê đã lạc quan như thế.
c. Anhrê rất lạc quanvề Chúa Jesus: Anhrê luôn cố làm được một cái gì đó là vì ông rất lạc quan về Chúa Jesus. Ông tin rằng Chúa Jesus có quyền làm những việc lớn với năm cái bánh và hai con cá được trao vào tay Ngài.
. Thêrêsa muốn xây một thánh đường, nhưng bà chỉ có hai hào rưỡi. Để trả lời những người chế nhạo, bà nói: Không đâu, Thêrêsa và hai hào rưỡi, cùng với Đức Chúa Trời có thể làm được mọi sự.
. Chúng ta không biết Chúa Jesus sẽ làm gì cho chúng ta, với chúng ta và qua chúng ta, nhưng nếu chúng ta dâng cho Chúa Jesus chính mình với những gì mình có, dù những cái ấy có thể chẳng đáng kể gì, thì Ngài sẽ cùng với chúng ta làm nên những việc lạ lùng.
. Một giáo sư thanh nhạc có thể làm cho một giọng hát yếu ớt trở nên một ca sĩ lỗi lạc. Một huấn luyện viên có thể làm một người chẳng tài cán gì trờ nên một vận động viên xuất sắc. . . thì Chúa Jesus có thể làm hơn thế ! Hãy như Anhrê, có lòng tin quyết và sống như vậy, Chúa sẽ làm những việc lớn lao, tốt đẹp cho chúng ta hơn điều chúng ta có thể suy tưởng !
V. ANHRÊ DẪN NGƯỜI GỜRÉC ĐẾN VỚI CHÚA
1. Câu chuyện: Gần cuối cuộc đời Chúa Jesus trên đất, có mấy người Gờréc từ Giêrusalem đến tìm gặp Chúa Jesus. Họ đến với Philíp trước vì Philíp nói tiếng Gờréc. Philíp đi tìm Anhrê. Không chút do dự, Anhrê dẫn họ đến gặp Chúa Jesus ngay (12:26-32).
2. Anhrê nhận định đúng: Người Do Thái xem mình là tuyển dân của Đức Chúa Trời, còn dân ngoại được dựng nên chỉ đêí làm nhiên liệu cho lửa địa ngục. Nhưng Anhrê hiểu rằng Chúa Jesus yêu mến mọi người, muốn mọi người đều biết Ngài và yêu Ngài. Anhrê đã nghĩ đúng và hành động đúng.
3. Tội khinh khi: Một trong những tội lỗi phi Cơ Đốc nhất là tội khinh khi. Dầu ai đó có ra thể nào, dầu họ có đáng ghét, đáng ghê tởm đến đâu đi nữa, thì chúng ta cũng phải nhớ rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên họ và Chúa Jesus vẫn yêu thương họ.
. Thật sai lầm khi khinh dễ kẻ khác. Bởi vì Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa và là Cha của mọi người. Còn Chúa Jesus cũng yêu thương mọi người. Ngài đã chịu chết để mua chuộc họ. Anhrê biết điều đó và ông đã làm gương cho chúng ta.

VI. KẾT LUẬN
. Anhrê là người biết loại trừ sự ganh tỵ ra khỏi lòng mình và chẳng hề cay đắng đối với những kẻ đã chiếm mất địa vị mà đáng lẽ ông phải được.
. Anhrê là một người luôn đưa dẫn người khác đến với Chúa Jesus. Ông bắt đầu tại nhà mình là Phierơ, rồi đưa một em bé đến với Chúa Jesus vì ông thấy rằng Chúa có thể làm được một điều gì đó, bởi ông lạc quan về Chúa Jesus và lạc quan về con người.
. Anhrê đã đem người Gờréc đến với Chúa Jesus vì ông biết Đức Chúa Trời đã tạo dựng và yêu thương mọi người, ngay cả những người mà loài người khinh bỉ.
CÂU HỎI
1. Sự ganh tỵ gây nên rắc rối như thế nào ?
2. Làm sao để chúng ta có thể lạc quan luôn luôn


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 01:02 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách