Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 4388|Trả lời: 0

Thông Hiểu Kinh Thánh

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 26-7-2011 08:48:34 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Thông Hiểu Kinh Thánh
Tác giả: John Stott

Nội dung
Tựa
1. Chủ đích của Thánh Kinh
2. Vùng đất trong Thánh Kinh
3. Truyện tích trong Thánh Kinh (Cựu Ước Kinh)
4. Truyện tích trong Thánh Kinh (Tân Ước Kinh)
5. Thông điệp của Thánh Kinh
6. Uy quyền của Thánh Kinh
7. Lý giải Thánh Kinh
8. Công dụng của Thánh Kinh
Mục lục các bản đồ
Vòng cung phì nhiêu
Xứ Palestine
Xứ Palestine: Các khu vực thiên nhiên
Các vòng lưu hành truyền giáo của Phao-lô
Tựa cho lần tái bản.
Quyết định của nhà xuất bản cho tái bản quyển Thông Hiểu Thánh Kinh này tạo cơ hội cho tôi đọc lại nó và thực hiện một số bổ sung. Hơn nữa nhiều năm đã trôi qua kể từ lần xuất bản đầu tiên. Trong thập kỷ này, tình hình quốc tế đã thay đổi nhiều. Cuộc nổi dậy của sinh viên khắp thế giới vào cuối những năm sáu mươi đã được thay thế bằng thái độ hờ hững của đa số và tình trạng vô chính phủ giữa một tương đối thiểu số, nhưng rất có tiếng vang và cấp tiến. Các lãnh vực gây tranh cãi trong thần học đã thay đổi, mà tiêu biểu là tác phẩm Honest to God (1963) phủ nhận nhân cách của Đức Chúa Trời, và The Myth of God Incarnate (1977) phủ nhận thần tánh của Chúa Giê-xu. Nhiều thách thức cũng như vấn đề mới mà các Cơ Đốc nhân phải trực diện đã xuất hiện trong những năm tám mươi.
Tôi cố tìm cách để bảo đảm rằng trong lần tái bản này, quyển sách sẽ phản ảnh tình trạng đang đổi thay đó. Một số chất liệu mới mẻ đã được bổ sung về tôn giáo và khoa học, công trình sáng tạo vũ trụ, sự tiến hoá và trận đại hồng thuỷ. Tôi đã trau chuốt đoạn nhận xét cách lý giải Sáng Thế ký các chương 2 và 3, và chúng ta phải làm thế nào để phân biệt giữa nghĩa đen và nghĩa bóng trong Kinh điển. Tôi đã viết lại phần Dẫn nhập cho chương về “Uy quyền của Thánh Kinh”. Những tiếng vang về cuộc thảo luận liên hệ đến vấn đề vô ngộ được lắng nghe trong nhiều khúc sách. Lập trường của tôi là tiếp thu và giải thích nguyên tắc đã được nêu rõ trong giao ước Lausanne (1974) rằng Kinh điển là “vô ngộ trong tất cả những gì bộ sách ấy khẳng định”. Tôi đã mở rộng phần đề cập vấn đề chuyển đổi văn hoá, cũng bình luận về cái gọi là “tân tuyên đạo pháp” nhấn mạnh sự cần thiết phải vượt khỏi việc minh giải từng văn bản một của Thánh Kinh nhằm đạt đến cách ứng dụng nó, vượt khỏi ý nghĩa nguyên thuỷ để đạt đến bức thông điệp đương đại. Thêm vào đó, tất cả những trích dẫn từ Thánh Kinh giờ đây đều thật sự được căn cứ theo bản dịch mới New International Version.
Kỳ vọng và sở nguyện của tôi là bởi ân điển Ngài, Đức Chúa Trời sẽ giúp quý độc giả, nhờ lần tái bản này, càng yêu mến Thánh Kinh, và thông hiểu bộ sách ấy càng nhiều thêm.
Jhon Stott
Tháng tư 1984

Tựa
Mỗi một tác giả đều có nhiệm vụ tự biện bạch với quần chúng độc giả của mình. Tại sao ông ta lại nghĩ là mình nên làm cho đầy tràn thêm lượng sách đã như cả một thác nước rồi - nhất là các sách về tôn giáo - từ các nhà xuất bản trên thế giới vẫn tuôn đổ vào đó mỗi ngày? Liệu ông ta có thể biện minh cho cái công trình thiếu suy xét đó của mình không? Ít nhất cũng xin cho phép tôi thành thật thưa với loại độc giả ấy rằng tôi vẫn nghĩ đến điều đó trong khi viết. Họ thuộc hai hạng:
Thứ nhất, các Cơ Đốc nhân mới tin Chúa. Với thế tục chủ nghĩa lan tràn trong thời đại của chúng ta, một số người ngày càng tăng đã được thêm vào cho Chúa Cứu Thế và Hội Thánh Ngài. Họ vốn chưa hề sống trong bối cảnh tôn giáo nào cả. Thí dụ, ở đây có một có một thanh niên xuất thân từ một gia đình phi Cơ Đốc giáo. Phần giáo dục Cơ Đốc giáo mà anh ta nhận được từ trường học thật ít oi, và có thể còn là sai lầm nữa. Dù sao thì lối sống ngoài đời chẳng quan tâm gì đến việc ấy, hồi còn bé, anh ta chẳng hề đến Trường Chúa nhật, và rất ít khi nếu không nói là chẳng bao giờ, anh ta đến nhà thờ. Nhưng giờ đây anh ta đã gặp được Chúa Cứu Thế, hay nói cho đúng hơn là Chúa Cứu Thế đã tìm gặp anh ta. Anh ta được bảo cho biết là phải đọc Kinh Thánh mỗi ngày nếu muốn tăng trưởng để đạt mức trưởng thành thuộc linh. Tuy nhiên đối với anh ta, Thánh Kinh là một quyển sách khép kín - một vùng đất chưa khai phá, mà cũng chẳng có sơ đồ anh ta thắc mắc tự hỏi: Ai đã viết ra nó, nó được viết ra khi nào, tại đâu, và tại sao? Đâu là cơ sở để cho rằng đó là một quyển sách “thánh” hay một quyển sách đặc biệt, quyển sách của Đức Chúa Trời? Và phải đọc nó, giải nghĩa nó như thế nào? Trên đầu đều là những câu hỏi được nêu ra thật phải lẽ, và phải có một số những câu trả lời cho chúng trước khi người Cơ Đốc nhân nói đó có thể rút tỉa được tối đa lợi ích từ việc đọc Thánh Kinh của mình.
Và thứ hai, có Cơ Đốc nhân đã tin Chúa nhiều năm rồi. Nói chung thì người ấy là một độc giả Thánh Kinh khá chăm chỉ đấy. Anh (chị) ta vẫn trung tín đọc một khúc Thánh Kinh hằng ngày. Nhưng dù sao thì việc đó cũng lần lần trở thành một thói quen cũ mòn. Nhiều năm đã trôi qua, bản thân anh ta đã thay đổi và thành một người trưởng thành. Thế nhưng anh ta đã không phát triển tương đương như thế với tư cách một Cơ Đốc nhân.
Có một dấu hiệu (và là nguyên nhân) của việc đó, ấy là anh ta vẫn đọc Thánh Kinh như đã làm hoặc hãy còn là một đứa trẻ, một người mới ăn năn quy đạo mà thôi. Giờ đây, anh ta đã quá mệt mỏi với thái độ nông cạn, sự không trưởng thành mà không hề cảm thấy xấu hổ chúc nào đó của mình. Anh ta muốn trở thành một Cơ Đốc nhân trưởng thành, một Cơ Đốc nhân chính thức, biết làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, biết tự hoàn thiện bằng cách phục vụ người khác và có thể giảng giải Tin Lành (Phúc Âm) bằng những lời lẽ đầy ý nghĩa cho một thế hệ đang bị hư vong, lạc lõng.
Hoài bão của tôi là muốn bảo đảm với một Cơ Đốc nhân như thế rằng các bí quyết của sự trưởng thành của một Cơ Đốc nhân vốn đã có sẵn trong Kinh điển mà bất cứ người nào muốn tìm kiếm đều có thể gặp được. Trong Lời Đức Chúa Trời có một chiều rộng mà ít người trong chúng ta có thể vượt hết được, có một chiều sâu mà chúng ta ít khi dò thấu được.
Có điều đặc biệt là sở dĩ Cơ Đốc giáo của chúng ta có ý nghĩa, là vì chính Chúa Cứu Thế của chúng ta vốn có đầy ý nghĩa. Chúng ta sở dĩ tự biến mình thành kẻ nghèo nàn chính vì các quan điểm thấp kém hèn hạ về Ngài của mình. Ngày nay có người nói về Ngài dường như Ngài là một loại thuốc để tiêm vào bên dưới da, phải mang theo trong túi, để khi nào chúng ta có cảm thấy suy yếu, sa sút, thì có thể tự tiêm cho mình một liều, để rồi sẽ tiếp tục chuyến đi của mình tuỳ thích. Nhưng Chúa Cứu Thế không thể bị sử dụng hay điều động như thế. Giáo hội đương đại dường như chỉ hiểu rất ít về tính cách vĩ đại của Chúa Cứu Thế Giê-xu với tư cách là Chúa Tể của cả công trình sáng tạo và là Chúa của Hội Thánh, Đấng mà trước mặt Ngài, vị trí của chúng ta không thấy được chiến thắng của Ngài như Tân Ước đã tả vẽ nó, với muôn vật mọi loài đều quỳ mọp dưới chân Ngài, để nếu chúng ta là những người theo Chúa, được hợp nhất với Ngài, thì muôn vật mọi loài cũng đều phải quỳ mọp dưới chân chúng ta nữa.
Theo thiển ý thì dường như nhu cầu quan trọng nhất của chúng ta là một khải tượng được mở rộng về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chúng ta cần phải thấy Ngài như Đấng hoàn thiện duy nhất của Đức Chúa Trời mà có Ngài ngự bên trong, và chỉ nhờ một mình Ngài mà thôi, chúng ta mới có thể đạt được cuộc đời hoàn thiện (CoCl 1:19; 2:9,10).
Chỉ có một phương pháp duy nhất để có được những quan điểm rõ ràng, chân thật, tươi mới, cao siêu về Chúa Cứu Thế, mà phương pháp đó là tông qua bộ Thánh Kinh. Thánh Kinh là chiếc lăng kính nhờ đó ánh sáng của Chúa Giê-xu được phân chia thành nhiều màu sắc đẹp đẽ. Thánh Kinh là bức chân dung của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chúng ta cần chăm chú và tha thiết ao ước nhìn vào Ngài (để nhờ công tác đầy ân điển của Đức Thánh Linh) Ngài trở thành sống động cho chúng ta, gặp gỡ chúng ta, và đổ đầy chính Ngài cho chúng ta.
Muốn lãnh hội Chúa Cứu Thế trong sự hoàn thiện của Ngài, điều thiết yếu là phải hiểu rõ cái bối cảnh trong đó Đức Chúa Trời đã ban Ngài cho chúng ta. Đức Chúa Trời đã ban Chúa Cứu Thế cho thế gian trong một bối cảnh địa lý, lịch sử và thần học đặc thù. Nói đơn giản hơn, thì Đức Chúa Trời đã sai Ngài đến tại một địa điểm riêng biệt (xứ Palestine), vào một thời điểm riêng biệt (các thế kỷ vốn là tuyệt đỉnh của lịch sử dân Do Thái) và bên trong một cấu trúc riêng biệt về chân lý (được mạc khải tuần tự và được ký thuật thường xuyên trong Thánh Kinh). Cho nên các chương sách sau đây chú trọng vào phần địa lý, sử ký, thần học, uy quyền và lý giải Thánh Kinh. Mục tiêu của chúng ta trình bày một bối cảnh trong đó đã có lần Đức Chúa Trời từng mạc khải và giờ đây đang ban Chúa Cứu Thế cho chúng ta, để chúng ta có thể tự mình lãnh hội được và chia sẻ cho nhiều người khác sự hoàn thiện quang vinh của chính Chúa Cứu Thế Giê-xu.

CHỦ ĐÍCH CỦA THÁNH KINH
Việc chọn một quyển sách để đọc và cách chúng ta đọc quyển sách, ấy một phần lớn là do chủ đích của tác giả khi viết quyển sách, một phần lớn là do chủ đích của tác giả khi viết quyển sách ấy định đoạt. Phải chăng đây là một quyển sách giáo khoa về khoa học hay sử ký với ý hướng thông tin, hay một tiểu thuyết hoàn toàn chỉ để tiêu khiển? Phải chăng đó là một tác phẩm văn xuôi hay thi ca nghiêm túc trong đó tác giả phản ảnh cuộc đời nhằm kích thích người đọc để cũng phải suy tư về nó? Phải chăng nó muốn nói cách có ý nghĩa với thế giới đương đại? Hay có lẽ nó là một công trình phản bác, trong đó tác giả cố ý trình bày luận điểm của mình? Hơn nữa, tác giả có đủ tư cách để viết một chủ đề như thế không? Nhiều thắc mắc thuộc loại này vẫn thường xuất hiện trong tâm trí chúng ta khi chúng ta đặt câu hỏi: “Nó có đáng đọc không?”
Phần nhiều các quyển sách đều cung ứng cho độc giả muốn tìm hiểu các thông tin mà người ấy cần biết về ai là người đã viết ra chúng và lý do tại sao. Hoặc là tác giả chân thành nói cho chúng ta biết về mình và về mục đích của mình khi viết quyển sách ấy trong một bài tựa hoặc là nhà xuất bản phải làm cái công việc ấy trong một đoạn “quảng cáo” trên mẫu giấy để bao bìa cho quyển sách. Phần đông độc giả đều dành thì giờ đọc kỹ các phần này, trước khi bỏ tiền ra mua, đi mượn hay đọc quyển sách ấy.
Thật đáng thương hại cho nhiều người đọc Thánh Kinh vì họ vốn không luôn luôn thắc mắc đặt cùng những câu hỏi giống như thế. Nhiều người dường như chỉ tình cờ cầm nó lên và đọc bất luận chỗ nào. Một số người bắt đầu đọc Sáng Thế ký rồi nhảy sang Lê-vi ký. Nhiều người khác có lẽ miễn cưỡng kiên trì vì ý thức nhiệm vụ của mình, thậm chí còn đặt kế hoạch (và hoàn thành) một chỉ tiêu là đọc trọn bộ Thánh Kinh qua từng đoạn một trong năm năm, nhưng lại chẳng nhờ đó mà được bao nhiêu lợi ích vì thiếu hiểu biết về chủ đích toàn diện của bộ sách ấy. Hoặc dĩ nhiên là có nhiều người hoàn toàn bỏ qua việc đọc Thánh Kinh, hoặc chẳng bao giờ bắt đầu đọc nó, vì họ không thấy được tại sao câu chuyện về một dân tộc thật xa xôi và sống vào một thời đại rất xa xưa lại có liên hệ gì với họ hôm nay.
Dù sao thì làm thế nào bộ Thánh Kinh, thật ra không phải chỉ là một quyển sách nhưng là cả một “thư viện” gồm đến sáu mươi sáu quyển lại có thể được cho là chỉ có một “chủ đích” duy nhất? Há không phải nó vốn do nhiều tác giả khác nhau, vào nhiều thời kỳ khác nhau, với nhiều mục đích khác nhau, đúc kết lại mà thành, hay sao? Phải mà không. Lẽ tất nhiên là đã có nhiều trước giả là con người, và luận đề rất khác nhau. Thế nhưng các Cơ Đốc nhân tin rằng ẩn phia sau mọi việc ấy, còn có một tác giả duy nhất là chính Đức Chúa Trời, với một luận đề thống nhất hết sức đơn giản.
Chính Thánh Kinh công bố luận đề của nó là gì. Nó đã được nhấn mạnh nhiều lần trong nhiều chỗ, nhưng có lẽ không có chỗ nào lại ngắn gọn hơn câu nói của sứ đồ Phao-lô với Ti-mô-thê: “và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình”. (IITi 2Tm 3:15-17).
Ở đây, vị sứ đồ nhập chung cả nguồn gốc lẫn đối tượng của bộ Kinh điển, điểm xuất phát và ý hướng của nó. Nguồn gốc của nó là “Đức Chúa Trời soi dẫn” (nguyên văn “thở vào”, “hà hơi vào”). Đối tượng của nó: làm “ích” cho loài người. Lẽ dĩ nhiên, nó chỉ hữu ích cho chúng ta bởi vì Đức Chúa Trời đã hà hơi vào đó - nó vốn được Đức Chúa Trời “linh cảm”. Đề tài về sự linh cảm của Đức Chúa Trời được tôi dành lại cho một chương sách về sau; trong chương 1 này, tôi chỉ xin tra cứu về bản tính của tính cách hữu ích của bộ Thánh Kinh mà thôi. Về vấn đề này, tôi xin lấy ba từ ngữ mà Phao-lô đã dùng: “Cứu rỗi”, “Đức Chúa Giê-xu” và “đức tin”.
Một bộ sách về sự cứu rỗi.
Có lẽ đã chẳng có từ ngữ nào trong Thánh Kinh lại bị lạm dụng và hiểu sai nhiều hơn là từ ngữ “sự cứu rỗi”. Một số Cơ Đốc nhân đáng bị khiển trách vì cách chúng ta đã trình bày nó cho người thế gian chỉ bằng những nét phác thảo quá sơ sài. Hậu quả là từ ngữ “sự cứu rỗi” đã trở thành một nguồn gây bối rối cho nhiều người, thậm chí là một đối tượng để thiên hạ chế diễu nữa. Chúng ta cần cứu vãn tình hình căn cứ vào phần ý niệm theo nghĩa hẹp mà chúng ta vẫn thường thảo luận về nó. Vì “sự cứu rỗi” là một từ ngữ quan trọng và cao quí, như tôi sẽ quảng diện sau đây. Sự cứu rỗi là quyền tự do. Vâng, và làm mới lại (canh tân, cách tân, đổi mới) nữa; cuối cùng sẽ là việc làm mới lại cả vũ trụ này.
Phao-lô viết thư cho Ti-mô-thê để cho biết rằng chủ đích tối cao của bộ Thánh Kinh là nhằm dạy cho các độc giả của nó về “sự cứu rỗi”. Điều này tức khác chỉ cho thấy bộ Kinh điển có một chủ đích thực tiễn, và chủ đích ấy có tính cách luân lý đạo đức, chứ không phải là tri thức. Hay nói cho đúng hơn thì lời dạy có tính cách tri thức của nó (sự “khôn ngoan” của nó, như từ ngữ Hy văn hàm ý) sở dĩ được ban cho là nhằm vài một kinh nghiệm, một từng trải đạo đức gọi là “sự cứu rỗi”.
Muốn nắm cho chắc hơn chủ đích tích cực này của bộ Kinh điển, có lẽ chúng ta sẽ được giúp ích nếu đem nó ra so sánh với một vài chủ đích khác không phải là chủ đích của bộ sách ấy.
Thứ nhất, chủ đích của Thánh Kinh không phải là làm khoa học. Nói như thế không có nghĩa là bảo rằng lời truyền dạy của Thánh Kinh và của khoa học xung khắc, mâu thuẫn nhau vì khi chúng ta giữ mỗi bên trong lãnh vực thích hợp của nó và biện biệt được một bên khẳng định điều gì, thì cả hai không hề xung khắc, mâu thuẫn nhau. Lẽ tất nhiên, nếu Đức Chúa Trời của chân lý là tác giả của cả hai, thì chúng không thể mâu thuẫn nhau. Hay nói như thế cũng không có nghĩa là bảo rằng hai lãnh vực ấy không hề trùng lắp nhau, và rằng chẳng có gì trong Thánh Kinh phù hợp với khoa học cả, vì trong Thánh Kinh có những câu khẳng định sự kiện có thể được kiểm chứng một cách khoa học (và trong nhiều trường hợp đã có việc kiểm chứng như thế rồi) - Thí dụ, một số sử kiện đã được ghi lại như Nê-bu-cát-nết-sa vua Ba-by-lôn vây hãm, đánh chiếm, và hoàn toàn phá huỷ Giê-ru-sa-lem, và Chúa Giê-xu người Na-xa-rét đã ra đời lúc Au-gút-tơ đang là Hoàng đế La Mã. Điều tôi thật sự muốn khẳng định là tuy Thánh Kinh có thể đề cập một số sự kiện khoa học, chủ đích của bộ sách ấy không nhằm vào việc làm khoa học.
Khoa học (hay ít ra là khoa học tự nhiên) là một ngành kiến thức khổ công thu thập (thông tin) nhờ quan sát thí nghiệm và quy nạp pháp. Tuy nhiên, chủ đích của Đức Chúa Trời qua Kinh điển vốn là phơi bày ra các chân lý không thể được khoa học phát kiến (phương pháp mà các nhà khoa học gọi là “thực nghiệm”), và chắc chắn là vẫn còn chưa được ai biết đến hoặc khám phá ra nếu chúng không được “mạc khải”. Thí dụ khoa học có thể nói với chúng ta một số điều về nguồn gốc thuộc thể của loài người (thậm chí việc này vẫn còn bị thắc mắc đặt vấn đề); chỉ có Thánh Kinh mới tiết lộ (mạc khải, phô bày) bản tính của con người, cả tính cách cao quí với tư cách một tạo vật được dựng nên theo ảnh tượng của Đấng Tạo Hoá, lẫn việc loài người bị thoái hoá, trở thành một tội nhân vị kỷ, phản loạn chống lại Đấng Tạo Hoá mình.
Thứ đến, chủ đích của Thánh Kinh không phải là làm văn chương. Mấy năm trước đây có một quyển sách được xuất bản nhan đề là Thánh Kinh được thiết kế nhằm mục đích được đọc như sách văn học (The Bible Designed to be read as Literature). Sách ấy đã đề cập nhiều điều đẹp đẽ. Nhiều sách sắp xếp các câu văn theo truyền thống đã bị bỏ qua. Và việc bỏ qua đó cho thấy thi ca gì và tản văn là thế nào. Tất cả những việc làm đó đều hữu ích. Hơn nữa, không ai phủ nhận được, dù có tin hay không, rằng Thánh Linh hàm chứa loại văn chương cao quí. Bộ sách ấy đề cập các đại luận đề của đời sống và vận mệnh con người, bàn về chúng thật giản dị, thông tuệ và bằng óc tưởng tượng. Bản dịch đúng nguyên văn Thánh Kinh trong một số quốc gia vốn rất hay đẹp, như tại Anh và Đức quốc, khiến bộ Thánh Kinh trở thành một phần của di sản văn chương quốc gia. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không hề có chủ ý thiết kế bộ Thánh Kinh như một bộ sách văn học quan trọng. Nó có một số khuyết nhược điểm về bút pháp. Phần lớn Tân Ước kinh đã được viết bằng loại Hy văn gọi là koinè, là thứ ngôn ngữ thông dụng, ngoài chợ và trong văn phòng, và phần lớn đều thiếu trau chuốt về phương diện văn chương, thậm chí sai văn phạm nữa. Phải tìm chủ đích của bộ Thánh Kinh trong bức thông điệp của nó, chứ không phải là trong văn pháp.
Thứ ba, chủ đích của Thánh Kinh không phải là giảng triết lý. Lẽ dĩ nhiên, trong Kinh điển có một nền minh triết sâu sắc, mà thật ra thì đó là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Nhưng một số các đại luận đề mà các triết gia bao giờ cũng phải “vật lộn” với, đã không được Kinh điển thảo luận tận tường. Thử lấy các vấn đề quan trọng liên quan đến sự đau khổ và điều ác. Là các hiện tượng trong kinh nghiệm của con người, chúng cũng có mặt khá nổi bật trong cả Thánh Kinh. Hầu như mỗi trang đều đề cập tội lỗi của những người nam và người nữ, sự đau khổ của họ. Cũng có một số tia sáng đã được rọi vào - nhất là tại thập tự giá - về cả hai vấn đề ấy. Nhưng đã không có phần giải thích rốt ráo cho bất luận vấn đề nào trong số đó đã được đưa ta, cũng không thấy cách Đức Chúa Trời đã biện minh liên hệ đến chúng, bằng lời lẽ mà triết học của loài người khả dĩ chấp nhận được. Ngay cả trong sách Gióp tập trung vào vấn đề đau khổ, cuối cùng Gióp đã phải hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời mà không hiểu nổi quyền năng thần hựu của Ngài. Theo thiển ý thì lý do đơn giản chỉ vì Thánh Kinh vốn thực tế hơn một quyển sách bàn về lý thuyết. Nó quan tâm nói cho chúng ta biết phải chịu đựng (đau khổ) và thắng vượt điều ác như thế nào hơn là chỉ triết lý suông về nguồn gốc và chủ đích của chúng.
Cho nên, Thánh Kinh trước hết không phải là một cách khoa học, văn chương, cũng không phải là một sách triết học nữa, mà là một bộ sách dạy về sự cứu rỗi.
Một khi đã nói như thế rồi, chúng ta phải dành cho từ ngữ “cứu rỗi” ý nghĩa rộng rãi nhất có thể có của nó. Sự cứu rỗi vượt xa việc chỉ đơn giản là tha thứ tội lỗi. Nó bao hàm toàn thể phạm vi của chủ đích của Đức Chúa Trời nhằm cứu chuộc và phục hồi địa vị cho nhân loại, và lẽ tất nhiên là cho toàn thể công trình sáng tạo nữa. Điều chúng ta có thể “khoe khoang” về bộ Thánh Kinh, ấy là nó tiết lộ toàn thể kế hoạch của Đức Chúa Trời.
Nó bắt đầu với công trình sáng tạo vũ trụ, để chúng ta biết được là mình vốn được tạo dựng giống như (hình tượng) Đức Chúa Trời, các bó buộc mà chúng ta đã khước từ và các đỉnh cao mà từ đó chúng ta đã sa xuống. Chúng ta không thể biết rõ cả việc mình có đang sống trong tội lỗi hay không, lẫn mình có thể trở thành người như thế nào nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, trước khi chúng ta biết rằng hồi mới được tạo dựng, mình từng là người như thế nào.
Thánh Kinh tiếp tục kể lại cho chúng ta tội lỗi đã vào trong thế gian như thế nào, và sự chết là hậu quả của tội lỗi. Bộ sách ấy nhấn mạnh tính cách nghiệm trọng của tội lỗi, như là một cuộc nổi loạn chống lại quyền uy của Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo Hoá và là Chúa tể chúng ta, và công lý của Ngài trong việc phán xét (trừng phạt) chúng ta. Trong Kinh điển có nhiều lời cảnh cáo bổ ích cho chúng ta liên hệ đến các nguy cơ của sự không vâng lời.
Nhưng chủ điểm của bức thông điệp trong Thánh Kinh, như sẽ được trinh bày trong chương 5, là Đức Chúa Trời yêu thương chính những kẻ phản loạn vốn chẳng xứng đáng gì khác hơn là phải chịu sự trừng phạt của Ngài. Kinh điển chép là trước khi thời gian bắt đầu, thì kế hoạch cứu rỗi của Ngài đã được thiết lập. Nó bắt nguồn từ ân điển Ngài, tức là lòng thương xót khoan dung vô điều kiện mà kẻ phạm tội không xứng đáng để nhận lãnh. Ngài đã lập với Áp-ra-ham một giao ước do ân điển, hứa sẽ ban phước cho mọi gia tộc trên thế gian này, qua hậu duệ ông. Phần còn lại của Cựu Ước kinh được dành cho những cách đối xử đầy ân huệ với hậu duệ của Áp-ra-ham, là dân Y-sơ-ra-ên. Bất chấp việc họ ngoan cố chối bỏ lời Ngài do các sách luật pháp và tiên tri đưa đến, Ngài đã chẳng bao giờ dứt bỏ họ. Chính họ mới vi phạm giao ước, chứ không phải Ngài.
Sự ra đời trong lịch sử của Chúa Cứu Thế Giê-xu là để giữ trọn lời giao ước của Ngài:
“Ngợi khen Chúa, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vì đã thăm viếng và chuộc dân Ngài. Cùng sanh ra cho chúng tôi trong nhà Đa-vít, tôi tớ Ngài. Một Đấng Cứu Thế có quyền phép! Như lời Ngài đã dùng miệng các thánh tiên tri phán từ thuở trước. Ngài cứu chúng tôi khỏi kẻ thù và tay mọi người ghen ghét chúng tôi; Ngài tỏ lòng thương xót đến tổ tông chúng tôi, và nhớ lại lời giao ước thánh của Ngài, theo như Ngài đã thề với Áp-ra-ham là tổ phụ chúng tôi. Mà hứa rằng khi chúng tôi đã được cứu khỏi tay kẻ nghịch thù, Ngài sẽ ban ơn lành cho chúng tôi, trước mặt Ngài. Lấy sự thánh khiết và công bình mà hầu việc Ngài, trọn đời mình không sợ hại gì hết” (LuLc 1:68-75)
Điều quan trọng cần lưu ý là “sự cứu rỗi khỏi kẻ thù “đã hứa phải được hiểu là theo các điều kiện phải “lấy sự thánh khiết và công bình (chính) mà hầu việc Ngài”, và ở phần cuối của khúc sách ấy, là “để cho dân Ngài bởi sự tha tội họ mà biết sự rỗi”.
Cho nên Tân Ước kinh tập trung vào việc thực hiện sự cứu rỗi đó, bằng phương pháp “tha thứ” và “thánh khiết” nhờ sự chết và sống lại của Chúa Cứu Thế Giê-xu, mà việc ban Đức Thánh Linh. Các sứ đồ nhấn mạnh rằng sự tha tội chỉ có thê có được nhờ cái chết gánh thay tội lỗi của Chúa Cứu Thế, và một sự tái sinh dẫn đến một đời sống mới, chỉ nhờ Linh của Chúa Cứu Thế mới có được. Rồi các thư tín đều đầy dẫy phần chỉ giáo về đạo đức thực hành. Như IITi 2Tm 3:16 chép Kinh điển rất hữu ích, chẳng những trong việc truyền dạy chân lý và phản bác sai lầm, mà còn là trong việc “cải tạo các cung cách sống, và sửa trị để người ta biết sống ngay lành, công chính” (bản NEB). Nó cũng tả vẽ Hội Thánh của Chúa Cứu Thế như một xã hội của những người đã được cứu rỗi, được gọi vào một đời sống hi sinh phục vụ và làm chứng cho người thế gian.
Cuối cùng, các trước giả Tân Ước kinh nhấn mạnh rằng tuy theo một ý nghĩa, dân sự (những người thuộc về) Đức Chúa Trời đã được cứu rỗi, nhưng theo một ý nghĩa khác, sự cứu rỗi của họ vẫn còn ở trong tương lai. Chúng ta được lời hứa là có ngày thân thể chúng ta sẽ được cứu chuộc: “Vì chúng ta được cứu trong sự trông cậy, nhưng khi người ta đã thấy điều mình trông rồi, ấy không phải trông nữa: mình thấy rồi, sao còn trông làm chi?” (RoRm 8:24). Và trong lần cứu chuộc cuối cùng này, toàn cõi thọ tạo dù sao cũng được tham dự. Nếu chúng ta sẽ được mặc lấy những thân thể mới, thì cũng sẽ có trời mới và đất mới, là nơi sẽ chỉ có sự công chính cư trú mà thôi. Chừng đó, và chỉ đến lúc đó mà thôi. Chừng đó, và chỉ đến lúc đó mà thôi, với tình trạng chẳng còn tội lỗi cả trong bản tính lẫn trong xã hội của chúng ta, sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời mới hoàn tất. Sự tự do quang vinh của các con cái Đức Chúa Trời sẽ là quyền tự do để phục vụ. Đức Chúa Trời sẽ là mọi sự trong mọi người (RoRm 8:21; ICo1Cr 15:28).
Đó là sự cứu rỗi trọn vẹn, bao quát, đã được trình bày trong Kinh điển. Được thai nghén từ một quá khứ đời đời, thực hiện trong một khoảng thời gian và được thành tựu trong lịch sử bằng từng trải của loài người, nó sẽ đạt đến điểm kết thúc trong cõi tương lai đời đời. Thánh Kinh vốn độc nhất vô nhị trong lời công bố của nó là sẽ chỉ dạy cho chúng ta “một sự cứu rỗi lớn dường ấy” (HeDt 2:3).
Chúa Cứu Thế trong (các sách về) luật pháp.
Sự cứu rỗi mà Thánh Kinh truyền dạy cho chúng ta đó sở dĩ có được là “bởi đức tin trong (vào) Đức Chúa Giê-xu Christ”. Cho nên, vì Kinh điển chú trọng vào sụ cứu rỗi, mà được cứu rỗi là nhờ Chúa Cứu Thế, nên Kinh điển chỗ nào cũng nói về Chúa Cứu Thế.
Chính Chúa Giê-xu đã hiểu về bản tính và chức năng của Thánh Kinh như thế. Ngài phán: “Kinh Thánh làm chứng về ta” (GiGa 5:39). Rồi khi cùng sánh bước với hai môn đệ Ngài sau khi sống lại, từ Giê-ru-sa-lem đến Em-ma-út, Ngài đã quở trách họ về sự dại dột và vô tín vì “dốt nát” về Kinh điển Lu-ca đã kể lại câu chuyện ấy cho chúng ta và thêm: “Rồi Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh” (LuLc 24:27).
Ít lâu sau đó, Chúa phục sanh đã phán với một nhóm những người theo Ngài đông hơn: “Đoạn Ngài phán rằng: Ấy đó là điều mà khi ta còn ở với các ngươi, ta bảo các ngươi rằng mọi sự đã chép về ta trong luật pháp Môi-se, các sách tiên tri cùng các sách Thi Thiên phải được ứng nghiệm” (LuLc 24:44).
Như thế, Chúa Cứu Thế đã khẳng định rằng chẳng những Kinh điển chỉ làm chứng một cách tổng quát, chung chung về Ngài, mà trong mỗi thành phần của ba phần lớn của Kinh điển Cựu Ước - là các sách về luật pháp, các sách tiên tri và sách Thi Thiên - đều có chép những điều liên quan đến Ngài, và tất cả những điều ấy đều sẽ phải ứng nghiệm.
Theo Chúa Cứu Thế, thì mối liên hệ cơ bản giữa Cựu Ước và Tân Ước kinh là mối liên hệ giữa lời hứa và việc giữ trọn lời hứa ấy. Chính lời đầu tiên Chúa Giê-xu đã thốt ra trong chức vụ công khai của Ngài (trong nguyên bản Hi văn sách Phúc Âm Mác) cho thấy rõ điều này. Đó là từ ngữ “đã trọn”. “Mà rằng: Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành” (Mac Mc 1:15).
Chúa Cứu Thế Giê-xu đã tin quyết rằng các thế kỷ dai dẳng phải trông chờ đã kết thúc, và chính Ngài đã được đưa vào trong những ngày mà lời hứa ấy sẽ ứng nghiệm trọn vẹn. Cho nên Ngài mới có thể nói với các sứ đồ mình: “Nhưng phước cho mắt các ngươi vì thấy được; phước cho tai các ngươi, vì nghe được! Quả thật, ta nói cùng các ngươi, có nhiều đấng tiên tri, nhiều người công chính đã ước ao thấy điều các ngươi thấy, mà chẳng được thấy, ước ao nghe điều các ngươi nghe, mà chẳng được nghe” (Mat Mt 13:16,17).
Căn cứ vào lời tuyên bố này, chúng ta sẽ trước hết nhin vào ba phần lớn của Cựu Ước kinh, rồi vào Tân Ước kinh, để cố tìm xem chính Chúa Cứu Thế Giê-xu là Cứu Chúa của chúng ta (với tư cách vừa là lời hứa vừa là phần làm ứng nghiệm lời hứa đó) lại chính là luận đề thống nhất của toàn bộ Kinh điển như thế nào.
Khi nói “luật pháp” là ngụ ý đề cập Ngũ kinh Môi-se, năm quyển sách đầu tiên của Cựu Ước kinh. Phải chăng chúng ta sẽ thật sự tìm thấy Chúa Cứu Thế trong đó? Vâng, dĩ nhiên.
Để bắt đầu, các sách ấy có một số các lời tiên tri làm nền móng cho sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời thông qua Chúa Cứu Thế, ẩn tàng trong phần còn lại của Thánh Kinh. Trước hết, Đức Chúa Trời đã hứa rằng dòng giống của Ê-va sẽ dập đầu con rắn, tiếp theo đó là qua hậu duệ của Áp-ra-ham, Ngài sẽ ban phước cho toàn thể các gia tộc trên đất, và sau đó rằng “cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa ... cho đến chừng Đấng Si-lô hiện tới”, tức là Đấng mà dân chúng sẽ vâng lời (SaSt 3:15; 12:3; 49:10). Như thế, điều đã được mạc khải - ngay trong quyền sách đầu tiên của Thánh Kinh là Đấng Mê-si-a sẽ là con người (hậu duệ của E-va) và là người Do Thái (hậu duệ của Áp-ra-ham và từ chi phái Giu-đa, và Ngài sẽ giày đạp Sa-tan, đem phước hạnh đến cho thế giới và sẽ làm vua cai trị miên viễn.
Một lời tiên tri quan trọng khác về Chúa Cứu Thế trong các sách Luật pháp giới thiệu Ngài chính là Nhà Tiên Tri trọn vẹn. Môi-se đã nói với dân sự: “Từ giữa anh em ngươi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ lập lên một đấng tiên tri như ta; các ngươi khá nghe theo đấng ấy! Ta sẽ lập lên cho chúng một đấng tiên tri như ngươi, thuộc trong anh em chúng, ta sẽ lấy các lời ta để trong miệng người, thì người sẽ nói cho chúng mọi điều ta phán dặn người” (PhuDnl 18:15,18).
Tuy nhiên, không phải sách luật pháp chỉ chỉ vào Chúa Cứu Thế bằng những lời tiên tri trự ctiếp, mà còn bằng những hình ảnh gián tiếp nữa. Trong đó, Đấng Mê-si-a đã được “chỉ bóng” cũng như đã được báo trước. Lẽ dĩ nhiên là việc Đức Chúa Trời đối đãi với dân Y-sơ-ra-ên bằng cách tuyển chọn họ, thi hành việc chuộc tội cho họ nhờ các của lễ, và cho họ thừa hưởng xứ Ca-na-an, tất cả đều đã được nêu ra bằng các điều kiện có giới hạn và trong phạm vi quốc gia dân tộc, sẽ có ngày cũng được dành cho tất cả mọi người qua trung gian Chúa Cứu Thế. Ngày nay các Cơ Đốc nhân có thể nói. Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta trong Chúa Cứu Thế và khiến chúng ta trở thành một dân, là chính tài sản của Ngài. Chúa Cứu Thế đã đổ máu để chuộc tội cho chúng ta và phê chuẩn giao ước mới. Ngài đã cứu chộc chúng ta không phải khỏi ách nô lệ của người Ai Cập, mà là khỏi ách nô lệ cua tội lỗi. Ngài là thầy tế lễ thượng lớn của chúng ta đã tự hiến thân trên thập tự giá làm sinh tế để chuộc tội đời đời, và tất cả các chức vụ tế lễ và của lễ đều đã được làm trọn lòng Ngài. Hơn nữa, như sự sống lại của Ngài, chúng ta đã được tái sinh vào một hi vọng sống động, để được hưởng một “cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn” đã được dành cho chúng ta trên thiên đàng (IPhi 1Pr 1:3, 4). Những lời lẽ quan trọng của Cơ Đốc giáo này, tả vẽ nhiều phương diện của sự cứu rỗi nhờ Chúa Cứu Thế - tuyển chọn, chuộc tội, giao ước, cứu chuộc, sinh tế, cơ nghiệp - tất cả đều đã được bắt đầu sử dụng trong Cựu Ước kinh để đề cập ân điển mà Đức Chúa Trời đã dành cho dân Y-sơ-ra-ên.
Thế nhưng hãy còn một cách thứ ba nữa, theo đó các sách luật pháp đã làm chứng cho Chúa Cứu Thế “Trước khi đức tin chưa đến, chúng ta bị nhốt dưới sự canh giữ của luật pháp mà chờ đức tin phải bày ra. Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình” (GaGl 3:24, 25).
Các từ ngữ Hy văn Phao-lô dùng ở đây đã mô tả thật linh động luật pháp như là một toán lính canh giữ chúng ta (trong nhà tù), một giám ngục giam giữ chúng bằng gông cùm xiềng xích, và như một quản giáo phụ trách việc sửa trị thiếu niên vậy! Sở dĩ có tất cả những điều đó, chỉ vì luật đạo đức kết án kẻ phạm pháp mà tự nó chẳng có phương thuốc nào để chữa trị cả. Như thế, nó chỉ vào Chúa Cứu Thế. Chính lời buộc tội của nó khiến Chúa Cứu Thế trở thành cần thiết. Sở dĩ nó giữ chặt chúng ta trong xiềng xích để làm nô lệ cho nó, là có dụng ý “dẫn chúng ta đến với Chúa Cứu Thế”, là Đấng duy nhất có thể giải phóng cho chúng ta. Chúng ta bị luật pháp buộc tội, nhưng được xưng là người công chính nhờ đặt đức tin vào Chúa Cứu Thế.
Chúa Cứu Thế trong các sách tiên tri.
Bây giờ khi từ giã các sách luật pháp để chuyện sang các sách tiên tri, chúng ta cần nhớ rằng phần Cựu Ước kinh được biết là “các sách tiên tri” gồm có cả các sách Sử ký (Giô-suê, Các Quan xét, Sa-mu-ên và Các Vua) nữa. Các sách này được gọi “các nhà tiên tri lớp trước” vì các trước giả của chúng được cho là đã viết sách tiên tri hay thánh sử, cộng với “các nhà tiên tri lớp sau” mà chúng ta gọi là các đại và tiểu tiên tri.
Phần đông độc giả Thánh Kinh nhận thấy sử ký của dân Y-sơ-ra-ên cực kỳ tẻ nhạt và không thể tưởng tượng nổi các nhà vua khô khan chán ngắt ấy làm thế nào lại có thể có chút gì liên hệ đến Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên, khi nhớ lại rằng mấy lời đầu tiên mà Chúa Cứu Thế đã thốt ra là “kỳ đã trọn” và tiếp ngay sau đó là “nước Đức Chúa Trời đã đến gần” thì ngay trong từ ngữ “Nước Đức Chúa Trời”, chúng ta đã có được phần đầu mối cần thiết. Ngay khi dân Y-sơ-ra-ên khước từ quyền cai trị của Đức Chúa Trời bằng việc cầu xin một vua như các dân tộc khác và Đức Chúa Trời chấp nhận lời thỉnh cầu của họ, họ vẫn biết rằng rút cục thì Ngài vẫn là Vua họ, vì họ vẫn tiếp tục là dân Ngài, và các vua của họ chỉ cai trị với tư cách là phó vương của Ngài mà thôi.
Thế nhưng, cách cai trị của các nhà vua, cả của vương quốc Y-sơ-ra-ên ở miền Bắc và vương quốc Giu-đa ở phia Nam, đều có nhiều sơ xuất. Chế độ quân chủ đã bị phá hoại từ bên ngoài bởi những cuộc chiến tranh với các ngoại bang, và ngay từ bên trong do bất công và áp bức. Cả hai vương quốc cũng đều bất ổn định như tất cả các định chế của loài người vì một vua này tiếp sau một vua khác đều nối ngôi, trị vì, và rồi thăng hà. Thỉnh thoảng, họ lại co cụm vào trong những vùng lãnh thổ nhỏ hẹp vì xứ họ bị các đạo quân xâm lăng càn quét, cho đến khi, cuối cùng, cả hai thủ đô đều bị chiếm và cả hai quốc gia dân tộc đều chịu cảnh lưu đày nhục nhạ. Cho nên chẳng có gì để lấy làm lạ khi Đức Chúa Trời lại lợi dụng từng trải về tính cách hạn chế của chính quyền là con người của họ để cho họ thấy rõ những điểm toàn thiện toàn mũ của vương quốc tương lai của Đấng Mê-si-a, và để củng cố niềm ước mơ trông đợi vương quốc ấy của họ.
Đức Chúa Trời đã lập một giao ước với Đa-vít để gây dựng cho vua ấy một vương triều, và qua hậu duệ của vua ấy, sẽ vững lập ngôi Ngài vĩnh viễn (IISa 2Sm 7:8-17). Các sách tiên tri đã bắt đầu ngay để mô tả “con trai Đa-vít” sẽ là loại nhà vua như thế nào. Các nhà tiên tri đã nói rất rõ ràng là Ngài sẽ thể hiện các lý tưởng của chức vị vua mà các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, thậm chí cả vua Đa-vít nữa, chỉ là những chiếc bóng mờ hết sức bất toàn mà thôi. Trong vương quốc của Ngài, áp bức bóc lột sẽ nhường chỗ cho công lý, chiến tranh sẽ nhường chỗ cho hoà bình. Vì quyền thống trị của Ngài sẽ mở rộng từ biển này đến biển kia, thậm chí đến tận các điạ cực nữa, và sẽ tồn tại miên viễn. Bốn đặc điểm này của vương quốc của Đấng Mê-si-a - tức là hoà bình, công lý, phổ quát và miên viễn - sẽ được nhập một trong một những lời tiên tri nổi tiếng nhất của Ê-sai: “Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đa-vít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền vững, và lập lên sự chánh trực công bình, từ nay cho đến đời đời. Thật, lòng sốt sắng của Đức Giê-hô-va văn quân sẽ làm nên sự ấy! Chúa đã giáng một lời trong Gia-cốp, và lời ấy đổ xuống trên Y-sơ-ra-ên.” (EsIs 9:6,7).
Nếu các nhà tiên tri đã báo trước về vinh quang của Đấng mê-si-a, các vị cũng tiên báo nỗi thống khổ của Ngài nữa. Lời tiên tri nổi tiếng nhất thuộc loại này thật rõ ràng và dứt khoát để chính Chúa chúng ta cũng hiểu rõ về chức vụ của Ngài, tức là lời tiên tri về người đầy tớ thống khổ trong EsIs 53:1-12 Ngài sẽ bị khinh dể và chán bỏ, là thống khổ nhân quen thộc với sự đau khổ. Nhưng trên hết mọi sự Ngài gánh lấy tội lỗi của dân mình: “Nhưng người đã vì chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt Ngài chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (EsIs 53:5, 6)
Chúa Cứu Thế trong sách Thi Thiên.
Phần thứ ba của Cựu Ước kinh là “các sách văn thơ” có khi còn được gọi là “các Thi Thiên” vì sách Thi Thiên của chúng ta là quyển sách chính yếu của phần này. Nhiều Thi Thiên đã được ứng dụng cho Chúa Cứu Thế Giê-xu trong Tân Ước; nhiều Thi Thiên khác có những câu ám chỉ thần tánh, nhơn tánh, nỗi thống khổ và việc được tôn cao của Ngài. Chẳng hạn như câu “Ngươi là con ta, ngày nay ta đã sanh ngươi” đã được Đức Chúa Cha sử dụng ít nhất cũng là một phần, để trực tiếp ngỏ lời với Con Ngài nhân lúc Ngài chịu phép báp-tem và hoá hình. Những ám chỉ về con người như trong Thi Tv 8:1-9 là “làm người kém các thiên sứ (bản Anh văn dịch là heavenly beings) một chút” và “đội cho người sự vinh hiển và sang trọng” đã được trước giả Thư Hê-bơ-rơ ứng dụng cho Chúa Cứu Thế. Chính Chúa Cứu Thế cũng trích dẫn Thi Tv 22:1 lúc ở trên thập tự giá, “Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” là lời tự xưng chính Ngài đã đích thân trải nghiệm và làm ứng nghiệm tình trạng khủng khiếp của một người bị Đức Chúa Trời bỏ quên mà tác giả thi thiên đã mô tả. Trước giả thư Hê-bơ-rơ cũng trích dẫn câu nói của vua Đa-vít trong Thi Tv 110:1 “Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, cho đến chừng ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chơn cho ngươi”, rồi hỏi những kẻ chỉ trích Ngài làm thế nào Đấng Mê-si-a lại vừa có thể là Chúa, vừa là con trai của Đa-vít được?
Thêm vào đây, các sách Thi Thiên còn có điều vốn được gọi là nền văn chương minh triết của Cựu Ước. Các “nhà hiền triết” từng xuất hiện như một nhóm người phân biệt trong xứ Y-sơ-ra-ên suốt thời kỳ về sau này của nền quân chủ, đồng thời với các nhà tiên tri và thầy tế lễ. Các vị biết rằng khởi điểm của minh triết (sự khôn ngoan) là kính sợ Đức Chúa Trời và xa lánh điều ác. Các vị thường đề cao sự khôn ngoan bằng những từ ngữ sáng chói, nhưng là quý hơn vàng bạc và châu ngọc, và thỉnh thoảng các vị còn nhân cách hoá sự khôn ngoan như tác giả của công trình sáng tạo vũ trụ của Đức Chúa Trời nữa. “Khi Đức Chúa Trời lập các từng trời, và đặt cái vòng trên mặt vực sâu, thì có ta ở đó. Khi Ngài làm cho kiên cố các từng mây trên cao, khiến các nguồn vực sâu vững chắc, định bờ cõi cho biển, để nước không tràn phạm điều răn của Ngài. Và khi Ngài lập nên trái đất, Thì ta ở bên Ngài làm thợ cái. Hằng ngày ta là sự khoái lạc Ngài, và thường thường vui vẻ trước mặt Ngài. Ta lấy làm vui vẻ về chỗ có người ở trên trái đất của Ngài. Và sự vui thích ta ở nơi con cái loài người” (ChCn 8:27-31). Các Cơ Đốc nhân chẳng phải khó khăn gì để nhận thấy rằng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời đó chỉ định “nhập thể” vào một mình Chúa Cứu Thế Giê-xu, hiện thân của “Lời Đức Chúa Trời”, Đấng mà ngay từ ban đầu, vốn đã ở với Đức Chúa Trời và nhờ Ngài mà muôn vật đã được làm nên (xem GiGa 1:1-3; CoCl 3:3).
Việc Cựu Ước trông đợi Chúa Cứu Thế - trong các sách luật pháp, sách tiên tri, và sách Thi thiên - đã được nhìn thấy là cực kỳ đa dạng. Chính Chúa Giê-xu đã tóm tắt tất cả vào chỗ một câu hỏi bao biện: “Há chẳng phải Đấng Christ chịu thương khó thể ấy, mới được vào sự vinh hiển mình sao” (LuLc 24:26). Sứ đồ Phi-e-rơ đã lấy lại câu hỏi đó và thừa nhận rằng chính các nhà tiên tri cũng chưa hiểu thật đầy đủ “nghĩa là tìm cho biết thời kỳ nào và thời kỳ cách nào mà Thánh Linh Đấng Christ ở trong lòng mình đã chỉ cho, là khi làm chứng trước về sự đau đớn của Đấng Christ và về sự vinh hiển sẽ theo sau” (IPhi 1Pr 1:11). Nhưng cả hai dòng của lời tiên tri này đều đã nói trong đó, giới thiệu là thầy tế lễ sẽ tự dâng mình lên làm sinh tế vì tội lỗi, và là nhà vua mà thời trị vì quang vinh của mình sẽ được mọi người biết là vô cùng tận.
Thật vậy, hãy còn một phương pháp khác nữa để tóm tắt tất cả những lời chứng của Cựu Ước kinh cho Chúa Cứu Thế, ấy là nói rằng nó đã tả vẽ Ngài như một nhà tiên tri vĩ đại hơn cả Môi-se, một thầy tế lễ vĩ đại hơn cả A-rôn và một nhà vua vĩ đại hơn cả Đa-vít nữa! Nói như thế có nghĩa là bảo rằng Ngài sẽ bày tỏ cho loài người biết Đức Chúa Trời, và thay cho Đức Chúa Trời để cai trị loài người. Trong Ngài, các lý tưởng của lời tiên tri, chức vụ tế lễ và vương quyền, cuối cùng, sẽ được chu toàn.
Chúa Cứu Thế trong Tân Ước kinh.
Nếu ý niệm khám phá ra Chúa Cứu Thế trong Cựu Ước kinh thoạt nhìn có vẻ lạ lùng thì không có sự khó khăn tương tự cho việc tìm thấy Ngài trong Tân Ước kinh. Trong các Phúc Âm - mà mỗi sách đều có quan điểm riêng như chúng ta sẽ thấy ở chương 4 - chúng ta tìm thấy truyện tích về sự giáng sinh, cuộc đời, sự chết và sống lại của Ngài, cũng với một kiểu mẫu về những gì Ngài đã nói và làm.
Những “hồi ký của các sứ đồ” này như điều chúng vẫn được gọi như thế trong Hội Thánh nguyên thuỷ đã được nhận biết ngay là “các sách Phúc Âm”, vì mỗi trước giả sách Phúc Âm đều kể lại câu chuyện ấy như “tin lành” hay tin vui tin mừng về Chúa Cứu Thế và sự cứu rỗi của Ngài. Các vị đã không giới thiệu Ngài như có lẽ một tác giả viết tiểu sử trình bày. Các vị chủ yếu là các chứng nhân, hướng dẫn các độc giả sách mình tập trung chú ý vào một người mà các vị tin là Đức Chúa Trời giáng xuống để làm người, ra đời nhằm cứu dân mình thoát khỏi tội lỗi của họ, mà các lời phán dạy đều là lời lẽ của sự sống vĩnh hằng, các việc làm đều đặc tả vinh quang của Nước Ngài, Đấng đã chịu chết để làm giá chuộc cho tội nhân, và đã sống lại khải hoàn để làm Chúa trên tất cả.
Bạn có thể cho rằng sách Công vụ các sứ đồ, là quyển sách kể lại truyện tích của những ngày đầu tiên của Cơ Đốc giáo, đã đề cập Hội Thánh nhiều hơn nói về Chúa Cứu Thế. Nhưng nếu làm như thế, tức là đã trình bày sai bản tính của nó. Trước giả của sách ấy là Lu-ca vốn có một điểm nhấn mạnh khác. Ông giới thiệu tác phẩm của mình với Thê-ô-phi-lơ (là người mà ông viết quyển sách ấy cho), mô tả quyển sách đầu tiên của mình (sách Phúc Âm Lu-ca) là “nói về mọi đều Đức Chúa Giê-xu đã làm và dạy từ ban đầu”. Hàm ý ở đây là câu chuyện của sách Công vụ sẽ chứa đựng tất cả những gì Chúa Giê-xu vẫn tiếp tục làm và dạy thông qua các sứ đồ của Ngài. Cho nên trong sách Công vụ, chúng ta vẫn lắng nghe lời của Chúa Cứu Thế dường như Ngài hãy còn tiếp tục phán dạy mọi người, thông qua các bài giảng quan trọng của các vị sứ đồ là Phi-e-rơ và Phao-lô, mà Lu-ca chép lại. Chúng ta cũng thấy các phép lạ Ngài làm thông qua các vị. Vì nhiều phép lạ dấu kỳ đã được các sứ đồ thực hiện “nhân danh về bằng quyền năng của Chúa Cứu Thế Giê-xu” (Cong Cv 2:43 theo bản Anh văn). Và chúng ta theo dõi Chúa Cứu Thế xây dựng chính Hội Thánh của Ngài bằng cách thêm số người ăn năn quy đạo vào đó. “ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh” (Cong Cv 2:47).
Các thư tín mở rộng thêm lời chứng của Tân Ước kinh cho Chúa Cứu Thế bằng cách mở cho mọi người càng thấy được nhiều vinh quang hơn của con người vốn là Đức Chúa Trời và công việc làm của Ngài, và bằng cách liên kết cuộc đời của Cơ Đốc nhân với Hội Thánh với chính Ngài. Các sứ đồ đề cao Chúa Cứu Thế như Đấng được Đức Chúa Trời “vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Ngài” và qua Ngài, chính chúng ta cũng được “sự đầy đủ (hoàn thiện, viên mãn) trong Đấng Christ” (CoCl 1:29; 2:9-10). Trong Chúa Cứu Thế Đức Chúa Trời đã “xuống phước cho chúng ta... đủ mọi thứ phước thiêng liêng” (Eph Ep 1:3) để chúng ta cũng có thể làm được mọi sự nhờ có Ngài củng cố phần bên trong của chúng ta (Phi Pl 4:13). Chúa Cứu Thế và các vị sứ đồ giới thiệu là Chúa Cứu Thế hoàn thiện, viên mãn, có thể cứu trọn vẹn và bất cứ lúc nào “những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời” (HeDt 7:25).
Phần giới thiệu Chúa Cứu Thế của Thánh Kinh đạt đến tuyệt đỉnh trong sách Khải Huyền của Giăng. Ngài được tả vẽ bằng hình ảnh sống động vốn là đặc điểm của sách ấy. Trước hết, Ngài xuất hiện như một người được đề cao, được tôn vinh “giữa các chân đèn”. Các chân đèn này tiêu biểu cho các Hội Thánh, mà Chúa Cứu Thế phục sinh được nhìn thấy là đang đi tuần tra và giám sát để có thể phán với từng Hội Thánh một rằng “Ta biết các công việc của người” (KhKh 2:1-3:22). Rồi quang cách thay đổi từ dưới đất được chuyển lên trời, và Chúa Giê-xu xuất hiện như một “Chiên Con như đã bị giết”. Đám quần chúng “quốc tế” đông vô số gồm những người đã được cứu chuộc còn được bảo là đã “giặt và phiếu trắng áo (dài) mình trong huyết Chiên Con” bởi đó, Giăng ngụ ý nói rằng họ đã có được sự công chính là chỉ nhờ Chúa Cứu Thế đã bị đóng đinh vào thập tự giá mà thôi (KhKh 5:6; 7:14). Rồi đến gần cuốn quyển sách, Chúa Cứu Thế được nhìn thấy như một kỵ sĩ oai nghiêm cõi trên một con ngựa bạch, tiến ra để thi hành việc phán xét, với tên khắc trên Ngài là “Vua của các vua và Chúa của các chúa” (KhKh 19:11-16). Cuối cùng, chúng ta được giới thiệu với Ngài, với tư cách Tân Lang trên trời vì được cho biết “đám cưới Chiên Con sắp tiến hành, và Tân nương Ngài đang chuẩn bị sẵn sàng”. Tân nương của Ngài là Hội Thánh quang vinh được thấy “từ trên trời, bởi nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình” (KhKh 19:7-9; 21:2). Hầu như những lời cuối cùng của sách Khải Huyền là “Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! A-men, lại Đức Chúa Giê-xu xin hãy đến” (KhKh 22:17,20).
Các sách trong Thánh Kinh có nội dung, bút pháp và chủ đích hết sức đa dạng, và một số sách làm chứng cho Chúa Cứu Thế một cách gián tiếp, thậm chí bằng phản diện nữa. Nhưng phần nghiên cứu văn tất cả Cựu và Tân Ước kinh này thiết tưởng đã chứng minh khá đầy đủ rằng “bởi làm chứng cho Đức Chúa Giê-xu là đại ý của lời tiên tri” (KhKh 19:10). Nếu chúng ta muốn biết rõ Chúa Cứu Thế Giê-xu và sự cứu rỗi của Ngài, thì phải quay sang với Thánh Kinh. Vì Thánh Kinh chính là bức chân dung của Chúa Cứu Thế. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ được biết Ngài nhờ bất luận một phương pháp nào khác. Như Jerome từng viết hồi thế kỷ thứ tư SC, “Dốt nát về Kinh điển, là dốt nát về Chúa Cứu Thế”.
Cũng y như trong một truyện cổ tích về những người đi săn tìm vàng, lắm khi người ta may mắn sa xuống một hầm vàng ngay dưới chân mình, nhưng thường hơn thì người ta phải khổ công theo đuổi dò tìm từ đầu mối này sang đầu mối khác, cho đến khi tìm được kho tàng, thì với việc đọc Thánh Kinh cũng thế. Có một số câu chỉ cho người ta đến thẳng với Chúa Cứu Thế. Nhiều câu khác chỉ là những đầu mối xa xôi. Nhưng người chịu khó truy tìm theo các đầu mối ấy, thì cuối cùng rồi tất cả những ai đọc quyền sách ấy đều được dẫn đến với kho tàng vô giá đó.
Bởi đức tin.
Phao-lô từng viết rằng Thánh Kinh “có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ”. Vì chủ đích của bộ sách ấy (hay chủ đích của Đức Chúa Trời là tác giả, Đấng truyền phán, chỉ dạy qua bộ sách ấy) là nhằm đưa sự cứu rỗi đến cho chúng ta, mà vì sự cứu rỗi chỉ có trong Chúa Cứu Thế Giê-xu mà thôi, nên bộ sách mới chỉ cho chúng ta đến với Ngài, như chúng ta đã thấy. Nhưng mục tiêu của bộ sách ấy khi chỉ đường cho chúng ta đến với Chúa Cứu Thế, thì không phải chỉ là để cho chúng ta được biết Ngài, hiểu Ngài hay thậm chí để chúng ta sẽ ngưỡng mộ Ngài mà thôi; nhưng là để cho chúng ta đặt lòng tin cậy vào Ngài. Kinh điển không làm chứng cho Chúa Cứu Thế chỉ để thoả mãn tính hiếu kỳ của chúng ta mà thôi, nhưng là nhằm giục giã chúng ta phải có một cách đáp ứng bằng đức tin.
Có nhiều hiểu lầm liên quan đến đức tin. Nó thường được cho là một cái nhảy vọt vào trong bóng tối, hoàn toàn chẳng có liên quan gì với lý trí. Sự thật không phải là như thế. Đức tin thật không bao giờ là phi lý cả, vì đối tượng của nó luôn luôn đáng tin cậy. Khi loài người chúng ta tin cậy lẫn nhau tính cách đáng tin cậy của niềm tin chúng ta tuỳ thuộc vào tính cách tương đối đáng tin cậy của người liên hệ. Nhưng lời Thánh Kinh làm chứng cho Chúa Cứu Thế Giê-xu là tuyệt đối đáng tin cậy. Bộ sách ấy cho chúng ta biết Ngài là ai, Ngài đã làm gì, và các chứng cứ hiển nhiên mà nó cung cấp cho con người và công việc của Ngài là cực kỳ đáng thuyết phục. Khi chúng ta tự phó thác cho lời chứng của Thánh Kinh cho Chúa Cứu Thế này, và chúng ta cảm thấy một sức thâm nhập - tuy đơn sơ nhưng sâu xa, đa dạng nhưng thống nhất - Đức Chúa Trời sẽ tạo ra đức tin trong chúng ta. Chúng ta tiếp nhận lời chứng. Chúng ta tin.
Đó chính là điều mà Phao-lô muốn nói khi ông viết: “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng” (RoRm 10:17)
Chúng ta đã thấy rằng chủ đích của Đức Chúa Trời trong Thánh Kinh và qua toàn bộ Thánh Kinh là hết sức thực tế. Ngài đã tạo thành nó để làm dụng cụ chủ yếu của Ngài trong việc đưa loài người đến với “sự cứu rỗi”, được hiểu theo nghĩa rộng rãi và đầy đủ nhất của nó. Toàn bộ Thánh Kinh là tin lành về sự cứu rỗi, mà tin lành “là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin” (RoRm 1:16). Cho nên hễ nó có bao nhiêu ngón tay, thì đều chỉ cả vào Chúa Cứu Thế không chút sai chạy, để những ai đọc nó đều sẽ thấy được Ngài, tin Ngài và được cứu. Sứ đồ Giăng có viết đại ý như thế vào cuối sách Phúc Âm của ông. Sau khi chỉ tuyển lọc để chép lại các dấu lạ của Chúa Giê-xu mà thôi, vì Chúa Giê-xu còn làm nhiều phép lạ dấu kỳ khác nữa, ông viết: “Nhưng các việc này đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Giê-xu là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống”. (GiGa 20:31).
Giăng đã nhìn thấy chủ đích tối hậu của Kinh điển như Phao-lô đã thấy. Giăng gọi đó là “sự sống”, Phao-lô gọi đó là “sự cứu rỗi”, nhưng cả hai từ ngữ ấy rõ ràng, là đồng nghĩa. Cả hai vị sứ đồ sau đó cũng nhất trí rằng sự sống hay sự cứu rỗi này là ở trong Chúa Cứu Thế và muốn nhận được nó thì phải tin Ngài. Cả hai vị đều trình bày cùng những bước tiến giống nhau: Kinh điển - Chúa Cứu Thế - đức tin - sự cứu rỗi. Kinh điển làm chứng cho Chúa Cứu Thế để khen ngợi đức tin đặt vào Chúa Cứu Thế để đem sự sống đến cho người tin Ngài.
Câu kết luận thật đơn giản. Hễ khi nào chúng ta đọc Thánh Kinh thì phải tìm kiếm Chúa Cứu Thế. Chúng ta cứ phải tiếp tục tìm cầu cho đến khi nào thấy được và cũng tin nữa. Chỉ khi nào chúng ta tiếp tục tiếp nhận bằng đức tin các kho báu của Chúa Cứu Thế mà mình đã khám phá ra trong Kinh điển, chúng ta mới có thể tăng trưởng để đạt mức trưởng thành thuộc linh, thành những người nam người nữ của Đức Chúa Trời, Đấng đã “trang bị đầy đủ mọi việc lành” cho chúng ta.

VÙNG ĐẤT TRONG THÁNH KINH
Chủ đích của Đức Chúa Trời nhằm gọi từ trong thế gian ra một dân tộc cho riêng Ngài bắt đầu được hé mở trên một vùng đất đặc biệt trên mặt địa cầu, và vào một giai đoạn cá biệt của lịch sử thế giới. Do đó, ta sẽ không thể nào hiểu được ý nghĩa của nó nếu không có được chút ít kiến thức về bối cảnh lịch sử và địa lý của nó.
Thế nhưng chỉ cần nói đến sử ký và địa lý, nhất là sử ký và địa lý theo Thánh Kinh, thì đã đủ để loại ra một số người rồi. Họ rùn mình khi nhớ lại cái bài học Sử Địa rắc rối hồi còn đi học, với những bảng liệt kê niên đại của các nhà vua của dân Y-sơ-ra-ên rất khó học cho thuộc, và các chuyến du hành truyền giáo bất tận của Phao-lô phải chỉ ra trên một tấm bản đồ. Nếu bạn cảm thấy như thế, tôi thật sự thông cảm với bạn. Chính tôi cũng rất đau khổ vì chúng nữa đấy. Cho nên rõ ràng là người sinh viên thần học khi đi thi, cũng bị đòi hỏi phải phân biệt Ê-li với Ê-li-sê trong số rất nhiều các nhà tiên tri. Nếu anh ta chẳng có được chính khái niệm nào về ông nào là ông nào, thì có người đồn rằng bài luận văn của anh ta đã được bắt đầu như thế nầy: “Tôi vốn chẳng bận tâm gì đến những điểm dị biệt giữa hai nhân vật quả thật là vĩ đãi này để làm gì. Nhưng thà đưa ra đây bảng danh sách các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa theo đúng thứ tự thời gian của họ còn hơn”.
Một số người không ưa cả hai môn Sử Địa có thể sốt ruột tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời lại chẳng thay vào đó bằng cách đưa ra một loạt các giáo điều đơn giản buộc người ta tin, hay một số luật lệ để người ta phải vâng theo. Tại sao Ngài lại tự bày tỏ mình ra trong một bối cảnh lịch sử và địa lý, đúng ra là quá xa xôi, khiến chúng ta phải phấn đấu để thông hiểu bối cảnh ấy trước khi có thể lãnh hội phần mạc khải? Một câu trả lời có thể là: “Vì Đức Chúa Trời đã chọn làm việc ấy theo ý Ngài” và “Hãy thôi đặt ra những câu hỏi xấc láo ấy đi”. Nhưng các thắc mắc trên đây hoàn toàn rất thích hợp.
Một lời đáp hay hơn có thể là vì Đức Chúa Trời hằng sống là một Đức Chúa Trời có thân vị (personal: hữu ngã) đã tạo dựng chúng ta là những con người theo đúng hình tượng Ngài và chú trọng đến việc phải đối xử với những con người mà Ngài đã tạo dựng nên như là những con người. Cho nên, cả tiến trình mạc khải vốn là việc Một Con người tự bày tỏ ra cho nhiều con người khác, là những con người có thật như chính chúng ta, đã thật sự sống tại một nơi nào đó, vào một thời nào đó. Khi nói như thế, tôi không hề phủ nhận việc Đức Chúa Trời đã mạc khải chân lý của Ngài bằng lời nói chữ nghĩa. Đúng hơn, là tôi khẳng định rằng sự mạc khải này vốn “hữu ngã” và có tính cách của một “đề xuất” đồng thời với nhau. Nghĩa là chân lý mà Ngài mặc khaỉ đó vốn không phải từ trên trời được thả dù xuống. Chúng đã không xuất hiện dưới hình thức rời rạc như “các tư tưởng của Đức Chúa Trời so với các tư tưởng của Mao chủ tịch. Trái lại chúng đã được trình bày cho mọi người biết bên trong và thông qua kinh nghiệm sống của những con người, mà tột đỉnh là trong chính Con Ngài, là Ngôi Lời đã mặc lấy hình hài thân xác con người.
Hơn nữa, nếu Đức Chúa Trời chỉ đơn giản cung cấp cho chúng ta một tập danh mục những điều phải làm và không nên làm cho tín ngưỡng và cách ăn ở cư xử hằng ngày, thì chắc chúng sẽ quá trừu tượng để có thể hữu ích cho chúng ta. Và nếu một bảng liệt kê như thế lại được diễn tả bằng cách nói bất chấp mạo luật (idiom) của một thời đại hay thế hệ nào đó, thì phần lớn nó sẽ là vô nghĩa đối với những người khác. Nhưng, như sự việc đã xảy ra, Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ mình ra trong những hoàn cảnh sống của con người, nơi những con người cụ thể sẵn sàng được mọi thế hệ hiểu rõ. Những điều ghi chép lại về họ trong Kinh điển khiến cho bản thân chúng ta có thê “nhìn thấy” họ. Chúng ta được cho biết sở dĩ cách Đức Chúa Trời đối xử với dân Y-sơ-ra-ên và với các cá nhân đã được ghi lại, là nhằm “dạy dỗ chúng ta” (RoRm 15:4; ICo1Cr 10:11). Lời chỉ giáo đã được ban truyền gồm có cả lời khích lệ lẫn cảnh cáo.
“Sự yên ủi (khích lệ) của Kinh Thánh dạy” (RoRm 15:4) thật phi thường. Sách ấy đã nhấn mạnh rằng cả đến các vĩ nhân trong các truyện tích của Thánh Kinh cũng “giống như chúng ta” (xem GiGa 5:17; Cong Cv 14:15). Thế nhưng chúng ta được theo dõi họ chiến thắng trong cuộc chiến đấu với cám dỗ và nghi ngờ; từ chối sấp mình xuống trước các thần tượng và sẵn sàng chấp nhận cái chết hơn là phản bội lại Đức Chúa Trời hằng sống, tin vào các lời hứa của Đức Chúa Trời bất chấp mọi bằng chứng nói ngược lại; sẵn sàng đứng một mình trong một thời đại mà tà giáo chiếm ưu thế; yêu mến và phục vụ thế hệ của mình; và dũng cảm làm chứng cho chân lý.
Kinh điển hàm chứa lời cảnh cáo cũng như khích lệ, vì bộ sách ấy không từ chối việc tố giác các lỗi lầm, kể cả của các nhân vật vĩ đại trong đó. Nó thành thật nói cho cúng ta biết con người công chính là Nô-ê đã say rượu như thế nào; thế nào Áp-ra-ham, người khổng lồ của đức tin đã sa vào chỗ vô tín sâu xa đến đâu khi sẵn sàng đưa vợ mình vào hoàn cảnh nguy hiểm về phương diện luân lý đạo đức để tự cứu lấy mạng sống mình; thế nào Gia-cốp từng âm mưu, và Giô-sép từng khoe khoang; thế nào Môi-se con người khiêm hoà nhất trên đời lại mất bình tĩnh; thế nào Đa-vít vốn được ơn trước mặt Đức Chúa Trời, lại phạm vào các tội trộm cắp, sát nhân và ngoại tình chỉ vì một lần đầu hàng sự đam mê; thế nào Gióp “vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác” do bị nghịch cảnh lớn khiêu khích, đã kêu khóc trong hoàn cảnh đắng cay và nguyền rủa cái ngày mà mình đã được sinh ra được; và thể nào toàn dân Y-sơ-ra-ên bất chấp mọi đặc ân đặc quyền độc nhất vô nhị, đã vi phạm giao ước của Đức Chúa Trời. Thánh Kinh cũng thẳng thắn với các nhân vật trong Tân Ước kinh. Họ cũng chỉ là những con người của xác thịt và máu huyết như chúng ta, thỉnh thoảng cũng nhượng bộ cho lòng vô tín, thoả hiệp với thế gian, khoe khoang, vô kỷ luật và không vâng lời “Mọi đều đó xảy ra để làm gương” (ICo1Cr 10:6,11).
Đức Chúa Trời muốn liên hệ với chúng ta ngay trong hoàn cảnh của thời điểm và địa điểm mà chúng ta đang sinh sống, cũng như Ngài từng liên hệ với các nhân vật trong Thánh Kinh ngay tại địa điểm và thời kỳ họ đang sinh sống vậy. Cho nên, muốn hiểu rõ các đường lối của Ngài vạch ra cho mình, chúng ta phải hiểu rõ các đường lối của Ngài vạch ra cho mình, chúng ta phải hiểu rõ các đường lối của Ngài đối với họ. Mà muốn hiểu được điều này chúng ta phải biết chút ít về cả thờ gian lẫn với chốn mà mọi việc đã xảy ra. Chúng ta phải có thể hình dung lại chúng. Cho nên cái nhìn của chúng ta vào vùng đất của Thánh Kinh trong chương này, và vào truyện tích của Thánh Kinh trong hai chương sau nữa, sẽ rất hấp dẫn thậm chí còn là một công trình học hỏi nghiên cứu cần thiết nữa. Vì phần sử ký và địa lý này bao gồm cả khung đấu trường trong đó Đức Chúa Trời đã chọn làm khung cảnh có một không hai để phán dạy và hành động.
Các nhà địa lý thời Trung cổ thường lý luận hết sức nghiêm túc rằng Giê-ru-sa-lem là trung tâm của địa cầu. Các bản đồ họ vẽ, đã minh hoạ cho niềm tin của họ. Và trong Hội Thánh của Hầm mộ Thánh cổ tại Giê-ru-sa-lem (vốn được xây phia trên phần đất được cho là thánh tích của nơi Chúa chúng ta đã được chôn rồi sống lại), một tảng đá đã được đặt vào một chỗ đất phẳng để đánh dấu nơi mà người ta cho là chính địa điểm ấy.
Dĩ nhiên đó chỉ là một việc làm vô nghĩa đứng về mặt địa lý mà nói. Tuy nhiên, trên lý thuết thì các Cơ Đốc nhân vẫn lãnh vực cho cho đó là sự thật. Với họ xứ Palestine là “Thánh Địa” một vùng đất khác hẳn những nơi khác. Nó cũng là trung tâm của lịch sử và địa lý thế giới theo nghĩa rằng “đất hứa” vốn nằm tại đây, tức là vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho Áp-ra-ham khoảng hai ngàn năm trước Chúa Chúa Thế; tại đây Cứu Chúa của thế gian đã ra đời rồi chịu chết; và cùng tại đây, sứ mạng truyền bá Cơ Đốc giáo đã được khai sinh, và nó phải tồn tại sau khi đế quốc La Mã đã sụp đổ để làm đổi thay hướng đi của lịch sử thế giới.
Hơn nữa, các Cơ Đốc nhân tin vào quyền năng thần hựu (the Providence). Do đó, chúng ta không thể tin rằng việc chọn xứ Palestine như một giai đoạn trong vở tuồng cứu rỗi chỉ là một việc ngẫu nhiên. Một trong những nét đặc trưng rõ rệt nhất của việc ấy, là nó đã được dùng như một loại cầu bắc ngang, nối liền cả ba lục địa Âu châu và Phi châu đều theo duyên hải phía Đông Địa Trung hải đã gặp nhau tại đó, và các công dân của chúng vẫn luôn luôn hoà nhập vào nhau trên các con đường giao thương trên biển và trên đất liền. Hậu quả là chẳng những xứ Palestine đã bị các đạo quân từ cả ba châu lục xâm lăng và chế phục - trước nhất là Ai Cập, rồi đến A-sy-ri, Ba-by-lôn, Ba-tư, và cuối cùng là Hy Lạp và La Mã - mà nó còn trở thành cây “xà” ngoạn mục cho cuộc phản công thuộc linh là “các chiến sĩ” của Chúa Cứu Thế Giê-xu đã hướng về cả Bắc, nam, Tây va Đông để chinh phục thế giới. Mấy lời cuối cùng Ngài đã phán dạy họ là “...các ngươi sẽ làm chứng về ta, tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất” (Cong Cv 1:8). Do đó, về mặt chiến lược, Đức Chúa Trời đã biệt riêng Giê-ru-sa-lem “giữa các dân tộc” (Exe Ed 5:5). Giá mà các chứng nhân cho Chúa Cứu Thế đã truyền dạy rõ ràng hơn về các nguồn gốc Trung Đông của Cơ Đốc giáo, chắc người ta phải ngạc nhiên thấy rằng Phúc Âm đã được kết hợp chặt chẽ với tâm trí của người Châu Phi, Châu Á, cũng như với người da trắng và thế giới phương Tây vậy.
“Xứ Palestine” - tên này nguyên là của dân Phi-li-tin, từng chiếm một phần đất nhỏ về hướng Tây Nam của nó - và bản thân nó chỉ chiếm một phần nhỏ của đấu trường lịch sử Cựu Ước kinh mà thôi. Phần rộng lớn hơn của sân khấu đã được gọi là vòng cung phì nhiêu (fertle crescent), vì nó choán phần đất hình bán nguyệt từ Ai Cập đến Lưỡng Hà địa (Mê-sô-bô-ta-ni), từ Châu thổ sông Ni-lơ đến cánh đồng phù sa do hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ tưới nước, “nhốt” vùng sa mạc A-ra-bi khô cằn vào giữa. Muốn hiểu rõ lịch sử của dân sự của Đức Chúa Trời, ta cần ghi khắc vào tâm trí vòng cung phì nhiêu này, cũng như hai con sông lớn tạo thành hai đầu cuối cùng của nó. Vì Đức Chúa Trời đã gọi Áp-ra-ham từ U-rơ trong xứ Canh-đê, nằm chỉ cách sông Ơ-phơ-rát tại miền cực Nam I-rắc chín dặm, và Môi-se tại Ai Cập nơi ông chỉ thoát chết trong đường tơ kẽ tóc lúc hãy còn là một em bé bị bỏ trôi trên sông Ni-lơ. Chính hai cái “tên Ai Cập” và “Ba-by-lôn” cũng nhắc nhở mọi người Y-sơ-ra-ên về quyền chủ động đi bước trước của Đức Chúa Trời để cứu họ, về hai quốc gia này là hai sân khấu cho hai lần bị lưu đày cay đắng, mà từ đó, Đức Chúa Trời đã giải phóng họ.
Một vùng đất tốt lành - (Bản đồ Vòng cung phì nhiêu).
Lúc Đức Chúa Trời bảo với Môi-se rằng Ngài sắp đưa họ ra khỏi Ai Cập để đến xứ Ca-na-an. Ngài đã mô tả nó là “một xứ đẹp đẽ và rộng rãi, đượm sữa và mật” (XuXh 3:8) và về sau, các thêm rằng đó là xứ “vinh hiển nhất trong các đất” (Exe Ed 20:6, 15). Và khi mười hai điệp viên được Môi-se sai đi thám hiểm xứ ấy, từng trình rằng họ xác nhận cách mô tả đó theo kinh nghiệm bản thân, thì Giô-suê và Ca-lép nói: “.. đất mà chúng tôi đã đi khắp đặng do thám thật là một xứ rất tốt... một xứ đượm sữa và mật” (Dan Ds 14:6-8).
Hơn nữa, họ còn có thể cung cấp chứng cứ hiển nhiên cho khẳng định của mình, vì đã đem về chỉ một chùm nho nhưng phải do hai người khiêng bằng một cây sào, với những trái lựu và trái vả, của thung lũng Ếch-côn nằm phía Bắc Hếp-rôn một ít (Dan Ds 13:23, 24).
Rồi ngay trước khi vào xứ, sau khi đã bị triển hạn bốn mươi năm vì sự không vâng lời và vô tài của dân Y-sơ-ra-ên, Môi-se đã khuyến giục dân sự phải giữ các đều răn của Đức Chúa Trời và thêm: “Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ dẫn ngươi sẽ khiến ngươi vào xứ tốt tươi, có nhiều khe suối, nước sâu phun lên trong trũng và trên núi; xứ có lúa mì, cây nho, cây vả, cây lựu; dầu ô-li-ve và mật; xứ đó ngươi sẽ ăn bánh đầy đủ chẳng thiếu món chi; đá xứ đó là sắt, và từ trong núi ngươi lấy đồng ra. Vậy, ngươi sẽ ăn no nê, và ngợi khen Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Vì cớ xứ tốt tươi mà Ngài đã ban cho” (PhuDnl 8:7-10).
Tuy các nông dân người Palestine phải lao động gian khổ mới bảo đảm được năng xuất cao, đây vẫn là một phần mô tả chính xác về tính cách phì nhiêu và năng xuất của xứ ấy. Theo cách mô tả, thì nó chỉ dài khoảng 200 dặm từ Bắc chí Nam, và rộng khoảng 100 dặm từ Tây sang Đông. Nó được vây kín trong các biên giới tự nhiên. Ở phía Bắc là các rặng núi Li-ban sừng sững (có nghĩa là “trắng” vì phủ đầy tuyết), và An-ti Li-ban, vùng thung lũng nằm giữa hai rặng núi, có tên là “cửa vào Ha-mát”. Về phía Tây, có Địa Trung hải hay “Biển Lớn”, còn ở phía Đông và Nam là các sa mạc A-ra-bi và Xin (xem Dan Ds 34:1-15).
Nhiều tên gọi bình dân đã được dùng để ám chỉ toàn xứ từ Bắc Chí Nam. Có một tên là “cửa vào Ha-mát xa đến tận biển A-ra-ba” nghĩa là Tử Hải (thí dụ IIVua 2V 14:25). Nhưng tên gọi phổ biến nhất chỉ là “từ Đan cho đến Bê-ê-Sê-ba” (thí dụ Cac Tl 20:1; ISa1Sm 3:20; IISa 2Sm 3:10; IIVua 2V 4:25), Đan là thành phố cực Bắc xứ Y-sơ-ra-ên, còn Bê-rê-Sê-ba thì ở phía cực Nam, tại đầu cuối của sa mạc Xin, nằm giữa khoảng Địa Trung hải và chót phia Nam của Tử Hải.
Các du khách đến xứ Thánh, chỉ cần có cơ hội thám sát đầy đủ, sẽ phải kinh ngạc về địa hình rất đa dạng của nó. Chẳng có nơi nào mà nét tương phản giữa “các biển” và “các hô” lại lớn hơn ở hai đầu cực Bắc và cực Nam của sông Giô-đanh. Vì vẻ đẹp đầy màu sắc của xứ Ga-li-lê - với biển hồ màu xanh lơ của nó với các rặng núi vòng quanh, những tấm thảm hoạ mùa xuân, và đỉnh núi Hẹt-môn, phủ đầy tuyết làm bối cảnh ở phía xa - thì đây quả thật là một cảnh địa đàng, so với sức nóng, mùi hôi thối và cảnh hoang vu của Tử Hải và các vùng phụ cận.
Nhiều phần ký thuật trong Thánh Kinh thường nói bóng gió đến nhiều “khu vực” khác nhau mà xứ Palestine đã bị phân chia ra. Chẳng hạn, dân cư của xứ ấy được mô tả là sinh sống “nơi đồng bằng, lên núi vào xứ thấp, đến miền Nam, lên mé biển...” (PhuDnl 1:7). “Nơi đồng bằng” ám chỉ khu vực “A-ra-ba” là vùng thung lũng sâu dọc theo sông Giô-đanh chạy xuống phía nam cho đến vịnh Aqubah. Vùng “núi” là các rặng núi trong xứ Giu-đê, còn “xứ thấp” ám chỉ khu vực Sê-pha-la. “Đến miền Nam” hay Negev, có nghĩa là “khô” là vùng sa mạc cực Nam mà tên khác là đồng vắng Xin, và “mé biển” thì nằm dọc theo Địa Trung hải.
Có lẽ phương pháp đơn giản nhất để nhớ bản đồ xứ Palestine là hình dung ra bốn dải đất song song nhau chạy từ Bắc xuống Nam. Dải đất nổi bật hơn hết là thung lũng sông Giô-đanh. Con sông cắt sâu gữa hai rặng núi là hai vùng cao nguyên có hình cột sống của xứ Palestine để tìm đường đi (các triền dốc phía Tây đi xuống vùng đồng bằng duyên hải còn vùng đất như mặt bàn thì ở phía Đông mà xa hơn nữa là sa mạc. Như thế, bốn dải đất nằm giữa biển và sa mạc, là vùng duyên hải, vùng cao nguyên trung tâm, thung lũng sông Giô-đanh, và vùng mặt bàn phía cực Đông. Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát từng vùng đất một.
Dải đất duyên hải - (Bản đồ xứ Palestine).
Dải đất duyên hải có chiều rộng thay đổi từ vài trăm yardo (thước Anh, 0,914 mét) nơi Núi Cạt-mên đâm ra biển (nơi toạ lạc hải cảng Haifa ngày nay) đến vài trăm dặm ở đầu phía Nam. Phần đất cực Nam này là xứ Phi-li-tin đời xưa. Chính tại đây là nơi có năm thành phố chính của dân Phi-li-tin - Ga-xa nằm về phía cực Nam, trên con đường lớn dọc theo bờ biển, từ Ai Cập chạy vào trong đất liền khoảng ba dặm, Ách-kê-lôn nằm cách đó mười hai dặm về phía Bắc và trên bờ biển, Ách-đốt cách đó tám dặm xa hơn về hướng Bắc, lại nằm trên quan lộ, với Éc-rôn xa hơn về phía Bắc và sâu hơn trong đất liền, và Gót nằm giữa đồng bằng.
Vùng Sê-pha-la hay “xứ thấp” nằm sát phía Đông đồng bằng xứ Phi-li-tin. Do đó, chẳng có gì để ngạc nhiên khi chúng ta đọc thấy Thánh Kinh chép rằng “Dân Phi-li-tin cũng xây vào các thành tại xứ đồng bằng” (IISu 2Sb 28:18). Những cây sung của nó đã trở thành tục ngữ, nên mới có câu chép rằng Sa-lô-môn đã biến “cây bá hương như cây sung mọc với đồng bằng” (IVua 1V 10:27). Thật ra, các triền dốc của nó là các vùng đồi tháp của khu cao nguyên trung tâm. Chúng dựng đứng lên từ độ cao khoảng 500 feet (150 m) tại Gót, đến khoảng 1.300 feet (400 m) trên chiều dài mười dặm về hướng Đông. Rồi các núi thật sự bắt đầu, và cách đó mười dặm nữa là Hếp-rôn ở 3.300 feet (1.000m) là thành phố cao nhất xứ Palestine.
Trở lại với duyên hải, tiếp cận với phía Bắc đồng bằng Phi-li-tin là đồng bằng Sa-rôn mà thị trấn và là hải cảng chính là Gióp-bê. Ngày nay nó có nhiều khu vườn trồng chanh. Thật ra thì vào các thời kỳ của Thánh Kinh nó có như thế hay không thì không ai dám chắc, có điều chắc chắn nó phải là nơi chăn thả các bầy chiên, vì chúng ta đọc thấy một vài lần, Thánh Kinh chép về “các đồng cỏ của Sa-rôn” (ISu1Sb 5:16; 27:29). Mặt khác trước khi có ngành thuỷ lợi hiện đại chắc khu ấy là đầm lầy, do đó mà có sự tốt đẹp... của Sa-rôn (EsIs 35:2), có lẽ ám chỉ thảm thực vật xanh tốt của nó, và “hoa tường vi (lòng) của Sa-rôn” (mà cô dâu thích tự trang điểm trong Nhã ca của Sa-lô-môn) có lẽ là biểu tượng của vẻ đẹp đặc biệt vì nó lại nở rộ trong một môi trường chẳng có gì hứa hẹn như thế, như “bông huệ ở giữa gai gốc” (Nha Dc 2:1,2).
Vùng cao nguyên trung tâm.
Rặng núi tại trung tâm xứ Palestine bắt đầu ở Ga-li-lê mà các đồi cao và thung lũng vốn là bối cảnh của buổi thiếu thời và phần lớn của chức vụ công khai của Chúa Giê-xu. Các đỉnh cao của vùng Ga-li-lê cao vượt cao lên trên 3.000 feet (1.000 m), và từ các ngọn đồi cao hơn Na-xa-rét trong vùng Ga-li-lê thấp - tuy không cao hơn 1.500 feet (500 m), ta vẫn có thể nhìn thấy Địa Trung hải vào một ngày trời trong cách đó mười bảy dặm về hướng Tây Bắc.
Về phía Nam Na-xa-rét, các triền dốc thoai thoải dần xuống đến một cánh đồng phù sa rộng chạy xuống hướng Đông Nam từ Địa Trung hải ở phía Bắc núi Cạt-mên, đến sông Giô-đanh. Phần phía Tây của cánh đồng này được biết là Đồng bằng Ếch-tra-lôn; phần phía Đông là thung lũng Gít-rê-ên hẹp hơn nằm giữa nơi xưa kia là ngọn đồi núi lửa Mô-rê với núi Ghinh-bô-a bằng đá vôi. Chính tại các triền dốc của hai ngọn núi này mà dân Phi-li-tin và dân Y-sơ-ra-ên đã đóng trại, đối diện nhau qua thung lũng, trước trận đánh cuối cùng trong đó vua Sau-lơ đã bị giết: “Bấy giờ dân Phi-li-tin giao chiến cùng Y-sơ-ra-ên: người Y-sơ-ra-ên chạy trốn trước mặt dân Phi-li-tin, và nhiều người trong bọn bị vít chết, ngã xuống trên núi Ghinh-bô-a” (ISa1Sm 31:1). “Bây giờ, Đa-vít làm bài ai ca này về Sau-lơ và Giô-na-than, con trai Sau-lơ. Ôi Y-sơ-ra-ên! Kẻ danh vọng của ngươi đã thác trên gò nổng ngươi! Nhân sao các kẻ anh hùng này bị ngã chết? Hỡi núi Ghinh-bô-a! nguyện sương móc và mưa chẳng sa xuống trên ngươi. Và chẳng có đồng ruộng sanh sản vật dùng làm của lễ đầu mùa; vì tại nơi đó cái khiên của anh hùng bị nhơ nhuốc. Từ là cái khiên của Sau-lơ, nó sẽ chẳng hề được xức dầu nữa” (IISa 2Sm 1:17, 19, 21).
Tại rìa phía Nam giữa đồng bằng Ếch-tra-lôn trên một địa điểm nhô lên tại chân núi Cạt-mên, là thị trấn chiến luỹ Mê-ghi-đô. Từ nhiều thế kỷ, nó vốn là cửa vào để canh giữ con đường chính đi xuyên qua các rặng núi phía Nam. Đó là một trong những thành phố đã được Sa-lô-môn xây lại và củng cố cho thích hợp với việc nuôi ngựa và tồn trữ chiến xa (IVua 1V 9:15-19). Đây cũng là nơi mà hai vua Giu-đa thăng hà, một là A-cha-xia bị Giê-hu giết (IIVua 2V 9:27), và hai là Giô-si-a tử trận khi cố tìm cách ngăn không cho Nê-cô vua Ai Cập đi chi viện cho người A-sy-ri (IISu 2Sb 35:20-24; IIVua 2V 23:28-30).
Ở phía Nam đồng bằng Ếch-tra-lôn có vùng đất núi Ma-na-se và Ép-ra-im, phủ đầy các vườn nho trên các triền dốc hướng Đông và kéo dài xa hơn nữa tận vùng núi xứ Giu-đa. Hai Giê-ru-sa-lem được xây trên một ngọn núi có nhiều núi khác vây quanh. Tác giả Thi Thiên đã có thể hát rằng “... núi thánh của Đức Chúa Trời đẹp đẽ nổi lên... là sự vui vẻ của cả thế gian” và “các núi vây quanh Giê-ru-sa-lem thể nào, Đức Giê-hô-va vây phủ dân sự Ngài thể ấy” (Thi Tv 48:1,2; 125:2). Núi ô-li-ve nằm sát phía Đông Giê-ru-sa-lem bên kia trũng Xết-rôn (Kidron) và từ đỉnh núi này có con đường chạy sang hướng Đông qua các vùng đất trống trải nhất mà người có thể tưởng tượng ra, đi xuống hơn 3.000 feet (1.000 mét) đến Giê-ri-cô và tiếp tục cho đến Tử hải. Chính trong chuyến đi bộ hai ngày này, mà người du khách trong ẩn dụ của Chúa Cứu Thế đã bị các kẻ cướp tấn công và được người Sa-ma-ri nhơn lành cứu vớt.
Cả khu vực giữa Giê-ru-sa-lem và Tử Hải được biết dưới cái tên là Hoang mạc xứ Giu-đê, và chính tại một địa điểm nào đó trong khung cảnh hoang vu này, Chúa Giê-xu đã trải qua bốn mươi ngày sau khi chịu phép báp-tem, kiêng ăn và bắt đầu chịu cho ma quỉ cám dỗ.
Thung lũng Giô-đanh - Bản đồ: sứ Palestine các khu vực thiên nhiên).
Thung lũng Giô-đanh là một phần của thung lũng. Đường nứt lớn kéo dài suốt 4.000 dặm từ Tiểu Á châu qua Hồng hải đến các biển hồ của Thung lũng Đường nứt ở Đông Phi châu. Nhưng bản thân sông Giô-đanh chỉ dài khoảng tám mươi dặm tất cả. Không kể các khúc quanh co. Nó bắt nguồn từ núi Hẹt-môn tại một phía của khối An-ti-Li-ban rồi duy trì một dòng chảy xuống đều đặn (“Giô-đanh” có nghĩa là “chảy xuống”) qua hồ Hu-lê và hồ Ti-bê-ri-át cho đến khi đổ rất yếu vào Tử hải. Tại Hu-lê, nó hãy còn cao hơn mặt biển (khoảng 230 feet = 70 mét), nhưng hồ Ti-bê-ri-át lại nằm thấp hơn mặt biển gần 700 feet trong khi dòng chảy của nó cuối cùng, còn phải xuống thấp hơn nữa, khoảng 1300 feet (400 mét) tại Tử hải, mà đáy của nó tại điểm sâu nhất, còn thấp hơn mặt đất đến hơn 2.500 feet (800 mét).
Hồ Hu-lê được biết trong Thánh Kinh dưới cái tên là “các hồ mê-rô” nhưng không được đề cập nhiều trong các phần ký thuật của Thánh Kinh (chỉ được nói đến trong Gios Gs 11:5,7 mà thôi). Nó luôn luôn là nơi lui tới của các loài chim, chứ không phải là của loài người - loài sếu đỏ vẫn còn làm tổ trong đám cây chỉ thảo rất cao của nó - tuy gần đây, phần lớn khu vực này đã được khai cho cạn nước để biến thành đất nông nghiệp.
Hồ Ti-bê-ri-át thỉnh thoảng được các sách Phúc Âm gọi là “Biển Ghê-nê-xe-rét” nhưng thường thường là “biển Ga-li-lê” tuy với Lu-ca, trước giả sách Phúc Âm từng đi đây đi đó rất nhiều và trực tiếp biết rõ khu vực Địa Trung hải, thì nó luôn luôn vẫn chỉ là một “cái hồ”. Lẽ dĩ hiên, ông đã có lý vì nó chỉ dài có mười hai dặm - tại điểm rông nhất - và có nhiều cá, và các môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-xu - vốn là hai cặp anh em - Anh-rê với Si-môn và Gia-cơ với Giăng, đều hành nghề đánh bắt cá tại hồ này. Tuy hầu như nó bị núi non vây quanh, có nhiều làng mạc chung quanh các bờ phía Bắc và phía Tây của nó, và đó là các làng mà Chúa Giê-xu đã đến khi Ngài đi đây đi đó để giảng đạo, dạy dỗ và chữa bệnh.
Về phía Nam hồ Ti-bê-ri-át, sông Giô-đanh còn chảy hơn sáu mươi lăm dặm nữa (tuy đường chảy của nó có lẽ còn dài hơn 200 dặm nữa, nếu tất cả các khúc quanh uốn lượn đều được kể hết) cho tới khi đến Tử hải. Suốt phần lớn khoảng cách ấy, nó chẳng có gì gây được ấn tượng và đục bùn, cho nên từng có người tỏ ra thiện cảm với quan tổng binh Sy-ri là người phung, vì đã không muốn tấm trong đó để được chữa lành: “A-ma-na và Bạt-ba, hai sông ở Đa-mách, há chẳng tốt hơn các nước ở trong Y-sơ-ra-ên sao? Ta há chẳng tắm đó cho được sạch hay sao? Vậy, người trở đi và giận dữ” (IIVua 2V 5:12).
Càng gây được nhiều ấn tượng hơn là vùng rừng rậm của thung lũng do con sông ấy tạo nên, một nơi lui tới nổi tiếng của các loại thú rừng, khiến Đức Chúa Trời phải tự ví mình với một con “sư tử lên từ các rừng rậm rạp của Giô-đanh mà nghịch cùng chỗ ở kiên cố” (Gie Gr 49:19) trong những lần đoán phạt của Ngài.
Vị trí chính xác nơi Giăng Báp-tít làm phép báp-tem do Chúa Giê-xu vốn không được biết là ở đâu, nhưng chắc phải là tại một trong những chỗ sông cạn cách nơi sông Giô-đanh chảy vào Tử hải vài dặm. Cho nên: “Cả xứ Giu-đê và hết thảy dân sự thành Giê-ru-sa-lem đều đến cùng người, xưng tội mình và chịu người làm phép báp-tem dưới sông Giô-đanh” (Mac Mc 1:5).
Toàn thể thung lũng Đường nứt trong xứ Palestine đã được Cựu Ước kinh gọi là “A-ra-ba” nghĩa là “khô” còn Tử hải là “biển A-ra-ba” hay “biển Muối”. Nó dài bốn mươi tám dặm, và có khung cảnh của một nơi hoang vu gần như chẳng có gì lý thú. Bờ phía Đông của nó có các ghềnh đá trọc của các rặng núi xứ Mô-áp đứng từ trên cao nhìn xuống, trong khi bên hướng Tây là các triền núi trọc của xứ Giu-đa. Tại đây (ở Qumram) từng có một cộng đồng các tu sĩ Essene sinh sống trước và sau giai đoạn của Chúa Cứu Thế, và tại đây, trong thời đại của chúng ta, các cuộn sách Tử hải đã được tìm thấy trong một số các hang đá vốn nhiều như tổ ông trong các đồi núi này.
Nhiệt độ rất cao (trên 43 độ C vào mùa hè), nước bốc hơi rất mạnh còn mưa thì ít, đến dộ mực nước của Tử hải vẫn giữ nguyên bất chấp nhiều dòng nước vẫn chảy vào đó và chẳng có một lối thoát nào. Hậu quả là các trầm tích hoá chất trong nước (nhất là muối, bồ tạt và ma-nhê) có độ đậm đặc rất cao, khiến chẳng còn có con cá nào sống nổi (tham chiếu Exe Ed 47:1-12). Trông nó giống như Sô-đôm và Gô-mô-rơ “các thành phố trong đồng bằng”, toạ lạc trong một khu vực hiện bị chót cực Nam của Tử hải che lấp. Và không phải là không có thể rằng “diêm sinh và lửa” mà Đức Giê-hô-va đã khiến “mưa” xuống trên chúng, cùng với “tượng muối” mà vợ Lót đã hoá thành, vốn là các hậu quả của cơn động đất và núi lửa phun mà Đức Chúa Trời đã dùng để tiêu diệt chúng vì cớ sự gian ác của chúng (SaSt 19:24-29).
Sông A-ra-ba tiếp tục chảy xuống phía Nam cho đến Hồng hải tại vịnh Aquaba. Tại đây có hải cảng Ê-xi-ôn Ghê-ba (tương đương với hải cảng Ê-lát hiện đại) mở đường cho dân Y-sơ-ra-ên ra biển để giao thương với Á châu và Phi châu. Vì “vua Sa-lô-môn cũng sắm sửa một đoàn tàu tại Ê-xi-ôn Ghê-be...” (IVua 1V 9:26). Đồng được xuất cảng từ các mỏ gần đó mà Sa-lô-môn đã cho hai thác, trong khi phần nhập cảng gồm các sản vật hiếm của ngoại quốc như “vàng, bạc, ngà voi, con khỉ, và con công” (IVua 1V 10:22).
Vùng đất mặt bàn cực Đông.
Dải đất thứ tư của xứ Palestine mà chúng ta cần khảo sát là mặt bàn cực Đông, nằm giữa thung lũng Giô-đanh và sa mạc A-ra-bi. Đây là khu vực được thừa hưởng của hai chi phái nữa trong số mười hai chi phái của dân Y-sơ-ra-ên. “Nhưng không có phần cho người Lê-vi tại giữa các ngươi, bởi vì chức tế lễ của Đức Giê-hô-va là sản nghiệp của các người đó; còn Gát, Ru-bên và phân nửa chi phái Ma-na-se đã lãnh phần sản nghiệp mà Môi-se, tôi tớ của Đức Giê-hô-va đã ban cho họ ở bên kia sông Giô-đanh về phía Đông” (Gios Gs 18:7).
Đó là một cao nguyên mênh mông trải dài khoảng 250 dặm từ Bắc Chí Nam được phân chia do bốn con sông đã đào thành nhiều con sông ngầm thật sâu trên đường chảy về hướng Tây của chúng để đổ vào sông Giô-đanh hoặc Tử hải. Con sông thứ nhất là Giạt-mút, chảy vào sông Giô-đanh ngay phía Nam hồ Ti-bê-ri-át. Thứ hai là sông Gia-bốc, đến với sông Giô-đanh tại gần nửa đường giữa hồ Ti-bê-ri-át và Tử Hải. Chính tại đây “một mình Gia-cốp ở lại, thì có một người vật lộn chảy vào giữa Tử Hải, và sông Kê-rết chảy vào đầu cực Nam của nó. Các con sông này tạo thành biên giới tự nhiên cho các chi phái láng giềng nhau trong dân Y-sơ-ra-ên; dân Am-môn đòi hỏi vùng lãnh thổ giữa sông Gia-bốc và sông Ạt-nôn; dân Mô-áp thì yêu sách vùng nằm giữa hai con sông Ạt-nôn và Xê-rết (tuy thường tràn lên phía Bắc nữa), còn dân Ê-đôm thì dòm ngó phần đất phía Nam sông Xê-rết.
Tuy nhiên, có lẽ dễ dàng nhất là nên hình dung ra vùng cao nguyên phía Đông sông Giô-đanh bằng cách nhớ lại cách chia các phần chính mà Denio Ba-ly mô tả trong quyển sách Thánh Kinh Địa lý của ông. Ông gọi khu vực Ba-san, vùng đất như mặt bàn phía Đông hồ Ti-bê-ri-át là “đất của người nông dân”, vì có lẽ qua suốt thời kỳ mà Thánh Kinh đề cập, nó vốn nổi tiếng về ngũ cốc và các loài chiên dê, bò tất cả đều là loài thú mập béo của Ba-san (tc Exe Ed 39:18; Thi Tv 22:12).
Về phía Nam của Ba-san là Ga-la-át, một từ ngữ rõ ràng là bao gồm cả vùng “phía bên kia sông Giô-đanh”, giữa hồ Ti-bê-ri-át và Tử Hải. Đây là “vùng đất cao nguyên”. Vì mặt đất cao đến hơn 3.000 feet (1.000 mét) nên có mưa nhiều và đem đến sự phì nhiêu cho cả các khu rừng lẫn các vườn nho. Các chùm nho của Ga-la-át là vô địch trong cả xứ Palestine, còn “hương liệu của Ga-la-át” vốn rất nổi tiếng. Các đoàn lái buôn người Ích-ma-ên mà các anh của Giô-sép đã bán ông cho, vốn “ở phía Ga-la-át đi đến, trên lưng lạc đà họ chở đầy thuốc thơm, nhũ hương và một dược đương đem đi đến xứ Ê-díp-tô” (SaSt 37:25).
Tiếp tục chuyến du hành của chúng ta về hương Nam trong khu vực bên kia sông Giô-đanh (transjordan) thì tiếp theo đó là xứ Mô-áp chiếm vùng lãnh thổ núi non phía Đông Tử Hải. Ngoài các hẽm núi sâu của sông Ạt-nôn và một vài dòng suối nhỏ khác, phần lớn xứ Mô-áp là một cao nguyên. Denis Baly gọi đó là “xứ của người chăn chiên”.
Khắp nơi... đều có chiên, các đại gia súc xếp thành hàng dài cùng hướng về một tụ điểm, như các nan hoa (cây căm) của cùng một chiếc bánh xe vô giới hạn, di chuyển trong những đám mây bụi vàng để được cho uống nước tại giếng (SaSt 37:25; Gie Gr 8:22).
Cho nên chúng ta đọc thấy trong Thánh Kinh: “Vả, Mê-sa, vua dân Mô-áp, nuôi nhiều bầy chiên, hằng năm người tiến cống cho vua Y-sơ-ra-ên một trăm ngàn chiên con, và trăm ngàn chiên đực chưa hớt lông” (IIVua 2V 3:4).
Chính từ trên các núi của xứ Mô-áp (nói thật chính xác là núi Nê-bô) mà Môi-se đã được nhìn thấy đất hứa trước khi qua đời, và trên các cánh đồng của xứ Mô-áp mà các con cái Y-sơ-ra-ên đã đóng trại trước khi vượt sông Giô-đanh để chiếm lấy xứ ấy (PhuDnl 32:49, 50; 34:1-4; Dan Ds 22:1).
Phần lớn đoạn ở phía Nam của vùng đất bên kia sông Giô-đanh, là xứ Ê-đôm. Với những điểm cao nhất của nó có độ cao khoảng 3.500 feet (1.150 mét), nó ngự trị bên trên các sa mạc chạy dài sang các hướng Tây, Đông và Nam. Denio Baly gọi đó là “xứ của con buôn” vì xuyên qua xứ ấy, là con đường giao thương lớn sang phương Đông nổi tiếng là “Đường lối của Vua”. Chính vì dân Ê-đôm từ chối không cho người Y-sơ-ra-ên mượn đường của họ để đến đất hứa, nên đã có mối thù dai dẳng giữa hai quốc gia dân tộc ấy với nhau (Dan Ds 20:14-21; 21:4).
Đó là xứ “tốt lành” mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên đã ban cho họ. Đây là một xứ của các nông dân, chăn giữ các bầy súc vật của họ, và canh tác trên vùng đất tốt.
Nông nghiệp và nước mưa.
Các bầy súc vật của họ gồm phần lớn là chiên và dê, chen chúc nhau trong những bầy hỗn hợp đông đảo trên các đồi núi và thảo nguyên. Dê cung cấp sữa và lông đem dùng làm trại cho dân du mục, còn chiên thì co sữa, thịt là len dạ. Tuy nhiên vì dân chăn chiên trong xứ Palestine nuôi chiên là vì lông hơn là vì thịt, nên cùng với thời gian, mối thân tình giữa họ với chiếm cứ ngày càng phát triển. Người chăn thường đi trước để dẫn đường cho chiên, thay vì theo sau để rượt đuổi chúng. Người ấy tìm hiểu chúng từng con một, gọi tên chúng, trong khi về phần mình chúng cũng quen tiếng người chăn và theo người ấy. Dường như chỉ là điều tự nhiên khi Đức Chúa Trời tự bày tỏ mình ra với tư cách “Đấng Chăn dân Y-sơ-ra-ên” sẽ “thêm các con chiên con vào cánh tay mình và ẵm bồng vào lòng; từ từ dắt các chiên cái đương cho bú” (Thi Tv 80:1; EsIs 40:11), nên lẽ dĩ nhiên, người Y-sơ-ra-ên tin kính sẽ phải có thể khẳng định rằng: “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì. Ngài khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi, dẫn tôi đến mé nước bình tịnh”. (Thi Tv 23:1, 2)
Chúa Giê-xu còn khai triển cách ví von này xa hơn nữa, tự xưng mình là “Người Chăn hiền Lành” và khẳng định rằng Ngài sẽ vừa phó mạng sống mình cho chiên cũng như sẵn sàng đi ra ngoài sa mạc để tìm chỉ một con chiên bị lạc mà thôi (GiGa 10:1-18; LuLc 15:3-7).
Tuy nhiều nông dân người Y-sơ-ra-ên chăn nuôi gia súc, họ còn canh tác trên đất càng nhiều hơn. Ba sản phẩm chủ yếu của xứ Palestine đã được nhập làm một trong nhiều khúc Thánh Kinh. Trước khi họ được vào đất hứa, đây là các phần thưởng họ được hứa ban cho vì sự vâng lời của họ: Giê-hô-va Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho mùa màng của đất, lúa, rượu mới, và dầu của các ngươi.
Sau khi chiếm lấy xứ rồi, họ đã chứng minh lòng thành tín của Đức Chúa Trời trong việc Ngài đã ban cho “rượu để làm vui vẻ lòng người ta, dầu để khiến cho gương mặt họ sáng rỡ, và bánh để làm no lòng họ”. Nhưng khi họ phản loạn chống lại Ngài, thì Ngài đã rút các phước hạnh ấy lại - bằng nạn đói, dịch lệ hoặc cào cào - cho đến khi nào họ chịu ăn năn để Ngài có thể phán với họ rằng: “Này ta sẽ ban cho các người lúa mì, rượu mới và dầu các người sẽ no nê về các thứ đó” (PhuDnl 7:13; Thi Tv 104:15; Gio Ge 2:19; tc OsHs 2:8).
Bánh mì của họ vốn phần lớn là từ lúa mì và lúa mạch, còn rượu thì do trái nho dư dật, và dầu (chủ yếu là để nấu ăn) là nhờ các vười ô-liu. Cây ô-liu đặc biệt dễ trồng, có thể tồn tại trên đất mỏng vẻ chịu đựng được các thời gian hạn hán lâu dài.
Những loại trái cây khác trong xứ Y-sơ-ra-ên là lựu mà nhất là vả, cho nên giấc mơ êm đềm nhất của người Y-sơ-ra-ên là hoà bình và an ổn trong vương quốc của Đấng Mê-si-a:
Ai nấy sẽ ngồi dưới cây nho mình và dưới cây vả mình, không ai làm cho lo sợ (MiMk 4:4). Muốn được một mùa gặt tốt, xứ hoàn toàn trông cậy vào nước mưa. Dân Y-sơ-ra-ên vốn biết rằng chẳng có phước hạnh nào của Đức Chúa Trời mà lại lớn hơn thế. Chính “Đức Chúa Trời hằng sống, Đấng đã tạo nên trời, đất, biển và mọi vật trong đó “đã ban” mưa từ trời xuống và mùa màng theo các mùa”, và bởi đó, đã chứng minh cho sự thành tín của Ngài và ân huệ của Ngài thật vô cùng lớn lao đối với loài người đến nỗi Chúa Giê-xu đã nhấn mạnh rằng Ngài “khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác” (Cong Cv 14:15-17; Mat Mt 5:45).
Nói chung thì mùa mưa trong xứ Palestine có thể đoán trước được. Mùa hè kéo dài từ tháng 5,6 dương lịch đến tháng 9,10 dương lịch, và trong năm tháng đó dường như người ta chẳng biết mưa là gì, cho nên lời cầu nguyện xin mưa của Sa-mu-ên trong mùa gặt lúc mì là một lời cầu xin phép lạ. Lẽ dĩ nhiên “tuyết rơi trong mùa hè và mưa xuống trong mùa gặt” là trái mùa và là “sự vinh hiển của kẻ ngu muội” (ISa1Sm 12:16-18; ChCn 26:1). Trong mùa khô này, sẽ chỉ có sương đem khí ẩm đến mà thôi, và sa mù lúc hừng đông. Nhưng cả hai thứ ấy đều tan mau khi mặt trời mọc lên, và việc chúng biến mất này đã được dùng để mô tả việc sẽ xảy ra cho dân Y-sơ-ra-ên thờ thần tượng khi sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng xuống. “Vậy nên, chúng nó sẽ giống như mây ban mai, như móc buổi sáng tan đi lúc sớm, như rơm rác bị gió lốc đùa khỏi sân đạp lúa, như khói bởi ống khói thoát ra!” (OsHs 13:3).
Tuy nhiên, từ khoảng giữa tháng 10 dương lịch, những đám mây mưa bắt đầu hình thành, và khi cuối cùng, trời mưa xuống, thì thường có sấm sét kèm theo nên chẳng còn có thể làm gì khác hơn là chạy đi tìm chỗ trú ẩn. Denis Baly mô tả khung cảnh này như sau:
Chúa Giê-xu đã trích dẫn việc này như một hiện tượng xảy ra mà ai cũng biết rõ, tức là một ngôi nhà xây không vững chắc có thể bị sập vào mùa mưa (Mat Mt 7:27) và lẽ dĩ nhiên, chỉ khi nào người ta được thấy một cơn dông từ Địa Trung hải vào, càn quyét qua các đồi núi xứ Palestine, hay các thác nước từ các triền dốc đáng tuôn đổ vào ồ Ga-li-lê, thì mới biết rõ có một cơn giận dữ như thế nào đã hàm chứa trong câu “có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy”.
Mưa đầu mùa thường được gọi là “những cơn mưa sớm”, nhưng thay vì thấy đó như sự phá hoại, chúng được xem như điều lợi ích, thậm chí rất cần thiết nữa. Nếu không có chúng, nông dân sẽ không thể cày đất, vì mặt trời thiêu đốt mặt đất khiến nó trở thành cứng như sắt vậy (PhuDnl 28:23). Nhưng một khi trời bắt đầu mưa, thì đất mềm đi, nhất là nếu mưa muộn, thì người nông dân phải thách đố cả thời tiết để cứ cày nó lên, hầu có thể xuống giếng cho kịp kỳ thu hoạch. Chúa Giê-xu đã dùng việc này như một hình ảnh mô tả lòng can đảm và kiên trì nhận nhục của Cơ Đốc nhân. “Đức Chúa Giê-xu phán rằng: Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với nước Đức Chúa Trời” (LuLc 9:62).
Nếu những cơn mưa sớm đầu mùa (từ tháng 11 dương lịch) rất thiết yếu cho việc cày đất, thì những cơn mưa muộn cuối mùa (vào tháng 3, tháng 4 dương lịch. Cũng thiết yếu cho việc gặt hái. Nếu không có chúng, hạt lúa sẽ bị lép và khô; chính nước mưa khiến cho hạt lúa nở nang đầy đặn và chín tới để được gặt hái. Rồi khi cuối cùng, các cánh đồng đã “vàng (trắng) sẵn cho mùa gặt” các nông dân sẽ tra lưỡi hái” (GiGa 4:35; Gio Ge 3:13). Sau đó, lúa sẽ được cột lại thành bó, chở về bằng lừa cái hay lạc đà đến sân đạp lúa, là một vùng đất bằng phẳng và khô cứng nằm trên một khu đất gò của địa phương ấy. Tại đó, trước hết lúa sẽ bị đạp dưới móng súc vật hay bằng một cái bừa nhọn (tc Es 41:15;), rồi được giê cho sạch. Được ném vào không khí bằng một cây chĩa có nhiều răng, những hạt lúa vàng sẽ rơi trở xuống đất để được cho vào vựa, trong khi gió sẽ thổi cho rơm rác và lúa lép bay đi. Việc tách rời lúa mì với rơm rác và lúa lép này đã trở thành một bức tranh quen thuộc ám chỉ sự phán xét của Đức Chúa Trời (thí dụ Thi Tv 1:4; LuLc 3:17).
Cho nên “những trận mưa đầu và cuối mùa” nhiều khi còn được gọi là “mưa thu và mưa xuân”, là những khúc nhạc dạo đầu cần thiết cho một mùa gặt bội thu. Chính Đức Chúa Trời cũng gắn chặt vấn đề mưa và mùa thu hoạch mùa màng vào với nhau và hứa sẽ ban chúng cho dân sự biết vâng lời của Ngài. “Vậy, nếu các ngươi chăm chỉ nghe các điều răn ta truyền cho các ngươi ngày nay, hết lòng hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và phục sự Ngài. Thì ta sẽ cho mưa mùa thu và mưa mùa xuân xuống thuận thì tại trong xứ các ngươi; ngươi sẽ thâu góp ngũ cốc, rượu, và dầu của ngươi” (PhuDnl 11:13,14).
Các nông dân khôn ngoan biết rõ điều này và chờ đợi đất sẽ ban sản vật có giá trị cho họ, kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi đất đã hận được “mưa đầu mùa và cuối mùa” (GiGa 5:7). Hệ quả là một khi trời mưa xuống, thì họ đầy lòng tri ân Đức Chúa Trời về sự nhân từ thương xót của Ngài. Chẳng còn có bài thơ ca ngợi các phước hạnh vì mùa màng do Ngài ban cho nào trong Kinh điển, lại vượt được Thi Tv 65:1-13 Xin lưu ý việc bài Thi Thiên ấy đề cập cả các trận mưa đầu mùa khiến nước thấm nhuần mặt đất cứng, “làm cục đất nó ra bằng lấy mưa tẩm nó cho mềm” lẫn việc “đợi cho năm làm mão triều thiên” khoảng tám tháng sau đó, khi “các trũng được bao phủ bằng ngũ cốc”.
“Chúa thăm viếng đất, và tưới ướt nó, làm cho nó giàu có nhiều; suối Đức Chúa Trời đầy nước. Khi Chúa chế đất, thì sắm sửa ngũ cốc cho loài người. Chúa tưới các đường cày nó, làm cục đất nó ra bằng. Lấy mưa tẩm nó cho mềm, và ban phước cho huê lợi của nó. Chúa lấy sự nhân từ mình đội cho năm làm mão triều; Các bước Chúa đặt ra mỡ. Các bước Chúa đặt ra mỡ trên đồng cỏ của đồng vắng. Và các nổng đều thắt lưng bằng sự vui mừng. Đồng cỏ đều đầy bầy chiên, các trũng được bao phủ bằng ngũ cốc; khắp nơi ấy đều reo mừng và hát xướng” (Thi Tv 65:9-13).
Ba kỳ đại lễ hằng năm.
Căn cứ vào việc dân Y-sơ-ra-ên sống gắn bó với đất với tư cách một cộng đồng nông nghiệp, người ta chẳng lấy gì làm lạ khi ba kỳ lễ hằng niên của họ đều có ý nghĩa liên hệ cả với nông nghiệp lẫn với tôn giáo. Bằng các kỳ lễ đó, họ thờ phượng Đức Chúa Trời của cõi thiên nhiên và Đức Chúa Trời của ân huệ như chỉ là một Đức Chúa Trời duy nhất mà thôi, tức là Đức Giê-hô-va (chúa tể) của trái đất và của dân Y-sơ-ra-ên.
Lễ Vượt Qua tiếp ngay sau lễ Bánh Không Men, kỷ niệm trước hết là việc dân Y-sơ-ra-ên được cứu khỏi Ai Cập. Nhưng nó cũng được cử hành vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch. Khi bông lúa mạch chín đầu tiên được dâng lên, đưa qua đưa lại trước mặt Đức Giê-hô-va bằng thái độ khiêm hạ và tri ân.
Thứ hai là Lễ trái đầu mùa hay mùa gặt còn được gọi là lễ các tuần hay Ngũ tuần, vì nó được cử hành bảy tuần lễ hay năm mươi ngày sau lễ Vượt Qua, nghĩa là vào khoảng đầu tháng 6 dương lịch. Đây là một lễ cảm tạ vì mùa gặt đã hoàn tất - cả lúa mì lẫn lúc mạch. Về sau, nó còn được xem như ngày kỷ niệm việc ban bố luật pháp tại núi Si-na-i, có lẽ vì liên quan với việc dân Y-sơ-ra-ên đã được truyền dạy: “Phải nhớ lại rằng mình đã làm tôi mọi tại xứ Ê­-díp-tô, và khá cẩn thận làm theo các luật lệ này”. (PhuDnl 16:12).
Lễ cuối cùng trong ba kỳ đại lễ hằng năm là lễ Lều tạm. Suốt bảy ngày, dân sự phải ở trong các nhà trại làm bằng các nhánh cây. Chủ đích của Đức Chúa Trời khi đòi hỏi phải giữ lễ này thật là rõ ràng: “Nhưng đến ngày rằm tháng bảy, khi các ngươ đã thâu hoạch thổ sản mình rồi, hãy giữ một lễ cho Đức Giê-hô-va trong bảy ngày. Bữa thứ nhứt sẽ là ngày nghỉ, và bữa thứ tám cũng sẽ là ngày nghỉ. Bữa thứ nhất, các ngươi phải lấy trái cây tốt, tàu chà là, nhành cây rậm và cây dương liễu, rồi vui mừng trong bảy ngày trước mặt Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các ngươi. Mỗi năm, vào tháng bảy, các ngươi phải giữ lễ này cho Đức Giê-hô-va như vậy trong bảy ngày. Ấy là một lệ định đời đời cho dòng dõi các ngươi. Hết thảy ai sanh trong dòng Y-sơ-ra-ên sẽ ở mơi trại trong bảy ngày. Hầu cho dòng dõi các ngươi biết rằng khi ta đem dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô, ta cho họ ở trong những trại: Ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các ngươi” (LeLv 23:39-43).
Những kỳ lễ này còn có tên là lễ thâu chứa vì nó được cử hành vào giữa tháng 10 dương lịch. Sáu tháng sau lễ Vượt Qua, vào lúc mà hằng năm, sản phẩm của các vườn nho, vườn ô-liu cũng như của các cánh đồng lúa đều được thâu chứa vào kho.
Việc tuân thủ ba kỳ lễ hằng niên này là bắt buộc. Đức Chúa Trời phán: “Mỗi năm ba kỳ ngươi sẽ giữ lễ kính ta. Ngươi hãy giữ lễ bánh không men; phải ăn bánh không men trong bảy ngày về mùa tháng lúa trổ, như lời ta đã phán dặn; vì trong tháng đó ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Lại chẳng ai nên tay không đến trước mặt ta. Ngươi hãy giữ lễ mùa màng, tức là mùa hoa quả đầu tiên của công lao ngươi về các giếng ngươi đã gieo ngoài đồng; và giữ lễ mùa gặt về hoa quả của công lao mình ngoài đồng rồi. Mỗi năm ba kỳ các người nam phải đến trước mặt Chúa, tức là Đức Giê-hô-va” (XuXh 23:14-17 tc PhuDnl 16:16,17)
Theo một quan điểm thì các kỳ lễ này kỷ niệm các dấu hiệu của lòng nhân từ thương xót của giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với dân Y-sơ-ra-ên, Đấng đã trước hết cứu chuộc dân mình khỏi ách nô lệ của Ai Cập, rồi sau đó ban luật pháp cho họ tại núi Si-na-i, và rồi cung cấp cho họ suốt thời gian họ lưu lạc trong hoang mạc. Theo một quan điểm khác nữa thì ba kỳ lễ này đều toàn là các kỳ lễ liên hệ đến mùa gặt, tuần tự đánh dấu ngày bắt đầu vụ gặt lúa mạch, ngày cuối cùng của vụ gặt ngũ cốc, và ngày cuối cùng của vụ gặt trái cây.
Cho nên dân Y-sơ-ra-ên đã được truyền dạy phải tôn vinh Đức Giê-hô-va cả với tư cách Đấng Tạo Hoá lẫn Đấng Cứu rỗi. Cả hai luận đề này đã được kết chặt với nhau trong tất cả những gì dân Y-sơ-ra-ên phải làm một khi họ đã vào được đất hứa. “Khi ngươi đã vào trong xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi làm sản nghiệp, khi nhận được và ở tại đó rồi, thì phải lấy hoa quả đầu mùa của thổ sản mình thâu hoạch trong xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi, để trong một cái giỏ, rổi đi đến chỗ Giê-hôva Đức Chúa Trời ngươi sẽ chọn để danh Ngài ở. Ngươi sẽ tới cùng thầy tế lễ làm chức đương thì đó, mà nói rằng: Ngày nay, trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ông, tôi nhận biết tôi đã vào trong xứ mà Đức Giê-hô-va đã thề cùng tổ phụ ban cho chúng tôi. Đoạn, thầy tế lễ sẽ lấy cái giỏ khỏi tay ngươi, để trước bàn thờ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Đoạn, ngươi cất tiếng nói tại trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi rằng: Tổ phụ tôi là người A-ram phiêu lưu đi xuống xứ Ê-díp-tô kiều ngụ tại đó, số người ít, mà lại trở thành một dân tộc lớn, mạnh và đông. Ng7ời Ê-díp-tô ngược đãi và khắc bức chúng tôi, bắt làm công dịch nhọc nhằn. Bấy giờ, chúng tôi kêu van cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ: Đức Giê-hô-va nghe thấu, thấy sự gian nan lao khổ và sự hà hiếp của chúng tôi, bèn dùng cánh tay quyền năng giơ thẳng ra và các dấu kỳ, phép lạ lớn đáng kinh khủng, mà rút chúng tôi khỏi xứ Ê-díp-tô dẫn chúng tôi vào nơi này, và ban xứ này cho, tức là xứ đượm sữa và mật. Vậy bây giờ, Đức Giê-hô-va ôi! Tôi đem những hoa quả đầu mùa của đất mà Ngài đã ban cho tôi. Đoạn, ngươi sẽ để hoa quả đó trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và thờ lạy trước mặt Ngài, rồi ngươi, người Lê-vi, luôn với nhà của ngươi sẽ vui vẻ về các phước lành mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã ban cho ngươi” (PhuDnl 26:1-11).
Dĩ nhiên, điều này có ý nghĩa biểu tượng vô cùng phong phú. Giỏ bánh là biểu tượng của “tất cả những gì là tốt lành” mà Đức Chúa Trời đã ban cho dân Y-sơ-ra-ên. Đó là sản vật của đất, là kết quả mà Đức Chúa Trời đã khiến cho mọc lên và tăng trưởng. Nhưng là trên nền đất nào? Trên nền đất mà Đức Chúa Trời cũng đã ban cho họ, như Ngài từng thề với tổ tiên họ. Hoa quả là một thánh lễ ca ngợi cả công trình sáng tạo lẫn công trình cứu chuộc, vì nó là hoa quả của đất hứa.

TRUYỆN TÍCH TRONG KINH THÁNH CỰU ƯỚC
Cơ Đốc giáo chủ yếu là một tôn giáo của lịch sử. Sự mạc khải của Đức Chúa Trời mà các Cơ Đốc nhân yêu mến và tìm cách truyền thông cho mọi người cùng biết, vốn không được ban bố từ chỗ trống không, mà từ một hoàn cảnh lịch sử được khai mở từ từ, thông qua một dân tộc gọi là dân Y-sơ-ra-ên, và một người tên là Chúa Cứu Thế Giê-xu. Nó không thể bị cách ly với bối cảnh lịch sử nó chỉ được thông hiểu bên trong đó mà thôi.
Nói như thế không có nghĩa là bảo rằng sử ký đã được chép trong Thánh Kinh giống hệt quan điểm về lịch sử hiện đại theo đủ mọi phương diện. Một sử gia ngày nay được cho là đã đưa ra một phần ký thuật đầy đủ mà khách quan về mọi sự kiện đã xảy ra trong giai đoạn của mình. Tuy nhiên, các sử gia viết Thánh Kinh không hề tự cho là như thế. Trái lại, các vị được xem là “các nhà tiên tri đời xưa”, vì các vị đã viết “thánh sử” tức là truyện tích về cách Đức Chúa Trời đối xử với một dân tộc cá biệt, nhằm một chủ đích đặc biệt. Các vị tin quyết rằng Đức Chúa Trời đã chẳng hề làm như vậy cho dân nào khác” (Thi Tv 147:20). Cho nên phần ký thuật của họ có tính cách của một lời chứng hơn là một sách sử ký. Các vị đã viết ra chính lời xưng nhận đức tin của riêng mình.
Do đó mà các vị ấy rất chọn lọc trong cách lựa các tài liệu và (như một sử gia ngoài đời chắc sẽ nói thêm) không có cân nhắc trong cách trình bày nó ra. Thí dụ các nước Ba-by-lôn, Ba-by-lôn, Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại - mỗi nước đều là một đế quốc hùng cường và là một nền văn minh phong phú - đều chỉ được đưa vào căn cứ vào những gì chúng có đụng chạm đến vận mệnh của hai nước Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, hai quốc gia trái độc nhỏ bé nằm tại rìa của sa mạc A-ra-bi, có lẽ chẳng hề có ai từng được nghe nói đến. Các đại tư tưởng gia Hy Lạp như Aristotle, Sonates và Plato đã chẳng hề được đề cập nhiều, cũng như các vị anh hùng quốc gia như A-lịch-sơn Đại đế (ngoại trừ một cách gián tiếp) và Julius Cesar.
Thay vào đó, phần ký thuật trong Kinh điển lại tập trung vào những nhân vật như Áp-ra-ham, Môi-se, Đa-vít, Ê-sai và các nhà tiên tri mà lời của Đức Chúa Trời đã đến với các vị ấy, và vào Chúa Cứu Thế Giê-xu, là Ngôi Lời của Đức Chúa Trời đã mặc lấy hình hài thân xác con người. Vì mối quan tâm của Kinh điển không phải là vào sự khôn ngoan, giàu có hay quyền thế của thế gian này, mà là vào sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Sử ký của Thánh Kinh là Heilsgeschichte, câu chuyện về sự cứu rỗi.
Phạm vi của thánh sử rất có ý nghĩa. Tuy nó bỏ sót nhiều lãnh vực của nền văn minh nhân loại mà nét đặc trưng, phải được làm nổi bật trong bất kỳ một bộ thế giới sử nào do con người viết ra, thế nhưng theo nguyên tắc và quan điểm của Đức Chúa Trời, thì nó kể lại toàn thể câu chuyện của con người từ đầu chí cuối, từ lúc mới bắt đầu khi “Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” cho đến kết thúc, lúc Ngài sẽ dựng nên “một trời mới và đất mới” (SaSt 1:1; KhKh 21:1, 5).
Các Cơ Đốc nhân chia Sử ký ra thành TC và SC, chỉ các giai đoạn trước và sau Chúa Cứu Thế (Christ), tin rằng sự giáng lâm của Chúa Cứu Thế là đường giáp nước của lịch sử. Cho nên chính cuộc đời của Chúa Cứu Thế Giê-xu cũng chia bộ Thánh Kinh làm hai hần, Cựu Ước kinh hướng tới sự giáng lâm của Ngài và chuẩn bị cho nó, và Tân Ước kinh kể lại sự tích cuộc đời, sự chết và sống lại của Ngài, rồi rút từ đó ra các hàm ý khi chúng bắt đầu nổi bật hẳn lên trong Hội Thánh non trẻ, để rồi sẽ có ngày đạt đến chỗ kết quả.
Trong chương này, tôi sẽ cố gắng đưa ra một phác thảo về truyện tích của Cựu Ước kinh, và tuỳ chương tiếp theo nữa, là phần tiếp tục trong Tân Ước kinh. Vậy, sau khi đã nhìn vào bối cảnh địa lý và lịch sử của bộ Thánh Kinh, chúng ta sẽ sẵn sàng cho chương 5 để suy xét đến bức thông điệp mà Đức Chúa Trời đã chọn để đưa ra trong đó.
Cựu Ước kinh là tủ sách gồm ba mươi chín quyển. Thứ tự theo đó nó đã được sắp xếp vốn không được căn cứ vào cả niên đại chúng được soạn thảo, lẫn cả vào niên đại của chủ đề mà chúng đề cập, nhưng là vào thể loại văn chương. Theo nghĩa rộng thì có ba loại văn trong Cựu Ước kinh: Sử ký, thi ca, và lời tiên tri. Các sách sử ký (năm quyển từ Sáng Thế ký đến Phục Truyền Luật Lệ ký họp thành “Ngũ kinh” và mười hai sách nữa). Kể lại một câu chuyện liên tục. Chúng bắt đầu với việc tạo dựng con người trong SaSt 1:1-31 và việc kêu gọi Áp-ra-ham trong SaSt 12:1-20 Chúng tiếp tục kể lại câu chuyện của dân Y-sơ-ra-ên, sự ra đời của quốc gia dân tộc ấy (trong phần còn lại của Ngũ kinh), các vận mệnh đổi thay của nó suốt gần bảy thế kỷ trong đất hứa (trong các sách Giô-suê, Các quan xét Sa-mu-ên, Các Vua và Sử ký), và việc nó được tái sinh dưới quyền lãnh đạo của E-xơ-ra và Nê-hê-mi. Sau mười bảy quyển sách Sử ký đó, là năm sách về thi ca Hy Bá lai hay Minh Triết - Gióp, Thi thiên, Châm ngôn, truyền đạo và Nhã ca của Sa-lô-môn - và cuối cùng là mười bảy sách tiên tri, năm sách “đại” tiên tri (Ê-sai, Giê-rê-mi, Ca-thương, Ê-xê-chi-ên và Đa-ni-ên) với mười hai cách “tiểu” tiên tri (từ Ô-sê đến Ma-la-chi).
Bất luận một cách tái tạo câu chuyện của Cựu Ước kinh nào cũng bị bắt buộc phải có phần nào độc đoán. Chẳng hạn như các học giả vẫn còn trnah luận với nhau về niên đại của Xuất Ê-díp-tô ký và cái trật tự theo đó E-xơ-ra và Nê-hê-mi đã trút bỏ nếp sống lưu đày tại Ba-by-lôn của hai vị hồi thế kỷ thứ năm TC để về thăm Giê-ru-sa-lem. Tôi đề nghị sẽ kể lại câu chuyện nầy theo điều tôi tin là đã được sự nhất trí của phần lớn các học giả bảo thủ.
Công cuộc sáng tạo vũ trụ.
Thánh Kinh bắt đầu bằng một phần ký thuật uy nghi về công trình sáng tạo vũ trụ, địa cầu, sự sống và con người. Nó xác lập ngay từ đầu rằng Đức Chúa Trời là Đấng sau này sẽ chọn tự bày tỏ Ngài ra cho dân Y-sơ-ra-ên, vốn không phải chỉ là Đức Chúa Trời của mộ tmình dân Y-sơ-ra-ên mà thôi. Người Y-sơ-ra-ên không thể xem Yahweh như người Mô-áp xem thần Kê-mốt và người Am-môn xem thần Minh-côm hay Mo-lóc của họ, nghĩa là hầu như chỉ là một thứ bùa hộ mệnh riêng cho quốc ia dân tộc họ mà thôi. Vì Ngài vốn không phải chỉ là một vị thần nhỏ bé hay của một bộ tộc mà lãnh địa và các mối quan tâm chỉ giới hạn trong phạm vi của bộ tộc và đất đai của bộ tộc ấy, nhưng Ngài là Đức Chúa Trời của cả công trình sáng tạo, là chúa tể của cả địa cầu.
Quả thật phần ký thuật của Sáng Thế ký đã tập trong chú ý vào địa cầu và con người theo nghĩa là nó cố ý kể lại từ cách nhìn của con người sống trên đất này, nhưng trên hết là nó tập trung chú ý vào Đức Chúa Trời theo nghĩa là toàn thể phần chủ động đi bước trước trong vấn đề sáng tạo vũ trụ này đều nằm trong một mình Đức Chúa Trời là Chân Thần duy nhất mà thôi.
Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên... Đức Chúa Trời phán rằng... Đức Chúa Trời thấy... Đức Chúa Trời gọi... Đức Chúa Trời chúc phước... Đức Chúa Trời làm xong....
Cách trần thuật đơn giản, không trau chuốt, gán sự khôn ngoan, chủ định, quyền năng, và sự thiên bảo cho Đấng Tạo Hoá là Đức Chúa Trời này, vốn khác rất xa với các câu chuyện về công cuộc sáng tạo quái gở và thậm chí khó nghe nữa, đã lưu hành trong vùng Cận Đông cổ đại. Có những điểm tương đồng trên bề mặt, trong đó cả hai đều bắt đầu từ cảnh hỗn mang và kết thúc với một loại vũ trụ. Nhưng những điểm dị biệt lại nhiều hơn. Các truyện tích của vùng Cận Đông đều sống sượng, theo đa thần giáo, vô luân và thô tục, phần ký thuật của Thánh Kinh thì đầy phẩm giá, độc thần, đạo đức và cao siêu.
Các độc giả hiện đại tiếp cận với các chương đầu tiên của Sáng Thế ký chắc không thể nào tránh được một số kiến thức vốn là bãi chiến trường giữa tôn giáo và khoa học suốt thế kỷ vừa qua. Do đó, chúng ta sẽ khôn ngoan hơn để học một bài học từ lịch sử, để nghiên cứu nó thật cẩn trọng nảy sinh từ thái độ khiêm hạ. Vì trong quá khứ, các đại diện của cả hai phía đều đã đưa ra những lời khẳng định khinh suất mà hoặc là chính họ, hoặc những người kế vị họ bị bắt buộc phải phản bác. Các nhà khoa học cần phải phân biệt giữa sự kiện với lý thuyết, còn các học giả Thánh Kinh cũng cần phân biệt giữa những câu phát biểu rõ ràng của Kinh điển với cách lý giải có thể là sai lầm của con người. Do các chủ đích của chúng tôi trong quyển sách này, điểm cuối cùng này là đặc biệt quan trọng. Phần nguyên tắc phải phân minh: những gì Kinh điển quả quyết là Đức Chúa Trời khẳng định, và những gì Đức Chúa Trời khẳng định thì điều đó là đúng. Thế thì trong Kinh điển, Đức Chúa Trời đã khẳng định gì liên hệ đến công trình sáng tạo?
Nói chung, chúng ta có thể chắc chắn rằng Sáng Thế ký bắt đầu với Đức Chúa Trời (“Ban đầu, Đức Chúa Trời tạo nên...), tiếp tục với các giai đoạn tiệm tiến (“và Đức Chúa Trời phán... và Đức Chúa Trời phán...), rồi kết thúc với con người (“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài... Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”). Chúng ta còn có thể đi xa hơn thế bao nhiêu nữa? Nói riêng, thì chúng ta có thể trả lời như thế nào cho câu hỏi “Tại sao?” liên qan đến quyền năng sáng tạo của Đức Chúa Trời? Ngày nay, không còn nhiều Cơ Đốc nhân thấy mình phải bảo vệ cho ý niệm về nghĩa đen của sáu ngày sáng tạo nữa, vì văn bản không đòi hỏi điều đó, còn phát kiến khoa học thì có vẻ như mâu thuẫn với nó. Văn bản của Thánh Kinh đã tự giới thiệu nó không phải là một sách khảo luận khoa học nhưng là theo văn thể phát biểu cao (cố ý kết dệt thành ba đôi, “ngày” thứ tư tương hợp với ngày thứ nhất, ngày thứ năm tương hợp với ngày thứ hai, và ngày thứ sáu tương hợp với ngày thứ ba). Hơn nữa, chứng cứ địa chất học về một sự phát triển tiệm tiến qua nhiều tỷ năm dường như đã có câu kết luận dứt khoát rồi.
Lẽ dĩ nhiên là theo thiển ý, tôi không thấy có chút gì trong thuyết tiến hoá lại mâu thuận với phần ký thuật về công trình sáng tạo trong Sáng Thế ký. Điều tại hại nhất là khi có người tranh luận về vấn đề này lại bắt đầu bằng cách cho rằng hai từ ngữ “sáng tạo” và “tiến hoá” loại trừ lẫn nhau. Họ bảo nếu mọi sự hiện hữu là qua sự tiến hoá, thì công cuộc sáng tạo theo Thánh Kinh đã bị chứng minh là sai; còn nếu quả thật Đức Chúa Trời đã sáng tạo muôn vật, thì sự tiến hoá phải là sai. Đúng ra thì chính cách chọn lựa ngây thơ một trong hai cách giải nghĩa đó mới là sai. Nó giả định trước một định nghĩa quá hẹp hòi về hai từ ngữ ấy, mà thật ra, cả hai đều có một phạm vi ý nghĩa rất rộng, và cả hai đều chỉ mới được đưa ra tranh luận ngày nay mà thôi. Thí dụ, tuy đại đa số các nhà khoa học tiếp tục tin rằng đã có một quá trình tiến hoá lâu dài. Thuyết “tuyển chọn tự nhiên” (hay “sự tồn tại dành cho kẻ thích nghi hoá giỏi nhất”) của Darwin vốn được dùng làm nguyên lý tác động của nó cứ ngày càng bị thắc mắc đặt vấn đề cang nhiều hơn và thay vì một tiến triển đơn giản và từ từ, một lý thuyết khác đang được phát triển, đề ra nhiều biến đổi bằng nhiều cách thích ứng hoá, nhiều cách bắt đầu, và nhiều khi là bằng nhiều bước nhảy vọt không thể giải thích được. Lẽ dĩ nhiên là bầt kỳ một thuyết tiến hoá nào trình bày một tiến trình mù quáng và ngẫu nhiên đều phải bị các Cơ Đốc nhân bài bác là không tương thích với phần mạc khải của Thánh Kinh rằng Đức Chúa Trời đã sáng tạo muôn vật bằng ý chí và lời phán của Ngài, rằng Ngài đã tạo nên chúng thật “tốt lành”, và rằng chương trình sáng tạo của Ngài đã đạt đến đỉnh điểm với con người theo hình tượng của Đức Chúa Trời. Nhưng theo tôi thì dường như chẳng hề có lý do nào trong Thánh Kinh để phủ nhận một loại tiến hoá có chủ đích phát triển nào đó, vốn là một cách thức mà Đức Chúa Trời đã dùng trong công cuộc sáng tạo.
Gợi ý sự cần thiết thể nghiệm này không hề là né tránh vấn đề độc nhất vô nhị của con người. Bản thân tôi tin vào sử tính của A-đam và Ê-va như là đôi vợ chồng nguyên thuỷ để từ đó sinh ra cả nhân loại. Tôi sẽ đưa lý do của mình ra trong chương 7 khi đề cập vấn đề cách chúng ta phải lý giải Kinh điển. Nhưng việc tôi chấp nhận sử tính của A-đam và E-va không hề “kỵ” với niềm tin của tôi rằng dường như đã có nhiều hình thức tương cận với con người từng hiện hữu trước A-đam nhiều ngàn năm. Những hình thức tương cận với con người ấy đã bắt đầu tiến bộ về phương diện văn hoá. Họ đã vẽ tranh trong các hang đá và chôn người chết của họ. Có thể quan niệm rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra A-đam từ một người trong đám họ. Bạn có thể gọi họ là homotutus. Tôi nghĩ thậm chí bạn cũng có thể gọi một số người trong đám họ là homo sapiens nữa, vì đó chỉ là những cái tên rất độc đoán của khoa học. Nhưng A-đam là homo divinus đầu tiên, nếu tôi có thể gọi ông như thế - tức là con người đầu tiên có thể được dành cho cái tên đặc thù của Thánh Kinh là người “được tạo dựng theo hình tượng của Đức Chúa Trời”. Đúng ra giống như Đức Chúa Trời, là dấu ấn đóng trên ông đó là gì, thì chúng ta không biết, vì chẳng có chỗ nào trong Kinh điển cho chúng ta biết cả. Nhưng dường như nó gồm có tất cả các quan năng (faculties) tinh thần (moral), xã hội và thuộc linh đã khiến cho con người khác hẳn các tạo vật khác, mà giống với Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá, và nhờ đó, được ban cho quyền “quản trị” trên cả đám tạo vật thấp kém hơn.
Thế thì chúng ta sẽ định niên đại nào cho A-đam? Biên niên sử đã được thêm vào cho bản dịch Thánh Kinh Authorixed Version năm 1701 (1611) vốn do James Ussher, tổng giám mục Armagh tính ra, căn cứ vào các bảng gia phả trong Thánh Kinh. Do phăng lui trở lại, ông nhận thấy rằng A-đam đã được tạo dựng năm 4004 TC. Nhưng các bảng gia phả không hề tự cho là đầy đủ. Thí dụ, trong một các bảng gia phả của Chúa Giê-xu, trong sách viết rằng Giô-ram “sanh” Ô-xia, trong khi căn cứ vào sách Các Vua thứ hai chúng ta biết rằng thật ra Giô-ram không phải là cha, nhưng là ông sơ (great-great-grandfather) của Ô-xia. Ba bảng gia phả đầy đủ trọn vẹn đã được đưa ra. Nhưng những công trình nghiên cứu vùng Cận Đông gần đây đã xác nhận rằng những sơ sót như thế là cách làm thường thường khi khi viết gia phả. Trong Thánh Kinh vốn chỉ nhằm ghi lại sự tiếp nối dòng họ (nghĩa là Chúa Giê-xu vốn là hậu duệ của Đa-vít), hơn là nhằm cung cấp một cây phả hệ đầy đủ. Mà nếu là như thế, thì chúng không hề tự cho là đầy đủ và chúng ta chẳng có cơ sở nào để than phiền về sự thiếu sót của chúng. Chúng ta cũng không thể sử dụng chúng để tính toán một biên niên sử chi tiết.
Văn bản Sáng Thế ký còn cho chúng ta một số đầu mối tốt hơn. Phần ký thuật của Thánh Kinh về A-đam và các hậu duệ trực tiếp của ông trong các chương 3 và 4 dường như ngụ ý đề cập một nền văn minh đồ đá mới. A-đam được bảo là được đặt trong một cảnh vườn để trồng và giữ nó. Hai Ca-in còn “xây một cái thành” nữa, thì đó có lẽ chẳng hơn gì một ngôi làng khá thô sơ. Đó là những cách diễn tả đầy ý nghĩa, vì làm ruộng và nuôi gia súc (trái với hái lượm và săn bắt) cũng với nếp sống cộng đồng sơ khai trong các làng mạc, vẫn chưa bắt đầu có trước thời đại đồ đá muộn về sau này. Chỉ sau vài thế hệ, chúng ta đã đọc thấy những người “đánh đầu và thổi sáo”, và những người nào” đủ thứ khí giới bén bằng đồng và bằng sắt”. Vì thời đại đồ đá thường được định niên đại từ khoảng 6.000 năm TC, điều đó đã gợi ý một niên đại tương đối muộn cho A-đam.
Chương thứ hai của Sáng Thế ký nói cho chúng ta biết rằng việc làm và nghỉ ngơi (sáu ngày làm việc và một ngày nghỉ), với hôn nhân một vợ một chồng, là “luật sáng tạo” do Đức Chúa Trời quy định vì lợi ích của con người trước khi tội lỗi vào trong thế gian. Việc tội lỗi vào thế gian qua “sự sa ngã” của con người vì không vâng lời được mô tả trong SaSt 3:1-24 và trong các chương tiếp theo gây hậu quả là việc con người và xã hội của họ bị phá nát, và sự phán xét (trừng phạt) không tránh né vào đâu được của Đức Chúa Trời. Nạn đại hồng thuỷ có vẻ như một cơn đại hoạ tương đối có tính cách địa phương - tuy rộng lớn. Câu khẳng định “hết thảy các ngọn núi cao ở dưới trời đều bị ngập” (SaSt 7:19) không nên bị ép để hiểu theo nghĩa đen hẹp hòi, mà nên hiểu theo cách nhìn của người quan sát, cũng như câu “người Giu-đa, kẻ mộ đạo, từ các dân thiên hạ” dã đến Giê-ru-sa-lem vào ngày lễ Ngũ tuần (Cong Cv 2:5) rõ ràng ám chỉ phần thế giới đã được mọi người biết trong khu vực Địa Trung hải, về việc Lu-ca tiếp tục lập danh sách mười lăm nhóm người (c.8-11). Ông không hề ngụ ý ám chỉ số người ở xa như người Eskimos, người bản địa Châu Úc, và người Maoris. Nạn lục đã được ký thuật như một bài học cụ tượng về sự trừng phạt của Đức Chúa Trời đối với sự gian ác của loài người, và lòng nhân từ thương xót của Ngài cả đối với gia đình Nô-ê, lẫn với toàn thể các thế hệ tiếp theo đó trong giao ước nghiêm trọng rằng “Hễ đất còn, thì mùa gieo giống cùng mùa gặt hái, lạnh và nóng, mùa hạ cùng mùa đông, ngày và đêm chẳng bao giờ tuyệt được” (SaSt 8:22). Cũng tương tự như thế, việc xây tháp Ba-bên, có lẽ là một Ziggurat của người Ba-by-lôn hay một công trình xây cất tương tự như thế, sở dĩ được ghi lại là nhằm làm thí dụ cho việc Đức Chúa Trời trừng phạt sự kiêu ngạo của loài người, dẫn tới việc khiến cho các dân tộc bị tan lạc (SaSt 11:1-9).
Lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham.
Đó là vào khoảng đâu đó sau năm 2000 TC, một khởi điểm mới vô cùng quan trọng đã xảy ra với việc Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham. Dường như việc ấy đã xảy ra với ông trước nhất là tại U-rơ và xứ Canh-đê, rồi sau đó là tại Cha-ran. Ngài gọi ông bãy bỏ xứ và dân tộc mình để đổi lấy một xứ, một dân tộc khác mà sau này, Ngài sẽ ban cho ông “Vả Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ra-ham rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm co ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi, và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước” (SaSt 12:1-3).
Về cơ bản thì lời hứa của Đức Chúa Trời là “Ta sẽ ban phước cho ngươi”. Về sau nó được nói toạc ra “Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi... hầu cho ta làm Đức Chúa Trời của ngươi và của dòng dõi ngươi” (SaSt 17:7).
Nó đã được thừa nhận là yếu tính của giao ước của Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong Cựu Ước kinh: “Ta sẽ là Đức Chúa Trời của các ngươi và các ngươi sẽ làm dân ta” Thêm vào mối liên hệ giao ước này, Đức Chúa Trời còn hứa ban cho Áp-ra-ham cả một xứ và một hậu duệ, một dòng dõi nối nghiệp nữa. Có thể nói rất đúng không hề thêm thắt rằng chẳng những cả phần còn lại của Cựu Ước kinh mà ngay đến toàn bộ Tân Ước kinh đều là phần thực hiện các lời hứa này của Đức Chúa Trời. Trong thời Cựu Ước, dân Y-sơ-ra-ên đã là dòng dõi của lời hứa, và xứ Ca-na-an là đất hứa. Nhưng giao ước còn có một câu đề cập “các chi tộc trên đất” và phước hạnh cho họ nữa. Giờ đây, chỉ trong Chúa Cứu Thế, lời hứa ấy mới bắt đầu ứng nghiệm. Vì Chúa Giê-xu và dân Ngài vốn là dòng dõi đích thực của Áp-ra-ham. Như Phao-lô đã viết cho người Ga-la-ti: “Lại nếu anh em thuộc về Đấng Christ, thì anh em là dòng dõi của Áp-ra-ham, tức là kẻ kế tự theo lời hứa” (GaGl 3:29).
Phần ứng nghiệm cuối cùng còn ở xa trong lịch sử. Bấy giờ dòng dõi Áp-ra-ham sẽ là “vô số người không ai đếm được”, quả thật là đông như sao trên trời và như cát trên bờ biển, và cơ nghiệp của họ sẽ là thành phố Giê-ru-sa-lem mới “một thành có nền vững chắc mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập” (KhKh 7:9; SaSt 22:17; HeDt 11:8-12,16, 39, 40).
Đức Chúa Trời đã tái lập giao ước với Áp-ra-ham suốt đời sống ông, rồi tái xác nhận nó với con trai ông là Y-sác và cháu nội ông là Gia-cốp. Vào thời của họ, xứ Palestine đang ở vào thời đại đồ đồng, nhưng họ đã không định cư tại đó để hưởng thụ nó. Họ là dân du mục. Vùng đất duy nhất họ sở hữu là một cánh đồng gần Hếp-rôn, mà Áp-ra-ham đã mua để có thể chôn vợ mình trong một hang đá tại đó (SaSt 23:1-20).
Gia-cốp (còn có tên khác là Y-sơ-ra-ên) có mười hai con trai. Thật ra, họ là “các con Y-sơ-ra-ên” nguyên thuỷ. Nhưng con cháu họ là cả mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên đều sống những năm suy tàn của họ và chết không phải là ngay trong đất hứa là xứ Ca-na-an, nhưng là tại Ai Cập, nơi mà nạn đói đã đẩy họ đến. Giô-sép đã trở thành một quan đại thần tại Ai Cập, có lẽ là một tể tướng nữa. Một sự thăng quan tiến chức như thế không phải là điều không thể có như một số người vẫn tưởng, vì triều đại trị vì xứ Ai Cập vào khoảng năm 1.700 TC là các vua Hyksoo, còn được gọi là các nhà vua chăn chiên, vốn có nguồn gốc Semitic (hậu duệ của Sem), nhưng chính Giô-sép cũng qua đời trong cảnh lưu vong, và sách Sáng Thế ký kết thúc bằng câu “Người ta xông thuốc thơm cho xác Giô-sép, và liệm người trong mộ các quan tài tại xứ Ê-díp-tô” (SaSt 50:26).
Lúc lời tuyên bố trắng trợn được đưa ra trong XuXh 1:8 rằng “bấy giờ tại nước Ê-díp-tô có một vua mới lên ngôi, chẳng quen biết Giô-sép” thì ngụ ý là đã có một vương triều mới tiếp theo. Có lẽ đây là vương triều thứ mười chín, với các Pha-ra-ôn đầu tiên đã xây các thành phố Phi-thom và Ram-se, thành phố sau này là một cung điện trong khu vực Châu thổ, nơi dân Y-sơ-ra-ên định cư. Do đó, sử dụng dân Y-sơ-ra-ên làm lao công nô lệ thật là thuận tiện. Rồi với nhiều năm trôi qua, ách nô lệ của dân Y-sơ-ra-ên ngày càng trở thành tàn bạo và khó chịu đựng hơn, cho đến khi đời sống họ “nên cay đắng vì nỗi khổ sở nhồi đất, làm gạch và mọi việc khác ở ngoài đồng” (XuXh 1:14). Cuộc lưu đày tại Ai Cập kéo dài tổng cộng 430 năm (XuXh 12:40, 41). Thế lời hứa của Đức Chúa Trời thì sao?
Biến cố Xuất Ai Cập.
Khi dân Y-sơ-ra-ên rên siết dưới chế độ áp bức của các Pha-ra-ôn, họ kêu gào xin Đức Chúa Trời giải phóng họ: “Ngài nghe tiếng than thở chúng, nhớ đến sự giao ước mình kết lập cùng Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp” (XuXh 2:24).
Lẽ dĩ nhiên là Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sẵn người giải phóng mà Ngài chọn. Nhờ quyền năng thần hựu lạ lùng, Môi-se đã thật sự được đưa vào trong triều đình Ai Cập (XuXh 2:1-10) để học hỏi “tất cả sự khôn ngoan của người Ai Cập”. Nhưng ông đã phải chạy trốn để tự cứu mạng, và giờ đây, đang trốn tránh trong bán đảo Si-nai (XuXh 3:1-6). Tại đấy gần núi Hô-rếp (hay Si-nai) là nơi sau này ông sẽ nhận được mười điều răn cho một dân tộc mới ra đời, Đức Chúa Trời đã phán dạy ông từ một bụi gai cháy: “Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ người, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Giô-sép” (XuXh 3:1-6).
Rồi Đức Chúa Trời bảo với Môi-se rằng Ngài sắp phải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi ách nô lệ và cuối cùng sẽ đưa họ vào đất hứa. Và Ngài sai Môi-se đến ra mắt Pha-ra-ôn để yêu cầu trả tự do cho dân tộc mình.
Thoạt đầu, Môi-se vô cùng lo sợ. Ông sợ Pha-ra-ôn, nhưng càng sợ câu trả lời mà đồng bào người Y-sơ-ra-ên có thể nói với ông hơn nữa, nhưng Đức Chúa Trời đã trấn an ông, “Ngươi sẽ nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời của Gia-cốp, sai ta đến cùng các ngươi”. (XuXh 3:15).
Môi-se đã vâng lời. Và dân Y-sơ-ra-ên đã chấp nhận quyền lãnh đạo của ông. Nhưng Pha-ra-ôn, có lẽ là Ram-se II cai trị trên xứ Ai Cập suốt sáu mươi sáu năm (1290 - 1224) đã giải khó khăn. Theo ngôn ngữ của Thánh Kinh thì vua ấy đã “tự làm cứng lòng mình”. Nhưng không phải là sau khi mười tai vạ đã chứng minh dứt khoát rằng Đức Yahweh cầm quyền tể trị trên tất cả các vị thần của xứ Ai Cập. Cho nên cuối cùng, nhà vua đã phải đồng ý (XuXh 4:27-13:16). Niên đại có lẽ là vào khoảng năm 1280 TC.
“Biển Đỏ” mà đám dân Y-sơ-ra-ên đào thoát Vượt Qua có lẽ là một chỗ nước cạn nào đó ở về phía Bắc chót cực Bắc của vịnh Suez. Phép lạ không phải ở chỗ có “một trận gió đông thổi mạnh” làm phân rẽ nước”, mà là do sự kiện Đức Chúa Trời đã sai nó đến đúng lúc “Môi-se giơ tay người ra trên biển” (XuXh 14:21).
Dân Y-sơ-ra-ên đã chẳng bao giờ quên biến cố Xuất Ai Cập an toàn của họ nhờ sự can thiệp siêu nhiên của Đức Chúa Trời. Họ ca ngợi nó trong một buổi thờ phượng công khai như một thí dụ, đánh dấu quyền năng và lòng nhân từ thương xót của Đức Chúa Trời: “Dầu vậy, Ngài cứu họ vì cớ danh Ngài, hầu cho bày ra quyền năng của Ngài. Ngài quở Biển đỏ, nó bèn khô, Ngài dẫn Y-sơ-ra-ên đi ngang qua vực sâu như ngang đồng vắng. Ngài giải cứu họ khỏi tay kẻ ghen ghét. Chuộc họ khỏi tay kẻ thù nghịch” (Thi Tv 106:8-10) và: “Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời của các thần. Ngài đã đánh giết các con đầu lòng xứ Ê-díp-tô. Vì nhân từ Ngài còn đến đời đời. Đem Y-rơ-ra-ên ra khỏi giữa chúng nó, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Dùng cánh tay quyền năng giơ thẳng ra, Vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Ngài phân Biển đỏ ra làm hai. Vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Khiến Y-sơ-ra-ên đi qua giữa biển ấy. Vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời” (Thi Tv 136:1, 2, 10-14).
Dân Y-sơ-ra-ên đang đào thoát - một đám đông như điên cuồng, đã không vào thẳng đất hứa theo con đường dọc theo duyên hải được biết với cái tên là “con đường của xứ Phi-li-tin”. Ho quay sang hướng Nam để gặp Đức Chúa Trời họ tại núi Si-nai, như lời Ngài đã chỉ dạy Môi-se, Họ đã phải mất ba tháng mới đến đó, và sau khi đóng trại tại chân núi, họ đã ở lại đó đến gần một năm.
Tại đây, Đức Chúa Trời đã ban cho dân Y-sơ-ra-ên ba món quà tặng quý báu: một giao ước được làm mới, một bộ luật luân lý đạo đức, và các của lễ chuộc tội.
Vệc làm mới lại giao ước xảy ra trước tiên. Đức Chúa Trời gọi Môi-se lên núi và dạy ông bảo với dân Y-sơ-ra-ên: “Các ngươi đã thấy điều ta làm cho người Ê-díp-tô, ta chở các ngươi trên cánh chim ưng làm sao, và dẫn các ngươi đến cùng ta thế nào. Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta, vì cả thế gian đều thuộc về ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc thánh cho ta. Bấy nhiêu lời đó ngươi sẽ nói lại cùng dân Y-sơ-ra-ên” (XuXh 19:4-6).
Thứ hai, Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên một bộ luật luân lý đạo đức. Phần phải làm của dân Y-sơ-ra-ên trong giao ước là vâng giữ bộ luật này. Yếu tính của nó là mời điều răn. Nhưng các điều răn ấy còn được bổ sung cả bằng các “giới mạng” (“các người phải” và “các người chớ”) và bằng “những sự phán xét (trừng phạt) cấu thành một bộ luật mà toà án sẽ căn cứ vào đó để phán quyết (“khi người nào...”). Giao ước đã được phê chuẩn nghiêm trang bằng huyết của sinh tế lúc dân sự được công khai triệu tập để tuyên thệ sẽ tuân thủ luật pháp của Đức Chúa Trời.
Thứ ba, Đức Chúa Trời cung cấp thật rời rộng để đền bù cho việc luật pháp Ngài bị vi phạm. Ngài chỉ dạy cho họ dựng lên cho Ngài một “đền tạm”, một nhà trại hình chữ nhật dài khoảng 15 mét (45 feet), rộng 5 mét (15 feet), gồm nhiều tấm màn bằng vải gai nhuộm, giăng trên một khung sườn và lợp bằng da và lông dê đực không thấm nước. Bên trong đó là hai căn phòng, “nơi thánh” và “nơi chí thánh”. Phần bên trong kín đáo của ngôi đền này có kích thức bằng phân nửa của một căn phòng rộng hơn ngăn cách với nó bằng một tấm màn. Phía ngoài “tấm màn” có một chân đèn bằng vàng, một bàn thờ xông hương và một bàn để bánh trần thiết. Bên trong bức màn có chiếc hòm thiêng, một cái hộp to bằng gỗ đựng các bảng đá trên đó có khắc mười điều răn. Chiếc nắp bằng vàng của nó gọi là “nắp thi ân” có gắn các chê-ru-bin ở hai bên - chê-ru-bin là các sinh vật của cõi trời, Trong các đền thờ ngoại đạo, các vật này chắc phải tạo thành một thứ ngai cho một thần tượng. Nhưng trong đền tạm của người Y-sơ-ra-ên thì không phải như thế, vì chế tác thần tượng là điều bị nghiêm cấm. Thay vào đó, Đức Chúa Trời tư hiển hiện tại đấy trong một loại hào quang. Đây là sự hiện diện (the Shekinah) tồn tại mãi của Ngài giữ dân sự mình (xem XuXh 25:8; 40:34).
Cách vật liệu dùng làm đền tạm, các trang thiết bị và cách chế tác nó được mô tả trong XuXh 25:1-27:21; 35:1-40:38). Năm của lễ làm chuẩn được giải thích trong LeLv 1:1-7:38), còn chi tiết đầy đủ về trang phục, việc dâng tế lễ và các nhiệm vụ của các thầy tế lễ thì được nêu ra trong XuXh 28:1-29:46 và phần còn lại của sách Lê-vi ký.
Điều đặc biệt có ý nghĩa là phần nghi lễ ấn định cho ngày Đại lễ chuộc tội hằng năm (LeLv 16:1-34). Thầy tế lễ thượng phẩm được chỉ dạy phải bắt hai con dê đực. Phải giết một con làm của lễ chuộc tội, lấy một ít huyết nó vào “bên trong tấm màn” và rảy trên nắm thi ân. Huyết tiêu biểu cho một sanh mạng đã phó dâng thay cho tội nhân được tha mạng: “vì sanh mạng của xác thịt ở trong huyết; ta đã cho các ngươi huyết rưới trên bàn thờ đặng làm lễ chuộc tội cho linh hồn mình; vì nhờ sanh mạng mà huyết mới chuộc tội được” (LeLv 17:11).
Tấm màn, biểu tượng cho nơi ngự của Đức Chúa Trời, cấm tội nhân xâm nhập, không thể được một người nào khác hơn là thầy tế lễ, và không theo một điều kiện nào khác hơn là việc bôi và rảy huyết - chỉ thầy tế lễ thượng phẩm và theo những điều kiện như trên, mới được vào mà thôi. Sau đó:
“Thầy tế lễ (A-rôn) sẽ nhận hai tay mình trên đầu con dê đực còn sống, xưng tên nó các gian ác và sự vi phạm, tức những tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên, và chất trên đầu nó, rồi nhờ một người chực sẵn làm việc này mà sai đuổi nó ra, thả vào đồng vắng... con dê đực đó sẽ gánh trên mình các tội ác của dân Y-sơ-ra-ên ra nơi hoang địa” (LeLv 16:21,22).
Các hành động tượng trưng này - việc bội và rảy huyết, việc vào phía trong bức màn và việc gánh thay tội lỗi - tất cả đều hình dung ra trước công lao chuộc tội của Chúa Cứu Thế Giê-xu chúng ta.
Những chuyến đi lưu lạc trong hoang mạc.
Đền tạm được dựng lên vào ngày kỷ niệm đệ nhất chu niên việc dân Y-sơ-ra-ên đào thoát khỏi Ai Cập (XuXh 40:17). Nửa tháng sau đó, lễ Vượt Qua được cử hành (Dan Ds 9:1), và nửa tháng sau nữa còn phải kiểm tra tất cả nam đinh từ hai mươi tuổi trở lên, sẵn sàng cho việc đánh giặc (Dan Ds 1:1-3). Phần phát triển thật đáng kinh ngạc. Thoạt đầu, người ta chỉ thấy dân Y-sơ-ra-ên là một đám nô lệ vừa được giải phóng rất vô tổ chức (XuXh 13:17, 18), sau đó là một dân thánh lập giao ước với Đức Yahweh, một “nước thầy tế lệ” mà Ngài ngự giữa họ, nhưng giờ đây (trong Dân số ký) họ đang là những chiến sĩ sẵn sàng chiến đấu, một đạo quân với dinh trại theo hàng ngũ chiến đấu sẵn sàng tiến vào đất hứa.
Đến ngày hai mươi mốt tháng thứ hai năm thứ hai, cuộc tiến quân bắt đầu. Đền tạm được tháo ra chỉ bảy tuần lễ sau khi được dựng lên. Trụ mây, biểu tượng cho sự hiện diện để hướng dẫn của Đức Chúa Trời, bắt đầu di chuyển, và “dân Y-sơ-ra-ên ra từ đồng vắng Si-nai” (Dan Ds 10:11, 12).
Chắc đây phải là một khoảnh khắc đầy phấn khởi. Cuối cùng thì bảy thế kỷ sau khi Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham, lần đầu tiên, việc Ngài ban cho dân Ngài xứ Ca-na-an sắp được ứng nghiệm. Họ bảo nhau: “Chúng tôi đi đến xứ mà Đức Giê-hô-va có phán rằng: Ta sẽ ban xứ đó cho các ngươi” (Dan Ds 10:29).
Vương điều trông mong của họ chẳng sống được bao lâu. Trước hết, dân sự phàn nàn vì thiếu lương thực. Họ thêm cá, dưa chuột, dưa gang, của kiệu, của hành và tỏi mà họ đã được hưởng tại Ai Cập (Dan Ds 11:1-6). Rồi Mi-ri-am và A-rôn, em gái và anh của Môi-se, bắt đầu phá hoại ngầm uy quyền của ông (Dan Ds 12:1-16). Cuối cùng, mười hai lính thám báo mà Môi-se sai đi trinh sát xứ Ca-na-an, tuy có đem về các hoa quả để chứng minh rằng lẽ tất nhiên đó là một “xứ đượm sữa và mật”, nhưng lại thêm rằng theo quan điểm của họ thì các cư dân của nó là bất khả chiến bại. “Mà, dân sự ở trong xứ này vốn mạnh dạn, thành trì thật vững vàng và rất lớn; chúng tôi cũng có thấy con cái của A-nác ở đó. Dân A-ma-léc ở miền Nam, dân Hê-tít, dân Giê-bu-sít và dân A-mô-rít ở trong núi; dân Ca-na-an ở gần biển và dọc dài theo mé Giô-đanh. Nhưng những người đi cùng Ca-lép nói rằng: Chúng ta không đi lên cự dân này được, vì chúng nó mạnh hơn chúng ta.” (Dan Ds 13:28, 29, 31).
Khi nghe tường trình như thế, dân chúng đã khóc lóc, than vãn. Hai trong số các điệp viên là Ca-lép và Giô-suê van nài họ chớ nên bất tuân hay mất lòng tin vào Đức Giê-hô-va, hoặc sợ dân trong xứ ấy. Nhưng tất cả đều vô ích. Số đông họ chỉ muốn ném đá hai ông. Cho nên sự trừng phạt của Đức Chúa Trời đã giáng trên dân sự vì sự phản loạn thâm căn cố đế đó của họ. Ngài phán sẽ chẳng có người nào trong số những người trưởng thành thuộc thế hệ đó vào được đất hứa, ngoại trừ Ca-lép và Giô-suê.
Rồi bốn mươi năm cũng trôi qua từ lúc Xuất Ai Cập cho đến khi họ vào xứ Ca-na-an, thay vì đáng lẽ chỉ cần một hoặc hai năm mà thôi. Một số lớn các năm ấy dường như đã trôi qua trong các ốc đảo ở Ca-đe Ba-nê-a trong khu vực Negev. Nhưng họ cũng có nhiều năm phải lưu lạc lang thang đến tận Si-nai ở phía Nam một lần nữa, rồi lại trở lên phía Bắc, sang phía Đông qua lãnh thổ gồ ghề của Ê-đôm cho đến tận phía Nam Tử hải. Từ đấy, họ có thể theo “con đường cái của vua”, chạy từ phía vịnh Aqaba ở phía Đông Tử Hải thẳng lên để vào xứ Sy-ri. Nhưng dân Ê-đôm đã không cho họ đi ngang qua lãnh thổ của mình bằng đường bộ, cho nên họ phải đi vòng xuống thật xa về hướng Đông (Dan Ds 20:14-21). Họ đã không đánh nhau với dân Ê-đôm, vì vốn là bà con. Nhưng tại phía Bắc của họ bây giờ là dân A-mô-rít, cũng đang phong toả con Đường cái của vua, dưới quyền cai trị của Si-hôn vua Hết-bôn và Óc, vua Ba-san. Việc cả vua này bị bại trận, và thất bại của vua Mô-áp tìm cách lật đổ dân Y-sơ-ra-ên, tước hết bằng việc thuê Ba-la-am nguyền rủa họ, và sau đó là việc quyến dụ họ phạm tội tà dâm, được môt tả trong Dan Ds 21:1-25:18
Giờ đây, dân Y-sơ-ra-ên đang đóng trại trong đồng bằng Mô-áp, gần sông Giô-đanh, tại phía Bắc chỗ nó chảy vào Tử Hải. Tại đấy, Môi-se ngỏ lời với dân sự lần cuối cùng; những gì ông nói được ghi lại trong sách Phục Truyền luật lệ ký. Ông bắt đầu bằng cách nhắc nhở họ về bản giao ước với Đức Giê-hô-va và các điều kiện của nó. Ông nhắc lại mười điều răn và giải thích chúng theo các điều kiện là dân Y-sơ-ra-ên bị đòi hỏi phải yêu mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời của họ bằng tất cả con người của họ và chứng minh tình yêu ấy bằng cách vâng lời Ngài. “Vì ngươi là một dân thánh cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi; Ngài đã chọn ngươi trong muôn dân trên mặt đất, làm một dân thuộc riêng về Ngài” (PhuDnl 7:6). “Vậy, hỡi Y-sơ-ra-ên, bây giờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đòi ngươi điều chi? Há chẳng phải đòi ngươi kính sợ Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, đi theo các đạo Ngài, hết lòng hết ý kính mến và phục sự Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, giữ các điều răn và luật lệ của Đức Giê-hô-va, mà ta truyền cho ngươi ngày nay để ngươi được phước” (PhuDnl 10:12, 13)
Môi-se tiếp tục giải thích bộ luật thật chi tiết, ứng dụng nó vào hoàn cảnh mà có lẽ dân sự sẽ mong đợi trong đất hứa. Trong ba lần trình bày mọi lẽ với dân sự, hai lần ông đặt dân Y-sơ-ra-ên đứng trước điều duy nhất trong số những điều mà họ có thể chọn lựa: “Cũng phải ghi các lời ấy trên cột nhà và trên cửa mình, hầu cho các ngày của ngươi và của con cái các ngươi được nhiều thêm trong xứ mà Đức Giê-hô-va đã thề ban cho tổ phụ các ngươi, y như những ngày trời ở trên đất vì nhược bằng các ngươi cẩn thận gìn giữ hết thảy điều răn này mà ta truyền cho các ngươi phải làm lấy, kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, đi theo các đạo Ngài và tríu mến Ngài, thì Đức Giê-hô-va sẽ đuổi những dân tộc này ra khỏi trước mặt các ngươi, khiến các ngươi thắng được dân tộc lớn và mạnh hơn mình. Phàm nơi nào bàn chân của ngươi đạp đến, đều thuộc về các ngươi. Giới hạn của các ngươi sẽ chạy từ đồng vắng tới Li-ban, từ sông Ơ-phơ-rát đến biển Tây. Chẳng ai đứng trước mặt các ngươi Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi sẽ rải sự kinh khủng và sợ hãi trong khắp xứ các ngươi sẽ đạp chân lên, y như Ngài đã phán” (13:20-26). “Hãy xem ngày nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và phước lành, sự chết và tai hoạ” (PhuDnl 30:15).
Sự qua đời của Môi-se được ghi lại ở cuối sách Phục truyền luật lệ ký. Ông đã phục vụ Đức Chúa Trời và dân Ngài suốt bốn mươi năm bằng thái độ kiên trì nhẫn nhục và trung tín phi thường. Ông đã thủ vai người ban bố luật pháp, nhà cai trị và quan xét. Trên hết tất cả, ông là một phát ngôn nhân được Đức Chúa Trời tuyển chọn, nhà tiên tri. Và trước giả viết thêm “Về sau, trong Y-sơ-ra-ên không còn dấy lên tiên tri nào giống như Môi-se, mà Đức Giê-hô-va biết giáp mặt” (PhuDnl 34:10).
Dân Y-sơ-ra-ên định cư trong xứ Ca-na-an.
Ngay trườc khi qua đời, theo lệnh của Đức Chúa Trời, Môi-se đã bổ nhiệm Giô-suê kế vị ông để lãnh đạo dân sự đi vào đất hứa. Cho nên đến đây thì có lời Đức Chúa Trời phán với Giô-suê rằng: “Hãy vững lòng bền chí, vì ngươi sẽ dẫn dân này đi nhận lấy xứ mà ta đã thề cùng tổ phụ ban cho chúng nó” (Gios Gs 1:6)
Sở dĩ dân Y-sơ-ra-ên vượt được sông Giô-đanh, như họ từng vượt Hồng hải, là nhờ một hành động siêu nhiên của Đức Chúa Trời, tuy lần này dường như Ngài đã lợi dụng một lần sụt lở đất thay vì một cơn gió mạnh để hút cạn nước sông cho họ (Gios Gs 3:15,16). Ngay trước khi họ tấn công vào thành phố Giê-ri-cô cổ với các vách thành kiên cố, việc họ tiêu diệt nó mà chẳng cần phải bao vây, là chiến thắng đầu tiên của họ trong đất hứa. Sau một thất bại sơ khởi trước thành A-hi do sự không vâng lời của A-can là ăn cắp chiến lợi phẩm, dân Y-sơ-ra-ên thắng trận liền chuyển sang hướng Nam. Họ rượt đuổi một đạo quân liên minh do năm vua A-mô-rít lãnh đạo, và càn quét để chinh phục vùng đồi núi ở phía Nam, đến tận biên giới xứ Phi-li-tin.
Sau đó, họ chuyển lên hướng Bắc, nơi một liên minh do Gia-kin vua hát-so đang tập trung gần hồ Hu-lê. Tuy đạo quân này được trang bị “ngựa và xe rất nhiều” - vì việc dân Y-sơ-ra-ên đến định cư trong xứ Ca-na-an gần trùng hợp với buổi bắt đầu thời đại đồ sắt - cả đạo quân này cũng dứt khoát bị tiêu diệt.
“Vậy Giô-suê chiếm lấy cả xứ này, nào núi, nào cả miền Nam, nào toàn xứ Gô-sen, nào đất thấp và đồng bằng, nào núi Y-sơ-ra-ên cùng xứ thấp nó, từ phía núi trụi mọc lên phía Sê-i-rơ cho đến Ba-anh Gát trong trũng Li-ban, tại chân núi Hẹt-môn. Người bắt hết thảy vua các miền đó, đánh và giết đi” (Gios Gs 11:16,17)
Phần còn lại của sách Giô-suê mô tả các vùng lãnh thổ bị chi phái trong dân Y-sơ-ra-ên được cho bằng cách bắt thăm để làm cơ nghiệp (các chương 13:1-22:34 Sách kết thúc bằng một bài diễn văn đầy hích lệ mà Giô-suê đã đọc “một thời gian khá lâu”. Về sau, nhắc nhở họ về nhiệm vụ mà Môi-se đã giao cho ông như đã được ghi lại trong Phục Truyền luật lệ ký, trong đó ông nhắc lại sử ký của họ và đưa ra lời thách thức này: “Vậy bây giờ, hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và phục sự Ngài cách thành tâm và trung tín; hãy bỏ xa các thần mà tổ phụ các ngươi hầu việc bên kia sông, và tại xứ Ê-díp-tô; phải phục sự Đức Giê-hô-va. Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục vụ, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va” (Gios Gs 24:14,15).
Tuy giờ đây các con cái Y-sơ-ra-ên đã định cư trong xứ mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho họ rồi, họ vẫn không theo lệnh truyền của Ngài là phải tận diệt các cư dân trước đây của nó. Thiết tưởng chúng ta chẳng cần chi phải thắc mắc đối với quyết định này của Đức Chúa Trời. Lý do của việc ấy có thể được mô tả hay nhất bằng sự cần thiết của một cuộc giải phẫu tận gốc rễ. Tôn giáo của dân Ca-na-an vốn có hai đặc điểm, là thờ thần tượng và dâm loạn vô đạo thuộc loại tồi tệ nhất. Các “ba-anh” là các thần của sự phì nhiêu, được cho là chịu trách nhiệm về mùa nắng và mùa màng, còn cả nghi lễ mại dâm lẫn bùa phép bằng việc làm tình đều làm ô uế việc “thờ phượng” trong các đền miếu đền địa phương. Cho nên Môi-se đã dạy: “Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã đuổi chúng nó khỏi trước mặt ngươi, chớ nói trong lòng rằng: Ấy vì cớ sự công bình tôi mà Đức Giê-hô-va khiến tôi vào nhận lấy xứ này: thật là bởi gian ác của các dân tộc đó, nên Đức Giê-hô-va mới đuổi chúng nó ra khỏi trước mặt ngươi. Ngươi vào nhận lấy xứ của các dân tộc ấy, chẳng phải vì cớ sự công bình ngươi, hay là lòng chánh trực của ngươi đây nhưng vì cớ sự gian ác của chúng nó, nen Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đuổi chúng nó ra khỏi trước mặt ngươi, để làm cho ứng nghiệm lời hứa Ngài đã thề cùng các tổ phụ ngươi, là Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp.” (PhuDnl 9:4,5)
Dĩ nhiên, các tổ phụ của các dân tộc ngoại đạo cư trú trong xứ Ca-na-an, kể cả việc làm đáng ghê tởm là dâng trẻ con làm sinh tế, vốn thoái hoá cùng cực đến độ việc họ bị dân Y-sơ-ra-ên trục xuất nhiều khi đã được Kinh điển tả vẽ là xứ ấy đã “mửa dân nó ra” (LeLv 18:24-30).
Việc dân Y-sơ-ra-ên bị thất bại không chịu vâng theo lệnh truyền của Đức Chúa Trời vốn là hậu quả của việc họ cứ duy trì nền văn hoá ngoại đạo trong lãnh thổ của mình để nó len lỏi xâm nhập các tín ngưỡng và phong tục tập quán của họ. Đây là tình hình của cả giai đoạn gần 200 năm - được mô tả trong sách Các quan xét. Cùng một chu kỳ sa bại, áp bức, và giải phóng giống như thế, đã cứ tự lặp đi lặp lại. Trước hết là sự sa ngã: “Bấy giờ dân Y-sơ-ra-ên làm ác trước mặt Đức Giê-hô-va, hầu việc các thần tượng của Ba-anh, bỏ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ mình, là Đấng đã đem họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô; họ tin theo các thần khác của những dân tộc ở xung quanh, quì lạy các thần đó và chọc giận Đức Giê-hô-va. Vậy, chúng nó bỏ Đức Giê-hô-va, hầu việc Ba-anh và Át-tạt-tê” (Cac Tl 2:11-13).
Rồi đến sự trừng phạt bằng hình thức bị ngoại bang áp bức:
“Cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi phừng lên cùng Y-sơ-ra-ên, Ngài phó chúng vào tay kẻ cướp bóc; và chúng nó bóc lột họ; Ngài bán Y-sơ-ra-ên cho các kẻ thù nghịch chung quanh, và Y-sơ-ra-ên không còn thế chống cự nổi trước kẻ thù nghịch mình” (Cac Tl 2:14).
Cuối cùng là sự giải phóng:
“ Song Đức Giê-hô-va dấy lên những quan xét giải cứu chúng khỏi tay kẻ cướp bóc” (Cac Tl 2:16).
Nhưng mọi việc rồi cứ lặp đi lặp lại mãi:
“ Nhưng chúng cũng không nghe các quan xét vì chúng hành dâm cùng các thần khác; và quì lạy trước mặt các thần ấy. Chúng vốn xây bỏ con đường mà tổ phụ mình đã đi, chẳng bắt chước theo tổ phụ vâng giữ các điều răn của Đức Giê-hô-va” (2:17).
Các “quan xét” này có nhiều chức năng hiệp lại:
Trước hết và quan trọng nhất, họ là các lãnh tụ quân sự, nổi lên để giải phóng dân Y-sơ-ra-ên khỏi những kẻ áp bức bóc lột họ. Như Ê-hút cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi người Mô-áp, Đê-bô-ra cứu họ khỏi người Ca-na-an, Ghê-đê-ôn cứu họ khỏi dân Ma-đi-an, Giép-thê cứu họ khỏi dân Am-môn, và Sam-sôn thì cứu họ khỏi người Phi-li-tin. Sau đó, họ là các lãnh tụ thuộc linh, những con người của Đức Thánh Linh, tuy cho thấy nhiều cấp bậc khác nhau trong việc tận hiến cho Đức Yahweh. Thứ ba, họ là các quan xét, như tước vị của họ cho thấy, lắng nghe các vụ thưa kiện, rồi thi hành công lý trong dân Y-sơ-ra-ên. Tuy hiên, có vẻ như qua suốt giai đoạn này chỉ có rất ít pháp luật và trật tự, điều đã được tóm tắt rất hay trong mấy lời cuối cùng của quyển sách: “Ai nấy đều làm theo ý mình lấy làm phải”.
Chẳng có gì để nghi ngờ vị quan xét quan trọng nhất trong các quan xét, là Sa-mu-ên. Khác với các vị khác ông không chứng tỏ là mình có tài về quân sự. Chính trong nhiệm kỳ hành chức của ông, cơn đại hoạ khó tưởng tượng nổi đã xảy ra: dân Phi-li-tin cướp đi chiếc hòm của Đức Chúa Trời và chuyển nó từ Si-lô đến Ách-đốt. Sa-mu-ên đã nhờ vào các vũ khí thuộc linh để thu hồi nó - tức là bằng lời cầu nguyện và sự ăn năn toàn quốc.
Danh tiếng của ông như một lãnh tụ thuộc linh đã bắt đầu rất sớm. Được tận hiến cho Đức Chúa Trời ngay từ trước khi sinh ra đời, ông được trưởng dưỡng tại Si-lô dưới quyền giám hộ của thầy tế lễ thượng phẩm Hê-li. Lúc hãy còn là một thiếu niên, ông đã được bảo cho biết: “Từ Đan cho đến Bê-e-Sê-ba, cả dân Y-sơ-ra-ên đều biết rằng Sa-mu-ên được lập làm tiên tri của Đức Giê-hô-va” (ISa1Sm 3:20). Ông cũng kiêm luôn chức vụ một thầy tế lễ nữa.
Ông làm quan xét cho dân Y-sơ-ra-ên, mỗi năm đi một vòng từ Bê-e-Sê-ba là thành phố quê hương của ông, đến Bê-tên, Ghinh-ganh, và Mích-ba (ISa1Sm 7:15-17).
Tuy nhiên, khi đã cao tuổi và đã chỉ định hai con trai mình làm quan xét, họ lại không bước đi theo các đường lối của cha họ, mà “nhậm lấy hối lộ, và trái lệnh sự công bình” (ISa1Sm 8:1-3). Cho nên các trưởng lão của dân đã đến với Sa-mu-ên tại Ra-ma để yêu cầu ông phải chỉ định một vua để cai trị họ. Khi Sa-mu-ên cầu nguyện do yêu cầu của họ, ông nhận thức được rằng không phải họ chối bỏ ông mà khước từ chính Đức Chúa Trời. Vì nước Y-sơ-ra-ên nguyên theo chế độ thần quyền, tức là một quốc gia được Đức Chúa Trời cai trị ngay từ ngày bắt đầu lập quốc từ khoảng 250 trước. Do đó, Sa-mu-ên đã tái chứng minh lại với họ và cảnh cáo họ rằng các vua trong tương lai sẽ áp bức bóc lột họ. Nhưng dân sự đã không chịu nghe: “Dân sự chối không nghe lời của Sa-mu-ên mà rằng: Không, phải có một vua trên chúng tôi. Chúng tôi muốn như các dân tộc khác; vua chúng tôi sẽ đoán xét chúng tôi, đi trước đầu chúng tôi, mà đánh giặc cho chúng tôi” (ISa1Sm 8:19,20).
Thành lập nền quân chủ.
Nhà vua đầu tiên của dân Y-sơ-ra-ên là Sau-lơ, con trai của Kích, đã bắt đầu trị vì với nhiều hứa hẹn ông giàu có, cao lớn, đẹp trai, trẻ trung và được lòng người ta. Ông cũng là một người rất yêu nước, nên khi nghe tin Gia-be Ga-la-át bị Na-hách người Am-môn bao vây, ông tức khắc huy động một đạo quân đông đảo và táo bạo vượt sông Giô-đanh để cứu cư dân vùng ấy.
Tuy nhiên, ông lại không được thành công như thế với dân Phi-li-tin. Chúng đặt các đồn trú phòng trên lãnh thổ Y-sơ-ra-ên, và là một nguồn sỉ nhục cho dân Y-sơ-ra-ên. Chính con trai Sau-lơ là Giô-na-than, một ngày nọ, đã tay không đánh đuổi cả một đồn trú phòng của dân Phi-li-tin, còn chàng thanh niên Đa-vít (vốn đã được chỉ định sẽ trở thành người nối ngôi Sau-lơ) đã giết Gô-li-át, là người Phi-li-tin khổng lồ. Dân sự rất phấn khởi trước các chiến công táo bạo này. Nhưng chúng lại khơi dậy lòng ghen tị của Sau-lơ. Nguyên nhân chính của sự suy sụp của Sau-lơ là sự không vâng lời của vua này. Ông đã ba lần bất tuân lệnh truyền thật rõ ràng của Đức Chúa Trời - trong việc không tận diệt dân A-ma-léc, tiếm quyền dâng lên sinh tế của thầy tế lễ, và cầu một bà bóng. Án lệnh của Đức Chúa Trời thông qua Sa-mu-ên là điều không tránh né vào đâu được: “sự bội nghịch cũng đáng tội bằng sự tà thuật; sự cố chấp giống như tội trong cúng lạy hình tượng. Bởi người đã từ bỏ lời của Đức Giê-hô-va, nên Ngài cũng từ bỏ ngươi không cho ngươi làm vua” (ISa1Sm 15:23).
Sau-lơ tử trận khi đánh nhau với dân Phi-li-tin cùng với ba con trai của nhà vua, khiến Đa-vít đã vô cùng sầu não: “Ôi Y-sơ-ra-ên! Kẻ danh vọng của ngươi đã thác trên gò nổng ngươi! Nhân sao các kẻ anh hùng này bị ngã chết?” (IISa 2Sm 1:19).
Đa-vít đã được chỉ định nối ngôi ngay lúc Sau-lơ hãy còn sống, nhưng đã qua những năm cuối đời của Sau-lơ như một kẻ trốn chạy thói ghen tị của vua ấy. Ông tự bắt đầu thời trị vì của mình tại Hếp-rôn, là nơi những người Giu-đa (thuộc về chi phái của ông) đã xức dầu cho ông làm vua. Nhưng bảy năm sau đó, các đại diện của tất cả các chi phái trong dân Y-sơ-ra-ên đã đến Hếp-rôn để đề cao ông, và ông được xức dầu để làm vua một lần thứ hai nữa.
Rồi ông dời đô đến Giê-ba (nơi chiếm được của dân Giê-bu-sít), đổi tên nó thành Giê-ru-sa-lem “thành phố hoà bình”, rồi đưa hòm giao ước từ Ki-ri-át Giê-a-rim về đó, giữa một đám quần chúng reo vui từng bừng.
Thành tựu đầu tiên của Đa-vít là thống nhất nước Y-sơ-ra-ên và đặt đất nước vào tình trạng an toàn đối với các kẻ thù. Vua ấy chiến thắng tất cả các kẻ thù truyền thống của dân Y-sơ-ra-ên - các dân Phi-li-tin, Ê-đôm, Mô-áp, Am-môn, và Sy-ri - và cai trị trên toàn khu vực của đất hứa từ “sông Ê-díp-tô (con sông nhỏ làm ranh giới với Ai Cập) cho đến “sông Ơ-phơ-rát”. So với những cuộc chinh phạt này, thì điều đáng xấu hổ hơn là ông lại phải chịu cảnh phản loạn từ trong nhà, trước hết là của con trai vua là Áp-sa-lôm, và sau đó là của tên tiếm ngôi chẳng ra gì là Sê-ba.
Nhưng Đa-vít không phải chỉ là một nhà vua của chiến trận. Vua còn là một nghệ sĩ, vừa là nhà thơ vừa là nhạc sĩ (ông thường xoa dịu nỗi phiền muộn của Sau-lơ bằng tiếng đàn cầm của mình). Vua còn có một tinh thần đa cảm, rộng lượng đối với kẻ thù và trung thực với bạn bè.
Trên hết, vua là người tận hiến cho Đức Chúa Trời. Các Thi thiên Đa-vít viết bộc lộ một tính thuộc linh sâu nhiệm, lòng ăn năn thống hối sau khi phạm tội ngoại tình với Bát-sê-ba (Thi Tv 5:1-12) và tin cậy vào Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi. Thí dụ:
“Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là năng lực tôi, tôi yếu mến Ngài. Đức Giê-hô-va là hòn đá tôi, đồn luỹ tôi, Đấng giải cứu tôi; Đức Chúa Trời là hòn đá tôi, nơi Ngài tôi sẽ nương náu mình. Đức Giê-hô-va đáng được ngợi khen; tôi sẽ kêu cầu Ngài. Ắt sẽ được giải cứu khỏi các kẻ thù nghịch tôi. Trừ ra Đức Giê-hô-va, ai là Đức Chúa Trời? Ngoại Đức Chúa Trời chúng tôi ai là hòn đá lớn? Đức Chúa Trời thắt lưng tôi bằng năng lực; và ban bằng đường tôi” (Thi Tv 18:1-3, 31, 32). “Khi Đức Giê-hô-va đã giải cứu Đa-vít khỏi tay các thù nghịch và khỏi tay Sau-lơ, thì người hát các lời này mà ngợi khen Đức Giê-hô-va rằng: Đức Giê-hô-va là hòn đá và đồn luỹ tôi, Đấng giải cứu tôi. Đức Chúa Trời tôi là hòn đá tôi, nơi tôi sẽ nương náu mình. Vậy, trừ ra Đức Giê-hô-va ai là Đức Chúa Trời? Ai là hòn đá lớn, nếu không phải là Đức Chúa Trời chúng ta? Đức Chúa Trời là đồn luỹ vững chắc của tôi. Ngài dắt người trọn vẹn vào đường chánh đáng.” (IISa 2Sm 22:1-3, 32, 33).
Sau khi xây cho mình một cung điện tại Giê-ru-sa-lem, Đa-vít cũng muốn lo xây cho Đức Giê-hô-va một ngôi nhà nữa. Nhưng thông qua nhà tiên tri Na-than, Đức Chúa Trời đã cấm vua làm việc ấy, dạy rằng rồi đây con trai vua sẽ được phép xây đền thờ. Trong khi chờ đợi, Đức Chúa Trời còn dạy thêm:
“Đức Giê-hô-va phán hứa rằng Ngài sẽ dựng cho ngươi một cái nhà... nhà ngươi và nước người được bền đỗ trước mặt người đời đời; ngôi người sẽ được vững lập đến mãi mãi” (IISa 2Sm 7:11, 16)
Dân Y-sơ-ra-ên chẳng bao giờ quên giao ước đời đời mà Đức Chúa Trời đã lập với Đa-vít. Những người tin Đức Chúa Trời trong dân Y-sơ-ra-ên biết chắc rằng khi Đấng Mê-si-a đến, Ngài phải là một con trai (hậu duệ) của Đa-vít.
Đức Chúa Trời đã bắt đầu làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài với Đa-vít bằng việc đặt con trai vua ấy là Sa-lô-môn lên ngôi, và trong thời trị vì của vua ấy, vương quốc Y-sơ-ra-ên đạt đến tột đỉnh huy hoàng.
Điều không phải là vô nghĩa khi Chúa Giê-xu đã nói về “dẫu vua Sa-lô-môn sang trọng đến đâu”. Vua Sa-lô-môn có thiên tài về cai trị và xây dựng. Chẳng bao lâu sau khi lên ngôi, nhà vua đã cầu nguyện xin Đức Chúa Trời ban cho mình sự khôn ngoan: “Vậy, xin ban cho kẻ tôi tớ Chúa tấm lòng khôn sáng, để đoán xét dân sự Ngài và phân biệt điều lành điều dữ, vì ai có thể đoán xét dân rất lớn này của Chúa?” (IVua 1V 3:9).
Lời cầu nguyện của nhà vua đã được nhậm. Sa-lô-môn chia đất nước thành mười hai khu vực dưới quyền mười hai quan chức chịu trách nhiệm cung cấp cho hoàng gia mỗi tháng một lần, suốt năm như thế. Nhà vua củng cố thành trì, lập một đạo quân chính quy, và tự cung cấp cho mình 1.400 chiến xa và 40.000 chiến mã. Vua là ông tổ của hạm đội Y-sơ-ra-ên, với nhiều tàu (đậu trong vịnh Aqaba) thực hiện nhiều cuộc thám hiểm trong việc giao thương. Vua cho xây cung điện của mình và cho hoàng hậu, các hội trường, toà án và kho vũ khí, nhưng trên hết là ngôi Đền thờ vĩ đại, xây bằng đá đẽo, cây tùng cây bách, và vàng. Nhà vua còn là một loại nhà bảo trợ các ngành nghệ thuật, bản thân là tác giả của nhiều ca khúc và châm ngôn (IVua 1V 4:32-34). Danh tiếng của vua về quyền thế, sự khôn ngoan và đức công bằng tràn lan vừa rộng vừa xa, và dưới thời trị vì của vua, dân sự được hưởng cảnh hoà bình và thịnh vượng:
“Dân Giu-đa và Y-sơ-ra-ên đông như cát trên bờ biển, ăn uống và vui chơi. Trọn đời vua Sa-lô-môn trị vì, dân Giu-đa và Y-sơ-ra-ên ăn ở yên ổn vô sự từ Đan cho đến Bê-e-Sê-ba, ai nấy đều ở dưới cây nho và cây vả mình” (IVua 1V 5:20, 25)
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi việc điều tốt đẹp cả như có vẻ là như thế khi thoạt nhìn trên bề mặt. Sa-lô-môn đã không hết lòng yêu mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Nhà vua cũng không yêu người lân cận như bản thân. Sa-lô-môn có một hậu cung gồm nhiều hoàng hậu cung phi (ngoại đạo), thách đố việc Đức Chúa Trời đã cấm chuyện cưới gả giữa dân Y-sơ-ra-ên với người ngoại hay như thế, và họ đã “dụ lòng người đi theo các thần khác” (IVua 1V 10:1-8). Nhà vua chỉ có thể duy trì chương trình xây dựng và nếp sống cung đình kiêu sa của mình bằng nhiều biện pháp áp bức bóc lột mà thôi, kể cả sưu cao thuế nặng và con số người bị cưỡng bách lao động đã lên đến 30.000.
Cho nên chẳng có gì để ngạc nhiên khi dân sự đã kết nhau lại, đã kéo đến với Rô-bô-a khi vua này kế vị cha mình là Sa-lô-môn; họ đã tâu lên rằng:
“Thân phụ vua đã làm cho ách chúng tôi nặng quá; nhưng bây giờ vua hãy giảm nhẹ sự phục dịch khó nhọc và cái ách nặng mà thân phụ vua đã gán cho chúng tôi, thì chúng tôi sẽ phục dịch vua” (IVua 1V 12:4)
Các cố vấn cao tuổi của nhà vua có trách nhiệm phải đưa ra lời khuyên khôn ngoan vốn là nền tảng cho các phương châm lý tưởng cho tất cả các nền quân chủ lập hiến hiện đại là: “Chúng thưa lại rằng: Nếu ngày nay vua làm như người đầy tớ của dân sự này, phục sự họ, đáp lời, trò chuyện tử tế cùng họ, thì họ sẽ làm tôi tớ vua mãi mãi” (IVua 1V 12:7).
Nhưng Rô-bô-am đã phạm một sai lầm thô thiển và dại dột. Thay vì nghe theo lời khuyến cáo ấy, nhà vua lại nghe theo lời khuyên của đám cố vấn còn trẻ, thiếu từng trải để cảnh cáo dân sự rằng mình còn muốn tăng nặng thêm chiếc ách mà họ đang mang, do đó, đã chọc giận mười chi phái ở phía Bắc và phía Đông, khiến họ tuyên bố độc lập đối với vương triều của Đa-vít.
Sau-lơ, Đa-vít, và Sa-lô-môn, mỗi vị đã trị vì trên dân Y-sơ-ra-ên 40 năm, do đó, suốt 120 năm kể từ khoảng năm 1050 đến 930 TC, đã có một vương quốc thống nhất. Nhưng giờ đây, đất nước phải bị phân đôi. Vưong quốc miền Bắc là Y-sơ-ra-ên, với Giê-rô-bô-am là vua đầu tiên và kinh đô là thành phố Si-chem (về sau được đổi thành Sa-ma-ri). Vương quốc miền Nam là Giu-đa với kinh đô là Giê-ru-sa-lem, Vương quốc Y-sơ-ra-ên đã nhiều lần thay đổi vương triều và tồn tại chỉ hơn 200 năm, cho đến khi Sa-ma-ri bị phá huỷ năm 722 TC. Vương quốc Giu-đa có ổn định hơn, vẫn giữ vương triều của Đa-vít suốt phần lịch sử lâu dài hơn của nó đến khoảng 350 năm, cho đến khi Giê-ru-sa-lem bị phá huỷ năm 586 TC.
Câu chuyện về nền quân chủ bị chia lại không phải là dễ theo dõi nếu chúng ta cố tìm hiểu các mối liên hệ giữa hai vương quốc ấy, việc chúng liên quan với các đế quốc hùng cường ở phía Bắc và phía Nam, và việc nhiều nhà tiên tri đã phải can thiệp vào, mạnh dạn nhân danh Đức Yahweh để phán dạy các nhà vua cũng như giới thường dân. Truyện tích trong Thánh Kinh còn trở nên phức tạp hơn do sự kiện phần lớn các câu chuyện đã được kể lại đến hai lần, một lần trong hai sách Các Vua, và một lần nữa trong hai sách Sử ký - do hà biên niên sử (có thể là E-xơ-ra) viết nhằm mục đích rõ ràng là nhấn mạnh tầm quan trọng của vương quốc miền Nam, vương triều của Đa-vít, và việc thờ phượng tại đền thờ. Có lẽ tốt hơn hết là nên tập trung chú ý trước nhất vào truyện tích về nước Y-sơ-ra-ên.
Vương quốc Y-sơ-ra-ên ở miền Bắc.
Giê-rô-bô-am, nhà vua đầu tiên của vương quốc miền Bắc, nguyên là một trong số các tôi tớ của Sa-lô-môn. Dĩ nhiên, do Sa-lô-môn đánh giá cao khả năng và sự cần mẫn của ông ta, nên đã đặt Giê-rô-bô-am phụ trách một phần lớn công tác cưỡng bách lao động (làm xâu) của nhà vua. Về sau, do Sa-lô-môn có lý do để nghi ngờ là Giê-rô-bô-am muốn làm phản, nên Giê-rô-bô-am phải đào tẩu sang Ai Cập để cứu lấy mạng sống mình. Tại đây, ông được Si-sắc (Sheshong I của triều đại XXI) dung dưỡng. Giê-rô-bô-am chỉ hồi hương sau khi Sa-lô-môn thăng hà, để giành ngôi với Rô-bô-am như chúng ta đa thấy.
Muốn được lòng các thần dân còn hướng về vương triều Đa-vít, Giê-rô-bô-am quyết định ngăn chận không cho họ hành hương đến Giê-ru-sa-lem. Cho nên vua ấy cho xây cất hai đền thờ khác để họ tuỳ ý chọn, một ở phía Bắc tại Đan, và một ở phía Nam tại Bê-tên, đặt tại mỗi nơi một bò con vàng và tuyên bố: “Vậy, vua bàn định, rồi truyền làm hai con bò con bằng vàng, và nói với dân sự rằng: Các ngươi đi lên Giê-ru-sa-lem thật khó thay! Hỡi Y-sơ-ra-ên! Này là các thần ngươi, đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô” (IVua 1V 12:28).
Chính vì lý do này mà Giê-rô-bô-am đã được truyền lại cho đời sau biết với tư cách “kẻ đã xui cho dân Y-sơ-ra-ên phạm tội.
Nhưng vương quốc Giu-đa dưới thời Rô-bô-am cũng chẳng hơn gì, vì đồng thời với việc thờ phượng Yahweh, dân sự đã tự khiến mình trở thành băng hoại bằng một số các nghi lễ thờ phượng thần phì nhiêu đáng ghê tởm của người Ca-na-an. Rô-bô-am chỉ làm vua mới được bốn hoặc năm năm, thì Si-sắc đã xâm lăng Giê-ru-sa-lem, cướp hết các báu vật mà Sa-lô-môn đã cung cấp cho đền thờ.
Nối ngôi Y-sơ-ra-ên của Giê-rô-bô-am là năm vua khác mà chúng ta chỉ được biết rất ít. Nhưng đến năm 881 TC - khoảng 28 năm sau ngày thăng hà của Giê-rô-bô-am - vương triều Ôm-ri bắt đầu. Chính vua này đã thiết lập thủ đô Sa-ma-ri, biến nó trở thành hầu như bất khả chiếm đoạt trên một ngọn đồi hình chóp nón được tăng cường kiên cố. Nhưng vua này gây nhiều rắc rối cho xứ Y-sơ-ra-ên bằng việc cưới công chúa Giê-sê-bên của Phê-ni-xi cho con trai mình là A-háp (chẳng bao lâu sẽ kế vị cho vua). Giê-sa-bên chẳng những thờ phượng Melgart (Ba-anh, theo cách ký thuật của Thánh kinh) là thần chủ của Ty-rơ, mà còn nằng nặc đòi giữ trong cung một tập đoàn các “tiên tri Ba-anh” do chính bà ta đài thọ, khiến cho nhà vua là chồng bà ta cũng phải tham gia việc thờ thần tượng của mình nữa. Bà ta cũng sát hại các nha tiên tri của Đức Giê-hô-va.
Sự bội đạo trắng trợn ngay trong cung vua này là dấu hiệu cho việc thức tỉnh chức vụ nói tiên tri về phương diện đạo đức, vốn nhằm thủ giữ một vai trò áp đảo trong dân Y-sơ-ra-ên, và Giu-đa suốt ba thế kỷ tiếp sau đó và làm dài hơn thế nữa. Nhà tiên tri đầu tiên trong truyền thống cao quí này là Ê-li, quê quán tài Ga-la-át, bên kia sông Giô-đanh. Nghiêm khắc trong chức vụ công khai, ông ta đã tố cáo A-háp là đang gây rối loạn cho dân Y-sơ-ra-ên bằng tà đạo của mình. Ông cũng thách thức các nhà tiên tri Ba-anh nhận một trận đấu trê núi Cạt-mên, đồng thời chế nhạo thói phân tâm của họ, đi nước đôi giữa hai ý kiến đối chọi nhau (IVua 1V 18:21); khi các tiên tri Ba-anh không cầu đảo được để thần của họ đáp lại lời nào, Ê-li cầu nguyện “Đến giờ dâng của lễ chay ban chiều, tiên tri Ê-li đến gần và nguyện rằng: Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, của Y-sác, và của Y-sơ-ra-ên ngày nay xin bày tỏ cho người ta biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên, rằng tôi là kẻ tôi tớ Ngài, và tôi vâng lời Ngài mà làm mọi sự này” (IVua 1V 18:36).
Hệ quả là một sự báo thù không chối cãi gì được của Đức Chúa Trời hằng sống.
Ê-li có một lương tâm vừa xã hội vừa tôn giáo. Ông biết rõ Đức Yahweh không đẹp lòng về việc nhà vua áp bức các thần dân của mình cũng như đã bội đạo. Sát cạnh cung vua của A-háp trong đồng bằng Gít-rê-ên, có một vườn nho rất đẹp mà chủ nhân là một người tên Na-bốt. A-háp tham muốn vườn nho ấy, nhưng Na-bốt không chịu bán nó cho nhà vua, vì đó là cơ nghiệp của tổ phụ mình để lại. Thế là Giê-sa-bên, chắc chắn là với sự đồng loã của A-háp, đã cho người ám sát Na-bốt để chiếm đã tài sản của ông ta. Nhân vụ này, Ê-li đã đến gặp nhà vua và nói: “Ngươi sẽ nói với người rằng: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ngươi há đã giết người, và bây giờ lại chiếm lấy cơ nghiệp nó sao? Ngươi phải tiếp rằng: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ở tại chỗ mà chó đã liếm huyết của Na-bốt, thì chó cũng sẽ liếm chính huyết của ngươi” (IVua 1V 21:19).
Máu vô tội của Na-bốt đã được Giê-hu một quan tổng binh của xứ Y-sơ-ra-ên đã được nhà tiên tri Ê-li-sê xức dầu để làm vua, báo thù. Ông này đã thanh toán nhà A-háp thật tàn ác, và quét sạch Ba-anh khỏi xứ.
Vương triều của Giê-hu kéo dài gần một trăm năm (kh.841-735 TC) gần phân nửa tổng số thời gian tồn tại của vương quốc miền Bắc. Trong những năm đầu của vương triều này, đã có chiến tranh hầu như liên tục với Sy-ri, muốn cướp cả vùng phía bên kia sông Giô-đanh của Giê-hu. Nhưng rồi nó bắt đầu được cháu nội vua ấy thu hồi, và chắt nội của Giê-hu là Giê-rô-bô-am II hoàn tất.
Chính là dưới thời Giê-rô-bô-am II (782-753 TC) vương quốc Y-sơ-ra-ên đã đạt đến đỉnh cao về thế lực của nó: “Người khôi phục bờ cõi Y-sơ-ra-ên từ nơi giáp Ha-mát cho đến biển đồng bằng” (IIVua 2V 14:25a).
Hoà bình đem đến thịnh vượng, thịnh vượng đem đến nếp sống xa hoa, và nếp sống xa hoa dẫn tới phóng túng. Thật vậy, các đền miếu địa phương tấp nập khách hành hương, và về mọi phương diện biên ngoài, xứ Y-sơ-ra-ên đã trải qua một sự bùng nổ tôn giáo. Nhưng các nhà tiên tri thì chỉ thấy toàn là sự bất công vô đạo của các cấp lãnh đạo quốc gia. A-mốt, nhà đại tiên tri đầu tiên của thế kỷ thứ tám TC, vốn là một kẻ chăn chiên chất phác ở miền Nam, nhưng do sự thúc đẩy của Lời Đức Chúa Trời, đã đưa ông lên miền Bắc để tố giác thói đạo đức giả của dân Y-sơ-ra-ên: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Y-sơ-ra-ên đến gấp ba gấp bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó; vì chúng nó đã bán người công bình lấy bạc, bán kẻ nghèo lấy một đôi dép. Chúng nó cũng tham cả đến bụi đất trên đầu người nghèo khó, và làm cong đường của kẻ nhu mì. Con và cha cùng đến chung một đứa gái, như vậy làm cho ô danh thánh ta. Chúng nó nằm gần mỗi bàn thờ, nên những áo xống đã nhận làm của tin, và uống rượu của kẻ phải phạt trong miếu thần chúng nó” (AmAm 2:6-8).
Ông biết rằng tôn giáo tách rời với luân ý đạo đức là điều đáng ghê tởm cho Đức Yahweh: “Ta ghét; ta khinh dể những kỳ lễ của các ngươi; ta không đẹp lòng về những hội trọng thể của các ngươi đâu. Dầu các ngươi dâng những của lễ thiêu và của lễ chay cho ta, ta sẽ không nhận lấy ta chẳng đoái xem những con thú mập về của lễ thù ân các ngươi. Hãy làm cho tiếng của bài hát các ngươi xa khỏi ta! Ta không khứng nghe tiếng đàn cầm của các ngươi. Thà hãy làm cho sự chánh trực chảy xuống như nước, và sự công bình như sông lớn cuồn cuộn.” (AmAm 5:21-24).
Với Ô-sê thì lời Đúc Chúa Trời đã đến qua nỗi đau của sự không chung thuỷ của vợ ông. Vì cũng tương tự như thế, dân Y-sơ-ra-ên đã vi phạm hôn ước với Đức Yahweh và bỏ đi, theo các “tình nhân” của nó, là các Ba-anh “của các đền miếu địa phương. Điều Đức Chúa Trời muốn nơi dân Y-sơ-ra-ên không phải là sự ngoan đạo mặt ngoài, nhưng là lòng trung tín giữ giao ước: “Vì ta ưa sự nhân từ mà không ưa của lễ, ưa sự nhìn biết Đức Chúa Trời hơn là ưa của lễ thiêu” (OsHs 6:6).
Lúc vương triều Giê-hu hết thúc, vương quốc miền Bắc chỉ còn lại có khoảng ba mươi năm tồn tại nữa mà thôi. Nhiều lãnh tụ quân sự nối tiếp nhau chiếm lấy ngai vàng. Nhưng một yếu tố mới về chính trị quốc tế, là sự nổi lên của đại đế quốc A-sy-ri. Ngay vào gữa thế kỷ trước, cả A-háp lẫn Giê-hu đều từng phải nộp cống cho Sanh-ma-na-se III. Giờ đây, vua A-sy-ri là Tiếc-la Phi-lê-se III (745-727 TC), còn được gọi là Phum trong phần ký thuật của Thánh Kinh, đã lao vào một loạt các chiến dịch nhằm mục đích bành trướng thế lực kia đến Y-sơ-ra-ên, ông ta được vua Mê-na-hem mua với một ngàn ta lâng bạc.
Vài năm sau đó (năm 735 TC) viên “đại tá” đang cai trị xứ Y-sơ-ra-ên là Phê-ca, con trai Rê-ma-lia, liên minh với Rê-xin, vùa Sy-ri để cởi ách của A-sy-ri. Khi A-cha vua Giu-đa từ chối không chịu theo họ, họ đã xâm lăng lãnh thổ của vua ấy. A-cha hốt hoảng, nhưng nhà tiên tri Ê-sai đã tìm cách trấn an vua bằng một lời từ Đức Chúa Trời: “mà nói cùng người rằng: Hãy cẩn thận, ở yên lặng; đừng sợ chi, lòng ngươi chớ bủn rủn vì cớ hai đuôi đuốc có khói, tức là vì cơn giận dữ của Rê-xin và Sy-ri, và của con trai Rê-ma-lia. Vì Sy-ri với Ép-ra-im và con trai của Rê-ma-lia đồng mưu hại ngươi, nói rằng: Chúng ta ãy lên nghịch cùng Giu-đa, khuấy rối nó, phá thành và lập một vua giữa nó, tức là con trai của Ta-bê-ên, Chúa là Đức Giê-hô-va phán như vầy: Sự ngăm đe ấy không thành, điều đó không xảy ra! Vì đầu của Sy-ri là Đa-mách, đầu của Đa-mách là Rê-xin. Còn trong sáu mươi lăm năm, Ép-ra-im sẽ bị huỷ diệt, không được kể là dân nữa. Đầu của Ép-ra-im là Sa-ma-ri, đầu Sa-ma-ri là con trai của Rê-ma-lia. Nếu các ngươi không tin, chắc sẽ không đứng vững được” (EsIs 7:4-9).
A-cha đã không tin. Thay vào đó, vua ấy cầu cứu với Tiếc-la Phi-lê-se, để rồi phải gặt lấy hậu quả tai hại. Sy-ri lật đổ, Các lãnh thổ Ga-li-lê và bên kia sông Giô-đanh của dân Y-sơ-ra-ên bị quét sạch cư dân. Và lễ vật mà A-cha phải nộp cho Tiếc-la Phi-lê-se là bạc và vàng lấy từ đền thờ, và thậm chí còn phải cúng lễ cho A-su-rơ, là thần của A-sy-ri nữa.
Lúc Tiếc-la Phi-lê-se thăng hà, Sa-ma-ri đã thách thức bằng cách thôi nộp cống cho A-sy-ri. Hành động liều lĩnh này đã giáng lên hồi chuông báo tử cho xứ Y-sơ-ra-ên. Tân vương Sanh-ma-na V đã vây hãm Sa-ma-ri, và nó đã đầu hàng ba năm sau đó (có lẽ là vào năm 722) với người kế vị của vua ấy, là Sa-gôn II. Phần lớn dân Y-sơ-ra-ên bị đùa đi đày, đất nước họ trở thành thuộc địa, có các dân Sy-ri và Ba-by-lôn được đưa đến định cư. Hậu quả của đám dân hỗn hợp này là cầu nguyện của dân Sa-ma-ri.
Thế là vương quốc miền Bắc đã đi đến chỗ bị kết thúc trong cơn hấp hối. Nó chỉ tồn tại hơn hai thế kỷ. Dân Y-sơ-ra-ên đã xem giao ước của họ với Đức Chúa Trời như là điều giúp họ khỏi bị Ngài trừng phạt, nhưng nhà tiên tri A-mốt lại dạy khác: “Ta đã biết chỉ một mình các ngươi trong mọi họ hàng trên đất; vậy nên ta sẽ thăm phạt các ngươi vì mọi sự gian ác các ngươi” (AmAm 3:2).
Vương quốc Giu-đa ở miền Nam.
Cho đến đây, chúng ta đã theo dõi những bước thăng trầ của vương quốc miền Bắc. Các sách Các Vua và Sử ký còn ký thuật về vương quốc miền Nam trong giai đoạn này nữa. Nhưng lịch sử của nó không được nhiều màu sắc như thế, còn tên của các vua đầu của nó thì cũng ít được biết rõ, có lẽ trừ ra Giô-sa-phát, sống đồng thời với A-háp.
Tuy nhiên, giờ đây vương quốc miền Nam sẽ tiếp tục tồn tại một mình thêm 135 năm nữa. Giai đoạn độc lập của nó được thêm phần cao quí đặc biệt là nhờ có hai cuộc cải cách tôn giáo hơn! Lần thứ nhất do vua Ê-xê-chia xúc tiến, với sự khích lệ của hai nhà tiên tri Ê-sai và Mi-chê. Cuộc cải cách lần thứ hai là dưới thời vua Giô-si-a, được khích lệ bởi người bà con xa của vua là nhà tiên tri Sô-phô-ni và nhà tiên tri Giê-rê-mi trẻ tuổi.
Ngay khi bắt đầu thời trị vì của mình, Ê-xê-chia đã cho trùng tu và mở cửa lại đền thờ. Rồi vua quyết tâm cất khỏi vương quốc mình tất cả những gì có liên hệ với việc thờ lạy thần tượng của người A-sy-ri mà A-cha, cha mẹ, đã đưa vào.
Những công cuộc cải cách này chắc chắn là kết quả của lời làm chứng trung tín của Ê-sai và Mi-chê, những người đã tố giác việc thờ thần tượng, các nghi lễ rỗng tuếch, các bất công xã hội, và kêu gọi dân sự hãy ăn năn suốt cả hai thời trị vì của các vua trước đó, trong khi A-mốt và ô-sê thì truyền giảng lời Đức Chúa Trời tại vương quốc miền Bắc. Dưới đây là một trong những sấm ngôn quan trọng của Mi-chê: “Ta sẽ đem vật gì chầu trước mặt Đức Giê-hô-va và quỳ lạy trước mặt Đức Chúa Trời rất cao? Ta sẽ đến trước mặt Ngài với những của lễ thiêu và với những bò con giáo niên sao? Đức Giê-hô-va có thích những hàng ngàn chiên đực hay là hằng vạn sông dầu sao? Ta há nên dâng con đầu lòng của ta vì sự phạm pháp ta, và trái của thân thể ta vì tội lỗi linh hồn ta sao? Hỡi người! Ngài đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện; cái điều mà Đức Giê-hô-va đòi ngươi há chẳng phải là làm sự công bình, ưa sự nhân từ và bước đi cách hiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao?” (MiMk 6:6-8).
Sa-gôn vua A-sy-ri tử trận năm 705 TC, và con trai vua ấy là San-chê-ríp lên nối ngôi. Đây dường như là dấu hiệu để Ê-xê-chia làm phản, chống lại ách đô hộ của A-sy-ri. Tuy nhiên, ngay trước năm 701 TC, San-chê-ríp đã kéo quân đến với vương quốc Giu-đa. Sau khi đánh chiếm các đô thị có thành luỹ kiên cố, vua ấy bao vây Giê-ru-sa-lem, nhốt Ê-xê-chia lại “như người ta nhốt một con chim trong lồng vậy” (theo lời lẽ của chính ông ta). May thay, Ê-xê-chia đã cẩn thận lo trước việc cung cấp nước cho thành phố bằng các cho xây một con kênh dẫn nước ngầm từ bên ngoài các vách thành vào trong ao Si-lô-ê. Mặc dù thế, tình hình vẫn có vẻ tuyệt vọng, như Ê-sai đã mô tả: “Con cái Si-ôn bị bỏ lại như lều vườn nho, như chòi ruộng dưa, như thành bị vây” (EsIs 1:8).
Tư lệnh quân đội A-sy-ri đã dụ dỗ cư dân của thành phố bị vây: “Cho đến chừng ta tới dẫn các ngươi vào trong một xứ giống như xứ của các ngươi, tức là xứ có lúa và rượu, bánh và vườn nho, một xứ sanh dầu ô-li-ve và mật ong. Như thế, các ngươi sẽ sống, và không chết đâu. Vậy, chớ nghe Ê-xê-chia, vì hắn gạt các ngươi khi nói rằng: Đức Giê-hô-va sẽ giải cứu chúng ta. Những thần của các dân tộc khác há có giải cứu xứ mình khỏi tay vua A-si-ri chăng? Thần của Ha-mát, và thần của Ạt-bát ở đâu? Thần của Sê-phạt-va-im. Thần của Hê-na, và thần của Y-va ở đâu? Các thần đó có giải cứu Sa-ma-ri khỏi tay ta chăng?” (IIVua 2V 18:32-34).
Vua Ê-xê-chia hỏi ý kiến Ê-sai, và nhà tiên tri đáp: “Người nói với chúng rằng: Các ngươi khá đáp với chủ mình thế này: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Chớ sợ hãi những lời các ngươi đã nghe các tôi tớ của vua A-si-ri dùng mà phạm đến ta” (IIVua 2V 19:6) (tc EsIs 37:33-35).
Trọng tâm của giáo lý trong nền thần học của Ê-sai là quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Ông vốn được kêu gọi vào chức vụ tiên tri trong một khải tượng ông nhìn thấy Đức Giê-hô-va là vua, ngự trị trên một chiếc ngai cao. Ông tin rằng Đức Chúa Trời là vua của tất cả các dân các nước, và lợi dụng họ làm công cụ cho chủ đích riêng của Ngài.
Thế là cuộc bao vây Giê-ru-sa-lem của San-chê-ríp bị giải toả. Theo ký thuật của Thánh Kinh, “trong đêm đó, có một thiên sứ của Đức Giê-hô-va đi đến trong dinh A-sy-ri và giết một trăm tám mươi lăm ngàn người tại đó” (IIVua 2V 19:35 tc EsIs 37:36). Có thể là Herodotus cũng đề cập chính biến cố này khi ông mô tả một cuộc đột kích vào trại quân A-sy-ri của chuột đồng vào một đêm nọ. Những sử gia ấy lại bảo rằng lũ chuột đã biến các binh sĩ trở thành vô phương tự vệ bằng cách cắn đứt hết các dây cung, các ống tiêu, và đai khiên của họ, trong khi sự thật chắc là họ đã bị mắc bệnh dịch hạch.
Cho dù có như thế nào, dân Y-sơ-r-ên vẫn xem đó là một cuộc giải thoát rõ ràng do bàn ay của Đức Chúa Trời.
“Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực của chúng tôi, Ngài sẵn giúp đỡ trong cơn gian truân. Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời; Ta sẽ được tôn cao trong các nước, cũng sẽ được tôn cao trên đất. Đức Giê-hô-va vạn quân ở cùng chúng tôi. Đức Chúa Trời Gia-cốp là nơi nương náu của chúng tôi” (Thi Tv 46:1, 10, 11).
Phân nửa thế kỷ sau khi Ê-xê-chia thăng hà, là giai đoạn bội đạo. Con trai vau ấy là Ma-na-se, một kẻ đê tiện chấp nhận địa vị chư hầu của A-sy-ri, đã áp dụng một chính sách hoà đồng tôn giáo, và đưa cách thờ phượng đáng ghê tởm của dân Ca-na-an và A-sy-ri mà Ê-xê-chia từng tiêu diệt trở vào. Việc thờ lạy các ngôi sao, đồng bóng, thờ lạy Ba-anh và thậm chí những việc làm đáng ghê tởm là dâng trẻ con làm sinh tế, đã làm ô uế đất nước. A-môn, con trai vua ấy, chỉ trị vì hai năm, dường như cũng chẳng khá gì hơn.
Nhưng nhà vua làm điều thiện là Giô-si-a, trị vì từ năm 639 đến 609 TC đã lật ngược chiếc thang và khai mào một công cuộc cải cách còn triệt để hơn cả ông cố mình là Ê-xê-chia nữa. Vua ấy lên ngôi lúc mới chỉ là một cậu bé trai tám tuổi. Đến khi hãy còn là một thanh niên mười sáu tuổi, “vua ấy đã bắt đầu tìm kiếm Đức Chúa Trời của tổ phụ mình là Đa-vít”, điều dứt khoát có ý nghĩa là nhà vua đã tự cải cách và canh tân đám quần thần thân cận với mình ngay trong triều. Bốn năm sau dó, “người khởi dọn sạch Giu-đa và Giê-ru-sa-lem, trừ bỏ những nơi cao, thần A-sê-ra, tượng chạm và tượng đúc” (IISu 2Sb 34:3) và năm sau đó, Giê-rê-mi đã nhận được tiếng gọi để trở thành nhà tiên tri.
Phải đợi đến năm năm sau, lúc đã là một thanh niên hai mươi sáu tuổi, Giô-si-a mới lãnh đạo cuộc cải cách triệt để trên toàn quốc. Đó là kết quả của việc tìm lại được “quyển sách luật pháp” - dường như là một bản sao hay một phần của sách Phục Truyền luật lệ ký - trong quá trình trùng tu đền thờ. Nhà vua đã kêu gọi dân sự “cá lớn và nhỏ” đến tập họp thành một đám quần chúng đông đảo để bản thân nhà vua đọc cho họ nghe quyển sách luật pháp đã tìm lại được. Rồi nhà vua tái lập giao ước của toàn dân với Đức Chúa Trời, cất hết mọi đồ thờ của người A-sy-ri và Ca-na-an khỏi thành phố và các tỉnh, đóng cửa các đền miếu địa phương, cấm chỉ việc đồng bóng và dâng con người làm sinh tế, và truyền lệnh cử hành lễ Vượt Qua tại Giê-ru-sa-lem.
“Trước Giô-si-a, chẳng có vua nào hết lòng, hết ý, hết sức mình mà tríu mến Đức Giê-hô-va, làm theo trọn vẹn luật pháp của Môi-se; và sau người cũng chẳng có thấy ai giống như người nữa” (IIVua 2V 23:25).
Chúng ta có thể chắc chắn rằng ẩn phía sau sân khấu, Giê-rê-mi đã khích lệ cuộc cải trả này. Đồng thời nhà tiên tri còn phát giác ra rằng những gì mình thấy, tương đối chỉ mới là phần trên lớp mặt mà thôi. Ông lưu ý dân Y-sơ-ra-ên về số phận của những kẻ bất trung trong dân Y-sơ-ra-ên và thêm: “Dầu vậy, em gái quỉ quyệt nó, là Giu-đa, cũng chẳng trở về cùng ta cách hết lòng, chẳng qua là giả dối, Đức Giê-hô-va phán vậy” (Gie Gr 3:10)
Giê-rê-mi thường đề cập tính “ngoan cố” của tấm lòng xầu xa gian ác của con người là “dối trá hơn mọi vật và rất là xấu xa”, và trông chờ những ngày của giao ước mới, khi Đức Chúa Trời sẽ đặt luật pháp Ngài vào trong lòng người ta và “khắt vào lòng” họ (Gie Gr 7:24; 17:9; 31:33).
Trong biến cố vừa xảy ra này, Giê-rê-mi đã được chứng minh là đúng. Kết quả của công cuộc cải cách của Giô-si-a đã không tồn tại được lâu, và con trai vua là Giê-hô-gia-kim đã nhanh chóng phá huỷ việc làm thiện hảo của nhà vua. Dường như nhà vua mới này đã sử dụng nô lệ làm lao công để xây cho mình một cung điện thật xa hoa, do đó, tự chất lên đầu mình một trong những lời tố giác dữ dội nhất của Giê-rê-mi:
“Khốn thay cho kẻ xây nhà trái lẽ công bình, làm phòng bởi sự bất nghĩa; dùng kẻ lân cận mình làm việc vô lương, và chẳng trả tiền công; nói rằng: Ta sẽ xây toà nhà rộng rãi, có những phòng khoảng khoát; xoi những cửa sổ, lợp trần bằng gỗ bách hương, và sơn son. Người lấy gỗ bách hương ganh đua sự đẹp, há nhân đó được làm vua sao? Cha ngươi xưa đã ăn đã uống, làm ra sự công bình chính trực, cho nên được thạnh vượng. Người đã làm ra lẽ thẳng cho kẻ nghèo và thiếu thốn, cho nên được phước. Đức Giê-hô-va phán “Như vậy há chẳng phải là biết ta sao? Nhưng mắt và lòng ngươi chăm sự tham lam, đổ máu vô tội, và làm sự ức hiếp hung dữ” (22:13-17).
Những lời nói như thế vốn không được tính toán để đặt Giê-rê-mi vào hàng những người được Giê-hô-gia-kim ban đặc ân cho. Cho nên lúc cuộn sách chép những lời cảnh cáo của Giê-rê-mi về sự trừng phạt (phán xét) sắp giáng trên xứ Giu-đa được đọc cho nhà vua nghe lúc nhà vua ngồi trong cung mùa đông của mình trước một lò than đổ, nhà vua đã lấy dao nhỏ cắt nó ra rồi ném từng mảnh một vào lò lửa (Gie Gr 36:21-23).
Trong những năm này, sân khấu quốc tế đã trải qua một số đổi thay quan trọng. Suốt 200 năm qua, người A-sy-ri là cường quốc áp đảo tại Cận Đông, và vùng thôn quê của hai xứ Y-sơ-ra-ên và Giu-đa đã nhiều lần bị các đạo quân của họ giày xéo. Nhưng đến năm 616 TC, A-sy-ri bị Nabopolasser nhà sáng lập vương triều Ba-by-lôn xâm lăng, và đến năm 612, Ni-ni-ve (kinh đô của A-sy-ri) thất thủ sau một cuộc bao vây kéo dài hai tháng rưỡi. Đã chẳng có một giọt nước mắt nào được đổ ra khi nó bị sụp đổ. Sách Giô-na minh hoạ thế nào người Y-sơ-ra-ên đã miễn cưỡng nhìn thành phố Ni-ni-ve ăn năn và được tha thứ, còn nhà tiên tri Na-than thì diễn tả phản ứng phổ biến đối với sự áp bức của Ni-ni-ve.
“Khốn thay cho thành đổ máu! Nó đầy dẫy những sự dối trá và cường bạo, cướp bóc không thôi. Người ta nghe tâm roi, tiếng ầm của bánh xe; ngựa thì phóng đại, xe thì chạy mau. Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Này, ta nghịch cùng trần truồng ngươi ra cho các dân tộc, phàm kẻ nghe nói về ngươi đều vỗ tay trên ngươi; vì ai là kẻ chẳng từng chịu luôn sự hung ác của ngươi!” (NaNk 3:1, 5a, 19b).
Thậm chí sau khi Ni-ni-ve thất thủ, A-sy-ri vẫn chưa bị đánh bại ngay. Năm 609 Pha-ra-ôn Nê-cô của Ai Cập đã kéo quân đi tiếp cứu nó, nhưng chính vua ấy đã bị người Ba-by-lôn đánh bại năm 605 trong trận Cạt-kê-mít, trên sông Ơ-phơ-rát. Giờ đây, Ba-by-lôn nắm quyền tối cao, và Giu-đa chuyển các cống vật của mình từ Nê-cô, sang cho Nê-bu-cát-nết-sa.
Lúc đạo quân của Nê-bu-cát-nết-sa không đánh bại được Nê-cô tại biên giới Ai Cập năm 601, vua Giê-hô-gia-kim đã rút lại số tiền nộp cống của mình. Đây là một ý đồ muốn làm phản. Nhưng Giê-hô-gia-kim thăng hà năm 598 trước khi Nê-bu-cát-nết-sa có thì giờ đàn áp cuộc nổi dậy, nên con trai vua ấy là Giê-hô-gia-kim phải nhận lấy cơn thịnh nộ của Ba-by-lôn. Nó giáng trên vua ấy trong năm sau đó. Giê-ru-sa-lem bị vây hãm và đánh chiếm. Ba ngàn thành viên của giới quý tộc bị bắt đày sang Ba-by-lôn, và các kho tàng của đền thờ cũng cùng chung số phận. Trong số những người bị lưu đày có Ê-xê-chi-ên, vốn vừa là thầy tế lễ vừa là nhà tiên tri, từng tiên báo việc vinh quang của Đức Chúa Trời đã lìa khỏi đền thờ vì tội lỗi thâm căn cố đế của xác Giu-đa.
Nê-bu-cát-nết-sa bổ nhiệm Sê-đê-kia là một con trai khác của vua Giô-si-a làm vua Giu-đa. Đây là một ông vua như nhược và có tính tình không quyết. Các cố vấn khuyên vua ấy nhờ cậy Ai Cập, nhưng Giê-rê-mi nhấn mạnh rằng hi vọng duy nhất để xứ Giu-đa có thể tồn tại là phải đầu lòng Ba-by-lôn. Bản thân Giê-rê-mi, là một người yêu nước nhiệt thành nên ông cảm thấy thật là đau lòng khi phải chứng kiến cảnh nhục nhã của đất nước, nhưng càng đau lòng hơn nữa là chính sách của ông đã bị nghi ngờ là phản quốc. Lời ông nói chỉ là một tiếng vang lên trong sa mạc. Ông phải đứng một mình để cô đơn chịu khổ.
Tai hại thay, Sê-đê-kia “không hạ mình xuống trước mặt Giê-rê-mi là đấng tiên tri vâng mạng Đức Giê-hô-va mà khuyên bảo người” (IISu 2Sb 36:12). Năm 589 TC vua ấy công khai làm phản chống lại Ba-by-lôn. Đã chẳng có một hi vọng trợ giúp nào từ phía Ai Cập được đáp ứng, nên Giê-ru-sa-lem lại phải chịu cảnh bị bao vây một lần thứ hai nữa, và lần này là trong tám tháng. Tình trọng đói kém thật đáng kinh sợ. Giê-rê-mi tiếp tục khuyên đầu hàng, dẫn tới việc ông bị bắt giam lần thứ nhất, kế đó là một âm mưu làm hai mạng sống ông.
Năm 587-6, một chỗ trong các vách thành bị phá vỡ và thành phố bị thất thủ. Các vách thành bị biến thành một đống đổ nát, còn ngôi đền thờ nguy nga tráng lệ của Sa-lô-môn thì bị thiêu rụi.
Số người ít oi còn sống sót được giao cho Ghê-đa-lia, và Giê-rê-mi đến khuyên họ hãy đầu hàng Ba-by-lôn. Nhưng Ghê-đa-lia bị ám sát, nên số người còn sống sót chạy trốn sang Ai Cập, kéo theo họ một Giê-rê-mi trong cảnh không may.
Cách tốt nhất đê cảm nhận nỗi thất vọng của dân Y-sơ-ra-ên khi đền thờ của họ bị phá huỷ và dân tộc họ bị đưa đi đày, là đọc sách Ca thương:
“Thành này xưa vốn đông dân lắm, kìa nay ngồi một mình! Xưa vốn làm lớn giữa các dân, nay như đàn bà goá! Xưa vốn làm nữ chủ các quận, nay phải nộp thuế khoá! Con gái Si-ôn đã mất hết mọi sự làm cho mình vinh hoa. Các quan trưởng nó như nai chẳng tìm được đồng cỏ. Chạy trốn kiệt cả sức trước mặt kẻ đuổi theo. Hỡi mọi người đi qua, há chẳng lấy làm quan hệ sao? Xét xem có sự buồn bực nào đọ được sự buồn bực đã làm cho ta. Mà Đức Giê-hô-va đã làm khốn cho ta nơi ngày Ngài nổi giận phừng phừng” (CaAc 1:1, 6, 12).
Thế nhưng người tin kính đã không hề bị bắt đi một cách bất ngờ. Họ biết rằng giao ước của Đức Chúa Trời đã lập với dân Y-sơ-ra-ên không phải chỉ đặt cơ sở trên lời hứa của Đức Chúa Trời với họ mà thôi, nhưng là trên việc họ tuân giữ nó. Ngay từ đầu, Môi-se đã cảnh cáo họ về hậu quả của sự không vâng lời, và các nhà tiên tri từng nhấn mạnh rằng sự trừng phạt (phán xét) sẽ không thể tránh khỏi, nếu dân sự không chịu ăn năn:
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng, vì có lòng thương xót dân sự và đền của Ngài; nên hằng sai sứ giả đến cùng chúng” (IISu 2Sb 36:15).
Việc phục hồi địa vị sau cuộc lưu đày Ba-by-lôn.
Cuộc lưu đày sang Ba-by-lôn kéo dài khoảng sáu mươi năm. Tuy những kẻ bị lưu đày bị cưỡng bách phải từ bỏ quê hương của họ, dường như họ vẫn được hưởng khá nhiều tự do. Giê-rê-mi đã viết một bức thư cho số người bị bắt đi đày lần đầu tiên, bảo họ hãy “xây nhà và ở, trồng vườn và ăn trái; hãy lấy vợ, để con trai và con gái” (Gie Gr 29:5, 6).
Thử thách lớn nhất đối với họ là về mặt tôn giáo, vì họ cảm thấy bị lạc lõng thuộc linh khi bị tách rời với đền thờ và việc dâng tế lễ. Nhưng Giê-rê-mi vẫn ở giữa họ để hướng dẫn họ. Ông vẫn còn phán lời của Đức Giê-hô-va cho họ. Thậm chí, ông còn tuyên bố là vẫn nhìn thấy “vinh quang của Đức Giê-hô-va” giữa dân lưu đày trên bờ sông Xê-ba (Exe Ed 1:1) - cùng một ánh vinh quang vốn đã ngự trị trong đền thờ - cho nên dù sao thì Đức Chúa Trời vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ họ.
Năm 559TC, Si-ru II lên ngôi tại vương quốc lân bang là xứ Ba-tư (Phe-rơ-sơ). Chín năm sau đó, nhờ thắng vua Mê-đi, Si-ru II trở thành vua của cả xứ Mê-đi nữa, và người “Mê-đi và người Phe-rơ-sơ” (Mê-đô Ba-tư, một từ ngữ rất quen với những ai đọc sách Đa-ni-ên) đã thống nhất với nhau. Nhưng đó chỉ mới là buổi đầu của sự nghiệp rực rỡ về quân sự của Si-ru mà thôi. Năm 546 vua ấy đánh bại Croesus, vua Ly-đi rất nổi tiếng là giàu có, và toàn cõi Tiểu Á châu được thêm vào đế quốc của vua ấy.
Dân Do Thái bị lưu đày chắc rất nóng lòng trông đợi khi nghe về các chiến công của Si-ru, và ngày càng tin rằng việc họ được giải phóng khỏi Ba-by-lôn sẽ không còn bị trì hoãn nữa. Họ biết sắp đến ngày Đức Giê-hô-va sẽ cứu chuộc họ, vì các nhà tiên tri của họ vẫn luôn luôn thêm nhiều khải tượng đầy hi vọng vào với lời cảnh cáo về vận mệnh không may của họ. Dân sự bị lưu đày đặt lòng tin cậy của họ vào các lời hứa đó của Yahweh.
Một trong những lời hứa rõ ràng và trực tiếp nhất về sự cứu rỗi như thế được tìm thấy trong EsIs 40:1-45:25). Đã có một cuộ tranh luận dai dẳng giữa các học giả Thánh Kinh là chẳng hay các chương sách ấy có quả thật được viết vào khoảng 150 hay 100 trước đó do Ê-sai, hay nó do ngòi bút của một nhà tiên tri đương thời khuyết danh nào đó. Tuy nhiên, nếu vấn đề tác giả hãy còn gây tranh cãi, thì bức thông điệp của nó chẳng có gì phải bàn bạc cả. Đức Yahweh vốn không như các thần tượng ngoại đạo. Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống, Đấng Tạo Hoá cả thế gian, và cai trị trên các vương quốc của loài người. Ngay đến các vua chúa ngoại đạo cũng chỉ là các ông cụ của quyền năng Ngài. Chính Ngài đã dứt dấy Si-ru để giải phóng dân sự Ngài.
“Ai đã khiến người kia dấy lên từ phương đông, lấy sự công bình gọi người đến kề chân mình? Ngài phó các dân tộc trước mặt Người, khiến người cai trị các vua, phó họ như bụi cho gươm người, giống như rác rến bị gió thổi cho cung người. Ai đã làm và thành tựu việc này? Ai đã gọi các dòng dõi từ ban đầu? Ấy là chính ta, Đức Giê-hô-va, là đầu tiên, mà cũng sẽ ở với cuối cùng” (EsIs 41:2, 4). “Đức Giê-hô-va phán thể này cùng Si-ru, là người cức dầu của Ngài, ta đã cầm lấy tay hữu người, đặng hàng phục các nước trước mặt người, và ta sẽ tháo dây lưng các vua; đặng mở các cửa thành trước mặt người, cấm không được đóng lại; Ta sẽ đi trước mặt người, ban bằng các đường gập ghềnh; phá vỡ các cửa bằng đồng, bẻ gãy then gài bằng sắt; Vì cớ Gia-cốp, tôi tớ ta, và Y-sơ-ra-ên, kẻ lựa chọn của ta, nên ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi, và đặt tên thêm cho ngươi, dầu ngươi không biết ta. Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác nữa. Dầu ngươi không biết ta, ta sẽ thắt lưng ngươi” (EsIs 45:1, 2, 4, 5).
Năm 539 TC, sự cứu rỗi từ lâu mong đợi đã được ban hành. Bên-xát-xa vua Ba-by-lôn nhìn thấy một bàn tay hiện ra viết trên tường, và ngay đêm ấy, Ba-by-lôn đã sa vào tay người Ba-tư. Si-ru tức khắc ban hành hai chiếu chỉ, cho phép những giờ Do Thái bị lưu đày hồi hương để xây lại ngôi đền thờ của họ. Bản chính của tờ chiếu chỉ thứ hai, gồm có các vật liệu và kích thước của ngôi đền thờ sẽ được xây cất, đã được giữ lãi trong Exo Er 6:3-5). Việc Si-ru đã ban hành một chiếu chỉ như thế hoàn toàn nhất trí với chính sách mà người ta đã được biết của vua ấy. Như giáo sư F.F.Bruce đã viết:
“Quan niệm về đế quốc của Si-ru khác xa với quan niệm của người A-sy-ri. Người A-sy-ri áp đặt việc thờ lạy các thần chủ của họ trên các thần dân của mình, và khoe khoang về việc các thần của các thần dân của họ đã bị khuất phục. Si-ru... không có ý định xúc phạm đến tính mẫn cảm về phương diện tôn giáo của các thần dân của mình bằng một chính sách như thế; trái lại, vua ấy hoà đồng tính mẫn cảm về phương diện tôn giáo của họ bằng cách thờ phượng tất cả các thần khác nhau của họ”.
Thật là khó tưởng tượng nổi tâm trạng nhẹ nhõm, niềm vui và nỗi hoan hỉ của những người Do Thái bị lưu đày khi nghe tin về việc họ đã được giải phóng này: “Khi Đức Giê-hô-va dẫn các phu tù của Si-ôn về, thì chúng tôi khác nào kẻ nằm chiêm bao. Bấy giờ miệng chúng tôi đầy sự vui cười. Lưỡi chúng tôi hát những bài mừng rỡ. Trong các dân ngoại người ta nói rằng: Đức Giê-hô-va đã làm cho họ những việc lớn. Đức Giê-hô-va đã làm cho chúng tôi những việc lớn; nhân đó chúng tôi vui mừng” (Thi Tv 126:1-3).
Lẽ dĩ nhiên, trong khi dân Y-sơ-ra-ên phản ảnh về lịch sử quá khứ của họ và về tình yêu vững vàng của họ vào Đức Chúa Trời của giao ước, họ đã kết chặt lại với nhau cả ba thí dụ nổi bật về lòng nhân từ khoan dung của Ngài. Trong từng trường hợp một, Ngài đã tự động đi bước trước, trong việc bày tỏ ân điển tể trị của Ngài, và trong trường trường hợp một, Ngài đều gọi dân Ngài đến với vùng đất hứa. Trong lần thứ nhất, Ngài đã đưa Áp-ra-ham từ xứ Mê-sô-bô-ta-mi đến; trong lần thứ hai, là đưa mười hai chi phái ra khỏi Ai Cập, và trong lần thứ ba, là từ cuộc lưu đày Ba-by-lôn trở về.
Không phải toàn thể dân bị lưu đày đều đã lợi dụng chiếu chỉ của Si-ru và tiếp nhận việc hồi hương. Một số lớn vẫn ở lại. Sách Ê-xơ-tê kể lại một câu chuyện thê thảm về một số người như thế dưới thời A-suê-ru (Xét-xe I), người đã cai trị đế quốc Ba-tư từ 486-465 TC).
Việc phục hồi địa vị xảy ra trong ba giai đoạn được xác định rõ ràng. Không phải tất cả các học giả Thánh Kinh đều nhất trí với nhau về trật tự của các biến cố, nhưng tôi xin đưa ra đây quan điểm theo truyền thống. Thứ nhất Xô-rô-ba-bên ra đi (536 TC) để khôi phục đền thờ, rồi E-xơ-ra (458 TC) để khôi phục luật pháp,v à cuối cùng là Nê-hê-mi (445 TC) để khôi phục các vách thành.
Chuyến đi thứ nhất và chính yếu của người Do Thái từ giã Ba-by-lôn để hồi hương, là vào năm 538 TC một năm sau ngày ban hành chiếu chỉ của Si-ru! Họ do Xô-rô-ba-bên cháu nội vua Giê-hô-gia-kim lãnh đạo và thầy tế lễ Giê-sua. Chẳng bao lâu sau khi về đến Giê-ru-sa-lem, họ đã xây lên chiếc bàn thờ dâng của lễ thiêu và đặt nền cho đền thờ. Nhưng rồi dân Sa-ma-ri, vì bị từ chối không co hợp tác, bắt đầu chống lại việc tái thiết. Thế là công việc bị đình chỉ khoảng mười lăm năm.
Việc nó được bắt đầu lại phần lớn là nhờ vào sự khích lệ của hai nhà tiên tri A-ghê và Xa-cha-ri. A-ghê trách cứ dân sự rằng họ đã lo xây nhà cho riêng họ còn nhà của Đức Giê-hô-va thì vẫn còn là một đống đổ nát: “Ai là kẻ còn sót lại ở trong các ngươi đã xem thấy vinh quang khi trước của nhà này? Và bây giờ các ngươi xem nó ra làm sao? Nó ở trước mắt các ngươi, há chẳng phải như là hư không sao? Vậy bây giờ, Đức Giê-hô-va phán: Hỡi Xô-rô-ba-bên, ngươi khá can đảm; còn ngươi, Giê-hô-sua, con trai Giô-xa-đác, thầy tế lễ cả, cũng khá can đảm; Đức Giê-hô-va lại phán: Cả dân sự trong đất, các ngươi cũng khá can đảm, và hãy làm việc; vì ta ở cùng các ngươi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy” (AgKg 2:3, 4).
Xa-cha-ri thì thêm lời khuyến giục của ông: “Tay Xô-rô-ba-bên đã lập nền nhà này, thì tay nó cũng sẽ làm xong; và ngươi sẽ biết rằng Đức Giê-hô-va vạn quân đã sai ta đến cùng các ngươi” (XaDr 4:9).
Vậy công tác bắt đầu lại năm 520 và chấm dứt năm 515, khoảng bảy mười năm sau khi ngôi đền thờ đã bị phá huỷ trước đó.
Giờ đây, chúng ta đã nhảy vọt qua gần bảy mươi lăm năm, đến giai đoạn thứ hai trong việc tái xây dựng sinh hoạt quốc gia Y-sơ-ra-ên sau cuộc lưu đày. Công việc ần này do E-xơ-ra lãnh đạo. Ông là một thầy tế lễ, vừa là thầy thông giáo, và (như nhiều học giả đã mô tả ông) một loại “Bộ trưởng Do Thái vụ” tại Ba-by-lôn. Ông được vua Ạt-ta-xét-xe I của Ba-tư (465 - 423 TC) phải đến Giê-ru-sa-lem với lệnh truyền “tra xét về Giu-đa và về Giê-ru-sa-lem, chiếu theo luật pháp của Đức Chúa Trời” (Exe Ed 7:14). Nhiệm vụ của ông là điều hành các trách nhiệm về tôn giáo và luân lý đạo đức trong dân Y-sơ-ra-ên cho phù hợp với luật pháp.
Mười ba năm sau Nê-hê-mi lại về, cũng do vua Ạt-ta-xét-xe sai phái, với thẩm quyền xây lại thành phố, mà nói riêng là các vách thành. Khi đến nơi, ông đã không để mất thì giờ, mà truyền dạy ngay các quan chức địa phương:
“Tôi bèn nói với chúng rằng: các ngươi hãy xem tình cảnh khổ nạn của chúng ta đương đây; Giê-ru-sa-lem bị phá hoang, và các cửa nó bị lửa thiêu đốt. Hãy đến, xây cất các vách thành Giê-ru-sa-lem lại, hầu cho chúng ta chẳng còn bị sỉ nhục nữa” (NeNe 2:17)
Bất chấp bị chống đối và đe doạ, nhiệm vụ đã được hoàn tất trong vòng 52 ngày. Rồi một đại hội quần chúng được triệu tập, tại đó, E-xơ-ra và người Lê-vi đọc lớn tiếng luật pháp của Đức Chúa Trời và giải nghĩa cho dân sự nghe. Tiếp theo đó là một cuộc xưng tội toàn quốc của công chúng và tái lập giao ước nhằm tuân giữ luật pháp của Đức Chúa Trời trong tương lai. Cuối cùng lễ cung hiến vàch thành được tái xây dựng được cử hành giữa tiếng reo vui, và “sự vui mừng của thành Giê-ru-sa-lem vang ra rất xa” (NeNe 12:43).
Tai hại thay, cũng như với những lần cải cách trước, không phải dân sự đã giữ đúng tất cả những gì đáng lẽ họ phải làm. Vì khi Nê-hê-mi đến thăm lại Giê-ru-sa-lem lần thứ hai ít lâu sau đó, ông nhận thấy có nhiều vi phạm quy tắc đáng buồn, như việc không nộp một phần mười, giữ ngày Sa-bát và tránh kết hôn lộn xộn với người ngoại đạo. Nhưng Nê-hê-mi đã trung tín đối với người ngoại đạo. Nhưng Nê-hê-mi đã trung tín đối phó với các vấn đề ấy theo đúng luật pháp của Đức Chúa Trời.
Rất có thể rằng lời tiên tri của Ma-la-chi thuộc về giai đoạn này, vì đã có việc ám chỉ đúng y hay tương tự với những cách làm sai trái vào thời ấy - thí dụ như việc cưới gả lộn xộn và ly hôn, việc lơi lỏng dâng một phần mười, hay việc dâng lên cho Đức Chúa Trời các con sinh có tì vết.
Giai đoạn giữa (hai) giao ước.
Dân Y-sơ-ra-ên còn phải chờ bốn trăm năm nữa trước khi Đấng Mê-si-a ra đời. Đây được gọi là “Giai đoạn giữa (hai) giao ước” vì trong thời gian ấy, đã không có sách nào của cả Cựu lẫn Tân Ước kinh được viết ra cả. Tiếng nói tiên tri được biết là bị im đi. Tác giả sách của các vua Ma-ca-bê thứ nhất, vốn thuộc vào ngoại kinh và mô tả cơn biến cố từ năm 175 đến 134 TC, có đề cập vấn đề này nhiều lần. Ông ta đề cập một thời gian dân Y-sơ-ra-ên gặp hoạn nạn lớn, “tệ hại hơn bất luận tời kỳ nào kể từ ngày các nhà tiên tri thôi xuất hiện giữa họ” (IMacc. 9:27) và bảo rằng Si-môn được xác nhận là lãnh tụ và thầy tế lễ vĩnh viễn “cho đến khi một nhà tiên tri chân chính sẽ xuất hiện” (IMacc. 14:41)
Tuy nhiên, trong sách Đa-ni-ên đã có nhiều câu ám chỉ giai đoạn này, mà chắc chắn đó là một trong những sách khó hiểu nhất trong Thánh Kinh. Nhiều thắc mắc liên quan đến trước giả, việc soạn thảo và lý giải sách ấy vẫn tiếp tục gây bối rối cho các học giả. Nội dung của nó gồm nhiều chiêm bao và khải tượng, một số khó có thể giải thích được, trong khi nhiều phần khác thì hoàn toàn hoặc một phần không được giải thích.
Nói chung, các chiêm bao và khải tượng ấy tiên báo việc dấy lên và sụp đổ của nhiều đại đế quốc, nhất là khi chúng có liên quan với dân sự của Đức Chúa Trời. Giấc mơ nổi tiếng nhất là của Nê-bu-cát-nét-xe về một pho tượng khổng lồ, có đầu bằng vàng, ngực và cánh tay bằng bạc, bụng và vế bằng đồng, hai ống chân bằng sắt và bàn chân thì bằng sắt pha đất sét. Rồi (theo như trong giấc mơ) một tảng đá đập vào phần chân, khiến toàn thể pho tượng tan tành ra từng mảnh vụn. Đa-ni-ên lý giải giấc mơ ấy ám chỉ nhiều đế quốc sẽ kế tiếp nhau. Theo truyền thống, chúng được hiểu đó là Ba-by-lôn (“người là cái đầu bằng vàng”), Mê-đô-Ba-tư (ngực và hai cánh tay) Hy Lạp là đế quốc “sẽ cai quản khắp đất”, và La Mã sẽ trở thành “một nước sẽ phải phân chi ra” và không thể đứng vững. Nếu điều này là đúng, thì rồi một tảng đá “chẳng phải bởi tay (con người) đục ra”, là nước của Đấng Mê-si-a mà Đa-ni-ên bảo “Chúa trên trời sẽ dựng nên một nước không bao giờ bị huỷ diệt... sẽ đứng đời đời” (DaDn 2:44).
Các đại đế quốc này đã nối tiếp theo nhau. Chúng tạo thành phần bối cảnh trong đó vở kịch về sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời được trình diễn. Đế quốc Ba-by-lôn kéo dài từ 615 đến 539 TC, đế quốc Mê-đô Ba-tư từ 539 đến 331, đế quốc Hy Lạp từ 331 đến 63 và đế quốc La Mã từ 63 rồi đi vào kỷ nguyên của Cơ Đốc giáo.
Các chương về sau của sách Đa-ni-ên có ý nghĩa minh nhiên hơn. Khải tượng của ông được ghi lại trong chương 8 là về một con chiên đực mạnh mẽ, húc sừng về hướng Đông, hướng Bắc và hướng Nam, mà chẳng có con thú nào đứng vững được trước mặt nó. Vì có hai sừng, nó tiêu biểu cho đế quốc Mê-đô-Ba-tư (c.20). Rồi “một con dê đực đến từ phía Tây, đi khắp trên mặt đất”. Đây là “vua nước Gờ-réc (Hy Lạp)” (c.21) nghĩa là việc dấy lên của đế quốc Hy Lạp dưới thời Phi-líp người Ma-xê-đoan. Con dê đực từ hướng Tây “có cái sừng mọc rõ ra giữa hai con mắt” húc vào con chiên đực làm gãy hai cái sừng. Cái sừng mọc rõ ra đó là con trai của Phi-líp, tức là A-lịch sơn đại đế, sau một loạt nhiều chiến thắng rực rỡ chống lại Tiểu Á châu, Ty-rơ, Ga-xa và Ai Cập, đã đánh bại đạo quân của Ba-tư năm 331 TC (con dê đực lâm mình nên lớn lắm” (c.8) có lẽ ám chỉ chiến dịch được tiếp tục của A-lịch-sơn đại đế xuyên qua Afghanistan đến tận Ấn Độ. “nhưng khi nó đã mạnh, thì cái sừng lớn của nó gầy đi”, vì vua ấy thăng hà năm 323 tại Ba-by-lôn, rồi tại cỗ của nó có bốn cái sừng khác mọc lên, vì đế quốc của A-lịch-sơn đại đế đã bị chia thành bốn khu vực cho bốn vị đại tướng của vua ấy, là Ma-xê-đoan và Hy Lạp, xứ Thrace hay Tây Á, Sy-ri và Ba-by-lôn (dưới quyền Schucus) và Ai Cập (dưới quyền Ptolemy).
Trong số này, hai nước sau cùng đã thấy trị trên vận mệnh của dân Y-sơ-ra-ên suốt 300 năm tiếp sau đó. “Chúng đem khổ nạn không lời lẽ nào tả xiết cho cả thế gian” (IMacc 1:9). Như trong những thế kỷ trước, xứ Palestine là một lãnh thổ trái độn giữa các đế quốc A-sy-ri, Ba-by-lôn, Ba-tư ở phía Tây Bắc và Ai Cập ở phía Đông Nam, thì giờ đây xứ Giu-đê nằm lọt vào giữa các vua Selencids) cai trị xứ Sy-ri với các vua Ptolemies cai trị Ai Cập. Các vua trước được gọi là “vua phương Bắc” trong DaDn 11:1-45), và các vua sau được gọi là “vua phương Nam”. Cả hai triều đại này đều tồn tại cho đến giữa thế kỷ thứ nhất TC, và mối liên hệ giữa họ cứ thay đổi từ chỗ sống chung gây khó chịu cho nhau đến chỗ tích cực chống đối và chiến tranh với nhau. Xứ Giu-đê nằm dưới quyền kiểm soát lúc thì dưới vua này, lúc thì dưới vua kia.
Trở lại với khải tượng của Đa-ni-ên về con dê đực có các sừng rõ rệt bị thay thế bằng “bốn cái sừng mọc rõ ra”, thì khải tượng ấy được phát triển như sau:
“Bởi một trong các sừng, có mọc ra một cái sừng nhỏ, lớn lên rất mạnh, về phương Nam, phương Đông, lại hướng về đất vinh hiển. Nó lớn lên đến cơ binh trên trời, làm cho đổ xuống đất một phần cơ binh và một phần trong các ngôi sao, rồi nó giày đạp lên. Nó làm mình nên lớn cho đến tướng cơ binh; nó cất của lễ hằng dâng khỏi Ngài, và nơi thánh của Ngài bị quăng xuống. Vì cớ tội lỗi thì cơ binh được phó cho nó, luôn với của lễ hằng dâng khỏi Ngài, và nó ném bỏ lẽ thật xuống đất, nó làm theo ý mình và được thành vượng” (DaDn 8:9-12).
“Cái sừng nhỏ” này được lý giải là một “vua... có bộ mặt hung dữ” sẽ huỷ diệt những kẻ có quyền và dân thánh” (DaDn 8:23, 24). Dường như chẳng có gì để nghi ngờ đó chính là Antiochus Epiphanes (175-163 TC), về sau đã được DaDn 11:21 gọi là “kẻ đáng khinh dể”.
Năm 167 TC, Antiochus Epiphanes ra lệnh đình chỉ việc dâng tế lễ trong đền thờ, thủ tiêu Kinh điển, và chấm dứt việc cử hành phép cắt bì, việc giữ ngày Sa-bát và các luật lệ về thức ăn. Đỉnh cao của sự việc được đạt đến khi đến tháng 12, một chiếc bàn thờ mới được cung hiến cho Zeus, là “Chúa Trời” (mà Antiochus tuyên bố mình là hiện thân), và một con thú ô uế đã được dâng lên trên đó, Như thế, của lễ thiêu hằng dâng đã bị cất đi, và đền thờ bị làm ô uế bởi “sự gớm ghiếc làm ra sự hoang vu” (DaDn 11:31).
Chiếu chỉ của nhà vua áp dụng cho cả các tỉnh lẫn cho Giê-ru-sa-lem với hình phạt là án tử hình. Nhiều người đã chịu thoả hiệp. Nhưng nhiều người khác thì chống lại, sẵn sàng nhận lấy cái chết thay vì bị ô uế. Những cuộc tra tấn và tàn sát dữ dội nhất đã xảy ra, một số được mô tả trong sách của các vua Ma-ca-bê. Những kẻ tử đạo chết vì “gươm, bởi ngọn lửa, bởi sự phu tù và sự cướp bóc lâu ngày” (DaDn 11:33) có thể trước giả thư Hê-bơ-rơ đã ám chỉ họ khi viết:
“Có người đàn bà đã được người nhà mình chết sống lại, có kẻ bị hình khổ dữ tợn mà không chịu giải cứu, để được sự sống lại tốt hơn. Có kẻ khác chịu nhạo cười, roi vọt, lại cũng chịu xiềng xích lao tù nữa. Họ đã bị ném đá, tra tấn, cưa xẻ, bị giết bằng lưỡi gươm, lưu lạc rày đây mai đó, mặc những da chiên da dê, bị thiếu thốn mọi đường, bị hà hiếp ngược đãi, thế gian không xứng đáng cho họ ở, phải lưu lạc trong đồng vắng, trên núi, trong hang, trong những hầm dưới đất” (HeDt 11:35-38).
Cuộc kháng chiến có tổ chức đã được thầy tế lễ thượng phẩm Ma-ta-thia phát động bằng cách tự mình đảm trách việc giết cả một tên phản quốc người Do Thái lẫn một quan chức của nhà vua đến mời họ dự cuộc dâng tế lễ. Việc này đưa tới một giai doạn chiến tranh du kích, trong đó các đền thờ ngoại đạo bị phá huỷ, các con cái người Do Thái bị cưỡng bách phải chịu phép cắt bì, và tàn sát những kẻ chịu thoả hiệp.
Ma-ta-thia qua đời năm 166 và ba con trai ông lần lượt kế nhiệm cho ông, gồm có Giu-đa với biệt danh Maccbacus một hình dung từ có lẽ có nghĩa là “cái búa” hay “người nhổ tận gốc” (166-161 TC), Giô-na-than (161-143 TC), và Si-môn (143-135 TC). Chi tiết về cuộc khởi nghĩa của họ chống lại quyền cai trị của ngoại bang và của các chiến công quân sự của họ được ghi lại trong các sách về dòng họ Ma-ca-bê.
Có lẽ khoảnh khắc khải hoàn nhất trong lịch sử của họ là vào năm 164 TC, dưới quyền lãnh đạo của Giu-đa Ma-ca-bê, khu vực đền thờ đã được tẩy uế và chính đền thờ đã được trùng tu, một bàn thờ được dựng lên và cung hiến, các của lễ lại bắt đầu được dâng lên.
“Đến lễ kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày người ngoại quốc làm ô uế nó, đúng vào ngày ấy, nó đã được tái cung hiến, với nhiều bài thánh ca cảm tạ, với âm nhạc của hạc cầm, dàn tỳ bà và trống” (IMacc 4:54).
Chiến tranh giành độc lập tiếp tục nhiều năm, và quyền tự trị vẫn chưa thu hồi được trước năm 128 TC dưới thời con trai của Si-môn, là Jhon Hyreanus. Ong này là thầy tế lễ và là lãnh tụ, có người còn nói là nhà tiên tri và là vua nữa. Ông ta và con trai mình đã chiếm được khá nhiều đất đai chung quanh xứ Giu-đê.
Nhưng năm 63 TC, đại tướng Pompey của La Mã đã đến Giê-ru-sa-lem và vào sâu tận nơi chí thánh khiến các thầy tế lễ đều kinh hoàng. Xứ Giu-đê trở thành một nước bảo hộ của La Mã, và nền độc lập của dân Do Thái lại bị mất đi.
Năm 40 TC, Hê-rốt vốn đã là một chủ huy quân đội trong xứ Ga-li-lê và sau đó là vua đồng chư hầu xứ Giu-đê, được nghị viên La Mã lập làm “vua dân Do Thái”. Vua ấy lần lần tái chinh phục vương quốc của mình và đến năm 37 TC, thì vây và chiếm Giê-ru-sa-lem, xử tử Antigonus, là thầy tế lễ và là vua của dòng họ Ma-ca-bê. Vua Hê-rốt luôn luôn thất dân tâm vì là một người ngoại quốc (Ê-đôm, tuy ông ta theo Do Thái giáo). Tuy nhiên, Hê-rốt vẫn trị vì được ba mươi ba năm. Chính dưới quyền giám sát của vua ấy, mà vào năm 19 TC, công cuộc tái thiết lớn ngôi đền thờ được bắt đầu. Công tác được tiếp tục mãi gần đến năm 70 SC thì đền thờ lại bị phá huỷ một lần nữa và cuối cùng bị san phẳng, lần này là do quân đội La Mã.
Qua suốt giai đoạn cai trị đầy khó khăn và dòng họ Ma-ca-bê, nhiều phong trào quan trọng đã phát triển trong cộng đồng Do Thái để rồi chúng đọng lại để trở thành nhiều đảng phái tôn giáo khác nhau vào thời của Chúa chúng ta.
Cuộc khởi nghĩa của dòng họ Ma-ca-bê là một cuộc phản kháng đầu tiên và triệt để nhất về mặt tôn giáo, một sự thách thức không chịu thoả hiệp với các ảnh hưởng của Hy Lạp. Chẳng có gì khơi dậy bất mãn nơi dòng họ Ma-ca-bê hơn là các thầy tế lễ thượng phẩm phục vụ theo nhiệm kỳ, do ân huệ của các vua Selemvido đặt định. Họ và nhhững kẻ theo họ là những “người Do Thái phản quốc” của bộ sách Ma-ca-bê, thậm chí muốn xoá cả các dấu vết của phép cắt bì để bắt chước nếp sống Hy Lạp, mặc y phục Hy Lạp và tự xây cho mình một vận động trường kiểu Hy Lạp để tổ chức những cuộc thi tài thể thao.
Những người Do Thái trách sự ô nhiễm của ảnh hưởng Hy Lạp là các đảng viên Hasidim hay những người ngoan đạo. Họ hoàn toàn sống tách biệt, là tổ tiên của phe Pha-ri-si, chỉ quan tâm đến tôn giáo chứ không phải là đến quyền tự do chính trị.
Dòng họ Hasmoneans (tên gia tộc của dòng họ Ma-ca-bê) không hài lòng với quyền tự do tôn giáo; họ muốn cả quyền độc lập quốc gia nữa kia! Họ tham gia đủ loại âm mưu chính trị, và những kẻ kế vị họ là phe Sa-đu-sê.
Những chính trị gia cực đoạn muốn tiếp tục cuộc chiến đấu giành độc lập của dòng họ Ma-ca-bê là phái Zealots. Họ là nhóm người làm cách mạng bằng cách gây rối, quyết định chiến đấu cho tự do bằng cách trả bất cứ giá nào để được tự do đối với La Mã.
Rồi đến khi kỳ mãn, Chúa Cứu Thế Giê-xu đã ra đời, và đã có lần dân sự từng cố tìm cách “đến ép Ngài để tôn làm vua” (GiGa 6:15). Nhưng Ngài đã rút lui khỏi họ. Ngài đã phải giải thích rằng tuy lẽ tất nhiên Ngài chính là vua, nước Ngài vốn “không thuộc về đời này” (GiGa 18:33-38). Quyền tự do mà Ngài ban cho là quyền tự do khỏi bị tội lỗi hành hại.
“Bấy giờ Ngài phán cùng những người Giu-đa đã tin Ngài rằng: Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta; các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi.” (GiGa 8:31, 32).
Các đại đế quốc.
(Các niên đại TC liên quan với từng thời mà mỗi đế quốc nắm quyền thống trị, có ảnh hưởng đến dân Y-sơ-ra-ên).
854-612 A-sy-ri
612-605 Ai Cập
605-539 Ba-by-lôn
539-331 Ba-tư
331-63 Hy Lạp (gồm cả các vua Seleucids và Ptolemies)
63. La Mã
Một số niên đại nên nhớ.
Kh. 1280 Biến cố Xuất Ai Cập
Kh. 1050 Đế chế được thiết lập dưới thời vua Sau-lơ
Kh. 1010 Vua Đa-vít lên ngôi
Kh. 930 Vua Sa-lô-môn thăng hà. Đế chế bắt đầu chia đôi - xứ Y-sơ-ra-ên tồn tại đến năm 722 và xứ Giu-đa đến năm 586.
722. Sa-ma-ri thất thủ và vương quốc miền Bắc kết thúc.
701 Giê-ru-sa-lem bị San-chê-ríp vây hãm
612. Ni-ni-ve thủ đô của A-sy-ri thất thủ.
597. Giê-ru-sa-lem thất thủ. Cuộc lưu đày sang Ba-by-lôn bắt đầu.
566. Giê-ru-sa-lem bị phá huỷ.
539. Chiếu chỉ của Si-ru. Những người bị lưu đày đầu tiên hồi hương khoảng một năm sau đó
515. Cơ hội phục hồi đền thờ được mở.
458. E-xơ-ra về đến Giê-ru-sa-lem
323. A-lịch sơn đại đế thăng hà
167. Antiochus Epiphanes làm ô uế đền thờ. Cuộc khởi nghĩa của dòng họ Ma-ca-bê bắt đầu.
63. Pompey vào Giê-ru-sa-lem; xứ Giu-đê trở thành xứ bảo hộ của La Mã.
Chú thích.
1. Trật tự các sách trong Cựu Ước kinh giữa bộ Thánh Kinh Hy Bá lai và bộ Thánh Kinh Cơ Đốc giáo có chỗ khác nhau. Hội Thánh Cơ Đốc giáo theo cách sắp xếp của bộ Bảy Mươi Dịch Giả (Septuagint), là bản dịch Hy văn được thực hiện hồi thế kỷ thứ hai TC.
2. Tuy kém phổ cập hơn Đức Giê-hô-va, đây có lẽ là cách dịch đúng tên YHWH trong Hy Bá lai văn mà ý nghĩa đã được tiết lộ cho Môi-se. Xem XuXh 3:13-15 Trong các bản dịch Anh văn, nó thường được chuyển thành LORD (Chúa).
3. Tôi còn nhiều điều hơn nữa để nói liên hệ đến toàn thể vấn đề về lý giải Thánh Kinh trong chương 7.
4. Một ngôi đền thờ hình tháp xây bằng gạch có hình dáng của một kim tự tháp có nền cao, đặt trên một gò đất nhân tạo.
Các Ziggurats được biết là đã được xây cất tại Ba-by-lôn rất sớm, vào khoảng năm 3000 TC.
5. Thí dụ cho Áp-ra-ham, SaSt 15:1-6; 17:1-8; 22:15-18 cho Y-sác 26:1-5 cho Gia-cốp 28:13-15; 35:9-12
6. Tuy nhiên một số người muốn định niên đại cho cả hai sách Giô-na và Giô-ên, trước cả sách A-mốt.
7. Israel and the Nations bay F.F. Bruce (Paternoster, 1963, Illustrated Edition, 1969) p.100.
8 “Nguỵ kinh” là tên dành cho một số tác phẩm không được liệt vào của Cựu Ước kinh. Kinh điển Hy Bá lai một số sách có một số tài liệu được các Cơ Đốc nhân đọc vì lời chỉ giáo về luân lý đạo đức chứ không phải lý do giáo lý.

TRUYỆN TÍCH TRONG THÁNH KINH TÂN ƯỚC
Trong Cựu Ước, truyện tích trong Cựu Ước kinh đã được phác thảo, bao trùm nhiều ngàn năm. Trong chương này, một bố cục của truyện tích trong Tân Ước kinh sẽ được trình bày, bao trùm một giai đoạn chưa đầy một thế kỷ. Đây là một câu chuyện kể hết sức hấp dẫn về những lời nói và việc làm của Chúa Giê-xu người Na-na-xét, trước là những gì Ngài đã “bắt đầu làm và dạy” suốt cuộc đời tại thế, và sau đó, là những gì Ngài vẫn tiếp tục làm và dạy qua trung gian các sứ đồ đã được chọn của Ngài sau khi Ngài đã trở về với Cha Ngài và thiết lập Hội Thánh.
Bốn sách Phúc Âm.
Tuy chỉ có một vài câu rời rạc đề cập Chúa Giê-xu trong các văn phẩm ngoài đời, nhất là trong sách cua Tacitus và Suatonius, người thông tin chủ yếu của chúng ta về Ngài vẫn là bốn “sách Phúc Âm”. Chúng đã được gọi như thế thật phải lẽ. Vì nói theo nghĩa hẹp, chúng không phải là các sách viết tiểu sử nhưng là sách nêu chứng cứ. Chúng làm chứng cho Chúa Cứu Thế và cho Tin Lành (Phúc Âm) về sự cứu rỗi. Do đó, các trước giả của chúng chọn lọc, sắp xếp và trình bày các tài liệu trong đó theo chủ đích của các vị, với tư cách “các trước giả sách Phúc Âm. “Tuy nhiên, việc này không hề có cơ sở nào để chúng ta nghi ngờ tính cách đáng tin cậy của chúng. Trái lại, chúng ta phải tiếp cận các sách Phúc Âm với niềm tin quyết, chứ không phải bằng thái độ hoài nghi. Có nhiều lý do để làm như thế.
Thứ nhất, bốn trước giả các sách Phúc Âm chắc chắn đều là Cơ Đốc nhân, mà Cơ Đốc nhân vốn là những người chân thành. Với họ, chân lý là điều tối quan trọng.
Thứ hai, các vị đưa ra chứng cứ về lòng trung thực không tây vị bằng cách đưa vào trong sách các biến cố mà rõ ràng là đáng lẽ ra các vị phải loại bỏ đi. Thí dụ, tuy bấy giờ Phi-e-rơ là một lãnh tụ rất được trọng vọng trong Hội Thánh, cả thói hay khoe khoang lẫn việc ông đã chối Chúa Giê-xu đều không bị xoá bỏ.
Thứ ba, các vị ấy tự cho, hoặc là do chính mình chứng kiến tận mắt Chúa Giê-xu, hoặc là tường trình lại những gì mình đã từng trải và chứng kiến tận mắt. Tuy có lẽ dường như chẳng hề có sách Phúc Âm nào đã thật sự được công bố trước năm 60 SC, xin chúng ta chớ có tưởng tượng rằng đã có một khoảng trống không ngăn cách giữa biến cố thăng thiên của Chúa Giê-xu với niên đại ấy. Đây là giai đoạn của “truyền khẩu” trong đó, các lời nói và việc làm của Chúa Giê-xu, truyền giảng Phúc Âm và dạy dỗ những người mới ăn năn quy đạo, nhờ đó mà cuộc sưu tập thành văn bắt đầu, Lu-ca viết rằng ông đã rút ra được rất “nhiều điều” từ những phần đúc kết ấy (LuLc 1:1-4).
Thứ tư, dường như Chúa Giê-xu đã truyền dạy theo phương pháp của một Ra-bi Do Thái giáo. Ngài trình bày lời chỉ giáo của mình dưới nhiều thình thức (chẳng hạn như ẩn dụ và bài vè bài thơ châm biếm) mà trí nhớ dai của người phương Đông chẳng gặp khó khăn gì để có thể học thuộc lòng và thêm vào đó, Ngài còn hứa là Đức Thánh Linh sẽ kích thích trí nhớ của các sứ đồ (GiGa 14:25,26).
Thứ năm, nếu Đức Chúa Trời phán và làm một việc gì hoàn toàn có một không hai và có tính cách dứt khoát qua trung gian Chúa Giê-xu như các Cơ Đốc nhân vẫn tin như thế, thì thật khó quan niệm được rằng điều Ngài cho phép đó lại bị mất đi giữa các đám sương mù của thời cổ đại. Nếu Ngài đã muốn cho hậu thế sẽ nhờ đó mà được lợi ích chẳc Ngài cũng phải chuẩn bị để nó sẽ được truyền lại thật đáng tin, để các tin vui, tin mừng ấy đến được với tất cả mọi người ở khắp nơi và vào mọi thời đại. Điều Ngài đã quyết định làm là trình bày một Phúc Âm duy nhất trong bốn sách Phúc Âm.
Khi chúng ta đọc các sách Phúc Âm, điều rõ ràng là chúng kể lại cùng một sự tích, nhưng lại được trình bày khác nhau. Ba sách Phúc Âm đầu (Ma-thi-ơ, Mác, và Lu-ca) thường được biết dưới cái tên là các sách Phúc Âm “cộng quan” vì các truyện tích của chúng song hành nhau và trình bày một cách ký thuật chung (synoptic: tương tự, giống nhau) về cuộc đời của Chúa Giê-xu. Ma-thi-ơ và Lu-ca dường như đã biết sách Phúc Âm Mác và đã sử dụng phần lớn sách ấy để đưa vào sách Phúc Âm của hai vị. Các vị còn có nhiều tài liệu phổ biến, phụ trội được mọi người biết dưới cái tên là “Q” (mẫu tự đầu của từ ngữ Đức văn Quelle, có nghĩa là một nguồn), tuy mỗi vị còn có số thông tin độc lập nữa. Các học giả vẫn chưa nhất trí về vấn đề Giăng đã biết hoặc sử dụng các sách Phúc Âm Cộng quan đến mức độ nào, nhưng phần đông tin rằng sách Phúc Âm của ông là sách Phúc Âm cuối cùng đã được công bố.
Sách Phúc Âm Mác ngắn nhất và có lẽ là sách Phúc Âm đã được công bố trước nhất trong bốn sách Phúc Âm. Bút pháp ngắn gọn, các câu chuyện đều sinh động, và giọng điệu rất phấn khởi, với mọi việc đều xảy ra “ngay tức khắc” sau một việc khác. Sứ đồ Phi-e-rơ từng gọi Mác là “con trai” ông (IPhi 1Pr 5:13 tc Cong Cv 12:11,12), và hai giáo phụ của thế kỷ thứ hai là Papias và Irenaeus đã mô tả ông là người lý giải Phi-e-rơ. Do đó, rất có thể rằng các hồi ức hoặc lời truyền giảng của Phi-e-rơ, hoặc cả hai điều đó, đều đã được giữ lại trong sách Phúc Âm Mác, vốn rõ ràng là có nhiều điểm tương đường với thư Phi-e-rơ thứ nhất.
Rất có thể sở dĩ tên Ma-thi-ơ được gắn vào cho sách Phúc Âm đầu tiên là vì nguồn tài liệu “Q” gồm phần lớn là những lời phán của Chúa Giê-xu, vốn do ông sưu tập. Chúng ta biết ông là một người thu thuế (Mat Mt 9:9) cho nên ông thường có thói quen ghi chép và giữ lại các ghi chú ấy. Theo Papias thì chắc chắc là “Ma-thi-ơ đã đúc kết phần logia - những câu nói - bằng tiếng Hy Bá lai (nghĩa là tiếng A-ram, là ngôn ngữ mà chính Chúa Giê-xu đã nói), và mọi người đều địch chúng ra theo khả năng của mình”. Sách Phúc Âm của ông có tính cách rất Do Thái và cho thấy có mối quan tâm đặc biệt vào vấn đề làm ứng nghiệm lời tiên tri.
Lu-ca là người ngoại quốc duy nhất trong số các trước giả Tân Ước kinh. Bản thân ông từng đi đây đi đó nhiều nơi với tư cách một trong các bạn đồng hành của Phao-lô, nên chắc đã thu thập được lời truyền dạy về ân điển của Đức Chúa Trời cho người ngoại quốc trừ vị đồ này. Hệ quả là, ông đã nhấn mạnh vào phạm vi phổ quát của tình yêu của Chúa Cứu Thế, như đã được minh hoạ bằng việc Ngài quan tâm chăm sóc cho những người “ngoài” bị Do Thái giáo thời đó khinh dể - các phụ nữ và trẻ con, gái giang hồ và người tội lỗi, người phung, người Sa-ma-ri, và người ngoại quốc.
Tất cả những ai đọc sách Phúc Âm Giăng đều thấy ngay điểm dị biệt giữa sách ấy với các sách Phúc Âm Cộng quan về các chủ đề, điểm nhấn mạnh về phương diện thần học, văn pháp và ngữ vựng. Giọng điệu của sách này nhiều “triết lý” hơn, vì Chúa Giê-xu được giới thiệu với tư cách Ngôi Lời (Logos) của Đức Chúa Trời và Ánh sáng của thế gian, và điều Ngài ban cho là sự sống vĩnh hăng nhiều hơn là Nước Trời. Lời Ngài tự xưng là Đức Chúa Trời có phần bộc trực hơn. Và khung sườn của sách Phúc Âm Giăng gồm một loạt các “dấu lạ”, đan xen rải rác với và được lý giải bằng những bài thuyết giảng dài đày tính chất dấn thân. Những điểm dị biệt này quan trọng đến nỗi dường như chính vì thế mà nhiều học giả đã phải viết dài dòng về “vấn đề của sách Phúc Âm thứ tư”. Một số phủ nhận việc nó vốn do sứ đồ Giăng viết, thậm chí còn gán nó cho một trước giả nào đó hồi thế kỷ thứ hai SC. Đồng thời, nhiều tác giả gần đây lại lưu ý đến “tính cách Do Thái” của sách Phúc Âm này và chứng minh rằng trước giả của nó rất quen thuộc với địa lý và nền văn hoá đương thời của xứ Palestine và là một lời chứng đáng tin về phương diễn lịch sử. Chẳng có gì để nghi ngờ là những điểm nhấn mạnh khác nhau của sách Phúc Âm thứ tư đã làm phong phú thêm cho tính cách đa dạng của Tân Ước kinh.
Rõ ràng là giăng đã suy gẫm thật lâu và thật sâu về lời truyền dạy của Chúa Giê-xu. Chính tư tưởng và ngôn ngữ của riêng ông đã đồng hoá với tư tưởng và ngôn ngữ của Chúa Giê-xu đến nỗi thật không phải luôn luôn là dễ nói lời của Ngài kết thúc ở đâu, và lời của ông bắt đầu ở đâu, ông đã không bỏ mặc cho chúng ta phân vân về chủ đích của sách Phúc Âm của ông, vì chính ông đã xác nhận nó cho chúng ta. Ong nói sở dĩ ông ghi lại một số các dấu lạ mà Chúa Giê-xu đã làm, là để cho những người đọc sách của ông sẽ tin rằng Ngài là Chúa Cứu Thế Con Đức Chúa Trời, và để nhận được sự sống vĩnh hằng (GiGa 20:30-31). Trung thành với chủ đích đã thú nhận đó của mình, ông thu thập một số nhiều cả các dấu lạ lẫn lời chứng, nhằm chứng minh “vinh quang” có một không hai của Chúa Giê-xu.
Sự giáng sinh và thuở ấu thời của Chúa Giê-xu.
Mỗi trước giả sách Phúc Âm đã bắt đầu câu chuyện của mình tại một địa điểm khác nhau. Mác hầu như lao ngay vào chức vụ của Chúa Giê-xu theo lời rao báo của Giăng Báp-tít. Giăng đi vào phần đối cực kia, trở về tận cõi quá khứ đời đời để nói về sự hiện hữu tiền nhập thể của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Là “Ngôi Lời”, Ngài vốn cùng hiện hữu với Đức Chúa Trời ngay từ lúc ban đầu. Lẽ tất nhiên Ngài chính là Đức Chúa Trời, từng hoạt động tích cực trong công cuộc sáng tạo vũ trụ. Từ rất lâu trước khi thật sự đến thế gian mặc lấy hình hài thân xác con người, Ngài vẫn liên tục “đến trong thế gian” như là nguồn ánh sáng thật (tuy không được thiên hạ nhận ra) để soi sáng cho tất cả mọi người bằng ánh sáng của lý trí và lương tâm (GiGa 1:1-14).
Chính Ma-thi-ơ và Lu-ca đã kể lại cho chúng ta truyện tích thực sự về sự giáng sinh của Chúa Giê-xu. Lu-ca đã kể lại theo cách nhìn của trinh nữ Ma-ri (có lẽ là từ chính môi miệng của bà nữa kia), trong khi Ma-thi-ơ thì kể lại theo quan điểm của Giô-sép.
Lu-ca ghi lại lời thông báo của vị thiên sứ cho bà Ma-ri rằng cả việc hoài thai và con trẻ sắp ra đời đều sẽ là siêu nhiên:
“Thiên sứ truyền rằng: Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Đấng rất cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, cho nên con thánh sanh ra, phải xưng là Con Đức Chúa Trời” (LuLc 1:35)
Lu-ca tiếp tục mô tả thế nào bà Ma-ri đã chia sẻ điều bí mật của mình với người chị họ của bà là Ê-li-sa-bét vừa mới cho Giăng Báp-tít ra đời, thế nào ông Giô-sép (mà nan đề làm đau lòng về việc bà Ma-ri đã mang thai mà Ma-thi-ơ mô tả) đã cùng bà phải thực hiện một chuyến đi thật xa từ Na-xa-rét về miền Nam đến tận Bết-lê-hem, là quê hương của tổ tiên họ, để hoàn tất những đòi hỏi của lệnh kiểm tra dân số của hoàng đế, và thế nào chính trong một chuồng bò của một quán trọ tại Bết-lê-hem, Chúa Giê-xu đã ra đời và được mẹ Ngài đặt trong một máng cỏ.
Tuy Cứu Chúa của thế gian đã ra đời trong cảnh thấp hèn như thế, và chẳng được công chúng chào đón, vẫn có nhiều người đến để dâng lễ vật và tôn thờ Ngài. Lu-ca để lại về một đám người chăn chiên được tin vui do các thiên sứ báo cho biết, còn Ma-thi-ơ thì kể về mấy ông bác sĩ bí mật - tức là các tư tế chiêm tinh gia từ Ba-tư đến - do được một ngôi sao chỉ đường cho. Mọi điều đó dường như đều do quyền năng thần hựu cố ý đưa hai nhóm người rất tương phản nhau đó đến. Vì những người chăn chiên là dân Do Thái vô học và nghèo khó, trong khi các bác sĩ là người ngoại quốc, có học vấn và giàu có. Thế nhưng các rào cản của chủng tộc, học vấn và giai cấp xã hội đều bị Vượt Qua trong việc họ đều cùng nhau thờ phượng con trẻ Giê-xu, tức là Chúa Cứu Thế. Họ chỉ bóng về tính cách đa dạng của màu do giữa vòng những người sẽ theo Chúa.
Tuy nhiên, không phải là tất cả mọi người đều thờ phượng Ngài. Hê-rốt Đại đế, kẻ mà trong đời trị vì của mình từng sát hại tất cả những ai có thể chống lại mình, đã kinh hoàng khi nghe các bác sĩ bảo rằng sở dĩ họ đến là để tôn thờ nhà vua của dân Do Thái. Vì chính Hê-rốt mới là vua dân Do Thái kia mà! Thế thì ông vua này là ai? Nhờ được Đức Chúa Trời cảnh cáo rằng Hê-rốt đã quyết định trừ diệt con trẻ, ông Giô-sép và bà Ma-ri đã cùng chạy trốn với con mình để tìm an toàn tại Ai Cập. Thế là Đấng đã ra đời để cầm quyền cai trị lại trở thành kẻ tị nạn.
Chúa Giê-xu được trưởng dưỡng tại Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê. Nhà Ngài chắc chẳng phải giàu có gì, vì khi dâng đứa con đầu lòng của mình cho Chúa, ông Giô-sép và bà Ma-ri chỉ đem đến một cặp bò câu làm của lễ, mà theo luật pháp quy định, thì đó là lễ vật của những người không thể mang đến một chiên con. Nhưng chắc đó phải là một gia đình hạnh phúc với nhiều con cái khác nữa (khi nhiều hăm nữa trôi qua). Giô-sép làm nghề thợ mộc nên dạy nghề ấy cho Chúa Giê-xu, còn Ma-ri chác đã dưỡng dục Ngài trong sự tin kính và công chính bằng cách dạy cho Ngài đọc Kinh điển và cầu nguyện. Trong cánh đồng quê đẹp đẽ vây quanh, chắc Ngài đã rất quen thuộc với hoa huệ ngoài đồng và chim chóc trên trời mà Ngài từng đề cập sau đó, và với Đức Chúa Trời hằng sống là Đấng vẫn lo việc ăn mặc cho chúng.
Biến cố duy nhất trong thử ấu thời của Chúa Giê-xu còn được ghi lại trong các sách Phúc Âm xảy ra năm Ngài lên mười hai tuổi, và được cha mẹ đưa lên Giê-ru-sa-lem nhân lễ Vượt Qua, để chuẩn bị cho năm mười ba tuổi, Ngài sẽ trở thành người “con trai của điều răn”. Sau kỳ lễ, tình cờ Ngài bị bỏ lại sau. Sau khi phải khó nhọc lắm để đi tìm Ngài, hai ông bà gặp Ngài “đang ngồi giữa các giáo sư, vừa lắng nghe vừa đặt nhiều câu hỏi”. Các lãnh tụ người Do Thái này vô cùng kinh ngạc về “sự hiểu biết và các câu trả lời của Ngài”, còn cha mẹ Ngài lộ vẻ bất nhẫn khi Ngài hỏi lại họ: “Cha mẹ không biết là Con phải lo việc cho Cha Con sao?” Ý thức về mối tương thông tương giao giữa Ngài với Đức Chúa Cha, và sức thôi thúc để Ngài phải vâng theo ý chỉ Đức Chúa Trời vẫn tồn tại trong Ngài suốt cả thời gian thi hành chức vụ sau đó của Ngài.
Ngoài câu chuyện đã được chép lại trong LuLc 2:41-51 này ra, mấy câu đi trước và tiếp ngay sau đó cho chúng ta biết tất cả những gì chúng ta cần biết về thời ấu thời của Chúa Giê-xu. Tất cả đều là những câu bắc cầu - câu 40 chỉ khoảng thời gian giữa ngày ra đời của Ngài cho đến năm Ngài mười hai tuổi, còn câu 52 thì chỉ mười tám hoặc một số năm còn lại đại khái như thế trước khi chức vụ công khai của Ngài bắt đầu. Tất cả đều cho chúng ta biết rằng trong suốt các năm ấy, Chúa Giê-xu đã phát triển bình thường, nhưng thật trọn vẹn, cả về thân thể, trí tuệ lẫn tâm linh. Câu 52 chép: “Đức Giê-xu khôn ngoan càng thêm thân hình càng lớn càng đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta”.
Tuy các trước giả sách Phúc Âm không quan tâm đưa ra cho chúng ta một phần ký thuật chặt chẽ theo thứ tự thời gian về chức vụ công khai của Chúa Giê-xu, dường như sách Phúc Âm Giăng cho thấy nó kéo dài trong vòng gần ba năm. Chúng ta có thể gọi năm thứ nhất là năm đen tối, năm thứ hai là năm nổi tiếng, và năm thứ ba là năm bị chống đối.
Năm đen tối.
Cả bốn sách Phúc Âm đều có kể lại một điều gì đó về chức vụ của Giăng Báp-tít. Ông vốn là một nhà tu khổ hạnh, chỉ mặc một áo choàng bằng lông lạc đà với một dây thắt lưng da, và ăn kiêng thật khắc khổ với châu chấu và mật ông rừng. Sau nhiều thế kỷ im lặng, từ môi miệng ông, tiếng nói tiên tri chân chính lại vang lên cho ai nấy đều được nghe khi ông kêu gọi dân sự hãy ăn năn tội lỗi và chịu phép báp-tem về sự ăn năn của ông để chuẩn bị cho sự giáng lâm của Đấng Mê-si-a. Nhiều đám quần chúng đông đảo đã kéo nhau đến sông Giô-đanh để nghe ông truyền giảng và chịu phép báp-tem.
Lúc Chúa Giê-xu trình diện để xin ông làm phép báp-tem cho, thì Giăng từ chối vì cho rằng mình chẳng xứng đáng, dù là chỉ để hạ mình xuống, cởi dây giầy cho Đấng đến sau mình mà thôi. Nhưng Chúa Giê-xu đã quyết tâm giữ trọn mọi việc công chính, nên tuy riêng Ngài chẳng hề phạm một tội nào để phải xưng ra, Ngài vẫn phải sống chan hoà với tất cả mọi người khác, nghĩa là đồng nhất hoá với mọi người về tội lỗi của họ. Cho nên Ngài đã thuyết phục Giăng cứ làm phép báp-tem cho Ngài. Đúng lúc Đức Thánh Linh lấy hình chim bồ câu giáng trên Ngài, người ta nghe có tiếng Đức Chúa Cha từ trời phán xuống những lời vốn đã được chép trong Kinh điển Cựu Ước, rằng Ngài chính là Con yêu dấu của Ngài mà đồng thời cũng là người đầy tớ phải chịu thống khổ của Ngài nữa (MaMl 3:1-17 tc Thi Tv 2:7; EsIs 42:1).
Ngay sau khi chịu phép báp-tem, cùng một Đức Thánh Linh đã giáng trên Chúa Giê-xu, cũng đưa Ngài vào sa mạc Giu-đê, Tại đây, Ngài đã nhịn ăn luôn bốn mươi ngày, chắc là để tìm cầu sức lực nhờ cầu nguyện cho chức vụ mà Ngài mới vừa được giao phó. Suốt giai đoạn đó, Ngài cũng gặp sự cám dỗ phũ phàng là nên thoả hiệp với ma quỉ bằng cách thử đạt ngay các cứu cánh nhờ những phương tiện sai lầm. Nhưng những năm ẩn mình để suy gẫm Kinh điển của Chúa đã giúp Ngài giữ vững lập trường. Ngài đã phản công ngay với mọi gợi ý của ma quỉ với tài năng đối đáp bằng Thánh Kinh của Ngài. Vì Ngài đã quyết tâm sống theo Kinh điển và vâng theo ý chỉ của Cha Ngài.
Dường như sau khi chịu cám dỗ, Chúa Giê-xu đã trở lại sông Giô-đanh và dành cho hai anh em là Anh-rê và Si-môn Phi-e-rơ một loại tiếng gọi hãy bước vào công tác phục vụ Ngài. Hai vị đã từ giã Giăng Báp-tít để bắt đầu theo Chúa Giê-xu.
Trở về xứ Ga-li-lê ở phía Bắc, Chúa Giê-xu đã làm phép lạ đầu tiên là hoá nước thành rượu tuy một tiệc cưới tại Ca-na. Nó tiêu biểu cho lời tuyên bố của Ngài là sẽ đưa vào một trật tự mới, và nhờ đó để bày tỏ cho mọi người thấy vinh quang Ngài, nên các môn đệ Ngài đã đặt đức tin vào Ngài (GiGa 2:1-11).
Rồi Ngài đến Giê-ru-sa-lem để dự lễ Vượt Qua và mạnh dạn đuổi đám người buôn bán và đổi tiền khỏi các hành lang đền thờ vì họ đã khiến khu vực ấy bị ô uế. Khi có người chất vấn Ngài về hành động ấy, Ngài đã trả lời một cách bí ẩn: “Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Hãy phá đền thờ này đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại!” (GiGa 2:19).
Đây là một lời công bố đầy kịch tính khác nữa về cái trật tự mới. Vì không phải Ngài chỉ ngụ ý nói bóng gió về thân thể Ngài sẽ từ chết sống lại sau ba ngày, mà còn ám chỉ thân thể thuộc linh của Ngài là Hội Thánh, sẽ sống nhờ quyền năng của sự sống lại của Ngài. Hội Thánh của Ngài cũng sẽ là một đền thờ mới và là thuộc linh, nơi ngự của Đức Chúa Trời, để thay cho ngôi đền thờ vật chất của Hê-rốt, rồi đây sẽ bị phá huỷ.
Có một người đã có ấn tượng sâu sắc vì những lời truyền dạy và các phép lạ đầu tiên của Chúa Giê-xu, là một Ra-bi hàng đầu người Do Thái, tên Ni-cô-đem. Ông đã đến dưới tấm màn che của bóng đêm để gặp riêng Chúa Giê-xu, và được Ngài bảo cho biết về điều kiện cần thiết để được thấy vào Nước Trời, là phải được tái sinh (sanh lại) từ trên cao và nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh. Ít lâu sau đó, trên đường trở về Ga-li-lê ở phía Bắc, Chúa Giê-xu lại nhắc lại bức thông điệp này, hay một điều rất giống như thế, tuy lần này không phải là với một người đàn ông Do Thái, nhưng là với một phụ nữ người Sa-ma-ri. Ngài bảo bà ta cần có “nước sống”, một “mạch nước” từ trong lòng “tuôn trào lên để trở thành sự sống đời đời” sẽ làm thoản mãn cơn khát của bà ta, mà chỉ một mình Ngài mới có thể cung cấp được mà thôi”.
Nhiều chi tiết khác về năm thi hành chức vụ đầu tiên của Chúa Giê-xu đã không được ghi lại. Dường như phần lớn năm ấy Ngài đã dành cho xứ Giu-đê. Đây là một giai đoạn chuyển tiếp, trong đó chức vụ của Ngài trùng lắp với chức vụ của người tiền khu của mình, là Giăng Báp-tít. Các môn đệ của Chúa Giê-xu cũng làm phép báp-tem. Và lần lần số người theo Chúa Giê-xu vượt hẳn số người theo Giăng, và Giăng đã chấp nhận việc ấy bằng thái độ khiêm hạ thật đẹp đẽ rằng: “Ngài phải dấy lên ta phải hạ xuống” (GiGa 3:30).
Nhưng tình hình này là dấu hiệu để Chúa Giê-xu từ giã xứ Giu-đê để đến xứ Ga-li-lê. Chẳng bao lâu sau đó, Giăng bị bắt giam, và chức vụ trong xứ Ga-li-lê, năm nổi tiếng của Chúa Giê-xu, bắt đầu (GiGa 3:24; 4:1-3; Mac Mc 1:14).
Năm nổi tiếng.
Một ngày nọ, khi đến dự buổi nhóm thờ phượng trong một hội trường nhằm ngày Sa-bát tại thành phố quê hương của Ngài là Na-xa-rét, Chúa Giê-xu được trao cho mượn cuộn sách Ê-sai, và Ngài đọc từ trong đó: “Thần của Chúa ngự trên ta; Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha. Kẻ mù được sáng. Kẻ bị hà hiếp được tự do; và để đồn ra năm lành của Chúa” (LuLc 4:18, 19).
Trong bài giảng tiếp theo đó, Chúa Giê-xu đã mạnh dạn tự xưng chính Ngài làm ứng nghiệm khúc Kinh điển này. Thoạt đầu, hội chúng rất kinh ngạc về lời lẽ đầy ân hậu của Ngài. Nhưng rồi khi Ngài tiếp tục tiết lộ rằng chức vụ của Ngài, như của Ê-li và Ê-li-sê, sẽ được người ngoại quốc tiếp nhận nhiều hơn là người Y-sơ-ra-ên, thì họ nổi cơn giận dữ, kéo Ngài ra khỏi thành phố thậm chí còn tìm cách xô Ngài từ trên một ngọn đồi cao gần đó xuống vực. Đây là phần được nếm trước của việc Ngài sắp bị chối bỏ, buộc Ngài phải dời nhà và “tổng hành dinh” của mình từ Na-xa-rét đến Ca-bê-na-um, trên bờ Tây Bắc của biển hồ.
Từ Ca-bê-na-um, trong phần còn lại của năm thứ hai này, Chúa Giê-xu đã thực hiện nhiều chuyến đi không đếm xuể khắp xứ Ga-li-lê. Ma-thi-ơ tóm tắt hình thức của chức vụ Ngài như sau: “Nếu ai có tai mà nghe, hãy nghe!” đối chiếu “Ngài bèn ngồi, kêu mười hai sứ đồ mà phán rằng: Nếu ai muốn làm đầu thì phải làm rốt hết và làm tôi tớ mọi người” (Mac Mc 4:23; 9:35)
Trước hết, Ngài truyền giảng. Mác bảo đề mục Ngài truyền giảng là “Phúc Âm của Đức Chúa Trời”, được tóm tắt trong mấy câu này: “mà rằng: kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần, các ngươi hãy an năn và tin đạo Tin lành” (Mac Mc 1:15).
Nước Trời này là thời trị vì của chính Đức Chúa Trời trong đời sống người ta, mà Ngài (Chúa Giê-xu) đã đến để “khai mạc” nó. Nước ấy đến làm ứng nghiệm điều mà mọi người am hiểu Cựu Ước kinh đều trông mong, mà muốn “tiếp nhận”, “vào” hay “hưởng được” nó, người ta phải ăn năn tội lỗi và tin, hạ mình xuống để tiếp nhận các đặc ân và đầu phục các đòi hỏi của nó như trẻ con vậy.
Thứ hai, Ngài dạy. Nghĩa là Ngài còn làm nhiều việc hơn là chỉ thông báo Phúc Âm (tin lành, tin vui, tin mừng) về Nước Trời và kêu gọi người hãy vào đó mà thôi; Ngài còn tiếp tục dạy các môn đệ Ngài về luật pháp trong Nước ấy nữa. Về vấn đề này, chúng ta chẳng có phần tóm tắt nào hay là “Bài Giảng Trên Núi”, có lẽ gồm phần chỉ giáo đưa ra trong một giai đoạn khá dài. Luận đề chính của nó là kêu gọi các môn đệ Ngài phải sống khác hẳn cả với những người ngoại đạo lẫn người Pha-ri-si. Ngài dạy: “Các ngươi đường làm giống như họ”. Nếu phải trở thành ánh sáng của thế gian và muối của đất, sự công chính của họ phải vượt hẳn các thầy thông giáo và người Pha-ri-si. Họ không nên tìm cách né tránh các đòi hỏi của luật pháp (như những kẻ nguỵ biện) hay chỉ làm ra vẻ ngoan đạo trước mặt người ta (như bọn đạo đức giả) mà phải nhận thức rằng Đức Chúa Trời vốn nhìn thấy rõ tận nơi sâu kín và xét nét tấm lòng người ta. Các môn đệ Ngài phải khác hẳn người ngoại quốc nữa, cả trong tình yêu, trong việc cầu nguyện và về cao vọng. Họ phải yêu cả kẻ thù lẫn các bạn thân, không lặp đi lặp lại khi cầu nguyện, và biết cách tiếp cận thật thông minh với Đức Chúa Cha, và trước hết, biết tìm cầu chính Ngài như là để cải thiện hảo tối cao, không phải tìm các nhu cầu tiện nghi vật chất cho riêng mình, nhưng là quyền cai trị và sự công chính của Đức Chúa Trời.
Dân chúng đã vô cùng kinh ngạc trước uy quyền của Chúa Giê-xu, vì cách dạy dỗ của Ngài không giống cả các thầy thông giáo (lúc nào cũng trích dẫn lời của những người có thẩm quyền đối với họ) hoặc thậm chí cũng chẳng giống cả các nhà tiên tri (vốn nhân danh Đức Yahweh để phán dạy), nhưng là bằng chính uy quyền và nhân danh chính Ngài để công bố rằng “quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi”.
Hơn nữa, Ngài còn tăng cường cho lời truyền dạy của mình bằng nhiều thí dụ không tài nào quên được, minh hoạ cho tình yêu của Đức Chúa Trời đối với tội nhân (thí dụ: đứa con trai hoang đàng) sự cần thiết phải hạ mình tin cậy lòng nhân từ thương xót ban sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời (thí dụ người Pha-ri-si và người thu thuế), tình yêu phải bộc lộ lẫn cho nhau (thí dụ người Sa-ma-ri nhơn lành), cách tiếp nhận lời Đức Chúa Trời và cách tăng trưởng của Nước Trời (thí dụ người gieo giống và hột cải), trách nhiệm của các môn đệ Ngài phải thực thi các ân tứ của họ (các nén bạc và các ta lâng) và sự phán xét dành cho những người chối bỏ Phúc Âm (thí dụ lúa mì và cỏ lùng).
Thứ ba, Ngài chữa bệnh. Ngài cũng làm nhiều phép lạ khác nữa, bày tỏ quyền năng Ngài trên cõi thiên nhiên bằng cách quở cho một cơn bão trên biển hồ lặng đi, bước đi trên mặt nước, và nhân bội mấy ổ bánh và vài con cá. Nhưng các phép lạ thông thường nhất của Ngài là các phép lạ chữa bệnh, được thực hiện khi thì bằng cách sờ tay vào, lúc lại chỉ bằng một lệnh truyền suông mà thôi. Theo một quan điểm thì lời giải thích hết sức đầy đủ cho chức vụ chữa bệnh của Ngài là tình yêu, vì Ngài động lòng thương xót trước mọi hình thức của sự đau khổ, nhưng thêm vào đó, các phép lạ của Ngài còn là các “dấu lạ” nữa, chỉ vào cả Nước Trời lẫn vào chính thần tánh của Ngài. Chúng chỉ vào thời trị vì của Đấng Mê-si-a đã bắt đầu, như Kinh điển từng báo trước. Chính bằng chứng cứ hiển nhiên này mà Chúa Giê-xu đã tìm cách trấn an nỗi nghi ngờ của Giăng Báp-tít lúc ông bị bỏ tù:
“Đoạn, Ngài đáp rằng: Hãy về báo cho Giăng sự các người đã thấy và đã nghe; kẻ đui được sáng, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại, Tin Lành đã rao giảng cho kẻ nghèo” (LuLc 7:22).
Cũng tương tự như thế, các phép lạ là những dấu hiệu cho thấy các lực lượng của điều ác đang rút lui toàn diện trước sự bành trướng của Nước Trời: “Nhưng nếu ta cậy ngón tay Đức Chúa Trời mà trừ quỉ, thì nước Đức Chúa Trời đã đến nơi các ngươi rồi” (LuLc 11:20).
Các phép lạ còn là những dấu hiệu cho thấy Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời, vì mỗi phép lạ đều là một ẩn dụ được biến thành hành động, chuyển một trong nhiều lời công bố của Đức Chúa Trời thành một vở kịch. Việc hoá bánh cho 5.000 người ăn thể hiện lời tuyên bố của Ngài rằng mình là bánh hằng sống, việc Ngài chữa lành cho người mù ngay từ thuở sơ sinh cho thấy rõ lời tuyên bố của Ngài rằng mình là Ánh sáng của thế gian, và việc Ngài khiến người chết sống lại chứng thực cho lời tuyên bố của Ngài rằng mình là sự sống lại và sự sống.
Trong công tác gồm ba phương diện là truyền giảng, dạy dỗ và chữa bệnh này, Chúa Giê-xu cũng cho Mười Hai vị Sứ đồ tham gia. Dường như Ngài đã truyển chọn và kêu gọi các vị trong năm thứ hai của chức vụ công khai, và bằng cách ban cho các vị cái biệt danh là “sứ đồ”, Ngài đã chỉ rõ công tác mà các vị đã được giao phó. Tôi sẽ quảng diễn vấn đề này trong một chương sau khi xét đến uy quyền độc nhất vô nhị của các vị. Theo ngôn ngữ của loài người, thì các vị vốn là một nhóm người hỗi tạp, chẳng có gì hứa hẹn, gồm bốn ngư dân, một nhân viên thuế vụ, ít nhất cũng có một nhà chính trị nhiệt thành và một người nữa đã tự chứng minh mình là một kẻ phản bội. Thế nhưng Ngài đã giữ họ gần mình, đào tạo huấn luyện họ bằng những điều họ thấy và nghe, và sai phái họ đi ra từng đôi một, ban cho họ uy quyền để truyền giảng đạo và chữa bệnh y như Ngài vậy.
Trong giai đoạn thi hành chức vụ trong xứ Ga-li-lê, các đám quần chúng cứ ngày cáng đông đảo thêm. Cả một vùng thôn quê đã trở thành căng thẳng vì hết sức phấn khởi, kỳ vọng:
“Danh tiếng Ngài càng ngày càng vang ra, và một đoàn dân đông nhóm để nghe Ngài và để được chữa lành bịnh” (LuLc 5:15)
Cao trào nổi tiếng của Chúa Giê-xu dường như đa đạt đến cực đỉnh lúc Ngài hoá bánh cho 5.000 người ăn. Nó xảy ra ngay sau khi Giăng Báp-tít bị chặt đầu, một triệu chứng bất thường cho việc cao trào sẽ hạ xuống. Vì với 5.000 người toàn là đàn ông, không kể phụ nữ và trẻ con (Mat Mt 14:21), tổng số đám quần chúng kia có thể hơn gấp đôi con số ấy. Khi người đói nhất trong đám họ đã được no đủ do hậu quả của phép lạ nhân bội năm ổ bánh mì đen và hai con cá muối, sự phấn khởi gây náo loạn đã đẩy cơn sốt lên đến đỉnh cao của nó. Tiếng đồn bắt đầu lan ra chung quanh đám đông: “Chắc chắn đây là nhà tiên tri phải đến thế gian” và theo đà lan rộng của tiếng đồn, dân chúng đã dần dần định tâm tỉnh trí. Họ quyết định kéo đến ép Ngài để tôn Ngài làm vua, nghĩa là làm nhà lãnh đạo quốc gia để giải phóng họ khỏi ách thống trị của La Mã. Nhưng Chúa Giê-xu đã đoán biết được việc ấy “bèn lui ở một mình trên núi” (GiGa 6:14, 15).
Nạn bị chống đối.
Sau khi trở về Ca-bê-na-um tại bên kia bờ hồ, Chúa Giê-xu đã giảng một bài trong hội trường, lấy phép lạ về mấy ổ bánh và vài con cá làm văn bản. Ngài không phải là một nhà chính trị làm cách mạng. Ngài bảo mình là bánh sự sống. Hễ ai đến với Ngài và tin Ngài, thì sẽ chẳng bao giờ còn bị đói khát nữa. Và bánh, mà Ngài sẽ ban cho vì sự sống của cả thế gian, là thịt Ngài. Một cuộc tranh luận đã tức khắc xảy ra giữa dân Do Thái.
“Làm thế nào người này lại có thể ban thịt mình cho chúng ta ăn?”
Ngay đến các môn đệ Chúa cũng nhận thấy đây là một câu nói khó hiểu, và nhiều người trong đám họ đã trở lui, không theo Ngài nữa (GiGa 6:52, 66). Thuỷ triều đã bắt đầu rút xuống.
Cho nên giờ đây, Chúa Giê-xu lại “rút lui một lần nữa, để thực hiện những chuyến đi ngày càng xa hơn, vượt khỏi các ranh giới của xứ Ga-li-lê. Ngài đã đến Ty-rơ và Si-đôn ở về hướng Tây Bắc (Mac Mc 7:24), rồi đến Đê-ca-bô-lơ, một vùng ở phía Đông Nam biển hồ (Mac Mc 7:31). Rồi sau đó, Ngài lại đi lên hướng Bắc, lần này đến tận Sê-sa-rê Phi-líp, dưới chân núi Hẹt-môn (Mac Mc 8:27). Ở đây một biến cố quan trọng đã xảy ra, tạo thành một loại đường giáp nước trong phần thuật sự của các sách Phúc Âm. Chúa Giê-xu đã hỏi các môn đệ Ngài thiên hạ nói Ngài là ai, và họ đáp lại Ngài về cách suy luận của dân chúng, rằng người là Giăng Báp-tít, Ê-li, hoặc một nhà tiên tri nào đó. Nhưng còn Mười Hai vị Sứ đồ thì nói Ngài là ai? Phi-e-rơ đã tức khắc trả lời: “Ngài là Chúa Cứu Thế”.
Lời đáp lại của Chúa chúng ta đã khiến cho nhiều độc giả phải sửng sốt, vì Ngài truyền cho họ chớ có nói cho ai khoe biết về Ngài (Mac Mc 8:30). Nhưng câu tiếp theo đó đã giải nghĩa câu đố nát óc ấy: “Bấy giờ, Ngài khởi sự dạy môn đồ rằng Con Người phải chịu khổ nhiều, phải bị các trưởng lão, các thầy tế lễ cả, và các thầy thông giáo loại ra, phải chịu giết, sau ba ngày phải sống lại. Ngài nói tỏ tường điều đó với môn đồ. Phi-e-rơ đem Ngài riêng ra, mà can gián Ngài” (Mac Mc 8:31, 32).
Lệnh truyền giữ im lặng của Chúa Giê-xu sau khi làm nhiều phép lạ là do Ngài muốn giữ kín cương vị Đấng Mê-si-a của Ngài bao lâu dân chúng còn hiểu lầm bản tính của nó, thể hiện trong việc họ muốn ép để tôn Ngài làm vua. Nhưng sau khi Phi-e-rơ đã xưng nhận đức tin của ông, Chúa Giê-xu bắt đầu truyền dạy về sự cần thiết của việc Ngài phải chịu khổ và phải chịu khổ như thế cách “tỏ tường”, nghĩa là công khai. Thoạt tiên, Phi-e-rơ đã không thể chấp nhận sự thật ấy. Nhưng Chúa Giê-xu nhấn mạnh vào đó, và thêm rằng cùng những mẫu mực về vinh quang sau khi chịu khổ, hay được sống sau khi đã kinh qua cái chết, cũng sẽ phải là từng trải của những người theo Ngài nữa (Mac Mc 8:34-38).
Theo các trước giả sách Phúc Âm cộng quan thì sáu ngày sau đó, Chúa Giê-xu đã đưa các Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng lên một “ngọn núi cao” (có lẽ là núi Hẹt-môn?) và đã hoá hình trước mắt các vị, gương mặt và áo xống Ngài trở nên như ánh sáng chói loà. Đây là điều mà ba vị được nhìn thấy trước về vinh quang của nước Ngài và thân thể sống lại của Ngài, vinh quang mà sẽ có ngày Ngài sẽ được vào sau khi đã chịu khổ.
Lúc Chúa Giê-xu trở về xứ Ga-li-lê, thì phần lớn, đây là một lần thăm viếng có tính cách riêng tây, vì Ngài vẫn tiếp tục truyền dạy cho các môn đệ Ngài về những khốn khổ sắp tới của Ngài, và sự sống lại sau đó (Mac Mc 9:30, 31). Chẳng bao lâu sau, Ngài bắt đầu chuyến đi xuống phía Nam (Mac Mc 10:1). Lẽ dĩ nhiên là Ngài đã quyết tâm là sẽ ra đi để đến Giê-ru-sa-lem (LuLc 9:51), và trên đường đi, Ngài vẫn tiếp tục nhấn mạnh đến cùng những sự việc như trên (tí dụ, Mac Mc 10:32-34, 45). Lu-ca có cung cấp một số chi tiết về chuyến đi này và lời truyền dạy kèm theo đó mà các trước giả sách Phúc Âm khác không có ghi lại (xem LuLc 9:51-18:14). Ông cho chúng ta biết Chúa Giê-xu có đề cập một phép báp-tem về sự đau khổ mà Ngài sấp phải chịu, và tâm trạng bối rối của Ngài cho đến khi mọi việc được hoàn tất (LuLc 12:50). Sau đó, Ngài phán: “Kế đó, Đức Chúa Giê-xu đem mười hai sứ đồ riêng ra mà phán rằng: Này, chúng ta lên thành Giê-ru-sa-lem, mọi điều mà các đấng tiên tri đã chép về Con người sẽ ứng nghiệm” (LuLc 18:31).
Con đường đến Giê-ru-sa-lem phải qua Giê-ri-cô, một ốc đảo không xa chỗ sông Giô-đanh chảy vào Tử Hải mấy. Tại đây, Chúa Giê-xu đã phục hồi thị giác cho người mà tên Ba-ti-mê và ban sự cứu rỗi cho Xa-chê là một nhân viên thu thuế xấu nết (LuLc 18:35-19:10). Sau đó là con đường lên dốc dọc theo sa mạc, hướng về thành thánh.
Ấn tượng mà các trước giả sách Phúc Âm Cộng quan tạo ra, là Chúa Giê-xu đã đến thẳng Giê-ru-sa-lem với các biến cố đã xảy ra trong tuần lễ cuối cùng của Ngài. Tuy nhiên, theo sách Phúc Âm Giăng, chúng ta được biết rằng Ngài còn dành khoảng sáu tháng khác nữa cho xứ Giu-đê, gồm có việc đến Giê-ru-sa-lem để dự lễ Lều tạm vào tháng 10 dl. Và lễ Khánh thành đền thờ vào tháng 12 dương lịch. (GiGa 7:2, 10, 14; 10:22, 23). Đúng ra trong giai đoạn đó Ngài ở đây, thì không có gì rõ ràng, nhưng lắm khi thì đó là trong hoang mạc xứ Giu-đê và khi khác thì thậm chí là ở bên kia sông Giô-đanh, gần nơi Ngài đã chịu phép báp-tem (GiGa 10:40; 11:52).
Lúc Ngài xuất hiện trước công chúng để dự lễ những lời tuyên bố của Ngài (kèm theo các dấu lạ để chứng thực) trở nên rõ ràng và táo bạo hơn. Ngài bảo Ngài là Đấng ban mnước hằng sống, là ánh sáng của thế gian (được chứng minh bằng việc phục hồi thị giác cho một người mà từ thuở sơ sanh), là “Đấng tự hữu hằng hữu” vĩ đại đã có từ trước khi có Áp-ra-ham, là người chăn chiên hiền lành sẽ phó mạng sống vì chiên mình, và (khi khiến La-xa-rơ từ chết sống lại) Ngài vừa là sự sống lại vừa là sự sống (GiGa 7:37-39; 8:12; 9:5; 8:58; 10:11; 11:25, 26). Các lãnh tụ dân Do Thái nhận thấy những lời tuyên bố này ngày càng có tính cách khiêu khích, và Thánh Kinh nhiều lần chép là họ đã tìm cách bắt Ngài để giết đi (GiGa 5:18; 7:30, 32; 8:59; 10:39; 11:53, 57).
Ngay trong thời gian thi hành chức vụ tại xứ Ga-li-lê, tuy các đám quần chúng đông đảo đã gây náo động trong việc ủng hộ Ngài, Chúa Giê-xu vẫn không thoát được việc bị các thầy thông giáo và người Pha-ri-si chê bai chỉ trích. Mác thu góp mộ tloạt bốn “câu chuyện tranh cãi” trong đó Chúa Giê-xu bị tố cáo, trước hết là tội lộng ngôn (vì dám tha tội cho một người), tiếp theo là kết bạn với các tội nhân, thứ ba là quá dễ dãi về phương diện tôn giáo liên hệ với vấn đề kiêng ăn, và cuối cùng là vi phạm luật ngày Sa-bát (Mac Mc 2:1-28). Để tự biện hộ chống lại những lời tố cáo đó, Chúa Giê-xu chỉ khiến cho mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn dưới mắt đám người chê bai chỉ trích Ngài bằng cách tuyên bố rằng Con người có quyền tha tội, thầy thuốc đến là để chữa lành cho các con bệnh là tội nhân, chàng rể thì không kiêng ăn trước hiện diện của quan khách đến dự tiệc cưới, và Ngài là Chúa của cả ngày Sa-bát nữa.
Thời gian càng trôi qua, Ngài còn đi xa hơn thế nữa. Ngài đã tố cáo đám người Pha-ri-si về thói đạo đức giả của họ (thí dụ LuLc 11:37-42) và coi trọng truyền thống nhân tạo hơn là các điều răn của Đức Chúa Trời (Mac Mc 7:1-13) và sau đó, đã quở trách phe Sa-đu-sê là dốt nát về Lời và quyền năng của Đức Chúa Trời (Mac Mc 12:18-27). Sự căng thẳng ngày càng tăng. Các lãnh tụ Do Thái giáo ghen tị với việc Ngài được lòng dân chúng, còn bị tổn thương vì Ngài vạch trần sự nông nổi của họ, khiến họ vọ cùng xấu hổ vì chính sự thanh liêm trong suốt của Ngài. Việc cuối cùng phải có va chạm chỉ còn là vấn đề thời gian.
Lúc Chúa Giê-xu đến Giê-ru-sa-lem lần cuối cùng và đạt đến đỉnh điểm trên con đường đi vòng quanh núi ô-li-ve chỗ người ta có thể nhìn thấy thành phố, Ngài đã không thể cầm được nước mắt. Ngài đã khóc và nói: “Khi Đức Chúa Giê-xu gần đến thành, thấy thì khóc về thành, và phán rằng: Ước gì, ít nữa là ngày nay, mầy đã hiểu biết sự làm cho mầy được bình an! Song hiện nay những sự ấy kín giấu nơi mắt mầy” (LuLc 19:41, 42).
Tuy nhiên dù dường như Ngài đã biết chắc là thành phố ấy sẽ chối bỏ Ngài, Chúa Giê-xu vẫn đưa ra một lời kêu gọi cuối cùng. Do một sự dàn xếp cẩn thận từ trước, Ngài đã mượn một lừa con để cỡi vào thành phố Giê-ru-sa-lem, cố ý làm ứng nghiệm lời tiên tri của Xa-cha-ri: “Hỡi con gái Si-ôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, hãy trổi tiếng rao vui! Này, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái” (XaDr 9:9). “Hãy nói với con gài thành Si-ôn rằng: Này, vua ngươi đến cùng ngươi, Nhu mì, cỡi lừa và lừa con, là con của lứa cái mang ách” (Mat Mt 21:5).
Đám quần chúng đông đảo theo Ngài rất sẵn sàng chào đón Ngài. Họ chặt các cành cây, cổi áo choàng ra để làm thành một tấm thảm cho Ngài cỡi lừa đi qua. Họ vẫy các nhánh chà là trong không khí và tung hô vạn tuế. Vì đây là cuộc diễn hành khải hoàn vào Giê-ru-sa-lem. Nhưng các nhà cầm quyền đã không nhất trí với cuộc diễn hành ấy, nên nó chẳng tồn tại được lâu. Ngài còn chống lại họ bằng việc dọn sạch đền thờ một lần thứ hai nữa (Mac Mc 11:15-19), và luôn ba ngày tiếp sau đó, từ thứ hai đến thứ tư, sự thù địch của họ ngày càng tăng cao thêm. Họ tranh luận với Ngài về thần học và chính trị, tuy chẳng thấy luận cứ của Ngài có chỗ nào sai trái cả (Mac Mc 12:1-44). Về phần mình, Ngài đã nghiêm khắc quở trách đám người Pha-ri-si vì thói tự phụ tự mãn tôn giáo của họ bằng một loạt những lời chúc dữ “Khốn thay cho các ngươi” tệ hại (Mat Mt 23:1-44), và cảnh cáo các sứ đồ Ngài về việc thành phố Giê-ru-sa-lem sắp bị tàn phá, và về sự chống đối mà các vị sẽ phải gặp trước khi Ngài trở lại để kết thúc lịch sử (Mat Mt 24:1-51; Mac Mc 13:1-37; LuLc 21:1-37).
Sự chết và sống lại của Chúa Giê-xu.
Ngày thứ năm của tuần lễ cuối cùng được người này thì cho là ngày trước lễ Vượt Qua, người khác lại cho chính là ngày lễ Vượt Qua. Chúa Giê-xu vốn biết rõ “giờ” của Ngài, mà đã nhiều lần Ngài vẫn nhắc đi nhắc lại là “chưa đến”; thế nhưng cuối cùng thì nó cũng đã đến. Đó là một giờ đau khổ không chi sánh kịp, nhưng cũng là giờ vinh quang của Ngài, vì bởi đó, Ngài đã được bày tỏ ra trọn vẹn đầy đủ nhất và sự cứu rỗi dành cho cả người ngoại quốc nữa đã được hoàn tất (GiGa 12:20-33).
Ngài đã dành những giờ tự do cuối cùng để sống riêng tây với Mười Hai Sứ Đồ trong một căn phòng đã được chuẩn bị sẵn sàng trên tầng một của một người nhà do các bạn thân của Ngài thuê. Tại đây, mọi người đã cùng dự tiệc lễ Vượt Qua với nhau. Trong bữa ăn tối, Ngài đã làm công việc của một người đầy tớ mà rõ ràng là đã chẳng có ai trong đám họ tự nguyện làm vì Ngài đã lần lượt rửa chân cho họ. Ngài dạy rằng họ cần phải tự hạ mình và yêu nhau giống như thế. Trong và sau bữa ăn tối, Ngài cũng chia bánh và rượu cho họ, biểu tượng cho việc thân thể và máu Ngài đều được dâng lên để họ được cứu rỗi, và truyền cho họ phải ăn uống để kỷ niệm Ngài. Rồi Ngài thêm sức và khích lệ họ bằng lời chỉ giáo sâu nhiệm về mối liên hệ vừa mới mẻ vừa mật thiết với Ngài mà Đức Thánh Linh sắp giáng lâm sẽ thực hiện, rồi cầu nguyện xin Đức Chúa Cha giữ gìn để họ sẽ cứ mãi còn là một đám người phân biệt, không thuộc về thế gian này, nhưng cứ tiếp tục sống trong đó như những người đại diện cho Ngài vậy.
Lúc mọi người ra khỏi căn phòng ấy, thì chắc là đã quá muộn rồi. Họ cùng đi bách bộ qua nhiều con đường vắng vẻ của thành phố, vượt thung lũng Xết-rôn và bắt đầu leo lên núi Ô-li-ve. Trong vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Giê-xu đã cầu nguyện với một tâm trạng gần như một cơn hấp hối, mong rằng mình sẽ khỏi phải uống “chén ấy”, một biểu tượng trong Cựu Ước kinh chỉ cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên tội lỗi. Nhưng Ngài đã kết thúc từng lời cầu nguyện một bằng thái độ thuận phục ý chỉ Đức Chúa Trời, cách mới mẻ hơn, và ra khỏi đó với một quyết tâm an bình, không gì lay chuyển được là Ngài sẽ uống nó. Đúng lúc ấy, đám lính canh đền thờ đã ập đến bắt Ngài, mang theo đuối và vũ khí, nhưng Giu-đa đã phản bội bằng cách chỉ Ngài cho chúng bắt.
Tiếp theo đó là một loạt sáu lần xét xử phân biệt (trong đêm ấy và buổi sáng tiếp theo đó) khiến Ngài kiệt sức, ba lần tại các toà án của người Do Thái, một lần trước Hê-rốt, và hai lần trước Bôn-xơ Phi-lát. Khi những kẻ cáo gian làm chứng đối về Ngài để tố cáo Ngài, Chúa Giê-xu vẫn im lặng, nhưng khi thầy tế lễ thượng phẩm thách thức cật vấn rằng Ngài có phải “Chúa Cứu Thế”, “Con Đức Chúa Trời” không, thì Ngài đã mạnh dạn trả lời thừa nhận là đúng như thế, nên đã lập tức bị kết án tử hình vì tội lộng ngôn. Việc đùa giỡn với công lý này còn trở thành cay đắng hơn co Ngài do sự tàn bạo của những kẻ đã đánh đập và vả vào mặt Ngài, và do việc Phi-e-rơ đã hèn nhát chối Ngài tại sân ngoài.
Vì theo luạt La Mã, dân Do Thái không được phép thực thi án tử hình, đều cần thiết cho họ là phải có sự phê chuẩn của quan tổng đốc Bôn-xơ Phi-lát vốn nổi tiếng là một quan tổng đốc thành công, nhưng vô tâm. Ông ta nhận thấy ngay nguyên nhân của việc dân Do Thái đã tố cáo Chúa Giê-xu về một tội chính trị, tức là Ngài đã ngăn cấm việc nộp thuế cho Sê-sa và tự xưng vương. Chỉ một vài câu hỏi về vương quyền của Chúa Giê-xu đã khiến ông ta hài lòng vì biết rằng tội phạm, không phải là một kẻ sách động khởi nghĩa. Nhưng Phi-lát vốn là một nhà cai trị tuỳ thời hơn là theo nguyên tắc. Ông ta vừa muốn trả tự do cho Chúa Giê-xu, vừa muốn làm hài lòng dân Do Thái. Cho nên ông ta đã cố dàn xếp nhiều cách thoả hiệp. Họ muốn Chúa Giê-xu bị phạt đòn, chịu cho Hê-rốt xét xử, hay được hưởng sự khoan hồng theo thói qen nhân ngày lễ Vượt Qua? Nhưng dân Do Thái đã không cho ông ta trốn thoát để khỏi phải quyết định. Lúc họ nói bóng gió rằng nếu Phi-lát trả tự do cho Chúa Giê-xu tức là ông ta phản lại đặc quyền của Sê-sa, thì ông ta phải quyết định. Phi-lát đã rửa tay mình trước công chúng giả bộ như mình vô tội, rồi giao Chúa Giê-xu cho chúng chế nhạo, đánh đòn và đóng đinh vào thập tự giá.
Đóng đinh vào thập tự giá là một hình thức hành quyết khủng khiếp. Với người La Mã đây là một điều đáng xấu hổ; họ dành nó cho những tên nô lệ và những tử tội tồi tệ nhất. Nó cũng là loại tra tấn dã man nữa, vì người ta cố ý kéo dài sự đau đớn và trì hoãn cái chết, nhiều khi là qua nhiều ngày.
Cách Chúa Giê-xu nhìn và chịu đựng cơn thử thách gay go của mình được chứng minh bằng bảy “tiếng” Ngài đã thốt ra trên thập tự giá. Ba tiếng đầu cho thấy sở dĩ Ngài có thể quên đi sự đau đớn của riêng mình như thế là vì toàn tâm toàn ý lo cho sự an vui phúc lợi của tha nhân. Ngài cầu nguyện để những kẻ tra tấn Ngài được tha tội; Ngài gởi gấm mẹ mình cho Giăng phụng dưỡng, và gởi gắm Giăng cho mẹ Ngài, và Ngài bảo đảm với tên dcướp biết ăn năn hối lội bị đóng đinh bên cạnh Ngài rằng anh ta sẽ được ở với Ngày ngay hôm đó trong thiên đàng (LuLc 23:24; GiGa 19:26,27; LuLc 23:43). Sau đó, dường như Chúa Giê-xu đã im lặng luôn nhiều giờ liền trong khi một bóng tối lạ lùng bao trùm cả xứ. Rồi Ngài thốt ra ba tiếng kêu, có lẽ là liên tiếp theo nhau, gợi ý cho chúng ta về bản tính và chủ đích của những đau khổ của Ngài (GiGa 19:28; Mac Mc 15:33,34; GiGa 19:30; LuLc 23:46). Một là “ta khát” bộc lộ nỗi lo âu thuộc thể của Ngài. Rồi “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Tiếng kêu tuyệt vọng này sở dĩ có hình thức của một câu hỏi, không phải vì Ngài không biết lời giải đáp, mà vì Ngài trích dẫn Thi Tv 22:1). Mà Ngài trích dẫn nó (như vẫn luôn luôn trích dẫn Kinh điển) là vì tin rằng mình đang làm ứng nghiệm nó. Việc Ngài bị Đức Chúa Trời quan hệ là sự trừng phạt (phán xét) mà tội lỗi chúng ta xứng đáng phải nhận chịu. Ngài đang uống “chén” thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Hầu như ngay tức khắc, tiếng reo hò chiến thắng thật to đã vang lên: “Mọi việc đã được trọn” nói lên việc Ngài đã hoàn tất công tác gánh thay tội lỗi cho thế gian mà Ngài sở dĩ đã đến là để thực hiện. Cuối cùng, Ngài giao linh hồn mình lại cho Đức Chúa Cha, để chứng minh rằng cái chết của Ngài là một hành động tự nguyện, tự quyết.
“Đức Chúa Giê-xu bèn kêu lớn rằng: Hỡi cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha! Ngài vừa nói xong thì tắt hơi” (LuLc 23:46).
Khoảng ba mươi sáu giờ sau đó, Đức Chúa rời đã khiến Ngài từ chết sống lại, như một chứng cứ quyết định rằng Ngài đã không chịu chết vô ích. Ngay từ tia sáng bình minh đầu tiên vào ngày phục sinh, Ma-ri Ma-đơ-len và mấy phụ nữ khác nữa đã đến phần mộ của Giô-sép người A-ri-ma-thê để hoàn tất các nghi lễ an táng mà ngày Sa-bát đến quá gấp trước đó đã làm gián đoạn. Nhưng các bà thấy tảng đá đã bị lăn ra khỏi cửa mộ, còn ngôi mộ thì trống không.
Nghe tin ấy, Phi-e-rơ và giăng đều hạy đua với nhau đến mộ. Nhìn vào hai ông khám phá ra rằng chẳng những thi hài của Chúa không còn ở đó nữa, mà các vải liệm xác Ngài vẫn còn đặt nằm trong tình trạng được xếp lại ngay ngắn. Tạm thời, đã có chứng cứ rõ ràng rằng thi hài Ngài đã không hề bị những bàn tay của con người ta chạm vào, nhưng đã được Đức Chúa Trời khiến từ chết sống lại, Hai vị đã “thấy và tin”.
Rồi Chúa phục sinh bắt đầu hiện ra với một số người. Trước hết là cho riêng Ma-ri Ma-đơ-len và Phi-e-rơ. Kế đó là cho hai môn đồ trên đường từ Giê-ru-sa-lem về Em-ma-út. Dù là cho các sứ đồ vào cùng ột buổi tối ôm ấy, và một lần nữa vào Chúa nhật sau đó, lúc Thô-ma (vắng mặt tuần lễ trước) đang hiện diện với họ. Rồi tiếp theo đó nữa, lúc họ đã trở về Ga-li-lê, Ngài cũng hiện ra với họ, cả trên một ngọn núi, lẫn tại bờ hồ. Vào mỗi lần xuất hiện, Ngài đều đưa ra nhiều chứng cứ hiển nhiên rằng Ngài vẫn chính là Ngài, cùng một người trước khi chịu chết, tuy giờ đây đã được biến đổi cách lạ lùng, và Ngài sai họ hãy đi vào trong cả thế gian khiến tất cả các dân các nước trở thành môn đệ Ngài.
Những lần xuất hiện như thế vẫn tiếp tục suốt bốn mươi ngày. Lần cuối cùng xảy ra trên núi ô-li-ve. Sau khi hứa sẽ ban quyền phép cho họ để họ làm chứng cho Ngài khi Đức Thánh Linh giáng trên họ, và chúc phước cho họ rồi, Ngài đã được “cất lên trời”. Thiết tưởng chẳng có gì để nghi ngờ sự thăng thiên theo đúng nghĩa đen của Chúa Giê-xu bao lâu chúng ta biết rõ chủ đích của nó. Đó không nhất thiết là một cách thức để ra đi, vì “về cùng Cha” không bắt buộc phải là một chuyến du hành vào không gian mà người ta có thể nghĩ là Ngài chỉ đơn giản biến mất như nhận những cơ hội trước đó vậy. Lý do để Ngài thăng thiên trước mắt mọi người, đúng hơn là nhằm chứng minh cho họ thấy rõ rằng đây là chuyến đi cuối cùng. Bây giờ thì Ngài sẽ đi luôn, ít nhất cũng là cho đến khi Ngài sẽ hiện đến trong vinh quang. Cho nên mọi người đều trở lại Giê-ru-sa-lem với niềm vui lớn và chờ đợi - không phải là chờ Chúa Giê-xu xuất hiện một lần nữa sau khi Ngài đã sống lại, nhưng là chờ đợi Đức Thánh Linh sẽ đến trong quyền năng, như lời Ngài đã hứa.
Hội Thánh non trẻ.
Các môn đệ Chúa chỉ phải chờ đợi có mười ngày mà thôi. Rồi thình lình trong lúc họ đang cùng nhau cầu nguyện cho lời Ngài hứa ứng nghiệm, sự việc ấy đã xảy ra. Đức Thánh Linh đã đến và đầy dẫy tiếp sau là tiếng gió lớn và sự xuất hiện của những lưỡi lửa bằng bạc. Đây là tột đỉnh của biến cố cứu rỗi trong sự nghiệp của Chúa Cứu Thế, vì như Phi-e-rơ đã giải thích trong bài giảng vào cùng buổi sáng hôm ấy, đây chính là Chúa Cứu Thế Giê-xu đang đẩy phần ý nghĩa về sự ra đời, chết, sống lại và thăng thiên của Ngài lên đến tột đỉnh của nó bằng cách đổ Đức Thánh Linh Ngài từ trời xuống.
Lễ Ngũ tuần cũng phải được hiểu như một biến cố có ý nghĩa cơ bản là việc truyền giáo. Phép lạ của việc các môn đệ Ngài đều nói được ngoại ngữ (tiếng lạ) tiêu biểu cho cộng đồng Cơ Đốc giáo quốc tế sắp được Phúc Âm khai sinh.
Đã có ba ngàn người ăn năn quy đạo, chịu phép báp-tem và thêm vào Hội Thánh trong ngày hôm đó: “Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện” (Cong Cv 2:42).
Người ta đều vô cùng kinh ngạc khi được nghe các vị sứ đồ đầu tiên truyền giảng thật rõ ràng và đầy quyền năng. Lu-ca có để lại cho chúng ta một kiểu mẫu về các bài giảng của Phi-e-rơ vào ngày lễ Ngũ tuần, sau khi chữa lành cho một người què bên ngoài Cửa đẹp của đền thờ trước Hội đồng Quốc gia Do Thái, và cho đám người nhà của Cọt-nây (Cong Cv 2:14-40; 3:12-26; 5:29-32; 10:34-43).Tuy lẽ dĩ nhiên là ông chỉ trình bày một bài giảng thật vắn tắt mỗi lần, thiết tưởng nó rất đầy đủ để chứng minh cho nội dung và khuôn mẫu của lời truyền giảng của Phi-e-rơ.
Phi-e-rơ đã giảng về Chúa Cứu Thế Giê-xu, đời sống, sự chết và sống lại của Ngài. Suốt cuộc đời Ngài, Đức Chúa Trời đã chứng thực cho Ngài bằng nhiều phép lạ. Sự chết của Ngài vừa do chủ đích của Đức Chúa Trời, vừa là vì cớ sự gian ác của loài người (Cong Cv 2:23). Tuy loài người chối bỏ và giết Ngài đi, Đức Chúa Trời đã nhờ Ngài đạt được chiến thắng bằng cách khiến Ngài từ chết sống lại Và giờ đây, Ngài đã được tôn cao làm Chúa tể; Đấng Cứu Thế, Cứu Chúa và là Đấng Phán xét. Hơn nữa, tất cả các anh vị ấy đều đã được xác nhận đến hai lần bởi cả Cựu lẫn Tân Ước kinh, và của các vị sự đồ từng chứng kiến tận mắt. Cho nên, hễ ai ăn năn tội, tin vào danh Chúa Cứu Thế Giê-xu và chịu phép báp-tem, thì đều được nhận lãnh lời hứa cho hậu duệ của Áp-ra-ham, tức là được tha tội và ân tứ của Đức Thánh Linh.
Tuy nhiên, xin đừng tưởng rằng Hội Thánh non trẻ đó đã chẳng có vấn đề gì. Chẳng bao lâu sau khi Chúa Cứu Thế Giê-xu tung ra cuộc tấn công nhằm chinh phục thế gian này thông qua Thánh Linh Ngài, thì ma quỉ cũng đã dựng lên một cuộc phản công mạnh mẽ. Chiến lược của nó gồm ba phương diện:
Một là, nó thử loại vũ khí tô bạo là bắt bớ bách hại (Cong Cv 3:1-5:42), hai vị đã bị bắt và đưa ra xét xử trước Toà Công luận. Tại đây, hai vị đã mạnh dạn làm chứng cho Chúa Giê-xu, tuyên bố rằng Ngài là Cứu Chúa duy nhất. Toà Công luận đã có ấn tượng sâu xa khi biết hai vị vốn chỉ là những người vô học nhưng cấm hai vị “chẳng cho nhơn danh Đức Giê-xu mà nói hay là dạy”. Phi-e-rơ và Giăng đáp rằng hai ông phải vâng lời Đức Chúa Trời chứ không phải là vâng lời người ta, nhưng dù sao thì hai vị cũng không thể nào không nói về những gì mình đã nghe và thấy. Rồi sau khi đe doạ thêm, họ cũng phải để cho hai ông đi. Các sứ đồ đến thẳng với các bạn thân là các Cơ Đốc nhân của mình để mọi người cùng nhau cầu nguyện, xin Chúa tể của cả cõi thiên nhiên lần của lịch sử, không phải vì sự an toàn của cõi thiên nhiên lẫn của lịch sử, không phải vì sự an toàn và bảo vệ các vị, mà để mọi người đều được ban cho lòng can đảm để cứ tiếp tục truyền giảng Lời Ngài, và thế là họ đã tiếp tục truyền giảng. Rồi hai vị lại bị bắt giam nhưng một thiên sứ của Chúa đã giải thoát cho để hai vị đều truyền giảng Phúc Âm trong các hành lang của đền thờ. Một lần nữa, hai vị lại bị bắt, đưa ra xét xử, nhưng lần này là trước Hội đồng quốc gia Do Thái, được người Pha-ri-si nổi tiếng là Ga-ma-li-ên cảnh cáo họ phải thận trọng kẻo e họ có thể chống lại Đức Chúa Trời chăng. Cho nên họ đã chẳng dám làm gì nhiều hơn là phạt đòn hai vị, rồi nhắc lại lệnh cấm, đừng nhân danh Chúa Giê-xu mà nói nữa. Thế các sứ đồ đã phản ứng ra sao?
“Vậy các sứ đồ từ toà công luận ra, đều hớn hở về mình đã, được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh Đức Chúa Giê-xu. Ngày nào cũng vậy, tại trong đền thờ hoặc trong nhà, sứ đồ cứ dạy dỗ rao truyền mãi về Tin Lành của Đức Chúa Giê-xu, tức là Đấng Christ” (Cong Cv 5:41, 42).
Các loại vũ khí khác mà ma quỉ đã sử dụng đối với Hội Thánh vốn tế vi hơn nhiều. Đã không đàn áp được bằng áp lự bên ngoài, nó cố tìm cách phá hoại ngầm từ bên trong.
Lòng hào hiệp của các Cơ Đốc nhân nguyên thuỷ đã khiến nhiều người trong đám họ bán đất ruộng của họ đem tiền đến cho các sứ đồ để cứu tế cho những người nghèo thiếu. Có một đôi vợ chồng tên là A-na-nia và Sa-phi-ra cũng quyết định như thế, nhưng lại giữ một phần cho riêng họ trong khi lại rêu rao rằng mình đã dâng hết. Tài sản của họ vốn thuộc quyền sử dụng trọn vẹn của họ cả trước và sau khi đem bán đi, như Phi-e-rơ đã nói rõ như thế. Họ không hề bị bắt buộc phải dâng chút gì. Tội của họ là muốn được tiếng là dâng tất cả, nhưng đã không thật sự trả đúng cái giá ấy. Giá như họ thành công trong việc lừa dối đó, thói đạo đức giả chắc đã bắt đầu len lỏi thâm nhập cộng đồng Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, Phi-e-rơ đã phát giác được, và họ phải trả giá cho thói hai lòng trong đời sống của mình (Cong Cv 5:1-11). Vũ khí thứ ba của Sa-tan thì gián tiếp hơn. Đó là nó khiến cho các sứ đồ phải bận tâm lo quản lý xã hội (nói chính xác là lo chăm sóc cho các quả phụ Cơ Đốc nhân) mà xao lãng vai trò dạy dỗ mà Đức Chúa Trời đã gọi họ làm. Nhưng các sứ đồ đã đề cao cảnh giác đối với nguy cơ này. Các vị đã phó thác nhiệm vụ này cho nhiều người khác. Các vị dạy tổ chức các môn đệ chọn ra bảy “chấp sự” (như họ vẫn thường được gọi như thế) để đảm trách công tác lo an vui phúc lợi, để các vị tận hiến cho sự uỷ thác được quyền ưu tiên mà Đức Chúa Trời là “chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo”.
Khi cuộc phản công ba mặt đầu tiên của ma quỉ bị thất bại, Lu-ca đã có thể viết: “Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa-lem thêm lên nhiều lắm. Cũng có rất nhiều thầy tế lễ vâng theo đạo nữa” (Cong Cv 6:7).
Một trong số bảy vị chấp sự đó, là Ê-tiên, một Cơ Đốc nhân đầy ơn Chúa và đức tin, khôn ngoan và quyền năng. Ai tố cáo là nói phạm luật pháp Môi-se và đền thờ ông bị đưa ra trước Hội đồng quốc gia. Biện minh trạng của ông, được ghi lại trong Cong Cv 7:1-60 là một phần thuật sự đầy đủ về tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm cho dân Y-sơ-ra-ên, nhằm chứng minh rằng Đức Chúa Trời không hề bị trói buộc vào một nơi nào hay ngôi đền thờ nào do loài người xây dựng cả, mà chỉ bị ràng buộc với những người nhận Ngài là Đức Chúa Trời của họ mà thôi. Ông kết thúc bài giảng của mình bằng cách tố ngược lại những kẻ đã tố cáo mình. Ông nói họ là những kẻ cứng cổ, luôn luôn cống lại Đức Thánh Linh, giờ đây lại còn phạm tội sát hại Chúa Cứu Thế nữa. Nghe như thế, chúng đã xông vào bắt ông, đẩy ông ra ngoài thành phố và ném đá ông cho đến chết.
Nhưng do quyền năng thần hựu, cái chết của vị thánh tuận đạo đầu tiên đã giúp ích, thay vì gây trở ngại cho việc truyền bá Phúc Âm. Việc bắt bớ bách hại các Cơ Đốc nhân tiếp theo đó khiến họ phải đi tan lạc khắp xứ Giu-đê và Sa-ma-ri, và hễ đi đến đâu, họ đều truyền giảng Lời Chúa (Cong Cv 8:1-4). Trong số họ có Phi-líp, một người khác nữa trong bảy “chấp sự”. Ông thành công rõ rệt trong công tác truyền đạo cho người Sa-ma-ri, từ nhiều thế kỷ, đã bị dân Do Thái khinh miệt. Cho nên các sứ đồ (vẫn còn ở lại Giê-ru-sa-lem) phai hai sứ đồ Phi-e-rơ và Giăng đi điều tra và chấp nhận sự việc đã xảy ra nhằm chấm dứt vết rạn nứt có thể tiếp tục kéo dài giữa người Do Thái và người Sa-ma-ri trong Hội Thánh. Phi-líp cũng giải thích Phúc Âm về Chúa Cứu Thế đã chịu đóng đinh vào thập tự giá cho một quan chức người Ê-thi-ô-bi đang trên đường từ Giê-ru-sa-lem trở về nước (Cong Cv 8:5-40).
Việc đạo Chúa được đưa đến cho người Sa-ma-ri và Ê-thi-ô-bi mới chỉ là khúc dạo đầu của công tác truyền giáo cho người ngoại quốc, sẽ bắt đầu chẳng bao lâu sau đó. Lu-ca trình bày vấn đề này trong sách Công vụ các sứ đồ của ông bằng hai lần ăn năn quy đạo đầy ý nghĩa, một là của Sau-lơ người Tạt-sơ, và một là của viên đại đội trưởng người La Mã tên là Cọt-nây (với sự chứng kiến của Phi-e-rơ). Hai biến cố này cho thấy vai trò tối quan trọng của hai vị đại sứ đồ là Phao-lô và Phi-e-rơ trong việc mở các cửa của Hội Thánh ra cho người ngoại quốc.
Sau-lơ người Tạt-sơ được đề cập lần đầu tiên như một nhân vật đương giữ áo cho những kẻ ném đá Ê-tiên. Người ta đoán rằng ông đã chẳng bao giờ quên được thái độ can đảm và tình yêu của người Cơ Đốc tử đạo đã cầu xin Đức Chúa Trời tha tội cho của kẻ thù mình đó. Nhưng ông vẫn tiếp tục bóp chẹt tiếng nói của lương tâm mình và bắt bớ bách hại Hội Thánh hết sức hung hăng cho đến cái ngày đáng ghi nhớ ấy (đã được mô tả không dưới ba lần trong sách Công vụ), khi Chúa Cứu Thế Giê-xu hiện ra với ông trên con đường dẫn đến Đa-mách và (như ông viết về sau) đã “bắt lấy” ông. Sau khi đến được Đa-mách, ông được A-na-nia cho biết ông đã được Đức Chúa Trời gọi để làm một sứ đồ mà cũng là một môn đệ của Chúa nữa, và để trở thành một công cụ được Chúa Cứu Thế tuyển chọn để đem danh Ngài đến cả cho người ngoại quốc lẫn người Do Thái (Cong Cv 9:15). Việc ông ăn năn quy đạo có lẽ đã xảy ra giữa khoảng từ ba đến năm năm sau ngày Chúa Giê-xu chịu đóng đinh vào thập tự giá mà thôi.
Hầu như trọn hai chương của sách Công vụ đã được dành riêng cho câu chuyện ăn năn quy đạo của Cọt-nây, một biến cố quan trọng đến độ Lu-ca đã phải suy xét thật kỹ về nó (Cong Cv 10:11). Vì tuy Cọt-nây là một người “kính sợ Đức Chúa Trời” đã cải theo Do Thái giáo, ông vẫn bị xem là một người ngoài, một người ngoại quốc. Phi-e-rơ phải được một khải tượng đặc biệt thuyết phục ông đến nhà Cọt-nây để giảng Phúc Âm cho ông, và phép lạ đặc biệt của ngày Lễ Ngũ tuần đã phải được lặp lại (như tôi nghĩ là cần mô tả nó như thế) để thuyết phục ông rằng giờ đây Đức Chúa Trời không còn phân biệt người Do Thái với người ngoại quốc nữa, mà ban sự tẩy sạch và Thánh Linh Ngài cho toàn thể các tín hữu, chẳng kỳ thị chi cả (Cong Cv 10:47; 11:17; 15:7-11). Đây là một bước nhảy vọt thật xa về phía trước.
Một số người từ bỏ Giê-ru-sa-lem sau khi Ê-tiên chọn tử vì đạo đã đi lên hướng Bắc, đến An-ti-ốt, là kinh đô xứ Sy-ri và là thành phố nổi tiếng thứ ba của Đế quốc La Mã. Họ giảng về Chúa Giê-xu cho người Hy Lạp, và một số rất đông đã tin. Nghe tin này Hội Thánh Giê-ru-sa-lem đã sai Ba-na-ba đến An-ti-ốt, rồi đến lượt ông này, đã đi tìm Phao-lô để tiếp tay với ông. Vì trọn một năm, hai vị này đã dạy dỗ cho những người mới ăn năn quy đạo. Tại đây (An-ti-ốt) Hội Thánh người ngoại quốc đầu tiên đã được thiết lập, cũng là lần đầu tiên các môn đệ Chúa được gọi là Cơ Đốc nhân, và vòng truyền giáo lưu hành đầu tiên đã được phát động (Cong Cv 11:19-26; 13:1-3). Bấy giờ là vào khoảng năm 47 SC.
Chuyến lưu hành truyền giáo đầu tiên.
Các giáo sĩ đã được tuyển chọn, được Hội Thánh biệt riêng ra theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, là Ba-na-ba và Sau-lơ. Hai vị này mời thêm Mác (em họ của Ba-na-ba) tháp tùng. Họ đáp tàu đi Chíp-rơ, quê quán của Ba-na-ba, rồi đi lên hướng Tây Bắc, vào đấ tliền thuộc địa bàn Á châu (tỉnh A-si) tại Bẹt-giê và Bam-phi-ly. Bấy giờ, Mác chán nản nên bỏ về Giê-ru-sa-lem. Có lẽ vì ông sợ vùng đầm lầy Bam-phi-ly, nơi (người ta phỏng đoán là) Phao-lô đã mắc bệnh sốt rét đến nỗi làm giảm thị lực của ông. Dù ông thì sau khi hai vị đã leo lên được vùng cao nguyện và đến Ga-la-ti rồi, thì dường như Phao-lô đã mắc phải một chứng bệnh khiến cho mắt ông bị xấu đi (GaGl 4:13-15). Thành phố của xứ Ga-la-ti mà ông đến thăm đầu tiên là An-ti-ốt thuộc Bi-si-đi, nơi ông truyền giảng trong một hội trường Do Thái và nhiều người ăn năn quy đạo. Nhưng khi đám người Do Thái vô tín phản đối bức thông điệp của Phao-lô, ông đã có một bước tiến táo bạo (mà về sau ông vẫn thường lặp lại) là quay sang với người ngoại quốc. Bị chống đối và đuổi ra khỏi thành phố, Phao-lô và Ba-na-ba đến ba thị trấn khác nữa của xứ Ga-la-ti, là Y-cô-ni, Lít-trơ (nơi những người ngoại đạo tôn sùng hai ông, xem hai ông như hai vị thần, còn người Do Thái lại ném đá Phao-lô, cho rằng ông là kẻ phạm thượng), Đẹt-bơ. Sau đó, hai ông đã trở lui, củng cố đức tin cho số người vừa mới ăn năn quy đạo và chỉ định các trưởng lão trong từng Hội Thánh để chăm lo cho họ.
Sau khi trở về An-ti-ốt, hai vị triệu tập Hội Thánh và phúc trình mọi việc Đức Chúa Trời đã làm, nhất là “Ngài mở cửa đức tin (đạo) cho người ngoại là thể nào” (Cong Cv 14:27). Nhưng chẳng bao lâu, nỗi vui mừng của Hội Thánh lại nhường chỗ cho sự chống đối, vì có một nhóm người gọi là Cơ Đốc nhân gốc Do Thái đã từ Giê-ru-sa-lem đến An-ti-ốt bắt đầu truyền dạy rằng trừ phi những người ngoại quốc ăn năn quy đạo phải chịu phép cắt bì và giữ luật pháp Môi-se, họ sẽ không thể được cứu (Cong Cv 15:1-5). Phao-lô đã tranh luận kịch liệt với họ. Và khi cả đến Phi-e-rơ, trong một thời gian tạm thời do sợ hãi chứ không phải là căn cứ vào niềm tin quyết, cũng rút lui không chịu giao thiệp với các Cơ Đốc nhân người ngoại quốc, nên Phao-lô đã phải công khai quở trách ông (GaGl 2:11-14).
Dường như ảnh hưởng xảo quyết của đám Cơ Đốc nhân gốc Do Thái ấy đã thâm nhập cả các Hội Thánh trong xứ Ga-la-ti nữa. Việc này khiến Phao-lô phải vội vàng viết nhiều bức thư. Thư ông viết cho người Ga-la-ti, ông đã bênh vực cho uy quyền sứ đồ của mình vốn do Chúa Cứu Thế mà ra, bảo đảm rằng không hề có bất đồng ý kiến giữa ông với các sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem, chối bỏ Phúc Âm của các Cơ Đốc nhân gốc Do Thái kia, cho rằng đó chẳng phải là Phúc Âm chi cả, nhấn mạnh sự cứu rỗi là chỉ nhờ ân điển Đức Chúa Trời bởi đức tin mà thôi chẳng cần chi phải thêm phép cắt bì và các việc lành theo luaật pháp hay bất cứ điều gì khác vào đó cả, và khuyên các độc giả người Ga-la-ti hãy đứng vững trên quyền tự do làm Cơ Đốc nhân của họ.
Hội Thánh tại An-ti-ốt quyết định phái Phao-lô và Ba-na-ba đến Giê-ru-sa-lem để giải quyết vấn đề mà các Cơ Đốc nhân người Do Thái đã đặt ra và việc ấy đã dẫn đến giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem (được mô tả ở Cong Cv 15:1-41) vào khoảng năm 49 hoặc 50 SC. Sau nhiều tranh luận, Phi-e-rơ (giờ đây đã trở lại với lập trường đúng của mình) đã kể lại việc ăn năn quy đạo của Cọt-nây. Phao-lô với Ba-na-ba thì kể lại những gì Đức Chúa Trời đã làm nhờ chức vụ giữa người ngoại quốc của hai ông. Cuối cùng, Gia-cơ là em của Chúa, đã kết thúc bằng cách rút phần luận cứ từ Cựu Ước kinh ra. Ông kết luận rằng những người ngoại quốc ăn năn quy đạo chẳng cần chi phải chịu phép cắt bì rồi mới được cứu. Tuy nhiên, nhằm tôn trọng việc giữ đạo quá tỉ mỉ của những người Do Thái có lương tâm yếu đuối và để thắt chặt thêm mối thông công giữa người Do Thái và người ngoại quốc trong Hội Thánh, họ được yêu cầu nên tự nguyện noi theo một số các quy tắc về lương thực và hôn nhân của Do Thái giáo.
Hầu như chắc chắn là thư Gia-cơ trong Tân Ước kinh là do chính Gia-cơ này viết. Có lẽ nó đã được trước tác vào khoảng thời gian này. Rõ ràng đây là tuyên đạo pháp theo Do Thái giáo, nhấn mạnh rằng một đức tin chân thực, sống động và cứu được người ta phải được chứng minh rõ ràng bằng một cuộc đời yêu nhau bằng tình huynh đệ, đức tự chủ, và tận hiến cho Đức Chúa Trời (Bản đồ các vùng lưu hành truyền giáo của Phao-lô).
Vòng lưu hành truyền giáo thứ hai.
Có trong tay bức thư của các sứ đồ và trưởng lão từ Giê-ru-sa-lem với các quyết định của giáo hội nghị, Phao-lô bắt đầu vòng truyền giáo thứ hai của ông, lần này có Si-la tháp tùng. Các vị đã thăm lại các Hội Thánh trong xứ Ga-la-ti, phân phát quyết nghị của Giáo hội nghị. Tại Lít-trơ, Phao-lô mời Ti-mô-thê cùng đi. Vì cha ông này là người ngoại quốc, Phao-lô thậm chí đã làm phép cắt bì cho Ti-mô-thê do tôn trọng số người Do Thái địa phương, vì giờ đây, phần nguyên tắc về vấn đề người ta được cứu rỗi là chỉ nhờ ân điển mà thôi đã được xác lập, cho nên ông sẵn sàng thực hiện một chính sách nhượng bộ như thế (Cong Cv 16:1-4 tc ICo1Cr 9:19, 20).
Bị Đức Thánh Linh ngăn cấm (bằng cách nào thì chúng ta không được cho biết) du hành cả theo hướng Tây Nam để đến Ê-phê-sô, lẫn theo hướng Bắc để vào xứ Bi-thi-ni, Phao-lô và các đồng bạn bị hạn chế phải đi về hướng Tây Bắc, nên đã đến Trô-ách trên bờ biển Á-để-á (Algean). Tại đây, Phao-lô thấy chiêm bao, trong đó có một người Hy Lạp khẩn xin ông hãy đến xứ Ma-xê-đoan để cứu giúp họ. Ông và các bạn đồng hành đã lý giải giấc mơ ấy là một khải tượng bởi đó Đức Chúa Trời gọi họ nên đưa Phúc Âm sang Âu-châu và Lu-ca trước giả sách Công vụ do sử dụng đại danh từ “chúng ta” lần đầu tiên trong phần thuật sự của ông, đã cho thấy ngay là ông đã cùng đáp tàu đi với cả đoàn.
Ma-xê-đoan là tỉnh cực Bắc của xứ Hy Lạp, và đoàn truyền giáo đã truyền giảng Phúc Âm tại ba thị trấn lớn - Phi-líp (nơi Phao-lô và Si-la đã phải qua một đêm đáng ghi nhớ trong nhà ta (với đôi chân bị cùm), Tê-sa-lô-ni-ca (nơi mà sau một tuần lễ thi hành chức vụ đã có rất đông người tin Chúa) và Bê-rê. Rồi Phao-lô di chuyển sang A-chai, tỉnh cực Nam của xứ Hy Lạp, và thăm hai thành phố chủ yếu: A-then và Cô-rinh-tô. Tại đây một hình ảnh thật cảm động về Phao-lô tại A-then đã được tả vẽ lại, vị sứ đồ của Cơ Đốc giáo cô đơn giữa các hào quang rực rỡ của xứ Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, trong lúc ông đi bách bộ xuyên qua thành phố ấy, điều khiến ông vô cùng kinh ngạc không phải là vẻ đẹp của nó, mà là các thần tượng. Điều này đã thôi thúc ông thật sâu xa, nên trước hết là với dân Do Thái trong hội trường, sau đó là ngoài chợ với khách vãng lai, và cuối cùng là trong hội trường A-rê-ô-ba với các triết gia của hai phái Khắc kỷ và Hưởng lạc, ông đã trung tín truyền giảng về Chúa Giê-xu, sự sống lại và sự phán xét hầu đến.
Ti-mô-thê đã đến với ông lúc ông ở A-then, nhưng Phao-lô đang quá bận tâm muốn biết Hội Thánh tại Tê-sa-lô-ni-ca đã ra thế nào khi gặp bắt bớ bách hại nên lại sai Ti-mô-thê ra đi một lần nữa để đến khích lệ họ hãy đứng vững (ITe1Tx 3:1-5). Lúc Ti-mô-thê trở về, thì Phao-lô đã đến Cô-rinh-tô (ITe1Tx 3:6; Cong Cv 18:15). Tin vui Ti-mô-thê đem về là cơ hội để Phao-lô viết thư Tê-sa-lô-ni-ca thứ nhất, rồi chẳng bao lâu tiếp sau đó, là bức thư thứ hai. Trong các bức thư ấy, Phao-lô vui mừng về đức tin, tình yêu và sự vững vàng của người Tê-sa-lô-ni-ca, đức tin, tình yêu và sự vững vàng của người Tê-sa-lô-ni-ca, và về gương tốt họ đã nêu cho toàn thể tín hữu trong tỉnh Ma-xê-đoan và A-chai (ITe1Tx 1:1-10). Ông tiếp tục bênh vực cho sự thanh liêm của riêng ông, chống lại đám người Do Thái chuyên gièm pha (ITe1Tx 2:1-20). Rồi ông khuyến giục những người đọc thư nên tự lao động để mưu sinh mà đừng bỏ bê công việc (mà dường như một số người đang làm vì cho rằng ngày Chúa tái lâm đã gần kề); nên can đảm, đừng hoang mang vì khi Chúa đến người sống sẽ không được đi trước người đã qua đời rồi, và phải sống một cuộc đời trong trắng về mặt tình dục. Có lẽ ông đã nghĩ đến ba loại người ấy khi viết rằng: “Xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối” (ITe1Tx 5:14).
Phao-lô đã ở lại Cô-rinh-tô gần hai năm. Ông vẫn theo thói quen bình thường là làm chứng đạo cho người Do Thái trước hết nên đã có một nhân vật danh tiếng là Cơ-rít-bu, người quản lý hội trường ăn năn quy đạo. Nhưng khi bị đám người Do Thái chống đối và gièm pha, ông đã quay sang với người ngoại quốc và nhận được sự hậu thuẫn cho chính sách của ông từ một nhân vật hết sức bất ngờ, đó là quan trấn thủ tỉnh A-chai, tên là Ga-li-ên. Đây quả thật là một chiến thắng kỳ diệu của ân điển Đức Chúa Trời, vì một Hội Thánh gồm cả người Do Thái lẫn ngoại quốc lại được thiết lập tại một trung tâm của tội ác như thành phố Cô-rinh-tô lúc ấy.
Vòng lưu hành truyền giáo thứ ba.
Chuyến trở lại An-ti-ốt của Phao-lô bị gián đoạn vì một cuộc thăm viếng ngắn ngủi thành phố Ê-phê-sô, là thủ phủ của tỉnh A-si của người La Mã. Chắc ông đã có ấn tượng mạnh vì tầm quan trọng chiến lược của nó, nên đi thẳng đến đấy ngay khi bắt đầu vòng lưu hành truyền giáo thứ ba. Sau ba tháng truyền giảng trong hội trường Do Thái, ông đã thay đổi hẳn phương pháp truyền đạo. Ông thuê “trường học của Ti-ra-mu”, có lẽ là một trường tư hay một hội trường để diễn thuyết, và tại đấy, cứ đều đều mỗi ngày và luôn hai năm thứ thế - và theo một vài cổ bản thì vào khoảng “từ giờ thứ tư đến giờ thứ mười” (nghĩa là từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều), ông đã giảng luận về Phúc Âm. Cứ cho là ông đã làm việc mỗi ngày sáu tiếng đồng hồ như thế và sáu ngày mỗi tuần, việc làm ấy tổng cộng là 3.020 giờ giảng luận về Phúc Âm. Cho nên kết quả chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi “mọi người trong cõi A-si, hoặc người Giu-đa hay người Gờ-réc, đều nghe đạo Chúa” (Cong Cv 19:8-10).
Lúc Phao-lô đang ở tại Ê-phê-sô, Hội Thánh tại Cô-rinh-tô đã gây nhiều âu lo cho ông, cả về hai phương diện giáo lý lẫn luân lý đạo đức. Bức thư thứ nhất của ông gởi cho họ (được đề cập ở ICo1Cr 5:9) đã bị thất lạc. Tuy nhiên, khi nhận được các tin tức đáng lo ngại từ một số du khách người Cô-rinh-tô, vốn cũng mang đến cho ông một số thắc mắc của Hội Thánh ấy, Phao-lô đã viết cho họ một bức thư thứ hai, tức là thư ICô-rinh-tô của chúng ta. Trong thư đó, ông đã cảm tạ Đức Chúa Trời về các ân tứ mà Chúa Cứu Thế đã ban xuống dồi dào cho họ (ICo1Cr 1:4-9) nhưng cũng phanh phui các bè đảng đã gây chia rẽ trong Hội Thánh và quan điểm sai lầm của họ về chức vụ ẩn phía sau việc chia bè kết đảng ấy (ICo1Cr 1:10-4:21). Ông cũng bộc lộ nỗi kinh hoàng và bất mãn đối với những việc làm vô luân vô đạo và kiện cáo lẫn nhau giữa các thành viên (ICo1Cr 5:6) mà họ vẫn dung dưỡng, và trong việc thờ phượng công cộng (ICo1Cr 11:1-34). Để trả lời cho các câu hỏi của họ, ông viết về các vấn đề hôn nhân (ICo1Cr 7:1-40), về các thức ăn đã cúng cho thần tượng (ICo1Cr 8:1-10:33) và về công dụng cũng như việc lạm dụng các ân tứ thuộc linh (ICo1Cr 12:1-14:40). Rồi ông tóm tắt Phúc Âm của mình và đặc điểm nhấn mạnh vào sự sống lại của Chúa Cứu Thế và của các Cơ Đốc nhân (ICo1Cr 15:1-58). Rõ ràng là bức thư này đã không đạt được kết quả mong muốn, vì Phao-lô quyết định phải đích thân đến Cô-rinh-tô. Sau này, ông có đề cập “chuyến viếng thăm gây đau đớn” đó (IICo 2Cr 2:1) vì rõ ràng là có một trong số các lãnh tụ của Hội Thánh đã công khai thách đố uy quyền của ông. Cuộc thách thức ấy rất nghiêm trọng đến độ khi rời khỏi đó, Phao-lô lại viết một bức thư khác nữa (thường được đề cập như là “bức thư nghiêm khắc”) nhấn mạnh rằng kẻ xúc phạm phải bị trừng phạt. Bức thư này dường như cũng bị thất lạc, trừ phi khi nó tìm được cách nào đó để đi vào trong hai chương 10-13 của IICô-rinh-tô (như một số học giả tin như thế). Dù sao thì rốt cuộc, bức thư nghiêm khắc kia đã được chú ý và kẻ xúc phạm ông đã bị sửa trị đúng mức. Phao-lô vô cùng mừng rỡ khi nghe Tít kể lại lòng trung tín của họ (IICo 2Cr 7:12-14), nên tức khắc đã lại viết thư cho họ.
Trong bức thư này, tức là thư Cô-rinh-tô thứ hai của chúng ta, giờ đây ông khuyên họ nên “tha thứ và an ủi “kẻ phản loạn, vốn đã bị trừng phạt vừa đủ rồi (IICo 2Cr 2:5-11). Ông tiếp tục viết về vinh quang, các vấn đề và trách nhiệm của chức vụ của Cơ Đốc nhân (IICo 2Cr 3:1-6:18), dành hai chương nhằm kêu gọi các Hội Thánh trong hai tỉnh Ma-xê-đoan và A-chai quyên tiền giúp cho Hội Thánh trong xứ Giu-đê đang nghèo thiếu (IICo 2Cr 8:1-9:15), và kết luận bằng một bài bênh vực dài dòng cho uy quyền làm sứ đồ của ông (IICo 2Cr 10:1-13:13).
Trong bức thư này, ông bày tỏ ý định muốn đến thăm họ, một lần thứ ba nữa (IICo 2Cr 12:14; 13:1) nhưng cuối cùng, đã phải bỏ qua. Thành phố Ê-phê-sô rất tự hào về một ngôi đền nguy nga, tráng lệ thờ nữ thần Artenus (hay Đi-anh), vốn là một trong bảy kỳ quan của thế giới. Khi thấy số người Ê-phê-sô ăn năn quy đạo cứ tăng thêm, các thợ bạc cho là ngành kinh doanh các tượng đền thờ và kỷ vật của vị nữ thần của họ đang bị đe doạ nặng nề (Cong Cv 19:23-41). Một cuộc biểu tình nghiêm trọng đã xảy ra tiếp theo đó, khiến Phao-lô phải rời khỏi thành phố ấy để đến Ma-xê-đoan, và sau đó, là A-chai (Cong Cv 19:21, 22; 20:1,2).
Dường như vị sứ đồ đã lưu lại Cô-rinh-tô khoảng ba tháng, trong nhà của Gai-út, và tại đó, ông đã viết bức thư quan trọng gởi người Rô-ma của mình (RoRm 16:23; ICo1Cr 1:14). Trong thư đó, ông kể cho các Cơ Đốc nhân tại Rô-ma thế nào ông rất nóng lòng chẳng những muốn đến thăm viếng và khích lệ họ, mà còn muốn truyền giảng Phúc Âm cho thành phố kinh đô của thế giới ấy nữa (RoRm 1:8-15), sau đó, sẽ tiếp tục du hành đến Tây Ban Nha (15:18-29). Cho nên ông đã lợi dụng cơ hội này để trình bày thật dài về Phúc Âm đã được Đức Chúa Trời giao phó cho ông và bản thân ông đã nhận sự uỷ thác ấy. Ông mô tả sự thoái hoá khủng khiếp của nhân loại, và lý luận rằng chẳng hề có sự phân biệt giữa người Do Thái và người ngoại quốc trong sự kiện về tội lỗi của họ. Chẳng hề có chút phân biệt nào giữa họ trong mối liên hệ với sự cứu rỗi.
Chẳng có phân biệt chi hết giữa người Do Thái và người ngoại quốc - cùng một Chúa vốn là Chúa của tất cả mọi người, và ban phước dồi dào cho tất cả những ai kêu cầu Ngài” (RoRm 1:16; 3:22,23; 10:12-13).
Sự cứu rỗi này là món quà tặng không của ân điển Đức Chúa Trời, trên cơ sở là sự chết của Chúa Cứu Thế - như chính Cựu Ước kinh đã vạch rõ - được tiếp nhận bởi đức tin chứ không phải là nhờ việc làm (RoRm 3:21-5:21). Đức tin chẳng những biện minh (kể là công chính) cho tội nhân, mà còn kết hợp người ấy với Chúa Cứu Thế nữa. Và “trong Chúa Cứu Thế”, nghĩa là đã được kết hợp với Chúa Cứu Thế bởi đức tin (vô hình) và bởi phép báp-tem (hữu hình), Cơ Đốc nhân bắt đầu một cuộc đời hoàn toàn mới mẻ và tự do. Người ấy được giải phóng khỏi quyền thống trị của tội lỗi nhờ giờ đây người ấy đã trở thành nô lệ của Đức Chúa Trời (RoRm 6:1-23), được tự do khỏi ách nô lệ của tội lỗi nhờ có Đức Thánh Linh ngữ trong lòng (RoRm 7:1-8:13), và được giải thoát khỏi mọi sợ hãi và điều ác, dù là lúc hãy còn sống hay sau khi qua đời, nhờ lời bảo đảm rằng mình đã trở thành con cái Đức Chúa Trời vĩnh viễn (RoRm 8:14-39).
Tiếp theo đó, Phao-lô đã chiến đấu với một vấn đề vẫn gây nhiều rắc rối cho ông. Làm thế nào mà dân Do Thái, một dân tộc từng được Đức Chúa Trời biệt đãi, lại không chịu tin nhận Chúa Giê-xu làm Đấng Mê-si-a? Chắc chắn đó không phải do lời hứa của Đức Chúa Trời là sai. Hiện tượng vô tín lạ lùng của họ có thể được hiểu một phần là căn cứ vào tiến trình truyển chọn bí mật của Đức Chúa Trời (RoRm 9:1-33), một phần là vào chính sự phản loạn của họ với tư cách “một dân bội nghịch và ngoan cố” (RoRm 10:1-21 nhất là câu 21). Và một phần là do một viễn cảnh lịch sử rộng lớn là sẽ có ngày “cả số dân Do Thái lẫn số dân ngoại nhập vào được đầy đủ” thì “cả dân Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu” (RoRm 11:1-36 nhất là các câu 12,25,26).
Sau phần trình bày này, Phao-lô trở lại với đời sống thực hành sự thánh khiết mà “vì lòng nhơn từ của Đức Chúa trời”, toàn thể những người thuộc về Ngài đều sẽ được đưa đến chỗ phục vụ lẫn nhau (RoRm 12:1-21) với tư cách là các công dân cần mẫn (RoRm 13:1-14) và trong tình yêu huynh đệ, chấp nhận cả người tín hữu yếu đuối có lương tâm quá mẫn cảm (RoRm 14:1-15:33).
Rời Cô-rinh-tô, Phao-lô và các bạn đồng hành bắt đầu chuyến đi dài ngày đến Giê-ru-sa-lem (Cong Cv 20:3-21:16) mang theo số tặng phẩm cứu trợ giờ đây đã thu góp được thật đầy đủ cho Hội Thánh trong xứ Giu-đê. Trong số các hải cảng mà họ được mời ghé lại, có Trô-ách (mà bài giảng của Phao-lô đã kéo dài đến nửa đêm, và họ thông công với nhau cho đến khi rạng sáng!) và Mi-lê (nơi Phao-lô đã giảng một bài thật cảm động cho các trưởng lão của Hội Thánh Ê-phê-sô).
Phao-lô bị bắt và chuyến du hành đến Rô-ma.
Lúc cuối cùng họ đến địa chỉ cần phải đến, họ ở Giê-ru-sa-lem chưa được một tuần lễ thì một số người Do Thái trong tỉnh A-si đã bắt đầu một âm mưu quỉ quyệt, bảo rằng Phao-lô đang phá hoại ngầm luật pháp Môi-se bằng lời truyền dạy của ông và làm ô uế đền thờ bằng cách dẫn nhiều người Hy Lạp vào đó. Một cuộc biểu tình đã nổ ra, và Phao-lô chỉ được cứu thoát chết nhờ biện pháp nhanh trí của một quân nhân (Cong Cv 21:17-22:29).
Suốt hơn hai năm tiếp theo đó, vị sứ đồ bị giam giữ trong một nhà tù. Cũng trong thời gian ấy, Lu-ca được sống tự do trong xứ Palestine, chắc là để thu thập tài liệu cho sách Phúc Âm và sách Công vụ các Sứ đồ của ông. Phao-lô phải qua nhiều lần chịu xét xử tại Giê-ru-sa-lem rồi Sê-sa-rê, trước Toà công luận (Cong Cv 22:30-23:10), trước quan tổng đốc Mê-lít (Cong Cv 24:1-21) trước người kế nhiệm ông này là Phê-tu (Cong Cv 25:1-12) và trước vua Ạc-ríp-ba với vợ vua ấy là Bê-rê-ni-sơ (Cong Cv 25:13-26:32). Nhưng vì là một công dân La Mã, ông đã sử dụng quyền lợi của mình để kêu nài đến Sê-sa, nên cuối cùng, đã được giải đến Rô-ma để chịu xét xử.
Chuyến đi trên biển làm ngày và nguy hiểm gồm cả lần thoát chết đầy phấn khởi nhờ tàu không bị chìm tại đảo Man-tơ, mà Lu-ca kể lại thật chi tiết như khắc như hoạ (Cong Cv 27:1-28:10), và cuối cùng Phao-lô đến được Rô-ma trong các giấc mơ của mình. Các Cơ Đốc nhân mừng đón ông, và người Do Thái thì đến thăm ông và nghe Phúc Âm từ môi miệng ông.
Thế là Lu-ca đã vẽ lại việc Phúc Âm đã được truyền bá từ Giê-ru-sa-lem thủ đô của Do Thái giáo, đến Rô-ma, kinh đô của thế giới, Ông kết thúc phần thuật sự của mình băng hình ảnh của người hùng của mình, là Phao-lô, tuy bị quản thúc tại gia, nhưng vẫn là một nhà truyền giáo Phúc Âm không biết mệt mỏi.
“Phao-lô... tiếp rước mọi người đến thăm mình, giảng về nước Đức Chúa Trời và dạy dỗ về Đức Chúa Giê-xu Christ” (Cong Cv 28:30, 31).
Tuy nhiên, không phải vị sứ đồ chỉ lợi dụng hai năm bị tù tại Rô-ma để làm chứng đạo bằng lời nói mà thôi. Ông còn dành thì giờ để viết thêm cho nhiều Hội Thánh, và các thư tín mệnh danh “các thư tín trong tù” thuộc về giai đoạn này gồm có các bức thư gởi cho người Ê-phê-sô (có lẽ là một thư luân lưu cho các Hội Thánh Á-châu của khu vực ấy), thư gởi cho người Cô-lô-se, thư Phi-lê-môn (một thư riêng bảo ông hãy nhận lại anh em nô lệ đã bỏ trốn, nhưng giờ đây đã ăn năn quy đạo), và bức thư gởi người Phi-líp (trong có một số người nghĩ rằng bức thư này đã được viết sớm hơn, trong một lần được cho là ông đã bị bắt giam tại Ê-phê-sô). Đưa ra một bảng tóm tắt cho bức thông điệp trong các bức thư này không phải là điều dễ dàng, vì mỗi bức thư đều nhận một cơ hội khác hẳn của tình hình địa phương. Thế nhưng có một chân lý vẫn đứng vững trong tất cả các bức thư ấy, đó là tính cách vĩ đại của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Phao-lô viết Ngài chính là sự toàn thiện, viên mãn của Đức Chúa Trời vui lòng vừa ở trong Ngài vừa qua trung gian của Ngài để hành động, một mặt là sáng tạo vũ trụ này, và mặt khác là phục hoà muôn vật với Ngài. Giờ đây, Ngài đã được tôn cao bên hữu Đức Chúa Trời, vượt trên mọi quyền bính và thế lực, và đã được ban cho một danh độc tôn, khiến mọi đầu gối đều phải quỳ xuống trước mặt Ngài, và mọi lưỡi đều phải xưng nhận Ngài là Chúa. Đấng Cứu Thế của cả vũ trụ này còn là đầu của Hội Thánh, với các thành viên (chi thể) của nó được gọi bằng tên của nó, tức là một dân thánh, hiệp nhất và chiến thắng.
Tính cách cao cả của Chúa Cứu Thế còn là luận đề của một quyển sách khác hẳn của Tân Ước kinh, đó là thư Hê-bơ-rơ. Cả trước giả lẫn địa chỉ nó được gởi đến đều không được biết rõ vì trong bức thư ấy chẳng thấy nêu ra một tên nào. Nhưng chủ đích của nó là nhằm ngăn chận một số Cơ Đốc nhân người Do Thái nào đó khỏi sa vào Do Thái giáo bằng cách nhấn mạnh vào cứu cánh tính của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Ngài đã làm ứng nghiệm trọn vẹn cả chức vụ tế lễ lẫn chức năng của các của lễ và đã hoàn tất sự cứu chuộc đời đời.
Sau sách Công vụ các Sứ đồ.
Vì Lu-ca kết thúc sách Công vụ bằng việc Phao-lô đã đến được và thi hành chức vụ tại Rô-ma, chúng ta đã bị bỏ mặc với phần nào bị ngỡ ngàng trong bóng tối trước những năm tiếp theo sau đó. Nhưng điều dường như chắc chắn là Phao-lô đã cách được tha ra khỏi nhà tù (như điều ông vẫn trông mong) và đã quyết định tiếp tục các chuyến đi của mình trong một hoặc hai năm nữa. Ông đã đến thăm đảo Cơ-rét và để Tít lại đó (Tit Tt 1:5). Ngay sau đó, ông đã viết thư cho Tít để nhắc nhở ông về các trách nhiệm của người làm mục sư. Tít phải chỉ định các trưởng lão có khả năng trong mỗi thị trấn để chống lại với tà giáo. Bản thân Tít cũng phải là một giáo sư và nhấn mạnh trên loại cách ăn ở theo Cơ Đốc giáo phù hợp với những ai đã tiếp nhận “giáo lý thuần chánh” của Phúc Âm cứu rỗi.
Rồi Phao-lô đã đến Ê-phê-sô, nơi ông để Ti-mô-thê lại, với cùng những lý do như đã kể trên (ITi1Tm 1:3). Trong bức thư thứ nhất gởi co Ti-mô-thê, ông chỉ giáo về cách thức để đối phó với các giáo sư giả, cách hướng dẫn một buổi nhóm thờ phượng công cộng, chọn các ứng viên cho chức vụ mục sư, thực thi chức vụ của mình thế nào để tuổi trẻ tương đối của mình khỏi bị khinh thường, thu xếp để chăm sóc cho các quả phụ Cơ Đốc nhân, có lời khuyên câu bằng về vấn đề tiền bạc và ăn ở như một người của Đức Chúa Trời. Đây quả thật là một “giáo mục thư” (như các bức thư gởi cho Ti-mô-thê và Tít thường được biết dưới cái tên ấy) hàm chứa nhiều điều khôn ngoan thực tiễn cho các cấp lãnh đạo Hội Thánh ngày nay.
Rồi Phao-lô lại tiếp tục du hành,c ó lẽ là đến Cô-lô-se (Phil Plm 1:22), rồi Ma-xê-đoan (ITi1Tm 1:3), và sau đó là xuyên qua Hy Lạp đến Ni-cô-bô-li (Tit Tt 3:12), thủ đô của đảo Epinus trên biển A-đờ-ra-tích. Có lẽ ý định của ông là sẽ nghĩ qua mùa đông tại đó, rồi từ đó đi Tây Ban Nha. Ông có thành công trong chuyến đi ấy không, thì chúng ta không được biết, tuy truyền thuyết kể lại là ông đã thành công. Dù sao thì đến một lúc nào đó, ông đã bị bắt. Có thể là tại Trô-ách, nên ông đã phải để lại một số tài sản riêng ở đó, kể cả một chiếc áo choàng và vài quyền sách, vài cuộn giấy da (IITi 2Tm 4:13). Lần này thì nhà tù của ông tại Rô-ma tương đối không phải là một nhà quản thúc nơi đó người ta được tương đối tự do, nhưng là một gian ngục tối ảm đạm dưới hầm sâu.
Từ một nơi giam cầm như thế, ông đã viết bức thư thứ hai của ông cho Ti-mô-thê. Ông cảm thấy cô đơn vô cùng, vì chỉ còn một mình Lu-ca ở với ông. Ông yêu cầu Ti-mô-thê sớm đến thăm ông, và bằng mọi cách là trước mùa đông, là mùa tàu thuyền không thể đi lại được. Nhưng mối quan tâm lớn nhất của ông không phải là cho bản thân, nhưng là cho Phúc Âm, là “của tin” quý báu mà ông phải uỷ thác cho Ti-mô-thê, để rồi Ti-mô-thê sẽ phải giao lại cho những người trung tín, để đến lượt họ, lại sẽ chuyển cho nhiều người khác nữa. Ti-mô-thê phải tự mình kiên trì torng vấn đề đó, và phải giữ gìn để nó khỏi bị giả mạo. Nếu cần thì ông phải chuẩn bị cho sẵn sàng để vì đó mà chịu khổ. Trên hết mọi sự ông phải truyền giảng nó ra thật cấp bách và trung tín. Bản thân Phao-lô đã từng truyền giảng Phúc Âm thật đầy đủ ngay lần ông bị thẩm vấn khi bị xét xử, khiến cho “hết thảy dân ngoại” tụ tập nơi ông bị xét xử, đều được nghe (IITi 2Tm 4:17). Đây là một câu kết luận phù hợp với cuộc đời làm chứng đạo của ông. Đến đây thì cuối cùng ông đã có thể nói:
“Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng co mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài” IITi 2Tm 4:7,8).
Truyền thuyết kể rằng Phao-lô đã bị chám đầu (như một công dân La Mã có thể bị hành quyết như thế) trên đại lộ Ostian. Việc xử tử ông có lẽ là một phần của cơn bắt bớ bách hại đã bùng nổ tại Rô-ma năm 64 SC, lúc Nero đổ trách nhiệm của vụ cháy lớn do chính ông ta gây nên, cho các Cơ Đốc nhân.
Cùng một cơn bắt bớ bách hại này của Nero cũng là bối cảnh của bức thư thứ nhất của Phi-e-rơ. Ông đã viết bức thư ấy tại Rô-ma và gởi nó cho các Cơ Đốc nhân tại các phần đất phía Bắc Tiểu Á châu, mà ông dự đoán là cơn bắt bớ bách hại sẽ sắp tràn đến. Ông gọi đó là một cơn thử thách đầy đau khổ (IPhi 1Pr 4:12). Họ chớ có ngạc nhiên, xem đó là chuyện khác thường, cũng đừng sợ hãi, mà trái lại, hãy vui mừng vì được đặc ân chia sẻ sự thương khó với Chúa Cứu Thế (IPhi 1Pr 4:13). Dĩ nhiên, kiên trì chịu khổ không phải vì lỗi của mình là một phần không thể tránh né vào đâu được của tiếng gọi một người trở thành Cơ Đốc nhân, vì các Cơ Đốc nhân là những người theo Chúa Cứu Thế, là người đầy tớ thống khổ của Đức Giê-hô-va (IPhi 1Pr 2:18-25). Sứ đồ Phi-e-rơ đã phải sớm đem chính những lời giáo huấn của ông ra thực hành, vì chính ông (cũng như Phao-lô) cũng đã bị hành hình trong lần bắt bớ bách hại của Nero này, mà theo truyền thuyết, là bị đóng đinh vào thập tự giá ngược đầu xuống đất.
Tân Ước kinh kết thúc khi sách Công vụ các Sứ đồ bắt đầu, tức là với những cuộc tấn công của Sa-tan vào Hội Thánh từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Cả ba bức thư của Giăng, được viết ít lâu sau khi hai sứ đồ Phao-lô và Phi-e-rơ chịu tuận đạo, cảnh cáo các Hội Thánh trong vùng phụ cận của thành phố Ê-phê-sô về một loại tà giáo cá biệt. Những kẻ bội đạo được quan tâm là một nhóm người theo Trí huệ phái, phủ nhận Chúa Giê-xu là “Đấng Cứu Thế đã đến trong xác thịt”, tự xưng họ được từng trải về Đức Chúa Trời mà chẳng cần chi phải sống công chính, tự phụ rêu rao rằng họ được một sự soi sáng cao hơn, khiến họ khinh dể những người không được soi sáng như họ. Để chống lại họ, Giăng nhấn mạnh chân lý về con người vốn là Đức Chúa Trời mà đồng thời cũng là con người của Chúa Cứu Thế sự cần thiết phải biết vâng lời Đức Chúa Trời để sống đạo đức, và tâm điểm cần tập trung vào là tình yêu. Bức thư thứ hai của Phi-e-rơ và thư của Giu-đe cũng được viết nhằm phản bác những kẻ đề cao thuyết “chống thuyết duy danh” (antinonianism) tức là các giáo sư giả đã khiến cho quyền tự do của Cơ Đốc nhân bị suy thoái để trở thành phóng túng (Phi Pl 2:9). Sự phán xét của Đức Chúa Trời rồi sẽ giáng trên họ.
Bối cảnh của sách Khải Huyền có lẽ là cơn bắt bớ bách hại cùng nghiêm trọng và tràn lan hơn nhiều, đã được hoàng đế Domitian (81-96 SC) phát động. Vì lời làm chứng trung tín của mình, Giăng bị lưu đày đến hải đảo nhỏ Bát-mô, cách bờ biển Ê-phê-sô vài dặm (KhKh 1:9). Tại đây, ông đã được cho thấy một “Khải Huyền” hay “mặc thị”. Theo một ý nghĩa thì hai sách Công vụ và Khải Huyền bổ túc cho nhau. Vì sách Công vụ tả vẽ buổi bắt đầu của công tác truyền giáo và việc Hội Thánh bị bắt bớ bách hại như việc đã xảy ra trong giai đoạn ấy của lịch sử, trong khi sách Khải Huyền giúp chúng ta nhìn trộm ra phía hậu trường để có được một khung cảnh thoáng qua của cuộc chiến thuộc linh vô hình đang diễn ra ác liệt giữa Chúa Cứu Thế và quỉ Sa-tan.
Các khải tượng của Giăng đầy dẫy ý nghĩa biểu tượng quái dị. Sa-tan xuất hiện như “con rồng lớn sắc đỏ có bảy đầu mười sừng”, tuyên chiến với Hội Thánh. Ba đồng minh của nó là hai con quái vật đáng sợ và một dâm phụ với trang phục loè loẹt xa hoa. “Con thú ở dưới biển lên” tiêu biểu cho thế lực bắt bớ bách hại của quốc gia”, con thú thứ hai ở dưới đất lên” (còn được gọi là tiên tri giả) tiêu biểu cho đạo thờ lạy hoàng đế và dĩ nhiên, đó là một tà giáo, trong khi con đại dâm phụ “mặc màu tía màu điều, trang sức những vòng lửa thạch, có tên là “Ba-by-lôn” tiêu biểu cho các quyến rủ tội lỗi của thế gian, sự bắt bớ bách hại, việc làm sai trái và gian ác, vẫn là ba thứ vũ khí mà ma quỉ đưa ra khi đánh nhau với Hội Thánh. Nhưng nó sẽ không thể thắng được.
Vì sách Khải Huyền trước nhất là một mạc khải về Chúa Cứu Thế là Chiên Con đang chiến đấu để chinh phục con Rồng. Ngài còn được nhìn thấy dưới nhiều lớp nguỵ trang khác nữa, khi thì đang tuần tra để giám sát Hội Thánh Ngài, lúc lại cùng ngự ngôi với Đức Chúa Cha, khi thì cỡi trên một con ngựa bạch với tư cách vua của các vua và chúa của các chúa để phán xét các dân các nước, lúc lại hiện đến như Tân lang xin rước Tân nương của mình. Cả quyển sách kêu gọi các Cơ Đốc nhân có nhiệt tâm hãy hướng lòng về Chúa và can đảm lên. Vì Chúa Cứu Thế đã chịu chết để làm giá chuộc dân Ngài cho Đức Chúa Trời từ các dân các nước. Ngài hiện đang trị vì từ ngôi trên trời. Và rồi Ngài sẽ sớm tái lâm để phán xét và cứu rỗi.
Quyển sách kết thúc bằng lời cầu nguyện của Hội Thánh là “Lạy Chúa Giê-xu, xin hãy đến” Và xuyên suốt cơn đại nạn, Hội Thánh được bảo đảm là “ân điển của Chúa Cứu Thế Giê-xu” sẽ đầy đủ để nâng đỡ tất cả những người thuộc về Ngài cho đến lúc Ngài đến (KhKh 22:20,21).
Vài niên đại cần ghi nhớ.
Thứ tự thời gian trong giai đoạn thuộc Tân Ước kinh rất khó xác định chính xác, tuy có một số niên đại đã được biết chắc. Tuy nhiên, ở những điểm còn bấp bênh, các học giả chỉ có ý kiến khác nhau chênh lệnh một hoặc hai năm mà thôi. Một trong những bảng tái tạo các biến cố được thừa nhận phổ biến nhất là như dưới đây:
TC: Chúa Giê-xu giáng sinh
Kh.5: Hê-rốt đại đế thăng hà
SC:
Kh. 30 Chúa Giê-xu chịu chết, sống lại và thăng thiên. Lễ Ngũ tuần.
Kh. 33 Sau-lơ người Tạt-sơ ăn năn quy đạo.
Kh. 44 Hê-rốt Ạc-ríp-ba thăng hà (Cong Cv 12:20-23)
Kh. 47,48 Chuyến lưu hành truyền giáo đầu tiên (Cong Cv 13:1-14:28)
Kh.49 Giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem (Cong Cv 15:1-41)
Kh. 49-52 Vòng lưu hành truyền giáo thứ hai (Cong Cv 16:1-18:22)
Kh. 52-56 Vòng lưu hành truyền giáo thứ ba (Cong Cv 18:23-21:17)
Kh. 57 Phao-lô bị bắt tại Giê-ru-sa-lem (Cong Cv 21:27-23:30)
Kh. 57-59 Phao-lô cầm tù tại Sê-sa-rê (Cong Cv 23:31-26:32)
Kh. 60,61 Phao-lô bị quản thúc tại gia ở Rô-ma (Cong Cv 28:14-31)
Kh. 62-64 Phao-lô lại được tự do
Kh. 64 Trận hoả hoạn tại Rô-ma. Nero bắt bớ bách hại các Cơ Đốc nhân
Kh. 65 Phao-lô tuận đạo
Kh. 70 Titus phá huỷ Giê-ru-sa-lem
Kh. 81-96 Thời trị vì của hoàng đế Domitian. Bắt bớ bách hại tràn lan rộng khắp.
Kh. 100 Sứ đồ Giăng qua đời.
Chú thích:
1. Eusebius, Ecclesiastical History III. 39.16
2. Về một cuộc thảo luận vắn tắt nhưng đầy đủ các vấn đề do sách Phúc Âm thứ tư nêu ra, xem bài khảo luận dẫn nhập trong The New Bible Commentary Revised (IVP 3rd ed. 1970). Một khảo luận đầy đủ hơn, có phê bình nhưng bảo thủ, có thể được tìm thấy trong tác phẩm Jhon, Evangelist and Interpreter của Stephen S.Smalley (Paternoster 1980).
3. Giăng đề cập ba lễ Vượt Qua trong quyển sách trần thuật của ông (2:3; 6:4; và 11:55).
4. Câu chuyện của Ni-cô-đem được ghi lại trong GiGa 3:11 và tt, còn câu chuyện về người phụ nữ Sa-ma-ri thì trong GiGa 4:4 và tt.
5. Truyện tích về chuyến lưu hành truyền giáo đầu tiên được kể lại trong Cong Cv 13:4-14:28
6. Từ ngữ Hy văn chỉ tội tà dâm trong Cong Cv 15:20, 29 có thể chỉ tội tà dâm nói riêng, hay tội vô luân vô đạo nói chung, hoặc (như có người đã lý luận) các quy tắc của Do Thái giáo liên hệ đến các điều bị cấm đoán trong hôn nhân.
7. Truyện tích về vòng lưu hành truyền giáo thứ hai được kể lại trong Cong Cv 15:36-18:22
8. Truyện tích về vòng lưu hành truyền giáo thứ ba được kể lại trong Cong Cv 18:23-21:16
9. Xem IPhi 1Pr 5:13 chỗ “Ba-by-lôn” hầu như chắc chắn là biểu tượng của Rô-ma.
10. Trí huệ phải là tên chung chỉ một số các phong trào bội đạo (tà giáo) đã đe doạ Hội Thánh nguyên thuỷ. Là sản phẩm của nỗ lực hằm hoà giải triết học Hy Lạp với đức tin Cơ Đốc giáo, Trí huệ phái chủ trương, chẳng hạn như Đức Chúa Trời không thể là Đấng đã sáng tạo ra thế giới vật chất này hoặc trở thành người rằng xác thịt là một tàn lửa xấu mà Đức Chúa Trời đặt trong con người như một cái bẫy, còn sự cứu rỗi thì tuỳ thuộc vào sự hiểu biết về nghi lễ. Các văn phẩm của Hội Thánh nguyên thuỷ cho thấy có sự xung khắc liên tục với những lời dạy dỗ của Trí huệ phái.

BỨC THÔNG ĐIỆP CỦA THÁNH KINH
Cơ Đốc nhân có một niềm tin quyết cơ bản rằng Đức Chúa Trời đã phán dạy, và phán dạy trong một bối cảnh lịch sử và địa lý cụ thể. Chúng ta đã dành nhiều chương sách để nghiên cứu về địa lý và sử ký; bây giờ đã đến lúc phải lắng nghe bức thông điệp. Một số thông điệp này đã được đưa vào trong câu chuyện của Thánh Kinh, với tư cách lời truyền dạy của các nhà tiên tri phù hợp với đời sống của dân Y-sơ-ra-ên, và lời truyền dạy của Chúa Cứu Thế và các sứ đồ của Ngài trong truyện tích của Tân Ước kinh. Trong chương một, chúng ta cũng đã thấy rằng bức thông điệp của Thánh Kinh quan tâm đến sự cứu rỗi nhờ Chúa Cứu Thế mà có. Nhưng điều này cần được quãng diễn.
Vì Thánh Kinh là cả một thư viện chứa sách, được nhiều trước giả soạn thảo suốt hơn một ngàn năm nên với một số người thì dường như thật là khó có thể tin được điều mà chúng ta cho rằng bộ sách ấy chỉ có một luận đề duy nhất, chứ chưa nói là việc ấy còn có thể được cô đọng lại chỉ trong một chương sách duy nhất mà thôi. Ngoài ra, họ còn nói rằng há không phải Cựu Ước kinh và Tân Ước kinh đã đã mâu thuẫn với nhau hay sao? Há không phải Cựu Ước kinh đã đặc tả Đức Yahweh như một vị Thần đáng sợ của sự thịnh nộ và phán xét, hoàn toàn không có gì giống với Đức Chúa Trời và là Cha của Chúa Cứu Thế Giê-xu của chúng ta hay sao? Làm thế nào để chúng ta hoà giải các tiếng sấm trên núi Si-na-i với vẻ nhu mì hiền hậu của Chúa Cứu Thế?
Tôi hi vọng câu trả lời đúng cho các thắc mắc trên đây sẽ trở thành rõ ràng trong chương này, mà tôi cố chứng minh thêm cho tính cách nhất quán của bộ hánh Kinh. Trong khi chờ đợi, thiết tưởng chỉ cần đưa ra lời tuyên bố của Thánh Kinh rằng nó không hề hàm chứa cả một mớ hỗn tạp những điều linh tinh mâu thuẫn nhau, lẫn một sự tiến hoá từ từ của các ý niệm của con người về Đức Chúa Trời khi con người càng lớn lên thì càng biết loại bỏ các khái niệm ấu trĩ của họ, nhưng là một sự mạc khải chân lý tiệm tiến của Đức Chúa Trời.
Chẳng có gì để nghi ngờ là ở đây đã có cả một tiến trình. Thí dụ, điểm nhấn mạnh quan trọng của Cựu Ước kinh là vào sự hợp nhất của Đức Chúa Trời tương phản với đa thần giáo đã thoái hoá của các dân tộc ngoại đạo. Tuy đã có những cái bóng của nó trong Cựu Ước kinh, giáo lý về Đức Chúa Trời Ba Ngôi chỉ được phát biểu thật rõ ràng trong Tân Ước kinh mà thôi. Rồi cũng có tiệm tiến từ phần ghi lại lời truyền dạy của Chúa Giê-xu, cho đến việc hiểu rõ con người và công tác của Ngài của chúng ta tìm thấy trong các thư tín và lời nói đầu của sách Phúc Âm thứ tư. Nhưng đó là điều mà chính Chúa Giê-xu đã muốn cho chúng ta trông đợi khi Ngài phán với các môn đệ Ngài tại phòng cao rằng:
“Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi, Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật, vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến. Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi. Mọi sự Cha có, đều là của ta; nên ta nói rằng Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi vậy.” (GiGa 16:12-15)
Tuy nhiên, tiệm tiến không giống như mâu thuẫn. Một hoạ sĩ bắt đầu bằng một bản phác thảo, rồi sau đó mới bôi từng mảng sơn dầu một lên khung vải cho đến khi cuối cùng toàn thể bức tranh (ngay từ đầu chỉ xuất hiện trong tâm trí ông ta mà thôi, chứ không phải là trong tâm trí của người xem tranh) hiện ra. Và cha mẹ dạy con cái là theo từng bước một “giềng mối thêm giềng mối, hàng thêm hàng, một chút chỗ này, một chỗ chút kia” (EsIs 28:10). Nhưng nếu họ là những người khôn ngoan, họ sẽ không dạy bất cứ điều gì trong các giai đoạn đầu tiên mà sau này sẽ cần phải nói ngược lại. Lời dạy về sau chỉ bổ sung cho những gì đã được xây dựng trước đó; nó sẽ không va chạm, mâu thuẫn với điều trước. Cho nên Đức Chúa Trời cũng từ từ đổ ra sự mạc khải của Ngài, luôn luôn mở rộng thêm, nhưng chẳng bao giờ bài bác nó, cho đến khi cuối cùng, tất cả đều được hoàn tất trong Chúa Cứu Thế, là Ngôi Lời đã trở nên xác thịt (Đấng không thể quan niệm là còn có một mạc khải nào cao hơn), và trong lời chứng của các sứ đồ cho Chúa Cứu Thế.
Thư Hê-bơ-rơ đã mở đầu bằng một câu phát biểu rất có giá trị về cái chân lý này:
“Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt này, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian.” (HeDt 1:1,2).
Ở đây, trước giả thừa nhận rằng giữa các mạc khải của Cựu và Tân Ước kinh đã có nhiều điểm dị biệt. Sự mạc khải đã được thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau, tác giả của chúng chỉ là một. Chính Đức Chúa Trời đã phán dạy các tổ phụ qua trung gian các nhà tiên tri nhiều lần nhiều cách, mà cũng chính là Đức Chúa Trời đã phán dạy chúng ta qua trung gian Con Ngài.
Căn cứ vào đây, chúng ta không nên ngần ngại tuyên bố rằng chính Đức Chúa Trời là tác giả tối hậu của cả Cựu lẫn Tân Ước kinh, hay gọi toàn bộ Kinh điển là “Lời của Đức Chúa Trời”. Trong chương sau, tôi sẽ còn nói thêm về vấn đề này nữa.
Thế thì Đức Chúa Trời đã phán dạy gì? Thánh Kinh chủ yếu là một mạc khải của Đức Chúa Trời. Thật vậy, đây là việc Đức Chúa Trời tự bày tỏ mình ra. Trong Thánh Kinh chủng ta được nghe Đức Chúa Trời phán dạy về Đức Chúa Trời. Nói như thế thì không phải là bất nhất với luận đề đã được khai triển trong chương đầu của quyển sách này, rằng Thánh Kinh quan tâm đến sự cứu rỗi và làm chứng cho Chúa Cứu Thế Giê-xu. Vì những gì Đức Chúa Trời đã phán dạy về chính Ngài, trên hết mọi sự, cũng là điều mà chính Ngài đã thai nghén và hoàn thành một kế hoạch để thông qua Chúa Cứu Thế, mà cứu vớt loài người sa ngã.
Đức Chúa Trời hằng sống và thuỷ chung như nhất.
Nhưng trước khi đề cập hành động cứu rỗi của Ngài, có hai chân lý căn bản về Ngài mà Kinh điển nhấn mạnh thật tận tường và chúng ta cần suy xét. Một là, Ngài vốn là Đức Chúa Trời hằng sống và đang nắm quyền tể trị, hai là Ngài vốn thuỷ chung như nhất, trước sao sau vậy là “Cha sáng láng đến từ nơi cao, trong Ngài chẳng có sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào” (Gia Gc 1:17).
Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật duy nhất này luôn luôn được đem ra để so sánh với các thần tượng chết của thế giới ngoại đạo. Các nhà tiên tri và tác giả Thi thiên vẫn thường chế nhạo các thần tượng ngoại đạo, Ê-sai mô tả cảnh tượng của một trong các thần tượng lúc thành phố Ba-by-lôn bị đánh chiếm. Ông vẽ ra hình ảnh của các thần chủ của Ba-by-lôn bị rứt ra cách nhục nhã khỏi bệ của chúng, bị người ta vác trên vai, đem chất lên những chiếc xe bò bên ngoài. Các thần tượng do óc tưởng tượng của người ta tạo ra, được họ khiêng vác và trở thành “những vật đã nặng quá, làm cho súc vật mệt nhọc”! Rồi khi tiếng cười nhạo lắng xuống, người ta nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời. Ngài không phải là thần tượng cần được người ta khiêng vác, mà chính Ngài lại bồng ẵm dân mình:
“Hỡi nhà Gia-cốp, và hết thảy các ngươi là dân sót của nhà Y-sơ-ra-ên, hãy nghe ta, ta đã gánh vác các ngươi từ lúc mới sanh, bồng ẵm các ngươi từ lúc trong lòng mẹ. Cho đến chừng các ngươi già cảm đầu râu tóc bạc, ta cũng sẽ bồng ẵm các ngươi. Ta đã làm ra, thì sẽ còn gánh vác các ngươi nữa. Ta sẽ bồng ẵm và giải cứu các ngươi” (EsIs 46:3,4).
Chẳng những sự bất năng bất lực của các thần tượng khiến các nhà tiên tri chế nhạo chúng, mà chúng còn hoàn toàn không có sự sống nữa:
“Hình tượng chúng nó bằng bạc bằng vàng, là công việc tay người ta làm ra. Hình tượng có miệng mà không nói; có mắt mà chẳng thấy; có tai mà không nghe; có lỗ mũi mà chẳng ngửi; có tay, nhưng không rờ rẫm; có chân nào biết bước đi; cuống họng nó chẳng ra tiếng nào” (Thi Tv 115:4-7).
Tương phản với cúng, “Đức Chúa Trời chúng tôi ở trên các từng trời; phàm điều gì vừa ý Ngài, thì Ngài đã làm” (Thi Tv 115:3). Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống, nhìn thấy, nghe thấy, truyền phán, và hành động.
Đức Chúa Trời hằng sống này đang cầm quyền tể trị, một nhà vua vĩ đại trên đất. Ngài la vua của cõi thiên nhiên, cũng là vua của tất cả các dân các nước nữa. Với cương vị vua của cõi thiên nhiên, Ngài nâng đỡ vũ trụ mà Ngài đã tạo ra và toàn thể các tạo vật trong đó. Cả đến các loài thú dữ cũng ở dưới quyền cai trị kiểm soát của Ngài “Biển thuộc về Ngài, vì chính Ngài đã làm nó” (Thi Tv 95:5) và “gió bão vâng theo mạng Ngài” (Thi Tv 148:8). Thi Tv 29:1-11 có một phần mô tả đầy kịch tính về một cơn dông bão có sấm sét, trong đó “tiếng của Đức Giê-hô-va” bẻ gãy cây hương nam Li-ban. Các tia chớp sáng loè. Hoang mạc rúng động. Rừng cây bị lột trần. Mưa gây lũ lụt, Trong lúc tai hoạ lan tràn người ta lo sợ và báo động. Nhưng tác giả Thi thiên vẫn yên lặng tin cậy nơi quyền cai trị kiểm soát của Đức Chúa Trời:
“Đức Giê-hô-va ngự trên nước lụt; Phải, Đức Giê-hô-va ngự ngôi vua đến đời đời” (Thi Tv 29:10).
Thi Tv 104:1-35 là một công trình nghiên cứu môi trường học của thời thượng cổ. Trong đó, tác giả Thi thiên tỏ ra kinh ngạc (Thi Tv 104:17, 18) về cách thức mà các con cò lại biết xây tổ trên những cây bách cây tùng, trong khi “các núi cao là nơi ở của dê rừng” và “hòn đá là chỗ ẩn núp của chuột đồng”. Bài Thi thiên ấy tiếp tục mô tả các Đức Chúa Trời nuôi sống tất cả các loài thú:
“Hết thảy loài vật này trông đợi Chúa, hầu cho Chúa ban đồ ăn cho chúng nó theo giờ. Chúa ban cho chúng nó, chúng nó nhận lấy; Chúa sè tay ra, chúng nó được no nê vật tốt” (Thi Tv 104:27, 28).
Hoàn toàn nhất trí với điểm nhấn mạnh của Cựu Ước kinh rằng Đức Chúa Trời là Chúa tể của cõi thiên nhiên là lời phán dạy của Chúa Giê-xu trong Bài Giảng Trên Núi, rằng Đức Chúa Trời cai trị trên các thế giới của cả các loài động vật lẫn các bất động vật. Một mặt, Ngài nuôi sống các loài chim trên trời và mặc áo cho hoa huệ ngoài đồng, mặc khác “Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành” (Mat Mt 5:45; 6:26-30).
Vua của cõi thiên nhiên cũng là vua của các dân các nước. Nhưng Đa-ni-ên đã nói với Nê-bu-cát-nết-sa “Ngươi sẽ bị đuổi khỏi giữa loài người, sẽ ở với thú đồng; sẽ bị buộc phải ăn cỏ như bò, rồi bảy kỳ sẽ trải qua trên ngươi, cho đến khi ngươi nhận biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước của loài người, và Ngài muốn ban cho ai tuỳ ý” (DaDn 4:32) Chúng ta đã thấy trong một chương trước về thế nào hai nước Y-sơ-ra-ên và Giu-đa bé nhỏ thường có vẻ chẳng hơn gì những con tốt đặt trên bàn cờ quốc tế. Các đại cường quốc thời bấy giờ là các đế quốc Ai Cập và Mê-sô-bô-ta-mi. Hễ khi nào họ chạm trán nhau trên chiến trường, thì lượn sóng chiến tranh dâng lên như thuỷ triều, cuốn phăng cả các nước Y-sơ-ra-ên, Giu-đa và các lân bang nhỏ bé nằm giữa họ. Thế nhưng dân Y-sơ-ra-ên vẫn luôn luôn hô to tiếng reo hò huy hoàng của đức tin.
“Đức Giê-hô-va cai trị, các dân hãy run sợ” (Thi Tv 99:1).
Chẳng hề có cường quốc nào trên đất, dù là một mình hay liên minh với nhiều cường quốc khác, lại có thể thắng hơn dân sự của Đức Chúa Trời nếu không được Ngài cho phép. Phải chăng các dân các nước lập mưu và phản loạn, tự nổi dậy chống lại Đức Giê-hô-va và Đấng chịu xức dầu của Ngài?
“Đấng ngự trên trời sẽ cười. Chúa sẽ nhạo báng chúng nó” (Thi Tv 2:4).
Các sứ đồ của Chúa Giê-xu trong Tân Ước kinh cũng đã có cùng một niềm tin quyết như thế. Lúc hai sứ đồ Phi-e-rơ và Giăng bị cấm truyền dạy tất cả những gì có liên hệ với danh Chúa Giê-xu, hai vị đã kêu gọi các bạn thân của mình nhóm nhau lại để cầu nguyện. Họ đồng thanh kêu cầu Đức Chúa Trời với tư cách “Chúa... Đấng dựng nên trời, đất, biển cùng muôn vật trong đó”. Rồi họ trích dẫn hai câu trong Thi thiên đoạn 2 (mà tôi vừa trích dẫn ở trên) để ứng dụng vào Hê-rốt, Bôn-xơ Phi-lát, các dân các nước ngoại quốc và các nhà cầm quyền trên dân Y-sơ-ra-ên. Tất cả họ đã âm mưu với nhau tại Giê-ru-sa-lem để chống lại Chúa Giê-xu. Để làm gì? “Để làm mọi việc tay Ngài và ý Ngài đã định trước” (Cong Cv 4:18, 23-28).
Lại còn hơn thế nữa kia! Các nhà tiên tri từng dạy rằng các nhà vua chiến sĩ mạnh bạo thời bấy giờ, một số vốn tàn ác vô tâm, vẫn chỉ là các công cụ trong tay của Đức Giê-hô-va. Sanh-ma-na-se của A-sy-ri là ngọn roi của cơn giận Ngài, cây gậy của sự thạnh nộ mà Ngài dùng để trừng pha Sa-ma-ri (EsIs 10:5,6). Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn là “kẻ tôi tớ” bởi đó Ngài sẽ huỷ diệt Giê-ru-sa-lem (Gie Gr 25:9; 27:6), còn Si-ru của Phe-rơ-sơ là “người được xức dầu” của Ngài để giải phóng dân Ngài khỏi cuộc lưu đày (EsIs 45:1-4 tc 44:28).
Nếu Đức Chúa Trời của Thánh Kinh là Đức Chúa Trời hằng sống và đang nắm quyền tể trị, Ngài cũng luôn luôn bất biến đối với bản thân. Quyền tể trị của Ngài chẳng bao giờ được sử dụng cách độc đoán. Trái lại, hoạt động của Ngài bao giờ cũng nhất trí với bản tính của Ngài. Một trong những câu khẳng định quan trọng nhất về Đức Chúa Trời trong Kinh điển là “Ngài không thể tự chối mình được” (IITi 2Tm 2:13). Phải chăng bảor ằng Đức Chúa Trời “không thể” làm được một việc gì đó? Là một điều đáng ngạc nhiên? Có việc gì Đức Chúa Trời không làm được chăng? Ngài há không phải là Đấng vô sở bất năng của Ngài không hề có nghĩa là Ngài có quyền tuyệt đối để làm bất cứ việc gì; vì Ngài đã hạn chế nó bằng việc tự nhất trí với bản thân.
Tình yêu và sự thạnh nộ, công tác cứu rỗi và trừng phạt của Đức Chúa Trời thỉnh thoảng được người ta cho là chống lại nhau, không thể sống chung với nhau. Chúng tôi từng đề cập thế nào một số người đã tưởng tượng ra Đức Chúa Trời của Cựu Ước kinh là một Đức Chúa Trời của sự thịnh nộ, trong khi Đức Chúa Trời của Tân Ước kinh lại là một Đức Chúa Trời của lòng nhân từ khoan dung. Nhưng đây chỉ là một cách đặt phản đề sai lầm. Cựu Ước kinh vẫn cho thấy Ngài là một Đức Chúa Trời nhân từ khoan dung và Tân Ước kinh cũng cho thấy Ngài là một Đức Chúa Trời của sự phán xét nữa. Lẽ tất nhiên, cả Cựu lẫn Tân Ước kinh đều giới thiệu Ngài như Đức Chúa Trời của cả tình yêu lẫn sự thịnh nộ đồng thời với nhau. Các trước giả Thánh Kinh đã không bị bối rối về vấn đề này, như nhiều người hiện đại dường như đang cảm thấy như thế. Chẳng hạn như sứ đồ Giăng đã có thể kể cho các độc giả của mình thế nào “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài” và đến phần cuối của cùng một chương sách ấy, lại tuyên bố rằng còn những ai không chịu vâng lời Đức Chúa Con, thì cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy (GiGa 3:16,36). Cũng tương tự như thế, sứ đồ Phao-lô có thể mô tả các độc giả của ông “cũng đều ở trong số ấy trước kia... tự nhiên làm con (đối tượng) của sự thạnh nộ” để rồi ngay trong câu tiếp theo đó lại viết rằng Đức Chúa Trời “là Đấng giàu lòng thương xót”, yêu chúng ta bằng tình yêu lớn lao của Ngài (Eph Ep 2:3,4).
Cách giải thích duy nhất mà Thánh Kinh đưa ra cho hành động vừa yêu thương vừa thịnh nộ của Đức Chúa Trời cho những việc làm cứu rỗi và phán xét của Ngài, chỉ đơn giản là vì Ngài vốn là như thế. Nghĩa là vì Ngài là loại Đức Chúa Trời như thế, cho nên Ngài đã hành động như thế. “Đức Chúa Trời là tình yêu” cho nên Ngài yêu thế gian và ban Con Ngài cho chúng ta (IGi1Ga 4:8,9). Nhưng Ngài cũng là “đám lửa hay thiêu đốt” (HeDt 12:29 tc PhuDnl 4:24). Bản tính thánh khiết trọn vẹn của Ngài chẳng bao giờ chịu thoả hiệp với điều ác, nhưng phải “thiêu nuốt” nó, như sự việc đã xảy ra, Ngài luôn luôn tự đặt mình vào vị trí không thể không chống lại nó.
Một trong những cách nói mạnh dạn của Kinh điển để diễn tả việc Đức Chúa Trời tự thống nhất với chính Ngài là Ngài phải và sẽ “tự thoả mãn chính mình”. Nghĩa là Ngài luôn luôn là trọn vẹn đối với bản thân và phải hành động sao cho thật trung thực với bản thân. Bất luận gặp oàn cảnh nào, Ngài đều phải tự bộc lộ như mình vốn là như thế nghĩa là vừa nhân từ khoan dung, vừa trừng phạt phán xét.
Sau khi đã lưu ý phần mạc khải của Thánh Kinh rằng Đức Chúa Trời vốn vừa hằng sống vừa cầm quyền tể trị và mặt khác là Ngài luôn luôn thống nhất với bản thân thì giờ đây, điều không còn có thể nghi ngờ gì được, là phương pháp chính yếu để Đức Chúa Trời tự bộc lộ, là bằng “ân điển”. Chẳng hề có ai hiểu được bức thông điệp của Thánh Kinh nếu không hiểu rõ ý nghĩa của ân điển. Đức Chúa Trời của bộ Thánh Kinh là “Đức Chúa Trời ban mọi ơn (ân điển)” (IPhi 1Pr 5:10). Ân điển là tình yêu, nhưng là tình yêu thuộc một loại đặc biệt. Đó là tình yêu hạ cố, hi sinh, và phục vụ, là tình yêu tỏ ra tử tế với kẻ không tử tuế, hào hiệp với kẻ vô ơn bội nghĩa và không xứng đáng. Ân điển là đặc ân và điêù kiện của Đức Chúa Trời ban cho kẻ chẳng xứng đáng được đặc ân, yêu thương kẻ chẳng đáng yêu thương, tìm cách để tha thứ, cứu vớt kẻ đã tuyệt vọng và nâng kẻ ăn mày lên khỏi đống phân, rồi đặt người ấy ngồi giữa các vương tử (Thi Tv 113:7, 8).
Đó là ân điển đã khiến Đức Chúa Trời lập giao ước với một dân tộc (người) cá biệt. Ân điển của Đức Chúa Trời là giao ước bởi ân điển. Thật vậy, nó cũng được bày tỏ ra cho tất cả mọi người, chẳng trừ một ai. Điều này đã được gọi là “ân điển phổ biến” bởi đó Ngài ban cho tất cả mọi người - không có phân biệt - các phước hạnh như lý trí và lương tâm tình yêu và vẻ đẹp, sự sống và lương thực, hôn nhân và con cái, việc làm và sự nhàn hạ, chính quyền có trật tự và nhiều ân tứ (quà tặng) khác nữa. Nhưng việc Đức Chúa Trời lập một giao ước đặc biệt với một dân đặc biệt thì có thể được mô tả là một hành động đặc biệt của ân điển Ngài. Vì trong việc ấy, Ngài đã chủ động đi bước trước để chọn một dân cho riêng mình, để tự khiến mình trở thành Đức Chúa Trời của họ. Ngài đã không chọn dân Y-sơ-ra-ên vì họ quan trọng hay tốt hơn các dân tộc khác. Lý do để Ngài chọn thuộc về Ngài, chứ không ở nơi họ. Như Môi-se đã giải thích việc ấy:
“Đức Giê-hô-va trìu mến và chọn lấy các ngươi... ấy vì Đức Giê-hô-va yêu thương các ngươi” (PhuDnl 7:7-8).
“Giao ước” là một danh từ pháp lý, có nghĩa là bất cứ một việc làm có tính cách bó buộc nào Tuy nhiên, khi nó được dùng trong Kinh điển để mô tả điều Đức Chúa Trời đã làm, thì ta không nên nghĩ về nó như là một hợp đồng giữa hai bên ngang hàng nhau, một thứ giao kèo song phương. Nó giống hơn với một “di chúc” trong đó người lập di chúc là người duy nhất và hoàn toàn tự do hành động trong việc sử dụng tài sản của riêng mình. Trong Anh văn hai từ ngữ covanant (giao ước) và testamant (di chúc) có thể đem thay lẫn cho nhau, cho nên hai nửa phần của bộ Thánh Kinh đều được gọi là Cựu Ước kinh và Tân Ước kinh. Từ ngữ Hy văn diatheke có cả hai nghĩa trên, và trong các thư tín đã có trường hợp lộng ngữ (chơi chữ) về hai nghĩa của từ ngữ ấy để vạch rõ rằng giao ước của Đức Chúa Trời cũng giống như “một tờ di chúc” trong đó Ngài tự nguyện đưa ra một số lời hứa (GaGl 3:15-18; HeDt 9:15-18). Các lời hứa của giao ước Ngài không phải là vô điều kiện, vì dân sự bị đòi hỏi phải vâng theo các mệnh lệnh của Ngài và đó là phần của họ phải làm trong giao ước, nhưng chính Đức Chúa Trời là Đấng đưa ra mệnh lệnh cũng như lời hứa. Cho nên ngay tại núi Si-na-i, giao ước của Đức Chúa Trời vẫn là một giao ước của ân điển.
Vậy, điều quan trọng cần nắm vững là giao ước của Đức Chúa Trời, chỉ là một từ Áp-ra-ham cho đến Chúa Cứu Thế, để những ai lấy đức tin tin Chúa Cứu Thế sẽ bởi đó mà trở thành con cháu Áp-ra-ham và được thừa hưởng các lời hứa của Đức Chúa rời với ông (GaGl 3:29). Luật pháp đã được ban bố tại Si-na-i không hề triệt tiêu giao ước (di chúc) của ân điển. Trái lại, di chúc của ân điển được xác nhận và tái lập tại Si-na-i. Việc mà luật pháp làm là nhất, mạnh và mở rộng đòi hỏi phải vâng lời. Chỉ khi nào luật pháp bị xem là tách rời với di chúc của ân điển, nó mới tương phản với Phúc Âm. Bấy giờ, luật pháp được thấy là buộc tội tội nhân vì không vâng lời, trong khi Phúc Âm đem đến cho người ấy sự sống của ân điển.
Bây giờ, chúng ta đã đứng tại một điểm để có thể suy nghĩ về điều có thể gọi là ba giai đoạn trong việc thi hành giao ước của Đức Chúa Trời! Được diễn tả bằng ba từ ngữ “cứu chuộc”, “nhận làm con” và “tôn vinh”.
Cứu chuộc.
Cứu chuộc nguyên không phải là một danh từ thần học, mà là một danh từ thương mại. Trong Cựu Ước kinh (cũng như ngày nay) chúng ta thường đọc thấy trong sách báo viết về vấn đề chuộc lại đất đai đã bị chủ của nó đem cầm cố, thế chấp. Có nhiều người cũng cần được chuộc lại, như nô lệ và tù binh. Trong mỗi trường hợp đều có một người đã bị bán đi rồi được mua lại từ một tình trạng nô lệ hay làm con tin. (Cứu) chuộc là mua quyền tự do cho một người nào đó, phục hồi địa vị cho một người đã bị mất đi cái địa vị ấy bằng cách trả một giá nào đó.
Đó là từ ngữ đã được đem ra áp dụng vào hành động đầu tiên của ân điển Đức Chúa Trời đối với dân (người thuộc về) Ngài. Khi họ bị chết mất (đi lạc), xa lìa Ngài hay bị lưu đày, bị bắt làm tù binh đưa đi xa quê hương, Ngài đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ và đưa họ trở về quê cha đất tổ. Mẫu mực ấy đã được lặp lại ba lần torng lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên. Lần thứ nhất. Đức Chúa Trời gọi Áp-ra-ham ra khỏi U-rơ xứ Canh-đê (theo nghĩa hẹp thì không phải là cứu chuộc vì Áp-ra-ham chưa từng ở Ca-na-an bao giờ), rồi Ngài giải phóng họ khỏi ách nô lệ của Ai Cập, và cuối cùng là khỏi cảnh lưu đày vì bị bắt làm tù binh tại Ba-by-lôn. Trong mỗi trường hợp, Ngài đều kêu gọi, hành động bằng việc giải phóng họ, và đưa họ (đến hoặc) trở về đất hứa.
Đây là bối cảnh Cựu Ước của công tác, cứu chuộc vĩ đại của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Nhưng giờ đây, việc nhân loại bị bán đi, bị tình trạng làm nô lệ có ý nghĩa thuộc linh. Chính tội lỗi chúng ta - việc chúng ta phản loạn chống lại uy quyền và Đấng tạo hoá mình và gây chiến tranh với đồng bào đồng loại mình - đã khiến chúng ta bị bắt làm mô lệ, tách rời chúng ta với Đức Chúa Trời. Mà người phạm tội là người đang ở dưới sự phán xét, việc nổi loạn của chúng ta chẳng xứng đáng để nhận được điều gì khác hơn là án tử hình.
Trong tình hình vô phương tự cứu tuyệt vọng đó, thì Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đến. Ngài nhận lấy bản tính của cúng ta cho Ngài lúc ra đời, và nhận lấy sự trừng phạt dành cho chúng ta lúc Ngài chịu chết. Theo ngôn ngữ mạnh mẽ đơn sơ của Tân Ước kinh, thì trước hết, Ngài đã trở nên xác thịt”, và sau đó là “tự biến mình trở thành tội lỗi”, thậm chí còn ‘trở thành kẻ bị nguyềnr ủa” vì chúng ta nữa (GiGa 1:14; IICo 2Cr 5:21; GaGl 3:13). Vì sự thật đơn giản là Ngài đã thay chỗ cho chúng ta. Ngài đồng nhất hoá với chúng ta trọn vẹn đến nỗi Ngài đã gánh lấy tội lỗi và chịu chết thay cho chúng ta. Đời sống chúng ta đã bị tội lỗi phá hỏng. Ngài đã chịu chết thay cho chúng ta, kinh qua nỗi cô đơn của kẻ bị Đức Chúa Trời bỏ quên trong bóng tối thay cho chúng ta.
Các trước giả Tân Ước kinh đã nhiều lần nêu ra chỗ tương đồng giữa Lễ Vượt Qua, mở đầu cho việc dân Y-sơ-ra-ên được cứu chuộc khỏi cảnh nô lệ tại Ai Cập, với cái chết của Chúa Cứu Thế để cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi. Cuộc đời của tất cả các con đầu lòng trong xứ Ai Cập đều bị phá hỏng, nhưng Đức Chúa Trời đem sinh mạng của một chiên con để nhận lấy nó thay thế cho mạng sống của các con đầu lòng của người Y-sơ-ra-ên, nếu trước hết, huyết nó phải đổ ra, rồi được bôi trên mày và hai bên cánh cửa. Khi Đưc Chúa Trời nhìn thấy huyết thì Ngài Vượt Qua để bảo vệ nhà ấy khỏi sự trừng phạt của chính Ngài.
Phần ứng nghiệm trong Tân Ước kinh vốn đầy kịch tính. Trong sách Phúc Âm của mình Giăng cho thấy Chúa Giê-xu đã đổ huyết trên thập tự giá vào đúng lúc các chiên con của lễ Vượt Qua bị giết (GiGa 13:1; 18:28). Phao-lô thì viết “Đấng Christ là con sinh lễ Vượt Qua của chúng ta, đã bị giết” (ICo1Cr 5:7), trong khi Phi-e-rơ lại đề cập “huyết báu Đấng Christ... (là) chiên con không lỗi không vít” đã bị đổ ra để cứu chuộc chúng ta và phải được “rảy” trên chúng ta (lẽ dĩ nhiên là chỉ theo nghĩa biểu tượng mà thôi - IPhi 1Pr 1:2, 18, 19).
Lúc Chúa Cứu Thế, là Chiên Con của Đức Chúa Trời đã tận hiến để làm con sinh lễ Vượt Qua của chúng ta, Ngài đã phải chịu đổ máu và chết đi, rồi Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ chết sống lại để biện minh cho Ngài và chứng minh rằng sinh tế mà Ngài đã dâng lên vì tội lỗi đó thật không phải là vô ích. Rồi Ngài còn được mô tả là đang “ngồi bên hữu Đức Chúa Trời”, nghỉ ngơi khỏi công tác mà mình đã hoàn tất và được đội mão miện vinh hiển, tôn trọng. Ngài đã chiếm đoạt được sự “cứu chuộc đời” cho chúng ta (HeDt 9:12). Và suốt cõi đời đời, các đám người đông vô số trên thiên đàng sẽ hát: “Chiên Con đã bị giết, xứng đáng...” (KhKh 5:12).
Nhận làm con.
Nhận làm con là một ý niệm phần lớn có nghĩa tiêu cực. Nó chú trọng vào phần tai hoạ mà từ đó chúng ta đã được giải thoát, và cái giá đã phải trả cho việc ấy. Quả thật, được huyết Chúa Cứu Thế mua chuộc khỏi tội lỗi là được cứu chộc “cho Đức Chúa Trời” (KhKh 5:9). Nhưng phương diện tích cực này của sự cứu rỗi chúng ta còn được nhấn mạnh hơn trong khải niệm về việc chúng ta đã được thừa nhận làm con. Phao-lô đã đặt chung cả hai vào nhau, như điều rõ ràng là bất khả phân ly khi ông viết.
“Khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp và cho chúng ta được làm con với đầy đủ các quyền lợi của Ngài. Như thế, ngươi không phải là tôi mọi nữa, bèn là con; và nếu ngươi là con, và nếu ngươi thì cũng là kẻ kế tự bởi ơn của Đức Chúa Trời” (GaGl 4:4-7 theo bản Anh văn).
Được (cứu) chuộc khỏi ách nô lệ rồi được nhận làm con hợp pháp - là hai đặc ân quang vinh giữa những người đặt lòng tin cậy vào Chúa Cứu Thế. Mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời như con cái Ngài là một phần chủ yếu trong lời hứa giao ước của Ngài.
Sự kiện “thuộc về Đức Chúa Trời” vốn đã rất rõ ràng trong thời Cựu Ước rồi. Công thức của giao ước, được sử dụng mỗi lần giao ước được tái lập, là “Ta sẽ là Đức Chúa Trời của (các) ngươi, và (các) ngươi sẽ làm dân ta”. Hơn nữa việc nhận dân Y-sơ-ra-ên làm dân của Đức Chúa Trời này đã xảy ra tiếp ngay sau khi họ được cứu chộc. Đức Chúa Trời đã phải nhiều lần nhắc nhở họ về việc này bằng lời phán: “Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi, đã đưa các ngươi ra khỏi Ai Cập, khỏi xứ mà các ngươi làm nô lệ” (XuXh 20:2) Ngài đã cứu chuộc họ. Họ thuộc về Ngài. Ngài đã nói với họ rõ ràng như thế giữa giai đoạn cứu chuộc họ khỏi Ai Cập với lần tái lập giao ước tại núi Si-na-i.
“Các ngươi đã thấy điều ta làm cho người Ê-díp-tô, ta chở các ngươi trên cánh chim ưng làm sao, và dẫn các ngươi đến cùng ta thế nào. Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta, vì cả thế gian đều thuộc về ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc thánh cho ta. Bấy nhiêu lời đó ngươi sẽ nói lại cùng dân Y-sơ-ra-ên” (XuXh 19:4-6).
Giao ước này, bởi đó dân sự đã được Đức Chúa Trời cứu chuộc trở thành tài sản riêng của Ngài, báu vật đặc biệt của Ngài, thường được ví như một hôn ước. Đức Yahweh là chồng của dân Ngài. Ngài từng vui vẻ trong mối tình đầu và sự tận hiến của tân nương Ngài trong hoang mạc (Gie Gr 2:2; 31:32). Nhưng trong xứ Ca-na-an, nàng đã theo các “tình nhân” của mình, là các “ba-anh” của những đền miếu địa phương nàng đã ngoại tình, thậm chí đã trở thành gái mại dâm nữa. Nàng đã vi phạm giao ước.
Cách ví von bằng hôn nhân được tiếp tục và mở rộng trong Tân Ước. Sứ đồ Phao-lô mô tả thế nào “Đấng Christ dã yêu Hội Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh”, nhưng ở nhiều chỗ khác, còn thêm là Ngài rất lo lắng đến mức cảm thấy “ghen tương”, e sợ tân nương của mình có thể bị dẫn đi sai lệch khỏi địa vị của “người trinh nữ tinh sạch cho Đấng Christ” (Eph Ep 5:25; IICo 2Cr 11:2,3).
Tuy nhiên, mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời với dân Ngài trong thời Tân Ước được diễn tả bằng các từ ngữ bàn về người cha với gia đình thường hơn là bằng tình nghĩa vợ chồng. Nó là phần khai triển niềm tin quyết của Cựu Ước rằng dâng Y-sơ-ra-ên là “con đầu lòng” của Đức Chúa Trời (thí dụ XuXh 422). Chúa Giê-xu thường dạy các môn đệ Ngài rằng Đức Chúa Trời là Cha trên trời của họ, còn họ là các con cái yêu dấu của Ngài, rằng họ nên cầu nguyện với Ngài như là với cha mình, tin cậy vào sự quan tâm chăm sóc của Ngài như một người cha cung cấp mọi nhu cầu vật chất cho họ, còn họ thì phải quan tâm đến danh, nước và ý chỉ của Đức Chúa Cha.
Một trong những đặc quyền quan trọng nhất của địa vị được làm con cái Đức Chúa Trời là có Đức Thánh Linh ngự vào lòng chúng ta. Sự hiện diện cá nhân và vĩnh viễn của Đức Thánh Linh trong lòng chúng ta là một phước hạnh riêng biệt, phân biệt cả trong kỷ nguyên Cơ Đốc giáo (Gie Gr 31:33) lẫn trong từng Cơ Đốc nhân cá biệt. Chính vì chúng ta là các con trai của Đức Chúa Trời cho nên Ngài mới “sai Thánh Linh của Con Ngài (ngự) vào lòng chúng ta” (GaGl 4:6). Phao-lô quảng diễn việc này như sau:
“Vì hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắc dẫn, đều là con của Đức Chúa Trời. Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu rằng: A-ba! Cha! Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời” (RoRm 8:14-16)
Do đó, đời sống của các con cái Đức Chúa Trời có thể được mô tả như là “sống trong Thánh Linh”. Đó là một cuộc đời sống dưới quyền chỉ dẫn và bởi quyền năng của Đức Thánh Linh. Ngài làm chứng cho tâm linh chúng ta rằng chúng ta quả thật là con cái Đức Chúa Trời. Là “thần linh của sự khôn sáng và của sự tỏ ra (mạc khải)” cho kiến thức của chúng ta về Chúa Cứu Thế (Eph Ep 1:17). Ngài cũng mở con mắt của lòng chúng ta để được biết Ngài càng hơn. Và Ngài chính là Thánh Linh, đang tìm cách đưa chúng ta vào sự thánh khiết, để khiến chúng ta trở nên giống như Chúa Cứu Thế (IICo 2Cr 3:18). Ngài chế phục năng lực của xác thịt chúng ta (hay bản tính đã sa bại của chúng ta) và khiến cho cá tính của chúng ta gặt hái được trái “yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại và tiết độ” của Ngài nữa (GaGl 5:16-21).
Con cái của Đức Chúa Trời cùng tập họp nhau lại để cấu thành gia đình Ngài, là Hội Thánh, được vui hưởng sự kế tục trực tiếp với dân sự của Đức Chúa Trời trong thời Cựu Ước. Mối thông công giữa các anh chị em trong Chúa Cứu Thế siêu vượt mọi hàng rào chủng tộc và xã hội. Chúng ta thật khó tưởng tượng nổi “bức tường ngăn cách” giữa dân Do Thái và người ngoại quốc vốn quan trọng như thế nào. Nhưng Chúa Cứu Thế đã triệt hạ nó, và Phao-lô đã dành phần lớn thư Ê-phê-sô của ông cho luận đề rằng cả người Do Thái lẫn ngoại quốc đều ngang hàng với nhau trong việc chia sẻ mọi phước hạnh trong Chúa Cứu Thế, đều là các công dân bạn trong Nước Trời và là các đồng thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời (Eph Ep 2:11-19).
Trong xã hội thời bấy giờ cũng còn một vết rạn nứt quan trọng khác nữa giữa những nô lệ và người tự do. Trong La Mã đế quốc, nô lệ chẳng có chút quyền lợi nào trước pháp luật cả; mọi đặc quyền đều thuộc về người tự do. Nhưng khi Phao-lô đưa được một nô lệ chạy trốn chủ tên gọi Ô-nê-sim đến với Chúa Cứu Thế, ông đã gởi anh ta trở về cho ông chủ là Phi-lê-môn, xin ông hãy tiếp đón anh ta “không coi như tôi mọi nữa, nhưng coi hơn tôi mọi, coi như anh em yêu dấu” (Phi Pl 1:16).
Các hậu quả xã hội của Phúc Âm đã bùng nổ.
Để tóm tắt sự hợp nhất, sự bình đẳng giữa mọi thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời này, Phao-lô viết: “Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đờn ông hoặc đờn bà; vì trong Đức Chúa Giê-xu Christ, anh em thảy đều làm một” (GaGl 3:28)
Dân sự của Đức Chúa Trời là một dân “thánh”, nghĩa là phân biệt và tách rời, được biệt riêng ra khỏi phần còn lại của nhân loại để chỉ thuộc về một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Do đó, họ được kêu gọi để trở thành điều mà họ phải trở thành, để tự bộc lộ bằng cá tính và cách ăn nết ở sự thánh khiết của địa vị hay vị trí của họ. Họ đã được “gọi để nên thánh” nghĩa là được gọi để trở thành khác hẳn với thế giới phàm tục, không rập mẫu với quan điểm hay các tiêu chuẩn của thế gian này. Trong hoang mạc, Đức Chúa Trời từng phán dạy dân Y-sơ-ra-ên rằng: “Các ngươi chớ làm theo những điều người ta làm “ám chỉ cả dân Ai Cập lẫn dân Ca-na-an (LeLv 18:1-5). Cũng thế, trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giê-xu dạy “Các ngươi đừng làm giống như họ”, ám chỉ cả người ngoại quốc lẫn người Pha-ra-si.
Trái lại, Cơ Đốc nhân phải noi theo Chúa Cứu Thế. Mà các chuẩn mực đạo đức tuyệt đối của Ngài đã được trình bày rõ ràng không chút hàm hồ trong cả các sách Phúc Âm lẫn các Thư tín, y như các chuẩn mực của Đức Chúa Trời đã được phơi bày trước mặt dân Y-sơ-ra-ên trong các sách Luật pháp và Tiên tri.
Tuy nhiên, đừng tưởng rằng tiếng gọi người thuộc về Ngài của Chúa Cứu Thế là phải “nên thánh” hay sống “khác hẳn” là một lý do có thể viện dẫn để biện minh cho việc rút lui khỏi thế gian, sống cô lập để chỉ lo ép xác khổ tu. Trái lại, chính những người đã được Chúa Cứu Thế “chọn ra khỏi thế gian” đó, lại được Ngài sai “trở vào trong thế gian” với tư cách các đại diện của Ngài, để bản thânhọ sẽ khiêm hạ phục vụ và làm chứng, để tự hiến thân cho tha nhân (GiGa 15:19; 17:15-19).
Hơn nữa, trong lúc họ vẫn vì Chúa Cứu Thế để ở lại trong thế gian tìm cách phục vụ các nhu cầu của thế gian nhưng không chịu đồng hoá với các tiêu chuẩn của thế gian, họ sẽ phải gặp sự chống đối của thế gian. Thế gian sẽ oán ghét họ vì chính sự khác hẳn đó của họ. Chúa Cứu Thế đã cảnh cáo rằng rồi đây thế gian cũng sẽ bắt bớ bách hại họ nữa (GiGa 15:18-25; 17:14). Cho nên, họ sẽ phải chịu khổ. Lẽ dĩ nhiên, chịu khổ và bị báo trả một cách bất công là một phần khác nữa của tiếng gọi làm Cơ Đốc nhân. Vì Chúa Cứu Thế đã nêu gương cho chúng ta về việc này rồi, cho nên chúng ta cần phải noi theo các dấu chân của Ngài (IPhi 1Pr 2:18-23).
Nhưng chịu khổ sẽ dẫn tới chiến thắng. Với Chúa Cứu Thế, sự việc đã là như thế, thì với những người theo Ngài cũng vậy. Phi-e-rơ dạy chúng ta vui mừng cả trong việc phải chia sẻ những nỗi thống khổ của Chúa Cứu Thế lẫn trong việc được ném trước sự vinh hiển rồi sẽ được bày tỏ ra (IPhi 1Pr 4:13; 5:1,10). Sứ đồ Phao-lô cũng nói y như thế:
“Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự; kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài” (RoRm 8:17)
Trên đây là một vài hàm ý của việc chúng ta được “nhận làm con” trong gia đình Đức Chúa Trời. Là con cái của Đức Chúa Trời là Cha, chúng ta là nơi ngự của Thánh Linh Ngài, được hợp nhất trong tình huynh đệ với toàn thể các Cơ Đốc nhân khác, được làm đại sứ cho Chúa Cứu Thế trong thế gian để phục vụ tha nhân và chịu khổ vì chính nghĩa của Ngài, mà cũng là những người cùng được thừa kế Chúa Cứu Thế nữa.
Vì đã là con thì cũng là người thừa kế. Chịu khổ là của tin của vinh quang. Điều này dẫn chúng ta thẳng đến với giai đoạn thứ ba của kế hoạch mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra về sự cứu rỗi, tức là “sự vinh hiển”.
Sự vinh hiển
Tân Ước chứa đầy hi vọng của Cơ Đốc nhân. Nó nhắc nhở chúng ta rằng tuy trong quá khứ chúng ta đã được Chúa Cứu Thế cứu chuộc khỏi tội lỗi và giờ đây được hưởng các đặc quyền làm con, được thừa nhận vào gia đình Đức Chúa Trời, trong tương lai, hãy còn nhiều điều khác hơn thế nữa. Chúng ta phải thiết tha trông mong ngày kết thúc này. Vì “hi vọng” làm Cơ Đốc nhân của chúng ta không phải là phân vân, không tin chắc chắn vào ngày ấy. Nó là một sự trông đợi vui mừng và đầy lòng tin quyết căn cứ trên lời hứa của Đức Chúa Trời. Nó sẽ nâng đỡ chúng ta trong lúc chúng ta du hành như một khách hành hương đến quê hương vĩnh cửu của chúng ta.
Thế đối tượng của niềm hi vọng của chúng ta là gì? Chúng ta đang trông mong gì ở phía trước? Phao-lô gọi đó là “sự trông cậy về vinh hiển” (RoRm 5:2). Nhưng nói như thế có nghĩa là gì?
Thứ nhất, đó là sự tái lâm của Chúa Cứu Thế. Tin vào ngày ấy hôm nay thì không phải chỉ là một vấn đề thời thượng, hay ít ra cũng không phải là vấn đề về nghĩa đen hay nghĩa bóng. Nhưng Chúa Giê-xu từng phán dạy và nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng Ngài sẽ trở lại, và sự tái lâm của Ngài sẽ là bằng “đại quyền, đại vinh”. Các vị sứ đồ còn quảng diễn lời bảo đảm này. Sự tái lâm của Ngài sẽ là chính Ngài đích thân trở lại và được mọi người nhìn thấy, tuy nó cũng có phẩm chất siêu việt, vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta.
“Vì như chớp phát ra từ phương đông, nháng đến phương tây, thì sự Con người đến sẽ cũng thể ấy” (Mat Mt 24:27).
Thứ hai, sự sống lại. Sự sống lại của Chúa Giê-xu không phải chỉ là tạm sống lại để rồi cũng sẽ có lúc phải chết đi. Những người đã được Chúa Giê-xu khiến từ chết sống lại rồi cũng phải chết. họ được khiến từ chết sống lại, tiếp tục nếp sống trước kia của họ rồi sau đó, lại chết đi một lần thứ hai. Tuy nhiên sự sống lại của Chúa Giê-xu có nghĩa là khởi điểm của một đời sống mới, một đời sống khác hẳn và bất tử bất diệt. Cho nên thân thể sống lại của chúng ta, tuy vẫn giữ được một loại liên tục với thân thể hiện tại của chúng ta, nhưng cũng có thay đổi. Như Phao-lô nói chúng sẽ khác hơn cội cây tử hạt giống mọc lên sẽ khá chẳn với hạt giống ấy vậy. Chúng sẽ được giải thoát khỏi cả sự hư nát lẫn tính cách “xác thịt”, là bản tính sa bại mà theo một ý nghĩa, vốn là của chúng. Chúng cũng sẽ có được nhiều năng lực mới. Thật vậy, thân thể sống lại của chúng ta sẽ là một “thân thể vinh hiển” giống như Chúa Cứu Thế vậy (xem Phi Pl 3:21; ICo1Cr 15:35-37).
Thứ ba, sự phán xét. Lúc Chúa Cứu Thế tái lâm, cả sự cứu rỗi lẫn sự phán xét đều sẽ được hoàn tất. Vì cả hai đều là những tiến trình đã được bắt đầu ngay từ trong đời sống hiện tại, như Chúa Giê-xu từng dạy rõ (GiGa 5:19-29). Chúng ta sẽ bị phán xét tuỳ theo công việc mình làm (Mat Mt 16:27; GiGa 5:28,29; RoRm 2:6; KhKh 20:11-15). Chúng ta không thể được kể là công chính (được Đức Chúa Trời vui nhận) nhờ việc tu đức lập công; việc được kể là người công chính chỉ nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, bởi đức tin vào Chúa Cứu Thế và công lao cứu chuộc đã hoàn tất của Ngài mà thôi. Nhưng chúng ta sẽ bị phán xét căn cứ vào những việc chúng ta làm, vì sự phán xét sẽ là một việc làm công khai, và căn cứ vào các “việc là,” của chúng ta - nghĩa là vào những gì chúng ta đã nói và làm - là chứng cứ công khai duy nhất có thể được đưa ra để chứng minh cho thấy chúng ta có đức tin để được cứu rỗi hay không. Những ai mà công việc họ làm cho thấy họ không tuân thủ Phúc Âm và chối bỏ Chúa Cứu Thế, thì sẽ bị diệt vong. Cho dù bản tính đích thực của hoả ngục có là gì, nó vẫn là một thực tại khủng khiếp. Chúa Cứu Thế từng gọi nó là “ngoài chỗ tối tăm” và dạy chúng ta nên kính sợ Đức Chúa trời, Đấng có thể “làm cho mất được (cả) linh hồn và tân thể trong địa ngục” (Mat Mt 10:28).
Thứ tư, vũ trụ mới. Nó đã được mô tả nhiều cách khác nhau. Rồi đây, sẽ có “trời mới và đất mới” (IIPhi 2Pr 3:13; KhKh 21:1), vì Đức Chúa Trời sẽ “làm mới lại” tất cả (KhKh 21:5). Chúa Giê-xu gọi đó là “kỳ muôn vật đổi mới” (Mat Mt 19:28 dịch đúng nghĩa đen); Phao-lô gọi đó là việc “hội hiệp muôn vật lại trong Đấng Christ” (Eph Ep 1:10 còn Phi-e-rơ thì gọi đó là “kỳ muôn vật đổi mới” (kỳ muôn vật được phục hồi địa vị - dịch đúng nghĩa đen Cong Cv 7:21).
Có lẽ niềm tin phổ biến của Cơ Đốc nhân là chú trọng quá nhiều vào các niềm vui tiêu cực của thiên đàng, nghĩa là vào các lời hứa trong sách Khải Huyền là sẽ không còn có đói khát, ánh nắng cháy da của mặt trời, không còn có nước mắt và đau đớn nữa, cũng chẳng còn đêm tối, lời nguyền rủa, và sự chết nữa. Tạ ơn Đức Chúa Trời vì những điều đó đều vắng bóng. Nhưng càng đáng tạ ơn Đức Chúa Trời hơn nữa vì chính nguyên nhân của chúng, tức là sự hiện diện của chiếc ngai - tức là sự hiện diện trong tâm, áp đảo tất cả - của Đức Chúa Trời!
Lúc Giăng được cho thấy khải tượng về thực tại trên trời và được cho phép nhìn qua một “cánh cửa mở ra”, điều đầu tiên mà mắt ông dừng lại để chăm chú vào là “một ngôi” (KhKh 4:1,2), biểu tượng của quyền tể trị tối cao của Đức Chúa Trời. Tất cả mọi việ ckhác trong khải tượng của ông đều có liên quan với chiếc ngôi này. Đức Chúa Cha ngự trên ngôi đó, còn Chiên Con thề cùng ngự ngôi với “bảy vị thần của Đức Chúa Trời” tiêu biểu cho Đức Thánh Linh. Vòng quanh đó theo hình tròn là hai mươi bốn trưởng lão tiêu biểu cho Hội Thánh, và bốn con sinh vật tiêu biểu cho công trình sáng tạo, và xa hơn nữa là muôn vàn thiên xứ. Những tia chớp và tiếng sấm sét từ chiếc ngôi vang lên, và trước ngôi có đám đông những người đã được cứu chuộc đứng quay quần, được tuyển chọn từ tất cả các dân các nước, các thứ tiếng, mặc những chiếc áo dài trắng của sự công chính, vẫy những nhánh chà là biểu tượng cho sự chiến thắng, và cho rằng sở dĩ họ được cứu rỗi là nhờ Đức Chúa Trời đang ngự trên ngôi và Chiên Con (KhKh 4:1-7:17).
Thánh Kinh bắt đầu bằng công trình sáng tạo vũ trụ và kết thúc bằng việc tái tạo vũ trụ. Tiếp sau phần bắt đầu, nó tiếp tục mô tả sự sa ngã của loài người trong vườn Ê-đen khiến cho cảnh địa đàng ấy vượt khỏi tầm tay họ; rồi nó kết thúc trong một cảnh vườn, là thiên đàng mà họ sẽ được lại. Tại đây có cây sự sống để ăn no và chữa bệnh có nước sự sống để giải khát và phục hồi sức lực. Còn con sông nước hằng sống thì được nhìn thấy là “từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra” (KhKh 22:1). Vì cuối cùng rồi Nước Trời cũng trở thành sự thật. Cả cõi thọ tạo đều phục dưới quyền Ngài. Và các phước hạnh mà cuối cùng chúng ta được thừa hưởng sẽ là nhờ vào quyền cai trị trọn vẹn của Ngài. Cho nên đám quần chúng đông vô số mới hát rằng:
“Đoạn, tôi lại nghe có tiếng như một đám đông vô số người, khác nào tiếng nước lớn hoặc như tiếng sấm dữ, mà rằng: A-lê-lu-gia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta, là Đấng Toàn năng, đã cầm quyền cai trị” (KhKh 19:6)
Và dù thế nào thì chúng ta cũng được bảo cho biết là những người đã được Ngài cứu chuộc, nhận làm con và làm cho vinh hiển đều được tham gia trị vì với Ngài:
“Và chúng sẽ không cần đến ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt rrời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho; và chúng sẽ trị vì đời đời” (KhKh 22:5).
CHÚ THÍCH
1. Về các câu trong đó Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ tự hành động, tự làm thoả mãn hay trút đổ trọn vẹn cơn thịnh nộ của Ngài, và bởi đó sẽ hán xét dân (người thuộc về) Ngài vì sự phản loạn của họ, xin xem chẳng hạn như Exe Ed 5:13 và tt 6:12; 7:8; 16:42,43; 24:13,14 và CaAc 4:11. Tuy nhiên Thi Tv 89:33 và tt, chính tình yêu chung thuỷ của Ngài đúng theo lời hứa, và lời thề của Ngài sẽ hướng dẫn Ngài. Ngài phán: “Ta sẽ chẳng phản bội… sự thành tín ta” (c.3). Theo bản Anh văn). Hãy đối chiếu câu này với lời tuyên bố trong EsIs 53:11 rằng người đầy tớ thống khổ của Đức Giê-hô-va, khi nhìnt hấy “kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thoả mãn”.

UY QUYỀN CỦA THÁNH KINH
Trong chương cuối cùng này, tôi sẽ cố gắng tóm tắt bức thông điệp của Thánh Kinh, mà trong ba chương đầu tôi đã phác hoạ các bối cảnh địa lý và lịch sử trong đó bức thông điệp ấy đã được ban bố và tiếp nhận. Nhưng có quả thật bức thông điệp của Thánh Kinh là sự mạc khải của Đức Chúa Trời như nó đã tự xưng là như thế, hay không? Chúng ta có thể tin cậy vào Thánh Kinh hay không? Nó còn có uy quyền nào để được duy trì, tiếp tục hay không?
Hãy thử đưa từ ngữ “uy quyền” vào bất cứ một cuộc đàm thoại nào hôm nay, nó sẽ tạo cho mọi người cả một loạt “rung cảm” khác nhau. Chẳng có ai trong chúng ta lại thoát khỏi cơn khủng hoảng của hai thập kỷ vừa qua. Cuộc nổi dậy tràn lan và có ý thức chống lại mọi uy quyền đã được thiết lập - chính pủ, trường đại học, giáo hội, gia đình, truyền thống, Thánh Kinh - đã bùng nổ năm 1968 khi các sinh viên và công nhân phá các chướng ngại vật ở Paris, và phong trào “Tự do phát biểu ý kiến” nổ ra tại khu cư xá Berkeley của Trường Đại học California. Kể từ đó đến nay, người ta có thể ghi nhận một số lợi điểm theo đó xã hội hiện đại có cởi mở và sẵn sàng tham gia hơn trước. Nhưng cũng đã có nhiều tổn thất nghiêm trọng nữa, nhất là trong việc chối bỏ mọi giá trị và định chuẩ. Những phần tử vô chính phủ câu kết với những người theo hiện sinh chủ nghĩa đã tuyên bố rằng chẳng có uy quyền tri thức hay đạo đức bất cứ thuộc loại nào, là còn tồn tại.
Nhà truyền giáo Phúc Âm tìm cách xâm nhập các tuyến phòng thủ của các phần tử vô chính phủ sẽ không bắt đầu bắt đầu uy quyền của Thánh Kinh, mà bằng uy quyền của Chúa Cứu Thế. Vì Chúa Giê-xu người Na-xa-rét vẫn còn là một nhân vật hấp dẫn đối với họ, bất chấp sự kiện dù sao Ngài vẫn còn sắp xếp để kết hợp các thách thức triệt để của Ngài đối với truyền thống, với một thái độ bảo thủ lạ lòng đối với Đức Chúa Trời và Kinh điển. Hơn nữa, thái độ khiêm hạ đầu phục của Ngài vốn có một phẩm chất tự nó vốn có thật và vẫn còn được những người theo Ngài thể hiện. Uy quyền của Ngài đã không tự nó áp đặt từ trên xuống, nó tự nhủ là phải đưa từ dưới lên. N1 có giá trị giải phóng hết sức bất ngờ.
Tuy nhiên, mối quan tâm của tôi trong chương này không phải là các phần tử nổi loạn và vô chính phủ, vì rất có thể là họ không thuộc vào số các độc giả của quyền sách này. Đúng hơn thì mối quan tâm của tôi là vào số người tự nhận và tự xưng mình là Cơ Đốc nhân đã tiếp nhận các từ ngữ “uy quyền” và “thuận phục”, dù luôn luôn có nhu cầu tái định nghĩa, vẫn không thể nào bị loại trừ khỏi ngữ vựng Cơ Đốc giáo. Vì há không phải họ đã xưng nhận rằng “Chúa Cứu Thế Giê-xu là Chúa” hay sao? Và há không phải việc họ xưng nhận quyền làm Chúa của Chúa Giê-xu vốn gồm luôn không tránh né vào đâu được việc phải đầu phục uy quyền của Ngài hay sao? Hơn nữa, há không phải việc họ đầu phục uy quyền của Ngài cũng kéo theo việc phải đầu phục thẩm quyền của bộ Thánh Kinh hay sao? Há không phải là lời khuyên “Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội Thánh” (Khải Huyền các chương 2,3) là một lời mời gọi lắng nghe Kinh điển mà qua đó, Chúa Cứu Thế, bởi Thánh Linh Ngài, vẫn còn phán dạy Hội Thánh hay sao? Trên đây là các câu hỏi mà tôi muốn đặt ra. Đó là những vấn đề tối quan trọng cần phải giải đáp và không thể né tránh.
Có một điều như chúng ta đã thấy, là Thánh Kinh tự xưng là một bộ sách của sự cứu rỗi, “khiến chúng ta khôn ngoan để được cứu rỗi”. Do đó, chúng ta cần phải biết phương pháp cứu rỗi mà nó trình bày là thật hay giả. Số phận đời đời của nhân loại vốn lệ thuộc vào đó.
Còn một điểm khác nữa, là giáo hội đương đại đang rất lộn xộn. Thế giới phi Cơ Đốc igáo vẫn luôn luôn phải chứng kiến cảnh tượng gây hoang mang về sự bất đồng ý kiến và bất hoà giữa các Cơ Đốc nhân. Tại sao lại như thế? Nguyên nhân đầu tiên của sự lộn xộn trong giáo hội là việc thiếu một uy quyền được mội người cùng nhất trí. Hội Thánh sẽ chẳng bao giờ phục hồi được cả phần lý ứng lẫn sứ mạng của nó nếu trước hết không tìm lại được nguồn gốc của uy quyền của mình.
Thêm vào đó, thời đại ngày nay vẫn có cái “mốt” là dung dưỡng chút ít cho quan điểm hoà đồng tôn giáo, nghĩa là phủ nhận bất cứ những yếu tố độc quyền nào mà một tôn giáo có thể rêu rao; khẳng định rằng mọi tôn giáo đều tương đối có chân lý, do đó, cố tìm cách kết hợp tất cả lại. Các tôn giáo khác cũng có các kinh sách thánh thiêng của họ; vậy bộ thánh điển của Cơ Đốc giáo có gì đặc biệt?
Ba định nghĩa
Vậy muốn ý thức rõ tầm quan trọng của chủ đề của chúng ta và thái độ thiếu thiện cảm mà nhiều người sẽ có đối với nỗ lực muốn bênh vực cho tính cách độc nhất vô nhị của bộ Thánh Kinh của chúng ta, chúng tôi xin bắt đầu bằng một số định nghĩa. Ba từ ngữ quan trọng mà các Cơ Đốc nhân thường dùng liên quan với vấn đề này, là “sự mạc khải”, “linh cảm”, và “uy quyền”. Chúng có liên hệ, nhưng phân biệt nhau.
Từ ngữ căn bản là “mạc khải” (revelation). Do một danh từ La-văn có nghĩa là “vén màn” mà ra, nó cho thấy việc Đức Chúa Trời đã chủ động đi bước trước để tự bày tỏ mình ra cho mọi người được biết. Tính cách hữu lý của ý niệm này cần phải được làm sáng tỏ. Vì cho dù Đức Chúa Trời có là ai hay là gì, thì Ngài hoàn toàn vượt khỏi tầm hiểu biết của chúng ta. “Nếu ông dò xét, há có thể hiểu biết được sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời, và thấu rõ Đấng Toàn năng sao?” (Giop G 11:7). Tất nhiên là không. Tính cách vĩ đại vô hạng của Ngài hoàn toàn bị che kín đối với đôi mắt của chúng ta. Chúng ta không thể tự mình phát giác được Ngài. Muốn biết được Ngài, thì chính Ngài phải tự làm thế nào để chúng ta có thể biết được.
Từ ngữ thứ hai là “linh cảm” (inspiration” cho thấy cách thức chủ yếu Đức Chúa Trời đã chọn để bởi đó, Ngài tự bày tỏ mình ra. Ngài đã tự mạc khải (bày tỏ mình ra) một phần trong cõi thiên nhiên, và trên hết là trong Chúa Cứu Thế, nhưng cũng còn “phán dạy” cho một số người cá biệt nữa. Và chính cái tiến trình truyền thống bằng lời nói này đã được gọi là “linh cảm”. Chúng tôi không dùng nó theo nghĩa chung chung chúng ta có thể nói là một thi sĩ hay nhạc sĩ có “cảm hứng”. Trái lại, nó có một ý nghĩa đặc biệt và chính xác, là “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời hà hơi vào” (IITi 2Tm 3:16 - một câu để dịch chỉ một từ ngữ Hy văn duy nhất mà thôi, và trong nhiều bản dịch khác, đã được dịch kém chính xác hơn là “được Đức Chúa Trời soi dẫn (linh cảm). Thế thì ý nghĩa ở đây không phải là Đức Chúa Trời hà hơi vào các trước giả, cũng không phải là bằng một cách thức nào đó, Ngài đã hà hơi vào các văn phẩm để chúng có được một đặc tính riêng biệt, nhưng là những gì đã được người viết ra đều đã được Đức Chúa Trời hà hơi vào. Ngài truyền phán qua trung gian của họ. Họ là các phát ngôn nhân của Ngài.
Hơn nữa, chúng tôi không ngần ngại để nói rằng sự linh cảm này là “linh cảm bằng lời nói”, trong đó, sự linh cảm được mở rộng đến từng chữ từng tiếng mà các trước giả là con người đã sử dụng. Đây chính là điều mà các vị ấy từng tuyên bố. Thí dụ như sứ đồ Phao-lô có thể tuyên bố rằng khi truyền lại những gì Đức Chúa Trời đã mạc khải cho mình, ông đã “không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Đức Thánh Linh đã dạy (ICo1Cr 2:13). Mà việc này thì cũng chẳng có gì để phải ngạc nhiên, vì chẳng hề có cách nào để truyền thông một bức thông điệp thật chính xác, khác hơn là bằng những lời lẽ chính xác cả.
Từ ngữ thứ ba là “uy quyền” là quyền năng hay sức nặng mà Kinh điển có vì chính nó, nghĩa là vì đó là sự mạc khải của Đức Chúa Trời bằng sự linh cảm của chính Đức Chúa Trời. Nếu đó là một lời phán từ Đức Chúa Trời ra, thì nó có uy quyền trên loài người. Vì ẩn phía sau bất kỳ một lời nào của bất kỳ một người nào nói ra, đều có chính người đang nói ra lời ấy. Chính người nói (cá tính, kiến thức và địa vị) là yếu tố quyết định cho cách thức để thiên hạ dánh giá lời lẽ của người ấy. Cho nên lời Đức Chúa Trời mang trong nó uy quyền của Đức Chúa Trời. Chính vì Ngài là ai, khiến chúng ta phải tin những gì Ngài phán dạy.
Đây là bài học mà Si-môn Phi-e-rơ đã học được, khi trên biển hồ Ga-li-lê, Chúa Giê-xu đã bảo ông hãy ra nơi nước sâu để thả lưới mà bắt cá. Tất cả kinh nghiệm của một ngư phủ lành nghề thu thập từ nhiều năm từng trải, đều chống lại với gợi ý này. Thậm chí ông còn phản đối: “Thưa thầy, chúng tôi đã làm cả đêm không bắt được chi hết”. Thế nhưng ông cũng khôn ngoan nói thêm “Dầu vậy, tôi cũng theo lời thầy mà thả lưới” (LuLc 5:4,5).
Vậy, lời tuyên bố của chúng tôi là chính Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ mình ra bằng cách truyền phán; rằng đây chính là lời phán (được Đức Chúa Trời hà hơi vào), đã được viết lại và được bảo tồn trong Kinh điển; và sự thật là Kinh điển chính là lời của Đức Chúa Trời đã được viết lại, do đó, là chân lý đáng tin và có uy quyền của Đức Chúa Trời đối với chúng ta.
Ba lời rêu rao cần bài bác
Dường như giờ đây, việc cần thiết là phải thêm vào ba định nghĩa trên một số những lời rêu rao không đáng tin có thể ngăn ngừa và bịt miệng những kẻ phản đối và phê bình chỉ trích có thể có.
Thứ nhất, tiến trình linh cảm không phải là một tiến trình máy móc. Đức Chúa Trời đã không xem các trước giả Kinh điển chỉ như những cổ máy chỉ viết lại những gì có người đọc cho chúng viết, hay như những máy ghi âm, mà như những con người sinh động và có trách nhiệm. Nhiều khi Ngài đã phán dạy các vị ấy trong chiêm bao và khải tượng khi khác thì bằng tiếng phán nghe được, và nhiều lúc khác nữa là bởi các thiên sứ. Có những lúc khác nữa, chúng ta không được cho biết lời Đức Chúa Trời đã đến với các vị ấy như thế nào. Rất có thể là chính các vị cùng chẳng có ý thức gì cả. Như trường hợp sự linh cảm của Đức Chúa Trời cho Lu-ca là trước giả sách Phúc Âm chắc chắn không phải là không có liên hệ với việc sưu tầm tra cứu của con người, vì trong bài tựa sách Phúc Âm của mình, ông có cho chúng ta biết là đã dày công gian khổ theo đuổi công việc sưu tầm tra cứu. Cho dù Đức Chúa Trời đã dùng các phương tiện gì để phán dạy loài người, nó đã chẳng bao giờ xoá mất chính nhân cách của họ. Trái lại, trong khi các vị viết sách, bút pháp và dụng ngữ của các vị đều là của riêng các vị. Cho nên điều cũng hết sức quan trọng là luận đề của các vị. A-mốt là một nhà tiên tri về công lý của Đức Chúa Trời. Ô-sê về tình yêu của Ngài và Ê-sai là về vương quyền tể trị của Ngài thì không phải chỉ là chuyện ngẫu nhiên; mà Phao-lô là sứ đồ của ân điển và đức tin, Gia-cơ là của công việc làm, Giăng là của tình yêu, và Phi-e-rơ là của hy vọng, thì đều không phải là ngẫu nhiên. Nội chứng thu thập nhờ đọc Kinh văn cho thấy Đức Chúa Trời đã tận dụng nhân cách, tính khí, bối cảnh và từng trải của các trước giả viết Thánh Kinh để qua từng người một, truyền thông một bức thông điệp tương thích và phân biệt.
Cho nên, Kinh điển vừa là lời của Đức Chúa Trời mà cũng là lời của loài người. Đây dĩ nhiên là cách mà bộ sách ấy tự mô tả. Quả thật là “miệng Đức Giê-hô-va đã phán” (thí dụ, EsIs 1:20), nhưng điều cũng rất đúng là “Đức Chúa Trời đã phán… bởi miệng các thánh tiên tri” (thí dụ, Cong Cv 3:21). Cũng tương tự như thế: “Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy…” (HeDt 1:1), và “người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời” (IIPhi 2Pr 1:21). Rồi một lần nữa, chỉ trong cùng một khúc sách, một trước giả có thể mô tả luật pháp vừa là “luật pháp Môi-se”, vừa là “luật pháp Chúa” (LuLc 2:22,23).
Kinh điển do hai trước giả cùng soạn thảo, là một chân lý quan trọng cần phải được bảo vệ cẩn thận. Một mặt, Đức Chúa Trời phá, mạc khải chân lý và giữ cho các trước giả là loài người không bị sai lầm, nhưng không hề xâm phạm nhân cách của các vị. Mặt khác, loài người nói, tự do sử dụng các tài năng của họ, nhưng không xuyên tạc bức thông điệp của Đức Chúa Trời. Chữ và lời lẽ chữ và lời của chính các vị ấy. Nhưng đó cũng chính là chữ và lời của Đức Chúa Trời, cho nên những gì Kinh điển phán dạy, là chính Đức Chúa Trời phán dạy vậy.
Điểm thứ hai tôi bài bác, là tuy Kinh điển vốn là lời Đức Chúa Trời, nhưng nói như thế không có nghĩa là bảo rằng “từng chữ từng tiếng một trong Thánh Kinh bao giờ cũng đúng theo nghĩa đen” - ấy là tôi xin trích dẫn một lời tuyên bố khá phổ biến. Một khẳng định như thế sẽ cần phải được chứng minh về phương diện phẩm chất theo nhiều cách. Tuy ở đây tôi sắp phảm phạm lỗi là nói trước đôi điều liên hệ đến những gì tôi sẽ viết trong chương sau về vấn đề lý giải Thánh Kinh, tôi nghĩ là mình cần phải nói nó ra đây.
Để bắt đầu, từng lời từng chữ trong Thánh Kinh chỉ đúng trong văn cảnh của nó. Nếu bị cô lập khỏi văn cảnh, nó có thể là không đúng. Thí dụ hay nhất cho điều tôi vừa nói là sách Gióp mà tải trạng là cuộc đối thoại giữa một ông Gióp bị đau khổ dày vò với ba “người bạn thân đến an ủi” ông, cùng với một người thứ tư nữa sẽ xuất hiện về sau. Cuộc đối thoại này choán hết các chương từ 1-37. Rồi Đức Chúa Trời tự bày tỏ mình ra trong các chương 38-42. Một số những điều mà Gióp và các bạn ông nói về sự đau khổ trong ba mươi bảy chương sách đầu tiên đều sai lầm. Sở dĩ, chúng được ghi lại, là để bị phản bác, chứ không phải là để cho chúng ta tin. Chúng ta được bảo cho biết như thế ở phần cuối của quyển sách, khi Gióp thưa cùng Đức Chúa Trời “Kẻ này là ai, không hiểu biết gì, lại dám che ám ý chỉ của Chúa? Phải, tôi đã nóii những đều tôi không hiểu đến. Tức các sự lạ lùng quá cho tôi mà tôi chẳng thông biết. Xảy sau khi Đức Giê-hô-va đã phán cùng Ê-li-pha, người Thê-man, mà rằng: Cơn thạnh nộ ta nổi lên cùng ngươi và hai bạn hữu ngươi; bởi vì các ngươi không có nói về ta cách xứng đáng, y như Gióp, kẻ tôi tớ ta, đã nói” (Giop G 42:3, 7). Do đó, ta không thể lấy bất cứ câu nào trong sách Gióp và nói rằng “Đây là lời Đức Chúa Trời” (vì sự thật không phải là như thế. Cả quyển sách là lời Đức Chúa Trời, nhưng ba mươi bảy chương đầu chỉ có thể được hiểu căn cứ vào năm chương chót.
Nguyên tắc then chốt đã được đề cập ở chương 2 và sẽ được bàn kỹ hơn trong chương sau, vốn đã được diễn tả đầy đủ trong giao ước Lausanne (1974), là Kinh điển vốn ‘vô ngộ trong tất cả những gì nó khẳng định”. Câu này cho thấy không phải tất cả những gì có trong Thánh Kinh đều được Thánh Kinh khẳng định (như chúng ta vừa thấy trong sách Gióp). Rồi bàn giao ước ấy thêm rằng bất cứ điều gì được Kinh điển khẳng định đều đúng và vô ngộ (không sai lầm) vì chính Đức Chúa Trời đã khẳng định những điều đó, cái nguyên tắc có tầm quan trọng sinh tử này đã không luôn luôn rõ ràng trong điều vẫn được gọi là “cuộc tranh luận về tính cách vô ngộ” tại Hoa Kỳ. Chúng ta có thể đồng ý rằng bất luận điều gì Kinh điển khẳng định đều đúng, dù là trong lãnh vực tôn giáo hay đạo đức, sử ký hay khoa học, về bản tính hay nguồn gốc của chính nó. Nhưng điều đó vẫn còn chừa lại vấn đề tố quan trọng về lý giải; đúng ra thì Thánh Kinh khẳng định gì trong lãnh vực này?
Rồi phần lớn Kinh điển còn được cố ý trình bày theo cách thức có nghĩa bóng cao độ. Như có rất nhiều phần mô tả “nhân hoá” Đức Chúa Trời, hình dung Ngài có phần hình thức như của con người, đề cập Ngài có mắt có tai, “tay Ngài giơ ra”, “bàn tay mạnh mẽ của Ngài”, và nào là các ngón tay, miệng, hơi thở và lỗ mũi Ngài. Chúng ta không lý giải những điều đó theo nghĩa đen chỉ vì lý do đơn giản là vì “Đức Chúa Trời là thần (linh)” (GiGa 4:24), do đó cũng không có thân thể. Cho nên khi chúng ta đọc thấy “con mắt của Đức Giê-hô-va soi xét khắp thế gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài” (IISu 2Sb 16:9), chúng ta không cố tìm cách hình dung ra một đôi mắt của Đức Chúa Trời nhình lướt qua trên mặt đất theo nghĩa đen, mà đúng hơn là hiểu rằng Đức Chúa Trời nhìn thấy mọi người, mọi nơi, và luôn luôn sẵn sàng cứu giúp, thêm sức cho những người tin cậy Ngài. Cũng thế, khi chúngt a đọc thấy có những người ẩn nấp dưới “cánh” Ngài, chúng ta không vẽ ra Ngài như một con chim có lông, mà biết rằng Ngài bảo vệ hco những người biết trú ẩn trong Ngài.
Tương tự như thế, khi tác giả Thi Thiên viết rằng mặt trời “khác nào người tân lang ra khỏi phòng huê chúc, vui mừng chạy đua như người dõng sĩ”, và khi ông tiếp tục đề cập mặt trời “ra từ phương trời này, chạy vòng giáp đến phương trời kia” (Thi Tv 19:1-6) thì ông không hề đưa ra cho chúng ta một quan điểm tiền - copernicus về thái dương hệ. Vì rõ ràng là ông chỉ mô tả vẽ huy hoàng lấp lánh của mặt trời cả bằng óc tưởng tượng của một thi sĩ, lẫn theo quan điểm của một quan sát viên đang đứng trên mặt đất. cả đến các chuyên gia bác học của những năm 1980 vẫn có thể trở thành một nhà hùng biện khi nói về mặt trời, và có thể đề cập việc nó “mọc” và “lặn”. Họ chẳng cần chi phải tự bào chữa vì đã làm như thế. Thiên hạ vẫn biết là họ đang sử dụng ngôn ngữ của thi ca và của một quan sát viên bình thường, chứ không phải là của khoa học.
Điểm thứ ba mà tôi bài bác liên quan với vấn đề một văn bản Kinh điển được linh cảm là gì, thì chỉ liên quan với những gì được xem là lời Đức Chúa Trời đã được viết ra thành chữ, thành văn mà thôi. Đó là nguyên bản Hy Bá lai văn hay Hy văn ra từ đôi tay của các trước giả. Chúng tôi không cho là có linh cảm hay uy quyền đặc biệt nào từ bất kỳ một bản dịch cá biệt nào với tư cách là một bản dịch - cho dù đó là bằng cổ văn La-tinh hay Anh văn hiện đại, cũng như dĩ nhiên là đối với bất luận một cách lý giải nào.
Quả thật là đã chẳng còn có bản viết tay thực sự nào còn tồn tại. Việc chúng bị thất lạc có lẽ là do quyền năng thần hữu cố ý của Đức Chúa Trời, có thể là nhằm ngăn ngừa không cho phép chúng ta tỏ ra mê tín vì quá tôn trọng các mảnh giấy. Tuy nhiên, chúng ta vẫn biết được nhiều điều về sự thận trọng tỉ mỉ khi các chuyên vên sao chép (sribes) viết lại một bản thánh văn của người Hy Bá lai, mà điều đó cũng nghiệm đúng y như thế với các tài liệu của Tân Ước kinh. Hơn nữa, chúng ta sở hữu còn nhiều các bản sao cổ của các văn bản nguyên thuỷ, hơn cả bất kỳ một nền cổ văn nào. Nhờ so sánh đối chiếu chúng với nhau, với các bản dịch cổ, và với những câu trích dẫn Thánh Kinh trong các văn phẩm của các giáo phụ, các học giả (gọi là “phê bình văn bản”) chúng ta đã có thể xác lập văn bản đích thực (nhất là Tân Ước kinh) khiến không còn có điều gì để nghi ngờ một cách hợp lý nữa. Những điểm không chắc chắn còn lại hầu như hoàn toàn nhỏ nhặt không đáng kể. Chẳng hề có giáo lý quan trọng nào còn bị ảnh hưởng của chúng nữa.
Cho đến đây, tôi đã cố tìm cách dọn sạch mặt bằgn bằng cách vạch rõ cả những gì chúng ta “rêu rao” về Thánh Kinh lẫn những gì chúng ta không nhận về nó. Bây giờ là lúc chúng ta đặt câu hỏi là căn cứ trên các cơ sở nào để chúng ta tin chắc rằng Thánh Kinh là lời thành văn của Đức Chúa Trời, bắt nguồn từ Đức Chúa Trời, và có uy quyền đối với nhân loại. Nhiều giải đáp đã được đưa ra. Tôi sẽ đề cập vắn tắt ba câu trả lời đầu tiên, rồi tập trung vào luận cứ thứ tư và là luận cứ quyết định.
Các luận cứ bênh vực cho uy quyền của Kinh điển
Điểm thứ nhất được đưa ra, là các Hội Thánh Cơ Đốc giáo trong lịch sử vẫn luôn luôn duy trì và bênh vực cho nguồn gốc từ Đức Chúa Trời của Kinh điển. Chỉ tương đối vào các thời kỳ gần đây mới có một vài giáo hội thay đổi phần giáo lý chính thức của họ liên quan đến vấn đề này. Cho dù chúng ta tra cứu các điều lệ của các giáo hội Kháng cách, Giáo hội Anh quốc, trưởng lão và theo truyền thống Luther hay các giáo hội Công giáo La Mã hoặc chính thống, các chứng cứ hầu như là đồng nhất. Nhưng đây chưa phải là luận cứ quyết định và có lẽ chẳng có gì hấp dẫn đối với một số người. Tuy nhiên, sự nhất trí qua nhiều thế kỷ vốn có ấn tượng rất sâu đậm và không thể bị gạt qua một bên hay khinh thường.
Thứ hai, chúng ta chuyển từ những gì các giáo hội của lịch sử vẫn truyền dạy trước sau như một, sang những gì chính các trước giả Thánh Kinh đã công bố. Điều này còn gây được ấn tượng càng sâu đậm hơn. Thí dụ Môi-se đã nói rằng ông tiếp nhận luật pháp từ Đức Chúa Trời. Các nhà tiên tri giới thiệu các sấm ký của các vị bằng cái công thức như: “Đức Giê-hô-va phán như vầy” hay “Lời của Đức Giê-hô-va đến với ta rằng”. Còn các sứ đồ thì đều có thể viết những câu khẳng định như câu này của Phao-lô:
“Bởi vậy, chúng tôi tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi về sự anh em tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời mà chúng tôi đã truyền cho, không coi như lời của loài người, bèn coi như lời của Đức Chúa Trời, vì thật là lời Đức Chúa Trời, cũng hành động trong anh em có lòng tin” (ITe1Tx 2:13)..
Các trước giả Thánh Kinh cũng có những lời tuyên bố tương tự về nhau. Chúng ta tìm thấy trong Kinh điển một mẫu mực được trau chuốc cẩn thận về uy quyền của một trước giả này đối với một trước giả khác. Thí dụ, các nhà tiên tri chuẩn nhận luật pháp, các tác giả Thi Thiên đề cao chân lý, vẻ đẹp và sự ngọt ngào của nó (thí dụ các Thi Tv 191-14; 119:1-176). Trên hết tất cả Tân Ước kinh xác nhận Cựu Ước kinh, các trước giả là các sứ đồ rút ra nhiều câu trích dẫn khác nhau và hết sức phong phú từ Cựu Ước xem đó như là lời, bảo đảm của Đức Chúa Trời cho những gì các vị đang viết. Thậm chí còn có một khúc sách lừng danh, trong đó sứ đồ Phi-e-rơ đề cập các bức thư của Phao-lô như là của “Phao-lô, anh rất yêu dấu của chúng ta” bình luận về “sự khôn ngoan” đã được ban cho ông, và xem các thư tín của ông như ngang hàng với Kinh điển (IIPhi 2Pr 3:15,16).
Chuỗi chứng cứ thư ba cho sự linh cảm và thẩm quyền của Kinh điển không phải do các trước giả, nhưng do độc giả Kinh điển cung cấp. Vì một số đặc điểm của bộ Thánh Kinh đã gây kinh ngạc cho người độc giả biết quan sát. Thí dụ, đã có sự nhất quán và mạch lạc đáng ghi nhận của toàn bộ sách ấy mà tôi đã cố gắng quảng diễn trong mấy chương sách trước đây. Vì đã có nhiều trước giả khác nhau, cách giải thích đúng nhất cho nhất quán tính ấy dường như là sự hoạt động trong bóng tối của một tác giả duy nhất là Đức Chúa Trời ẩn phía sau các trước giả là con người. Rồi cũng còn một phương diện khác nữa của nhất quán tính tổng thể ấy, là hiện tượng đáng kinh ngạc của lời tiên tri được ứng nghiệm. Rồi lại còn có tính cách cao quý và phẩm chất của các đại luận đề của Kinh điển và tính cách hợp thời của bức thông điệp trong đó sau nhiều ngàn năm, mà danh tiếng của nó vẫn tiếp tục gia tăng là một lời chứng.
Hơn nữa, Thánh Kinh còn có quyền năng đối với đời sống người ta (mà chúng tôi tin rằng đó chính là quyề năng của Đức Chúa Trời), gây hoang mang cho kẻ tự phụ tự mãn nhưng an ủi người buồn khổ; đánh hạ kẻ kiêu ngạo nhưng cải tạo người tội lỗi, khích lệ người ngã lòng, đem hy vọng đến cho người lạc lõng tang chế và chỉ lối cho những kẻ lạc đường. Thêm vào tất cả mọi điều vừa kể trên là điều mà các nhà Cải cách Cơ Đốc giáo đã gọi là “nội chứng của Đức Thánh Linh”. Đây là lời bảo đảm sâu nhiệm rằng Kinh điển là chân lý từ Đức Chúa Trời đến, một sự bảo đảm không nảy sinh từ phần xác nhận bên ngoài như các phát giác khảo cổ học (dù chúng vốn rất bổ ích), nhưng là ngay từ trong nội tâm, bởi chính Đức Thánh Linh. Đó là từng trải của “tấm lòng bị thiêu đốt” trước nhất đã được ban cho hai môn đệ Chúa trên con đường về Em-ma-út, nhưng vẫn còn ban cho các môn đệ của Chúa trong thế giới hiện tại:
“Hai nói cùng nhau rằng: Khi nãy đi đường, Ngài nói cùng chúng ta và cắt nghĩa Kinh Thánh, lòng chúng ta há chẳng nóng nảy sao?” (LuLc 24:32)
Tuy nhiên, lý do đầu tiên và quan trọng nhất khiến các Cơ Đốc nhân tin vào sự linh cảm của Đức Chúa Trời và uy quyền của Kinh điển không phải là những gì giáo hội truyền dạy, các trước giả tuyên bố, hay các độc giả cảm thấy, nhưng là vì những gì chính Chúa Cứu Thế Giê-xu đã phán. vì chính Ngài đã phê chuẩn cho uy quyền của Kinh điển, chúng ta bị bắt buộc phải đi đến chỗ kết luận rằng uy quyền của Ngài và của Kinh điển sẽ đứng vững hoặc sụp đổ đồng thời với nhau.
Có lẽ có người sẽ bắt bẻ ngay rằng dựa vào lời chứng của Chúa Cứu Thế cho Kinh điển, tức là dùng lời lý luận theo vòng lẩn quẩn, có thể được diễn tả nhu sau: “Làm thế nào để tôi tin được rằng Kinh điển vốn được linh cảm? Bởi vì Chúa Cứu Thế đã phán dạy như thế. Làm thế nào để tôi biết là Chúa Cứu Thế đã phán dạy như thế? Đó là nhờ Kinh điển, bộ sách vốn được linh cảm”. Những người phê bình chúng ta sẽ bảo rằng đây chỉ là việc tránh né vấnđề, vì chúng ta chỉ khẳng định cái chân lý của điều mà chúng ta cần phải chứng minh. Nhưng họ đã hiểu sai luận điểm của chúng ta. Lần đầu tiên khi chúng ta đến với Thánh Kinh, chúng ta đã không hề mang theo các giả thiết về sự linh cảm của Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ chấp nhận chúng như một bộ sưu tập các chứng liệu lịch sử, hàm chứa lời chứng riêng biệt của các Cơ Đốc nhân hồi thế kỷ thứ nhất cho Chúa Cứu Thế. Trong khi đọc lời chứng của họ, chúng ta đã tin Chúa Cứu Thế nhưng vẫn chưa hình thành một giáo lý riêng biệt nào về Kinh điển cả. Nhưng rồi Chúa Cứu Thế mà chúng ta đã tin đó đưa chúng ta quay trở lại với Kinh điển. Ngài ban cho chúng ta một sự hiểu biết mới mẻ về bộ sách ấy vì phê chuẩn uy quyền của bộ sách ấy cho chúng ta.
Nhưng Chúa Cứu Thế đã phê chuẩn Kinh điển như thế nào. Lẽ dĩ nhiên, Kinh điển gồm có hai phần riêng biệt, Cựu Ước kinh và Tân Ước kinh. Mà cách thức Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đóng ấn vào mỗi phần vốn khác nhau.
Quan điểm của Chúa Cứu Thế đối với Cựu Ước
Hãy bàn về Cựu Ước kinh trước. Như bất cứ độc giả nào đọc các sách Phúc Âm thật kỹ đều nhất trí, Chúa Giê-xu vốn rất kính cẩn thừa nhận thẩm quyền của Kinh điển Cựu Ước, vì chính Ngài cũng đầu phục uy quyền của nó. Tôi xin đưa ra ba thí dụ để chứgn minh điều này:
Thứ nhất, Chúa Giê-xu đã đầu phục Cựu Ước trong cách ăn ở cư xử của Ngài. Thí dụ, Ngài đã đối đầu với từng lần cám dỗ một của ma quỉ bằng một câu trích dẫn Thánh Kinh tương thích. Nhiều khi có người bảo rằng Ngài đã trích dẫn Kinh điển “cho ma quỉ”. Sự thật không phải là như thế. Phải nói chính xác hơn là Ngài đã trích dẫn Kinh điển cho chính Ngài trước mặt ma quỉ. Vì khi ma quỉ đề nghị ban cho Ngài các nước thế gian nếu Ngài chịu sấp mình xuống thờ lạy nó, Chúa Giê-xu đã trả lời rằng:
“Hỡi quỉ Sa-tan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi” (Mat Mt 4:10)
Chúa Giê-xu đã không ứng dụng văn bản này cho Sa-tan, mà là cho chính Ngài. Kinh điển cho Ngài biết rằng chỉ một mình Đức Chúa Trời mới đáng cho người ta thờ lạy mà thôi. Do đó, Ngài sẵn sàng vâng theo. Với tư cách là con người, Ngài sẵn sàng thờ lạy Đức Chúa Trời, chứ không thờ lạy Sa-tan. Chỉ một từ ngữ đơn giản gegraptai (“như có chép rằng”) đã rất đủ cho Ngài rồi. Chẳng cần chi phải thắc mắc, tranh luận biện bạch hay thương lượng chi cả. Vấn đề đã được Kinh điển giải quyết rồi. Sự đầu phục tự nguyện của cá nhân Con Đức Chúa Trời đối với uy quyền của Lời Đức Chúa Trời đã cực kỳ có ý nghĩa.
Thứ hai, Chúa Giê-xu đầu phục Cựu Ước trong việc hoàn thành sứ mạng của Ngài. Dường như sở dĩ Ngài thấu triệt vai trò làm Đấng Mê-si-a của mình, là nhờ học tập nghiên cứu Kinh điển Cựu Ước vậy. Người tự biết mình vừa là người đày tớ thống khổ của Ê-sai, vừa là Con Người của Đa-ni-ên. Cho nên Ngài chấp nhận là mình chỉ có thể bước vào sự vinh hiển bằng con đường chịu khổ và chết mà thôi. Điều này giải thích cho phần ý thức về sự cần thiết, và sức thúc đẩy, đã bắt buộc Ngài.
“Con người phải chịu khổ nhiều, phải bị… loại ra, phải chịu giết, sa ba ngày phải sống lại” (Mac Mc 8:31).
Tại sao lại là “phải”? Vì Kinh điển đã dạy như thế. Ngài đã tự nguyện tự ý đặt mình dưới uy quyền ấy. Ngài đã quyết tâm làm trọn những gì đã được chép trong sứ mạng cũng như trong cách ăn ở cư xử của mình. Cho nên, khi Phi-e-rơ cố tìm cách ngăn chận việc quân lính vây bắt Ngài trong vườn Ghết-sê-ma-nê, Ngài đã bảo với Phi-e-rơ là hãy tra gươm vào vỏ. Ngài chẳng cần sự bảo vệ của loài người. Ngài há không thể truyền lệnh cho nhiều binh đoàn thiên sứ của Cha Ngài bảo vệ Ngài sao? Thế tại sao Ngài lại không làm như vậy? Đây là lý do Ngài nêu ra:
“Nếu vậy, thế nào cho ứng nghiệm lời Kinh hánh đã chép rằng việc này tất phải xảy đến?” (Mat Mt 26:54)
Sau khi sống lại, Ngài cũng có cùng một ý kiến như thế, và xác nhận điều đó cả với hai môn đệ trên đường về Em-ma-út, lẫn với nhóm đông đảo hơn những người theo Ngài:
“Vậy nếu người ta nói với các ngươi rằng: này, Ngài ở trong đồng vắng, thì đừng đi đến: này, Ngài ở trong nhà, tình đừng tin. Vậy thì các ngươi cũng hãy chực cho sẵn, vì Con người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ” (Mat Mt 24:26, 44)
Thứ ba, Chúa Giê-xu đã đầu phục Cựu Ước khi chống lại người Pha-ri-si. Ngài tự thấy mình phải liên tục tranh luận với các ấp lãnh đạo tôn giáo vào thời của Ngài, và hễ khi nào có bất đồng ý kiến giữa họ, Ngài đều xem Kinh điển như toà án duy nhất để trông cậy vào. Ngài chất vấn:
“Trong luật pháp có chép điều gì? Ngươi đọc gì trong đó?” (LuLc 10:26). Và “Các ngươi há chưa nghe lời Kinh Thánh này…?” (Mac Mc 12:10). Một trong nhiều điều Ngài chê trách những người đồng thời với Ngài là việc họ không tôn trọng Kinh điển. Người Pha-ri-si thì thêm thắt vào đó, còn người Sa-đu-sê thì lại rút bớt đi. Cho nên với người Pha-ri-si thì Ngài phán:
“Ngài phán cùng họ rằng: Các ngươi bỏ hẳn điều răn của Đức Chúa Trời, đặng giữ theo lời truyên khẩu của mình, dường ấy, các ngươi lấy lời truyền khẩu mình lập ra mà bỏ mất lời Đức Chúa Trời. Các ngươi còn làm nhiều việc khác nữa giống như vậy” (Mac Mc 7:9, 13).
Còn với người Sa-đu-sê thì:
“Đức Chúa Giê-xu phán rằng: Há chẳng phải các ngươi lầm, vì không biết Kinh Thánh, cũng không hiểu quyền phép Đức Chúa Trời sao?” (Mac Mc 12:24)
Vậy chẳng có gì để thắc mắc là chính Chúa Cứu Thế Giê-xu vẫn đích thân đầu phục Kinh điển. Theo các định chuẩn đạo đức của riêng Ngài, theo sự hiểu biết về sứ mạng của mình, và khi tranh luận với các cấp lãnh đạo Do Thái giáo những gì Kinh điển dạy dều có giá trị quyết định đối với Ngài. Ngài khẳng định “Luật pháp không qua đi được” và:
“Vì ta nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn” (Mat Mt 5:18).
Chẳng hề có thí dụ nào cho thấy Chúa Cứu thế dạy trái với những gì Kinh điển Cựu Ước nói về nguồn gốc của mọi sự là từ Đức Chúa Trời. Có người cho rằng Ngài đã làm như thế trong sáu phản đề của Bài Giảng Trên Núi khi Ngài phán: “Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng… song ta phán cho các ngươi”. Tuy nhiên, người mà Ngài phản đối không phải là Môi-se, nhưng là những điều mà các thầy thông giáo đã xuyên tạc Môi-se; Ngài không bài bác Kinh điển (vốn là lời Đức Chúa Trơi mà là truyền thống (vốn do loài người tạo ra). Tất cả các chứng cứ có được đều xác nhận rằng Chúa Cứu thế Giê-xu quyết tâm định trí đặt đời sống mình dưới uy quyền của Kinh điển Cựu Ước. Há không phải là điều khó quan niệm nổi là những người theo Ngài lại có một quan điểm thấp hơn chính Ngài trong vấn đề này hay sao?
Điều Chúa Cứu Thế đem đến cho Tân Ước
Lẽ dĩ nhiên cách thức Chúa Cứu Thế phê chuẩn Tân Ước vốn khác với cách thức Ngài phê chuẩn Cựu Ước, vì lúc ấy, đã chưa có quyển sách nào của Tân Ước được viết ra cả. Nếu thế thì việc viết Tân Ước hoàn toàn thuộc về tương lai, vậy làm thế nào để Ngài có thể phê chuẩntrọn vẹn bộ sách ấy?
Lời đáp cho câu hỏi này nằm trong việc chỉ định các vị sứ đồ. Dường như Chúa Giê-xu đã thấy trước sự cần thiết phải có bộ Kinh điển Tân Ước, tương ứng với bộ Kinh điển Cựu Ước. Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã tích cực trong việc cứu chuộc và phán xét dân Y-sơ-ra-ên và chính Ngài đã dứt dấy các nhà tiên tri để chép lại và lý giải thật trung thực những việc Ngài làm. Giờ đây, qua trung gian Chúa Cứu Thế. Đức Chúa Trời cũng tích cực trong việc cứu chuộc và phán xét thế gian này. Có thể nào phần mạc khải tối caov à dứt khoát này của Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế lại phải bị mai một đi đối với các thế hệ tương lai hay sao? Không, phải có những người sao chép và lý giải có thẩm quyền cho phần mạc khải này nữa. Cho nên Chúa Giê-xu đã cung cấp cả cho chính công việc này nữa. Ngài đã cẩn thận chọn và chỉ định (sau một đêm cầu nguyện), rồi tiếp tục đào tạo và ban uy quyền cho mười hai vị sứ đồ để làm nhân chứng cho Ngài, như Đức Chúa Trời đã chọn các nhà tiên tri trong thời Cựu Ước vậy:
“Trong lúc đó, Đức Chúa Giê-xu đi lên núi để cầu nguyện; và thức thâu đêm cầu nguyện Đức Chúa Trời. Đến sáng ngày, Ngài đòi môn đồ đến, chọn mười hai người, gọi là sứ đồ” (LuLc 6:12, 13).
Tất cả những người theo Chúa Giê-xu đều là “môn đệ” Ngài, chỉ có mười hai vị đã được đặt tên là “sứ đồ” mà thôi. Nghiên cứu cách Tân Ước dùng danh hiệu sứ đồ cho thấy, tuy các vị vốn là “các sứ đồ của các Hội Thánh” tương tự với các giáo sĩ, các nhà truyền giáo hiện đại (thí dụ, IICo 2Cr 8:23; Cong Cv 13:1-3; 14:14; Phi Pl 2:25), “các sứ đồ của Chúa Cứu Thế” chỉ là một số ít và hạn chế gồm Mười Hai vị, Ma-thia (người thay thế Giu-đa), các Phao-lô, Gia-cơ em trai Chúa, và có lẽ là một hoặc hai người khác nữa mà thôi. Tuy toàn thể Hội Thánh đều có nhiệm vụ của một vị sứ đồ theo nghĩa là Chúa Cứu Thế đã sai Hội Thánh đi vào tuy thế gian để truyền giáo, và tuy từng Cơ Đốc nhân đều phải tham gia công tác truyền giáo này, nhưng “sứ đồ” không phải là một từ ngữ chung chỉ một Cơ Đốc nhân trong Tân Ước. Ngay đến các bạn đồng sự trung thành và tín cẩn của Phao-lô như Ti-mô-thê cũng không phải là sứ đồ. Ông vẫn cố tình nêu ra một sự phân biệt giữa mình với họ. Như ông đã bắt đầu bức thư gởi người Cô-lô-se: “Phao-lô theo ý muốn Đức Chúa Trời làm sứ đồ của Đức Chúa Giê-xu Christ, cùng Ti-mô-thê là anh em”. Ti-mô-thê chỉ là một anh em. Dĩ nhiên toàn thể các Cơ Đốc nhân đều là anh, chị, em với nhau, nhưng Ti-mô-thê không phải là một sứ đồ như Phao-lô.
Công trình sưu tầm nghiên cứu hiện đại gợi ý rằng từ ngữ Hy văn apostolos tương đương với từ ngữ A-ram shaliach, và rằng shaliach theo Do Thái giáo của các ra-bi là một nhân vật có vai trò được xác định rõ ràng. Đó là một đặc phái viên của Toà Công luận được sai đến với những người Do Thái bị tan lạc để truyền dạy họ nhân danh Toà Công luận. người ta nói về nhân vật ấy rằng đó là “một người được một người khác sai đi, thì được xem như chính người ấy”. Nói khác đi, đó là một người đại diện có toàn quyền nói ra với uy quyền của người kia, hay của tổ chức đã uỷ nhiệm ông ta. Như Sau-lơ người Tạt-sơ đã đến với các hội trường tại Đa-mách “có trọn quyền và phép bởi các thầy tế lễ cả” (Cong Cv 26:12 tc 9:1, 2; 22:5).
Chính là trên bối cảnh này mà Chúa Giê-xu đã chọn mười hai người để cố tình ban cho họ cái danh vị ấy. Các sứ đồ là các đại diện của chính Ngài, được uỷ quyền để nhân danh Ngài mà truyền giảng. Khi phái các vị ra đi, Ngài phán với các vị: “Ai rước các ngươi, tức là rước ta” (Mat Mt 10:40; GiGa 13:20). Các sứ đồ của Chúa Giê-xu dường như có bốn đặc điểm mà không một ai khác có thể có được.
Thứ nhất, các vị được Chúa Giê-xu đích thân kêu gọi và uỷ quyền. Điều này là rõ ràng đối với Mười Hai vị sứ đồ đầu tiên, và Phao-lô cũng tự cho mình là như thế. Ông từng hăng hái khẳng định và bênh vực uy quyền sứ đồ của mình, nhấn mạnh rằng mình đã được sai đi làm một sứ đồ, không nhờ một người nào, bèn là bởi Đức Chúa Giê-xu Christ và Đức Chúa Trời tức là Cha” (GaGl 1:1). Điều còn ý nghĩa hơn nữa là trong một trong những ký thuật về việc Phao-lô ăn năn quy đạo trong sách Công vụ, chính những lời lẽ mà Chúa Giê-xu đã dùng để sai phái ông đã được ghi lại (tuy Lu-ca đã dịch chúng sang Hy văn) đó là ego apostellose, “Ta sai ngươi” hay “Ta khiến ngươi làm một sứ đồ” (Cong Cv 26:17 tc 22:21).
Thứ hai, các vị từng được nhìn thấy Chúa Cứu Thế tận mắt Mác nói Mười Hai sứ đồ đã được bổ nhiệm để “ở với Ngài, và để Ngài sai họ đi ra giảng đạo”. Động từ “sai đi” lại là apostellein và phẩm cách thiết yếu cho công tác làm sứ đồ là để “ở với Ngài”. Cũng tương tự như thế, chẳng bao lâu sau khi chịu chết, Chúa Giê-xu đã phán bảo họ:
“Còn các ngươi cũng sẽ làm chứng về ta, vì các ngươi đã ở cùng ta từ lúc ban đầu vậy” (GiGa 15:27)
Cho nên Ngài đã ban cho các vị ấy những cơ hội không có gì sánh kịp để được nghe lời Ngài và thấy các công việc Ngài làm, để sau này các vị có thể làm chứng về những gì các vị đã thấy và nghe (GiGa 1:1-3). Điều đặc biệt quan trọng cho các vị, là phải làm chứng về sự sống lại quan trọng cho các vị, là phải làm chứng về sự sống lại của Ngài. Cũng chính vì thế mà Ma-thia đã được tuyển chọn, “đặng dự vào chức vụ sứ đồ thay vì Giu-đa đã bỏ đặng đi nơi của nó” (Cong Cv 1:21-26).
Dĩ nhiên, quả thật Phao-lô không phải là một trong Mười Hai vị sứ đồ nguyên thuỷ, ông không có kinh nghiệm được nhìn thấy Chúa Giê-xu tận mắt như các vị kia, và cũng rất có thể rằng ông cũng chẳng từng được nhìnt hấy Chúa Giê-xu trong hình hài thân xác con người. Một số người phỏng đoán rằng suốt ba năm sống tại A-ra-bi mà ông bảo là để tiếp nhận Phúc Âm của mình “bởi sự tỏ ra (mạc khải) của Đức Chúa Giê-xiu Christ” (GaGl 1:11, 12, 17, 18) là Phao-lô cố ý để bù lại cho ba năm chức vụ công khai của Chúa Cứu Thế mà ông đã thiếu sót không được tham dự. cho dù có đúng là như thế hay không, ông đã chu toàn phẩm cách sứ đồ thứ hai của ình bằng việc được chứng kiến tận mắt Chúa Cứu Thế đã phục sinh. Ông từng thét to: “Tôi chẳng phải là sứ đồ sao? Tôi há chẳng từng thấy Chúa Giê-xu là Chúa chúng ta sao?” (ICo1Cr 9:1). Điều ông muốn ám chỉ đây dĩ nhiên là cuộc gặp gỡ của ông với Chúa Cứu Thế trên con đường dẫn đến Đa-mách. Tuy việc ấy xảy ra sau khi Ngài đã thăng thiên, và do đó là một trường hợp bất thường, tuy nhiên, ông vẫn tuyên bố rằng đó là một sự xuất hiện thật sự, khách quan, và ông thêm rằng đó là lần xuất hiện cuối cùng của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Vào cuối bảng kiểm điểm những lẫn xuất hiện sau khi Chúa Cứu Thế phục sinh, ông viết:
“Rốt lại, sau những người ấy, Ngài cũng hiện ra cho tôi xem, như cho một thai sanh non vậy. Vì tôi là rất hèn mọn trong các sứ đồ, không đáng gọi là sứ đồ, bởi tôi đã bắt bớ Hội Thánh của Đức Chúa Trời” (ICo1Cr 15:8, 9).
Thứ ba, các vị đã được sự linh cảm phi thường của Đức Thánh Linh. Trong chương trước, chúng ta đã thấy rằng việc được ngự trong lòng và soi sáng của Đức Thánh Linh là đặc quyền của toàn thể các con cái Đức Chúa Trời. Đặc ân này đã không chỉ giới hạn cho các sứ đồ mà thôi. Tuy nhiên, chức vụ của Đức Thánh Linh mà Chúa Giê-xu từng hứa với các sứ đồ là một điều hoàn toàn độc nhất vô nhị, như được thấy rõ trong những lời lẽ sau đây:
“Ta đã nói những điều đó với các ngươi đang khi ta còn ở cùng các ngươi. Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh, mà Cha sẽ nhơn danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi. Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những đìêu đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật” (GiGa 14:25, 26; 16:12, 13a).
Những lời hứa kỳ diệu này nhiều khi được áp dụng cho toàn thể các Cơ Đốc nhân, nhưng chắc chắn là chúng chỉ ám chỉ vào tất cả chúng ta theo cấp bậc thứ hai mà thôi. Nhưng rõ ràng là chúng vốn ám chỉ trước nhất vào các sứ đồ đang quay quần chung quanh Chúa Giê-xu tại Phòng Cao, là những người để Ngài có thể bảo rằng “Ta từng nói với các ngươi mọi điều đó lúc hãy còn ở với các ngươi” và “Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa, nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi”.
Những gì Ngài hứa với họ gồm hai phương diện. Một là Đức Thánh Linh sẽ nhắc cho họ nhớ lại lời truyền dạy mà Ngài đã ban cho họ, và hai là Ngài sẽ bổ sung cho những điều đó, để đưa họ đến với Chân lý đầy đủ trọn vẹn mà lúc ấy họ chưa có thể tiếp thu được. Phần ứng nghiệm chủ yếu của các lời hứa này là việc trước tác các sách Phúc Âm và các thư tín của Tân Ước.
Thứ tư, các vị có quyen năng để làmm phép lạ. Sách Công vụ đã được gọi rất đúng là “sách Công vụ các sứ đồ” (Cong Cv 1:1, 2; 2:43; 5:12), và Phao-lô đã gọi các “dấu lạ và phép lạ” ông đã làm là “các bằng cớ về chức sứ đồ” (IICo 2Cr 12:12). Hơn nữa, chủ đích của việc ban quyền năng làm phép lạ cho các sứ đồ là nhằm chứng thực cho việc các vị ấy đã được sai phái và uỷ thác để truyền giảng bức thông điệp của Phúc Âm
“Mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được? - là sự cứu rỗi Chúa truyền ra trước hết, rồi có những kẻ nghe chứng nghiệm nó cho chúng ta, Đức Chúa Trời cũng dùng những dấu kỳ sự lạ và đủ thứ phép mầu, lại dùng sự ban cho của Đức Thánh Linh mà Ngài đã theo ý muốn mình phát ra, để làm chứng với các kẻ đó” (HeDt 2:3, 4)
Về bốn phương diện vừa kể trên thì các sứ đồ dường như là các nhân vật độc nhất vô nhị.
Uy quyền của các sứ đồ được xác nhận
Cảm tưởng của chúng ta về tính cách độc nhất vô nhị của các sứ đồ được xác nhận theo hai cách. Một là bản thân các vị biết rõ điều đó, cho nên trong Tân Ước, các vị đã biểu lộ việc các vị vốn tự ý thức được uy quyền làm sứ đồ của mình. Điều này là chắ cchắn với hai sứ đồ Phao-lô và Giăng. Phao-lô chẳng những chỉ bênh vực cho uy quyền làm sứ đồ của mình (như chúng ta đã thấy) mà ông còn khẳng định nó. Hãy nghe những lời chỉ giáo “độc đoán” ông truyền dạy cho Hội Thánh Tê-sa-lô-ni-ca.
“Về phần anh em, chúng tôi có lòng tin cậy trong Chúa rằng anh em đương làm và sẽ làm những việc chúng tôi dặn biểu… Hỡi anh em, nhơn danh Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta, chúng tôi khuyên anh em… Khi chúng tôi ở cùng anh em cũng đã rao bảo cho anh em… Chúng tôi nhơn danh Đức Chúa Giê-xu Christ bảo và khuyên những kẻ đó… Ví bằng có ai không tuân theo lời chúng tôi nói trong thơ này, thì hãy ghi lấy” (IITe 2Tx 3:4, 6, 10, 12, 14)
“Chúng tôi” ở đây là ai? Đó là uy quyền của các sứ đồ theo số nhiều. Còn ai là người đưa ra nhũng mệnh lệnh đầy uy quyền và đòi hỏi phải được tuân thủ này? Một lần nữa, đó là một sứ đồ của Chúa Cứu Thế;, nhân danh Ngài để phán truyền. Vị ấy cho rằng Chúa Cứu Thế đang truyền dạy trong mình và qua trung gian của mình (IICo 2Cr 13:3). hệ quả là khi lần đầu tiên đến Ga-la-ti, tuy đang bị bệnh tật dày vò, ông vẫn không hề bị người Ga-la-ti chế nhạo hay khinh dể, mà đã thật sự tiếp rước ông “như một thiên sứ… như chính mình Đức Chúa Giê-xu Christ” (GaGl 4:14) vậy. Phao-lô không trách họ vì đã quá đề cao ông như thế. Trái lại, họ có quyền tiếp rước ông như thế, vì ông là một sứ đồ, một vị đại sứ, một người đại diện có uy quyền của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Giăng cũng từng sử dụng uy quyền của các sứ đồ theo số nhiều (thí dụ ở IIIGi 3Ga 1:4) và luôn luôn nhắc nhở các độc giả của mình về lời truyền dạy nguyên thuỷ của ông cho ọh. Do các giáo sư giả đang lộng hành, ông thậm chí đã mạnh dạn viết:
“Chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời: ai nhìn biết Đức Chúa Trời thì nghe chúng ta; còn ai chẳng hề thuộc về Đức Chúa Trời, thì chẳng nghe chúng ta. Ấy bởi đó chúng ta nhìn biết thần chơn thật và thần sai lầm” (IGi1Ga 4:6)
Nói khác đi, có một trắc nghiệm chắc chắn bởi đó những người đọc Giăng có thể biện biệt chân giả, là chẳng hay những lời dạy dỗ kia có phù hợp với lời truyền dạy của chính ông hay không.Các giáo sư giả sẽ bộc lộ sự sai lầm của họ trong việc không chịu nghe theo Giăng, trong khi một Cơ Đốc nhân chân chính tự chứng thực cho mình bằng việc đầu phục uy quyền của vị sứ đồ.
Cách thức thứ hai để hậu thuẫn cho uy quyền của các vị sứ đồ, là Hội Thánh nguyên thuỷ đã thừa nhận nó. Thí dụ trong giai đoạn hậu sứ đồ trước sau năm 110 SC, ngay sau khi vị sứ đồ cuối cùng là Giăng đã qua đời, giám mục Ignatius của An-ti-ốt có gởi nhiều bức thư cho nhiều Hội Thánh tại Tiểu Á châu và Âu châu. Trong thư tín gởi người Rô-ma (chương 4) ông viết:
“Tôi không ban truyền mệnh lệnh cho anh em như các sứ đồ Phi-e-rơ và Phao-lô. các vị ấy là sứ đồ; còn tôi chỉ là một người bị kết án”.
Ông vốn là một giám mục. Nhưng ông thừa nhận rằng gnay đến uy quyền của một giám mục cũng không thể ví sánh với uy quyền của một vị sứ đồ. Khi đến thế kỷ thứ tư, cuối cùng Hội Thánh đã sắp xếp được các quyển sách được liệt vào Kinh điển tân Ước, còn những quyển nào thì bị loại ra, trắc nghiệm đã được đem ra áp dụng là chẳng hay quyển sách ấy có phải từ các sứ đồ mà ra hay không. Nghĩa là sách ấy có phải do một sị sứ đồ viết hay không? Nếu không phải, nó có ra từ giới thân cận với các vị sứ đồ và có được uy quyền của các vị ấy phê chuẩn hay không? Phải thêm phần này vàor ất quan trọng, vì không phải toàn thể các sách trong Tân Ước đều do một vị sứ đồ viết ra. Nhưng dường như đã có việc thừa nhận rằng một tài liệu nếu không phải là do một vị sứ đồ cung cấp nhưng có mang một “ấn chứng” của các sứ đồ, thì phải được thừa nhận là do các sứ đồ”. Thí dụ, Lu-ca đều được mọi người biết là một bạn đồng hành và là bạn đồng sự thường xuyên của Phao-lô còn Mác thì được các giáo phụ Papias và Irenaeus của Hội Thánh nguyên thuỷ mô tả là “người lý giải Phi-e-rơ”, đã trung tín ghi lại các hồi ức của Phi-e-rơ về Chúa Cứu Thế và đại ý của những lời truyền giảng của Ngài (1). Như thế, không phải là Hội Thánh đã ban uy quyền cho các quyển sách đã được liệt vào Kinh điển, nhưng chỉ thừa nhận uy quyền vốn đã có rồi của các sách ấy mà thôi.
Bây giờ đã đến lúc để tóm tắt các luận cứ đã được khai triển. Chúa Cứu Thế dã phê chuẩn uy quyền của Cựu Ước. Ngài cũng cung cấp tài liệu cho Tân Ước bằng cách ban uy quyền cho các sứ đồ để nhân danh Ngài mà truyền dạy. Do đó, nếu chúng ta muốn đầu phục uy quyền của Chúa Cứu Thế, thì phải đầu phục Kinh điển. Chính vì cớ Chúa Cứu Thế Giê-xu mà các Cơ Đốc nhân phải đầu phục cả Cựu lẫn Tân Ước.
Đâu là những chọn lựa có thể có đối với câu kết luận này? Cũng chỉ có hai mà thôi.
Một là nói rằng Chúa Cứu Thế đã sai lầm trong quan điểm đối với Kinh điển của Ngài. trong trường hợp này thì phần luận cứ sẽ diễn tiến đại khái như sau: “Sự nhập thể đã cầm tù Chúa Giê-xu trong một tinh thần hạn chế của một người Do Thái sống vào thế kỷ thứ nhất. Lẽ tất nhiên, vì đó chính là những gì mà dân Do Thái của thời ấy tin tưởng. Nhưng đó không phải là lý do để chúng ta cũng phải làm như vậy. Quan điểm của họ và của Ngài đã lỗi thời rồi”. Đây là lý thuyết gọi là “tự bỏ mình đi” theo từ ngữ Hy văn tuyên bố rằng Ngài đã “bỏ mình đi” (Phi Pl 2:7) khi trở thành người. Chắc chắn là Ngài đã tự trút bỏ sự vinh hiển của mình khi mặc lấ hình hài thân xác của một kẻ tôi tớ. Nhưng Ngài đã không hề trút bỏ thần tánh của Ngài khi trở thành người. Và tuy với tư cách một con người Ngài có vẻ như dốt nát về một số vấn đề (Ngài bảo mình không biết ngày trở lại của mình, Mac Mc 13:32), có một sự kiện đáng ghi nhận là Ngài đã không hề dốt nát về sự dốt nát đó của Ngài; Ngài biết rõ các giới hạn của những gì Ngài biết. Hệ quả là trong khi dạy dỗ, Ngài đã không hề đi lệch ra khỏi các giới ạhn ấy. Trái lại, Ngài nhấn mạnh rằng mình chỉ truyền dạy những gì Đức Chúa Cha ban cho để Ngài truyền dạy mà thôi (thí dụ GiGa 7:14-17; 12:49; 17:8). Do đó mà chúng ta bảo rằng Ngài vô ngộ, rằng tất cả những gì Ngài truyền dạy đều đúng, kể cả việc phê chuẩn uy quyền Kinh điển của Ngài.
Cách chọn thứ hai đề ra có thể được diễn tả như sau: “Chúa Giê-xu vốn biết rất rõ ràng Kinh điển không phải hoàn toàn là Lời Đức Chúa Trời và đáng tin. Thế nhưng, vì người đồng thời với Ngài đều tin như thế, cho nên Ngài phải tự khép mình vào vị trí, vào lập trường giống như họ. Chúng ta thì chẳng cần chi phần làm như thế”. Nhưng gợi ý này hoàn toàn không thể dung nạp. Đó là một việc làm xâm phạm đến phẩm giá của Chúa Cứu Thế, trái ngược với lời tuyên bố của Ngài rằng Ngài chính là chân lý và chỉ truyền dạy chân lý mà thôi. Ngoài ra, Ngài đã chẳng bao giờ phân vân khi phải bất đồng ý kiến với người đồng thời về những vấn đề khác, thế tại sao Ngài lại phải làm như thế về vấn đề này? Hơn nữa, cách lý luận này sẽ gán cho Chúa Giê-xu điều mà chính Ngài thù ghét nhất: thói khoe khoang tôn giáo hay đạo đức giả. Cho nên chúng tôi chối bỏ cả hai thuyết “tự bỏ mình để trở thành trống không”, lẫn “tự khép mình sống can oà với mọi người” này. Hoàn toàn trái với chúng, chúng ta phải nhấn mạnh rằng Chúa Giê-xu vốn biết rõ mình nói gì, và Ngài đã cố ý nói như thế. Ngài dạy dỗ thật dễ hiểu, cố ý và hoàn toàn thành thật. Ngài tuyên bố rằng nguồn gốc của cả Kinh điển là từ Đức Chúa Trời, vì lý do trực tiếp là Ngài tin như thế. Mà những gì Ngài tin và dạy đều là đúng, là thật.
Vài kết luận
Tóm lại, tôi xin nhấn mạnh cả tính phải lẽ lẫn hợp lý của việc đầu phục uy quyền của Kinh điển.
Một là, thừa nhận uy quyền của Thánh Kinh là một việc mà Cơ Đốc nhân phải làm. Đây không phải là trường hợp dị tôn giáo hay ngư dân đáng ngờ, nhưng là lương thức của đức tin và đức khiêm hạ của Cơ Đốc nhân. Nó thiết yếu là của Cơ Đốc giáo vì đó chính là điều mà Chúa Cứu Thế đòi hỏi chúng ta. Quan điểm truyền thống về Kinh điển (nghĩa là tin rằng đó là lời thành văn của Đức Chúa Trời) có thể được gọi là quan điểm theo Cơ Đốc giáo, chính vì đó là quan điểm của chính Chúa Cứu Thế.
Hai là, chúng ta phải làm gì với các vấn đề đã được đặt ra? Chấp nhận nguồn gốc từ Đức Chúa Trời của Thánh Kinh không có nghĩa là cho rằng chẳng có vấn đề nào cả. Phải thành thật nhận rằng có rất nhiều vấn đề - cả về văn học, sử học, thần học lẫn luân lý đạo đức. Vậy chúng ta phải làm gì với chúng? Sự thành thật trí thức có thể cùng tồn tại với việc chấp nhận uy quyền độc nhất vô nhị của Kinh điển khi hãy còn quá nhiều vấn đề chưa giải quyết được hay không? Vâng, lẽ dĩ nhiên là có.
Chúng ta cần học tập để giải quyết các vấn đề đang vây quanh bộ Kinh điển y như điều chúng ta đang làm với các vấn đề đang vây quanh bất luận một giáo lý Cơ Đốc nào. Mỗi một giáo lý Cơ Đốc đều có các vấn đề của nó. hãy lấy thí dụ về tình yêu của Đức Chúa Trời. Toàn thể các Cơ Đốc nhân thuộc mọi xu hướng đều tin rằng Đức Chúa Trời là tình yêu. Đó là giáo lý căn bản của Cơ Đốc giáo. Không tin như thế tức là tự tước đoạt lấy tư cách Cơ Đốc nhân của chính mình. Nhưng các vấn đề xoay quanh giáo lý này có rất nhiều. Thế thì chúng ta phải làm gì khi có người đặt ra cho chúng ta một vấn đề đụng chạm đến tình yêu của Đức Chúa Trời, một vấn đề liên quan đến điều ác hay sự đau khổ bất công, chẳng hạn? Trước hết, chúng ta phải đánh vật với vấn đề ấy để chắc chắn là mình đã có được một vài tia sáng tươi mới về nó. Nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thể giải quyết được nó trọn vẹn đâu. Thế thì phải làm sao? Phải căng chúng ta nên từ bỏ niềm tin của mình vào tình yêu của Đức Chúa Trời ch đến khi giải quyết được trọn vẹn vấn đề đã? Không, chúng ta vẫn phải giữ niềm tin vào Lời Đức Chúa Trời bất chấp mọi vấn đề, chỉ vì một lý do và một lý do tối hậu duy nhất, tức là vì cớ Chúa Cứu Thế Giê-xu đã truyền dạy nó và biểu lộ nó. Bám chặt vào một niềm tin này hay một niềm tin khác thì đều không phải là “bị nhồi sọ để trở thành ngu dốt”. Dĩ nhiên là trong cả hai trường hợp đều chẳng có ai bị nhồi sọ để cứ chịu ngu dốt mãi cả. Người theo Chúa Cứu Thế thì bao giờ cũng là nghiêm chỉnh, khiêm hạ, thực tế cả.
Ba là vấn đề tối hậu về uy quyền liên quan với quyền làm Chúa tể của Chúa Cứu Thế. Ngài dạy: “Các ngươi gọi ta bằng Thầy bằng Chúa; các ngươi nói phải, vì ta thật vậy” (GiGa 13:13). Nếu Chúa Giê-xu quả thật là Thầy, là Chúa của chúng ta, thì chúntg ta đang được chính Ngài chỉ giáo và đồng thời, cũng đang đầu phục uy quyền của Ngài. Do đó, chúng ta cần tập trung chú ý vào việc đầu phục Ngài như thầy và như Chúa của chúng ta. Chúng ta không có quyền tự do để bất đồng ý kiến hay không vâng lời Ngài. Vậy, sở dĩ chúng ta cúi đầu trước uy quyền của Kinh điển, là vì chúng ta cúi đầu trước uy quyền của Chúa Cứu Thế.
Chú thích
1. Xem Ensebius: Ecclesiastical History IIIXXXiX 15 và Irenaeus: Adversus Haereses III.1,i.

LÝ GIẢI THÁNH KINH
Có lần tôi được nghe Tiến sĩ Alan Cole ở Sydney nhận xét có lẽ là khá bất ngờ, rằng nhiều khi Đức húa Trời ban phước cho “một lời giảng giải kém cỏi theo một bản dịch sai về một ý nghĩa đáng ngờ của một câu tối nghĩa trong một sách tiểu tiên tri”!
Điều này là thật. Ngài có làm như thế. Nhưng nó không thể là lý do cho chúng ta viện ra để bào chữa cho việc lý giải Thánh Kinh một cách cẩu thả. Trái lại, nếu Thánh Kinh quả thật là lời thành văn của Đức Chúa Trời, thì chúng ta không nên tiếc công và cho phép mình thiếu nỗ lực nhằm khám phá những gì Ngài đã (và đang) phán dạy trong Kinh điển. Vậy, làm thế nào để người học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh lãnh hội được thật chính xác bức thông điệp của nó? Người ấy phải tìm sự trợ giúp ở đâu? Có lẽ chúng ta phải bắt đầu câu trả lời của mình bằng cách cảnh cáo quý độc giả phải cẩn thận chống lại bất luận một ý nghĩ nào tự cho là mình vô ngộ. Lời Đức Chúa Trời vốn vô ngộ, vì những gì Ngài phán dạy đều thật, đều đúng. Nhưng chẳng hề có một Cơ Đốc nhân, một nhóm người hay một Hội Thánh nào mà lại chưa hề lý giải sai lời Đức Chúa Trời. Những cách lý giải của loài người đều nằm trong lãnh vực của truyền thống, và bao giờ cũng có thể có một lời kêu gọi được đưa ra để chống lại truyền thống của chính Kinh điển mà truyền thống rêu rao là lý giải.
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã tạo cơ hội cho chúng ta tăng trưởng trong sự thông hiểu chân lý, để được bảo vệ khỏi các hình thức lý giải sai tệ hại. Ngài đã ban cho chúng ta ba vị giáo sư để chỉ giáo cho chúng ta, và ba nguyên tắc để hướng dẫn chúng ta.
Sự soi sáng của Đức Thánh Linh
Vị giáo sư tối cao của chúng ta là chính Đức Thánh Linh. “Tuyên đạo pháp” (hermeneutics) là tên theo thuật ngữ dành cho khoa học lý giải Kinh điển, và rõ ràng là một tuyên đạo pháp về Thánh Kinh đích thực phải phù hợp với bản tính của chính Thánh Kinh. Thế thì, nếu những gì các trước giả Thánh Linh nói là những lời lẽ từ Đức Chúa Trời, thì đó không phải là do sự thôi thúc của chính họ, mà vì họ được Đức Thánh Linh cảm động (IIPhi 2Pr 1:21) chính Đức Thánh Linh có thể lý giải điều mà Ngài đã khiến cho họ nói ra. Người lý giải đúng nhất bất kỳ một quyển sách nào là chính tác giả của nó, vì chỉ một mình người ấy mới biết mình định nói gì. Vậy quyển sách của Đức Chúa Trời chỉ có thể được một mình Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời lý giải mà thôi
Giờ đây, công tác của Đức Thánh Linh trong việc truyền thông chân lý của Đức Chúa Trời cho loài người được nhìn thấy là có ai giai đoạn. Thứ nhất là giai đoạn khách quan, tức là phần “mạc khải” (revelation) là tiết lộ, phô bày chân lý trong Kinh điển. Thứ hai là giai đoạn chủ quan, có thể gọi là phần “soi sáng”, soi sáng cho tâm trí chúng ta để lãnh hội phần chân lý đã được trình bày trong Kinh điển. Mỗi một tiến trình như thế đến cần thiết. Nếu không có phần mạc khải, chúng ta chẳng thấy có chân lý ở đâu cả; còn nếu không có phần soi sáng, chúng ta sẽ chẳng có quan năng nào để tin nhận chân lý cả.
Có một thí dụ soi sáng lấy ra từ thời của Ê-sai khi để trừng phạt dân sự đang phản loạn. Đức Chúa Trời đã thôi phán dạy họ. Chân lý của Ngài trở thành như một quyển sách đã bị niêm phong (đóng ấn), nên dân sự trở thành như đám trẻ con mù chữ vậy. Như thế, đã có hai chướng ngại vật ngăn trở họ tiếp nhận lời Ngài.
“Vậy nên mọi sự hiện thấy đối với các ngươi đã nên như lời của quyển sách đóng ấn, đưa cho người biết đọc, mà rằng: Xin đọc sách này! Thì nó trả lời rằng: Tôi không đọc được, vì sách này có đóng ấn; hoặc đưa cho người không biết đọc, mà rằng: Xin đọc sách này! Thì nó rằng: Tôi không biết đọc” (EsIs 29:11, 12).
Một khi chúng ta đã chấp nhận sự cần thiết phải có sự soi sáng của Đức Thánh Linh trước khi chúng ta có thể hiểu được lời Đức Chúa Trời, là chúng ta đã sẵn sàng để xét đến loại người được Đức Thánh Linh soi sáng.
Thứ nhất, Đức Thánh Linh soi sáng cho người đã được tái sinh, được sanh lại. Từng trải sự tái sinh là thiết yếu trước khi chúng ta có thể lãnh hội được chân lý của thiên đàng. Chúa Giê-xu phán “Đức Chúa Giê-xu cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (GiGa 3:3). Sự kiện này đã được sứ đồ Phao-lô nhắc lại: “Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng trong Đấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn!” (IICo 2Cr 2:14).
Nhiều người đã do kinh nghiệm bản thân mà làm chứng cho việ cnày. Chẳng hạn như William Grimshaw một trong những lãnh tụ Tin Lành hàng đầu Anh quốc hồi thế kỷ thứ mười tám đã nói với một bạn thân sau khi ông ăn năn quy đạo rằng “nếu Đức Chúa Trời rút lại quyển Thánh Kinh của ông đem về trời, rồi gởi xuống cho ông một quyển khác, nó cũng sẽ chẳng có gì là mới mẻ hơn đối với ông” (1).
Bản thân tôi cũng có thể chứng thực cho một điềm tương tự như thế. Mẹ tôi đã trưởng dưỡng tôi và đọc cho tôi nghe mỗi ngày một khúc Thánh Kinh. Nhờ bàn về thói quen ấy, tôi cứ tiếp tục thực hành cho đến những năm tôi sắp hai mươi tuổi. Nhưng phần lớn đó là một việc làm theo thói quen nhàm chán vô nghĩa, vì tôi chẳng hiểu mình đọc gì cả. Tuy nhiên, sau khi ăn năn quy đạo, Thánh Kinh lập tức trở thành một quyển sách sống động đối với tôi. Lẽ dĩ nhiên là tôi không dám bảo rằng mình đã tức khắc hiểu được mọi điều trong đó. Tôi cũng không dám khoe rằng mình không còn cảm thấy nó khô khan và khó hiểu nữa. Nhưng nó trở thành một điều phù họp một cách mới mẻ cho tôi, khi Đức Thánh Linh soi sáng và ứng dụng bức thông điệp của nó cho đời sống tôi.
Thứ hai, Đức Thánh Linh soi sáng cho người khem hạ. Chẳng hề có trở ngại nào quan trọng cho sự thông hiểu Thánh Kinh hơn là thói kiêu ngạo, và chẳng có điều kiện nào lại thiết yếu hơn là đức khiêm hạ. Chúa Giê-xu đã đề cập vấn đề ấy hết sức rõ ràng, chẳng còn chối cãi vào đâu được:
“Lúc đó, Đức Chúa Giê-xu nói rằng: Hỡi Cha! Là Chúa của trời đất, tôi khen ngợi Cha, vì Cha đã giấy những điều này với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ ra cho những con trẻ hay.Thưa Cha, phải, thật như vậy, vì Cha đã thấy điều đó là tốt lành” (Mat Mt 11:25, 26)
“Kẻ khôn ngoan người sáng dạ (học thức)” mà Đức Chúa Trời tự giấu mình đi, là thói kiêu ngạo trí thức, còn “con trẻ” là người khiêm hạ, thành thật. Chúa Giê-xu không hề khen ngợi sự dốt nát hoặc thậm chí là tính đơn sơ chất phác mà trẻ con, nhưng là cách tiếp cận cởi mở, sẵn sàng tiếp thu không thành kiến. Chỉ với những người như thế, Đức Chúa Trời mới tự tỏ mình ra cho họ. Như Charles Simeon đã viết:
“Hồi mới bắt đầu việc sưu tầm nghiên cứu, tôi tự ngủ tôi là một thằng ngốc, tôi hoàn toàn không biết gì chắc chắn cả. Có một điều tôi biết chắc, là về tôn giáo của mình, tôi chẳng biết gì cả. Do đó tôi đã không ngồi xuống, chăm chú đọc Kinh điển là để áp đặt một ý thức vào các trước giả đã được linh cảm, nhưng là để tiếp thu một ý thức, theo như các vị ấy ban nó cho tôi. Tôi không tự cho là mình muốn dạy họ, tôi muốn làm một đứa trẻ để được các vị ấy dạy dỗ tôi” (2).
Chỉ có một phương pháp duy nhất để diễn tả một thái độ trong đợi khiêm hạ như thế trước mặt Đức Chúa Trời, đó là cầu nguyện. Chúng ta cần cả việc cầu nguyện trước khi đọc Kinh điển lẫn vừa đọc với tinh thần cầu nguyện, như nhiều Cơ Đốc nhân đã nhận thấy là rất hữu ích khi dùng một số bài cầu nguyện ngay trong Thánh Kinh để xin được soi sáng. Thí dụ như lời khẩn xin này của tác giả Thi Thiên:
“Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa” (Thi Tv 119:18).
Hoặc như một trong những bài cầu nguyện quan trọng của Phao-lô mà trong cả bài, ông chỉ xin được có thêm kiến thức và sự hiểu biết. Thí dụ:
“Tôi cầu Đức Chúa Trời của Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta, là Cha vinh hiển, ban thần trí của sự khôn sáng và của sự tỏ ra cho anh em, để nhận biết Ngài, lại soi sáng con mắt của lòng anh em, hầu cho biết đều trông cậy về sự kêu gọi của Ngài là thể nào, sự giàu có của cơ nghiệp vinh hiển Ngài cho các thánh đồ là làm sao, và biết quyền vô hạn của ngài, đối với chúng ta có lòng tin, là lớn dường nào, y theo phép tối thượng của năng lực mình” (Eph Ep 1:17-19).
Một thái độ tự hạ mình trước mặt Đức Chúa Trời, thừa nhận sự tối tăm và kêu xin được soi sáng như thế, sẽ không thể không được ban thưởng. Chẳng bao lâu sau khi ăn năn quy đạo tại trường Cao đẳng Pembroke Oxford, George Whitefield đã viết trong nhật ký:
“Tôi bắt đầu quỳ gối xuống để đọc Kinh Thánh xếp qua một bên các quyển sách khác, và cầu xin nếu có thể được, trên từng dòng từng chữ một. Việc làm này đã chứng minh là linh hồn tôi đã được ăn thịt và uống rượu ngon thật sự. Mỗi ngày tôi đều nhận được sự sống, ánh sáng và quyền năng tươi mới từ trên cao” (3)
Thứ ba, Đức Thánh Linh soi sáng cho người biết vâng lời. Điều này đã được nhấn mạnh nhiều lần. Vì chủ đích của Đức Chúa Trời thông qua Kinh điển không phải chỉ là “giáo huấn” nói chung, mà đặc biệt là để “khiến con khôn ngoan để được cứu rỗi” (IITi 2Tm 3:15). Ngài quan tâm đến việc những người đọc sẽ đép ứng lại với lời Ngài. Mà mức độ của sự đáp ứng, của việc sẵn sàng lắng nghe và vâng lời, sẽ quyết định một phần lớn mức độ thông hiểu mà chúng ta tiếp thu. Cho nên Chúa Giê-xu đã hứa là hễ ai sẵn sàng làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời thì sẽ biết rõ chẳng hay lời truyền dạy của Ngài có đúng hay không, và chính Ngài sẽ tự bày tỏ mình ra cho những ai chứng minh được là họ yêu mến Ngài bằng sự vâng lời của họ (GiGa 7:17; 14:21). Trái lại, chính những kẻ xâm phạm lương tâm của họ bằng sự không vâng lời, thì làm cho đức tin họ bị chìm đắm (ITi1Tm 1:19). Chẳng hề có ai không chịu thực hành những gì mình đã biết, lại có thể trông mong được tiến bộ về kiến thức.
Thứ tư, Đức Thánh Linh soi sáng cho người truyền lại kiến thức của mình cho nhiều người khác nữa. Sự hiểu biết mà Ngài ban cho chúng ta không có ý chỉ để cho chúng ta vui hưởng riêng một mình mà thôi, nó được ban cho là để chúng ta chia sẻ cho nhiều người khác nữa. Chúng ta chỉ được giao cho để làm người gìn giữ nó mà thôi. Chúa Giê-xu từng dạy một cây đèn không được đưa vào một căn phòng để rồi được đem đặt dưới gầm giường, nhưng là để đặt trên giá đèn. Cũng thế, Ngài muốn cho lời truyền dạy của Ngài phải được truyền rao cho mọi người đều hay biết, chớ không phải để đem giấu kín. Các sứ đồ phải chú ý đến những gì các vị đã được nghe và về cách thức lắng nghe của các vị. Các vị phải lắng nghe lời truyền dạy của Thầy mình là để truyền lại. Nếu không làm như thế, họ sẽ chẳng còn được tiếp nhận thêm nữa: “Người ta sẽ đong cho các ngươi bằng lường các ngươi đã đong cho, và thâu vào đó nữa” (Mac Mc 4:21-25)
Việc học hỏi nghiên cứu có quyền của Cơ Đốc nhân
Nếu Đức Thánh Linh là vị giáo sư đầu tiên và tối hậu của chúng ta, thì theo một ý nghĩa, ngay trong việc chúng ta trông cậy vào Đức Thánh Linh cũng là điều dạy dỗ cho chính chúng ta nữa. Nghĩa là trong tiến trình giáo dục của Đức Thánh Linh, chúng ta không phải hoàn toàn thụ động, mà còn được trông mong là phải tận dụng chính trách nhiệm của lý trí chúng ta nữa. Vì trong việc đọc Kinh điển, sự soi sáng của Đức Chúa Trời không thể thay thế được cho nỗ lực của con người. Thái độ khiêm hạ tìm cầu ánh sáng từ Đức Chúa Trời cũng không hề mâu thuẫn với việc phải cần mẫn, chăm chỉ học hỏi nghiên cứu đúng phương pháp có quy cũ.
Chính Kinh điển đã nhấn rất mạnh vào cách sử dụng tâm trí thật tận tình của Cơ Đốc nhân, không phải để phê phán lời Chúa, mà là để thuận phục nó, để “đánh vật” với nó, để không hiểu nó hầu đặt nó vào mối liên hệ thích hợp với khung cảnh đương đại. Lẽ dĩ nhiên, trong Kinh đển thường có nhiều lời than phiền rằng chúng ta luôn quên mất phần lý trí căn bản với tư cách con người do việc Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng ta theo hình tượng Ngài, để thay vào đó, lại có cách cư xử “như con ngựa và con la, là vật vô tri” (Thi Tv 32:9).
Cho nên Chúa Giê-xu đã quở trách các môn đệ Ngài vì thiếu hiểu biết, và không chịu sử dụng lương tri lương thức (thí dụ, Mac Mc 8:17-21). Ngài cũng quở trách các đám quần chúng tương tự như thế:
“ LuLc 15:57 (xem lại đoạn Kinh Thánh này không đúng”
Lệnh truyền phải “tự mình xét đoán” này đặc biệt nổi bật hẳn lên trong bức thư thứ nhất của Phao-lô gởi người Cô-rinh-tô. Đây là một Hội Thánh tự xưng có sự khôn ngoan lớn, nhưng lại không biểu lộ ra được. Phao-lô đã tỏ ra ngờ vực khi hỏi họ: “Anh em há chẳng biết…?” (ICo1Cr 3:16; 5:6; 6:2, 3, 9, 15, 16, 19) và đưa vào lời giáo huấn với cương vị sứ đồ của ông bằng những công thức như “Tôi chẳng muốn cho anh em không biết” (thí dụ ICo1Cr 10:1; 12:1) ông viết thật rõ ràng rằng tuy con người tự nhiên hay không được tái sinh không tài nào hiểu nổi chân lý của Đức Chúa Trời, người thuộc linh hay đã được tái sinh phải biết “phê phán, tra xét mọi việc”. Nghĩa là điều mà người tự nhiên không biên biệt được, thì người thuộc linh có thể và cư trú trong lòng và cai trị, để người ấy có được “tâm linh của Chúa Cứu Thế” (ICo1Cr 2:14-16).
“Tôi nói với anh em cũng như với kẻ thông minh; chính anh em hãy suy xét điều tôi nói”, “Chính anh em hãy đoán xét điều này: đờn bà cầu nguyện Đức Chúa Trời mà không trùm đầu là hiệp lẽ chăng” (ICo1Cr 10:15; 11:13).
Trong các thư tín khác của Tân Ước cũng thấy có những lời khuyến giục tương tự như thế. Các Cơ Đốc nhân phải “thử các thần” (nghĩa là các giáo sư là con người, tự rêu rao mình được linh cảm Đức Chúa Trời), và dĩ nhiên là phải thử nghiệm tất cả những gì mình nghe (IGi1Ga 4:1). Rồi khi phải trực diện với các quyết định khó khăn về phương diện luân lý đạo đức, họ phải để tâm trí vào các vấn đề ấy, để mỗi người đều có thể “tin chắc ở trí mình” (RoRm 14:5). Có được các quan năng đã được rèn luyện nhờ “hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành điều dữ” (HeDt 5:14) là dấu hiệu của một Cơ Đốc nhân đã trưởng thành.
Vậy, chúng ta phải coi trọng mệnh lệnh của Thánh Kinh là vận dụng các năng lực của lý trí và phê bình của mình. Chúng ta không đặt đối lập việc phải cầu nguyện và suy nghĩ như các phương tiện có thể chọn lựa để tăng thêm sự thông hiểu Kinh điển của mình, mà cần phải kết hợp chống lại với nhau. Đa-ni-ên trong Cựu Ước và Phao-lô trong Tân Ươc, là các thí dụ rất hay về thế câu bằng đó:
“Đoạn, người bảo ta rằng: Hỡi Đa-ni-ên, đừng sợ; vì kể từ ngày đầu mà ngươi đã chuyên lòng hiểu, hạ mình ngươi xuống trước mặt Đức Chúa Trời ngươi, thì những lời ngươi đã được nghe, và vì cớ những lời ngươi mà ta đã đến” (DaDn 10:12)
“Hãy hiểu rõ điều ta nói cho con, và chính Chúa sẽ ban sự khôn ngoan cho con trong mọi việc” (IITi 2Tm 2:7).
Chỉ hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời để trông mong Ngài ban cho chúng ta sự thông hiểu, thì chưa đủ; chúng ta còn phải vận dụng tâm trí để tìm hiểu Kinh điển và suy nghĩ về những gì đã được viết trong đó nữa. Như Charles Simeon viết:
“Để đạt được kiến thức về Đức Chúa Trời, chúng ta được hướng dẫn phải hướng dẫn phải kết hợp việc lệ thuộc vào Đức Thánh Linh với chính các công cuộc sưu tầm tra cứu của mình. Vậy chúng ta đừng phân rẽ những gì mà Đức Chúa Trời đã kết hợp lại với nhau như thế” (4).
Nhiều khi sự tăng trưởng trong sự hiểu biết của chúng ta bị một thái độ tự tin do kiêu ngạo và không chịu cầu nguyện gây trở ngại, nhưng có nhiều lúc khác chỉ là do sự lười biếng và vô kỷ luật suông mà thôi. Những ai muốn có thêm kiến thức về Đức Chúa Trời phải vừa tự hạ mình xuống trước Đức Thánh Linh của chân lý, và dấn thân suốt đời cho việc học hỏi nghiên cứu.
Lời truyền dạy của Hội Thánh
Vị giáo sư thứ ba của chúng ta là Hội Thánh. Từ trước cho đến đây, phần tả vẽ của chúng ta về cách Đức Chúa Trời dạy dỗ dân sự Ngài bằng chính lời Ngài đều hoàn toàn có tính cách cá nhân. Và điều đó vốn là sự thật. Vì chính chủ đích yêu thương của Đức Chúa Trời là soi sáng, cứu rỗi, cải tạo và nuôi nấng dân (người thuộc về) Ngài bằng lời Ngài khi từng người một được nghe và tự đọc lấy cho chính mình. Các nhà cải cách Cơ Đốc giáo của chúng ta hồi thế kỷ thứ mười sáu đã hoàn toàn đúng khi muốn phiên dịch Thánh Kinh ra Anh văn rõ ràng và đặt nó vào tay những con người bình thường. Vì các vị cảm thấy kinh hoàng trước sự dốt nát về Kinh điển đang tràn lan. Vì thế mà có câu chế nhạo lừng danh của William Tyndale với một nhà phê bình thuộc giới tăng lữ:
“Nếu Đức Chúa Trời để cho tôi sống thì trước khi nhiều năm nữa trôi qua, tôi sẽ khiến cho một bé trai cầm cày biết càng nhiều về Kinh điển hơn là chính ông nữa” (5)
Chúng ta cũng phải nhất trí với việc các nhà cải cách Cơ Đốc giáo khi các vị nhấn mạnh vào điều mà các vị gọi là “quyền phê bình riêng”, là quyền Đức Chúa Trời ban cho tất cả trẻ con từ lúc mới ra đời đều được nghe tiếng của Đức Chúa Cha phánt rực tiếp với mình thông qua Kinh điển. Các vị đã tuyên bố điều này để chống lại Giáo hội La Mã vẫn tự xưng là mình có độc quyền truyền dạy, vì chỉ một mình giáo hội ấy mới có thể đưa ra lời lý giải đúng cho Kinh điển.
Tuy nhiên, trong khi khước từ mọi nỗ lực đặt Giáo hội hoặc bất kỳ một uy quyền truyền dạy nào khác chen vào giữa Đức Chúa Trời với những người thuộc về (dân sự) Ngài, chúng ta không thể phủ nhận rằng Hội Thánh vốn có một vai trò trong kế hoạch của Đức Chúa Trời nhằm ban cho người thuộc về Ngài cái quyền thông hiểu Lời Ngài. Việc học hỏi nghiên cứu của một Cơ Đốc nhân khiêm hạ, biết cầu nguyện, chăm chỉ và vâng lời Kinh điển không phải là phương pháp duy nhất để Đức Thánh Linh làm sáng tỏ những gì Ngài đã mạc khải. Thật là khó có thể khiêm hạ đủ để chẳng thèm biết gì đến điều Đức Thánh Linh có thể chỉ cho nhiều người khác được thấy. Lẽ tất nhiên, Đức Thánh Linh chính là giáo sư của chúng ta, nhưng Ngài gián tiếp dạy dỗ chúng ta thông qua nhiều người khác cũng như trực tiếp cho tâm trí chúng ta. Không phải Ngài chỉ mạc khải. Thật là khó có thể khiêm hạ đủ để chẳng thèm biết gì đến điều Đức Thánh Linh có thể chỉ cho nhiều người khác được thấy Lẽ tất nhiên, Đức Thánh Linh chính là gáo sư của chúng ta, nhưng Ngài gián tiếp dạy dỗ chúng ta thông qua nhiều người khác cũng như trực tiếp cho tâm trí chúng ta. Không phải Ngài chỉ mạc khải chân lý cho chỉ một người duy nhất về các chân lý hiện được giấu kín trong Kinh điển mà thôi, nhưng là cho nhiều nhà tiên tri và sứ đồ; công tác soi sáng của Ngài cũng được ban cho rất nhiều người nữa. Không phải là chỉ với tư cách cá nhân mà thôi, nhưng là “cùng với toàn thể các thánh đồ” mà chúng ta đã được ban cho “quyền phép…để hiểu thấy bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu… của sự yêu thương của Đấng Christ… là trổi hơn mọi sự thông biết” (Eph Ep 3:18, 19).
Thừa nhận cái chân lý này sẽ cho chúng ta biết tôn trọng hơn điều chúng ta vốn có đối với “truyền thống”, nghĩa là về sự thông hiểu chân lý của Thánh Kinh đã được truyền lại cho chúng ta từ quá khứ cho đến hiện nay. Tuy công tác linh cảm Thánh Kinh của Đức Thánh Linh là độc nhất vô nhị chức vụ truyền dạy của Ngài vẫn chưa chấm dứt khi cuối cùng, các vị sứ đồ đều đã qua đời. Nó đã được thay đổi từ mạc khải sang soi sáng. lần lần, và tiệm tiến qua nhiều thế kỷ của lịch sử Hội Thánh, Thánh Linh của Chân lý đã giúp cho Hội Thánh lãnh hội, làm sáng tỏ, và hình thành các giáo lý quan trọng của Kinh điển. Chúng ta đã hàm ân rất nhiều đối với điều đã được gọi là Bài Tín Điều Chung (sở dĩ “chung” vì nó được toàn thể Hội Thánh công nhận) và những điều khoản đã được Cải cách Cơ Đốc giáo xưng nhận, cùng với nhìêu bộ sách chú giải và sách khảo luận thần học của cá nhân các học giả.
Nếu chúng ta không nên khinh dễ phần di sản của quá khứ thì cũng không nên khinh dễ các giáo sư của Hội Thánh đương đại. Chức vụ mục sư là một chức vụ dạy dỗ, và các vị “mục sư và giáo sư” đều là các ân tứ mà Chúa Cứu Thế vẫn còn ban xuống trên Hội Thánh Ngài (Eph Ep 4:11, 12). Chúng ta cũng cần phải lắng nghe lẫn nhau và học hỏi lẫn nhau. Đức Thánh Linh có thể soi sáng tâm trí chúng ta qua trung gian việc học tập nghiên cứu Thánh Kinh tập thể (theo nhóm, theo tổ) cũng như cá nhân. Sứ đồ Phao-lô từng hình dung rõ ràng loại giáo huấn hai chiều này trong chi hội địa phương khi ông viết:
“Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đây trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan” (CoCl 3:16)
Lu-ca có nên một thú dụ gây kinh ngạc về vai trò của người làm giáo sư trong Cong Cv 8:26-29. Một vị bộ trưởng người Ê-thi-ô-bi khi đi trên xe ngựa từ Giê-ru-sa-lem về xứ mình, lúc đang đọc sách tiên tri Ê-sai, thì được nhà truyền đạo Phi-líp hỏi: “Ông có hiểu điều mình đang định đó không? Ông ta đáp: “Nếu không có người giải nghĩa cho, thì tôi làm sao hiểu được?” Thế là Phi-líp đến ngồi bên ông ta và giải thích Kinh điển cho ông ta. Calvin bình luận.
“Đó cũng chính là lý do để việc đọc Kinh điển có kết quả đối với một số ít người hiện nay, vì người ta chỉ tìm thấy có ít hơn là một trên một trăm người vui vẻ chịu sự dạy dò…”
Nhưng nếu có ai trong chúng ta thiếu tự tin mà tỏ ra sẵn sàng muốn định dạy dỗ, thì các thiên sứ sẽ từ trên trời xuống để dạy dỗ chúng ta, vì Chúa thà làm như thế chớ không thể để cho chúng ta phải lao khổ vô ích. Tuy nhiên, theo gương của viên hoạn quan (Ê-thi-ô-bi) này, chúng ta phải biết tận dụng mọi trợ cụ giáo dục cần thiết mà Đức Chúa Trời đặt trước mặt chúng ta để giúp chúngt a thông hiểu Kinh điển. Nhiều kẻ cuồng tín tìm cần sự linh cảm từ trời, nhưng đồng thời lại khinh dễ người phục vụ Đức Chúa Trời, mà đáng lẽ họ phải để cho đôi tay của người ấy cai trị mình. Nhiều người khác lại trông cậy vào chính óc sáng suốt thông tuệ của riêng họ mà chẳng chịu nghe ai cả, hoặc đọc bất luận một bộ sách chú giải nào. Nhưng Đức Chúa Trời không muốn cho các trợ cụ giáo dục mà Ngài dành cho chúng ta bị khinh dễ, và không để cho kẻ chống lại chúng ra đi mà khỏi bị trừng phạt. Và ở đây, chúng ta nên ghi khắc vào tâm trí rằng, chẳng những chỉ có Kinh điển mới được (Đức Chúa Trời) ban cho chúng ta, mà cả đến các nhà giải nghĩa và các giáo dư cũng đã được bạn thân để giúp đỡ cho chúng ta nữa. Chính vì thế mà Chúa đã chọn Phi-líp - chớ không chọn một vị thiên sứ - để đến với viên hoạn quan” (6).
Dĩ nhiên là chẳng hề có vị giáo sư nào là con người mà vô ngộ cả, dù là trong quá khứ hay hiện tại, và Chúa Cứu Thế không cho phép chúng ta tôn bất cứ ai làm thầy để rồi cứ noi theo người ấy như một tên nô lệ vậy (Mat Mt 23:8-10). Cuối cùng thì chính Đức Chúa Trời mới là giáo sư của chúng ta, và nói một cách lý tưởng, thì tất cả chúng ta cần được mô tả như đều đã “được chính Đức Chúa Trời dạy dỗ” cả (EsIs 54:13; GiGa 6:45; ITe1Tx 4:9). Lẽ dĩ nhiên, theo nguyên tắc, vì có lời của các vị sứ đồ và sự xức dầu của Đức Thánh Linh đều được ban cho toàn thể chúng ta, chúng ta “chẳng cần ai dạy dỗ mình cả”. Quyền tự phán đoán riêng không thể bị cất khỏi chúng ta. Lắm khi thậm chí nó còn cần thiết cho chúng ta nữa, vì phải trung thành với phần ý nghĩa rõ ràng của Kinh điển nên phải bất đồng ý kiến với các vị giáo sự trong Hội Thánh để nói (mà tôi mong là với thái độ khiêm hạ) rằng:
“Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa” (Thi Tv 119:94)
Tuy nhiên, tôi phải nhắc lại rằng Đức Chúa Trời đã chỉ định các vị giáo sư trong Hội Thánh Ngài. Bổn phận của chúng ta làm Cơ Đốc nhân là phải cung kính, khiêm hạ và chăm chỉ lắng nghe họ, và dùng lời Đức Chúa Trời từ môi miệng họ để tự nuôi mình khi họ trung tín giảng giải lời ấy, đồng thời cũng phải tự mình “ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh” để xét xem những gì họ nói có đúng không (Cong Cv 17:11).
Vậy, ba vị giáo sư mà tôi vừa nêu ra trên dây là Đức Thánh Linh, bản thân chúngt a và Hội Thánh. Chính nhờ sự soi sáng của Đức Thánh Linh, nhờ sử dụng chính lý trí của chúng ta và láng nghe lời truyền dạy của người khác trong Hội Thánh mà chúng ta tăng trưởng trong sự thông hiểu Thánh Kinh. Tôi rất âu lo, mong rằng mình sẽ không bị hiểu lầm. Tôi xin nhấn mạnh là không hề nói rằng Kinh điển, lý trí và truền thống là uy quyền gồm ba phương diện có tầm quan trọng ngang nhau để nhờ đó, chúng ta đạt đến chỗ biết rõ chân lý của Đức Chúa Trời. Không. Chỉ có một mình Kinh điển mới là lời thành văn của Đức Chúa Trời, và Đức Thánh Linh mới là người lý giải tối hậu. Vai trò của lý trí con người và của truyền thống Hội Thánh nằm trong việc làm sáng tỏ và ứng dụng Kinh điển. Nhưng cả hai đều phải đầu phục chính Đức Chúa Trời khi Ngài phán dạy chúng ta thông qua lời Ngài.
Chúng ta chuyển từ ba vị giáo ư chỉ giáo cho chúng ta, song ba nguyên tắc hướng dẫn chúng ta trong việc lý giải Kinh điển.
Các nhà phê bình của chúng ta, nhất là những người biết rõ là chúng ta coi trọng Kinh điển như thế nào, thường nói rằng: “bạn có thể khiến cho Thánh Kinh nói bất cứ điều gì bạn thích”. Có lẽ họ đang nghĩ đến các đạo phi Cơ Đốc hay bán Cơ Đốc hậu thuẫn cho ý kiến cá biệt đó của họ bằng cách chọn và lý giải những văn bản mà họ trưng ra để chứng minh một cách độc đoán. Nhưng chính Tân Ước đã kết án những kẻ “xuyên tạc lời Đức Chúa Trời” và kẻ trộm bóp méo nó theo ý đồ riêng của họ (IICo 2Cr 4:2; IIPhi 2Pr 3:16). Với những người tố cáo chúng tôi về điều đó, tôi luôn luôn đáp lại rằng: “Bạn hoàn toàn có lý. Bạn có thể buộc Thánh Kinh nói bất cứ điều gì bạn muốn - nếu bạn thiếu thận trọng đủ để làm việc ấy. Nhưng nếu bạn chân thành, kỹ lưỡng trong cách tiếp cận với Thánh Kinh, và trong việc sử dụng các nguyên tắc lý giải đứng đắn, thì thay vì điều khiển Kinh điển, bạn sẽ nhận thấy là Kinh điển sẽ kiểm soát và hướng dẫn bạn”. Vậy các nguyên tắc đúng đắn để lý giải đó là gì?
Nghĩa tự nhiên #
Thứ nhất, chúng ta phải tìm ý nghĩa tự nhiên của Kinh văn. Tôi xin gọi đó là nguyên tắc về tính cách giản dị.
Một trong những niềm tin quyết cơ bản của chúng ta là “Đức Chúa Trời là sự sáng; trong Ngài chẳng có chút tối tăm nào” (GiGa 1:5 theo bản Anh văn). Nghĩa là bản tính của Đức Chúa Trời trong việc tự bày tỏ mình ra cũng giống như bản tính soi sáng của ánh sáng vậy. Mà Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ Ngài ra chủ yếu là bằng cách phán dạy. Do đó, chúng ta có thể hoàin toàin tin chắc rằng sở dĩ Ngài đã phán dạy là để được hiểu, và ý định của Ngài khi bạn Kinh điển cho chúng ta là để cho lời phán dạy của Ngài trở thành rõ ràng cho những người đọc nó. Vì cả chủ đích của việc mạc khải là làm sáng tỏ chớ không phải là gây lộn xộn, là đưa ra mộ tbức thông điệp cho mọi người đều có thể hiểu được, chớ không phải là đưa ra một loạt những câu đố nát óc tối nghĩa và bí hiểm.
Nguyênt ắc về tính giản dị này đánh mạnh vào gốc rễ của phần lớn cách lý giải bình dân. Thí dụ, trường phái phê bình phá hoại của các Cơ Đốc nhân cấp tiến thì hạn chế chân lý chỉ do một thiểu số thật nhỏ các học giả tự xưng là có chức trách sàng lọc để phân biệt lúa mì với rơm rác trong Kinh điển, trong khi cách tái xây dựng tuỳ hứng của một số Cơ Đốc nhân Tin Lành lại biến Kinh điển thành một mê hồn trận rắc rối mà chỉ có họ mới có được chiếc chìa khoá. Chống lại những lối xuyên tạc này, chúng tôi khẳng định rằng toàin thể ý đồ của Đức Chúa Trời trong việc truyền phán và khiến cho lỗi phán của Ngài được bảo tồn, ấy là Ngài muốn truyền thông nó cho những con người tầm thường để cứu rỗi họ.
Quả thật là trong Kinh điển, có một số vấn đề đã không được rõ ràng như một số vấn đề khác. Sự kiện này được thấy rõ ở chỗ, tuy có một số người tận tuỵ học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh thật cẩn thận, có mối quan tâm sâu xa muốn đầu phục uy quyền của bộ sách ấy, cũng nhất trí với nhau trên một phạm vi rộng lớn về các vấn đề căn bản của Cơ Đốc giáo trong lịch sử, nhưng vẫn bất đồng ý kiến với nhau về một vài điểm. Thí dụ có nghĩa nghĩ về các vấn đề như sau đây: phải chăng phép báp-tem chỉ nên thực hiện cho các tín hữu đã lớn khôn rồi, hay cho cả các trẻ con có cha mẹ là Cơ Đốc nhân nữa, và chẳng hay những người chịu phép báp-tem.
Phải được dìm cả người trong nước hay chỉ được đổ nước trên đầu mà thôi, chẳng hay các giáo lý của Hội Thánh chúng ta phải có tính cách độc lập (mỗi chi hội địa phương phải tự trị tự lập) hay cần liên kết với nhau (các chi hội địa phương phải kết hợp lại với nhau theo những phương diện nào đó), chẳng hay chức vụ chăn bầy của Hội Thánh phải theo chế độ “giám mục” hay “trưởng lão”, hay chẳng hay hội chúng địa phương chỉ nên do một vị mục sư không chuyên nghiệp quản lý; chẳng hay các phép lạ (chữa bệnh) có thể được trông mong là sẽ thường xuyên xảy ra trong thời hiện đại, hay chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra hay chẳng bao giờ còn có thể xảy ra nữa; và chẳng hay thiên hi niên (nước một ngàn năm của Chúa Cứu Thế Giê-xu) phải được hiểu theo nghĩa đen là một biến cố có thật sẽ xảy ra trên đất này hay chỉ có nghĩa bóng như thực tại thuộc linh hiện có.
Khi cả đến các Cơ Đốc nhân thông hiểu Kinh Thánh ngang nhau cũng bất đồng ý kiến về các vấn đề như thế, thì chúng ta phải làm sao? Chúng ta cần phải biết thiên hạ đủ để tự mình tái suy xét chúng dưới làn ánh sáng của các nguyên tắc lý giải đúng đắn. Và chúng ta cũng phải trưởng thành đủ để có thể thảo luận chúng với người khác mà không có ác cảm gì với nhau. Nếu sau đó mà vẫn còn bất đồng ý kiến, chúng ta phải xem các điểm hãy còn cần phải tranh luận đó chỉ có tầm quan trọng thứ yếu mà thôi, để rồi đều cùng tôn trọng lẫn nhau trong tình yêu và sự khoan dung lẫn nhau trong Chúa Cứu Thế. Chúng ta cũng phải vui mừng là chúng ta vẫn còn nhất trí với nhau trong tất cả các giáo lý trọng tâm của đạo (đức tin) vì trong các giáo lý ấy, Kinh điển đã truyền dạy thật rõ ràng, diễn tả thật minh bạch và rõ ràng là vẫn tự lý giải lấy mình.
Đức Chúa Trời đã lợi dụng ngôn ngữ loài người để chuyển tải lời tự mạc khải của Ngài. Trong việc nhờ loài người truyền dạy cho loài người, Ngài đã lợi dụng ngôn ngữ của loài người. Hệ quả là tuy Kinh điển có khác với các loại sách khác vì đó là lời của Đức Chúa Trời, nó cũng giống như các quyển sách khác vì đó chính là lời lẽ của loài người. Vì bộ sách ấy vốn độc nhất vô nhị vì đó là lời của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng phải học hỏi nghiên cứu nó khác hẳn các loại sách khác, nghĩalà bằng cách cầu nguyện với Đức Thánh Linh để được Ngài soi sáng cho. Vì nó cũng bình thường vì đó là một bộ sách của loài người, chúng ta cần học hỏi nghiên cứu nó như tất cả các quyển sách khác, nghĩa là phải chú ý đến các quy luật phổ thông về từ vựng, văn phạm và bút pháp. Vì nếu Đức Chúa Trời đã không vi phạm quyền tự do của những người được Ngài dùng để làm trung gian cho sự mạc khải (như chúng ta đã thấy trong chương trước) Ngài cũng không hề xâm phạm đến phần công cụ chuyển tải (ngôn ngữ) sự mạc khải ấy nữa.
Hệ quả là đã chẳng hề có người nào đọc Thánh Kinh một cách nghiêm túc, lại có hể tránh né được việc phải học hỏi nghiên cứu các quy luật về ngôn ngữ. Tốt nhất là phải có kiến thức vê các nguyên văn Hy Bá lai và Hy Lạp. Nhưng đa số sẽ phải đọc trong Anh văn và nhiều ngôn ngữ khác nữa) mà đối với họ, tính cách chính xác và hiện đại là thiết yếu. Tuy các bản dịch diễn ý là những trợ cụ phụ trội hữu ích, chẳng hề có bản dịch nào thay thế được một bản dịch thật cẩn thận do một số học giả, như bản Revised Version hay bảng Revised Standard Version (cả hai đều là bản hiệu đính bản Authorized Version) và bản New International Version (Cựu Ước, 1973; Tân Ước 1978) mà chúng tôi đã trích dẫn trong cả quyển sách này / nguyên tác Anh văn). Có lẽ trên đây là các bản dịch hoàn hảo nhất trong Anh văn. Bản The Good News Bible cũng đáng được đặc biệt chú ý vì nó kết hợp được tính cách đáng tin với phần ngôn ngữ đơn igản và bộc trực khác thường. Một bộ Phù Dẫn phân tích (như bộ của Young hay Strong) là một cộng cụ vô cùng có gái trị, vì chẳng những chúng tập họp các từ ngữ trong Thánh Kinh lại thành từng nhóm theo bản dịch Anh văn (AV) mà còn chia chúng ra thành nhiều chi nhánh theo nguyên văn Hy Bá lai hoặc Hy Lạp và nêu rõ ý nghĩa của chúng. Hiện đã có nhiều bộ Phù Dẫn tốt cả cho bản New International Version lẫn bản Good News Bible, tuy không có bộ nào chia các từ ngữ ra theo nguyên văn y Bá lai hoặc Hy Lạp.
Khi đọc các từ và các câu trong Kinh văn, trước hết chúngt a phải tìm hiểu ý nghĩa rõ ràng và tự nhiên của chúng. Trong bộ sách tiêu chuẩn của Charles Odgers về vấn đề lý giải các hành vi và tài liệu pháp lý, quy luật thứ ba của ông là “các từ phải được hiểu theo nghĩa đen của chúng”. Ông viết: “Trừ phi khi chủ đề chứng minh khác đi, thì ý nghĩa rõ ràng, bình thường của các từ phải được dùng để xây dựng một tài liệu” (7).
Tai hại thay, cách nói bằng dụ ngôn giàu tưởng tượng của Kinh điển lại thường khiến nhiều người đọc Thánh Kinh nghiêm chỉnh bị tai tiếng. Nhiều nhà giải kinh Do Thái giáo trước Chúa Cứu Thế, trong số đó có Philo ở Alexandria là một thí dụ đáng ghi nhận về tính cách quá dễ dãi, khoan dung của ông ta. Cho nên chẳng có gì để ngạc nhiên khi một số các nhà giải kinh Cơ Đốc giáo của thời kỳ hậu sứ đồ đã cố tìm cách cùng chơi một trò giống như thế. Thí dụ như quyển sách gọi là Thư tín của Ba-na-ba, một tác phẩm ngoại kinh (có lẽ) thuộc thế kỷ thứ hai SC, có chứa một số dụ ngôn đầy tính cách xúc phạm; trong một đoạn sách, tác giả trích dẫn quy tắc của luật Môi-se rằng dân Do Thái có thể ăn thịt tất cả các con thú có móng rẽ ra và nhơi lại thức ăn, rồi giải thích như sau:
“Hãy gắn bó với những người kính sợ Chúa - với những người biết rằng việc suy gẫm là một việc làm của sự vui mừng, và những người biết nhơi lại lời của Chúa. Nhưng tại sao lại ăn thịt những con thú có móng rẽ ra? Bởi vì người công chính vừa bước đi trong thế gian này, mà đồng thời cũng trông tìm cái thế giới thánh khiết hầu đến nữa” (8).
Chắc chắn “nhơi lại” lời Đức Chúa Trời là một thành ngữ nhiều gợi ý về việc suy gẫm Thánh Kinh mà Cơ Đốc nhân cũng là công dân của hai thế giới. Nhưng điều cũng chắc chắn tương đương, là đó không phải là điều Môi-se nghĩ đến khi ông viết về những con thú nhơi lại thức ăn và có móng rẽ ra!
Trường phái lý giải theo nghĩa dụ ngôn còn được Origen ở Alexandria đẩy mạnh trong thế kỷ thứ tư SC và do các nhân vật trong giáo hội thời Trung cổ. Chúng ta đã chịu ơn rất nhiều các nhà cải cách Cơ Đốc giáo của thế kỷ thứ mười sáu, đã cứu vớt Kinh điển khỏi loại mổ xẻ độc đoán đó và nhấn mạnh rằng phương pháp đơn giản, trung thực bao giờ cũng được mến chuộng hơn phương pháp tế nhị, tinh vi. Jhon Calvin đã viết rất đúng khâm phục:
“Vậy chúng ta nên biết rằng ý nghĩa thật sự của Kinh điển là nghĩa rõ ràng và tự nhiên; và chúng ta hãy ôm choàng lấy và quyết tâm bám chặt lấy nó. Xin chúng ta không những bỏ qua và cho là đáng nghi ngờ mà còn phải mạnh dạn đặt qua một bên những điều sai lầm chết người, những lời chú giải viễn vong dẫn chúng ta xa lìa ý nghĩa tự nhiên”?
Tìm ý nghĩa tự nhiên của Kinh điển thì không nhất thiết là giống như tìm nghĩa đen. Vì nhiều khi nghĩa tự nhiên là nghĩa bóng chớ không phải là nghĩa đen. Chính Chúa Giê-xu từng quở trách một số người nghe Ngài vì cách hiểu quá theo nghĩa đen của họ. Ni-cô-đem đã hoàn toàn hiểu sai lời Ngài đề cập một sự sanh lại thứ hai, đến nỗi ngây thơ hỏi rằng phải chăng một người có thể trở vào lòng mẹ để được sanh ra một lần nữa. Người phụ nữ Sa-ma-ri dường như đã cho rằng nước sống, thoả mãn được cơn khát mà Ngài đề nghị ban cho bà ta là nước dưới giếng của Gia-cốp. Và khi Chúa Giê-xu tuyên bố Ngài có thể thoả mãn cơn đói của người ta bằng cách tự hiến thân cho họ như một thứ bánh mì ban sự sống, thì họ hỏi: “Lẽ nào người này lấy thịt mình cho chúng ta ăn sao?” (GiGa 3:3, 4; 4:10-15; 6:51, 52). Những thí dụ này thiết tưởng đã đủ để cảnh cáo chúng ta chống lại phần nghĩa đen đầy chết chóc và cứng nhắc. Chắc sự việc đã rõ ràng là Chúa Giê-xu đang lợi dụng cách nói theo nghĩa bóng.
Hình thức giáo huấn mà Ngài tâm đắc, là dùng ẩn dụ, tuy thỉnh thoảng Ngài cũng dùng dụ ngôn. Điểm khác nhau giữa hai hình thức này là trong dụ ngôn (allegory) chỗ giống nhau được rút ra từ nhiều điểm, trong khi ẩn dụ chỉ là một câu chuyện vẫn xảy ra hằng ngày, được kể lại để chỉ minh hoạ cho một bài học chủ yếu duy nhất mà thôi; số chi tiết phong phú sở dĩ được thêm vào vốn không phải để truyền dạy thêm nhiều bài học phụ thuộc, mà chỉ nhằm tạo tác dụng bất ngờ, đầy kích thích. Các thí dụ về dụ ngôn là người chăn hiền lành trong GiGa 10:1-42, gốc nho và nhánh trong GiGa 15:1-27 và người gieo giống trong Mac Mc 4:1-41. Một thí dụ về ẩn dụ là Người Sa-ma-ri nhơn lành (LuLc 10:29-37). Chúa Giê-xu kể câu chuyện này là nhằm trả lời cho câu hỏi. “Ai là người lân cận tôi?” và dùng nó để dạy rằng tình yêu người lân cận đích thực vốn vượt trên mọi trở lực của chủng tộc và tôn giáo. Ta không nên lượng giải các chi tiết, nghĩa là gợi ý rằng quán trọ chỉ về Hội Thánh, còn hai đơ-ni-ê giao cho chủ quán trọ là hai thánh lễ. Làm như thế, tức là chuyển một ẩn dụ rõ ràng thành một dụ ngôn và thách thức để người ta đặt thêm nhiều câu hỏi khác nữa về các tên cướp, dầu, rượu và con lừa thì chỉ về gì!
Kinh điển vốn phong phú về ngôn ngữ ví von và trong tất cả những câu chuyện ví von đó, thì điều thiết yếu là phải đặt câu hỏi xem từ đó, ta phải rút ra điểm tương tự nào. Chúng ta cần tránh lý luận căn cứ trên một điểm tương tự, nghĩa là tô điểm chỗ giống nhau vượt quá các giới hạn mà Kinh điển đặt ra. Chẳng hạn như Đức Chúa Trời là Cha chúng ta, và chúng ta là con Ngài. Với cương vị làm Cha, Ngài đã sinh chúng ta ra, yêu thương và chăm sóc chúng ta. Với địa vị làm con, chúng ta trông cậy vào Ngài, phải yêu mến vâng lời Ngài. Nhưng chúng ta không được tự do để lý luận, chẳng hạn như vì Đức Chúa Trời là Cha chúng ta ở trên trời, chúng ta cũng phải có một bà mẹ ở trên trời nữa. Hay chúng ta cũng không thể lý luận rằng vì chúng ta đã được gọi là “con cá” Chúng ta có thể trốn tránh phần trách nhiệm phải suy nghĩ và hành động như một người đã khôn lớn. Vì cùng một bộ Kinh điển ấy cũng truyền dạy chúng ta vừa phải có đức khiêm hạ của một đứa trẻ, lẫn kết án việc chúng ta không chịu trưởng thành mà cứ làm trẻ con mãi.
Nếu có một số câu trong Kinh điển phải hiểu theo nghĩa đen, và một số khác phải hiểu theo nghĩa bóng, chúng ta phải làm thế nào để nói là câu nào phải hiểu theo nghĩa nào? Lời đáp cơ bản là chúng ta phải đi tìm ý nghĩa tự nhiên. Lương tri lương thức thường sẽ dẫn chúng ta. Nói riêng, hãy tự vấn xem trước giả hay người phát ngôn định nói gì, là khôn ngoan nhất. Tôi xin nêu hai thí dụ: Cựu Ước quan niệm vũ trụ này là một công trình kiến trúc gồm “ba tầng” với mặt đất là chỗ ở của loài người, thiên đàng ở trên đầu “con người như một mái che lớn có điểm nhiều lỗ qua đó, các ngôi sao hiện ra, và âm phủ (Shoel, chỗ ở của người chết) ở phía dưới, họ tin rằng đó là cách phải hiểu vũ trụ và không gian theo nghĩa đen, và khi trời chưa chẳng hạn, thì quả thật Đức Chúa Trời “mở các cửa sổ trên trời ra”. Theo nghĩa đen. Lẽ dĩ nhiên là tội không hề phủ nhận loại ngôn ngữ mà họ đã dùng đó, nhưng tôi thật sự nghi ngờ là chẳng hay họ tin như thế theo nghĩa đen hay muốn thế. Hãy thử lấy Thi Tv 75:1-10. Trong câu 3, Đức Chúa Trời được hình dung đã phán rằng. “Đất với dân ở trên đất tan chảy; còn ta đã dựng lên các trụ nó”. Phải chăng tác giả Thi Thiên nghĩ rằng quả thật trái đất vốn có những cây cột được dựng lên, đúng theo nghĩa đen? Tôi nghĩ là không. Trong câu tiếp theo đó, Đức Chúa Trời truyền lệnh cho kẻ ác “Chớ ngước sừng lên” (một biểu tượng của sự thịnh vượng và thành công), và trong câu 10 có viết rằng “Tôi sẽ chặt hết thảy các sừng kẻ ác”, trong khi câu 8 chúng ta được bảo cho biết là trong tay Đức Giê-hô-va “có cái chén sôi bọt rượu” (một biểu tượng cho cơn thịnh nộ Ngài? Theo thiển ý thì thật là phi lý nếu cứ nằng nặn cho rằng trước giả nghĩa rằng trời đất thật sự được xây dựng trên những cây trụ theo nghĩa đen, trừ phi khi chúng ta cũng sẵn sàng cho rằng trước giả nghĩa rằng trái đất thật sự được xây dựng trên những cây trụ theo nghĩa đen, trừ phi khi chúng ta cũng sàn sặng cho thấy trước giả nghĩ là kẻ ác vốn có sừng theo nghĩa đen (mà sẽ có ngày các sự ấy bị nhổ đi), và rằng Đức Chúa Trời cũng thật sự cầm trên tay một chiếc chén đựng rượu đang sủi bọt theo nghĩa đen, mà có ngày Ngài sẽ đổ xuống trên tất cả những kẻ gian ác sống trên đất này.
Thí dụ khác nữa của tôi được lấy từ một hình thức văn chương đặc biệt trong Thánh Kinh gọi là “khải huyền”, tự cho là nhằm trình bày nhiều chân lý được giấu kín cả về thực tại hiện nay, lẫn về lịch sử tương lai, thường là bằng một loạt những hình ảnh hoang đường và quái lạ. Sách Khải Huyền là một sách thuộc loại văn chương đó của Cơ Đốc giáo. Trong đó, những người thuộc về Đức Chúa Trời tụ tập chung quanh ngôi Ngài được cho biết là mặc toàn áo dài trắng “đã được giặt và phiếu trắng trong huyết Chiên Con” (KhKh 7:14). Nhưng nếu hiểu việc này theo nghĩa đen thì đúng ra, đó là điều đáng ghê tởm. Sự việc đó cũng không thể nào xảy ra được, vì những chiếc áo dài giặt bằng huyết chiên con thì không thể nào trở nên trắng được. Không. Rõ ràng là trước giả có ý dùng cách diễn tả ấy như một biểu tượng cần được lý giải, chớ không phải như một hình ảnh phải nhìn thẳng vào. Chúng ta phải hiểu rằng sở dĩ những người thuộc về Đức Chúa Trời được biết là công chính (được “mặc những chiếc áo dài trắng”) thì hoàn toàn là nhờ vào sự chết của Chúa Cứu Thế (“huyết Chiên Con”) mà họ đã đặt lòng tin cậy vào đó (“giặt áo dài của họ”). Như thế, cả trong trường hợp này nữa, ý nghĩa tự nhiên là phải bóng, chớ không phải nghĩa đen.
Ý nghĩa nguyên thủy
Thứ hai, chúng ta phải tìm nghĩa nguyên thủy của Kinh điển. Đây là nguyênt ắc của lịch sử.
Trong mấy chương trước đây, chúng ta đã thấy là Đức Chúa Trời từng tự bày tỏ mình ra trong một bối cảnh lịch sử chính xác. Trong việc tự bày tỏ mình ra đó của Ngài được dành cho mọi người, thuộc mọi thời đại và mọi quốc gia dânt ộc, mỗi một phần như thế, lần đầu tiên, đều được dành cho một người đặc biệt, vào một thời đại đặc biệt, tại một quốc gia đặc biệt. Do đó, bức thông điệp còn mãi và phổ quát đó của Kinh điển chỉ có thể được hiểu ngay trong những hoàn cảnh mà nó được ban bốm lần đầu tiên ấy. Đọc lại Kinh điển và hiểu nó theo các khái niệm của một thời đại về sau này, thì rõ ràng là hết sức sai lầm. Như Charles Simeon đã viết về các lý tưởng của chức vụ truyền da95o của ông:
“Nỗ lực của tôi là nhằm rút ra từ Kinh điển những gì vốn có trong đó, chớ không phải là lao vào những gì mà tôi nghĩ là có thể đã có trong đó. Tôi có một sự ghen tị lớn trong cái đầu này; là chẳng bao giờ nói nhiều hơn hay ít hơn điều mà tôi tin rằng đó là tâm trí của Đức Thánh Linh trong khúc sách tôi đang giải nghĩa” (10).
Vậy, khi đọc Thánh Kinh, chúng ta cần luôn luôn tự hỏi: Trước giả có ý muốn nói gì ở đây? Thật ra thì ông ta muốn khẳng định điều gì? Những người nghe nguyên thủy đã hiểu điều ông ta nói như thế nào? Cách tra vấn này thường được biết dưới cái tên là phương pháp lý giải căn cứ vào “văn phạm và lịch sử” J.Gresham Machen đã mô tả nó rất đúng là:
“Phương pháp khoa học lịch sử trong việc lý giải Thánh Kinh đòi hỏi các trước giả Thánh Kinh phải được cho phép tự mình nói lên. Cách đây một thế hệ hay hơn thế chút ít, nét đặc trưng của phương pháp khoa học này đã được đề cao về phẩm giá ngang hàng với một nguyên tắc và được tôn trọng bằng một cái tên khá dài. Nó đã được gọi là ‘phương pháp giải kinh theo văn phạm và lịch sử’. Khái niệm cơ bản của phương pháp này, là người sinh viên hiện đại phải phân biệt rõ ràng giữa điều đáng lẽ mình phải nói, với điều mình muốn đáng lẽ trước giả Thánh Kinh phải nói, và những gì trước giả đã thật sự nói”.
Trong khi chúng ta tìm cách tự đưa mình trở lại với tâm tư và thời đại của trước giả, để lắng nghe những lời ông ta nói dường như chúng ta đang có mặt giữa vòng những người đọc sách của ông ta lần đầu tiên, chúng ta sẽ cần nhất là phải xét đến hoàn cảnh tình hình, bút pháp và ngôn ngữ mà ông ta đã viết.
Thứ nhất là hoàn cảnh tình hình. Chức năng thích đáng của ngành phê bình văn ọhc và lịch sử là tái lập cách dàn dựng kịch bản của một quyển sách liên hệ trong Thánh Kinh. Ai đã viết ra và viết cho ai? Trong hoàn cảnh tình hình nào? Vì lý do gì? Chẳng hạn hằng loạt tia sáng có thể được soi rọi vào trong văn bản của các sách tiên tri của Cựu Ước nếu chúng ta có thể đặt chúng vào đúng trong câu chuyện về dân Y-sơ-ra-ên. Cùng một sự việc như thế cũng nghiệm đúng với các thư tín trong Tân Ước và câu chuyện của Hội Thánh nguyên thủy như Lu-ca đã kể lại trong sách Công vụ, mà nhất là trong các vòng lưu hành truyền giáo của Phao-lô. Thí dụ Bức Thư của Phao-lô gởi người Phi-líp trở thành một tài liệu của một con người nhiều hơn, nếu một mặt chúng ta có thể vẽ lại bức tranh của tác giả trong tình trạng bị quản thúc tại gia tại Rô-ma (hay cũng có thể là tại Ê-phê-sô) và mặt khác là của bà Ly-đi, của người giám ngục và của cô gái nô lệ (mà việ căn năn quy đạo đã được mô tả trong Cong Cv 16:1-40) vốn có mặt trong số các độc giả đầu tiên.
Xét kỹ bối cảnh lịch sử của các bức thư của hai sứ đồ Phao-lô và Gia-cơ chắc đã bảo vệ được cho Luther khỏi nhận thấy là chúng mâu thuẫn nhau, và khỏi chối bỏ bức thư của Gia-cơ như chỉ được tạo thành toàn bằng “rơm rác”. Quả thật là Phao-lô đã tuyên bố rằng một người “được xưng công bình (là) bởi đức tin chớ không bởi việc làm” và viện dẫn Áp-ra-ham làm thí dụ (RoRm 3:28; 4:1-3) trong khi Gia-cơ cũng viện dẫn Áp-ra-ham làm thí dụ (Gia Gc 2:21-24. Nhưng lập trường của hai vị vốn không phải là không thể hoà giải với nhau. Phao-lô đang hướng về số người theo luật pháp của chủ nghĩa tin rằng người ta sở dĩ được cứu rỗi là nhờ việc làm, trong khi Gia-cơ lại hướng về số người ngoan đạo, tin rằng người ta được cứu là nhờ theo chính thống giáo. Cả hai vị đều tin rằng người ta được cứu là bởi đức tin, và đức tin cứu rỗi người ta biểu hiện bằng việc lành. Tuy nhiên, tuỳ theo hoàn cảnh tình hình tự nhiên của mỗi người. Phao-lô phải nhấn mạnh trên đức tin do việc làm mà ra, còn Gia-cơ lại nhấn mạnh trên việc làm nảy sinh từ đức tin.
Thứ hai, là bút pháp. Điều quan trọng là cần lưu ý đến thể loại văn chương của từgn quyển sách trong Thánh Kinh. Chẳng hay nó là văn xuôi hay thi ca, là sách trần thuật lịch sử hay văn chương minh triết? Nó là sách luật, sách tiên tri, sách Thi Thiên hay Khải Huyền? Nó là một vở tuồng, hay một bức thư, hay rõ ràng là một hình thức nhận định mà Cơ Đốc giáo gọi là một “Sách Phúc Âm”, tức là một bộ sưu tập những lời nói và việ clàm của Giê-xu để làm chứng cho Ngài? Cách chúng ta lý giải đều minh đọc, cũng chẳng kém gì việc chúng ta hiểu nó theo nghĩa đen hãy nghĩa bóng, sẽ tuỳ thuộc phần lớn vào phần hình thức và bút pháp của quyển sách.
Thứ ba là ngôn ngữ. Tiếng nói của loài người vốn là một thực thể sinh động, luôn luôn thay đổi. Ý nghĩa của các từ ngữ biến đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Chúng ta không thể đọc từ “yêu” trong Kinh điển, và tức khắc cho rằng mình hiểu rõ nó có ý nói gì. Trong Tân Ước có đến bốn từ ngữ Hy văn khác nhau, tất cả đều được dịch ra là “yêu” trong Anh văn. Nhưng mỗi chữ đều có nghĩa phân hiệt, chỉ có một từ là diễn tả điều mà các Cơ Đốc nhân ngụ ý khi nói về tình yêu, hoàn toàn khác xa với sự luyến ái của các tạp chí ướt át của thế kẻ thứ hai mươi.
Qua nhiều thế kỷ, các học giả vẫn chưa nhận ra được loại Hy văn cổ điển cũng chẳng phải là Hy văn hiện đại. Một số người nghĩ rằng nó vốn được tạo ra đặc biệt, chỉ nhằm vào chủ đích viết Tân Ước mà thôi. Thậm chí họ còn gọi đó là “ngôn ngữ của Đức Thánh Linh”. Nhưng đến gần cuối thể kỷ trứơc, trong vùng đất cát khô cằn của Ai Cập, các nhà khảo cổ học bắt đầu phát giác được một số nhiều các cuộc sách cổ bằng chỉ thảo. Phần lớn chúng thuộc vào số tài liệu về đời thường, chẳng có giá trị gì về phương diện văn chương. Nhiều tài liệu vốn từ các giỏ giấy vứt đi của các văn phòng ghi chép công cộng, mà nội dung bị đem chất đống tại các bãi rác địa phương. Nhưng Hy văn của chúng (hay ngôn ngữ thông dụng hằng ngày gọi là Koinè) được nhận thấy một phần lớn rất giống với Hy văn của Tân Ước. Thế là từ đó, ý nghĩa của các từ ngữ Hy văn trong Tân Ước được tìm hiểu căn cứ vào một bối cảnh không phải chỉ là Hy văn hay Hy Bá lai văn cổ điển mà thôi, mà cả trên loại ngôn ngữ thông dụng ngoài đời của thời đại. Tôi chỉ xin nêu ra một thí dụ mà thôi.
Trong hai bức thư gởi người Tê-sa-lô-ni-ca của Phao-lô , ông đề cập nhiều lần đến những người mà ông mô tả là ataktos. trong Hi văn cổ điển từ ngữ này thường được dùng để chỉ các binh sĩ đào ngũ của một đạo quân đang tan rã. Cho nên ản Authorized Version dịch từ ngữ nấy là “vô trật tự”, và ai cũng cho rằng trong Hội Thánh Tê-sa-lô-ni-ca có một nhóm người vô kỷ luật thuộc một loại nào đấy. Nhưng người ta phát giác ra hai hoặc ba tờ hợp đồng nhận người học việc trong đống chỉ thảo bị vứt đi kia ghi rằng nếu cậu bỏ trốn việ chay nghỉ quá hạn số ngày được phép nghỉ hằng năm, thì số thì giờ thất thoát kia phải được đền bù. Mà từ ngữ chỉ “trốn việc” là ataktos, hay đúng hơn là động từ bà con với nó vốn có nghĩa ấy. Cho nên bản New International Version không dịch nó ra là “vô trật tự” nữa, mà là “ở dưng”. Dường như rất có thể là một số Cơ Đốc nhân người Tê-sa-lô-ni-ca, do tin rằng gnày Chúa trở lại đã gần kề, nên đã trốn việc. phao-lô đã truyền cho số các Cơ Đốc nhân ăn không ngồi rồi đó phải nghĩ đến công tác của họ, phải tự tay mình làm việc để tự mưu sinh, và thêm rằng nếu người nào không chịu lao động thì cũng chẳng nên ăn nữa (ITe1Tx 4:11; 5:14; IITe 2Tx 3:6-12).
Thêm vào với tình hình hoàn cảnh, bút pháp và ngôn ngữ, còn có vấn đề tối quan trọng của văn hoá nữa. Vì lời mạc khải của Đức Chúa Trời được ban cho trong một hoàn cảnh lịch sử và địa lý cá biệt, đều đó có nghĩa là nó cũng có một bối cảnh văn hoá riêng biệt nữa. Mà các tập quán xã hội cấu thành bối cảnh của một số lời chỉ giáo trong Thánh Kinh đều hoàn toàn xa lạ với các tập quán của thời đại chúng ta. Thế thì, phải chăng chúng ta nên khước từ lời chỉ giáo đó vì niên đại văn hoá của nó? Hay chúng ta phải theo đối cực kia, là phải cố tìm cách đưa cả lời giáo huấn lẫn bối cảnh của nó vào, với cùng một giá trị “vĩnh cửu” như thế? Cả hai giải pháp trên đều dường như không phải là phương pháp phải lẽ để trốn thoát nan đề. Phương pháp thứ ba và hay nhất là chấp nhận chính lời giáo huấn ấy như có tính cách bó buộc vĩnh viễn, nhưng phải “phiên dịch” nó lại theo chữ nghĩa của nền văn hoá đương đại. Chẳng hạn như Chúa Giê-xu từng truyền dạy các môn đệ Ngài phải rửa chân lẫn cho nhau như một dấu hiệu của tình yêu mến lẫn nhau là phải biết tự hạ mình để phục vụ (GiGa 13:12-17), và hai sứ đồ Phao-lô và Phi-e-rơ thì truyền dạy các độc giả của hai vị là khi gặp nhau, hãy chào hỏi nhau bằng cái hôn thánh hay cái hôn của tình yêu thương (RoRm 16:16; IICo 2Cr 13:12; ITe1Tx 5:26; IPhi 1Pr 5:14). Chúng ta không được quyền tự do bác bỏ các lệnh truyền này nhưng cũng không nên dành cho chúng một thái độ tuân thủ quá rộng rãi theo nghĩa đen. Vì hiện nay (ít nhất cũng là bên phương Tây) chúng ta không còn phải đi bộ trên nhưng con đường đất chỉ với một đôi dép, cũng chẳng cần phải có người rửa chân cho. Còn tập quán đi một vòng để hơn tất cả mọi người trước công chúng cũng không còn nữa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể và cần phải vâng theo lệnh truyền đó của Chúa Cứu Thế bằng những hình thức hạ mình phục vụ khác, và vâng theo mệnh lệnh của các vị sứ đồ bằng cách “bát tay với mọi người một lượt”, như J.B.Phillips đã diễn ý rất hay là cái hôn hoà bình.
Một thí dụ càng khó khăn hơn về mối căng thẳng giữa phần giá trị vững cửu với nền văn hoá đã lỗi thời, liên quan đến địa vị, cách ăn ở ứng xử và ăn mặc của phụ nữ. Chúng ta có phải duy trì mọi chi tiết của Thánh Kinh đã đòi ỏhi, hay phải bắt thăm - theo nhiều tiếng nói trong “phong trào giải phóng phụ nữ”? Một lần nữa, đây dường như một giải pháp trung dung cũng là khôn ngoan hơn. Hãy xét vấn đề phụ nữ che mặt màPhao-lô đã dành nửa chương trong thư Cô-rinh-tô thứ nhất (11). Ông đã nhấn mạnh một phụ nữ cầu nguyện hay nói tiên tri trước công chúng mà không trùm đầu lại là một việc làm đáng khinh dể, thậm chí còn bị cho là ô nhục nữa. Ông nại đến lý trí, lẽ tự nhiên, tập quán truyền đạo và chính uy quyền sứ đồ của mình để hậu thuẫn cho lời truyền dạy của ông. Thế phải làm sao trong vấn đề này? Có lẽ phản ứng phổ biến và “trên bề mặt” nhất, là cho rằng điều đòi hỏi của vị sứ đồ đã được đáp ứng nếu các phụ nữ đội mũ tại nhà thờ. Nhưng những tấm màu phương Tây và những chiếc nón phương Đông hoàn toàn khác nhau, cả về phương idện thần học lẫn văn hoá! Một trong những câu quan trọng của luận cứ của Phao-lô được đưa ra trong câu 10, chỗ mà khi đề cập bổn phận của một phụ nữ là “phải có dấu hiệu trên đầu” thì thật ra là ông có ý muốn viết ra phụ nữ phải đội “uy quyền” ở trên đầu (ghi chú bên lề bản RSV). Đây mới chính là luận điểm của ông. Thời bấy giờ, tấmmàn mà một phụ nữ mang là một biểu tượng của uy quyền người chồng trên người phụ nữ ấy. Chẳng những chiếc nón của người phụ nữ ngày nay không hề có ý nghĩa đó, mà một vài kiểu thời trang hiện đại dường như còn hiểu trong sự kiện trái hẳn lại - đó là quyền tự do, chớ không phải là sự đầu phục! Điều có giá trị vĩnh cửu trong lời truyền dạy của Phao-lô là uy quyền của người chông, vì ông đặt nó trên cơ sở là các chân lý thần học bất biến liên quan đến công cuộc sáng tạo. Điều lỗi thời về phương diện văn hoá là tấm màn. Chúng ta phải tìm những tập quán xã hội khác, diễnt ả việc người vợ chấp nhận uy quyền mà Đức Chúa Trời đã ban cho người chồng.
Thêm vào đó, chúng ta phải hết sức thậnt rọng trong cách lý giải “uy quyền” của người chồng. Từ ngữ này không hề đồng nghĩa với “độc tài độc đoán”. Nó cũng không thể được dùng để diễn tả bất cứ “địa vị cao hơn” nào của người đàn ông, hay một địa vị “thấp hơn” nào của người đàn bà. Phao-lô nhấn mạnh rằng “trong Đấng Christ chẳng có đàn ôntg hay đàn bà” (GaGl 3:28). Ông cũng từng rút ra một điểmt ương tự giữa mối liên hệ vợ chồng trong hôn nhân, với mối liên hệ giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con trong Ba ngôi Đức Chúa Trời (ICo1Cr 11:3). Điều này gợi ý rằng việc người chồng “làm đầu” vợ không phải là không thể hoà giải được với sự bình đẳng giữa họ, cũng chẳng khác chi việc Đức Chúa Cha “làm đầu” của Đức Chúa Con. Có lẽ uy quyền của người chồng phải được hiểu là về phương diện trách nhiệm hơn là về phương diện uy quyền là trách nhiệm phải yêu thương chăm sóc vợ mình.
Điều thiết yếu cần thừa nhận là chủ đích của việc chuyển đổi văn hoá (thói quen chuyển lời truyền dạy của Kinh điển từ một nền văn hoá này sang một nền văn hoá khác) vốn không phải là nhằm tránh phải vâng lời, mà đúng hơn là nhằm bảo đảm cho việc ấy, bằng cách biến nó trở thành đương đâi. Nếu từ trước cho đến đây tôi đã chú trọng vào công tác “giải kinh” nghĩa là về cách làm sáng tỏ nguyên nghĩa của từng van bản trong Thánh Kinh, thì chỉ vì đó là phần mở đầu cần thiết để đặt câu hỏi tiếp theo: văn bản ấy nói gì với chúng ta ngày nay, với chính thế hệ và nền văn hoá của chúng ta, hay (đúng hơn) là Đức Chúa rời muốn phán dạy gì cho chúng ta qua đó? Công lao quan trọng của điều được gọi là “tuyên đạo pháp mới” ấy là nó nhằm nhấn mạnh vào điểm này. Bạn cần nhớ là lắm khi, nó lại đi quá xa. Các đề xuất cực đoan hơn của nó dạy rằng ý nghĩa duy nhất của một văn bản chỉ là điều nó có ý nghĩa cho tôi mà thôi. Đây là điều phi lý. Một văn bản không thể có một ý nghĩa nào đại khái khác với ý nghĩa của nó đối với trứơc giả và các độc giả nguyên thủy của nó. Rêu rao như trên có thể bị sa vào vùng cát lún của chủ quan tính. Ngoài ra, mọi bông hao bị cắt khỏi phần gốc rễ của nó đều bị bắt buộc phải héo và chết đi. Tuy nhiên, còn có cái nguy cơ trái hẳn lại là xét nét quá tỉ mỉ một văn bản để rồi xem nó như xa lạ, chẳng có điều gì để nói với tôi cả. Làm như thế làm sao vào tính khách quan vô trách nhiệm. Phương pháp thứ ba và là phải lẽ, là kết hợp cái lịch sử với cái đương đại, liên kết quá khứ với hiện tại. Chỉ quan tâm đến phần cổ xưa của văn bản mà không ứng dụng nó cho thời hiện đại, là thủ cựu; còn chỉ tìm một thông điệp sinh động mà không vật lộn với nguyên nghĩa là hiện sinh chủ nghĩa. Cả phần ý nghĩa lẫn bức thông điệp đều phải buộc chung lại với nhau. Hơn nữa, trong việc vượt quá phần ý nghĩa để chỉ đến với phần thông điệp mà thôi, chúng ta phải sẵn sàng để cho văn bản xâm nhập các tuyến phòng thủ của ta, thách thức các định đề của ta, khuấy rối thói tự phụ tự mãn của ta, và phê phán các thoả hiệp của chúng ta. Nói khác đi, nếu chúng ta đến với Kinh điển bằng định kiến đã có sẵn, thi có lẽ tất cả những gì có thể nghe được sẽ chỉ là những tiếng vang vọng bảo đảm cho chính thành kiến của chúng ta mà thôi.
Ý nghĩa tổng quát
Thứ ba, chúng ta phải đi tìm ý nghĩa tổng quát Kinh điển. Đây là nguyên tắc hài hoà.
Theo quan điểm của loài người, thì Thánh Kinh là một bộ sách tổng hợp gồm đủ hạng người đóng góp vào. Tuy nhiên, theo quan điểm của Đức Chúa Trời, thì toàn bộ ThánhnKinh cỉh tách ra từ một tâm trí mà thôi. Nó là lời của Đức Chúa Trời, diễn tả tâm trí của Đức Chúa Trời, do đó, có một sự thống nhất hữu cơ. Vì lý do này, chúng ta phải tiếp cận Kinh điển với niềm tin quyết rằng Đức Chúa Trời đã truyền phán, và khi truyền phán như thế, thì Ngài đã không hề tự mâu thuẫn.
Sir Charles Odges, trong tác phẩm đã đề cập trứơc đây, có đưa ra quy luật thứ bảy của ông để lý giải các tài liệu pháp lý, là “hành vi ấy phải được xây dựng như một toàn thể”. Ông nói tiếp: “Hành vi ấy phải được đọc và lý giải như một toàn thể để lọc ra ý nghĩa của bất luận một từ gnữ cá biệt nào… Mỗi một phần của hành vi ấy phải được đối chiếu với các phần khác và phải từ đó họp thành một ý nghĩa đồng nhất và chung nhất nếu có thể làm được… Lời lẽ của từng câu phải được lý giải sao cho tất cả đều hài hoà với những gì mà hành vi ấy đã cung cấp, nếu muốn cho cách lý giải ấy không vi phạm đến ý nghĩa tự nhiên có thể có của chúng” (12).
Với các tài liệu pháp lý thể nào, thì với văn bản Thánh Kinh cũng thế; chúng ta phải tìm cách giải quyết những điểm có vẻ như trái ngược nhau để lý giải Kinh điển như một toàn thể hài hoà. Điều này sẽ dẫn chúng ta đến chỗ lý giải Kinh điển bằng Kinh điển, nhất là giải điều tối nghĩa bằng những gì đã rõ ràng, và chẳng bao giờ “giải nghĩa một chỗ trong Kinh điển mâu thuẫn với một chỗ khác” (13).
Đây là luận cứ mà John Knock đã nêu ra với Nữ hoàng Mary xứ Tô Cách Lan. Trong một cuộc tranh luận riêng với nữ hoàng tại Edinburgh năm 1561, ông khẳng định rằng Giáo hội La Mã (mà nữ ohàng bảo rằng bà sẽ bảo vệ như Giáo hội chân chính của Đức Chúa Trời) đã đi lệch khỏi tính cách thuần khiết tôn giáo mà các sứ đồ truyền dạy. Ông thêm rằng bảo thân Nữ hoàng cũng chỉ có rất ít quyền được hiểu biết, vì nữ hoàng chẳng được hép nghe những vị giáo sư nào khác ngoài các vị giáo sư mà giáo ohàng và các Hồng y của Giáo hoàng cho phép. Nghe như thế, nữ hoàng đã nói:
“Ông lý giải Kinh điển một đàng, còn họ lại lý giải một nẻo, vậy tôi biết phải nghe ai đây và ai sẽ phán xét?”
John Knox đáp:
“Hãy tin Đức Chúa Trời, tin điều đã được truyền phán rõ ràng trong lời Ngài; và hơn cả là điều mà Lời Chúa dạy cho bệ hạ; bệ hã sẽ chẳng tin cả người này lẫn người kia. Lời Chúa tự nó đã rõ ràng rồi, và nếu có một điểm tối nghĩa ở một chỗ nào đó, thì Đức Thánh Linh là Đấng chẳng bao giờ tự mâu thuẫn, sẽ giải thích nó rõ ràng hơn ở những chỗ khác” (14).
Do đó, chúng ta có thể nói rằng mọi văn bản trong Kinh điển đều có đến ai bối cảnh, vừa lịch sử vừa ở trong Kinh điển. Bối cảnh trong lịch sử là hàon cảnh trong đó nó đã được viết ra. Văn cảnh trong Kinh điển là chỗ nó được tìmt hấy. Cho nên mỗi văn bản đều phải được hiểu trên cơ sở cả hai bối cảnh lịch sử và trong Kinh điển. Trên đây là các nguyên tắc lý giải thứ hai và thứ ba của chúng tôi theo thứ tự tương ứng, các nguyên tắc về lịch sử và về hài hoà.
Hơn nữa, văn cảnh trong Kinh điển của tất cả các văn bản đều vừa cận tiếp (phân đoạn, chương và sách mà nó nằm trong đó) vừa xa xôi (sự mạc khải toàn diện của bộ Thánh Kinh).
Các văn cảnh cận tiếp là rõ ràng nhất. Tách rời một văn bản khỏi văn cảnh của nó là một thái độ “cướp bóc” không có gì bào chữa được, thế nhưng nhiều nhà truyền đạo vẫn từng kể lại những câu chuyệnđáng ghê tởm như thế. Trong lời chỉ giáo của Chúa Giê-xu về trách nhiệm của chi hội địa phương phải sửa trị một kẻ phạm tội mà không chịu ăn năn thống hối, Chúa Giê-xu phán: “Nếu người không chịu nghe Hội Thánh, thì hãy coi người như kẻ ngoại…” nghĩa là hãy dứt phép thông công người ấy (Mat Mt 18:17). Nhưng trong phong trào phát hành truyền đơn tìm cách phục hồi uy quyền “Công giáo” trên Giáo hội Anh quốc, những kẻ theo phong trào ấy thường giảng về chữ “Nghe Hội Thánh” câu ấy đã khiêu khích Tổng Giám mục Whately phải đáp lời bằng một bài giảng cũng trên cơ sở là văn bản bị cắt xén ấy “nếu người không chịu nghe Hội Thánh, hãy coi người…”.
Có lẽ lối gian lận là khai thác một sự kết hợp chữ nghĩa mà chẳng tôn trọng ý nghĩa đích thực của chúng trong văn cảnh như thể vốn quá tàn nhẫn nên tương đối cũng hiếm thấy. Thế nhưng bản thân tôi đã vô cùng bối rối khi thấy Hội đồng các Giáo hội Thế giới đáng lẽ phải biết rõ hơn điều đó - lại dùng những lời lẽ quan trọng của Đức Chúa trời trong KhKh 21:5 để làm “câu gốc” cho kỳ Đại hội thứ Tư của tổ chức ấy tại Uppsala năm 1967: “Này ta làm mới lại hết thảy mọi sự”, tại chỗ mà câu ấy ứng dụng cho việc Ngài sẽ làm khi cuối cùng, Ngài sẽ tạo nên một trời mới và một đất mới, thế nhưng lại được đem ra áp dụng không thể quan niệm lá có thể được biện minh bằng bất cứ lý do gì, cho các phong trào nổi dậy nhằm mục đích chính trị và xã hội hiện nay.
Theo một vài phương diện thì thậm chí điều còn quan trọng hơn nữa, là chúng ta phải học tập để nhìn Thánh Kinh như một toàn thể, và để đọc mỗi văn bản dưới sự soi sáng của toàn bộ sách ấy. Tôi xin nêu ra một vài thí dụ cho điều tôi muốn nói.
Trong chương 3, tôi đã hứa là sẽ nói thêm đôi điều về các chương đầu của Sáng Thế ký. Có lẽ các chương ấy đặc biệt dễ bị hiểu lầm khi chúng bị cô lập hoá đối với phần còn lại của Kinh điển. Lập trường của riêng tôi là chấp nhận sử tính của ông A-đam và bà Ê-va, nhưng vẫn là “bất khả tri luận” với một số chi tiết như bản tính chính xác của cây sự sống và của con rắn. Tuy nhiên, đó không hề là độc đoán hay bất nhất, vì tôi có các lý do trong Thánh Kinh cho cả hai. Việc ông A-đam và bà Ê-va là người thật (theo nghĩa đen) dường như đã được RoRm 5:12-21 cho thấy hết sức rõ ràng - đó là chỗ mà Phao-lô đã cố ý rút ra một nét tương phản giữa sự không vâng lời của A-đam, bởi đó mà tội lỗi và sự chết đã vào trong thế gian, với sự vâng lời của Chúa Cứu Thế là Đấng đã đem đến sự cứu rỗi và sự sống. Cách suy luận loại suy này sẽ là vô nghĩa nếu hành động của A-đam không phải là một biến cố lịch sử y như hành động vâng lời của Chúa Cứu Thế. Nhưng về con rắn và cây sự sống, cả hai đều tái xuất hiện trong sách Khải Huyền, chỗ mà rõ ràng là chúng có tính cách biểu tượng, con rắn tiêu biểu cho Sa-tan, còn cây sự sống chỉ sự sống đời đời. Cho nên tôi đã có lý do ngay trong Thánh Kinh (Tân Ước) để tin rằng A-đam và Ê-va là những nhân vật lịch sử, mà tôi cũng có lý do ngay trong Thánh Kinh để cho rằng con rắn và cây sự sống trong tuyện tích ấy, có thể có nghĩa bóng theo một vài phương diện nào đó.
Một số độc giả khó chịu với khái niệm rằng Sáng Thế ký đoạn 3 có thể có một yếu tố theo nghĩa bóng, sẽ cho rằng gợi ý của tôi là sai lầm, ít nhất cũng vì hai lý do. Một là, thắc mắc đặt vấn đề đối với bản tính theo nghĩa đen của con rắn mà cây sự sống trong Sáng Thế ký trên cơ sở là sự xuất hiện theo nghĩa biểu tượng của chúng trong sách Khải Huyền là lẫn lộn giữa hai thể loại văn chương phân biệt. họ bảo Sáng Thế ký thuộc thể văn thuật sự, còn Khải Huyền thuộc thể văn Khải Huyền. hai là, nó mở ra một cánh cửa quá rộng: phải chăng giờ đây, chúng ta có thể lý luận rằng tất cả những câu trong Cựu Ước đề cập những con rắn và các loại cây đều phải hiểu theo nghĩa bóng, và thậm chí cả các câu đề cập Giê-ru-sa-lem nữa cũng phải được hiểu như thế, vì nó cũng tái xuất hiện trong sách Khải Huyền theo nghĩa biểu tượng? Nhưng không phải là như thế; luận cứ của tôi không thể bị bác bỏ quá dễ dàng như vậy. Giê-ru-sa-lem của Cựu Ước rõ ràng là một thành phố theo nghĩa đen, và một số nhiều chỗ khác nữa trong Cựu Ước đề cập rắn và cây cũng đều rõ ràng là theo nghĩa đen.Chẳng có ai trong chúng ta gặp khó khăn gì với chúng cả. Tuy nhiên, trong Sáng Thế ký đoạn 2 và 3, chính văn bản đã tự thắc mắc đặt vấn đề cho tâmt rí của tất cả những người đọc. Chắc chắn con rắn ở đây không phải là con rắn bình thường, vì chẳng những nó biết nói mà còn thật sự quyết tâm lừa gạt ông A-đam và bà Ê-va làm trái với lời phán dạy của Đức Chúa Trời và bôi nhọ thiện tính của Ngài. Còn về các cây, tuy tất cả các cây khác trong Cựu Ước đều dễ dàng được nhận ra (cây sồi; cây bá hương, cây sung, cây hồi, cây ô-liu, v.v..) nhưng trong chúng ta, có ai là người từng thấy trong các khu rừng hay trong vườn của mình một “cây sự sống” hay “cây biết điều thiện và điều ác” hay không? Thế thì chúng là gì? Động vật học không thể nhận diện được con rắn đó, thực vật học cũng không thể nhận diện được hai loại cây ấy. Chính khi các vấn đề nát óc ấy nảy sinh trong tâm trí chúng ta về con rắn và các thứ cây đặc thù ấy - thì những câu đề cập thêm về chúng trong sách Khải Huyền mới trở thành hữu ích để giúp đỡ cho chúng ta.
Bây giờ, tôi xin đưa ra một thí dụ khác về sự cần thiết phải để cho Kinh điển tự lý giải Kinh điển. Hồi tôi còn là một sinh viên Đại học Cambridge chưa tốt nghiệp, tôi nhớ là mình đã rất thắc mắc về câu chép rằng mười điều răn đã được các ngón tay của Đức Chúa Trời viết trên hai tấm bảng bằng đá (XuXh 31:18; PhuDnl 9:10). Tôi có bị bắt buộc phải hiểu nó theo nghĩa đen hay không? Phải chăng quả thật ngón tay của Đức Chúa Trời đã hiện ra, và dù sao thì cũng đã viết các mẫu tự Hy Bá lai đó lên một tấm bảng bằng đá? Chắc chắn là không thể nào có được, vì “những ngón tay của bàn tay người hiện ra, viết trên tường cung vua, đối ngay chỗ để chơn đèn” trong trường hợp của Bên-xát-sa, thông báo định mệnh đã gần kề của vua ấy (DaDn 5:5,24-28). Nhưng bây giờ thì tôi không chắc là chúng ta lại nghĩ là mình phải hiểu câu viết về ngón tay của Đức Chúa Trời viết trên các bảng luật pháp là theo nghĩa đen. Vì bây giờ thì tôi đọc Thánh Kinh kỹ hơn, và tôi đã nhiều lần gặp các câu đề cập các ngón tay của Đức Chúa Trời; tất cả đều theo nghĩa bóng. Chẳng hạn như Đa-vít đề cập các từng trời là công việc của các ngón tay của Đức Chúa Trời (Thi Tv 8:3). Rồi sau tai vạ muỗi đốt loài người và súc vật, các thuật sĩ Ai Cập đã tâu với Pha-ra-ôn “Ấy là ngón tay của Đức Chúa Trời”; và sau khi Chúa Giê-xu bắt đầu đuổi các quỉ, Ngài tuyên bố là mình đã làm việc đó “cậy ngón tay của Đức Chúa Trời” (XuXh 8:19; LuLc 11:20). Vậy, nếu những câu đề cập ngón tay của Đức Chúa Trời viết luật pháp có thể xem là giống như các câu khác tương tự như thế, thì dường như “ngón tay của Đức Chúa Trời” là một cách nói trong Thánh Kinh chỉ sự can thiệp trực tiếp của Đức Chúa Trời hoặc là trong công trình sáng tạo (các từng trời) trong lời mạc khải (luật pháp), trong việc trừng phạt (các tai vạ), và trong sự cứu rỗi (đuổi quỉ). Cách lý giải như thế rất phù hợp với nguyên tắc hài hoà.
Một thí dụ khác nữa về tầm quan trọng của việc phải xét từng phần của lời truyền dạy của Đức Chúa Trời về một chủ đề nào đó căn cứ vào toàn thể lời truyền dạy ấy, là sự tái lâm của Chúa Cứu Thế. Thật là dễ (và nguy hiểm) để ta chọn trong số nhiều văn bản để từ đó xây dựng thành giáo lý. Chẳng hạn như có một số các khúc sách cho thấy là Chúa Cứu Thế sẽ đích thân trở lại và mọi người đều sẽ nhìn thấy Ngài - tất nhiên là Ngài sẽ trở lại “theo như cách” Ngài đã ra đi (Cong Cv 1:11). Nhưng trước khi chúng ta “ép” câu này để gán cho nó cái nghĩa rằng sự tái lâm sẽ là một loại Thăng thiên đảo ngược lại, như một cuộn phim được quay cho chạy ngược, và rằng Chúa Cứu Thế sẽ đặt bàn chân Ngài tại đúng chỗ mà từ đó Ngài đã được cất lên tại núi ô-li-ve, chúng ta cần phải xét đến điều Chúa Giê-xu đã phán để phản đối những người muốn định chỗ mà Ngài sẽ trở lại:
“Ta phán cùng các ngươi, trong đêm đó, hai người nằm chung giường, một người sẽ được rứơc đi, còn một bị để lại. Vì như chớp phát ra từ phương đông, nháng đến phương tây, thì sự Con người đến sẽ cũng thể ấy” (LuLc 17:24; Mat Mt 24:27).
Một Cơ Đốc nhân thật sự tôn trọng Thánh Kinh, lo lắng để mình cứ trung thành với toàn bộ Kinh điển sẽ xét lẽ công bằng ngang nhau cho cả hai loạt những lời truyền dạy vừa kể trên. Lẽ dĩ nhiên Chúa sẽ tái lậm cũng là chính Ngài, con người của lịch sử, được mọi người nhìn thấy; nhưng sự tái lâm đó cũng sẽ là “bằng đại quyền đại vinh”, như một tia chớp trong không gian, và là một biến cố siêu nhiên, siêu vượt mà toàn thể cư dân sống trên cả hai bán cầu đều sẽ cùng được biết đồng thời với nhau.
Trong các thí dụ cuối cùng của tôi về sự cần thiết phải nhìn Kinh điển như một toàn thể, tôi muốn nói đôi điều về cả luật pháp Môi-se lẫn sự ứng nghiệm của lời tiên tri. Điều này sẽ soi sáng cho mối liên hệ giữa Cựu và Tân Ước, và cũng giống như thế với vấn đề về sự mạc khải tiệm tiến. Nguyên tắc về hài hoà không phủ nhận có sự tiến triển trong lời mạc khải của Đức Chúa Trời về chính Ngài và trong các chủ đích của Ngài, mà đúng hơn là nhấn mạnh rằng sự tiến triển đó không phải là từ chỗ sai lầm đến chân lý, mà là từ chân lý đến chân lý càng nhiều hơn.
Hãy lấy luật pháp Môi-se. Mọi người đều thừa nhận rằng trong cả Cựu lẫn Tân Ước luật pháp Môi-se đều là luật pháp của Đức Chúa Trời. Môi-se chỉ là người đứng trung gian bởi đó, Đức Chúa Trời ban bố luật pháp Ngài cho dân Ngài. Nhưng đề cập nguồn gốc của luật pháp của Đức Chúa Trời phải chăng có nghĩa là muốn nói ràng toàn bộ luật pháp ấy vẫn còn bó buộc vĩnh viễn đối với các Cơ Đốc nhân? Không đâu Luật pháp Môi-se là một bộ luật phức tạp, gồm những lời chỉ giáo về luân lý đạo đức, các quy tắc về nghi lễ và các điều lệ dân sự. Tân Ước dạy rõ ràng rằng các luật lệ về nghi lễ, thì giờ đây đã xưa cũ rồi, đền thờ, chức vụ tế lễ và các của lễ đều đã ứng nghiệm trong Chúa Cứu Thế và đã bị Ngài hủy bỏ rồi (15). Các điều luật dân sự của Môi-se vẫn còn quan trọng trong việc chỉ ra sự công chính và công lý của Đức Chúa Trời, như chẳng có giáo hội hay quốc gia dân tộc nào còn bị bắt buộc phải tuân thủ và áp dụng hiện nay. Có nhiều lý do cho việc này. Một là, bộ luật dân sự của Môi-se đã được soạn thảo cho một dân đã thuộc về Đức Chúa Trời nhớ được Ngài cứ chuộc họ vừa là một dân tộc vừa là một giáo hội đồng thời với nhau, trong khi ngày nay chẳng còn có giáo hội nàolà của cả một dân tộc hay một dân tộc nào chỉ có một tôn giáo duy nhất. Hai là, nó được áp dụng cho một dân tộc mà đời sống phải thay đổi luôn, trước hết là sống du mục rồi sau đó là một cộng đồng nông nghiệp. Tuy nhiên các luật lệ luân lý đạo đức của Môi-se đã không bị thủ tiêu. Trái lại, nó vẫn còn có hiệu lực. Sở dĩ Chúa Cứu Thế phải chịu chết, là để cho điều đòi hỏi công chính của luật pháp được ứng nghiệm (làm trọn) trong chúng ta, và để Đức Thánh Linh ghi khắc luật pháp của Đức Chúa Trời vào trong lòng của chúng ta (RoRm 8:3, 4; Gie Gr 31:33 tc IICo 2Cr 3:6-8). Điều VII trong bộ Điều lệ gồm Ba Mươi Chín điều khoản của Giáo hội Anh quốc tóm tắt những điểm phân biệt này rất hay:
“Tuy luật pháp Đức Chúa Trời ban cho Môi-se liên hệ đến các lễ lạc và nghi thức không bó buộc các Cơ Đốc nhân, cũng như những lời giáo huấn trong đó không nhất thiết phải được bất luận một cộng đồng nào thừa nhận; nhưng không vì thế mà bấ tkỳ một Cơ Đốc nhân nào lại được tự do khỏi phải tuân thủ các điều răn đã được gọi là đạo đức”.
Bây giờ chúng ta chuyển từ luật pháp sang lời tiên tri. Niềm tin lớn của các trước giả Tân Ước, là với Chúa Cứu Thế Giê-xu, những “ngày sau rốt” mà toàn bộ Cựu Ước báo trước đã đến và trong Ngài và dân Ngài nghe lời hứa quan trọng của Đức Chúa Trời đã được ứng nghiệm. Ngay cả Phao-lô đã có thể tuyên bố trước mặt Ạc-ríp-ba rằng:
“Song nhờ ơn Đức Chúa Trời bảo hộ, tôi còn sống đến ngày nay, làm chứng cho các kẻ lớn nhỏ, không nói chi khác hơn là đều các đấng tiên tri và Môi-se đã nói sẽ đến” (Cong Cv 26:22).
Đã có vài bất đồng ý kiến giữa các Cơ Đốc nhân tin Thánh Kinh, là chẳng hay chúng ta nên trông mong cho các lời hứa trong Cựu ước về tương lai của dân Y-sơ-ra-ên rồi đây sẽ đều ứng nghiệm cả, và chẳng hay quốc gia Y-sơ-ra-ên hiện đại đang chiếm xứ Thánh phải chăng ít nhât cũng là một phần ứng nghiệm của các lời hứa ấy. Chắc chắn là Đức Chúa Trời đã có một tương lai sáng lạn cho dân Do Thái đã được Phao-lô nêu lên theo nghĩa bóng, là việc tháp trở vào cíhnh gốc ô-li-ve của họ những nhánh ô-li-ve tự nhiên của nó đã bị cất đi (RoRm 11:13-27). Nhưng trong Tân Ước, đã không thấy có chỗ nào đề cập việc dân Do Thái sẽ trở về đất hứa theo nghĩa đen. Điểm nhấn mạnh áp đảo trong Tân Ước, là hiện nay, Hội Thánh của Chúa Cứu Thế là dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời”, là “những kẻ chịu cắt bì”, “một dòng giống được lựa chọn, là chức vụ tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời” (GaGl 6:16; Phi Pl 3:3; IPhi 1Pr 2:9), và rằng các lời hứa quan trọng của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham, cả cho hậu duệ lẫn cho một đất nước, đều đã được ứng nghiệm thuộc linh vào Chúa Cứu Thế và Hội Thánh Ngài.
“Vậy anh em hãy nhận biết rằng những kẻ có đức tin là con cháu thật của Áp-ra-ham… ai tin thì nấy được phước với Áp-ra-ham, là người có lòng tin.
Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã trở nên sự rủa sả vì chúng ta…. hầu cho phước lành ban cho Áp-ra-ham nhờ Đức Chúa Giê-xu Christ mà được rải khắp trên dân ngoại, lại hầu cho chúng ta cậy đức tin mà nhận lãnh Đức Thánh Linh đã hứa cho.
Nếu anh em thuộc về Đấng Christ, thì anh em là dòng dõi của Áp-ra-ham, tức là kẻ kế tự theo lời hứa” (16).
Nói chính xác hơn thì phần ứng nghiệm của lời tiên tri trong Cựu Ước thường gồm ba giai đoạn. Trước hết là phần ứng nghiệm cận tiếp hay theo nghĩa đen. Giai đoạn thứ hai trong đó chúng ta đang sống đây, là Phúc Âm hay phần ứng nghiệm thuộc linh. Rồi có ngày là đến giai đoạn thứ ba, sẽ là phần ứng nghiệm cuối cùng hay trên thiên đàng. Chẳng hạn như lời hứa cho Áp-ra-ham về một dòng dõi đông vô số đã được ứng nghiệm vào dân Y-sơ-ra-ên trong lịch sử (tc DaDn 23:10; ICo1Cr 4:20), đang ứng nghiệm vào những người ththuộc về Chúa Cứu Thế hiện nay, rồi sẽ kết thúc trên thiênđàng, vào đám “vô số người không ai đếm được” vây quanh ngôi của Đức Chúa Trời (KhKh 2:9). Rồi các nhà tiên tri Cựu Ước đã tiên báo việc xây lại đền thờ, và đã có việc tái thiết cậnt iếp và theo nghĩa đen dưới thời Xô-rô-ba-ên. Tuy nhiên, hiện nay đó là Hội Thánh của Chúa Cứu Thế, vốn là “đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em” (17) mà cũng là thân thể của từng Cơ Đốc nhân nữa (ICo1Cr 6:19, 20). Tuy nhiên, trong thành phố Giê-ru-sa-lem mới hay thành phố Giê-ru-sa-lem trên thiên đàng sẽ không có một ngôi đền thờ riêng biệt, vì Đức Chúa Trời Toàn năng và Chiên Con là ngôi đền thờ ngự trị giữa dân sự Ngài mãi mãi (KhKh 21:3, 22).
Để kết luận, tôi xin nhấn mạnh rằng ba nguyênt ắc lý giải Thánh Kinh mà chúng ta vừa khảo xét vốn không phải là độc đoán. Chúng vốn xuất phát từ chính đặc tính của Thánh Kinh với tư cách Lời thành văn của Đức Chúa Trời, và từ cá tính của Đức Chúa Trời, là Đấng đã mạc khải nó.
Sở dĩ chúng ta đi tìm ý nghĩa tự nhiên của nó, vì tin rằng ý định của Đức Chúa Trời cho sự mạc khải của Ngài là phải rõ ràng, là phần truyền thông khả dĩ dễ hiểu cho những con người bình thường. Sở dĩ chúng ta đi tìm nguyên nghĩa; vì tin rằng Đức Chúa Trời đã ngỏ lời với những người đã được nghe lần đầu tiên, và để cho các thế hệ tiếp theo đó cũng có thể tiếp thu trong phạm vi họ có thể hiểu nó về phương diện lịch sử. Sự hiểu biết của chúng ta thì có thể là đầy đủ hơn những người đã được nghe lần đầu tiên (thí dụ như những lời tiên tri của Chúa Cứu hế); nhưng về đại ý thì không thể khác hơn được.
Sở dĩ chúng ta tìm ý nghĩa tổng quát vì tin rằng Đức Chúa Trời vốn thủy chung như nhất, nên sự mạc khải của Ngài cũng trước sau như vậy.
Cho nên ba nguyên tắc (đơn giản, lịch sử và hài hoà) của chúng ta vốn nảy sinh một phần là từ bản tính của Chúa Trời, và một phần là từ bản tính của Kinh điển với tư cách một công cụ truyền thông rõ ràng, căn cứ vào lịch sử, và trước sau như một của Đức Chúa Trời cho loài người. Chúng ta đặt trước mặt chúng ta một trách nhiệm nghiêm trọng là phải có cách đối xử với Kinh điển phù hợp với quan điểm của chúng ta về bộ sách ấy.
CHÚ THÍCH
1. Như trong bản gốc
2. Hồi ức của J.J.Gurney về một buổi chiều tại Cambridge với Simeon, năm 1831, được ghi lại trong Memoirs of the Life of the Rev. Charles Simeon do William Carus biên soạn (Hatchard 1987) trang 7.
3-9. Như trong bản gốc.
10. Phần in nghiêng (gạch dưới) là của Simeon. Câu trích dận là từ một bức thư của ông gởi cho nhà xuất bản, là Mr.Holdsworth (không ghi ngày tháng, tuy có lẽ là vào năm (1832) trong Memoirs of the Life of the Rev. Charles Simeon (do William Carus biên soạn. Hatchard 1847, xuất bản lần thứ hai, trang 703.
11-13. Như trong bản gốc
14. Cuộc tranh luận được ghi lại ở gần phần bắt đầu Quyển 4 của bộ sách The History of the Reformation of the Church of Scotland của John Knocx. Bản in chưa hoàn tất năm 1587, lần xuất bản hoàn tất thứ nhất năm 1844, tr.314.
15. Xét cách dùng các từ ngữ “bóng” và “theo kiểm mẫu” trong HeDt 8:5; 9:24; 10:1 và lời bình luận Mac Mc 7:19 của nhà xuất bản
16. GaGl 3:7, 9, 13, 14, 29 tc RoRm 4:13, 16 Trong câu 13 lời hứa của Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham với dòng dõi ông là ông sẽ được thừa kế cả thế gian, tc ICo1Cr 4:23.
17. Eph Ep 2:21, 22 tc ICo1Cr 3:16. Cũng nên xét cách Gia-cơ đã thấy việc các dân ngoại được đưa vào trong Hội Thánh là ứng nghiệm một lời hứa của Đức Chúa Trời qua trung gian A-mốt, là sẽ xây lại những đống đổ nát hoang tàn của nhà tạm của Đa-vít. Cong Cv 15:13-18; AmAm 9:11, 12.


CÔNG DỤNG CỦA THÁNH KINH
Đức tin căn bản của Cơ Đốc nhân là tin quyết rằng Đức Chúa Trời của chúng ta không phải là đã chết và câm lặng, nhưng là hằng sống và luôn luôn phán dạy bằng lời nói: Ngài đã truyền dạy một bức thông điệp chính xác trong những bối cảnh lịch sử và địa lý chính xác, và đã khiến cho bức thông điệp ấy được viết ra và bảo tồn trong Thánh Kinh. Hơn nữa, như chúng ta vừa khảo xét, đã có nhiều lý do chính đáng để chấp nhận thẩm quyền của bộ Thánh Kinh và các nguyên tắc đứng đắn, thuần chánh, để hướng dẫn chúng ta trong việc lý giải bộ sách ấy.
Thế thì tại sao chúng ta lại phải phí quá nhiều thì giờ cho các vấn đề ấy? Chỉ vì một lý do đơn giản là vì Đức Chúa Trời vẫn còn truyền phán thông qua những gì Ngài đã từng truyền phán rồi đó. Những gì đã được phán dạy từ nhiều thế kỷ trước vẫn còn phù hợp hết sức sinh động cho những người nam người nữ đương đại. Thánh Kinh không phải là một cổ vật mà ngôi nhà thích hợp dành cho nó là một viện bảo tàng. Trái lại, nó là một “ngọn đèn” cho chân chúng ta, và là “ánh sáng” cho đường lối của chúng ta (Thi Tv 119:105 tc IIPhi 2Pr 1:19). Lời Đức Chúa Trời có thể “tự vấn” cho chúng ta trong tất cả những gì là rắc rối, phức tạp của đời sống hiện đại. Lời Chúa ban sự khôn ngoan và thông hiểu cho người đơn sơ chất phác (Thi Tv 119:24, 30; Thi Tv 19:7).
Nhưng việc chẳng hay chúng ta có rút ra được điều lợi ích gì từ kinh điển hay không, còn tuỳ thuộc vào cách chúng ta sử dụng nó, vào cách đáp ứng của chúng ta với bức thông điệp trong đó. Có một trong những lời phàn nàn của Đức Chúa Trời cứ được nhắc đi nhắc lại luôn trong phần ký thuật của Thánh Kinh, là thiên hã vẫn tiếp tục hướng lỗ tai điếc của họ về phía Lời Ngài. Các sứ giả của Ngài vẫn luôn luôn van nài dân Y-sơ-ra-ên rằng:
Ngày nay, nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, thì chớ cứng lòng…” (Thi Tv 95:7).
Cuối cùng tìh chỉ còn có hai thái độ có thể có được đối với Lời Đức Chúa Trời mà thôi: hoặc là tiếp nhận, hoặc là chối bỏ nó. Những người sẵn sàng tiếp thu nó đã được tả vẽ bằng những cách nói rất mạnh. Họ được bảo là “run sợ” khi nghe nó chính vì đó là lời phán của chính Đức Chúa Trời vĩ đại (EsIs 61:2, 5; Exo Er 9:4). Họ đánh giá cao nó như vàng và thích nó như mật ong (Thi Tv 19:10; 119:103, 123). Họ vui mừng vè6 nó như “kẻ cướp được nhiều chiến lợi phẩm quý giá”. Họ khát khao nó như con trẻ đói sữa (Thi Tv 119:162; IPhi 1Pr 2:2). Mặt khác, những kẻ chối bỏ nó được cho là đã bịt tai lại và chẳng chịu nghe; họ “cứng cổ” và noi theo” thói ngoan cố của tấm lòng xấu xa gian ác của họ” (chẳng hạn như Gie Gr 17:23; 18:12; 19:15). Với những người như thế thì chẳng còn thí dụ nào rõ ràng hơn là vua Giê-hô-gia-kim, kẻ mà khi cuộn sách có Lời của Đức Chúa Trời thông qua Giê-rê-mi được đem đọc cho nghe, thì trước hết, vua ấy đã lấy một dao nhỏ cắt nó ra thành mảnh vụn, rồi sa đó, còn vứt các mảnh vụn ấy vào lò lửa, cho đến khi cả cuộn sách đều bị thiêu rụi (Gie Gr 26:21-23).
Chúa Giê-xu cũng cảnh cáo những người đồng thời với Ngài tương tự như thế về cách đáp ứng của họ với lời truyền dạy của Ngài. Trong ẩn dụ người gieo giống, các loại đất mà hạt giống rơi vào đều có ý tiêu biểu cho cách tiếp thu Lời Chúa ban ra của nhiều hạng người khác nhau. Chúa Giê-xu đã nghiêm trọng nhấn mạnh rằng chúng ta sẽ chịu phán xét trong ngày sau rốt căn cứ vào lời chúng ta đã nói ra (GiGa 12:47-48). Tất cả chúng ta đều xây dựng cuộc đời mình trên một loại nền nào đó. Những ai xây trên đá tảng, thì ngôi nhà của người ấy sẽ tồn tại qua dòng bão của nghịch cảnh và của sự phán xét đó là những người chịu nghe lời truyền dạy của Chúa Cứu Thế và đem ra thực hành (Mat Mt 7:24-27).
Để bắt đầu, lắng nghe đòi hỏi phải dành thì giờ. Chúng ta có quả thật tin rằng Đức Chúa Trời từng phán dạy rằng Lời của Đức Chúa Trời đã được ghi lại trong Kinh điển, rằng trong khi chúng ta đọc bộ sách ấy, thì có thể nghe được tiếng phán của Đức Chúa Trời với chúng ta không? Thế thì, xin chúng ta chớ có phàn nàn về số thì giờ phải dành ra để lắng nghe đó. Trái lại, chúng ta sẽ muốn chống lại với tốc độ của đời sống trong thế kỷ thứ hai mươi này và phấn đấu để phục hồi phần nghệ thuật suy gẫm đã bị đánh mất. Điều Hội Thánh hiện đại đang cần không phải là việc làm quen ngẫu nhiên, trên bề mặt với Kinh điển, mà đúng hơn là phải chú ý đến lời răn bảo của Thầy và là Chúa chúng ta: “Hãy nghe kỹ đều ta sẽ nói” (LuLc 9:44).
Chẳng có bí quyết cá biệt nào về cách phải làm điều đó như thế nào cả. Đó chỉ là phải dành thì giờ, có chủ ý “vớt vát” thì giờ từ sinh hoạt bận rộn của chúng ta để cứ đảo đi đảo lại Kinh điển trong tâm trí chúng ta cho đến khi nào nó chìm sâu vào trong lòng chúng ta để điều chỉnh tất cả những gì chúng ta suy nghĩ và hành động. Chính những người chịu suy gẫm Lời Chúa ngày và đêm “như thế, mới được Ngài chúc phước cho (Thi Tv 1:1, 2; 119:97; Gios Gs 1:8).
Nếu chẳng hề có một bí quyết vào là đơn giản cả thì cũng chẳng có định luật nào là khó khăn và nhanh chóng cả. Thí dụ như thói quen dành “thì giờ yên tịnh” hằng ngày để đọc Thánh Kinh và cầu nguyện, tốt nhất và làm việc ấy trước nhất lúc sáng sớm và sau cùng trong đêm, vốn không phải là một truyền thống bất khả vi phạm. Chắc chắn là đã vượt được sự thử nghiệm của thời gian và đem nhiều lợi ích khôn tả xiết cho nhiều thế hệ Cơ Đốc nhân. Bản thân tôi đã lỗi thời đủ để cứ giữ lòng tin vào đó như một thứ kỹ luật vô cùng có giá trị. Nhưng nó vẫn còn là một truyền thống; nó đã không được Kinh điển quy định. Cho nên chúng ta không được tự do để thêm nó vào mười điều răn như một điều răn thứ mười một. Mà một thói quen như thế cũng không thể có được trước khi máy in được phát minh, và các bản dịch Thánh Kinh được dành sẵn cho mọi người với giá rẻ. Nhấn mạnh trên việc làm đó như một nếp sống cần thiết cho Cơ Đốc nhân, sẽ là đánh giá thấp triệu triệu các Cơ Đốc nhân đã sống trong mười lăm thế kỷ đầu tiên, và càng nhiều triệu người hơn nữa hiện nay, vẫn không biết được.
Giá trị quan trọng của việc suy gẫm và cầu gnuyện (dù rất ngắn ngủi) vào lúc bắt đầu của mỗi ngày, là nó chuẩn bị để chúng ta gánh vác các trách nhiệm và trực diện với các cám dỗ trong ngày. Nói nhẹ nhất thì dường như lao vào một cuộc chiến đấu mà không được vũ trang, cũng là thiếu khôn ngoan. Tuy nhiên, người mẹ phải chuẩn bị bữa điểm tâm, rồi phải lo cho người chồng đến sở làm, cho con cái đến trường học, có lẽ phải dời số thì giờ dành cho Đức Chúa Trời lại vào một lúc nào đó muộn hơn trong buổi sáng, trong khi người phải đi kiếm gạo cần rời nhà thật sớm vào buổi sáng, có lẽ thích dành chút ít thì giờ hơn vào lúc ăn trưa.
Cho dù thời dụng biểu của một ngày bận rộn có là thế nào đi chăng nữa, con số ngày càng tăng của những người chỉ làm việc năm ngày mỗi tuần phải có thể dành một thời gian dài hơn cho việc đọc Kinh Thánh và cầu nguyện vào cuối tuần lễ. Chiều Chúa Nhật rõ ràng là rất có thể, hoặc thậm chí là tối Chúa nhật nưa, vì chẳng có câu nào trong Kinh điển đòi hỏi các Cơ Đốc nhân phải đi nhóm nhà thờ hai lần ngày Chúa nhật! Hơn nữa nếu những buổi nhóm gia đình cùng tôn vinh Chúa tại nhà riêng, dù là dưới hình thức nào, thiết tưởng cũng là điều khả thi vào cuối tuần.
Tuy nhiên, không phải chỉ bằng cách đọc Kinh Thánh riêng tây hay chung cả gia đình chúng ta mới có thể nghe được Lời Chúa. Chúng ta còn có thể nghe được tiếng phán của Ngài qua các buổi học Thánh Kinh theo tổ, được tổ chức ngay tại nhà thờ địa phương hoặc một tổ chức Cơ Đốc giáo liên hiệp hoặc chúng ta tự học tại nhà riêng, mà (trên hết) là trong giờ giải nghĩa Kinh điển công cộng trong nhà thờ. Tôi mong rằng các Cơ Đốc nhân hiện đại sẽ coi trọng việc này hơn. Thật là dễ chê bài giảng từ toà giảng nhưng nói chung thì đám người ngồi trên những chiếc ghế dài trong nhà thờ vẫn có được phần chức vụ từ toà giảng mà họ có cần. Đức Chúa Trời từng phán với Giê-rê-mi:
“Trong đất này đã xảy ra sự lạ lùng đáng gớm. Những kẻ tiên tri nói tiên tri dối, các thầy tế lễ bởi đó mà cầm quyền. Dân ta đều lấy làm ưa thích” (Gie Gr 5:30, 31).
Các hội chúng phải có nhiều trách nhiệm hơn là những gì họ nhận biết trong loại chức vụ mà họ tiếp thu được. Họ phải đến nhà thờ với thái độ sẵn sàng tiếp thu và trông chờ, tốt nhất là nên mang theo bộ Thánh Kinh của mình đói khát muốn nghe điều Đức Chúa Trời có thể muốn phán dạy họ qua các bài học và bài giảng. Thiết tưởng nên có vài biện pháp để giữ lại bức thông điệp đã được nghe trong ký ức cũng là một việc làm khôn ngoan, bằng cách ghi lại văn bản Thánh Kinh trên một tấm thẻ để sau đó sẽ suy gẫm về nó suốt phần còn lại của tuần lễ. Và nếu ngôi nhà thờ mà chúng ta nhóm lại không đem đến phước hạnh cho chúng ta bằng một chức vụ giải kinh, các băng ca-xét ghi âm có thể đưa chức vụ của nhiều vị giáo sư dạy Thánh Kinh khác đến đượ rất nhiều người để từng người có thể nghe riêng hay thay những buổi nghe tập thể.
Đúng ra thì cách một Cơ Đốc nhân hay một gia đình Cơ Đốc nhân tìm phương pháp để tiếp thu bức thông điệp của Thánh Kinh không phải là vấn đề quan trọng nhất. Điều thiết yếu là bằng một cách nào đó và vào một lúc nào đó, và là đều đặn, thường xuyên, chúng ta biết học tập lắng nghe Lời Chúa để tự nuôi mình bằng cách giữ Lời ấy trong lòng mình.
Tuy nhiên, việc nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời trong và qua Lời Ngài chỉ mới là khởi điểm. Chúa Giê-xu phán cỉh “biết những sự này” thì chưa đủ; chúng ta sẽ chỉ được phước khi “làm theo” đó mà thôi (GiGa 13:17). Vì theo Tân Ước, chân lý không phải chỉ để “biết” mà thôi, nhưng là điều để “làm” (thí dụ IGi1Ga 1:6 theo nghĩa đen). Có lẽ đã chẳng có vị sứ đồ nào viết ra điều này rõ ràng hơn Gia-cơ em Chúa:
“Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình” (Gia Gc 1:22)
“Làm” theo lẽ thật (chân lý) là làm những gì chân lý dạy, là biến bức thông điệp của Thánh Kinh thành hành động. Điều này nghe thì dễ, nhưng nó có nhiều hàm ý sâu xa chỉ vì chân lý mà chúng ta phải “làm” vốn vô cùng phong phú. Tôi xin nêu ra năm phương diện của nếp sống của người “làm theo Lời (Chúa)”.
Thờ phượng
Thứ nhất là thờ phượng, việc thờ phượng là bất khả thi nếu không có sự hiểu biết chân lý. Tôi đinh ninh là Phao-lô quả có thấy một bàn thờ tại A-then trên đó có ghi “thờ Chúa không biết”. Nhưngthật là buồn cười nếu chúng ta lại tìm cách thờ lạy một vị thần ấy, thì cũng chẳng biết phải thực hiện loại thờ lạy nào mà vị ấy thích. Trái lại, ngay sau khi chúng ta bắt đầu biết được Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật thì chúng ta phải thờ phượng Ngài. Và cũng được biết Ngài nhiều hơn, ch1ng ta sẽ càng biết rõ hơn là Ngài rất xứng đáng với sự tận hiến của chúng ta. Vì thờ phượng tức là ca ngợi tán tụng danh Đức Chúa Trời, tôn vinh Ngài vì chính Ngài và vì vẻ oai nghiêm cũng như vì những công việc Ngài làm:
“Cả thảy khá ngợi khen Đức Giê-hô-va! Vì chỉ danh Ngài được tôn cao cả; Sự vinh hiển Ngài trổi cao hơn trái đất và các từng trời” (Thi Tv 148:13).
Vì thờ phượng bao giờ cũng là một đáp ứng lại với chân lý của Đức Chúa Trời mà chúng ta tri nhận, nên chính Lời Ngài (sự tự mạc khải của Ngài) mới là điều trước tiên gợi ý cho chúng ta thờ phượng Ngài. Do đó mà Thánh Kinh có một vai trò cần thiết cả trong việc thờ phượng riêng tây lẫn công cộng. Trong tất cả các buổi nhóm thờ phượng công cộng đều phải có phần đọc Kinh điển (một hoặc nhiều lần),v à một phần răn bảo hay giáo huấn căn cứ vào đó (tc NeNe 8:8; ITi1Tm 4:13). Cả hai việc này đều thiết yếu cho một buổi nhóm lại thờ phượng, chớ không hề là một sự “chen vào” không cần thiết. Cho nên những ai được đặc ân đọc các bài học trong nhà thờ phải chịu khó tìm hiểu khúc sách, còn những ai được kêu gọi truyền giảng phải tận tâm nghiên cứu cả phần Lời húa lẫn cái thế giới này của loài người để kết hợp cái này lại với cái kia. Chỉ khi nào Đức Chúa Trời phán dạy qua Lời Ngài, tự bày tỏ mình ra cho mọi người đều biết tính cách trọng đại của sự vinh hiển và ân điển Ngài, thì hội chúng mới thật sự sấp mình xuống để thờ phượng.
Cùng một nguyên tắc ấy cũng áp dụng cho giờ tĩnh tâm cá nhân. Ngoài việc hạ mình xuống cầu nguyện xin được soi sáng, chúng ta còn phải thờ phượng và cầu nguyện, sau khi đọc Thánh Kinh. Vì chính là từ trong Kinh điển, chúng ta mới học biết được là mình đang thờ phượng ai và phải cầu nguyện như thế nào cho phù hợp với ý chỉ Đức Chúa Trời (IGi1Ga 5:14; GiGa 15:7).
Ăn năn và đức tin
Dấu hiệu thứ hai của “người làm theo Lời (Chúa)” là ăn năn. Vì Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta biết chúng ta là người như thế nào còn Ngài vốn như thế nào, chỉ ra cho chúng ta biết tội lỗi mình, nên cũng kêu gọi chúng ta phải xưng chúng ra và từ bỏ chúng. Có nhiều câu chuyện so sánh khắc như hoạ trong Kinh điển đã nêu rõ vấn đề này. Lời Chúa ví như một tấm gương, chỉ cho chúng ta biết mình ra thể nào (Gia Gc 1:23-25), như một lưỡi gươm đâm thấu vào lương tâm ý thức được là mình vốn tội lỗi của chúng ta (Eph Ep 6:17; HeDt 4:12; Cong Cv 2:37), và giống như vừa là cái búa vừa là lửa để đập vỡ và tinh luyện chúng ta (Gie Gr 23:29). Bất cứ lúc nào chúng ta đọc Kinh điển chúng ta đều nghe Đức Chúa Trời phán với mình:
“Đức Giê-hô-va vạn quân Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên phán như vầy: Nếu các ngươi sửa lại kỹ càng đường lối và việc làm của mình… Hãy tránh những việc ác khỏi trước mắt ta. Đừng làm dữ nữa, hãy học làm lành” (Gie Gr 7:3; EsIs 1:16, 17).
Đặc điểm thứ ba của “người làm theo Lời (Chúa)” là đức tin. Đức tin là một phần chính thức của đời sống Cơ Đốc nhân vì “không có đức tin thì chẳng hề có thể nào ở cho đẹp ý Ngài” (HeDt 11:6). Trong Tân Ước, các Cơ Đốc nhân thường được mô tả là tín hữu (“những kẻ tin”), nhờ “đức tin và lòng nhịn nhục mà được hưởng lời hứa” (HeDt 6:12). Nhưng đức tin rất thường bị hiểu lầm. Đó không phải là tự buộc mình phải tin vào một điều gì đó mà mình nghi ngờ là không đúng, không thật; đó là cứ tin chắc vào Đấng vốn chân thật. Đức tin không có trong hư vô hay tình trạng cô lập; nó bao giờ cũng là sự đáp ứng lại đầy tin cậy với một người dáng tin cậy.
Chúng ta chẳng bao giờ nên đặt đức tin và sự hiểu biết đối lập nhau, dường như đó là hại điều tự loại trừ lẫn nhau, vì đức tin được đặt trên nền tảng là sự hiểu biết. “Phàm ai biết danh Ngài sẽ để lòng tin cậy nơi Ngài” (Thi Tv 9:10).
Sở dĩ chúntg ta tin cậy Đức Chúa Trời là vì chúng ta biết rằng Ngài đáng tin cậy. Biết như thế nào? Vì Ngài đã tự bày tỏ mình ra cho chúng ta biết như thế. Khi chúng ta đọc thấy trong Kinh điển về cá tính và cả việc làm quyền năng của Đức Chúa Trời, về lòng thành tín của Ngài đối với giao ước của Ngài trong lịch sử dân Y-sơ-ra-ên, về “lời hứa rất quý rất lớn của Ngài” (IIPhi 2Pr 1:4), về Chúa Cứu Thế Giê-xu trong đó tất cả các lời hứa của Đức Chúa Trời đều là “phải” cả (IICo 2Cr 1:20) và về các nhân vật của đức tin vốn đều “tin chắc rằng điều chi Đức Chúa Trời đã hứa Ngài cũng có quyền làm trọn” (RoRm 4:21), thì đức tin của chúng ta được dứt dấy nuôi dưỡng và trưởng thành.
Vậy, lằm bằm rằng dường như chúng ta mắc phải căn bệnh vô tín kinh niên, hay ghen tị với người khác (“tôi muốn có được đức tin của bạn”) dường như việc chúng con thiếu đức tin cũng giống như tính khí của chúng ta, nghĩa là một điều kiện bẩm sinh không thể thay đổi được, thì chỉ là phí công vô ích mà thôi. Vì chính Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi phương tiện để tăng thêm đức tin cho chúng ta.
“Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng” (RoRm 15:4)
Vâng lời
Vâng lời là con đường thứ tư bởi đó chúng ta trở thành “kẻ làm theo Lời (Chúa)” chớ không phải chỉ biết nghe mà thôi. Thế nhưng vâng lời bao hàm thuận phục uy quyền, mà ngày nay thì việc ấy đã bị xem là lỗi thời rồi. Tuy nhiên, nếu chính Chúa Cứu Thế còn biết sống một cuộc đời khiêm hạ vâng lời Đức Chúa Trời, tuân thủ các mệnh lệnh cũng như tin vào các lời hứa trong Thánh Linh, thì chẳng có gì để nghi ngờ là chúng ta cũng phải làm như thế. Vì đầy tớ thì không thể nào hơn chủ.
Chúa Giê-xu còn đi xa hơn thế nữa. Ngài đã chỉ cho chúng ta thấy rằng, như dân Y-sơ-ra-ên đời xưa đã chứng minh tình yêu của họ đối với Đức Chúa Trời bằng việc vâng lời Ngài, thì các môn đệ Ngài là Cơ Đốc nhân cũng phải chứng minh tình yêu của mình đối với Chúa Cứu Thế bằng sự vâng lời:
Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta… Ai có các điều răn của ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến ta… Nếu ai yêu nếu ta thì vâng giữ lời ta… Còn kẻ nào chẳng yêu mến ta thì không vâng giữ lời ta” (GiGa 14:15, 21, 23, 24).
Theo tôi thì dường như chúng ta phải cùng tri ân Đức Chúa Trời hơn vì Ngài thường bày tỏ cho chúng ta biết thật rõ ràng ý chỉ Ngài về rất nhiều chủ đề trong Lời Ngài. Về chính bước đầu tiên hướng về sự thánh khiết của đời sống thì đã có một sự hiểu biết về những gì làm đẹp lòng và không đẹp lòng Đức Chúa Trời (tc ITe1Tx 4:1). Cho nên khát vọng tha thiết nhất của Cơ Đốc nhân, là “sống theo Kinh điển” (xem ICo1Cr 4:6), vì chẳng còn có cách nào khác để bết chắc chắn là mình đang sống theo ý chỉ Ngài.
Đieu này nghiệm đúng với sự công chính xã hội cũng như cá nhân. Vì ý chỉ của Đức Chúa Trời trong Lời Ngài cho người thuộc về Ngài có liên quan với cả đời sống chúng ta. Nó dạy chúng ta phải yêu mến Đức Chúa Trời, tự cai trị kiểm soát bản thân, và yêu thương phục vụ người lân cận, mà sự đòi hỏi của tình yêu thương đối với người lân cận vốn có rất nhiều và nhiều chi nhánh lan rộng ra. vì người lân cận tôi có một thân thể cũng như một linh hồn và sống theo sự sắp xếp của Đức Chúa Trời trong một cộng đồng, cho nên tôi không thể rêu rao là mình yêu thương người ấy nếu tôi chẳng thèm đếm xỉa gì đến cả phần thuộc thể lẫn sự an vui xã hội của người ấy.
Chúng ta đã thấy các nhà tiên tri Hy Bá lai rao truyền sự công chính của Đức Chúa Trời với những ứng dụng chi tiết như thế nào. Tại nhà riêng, ngoài phố chợ, tại toà án, trong nông trại - đó là những người mà sự công chính phải được thực thi. Mà hễ ở đâu thiếu nó, thì sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ giáng trên đó. Các nhà tiên tri đã không hề sợ hãi khi phải rao truyền những lời chúc dữ như sấm sét trên kẻ không sống công chính, trên con buôn lường gạt các khách hàng của mình bằng cách dùng những trái cân và những cây thước đo giả, trên người địa chủ tham lam chỉ lo xây nhà thêm nhà, mua ruộng thêm ruộng cho đến khi chẳng còn có một chỗ trống nào nữa cả, trên quan án nhận hối lộ của kẻ giàu phạm pháp để kết án người nghèo vô tội, trên người chồng khinh thường quy chế về hôn nhân và gia đình của Đức Chúa Trời bằng thói dâm ô bất trung, trên kẻ cho vay cắt cổ, thậm chí trên nhà vua áp bức bóc lột dân thay vì phải phục vụ họ. Và bằgn cách so sánh tương phản, sách Châm Ngôn chứa đầy sự khôn ngoan thực tiễn, đề cao các đức hạnh chân thật, cần mẫn, hoà hợp, khiêm hạ, trinh chánh và công bằng.
Trong những đoạn đề cập đạo đức học trong các thư tín của mình, các sứ đồ cùng nhau thận trọng trên sự công chính xã hội. Các vị tả vẽ các mối liên hệ hai chiều giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái, chủ và thợ phải như thế nào. Phao-lô vạch trần tính cách nghiêm trọng của việc các cộng đồng do tôn thờ cá nhân, kiện tụng và gian dâm vô đạo. Kẻ nói dối phải học tập để nói thật, kẻ trộm cắp phải tự lo mưu sinh để còn có thể cung cấp cho người thiếu đói nữa. Mọi cay đắng, giận dữ, gièm pha và quỉ quyệt đều phải bị từ bỏ. Các Cơ Đốc nhân phải tử tế nhu mì, nhịn nhục, khoan dung, và thậm chí phải yêu thương và phục vụ cả các kẻ thù mình (như Chúa Giê-xu đã dạy). Gia-cơ phản đối việc kỳ thị giai cấp trong mối thông công giữa các Cơ Đốc nhân với nhau, phản đối cách sử dụng cái lưỡi vô kỷ luật của chúng ta, và phản đối lòng ghen tị và tham vọng ích kỷ. Trong chương cuối cùng của thư tín của mình, ông đã có giọng điệu giống như một nhà tiên tri của thời Cựu Ước khi lên án kẻ giàu vì nếp sống xa hoa lãng phí và cách đối xử gian lận của họ với các tá điền.
Quả thật là có rất nhiều vấn đề đạo đức phức tạp trong xã hội hiện đại mà Kinh điển đã không trực tiếp đề cập. Nhưng các nguyên tắc thì đều có sẵn và chúng ta phải căn cứ vào đó để hình thành cách phán xét có trách nhiệm hay khởi nghĩa bạo động, ô nhiễm môi trường, tuyên truyền chuyện dâm ô hay sự nghèo khổ, ohặc lý thuyết chính trị và kinh tế, chúng ta đều không nênt rốn tránh phải chịu khổ nữa - để tìm cách hình thành một ý kiến của Cơ Đốc giáo theo điều kiện của Thánh Kinh.
Làm chứng
Dấu hiệu thứ năm của một Cơ Đốc nhân “làm theo Lời (Chúa)” là làm chứng. Vì chân lý không thể bị đem đi giấu hay giữ độc quyền. Nếu đôi mắt của chúng ta đã được mở ra để tiếp thu nó, chúng ta tự biết là mình bị bắt buộc phải chuyển giao nó cho người khác. Chúng ta là những người “quản trị những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời” (ICo1Cr 4:1), được Ngài phó thác các huyền nhiệm của Ngài. Chẳng những chúng ta phải làm chứng cho Chúa Cứu Thế mà mình đã được biết, mà còn không thể làm chứng trong khi thiếu sự hiểu biết đó nữa.
Hai từ ngữ “làm chứng” và “lời chứng” đã bị làm giảm giá trị rất nhiều, và nhiều khi còn bị lạm dụng để mô tả điều chẳng khác gì hơn một bài luận văn về tiểu sử tự viết liên hệ đến tôn giáo. Nhưng Cơ Đốc nhân làm chứng là làm chứng cho Chúa Cứu Thế. Và Chúa Cứu Thế mà chúng ta có trách nhiệm phải làm chứng cho Ngài đó không phải chỉ là Chúa Cứu Thế của từgn trải cá nhân của chúng ta mà thôi, nhưng là Chúa Cứu Thế của lịch sử, Chúa Cứu Thế mà các vị sứ đồ đã làm chứng. Chẳng hề có một Chúa Cứu Thế nào khác cả. Cho nên nếu Kinh điển dẫn chúng ta đến công tác làm chứng, thì công tác làm chứng đó của chúng ta cũng phải lệ thuộc vào Kinh điển.
Thế thì, Thánh Kinh có địa vị quan trọng trong đời sống một Cơ Đốc nhân. Vì sự mạc khải của Đức Chúa Trời dẫn đến việc thờ phượng, những lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời dẫn đến sự ăn năn, các lời hứa của Đức Chúa Trời dẫ đến đức tin, các mệnh lệnh của Đức Chúa Trời dẫn đến sự vâng lời, nên chân lý của Đức Chúa Trời dẫn đến công tác làm chứng. Thiết tưởng chẳng có gì là thêm thắt khi nói rằng nếu không có Kinh điển thì sinh hoạt của một Cơ Đốc nhân là điều bất khả tri. Quả thật là trên thế giới vẫn còn nhiều người mù chữ, không đọc được Thánh Kinh. Nhiều người khác đọc được nhưng không làm theo hay không làm theo nhiều lắm, vì bối cảnh văn hoá của họ, hoặc vì cuộc cách mạng điện tử hay vì một khuynh hướng bẩm sinh không ưa thích nào đó. Phải chăng chỉ vì lý do đó mà đời sống làm Cơ Đốc nhân bị từ cối đối với họ? Không, tất nhiên là không. Nếu (vì bất kỳ lý do gì) họ không đọc Kinh điển tự mình suy gẫm, thì tôi bắt buộc phải nói rằng tôi nghĩ là họ sẽ tự bần cùng hoá mình về phương diện thuộc linh. Nhưng chắc chắn là họ vẫn có hể tiếp thu Lời Chúa bằng nhiều phương pháp khác như tôi đã chỉ ra trước đây - qua các bài giảng qua việc học tập thể theo nhóm theo tổ, qua nguồn thông tin đa phương tiện và qua sự giao tiếp giữa một con người với một con người khác.
Tuy nhiên, dù là bởi các phương tiện tiếp thu nào, Lời Đức Chúa Trời rất cần thiết cho chúng ta. Chính Chúa Giê-xu đã nói về vấn đề ấy mà chẳng ai có thể thắc mắc gì được khi Ngài trích dẫn sách Phục Truyền:
“Đức Chúa Giê-xu đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miêng Đức Chúa Trời” (Mat Mt 4:4)
Lời Đức Chúa Trời thiết yếu cho phần thuộc linh của chúng ta cũng như thức ăn cần thiết cho phần thể xác chúng ta vậy. Cả sự sống và sức khỏe - núi hoàn toàn theo nghĩa đen - đều không thể có được nếu thiếu điều đó. Chính nhờ Lời Ngài mà Đức Chúa Trời trồng sự sống thuộc linh vào trong lòng chúng ta (Gia Gc 1:21; IPhi 1Pr 1:23-25). Cũng chính nhờ cùng một Lời ấy mà Ngài giáo huấn, cải tạo, nuôi dưỡng, khích lệ và thêm sức lực cho chúng ta. Quả thật là chỉ nhờ duy có lời Ngài mà thôi, những người nam người nữ trong Đức Chúa Trời mới có thể lớn lên để đạt mức trưởng thành và “được trang bị để làm mọi việc lành” (IITi 2Tm 3:17).


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 20-4-2024 07:42 AM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách