Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 4238|Trả lời: 0

Nguyên Tắc Dạy Dỗ

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 22-7-2011 16:20:21 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Nguyên Tắc Dạy Dỗ
Tác giả: Romald Shaw

BÀI 2: GIÚP ĐỠ CÁC HỌC SINH CỦA BẠN TĂNG TRƯỞNG

Bạn đã quyết định trở nên một Giáo viên! Bạn có thể nhận thức điều nầy, nhưng điều quý báu nhất mà thế giới nầy có sẽ được đặt vào tay bạn: Sự hoàn thiện tiềm năng của con người. Nhiều chỗ trong Kinh Thánh cho biết sự tăng trưởng của một em bé rất quan trọng. Mọi sự tăng trưởng của con người - về mặt thể xác, về tinh thần, về xã hội và về mặt thuộc linh - có thể so sánh với sự tăng trưởng của một đứa bé.
Con trẻ khác với người lớn tuổi trong những điều gì? Có phải chúng chỉ khác nhau về kích cỡ không? Về mặt vật lý, con trẻ hầu như hoàn toàn như bạn. Tuy nhiên, đứa trẻ có đôi mắt nhưng không có sự cảm nhận đầy đủ. Nó có lỗ tai nhưng nghe mà không có sự hiểu biết chín chắn. Toàn thể thế giới vây quanh một đứa trẻ mới sanh xa lạ đối với nó. Trong một cung cách tương tự; thế giới xa lạ chưa quen đối với một người lớn tuổi thiếu sự hiểu biết. Trong mỗi một trường hợp nhu cần là vì cớ sự phát triển hoặc giáo dục. Đó là lý do tại sao sự dạy dỗ là điều rất quan trọng.
Một đứa trẻ có cả các loại khả năng như bạn và tôi có, nhưng những điều nầy phải được phát triển. Việc nuôi dưỡng các khả năng nầy trong cả con trẻ lẫn những người lớn tuổi đang ở trong tay của các giáo viên. Việc nuôi dưỡng nầy có thể ở trong tay của bạn. Học sinh ở bất kỳ độ tuổi nào học tập từ các kinh nghiệm nầy. Việc cung ứng các kinh nghiêm cần thiết là nhiệm vụ của các giáo viên.
Trong bài học nầy chúng ta sẽ nghiên cứu mục tiêu cơ bản của nền giáo dục Cơ Đốc. Sư tăng trưởng trong mọi lãnh vực của nhân cách học sinh. Chúng ta hoạt động vì cớ sự phát triển của toàn thể con người. Là các giáo viên Cơ Đốc, chúng ta hoạt động và cầu nguyện cho các học sinh của chúng ta tăng trưởng theo cách như Chúa Jêsus đã lớn lên. Ngài là biểu mẫu của chúng ta. LuLc 2:52 cho chúng ta biết “Chúa Jêsus khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta”. Chính kiểu mẫu này chúng ta nhắc đến như một sự tăng trưởng về mặt thể xác, tinh thần (hoặc trí tuệ) thuộc linh và xã hội.
Dàn bài
Các học sinh của bạn tăng trưởng ở nơi nào.
Làm cách nào bạn giúp đỡ chúng tăng trưởng

Các mục tiêu bài học
Khi hoàn tất bài học nầy bạn có thể:
Nhận biết phương cách trong đó ngoại cảnh tác động đến sự tăng trưởng và phát triển nhân cách.
Hiểu những việc bạn có thể làm và chấp nhận trách nhiệm của bạn như một người giáo viên Cơ Đốc nhằm giúp đỡ các học sinh của bạn tăng trưởng về mặt thể xác, về mặt trí tuệ về mặt xã hội cũng như về mặt thuộc linh.
Giúp đỡ các học sinh của bạn tăng trưởng mọi phần trong nhân cách của chúng, hầu cho chúng trở nên những Cơ Đốc Nhân có trách nhiệm, trưởng thành.
Giúp học sinh phát triển những thái độ tích cực đối với chính nó, những người khác, các đối tượng nghiên cứu của nó và Đức Chúa Trời.
Các hoạt động học tập
Đọc bài học trong sách hướng dẫn nghiên cứu, hoàn tất các câu hỏi nghiên cứu và kiểm tra lại câu trả lời. Khi nghiên cứu, hãy xem trong phần từ vựng ở cuối sách hướng dẫn nghiên cứu để có được những định nghĩa của các từ then chốt mà ban không hiểu. Đây là tiến trình nghiên cứu cơ bản dành cho mỗi bài học. Sau lần nhắc nhở nầy từ nầy sẽ không được đề cập đến.
Nghiên cứu các sách Phúc âm cẩn thận và lục tìm các minh họa để có sự giải thích sâu xa hơn các bài học dạy.
Khai triển bài học

MỤC TIÊU 1. Nêu lên năm loại môi trường tác động đến sự phát triển của một con người và giải thích tại sao bạn , người giáo viên , cần biết về những khiá cạnh nầy trong các bối cảnh của những học sinh mà bạn dạy .

NƠI MÀ CÁC HỌC SINH CỦA BẠN TĂNG TRƯỞNG

Vô luận bạn dạy cho người lớn tuổi hoặc các thiếu niên, các học sinh của bạn không đến với bạn bằng các tâm trí trống rỗng được lấp đầy bằng sự hiểu biết. Chúng không phải là những cục đất sét không được giúp đỡ được đúc khuôn thành những hình thể bạn sẽ chọn cho cuộc đời của chúng. Chúng là những con người đang sống, đang tăng trưởng. Nhiều tác động khác nhau đã tạo hình trog tư tưởng và các thái độ của chúng. Bạn phải bắt đầu với chúng nơi chúng sống và giúp đỡ chúng tăng trưởng vào những loại người Đức Chúa Trời muốn chúng như vậy. Để bắt đầu với chúng nơi mà chúng đang ở! Bạn càng biết về một học sinh và môi trường của nó (môi trường xung quanh và các tình trạng mà nó đang sống) bạn càng hiểu hơn về các nhu cầu của nó. Bạn sẽ hiểu tại sao nó hành động theo lệ thường của nó và bạn kiên nhẫn hơn.
Các học sinh của bạn dành thì giờ của chúng ở nơi nào? Nếu nó vẫn ở trong độ tuổi đi học và cha mẹ của nó là các Cơ Đốc Nhân, có lẽ nó dành thời gian ở nhà, với hàng xóm láng giềng, trường học của nó và Hội Thánh nơi nó sinh hoạt. Tất cả bốn lãnh vực nầy tác động đến sự sẵn sàng của nó để học tập và thái độ của nó hướng về những gì nếu bạn muốn dạy dỗ nó. (Nếu nó có một bối cảnh không theo Cơ Đốc Giáo, đứa bé có thể tham dự nơi thờ phương ở một vài tôn giáo khác. Có lẽ môi trường tôn giáo có thể hoàn toàn thiếu trong đời sống nó). Nếu những gì mà bạn dạy không nhất quán với những gì học sinh học tập từ môi trường của nó, sự mâu thuẫn sẽ gây ra sự khó khăn hơn trong việc học tập.
Vì gia đình cùng với xóm giềng có một phần quan trọng như thế trong khả năng học tập của học sinh, một giáo viên tốt sẽ nỗ lực học tập một vài điều về những điều kiện gia đình của mỗi học sinh. Đây là điều có tầm quan trọng vô luận các học sinh là thiếu niên hay người lớn tuổi. Họ đều muốn cảm nhận sự nâng đỡ từ gia đình của họ trong các quyết định mà họ đưa ra và loại sinh hoạt mà họ chọn lựa để sống. Sư xung đột về mặt xúc cảm có thể tác động trên cách ứng xử của học sinh trong lớp học. Nó cần sự hổ trợ và khích lệ của bạn.
1 Trong khoảng trống dưới đây, hãy viết ra bốn loại môi trường (loại hoàn cảnh xung quanh) chúng ta vừa mới thảo luận.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
2 Mục tiêu một yêu cầu bạn nêu lên năm loại môi trường. Hãy đọc phần dàn bài ở trang đầu tiên của bài học nầy, và từ sự ghi nhớ viết ra các loại môi trường mà bài học liệt kê.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

MỤC TIÊU 2. Nhận biết những điều quan trọng một giáo viên phải hiểu về gia đình của một học sinh để giúp đỡ học sinh tốt hơn .
Trong một gia đình
Đức Chúa Trời không nhầm lẫn khi xếp đặt các cá nhân trong các gia đình. Gia đình được thành lập một cách thần thượng. Gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong sự tăng trưởng của một người. Bạn là người giáo viên phải học tập để nhìn thấy, ở một mức độ nào đó, mỗi học sinh là sản phẩm của các điều kiện trong gia đình. Bạn sẽ thấy trong các học sinh nhiều nét đặc trưng và các hành động là kết quả trực tiếp của các bối cảnh gia đình mà chúng xuất thân.
Để có sự phát triển mạnh nhất, một đức bé cần cả bố lẫn mẹ trong nhà. Nhưng ngày nay, với những xã hội có sự biến động, nhiều bậc cha mẹ dành rất ít thời gian cho con cái của họ. Người cha có thể đi nhiều nơi trong công việc của ông, hoặc ông cũng có thể làm việc cách xa nhà và mất nhiều thời gian. Nhiều gia đình bị đổ vỡ vì ly dị hoặc vì qua đời và các thiếu niên chỉ được nuôi dưỡng giáo dục chỉ bởi một người cha hay mẹ. Trong nhiều gia đình người cho cũng như người mẹ, làm việc bên ngoài căn nhà để kiếm sống. Một vài thiếu niên được chăm sóc kỹ lưỡng qua những bà con thân thuộc hoặc người giữ trẻ hộ hoặc trong các trường học và các trung tâm nuôi trẻ ban ngày. Nhiều trẻ khác bị bỏ mặc và để cho chúng tự săn sóc.
Đứa trẻ cần tình yêu và sự trìu mến. Thiếu những điều nầy sẽ có hại đến sức khỏe và làm hư hỏng nhân cách của nó. Mặc dầu các bậc cha mẹ phải cách xa đứa bé nhiều thời gian. Họ có thể giúp đỡ nó tăng trưởng thành người bình tỉnh, hạnh phúc bằng cách yêu thương nó và thể hiện điều nầy của các hành động của họ. Một vài học sinh của bạn có thể bám lấy bạn vì chúng đói khát sự yêu thương. Một vài em có thể rút lui họ ra không thân thiện vì cùng một lý do. Biết được một điều gì đó về cách chúng bị đối xử tại nhà riêng của nó (các điều kiện chung, không cần phải biết chi tiết) sẽ giúp bạn hiểu học sinh của bạn hơn và thể hiện tình yêu của bạn đối với nó.
Hoàn cảnh gia đình là điều quan trọng đối với sự phát triển về sự tự nhận thức bản thân của học sinh - có nghĩa là khái niệm mà nó có được về chính bản thân nó. Cách mà một đứa bé cảm thức về chính nó đúng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, sức khỏe cùng hạnh phúc của nó. Lượng lưu tâm mà cha mẹ nó dành cho nó, thời gian mà cha mẹ dành cho nó, sự hướng dẫn mà họ dành cho nó giúp nó chuẩn bị đi học. Những điều nầy cũng sẽ nâng đỡ nó trong khi đưá bé đi học. Thái độ của bé đối với việc học tập và cách ứng xử trong trường học và Hội thánh được định hình một cách toàn diện tại nhà của bé.
Đứa trẻ học hỏi bằng cách bắt chước ."Cha nào con nấy” và “Mẹ nào con nấy” là câu nói rỗng tuyếch. Các gương mẫu mà cha mẹ đặt ra sẽ được con cái họ sao chép lại. Các thiếu niên nắm được các phương cách, ngôn ngữ cùng các thói quen của cha mẹ. Bất kỳ điều gì các thiếu niên nghe được ở nhà chúng có thể lập lại bất cứu nơi nào chúng đi đứng. Thông thường một giáo viên học tập được về một hoàn cảnh của gia đình qua những gì các thiếu niên đó nói.
Các thiếu niên học lẫn nhau nhiều điều. Khi có hai hay nhiều hơn các thiếu nhi trong gia đình, chúng tôi lớn lên học tập san sẻ. Chúng ít có khuynh hướng tự cho mình là trong tâm hồn. Chúng phải nhận thức quyền của các anh các chị của chúng và phải học biết cách cư xử với các thiếu nhi khác. Mối quan hệ của chúng đối với các anh chị em khác của chúng là một phần quan trọng của sự phát triển và tăng trưởng của chúng với một khía cạnh trong cuộc sống gia đình có ảnh hưởng trên sự phát triển nhân cách của mỗi một thành viên trong gia đình.
Học sinh đến lớp của bạn đã có thể đủ điều kiện rồi. Ấy là các từng trải của nó ở nhà đã huấn luyện nó hành động. Theo các phương cách nào đó. Nếu bạn có thể trở nên thân quen với gia đình học sinh và học biết một vài điều về tình trạng của gia đình đứa bé. Bạn có thể am hiểu học sinh của bạn tốt hơn và cung ứng sự giúp đỡ khi đứa bé cần đến.
3 Nhiều điều nầy sẽ có ích cho bạn nhằm biết về các học sinh của bạn. Khoanh tròn trước mỗi câu mà bạn cảm thấy quan trọng.
a) Số thiếu nhi trong gia đình.
b) Chúng được yêu tốt đẹp như thế nào
c) Chúng dành thời gian sau những giờ học ở trường như thế nào
d) Điều kiện kinh tế của gia đình
e) Ngôn ngữ dùng ở nhà
f) Tên của ông bà nội ngoại của đứa bé
g) Chúng được sanh ra ở đâu?
h) Tôn giáo của cha mẹ (nếu có)
i) Nếu chúng có đủ ăn
j) Thái độ của cha mẹ đối với Đấng Christ
k) Công việc làm của cha mẹ là gì
MỤC TIÊU 3. Giải thích các kinh nghiệm ở trường học và trong Hội Thánh tác động như thế nào đến sự tăng trưởng về mặt tinh thần và xã hội
Tại trường học và trong Hội Thánh
Sau gia đình, ảnh hưởng rõ rệt thứ hai đối với sự tăng trưởng đa dạng của mỗi đứa trẻ. Có thể là người láng giềng, trường học hoặc tôn giáo của cha mẹ tác động ảnh hưởng rõ rệt nhất kế tiếp. Tôn giáo của gia đình là ảnh hưởng đầy sức mạnh trong việc hình thành ý thức về các giá trị khái niệm của nó về chính mình và thế giới, và thái độ của bé đối với những việc siêu nhiên và Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ xem xét trường học và Hội Thánh (hoặc nơi thờ phượng) với nhau và các lớp học đầu tiên mà nhiều thiếu nhi tham dự là những lớp học được tổ chức tại nhà thờ.
Nhà riêng cùng gia đình cung cấp sự tăng trưởng theo một phương cách thân mật. Trường học (vô luận tôn giáo hay thế tục) dự kiến các hoạt động để phát triển học sinh về mặt tinh thần và xã hội, học sinh không thể đến và đi nơi nào chúng muốn. Đứa trẻ học tập điều chỉnh một thời biểu xác định một lời chỉ dẫn minh bạch.
Điều quan trọng nhất trong các kinh nghiệm đầu tiên ở trường học, học sinh học chú ý với vật liệu mà đứa trẻ phải học. Đứa bé phải phát triển năng lực tập trung và chú ý. Có nghĩa là đứa trẻ cần được huấn luyện ghi nhớ đồ vật. Nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu quá trình của việc ban cho và tập trung chú ý. Một nhà giáo dục mô tả ba loại chú ý như: 1) thụ động, 2) năng động, 3) thụ động thứ yếu
Loại đầu tiên được gọi là thụ động và học sinh cho phép có những áp lực chung quanh đứa bé hướng sự chú ý của nó. Đứa bé không cố gắng để kiểm soát sinh hoạt tinh thần của nó. Loại thứ hai là năng động đứa bé tập trung vào công việc một cách bướng bỉnh nó phải làm và hướng đến mục tiêu bắt buộc. Loại tập trung thứ ba là thụ động thứ yếu, học sinh tiếp tục một cách sâu sắc trong việc học của nó và nó đơn thuần bị điều ấy “làm cho say mê”. Hành động học tập quá quyến rũ, nên học sinh dính dáng vào một cách sâu đậm. Sự phát triển loạt tập trung nầy là sự hoàn thành đáng khát khao nhất. Điều nầy sẽ tạo ra trong sự học tập một niềm vui thích đối với học sinh và sự dạy dỗ một niềm vui đối với giáo viên.
Công việc ở trường học dành cho sự tăng trưởng về mặt trí tuệ của học sinh ở trong ba phương cách chủ yếu. 1) Bằng cách phát triển khả năng học tập của đứa bé hoặc gia tăng các kỹ năng về trí tuệ, như khả năng tập trung; 2) qua việc quá tăng sự hiểu biết của bé; và 3) qua việc giúp đỡ đứa bé áp dụng vào cuộc sống của nó sự hiểu biết đứa bé nhận được và đưa và những quyết định khôn ngoan.
Trường học cũng giúp đỡ học sinh tăng trưởng về mặt xã hội. Trường học giúp cho đứa trẻ nên một phần tư của một nhóm. Sự chú ý mà đứa bé nhận được từ người giáo viên và các bạn học của nó giúp nó hoàn thành các khái niệm về chính nó và người khác. Nó học bài học quan trọng bậc nhất của việc ban cho và nhận lãnh. Đứa bé học chinh phục và học mất mát. Đứa bé học tập trong các hoàn cảnh xã hội nó phải chia xẻ và đôi lúc từ bỏ ý kiến và những ao ước của người khác. Đứa bé học tập trong các hoàn cảnh xã hội nó phải chia xẻ và đôi lúc từ bỏ ý kiến và những ao ước của người khác, Đứa bé thấy rằng nó không thể làm nhiều việc mà nó có thể làm ở nhà. Đứa bé học tập rằng thế giới la chỗ lớn hơn nhà của nó và nó phải thích nghi với thế giới ấy. Điều nầy giúp nó điều chỉnh điều chỉnh và chuẩn bị cho những ngày trưởng thành đang nằm ở phía trước.
Gương mẫu và thái độ của bạn sẽ có một ảnh hưởng rất lớn trên sự tăng trưởng của mỗi học sinh. Sự bắt chước là một phần lớn của cuộc sống của đứa bé. Trong suốt những năm học ở trường, nó tìm kiếm những vị anh hùng. Những người mà nó chiêm ngưỡng và sau đó nó có thể lấy làm kiểu mẫu cho cách ứng xử của nó. Đứa bé sẽ bắt chước bạn và một vài bạn bè của nó trong lớp học. Hãy làm cho lớp học của bạn thành một nơi có thể chấp nhận là tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển. Một môi trường Cơ Đốc hạnh phúc giúp đỡ người khác khoẻ mạnh cả về mặt thể xác lẫn về mặt xã hội. Gương mẫu của bạn sẽ giúp cho các học sinh của bạn tăng trưởng trong sự khôn ngoan như bạn trao cho chúng sự dạy dỗ Kinh Thánh tốt đẹp và sinh hoạt trước mặt chúng các mỹ đức mà bạn đã dạy dỗ. Hãy để cho Đức Thánh Linh hướng dẫn bạn như bạn giúp đỡ các học sinh tăng trưởng như Chúa Jêsus đã làm - khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta.
4 Trong cột bên trái là một vài điều mà học sinh học tập ở trường, chọn từ ngữ bên phải mô tả đúng nhất các loại tăng trưởng mà học sinh đang kinh nghiệm. Viết con số phù hợp trong mỗi khoảng trống.
1) Sự tăng trưởng về mặt xã hội
2) Sự tăng trưởng về mặt trí tuệ

5. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi một lãnh vực của đời sống của học sinh mà bạn khai triển một cách tốt nhất, là một học sinh và là một giáo viên, trong hoàn cảnh riêng của bạn ở trường hay Hội Thánh.
a) Sự tập trung
b) Các hoạt động xã hội
c) Những sự đeo đuổi đòi hỏi đến trí óc
d) Thể thao và các trò chơi
e) Học tập chinh phục và mất mát
f) Học tập liên kết với người khác qua tình bạn và sự phối hợp
g) Tăng trưởng trong sự khôn ngoan và vóc dáng, được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta.
MỤC TIÊU 4. Mô tả ảnh hưởng của người láng giềng trên các học sinh của bạn và trình bày kiễu mẫu tốt nhất trong việc dạy dỗ chúng để trở nên người láng giềng tốt .
Trong một người hang xóm
Có phải điều làm cho bạn ngạc nhiên là Chúa Jêsus nói nhiều về người hàng xóm của bạn không? Khi thầy dạy luật hỏi ai là người mà ông xem là người láng giềng của mình, Chúa Jêsus đưa ra lời giải đáp của Ngài trong câu chuyện đẹp đẽ của người Samari nhơn lành (LuLc 10:29-37). Một thầy dạy luật khác hỏi Chúa Jêsus điều răn nào là lớn nhất (Mat Mt 20:34-40) Chúa Jêsus trả lời chúng ta phải biết rằng điều răn lớn nhất là yêu Đức Chúa Trời với tất cả những gì chúng ta có trong mình và thứ hai là “yêu người lân cận như mình” (22:39).
Học sinh lớn lên trong một xóm giềng. Điều trẻ nhỏ có thể hay không thể được phơi bày cho chúng rất nhiều nhưng khi nó lớn tuổi đứa bé sẽ được phô bày ngày càng hơn đối với với các ảnh hưởng của người bà con hàng xóm của nó. Vài ba thiếu nhi nhỏ “già dặn” trên các con đường của đường phố thậm chí trước khi chúng đi học. Những bé khác dành hết thời gian của chúng trong nhà dưới một sự giám sát gần gũi bên ngoài, và chúng ít biết về người hàng xóm láng giềng của chúng và những người ở trong đó.
Là thanh niên lớn lên anh ta trở nên thân quen với nhiều người hơn xung quanh anh ta. Anh ta có ảnh hưởng lớn qua những người cùng trang lứa những người trong nhóm tuổi của anh. Thông thường,các thanh thiếu niên sẽ muốn ở với “trong” nhóm và làm những gì các thanh thiếu niên đồng trang lứa của nó làm điều nầy thường tạo ra sự mâu thuẫn giữa học sinh thanh thiếu niên và cha mẹ của đứa trẻ, cũng như giữa học sinh và nhà trường.
Những người hàng xóm láng giềng có thể có rất nhiều cách sống khác nhau so với các bậc cha mẹ Cơ Đốc. Họ có thể không tin Đấng Christ cũng không sống theo tiêu chuẩn Cơ Đốc. Nếu phục huynh của học sinh là các Cơ Đốc Nhân, họ có thể không muốn đứa trẻ có bạn thân giữa vòng các thanh niên trong hàng xóm láng giềng. một học sinh có thể bị xâu xé giữa ước muốn của nó làm một người trong nhóm và khao khát của nó trong việc bước theo những nguyên tắc Cơ Đốc mà nó đã học. Cảnh ngộ nầy là đứa trẻ phải được đối xử một cách khôn ngoan và tốt đẹp. Học sinh phải học tập chấp nhận những con người khác biệt và dầu sao đi nữa nó vẫn phải trung tín đối với các sinh hoạt Cơ Đốc. Sống nếp sống Cơ Đốc là lời chứng tốt đẹp nhất mà một gia đình có thể có được trong một người hàng xóm láng giềng. Việc sẵn sàng chia xẻ Chúa Jêsus cũng phải được hòa trộn với sự kiên nhẫn, khôn ngoan và sự yêu thương.
Là một học sinh lớn lên giữa vòng hàng xóm láng giềng, nó phát triển khía cạnh xã hội về nhân cách của nó. Đứa trẻ học tập cảm nhận rằng nó là một phần tử trong cộng đồng. Khái niệm thuộc về một nhóm của đứa trẻ trong cộng đồng. Khái niệm thuộc về một nhóm của đứa trẻ được củng cố khi nó nhận thức được mối quan hệ với một nhóm lớn rộng hơn gia đình và học đường. Mối quan hệ của đứa trẻ ở một mức độ khác. Đứa bé học cách cư xử với các gia đình khác. Mối quan hệ của đứa bé với họ phải thân thuộc và kính trọng. Nó có một phần để chơi với người hàng xóm.
Khi nó nhận một việc làm và bắt đầu làm việc với người khác. Đứa bé nó phát hiện ra mình có các trách nhiệm mới hoàn toàn khác với những bạn trong lớp học hoặc có một vài trách nhiệm. Các quyền lợi và các bổn phận là hai mặt của một đồng tiền, chúng không thể bị tách ra. Đứa trẻ học tập rằng những chung quanh nó có các nhu cầu mà nó có thể giúp đáp ứng. Khi nó học vươn đến và thể hiện sự tốt bụng đến với những người có nhu cầu, nó học tập bí quyết cơ bản để trở nên người láng giềng với chúng ta hãy khích lệ các học sinh của chúng ta để phát triển theo kiểu mẫu Kinh Thánh để có một người láng giềng tốt - yêu thương người khác và thể hiện lòng nhân hậu đối với những sự cần sự giúp đỡ của chúng ta.
6 Kiểu mẫu nào Chúa Jêsus đã nêu để trở nên những người hàng xóm tốt là.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
7 Hãy suy nghĩ về người hàng xóm láng giềng mà bạn đang sống. Trong tập ghi chép của bạn hãy liệt kê các ảnh hưởng tốt và các ảnh hưởng có hại trong người hàng xóm của bạn.
8 Làm thế nào nhận biết các học sinh của người hàng xóm của bạn ảnh hưởng cách bạn dạy dỗ?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 5. Nhận biết bốn đoạn Kinh Thánh dạy rằng một mối quan hệ khắng khít với chính Chúa là môi trường đối với sự tăng trưởng thuộc linh .
Trong Chúa
Chúa là môi trường của chúng ta. Điều nầy có vẻ như kỳ cục phải không? Chúa Jêsus đã dạy rằng chúng ta cần ở trong Ngài và cứ ở trong Ngài, giống như nhánh nho ở trong cây nho. (GiGa 151-8). Nếu chúng ta thực hiện điều nầy, cuộc sống của chúng ta sẽ kết quả - vui mừng, hữu ích và làm vui lòng Đức Chúa Trời. Phaolô nói rằng trong Ngài chúng ta có sự cứu chuộc và hoàn hão, vì Ngài là đầu của thân thể (CoCl 1:12-18) tách rời khỏi Ngài, nhánh chỉ có thể khô héo và chết. Điều nầy khiến cho chúng ta không chỉ nhận thức được tầm quan trọng của việc nói về Chúa Jêsus nhưng cũng là tầm quan trọng của sự dẫn dắt chúng đến với Ngài. Chúng ta hãy làm việc và cầu nguyện để giúp đỡ chúng tìm ra sự sống thật và sự tăng trưởng trong Đấng Christ.
Con người được Đức Chúa Trời tạo dựng nên. Con người được tạo dựng nên cao hơn loài người được dựng nên, để làm bạn với Đức Chúa Trời- và Đức Chúa Trời vui thích điều ấy. Chúng ta đọc trong SaSt 3:8 rằng Đức Chúa Trời đến và đi bộ vào buổi chiều, tìm kiếm Ađam và Êva, và Ngài kêu gọi họ, Đức Chúa Trời ao ước sự thông công của chúng ta. Vì thế chúng ta phải nhận thức rằng mỗi học sinh thuộc về Đức Chúa Trời và là một sự tin cậy thiêng liêng trong tay của chúng ta. Đối với sự tăng trưởng của một học sinh ở trong Chúa, điều quan trọng là đứa bé phải được hướng dẫn một cách đúng đắn. Trách nhiệm trong việc cung ứng sự dẫn dắt dựa trên các bậc cha mẹ, các giáo viên và Hội Thánh. Đức Chúa Trời đã cung ứng nhiều loại chức vụ khác nhau bao gồm cả việc dạy bảo, trong Hội Thánh để thân thể có thể được gây dựng một cách thuộc linh (Eph Ep 4:11-16).
Chúng ta phải để cho những lời ở ChCn 22:6 là sự dẫn dắt của chúng ta :“Dạy trẻ thơ nẻo chính đường ngay, và đến già nó chẳng đổi thay”. Đây là trách nhiệm trực tiếp của cha mẹ và các giáo viên; họ sẽ bị xem là phải chịu trách nhiệm về sự dạy dỗ từng đứa bé.
Thật là lý thú khi lưu ý đến cách mà Mary và Josep dưỡng dục Chúa Jêsus. Phương cách của họ có thể là một sự dẫn dắt cho chúng ta ngày nay. Chúng ta đọc thấy trong LuLc 2:39 là : “Josép và Mary đã làm mọi điều mà luật pháp của Chúa buộc rồi, thì họ trở lại Galilê về thành mình là Nazarét” khúc Kinh Thánh nầy nói về trách nhiệm của cha mẹ của họ về việc bảo đảm rằng Chúa Jêsus là một đứa bé còn nhỏ nhận được sự dạy dỗ thuộc linh. Đây là một lời nhận xét lý thú và cho nhiều thông tin bổ ích. Cha mẹ của Chúa Jêsus làm mọi điều mà Luật Pháp của Chúa bắt buộc. Đây là điều tối thiểu mà chúng ta là các bậc cha mẹ và các giáo viên có thể làm khi giúp đỡ học sinh tăng trưởng trong Chúa.
Trước giả của thư Hêbơrơ dạy về sự trưởng thành thuộc linh đòi hỏi chế độ ăn kiêng thuộc linh lành mạnh (HeDt 5:12-14). Đôi lúc các học sinh lớn tuổi có nhu cầu lớn như nhu cầu của các thiếu niên. Thông thường những người lớn tuổi non nớt về mặt thuộc linh và đòi hỏi chế độ ăn kiêng của các thiếu nhu thuộc linh. Vài ba trẻ em trong bọn đã có những kinh nghiệm đáng buồn. Vài ba em có những nan đề nghiêm trọng. Một vài em cảm nhận sự đối kháng lớn từ gia đình và bạn bè.
Việc giáo dục Cơ Đốc có thể là cách tốt nhất để giúp đỡ chúng và dẫn dắt chúng trong sự trưởng thành thuộc linh. Trong một lớp học chúng có thể tham gia và vẫn có sự lưu ý cá nhân về một giáo viên tận tụy. Chúng có thể đặt ra những câu hỏi và thảo luận những vấn nạn của chúng với người khác. Khi bạn giúp đỡ chúng, khẩu vị thuộc linh của chúng sẽ tăng lên và chúng sẽ ham thích sữa của Lời, sẽ giúp chúng tăng trưởng (IPhi 1Pr 2:2). Sự đụng chạm cá nhân chỉ quan trọng đối với người lớn tuổi cũng như các thiếu niên.
9 Ghép mỗi phần Kinh Thánh bên phải cho phù hợp với chủ đề mà nó liên hệ với cột bên trái.
1) GiGa 15:1-8
2) CoCl 1:12-18
3) Eph Ep 4:11-16
4) IPhi 1Pr 2:2
MỤC TIÊU 6. Nêu lên bốn loại tăng trưởng đòi hỏi sự lưu ý của người giáo viên và đưa ra một câu Kinh Thánh tham khảo mô tả sự tăng trưởng như vậy .

BẠN GIÚP CHÚNG TĂNG TRƯỞNG BẰNG CÁCH NÀO

Tôi đoan chắc rằng bạn thường giám sát sự chơi đùa của học sinh. Chính Chúa Jêsus dành thời gian giáo sát chúng. Ngài thường sử dụng chúng như những minh họa trong sự dạy dỗ của Ngài. Một đứa bé tất cả đều có cùng những loại khả năng như bạn và tôi có; nhưng những điều nầy phải được phát triển. Con người thuộc mọi lứa tuổi có các khả năng mà chưa bao giờ được phát triển. Dưỡng dục các khả năng nầy trong cả thiếu niên lẫn người lớn tuổi là công việc của người giáo viên. Các học sinh thuộc về độ tuổi nào sẽ học hỏi từ kinh nghiệm. Cung ứng các kinh nghiệm hiểu biết nầy là công tác của bạn như một người giáo viên. Khi bạn dạy, hãy cố gắng tạo cho việc học tập một kinh nghiệm vui vẻ ngõ hầu học sinh của bạn, bất cứ độ tuổi nào của chúng, sẽ vui thích học tập và sẽ tăng trưởng trong mọi lãnh vực nhân cách của chúng.
10 Chúa Jêsus là gương mẫu của chúng ta về sự tăng trưởng bốn phần mà bạn làm việc và cầu nguyện cho các học sinh của chúng ta. Hãy đọc LuLc 2:52. Liệt kê về bốn loại tăng trưởng được tìm ra trong câu Kinh Thánh nầy.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 7. Giải thích bạn có thể giúp đỡ các học sinh của mình tăng trưởng hoặc hoàn thiện về mặt thể lý như thế nào .
Về mặt thể lý
Thân thể là một phần rất quan trọng của một con người một vài người tin rằng coi thường nó hoặc làm cho nó bị đau khổ là một dấu hiệu của sự thánh khiết hoặc sùng đạo. Kinh Thánh không dạy như thế. Ngược lại kt cho chúng ta biết rằng thân thể là đền thờ của Đức Thánh Linh (ICo1Cr 6:19). Trong chính nó, đó là lý do đủ để cho chúng ta phải săn sóc đặc biệt thân thể của mình.
Các học sinh thuộc mọi lứa tuổi cần hiểu biết về tầm quan trọng của sức khỏe trong thân thể vật lý. Các bài thể dục đúng đắn sẽ giúp đỡ cho toàn thể. Các thói quen sạch sẽ là điều thiết yếu cho cuộc sống khoẻ mạnh. Ăn đúng là điều cơ bản cho sức khỏe tốt. Chế độ ăn kiêng quân bình hằng ngày sẽ giúp cho người ta tránh được bệnh tật. Điều quan trọng là cho các học sinh của bạn biết rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống một cuộc sống khỏe mạnh. Thoát khỏi mọi bệnh tật. Các học sinh học tập tốt hơn khi chúng khỏe và cơ thể tốt. Vì vậy, đó là bổn phận của người giáo viên để giúp đỡ các học sinh nhận thức những thói quen về sức khỏe tốt.
11 Giả sử bạn đang dạy các thiếu niên trong một trường học Cơ Đốc. Hãy suy nghĩ về các phương cách nầy nhằm giúp đỡ các học sinh của bạn tăng trưởng. Những điều nào bạn sẽ có thể sử dụng và khích lệ trong nhà trường.
a) Hướng dẫn các thiếu niên trong các bài thể dục để giúp đỡ cho toàn thân thể.
b) Có giờ chơi được giám sát
c) Dạy về các thực phẩm có chất bổ và làm thế nào để có chế độ ăn uống quân bình dùng các thực phẩm có sẵn ở khu vực của bạn
d) Dạy về nấu nướng, may vá, và chăm sóc trẻ.
e) Cổ động một chương trình dùng bữa trưa tại trường có chất bổ dưỡng
f) Dạy về sinh lý học, sức khoẻ và vệ sinh
g) Dạy về các thói quen sạch sẽ, tính ngăn nắp và ăn mặc chỉnh tề qua gương mẫu cũng như lời nói.
i) Gìn giữ lớp học, trường học và sân trường sạch sẽ và thu hút về mặt trí não

MỤC TIÊU 8. Liệt kê bốn điều mà bạn có thể làm để giúp đỡ các học sinh của bạn tăng trưởng về mặt trí não .
Về mặt trí não
Một trong các phương cách chủ yếu mà bạn có thể giúp đỡ các học sinh của bạn tăng trưởng về mặt trí não là khích lệ chúng học tập, khiến chúng ao ước học tập và bảo đảm với chúng rằng chúng có thể học được. Bạn sẽ thấy điều ấy hầu như không có khả năng để dạy dỗ một người bất cứ điều gì nếu người ấy không có sự tự tin trong chính mình và trong khả năng của người ấy để học tập. Các học sinh mà bạn dạy dỗ ở những giai đoạn khác nhau sự phát triển về mặt trí não. Mặc dầu chúng cùng tuổi. Một vài người tự nhiên học mau trong khi những người khác chậm chạp, tuy nhiên, đừng xét đoán khả năng học tập của học sinh qua bước học tập của nó. Người giáo viên phải rất thận trọng không tạo cho bất cứ học sinh nào cảm thấy nó ngu dại. Thiếu sự tự tin sẽ đóng tâm trí đối với sự hiểu biết. Sự tự tin giúp cho tâm trí nhạy bén và đóng một phần lớn trong sự tăng trưởng về mặt trí năng. Người giáo viên phải ngợi khen các học sinh vì cớ sự tiến bộ mà chúng đạt được và phải làm việc cách kiên trì so với những đứa bé học tập.
Xây dựng sự tự tin là điều hết sức quan trọng trong sự giáo dục người lớn tuổi. Nếu bạn tham gia vào một chương trình văn học - dạy những người lớn tuổi đọc. Hãy nhờ rằng có nhiều người mất sự tự tin về khả năng học tập của họ. Họ có thể nghĩ rằng họ đã quá lớn tuổi. Bạn có thể muốn cầu nguyện với họ và đoan chắc với họ rằng Chúa sẽ giúp đỡ họ học tập. Cũng dự trù các hoạt động để phô bày sự tiến bộ hằng ngày. Thậm chí một bằng chứng nhỏ nhặt về sự thu đạt có thể xây dựng lòng tự tin.
Bạn phải cung ứng các hoạt động học tập cho các học sinh của bạn. Đôi lúc điều nầy có nghĩa là chính bạn giới thiệu một thông tin mới trong khi đó các học sinh ngồi và lắng nghe. Đôi khi hướng dẫn các học sinh vào các hoạt động khác như nói chuyện về bài học, viết, vẽ, viết ra các nan đề, những thí nghiệm, cùng các đề án. Sự đa dạng của các hoạt động sẽ giúp cho các học sinh học tốt hơn và nhanh hơn, và sẽ phát triển khả năng về trí tuệ của chúng.
Một người giáo viên tốt sẽ cung cấp sự giúp đỡ cho cá nhân các học sinh khi cần thiết và sự không thể để cho các học sinh nào lùi xa lớp học trong sự tiến bộ. Bạn cần nhận biết các nhược điểm của bất kỳ học sinh nào có nan đề trong việc học tập và giúp đỡ nó mọi mặt theo khả năng của bạn. Bạn có thể cần thêm thì giờ hơn với nó. Hãy chắc chắn giữ các học sinh khác khỏi coi thường hay chế giễu những bé có các nan đề về một loại nào.
Là một giáo viên, bạn phải khuyến khích các học sinh hình thành các thói quen tốt và đều đặn. Không có gì thay thế cho điều nầy nếu chúng tăng trưởng về mặt trí năng.
12 Trong vở ghi chép của bạn hãy liệt kê ít nhất bốn phương cách mà bạn có thể giúp đỡ các học sinh của bạn phát triển trí năng của chúng.
MỤC TIÊU 8. Nhận biết ít nhất ba điều mà giáo viên có thể thực hiện để giúp đỡ các học sinh tăng trưởng về mặt xã hội .
Về mặt xã hội
Con người là một hữu thể xã hội. Con người thích ở trong một nhóm những người khác hơn là ở một mình. Con người rất có ý thức về những gì người khác suy nghĩ về mình. Con người muốn đi đi lại lại một cách tự do giữa vòng mọi người.
Chúa Jêsus có sự phát triển rất hoàn hảo về mặt xã hội. ct đã được thấy Ngài lớn lên “càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta”. Ngài rất thoải mái với nhiều người khác. Ngài được mời đến một đám cưới và để giúp cưú người chủ tiệc khỏi một tình cảnh rối rắm. Ngài có nhiều bạn hữu, họ yêu Ngài và Ngài yêu họ.
Đây là điều có tầm rất quan trọng đối với những người thuộc mọi lứa tuổi cảm thấy thiếu vắng và được yêu. Không có tình yêu là điều bất khả đối với các học sinh, bình tĩnh, mà Đức Chúa Trời muốn chúng trở thành. Bạn có thể giúp đỡ các học sinh của bạn tăng trưởng thành những người đáng yêu nhất mà chúng có thể trở nên qua việc yêu thương chung và giúp chúng yêu người khác.
Là một hữu thể mang tính xã hội, mỗi học sinh cần tham gia trong các hoạt động của một nhóm. Học sinh ấy phải có dịp tiện để tham gia trong lớp học. Người giáo viên phải chú ý đến những gì học sinh nói và nếu có thể được, hãy đem điều đó ra sử dụng. Mặc dầu những lời nhận xét của học sinh lạc đề hoặc có vẻ tầm thường, giáo viên nên khích lệ học sinh tham gia vào các câu hỏi. Các câu trả lời hoặc các sự thảo luận. Điều nầy sẽ giúp cho học sinh cảm thấy nó là một phần của lớp học - có nghĩa là học sinh có đôi điều quan yếu giữa vòng những học sinh khác. Một bầu không khí thân thiện, thư giản trong lớp học sẽ khích lệ các học sinh của bạn tham gia vào sự thảo luận của lớp học. Mà không có sự e dè hay lúng túng.
Bạn có thể giúp đỡ các học sinh của bạn tăng trưởng về mặt xã hội bằng cách liên hệ sự dạy dỗ của bạn với cuộc sống hằng ngày của chúng. Các tập tục và các tiêu chuẩn xã hội khác nhau trong các quốc gia khác, và trong các phần khác nhau của từng quốc gia. Cách ứng xử là hoàn toàn thích hợp trong một khu vực có thể được xem là không phù hợp ở những nơi khác, vì vậy đều có tầm rất quan trọng đối với một giáo viênlà hiểu được xã hội mà các học sinh đang sinh hoạt để dạy chúng có cách ứng xử tốt. Bạn phải giúp chúng nhìn thấy, tuy nhiên, các cung cách tốt khắp thế giới và cách ứng xử đúng đắn cơ bản có nghĩa là sự cân nhắc dành cho những người khác.
Sự tăng trưởng về mặt xã hội là sự học tập cơ bản làm thế nào sống hòa hợp với những người khác và học tập làm cách nào giúp đỡ những ai cần giúp đỡ. Bạn sẽ có những cơ hội giúp các học sinh vun xới sự hữu ích và sự cân nhắc đối với những người khác. Bạn có thể giúp đỡ mỗi học sinh nhìn thấy những phương cách giúp đỡ gia đình của mình, Hội Thánh, cộng đồng, quốc gia và thế giới như là đứa bé đang phục vụ Chúa.
13 Nhận biết ba điều mà các giáo viên có thể thực hiện để giúp đỡ các học sinh tăng trưởng về mặt xã hội như đã thảo luận trong bài học nầy.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
14 Hai mục đích chính của sự tăng trưởng về mặt xã hội đang giúp đỡ các học sinh.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 10. Liệt kê bốn điều mà các giáo viên phải thực hiện để giúp đỡ các học sinh tăng trưởng về mặt thuộc linh .
Về mặt thuộc linh
Nhiều người cảm thấy rằng sự dạy dỗ trong lớp học ít liên quan đến sự phát triển một học sinh về mặt thuộc linh. Họ nghĩ rằng chỉ có sự nhóm họp của Hội Thánh hoặc một lớp học Kinh Thánh có thể thuộc linh và một lớp học chủ đề truyền đạo tri thức. Nhưng chúng ta đã thấy rằng việc dạy dỗ nhằm phát triển toàn thể con người. Tất cả bốn lãnh vực của sự sinh hoạt của một con người điều quan trọng. Những nhược điểm trong bất kỳ một lãnh vực nào sẽ có ảnh hưởng đối với mọi người khác.
Điều đầu tiên cần làm là giúp đỡ các học sinh của bạn là cầu nguyện cho chúng bạn muốn gặp gỡ Chúa Jêsus Christ và dâng nộp cuộc đời của chúng ta cho Ngài. Nếu chúng chưa thực hiện như vậy. Nếu các học sinh của bạn đã tiếp nhận Đấng Christ, bạn cần cầu nguyện cho chúng để trưởng thành trong Ngài. Chúng nên nhận biết Ngài như là Chúa của cuộc đời chúng và để Ngài hướng dẫn chúng. Hãy nhớ bạn cần cầu nguyện cho chính mình ngỏ hầu bạn có thể dạy dỗ chúng một cách đầy đủ và dẫn dắt chúng một cách đúng đắn.
Bạn cũng có thể dạy chúng những gì chúng cần biết hầu cho lời cầu nguyện của bạn được Chúa nhậm. Mức độ mà bạn có thể nói với Chúng về Chúa Jêsus và dạy dỗ Kinh Thánh sẽ tùy thuộc vào loại trường nào mà bạn đang dạy ở trong - thế tục hay Cơ Đốc - và các đề tài gì mà bạn đang dạy ở trong - thế tục hay Cơ Đốc - và các đề tài mà bạn dạy. Qua gương mẫu bạn có thể dạy chúng và các mỹ đức của một nếp sống đầy dẫy Thánh Linh. Khi bạn có cơ hội, bạn có thể giúp chúng một cách cá nhân qua sự làm chúng và khải đạo.
Đối với sự phát triển thuộc linh chúng ta cần nhấn mạnh tầm quan trọng của những thói quen đều đặn. Học sinh Cơ Đốc phải được khích lệ đọc Kinh Thánh và cầu nguyện hằng ngày. Đọc kt và cầu nguyện trong lớp học (nơi được phép) có thể là một sự giúp đỡ lớn lao. Các thói quen dự nhóm tại Hội Thánh đều đặn, làm chứng, và tham gia vào công tác của Hội Thánh cũng nên được khích lệ.
Bạn có thể giúp đỡ học sinh tăng trưởng về mặt thuộc linh qua việc xây dựng cảm thức và tình yêu của Đức Chúa Trời đối với nó và sự xứng đáng cá nhân nó như một người con của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời yêu thương mỗi người rất nhiều đến nỗi Ngài sai con một của Ngài, là Jesus đến thế giới để chịu chết. Mỗi một học sinh là một hữu thể đặc biệt được tạo dựng theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có một kế hoạch cho Ngài, một kế hoặch tốt lành. Đức Chúa Trời có một kế hoặch dành cho nó, một sự trù hoạch tốt lành. Nó bao gồm sự tăng trưởng, sự phụng sự đáng giá và sự ứng nghiệm, phước lành của Đức Chúa Trời trên đời sống của nó từ bây giờ, và niềm đời đời trên trời.Bạn có thể giúp nó hòa nhịp vào sự trù hoạch ấy khi bạn tìm kiếm các phẩm chất đặc biệt và giúp đỡ nó khai triển những điều nầy.
15 Hãy liệt kê bốn điều mà bạn có thể thực hiện trên cương vị một giáo viên để giúp các học sinh lớn lên về mặt thuộc linh.

Trong vở ghi chép của bạn hãy viết ra một đoạn ngắn hoặc hai lời giải thích tại sao giáo viên cảm thấy cần cầu nguyện cho chính mình và các học viên của bạn.
Nếu tôi đang trả lời bài tập số 16, tôi sẽ đề cập đền nhu cầu của tôi đối với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Tôi cần Đức Chúa Trời giúp tôi yêu thương các học sinh của mình, ban cho tôi sự kiên trì và sự hiểu biết, cung ứng sự dẫn dắt của Ngài trong lớp học và trở nên gương mẫu Ngài muốn tôi. Tôi sẽ cầu nguyện cho các học sinh của mình và chúng cần sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời đối với mỗi một phần của sự tăng trưởng của chúng: về mặt thể lý, về mặt trí năng, vầ mặt xã hội và về mặt thuộc linh. Tôi cần cầu nguyện cho sự giúp đỡ của Đấng Christ trong các vấn nạn cá nhân.
Giúp đỡ các học sinh lớn lên về mặt thể lý, và mặt trì năng, về mặt xã hội và về mặt thuộc linh là một diễn trình rất phức tạp. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện diễn trình nầy bằng cách phô bày cho học sinh tình thương yêu đích thật cùng sự quan tâm và cho phép Nhà Giáo ưu tú dẫn dắt bạn khi bạn dạy dỗ.
Đây là phần viết của bài học 2. Bây giờ là lúc làm bài tự kiểm sau đây. Ôn lại mỗi phần của bài học nầy, bao gồm các câu hỏi nghiên cứu và các câu trả lời sau đó tiến hành làm bài tự kiểm. Khi bạn đã hoàn tất, hãy kiểm tra các câu trả lời của bạn so với đáp án trong tập học viên.

Bài tự kiểm
1 GHÉP CHO PHÙ HỢP. Ghép phạm vi phát triển với các lời khuyên dành cho các giáo viên dẫn đến phạm vi phát triển ghi con số đúng vào mỗi khoảng trống.
1) Về mặt vật lý
2) Về mặt xã hội
3) Về mặt trí não
CÂU TRẢ LỜI NGẮN Điền những từ thiếu hoặc các cụm từ vào mỗi khoảng trống
2 Năm loại môi trường mà các học sinh của bạn có thể tăng trưởng là ...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
3 Trong LuLc 2:52 chúng ta đọc thấy thế nào Chúa Jêsus lớn lên. Liên hệ câu Kinh Thánh nầy với bốn phạm vi mà các giáo viên phải giúp đỡ các học sinh của họ tăng trưởng
a “Chúa Jesus khôn ngoan càng thêm”
Đó là ..........................................................................sự tăng trưởng
b “Thân hình” Ngài càng lớn
Đó là ..........................................................................sự tăng trưởng
c Ngài càng “đẹp lòng Đức Chúa Trời”
Đó là ..........................................................................sự tăng trưởng
d Ngài càng “đẹp lòng người ta”
Đó là .........................................................................sự tăng trưởng
Những lời giải đáp của câu hỏi nghiên cứu
9 a 4) IPhi 1Pr 2:2
b 1) GiGa 18:1-8
c 3) Eph Ep 4:11-18
d 2) CoCl 1:12-18
1 Theo bất kỳ thứ tự nào: gia đình, người hàng xóm láng giềng, trường học, Hội Thánh hay nơi thờ phượng
10 Theo bất kỳ thứ tự nào trong sự khôn ngoan (thuộc về trí năng, trong vóc dáng (về thể xác), đẹp lòng Đức Chúa Trời(về mặc thuộc linh) và đẹp lòng con người (về xã hội)
2 Theo bất kỳ thứ tự nào; gia đình, học đường, Hội Thánh, người hàng xóm láng giềng và Chúa
11 Câu trả lời của bạn. Điều nầy tùy thuộc vào những điều kiện và các khả năng nơi bạn, Nếu bạn đang dạy học, hãy xem bảng liệt kê và đánh dấu những cái đang được thực hiện và gạch dưới những cái cần đặc biệt lưu ý.
3 Câu trả lời của bạn có thể khác với câu trả lời của tôi và vẫn đúng. Tôi muốn đánh dấu là quan trọng tất cả ngoại trừ f và g
12 Theo bất kỳ thứ tự nào: Khuyến khích chúng học tập xây dựng lòng tự tin, cung ứng các hoạt động học tập, và cung cấp sự giúp đỡ dành cho từng học sinh. (Tôi chỉ hỏi bạn bốn điều, nhưng bạn có thể cũng đang sử dụng: khuyến khích các học sinh của bạn nhằm hình thành học tập các thói quen tốt)
4 a 2) Sự tăng trưởng về mặt trí năng
b 1) Sự tăng trưởng về mặt xã hộic 2) Sự tăng trưởng về mặt trí năngd 1) Sự tăng trưởng về mặt xã hộie 1) Sự tăng trưởng về mặt xã hộif 1) Sự tăng trưởng về mặt xã hội
13 Theo bất kỳ thứ tự nào: yêu thương chúng và giúp đỡ chúng yêu thương những người khác, Hãy để các học sinh tham gia vào các hoạt động của nhóm và liên hệ sự dạy dỗ với cuộc sống hằng ngày của chúng.
5 Câu trả lời của bạn. Liên hệ câu trả lời của bạn với nếp sống của các học sinh mà bạn đang cộng tác với.
14 Sống hòa hợp với những người khác, giúp đỡ những ai cần giúp đỡ
6 Yêu thương chúng như chúng ta yêu chính mình - nhân hậu đối với chúng; giúp đỡ những ai cần giúp đỡ
15 Theo bất kỳ thứ tự nào: cầu nguyện cho chúng, dạy chúng những gì cần biết; nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những thói quen, đều đặn, tham dự các buổi nhóm cầu nguyện của Hội Thánh... xây dựng một ý thức về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho mỗi người.
7 Câu trả lời của bạn. Hãy suy nghĩ điều nầy một cách cẩn thận nó sẽ tác động đến thái độ của bạn đối với những ai bạn dạy dỗ.
16 Câu trả lời của bạn. Tiếp tục đọc bài học cho câu trả lời của tôi.
8 Câu trả lời của bạn. Bạn sẽ có thể hiểu biết hơn và kiên trì với các vấn nạn và những mâu thuẫn của chúng. Bạn sẽ cầu nguyện cho chúng nhiều hơn.

BÀI 3: NHỮNG NGUYÊN TẮC DẠY DỖ
Một nhà xây cất một cái đền thờ.
Người đã tạo ra nó với sự duyên dáng cùng với kỹ xảo -
các trụ cột cùng các vòm nhọn và các khung cửa tò vò,
tất cả đều được tạo dàng nhằm thực hiện theo ý muốn của ông
và người ta nói khi họ nhìn thấy vẻ đẹp của nó,
“Nó sẽ không bao giờ biết đến sự phân hóa.
Ồ người xây dựng, vĩ đại thay là tài khéo của Người!
Tiếng tăm của người sẽ lưu truyền mãi mãi”.
Một người giáo viên đã xây một cái đền thờ
bằng sự quan tâm xác định và trìu mến
dự trù cho mỗi khung cửa tò vò bằng sự kiên trì,
đặt từng viên đá bằng sự cầu nguyện.
Không ai khen ngợi nỗ lực không ngừng nghỉ của Người.
Không ai biết đến các kế hoạch lạ lùng của Người,
vì đền thờ mà người giáo viên đã xây dựng
Mắt trần không nhìn thấy được.
Đền thờ của nhà xây dựng
đã ra đi vỡ ra thành đất bụi,
từng cột trụ oai vệ nằm ngổn ngang
thực phẩm dành cho sự phế thải chi phối
còn đền thờ mà người giáo viên đã xây dựng
sẽ tồn tại trong khi các thời đại xoay vần
vì cớ đền thờ đẹp đẽ mà mắt không thấy được,
là một linh hồn bất diệt của một đứa bé! (Tác giả vô danh)
Người giáo viên, bạn đang xây dựng đền thờ không thể huỷ phá được đó là niềm hy vọng của một thế giới tốt đẹp hơn trong các thời kỳ hầu đến!

Dàn bài
Nhìn thấy các nhu cầu của học sinh
Các đặc tính của học sinh
Các mục tiêu bài học
Khi bạn hoàn tất bài học nầy bạn có thể:
Đặt ra các mục tiêu cho những chương trình giáo dục khác nhau dựa trên các nhu cầu cơ bản của con người
Trình bày một sự ý thức về những tình trạng khác nhau cơ bản về mặt xã hội, về trí năng cùng những tính chất thuộc linh của các học sinh trong các nhóm tuổi khác nhau
Đề nghị các phương cách đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người về một nhóm tuổi đặc biệt.
Sinh hoạt học tập
Nghiên cứu bài học theo thủ tục đã nêu trong bài 1.
Nghiên cứu kỹ lưỡng các sách Phúc âm và tìm thêm các minh họa giải thích bài học

Phần khai triển bài

MỤC TIÊU 1. Nhận biết ít nhất năm nhu cầu trong từng loại nhu cầu của con người : về mặt xã hội và về mặt thuộc linh

NHÌN THẤY CÁC NHU CẦU CỦA HỌC SINH

Học sinh của bạn không chỉ là những đứa trẻ nhỏ nô đùa trên sân nhà hoặc thanh nhiên ngồi vào bàn giấy để được dạy dỗ. Thanh niên ấy không chỉ là một phần bình thường của cuộc sống. Học sinh của bạn là trái tim của mọi điều mà bạn đang dạy trng khóa học nầy trên các nguyên tắc dạy dỗ. Toàn bộ hệ thống giáo dục hướng bạn chuẩn bị dành cho lợi ích của học sinh vì vậy hãy nhờ đứa bé khi bạn nghiên cứu.
Chúa Jesus có một chỗ dành cho cho các học sinh trong sự dạy dỗ và chức vụ của Ngài. Ba đoạn - Mat Mt 19:13, Mac Mc 10:13, và LuLc 18:16 đề cập đến tầm quan trọng mà Chúa Jesus trao cho các thiếu nhi. Chúng ta cũng đọc trong Mat Mt 18:6 và Mac Mc 9:42 về sự hình phạt dành cho bất kỳ ai đáng sẽ làm hại một trong những đứa bé nầy. Chắc chắn có một ân phước đặc biệt dành cho những ai giúp đỡ hoặc dạy dỗ chúng!
Bạn đã nghiên cứu về việc làm cách nào để giúp đỡ các học sinh của bạn tăng trưởng trong bốn lãnh vực được phác họa trong LuLc 2:52. Dưới đây là một bảng liệt kê các nhu cầu của một người trong từng lãnh vực. Các nhu cầu nầy là phổ quát và ứng dụng cho mọi nhóm tuổi. Hãy nghiên cứu bảng kê này một cách cẩn thận.
Các nhu cần của con người
1. Các nhu cầu về thể lý
a. Hoạt động kỳ thú
b. Sự tự lực trong các thói quen về thể chất
c. Tập luyện các cơ bắp
d. Thức ăn, nước uống
e. Nghĩ ngơi, ngủ, sự bảo vệ
f. Phát triển các kỹ năng, làm việc
g. Nhận dạng về vai trò của tình dục
2. Các nhu cầu về mặt trí năng
a. Động cơ đối với việc học hỏi
b. Sự đáp ứng các khả năng
c. Hoạt động sáng tạo
d. Những quan tâm mới
e. Những kinh nghiệm mới
f. Tri thức thêm lên
3. Các nhu cầu về xã hội
a. Sự bảo đảm
b. Sự yêu thương
c. Sự thuộc về
d. Sự chú ý
e. Sự thành công
f. Sự công nhận
4. Các nhu cầu thuộc linh
a. Ý nghĩa và mục đích trong cuộc đời
b. Đức tin và sự lệ thuộc vào Đức Chúa Trời.
c. Kinh nghiệm chân thật về sự cứu rỗi
d. Sự tăng trưởng hằng ngày trong ân điển
e. Sự thờ phượng Đấng Thánh
f. Yêu thương Đức Chúa Trời và người ta
g. Sức lực để đối kháng sự cám dỗ
h. Sự phục vụ có ý nghĩa
Bây giờ hãy dừng lại một lúc và suy nghĩ về những học sinh mà bạn biết và đã làm việc với những ai. Hãy tuyển chọn một trong những cá nhân ấy và xem thử nếu bạn có thể khám phá ra một vài nhu cầu của học sinh đã và cũng đã được bao gồm trong bảng kê nầy. Một vài nhu cầu nầy có thể chưa từng thỏa đáp một cách đầy đủ, nhưng một sự thiếu thốn quan trọng trong một vài lãnh vực nầy có thể tác động một cách nghiêm trọng đối với cuộc sống của nhiều người. Bây giờ hãy suy nghĩ về người khác đang có nhu cầu của chúng không?
1 Trong vở ghi chép của bạn, hãy liệt kê ít nhất năm nhu cầu mà người ta có được trong bốn hạng cơ bản về nhu cầu của con người, về mặt thể lý, về mặt trí năng, xã hội và thuộc linh. Hãy chọn năm từ mỗi hạng loại mà bạn cảm thấy đáng phê phán nhất.
MỤC TIÊU 2. Phân biệt giữa vòng các đặc điểm của những nhóm tuổi khác nhau và nhận diện các phương cách để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của từng nhóm .
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH
Trong phần nầy của bài học chúng ta sẽ nhìn vào quy trình giáo dục từ quan điểm khác biệt nhau chút ít. Học sinh trải qua nhiều giai đoạn trong sự tăng trưởng của mình. Các nhà tâm lý học đã nhận ra bảy giai đoạn của sự tăng trưởng nầy. Nhiều trường học phân chia các giai đoạn giáo dục đứa trẻ trong những phương cách khác nhau. Nhưng điều quan yếu là chúng ta hiểu được các nguyên tắc liên hệ.
Nếu bạn muốn có kết quả dạy dỗ tối ưu, hãy đoan chắc chú ý đến nguyên tắc cơ bản nầy: Hướng sự dạy dỗ của bạn vào các sự quan tâm và các nhu cầu của các học sinh của bạn. Để tạo điều nầy dễ dàng hơn chúng ta tổ chức hệ thống giáo dục của mình vào những lớp học mà các thành viên có các quan tâm cùng các nhu cầu tương tự với nhau. Bảng liệt kê sau đây cho biết những sự phân loại các nhóm mà chúng ta sẽ sử dụng trong giáo trình nầy. Hội Thánh của bạn hoặc trường học có thể hợp thành nhóm các học sinh khác nhau theo số học sinh và giáo viên. Hãy nhớ đây là một sự phân chia áng chừng và các đặc điểm sẽ trùng lập từ giai đoạn nầy sang giai đoạn khác.
1. Những bé vừa mới bắt đầu đi học (0-5 tuổi)
2. Lớp cơ sở (6-11 tuổi)
3. Trường Trung học phổ thông cấp 2 (12-15 tuổi)
4. Trường Trung học phổ thông cấp 3 (16-18 tuổi)
5. Cao đẳng và sự nghiệp (thanh niên độc thân)
6. Những thanh niên lớn tuổi hoặc những thanh niên đã có gia đình
7. Những tráng niên
8. Những người lớn tuổi đã về hưu
Những đứa bé vừa mới bắt đầu đi học (tuổi từ 2-5)
Những giáo viên đầu tiên của một thiếu nhi là bậc cha mẹ của nó và những thành viên khác của gia đình. Đức Chúa Trời đã phú cho cha mẹ một trách nhiệm yêu thương, chăm sóc và huấn luyện đứa trẻ của họ với các khả năng tốt nhất của họ. Hội Thánh cùng với học đường cũng đóng góp một phần trong sự phát triển của đứa bé và một trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời dành cho việc làm thế nào họ có thể hoàn tất điều nầy. Trong thế giới ngày nay, điều rất bình thường là cả cha lẫn mẹ làm việc cách xa nhà bỏ lại một phần lớn sự huấn luyện đứa trẻ cho các trung tâm nuôi dạy trẻ ban ngày và các trường học. Nhiều Hội Thánh đang dạy các thiếu nhi trong các trường mẫu giáo, các trung tâm trông nom trẻ ban ngày và các trường học Cơ Đốc cũng như các Trừơng Chúa Nhật và các chương trình khác về giáo dục Cơ Đốc. Đức Chúa Trời là bạn làm việc với các con trẻ tại tư gia, tại Hội Thánh, học tại trường học bạn nên tìm bài học nầy rất có ích và bạn có thể muốn trích dẫn nó thường xuyên.
Trong nhiều chương trình giáo dục những bé vừa mới bắt đầu đi học được chia vào hai nhóm: lớp vườn trẻ và các thiếu nhi lên hai tuổi; và một lớp dành cho những bé vừa mới bắt đầu đi học dành cho những bé từ ba đến năm tuổi. Tuy nhiên, chúng ta sẽ nghiên cứu các độ tuổi nầy chung với nhau, cố nhiên, việc dạy dỗ và các hoạt động phải được điều chỉnh theo giai đoạn phát triển của các thiếu nhi về mặt thể lý, về trí năng, xã hội và thuộc linh.
Vào giai đoạn nầy đứa bé có một phạm vi sinh hoạt rất nhỏ và những tiếp xúc cũng rất ít. Đứa bé dưới 5 tuổi thường không quan tâm nhiều hơn đến chính nó và gia đình của nó. Cha mẹ của bé, các anh chị của nó gồm tóm trong thế giới của nó. Các nhu cầu cơ bản của nó phải được đáp ứng. Thực phẩm và chỗ ở, sự an toàn và sự che chở - một tình trạng không thiếu thốn thường lệ - tạo cho cuộc sống đứa bé đầy đủ và thoải mãn.
Về mặt xã hội
Đứa trẻ phải phát triển một sự tự nhận thức về bản thân. Hiện diện của một tấm gương đầy đủ (không cắt bởi chiều dài) trong lớp học dành cho các bé chưa đến tuổi đi học giúp nhưng ấu nhi nầy củng cố trong tâm trí hình ảnh của chính chúng. Các ấu nhi nầy phát triển một sự ý thức lớn lao về thân thể chúng. Chúng bắt đầu quan tâm tự chăm sóc chính mình như là một phản ứng tự nhiên. Nhìn một đứa bé khác đến trước một cái gương soi. Hãy lưu ý chúng bao lâu sau đó nó thấy mình trong gương nó hết khóc và lấy làm lạ về những gì nó đang thấy. Hầu như bạn có thể nghe nó suy nghĩ, ai đó? Hoặc đó không phải tôi, đứa bé có thể thử nhè lại, nhưng khi thấy lại khuôn mặt méo mó của mình, nó sẽ dừng lại ngay.
Điều quan trọng nhất ở giai đoạn nầy là học sinh còn nhỏ tuổi hoàn toàn có ý thức về chính nó và gia đình của nó. Các bức hình mà nó nhận ra người ta có tầm quan trọng như các bài luyện tập cùng các sự vận dụng, ở giai đoạn nầy, có nhiều điều học hỏi liên quan đến các thói quen tiết chế. Đây là một bước rất quan trọng trong sự phát triển của đứa bé. Nếu sự tự nhận thức về bản thân của nó bị phân tán, nó cảm thấy bấp bênh và không chắc chắn.
Lượng yêu thương và tình cảm được bày tỏ trên đứa trẻ ở giai đoạn nầy liên hệ trực tiếp đến sự mau mắn về sự tự điều chỉnh cùng với sự phát triển của đứa bé. Cơ bản là nó sẽ trở nên một đứa bé hạnh phúc hơn, thân thiên hơn, dễ chan hòa hơn nếu nó cảm thấy được yêu. Nó sẽ dễ tin cậy hơn và đi ra để tiếp cận với cuộc sống và bạn hữu trong thế giới hiện đại nơi mà cha mẹ đi làm, con cái có thể cảm thấy bị bỏ mặc và khao khát có được mối quan hệ mang tính con người. Trung tâm nuôi dạy trẻ ban ngày đã được thiết lập trên khắp thế giới đảm nhận ngày một nhiều trẻ hơn, ví cớ ngay cả người mẹ phải bị thất nghiệp. Nhiều lần chính người giáo viên chịu trách nhiệm đối với việc tiếp xúc quan trọng với con người.
Hãy ghi nhớ, ấu nhi tự cho mình là trung tâm một cách thái quá. Đứa bé quan tâm nhiều nhất đến các từ như :“Tôi, của tôi”. Cùng lúc đó nó nhạy cảm đối với người khác: thái độ chê trách tác động đến cảm xúc và sự phát triển của bé. Hãy dịu dàng trong việc biểu lộ sự không tán đồng.
Về mặt thể lý
Đứa trẻ cần sự chú ý của bạn và sự giúp đỡ hoàn toàn thường xuyên. Để có người phu tá trong lớp học có thể giúp đỡ bất kỳ đứa trẻ nào cần sự giúp đỡ là điều tốt. Một đứa bé ở độ tuổi nầy đang tăng trưởng nhanh chóng và sự phối hợp của đứa bé rất thiếu kém vì vậy nó không thể thực hiện những điều nó mong ước.
Các học sinh nhỏ tuổi cần nhiều hoạt động đối với sự tăng trưởng các cơ bắp. Đứa bé không nghỉ ngơi và thích nô đùa. Cung cấp cho nó nhiều hoạt động về thể xác. Các món đồ chơi cùng các trò chơi có lợi cho nó. Thu xếp để các con trẻ chơi đùa. Dạy chúng qua các hoạt động về thể xác như bước đi và hái những đoạn hợp ca kém với các động tác. Hãy để các thiếu nhi giả vờ đóng vai câu chuyện bài học sau khi bạn kể câu chuyện ấy.
Về mặt trí năng
Những đứa bé vừa mới bắt đầu đi học có khả năng chú ý chỉ trong một thời gian ngắn, một lượng từ vựng rất nhỏ bé, và trí nhớ kém thiếu. Xem xét các đặc tính nầy, thay đổi các hoạt động thường xuyên, sử dụng những từ đơn giản mà chúng biết, tạo ra công việc cho trí nhớ của các thiếu nhi rất ngắn và đầy ý nghĩa.
Đứa trẻ học tập về thế giới chung quanh nó qua những giác quan của nó (nhìn, nghe, nếm, rờ mó và ngửi), nhờ các câu hỏi mà nó nêu lên, và qua những gì nó thực hiện. Bạn càng có thể biết đứa trẻ sử dụng các cảm giác nầy trong các hoạt động học tập của bài học, đứa bé càng để học tập và ghi nhớ những gì bạn dạy. Khi một đứa bé biết các màu sắc và các hình dáng, nghe những âm thanh khác nhau ngửi các hương vị khác nhau, và cảm biết các bề mặt khác nhau, óc tò mò của nó bị khuấy động, trí tưởng tượng của nó phát triển, và tính sáng tạo gia tăng. Điều nầy giúp nó phát triển, và tính sáng tạo gia tăng. Điều nầy giúp nó trong quá trình học tập, khả năng phát minh của nó lớn lên khi sự tưởng tượng được vun xới và được khuyến khích.
Về mặt thuộc linh
Chúng ta thường nói về một đức tin ngây thơ trong Đức Chúa Trời. Chúa Jesus đã sử dụng một đứa bé làm một gương mẫu của sự khiêm hạ và đức tin đơn thuần mà người ta cần có để bước vào nước trời (Mat Mt 18:4). Những đứa trẻ vừa mới bắt đầu đi học tin vào bất kỳ điều gì mà bạn nói với chúng. Dạy cho chúng về Đức Chúa Trời, Chúa Jesus, Đức Thánh Linh, các thiên sứ và nhà của chúng ở trên trời. Dạy chúng nói chuyện với Đức Chúa Trời. Bạn sẽ ngạc nhiên với đức tin của đứa trẻ - và ở sự nhậm lời cầu nguyện của chúng.
Những đứa trẻ vừa mới tập tễnh đi học có thể biết về Đức Chúa Trời và lớn lên về mặt thuộc linh mặc dầu đứa bé còn nhỏ. Đó là bổn phận của chúng ta nhằm khích lệ và phát triển sự tăng trưởng đầy đủ. Chúng ta có thể dạy ấu nhi tạ ơn Chúa cho thức ăn, gia đình, thế giới mà nó đang sống trong sự chăm nom săn sóc của Đức Chúa Trời trên nó ngày qua ngày. Khi nó học tập thuận phục cha mẹ của nó và các thầy cô giáo, sau nầy đứa bé sẽ ao ước vâng phục luật lệ của xứ và trên hết là vâng phục Đức Chúa Trời.
Hãy nghiên cứu biểi đồ sau đây cho biết các đặc điểm của thiếu nhi trong nhóm tuổi vừa mới tập tễnh đi học và sau đó lưu ý các đề nghị của chúng tôi dành cho việc dạy dỗ nhằm đáp ứng nhu cầu hiển nhiên trong từng đặc điểm một.

Về xã hội 1. Tự cho mình là trung tâm suy nghĩ chủ yếu về chính nó. 2. Cần sự yêu thương, nhạy bén với sự từ chối, cần một sự tự nhận thức về bản thân 3. Cần học tập các mối liên hệ, vâng phục, các hành động đúng đắn 4. Là những nhà mô phỏng vĩ đại 1. Liên hệ việc dạy dỗ với chính bản thân chúng; dạy dỗ về sự chăm sóc của Đức Chúa Trời dành cho chúng giúp phát triển các thái độ đối với người khác 2. Đối xử bằng tình yêu; sự kiên trì đúng đắn khi cần mà không kh8nh miệt hoặc nói chúng rằng chúng xấu xa. 3. Dạy về gia đình và chỗ của chúng trong đó, các bạn hữu, gia đình của Đức Chúa Trời 4. Trở nên gương mẫu, dạy dỗ qua các gương mẫu đáng noi theo.
2 Giả sử bạn đang dạy một nhóm người để làm việc với các thiếu nhi từ hai đến năm tuổi trong Hội Thánh của bạn. Bạn dự trù sử dụng một biểu đồ tương tự như cái mà chúng tôi vừa trình bày nhưng bạn sử dụng ít chi tiết hơn và công việc sẽ tiếp tục ghi trên áp phích hoặc trên bảng đen. Bạn muốn trình bày hai hoặc ba đặc điểm trong mỗi lãnh vực (về mặt thể lý, mặt trí năng, mặt xã hội và mặt thuộc linh). Nhưng bạn sẽ tạo ra chúng càng ngắn càng tốt (ví dụ như: không nghĩ - hành động). Viết vào vở ghi chép của bạn những gì bạn sẽ ghi trên bảng áp phích hoặc bảng đen. Thực hiện điều nầy một cách cẩn thận. Bạn có thể muốn tạo ra nó vào một áp phích thực để sử dụng trong tương lai.
Mẫu giáo (tuổi 6-11)
Thường thường ở giai đoạn nầy thế giới của các học sinh bắt đầu mở rộng. chẳng bao lâu đứa bé bắt đầu nhận thức được có một thế giới rộng lớn hơn chính nó và gia đình nó. Cái ngày đầu tiên đi đến trường có thể là một kinh nghiệm sợ hãi như là nó bị đẩy vào môi trường mới. Đứa bé cần sự chào đón nồng ấm và sự chú ý riêng của một giáo viên thông cảm.
Cha mẹ và các giáo viên phải giúp đỡ học sinh nhỏ tuổi học tập về một thế giới lớn hơn bên ngoài nhà cùng hàng xóm của nó. Mặc dầu Tivi đã mang thế giới bên ngoài cho nhiều học sinh chú ý, thế giới bên ngoài đã không dạy chúng phân biệt giữa sự kiện và sự tưởng tượng, giữa tiểu thuyết và thế giới thật.
Trong giai đoạn tiểu học, thế giới nới rộng của con trẻ bắt đầu đặt để các trách nhiệm mới trên nó. Các mối quan hệ của bé tăng lên. Đứa bé phải phục từng kỷ luật sinh hoạt ở trường học và học cách sống hòa hợp với các học sinh khác. Đứa bé đang đặt nền cho hành vi của nó trong tương lai. Nó sẽ thực hiện điều đó như thế nào và mức độ mà nó sẽ phát triển lệ thuộc vào cách mà các kinh nghiệm được dẫn dắt.
Về mặt xã hội
Vào giai đoạn nầy các học sinh sẽ bắt đầu phô bày các nét đặc trưng về cá tính xác động. Có lẽ cách ứng xử xã hội rõ ràng nhất là sự tách rời về các giới tính. Những bé trai ở giai đoạn nầy có thể xem các bé gái là đáng hổ thẹn. Những bé gái không suy nghĩ quá cao về các bé trai. Có thể có sự phân chia về các hoạt động. Các bé trai và cô bé gái muốn thuộc về các nhóm. Điều nầy bắt đầu một khía cạnh mới trong các cuộc đời của nó. Đứa bé muốn được ở với các bạn khác và thực hiện những gì chúng muốn. Đứa bé bắt đầu suy nghĩ như cách chúng suy nghĩ. Mỗi nhóm có khuynh hướng phát triển một nhà lãnh đạo là người nhận được sự tôn trọng của những người khác và theo ông ta. Mỗi một học sinh không muốn quá khác biệt với những học sinh khác.
Những phương cách nầy được phát triển trong cộng đồng của đứa bé và bối cảnh của lớp học. Gia đình và cái tôi vẫn là điều quan trọng, nhưng bây giờ áp lực của học đường và cộng đồng tác động trực tiếp trên đứa bé. Ở giai đoạn nầy một đứa trẻ có thể được giao cho các trách nhiệm. Duy trì vườn riêng của nó sạch đẹp có thể có ý nghĩa đáng kể đối với nó. Đây là lúc cảm xúc trung thành có thể được phát triển. Sự trung thành nầy tạo ra trong đứa bé một khái niệm tăng trưởng về danh dự và sự công bằng và lẽ thật. Người giáo viên phải khuyến khích một cách có ý thức sự phát triển những nét đặc trưng nầy. Trong bối cảnh trường học Cơ Đốc người giáo viên có vào giai đoạn nầy một học sinh sẽ được tạo dạng một cách dễ dàng nếu nó được khích lệ các đặc trưng tự nhiên của nó và được ban cho sự dạy dỗ tốt.
Về mặt thể xác
Học sinh tăng trưởng một cách mau chóng suốt giai đoạn nầy hơn là giai đoạn cuối. Có một sự gia tăng được đánh dấu về chiều cao và trọng lượng. Đứa bé thích chơi đùa và hoạt động về thể lý tối đa là đặc điểm của giai đoạn nầy. Đứa bé sẽ tiếp tục các trò chơi đã học được ở giai đoạn tập tễnh đi học, nhưng đứa bé trình bày có hệ thống hơn và có mục đích trong việc chơi đùa của nó. Nó bắt đầu hiểu ra và ở trong các quy luật của trò chơi. Bây giờ nó đã bắt đầu học tập những quyền lợi của người khác. Nó bắt đầu hiểu ra ý nghĩa và bản chất của sự hợp lực. Nó thích trò chơi của nhóm hơn các giai đoạn nầy, các thói quen đã học được ở giai đoạn nầy sẽ kéo dài. Sức khoẻ tốt và năng lực vô hạn đánh dấu sự phát triển của đứa bé.
Vào phần đầu của giai đoạn nầy, chưa có sự ý thức về tình dục được đánh dấu. Những bé trai và những bé gái tất cả đều chơi chung với nhau. Tuy nhiên, hướng về cùng đích của giai đoạn nầy giới tính sẽ chuyển dịch về phiá trước. Sự quan tâm và các trò tiêu khiển của những bé trai và những bé gái sẽ tách rời chúng hơn nhiều. Những bé gái dường như phát triển về mặt thể chất hơn các bé trai.
Nhiều thiếu nhi trở nên các nhà sưu tầm lớn ở giai đoạn nầy. Chúng muốn sở hữu riêng nhiều sự việc và có sự kiêu căng lớn trong điều ấy. Những bé trai thường được gọi là “một người giữ đồ cũ sống hay viện bảo tàng”, vì những cái túi của nó động đậy với những mạnh vụn vô nghĩa. Đứa bé muốn sự bộc lộ chính mình và tự khẳng định và ước ao nầy trở nên mạnh mẽ hơn hướng về cuối giai đoạn. Đứa bé yêu thích sống ở ngoài trời vì muốn chuyển dịch ra khỏi việc được “chăm sóc”.
Vào cuối giai đoạn nầy học sinh có thể quá tự hào về việc được trở nên một thành viên của một nhóm nào đó. Đứa bé cũng có thể có khuynh hướng chiến đấu tự khẳng định.
Về mặt trí năng
Học sinh tiểu học phát triển mạnh về trí năng. Những nguyên tắc cơ bản của con trẻ về sự tò mò và sự học hỏi về giác quan trở nên nhanh nhạy hơn và đứa bé ở trong một vị trí tốt hơn để hiểu và am tường các bài học được mang vào trong tâm trí của nó qua các kinh nghiệm học tập. Bây giờ học sinh đã có một lượng hiểu biết rất lớn. Người giáo viên có thể dạy các lẽ thật mới bằng cách nối kết các lẽ thật nầy với các ý tưởng đã học tập. Có một lượng phát triển bản năng xảy ra. Bản năng tự bảo toàn khá mạnh. Trong những năm đầu của giai đoạn nầy. Điều nầy sẽ dẫn dắt học sinh nằm xuống, nếu cần, cứu nó ra khỏi rắc rối.
Sự tưởng tượng của bé đã phát triển và nó sẽ phát triển các ý tưởng của riêng nó từ những điều đã được dạy. Sự tôn trọng, sự công bình, sự nhân từ, sự thương xót và các đức hạnh khác có nhiều ý nghĩa hơn. Trong giai đoạn sau của thời kỳ nầy đứa bé có thể hăng say đọc. Người giáo viên, bạn phải dẫn dắt nó trong điều nầy. Xây dựng phòng học hầu cho đức bé có thể hoàn tất các kinh nghiệm cần thiết dành cho việc học tập. Có tối thiểu năm sự cân nhắc cơ bản trong bối cảnh của phòng học:
1. Học sinh phải có các cơ hội để tìm hiểu cặn kẽ. Các sách thuận tiện cho điều nầy phải có sẵn. Bằng mọi cách có thể được.
2. Học sinh phải có thời gian tìm hiểu cặn kẽ. Giờ học phải được dự trù ngỏ hầu điều nầy khả dĩ
3. Các lời giải đáp không đúng của học sinh cần được chấp nhận và dùng để làm các lời chỉ dẫn. Nếu giáo viên khinh miệt học sinh vì các câu trả lời sai, điều đó chúng ước ao tự bày tỏ chính nó.
4. Người giáo viên không nên đòi hỏi các câu trả lời một cách mau chóng. Điều nầy có thể gây cho học sinh đóng tâm trí của nó lại. Sự giúp đỡ liên tục từ giáo viên cũng có thể cướp đi khỏi học sinh niềm vui về sự phát hiện ra và các cảm xúc của sự thành tựu.
5. Giáo viên không nên quá nhấn mạnh đến việc phát biểu bằng lời nói. Thông thường học sinh bép xép được xem là đứa thông minh. học sinh ít nói cần được giúp đỡ cách dè dặt, vì nó có thể là đứa sâu sắc hơn.
Trí nhớ của học sinh là một loại thói quen cần phải được phát triển. Vào giai đoạn nầy những thói quen của bé dễ dàng được hình thành. Đây là thời điểm dành cho công việc ghi nhớ. Việc ghi nhớ các câu cùng các đoạn Kinh Thánh là điều dễ dàng ở giai đoạn nầy. Học sinh có sự quan sát rất nhạy bén và ghi nhớ. Một số điều nó bỏ sót không lưu ý. Đây là lúc sử dụng “thị cụ” tới mức độ đầy đủ nhất.
Phòng học phải là một môi trường học tập. Các bức tường cùng bảng đen phải đầy đủ các biểu đồ, bản đồ cùng các tranh ảnh minh họa. Nhiều loại phim khác nhau để dùng cho việc giảng dạy nên được sử dụng. Môi trường lớp học đúng đắn là sự chứng minh cụ thể đầy đủ nhất về phương cách và phương tiện truyền thông các bài học. Học sinh tinh mắt, với sự tưởng tượng tốt học được nhiều nhất ở giai đoạn nầy. Năng lực lý luận của đứa bé đang phát triển. Môi trường kích thích giúp bé phát triển về mặt trí năng.
Về mặt thuộc linh
Trong sự tăng trưởng về mặt thuộc linh của bé, học sinh có thể nắm được các kiều nghiêm túc của đời sống. Đây là thời điểm tốt để thúc giục đứa bé tiểu học tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa. Có lẽ có nhiều quyết định hơn được tạo ra cho Đấng Christ vào giai đoạn nầy của cuộc đời hơn bất cứ giai đoạn nào khác, và đây cũng là các quyết định sau cùng!
Addie Maria Fench (Pearlman, 1940, trang 64) đưa ra những lời gợi ý sau đây cho một dàn bài của một giáo trình giảng dạy sẽ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhằm phát triển các thiếu nhi thiếu niên:
I. Dạy nó về Đức Chúa Trời như:
1. Đấng sáng tạo, Đấng toàn năng
2. Đấng có mọi sự khôn ngoan
3. Cha của mọi người tiếp nhận Jesus là cứu Chúa
4. Yêu thương
5. Công bình
II. Dạy nó về Chúa Jesus như:
1. Cứu Chúa
2. Bạn hữu
3. Vị anh hùng vĩ đại nhất đã từng sống
III. Dạy nó về Đức Thánh Linh như:
1. Đấng giúp đỡ (Đấng sống trongg chúng ta và giúp chúng ta làm điều đúng
2. Đấng dẫn dắt (Đấng bày tỏ cho chúng ta điều gì phải làm)
3. Đấng sống nếp sống của Đấng Christ trong chúng ta
IV. Dẫn dắt nó hiểu rõ giá trị của Kinh Thánh
1. Lời của Đức Chúa Trời
2. Nguyên tắc hành vi
CÁC ĐẶC ĐIỂM SỰ GIÚP ĐỠ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY Về thể chất 1. Nhiều năng lực; năng động 2. Độc lập hơn trước 1. Cung cấp các hoạt động, liên hệ chúng trong bài học 2. Giao trách nhiệm cho chúng không xử chúng như các bé sơ sinh
Tôi hy vọng bạn đang bắt đầu suy nghĩ và sự tương đồng và những dị biệt dường như rõ rệt giữa các đặc điểm của đứa bé tập tễnh đi học và của các thiếu nhi tiểu học. So sánh hai nhóm tuổi chủ yếu nầy và chú ý đến các dị biệt cơ bản. 3 Ôn lại biểu đồ về các đặc điểm của các thiếu nhi tiểu học. Dùng vở ghi chép của bạn lập một kế hoạch một biểu đồ cố định lại về những đặc điểm của các thiếu nhi nầy như bạn sẽ thực hiện nếu bạn đang trình bày một bài học trên bảng đen. Cho biết ít nhất hai đặc điểm trong mỗi lãnh vực - về thể chất, về trí năng, về xã hội, thuộc linh - và cách mà bạn có thể làm việc với các đặc tính nầy trong việc giảng dạy.
4 Từ chỗ ghi nhớ cho biết một phương cách mà đứa bé vừa mới bắt đầu đi học khác với các thiếu nhi tiểu học trong bốn lãnh vực phát triển.
a Về thể chất..........................................................................................................
b Về trí năng..........................................................................................................
c Về xã hội............................................................................................................
d Về thuộc linh......................................................................................................
Học sinh phổ thông cấp II (độ tuổi từ 12-15)
Chính ở giai đoạn nầy thế giới dường như bùng nổ trên các học sinh non trẻ. Tầm nhận thức của đứa bé nới rộng; sự quan tâm các hoạt động, những liên quan theo nghĩa đen bùng nổ. Năng lực suy nghĩ của đứa bé tăng trưởng một cách nhanh chóng, và nó có thể giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.
Chúng ta có một bảng ký thuật về Chúa Jesus khi Ngài đạt đến tuổi 12. Cha mẹ của Ngài đem Ngài viếng thăm Giêrusalem trong kỳ lễ vượt qua (LuLc 2:41-52). Các giáo sư trong đền thờ Giêrusalem hỏi Chúa Jesus trả lời một vài câu hỏi. Chúng ta đọc trong câu 47 :“Ai nấy nghe đều mừng rỡ về sự hiểu biết và sự ứng đối của Ngài” Chúa Jesus đang ngồi giữa vòng các giáo sư, lắng nghe họ. Ngài đã hỏi nhiều câu hỏi và trở nên rất quan tâm đến các bài học được dạy dỗ. Đó là kiểu mẫu của học sinh cấp II.
Học sinh tăng trưởng tự tìm thấy quan tâm hơn về một thế giới của các hoạt động rộng lớn hơn. Nhà của đứa bé cùng gia đình, trường học cùng cộng đồng của bé là những nơi có ý nghĩa trong cuộc sống của nó, nhưng bây giờ nó có thể càng dính líu một cách ý thức hơn trong thế giới của thành phố, và thậm chí về nhà nước hoặc tỉnh mà đứa bé đang sống.
Về mặt xã hội
Đây là một thời kỳ phát triển xã hội lớn. Một sự xem xét lớn đối với người khác tăng trưởng trong suốt giai đoạn nầy. Điều nầy mở cửa cho một sự chính đáng xa hơn trong một thế giới rộng lớn hơn của Hội Thánh, thành phố và nhà nước. Học sinh có thể hoàn toàn tự giác và e dè nhưng nhiệt thành làm vưa lòng người khác, đứa bé quan tâm đến những gì người khác nghĩ về nó. Vì vậy đây là một khởi điểm tốt cho các tổ chức thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên chịu ảnh hưởng rất lớn qua các bạn hữu. Vấn nạn về những người bạn đúng đắn là một vấn đề quan tâm đối với các nhóm tuổi nầy. Đừng chỉ trách học sinh, nhưng hãy chỉ cho đứa bé hướng đúng đắn. Hãy cầu nguyện cho nó và hãy nhớ gương mẫu của bạn là bài học tốt nhất của mọi bài học.
Học sinh cấp II muốn trở nên độc lập. Đứa bé mong muốn tách rời khỏi sự nắm giữ mà cha mẹ đương nhiên áp đặt trên đứa bé. Hãy khôn ngoan và kiên trì cùng với sự hiểu biết. Việc chấp nhận một học sinh đang lớn, như nó vẫn là bước đầu tiên trong việc chinh phục nó. Nó khao khát được thừa nhận và nhiều hành động của nó được thực hiện để được chú ý. Nó có các tham vọng và khả năng bắt đầu công việc và đứa bé ước ao những cảm giác kích động. Đứa bé hãnh diện về ngoại mạo của nó và tự chăm sóc. Đứa bé quan tâm đến tương lai. Nó săn tìm các lý tưởng khi nó hình thành được các giá trị riêng của mình. Điều có tầm quan trọng đối với người giáo viên là am hiểu các sự kiện nầy theo thứ tự để hướng dẫn học sinh và dạy nó tốt.
Về mặt thể chất
Có một sự tăng trưởng nhanh chóng về thân thể của học sinh cấp II. Những thay đổi về thể chất chưa bao giờ quá nhiều trong các năm trước và sẽ không bao giờ quá lớn một lần nữa. Sự thay đổi liên quan đến việc trải qua từ tuổi thơ đến tuổi vị thành niên có thể đem lại các nan đề và sự rối loạn. Học sinh non trẻ khó am hiểu chính nó. Nó khám phá ra những thôi thúc tức thời mới mà nó chưa từng cảm xúc trước kia và không biết cách tự điều chỉnh các thôi thúc ấy. Chân tay đứa bé đang tăng trưởng nhanh và đứa bé cảm thấy lúng túng. Bé cần tình bạn và sự yêu thương.
Học sinh muốn tự khẳng định chính nó để chứng minh rằng nó không còn là một đứa bé con. Nó quan tâm đến các thành viên khác phái và muốn gây tác động trên các thành viên ấy. Đứa bé muốn làm một người lớn tuổi và sẽ liều lĩnh chứng minh sự gan dạ, sự độc lập hoặc khả năng thực hiện bất kỳ điều gì mà các thanh thiếu niên hoặc người lớn tuổi đang làm.
Giúp đỡ các thanh niên nầy chiến thắng cám dỗ bằng cách trình bày phục vụ Chúa tốt hơn là dường nào. Nhận biết rằng điều tự nhiên cho các thanh thiếu niên muốn thử bất cứ điều gì bị ngăn cấm. Dạy chúng về các thái độ Cơ Đốc đối với thân thể riêng của chúng, tình dục và gia đình. Các sách bổ ích về các chủ đề nầy sẽ giúp đỡ chúng; chúng thà chấp nhận lời khuyên từ một quyển sách hơn là một ai đó nói cho chúng về thanh thiếu niên đã bị câu nhử qua thuốc phiện hoặc tội khác và những ai được Đấng Christ giải cứu cũng hữu ích.
Về Trí Năng
Học sinh có thể ủ rũ và không chắc chắn trong các đường lối của nó. Điều nầy sẽ rõ rệt trong lớp học. Giữ học sinh quan tâm liên tục có thể có vẻ như không thực tế. Tuy nhiên, một giáo viên thành công hiểu được điều nầy và kiên trì với học sinh. Học sinh sẽ quý mến bạn cách chân thật, vì bạn đang yêu thương nó và kiên nhẫn với nó.
Về mặt trí năng học sinh trưởng thành ra khỏi tuổi ấu thơ của nó và tiếp nhận lời của người khác. Bấy giờ nó cảm thấy trưởng thành và muốn biết lý do về mọi việc. Đừng bàng hoàng qua những hồ nghi và các câu hỏi của bé...hãy nhìn nhận rằng đây là một đặc điểm Đức Chúa Trời ban cho của nhóm tuổi đang học cấp II. Đức Chúa Trời không muốn bất kỳ ai bị cuốn đi bởi bất cứ lý thuyết giả dối nào có thể xuất hiện trong tương lai. Đức Chúa Trời muốn mọi người có căn cứ chắc chắn về lẽ thật, sẵn sàng chia xẻ Phúa âm với người khác, và có thể nêu ra một duyên cớ đối với niềm tin của mình. Vì vậy hãy hoan nghênh sự chất vấn - sự tìm tòi lẽ thật. “Hãy sẵn sàng trả lời” (IPhi 1Pr 3:14). Nếu bạn không biết trả lời một câu hỏi, hãy để học sinh biết rằng bạn sẽ cố gắng tìm kiếm câu hỏi ấy, hoặc tốt hơn nữa, hướng dẫn đứa bé một nguồn thông tin thích hợp để nó có thể tìm ra câu trả lời.
Đây là một giai đoạn của cuộc đời khi mà các giá trị được hình thành. Những giáo viên có phải là những người bạn và người dẫn dắt các học sinh để giúp đỡ chúng đưa ra các quyết định quan trọng. Sự lưu tâm phải được duy trì sự quan tâm của các học sinh về những chủ đề có ý nghĩa, hoặc tâm trí của các học sinh sẽ lưu lại trên các ý tưởng có thể làm tổn hại đến chúng.
Về phương diện thuộc linh
Đây là thời đại vàng son của việc đưa ra quyết định. Ở độ tuổi nầy số lượng lớn nhất các quyết định được hướng đến Đấng Christ. Học sinh có thể được hướng dẫn đến chỗ nhận thức sự thành tựu thuộc về đứa bé khi nó đang cộng tác với Đức Chúa Trời. Không có một sức mạnh đầy năng động hơn về sự dẫn dắt và kiểm soát dành cho học sinh vào giai đoạn nầy hơn là tình yêu thương và sự thông cảm.
5 Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG về các học sinh cấp II.
a Đây là thời điểm thay đổi về thể chất lớn nhất.
b Đây là thời điểm thay đổi thuộc linh lớn nhất.
c Chúng ủ rũ
6 Sau đây là một bảng liệt kê nhiều đặc tính của học sinh phổ thông cấp II. Hãy suy nghĩ lại thời gian khi bạn được 12-15 tuổi. Những điều nào trong các lời mô tả nầy sẽ mô tả bạn vào một thời gian nào trong mỗi thời kỳ ấy?
a) Lớn lên mau chóng, thay đổi về mặt thể chất, thường hay mệt mỏi
b) Lúng túng và nhạy cảm trong việc phê bình, e thẹn, cần sự an tâm
c) Cảm thấy bực tức chống lại uy quyền của cha mẹ
d) Dễ cảm xúc không thể biết trước được, đôi khi đầy sôi động, có lúc buồn rầu hoặc thay đổi bất thường
e) Muốn tự chứng minh là can đảm, độc lập, đã lớn
f) Bị cám dỗ chạy trốn khỏi nhà.
g) Bị cám dỗ thử nghiệm với thuốc phiện, rượu chè, hoặc tình dục
h) Có sự khó khăn trong việc tập trung vào bài học
i) Muốn biết lý do để tin vào bất cứ điều gì, dè hỏi, chất vấn.
j) Đạt được một căn bản vững vàng hơn đối với đức tin trong Đức Chúa Trời và Lời Ngài
k) Hình thành các giá trị, dò tìm các lý tưởng
m) Ước ao ở với các thanh thiếu niên khác
n) Nhạy cảm với ngoại mạo, muốn để ý mình đẹp
o) Quan tâm đến tương lai, mơ tưởng hoặc dự trù cho điều nầy
p) Đánh giá cao tình yêu, tình bằng hữu, kiên nhẫn với các thầy giáo và cha mẹ
r) Quan tâm đến phái tính
z) Học tập làm việc và gánh lấy trách nhiệm
t) Phó thác bản thân cho Đấng Christ và lớn lên về mặt thuộc linh
u) Bị xâu xé bởi những hồ nghi và cám dỗ, lìa bỏ Đấng Christ
v) Phát hiện ra niềm vui của sự phục vụ Cơ Đốc trong các hoạt động của thanh thiếu niên
w) Có nan đề trong quan hệ với các thành viên khác trong gia đình
7 Xét từng chi tiết bảng liệt kê trên một lần nữa. Đối với mỗi đặc tính viết ra vài điều mà bạn trên cương vị của một giáo viên, có thể thực hiện để giúp đỡ học sinh của bạn. (Ôn lại tài liệu sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều).
Câu trả lời của tôi cho từng lời mô tả trên đây trong bài tập 6 có thể là:
a) Đừng khinh miệt và lười biếng
b) Hãy khuyến khích, đừng chế giễu hoặc phê phán
c) Dùng sự thuyết phục hơn dùng sức mạnh - yêu thương kiên trì và cầu nguyện cho.
d) Hãy kiên nhẫn, yêu thương, thông cảm
e) Cư xử như một người lớn tuổi, trao trách nhiệm
f) Giúp đỡ hiểu biết bản thân và gia đình
g) Cung cấp các bài đọc như Thập tự giá và con dao bấm hoặc các sách dành cho tuổi mộng mơ khác; các sách thách thức, nếu có thể được có lời làm chứng về tác hại của ma túy
h) Đề ra những bài học càng hứng thú càng hay, có các học sinh tham gia
i) Hướng dẫn các học sinh trả lời; đừng xúc động mạnh vì hồ nghi
j) Đưa ra những căn bản cho đức tin trang Đức Chúa Trời và trong Kinh Thánh; khuyến khích đọc Kinh Thánh và cầu nguyện
k) Cung cấp việc học Kinh Thánh tốt, có sách tường trình
e) Dạy các giá trị Cơ Đốc, sử dụng các gương mẫu về tiểu sử có lý tưỡng cao
m) Bổ sung về ngoại mạo, nêu các gương mẫu tốt
o) Khuyến khích sứ phát triển những tài năng và các sự quan tâm; vạch ra các khả năng; hướng dẫn chuẩn bị cho tương lai
d) Khuyến khích việc học thuộc Kinh Thánh và về các lời trích dẫn tốt.
q) Thể hiện tình yêu trong tình bạn cùng sự kiên nhẫn
r) Nhận biết tính tự nhiên quan tâm; không chế giễu; dùng các quyển sách tốt - các bài tiểu sử và tiểu thuyết Cơ Đốc - dạy các lý tưởng cao cả có tính lãng mạn
s) Khích lệ làm việc, đáng tin cậy, có sáng kiến
f) Khuyến khích các thói quen đối với sự tăng trưởng và sự phục vụ Cơ Đốc
y) Cầu nguyện cho, đưa ra căn bản dành cho đức tin, kiên trì và yêu thương, liên hệ đến các hoạt động với các thanh thiếu niên Cơ Đốc khác.
v) Cơ bản tường trình về các hoạt động và khuyến khích chúng; vạch ra các khả năng
w) Hướng dẫn vào sự thông cảm tốt hơn với bản thân và với cha mẹ, và cầu nguyện với chúng cho sự dâng mình cho Đấng Christ, được đổ đầy Đức Thánh Linh và vun xới những bông trái Thánh Linh, nếu có thể được cùng giúp đỡ các thành viên khác của gia đình; khuyến khích sự dạy dỗ đối với các mối liên hệ gia đình trong Kinh Thánh.
Học sinh phổ thông cấp III (độ tuổi từ 16-18)
Như bạn đã thấy, không có đường vạch rõ rệt giữa một nhóm tuổi và nhóm tuổi khác. Sự thay đổi từng bước một. Một vài học sinh trưởng thành ở tuổi sớm hơn những học sinh khác. Một vài học sinh phải trải qua một cơn khủng hoảng giai đoạn sớm hơn và một vài học sinh trể hơn. Nhiều đặc điểm của lứa tuổi 12 đến 15 vẫn đúng với nhóm tuổi từ 16 đến 18. Thực tế là nhiều Hội Thánh nhỏ có tất cả các thanh thiếu niên nhóm chung trong một lớp học. Thuộc về một nhóm tốt, sống có thể quan trọng đối với chúng hơn là tách ra thành hai nhóm tuổi. Tuy nhiên, bạn cần phải ý thức được các đặc tính của các thiếu niên lớn tuổi hơn.
Giai đoạn vị thành niên sớm là một giai đoạn thay đổi nhanh chóng và cá nhân tăng trưởng. Giai đoạn vị thành niên trễ hơn, hoặc giai đoạn cao hơn, là lúc tuyển chọn hay lựa chọn các cách sống. Nhận được một công việc toàn thời gian, lìa nhà cửa để có một nền giáo dục cao hơn và lớn hơn đạt đến chiều cao đầy đủ là những sự kiện dẫn đến một nếp sống ở tuổi trưởng thành.
Vào giai đoạn nầy của cuộc đời cá tính nổi bật của học sinh là tự khẳng định. Học sinh ý thức được thế giới đang phát triển của cơ hội được quốc gia của nó và thế giới cung hiến. Các phương thức du lịch tiện lợi để gây cho thế giới “chùn bước”. Máy phát thanh, truyền hình, báo chí và tạp chí đã đem các sự kiện thế giới vào trong hầu hết mọi nhà. Đây là một giai đoạn chọn lựa. Học sinh ý thức hơn về nhu cầu làm ra các quyết định. Sự chọn lựa về các đề tài ở học đường và sự chọn lựa bạn bè được thực hiện tất cả trong tương lai như dự kiến. Đứa bé nhận thức rằng những gì nó đang làm bây giờ sẽ định hình tương lai của nó. Đây là một giai đoạn khi mà đứa bé cần cầu nguyện và dạy dỗ Kinh Thánh hơn bao giờ hết trước đây.
Các quyết định không chắc chắn của những năm trước kia hầu như biến mất. Là một đưá trẻ quan tâm chính của nó là bản năng tự bảo toàn, nhưng bây giờ đó là sự tự gây dựng. Đứa bé tự tin. Nó không thích bị ép buộc tuy nhiên nó đáp lại những gợi ý có thiện cảm. Đứa bé có thể trải qua một giai đoạn “tự cho mình là cái gì cũng biết”. Tuy nhiên, các giáo viên và cha mẹ có thể làm lộ rõ điều tốt nhất cho đứa bé. Họ có thể giúp đỡ đứa trẻ tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời và chấp nhận địa vị của nó trong cuộc sống.
Về mặt xã hội
Về mặt xã hội, thế giới của học sinh đang thay đổi. Nghề nghiệp cùng sự tự lực về tài chánh lôi cuốn đứa bé. Điều nầy biểu thị sự độc lập của chúng. Có lẽ sự thay đổi lớn nhất là khi nó quyết định bứt đứt một vài ràng buộc với gia đình nó cũng như qua việc dời đi nơi khác để nhận một công việc hoặc rời trường học. Mặc dầu đứa bé vẫn ở nhà, các quan hệ mới trong thế giới bên ngoài có thể dẫn nó vào các hoàn cảnh và các tình cảnh xa lạ đối với nó. Sự thích nghi của nó trong môi trường mới rất lệ thuộc vào sự dạy dỗ mà đứa bé có được trong Hội Thánh, trường học và gia đình.
Những mối dây ràng buộc của Hội Thánh rất quan trọng đối với thanh thiếu niên trong lứa tuổi nầy. Chúng cần các bạn hữu Cơ Đốc và những người lớn tuổi Cơ Đốc sẽ là mẫu mực của chúng. Khi sự quan tâm của chúng trong vấn đề hôn nhân tăng trưởng, chúng cần ở giữa vòng các thanh thiếu niên Cơ Đốc.
Về mặt vật chất
Về mặt thể chất học sinh của bạn vào độ tuổi nầy hoàn toàn trưởng thành. Đây là lứa tuổi tuyệt vời của các sự thành đạt về điền kinh. Nếu đứa bé đã có sự nuôi dưỡng cần thiết, sự chăm sóc và sự hướng dẫn trong những năm tháng trước kia, nó phải khoẻ mạnh và vạm vỡ, bây giờ. Đứa trẻ trải qua sự mệt mỏi và sự ủ rũ kèm với sự tăng trưởng mau chóng của giai đoạn vị thành niên sớm và bây giờ có thể có hoạt động lớn.
Về mặt trí năng
Về mặt trí năng đứa bé năng động, nhiệt tâm và muốn thử những ý tưởng mới mẻ. Nó kiêu hãnh và tin cậy nơi khả năng lý luận của nó. Điều nầy sẽ dẫn đến các thái độ chỉ trích, thái quá. Đứa bé vẫn thiếu phán đoán và khôn ngoan, vì thế nó cần thận trọng với sự dẫn dắt. Học snh trung học học đánh giá sự tôn trọng dành cho cá tính nổi bật của nó mà còn phải được hướng dẫn để tôn trọng người khác để chấp nhận trách nhiệm trong nhà, Hội Thánh và cộng đồng.

Về mặt thuộc linh
Đây là một điều cực kỳ quan trọng và giai đoạn phê phán trong nếp sống thuộc linh của học sinh của bạn. Một vài người gọi đó là “vạch nguy hiểm” trong tôn giáo, tư cách của học sinh được định từ bây giờ trong nhiều phương diện, nhưng ở trong mọi thời kỳ đưa ra những quyết định sẽ định hình trong quảng đời còn lại của nó. Đứa bé sẽ theo đuổi công việc hoặc nghề nghiệp gì? Nó sẽ cưới một Cơ Đốc Nhân hay không? Đứa bé sẽ theo Đấng Christ hay thế giới? Đây là một thời kỳ của chủ nghĩa lý tưởng lớn và nỗi ước ao hiến mình cho một chính nghĩa xứng đáng. Chính nghĩa đó sẽ là gì? Làm cách nào nó phục vụ tốt nhất cho dân tộc của nó, quốc gia của nó và nhân loại đang đau khổ? Các hệ tư tưởng khác nhau ganh đua dành lấy cuộc đời nó cùng sự trung thành của nó. Nhưng đại lộ nào của sự phục vụ Cơ Đốc mở ra đối với nó? Đức bé có thể làm gì bây giờ? Nếu học sinh của bạn đã tiếp nhận Đấng Christ trong lúc tuổi thơ. Bây giờ là thời gian tái dâng hiến chính nó và tương lai nó cho Đấng Christ và chính nghĩa của Ngài. Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự làm chứng và sự phục vụ Cơ Đốc và sự dẫn dắt của Chúa trong mọi quyết định.
Sự tăng trưởng về tính độc lập và tự do trong học sinh của bạn có thể dẫn đến một vài nan đề. Thậm chí đứa bé có thể có sự tranh chiến lớn hơn về sự nghi ngờ hơn trong giai đoạn dậy thì sớm hơn. Đứa bé muốn khám phá ra những gì dành cho chính mình và không còn tiếp nhận bất kỳ điều gì nó được khuyên bảo. Đứa bé cần những điều sau đây:
1. Tình bạn Cơ Đốc thân thiết
2. Một lối thoát cho các biểu hiện đầy tham vọng, nắm thì chủ động
3. Dạy dỗ và kinh nghiệm trong sự phục vụ Cơ Đốc
4. Tình cảm và sự khích lệ
5. Những cơ hội dành cho trách nhiệm và quyền lãnh đạo cá nhân
6. Một gia đình hạnh phúc và kinh nghiệm Hội Thánh.
Trên cương vị một giáo viên Cơ Đốc bạn có thể giúp đỡ học sinh của mình trong các phương cách nầy.
1. Khuyến khích nó thuyết phục Đức Chúa Trời, vấn đề bằng sự cầu nguyện
2.Khích lệ một đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh qua việc phó thác hoàn toàn cho Đấng Christ.
3. Kích lệ việc đọc Kinh Thánh và sự phục vụ Cơ Đốc
4. Bày tỏ cách mà Đấng Christ và các Cơ Đốc Nhân có thể giúp đỡ thế giới đang đau khổ
5. Đề nghị các quyển sách, như tiểu sử của các nhân vật vĩ đại, tạo cho đứa bé nguồn cảm hứng
6. Giúp nó học tập từ những cuộc đời của những con người vĩ đại mà nó am hiểu
7. Cung cấp các cơ hội học tập từ chức vụ của một bài nhà lãnh đạo tôn giáo mà nó tin cậy và ngưỡng mộ
8. Đưa ra những lời khuyên khôn ngoan qua sự thảo luận ngay thật về các vấn nạn của lứa tuổi thanh thiếu niên
8 Bây giờ hãy nghĩ đến một bài thanh thiếu niên trong khoảng từ 16 tuổi đến 18 tuổi
Xét từng chi tiết của bảng liệt kê các đặc điểm của giai đoạn vị thành niên đủ hơn (trung học cấp II) trong khi nghĩ đến bạn của bạn. Có phải các đặc điểm nầy vẫn miêu tả bạn nầy không?
9 Kế đó hãy suy nghĩ cùng một thiếu niên trong khi xét từng chi tiết lời mô tả của nhóm tuổi học sinh phổ thông cấp III. Nó phù hợp với bảng liệt kê của chúng tôi như thế nào?
10 Để tạo ảnh hưởng trên trí nhớ của bạn những sự việc bạn sẽ cần nhớ trong việc giảng dạy của bạn. Liệt kê vào vở ghi chép của bạn bốn lãnh vực tăng trưởng và dưới từng điều viết ra tối thiểu hai đặc chất mà bạn xem là quan trọng trong nhóm 16-18 tuổi nầy. Cũng nêu ra những gợi ý phú hợp dành cho bạn, trên cương vị của một giáo viên.
Những người lớn tuổi
Có một khuynh hướng trong một vài Hội Thánh có suy nghĩ rằng việc dạy dỗ chỉ dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên, nhưng bạn đã thấy tầm quan trọng như thế nào việc dạy dỗ nầy dành cho lớp trẻ và bây giờ chúng ta sẽ thấy việc dạy dỗ cũng quan trọng ngang bằng đối với người lớn tuổi. Mặc dầu đã có những thanh niên và các thiếu nhi trong đám đông đến để nghe Ngài.
Chúng ta không nghiên cứu các đặc điểm của các nhóm tuổi khác nhau. Giữa vòng những người lớn tuổi và hai lý do. Trước nhất, những sự thay đổi không được đánh dấu một cách quá sâu sắc như trong suốt phần đầu tiên của cuộc đời. Thứ đến, những nhu cầu của học sinh cùng những quan niệm tuỳ thuộc vào nghề nghiệp của nó và những điều kiện trong cuộc sống có lẽ cũng nhiều như, nếu không hơn độ tuổi của nó. Chẳng hạn như không có đường ranh xác định giữa thanh niên và những người thanh tráng. Cách mà họ tự xem xét và những gì họ quan tâm có thể tùy thuộc vào vô luận họ có lập gia đình hay chưa đi học hoặc làm việc toàn thời gian.
Các hoạt động, các trách nhiệm và những quan tâm của người lớn tuổi các học sinh rất khác biệt trong các quốc gia khác cùng các nền văn hóa nhưng tất cả điều đó có cùng một nhu cầu cơ bản. Họ vẫn đang học tập qua các môi trường của họ (gia đình, học đường, Hội Thánh, cộng đồng, quốc gia, thế giới). Và bây giờ họ đang có một ảnh hưởng lớn trên các môi trường của họ - để định hình cho thế giới mà con cái của họ sẽ sống.
Cần những người lớn tuổi để dẫn dắt những thanh thiếu niên. Những người lớn tuổi có học thức có thể cung hiến chức vụ lãnh đạo có năng lực đối với những thiếu nhi thiếu niên và thanh niên. Có hai loại giáo dục của người lớn tuổi - một loại là dạy dỗ những người lớn tuổi cách huấn luyện những người khác, loại kia là giúp đỡ chính người lớn tuổi để họ tăng trưởng.
Về mặt xã hội
Người ta đã nói rằng “sự trưởng thành là tiêu chuẩn của tuổi trưởng thành, không chỉ già hơn. Tuổi trưởng thành là lớn lên chứ không pah3i là được lớn lên”
Đây là một vấn đề nan giải, vấn đề nầy về sự tăng trưởng. Vì thế cần một lượng lớn về mặt thương cảm và sự dẫn dắt. Có một sự thay đổi chủ yếu trong gia đình trong giai đoạn thanh vắng. Thường thường vào giai đoạn nầy học sinh cưới hỏi và bắt đầu gia đình riêng của mình. Điều nầy tự nhiên mang lại các trách nhiệm mới và cách sống mới. Khi các con sinh ra, chu bắt đầu lại. Người lớn tuổi có trách nhiệm giúp đỡ các đứa bé của riêng họ. Chức vụ giáp dục của Hội Thánh trở nên rất quan trọng đối với mỗi một thành viên của gia đình non trẻ nầy. Các bậc cha mẹ cần được sự hướng dẫn trong việc duy trì một mái nhà Cơ Đốc.
Hướng sự dạy dỗ của bạn đối với các nhu cầu của các học sinh của bạn trong môi trường xã hội của chúng (công việc, gia đình cộng đồng cùng các mối quan hệ của chúng.) Một vài học sinh thích các lớp riêng biệt dành cho những người đàn ông và những phụ nữ hơn vì các mối quan tâm của họ khác. Tuy nhiên những đôi nam nữ trẻ tuổi có thể thích học với nhau khi sự dạy dỗ cũ hướng về việc thiết lập một gia đình Cơ Đốc. Tuổi trưởng thành là một lứa tuổi có trách nhiệm lớn nhất về mặc tài chánh, về mặt xã hội và trong việc xây dựng vương quốc của Đức Chúa Trời. Giúp đỡ những người lớn tuổi nhìn thấy và chấp nhận trách nhiệm của họ cách vui vẻ. Mỗi một lứa tuổi cần tình bạn, sự thông công và tình yêu Cơ Đốc. Những người lớn tuổi già hơn - nhiều người trng vòng họ ở đơn độc sau khi con cái họ trưởng thành và lìa bỏ nhà cửa của họ - đặc biệt là nhu cầu cảm thấy rằng họ cần được yêu thương, bị thiếu thốn, và có nhu cầu.
Về mặt thể chất
Xem xét những hạn chế về thân thể của các học sinh bạn đang dạy và thử điều chỉnh các hoạt động và các thời gian biểu tiện ích cho chúng. Điều nầy có nghĩa là việc nghiên cứu Kinh Thánh tại gia nhằm đạt đến những người yếu đuối, những người tự nhốt mình trong phòng, và những người khác sống cách xa Hội Thánh. Những người làm việc nhiều giờ ở độ tuổi trung niên không thể duy trì với một thời gian biểu chồng chất các hoạt động khác thích hợp cho tuổi trẻ đầy năng lực; nhưng họ có thể làm việc được. Hãy tận dụng hết các tài năng của họ.
Nhiều thanh niên cùng những người lớn tuổi cần được huấn luyện về các nghành nghề thủ công ngỏ hầu họ có thể làm việc để chu cấp cho chính họ và gia đình của họ và làm những người giúp đỡ cộng đồng. Chúa Jesus là một người thợ mộc trước khi Ngài là một giáo viên. Phaolô đã làm nghề may trại để chu cấp cho mình và những người cùng rao giảng Tin lành với ông. Một vài Hội Thánh có những lớp học dành cho những người nam lẫn phụ nữ trong những công việc như thợ mộc, thợ cơ khí, thợ cắt tóc, nghề nấu nướng, nghề may mặc, nghề giữ trẻ và nghề dạy đọc và viết (cho những ai không thể đọc).
Về trí năng
Bạn có thể tìm thấy một sự khác biệt rộng lớn trong các bối cảnh giáo dục giữa vòng những người lớn tuổi trong Hội Thánh của bạn. Đây là điều rất quan trọng mà bạn không phải ngượng ngùng những ai ít được học. Chúng ta đã đề cập đến nhu cầu tạo ra, niềm tin tưởng và giúp đỡ họ học tập. Hướng sự dạy dỗ của bạn đến đứa bé trong điều đó. Có một khuynh hướng đối với những người lớn tuổi là phải lắng đọng và trở nên tự cho mình là trung tâm. hoặc ít ra là lấy gia đình làm trung tâm, khi chúng tranh đấu với những vấn nạn trong đời sống hằng ngày. Giúp chúng nới rộng các sự quan tâm của chúng. Giữ chúng nhanh nhạy và tăng trưởng về mặt trí năng. Dạy dỗ chúng tham gia vài công tác của Đức Chúa Trời, hoặc khích lệ sự nghiên cứu của chúng để phát triển. Cho chúng biết các đại lộ của sự phục vụ. Chúng phải là những trụ cột của Hội Thánh. Giúp đỡ chúng đạt được sự hiểu biết, vun trồng những thái độ và đảm nhận trách nhiệm sẽ tạo cho Hội Thánh những gì phải như vậy.
Về mặt thuộc linh
Thanh thiếu niên và những người lớn tuổi cần được dạy dỗ để thực hiện công tác của Hội Thánh trong mọi phương diện. Điều này có thể bao gồm âm nhạc, sự rao giảng phúc âm, dạy dỗ, làm chứng rao giảng, quan tâm đến công việc của Hội Thánh, hướng dẫn các nhóm khác nhau trong Hội Thánh và các hoạt động tương tự khác.
Sự đáp ứng là những gì người lớn mong muốn. Sự đáp ứng có nghĩa là một đời sống hoàn toàn có mục đích và khả năng hữu ích và để giúp đỡ người khác. Người lớn tuổi cần được đáp ứng về mặt thuộc linh. Chúng ta đọc trong Mathiơ 6:33; “trước hết hãy lo tìm kiếm nước Đức Chúa Trời sự công nghĩa của Ngài và mọi điều ấy sẽ thêm cho các ngươi”. Sự thỏa lòng đến từ các nhu cầu của tâm linh được đáp ứng và đang ở trong sự bình an với bản thân, thế giới và đang ở trong sự bình an với bản thân, thế giới và Đức Chúa Trời. Bạn có thể giúp đỡ các học sinh đạt đến chỗ hoàn tất ấy trong Đấng Christ.
11 Nêu lên một lời đề nghị mà bạn thử theo cho mỗi việc trong bốn lãnh vực cần thiết khi dạy người tín hữu.
a Xã hội................................................................................................................
b Thể chất.............................................................................................................
c Trí năng..............................................................................................................
d Thuộc linh..........................................................................................................
Bấy giờ bạn cảm thức như thế nào về người ta khi bạn gặp họ? Bạn có thể liên hệ đến một vài đặc tính đã được liệt kê trước đây đối với sinh hoạt của những cá nhân đặc biệt mà bạn có trọng tâm trí hay không?
12 Hãy ôn lại một cách cẩn thận các đặc điểm của mỗi nhóm tuổi và ôn lại câu trả lời của bạn đối với các bài tập 2, 3, 7 10, và 11. Từ thông tin nầy hãy chuẩn bị một biểu đồ cho biết một đặc chất nổi bật của mỗi nhóm tuổi trong từng lãnh vực của bốn lãnh vực phát triển. Kế đó, ngược lại với mỗi đặc chất cho biết một hoạt động dạy dỗ đáp ứng đặc tính đó. Làm bài tập nầy theo trí nhớ. Đây là phần kết của bài học nầy. Đây là một bài học dài, nhưng điều nầy một mức độ nào đó có tính chất lập lại. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ ôn lại bài học nầy từng hồi từng lúc khi tiếp tục qua giáo trình nầy. Khi bạn đang dạy, thường xuyên liên hệ đến phần nhóm tuổi mà bạn đang làm việc với.
Sau khi hoàn tất bài học nầy, hãy làm bài tự kiểm. Khi bạn điền vào mọi câu trả lời đối với bài tự kiểm, hãy kiểm tra lại các câu trả lời của bạn với đáp án được nêu trong tập học viên của bạn. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho bạn khi bạn thực hiện điều nầy.
2 Chúng ta đã tìm thấy rằng mọi người đều có các nhu cầu cơ bản. Từ chỗ ghi nhớ hãy viết ra năm nhu cầu căn bản của con người trong từng hạng loại của các hạng loại sau đây:
a Năm nhu cầu về mặt thể chất là:
1).......................................................................................................................
2).......................................................................................................................
3).......................................................................................................................
4).......................................................................................................................
5).......................................................................................................................
b Năm nhu cầu về trí năng là.
1).......................................................................................................................
2).......................................................................................................................
3).......................................................................................................................
4).......................................................................................................................
5).......................................................................................................................
c Năm nhu cầu về xã hội là
1).......................................................................................................................
2).......................................................................................................................
3).......................................................................................................................
4).......................................................................................................................
5).......................................................................................................................
d Năm nhu cầu thuộc linh là
1).......................................................................................................................
2).......................................................................................................................
3).......................................................................................................................
4).......................................................................................................................
5).......................................................................................................................
3 Jane đang bắt đầu dạy một lớp các bé mới bắt đầu đi học. Kể từ khi cô ta biết về nhóm tuổi nầy học tập tốt nhất qua các cảm giác của thân thể, cô ta phải
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
4 Jimmy, tuổi 13, tiếp tục chất vấn hệ thống giá trị của giáo viên, giáo viên của đứa bé nên làm gì?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
5 Pedro, tuổi 18, là một Cơ Đốc Nhân nhưng nó bồn chồn khó chịu và không chắc chắn về những gì nó nên làm, giáo viên phải làm gì?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
6 Abraham cho bị nhốt trong một cái ghế đẩy và vẫn có khao khát liên quan đến việc nghiên cứu Kinh Thánh. Trên cương vị của một giáo viên bạn nên làm gì?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ ĐƠN VỊ I
Bây giờ bạn đã hoàn tất các bài 1 đến bài 3, hãy ôn chúng lại trong việc chuẩn bị ĐÁNH GIÁ TIÊN BỐ ĐƠN VỊ 1. Bạn sẽ tìm thấy phần đánh giá nầy trong tờ trả lời dành ch phần nầy trong tập học viên. Trả lời tất cả các câu hỏi mà không nhờ đến người hướng dẫn của bạn. Hãy giữ tờ bài làm cho hướng dẫn viên ICI của bạn cùng với bất kỳ tư liệu nào khác bao gồm trong tập học viên của bạn. Sau đó bạn có thể tiến hành nghiên cứu bài học 4.
Giải đáp các câu hỏi nghiên cứu
7 Tôi hy vọng bạn bắt kịp với một câu trả lời sâu sắc. Hãy đọc cẩn thận những lời gợi ý của tôi trong phần khai triển bài học.
1 Ôn lại bốn trang loại và hãy chọn theo sự chọn lựa riêng của bạn từ bảng liệt kê
8 Có lẽ khá nhiều, nếu không đa số, vốn có lúc áp dụng
2 Tôi hy vọng thông tin nầy sẽ hữu dụng cho bạn
9 Câu trả lời của bạn
3 Khi bạn cô đọng tài liệu nầy và chọn những điểm đáng phê phán nhất, bài học nầy sẽ trở nên ý nghĩa hơn đối với bạn
10 Kiểm tra lại từ bài học để chỉnh các lời giải đáp của bạn
4 Kiểm tra các câu trả lời của bạn bằng cách so sánh hai biểu đồ hoặc ôn lại hai phần trong bài học của chúng ta
11 Các câu giải đáp của bạn có thể là:
a Hướng sự dạy dỗ của bạn hợp với các điều kiện của chúng
b Xem xét các sự hạn chế của chúng nhưng hãy sử dụng các talâng của chúng
c Đừng làm chúng ngượng ngùng, hãy xây dựng niềm tin tưởng
d Giúp chúng đạt đến sự thỏa mãn ở trong chúng và sự phục vụ Ngài
5 a Đúngb Đúng
c Đúng
12 Ôn lại bài học nầy để chứng tỏ các câu trả lời của bạn6 Có lẽ bạn đánh dấu khá nhiều câu. Nếu trí nhớ của bạn tốt. Tuy nhiên, những ai đã phó thác cuộc đời mình cho Đấng Christ trước giai đoạn nầy thường ít khó khăn hơn những ai không có.
BÀI 4: AM HIỂU CÔNG VIỆC CỦA BẠN #
Vào một ngày nọ tôi hỏi đứa con trai năm tuổi của tôi khi nó đi học về,” Nào, Stephen con học những gì ở trường ngày hôm nay?”
“Chúng con không học hôm nay,” đứa bé nói, chúng con chỉ vui đùa, chúng con đã chơi suốt ngày, chúng con cũng sẽ tiếp tục vui đùa vào ngày mai”
Tôi suy nghĩ về những gì đứa bé nói. Tôi tự hỏi ấn tượng nào tôi đã dành cho đứa bé việc “học tập” tôi am hiểu những gì giáo viên của đứa bé đang làm trong lớp học. Giáo viên dạy rất tốt. Điều hoàn toàn hiển nhiên là con tôi đang học và cùng lúc ấy đang có được những gì giáo viên dạy. Khi có được một sự dạy dỗ tốt, đa số người ta học tập và thích thú với điều đã học được.
Việc thực hiện kiến hiệu bất cứ công việc nào khởi đầu bằng một sự am hiểu tường tận về công việc ấy là gì và việc chuẩn bị nào công việc ấy đòi hỏi. Một người am hiểu trọng trách của mình và tầm quan trọng của công việc ấy được chuẩn bị một cách tốt hơn đã hoàn tất các công việc ấy. Và do đó bài học nầy nói lên “sự am hiểu về công việc của bạn” là điều rất quan trọng.
Chúng ta đã thấy tầm quan trọng về thái độ của bạn đối với các học sinh của mình; nhưng thái độ của bạn hướng về sự hiểu biết và hướng về các chủ đề mà bạn dạy cũng không kém phần quan yếu. Những thái độ nầy sẽ quyết định một mức độ rộng lớn của sự thành công hay thất bại của bạn trên cương vị một giáo viên. Bạn biết chủ đề của bạn như thế nào, tầm quan trọng ra sao khi bạn xét đề tài ấy đối với các học sinh của bạn, sự nhiệt tâm nào bạn sẽ giúp đỡ chúng áp dụng đề tài ấy trong cuộc sống của các học sinh của bạn - tất cả những điều nầy sẽ tạo ra một sự khác biệt rất lớn trong việc các học sinh của bạn học tốt như thế nào. Đôi khi bạn cảm thấy rằng trách vụ quá to tát đối với bạn. Chỉ hãy nhớ rằng người Giáo Viên Ưu Tú đang ở với bạn. Ngài sẽ dạy bạn ngỏ hầu bạn có thể dạy người khác về người ấy sẽ giúp bạn trong mỗi một phần của trách vụ của bạn.

Dàn bài
Biết các mục tiêu của bạn trong việc dạy học
Biết các trách nhiệm của bạn
Biết giá trị của sự hiểu biết
Biết chủ đề của bạn
Các mục tiêu của bài học
Khi hoàn tất bài học nầy bạn có thể:
Mô tả cho các học sinh của bạn giá trị của sự hiểu biết trong các quá trình suy nghĩ và giải quyết vấn đề
Mô tả các tác dụng mà sự hiểu biết về một chủ đề có được đối với việc dạy học
Sử dụng các ký thuật để đánh thức các tâm trí của các học sinh của bạn và điều khiển việc học tập của chúng
Khuyến khích các học sinh của bạn học tập
Tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc học tập và giúp đỡ các học sinh ứng dụng những điều gì chúng học được.
Các hoạt động học tập
Hãy theo tiêu chuẩn thủ tục học tập được giới thiệu trong bài 1.
Hãy nhớ kiểm tra lại phần từ vựng ở cuối sách hướng dẫn nghiên cứu để có các định nghĩa của những từ then chốt mà bạn chưa quen
Cẩn thận quan sát các giáo viên khác và thấy cách mà họ đánh giá thang điểm xếp loại đã thảo luận trong bài học nầy. Đừng nên phê phán nhưng hãy ý thức được.
Phần khai triển bài học

MỤC TIÊU 1. Nhận ra ba nền tảng đưa ra mục tiêu và mục đích trong việc giảng dạy

BIẾT CÁC MỤC TIÊU CỦA BẠN TRONG VIỆC DẠY DỖ

Từ lúc ban sơ, bạn trên cương vị của một giáo viên phải biết các mục tiêu cơ bản và các mục đích đối với việc giảng dạy để đưa ra hướng xác định đối với chức vụ giảng dạy riêng của bạn. Bạn cần biết bạn đang đi đâu. (Bạn mong đợi học sinh hoàn tất những gì?) Bạn cần biết tại sao bạn lại đi đến đó. (Đề tài đó quan trọng như thế nào?) Chỉ khi đó bạn mới có thể quyết định một cách tốt nhất làm cách nào bạn có thể đạt được điều đó. (Các phương pháp và các tài liệu nào sẽ giúp đỡ bạn tốt nhất để bạn đạt được các mục đích của mình?)
Một khi bạn đã xác định bạn đang đi đến đâu, tại sao bạn đang đi và làm thế nào bạn đạt được điều đó, kế đó bạn phải thiết lập một vài mục tiêu căn bản của việc giảng dạy của bạn. Tôi tin rằng các mục tiêu nầy sẽ giúp bạn chọn các hoạt động đúng đắn nhằm đạt được các mục tiêu của bạn
1 Ba nền tảng mà người giáo viên phải giữ trong tâm trí trong việc xác định mục tiêu và mục đích của việc giảng dạy là:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 2. Đánh giá tầm quan trọng các việc đặt câu hỏi trong việc làm cho tâm trí của các học sinh bừng tỉnh
ĐÁNH THỨC CÁC TÂM TRÍ
“Khuấy động các tâm trí của các học sinh” có thể là một khẩu hiệu tốt của bạn. Những nổ lực đầu tiên dành cho một học sinh phải nắm được sự chú ý của học sinh, khuấy động sự quan tâm, gợi lên sự tò mò, và tạo cho học sinh sự hăng hái học tập. Sau đó, nổ lực ấy sẽ tạo cho bạn dễ dàng hơn trong việc giảng dạy và dễ dàng hơn đối với việc học tập của học sinh. Ngay khi tâm trí được đánh thức, nó sẽ đi vào hành động, tập trung vào mục tiêu mà nó quan tâm. Do đó mục tiêu của bạn nhằm kích thích sự quan tâm của từng học sinh để suy nghĩ một cách tích cực ngỏ hầu. Sự học tập có thể xảy ra. Điều nầy quan trọng vào lúc khởi đầu của mọi giai đoạn đến lớp học cũng như bất cứ lúc nào một học sinh dường như đang đánh mất sự quan tâm.
Làm thế nào chúng ta có thể làm cho tâm trí của học sinh bừng tỉnh và gợi lên sự quan tâm của chúng và khiến chúng suy nghĩ? Một cách tốt là hỏi các câu hỏi. Nếu một học sinh có thể được dạy dỗ hỏi các câu hỏi, học sinh ấy sẽ học được các bài học khác một cách nhanh chóng hơn. Hãy hỏi các câu hỏi thông minh sẽ dẫn học sinh đến chỗ phát hiện ra sự thật cho chính nó, tâm trí của học sinh sẽ được duy trì trong sự thức tỉnh và năng động. Người ta nói rằng họa sinh đang trên đường học hỏi, và sự giáo dục của nó bắt đầu ngay khi học sinh bắt đầu hỏi các câu hỏi thông minh.
Hãy dẫn dắt học sinh vào trong mọi tình huống chỗ mà đứa bé cần các câu hỏi. Dạy nó cách đặt các câu hỏi. Hãy lưu tâm đến tất cả các câu hỏi của nó. Đừng bao giờ phê phán các câu hỏi nó, mặc dầu theo ý kiến của bạn, các câu hỏi ấy là điên rồ. Nếu bạn phê phán quá mức, bạn sẽ ngăn cản sự phát triển về các kỹ năng học hỏi. Học sinh sẽ không còn đặt các câu hỏi nữa, nếu nó bị ngượng ngùng. Nó có thể mất đi sự quan tâm và không còn nổ lực học tập.
Hãy tự đặt mình vào vị trí học sinh, và kết hợp với nó trong việc tìm ra các lời giải đáp. Hãy để cho nó cảm thấy rằng sự phát hiện ra sự thật là xứng đáng để phấn đấu sau đó.
Tôi thường nghe các giáo trình nói rằng :“Thầy đã dạy con đều nầy hằng trăm lần mà bây giờ con vẫn chưa biết điều ấy”. Điều quan trọng là bạn nhớ sự hiểu biết xuất phát từ sự suy nghĩ đúng đắn chứ không theo những gì đã được nói lại cho biết. Thực hiện tất cả những gì bạn có thể dạy cho các học sinh nghĩ về chính chúng nó và rồi bạn khuấy động tâm trí của các học sinh. Trong sự giáo dục Cơ Đốc điều đặc biệt quan trọng là học sinh thấy nhu cầu của nó về sự thật dành cho chính mình. Nó phải đáp ứng một cách cá nhân, từ tấm lòng, để tăng trưởng về mặt thuộc linh. Một phương cách khác để khuấy động tâm trí học sinh là giúp đỡ chúng khám phá giá trị của chủ đề học sinh đang học cho chính mình. Tâm trí quan tâm dễ dàng hơn và ghi nhớ lâu dài hơn khi một người nhìn biết thông tin nào đó sẽ giúp đỡ người ấy một cách lớn lao.
2 Khoanh tròn các mẫu tự của các câu trả lời Đúng. Trong việc làm cho tâm trí của học sinh nhạy bén học tập
a) Giáo viên phải khôi hài và thuật chuyện khôi hài
b) Giáo viên phải hỏi các câu hỏi kích động tư duy
c) Các học sinh phải được khuyến khích để hỏi những câu hỏi
d) Người giáo viên nên ngăn cản các câu hỏi vì điều nầy có thể tiết lộ sự thiếu hiểu biết của giáo viên.
e) Các tình huống phải được dàn dựng ngỏ hầu các học sinh sẽ tò mò và đạt các câu hỏi
f) Giáo viên phải có những lời giải đáp cho các câu hỏi được các học sinh đề ra.
g) Điều quan trọng là giáo viên hỏi các câu hỏi tốt và học sinh của mình cũng hỏi các câu hỏi thông minh.
MỤC TIÊU 3. Nhận biết các bước để hướng dẫn các hoạt động học tập và đánh giá tầm quan trọng tương đối của các bước ấy.
HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Một khi bạn có thể khuấy động tâm trí của học sinh và dạy nó nghệ thuật đặt câu hỏi, bạn đang đặt kết quả dẫn đến sự khám phá. Học sinh cảm thấy phấn khởi về sự phát hiện nầy. Việc học tập nầy trở nên thích thú đối với học sinh. Bây giờ học sinh sẵn sàng được hướng dẫn đến các mục tiêu xác định trong các hoạt động học tập.
Thông thường các học sinh non trẻ không nhận biết bất kỳ mục tiêu nào trong các việc học tập của nó cho đến khi giáo viên tạo cho học sinh sự ý thức về các mục tiêu ấy. Học sinh có thể trình bày trong lớp học vì nó phải ở đó. Điều nầy tạo cho học sinh một vài sự căng thẳng. Tuy nhiên, ngay khi học sinh ý thức được các mục tiêu và mục đích trong các việc học tập học sinh thường dễ chịu hơn và ao ước phối hợp. Mặt khác những người lớn tuổi, có thể bước vào lớp học với các mục đích xác định. Họ có thể mong đợi giáo viên dẫn học đến các mục đích tức thời đối với họ.
Bạn là người giáo viên, phải đang tỏ trong tâm trí của riêng mình về các mục tiêu nầy. Bạn phải biết và am hiểu tại sao mỗi một khái niệm đang được giảng dạy sự nhận thức nầy không chỉ phát triển về sự ý thức mục tiêu. Điều nầy sẽ thêm ý nghĩa đối với diễn trình giảng dạy.
Sự giảng dạy trở nên càng thú vị và ích lợi hơn khi biết và am hiểu mục tiêu qua giáo viên và học sinh. Thái độ của bạn cũng tốt như thái độ của học sinh sẽ thay đổi khi các bài học được xu hướng đến mục tiêu và điều nầy sẽ hoàn toàn tự nhiên mang lại các kết quả tốt hơn trong việc giảng dạy của bạn.
3 Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG dưới đây.
a Các học sinh sẽ chọn các hoạt động học tập đó sẽ mang lại các mục đích như đã mong ước
b Nếu các giáo viên hướng dẫn các hoạt động học tập, các mục tiêu mong muốn gần như được hoàn thành hơn.
c Biết mục tiêu của bài học cải thiện bầu không khí học tập
d Các hoạt động học tập đã được hướng dẫn đến một mục tiêu đặc biệt có lẽ có ý nghĩa hơn.
Xem xét cẩn thận các bước sau đây trong việc dự trù các hoạt động học tập mà các hoạt động học tập mà các hoạt động học tập ấy sẽ hướng các học sinh đến các mục tiêu của bài học.
1. Bước đầu tiên của chúng tôi là đặt ra các mục tiêu xác định - Những điều mà học sinh nên biết hoặc có thể làm, những thái độ mà nó nên có, hoặc cách ứng xử mà nó phải phô bày. Những điều nầy bao gồm các mục tiêu dài hạn cho khóa học và cùng các mục tiêu tức thời cho bài học.

2. Bước thứ hai của chúng tôi để cho học sinh biết các mục đích hoặc các mục tiêu là gì và khiến nó quan tâm trong việc đạt đến các mục tiêu: Một cảm giác của sự dẫn dắt tạo nên việc học tập dễ dàng hơn và thích thú hơn. Học sinh biết những gì phải tập trung vào khi nó tạo ra. Rồi có một cảm giác thật về sự hoàn thành và sự hoàn tất khi nó đạt đến mục tiêu.
3. Bước thứ ba của chúng tôi là hướng các hoạt động học tập nhắm vào các mục tiêu. Đây là lý do chúng tôi có các câu hỏi trong suốt sách giáo khoa nghiên cứu độc lập nầy - chúng tôi đang cố gắng giúp đỡ bạn đạt đến các mục tiêu.
4. Bước thứ tư của chúng tôi là nhằm thích ứng các hoạt động với lứa tuổi, những sự quan tâm và các khả năng của học sinh. Chúng tôi đã nói nhiều về điều nầy ở trong đơn vị I. Mọi học sinh nên có các hoạt động về một vài loại. Các học sinh nhỏ tuổi hơn sẽ thích các hoạt động lôi cuốn các cảm giác thể chất của các học sinh. Học sinh lớn tuổi thường thích những điều quyến rũ các khả năng lý luận của chúng hơn. Điều nầy có thể tùy thuộc vào mức độ giáo dục và bối cảnh của các học sinh lớn tuổi hơn.
5. Bước thứ năm là tạo ra hoạt động có ý nghĩa và dễ chịu hơn, việc học tập quan trọng, và các ý tưởng cùng sự thật hữu dụng. Trong việc đặt ra các mục tiêu, người giáo viên nên xem xét đề tài và bài học đang được giảng dạy và cách mà chúng có thể áp dụng được trong cuộc sống hằng ngày. Trước khi một bài học được trình bày, giáo viên nên quan tâm học sinh trong bài học ấy và khuấy động ước muốn học tập. Nếu học sinh hăng hái tìm ra sự thật trong bài học hoặc nắm vững các kỹ năng mà bài học dạy, việc học của học sinh và bài làm ở lớp sẽ trở nên các kinh nghiệm thích thú, và nó sẽ học tốt, các bài học của mình.
4 Từ chỗ ghi nhớ, viết ra năm bước nhằm hướng dẫn các hoạt động học tâp. Hãy dùng vở ghi chép của bạn. Gạch dưới những điểm bạn cảm thấy là quan trọng nhất.

MỤC TIÊU 4. Nêu lên ba trách nhiệm cơ bản trong tiến trình dạy học .
BIẾT CÁC TRÁCH NHIỆM CỦA BẠN
Trong phần bài học nầy chúng ta sẽ tìm thấy những điều mà bạn là giáo viên phải thực hiện để đạt được các mục tiêu giảng dạy. Bạn phải nhận thức về những điều nầy như là trách nhiệm cơ bản của bạn trong tất cả mọi điều trong việc giảng dạy của bạn.
3 Hãy xem cả phần dàn bài ở trang đầu tiên của bài học nầy hoặc các phần tiểu đề trong phần nầy của bài học. Ba trách nhiệm cơ bản trong diễn trình giảng dạy của bạn là gì?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 5. Đánh giá thái độ của bạn và nhận ra các phương cách cải thiện các điều kiện dành cho sự học tập .
Tạo ra các điều kiện dành cho học tập
Có lẽ chức năng quan trọng nhất của giáo viên là tạo ra các điều kiện thích hợp nhất có thể được dành cho các học sinh học hỏi. Bạn là giáo viên có trách nhiệm đối với sự tăng trưởng và phát triển của học sinh. Chúng ta đã thấy rằng sự lệ thuộc của bạn vào Nhà Giáo Ưu Tú, tình thương của bạn dành cho các học sinh, các thái độ của bạn và gương mẫu của bạn tất cả điều có một tác động đầy năng quyền trên các học sinh của bạn. Từng điều nầy giúp bạn tạo ra một môi trường tốt đối với việc học tập.
Bạn bắt đầu bước vào lớp học sau khi dành thời gian cho việc nhiệt tâm cầu nguyện khi bạn chuẩn bị bài học. Bất luận chủ đề là Kinh Thánh, học tính toán bạn muốn Chúa giúp đỡ bạn đáp ứng những nhu cầu của các học sinh của bạn. Đức Thánh Linh mong ước dạy dỗ tất cả chúng ta. Gia Gc 1:5 khích lệ chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời, và Ngài sẽ ban cho chúng ta sự khôn ngoan, bạn nhận thức rằng bạn đang dạy dỗ các học sinh, Kinh Thánh chỉ là các bài học. Bạn đang tác động và thay đổi những đời sống, không chỉ thực hiện chương trình giáo dục. Bạn đang hướng dẫn học sinh của bạn vào sự phát hiện ra sự thật, chứ không chỉ hoàn tất một trách vụ hoặc kiếm sống.
Xem xét cẩn thận những thái độ tích cực sau đây sẽ giúp đỡ bạn tạo ra những điều kiện thích hợp cho việc học tập:
1. Một thái độ đứng đắn đối với các học sinh. Chúng sẽ cảm nhận được trong sự giảng dạy của bạn tình yêu thương và sự quan tâm của bạn dành cho chúng hoặc sự không thích của bạn về chúng.
2. Một thái độ đúng đắn hướng về chủ đề. Bạn phải chứng minh sự thuyết phục chân thật về tầm quan trọng của chủ đề ấy. Học sinh sẽ hấp thụ được thái độ của bạn hướng về chủ đề ấy.
3. Một thái độ nhiệt thành đối với sự giảng dạy, một cảm thức về nhiệm vụ cách bạn cư xử trong lớp học sẽ tạo một sự khác biệt quan trọng trong cách các học sinh của bạn học tập.
4. Thái độ của bạn hướng về cuộc sống. Sự tin cậy của bạn với Đức Chúa Trời. Niềm vui và sự bình an của bạn, ao ước của bạn về việc giúp đỡ người khác, cùng cá tính riêng của bạn cùng với nhiều khía cạnh của nó sẽ góp phần rất nhiều vào bầu không khí vui vẻ. Lành mạnh nơi sự học tập đang xảy ra.
Tạo các điều kiện cho việc học tập bao gồm việc chia xẻ sự hiểu biết và hướng dẫn các hoạt động học tập hướng về các mục đích mong muốn. Chúng ta cũng đã thấy rằng học sinh học tập qua việc thính giác, thị giác, sự phát ngôn và hành động. Thế thì, cái điều kiện thích hợp sẽ liên quan đến các hoạt động nầy trong việc trình bày và ứng dụng các bài học nầy sẽ cần phải được học.
Các điều kiện thích hợp dành cho việc học tập cũng bao gồm các điều kiện về thể chất như là trạng thái thoải mái của học sinh, khả năng nghe thầy giáo và thấy được bất cứu các buổi trưng bày bằng thị giác, thoát khỏi sự rối trí, và sự trang bị đầy đủ đối với sự học tập - như các sách giáo khoa, và phim dành cho việc giảng dạy.
6 Nếu bạn đã dãy rồi, bạn đang tạo ra một bầu không khí thích hợp cho viện học tập tất như thế nào? Khi bạn đang tự chuẩn bị chính mình, thái độ nào trong các thái độ mà bạn cần cải thiện, trong vở ghi chép của bạn hãy ghi ra :“Thái độ của tôi hướng về các học sinh, các đề tài, việc dạy dỗ và cuộc sống” sau từng điểm tự đánh giá chính mình một cách cẩn thận và quyết định xem nếu bạn có các thái độ tích cực cần thiết không. Cầu xin Chúa khải thị cho bạn các thái độ chân thật của bạn khi các thái độ nầy tác động đến sự giảng dạy của bạn và cầu xin Ngài giúp đỡ bạn hoàn thiện.
7 Quan sát một lớp học - của riêng bạn hay một ai khác. Lập một bảng kê về các điều kiện vật chất trong lớp học giúp đỡ việc học tập và những điều kiện làm xao lãng việc học tập. Cho biết các phương cách để hoàn thiện. Ghi những điều nầy vào vở ghi chép của bạn.
MỤC TIÊU 6. Cho biết những gì có nghĩa là “khích lệ các học sinh học tập ”
KHÍCH LỆ CÁC HỌC SINH HỌC TẬP
Sự giảng dạy thân mật vượt xa việc thuật lại các sự kiện hoặc chia xẻ trí thức. Đó là một diễn trình khuấy động các học sinh dành được, ứng dụng và sử dụng trí thức. Phần lớn các nhà giáo dục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc có học sinh khám phá ra các sự kiện đối với chính học ấy. Cố nhiên là với các học sinh non trẻ và với những người không thể đọc được, giáo viên phải thuật chuyện đáng kể. Dưới một vài điều kiện phương pháp diễn thuyết là cách tốt nhất để sử dụng nhưng thông thường việc giảng dạy tốt nhất là giúp đỡ các học sinh tự phát hiện ra sự thật cho chính nó. Tri thức đã dành được quan diễn trình khám phá sẽ lưu lại với học sinh. Các sự kiện đã được thuật lại cho học sinh sẽ bị quên lãng một cách hoàn toàn dễ dàng. Tuy nhiên, một khi một học sinh tìm thấy tình cờ qua các nổ lực riêng của nó- học sinh ấy nhớ lâu hơn và đánh giá các điều ấy cao hơn.
Xem xét lại chương cuối cùng. Nếu chức năng trong việc giảng dạy làm cho các học sinh học tập các sự kiện về bản thân của học sinh rồi, lợi ích của một giáo viên là gì? Tri thức ở khắp nơi và chỉ phải phát hiện ra qua từng học sinh. Tuy nhiên, từng cá nhân cần sự giúp đỡ trong việc phát hiện ra các sự kiện cùng các sự thật. Không học tập được nhiều nếu không có sự hướng dẫn. Đây là chỗ mà giáo viên bước vào: ông ta phải hướng dẫn những nổ lực của học sinh.
Người giáo viên tốt sẽ dạy tất cả những gì có thể dạy được để khuấy động và khích lệ từng em hầu thu đạt được nhiều kiến thức hơn một mục tiêu chính sẽ thu đạt được sự quan tâm của học sinh.
Người ta nói một cách khôn ngoan rằng học sinh được dạy dỗ mà không thực hiện bất kỳ sự học tập nào cho chính nó sẽ được ví như một người được cho ăn mà không có bất kỳ sự vận động nào - nó sẽ đánh mất đi cả sự ngon miệng và sức lức của mình.
Sự quan tâm là một bài học ví như sự ngon miệng chỉ với thực phẩm. Nếu giáo viên giúp đỡ học sinh có một lòng thèm muốn tốt về tri thức, kế đó mục đích của lớp học có thể được thành tựu.
Chúng ta có thể kết luận bây giờ cốt lõi của việc giảng dạy Kinh Thánh nằm ở việc đưa ra tri thức nhưng đúng hơn là ở trong người giáo viên xứng đáng khuấy động sự học hỏi. Diễn trình thu đạt được tri thức phải được tạo ra càng đem lại sự thỏa mãn càng tốt.
Có một giá trị thực chất trong tri thức. Tri thức có giá trị riêng của nó. Học sinh chẳng bao lâu nhận thức được rằng có hai giá trị chính trong quá trình học tập của việc thu đạt tri thức và chính tri thức. Rồi học sinh sẽ bị tác động để học tập, học hỏi, và đưa ra những ứng dụng thực tiễn của việc học tập của học sinh.
8 Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi phần kết đúng đối với các câu sau: Các học sinh học tập tốt hơn một khi chúng
a) Được tạo cảm giác sinh động để thu được tri thức cho chính chúng
b) Được ban cho các sự kiện và đã ghi nhớ các sự kiện đó.
c) Được khuyến khích để phát hiện ra các sự kiện và các lẽ thật cho chính chúng nó.
d) Với các giáo viên nhận thức rằng cốt lõi của việc giảng dạy là công bố tri thức.
9 Bằng lời lẽ riêng của bạn, hãy viết ra điều gì có nghĩa là “khuyến khích học sinh học tập”
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 7. Đặt các kế hoạch nhằm giúp đỡ các học sinh áp dụng vào cuộc sống hằng ngày những điều chúng học tập từ sự giảng dạy của bạn .
GIÚP ĐỠ CÁC HỌC SINH ÁP DỤNG TRI THỨC
Nếu mục đích chính của bạn trong việc giáo dục là thay đổi các cuộc đời cho tốt hơn, bạn phải giúp đỡ học sinh áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của riêng nó mà nó học tập được ở lớp. Lý thuyết phải chuyển sang thực hành. Tri thức cùng các kỹ năng không được sử dụng sẽ chẳng bao lâu bị quên lãng. Am hiểu sự công bình là gì và sự xưng nghĩa có nghĩa là ít có lợi trừ phi học sinh vun xới một thói quen công bằng thẳng thắn khi giao thiệp với người khác. Một trong những điều quan trọng nhất và thường bị lơ là nhất, các trách nhiệm của giáo viên là giúp đỡ các học sinh áp dụng những gì học sinh học được vào cuộc đời riêng của nó.
TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC HÀNH
10 Sau đây là một vài phương cách để giúp đỡ học sinh áp dụng tri thức. Đánh dấu x những điểm bạn dự trù sử dụng trong việc giảng dạy của bạn và dấu xx những điểm đang sử dụng rồi.
...a Đặt các mục tiêu liên hệ đến đời sống
...b Dẫn dắt các học viên của bạn đến với Đấng Christ.
...c Cầu nguyện với các học sinh của bạn
...d Sống theo những gì bạn giảng dạy
...e Dạy sự công bằng ngay thật chơi các trò chơi
...f Có các sự phân công liên hệ đến đời sống
...g Dạy các nhu cầu của các học sinh
...h Có các học sinh nói cho biết tin tức bài học có thể giúp đỡ chúng
...i Làm việc đối với lời hứa nguyện đến hành động
Một trong những phương cách giúp đỡ cho các học sinh chúng ta trong việc ứng dụng tri thức là làm những gương mẫu sống động về những gì chúng ta giảng dạy. Tâm trí tôi trở về với lời khuyên của Phaolô cho “người học trò” trẻ tuổi của mình là Timôthê :“Hãy lấy lời nói, nết làm, sự thương yêu đức tin và sự thanh sạch mà làm gương mẫu cho những kẻ tin” ITi1Tm 4:12). Theo như một câu cách ngôn nói: bạn có thể là quyển Thánh Kinh duy nhất mà người ta có cần đọc đến. “Người ta thường học được nhiều qua gương mẫu hơn là từ nhiều lời rao giảng hoặc kết giảng dạy.
Gương mẫu mà bạn nêu lên trước mặt lớp học của bạn là điều cực kỳ quan trọng. Sự kiện nầy không thể tránh được. Từng ngày trong tuần các học sinh sẽ có trước mặt chúng gương mẫu về cách ứng xử của một con người rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ấy là bạn. Bạn có thể không tin điều đó, nhưng bạn là một trong những người quan trọng nhất đối với các học sinh ấy. Đối với các thanh thiếu niên, những con người duy nhất khác gây ảnh hưởng trên cuộc sống của chúng hơn là bạn là cha mẹ của chúng. Gương mẫu mà bạn nêu ra trên cương vị một giáo viên có thể là điều quan trọng nhất mà bạn thực hiện được. Đây là điều rất khó để đánh giá tác động mà giáo viên có được trên cuộc sống của các học sinh. Nhưng chắc chắn là sự tác động hoàn toàn là lớn lao và thường là cuộc đời học sinh được thay đổi.
Bạn là người giáo viên, có thể thể hiện nhiều cung cách thể nào tri thức đã giúp đỡ bạn trong cuộc sống mỗi ngày. Sự nhiệt huyết của bạn về sự học tập sẽ tác động trên các học sinh của bạn. Khi bạn chia xẻ cuộc sống của bạn với chúng và khoan dung với chúng, bạn có thể biểu lộ cho chúng cách mà các sự việc bạn đã học tập và giúp chúng vượt qua những kinh nghiệm nản lòng. Hãy cho các học sinh ấy biết tri thức nào được áp dụng một cách đúng đắn cũng thực hiện cho người khác.
Hãy để cho các học sinh gợi ý những phương cách để sử dụng những sự kiện hoặc lẽ thật đã được học tập. Hãy để cho chúng kiểm tra lại toàn bộ sự hiểu biết đã nhận được trong lớp học, trên các điều kiện khác có liên quan.
Giúp đỡ chúng thấy rằng, nếu sử dụng một cách đúng đắn, tri thức chỉ là một phương cách để tiến đến một cuộc sống sung mãn. Mặc dầu bạn hiểu biết các sự kiện nào đó liên hệ đến từng sự kiện khác như thế nào và các kết quả gì sẽ đạt được khi các kết quả ấy được kết hợp lại, hãy để kinh nghiệm miễn là chúng biết các giới hạn. Nếu bạn đang thảo luận về sự công bình và sự công bằng. Hãy cho phép chúng đặt ra các quy luật cho phương thức ấy. Rồi thì hãy để chúng quyết định để thực thi các quy tắc ấy và còn có sự công bình và sự công bằng. Hãy để cho chúng thấy các vấn đề dấy lên và những điều cần cứu xét mà chúng phải nghĩ ra.
11 Bạn đang dạy về cách cầu nguyện thay đổi các sự việc. Hãy cho biết kỹ xảo nào trong những kỹ thuật sau đây có thể giúp các học sinh áp dụng lẽ thật nầy trong cuộc sống của chúng ta bằng cách khoanh tròn mẫu tự đứng trước nó.
a) Buộc chúng học thuộc bài cầu nguyện chung
b) Hướng dẫn các yêu cầu của sự cầu nguyện
c) Buộc chúng chia xẻ những kinh nghiệm được nhận lời cầu nguyện xác định
d) Buộc các học sinh viết ra các nguyên tác cơ bản các lời cầu nguyện có hiệu lực.
e) Giới thiệu những người đến thăm nói chuyện với lớp học về những sự đáp lời cầu nguyện xác định.
12 Bạn đã đang dạy khái niệm về các nói giờ theo đồng hồ. Hãy cho biết kỹ xảo nào trong các kỹ thuật dưới đây có thể giúp đỡ các học sinh áp dụng kiến thức nầy vào cuộc sống của chúng bằng cách khoanh tròn mẫu tự đứng trước nó.
a) Buộc các học sinh xếp đặt các mặt đồng hồ treo tường trình bày thời gian đặc biệt.
b) Chỉ định các học sinh khác nhau nhắc lớp học khi nào thì đến giờ ăn, giờ đi nghỉ giải lao, các thời điểm khác nhau như vậy có tầm quan trọng như thế trong những ngày đi đến trường.
c) Buộc các học sinh khác nhau giải thích thời gian cần thiết để thực hiện các trọng trách khác nhau vào những ngày đi học.
d) Nhìn thấy ai là người đúng giờ nhất trong việc sắp xếp thời gian chính xác phù hợp với mặt đồng hồ được thể hiện trên giấy tờ.
MỤC TIÊU 8. Nhận ra tối thiểu hai giá trị về tri thức .
BIẾT GIÁ TRỊ CỦA TRI THỨC
Trong phần trước chúng ta đã bàn bạc sự ứng dụng về tri thức sự ứng dụng tri thức khi nó liên hệ đến việc học tập thực, chỉ là tri thức quan trọng như thế nào? Người ta thường nói rằng :“tri thức là sức mạnh”. Đầu nào có lẽ như càng nhiều tri thức nói một ai đó có được thì khả năng thành đạt các mục tiêu của đời sống càng lớn hơn. Tuy nhiên, người ấy phải dành được tri thức liên hệ đến các mục đích của người ấy. Phải có tri thức để giúp đỡ người ấy thực hiện công việc của mình và tri thức ấy phải được áp dụng một cách đúng đắn. Giáo viên phải có tri thức về chủ đề của mình, về quá trình học tập, về các phương pháp giảng dạy về các học sinh của ông ta. Kế đó giáo viên phải giúp đỡ các học sinh của mình thu được tri thức sẽ thích hợp với chỗ đứng mà Đức Thánh Linh dành cho chúng trong thế giới nầy. Và cuộc sống đời sau. Phần của sự thành công của giáo viên trong trọng trách nầy sẽ tùy thuộc vào thái độ mà giáo viên cùng các học sinh của ông có được hướng về tầm quan trọng của tri thức. Hãy xem các câu châm ngôn thời xa xưa nầy:
Người không biết những gì mình không biết,
Là một đứa bé; hãy dạy dỗ người ấy
Người biết mà không biết những gì mình biết
Là đang ngủ; hãy đánh thức người ấy
Người không biết và không biết những gì mình không biết
Là một người điên; hãy tránh xa người ấy
Nhưng người biết và biết những gì mình biết
Là một người khôn hãy theo người ấy
13 Giả sử bạn viết câu châm ngôn ấy trên bảng đen trong lớp học của bạn. Buộc học sinh của bạn học thuộc, phân tán câu nầy, và rút ra các kết luận về phần ý nghĩa của nó. Tác động nào bạn nghĩ nó sẽ có trên thái độ của chúng hướng về việc học tập của các học sinh nầy? Xem xét từng chi tiết câu Châm ngôn nầy một cách cẩn thận nhiều lần. Câu Châm ngôn nầy khiến bạn cảm thấy về những gì bạn cần học tập như thế nào? Hãy viết câu trả lời vào vở ghi chép của bạn.
Hãy suy nghĩ về giá trị của tri thức sẽ giúp đỡ và khích lệ bạn khi mà những sự học tập riêng của bạn có vẻ rất khó khăn và khi việc giảng dạy có vẻ là một việc rất bạc bẽo. Bạn là người giáo viên đang tạo ra một sự góp phần rất lớn cho nhiều đời sống và cho thế giới về số giá trị của tri thức.
Một sự tăng cường dẫn đến sự suy xét
Người không biết gì không thể suy nghĩ; người ấy không có gì để suy nghĩ. Tâm trí chỉ có thể sử dụng được những gì có được dành cho sự phát triển cao hơn về các tư tưởng. Tri thức là nhiên liệu đối với sự suy nghĩ. Các nhà khoa học hiện nay cho chúng ta biết rằng các từ ngữ chúng ta biết được không chỉ là phương tiện để diễn đạt mà còn là phương tiện dành cho tư tưởng. Các từ vựng của chúng ta càng tốt hơn thì các khái niệm của chúng ta càng rõ ràng hơn. Biết lên của hai sự việc cùng là những sự giúp đỡ chúng ta tương tự như quan sát những dị biệt giữa hai sự việc đó.
Tri thức cung cấp khung tham chiếu bên trong nhà thông tin mới có thể được tiếp nhận và dồn chứa trong trí nhớ. Bất cứ thông tin mới nào phải được liên hệ đến những gì học sinh biết rồi; đây là một nguyên tắc cơ bản trong giảng dạy. Các khái niệm quen thuộc với học sinh ví như những cứu tinh hoặc những cây cọc trong tâm trí của nó trên đó nó có thể treo thông tin mới.
Sự suy nghĩ đòi hỏi sự tập trung. Một đứa bé biết ít sẽ dễ dàng bị xáo trộn và rối trí. Tuy nhiên, một người lớn tuổi biết nhiều hơn có sự tập trung lớn hơn cùng các ý tưởng sâu xa hơn. Sự sâu sắc đào sâu thêm và lớn lên mãnh liệt hơn với sự gia tăng tri thức.
Kiến thức khuấy động ước muốn học tập. Chúng ta càng biết về một điều gì đó, chúng ta càng muốn biết thêm. Thái độ của bất kỳ học giả nào là bằng chứng về điềy đó. Đối với vấn đề nầy, óc tò mò của một đứa bé chứng minh rằng nó càng biết chừng nào, nó càng muốn biết nhiều hơn chừng nấy. Tác động nầy của tri thức trên sự suy nghĩ là cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục Cơ Đốc, vì tri thức về Đức Chúa Trời dẫn đến một khát vọng để hiểu biết Ngài hơn một cách cá nhân. Đây là phần của những gì có ý nghĩa trong EsIs 55:11 chỗ đó Đức Chúa Trời hứa rằng Lời của Ngài sẽ hoàn tất những gì Ngài khao khát và đạt được mục đích mà Ngài sai khiến nó. Tri thức của Lời mang lại những kết quả thuộc linh.
14 Khoanh tròn mẫu tự đứng trước từng câu ĐÚNG dưới đây.
a Tri thức thường giúp cho một người nhận một nghề nghiệp tốt hơn.
b Tri thức giúp một người suy nghĩ sâu xa hơn.
c Tri thức tạo ra một sự đói khát về nhiều tri thức hơn.
e Những gì chúng ta biết rồi giúp chúng ta hiểu và ghi nhớ thông tin mới
f Mơ ước là một gương mẫu của sự suy nghĩ rõ ràng hơn.
h Tri thức về Đức Chúa Trời dẫn đến các kết quả của thuộc linh.
Một sự tăng cường để giải quyết các nan đề.
Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất đằng sau sự giáo dục là nó sẽ giúp đỡ trong việc giải quyết các nan đề. Những giáo viên phải hướng dẫn các học sinh trong việc sử dụng tri thức để giúp đỡ chúng giải quyết các nan đề thực của đời sống của chúng, cũng như các nan đề về lý thuyết suông trong một lớp học.
Các giáo viên phải luôn luôn cảnh giác để nhìn ra các bài học mà họ đang trình bày có ý nghĩa đối với học sinh. Nhiều lần các học sinh có thể thuộc nằm lòng các chi tiết kỳ quặc về độ rộng của các con đường ở Rôma một vài trăm năm trước, nhưng chúng lại không biết tên của những con đường ở Rôma một ngàn năm trăm trước, nhưng chúng lại không biết tên của những con đường gần nơi chúng sống.
Có một nhu cầu lớn lao đối với tri thức, nhưng nó phải có ý nghĩa để đáp ứng các nhu cầu của những con người có liên hệ. Những nan đề hằng ngày cần được giải quyết, và điều nầy phải là mục đích của tri thức. Sự giáo dục đầy ý nghĩa và Cơ Đốc Nhân trong vai trò giúp đỡ con người để có các phương cách để sống, một chỗ đứng xã hội tốt hơn, và các đời sống kỉnh kiền. Để cung ứng loại giáo dục nầy, những giáo viên phải giúp đỡ các học sinh áp dụng những gì chúng biết.
Một trong những mục tiêu của giáo viên giúp đỡ học sinh phát hiện ra những sự sử dụng xác thực về tri thức. Đầu tiên các học sinh có thể chỉ học tập để dành được các phần thưởng nhỏ mà bối cảnh của lớp học phải tạo cơ hội, nhưng hoặc sớm hoặc muộn hy vọng rằng ánh sáng xác thực về tầm quan trọng của tri thức sẽ đến với từng học sinh.
Tâm trí được đổ đầy tri thức và biết cách sử dụng tri thức ấy vì vinh hiển của Đức Chúa Trời có sức mạnh lớn và hữu ích. Bạn đang bước tiến chịu trách nhiệm và sự lớn lên và phát triển của tri thức. Cho phép tôi chia xẻ những lời của thi sĩ người Anh tên là John Milton với bạn?
Tâm trí trong chỗ riêng của nó, và trong chính nó có thể tạo ra một thiên đường dưới hỏa ngục, hoặc một hỏa ngục trên chiến trường.
Chúng ta hãy phấn đấu cho “sự đổi mới”, tâm trí của Đấng Christ”. Khi chúng ta phấn đấu “để biết Ngài”. Giáo dục là mưu cầu lẽ thật. Trong các hình thức tốt nhất của nó, nó sẽ dẫn dắt chúng ta đến Lẽ thật, là Jesus Christ, và Ngài sẽ giúp đỡ chúng ta giải quyết mọi nan đề của chúng ta.
15 Thuật lại một sự việc nhỏ xảy ra trong kinh nghiệm của bạn minh họa việc sử dụng đầy ý nghĩa của tri thức giúp bạn giải quyết một vấn nạn như thế nào.
16 Khoanh tròn mẫu tự đứng trước từng câu ĐÚNG dưới đây:
a Về cơ bản, một người càng biết nhiều, người ấy càng suy nghĩ rõ ràng hơn.
b Chúng ta không thể suy nghĩ mà không có tri thức
c Các giáo viên phải nói cho các học sinh biết cách giải quyết các nan đề của chúng
d Một mục đích căn bản trong việc giáo dục là học tập giải quyết các nan đề cuộc sống.
e Người giáo viên phải hướng dẫn các học sinh hiểu thấu đáo tri thức là quan yếu đối với việc giải quyết các nan đề.
BIẾT CÁC CHỦ ĐỀ CỦA BẠN
Trong bối cảnh giảng dạy, giáo viên và học sinh là các yếu tố con người. Yếu tố thứ ba - chủ đề - khiến sự giảng dạy khả thi. Chủ đề sẽ được dạy dỗ, thông điệp sẽ được công bố, hợp thành hai phần chủ yếu: trước nhất nó chứa đựng các sự kiện và các ý tưởng - đề tài thảo luận. Kế đến, phần nầy trình bày các mục tiêu hoặc các mục đích cho biết những gì trong cách cư xử được mong ước song các học sinh như một kết quả của bài học.
Giáo viên
+ bài học + học sinh
VIỆC GIẢNG DẠY
Mở Kinh Thánh của bạn ra lại đến câu chuyện người đàn bà bên giếng (GiGa 4:1-30), chúng ta có một tình cảnh trọn vẹn ở đây. cj, (Nhà Giáo Ưu Tú), người đàn bà (học sinh), và đề tái thảo luận. Hãy lưu ý cách đề tái được xử lý trong câu 13 và 14 và rồi một lần nữa trong câu 24. “Đức Chúa Trời là linh, và những kẻ thờ phượng Ngài phải lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ phượng Đức Chúa Trời. Một sự xử lý có thể được học tập trong câu chuyện của Nicôđem (3:1-21) thông điệp minh bạch “ngươi phải sanh lại...Đức Chúa Trời quá yêu thương thế gian nên chỉ ban con một và duy nhất mà những ai tin Ngài sẽ không bị hư mất nhưng có sự sống đời đời”. Trong cả hai ví dụ chúng ta thấy rõ ràng giáo viên, học sinh và đề tài thảo luận.
MỤC TIÊU 9. Giải thích tạo sao một giáo viên phải cảm thức tầm quan trọng của chủ đề đang được dạy dỗ và ý thức về tầm quan trọng có thể được khai triển .
Tầm quan trọng của chủ đề
Thấy tầm quan trọng của chủ đề bạn đang dạy sẽ khiến bạn trở nên một giáo viên nhiệt tâm nhất, tận hiến và có kiến hiệu. Những gì bạn đang giảng dạy quan trọng bởi vì nó sẽ thay đổi các cuộc đời các học sinh của bạn trong một vài cung cách nào đó?
Nếu bạn đang dạy một chủ đề lý thuyết suông đều đặn, bạn có ý thức được tầm quan trọng của chủ đề đó không? Một người có thể liên quan với hay không về chủ đề bạn cũng đang giảng dạy là gì? Hãy cân nhắc điều nầy một cách cẩn thận. Nếu bạn không thể truyền đạt được cảm xúc rằng chủ đề nầy quan trọng nhiên hậu có lẽ bạn không nên giảng dạy điều đó; hoặc giả bạn nên hoàn toàn thành thật và thừa nhận điều ấy mặc dầu bạn không cảm nhận một sự cấp bách trong việc giảng dạy điều ấy, những người khác đã thấy ý nghĩa lớn lao qua chủ đề đặc biệt nầy.
Trong sự giáo dục Cơ Đốc, thông điệp là quan trọng bậc nhất. Chính sứ điệp biến đổi đời sống của học sinh, chính sứ điệp nâng giáo viên và học viên lên. Việc chuyển tải sứ điệp, các phương tiện được sử dụng cho sự chuyển sứ điệp ấy, môi trường được khai triển cho việc hấp thụ sứ điệp và các phương pháp được sử dụng nhằm truyền đạt sứ điệp ấy đều quan trọng. Quan trọng hơn nữa, sứ điệp tự nó là tấm lòng và sức mạnh của diễn trình vì ấy là sứ điệp của Đức Chúa Trời. Sứ điệp nầy phải được phổ thông hóa qua học sinh, được Đức Thánh Linh giúp đỡ trong việc tạo cho sứ điệp có ý nghĩa với cá nhân nó.
Bạn, giáo viên biết được trọng trách của mình bổn phận khiến cho sứ điệp trở nên thực đối với các học sinh của bạn. Sứ điệp mà Đấng Christ mang đến là một sứ điệp cứu chuộc - nó đã biến đổi nhiều cuộc đời, sứ điệp ấy nâng đỡ tất cả những ai tiếp nhận nó. Hãy để điều nầy ở vào vị trí trội hơn hẳn trong tâm trí của bạn khi bạn giảng dạy cho học sinh. Biết được sứ điệp của bạn và truyền đạt nó với khả năng tốt nhất của bạn.
17 Tại sao một giáo viên phải cảm nhận được tầm quan trọng của chủ đề đang được dạy dỗ?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
18 Là giáo viên, bạn có thể làm gì nếu bạn được yêu cầu giảng dạy sử ký và tuy vậy bạn nhận thức một cách thấu đáo chủ đề nầy luôn luôn có vẻ như vô dụng đối với bạn?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
19 Là một giáo viên lịch sử, bạn có thể làm gì nếu một trong các học sinh của bạn liên tục phàn nàn là thật vô dụng để học môn lịch sử?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 10. Giải thích tại sao đó là điều quan trọng đối với giáo viên để hiểu biết tỉ mỉ chủ đề đã được dạy dỗ .
Giá trị trong việc hiểu biết chủ đề của bạn
Một giáo viên phải am tường một chủ đề để dẫn dắt các học sinh. Nếu chính người giáo viên kém hiểu biết. Điều ấy sẽ gây ra nan đề “kẻ mù dẫn dắt kẻ mù”. Sự ưu tú thuộc lĩnh vực lý thuyết của một giáo viên và thái độ của ông hướng về tri thức ở giữa các sự cân nhắc cơ bản trong bất cứ chương trình giáo dục nào dành cho Hội Thánh, trường học hoặc sự nghiên cứu cá nhân. Tuy nhiên, không một giáo viên phàm nhân nào có thể biết được tất cả các câu trả lời. Ông ta phải biết càng nhiều càng tốt nhưng phải nhìn nhận rằng ông ta thực sự chỉ đang dẫn dắt các học sinh của mình tìm ra câu trả lời cho chính chúng. Người giáo viên vĩ đại nhất - đây là sự thật về cj - đừng nói cho biết tất cả các sự kiện hoặc đưa ra những ứng dụng về các lẽ thật; đúng hơn là ông ta hãy để cho các học sinh đưa ra những phát hiện. Một trong những trọng trách lớn nhất của các giáo viên là để cho các học sinh trở nên những nhà tư tưởng cùng những nhà thăm dò lẽ thật và tri thức. Co một điểm khi mà giáo viên xoay khỏi “sự dẫn dắt” các học sinh của ông ta đến sự “hướng dẫn” hoặc"chỉ dẫn” chúng đến lẽ thật.
Một phần của việc giảng dạy là truyền đạt tri thức, nhưng bạn không thể giao cho một ai khác những gì bạn không tự sở hữu. Đây là nguyên tắc cơ bản! Một giáo viên cần biết chủ đề của mình để chia xẻ tri thức nầy với các học sinh của ông ta. Cũng vậy người giáo viên có đủ thông tin nêu một gương mẫu về việc đánh giá tri thức, và các học sinh sao sẽ sao chép lại gương mẫu nầy.
Chúng ta đã thấy trong gương mẫu của Nhà Giáo Ưu Tú rằng tri thức về chủ đề ban cho uy quyền đối với việc giảng dạy. Bạn cùng biết về chủ đề tốt hơn, chủ đề của chúng tôi sẽ càng thuyết phục việc giảng dạy của bạn. Học sinh sẽ càng tiếp nhận một cách sẵn sàng hơn và tác động lớn hơn của nó sẽ ở trong các cuộc sống của chúng.
Tri thức về chủ đề của bạn sẽ khiến bạn càng thư giãn hơn và tin tưởng hơn trong việc giảng dạy của bạn. Bạn sẽ thích thú việc giảng dạy càng hơn; bầu không khí học tập sẽ tốt hơn. Bạn sẽ kiểm soát được hoàn cảnh tốt hơn.
Để sử dụng các phương pháp thích hợp; bạn cần biết rõ chủ đề của bạn. Dự trù sự phân phối tài liệu, tuyển chọn các mục tiêu dành cho từng bài học, và chọn các hoạt động học tập tất cả đều dựa vào tri thức của bạn về chủ đề.
Phần khác của việc giảng dạy là ứng dụng tri thức. Giáo viên phải thấy cách từng bài học liên hệ đến các nhu cầu của các học sinh và giúp đỡ chúng với sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh, áp dụng tri thức vào cuộc sống của chúng. Mối quan hệ nầy có thể là các nan đề hiện tại của chúng hoặc các nhu cầu tương lai của chúng giáo viên phải biết rõ chủ đề của mình để thấy mối liên kết của bài học với học sinh và đưa ra áp dụng thích hợp.
20 Hãy suy nghĩ về những lớp học khác nhau và bạn đã từng giảng dạy. Hãy nghĩ đến giáo viên tốt nhất mà bạn đã từng có.
b. áp dụng tri thức hướng dẫn cuộc sống và các nhu cầu của học sinh không có sự áp dụng các lý thuyết cùng các sự kiện đơn giản
d. Thích thú trong việc giảng dạy sự tin tưởng thật đơn giản sự khoắc khoải căng thẳng,
21. Trở lại với bài tập 20 và suy nghĩ đến một giáo viên dỡ nhất mà bạn đã từng biết. Ghi một chử o để đánh giá thầy hay cô giáo ấy vào từng phần.
Khi bạn xem xét các sự phân loại của bạn trên biểu đồ nầy, hãy nhớ rằng giáo viên có thể rất tốt trong một khía cạnh và nghèo nàn phương diện khác. Thêm vào đó, thỉnh thoảng họ có thể khác nhau vì nhiều hoàn cảnh khác. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng mỗi bài học cũng như một tri thức chung về chủ đề sẽ có ảnh hưởng lớn lao trên việc giảng dạy của bạn trong từng khía cạnh nầy.
22 Trong vở ghi chép của bạn. Hãy liệt kê vắn tắt năm phương cách mà tri thức là chủ đề sẽ giúp đỡ bạn trên cương vị của một giáo viên.
Đây là phần cuối của bài 4. Bạn có cảm thấy mình có một sự am hiểu sâu xa hơn về vai trò của một giáo viên không?
Hãy xem tựa bài học nầy một lần nữa. Chúng ta đã thảo luận về công việc của một giáo viên. Đừng chán nản nếu bạn cảm thấy mình không có mọi câu trả lời - không một ao ước của chúng ta như một diễn trình học tập cho và với các học sinh của chúng ta. Cuộc đời là một quá trình học tập.
Cẩn thận ôn lại các mục tiêu của bài học, phần dàn bài và phần các câu hỏi nghiên cứu. Kế đó hãy làm bài tự kiểm theo sau.

Bài tự kiểm
1 GHÉP CHO PHÙ HỢP. Đối với từng minh họa về việc sử dụng tri thức (bên trái) hãy chọn lời mô tả đúng nhất về cách tri thức giúp đỡ.
CÂU CHỌN LỰA. Có hơn một câu trả đúng cho mỗi một câu hỏi. Khoanh tròn các mẫu tự của các câu trả lời đúng.

2 Câu nào trong những câu nầy là thiết yếu trong việc dự trù cho các hoạt động học tập sẽ hướng các học sinh hướng về các mục tiêu của bài học?
a) Đề ra các mục tiêu xác định
b) Buộc các học sinh nhận thức về các mục đích
c) Dự trù các hoạt động học tập nhắm vào các mục tiêu
d) Dự trù các hoạt động khiến cho các học sinh vui vẻ
e) Tạo các hoạt động thích hợp với các khả năng và những sự quan tâm của các học sinh.
f) Cung cấp các hoạt động có ý nghĩa
g) Tập trung vào các ý tưởng và các lẽ thật có thể được sử dụng
3 Các trách nhiệm cơ bản trong diễn trình dạy dỗ là điều nào trong ba điều sau đây?
a) Khích lệ các học sinh học tập
b) Duy trì các học sinh năng động và bận rộn
c) Tạo các tình trạng cho sự học tập
d) Nói cho học sinh biết về các sự kiện
e) Giúp các học sinh áp dụng tri thức
ĐIỀN VÀO. Điền vào những chỗ trống
4 Hai giá trị cơ bản của tri thức là:
...............................................................................................................................
và...........................................................................................................................


Bài 5: BIẾT CÁCH NGƯỜI TA GIẢNG DẠY

“Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện” (LuLc 11:10 các môn đồ đưa ra lời yêu cầu nầy với Chúa Jêsus, và Chúa Jêsus rút ra một thì giờ để dạy họ bài cầu nguyện chung cùng những phương tiện khác. Tuy nhiên, trong 12:26 chúng ta đọc được phải nói cho họ biết :“Hỡi kẻ ít đức tin kia!” Bài học đã được trình bày, nhưng nó đã không được học tập.

Quá nhiều tiền bạn đã được sử dụng và thì giờ đầu tư trong việc huấn luyện các giáo viên. Các bài học có thể trọn vẹn trong sự chuẩn bị. Các bài học ấy có thể được giải bày mà không có lời nào. Bầu không khí có thể thật đúng là thích hợp. Nhưng tất cả các điều nầy và nhiều sự kiện khác không thể bảo đảm một bài học sẽ được giảng dạy.

Một sự thăm dò được sắp xếp tại Đại học Michigan State trong đó các học sinh thuộc một vài tri thức tôn giáo được chất vấn. Bảy mươi bốn phần trăm của các em học sinh ấy đều đồng ý với câu:” Đấng Christ chịu chết về tội lỗi của nhận loại”. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là chỉ có 34 phần trăm trong các học sinh nầy đã nắm lấy ý nghĩa thực của câu nói ấy và đã áp dụng câu nầy vào trong cuộc sống của chúng.

“Giáo viên chỉ không giảng dạy cho đến khi học sinh đã học tập” là một nguyên tắc giáo dục được chấp nhận. Học sinh chỉ học tập khi cách ứng xử của nó được thay đổi. Khi bài học đã được học qua, nó sẽ thay đổi tri thức của học sinh, cảm xúc của nó và những hành động của nó. Bài học sẽ dẫn đến một sự thay đổi trong tất cả bốn lãnh vực của đời sống nó - thể chất, xã hội, trí năng, thuộc linh.

Chúng ta hãy giảng dạy hầu cho các học sinh học tập!

Dàn bài

Ba loại học tập
Các mức độ học tập
Các phương tiện học tập
Những ảnh hưởng trên việc học tập


Các mục tiêu bài học

Khi hoàn tất bài học nầy bạn có thể:

Phân biệt giữa ba loại học tập và chọn các mục tiêu sẽ dẫn đến các loại đặc biệt của việc học tập.
Giải thích giá trị tương đối của năm mức độ học tập và nhận ra các kỹ thuật giảng dạy đem học sinh mỗi một của các mức độ học tập nầy.
So sánh ảnh hưởng tương đối bốn phương diện học tập nầy có được qua sự nhắc lại.
Mô tả những ảnh hưởng nội tại và ngoại mạo tác động trong quá trình học tập và gợi ý các phương cách để làm cân bằng các ảnh hưởng nầy.
Đánh giá vai trò của sự thực hành và ôn tập trong việc học tập

Các hoạt động học tập

Hiểu cặn kẽ phần khai triển bài học theo những lời chỉ dẫn trước đây.
Quan sát các tình cảnh giảng dạy khác và phần đấu khám phá ra các loại học tập xảy ra và các mức độ học tập.

Các từ then chốt

Phần khai triển bài học MỤC TIÊU 1. Nhận ra tối thiểu năm nhu cầu trong từng hạng loại của như cầu phàm nhân . BA LOẠI HỌC TẬP Loại học tập nào bạn muốn xảy ra? Điều nầy sẽ tùy thuộc vào những gì bạn đang giảng dạy. Mỗi bài học và mỗi loại chủ đề có những vị trí ưu tiên đặc biệt nầy và những điều nầy phải được cân nhắc. Nếu bạn đang dạy số học. Sự nhận mạnh nhiều sẽ được đặt trên sự hiểu biết các sự kiện cơ bản và kế đó đặt chúng lại với nhau trong những quan hệ có ý nghĩa. Nếu đó là một giáo trình lịch sử, giáo viên có thể nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một lượng lớn các sự kiện và các khái niệm được học tập. Giáo viên khác có thể nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các sự kiện hoặc những nhân vật trong lịch sử cùng nhấn mạnh nhiều được dặt vào các xúc cảm cùng những thái độ. Người giáo viên dạy đánh máy sẽ dạy một vài tri thức căn bản và sự am hiểu sâu sắc, nhưng nhấn mạnh trên các kỹ xảo máy móc về việc đánh chính xác và mau.
Về thực tế, chúng tôi đã giải thích ba loại học tập mà các giáo viên nỗ lực để đạt được điều đó. Mỗi loại có vị trí của nó tùy thuộc vào chủ đề được giảng dạy. Nhiều giáo viên cảm thấy rằng việc dạy dỗ là truyền đạt tri thức, và tri thức nầy phải được xây dựng trước bất cứ điều gì khác có thể xảy ra. Chúng ta gọi loại học tập nầy là nhận thức. Điều nầy chắc chắn có vị trí của nó trong quá trình giảng dạy - học tập, nhưng đây không phải chỉ là loại học tập duy nhất.
Các nhà giáo dục khác đi đến chỗ nhận thức ra rằng lãnh vực có kiến hiệu phải không được bỏ qua. Các học sinh phải đi đến chỗ phát triển một hệ thống hữu ích nơi đó chúng có thể đánh giá các điều tốt đẹp của cuộc sống và vẫn phân tích khắt khe và chối từ những điều gì có hại. Vấn đề nằm ở chỗ giảng dạy các giá trị như thế nào, vì ở đây chúng ta đang sử lý với các xúc cảm. Mỗi một chúng ta có các xúc cảm sâu đậm cùng các thái độ riêng của mỗi người; chỉ vì một ai đó nói với chúng ta cảm thấy một cách khác nhau, điều đó không buộc chúng ta làm như vậy. Sự giảng dạy hữu ích hoặc việc giảng dạy dẫn đến có hiệu quả, chấp nhận một mức độ giảng dạy cao hơn phải được xử lý một cách khác nhau. Học sinh phải được hướng dẫn vào trong sự suy nghĩ và đánh giá cho chính mình.
Khi giáo viên dạy đánh máy chữ nhấn mạnh đến độ nhanh nhạy trong việc đánh máy, và khi huấn luyện viên bóng đá nhấn mạnh đến sự phát triển các cơ bắp và độ chính xác hơn trong việc đá banh xa hơn. Họ đang tập trung vào các kỹ năng thuộc về tính vận động. Khi các kỹ thuật thuộc về tính vận động được nhấn mạnh, sẽ đòi hỏi nhiều tri thức, và các học sinh sẽ học tập đánh giá trọng trách đến một mức độ nào đó, tuy nhiên, sự nhấn mạnh trên các kỹ năng thể chất.
Bạn ghi ra các mục tiêu bài học về tính nhận thức (gia thêm tri thức) hoặc sự kiến hiệu (hoặc gạn lọc các giá trị); hoặc các kỹ năng vận động tính (các kỹ thuật về thể chất) như thế nào? Bạn sẽ nhận thức rằng từng phương diện phải được viết ra một cách khác biệt khi các mục đích thay đổi. Bạn sẽ chú ý rằng Mục tiêu 1 trong bài học nầy đòi hỏi việc học tập nhận thức, trong khi đó Mục tiêu 5 trong bài 4 đòi hỏi việc học tập có kiến hiệu. Trong loại bài học nầy, có ít cơ hội để nhấn mạnh đến các kỹ thuật về tính vận động.
1 Sự nhận thức ám chỉ đến....................................................................................
Sự kiến hiệu ám chỉ đến................................................................................., và

Bây giờ tại sao bạn không cố gắng viết ra một vài mục tiêu cho từng lãnh vực của các loại học tập? Trong phần nhận thức bạn có đoan chắc bạn đang hỏi về khi tri thức của học sinh không? Với sự kiến hiệu bạn có nói về các mục tiêu để biết các học sinh cảm thấy như thế nào và chúng coi trọng những gì không? Đây là một lãnh vực khó hơn mà trong lãnh vực ấy viết ra các mục tiêu. Trong lãnh vực các kỹ thuật về vận động tính, bạn có mong ước cải tiến sự phát triển về cơ bắp trong từng học sinh không?

MỤC TIÊU 2.

CÁC MỨC ĐỘ HỌC TẬP

Trong sách hướng dẫn nghiên cứu của ICI đặt tên sách là việc giảng dạy trong Hội Thánh, tác giả là I.E. Dearson, thảo luận về năm mức độ học tập: học như vẹt, sự nhận thức, trình bày lại những điểm chính, sự liên lạc và sự hiểu thấu đáo.
1. Mức học vẹt ám chỉ khả năng lập lại từ trí nhỏ mà không cần phải am hiểu ý nghĩa của những gì đã được nói ra.
2. Mức công nhận am chỉ khả năng nhận thức và am hiểu ý nghĩa của vấn đề.
3. Mức trình bày lại những điểm chính ám chỉ đến khả năng chuyển đạt một ý tưởng hoặc diễn tả ý tưởng đó bằng chính ngôn từ của học sinh.
4. Mức liên hệ ám chỉ đến khả năng phô bày một sự áp dụng hoặc liên hệ đến lẽ thật đối với một tình huống đặc biệt
5. Mức am hiểu thấu đáo ám chỉ đến khả năng đề ra lẽ thật đích thực, kinh nghiệm lẽ thật ấy, hoặc tác động đến lẽ thật ấy.

CÁC MỨC ĐỘ HỌC TẬP
Chúng ta phải nhận thức về các giai đoạn nầy hoặc các mức độ trong quy trình học tập không hoàn toàn tách rời lẫn nhau. Có thể có nhiều sự trùng lập từng phần khi một học sinh vượt qua từ cái nầy quan cái kia một cách nhanh chóng hoặc nó có thể kinh nghiệm hai giai đoạn hoặc nhiều hơn cùng một lúc. Thí dụ, giả sử bạn là một giáo viên và nhìn thấy một thông báo trên bảng thông cáo nói rằng :“tất cả các giáo viên phải tường thuật ở văn phòng vào bốn giờ chiều để thảo luận về các kế hoạch cho khoá hội thảo sắp đến” vào lần học đầu tiên, bạn tiếp thu thông điệp rất tốt đến nỗi bạn có thể lập lại thông điệp ấy (mức độ học vẹt). Bạn hiểu được thông điệp ấy, biết ai sẽ đi đâu và tại sao (sự am hiểu thấy đáo). Bạn nhìn thấy giáo viên khác và nói :“chúng tôi không thể đi mua sắm buổi trưa nầy vì có một buổi họp về khả năng vào lúc bốn giờ chiều để nói chuyện về cuộc hội thảo đã lên chương trình vào tuần tới”. (Trình bày lại theo ngôn từ rằng của bạn và liên hệ đến hoàn cảnh của bạn) rồi bạn đi đến buổi họp về khả năng thay vì mua hàng (sự am hiểu một cách thấu đáo)
Về mặt hiện thực, trong giảng dạy bạn sẽ có thể phải hướng dẫn các học snh từ mức độ nầy đến mức độ khác, thử nghiệm từng mực độ trí nhớ của chúng, sự am tường cùng khả năng giải thích lẽ thật chúng đang học tập và sẽ để hướng dẫn chúng khi chúng liên hệ điều đó với các hoàn cảnh riêng của chúng và chấp nhận một đường lối hành động.
Hiển nhiên là sự thay đổi cách ứng xử đến chủ yếu ở mức độ cao nhất - đó là sự am hiểu thấu đáo. Chính ở vào mức độ nầy sự học tập đạt được mục đích thực của nó. Trong việc giáo dục Cơ Đốc chính ở điểm nầy nơi mà học sinh tiếp nhận được thực tế đầy đủ về lẽ thật thuộc linh và chính thời gian thực hành trong cuộc sống hằng ngày. Một trong những khó khăn trong việc giáo dục là thường chúng ta không thể thấy mức độ thú năm nầy xảy ra. Nhưng chúng ta vẫn giữ điều nầy như một mục tiêu chủ yếu và tin cậy Đức Thánh Linh sẽ giúp đỡ các học sinh đạt được bước nầy.
3 Trong vở ghi chép của bạn, sao lại năm mức độ học tập. sau đó từ chỗ ghi nhớ, hãy giữ lời giải thích từng mức độ nầy. Kiểm tra câu trả lời của bạn với minh họa trước.
MỤC TIÊU 3. Giải thích mối quan hệ của việc học vẹt với các mức độ khác và nhận biết khi nào nó được sử dụng một cách thích hợp .
HỌC NHƯ VẸT: SỰ LẬP LẠI
Khá thông thường nếu một học sinh có thể lập lại một câu nói theo trí nhớ, chúng ta cho rằng nó đã học điều đó. Nhưng việc học tập có thể là mức độ thấp nhất. Bạn có thể tìm ra sự thật nầy trong hoàn cảnh của bạn như tôi đã thấy trong nhiều vùng trên thế giới. Một học sinh có thể ghi nhớ những phần Kinh Thánh nhưng hiểu được ý hoặc không hiểu gì cả về những gì nó có thể lập lại. Sự học tập như thế phần lớn là vô dụng. Khi chúng ta giúp đỡ các học sinh chú ý kỹ và giúp chúng am hiểu những gì chúng đang nói, học thuộc lòng là một phần có giá trị của quá trình học tập. Hành động lập lại được thực hiện một cách chăm chú có thể đạt được một hành động hoàn mỹ hơn. Sự thực hành “tạo nên sự hoàn thiện” , nếu điều nầy được thực hiện một cách đúng đắn và với những ý nghĩa thích đáng kèm theo.
Trong trường học hoặc Hội Thánh chúng ta có thể rất hài lòng khi các học sinh đã học được điều gì quan trọng. Mặc dầu đây chỉ là mức độ thứ nhất. Chúng ta sung sướng nghe các thiếu nhi hát những bài thánh ca và các điệp khúc mặc dầu chúng chưa am hiểu đầy đủ những ý nghĩa của mọi lời hát. Chúng ta có thể lập lại những lời cầu nguyện, các câu Kinh Thánh, các câu giáo lý gần như vô nghĩa đối với chúng về thiếu kinh nghiệm. Đây là những nhiệm vụ của chúng ta nhằm giúp hiểu những gì chúng có thể biết được, tuy nhiên chúng ta hiểu một cách thấu đáo vì chúng ta đang đặt nền móng cho tương lai. Chúng không thể khả dĩ am hiểu mọi việc. Những lẽ thật đó mà chúng đã ghi nhớ trở nên sáng tỏ trong ánh sáng của những kinh nghiệm và tri thức tương lai. Chúng định hình các giá trị của các học sinh và hướng dẫn các cuộc đời của chúng. Trong một giai đoạn khủng hoảng Đức Thánh Linh đem vào trong tâm trí của chúng ta một vài câu Kinh Thánh hoặc các bài hát học được lúc còn tuổi thơ. Thường xuyên biết bao! Đức Chúa Trời phát ngôn với chúng ta qua những gì chúng ta đã dồn chứa trong tâm trí của mình. Cũng vậy, chúng ta buộc các học sinh học thuộc các lẽ thật quan trọng mà chúng sẽ cần cho cuộc sống.
Mặc dầu đây là mức độ học tập thấp nhất trong mọi sự phân loại. Đây là một hình thức học tập cơ bản đối với những lứa tuổi khác. Sự phát triển việc ghi nhớ không thể bị chễnh mảng. Đây là một điều kiện tiên quyết cơ bản đối với các mức độ khác. Các học sinh thuộc mọi lứa tuổi phải được dạy dỗ ghi nhớ các sự kiện, các nguyên tắc và các lời nói như các câu Kinh Thánh. Vì sự ghi nhớ rất dễ bị ảnh hưởng lúc tuổi thơ, mọi thiếu nhi cần được đòi hỏi ghi nhớ các văn phẩm văn chương. Tuy nhiên, sự ghi nhớ nầy có thể tạo ra ý nghĩa hơn đối với các học sinh. Nếu nhà giáo dục sẽ tác động trên điều đó. Một lời cảnh báo: nếu bạn đi quá xa trong việc học như vẹt bằng cách buộc các học sinh ghi nhớ những số lượng lớn tư liệu không có ý nghĩa đối với chúng, bạn sẽ không còn các học sinh của bạn nữa! Cố gắng chọn tư liệu được học tập có hữu ích đối với học sinh.
4 Hãy đọc Thi Tv 119:11. Tại sao tác giả Thithiên ghi nhớ các đoạn Kinh Thánh?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
HỌC NHƯ VẸT
phát triển trí nhớ

cung cấp tri thức cơ bản
Bạn có từng mong bạn có một trí nhớ tốt hơn không? Hoặc bạn ngợi khen Chúa vì bạn có một trí nhớ tốt? Trí nhớ bắt chúng ta đòi hỏi giúp từng học sinh phát triển trí nhớ của nó. Việc lập lại các sự kiện quan trọng hoặc các bản ký thuật về những lẽ thật giúp cho trí nhớ của một người thêm sâu xa hơn. Sau đó ôn lại tài liệu giúp chúng tập luyện trí nhớ hoặc gợi lại những gì được dồn chứa trong đó. Bạn có thể thấy sự ghi nhớ là một phần quan trọng của sự học tập trong thời ấu thơ. Mặc dầu tâm trí có vẻ thụ động hơn khi chúng ta lớn tuổi hơn và việc ghi nhớ trở nên khó khăn hơn, chúng ta có thể duy trì sự trau giồi trí óc non của chúng ta nếu chúng ta cố gắng.
Chúng tôi đang yêu cầu một lượng đáng kể về việc học tập trong quá trình nầy với các bài tập như “gọi tên năm mức độ học tập”, trình bày hai giá trị chủ yếu của tri thức , “ba loại tri thức”. Chúng tôi yêu cầu bạn lập lại những gì bạn đã học bằng cách viết ra các câu trả lời cho các câu hỏi trong bài học trong sự ôn tập vào cuối mỗi bài học, trong phần đánh giá tiến bộ đơn vị, và trong kỳ thi cuối khóa. Tại sao lại có tất cả sự lập lại nầy? Chúng tôi muốn gieo giống tri thức cơ bản nầy trong trí nhớ của bạn, ngỏ hầu bạn sẽ được nó hướng dẫn trong công việc suy nghĩ một cách minh bạch hơn và giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến sự giảng dạy.
5 Khi chúng ta xem xét năm mức độ học tập tại sao việc học như vẹt rất quan trọng?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
6 Hoạt động nào sau đây thích hợp với các hoạt động về học vẹt
a) Học nêu tên của các sách Kinh Thánh theo thứ tự trong Kinh Thánh.
b) Học thuộc gia phổ của Chúa Jêsus như đã nêu trong Mat Mt 1:1-25.
c) Buộc các học sinh học thuộc SaSt 47:1-31
d) Buộc các học sinh học thuộc Mat Mt 5:3-12.
e) Buộc các học sinh học thuộc bảng cửu chương từ đầu cho đến chín lần chín.
7 Các lý do căn bản của bạn về việc đưa ra các sự tuyển chọn của bạn về các câu trả lời trong bài tập 7.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 4. Bày tỏ mối quan hệ giữa “sự công nhận ” và các mức độ học tập khác . Hãy nêu lên một vài điều mà bạn có thể làm để giúp các học sinh của bạn trong mức độ nầy .
Sự công nhận: sự am hiểu
Bây giờ chúng ta hãy xem xét giai đoạn học tập tiếp theo. Đây là một bước lớn hơn là ghi nhớ. Ở giai đoạn nầy học sinh không chỉ có thể trích dẫn các câu nói mà anh ta cũng có một sự hiểu biết về các tư tưởng hoặc lẽ thật chứa đựng trong các lới nói. Chúng ta đang gọi giai đoạn nầy là mức công nhận. Sự công nhận liên hệ đến một quá trình phân loại: Đứa bé nhỏ tuổi thấy một cái bong bóng và nhận thức rằng nó trông giống như một trái banh. Học sinh chỉ ra câu Kinh Thánh. “Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp” (Mat Mt 7:7) là gương mẫu khác nữa về quyền năng cầu nguyện.
Thường trong nếp sống mỗi ngày của mình chúng ta gắn liền sự quan trọng khá lớn với sự công nhận nầy. Tại học đường hoặc lớp học Kinh Thánh chúng ta những giáo viên thường thỏa lòng nếu học sinh phô bày loại công nhận hoặc am hiểu về những lời nói và các ý tưởng cho chính nó. Chẳng hạn như, học sinh biết những gì luật vàng ngọc nói. Nó cũng hiểu những phước hạnh. Có nghĩa là nó am hiểu những phước hạnh là một lời nói ám chỉ một bảng kê nào đó về sự giáo huấn của Đấng Christ được tìm thấy trong sách Mathiơ. Nhưng có phải sự am hiểu nầy tác động đến phương cách mà nó sống không? Có phải sự am hiểu nầy dẫn dến một sự thay đổi trong cung cách ứng xử của nó không? Điều quan trọng đối với chúng ta là tin và am hiểu những lời giáo huấn của Chúa Jêsus, nhưng điều quan trọng hơn là chúng dẫn đến một sự thay đổi trong các thái độ và các hành động của chúng ta.
Hãy nhớ rằng trong khi mức độ học Kinh Thánh nầy không đầy đủ trong chính nó; nó rất quan trọng. Mức học tập nầy cũng là điều kiện tiên quyết quan trọng dành cho các mức độ cao hơn.
8 Tại sao sự công nhận quá quan trọng đối với tất cả các mức độ học tập khác?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
9 Nhận ra kỹ thuật nào trong các kỹ thuật sau giúp đỡ bạn phát triển sự công nhận mức học tập bài cầu nguyện chung
a) Buộc các học sinh học thuộc bài cầu nguyện chung
b) Thảo luận Thithiên 23 và khiến các học sinh vạch ra Thithiên nầy tương tự với bài cầu nguyện chung như thế nào
c) Buộc các học sinh phải nhận ra các lời trong bài cầu nguyện chung thể hiện Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời vĩ đại.
MỤC TIÊU 5. Giải thích điều gì có nghĩa là trình bày lại cho rõ ràng hay chuyển đạt trong quá trình học tập , cho những ví dụ về loại câu hỏi để mang sự học tập đến mức độ nầy .
Tuyên bố lại cho rõ ràng: sự chuyển đạt
Theo tự điển, chữ chuyển đạt có nghĩa là “chuyển ra ngôn ngữ của riêng mình hay ngôn ngữ khác”. Đây là cùng một phương thức mà một học sinh trải qua khi học sinh ấy đang học tập. Học sinh tiếp nhận các tư tưởng hoặc các ý tưởng và khi am hiểu nó, học sinh ấy có thể viết ra hay nói ra bằng các ngôn từ của chính nó - nó chuyển sự việc ấy thành ngôn ngữ của riêng nó.
Điều nầy cũng được gọi là “trình bày lại cho rõ ràng” mức độ am hiểu của chúng ta, ở mức độ nầy học sinh có khả năng để “quán triệt” hoặc am hiểu một ý tưởng và trình bày nó theo cách riêng của nó. Học sinh có thể trình bày càng chính xác ý nghĩa nầy theo ngôn từ riêng của nó, sự am hiểu khái niệm đó tốt hơn.
Học sinh có thể thực hiện điều nầy đã tiến bộ vượt các giai đoạn của sự ghi nhớ và am hiểu, cho đến lúc nầy học sinh có thể sắp xếp ý tưởng vào trong các ngôn từ riêng của nó mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa nguyên thủy. Vào giai đoạn nầy học sinh chứng tỏ rằng nó có thể nắm bắt các tư tưởng của người khác cũng như các ý tưởng của riêng nó. Chính ở tình trạng nầy học sinh có thể đặt nên khái niệm một phần của chính nó. Nó phải nắm lấy ý tưởng, cân nhắc ý tưởng ấy trong tâm trí mình, phân loại tư tưởng ấy và cuối cùng trình bày tư tưởng ấy bằng chính ngôn từ riêng của mình. Một vài người gọi điều nầy là tiếp thu (lãnh hội một cách chủ quan) điều ấy.
Điều nầy quan trọng mà bạn, trên cương vị của một giáo viên giúp phát triển khả năng nầy trong các học sinh của bạn. Khởi đầu các học sinh có một ít không chắc chắn trong những sự trình bày của chúng. Khi bạn khuyến khích chúng sẽ chuyển động đến chỉ suy nghĩ chính xác hơn cũng như ngôn ngữ theo thời gian và thực hành.
10 Theo tự điển, chuyển đạt có nghĩa là
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
11 Sự chuyển đạt là một bước khác trong ............................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
12 Trình bày theo ngôn từ riêng của bạn ý nghĩa của chữ chuyển đạt
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Bây giờ bạn có thấy bài tập 10 là ở mức học vẹt, bài tập 11 ở mức công nhận. Trong khi đó bài tập 12 là ở mức trình bày lại cho rõ ràng không?
13 Những bài tập nào mà bạn có thể sử dụng để trao cho một lớp học về sự thực hành của thanh niên trong việc chuyển đạt (trình bày lại cho rõ ràng)?
a) Học thuộc lòng qua trí nhớ Thithiên 23.
b) Học câu chuyện của Giôsép với lớp của những bé mới bắt đầu đi học.
c) Đưa một quyển sổ liên lạc.
d) Giải thích RoRm 12:1-2.
e) Trình bày bằng ngôn từ của riêng bạn một giá trị của tri thức
f) Gọi tên các sách của Kinh Thánh.
MỤC TIÊU 6. Giải thích sự liên hệ có ý nghĩa gì trong quá trình học tập và bày tỏ bạn có thể giúp các học sinh trên mức độ nầy như thế nào .
Sự liện hệ: sự áp dụng
Khi bàn bạc về các giá trị của tri thức, chúng ta đã trình bày tri thức cung cấp một hệ thống cơ bản đối với các thông tin mới; những điều chúng ta biết như những chiếc cọc trong tâm trí của chúng ta mà trên đó chúng ta treo các thông tin mới, chúng ta liên kết thông tin mới với những gì được chứa trong trí nhớ của mình và chấp nhận thông tin mới là thật hoặc phủ nhận nó như là giả dối (sai trật) trong ánh sáng của những gì chúng ta biết về chủ đề. Tâm trí phân loại những gì nó biết về một chủ đề, chọn tất cả những mảnh của tri thức lại với nhau, và hình thành niềm tin và các giá trị của nó. Nó sử dụng tri thức nó cần trên các mức độ khác và áp dụng vài các hoàn cảnh mới. Nó thấy sự tương đồng giữa một vấn đề và cái khác, nó lập luận: giải phát đã áp dụng ở đó cũng có thể áp dụng ở đây. Trong các gương mẫu từ đời thường nó tìm thấy các lý do để chọn hoặc để tránh một đường lối hành động nào đó. Nó áp dụng các nguyên tắc phổ thông vào các tình cảnh đặc biệt.
Từ các hoàn cảnh đặc biệt, nó rút ra các nguyên tắc chung. Nó thấy được các mối tương quan giữa nguyên nhân và hậu quả. Nó nhận thức rằng nếu các câu nói ủng hộ lẫn nhau, và mâu thuẫn hoặc không liên kết. Mối liên lạc bao gồm công việc của tâm trí trong sự phân tích, lý luận và áp dụng tri thức.
15 Sự mô tả nào thích hợp nhất sự liên lạc trong giáo trình học tập?
a) Phân tích thông thn mới theo ánh sáng của những gì bạn đã biết, ứng dụng tri thức và các hoàn cảnh mới và hình thành sự phán đoán.
b) Liên hệ những gì bạn học tập cho chính mình và thay đổi các ứng xử của mình theo đó.
c) Liên hệ những gì bạn biết cho người khác và cố gắng thay đổi các ứng xử của họ.
d) Thuật lại các lẽ thật mà bạn đã học theo ngôn từ riêng của bạn

16 Nhận biết các bài tập mà bạn có thể sử dụng trong một nhóm thanh niên để giúp chúng học tập theo một mức độ liên lạc.
a) Có một cuộc tranh luận về cách nào lên thiên đàng. Chúng ta có lên thiên đàng qua những gì chúng ta làm hoặc qua những gì Đấng Christ đã thực hiện?
b) Viết một bai tiểu luận về việc tại sao là một Cơ Đốc Nhân.
c) Thảo luận các nguyên nhân về các kết quả của cuộc cải chánh
d) Học một bản cantat và hát bài nầy trong Hội Thánh.
e) So sánh các điều kiện trong thời của Đấng Christ với các điều kiện hiện nay.

MỤC TIÊU 7. Giải thích “mức nhận thức ” của việc học tập và nêu lên các gương mẫu của các bài tập hữu dụng theo mức độ nầy .

Sự nhận thức: kinh nghiệm

Trước hết chúng ta cần biết nhận thức có ý nghĩa gì, vì chữ nầy có nhiều ý nghĩa khác nhau. Một định nghĩa thông thường của sự nhận thức là “nhận thức đầy đủ về”. Điều nầy có thể đúng trong bất kỳ mức độ học tập nào, nhưng ý nghĩa của chữ nhận thức trong sự phân loại các mức độ của sự học tập nầy là “làm cho thực, hoặc cụ thể, trở nên hiện hữu, hoàn tất”






Khi một lẽ thật trở nên quá thực với bạn đến nỗi bạn bắt đầu áp dụng nó trong nếp sống riêng của bạn, bạn đang thực sự học tập. Nhận thức được những gì bạn nên làm vì mọi hoàn cảnh (sự liên lạc) chỉ là một bước so với mức cao nhất. Thực hiện điều đó ( nhận thức). Mục đích của việc học tập đối với mức liên lạc nhằm am hiểu tốt hơn về cuộc sống và thiên nhiên chung quanh chúng ta và làm thế nào chúng ta có thể thích hợp nhất vào trong cuộc sống - những điều chỉnh thực tế phát triển mức độ nhận thức. Trong sự giáo dục Cơ Đốc chúng ta đến gần sự am hiểu nầy trong ánh sáng của Lời Đức Chúa Trời. Sự điều chỉnh của chúng ta đối với cuộc sống và thiên nhiên chung quanh chúng ta được tạo ra bằng sự thích hợp vào trong kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta một cách cá nhân và cho sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Điều nầy khả dĩ chỉ khi nào chúng ta cho phép Đức Chúa Trời hướng dẫn cuộc sống của chúng ta và phú cho chúng ta quyền năng ngày lại ngày để thực hiện kế hoạch lạ lùng của Ngài dành cho chúng ta.
Một học sinh sẽ nói :“Tôi biết cách đối đầu với hoàn cảnh nầy” (sự liên lạc). Kế đó khi nó dành thời gian thực hành, nó học tập được qua kinh nghiệm (sự nhận biết).
Tất cả những gì chúng ta học được có sự liên lạc của nó với cuộc sống. Khi một học sinh khám phá ra một sự sử dụng những gì nó đã học, nó càng quan tâm hơn trong việc học tập cao hơn. Học tập và cuộc sống được nối kết lại.
Đây là mức giảng dạy mà mỗi một giáo viên phải sắp xếp. Phải có ý thức cố gắng vì phần của bạn trên cương vị một giáo viên để dẫn dắt các học sinh của bạn biết loại giảng dạy nầy nhằm biến đổi các cuộc đời đặc biệt khi bạn giảng dạy Kinh Thánh, việc ghi nhớ không đầy đủ. Am hiểu, sự chuyển đạt và sự liên lạc sẽ lìa bỏ nhiệm vụ học tập trọng trách giảng dạy không trọn vẹn. Hãy nhớ, các giáo viên, bạn đã không giảng dạy cho đến khi học sinh đã học tập. Học sinh không thực sự học tập cho đến khi các ứng xử của nó đã được thay đổi. Bạn phải dạy Kinh Thánh hoặc các bài học của bạn theo một cách mà sau khi am hiểu lẽ thật được phát hiện và nó được dẫn dắt để đưa ra sự đáp ứng thích hợp khi Chúa nói với nó.
Chúng ta thấy tâm trí của học sinh đã được mở ra. Nó đã theo các bước của sự nhận thức khi 1) Nó biết bài học nói những gì, học sinh biết nó có ý nghĩa gì, 3) Nó có thể diễn đạt điều đó bằng chính ngôn từ riêng của nó, 4) Nó biết những gì nó tin tưởng và tại sao, 5) Nó thấy điều tốt trong bài học và cố gắng áp dụng điều đó vào cuộc sống của mình.
Điều nầy có thể là thật đến nỗi không phải mỗi một bài học được học tập với sự kỹ càng, nhưng hoàn toàn không có những thay đổi sự kiện mà chúng ta những giáo viên phải cố gắng dành được.
17 Theo ngôn từ riêng của bạn hãy giải thích mức độ nhận thức của việc học tập là
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
18 Đọc RoRm 2:1-3. Làm thế nào bạn biết con người ở đây đã học tập các tiêu chuẩn sống đúng đắn và có mối quan hệ với Đức Chúa Trời theo mức độ liên lạc?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
19 Làm thế nào bạn biết con người trong 2:1-3 đã không học bài học về nếp sống đúng đắn theo mức độ nhận thức?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
20 Bài tập nào trong các bài tập hoặc các hoạt động nầy theo mức độ sự nhận thức.
a) Giải thích tại sao chúng ta phải tha thứ kẻ thù nghịch của mình.
b) Tha thứ một ai đó đã nghịch lại bạn hoặc ngược đãi bạn.
c) Hãy nêu lên năm thói quen sức khoẻ quan trọng và cho biết tại sao các thói quen ấy quan trọng.
d) Cầu nguyện cho sự cứu rỗi và cho sự vùa giúp của Đức Chúa Trời để làm điều gì đúng đắn.
e) Chải răng sau mỗi một bữa ăn
f) Dùng một bài học dự tính để giảng dạy một bài học
MỤC TIÊU 8. Trình bày cách sử dụng kết hợp bốn phương tiện học tập tác động đến khả năng ghi nhớ những điều đã được giảng dạy .
CÁC PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP
Trước đây chúng ta đã thảo luận chúng ta học quan năm cảm giác thể chất như thấy, nghe, sờ mó, nếm và ngửi. Các thiếu nhi nhỏ tuổi cần sử dụng ít nhất hơn một cảm giác để học tập; thức tế là, càng nhiều cảm giác lôi cuốn hơn, chúng càng học tập tốt hơn. Tuy nhiên, khi những thiếu nhi lớn lên và tri thức gia tăng, việc học tập nhiều hơn sẽ thay thế qua việc nghe và nhìn thấy. Sự sờ mó, nếm và ngửi vẫn có tầm quan trọng trong việc học tập các sự vật về vật chất, nhưng phần lớn trong lớp học, việc học tập những điều nầy không có phần gì - ngoại trừ khi các điều nầy ảnh hưởng đến môi trường học tập.
Các cảm giác nầy về nghe và thấy cũng có thể kết hợp với nói và làm tạo ra một nhóm các phương tiện học tập. Bốn phương tiện học tập nầy - nghe, thấy, nói, làm - giống như các cửa sổ đối với tâm trí. Giáo viên phải nhớ giúp học sinh đạt đến càng nhiều những điều nầy càng tốt. Biểu đồ sau đây đưa ra một bản tường trình thú vị về lượng thông tin mà các học sinh nhớ kết quả việc sử dụng các phương pháp khác nhau trong việc giảng dạy.

21 Bây giờ chúng ta hãy sử dụng tất cả bốn phương tiện để giúp học sinh (bạn) học tập nguyên tắc quan trọng nầy của việc giảng dạy.
a Nghe và nói: Hãy đọc to biểu đồ và nếu có thể được hãy nói chuyện với một ai đó về điều nầy và thảo luận các phương cách sử dụng tất cả bốn phương tiện:
b Thấy và làm: Bạn đã đọc (thấy) thông tin. Có điều nầy trên hình thức biểu đó đã nhấn mạnh điều nầy vào trong trí nhớ của bạn. Bây giờ, chúng ta hãy làm cho nó càng tạo hình hơn. Hầu cho nó sẽ thậm chí dễ dàng hơn để nhớ.

CHÚNG TA NHỚ ĐƯỢC BAO NHIÊU

22 Bây giờ giả sử bạn sẽ dạy về các phương tiện học tập. Bạn dự tính sử dụng mắt, tai, miệng, tay biểu đồ trên một tấm áp phích. Vẽ nó theo trí nhớ trong vở ghi chép của bạn, sau đó kiểm tra lại công trình của bạn.
MỤC TIÊU 9. Nhận biết các ảnh hưởng nội tại và ngoại mạo phê phán trên việc học tập .
NHỮNG ẢNH HƯỞNG TRÊN VIỆC HỌC TẬP
Đôi lúc chúng ta tự hỏi tại sao một vài học sinh học tập quá dễ dàng, trong khi đó những học sinh khác trong cùng lớp học thấy các bài học quá khứ. Khả năng học tập của học sinh bị nhiều ảnh hưởng tác động. Một vài ảnh hưởng có tính chất nội trú, hoặc bên trong chính học sinh, trong môi trường của nó. Đây là điều rất quan trọng là giáo viên am hiểu một vài sự việc về các ảnh hưởng nầy và cách chúng gây ảnh hưởng đến việc học tập ví mỗi một học sinh có một loạt độc nhất các ảnh hưởng nội tại và ngoại tại đã tạo nên nó thành một cá nhân.
MỤC TIÊU 10. Nêu tên hai ảnh hưởng nội tại quan trọng mà nó tác động đến việc học tập của học sinh và mô tả vắn tắt trách nhiệm của giáo viên trong việc Đức Chúa Trời đáp cho các ảnh hưởng đó .
Các ảnh hưởng nội tại.
Không có hai người nào hoàn toàn giống nhau, thậm chí là hai người giống hệt nhau. Những gì mà một người là, những gì người ấy biết, những gì người ấy cảm xúc và những gì người ấy có thể thực hiện tất cả đều là các ảnh hưởng nội tại tác động lên khả năng học tập của người ấy. Xem xét các yếu tố nội tại nầy kết hợp lại tạo nên mỗi một chúng ta khác biệt với những người khác:
1. Điều kiện thể chất của chúng ta mà phần lớn được kế thừa từ cha mẹ của chúng ta.
2. Sự phát triển về trí năng của chúng ta được ảnh hưởng bởi việc thừa kế cùng những kinh nghiệm
3. Sự phát triển về mặt xã hội của chúng ta dựa trên những môi trường khác nhau.
4. Sự phát triển thuộc linh của chúng ta khác nhau theo các yếu tố môi trường.
5. Sự giải thích về các kinh nghiệm mới mẽ của chúng ta trong sự sáng của các từng trải đã qua riêng của chúng ta và sự dồn chứa tri thức cá nhân.
6. Sự phát triển về các thái độ khác nhau của chúng ta là kết quả của môi trường và các kinh nghiệm của chúng ta.
7. Trí năng độc nhất của chúng ta được tiếp nhận từ Đức Chúa Trời.
8. Sự phát triển về các kỹ năng khác nhau của chúng ta theo các đặc điểm bẩm sinh của chúng ta, sự tập luyện và sự lệ thuộc vào Đức Chúa Trời.
Không lấy gì làm khó hiểu là các học sinh khác nhau trong những cái ưa thích và những cái không thích của chúng. Không lấy gì làm ngạc nhiên là một vài em có thể lập tức liên hệ bài học với các từng trải riêng của chúng trong khi những người khác có một giai đoạn khó khăn trong việc am hiểu bài học vì nó không liên hệ gì đến các từng trải đã qua của chúng.
Chúa Jêsus nhìn nhận những khác nhau giữa vòng dân sự khi Ngài thuật lại ví dụ về các talâng (Mat Mt 25:14-30). Phaolô viết về những sự khác biệt trong RoRm 12:4-8 khi ông so sánh các Cơ Đốc Nhân khác với các chi thể khác của thân thể, từng chi thể góp phần hữu ích cho toàn thân.
Chúng ta cần nhận ra các sự khác nhau cá nhân trong các học sinh của chúng ta. Chúng ta phải hiểu biết biết các nhu cầu cùng các quan tâm chúng. Khi chúng ta biết các học sinh của mình. Chúng ta sẽ không tạo ra quá nhiều sự giả định không đúng về chúng. Rồi chúng ta có thể dạy trên mức độ của chúng, dùng các từ chúng am hiểu, hướng việc giảng dạy của mình đến khung tham chiếu của chúng, và dẫn dắt chúng từ biết đến cái không biết. Mục đích của chúng ta sẽ chấp nhận từng học sinh vị trí nó đang hiện hữu, như nó là, và giúp nó đạt được tiềm năng lớn nhất của nó. Chúng ta sẽ giúp nó trở nên một con người rất có khả năng, nó có khả năng nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.
23 Giả sử bạn đang giảng dạy cho một nhóm thanh thiếu niên trong tù. Phần lớn trong vòng họ đến từ các gia đình nơi đó những người bố của họ đã ngược đãi chúng, rủa sả chúng, đánh đập chúng và chưa từng có một lời nào thân thiện đối với chúng. Bạn có thể nói cho chúng biết rằng Đức Chúa Trời muốn trở nên cha của chúng. Loại khái niệm gì bạn nghĩ hầu như chắc chắn chúng sẽ hình thành về Đức Chúa Trời?
a) Yêu thương, nhân từ, cung cấp mọi nhu cầu của chúng.
b) Lạnh lùng, dửng dưng, không quan tâm đến chúng, hung dữ
c) Giận dữ, nghiêm khắc, sẵn sàng hình phạt chúng vì bất kỳ lỗi lầm nào.
d) Đấng toàn năng, công bình, hiểu biết
24 Tại sao bạn lại chọn câu trả lời mà bạn đã làm ở bài tập trên?
a) Vì chúng sẽ nghĩ về những gì mà một người cha nên có
b) Vì khái niệm của chúng về một người cha đã được hình thành trong hệ thống cơ bản về những kinh nghiệm quá khứ của riêng chúng.
c) Vì chúng chấp nhận lời giải thích của bạn
25 Trong vở ghi chép của bạn hãy viết ra tám ảnh hưởng nội tại tác động đến việc học tập của một người.
26 Trình bày vắn tắt làm thế nào bạn tận dụng tri thức nầy về các ảnh hưởng nội tại trong việc dạy dỗ của bạn.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

MỤC TIÊU 11. Nêu lên các ảnh hưởng quan trọng bên ngoài tác động đến việc học tập của các học sinh và trình bày vắn tắt trách nhiệm về điều nầy đặt trên giáo viên .
Những ảnh hưởng bên ngoài
Khi chúng ta xem xét các ảnh hưởng bên ngoài, nhận biết rằng các ảnh hưởng nầy dễ giải quyết hơn nhiều. Nhiều ảnh hưởng nầy có thể bị loại trừ, hoặc ít nhất được gia giảm bớt. Các ảnh hưởng nầy thường để nhìn thấy đối với giáo viên hơn, nhưng việc gia giảm trong sự giảng dạy sẽ vẫn phải được tạo ra.
HỌC TẬP Có nhiều kinh nghiệm trong cuộc đời của từng học sinh. Nó sẽ học tập trong bối cảnh của các kinh nghiệm nầy. Nói cách khác, các kinh nghiệm của học sinh ảnh hưởng trên việc học tập của nó. Các giáo viên quan trọng vì họ cung cấp các kinh nghiệm phù hợp (chúng tôi hy vọng) trong một phương cách thích hợp để tạo cho việc học nhanh hơn và dễ dàng hơn. Chúng ta đã học về tầm quan trọng của giáo viên như là một gương mẫu. Các thái độ của người giáo viên và của bạn học ngang hàng của học sinh càng gây ảnh hưởng trên ước muốn học tập của nó và ước muốn học tập tạo nên một khác biệt lớn lao trong việc học tập của nó.
Cố nhiên chúng ta biết rằng các phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng rất lớn đến cách mà học sinh học tập. Một người học tập qua hoạt động các kinh nghiệm. Học sinh phát hiện ra bằng cách thực hiện nhiều việc. Việc học tập là điều tích cực, vì vậy đó là điều quan trọng đối với các học sinh để tự thực hiện những dự án khác nhau cho chính nó. Việc tham gia vào hoạt động là một kinh nghiệm học tập. Học sinh càng dồn hết tâm trí vào việc tìm tòi câu giải đáp thì khả năng học tập của nó càng lớn hơn.
Các học sinh học tập có hiệu quả nhất khi có một phần thưởng hoặc một sự toại nguyện được nối kết với diễn trình. Học sinh có thể được kích thích sự quan tâm qua cách sử dụng các phần thưởng. Những phần thưởng bên ngoài như các giải thưởng và những điểm bài làm là hữu dụng. Tuy nhiên, phần thưởng hữu dụng nhất đối với một học sinh là nhận được sự chú ý hay sự nhìn nhận. Sự giúp đỡ cá nhân sẽ khích lệ các học sinh học tập. Sự hình phạt gây ảnh hưởng trên việc học tập. Các con trẻ có thể học và cư xử vì sợ hình phạt. Đây là động cơ tiêu cực. Sự thất bại hoặc điểm xấu có thể là tác động đến nhiều điều. Nhưng động cơ thúc đẩy như thế cũng có thể tạo ra một sự không thích đến trường và đối với việc học. Các học sinh sẽ học tốt hơn với động cơ tích cực của sự bằng lòng, sự khích lệ và những phần thưởng được bày tỏ ra.
Một khi đã nhận thức được tầm quan trọng của bài học thông điệp mà bạn phải truyền đạt cho các học sinh của bạn. Rồi bạn sẽ tạo ra mọi nỗ lực để đảm bảo rằng không có gì sẽ hủy hoại hoặc che đậy bài học ấy. Nguyên tắc cơ bản đối với các kết quả tốt trong công việc là có một môi trường đúng đắn. Môi trường vật chất là một ảnh hưởng rất quan trọng trong việc học tập. Môi trường bao gồm phương cách mà lớp học được tổ chức, nơi đặt các ghế ngồi và việc sử dụng các vật liệu cùng sự trang bị.
Các học sinh ở mọi lứa tuổi học tập tốt hơn khi chúng ở trong môi trường xung quanh thoải mái, có được các quyển sách và những cây viết chì chúng cần và cảm thấy rằng giáo viên quan tâm đến chúng. Bạn người giáo viên phải làm tất cả những gì có thể để tạo nên các yếu tố bên ngoài càng góp phần cho việc học tập càng tốt. Mọi việc trong hoàn cảnh giảng dạy đều quan trọng. Sự sắp xếp ghế ngồi và kích cỡ cùng loại đồ đạt có thể giúp đỡ các học sinh cảm thấy tiện lợi hay bất tiện. Ánh sáng, nhiệt độ, sự sắp đặt các vật liệu cùng các phẩm chất cá nhân của giáo viên ảnh hưởng đến việc học tập đối với các thanh thiếu niên và những người lớn tuổi.
Bạn không thể nào có thể tạo ra một căn phòng hoàn thiện hoặc có được đồ dùng thích hợp nhưng một tinh thần ấm áp, trong tình thân hữu, một thái độ lịch sự, lễ phép và một tình yêu Cơ Đốc dành sẵn cho mọi người. Bạn có thể làm nhiều việc để cung cấp các kinh nghiệm tốt đẹp cho các học sinh của bạn - loại những ảnh hưởng bên ngoài nầy sẽ giúp chúng học tập tốt.
27 Liệt kê tầm ảnh hưởng bên ngoài tác động đến khả năng học tập của các học sinh.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
28 Trách nhiệm của giáo viên liên quan đến các ảnh hưởng bên ngoài đối với việc học tập là gì?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

MỤC TIÊU 12. So sácnh và trình bày sự tương phản các vai trò tương đối mà việc thực hành và ôn tập đóng vai trò nào trong việc học tập

Thực hành và ôn tập

Thực hành có hai định nghĩa cơ bản mà chúng ta sẽ sử dụng trong phần nầy. Trước nhất, thực hành có nghĩa là tập luyện qua các bài tập được lập lại! Thứ hai, thực hành có nghĩa là “thực hiện; áp dụng (những gì được giảng dạy)”. Cả hai định nghĩa nầy là cực kỳ quan trọng trong việc học tập. Chỉ bởi sự thực hành đúng đắn hoặc sự lập lại, chúng ta mới có thể phát triển một kỹ năng khi chúng ta ôn lại những gì đã học và đem điều ấy ra thực hành, chúng ta học tập điều đó triệt để hơn và tạo sự học tập lâu bền hơn. Việc thực hành các bài tập và ôn lại các hoạt động rất quan trọng, sau đó, để kỹ càng hơn và việc học tập lâu dài. Đó là lý do chúng ta có các câu hỏi nghiên cứu trong bài học nầy, bài tự kiểm vào cuối bài học, một bài kiểm đơn vị vào cuối mỗi một đơn vị và bài thi cuối khóa. Chúng ta muốn học tập kỹ lưỡng và lâu dài. Tại sao lại có tất cả việc ôn tập nầy?
1. Việc lập lại giúp thiết lập trí nhớ
2. Việc xem xét lại trao cho học sinh một cơ hội để nắm cho chắc những gì nó đã học là đúng.
3. Việc xem xét lại mang vào sự tập trung sắc bén các điểm chính của bài học.
4. Mỗi một bài học tạo nền tảng cho bài học tiếp theo. Việc học tập tỉ mỉ qua việc xem xét lại một bài học làm cho bài học dễ hơn đối với học sinh trong việc học bài học kế tiếp.
5. Việc xem xét lại các bài học giúp học sinh tổng hợp tri thức - nhìn thấy các khái niệm khác nhau phù hợp với nhau trong chủ đề như một tổng thể.
6. Việc xét duyệt lại thường giúp các học sinh chuyển lên cái thang của sự am hiểu đến một mức học tập cao hơn.
Các học sinh của bạn sẽ không bao giờ ghi nhớ mọi điều đã được trình bày trong lớp, nhưng chúng sẽ nhớ nhiều về một bài học được giảng dạy một cách thấu đáo nếu các học sinh được ban cho dịp tiện để xem xét lại bài học đầy ý nghĩa. Những gì mà chúng ghi nhớ sẽ tạo nên nền tảng cho mọi việc học tập khác.
Một lời cảnh cáo ở đây: Chỉ vì bạn đưa cho một học sinh một bài tập thực hành một kỹ năng, bạn không thể bảo đảm được rằng học sinh ấy sẽ học những gì bạn muốn. Nhiều giờ đã bị lãng phí qua việc buộc các học sinh “thực hành” viết ra cách viết những lời nói cho đến khi chúng biết cách viết chính tả. Một học sinh có thể chép lại những lời nói đó không đúng lần đầu, do đó nó nhận được thói chữ sai. Nói cách khác, nó có thể nắm giữ những cách thức nhanh gọn hơn trong cách viết cho đến khi nó quan tâm đến quy trình viết chữ hơn là việc học tập cách đánh vần. Thực hành có thể được làm cho có đầy ý nghĩa bằng cách đề ra các lý do cho việc tập luyện. Trong lớp viết chính tả, những lời nói có thể được phân tích những tương đồng và những khác biệt cần lưu ý. Các học sinh có thể được cho các bài kiểm tra sơ bộ vì vậy chúng sẽ chỉ làm việc đối với cái từ chúng không biết. Các học sinh cũng có thể kiểm tra lẫn nhau và giúp nhau học viết đúng chính tả và giáo viên có thể giúp đỡ chúng qua việc nhắc lại cho chúng một vài quy luật viết chính tả. Hãy cẩn thận khi nào và nơi nào bạn ấn định bài luyện tập nầy. Chắc chắn là sau khi đã được dạy các nguyên tắc cơ bản của việc đánh máy chữ, học sinh phải luyện tập nhiều lần để trở nên nhanh nhạy. Vẫn còn phải luyện tập một cách thích đáng.
Việc xem xét lại cũng phải được hướng dẫn một cách cẩn thận. Nhiều giáo viên sẽ nói: Hãy đoan chắc việc xem xét lại các bài học của em cho việc kiểm tra vào ngày mai! Điều đó có ý nghĩa gì thực sự quan trọng trong các bài học không? Học sinh nên tìm kiếm điều gì khi nó học tập? Thường một học sinh dành nhiều thì giờ hơn để định rõ những gì nó suy nghĩ giáo viên sẽ hỏi dựa theo bài kiểm tra hơn là theo việc học tập thực tế. Đặt các nguyên tắc chỉ đạo để xem xét lại. Chuẩn bị xem xét lại các câu hỏi hoặc quay trở lại tài liệu và vạch ra các phần quan trọng của bài học. Hãy lưu ý những gợi ý để xem xét lại. Chúng tôi đã cung cấp trong sách giáo khoa. Vào cuối bài học một chúng tôi đã nói với bạn, “bây giờ là lúc làm bài tự kiểm... việc xem xét lại tất cả tài liệu trong bài học trước nhất xem xét chi tiết phần dàn bài, các câu hỏi nghiên cứu, phần trả lời các câu hỏi nghiên cứu và từng mục tiêu bài học”. Điều đó liệu không cho bạn một manh mối về những gì chúng ta nghĩ là quan trọng trong bài học? Điều nầy chắc chắn cung cấp một đầu mối về những gì chúng ta sẽ hỏi trong bài tự kiểm.
Các nhà nghiên cứu giáo dục đã dành nhiều thì giờ cách mà người ta nhớ và tại sao họ quên. Một điều mà họ đoan chắc là: việc xem xét lại là cần yếu đối với việc giữ lại các tài liệu đã học. Đọc các tạp chí giáo dục, và bạn sẽ tìm thấy họ giới thiệu việc xem xét lại ngắn sau bài học đã được trình bày và thường xuyên trong các giai đoạn lâu dài sau đó. Điều nầy là lý do tại sao bạn sẽ có các sự xem xét lại đơn vị và sau đó là kỳ thi cuối khóa.
Việc thực hành - có nghĩa là việc luyện tập bằng những bài tập được lập lại - là cực kỳ có giá trị, nhưng điều nầy chỉ có giá trị khi được sử dụng với tài liệu có chủ đề thích hợp và khi được thực hiện một cách phù hợp. Nếu không có lý do để thực hành, không nên thực hiện điều nầy. Nhưng thực hành có nghĩa là “ứng dụng” lúc nào cũng quan trọng. Mục đích của việc giảng dạy là nhằm đem các học sinh đến chỗ sử dụng thực tế trong đời thường tư liệu để học.
30 Các bài tự kiểm đã giúp đỡ bạn đến chừng mực nào trong giáo trình nầy?
a) Trong việc phát triển các kỹ năng
b) Trong việc chú ý tập trung vào những điểm chính của bài học
c) Trong việc tổng hợp tri thức - liên hệ một bài học với bài học khác
d) Trong việc củng cố trí nhớ và làm cho việc học tập lâu bền
e) Trong việc sửa những sai sót về sự hiểu biết.
31 Điều nào nên được sử dụng thường xuyên hơn trong quy trình học tập - giảng dạy, thực hành (bài tập được lập lại) hoặc xem xét lại? Tại sao?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
32 Các nguyên tắc chỉ đạo nào nên được cung cấp cho mọi luyện tập và sự xem xét lại?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Đây là phần cuối của bài năm. Bạn có sẵn sàng xem xét lại bài học nầy hầu cho bạn có thể làm bài tự kiểm nầy một cách kiến hiệu không? Hãy nhớ các nguyên tắc chỉ đạo chúng tôi đã cung cấp cho bạn đối với quá trình xem xét lại.
Nếu bạn có cơ hội và bạn nên tạo cơ hội, quan sát các giáo viên khác và xem cách họ sử dụng các nguyên tắc được dạy trong bài học nầy. Bài 5 là một trong các bài học căn bản quan trọng nhất trong giáo trình nầy.
Bài tự kiểm
1 GHÉP CHO PHÙ HỢP. Ghép mục tiêu (trái) cho phù hợp với loại học tập hướng về những điều đã được chỉ dẫn.
2 Chép các kỹ thuật giảng dạy (trái) cho phù hợp với mức độ học tập (phải) mà hầu như chắc chắn nó sẽ dẫn đến.
3 Ghép các câu nói (trái) cho phù hợp với các từ (phải) chỉ rõ cách dùng thích hợp về sự luyện tập và xem xét lại.
HOÀN TẤT. Điền vào chỗ trống
4 Trong việc giảng dạy Kinh Thánh mức độ học tập quan trọng nhất là
...............................................................................................................................

5 Giáo viên của Đaniel dùng phương pháp thuyết trình một mình. Rất có thể là Đaniel sẽ nhớ đến các ý tưởng chính đến bao nhiêu phần trăm?
...............................................................................................................................
6 Khi học sinh nghe lẫn thấy các ý tưởng chính của bài học, học sinh ấy hầu như chắc chắn ghi nhớ bao nhiêu phần trăm?
...............................................................................................................................
7 Học sinh sẽ nhớ bao nhiêu phần trăm về một điều gì nó nghe, nhìn, nói và làm? ......................................................................................................................
8 Corinne kể cho lớp của cô câu chuyện người Samari nhơn lành, dùng các tranh ảnh trên bảng flannel để minh họa. Sau khi cô buộc các em kể lại câu chuyện. Sau đó chúng giả vờ đóng kịch. Hầu như chắc chắn nhớ được bao nhiêu phần trăm?......................................................................................................................
9 Martha giảng dạy cùng một bài học với các hình ảnh trên bảng flanen, nhưng cô dành toàn thời gian kể câu chuyện. Các em học sinh đơn giản nhìn và lắng nghe. Bao nhiêu phần trăm của bài học hầu như chắc chắn chúng nhớ được?
...............................................................................................................................
10 Bốn ảnh hưởng nội tại (thực chất) là
a.............................................................................................................................
b.............................................................................................................................
c.............................................................................................................................
d............................................................................................................................
11 Bốn ảnh hưởng bên ngoài là
a............................................................................................................................
b............................................................................................................................
c............................................................................................................................
d............................................................................................................................
CÂU CHỌN LỰA. Có hơn một câu trả lời đúng. Khoanh tròn các mẫu tự của các câu trả lời đúng.
12 Nếu một đứa bé buồn ngủ và mệt mỏi đến lớp, bạn nên làm gì?
a) Dự trù nhiều bài tập thể dục cho nó.
b) Cung cấp một thì giờ thư giản khi những đứa bé khác hoạt động.
c) Biết được qua cha mẹ nó cách mà bạn có thể giúp đỡ.
d) Dự trù các hoạt động yên tĩnh cho các đứa bé nhỏ hơn.
e) Đừng để nó trong lớp học
f) Biểu lộ tình yêu và sự quan tâm
13 Nếu một học sinh đến lớp của bạn có tri thức đáng kể và vẫn còn rụt rè về mặt xã hội, bạn nên làm gì?
a) Khăng khăng là đứa bé làm cùng một công việc như những bé khác
b) Cung cấp các đề án đặc biệt sẽ thách thức nó.
c) Lập tức đặt nó vào một nhóm lớn tuổi hơn.
d) Để nó giúp bạn tìm tòi một vài câu trả lời bạn đang tìm
Bài 6: BIẾT CÁCH DẠY DỖ “Đem chúng đi, đem chúng đi!” Các môn đồ la lên đang khi họ đẩy các đứa bé ra xa. “Nhà Giáo quá bận rộn. Bây giờ Ngài không thể bị xáo đông!” Những bà mẹ cùng với con cái họ bám theo bên cạnh họ lui lại một khoảng ngắn nhưng không xa rời họ. Chúa Jêsus nhìn thấy các môn đồ cố gắng đuổi những đứa trẻ đi và ngăn chận khỏi làm như vậy. Thực tế là, Ngài gọi các con trẻ đến với Ngài. Chúng leo lên đùi Ngài một cách hạnh phúc, và Ngài chúc phước cho chúng. Những đứa bé có sự vui thích lớn đối với thầy. Có một cái gì đó lôi kéo chúng đến với Ngài và làm cho chúng vui thích với đoàn của Ngài. Ngài truyền đạt sự quý mến đối với chúng qua những thái độ cùng các hành động của Ngài. Chúng am hiểu và đáp ứng lại sự quý mến đó bằng sự yêu thương dành cho Ngài. Người ta truyền đạt qua những biểu hiện trên vẻ mặt cũng như các cử chỉ. Tôi đã từng nghe một nhóm con trẻ đã đi xem một đoàn xiếc nổi tiếng. Những người tiếp xúc nói một ngôn ngữ xa lạ đối với các trẻ em. Nhưng nếu bạn gặp những đứa bé trên đường trở về từ đoàn xiếc. Bạn sẽ tưởng tượng rằng chúng hiểu từng lời. Bằng cách nào đó anh sẽ nói ít nhất trong suốt buổi diễn của mình thật sự bắt được thị hiếu của chúng. Chúng am hiểu từng lời mà anh hề “nói”. Dầu thực tế anh không diễn đạt một lời nào. Anh hề đã truyền đạt thành công với chúng qua cá tánh, những hành động, những diễn tả, và những cử chỉ.
Chúa Jêsus truyền đạt tin tức tốt lành của Phúc âm bằng những lời nói và việc làm mà Cha đã giao cho Ngài. Ngài giảng dạy người ta bằng lời nói mà họ có thể am hiểu. Ngài nói về quyền năng và tình yêu của Đức Chúa Trời rồi sau đó chứng tỏ điều ấy bằng cách chữa lành kẻ đau, nuôi dưỡng kẻ đói và tha thứ các tội nhân. Chính Ngài là Lời của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Sự truyền đạt tối cao của Đức Chúa Trời. Bây giờ chúng ta có trách nhiệm truyền đạt sứ điệp của Đức Chúa Trời bằng các lời nói và các cung cách mà người ta sẽ am hiểu được. Chúa Jêsus đặt tầm quan trọng lớn trên những lời mà chúng ta nói ra. Kinh Thánh khuyên chúng ta nên cẩn trọng về những gì chúng ta nói. Giáo viên phải nói một cách chính xác hầu cho các học sinh am hiểu được và bài hõc có thể được giảng dạy một cách đúng đắn. Khi bạn giảng dạy, hãy suy nghĩ về những gì bạn nói và cách bạn nói điều đó. Điều nầy có thể tạo ra mọi sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
Dàn Bài
Ngôn ngữ truyền thông Ngôn ngữ giảng dạy
Các mục tiêu của bài học
Khi bạn hoàn tất bài học nầy bạn có thể:
Sử dụng đúng chín loại ngôn ngữ bằng lời nói và không bằng lời nói trong việc truyền đạt với các học sinh Nhận ra các nguyên tắc để tận dụng loại ngôn ngữ đúng đắn trong việc truyền đạt với các học sinh Trình bày và sử dụng các nguyên tắc có tính quyết định dành cho việc trình bày ngôn ngữ Tận dụng một cách chính xác ngôn ngữ mang tính kích thích sự quan tâm và tính tương tác trong lớp học. Đánh giá khi nào các giáo viên đang truyền đạt với học sinh qua việc sử dụng ngôn ngữ bằng lời nói và không bằng lời nói thích hợp.
Các hoạt động học tập
Hiểu thấu phần khai triển bài học như thường lệ. Khi bạn làm các câu hỏi nghiên cứu, phải biết chắc viết ra câu trả lời của riêng bạn trước khi xem câu giải đáp chúng tôi đã nêu. Làm bài tự kiểm khi đã hoàn tất và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn.
Hãy xem xét lại các bài học 4-6 một cách cẩn thận, sau đó làm phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị. Hãy cho những lời chỉ dẫn trong tập học viên của bạn.
Quan sát các giáo viên khác và duy trì một quyển vở ghi chép với các ý tưởng tốt bạn thấy được để truyền đạt với các học sinh phù hợp với các nguyên tắc được trình bày trong bài học nầy.


Phần khai triển bài học

MỤC TIÊU 1. Giải thích tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với hoàn cảnh học tập - giảng dạy

NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG

Chúng ta đã thảo luận trong một ít các chương cuối về các yếu tố cần thiết của một hoàn cảnh giảng dạy. Chúng ta đã lưu ý một vài yêu cầu của nó. Chúng ta đã học giáo viên, học sinh và chủ đề. Bây giờ chúng ta sẽ xét đến yếu tố chung liên hệ đến cả ba điều nầy. Đây là sự tác động qua lại và mối liên hệ khả dĩ qua ngôn ngữ.
Tính chất của ngôn ngữ
Tự điển của chúng tôi định nghĩa ngôn ngữ là: “Nhiều biểu tượng và tính chất sẵn sàng thông tin, vô luận được cấu tạo nên các lời nói hoặc các âm thanh, các điệu bộ hoặc các diễn tả trên gương mặt, hoặc các điều kiện dành cho thị giác..."Một vài người lúc đầu tự diễn tả chính họ qua những bức vẽ hoặc tranh vẽ trên những bức vách của những hang động. Con người hiện đại tự diễn đạt chính mình chủ yếu là qua hệ thống những mẫu tự và chữ cái. Những điều nầy là tất cả những phương cách về việc nỗ lực trao đổi các thông tin - về một người cố gắng nói cho người khác biết về những gì có trong tâm trí mình. Khi một người đã trù tính nhận được sự am hiểu chính mình của ngừơi khác và cả hai bắt đầu có một sự am hiểu chung về những gì họ đang nói, họ đã bắt đầu liên lạc.
Chúng ta thường đặt các ý tưởng vào các lời nói để chia xẻ các ý tưởng với người khác. Đây là sự truyền đạt bằng lời nói. Tuy nhiên, cũng chỉ quan trọng và thường xuyên hơn như vậy - là các ý tưởng chúng ta đang truyền đạt trong những thái độ của giáo viên - sự nhiệt tâm, tình yêu đối với các học sinh, sự thành thật. Những điều nầy được truyền đạt qua ngôn ngữ không bằng lời nói - những diễn tả và trên nét mặt, giọng nói, những điệu bộ và vị trí của thân thể.

1 Giả sự bạn dạy một lớp học của ấu nhi. Một ngày kia bạn bị nhức đầu. Giọng nói của chúng khiến cho bệnh nầy càng tệ hơn. Bạn không nói cho chúng biết vấn đề của bạn. Nhưng bạn không tán đồng với chúng trong suốt bài học. Trong giọng nói cáu kỉnh. Bạn bảo chúng im lặng. Những diễn tả trên nét mặt và giọng nói của bạn chắc chắn có thể đang nói với các học sinh của bạn điều gì?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
2 Các điệu bộ và những ý nghĩa của chúng khác nhau từ lãnh vực nầy đến lãnh vực khác. Các cử chỉ bạn sử dụng để diễn tả các ý nghĩa nầy?
a Lời chào tạm biệt................................................................................................
b Hãy đến đây........................................................................................................
c Đằng kia..............................................................................................................
d Ngay ở đó............................................................................................................
e Vâng....................................................................................................................
f Không..................................................................................................................
g Ai biết?................................................................................................................
h Chỉ hãy chờ ........................................................................................................
Tôi hy vọng bạn sẽ không dành quá nhiều thời gian cố gắng giải thích từng điệu bộ. Mục đích của bài tập nầy đã được tạo ra để bạn biết nhiều cử chỉ chúng ta sử dụng mà không suy nghĩ đến. Bạn có thể tưởng tượng đối với Chúng ta việc diễn tả điệu bộ khó khăn như thế nào. Nếu trong khu vực bạn sống bạn sử dụng một loạt các điệu bộ cho từng loại trong các loại nây hơn là tôi sử dụng không?
Vị trí của thân thể cũng quan trọng trong việc truyền đạt. Nhiều giáo viên thích ngồi hơn là đứng khi giảng dạy để tạo một bầu không khí thư giản và thân mật hơn. Tư thế tốt (tư thế ngồi hay thẳng đứng) tạo một vẻ tin tưởng trong việc giảng dạy của bạn. Ngồi phịch xuống, bồn chồn lo lắng, hoặc chơi với các đồ vật trên bàn giấy của bạn (hoặc trong trí) làm giảm giá trị những gì bạn phải nói.
Khoảng cách giữa con người có liên quan gì với ngôn ngữ hoặc khả năng diễn đạt không? Bạn đã từng cố gắng xúc tiến một sự nói chuyện với ai đó cách xa bên kia cái phòng lớn chưa? Trong phòng khác? Đều dễ dàng chứ? Khi bạn đi nhà thờ có phải chỗ bạn ngồi ảnh hưởng đến việc tiếp nhận bài giảng của bạn? Khi bài giảng có vẻ riêng tư hơn, hướng thẳng đến bạn - khi bạn ngồi ở hàng ghế đầu hoặc hàng cuối? Để duy trì sự chú ý của bạn tập trung vào người phát biểu khi bạn ở hàng cuối có phải là điều khó không? Con về các học sinh của bạn thì sao? Có phải lớp học là một căn phòng rộng lớn không? Có phải cuối phòng có nhiều tiếng ồn hơn không? Đôi lúc thay đổi sự sắp xếp chỗ ngồi Giáo viên nên ngồi gần sát với các học sinh đủ để nhìn trực tiếp vào từng đứa một - duy trì sự tiếp xúc bằng mắt. Sự gần gũi tạo cho các học sinh cảm thấy tự cao hơn để tham gia vào các câu hỏi, các câu trả lời cùng những lời phê phán. Sự gần gũi trao cho ý tưởng: “Tôi thấy bạn, bạn ơi, tôi quan tâm đến bạn, và tôi muốn giúp bạn”
Chúng ta sử dụng các dấu hiệu, các tranh ảnh, cùng các biểu tượng như ngôn ngữ không lời. Bells nói cho chúng tôi biết lúc nào bắt đầu và kết thúc các lớp học. Đèn đỏ báo cho người tài xế ôtô dừng lại; Đèn xanh bào cho anh ta đi. Mũi tên cho chúng ta biết hướng nào đi. Lá cờ là biểu tượng của một quốc gia. Thập tự nói với chúng ta về sự chết của Chúa Jêsus và về sự cứu chuộc của chúng ta.
Nhịp điệu, tiết điệu và giọng điệu đóng một phần quan trọng trong ngôn ngữ, Chất thơ, âm nhạc, và bài hát thêm một chiều kích đặc biệt đối với sứ điệp. Nhận thức về nhiều khía cạnh ngôn ngữ không lời có thể giúp chúng ta tạo ra sự sử dụng tốt hơn trong việc giảng dạy.
3 Trong vở ghi chép của bạn hãy viết ra chín phương cách dùng lời nói và không dùng lời nói để truyền đạt.
MỤC TIÊU 2. Minh họa tiến trình truyền đạt và miêu tả loại ngôn ngữ chính nhằm truyền đạt tốt
Bảy tiến trình truyền đạt
Truyền đạt với người ta là chia xẻ các ý tưởng với họ. Và tiếp nhận các ý tưởng mà họ chia xẻ với chúng ta. Chúng ta thực hiện điều nầy qua các âm thanh và các biểu tượng mà chúng ta gọi là ngôn ngữ. Để chia xẻ các ý tưởng của chúng ta, chúng ta phải chia xẻ những lời nói mà cả người nói lẫn người nhận đều hiểu được.
NGÔN NGỮ
A - Người nói
B - Người nhận
Ngôn ngữ được gọi là phương tiện truyền bá ý tưởng. Điều nầy có nghĩa là ngôn ngữ có trách nhiệm và việc chuyển dấu hiệu hoặc ý tưởng dẫn tâm trí của người khác. Đây không phải những gì giáo viên nói, mà là những gì học sinh hiểu được điều giáo viên nói ra, điều nầy sẽ cho chúng ta biết giáo viên truyền đạt tốt đến chừng nào. Vì vậy, giáo viên phải nắm chắc mình đang truyền đạt rõ ràng những gì mình có ý muốn nói. Trong việc giải thích nên có càng ít khả năng hiểu sai càng tốt. Một giáo viên nên học tập dùng các lời nói rõ ràng minh bạch cùng những minh họa tốt.
Sự truyền đạt qua các âm thanh cùng các biểu tượng, được gọi là ngôn ngữ là nguyên tắc căn bản của việc học tập và giảng dạy. Ngôn ngữ mà giáo viên và học sinh sử dụng phải phổ thông cho cả hai. Điều gì giáo viên muốn phải giống như điều mà học sinh hiểu. Nếu chúng ta có thể dùng một thuật ngữ từ giới truyền thanh và vô tuyến, học sinh và giáo viên phải ở trên cùng “bước sóng và tầng số”! Đây là một ngôn ngữ chung để hình thành một nguyên tắc đối với sự hiểu biết và việc giải thích. Một từ ngữ có ý nghĩa chỉ đối với người đã học dấu hiệu hoặc biểu tượng.
Bạn không thể hiểu được ngôn ngữ bạn không học. Giáo viên cần giữ điều nầy trong tâm trí khi ông ta đang giảng dạy. Từ vựng của học sinh có thể nhỏ hơn nhiều so với giáo viên của nó. Kết quả là học sinh có thể không có khả năng hiểu được các ý tưởng hoặc các khái niệm, vì những điều nầy được giải thích bằng những lời mà nó không hiểu được. Năng lực ngôn ngữ của học sinh sẽ hạn chế sự diễn đạt của giáo viên. Nếu giáo viên sử dụng những lời nói không có ở trong từ vựng của học sinh, hầu như chắc chắn giáo viên sẽ hiểu sai hoặc không hiểu gì cả.
Mỗi chủ đề có “từ vựng” riêng của nó. Một vài từ liệu cần sự giải thích một cách cẩn trọng, vì cớ dựa theo các tư liệu nầy mà có sự am hiểu chủ đề cũng như sự mở rộng từ vựng. Nhiều tư liệu Kinh Thánh, chẳng hạn như, các tư liệu nầy không phải ai cũng biết nhất là đối với các học sinh trung bình. Chắc chắn là phải giải thích các tư liệu ấy.
Chúng ta hãy sử dụng hai vòng tròn để trình bày mối quan hệ giữa từ vựng của bạn (sự dự trữ các từ mà bạn am hiểu) và từ của một đứa bé mà bạn giảng dạy. Vòng tròn A tiêu biểu các từ bạn dùng, giáo viên biết. Vòng tròn B sẽ tiêu biểu các từ đứa bé biết. Bạn (vòng tròn A) biết tất cả từ mà đứa bé biết (vòng tròn B). Còn bạn biết nhiều, thêm nhiều từ được tiêu biểu qua vòng tròn A nhưng bên ngoài vòng B nhỏ hơn.
Vòng tròn A từ vựng của giáo viên
Vòng tròn B từ vựng của đứa bé
4 Từ vòng tròn nào bạn nên chọn các từ của bạn trong việc giảng dạy đứa trẻ?
a) Chỉ từ vòng tròn B - từ vựng của đứa bé
b) Từ bất kỳ chỗ nào trong vòng tròn A - bao gồm vòng tròn B
c) Từ phần của vòng tròn A bên ngoài vòng tròn B
Bây giờ giả sử, bạn đang dạy một ai đó nói với một ngôn ngữ khác với bạn. Phạm vi mà bạn có thể truyền đạt là chỗ mà các vòng tròn gối lên nhau, các chữ mà cả hai cùng hiểu được.
Vòng tròn C
từ vựng của giáo viên
C D từ vựng của học sinh
Vòng tròn D
5 Trong mối liên hệ mới nầy, từ vòng tròn nào bạn nên chọn các chữ của bạn trong dạy dỗ học sinh?
a) Chỉ từ vòng tròn C - từ vựng của giáo viên
b) Chỉ từ vòng tròn D - từ vựng của học sinh
c) Chỉ từ phần Cơ Đốc - chỗ mà các từ vựng của giáo viên và học sinh chồng lên nhau
Xem xét ngôn ngữ của học sinh - Đây là loại các từ tùy ý bạn sử dụng. Bạn bắt đầu trên lãnh vực quen thuộc. Bạn thay đổi từ những gì học sinh biết đến những điều không biết. Học sinh càng thêm vào từ vựng của nó, bạn tìm thấy trọng trách của việc giảng dạy và dìu dắt vào các kinh nghiệm học tập lớn hơn một cách dễ dàng hơn.
Ngôn ngữ cũng được gọi là công cụ (phương tiện ) của ý tưởng. Đây là công cụ mà với nó giáo viên có thể cho rằng không thực trong tâm trí của học sinh. Giáo viên có thể cẩn thận khám phá ra nó. Các ý tưởng trở nên những lời nói và các ý tưởng nầy được trình bày trong ngôn ngữ. Học sinh có thể biết được nhiều điều từng phần. Đó là trách nhiệm của giáo viên để làm hoàn hảo một cách cẩn thận sự hiểu biết của học sinh. Khi học sinh được phép để tự truyền đạt chính mình, giáo viên có thể thấy chỗ nào sai trong sự hiểu biết của nó và sửa lỗi học sinh. Đây là một trong các chức năng quan yếu nhất của giáo viên. Điều nầy không thể được thực hiện trừ phi giáo viên khích lệ học sinh nói và viết. Đây là một lý do tại sao các giáo viên được khuyến cáo không nên nói tất. Học sinh phải nói ra để diễn đạt nhu cầu của mình.
1) Thông điệp

2) Sự phản hồi (ánh)
Từ minh họa trên đây, chúng ta có thể thấy rằng sự truyền đạt là một điển hình có hai chiều: 1) Bạn nói với học sinh và 2) học sinh trả lời. Câu giải đáp của học sinh thể hiện học sinh đã am hiểu những gì bạn nói hay không.
Có lẽ học sinh kể cho bạn những gì nó suy nghĩ về vấn đề đó, hoặc nó có thể thêm một lời nhận xét dựa theo chủ đề từ kinh nghiệm của riêng nó. Chúng tôi gọi sự đáp ứng đối với thông điệp của bạn là sự phản ánh (hoặc phản hồi). Một trong những lỗi lầm tệ hại nhất của nhiều giáo viên đang tạo cho lớp một thời gian nói chuyện với các học sinh mà không cho bất cứ cơ hội nào để phản ánh (hồi). Các giáo viên như vậy không biết các học sinh của mình có hiểu hay không.
6 Lời mô tả nào là lời mô tả tốt nhất của quá trình truyền đạt?
a) Nói cho ai đó một vài điều
b) Chia xẻ thông tin hay tri thức
7 Trong vở ghi chép của bạn, rút ra từ trí nhớ biểu đồ minh họa sự truyền đạt một ý tưởng từ người nầy sang người khác.
8 Trong vở ghi chép của bạn, qua trí nhớ rút ra biểu đồ minh họa tiến trình truyền đạt hai chiều.
9 Trong vở ghi chép của bạn, qua trí nhớ rút ra biểu đồ minh họa mối quan hệ giữa từ vựng của giáo viên với từ vựng của một học sinh.
10 Trong vở ghi chép của bạn, rút ra từ trí nhớ biểu đồ minh họa mối quan hệ giữa từ vựng của giáo viên với từ vựng của một học sinh nói ngôn ngữ khác.
11 Mô tả vắn tắt loại ngôn ngữ thiết yếu để truyền đạt tốt
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

MỤC TIÊU 5. Trình bày các nguyên tắc quan trọng , liên quan đến ngôn ngữ mà bạn mong bước theo trong việc trình bày bài học .

Ngôn ngữ dành cho viện trình bày

Hãy cẩn thận xem xét các nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn sử dụng ngôn ngữ thích hợp việc giảng dạy một bài học. Chúng ta đã học tập một số các nguyên tắc nầy rồi.

1. Nói ngôn ngữ một cách chuẩn xác. Bạn là một mẫu mực cho các học sinh. Bạn sẽ giúp chúng phát âm các từ cách rõ ràng, và sử dụng ngữ pháp tốt nếu bạn nêu lên loại mẫu mực nầy.

2. Sử dụng các từ mà các học sinh hiểu được. Chúng ta đã nhìn thấy rằng đây là yếu tố thiết yếu trong sự truyền đạt. Một vài giáo viên đã sử dụng một từ vựng rườm rà dài dòng để dấu giếm sự chuẩn bị nghèo nàn. Điều nầy không bao giờ nên xảy ra trong lớp học của bạn. Các học sinh có thể bị đè nặng để hỏi các câu hỏi nếu các từ không rõ ràng. Chính bởi sự chọn lựa cẩn thận các từ ngữ và việc chất vấn mà giáo viên có thể thừa nhận các học sinh hiểu được. Nhiều từ ngữ có nhiều hơn một ý nghĩa. Ví dụ như, chữ chuyến bay có thể có nghĩa là “tháo chạy trong một nỗ lực để thoát khỏi một vài nguy hiểm” hoặc “di chuyển bằng đường hàng không”. Một ngày kia có một giáo viên yêu cầu các học sinh trong lớp học của mình đưa ra một bức tranh về sự kiện Kinh Thánh mà ai cũng biết là “việc bỏ trốn qua Aicập”. Một học sinh đã vẽ một bức tranh của một gia đình trên một chiếc máy bay. Giáo viên yêu cầu con giải thích bức tranh đó. “Lạ thật” đứa bé trai thưa :“Đây là Mary mẹ của Chúa Jêsus; đây là Giôsép; và đây là con trẻ Jesus trong cánh tay của mẹ Ngài”.
” Đứng trước là ai đây?” Giáo viên hỏi
“Ồ, Đó là Pontius, viên phi công”, học sinh trả lời:
Vâng, học sinh đã nghe tất cả các tên nầy như các câu chuyện đã được kể cho nó. Ở đây trong sự tưởng tượng của nó, học sinh ấy có bản phóng tác của riêng mình về câu chuyện hoàn toàn đầy đủ.
3. Khám phá những gì các học sinh đã biết về chủ đề và sửa lại việc giảng dạy của bạn cho phù hợp theo đó. Một em bé gái thấy bà của mình đang ngồi trên cái ghế đá đọc sách. Nó đi đến với bà và hỏi :“Bà ơi, bà ra từ đâu?”
“ồ”, bà nói, Mẹ bà tìm thấy bà trong một chiếc hộp đựng giày”.
Đứa bé gái tiếp tục :“Còn mẹ con ra từ đâu?”
“Thôi, ta cũng tìm được bà ấy trong một chiếc hộp đựng giày”
Bà ngoại trả lời
“Còn con, con ra từ đâu?” Đứa bé tiếp tục hỏi.
“Con cũng vậy, đã được tìm thấy trong một cái hộp đựng giày”.
” Lạ thật, điều đó kỳ cục thật,” Đứa bé nói, “không có ai sanh nở tự nhiên lại kéo dài đến ba thế hệ”!
Điều đó luôn luôn giúp bạn biết những gì học sinh đã biết!
4. Trình bày các ý tưởng của bạn trong những câu ngắn và càng rõ ràng càng tốt. Một giáo viên phải học tự diễn đạt chính mình trong những lời nói khả dĩ ít nhất. Hãy nhớ rằng câu trả lời đạt nhất là lời giải đáp đầy đủ ngắn nhất. Hãy dùng các câu ngắn ngỏ hầu học sinh không bị lẫn lộn vì quá nhiều từ. Nếu bạn tìm thấy học sinh không hiểu, hãy lập lại lời giải thích nhưng hãy sử dụng các từ khác để làm công việc nầy. Nếu các học sinh đưa ra các minh họa, hãy dùng chúng vì chúng có thể hiểu tốt hơn khi chúng chia xẻ các ý tưởng giữa vòng các học sinh.
5. Sử dụng chín loại ngôn ngữ để truyền đạt. Hãy dùng sự tưởng tượng của bạn. Hãy đặt chính mình vào các kinh nghiệm mà bạn có thể nói cho các học sinh của mình. Cố gắng nhìn thấy, nghe và cảm nhận những gì các nhân vật trong Kinh Thánh đã nhìn thấy, nghe ngóng và cảm nhận các câu chuyện Kinh Thánh sẽ trở nên sinh động khi bạn dùng sự biểu hiện trên về mặt, động tác, vị trí của thân thể, giọng nói và hành động liên hệ đến các sự kiện. Sử dụng các dấu hiệu và các biểu tượng, các tranh ảnh, các minh họa bằng cách viết và vẽ, âm nhạc, các bài hát, các bài thơ và viết cũng như các lời nói. Theo phương cách nầy. Bạn đang củng cố việc học tập bằng cách dùng những phương tiện truyền đạt khác nhau.
6. Khích lệ việc truyền đạt hai chiều. Hãy nhớ rằng việc dạy dỗ khác với việc rao giảng. Hãy dùng một giọng nói đàm thoại. Hỏi các câu hỏi. Nhận được sự phản hồi. Khích lệ các học sinh của bạn hỏi các câu hỏi và đưa ra những lời nhận xét.
12 Những gợi ý nào sẽ giúp giáo viên truyền đạt khi trình bày bài học?
a) Khám phá những gì các học sinh biết về chủ đề
b) Dùng những từ mà các học sinh không hiểu biết ngỏ hầu những từ nầy sẽ nhấn mạnh tri thức của bạn
c) Làm quen với từ vựng của học sinh.
d) Dùng các câu nói dài để giải thích sự việc một cách rõ ràng
e) Dùng ngữ pháp đúng và phát âm chuẩn
f) Giữ im lặng tuyệt đối và không xúc cảm khi thuật lại một câu chuyện trong Kinh Thánh
g) Không cho phép các học sinh làm gián đoạn với các câu hỏi.
13 Hoàn tất câu nói của mỗi một nguyên tắc để trình bày bài học trong ngôn ngữ thích hợp
a Nói ngôn ngữ.......................................................................................................
b Sử dụng các từ mà học sinh................................................................................
c Khám phá ra những gì các học sinh đã biết về chủ đề và .................................
...............................................................................................................................
d Trình bày các tư tưởng của bạn trong..................................................................
...............................................................................................................................
e Sử dụng tất cả chín loại......................................................................................
...............................................................................................................................
f Khuyến khích.......................................................................................................
MỤC TIÊU 6. Nói cho biết cách bạn có thể sử dụng ngôn ngữ làm động cơ thúc đẩy học sinh học tập .
Ngôn ngữ dành cho động cơ thúc đẩy
Chúng ta đề cập đến phần mà ngôn ngữ giữ vai trò trong phần trình bày bài học. Điều nầy liên quan đến cái được gọi là “lãnh vực nhận thức”. Sự phát triển của trí năng đòi hỏi sự chú tâm đến ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong phần nầy chúng ta sẽ nhìn thấy một chức năng rất quan trọng khác của ngôn ngữ. Đây là sự sử dụng ngôn ngữ trong phần động cơ thúc đẩy. Điều nầy liên hệ đến điều được gọi là “lãnh vực kiến hiệu”, phạm vi thuộc về các thái độ và các giá trị.
Để thúc đẩy một người là chuyền anh ta đến chỗ hành động ban cho anh ta sự ước ao hành động, không ai có thể từ chối phương cách mà ngôn ngữ chuyển người ta đến chỗ hành động. Các từ ngữ có tác động rất lớn trên tất cả chúng ta. Quần chúng đã được xúi giục đến chỗ hành động bởi những lời nói của một diễn giả khôn ngoan. Những lời nói đã sử dụng theo phương cách này có thể làm những hành động tốt hoặc làm hại chúng ta biết gương mẫu Thánh Kinh (Mat Mt 21:9) về quần chúng sắp thành hàng trên những con đường vào Chúa nhân trước lễ Phục sinh và hô to :“Hôsana con Đavít! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!” 27:22 ký thuật lại quan cảnh nầy một ít ngày sau đó khi một đám đông la lớn :“Hãy đóng đinh hắn!”
Ngôn ngữ thúc đẩy có thể giúp tạo ra những thay đổi lớn. Việc dẫn đến một sự thay đổi trong cuộc đời của học sinh là mục tiêu vĩ đại của việc giảng dạy. Với mục đích thay đổi nầy, giáo viên phải am hiểu cách truyền đạt một cách hiệu quả.
Thật là thú vị khi lưu ý rằng lời nói ra là phương tiện chính mà giáo viên được sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh cần đến. Những lời nói mang thông điệp đem lại một sự thay đổi. Giáo viên phải được chuẩn bị cách đầy đủ và phải thành thật tin vào những gì mình nói. Sự nhiệt tâm của giáo viên có tính lây lan. Điều nầy phải là thực, giáo viên phải thành thật với chính mình và với các học sinh. Bất kỳ dấu vết nào của sự không thành thật sẽ huỷ hoại việc gây một ấn tượng sâu sắc của ngôn ngữ mang tính động cơ. Một giáo viên ao ước thay đổi một học sinh để trở nên tốt hơn phải tạo niềm tin và sự trông cậy. Ngôn ngữ được sử dụng đầy sức mạnh nếu ngôn ngữ ấy thành thật. Hãy nhìn nhận các nan đề mà học sinh có và giúp nó công nhận các nan đề nầy nhưng sau đó vạch ra cho thấy một giải pháp.
Ngôn ngữ để thúc đẩy được sử dụng để khuyến khích sự thay đổi trong những thái độ cùng các giá trị. Sự thay đổi như vậy có thể chậm chạp và khó khăn. Những thái độ sâu đậm. Phải có tính thuyết phục được dẫn đến một sự thay đổi tự nguyện trong niềm tin. Phải có một động cơ đưa đến sự thay đổi đầy ý nghĩa nầy.
người ta thay đổi khi học hỏi hoặc thông điệp có cấu trúc tốt, dẫn đến các mục tiêu xác định; họ muốn đạt đến đích trước. Thứ hai, họ thay đổi khi họ hiểu rằng bài học thích ứng với cách sống của họ. Thứ ba, người ta thích thú với một ý thức về sự sử dụng thành thạo. Họ sẽ thay đổi hoặc học tập vì có năng lực trong việc sử dụng thành thạo tri thức và các kỹ năng. Và cuối cùng, họ sẵn sàng thay đổi khi họ cảm thấy mọi nhu cầu để có một điều gì đó tốt hơn khi họ không thoả mãn với điều kiện hiện tại của mình.
Ngôn ngữ thúc đẩy được sử dụng để chứng tỏ học sinh có thể hoàn tất mục tiêu. Lời hứa về sự thành công nầy lôi cuốn. Điều nầy được sử dụng một cách cẩn thận ngôn ngữ thúc đẩy và dẫn đến một sự thay đổi trong các thái độ cùng các gía trị. Nó giúp đỡ học sinh thấy được cuộc sống đầy ý nghĩa như thế nào. Học sinh học hỏi khi nó có cảm giác thành công. Những lời nói của bạn có thể khích lệ học sinh tin tưởng vào chính mình và vào Đức Chúa Trời. Giúp học sinh thay thế những thái độ tiêu cực bằng các tích cực. Trao cho học sinh sự bảo đảm thành công thay vì thất bại.
Trong các bài học trước chúng ta đã đề cập đến năng lực của các mẫu mực anh hùng thúc đẩy các học sinh của chúng ta. Những minh họa từ Kinh Thánh và từ lịch sử đã phân những tờ báo, những bài tường thuật về sách, những bộ phim, những bức vẽ, những sự kiện đã chuyển thành kịch cùng những diễn giả đặc biệt tất cả đều có thể định hình các tháo độ và những phương hướng của các cuộc sống của các học sinh của chúng ta.
Cả âm nhạc, lẫn thơ ca đều được trích dẫn như là “ngôn ngữ của tâm hồn”. Những điều nầy tạo các cơ hội lớn đối với việc dạy dỗ mang tính động cơ. Phần lớn các sứ điệp của các tiên tri trong Cựu ước đều ở trong dạng thi phú. Sách Châm ngôn dạy dỗ các lẽ thật làm khuôn mẫu cho cuộc đời theo một cách mà những điều nầy ăn sâu vào trí nhớ cùng lương tâm và chúng phục vụ với tư cách một hướng dẫn thực tiễn dành cho nếp sống mỗi ngày. Hát những bài Thi thiên cùng các bài hát phúc âm tương tự đem lại sự diễn đạt những cảm xúc sâu xa nhất của chúng ta trong việc thờ phượng, ngợi khen và cầu nguyện. Điều nầy cũng giúp chúng ta vun xới các xúc cảm nầy cùng các thái độ. Âm nhạc hào hứng cùng những lời thách thức cảm động chúng ta đi đến chỗ phó mình sâu xa hơn cho DS và chính nghĩa của Ngài. Qua việc dạy dỗ người ta các điệp khúc phúc âm tới chúng ta cũng cố sự tác động của các bài học chúng ta dạy dỗ. Âm nhạc tiếp tục vang lên qua tâm trí của chúng, gợi lại những lời của bài hát. Những bài ca yêu nước tạo cho chúng ta cảm xúc trung thành và tình yêu đối với đất nước. Thậm chí nhạc cụ có thể giúp ổn định tâm trạng của một lớp học.
Cố nhiên, Đức Thánh Linh là Đấng thúc đẩy vĩ đại. Ngài là Đấng ban cho chúng ta ước muốn và quyền năng để làm nên ý muốn của Đức Chúa Trời. Ngài cũng thay đổi các thái độ cùng giúp chúng ta nhìn thấy các giá trị đích thực. Vì thế, chúng ta cầu xin sự giúp đỡ của Ngài. Chúng ta cầu nguyện cho các học sinh của chúng ta và chúng ta cầu nguyện với chúng. Chúng ta sẽ thấy câu trả lời khi Ngài hành động trong chúng ta và trong chúng nó để đưa đến các kết quả hài lòng.
14 Gương mẫu nào trong các gương mẫu nầy và ngôn ngữ thúc đẩy mà bạn đạ kinh nghiệm từ các giáo viên của bạn?
a) Một nhận xét trên một tờ bài kiểm hoặc câu nói chủ đề:
Làm bài tốt, đáng khen hoặc rất tốt.
b) Em đang tạo ra tiến bộ tốt!
c) Tôi biết điều nầy khó nhưng Chúa sẽ giúp em.
d) Chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp đỡ chúng ta.
e) Em có tài năng thật, vì vậy điều đó xứng đáng làm việc siêng năng để phát triển nó.
f) Biết quy luật nầy rất là quan trọng - nó sẽ giúp em giải quyết nhiều vấn đề.
g) Tôi sẽ liệt kê vào danh sách danh dự tên của tất cả những em đọc thuộc trọn vẹn những câu học thuộc lòng trong tháng nầy.
15 Gương mẫu nào trong các gương mẫu mà bạn nghĩ là mình có thể sử dụng có hiệu quả tốt trong các lớp của bạn?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
16 Trong vở ghi chép của bạn viết ra nhiều sự diễn đạt mà bạn có thể sử dụng để khích lệ các học sinh của bạn
17 Trong vở ghi chép của bạn viết ra hai câu tục ngữ phổ thông, những khẩu hiệu, hoặc những câu châm ngôn được dùng một cách phổ biến trong khu vực của bạn để khuyến khích một vài đường lối hành động.
18 Âm nhạc và thơ ca được sử dụng như thế nào nơi mà bạn dạy (hoặc hy vọng để dạy)? Liệu bạn có thể tận dụng những nghệ thuật nầy nhiều hơn không? Bằng cách nào? (Dùng vở ghi chép của bạn nếu bạn cần nhiều chỗ hơn để trả lời).
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 7. Giải thích các phương cách để khuyến khích tác động qua lại với các học sinh
Ngôn ngữ dành cho sự tác động qua lại
Chức năng thứ ba của ngôn ngữ là nhằm dẫn đến sự tác động qua lại. Không có sự tác động qua lại quá trình dạy dỗ - học tập không thể nào dành được. Không có sự tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, có thể có ít hoặc không có động cơ công việc có giá trị thứ ba là ngôn ngữ trình bày là ngôn ngữ đem giáo viên và học sinh vào một mối quan hệ có tầm quan trọng đối với sự thay đổi.
Sự tác động qua lại là một từ kỹ thuật mà chúng ta đang sử dụng ở đây ám chỉ đến sự truyền đạt hai chiều giữa giáo viên và học sinh, sự phối hợp, sự dự phần tiêu cực của cả hai trong quá trình dạy dỗ - học tập. Điều nầy bao gồm không chỉ việc trình bày bài học mà cũng còn mối quan hệ cá nhân. Có thể có những sự đối thoại để giúp đỡ và khuyến khích học sinh, hoặc có thể có những thời gian họp lại để chỉ dẫn lúc giáo viên lắng nghe khi học sinh chia xẻ những vấn đề của mình hoặc những niềm vui.
Khi chúng ta xem xét cuộc đời của Chúa Jêsus trên đất nầy, như đã được trình bày trong các sách Phúc âm, chúng ta thấy nhiều tình huống trong đó Chúa Jêsus đã tiếp xúc với người ta. Chúng ta tìm thấy rằng sự tiếp xúc nầy được thực hiện qua tự nhiên và vẻ đẹp đến nỗi đây là một trong các phương tiện hiệu quả nhất của Chúa Jêsus.
Một tác giả khẳng định điều nầy là thật rằng trong những vấn đề chính trị, tôn gío cùng các nghệ thuật sống, các ý kiến thường xuyên được thay đổi của sự nói chuyện quen thuộc hơn là các bài diễn văn trang trọng. Chúng ta phải có một tâm trí tốt cùng một tấm lòng tốt. Tâm trí tốt ám chỉ đến khả năng, sự thông minh cùng kỷ luật tự nhiên. Tấm lòng tốt mà trong nhiều phương cách quan trọng hơn, ám chỉ đến một khả năng nhận thức được cái hài hước, yêu thương và hiền lành, sự thiên tình cởi mở, sự thương cảm, sự thành thật, tính thùy mỵ ôn hoà cùng mọi bông trái của kinh nghiệm Cơ Đốc.
Hãy lưu ý đến sự hiện diện của tấm lòng tốt và tâm trí tốt nầy trong ngôn ngữ của Chúa Jêsus. Chúng ta đọc thấy trong LuLc 6:45 :“Người thiện do lòng chứa thiện mà phát ra điều thiện, kẻ ác do lòng chứa ác mà phát ra điều ác. Vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng người mới nói ra” (chữ nghiêng là của tôi). Ở đây chúng ta đến gần gốc rễ của vấn đề. Để nói chuyện tốt chúng ta phải sống tốt. Đời sống của bạn có thể chỉ công bố những gì có ở bên trong. Nếu cái chén của cuộc đời bạn không sạch bất kỳ điều gì bên trong sẽ lộ ra là bất khiết. Lời nói của bạn sẽ tiết lộ bản thân của bạn. Chính sự nhận thức nầy đã làm cho Đavít la lớn lên trong Thi Tv 19:14 :“Nguyện lời nói của miệng tôi và sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài, Hỡi Chúa là hòn đá tôi và là Đấng cứu chuộc tôi”

Nghệ thuật nói chuyện phải được phát triển. Một giáo viên phải học tập để xử dụng những lời đúng đắn hầu cho có thể có được sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh với nhau. Quá trình dạy dỗ sẽ chậm lại một cách xác định, nếu không có sự tiếp xúc với học sinh.
Phải có sẵn sàng nói ra một cách tự nhiên. Có một vài phương cách xác định giúp xây dựng điều nầy. Một trong các bí quyết quan trọng nhất là sự đồng cảm. Điều nầy ám chỉ đến một đáp ứng có thiện cảm với học sinh và các thói quen của nó. Giáo viên phải chấp nhận học sinh như hiện trạng nó. Sự chấp nhận nầy đặt học sinh vào sự thoải mái hầu cho sự tiếp xúc đến một cách tự nhiên. Giáo viên học tập nhiều hơn về học sinh, và việc giảng dạy trở nên dễ dàng hơn. Sau đó giáo viên có thể phát triển một quan hệ khắng khít, thân thiện với các học sinh của mình, nhưng cùng lúc ấy giáo viên phải khẳng định những gì. Thường ám chỉ như là một “khoảng cách xã hội” là thật. Giáo viên gần gũi để là một cá nhân và vẫn xa đủ để là mục tiêu trong những sự phán đoán của ông. Hơn nữa, nếu sự tiếp xúc nầy sẽ tiếp tục và lớn lên, học sinh phải cảm nhận trong giáo viên sự thành thật, niềm tin, và đáng tin cậy.
Một giáo viên tốt phải là người lắng nghe tốt. Ông ta phải, ân cần lắng nghe một điều mà học sinh nói ra và phải ghi nhớ điều ấy. Trong suốt cuộc đối thoại giáo viên nên nói rất ít, nên giúp học sinh trình bày chính xác rõ ràng các tư tưởng của nó và tiếp tục tiếp xúc với nhau. Điều nầy được ám chỉ như là “việc lắng nghe tích cực”
Một vài lời diễn tả then chốt là nguyên tắc cơ bản đối với sự tác động qua lại. Cách mà bạn nói, những nhận xét nào bạn đưa ra, những câu trả lời mà bạn trao cho, những câu hỏi mà bạn hỏi sẽ ảnh hưởng đến việc tác động qua lại. Thông thường điều nầy có ích khi sử dụng thông điệp “tôi” liên hệ đến ý kiến cá nhân đúng hơn là một câu nói xác định về những gì mà người ta nên hay không nên làm. Giáo viên có thể nói một điều như :“Đây là cảm xúc tôi nhận được...” hoặc “tôi thấy điều đó”...hoặc “tôi hiểu”...như vậy giáo viên không ở trong một vị trí xét đoán và học sinh không cảm thấy bị đe dọa
Vì sự tác động qua lại tiếp tục, giáo viên phải tiến hành rất cẩn thận. Thái độ gần gũi và giúp đỡ sẽ giúp học sinh trả lời và sự tác động qua lại sẽ tiếp tục.
Sự khuyến khích nên được thực hiện bất cứ nơi nào khả dĩ. Bạn có thể sử dụng những câu nói như :“Những việc nầy sẽ trở nên tốt đẹp hơn”, “nhiều người cảm thấy cách đó”, “họ sẽ hiểu”. Học sinh cần biết rằng giáo viên đã chấp nhận nó. Khi học sinh đã cảm xúc sự tiếp nhận, kế đó giáo viên có thể phát triển với những sự diễn đạt hầu yêu cầu hoặc thăm dò để có thêm nhiều thông tin hơn như :“Nói cho em thêm”, cái gì? “Hoặc có lẽ em không hiểu”
Đôi lúc học sinh không thể hiểu một hoàn cảnh và cần sự giúp đỡ của bạn để giải thích và làm sáng tỏ một tư tưởng hoặc ý tưởng. Giúp học sinh nhận ra các vần đề của riêng nó. Khi nó bắt đầu nhận thức các vấn đề nầy, bạn sẽ có thể giúp đỡ học sinh thay đổi tốt hơn. Hãy xem xét các lời nói giống như những lời nầy :“Điều đó là khôn ngoan,” “Điều đó không thể thực hiện”, “tôi sẽ đề nghị”, “tại sao em không....?” “Trước khi em trở lại lần sau...”
Điều hiển nhiên là những loại ngôn ngữ nào đó giúp đỡ trong việc tác động qua lại. Sự tác động qua lại làm cho sự học tập thuận tiện. Học tập để tiếp xúc với các học sinh của bạn. Điều nầy sẽ khiến bạn trở nên một giáo viên tốt hơn.
19 Sự tiếp xúc nào trong những tác động qua lại giữa các học sinh và giáo viên mà bạn đã kinh nghiệm trong lúc một học sinh
a) Được giáo viên hỏi và học sinh trả lời
b) Các câu hỏi do các học sinh và các câu trả lời do giáo viên
c) Những cuộc thảo luận với mọi học sinh tham gia
d) Sự giúp đỡ cá nhân đến từ giáo viên để giải quyết một nan đề hay phát triển một kỹ năng.
e) Việc nói chuyện với giáo viên
f) Các sự kiện xã hội dành cho lớp học (những cuộc du ngoạn; những cuộc đi chơi và ăn ngoài trời, các bữa cơm chiều, các buổi tiệc)
g) Các trò chơi mà giáo viên và các học sinh càng tham gia
h) Những lời chỉ dẫn cá nhân
i) Chia xẻ các kinh nghiệm, các lời làm chứng, các nan đề, các yêu cầu cầu nguyện
j) Cầu nguyện với nhau và ngợi khen Đức Chúa Trời với nhau
20 Sự tiếp xúc nào trong các mối tác động qua lại mà bạn thấy là hữu dụng đủ để bạn sử dụng trong việc dạy dỗ của bạn?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Nhìn lại xem xét kỹ phần cuối của bài học nầy. Bạn có thấy những khác biệt trong ba loại ngôn ngữ khác nhau không? Giả dụ như chúng ta chỉ sử dụng ngôn ngữ càng kiến hiệu hơn thì chúng ta có thể càng thành cong hơn nhiều trong nhiều lãnh vực của cuộc sống như thế nào?
Đây là phần cuối của bài 6 và Đơn vị 2. Xem xét lại bài học một cách cẩn thận và làm bài từ kiểm. Cẩn thận kiểm tra lại các câu trả lời của bạn và cố gắng xác định tại sao bạn bỏ sót những câu bạn đã làm.

Bài tự kiểm
1 GHÉP CHO PHÙ HỢP. Ghép vấn đề (trái) cho phù hợp với loại truyền đạo (phải) hầu có thể gây ra nó hoặc có thể được sử dụng để điều chỉnh nó.
2 Ghép các loại ngôn ngữ (phải) cho phù hợp với nguyên tắc mà nó áp dụng tốt nhất (trái)
ĐIỀN VÀO. Điền vào các khoảng trống. 3 Liệt kê hai loại truyền đạt bằng lời nói ............................................................................................................................... ...............................................................................................................................

4 Liệt kê bảy loại truyền đạt bằng lời nói
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ ĐƠN VỊ 2
Bây giờ hãy xem xét lại các bài 4 đến bài 6 trong việc chuẩn bị cho việc Đánh Giá Tiến Bộ Đơn vị 2. Bạn sẽ tìm thấy nó và tờ trả lời trong tập học viên của bạn. Trả lời tất cả các câu hỏi mà không liên hệ, đến sách hướng dẫn nghiên cứu của bạn. Gởi tờ bài làm của bạn đến cho người hướng dẫn ICI của bạn, kèm theo bất cứ các tài liệu nào khác được nêu lên trên bìa tập học viên của bạn. Sau đó có thể tiếp tục nghiên cứu Bài 7.




Bài 7: NÓI CHO CÁC HỌC SINH CỦA BẠN BIẾT

“Họ đi đến Cabênaum. Vào ngày Sabát Chúa Jêsus liền vào nhà hội và bắt đầu dạy dỗ. Người ta đều kinh ngạc về sự dạy dỗ của Ngài, vì Ngài dạy dỗ như người có uy quyền, chứ chẳng phải như các giáo sự về luật phát đâu” (Mac Mc 1:21-22).

Sau khi Chúa Jêsus kết thúc bài giảng trên Núi, những lời đồng nhất nầy được ký thuật trong Mat Mt 7:28-29 :“Quần chúng đều kinh ngạc vì sự dạy dỗ của Ngài, vì Ngài dạy họ như một người có uy quyền, chứ không phải như các giáo sư luật pháp của họ đâu?”

Chúa Jêsus dạy với quyền năng và uy quyền. Quần chúng lắng nghe những gì Ngài nói và họ cảm thấy uy quyền của Ngài. Họ biết rằng uy quyền đang thiếu trong chức vụ của các văn sĩ và những người Pharisi.

Ngài đã sử dụng các phương cách đúng để dạy những người nầy. Họ giống như chiên không có người chăn. Họ cần sự hướng dẫn và dạy dỗ thích hợp. Đôi khi Chúa Jêsus giảng dạy, như Bài Giảng Trên Núi (5:1-7:29) Ngài thường sử dụng những bài học có chủ đề - Ngài dùng những bông huệ ngoài đồng và đã có một lần đặt một đứa trẻ ở giữa những người nghe Ngài. Ngài thường sử dụng phương pháp hỏi - đáp của viêc đàm thoại như trong GiGa 4:6-26.

Chúa Jêsus cao hơn các giáo viên khác trong mọi phương cách. Chúng ta đặc biệt lưu ý đến sự đa dạng của các phương pháp mà Ngài sử dụng. Tài năng đặc biệt được biểu lộ ra trong sự kiện Ngài biết phương pháp nào sử dụng ở thời điểm nào. Ân tứ nầy đến từ Đức Chúa Trời có thể thuộc về chúng ta, nếu chúng ta.
Chúng ta hãy cầu nguyện với các môn đồ : “Lạy Chúa xin dạy chúng tôi...”

Trong bài học nầy chúng ta sẽ ôn lại một vài điều chúng ta đã học về việc truyền đạt và trình bày một bài học. Chúng ta sẽ học tập nhiều chi tiết hơn về nghệ thuật giảng dạy, kể chuyện và việc sử dụng những bằng chứng có liên hệ đến bài học. Chúng ta cùng sẽ trình bày cách sử dụng những sự giúp đỡ khác nhau trong việc trình bày bằng miệng bài học.

Dàn Bài

Các phương pháp thuật chuyện
Các phương tiện dành cho sự thuật chuyện

Các mục tiêu bài học

Khi hoàn tất bài học nầy bạn có thể:

Giải thích ba phương pháp nhằm nói một bài học cho lớp học và sử dụng các phương pháp trong một cung cách thích hợp nhất.
So sánh sự tương phản gía trị tương đối và sự thích hợp của việc giảng dạy, các câu chuyện, và các bằng cớ trong sự truyền đạt bài học cho một lớp học
Nhận ra những sự giúp đỡ thích hợp đối với việc nói lại một bài học và chọn lựa những sự giúp đỡ thích hợp nhất đối với chủ đề và các học sinh
Đánh giá một cách đầy đủ hơn việc sử dụng phương pháp thính thị trong giáo trình dạy học.
Các hoạt động học tập
Hiểu thấu đáp phần khai triển bài học theo phương thức thường lệ. Khi đã hoàn tất bài học, hãy làm bài tự kiểm và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn.
Xem xét kỹ bảng liệt kê, từ then chốt đối với bất cứ các từ nào không quen thuộc đối với bạn. Đừng quên tra cứu các định nghĩa của chúng trong phần từ vựng ở cuối sách hướng dẫn nghiên cứu nầy.

Phàn khai triển bài học

MỤC TIÊU 1. Mô tả ba phương pháp “thuật lại ” một bài học và đánh giá giá trị tương đối của các phương pháp nầy .

CÁC PHƯƠNG PHÁP THUẬT CHUYỆN


1 Hãy xem xét kỹ bảng liệt kê về những lợi điểm. Trong vở ghi chép của bạn. Hãy viết lại mỗi một trong những lợi điểm nầy và qua dưới một từ then chốt giúp bạn ghi nhớ lợi điểm đó.

Bây giờ hãy cẩn thận xem xét những điểm bất lợi. Đọc từng điểm cẩn thận và thấy được nếu bạn có thể nghĩ ra một vài kế hoạch để khắc phục các điểm bất lợi nầy, khi bài học nầy và bài học kế tiếp tiến triển, tôi hy vọng bạn sẽ thấy rằng nhiều điều có thể được thực hiện để khắc phục phần lớn những điểm bất lợi nầy.

2 Trong vở ghi chép của bạn, hãy ghi lại từng điểm bất lợi nầy, và gạch dưới một từ then chốt sẽ giúp bạn ghi nhớ điểm bất lợi đó.
3 Ghép những điểm bất lợi của việc sử dụng phương pháp thuyết trình bằng chính nó (trái) cho phù hợp với những phương cách gợi ý để khắc phục chúng (phải). Bạn có thể sử dụng hơn một câu trả lời đối với phần lớn những điểm bất lợi đó.

Liệu bạn đã chú ý một thời gian thảo luận sau bài thuyết trình là một sự giúp đỡ để khắc phục nhiều điểm bất lợi như thế nào không? Ở đây có nhiều phương cách tạo ra những sự thảo luận thú vị và có kiến hiệu: 1. Buộc các học sinh ghi chép trong suốt buổi thuyết trình. Sau đó hỏi các câu hỏi và buộc các học sinh trình bày ý kiến của chúng và những lời nhận xét hoặc thảo luận việc áp dụng chủ đề vào trong cuộc sống của chúng. 2. Chia lớp học thành những đội lắng nghe trước bài thuyết trình. Mỗi đội được đưa ra một câu hỏi khác nhau. Với các câu hỏi trong tâm trí chúng sẽ lắng nghe bài thuyết trình. Sau đó chúng tra cứu vắn tắt với nhau. Kế đó một người trong từng nhóm trình bày thay toàn nhóm. 3. Chia lớp thành các nhóm. Sau bài thuyết trình mỗi nhóm thảo luận bài thuyết trình và soạn ra một bảng kê những câu hỏi. Kế đó một người đại diện cho từng nhóm đặt câu hỏi cho thuyết trình viên một hay nhiều câu hỏi.
4. Có một bảng liệt kê các câu hỏi để hỏi các học sinh sau bài thuyết trình và hướng dẫn học sinh thảo luận về sự ứng dụng.

Sử dụng phương pháp thuyết trình chỗ nào thích hợp, nhưng phải sử dụng phương pháp ấy một cách trang nhã! Việc dùng nó có thể đi quá xa, và việc sử dụng một mình phương pháp nầy có thể trở nên một nguồn thông tin có nhiều sự không thỏa mãn. Nhà Giáo Ưu Tú sử dụng hiệu quả phương pháp nầy, và với sự giúp đỡ của Ngài, bạn cũng có thể?

Chuẩn bị bài thuyết trình của bạn
Giáo viên phải đoan chắc là trước khi ông ta thuyết trình là ông ta đã nghiên cứu là thiết yếu. Nếu bài thuyết trình sẽ được sử dụng một cách hiệu quả, nó phải tuôn chảy một cách tự nhiên kết quả của việc nghiên cứu được thực hiện. Đừng bao giờ đi đến một lớp học trừ phi bạn được chuẩn bị để giải đáp các câu hỏi của học sinh hoặc để cho chúng cách tìm ra câu trả lời. Quyết định dựa trên mục đích của bài thuyết trình. Biết những gì bạn dự trù để hoàn tất qua bài thuyết trình ấy. Ghi lại mục tiêu hoặc các mục tiêu cho mỗi bài học.
Kế đó, phác họa bài thuyết trình của bạn. Dự trù ba phần nầy :1) Phần giới thiệu, 2) Phần khai triển, và 3) Phần kết luận
1. Phần giới thiệu. Phần giới thiệu của một bài thuyết trình có thể là một câu hỏi khích động - tư tưởng. Một dẫn chứng liên quan đến một sự kiện có tầm quan trọng trước mắt, việc duyệt xét lại tóm tắt của bài học trước đây, một bài tường thuật ngắn gọn, việc trình bày của một thị cụ hoặc thậm chí một bài hát, bài thơ hoặc một lời trích dẫn hầu giới thiệu chủ đề. Một giao thoại hài hước (nếu thích hợp và ích lợi trong việc trình bày chủ đề) là điều ích lợi để nhận được sự chú ý của các học sinh. Bất cứ điều gì bạn sử dụng trong phần giới thiệu, điều ấy nên là mùi vị tốt và cuốn hút đối với những người nghe bạn. Phần giới thiệu nên dẫn một cách tự nhiên vài chủ đề chính của bài học. Điều quan trọng là dành được sự chú ý của các học sinh vào lúc bắt đầu bài học hầu cho bạn sẽ không phải nỗ lực phấn đấu khi bạn cứ tiếp tục.
2. Phần khai triển. Đến một mức độ rộng lớn, phần khai triển hoặc thân bài thuyết trình tuỳ thuộc vào mục đích của bài học. Việc dạy dỗ đòi hỏi là chủ đề được trình bày từ cái biết đến cái không biết, cái quen thuộc đến cái không quen thuộc. Điều nầy có nghĩa bạn phải bắt đầu với các tài liệu hoặc những minh họa mà các học sinh biết được và hướng dẫn phải được chia xẻ một cách cẩn thận. Duy trì một trình tự hợp lý trong bài diễn văn của bạn. Một điểm nên tự nhiên theo sau điểm kế tiếp.
Giữ bài thuyết trình lôi cuốn và sống động, giữ nó liên hệ đến cuộc sống hầu cho nó có ý nghĩa đối với các học sinh. Dùng những giai thoại và những kinh nghiệm để gia tăng khoảng thời gian chú ý của nó và làm cho các ý tưởng cùng các sự kiện rõ ràng. Giữ các học sinh dồn hết tâm trí vào bài thuyết trình bằng cách nói trực tiếp như một người khác. Sử dụng một cái bảng đen hoặc máy chiếu phim trên đầu đề trình bày chi tiết dàn bài của bài học sử dụng các thị cụ khác như bản đồ, các biểu đồ, các vật cùng các tranh ảnh, nếu khả dĩ. Giúp các học sinh theo dõi bài thuyết trình từng mục một và nhìn thấy sự tiến triển của bài học và mục đích của nó.
3. Phần kết luận. Bài thuyết trình phải được đem đến một kết thúc thích hợp. Phần nầy nên tóm tắt và áp dụng những gì đã được trình bày. Một bảng tóm tắt của những điểm đã thảo luận cùng một sự đánh giá ngắn sẽ giúp một cách đáng kể. Các học sinh nên được tạo cho cảm xúc là chúng đã trãi qua một kinh nghiệm học tập lý thú.
4 Hai điều chủ yếu mà các cố gắng của lời giới thiệu thực hiện là gì
a ............................................................................................................................
............................................................................................................................
b ............................................................................................................................
............................................................................................................................
5 Nêu tên tối thiểu ba điều bạn dự trù để thực hiện ngỏ hầu phần khai triển của bài thuyết trình sẽ hóa ra tốt đẹp.
a ............................................................................................................................
b ............................................................................................................................
c .............................................................................................................................
6 Nêu lên hai mục đích căn bản của phần kết luận
a .............................................................................................................................
Lúc nầy bạn đã nhìn xem biểu đồ các từ then chốt để ghi nhớ việc trình bày một bài thuyết trình, hãy cẩn thận xem xét các nguyên tắc hướng dẫn nầy là những sự mở rộng của biểu đồ trước đây.
1. Hãy nói một cách rõ ràng (một khối lượng lớn các từ nói lẩm nhẩm bị rối chọc tức những người nghe.) 2. Dùng những lời diễn tả đơn giản (Đừng “nói trên đầu” của người NAM. Dùng những từ thích hợp có thể được mọi người hiểu 3. Dùng các điệu bộ thích hợp (các động tác không chắc chắn làm xao lãng khỏi bài học) 4. Thư giản, cẩu thả và được kiềm chế 5. Hãy nhìn trực tiếp vào những con mắt của các học sinh của bạn (Đừng để đôi mắt của bạn nhìn chằm chằm ra cửa sổ hoặc theo dõi việc đòi hướng đi. Đôi mắt các học sinh của bạn và sự chú ý sẽ theo dõi đôi mắt của bạn)
6. Giữ giọng nói của bạn thay đổi trong giọng điệu lận độ to nhỏ. (Một giọng nói đều đều có thể làm cho các học sinh của bạn ngủ gục hoặc khiến chúng chúng không còn quan tâm)
7. Xây dựng những điểm dẫn đến sự đáp ứng về phía người nghe.
8. Hãy để cá tính của bạn được cảm xúc trong lời trình bày.
9. Giữ các minh họa của bạn liên quan đến chủ đề và các học sinh.
10. Sử dụng một tờ giấy gấp đôi có dàn bài của bài thuyết trình như một điểm tiếp xúc giữa bạn và các học sinh hoặc đặt phần dàn bài lên bảng
11. Chứng minh lời trình bày các thị cụ. (Đừng sử dụng quá mức những điều nầy. Hãy ghi nhớ rằng các phương tiện chỉ là một phương tiện dẫn đến một cứu cánh).
7 Trong vở ghi chép của bạn viết ra mười một nguyên tắc hướng dẫn đổi mới việc trình bày một bài thuyết trình. Viết các nguyên tắc nầy bằng ngôn từ riêng của bạn. Cố gắng dùng các từ then chốt trong biểu đồ đã nêu trước đây.
Các câu chuyện và những lời minh họa.
Trong phần nầy chúng ta đang nói về kể chuyện như là phương pháp chính của việc trình bày một bài học và cũng như về việc dùng các câu chuyện như những minh họa trong phương pháp thuyết trình. Trong những lớp Kinh Thánh của các thiếu niên, kể chuyện Kinh Thánh thường là phương pháp căn bản được sử dụng.
Việc kể chuyện là một nghệ thuật lâu đời. Giai thoại của đa phần các nền văn minh được bảo tồn vì cớ những người kể chuyện vĩ đại, các câu chuyện của những người ấy được lưu truyền từ thế hệ nầy đến thế hệ khác. Các câu chuyện lâu đời của những nền văn minh như vậy như Hylạp, Lamã, Ấnđộ và Trung hoa không được ghi lại trong nhiều năm. Việc kể chuyện đã bảo tồn những câu chuyện nầy. Vì sự tác động hay ho của nó, việc kể chuyện có thể được xem là một nghệ thuật. Các lời nói cuộn vào nhau với sự thận trọng tạo ra những câu chuyện hay và có ý nghĩa.
Tôi tin mọi người là một người kể chuyện có khả năng vì hầu như mọi người đã kể các câu chuyện kể từ khi người ấy học bước đi, chúng ta có thể đi một bước xa hơn và nói rằng hầu như mọi người thích nghe một câu chuyện. Đôi mắt của học sinh đã ngời sáng lên với niềm phấn chấn khi giáo viên tuyên bố :“Được, tôi muốn kể cho các em một câu chuyện”?
Chúa Jêsus đã dùng các câu chuyện để đem sứ điệp của Ngài đến với quần chúng. Chúng ta đọc thấy trong LuLc 10:25 rằng một luật sư đến với Chúa Jêsus và muốn thử Ngài. Trong cuộc đối thoại luật sư cố gắng chứng minh việc thiếu tình yêu của riêng mình là đúng đối với một vài người với câu hỏi :“Ai là kẻ lân cận của tôi?” (10:29). Chúa Jêsus kể một câu chuyện để trả lời câu hỏi ấy. Kết quả là chúng ta có câu chuyện về người Samari nhơn lành, mà câu chuyện ấy là một tác phẩm. Luật sư ấy đã bỏ đi, vì ông ta không thể biện bác với một câu chuyện đời thường!
Bây giờ chúng ta hãy xem xét những gì các từ then chốt nầy ám chỉ đến trong việc giải thích nhiều mục đích hoặc các giá trị của việc kể chuyện hoặc cho các minh họa. Những điều nầy có giá trị lớn đối với:
1. Giải thích một ý tưởng hoặc lẽ thật không rõ ràng 2. Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong bài học 3. Gợi lên sự quan tâm và thu hút sự chú ý của các học sinh 4. Cho các học sinh biết về các sự thật lịch sử và các điều kiện trước mắt 5. Áp dụng các nguyên tắc Kinh Thánh vào cuộc sống mỗi ngày. 6. Dẫn dắt các học sinh từ cái quen thuộc đến cái không quen thuộc, từ cái biết đến cái chưa biết 7. Giúp các học sinh giải quyết các nan đề tương tự với những nan đề trong câu chuyện
8. Cung cấp các gương mẫu cho các học sinh noi theo
9. Thay đổi các thái độ
10. Dịu đi các căng thẳng của lớp học
11. Phát triển một mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên và các học sinh
12. Phát triển sự quan tâm đến việc đọc Kinh Thánh, lịch sử và các văn phẩm tốt.
8 Những giá trị nào của các câu chuyện liệt kê trên đây mà bạn đã quan sát cả trong sự dạy dỗ của bạn hoặc trong sự dạy dỗ của các giáo viên khác?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
9 Thí dụ về người Samari nhơn lành nhắm vào nhiều mục đích đã được liệt kê trên đây. Với năm điều nào bạn nghĩ nó đặc biệt liên hệ đến? (Chỉ ra các con số)
Chúa Jêsus cũng rút ra những minh họa từ lịch sử quốc gia, chính quyền, các phong tục địa phương, các thực hành tôn giáo cùng các nguồn thông tin khác. Những người lắng nghe Ngài, từ những người đánh cá khiêm nhường đến những lãnh tụ tôn giáo, tìm thấy rằng Chúa Jêsus trình bày bên trong khung tham chiếu của họ. Ngài tạo nên việc dạy dỗ của Ngài liên hệ đến cuộc sống và đầy ý nghĩa đối với họ. Từ bây giờ trở đi khi bạn đọc các sách Phúc âm, hãy chú ý đặc biệt đến những minh họa mà Chúa Jêsus đã dùng. Bạn sẽ kinh ngạc vì số lượng, sự đa dạng và sự kiến hiệu của những minh họa nầy.

Thêm vào các nguồn thông tin mà Chúa Jêsus đã dùng, chúng ta có Tân ước, lịch sử Hội Thánh, văn phẩm Cơ Đốc. Văn phẩm trường Chúa Nhật đem lại cho bài học những nhận xét cùng những sự minh họa. Các sách, các tạp chí, các tờ báo, radio, cùng truyền hình khiến chúng ta biết các biến cố trước mắt từ khắp thế giới. Chúng ta cũng rút ra từ kinh nghiệm cá nhân và từ kinh nghiệm của những người khác. Sự cung ứng các minh họa là vô giới hạn. Chúng ta hãy hỏi Nhà Giáo Ưu Tú giúp chúng ta chọn những thông tin thích hợp dành cho các học sinh của chúng ta trong từng bài học.

11 Hãy suy nghĩ về những con người bạn đang dạy dỗ hoặc mong dạy dỗ. Các nguồn thông tin nào mà Chúa Jêsus đã sử dụng sẽ thích hợp cho bạn sử dụng?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Trước khi chúng ta rời bỏ phần nâỳ, hãy quay trở lại đoạn trước đây và gạch dưới mỗi từ bạn cho một đầu mối về nơi bạn có thể xác định đúng vị trí những minh họa có thể giúp đỡ bạn trong quá trình dạy dỗ. Hãy nhớ các nguồn thông tin nầy và dùng chúng một cách khôn ngoan.
Các đặc điểm của một câu chuyện tốt
Hãy suy nghĩ về các đặc điểm của một câu chuyện tốt sẽ giúp bạn chọn các câu chuyện thích hợp nhất với sự dạy dỗ của bạn. Hãy nghiên cứu cẩn thận các đặc điểm sau đây:
1. Nên có nhiều hành động vào lúc khởi đầu và trong suốt câu chuyện
2. Nên có một kết thúc toại nguyện trình bày những gì đã xảy ra với các nhân vật chính cùng toại nguyện từ quan điểm của lẽ thật mà câu chuyện minh họa
3. Câu chuyện phải thích ứng với điểm đang minh họa hoặc với chủ đề của bài học
4. Câu chuyện phải thu hút sự chú ý (và ngắn gọn nếu câu chuyện đơn giản dành cho một minh họa và không phải là phần thân chính của bài học
5. Câu chuyện phải sử dụng một vài câu nói trực tiếp hoặc đàm thoại
6. Đối với phần lớn, câu chuyện nên là thực đối với cuộc sống.
7. Câu chuyện nên có một yếu tố gây xúc động (một vài loại đấu tranh hoặc xung đột)
8. Câu chuyện nên có một cao điểm, một điểm đáng quan tâm nhất hoặc điểm quyết định của sự đấu tranh, sau đó câu chuyện chuyển nhanh sang phần kết luận.
9. Câu chuyện không nên quá phức tạp. (Đừng giới thiệu quá nhiều nhân vật hoặc lạc vào trong những chi tiết không cần thiết.)
10. Câu chuyện nên lịch sử tao nhã, không thô bỉ, hoặc thô bạo (trắc nghiệm câu chuyện bằng Phi Pl 4:8)
12 Đọc lại câu chuyện Người Samari nhơn lành (LuLc 10:30, 37), kiểm tra câu chuyện đối với từng đặc điểm trên đây. Bạn sẽ đánh giá nó như một câu chuyện như thế nào?
Tôi đã đánh giá câu chuyện về Người Samari nhơn lành nầy là xuất sắc vì các lý do sau: Nó bắt đầu bằng hành động - kẻ cướp tấn công, một người bị bỏ dở sống dở chết trên đường. Nó kết thúc một cách toại nguyện - con người ấy được chăm sóc và Người Samri ấy chứng tỏ một cách đầy đủ những gì có ý nghĩa để là một người lân cận tốt. Nó thích hợp với câu hỏi :Ai là người lân cận của tôi? Tôi phải yêu thương ai? Nó bao gồm cả việc thu hút sự chú ý lẫn ngắn gọn. Lời nói của người Samri với người chủ quán thêm phần quan tâm và quan điểm hiện thực của câu chuyện. Nó thực đối với cuộc sống cả trong việc và trong thái độ của những con người đi ngang qua một người đang gặp sự bất hạnh. Sự quan tâm một người Do thái do một người Samari, mặc cho sự thù địch giữa dân tộc của họ, là một sự minh chứng của sự thương yêu của Đức Chúa Trời. Loại yêu thương mà Ngài muốn thấy trong chúng ta. Câu chuyện gây xúc động mãnh liệt. Trước nhất là sự tấn công, sự đấu tranh để sống và kế đó là sự xung đột giữa thành kiến, lấy mình làm trung tâm, và tình yêu thương. Cao điểm đến khi con người đó ít mong đợi cung ứng sự cứu giúp nhất lại chỉ làm điều đó.
Trước khi kể câu chuyện: 1. Đọc câu chuyện và biết nó rõ rang. Hiểu nó một cách hoàn toàn. Suy nghĩ về những phần quan trong đối với các mục đích của bạn cùng các chi tiết mà bạn nên bỏ qua. Câu chuyện không cần được ghi nhớ. Nhưng bạn nên biết nó khá rõ ràng để tuôn chảy một cách dễ dàng khi bạn kể ra. 2. Cảm thấy nó. Hãy tưởng tượng bạn đang ở đó nhìn thấy tất cả xảy ra. Cảm thấy những gì mỗi nhân vật trong câu chuyện đã cảm thấy 3. Thực hành kể nó, tốt nhất là đứng trước một cái gương soi.
Trong suốt thời gian kể chuyện: 1. Sống với nó. Hãy sử dụng sự tưởng tượng của bạn. Thấy, nghe và cảm nhận nó. Trở nên các nhân vật mà bạn đang nói về 2. Hành động nó. Bằng cách sử dụng các điệu bộ thích hợp, những biểu hiện trên nét mặt. bộ dạng, và đổi giọng nói.
3. Nghe nó và giúp các thính giả của bạn nghe nó bằng cách sử dụng những hiệu quả của âm thanh (đặc biệt với các thiếu niên, nhi đồng). Bạn có thể kêu be be giống như con chiên lạc, Gồng lên giống như Gôliát, bước đi nặng nề giống như các binh lính của Saulơ đang tiếp cận với nơi trú ẩn của Đavít, bắc chước tiếng gõ liên hồi của cơn mưa trên mái tranh của hòm (giao ước) và tạo ra bất kỳ câu chuyện nào hiện thực hơn.
4. Chuyển câu chuyện hướng về cao điểm. Đừng để nó bị cản trở trong các chi tiết, hãy xây dựng tình trạng căng thẳng hồi hộp với hành động chuyển dịch một cách nhanh chóng.
5. Kết thúc nó. Đừng kéo dài ra phần kết thúc.
Sau khi kể nó
1. Hỏi các câu hỏi. Bạn sẽ phát hiển ra xem thử các học sinh của bạn có hiểu câu chuyện cùng sứ điệp của nó hay không (hãy lưu ý cách Chúa Jêsus đã sử dụng phương pháp nầy trong LuLc 10:36)
2. Dẫn dắt các học sinh chia xẻ bất kỳ kinh nghiệm nào tương tự mà chúng đã có hoặc bất kỳ kinh nghiệm nào tương tự mà chúng đã hoặc bất kỳ các nan đề nào liên hệ đến sứ điệp của câu chuyện.
3. Yêu cầu một đáp ứng trong sự tận tụy hoặc cách ứng xử (xem 10:37).
Những gì bạn thực hiện đằng sau câu chuyện tuỳ thuộc vào lúc nào bạn kể nó, tính chất của câu chuyện và mục đích của nó. Nếu bạn đang sử dụng như là lời giới thiệu, bạn có thể hỏi một câu hỏi và buộc các học sinh của bạn chia xẻ vắn tắt để dẫn chúng vào trong bài học; hoặc bạn có thể đơn giản hỏi một câu hỏi dẫn nhập - câu hỏi mà bạn không mong chúng trả lời bằng miệng. Một vài minh họa trong thân của một bài thuyết trình đơn giản định giải thích hoặc nhấn mạnh một điểm mà không đòi hỏi bất kỳ sự ứng dụng nào sau đó. Các câu chuyện đã dùng vào dưới một bài thuyết trình, bài giảng hoặc bất cứ loại trình bày nào khác nên hướng dẫn đến sự áp dụng chủ đề của sứ điệp và một vài loại đáp ứng từ những người lắng nghe.
Bạn có thể sử dụng các câu chuyện có hiệu quả với bất kỳ nhóm tuổi nào, nhưng đây là một lời cảnh cáo. Đừng đi quá trớn. Đừng để các điểm chính của bài học bị lạc mất trong một góp nhặt của các câu chuyện. Với các thiếu nhi, việc kể chuyện là phương pháp chính và phương pháp hiệu quả nhất để dạy các lẽ thật Kinh Thánh và cách ứng xử đúng đắn. Các phương pháp khác thích hợp đối với các thiếu nhi lớn tuổi hơn, thanh niên, cùng những người lớn tuổi cũng có thể củng cố nhiều hơn với các câu chuyện. Học tập cách kể các câu chuyện, kể chúng vào lúc nào và cách ứng dụng các câu chuyện ấy - Sau đó hãy kể các câu chuyện đó một cách tốt đẹp (hay)
13 hãy làm bài tập sau đây. Sẽ không có sự đánh giá máy móc về câu chuyện, nhưng hãy sắp đặt câu một ai đó lắng nghe bạn. Sau đó buộc em ấy xem xét lại các nguyên tắc với bạn để thấy được bạn đã thực hiện tốt đến mức độ nào.
Bài tập . Hãy đọc câu chuyện về người Samari Nhơn lành nhiều lần, làm “trước khi” các lời gợi ý. Hãy nhớ sự thành kiến về chủng tộc và sự ghen ghét để hiện hữu giữa người Do thái và người Samari vào thời điểm ấy. Hãy nghĩ về việc bạn có thể sử dụng những tác động cùng việc biểu hiện như thế nào. Kế đó hãy kể chuyện trước một cái gương. Tưởng tượng bạn đang kể câu chuyện cho một nhóm thiếu niên. Đặt câu tường thuật trực tiếp những gì những tên cướp chắc chắn có thể nói tiếng la hét của khách bộ hành nhằm cứu giúp, những gì thầy tế lễ và người Lêvi chắc chắn có thể nói với chính họ và những gì người Samari đã nói và suy nghĩ thực hành những gì bạn sẽ làm sau câu chuyện. Áp dụng câu chuyện phù hợp với độ tuổi và những quan tâm của các học sinh. (Đối với các thiếu nhi câu chuyện có thể đơn giản là giúp đỡ người khác khi họ cần đến, bất cứ ai). Ngay khi có thể sau sự thực hành của bạn, có được một hay nhiều người lắng nghe bạn (tốt nhất là một nhóm thiếu niên.) Kể cho chúng câu chuyện và áp dụng nó. Về sau, hãy thảo luận lời trình bày của bạn với người dự thính của bạn và nhìn thấy chỗ nào bạn cần trau dồi thêm.
MỤC TIÊU 4. Thuật lại các nguyên tắc chỉ đạo đối với việc sử dụng có hiệu quả của các lời chứng và của cuộc phỏng vấn trong việc dạy dỗ .
Những lời chứng và các cuộc phỏng vấn
“Tôi đang trên đường đi Đamách...” Hơn một lần Kinh Thánh ký thuật lại câu chuyện nầy. Phaolô dùng câu chuyện nầy để chia xẻ sứ điệp cá nhân của riêng ông. Có quyền năng trong việc chia xẻ sứ điệp một lời chứng, vì nó thật và nó chứng minh quyền năng của DS. Lẽ thật của Phúc âm mà Phaolô đã rao giảng.
Một lời chứng tại tòa án là bằng chứng do một nhân chứng nêu ra, một sự tường thuật về những gì người ấy biết về vụ việc qua kinh nghiệm cá nhân hoặc khả năng quan sát. Trong các buổi nhóm của Hội Thánh và các chương trình phúc âm trên truyền thanh hoặc truyền hình, chúng ta dùng các lời làm chứng về những từng trãi cá nhân. Chúng là nhữngchứng cớ về cách các lẽ thật Kinh Thánh vận hành trong cuộc sống, sự chứng tỏ các lẽ thật chúng ta công bố. Các lời chứng có một chức năng quan trọng trong nền giáo dục Cơ Đốc và nếp sống Cơ Đốc. Chúng ta phải chia xẻ với những người khác. Những gì Đức Chúa Trời đã thực hiện cho chúng ta.
Một lời chứng là một loại câu chuyện hoặc một minh họa có nhiều điểm lợi. Lời chứng là một biến cố thật do một người đã thuật lại cho ai đó điều đã xảy ra hoặc cho một người đã quan sát được. Chứng cớ là yếu tố của sự thật tạo ra nó rất hiệu quả. Lời chứng qúa riêng tư đến nỗi tính vững chắc của nó vượt ra ngoài sự chất vấn. Có uy quyền - bạn không thể tranh luận với các sự kiện! Là riêng tư, lời chứng có thể được chia xẻ một cách dễ dàng với một nhóm hoặc với các cá nhân. Lời chứng gây dựng đức tin vào Đức Chúa Trời, vì những gì Ngài đã làm cho một ai đó Ngài cũng có thể thực hiện cho người khác. Lời chứng có thể được dùng để khích lệ. lời chứng có thể giúp đỡ để các học sinh biết rằng một ai khác đã trãi qua cùng một nan đề và đã ra khỏi thành công.
15 Các mục đích của các lời chứng là nhằm a) Cho biết, giải trí, quan tâm, thuyết phục và khích lệ b) Thuyết phục, chia xẻ, khuyến khích và giải trí c) Khuyến khích, cho biết, giải trí và chia xẻ d) Chia xẻ, khích lệ, thuyết phục và cho biết e) Giải trí, cho biết, chia xẻ và thuyết phục 16 Ba lời cảnh cáo liên hệ đến việc sử dụng các lời làm chứng là: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. MỤC TIÊU 5. Nhận ra một vài “thị cụ ” có giá trị mà giáo viên có thể sử dụng trong việc thuật lại một bài học và đánh giá giá trị tương đối cho các thị cụ nầy CÁC PHƯƠNG TIỆN DÀNH CHO VIỆC THUẬT CHUYỆN Trong bài học kế tiếp chúng ta sẽ thảo luận các thị cụ và cách mà các thị cụ nầy giúp giải thích một ý tưởng hoặc thuật lại một câu chuyện. Chúng được gọi là phương pháp thính thị nếu các phương pháp nầy có một bảng ký thuật hoặc ảnh ghi âm trên phim. Trình bày sứ điệp đi cùng với những bức hình. Trong bài nầy chúng ta sẽ thảo luận các thị cụ, các bài tường thuật và các băng ghi âm. cung cấp sứ điệp nói ra (hoặc âm nhạc). Chúng ta muốn thấy cách mà các thị cụ nầy được sử dụng trong việc dạy dỗ. Sau đó có một phương tiện khác được sử dụng với thiếu nhi trong đó giáo viên hoặc một người giúp đỡ, thực hiện cuộc nói chuyện qua một cái gì có thể đưọc gọi là một phương tiện thính thị - một con rối.


MỤC TIÊU 6. Làm ra và dùng những con rối làm tay trong việc thuật chuyện lại các câu chuyện

Những con rối bằng tay

Một người nói tiếng bụng đi qua phố của chúng tôi. Ông ta đã kể những câu chuyện quyến rũ với sự giúp đỡ của một con rối. Đứa con trai bé nhỏ của tôi đã quên nhiều điều, nhưng chúng vẫn ghi nhớ các câu chuyện mà con rối đã kể cho chúng.

Các con rối chúng ta trở nên một phương cách truyền đạt phổ thông ngày càng gia tăng. Thế giới truyền hình và phim ảnh đã tạo ra những nhân vật trong phim hoạt họa cùng các con rối cũng nổi tiếng và được yêu như những con người thật. Các học sinh nhỏ hơn đặc biệt có vẻ như đồng nhất với chúng. Chúng muốn làm nhiều việc vì một con rối đã làm như vậy. Đây là một phương cách hiệu quả vô cùng trong việc vươn tới học sinh. Thậm chí nó có ý nghĩa lớn hơn và trở nên thậm chí một phương tiện quyền năng hơn trong tay của một nhà nói tiếng bụng. Tuy nhiên, bạn không cần tài năng đặc biệt để sử dụng các con rối đơn giản. Bạn có thể tạo ra và sử dụng chúng hiệu quả trong công tác của bạn với các thiếu nhi.
Một loại con rối bằng tay là một điều gì đó giống một chiếc găng tay . Bạn đặt ngón cái và ngón tay út trong hai cánh tay và ba ngón tay khác là trong cổ vá đầu của con rối. Bằng sự thực hành bạn có thể chuyển động các cánh tay và đầu hoàn toàn hiệu quả. Đôi chân nhồi bông có thể được buộc ở bên ngoài tay áo phủ cánh tay của bạn. Các bàn tay và mặt cũng có thể có một vài loại bông nhồi. Nếu bạn có một đồ chơi nhồi bông (hoặc con búp bê) cắt một khe hở sau lưng và lấy ra đổi bông nhồi hầu ba ngón tay giữa của bạn xỏ đến cái đầu, ngón tay cái vào cánh tay trái và ngón út vào tay phải. Bạn sẽ ngạc nhiên để có được con rối nầy chuyển động và xuất hiện để nói chuyện dễ như thế nào.
Khi bạn sử dụng một con rối, nói chuyện với nó, sau đó thay đổi giọng nói của bạn và tạo cho nó. Hình như đang trả lời bạn. Hoặc bạn có thể có một ai đó cộng tác với bạn. Trong trường hợp nầy một người nói chuyện với con rối và người kia điều khiển con rối và nói chuyện thay nó. Đôi khi một cái hộp hoặc bức màn được sử dụng để dấu một người hay nhiều người điều khiển các con rối và nói chuyện thay chúng.
Thậm chí một loại đơn giản hơn được tạo nên bởi các bao tải giấy có một cái đáy phẳng. Kéo phần đỉnh của gương mặt lên đáy của bao tải và phần thấp hơn mặt bên hông của bao tải mà cái đáy được gấp lên trên. Dưới phần bị gấp, màu đỏ bên trong các miệng. Khi con rối “nói” hay mở miệng ra và khép miệng nó lại (bằng tay của bạn bên trong cái bao tải). Hoặc bạn có thể tạo nên khuôn mặt trên đáy bao. Dùng mép bao làm cằm. Nếu bạn không có bao tải đáy phẳng, kép mặt xuống cạnh của mặt bao đơn giản các thiếu niên sẽ vui thích giúp kể lại một câu chuyện khi chúng tạo nên và sử dụng những con rối.
Các con rối có thể kể một câu chuyện, đưa ra những lời công bố, thảo luận việc áp dụng của một bài học, hỏi các câu hỏi của giáo viên hoặc của các học sinh, hoặc trả lời các câu hỏi mà các học sinh hỏi. Các thiếu niên có những sự tưởng tượng sâu sắc. Những cá tính của các con rối trở nên rất thực đối với chúng và có thể giúp chúng áp dụng lẽ thật vào cuộc sống riêng của chúng
17. Thử các bài tập sau đây dành cho sự lợi ích cá nhân bạn!
a Phủ một chiếc khăn tay rộng hoặc miếng vải lên tay của bạn. Quấn nó quanh ba ngón tay giữa của bạn với một dây thun hoặc một sợi dây quấn một dây cao su khác hoặc một sợ dây quan cổ tay của bạn. Bây giờ hãy thực hành nói chuyện với con rối ứng biến ngay tại chỗ của bạn. Nếu bạn dạy các thiếu nhi hoặc dự định như vậy, tôi gợi ý rằng bạn tạo nên một con rối bằng vải thật hoặc có một ai đó tạo nên một cái gương soi. Tạo một cơ hội sử dụng con rối nầy trong lớp của các thiếu nhi, hoặc cho một bài học trao cho một vài thiếu nhi trong người hàng xóm của bạn.
b Tạo nên một con rối bằng bao tải bằng giấy và thực hành sử dụng nó trước tấm gương. Trình bày nó cho một đứa trẻ và cùng cho phép nó làm việc với con rối ấy. Phản ứng của đứa trẻ như thế nào?
MỤC TIÊU 7. Nhận biết những phương cách hiệu quả đối với việc sử dụng .
Các đĩa hát và các băng từ
Các đĩa hát có một vị trí quan trọng trong lớp học và trong hành đỗng vươn tới của nền giáo dục Cơ Đốc. Việc ca hát hoặc đọc thuộc với một đĩa hát, hoặc âm nhạc đựơc thu vào đĩa hấp dẫn và xúc tiến học việc học tập. Âm nhạc thâu lại đóng một vai trò giá trị trong việc tạo ra một bầu không khí tốt đối với việc thờ phượng và đối với việc học tập. Các học sinh có thể chịu ảnh hưởng qua âm nhạc thích hợp và có thể phát triển khiếu thẩm mỹ đối với âm nhạc tốt. Những câu chuyện được thâu lại, các sứ điệp hoặc những lời làm chứng có thể được sử dụng với bất kỳ nhóm tuổi nào. Việc thâu và các băng từ thường kèm theo một phim đèn chiếu hoặc loạt các phim đèn chiếu. Những cuộn băng được dùng để cung cấp các bài học, văn phẩm và những bài đọc Kinh Thánh dành cho người mù và dành cho những ai không biết đọc.
Công ty thu băng Phúc âm (122 6 lenclale Boulevard, loskngeles, caligornia 90026, USA). Hoạt động với nhiều người trong nhiều quốc gia để làm ra sứ điệp phúc âm có sẵn đã được ghi lại. Vào năm 1975 họ đã phân phát không phải trả tiền trên 6.000.000 băng hoặc băng từ phúc âm trong 3.700 ngôn ngữ. Các nhân sự có thể đi vào một khu vực mới đem theo phúc âm và để lại một máy thu băng không mắc lắm và một hay nhiều băng cho một gia đình quan tâm. Người ta trình bày những đĩa hát nầy lập đi lập lại nhiều lần, học các bài hát phúc âm, các đoạn Kinh Thánh, và sứ điệp tất cả trong ngôn ngữ của họ.
Tuy nhiên, các đĩa hát đã được thay thế, trên một mức độ rộng lớn, bằng các băng từ. Các đĩa hát dễ bị trầy xước hoặc bị hủy và với sự sử dụng liên tục các đĩa hát nầy mất đi chất lượng của chúng. Máy thu băng từ là một tiến bộ trong lãnh vực chất lượng âm thanh được phát lại (vận hành nhờ dòng điện hoặc một bình điện) là một phương tiện vô giá trong giáo dục. Máy thu băng có thể chỉ trình bày những gì đã được sản xuất thuộc phẩm chức nhà nghề với những trang thiết bị đắt tiền. Máy thu băng cũng có thể tái sản xuất các vật liệu thu - có tính cách chuyên nghiệp, nhưng thêm vào đó nó có thể thu và phát lại ngay lập tức lời nói của riêng bạn và lời nói của các học sinh trong lớp học. Máy thu băng đã được sử dụng ngày càng nhiều trong các trường học, các cuộc nghiên cứu mở rộng, các nhóm học Kinh Thánh các tư gia, cùng các Hội Thánh.
18 Sau đây là một vài việc sử dụng các đĩa hoặc băng từ (kèm theo chúng là máy thu băng và máy thu phát âm thanh bằng băng từ.
Ghi chữ R đối với việc sử dụng đúng của các đĩa hát.
Ghi chũ T dành cho việc sử dụng đúng các băng từ
Ghi chữ RT bên cạnh những gì có thể được thực hiện hoặc các đĩa hát hoặc các băng từ.
...a Trình bày trong lớp học một bài thuyết trình do một người có quyền thế trong chủ đề bạn đang nghiên cứu
...b Thu sự thực tập của một ca đoàn hoặc bài diễn thuyết của các học sinh trong một bài diễn văn hoặc một lớp về nghệ thuật viết và nói các bài giảng
...c Huấn luyện người ta cho công việc truyền thành bằng cách sử dụng thiết bị
...d Cung cấp âm nhạc cho các học sinh để hát với, các Cơ Đốc Nhân trong các khu vực biệt lập, cùng các nhóm khác,
...e Trình bày những lời làm chứng được thâu lại và các câu chuyện Kinh Thánh trong lớp
...f Thâu các buổi thờ phượng của Hội Thánh được gởi cho những người ở trong bệnh viện và trong tù, các Cơ Đốc Nhân biệt lập, các học sinh hàm thụ và những ngưòi không thể tham dự các buổi nhóm, và những nhóm có ít cơ hội nghe việc rao giảng phúc âm tốt và việc dạy dỗ.
...g Thu các phiên họp của lớp dành cho các học sinh phải hiện diện hoặc dành cho các học sinh xét duyệt lại tài liệu trong sự chuẩn bị các kỳ thi
...h Gởi các bài thuyết trình ghi băng, các buổi hội nghị của lớp, các chỉ dẫn cùng các câu trả lời dành cho các câu hỏi cho các học sinh hàm thụ và các nhóm nghiên cứu mở rộng
...i Trau dồi bài tập ở lớp của riêng bạn bằng cách lắng nghe những băng thu về các bài thuyết trình của bạn
...f Thu các buổi họp thực hành thuật chuyện, sự đọc thuộc lòng các bài thơ, rao giảng, truyền giảng Tin lành cá nhân và sau đó có những người tham gia lắng nghe với mục đích là sự đánh giá và trau dồi.
...k Trình bày bối cảnh âm nhạc trước lớp để cung cấp một bầu không khí thờ phượng và nghiên cứu Kinh Thánh hoặc các loại nghiên cứu khác.
...l Mở rộng chức vụ dạy dỗ của bạn và phổ biến phúc âm bằng cách củng cố âm nhạc thu băng cùng một vài bài thuyết trình của bạn để được truyền đi qua máy phát thanh.
...m Buộc các học sinh thu các câu hỏi của chúng và những lời nhận xét được gởi đến hướng dẫn viên ICI của chúng và tiếp nhận các câu trả lời thu băng và thảo luận các vấn đề.
...o Dùng âm nhạc thu băng như bối cảnh cho việc ca hát và những bài đọc thuộc lòng trong các chương trình ở học đường, những buổi hòa nhạc thiêng liêng cùng các con số đặc biệt trong Hội Thánh.
...p Trình bày các sứ điệp thu băng từ một người nào đó giúp ủng hộ trong công tác truyền giáo
...q Sử dụng các băng theo việc đọc Kinh Thánh, những sự nghiên cứu Kinh Thánh, cùng những tuyển lựa từ văn phẩm Cơ Đốc đối với những người mù hoặc không biết đọc.
Bạn có lưu ý rằng các băng từ cùng các máy thu băng là hữu dụng trong mỗi một của các trường hợp đã liệt kê trên đây không? Sự thật là những đĩa nhạc và máy thu hữu dụng trong một vài hoàn cảnh, còn các băng từ và máy thu băng là có thể sử dụng được nhất.
Có nhiều loại dạy dỗ khác nhau - một vài điều tốt, và một vài điều không quá tốt - có sẵn trên các băng từ. Giáo viên phải cẩn thận quyết định và trong tinh thần cầu nguyện các tài liệu nào thích hợp cho lớp học. Dĩ nhiên, bạn nên lắng nghe bất kỳ đĩa nhạc hoặc băng từ nào trước giờ lên lớp để đoan chắc rằng chúng đều thích hợp. Chúng không là những điều thay thế dành cho một giáo viên. Với các băng từ và các đĩa ghi âm, sự quan tâm bị hạ thấp vì thiếu bất cứ điều gì có thể nhìn thấy được, không có phương cách nào để tác động qua lại với diễn giả. Hãy cẩn thận trong việc sử dụng quá mức các phương tiện nầy nhưng vẫn phải sử dụng chúng.
MỤC TIÊU 8. Gọi tên tối thiểu hai phương cách mà bạn có thể sử dụng .
Truyền thanh và truyền hình
Chúng ta không thê lìa bỏ chủ đề “các phương tiện thuật chuyện” mà không đề cập đến sự sử dụng giáo dục của đài truyền thanh và truyền hình. Nhiều đài phát thanh có những buổi phát thanh giáo dục. Các giáo viên có thể buộc các học sinh lắng nghe những chương trình nào đó hoặc ở nhà hoặc tại lớp và sau đó thảo luận những chương trình nầy. Nhiều trường học có một hệ thống. Truyền hình mạch kín bởi đó mà một giáo viên trong một căn phòng có thể thuyết trình cho nhiều lớp học khác nhau trong nhiều phòng học khác nhau cùng một lúc. Sau đó, các giáo viên trong phòng học đó thảo luận bài thuyết trình với các học sinh. Thêm vào đó, bạn hoặc các Hội Thánh của bạn có thể nới rộng chức vụ dạy dỗ của mình qua máy thu thanh và truyền hình cho hàng ngàn thính giả hoặc những người xem truyền hình trong khu vực của bạn. Bạn có thể thực hiện điều nầy bằng cách cung cấp cho các đài phát thanh hoặc băng từ hoặc các đĩa nhạc đã chuẩn bị trong những nơi khác hoặc băng từ hoặc những đĩa nhạc bạn chuẩn bị. Bạn cũng có thể trình bày các chương trình “truyền trực tiếp"trong phòng ghi âm trong các phương cách nầy bạn có thể dạy dỗ người ta trong mọi phần của thế giới
19 Phương cách nào sau đây là các phương cách giáo dục sử dụng máy truyền thanh hoặc truyền hình?
a) Buộc các học sinh lắng nghe những chương trình nào đó và thảo luận sau đó
b) Cung cấp các băng từ thâu băng trước cho các đài truyền thanh và truyền hình với mục đích là để phát lại
c) Cho phép các học sinh nghe bất kỳ chương trình nào chúng muốn.
d) Mở máy thu thanh mỗi sáng trong suốt nửa giờ đầu của lớp và dành thì giờ cho giáo viên chuẩn bị các bài học
e) Sử dụng truyền hình giáo dục mạch kín trong hệ thống trường học và sau đó thảo luận bài học.
Như bạn có thể thấy có nhiều phương cách mà máy thu thanh và truyền hình có thể được sử dụng để tăng cường bối cảnh học tập - dạy dỗ. Tuy nhiên, tôi biết rằng thậm chí những phương tiện tốt nhất có thể được sử dụng thích hợp, và như vậy sự kiến hiệu của các phương pháp nầy không còn hiệu lực. Hãy sử dụng các phương pháp nầy, nhưng hãy sử dụng chúng một cách khôn ngoan!
20 Xem xét các thị cụ khác nhau nào chúng ta đã thảo luận trong bài học nầy. Ghép các thị cụ (phải) cho phù hợp với công việc mà trong đó nó có thể được sử dụng một cách hiệu quả (trái). Có thể cần đến hơn một câu trả lời.
Khi chúng ta đến cuối bài 7, hãy nhớ lại và suy xét bài học nầy và thấy được bao nhiêu tài liệu mà chúng tôi đã bao gồm. Tôi cảm thấy rằng việc dạy dỗ là một trong những điều hứng thú nhất mà một người có thể làm; vì trong nó, giáo viên đang nỗ lực để thay đổi các cuộc đời. Tôi hy vọng qua lần nầy bạn tích cực dồn hết tâm trí vào quy trình dạy dỗ.

Ngoài ra, hãy cho phép tôi nhắc bạn về nhu cầu tuyệt đối thiết yếu của việc duy trì về một phương pháp thích hợp sắp xếp các ý tưởng sẽ giúp bạn trong việc dạy dỗ, phân loại các mục phù hợp với chủ đề và loại tài liệu. Khi bạn sẵn sàng dạy một bài học về đặc điểm của xứ thánh, chẳng hạn như, những tài liệu gì bạn dễ dàng có sẵn để các học sinh thấy được, vì bạn nói và vì bạn làm sáng tỏ những sự hiểu lầm ư? Hãy bắt đầu ngay bây giờ giữ lại các tranh ảnh, các bài thơ, các sự kiện, các ý tưởng dành cho việc trình bày, cùng thông tin liên hệ như vậy.
Bây giờ là lúc bạn xem xét lại những điểm nổi bật nhất của bài học nầy và chuẩn bị làm bài tự kiểm. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho bạn.
Bài tự kiểm
1 Ghép cho phù hợp. Ghép phương pháp (phải) cho phù hợp với những lời trình bày (trái) có liên hệ đến phương pháp ấy. (Một vài người có thể áp dụng hơn một phương pháp).
2 Ghép thị cụ (phải) cho phù hợp với trường hợp mà trong đó nó có thể được sử dụng một cách hiệu quả. Có thể cần đến hơn một câu trả lời.

Trả lời các câu hỏi nghiên cứu

k RT, những đĩa (hát) hoặc các băng từl RT, những đĩa (hát) hoặc các băng từm RT, những đĩa (hát) hoặc các băng từn T, các băng từo RT, những đĩa (hát) hoặc các băng từp T, các băng từq RT, những đĩa (hát) hoặc các băng từ 8 Các câu trả lời của bạn 19 a) Buộc các học sinh lắng nghe những chương trình nào đó và thảo luận sau đó. b) Cung cấp những băng từ cho những đài phát thanh và truyền hình để tái phát đi e) Dùng truyền hình giáo dục mạch kín trong hệ thống trường học và rồi thảo luận bài học sau đó. 9 Tôi sẽ nói: 1. Giải thích một ý tưởng hoặc lẽ thật không sáng tỏ. 5. Áp dụng các nguyên tắc Kinh Thánh vào nếp sống mỗi ngày 7. Giúp các học sinh giải quyết các nan đề tương tự với những phương cách trong câu chuyện 8. Cung cấp các gương mẫu cho các học sinh noi theo 9. Thay đổi các thái độ 20 a 3) Các băng từ b 3) Các băng từ, 4) Máy thu thanh, 5) Truyền hìnhc 3) Các băng từ, 2) Những đĩa (hát) 4) Máy thu thanh, 5) Truyền hìnhd Những con rốie Những con rối, 5) Truyền hìnhf 2) Những đĩa (hát), 3) Các băng từ, 4) Máy thu thanh 10 a 2) Các điều kiện xã hộib 2) Các điều kiện xã hộic 1) Tự nhiên thông thườngd 7) Các sự kiện trước mắte 8) Các nghề nghiệp, công việcf 6) Nông nghiệp g 3) Nếp sống gia đình, chỗ ởh 5) Kinh Thánhi 4) Thương mạij 9) Lao động và sự quản trị Bài 8: CHO CÁC HỌC SINH THẤY
Mong bài học cuối cùng chúng tôi đã thảo luận sự chọn lựa của việc thuật lại bài học cho một lớp học qua bài thuyết trình, việc kể chuyện hoặc những lời làm chứng. Chúng ta cũng rờ đụng đến việc sử dụng một vài thị cụ mà sẽ tăng cường thêm sự trình bày của một bài học.
Trong bài học nầy chúng ta sẽ thảo luận các thị cụ tỉ mỉ. Như chúng ta đã học trong một bài học trước đây, nhìn thấy thêm nhiều vào giá trị lâu dài của một sự trình bày bằng miệng. Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ trở nên cũng hăng hái như chúng ta qua đi sang giá trị của các phương tiện. Chúng ta không bao giờ đề cập đến tất cả về những loại khác nhau của những sự giúp đỡ có sẵn, vì thế bài học nầy sẽ chỉ rờ đụng đến những gì chúng tôi cảm thấy là sự hỗ trợ phổ biến nhất trong việc dạy dỗ.
Chúa Jêsus có các phương tiện dạy dỗ sống động của Ngài. Quần chúng đã tra cứu và nhìn thấy rằng con chim thật sự thảnh thơi khi nó di chuyển không có mục đích từ nơi nầy sang nơi khác. “Hãy xem hoa huệ ngoài đồng lớn lên”, Chúa Jêsus nói khi Ngài chỉ vào những bông hoa gần bên Ngài. Nếu đó là cách Đức Chúa Trời mặc cho cây cỏ ngoài đồng”, Ngài nói và chỉ vào cánh đồng xanh ngát, “Ngài há sẽ không mặc cho các ngươi nhiều hơn sao, hỡi kẻ ít đức tin?” (Mat Mt 6:20-30).
Nhà Giáo ưu tú đang sử dụng các phương pháp tốt nhất. Tất cả các tạo tác sẵn sàng để giúp đỡ, như chính Tạo Hóa đã dạy dỗ.
Tôi còn nhớ các giáo viên tốt khác qua kinh nghiệm của riêng tôi. Giáo viên trường Chúa Nhật thuật cho tôi những câu chuyện từ Kinh Thánh đã giúp đỡ qua các bảng bằng vải Plannel. Những giáo viên chuẩn bị tốt trong trường Kinh Thánh và cao đẳng lưu lạc trong ký ức của tôi vì họ có điều gì đó để nói và làm một điều gì đó giúp tôi ghi nhớ!
Bạn của giáo viên, loại hiệu quả nầy có thể thuộc về bạn. Sứ điệp của bạn sẽ được ghi nhớ, nếu bạn sử dụng tất cả cái mà tùy ý bạn sử dụng để có hiệu quả!

Dàn bài
Giá trị của các thị cụ
Thị cụ khai triển
Các mục tiêu bài học

Khi hoàn tất bài học nầy bạn có thể:

Nhận biết những thị cụ hữu dụng nhất và giải thích khi nào chúng hữu dụng nhất.
Chọn các thị cụ thích hợp nhất cho từng bối cảnh dạy dỗ, và dùng chúng phù hợp với các nguyên tắc chỉ đạo cho từng cái
Có một nguồn hồ sơ cung cấp các tài liệu để sử dụng với các thị cụ khác nhau
Trau dồi sự dạy dỗ kiến hiệu qua việc sử dụng các thị cụ tốt hơn.
Các hoạt động học tập
Hiểu cặn kẽ phần khai triển bài học phù hợp với những chỉ dẫn trước.
Làm bài tự kiểm và kiểm tra các câu trả lời của bạn

Phần khai triển bài học

MỤC TIÊU 1. Nhận ra giá trị của các thị cụ và các mục đích căn bản của nó

GIÁ TRỊ CỦA CÁC THỊ CỤ

Sự chú ý và quan tâm của các học sinh có thể bị nắm bắt qua các phương tiện thính thị. Chúng ta đang sống trong một thế giới nghe nhìn. Các giác quan của chúng ta liên tục bị tấn công tới tấp bởi thị giác và các âm thanh. Các tia sáng tất cả đều xoay quanh chúng ta, những âm thanh từ những phương tiện đi lại, các máy thu thanh và truyền hình tất cả đều trở nên một phần của cuộc sống mỗi ngày. Học sinh sẽ học tập từ nhiều và những kinh nghiệm nghe nhìn khác nhau, vì thế chúng ta cần lưu ý chúng ta đang sử dụng những kinh nghiệm nghe nhìn tốt đối với việc dạy dỗ đúng đắn. Hãy nhớ biểu đồ của chúng tôi thể hiện là số lượng các phương cách càng lớn mà một học sinh được bộc lộ, nó càng ghi nhớ nội dung ấy. Trong bài học cuối cùng chúng ta đã bàn về các phương tiện nghe, nhưng bài học nầy sẽ tập trung vào các thị cụ, dĩ nhiên, một sự kết hợp của cả hai - thính và thị sẽ càng có hiệu quả hơn là chỉ cái nầy hoặc cái kia.
Những phương tiện dạy dỗ phục vụ nhiều mục đích quan trọng, nhưng phải nhớ rằng các phương tiện nầy là một phương tiện để đạt được mục đích. Chúng không được sử dụng để giải trí nhưng đúng hơn là thu hút được sự chú ý của học sinh. Có những lý do tại sao mà các phương pháp thính thị có thể được sử dụng.
1. Chúng nắm giữ sự chú ý của học sinh và khuấy động sự quan tâm của nó.
2. Chúng làm rõ ràng hơn các lời nói cùng các ý tưởng
3. Chúng khuyến khích sự chất vấn
4. Chúng kích thích sự tưởng tượng của học sinh và dẫn đến sự thảo luận sâu hơn.
5. Chúng giúp đem toàn thể lớp học qua cùng kinh nghiệm
6. Chúng tạo sự dễ dàng hơn cho học sinh ghi nhớ bài học.
7. Chúng có thể giúp đỡ trong việc xem xét lại và kiểm tra
8. Chúng giúp hướng học sinh từ cái biết đến cái chưa biết.

1 Khi bạn mở một quyển sách hoặc tờ tạp chí và liếc nhìn qua. Điều gì khiến bạn chú ý trước nhất và khuấy động sự quan tâm của bạn mau nhất?
a) Văn phong thu hút sự chú ý trong bài mà nó được viết ra
b) Sự thích ứng của chủ đề đối với cuộc sống của bạn
c) Các tranh ảnh
d) Độ dài của bài đăng
MỤC TIÊU 2. Định nghĩa các thị cụ “khai triển ”, và trình bày cách mà chúng được sử dụng tốt nhất trong lớp học
CÁC THỊ CỤ PHÁT TRIỂN
Trong phần nầy chúng ta đang bàn về các loại thị cụ đã thực sự được khai triển như bài học được trình bày - các thị cụ khai triển. Người hướng dẫn viết ra hoặc vẽ ra trên chúng như bài học đang được trình bày. Hai loại thị cụ nầy là bảng đen và giấy vẽ đồ thị. Cho dầu cả hai đều đa năng tương đối và vô cùng có ích, có một sự khác biệt lớn lao trong những chi phí đầu của chúng cùng sự sử dụng thường xuyên của chúng.
Bảng phấn
Bảng phấn, nguyên thuỷ được gọi là bảng đen, chắc chắn có thể được sử dụng khắp nơi trong tất cả các phương tiện học tập và dạy dỗ. Cái tên gọi được thay đổi là chữ “bảng đen” thành “bảng phấn”, và ngày nay nó xuất hiện trong nhiều màu sắc (đặc biệt là màu xanh lá kể từ khi màu nầy làm dịu mắt). Nếu tất cả các phương tiện có sẵn nầy được đánh giá một cách cẩn thận từ quan điểm tiện ích, có thể tiếp cận, và kinh tế, bảng đen sẽ chắc chắn có thể đứng ở vị trí đầu hàng. Thật đáng tiết là nhiều giáo viên không có ý thức sự kiến hiệu của nó; vì vậy, họ không dùng nó đến chỗ có lợi thế đầy đủ nhất.
Những loại bảng đen
Thêm vào cái bảng phấn thông thường, còn có: Những tấm bảng băng chuyền bằng con lăn, nhựa treo, những cái bảng đặc biệt chứa đựng những chì màu, những bảng vẽ với giấy để có những thông tin dùng phấn, cùng những cái bảng có từ tính (nam châm)
Một miếng vải đặc biệt dựa trên nhựa chất dẻo để làm bảng đen có thể được sử dụng để bao phủ một tấm giấy bồi bìa cứng hoặc cạc tông, buộc chặt vào một cây gậy để một cái bảng có thể mang đi được hoặc để tạo nên một cái bảng có băng chuyền con lăn. Đối với cái bảng có băng chuyền bằng con lăn. Bạn có thể sử dụng một con lăn chả giò, ví dụ như được dùng làm (vật ngăn ánh sáng ) cho cửa sổ. Buộc chặt miếng nhựa vào băng chuyền bằng con lăn, cuốn nó lên, và đặt nó vào những giá để gắn chặt vào tường. Kéo miếng nhựa xuống và viết hoặc vẽ lên đó những gì bạn muốn trình bày trong lớp học. Sau đó để nó chạy lên khuất khỏi mắt cho đến khi bạn sẵn sàng trình bày nó cho lớp học.
Một cái bảng trắng phẳng mặt có thể được sử dụng với những sáp màu đặc biệt hoặc bút lông. Cái bảng nầy sạch sẽ hơn là cái bảng đen thông thường và có ích cho bất kỳ ai dị ứng với bụi phấn.
Cái bảng có từ tính là một kiểu mới hơn của cái bảng đen. Như tên gọi của nó hàm ý, đây là một cái bảng bằng kim loại. Lợi điểm của chiếc bảng nầy là tính khả thi của việc sử dụng các đồ vật có ba chiều với các thành phần chính bằng kim loại nhằm mục đích có được sản phẩm kiểu mẫu tốt hơn và các biểu đồ. Từng mục được trình bày trên bảng phải có một nam châm nhỏ ở phía sau nó. Hầu cho nó sẽ dính với cái bảng bằng kim loại. Hoàn toàn hiển nhiên, chiếc bảng nầy đắt tiền hơn và các vật liệu cho việc sử dụng phải đặc biệt được phác thảo trước. Thông thường bằng cách sử dụng các thành phần chính có từ tính cụ thể tách rồi ra được, tạo nên các kiểu giấy có thể được gắn lên cái bảng từ tính năng. Khi giáo viên đang bàn đến những đồ vật có chiều kích thị cụ nây đưa ra những điểm lợi được thêm vào trong việc bố trí lại các vị trí của các đồ vật, và điều nầy có thể được thực hiện bằng cách chuyển đổi thay vì xoá đi và về lại.
Xem xét các đặc điểm quan trọng của một cái bảng đen tốt:
1. Cái bảng và phần viết bảng đã sử dụng phải ở trong việc so sánh sự khác biệt để cho các đường kẻ được kẻ được vẽ ra và các mẫu tự được viết ra có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng.
2. Các bảng không nên “toả rạng”! Ánh chói phải được loại bỏ hoặc các học sinh có sự khó khăn trong việc đọc nó. Không nên dùng sơn tráng men để làm ra một cái bảng đen. Sơn đen bằng phẳng, bảng đen màu làm xanh hoặc sơn được làm ra từ thuộc nhuộm chế bằng muội đèn, nước và keo tạo nên những cái bảng đen tốt.
3. Cái bảng phải đủ rộng. Trong một lớp học bình thường một cái bảng rộng, toàn thể chiều dài của một bức tường, là tuyệt vời đối với việc cho phép phần lớn các học sinh làm bài trên bảng cùng một lúc. Đối với một cái bảng nhỏ hơn hoặc một mét vuông (99cm 06 x 99cm 06) = (39x39inches) hoặc xấp xỉ 75x100 centimét (khoảng 30x39 incher) là môt kích cỡ tốt.
4. Cái bảng nên có một mặt phẳng để có thể lau chùi dễ dàng: Nếu bạn có một cái bảng mới, quy định điều nầy bằng cách chà xát cạnh của viên phấn lên toàn thể mặt bảng và rồi sau đó xóa sạch nó cho đến khi bạn đã làm cho bụi phần nhồi kín mặt bảng. Sau nầy, những gì bạn viết lên bảng có thể được xoá dễ dàng. Hãy nhớ, những dấu vạch hoặc những chữ viết vẫn có thể nhìn thấy qua cách bày biện trước đó đang làm khó chịu.
5. Cái bảng nên đặt nơi nào giáo viên và các học sinh có thể, dễ dàng với đến. Nên để cho mọi người có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng. Viết đủ lớn để mọi người có thể đọc được. Khi sử dụng bảng cẩn thận đừng che khuất tầm nhìn của các học sinh. Bước sang một bên để nhận xét về những gì bạn đã viết.
6. Phấn ghi bảng phải có phẩm chất tốt, không cứng và đầy cát. Phấn phải làm cho rõ ràng, sắt nét, dễ thấy đối với học sinh. Cây phấn có thể được gọt nhọn hoặc tạo hình nếu các đường nét tốt được yêu cầu cho các biểu đồ.
Phấn màu có thể được dùng để tăng thêm sự đa dạng. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ rằng tranh vẽ không có nghĩa là những tác phẩm của nghệ thuật, nhưng đúng hơn là những minh họa về một đặc điểm của bài học. Giữ chắc viên phấn giữa ngón cái và ngón tay giữa, giữ ngón trỏ ở phần đỉnh. Điều khiển một cách cẩn thận và nhấn chính xác sẽ giữ viên phấn khỏi vỡ và trở nên một người tiêu khiển và giải trí.
2 Bốn loại bảng đẹp phổ thông nhất là:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Sử dụng bảng đen
Những cái bảng đen có thể được sử dụng nhiều cách. Giáo viên giỏi sử dụng nó một cách phong phú và sử dụng nó tốt đẹp. Vấn đề trên bảng được trình bày với học sinh trong tiến trình mà bài học cần có là điều quan trọng. Cái bảng có thể không đủ rộng để nắm bắt tất cả những gì mà giáo viên muốn nói. Trong trường hợp đó, khi bạn hoàn tất một vấn đề hãy xóa đi và viết ra vấn đề kế tiếp. Đừng bày bừa bãi trên bảng với quá nhiều điểm hoặc các vấn đề. Duy trì tài liệu được tổ chức và trong trình tự thích hợp. Giữ cái bảng của bạn gọn gàng ngăn nắp và sạch sẽ.
Hãy ghi các chữ viết của bạn trên bảng là những sự giúp đỡ hoặc các phương tiện cho những gì bạn đang nói. Hãy để chúng minh họa diễn tả bằng tranh hoặc những lời nói những gì bạn đã diễn tả bằng miệng. Sự sử dụng cái bảng đen nên tự nhiên. Không nên có vẻ căng thẳng khi sử dụng nó.
Hãy cẩn thận xem xét các mục đích sau đây đối với việc sử dụng bảng đen:
1. Giới thiệu những tên gọi của các học sinh mới.
2. Ôn lại những gì đã dạy trong bài học mới nhất
3. Vẽ các bản đồ, các biểu đồ, các sơ đồ, hoặc các đồ thị.
4. Viết những lời nhận xét mà các học sinh đưa ra.
5. Trình bày các bài kiểm tra cùng các cuộc thi đố
6. Viết ra các bài tập
7. Giới thiệu những từ mới, các định nghĩa cùng những từ then chốt.
8. Nhấn mạnh đến các ý tưởng mới, các câu châm ngôn và những câu tục ngữ.
9. Viết ra các bảng kê dùng đưa ra những đặc điểm chính
10. Trình bày những sự kiện bằng số cùng các số liệu thống kê.
11. Phác họa giáo trình hoặc bài học được học kế tiếp
12. Phác họa hành động chính của một câu chuyện sử dụng những hình ảnh bằng gậy.
13. Vẽ những tranh vui để nhấn mạnh việc áp dụng chính của bài học
14. Hãy cho phép các học sinh vẽ các cảnh từ bài học như sự duyệt xét lại
15. Buộc các học sinh học hỏi các bài tập thuộc nhiều loại khác nhau
16. Viết ra các lời công bố 17. Ghi ra các yêu cầu cầu nguyện
18. Viết lời của các bản hợp xướng mới
19. Viết ra tài liệu dành cho các học sinh để cho chép hoặc ghi nhớ.

Đây là một vài tiện ích về việc dùng một cái bảng đen
1. Bảng đen tương đối rẻ
2. Bảng đen dễ dàng có được.
3. Bảng đen không phức tạp. Nó dễ sử dụng
4. Với một vật tẩy xóa tốt (khăn lau bụi) bảng đen có thể sử dụng lập đi lập lại trong một vài phút
5. Bảng đen cho phép một học sinh đến bảng đen và tự bày tỏ chính nó khi cần.
6. Bảng đen mang lại sự chú ý của toàn thể lớp học đến một trung tâm điểm - bảng đen. Nó có thể sử dụng một cách hiệu quả để có được sự chú ý của các học sinh khi giáo viên cảm thấy tâm trí của chúng đang lơ đễnh và chúng đang không thể tập trung đúng mức.
7. Bảng đen là một “thị cụ” mà giáo viên có thể sử dụng như một sự củng cố thêm trong khi giải thích một bài học
8. Nếu tấm bảng có thể di chuyển được, nó có thể mang đi dễ dàng từ nơi nầy sang nơi khác.
9. Bảng đen có thể được dùng trong nhiều cách khác nhau và với phần lớn bất kỳ nhóm tuổi nào.
Có một vài nguyên tắc mà giáo viên nên ghi nhớ khi sử dụng các bảng đen. Hãy xem xét các ý tưởng cơ bản nầy:
1. Dự kiến bài học của bạn với bảng đen trong tâm trí. Phần bố cục và một vài câu hỏi, các từ mới cùng những ý tưởng, các bản phác thảo, những biểu đồ cùng các bản đồ, tất cả điều có thể được trình bày cho các học sinh trên bảng
2. Tất cả những gì được ghi lên bảng nên liên hệ với bài học
3. Phải gọn gàng trong công việc ghi chép lên bảng của bạn
4. Hãy viết một cách rõ ràng. Hãy thực hành cho đến lúc bạn cảm thấy thoải mái với tấm bảng
5. Luôn luôn khởi đầu với tấm bảng sạch sẽ - lau sạch trước khi bạn rời lớp học
6. Viết mọi thông tin lớn đủ để cuối phóng nhìn thấy rõ ràng vì không có một cái bảng đen. Chúa Jêsus đã dùng mặt đất và viết lên bụi; nhưng nó vẫn có kết quả (GiGa 8:8)!
3 Nhìn lại và xem xét kỹ bảng liệt kê các phương cách mà bạn có thể sử dụng một cái bảng đen. Điều nào trong những điều nầy là mới đối với bạn? Viết một chữ N lợt bên cạnh những điểm đó. Đối với những điểm bạn đã sử dụng. Hãy đánh dấu x bên cạnh những điểm đó. Gạch dưới năm điểm bạn mong ước sử dụng thường xuyên nhất trong lớp học của bạn.
4 Cố tình đi thăm những lớp học trong Hội Thánh của bạn hoặc được phép ghé thăm một trường học. Đặc biệt chú ý những bảng đen. Chúng rộng bao nhiêu? Có những gì trên những bảng ấy? Có phải nó gọn gàng và dễ đọc không? Trong suốt thời gian học, điều gì đã được ghi lại trên những tấm bảng ấy và nhằm những mục đích nào?
MỤC TIÊU 3. Nêu tên hai loại cơ bản của các thị cụ không được dự kiến , và giải thích chúng có thể được sử dụng hiệu quả nhất trong lớp học .

NHỮNG THỊ CỤ KHÔNG ĐƯỢC DỰ KIẾN

Khi một vài người nghe đến tư liệu những thị cụ, họ nghĩ ngay đến chi phí dành cho những chiếc máy chiếu ảnh và các phim (máy đèn chiếu) hoặc những thước phim giáo dục. Tuy nhiên, có nhiều thị cụ ít liên quan hoặc không mất chi phí và điều nầy có thể được sử dụng rất hiệu quả. Đây là những thị cụ chưa từng dự kiến, những đồ vật mỗi ngày xung quanh bạn. Bạn có thể trở nên khéo léo trong việc tạo ra và dùng những thị cụ nầy để tạo nên những câu chuyện trong Kinh Thánh cùng các bài học thực tế đối với các học sinh của bạn.


Các đồ vật và các mô hình
Đây là thời gian học bài dành cho các môn đồ. Chúa Jêsus có các môn đồ tất cả đều ở chung quanh Ngài khi Ngài đang dạy dỗ. Các môn đồ hỏi Ngài :“Ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” Chúa Jêsus gọi một đứa trẻ và đặt nó đứng giữa vòng họ. Sau đó Ngài nói :“Ta bảo cho các ngươi sự thật nầy, nếu các ngươi không xây lại và trở nên như đứa bé nầy, các ngươi sẽ không bao giờ được vào Nước Trời đâu. Vì vậy, ai không hạ mình như đứa bé nầy là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mat Mt 18:1-4).

Đây là một bối cảnh học tập trọn vẹn. Chúa Jêsus là Giáo viên, các môn đồ là những học sinh. Đó là thời gian hỏi - đáp, và Giáo viên sẵn sàng với bài học của Ngài cùng các phương tiện cần thiết để giúp đỡ trong sự giải thích và sự minh họa. Những con chim, những hạt cải, các bông huệ, các thiếu nhi, người gieo giống, người đàn bà goá, người Pharisi và người thâu thuế, chiên và những con dê, bánh mì, những cánh của đi, những cây vả, những cây nho, những chiếc đèn trên một cái chân đèn và muối. Những điều nầy và nhiều điều khác là những phương tiện mà Chúa Jêsus đã sử dụng trong sự dạy dỗ của Ngài.

Các vật tự nhiên thường được sử dụng để minh họa các lẽ thật thuộc linh trong những phương tiện dạy dỗ được con người viết đến. Đức Chúa Trời đã sử dụng chúng với Ađam và Êva trong vườn Êđen chẳng hạn như Ngài đã nói với họ về quả của hai cây - cây tri thức về điều thiện và điều ác và cây khác là cây sự sống. Toàn bộ hệ thống sinh tế đã dùng các đồ vật để dạy dỗ về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, tội lỗi và sự hình phạt của nó, sự cứu chuộc qua cái chết của một vật thay thế. Mỗi một vật trong đền tạm có ý nghĩa biểu tượng của nó. Những khải tượng và các sứ điệp của các tiên tri đã dùng nhiều các bài học sự vật. Một trũng xương khô trở nên một đạo quân lớn khi Linh của Đức Chúa Trời thổi lên. Giêrêmi với một cái ách trên đôi vai của mình đã nói tiên tri về sự lưu đày hầu đến. Êxêchiên, chân không và mặc một cái áo chùng ngắn của một tôi mọi, giả vờ đóng vai một người sẽ đi lưu đày vì cớ tội lỗi của họ.
Nói chung chúng ta dùng những đồ vật, sự vật như là các phương tiện dạy dỗ:
1. Cho các học sinh làm quen với một vài điều gì không quen thuộc
2. Giải thích các phẩm chất của chúng minh họa những tình trạng nào đó trong lãnh vực thuộc linh hoặc trong cuộc sống thực tế.
3. Miêu tả một vật biểu tượng, ví dụ như những dây xích tiêu biểu sự nô lệ hoặc lưu đày, hoặc một cây thập tự tượng trưng cho sự cứu chuộc qua sinh tế của DS dành cho chúng ta.
4. Trình bày một thí nghiệm hoặc sự minh chứng để minh họa điều gì xảy ra trong lãnh vực thuộc linh.
5. Tạo nên bối cảnh lịch sử của bài học. Hiện thực hơn. (Dùng những cách ăn mặc và “những người chống đỡ nghề ca kịch” khác.)
Trong việc dạy dỗ chúng ta có thể sử dụng không chỉ là những sự vật thật mà cũng còn các mô hình là những vật biểu tượng có quy mô lớn hoặc nhỏ của các sự vật thật. Một vài hoàn cảnh trong các bối cảnh dạy dỗ có ích lợi nhất đã gặt hái được từ việc sử dụng một mô hình của trọn trong một lới học Kinh Thánh. Một mô hình theo mắt con người trong một lớp học trên những phần của thân thể; hoặc một kiểu mẫu phô bày mối tương quan của trái đất với mặt trời của nó, mặt trăng, cùng các hành tinh trong một cuộc khảo cứu hệ thống mặt trời. Đạt được các phương tiện dạy dỗ nầy và rồi sử dụng chúng.

Các mô hình dùng được như các vật thay thế cho những món hàng quá lớn khi mang vào lớp học. Mặt khác, các mô hình phục vụ như những đồ vật mô tả đầy đủ chi tiết để minh họa một vài điều quá nhỏ hoặc quá phức tạp để cho toàn thể một nhóm vào cùng một lúc. Các mô hình có thể được dùng để minh họa một quy trình. Khi tôi còn học ở trường sơ cấp, giáo viên của tôi đã xây dựng một mô hình hệ thống kênh đào với những cửa cống. Cô giáo dùng những hộp diêm trong việc chứng minh cách những chiếc thuyền đi qua những cửa cống của kênh đào Danama. Sự chứng minh đơn giản nầy đã liên lạc với tôi qua nhiều năm tháng. Tôi có thể dễ hiểu cách mà nước dâng lên và hạ thấp xuống trong những cửa cống để cho phép những tàu thuyền đi qua từ mức độ nầy đến mức độ khác trong những kênh đào.

Những minh họa trên mặt phẳng

Những minh họa trên mặt phẳng là những minh họa phải được tăng lên trong một vài phương cách để trình bày chúng. Những minh họa nầy có thể là những minh họa thương mại rất đắt đỏ hoặc chúng có thể là làm tại nhà. Trước hết chúng ta sẽ xem xét các loại minh họa phẳng, sau đó chúng ta sẽ thảo luận các phương cách khác nhau chúng có thể được trình bày trước lớp học.

Các loại minh họa phẳng
Những bức tranh được sử dụng một cách bao quát hơn bất kỳ phương tiện dạy dỗ nào khác. Các bức tranh nầy dễ sử dụng và có hiệu quả. “Một bức tranh đáng giá bằng cả vạn lời nói” chắc chắn là một cách truyền đạt tuyệt vời. Các bức tranh gợi lên sự quan tâm, kích thích sự thảo luận, đưa ra các câu hỏi, đưa ra thông tin và củng cố trí nhớ.
Những bức tranh phẳng có nhiều hình thức: những bức ảnh chụp, những tranh vẽ, các bức vẽ, những hình cắt ra từ báo, tạp chí được đóng khung; các bức hình được in trong các sách, các tạp chí và những tờ báo, những tranh vẽ phấn trên giấy hoặc bảng đen, những bức tranh sơn tường, và những bức vẽ tạo ra từ kính màu hoặc gạch miếng. Những bức vẽ kết hợp của nền sơn với các vật liệu dán vào để hình thành những đồ vật trong địa vị nổi bật nhất.
Các biểu đồ được sử dụng để diễn đạt các ý tưởng và thể hiện mối tương quan giữa con người và các nơi chốn. Chúng được sử dụng hiệu quả khắp nơi trên thế giới ngày nay. Chúng cũng có thể được sử dụng trong lớp học. Chúng có thể rộng lớn ngỏ hầu chúng có thể được ghim lên tường cho toàn thể lớp học nhìn thấy, hoặc chúng có thể nhỏ cho cá nhân và công việc của nhóm. Các biểu đồ là các phương tiện giúp giáo viên giải thích bài học. Nhiều biểu đồ xuất sắc đã được khai triển qua các công ty thương mại để quảng cáo sản phẩm của họ, những họ cũng có thể rất giáo dục, tôi đã thấy một vài biểu đồ mà xí nghiệp gỗ giao cho đã phác họa ra chu kỳ sống của một cây và những sản phẩm từ một cây gỗ. Các công ty dầu khí phác họa ra câu chuyện về dầu khí và cho biết cách dầu được xác định đúng vị trí, cách có được dầu, và cách lọc và sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị: Hàng ngàn lời nói không thể thay thế một trong các biểu đồ tốt đẹp nầy. Thậm chí những tiệm tạp hóa có thể bày ra những biểu đồ giáo dục trong lớp học. Nó giúp giải thích cho một vài xí nghiệp cách mà bạn muốn sử dụng những biểu đồ nầy. Hãy ghi tên các nguồn thông tin nầy.
Các biểu đồ thường là những sự trình baỳ quan hệ giác về những số liệu. Trong hầu hết các trường hợp ý nghĩa của các con số không rõ ràng, còn một biểu đồ giúp mô tả sinh động các sự kiện. Có nhiều loại biểu đồ
1. Đường kẻ
2. Đồ thị hoặc cột
3. Vòng tròn hoặc “vật giống cái bánh”


Biểu đồ đường kẻ có lẽ chính xác nhất trong tất cả các biểu đồ. Biểu đồ nầy có thể được sử dụng để trình bày các xu hướng và cũng so sánh các kích cỡ và sự trình bày. Biểu đồ đồ thị hoặc cột là biểu đồ đơn giản nhất để đọc và am hiểu. Biểu đồ vòng tròn hoặc “vật giống như cái bánh” giúp đưa ra một ý tưởng về sự tương quan. Biểu đồ họa báo cuốn hút khi nhìn đến và bắt mắt vì biểu đồ nầy dùng các hình ảnh. Cũng dễ đọc.
Các bản đồ và các quả cầu là những phương tiện quan trọng trong nền giáo dục ngày nay. Đây là một thế giới thay đổi biên giới của các nước đang thay đổi. Một vài quốc gia sẽ thay đổi quốc hiệu của họ. Một học sinh phát triển một “ý thức về thế giới” là điều quan yếu.
Một quả địa cầu là sự trình bày chính xác nhất về thế giới. (Một quả địa cầu thực tế là một mô hình và một bức hình kết hợp; khoảng cách; khu vực, hướng đi và hình thể là bốn phương diện của quả địa cầu. Một bản đồ không thể minh họa cùng các phương tiện nầy.
Về cơ bản có ba loại bản đồ: 1) Vật chất, trưng bày địa thế cùng các đặc trưng vật chất của trái đất, 2) Chính trị, trao cho những khu vực chính quyền của từng quốc gia, 3) Và bản đồ có mục đích đặc biệt.
Hai loại bản đồ đầu tiên giúp học sinh dành được thông tin và tri thức tương xứng với thế giới. Loại bản đồ thứ ba là loại được tạo ra đặc biệt cho một bài học. Có thể có những bản đồ đặc biệt được tạo nên để mô tả sinh động những giai đoạn của lịch sử Kinh Thánh, cái thì sẽ có thể phô bày những vùng đất vào thời các tổ phụ; khu vực của các đế quốc khác nhau, mà Đaniên đã nói tiên tri, hoặc hành trình của Ápraham, Phaolô hoặc DS. Một bản đồ có mục đích đặc biệt cũng có thể thể hiện khu vực xung quanh trường học, việc xác định một cách chính xác nơi từng thiếu niên đang sống. Những bản đồ họa báo trình bày các hình ảnh của các sự kiện nổi bật hoặc những bản đồ nầy có thể thể hiện các sản phẩm chính của các sản phẩm chính của các khu vực khác nhau.
Những bản đồ và quả địa cầu trở nên những nguồn thông tin về tri thức cho các học sinh như sự quan tâm của chúng được khuyấy động trong quốc gia của chúng cùng các phần khác của thế giới. Những bản đồ có tầm quan trọng trong việc dạy dỗ lịch sử Hội Thánh và các công tác truyền giáo cũng như lịch sử Kinh Thánh và địa lý. Nó có lợi cho các học sinh để tạo ra những bản đồ và xác định các địa điểm cùng truy tìm những hành trình trên những bản đồ treo tường trong lớp học. Chúng học được nhiều khi giáo viên cung cấp cho chúng với các bản đồ có đường nét phác thảo và buộc chúng điền vào các chi tiết nào. Tạo ra một bản đồ địa hình nổi có ba chiều là một kinh nghiệm tốt. Chúng có thể sử dụng bùn, đất sét, hoặc bột mì trộn với các vật liệu khác như keo để thể hiện những ngọn núi, các thung lũng và những con sông.
Từ chỗ làm việc với các bản đồ các học sinh có thể học tập:
1. Liên hệ tất cả những điều chúng học về vị trí địa lý.
2. Xem xét các điều kiện vật chất của các khu vực chúng học tập
3. Truy tìm những hành trình và các cuộc du lịch
4. Thể hiện các mối tương quan và những khoảng cách từ các địa điểm khác nhau
5. Hãy nhìn vào các nhân vật Kinh Thánh như là những con người thực và hiểu các kinh nghiệm của họ tốt hơn
6. Am hiểu tốt hơn tin tức thế giới ngày nay
Khi sử dụng các bản đồ và các quả địa cầu, ghi nhớ là điều quan trọng:
1. Chúng phải chính xác
2. Chúng phải được sử dụng một cách cẩn thận theo một kế hoạch thích hợp đối với bài học
3. Học sinh cần được dạy dỗ cách giải thích những bản đồ
4. Các bản đồ dùng cho sự chỉ dẫn lớp học phải đủ rộng hầu cho chúng dễ thấy đối với toàn thể lớp học
Khi bạn xem xét kỹ bảng liệt kê trên đây, tôi hy vọng bạn nhận thức có nhiều loại phương tiện có thể được dùng đến. Hãy ghi nhớ, nếu bạn chỉ sử dụng một loại các học sinh sẽ chán nản về các phương tiện trình bày nầy. Đưa ra sự đa dạng và ý nghĩa vào trong những minh họa của bạn và bạn sẽ thấy sự quan tâm ngày càng tăng về phần các học sinh.


Những Phương Pháp Trình Bày

Sự đa dạng trong cách mà bạn trình bày những minh họa cộng thêm sự quan tâm của chúng. Bạn có thể treo những minh họa nầy lên tường. Nếu những tranh vẽ nầy nhỏ. Bạn có thể chuyền tay cho chúng để các học sinh của bạn xem xét chúng. Bạn có thể sử dụng những bức tranh trên những biểu đồ cát, những tấm áp phích, những tấm bảng vải flanen, những bảng thông cáo, những thể nhựa chiếu sáng, những cuộn tranh ảnh, những bằng khen, những phần thưởng cùng những thiếp chúc mừng.

Những bức tranh có thể được đóng khung vào giấy màu, vào những tấm bìa hoặc trong các khung hình. Những cây đinh rập, những cây đinh ghim, những cây đinh kẹp, những cái móc áo dán bằng keo, những cái kẹp giấy và những loại băng keo khác nhau có thể được sử dụng để treo và việc được trưng bày cùng một lúc, chúng phải được sắp xếp một cách thích hợp. Khi đã hoàn tất việc sử dụng những bức tranh nầy. Chúng lại được sử dụng một lần nữa.
Những thẻ nhựa chiếu sáng là một loạt các bức tranh (hoặc những sự sắp xếp giống như tấp áp phích) được dán bằng hồ trên giấy áp phích hoặc giấy xây dựng tốt nhất là (giấy) màu và được thể hiện một thẻ mỗi lúc. Mỗi thẻ nhựa chiếu sàng minh họa một vấn đề chính của bài học hoặc một sự kiện chính trong câu chuyện. Những thẻ nhựa chiếu sáng nầy có thể được dùi lỗ trên đỉnh để những sợi dây lồng vào ngỏ hầu chúng trở nên biểu đồ mà chúng ta gọi là một biểu đồ lướt qua. Nếu những thẻ nhựa chiếu sáng được đính trên giấp áp phích, thẻ biểu đồ lướt qua nầy có thể đứng trên một cái bàn để cánh tay giáo viên được tự do. Một bản đồ lướt qua của giấy in báo có thể được tạo nên bằng cách buộc chặt những tờ báo vào đầu một cây gậy buộc bằng một sợi dây đến điểm cuối cùng. Kế đó biểu đồ nầy có thể được treo trên bức tường, treo qua một cái giá, bục giảng hoặc lưng ghế, hoặc được cầm giữ. Những cuộn tranh câu chuyện Kinh Thánh để tạo nên giống những biểu đồ lướt qua. Chúng có sẵn trong một vài khu vực. Những biểu đồ nầy có 13 ảnh in của các bức tranh để minh họa 13 bài học đã lên chương trình cho lớp trường Chúa Nhật trong thời gian 3 tháng. Những cuộn tranh và biểu đồ lướt qua đã chứng tỏ là những phương tiện tuyệt vời cho những lớp học ngoài trời và các buổi họp mặt trên đường phố. Sau khi dùng, giáo viên có thể cuộn chúng lại và mang đi một cách dễ dàng.
Những áp phích, giấy như những biểu đồ lướt qua, thường sử dụng một vài lời nói được chọn một cách cẩn thận cùng với những bức tranh để minh họa một khái niệm và cho nó tác động gợi cảm. Sự sử dụng màu sắc, sự sắp xếp có nét nghệ thuật và sự vắn tắt của sứ điệp góp phần vào sự kiến hiệu của áp phích. Các áp phích cũng là một phương tiện tuyệt vời của việc trình bày phần đại cương của bài học hoặc những điểm chính của bài học nầy. Các biểu đồ lướt qua cùng những thẻ nhựa chiếu sáng có thể giống như một loạt các áp phích - bia thể hiện chủ đề và rất có thể là phần đại cương, trong khi phần còn lại của loạt ấy minh họa các vấn đề chính.

Hành trình đến Lamã
Các kế hoạch của Phaolô
Đừng lại không có quy định thời hạn
Việc đến nơi an toàn
Chuyến đi đặc biệt

9 Giả sự bạn tạo nên một biểu đồ lướt qua loại thẻ để khai triển bài học hành trình đến Lamã như đã gợi ý trong minh họa trên đây. Bạn có thể sao chép minh họa trên giấy dành cho bìa. Phác họa trong vở ghi chép của bạn những gì bạn sẽ dùng cho mỗi điểm của bốn điểm chính được thể hiện trên bìa sách. Điều nầy được dựa theo RoRm 1:10-15; 15:22-32;; Cong Cv 27:1-28:31.
Những tấm bảng bằng vài flanen (hoặc bằng nỉ) là những mảnh dễ cầm của đồ trang bị cho việc trình bày những cảnh phông hoặc các vấn đề chính của bài học. Để làm ra một tấm bảng bằng vải flanen, một miếng vải flanen hoặc nỉ được giăng ra trên một cái bảng hoặc giấy cạc tông cứng. Bảng nầy được đặt trên một cái bục hoặc giá vẽ để cho nó sẽ làm nghiêng đi đỉnh về phía sau một chút. Những bức tranh cắt ra từ báo, tạp chí với những miếng flanen hoặc giấy nhám được dán hồ sau những bức tranh để các bức tranh sẽ dễ dính chặt vào miếng vải. Một miếng giấy loại để thấm vó một mặt xù xì - chứ không bóng mượt sẽ dính chặt vào bảng bằng vải flnen mà không có bất kỳ vật chống đỡ nào khác. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng bảng flanen ngoài trời hoặc nếu vó một làn gió nhẹ trong phòng, tốt hơn bạn buộc phải sử dụng một đinh ghim để đính chặt từng cái hình vào tấm bảng
Vải flanen xanh dương thẳm tạo một cái nền tốt và cung cấp một bầu trời màu xanh cho các ảnh ngoài trời. Một mảnh flanen hẹp và dài màu nâu hoặc xanh lá ở dưới cùng của tấm bảng cho vẻ bên ngoài của mặt đất. Những mảnh vải bông mịn là những đám mây tốt. Giáo viên có thể xây dựng các khung cảnh của một câu chuyện như đã được khai triển. Khi từng bức tranh được thêm vào, câu chuyện bộc lộ ra.
Những sự trình bày có thể là những bức tranh biểu tượng, những lời nói hoặc những vấn đề của phần đại cương của bài học. Các bức tranh màu để minh họa các bài học Kinh Thánh có sẵn từ phần lớn các nhà xuất bản lẻ. Bạn có thể dùng sợi len màu hoặc dây thừng để tạo nên đường viền các bản đồ trên bảng vải flanen hoặc trình bày các con đường và những con sông. Bạn có thể thu được những ấn tượng có ba chiều bằng cách sử dụng những miếng bọt biển, miếng xốp, gỗ nhẹ, hoặc những trái banh bẳng vải cotton trong các cảnh phim trên bảng flanen. Sau khi sử dụng các vật liệu nầy, hãy cất giữ cẩn thận để sử dụng trong tương lai. Hãy xây dựng hệ thống sắp xếp riêng của bạn hầu cho bạn có thể tìm thấy những bức tranh và các mục khác khi bạn cần chúng một lần nữa.
Những bảng bằng flanen có thể rộng hoặc những bảng nầy có thể nhỏ để được mang đi đến những trạm tiền tiêu, các trường Chúa Nhật, các câu lạc bộ Kinh Thánh hoặc các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh tư gia. Bạn có thể mong muốn tạo nên một sự kết hợp giữa bảng flanen - bảng đen có thể mang đi được. Để được như vậy, bạn cần hai miếng giấy cạctong. Sơn một mặt để làm bảng đen. Dán keo một vài bản lề vải vào phần mép dưới cùng của hai phần, thêm đôi tay cầm bằng vải trên các cạnh đỉnh. Kế đó bọc lại mặt chưa sơn bằng vải flanen hoặc bất kỳ miếng vải nào có một sự lên tuyết. Gắn chặt miếng vải xuống với những chiếc đinh bấm hoặc keo dán. Nếu bạn đang đi nơi nầy nơi nọ và thấy nó không tiện để mang theo một cái bảng, bạn có thể mang một miếng vải flanen và che trong trí nó bằng một vài điều khi bạn chuẩn bị dạy.
10 Trong vở ghi chép của bạn, tạo nên một bảng liệt kê các vật liệu có sẵn tại địa phương bạn mà bạn có thể dùng để tạo nên bảng flanen hoặc bảng nỉ riêng của bạn. Cũng bao gồm các nguồn thông tin để thu được cac bức tranh.
Một cái bảng các - đặc biệt được sử dụng với các học sinh nhỏ tuổi - là một chiếc hộp rộng, cạn được đổ đầy một phần cát. Bảng nầy có hoặc những chân hoặc điều chỉnh điều gì đó để tạo cho nó chiều cao bằng một cái bàn cho các thiếu nhi. Những cánh phông được xây dựng bằng cách tạo ra những ngọn núi và những thung lũng trong cát. Giấy vải hoặc gương màu xanh dương được chôn một phần trở nên những con sông hoặc những hồ. Giấy cạctông, giấy hoặc những khối gỗ nhỏ tạo nên những cái nhà. những mảnh bụi cây là những cây. Những hình nhân của người nói tiếng bụng làm bằng giấy thép hoặc những cái thông điếu được mặc trong những trang phục Kinh Thánh. Những hình nhân nầy có thể đứng tư thế thẳng đứng trong cát. Những bức tranh của các nhận vật Kinh Thánh có thể được đóng khung trên giấy cạctông và buộc chặt vào những cây gậy. (Những bức tranh nhận vật Kinh Thánh nầy thu được từ các tài liệu dành cho sự sử dụng trên bảng flanen). “Người ta"bị di động, để thể hiện hành động như câu chuyện Kinh Thánh được thuật lại. Sau đó các thiếu nhi có thể thuật lại câu chuyện, mỗi một câu chuyện chịu trách nhiệm cho một nhân vật gtrong việc giả vờ đóng câu chuyện trên bàn cát.
Khi sử dụng một cái bàn cát, hãy ý thức rằng cát có thể ảnh hưởng đến các thiếu nhi nếu nó có bụi giống như bột trong đó. Vì thế, hãy giữ sự chuyển động của cát đến một mức thấp nhất. Cũng hãy đoan chắc nhóm của bạn đủ nhỏ để tất cả đều có thể đứng chung quanh bàn và nhìn thấy hành động khi chúng nghe câu chuyện. Bạn có thể mong ước thay mới cát từng hồi từng lúc để bảo đảm rằng cát sạch và không có bụi. Phủ bàn lại khi không sử dụng để giữ cho cát sạch. Giữ các bức tranh và các đồ vật được xếp đặt một cách ngăn nắp và những hình ảnh có thể được sử dụng nhiều lần. Sự tổ chức là một đặc điểm rất quan trọng của một giáo viên tốt.
11 Hãy tuyển chọn nhiều ví dụ của những bức tranh tốt. Ghi ra một lời giải thích về cách bạn có thể sử dụng từng cái trong một bối cảnh dạy dỗ của bạn. Giá những điều nầy cho việc sử dụng thực tế trong việc dạy dỗ của bạn khi bạn có cơ hội. Các giáo viên thường thu gom những phong bì mới hoặc những phong bì dùng giấy nâu để sắp xếp các thị cụ của họ. Dùng nhãn từng loại một cách cẩn thận phù hợp với câu chuyện và chủ đề, và cho biết nếu mỗi loại là một thị cụ trên biểu đồ flanen, tranh phẳng, bản đồ hoặc đồ vật...
Những bảng thông báo thường được đánh giá như là những vị trí đơn giản dành cho các lời công bố. Những tấm áp phích cùng những tư liệu quanh cái khác thường vô ý được kẹp lên hoặc đính tạm. Tuy nhiên, những bảng thông cáo có thể được sử dụng như các phương tiện dạy dỗ hiệu quả. Những bảng thông cáo được sử dụng ích lợi nhất như những sự biểu lộ ra đối với việc củng cố một bài học hoặc đối với việc tạo ra một bầu không khí giáo dục. Khi tôi bước vào một lớp học và đã thấy được một sự trình bày nắp diễn phác họa những thay đổi của các mùa, một minh họa một câu thuộc lòng bằng cách sử dụng những lời nói và những bức tranh mùi hoặc một sự trình bày lôi cuốn của các sản phẩm và những cảnh đẹp quan trọng của một quốc gia đã được lớp nghiên cứu mà tôi có mặt là hài lòng dường mà!
Bạn cùng các học sinh của bạn có thể làm việc với nhau để sắp xếp một cuộc trưng bày nhấn mạnh đến chủ đề của một bài học hoặc một bài học hoặc một loại các bài học. Bạn có thể dùng bảng thông cáo để trình bày những bản đồ do các học sinh vẽ ra, các việc làm bằng tay khác, hoặc những tài liệu nổi bật khác. Sự công nhận nầy cung cấp động cơ thúc đẩy và sự khích lệ đối với các học sinh để thực hiện công việc tốt. Bạn có thể trình bày một bảng liệt kê về những ai đã có tham dự đầy đủ hoặc những ai có sự nhìn nhận xã hội xứng đáng. Bạn có thể muốn trưng bày những bức tranh hoặc các đồ vật liên hệ đến bài học.
Một bảng thông cáo có thể giúp trong sự tăng trưởng thuộc linh và xã hội của các học sinh. Những mục sau đây có thể được trình bày trên bảng thông cáo sẽ giúp lớp học chuyển đạt giáo lý Cơ Đốc nào trong nếp sống Cơ Đốc.
Những yêu cầu cầu nguyện; các tên của các thành viên trong lớp vắng mặt để được cầu thay và được thăm viếng; những bức thư và các giáo sĩ; những bức tranh từ các hội truyền giáo mà lớp học giúp đỡ để hổ trợ; những loan báo về các sự kiện xã hội; những bài được cắt ra từ báo có ý nghĩa đặc biệt; thông tin về các đề án của lớp hoặc các sự kiện sắp đến của Hội Thánh; những bài tường thuật các loại khác nhau; một phương châm hoặc châm ngôn, những lời kêu gọi đối với những người tiên phong.
Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bảng thông cáo của bạn.
1. Dự kiến các trình bày và nội dung của từng sự trưng bày một cách cẩn thận.
2. Dùng các vật liệu và những sự cung ứng rõ và có sẵn một cái bìa flanen màu (màu nhất định, không có các tranh in), lụa hoặc giấy tạo nên một cái nền thu hút đối với bảng đen, những lớp vải phủ nhẹ để dễ sử dụng những đinh ghim, hoặc bạn có thể thích sử dụng những đinh nẹp hơn, nếu các bảng bằng giấy cattong hoặc gỗ mềm. Bảng bằng gỗ bền là một trong những bảng thông hữu dụng nhất.
3. Hãy sắp xếp vật trưng bày một cách hấp dẫn. Những đồ vật nhỏ có thể được viền bằng giấy màu và dán nhãn.
4. Tạo nên vật trưng bày đầy màu sắc
5. Dùng các ý tưởng và tay nghề của các học sinh bất cứ lúc nào khả dĩ
6. Đặc ít nhất một bảng thông cáo gần cửa nơi đó nó có thể dễ dàng được các học sinh đọc khi chúng vào hoặc ra. Điều nầy thiết yếu cho các thông báo và những việc nhắc nhở.
7. Giữ thông tin mới mẽ và cập nhật. Thay đổi cách trình bày và loại tài liệu trên bảng, việc thay đổi nó thường xuyên hầu cho học sinh luôn luôn muốn thấy điều gì mới mẽ.
8. Trong việc trưng bày một loại áp phích, hãy dùng một thông điệp hoặc ý tưởng có thể dễ hiểu. Việc trưng bày nầy phải hấp dẫn và gây ấn tượng hầu cho thông điệp được lưu ý và ghi nhớ. Những từ trong loại trưng bày nầy phải đủ lớn để được đọc một cách để dùng từ một khoảng cách. Duy trì số những từ đến một mức thấp nhất.
12 Gọi tên ba mục đích quan trọng đối với việc sử dụng một bảng thông cáo trong một lớp học.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 4. Nhận ra các loại thị cụ dự kiến khác nhau và cho các nguyên tắc chỉ đạo đối với sự sử dụng chúng
CÁC THỊ CỤ DỰ KIẾN
Với sự tiến bộ của kỹ thuật hiện đại, sự sử dụng các thị cụ dự kiến đã gia tăng đến mức đáng kể. Rất nhiều máy móc phức tạp đang được sử dụng trong lớp học trên khắp thế giới. Tuy nhiên, cũng có những cái đơn giản thích hợp đối với lớp học bình thường. Chúng tôi muốn xem xét vắn tắt những cái có sẵn nầy, cân nhắc lợi điểm chính của từng cái một, và thấy được một vài nguyên từ chỉ đạo chung đối với việc sử dụng bất kỳ thị cụ dự kiến nào.
Những loại trang bị
Những máy chiếu ảnh đối với phim slide và đối với những phim đèn chiếu .
Những phim slide và những phim đèn chiếu là những thị cụ phổ biến và dễ sử dụng nhất giữa vòng các thị cụ dự kiến. Chúng tương đối rẻ. Một vài phim đèn chiếu cũng có thể trưng bày các phim slide. Một vài phim đèn chiếu đi kèm với những đĩa hát hoặc những băng cassete được trình diễn trong khi phô bày các bức tranh. Sự giải thích bằng lời và những tác động âm thanh ban cho chúng thêm giá trị trong việc truyền đạt.
Các phim slide lẫn phim đèn chiếu đều là những bức tranh không chuyển động có một vài điểm lợi qua những phim dành cho công việc lớp học. Với chúng, giáo viên có thể sửa lại cho hợp với vận tốc mà chúng đã được thể hiện. Bất cứ bức tranh nào có thể được diễn trong tầm mắt càng lâu càng cần thiết đối với những lời bình hoặc các câu hỏi và các câu trả lời trước khi thông qua bức tranh kế tiếp. Chúng cũng rẻ hơn các phim điện ảnh, đối với các biểu đồ trưng bày, những họa đồ, những bảng kê, các bức vẽ khác cùng vấn đề in ấn. Đối với việc học tập nhận thức, một vài nhà giáo dục trình bày là những bức ảnh tĩnh tốt hơn các phim điện ảnh.
Những phim đèn chiếu có một điểm lợi trong đó những cái khung đã được sắp xếp trong trình tự thích hợp đối với việc dạy dỗ. Chúng cũng liên kết với nhau và không thể thoát ra khỏi thứ tự. Tuy nhiên, sự linh động của việc tách rời những phim slide cũng có thể là một điểm lợi. Thứ tự có thể được sắp xếp lại và những phim slide nào đó được chọn hoặc bỏ qua phù hợp với công việc, những người xem, và thì giờ có sẵn.
Máy chiếu phim trên đầu dành cho những kính ảnh đèn chiếu
14 Ghép điểm lợi (trái) cho phù hợp với máy chiếu ảnh hoặc những máy chiếu ảnh (phải). Bạn có thể dùng hơn một câu trả lời đối với một vài câu hỏi

Những nguyên tắc chỉ đạo đối với cách sử dụng Trước khi trình bày Trước khi bạn thể hiện các thị cụ dự kiến bạn nên duyệt trước để nắm cho chắc chúng ở trong tình trạng tốt và thích hợp cho các học sinh của bạn. Hãy tuyển chọn những thị cụ giúp các học sinh đạt đến các mục tiêu của bạn dành cho chúng. Phải thừa nhận là các thị cụ của bạn. (Những cảnh in trên vật liệu trong suốt hoặc các phim slide) ở trong thứ tự đúng. Xem thử dòng điện có đúng với thế dành cho máy chiếu hình của bạn chưa, nếu chưa hãy dùng một máy biến thế hoặc cái biến thế. Hãy tìm ra nơi bạn sẽ cắm phích vào để thử xem có điện hay không, nếu lối ra hoạt động, nếu bạn cần một sợi dây kéo dài và nếu bạn có thể làm tối đi phong đủ để phô bày những bức hình vào thời điểm đã lên chương trình.

Hãy đoan chắc rằng bạn có một tấm chắn tốt, một bức tường trắng hoặc có màu nhạt hoặc một tờ giấy trắng có thể được treo lên như một bức màn trên đó phóng to các hình ảnh. Có một cái bạn vững chắc mà trên đó đặt máy chiếu ảnh. Hãy nắm chắc máy chiếu ảnh của bạn đang hoạt động cách chính xác. Hãy kiểm tra lại bóng đèn cùng dây nối (mang thêm một bóng đèn với máy chiếu ảnh là một ý tưởng hay). Dùng trang thiết bị của bạn lên ngỏ hầu các bức tranh của bạn để có thể toàn thể lớp học thấy được rõ ràng. Buộc máy chiếu ảnh của bạn tập trung và sẵn sàng sử dụng trước khi bắt đầu lớp học.

Đưa ra bất kỳ sự định hướng nào có thể các học sinh hoặc những người phụ giúp bạn cần đến. Nếu có ai sắp vận hành máy chiếu ảnh thay bạn, hãy chỉ cho người ấy biết cách thao tác và tín hiệu nào bạn sẽ dùng đới với việc thay đổi các hình ảnh. Nhận thấy một ai đó biết chỗ nào và lúc nào tắt và mở đèn. Hãy cho phép các học sinh của bạn biết chủ đề trình bày và những gì cần tìm kiếm. Điều nầy phải cùng tự nhiên và cùng giáo dục càng tốt để tránh thái độ “giải trí” rất thường đi kèm với các thị cụ dự kiến.

Trong lúc trình bày

Nếu bạn đang cho xem một cuốn phim, phim đèn chiếu, phim slide hoặc băng video có băng ghi âm hoặc kèm theo đĩa ghi âm, vận hành máy chiếu ảnh thường mọi điều bạn phải thực hiện trong suốt phần trình bày. Tuy nhiên, bạn có thể muốn đôi lúc ngừng lại cuốn phim để đưa ra lời giải thích khi cần hoặc kêu gọi sự chú ý của các học sinh đến một vài điểm quan trọng. Nếu bạn đưa ra sự trình bày của mình, bạn có thể thuyết trình, giải thích các hình ảnh, hỏi các câu hỏi và trả lời các câu hỏi.

Sau khi trình bày

Sau khi trình bày một bài học bằng phương pháp thính thị, hay vắn tắt thảo luận với các học sinh, hỏi các câu hỏi về bài học, trả lời bất kỳ các câu hỏi nào chúng có thể đưa ra, hoặc buộc chúng tìm kiếm các câu trả lời. Nếu thích hợp, hướng dẫn chúng áp dụng điều đã học được vào trong cuộc sống của chúng. Nếu đây là loại phim phác họa để dẫn đến một quyết định hoặc hành động, hãy nắm lấy cơ hội để đưa ra một lời kêu gọi hành động. Hãy ghi nhớ rằng chúng ta đang làm việc vì trách nhiệm xã hội và sự tăng trưởng về mặt thuộc linh cũng như trí năng. Hãy nhìn xem Chúa vì sự giúp đỡ của Ngài khi bạn dùng các phương tiện dạy dỗ.

Cũng hãy nhớ, hãy chịu trách nhiệm về thị cụ của bạn; cất mọi vật đi theo một thứ tự chính xác để sẵn sàng sử dụng lại.

15 Nghiên cứu biểu đồ làm việc liên quan trước, trong khi, và sau khi trình bày các thị cụ dự kiến. Thể hiện biểu đồ nầy từ trí nhớ trong vở ghi chép của bạn. MỤC TIÊU 5. Giải thích nơi nào có được các thị cụ SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC VẬT LIỆU Những bạn hữu có các tài năng hoặc kỹ xảo đặc biệt, các nhà xuất bản Cơ Đốc và các hiệu sách, các trường học địa phương và các vườn trẻ, những giáo viên trong các trường của Hội Thánh, những catolo từ các công ty cung cấp những vật liệu giáo dục, mục sư của bạn, các tổ chức rao giảng Tin lành cho thanh thiếu nhi, các nhà sản xuất phim Cơ Đốc là tất cả các nguồn giúp đỡ. Sở giáo dục trong một vài quốc gia có sẵn các vật liệu giáo dục tốt. Có thể cho các nhóm quan tâm thuê hoặc trưng bày. Một vài nơi cung cấp trang thiết bị và gởi một chuyên viên kỹ thuật để trưng bày những phim - tất cả đều không phải trả tiền. Trong một vài quốc gia, các mục sư hợp tác trong việc mua những phim cho sự rao giảng Tin lành và giáo dục Cơ Đốc. Kế đó những phim nầy được các Hội Thánh khác nhau cho mượn và được thể hiện trong các trường học hoặc những cuộc hội họp công cộng.

Học viện khoa học Moody, 12000 East washington Boucwarce, Whittier, california, 90606, USA. Cung cấp những phim xuất sắc (có sẵn trong 22 ngôn ngữ; được dùng trong nhiều trường học. Những phim nầy phô bày những kỳ quan của thiên nhiên và giúp xây dựng đức tin trong DCT Đấng sáng tạo thế giới của chúng ta. Hiệp hội Billy Graham ở Minneapolis, Mismsesota; có nhiều phim rao giảng Tin lành. Nhà xuất bản Phúc âm, 1445 Boonville, sping - field 65803, có một số phim truyền giáo và củng cố nhiều thị cụ và những trang thiết bị khác. Tôi đề nghị bạn hỏi giám đốc ICI để có những địa chỉ của bất kỳ nhà xuất bản Cơ Đốc hoặc các tiệm sách trong khu vực của bạn đem các thị cụ trong ngôn ngữ của bạn đã sử dụng ở đó.
16 Nguồn nào trong những nguồn giúp đỡ nầy dễ dùng có sẵn cho bạn?
...a Một người bạn hoặc học sinh có năng khiếu về nghệ thuật có thể tạo ra các áp phích, về các bức tranh, sắp đặt những cảnh trưng bày, hoặc tạo ra những con rối.
...b Một trường học, trường cao đẳng hay trường Đại học mà bạn có thể thăm để xem thị cụ của họ và sự sắp xếp các lớp học.
...c Một trường mẫu giáo hoặc vườn trẻ
...d Một giáo viên trong một trường học của Hội Thánh nói cho biết hoặc chỗ bạn cách các thị cụ được sử dụng ở đó.
...e Mục sư của bạn hoặc người giám thị của trường Chúa Nhật chỉ bạn biết những tài liệu cùng trang bị gì đang có sẵn.
...f Một tiệm sách Cơ Đốc hoặc catolo của tiệm sách ấy.
...g Một nhà xuất bản Cơ Đốc hoặc catolo của nhà xuất bản ấy
...h Một đại diện truyền giáo thiếu nhi
...i Một nhà sản xuất các phim Cơ Đốc hoặc một catolo
...j Một hiệp hội liên kết các mục sư
...k Một người bạn có kỷ xảo trong nghề mộc có thể tạo ra một vài trang thiết bị chẳng hạn như: bàn cát, bảng đen, bảng thông cáo, giá vẽ hoặc cái bục.
...l Bộ giáop dục của quốc gia của bạn cho bạn biết những thị cụ nào cho mượn không, hoặc nguồn cung cấp nào khác mà họ biết được.
Đây là phần cuối của bài 8. Tôi hy vọng rằng bạn cảm thấy hăng hái về khả năng sử dụng những thị cụ hợp với việc dạy dỗ của bạn. Tôi hy vọng bạn nhận thức tài liệu bạn có sử dụng chúng và cách bạn sử dụng chúng có thể có tác động một cách lớn lao sự thành công trên cương vị của một giáo viên.
Biện pháp tiến hành sắp xếp của bạn đến như thế nào? Vào thời điểm nầy sao chép các đề nghị từ bài tập 16 và đặt thông tin nầy trước biện p háp tiến hành sắp xếp của bạn. Những lời gợi ý nầy có thể phục vụ như những nhắc nhở liên tục các nguồn tài liệu có giá trị.
Bây giờ đã đến lúc làm bài tự kiểm sau đây. Hãy cẩn thận làm từng bài tập và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn.

Bài tự kiểm

1 HOÀN THÀNH. Các mục tiêu nào bạn sẽ sử dụng để minh họa mỗi một trong các bản văn hoặc những đoạn Kinh Thánh?
a IICo 2Cr 6:14 ...................................................................................................
b GaGl 6:7 ...........................................................................................................
c HeDt 6:19-20 ...................................................................................................
d Gia Gc 1:23-25 .....................................................................................................
e DaDn 5:1-31 .............................................................................................................

3 Ghép mục đích hoặc định nghĩa của các thị cụ nầy (trái) cho phù hợp với thị cụ phù hợp (phải)

4 Ghép mục đích hoặc định nghĩa các thị cụ nầy (trái) cho phù hợp với thị cụ thích hợp (phải)
5 Ghép mục đích hoặc định nghĩa của những thị cụ nầy (trái) cho phù hợp với thị cụ thích hợp (phải). Bạn có thể chọn hơn một câu trả lời cho một vài câu hỏi.
6 Hoàn thành. Những thẻ nhựa chiếu sáng, các biểu đồ lướt qua. Những tấm áp phích, những bảng flanen, những bảng cát, và bảng thông cáo tất cả đều được dùng để trưng bày.
...............................................................................................................................

Câu Đúng Sai. Viết chữ Đ vào khoảng trống trước mỗi câu đúng. Viết chữ S nếu câu đó sai.
...7 Các thị cụ phải có mục đích nếu chúng sẽ có tính cách giáo dục.
...8 Những thị cụ giáo dục phải được dự trù tốt trước.
...9 Những thị cụ giáo dục phải giải trí
...10 Những thị cụ giáo dục phải có thể thấy được và rõ ràng đối với một học sinh nhìn thấy và nghe.
...11 Những thị cụ giáo dục phải khuyến khích các học sinh suy nghĩ
...12 Để các thị cụ trở nên giáo dục chúng phải được chuẩn bị về mặt thương mại.


Bài 9: HÃY CHO BIẾT CÁC HỌC SINH CỦA BẠN NÓI

Một người chơi đàn Organ nổi tiếng đã có một buổi hòa nhạc trên một đàn organ bơm tay. Trước khi buổi hòa nhạc bắt đầu một người sẽ đổ đầy những ống gió sẵn sàng cho buổi hòa nhạc. Một tối nọ đám đông đã vào chỗ và người chơi đàn organ đã đi ra sân diễn. Họ đã vỗ tay và người chơi đàn organ đã kiêu hãnh vào chỗ của mình. Buổi hòa nhạc hóa ra tốt đẹp trong một nửa đầu. Người ta xúc động qua buổi trình diễn. Ông già đã bơm những ống gió đã nghiêng điếu ra và nói với người chơi đàn organ :“có phải chúng ta không chơi hay sao? Người ta cảm thấy xúc động vì cớ chúng ta!”

“Ông có nói gì qua việc chúng ta đã chơi hay? Tôi chơi hay chứ!” Người chơi đàn organ nói, hoàn toàn lật để được mà người phụ giúp tự xem mình là một phần của buổi diễn.

Đây lại là lúc dành cho người còn lại của buổi hòa nhạc. Đám đông càng im lặng. Người chơi đàn organ bước đi kiêu hãnh đến chỗ ngồi đàn của mình. Đầy dẫy sự kiêu căng hiển nhiên, anh ta dạo một khúc nhạc thật hay trên bàn phìm - và không có tiếng nhạc nào. Anh ta bấm các nốt đàn một lần nữa, và vẫn không có phát tiếng nào! “Có vấn đề gì vậy, sai cái gì?” Anh ta hỏi người phụ giúp của mình, để đứng im lặng và mỉm cười thay vì bơm hơi vào cây đàn.

“Lạ thật, liệu chúng ta không chơi đàn organ sao?” Người phụ giúp hỏi.”

“Ồ, có chứ, hãy trở về và bơm đàn đi!” Người đánh đàn organ chán ghét nói. Người phụ giúp đã làm theo và buổi hòa nhạc.

Tiếp tục và đi đến một kết thúc vinh diệu. Người chơi đàn organ đã học được bài học của mình - anh ta cần người phụ giúp cho sự thành công trọn vẹn.

Các giáo viên thực hiện tốt hãy ghi nhớ rằng, không có sự phối hợp của các học sinh, thì việc trình bày bài học xuất sắc nhất của họ sẽ thất bại. Các quy trình dạy dỗ và học tập phụ thuộc lẫn nhau. Không có các học sinh thì không thể có việc dạy dỗ các giáo viên cũng không.

Khi Chúa Jêsus dạy dỗ, Ngài không chỉ nói với các học sinh của Ngài - Ngài trò chuyện với họ. Chúng đã đem các câu hỏi và những vấn đề của chúng cho Ngài. Ngài lắng nghe và dạy dỗ chúng phù hợp với các nhu cầu của chúng. Ngài sai các môn đồ ra đi với Tin lành và lắng nghe lời tường thuật của họ khi trở về. Ngài hỏi người ta các câu hỏi và lắng nghe những lời giải đáp của họ. Không lấy làm lạ gì các học sinh học tập quá giỏi? Hãy nhớ: chính học sinh như các học sinh nầy mà các nhà phê bình đã nói :“Những tên nầy làm đảo lộn thiên hạ” (Cong Cv 17:6, KTV). Nguyện sự dạy dỗ của chúng ta có cùng một tác động như vậy.

Dàn bài
Nói chuyện với các học sinh của bạn
Các câu hỏi và những câu trả lời
Thảo luận
Đọc thuộc lòng, những lời tường thuật, sự kể chuyện, sự cầu nguyện
Các mục tiêu của bài học
Khi hoàn tất bài học nầy bạn có thể
Đánh giá những phương pháp khác nhau đối với các học sinh liên quan đến qui trình dạy - học
Nhận ra việc chất vấn ở những mức độ khác nhau, tập trung mức độ cao nhất khả dĩ để khuyến khích các học sinh lý luận một cách có hiệu quả
Nhận ra những nguyên tắc chỉ đạo nhằm giúp đỡ các học sinh hỏi các câu hỏi để thể hiện sự lý luận tốt.
Có sự tham gia của học sinh năng động trong lớp bằng cách sử dụng việc chất vấn, sự thảo luận, và những trình bày vấn đáp
Các hoạt động học tập
Hiểu thấu đáo phần khai triển bài học phù hợp với phương thức thường lệ của bạn. Sau khi hoàn tất bài học, hãy làm bài tự kiểm và kiểm tra các câu trả lời của bạn.
Xem xét kỹ bảng liệt kê từ then chốt với bất kỳ các từ nào không quen thuộc đối với bạn. Phải thừa nhận là bạn tìm kiếm những định nghĩa của các từ nầy trong bảng chú giải vào cuối sách hướng dẫn nghiên cứu nầy.
Phần khai triển bài học

MỤC TIÊU 1. So sánh phần hỏi đáp và những phương pháp thảo luận với bài thuyết trình , việc thuật chuyện , và những phương pháp làm chứng của việc dạy dỗ .

TRÒ CHUYỆN VỚI CÁC HỌC SINH CỦA BẠN

Có quá nhiều điều mà cần được học hỏi! Chúng ta học tập qua bản thân cùng sự nghiên cứu cá nhân, nhưng một thời gian dài trước đó mà thói quen học tập có thể được khai triển, chúng ta học tập bằng cách hỏi các câu hỏi và bằng cách nói chuyện với những người khác. Trong một bài học trước đây chúng ta đã nghiên cứu các phương pháp dạy dỗ mà giáo viên là “người trình diễn người kể chuyện”. Giáo viên nói và các học sinh lắng nghe. Bài diễn thuyết, câu chuyện dùng minh họa, và lời làm chứng tất cả đều lấy giáo viên làm trung tâm. Chúng đều có những lợi điểm cùng những điểm bất lợi. Trong bài học sau cùng chúng ta tập trung vào giáo viên phô bày cho các học sinh trong bài nầy chúng ta tập trung sự thảo luận của chúng ta về việc cho phép các học sinh trò chuyện. Phương pháp hỏi đáp, thảo luận, về nhiều phương pháp khác mà các học sinh phải nói chuyện nhiều sẽ được nhấn mạnh với đặc trưng.
Giáo viên trong lớp học sẽ thường xuyên sử dụng những phương pháp nầy một cách không có ý thức. Tuy nhiên, giáo viên chuẩn bị kỹ lưỡng, hướng về mục tiêu biết những gì mình muốn và cẩn thận dự trù phương pháp mà mình sẽ dùng để có một bài học dạy tốt và học tốt. Dạy tốt là một vấn đề của việc chuẩn bị kiên quyết, có chủ tâm những phương pháp được thảo luận trong bài học nầy liên hệ đến sự tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Giá trị của việc tác động qua lại nầy được nhấn mạnh trong một chương trước đây. Sự tác động qua lại nầy cung cấp một kinh nghiệm đầy đủ hơn đối với học sinh.
Các phương pháp nầy tương tự với cái mà tất cả đều liên hệ với sự tiếp xúc qua lại. Các phương pháp nầy vô cùng có giá trị trong quá trình dạy - học. Những gì giáo viên dạy là những gì học sinh phải hiểu. Qua quy trình chất vấn và thảo luận, mức độ am hiểu có thể phán đoán được. Mỗi một giáo viên cần biết học sinh có am hiểu bài học hay không. Điều nầy đặc biệt là thật khi sự hiểu biết một ý tưởng tùy thuộc vào sự nhận thức về một ý tưởng đã trình bày trước đây.
Không một giáo viên nào nên tiếp tục vấn đề kế tiếp cho đến khi các học sinh am hiểu vấn đề mới nhất là điều hiển nhiên.
Giáo viên, sự bảo đảm nầy mà lớp học đang am hiểu bạn là một kinh nghiệm đem lại sự thỏa lòng. Nếu bạn có được điều nầy, bạn có thể bắt đầu tự gọi chính mình một giáo viên giỏi. Sự thực hành đánh dấu sự khác biệt giữa một giáo viên và người kế tục có thể chỉ là điều nầy: Người thì mang lấy sự lo âu để tìm ra không biết các học sinh có hiểu mình không, còn người khác thì chỉ tiếp tục đi qua vấn đề tiếp theo, mà không quan tâm hoặc không biết cách nào để tìm ra các học sinh có hiểu hay không. Đây chỉ là chỗ mà chúng ta cần huấn luyện và sự vùa giúp của Đức Thánh Linh. Ngài sẽ ban cho chúng ta sự khôn ngoan và sự hiểu biết.
Sự tiếp xúc qua lại với các học sinh. Trong giáo trình dạy - học bạn cần lẫn nhau. Những giáo viên phải cẩn thận phân tích thái độ của họ hướng về các học sinh và sự đáp ứng của chúng. Nếu bạn hỏi các câu hỏi về những thái độ (và bạn nên) sau đó hãy tôn trọng những lời giải đáp ấy. Nếu lúc học sinh suy nghĩ cách ấy, kế đó hãy nhìn nhận những gì chúng suy nghĩ. Nếu bạn thật lòng với các thái độ hoặc các cảm xúc của chúng, hãy khuyến khích việc chất vấn hầu dẫn đến việc suy nghĩ sâu xa hơn. Nếu bạn hỏi ý kiến của chúng trên một vấn đề, hãy công nhận vấn đề ấy như là các câu hỏi thực tế cơ bản là đúng hay sai, nhưng chúng ta đang nói chuyện về các loại chất vấn cao hơn.
Đừng phê phán (tôi có thể vẫn còn nghe giáo viên lớp hai của tôi nói lớn tiếng “và đó là chỗ em sai”. Tôi đã nghe một lần nữa trong lớp cao đẳng mười năm về trước. Những kinh nghiệm nầy hạ nhục biết bao!
1 Đặc điểm chung đối với các phương pháp nối tiếp, thực luận, tường thuật và đọc thuộc lòng là ...................................................................................................
2 Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp hỏi đáp và phương pháp thuyết trình là điều trong phương pháp hỏi - đáp, giáo viên
...............................................................................................................................
trong khi phương pháp thuyết trình giáo viên
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 2. Liệt kê một vài mục đích cơ bản của phương pháp hỏi - đáp của việc dạy dỗ
CÁC CÂU HỎI VÀ NHỮNG CÂU TRẢ LỜI
Các câu hỏi và các câu trả lời có thể giúp đỡ học sinh tăng trưởng về mặt trí năng khi nó bị buộc phải giải quyết các nan đề. Học sinh cũng học lý luận và diễn đạt tư tưởng của mình. Học sinh tăng trưởng về mặt xã hội khi nó tiếp xúc với giáo viên và những bạn cùng lớp và học tập bàn bạc những vấn đề quan tâm chung. Học sinh tăng trưởng về mặt thuộc linh khi Đức Thánh Linh dắt dẫn trong việc áp dụng lẽ thật một cách trực tiếp với các nhu cầu của nó. Để dẫn đến sự tăng trưởng ba mặt nầy chúng ta sử dụng. 1) Các câu hỏi do giáo viên và 2) các câu hỏi bởi các học sinh.
MỤC TIÊU 3. Dùng một vài đoạn Kinh Thánh để giải thích những mục đích của các câu hỏi .
Các câu hỏi do giáo viên
Nghệ thuật dạy dỗ bằng các câu hỏi không phải là mới. Chính Đức Chúa Trời đã sử dụng nó trong vườn Eđen và những sứ điệp của Ngài qua các tiên tri. Nhà triết học Hylạp Socrates đã khai triển một phương pháp giáo dục dựa trên các câu hỏi trong thế kỷ thứ năm trước công nguyên. Chúa Jêsus là một chuyên gia trong việc sử dụng các câu hỏi. Các nhà giáo dục qua nhiều thế kỷ đã sử dụng các câu hỏi để gợi lên sự quan tâm và hướng dẫn các học sinh vào sự thảo luận, để nắm bắt sự chú ý thơ thẩn; để nhấn mạnh những vấn đề chính, để kích thích sự tự đánh giá và để kêu gọi sự đáp ứng. Chúng ta đã thấy thể nào các câu hỏi dẫn nhập được sử dụng để đòi hỏi phải có những người lắng nghe thậm chí khi chúng không thể trả lời nghe thấy được. Bạn có thể dùng các câu hỏi chung với nhau với bất kỳ phương pháp nào khác để tạo cho việc dạy dỗ của bạn thêm kiến hiệu. Hãy học cách hỏi các câu hỏi đúng vào thời điểm thích hợp
3 Đọc từng đoạn trong các đoạn Kinh Thánh sau đây và viết ra bao nhiêu câu hỏi được hỏi, ai hỏi chúng và mục đích nào có vẻ nhằm để chất vấn
a SaSt 3:9-19.......................................................................... Các câu hỏi,
hỏi do................................................................................................Với mục đích
...............................................................................................................................
b ISa1Sm 2:27-30.............................................................................Các câu hỏi
Hỏi bởi .........................................................................................với mục đích là
...............................................................................................................................
c EsIs 50:1-2 .....................................................................................các câu hỏi
hỏi do ................................................................................................với mục đích
d LuLc 9:18-20.....................................................................................các câu hỏi
Hỏi cho .........................................................................................với mục đích là
e 12:22-28...................................................................................các câu hỏi
Hỏi bởi...........................................................................................với mục đích là
4 Liệt kê tối thiểu bốn lý do quan trọng tại sao các giáo viên phải đặt những câu hỏi
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 4. Nhận ra các câu hỏi ở từng mức độ của ba mức độ đặt câu hỏi
Ba mức độ đối với các câu hỏi
Việc chất vấn được gọi là một “nghệ thuật” vì các câu hỏi phải được hỏi trong các phương cách đặc biệt đối với các mục đích rõ ràng. Loại thông tin nầy đã đề nghị được tác động qua loại câu hỏi được hỏi. Các giáo viên thường hạn chế chính mình đối với việc hỏi chỉ một hoặc hai câu hỏi. Kết quả là họ chỉ dành được chỉ những loại trả lời đó. Họ tìm thấy chính họ. Chỉ trắc nghiệm một loại tri thức hoặc học tập. Có những mức độ học tập hoặc hiểu biết, và những điều nầy phải được học tập hoặc hiểu biết, và những điều nầy phải được thử nghiệm những loại câu hỏi khác nhau. Chúng ta hãy xem xét một vài loại.
Áp dụng
Tôi phải làm gì về điều đó?
Hiểu biết
Nó có ý nghĩa gì?
Thông tin
Điều a đó là gì?

Có thể chia nhiều hơn, nhưng vì các mục đích của chúng ta, chúng ta sẽ chia các câu hỏi thành ba loại rất khái quát: 1) Những ai đòi hỏi thông tin, 2) Những ai yêu cầu sự am hiểu thông tin đó, và 3) Những ai đòi hỏi sự áp dụng thông tin đó vào cuộc sống.
1. Đối với thông tin. Loại câu hỏi nầy thường chỉ trắc nghiệm các sự kiện mà một học sinh dễ ghi nhớ. Khả năng của học sinh là nhớ lại một mẫu thông tin mà tất cả đều được trắc nghiệm. Những bảng kê, các nhóm, và những sự phân loại khác nhau được học sinh trích dẫn lại.
2. Đối với việc am hiểu thông tin. Các câu hỏi nầy không chỉ đòi hỏi là một học sinh biết các sự kiện mà cũng còn am hiểu các sự kiện ấy. Các câu hỏi thuộc loại trắc nghiệm nầy đối với tri thức cũng kích thích sự suy nghĩ. Các câu hỏi nầy tìm tòi sự am hiểu và các ý tưởng sâu sa hơn. Các câu hỏi nầy hướng dẫn học sinh hỏi các câu hỏi và cũng trở nên rất quan tâm và dồn hết tâm trí vào việc thảo luận. Chúng giúp học sinh kết hợp thông tin mới vào những gì nó đã biết.
Học sinh nên được hỏi để trình bày lại những điểm chính sự kiện hoặc thông tin bằng lời lẽ riêng của chính nó. Khả năng nầy nhằm chuyển đạt sự kiện được ghi nhớ sẽ bảo đảm cho giáo viên là học sinh có thể diễn đạt tri thức ra trong những lời của riêng nó và giải thích tri thức ấy theo cách riêng của nó. Một cách trắc nghiệm khác là dùng một bức tranh để giải thích bằng lời.
Học sinh phải học tập tìm ra những mối tương quan giữa các sự kiện hoặc các ý tưởng. Các câu hỏi có thể được chất vấn cần đến sự chứng minh khả năng nầy. Chẳng hạn như, các học sinh có thể bị chất vấn để xác định các ý tưởng ấy có đồng nhất, có tương tự, khác nhau, không liên hệ hoặc tương phản hay không. Chúng có thể tìm thấy những mối tương quan bằng số và đưa ra những lời giải đáp như là kích cỡ hoặc số lượng. Một câu hỏi như vậy có thể liên quan đến kích cỡ của một hệ thống đo lường đã sử dụng trong những thời kỳ Kinh Thánh liên hệ đến đơn vị đo lường đang sử dụng ngày nay. Một loại câu hỏi tương quan khác là hỏi các học sinh đề nghị các nguyên nhân và kết quả. “Điều gì đã khiến cho Êva nếm trái cây trong vườn Êđen?” Là một ví dụ về một câu hỏi tương quan.
3. Đối với sự áp dụng thông tin. Ở mức độ chất vấn nầy, học sinh được chất vấn áp dụng tri thức của mình vào các vấn đề cùng các tình cảnh sống. Các vấn nạn đã trình bày sẽ là những vấn đề mà học sinh có thể gặp trong cuộc sống hiện tại. Các vấn đề nầy có thể giải quyết rằng những sự thay đổi thái độ với những quyết định dứt khoát mà học sinh tạo ra, thay đổi từ lý thuyết qua thực hành. Các câu hỏi trên mức độ nầy là một thách thức để hành động. Trong nền giáo dục Cơ Đốc, các câu hỏi nầy giúp học sinh đáp ứng với tiếng gọi của Đức Thánh Linh.
Các câu hỏi nầy phải bao gồm một con số tối thiểu của những huấn thị và những lời chỉ dẫn. Học sinh phải học tập nắm bắt những điều nầy cho chính mình. Đây là mọt trong những khía cạnh quan trọng nhiều của việc học tập và giáo dục. Những bài học đã học nên thích ứng với cuộc sống hằng ngày và giải quyết những vấn đề thực.
Trong mức độ các câu hỏi cao hơn nầy; học sinh được kêu gọi đến thực hiện việc suy nghĩ giàu tưởng tượng và sáng tạo. Học sinh phải được khuyến khích phân tích các hoàn cảnh và đặt các sự kiện lại với nhau để giải quyết những nan đề. Giáo viên phải có khả năng hướng dẫn các học sinh vào trong loại suy nghĩ nầy để giúp đỡ chúng về mặt thuộc linh. Những câu hỏi quan yếu nhất của cuộc sống là những câu hỏi đưa đến các quyết định vì cớ Đấng Chrisr và công tác của Ngài. Đức Chúa Trời cần những nhân sự có thể sử dụng tâm trí của họ trong những phương cách nghiêm túc.
5 Có lẽ bạn đã lưu ý đến mối quan hệ giữa ba mức độ chất vấn và năm mức độ học tập mà chúng ta đã học tập trước đây. Chúng được liệt kê dưới đây trong một thứ tự tình cờ. Ghép các mức độ học tập (trái) cho phù hợp với từng mức độ trong ba mức độ chất vấn (phải).
6 Ghép các câu hỏi nầy (trái) cho phù hợp với mức độ mà mỗi câu hỏi nầy hướng dẫn (phải)

MỤC TIÊU 5. Dùng một bảng kê những phẩm chất các câu hỏi tốt để đánh giá và hoàn thiện những câu hỏi mà bạn hỏi .

Hỏi các câu hỏi tốt

Tầm quan trọng của việc hỏi các loại câu hỏi đúng không thể được nhấn mạnh thái quá. Những câu hỏi phải thích hợp đối với lứa tuổi, mức độ giáo dục, và sự am hiểu của các học sinh, còn việc chất vấn của một vài loại có ích cho mọi nhóm tuổi. Dĩ nhiên, các học sinh nhỏ hơn sẽ cần được trao cho những câu hỏi ở một mức độ đơn giản. Về mặt tự nhiên, các học sinh lớn tuổi hơn sẽ được chất vấn theo mức am hiểu của chúng. Bạn sẽ lưu ý là khi các học sinh tăng trưởng nhiều hơn, chúng thích các câu hỏi cho phép trao đổi các ý tưởng - sự tác động qua lại. Chúng muốn được dồn hết tâm trí vào. Một bài thuyết trình mà không có bất kỳ sự tiếp xúc với nhau sẽ không làm chúng thỏa lòng.
Để hoàn thiện kỹ năng của bạn trong việc chất vấn để trình bày một vài câu hỏi mấu chốt trước khi lớp học bắt đầu là điều ích lợi. Điều nầy sẽ đưa đến các câu hỏi khác. Cố nhiên, như với các phương pháp khác, bạn phải biết rõ tài liệu của bạn và bạn cũng phải biết tuổi tác và mức am hiểu của các học sinh của bạn nếu bạn có thể hỏi các câu hỏi thích hợp. Đây là một vài đặc tính của những câu hỏi tốt hầu bạn có thể sử dụng như một tiêu chuẩn để đánh giá những câu hỏi nào mà bạn hỏi trong lớp học hoặc thải ra bài kiểm tra:
1. Rõ ràng. Một câu hỏi phải được nói lên một cách rõ ràng (bằng nhữnglời thích hợp với sự am hiểu của các học sinh.)
2. Khúc chiết. Các câu nói nên vắn tắt và xác đáng. Không nên làm rối trí các học sinh với quá nhiều lời.
3. Sự liên quan. Những câu hỏi nên liên hệ với bài học và với học sinh.
4. Mục đích. Các câu hỏi nên có một mục tiêu liên hệ đến mục đích của bài học. Giáo viên nên có mục đích trong tâm trí cùng các câu hỏi để hoàn tất mục đích đó.
5. Tầm quan trọng. Các câu hỏi đối với các vấn đề chính của bài học nên quan trọng. Giáo viên không nên mong đợi học sinh ghi nhớ những chi tiết không đáng hoặc không quan trọng
6. Sự chính xác. Những câu hỏi nên được chất vấn cần đến những lời giải đáp chính xác.
7. Những mức độ học tập. Các câu hỏi nên được chất vấn ở những mức độ khác nhau để đạt được các mức độ học tập khác nhau.
8. Gợi suy nghĩ. Các câu hỏi nên hướng dẫn các học sinh vượt ra ngoài mức độ ghi nhớ đến những mức suy nghĩ cao hơn. Chúng phải được hướng dẫn vào trong sự am hiểu sâu xa và sự thấu hiểu sâu sắc trong việc tìm ra những giải pháp cùng những khám phá.
9. Sự khó khăn. Câu hỏi không nên quá đơn giản đến nỗi nó không thử nghiệm điều gì cả, cũng không quá khó đến nỗi không ai sẽ cố gắng trả lời. Một câu hỏi định kiểm tra học sinh biết nhiều đến đâu, chứ không tìm ra nó biết ít đến mức độ nào. Mức khó khăn phải phù hợp với các học sinh và phù hợp với những gì chúng được dạy dỗ.
10. Những đầu mối. Một câu hỏi có thể chứa đựng những manh mối đối với câu trả lời đúng, nhưng câu trả lời không nên là điều hiển nhiên.
11. Phương hướng. Trong lớp học, các câu hỏi phải trước nhất hướng về toàn thể lớp học liên hệ đến tất cả những học sinh trong việc suy nghĩ về câu trả lời, kế đến một cá nhân phải bị chất vấn để đưa ra câu trả lời.
7 Mỗi một câu hỏi trong các câu hỏi tiêu biểu sau đây KHÔNG đáp ứng một trong các đặc điểm trên. Viết ra số các quy luật bị coi thường trong từng câu hỏi trong các câu hỏi sau đây.
...a (trong một lớp học các thiếu nhi năm tuổi) “Đối thủ giềnh giàng nào của những đạo binh Ysơraên thóa mạ họ hằng ngày cho đến cuối cùng đối thủ ấy bị đánh bại do một cậu bé từ đất nước tin cậy vào Đức Chúa Trời hơn cả thế khí?”
...b (Đối với một nhóm thanh niên nghiên cứu bản đồ địa giới cựu ước). “Những kích thước chính xác của đền thờ mà Êxêchiên đã thấy là gì?”
...c ( Đối với các mục sư nghiên cứu Ngũ kinh) “Sách đầu tiên của Kinh Thánh là gì?”
...d (Đối với các giáo viên). “Ai đã khai triển phương pháp giáo dục của Socrate: Môise, Socrate, Chúa Jêsus, Plato, hoặc Aristotle ?”

MỤC TIÊU 6. Đánh giá tầm quan trọng các câu hỏi học sinh , và trình bày những nguyên tắc chỉ đạo đối với việc khích lệ việc chất vấn học sinh .
CÁC CÂU HỎI DO HỌC SINH
“Bây giờ đừng hỏi các câu hỏi nữa!” Một bậc phụ huynh hay giáo viên nói. “Nó luôn luôn hỏi các câu hỏi”. Người khác nói. Điều nầy không có gì mới. Điều nầy xảy ra từ khi sáng thế. Việc hỏi những câu hỏi là một phương cách quan trọng nhất của việc có được thông tin. “Mẹ ơi, cái đó là gì vậy?” Hoặc “tại sao điều nầy lại xảy ra? ” hay “chúng ta đang ở đâu...?” hoặc “khi nào chúng ta sẽ...?” Chỉ là một vài câu hỏi thông thường. Con trẻ muốn học hỏi. Một vài nhà giáo dục cảm thấy việc chất vấn các câu hỏi của các học sinh có tầm quan trọng đối với giáo viên hơn là đối với học sinh trả lời các câu hỏi của các giáo viên.
Học sinh phải được khuyến khích để hỏi các câu hỏi. Các câu hỏi tiết lộ khuynh hướng suy nghĩ của một học sinh. Đối với giáo viên khi giúp đỡ học sinh để hướng dẫn nó vào trong việc học tập tiến bộ hơn là điều quan trọng. Giáo viên nên háo hức mong đợi các câu hỏi của học sinh. Học sinh phải ý thức rằng sự nhiệt tâm của giáo viên trong việc trả lời và giúp đỡ mình. Nếu học sinh cảm thấy các câu hỏi của mình được hoan nghênh và đánh giá cao, sự tác động qua lại sẽ đạt kết quả và việc học tập sẽ xảy ra. ( Không phải lúc nào cũng cần thiết hoặc có ích đối với các giáo viên khi đưa ra những câu trả lời cho mỗi một câu hỏi. Điều nầy có thể thích hợp để giúp học sinh tìm ra câu trả lời cho chính nó qua sự dò tìm hoặc qua việc hỏi học sinh nhiều câu hỏi hơn.)
Các câu hỏi của một học sinh nên được đối xử bằng sự tôn trọng. Nếu giáo viên phê bình, ông ta sẽ đánh mất sự dự phần của học sinh. Mỗi một câu hỏi là một hoàn cảnh bộc lộ cho giáo viên am hiểu. Giáo viên có thể học tập những vấn đề nào đó chưa sáng tỏ đối với học sinh và như thế có thể giái thích những điểm đó.
Các câu hỏi có thể dường như lạc chủ đề và không liên quan có thể được một học sinh chất vấn. Các giáo viên nên chú ý đến điều nầy, vì chúng nói lại xu hướng của một tư tưởng và ban cho khả năng thấu hiểu vào tâm trí của học sinh và quá trình tư duy. Nếu một câu hỏi chân thành và quan trọng đối với học sinh, đối với giáo viên cũng là vấn đề quan trọng. Nó có thể là một câu hỏi mà những thành viên khác trong lớp cùng quan tâm đến.
Việc chất vấn là một kỹ thuật mà không một giáo viên nào nên phớt lờ. Việc chất vấn nầy có thể được khai triển vào trong một nghệ thuật trình bày sẽ dẫn đến việc dạy dỗ và việc học tốt hơn.
8 Đưa ra bốn lý do tại sao khích lệ các học sinh hỏi các câu hỏi là điều quan trọng
...............................................................................................................................
Các đặc điểm của một cuộc thảo luận

Một cuộc thảo luận là sự dò tìm của một nhóm đối với một giải pháp trước một vấn đề được nêu ra. Đây là một nỗ lực có chủ tâm. Nhóm có thể muốn nói chuyện, nhưng nếu các sự thảo luận nầy không hướng đến mục đích, và nếu một giải pháp không được đạt đến, các mục tiêu của một cuộc thảo luận để không thành tựu được.

Các bước sau đây thường được sử dụng trong việc giải quyết vấn đề có thể được tuân theo như một thể thức cho một cuộc thảo luận.

1. Trình bày vấn đề
2. Xác định vấn đề
3. Thảo luận các kết quả dấy lên từ vấn đề
4. Trình bày những giải pháp khả dĩ
5. Đánh giá các giải pháp
6. Quyết định chọn các giải pháp

Vào cuối của một cuộc thảo luận, giáo viên nên hướng dẫn các học sinh trong việc đưa ra một quyết định. Giáo viên có thể cần để giúp các học sinh trình bày những tư tưởng của chúng và những giải pháp khả dĩ. Đối với giáo viên điều nầy cùng có thể cực kỳ có giá trị khi thảo luận một vài hành động hầu có thể đem lại kết quả để tiếp tục cuộc thảo luận.
Dưới đây tôi đã liệt kê một vài giá trị mà tôi thấy đến từ sự sử dụng phương pháp thảo luận:

1. Phương pháp nầy đem toàn thể lớp học vào trong một sự ý thức về vấn đề.
2. Khi từng em diễn tả quan điểm của mình, điều nầy trở nên một thời gian nâng cao hiểu biết cho tất cả.
3. Phương pháp nầy trở nên một thì giờ dành cho cá nhân nhằm đánh giá về quyết định chọn vị trí riêng của mình.
4. Học sinh e thẹn và chậm tiến có thể phát triển sự tự tin khi nó học diễn đạt chính mình
5. Khả năng giải quyết vần đề được khai triển
6. Phương pháp nầy dành những cơ hội cho sự diễn tả của các quan điểm cá nhân.
7. Phương pháp nầy đào tạo các học sinh tìm kiếm những khả năng thấu hiểu mới, xem xét những sự lựa chọn khác nhau, phối hợp trong một sự dò tìm chung về lẽ thật, và tìm ra giải pháp tốt nhất cho một vấn đề
8. Phương pháp nầy đào luyện các học sinh thảo luận những quan điểm đối lập một cách khách quan mà không trở nên hiếu chiến hoặc thù địch hướng về những ai đã nắm giữ những quan điểm ấy.
9. Phương pháp nầy khuyến khích sự tham gia của cả lớp
10. Phương pháp nầy khích lệ sự nghiên cứu và sự khảo cứu trọn vẹn.
11. Phương pháp nầy huấn luyện các học sinh suy nghĩ một cách hợp lý, tổ chức sắp xếp các lý lẽ của đúng và diễn đạt chúng trong một cung cách có sức thuyết phục.
12. Phương pháp nầy chuẩn bị cho các học sinh đối với việc nói trước công chúng.
13. Đây là một phương pháp rất thú vị và kiến hiệu

10 Liệt kê theo trí nhớ sáu bước đã nêu như một mô hình đối với một cuộc thảo luận
a ............................................................................................................................
b ............................................................................................................................
c .............................................................................................................................
d ............................................................................................................................
e ............................................................................................................................
f .............................................................................................................................

11 Giả sử bận đang dãy dỗ các học sinh thi hành chức vụ. Giá trị nào trong các giá trị trên đây của phương pháp thảo luận sẽ đặc biệt hữu dụng đối với chúng?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Những nguyên tắc chỉ đạo với sự thảo luận
Bất cứ loại thảo luận nào đã dùng trong lớp học, chúng ta có thể theo một vài nguyên tắc chung hoặc những nguyên tắc chỉ đạo cho việc thảo luận thoải mái, có ý nghĩa và hiệu quả.
1. Vấn đề. Trong loại thảo luận giải quyết nan đề, vấn đề nên thật quan trọng. Nếu các học sinh sắp đưa ra bàn bạc vấn đề ấy, chúng nên cảm thấy và tiếp nhận vấn đề ấy như là một vấn đề thực tế, không chỉ là một câu hỏi được giáo viên chất vấn.
2. Sự tham gia. Tất cả các học sinh nên tham gia yêu cầu những học sinh im lặng cũng như những học sinh tình nguyện. Điều nầy trao cho chúng niềm vui tự diễn đạt chính nó và giúp chúng trình bày chính xác và rõ ràng những ý tưởng của chúng.
3. Những sự đóng gói. Giáo viên nên thử dùng bất cứ điều gì mà mỗi học sinh đóng góp, việc nhìn nhận bất cứ giá trị nào trong những gì đã được nói ra. Dù cho lời nhận xét là một sự diễn đạt không hoàn hảo về lẽ thật phải được trình bày. Điều nầy giữ học sinh e thẹn dính líu vào, và sự thảo luận ở mức độ lớn hơn có thể đánh tan bất kỳ những quan niệm sai lầm nào.
4. Việc trò chuyện. Giáo viên nên thỉnh thoảng hướng dẫn, phê bình và chắc chắn có thể hỏi một câu hỏi để duy trì cuộc thảo luận vẫn tiếp tục. Giáo viên cũng nên sẵn sàng tóm tắt những lời nhận xét vào lúc kết thúc, tuy nhiên, các học sinh nên nói chuyện phần lớn.
5. Kiểm tra. Giáo viên nên kiểm soát cuộc thảo luận của lớp học và không cho phép các học sinh tránh khỏi chủ đề. Giáo viên phải hướng dẫn cuộc thảo luận một cách trang nhã và tiếp tục chuyển hướng về mục đích.
6. Việc nghe. Điều quan trọng là các bên khác nhau hoặc các quan điểm được nghe thấy
7. Việc bất đồng. Các học sinh cùng giáo viên phải thực hành nghệ thuật bất đồng bằng một tinh thần tốt đẹp. Những cuộc thảo luận có giá trị có thể bị phá hủy bởi những tình khí nhạy cảm. Mọi người phải học tập dính líu mà không bị sứt mẻ về tình cảm. Điều nầy cực kỳ quan trọng đối với các nhân sự Cơ Đốc cùng tất cả những ai muốn san sẻ đức tin của họ trong Đấng Christ
8. Kiên nhẫn. Mỗi học sinh phải phát triển đủ kiên nhẫn để lắng nghe một cách chăm chú những người khác. Đối với các học sinh thì đây là điều quan trọng trong sự phát triển xã hội của chúng cũng như đối với nhóm trong lớp học.
9. Bầu không khí. Giáo viên nên duy trì một bầu không khí thoải mái, thư giản trong suốt buổi thảo luận.
10. Chỗ ngồi. Đối với sự thảo luận của lớp học, để sắp đặt những chỗ ngồi trong một vòng tròn chung quanh một cái bàn hầu cho các học sinh có thể đối diện lẫn nhau và tất cả đều thấy các diễn giả.
11. Các kết luận. Lý lẽ thắng cuộc có thể không cần thiết phải đúng. (Trong một cuộc tranh cãi tại một lớp học Kinh Thánh, “những tín hữu còn giữ lễ nghi Do thái đã đánh bại Phaolô cùng những đồng bạn của ông). Giáo viên có trách nhiệm giúp đỡ các học sinh vươn đến các kết luận chính xác, mặc dầu những lời kêu gọi nầy nhằm xem xét sâu hơn chủ đề.
Các giáo viên hãy nhớ rằng, một cuộc thảo luận có thể giải quyết một vấn đề, còn những lời tranh luận sôi nổi không bao giờ mang lại những sự thay đổi hài lòng trong cách ứng xử!
12 Trong vở ghi chép của bạn, hãy viết theo trí nhớ 11 từ then chốt đối với các nguyên tắc chỉ đạo trong những cuộc thảo luận.
MỤC TIÊU 8. Gọi tên những phương pháp khác nhau của việc buộc các học sinh đưa ra những lời trình bày bằng miệng .
ĐỌC THUỘC LÒNG, NHỮNG BẢNG TƯỜNG THUẬT, VIỆC THUẬT CHUYỆN CẦU NGUYỆN
Chúng ta đã nghiên cứu hai phương pháp quan trọng trong những phương pháp mà các học sinh phải nói nhiều - phương pháp hỏi - đáp cùng những hình thức khác nhau của phương pháp thảo luận. Bây giờ chúng ta hãy thêm vào phương pháp thường được sử dụng khác: đọc thuộc lòng, những lời tường thuật, sự thuật chuyện, và sự cầu nguyện.
1. Đọc thuộc lòng. Phương pháp nầy, theo một ý nghĩa rộng, có thể ám chỉ bất kỳ câu trả lời hoặc lời nhận xét nào mà học sinh đưa ra, nhưng chúng tôi muốn sử dụng phương pháp nầy ở đây trong ý nghĩ hẹp hòi của việc trính dẫn theo trí nhớ. Phương pháp nầy quan trọng để dạy dỗ các học sinh của chúng ta, các sứ điệp cơ bản, các quy tắc, những nguyên tắc, những câu cách ngôn, những đoạn Kinh Thánh và các bài thơ. Phương cách duy nhất nầy nhằm giúp chúng ta phát triển kỹ xảo trong việc trưng dẫn những tài liệu như vậy với lời diễn đạt định cho chúng cơ hội để đọc thuộc lòng điều ấy.
2. Những lời tường thuật. Chúng ta sẽ nói trong bài học sau về các dự kiến, khảo cứu và những lời tường thuật. Những lời làm chứng, những bài tường thuật các kinh nghiệm; những bài tường thuật bằng miệng bài tập đọc trên nhiều chủ đề khác nhau, những bài tường thuật về sách báo, những bài tường trình thời sự liên quan đến chủ đề, cùng sự khảo sát những nhu cầu và các khả năng phục vụ như những nguồn thông tin tuyệt vời đối với những bài tường thuật cho lớp học. Những bảng tường trình có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ứng dụng lẽ thật vào trong cuộc sống.
3. Việc thuật chuyện. Phương pháp chủ yếu đối với việc dạy Kinh Thánh cho những lớp thanh thiếu niên qua việc thuật chuyện hoặc kể chuyện. Bạn có thể tạo cho việc dạy dỗ của bạn thậm chí cùng hiệu quả hơn bằng cách buộc các thiếu niên kể lại các câu chuyện Kinh Thánh. Chúng sẽ thích thú sử dụng những thị cụ, chẳng hạn như một bảng bằng vải flanen hoặc một bảng cát, hay giả vờ đóng lại câu chuyện.
4. Sự cầu nguyện. Hiếm khi chúng ta tìm thấy sự cầu nguyện đã liệt kê như là một phương pháp giáo dục, nhưng trong sự truyền đạo Cơ Đốc giáo dục giữa học sinh về Đức Chúa Trời là thiết yếu. Không có sự truyền đạt nầy, sự tăng trưởng thuộc linh đánh hài lòng không thể có được. Vì thế, sự cầu nguyện - cầu nguyện thật là một phần cách chúng tôi dạy dỗ, và học sinh cầu nguyện là một phần học tập - việc áp dụng lẽ thật về hành động theo đó.
Hãy cẩn trọng về cách nào bạn bắt đầu sự truyền đạt bằng miệng qua một người đứng trước lớp. Điều cực kỳ thiết yếu là thậm chí các học sinh còn nhỏ tuổi học tập để trở nên tự do trong việc truyền đạt. Tuy nhiên, một vài học sinh của chúng ta xuất thân từ các bối cảnh nơi đó loại truyền đạt nầy xa lạ đối với chúng. Hiểu được điều nầy, hãy hoạt động với học sinh và lớp học, và đưa ra những trình bày bằng miệng có mục đích một sự tập trung trong lớp học. Khi những sự trình bày nầy trở nên quen thuộc và không dọa dẫm, thậm chí đứa bé e thẹn nhút nhát nhất cuối cùng có thể vui thich phần nầy của bối cảnh học tập
13 Gọi tên sáu phương pháp dạy dỗ trong đó các học sinh dạy dỗ đa phần nếu không là tất cả
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Phần nầy là phần cuối của bài 9. Tôi hy vọng bạn có một cảm xúc đối với các phương pháp khác nhau của việc đạt được sự tiếp xúc qua lại nhiều hơn giữa các học sinh và giáo viên trong lớp học. Hãy dùng các câu hỏi cách khôn ngoan và cẩn thận dự trù cho bất kỳ buổi thảo luận bằng miệng nào hoặc bài tường thuật bằng miệng. Hãy tạo cho buổi thảo luận nâỳ một kinh nghiệm thành công đối với mọi người quan tâm. Trong những lời trình bày bằng miệng, các học sinh đang tự tiết là chính nó cho những học sinh khác, cả rõ ràng lẫn bằng lời nói. Giúp chúng thành công trong lãnh vực nầy vì điều nầy sẽ ảnh hưởng đến chúng trong cả phần còn lại của cuộc đời chúng.
Bây giờ là lúc làm bài tự kiểm theo sau. Hãy đoan chắc bạn đã cẩn thận ôn lại trứơc khi làm bài tự kiểm.
2 Ghép nhân vật (phải) cho phù hợp với việc dùng mà ông ta tạo ra các câu hỏi (trái).

3 Ghép mức độ chất vấn (phải) cho phù hợp với các câu hỏi (trái)

CÂU CHỌN LỰA. Mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng. Hãy khoanh tròn mẫu tự của các câu trả lời đúng.
4 Sự khác biệt chính nào giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp thảo luận a) Thuyết trình được sử dụng đối với những lớp học nhỏ trong khi đó thảo luận được sử dụng trong các nhóm nhỏ. b) Việc sử dụng. Những phương tiện thính thị kèm theo phương pháp thuyết trình là điều gì tạo cho phương pháp nầy khác với phương pháp thảo luận
c) Sự tác động qua lại và sự tham gia của học sinh vào phương pháp thảo luận khiến phương pháp nầy khác với phương pháp thuyết trình


Bài 10: HỌC TẬP QUA VIỆC THỰC HÀNH

Không có sự thay thế nào cho việc thực hành như là một kinh nghiệm học tập. Chúng ta học tập khi chúng ta làm nhiều việc. Học sinh có thể đã học như một đứa bé mà nếu nó khóc, nó có thể khiến mẹ nó làm một việc gì đó cho nó. Trong những bài học trước đây chúng ta đã học cách mà việc học tập xảy ra. Trong bài học nầy chúng ta sẽ tìm hiểu cặn kẽ các phương cách “học tập qua việc thực hành”.

Người ta đã thêm vào phần lớn tri thức của thế giới qua việc tự họ làm nhiều việc. Những nhà thăm dò đã xem xét toàn bộ thế giới, khám phá ra hình dạng của nó và ấn định những giới cương cho từng đại lục và quốc gia. Những khám phá dọc theo hạn giới nầy hoàn toàn trọn vẹn, nhưng sự thèm khát đối với những lãnh vực khác. Vào trong chiều sâu của đại dương, vào trong không gian ở trên, vào trong chính quả đất, con người sẽ tiếp tục dò dẫm khi thế giới tri thức nầy tiếp tục mở rộng.

Cùng tinh thần phát triển và phát minh và sáng tạo nầy có thể nào được đem vào trong lớp học không? Vâng, điều nầy có thể! Và nó phải như thế!
Giáo viên phải giúp đỡ học sinh trong lớp học phát triển như một thái độ ham muốn học tập. Đây là một trong hầu hết những yếu tố có giá trị trong quá trình giáo dục. Học sinh phải học tập để hoàn tất nhiều việc cho chính mình và thích thú với sự rộn ràng khám phá. Những cuộc thử nghiệm đã chứng minh rằng học sinh học tập nhiều bằng cách hoàn tất nhiều việc cho chính nó hơn là khi một ai đó nói cùng các sự kiện ấy. Thêm vào đó, tri thức dành được qua những gì nó thực hành sẽ lưu lại lâu hơn là tri thức đạt được bất kỳ phương cách nào khác.
Sử dụng những phương pháp như việc đóng vai những đề tài, những bài tập, những bài tường thuật cùng những chuyến thăm quan sát, chúng ta sẽ thấy mình có thể đem học sinh vào kinh nghiệm học tập qua việc thực hành. Tầm quan trọng của giáo viên được nhấn mạnh trong bài 7. Các học sinh và giáo viên làm việc với nhau là đề tài của bài 9. Bây giờ trong bài học nầy chúng ta sẽ thấy học sinh có thể thực hành như thế nào và khám phá cho chính nó.
Dàn Bài
Những hoạt động học tập
Trình bày các hoạt động
Viết ra cac hoạt động
Các đề án sáng tạo
Các mục tiêu của bài học
Khi hoàn tất bài học nầy bạn có thể:
Nhận ra những nguyên tắc chỉ đạo nhằm đánh giá các hoạt động học tập mà giáo viên đã khởi xướng.
Giải thích tầm quan trọng của việc cung cấp những cơ hội cho các học sinh để trở nên những người tham gia trong việc trình bày các hoạt động.
Đánh giá sự thích hợp giáo dục của việc cần có những học sinh thực hiện những bài tập viết ra cùng những bài tường thuật
Liệt kê những loại thuộc về những đề án sáng tạo khác nhau và trình bày khi những đề án nầy được sử dụng một cách thích hợp
Kéo các học sinh một cách chính xác vào các hoạt động giáo dục hầu củng cố các mục tiêu của bài học.
Các hoạt động học tập
Hiểu thấu đáo phần khai triển bài học theo những lời chỉ dẫn trước
Ôn lại đơn vị một cách tỉ mỉ và chuẩn bị làm bài đánh giá tiến bộ đơn vị 3 ở trang tập học viên của bạn.
Nghiên cứu cẩn thận sách Phúc âm và xác định những minh họa thêm nữa hầu giúp giải thích bài học nầy
Những từ then chốt
Phần khai triển bài học

MỤC TIÊU 1. Trình bày năm đặc điểm thiết yếu trong các hoạt động đối với việc học tập

CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP

Một hoạt động có liên quan đến bài học là một trong những gì có giá trị nhất trong quy trình giáo dục. Học sinh học tập được nhiều từ việc thực hành hơn là việc lắng nghe suông. Có vài khía cạnh quan trọng để giữ trong trí khi dự trù các hoạt động cho học sinh.
1. Hòa hợp. Hoạt động đã dự trù phải hòa hợp với tuổi của học sinh. Không quá khó hoặc quá đơn giản. Nếu quá khó, học sinh sẽ từ bỏ mà không cố gắng. Nếu quá đơn giản, nó có thể không hoàn tất bài vì cớ thiếu sự quan tâm hoặc thách thức.
2. Thích ứng. Hoạt động nên liên quan đến bài học (hoặc liên quan đến các bài học hoặc chủ đề). Hoạt động không nên chỉ vì khiến các thanh thiếu niên bận rộn với hoặc vì thích thú, thú vị, hoặc trò vui đùa. Đối với bài học hoạt động nầy nên là điều quan trọng.
3. Sáng tạo. Hoạt động nên sáng tạo. Học sinh nên liên hệ với các bài tập giàu tưởng tượng và sáng tạo.) Những ngoại lệ khả dĩ có thể là những chuyến đi quan sát trực tiếp trong đó việc học tập chủ yếu qua sự quan sát và kinh nghiệm.)
4. Được dự trù. Hoạt động phải được dự trù. Hoạt động liên kết với từng bài học là một phần của bài học và nên bao gồm trong kế hoạch của bài học. Mục đích của sự hoạt động nầy không nhằm giải trí, hoạt động nên giúp hoàn tất mục tiêu của bài học.
5. Thay đổi. Những hoạt động học tập nên thay đổi từ bài nầy đến bài khác. Học sinh có thể trở nên nhàm chán nếu nó nhận được cùng một loại học tập trong mỗi một bài học. Trong bài học nầy chúng ta sẽ xem xét một sự đa dạng lớn lao về các hoạt động từ đó bạn có thể lựa chọn.
1 Liệt kê theo trí nhớ năm từ then chốt mô tả các hoạt động học tập tốt. ...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Cho phép tôi mạnh mẽ khuyến giục bạn duy trì những đặc điểm thiết yếu trong tâm trí khi bạn dự trù các hoạt động đối với các học sinh của bạn. Thì giờ sẽ bị hoang phí khi các nguyên tắc nầy bị coi thường. Hãy cân nhắc năm nguyên tắc nầy mỗi một lần bạn dự kiến để thực hiện bất kỳ hoạt động chủ yếu nào.
MỤC TIÊU 2. So sánh việc đóng vai và kịch , mô tả các mục đích và các nguyên tắc chỉ đạo đối với sự sử dụng chúng .
TRÌNH BÀY NHỮNG HOẠT ĐỘNG
Từ những bài hát di động cho thiếu nhi đến những tác phẩm kịch công khai, hành động có một phần quan trọng trong việc học tập và dạy dỗ.
Những loại hình đóng vai và kịch.
Các thanh thiếu niên thuộc mọi lứa tuổi và phần lớn những người lớn tuổi thật sự vui thích trình diễn trước một nhóm bằng cách giả vờ học là một người nào khác, việc thể hiện những người khác như vậy cách mà nhân vật đặc biệt ấy đã cảm xúc và hành động. Hai trong những hình thức biểu diễn phổ thông nhất là việc đóng vài và kịch. Các thiếu niên ở vào độ tuổi rất nhỏ hát và đóng những bất trắc di động rất hay hoặc trong việc trở nên chú gấu con trong câu chuyện đứa bé gái và ba chú gấu.
Về mặt cơ bản việc đóng vai là một thủ vai đơn giản về một người hay một vật. Việc thủ vai nầy có thể là sự trình diễn rất đơn giản với chỉ duy nhất một học sinh thể hiện cách mà một nhận vật Kinh Thánh hay câu chuyện cảm thấy hoặc thủ vai, hay việc thủ vai nầy có thể được trình bày chi tiết với nhiều thiếu nhi thủ những vai của các nhân vật khác nhau trong một câu chuyện hoặc biến cố. Thông thường, việc nhấn mạnh trên các xúc cảm hoặc những thái độ hơn là một buổi diễn câu nệ về hình thức của một biến cố đầy kịch tính. Việc thủ vai ngắn ngủi và tận dụng rất ít, hoặc những người đứng mũi chịu sào hoặc việc ra mắt. Trong việc thủ vai, các giáo viên thường có các thiếu nhi chọn cách diễn đạt mô tả cá nhân hoặc những cá nhân trong câu chuyện. Cuộc đối thoại không được ghi nhớ vì sự nhấn mạnh trên ý nghĩ hoặc những thái độ ẩn ý những gì nhân vật thực sự đã nói hay làm. Cuộc đối thoại nầy đòi hỏi tính sáng tạo và tưởng tượng.
Mặt khác, việc chuyển thành kịch thường câu nệ về hình thức hơn, học thuộc đối thoại và được dùng để tiêu khiển hoặc cung cấp thông tin. Tuy nhiên, việc chuyển thành kịch nầy cung cấp cho người diễn với một sự thách thức tuyệt vời để hoàn thiện trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, sự tác động qua lại xã hội, khả năng tổ chức, sự diễn đạt, cùng khả năng tuân theo những hướng dẫn. Trong việc chuyển thành kịch thường có một cốt truyện xác định với một khởi đầu và một kết thúc tốt đẹp. Thường hay có những giây phút hồi hợp hoặc hài hước. Việc chuyển thành kịch nầy nên tạo cho những diễn viên “cảm thúc” được vai trò của nhân vật và hành động phù hợp theo đó.
Chức năng và giá trị
Trong phân nầy chúng ta sẽ bàn đến ba lý do chính cần đến các học sinh trong việc thủ vai hoặc kịch. Tuy nhiên, chúng ta sẽ nhấn mạnh nhiều hơn trên việc thủ vai.

Liệu pháp hoặc khả năng hiểu những điều ẩn giấu bên trong việc thủ vai - giả vờ đóng những vai những con người khác nhau trong những tình cảnh nào đó - được sử dụng cả trong tâm thần liệu pháp, những nhà tâm lý học dùng kỹ thuật nầy để giúp các bệnh nhân tâm lý học. Dùng kỹ thuật nầy để giúp các bịnh nhân đem các cảm xúc bề trong sâu xa ra bên ngoài và biểu lộ những xúc cảm bề trong sâu xa ra bên ngoài và biểu lộ những xúc cảm đó. Ví dụ, một bé gái chới với một con búp bê có thể tiết lộ nhiều về mối quan hệ của nó với cha mẹ của mình qua cách nó đối xử với con búp bê. Những gì nó (hành động như một người mẹ) nói với con búp bê (tiếp nhận vai trò của đứa con gái) và cách mà đứa bé gái buộc con búp bê đáp ứng đã trao cho những nhà tâm lý học hoặc nhân sự được đào tạo khả năng hiểu thấu tâm trí của đứa trẻ cùng những xúc cảm của nó. Với thanh niên và những người lớn tuổi cùng một nguyên tắc có thể được áp dụng để giúp họ nhìn nhận những hành động thù địch cùng những thái độ riêng của họ là cội rễ của những vấn nạn của mình. Tuy nhiên, thay vì sử dụng những con búp bê họ giả vờ thủ những vai của những con người khác nhau trong một vấn đề mà bác sĩ chuyên khoa, giáo viên hoặc nhà tâm lý học đề nghị. Đây là phép chữa trị nhám. Việc thủ vai thường được sự thảo luận vì vấn đề và giải pháp cho vấn đề ấy đi theo sau. Qua quy trình nầy, nhân sự cùng con người đã được khải đạo thú nhận được khả năng thấu hiểu những điều ẩn dấu bên trong tốt hơn vào trong nguyên tắc chính của vấn đề.
Trong nền giáo dục Cơ Đốc chúng ta dùng việc thủ vai chủ yếu dành cho các thiếu niên như là một phương pháp có kiến hiệu của việc dạy dỗ chung, không dành cho phương pháp trị liệu tâm thần. Thêm vào đó, chúng ta cũng có thể học tập nhiều về các học sinh của chúng ta và giúp chúng lớn lên về mặt xã hội và thuộc linh. Khi chúng ta quan sát chúng giả vờ đóng các câu chuyện Kinh Thánh hoặc các tình cảnh khác.
Việc thủ vai có thể là điều thích thú. Chúng ta thường thấy các thiếu niên trong hành động thủ vai. Chúng ta đã quan sát chúng giả vờ đóng những cảnh thông từ gia đình, học đường hoặc Hội Thánh. Các sự thật là lùng thường được biểu diễn khi chúng miêu tả một cách thoải mái những gì chúng cảm thấy và những gì chúng đã tiếp thu. Việc đóng vai cho học sinh một cơ hội để diễn tả những xúc cảm của nó trong một tình cảnh giả vờ. Người ta có thể nói nhiều và diễn tả nhiều hơn những xúc cảm của họ khi họ giả vờ hơn là nếu họ được chất vấn dễ trò chuyện trong một phương pháp hình thức hơn. Hãy cảnh giác đối với những thái độ và các nhu cầu của các học sinh của bạn. Cầu xin Nhà Giáo Ưu Tú nhà tâm lý vĩ đại nhất của mọi thời đại để giúp đỡ chúng và bạn. Hãy tôn trọng các xúc cảm của những học sinh và giúp chúng tìm thấy sự chữa lành bên trong Đấng Christ.
Việc học tập
Chúng ta có thể sử dụng hành động để dạy những bài hát thiếu nhi, những câu ghi nhớ và các câu chuyện Kinh Thánh. Cùng lúc ấy, chúng nhận được một vài bài tập thể dục để giữ chúng khỏi trở nên qúa bồn chồn hoặc chán nản. Những bài hát chuyển động được chuộng và có hiệu quả.
Trong sự giáo dục nhiều bài học có thể được dạy một cách có hiệu quả qua việc đóng vai cùng những hình thức khác của kịch chẳng hạn như những vở kịch châm biếm, các bài đọc truyện gây ấn tượng, và những vở kịch. Việc đóng kịch bao gồm sự diễn tả tự nhiên, tự phát về cảm xúc của học sinh không được trao cho một kịch bản để ghi nhớ, như trong một vở kịch, nhưng nói chuyện và hành động chỉ khi nó cảm xúc về các vấn đề trong quang cảnh mà trong đó nó là một diễn viên.
Việc chuyển những bối cảnh từ lịch sử, sử ký Hội thánh, Kinh Thánh, các hội truyền giáo, chính quyền, công tác truyền bá Tin lành, những vấn đề xã hội, những nan đề và những niềm vui thắng lợi của cuộc sống - sẽ giúp học sinh sống theo những gì nó đã học được. Lịch sử trở nên sống động. Những nhân vật Kinh Thánh trở nên những con người thật - các bạn nữa mà học sinh quen biết. Chính nó tìm thấy mình liên quan đến cuộc sống và được trang bị tốt hơn để đối đầu với những thách thức của cuộc đời.
Sự chia xẻ
Kịch - giả vờ đóng vai một thông điệp - là một phương cách năng động của việc trình bày sự thật. Các học sinh có thể chia xẻ phúc âm cùng nhiều lẽ thật quan trọng khác bằng cách đóng những điều đó trong các chương trình đặc biệt ở những trường học, các Hội thánh, những tổ chức khác nhau, các rạp hát, các công viên, trên truyền hình, và bất kỳ nơi nào Đức Chúa Trời mở những cánh cửa. Lễ giáng sinh, phục sinh và những ngày đặc biệt khác cung cấp nhiều chủ đề cho nhiều vở kịch. Những vở kịch ngắn châm biếm là những buổi trình diễn ngắn hơn, thường với cách đối xử châm biếm về một vài vấn đề. Những vở kịch nầy rất ích lợi để dùng trong các nhóm thanh niên như những chứng tỏ phương cách đúng và sai của việc nắm bắt một tình huống hoặc trách nhiệm. Những bức tranh mô tả như vậy có một tác động xúc cảm mãnh liệt trên những người xem và thậm chí càng hơn như vậy trên những người tham gia vào việc thủ vai. Những thái độ và cách ứng xử suốt đời có thể được tạo hình theo phương cách nầy. Chúng ta có thể trao cho các học sinh của mình cơ hội để chia xẻ những lẽ thật Kinh Thánh qua vở kịch và đào tạo chúng sử dụng phương tiện nầy.
2 Thực sự có ba sự sử dụng phổ biến việc đóng bai chúng là
....................................,..........................................................................................
và...........................................................................................................................
3 Về những câu trả lời trong bài tập 2, hai sự sử dụng mà phần lớn thường xuyên được dùng trong sự giáo dục Cơ Đốc là
..................................................................và .........................................................
4 Xem xét những giá trị sau đây của việc thủ vai và kịch.
Khoanh tròn những mẫu tự của những giá trị mà bạn xét thấy quan trọng đối với ban trong việc dạy dỗ
a) Trao cho khả năng am hiểu thấu đáo vào trong những thái độ, các xúc cảm cùng những nhu cầu của các học sinh
b) Cung cấp ảnh hưởng sâu đậm về lẽ thật trên tâm trí của những ai giả vờ thủ vai.
c) Trao cho các học sinh khả năng am hiểu thấu đáo hơn vào những vấn đề và dẫn đến sự thay đổi những thái độ
d) Là một phương tiện chia xẻ hiệu quả phúc âm với những người khác
e) Là một phương pháp thích thú của việc chia xẻ những lẽ thật quan trọng
Những nguyên tắc chỉ đạo đối với việc thủ vai
Trước khi các học sinh trở nên dính líu vào việc đóng vai nầy xem xét những nguyên tắc chỉ đạo đối với việc khởi xướng một đề án như vậy:
1. Để bắt đầu, hãy mô tả một vấn đề hoặc ý tưởng cho các học sinh. Chủ đề nên liên hệ với cuộc sống hầu cho chúng có thể thấy được chính mình trong đó.
2. Hãy tuyển chọn những nhân vật sẽ thủ những vai khác nhau. Điều nầy phải được thực hiện một cách cẩn thận hầu cho các học sinh được chọn sẽ ao ước đóng các vai ấy. Một vài em có thể quá e thẹn đối với việc thủ vai. Khuyến khích chúng và giúp chúng cảm thấy thoải mái trong những hoạt động của lớp, nhưng đừng ép buộc chúng tham gia.
3. Hướng dẫn từng cá nhân học sinh về vai trò của nó. Hãy cho phép nó am hiểu những gì được trông đợi ở nó.
4. Bảo cho tất cả học sinh trong lớp về toàn thể tình huống. Chúng có thể được trao cho những câu hỏi để hướng dẫn chúng trong những gì chúng nên chăm chú chờ đợi.
5. Không nên phê phán. Hành động được thực hiện một cách tự phát với những ấu nhi những cảnh phông có thể được thủ vai nhiều lần sử dụng các học sinh khác nhau. Chúng thích thú đóng những vai trong các câu chuyện Kinh Thánh quen thuộc.
6. Đừng để hoạt động kéo dài, hoặc các học sinh có thể chán nản và đánh mất sự quan tâm
7. Thảo luận hành động và nói chuyện về ý nghĩa cùng các bài học đã học.
6 Khoanh tròn những mẫu tự có những lời trình bày ĐÚNG của việc đóng vai
a Ý tưởng hoặc câu chuyện giả vờ thủ vai phải được các học sinh am hiểu rõ ràng.
b Phương pháp nầy giúp các học sinh biểu lộ những thái độ.
c Tất cả các thiếu niên buộc phải thủ vai
d Các học sinh thẹn thùng nên được khuyến khích dự phần

MỤC TIÊU 3. Đánh giá những mục đích của các bài tập được viết ra cùng những bài tường thuật và giải thích làm sao để giải quyết rằng chúng có ý nghĩa và mang tính giáo dục .

NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC VIẾT RA

Một cuộc cách mạng vĩ đại bước vào trong thế giới giáo dục với sự phát minh máy in: Những gì mà cuộc cách mạng công nghiệp đã thực hiện cho ngành công nghiệp. Những chiếc máy in ấn đã làm đối với ngành giáo dục. Đây không phải chỉ là một sự tình cờ hoặc trùng hợp mà quyển sách đầu tiên được in trên máy in là Kinh Thánh. Đức Chúa Trời muốn sử dụng những ấn phẩm nầy để truyền bá lẽ thật của Ngài cùng với việc đào luyện các con dân của Ngài.
Cuộc cách mạng đã bắt đầu sau nầy đã không gia giảm ở mức độ nào đó hôm nay. Nhiều cách hơn đã được in trong một năm hơn là một người có thể đọc trong một quãng đời! Việc gia tăng số lượng nầy của những tài liệu được in đặt trên học sinh một lượng chưa hề có áp lực cho những việc nghiên cứu phải được hoàn tất. Trong một vài khu vực lượng tri thức tăng gấp đôi mỗi một năm năm đến bảy năm. Điều nầy đặt ra một trách nhiệm lớn lao trên giáo viên để chuẩn bị học sinh trước thế giới khó khăn nầy. Giáo viên phải làm cho từng học sinh quen với những quyển sách và những nguồn thông tin khác và đào luyện nó để dùng chúng. Giáo viên phải giúp học sinh phát triển những thói quen nghiên cứu sẽ có lợi cho nó bao lâu nó còn sống.
Một kỹ thuật mà nhiều giáo viên sử dụng để khuyến khích các học sinh nhiều tài liệu được in trong những nghiên cứu của chúng nhằm buộc chúng nghiên cứu một đề tài và sau đó viết ra một bài tường thuật trên những tài liệu phát hiện của chúng. Trong phần nầy chúng ta sẽ thảo luận hai trong các hoạt động viết lách được dùng rất phổ biến trong nền giáo dục.
Hai loại hình: Các nhiệm vụ và những bài tường thuật
Các giáo viên thường hay trao cho các học sinh nhiệm vụ cá nhân để đọc một quyển sách và ghi ra một bài tường trình. Giáo viên có thể yêu cầu bằng bài tường trình đó bằng miệng, nhưng thậm chí điều nầy đòi hỏi viết ra dưới hình thức những chú giải cùng một đề cương được viết ra.
Xét những giá trị sau đây mà học sinh nhận được trong những nhiệm vụ và bài tường thuật viết ra.
1. Kỹ lưỡng. Nhiệm vụ cùng bài tường trình đòi hỏi những nỗ lực cá nhân về phần của học sinh. Nỗ lực cá nhân tạo cho việc học tập càng kỹ lưỡng hơn.
2. Những sách vở. Học sinh học xử lý những sách vở và những tài liệu tham khảo.
3. Thông tin. Nhiều thông tin được học sinh gom góp lại và thường nó có thể áp dụng việc học tập như vậy đối với các lãnh vực khác của cuộc sống và công việc của nó.
4. Khả năng. Khả năng tự nghiên cứu một mình, và viết lại những bài tường trình là một sự chuẩn bị tốt đẹp cho những sự nghiên cứu cao hơn và những từng trải sống khác.
5. Những thói quen. Nghiên cứu trực tiếp giúp học sinh vun xới những thói quen nghiên cứu tốt sẽ hữu dụng đối với nó.
6. Lòng thèm muốn. Những kinh nghiệm thú vị trong việc đọc tốt trao cho học sinh một lòng thèm muốn đọc và một sự đánh giá đối với thế giới sách báo cùng những tạp chí định kỳ.
7. Trách nhiệm. Những nhiệm vụ bắt buộc giúp học sinh phát triển kỷ luật tự giác và một ý thức trách nhiệm
8. Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời trò chuyện với học sinh, ban cho nó những khả năng thấu hiểu mới, và giúp nó phát triển khả năng sáng tạo tiềm tàng qua những nhiệm vụ của nó.
7 Sách giáo khoa nầy chứa đựng những đặc trưnhg của một sách giáo khoa cùng sách bài tập, trao cho bạn những nhiệm vụ mà một giáo viên sẽ trao cho một cách thông thường trong một lớp học. Hãy xem xét kỹ tám giá trị của những nhiệm vụ và những bài tường trình đã liệt kê trên đây những nhiệm vụ nào trong các nhiệm vụ nầy mà bạn đã kinh nghiệm qua việc thực hiện những nhiệm vụ trong giáo trình nầy? Viết chữ 6 N cho Giáo Trình Nầy bên cạnh chúng. Những nhiệm vụ nào mà bạn đã kinh nghiệm qua bài tập trong những giáo trình khác? Ghi chữ 6K cho những giáo trình khác bên cạnh chúng.
8 Trong vở ghi chép của bạn, viết ra theo trí nhớ từ then chốt cho từng giá trị của những nhiệm vụ và các bài tường trình nầy.
Các nguyên tắc chỉ đạo cho sự sử dụng
Các nhiệm vụ mà một giáo viên trao cho một học sinh phải rõ ràng và có mục đích. Nói cách khác, học sinh phải thực hiện một sản phẩm đầy đủ và chính xác về mặt giáo dục. Nhiều giờ được dành cho các học sinh làm những bài tường trình mà không phải là những gì giáo viên đã mong muốn. Nhiều giờ cũng đã phí phạm chuẩn bị những bài tường trình không có ý nghĩa gì cả đối với học sinh và sẽ không bao giờ có ý nghĩa. Hãy xem xét những nguyên tắc chỉ đạo nầy đối với những nhiệm vụ cùng các bảng tường trình.
1. Sự hướng dẫn. Học sinh có được hướng dẫn thích hợp trong sự nghiên cứu của nó là điều rất quan trọng. Giáo viên phải cho những bài tập có thể được các học sinh ở những lứa tuổi khác nhau và những trình độ giáo dục.
2. Bài học. Những nhiệm vụ cùng các bài tường trình nên được hướng về bài học. Nếu những vấn đề nầy vượt ra ngoài phạm vi bài học, sau đó bài làm càng có ý nghĩa hơn - học sinh sẽ càng quan tâm vào bài học và sẽ được lợi từ bài học.
3. Những tài liệu. Những tài liệu đối với sự nghiên cứu dễ dàng có sẵn đối với học sinh. Trong phòng học, một khu vực có thể được chia thành nhiều phần nhỏ rời ra để hình thành thư viện, cả những người lớn tuổi lẫn những thanh thiếu niên nên được khuyến khích sử dụng trường học và những thư viện càng sớm càng tốt. Một “thư viện” có thể chỉ là một vài quyển sách theo thứ tự và chờ xem các sách ấy có được trả lại hay không.
4. Những kỹ xảo. Tất cả mọi học sinh nên được dạy sử dụng những từ điển cùng những sách tham khảo càng sớm càng tốt. Dạy chúng những kỹ năng tra tìm
5. Tinh thần. Tinh thần học tập phải được khích lệ. Điều nầy có thể được thực hiện trong những phương cách đơn giản như việc tìm kiếm những bức tranh để ghép phù hợp với những câu chuyện, tra những phần trích dẫn Kinh Thánh, hoặc bằng cách buộc các học sinh đem thông tin vào lớp học để chia xẻ với những em khác.
6. Bài tường trình. Đừng quên bài tường trình! Trách nhiệm đòi hỏi sự chịu trách nhiệm. Bài tường trình có thể là những câu trả lời đơn giản đối với các câu hỏi trong lớp học, dựa vào nhiệm vụ. Nó có thể là một bài tường trình bằng miệng hoặc được viết ra, việc điền vào một bảng câu hỏi, làm một bài thi vấn đáp, hoặc đưa một quyển vở bài tập cho giáo viên rà xét lại và chấp thuận. Sự nhìn nhận bài tập đã làm xong là một động cơ thúc đẩy mạnh mẽ để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ. Nhiều học sinh đã hoàn toàn đánh mất sự tin tưởng vào các giáo viên của chúng và sau khi đã làm việc khó nhọc trên một bài tường trình, bài tường trình ấy đã không bao giờ đòi hỏi đến!
9 Sáu từ then chốt đã liệt kê, hãy trình bày theo trí lực sáu nguyên tắc chỉ đạo cho giáo viên trong việc sử dụng những nhiệm vụ cùng những bài tường trình. Kế đó trong vở ghi chép của bạn, hãy viết ra những từ then chốt theo trí nhớ.
MỤC TIÊU 4. Nhận biết những loại hình của những đề án sáng tạo mà có hiệu quả được sử dụng trong nhiều lớp học .

NHỮNG ĐỀ ÁN SÁNG TẠO
Sự nhấn mạnh trong suốt bài học nầy đã ở trên sự kiện là nhiều học sinh học tập tốt hơn qua việc thực hành, đúng hơn là chỉ lắng nghe hoặc nhìn thấy. Trong phần thứ nhất chúng ta đã bao gồm việc trình bày những hoạt động; trong phần thứ hai của bài học chúng ta đã bao gồm các hoạt động được viết ra mà các học sinh có thể thực hiện để tăng thêm giá trị của bài học. Trong phần bài học nầy, chúng ta sẽ bao gồm ba sự phân loại khác của việc thực hiện những đề án gia thêm nhiều vào trong quy trình dạy học.
MỤC TIÊU 5. Gọi tên năm loại hình của các đề án việc làm bằng tay có thể có giá trị giáo dục và giải thích những cách sử dụng khả thi
Những loại hình: Việc làm bằng tay, sự phục vụ, những chuyến đi quan sát trực tiếp
Ba loại đề án sáng tạo chính vì cớ giáo trình hay là, việc làm bằng tay, những đề án phục vụ, cùng những chuyến đi quan sát trực tiếp. Những điều nầy có liên quan rất gần, và chúng ta tìm thấy rằng một đề án lớn có thể kết cuộc liên quan đến tất cả những điều nầy. Cơ bản đối với tất cả những điều nầy là hoạt động (bình thường).
Việc làm bằng tay
Việc làm bằng tay có liên hệ đến bài học cho các thiếu niên thường đi theo sau bài học trong Trường Chúa Nhật, trường Kinh Thánh mùa hè cùng những câu lạc bộ Hội Thánh để củng cố những gì đã được học. Việc làm bằng tay cũng có thể dùng hình thức những đề án phục vụ thực tế liên hệ đến chủ đề.
1. Những bản đồ. Chúng ta đã nói chuyện về tầm quan trọng của những bản đồ đối với việc dạy dỗ các thanh niên, và những người lớn tuổi. Tuy nhiên, những học sinh có thể tạo ra những bản đồ, những bản đồ màu, hoặc những bản đồ phác họa để vẽ những ranh giới chính trị và đặt nó vào các thành phố hoặc những vị trí nơi các biến cố quan trọng xảy ra.
Họ có thể dùng những bản đồ sao lại vì những đường biên giới thể hiện sự mở rộng của những vương quốc hoặc trình bày những cuộc hành trình của Chúa Jêsus hoặc các tổ phụ. Họ cũng có thể tạo ra một bản đồ địa hình nổi như một đề án của lớp học.
2. Nghệ thuật. Một lớp thiếu nhi có thể tô màu một bức tranh hoặc vẽ các bức tranh của những người trong câu chuyện Kinh Thánh hoặc về chính chúng làm bài tập như bài học đã dạy - ví dụ như giúp đỡ một ai đó. Phần lớn các học sinh thích vẽ trên bảng đen. Chúng có thể dán những bức tranh cắt ra từ báo, tạp chí vào một tờ báo hoặc cảnh phông mà giáo viên đã chuẩn bị. Các thiếu niên và những thanh niên có thể phát triển và sử dụng những khả năng nghệ thuật và sáng tạo bằng cách vẽ trên những đề án có ý nghĩa, những đồ thị, các biểu đồ, những bản đồ diễn tả bằng tranh ảnh, những báo tường thuật được minh họa, những áp phích hoặc những đồ trang trí. Một vài bức tranh sơn tường rất lộng lẫy đã được các học sinh khai triển khi chúng phác họa một tập hợp các cảnh phông hoặc những hoạt động một bài học.
3. Những mô hình. Các mô hình thường là những vật mẫu quy mô nhỏ của những vật rộng lớn hơn - một bản sao nhỏ của một vài vật lớn hơn. Đôi khi những mô hình nầy có quy mô lớn của những vật rất nhỏ. Một vài trong những học sinh có thể được tạo nên những mô hình thuộc những loại khác nhau. Những mô hình có thể cung cấp cho các học sinh với nhiều kinh nghiệm. Việc xây dựng hoặc vẽ ra một mô hình là một hoạt động giáo dục tuyệt vời, nếu mô hình có liên quan đến bài học và không đòi hỏi quá nhiều thời gian và chi phí.
Dưới đây là một vài nguyên tắc chỉ đạo cơ bản để dùng những mô hình như là những phương tiện dạy dỗ có hiệu quả:
a. Tạo ra mô hình càng chính xác càng tốt. Những đồ hình chính xác thu nhỏ chính xác giống như thật là phần lớn có ích trong quy trình dạy dỗ về học tập.
b. Tạo ra hoặc sử dụng một mô hình lớn chủ đề được toàn thể lớp học nhìn thấy hoặc buộc các học sinh làm việc trong các nhóm nhỏ để xây dựng các mô hình
c. Trong mô hình chỉ phô bày những phần chính của một vật mà bạn đang sao chép. Loại bỏ những chi tiết không cần thiết. Tuy nhiên, phải bao gồm bất kỳ chi tiết nào quan trọng.
d. Nếu có thể ghép màu và cấu tạo bên ngoài của vật đó mà bạn đang sao chép đến mức mà mô hình của bạn sẽ càng hiện thực hơn.

MỤC TIÊU 6 : Phô bày cách mà những đề án phục vụ có thể là hoàn toàn và vẫn có ích về mặt giáo dục cho những người khác .

Những đề án phục vụ

Đã có những định nghĩa khác nhau được dành cho tù án. Một quyển tụ điển đưa ra một ý nghĩa rất đơn giản đối với từ “ kế hoạch”. Một đề án giáo dục, sau đó, là một hoạt động có kế hoạch trong đó các học sinh tham gia theo thứ tự để học tập. Chúng ta thường nghĩ về một đề án như một điều gì đó đặc biệt, điều gì đó vượt quá những hoạt động học tập hằng ngày. Đề án phục vụ này có thể là một chuyến đi quan xét trực tiếp trong đó các học sing quan xét giá trị thực tế của vấn đề chúng đang nghiên cứu. Đề án phục vụ này có thệ một số giấy nghiên cứu. Nó có thể là một nổ lực phối hợp trong việc kiến tạo một mô hình hay việc trình bày một dịch vụ. Nếu cứ điều gì mà đề án này là học sinh học tập qua việc quan sát và thực hành.

Khi chúng ta xem xét các đặc điểm của một đề án, chúng ta nhận thức rằng điều này không phải là một điều gì đó mới mẽ. Mỗi người học tập qua việc thực hành nhiều sự việc bằng chính cánh tay riêng của mình. Trong suốt lịch sử đang là những cách mà những người con trai và con gái đã học tập những việc kinh doanh khác nhau từ cha mẹ chúng. Gia đình luôn luôn ban cho con cái nhiều cơ hội để học tập.

Khi học sinh lớn lên, thế giới của nó bành trướng. Điều này có thể được sử dụng như một kiểu mẫu để được tuân theo ở những nhóm tuổi và các mức độ khác nhau. Một đề án dựa vào một cuộc nghiên cứu gia đình sẽ có ích cho các học sinh non trẻ hơn. Việc tạo nên những quyển vở dàn bài rồi cũng những tập ảnh ( những loại khác nhau trong những bộ sưu tập để minh họa những chi tiết trong nếp sống gia đình) sẽ tạo nên đề án có liên quan đến cuộc sống và duy trì sự quan tâm của học sinh. Những học sinh lớn tuổi hơn sẽ thích các đề án phục vụ ví dụ như chức vụ cho người có tuổi hoặc cho các tù nhân. Các học sinh lớn tuổi này có thể giúp dự kiến một sự gia thêm vào Hội Thánh, trang hoàng một căn phòng cho trường Chúa nhật, hoặc tạo ra đồ đạc và sự trang bị cho phòng học.
Kết quả cuối cùng của đề án sẽ là một cảm xúc hoàn tất vui vẻ. Học sinh cần cảm thấy nó vừa thực hiện điều gì đó và học tập nhiều trong quá trình này.
11 Ghép đề án ( trái) sẽ được thực hiện phần lớn là thích h ợp nhất trong sự nối kết với chủ đề ( phải).
MỤC TIÊU 7 : Nhận ra những địa điểm mà các học sinh của bạn có thể đến thăm trong khu vực của bạn sẽ tạo ra những bài học của chúng có nhiều ý nghĩa hơn .

Một chuyến đi quan sát trực tiếp

Một chuyến đi quan sát trực tiếp là một sự viếng thăm được các học sinh cùng giáo viên của chúng thực hiện nhằm các mục đích quan sát trực tiếp là một phương tiện tốt trong nền giáo dục. Những khả năng lớn hơn trong việc chuyển tác tạo cho chuyến đi này khả dĩ cho một vài lớp học tiếp tục mở rộng những chuyến đi thăm nhiều nơi mà chúng đã được học. Các học sinh khảo cổ học thường viếng thăm những nơi đổ nát cổ. Những ban đồng ca tạo nên những chuyến đi và nát trong những buổi họp đặc biệt. Các học sinh sự học viếng thăm tòa nhà quốc hội hoặc quốc gia. Một vài chuyến đi của các học sinh học Kinh Thánh đến những vùng đất có ghi trong Kinh Thánh.
Trong khi nhiều chuyến đi có thể quá đắt đối với phần lới các học sinh của chúng ta thì nhiều địa điểm đúng quan tâm bên cạnh và không được ghé thăm. Mỗi một học sinh yêu thích một cuộc du ngoạn. Nếu cuộc đi du ngoạn này có thể có liên quan đến bài học, cuộc đi này sẽ tạo ra một kinh nghiệm giáo dục sẽ làm phong phú thêm cho cuộc sống của học sinh. Những lẽ thật thuộc linh lớn có thể trở nên thực một khi các học sinh của ban học tập áp dụng những nguyên tắc Kinh Thánh trong thế giới thực tế chung quanh chúng. Những bài học trở nên có ý nghĩa nhiều hơn khi những thiếu nên trở nên quen thuộc với một bối cảnh tương tự với bối cảnh nơi mà các sự kiện trong bài học đã xảy ra. Những thiếu niên trung thành phố có thể học tập nhiều về sự sáng tạo của Đức Chúa Trời và sự cung cấp qua việc đó thăm một nông trang. Các thiếu nên ở thôn quê có thể học nơi nhiều từ việc thăm thành phố.
Một thành phố đầy dẫy các địa điểm mà các học sinh có thể đến tham quan. Những viện bảo tàng là nguồn thông tin và giáo dục lớn. Những công trường, những công trình kiến trúc cổ, những phi công các hải cảng, những bến tàu, những nhà máy, các phân xưởng, những vườn bách thảo cùng những cuộc triển lãm lịch sử tất cả đều có giá trị giáo dục. Một phòng để phát đi chương trình truyền thanh hoặc truyền hình, thư viện, tiệm sách, như xuất bản, bệnh viện, trung tâm phục hồi, trường học, Hội Thánh, trạu giam - Tất cả những nơi này và nhiều địa điểm khác đều là sự quan tâm giáo dục đối với những ai đang học tập về chức vụ Cơ Đốc.
Từng chuyến tàu quan sát trực tiếp nên có một mục tiêu xác định. Các học sinh của ngành sinh học hoặc ngành thực vật có thể tập hợp những mẫu vật khi chúng đi ngược lên những con sông, lên núi, đến bờ biển, hoặc đi dọc theo những đại lộ vắng vẻ. Các học sinh thi hành chức vụ có thể đi đến những biến cố đặc biẹt để quan sát các đám tang, những lễ cưới, những lễ báp têm hoặc những buổi họp bàn công việc của một Hội Thánh. Các học sinh âm nhạc có thể được thách thức đi trình tấu tốt hơn khi các học sinh ấy lắng nghe một buổi hòa nhạc. Chuyến đi quan sát trực tiếp có thể bổ túc cho bài học như một số ít điều khác có thể, nếu những gì các học sinh quan sát minh chứng các quy trình ở cùng những nguyên tắc mà lớp đang học.
Chuyến đi quan sát trực tiếp cũng có thể là những đề án phục vụ, trao cho các học sinh kinh nghiệm thực tế trong những gì họ nghiên cứu. Như chúng ta đã đề cập trước đây. Chúa Jêsus đã dùng phương pháp này. Các môn đồ của Ngài đi khắp mọi nơi với Ngài và học tập từ những gì họ đã thắng và kinh nghiệm. Họ đã chứng kiến kẻ đói, người bệnh, người bị tội lỗi đè nặng và đã làm việc với Chúa Jêsus nhằm đáp ứng các nhu cầu đó của người ta. Nguyện Ngài cũng bước đi với các học sinh, và dạy dỗ chúng làm việc với Ngài trong việc đáp ứng các nhu cầu của tương tự như thế ngày hôm nay !
12 Đây là một vài địa điểm của sự quan tâm đặc biệt đối với các học sinh thuộc về các chủ đề khác nhau. Đánh một x trước bất kỳ lãnh vực nào được các học sinh dễ dàng tham quan trong khu vực của bạn.
a Lớp hóa chất
......Nhà máy lọc dầu, ...........xưởng, ...............hiệu thuốc
b Lớp sinh học
......Bờ biển,......... núi, ........rừng,..........nông trại
c Lớp lịch sử
.......nhà bảo tàng,..............công trường lịch sử,................công trình kiến trúc cổ, ..... những tàn tích,.........thủ đô,...........tòa thị chính,...........toà án,.........pháo đài,.......cung điện.
d Lớp địa lý
.....bến tàu,.........bến cảng,.........sông.............đập..........núi, ...........tàu thuyền, ....viện bảo tàng, ..........vườn thú,............ phi cảng,.............cuộc triển lãm.
e Lớp học Kinh Thánh :
....các Hội thánh,........ nhà xuất bản, ............trường Kinh Thánh, ........ nhà giam
......bệnh viện, .......... hiệu sách Cơ đốc, ...........đài truyền hình,..........những đề án của Hội thánh.
Tôi hy vọng bài tập này tạo cho bạn ý thức về những khả năng trong cộng đồng của bạn. Tôi hi vọng bạn sẽ thêm vào bảng kê này và tạo nên sự sử dụng có ích và kinh nghiệm về lãnh vực hoạt động này. Xin đừng tiếp tục một chuyến đi quan sát trực tiếp chỉ để tránh khỏi việc xây dựng. Một chuyến đi quan sát trực tiếp cần phải là một kinh nghiệm giáo dục, hãy dùng chuyến đi này một cách khôn ngoan. Bạn chịu trách nhiệm đối với thời gian của các học sinh của bạn và đối với riêng bạn.
MỤC TIÊU 8 : Trình bày giá trị của các đề án giáo dục và liên hệ những nguyên tắc chỉ đạo đối với việc thực hiện các đề án này .
Các giá trị và những nguyên tắc chỉ đạo
Tại sao có được chuyến đi quan sát trực tiếp, là điều có giá trị, cung cấp những đề án có liên quan đến bài học, và thực hiện các đề án làm việc bằng tay? Trước hết chúng ta hãy xem xét giá trị của việc có các đề án sáng tạo này. Và nói chúng ta hãy xem xét đến các nguyên tắc chỉ đạo đối với bắt tay vào các đề án như vậy.
Các giá trị
Những giá trị mà chúng ta sẽ xem xét đến đặc biệt được tìm thấy trong các đề án phối hợp có liên quan đến sự phục vụ cũng như những sự thật cùng những trách nhiệm được dạy trong những lớp học.
1. Việc học tập . Phương pháp dự kiến giúp các học sinh tập thông tin trong một phương cách tích cực khi các học sinh học lại và kết hợp. Viết ra một dự án kết quả là một sự tập hợp thông tin do học sinh vào một đề tài đó. Khi cùng thông tin có được các giáo viên đưa ra qua những bài thuyết trình cùng những phương pháp khác, phần nhiều của phương pháp cũng sẽ không được ghi nhớ. Tuy nhiên, qua việc đề án chính các học sinh đều có liên quan đến, và khả năng lớn hơn hầu cho chúng ta ghi nhớ những gì đã học tập.
2. Sự cộng tác. Phương pháp dự kiến giúp các học sinh làm việc như một nhóm. Phương pháp này đáp cho nhu cầu lớn cho chúng nhằm học tập hoạt động lẫn nhau, sự tác động qua lại này giúp đỡ trong việc lớn lên và phát triển của chính chúng. Chúng học tập chia xẻ. Chúng học tập tôn trọng quan điểm của người khác. Chúng học chia những trách nhiệm ra khi chúng làm việc hướng đến một mục đích chung. Điều này là một trong những thay đổi quan trọng nhất hầu dẫn đến do một nền giáo dục tốt.
3. Sự tăng trưởng. Khi chúng làm việc với nhau trong một nhóm, một vài học sinh sẽ bị ép phải thay đổi những thói quen và những phương cách của chúng. Những hoạt động của nhóm sẽ tạn nên sự tăng trưởng cần thiết cho từng người cố gắng hết sức của mình thông thường điều này sẽ giúp chúng tất cả đều tăng trưởng về mặt xã hội và mặt thuộc linh. Các giáo viên có thể sử dụng phương pháp này một cách ung dung tự tin để quan sát sự thay đổi đáng hài lòng trong cách ứng xử. Những tiến bộ và những thói quen mới có thể được thiếp lập qua cách sử dụng những đề án này.
4. Sự phục vụ. Các đề án cũng có thể được dự trù hầu cho các loại nhiệm vụ khác nhau có thể được trình bày sẽ đáp ứng những yêu cầu của lớp học, trường học, Hội Thánh, thậm chí có lẽ là cộng đồng nữa. Đề án có thể là một điều gì đó thực hiện một sự phục vụ cho những người khác. Những vườn của Hội Thánh có thể được chăm sóc, những bãi cỏ được cắt xén, các khu vực được dọn dẹp sạch sẽ, cùng các dịch vụ khác được thực hiện cho Hội thánh và trường học. Những học sinh thuộc mọi lứa tuổi có thể được giúp đỡ tạo ra những kế hoạch cho các hoạt động chẳng hạn như những buổi nhóm rao giảng tin lành cùng các trường Kinh thánh mùa hè.
5. Sự lãnh đạo. Phương pháp này cũng giúp phát triển chức vụ lãnh đạo. Khi các học sinh làm việc trong một nhóm, khả năng lãnh đạo của chúng sẽ nổi lên và có thể được hoàn thiện. Đây là trách nhiệm của giáo viên để nhìn thấy rằng sự phát triển nhân cách này được tạo nên khả dĩ. Người ta có thể được đào luyện để trở nên những nhà lãnh đạo !
6. Công việc. Điều này giúp các học sinh học tập làm việc một mình. Giáo viên có thể là một người dẫn dắt và người giúp đỡ, nhưng ông ta nên cho phép các học sinh thực hiện đề án. Nếu các học sinh ý thức rằng chúng có thể quay sang giáo viên khi chúng cần đế sự giúp đỡ, chúng phát triển lòng tự tin. Học tập làm việc độc lập là một trong những kết quả có giá trị nhất của những phương pháp giáo dục tốt.
7. Sự liên lụy. Việc làm bằng tay, những chuyến đi quan sát trực tiếp hoặc những đề án là những gì thuộc về một bản chất phục vụ có thể giúp đỡ học sinh đạt đến mức độ học tập nhất là sự nhận thức. Điều này trong các hoạt động như vậy đến nổi học sinh áp dụng các nguyên tắc vào thực tế và hành động phù hợp theo đó. Khi học sinh trở nên dính líu vào các nhu cầu của nhiều người khác. Nó phát triển những thái độ đúng đắn và được chuẩn bị tốt hơn để đương đầu với những thách thức cùng các trách nhiệm của cuộc sống.
13 Từ những từ then chốt đã liệt kê trên đây, hãy trình bày bằng miệng bằng những lời riêng của bạn, các giá trị của phương pháp đề án. Hãy kiểm tra những câu trả lời của bạn với mình khi cần thiết. Sau đó trong vỡ ghi chép của bạn, hãy viết theo trí nhớ bảy từ then chốt này.
14 Đề án nào trong những đề án đã liệt kê trên đây mà bạn đã thực hiện hoặc thị trường học như một học sinh hoặc trên cương vị một giáo viên?
...............................................................................................................................

Những nguyên tắc chỉ đạo
Bây giờ chúng ta hãy xem xét một vài nguyên tắc chỉ đạo sẽ giúp các học sinh trong việc dự trù và thực hiện những đề án giáo dục, vô luân các đề án này là công việc làm bằng tay, những chuyến đi quan sát trực tiếp hoặc những đề án phục vụ.
1. Mục đích. Đặt ra một mục đích rỏ rằng để được đạt đến qua mỗi một dề án. Mục đích này sẽ là nhân tố hướng dẫn trong tất cả mọi điều mà các học sinh thực hiện. Hãy cho chúng biết trước cái mà mục tiêu là gì - những gì chúng học tập hoặc thành dự án là điều hoàn toàn bình thường.
2. Tầm quan trọng. Phải thừa nhận là các học sinh cảm nhận được tầm quan trọng của đề án và nhìn thấy cách nào dự án sẽ đáp ứng một nhu cầu xác định co chúng hoặc cho người khác.
3. Việc chuẩn bị. Dự án trên những đề án của bạn tốt đẹp trước. Nhìn thấy rằng những thời điểm rõ ràng cho hoạt động, những tài liệu và những phương tiên có sẵn, sự chuyển đạt có sẵn ( nếu cần) và sự cung ứng được tạo ra cho bất kỳ nhu cầu nào như thực phẩm, nước uống, sự cho phép, và những trợ giúp tài chính.
4. Sự tham gia. Nhìn thấy rằng mỗi một thành viên của lớp học có một vài loại trách nhiệm. Hãy cho phép các học sinh giúp lập kế hoạch dự án, tham gia trong việc chuẩn bị, công tác trong việc thực hiện đề án ra. Hãy dùng những khả năng đặc biệt của những thành viên khác nhau, nhưng phải thừa nhận rằng những thành viên có ít năng khiếu cùng tham gia.
5. Sự hướng dẫn. Đưa ra thông tin cùng với sự hướng dẫn mà các học sinh đối với điều mà dự án có quan hệ đến trước khi thực hành dự án. Sau đó cho phép các học sinh biết những gì chúng sẽ chờ đợi trong chuyến đi quan sát trực tiếp, hoặc giúp các học sinh quyết định cách để áp dụng những lẽ thật của bài học trong một đề án.
6. Sự hoàn thành. Đừng quên hoàn toàn bất kỳ đề án nào mà bạn bắt đầu. Hãy xem xét điều tra kỹ hơn những chuyến đi quan sát trực tiếp với một bảng câu hỏi và những bài tường trình. Hãy để các học sinh chia xẻ những gì các học sinh đã học được từ kinh nghiệm tạo cho việc học tập càng kỹ lưỡng hơn và càng thích thú hơn. Sự hoàn thành này thêm ý thức về sự thành tựu.
15 Xem xét kỹ những nguyên tắc chỉ đạo một cách cẩn thận. Liệu có bất kỳ một trong sáu nguyên tắc này có thể bị loại bỏ nguyên tắc đó không quan trọng. Hãy suy nghĩ điều này một cách kỹ càng.
2 Ghép đề án sáng tạo ( phải) cho phù hợp với lời mô tả đề án ấy ( trái)

CÂU CHỌN LỰA. Có hơn một câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu trả lời đúng. Câu nào trong những câu sau đây là những nguyên tắc chỉ đạo đổi với việc xác định các hoạt động học tập được dùng bởi một lớp học? a) Hoạt động phải được dự trù tốt. b) Hoạt động phải được thực hiện trong giờ học. c) Tất cả mọi hoạt động phải thích hợp với độ tuổi. d) Một khi một hoạt động được chứng minh là thành công; hoạt động ấy phải được sử dụng thường xuyên. e) Mục đích của bài học điều chỉnh loại hoạt động. 4 Các giá trị giáo dục của việc buộc các học sinh làm những tường trình viết ra là
a) Các học sinh học tập nghiên cứu
b) Thông tin thu được thường có thể áp dụng vào cuộc sống và công việc
c) Các học sinh được giữ bận rộn và ra khỏi sự lo lắng
d) Kỷ luật tự giác và trách nhiệm thường đem lại kết quả.
e) Lòng thêm muốn gia tăng để đọc nhiều sách hơn.
f) Sự cộng tác được kiến tạo và nhiều người làm việc chung với nhau

5 Xem xét những câu sau đây và khoanh tròn những câu được xem là các giá trị của những đề án sáng tạo.
a) Giúp đỡ một học sinh phát triển khả năng làm việc một mình trên một đề án.
b) Có thể có ích trong việc đáp ứng những nhu cầu của người khác
c) Giúp phát triển những khả năng lãnh đạo.
d) Khuyến khích sự tăng trưởng về mặc xã hội và thuộc linh.
e) Có thể cung cấp một phương tiện cho việc áp dụng các nguyên tắc vào thực tế.
f) Tập trung vào việc học tập các sự kiện.

HOÀN THÀNH. Ghi ra những lời nói thiếu vào những chỗ trống.

6 Bốn loại hình của dự án công việc làm bằng tay trong bài học này là
a ............................................................................................................................
b ............................................................................................................................
c ............................................................................................................................
d ............................................................................................................................
7 Những đề án liên hệ các học sinh đến các hoạt động có liên quan đến bài học là buộc chúng phải thực hành nhiều việc cho những người khác được phân loại như các đề án.
8 Một ..............................................................................................vững chắc là khi lớp học tạo ra một sự quan sát trực tiếp của một quy trình có liên quan đến bài học, hoạt động, hoặc sự kiện không ở trong phạm vi học đường.
ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ ĐƠN VỊ 3
Trước khi tiếp tục với bài 11, hãy ôn lại những bài 7 qua bài 10, sau đó hãy làm bài đánh giá tiến bộ đơn vị 3, mà bạn sẽ tìm thấy trong tập học viên của bạn. Gởi tờ giải đáp cùng với lời yêu cầu làm bài thi cuối khóa, và bất kỳ tài liệu nào khác đã cho biết trên bìa tập học viên của bạn, cho người hướng dẫn ICI của bạn.






0. Sự sống mới trong Đấng Christ. 6. Tham gia tích cực trong sự phục vụ Cơ đốc 1. Định hướng cho sự sống mới
TUỔI THƠ ẤU TUỔI THANH XUÂN TUỔI TRƯỞNG THÀNH Sanh Chết Sơ sinh và Đầu Giữa Cuối 5 hoặc 6 9 hoặc 10 12 hoặc 13

Đầu Giữa Cuối 15 17 18 hoặc 20

Đầu Giữa Cuối 35 hoặc 40 60 hoặc 65

(Xin cắt dán theo hình)



Bài 11: DẠY BÀI HỌC CỦA BẠN

Chúng ta đã nói chuyện về các đặc chất của một giáo viên tốt và về công việc dự trù và việc chuẩn bị bài học. Bây giờ chúng ta đến với phần mà với điều đó giáo viên thường có quan tâm nhiều nhất, sự trình bày thực tế bài học.

Như chúng ta đã bàn về các phương pháp dạy dỗ của Chúa Jêsus, chúng ta đã biết được nhiều loại mà Ngài sử dụng “Rabi, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến”, Nicôđem nói. (GiGa 3:2). Người ta yêu thích phương cách mà Chúa Jêsus đã nói. Những đám đông đi theo Ngài bất cứ nơi nào Ngài đến. Họ cảm thấy rằng Ngài không phải là một giáo viên bình thường, vì Ngài đã nói:” Vì Ngài dạy họ cách có quyền bình, chứ không phải như các văn sĩ đâu”. (Mat Mt 7:29). Ngài biết chủ đề của Ngài và biết tại sao dạy mỗi bài học là thiết yếu. Ngài diễn đạt mọi điều gì mình có vào trong sự trình bày của Ngài vì Ngài có sự quan tâm riêng tư trong mỗi cá nhân đang nghe bài học. Ngài có một sứ điệp sinh động cần phải được giải bày và cần phải thông hiểu. Ngài cũng cầu nguyện cho năng lực đặc biệt để mang sứ điệp ấy vào trong những tấm lòng của người nghe. Những nhà hùng biện vĩ đại của thế giới nâỳ đã thấy và nghe là những người đàn ông và những người phụ nữ đã chấp nhận những đau khổ lớn lao trong sự chuẩn bị và hoàn hảo lời trình bày và sự phát biểu của họ. Những con người nầy đã thận trọng chuẩn bị tốt, sử dụng các phương pháp trình bày tốt, và nghiêm túc chuyển đạt một sứ điệp có tầm quan trọng đối với họ. Họ có quan tâm đến các thính giả đã nghe, đã am hiểu và đã hành động.
Giáo viên sau khi đã thực hiện sự chuẩn bị và giáo viên có thông điệp phải được giáo trình cho các học sinh, cẩn thận bước theo các nguyên tắc chỉ đạo của việc trình bày mà các giáo sư lớn đã tìm thấy có ích, các nguyên tắc chỉ đạo của sự trình bày sẽ được thảo luận chi tiết trong bài học nầy.
Dàn bài
Phần đầu
Phần trình bày
Phần kết luận
Các mục tiêu của bài học
Khi bạn hoàn tất bài học nầy bạn có thể:
Giải thích những gì giáo viên phải thực hiện lập tức trước khi việc dạy dỗ mỗi bài học
Khôn ngoan chọn lựa phương pháp tốt nhất, hay các phương pháp, cho sự sử dụng trong việc trình bày bài học
Đánh giá cách nào giọng nói của giáo viên ảnh hưởng đến sự trình vày bài học
Dạy một bài học dùng các nguyên tắc chỉ đạo thích hợp, và rồi dựa trên việc kết luận bài học nhìn thấy các kết quả như đã liệt kê trong các mục tiêu bài học.
Dùng các nguyên tắc hướng dẫn của bài học nầy để đánh giá các giáo viên khác trong các thời gian trước khi tổ chức học, những sự trình bày thực tế của họ, và các kết luận bài học của họ.

Các hoạt động học tập
Tuân theo tiêu chuẩn quy trình nghiên cứu cho bài học nầy
Quan sát những bối cảnh dạy dỗ khác nhau đối với các quy trình đặc trưng trong việc dạy một bài học. Đánh giá và so sánh những phần giới thiệu, các phần trình bày cơ bản và những phần kết luận phù hợp với tiêu chuẩn đã trình bày trong bài học nầy.
Phần khai triển bài học

MỤC TIÊU 1.

PHẦN ĐẦU

Nhận ra các bước xung yếu đối với việc thoát ra một bài học để có một thời đầu tốt và đánh giá các phương pháp mà nhiều giáo viên khác dùng trong việc khiến các bài học bắt đầu khi bạn đến lớp học nhận biết rằng bạn đang sẵn sàng để dạy bạn hạnh phúc biết ngần nào! Thế nhưng trước khi bạn có thể bước vào việc dạy dỗ chính bài học có nhiều điều bạn cần làm.

Trước khi lớp học bắt đầu

Trước khi lớp học bắt đầu, giáo trình cần có tất cả các tài liệu cùng những phương tiện dạy dỗ đúng vị trí và sẵn sàng sử dụng. Bảng đen cần được chùi sạch sẽ và sẵn sàng. Các bức tranh, nếu có cái nào sẽ dùng đến, phải được chọn sẵn và đúng vị trí. Hồ dán, viết chì, giấy vẽ, những tờ quảng cáo bài học rời, sách bài hát, hay các sách tham khảo tất cả những thứ cần thiết để vào đúng vị trí. Tất cả sẽ cần đến cho việc dạy dỗ tốt hơn phải ở vào đúng vị trí và sẵn sàng trước lúc lớp học bắt đầu.
Khi các học sinh bước vào phòng chúng cần nhận biết giáo viên đã sẵn sàng cho chúng. Các học sinh của chúng. Sự sắp đặt chỗ ngồi cần được dự tính trước, và mỗi một học sinh bước vào cần có thể tìm một chỗ mà không có sự khó khăn nào.
Một vài học sinh sẽ đến sớm. Vì lẽ gì phải quan tâm đến giáo viên? Liệu giáo viên phải chăm sóc chúng thậm chí trước giờ vào lớp không? Dĩ nhiên, rồi! Trước khi giờ học bắt đầu đem chúng vào tâm trạng cùng bầu không khí học tập là một phương cách vĩ đại làm sao? Khi các học sinh bước vào. Để thấy giáo viên đã ở đó rồi là điều tốt đẹp cho chúng. Điều đó trao cho chúng một cảm giác tốt để thấy rằng giáo viên đã sẵn sàng cho lớp học và có thời gian để lắng nghe chúng. Bạn có thể có một vài quyển sách hoặc những tạp chí xuất bản định kỳ chúng có thể đọc hoặc những sách có hình và các đồ chơi để giải khuây cho các thiếu nhi. Một vài em sẽ cần sự lưu tâm của một giáo viên thân thiện. Đây là một thời điểm tốt để làm quen với các học sinh của bạn tốt hơn. Nếu bạn dạy thanh niên hay những người lớn tuổi, họ cũng cần một sự chào đón thân tình. Họ có thể có trong tâm trí của họ những vấn nạn của họ. Họ cần sự thương cảm cùng sự quan tâm thậm chí đôi lúc còn nhiều hơn là các thiếu nhi cần đến. Cố gắng có một vài câu hỏi có liên quan đến bài học viết ra trên bảng hầu họ có thể bắt đầu việc thảo luận các câu hỏi ấy giữa vòng họ trong khi chờ đợi thời gian cho lớp học bắt đầu. Có lẽ bạn có thể có một vài “tư tưởng để suy nghĩ” như những người mới bắt đầu thảo luận trước khi học.
Nếu bạn cần có được sự sẵn sàng của phòng học và chào đón các học sinh, rồi bạn phải đến sớm là điều hoàn toàn hiển nhiên! Thực hành ba điều nâỳ sẽ tạo ra một bầu không khí học tập. Để rời khỏi bài học đến một khởi đầu mới sẽ dễ dàng hơn.
Hãy ghi nhớ, bạn là người giáo viên. Bạn có ảnh hưởng đến một sự thay đổi trong học sinh. Bạn có sẵn sàng cho điều đó chưa? Điều nầy không chỉ là một bài học được dạy dỗ. Nó là một sự thay đổi được mở ra. Liệu thái độ của học sinh cần được thay đổi không? Từ ban đầu bạn phải mong đợi sự hoàn thành các mục đích của mình. Bạn cần có một cảm xúc tích cực là sẽ có một sự thay đổi trong tri thức của học sinh, thái độ và sự am hiểu của nó, những hành động và các quyết định. Vâng, điều đó là thật, bài học bắt đầu trước khi lớp học khởi đầu!
1 Xem xét tầm quan trọng của những hoạt động trước khi học đã nhấn mạnh đến trong phần trước, ảnh hưởng nào điều nầy sẽ đặt trên bạn và trên các học sinh của bạn nếu bạn đến đúng lúc bạn cần phải bắt đầu, hoặc thậm chí trễ một vài phút? Hãy viết ra lời giải đáp của bạn vào trong vở ghi chép.
2 Ba trách nhiệm phòng học mà giáo viên có trước đối với phần đầu lớp học là.
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cách để bắt đầu
Chúng tôi đã đề cập đến câu cách ngôn là một điều khởi đầu tốt đã thực hiện một nữa công việc rồi. Hãy thử nhớ lại một thời điểm khi bạn nghe một người mà bạn xếp loại là một diễn giả tốt. Bạn có ghi nhớ bài nói của ông ta không? Bạn còn nhớ cách mà ông ta bắt đầu và cách mà ông ta đúc kết không? Mỗi diễn giả trước công chúng tốt sẽ dành nhiều thời gian trong việc chuẩn bị câu đầu tiên cùng những nhận xét đầu tiên của mình. Diễn giả có hiệu quả biết rằng ông ta phải nhận được sự chú ý của khán giả của mình từ lúc khởi đầu.
Phần giới thiệu phải thích ứng với bài học cùng những sự quan tâm của lớp học. Phần giới thiệu nầy phải lôi cuốn vào cùng phải giới thiệu bài học. Bây giờ giáo viên không cần dành thời gian cho những yếu tố không cần thiết không liên quan đến bài học. Bằng cách nói chuyện về các trò chơi vào chiều hôm trước, chẳng hạn như ông ta có thể có khả năng thu hút sự chú ý, thế nhưng ông ta có thể tìm thấy rằng mình đã giới thiệu một đề tài hoàn toàn làm quẩn trí học sinh từ bài học. Điều trọng yếu là phần giới thiệu phải ngắn gọn hầu cho thì giờ sẽ không bị phí phạm, và nó phải được thay đổi thỉnh thoảng sự đa dạng là một sự chú ý tốt hơn.
Những phương cách dự phần đầu là gì? Xem xét các ý tưởng sau đây:
1. Một bức tranh, panô, phim hoặc phim slide sẽ tạo ra sự quan tâm của các học sinh
2. Một câu chuyện ngắn và với điểm chính tốt. Điều nầy phải minh họa một điểm chính mau chóng. Câu chuyện nầy không nên kéo dài, mà chỉ giới thiệu đề tài mà thôi. Một câu chuyện hài hước là tốt nếu nó thích hợp, chứ không công kích đối với bất cứ ai, và có liên hệ đến bài học.
3. Nhắc đến một sự việc xảy ra tại địa phương hoặc thời sự đang quan tâm có thể thích hợp nếu sự việc trên dẫn vào bài học.
4. Một câu hỏi dấy lên sự quan tâm của các học sinh có thể làm cho chúng rời khỏi một khởi đầu tốt.
5. Một câu đố dựa theo các sự kiện trong Kinh thánh có thể lôi cuốn những thiếu niên và những thanh niên.
6. Việc xem xét lại vắn tắt bài học trước có thể một nền tảng tốt cho học sinh mới.
7. Một bài tường trình về cách các học sinh đem ra thực hành việc dạy dỗ bài học cuối cùng sẽ khuyến khích áp dụng và sự thực hiện việc dạy dỗ mới.
8. Việc trình bày một mô hình hoặc sự vật khác có thể gợi lên sự quan tâm vào đề tài. Sau đó trong bài học mô hình nầy có thể được giải thích một cách kỹ lưỡng hơn khi bạn dùng nó cho một phương tiện dạy dỗ.
9. Những bài tường trình của học sinh và các kế hoạch đã phàn công, một nghiên cứu đặc biệt, hoặc những bài làm chứng có liên quan đến đề tài bài học tất cả đều hữu dụng.
10. Một bài hát, đoạn hợp ca, bài thơ, hay một bài văn châm biếm có thể giới thiệu đề tài.
11. Thêm vào đó những phương pháp khác, chúng ta thường bắt đầu bài học bằng sự cầu nguyện và chắc chắn có thể bằng một bài báo và việc đọc Kinh thánh. Những điều nầy có thể phần mất sơ khởi hoặc sau khi đánh thức sự quan tâm qua một trong các phương pháp khác.
Đây là một vài điểm chính để ghi nhớ như các nguyên tắc chỉ đạo cho việc giới thiệu cách hiệu quả một bài học.
1. Đừng bắt đầu mỗi bài học theo cùng một cách. Các học sinh thuộc mọi lứa tuổi thích sự đa dạng.
2. Trình bày tài liệu có liên quan đến bài học, hoặc phần giới thiệu của bạn có thể không có ảnh hưởng đáng hài lòng đến việc thu đạt được sự chú ý,
3. Các phần giới thiệu lúc nào cũng cần, phải ngắn gọn và nhắm vào điểm chính
4. Phải lưu ý đến việc dành sự chú ý trước khi tiếp tục với phần trình bày
5. Giữ sự tiếp cận bằng mắt với các học sinh của bạn mọi luôn luôn.
3 Một vài điều trong những điểm bắt đầu bài học chúng ta đã liệt kê có thể thực tiễn đối với bạn để sử dụng trong lớp học, và một vài điều không thể. Hãy xem xét kỹ bảng kê để gợi ý, và lựa chọn tối thiểu năm điều mà bạn dự trù thực tế để cùng viết những điều ấy vaò vở ghi chép của bạn,
4 Theo trí nhớ viết ra bốn đặc điểm của phần giới thiệu tốt, hoặc điểm khởi đầu bài học. Viết những điềm nầy vào vở ghi chép của bạn.
5 Quan sát một giáo viên hay người giảng đạo ba thời điểm khác nhau, hãy lưu ý ngày tháng đã quan sát và loại giới thiệu (một trong 11 điều đã liệt kê trước đây.) Liệu phần giới thiệu nầy có thích hợp không? Dành được sự chú ý? Ngắn hay được thay đổi? (Bạn không thể phán đoán “sự khác nhau” lần đầu tiên). Liệu giáo viên có duy trì sự tiếp cận bằng mắt không? Trong vở ghi chép của bạn chuẩn bị một biểu đồ trình bày cách giáo viên đã bao gồm mỗi một trong các lãnh vực nâỳ, và sauđó hãy so sánh ba nhận xét khác nhau.
MỤC TIÊU 3. Liệt kê những kỹ thuật cho việc đưa ra một lời trình bày thú vị và giáo dục .
PHẦN TRÌNH BÀY
Bây giờ chúng ta hãy suy nghĩ về phương cách trình bày phần chính của bài học. Điều nầy liên quan đến các phương pháp của bạn, cách mà bạn nói, cùng sự nhấn mạnh bạn đưa ra những điểm chính trong bài học.
MỤC TIÊU 4. Trình bày vắn tắt ba nguyên tắc cho việc lựa chọn và dùng các phương pháp dạy khác nhau .
Các phương pháp bạn dùng
Chúng ta đã đề cập nhiều phương pháp khác nhau hoặc những kỹ thuật trình bày một bài học. Mỗi điểm trong những điểm nầy có các lợi điểm cùng những bất lợi. Những điều nầy đã được thảo luận tường tận trong các chương trước. Người giáo viên khôn ngoan sẽ chọn các phương pháp tốt nhất cho việc trình bày một bài học. Bạn có thể đã lưu ý rồi là một phương pháp bởi chính nó thường không trọn vẹn. Các kết quả mỹ mãn nhất sẽ có lẽ chắc chắn đạt được qua một sự nối kết cẩn thận các phương pháp. Điều nầy sẽ giúp bạn duy trì sự quan tâm của các học sinh va dùng tất cả mọi phương tiện học tập khác.
Khi bạn xem xét bài học dạy dỗ, bạn sẽ dần dần biết sự kiện là một vài phương pháp sẽ thích hợp hơn những cái khác. Bạn phải xem xét những đặc điểm của các học sinh và điều gì thích hợp cho chúng. Nếu bạn đang dạy những người lớn tuổi, bài thuyết trình về phương pháp thảo luận là tốt. Nếu nhóm đông, hoặc thời gian ngắn và nhiều chủ đề được bao gồm, thuyết trình có thể là phương pháp tốt nhất. Tuy nhiên, có lẽ bạn nên giảm số lượng tài liệu được bao gồm, hầu cho những gì dạy được tốt. Một bài thuyết trình không bao giờ thích hợp cho các thiếu nhi. Thậm chí trong một bài thuyết trình, một giáo viên giỏi sẽ dùng các câu hỏi ngỏ hầu sự tiếp xúc với các học sinh thường xuyên được duy trì, trong suốt các buổi thuyết trình bạn có thể dùng những minh họa, những câu chuyện và các thị cụ cách hiệu quả.
Các câu hỏi cùng các câu giải đáp, sự thảo luận, và việc thủ vai có thể được sử dụng để trình bày hầu hết bất kỳ loại bài học nào. Trong phương pháp hỏi - đáp, hoặc hệ thống giáo viên phụ đạo, giáo viên thường dành hầu hết thì giờ của mình cho việc đặt các câu hỏi, và các học sinh phải nói nhiều. Các câu hỏi cùng được xếp đặt để kích thích các học sinh để đặt các câu hỏi khác và dẫn chứng vào các lẽ thật sâu xa hơn. Kết quả của điều nầy là bài học sẽ lưu lại với học sinh lâu dài hơn vì nó đã suy nghĩ về bài học mà không chỉ lắng nghe.
Nhiều phương pháp đòi hỏi học sinh nghiên cứu trước và khi làm những việc phân công và các bài tường trình giúp nó ghi nhớ bài học.
Giáo viên phải học bài học và quyết định phương pháp nào, hoặc nối kết các phương pháp, là điều tốt nhất cho các học sinh. Giữ chính bạn linh động và có khả năng thích nghe với các nhu cầu của học sinh. Những nhu cầu nầy hay có thể thay đổi từ ngày nầy sang ngày khác là cần một sự thay đổi trong các phương pháp hoặc kế hoạch của bạn. Lưu giữ tài liệu lâu dài các phương pháp bạn sử dung trong mỗi lớp trong các lớp học của bạn. Ôn lại tài liệu nầy cách đều đặn. Bạn có đang dùng các phương pháp tốt hơn không? Bạn có đang cung cấp sự đa dạng không? Hãy tự đánh giá chính mình. Đặc biệt là trong nền giáo dục cơ đốc, bạn cần nhạy bén với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh và sửa lại việc dạy dỗ của bạn cho phù hợp khi Ngài dẫn dắt.
6 Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG
a Một sự nối kết các phương pháp có hại trong một phần trình bày
b Các phương pháp phải được làm cho thích hợp đối với các nhu cầu của học sinh
c Các phương pháp phải được làm cho thích hợp với nội dung của bài học.
d Phương pháp thuyết trình là điều tốt nhất khi được sử dụng một mình
e Phương pháp thuyết trình thích hợp hơn cho những người lớn tuổi hơn là cho các thiếu nhi.
7 Giả sử bạn đặt kế hoạch để trình chiếu một phim về Paléttin như một phần giới thiệu đối với một loạt nghiên cứu về cuộc đời của Đấng Christ. Khi bạn bắt đầu trình chiếu cuốn phim ấy. Bóng đèn của máy chiếu hỏng và bạn không có bóng đèn thay thế. Nguyên tắc gì bạn sẽ phải áp dụng trong cách sử dụng các phương pháp của bạn?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
8 Bằng ngôn từ riêng của bạn trình bày ba nguyên tắc mà bạn sẽ tuân theo trong sự chọn lựa của bạn và sử dụng những phương pháp dạy dỗ.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 4. Nhận ra các yếu tố phải được tự đánh giá trong diễn văn hoặc sự phát biểu của giáo viên .
Phương pháp bạn nói
Một nhà hùng biện có lần đã được chất vấn ông ta đã xem xét ba nguyên tắc trọng yếu cho một diễn giả trước công chúng là gì. Ông đã trả lời. ” Trước nhất là sự phát biểu, thứ hai là sự phát biểu. thứ ba, là sự phát biểu”. Tôi không nghĩ ông ta có thể đã nhấn mạnh lẽ thật nào tốt hơn.
Cách mà bạn nói - sự phát biểu của bạn cũng rất quan trọng đối với bạn trên cương vị của một giáo viên. Phương cách nầy có ảnh hưởng đến việc học tập của các học sinh của bạn một cách lớn lao, vì chúng nghe tốt đến ngần nào sẽ phụ thuộc vào cách bạn phát biểu tốt đến bao nhiêu. Sự hoàn hảo của sự phát biểu của ban giọng nói và các điệu bộ của bạn. Để khai triển một sự phát biểu tốt, giáo viên phải lưu tâm đến năm điều: Cách phát âm, cường độ, năng lực, và tư thế đĩnh đạt.
1. Cách phát âm của mỗi từ rõ ràng và chính xác là điều thiết yếu. Chúng ta thường nói lớ cớ hoặc nói lí nhí ở nhà hay trong đàm thoại riêng tư, thế nhưng trong việc nói công khai chúng ta phải phát âm chúng một cách rõ ràng để được am hiểu dễ dàng.
2. Cường độ. Liên quan đến cường độ hoặc âm thanh của tiến nói. Giọng nói không cần phải giữ ở thanh điệu cao đối với toàn bộ bài học. Luôn luôn nói ở một thanh điệu thấp có thể tẻ nhạt, đơn điệu, và không rõ ràng. Trong giọng nói của giáo viên, cần có sự thay đổi làm cho việc lắng nghe một sự thích thú. Giọng nói của bạn không cần phải lanh lãm cũng không quá thấp để được nghe thấy. Phần lớn việc dạy dỗ của bạn cần phải ở trong giọng nói có thanh âm đàm thoại.
3. Nhịp độ phát triển. Là nhịp độ mà một người nói chuyện. Bạn có thể nói quá nhanh đến nỗi học sinh khó nắm bắt lời bạn nói, và rồi nó không còn quan tâm đến bài học. Nói cách khác, bạn có thể kéo lê thê những lời nói của mình, bằng nhiều chỗ ngặt ở giữa đến nỗi học sinh mệt mỏi và không còn hứng thú. Nhịp độ của bạn phải được điều chỉnh vào một tốc độ mà các học sinh có thể theo giáo viên tôt nhất.
4. Năng lực. Liên quan đến âm lượng của giọng nói của giáo viên. Điều nầy phải được kiểm soát và làm cho thích hợp với chiều kích của mỗi phòng học. Đó vang âm khác nhau từ phòng học nầy với phòng học khác, va do đó âm lượng của giọng nói giáo viên cũng thay đổi theo đó. Nói lớn tiếng và rõ ràng đủ để tất cả các học sinh được nghe thấy. Điều nầy không có nghĩa là hét lên. Người giáo viên khôn ngoan sẽ sớm có thể điều chỉnh giọng nói của mình để đáp ứng những yêu cầu của phòng học, vì những đòi hỏi của mỗi phòng học có thể khác nhau. Điểm quan trọng là mỗi học sinh phải có thể nghe giáo viên một cách rõ ràng. Đoan chắc là các học sinh cuối phòng, hoặc những em ở xa nhất trong lớp có thể nghe bạn tốt.
Phương cách để hoàn thiện sự phát biểu của bạn là nhờ thực hành. Ba điều có thể giúp bạn một cách đáng kể. Thực hành nói trước môt cái gương soi. Dùng một máy thâu băng để ghi lài bài học của bạn, sau đó hãy phát lại và đánh giá sự phát biểu ấy, và nhờ một người bạn giúp đánh giá cho bạn và trình bày cách nào để hoàn thiện. Bất cứ bước nào trong ba bước nầy sẽ giúp bạn cách có ý nghĩa, thế nhưng tất cả các điều nầy đã nối kết lại sẽ mang lại nhiều thành công lớn lao hơn.

10 Bây giờ hãy thực hành phát biểu trước một cái gương soi. Hãy tưởng tượng bạn đang nói chuyện với lớp học của bạn. Hãy chú ý đến cách diễn tả trên nét mặt của bạn, tư thế, và các điệu bộ. Hãy ghi ra trong vở ghi chép của bạn bất kỳ những gợi ý nào mà bạn có thể tạo ra nhằm đem lại sự hoàn thiện cần thiết.

11 Đề nghị một ai đó giúp bạn bằng cách ngồi bên phía kia của căn phòng và lắng nghe trong khi bạn thực hành trình bày một bài học hoặc trong khi đó bạn đang thật sự dạy một bài học. Nếu bạn có thể mời một diển giả tốt để giúp bạn. Điều nầy sẽ đặt biệt có lợi. Buộc người đánh giá cho bạn đánh dấu vào mẫu đơn nầy các vấn đề lẫn những điểm tốt mà anh ta lưu ý được trong bài diễn văn của bạn vào bất cứ thời điểm nào.
CÁC VẤN ĐỀ
sự phát âm không rõ ràng.......................không chính xác.....................................
cường độ: quá cao...........quá thấp.....................không đủ đa dạng........................
nhịp độ: quá nhanh...............quá chậm.................không đủ đa dạng.....................
năng lực: Quá lớn..............không lớn đủ.............không đủ đa dạng......................
Tư thế đĩnh đạc: Điệu bộ vụng về............rụt rè........các điệu bộ vô nghĩa...........
Biểu lộ trên nét mặt: Không thích hợp cho những gì đã được nói ra.....................
Không đầy đủ...................quá buồn..................các vấn đề đặc biệt.....................

NHỮNG ĐIỂM TỐT
Sự phát âm : rõ ràng .....................................chính xác ..........................................
Cường độ : dễ chịu ..........................................sự đa dạng tốt ................................
Năng lực : không quá lớn hoặc quá nhỏ cho căn phòng .........sự đa dạng tốt .........
Tư thế đĩnh đạc : Các động tác tốt .........thái độ tự tin ..............điệu bộ tốt ............
Biểu hiện nét mặt : thích hợp ...................................sự đa dạng tốt .......................

MỤC TIÊU 5. Giải thích cách nào để quyết định những điểm chính cần nhấn mạnh khi dạy dỗ và làm thế nào để nhấn mạnh những điểm chính nầy .

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH BẠN MUỐN
Tài liệu được trình bày, hầu như chắc chắn trước hết sẽ tùy thuộc vào đề tài hay chủ đề đã trình bày trong dàn bài chương trình giảng dạy hoặc sách hướng dẫn đã được cung cấp cho giáo viên, tuy nhiên, trong phần lớn mỗi trường hợp, giáo viên có trách nhiệm và cơ hội để đưa ra một vài quyết định trong vấn đề nội dung. Giáo viên phải đưa ra sự nhấn mạnh đặc biệt đối với những phần nào đó trong bài học, cung cấp tài liệu để minh họa những điểm chính nào đó và lập những áp dụng thích hợp cho học sinh cá biệt. Giáo viên sẽ lập quyết định nầy và điểu chỉnh các kế hoạch hầu cho tất cả nội dung quan trọng trong giáo trình sẽ được bao gồm.
Giáo viên làm cho sáng tỏ cho các học sinh cách nội dung trong mội bài học có liên hệ đến những bài học khác trong một loạt là điều quan trọng. Thông thường cũng được học nhiều và các bài học càng lý thú hơn khi có một kế hoạch mà tất cả các học sinh đều có thể am hiểu được. Cùng lúc ấy, nội dung một bài học mới cần được trao cho sự xử lý đặc biệt. Đa phần các học sinh quan tâm đến các ý tưởng mới mẽ. Các tư liệu chẳng hạn như bản đồ, biểu đồ, hoặc các tranh ảnh từ các bài học trước cần được dời đi trừ phi những điều nầy có liên hệ đến toàn thể loạt bài ấy, hoặc bạn muốn dùng các tư liệu nầy cho một sự ôn lại vắn tắt hoặc bối cảnh cho những điểm chính mà bạn muốn nhấn mạnh.
Trong việc chuẩn bị kế hoạch bài học của bạn. Bạn cần liệt kê những điểm chính trong bài học theo một thứ tự hợp không tốt. Trong việc dạy dỗ Hội thánh những điều nầy cần chuẩn bị cho một đích điểm - sự ứng dụng lẽ thật đối với các học sinh và sự đáp ứng đối với công tác của Đức Thánh Linh trong cuộc sống của chúng. Việc trình bày tài liệu cách thứ tự ghép các học sinh di chuyển dần dần theo hướng các mục tiêu. Các sự kiện quan trọng là thông tin, và việc ứng dụng thực tiển sẽ được làm lộ rõ ra và được nhấn mạnh bằng các câu hỏi, sự thảo luận, các hoạt động và sự sử dụng các phương tiện khác nhau. Các bài hát, những bài thơ, các lời làm chứng, và sự cầu nguyện là tất cả các phương cách để mở lòng và tâm trí cho Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Hãy để Đấng Christ, Nhà Giáo Ưu Tú, hướng dẫn bạn khi bạn dự trù việc nhấn mạnh bài học và đang khi bạn dạy. Ngài có thể gây ấn tượng tốt với bạn hầu đưa ra một sự nhấn mạnh khác biệt từ những gì bạn đã trù hoạch. Ngài biết các học sinh và nhu cầu của chúng ở thời điểm đó. Hãy linh động trong việc dạy dỗ của bạn và cho phép Ngài dẫn dắt bạn.
12 Trong việc dạy dỗ bạn sẽ muốn nhấn mạnh những phần quan trọng nhất trong bài học. Hãy trình bày ba câu hỏi mà bạn có thể tự hỏi chính mình trong việc xác định những điểm quan trọng nhất nầy là gì?.....
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
13 Hãy cho biết cách mà bạn dự trù đưa ra sự nhấn mạnh vào những điểm chính nào đó trong bài học bạn sẽ dạy. Hãy viết câu trả lời của bạn vào vở ghi chép của mình
MỤC TIÊU 6. Giải thích các mục đích của phần kết luận bài học và đánh giá các phương cách khác nhau cho việc tạo ra các phần kết luận có ý nghĩa
PHẦN KẾT LUẬN
Cũng như phần bắt đầu của bài học là quan trọng thì phần kết thúc cũng như vậy. Nên kết thúc mỗi bài học, giáo viên không nên chỉ ngưng dạy. Bài học phải được đem đến một kết thúc thích hợp. Người giáo viên không ngoan sẽ hướng dẫn cuộc thảo luận cùng cảm xúc hướng đến các mục đích đã dự trù. Bạn đang có những cố gắng nào để hoàn thành bài học? Phần kết luận nầy phải tóm tắt các điểm chính và mở ra sự thay đổi mà bạn đã trù hoạch. Nếu bạn đã trù hoạch “sự am hiểu tốt hơn, bạn đã nhận được điều đó chưa? Nếu bạn đã dự kiến”, một đáp ứng xác định, bạn có nhìn thấy không? Bạn đã trù định là “các học sinh sẽ tạo ra một sự ứng dụng thích hợp”? Điều nầy có xảy ra không?
Không thể phung phí, thời điểm kết luận. Trong một ý nghĩa, đây là thời điểm quan trọng nhất. Như những sợi chỉ lơi lỏng phải được thâu lại. Phần kết luận phải đặt vương miện lên những nỗ lực của giáo viên phần kết nầy phải củng cố các mục tiêu của bài học.
Xem xét các phương cách sau đây để cho việc tạo nên phần kết luận có ý nghĩa:
1. Giáo viên có thể hỏi các học sinh để trình bày môt quyết định đòi hỏi hành động tức thì.
2. Bài học có thể gần với sự chọn lựa một kế hoạch cho hành động tương lai
3. Một câu chuyện hay minh họa có thể được dùng để đưa ra điểm chính của bài học đáng ghi nhớ đối với các học sinh.
4. Giáo viên có thể tóm tắt, có liên hệ đến tất cả các điểm chính đã được thảo luận
5. Ý nghĩa của bài học có thể được tóm tắt trong một cuốn phim thích hợp
6. Các học sinh mỗi em có thể được chất vấn nhằm đưa ra một câu hoặc hai phần tóm tắt bài học
7. Một bài tập ngắn có thể trắc nghiệm các học sinh về những điểm chính của bài học
8. Những thỉnh cầu cầu nguyện và sự cầu nguyện có thể được tạo ra có liên quan đến mục tiêu chủ yếu.
9. Những lời làm chứng có liên quan đến mục tiêu có thể khích lệ các học sinh khác để đạt đến phần kết luận.
Bạn có thể kỳ vọng nơi sự hiện diện của Nhà Giáo Ưu Tú giúp bạn khi bạn làm việc cho những kết quả xác định trong phần kết luận. Nếu bạn dạy về sự cứu rỗi hãy trao cho những học sinh chưa nhận biết Cứu Chúa một cơ hội để tiếp nhận Ngài. Nếu bạn dạy về quyền năng chữa bệnh của Chúa Jêsus, những lời làm chứng cùng sự cầu nguyện cho việc chữa bệnh sẽ trao cho Ngài cơ hội để xác nhận lời Ngài bằng các dấu lạ kèm theo điều đó như đã hứa trong Mac Mc 16:20. Nếu bạn dạy về phép báp têm Đức Thánh Linh, trao cho Đấng làm báp têm dịp diện để thực hiện công việc của Ngài trong lớp học. Đừng để các bài học của bạn chỉ kết thúc chỉ bằng lý thuyết. Hãy sử dụng phần kết luận để giúp các học sinh của bạn bắt đầu đem các mục tiêu bài học của bạn ra thực hành.
14 Kết luận nào trong các kết luận đã liệt kê trong bài học nầy mà bạn đã thấy được dùng thường xuyên nhất? Đánh một dấu kiểm tra bên cạnh những con số đó.
15 Năm kết luận nào mà bạn trù định sử dụng trong việc dạy dỗ của bạn? Khoanh tròn con số của những kết luận đó trên đây.
16 Quan sát năm bối cảnh dạy dỗ hoặc rao giảng khác nhau. Những điều nầy thậm chí có thể ở trên đài phát thanh hoặc truyền hình. Trong vở ghi chép của bạn nầy tạo ra một biểu đồ so sánh các giáo viên nầy và phân loại chúng về hiệu quả của họ trong việc đưa ra những phần kết luận. Trong biểu đồ đưa ra: 1) ngày, tháng, 2)giáo viên, 3) loại kết luận đã sử dụng và sự hiệu quả tương đối.
Chúng tôi đã vừa chất vấn bạn quan sát những giáo viên khác. Điều nầy sẽ không chỉ khai triển một thái độ phê bình hoặc phán đoán, mà là để tập trung vào những vấn đề đặc biệt trong việc dạy dỗ. Khi bạn quan sát các loai giới thiệu khác nhau, phân loại chính. Sau đó đánh giá chúng. Bạn cần phải bắt đầu để có một sự am hiểu sâu sắc lớn hơn đối với những gì có thể được hoàn thành trong phần bài học nầy: Tôi hy vọng bạn sẽ sao chép các ý tưởng có lợi và loại bỏ cái không thích hợp.
Cùng các cân nhắc áp dụng khi quan sát những phần kết luận bài học. Đừng chỉ trích cho áp dụng các tiêu chuẩn và xem chỗ nào bạn có thể làm cho tốt đẹp hơn. Bạn có thể nhận được một vài ý tưởng tốt trong những qua sát của bạn.
Không ai trong chúng ta trọn vẹn, tất cả chúng ta có thể làm cho tốt đẹp hơn. Chúng ta nhận biêt phẩm cách và thể thức thích hợp sẽ chẳng bao giờ có giá trị hơn là sự dẫn dắt và hỗ trợ của Đức Thánh Linh. Tại so không có cả phẩm chất thích hợp và cách thức tiến hành cùng sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh?
Khi bạn phân tích cách tích cực các phần kết luận nầy đối với các bài học, bạn sẽ nhận được một vài ý tưởng lớn. Hãy giữ một dãy ý tưởng và rồi sử dụng các ý tưởng khi thích hợp.
Đây là phần cuối bài 12. Bài học kế tiếp kết thúc giáo trình nầy. Bây giờ bạn là một giáo viên, hoặc chuẩn bị trở thành người ấy. Dùng thông tin bạn vừa học và năng khiếu của ban để được dính líu tích cực trong các nghề vĩ đại nhất.
2 Ghép định nghĩa (trái) cho phù hợp với nhân tố liên hệ đến bài diễn văn hay sự phát biểu (phải)

HOÀN THÀNH. Viết vào từ hoặc chọn từ thiếu 3 Mục đích căn bản phần khởi đầu bài học là...................... 4 Các phần khởi đầu hoặc phần giới thiệu, phải thu hút sự chú ý của các học sinh, nhờ vào việc.................................................................................................. ........................................................,và...................................................................
5 Khi quyết định chọn phương pháp, hoặc các phương pháp, dễ sử dụng trong một lớp cá biệt, việc cần nước phải được trao cho
...............................................................................................................................
...........................................................,và...............................................................

Bài 12: ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ

Một lần kia một người nhà giàu nọ đã sẵn sàng đề ra đi trong một hành trình dài. Ông ta đã gọi ba người làm việc chung cho ông, và chuyển giao công việc và tài sản cho trách nhiệm của họ. Ông giao cho họ tiền bạc để được sử dụng trong sự điều hành. Một lượng khác nhau được giao cho mỗi người phù hợp với trách nhiệm và khả năng của người ấy. Sau đó ông ta ra đi. Bạn có nhận biết phần còn lại của câu chuyện nầy mà Chúa Jesus đã kể không? Nếu không, hãy vui lòng mở Kinh Thánh của bạn ngay bây giờ và đọc câu chuyến ấy trong Mat Mt 25:14-30. Phần quan trọng nhất là câu 19:“Sau một thời gian dài, chủ của các đâỳ tớ đó trở về và tính sổ với họ.”

Phần cuối của bất kỳ một đề án hay hoạt động nào trong đời sống thường là một thời điểm để xem xét các kết quả, đặt ra những bài tường trình, và đánh giáo kết quả. Đây là thời điểm để nhìn thấy vô luận các mục đích đã vừa hoàn thành và các mục đích đã vươn đến hay không. Trong nền giáo dục cũng vậy, phải có những thời điểm đánh giá.

Bây giờ chúng ta đã xem xét nhiều khía cạnh của việc dạy dỗ. Chúng ta đã vừa bàn về ngôn ngữ, những bài học, các phương pháp cùng nhiều chi tiết khác đi chung với nhau để tạo ra kinh nghiệm dạy - học. Nhưng chúng ta có nhận biết lúc nào việc dạy dỗ là tốt đẹp như thế nào và khi nào học sinh học tập không? Đây là một câu hỏi khó, thế nhưng có người nào có một câu trả lời xác định. Việc dạy và học có thể được đánh giá. Thật vậy, chúng phải được đánh giá nếu như tạo ra sự tiến bộ.

Việc thử thách là một phần có giá trị trong diễn trình dạy dỗ. Vì cớ những thử nghiệm, các học sinh ôn lại các bài học của chúng và học tâp các bài học đó càng kỹ lưỡng hơn. Những điểm yếu trong việc học tập được phát hiện ra và biện pháp ngăn ngừa được áp dụng. Tuy vậy, việc trắc nghiệm nầy không chỉ là học sinh có thể được sự đánh giá giúp đỡ. Chúng ta là các giáo viên cần xem xét lại chính mình và công việc của chúng ta cùng không ngừng nỗ lực cho những trau dồi.

Việc thử nghiệm luôn luôn không phải là phần thú vị nhất trong việc dạy dỗ. Những tờ cho điểm có thể rất khó. Khi công việc vừa làm xong, các bài học đã học, và chúng ta có thể thấy được những thay đổi đáng hài lòng trong những thái độ của các học sinh của mình cùng cuộc sống của chúng. Chúng ta hưởng được một sự mãn nguyện làm sao! Chúng ta có thể mong nghe Nhà Giáo Ưu Tú nói “Được lắm, hỡi đầy tớ ngay lành và trung tín! Ngươi đã trung tín. Hãy đến và hưởng sự vui mừng của Chúa ngươi”.

Dàn bài
Giá trị của những bài trắc nghiệm
Đánh giá sự tiên bộ của học sinh.
Đánh giá các bài học của bạn.
Tự đánh giá chính mình.
Mục tiêu của bài học
Khi hoàn tất bài học này bạn có thể:
Giải thích tại sao những bài trắc nghiệm cùng các điểm số là quan trọng.
Dùng những lời nhận xét thích hợp trong việc đánh giá tri thức, các thái độ cùng các ứng xử.
Xây dựng và dùng những btn, mục tiêu, và bài tiểu luận phù hợp với các nguyên tắc chỉ đạo cho các mục đích và các lợi điểm của chúng.
Tự đánh giá chính mình trên cương vị một giáo viên và các bài học mà bạn dạy, kế đó trình bày cách mà bạn làm cho tốt đẹp hơn việc học tập.

Các hoạt động học tập
1. Hiểu thấu suốt phần khai triển bài học phù hợp với những lời chỉ dẫn trước
2. Tuân theo những lời chỉ dẫn trong tập học viên của bạn và làm bài đánh giá đơn vị 4
3. Sau khi gởi tờ bài trả lời của bạn cho phần Đánh Giá Tiến Bộ đơn vị 4, ôn lại giáo trình và chuẩn bị làm bài thi cuối khóa. Xem tập học viên cho những hướng dẫn.
4. Quan sát các quy trình đánh giá trong nhiều bối cảnh khác nhau và chọn các ý tưởng mà bạn thích hơn.
Phần Khai Triển Bài Học

MỤC TIÊU 1. Trình bày bốn giá trị của các bài kiểm tra và những điểm số

GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG BÀI KIỂM TRA VÀ NHỮNG ĐIỂM SỐ

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao chúng ta phải có những bài kiểm tra, các bài thi, cùng những điểm số tại trường học không? Các học sinh phàn nàn về các bài kiểm tra, và các giáo viên phải làm việc khó nhọc để soạn ra chúng và cho điểm chúng. Trong nhiều chương trình giáo dục cơ đốc chúng ta không sử dụng các bài kiểm tra cùng những điểm số. Tuy vậy, đây là những phương tiện cực kỳ quan trọng trong nền giáo dục.
Động cơ thúc đẩy cho việc học
Điều nào khiến bạn học kỹ lưỡng hơn - dựa vào điều nào bạn biết bạn sẽ được kiểm tra hoặc điều vì bạn biết sẽ không bao gồm trong bài kiểm tra? Nhiều người muốn tạo một điểm số tốt trong bài kiểm tra! Điểm số nầy sẽ tạo cho các học sinh động cơ thúc đẩy mạnh mẽ để học. Những điểm số cao trên một bài kiểm tra thường cho chúng một ý thức về sự thành đạt và mãn nguyện củng cố lòng ham học. Thái độ nầy như chúng ta đã thấy, tạo cho việc học tập dễ dàng hơn. Những điểm số kém cũng thường là một động cơ thúc đẩy để học chăm hơn. Tuy thế, chúng ta phải am hiểu nền văn hóa mà chúng ta đang sống trong một vài nền văn hoá để làm việc cho các điểm số là sai. Để được cho một điểm số kém là việc nhục nhã, và cũng chỉ là việc dọa tranh giành với những học sinh khác. Nhiều trường học đã bắt đầu viết ra những đánh giá của họ thay vì cho mẫu tự hay các điểm số. Các nhà giáo dục trở nên quan tâm sợ rằng các điểm số kém làm nãn chí quá nhiều học sinh. Xem xét môi trường của bạn - các học sinh của bạn.
Việc học qua sự ôn tập
Việc kiểm tra đúng mức có thể sản sinh ra việc học tập càng tỉ mỉ hơn. Sự ôn lại là cần thiết để nhấn mạnh thông tin trong trí nhớ của chúng ta cách lâu bền. Các học sinh ôn lại các bài học của chúng trong sự chuẩn bị những bài kiểm tra hay các kỳ thi.
Bài kiểm tra chính nó cần được ôn tập kỹ lưỡng những điểm chính đã học. Khi giáo viên cùng các học sinh xét lại từng chi tiết những tờ giấy chấm điểm, họ ôn lại tài liệu một lần nữa.
Học tập qua việc chữa lại cho đúng
Việc sửa lại cho đúng các lỗi là một phần trong công việc của giáo viên, và những tờ bài kiểm cung cấp cơ hội cho việc thực hiện điều nầy. Nhiều khái niệm lầm lẫn cần chữa lại cho đúng không có thể không cho thấy nếu không được dành cho các bài kiểm tra. Học sinh có thể suy nghĩ nó am hiểu một đề tài nào đó trừ phi nó được chất vấn để giải thích điểu đó. Việc kiểm tra tiết lộ những điểm yếu trong việc học tập của nó, và rồi nó có thể củng cố những nhược điểm nầy.
Việc hướng dẫn đối với các giáo viên Nếu giáo viên dựa các bài kiểm tra trên những mục tiêu đã đề ra, những câu giải đáp của các học sinh sẽ trình bày tốt đến mức độ nào các mục tiêu (đặc biệt) là các mục tiêu (nhận thức) đã đạt đến. Không chỉ giáo viên sửa lại cho đúng các lầm lỗi, ông ta cũng xem thấy các học sinh cần giúp đỡ đặc biệt và sự khích lệ nữa. Nếu nhiều học sinh không hiểu cùng một câu hỏi, giáo viên có thể nhận ra rằng mình không dạy đầy đủ về đề tài đó. Điều đó cho phép ông ta dịp tiện để điều chỉnh lại cho đúng những lầm lỗi của riêng mình.
Một vài bài trắc nghiệm được dùng cho các mục đích sắp xếp. Các kết quả cho người giáo viên thấy các học sinh cần một lớp đặc biệt để củng cố tri thức cơ bản về ngôn ngữ, việc đọc, hoặc một vài kỹ năng khác và những ai có thể đi vào một lớp đặc biệt cao hơn. Các kỳ thi cuối khóa thường được sử dụng để xem các học sinh nào đi học các tài liệu đủ tốt để qua được kỳ thi đến bậc kế tiếp vào những học sinh nào cần phải lập lại chủ đề hoặc lớp ấy.
Những bài trắc nghiệm cũng có thể cho giáo viên sự hướng dẫn trong sự tuyển chọn các tài liệu cùng các phương pháp. Những bài trắc nghiệm nầy có thể tiết lộ rằng sách giáo khoa đó không thích hợp cho các học sinh với bối cảnh giáo dục của lớp học cá biệt đó. Bài trắc nghiệm đó cũng có thể cho thấy rằng các phương phàp dạy nào đó đang đạt được các kết quả tốt hơn các phương pháp khác.
1 Bằng ngôn từ riêng của bạn hãy trình bày bốn giá trị của những bài trắc nghiệm và các điểm số
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 2. Giải thích ý nghĩa của việc đánh giá khi nó liên hệ đến việc dạy dỗ
ĐÁNH GIÁ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH
Sự đánh giá là tiến trình của việc kiểm tra năng lực của một điều gì đó và định rõ giá trị của nó. Trong nền giáo dục chúng ta dùng sự đánh giá nầy để mô tả toàn bộ quy trình kiểm tra, ước lượng sự thành đạt có liên quan với các tiêu chuẩn hay các mục tiêu nào đó, và cho điểm một công việc hoặc tiến triển của một người. Trong phần nầy chúng ta sẽ xem xét cách để nhận xét lượng tiến triển cách để tường trình những nhận xét nầy, và các loại câu hỏi kiểm tra nào là tốt nhất. Tất cả loại nầy cần các loại đánh giá khác nhau.
MỤC TIÊU 3. Select approptiatr observations when evaluating student knowledge , attitude , and behavior .
Việc Đánh Giá Qua Sự Nhận Xét
Trước đây chúng ta đã đề cập rằng chúng ta biết việc học tập đã xảy ra khi chúng ta thấy một sự thay đổi đáng hài lòng. Điều nầy có thể ở trong tri thức những thái độ, hoặc cách ứng xử của học sinh. Để biết có sự thay đổi hay không, giáo viên phải đánh giá sự hoàn thành của học sinh. giáo viên thực hiện điều nầy hoặc câu nệ hình thức hoặc qua việc nhận xét các kết quả kiểm tra (mà có thể bao gồm những nhiệm vụ và các đồ án nào đó) hoặc thân mật bằng cách nhận xét những câu trả lời của học sinh đối với các câu hỏi, bài thảo luận, và các bằng chứng khác.
Giáo viên có thể nhận biết học sinh đã gia thêm tri thức như thế nào? Để đánh giá sự tiến bộ, giáo viên phải nhận biết điểm khởi đầu là gì. Nói cách khác, ông phải biết điều gì đó về bối cảnh của học sinh - trình độ học tập đã qua của nó, khả năng, và cái nó đã biết về chủ đề khi bước vào lớp học. Sau đó giáo viên phải nhận ra các mục đích mà ông muốn học sinh đạt đến. Giáo viên phải hướng sự dạy dỗ của mình để giúp học sinh đạt được mỗi mục đích. Dần dần giáo viên tìm kiếm các bằng chứng tiến bộ trong chiều hướng đó. Thầy giáo phải tìm ra các kết quả. Ông kiểm tra học sinh bằng những câu hỏi, những nhiệm vụ, cùng những nhận xét khác. Thầy giáo phác họa các bài kiểm tra sẽ đánh giá sự thành tựu và đánh giá phẩm chất của công việc trong các đề án.
Trên một mức độ nào đó, chúng ta có thể đánh giá học sinh đã học qua việc kiểm tra một nhóm các học sinh và đánh giá chúng có liên quan lẫn nhau không. Đây là phương cách tốt nhất để đánh giá sự hoàn thành của học sinh, thế nhưng đây là một phương pháp được sử dụng khắp nơi. Giáo viên không thể nói rằng việc dạy dỗ của mình là tốt đẹp nếu học sinh không tiến bộ về tri thức. Giáo viên thường nhận biết học sinh nào biết nhiều sự tương quan đến các học sinh khác, nhưng qua phương pháp nầy không thể nói rằng ai đã học nhiều hơn, trong một kinh nghiệm đặc thù nào, trừ phi tất cả các học sinh đã kiểm tra trước. Bài kiểm tra trước được gọi là một bài kiểm tra một học sinh đã biết bao nhiêu trước khi một bài học đặc biệt được trình bày.
Giáo viên có thể rình xem những nỗ lực các học sinh tạo ra để trình bày các khái niệm cùng các quan điểm riêng của chúng. Khi một học sinh bắt đầu trình bày những ý kiến riêng của nó thay vì lập lại những sự kiện đã học, giáo viên nhận biết rằng một vài thay đổi đang xảy ra.
Một phạm trù khác đáng lưu ý là các bằng chứng học tập đang ở trong sự thay đổi những thái độ. Những thái độ là khó thay đổi nhất. Về cơ bản điều nầy chỉ có thể được thực hiện khi chính học sinh muốn thay đổi. Những thay đổi là kết quả rất ít các quyết định học sinh đã tạo được bên trong chính nó; điều nầy thường xảy ra vì cớ những điều nó đã học. Các thái độ cơ đốc đã được phác họa một cách đẹp đẽ trong đoạn Kinh thánh được gọi là các phước lành, đã tìm thấy trong Mat Mt 5:1-12. Có một bảng kê các thái độ khác cần phát triển như bông trái từ nếp sống cơ đốc Nhân. Điều nầy được tìm thấy trong GaGl 5:22-23: Yêu thương, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.
Những thay đổi, hoặc sự phát triển trong các thái độ sẽ cho thấy bốn lãnh vực phát triển của học sinh. Về trí năng giáo viên sẽ chỉ ra khả năng bắt đầu trong sự dò tìm tri thức và trong sự tham gia của lớp. Chính học sinh sẽ tự kỹ luật để nghiên cứu và tạo ra một nỗ lực đích thật để học tập. Bạn có thể nhận thấy sự tăng trưởng thuộc linh trong sự kính sợ và tình yêu thương cho Đức Chúa Trời và trong thái độ thờ phượng của học sinh. Về mặt xã hội, bạn có thể thấy được mối liên hệ với các học sinh khác bằng lời, bằng sự biểu lộ, và cách ứng xử của nó. Sự nhạy cảm hướng về người ta sẽ rõ ràng trong sự sẵn sàng cộng tác của nó. Về mặt thể lý học sinh có thể đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn cho sức khỏe và ngoại mạo của cá nhân nó. Học sinh có thể cho thấy một khát vọng vĩ đại hơn để tận hiến chính mình cho chính nghĩa xứng đáng. Học sinh có thể lưu lại để giúp bạn sau giờ học hoặc đến sớm để giúp bạn tạo lập một đề án. Học sinh có thể cho thấy sự quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động thể chất tại gia đình, trường học và cộng đồng. Chẳng hạn như những thay đổi thái độ như vậy không thể được đánh giá trong cùng phương cách như kỹ xảo trong toán học được đánh giá. Tuy nhiên, sự phán đoán về một giáo viên sâu sắc phải được xem như một phương tiện tốt trong sự đánh giá.
Bằng chứng gì giáo viên tìm kiếm trong cách ứng xử đánh giá? Bài kiểm tra học tập cuối cùng là sự sử dụng mà học sinh tạo nên nó trong đời thật. Khả năng của học sinh để đưa ra những quyết định đúng đắn là một bằng chứng phát triển của nó. Sự trưởng thành mà nó cho thấy trong việc chứng tỏ các sự chọn lựa dựa trên tri thức mà không chỉ dựa trên những nhạy cảm củ riêng nó là một sự tỏ ra quan trọng của việc học tập. Chúng ta có thể đánh giá sự tiến bộ khi học sinh thực hành những phương thức và phát triển các kỹ năng trong những gì chúng ta đang dạy. Chúng ta thấy một vài thay đổi bây giờ trong lớp học, nhưng bài kiểm tra thực xảy ra trên một thời gian nhiều năm trong gia đình, công việc, và lối sống của học sinh. Kỳ thi cuối khóa sẽ được hính Đấng Christ hướng dẫn khi cả giáo viên lẫn đứng trước mặt Ngài để đưa ra bài tường trình các việc lành đã làm trong thân thể. Vì vậy, chúng ta làm việc hướng về ngày ấy theo dự kiến và cầu nguyện hầu tất cả các học sinh của chúng ta có thể làm tốt trong kỳ thi cuối khóa nầy.
2 Nghiên cứu biểu đồ trên những gì cần quan sát để đánh giá tiến bộ. Trong vở ghi chép của bạn. Thể hiện lại càng nhiều càng tốt theo trí nhớ, sau đó điền vào chỗ trống bằng cách xem lại một lần nữa biểu đồ.
3 Lãnh vực nào trong những lãnh vực nầy bạn thường đưa ra các điểm số?
...............................................................................................................................
Mục đích tối hậu của giáo viên là để thấy học sinh tăng trưởng và phát triển đến tiềm năng tốt nhất của nó. Như chúng ta đã thấy, học sinh phải tăng trưởng trong thân thể nó, trong các quá trình tư duy của nó, về tinh thần của nó, va trong các mối quan hệ với bạn bè cùng những người láng giềng. Kế đến, mục đích đánh giá chính là nhằm giúp học sinh tăng trưởng. Những bài kiểm tra không chỉ nhằm mục đích thông qua sức phán đoán trên các cá nhân. Tất cả các phương pháp đánh giá nầy có thể được tạo ra thích thú và thoải mái. Bất kỳ loại đánh giá nào truyền dẫn sự không chắc chắn và sự lo sợ không phục vụ mục đích của nó. Loại đánh giá nầy cần phải cung ứng cho giáo viên với một căn bản để tạo ta các quyết định giáo dục.
Một bảng liệt kê, chẳng han như. Biểu đồ đánh giá đối với sự tiến bộ của học sinh kèm theo, có thể được sử dụng trong nhiều phương cách thực hiện. Một phương cách thực hiện sẽ dễ dàng có liên quan đến nó đối với các nguyên tắc chỉ đạo trong sự đánh giá cá nhân của bạn với một học sinh để giúp nó bất cứ nơi nào có nhu cầu đối với sự tăng trưởng là rõ rệt. Một phương cách thực hiện thứ hai sẽ định sử dụng nó (hoặc một biểu đồ tương tự mà bạn có thể khai triển), như một phương tiện đối với việc cho điểm. Một vài trường học cho mức tối đa là 30 phần trăm điểm số của một học sinh về một chủ đề dựa vào các thái độ, sự tham gia của lớp, nỗ lực và cung cách ứng xử. 30 phần trăm khác có thể là vào các điểm số hằng ngày trong lớp các cuộc thi đố. Và các đề án. Phần cuối cùng 40 phần trăm rồi sẽ vào các bài kiểm tra đơn vị và kỳ thi cuối khóa. Điều chỉ là một trong nhiều phương cách chấm điểm - một phương cách là nỗ lực để nhận rõ trong nhiều lãnh vực khác nhau không thể chỉ theo tri thức. Một phương cách thứ ba là sử dụng biểu đồ sẽ dành cho học sinh tự đánh giá. Mỗi phần có thể điền vào một bản sao trong suốt phần thứ nhất của giáo trình, tiếp tục làm việc trên các lãnh vực nơi mà nó thấy cần làm cho tốt hơn, và rồi sử dụng lại phần nầy một lần nữa vào cuối giáo trình để đánh giá sự tiến bộ của mình.
5 Bạn có thích thú trong việc tự cho điểm chính mình trên các bài kiểm tra tự đánh giá không?.....................................
Điều nầy sẽ cần rất có thể nhiều nhất?............................
a) Kiêu hãnh về bạn tốt như thế nào và điểm số bạn lập được
b) Một cảm giác thiếu kém và cần sắp xếp lại
c) Quan tâm đến việc học tập bằng cách kiểm tra chính mình để phát hiện ra những nhược điểm và những điểm mạnh và cố gắng làm cho tốt hơn
d) Sự nhạy cảm đối với sự phê bình và không ao ước đối diện với những lầm lỗi của bạn
e) Thiếu quan tâm trong việc tự hoàn thiện.
6 Tôi đề nghị bạn đánh giá sự tiến bộ riêng của mình như một học sinh trong giáo trình nầy - “các nguyên tắc dạy dỗ” bằng cách điền vào “Biểu đồ đánh giá cho sự tiến bộ của học sinh”. Nếu bạn nghiên cứu độc lập với ICI (không ở trong một lớp học). Bạn có thể tìm thấy nó là cần thiết để làm cho thích hợp một vài trong các câu hỏi có liên quan đến phòng học.
MỤC TIÊU 4. Nhận ra các phương pháp cho điểm đã dùng , và trình bày chính xác và rõ ràng sự đánh giá những phương pháp như vậy .
Các Phương Pháp Cho Điểm
Liệu chúng ta có thể định rõ điểm số mà một học sinh đáng nhận trong một chủ đề như thế nào? Các giáo viên khác nhau sẽ đưa ra những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi đó. Một vài giáo viên sẽ nói :“cho nó điểm số mà nó tạo ra được vào kỳ thi cuối khóa”. Các giáo viên khác sẽ cho có lẽ là 50 phần trăm điểm số vào kỳ thi cuối khóa, và 50 phần trăm vào các bài kiểm tra đơn vị. Các giáo viên khác có thể sẽ bao gồm các đề án

Liệu học sinh có.... Luôn luôn 4 Thường thường 3 thường xuyên 2 Đôi khi 1 Không bao giờ 0 1. Tạo ra công việc có vẻ ngang bằng với khả năng của học sinh
3. Có làm các việc phân công trung tín không?
7. Có thực hiện cách trung tín trên các đề án và có vẻ học hỏi qua chúng không?
11.Có một bài tường trình tốt cho sự tham dự điều đặn và đúng giờ không?
16. Có hân hoan tuân thủ các lời chỉ dẫn không?
18. có vun xới những thói quen để có sức khỏe tốt không?
21. Có thực hành những gì mình đã học trong sự nghiên cứu không?
23. Có đưa ra những chọn lựa khôn ngoan không?
Và những bài tập trong lớp. Còn có các giáo viên khác cho các điểm về thái độ, nỗ lực, và tiến bộ có thể nhận xét được. Một vài giáo viên sẽ dễ dàng sử dụng một hệ thống thi đậu hay không đậu (đặc biệt là trong các lớp thiếu nhi). Trong nền giáo dục cho người lớn tuổi, các giáo viên về các chủ đề không nhận được khen ngợi nào có thể bỏ qua việc kiểm tra và các điểm số hoàn toàn. Một vài giáo viên cho điểm khắt khe dựa trên nguyên tắc chính về cách một học sinh đã thực hiện khi so sánh với các học sinh khác trong lớp. Các giáo viên khác cho điểm trên phần trăm các câu hỏi mà nó đã trả lời đúng dựa trên các bài kiểm tra. Cơ bản là, số điểm cần được định rõ qua mục đích của họ. Mỗi giáo viên và mỗi hệ thống giáo dục cần phải hiểu kỹ càng mục đích của những điểm số và sau đó kiểm tra và dự trù phù hợp theo đó.
Trong nhiều trường điểm số của học sinh trong suốt năm (và không biết có hay không học sinh phải lập lại năm ấy.) Có thể tùy thuộc vào một số rất ít các câu hỏi được chọn theo cảm tính. Những bài kiểm tra nầy dựa trên một phần rất nhỏ của chủ đề. Vì các học sinh khác nhau nhận được các câu hỏi khác nhau để trả lời điểm số của một học sinh có thể tuỳ thuộc vào sự may mắn theo câu hỏi mà nó được chọn. Học sinh có thể biết câu trả lời đến 90 phần trăm của tất cả các câu trả lời khác được dùng trong kỳ thi và vẫn thất bại hoàn toàn năm học vì nó không thể trả lời được các câu mà nó bị chất vấn.
ICI tin tưởng rằng việc cho điểm cần có nguyên tắc rộng rãi hơn. Các kỳ thi cần phải kiểm tra tiến bộ của học sinh hướng về các mục tiêu đã đề ra. Bạn có thể có một trăm hoặc nhiều câu hỏi hơn trên một bài kiểm tra hay kỳ thi cuối khóa. Nếu bây giờ bạn biết chủ đề, điều nầy sẽ tạo cho bạn không thể thi trượt chỉ vì bạn không thể nhớ được câu trả lời cho một câu hỏi nào đó. Trong một vài giáo trình theo ICI bạn cũng có các đề án tính như là một phần của điểm số kỳ thi cuối khóa của bạn. Các câu hỏi nghiên cứu, các câu hỏi tự kiểm vào cuối bài học, và bài kiểm tra đơn vị, các câu hỏi tất cả đều chuẩn bị bạn cho kỳ thi cuối khóa. Kỳ thi cuối khóa được tính điểm dựa trên phần trăm của các câu hỏi mà bạn trả lời đúng. Trong một vài vài giáo trình bạn có thể kiếm những điểm thêm vào bằng cách làm những bài tập không bắt buộc và việc tường trình về các bài tập nầy.
Bất cứ phương pháp nào, hoặc sự nối kết các phương pháp đã dùng trong việc cho điểm, điểm số chính nó cần được cho bằng với những gì học sinh am hiểu. Một vài trường dùng một hệ thống xếp loại từ 1 đến 10. Các hệ thống khác có hệ thống xếp loại từ 1 đến 20 (với 20 là điểm khả dĩ tốt nhất), một hệ thống xếp loại từ 1.0 đến 3.0, một hệ thống xếp loại từ 1.0 đến 4.0 hoặc một hệ thống xếp loại từ 1 đến 100. Những hệ thống phân loại khác đổi sang các hệ thống xếp loại phần trăm thành các mẫu tự hoặc dễ dàng ấn định hệ thống xếp loại bằng mẫu tự hoặc các tài liệu mô tả đặc điểm bài làm của học sinh. Đức Chúa Trời dùng các phần trăm trong việc miêu tả hệ thống xếp loại, sau đó các bài tường trình hệ thống xếp loại đối với học sinh bằng các mẫu tự cùng các tài liệu phù hợp ví dụ như ngoại lệ, trên trung bình, và dưới trung bình. Nhiều trường, đặc biệt là với các thiếu nhi, cần các giáo viên ghi ra những nhận xét cho các bậc phụ huynh giải thích sự tiến bộ của đứa bé trong các lãnh vực đặc biệt và chỉ ra những lãnh vực cần nỗ lực nhiều hơn. Như thế, không có điểm số nào được ban cho so sánh học sinh nầy với các thiếu niên khác. Mỗi đứa bé được công nhận theo công lao riêng của nó.
7 Khoanh tròn các mẫu tự trước các phương pháp cho điểm được sử dụng trong các trường học ở khu vực của bạn. (Một vài trường đã thay đổi trong một vài năm gần đây. Nếu cần hãy nói chuyện với các học sinh hoặc giáo viên để tìm ra loại cho điểm nào các giáo viên hiện đang sử dụng)
a) Nhằm vào các bài kiểm tra
b) Nhằm vào bài làm ở lớp
c) Nhằm vào các thái độ
d) Nhằm vào các kỹ năng
e) Nhằm vào sự tiến bộ
f) Nhằm vào đề án
g) Nhằm vào một hệ thống xếp loại từ 1 đến 10
h) Nhằm vào một hệ thống xếp loại từ đến 20
i) Nhằm vào một hệ thống xếp loại từ 1 đến 100
j) Bằng các mẫu tự

9 Ghép loại câu hỏi (trái) cho phù hợp với sự phân loại loại câu hỏi ấy (phải) ...a Giải thích các lý do phân chia vương quốc dưới thời Giêrôbôam. ...b Tác giả sách Châmngôn là ................................... ...c Ai là tác giả của thư Rôma? ...d Viết ra bài cầu nguyện chung ...e Sắp xếp theo thứ tự niên đại tên của các tiên tri nầy: Giăng, Giêrêmi, Êli, Ênóc, Samuên và Malachi ...f Có phải phương pháp truyền giảng Tin lành thực tế trong khu vực của bạn không không? Tại sao? 1) Trích dẫn 2) Hoàn thành 3) Theo chuỗi 4) Bài tiểu luận 5) 10 Lợi điểm nào mà bạn xem là lợi điểm quan trọng nhất của các câu hỏi mục tiêu? ............................................................................................................................... ...............................................................................................................................
11 Mục đích căn bản của câu hỏi có câu trả lời ngắn, hoặc mục tiêu là ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... trong khi đó mục đích cơ bản của câu hỏi bài tiểu luận là.................................... ...............................................................................................................................
12 Lợi điểm nào mà bạn thấy là lợi điểm quan trọng nhất trong các câu hỏi bài tiểu luận? ...............................................................................................................................
Câu giải đáp cho các câu hỏi 10 và 12 có thể tùy thuộc vào bối cảnh riêng của bạn và sự sử dụng bạn đang tạo ra mỗi loại. Việc cho điểm nhanh rất quan trọng. Nếu bạn đang sửa hàng trăm bài. Việc bao gồm nhiều điểm hơn trong việc kiểm tra là quan trọng cho sự đánh giá sự tiến bộ của học sinh và phát hiện ra những điểm yếu trong việc học tập. Nếu các học sinh của bạn đang nghiên cứu bằng một ngôn ngữ khác hơn ngôn ngữ riêng của chúng, bạn sẽ không muốn ai đó biết các câu trả lời không đủ vì các hạn chế của nó trong việc tự diễn đạt bằng một ngôn ngữ thứ hai. Bạn sẽ muốn giúp học sinh phát triển khả năng diễn đạt chính mình và đồ dùng ngôn ngữ ấy.
Một vài học sinh trình bày tốt hơn trong các câu hỏi bài tiểu luận và trên một vài các câu hỏi mục tiêu vì vậy để bao gồm một vài trong mỗi loại bài kiểm tra của bạn là một ý tưởng hay. Vấn đề chính là sử dụng chúng tốt để hoàn tất các mục tiêu của bạn.
13 Sự đánh giá trong nền giáo dục được định nghĩa là........................................... ............................................................................................................................... ...............................................................................................................................
MỤC TIÊU 6. Dùng một bảng liệt kê kiểm tra để đánh giá các bài học mà bạn day .
ĐÁNH GIÁ CÁC BÀI HỌC CỦA BẠN
Sự tiến bộ của học sinh lệ thuộc vào nhiều vấn đề - khả năng, động cơ thúc đẩy, sự áp dụng của học sinh và nó cho phép Chúa giúp nó đến bao nhiêu và phương cách mà đó được dạy dỗ. Thiếu tiến bộ có thể vạch ra các vấn đề trong việc dạy dỗ của chúng ta. Một bài học tốt cần giúp mọi học sinh học tập. Một bài học nghèo nàn có thể ngăn trở việc học tập. Vì lý do nầy chúng ta cần phải đánh giá cả về sự tiến bộ của học sinh lẫn các bài học. Trong bài học nầy chúng tôi sẽ bao gồm một biểu đồ. “Biểu đồ tự Đánh giá đòi với các Bài Học” - nhằm giúp bạn đánh giá các bài học của mình và làm việc để hoàn thiện bất cứ nơi nào cần đến.
Linh và để áp dụng việc học tập vào cuộc sống thực tế không?
Định rõ số các điểm vào đầu một cột đến mỗi dấu X trong cột đó. Điểm tối ưu có thể là 100. Từ 75 đến 100 là ưu. 50-70 là khá. Cần làm cho tốt.
Liệu bạn có.... luôn thường xuyên khi bao giờ 1. Có tìm ra các học sinh nào biết về chủ đề trước khi bạn bắt đầu dạy bài không.
5. Có dùng các từ mà các học sinh của bạn hiểu được không? 6. Có dự trù và dùng các câu hỏi thích hợp không?
10. Có dùng các phương tiện thính thị có sẵn cách thích hợp không? 11. Có ôn lại các bài học trước để chuẩn bị lớp cho tài liệu mới không?
13. Có dùng một phần đầu tốt cho bài học không?
15. Có dùng các phương pháp khả dĩ tốt nhất cho mỗi bài học không?
17. Có các hoạt động học tập có ý nghĩa và có liên quan đến bài học không?
19. Có chọn nội dung thích hợp và nhấn mạnh đến những điểm quan trọng không?
21. Có thể hiện sự tương quan của bài học với cuộc sống không?
14 Nếu bạn dạy, hãy sử dụng bảng liệt kê để kiểm tra nầy để đánh giá các bài học của bạn. Hãy viết ra một bảng tóm tắt về những điểm mạnh cùng những nhược điểm của bạn. Nhận ra mỗi một nhược điểm cách đặc biệt và kẻ tạm bằng bút chì vào những gợi ý để làm cho tốt hơn. Cho dầu bạn đánh giá cao trên bảng đánh giá nầy, vẫn phải cố gắng làm cho tốt hơn trong một vài lãnh vực yếu.
MỤC TIÊU 7. Giải thích về tầm quan trọng của các giáo viên trong việc đánh giá chính họ trên cương vị các giáo viên .
ĐÁNH GIÁ CHÍNH BẠN
Việc đánh giá giáo viên là một công việc khó mà không một ai có thể làm được cũng như chính người giáo viên. Ở đây có một bảng liệt kê để giúp bạn đánh giá chính mình trên cương vị của một giáo viên. Hãy nghiên cứu “Biểu đồ tự đánh giá dành cho các giáo viên” nầy. Hãy tạo ra một sự nghiên cứu cẩn thận biểu đồ nầy và chú ý đến bối cảnh học tập tuỳ thuộc vào cá nhân bao nhiêu. Tiếp tục việc kiểm tra chính mình và cầu nguyện để có sự khôn ngoan để đem lại hiệu quả những gì bạn đã học về việc dạy dỗ tốt.
Một người thích làm việc với những người khác và có ân tứ thiên bẩm trong lời nói có thể được gọi là một giáo viên bẩm sinh. Tuy nhiên, sự thật là phần lớn các giáo viên tốt là kết quả của công việc siêng năng thành thật. Nếu bạn muốn trở nên một giáo viên tốt, hãy đánh giá các bài học của bạn và chính bạn, rồi làm việc riêng nâng mình lên. Để đánh giá chính mình trong công việc được thực hiện một cách tốt đẹp là niềm vui mừng của chúng ta, và là trách vụ để điểu chỉnh và cất dỡ bất cứ lỗi lầm nào mà chúng ta có thể tạo ra.
Bảng liệt kê nầy về sự đánh giá giáo viên có thể được tạo ra một số lượng lớn nhiều lần hơn nữa. Khi giáo viên xem trách vụ của mình trên cương vị một người thi hành chức vụ và chìa tay ra trong tình yêu để đáp ứng các nhu cầu của học sinh, ông ta sẽ tìm thấy rằng mỗi một phần trong cuộc đời mình là một phần trong việc dạy dỗ của mình. Điều nầy sẽ đem chúng ta trở lại với thông điệp mà chúng ta đã bắt đầu giáo trình nầy - việc phát triển toàn thể con người. Thông điệp nầy sử dụng một giáo viên nguyên vẹn để mang sự tăng trưởng đầy đủ vào trong cuộc đời của các học sinh.
Một câu chuyện được thuật lại về một người đàn ông đi bách bộ xuống một con đường. Ông ta chú ý rằng mấy người đang đập đá ở một địa điểm nơi một vài công trình xây dựng đang xảy ra. Ông ta dừng lại và hỏi người đầu tiên “thưa ông, ông đang làm gì đấy”
Người đàn ông trả lời, “tôi đang đập đá”
Ông ta hỏi cùng một câu hỏi với người thứ hai. “được, thưa ông” người thứ ba nói, trong giọng nói sôi nổi hẳn lên, “chúng tôi đang xây dựng thánh đường vĩ đại nhất mà thành phố nầy đã từng có”.
Lời cầu nguyện của tôi cho bạn, trong công việc dạy dỗ khó khăn nầy, là bạn có thể không bao giờ đánh mất khải tượng về “thánh đường” mà bạn đang xây dựng. Các cuộc đời mà bạn đang có ảnh hưởng hôm nay có thể là một người hữu dụng cho thành phố của họ, cho đất nước và cho thế giới. Những nhà tiên phong tiềm năng trong các lãnh vực về khoa học và khám phá được bạn tạo hình hôm nay. Các nhà lãnh đạo tiềm năng của quốc gia bạn, các luật sư sẽ giúp hướng dẫn khóa học đó. Các bác sĩ sẽ thăm lo các bệnh viện của bạn, các nữ y tá sẽ chăm sóc bệnh tình của bạn, những thương gia sẽ lãnh đạo thương mại và công nghiệp, và các mục sư trong các Hội thánh của bạn tất cả đều được đã đặt vào chỗ trước mặt bạn. Chúng ta sẽ phát triển đến sự đầy đủ nhất, hay chúng sẽ hoàn tất các địa vị ít hơn vì bạn đã thất bại không?
BIỂU ĐỒ TỰ ĐÁNH GIÁ CHO CÁC GIÁO VIÊN
Ngày tháng...............................................
Bạn có...................................................
1. Có duy trì một quan hệ tốt với nhà giáo ưu tú và tin cậy Ngài cho sự vùa giúp trong công việc của bạn không?
2. Có đọc càng nhiều càng tốt - Kinh thánh, các sách tốt, sách báo định kỳ không?
3. Có cố gắng chăm chỉ để tiến hơn trình độ giáo dục của bạn, khả năng dạy học, hoặc tri thức về chủ đề bạn dạy bằng cách dự các khóa huấn luyện, nhận các lớp, hay nghiên cứu cho riêng bạn không?
4. Có chăm sóc đến vẻ bên ngoài cơ thể của bạn va nếu một gương mẫu không?
5. Có quan tâm đến sức khỏe của bạn và nêu một gương tốt không?
6. Có gắng sức nhận biết các học sinh của bạn - thậm chí dành thời gian ngoài giờ học với chúng để học hỏi bối cảnh của chúng, hầu các bài học có thể có liên quan đến cuộc sống của chúng không?
7. Có làm cho việc dạy dỗ của bạn thích hợp bối cảnh, và kỹ năng ngôn ngữ và trình độ hiểu biết của chúng không?
8. Có giúp đỡ đặc biệt đối với học sinh chậm chạp, chậm tiến hoặc rụt rè, và xử với từng em với sự tôn trọng không?
9. Có tình yêu thương các học sinh và cầu nguyện cho chúng không?
10. Có liên hệ với các bật phụ huynh chúng trong việc thu nhận sự hợp tác của chúng, để dành riêng ra, trong việc dạy dỗ các con cái họ không?
11. Có gắng sức tích cực để giúp các học sinh tăng trưởng về mặt thuộc linh không?
12. Có lắng nghe các học sinh - nói với chúng - và tiếp xúc qua lại với chúng không?
13. Có dự trù các đề án giúp các học sinh phát triển về thể chất, xã hội, trí năng và thuộc linh không?
14. Có thể hiện sự hăng hái nhiệt tình đối với các chủ đề mà bạn dạy và đối với sự tiến bộ mà các học sinh tạo được không?
15. Có chuẩn bị các bài học cách kỹ lưỡng và thực hành các câu chuyện và những bài đọc, dầu bạn biết tài liệu rời không?
16. Có một kế hoạch viết ra cho mỗi bài học, nhưng có giữ linh động không?
17. Có đến lớp trước các học sinh khi mà các thời gian biểu cho phép không?
18. Có đoan chắc tất cả các tài liệu và các phương tiện sẵn sàng trước khi vào học không?
19. Có cố gắng tạo môi trường có thể tốt nhất cho việc học tập - tiện lợi và thoải mái không?
20. Có dùng nhiều phương pháp dạy khác nhau không?
21. Có sắp xếp cho việc học tập trên các mức độ khác nhau và kiểm tra việc học tập của các học sinh qua thông tin và ứng dụng không?
22. Có dùng các mục tiêu cho giáo trình và cho bài học trong các lãnh vực về nhận biết, làm tính và thực hành không?
23. Có đánh giá tiến bộ của học sinh qua nhiều phương tiện khác nhau và sử dụng các kết quả ấy không?
24. Có chứng tỏ sự tùy thuộc của bạn vào số người tham dự và sự cộng tác với các nhà lãnh đạo cùng các thành viên khác trong ban giám hiệu không?
25. Có sống theo điều mà bạn dạy dỗ không?
Định rõ các điểm vào đầu mỗi cột đến mỗi dấu X trong cột đó. Tổng số mỗi cột, rồi cộng lại năm tổng số. Điểm tối đa có thể là 100. Từ 75-100 là ưu. 50-74 là khá 25-49 là trung bình. Kém hơn 25 cho biết một yêu cầu xác định cho việc nâng lên.
4 luôn luôn
3 thường thường
2 thường xuyên
1 đôi khi
0 không bao giờ
CÁC TỔNG SỐ
Chúa Jesus, Nhà Giáo Ưu Tú nói, “hãy đến cùng ta...và học theo ta” (Mat Mt 11:28-29). Chúng ta hãy sống như Chúa Jesus đã sống, nói như Chúa Jesus đã nói, yêu như Chúa Jesus đã yêu, dạy dỗ từng học sinh theo sự mong muốn của chúng ta mà giáo viên cũng giống với Chúa Jesus sẽ lớn lên “trong sự không ngoan và thân hình và đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta” (LuLc 2:32)
Bạn làm phần đánh giá bài học và phần đánh giá chính mình thế nào? Thiên thỉnh thoảng xét từng chi tiết các mẫu đơn nầy và nghiêm túc xem xét từng mục. Khi bạn ý thức được, việc dạy dỗ hơn nhiều việc thuật lại một sự kiện, hoặc một loạt các sự kiện. Hầu như sự đánh giá nầy là cá tính của bạn tiếp xúc qua lại với những cá tính của các học sinh. Khi hai loại ấy tác động qua lại cách êm ái và vẫn trong một cung cách kích thích, quan sát, việc học tập sẽ xảy ra. Bạn là người giáo viên sẽ tìm thấy các học sinh thách thức bạn đến việc suy nghĩ sâu xa hơn khi bạn thách đố chúng. Tiếp tục nỗ lực để làm hết sức mình với sự giúp đỡ của Nhà Giáo Ưu Tú cùng với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh
15 Các giáo viên tự đánh giá chính họ trên cương vị là các giáo viên là quan trọng vì
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
16 Mục đích chính đối với các giáo viên tự đánh giá chính họ là
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Khi chúng ta đi đến phần cuối của bài học cuối cùng này tôi hy vọng bạn cảm thấy được khích lệ để trở nên người giáo viên mà Đức Chúa Trời sẽ buộc bạn trở nên.
CÂU ĐÚNG SAI. Viết chữ Đ vào khoảng trống trướ câu đúng viết chữ S nếu là câu sai
...2 Các bài kiểm tra cùng các điểm số được cho để làm động cơ thúc đẩy học sinh học tập
...3 Các học sinh đánh mất sự quan tâm trong việc học và chịu nhục khi các bài đánh giá viết ra được thay thế cho các điểm số bằng mẫu tự
...4 Các bài kiểm tra về các điểm số đòi hỏi các học sinh ôn lại tài liệu, nhưng thường ôn lại là một sự phung phí thì giờ
...5 Việc điều chỉnh các bài kiểm tra có thể cho thấy cả học sinh lẫn giáo viên những điểm yếu của họ.
...6 Không có sự đánh giá, các giáo viên sẽ không biết nếu các mục tiêu bài học đã đạt được chưa.
...7 Phần đánh giá trong sự giáo dục. Bao gồm quy trình kiểm tra, đánh giá sự thành đạt và cho điểm bài làm của học sinh hoặc cách ứng xử.
...8 Sự nhận xét, trong phần đánh giá, phải được hạn chế các bằng cớ có thể thấy được
...9 Sự tiến bộ theo tri thức có thể được đánh giá qua việc nhận xét các bài kiểm tra, bài tập ở lớp, khả năng, và bối cảnh
...10 Các thái độ cũng bị dấu kín và do đó cần phải được đánh giá
...11 Sự tiến bộ trong cách ứng xử được đánh giá bằng cách nhận xét lối sống, công việc, kỹ năng, và bối cảnh của học sinh.
CÂU CHỌN LỰA. Chỉ có một câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu trả lời đúng.
12 Phương cách tốt nhất cho việc chọn lựa các phương pháp cho điểm thích hợp là
a) Dùng những gì luôn luôn được sử dụng trong hệ thống giáo dục.
b) Làm cho lãnh vực của bạn thích hợp và dùng một sự nối kết các phương pháp
c) Đặt kế hoạch một phương cách mới để cho điểm các học sinh
d) Dùng phương pháp hoặc các phương pháp bạn thích nhất.
13 Các sự tự đánh giá cho các giáo viên là các kế hoạch có giá trị cho
a) Việc thể hiện các học sinh đang tiến bộ nghèo nàn biết bao.
b) Cho các giáo viên một cảm xúc là họ đang thực hiện một công tác không chấp nhận được.
c) Việc tiết lộ các điểm mạnh và các điểm yếu của các giáo viên và cho thấy chỗ nào cần nâng lên
d) Việc cho điểm các giáo viên ngỏ hầu những người giám thị của họ có thể chỉ định họ vào các trách vụ thích hợp.
ĐÁNH GIÁ ĐƠN VỊ 4 VÀ BÀI THI CUỐI KHÓA.
Giờ đây bạn đã kết thúc tất cả các bài học trong sách hướng dẫn nghiên cứu nầy. Hãy ôn lại các bài học từ 11 đến 13 cách cẩn thận, rồi trả lời các câu hỏi trong phần Đánh Giá Đơn Vị 4. Hãy gởi tờ trả lời và các tài liệu khác như đã chỉ ra trên mà tập học viên về cho Người hướng dẫn ICI của bạn. Nếu bạn chưa làm thì hãy thu xếp với người hướng dẫn của bạn để dự kỳ thi cuối khóa càng sớm càng tốt. Hãy ôn lại cho kỳ thi cuối khóa bằng cách nghiên cứu các mục tiêu của giáo trình nầy, các mục tiêu của bài học các bài tập tự kiểm cùng các bài thi đánh giá tiến bộ đơn vị. Hãy xem lại bất kỳ nội dung bài học nào cần thiết để giúp bạn nhớ bài. Nếu ôn bài cẩn thận và làm bài đầy đủ các mục tiêu thì bạn sẽ không khó khăn gì thi đậu kỳ thi cuối khóa.

BẢNG CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ

Cột bên tay phải liệt kê bài học trong sách hướng dẫn nghiên cứu mà trong đó từ được dùng lần đầu tiên

Thư Mục Pearlman, Myer, Việc học tập của học sinh, Nhà Xuất Bản Phúc âm, springfield, Missouri, 1940 Pearson, J.E. Việc dạy dỗ trong Hội Thánh, Viện hàm thụ Quốc Tế, Brussels, 1980


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 03:11 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách