Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 8246|Trả lời: 0

Vương Quốc Quyền Năng Và Vinh Hiển

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 26-7-2011 20:02:06 | Xem tất |Chế độ đọc

Vương Quốc Quyền Năng Và Vinh Hiển
Tác giả: Jean - Baptiste Jawadogo và Marcia a. Munger

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH HỌC
ĐƠN VỊ I: CHÚA JÊSUS- ĐỜI SỐNG VÀ CHỨC VỤ CỦA NGÀI
BÀI 1 : TÂN ƯỚC VÀ THẾ GIỚI THỜI BÂY GIỜ.
BÀI 2 : CHÚA JÊSUS VÀ CÁC SÁCH PHÚC ÂM
BÀI 3 : MATHIƠ VÀ MÁC
BÀI 4 : LUCA VÀ GIĂNG
ĐƠN VỊ II : HỘI THÁNH- SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TĂNG TRƯỞNG
BÀI 5 : HỘI THÁNH ĐƯỢC THÀNH LẬP
BÀI 6 : HỘI THÁNH PHÁT TRIỂN
BÀI 7 : HỘI THÁNH TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG
ĐƠN VỊ III: HỘI THÁNH- NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NIỀM HY VỌNG
BÀI 8 HỘI THÁNH TÌM PHƯƠNG CÁCH GIẢI QUYẾT.
BÀI 9 : HỘI THÁNH TRONG SỰ VA CHẠM VÀ HY VỌNG
BÀI 10 : CHÚNG TÔI TIN CẬY TÂN ƯỚC
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ
GIẢI ĐÁP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Giới Thiệu Chương Trình Học
HỌC VỀ GIAO ƯỚC MỚI LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI LẬP VỚI CON NGƯỜI

Trong loạt bài học này bạn sẽ học về Tân ước, một hiệp định mới mà Đức Chúa Trời lập với con người qua Đức Chúa Jêsus Christ. Tân ước cho chúng ta biết phương cách Đức Chúa Trời cứu chúng ta ra khỏi sự diệt vong đời đời như thế nào. Và cho chúng ta biết mình được đưa vào Vương quốc của Ngài qua Đấng Christ và kinh nghiệm quyền năng của Ngài trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như thế nào. Tân ước cũng mô tả sự trở lại vinh diệu của Cứu Chúa chúng ta và cơ nghiệp kỳ diệu thuộc về chúng ta ở trong Ngài.

Đơn vị I cho chúng ta hiểu về đại cương của tất cả các sách trong Tân ước và thời gian viết những tác phẩm ấy. Sau đó trình bày những sách nói về cuộc sống và chức vụ tại trần gian của Chúa Jêsus. Mỗi sách trong bốn sách Phúc âm bạn sẽ học biết về sứ điệp độc nhất của Ngài cùng những phép lạ phi thường của Ngài. Bạn cũng sẽ nghiên cứu vùng đất Ngài đã sống và những nhân vật viết về Ngài.
Đơn vị II khảo sát những sách mô tả sự khai sinh của Hội thánh và sự bành trướng của Hội thánh trong khắp Đế Quốc La Mã. Trong đơn vị này bạn sẽ theo chân các sứ đồ và những tín hữu khi họ công bố Tin mừng cứu chuộc cho người Do Thái và Dân Ngoại, những nô lệ và những chủ nhân, những người thành thật tìm kiếm lẫn những kẻ nghi ngờ. Bạn sẽ nghiên cứu những bức thơ viết cho những hội chúng khác nhau, học tập về những niềm vui cùng những nan đề của họ. Bạn sẽ thấy Hội thánh được thành lập và được quyền năng của Đức Chúa Trời bảo vệ như thế nào.

Đơn vị thứ ba trình bày những cuốn sách được viết khi Hội thánh tiếp tục phát triển. Trong đơn vị này bạn sẽ thấy Hội thánh phải đương đầu với những cơn bách hại do một số người ghen ghét, cũng như những sự dạy dỗ sai lầm do những người chối Chúa. Bạn sẽ khảo sát những nguyên tắc chỉ đạo dành cho những nhà lãnh đạo Hội thánh. Bạn cũng học khải tượng vinh quang dành cho Hội thánh trong tương lai. Trong đơn vị này bạn sẽ khám phá việc Kinh thánh Tân ước được chuyển đến tay chúng ta ngày nay như thế nào. Bạn sẽ học những lý do tại sao chúng ta có thể hoàn toàn tin cậy Tân ước khi chúng ta tìm biết Đức Chúa Trời và phục vụ Ngài ngày nay.
Khi học tập những điều này bạn sẽ nhận biết rằng Tân ước là sứ điệp của Đức Chúa Trời dành cho bạn. Những sự kiện bạn học được sẽ giúp bạn hiểu những lẽ thật của Tân ước và dạy cho người khác những điều ấy. Nguyện Chúa ban phước cho bạn khi bạn nghiên cứu loạt bài học này !

Thời kỳ giữa Cựu ước và Tân ước

Có lẽ bạn đã học về Cựu ước. Nếu thế, bạn sẽ nhớ rằng phần ký thuật lịch sử của Cựu ước chấm dứt khi người Do Thái tái xây dựng lại đền thờ tại Giêrusalem. Nhưng khi Tân ưóc mở ra, chúng ta thấy thành Giêrusalem ở dưới quyền kiểm soát của Đế Quốc La Mã. Điều gì đã xảy ra trong đất Palestine trong thời kỳ giữa Cựu ước và Tân ước, thời kỳ giữa giao ước ( intertestamental).
Vào năm 586 trước Công nguyên, nhóm người Do Thái cuối cùng bị đem ra khỏi Giêrusalem làm phu tù dưới thời đế quốc Babylôn. Trong lúc những người Do Thái bị lưu đày, thì người Ba tư chinh phục được đế quốc Babylôn. Người Ba Tư cho phép người Do Thái trở về Giêrusalem, và một số ít người đã trở về. Sự kiện này chấm dứt bảy mươi năm làm phu tù. Những người Do Thái trở về Giêrusalem xây dựng lại đền thờ và định cư trong đất. Tuy nhiên nhiều người Do Thái đã không về lại Palestine. Một số còn lại ở Babylôn. Một số còn lại khác nữa ở rải rác khắp nhiều quốc gia. Trong lịch sử, giai đoạn này được gọi là “ rải rác” ( diasporu), một từ liên hệ đến việc phân tán có nghĩa là “ rải ra khắp nơi”.

Sau đó, người Ba Tư lại bị Alịch sơn Đại đế, người có một đạo quân hùng mạnh chinh phục nhiều lãnh thổ kể cả Syry, Palestine và Ai cập. Đế quốc chính trị của Alịchsơn tồn tại không lâu sau cái chết trẻ ở tuổi 35 của ông. Dầu vậy, nền văn hóa Hy Lạp do ông giới thiệu đã ảnh hưởng lâu dài trên xứ Palestine và toàn thể thế giới cổ điển.
Sau khi Alịchsơn chết vào năm 323 trước Công nguyên, xứ Palestine lại bị một loạt thể lực ngoại quốc chiến giữ. Antiochus IV ( 175 - 164 B.C), một kẻ thống trị đế quốc Seleucis đã dùng áp lực bắt buộc người Do Thái chấp nhận nền văn hóa Hy lạp. Ông ta cấm thờ phượng theo truyền thống và làm ô uế đền thờ. Vào năm 167 trước công nguyên, người Do Thái làm cách mạng chống lại những chỉ thị gian ác của ông ta. Vài năm sau họ chiếm lại được quyền kiểm soát Giêrusalem và tẩy sạch đền thờ. Trận chiến giành độc lập tiếp tục cho đến năm 142 trước Công nguyên. Thời kỳ này được gọi là giai đoạn của Mác - ca - bê ( Maccabean period), lấy theo tên của Judas Maccabeas ( người đập búa), một lãnh tụ quân sự rất cứng rắn của lực lượng Do Thái.

Thời kỳ độc lập của người Do Thái kéo dài từ năm 142 BC cho đến năm 63 BC khi Giêrusalem bị tướng Pompey người Lamã chiếm đóng. Trong thời kỳ này, những thủ lãnh Hasmonean tiếp tục chiến đấu chống lại thế lực ngoại quốc. Họ lại cũng đánh nhau nữa. Những lãnh tụ của Hasmonean là hậu tự của Simôn Maccabeas, một trong những anh em của Judas ( Judas bị giết năm 161 B.C). Trong thời gian đó, quyền lực của Lamã, một lực lượng quân sự chính trong vùng ấy từ năm 200 B.C trở đi, cứ càng ngày mạnh mẽ, Thủ lãnh Hasmonean cuối cùng bị giết vào năm 37 B.C do Hêrốt Đại Đế, người được đế quốc La Mã chỉ định làm tổng đốc cai trị người Do Thái. Chúa Jêsus Christ ra đời nhằm thời Hêrốt này cai trị.

Khi bạn bắt đầu nghiên cứu Tân ước, nhớ được những sự kiện xảy ra trong thời kỳ giữa hai giao ức sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Những biến cố đã xảy ra trong giai đoạn này ảnh hưởng đến tôn giáo của người Do Thái và đúc khuôn một thế giới mà Chúa Jêsus ra đời trong đó.

MÔ TẢ CÁC BÀI HỌC

VƯƠNG QUỐC, QUYỀN NĂNG VÀ VINH HIỂN : Tổng luận Tân ước là loạt bài nghiên cứu sẽ giúp cho những nhân sự Cơ đốc đạt được kiến thức tổng quát về nội dung của Tân Ước. Loạt bài này nhấn mạnh về bối cảnh lịch sử, những đặc tính và những sự dạy dỗ của những sách của Tân Ước. Đồng thời loạt bài cũng giúp cho nhân sự Cơ đốc hiểu được Tân ước, tin quyết nơi tính xác thực của Tân ước và trở thành dụng cụ hữu hiệu trong việc chia xẻ những lẽ thật trong Tân ước cho người khác.

Mục đích yêu cầu bài học

Học xong loạt bài này bạn có thể :
1. Mô tả bối cảnh lịch sử, tác giả và sứ điệp của mỗi sách trong Tân ước.
2. Nhận diện những địa điểm quan trọng có liên hệ với bối cảnh của Tân ước, cuộc đời Chúa Jêsus, và sự bành trướng của Hội thánh đầu tiên.
3. Giải thích tại sao chúng ta có thể tin cậy Tân Ước là bản ký thuật chính xác và đáng tin tưởng về cuộc đời Chúa Jêsus và những sự dạy dỗ của các sứ đồ.
4. Chấp nhận Tân Ước là sứ điệp của Đức Chúa Trời cho riêng bạn và chia xẻ những lẽ thật Tân Ước cách đầy đủ cho những người khác.

Sách giáo khoa

Bạn sẽ sử dụng cuốn VƯƠNG QUỐC QUYỀN NĂNG VÀ VINH HIỂN : Tổng luận về Tân ước vừa làm sách giáo khoa vừa là người hướng dẫn bạn học loạt bài này. Đa sô Kinh thánh trích dẫn trong loạt bài này đều từ bản Kinh thánh Nhuận Chánh Quốc Tế ( NIV), xuất bản năm 1978. Trong vài trường hợp, chúng tôi trích dẫn theo bản New American Standard Version ( NASV).
Thời gian học
Thời gian học mỗi ngày lệ thuộc vào kiến thức của bạn về đề tài và sức học cần thiết trong việc tự học. Thời gian bạn sử dụng còn lệ thuộc vào việc bạn theo sự hướng dẫn và phát triển những kỹ năng cần thiết cho việc tự học. Hãy lập thời gian biểu để bạn có đủ thì giờ đạt được mục tiêu do tác giả loạt bài đưa ra cũng như đạt được chỉ tiêu do bạn đề xuất.

Đề cương bài học và cách học
Mỗi bài học gồm có :
1. Tựa đề.
2. Nhập đề
3. Dàn ý
4. Những mục tiêu bài học
5. Những hoạt động học tập
6. Những chữ căn bản
7 Triển khai bài học, bao gồm những câu hỏi nghiên cứu
8. Bài tập trắc nghiệm ( cuối phần triển khai bài học)
9. Giải đáp những câu hỏi nghiên cứu.
Dàn ý và những mục tiêu của bài học sẽ giúp bạn tổng lược đề tài, tập trung sự chú ý vào những điểm chủ yếu khi bạn học và sẽ biết nội dung mình sẽ học.
Đa số những câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học đều có chừa khoảng trống để bạn trả lời. Có những câu trả lời dài, bạn phải viết vào sổ tay. Khi ghi vào sổ tay nhớ ghi số của câu hỏi và tựa đề bài học. Điều này sẽ giúp bạn ôn bài để làm bản tường trình học tập.
Đừng xem phần giải đáp trước khi bạn trả lời các câu hỏi. Nếu bạn tự trả lời, bạn sẽ nhớ kỹ những gì mình đã học. Sau khi trả lời, hãy kiểm tra lại câu trả lời của mình với phần giải đáp được đưa ra ở cuối bài học. Sau đó hãy sửa lại những câu bạn trả lời chưa đúng. Những câu trả lời đó không sắp xếp theo số thứ tự bình thường nên bạn cũng không thấy trước phần trả lời của câu hỏi kế tiếp.
Những câu hỏi nghiên cứu này rất quan trọng vì sẽ giúp bạn nhớ những ý tưởng chính được trình bày trong bài học cũng như giúp bạn áp dụng những nguyên tắc đã học.

Làm thế nào để trả lời những câu hỏi

Có nhiều loại câu hỏi nghiên cứu và những câu hỏi trắc nghiệm trong phần hướng dẫn học tập này. Sau đây là vài loại câu hỏi và cách thức trả lời. Sẽ có hướng dẫn cụ thể nếu có các loại câu hỏi khác.
Câu hỏi lựa chọn
Từ những câu trả lời cho sẵn, bạn chọn câu trả lời ĐÚNG
Ví dụ :
(1) Kinh thánh có tổng số :
a. 100 cuốn.
b. 66 cuốn
c. 27 cuốn.
Câu trả lời đúng là b) 66 cuốn. Trong phần bài làm của bạn, hãy dùng viết khoanh tròn chữ b) như sau:
( 1) Kinh thánh có tổng số :
a. 100 cuốn
(b). 66 cuốn
c. 27 cuốn.
( Trong một số câu hỏi lựa chọn, có thể có nhiều hơn một câu trả lời đúng. Trong trường hợp đó, bạn có thể khoanh tròn mẫu tự của mỗi câu trả lời đúng).

CÂU HỎI ĐÚNG- SAI
Bạn chọn một hoặc vài câu trả lời ĐÚNG với câu hỏi. Ví dụ :
( 2) Lời diễn đạt nào ĐÚNG?
a. Kinh thánh có tất cả 120 sách.
(b) Kinh thánh là sứ điệp dành cho tín hữu ngày nay.
c. Tất cả những trước giả của Kinh thánh đều viết bằng tiếng Hi bá lai.
(d). Đức Thánh Linh cảm thúc các trước giả Kinh thánh.
Những lời diễn đạt b và d đều đúng. Bạn có thể khoanh tròn cả hai mẫu tự để chứng tỏ điều mình chọn như phần ví dụ trên.

SẮP XẾP CHO PHÙ HỢP
Loại câu hỏi này yêu cầu bạn chọn những câu trả lời phù hợp với câu hỏi, chẳng hạn nhân vật với đặc tính nhân vật, hoặc các sách với trước giả của sách ấy.
Ví dụ :
(3). Viết số của tên người lãnh đạo trước mỗi cụm từ mô tả số việc người ấy làm.
1) a. Nhận lãnh luật pháp ở núi Sinai ( Môise)
2) b. Dẫn dân Ysơraên qua sông Giôđanh ( Giôsuê)
2) c. Diễn hành quanh thành Giêricô.
1) d. Sống trong cung điện Pharaôn.
Cụm từ a và d, chỉ về Môise, và cụm từ b và c chỉ về Giôsuê. Bạn có thể viết 1) bên cạnh a và d, 2) bên cạnh b và c, giống như trên ví dụ.

PHƯƠNG CÁCH HỌC LOẠT BÀI NÀY
Nếu bạn tự học loại bài hàm thụ ICI này, bạn hãy gởi phần bài làm bằng thư đến văn phòng chúng tôi. Dù bài hàm thụ này giúp bạn tự học, nhưng bạn vẫn có thể học trong nhóm hoặc lớp học. Nếu thế người hướng dẫn có thể triển khai thêm một số điều dạy bảo khác song song với bài học. Vì thế bạn nên theo sự chỉ dẫn của vị ấy.
Bạn có thể sử dụng bài học này trong các nhóm học Kinh thánh tư gia, trong lớp học ở nhà thờ hoặc ở trường Kinh thánh. Bạn sẽ thấy nội dung của chủ đề và phương pháp học giúp ích rất nhiều cho các mục đích này.

BẢN TƯỜNG TRÌNH HỌC TẬP
Nếu bạn tự học bài hàm thụ này, hoặc học với nhóm hay trong lớp học, bạn sẽ nhận thêm bản tường trình học tập kèm theo loạt bài học này. Bạn sẽ trả lời các câu hỏi trong bảng tường trình theo sự hướng dẫn trong loạt bài học và bản tường trình. Làm bài xong bạn gởi đến người hướng dẫn bạn học để vị ấy sửa chữa và ghi phần nhận xét về bài làm của bạn.

CHỨNG CHỈ
Sau khi bạn làm xong những câu hỏi nghiên cứu, phần bài tập trắc nghiệm và phần tường trình học tập của bạn đạt được thành tích tốt theo sự nhận xét của người hướng dẫn bạn, bạn sẽ nhận được Chứng chỉ khen thưởng.

TÁC GIẢ LOẠT BÀI HỌC NẦY
Loạt bài học này do Jean Baptiste Sawadogo và Marcia A. Munger viết. Ông Jean Baptiste Sawadogo tốt nghiệp Đại Học Tin Lành của Assemblies of God ở Upper Volta. Ông đã theo học tại viện Huấn Luyện Kinh thánh quốc tế ( International Bible Training Institute) tại Anh, và tiếp tục học hỏi tại Đại học của Ougadougou. Ông là người hướng dẫn học tập tại trường Kinh Thánh của Assemblies of God tại Nagabagré, Upper Volta. Cô Marcia A. Munger là một giáo sĩ phục vụ tại Khoa phát triển ở Viện Hàm thụ Quốc Tế tại Brussel, Bỉ. Cô tốt nghiệp cử nhân văn khoa tại Đại học Biola ở Lamirada, California, và Cao học về Học vấn Cơ đốc ( Christian Studies) tại Đại Học Regent ở Vancouver, Canada.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN BẠN HỌC HÀM THỤ
Người hướng dẫn bạn học Chương trình Hàm Thụ ( ICI) này sẵn lòng giúp đỡ bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài học cũng như bản tường trình học tập, bạn cứ hỏi tự nhiên. Nếu vài người muốn học chung, hãy xin vị ấy xếp đặt thì giờ thuận tiện cho cả nhóm.
Cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu nghiên cứu VƯƠNG QUỐC QUYỀN NĂNG và VINH HIỂN. Tổng lược về Tân ước. Nguyện loạt bài hày làm phong phú thêm đời sống và sự phục vụ Chúa của bạn và giúp bạn hoàn thành vai trò của mình trong Thân thể của Đấng Christ cách hiệu quả.

TÂN ƯỚC VÀ THẾ GIỚI THỜI ĐÓ
Thế giới vào thời Chúa Jêsus giáng sanh đã được hình thành bằng ba luồng ảnh hưởng quan trọng : thế lực của Đế Quốc La Mã, nền văn hóa của người Hy lạp và tôn giáo của người Do Thái. Trong bài học này bạn sẽ thấy Đức Chúa Trời dùng mỗi ảnh hưởng như thế nào để làm công tác vỡ đất cho thời kỳ Con của Ngài bắt đầu thi hành chức vụ tại trần gian. Theo GaGl 4:4, Đức Chúa Trời sai con Ngài đến với chúng ta khi kỳ hạn đã được trọn.
Bài học này cũng sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát về Tân ước. Qua những ngòi bút của con người Đức Chúa Trời xếp đặt và phối hợp thành một thể thống nhất hòa hợp. Hai mươi bảy sách của Tân ước bao gồm vài thể loại. Những sách ấy được viết ở những thời điểm khác nhau và dưới những hoàn cảnh khác nhau. Một số sách được viết để bàn về những vấn đề quan trọng một số khác nói về những biến cố đặc biệt. Nhưng tất cả sách đều chỉ về một sứ điệp quan trọng : Đức Chúa Trời đã lập một thỏa ước mới hay giao ước mới với con người qua Đức Chúa Jêsus Christ.
Những sự kiện bạn đọc được trong bài này sẽ giúp bạn nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời ở đằng sau những biến cố của lịch sử. Đồng thời những sự kiện ấy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và sâu sắc hơn về giao ước mới kỳ diệu mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta.

DÀN Ý BÀI HỌC
Thế giới vào thời Tân ước
Những sách của Tân ước
NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
Học xong bài này bạn có thể :
* Nhận diện những điều mô tả quan trọng về con người, nhóm người và những thể chế của thời Tân ước
* Đưa ra bằng chứng rõ ràng rằng Đấng Christ đã đến khi kỳ hạn được trọn.
* Mô tả về tác giả, nội dung chung và bảng sắp xếp năm viết của những tác phẩm của Tân ước.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Đọc phần giới thiệu loạt bài học và nghiên cứu dàn ý cùng những mục tiêu của bài học. Những điều này sẽ giúp bạn nhận diện những gì mình sẽ phải học trong khi nghiên cứu bài.
2. Đọc kỹ phần triển khai bài học và làm bài tập. Kiểm tra những câu giải đáp đã được cho ở cuối sách. Học ý nghĩa của những chữ mới mà bạn chưa biết nghĩa. Những định nghĩa của các chữ ấy được sắp xếp ở phần chú giải ở cuối sách.
3. Làm bài tập trắc nghiệm ở cuối bài và kiểm lại phần giải đáp cho kỹ. Ôn lại phần nào bạn trả lời chưa đúng.

NHỮNG CHỮ CHÌA KHÓA
Bảng bảy mươi ( Septuagint)
Cắt bì (circumcision)
Đạo do Thái (Judaisn)
Đấng Mêsi ( Mesiah)
Giữa hai giao ước ( Intertestamental)
Lễ vượt qua ( Passover)
Lễ Ngũ Tuần ( Pentecost)
Người có văn hóa Hy Lạp ( Hellenist)
Người Pharisi ( Pharisees)
Người Sa đu sê ( Saduucees)
Niên đại học ( Chronology)
Ngoại giáo ( Pagan)
Paléttin ( Palestine)
Rải rác ( diaspora)
Sách Khải Huyền
( Apocalytic)
Sau công nguyên (A.C)
Triết học ( Philosophy)
Tân tòng ( Proselyte)
Tòa công luận
( Sanhedrin)
Thầy thông giáo (seribes)

TRIỂN KHAI BÀI HỌC :THẾ GIỚI VÀO THỜI TÂN ƯỚC
Vài lực lượng khác nhau đã góp phần trong việc hình thành thế giới thời Tân ước. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem sự kiện này. Mặc dù người La mã cai trị xứ Pa lét tin khi Tân ước được viết ra, những ngôn ngữ của Tân ước lại là tiếng Hy lạp. Chúa Jêsus là người Do Thái, Đấng Mê si được Cựu ước nói trước đã xuất hiện và câu chuyện của Ngài được ghi lại trong Tân ước. Hơn nữa, những trang của Tân ước cũng cho thấy nhiều loại người có nền tôn giáo ngoại bang và thờ phượng tà thần. Vậy, những lực lượng hình thành thế giới thời Tân ước là gì?

THẾ LỰC LA MÃ :
Mục tiêu 1 : Nêu những phương cách trong đó binh quyền La Mã đã làm cho việc phát triển Phúc âm cách nhanh chóng .
Trong LuLc 2:1, chúng ta đọc thấy, “ Sêsa Augúttơ đã ra một sắc lịnh có hiệu lực trong toàn thế giới La Mã. Sê sa là danh hiệu của những hoàng đế Lamã. Trong vài chỗ trong Tân ước, hoàng đế La Mã còn gọi là vua ( IPhi 1Pr 2:17, chẳng hạn). Vào thời Tân ước được viết ra, đế quốc La Mã trải dài từ đầu vùng phía Tây của Địa Trung Hải đến sông Ơphơrát ở vùng cận Đông. Lãnh thổ rộng lớn này đều ở dưới quyền cai trị của hoàng đế. Người La Mã phân chia đế quốc của họ thành những tỉnh hạt - những vùng có căn cứ quân sự. Vài tỉnh được nêu tên trong Tân ước như Ma xê đoan, Achai, Syria, Asia, Galati, và Pamphylia.
Sức mạnh chính trị và quyền lực của người Lamã đưa đến sự thống nhất về chính trị, sự hoà bình và tự do buôn bán, đi lại. Những quốc gia khác nhau bị người Lamã chinh phục bấy giờ ở dưới quyền cai trị của một người. Sự hòa bình tại Lamã được nhấn mạnh, và những cuộc chiến giữa các quốc gia được chấm dứt. Công dân La Mã được bảo vệ cách đặc biệt. Họ có thể đi khắp mọi nơi trong đế quốc mà không sợ hãi hoặc bị bỏ tù cách oan ức hay bị hãm hại. Chẳng hạn, sứ đồ Phaolô, người được Đức Chúa Trời sử dụng cách vĩ đại trong việc truyền bá sứ điệp của Đấng Christ đến những vùng mới, đã dựa vào thời điểm mà ông được bảo vệ đặc biệt vì là công dân Lamã ( xem Cong Cv 16:38, 22:29).
Người La Mã nổi tiếng trong việc xây dựng những hệ thống đường sá tốt và những chiếc cầu chắc chắn. Những con đường này được giữ an ninh không có kẻ cướp. Hệ thống đường này nối thủ đô La Mã với mọi phần của đế quốc, nên mới có câu tục ngữ “ mọi con đường đều đến La Mã”. Ngoài biển cũng dẹp được cướp biển. Trước đó chưa bao giờ có sự an ninh, tự do và dễ dàng di chuyển và truyền thông tin tức như thời điểm này.
Chú ý : Trước khi bạn trả lời câu hỏi sau đây, hãy ôn lại những phần hướng dẫn trong việc trả lời câu hỏi ở phần giới thiệu loạt bài học. Cứ mở xem lại nếu sang những câu hỏi khác mà bạn cần sự hướng dẫn.
(1) Hoàn chỉnh câu sau. Sau khi Đấng Christ hoàn thành chức vụ của Ngài ở trên đất, Phúc âm được truyền bá khắp thế giới trong thời gian rất ngắn. Một lý do tại sao điều này xảy ra vì người La mã đã xây dựng những con đường tốt nối liền thủ đô La Mã với ........................

VĂN HÓA HY LẠP
Mục tiêu 2 : Nhận diện phương cách quan trọng nhất trong đó nền văn hóa Hy Lạp đã chuẩn bị thế giới cho việc nghe sứ điệp của Đấng Christ.
Mặc dù về mặt chính trị thì người La mã nắm quyền cai trị thế giới, nhưng ngôn ngữ Hy Lạp cùng tư tưởng Hy Lạp lại ảnh hưởng mạnh mẽ trên nền văn hóa của thế giới. Một ngôn ngữ và một thế giới : Đó là khẩu hiệu và tham vọng của A Lịch Sơn Đại đế. Khi ông ta tiến hành những cuộc chinh phạt, từng bước ông đã thống nhất mọi quốc gia dưới quyền kiểm soát của mình. Tiếng Hylạp được dạy dỗ khắp mọi nơi trong đế quốc. Văn hóa Hy lạp cũng được giới thiệu làm khuôn vàng thước ngọc cho tư tưởng và phong cách sống. Văn hóa đó đã gây ấn tượng sâu xa trên con người của thời Tân ước.( Nền văn hóa Hy lạp còn được gọi là nền văn hóa Hê lê nít ( Hellenisti culture). Từ ngữ này xuất phát từ chữ Hellas, tên nguyên thủy của đất nước Greece. Người chịu ảnh hưởng nền văn hóa Hy lạp được gọi là người Hê lê nít, mặc dù người ấy không sanh tại Hy Lạp).

Dù đế quốc chính trị của A Lịch sơn tồn tại rất ngắn ngủi, nhưng tác động của nền văn hóa rất lớn kéo dài rất lâu. Trải qua nhiều thế kỷ, toàn thế giới thuộc Địa Trung Hải thời bấy giờ đã có những dấu ấn của nền văn hóa Hi Lạp. Phong tục và cách sống của người Hilạp lan tràn nhiều nơi. Nhiều thành phô đã rập khuôn theo lối kiến trúc của Hi Lạp. Tinh thần của người Hi lạp về việc đặt câu hỏi về nguồn gốc và ý nghĩa của vũ trụ, Đức Chúa Trời và con người, thiện và ác đã được nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nền văn hóa Hi lạp chấp nhận. Tiếng Hi lạp trở thành ngôn ngữ của những người cai trị đồng thời là tiếng nói phổ thông của nhữngngười nô lệ. Thơ từ, thi phú và những văn kiện giao dịch đều viết bằng tiếng Hi Lạp. Trong Tân ước, từ ngữ Hi lạp ( Gờ réc) được dùng không những chỉ về người Hi Lạp nhưng còn chỉ về những người nói tiếng Hi Lạp và thuộc về những dân tộc không phải Do người nói tiếng Hi lạp và thuộc về những dân tộc không phải Do Thái Tiếng Hi Lạp được dùng khắp mọi nơi.
Khi người La Mã nắm quyền cai trị, họ thấy ngôn ngữ Hi Lạp là con đường lý tưởng để tiếp xúc với những lãnh thổ bị họ chinh phục. Những thanh niên La Mã được gởi học tại những đại học Hi Lạp như ở A thên, Rhodes, Tạt sơ. Ngay cả tại La mã thì tiếng Hi Lạp cũng được nói cách rộng rãi.

(2) Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG :
a . Một người phải sanh ra tại Hi lạp mới được gọi là người Hê lê nít.
b. Khi đế quốc Hi Lạp bị ngã đổ xuống thì nó mất toàn bộ ảnh hưởng của mình.
c. Người La Mã sử dụng ngôn ngữ Hi Lạp trong việc tiếp xúc với những thuộc địa của họ.
d. Những người thuộc các quốc gia không phải Do Thái được gọi là người Hi Lạp trong thời Tân ước ngay cả khi họ không có nguồn gốc là người Hi lạp.
Thật vậy, ngôn ngữ Hi lạp là phương tiện vô song cho việc truyền đạt sứ điệp của Đấng Christ. Vì ngôn ngữ ấy được sử dụng rộng rãi, nên các sứ đồ có thể giảng bằng tiếng Hi Lạp mà chẳng cần thông dịch viên.
Sự sử dụng rộng rãi ngôn ngữ này cũng giải thích tại sao tất cả những sách trong Tân Ước, phần lớn do người Do Thái viết, lại viết bằng tiếng Hi lạp trước nhất. Khi Đấng Christ đem sứ điệp của Đức Chúa Trời đến cho toàn thế giới, thì đã có một ngôn ngữ phổ thông cho cả thế giới để chuyển giao sứ điệp ấy dễ dàng.
(3) Điều quan trọng nhất trong đó nền văn hóa Hi Lạp góp phần chuẩn bị cho thế giới nghe sứ điệp của Đấng Christ là qua.
a. Phong tục, cách thế sống và kiểu cách kiến trúc của Hi Lạp được chấp nhận ở nhiều nơi.
b. Ngôn ngữ Hi Lạp được sử dụng trong lãnh thổ của đế quốc La Mã.
c. Tinh Thần thắc mắc tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của vũ trụ của người Hi lạp.

Tôn giáo Do Thái
Chúng ta đã học thế nào Đức Chúa Trời đã dùng thế lực của La Mã và nền văn hóa Hi Lạp để chuẩn bị thế giới cho việc nghe về sứ điệp của Đấng Christ. Đức Chúa Trời cũng còn sử dụng dân tộc Do Thái và tôn giáo của họ cho mục đích này nữa. Ngài mặc khải về Chính Mình Ngài cho người Do Thái và ban cho họ những lời tiên tri nói trước về sự xuất hiện của Đấng Mêsi. Những sự mặc khải và những lời tiên tri được viết ra và được thu gom lại trong Cựu Ước. Những sự dạy dỗ của Cựu ước được truyền bá tại nhiều vùng của thế giới là do kết quả của sự phát triển nếp sống và tôn giáo của người Do Thái xảy ra trong thời kỳ họ bị lưu đày và thời kỳ giữa hai giao ước. Trong phần kế bạn sẽ học về sự phát triển này. Tuy nhiên trước khi tiếp tục bạn hãy làm bài tập sau đây. Bài tập này sẽ giúp bạn ôn lại những sự kiện chính của thời kỳ giữa hai giao ước.
(4) Mở lại phần Giới Thiệu loạt bài học và đọc kỹ tiểu mục Thời kỳ giữa Cựu Ước và Tân Ước. Sau đó hoàn chỉnh những câu sau đây bằng cách viết đúng tên người, chữ và ngày.
Sau khi người Do Thái đã bị lưu đày 70 năm, người ...................cho phép họ trở về Giêrusalem. Về sau đế quốc đó bị ............................... đánh bại, ông ta chết vào năm .....................trước Công nguyên.
Sau đó một loạt thế lực ngoại bang cai trị xứ Palestine. Người Do Thái nổi lên đánh đuổi ngoại xâm vào năm .........trước Công Nguyên. Họ lấy lại được Giêrusalem và được độc lập cho đến năm .................. trước công nguyên, sau đó Pompey đánh bại họ. Vào năm 37 B.C .................được chỉ định làm tổng đốc của người Do Thái do .......
Do Thái Giáo Trong Thời Kỳ Giữa Hai Giao Ước .
Mục tiêu 3 : Nêu những sự phát triển trong Do Thái giáo vào thời kỳ giữa hai giao ước cũng chuẩn bị thế giới cho việc nghe sứ điệp của Đấng Christ .
Có ba sự phát triển xảy ra trong Do Thái giáo vào những năm lưu đày và thời kỳ giữa hai giao ước. Đó là sự xây dựng những Nhà Hội để thờ phượng, sự qui đạo của nhiều người không phải là Do Thái vào Do Thái và sự phiên dịch Kinh Thánh Cựu Ước sang tiếng Hi lạp.
1. Nhà Hội ( Synagogue ). Khi những người Do Thái bị lưu đày, họ mang theo Kinh Thánh Cựu ước. Những tác phẩm này hình thành nền tảng cho việc thực hành tôn giáo của họ. Trong thời gian lưu đày họ không thể thờ phượng trong đền thờ để dâng những của lễ hi sinh. Tuy nhiên sự thờ phượng một Đức Chúa Trời Chân Thần vẫn được tiếp tục.
Họ tụ họp thành từng nhóm gọi là Nhà Hội để thảo luận và được dạy dỗ những điều trong Kinh thánh. Mười thành viên nam giới hoặc hơn có thể thành lập một nhà hội và trong một thành phố có thể có nhiều nhà hội. Sự thờ phượng trong Nhà Hội bao gồm việc đọc Luật pháp và những lời tiên tri. Những lời tiên tri được viết về sự xuất hiện của Đấng Mêsi để giải cứu dân sự Đức Chúa Trời. Khi người Do Thái học tập những tác phẩm này, họ bắt đầu trông chờ Đấng Mê si, người sẽ giải cứu họ khỏi cảnh phu tù. 2. Sự qui đạo Do Thái của những người không phải Do Thái ( The conversion of non - Jew to Judaism).
2. Trong những năm bị lưu đày tại Babylôn, những người Do Thái được Đức Chúa Trời sử dụng để làm nổi Danh Ngài tại Babylôn. Sách Đaniên trong Cựu ưóc, chẳng hạn, ký thuật lại thế nào vua Nê bu cát nết xa đã chứng kiến quyền năng của Đức Chúa Trời trong cuôc sống của Đa ni ên cùng ba bạn ông, là những thành niên Do Thái bị bắt làm phu tù qua Babylôn. Vua Nêbucátnếtsa bị bắt buộc phải công nhận rằng Đức Chúa Trời của Đaniên là “ Đức Chúa Trời của các thần và Chúa của các vua” (DaDn 2:47). Người Do Thái được ban cho sự tự do thờ phượng và dạy dỗ về Giêrusalem khi họ được phép, nhưng nhiều người khác đã ở lại Babylôn và về sau lập cư tại những nơi khác trong khắp đế quốc. Đi đâu họ cũng mang theo niềm tin về Đức Chúa Trời và lời hứa về Đấng giải cứu sắp đến. Không ngạc nhiên gì khi chúng ta đọc trong Mat Mt 2:1-2 thấy những Vị Thông Thái, được ngôi sao dẫn dắt, đi từ phương Đông đến thành Giêrusalem để tìm thờ phượng vua của người Do Thái mới ra đời.
(5) Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG.
a. Sự thờ phượng tại Nhà Hội bắt đầu trong thời kỳ người Do Thái tại Babylôn.
b. Sau khi bị lưu đày, người Do Thái không còn dạy luật pháp nữa.
c. Sự thờ phượng trong nhà Hội bao gồm việc học hỏi Luật pháp và Lời tiên tri.
Những người Do Thái không ở lại Babylôn hoặc trở về xứ Palestine thì họ tìm cách đến những nơi khác như Ai Cập, Hi Lạp, Maxêđoan. La Mã và những thành phố chính ở Tiểu Á ( Asia Minor). ( Sự phân tán của người Do Thái được gọi là sự rải rác ( disspora) như bạn đã biết trong phần giới thiệu loạt bài học). Hậu quả là người Do Thái định cư khắp các quốc gia. Thật vậy người Do Thái sống ngoài xứ Palestine nhiều hơn số người ở trong xứ.
Kết quả của sự phân tán đó là sự dạy dỗ về một Đức Chúa Trời chân thật và sự kiện đến của Đấng Mêsi được phổ biến rộng rãi. Một số lượng đáng kể những người không phải người Do Thái ở Palestine và các nơi khác đã gia nhập Do Thái giáo, nhìn nhận Do Thái giáo vượt trội hơn những thần tượng ngoại giáo. Những người này còn được gọi là những người kính sợ Đức Chúa Trời ( God - fearers) hay những người nhập đạo Giuđa ( Proselytes).
Những người nhập đạo Do Thái là những người chấp nhận tất cả mọi điều đòi hỏi của Luật pháp kể cả sự cắt bì. Họ được đối xử như một thành viên chính thức của cộng đồng Do Thái. Trái lại, những người kính sợ Đức Chúa Trời là những người chấp nhận sự dạy dỗ của Do Thái giáo nhưng không bắt buộc mình phải tuân phục mọi điều của Luật Pháp. Họ không phải là thành viên chính thức.
3. Bản bảy mươi ( Septuagint). Bất kỳ người Do Thái đi đâu họ cũng mang theo Kinh Thánh và dạy dỗ trong những nhà hội mà họ thành lập. Trong thời kỳ giữa 2 giao ước này thì Kinh thánh Cựu Ước được dịch ra chữ Hi lạp. Công tác dịch thuật này diễn ra tại thành Alexandria ở Ai cập. Bản này được gọi là bản Bảy mươi vì theo truyền thống công tác này do bảy mươi hai học giả thực hiện. lấy tên là Septuagint ( Bảy mươi). Bản dịch này giúp ích cho việc truyền bá sự dạy dỗ Kinh thánh Cựu Ước khắp những nơi nói tiếng Hi Lạp trước khi Đấng Christ giáng sinh. Bản này được những người Do Thái, những người mới qui đạo, các tác giả của Tân Ước và những nhà truyền giảng phúc âm đầu tiên.
(6) Trong sổ tay của bạn, hãy viết định nghĩa ngắn cho mỗi chữ sau đây:
a. Rải rác ( diaspora)
b. Người nhập đạo Giuđa ( procelyte)
c. Người kính sợ Đức Chúa Trời ( Godfearer)
d. Bản Bảy mươi ( Septuagint)
e. Nhà Hội ( Synagogue)
(7) Trong thời kỳ giữa hai giao ước, nhiều người không phải dân Do Thái nghe về Đấng Mêsi là Đấng sắp đến vì sự rải rác của người Do Thái đến nhiều quốc gia và bản dịch Cựu Ước ra tiếng.
Đạo Giuđa của Thời Tân Ước ( New Testament Judaism )
Mục tiêu 4 : Nhận diện những sự mô tả về những nét chính của đạo Giuđa trong thời Tân Ước .
Chúng ta đã thấy nào những sự phát triển trong thời kỳ giữa hai giao ước trong đạo Giuđa chuẩn bị thế giới cho việc truyền bá Phúc âm. Bây giờ chúng ta hãy khảo sát những khía cạnh đặc biệt của tôn giáo của người Do Thái khi nó tồn tại trong thời Tân Ước. Những điều này thường được đề cập trong Tân Ước.
Những nhóm người . Trong đạo Giuđa có hai trường phái chính? người Pharisi và người Sađusê . Người Pharisi tự coi mình là người Ysơraên thật của Đức Chúa Trời. Tên Pharisi ( Pharisees) có nghĩa là ( tách biệt). Họ tuân giữ một cách nghiêm khắc luật phát văn tự, truyền thống của các trưởng lão và chấp nhận những tác phẩm tiên tri. Trong việc giữ luật pháp họ được những thầy thông giáo ( seribes) giải thích và áp dụng luật pháp vào những thay đổi của cuộc sống hằng ngày. Họ tin nơi sự hiện hữu của thiên sứ và những linh, và sự sống lại của người chết. Họ thực hành sự cầu nguyện theo lễ nghi và kiêng ăn cũng như dâng một phần mười của cải của họ. Họ không làm hoặc không cho ai làm bất kỳ việc gì trong ngày Sabát. Với phong cách của họ, người ta thường tôn trọng họ như những người thánh. Nhiệt tình với đạo Giuđa, người Pharisi chinh phục nhiều người không phải dân Do Thái vào đạo giáo của họ. Trước khi đầu phục Đấng Christ, sứ đồ Phaolô là một người Pharisi. Cả người Pharisi lẫn những thầy thông giáo rất tích cực trong những nhà hội.
Trái lại, người Sađusê chỉ chấp nhận Luật pháp là thẩm quyền. Họ khước từ những truyền thống của những trưởng lão và không tin nơi thiên sứ, linh và sự sống lại của người chết. Họ mở rộng hơn đối với những ảnh hưởng của người Hêlênít và quan tâm đến chức vụ thầy tế lễ, đền thờ và thế lực chính trị. Hầu hết người Sađusê là những thầy tế lễ.
Mặc dù người La Mã là những người thống trị có khả năng, nhưng nhiều người Do Thái tại Phalestine rất ghét sự cai trị của họ. Họ ghét việc trả thuế cho chính quyền La Mã. Nhưng sự cai trị của người La mã là một thực tế của cuộc sống. Kết quả, luôn luôn có sự đàn áp những cuộc nổi loạn của người Do Thái. Những sự căng thẳng về chính trị càng tăng chừng nào, thì nhiều nhà lãnh đạo Do Thái càng gia tăng sự chú ý để đối phó với họ.
Hội đồng quản trị ( the ruling council). Tuy nhiên dưới sự cai trị của người La Mã, người Do Thái vẫn được ban một mức độ quyền lực để tự quản về mặt chính trị và những vấn đề tôn giáo. Quyền lực nầy nằm trong một hội đồng gồm bảy mươi thành viên được gọi là Tòa Công Luận ( Sanhedrin). Thầy tế lễ thượng phẩm chủ tịch của hội đồng này, và những thành viên phần lớn rút ra từ giới thầy tế lễ và những gia đinh giàu có. Tòa công luận gồm có một ít người Pharisi, là những người nổi tiếng trong dân chúng, nhưng những người Sađusê là nhóm nổi bật.
(8). Xếp đặt cho phù hợp mỗi câu với nhóm người được mô tả.
a. Chỉ chấp nhận Luật pháp là có thẩm quyền
b. Là nhóm nổi bật trong tòa công luận.
c. Tin nơi sự sống lại của người chết.
d. Tên của họ có nghĩa là “ tách biệt”
e. Không tin nơi thiên sứ hay thần linh.
1) Pharisi
2) Sadusê
Đền thờ ( The temple). Có một ngôi đền thờ nguy nga tráng lệ tại Giêrusalem trong thời kỳ Chúa Jêsus thi thành chức vụ. Đền thờ này được gọi là “ Đền thờ của Hê rốt” lấy theo tên Hê rốt Đại đế, là người xây dựng đền thờ đó. Cả hai đền thờ của Salômôn và “ đền thờ thứ nhì” được dựng tại một chỗ. Mặc dù đền thờ của Salômôn đã bị người Babylôn phá hủy năm 586 trước Công nguyên. “ Đền thờ thứ hai” được những người bị lưu đày trở về Giêrusalem trước thời kỳ Êxơra và Nêhêmi xây dựng lại. Đây là đền thờ bị Antiochus IV làm ô uế và rồi được Juđas Maccabeas tẩy sạch, như bạn đã đọc thấy ở phần Giới thiệu... Về sau đền thờ này bị hủy phá và được tái xây cất do Hêrốt khoảng năm 20 trước Công nguyên.
Đền thờ của Hê rốt cũng tương tự như những đền thờ trước. Có vài cái cổng, một bức tường bên trong mà những người không phải dân Do Thái không thể vào, và một bức màn nặng phân cách. Nơi chí thánh và Nơi thánh. Những lễ nghi của đền thờ do một nhóm thầy tế lễ mà đứng đầu là thầy tế lễ thượng phẩm thực hiện. Mỗi năm những người nam của Ysơraên phải trả thuế đền thờ ( số tiền tương đương với hai ngày công) để bảo vệ đền thờ và trả lương cho những thầy tế lễ.
(9) Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG.
a. Đền thờ của Salômôn và đền thờ của Hêrốt giống nhau.
b. Những thầy tế lễ và thầy tế lễ thượng phẩm phục vụ trong đền thờ được trả lương từ số tiền thu qua thuế đền thờ.
c. Đa số thành viên của Tòa Công Luận được rút từ những người bình dân.
d. Đền thờ tại Giêrusalem trong thời gian Chúa Jêsus thi hành chức vụ là đền thờ do những người bị lưu đày sang Babylôn trở về xây cất.
Những kỳ lễ . Mặc dù những người Do Thái rải rác ở khắp mọi nơi, nhưng họ vẫn còn xem Giêrusalem là thủ đô của mình. Mỗi năm hàng ngàn người, kể cả những người nhập đạo Giuđa và những người kính sợ Đức Chúa Trời, đến Giêrusalem như những người hành hương để dự những ngày hội tôn giáo trọng thể. Tại đấy cùng với những người Do Thái sống tại Palestine, họ dự các kỳ lễ đánh dấu những biến cố quan trọng trong lịch sử của họ. Hai trong bảy kỳ lễ được tổ chức hằng năm có tầm quan trọng trong thời Tân Ước. Đó là Lễ Vượt qua và Lễ Ngũ Tuần .
Lễ Vượt qua là lễ quan trọng nhất. Nó đánh dấu ngày dân Ysơraên được giải cứu khỏi Ai Cập và bắt đầu như một quốc gia độc lập. Xuất Êdíptô ký đoạn 11,12 cho thấy thế nào Đức Chúa Trời, người Ysơraên được tránh tai họa trong đó mọi con trai cùng súc vật đầu lòng của người Ai Cập bị giết trong một đêm.
(10) Đọc Xuất Êdíp tô ký đoạn 12. Rồi trả lời những câu hỏi sau đây trong sổ tay của bạn.
a. Người Ysơraên phải làm gì ( c.7)?
b. Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ làm gì ( c.13)?
c. Kết quả là gì ( c.29,31).
Người Ysơraên được truyền lịnh phải giữ Lễ Vượt Qua hằng năm như là “ một lệ định đời đời” cho họ và cho hậu tự của họ. XuXh 12:24).Mọi người nam Do Thái sống trong hoặc gần Giêrusalem phải đi dự lễ Vượt Qua ngoại trừ họ bị bất lực về thể xác không thể đi được. Nhiều người Do Thái rải rác, cũng như những người nhập đạo Do Thái và những người kính sợ Đức Chúa Trời đều đến Giêrusalem tham dự lễ này. Những phụ nữ cùng tham gia nữa. Giêrusalem đầy ắp đám đông khổng lồ tham dự lễ hội này.
Lễ Ngũ Tuần cũng là lễ hội trọng thể trong thời Tân ước. Trong thời kỳ giữa hai giao ước, lễ này được tổ chức như ngày lễ kỷ niệm về việc Đức Chúa Trời ban Luật pháp cho Môise ( Xuất Êdíptô ký 19). Trong cộng đồng Do Thái, Luật pháp và sự tuân giữ Luật pháp là sức mạnh có uy quyền. Người Do Thái coi Luật pháp là món quà vĩ đại nhất mà Đức Chúa Trời ban cho họ ( Thi Tv 1:1-6 19:1-14 119:1-176). Lễ này được mang tên là Ngũ Tuần ( Pentecost), một chữ có ý nghĩa là “ 50 ngày”, vì lễ này được tổ chức sau ngày lễ vượt qua 50 ngày.
(11). Xếp đặt mỗi cụm từ thích hợp với ngày lễ hay những ngày lễ mà cụm từ ấy mô tả
a. Ngày Lễ được truyền lệnh phải giữ trong XuXh 12:24.
b. Được người Do Thái, người nhập đạo Do Thái và người kính sợ Đức Chúa Trời tham dự.
c. Có nghĩa là “ 50 ngày”.
d. Được tổ chức để kỷ niệm ngày ban phát Luật pháp.
e. Nhắc nhở ngày dân Ysơraên được giải cứu khỏi Ai Cập
1) Lễ Vượt Qua
2) Lễ Ngũ Tuần
3) Cả lễ Vượt Qua và Ngũ Tuần .

Những tôn giáo khác .
Mục tiêu 5 : Chọn một lời mô tả về tình trạng tôn giáo nói chung tồn tại vào thời gian Đấng Christ hiện đến .
Đức Chúa Trời đã bày tỏ Chính Ngài cho người Do Thái. Kết quả của việc phân tán, nhiều người không phải dân Giuđa đã nhập đạo Giuđa và Do Thái giáo phát triển nhiều nơi. Tuy nhiên, nhằm thời Tân Ước, Do Thái giáo trở thành hẹp hòi do tinh thần bảo thủ. Đọc Tân Ước chúng ta sẽ thấy rõ thái độ này nơi những nhà lãnh đạo Do Thái thời ấy. Dường như quan điểm chính trị và công việc của họ bắt đầu chiếm hữu tất cả sự chú ý của họ.
Mặc dù những người Do Thái có mối quan tâm của mình, nhưng những tôn giáo khác cũng chiếm sự trung thành của những người nam, người nữ. Nhiều ngươi theo những tôn giáo ở Đông Phương, Ai Cập và Tiểu Á. Những người khác hâm mộ những tôn giáo huyền bí của Hi Lạp, vốn nhấn mạnh tư tưởng phục sinh và sự tẩy sạch. Còn những linh liên quan đến nơi chốn và nghề nghiệp. Cũng có quốc giáo của La Mã nữa, trong đó những tượng của các hoàng đế La Mã được thờ phượng như những biểu tượng của thế lực La Mã.
Những yếu tố này chứng tỏ rằng có một sự quan tâm chung về tôn giáo và tìm kiếm những lời giải đáp có ý nghĩa. Người ta bắt đầu thắc mắc không biết có phải chỉ có một vị thần cai quản cả vũ trụ không. Nhiều người tìm phương cách tẩy sạch những lỗi lầm, và một sự khao khát hết sức để biết điều gì xảy ra sau khi chết. Những triết gia của thời ấy không cung ứng được những lời giải đáp thỏa đáng và người ta không thỏa mãn với những kết luận do lý trả lời. Nhiều người sống trong sự tuyệt vọng, trống rỗng về mặt thuộc linh, bị bại hoại và sống vô đạo đức. Đấy chính là thời điểm Chúa Jêsus đến. Đấng sẽ soi sáng cho những tấm lòng ở trong chốn tối tăm bằng sự sáng chói rạng của sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
(12) Khoanh tròn mẫu tự trước câu mô tả tình trạng tôn giáo chung trong thời điểm Đấng Christ đến.
a. Một số lớn dân chúng trung thành với tôn giáo của La Mã vì La Mã là thế lực chính trị mạnh mẽ.
b. Hầu hết nhiều người theo Do Thái giáo, mà nó sẽ trở thành tôn giáo cho toàn thế giới.
c. Có rất nhiều tôn giáo khác nhau và người ta tìm nhiều phương cách khác nhau để tìm lời giải đáp thỏa đáng.
d. Triết học của thời đại đó đã cung ứng hầu như mọi lời kết luận có thể chấp nhận được liên quan đến Đức Chúa Trời và ý nghĩa của cuộc sống.

NHỮNG SÁCH CỦA TÂN ƯỚC.
Chúng ta đã làm quen với thế giới của Tân Ước: tôn giáo, văn hóa và chính trị. Nhưng bây giờ chúng ta hãy quay sự chú ý của mình và bản thân của Tân ước, bản ký thuật về phép lạ vĩ đại của việc Đức Chúa Trời trở thành con người để đem con người quay trở lại cùng Đức Chúa Trời. Đây là giao ước mới. vì nó công bố bản hiệp ước mới mà Đức Chúa Trời lập với con người qua Đấng Christ. Trong khi Cựu Ước bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời qua Luật pháp, thì Tân Ước lại bày tỏ sự công bình ấy qua ân phúc và lẽ thật của Chúa Jêsus Christ. Chúng ta sẽ khảo sát về nội dung, tác giả và thời gian viết của 27 cuốn sách tạo thành Tân ước.

Nội dung của những tác phẩm
Mục tiêu 6 : Nhận diện những ví dụ của bốn loại nội dung tìm thấy trong các tác phẩm của Tân Ước .
Có bốn loại nội dung trong những sách của Tân ước : Lịch sử, giáo lý, cá nhân và tiên tri. Mỗi loại có một số đặc trưng. Đề cập về nội dung, những sách của Tân Ước được phân theo loại chính mà nó chứa đựng. Sách Phúc âm Mathiơ, chẳng hạn, có vài phần tiên tri. Tuy nhiên, đa số phần nội dung thuộc về lịch sử. Như vậy được xếp vào lịch sử.
Những Sách Lịch Sử .
Những sách lịch sử gồm có bốn sách tường thuật về cuộc đời của Đấng Christ ( Mathiơ, Mác, Luca và Giăng), và bản ký thuật về thời kỳ đầu của Hội thánh (Công vụ các sứ đồ). Những sách này được gọi là sách lịch sử vì mục đích chính yếu là tường thuật những biến cố và đưa ra những sự kiện. Những sách đó cũng gồm có tên của nhiều người và nhiều địa danh. Thường thường sách cũng ghi lại những lời phát biểu trong những trường hợp đặc biệt. Nhiều lần cũng đưa ra những lời mô tả đặc biệt về những hoàn cảnh và những kết quả của các hành động đặc biệt.
Nói chung, những tác phẩm lịch sử đưa ra những nội dung trả lời cho những câu hỏi sau : Điều gì xảy ra? Xảy ra ở đâu? Đã xảy ra khi nào? Ai thực hiện? Đã nói gì? Kết quả như thế nào? Nhưng các sách lịch sử của Tân Ước còn cho chúng ta nhiều chi tiết của phần trả lời đối với những loại câu hỏi đó. Chính con Đức Chúa Trời được mặc khải cho chúng ta qua sự ghi lại về những gì Ngài đã nói và đã thực hiện.
(13) Hãy đọc LuLc 4:31-37. Rồi trong sổ tay của bạn hãy trả lời mỗi câu hỏi sau đây. Bên cạnh mỗi câu trả lời nhớ viết số của câu Kinh thánh.
a. Chúa Jêsus đã làm gì ?
b. Ngài đã làm điều ấy ở đâu và khi nào?
c. Kết quả là người ta đã nói gì về Chúa Jêsus?
d. Những ai khác được nghe về những gì đã xảy ra?
Những sách Giáo Lý .
Đa số những sách giáo lý là những bức thơ gởi cho những nhóm tín hữu nào đó. Những tác phẩm đó bàn về những vấn đề đặc biệt mà một số trong những nhóm này gặp phải khi họ cố noi theo nếp sống Cơ đốc. Trong những bức thơ gởi cho những tín hữu này, các tác giả của bức thơ giải thích những lẽ thật vĩ đại về Chúa Jêsus Christ và công việc của Ngài mà họ cần phải hiểu rõ. Những tác giả cũng mô tả mối quan hệ mà tín hữu phải có đối với Đấng Christ và làm thế nào để họ sống có kết quả. Những sứ điệp quyền năng mà Đức Chúa Trời cảm thúc cho họ viết không những dành cho những tín hữu đầu tiên, nhưng còn dành “ cho tất cả mọi người ở mọi nơi biết kêu cầu Danh Cứu Chúa Jêsus Christ chúng ta” ( ICo1Cr 1:2).
Những sách giáo lý bao gồm : La Mã, 1 và 2 Côrinhtô, Galati, Êphêsô, Philíp, Côlôse, 1 và 2 Têsalônica, Hêbơrơ, Giacơ, 1 và 2 Phierơ, Giuđe và I Giăng.
(14) Đọc mỗi phần Kinh thánh ghi ra dưới đây từ một trong những sách giáo lý. Xếp đặt mỗi phần Kinh thánh cho phù hợp với cụm từ mô tả loại thông tin và hay sứ điệp cung cấp.
a. GaGl 1:1-2
b. 1:6
c. Eph Ep 1:11
d. CoCl 3:13
e. HeDt 1:3
1) Đối chiếu với vấn đề mà những tín hữu gặp phải
2) Tên của tác giả hay người nhận bức thơ.
3) Vài lời khuyên về nếp sống Cơ đốc.
4) Một lời diễn đạt về Chân lý nói về Đấng Christ.

Những Sách Gởi Cho Cá Nhân
Ngoài những sách về lịch sử và giáo lý, còn có những sách khác được mô tả là gởi cho cá nhân. Những sách này là các bức thơ được viết cho cá nhân tín hữu hơn là viết cho những nhóm người. Đó là sáu bức thơ 1 và 2 Timôthê. Tít, Philêmôn, và 2 và 3 Giăng.
Những sách này được viết cho những người lãnh đạo trong Hội thánh, nhưng cũng trở thành quan trọng cho toàn thể cộng đồng tín hữu. Những sách đó chứa đựng những nguyên tắc chỉ đạo cho việc lựa chọn những nhà lãnh đạo hội thánh, những lời khuyên về việc quản trị trong những vấn đề của hội thánh, lời khuyên cá nhân những điều yêu cầu khác.
(15) Đọc những phần sau của Thơ Timôthê thứ nhất. Phần nào chứa đựng những nguyên tắc chỉ đạo cho việc chọn lựa những người lãnh đạo của hội thánh.
a. ITi1Tm 2:1-7
b. 3:8-10
c. 4:11-16.
Sách tiên tri
Nói chung, những sách tiên tri của Kinh thánh là những sách trong đó Đức Chúa Trời phán về những biến cố xảy ra trong hiện đại và tương lai. Như vậy những tác phẩm tiên tri có hai mục đích chính : 1 cho người ta biết một sứ điệp về tình trạng hiện tại của họ và phải đáp ứng với điều đó như thế nào, và 2 bày tỏ những biến cố tương lai và chương trình của Đức Chúa Trời cho thế giới. Mặc dù phần lớn những sách của Tân Ước cũng chứa đựng vài lời tiên tri, nhưng sách Khải Huyền được bày tỏ đầy đủ nhất.
Sách Khải thị là một sứ điệp cho bảy hội thánh ở vùng Tiểu Á. Sách ấy cũng mô tả số phận cuối cùng của dân sự Đức Chúa Trời, Satan cùng những kẻ theo nó, trời và đất. Sách đó cũng cho chúng ta thấy Đấng Christ Chiên Con đã bị giết, chiến thắng hoàn toàn. Sách này là ví dụ của loại văn phẩm tiên tri gọi là Khải Huyền ( Apocalptic). Điều này có nghĩa là sứ điệp của sách bày tỏ chân lý bằng sự sử dụng những biểu tượng và những bức tranh bằng ngôn ngữ sống động. Chẳng hạn, bảy Hội thánh tại Asia được nêu lên như những chân đèn (KhKh 1:12-20) và Satan được nêu hình ảnh là con rồng (12:7-9).
(16) Đọc 6:12-14. Đoạn này có thể được diễn tả cách tốt nhất về một sứ điệp liên quan đến :
a) Những biến cố xảy ra trong tương lai
b) Sự đáp ứng của Hội thánh đối với những hoàn cảnh hiện tại.
(17) Ôn lại phần nội dung của những sách của Tân Ước. Sau đó xếp đặt mỗi câu cho phù hợp với những lời mô tả về loại văn phẩm mà câu đó làm ví dụ
1) Lịch sử
2) Giáo lý
3) Gởi cho cá nhân
4) Tiên tri .
a. Tôi thấy Thành thánh, là thành Giêrusalem mới, từ nơi Đức Chúa Trời ở trên trời xuống.
b. Bây giờ anh em là thân thể của Đấng Christ, và mỗi người trong anh em là một chi thể của thân.
c. Từ Trô ách chúng ta xuống tàu và kéo buồm thẳng sang Samôthrace.
d. Hãy đem Mác theo với anh, vì người ấy giúp tôi trong chức vụ.
e. Nếu chúng ta đồng chết với Đấng Christ thì cũng đồng sống với Ngài.

Tác giả của các sách trong Tân Ước
Mục tiêu 7 : Công nhận những sự kiện về những tác giả của những sách trong Tân ước .
Những sách của Tân Ước do tám ( hoặc có lẽ chín) người viết : Mathiơ, Phierơ, Giăng, Mác, Giuđe, Luca, Giacơ, Phaolô và tác giả của thơ Hêbơrơ ( một số học giả tin rằng Phaolô viết thơ tín Hêbơrơ). Tất cả đều là người Do Thái, ngoại trừ Luca, Mathiơ, Phierơ, và Giăng là những thành viên trong nhóm mười hai môn đệ đầu tiên của Chúa Jêsus. Mác, Giuđe và Giacơ cộng tác với các môn đệ và là bộ phận của Hội thánh đầu tiên. Luca và Phaolô biết những ai đã chứng kiến cuộc sống trên đất và chức vụ của Chúa Jêsus. Bản liệt kê sau đây cho biết mỗi sách được người nào viết ra:
- Tác giả:
Mathiơ
MÁC
LUCA
Giăng
GIACƠ
GIUĐE
- Sách:
Mathiơ
Mác
Luca
Công vụ
Giăng
1, 2, 3Giăng
Gia-cơ
Giu-đe
Khải Huyền
- Tác giả:
Phierơ
Phaolô
- Sách:
1, 2 Phi-e-rơ
Hê-bơ-rơ
Rô-ma 1, 2
Côrinhtô
Galati
Hêbơrơ
Êphêsô
Philíp
Côlôse
1,2 Têsalônica
1,2 Timôthê
Tít
Philêmôn
(18) Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG.
a. Mỗi sách của Tân Ước được mỗi người khác nhau viết ra.
b. Tác giả của I Giăng là một trong mười hai môn đệ của Chúa Jêsus.
c. Sứ đồ Phaolô viết sách Công vụ các sứ đồ.
d. Trong các tác giả của Tân Ước, chỉ có Luca không phải là người Do Thái.
Niên biểu của những sách
Mục tiêu 8 : Xếp đặt những sách của Tân Ước theo thể loại và thời gian được viết theo giai đoạn lịch sử .
Trong Tân Ước, các sách được phân thành nhóm theo nội dung. Nghĩa là, những sách về lịch sử được xếp trước, kế đó là sách về giáo lý và gởi cho cá nhân, sau cùng là sách tiên tri. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không nghiên cứu sách theo thứ tự này, nhưng theo trình tự niên biểu ( chronological sequence). Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ nghiên cứu theo những năm đặc biệt của lịch sử diễn tiến. Tiến trình này sẽ giúp ta nắm được kiến thức về những biến cố xảy ra trong bối cảnh lịch sử.
Những biến cố lịch sử được đề cập đến trong những tác phẩm của Tân Ước kéo dài trong khoảng thời gian gần 100 năm, từ năm 6 Trước Công nguyên đến sau Công Nguyên. Khoảng thời gian này có thể chia thành ba thời kỳ : 1) đời sống và chức vụ của Chúa Jêsus, 2) khởi đầu và phát triển hội thánh, 3) Hội thánh tiếp tục phát triển và bị ngược đãi bảng liệt kê dưới đây sẽ chỉ rõ những thời kỳ này ra những sách có liên hệ với những biến cố giai đoạn.

1. Đời sống và chức vụ của Chúa Jêsus :
6 B.C đến 29 A.D
MATHIƠ
MÁC
LUCA
GIĂNG
2. Hội thánh khởi đầu và phát triển: 30-63 Sau Công Nguyên
CÔNG VỤ CÁC SỨ ĐỒ
GIA CƠ
GALATI
1,2 TÊSALÔNICA
1,2 CÔRINHTÔ
RÔMA
CÔLÔSE, ÊPHÊSÔ
PHILÊMÔN
PHILÍP
3. Hội thánh tiếp tục phát triển và bị ngược đãi: 60-95 Sau Công Nguyên
1 TIMÔTHÊ
TÍT
1 PHIERƠ
2 TIMÔTHÊ
2 PHIERƠ
HÊBƠRƠ
GIUĐE
1,2,3, GIĂNG
KHẢI THỊ
(19) Trong sổ tay của bạn, hãy vẽ một bảng liệt kê từng sách của Tân Ước theo loại và giai đoạn lịch sử. Bạn cần ôn lại phần trước để làm công việc này. Vẽ theo sơ đồ dưới đây, nhớ vẽ lớn hơn để bạn có đủ chỗ trống viết tên của mỗi sách. Sách thứ nhất được viết sẵn cho bạn ( Chỗ bị gạch chéo sẽ không ghi tên sách vào đó).
Giai đoạn
6 B.C
đến
29 A.Đ
30 A.Đ
đến
60 A.Đ
60 A.Đ
đến
95 A.Đ
Lịch sử
Giáo lý
Cá nhân
Tiên tri

Chúc mừng bạn : Bây giờ bạn đã đến phần cuối của bài học thứ nhất. Bạn đã học biết nhiều sự kiện về những ảnh hưởng đã hình thành thế giới mà Chúa Jêsus ra đời và thực hiện chức vụ của Ngài trong đó. Bạn cũng đã học về những nét chính của các sách của Tân Ước. Sự hiểu biết mà bạn nắm được ở đây rất quan trọng : những bài học kế tiếp sẽ xây dựng trên những chân lý bạn đã học biết. Trước khi bạn làm bài tập trắc nghiệm, hãy ôn lại bài để bảo đảm rằng mình có thể hoàn thành mỗi mục tiêu.

Bài tập trắc nghiệm
1. GaGl 4:4 chép rằng Đấng Christ đến trần gian “ khi kỳ hạn đã được trọn.
Trong sổ tay của bạn hãy liệt kê bốn sự kiện quan trọng về Thế giới Thời Tân Ước đưa ra bằng cớ chứng minh sự thật nầy và chứng tỏ rằng Đấng Christ đến vào thời điểm khi sứ điệp của Ngài có thể được truyền thống cách nhanh chóng. Ghi ra một sự kiện chính có liên quan đến mỗi điều sau đây :
a) Thế lực La Mã
c) Tôn giáo Do Thái
b) Văn hóa Hi Lạp
d) Các tôn giáo khác
2. Xếp đặt cho phù hợp tên hay thuật ngữ với mỗi câu mô tả hay định nghĩa chữ ấy
a. Một nhóm mười người nam Do Thái hoặc hơn gặp nhau để thảo luận Kinh thánh.
b. Bản dịch Hi Lạp của Cựu Ước.
c. Một người không phải dân Do Thái thuần phục mọi điều đòi hỏi của Luật pháp và trở nên một thành viên của cộng đồng Do Thái.
d . Hoàng đế La Mã của thời điểm Đấng Christ đến
e. Những người Do Thái ở rải rác giữa những quốc gia.
f. Một nhóm người Do Thái không tin sự sống lại.
g. Kẻ thống trị buộc phải dạy ngôn ngữ Hi Lạp khắp mọi nơi.
h. Ngày lễ kỷ niệm dân Ysơraên được giải cứu khỏi xứ Ai cập.
I. Người xây dựng đền thờ hiện có vào thời Tân Ước.
j. Một người có nền văn hóa Hi Lạp.
k. Một nhóm người do thái tin nơi sự sống lại của người chết.
l. Ngày lễ kỷ niệm việc ban hành Luật pháp cho Môi se.
m. Nhóm người Do Thái chấp nhận những tác phẩm của các tiên tri.
n. Hội đồng kiểm soát chính trị và tôn giáo của người Do Thái.
1) Sê sa Augút tơ
2) Alịchsơn Đại đế
3) Người Hêlênít
4) Nhà hội .
5) Rải rác
6) Người nhập đạo Giuđa
7) Bảy Bảy Mươi
8) Tòa Công Luận
9) Người Pharisi
10) Người Sađusê
11) Lễ Ngũ Tuần
12 ) Lễ Vượt Qua
13) Hê rốt Đại đế .
3. Hoàn chỉnh những câu sau đây có liên hệ với các sách của Tân Ước. Dùng sổ tay của bạn để viết câu trả lời.
a. Nội dung của một sách lịch sử bàn về
b. Nội dung của một sách giáo lý bàn về
c. Nội dung của một sách gởi cho cá nhân bàn về
d. Nội dung của một sách tiên tri bàn về
4. Xếp đặt cho phù hợp mỗi sách với tên của người viết sách đó
a. Phúc âm Giăng
b. Công vụ các sứ đồ.
c. 2 Têsalônica
d. Khải huyền
e. Tít
f. Gia cơ
1) Luca
2) Giăng
3) Giacơ
4) Phaolô
5. Viết tên của mỗi sách của Tân Uớc vào khoảng trống của khung dưới đây. Chữ đầu được ghi mẫu cho bạn.
Mathiơ
Mác
Công vụ
Rôma
Galati
1,2 Timôthê
Philêmôn
Hêbơrơ
Khải thị
- Giai đoạn
6 trước C.N
đến
29 Sau C.N
A.D.30 -A.D.60
A.D.60 -A.D.95
Lịch sử
Giáo lý
Cá nhân
Tiên tri

Giải đáp câu hỏi nghiên cứu
Những câu trả lời cho phần câu hỏi nghiên cứu không ghi theo thứ tự bình thường. Những câu trả lời được sắp xếp theo thứ tự khác để bạn không thấy câu trả lời của câu hỏi kế. Hãy dò tìm câu trả lời của câu mình đã làm rồi. Đừng xem trước câu kế tiếp.

(2) a. Sai
c. Đúng
b. Sai
d. Đúng
(3) b) Ngôn ngữ Hi Lạp được sử dụng trong toàn lãnh thổ của Đế quốc La Mã.’
(4) Ba tư, Alịch sơn Đại đế , 323 Trước C.N., 164 B.C.63.B.C
(5) a. Đúng
b. Sai
c. Sai
(6) a. Người Do Thái bị phân tán khắp mọi nước.
b. Người gia nhập Do Thái giáo chịu cắt bì và tuân giữ Luật pháp.
c. Người chấp nhận đạo Chúa nhưng không cố gắng hoàn thành luật pháp.
d. Bản dịch tiếng Hi Lạp của Kinh thánh Do Thái.
e. Một nhóm ít nhất mười người nam Do Thái gặp nhau để nghiên cứu Kinh Thánh.
(7) Sự rải rác của người Do Thái, Hi Lạp
(8) a) 2) Sa đu sê
b. 2) Sa đu sê
c. 1) Pha ri si
d. 1) Pha ri si
e. 2) Sa đu sê
(9) a. Đúng
b. Đúng
c. Sai
d. Sai
(10) a. Họ bôi huyết của chiên con trên mày cửa và hai bên cửa của nhà họ.
b. Ngài phán rằng huyết sẽ làm dấu cho họ và Ngài sẽ đi qua khi thấy dấu ấy.
c. Những con đầu lòng của người Ai Cập bị giết và người Ai Cập đuổi người Ysơraên ra khỏi xứ. (1) mọi phần của đế quốc.
(11). a 1) Lễ Vượt Qua
b 3) Cả lễ Vượt Qua và Lễ Ngũ Tuần.
c 2) Lễ Ngũ Tuần
d 2) Lễ Ngũ Tuần
e. 1) Lễ Vượt Qua.
(12) c) Có rất nhiều tôn giáo khác nhau và người ta tìm nhiều phương cách khác nhau để tìm lời giải đáp thỏa đáng.
(13) a. Ngài đuổi quỉ ra khỏi 1 người ( c.33,35)
b. Ngài thực hiện điều ấy trong một nhà Hội ở Cabênaum vào ngày Sa bát ( c.31, 33).
c. Người ta nói Ngài có quyền đuổi tà linh ( c.36)
d. Nhiều người khắp vùng chung quanh nghe điều đó. ( Những câu trả lời của bạn có thể tương tự như thế).
(14) a. 2) Tên của tác giả hay người nhận bức thơ.
b. 1) Đối chiếu với vấn đề mà tín hữu gặp phải.
c. 4) Một lời diễn đạt về chân lý nói về Đấng Christ.
( 15) b) ITi1Tm 3:8-10
(16) a) Những biến cố xảy ra trong tương lai
(17) a. 4) Tiên tri ( KhKh 21:2)
b 2) Giáo lý (ICo1Cr 12:27)
c 1) Lịch sử ( Cong Cv 16:11)
d 3) Gởi cho cá nhân ( IITi 2Tm 4:11).
e. 2) Giáo lý ( RoRm 6:8)
(18) a. Sai
b Đúng
c Sai
d. Đúng
(19) Trong bảng của bạn có thể ghi tên những sách vào mỗi khung như sau ( thứ tự của tên sách có thể khác).

- Giai đoạn:
6 B.C - 29 A.D.
A.D.30- A.D.60
A.D.60- A.D.95
- Lịch sử
Mathiơ
Mác
Luca
Giăng
Công vụ
Giáo lý
Rôma
1,2 Côrinhtô
Galati
Êphêsô
Philíp
Côlôse
1,2 Têsalônica
Giacơ
1,2 Phierơ
Hêbơrơ
Giuđe
1 Giăng
- Cá nhân
Philêmôn
1,2 Timôthê
Tít
2,3 Giăng
- Tiên tri
Khải thị

CHÚA JÊSUS VÀ CÁC SÁCH PHÚC ÂM

Trong vô số sách viết về cuộc đời của nhiều người thì chẳng có sách nào như bốn sách Phúc âm vì chẳng có người nào giống như Chúa Jêsus vốn có cuộc đời như thế. Bốn sách Phúc âm là những lời ký thuật tuyệt vời về cuộc đời của Ngài, đầy dẫy tên của con người, nơi chốn và đày đặc những lời mô tả về những biến cố phi thường và ý nghĩa. Sách này đòi hỏi sự chú ý của người đọc.
Bài học nầy sẽ giúp bạn hiểu về những sách Phúc âm kỹ hơn. Trong bài 1 bạn đã học nhiều sự kiện về bối cảnh và nội dung sơ lược của Tân Ước. Trong bài này bạn sẽ nghiên cứu bốn cuốn sách đầu tiên của Tân ước kỹ lưỡng hơn. Bạn sẽ thấy bốn phần ký thuật về cuộc đời của Chúa Jêsus giống nhau và khác nhau như thế nào. Bạn cũng sẽ học về vùng đất nơi Chúa Jêsus sống và những nơi Ngài thi hành chức vụ. Bạn sẽ làm quen với một số lời dạy dỗ của Ngài và phương cách Ngài dạy.
Nghiên cứu cẩn thận bài học nầy sẽ giúp bạn đánh giá đúng đắn hơn về những đặc biệt của phần ký thuật của những sách Phúc âm ngoài ra, phần nầy cũng sẽ giúp bạn có nền tảng khi nghiên cứu từng sách.

DÀN Ý BÀI HỌC
Bốn phần ký thuật về Phúc âm.
Những nơi Chúa Jêsus sống và phục vụ
Những biến cố trong cuộc đời Chúa Jêsus
Những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus.
NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
Học xong bài nầy bạn có thể :
Mô tả những điểm tương đồng và dị biệt trong bốn phần ký thuật về Phúc âm.
Tìm tên bản đồ những nơi Chúa Jêsus sống và phục vụ.
Nói theo thứ tự bốn giai đoạn chính của cuộc đời của Chúa Jêsus.
Mô tả những nét chính trong sự dạy dỗ của Chúa Jêsus.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Đọc phần triển khai bài học và hoàn thành bài tập trước khi kiểm tra lại những câu trả lời của mình. Như vậy bạn sẽ thực sự hiểu rõ nội dung. Sửa lại những câu trả lời sai.
2. Nghiên cứu bản đồ xứ Phalestine sẽ cho trong bài. Tìm cho được tên của thành phố và quận được nêu lên trong bài. Điều nầy sẽ giúp bạn hình dung được vị trí địa lý của những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Jêsus.
3. Ôn lại bài học và làm bài tập trắc nghiệm. Nhớ kiểm tra câu trả lời của mình và sửa câu nào sai.

NHỮNG CHỮ CHÌA KHÓA
Ẩn dụ (parable)
Bình nguyên ( Plateau)
Chủ đề (theme)
Dân ngoại ( Gentile0
Song song ( parallel)
Tuần lễ thương khó ( Passion Week)
Tranh luận ( controversy)
Viễn cảnh ( perspective)

TRIỂN KHAI BÀI HỌC:
BỐN BẢN KÝ THUẬT PHÚC ÂM
Mục tiêu 1 : Mô tả giá trị và những đặc tính của bốn sách Phúc âm .
Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, Ngài không những ban cho chúng ta một bản ký thuật về đời sống của Chúa Jêsus mà đến bốn bản. Chúng ta có thể hỏi, “ Có hơn một bản nói về cuộc đời của Chúa Jêsus thì có giá trị gì?”

Giá trị của việc có bốn bản ký thuật .
Có hai lợi ích nổi bật. Trước hết, nhiều bản ký thuật khác nhau thu hút sự chú ý của nhiều loại người. Khi những sách Phúc âm được viết ra, mỗi người có một nét đặc biệt để đáp ứng cho nhóm người nào đó. Chẳng hạn, Mathiơ nhấn mạnh sự hoàn tất lời tiên tri Cựu ước trong cuộc đời của Chúa Jêsus. Sự nhấn mạnh nầy khiến cho phần ký thuật của ông tăng cường ý nghĩa cho người Do Thái. Mác nhấn mạnh về chức vụ năng động, tích cực của Chúa Jêsus. Ông thêm những chi tiết cho phần ký thuật của mình để thu hút sự chú ý của độc giả người La Mã. Lu ca ghi lại phần ký thuật của mình từ quan điểm của một người ngoại bang có sự hiểu biết sâu sắc về sứ mạng cứu chuộc của Đấng Christ. Những độc giả Dân Ngoại có thể hoà nhập với viễn cảnh của ông khi ông kể câu chuyện theo tiến trình hướng về sứ mạng ấy. Giăng với sự trình bày Đấng Christ là Lời Hằng Sống, đạt được sự chú ý của những con người có suy nghĩ luôn luôn tìm những sự giải đáp cho những câu hỏi vĩ đại về ý nghĩa của cuộc sống, lịch sử và cõi vĩnh hằng. Kể từ đó, những sách Phúc âm đã kêu gọi những người nam người nữ ở mọi hoàn cảnh, địa vị và nguồn gốc dân tộc. Ngày nay những sách nầy cũng đáp ứng như thế.
Thứ hai, sự khác nhau của những phần ký thuật phục vụ cho sự nhấn mạnh nhiều biến cố chính trong cuộc đời của Chúa Jêsus. Mỗi tác giả Phúc âm bao gồm một số chi tiết và tài liệu mà không tìm thấy nơi các sách khác. Tuy nhiên, mọi lời ký thuật đều chỉ rõ đặc tính tổng quát của đời sống chức vụ của Chúa Jêsus, sự chết thay cho tội nhân của Ngài và sự sống lại từ phần mộ của Ngài. Như vậy sứ điệp trọng tâm của Đấng Christ không thể nào bị nhầm lẫn được. Giống như bốn nhà danh họa, mỗi tác giả Phúc âm cho chúng ta một bức chân dung của Con Đức Chúa Trời. Dù mỗi tuyệt tác giới thiệu. Đề tài vĩ đại bằng mỗi cách khác nhau, nhưng trong tất cả những bức họa ấy chúng ta đều thấy một khuôn mặt không ai so bì được.
(1) Trong sổ tay của bạn, hãy trình bày hai lợi ích xuất phát từ việc có bổn bản ký thuật Phúc Am Dùng một câu cho mỗi lợi ích.
Những đặc tính chính của bốn bản ký thuật.
Những bản ký thuật Phúc âm mang đặc tính chọn lọc, chứ không phải là những bản liệt kê hết mọi điều Chúa Jêsus phán và thực hiện. Như Giăng đã ghi nhận, “ Cũng còn nhiều việc khác nữa mà Chúa Jêsus đã làm, nếu chép lại từng việc một, thiết tưởng thế gian cũng không chứa xiết các sách phải chép đó”. ( GiGa 21:25). Từ vô số sự việc xảy ra trong cuộc sống tại trần gian của Chúa Jêsus, mỗi tác giả, được Thánh Linh hướng dẫn, chọn lựa một số sự kiện để ghi lại trong phần ký thuật của mình. Chẳng hạn, tuổi thơ ấu và tuổi thanh niên của Chúa Jêsus được lướt qua cách im lặng ngoại trừ mười hai câu mà Lu ca ghi ra ( LuLc 2:40-52). Mặt khác, Tuần Lễ Thương Khó cả bốn tác giả đều mô tả rất chi tiết. Mathiơ, Mác, Luca đã có nhiều chi tiết giống nhau. Tuy nhiên, Giăng lại ghi ra những điều mà các vị kia không có. Tất cả nhữn sự kiện nầy chứng tỏ rằng có sự chọn lọc của những bản ký thuật Phúc âm.
Những bản ký thuật Phúc âm cũng có đặc tính hài hòa. Dù mỗi tác giả có nét đặc biệt trong sự lựa chọn chất liệu, nhưng tất cả đều theo khuôn mẫu căn bản giống nhau trong việc trình bày sự kiện chính của câu chuyện. Trước hết, Giăng Báptít giới thiệu chức vụ công khai của Chúa Jêsus. Kế đến là những phép lạ, những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus cho các môn đệ, dân chúng cũng như những cách đối phó của Ngài với những lãnh tụ Do Thái. Đa số những sự kiện mô tả đều xảy ra ở xứ Galilê hoặc Giêrusalem. Sự chia rẽ giữa những người chấp nhận Chúa Jêsus và những người chống đối Ngài cũng được mô tả. Cuối cùng, có sự tiến vào Giêrusalem cách khải hoàn của Chúa Jêsus, kế đó Ngài bị bắt, bị xử án, bị đóng đinh và sống lại. Trong tất cả những bản ký thuật đều có tham chiếu những lời tiên tri khác nhau trong Cựu Ước và đã ứng nghiệm trong cuộc đời Chúa Jêsus. Nói một cách chính xác, thì không phải “ bốn sách Phúc âm” mà chỉ có một sách Phúc âm - một câu chuyện về Tin mừng con Đức Chúa Trời đã đến để cứu tội nhân.
(2) Những bản ký thuật Phúc âm có tính chọn lọc vì
a. Những bản đó không nói gì về thời thơ ấu của Chúa Jêsus.
b. Những bản đó ít có điểm chung.
c. Những bản đó không bao gồm mọi sự Chúa Jêsus thực hiện và truyền phán.
(3) Những bản ký thuật Phúc âm hài hoà vì tất cả đều
a. Theo khuôn mẫu căn bản giống nhau trong việc hình thành câu chuyện.
b. Mô tả chi tiết cuộc đời của Chúa Jêsus.
c. Nhấn mạnh chủ yếu chức vụ của Chúa Jêsus tại Galilê.
d. Bao gồm những lời tường thuật của cùng những sự kiện chính trong cuộc đời Chúa Jêsus.

NHỮNG NƠI CHÚA JÊSUS SỐNG PHỤC VỤ.
Chúng ta đã nghiên cứu vài nét chính về những bản ký thuật Phúc âm. Trong khi đọc phần đó chúng thấy có tên của vài địa danh gắn bó với cuộc đời của Chúa Jêsus như Giuđê, Galilê, Naxarét, Cabênaum, và Giêrusalem. Trong phần nầy chúng ta sẽ học về những quận ( districts) của Palestine trong đó có những địa danh nêu trên. Chúng ta cũng xem toàn bộ khu vực địa lý của đất Palestine.
Đất Palestine
Mục tiêu 2 : Nhận diện những địa điểm trong bốn vùng địa lý chính ở xứ Palestine .
Palestin là tên của khu vực được vẽ ra trong bản đồ sau. Đây là vùng đất mà Chúa Jêsus sống hầu hết cuộc sống tại trần gian của Ngài. Hay xem bản đồ và chú ý đến những vùng đất chính, những vùng nầy tạo thành bốn sọc song từ bắc xuống nam:
1) Vùng Đồng bằng ven biển ( coastal plain) trải dài từ phía bắc ở Siđôn xuống Gaxa phía nam.
2) Những dãy núi miền trung ( centrai mountains) trải dài từ Đan và Kadesh phía bắc xuống Bê e sê ba phía nam.
3) Thung lũng sông Giô đanh ( valley of the Jordan) bắt đầu từ phía bắc biển Galilê và kéo dài xuống biển Chết phía Nam.

Xứ Palestine và những quận
4) Cao nguyên phía đông nằm ở phía Đông sông Giô đanh.
Chúa Jêsus sống và thi hành chức vụ ở những quận Galilê, Samari, và Giu đê và phía tây sông Giô đanh và những quận Decapolis và Perea ở phía đông sông Giô đanh. Ngài cũng đi đến những thành phố Tyrơ và Siđôn ở Phoenicia.Khi bạn đọc phần mô tả nầy hãy dò tìm những thành phố hay quận trên bản đồ.
(4) Phía Tây đồng bằng ven biển xứ Palestine là
a. Dãy núi miền Trung
b. Thung lũng sông Giôđanh
c. Địa Trung Hải.
(5) Dãy núi miền trung ở
a. Phía đông thung lũng của sông Giô đanh.
b. phía đông của đồng bằng ven biển.
c. giữa thung lũng của sông Giô đanh và cao nguyên phía đông.
Những quận của xứ Palestine
Mục tiêu 3 : Xếp đặt cho phù hợp những sự mô tả về các quận của xứ Palestine với tên gọi .
Trong thời Tân ước, xứ Palestine được chia thành nhiều quận huyện ( district). Những quận nầy ở dưới sự cai quản của chính quyền La Mã.

Galilê
Chúa Jêsus đến tuổi thành nhân tại thị trấn Naxarét thuộc quận Galilê ( Mat Mt 2:23, LuLc 2:51). Ngài thành phép lạ đầu tiên tại Cana ( GiGa 2:11). Sau đó Ngài đến Cabênaum và ở tại đó ( Mat Mt 4:13). Những người Do Thái ở các quận khác của xứ Palestine thuờng khinh rẻ người Galile vì xứ Galilê ở gần khu vực của dân Ngoại tức là Phoennicia và Đêcapôlơ. Tuy nhiên người Galilê có đức tin sâu sắc và trung thành với quốc gia Do Thái của họ. Mười một trong mười hai sứ đồ của Chúa Jêsus xuất thân từ Galilê. Ngài dành nhiều phần tốt đẹp của chức vụ của Ngài tại những thị trấn , làng mạc và sườn đồi của quận này.

Phoenicia
Những thành phố Si đôn và Tyrơ ở trong vùng Phoenicia, vùng gần bờ biển ở phía Tây Bắc xứ Galilê. Sau khi Chúa Jêsus bị phản kháng tại Naxarét, Chúa Jêsus đến quận nầy. Tại đây Ngài gặp một phụ nữ người Siriphênixi, Ngài khen bà này có đức tin lớn và Ngài chữa lành cho con gái bà ta ( Mac Mc 7:24-30).

Decapolis
Đông bắc của xứ quận Galilê là những quận Bashan và Đêcabôlơ. Đêcabôlơ là sự kết hợp của những thành phố Hy Lạp ( Decapolis có nghĩa là “mười thành phố” do những thuộc hạ của Alịch sơn Đại đế thành lập. Chúa Jêsus đã đến viếng thăm khu vực nầy ( Mac Mc 7:31-35). Ngài thi hành chức vụ tại Gadara ( còn gọi là Gergesa hay Giêrasa) tại đấy Ngài chữa lành cho người bị quỉ ám ( 5:1-20). LuLc 8:26-39). Ngài cũng đến tại những thành phố của Sêrasê Philíp ( Mat Mt 16:13-20).

Samari
Những người ở vùng ven biển của Samari là Dân Ngoại. Tuy nhiên những người ở vùng núi là dân tạp chùng. Họ là hậu tự của mười chi phái phía bắc của vương quốc Ysơraên là những người kết hôn với dân ngoại. Họ đã xây riêng cho mình một đền thờ ở núi Gêridim. Dù trong thời Chúa Jêsus đền thờ ấy không còn, nhưng vùng nền đền thờ ấy vẫn được coi là đất thánh. Là giống dân tạp chủng người Samari bị người Do Thái ở xứ Palestine khinh rẻ vô cùng, đến nỗi nhiều người không đi ngang qua xứ Samari. Tuy nhiên Chúa Jêsus đã đến phục vụ cho người dân của quận nầy nhiều lần. Trong câu chuyện đối thoại cao đẹp của Ngài với người đàn bà Samari tại giếng Si kha, Chúa Jêsus không để cho cuộc tranh luận giữa người Do Thái và người Samari trở thành chủ đề chính của cuộc thảo luận. Thay vào đó, Ngài kéo sự chú ý của bà ta về chính mình Ngài là Đấng Mêsi ( GiGa 4:1-42).

Perea
Đa số dân cư ở Perea là người Do Thái, dù vẫn có dân Ngoại sống giữa họ. Tân Ước thường gọi Perea là vùng đất bên kia sông Giôđanh. Trên con đường lên Giêrusalem lần cuối cùng. Chúa Jêsus đi ngang qua vùng nầy, Ngài dạy dỗ trong các làng và các thị xã ( Mac Mc 10:1-45, Mat Mt 19:1-20:28).

Giuđê .
Những thành phố Bếtlêhem, nơi sinh ra của Chúa Jêsus và thành Giêrusalem, nơi xảy ra những biến cố trọng đại của cuộc đời Chúa Jêsus, ở tại quận Giuđê. Gần thành Giêrusalem là thị xã Bêthani, quê hương của Mari, Mathê và Laxarơ là người Chúa Jêsus kêu sống lại từ trong phần mộ (GiGa 11:1, 32-44). Cách đó vài dặm là thành Giêricô, nơi Chúa Jêsus chữa lành cho người mù ( Mac Mc 10:46-23). Trong thời gian thi hành chức vụ Chúa Jêsus đã đi tham dự đến Giêrusalem và những thị xã lân cận. Nhiều lần Ngài tham dự những lễ lớn của người Do Thái được tổ chức hàng năm tại Giêrusalem. Cũng tại đấy Ngài bị xử án, bị đóng đinh và chôn ( LuLc 22:23,). Sau khi Ngài sống lại, Ngài hiện ra với hai môn đệ của Ngài trên đường đi đến Em ma út, khoảng 7 dặm cách Giêrusalem ( 24:13-27). Sau đó Ngài dạy bảo các môn đệ về công tác trong tương lai của họ và dẫn họ về hướng Bêthani. Đến đó Ngài được cất lên trời và các môn đệ trở về Giêrusalem để chờ đợi Đức Thánh Linh đã hứa ban ( 24:36-53).
(6) Xếp đặt mỗi cụm từ cho phù hợp với tên của quận được mô ta.
a. Nơi sinh của Chúa Jêsus
b. Quận nầy được gọi là ở bên kia sông Giô đanh.
c. Một quận ven biển ở phía Bắc Galilê.
d. Chỗ ở của một giống dân hỗn hợp của người Do thái và Dân Ngoại.
e. Nơi kết hợp của những thành phố Hi Lạp.
f. Núi Giêrizim ở tại quận đó.
g. Thành Giêrusalem ở tại quận nầy.
1) Galilê
2) Phoennicin
3) Decapolis
4) Sa ma ri
5) Perea
6) Giu đê

NHỮNG BIẾN CỐ TRONG CUỘC ĐỜI CHÚA JÊSUS
Mục tiêu 4 : Nhận diện những biến cố và những đoạn Kinh Thánh kết hợp với bốn giai đoạn chính trong cuộc đời Chúa Jêsus .
Bạn đã nghiên cứu về địa lý của Đất Palestine và biết được một số sự kiện liên quan đến những nơi Chúa Jêsus sống và phục vụ. Trong phần nầy bạn sẽ khảo sát những biến cố trong cuộc đời Chúa Jêsus. Như bạn đã học ở phần đầu bài nầy, tất cả những tác giả các sách Phúc âm đều theo cùng một khuôn mẫu căn bản trong việc mô tả cuộc đời của Ngài.
Những biến cố trong cuộc đời của Chúa Jêsus có thể được chia thành bốn giai đoạn chính :
1) Sự ra đời và sự sửa soạn cho chức vụ của Ngài
2) Chức vụ lúc khởi đầu và công khai của Ngài.
3) Chức vụ của Ngài ở giai đoạn sau và cuộc tranh luận
4)Sự chết, sự phục sinh và sự thăng thiên của Ngài.
Trong mỗi bản ký thuật đều theo trình tự của bốn bản chính yếu nầy. Tuy nhiên những tác giả xếp đặt những sự việc xảy ra trong mỗi giai đoạn tuỳ theo mục đích của họ. Chúng ta nên nhớ rằng mục đích đầu tiên của họ không nhằm vào việc kể theo trình tự thời gian nhưng để mô tả chính xác con người của Chúa Jêsus. Dàn ý sau đây cho chúng ta tiến trình tổng quát của những sự kiện và những đoạn trong mỗi sách Phúc âm tương ứng với những giai đoạn chính.

NIÊN BIỂU CỦA CUỘC ĐỜI CHÚA JÊSUS
Những giai đoạn chính và các biến cố
1. Giáng sinh và sửa soạn chức vụ
- Sinh ra và lớn lên thành người trưởng thành
- Giới thiệu, báp têm, cám dỗ
2. Khởi đầu chức vụ và công khai
- Chức vụ tại Galilê
- Chức vụ trong xứ Giuđê
- Trở về Galilê
- Cao điểm của sự công khai
3. Chức vụ ở giai đoạn sau và cuộc tranh luận
- Rút về phía Bắc
- Trở về xứ Galilê
- Phục vụ trở lại Giuđê
- Chức vụ tại Perea
- Hành trình chót về Giêrusalem
4. Sự chết, sống lại và thăng thiên
- Vào thành Giêrusalem, xử án, chết, và chôn
- Phục sinh, ủy thác, và lên trời
Tham khảo các sách Phúc âm
Mat Mt 1:1-4:11
Mac Mc 1:1-13
LuLc 1:1-4:13
GiGa 1:1-51
Mat Mt 4:12- 15:20
Mac Mc 1:14-7:23
LuLc 4:14-9:17
GiGa 2:1-6:71
Mat Mt 15:21- 20:34
Mac Mc 7:24-10:52
LuLc 9:8-19:28
GiGa 7:1-12:11
Mat Mt 21:1-18:20
Mac Mc 11:1-16:20
LuLc 19:29- 24:53
GiGa 12:12-21:25.
(7) Sử dụng bản Niên Biểu của Cuộc đời Chúa Jêsus với sự kiện hoặc phần Kinh Thánh tương ứng với điều ấy.
a. Xử án
b. LuLc 4:14- 9:17
c. Báp têm.
d. Hành trình chót về Giêrusalem
e. GiGa 7:1-12:11
f. Trở về Galilê
g. Mac Mc 11:1-16:20
1) Giáng sinh và sự sửa soạn chức vụ.
2) Khởi đầu chức vụ và công khai.
3) Chức vụ ở giai đoạn sau và cuộc tranh luận
4) Sự chết, phục sinh và thăng thiên.
Dĩ nhiên, bản Niên Biểu trên chỉ là bản tóm tắt những biến cố chính và những thời kỳ trong cuộc đời Chúa Jêsus. Trong những bài học kế bạn sẽ học mỗi bản ký thuật Phúc âm và những sự kiện đặc biệt xảy ra trong mỗi giai đoạn chính.

SỰ DẠY DỖ CỦA CHÚA JÊSUS
Mục tiêu 5 : Mô tả nền tảng, mục đích, nội dung và hiệu quả của sự dạy dỗ của Chúa Jêsus .
Chúng ta đã khảo sát những đặc tính của các sách Phúc âm, vùng đất nơi Chúa Jêsus sống và phục vụ, và những biến cố chính trong cuộc đời Chúa Jêsus. Bây giờ chúng ta hãy nhìn kỹ hơn vào hoạt động dạy dỗ của Ngài theo như những điều trình bày cho chúng ra trong các sách Phúc âm. Sự dạy dỗ là một trong những khía cạnh sống động trong công tác của Ngài, vì Ngài đến với sứ mạng là loan báo tin mừng cho kẻ nghèo và bày tỏ lẽ thật về Đức Chúa Trời cho nhân loại. Hầu hết mỗi trang sách Phúc âm đều đánh dấu bằng sự hiện diện của những lời cảnh cáo, những lời công bố, những lời khuyên bảo và giải thích của Ngài. Chúng ta hãy khảo sát năm nét quan trọng của sự dạy dỗ của Ngài.

Nền tảng
Sự dạy dỗ của Chúa Jêsus dựa trên Cựu Ước là lời của Đức Chúa Trời và trên chính mình Ngài là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời. Ngài lấy chất liệu từ Cựu ước. Ngài cũng đặt chính mình Ngài trong mối quan hệ với những tác phẩm của Cựu Ước như là người có thẩm quyền trọn vẹn trong việc giải thích đúng ý nghĩa.
Chúa Jêsus áp dụng những lời tiên tri và những biến cố của Cựu ước cho chính Ngài. Theo LuLc 4:18, Ngài đọc phần mô tả về sứ mạng của Ngài từ sách tiên tri Êsai. Ngài nói rõ ràng Ngài đến để làm trọn luật pháp (Mat Mt 5:17-20). Khi nói chuyện với Nicôđem Ngài nói về sự chết của Ngài trên thập tự giá bằng sự liên hệ đến kinh nghiệm của người Ysơraên ở trong đồng vắng (GiGa 3:14, Dan Ds 21:8,9). Khi người Pharisi yêu cầu Ngài làm dấu lạ, Ngài bảo rằng không có dấu lạ nào khác ngoài dấu lạ của Giôna - nghĩa là Ngài sẽ sống lại từ phần mộ ba ngày sau khi chết (Mat Mt 12:39, 49). Sau khi sống lại, Chúa Jêsus đã gặp những môn đệ ở trên đường Em ma út. Khi Ngài cùng đi đường với họ, Ngài giải thích cho họ những điều đã nói về Ngài trong cả Kinh Thánh (LuLc 24:27).
Chúa Jêsus cũng chứng tỏ rằng Ngài có thẩm quyền độc nhất trong mối liên hệ với Cựu Ước. Chẳng hạn, Ngài phán rằng Ngài” là Chúa của ngày Sabát” (Mac Mc 2:20). Theo XuXh 31:15, thì không công việc nào được thực hiện vào ngày sabát. Nhưng Chúa Jêsus phán rằng cả Ngài và Cha Ngài vẫn tiếp tục làm việc, ngay cả vào ngày sa bát (GiGa 5:16, 17). Ngài chữa bệnh trong ngày Sa bát và dạy rằng Ngài làm như vậy là đúng luật pháp (LuLc 13:10-17). Chúa Jêsus cũng giới thiệu một tiêu chuẩn về hành vi vốn cao hơn những gì được bày tỏ trong Cựu ước (Mat Mt 5:1-48). Những ví dụ nầy chứng tỏ rằng không những Chúa Jêsus đặt những lời tiên tri của Cựu Ước, nhưng còn cả luật pháp vào mối liên hệ với Chính Ngài là con Đức Chúa Trời.
(8) Đọc Mathiơ đoạn 5, các cặp câu được ghi ở bảng sau đây. Sau đó bên cạnh mỗi phần tham khảo, viết câu ngắn nói về những gì Cựu Ước công bố. Kế đó viết ra những gì Chúa phán. Câu mẫu như sau.
Câu: 21,22, 27,28, 33,34, 43,44
Như đã chép:
Đừng giết người
“Ta nói cùng các con”
Người nào giận dữ với anh em mình sẽ chịu sự phán xét.
(9) Khoanh tròn mẫu tự trước lời diễn đạt mô tả hầu như chính xác nhất về nền tảng của sự dạy dỗ của Chúa Jêsus.
a. Chúa Jêsus đặt nền tảng cho sự dạy dỗ của Ngài trên những ý kiến, tư tưởng và truyền thống do những người lãnh đạo tôn giáo trong thời của Ngài tuân giữ.
b. Sự dạy dỗ của Chúa Jêsus đặt nền tảng trên Kinh Thánh Cựu Ước và thẩm quyền của Ngài là con của Đức Chúa Trời để giải thích những điều ấy.
c. Những qui luật và luật pháp về ngày Sa bát hình thành nền tảng của những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus.

Mục đích
Mục đích của Chúa Jêsus là bày tỏ Đức Chúa Trời và dạy cho loài người những lẽ thật để họ có thể xây dựng cuộc sống của mình trên đó. Ngài phán rằng sự dạy dỗ của Ngài đến từ cha (GiGa 14:10). Những sự dạy dỗ ấy không đơn thuần là những ý kiến hay, những tư tưởng hy vọng hoặc những câu chuyện hấp dẫn, mà đó chính là những lời của sự sống đời đời (GiGa 6:68), những lời còn đến đời đời (Mac Mc 13:31). Người nào đem áp dụng những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus vào thực tế cuộc sống sẽ thấy cuộc đời mình được đặt ở trên nền tảng vững chắc (Mat Mt 7:24).

Phương pháp
Chúa Jêsus dạy khắp mọi nơi nào có nhu cầu. Ngài dạy trong những nhà hội (LuLc 4:16), và trong đền thờ (GiGa 8:2). Ngài dạy trên đường phố (Mac Mc 10:17), và tại tư gia (LuLc 14:1). Số lượng người nghe không thành vấn đề đối với Ngài. Mặc dù Ngài nói với những đám đông khổng lồ, nhưng Ngài cũng tìm thì giờ để nói chuyện với những người nam người nữ cô đơn, một mình. Phần nhiều trong những sự dạy dỗ quan trọng của Ngài nhằm vào những cá nhân như Nicôđem (GiGa 3:1-36). Ngài dạy trong những nơi khác nhau và cho nhiều loại người khác nhau. Ngài cũng sử dụng những phương pháp khác nhau nữa. Chúng ta hãy khảo sát bốn phương pháp trong số những phương pháp của Ngài.

Những ẩn dụ
Chúa Jêsus dạy nhiều chân lý bằng phương tiện của những ẩn dụ. Ẩn dụ là một hình ảnh hay câu chuyện thường rút ra từ những sự việc xảy ra trên cuộc sống hằng ngày. Là một phương pháp dạy dỗ, những ẩn dụ có 3 lợi ích : 1) rất dễ nhớ vì người nghe có thể hình dung ra những diễn tiến của câu chuyện ngay cả khi nó được kể lại, 2) sứ điệp thuộc linh của ẩn dụ rất rõ ràng và cả cho người có học lẫn người ít học, và 3) những ẩn dụ chứng tỏ Chúa Jêsus quan tâm rất nhiều đến nhu cầu của người nghe.
Hầu hết những ẩn dụ dạy dỗ những chân lý quan trọng. Ẩn dụ về người phụ nữ và đồng bạc, chẳng hạn, minh họa sự kiên trì của Đức Chúa Trời trong việc tìm kiếm một linh hồn lạc mất (LuLc 15:8-10). Có vài sự dạy dỗ hơn là bài học. Ẩn dụ về người con trai hoang đàng không những chứng tỏ tình phụ tử của Đức Chúa Trời, nhưng còn nói lên ý nghĩa của sự ăn năn, tội không tha thứ và sự công bình riêng (LuLc 15:11-32). Trong vài trường hợp những người nghe ẩn dụ tự rút ra phần kết luận (Mac Mc 12:1-12). Những lần khác Chúa Jêsus trình bày lẽ thật Ngài minh họa ở cuối câu chuyện (Mat Mt 25:1-13).
Nhưng những ẩn dụ Chúa Jêsus kể không giống như những ẩn dụ của người khác kể, vì những điều đó không thể tách rời khỏi con người của Ngài. Những ai không hiểu Ngài cũng chẳng sẽ hiểu được những ẩn dụ của Ngài nữa. Đó là chân lý mà Chúa Jêsus đã bày tỏ (Mac Mc 4:11, Mat Mt 13:13).

Những Lời Nói Ngắn
Chúa Jêsus đã dùng những lời nói ngắn để ghi khắc sâu vào tâm trí của người nghe. Thường thường những lời nói ngắn nầy có hai ý tưởng đối lập đi với nhau, “ Hãy khôn ngoan như con rắn, và đơn sơ như chim bồ câu” (Mat Mt 10:16). “Hễ ai tìm sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống mình thì sẽ tìm lại được” (GiGa 11:25) Những câu nói nầy kích thích sự suy nghĩ nhưng không thể nào quên được.

Những bài học cụ thể
Chúa Jêsus cũng dùng những hình ảnh cụ thể quen thuộc để dạy về những lẽ thật thuộc linh.Vào một trường hợp Chúa Jêsus đem một đứa bé vào đúng giữa những môn đệ của Ngài và dạy dỗ về bài học khiêm tốn (Mat Mt 18:1-6). Lần khác, Ngài chỉ vào một số người giàu và người đàn bà góa dâng tiền ở đền thờ. Ngài dùng sự thật đó để dạy về ý nghĩa của sự dâng hiến thật (LuLc 21:1-4). Đối với những ngư phủ, Ngài phán, “ Hãy theo ta .....ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người” (Mat Mt 4:19). Ngài nói về chim trời và hoa huệ ngoài đồng là những bức tranh minh họa về sự chăm sóc của Đức Chúa Trời đối với tạo vật của Ngài (Mat Mt 6:26, 28).

Những Câu Hỏi
Chúa Jêsus thường sử dụng những câu hỏi trong sự dạy dỗ của Ngài. Những câu hỏi Ngài đặt ra khiến cho người ta suy nghĩ. Những câu hỏi đó đi tận vào nơi sâu kín của lòng về những mối quan tâm và nhu cầu của con người. “Người ta có thể lấy điều gì mà đổi lấy lấy linh hồn của mình?” là câu hỏi Ngài đặt ra cho các môn đệ của Ngài (Mat Mt 16:26). Ngài thách thức những thầy dạy luật pháp, “ Nói rằng “ Tội lỗi ngươi được tha” hay nói “ Hãy đứng dậy và bước đi”, điều nào dễ hơn?” (Mat Mt 9:5). Có lẽ trong tất cả những câu hỏi Ngài đặt ra cho các môn đồ, câu hỏi quan trọng nhất là “ Các ngươi nói ta là ai?” (Mac Mc 8:29).
Không những Chúa Jêsus đặt câu hỏi nhưng Ngài còn trả lời câu hỏi do người khác đặt ra. Khi Thôma hỏi, “ Làm thế nào để chúng tôi biết được đường đi” Chúa Jêsus vui vẻ trả lời, “ Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống” (GiGa 14:5-6).
(10) Đọc mỗi đoạn Kinh Thánh liệt kê dưới đây. Rồi sắp xếp phương pháp dạy của Chúa Jêsus cho mỗi phần Kinh Thánh có chứa đựng ví dụ.
a. Mat Mt 13:45-46
b. Mac Mc 12:38-40
c. LuLc 6:43, 45
d. 10:3
e. GiGa 4:11-14
f. 8:31-36
1) An dụ
2) Lời nói ngắn
3) Bài học cụ thể
4) Câu hỏi

Nội dung
Sự dạy dỗ của Chúa Jêsus bao gồm rất nhiều đề tài phong phú khác nhau. Nhưng trong những đề tài nầy có thể tìm ra một số chủ đề chính. Ngài dạy về vương quốc của Đức Chúa Trời- bản chất thật và những điều đòi hỏi. Ngài dạy về con người - trách nhiệm của con người đối với Đức Chúa Trời và cách xử sự với nhau. Ngài dạy về Chính Mình Ngài - sứ mạng của Ngài, mối quan hệ độc nhất của Ngài với Đức Chúa Trời, sự chết và sống lại cũng như sự tái lâm của Ngài.
Trong bản ký thuật về Phúc âm những sự dạy dỗ về một đề tài tương tự được tìm thấy xếp chung một chỗ. Chẳng hạn, phần lớn những sự chia sẻ của Ngài về Nước Đức Chúa Trời được tìm thấy trong Mathiơ 13. Sự dạy dỗ của Ngài liên quan đến những biến cố tương lai và thời kỳ cuối cùng được tìm thấy hầu hết trong Mat Mt 24:1-25:46, Mac Mc 13:1-37 và LuLc 21:5-38. Có thể Ngài chỉ nói về những sự dạy dỗ nầy một lần thôi. Ngài có thể lặp lại vài lần những điều khác vì có lợi ích của những đám đông khác nhau để nghe Ngài. Những sự dạy dỗ của Ngài không dựa vào một hình thức hay một hệ thống nào nhưng được thiếp lập chung quanh bản thân Ngài. Những ai chưa hiểu được những sự dạy dỗ của Ngài thì phải hiểu chính Ngài.

Hậu quả
Sự dạy dỗ của Chúa Jêsus đã có tác động lớn trên những người nghe Ngài. Khi những người tế lễ và cả người Pharisi sai quân lính đến bắt Ngài, thì cũng người đó quay về không. Những nhà lãnh đạo tôn giáo hỏi, “ sao các ngươi không đưa người ấy về đây?” Bọn lính trả lời, “ Chẳng có ai nói như người ấy cả” (GiGa 7:45-46). Khi Ngài kết thúc Bài Giảng Núi (Mat Mt 5:1-7:29). Thính giả của Ngài đều ngạc nhiên vì Ngài dạy họ có quyền phép chứ chẳng phải như những thầy dạy luật” (Mat Mt 7:29). Những sự dạy dỗ của Ngài đã làm cho kẻ thù nghịch ngậm miệng (Mat Mt 22:46) và khiến cho tội nhân từ bỏ đường lối mình (LuLc 19:8).
Giống như những ngày Ngài còn sống trên đất, sự dạy dỗ của Ngài vẫn đụng chạm tới lòng người thời đại nầy. Khi khảo sát những gì xảy ra tại đất nước tôi, tôi vẫn thấy những hậu quả tích cực của những sự dạy dỗ của Đấng Christ đem lại. Tôi thấy những sự dạy dỗ ấy uốn nắn và chuyển biến cuộc đời của tôi như của nhiều người. Tôi không thể nói gì khác hơn ngoài việc đồng thanh với tác giả của thơ Hêbơrơ nói rằng. “ Lời Đức Chúa là lời sống và linh nghiệm. Sắc hơn gươm hai lưỡi, có thể đâm thấu vào lòng chia cắt hồn, linh” (HeDt 4:12).
Thật vậy trong bốn bản ký thuật Phúc âm, Chúa Jêsus được bày tỏ là giáo sư vĩ đại nhất chưa từng có. Khi chúng ta dạy lời của Ngài chúng ta cần phải noi gương Ngài. Chúng ta cần phải học cách liên hệ lời Chúa vào những nhu cầu và những quan tâm của người khác. Chúng ta phải học cách truyền đạt lời Chúa để những người chung quanh ta có thể nghe và hiểu được. Chúng ta cần đáp ứng? “ Lạy Chúa, xin dạy chúng con phục vụ Ngài tốt hơn. Xin giúp con ngồi dưới chân Ngài và học tập từ nơi Ngài hầu cho đến lượt chúng con có thể trở thành : muối và sự sáng của thế gian.
(11) Hoàn chỉnh những câu sau đây trong sổ tay của bạn:
a. Hai điều chỉnh thành nền tảng cho sự dạy dỗ của Chúa Jêsus là
b. Mục đích của sự dạy dỗ của Chúa Jêsus là
c. Bốn phương pháp Chúa Jêsus sử dụng trong sự dạy dỗ của Ngài là
d. Ba chủ đề chính của sự dạy dỗ của Chúa Jêsus là
e. Những người nghe Chúa Jêsus đã nhận định rằng Ngài dạy dỗ.

Bài tập trắc nghiệm
CÂU HỎI ĐÚNG SAI Khoanh tròn số ở trước câu ĐÚNG.
1. Vì sự nhấn mạnh về việc ứng nghiệm lời tiên tri, nên Phúc âm của Mathiơ kêu gọi sự chú ý của độc giả Dân ngoại nhiều hơn độc giả Do Thái.
2. Một lợi ích xuất phát về việc có bốn bản ký thuật Phúc âm là những sự kiện quan trọng nhất về Chúa Jêsus được nhấn mạnh vì những điều ấy xuất hiện trong cả bốn sách.
3. Trong bốn tác giả Phúc âm, chỉ có Luca ký thuật chi tiết về tuần lễ chịu thương khó trước khi Chúa Jêsus chịu chết.
4. Phần lớn những sự kiện mô tả trong sách Phúc âm đều xảy ra tại Samari.
5. Đất Palestine có bốn vùng địa lý chính.
6. Vì sống ở những vùng Dân ngoại ở Dêcapolis và Poenicia, nên những người Do Thái ở Galilê không trung thành với tôn giáo Do Thái.
7. Vì những người Do Thái khinh rẻ người Samari, nên Chúa Jêsus tránh phục vụ người Samari để không làm xúc phạm những môn đồ của Ngài.
8. Biên giới phía đông của quận Giuđê là sông Giôđanh và Biển Chết.
9. Trong những bản ký thuật Phúc âm, những biến cố đặc biệt trong cuộc đời Đấng Christ không cần xếp đặt trong trình tự thời gian.
10. Trong sự dạy dỗ của Chúa Jêsus, Ngài tập trung việc nói chuyện cho những đám đông hơn là cho những cá nhân và những nhóm nhỏ.
CÂU HỎI CHỌN LỰA : Khoanh tròn mẫu tự trước cụm từ hoàn chỉnh tốt nhất cho mỗi câu sau đây.
11. Một số người không hiểu những ẩn dụ của Chúa Jêsus vì
a. Những ẩn dụ đầy những chữ khó.
b. họ không tin Ngài là Con Đức Chúa Trời.
c. Chúa Jêsus chẳng bao giờ giải thích những ẩn dụ của Ngài.
12. Vào một trường hợp Chúa Jêsus chỉ vào một đứa nhỏ để minh họa về ý nghĩa của sự khiêm tốn. Đây là ví dụ về phương pháp dạy gọi là
a. ẩn dụ
b. lời nói ngắn
c. bài học cụ thể
d. câu hỏi
13. Chúa Jêsus bị Satan cám dỗ trong đồng vắng vào giai đoạn.
a. sinh ra và chuẩn bị cho chức vụ của Ngài
b. khởi đầu chức vụ và công khai.
c. chức vụ trong giai đoạn sau và cuộc tranh luận.
d. sự chết, sự sống lại và sự thăng thiên của Ngài.
14. Naxarét, thành phố nơi Chúa Jêsus trải qua tuổi thơ ấu, thuộc về quận.
a. Giuđê
b. Bêrê
c. Samari
d. Galilê
15. Mục đích chính của những tác giả Phúc Âm là
a. giải thích phong tục và niềm tin của tôn giáo Do Thái.
b. thuật về những biến cố trong cuộc đời của Chúa Jêsus theo đúng trình tự thời gian.
c. đưa ra bức chân dung chính xác về con người của Chúa Jêsus.
d. Mô tả mọi điều Chúa Juêsus nói và thực hiện
HOÀN TẤT NHỮNG CÂU SAU bằng cách viết vào những khoảng trống chữ đúng nghĩa hoặc những chữ hợp nghĩa.
16. Tên của quận ở phía Bắc Giuđê là
17. Giai đoạn thứ ba của cuộc đời của Chúa Jêsus là
18. Chúa Jêsus thăng thiên gần Giêrusalem tại một thị xã gọi là
19. Chúa Jêsus dành hầu hết những năm Ngài thi hành chức vụ ở hai quận.
20. Trong sự dạy dỗ của Chúa Jêsus, Ngài áp dụng những lời tiên tri của Cựu Ước vào.

Giải đáp câu hỏi nghiên cứu
(1) ( Bằng lời riêng của bạn). Sự khác nhau phục vụ trong việc thu hút sự chú ý của nhiều loại người và nhấn mạnh nhưng biến cố chính trong cuộc đời của Chúa Jêsus.
(2) c) không bao gồm mọi điều Chúa Jêsus phán và thực hiện.
( 3) a) theo khuôn mẫu căn bản giống nhau trong việc hình thành câu chuyện.
(4) c) Địa Trung Hải
(5) b) phía đông của đồng bằng ven biển
(6) a. 6) Giuđê
b. 5) Perea
c. 2) Phoenicia
d. 4) Samari
e. 3) Dêcapolis
f. 4) Samari
g. 6) Giuđê
(7) a. 4) Sự chết, phục sinh và thăng thiên
b. 2) khởi đầu chức vụ và công khai
c. 1) sinh ra và chuẩn bị cho chức vụ.
d. 3) chức vụ ở giai đoạn sau và cuộc tranh luận.
e. 3) chức vụ ở giai đoạn sau và cuộc tranh luận.
f. 2) khởi đầu chức vụ và công khai
g. 4) Sự chết, phục sinh và thăng thiên.
(8) 27 - 28 : Đừng phạm tội tà dâm, Người nào nhìn một người đàn bà mà động lòng ham muốn thì đã phạm tội tà dâm với người rồi.
33 - 34 Đừng phá lời thề của mình, đừng thề gì cả.
43 - 44 Hãy yêu kẻ lân cận và ghét kẻ thù nghịch.
Hãy yêu kẻ lân cận và cầu nguyện cho kẻ ngược đã các ngươi.
(9) b) Sự dạy dỗ của Chúa Jêsus đặt nền tảng trên Kinh Thánh Cựu Ước và thẩm quyền của Ngài là Con của Đức Chúa Trời để giải thích những điều ấy.
(10) a. 1) Ẩn dụ
b. 3) bài học cụ thể
c. 3) bài học cụ thể
d. 2) câu nói ngắn
e. 4) câu hỏi
f. 4) câu hỏi
( Dĩ nhiên nhiều sự dạy dỗ của Chúa Jêsus có liên quan đến nhiều phương pháp. Trong Mac Mc 12:13-17 có sự kết hợp giữa phương pháp hỏi đáp với phương pháp đưa bài học cụ thể, rồi sau đó là lời nói ngắn kết thúc bài học).
(11) ( theo lời riêng của bạn)
a. Kinh Thánh Cựu Ước và thẩm quyền của Ngài để giải thích những điều ấy.
b. cho con người những lời chân lý để họ có thể xây dựng cuộc sống mình trên đó.
c. Ẩn dụ, lời nói ngắn, bài học cụ thể và câu hỏi.
d. Vương quốc của Đức Chúa Trời, những mối quan hệ của con người và Chính Mình Ngài.
e. Uy quyền chứ không như những thầy dạy luật.


MATHIƠ VÀ MÁC
Bạn đã học những sự kiện về các sách Phúc Âm, những đặc tính chung, bối cảnh địa lý và lịch sử và chủ đề kỳ diệu của bốn sách, tức là JÊSUS CHRIST. Bạn đã khám phá rằng bốn bản ký thuật đều hài hòa. Nhưng bạn cũng thấy rằng mỗi bản ký thuật có nét độc đáo riêng, vì bạn thấy rằng mỗi tác giả tường thuật cuộc đời Chúa Jêsus theo cách đặc biệt của mình.
Bây giờ chúng ta hãy quay sang bản thân của các sách Phúc âm. Trước hết chúng ta khảo sát các mối quan hệ đặc biệt hiện hữu trong Mathiơ và Mác riêng biệt. Chúng ta sẽ nhận thấy mỗi người trình bày cách riêng biệt về cá nhân và chức vụ của Đấng Christ.
Chẳng hạn, Mathiơ dùng danh xưng “ Con của Đavít chỉ về Chúa Jêsus đến 8 lần. Mác dùng danh xưng nầy chỉ 2 lần. Mathiơ nhấn mạnh nhiều về sự ứng nghiệm lời tiên tri chỉ về Chúa Jêsus, Mác tập trung vào những tập trung của Ngài. Bạn cũng sẽ thấy một số điều khác nhau nữa. Khi bạn nghiên cứu, nguyện Chúa giúp bạn nhận biết Chúa Jêsus cách mới, Ngài sẽ là Đấng Mê Si của bạn và giúp bạn noi theo gương mẫu tuyệt vời của Ngài là tôi tớ vâng lời, sẵn sàng của Đức Chúa Trời.

DÀN Ý BÀI HỌC
Mối liên hệ giữa Mathiơ, Mác và Luca
Mathiơ : Phúc âm của Đấng Mêsi là Vua
Mác : Phúc âm của Đầy Tớ của Đức Chúa Trời
NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
Học xong bài này bạn có thể :
Định nghĩa mối quan hệ hiện hữu giữa Phúc âm Cộng quan ( Synoptic Gospels) và cho lời giải thích.
Mô tả các sách Phúc âm Mathiơ và Mác bằng cách trình bày những sự kiện quan trọng về tác giả, những nét đặt biệt, sự nhấn mạnh và nội dung của mỗi cách.
Đánh giá phẩm chất độc đáo của những sách Phúc âm Mathiơ và Mác.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Nghiên cứu phần triển khai bài học và trả lời câu hỏi. Nhớ kiểm tra phần giải đáp.
Đọc sách Mathiơ và Mác theo sự chỉ dẫn.
Tìm hiểu nghĩa của những chữ khó.
Ôn mỗi phần, làm bài tập trắc nghiệm và kiểm tra lại bài làm của mình.

NHỮNG CHỮ CĂN BẢN
Công quan
Động từ
Gia phả
Keygma
Latinh
Nghiên cứu
Sứ mạng trọng đại
Tình tiết
Tổ tiên_(synoptic)
(verb)
(genealogy)
(kerygma
(latin)
(research)
(great commision)
(episode)
(ancestry)__

TRIỂN KHAI BÀI HỌC:
MỐI LIÊN HỆ GIỮA MATHIƠ, MÁC VÀ LUCA

Mục tiêu : Nhận diện lời giải thích tốt nhất và quan hệ tìm thấy giữa những sách Phúc âm Mathiơ, Mác và Luca.
Như bạn đã học trong bài 1 và 2, thì tất cả những bản ký thuật Phúc âm đều theo khuôn mẫu căn bản trong việc hình thành câu chuyện của Đấng Christ. Tuy nhiên, Mathiơ, Mác và Luca lại giống nhau trong cách hình thành khuôn mẫu nầy hơn là sách Giăng. Họ kể câu chuyện về cuộc đời Đấng Christ dường như giông nhau, đôi khi dùng những chữ giống nhau nữa. Vì lý do nầy ba sách nầy được gọi là Phúc âm Cộng quan ( Synopti - tiếng Hi lạp có nghĩa là xem cùng với nhau).
(1) Đọc Mat Mt 8:1-4, Mac Mc 1:40-45 và LuLc 5:12-16. Trong sổ tay của bạn, hãy trả lời những câu hỏi sau :
a. Trong mỗi phần ký thuật, người phung nói gì với Chúa Jêsus?
b. Trong mỗi phần ký thuật, Chúa Jêsus trả lời như thế nào?
c. Trong mỗi phần ký thuật, Chúa Jêsus bảo người phung làm gì?
Có nhiều đoạn khác bày tỏ sự giống nhau. Nhưng những sách Phúc âm không phải sao phép lẫn nhau, vì có những sự kiện xuất hiện khi người ta đem so sánh nội dung của các sách :
1. Mathiơ và Luca bao gồm hết tài liệu thấy trong sách Mác
2. Mathiơ và Luca dùng 200 câu không thấy trong sách Mác.
3. Một phần ba sách Mathiơ có tính độc đáo của mình.
4. Một nữa sách Luca có tính độc đáo của mình.
Có nhiều sự giải thích đã được lập ra để làm sáng tỏ sự kiện nầy. Tuy nhiên những kết luận sau đây dường như được chấp nhận nhiều nhất.
1. Từ ban đầu, có một tài liệu chung ( được gọi là kergma) về cuộc đời của Đấng Christ. Tài liệu nầy là sứ điệp trọng tâm được các sứ đồ công bố (Cong Cv 2:22, 23, 13:22-23, và ICo1Cr 15:1-11).
2. Phúc Âm Mác là bản ký thuật của tài liệu căn bản nầy. Phúc âm Mác được một người biết các sứ đồ và có quan hệ gần gũi với Hội thánh từ lúc bắt đầu.
3. Phúc âm Mathiơ bao gồm tài liệu căn bản nầy. Mathiơ còn thêm những phần ghi chép về sự dạy dỗ của Chúa Jêsus mà ông xếp đặt cho phù hợp với mục đích và nội dung khác.
4. Phúc âm Luca cũng gồm có tài liệu căn bản nầy. Luca còn thêm một số lượng đáng kể các nội dung khác do kết quả của việc ông tìm kiếm. Vài điều trong nội dung nầy gồm có những ẩn dụ và những phép lạ không có trong phần ký thuật của Mathiơ và Mác. Có lẽ Luca thu thập những tài liệu nầy trực tiếp từ những người đã nghe Chúa Jêsus dạy và đã có kinh nghiệm về những phép lạ của Ngài.
Chúng ta cũng phải nhớ rằng những tác giả của các sách Phúc âm đều được Thánh linh của Đức Chúa Trời cảm thúc, nên những quyết định của họ liên quan đến nội dung và xếp đặt như thế nào đều do sự hướng dẫn của Ngài. Chúng ta có thể tin quyết rằng những bản ký thuật chúng ta đang có là những sách mà Đức Chúa Trời dự định ban cho chúng ta.
(2) Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu mô tả đúng hay giải thích mối quan hệ của cách sách Phúc âm Cộng quan.
a. Mỗi tác giả bàn về những sự kiện căn bản theo viễn tượng của mình.
b. Những tác giả ký thuật sách Phúc âm không ý thức gì khi theo khuôn mẫu cố định trong việc kể lại câu chuyện của Đấng Christ. Những điểm giống nhau trong các bản ký thuật của họ chỉ là sự tình cờ.
c. Có những điểm giống nhau trong Phúc âm Cộng quan vì những tác giả bắt chước lẫn nhau. Khó cho họ tìm ra tài liệu riêng cho mình.
d. Cả Mathiơ và Luca đều ghi tài liệu căn bản về cuộc đời của Đấng Christ do Mác ghi lại. Mỗi người còn thêm vào nội dung những gì mình đã nghiên cứu.

MATHIƠ : PHÚC ÂM CỦA ĐẤNG MÊSI LÀ VUA
Mục tiêu 2 : Soạn những lời diễn đạt mô tả tác giả, sự nhấn mạnh, dàn ý, những nét đặt trưng của Phúc âm theo Mathiơ.
Phúc âm theo Mathiơ được đặt ở vị trí sách đầu tiên của Tân Ước, vì nội dung của sách là một gạch nối thích hợp giữa Cựu Ước và Tân Ước. Chúng ta sẽ nghiên cứu về tác giả, sự nhấn mạnh, dàn ý, những nét đặt trưng.

Tác giả
Theo truyền thống. Phúc âm theo Mathiơ được Mathiơ là người thâu thuế, một trong 12 môn đệ của Chúa Jêsus (Mat Mt 9:9-13, 10:3) viết ra. Có lẽ Mathiơ viết sách Phúc âm nầy vào khoảng giữa năm 50 và 70 sau Công Nguyên.

Sự nhấn mạnh
Mathiơ nhấn mạnh về sự nhận diện và sự dạy dỗ của Chúa Jêsus. Ong trưng dẫn Cứu Ước hơn 60 lần, chứng tỏ Chúa Jêsus là con thuộc dòng tộc Đavít, Vua của dân Do Thái và cuộc đời của Ngài ứng nghiệm những lời tiên tri về Đấng Mêsi của Cựu Ước. Như vậy sách Phúc âm Mathiơ là chiếc cầu cần thiết để nối nội dung của Cựu Ước và Tân ước. Trong tác phẩm của Mathiơ. Chúa Jêsus được bày tỏ không những chỉ là một Đấng tiên tri khác hay một giáo sư khác nhưng là Con của Đức Chúa Trời nên sẽ ngồi trên ngai của Đức Chúa Trời trong sự vinh hiển thiên đàng và ngày kia sẽ phán xét mọi dân tộc (16:13-20, 25:31-32). Sự nhấn mạnh nầy làm cho Phúc âm Mathiơ có ích trong việc chứng tỏ cho người Do Thái biết chính Chúa Jêsus là Đấng Mêsi mà họ mong đợi lâu nay. Đấng đã được các tiên tri nói trước về sự xuất hiện của Ngài, sách nầy cũng giúp cho tân tín hữu dân Ngoại hiểu trọn vẹn ý nghĩa của chức vụ của Chúa Jêsus.
(3) Trong những phần Kinh Thánh trưng dẫn dưới đây, Mathiơ đưa ra một khía cạnh nhất định về cuộc đời của Chúa Jêsus đã ứng nghiệm lời tiên tri của Cựu Ước. Tìm và đọc những phần Kinh Thánh nầy. Trong sổ tay của bạn, hãy mô tả khía cạnh đề cập trong mỗi phần.
a. 1:25
e. 8b:17b 2:6
f. 12:18-21_c. 2:23
g. 13:35_d. 3:3
h. 21:5__
Ngoài sự nhấn mạnh về việc nhận diện Chúa Jêsus là đấng Mêsi, Mathiơ còn kéo độc giả chú ý đến những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus. Thật vậy, hơn phân nữa của nội dung sách Phúc âm Mathiơ đề cập đến điều nầy ông gom vài đoạn dài trong đó ghi lại những lời phán xét của Chúa Jêsus về một số đề tài quan trọng. Sách Phúc âm kết luận bằng sứ mạng Chúa Jêsus truyền lịnh cho những môn đệ của Ngài, một nhiệm vụ trong đó Chúa Jêsus nhấn mạnh tầm quan trọng của những sự dạy dỗ của Ngài “ Hãy đi và tạo môn đệ thuộc mọi dân tộc ..... dạy họ giữ mọi điều ta đã truyền cho các ngươi” (28:19-20).
(4) Mô tả một sự kiện Phúc âm Mathiơ chứng tỏ sự nhấn mạnh của sách về những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus. Ghi vào sổ tay của bạn.

Những nét đặt trưng
Bên cạnh việc Mathiơ nhấn mạnh về sự ứng nghiệm lời tiên tri của Cựu Ước trong đời sống của Chúa Jêsus và những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus thì có vài nét đặt biệt khác được tìm thấy trong sách Phúc âm theo Mathiơ.

Nhấn mạnh về chức vụ vua, và vương quốc
Mathiơ là sách Phúc âm nói về chức vị và Vương quốc của Chúa Jêsus. Ngay từ đầu Chúa Jêsus được nhận diện là hậu tự của Đavít thuộc nhà Giuđa (1:1-3). Những người Thông thái đến tìm Chúa Jêsus khi Ngài ra đời đã hỏi. “ Vua dân Giuđa mới sanh tại đâu?” (2:1, 2). Trong chức vụ của Ngài. Chúa Jêsus đã nhiều lần nói về Vương Quốc của Ngài (16:28, chẳng hạn). Suốt cả sách Phúc âm có 38 chỗ hoặc nói về “ Nước thiên đàng” hay nói về “ Nước Đức Chúa Trời”. Một tuần lễ trước khi Chúa Jêsus chịu đóng đinh. Ngài đã vào thành Giêrusalem như một vị vua, ứng nghiệm lời tiên tri trong Xachari (Mat Mt 21:1-11).
Mặc dù người Do Thái từ khước chức vị vua của Chúa Jêsus, nhưng những người khác lại công nhận. Người đàn bà Canaan đến cùng Đấng Christ để xin Ngài chữa lành cho con gái khốn khổ của mình gọi Ngài bằng tước hiệu vua của Ngài. “ Con Vua Đavít” (15:22). Phi lát đã cho ghi dòng chữ sau và gắn lên thập tự giá thì Chúa Jêsus chịu chết : “ Đây là Jêsus, vua của dân Do Thái” (27:37).

Sự lưu ý của Dân Ngoại
Mathiơ ghi lại nội dung và những sự kiện bày tỏ sự quan tâm của ông đối với Dân Ngoại. Chẳng hạn, ông ghi tên hai phụ nữ Dân Ngoại vào gia phả của Chúa Jêsus (1:5 - Raháp và Rutơ). Ông nói về những người Thông Thái từ phương Đông đến thờ lạy Chúa Jêsus (2:1-2). Ông ghi lại những lời nói của Chúa Jêsus về sự kiện là vương quốc sẽ bị lấy khỏi người Do Thái mà cho một dân mang kết quả (21:43). Ông kết thúc sách Phúc âm với sứ mạng trọng đại mà Chúa Jêsus bảo các môn đệ “ tạo môn đệ thuộc mọi dân tộc” (28:19).

Đề cập đến Hội Thánh.
Trong bốn sách Phúc âm, chỉ có sách Mathiơ nói đến chữ Hội Thánh. Chữ Hội Thánh xuất hiện ba lần ( một ở 16:18, và hai ở 18:17).

Những sắc thái độc đáo khác
Sách Mathiơ có ( 9 sự kiện, 10 ẩn dụ và 3 phép lạ không tìm thấy trong những sách Phúc âm khác. Chẳng hạn, những điều đó gồm có giấc mơ của Giôsép (1:20-24), sự chữa bệnh cho người bị quỉ câm ám (9:32-33) ẩn dụ về cỏ lùn (13:24-30, 36-43) và những ta lâng 25:14-30).
(5) Trong sổ tay của bạn hãy mô tả ba trong số những nét đặc biệt được tìm thấy trong Phúc âm theo Mathiơ. Cho ví dụ và dẫn chứng Kinh Thánh trong mỗi trường hợp.

Nội dung
Nội dung của sách Mathiơ xây dựng trên một dàn ý kép ( double outline). Một là nói về những biến cố trong cuộc đời Chúa Jêsus, và dàn ý khác nói về những sự dạy dỗ của Ngài. Trong cả hai trường hợp Mathiơ đã lập lại những giai đoạn nào đó để đánh dấu sự phân chia nầy.

Những biến cố và những sự dạy dỗ
Như bạn đã khám phá trong bài 2, những sự kiện trong cuộc sống Chúa Jêsus có thể chia thành bốn giai đoạn căn bản. Tuy nhiên trong sách Phúc âm của Mathiơ sự phân chia hai mặt cơ bản được đánh dấu bằng 1) thời kỳ công khai được chấp nhận (4:17-16:20), 2) thời kỳ Ngài bị từ khước (16:21-28:10). Mỗi lần phân chia nầy được đánh dấu bằng những chữ “ Từ đó, Chúa Jêsus bắt đầu .... “ Sự phân chia nầy là bày tỏ sự kiện là sau một thời gian phục vụ Chúa Jêsus bắt đầu chú ý và huấn luyện môn đệ của Ngài.
(6) Đọc thơ Mat Mt 4:17 và 16:21. Trong sổ tay của bạn hãy viết ra Chúa Jêsus “ bắt đầu” điều gì trong mỗi trường hợp và sự kiện nào xảy ra ngay sau đó.
Những sự dạy dỗ trong sách Phúc âm Mathiơ được gom lại do những đề tài được gom lại trong năm phần chính. Mỗi phần được kết luận bằng những chữ như “ khi Chúa Jêsus nói xong những lời ấy...”
Dựa vào những câu trích dẫn dưới đây, tức là câu kết thúc của một trong năm phần dạy dỗ chính. Hãy tìm đọc những câu nói đó và viết vào sổ tay những gì Chúa Jêsus “ đã làm xong” trong mỗi trường hợp. Đồng thời hãy viết vắn tắt đề tài mà Ngài vừa dạy xong
a) 7:28
d) 19:1_b) 11:1
e) 26:1_c) 13:53__
Thêm vào năm phần dạy dỗ nầy còn có hai phần khác, lời giảng của Giăng (3:1-12) và Sứ Mạng Trọng Đại (28:18-20).

Dàn ý
Trong phần nầy bạn sẽ đọc sách Phúc âm theo Mathiơ. Sử dụng dàn ý sau để giúp bạn. Hãy học thuộc tiêu đề của dàn ý. Trong sổ tay của bạn hãy trả lời câu hỏi của từng phần khi bạn đọc xong ( Ghi chú, dàn ý nầy có cách phân chia căn bản như bạn đã học ở bài 2). Phần đối chiếu của năm phần căn bản của sự dạy dỗ và hai phần khác cũng được đưa vào mỗi phần thích hợp.

MATHIƠ : PHÚC ÂM CỦA ĐẤNG MÊSI - VUA
I. Giới thiệu vua. Đọc 1:1-4:11
Lời giảng của Giăng Báp tít: 3:1-12
(8) Những người Thông Thái hỏi vua Hê rốt điều gì?
II. Vua công bố Vương Quốc : Đọc 4:12-15:20
Bài giảng trên Núi : 5:1-7:29
Trách nhiệm của môn đệ 10:1-42
Những ẩn dụ 13:1-52
( 9) Trong Mathiơ 13, những ẩn dụ nào Chúa Jêsus giải thích?
III. Vua bị từ khước. Đọc 19:21-20:34
Ý nghĩa nào của sự tha thứ, 18:1-35.
(10) Liệt kê phần tham chiếu cho mỗi lần Chúa Jêsus thảo luận với người Pharisi Sađusê.
IV. Vua đắc thắng khải hoàn. Đọc 21:1-28:20
Quở trách và lời tiên tri 23:1-25:46
Sứ mạng Trọng Đại 28:18-20
( 11) Sau khi Chúa Jêsus hỏi một trong số những câu hỏi của Ngài, thì Kinh thánh chép rằng từ ngày đó trở đi không ai hỏi Ngài câu hỏi nào nữa. Hãy nêu câu hỏi đó và dẫn chứng Kinh Thánh.
(12) Hoàn chỉnh hoặc trả lời cho mỗi câu sau đây bằng cách viết chữ hoặc cụm từ chính xác vào sổ tay của bạn.
a. Phúc âm theo Mathiơ là bản tường thuật tận mắt về cuộc đời của Đấng Christ vì cuộc đời của Mathiơ là ...................................................
b. Nội dung của sách Mathiơ xây dựng chung quanh dàn ý kép. Những phần Mathiơ chia ra liên quan đến hai khía cạnh .............................
...............................................................................
c. Năm điều được nhấn mạnh hoặc những nét đặc biệt của Phúc âm theo Mathiơ là ..........................................................................
d. Bạn hãy đọc sách Mathiơ theo dàn ý bốn phần, hãy liệt kê tiêu đề của bốn phần đó và mỗi phần gồm có những đoạn và câu nào.
Khi chúng ta đọc Phúc âm theo Mathiơ chúng ta thấy Vua Christ thật vinh diệu chiến thắng oanh liệt biết bao. Satan không thể thắng Ngài. Kẻ thù chẳng hề ngăn trở được Ngài. Sự chết không giữ Ngài được. Đừng nghi ngờ chức vị Vua của Ngài nữa. Chúng ta hãy mời Ngài cai trị lòng mình. Hãy tìm kiếm Nước của Ngài trên mọi sự khác.

MÁC : PHÚC ÂM CỦA TÔI TỚ ĐỨC CHÚA TRỜI
Mục tiêu 3 : Mô tả tác giả, sự nhấn mạnh dàn ý và những nét đặc biệt của Phúc Am theo Mác.
Như bạn đã học trong bài 2, Phúc âm Mác nhấn mạnh, chức vụ năng động và tích cực của Chúa Jêsus. Được Thánh Linh dẫn dắt. Mác cho thấy thế nào Đấng Christ đã hoàn tất sứ mạng của Ngài là một đầy tớ siêng năng, vâng lời của Đức Chúa Trời. Khi khảo sát phần ký thuật Mác viết, chúng ta sẽ thấy ông chứng tỏ mình là tác giả của sách. Chúng ta cũng sẽ nghiên cứu nội dung sự nhấn mạnh và những nét đặc biệt của Phúc âm theo Mác.

Tác giả
Những người nghiên cứu Tân Ước đều đồng ý rằng Giăng Mác là tác giả của Phúc âm theo Mác, Giăng Mác là chàng thanh niên cùng đi với Phaolô và Banaba trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ nhất (Cong Cv 12:12). Mác là em họ của Banaba (CoCl 4:10) và có quan hệ gần gũi với sứ đồ Phierơ ( xem IPhi 1Pr 5:3, trong Phierơ gọi Mác là “ con trai” của ông - một từ chỉ sự thân mật). Thật vậy, sách Phúc âm của Mác trình bày sự chứng kiến tận mắt của Phierơ mà Mác rất quen thuộc với sự giảng dạy và cuộc đời của ông. Chính Mác cũng có mặt trong vài trường hợp mà chàng mô tả.

Sự nhấn mạnh .
Bản ký thuật của Mác về Chúa Jêsus Christ nhấn mạnh sự phục vụ tích cực của Đấng vốn là con Đức Chúa Trời (Mac Mc 1:1). Điều nầy tác động mạnh đến tâm trí của người La Mã là người rất chuộng về khía cạnh thực tế của cuộc sống. Chẳng hạn tương phản với Mathiơ và Luca, Mác không ghi chép gì về gia phả của Đấng Christ. Điều nầy giúp Mác nhấn mạnh vào cuộc sống phục vụ của Chúa Jêsus, vì nguồn gốc gia đình của một người đầy tớ đâu có quan trọng. Sự nhấn mạnh của Mác cũng được chứng tỏ bằng cách khác nữa. Phúc âm theo Luca hầu như dài gấp đôi theo Mác. Nhưng Luca kể 20 phép lạ trong khi đó Mác kể 18 phép lạ vào hơn một nửa chiều dài của Luca. Mặc dù Mác cũng thuật lại nhiều sự dạy dỗ của Chúa Jêsus đã dạy ( Xem 2:13, 6:2, 6, 34, và 12:35).
Mác cũng nhấn mạnh sự kiện Đấng Christ thực hiện sứ mạng của Ngài với sự nhiệt tình và có mục đích. Hết chỗ nầy đến chỗ kia những đám đông vây quanh Ngài để được Ngài giúp đỡ (3:7-12, 20-21, 4:1-2, 5:21, 34, 6:30-34, 53-96, 8:1-13). Chữ Hi Lạp cuthus được dịch là “ tức thì”, “ ngay lập tức”, xuất hiện 42 lần trong những trang của sách Mác ( chữ nầy chỉ xuất hiện 7 lần trong Mathiơ và 1 lần trong Luca). Chữ nầy được dùng 14 lần về hành động của Chúa Jêsus về sự sẵn sàng và sự nhanh nhẹn trong công tác phục vụ của Ngài. Vài chỗ Mác cũng sử dụng chữ nầy để bày tỏ sự kiện là Đấng Christ đang nhanh chóng đi về mục tiêu của cuộc sống phục vụ của Ngài. Ngài phán với môn đệ rằng “ Con người không đến để người ta phục vụ mình nhưng phục vụ và phó mạng sống mình làm của lễ chuộc tội cho nhiều người” (10:45).
(13) Vài sự kiện về sách Phúc âm được ghi những câu sau đây. Khoanh tròn mẫu tự trước những câu được trình bày là sự nhấn mạnh về đời sống tích cực phục vụ của Chúa Jêsus.
a. Sách Mác ngắn hơn hai phần ký thuật của Mathiơ và Luca.
b. Sách Mác không gồm có phần ký thuật chi tiết về lịch sử gia đình của Chúa Jêsus.
c. Phần lớn chiều dài của sách Mác kể về những phép lạ về Đấng Christ nhiều hơn trong sách Luca.
d. Sách Mác tiêu biểu những sự kiện lịch sử về đời sống và sự dạy dỗ của Đấng Christ vốn được các sứ đồ rao giảng.

Những nét đặc biệt
Mặc dù Phúc âm theo Mác là sách ngắn nhất trong bốn sách Phúc âm, nhưng vẫn chứa đựng vài nét đặc biệt nổi bật.

Bút pháp sống động, tươi mới.
Mác thường mô tả những sự kiện của quá khứ dường như chúng mới xảy ra lúc ông đang viết. Để làm như vậy ông sử dụng hình thức động từ tiếng Hi Lạp gọi là thì hiện tại lịch sử ( historic present). Thì nầy tiêu biểu trong tiếng Anh bằng thì hiện tại như tôi thấy ( I see), bạn bước đi ( you walk), anh ấy nói ( he speaks). Tuy nhiên, đối với đa số độc giả người Anh điều nầy lại được coi là bất thường và kỳ dị. Vì vậy thì hiện tại lịch sử của tiếng Hi lạp thường được dùng ở thì quá khứ đơn ở những bản dịch Anh ngữ ( tôi đã thấy - I saw, bạn đã bước đi - you walked, anh ấy đã nói - He spoke).
Hãy chú ý hai động từ được chúng tôi gạch dưới xuất hiện trong Mac Mc 4:38 như được dịch trong bản Nhuận chánh tiếng Mỹ ( New American Standard Version) “ Còn Chính Ngài đang ở sau đầu lái dựa gối mà ngủ, môn đồ đã đánh thức ( awoke) Ngài mà thưa ( said) cùng Ngài,( thầy ôi, Thầy không lo chúng ta chết mất sao?”. Bạn có thể thấy nếu câu nầy được dùng bằng thì hiện tại thì sống động biết bao : “ Còn chính Ngài đang ở sau đầu lái dựa gối mà ngủ, môn đồ đánh thức ( awake) Ngài và thưa (say) cùng Ngài. “ Thầy ôi, thầy không lo chúng ta chết mất sao?”. Hình thức động từ trong hiện tại giống như thì hiện tại lịch sử trong tiếng Hilạp đã được Mác sử dụng hơn 150 lần.
Những điểm đặc biệt khác của bút pháp của Mác là thêm vào tính chất thực tế và kịch tính vào phần ký thuật. Ông dùng nhiều cụm từ có những chi tiết sống động.
(14) Tìm những câu Kinh thánh dẫn chứng dưới đây. Hãy viết vào sổ tay của bạn những phần mà Mác cho biết về màu sắc, số lượng, tuổi, cử chỉ và hành động v.v... về mỗi người hoặc đối tượng sau đây.
a. 5:39-43, cô gái
b. 6:39, cỏ
c. 8:12 Chúa Jêsus_d. 10:49-50, người mù
e. 16:4-5 chàng trai trẻ__
Những chi tiết về sự quan tâm đến Người La Mã
Những nét đặc biệt của Phúc âm theo Mác chứng tỏ rằng sách nầy có thể được lưu hành tại La Mã trước tiên. Theo 15:21, chẳng hạn, người vác thập tự giá của Chúa Jêsus là Symôn ở Syren, cha của Alecxandrơ và Ruphu ( không có bản ký thuật Phúc âm nào ghi tên con của Symôn cả). Ruphu được sứ đồ Phaolô đề cập trong thơ gởi trong Hội thánh tại Rôma (RoRm 16:13). Ngoài ra, còn có những chỗ khác Mác dùng từ ngữ La tinh ( ngôn ngữ được nhiều người La mã nói) để giải thích một chữ Hi lạp ( chẳng hạn, xem Mac Mc 15:16, tại đây chữ “ Prastorinh” được dùng để giải thích chữ “palace”). Những chi tiết nầy chứng tỏ sách Mác đặt biệt thích hợp với độc giả La mã.

Tầm quan trọng của “ Phúc âm”
Mác bắt đầu bảng ký thuật của mình bằng cách gọi “ Khởi đầu Phúc âm của Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời” (Mac Mc 1:1), theo Mác sứ điệp Đấng Christ rao giảng là Phúc âm (Mac Mc 1:14-15). Một sứ điệp quan trọng và giá trị đến nỗi một người hi sinh cả mạng sống mình vì nó (8:35, 10:29). Đây chính là sứ điệp phải công bố cho toàn thế giới (19:10, 14:9).

Nội dung
Trong việc ghi lại cuộc đời của Đấng Christ, Mác chọn cách nào để chính sự kiện và phần ký thuật các biến cố tự nổi lên. Ông mô tả một loạt những tình tiết, đưa ra bức tranh sống động về Chúa Jêsus và tiến trình về chức vụ của Ngài. Dù phần ký thuật của ông ngắn ngủi, nhưng có tất cả những chi tiết quan trọng. Như chúng ta đã nói, sách Mác gồm nhiều chi tiết chứng tỏ đây là sự kiện chứng kiến tận mắt.
Đọc sách Mác theo dàn ý sau. Hãy đọc thuộc dàn ý. Trong sổ tay, hãy trả lời những câu hỏi được nêu ở mỗi phần.

MÁC PHÚC ÂM CỦA TÔI TỚ ĐỨC CHÚA TRỜI
I. Giới thiệu Tôi Tớ. Đọc 1:1-13
(15) Giăng Báp Tít nói Chúa Jêsus sẽ làm gì/
II. Tôi tớ làm việc . Đọc 1:14-7:23
(16) Đọc những phần sau đây của sách Mác. Trong sổ tay của bạn, hãy cho biết người ta hoặc sứ đồ đã phản ứng như thế nào khi Chúa Jêsus làm hoặc nói.
a. 1:21-27
c. 4:35-41
b. 2:1-12
d. 6:1-3
III. Tôi tớ Bị khước từ. Đọc 7:24-10:52.
(17) Liệt kê trong những đoạn nầy mỗi lần Chúa Jêsus phán với những môn đồ của Ngài về sự chết và mô tả vắn tắt phản ứng của họ trước lời công bố ấy.
IV. Tôi tớ hoàn tất công việc của mình.
Đọc 11:1-16:20
(18) Trình bày câu hỏi Chúa Jêsus hỏi về chính Ngài và Ngài là ai đối với a) thầy tế lễ cả. b) Phi lát. Đồng thời hãy nêu câu trả lời của Chúa Jêsus đối với mỗi câu hỏi.
Phúc âm Mác cho chúng ta biết Chúa Jêsus là tôi tớ vâng lời, trung tín và sẵn sàng của Đức Chúa Trời. Vì thế Đức Chúa Trời đã đưa Ngài lên đến sự vinh hiển không diễn tả được (Phi Pl 2:9-11). Nếu bạn và tôi tớ cứ tiếp tục trung tín và vâng phục trong công tác hầu việc Đức Chúa Trời, thì chúng ta cũng sẽ nhận vinh dự (GiGa 12:26).
(19) Trả lời những bài tập sau theo sách Phúc âm Mác. Viết phần bài làm trong sổ tay.
a. Giải thích mối quan hệ giữa Giăng Mác với Phierơ, Phaolô và Banaba.
b. Hãy nói hai sự kiện về Phúc âm theo Mác cho chúng ta thấy sự nhấn mạnh của sách về công tác tích cực của Chúa Jêsus.
c. Ghi ra những tiêu đề và những đoạn câu tham chiếu cho bốn phần chính của sách Mác.
d. Ghi ra hai đặc điểm của Phúc âm Mác và cho ví dụ hay trưng dẫn cho mỗi phần.

Bài tập trắc nghiệm
CÂU HỎI ĐÚNG SAI. Khoanh tròn con số trên mỗi lời diễn đạt ĐÚNG
1. Những điều giống nhau của Phúc âm Cộng quan chứng tỏ rằng từ lúc ban đầu đã có một tài liệu được thu thập tốt về cuộc đời và sự dạy dỗ của Chúa Jêsus.
2. Mathiơ và Luca không sử dụng tài liệu chung ( kerygma) về đấng Christ vốn được ghi trong Mác.
3. Mathiơ và Mác có 200 câu mà không thấy trong Luca.
4. Hơn một phân nửa của sách Mathiơ dành cho sự dạy dỗ của Chúa Jêsus.
5. Sách Phúc âm Mathiơ chứng tỏ rằng hầu hết người Do Thái công nhận chức vụ Vua của Chúa Jêsus.
6. Trong sách Phúc âm Mathiơ, những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus được chia trong năm phần chính.
7. Chắc chắn là Phúc âm theo Mác ký thuật sự chứng kiến tận mắt của sứ đồ Phierơ, người mà Mác rất quen thuộc.
8. Vì Mác nhấn mạnh chức vụ tích cực của Chúa Jêsus nên ông đã không nói về sự dạy dỗ của Chúa Jêsus trong phần ký thuật của mình.
9. Một trong những nét đặc biệt của Phúc âm Mác là sách nầy đã mô tả hơn 25 phép lạ.
10. Mác đưa ra nhiều chi tiết chứng tỏ sách nầy là lời làm chứng của người trông thấy tận mắt.
CÂU HỎI LỰA CHỌN : Khoanh tròn mẫu tự trước mắt của câu trả lời tốt nhất cho mỗi câu hỏi :
11. Mathiơ, Mác và Luca được gọi là Phúc âm Cộng quan vì tất cả đều
a. dành phần lớn chiều dài của sách mình để nói về những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus.
b. thích hợp với những loại độc giả khác nhau.
c. theo khuôn mẫu căn bản giống nhau khi kể về cuộc đời của Chúa Jêsus.
d. Được những môn đệ của Chúa Jêsus viết lại.
12. Lý do quan trọng nhất cho biết vì sao Phúc âm Mathiơ hình thành chiếc cầu giữa Cựu Ước và Tân Ước vì sách nầy
a. nói về những lơì tiên tri Cựu Ước đã ứng nghiệm như thế nào trong Chúa Jêsus.
b. chứa đựng sự dạy dỗ của Giăng Báp Tít.
c. gồm vài ví dụ và phép lạ của Chúa Jêsus.
d. Mô tả Chúa Jêsus đã phục vụ con người với lòng thương xót như thế nào.
13. XẾP ĐẶT CHO PHÙ HỢP : Xếp đặt tên sách Phúc âm ( phải ) phù hợp với mỗi cụm từ mô tả sách ấy ( trái)
a. được viết do một người đi với Phaolô và Banaba trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ nhất của họ.
b. gồm có tên của hai phụ nữ Dân Ngoại trong bản gia phả của Đấng Christ.
c. nhấn mạnh về chức vụ Vua và Vương quốc của Chúa Jêsus.
d. Dùng chữ Hi Lạp Ceuthus ( Ngay lập tức) nhiều hơn những sách Phúc âm khác.
e. Đề cập đến Ruphu, một thành viên của Hội thánh tại Lamã._1) Mathiơ
2) Mác__
CÂU TRẢ LỜI NGẮN. Trả lời những câu hỏi sau đây, càng ngắn càng tốt.
14. Mathiơ đánh dấu hai giai đoạn căn bản của cuộc sống của Chúa Jêsus bằng cụm từ “ Từ đó, Chúa Jêsus bắt đầu...” Hai giai đoạn đó là
...............................................................................
...............................................................................
15. Mathiơ chú ý đặc biệt đến người Do Thái vì
.............................................................................
16. Phúc âm Mác chú ý đến đầu óc thực tế của người La Mã vì sách ấy nhấn mạnh
.............................................................................
17. Mác bày tỏ tầm quan trọng của “ Phúc âm” bằng cách gọi phần ký thuật của sách mình là.
Giải đáp câu hỏi nghiên cứu
(1) a. Người ấy nói rằng nếu Chúa khứng. Ngài sẽ làm cho người ấy sạch bịnh phung.
b. Chúa Jêsus phán rằng Ngài muốn và bảo người phung được sạch.
c. Chúa Jêsus bảo người ấy đừng nói với ai mà hãy đi đến thầy tế lễ để dâng của lễ theo như luật pháp của Môise chứng minh người ấy lành bịnh để làm chứng.
(10) 16:1-4, 19:3-12.
(11) Chúa Jêsus hỏi làm sao Đavít lại gọi con trai mình bằng “ Chúa” (22:41-46).
(2) ( Theo lời biên của bạn).
a. Một trong những môn đệ của Chúa Jêsus.
b. Những sự kiện trong cuộc đời Chúa Jêsus và những sự dạy dỗ của Ngài.
c. Nhận diện Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus, vương quốc và chức vị Vua của Chúa Jêsus, đề cập đến Hội Thánh và vị trí của Dân Ngoại.
d. Xem lại bài học và kiểm tra câu trả lời của bạn.
(3) a. Sự giáng sinh của Ngài
b. Nơi sinh của Ngài
c. Nhà của Ngài tại Naxarét.
d. Công việc của người đi mở đường cho Ngài.
e. Chức vụ chữa bệnh của Ngài.
f. Công tác phục vụ như người đầy tớ của Ngài.
g. Phương pháp dạy dỗ bằng ẩn dụ của Ngài.
h. Cách thức Ngài đến với dân Ysơraên
(4) Hơn phân nửa nội dung của sách Mathiơ dành cho sự dạy dỗ của Chúa Jêsus. ( Bạn có thể nói rằng sách Mathiơ đưa ra Sứ Mạng Trọng Đại trong đó Chúa Jêsus nhấn mạnh tầm quan trọng của sự dạy dỗ của Ngài).
(5) Ba trong những nét đặc biệt của Phúc âm Mathiơ là :
a) sự nhấn mạnh về địa vị vua và vương quốc của Chúa Jêsus.
b) sự chú ý dành cho Dân Ngoại.
c) đề cập đến Hội thánh.
Mở lại tập bài học để kiểm soát lại những ví dụ và những phần trưng dẫn bạn ghi ra. ( Vì mỗi phần bạn có thể nói rằng Mathiơ đưa ra một số ẩn dụ sự kiện và phép lạ không thấy ở những sách Phúc âm khác).
( 6) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự như sau : Mat Mt 4:17 chép rằng Chúa Jêsus bắt đầu rằng nước thiên đàng đến gần. Sau đó Ngài kêu gọi những môn đệ đầu tiên. 16:21 chép, Chúa Jêsus bắt đầu giải thích rằng Ngài sẽ chết tại Giêrusalem và sẽ sống lại vào ngày thứ ba. Sau đó, Phierơ trách Ngài và Chúa Jêsus bảo ông không có những điều thuộc về Đức Chúa Trời trong trí mình.
(7) a. Ngài chấm dứt “ những lời đó”. Ngài dạy về người khôn và người dại xây cất nhà.
b. Ngài chấm dứt “ sự dạy dỗ mười hai môn đệ”. Ngài vừa dạy về những phần thưởng.
c. Ngài chấm dứt “ những ẩn dụ nầy”. Ngài đưa ra những lưới cá có những con cá tốt và xấu.
d. Ngài chấm dứt “ việc nói xong những điều ấy”. Ngài vừa dạy về kẻ gian ác và người công bình được xét xử như thế nào.
(8) Họ hỏi vua Hê rốt về việc vua Do Thái mới sanh tại đâu? (Mat Mt 2:2).
(9) Chúa Jêsus giải thích ẩn dụ về người gieo giống ( c. 18 - 23) và ẩn dụ cỏ lùn ( c. 36 - 43).
(13) b. Sách Mác không có phần ký thuật chi tiết về lịch sử gia đình của Chúa Jêsus.
c. Phần lớn chiều dài của sách Mác kể về những phép lạ của Đấng Christ nhiều hơn trong sách Luca.
(14) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
a. Cô gái - tuổi 12
b. Cỏ - màu xanh
c. Sự đáp ứng của Chúa - Ngài thở dài.
d. Người mù, hành động - ném áo choàng
e. Chàng trai trẻ ( quần áo và cử chỉ) - mặc áo trắng và ngồi bên phải.
(15) Ông nói rằng Chúa Jêsus làm báp têm bằng Thánh Linh.
(16) a. Họ kinh ngạc
b. Họ kinh ngạc và ngợi khen Đức Chúa Trời.
c. Họ khiếp sợ
d. Họ kinh ngạc và vấp phạm
(17) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
a) Mac Mc 8:31-32, Phierơ trách Chúa Jêsus.
b) 9:30-32, những môn đệ không hiểu Chúa và sợ không dám hỏi Ngài về những điều Ngài nói.
c) 10:32-34, không có phản ứng nào được nói đến.
(18) a) Thầy tế lễ cả hỏi Ngài có phải là Đấng Christ, con Đức Chúa Trời đáng ngợi khen không. Chúa Jêsus trả lời rằng Ngài là Đấng đó (Mac Mc Mac14:61-62).
b) Philát hỏi Ngài có phải Ngài là Vua dân Do Thái không Chúa Jêsus trả lời rằng ông nói đúng (15:2).
(19) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự). Đối với câu b bạn có thể chọn bất kỳ nét đặc biệt nào được đề cập trong mục nhấn mạnh).
a. Giăng Mác là người bạn cộng sự của Phierơ và anh em họ với Banaba. Mác cùng đi với Phaolô và Banaba trong vòng hành trình truyền giáo thứ nhất.
b. Mác nhấn mạnh về chức vụ làm việc tích cực của Chúa Jêsus bằng việc bỏ qua chi tiết tường thuật về gia đình của Chúa mà lại chú ý nhiều hơn đến những phép lạ của Ngài.
c. I. Tôi tớ làm việc 1:1-13
II. Tôi tớ bị từ khước 1:14-7:23
III. Tôi tớ bị từ khước 7:24-10:52.
IV. Tôi tớ hoàn tất công việc của mình 11:1-16:20
d. Ba trong những nét đặc biệt của Phúc âm Mác là :
1) bút pháp tươi mới sống động do việc sử dụng thì hiện tại lịch sử của Hi lạp, và sử dụng những cụm từ cho những chi tiết sống động.
2) những chi tiết của sách gây thích thú cho người La mã.
3) Sự nhấn mạnh của Mác về tầm quan trọng của Phúc âm”
Coi lại bài học và kiểm tra lại những ví dụ và phần trưng dẫn Kinh Thánh cho mỗi câu trả lời của bạn.

LUCA VÀ GIĂNG
Như chúng ta đã khám phá, thật khó có thể đọc bất kỳ cuốn sách Phúc âm nào mà lại không có ấn tượng về màu sắc con người Jêsus những lời phán, những phép lạ và tình yêu không ích kỷ của Ngài. Chúng ta đã thấy Mathiơ đã truy nguyên tổ phụ của Ngài và chứng minh Ngài có quyền ngồi trên ngôi của Đavít. Bạn đã thấy Mác đã trình bày sự phục vụ tích cực tận hiến của Ngài. Rồi bạn cũng khảo sát mối quan hệ đặc biệt giữa những sách Phúc âm Cộng quan trong đó Mathiơ và Mác là hai sách.
Trong bài học nầy chúng ta sẽ khảo sát Luca, sách thứ ba của bộ Phúc âm Cộng quan và Giăng là Phúc âm được môn đệ mà Chúa Jêsus yêu viết ra. Hai sách Phúc âm nầy cũng có những nét khác biệt. Luca chú ý đến Dân Ngoại, Giăng chú ý đến những người yêu thích triết học. Luca nói về cảnh của trần gian về sự giáng sinh của Chúa Jêsus, Giăng mô tả Ngài là Lời Vĩnh Cửu, là Đấng hiện hữu từ lúc khởi thủy.
Nhưng cả hai sách Luca và Giăng đều chứng tỏ là Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời và Cứu Chúa của loài người. Họ không để lại một lý do nào để nghi ngờ về mục đích chính của Ngài là cung ứng sự cứu chuộc cho mọi người trần gian nầy. Khi bạn nghiên cứu những điều về hai tác giả nầy về trình bày thân vị và chức vụ của Chúa Jêsus. Bạn sẽ được thúc giục để thờ phượng Ngài yêu mến Ngài nhiều hơn.

DÀN Ý BÀI HỌC

Luca : Phúc âm của Đấng Cứu Thế.
Giăng : Phúc âm của Con Đức Chúa Trời.

NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
Học xong bài nầy bạn có thể :
Mô tả tác giả, sự nhấn mạnh và những nét đặc biệt của Luca và Giăng.
Giải thích thế nào sách Giăng có quan hệ với Phúc âm Cộng quan.
Đánh giá con người và công tác của Chúa Jêsus cao quí tột bậc khi học xong Phúc âm Mathiơ và Giăng.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Nghiên cứu phần triển khai bài học như thường lệ, trả lời những câu hỏi nghiên cứu và kiểm soát phần trả lời của mình.
Đọc sách Luca và Giăng theo sự hướng dẫn
Nhớ tìm đọc những câu Kinh thánh trưng dẫn. Những câu đó sẽ giúp bạn hiểu được những gì trình bày.
Sau khi làm xong bài tập trắc nghiệm ở cuối bài, nhớ ôn lại từ Bài 1 đến Bài 4 ( Đơn vị 1). Rồi làm bản Tường Trình Học tập Đơn vị 1.
NHỮNG CHỮ CHÌA KHÓA
Bài diễn thuyết (discourse)
Bác sĩ ( thầy thuốc - physician)
Cứu chuộc ( redemption)
Từ ngữ ( vocabulary)
Thơ ca ( poem)
Thần tính ( deity)
Thần học (theology)
Y học ( medical)

TRIỂN KHAI BÀI HỌC:
LUCA : PHÚC ÂM CỦA ĐẤNG CỨU THẾ

Mục tiêu : Trình bày hay nhận diện những sự kiện quan trọng về tác giả, sự nhấn mạnh, những nét đặc biệt và nội dung của Phúc âm Luca .
Phúc âm được viết do một người mà sứ đồ Phaolô gọi là “ Luca, người thầy thuốc rất yêu dấu” (CoCl 4:14). Chính Luca viết bản ký thuật này. Ông nói rằng đây là cuốn sách về tất cả những gì Chúa Jêsus bắt đầu thực hiện và dạy dỗ cho đến ngày Ngài được cất lên trời” (Cong Cv 1:1-2).Khi chúng ta khảo sát sách Phúc âm mang tên Luca, chúng ta sẽ thấy mình trở nên quen thuộc với Cứu Chúa là Đấng Luca yêu mến và phục vụ và dùng thuật hùng biện để viết về Ngài.

Tác giả
Từ bằng cớ ghi ra trong Tân Ước chúng ta có thể kết luận rằng Luca là một người Ngoại bang có học thức cao. Ông là một người giỏi về kiến thức y học trong thời đại của ông. Có lẽ ông là người Antiốt. Ông cũng viết sách Công vụ các sứ đồ trong đó ông thuật lại những biến cố xảy ra chung quanh sự thành lập và pháp triển Hội Thánh. Vì lý do đó, Phúc âm mà ông viết ra có thể được mô tả chính xác là phần đầu của bộ lịch sử hai tập về sự bắt nguồn của Cơ đốc giáo ( tập hai là sách Công vụ các sứ đồ). Ông là người bạn rất gần gũi với Phaolô và cùng đi với ông trong vài hành trình truyền giáo, kể cả lần cuối đưa Phaolô đến Lamã.
(1) Tìm những câu Kinh thánh trưng dẫn dưới đây. Trong sổ tay của bạn, hãy viết một câu ngắn nói về Luca và mối quan hệ của ông với Phaolô và những Cơ đốc nhân khác.
a. IITi 2Tm 4:11
b. Phil Plm 1:24
c. CoCl 4:14
Sự nhấn mạnh
Trong phần ký thuật về cuộc đời của Chúa Jêsus, Luca nhấn mạnh về những khía cạnh của con người, Lịch sử và thần học.
Nhân tánh của Chúa Jêsus là sự kiện quan trọng mà Luca đã trình bày. Nhiều học giả Kinh thánh đã mô tả sách Phúc âm của Luca là Phúc âm của Con Người Jêsus. Luca chứng tỏ rằng Chúa Jêsus là một người như chúng ta và Ngài đã chia sẻ những kinh nghiệm thông thường của cuộc sống con người.
(2) Đọc mỗi đoạn Kinh thánh sau. Trong sổ tay của bạn hãy viết một cụm từ nói về khía cạnh nào của cuộc sống con người mà Chúa Jêsus từng trải.
a. LuLc 2:6-7
b. 2:40-52
c. 7:36, 24:42-43
d. 19:41
Luca cũng nhấn mạnh bản chất lịch sử của cuộc đời Chúa Jêsus. Ông đã nghiên cứu tất cả những sự kiện quan trọng để có thể viết chính xác (1:3). Ông cũng xem xét kỹ những biến cố đặc biệt xảy ra trong xứ Palestine vào thời điểm Chúa Jêsus giáng sinh (2:1-3). Ông cũng nêu tên những nhà cai trị và những thầy tế lễ cả nắm giữ quyền hành khi Giăng Báp Tít khởi đầu chức vụ (3:1-3). Những chi tiết nầy giúp cho việc thuật lại cuộc đời của Chúa Jêsus cách chính xác trong thời điểm lịch sử chính trị của vùng đó. Những điều ấy còn hình thành sự kiện ấy là Chúa Jêsus là một nhận vật lịch sử, một người thực hiện sứ mạng của Ngài ở giữa hoàn cảnh thực và rối loạn của xứ Palestine ở thế kỷ thứ nhất.
(3) Theo những sự kiện được Luca đề cập trong sách Luca. Hãy khoanh tròn mẫu tự trước mỗi sự kiện ám chỉ sự nhấn mạnh của ông về bản chất lịch sử thật của cuộc đời Đấng Christ.
a. Thiên sứ Gápriên bảo Xachari đặt tên con tai của ông là Giăng (1:13).
b. Sự điều tra dân số đầu tiên được áp dụng khi Qui ri ni u làm quan tổng đốc xứ Siri là một đạo luật do Sêsa Augustus ký (2:1-2).
c. Chúa Jêsus kinh nghiệm sự tiến triển bình thường qua tuổi thơ ấu đến tuổi trưởng thành (2:40, 52).
d. Bônxơ Philát làm quan tổng đốc xứ Giuđê vào thời Giăng Báptít rao giảng (3:1-2).
Luca cũng còn nêu bật những khía cạnh thần học của chức vụ của Chúa Jêsus. Những điều đó hài hoà với sự nhìn nhận Chúa Jêsus thường ám chỉ Chính Mình Ngài là Con Người ( Người Con của Nhân Loại). Từ ngữ nầy là tên mà tiên tri Đaniên dùng để chỉ về người mà ông thấy khải tượng được mô tả trong Đaniên 7:13; - 14. Đối với Đaniên, điều nầy có nghĩa là nhân vật ông thấy giống như một người, một phần tử của dòng giống loài người.
(4) Đọc DaDn 7:13-14, trong sổ tay của bạn, hãy viết câu trả lời ngắn cho mỗi câu hỏi sau
a. “ Con người” đến trong tư thế nào?
b. “ Con người” được ban cho điều gì?
c. Ai sẽ thờ lạy người đó?
d. Loại vương quốc mà người có là gì?
Qua việc sử dụng danh xưng “ Con người” Chúa Jêsus hòa nhập Ngài với nhân vật mà Đaniên thấy trong khải tượng tiên tri của ông. Nhưng Ngài còn làm hơn thế nữa. Ngài nói rằng là Con Người, Ngài phải chịu khó, chịu chết và được sống lại (LuLc 9:22). Đây là lời nói mà các môn đệ của Ngài không thể hiểu được (9:44-45). Điều đó chứng tỏ rằng Con Người trước hết phải bị chối bỏ rồi mới đến trong quyền năng và vinh hiển.
Ngoài việc nhận diện Chúa Jêsus là Con Người, Luca cũng nhấn mạnh công tác cứu chuộc của Ngài và vai trò của Đấng Cứu Chuộc của Ngài. Ong ghi lại sự việc mà Anne, một nữ tiên tri, hỏi về đứa trẻ Jêsus cho mọi người đang trông đợi sự cứu chuộc Giêrusalem (2:38). Ông cũng thuật lại thế nào những môn đồ trên con đường Emmaút nói rằng họ mong đợi Chúa Jêsus sẽ là người giải cứu Israel (24:21).
Tiến trình giải cứu được Đức Chúa Trời thiết lập và cả dân Do Thái đều biết. Điều đó có nghĩa là một vật ( một người) nào đó bị bán có thể được chuộc lại do một người bà con gần gũi của người bán. Theo cách đó vật bị bán có thể phục hồi lại được nguyên chủ ( sách Rutơ trong Cựu Ước là bức tranh minh họa tuyệt đẹp của tiến trình nầy). Một “ người chuộc” ( redeemer) phải là người bà con của người cần sự giúp đỡ.
(5) Chúng ta đã thấy rằng một “ người chuộc” phải có bà con gần gũi với người cần được giúp đỡ. Luca đã nhấn mạnh sự kiện nào để chứng tỏ rằng Chúa Jêsus ở địa vị làm người chuộc của chúng ta ? Hãy viết câu trả lời vào sổ tay của bạn.

Những nét đặc biệt
Thêm vào những khía cạnh của cuộc đời Chúa Jêsus mà Luca đã nhấn mạnh, thì cũng còn có nhiều nét đặc biệt ở trong phần ký thuật của ông. Chẳng hạn, sách chú ý đến những phần do nhóm người như phụ nữ, trẻ em và người nghèo thực hiện. Ngoài ra, những chữ được dùng để cả những chi tiết chứng tỏ rằng tác giả quen thuộc với y học. Sách Luca tác phẩm văn chương hay nhất trong những sách phúc âm. trong đó có vài bài hát rất hay cũng như những bài thơ và từ ngữ rất phong phú. Những trang của sách Luca bộc lộ sự quan tâm đến tầm quan trọng của sứ điệp của Đấng Christ trên toàn thế giới và về công tác của Thánh Linh. Tất cả các nét đặc biệt nầy làm cho sách Phúc âm Luca có một tính chất ưu việt.

Vai trò của Phụ nữ, trẻ em và Người Nghèo .
Luca thường đưa ra sự mô tả đầy đủ hơn Mathiơ hay Mác về những phụ nữ và trẻ con có quan hệ trong đời sống và chức vụ của Chúa Jêsus. Trong phần ký thuật của mình. Luca cũng ghi thêm vài câu chuyện và ẩn dụ bàn cách đặc biệt về sự nghèo khổ và giàu có, phần lớn những điều nầy không có trong các sách phúc âm khác.
(6) So sánh phần mô tả của Luca về Mari và sự giáng sanh của Chúa Jêsus (LuLc 1:26-56, 2:19) với sự mô tả của Mathiơ (Mat Mt 1:18-25). Khoanh tròn mẫu tự trước sự kiện mà chỉ một mình Luca đưa ra.
a) Trước hết, Maria bối rối khi thiên sứ nói với bà.
b) Chúa Jêsus được hoài thai bởi Thánh Linh
c) Mari hứa nguyện kết hôn với Giôsép
d. Trong khi thăm viếng Elisabét, Mari ngợi khen và tôn vinh Đức Chúa Trời.
e. Trong lòng mình, Mari suy gẫm về mọi sự đã xảy ra.
(7) Đọc phần ký thuật về sự chữa lành cho con gái của Giairu (Mat Mt 9:18-26, Mac Mc 5:23, 35-43, LuLc 8:41-42, 49-56). Trong những sự kiện sau về con gái của Giairu, điều nào chỉ một mình Luca đề cập.
a. Cô gái khoảng mười hai tuổi
b Cô gái là con một của Giairu
Những ẩn dụ về nghèo và giàu có tính cách độc đáo đối với Luca kể cả câu chuyện nói về kẻ giàu dại dột (12:13-34). Câu chuyện nầy dạy dỗ về tầm quan trọng của sự hiểu biết về giàu có thật sống động làm sao.

Cái nhìn của người Thầy Thuốc .
Nhiều học giả Kinh Thánh cảm tưởng rằng Phúc âm của Luca chứng tỏ bằng cớ về một người thầy thuốc đã viết ra. Sự ký thuật của Luca thường bày tỏ sự quan tâm đến người bệnh hơn là những phần tường thuật ở Mathiơ và Mác. Chẳng hạn, hãy ghi nhận sự mô tả đầy đủ mà Luca đưa ra khi so sánh với Mác về sự đau yếu và bệnh tật được Chúa Jêsus chữa trong các trường hợp sau :
Mac Mc 1:30 “ đương nằm trên giường đau rét”
LuLc 4:38 “ đang đau rét nặng lắm”
Mac Mc 1:40 “ có một người phung”
LuLc 5:12 “ có một người mắc bệnh phung đầy mình”
Mac Mc 3:1 “ có một người nam teo bàn tay”
LuLc 6:6 “ có một người bàn tay hữu bị teo”
Mac Mc 14:47 “ chém đứt tai đi”
LuLc 22:50-51 “ chém đứt tai bên hữu .... Ngài bèn rờ tai đầy tớ ấy, làm cho nó được lành”.


Nhấn mạnh cho cả thế giới .
Phúc âm của Luca chứng tỏ rằng ông muốn giải thích cho cả thế giới biết về tầm quan trọng của cuộc đời và công việc của Chúa Jêsus. Trong những tác phẩm của ông, Chúa Jêsus được bày tỏ không những là một nhân vật sống động trong lịch sử Do Thái, nhưng Ngài còn là Cứu Chúa mọi người. Những phép lạ và những sự dạy dỗ của Ngài nhiều lần hướng về con người thuộc những dân tộc Ngoại bang. Trong phần bài tập sau bạn sẽ độc một số đoạn minh họa lẽ thật nầy. Vài phần chỉ xuất hiện trong sách Luca.
(8) Đọc những phần Kinh Thánh được liệt kê dưới đây, và điều vào chỗ trống những chữ còn thiếu.
a. LuLc 3:16, Sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời sẽ được nhìn thấy do ............................................
b. 3:38, Chúa Jêsus là hậu tự của ......................
người đầu tiên được Đức Chúa Trời tạo dựng và là tổ phụ của loài người.
c. 4:27, Chúa Jêsus chỉ rõ ràng trong thời Êli sẽ chỉ có một người phung được chữa lành ấy là Na a man người ..................................................
d. 10:25-37, Trong câu chuyện người lân cận tốt Chúa Jêsus kể, người đó là ..........................
e. 17 - 16, Một trong mười người phung được Chúa chữa bệnh, người trở lại cám ơn Chúa là .............................................................................
f. 24 - 47, Chúa Jêsus phán rằng sự ăn năn và sự tha thứ tội lỗi phải được rao giảng trong danh của Ngài cho ......................................................

Công tác của Thánh Linh :
Trong ba sách Phúc âm Cộng quan chỉ Luca đã nói nhiều về công tác của Thánh Linh. Ông chứng tỏ thế nào Thánh Linh đã gắn liền với mọi khía cạnh của cuộc đời Đấng Christ. Ông cũng ghi nhận những nét đặc biệt của chức vụ của Ngài trong đời sống của một số người có ý nghĩa khác. Bài tập sau đây sẽ giúp bạn khám phán vài phương cách đặc biệt trong đó Thánh Linh phục vụ theo sự ghi nhận của Luca.
(9) Vẽ lại sơ đồ và những tiêu đề đã cho vào sổ tay của bạn. Đọc những câu Kinh Thánh trưng dẫn và viết ra những gì yêu cầu. Câu trước tiên là thí dụ (1:35, có hai câu trả lời).
- Câu : 1:15 1:35 1:41-42 1:67 2:25-26 1:35 3:22 4:1 4:14-18 10:21 24:49
- Người : Giăng Báp tít
- Công việc của Thánh Linh: Đức Thánh Linh đổ đầy người từ lúc mới sanh

Nét đẹp về Văn Chương :
Luca gồm có bốn bài ca hay những bài thơ tuyệt vời trong phần ký thuật của ông. Đó là những bài ca của Mari (1:46-55). Xachari (1:67-69), các thiên sứ ( 2,14) và lời cầu nguyện của Simêôn (2:29-32). Mỗi bài ca là một tuyệt tác về diễn đạt và ca ngợi. Những bài ca nầy cho Phúc âm theo Luca có một vẻ đẹp đặc biệt. Ngoài ra, khả năng về văn chương cũng được thấy rõ khi Luca thuật lại những biến cố của cuộc đời của Chúa Jêsus và trình bày những ẩn dụ và những sự dạy dỗ do Thầy ban phát. Chẳng hạn, hãy xem sự mô tả sống động về đứa con trai hoang đàng cùng người anh ganh tị (15:11-32), người Pharisi khoe khoang và người thâu thuế tan vỡ (18:9-14). Ký thuật ghi chép khéo léo về những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus mà Luca ký thuật đã làm cho những nhân vật trở nên sống động đối với chúng ta. Khả năng tường thuật của Luca về những biến cố thật đáng khâm phục. Chúng ta cảm động sâu sắc và vui mừng làm sao khi đọc về sự mô tả cách đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa và sự xuất hiện của Chúa Jêsus cho những môn đệ ngã lòng trên con đường đến làng Emmaút (24:13-32). Thật vậy Luca là một họa sĩ trong lời nói, và chúng ta là những người thưởng thức tài nghệ tuyệt vời của ông, hưởng được nhiều nguồn lợi từ tài năng của ông.
(10) Ôn lại phần nầy về những nét đặc biệt của Phúc âm theo Luca. Sau đó, trong sổ tay của bạn, hãy viết một câu trình bày một ví dụ về mỗi nét đặc biệt liệt kê dưới đây và cho dẫn chứng từ sách Luca nơi có ví dụ. Câu một sau đây là câu mẫu.
a. Vai trò của phụ nữ, trẻ em và người nghèo.
Luca mô tả cảm xúc của Mari khi thiên sứ nói chuyện với bà (1:26-38) ( Bạn tìm câu khác, theo câu nầy làm mẫu để trả lời).
b. Cái nhìn của người thầy thuốc
c. Nhấn mạnh cho cả thế giới
d. Công tác của Thánh Linh
e. Nét đẹp về Văn Chương.

Nội dung
Diễn tiến của những biến cố trong Luca cũng theo khuôn mẫu chung của Mathiơ và Mác, Luca còn dùng thêm một số tài liệu đáng kể nữa. Mục đích chính của ông là trình bày Chúa Jêsus như là một con người trọn vẹn được Thánh Linh ban quyền năng và là Cứu Chúa của cả nhân loại, sách Phúc âm của ông là sách duy nhất trong bộ Cộng quan trong đó danh xưng đặc biệt “ Đấng Cứu Thế” được dùng chỉ về Chúa Jêsus (2:11).
Sử dụng dàn ý sau để hướng dẫn bạn khi bạn đọc hết sách Luca. Trong sổ tay của bạn hãy ghi ra những câu trả lời cho mỗi phần. Học thuộc lòng những tiêu đề và đoạn và câu trưng dẫn.

LUCA : PHÚC ÂM CỦA ĐẤNG CỨU THẾ
I. Đấng Cứu Thế được sửa soạn . Đọc 1:1- 4:1-3
(11) Mô tả vắn tắt những phản ứng của Mari và Giôsép đối với a) lời cầu nguyện của Simêôn khi Chúa Jêsus được dâng tại đền thờ, và b) sự trả lời của Chúa Jêsus về việc cần phải làm tại nhà Cha của Ngài.
II. Đấng Cứu Thế phục vụ . Đọc 4:14- 9:17
(12) Những lời ký thuật trong phần này nói về mười con người đặc biệt được Chúa Jêsus chữa bệnh, giải cứu khỏi tà linh, hoặc sống lại từ cõi chết. Hãy nêu tên mỗi người và ghi phần Kinh Thánh trưng dẫn.
III. Đấng Cứu Thế chịu đựng sự mâu thuẫn . Đọc 9:18-19:28
Phần lớn nội dung của phần này thuộc về Luca. Đặc biệt đa số tài liệu chứa đựng từ 9:51-18:14 và 19:1-28 chỉ thấy trong phần ký thuật của Luca.
(13) Những phần mô tả được liệt kê dưới đây về một số ẩn dụ, những sự dạy dỗ và những sự kiện xảy ra ở phần nầy. Bên cạnh phần mô tả, bạn hãy tìm các câu Kinh Thánh dẫn chứng. Câu a, là ví dụ.
a. Chúa Jêsus mô tả sự sa ngã của Satan : ....... 10:8...................
b. Chúa Jêsus phán rằng “ dấu hiệu của Giôna” sẽ đuợc ban cho ...............................................
c. Người Pharisi nói với Chúa Jêsus rằng Hêrốt muốn giết Ngài ................................................
d. Chúa Jêsus nói về người giàu và Laxarơ ..........................................................................
e. Xa chê gặp Chúa Jêsus và ông nói sẽ thay đổi cách sống của mình ..........................................
IV. Đấng Cứu Thế đạt được sự Cứu chuộc . Đọc 19:29-24:53
(14) Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG. Tài liệu để bạn chọn những câu nói đúng nằm ở phần nầy của sách Luca.
a. Chúa Jêsus phán thành Jêrusalem sẽ bị hủy phá vì dân cư thành ấy không biết thì giờ Đức Chúa Trời đến thăm viếng họ.
b. Thầy tế lễ cả và những giáo sư dạy Luật không ý thức rằng Chúa Jêsus nói về ẩn dụ về người thuê vườn nho là chống đối họ.
c. Chúa Jêsus phán rằng những dấu hiệu sẽ xảy ra ở mặt trời, mặt trăng và những ngôi sao vào thời điểm Con Người đến.
d. Sau khi Chúa Jêsus bị bắt, Ngài bị đưa đến nhà của thầy tế lễ thượng phẩm và được đem ra hội đồng trưởng lão vào ban ngày.
e. Philát gởi Chúa Jêsus đến Hêrốt vì Chúa Jêsus nói Ngài là Vua của người Do Thái.
f. Chúa Jêsus hiện ra cho những môn đệ trên con đường đến Emmaút trước khi Ngài hiện ra cho mười một người tại Giêrusalem...
Khi đọc phần ký thuật văn chương lưu loát của Luca về cuộc đời Chúa Jêsus chúng ta thấy rằng Ngài đã hoàn tất sứ mạng mà chính Ngài đã công bố (4:18-19). Chúng ta thấy thế nào Thánh Linh đã giáng trên Ngài. Chúng ta thấy thế nào Ngài đã giảng tin mừng cho kẻ nghèo, công bố tự do cho những kẻ bị tù, mở mắt cho người mù, giải cứu người bị áp bức và rao năm ban ơn của Chúa. Ồ, thật là một Đấng Cứu Thế tuyệt vời !.

GIĂNG : PHÚC ÂM CỦA CON ĐỨC CHÚA TRỜI.
Mục tiêu 2 : Nhận diện hay trình bày những lời mô tả về tác giả, sự nhấn mạnh, những nét đặc biệt và nội dung của Phúc âm theo Giăng .
Đối với nhiều người, Phúc âm theo Giăng là cuốn sách đáng yêu nhất của Kinh Thánh. Sách nầy có một vẻ đẹp và sự sâu sắc thuộc linh độc đáo, sứ điệp của sách thấm sâu vào tâm trí và thách thức tấm lòng trong quyền năng không gì có thể so sánh. Được “ môn đệ mà Chúa yêu” viết ra, nên sách Giăng kéo độc giả vào sự tương giao mật thiết với Thầy mà những ai gần gũi bên Thầy mới kinh nghiệm được. Khi chúng ta học những lẽ thật trong sách Giăng, nguyện mối tương giao của chúng ta với Chúa càng trở nên ngọt ngào, phong phú và mật thiết hơn.

Tác giả
Hầu hết những học giả Kinh Thánh đều đồng ý rằng sứ đồ Giăng là tác giả của sách Phúc âm thứ tư. Ông là một trong mười hai môn đệ của Chúa Jêsus. Cùng với Phierơ và Giacơ, ông ở trong “ vòng tròn bé nhỏ” cộng tác sát cạnh Chúa (Mac Mc 5:37-9:2, 14:33). Ông là “ môn đệ Chúa yêu” (GiGa 13:23, 19:26, 20:2, 21:7, 20). Giacơ là anh của Giăng và cả hai là con trai của Xêbêđê (Mat Mt 4:21). Ông là người chứng kiến những sự kiện ông ký thuật (GiGa 1:14, 19:35, 21:24).
(15) Mô tả tác giả của sách Giăng bằng cách trả lời những câu hỏi sau đây vào sổ tay của bạn. Dùng phần dẫn chứng Kinh Thánh ở phần trên và một số câu khác bạn tìm thấy để viết câu trả lời.
a. Mối quan hệ của ông với Chúa Jêsus như thế nào?
b. Mối quan hệ của ông với các môn đệ khác như thế nào?
c. Loại kiến thức mà ông đã có về những sự kiện trong cuộc sống của Chúa Jêsus như thế nào?

Sự nhấn mạnh
Giăng mô tả rõ ràng mục đích của ông khi ghi lại cuộc đời của Đấng Christ.
Đức Chúa Jêsus đã làm trước mặt môn đệ Ngài nhiều phép lạ khác không chép trong sách nầy. Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các người tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống.
Như vậy chúng ta thấy rằng Giăng đã chọn lọc cẩn thận tài liệu ông sử dụng với một mục tiêu đặc biệt trong trí mình : dẫn dắt người ta tin rằng Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời. Tài liệu mà Giăng chọn lọc nhấn mạnh về công tác và những lời phán của Chúa Jêsus. Cùng với những điều nầy hình thành sự tin quyết xác thực rằng Chúa Jêsus là Đấng mà Chính Ngài công bố. Giăng cũng chỉ cho người ta biết cách đáp ứng với Đấng Christ như thế nào và sự đáp ứng của họ minh họa chủ đề chính của ông về niềm tin.
Giăng chú ý về những việc Chúa Jêsus đã làm. Phần ký thuật bảy phép lạ được ghi ra trong sách Phúc âm Giăng. Ông gọi đó là những dấu hiệu, vì những điều nầy bày tỏ uy quyền trọn vẹn của Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời và chỉ rõ cách chắc chắn không nhầm lẫn về thần tính của Ngài. ( 16) Bảy dấu hiệu Giăng mô tả trong Kinh Thánh được ghi rõ ở phần bên trái. Đọc mỗi phần Kinh Thánh rồi xếp cho phù hợp với cụm từ mô tả tốt nhất về uy quyền của Chúa Jêsus được bày tỏ.
.....a. LuLc 2:1-11
.....b. 4:46-54
.....c. 5:1-9
.....d. 6:1-14
.....e. 6:16-21
.....f. 9:1-12
.....g. 11:1-46
1) Quyền năng chữa bệnh vượt qua những giới hạn về không gian và thời gian .
2) Quyền khiến kẻ chết sống lại .
3) Quyền trên luật lê thiên nhiên
4) Quyền năng đáp ứng nhu cầu thể chất của con người, không kể đến những giới hạn vật chất .

Ngoài bảy dấu lạ nầy, còn một dấu lạ nữa, dấu lạ vĩ đại nhất trong tất cả, đó là sự phục sinh của Chúa Jêsus ( đoạn 20 và 21). Theo lời của sứ đồ Phaolô, Chúa Jesus được “ công bố bằng quyền năng là Con Đức Chúa Trời do sự việc Ngài từ cõi chết sống lại (RoRm 1:4). Biến cố này là bằng chứng rực rỡ vinh quang nhất của chức vị Con Thiên Thượng của Ngài.
Giăng cũng nhấn mạnh những lời phán của Chúa Jêsus. Phần lớn những bài diễn thuyết mà ông ký thuật là những gì trong đó Chúa Jêsus nói về những khía cạnh của thân vị của Ngài. Trong những phần ấy có bảy đoạn chính nói về “ Ta là”
1. “ Ta là bánh của sự sống” ......................... LuLc 6:35
2. “ Ta là ánh sáng của thế giới” .........8:12, 9:5
3. “ Trước khi Ápraham sinh ra đã có Ta” ................8:58
4. “ Ta là người chăn hiền lành” .................10:11
5. “ Ta là sự sống lại và sự sống” ...............11:25
6. “ Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống” ...........14:6
7. “ Ta là gốc nho thật”...........................15:1
Nhiều học giả Kinh Thánh đã thấy rằng những lời nói nầy là phần mở rộng của XuXh 3:14 trong đó Đức Chúa Trời bảo Môise rằng tên của Ngài là “ Ta là”. Những lời nói đó không những xác nhận thần tính của Đấng Christ ( xem 8:58), nhưng còn bày tỏ phương cách Ngài tiết lộ về Đức Chúa Cha.
(17) Ba lời nói “ Ta là ....” sau đây, mỗi lời nói có quan hệ đặc biệt với một trong bảy dấu hiệu mà Giăng ký thuật ( xem lại câu hỏi 16). Trong sổ tay của bạn, hãy viết ra mỗi lời nói ấy. Kế đó hãy ghi ra phép lạ nào liên hệ với lời nói và đưa ra phần trưng dẫn Kinh thánh.
a. “ Ta là bánh của sự sống”
b. “ Ta là sự sáng của thế gian”
c. “ Ta là sự sống lại và sự sống”
Ngoài những đoạn nầy ra, Giăng còn đưa ra nhiều sự dạy dỗ quan trọng khác, như những sự dạy dỗ về sự tái sinh ( đoạn 3), nước hằng sống ( đoạn 4), uy quyền của Con ( đoạn 5), và công tác của Thánh Linh ( đoạn 7, 14 - 16). Ong cũng ghi lại lời cầu nguyện của Chúa Jêsus liên quan đến Chính mình Ngài và những môn đệ của Ngài ( đoạn 17). Lời cầu nguyện soi sáng rõ bản chất của Ngài, sự hiệp nhất của Ngài với Đức Chúa Cha, và kế hoạch tối hậu của Ngài dành cho tất cả những ai tin nhận Ngài.
Cùng với sự nhấn mạnh của Giăng vào những lời nói và những công việc của Chúa Jêsus, ông còn nêu bật các cuộc nói chuyện cá nhân mà Chúa Jêsus tiếp xúc với các ông các bà nào đó. Ông cho thấy thế nào Chúa Jêsus thách thức họ tin cậy Ngài. Những cuộc đối thoại Giăng mô tả là những bức tranh sống động về chủ đề chính của Phúc âm theo Giăng - tin nơi Jêsus Christ. (18). Đọc mỗi cuộc tiếp xúc cá nhân sau đây. Trong sổ tay của bạn hãy ghi ra phần Kinh Thánh. Bên cạnh ghi tên của người nói chuyện và mô tả người ấy đã đáp ứng với sự thách thức của Chúa Jêsus như thế nào.
a. GiGa 4:43-54
b. 9:1-7, 35-58
c. 11:17-27
d. 18:28-19:16
e. 20:24-28
(19) Như bạn đã nghiên cứu, Giăng nhấn mạnh mục đích của việc ông ghi lại trong sách Phúc âm của mình gồm có những sự mô tả về sự dạy dỗ của Chúa Jêsus, những phép lạ và những cuộc tiếp xúc cá nhân. Hãy hoàn chỉnh những câu sau đây bằng cách giải thích thế nào Giăng đã dùng mỗi loại nội dung nầy để minh họa cho chủ đề chính của ông về niềm tin nơi Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời.
a. Trong tất cả những phép lạ mà Chúa Jêsus đã thực hiện. Giăng chỉ chọn bảy phép lạ để chứng tỏ ...........................................................
b. Nhiều bài diễn thuyết mà Giăng ghi lại là những bài trong đó Chúa Jêsus dạy về những lẽ thật liên quan ...............................................
c. Giăng mô tả vài cuộc tiếp xúc cá nhân với Chúa Jêsus để đưa ra những ví dụ ..........................................................................
Khi một người khảo sát phần ký thuật của Giăng về những lời nói, công tác và những cuộc tiếp xúc cá nhân của Chúa Jêsus, thì chắc chắn người ấy không nghi ngờ gì về người viết lời chứng nầy, trình bày chân lý để tin cậy Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời là chìa khóa duy nhất và cần thiết nhất để nhận được chính sự sống (GiGa 3:16).

Những nét đặc trưng
Phúc âm Giăng có nhiều sắc thái đặc biệt. Trong các điều ấy chúng ta có thể khảo sát ba điều đáng lưu ý nhất : mối quan hệ của sách Giăng với bộ Phúc âm Cộng Quan, từ ngữ và quan điểm cá biệt về Đấng Christ.

Mối quan hệ với Phúc Am Cộng Quan
Trong khi so sánh Phúc âm Giăng với ba sách Phúc âm kia, người ta thường bị đề kháng do sự tương phản tồn tại trong sách. Với tất cả những sự khác biệt trong mỗi sách, thì những sách trong Phúc âm Cộng quan có nhiều điểm giống nhau hơn những gì ghi trong sách Giăng. Chẳng hạn, công tác của Chúa Jêsus tại Galilê được các sách Phúc âm cộng quan ghi nhận, trong lúc chức vụ của Chúa Jêsus tại Giuđê lại thu hút sự chú ý của Giăng. Với sự ngoại lệ của hai phép lạ ghi lại trong GiGa 6:1-24 và sự tường thuật về sự xử án, sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus, thì không có nội dung nào của Giăng xuất hiện ở các chỗ khác.
Nhưng dù những sự tương phản nầy hiện hữu, thì vẫn có một số điểm quan trọng nối liền Giăng với ba sách Phúc âm kia. Mặc dù tài liệu của Giăng khác với những tài liệu của ba sách kia, nhưng không có điều nào tương phản với những gì họ ghi ra. Trái lại sách Giăng thường cung cấp những bối cảnh cho những biến cố mà họ mô tả. Chẵng hạn khi nghiên cứu Mathiơ. Mác và Luca, một người có thể kết luận rằng công tác của Chúa Jêsus chỉ kéo dài hơn một năm. Nhưng Giăng lại đề cập đến ba lần Lễ Vượt Qua ( và có thể bốn lần) tức là những ngày lễ tổ chức mỗi năm một lần. Như vậy, chúng ta có thể biết rằng chức vụ của Chúa Jêsus kéo dài ít nhất ba năm. Phần cung cấp của Giăng làm nổi bật quan điểm đối chiếu về cuộc đời của Chúa Jêsus với những cách khác nữa.
Chúng ta đã thấy rằng Giăng có một mục tiêu rõ ràng trong trí mình khi viết phần ký thuật. Có thể là Phúc âm Cộng quan đã lưu hành trong vòng tròn Cơ đốc nhân thời bấy giờ. Tuy nhiên, dù có các bản ấy hay không, thì Giăng vẫn không ghi nhận trùng lặp. Khi Thánh Linh dẫn dắt, ông lấy những kinh nghiệm phong phú và sâu sắc của người được Chúa yêu và trình bày cảm nhận độc đáo của mình về Ngài và sứ mạng của Ngài. Ngày nay chúng ta hưởng được những cái nhìn sâu sắc và những chân lý mà Đức Chúa Trời ban cho ông để chia xẻ với chúng ta.
(20) Phúc âm Giăng có quan hệ với Phúc âm Cộng Quan ở chỗ nội dung của sách.
a. Sửa lại những sự kiện họ đưa ra.
b. Bổ túc cho tài liệu đưa ra.
c. Không liên hệ gì với tài liệu họ đưa ra.
Từ ngữ
Một số từ ngữ thường được dùng nhiều trong Phúc âm Giăng hơn trong ba sách kia. Trong những chữ đó có các chữ ở trong cứ ở, tin, tiệc, người Giuđa, sự sáng, sự sống, tình yêu ( danh từ và động từ) lẽ thật và sự thật, chứng nhân và thế giới. Những chữ nầy có ý nghĩa đặc biệt. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ những từ đó vì chúng thường cung cấp chìa khóa để mở những tư tưởng mà Giăng trình bày.

Quan điểm khác thường về Đấng Christ :
Tất cả những sách Phúc âm đều trình bày Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời. Nhưng có lẽ Giăng là người công bố bằng ngôn ngữ rõ ràng nhất rằng Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời và Ngài luôn luôn hiện hữu (GiGa 1:1, 14, 8:58, 17:5). Giăng khởi đầu câu chuyện Phúc âm không phải từ ban đầu, nhưng ở trong ban đầu. Đối với Giăng, Bếtlêhem và máng cỏ không đánh dấu sự khởi đầu của sự hiện hữu của Đấng Christ, nhưng chỉ là thời điểm Ngài trở thành “ xác thịt”
Phúc âm Giăng cũng bày tỏ một lẽ thật về thân vị của Đấng Christ. Giăng thấy Ngài là Lời. Giữa những tác giả Phúc âm, Giăng là người duy nhất dùng chữ nầy để ám chỉ về Chúa Jêsus. Khi các độc giả hiểu được chữ nầy, thì chữ “ Lời” có vài ý nghĩa gắn bó. Trong sách dùng bình thường. Lời chỉ về phương tiện truyền đạt giữa người nầy với người khác. Đối với người Do Thái, “ Lời Đức Chúa Trời” là thành ngữ quen thuộc thường được tìm thấy trong Cựu Ước ( Xem Thi Tv 33:6). Vài người áp dụng chữ “ Lời của Đức Chúa Trời” để chỉ về Đấng Mêsi sẽ đến. Đối với người Hilạp chữ “ Lời” có nghĩa là sự bày tỏ của lý cớ thiên thượng. Giăng đã sử dụng tất cả những ý nghĩa nầy không dạn dĩ xưng nhận Chúa Jêsus là Lời. Như vậy ông chứng tỏ cho người Hi lạp cả người Do Thái rằng Chúa Jêsus là sự truyền đạt của Đức Chúa Trời cho con người là sự diễn đạt trọn vẹn lý cớ, ý muốn và mục đích của Ngài theo cách thức mà con người có thể hiểu được.
(21) Sau đây là phần trưng dẫn trong Phúc âm Giăng. Hãy đọc những câu nầy. Khoanh tròn trước mỗi phần tham khảo với câu nào làm ví dụ tốt nhất về từ ngữ đặc biệt của Giăng.
a) GiGa 1:4
b) 2:19
c) 11:57
d) 15:9
e) 18:57
(22) Quan điểm khác thường về Đấng Christ mà Giăng trình bày có quan hệ với :
a) Sự ứng nghiệm những lời tiên tri về Đấng Mêsi của Ngài.
b) Khả năng làm phép lạ của Ngài.
c) Sự nhận diện Ngài là Lời.

Nội dung
Khi bạn đọc sách Phúc âm Giăng hãy chú ý chủ đề chính về niềm tin được thông suốt như thế nào. Cũng hãy chú ý về mối tương giao mà Chúa Jêsus đã có với Đức Chúa Cha. Khi bạn đã khám phá ra điều ấy, thì Phúc âm nầy có tính độc đáo trong nhiều cách. Trong đó Chúa Jêsus nổi bật trong sự vinh hiển của Ngài thật như vinh hiển của Con Một đến từ nơi Cha (1:14) là Đấng cung ứng sự sống đời đời cho những kẻ tin nhận Ngài (3:16).
GIĂNG : PHÚC ÂM CỦA CON ĐỨC CHÚA TRỜI
I. Con Đức Chúa Trời được bày tỏ. Đọc 1:1-51
(23) Đoạn Kinh Thánh nầy ghi ra rằng có hai người gọi Chúa Jêsus là “ Con Đức Chúa Trời”. Hai người nầy là :
a) Giăng Báp Tít
b) Anh rê
c) Philíp
d) Nathanaên
II. Con Đức Chúa Trời được công bố.
Đọc 2:1-6:71
(24) Chúa Jêsus đưa ra vài lời nói quan trọng trong các đoạn nầy. Hãy xếp đặt mỗi lời nói ( trái) cho phù hợp với tên của một người hoặc những người mà Chúa Jêsus nói những lời đó ( phải). Những đoạn ghi trong ngoặc đơn bên cạnh sẽ giúp bạn.
.....a. “ Hãy phá đền thờ này và Ta sẽ dựng lại trong 3 ngày” (2)
.....b “ Ngươi phải sinh lại” ( 3)
....c “ Ai uống nước Ta cho sẽ chẳng hề khát nữa” ( 4)
.....d. “ Những gì Cha làm Con cũng làm” ( 5).
....e. “ Những lời Ta phán cùng các ngươi là thần linh và sự sống” ( 6)
1) Các môn đệ
2) Nicôđem
3) Người Do Thái
4) Người đàn bà Samari .
III. Con Đức Chúa Trời bị chống đối.
Đọc 7:1-12:11
(25) Đọc những lời nói và những phần mô tả những sự kiện sau. Trong sổ tay của bạn hãy ghi phản ứng của người Do Thái đối với mỗi việc. Đoạn Kinh thánh ghi trong ngoặc đơn sẽ giúp bạn.
a) Chúa Jêsus phán “ Trước khi Apraham ra đời, đã có Ta” ( 8).
b) Người mù được Chúa Jêsus chữa lành nói với người Do Thái rằng nếu Chúa Jêsus không đến từ Đức Chúa Trời thì Ngài chẳng làm được gì cả” (9).
c) Chúa Jêsus kêu Laxarơ từ chết sống lại ( 11).
IV. Con Đức Chúa Trời được bênh vực
Đọc 12:12-21:25
(26) Khoanh tròn mẫu từ trước khi diễn đạt đúng. Trong sổ tay của bạn, viết lại những câu sai để trở thành đúng.
a. Chúa Jêsus minh họa tầm quan trọng của sự phục vụ bằng việc rửa chân cho những môn đệ.
b. Chúa Jêsus dạy dỗ về gốc nho và nhánh nho để giải thích công tác của Thánh Linh.
c. Hai người sửa soạn thi thể của Chúa Jêsus để chôn cất là Philíp và Giăng.
d. Sau khi phục sinh Chúa Jêsus hiện ra lần thứ ba cho các môn đệ của Ngài khi họ đi đánh cá vào một buổi sáng nọ.
Phúc âm Giăng chứng tỏ cho chúng ta thấy sự thông công tốt đẹp và mật thiết mà Chúa Jêsus có với Đức Chúa Cha suốt thời gian sống trên đất của Ngài. Khi Ngài cầu nguyện ở trước mộ của Laxarơ, Ngài ngước mặt lên trời mà nói, “ Thưa Cha, tôi cảm ơn Cha vì Ngài đã nghe lời tôi. Tôi biết rằng Ngài luôn luôn nghe tôi”. Niềm tin quyết Ngài có nơi Đức Chúa Cha vĩ đại dường bao ! Và qua Ngài chúng ta cũng có được mối tương giao với Cha nữa. Giăng nói với chúng ta rằng tất cả những ai tiếp nhận Chúa Jêsus và tin Danh Ngài được ban cho “ quyền làm con cái Đức Chúa Trời” (1:12). Một đặc ân vinh diệu làm sao.

Bài tập trắc nghiệm
1. XẾP ĐẶT CHO PHÙ HỢP : Sắp xếp mỗi lời diễn đạt cho phù hợp với tên sách Phúc âm được ghi ra.
.....a. Do cùng tác giả của sách Công vụ các sứ đồ viết ra.
....b. Ghi lại bảy phép lạ của Chúa Jêsus và gọi đó là dấu hiệu.
....c. Cho những chi tiết liên quan đến lịch sử chính trị của xứ Palestine.
....d. Được một môn đồ chứng kiến tận mắt cuộc đời của Chúa Jêsus viết ra.
.....e. Tuyên bố Chúa Jêsus là “ Lời”
.....f. Chứa đựng ngụ ngôn về kẻ giàu dại dột.
.....g. Gồm có những bài ca của Mari và Xachari.
1) Phúc âm theo Luca
2) Phúc âm theo Giăng
CÂU HỎI ĐÚNG- SAI. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu nói ĐÚNG.
2. Luca là sách duy nhất trong Phúc âm Cộng quan trong đó danh xưng Đấng Cứu Thế được áp dụng cho Christ.
3. Cả hai sách Phúc âm Luca và Giăng đều mô tả thời thơ ấu của Chúa Jêsus.
4. Bản chất lịch sử của cuộc đời của Chúa Jêsus được Luca nhấn mạnh nhiều hơn Giăng.
5. Những từ ngữ như lẽ thật, tin và tình yêu thường xuất hiện nhiều ở sách Giăng hơn ở ba sách Phúc âm kia.
6. Phúc âm Giăng tiết lộ sự kiện là tất cả những ai gặp Chúa Jêsus đều công bố niềm tin của họ nơi Ngài.
7. Hầu hết tất cả những sự dạy dỗ do Giăng ghi lại cùng xuất hiện trong những sách Phúc âm Cộng quan.
CÂU HỎI LỰA CHỌN. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời tốt nhất cho mỗi câu hỏi.
8. Luca nhấn mạnh khía cạnh thần học của chức vụ của Chúa Jêsus bằng cách bao gồm :
a. Những chi tiết đặc biệt nào đó về những người được Chúa Jêsus chữa bệnh.
b. Những sự dạy dỗ mà Chúa Jêsus ban phát liên quan đến “ con người”
c. Vài ẩn dụ về đề tài nghèo khó và giàu có.
9. Giăng nói rằng ông chọn lựa những tài liệu cẩn thận để :
a. Chứng tỏ Jêsus là Con Đức Chúa Trời và dẫn người ta đến tin nhận Ngài.
b. Trình bày sự mô tả hoàn chỉnh và đầy đủ về tất cả những phép lạ Chúa Jêsus thực hiện.
c. Đưa ra bối cảnh cho những biến cố được mô tả trong Phúc âm Cộng quan.
Trước khi bạn tiếp tục học Bài 5, phải chắc rằng bạn đã làm xong bản Tường trình học tập đơn vị I và gởi cho người hướng dẫn bạn học.

Giải đáp câu hỏi nghiên cứu
(1) a. Khi Phaolô viết 2 Timôthê, chỉ một mình Luca ở với ông.
b. Luca là người bạn đồng công với Phaolô cùng với vài người khác.
c. Luca là người bạn thiết nghĩa với Phaolô.
(2) a. Ngài sinh ra như con người
b. Ngài từng trải tuổi thơ ấu và lớn lên.
c. Ngài ăn uống và có nhu cầu về thể chất.
d. Ngài có tình cảm của con người.
(3) b. Sự điều tra dân số đầu tiên được áp dụng khi Qui ri ni u làm quan tổng đốc xứ Siri là một đạo luật do Sêsa Augút tơ ký. (LuLc 2:1-2).
c. Bônxơ Philát làm quan tổng đốc xứ Giuđê vào thời Giăng Báp tít rao giảng.
(4) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
a. Người ấy đến với những đám mây ở trên trời ( Hãy lưu ý rằng Chúa Jêsus áp dụng lời tiên tri nầy cho Ngài).
b. Người ấy được ban cho quyền bính, sự vinh hiển và quyền cai trị.
c. Mọi dân tộc, mọi quốc gia, và con người dù mọi thứ tiếng đều thờ phượng Người.
d. Người ấy sẽ có vương quốc đời đời.
(5) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
Ông nhấn mạnh nhân tính của Chúa Jêsus, như vậy chứng tỏ rằng Ngài là người bà con của chúng ta, một phần từ của dòng giống nhân loại chúng ta.
(6) a. Trước hết, Mari bối rối khi thiên sứ nói với bà.
d. Trong khi viếng thăm Êlisabét, Mari ngợi khen và tôn vinh Đức Chúa Trời.
e. Trong lòng mình, Mari suy gẫm về mọi sự xảy ra.
(7) b. Cô gái là con một của Giairu
(8) a. Toàn thể nhân loại
b. Ađam
c. Siri
d. Người Samari
e. Người Samari
f. Tất cả mọi dân tộc
(9) LuLc 1:35, Mari, Thánh Linh giáng trên bà.
1:41-42, Êlisabét, Thánh linh đầy dẫy bà và bà nói tiên tri.
1:76, Xachari, Thánh Linh đầy dẫy ông và ông nói tiên tri.
2:25-26 Simêôn : Thánh Linh ban cho ông sự mặc khải liên quan đến Đấng Christ.
( 10) Có vài ví dụ về mỗi nét đặc biệt đề cập trong bài học. Ôn lại phần những nét đặc biệt để kiểm tra những ví dụ của bạn.
(11) a) Họ kinh ngạc về những điều được nói (3:33)
b) Họ không hiểu những gì Ngài đã nói với họ (2:50)
(12) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
1. 4:33-45 Người bị tà linh ám hại.
2. 4:38-39 Bà già của Phierơ
3. 5:12-14 Người bị phung đầy mình.
4. 5:17-25 Người bị bịnh bại.
5. 6:6-11 Người bị teo tay.
6. 7:1-10 Đầy tớ của một thầy đội.
7. 7:11-28 Con trai một đàn bà góa.
8. 8:26-39 Người bị quỉ ám
9. 8:40-48 Người đàn bà bị bệnh lưu huyết.
10. 8:49-56 Con gái của Giairu.
(13) a. 10:18
b. 11:29
c. 13:31
d. 16:19-31
e. 19:1-10
(14) a. Đúng (GiGa 19:44)
b. Sai (20:19)
c. Đúng (21:25-27)
d. Đúng (22:54-66)
e. Sai (23:6-7)
(15) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
a. Giăng là môn đệ được Chúa yêu và là một trong ba người gần gũi nhất với Chúa Jêsus.
b. Giăng là em của Giacơ và là một trong mười hai môn đệ.
c. Giăng là người chứng kiến những sự việc xảy ra trong cuộc đời Chúa Jêsus.
(16) a. 4) Quyền năng đáp ứng nhu cầu thể chất của con người, không kể đến những giới hạn vật chất.
b. 1) Quyền năng chữa bệnh vượt qua những giới hạn về không gian và thời gian.
c. 1) Quyền năng chữa bệnh .....và thời gian.
d. 4) Quyền năng đáp ứng nhu cầu thể chất của con người, không kể đến những giới hạn vật chất.
e. 3) Quyền năng trên luật lệ thiên nhiên
f. 1) Quyền năng chữa bệnh ..... và thời gian
g. 2) Quyền khiến kẻ chết sống lại.
(17) a. Nuôi 5000 người ăn (6:1-15, 25-40).
b. Chữa lành người mù từ thuở sanh ra (8:12, 9:1-12)
c. Kêu Laxarơ sống lại (11:17-44)
(18) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
a. Một quan chức của triều đình, người ấy cùng cả nhà mình đều tin.
b. Người bị mù từ thuở mới sanh, người ấy công bố niềm tin nơi Chúa Jêsus và thờ phượng Ngài.
c. Mathê, bà nói bà tin Chúa Jêsus là con Đức Chúa Trời.
d. Philát, lắng nghe Đấng Christ, nhưng giao Ngài cho những kẻ đóng đinh Ngài.
e. Thôma, ông nói Jêsus là Chúa và Đức Chúa Trời của ông.
(19) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
a. Quyền năng và uy quyền là Con Đức Chúa Trời mà Chúa Jêsus có.
b. Thân vị của Ngài và mối quan hệ của Ngài với Đức Chúa Cha.
c. Về tin và không tin.
(20) b. Bổ túc cho tài liệu đưa ra.
(21) a. 14
d. GiGa 15:9
e. 18:37
(22) c. Sự nhận diện Ngài là Lời.
1:35 Jêsus : Ngài được hoài thai bởi Thánh Linh.
3:22 Jêsus : Thánh Linh đậu xuống trên Ngài trong hình thức cơ thể.
4:1 Jêsus : Thánh Linh đưa Ngài vào sa mạc
4:14,18 Jêsus : Thánh Linh ban cho Ngài quyền năng để phục vụ.
10:21 Jêsus : Thánh Linh ban cho Ngài sự vui vẻ.
24:49 Các môn đệ : Thánh Linh sẽ mặc khải cho họ quyền năng để làm chứng.
( 23) a. Giăng Báptít (GiGa 1:34)
b. Nathanael (1:49)
(24) a. 3) Những người Do Thái (2:18-19)
b. 2) Nicôđem (3:7)
c. 4) Người đàn bà Samari (4:14)
d. 3) Những người Do Thái (5:18-19)
e. 1) Các môn đệ (6:61-63)
(25) a. Họ nhặt đá và ném vào Ngài (8:59)
b. Họ kéo người được Chúa Jêsus chữa lành ra khỏi nhà hội (9:22, 30-34).
c. Họ họp lại và lập mưu để giết Ngài (11:45-53)
(26) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
a. Đúng (13:1-17)
b. Sai (15:1-9) Chúa Jêsus dạy dỗ về gốc nho và nhánh nho để chỉ ra tầm quan trọng của việc cứ ở trong Ngài.
c. ( Sai (19:38-42). Hai nguời sửa soạn thi thể của Chúa Jêsus để chôn cất là Nicôđem và Giôsép ở Arimathê.
d. Đúng (21:1-14)

HỘI THÁNH ĐƯỢC THÀNH LẬP
Trong Đơn vị I bạn đã học về bối cảnh lịch sử khi Chúa Jêsus ra đời và vùng đất Ngài đã sống.
Qua đôi mắt của bốn tác giả phúc âm chúng ta thấy được Ngài đã thực hiện sứ mạng của Ngài trên những vùng đồi núi và trong các thành phố của xứ Paslestin.
Bạn cũng đã khám phá việc Ngài công bố Vương quốc của Đức Chúa Trời, một vương quốc được thành lập do những người ăn năn sự phản nghịch của mình, chấp nhận sự cứu rỗi của Ngài và tôn Ngài làm Cứu Chúa của họ.
Bạn đã theo Ngài qua những biến cố đáng nhớ về Tuần Lễ Thương Khó - Ngài bị phản, bị bắt, bị xử án và bị đóng đinh. Và bạn cũng đọc những lời tường thuật tận mắt về sự phục sinh vinh quang của Ngài. Bạn cũng học biết rằng Ngài không ở lại với môn đồ trong thời gian dài sau khi Ngài sống lại, nhưng trước khi Ngài về trời Ngài bảo họ chờ đợi tại Giêrusalem cho đến khi được “ mặt quyền phép từ trên cao” (LuLc 24:49).

Trong bài học này, trong lúc nghiên cứu những sách Công vụ các Sứ đồ, Gia cơ và Galati, bạn sẽ khám phá những gì xảy ra khi các môn đồ họp lại ở Giêrusalem khi họ vâng theo sự truyền bảo của Chúa Jêsus. Bạn sẽ khám phá về quyền năng họ nhận được và kết quả như thế nào. Rồi bạn cũng thấy Đức Chúa Trời đổ Thánh Linh của Ngài trên ngươi Do Thái và Dân Ngoại như thế nào, và sứ điệp cứu chuộc được truyền bá khắp đế Quốc La Mã ra sao. Khi nghiên cứu, nguyện Chúa cho bạn thu đạt được sự hiểu biết sâu xa hơn về Hội thánh cùng quyền năng có sẵn cho bạn để bạn phục vụ Chúa Phục sinh.

Dàn ý bài học
Công vụ Các sứ đồ : Tường thuật Sự hoạt động của Hội thánh Giacơ và Galati : Những bức thơ gởi cho Hội thánh trẻ.

NHỮNG MỤC TIÊU HỌC TẬP
Học xong bài này bạn có thể :
Mô tả tác giả, tầm quan trọng những nét đặc biệt của nội dung của sách Công vụ Các Sứ đồ.
Tìm những nơi quan trọng đề cập trong sách Công vụ các sứ đồ trên bản đồ.
Giải thích tại sao những thơ Giacơ và Galati lại có quan hệ với sách Công vụ các sứ đồ.
Sau khi nghiên cứu công tác của Thánh Linh trong Hội thánh đầu tiên, chúng ta sẽ hiểu rõ công tác của Ngài nhiều hơn.

Những hoạt động học tập
1. Nghiên cứu phần triển khai bài học theo phương pháp bình thường. Nhớ đọc các phần Kinh Thánh trưng dẫn.
2. Trên những bản đồ cho sẵn, hãy tìm những vị trí đề cập trong sách Công vụ Các sứ đồ điều đó sẽ giúp bạn hiểu sứ điệp Phúc âm được truyền bá như thế nào.
3. Học xong bài học, nhớ ơn lại và làm bài tập.
Những chữ chìa khóa
Chiến lược ( strategy)
Đội trưởng (Centurion)
Giáo phái (Seet)
Người giữ luật pháp ( legalistic)
Người tuận đạo (martyrdom)
Phó lãnh sự ( Proconsul)

Triển khai bài học:
CÔNG VỤ CÁC SỨ ĐỒ : TƯỜNG THUẬT SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THÁNH

Sách Công vụ Các sứ đồ cho chúng ta thấy Phúc âm đắc thắng và được truyền bá từ Giêrusalem, thủ đô tôn giáo của thế giới Do Thái, đến Lamã, thủ đô chính trị của thế giới Lamã như thế nào. Khi nghiên cứu bài học chúng ta sẽ khám phá rằng Christ Phục sinh là hình ảnh trọng tâm, vì qua hình ảnh này nhờ quyền năng Thánh Linh chúng ta thấy Ngài đã hoạt động cách mạnh mẽ qua những sứ đồ và Hội Thánh của Ngài.

Tác giả, Mục đích và Tầm quan trọng
Mục tiêu 1: Nhận diện những lời mô tả về tác giả, mục đích và tầm quan trọng của sách Công vụ các sứ đồ .
Như bạn đã học, Sách Công vụ các sứ đồ được coi là sách tiếp theo sách Luca. Sách này là phần thứ hai của lịch sử về những ngày bắt đầu của Cơ đốc Giáo do Luca viết lại. Luca là người bạn đồng hành với sứ đồ Phaolô trong những chuyến đi truyền giáo. Luca là người chứng kiến tận mắt nhiều biến cố ông ghi lại ở sách Công vụ Các sứ đồ. Sự hiện diện của ông trong những biến cố ấy được ám chỉ qua cách dùng đại từ xưng hô ( chúng tôi ( chúng ta) ( xem Cong Cv 16:10, 20:6) và 27:3 chẳng hạn). Được Thánh Linh hướng dẫn và cảm thúc, ông đã dùng năng khiếu viết văn cùng kiến thức lịch sử của mình để cho chúng ta một bức tranh sống động và chính xác của những năm đầu của Hội thánh. 71 x 416Y Phúc âm Luca kết thúc với việc Chúa Jêsus truyền bảo các môn đệ chồ đợi Thánh Linh giáng xuống và tường thuật về sự thăng thiên của Ngài (LuLc 24:49 ,51). Sách Công vụ Các sứ đồ bắt đầu cùng bằng hai sự kiện trên (Cong Cv 1:4, 9) và sau đó mô tả những hoạt động của các môn đệ sau khi Chúa thăng thiên. Tiếp theo những gì được mô tả trong sách Luca, những sự việc mô tả ở sách Công vụ các sứ đồ được ghi theo cách tự nhiên và hợp lý hơn. Qua sách Công vụ Các sứ đồ, Luca tiếp tục khuyên Thê ô phi Lơ về đức tin Cơ đốc, chứng tỏ cho ông ấy biết sự chắc chắn của những điều ông đã được học hỏi (LuLc 1:4, Cong Cv 1:1).
Sách Công vụ Các sứ đồ rất quan trọng vì đã cung cấp cho chúng ta sự tường thuật có thẩm quyền về sự thành lập Hội thánh và những hoạt động của những nhà lãnh đạo cột trụ của Hội thánh. Sách Công vụ Các sứ đồ là gạch nối giữa những sách Phúc âm và các thơ tín, vì những sách Phúc âm hướng về sự thành lập của Hội thánh trong khi các thơ tín tóm tắt những gì đã hiện hữu.
Không có sách Công Vụ các sứ đồ chúng ta không biết Hội thánh bắt đầu như thế nào.
(1) Khoanh tròn những mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG.
a. Luca trình bày rằng mục đích của ông trong việc viết sách Công vụ các sứ đồ là để cho Thê ô Phi Lơ có bản mô tả đầy đủ về cuộc đời của tất cả sứ đồ.
b. Tác giả của Sách Công vụ các sứ đồ biết sứ đồ Phaolô rất rõ.
c. Sách Công vụ các sứ đồ rất quan trọng vì đó là gạch nối giữa Cựu ước và bốn sách Phúc âm.

Những nét chính
Mục tiêu 2: Cho những ví dụ về bốn nét chính của sách Công vụ các sứ đồ .
Luca đã không nỗ lực mô tả mọi diễn biến xảy ra vào những ngày đầu của Hội thánh. Là một sứ giả có tài, ông đã chọn lựa những sự kiện quan trọng và có ý nghĩa nhất đồng thời cho thấy những điều đó đã hình thành toàn bộ những sự kiện. Chúng ta sẽ học bốn nét chính trong phần tường thuật của ông.
1. Sách Công vụ các sứ đồ Nhấn mạnh Công tác Truyền Giáo Của Hội Thánh . Cong Cv 1:8 có thể được dùng làm dàn ý căn bản của sách. Câu đó tóm tắt tiến trình của việc truyền bá Phúc âm trong thời gian 30 năm sau ngày Lễ Ngũ Tuần. Sứ điệp của Đấng Christ trước hết được giảng tại Giêrusalem (1:1-7:60), rồi ở Giuđê và Samari ( đoạn 8 -12), sau đó trải qua vùng phía bắc Địa Trung Hải, với Lamã là nơi đề cập cuối cùng ( 13 - 28) cùng với việc trình bày về sự kiện lịch sử, Luca ghi lại tên của những quan chức Lamã có liên hệ đến các sự kiện ông mô tả ( chẳng hạn, xem những đoạn 24 - 26, chúng ta thấy Phêli, Lycia, Bọt xiu Phết - Tu, và vua AC Ríp ba được đề cập). Phierơ là người lãnh đạo chính từ đoạn một đến 12, và Phaolô từ đoạn 13 đến 28.
Trong sách Công vụ các sứ đồ chúng ta thấy thế nào các tín hữu đầu tiên đã đáp ứng với lệnh truyền của Đấng Christ ra đi truyền giảng cho cả thế giới.
Sách này chúng ta thấy những nan đề cùng những chiến thắng của họ. Đồng thời Sách Công vụ các sứ đồ cũng cho chúng ta một gương mẫu thực tế về những phương pháp truyền giáo mà chúng ta có thể áp dụng vào công tác truyền giáo ngày nay.
2. Sách Công vụ Các sứ đồ Mô tả Công việc Của Thánh Linh . Đức Thánh Linh gắn bó với mỗi giai đoạn của việc thành lập và phát triển Hội thánh.
(2) Đọc những câu trích dẫn trong sách Công vụ Các Sứ Đồ. Trong sổ tay của bạn, hãy mô tả vắn tắt những gì Thánh Linh đã thực hiện trong mỗi trường hợp.
a) 2:1-4
b) 4:23-31
c) 8:14-17
d) 8:29
e) 10:44-48
f) 13:1-4
g) 15:28
h) 16:6-7
I) 19:1-6
j) 20:22-23
k) 20:28
Những lẽ thật khác về Thánh Linh cũng được tìm thấy trong sách Công vụ các sứ đồ chẳng hạn. Ana - Nia và Sophira bị hình phạt vì họ nói dối với Thánh Linh (Cong Cv 5:1-11). Si môn bị quở trách vì người ấy xin mua những ân tứ của Thánh Linh (Cong Cv 8:18-23).
Sách Công vụ các sứ đồ cho bằng cớ về sự thực hữu và sự hiện diện của Thánh Linh. Sách ấy chứng tỏ Hội thánh là một công tác siêu nhiên của Đức Chúa Trời, được đưa vào hiện hữu, ban quyền năng, được chính Thánh Linh của Đức Chúa Trời hướng dẫn và bảo vệ.
Không có lời giải thích nào khác về sự thành công và sự tồn tại giữa những sự ngược đãi thậm tệ và chống đối tột cùng mà Hội thánh gánh chịu.
3. Sách Công Vụ Các Sứ Đồ chứng tỏ bản chất thật của Cơ Đốc giáo . Khi Hội thánh được thành lập đầu tiên. Cơ Đốc giáo xuất hiện như một nhóm đặc biệt ở trong Do Thái giáo. Chúa Jêsus là Đấng Mêsi mà Kinh thánh của người Do Thái đã nói tiên tri, và lúc ban đầu Hội thánh gồm có những tín hũu Do Thái. Nhưng sứ điệp của Đấng Christ dành cho toàn thế giới (LuLc 24:47). Sách Công Vụ Các Sứ Đồ mô tả Phúc âm bắt đầu có tác dụng đối với những người ngoài cộng đồng Do Thái như thế nào.
Chẳng hạn, Phierơ làm chứng mình yếu cho người Do Thái. Nhưng Đức Chúa Trời bày tỏ cho ông biết rằng ông phải chấp nhận những người Ngoại Bang tin nhận Đấng Christ và Đức Chúa Trời dùng Phierơ để rao giảng cho họ (Cong Cv 10:1-48). Phaolô cũng giảng cho người Do Thái, nhưng ông tăng cường việc quay sang dân Ngoại khi hầu hết những người Do Thái chống đối sứ điệp của ông (19:9-10, 26:16-18;, 28:28). Công vụ các sứ đồ chứng tỏ rằng Cơ Đốc giáo không phải là một giáo phái của Do Thái giáo nhưng là lối sống hoàn toàn mới dựa trên đức tin nơi Chúa Jêsus là con Đức Chúa Trời và Cứu Chúa của tất cả mọi người.
(3) Đọc 8:1-8 và trả lời câu hỏi sau đây vào sổ tay của bạn. Kết quả của cuộc ngược đãi chống lại Hội thánh tại Giêrusalem là điều gì?
Ngoài việc cho thấy ý nghĩa toàn thế giới của Cơ Đốc giáo, sách Công vụ các sứ đồ còn chống lại những sự buộc tội sai lầm. Sách Công vụ các sứ đồ đưa ra bằng ch ứng là Cơ đốc giáo không phải là phong trào chính trị với ý định lật đổ chính quyền La mã, như một số người đã kết án. Khi người Do Thái đem Phaolô ra tòa trước mặt phó lãnh sự ( Tổng Đốc) Gallio, thì họ buộc tội Phaolô dạy người ta không tuân theo luật pháp. Nhưng Gallio bác bỏ lời buộc tội, ông nói rằng lý do buộc tôi không phải là chính trị, nhưng là tôn giáo (18:12-16). Đây là sự kiện quan trọng vì điều này chứng tỏ rằng Cơ Đốc giáo không phải là phong trào nổi loạn, vì thế không phải là mối đe dọa cho quyền lực chính trị của La Mã. Luca cũng ghi lại những sự kiện khác chứng mình điểm này.
4. Sách Công vụ các sứ đồ mô tả công tác phục vụ của những nhà lãnh đạo nổi bật khác mà Đức Chúa Trời dùng để thành lập Hội thánh .
Khi Hội thánh đầu tiên bắt đầu phát triển. Đức Chúa Trời dấy những người lãnh đạo lên để thực hiện mục đích của Ngài. Luca thuật lại công tác của vụ nầy, tập trung chủ yếu vào Phierơ và Phaolô. Vào thời sách Công vụ các sứ đồ được viết ra, thật quan trọng khi chứng tỏ rằng chức vụ sứ đồ của Phaolô được đánh giá cùng những dấu hiệu kèm theo với chức vụ của Phierơ. Điều này quan trọng vì Phaolô không phải là một trong những môn đệ đầu tiên giống như Phierơ. Thật vậy ông là kẻ thù ghê gớm của Hội thánh trẻ (Cong Cv 8:1-3, 9:1-3). Luca đua ra nhiều bằng cớ về Phaolô để chứng minh rằng chức vụ của ông được Đức Chúa Trời chấp nhận. Ong chứng tỏ những điểm tương đồng giữa chức vụ của hai người. Chẳng hạn, ông chứng tỏ rằng cả hai người đều nhấn mạnh công tác của Thánh Linh (2:38, 19:2-6), và tầm quan trọng của sự phục sinh của Đấng Christ (2:24-36, 13:30-37). Ong đã trình bày nhiều cách khác nhau trong đó chức vụ của họ rất giống nhau, như những phần bạn sẽ làm trong bài tập sau đây.
(4) Sau đây là bản liệt kê đối chiếu những sự kiện tương ứng giữa cuộc đời của Phierơ và Phaolô. Trong sổ tay của bạn, hãy mô tả ngắn gọn mỗi cặp sự kiện.
a) Phierơ 3:1-10
b) Phierơ 5:1-11
c) Phierơ (12:1-11)
Phaolô 14:8-10
Phaolô 13:6-11
Phaolô 16:19-30
Ngoài Phierơ và Phaolô, Luca còn đề cập hay mô tả một số những nhà lãnh đạo như Giăng, Giacơ, Etiên, Philíp, Banaba, Giacơ và Abôlô. Mỗi người trong những vị này đều có có phần trong những sự kiện xảy ra khi Hội thánh lớn lên. Đức Chúa Trời đều dùng tất cả những vị đó để đem người Do Thái, Dân Ngoại, người Samari, những người theo đạo Do Thái và ngay cả những môn đệ của Giăng Báp tít (19:1-3) vào một cộng đồng thuộc linh mới trong đó Đấng Christ là trung tâm điểm.
(5) Bạn đã học vài nét chính của sách Công vụ các sứ đồ. Trong sổ tay của bạn, hãy trả lời mỗi bài tập liên quan đến các đặc điểm ấy.
a. Mô tả ngắn gọn về sự nhấn mạnh việc truyền giáo của sách Công Vụ các sứ đồ.
b. Cho hai ví dụ cho biết Thánh Linh có quan hệ như thế nào trong việc thành lập và mở mang Hội thánh. Hãy trưng dẫn Kinh thánh.
c. Trình bày hai cách trong đó Sách Công vụ các sứ đồ chứng tỏ bản chất chân chính của Cơ đốc giáo.
d. Sách Công vụ Các sứ đồ chứng tỏ rằng chức vụ của Phierơ và Phaolô có giá trị do những dấu hiệu tương tự. Cho hai ví dụ về những dấu hiệu này và phần trưng dẫn Kinh thánh.
Nội dung
Mục tiêu 3: Đọc sách Công vụ các sứ đồ và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung của sách .
Trong phần bài học này bạn sẽ đọc qua sách Công vụ các sứ đồ và theo tiến trình của những sự kiện mà Luca mô tả. Khi đọc, hãy lưu ý những đặc điểm chính bạn đã học ở phần trước.

CÔNG VỤ CÁC SỨ ĐỒ : TƯỜNG THUẬT SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THÁNH.
I. Hội thánh được thành lập: Đọc 1:1- 8:3
Thời gian Hội thánh được thành lập phải kể lúc các môn đệ được giao phó công tác (1:1-11, Đức Thánh Linh đến ban cho họ quyền năng (1:12-2:47), những biến cố gắng liền với Hội thánh và sự truyền giảng Phúc âm tại Giêrusalem (3:1-6:7), và sự rao giảng cùng sự tuận đạo của Etiên với kết quả là sự ngược đãi và tín hữu bị phân tán khắp nơi (6:8- 8:3).
Sự giáng lâm của Thánh Linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần là một biến cố có ý nghĩa trọng đại nhất. Bản đổ mang tựa đề “ Thế giới của Công vụ đoạn 2” ở cuối bài học này sẽ chỉ cho thấy những vùng mà các người đi hành hương đến Giêrusalem để dự lễ Ngũ Tuần ( xem 2:5-12). Khi Phierơ giảng trước đám đông và giải thích những gì xảy ra, thì những người đi hành hương đó đã có mặt trong đám đông này. Chắc chắn một số người trong đám họ đã ở trong số 3000 người đáp ứng lời mời của Phierơ.

II. Hội thánh Trải Qua Sự Thay Đổi. Đọc 8:4-11:18
Giai đoạn thay đổi là lúc sứ điệp Phúc âm được rao giảng cho thế giới Dân Ngoại. Khi số lượng lớn người ngoại tin Chúa, thì trong điểm dời từ Giêrusalem xuống Antiốt. Thời kỳ này bao gồm chức vụ của Philíp, Phierơ và Giăng ở Samari và Giuđê (8:4-40), sự trở lại đạo của Saulơ (9:1-31), và sự rao giảng Phúc âm tại Lydda, Giốp bê và Sêrasê (9:32-11:18).
Trong thời kỳ này thành kiến đối với Dân Ngoại dần dần giảm bớt. Chẳng hạn. Phierơ đến hầu việc Chúa tại Samari một dân tộc pha trộn giữa Do Thái và dân Ngoại (Cong Cv 8:14-17, 25). Sau đó ông ở với Simôn thợ thuộc da (9:43). Trước kia Phierơ là một người Do Thái khắt khe, chẳng bao giờ kết họp với người có nếp sống như thế. Sau đó Đức Chúa Trời sai ông đến giảng sứ điệp của Đấng Christ cho một đội trưởng người La mã (1-:1-48). Những sự kiện đó đều có ý nghĩa vì những điều này chứng tỏ Dân Ngoại được chấp nhận là một phần của chương trình của Đức Chúa Trời.

III. Hội Thánh Dân Ngoại Được Thành Lập
Đọc 11:19-15:35
Những sự kiện xảy ra vào thời kỳ Hội thánh Dân Ngoại được thành lập bao gồm chức vụ dạy dỗ của Banaba và Phaolô tại Antiốt (11:19-30), Phierơ được cứu khỏi tù tại Giêrusalem 12:1-25), cuộc hành trình truyền giáo lần thứ nhất của Phaolô (13:1-14:28) và quyết định của Giáo Hội Nghị tại Giêrusalem liên quan đến Dân Ngoại (15:1-35).
(6) Hội thánh tại Giêrusalem đáp ứng với công việc của Đức Chúa Trời giữa vòng Dân Ngoại ( và người Samari trong vài cách khác nhau. Trong sổ tay của bạn hãy mô tả vắn tắt những gì họ đã làm trong mỗi trường hợp sau.
a. Người Samari tiếp nhận lời Đức Chúa Trời qua sự rao giảng của Philíp ( 8).
b. Cọt nây và người nhà của ông tin nhận Đấng Christ và nhận lãnh Thánh linh ( 11).
c. Nhiều người Hylạp ở Antiốt trở về cùng Chúa ( 11)
d. Có sự tranh luận ở Antiốt về việc người Dân Ngoại phải ch ịu cắt bì ở giữa luật pháp Môise hay không. Phaolô và Banaba về Giêrusalem để thảo luận vấn đề này với Hội thánh tại đấy ( 15).

IV. PHAOLÔ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦA MÌNH.
Đọc 15:36-21:16
Trong thời kỳ nầy Phaolô thực hiện vòng truyền giáo lần thứ hai 15:36-18:22) và lần thứ ba 18:23-21:16). Ong bắt đầu chuyển đi truyền giáo lần thứ hai bằng việc thăm viếng những Hội thánh ông đã thành lập ở vòng truyền giáo lần thứ nhất, sau đó ông muốn tiếp tục truyền giảng ở Asia, nhưng Thánh Linh hướng dẫn ông đi Au châu ( Maxêđoan) thay vì Asia (18:6-10) Kết quả, vài Hội thánh được thành lập tại vùng Maxêđoan và Achai. Vòng truyền giáo lần ba đưa ông đến Ephêsô, ông hầu việc Chúa tại đấy trong thời gian ba năm (19:10, 20:31).
((7) Nghiên cứu bản đồ về cuộc hành trình truyền giáo của Phaolô. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG. Xem kỹ bản đồ để giúp bạn quyết định câu nào đúng.
a. Trong vòng truyền giáo lần thứ hai và ba, trước hết Phaolô đi đến những vùng ông đã truyền giảng và nâng đỡ đức tin của các tín hữu.
b. Giêrusalem là thành phố để Phaolô bắt đầu ba cuộc hành trình truyền giáo của ông.
c. Vùng Galati gần với thành phố dến Ephêsô hơn vùng Achai.
d. Ephêsô gần với vùng Maxêđoan và Achai hơn vùng Galati
e.Vùng Galati, Achai và Maxêđoan đều cách Ephêsô một khoảng đường như nhau.
Bạn có thấy chiến lược của Thánh Linh trong việc hướng dẫn sự phục vụ của Phaolô không? Sau khi thành lập những Hội thánh ở khu vực Galati, Maxêđoan và Achai, thì Phaolô lưu lại Ephêsô. Hiển nhiên Phaolô mong đợi những trưởng lão ở Ephêsô tiếp tục trông coi những Hội thánh đó, vì ông đã căn dặn kỷ với họ khi ông từ giã họ để về Giêrusalem lần chót (20:22-31).

V. Phaolô Bị Tù Tại La Mã. Đọc 21:17-28:31
Những sự kiện đưa Phaolô bị tù tại Lamã bao gồm bị bắt và kết án ở Giêrusalem (21:17-23:30), ông bị tù tại Sêsarê (23:31-26:32), cuộc hành trình đến La mã (27:1-28:15) và bị tù tại đấy (28:16-31).
(8) Trong những đoạn nầy, Phaolô làm chứng trước người Do Thái và vài viên chức La mã. Trong sổ tay của bạn hãy mô tả vắn tắt phản ứng của nhóm người hoặc những cá nhân đối với điều Phaolô nói.
a. Người Do Thái tại Giêrusalem ( đoạn 22)
b. Tổng đốc Phêlít ( đoạn 24).
c. Vua Ac ríp ba ( đoạn 26 )
d. Người Do Thái ở Lamã ( đoạn 28).
Sách Công vụ các sứ đồ cho chúng ta khuôn mẫu của công tác truyền giáo (Cong Cv 1:8). Trong khuôn mẫu nầy có ba yếu tố được đề cập rõ ràng :
1. Quyền năng
2. Người làm việc
3. Những nơi chốn
Thánh linh
Cơ đốc nhân
Địa phương, quốc gia, thế giới.
Sách Công vụ các sứ đồ còn chỉ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của sự cầu nguyện trong việc thực hiện chương trình trên. Các môn đồ hiệp lại cầu nguyện thể theo lệnh truyền của Chúa Jêsus về sự chờ đợi Thánh Linh (1:14), và Thánh Linh giáng xuống (2:1-4).
Khi họ bị ngược đãi vì cớ làm chứng thì các môn đệ cầu nguyện để được dạn dĩ, toàn cả nơi cầu nguyện bị rúng động và họ đi ra giảng đạo cách dạn dĩ (4:23-31). Phierơ và Giăng cầu nguyện thì người Samari nhận đượcThánh Linh (8:14-27). Thật vậy, cầu nguyện là nếp sống (Practice) của Hội thánh đầu tiên (2:42).
Sách Công vụ các sứ đồ bày tỏ cho chúng ta thấy hể nơi nào những cá nhân hay những nhóm người cầu nguyện, thì Đức Đức Trời chuyển động quaThánh Linh của Ngài. Ngày nay cũng vậy. Cuộc phục hưng lớn xảy ra tại đất nước chúng tôi, Upper Volta. Vào năm 1965 là do một nhóm sinh viên cầu nguyện.
Chúng ta không những học biết về những sự kiện mà hãy học biết những nguyên tắc thuộc linh của sách Công vụ các sứ đồ. Nếu chúng ta theo những khuôn mẫu mà sách Công vụ đã bày tỏ, chắc chắn cơn phục hưng sẽ đến và kết quả là sẽ có nhiều người tiếp nhận Đấng Christ.
(9) Có lẽ bạn muốn đánh giá Hội thánh của mình hoặc chức vụ của mình bằng cách so sánh với những đặc tính của những điều được thấy trong Hội thánh đầu tiên. Bên cạnh mỗi phẩm chất, hãy đánh dấu X’ dưới chữ “ Hiện có” nếu có xảy ra trong Hội thánh hoặc chứng vụ của bạn, hay dưới chữ” Đang cần” nếu điều nầy cần phải nhấn mạnh nhiều hơn nữa. Những câu trưng dẫn đều ở trong sách Công vụ các sứ đồ.
- Sự giảng nhấn mạnh về sứ điệp của Đấng Christ (2:29-36, 13:26-41).
- Thông công hàng ngày và học lời Chúa (2:42-47).
- Vâng lời Thánh Linh (13:1, 3, 16:7)
- Khôn ngoan trong sự quyết định (6:1-7, 15:6-9).
- Khải tượng truyền giáo và mở mang (8:4,16:9-10).
- Cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh (4:23-31, 12:5).
- Chứng nhận sứ điệp Phúc âm bằng phép lạ và dấu kỳ (3:6-8, 13:6 -12, 14:8-10).
- Báp têm trong Thánh Linh dành cho mọi tín hữu (2:4 8:14-17, 10:44-46, 19:1-7).
- Hiện có
- Đang có


GIA CƠ VÀ GALATI : NHỮNG BỨC THƠ GỞI CHO HỘI THÁNH TRẺ.
Mục tiêu 4 : Nhận diện những lời diễn đạt mô tả nội dung và bối cảnh lịch sử của các thơ tín Giacơ và Galati .
Có vài thơ tínTân Ước liên quan đến sách Công vụ các sứ đồ. Dường như những thơ nầy được viết trong thời kỳ lịch sử thuộc sách Công vụ các sứ đồ. Có thể chia thành ba nhóm theo bản liệt kê dưới đây :
1. Những thơ được viết có lẽ trước Giáo Hội Nghị ở Giêrusalem theo Công vụ đoạn 15.
Gia Cơ
Ga la ti
2. Những thơ có liên hệ đến vòng truyền giáo lần thứ nhì và lần thứ ba của Phaolô
I và II Têsalônica
I và II Côrinhtô
Rôma
3. Những thơ viết trong thời gian Phaolô bị tù lần thứ nhất tại Rôma :
Ephêsô
Philíp
Côlôse
Philêmôn
Trong bài học này chúng ta nghiên cứu những thơ ở nhóm thứ nhất Gia cơ và Galati. ( Chúng ta sẽ học các thơ ở nhóm thứ hai trong bài 6 và những thơ ở nhóm thứ ba trong bài 7. Những thơ còn lại sẽ được thảo luận trong bài 8).
Giacơ : những tiêu chuẩn của người kính sợ Đức Chúa Trời
Dường như Giacơ được viết vào thời kỳ đầu của lịch sử của Hội thánh để gởi cho các Cơ đốc nhân Do Thái sống tại Giêrusalem và tại những thành phố khác là nơi Phúc âm đã được rao giảng.

Tác giả .
Hầu hết những học giả Kinh thánh đều đồng ý rằng tác giả của thơ Giacơ không phải là Giacơ môn đệ của Chúa Jêsus (Mat Mt 4:21), nhưng Giacơ, em của Chúa Jêsus (Mat Mt 13:55, GaGl 1:19). Trước tiên Giacơ không tin Chúa Jêsus (GiGa 7:5, 10). Nhưng Đấng Christ sau khi phục sinh đã hiện ra với ông (ICo1Cr 15:7) và ông ở trong nhóm người nhận lãnh Thánh Linh vào ngày lễ Ngũ Tuần (Cong Cv 1:14). Kinh Thánh ghi lại rằng p6ng trở thành một người lãnh đạo tại Hội thánh Giêrusalem và chịu trách nhiệm trong Giáo Hội nghị Giêrusalem (15:13, 19). Phaolô gặp Giacơ và những trưởng lão khác vào cuối cuộc hành trình truyền giáo lần thứ ba để thuật lại cho họ nghe về công việc Đức Chúa Trời làm giữa vòng Dân Ngoại (21:17-19).

Bối cảnh lịch sử
Chúng ta đã biết rằng ban đầu Hội thánh chịu ảnh hưởng của người Do Thái rất nhiều. Khi đọc sách Giacơ chúng ta thấy toàn thể nội dung và bút pháp đều rất thích hợp với thời kỳ đầu tiên nầy. Thơ nầy được gởi cho “ mười hai chi phái” một thành ngữ Do Thái (Gia Gc 1:1). Thơ nầy có sử dụng chữ nhà hội ( bản NIV dịch là “ nơi nhóm lại” meeting) để đặt tên cho những nơi tín hữu tụ họp lại (2:20. Vài nhận vật của Cựu uớc được nhắc đến làm gương mẫu như Apraham (2:20-24), Ra háp (2:25-26) và Eli (5:17-18). Những nhân vật đó quen thuộc với Cơ đốc nhân Do Thái.
Một sự kiện khác khiến chúng ta tin rằng thơ Gia cơ thuộc thời kỳ đầu của Hội thánh. Mặc dù trong thơ có đề cập những câu hỏi liên quan đến Luật pháp, nhưng không có sự đề cập về sự tranh luận về Dân Ngoại hay quyết định của Giáo Hội Nghị ở Giêrusalem. Chắc Giacơ sẽ thảo luận vấn đề quan trọng này nếu Hội nghị đã diễn ra, đặc biệt vì tác giả là người chủ tọa Hội Nghị.

Nội dung và Dàn ý
Trong thơ viết cho những bạn hữu Do Thái làngười đã nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsis của mình. Giacơ bày tỏ mối quan tâm của mình đối với họ. Ong muốn họ có thái độ đúng đắn đối với sự thử thách và cám dỗ và thực hành niềm tin mình có. Ong cảnh cáo họ về những hiểm họa của sự tham lam và cuộc sống lấy bản ngã làm trung tâm đồng thời khuyến khích họ đặt đức tin mình nơi Đức Chúa Trời. Khi bạn đọc bức thơ của ông hãy dùng dàn ý này theo dõi.

GIA CƠ : NHỮNG TIÊU CHUẨN CỦA MỘT NGƯỜI KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
I. Thái độ của người ấy khi bị thử thách đọc : 1:1-10
II. Sự đáp ứng của người ấy đối với Lời Chúa : Đọc 1:18-27
III. Những mối quan hệ của người ấy 2:1-26
IV. Lời nói của người ấy. Đọc 3:1-12
V. Sự khôn ngoan của người ấy 3:13-18
VI. Sự khiêm tốn của người ấy 4:1-17
VII. Sự kiên nhẫn của người ấy 5:1-12
VIII. Đức tin của người ấy 5:13-20
(10) Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời hoàn chỉnh đúng ( có thể hơn một câu đúng). Thơ Giacơ
a. Sử dụng nhân vật Apraham của Cựu ước làm gương mẫu về sự kiên nhẫn.
b. có lẽ do Giacơ, em của Chúa, viết ra
c. đề cập đến những kết luận của Giáo Hội Giêrusalem.
d. nhấn mạnh về nhu cầu đưa ra những bằng cớ thực tế của đức tin.
e. giải thích mối quan hệ của tín hữu Dân Ngoại với luật pháp của Môise.

GALATI : BẢN CHẤT CHÂN CHÍNH CỦA PHÚC ÂM
Trái ngược với Giacơ, sách Galati đề cập trực tiếp toàn bộ vấn đề bàn cãi ở Hội Nghị tại Giêrualem. Sách đó cho chúng ta nền tảng cho những ý kiến được bàn cãi ở đấy và cho chúng ta thấy Phaolô đã đáp ứng với hoàn cảnh ở Galati như thế nào.

Tác giả và bối cảnh lịch sử
Phaolô viếng thăm khu vực Galati trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ nhất. Khu vực nầy gồm có các thành phố Bisi di, An ti ốt, Y cô ni, Lít trơ và Đet bơ (Cong Cv 13:13-14:23). Cùng với Banaba, Phaolô lập những Hội thánh trong vùng nầy và sau đó trở về Antiốt xứ Siri (14:21-28).
Trong lúc Phaolô ở An tiốt, ông nghe nói những tín hữu tại Galati đã tiếp nhận một “ phúc âm” giả dối tức là giáo lý cho rằng conngười chỉ có thể được cứu nếu họ chịu cắt bì và giữ luật pháp . Phaolô lấy làm lạ (GaGl 1:16). Trong thơ viết cho người Galati, ông không tiếc sức mà trình bày cho họ thấy được tính cách nghiêm trọng của lỗi lầm của họ.
Những người chịu ảnh hưởng người Galati chấp nhận một “ phúc âm” giả dối đã có cùng ý tưởng với những người được mô tả trong Cong Cv 15:1-2. Nhưng dù người Galati bàn về vấn đề vốn là đề tài của cuộc thảo luận ở Giáo Hội Nghị Giêrusalem thì vẫn không thấy quyết định chính thức được đưa ra. Sự kiện này cho thấy hình như thơ này được viết trước kỳ Hội nghị, có lẽ trước đó một thời gian rất ngắn. Dù sao, đừng kể đến thời gian được viết, nội dung của thơ nầy vẫn có tầm quan trọng bậc nhất. Thơ nầy nói lên chân lý là đức tin nơi Đấng Christ, chứ không phải việc giữ Luật pháp, là nền tảng của đời sống Cơ đốc, sự nhìn biết lẽ thật nầy hình thành nền tảng cho sự phát triển phúc âm giữa vòng Dân Ngoại cách phi thường.

Nội dung và Dàn ý
Bằng ngôn ngữ mạnh bạo nhất, Phaolô chống đối lỗi lầm của người tuân giữ Luật pháp, lên án kẻ binh vực việc đó và bảo vệ Phúc âm chân chính- Sự cứu chuộc chỉ do đức tin nơi Đấng Christ mà thôi. Ong thúc giục người Galati phản đối sự dạy dỗ sai lầm và đứng vững trên sự tự do của họ, sử dụng sự tự do ấy để phục vụ lẫn nhau trong tình yêu. Khi bạn đọc qua bức thơ, hãy theo dàn ý dưới đây.

GALATI : BẢN CHẤT CHÂN CHÍNH CỦA PHÚC ÂM
I. Nguồn gốc Thiên Thượng của Phúc âm GaGl 1:1-24
II. Binh vực Phúc âm : 2:1-21
III. Giải thích nền tảng của Phúc âm : 3:1-4:7
IV. Quan tâm đến những người từ bỏ Phúc âm : 4:8-31
V. Nhắc nhở việc áp dụng Phúc âm : 5:1-6:10
VI. Khoe mình trong Phúc âm 6:11-18
(11) Khoanh tròn trước mẫu tự của mỗi lời hoàn chỉnh Đúng ( có nhiều lời đúng). Thơ Galati
a. Chứa đựng lời binh vực về chức sứ đồ của Phaolô
b. nói rằng Phaolô tiếp nhận Phúc âm từ những môn đệ đầu tiên.
c. trình bày quyết định của Giáo Hội nghị Giêrusalem
d. dùng Apraham làm tấm gương của người mà Đức Chúa Trời chấp nhận trên căn bản đức tin của ông.

CÂU HỎI DÚNG SAI : Một số lời diễn đạt được đưa ra trong phần này. Viết chữ Đ vào khoảng trống trước mỗi câu ĐÚNG, và S vào khoảng trống trước câu SAI. Viết lại những câu nói sai để sửa cho đúng. Câu đầu tiên làm thí dụ.
.....1. Sách Công vụ các sứ đồ là gạch nối giữa các sách Phúc âm và các Thơ tín vì sách đó mô tả chức vụ của Chúa Jêsus khi Ngài ở trên đất.
Sách Công vụ là gạch nối giữa các sách Phúc âm và các Thơ tín vì sách đó mô tả sự thành lập của Hội thánh.
....2. Luca nói rằng ông viết sách Công vụ các sứ đồ để dạy dỗ người bạn của mình là Thê ô phi lơ về chân lý của Cơ Đốc giáo.
Luca nói rằng ông viết sách Công vụ các sứ đồ để .......................................................................
.....3. Sách Công vụ các sứ đồ chứng tỏ rằng Phaolô tăng cường việc quay sang Dân Ngoại vì chức vụ của ông đưa ông ngày càng xa hơn khỏi Giêrusalem.
Sách Công vụ các sứ đồ chứng tỏ rằng Phaolô tăng cường việc quay sang Dân ngoại vì .............................................................................
.....4. Sách Giacơ và Galati không đề cập đến quyết định của Giáo Hội Nghị tại Giêrusalem là bằng cớ chứng tỏ hai thơ nầy có lẽ được viết trước khi có Giáo Hội Nghị.
Sách Giacơ và Galati không đề cập đến quyết định của Giáo Hội Nghị tại Giêrusalem là bằng cớ chứng tỏ hai thơ nầy có lẽ được viết ..........................
5. Phaolô viết thơ cho người Galati để trả lời cho tin tức cho biết họ chấp nhận một giáo lý sai lầm liên quan đến sự tái lâm của Đấng Christ.
Phaolô viết thơ cho người Galati để trả lời cho tin tức cho biết họ đã chấp nhận một giáo lý sai lầm liên quan đến ...............................................................
6. XẾP ĐẶT CHO PHÙ HỢP : Xếp đặt tên của người, sách hoặc bức thơ cho phù hợp lời nói diễn tả về người đó hoặc sách đó
...a. Thơ gởi cho “ mười hai chi phái”
...b. Người đứng giảng vào ngàyNgũ Tuần.
...c. Tác giả của sách Công vụ các sứ đồ
...d Sách mô tả tiến trình rao giảng phúc âm từ Giêrusalem đến Lamã.
...e. Người cùng đi với Phaolô đến La Mã.
...f Bức thơ giải thích bản chất chân chính của Phúc âm.
...g. Người được Đức Chúa Trời sai đến giảng cho Cọt nây.
...h. Tác giả của thơ Galati
1) Phierơ
2) Phaolô
3) Luca
4) Công vụ
5) Giacơ
6) Galati
7) NIÊN BIỂU : Vài điển cố quan trọng trong sách Công vụ được liệt kê dưới đây. Hãy xếp theo thứ tự thời gian ( niên biểu) bằng cách ghi số 1 cho biến cố xảy ra trước nhất, số 2, biến cố xảy ra kế tiếp,v.v...
....a Phaolô tiến hành vòng truyền giáo lần thứ hai thứ ba.
...b. Phaolô khởi sự cuộc hành trình truyền giáo lần thứ nhất.
....c. Các môn đệ nhận Thánh Linh vào ngày Ngũ Tuần.
....d. Những tín hữu tại Giêrusalem bị ngược đãi và phân tán đến Giu đê và Samari.
...e. Etiên bị tuận đạo
...f. Phaolô đi La Mã để chống án.
...g. Hội đồng Giáo Hội ở Giêrusalem ra quyết định liên quan đến Dân Ngoại.
8. Địa lý : Ghi số của vùng ở trên bản đồ cho cụm từ mô tả thành phố hoặc nơi đề cập đến. Ở khoảng trống bên cạnh hãy viết tên thành phố hoặc nơi đó. Câu 1 đưa ra làm câu mẫu.
....a. Hòn đảo Phaolô viếngg thăm trong chuyến đi truyền giáo lần thứ nhất.
....b. Hòn đảo Phaolô viếng thăm trong chuyến đi đến La Mã.
....c. Vùng đất Phaolô đi truyền giáo vòng thứ hai thay vì Asi.
....d. Thành phố nơi Phaolô bị tù hai năm trước khi ông đến La Mã.
...e. Thành phố nơi các môn đồ được báp têm trong Thánh Linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần.
....f. Thành phố ở trong khu vực Li bi, từ đó những người hành hương đã đến thăm ngày Lễ Ngũ Tuần.
....g Thành phố nơi Phaolô phục vụ ba năm vào chuyến đi truyền giáo lần thứ ba.
...h. Khu vực Phaolô gởi thơ cho người Galati.
....I. Thành phố nơi Phaolô bị kết án trước Sêsa.
....j. Thành phố nơi Phaolô bị bắt và bị kết án trước khi bị tù ở Sêsarê.
....k. Thành phố tại Achai mà Phaolô thăm viếng trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ hai và thứ ba.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
a. Sai. Luca trình bày rằng mục đích của ông trong việc viết sách Công vụ các sứ đồ là để dạy dỗ cho Thê ôphilơ liên quan đến sự xác thực của những điều ông ta học hỏi.
b. Đúng
c. Sai. Sách Công vụ các sứ đồ rất quan trọng vì đó là gạch nối giữa các sách Phúc âm và các thơ tín.
(2) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
a. Ngài giáng trên tín hữu và họ nói tiếng lạ.
b. Ngài tái đổ đầy cho các sứ đồ và họ rao giảng cách dạn dĩ.
c. Ngài giáng trên những người Samari
c. Ngài bảo Philíp nói với quan chức người Ethiôpi.
e. Ngài giáng trên Cọt nây và người nhà của ông.
f. Ngài kêu gọi Banaba và Saulơ vào công tác đặc biết.
g. Ngài dẫn dắt các sứ đồ khi họ đưa ra quyết định liên quan đến tín hữu Dân Ngoại.
h. Ngài chỉ đạo Phaolô trong những hành trình truyền giáo của ông.
I. Ngài giáng xuống trên những môn đồ ở Ephêsô.
j. Ngài bảo Phaolô biết những gì sẽ xảy ra cho ông.
k. Ngài lập một số người làm giám mục trong Hội thánh.
(3) Những tín hữu bị phân tán đến Giuđê và Samari và giảng về sứ điệp của Đấng Christ khắp mọi nơi họ đến.
(4) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
a. Trong chức vụ của Phierơ, Đức Chúa Trời chữa lành một người bị què từ thuở sinh ra tại đền thờ ở Giêrusalem, trong chức vụ của phaolô, Đức Chúa Trời chữa một người liệt chơn, què từ lúc mới sinh tại Lít trơ.
b. Sự kết án của Phierơ đối với Anania và Saphira đã thành sự thật, sự kết án của Phaolô đối với thuật sĩ Elima đã thành sự thật.
c. Phierơ được giải cứu khỏi tù cách kỳ diệu ở Giêrusalem, Phaolô được giải cứu khỏi tù cách kỳ diệu ở Philíp.
(5) a. Sách Công vụ các sứ đồ nói về sự truyền bá Phúc âm và những hoạt động của những người rao giảng sứ điệp của Đấng Christ, bắt đầu từ Giêrusalem, kế đó tại Giuđê, Samari và vùng phía bắc Địa Trung Hải.
b. Câu trả lời của bạn. Bạn có thể dùng bất cứ ví dụ nào được cho trong phần trả lời của câu hỏi 2.
c. Sách Công vụ các sứ đồ chứng tỏ rằng Cơ đốc giáo 1) hổng phải là một giáo phái của đạo Do Thái, mà là tôn giáo toàn cầu, ) không phải là mối đe dọa cho quyền lực chính trị của đế quốc La Mã.
d. Câu trả lời của bạn. Bạn có thể dùng bất kỳ ví dụ nào được đưa ra trong bài học hoặc câu trả lời của câu hỏi số 4.
(6) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
a. Họ sai Phierơ và Giăng đến cùng người Samari và người Samari nhận lãnh Thánh Linh (Cong Cv 8:14-17)
b. Trước hết các tín hữu chỉ trích Phierơ (11:2-3) nhưng sau khi Phierơ thuật lại những gì xảy ra thì họ ngợi khen Đức Chúa Trời (11:18)
c. Họ sai Banaba đến Antiốt và ông đã dạy dỗ những người ở đấy trong một năm (11:22, 26).
d. Những người lãnh đạo Hội thánh ở Giêrusalem họp lại và gởi một đại biểu chính thức cùng thơ nói về đề tài đó cho những tín hữu Dân Ngoại (15:6-35).
(7) a. Đúng d. Sai
b. Sai e. Đúng
c. Sai
(8) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
a. Họ la hét rằng Phaolô không đáng sống (22:22)
b. Ong chú ý nghe Phaolô giảng vài lần nhưng không chịu quyết định (24:22-26).
c. Ong hỏi Phaolô rằng có phải Phaolô muốn chinh phục ông ta trở thành Cơ Đốc nhân trong thời gian ngắn không (26:28).
d. Một số người được thuyết phục qua những gì Phaolô nói, những người khác lại không đồng ý. Vì vậy trong vòng họ không hiệp ý với nhau (28:23-28).
(9) Câu trả lời của bạn. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ thấy mình có một chức vụ mang đặc tính của tất cả những phẩm chất nầy.
(10) b. có lẽ do Giacơ, em của Chúa, viết ra.
d. Nhấn mạnh về nhu cầu đưa ra những bằng cớ thực tế của đức tin ( ghi chú khi chọn câu a) : Gióp là ví dụ mà Giacơ dùng để chỉ về sự kiên nhẫn).
(11) a. Chứa đựng lời binh vực về chức vụ sứ đồ của Phaolô.
c. Dùng Apraham làm tấm gương của người mà Đức Chúa Trời chấp nhận trên căn bản đức tin của ông.

HỘI THÁNH PHÁT TRIỂN

Trong bài 5 chúng ta đã học về sách Công vụ các sứ đồ và các Thơ tín liên quan đến thời kỳ đầu của Hội thánh- Giacơ và Galati. Phần nghiên cứu trên giúp chúng ta thấy toàn bộ sự phát triển của sứ điệp Phúc âm trên toàn đế quốc La Mã và thế nào cả Dân Ngoại và người Do Thái trở nên bộ phận của Hội thánh. Bài trên cũng giúp chúng ta hiểu được sứ điệp về nếp sống kiên định của Cơ đốc nhân mà Giacơ trình bày cho những tín hữu Do Thái đầu tiên và chân lý liên quan đến nền tảng của sự cứu chuộc Phaolô giải thích cho người Galati.
Trong bài này chúng ta sẽ khảo sát những bức thơ liên quan với Hội thánh trong những năm sau Giáo Hội Nghị ở Giêrusalem khi Phaolô tiến hành những vòng truyền giáo lần thứ hai và thứ ba. Chúng ta sẽ khảo sát bối cảnh của những bức thơ ấy và thấy thế nào Phaolô đã đáp ứng với những nhu cầu cuả các hội chúng mới được thành lập khi Hội thánh phát triển sang vùng Ma xê đoan, A chai và Ý đại lợi.
Khi chúng ta nghiên cứu những bức thơ ấy, chúng ta sẽ khám phá ra rằng những tín hữu của Hội thánh đầu tiên cũng có nhiều nan đề tương tự như chúng ta ngày nay. Một số người thắcmắc về sự tái lâm của Chúa. Những người khác lại chia rẽ thành nhiều nhóm. Còn những người khác nữa cần trưởng thành hơn trong đức tin Cơ đốc nhân và hiểu đầy đủ hơn về việc tin nhận Đấng Christ có ý nghĩa gì. Chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời cung cấp sự hướng dẫn và dạy dỗ cho những tín hữu về tất cả những nhu cầu khác nhau này qua những lá thơ của Phaolô tuyệt diệu làm sao.
Dàn ý bài học
1 và 2 Têsalônica : Những bức thơ gởi cho Maxêđoan
1 và 2 Côrinhtô : Những bức thơ gởi cho Achai
Lamã : Thơ gởi cho Lamã
Những mục tiêu của bài học
Học xong bài này bạn có thể :
Giải thích mối quan hệ giữa sách Công vụ các sứ đồ và thơ tín Têsalônica, Côrinhtô và Lamã.
Nhận diện những lời mô tả về sự nhấn mạnh và nội dung của mỗi thơ tín mà Phaolô viết trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ hai và thứ ba của ông.
Hiểu rõ hơn về thân vị và công tác của Đấng Cứu Thế Jêsus Christ khi bạn nghiên cứu những sự dạy dỗ về Ngài trong những thơ tín.
Những hoạt động học tập
Nghiên cứu phần triển khai bài học và làm xong các bài tập. So sánh câu trả lời của bạn với phần giải đáp và sửa những câu trả lời sai.
Đọc những bức thơ Phaolô gởi cho người Têsalônica, người Côrinhtô và người Lamã. Trên những bản đồ được vẽ ra ở Bài 5, tìm những thành phố mà những bức thơ trên gởi đến và những địa danh có đề cập trong bài học hoặc trong phần Kinh thánh bạn đọc.
Trả lời những câu hỏi trong phần Bài Tập Trắc nghiệm sau khi bạn học xong bài và ôn lại.
Những chữ chìa khóa
Những thơ tín du hành ( travel episles)
Người thừa kế ( joint - heir)
Sự thánh hóa ( santification)
Thời kỳ cuối cùng ( end - time)
Xưng công bình ( justification)

Triển khai bài học
Những thơ tín được Phaolô viết trong những cuộc hành trình truyền giáo thứ hai và lần thứ ba gồm có 1 và 2 Têsalônica, 1 và 2 Côrinhtô và Lamã, những thơ nầy còn được gọi là “ những thơ tín du hành” ( travel epistls). Các bức thơ nầy bày tỏ hoàn cảnh và nan đề của những tín hữu được Phaolô viết thơ khuyên bảo.

I và II TÊSALÔNICA : CÁC BỨC THƠ GỞI CHO NGƯỜI MA XÊ ĐOAN
Mục tiêu : Nhận diện những lời mô tả về bối cảnh lịch sử và nội dung của những bức thơ I và II Têsalônica .
Vùng Maxêđoan bao gồm những thành phố Philíp và Têsalônica. Têsalônica là một hải căng cũng như một trung tâm thương mại. Trong thời Phaolô, dân cư của thành phố đó có thể gần 200000 người.

Bối cảnh lịch sử

Chẳng bao lâu sau Giáo Hội Nghị Giêrusalem, Phaolô khởi sự cuộc hành trình truyền giáo thứ hai, ông đem Sila cùng đi với mình (Cong Cv 15:36, 40). Timôthê tháp tùng với đoàn tại Lít trơ (16:1-3), và Luca cùng đi với đoàn từ Trô ách đến Philíp, rồi lưu lại ở đây (16:10-40).
Sau thời gian ở lại Philíp, Phaolô lên đường đến Têsalônica, tại đây ông thu phục một số người trở lại với Chúa. Những số người nầy gồm có vài người Do Thái, vài phụ nữ sang trọng, và một số lớn người Ngoại Bang, Phaolô phải rời Têsalônica trong ban đêm. Ông lưu lại Bê rê trong thời gian ngắn, và cuối cùng đến Athên (Cong Cv 17:10-15). Timôthê ở lại Bê rê và sau đó đến kịp Phaolô ở Athên. Từ Athên, Phaolô phái Timôthê đến Têsalônica (ITe1Tx 3:1-5). Sau đó Phaolô rời Athên và tiếp tục đến Côrinhtô, tại đấy ông phục vụ hơn một năm rưỡi (Cong Cv 18:11).
Trong khi Phaolô ở tại Côrinhtô, Timôthê đến và đem cho ông tin tức từ Hội thánh ở Têsalônica (ITe1Tx 3:6). Trả lời cho những tin tức nầy Phaolô viết thơ Têsalônica Thứ nhất. Dường như sau đó không bao lâu, ông nhận thêm một số tin tức khác rồi viết tiếp thơ Têsalônica Thứ Hai (IITe 2Tx 2:2, 3:11).

Nội dung và dàn ý
Trong những bức thơ gởi cho người Têsalônica, Phaolô đáp lại những báo cáo và tin tức ông đã nhận được từ nơi họ. Họ đang chịu sự ngược đãi và thắc mắc về sự tái lâm của Đấng Christ, và cả hai bức thơ đều đề cập đề tài nầy.
Mặc dù hai bức thơ có chủ đề tương tự, tuy nhiên nội dung có phần khác nhau. Thơ thứ nhất có đầy đủ việc nhắc lại mối quan hệ giữa Phaolô với người Têsalônica, thơ thứ hai chỉ nhắc đến vài lời hỏi thăm. Thơ thứ nhất giải thích những gì sẽ xảy ra cho những người chết trong Đấng Christ, thơ thứ hai mô tả “ con người vô luật lệ” sẽ xuất hiện trước ngày Chúa đến. Thơ thứ nhất đưa ra những lời cảnh cáo chung về những người lười biếng, thơ thứ hai bảo phải tránh cũng như cảnh cáo những người lười biếng. Cả hai bức thơ đều trình bày sự dạy dỗ cần thiết cho những người thiếu hiểu biết về sự tái lâm của Chúa và vừa mới bỏ thần tượng để trở lại cùng Chúa (ITe1Tx 1:9). Đây là hai bức thơ đầu tiên mà Phaolô thảo luận những biến cố của thời kỳ cuối cùng. Hãy đọc cả hai bức thơ và sử dụng dàn ý sau :

I TÊSALÔNICA : HY VỌNG VỀ SỰ TÁI LÂM CỦA CHRIST.
I. Chào thăm và cảm tạ : 1:1-10
II. Nhắc lại chức vụ của Phaolô : 2:1-16
III. Phaolô mong ước đi thăm người Têsalônica 2:17-3:5
IV. Bản tường trình của Timôthê 3:6-13
V. Khuyên bảo về nếp sống Cơ đốc 4:1-12
VI. Những lẽ thật về sự tái lâm của Chúa : 4:13-5:11
VII. Những lời khuyên cuối cùng : 5:12-28
(1) Khoanh tròn mẫu tự trước lời hoàn chỉnh ĐÚNG.
Có thể có nhiều câu đúng. Thơ Têsalônica Thứ nhất :
a. Được viết khi Phao lô ở Athên
b. Nói về những gì sẽ xảy ra cho những người đã chết trong Đấng Christ
c. cho biết một số người Têsalônica lười biếng không làm việc.
d. Mô tả “ người vô luật lệ” sẽ xuất hiện trước khi Đấng Christ tái lâm.

2 TÊSALÔNICA: CHIẾN THẮNG CỦA SỰ TÁI LÂM CỦA ĐẤNG CHRIST.
I. Cảm tạ và cầu nguyện : IITe 2Tx 1:1-12
II. Những sự kiện chung quanh Ngày của Chúa : 2:1-12
III. Khuyên bảo phải kiên định lập trường : 2:13-17.
IV. Yêu cầu và mạnh lịnh : 3:1-15
V. Lời nhắc nhở cuối cùng : 3:16-18
(2) Thơ Têsalônica Thứ Hai :
a. nói rằng Chúa Jêsus sẽ hủy diệt “ con người vô luật lệ”
b. có lẽ được viết trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ ba của Phaolô.
c. chứa đựng phần tham khảo đặc biệt về bài tường thuật mà Timôthê mang đến cho Phaolô về người Têsalônica.
d. trình bày Phaolô là một gương mẫu cho người Têsalônica phải theo để làm lụng nuôi sống.

I VÀ 2 CÔRINHTÔ : CÁC THƠ TÍN GỞI CHO VÙNG ACHAI.
Mục tiêu : Chọn những sự kiện về bối cảnh lịch sử và nội dung của các th ơ tín 1 và 2 Côrinhtô .
Những thành phố Côrinhtô và Athên tọa lạc trên vùng Achai. Côrinhtô bị phá hủy vào năm 146 trước Công Nguyên, nhưng được người La mã tái thiết năm 44 trước Công Nguyên. Côrinhtô trở thành trung tâm chính của tỉnh Achai, và trong thời Tân Ước, đầy là thành phố giàu có, sung túc. Côrinhtô là nơi thờ nhiều thần tượng và vô luận vì dân cư ở đó thờ nhiều thần và lại tôn trọng những người có đời sống trụy lạc.
Bối cảnh và nội dung thơ 1Côrinhtô
Như chúng ta đã nói ở trên, Phaolô đã hầu việc Chúa ở Côrinhtô hơn một năm rưỡi (Cong Cv 10:1-18). Chính trong thời gian ấy Hội thánh Côrinhtô được thành lập. Sau đó Phaolô trở về Antiốt, và về sau ông tiến hành vòng truyền giáo lần thứ ba (18:25).
Chuyến đi lần thứ ba đưa Phaolô đến Êphêsô, nơi ông lưu lại hơn hai năm (Cong Cv 19:8-10). Trong khi ở đấy ông nhận tin tức về Côrinhtô (ICo1Cr 1:11, 5:1, 11:18) và một lá thơ từ nơi họ có một số câu hỏi ( 7:1, 25, 8:1, 12:1, 16:1, 12). Có lẽ ông đã viết một thơ trước rồi cũng như giải đáp một số tin tức ( ICo1Cr 5:9). Nhưng bản báo cáo và lá thơ chứng tỏ rằng Cơ đốc nhân tại đấy cần được dạy dỗ mạnh mẽ về những tiêu chuẩn luân lý và các giá trị Cơ đốc khác. Sau đó Phaolô viết 1 Côrinhtô, vừa để giải thích những vấn đề khơi dậy, đồng thời đưa ra nguyên tắc thuộc linh liên quan đến điều đó.
Nội dung của Thơ Côrinhtô thứ nhất có thể được chia làm hai phần chính. Trong phần đầu, từ đoạn 1 -6, Phaolô bàn về những vấn đề ông viết qua bản tường trình của những “ người nhà Cơlôê ( 1:11). Trong phần thứ hai, đoạn 7 - 16, ông trả lời những câu hỏi mà người Côrinhtô viết thơ hỏi ông Lá thơ nầy có giọng điệu tự nhiên, giống như Phaolô đang nói chuyện với người Côrinhtô. Ông đặt câu hỏi (1:20, 4:7), khuyên răn (4:14-16). Ông cảnh cáo (4:18-21). Ông quở trách (5:2-6). Ông dạy dỗ (12:1-6). Trong tất cả mọi điều nầy ông đều nhấn mạnh rằng Đấng Christ sẽ làm Chúa trong mọi lãnh vực của đời sống riêng tư cũng như đời sống cộng đồng của Cơ đốc nhân.
(3) Hoàn chỉnh mỗi câu sau đây trong sổ tay của bạn :
a. Phaolô viết I Côrinhtô trong lúc ông ở ............
b. Khi Phaolô trả lời những nan đề của người Côrinhtô ông tìm cách nhấn mạnh sự kiện là ............................................................................
c. Từ đoạn 1 -6 Phaolô nói về ................................
d. Từ đoạn 7 - 16 của I Côrinhtô Phaolô trả lời .............................................................................
Thơ Côrinhtô Thứ Nhất bao trùm những đề tài rộng lớn. Hãy đọc qua thơ ấy sử dụng dàn ý sau đây để theo dõi nội dung.

I CÔRINHTÔ : NHỮNG NGUYÊN TẮC HÀNH VI CỦA TÍN NGƯỠNG.
I. Giới thiệu ICo1Cr 1:1-9
II. Giải quyết những sự chia rẽ, 1:10-4:21.
III. Nhu cầu phải sửa trị : 5:1, 6:20
IV. Khuyên bảo về hôn nhân. 7:1-40
V. Sử dụng đúng đắn sự tự do 8:1, 10:33
VI. Nhấn mạnh trong sự thờ phượng chung 11:1, 14:40
VII. Phúc âm và quyền năng của Phúc âm 15:1-58
VIII. Những lời nhắn nhủ chót. 16:1-24
(4) Thơ Côrinhtô thứ nhất chứng tỏ rằng Phaolô áp dụng những nguyên tắc thuộc linh về những vấn đề mà tín hữu Côrinhtô gặp phải. Xếp đặt những nan đề cho phù hợp với mỗi nguyên tắc mà Phaolô áp dụng để giải quyết. Số của đoạn được ghi phía sau để bạn tìm cho nhau.
....a. Hội thánh là nhà của Đức Chúa Trời (3).
....b. Ngày kia các thánh đồ sẽ xét xử thiên sứ và thế gian ( 6)
....c Thân thể của tín hữu là chi thể của Đấng Christ ( 6)
....d. Tiệc của Chúa là sự công bố về sự chết của Ngài ( 11)
....e. Thân thể của Đấng Christ là một với nhiều phần (2)
1) Những chia rẽ trong Hội thánh
2) Hành vi không đúng đắn trong Tiệc thánh.
3) Việc kiện tụng công khai giữa các tín hữu.
4) Vô luân về tình dục.
Bối cảnh và nội dung của Côrinhtô thứ hai.
Trong lúc Phaolô còn ở Êphêsô ông có thể đi thăm Côrinhtô được để bàn thắng với họ những vấn đề ông viết cho họ ở Côrinhtô thứ nhất. Dường như ông ám chỉ lần đi này trong IICo 2Cr 2:1, 12:14, 21 và 13:1-2. Nếu ông đã đi, hiển nhiên ông không được đón tiếp nồng hậu. Hội thánh vẫn còn bị chia xé thành nhiều nhóm, và có sự chống đối Phaolô mạnh mẽ ở những nhóm người tự do mình là “ thuộc về Đấng Christ” và “ những sứ đồ của Christ” (10:7, 11:13). Có lẽ lá thơ ông ám chỉ 2:3, 9 và 7:8-12 chỉ là một lá thơ ông viết cho họ sau chuyến viếng thăm lần thứ hai này.
Phaolô và Êphêsô và sai Tít đi trước để đem về tin tức khác từ Côrinhtô. Sau đó ông đi Trô ách. Không thấy Tít ở Trô ách như ông mong đợi thì ông đi qua Maxêđoan, nhưng vẫn còn quan tâm sâu xa đến người Côrinhtô. Trong lúc ông ở đó. Tít đến và mang tin tức từ Côrinhtô. Theo đó thì có sự thay đổi tốt hơn tại Côrinhtô (7:6-16) thì vẫn còn một số người chống đối Phaolô. Tin tức này hình thành bối cảnh để Phaolô viết thơ Côrinhtô thứ hai. Ông giải thích hoàn cảnh của ông (13:2-4), yêu cầu người Côrinhtô hiệp một với ông (6:11-13) vui mừng về thành quả tốt đẹp của ông đã nhận được (7:6-7), và binh vực cho chức vụ sứ đồ của ông (10:1-13:10) Ông viết về sự quyên góp, cho anh em thiếu thốn trong đó người Côrinhtô đang góp phần (8:1, 9:15).
Có lẽ thơ này là thơ nói về cá nhân của Phaolô nhiều nhất. Có lẽ vì sự chống đối độc ác mà ông nhận được từ một số người, nên ông cần phải binh vực bản thân và chức vụ của mình. Nếu không thì không những chính ông mà cả Phúc âm cũng có thể bị mất uy tín. Những sự buộc tội rõ ràng không được nhắc lại trong lá thơ. Tuy nhiên chúng ta có thể đoán được khi nghiên cứu phần trả lời của Phaolô. Ông dùng những chữ như “ quá nhiều” (2:17), “ một số người” (3:1, 10:2), “ vài người nói” (10:10), “ các người như thế” (10:11) và “ những người như vậy” (11:13) liên quan đến những người chống đối ông.
(5) Sau khi là một số phân đoạn Kinh thánh trong 2 Côrinhtô trong đó Phaolô trả lời cho một số lời buộc tội. Đọc mỗi phần Kinh thánh, rồi xếp đặt cho phù hợp với loại buộc tội mà Phaolô đã bào chữa.
....a. “Phaolô kiêu ngạo và khoe khoang”
....b. “Phaolô không có thẩm quyền hay thi giới thiệu’.
....c. Nếu Phaolô là một sứ đồ thật thì Hội thánh sẽ yểm trợ cho ông.
....d. “ Chức sứ đồ của Phaolô là một loại ở bậc thấp”
1) 3:1-6, 11:5,
12:11-12
2) 10:12-18
3) 11:7-15
Bây giờ hãy đọc toàn bộ bức thơ, sử dụng dàn ý sau đây làm phần hướng dẫn chung cho nội dung.
2 CÔRINHTÔ : BINH VỰC CHỨC VỤ CHÂN CHÍNH
I. Lời chào thăm : IICo 2Cr 1:1-2
II. Những động cơ của chức vụ Phaolô : 1:3, 2:13
III. Đặc tính của chức vụ của Phaolô 2:14, 7:16
IV. Sự quyên góp cho những tín hữu thiếu thốn : 8:1, 9:15.
V. Tính xác thực của chức vụ sứ đồ của Phaolô 10:1, 13:10
VI. Kết luận : 13:11-14.
(6) Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn ĐÚNG. Nếu lời diễn đạt nào SAI, hãy sửa lại cho đúng ở trong sổ tay của bạn.
a. Thơ Côrinhtô thứ hai được viết sau khi Phaolô nhận được phúc trình đầy khích lệ về người Côrinhtô do Tít đem đến. Thơ Côrinhtô thứ hai được viết sau khi Phaolô ...................................
b. Chủ đề chính của thơ Côrinhtô thứ hai là sự tái lâm của Đấng Christ
Chủ đề chính của thơ 2 Côrinhtô là ...................
.............................................................................
c. Thơ 2 Côrinhtô cho chúng ta thấy rằng Phaolô cần phải binh vực chức vụ của mình vì “ những anh em” giả nói những điều không đúng về ông.
Thơ 2 Côrinhtô cho chúng ta thấy rằng Phaolô cần phải binh vực chức vụ của mình vì .............................................................................
Cả hai thơ Côrinhtô đều bày tỏ thế nào Phaolô đã đối xử với một nhóm người chưa trưởng thành và thường chống đối ông. Dường như họ sẵn sàng nghi ngờ phẩm chất, đức tính của ông và chẳng quan tâm đến công khó của ông ở giữa họ. Mặc dù thái độ và sự thiếu thuộc linh của họ, tuy nhiên Phaolô vẫn tiếp tục chăm sóc họ, bày tỏ tình yêu sâu xa và sự quan tâm của ông đối với họ (12:14-15).
Những bức thơ gửi cho người Côrinhtô bày tỏ rằng nhiều Cơ đốc nhân của Hội thánh đầu tiên đã có những vấn đề nghiêm trọng. Dù sự hiện hữu của những nan đề này chẳng có gì đáng lưu ý. Điều đáng lưu ý ấy là Hội thánh không những sống còn nhưng còn lớn mạnh bất chấp những điều đó. Sự kiện này làm chứng cho một sự thật là Hội thánh không chỉ đơn giản là tổ chức của con người. Thật vậy Hội thánh là một thân thể siêu nhiên của Đấng Christ, được đưa vào hiện thực, được duy trì và tiến triển do chính Đức Chúa Trời trong thân vị của Thánh linh Ngài.

LA MÃ : THƠ CHO LA MÃ
Mục tiêu : Chọn những sự mô tả về sự dạy dỗ và bối cảnh lịch sử của thơ gửi cho người La mã .
Sứ đồ Phaolô gửi trực tiếp thơ của mình cho những Cơ đốc nhân ở La mã, thủ đô lớn của đế quốc La mã. Có lẽ bức thơ này là tác phẩm quan trọng nhất của Phaolô, vì trong đó ông đưa ra sự giải thích đầy đủ về kế hoạch và sự cung ứng cứu chuộc của Đức Chúa Trời dành cho loài người. Phần dạy đó của thơ rất sâu sắc và phần áp dụng rất rõ ràng. Thật đáng cho chúng ta nghiên cứu cẩn thận và chú ý hết mục.

Bối cảnh lịch sử
Kết quả của phần phúc trình tốt đẹp do Tít đem lại về những người Côrinhtô, thì Phaolô gửi cho họ thơ Côrinhtô thứ hai, rồi chuẩn bị vòng truyền giáo thứ ba về hướng nam. Dường như ông ghé thăm Côrinhtô một lần nữa và viết thơ Lamã trong lúc ông ở đấy, vì ông đã kế hoạch đi La mã (Cong Cv 19:21). Ông gởi thơ này cho người La mã nhờ bà Phê bê, nữ chấp sự của Hội thánh Xencơrê, một thị xã gần Côrinhtô (RoRm 16:1 - 2). Có lẽ Hội thánh tại La mã được thành lập do những Cơ đốc nhân lưu trú tại đấy. Phaolô biết tên nhiều tín hữu, và vài người là bà con của ông (16:3-25).
Theo nội dung của thơ La mã, chúng ta thấy rằng Phaolô có vài lý do khi viết thơ này. Ông hy vọng những Cơ đốc nhân ngoài La mã sẽ giúp ông thực hiện công tác truyền giáo sang Tây Ban Nha (RoRm 15:23-24). Ngoài ra, ông muốn họ hiểu đầy đủ ý nghĩa của Phúc âm để khỏi bị đi lạc do những giáo sư giả (16:17-19). Mối quan tâm này khiến ông trình bày đầy đủ sứ điệp của Đấng Christ, vì ông không thể trực tiếp dạy dỗ họ.
(7) ( có thể có nhiều lời hoàn chỉnh đúng). Khi Phaolô viết cho người Lamã :
a. ở tại Giêrusalem
b. Đang lập kế hoạch thăm viếng họ cách tình cờ.
c. đang thực hiện vòng truyền giáo lần thứ hai
d. có lẽ đi thăm Côrintô lần thứ hai.

Nội dung và Dàn ý
Thơ La mã là sự trình bày hợp lý từ tấm lòng của sứ đồ Phaolô về sự dạy dỗ Phúc âm. Về phương diện này, thơ La mã không giống với vài thơ tín khác của Phaolô vốn được viết ra để điều chỉnh những sai lầm về đức tin cũng như hành vi đạo đức. Đối với vấn đề phổ quát về tội lỗi của con người, thơ La mã đưa ra giải pháp trường cửu về sự công bình của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Đấng Christ. Lối lập luận của thơ có tính thuyết phục, và văn pháp mạnh mẽ và hợp lý. Thơ La mã chứa đựng những chân lý quan trọng nhất về sự cứu chuộc kể cả sự xưng công bình ( được đưa ra ở những đoạn RoRm 3:21, 5:21) và sự thánh hóa ( được dạy ở 6:1, 8:39). Chủ đề của sách có thể thấy ở đoạn một, câu mười sáu :
Thật vậy tôi không hổ thẹn về Phúc âm đâu, bởi ấy là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Do Thái kế đến là Dân Ngoại.
Phaolô đã theo chủ đề nầy suốt cả thơ tín khi ông giải thích từng bước những lẽ thật về sự công bình của Đức Chúa Trời.
Đọc thơ của Phaolô gởi cho người La mã, sử dụng dàn ý sau để theo dõi.

THƠ LA MÃ : MẶC KHẢI VỀ SỰ CÔNG BÌNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
I. Nhu cầu phải có sự công bình của Đức Chúa Trời. Đọc 1:1-3:20
II. Sự cung ứng của sự công bình của Đức Chúa Trời.Đọc 3:21-5:21
III. Những kết quả của sự công bình của Đức Chúa Trời. Đọc 6:1-8:39.
IV. Sự đắc thắng của sự công bình của Đức Chúa Trời. Đọc 9:1-11:36.
V. Ap dụng sự công bình của Đức Chúa Trời. Đọc 12:1- 16:27
(8) Bài tập sau đây sẽ giúp bạn nhớ vài chân lý quan trọng được dạy trong sách La mã. Mười bốn trong số những chân lý được trình bày trong bản liệt kê dưới đây, mỗi chân lý ở trong một đoạn, từ đoạn 1 đến đoạn 14 của thơ La mã. Trong sổ tay của bạn hãy kể lại những tiêu đề trên bảng được cho sẵn, ghi từ đoạn 1 đến đoạn 14, mỗi đoạn mỗi hàng. Rồi đọc lại từng đoạn. Sau đó chọn câu nào mô tả đúng lẽ thật được dạy dỗ cách đặc biệt trong đoạn đó rồi viết vào cột trống bên cạnh. Câu thứ nhất làm mẫu cho bạn. ( Nên nhớ mỗi đoạn chỉ có một lẽ thật).

NHỮNG CHÂN LÝ ĐƯỢC DẠY DỖ TRONG THƠ LA MÃ
Lời diễn đạt về chân lý được dạy dỗ
Người ngoại giáo phạm tội đoạn 1
a. Dân Ysơraên sẽ được khôi phục sau khi tất cả người Ngoại bang được cứu.
b. Chúng ta phải tránh làm những điều gì gây cho người khác vấp phạm.
c. Người ngoại giáo phạm tội .
d. Áp ra ham được xưng công bình bởi đức tin, và chúng ta cũng vậy.
e. Chúng ta phải vâng lời những bậc cầm quyền đang hiện hữu.
f. Chúng ta cần dâng thân thể mình cho Đức Chúa Trời để làm của lễ sống.
g. Mọi người đều bị kết án là tội nhân.
h. Quốc gia Ysơraên không vâng lời và từ khước Chúa.
I. Tội lỗi của Ađam đem đến sự chết, nhưng hành động thừa kế với Đấng Christ.
k. Chúng ta chết đối với tội lỗi nhưng sống cho Đức Chúa Trời.
l. Đức Chúa Trời chọn việc thương xót dân Ysơraên.
m. Người Do Thái phạm tội.
n. Chúng ta được giải phóng khỏi tội lỗi để phục vụ Đức Chúa Trời bằng Thánh Linh.
Kể từ khi được viết đến nay, những sự dạy dỗ của sách La mã đã thách thức lòng và trí não của Cơ đốc nhân. Những sự dạy dỗ đó nâng vực tín hữu ra khỏi những vực thẳm của lỗi lầm và sự kết án (RoRm 3:23) để đưa họ lên những độ cao của vinh quang tương lai trong Đấng Christ (8:18-21) và hướng dẫn người đó vào cách sống thực tế để bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời trong cuộc sống hằng ngày của mình (2:9-21). Tôi hy vọng rằng sứ điệp nầy sẽ trở nên phần chính của đời sống bạn.
(9) Ôn lại những bối cảnh lịch sử của các bài thơ tín bạn đã học trong bài nầy. Rồi vẽ lại biểu mẫu sau vào sổ tay của bạn. Hãy viết mỗi sự kiện vào dưới tiêu đề của biểu mẫu.

NHỮNG SỰ KIỆN TRONG CÔNG TÁC CỦA PHAOLÔ
Hành trình T.G Lần 2
Hành trình T.G lần 3
a) Phaolô thành lập Hộ Thánh tại Têsalônica
b) Phaolô thành lập Hội thánh tại Côrinhtô
c) Phaolô nhận tin tức từ Timôthê về Têsalônica
d) Phaolô nhận tin tức về Côrinhtô
e) Phaolô viết thơ cho Têsalônica
f) Phaolô viết thơ cho Côrinhtô
g) Phaolô viết thơ cho La mã
Sau khi Phaolô rời Côrinhtô ông kết thúc chuyến công tác của mình ở Achai và Maxêđoan, chào từ giã các trưởng lão Êphêsô ở Milê và cuối cùng ông đến Giêrusalem (Cong Cv 21:17-19). Cuối cùng vòng truyền giáo lần thứ ba của Phaolô, những hội chúng tín hữu đã được thành lập tại những vùng Galati, Asia, Maxêđoan và Achai cũng như ở những nơi khác. Hội thánh đã phát triển từ một nhóm nhỏ tín hữu ở Giêrusa lem thành một đạo quân hàng ngàn người ở những thành phố khắp cả vùng Địa Trung Hải. Khi Phaolô trở về Giêrusalem, thì dù hoàn cảnh có thay đổi, ông bị tù, nhưng ông vẫn tiếp tục công tác. Thay vì được tự do đi đây đi đó để truyền giảng, ông trở thành tù nhân, bị lính gác canh giữ, trước ở tại Giêrusalem, kế đó ở Sêsarê, và cuối cùng ở La mã.

Bài tập trắc nghiệm
1. XẾP CHO PHÙ HỢP : Xếp đặt thơ tín cho phù hợp với tựa đề của dàn ý của bức thơ được cho ra trong bài học và mỗi sự kiện về bối cảnh lịch sử cùng nội dung
....a. Tựa đề . Mặc khải về sự công bình của Đức Chúa Trời.
....b. Trả lời vài sự buộc tội chống lại Phaolô do các giáo sư giả gây ra.
....c. Tựa đề : Chiến thắng của sự tái lâm của Đấng Christ.
....d. Viết cho những tín hữu tại một thành phố mà Phaolô chưa đến thăm.
....e Chứa đựng ba giai đoạn về chủ đề tình yêu và những ân tứ thuộc linh.
....f Trình bày sự binh vực về chức vụ của Phaolô làm đề tài chính.
....g Mô tả những gì “ con người vô luật pháp” sẽ làm trước khi Đấng Christ trở lại.
....h. Tựa đề : Binh vực chức vụ chân chính.
....I. Dành ba đoạn để giải thích rằng dân Ysơraên có quan hệ với kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời như thế nào.
....k Chủ đề : Hy vọng về sự tái lâm của Đấng Christ.
....l. Cho biết điều gì xảy ra cho những ai đã chết trong Đấng Christ.
....m. Chủ đề : Những nguyên tắc của hành vi Cơ đốc nhân.
....n. Trả lời cho vài câu hỏi đặc biệt được nêu trong thơ gởi cho Phaolô
1) 1 Têsalônica
2) 2 Têsalônica
3) 1 Côrinhtô
4) 2 Côrinhtô
5) La mã
2. CÂU TRẢ LỜI NGẮN. Sau đây là phần mô tả về mỗi nhóm tín hữu được Phaolô gởi thơ đến. Hãy viết tên của những thành phố nơi nhóm tín hữu đó sinh sống vào khoảng trống ở sau mỗi lời mô tả.
a. Những tín hữu nầy có những nhóm riêng rẽ trong cộng đồng của họ. Chắc chắn những người trong vòng họ đã nói sai về Phaolô và chức vụ của ông.
b. Một số người trong nhóm tín hữu nầy được báo động vì họ nghe một bản tin tức nói rằng ngày của Chúa đến rồi. Một số người đã không làm việc và lười biếng, có cuộc sống không kết quả.
c. Đức tin của nhóm người nầy được nhiều người biết đến. Khi Phaolô viết thơ cho họ, ông trình bày niềm hy vọng rằng họ sẽ giúp ông thực hiện chương trình truyền giáo sang Tây Ban Nha.
d. Những tín hữu nầy không cư xử đúng đắn khi dự Tiệc Thánh. Giờ thờ phượng của họ cũng mất trật tự nữa. Họ cần phải thay đổi tánh nết cả trong những loại hội họp.

3. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG : Chọn một trong hai cụm từ, được đưa ra ở trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đúng cho phần ở trong khoảng trống.
a. Phần lớn sách La mã được Phaolô cung cấp sự dạy dỗ về
(sự tái lâm của Đấng Christ / Phúc âm về sự công bình của Đức Chúa Trời).
b. Những thơ gởi cho người Têsalônica ám chỉ vềvấn đề mà một số người trong họ mắc phải về.
( sự lười biếng/ mất trật tự trong sự thờ phượng chung)
c. Thơ I Côrinhtô là thơ đề cập chính về sự trả lời của Phaolô về
( những nan đề đặc biệt của Hội thánh/ sự công kích chức vụ của ông).
d. Một lý do vì sao Phaolô viết thơ cho người La mã vì ông
( đã không thể đến đó và dạy dỗ họ cách cá nhân/ ông muốn trả lời thơ mà họ đã gởi đến cho ông).
e. Thơ I Côrinhtô ra toàn một đoạn nói về sự dạy dỗ của Phaolô về
( tương lai của Ysơraên/ sự sống lại của người chết).

Giải đáp câu hỏi nghiên cứu
(1) b) Nói về những gì sẽ xảy ra cho những người đã chết trong Đấng Christ.
c) Cho biết một số người Têsalônica lười biếng không làm việc.
2) Nói rằng Chúa Jêsus sẽ hủy diệt “ con người vô luật lệ”.
d. Trình bày Phaolô là một gương mẫu cho người Têsalônica phải theo để làm lụng nuôi sống.
(3) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
a. Êphêsô
b. Đấng Christ phải làm Chúa trong mọi khía cạnh của đời sống riêng tư cũng như đời sống cộng đồng của Cơ đốc nhân.
c. Những nan đề ông được biết qua sự phúc trình của người nhà Cơ lô ê.
d. Những câu hỏi mà người Côrinhtô đã hỏi ông trong thơ của họ.
(4) a) 1) Những sự chia rẽ trong Hội thánh (ICo1Cr 3:10)
b) 3) Việc kiện tụng công khai giữa các tín hữu (6:1-6).
c) 4) Vô luân về tình dục (6:12-17)
d) 2) Hành vi không đúng đắn trong khi dự tiệc thánh (11:17-32).
e) 1) Những sự chia rẽ trong Hội thánh (12:12-26)
(5) a. 2) 10:12-18
b. 1) 3:1-6
c 3) 11:7-15
d 1) 3:1-6, 11:5, 12:11-12
(6) a. Đúng
b. Sai. Chủ đề chính của thơ 2 Côrinhtô là Phaolô tự binh vực chức vụ của mình.
c. Đúng
(7) b) Đang lập kế hoạch thăm viếng họ.
d) Có lẽ đi thăm Côrinhtô lần thứ ba.
(8) Đoạn 1 : c) Người ngoại giáo phạm tội.
Đoạn 2 : m) Người Do Thái phạm tội.
Đoạn 3 : g) Mọi người đều bị kết án là tội nhân.
Đoạn 4 : d) Áp ra ham được xưng công bình bởi đức tin và chúng ta cũng vậy.
Đoạn 5: I) Tội lỗi của Ađam đem đến sự chết, nhưng hành động công bình của Đấng Christ đem lại sự sống.
Đoạn 6 : k) Chúng ta chết đối với tội lỗi nhưng sống cho Đức Chúa Trời.
Đoạn 7 : n) Chúng ta được giải phóng khỏi tội lỗi để phục vụ Đức Chúa Trời bằng Thánh Linh.
Đoạn 9 : i)Đức Chúa Trời chọn việc thương xót dân Ysơraên.
Đoạn 10 : h) Quốc gia Ysơraên không vâng lời và từ khước Chúa.
Đoạn 11 : a) Dân Ysơraên sẽ được khôi phục sau khi tất cả người Ngoại bang được cứu.
Đoạn 12 : f) Chúng ta cần dâng thân thể mình cho Đức Chúa Trời để làm của lễ sống.
Đoạn 13 : e)Chúng ta phải vâng lời những bậc cầm quyền đang hiện hữu.
Đoạn 14 ; b) Chúng ta phải tránh làm những điều gì gây cho người khác vấp phạm.
(9) Cuộc hành trình truyền giáo lần thứ Hai
a) Phaolô thành lập Hội thánh tại Têsalônica
b) Phaolô thành lập Hội thánh tại Côrinhtô
c) Phaolô nhận tin tức từ Timôthê về Têsalônica
d) Phaolô viết thơ cho Têsalônica.
Cuộc hành trình truyền giáo lần thứ Ba.
d) Phaolô nhận tin tức về Côrinhtô
f) Phaolô viết thơ cho Côrinhtô
g) Phaolô viết thơ cho La mã.

HỘI THÁNH TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG
Trong bài 6 chúng ta đã học “ Những thơ tín du hành” - tức là những bức thơ Phaolô viết trong những hành trình truyền giáo của ông. Những thơ nầy chỉ cho chúng ta thấy những tân tín hữu tại một số vùng mới được truyền giảng gặp phải những kinh nghiệm khó khăn. Những bức thơ ấy cũng cho chúng ta thấy vài sự chiến đấu của bản thân Phaolô phải gặp trong việc duy trì thẩm quyền là một số sứ đồ khi đương đầu với những chống đối mạnh mẽ từ những anh em giả dối.
Trong bài học nầy chúng ta sẽ học “ những thơ tín từ lao tù ( prison Epistels) - tức là thơ Philêmôn, Êphêsô, Côlôse, và Philíp. Đây là những bức thơ Phaolô viết khi ông bị tù tại La mã (Cong Cv 28:17-31). Những bức thơ ấy cho chúng ta thấy được tình trạng hội thánh trong giai đoạn lịch sử nầy, và cũng tiết lộ thêm về con người của Phaolô.
Chẳng hạn, Êphêsô, và Côlôse là những lá thơ viết cho những tín hữu đã sẵn sàng học tập nhiều hơn về thân vị của Đấng Christ và bản chất của Hội thánh. Về phương diện cá nhân, Philêmôn là sự bày tỏ về sự hiểu biết của Phaolô về tình huynh đệ và sự tha thứ của Cơ đốc nhân, và thơ Philíp là bức chân dung bản thân thuộc linh của Phaolô. Khi nghiên cứu những bức thơ nầy, chúng sẽ thấy Hội thánh của Phaolô. Khi nghiên cứu những bức thơ nầy, chúng ta sẽ thấy Hội thánh cứ tiếp tục tăng trưởng như thế nào và chúng ta sẽ học nhiều hơn về chính con người Phaolô cùng sự tận hiến trọn đời ông cho Chúa Jêsus Christ.

Dàn Ý bài học
Phaolô bị tù
Philêmôn : Sự tha thứ thực tiễn của Cơ đốc nhân
Êphêsô : Hội thánh Vinh diệu
Côlôse : Quyền tối cao của Đấng Christ.
Philíp : Lời làm chứng của Phaolô.
Những mục tiêu của bài học
Học xong bài nầy bạn có thể :
Mô tả sự bị bắt và bị tù của Phaolô.
Giải thích mối quan hệ của những thơ tín lao tù với sách Công vụ các sứ đồ và cuộc đời của Phaolô.
Nhận diện những sự mô tả về nội dung và sự dạy dỗ trong mỗi bức thơ từ lao tù.
Hiểu rõ bản chất của Hội thánh và quyền làm chủ của Đấng Christ theo cách lớn hơn và bạn được thách thức dấn thân phục vụ Chúa sau khi học xong những thơ tín từ lao tù.

Những hoạt động học tập
Nghiên cứu phần triển khai bài học và trả lời những câu hỏi theo phương pháp bình thường.
Đọc những lá thơ Philêmôn, Êphêsô, Côlôse và Philíp theo sự hướng dẫn trong bài học. Tìm những thành phố Êphêsô, Côlôse và Philíp trên bản đồ về cuộc hành trình truyền giáo lần thứ 3 được cho sẵn ở bài 5.
Khi bạn học xong, hãy ôn lại bài và làm bài tập trắc nghiệm. Sau khi làm xong bài tập, hãy ôn bài 5,6 và 7 ( đơn vị 2). Rồi trả lời những câu hỏi ở bản tường trình học tập đơn vị 2.
Từ ngữ quan trọng
Bồi thường ( restitution)
Cầu thay ( intercession)
Sự thanh tẩy (purifica)
Tu khổ hạnh ( ascctic)

Những triển khai bài học
Trong tất cả bốn thư tín từ lao tù Phaolô đều ám chỉ sự bị giam giữ hay xiềng xích của ông ( Philêmôn 1, Eph Ep 3:1, 4:1, CoCl 1:24, 4:10, Phi Pl 1:12-13). Qua những bức thơ này ông tiếp tục gây dựng các Hội thánh đã được thành lập tại Côlôse, Philíp và cả vùng Êphêsô mặc dù bản thân ông không thể thăm viếng họ được.

PHAOLÔ BỊ TÙ
Mục tiêu 1 : Trình bày những sự kiện về sự bị bắt và bị tù của Phaolô .
Phaolô đến Giêrusalem vào cuối cuộc hành trình truyền giáo lần thứ ba và gặp những nhà lãnh đạo tại đấy (Cong Cv 21:17-19). Ông đồng ý bảo trợ cho bốn người có lời thề về sự thanh tẩy và chính ông cũng giữ lời thề nguyện để chứng tỏ rằng không dạy dỗ người Do Thái phải hoàn toàn khước từ luật pháp của Môise (21:20-26). Vài ngày sau đó ông đồng ý làm như vậy, thì lại bị một đám đông tấn công trong lúc ông ở trong đền thờ để hoàn tất sự hứa nguyện của mình, vài người Do Thái ở Asi đã quấy động đám đông chống nghịch ông, họ nói rằng ông đã làm ô uế nơi thánh bằng việc dẫn người Ngoại bang vào khu vực cấm họ vào (21:27-29).
Sự gầm thét của đám đông lớn đến nổi sĩ quan La mã phải sai lính đến bảo vệ cho đến khi tìm xem nguyên do Phaolô làm cho dân chúng phẫn nộ. Trong nổ lực tìm cách giải quyết vấn đề, viên sĩ quan chỉ huy cho phép Phaolô biện hộ. Nhưng sự biện hộ của Phaolô trước đám đông và Tòa Công luận chỉ làm cho họ căm phẫn hơn. Khi viên sĩ quan chỉ huy ( quản cơ) tiến hành việc tra khảo Phaolô bằng roi, thì ông xin được bảo vệ quyền lợi của ông là công dân La mã. Như vậy, viên sĩ quan chỉ huy gởi ông đến Sêsarê để chống án trước quan tổng đốc Phêlít. Phêlít nghe trường hợp của ông nhưng hoãn việc quyết định. Do đó Phaolô bị giam giữ ở Sêsarê hai năm. Phết tu một vị tổng đốc mới, đến nhậm chức trong thời gian nầy, và trường hợp của Phaolô được xét lại. Lần nầy ông xin được kêu nài lên Sêsa, và ông được đưa sang La mã.
(1) Ôn lại 21:1-26:32 và làm bài tập sau vào sổ tay của bạn.
a. Trong những đoạn nầy, hãy trình bày số lần mà Phaolô biện hộ, ghi ra thính giả của mỗi lần là ai, và trưng dẫn Kinh thánh.
b. Khi Phaolô xuất hiện trước Tòa Công luận, ông nói ông bị xử án vì cớ một hy vọng ông có. Hãy trình bày hy vọng đó là gì ( xem 23:1-10).
c. Chúng ta đã nói trong bài 5 rằng một trong các mục đích của Luca trong việc viết sách Công vụ các sứ đồ là để chứng tỏ rằng Cơ đốc giáo không phải là phong trào chống đối chính quyền La mã. Mục đích nầy giải thích tại sao sách Công vụ các sứ đồ bao gồm nhiều phần ký thuật về những lần Phaolô xuất hiện trước những nhà cầm quyền dân sự vốn đồng ý rằng ông không làm gì trái với luật pháp La mã. Ở trong sổ tay của bạn hãy trình bày vắn tắt ý kiến của mỗi vị sau đây nói về Phaolô : 1) Cơ lau đe Ly si a (23:28-29), 2) Phết tu (25:18-19) và 3) Ac ríp ba và Phết tu (26:30-32).
d. Hãy chú ý rằng Đức Chúa Trời bày tỏ cho Phaolô biết rằng ông phải làm chứng tại La mã (23:11). Sau sự mặc khải nầy bao lâu Phaolô mới thực sự đến được La mã?
Luca cho chúng ta sự mô tả đầy đủ về cuộc hành trình Phaolô đi đến La mã. Trong chuyến đi nầy có nhiều điều đáng lưu ý xảy ra kể cả trận bão và đắm tàu. Phaolô được giải cứu kỳ diệu khỏi nọc rắn độc ở đảo Mantơ, và sự chữa bệnh cho nhiều người ở đảo ấy (27:13- 28:10). Những điều nầy bày tỏ thêm những khía cạnh của tính tình Phaolô và cho thấy phương cách giải quyết bình tĩnh cùng sự tin cậy nơi Đức Chúa Trời giữa khó khăn và hoàn cảnh đe dọa cuộc sống mình.
Sau khi Phaolô đến tại La mã ông bị giam tù ở một căn nhà (28:1, 6). Mặc dù không thể đi lại, nhưng ông lại hoàn toàn tự do để dạy và giảng về Đấng Christ (28:30-31). Sách Công vụ không cho chúng ta biết những gì xảy ra về việc Phaolô kêu nài lên Sêsa. Có lẽ Luca chưa có tin tức gì về việc đó khi ông viết sách. Tuy nhiên, theo những bằng cớ chúng ta có thì bốn thơ tín từ lao tù đã được viết ra trong lúc ông bị tù tại La mã. Chúng ta sẽ học các bối cảnh lịch sử đặc biệt và nội dung của mỗi sách khi chúng ta học phần còn lại của bài nầy.
(2) Phần ghi lại từ đoạn 21 đến 26 của Công vụ các sứ đồ về sự bị tù của Phaolô và cuộc hành trình đến La mã chứng tỏ rằng Phaolô.
a) Lên đường đi La mã trong vòng vài ngày sau khi Phêlít nghe vụ án của ông.
b) Không thể tiếp tục giảng trong lúc ông bị tù.
c) Biết sử dụng sự kiện mình là công dân La mã khi điều đó có ích lợi cho mục đích của ông.
d) Đã không làm điều gì khiến cho uy quyền La mã nghĩ rằng ông đáng tội chết.
e) Bảo cho những người trên tàu biết rằng tất cả mạng sống của họ đều được bảo vệ cùng với ông.
f) Bảo cho những người trên tàu biết rằng tất cả mạng sống của họ.

PHILÊMÔN : SỰ THA THỨ THỰC TẾ CỦA CƠ ĐỐC NHÂN
Mục tiêu : Trả lời những câu hỏi về bối cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Thơ Philêmôn .
Trong khi ở trong tù, Phaolô quen Ônêsim và dẫn anh ta đến với Chúa ( Philêmôn 10). Ônêsim là một nô lệ đã chạy trốn khỏi chủ mình là Philêmôn, người mà Phaolô biết, có thể Philêmôn đã trở thành Cơ đốc nhân khi Phaolô ở Êphêsô. Dường như nhà của ông ta ở Côlôse ( hoặc ở gần Laođixê), và ông là thành viên của hội thánh tại nơi ông sống ( Phil Plm 1:1, 2 CoCl 4:17. Phaolô bảo Ônêsim trở về cùng chủ mình kèm theo bức thơ - thơ Philêmôn trong Tân Ước - trong đó ông kêu gọi Philêmôn tha thứ cho Ônêsim.
Philêmôn cho chúng ta có cái nhìn về xã hội trong đó có những Cơ đốc nhân đầu tiên đang sống. Nô lệ là một hiện trạng chung. Vài sử gia phỏng tính rằng có đến sáu triệu người nô lệ trong Đế Quốc La Mã vào thời Tân Ước. Theo Luật pháp La mã, người chủ có thể đối xử với nô lệ của mình theo ý mình muốn. Nếu nô lệ làm xúc phạm chủ, người chủ có thể hình phạt bất cứ bằng phương pháp độc ác nào ngay cả làm cho chết.
Trong một số thơ tín của Phaolô, ông dạy bảo cả nô lệ lẫn chủ nhân về những mối quan hệ của họ ( xem Eph Ep 6:5-9). Nhưng trong thực tế, khi phúc âm giới thiệu những nguyên tắc thay đổi cuộc sống về tình yêu và tình huynh đệ thì có thể khiến Cơ đốc nhân chấm dứt việc đối xử chủ nhân nô lệ đối với nhau. Chắc chắn Phaolô đã ý thức điều nầy. Theo ICo1Cr 7:21-28, ông đã đánh giá cao sự tự do và khuyến khích người ta dành quyền tự do nếu họ muốn. Trong thơ Philêmôn có dấu hiệu cho chúng ta thấy rằng Phaolô mong đợi Philêmôn sẽ cho Ônêsim được tự do ( xem câu 14 và 21). Tuy nhiên, trong tất cả thơ tín của Phaolô kể cả cho Philêmôn, mục đích gần của ông không phải là thúc đẩy sự thay đổi xã hội bên ngoài. Ông muốn tín hữu áp dụng Phúc âm vào hoàn cảnh hiện tại của họ, bất chấp hoàn cảnh đó như thế nào.
Thơ Philêmôn cho chúng ta một ví dụ đẹp đẽ và thực tế của việc áp dụng sự tha thứ Cơ đốc vào hoàn cảnh thực tế, trong đó một người bị tổn thương trầm trọng. Thơ tín nâỳ cũng cho chúng ta thấy rõ hơn về tính tình của vị sứ đồ vĩ đại lo cho Dân Ngoại nầy. Vì tình yêu của Đấng Christ ở trong ông, ông đã tiếp xúc với một tên nô lệ trốn khỏi chủ, một người mà xã hội khinh bỉ và coi như chẳng có giá trị gì. Ông đã dẫn người ấy đến với Chúa, dùng sự khéo léo tế nhị mà nài xin cho người ấy, đồng thời chịu trả nợ cho người ấy nữa. Hãy đọc thơ Philêmôn rồi làm bài tập sau đây.

THƠ PHILÊMÔN : SỰ THA THỨ THỰC TẾ CỦA CƠ ĐỐC NHÂN
I. Lời chào thăm của Phaolô, Từ câu 1-3
II. Phaolô cảm ơn Philêmôn 4 -7
III. Phaolô nài xin cho Ônêsim 8 -21
IV. Phaolô yêu cầu và kết luận 22 - 25.
(3) Trong sổ tay của bạn, hãy trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau đây :
a) Ônêsim, đã làm điều gì xúc phạm Philêmôn.
b) Phaolô đã xin Philêmôn đối xử với Ônêsim như thế nào?
c) Phaolô kêu gọi Philêmôn đối xử như thế nào trên cơ bản?
d) Phaolô đã hoạch định việc bồi thường nếu cần như thế nào?
Phaolô gởi thơ cho Philêmôn và những bức thơ của ông cho Hội thánh ở Côlôse và những Hội thánh ở vùng Êphêsô nhờ một tín hữu tên là Tychicơ mang đi. Ônêsim cùng đi với Tichicơ đến nhà của chủ mình là Philêmôn (CoCl 4:7-9, Eph Ep 6:21-22).

ÊPHÊSÔ : HỘI THÁNH VINH DIỆU
Mục tiêu : Nhận diện hình thức khác biệt và trình bày những sự dạy dỗ giáo lý chính yếu của thơ gởi cho người Ephêsô .
Như chúng tôi đã trình bày. Tichicơ mang theo mình thơ gởi cho Êphêsô khi ông cùng đi với Ônêsim đến vùng Asi. Thơ nầy bày tỏ sự dạy dỗ mà Phaolô đã cung cấp cho những tín hữu vốn vượt qua giai đoạn đầu của từng trải Cơ đốc và bước sang tình trạng trưởng thành hơn trong đời sống thuộc linh của họ.

Hình thức khác biệt
Có vài sự kiện chứng tỏ rằng thơ Êphêsô là bức thơ Phaolô có ý định đầu tiên là gởi luân lưu cho tất cả các Hội Thánh ở vùng Êphêsô. Việc sử dụng những bức thơ luân lưu giữa những Hội thánh không phải là điều bất thường. Trong lá thơ đầu tiên của Phaolô gởi cho Côrinhtô, ông không những gởi cho họ nhưng còn “ cho cả những thánh đồ ở khắp vùng Asi” (IICo 2Cr 1:1). Điều này ám chỉ rằng những Hội thánh khác gần Côrinhtô cũng có thể đọc thơ này nữa.
Phaolô đã ở Êphêsô trong thời gian ba năm, Ephêsô vốn là trung tâm thương mại quan trọng và cũng là nơi có đền thờ nữ thần Artemis (Đianh) nổi tiếng (Cong Cv 19:8, 35, 20:31). Kết quả có nhiều Hội thánh được thành lập ở những thành phố phụ cận. Trong lúc bị tù, Phaolô đáp ứng những nhu cầu của các Hội thánh này bằng việc viết một bức thơ ứng cho tất cả những Hội thánh đó cũng như cho tín hữu tại Ephêsô. Thơ của ông chứng tỏ rằng họ không phải là những nhóm độc lập tách rời, nhưng là những bộ phận của một cơ chế sống động - thân thể của Đấng Christ vốn được Đức Chúa Trời hoạch định trước khi có thế gian.
Vài bản sao chép cổ xưa về thơ Êphêsô không có những chữ “ tại Êphêsô” ở đầu bức thơ. Như vậy thơ mà chúng ta đang có,có lẽ tiêu biểu cho bản sao được hội chúng ở Êphêsô lưu giữ. Sự kiện này giải thích tại sao bức thơ mang tên của thành phố Êphêsô nhưng lại không thấy lời chào thăm của Phaolô cho từng cá nhân ở thành phố đó như thói quen ông thường làm. Có thể ông nghĩ đến Êphêsô khi ông bảo người Côlôse hãy “ đọc thơ từ Lao đi xê” (CoCl 4:16). Cụm từ này cũng ám chỉ về loại thơ luân lưu của ông, đang đi trên tuyến đường từ Lao đi xê đến Côlôse.

Nội dụng và dàn ý
Thơ Êphêsô tương tự như thơ Rôma trong việc đây không phải là sự đáp ứng cho những vấn đề đặc biệt của Hội thánh nhưng là một sự trình bày một chân lý nào đó. Nhưng trong lúc chủ đề của thơ La mã (Rôma) là sự công bình của Đức Chúa Trời ( hoặc sự cứu rỗi) thì chủ đề trong thơ Êphêsô là Hội thánh phổ thông. Như vậy sự dạy dỗ của thơ Rôma thích hợp đặc biệt với những Cơ đốc nhân còn non trẻ và sự dạy dỗ trong thơ Êphêsô dành cho những ai đã trưởng thành hơn trong đức tin.
Trong thơ Êphêsô Phaolô giải thích nguồn gốc của Hội thánh, trình bày bản chất của mục tiêu tối hậu, mô tả hành vi của những thành viên, và phác họa tính chất của cuộc chiến của Hội thánh. Những chân lý mà Phaolô trình bày về Hội thánh thật sâu sắc và có ảnh hưởng thâm thúy rộng rãi. Những thành viên của Hội thánh đã được chọn “ trước khi tạo lập thế giới” (Eph Ep 1:4). Địa vị của họ là “ ở trong những vùng trên trời trong Đấng Christ” (2:6). Mục tiêu của họ là “ lớn lên trong Ngài vốn là đầu, tức là Đấng Christ” (4:5). Mục đích của Đức Chúa Trời trong tất cả những điều này là bày tỏ sự giàu có phong phú của ân điển Ngài và tất cả sẽ góp phần ca ngợi sự vinh hiển của Ngài (1:6, 12, 14, 2:7). Sau khi trình bày những chân lý này, Phaolô mô tả tín hữu phải sống thế nào để xứng đáng với địa vị thuộc linh mình có ở trong Đấng Christ. Sự mô tả của ông thật đặc biệt, thực tế và tổng bao hàm. Ông nói đến những cá nhân (4:1-5:21), vợ và chồng (5:22-33), con cái và cha mẹ (6:1-4), và nô lệ và chủ nhân (6:5-9). Ông kết luận bằng sự tiết lộ bản chất của cuộc chiến trận của Hội thánh và đưa ra bí quyết đắc thắng (6:10-18).
(4) Sách Êphêsô.
a) Có lẽ được viết như một bức thơ luân lưu trong vòng vài Hội thánh.
b) Bàn về những vấn đề Hội Thánh đặc biệt ở Êphêsô.
c) Mô tả mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời cho Hội thánh.
d) Được viết ra trong lúc Phaolô đang hầu việc Chúa tại Êphêsô.
Đọc hết cả bức thơ, sử dụng dàn ý sau để hổ trợ.

THƠ ÊPHÊSÔ : HỘI THÁNH VINH DIỆU.
I. Hội thánh trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Đọc Eph Ep 1:1-14
II. Hội thánh và Quyền năng của Đức Chúa Trời. Đọc 1:15-2:10.
III. Hội thánh là nơi Cư trú của Đức Chúa Trời. Đọc 2:11-22.
IV. Hội thánh là sự khải thị của Đức Chúa Trời. Đọc 3:1-21.
V. Những Ân Tứ ban cho Hội thánh. Đọc 4:1-16.
VI. Những tiêu chuẩn của Hội thánh. Đọc 4:17-5:21.
VII. Hành vi của Hội thánh. Đọc 5:22- 6:9
VIII. Chiến trận của Hội thánh. Đọc 6:10-24.
(5) Trong sổ tay của bạn, hãy kẻ một biểu mẫu giống như sau. Sau đó đọc mỗi phần Kinh thánh và hãy mô tả ngắn gọn về đặc tính của Hội thánh được ghi tên bên cạnh. Câu thứ nhất làm mẫu cho bạn.

HỘI THÁNH VINH DIỆU
Trưng dẫn thơ Êphêsô
1:4 Nguồn gốc. Được Đức Chúa Trời chọn lựa trước khi tạo lập thế giới.
1:19-20 Quyền năng
1:14, 4:30 Con dấu
1:22 Đầu
2:20 Nền tảng
2:10, 5:2, 8, 15 Sự sống
6:12 Kẻ thù
6:13-18 Binh giáp
Những sự dạy dỗ của thơ Êphêsô giúp tín hữu hiểu họ được lắp đặt vào kế hoạch thiên thượng trường cửu như thế nào. Kế hoạch ấy là tất cả mọi vật trên trời và dưới đất đều được kết hợp lại dưới một cái đầu - Đấng Christ ( Êphêsô 1:10;). Thật là một đặc ân khi được kể vào kế hoạch của Đức Chúa Trời, là một bộ phận của Hội thánh, thân thể của Đấng Christ Phaolô thách thức độc giả của ông hãy sống một cuộc sống xứng đáng với sự kêu gọi họ đã nhận được (4:1). Nguyện chúng ta chấp nhận sự thách thức đó để sống cuộc đời làm vinh hiển Đức Chúa Trời.

THƠ CÔLÔSE : QUYỀN TỐI CAO CỦA CHRIST .
Mục tiêu 4 : Chọn những lời diễn đạt mô tả bối cảnh lịch sử và những sự nhấn mạnh giáo lý đặc biệt của Thơ gởi cho người Côlôse .
Thơ Côlôse được viết cùng lúc với thơ Êphêsô. Thơ này có nội dung tương tự với Êphêsô, nhưng sự nhấn mạnh lại khác, vì trong đó Phaolô trả lời về một số sai lầm liên quan đến giáo lý đã tìm cách len lõi vào Hội thánh ở Côlôse. Tichicơ là người mang thơ này cùng với thơ gởi cho Philêmôn và Ephêsô.

Bối cảnh lịch sử
Côlôse là thành phố tọa lạc ở phía đông Êphêsô. Phaolô nhận tin tức của Hội thánh tại Côlôse từ Ê pháp ra là người hầu việc Chúa ở đấy và ở những thành phố Lao đi xê cả Hi ê ra pô li (CoCl 1:7-8, 4:12-13). Dù Phaolô chưa bao giờ thăm viếng Hội thánh Côlôse nhưng ông tự coi mình có trách nhiệm với sự thịnh vượng thuộc linh của Hội thánh đó vì Hội thánh này ở trong khu vực truyền giáo khi ông hầu việc Chúa tại Ephêsô (Cong Cv 19:10.
Chắc Ê pháp ra đã cho Phaolô biết một số sai phạm mà những người Côlôse mắc phải. Đặc biệt họ bắt đầu đi theo một sự dạy dỗ hứa hẹn rằng họ có thể có một sự hiểu biết đặc biệt về Đức Chúa Trời. Đó là những ai làm theo luật pháp cách chu đáo (CoCl 2:11-16), nắm vững triết lý, bao gồm sự khiêm nhường giả đối và sự thờ lạy thiên sứ (2:8-19) và vâng theo một số luật lệ về tu khổ hạnh (2:20-23). Chắc chắn những người gieo rắc giáo lý giả này đã làm cho nó có vẻ rất thuần túy Cơ đốc giáo.
Khía cạnh tuân giữ luật pháp của sự dạy dỗ nào có nguồn gốc từ Do thái giáo tương tự như những điều Phaolô đã đề kháng trong thơ ông gởi cho người Galati. Những khía cạnh khác là những niềm tin của vài tôn giáo ngoại bang của thời đó. Tóm lại, toàn thể sự dạy dỗ này chối từ địa vị đúng đắn của Đấng Christ là chủ tể của vũ trụ và đầu của Hội thánh. Nó đã thay thế sự sống thuộc linh chân chính vốn được tìm thấy trong Đấng Christ bằng hệ thống nội qui do con người đặt ra ( a man - made system of human regulations) và sự khiêm tốn giả tạo ( false humility).
(6) Thơ gởi cho người Côlôse.
a) Được Êphápra đem đến cho người Côlôse.
b) Là sự trả lời của Phaolô về tin tức ông nhận được về hội thánh tại Côlôse.
c) Được viết cho những tín hữu đi theo giáo lý giả dối.
d) Được viết ra đồng thời với thơ gởi cho người La mã.

Nội dung và dàn ý
Phaolô trả lời cho hoàn cảnh tại Côlôse. Ông bắt đầu bức thơ bằng cách nhắc nhở cho người Côlôse rằng họ đã được nghe phúc âm chân chính từ Êpháp ra (CoCl 1:7). Ông tiếp tục bằng cách xác nhận thần tánh đầy trọn của đấng Christ và sự đầy đủ trọn vẹn của Ngài ( full deity of Christ and his total sufficiency) là sự mặc khải hoàn toàn của Đức Chúa Trời (1:15-20), 2:2-10). Sau đó ông phơi bày sự dạy dỗ giả tạo mà họ đã chấp nhận (2:16-19) và giải thích rằng mối quan hệ của họ với Đấng Christ là chìa khóa của đời sống tin kính (2:20-4:6).
Trong cả tác phẩm của mình Phaolô tìm cách cho người Côlôse hiểu được quyền tối cao của Đấng Christ, Đấng tạo hóa của muôn vật (1:16-18). Ông phân tích rõ sự tương phản lớn lao giữa triết lý trống rỗng mà họ đang theo với sự đầy đủ hiện có trong Đấng Christ trong Ngài giấu kín mọi châu báu của sự khôn ngoan và thông sáng (2:3). Phaolô dự định để thơ nầy cũng được đọc tại Hội thánh Laođixê ở lân cận (4:16). Điều nầy sẽ ngăn ngừa những tín hữu tại đó khỏi mắc phải lỗi lầm tương tự.

Đọc hết cả thơ, sử dụng dàn ý sau đây :
CÔLÔSE: QUYỀN TỐI CAO CỦA ĐẤNG CHRIST
I. Lời chào thăm giới thiệu. Đọc CoCl 1:1-2
II. Quyền tối cao của Christ trong vũ trụ đọc 1:3-2:3.
III. Quyền tối cao của Christ trên tôn giáo của loài người. Đọc 2:4-23.
IV. Quyền tối cao của đấng Christ trong nếp sống Cơ đốc. Đọc 3:1-4:6.
V. Những lời dặn dò kết thúc. Đọc4:7-18.
(7) Khoanh tròn mẫu tự trước lời mô tả đầy đủ nhất về giáo lý giả tạo mà người Côlôse đang theo. Đó là một:
a) Triết lý bao gồm những qui luật liên quan đến thức ăn, thức uống và giữ những ngày đặc biệt.
b. Tôn giáo do con người lập ra về khổ tu, giữ luật pháp và thờ phượng những thiên sứ.
c) Hệ thống do con người lập ra về những nội qui đặc biệt nhờ đó mà có thể đạt được những điều thuộc linh.
(8) Trong sổ tay của bạn, hãy kẻ lại biểu đồ như dưới đây. Đọc những câu trích từ Côlôse. Ở cột chính giữa hãy mô tả mối quan hệ mà Đấng Christ có với đối tượng được ghi ở cột bên phải. Câu đầu được đưa ra làm mẫu cho bạn.
- Trích dẫn từ Côlôse
1:15 1:15 1:16 1:18 2:15
- Mối quan hệ của Christ
Christ là hình ảnh của :
- Đối tượng
Đức Chúa Trời không thấy được
cuộc sáng tạo
Tất cả mọi sự
Hội thánh
quyền bính và thế lực.
Chiến lược của Phaolô trong việc giúp những tín hữu tại Côlôse thấy những sai lầm của mình là trình bày sự vinh hiển của Đấng Christ và công bố thần tính cùng quyền tối cao của Ngài. Chính trong điều đó đã lột trần sự nghèo nàn của giáo lý giả dối mà họ đang theo. Ông nhắc nhở họ rằng họ đã được ban sự đầy đủ trong Đấng Christ rồi (2:10). Những ai đọc thơ của ông và chấp nhận sứ điệp ấy thì sẽ không thể nào chấp nhận việc tiếp tục niềm tin lầm lạc của mình nữa. Tuy nhiên, sứ điệp của thơ Côlôse cũng quan trọng cho chúng ta ngày nay giống như độc giả nguyên thủy của thơ ấy. Giống như họ, chúng ta phải cẩn thận tập trung đời sống thuộc linh của mình vào Đấng Christ. Chúng ta cần phải thờ phượng một mình Ngài là Đấng có toàn quyền trên vũ trụ và là Đấng chủ tể tối cao của Hội thánh.

THƠ PHILÍP : LỜI LÀM CHỨNG CỦA PHAOLÔ
Mục tiêu 5 : Công nhận những lời diễn đạt trình bày bối cảnh lịch sử, nội dung và sự dạy dỗ của thơ gởi cho người Philip .
Thơ Philíp là sự bày tỏ cảm nghĩ cá nhân và tham vọng của Phaolô. Thơ này cho chúng ta thấy những giá trị và những lý tưởng hình thành nền tảng cơ bản cho chức vụ. Thơ này là bằng cớ về mối quan hệ khắn khít giữa Phaolô và những tín hữu mà ông gởi thơ đến. Họ đã trung thành với ông từ ban đầu.

Bối cảnh lịch sử
Hình như thơ Philíp được viết sau Philêmôn,Êphêsô và Côlôse có lẽ gần cuối hai năm Phaolô bị giam giữ tại một căn nhà ở La mã (Cong Cv 28:30-31). Ông nói với Philíp rằng ông hi vọng sẽ đến thăm họ một lần nữa, điều này chứng tỏ rằng ông mong đợi được trả tự do sau khi sự khiếu nại của ông được giải quyết (Phi Pl 1:23-26). Sự mong đợi của ông chứng tỏ rằng có lẽ trường hợp của ông sẽ được xét lại trong tương lai gần.
Philíp là thành phố đầu tiên Phaolô đến thăm khi ông đi lục địa Âu châu lần thứ nhất trên cuộc hành trình truyền giáo vòng hai (Cong Cv 16:6-40). Philíp là thuộc địa của đế quốc La mã, và thành phố dẫn dầu trong khu vực đó. Ông thu phục được vài người qui đạo tại đây, kể cả bà Li đi và người đề lao cùng gia đình ông (16:14-15, 31-34). Hiển nhiên thành phố này có rất ít người Do Thái nên Luca không đề cập đến nhà hội của họ.Ông không mô tả sự chống đối nào từ phía người Do Thái giống như những trường hợp Phaolô thường gặp ở các thành phố khác. Khi Phaolô rời khỏi đó, Luca ở lại, có lẽ để chăm sóc nhóm tân tín hữu này. Về sau ông nhập với đoàn truyền giáo của Phaolô. ( Hãy chú ý cách dùng chữ của Luca, ông dùng chữ “ chúng ta” và “ họ” ở 16:11-12, 40. Chữ “ chúng ta” không xuất hiện mãi cho đến 20:5-6) (9) Đọc Phi Pl 4:10-18 và trả lời câu hỏi sau đây vào sổ tay của bạn. Những gì người Philíp đã làm để bày tỏ tình yêu và sự quan tâm của họ đối với Phaolô?

Nội dung và dàn ý
Thơ Philíp cho phép chúng ta nhìn thấy tâm tình và lòng của Phaolô cách đặc biệt. Thơ ấy bày tỏ thái độ của ông đối với hoàn cảnh của mình (Phi Pl 1:12-18), tấm gương mà ông theo (2:1-12) những mục tiêu ông theo đuổi (3:7-14) và sự tin quyết mà ông duy trì (4:12-13, 19).
Ngoài những đề tài về cá nhân này, hai chủ đề khác xuất hiện suốt cả thơ - đó là phúc âm, niềm vui và sự vui mừng. Dù Phaolô ở trong hoàn cảnh khó khăn và áp bức, nhưng lòng ông đầy sự vui mừng (Phi Pl 2:17-4:10). Vài lần ông khuyến khích người Philíp hãy vui mừng (2:18, 3:1, 4:4). Ông không chú ý đến sự kiện mà mình bị ở tù nhưng nhấn mạnh sự quan tâm của mình về sự phát triển của phúc âm (1:12-18). Ông bảo độc giả của mình hãy sống xứng đáng với phúc âm (1:27) và nêu tên những người đồng công trong lý cớ của phúc âm (4:3).
2:5-11 là đoạn quan trọng trong thơ này. Cùng với Giăng đoạn 1, Hêbơrơ 1 -2 và Côlôse 1, xác nhận về thần tánh của Đấng Christ và giúp chúng ta hiểu được điều gì xảy ra khi Ngài trở thành con người. Tuy nhiên, khi đọc những câu trước đoạn này, chúng ta khám phá rằng Phaolô có lý do đặc biệt khi viết ra.
(10) Đọc 2:1-11 và trả lời câu hỏi sau trong sổ tay của bạn. Tại sao Phaolô đưa phần mô tả về Đấng Christ trong lá thơ của ông.
Hãy đọc hết cả thơ gởi cho người Philíp, dùng dàn ý sau để tiện việc theo dõi.
THƠ PHILÍP : LỜI LÀM CHỨNG CỦA PHAOLÔ.
I. Lời cầu nguyện của Phaolô Phi Pl 1:1-11.
II. Hoàn cảnh của Phaolô. 1:12-26.
III. Lời khuyên của Phaolô. 1:27-2:18.
IV. Kế hoạch của Phaolô 2:19-30.
V. Những sự cảnh cáo của Phaolô. 3:1-4:1.
VI. Lời kêu gọi của Phaolô. 4:2-3.
VII. Gương mẫu của Phaolô 4:4-9
VIII. Lời cảm ơn của Phaolô . 4:10-23
(11) Thơ gởi cho tín hữu Philíp
a) Bày tỏ sự cám ơn của Phaolô về món quà họ đã gởi cho ông.
b) Bày tỏ nhiều cảm nghĩ cá nhân, những giá trị và tham vọng của Phaolô.
c) Có lẽ viết ở giai đoạn cuối của thời gian hai năm ông bị giam giữ tại một căn nhà ở La mã.
d) Được gởi cho những tín hữu biết và yêu mến Phaolô.
e) Đưa ra những lời giải thích chi tiết về giáo lý Hội thánh.
Đối với Phaolô, cuộc đời và sự dạy dỗ của ông hoàn toàn hợp với nhau. Phaolô chẳng ngần ngại gì khi ông có thể nói với người Philíp hãy noi gương ông và hãy thực hành những gì họ nghe từ nơi ông hoặc thấy trong ông (3:17, 4:8). Chúng ta có thể làm như thế không?
Thật vậy, Phaolô sống là Christ (1:21). Lời làm của ông cho chúng ta thấy ân điển của Đức Chúa Trời có thể làm trên một đời sống của người hoàn toàn dâng hiến cho Ngài lớn biết bao !.

Bài tập trắc nghiệm
1. XẾP ĐẶT CHO PHÙ HỢP. Xếp đặt thơ tín cho phù hợp với tựa đề của phần dàn ý của bức thơ và mỗi sự kiện về bối cảnh lịch sử và nội dung.
a. Dự định lúc đầu làm thơ luân lưu trong vùng tất cả những Hội thánh ở Asi.
b. Chủ đề : Quyền tối cao của Đấng Christ.
c. Là lời kêu gọi một người chủ tha thứ cho người nô lệ đã xúc phạm mình.
d. Chủ đề : Hội thánh vinh diệu.
e. Viết cho những tín hữu ở tại thành phố thứ nhất khi Phaolô đến thăm lục địa Au Châu.
f. Đặc biệt mô tả về binh giáp và chiến trận thuộc linh của Hội thánh.
g. Chủ đề : Lời làm chứng của Phaolô.
h. Có nội dung tương tự như Êphêsô nhưng viết để sửa sai một số sai lầm giáo lý.
I. Gồm có phần Phaolô hứa trả bất cứ món nợ nào do Ônêsim gây ra.
j. Viết ra để phản đối sự dạy dỗ sai lầm kể cả việc thờ phượng thiên sứ.
k. Chủ đề : Sự tha thứ thực tiễn của Cơ đốc nhân.
l. Có một đoạn văn quan trọng trong đó Đấng Christ được giới thiệu là một tấm gương đặc biệt về sự vâng lời.
1) Philêmôn
2) Ephêsô
3) Côlôse
4) Philíp
CÂU HỎI ĐÚNG SAI. Phần này có mấy lời diễn đạt. Viết chữ Đ trước câu nào ĐÚNG, và chữ S nếu sai. Sửa lại những câu sau để trở thành câu đúng.
2. Phần mô tả của Luca về sự bị bắt và bị tù của Phaolô chứng tỏ rằng Cơ đốc giáo là một mối đe dọa về chính trị đối với chính quyền La mã.
Phần mô tả của Luca về sự bị bắt và bị tù của Phaolô chứng tỏ rằng Cơ đốc giáo..........................
.................................................................................
3. Thơ Philêmôn, Êphêsô, Côlôse và Philip được gọi là những thơ từ lao tù vì những thơ ấy được viết cho những tín hữu bị ngược đãi.
Thơ Philêmôn, Êphêsô, Côlôse và Philíp được gọi là những thơ từ lao tù vì ..........................................
4. Những thơ tín từ lao từ được viết sau khi Phaolô hoàn tất xong từ vòng truyền giáo thứ ba và đến Rôma để chờ đợi sự xét sử.
Những thơ tín từ lao tù được viết sau khi Phaolô.
.................................................................................
5. Thơ gởi cho Philêmôn bày tỏ sự quan tâm của Phaolô cho một Hội thánh đã rơi vào giáo lý sai lầm.
Thơ gởi cho Philêmôn bày tỏ sự quan tâm của Phaolô .....................................................................
6. 2:5-11 cùng với GiGa 1:1-51, HeDt 1:1-2:18 và CoCl 1:1-29 là những đoạn quan trọng vì đã công nhận thần tính của Đấng Christ và mô tả những gì xảy ra trước khi Ngài trở lại.
Phi Pl 2:5-11 cùng với GiGa 1:1-51, HeDt 1:1-2:18; CoCl 1:1-29 là những đoạn quan trọng vì đã công nhận thần tính của Đấng Christ và ........................
.................................................................................
7. Sách Êphêsô tương tự như sách La mã vì được viết ra để trình bày một chân lý đó hơn là đưa ra sự hướng dẫn để giải quyết những vấn đề đặc biệt của Hội thánh.
Sách Êphêsô tương tự như sách La mã vì được viết ra để trình bày .................................................
8. Chiến lược của Phaolô trong sự giúp đỡ tín hữu Côlôse thấy rằng họ đang theo giáo lý giả là nêu danh tính của những người triển khai điều đó và bảo người Côlôse phải tránh xa họ.
Chiến lược của Phaolô trong sự giúp đỡ tín hữu Côlôse thấy rằng họ đang theo giáo lý giả là .................................................................................
Trước khi bạn tiếp tục học sang bài 8, bạn phải làm xong Bản Tường Trình Học Tập Đơn vị 2 rồi gởi phiếu trả lời cho người hướng dẫn bạn học ( ICI).
Giải đáp câu hỏi nghiên cứu
(1) a) Phaolô biện hộ 5 lần :
1) Trước đám đông bắt ông ở trong đền thờ (Cong Cv 21:57-22:22).
2) Trước Tòa Công Luận (25:1-10)
3) Trước Phê lít (24:1-12).
4) Trước Phết tu (25:1-12).
5) Và trước vua Ạc ríp ba (26:1-32).
b. Đó là hi vọng của ông trong sự sống lại của người chết.
c. 1) Gơ lau đi Lysi nói rằng sự buộc tội có liên quan đến luật pháp của Do Thái.
2) Phết tu nói rằng người Do Thái có vài sự khác biệt với Phaolô về tôn giáo của họ và về Jêsus mà Phaolô nói đã từ chết sống lại.
3) Vua Acripba và Phết tu nói rằng Phaolô không làm điều gì đáng chết hay bị tù.
d. Khoảng hai năm.
(2) c) Biết sử dụng sự kiện mình là công dân La mã khi điều đó có ích lợi cho mục đích của ông.
d) Đã không làm điều gì khiến cho uy quyền La mã nghĩ rằng ông đáng tội chết.
e) Bảo cho những người trên tàu biết rằng tất cả mạng sống của họ đều được bảo vệ cùng với ông.
(3) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
a. Ônêsim đã trốn chạy khỏi chủ và có lẽ ăn cắp một số tài sản của ông ( C. 15, 18).
b. Ông xin Philêmôn tiếp đãi Ônêsim như ông ta tiếp đãi Phaolô và đối xử với người ấy như là một người bạn ( c. 16, 17).
c. Nền tảng của sự kêu gọi của Phaolô là tình yêu.
d. Phaolô bảo Philêmôn cứ tính cho Phaolô ( Ý tưởng bồi thường nợ cho người khác của Phaolô chắc chắn bày tỏ một thái độ giống Đấng Christ phải không?).
(4) a) Có lẽ được viết như một bức thơ luân lưu trong mấy Hội thánh.
b) Mô tả mục đích trường cửu Đức Chúa Trời cho Hội thánh.
(5) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
- nguồn gốc : Đức Chúa Trời chọn lựa trước khi tạo lập thế giới.
- Quyền năng : Giống như quyền năng Đức Chúa Trời dùng để khiến Đấng christ sống lại.
- Con dấu : Đức Thánh Linh
- Đầu : Đấng Christ
- Nền tảng : Các sứ đồ và các tiên tri với Đấng Christ là Đá Góc nhà.
- Sự sống : một trong những công việc là tình yêu, ánh sáng và sự khôn ngoan
- Kẻ thù : Quyền lực gian ác ở trên thế giới và trong các từng trời.
- Binh giáp : Đầy đủ binh giáp của Đức Chúa Trời - lẽ thật, sự công bình, bình an, đức tin cứu chuộc và lời Đức Chúa Trời.
(6) b) Là sự trả lời của Phaolô về tin tức ông nhận được từ Hội thánh Côlôse.
c) Được viết cho những tín hữu đi theo giáo lý giả dối.
(7) b) Tôn giáo do con người lập ra về sự khổ tu, giữ luật pháp và thờ phượng thiên sứ.
(8) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
CoCl 1:15 - Chirst là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được.
1:15 - Christ là con đầu lòng của cuộc sáng tạo.
1:16 - Christ là Đấng tạo dựng mọi sự.
1:18 - Christ là đầu của Hội thánh.
2:15 - Christ là Đấng Chiến thắng mọi quyền bính và thế lực.
(9) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
Họ chia sẽ những khó khăn của ông ( c.14), họ sai người đến giúp đỡ ông khi ông ở Têsalônica ( c.16) và gởi quà cho ông khi ông ở trong tù ( c.18).
(10) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
Ông đưa phần mô tả về Đấng Christ trong lá thơ của ông để cho người Philip nhìn thấy tấm gương về sự khiêm tốn. Ông còn có thể lựa chọn ví dụ nào sống động và và so sánh được với ví dụ này?
( 11) a) Bày tỏ sự cám ơn của Phaolô về món quà họ đã gởi cho ông.
b) Bày tỏ nhiều cảm nghĩ cá nhân, những giá trị và tham vọng của Phaolô.
d) Được gởi cho những tín hữu quen biết và yêu mến Phaolô.

HỘI THÁNH TÌM PHƯƠNG CÁCH GIẢI QUYẾT.
Trong bài 7 chúng ta đã học về những thơ tín trong tù và thấy được thế nào những thơ ấy đã bày tỏ những chân lý về Đấng Christ và Hội thánh đồng thời chúng ta cũng biết được tánh hạnh và chức vụ của Phaolô. Những thơ tín ấy giúp chúng ta thấy được Hội thánh càng tăng trưởng hơn trong thời gian Phaolô bị tù tại La mã. Trong bài học chúng ta sẽ nghiên cứu năm bức thơ trong những bức thơ được viết trong những năm tiếp theo sau thời gian bị tù của Phaolô tại La mã lần thứ nhất. Đối với Hội Thánh đây là những năm Hội thánh tiếp tục phát triển. Đồng thời cũng là những năm gia tăng sự chống đối. Mối quan hệ giữa đức tin mới của Cơ đốc giáo và tôn giáo Giuđa cổ điển cần phải được định nghĩa theo cách xác định rõ ràng hơn.
Khi Thánh linh của Đức Chúa Trời ban cho sự hướng dẫn và khôn ngoan, thì những người lãnh đạo Hội thánh đã đáp ứng với mỗi điều thách thức nầy. Các tiêu chuẩn được thiết lập cho những nhà lãnh đạo Hội thánh. Những thái độ đối với sự ngược đãi cũng được làm sáng tỏ. Ý nghĩa của đạo Do Thái được giải thích trong ánh sáng của sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Từng điều đáp ứng nầy tiêu biểu cho sự tiến triển của Hội thánh. Trong thời kỳ nầy Hội thánh gặt được sự hiểu biết đầy đủ hơn về cơ nghiệp duy nhất của mình và tiếp tục hình thành cơ cấu tổ chức đặc biệt dành riêng cho mình.

Dàn ý bài học
Đáp ứng cho sự tăng trưởng : Những thơ gởi cho Timôthê và Tít
Đáp ứng sự ngược đãi : Thơ thứ nhất của Phierơ.
Đáp ứng cho đạo Do Thái : Thơ gởi cho người Hêbơrơ.
Những mục tiêu của bài học
Học xong bài nầy bạn có thể :
Mô tả những gì Tân ước cho biết về những năm cuối của cuộc đời Phaolô và những chức vụ của Timôthê và Tít.
Mô tả những lý tuởng và những mục tiêu của chức vụ mục sư được trình bày trong những bức thơ Phaolô gởi cho Timôthê và Tít.
Nhận diện những sự dạy dỗ liên quan đến sự chịu khổ và nếp sống Cơ đốc được ghi trong I Phierơ.
Giải thích những chân lý về mối quan hệ giũa Cơ đốc giáo với Do Thái giáo được đưa ra trong thơ gởi cho người Hy bá lai ( Hêbơrơ).
Những hoạt động học tập.
Nghiên cứu phần triển khai bài học như thường lệ, nhớ tìm nghĩa của chữ khó ở cuối sách, và đọc các phần trích dẫn Kinh thánh trong bài.
Đọc các thơ tín : I Timôthê, 2 Timôthê, Tít, I Phierơ và Hêbơrơ
Ôn lại bài sau khi bạn đã học xong, trả lời câu hỏi nghiên cứu, và sửa lại phần nào trả lời chưa đúng, rồi làm bài tập trắc nghiệm và sửa bài.
Những chữ chìa khóa (Key words)
Cơ nghiệp heritage)
Chức tế lễ của người Lê vi ( Levitical priesthood)
Người giữ đạo Giuđa ( Judaizers).
Hồi tưởng ( reminiscence)

Triển khai bài học
Chúng ta sẽ bắt đầu bài học nầy bằng sự nghiên cứu những năm chót của cuộc đời sứ đồ Phaolô. Sau đó chúng ta sẽ khảo sát những bức thơ ông viết cho Timôthê và Tít là hai trong số những người đồng công với Phaolô. Khi tiếp tục, chúng ta sẽ nghiên cứu thơ thứ nhất của Phierơ và thơ gởi cho người Hy bá lai. Những bức thơ nầy cho chúng ta thấy thế nào Hội thánh gặp những nan đề dấy lên trong những năm tiếp sau sự bị tù tại Rôma lần thứ nhất của Phaolô.

ĐÁP ỨNG CHO SỰ TĂNG TRƯỞNG : NHỮNG THƠ GỬI CHO TIMÔTHÊ VÀ TÍT
Mục tiêu 1 : Nhận diện hoặc mô tả những khía cạnh trong đời sống và sự giảng dạy của Phaolô trình bày trong các thơ tín giám mục .
Những thơ tín của Phaolô gởi cho Timôthê và Tít được gọi là thơ tín Giám mục vì được viết ra để động viên và khuyên bảo hai nguời nầy trong công tác chăn bầy. Những bức thư bày tỏ mặt thực tế của sự khôn ngoan của Phaolô và bày tỏ thế nào ông đã khuyên những cộng tác viên của mình và giúp họ trong việc đáp ứng những nhu cầu khi Hội thánh tăng trưởng.

Phaolô chạy xong cuộc đua.
Như chúng ta đã trình bày ở trên, phần ký thuật của sách Công vụ các sứ đồ chấm dứt mà không nói gì đến việc xử án cho Phaolô tại La mã hoặc cho biết thêm tin tức gì về ông. Tuy nhiên, vài lời ngụ ý xuất hiện trong thơ tín Giám mục chứng tỏ rằng sau khi bị tù ông được trả tự do trong một thời gian và ông có thể đi thăm viếng trở lại. Trong IITi 2Tm 4:16-17, chẳng hạn. Phaolô viết rằng Chúa đứng bên cạnh ông trong cuộc biện hộ lần đầu của ông và ông được giải “ khỏi mồm sư tử”.
(1) Sau đây là những phần trưng dẫn Kinh thánh đưa tên của những nơi mà Phaolô đi thăm trong thời gian ông được tự do sau lần tù thứ nhất. Bên cạnh phần Kinh thánh trích dẫn, hãy ghi tên của địa điểm có đề cập trong phần Kinh thánh đó.
a. ITi1Tm 1:3 ................................................
b. Tit Tt 1:5 ...........................................................
c. 3:12 .........................................................
d. IITi 2Tm 4:20 .............................................
e. 4:13 .............................................
2 Timôthê là thơ chót được viết trong số ba bức thơ. Lúc viết thơ nâỳ thì bị tù trở lại và ông không hy vọng sống lâu hơn nữa (IITi 2Tm 4:6-7). Có lẽ ông bị hành quyết dưới tay hoàng đế Nê rô khoảng năm 64 sau Công Nguyên.
(2) Những thư tín giám mục ám chỉ rằng Phaolô
a) bị giam giữ ở La mã sau khi được trả tự do lần thứ nhất.
b) nghĩ rằng ông có thể được trả tự do vào thời điểm ông viết 2 Timôthê.
c) đã đi thăm Maxêđoan và những nơi khác trước khi ông bị tù trở lại.
Chắc chắn cách Phaolô bị chết không rõ ràng bằng cách sống của ông. Đó là một nếp sống thắng lợi vinh quang. Ông ta phục vụ Cứu Chúa mà ông yêu mến với cả sự dâng hiến trọn vẹn của mình kể từ ngày gặp Chúa trên con đường Đa mách. Ông đã theo chân Chúa qua những lần đắm tàu, bị đánh đập bị ném đá, bị tù đày và ngược đãi. Kết quả phúc âm được rao giảng và Hội thánh được thành lập trên khắp thế giới thuộc vùng Địa Trung Hải. Thật là một tấm gương phấn khởi cho chúng ta noi theo.

Chức vụ của Timôthê và Tít.
Timôthê là một thanh niên hậu tự Do Thái và Dân Ngoại, chàng được những tín hữu quen biết trọng nễ (Cong Cv 16:1-3). Phaolô đem Timôthê cùng đi với ông trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ hai, và từ đó chàng trở nên người đồng hành liên tục. Timôthê giúp đỡ Phaolô trong thời gian ba năm ở tại Êphêsô và cùng đi với ông lên Giêrusalem làm một trong số những đại biểu ở Đẹtbơ (20:4). CoCl 1:1 và Philêmôn 1 chứng tỏ rằng chàng cùng với Phaolô trong thời gian bị tù lần thứ nhất tại La mã của Phaolô. Khi Phaolô đi Êphêsô sau khi ông được trả tự do, thì ông để Timôthê ở tại đấy để coi sóc công việc (ITi1Tm 1:3). Hiển nhiên chàng đã gắn bó với Phaolô ở La mã trong thời gian ngắn trước khi Phaolô chết (IITi 2Tm 4:9-21). Theo HeDt 13:23, chàng cũng bị tù trong một thời gian.
Tít trở thành Cơ đốc nhân tại Antiốt. Khi cuộc tranh luận dấy lên về vấn đề cắt bì Dân Ngoại, thì Phaolô đem Tít cùng đi với ông lên Giêrusalem để thảo luận vấn đề với những người lãnh đạo tại đấy (GaGl 2:1-3). Khi những khó khăn dấy lên tại Hội thánh Côrinhtô, Phaolô sai chàng đến đó để giải quyết vài vấn đề. Chàng chu toàn trách nhiệm cách kết quả (IICo 2Cr 7:6-16). Chàng cũng đã có ảnh hưởng lớn trong việc quyên góp quà tặng giúp cho những thánh đồ thiếu thốn. Phaolô gọi chàng là “ bạn đồng công” (fellow worker), và cũng được Hội thánh khác nghĩ tốt về mình (8:6-24). Khi Phaolô viếng thăm Cơ rết sau khi được trả tự do, ông để Tít ở lại đó coi sóc công việc cho đến khi Atêma hoặc Tichicơ đến thay thế (Tit Tt 1:5, 3:12). Có lẽ chàng ở với Phaolô trong thời gian Phaolô bị tùlần thứ hai ở La mã và về sau chàng đi Đamati (ITi1Tm 4:10).
(3) Trước mỗi cụm từ sau đây, viết số 1, nếu là Timôthê và số 2, nếu mô tả về Tít.
.....a. Giúp đỡ giải quyết những nan đề Hội thánh ở Côrinhtô.
.....b. Được để lại để coi sóc công việc tại Êphêsô.
.....c. Là hậu tự của người Do Thái và người Ngoại.
.....d. Cùng đi với Phaolô đến Giêrusalem như là một trong những đại biểu từ Đetbơ.
.....e. Được để lại chăm sóc công việc tại Cơrết.

Thơ thứ nhất gởi cho Timôthê
Phaolô đến Êphêsô một thời gian ngắn sau khi ông được trả tự do. Ông để Timôthê ở lại để tạm thời coi sóc công việc trong khi ông tiếp tục hành trình thăm viếng. Chắc ông có chương trình trở lại Êphêsô và viết cho Timôthê đề phòng trường hợp ông đến trễ (3:14-15). Rõ ràng ông muốn Timôthê có sự hướng dẫn minh bạch để xử sự với hoàn cảnh tại Êphêsô trong lúc ông khi khỏi.
(4) Theo 1:3-4, Phaolô bảo Timôthê lưu lại tại Êphêsô để :
a) Quyên góp phẩm vật cho những thánh đồ thiếu thốn.
b) Bảo một số người chấm dứt dạy dỗ giáo lý giả.
c) Thăm những tín hữu ở những vòng chung quanh.
Ngoài phần mở đầu với sự khuyên bảo về những giáo lý giả, hướng dẫn Timôthê về sự thờ phượng công cộng (2:1-5). Lãnh đạo Hội thánh (3:1-16), những góa phụ, trưởng lão và nô lệ (5:1-6:2) và người giàu (6:17-19). Ông cũng khuyên chàng về đời sống thuộc linh cá nhân và hành vi trong chức vụ của mình (1:8-20, 4:1-16, 3:6-16, 20-21). Thơ của ông bày tỏ sự quan hệ mật thiết giữa ông và Timôthê. Nhưng cách của ông bày tỏ sự am hiểu tường tận. Vài lần ông đã nhắc nhở cộng sự viên trẻ của mình về cơ nghiệp thuộc linh của chàng (1:18, 4:14, 6:12, 20). Có lẽ ông đã cảm xúc được rằng bị để lại trong hoàn cảnh khó khăn, Timôthê cần được khích lệ trong công việc và được phục hồi sự kêu gọi của mình cách đặc biệt.

Đọc cả sách I Timôthê, sử dụng dàn ý sau :
I TIMÔTHÊ : NHỮNG LỜI KHUYÊN BẢO CHO NGƯỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
I. Cảnh cáo và kêu gọi cách cá nhân ITi1Tm 1:1-20
II. Những hướng dẫn liên quan đến trật tự của Hội thánh Đọc 2:1-3:16.
III. Lời khuyên đặc biệt. Đọc 4:1-16.
VI. Những nguyên tắc chỉ đạo cho những mối quan hệ trong Hội thánh. Đọc 5:1-6:2.
V. Những bổn phận cuối cùng. Đọc 6:3-21.
(5) Ôn lại lời khuyên chót của Phaolô cho Timôthê trong Timôthê 6:11-16, và trả lời mỗi câu hỏi sau vào sổ tay của bạn.
a. Timôthê phải tránh xa điều gì (6:3-10)?
b. Timôthê phải theo đuổi điều gì ( c.11)?
c. Timôthê phải đánh trận để được điều gì (c.12)?
d. Timôthê phải giữ lấy điều gì ( c.12,14)?
Những lý tưởng về chức vụ mục sư và những nguyên tắc chỉ đạo thực tế mà Phaolô đưa ra trong I Timôthê rất thích nghi cho người của Đức Chúa Trời ngày nay cũng như cho Timôthê khi nhận được từ lúc đầu. Mỗi người muốn trung tín phục vụ Chúa đều phải nghiên cứu kỹ càng.

Thơ gởi cho Tít
Hình như Phaolô đến Cơ rết ngay khi ông gởi cho Timôthê lá thơ thứ nhất (Tit Tt 1:5). Hiển nhiên đã có nhiều tín hữu trên đảo nầy. Có lẽ họ đã nghe sứ điệp Phúc âm từ những người hành hương đến Giêrusalem trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Cong Cv 2:11). Sau một thời gian chăm sóc cho những người nầy. Phaolô tiếp tục hành trình truyền giáo của ông để Tít ở lại tiếp tục làm xong công tác tổ chức trên đảo nâỳ (Tit Tt 1:5). Như vậy công tác của Tít có hơi khác với công tác của Timôthê. là người chăm sóc một công tác đã được tổ chức rồi.
Nội dung của Tít tương tự với I Timôthê. Có những sự căn dặn về việc chọn những người lãnh đạo (1:5-9), những sự hướng dẫn để xử sự với các giáo sư giả (1:11, 13; 3:10), và lời khuyên riêng cho Tít (2:7-8, 15).
Tuy nhiên, thơ Tít chứa đựng sự nhấn mạnh cách đặc biệt hơn về tầm quan trọng của việc sửa chữa hay nhấn mạnh về giáo lý thuần chánh trong đời sống của Hội thánh. Cụm từ “ giáo lý thuần chánh” chỉ về chân lý liên quan đến Đấng Christ Chân lý nầy thuần chánh, đúng đắn, và không giống như sự sai lầm hay giáo lý bất chánh của những giáo sư giả.
(6) Trong sổ tay của bạn, hãy viết vắn tắt câu trả lời cho những câu hỏi sau đây :
a. Theo Tit Tt 1:9, một trưởng lão hay giám mục phải làm gì?
b. Theo 2:1, Tít phải dạy điều gì?
Đọc hết thơ tín gởi cho Tít, sử dụng dàn ý sau để theo dõi :
TÍT : NHỮNG CHỈ DẪN CHO NGƯỜI LÃNH ĐẠO HỘI THÁNH
I. Những lời ghi nhận khởi đầu. Đọc 1:1-4
II. Chỉ định những trưởng lão. Đọc 1:5-16;.
III. Dạy dỗ những tín hữu. Đọc 2:1-3:8
VI. Xử lý những con người lừa dối. Đọc 3:9-11.
V. Những lời khuyên kết luận. Đọc 3:12-15.
(7) Ôn 2:11-14 và 3:4-2. Hai phân đoạn nầy trình bày vài chân lý quan trọng chỉ trong vài câu thôi. Viện dẫn những chân lý ấy khi bạn hoàn chỉnh mỗi câu sau đây. Viết từng lời diễn đạt ấy vào sổ tay của bạn.
a. (2:13) Hy vọng phước hạnh của chúng ta là
.................................................................................
b. (2:14) Đấng Christ phó chính mình Ngài để
.................................................................................
c. (3:5)Đức Chúa Trời cứu chúng ta vì ................
.................................................................................
d. (3:5) Đức Chúa Trời cứu chúng ta qua ............
.................................................................................
e. (3:7) Chúng ta được xưng công nghĩa do...............................................................
f. (3:7) Chúng ta có hy vọng về ..........................
Mặc dù sách Tít ngắn gọn, nhưng đó là sổ tay rất có giá trị cho những công nhân Cơ đốc. Hiểu biết về các nguyên tắc và sự dạy bảo trong thơ ấy là nền tảng thuần chánh cho những ai muốn xây dựng thân thể của Đấng Christ.
Những thơ I Timôthê, Tít và I Phierơ ( bạn sẽ học sau) chứng tỏ rằng những nhóm tín hữu đã lập thành những khuôn mẫu tổ chức rõ ràng hơn. Những lãnh tụ như giám mục và chấp sự được đề cập nhiều hơn trongnhững bức thơ nầy những thơ được viết trước kia. Những phẩm chất của họ cũng được mô tả.
(8) Trong sổ tay của bạn, hãy mô tả ngắn gọn những điều đòi hỏi của một lãnh tụ theo mỗi phần sau đây. Ôn những đoạn Kinh thánh tham khảo được ghi ra để giúp bạn trình bày câu trả lời của mình.
a. Mối quan hệ người ấy với vợ mình và phẩm cách của cô ấy (ITi1Tm 3:1, 11:12, Tit Tt 1:6).
b. Mối quan hệ của người ấy với con cái của mình và phẩm cách của con cái (ITi1Tm 3:4-5, 12 , Tit Tt 1:6).
c. Thái độ của người ấy đối với tiền bạc (ITi1Tm 3:8, Tit Tt 1:7, IPhi 1Pr 5:2).
d. Danh tiếng của người ấy đối với những người bên ngoài (ITi1Tm 3:7).
e. Sự trưởng thành thuộc linh của người ấy (3:2, 9, Tit Tt 1:9, IPhi 1Pr 5:2-3).
Thơ thứ hai gởi cho Timôthê
Timôthê không ở lâu tại Êphêsô vào thời điểm chàng nhận thơ thứ hai của Phaolô gởi cho mình (IITi 2Tm 4:12). Có lẽ chàng tham gia trong công cuộc truyền giáo tại Maxêđoan hay Asi. Hoàn cảnh của Phaolô đã thay đổi vì ông bị tù trở lại (1:8, 2:9).
Những sự mô tả của Tân Ước về sự bắt bớ và bị tù của Phaolô dường như chứng tỏ rằng có một sự thay đổi dần dần trong thái độ của chính quyền La mã đối với Cơ đốc giáo. Trước hết, những viên chức La mã thờ ơ (Cong Cv 18:14-17). Kế đó dung thứ (26:30-32). Nhưng rồi sự dung thứ trở thành thù địch, vì lịch sử cho biết rằng nhiều Cơ đốc nhân chịu khổ vì cớ đức tin của mình trong thời kỳ ngược đãi dưới tay của Hoàng đế La mã là Nê rôn. Năm 64 sau Công nguyên. Có thể Phaolô là một trong những người ấy. Ông bảo Timôthê rằng ông đã chuẩn bị đối diện với cái chết (IITi 2Tm 4:6).
Thơ thứ 2 gởi cho Timôthê là bức thơ tổng hợp của sự khuyên bảo cảnh cáo, động viên yêu cầu, và hồi tưởng quá khứ. Giống như sĩ quan niên trưởng dặn dò chỉ bảo cho người kế vị mình như thế nào, thì Phaolô cũng dạy bảo Timôthê giống như thế ấy. Ông khuyến khích chàng phải là một công nhân xuất sắc (2:14-25). Ông bảo cho chàng biết về thời kỳ khó khăn mà ông thấy đang đến gần (3:1-9), và ông bắt buộc chàng phải hoàn thành mọi phận sự của công tác của mình (3:10-4:8). Ở một mình ngoại trừ Luca, ông ao ước “ con trai yêu dấu” của ông đến thăm ông và mang theo những vật dụng của ông đã để lại Trô ách (4:9-22).

Đọc 2 Timôthê, sử dụng dàn ý sau đây :
2 TIMÔTHÊ : SỨ MẠNG CỦA NGƯỜI KẾ TỤC
I. Lời chào mở đầu. Đọc 1:1-12.
II. Trung thành với sự kêu gọi của mình Đọc 1:3-2:13.
III. Siêng năng trong công việc. Đọc 2:14-26.
VI. Chuẩn bị cho tương lai Đọc 3:1-9
V. Lệ thuộc vào Kinh thánh. Đọc 3:10-17.
VI. Hoàn thành chức vụ của mình. Đọc 4:1-8
VII. Những lời dặn dò cá nhân. Đọc 4:1-8
(9) Trong sổ tay của bạn, hãy vẽ một bản lược đồ như dưới đây. Hoàn chỉnh mỗi câu bằng một chữ hay nhiều chữ còn thiếu. Tham khảo những câu đã được liệt kê ở bên trái của phần bạn sẽ hoàn chỉnh câu thứ nhất được ghi ra để làm mẫu.
- Trưng dẫn ở 2Côrinhtô
IICo 2Cr 1:14 2:3 2:8 3:14 4:2
BỔN PHẬN CỦA MỤC SƯ
Hãy giữ lấy
Chịu khổ
Hãy nhớ đến
Hãy cứ
Hãy giảng
Điều lành đã phó thác cho con.
(10)Trong việc nghiên cứu những thơ tín giám mục chúng ta thấy Phaolô đáp ứng với sự thách thức của Hội thánh tăng trưởng bằng việc bảo những cộng tác viên của ông.
a) Chọn những người hội đủ phẩm chất ông đưa ra để làm những người lãnh đạo.
b) Chờ đợi ông đến và chỉ định những người thích hợp làm những người lãnh đạo.

ĐÁP ỨNG ĐỐI VỚI SỰ NGƯỢC ĐÃI (I PHIERƠ)
Mục tiêu 2 : Nhìn nhận những sự kiện về tác giả, bối cảnh và nội dung của thơ I Phierơ .
Trong những năm tiếp theo sau thời gian Phaolô bị tù lần thứ nhất tại La mã, hội thánh bắt đầu trải qua sự ngược đãi gia tăng. Sứ đồ Phierơ đáp ứng hoàn cảnh nầy bằng việc viết lá thơ gởi cho những tín hữu đang ở dưới sự khủng bố và đàn áp nghiêm trọng.

Tác giả.
Phierơ là một trong ba môn đệ gần gũi nhất của Chúa (Mat Mt 26:37, LuLc 9:28). Có lúc ông là người nổi bật nhất về thuộc linh (Mat Mt 16:13-17), nhưng có khi ông lại thất bại não nề (Mat Mt 16:21-23, 26:69-75). Tuy nhiên, như Chúa Jêsus đã nói tiên tri, ông đã thay đổi từ một môn đồ không có lập trường sang một sứ đồ kiên định (Mat Mt 16:18, LuLc 22:31-32). Từ việc nghiên cứu sách Công vụ Các sứ đồ chúng ta biết rằng ông là một lãnh tụ nổi bật trong Hội thánh, một chứng nhận đầy quyền năng và người rao giảng Phúc âm cách mạnh mẽ. Giống như Phaolô, ông đi nhiều nơi (ICo1Cr 9:5). Và cũng giống như Phaolô có lẽ ông cũng là người tử đạo tại La mã vào thời Nê rôn sau khi ông ta bắt đầu ngược đãi Cơ đốc nhân.

Bối cảnh và nội dung
Phierơ viết thơ Thứ Nhất cho các tín hữu ở Asi là những người trải qua thời kỳ bắt bớ và chịu khổ (IPhi 1Pr 1:1, 6, 3:14, 4:12-19). Khi Phierơ viết, thì chắc hẳn Mác đã đi thăm khu vực nầy rồi, vì Phierơ gởi lời chào thăm của ông cho những độc giả (5:13). Điều nầy chứng tỏ rằng lá thơ được viết ít lâu sau khi Phaolô bị tù lần thứ nhất ở La mã, vì lúc bấy giờ Mác có kế hoạch đi thăm vùng nầy nhưng không đi được (CoCl 4:10).
Dù Phierơ không gặp những tín hữu nầy cách cá nhân, nhưng ông biết những nỗi khó khăn của họ. Có lẽ Mác đã mô tả hoàn cảnh của họ cho ông. Không có chi tiết đặc biệt nào nói về việc họ được nghe phúc âm lần đầu như thế nào. Tuy nhiên, dường như họ trở thành Cơ đốc nhân là do kết quả của chức vụ của Phaolô tại Êphêsô (Cong Cv 19:10). Việc Phierơ nhắc đến “ những trưởng lão” trong vòng họ là bằng cớ họ đã được tổ chức thành những hội thánh (IPhi 1Pr 5:1). Có thể sự chịu khổ của họ có quan hệ với sự ngược đãi xảy ra dưới thời Nê rôn, vì Phierơ biết bằng những người khác cũng chịu khổ (5:9).
Trong thơ của ông, Phierơ khuyến khích độc giả của ông và nhắc nhở họ hãy đối diện với kẻ thù bằng tinh thần giống như Đấng Christ (2:20-23). Ông so sánh sự tương phản giữa bản chất tạm thời của sự chịu khổ tại trần gian của họ với thực tế vĩnh viễn của vinh quang thiên đàng (1:6-7, 5:10). Ông trình bày bản chất của sự hi vọng có thể có ở giữa những cơn bắt bớ (1:1-12). Ông nhắc nhở họ về sự kêu gọi thuộc linh (1:13-2:3). Ông giải thích cho họ về vị trí của họ là dân sự được chọn của Đức Chúa Trời (2:4-12). Ong khuyên bảo họ hãy quan tâm đến mối quan hệ của họ với chính quyền dân sự và với nhau (2:13-3:7). Ông động viên họ hãy tiếp tục làm điều phải lẽ (3:8-22). Ông mô tả thái độ mà họ nên có nếu họ được kêu gọi để chịu khổ vì cớ Đấng Christ (4:10). Ông khuyên những bậc trưởng lão và thanh niên ở trong vòng họ và bảo mỗi người hãy tin cậy Đức Chúa Trời (5:1-14).

Hãy đọc thơ Phierơ Thứ nhất, dùng dàn ý sau đây để theo dõi.
I PHIERƠ : KHUYÊN BẢO NGƯỜI CHỊU KHỔ
I. Hi vọng Sống của chúng ta. Đọc IPhi 1Pr 1:1-12
II. Sự Cứu Chuộc Đáng giá của chúng ta. Đọc 1:13-2:3
III. Địa vị Đặc Ân của chúng ta. Đọc 2:4-12.
IV. Gương mẫu Cá Nhân của chúng ta. Đọc 2:13-25.
V. Cách cư xử bên ngoài của chúng ta. Đọc 3:1-22.
VI. Thái độ bên trong của chúng ta. 4:1-19.
VII. Sự Vinh Hiển Đời Đời của chúng ta. 5:1-14.
(11) Thơ Phierơ Thứ nhất
a. nói rằng tín hữu cần phải vâng lời thẩm quyền của loài người.
b. viết cho những tín hữu sống ở Maxêđoan
c. liệt kê những phẩm chất dành cho trưởng lão.
d. giới thiệu Đấng Christ là gương mẫu để noi theo khi chịu khổ.
e. Có lẽ được viết ít lần sau khi Phaolô bị tù lần thứ nhất tại La mã.
f. không có lời khuyên bảo nào cho các nhà lãnh đạo phải theo.
Chắc chắn những tín hữu đầu tiên đọc được bức thơ nầy được an ủi rất lớn và được khích lệ qua sứ điệp hi vọng nầy. Thật là một lời chứng sống động mạnh mẽ về quyền năng của Đức Chúa Trời trong đời sống của tác giả bức thơ, sứ đồ Phierơ. Người đã một lần chối Chúa bây giờ trở thành con người làm cho anh em mình mạnh mẽ (LuLc 22:32). Ngày nay chúng ta cũng nhận được sức lực từ những lời Thánh Linh đã cảm thúc cho ông viết.

ĐÁP ỨNG CHO ĐẠO DO THÁI : THƠ GỞI CHO NGƯỜI HY BÁ LAI.
Mục tiêu : Mô tả những khía cạnh quan trọng của bối cảnh và sứ điệp của thơ gởi cho người Hy bá lai ( Hêbơrơ ).
Phần nghiên cứu về sách Công vụ Các sứ đồ và Galati đã cho chúng ta thấy rằng đầu tiên những Cơ đốc nhân Do Thái thấy khó hiểu về việc Luật Pháp Cựu Ước có liên quan đến công việc của Đấng Christ như thể nào. Những người giữ Luật pháp Giu đa dựa vào sự cắt bì và Phaolô đã chống đối họ và binh vực phúc âm chân chính. Hình như nhiều Cơ đốc nhân Do Thái khác vẫn tiếp tục bám vào đền thờ và giữ những lễ nghi Do Thái giáo thay vì bỏ Do thái giáo đằng sau và tin cậy hoàn toàn nơi Đấng Christ. Tác giả của thơ Hy bá lai gởi trực tiếp thơ nầy đến những tín hữu giống như thế nào.

Tác giả và bối cảnh
Sự nhận diện chính xác về tác giả của thơ Hy bá lai không được rõ ràng, vì lá thơ không đề cập đến tên của tác giả, và không có tài liệu đáng tin nào về người viết thơ nầy. Những học giả Kinh thánh đã gởi ý Phaolô, Banaba và Abôlô ( và những người khác)có thể là những tác giả muốn đi thăm những người mà ông viết thơ và ông ta biết Timôthê (HeDt 13:19, 23). Dường như ông không phải là một trong số những môn đồ nguyên thủy (2:3). Dầu vậy, sự dạy dỗ của ông hoàn toàn nhất trí với những sự dạy dỗ của các sứ đồ và thơ nầy mang một dấu ấn không sai lầm về sự mặc khải thiên thượng trong suốt bức thơ.
Tên của bức thơ chứng tỏ rằng thơ nầy được viết cho những Cơ đốc nhân Do Thái. Vì không thành phố nào được đề cập, nên chúng ta không biết những Cơ đốc nhân ấy sống tại đâu. La mã và Giêrusalem được gợi ý là hai thành phố thích hợp nhất ( xem 13:24.) Thơ nầy có lẽ được viết vào những năm cuối của thập niên sáu mươi trước khi Giêrusalem và đền thờ bị phá hủy vào năm 70 sau Chúa.
(12) Đọc 2:3-4 và 10:32-34. Những phân đoạn chứng tỏ rằng những Cơ đốc nhân mà thơ Hê bơ rơ được gởi đến.
a. đã nhận phúc âm từ những người nghe trực tiếp từ nơi Chúa.
b. là những Cơ đốc nhân mới đương đầu với sự ngược đãi lần thứ nhất.
c. đã chịu khổ vì đức tin của họ trong Đấng Christ.

Nội dung và dàn ý
Tác giả thơ Hy bá lai được biết rằng những người mà ông viết thơ nầy bắt đầu thối lui không dám đồng nhất mình với Đấng Christ. Ông thấy rằng có khuynh hướng chọn đền thờ và lễ nghi quen thuộc hơn và vâng theo sự mặc khải mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ qua Con Ngài. Ông viết thơ nầy để chỉ cho họ thấy sự nguy hiểm trầm trọng của vị trí của họ và giải thích sự tối cao của Đấng Christ và công tác của Ngài vượt trên cả lễ nghi và cơ chế của Luật pháp.
Ông chứng tỏ rằng Đấng Christ lớn hơn những thiên sứ như thế nào (1:1-2:18), Môi se (3:1-4:1), và Arôn (4:14-7:28). Ông tiếp tục mô tả giao ước mới tốt hơn giao ước cũ như thế nào (8:1-9:28), và sự hi sinh của Đấng Christ là sự hi sinh duy nhất có thể cất xa tội lỗi (10:32-12:29) và đưa ra những phương cách thực tiễn trong đó có thể áp dụng sứ điệp của ông. Vài lời cảnh cáo được dệt vào trong bức thơ của ông ( chẳng hạn một lời cảnh cáo được viết trong 2:1-4), và mười ba lời khuyên khởi đầu bằng những chữ “ Chúng ta hãy” ( xem ví dụ 4:1, 16 12:1). Khi bạn đọc hết bức thơ nhớ tìm những lời cảnh cáo và những lời khuyên nầy.

THƠ HY BÁ LAI : CHRIST, ĐẤNG SIÊU VIỆT.
I. Danh Hiệu của Ngài cao hơn. Đọc HeDt 1:5-2:18.
So sánh : Các thiên sứ
II. Địa vị của Ngài lớn hơn. Đọc 3:1-4:13.
So sánh : Môise và Giôsuê
III. Chức tế lễ của Ngài tồn tại đời đời. Đọc 4:14 7:28
So sánh : Arôn và Mên chi xê đéc.
IV. Giao ước của Ngài trường cửu. Đọc 8:1-9:28.
So sánh : Giao ước cũ.
V. Sự hi sinh của Ngài là bảo đảm. Đọc 10:32-12:13.
Minh họa : Những anh hùng đức tin.
VII. Vương quốc của Ngài không hề lay chuyển. Đọc 12:14-13:25.
Khuyên bảo : Hãy đồng nhất với Đấng Christ
(13) Sau đây là phần liệt kê của sáu lời cảnh cáo được tìm thấy trong thơ Hêbơrơ. Hay ôn lại mỗi lời cảnh cáo và xếp đặt cho phù hợp phần trưng dẫn với cụm từ mô tả đúng nhất về nội dung.
a. Đừng quay khỏi Đức Chúa Trời bằng sự vô tín.
b. Đừng từ khước Con Đức Chúa Trời.
c. Đừng từ chối Đấng phán từ trời.
d. Đừng coi thường sự cứu rỗi mà Đấng Christ đã thực hiện.
e. Đừng bất luận
f. Đừng tiếp tục con đỏ.
1) 2:1-4
2) 3:7-19
3) 4:11-13
4) 5:11-6:12
5) 10:19-31
6) 12:25-29
(14) Sau đây là bốn phân đoạn được liệt kê trong thơ Hê bơ rơ trong đó chức tế lễ của Đấng Christ được so sánh với những khía cạnh của chức tế lễ của người Lê vi. Hoàn chỉnh mỗi câu bằng cách trình bày sự giống nhau hay khác nhau được đưa ra ở mỗi phân đoạn.
a. Arôn được kêu gọi làm một thầy tế lễ (5:4-6).
Đấng Christ ........................................................
b. Những thầy tế lễ người Lê vi phục vụ tạm thời vì họ đều chết (7:23-25).
Đấng Christ phục vụ ..........................................
c. Những thầy tế lễ người Lê vi đi vào đền tạm do người ta làm ra bằng huyết của loài vật (9:11-14).
Đấng Christ đi vào .............................................
d. Những thầy tế lễ người Lê vi dâng của lễ hi sinh mỗi năm (9:23-28).
Đấng Christ đã dâng của lễ ...............................
Như chúng ta đã thấy, thơ gởi cho người Hy bá lai chứa đựng nhiều chân lý quí báu về Đấng Christ và công việc của Ngài. Sứ điệp của bức thơ ấy rất quan trọng cho những Cơ đốc nhân. Do Thái là những người tiếp nhận được thơ, và cũng không kém phần quan trọng cho chúng ta ngày nay. Giống như những tín hữu thời xưa, ngày nay chúng ta cần ý thức rằng Đấng Christ là thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta, là Đấng mà tất cả những lễ nghi và hình thức thờ phượng của Đạo Do Thái chỉ tỏ. Giống như họ, chúng ta cũng tham dự và cuộc đua dành cho chúng ta. Hãy kiên trì chạy đua, chăm chú nhìn vào Chúa Jêsus (HeDt 12:1-2). Thật kỳ diệu khi biết được rằng Ngài liên tục cầu thay cho chúng ta trước mặt Đức Chúa Cha, ngay cả giờ này (7:25). Ngài đã giúp đỡ cho những Cơ đốc nhân đầu tiên đối diện với những thách thức của sự trưởng thành và chống dối, và chỉ cho họ thấy những chân lý về cơ nghiệp thuộc linh của họ. Qua lời của Ngài, Ngài có thể ban sự khôn ngoan và sự dẫn dắt cho những tín hữu ngày nay bất kể những nan đề họ có thể gặp là gì.


Bài tập trắc nghiệm
1. XẾP ĐẶT CHO PHÙ HỢP : Xếp đặt thơ tín với tựa đề của phần dàn ý và mỗi sự kiện về bối cảnh lịch sử và nội dung
a. Tựa đề : Sức mạnh cho người kế tục.
b. Tựa đề : Khuyên bảo người chịu khổ.
c. Mô tả mối quan hệ giữa Đạo Do Thái và Cơ đốc giáo.
d. Viết cho một người cộng tác của Phaolô tại Êphêsô khi Phaolô tiếp tục đi thăm.
e. Tựa đề : Christ, Đấng Siêu Việt.
f. Tựa đề : Những lời khuyên dành cho người của Đức Chúa Trời.
g. được viết cho một người đang thành lập một nhóm tín hữu tại đảo Cơ rết.
h. Gởi cho những tín hữu tại Asi đang chịu khổ vì bị bắt bớ.
I. Chủ đề : Những chỉ dẫn cho người lãnh đạo Hội thánh.
j. Chứa đựng vài lời cảnh cáo mạnh mẽ về sự không biết đến công việc của Đấng Christ.
k. Được viết trong lúc Phaolô bị tù một lần nữa tại La mã
1) I Timôthê
2) 2 Timôthê
3) Tít
4) I Phierơ
5) Hêbơrơ
CÂU HỎI LỰA CHỌN. Chọn một cụm từ hoàn chỉnh tốt nhất cho mỗi câu sau đây.
2. Nhu cầu về giáo lý thuần chánh được nhấn mạnh đặc biệt nhấn mạnh trong thơ.
a) Tít
b) I Phierơ
c) Hêbơrơ
3. Theo thơ Hêbơrơ, chức tế lễ của Đấng Christ rất giống với chức tế lễ của
a) Hậu tự của người Lê vi
b) Arôn
c) Mên chi xê đéc.
4. Thơ của Phaolô gởi cho người cộng sự của ông chứng tỏ rằng ông mong đợi họ chọn những người lãnh đạo Hội thánh trước tiên trên cơ sở của
a) sự nhiệt tình và kinh nghiệm nói trước công chúng.
b) khao khát phục vụ Hội thánh như những người lãnh tụ.
c) sự trưởng thành thuộc linh và có khả năng cai trị nhà mình.
5. Một trong những đề tài quan trọng trong thơ I Phierơ là
a) dạy dỗ giáo lý thuần chánh trong Hội thánh
b) đối diện với sự chịu khổ với thái độ của Christ.
c) chọn những người tin kính vào những vị trí lãnh đạo.
6. TRẢ LỜI NGẮN Sau đây là những lời trích dẫn từ một trong năm bức thơ bạn đã học trong bài nầy. Hãy nhận diện mỗi lời trích dẫn bằng cách viết tên của bức thơ trong khoảng trống ở bên phải. Đôi khi câu trích dẫn dài hơn 1 câu.
a. Nhưng con hãy giảng điều xứng hiệp với đạo thuần chánh.......
Vì ân điển Đức Chúa Trời đem sự cứu rỗi cho mọi người được bày tỏ ra rồi.
b. Ta răng bảo con rằng “ Hãy giảng đạo ....... TA đã đánh trận tốt đẹp .... Hãy đến cùng ta cho kịp” II Timôthê
c. Khi thầy tế lễ nầy đã vì tội lỗi mà dâng sinh tế đủ cả cho đến đời đời rồi, bèn ngồi bên hữu Đức Chúa Trời.
d. Nhưng nếu có ai vì làm Cơ đốc nhân mà chịu khổ, thì đừng hổ thẹn, trái lại, hãy vì danh ấy mà tôn vinh Đức Chúa Trời.
e. Hãy ở tại Êphêsô để răn bảo những kẻ kia đừng dạy giáo lý khác.
f. Nếu chúng ta bỏ lỡ sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì thể nào thoát khỏi được?


Giải đáp câu hỏi nghiên cứu
(2) c) đã đi thăm Ma xê đoan và những nơi khác trước khi ông bị tù trở lại.
(3) a. 2) Tít
d. 1) Timôthê
b. 1) Timôthê
e. 2) Tít
c1) Timôthê
(4) b) bảo một số người chấm dứt việc dạy dỗ giáo lý giả
(5) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
a) Timôthê phải tránh xa sự yêu mến tiền bạc.
b) chàng phải theo đuổi đời sống công bình, tin kính, đức tin, yêu thương, chịu đựng, và nhu mì.
c) chàng phải đánh trận đức tin tốt lành.
d) chàng phải giữ lấy sự sống đời đời và giữ điều răn đã ban cho mình.
(6) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
a. Người ấy phải khuyến khích những người khác bằng giáo lý thuần chánh.
b. Người ấy phải dạy những gì hợp với giáo lý thuần chánh.
(7) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
a. sự hiện ra vinh quang của Đấng Christ
b. cứu chuộc và làm cho chúng ta tinh sạch.
c. sự thương xót của Ngài.
d. sự rửa sạch của sự tái sanh và sự đổi mới của Thánh Linh.
e. ân phúc
f. sự sống đời đời.
(8) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
a) Người ấy phải có một vợ và tư cách của cô ấy phải đáng được tôn trọng.
b) Người ấy phải có khả năng quản lý con cái. Con cái phải kính trọng cha và cư xử tốt. Chúng phải là Cơ đốc nhân.
c) Người ấy không được theo đuổi những điều không thành thật hay là người ham mê tiền bạc.
d) Người ấy phải được những người bên ngoài tôn trọng.
e) Người ấy có thể dạy dỗ và khích lệ những người khác. Người ấy không phải là người mới qui đạo.
d. Côrinhtô và Milê.
b. Cơ rết
c. Trô ách
d. Ni cô pô li
(9) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự)
IITi 2Tm 1:14 - hãy giữ lấy điều lành đã phó thác cho con
2:3 - chịu khổ như một tinh binh
2:8 - Hãy nhớ đến Jêsus Christ.
3:14 - Hãy cứ ở trong những điều con đã học,
4:2 - Hãy giảng đạo
(10) a) chọn những người đủ phẩm chất ông đưa ra để làm những người lãnh đạo.
(11) a) nói rằng tín hữu cần phải vâng lời thẩm quyền của loài người.
d) giới thiệu Đấng Christ là gương mẫu để noi theo khi chịu khổ.
e) có lẽ được viết ít lâu sau khi Phaolô bị tù lần thứ nhất tại La mã.
(12) a) đã nhận phúc âm từ những người nghe trực tiếp từ nơi Chúa.
b) đã chịu khổ vì đức tin của họ trong Đấng Christ.
(13) a.2) HeDt 3:7-19
d. 1) 2:1-4
b. 5) 10:19-31
e.3) 4:11-13
c.6) 12:25-29
f. 4) 5:11-6:12.
(14) ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
a. Đấng Christ còn được gọi là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixê đéc.
b. Đấng Christ phục vụ thường xuyên vì Ngài sống đời đời.
c. Đấng Christ đã vào đền tạm trên trời bằng phương tiện của chính huyết Ngài.
d. Đấng Christ đã hi sinh một lần đủ cả.


HỘI THÁNH TRONG SỰ VA CHẠM VÀ HY VỌNG
Trong bài 8 chúng ta đã đọc hai thơ 1 và 2 Timôthê, Tít, I Phierơ và Hêbơrơ. Những bức thơ nầy chỉ cho chúng ta thấy thế nào Hội thánh đã phát triển về mặt cơ cấu, biết cách ứng xử với sự ngược đãi, và đạt được sự hiểu biết rõ ràng hơn về mối quan hệ của mình với Do Thái giáo. Trong bài học nầy chúng ta sẽ nghiên cứu về những lá thơ được viết trong những năm tiếp theo, những năm sau khi Phaolô đã qua đời. Trong nhiều cách, đây là những năm khó khăn cho Hội thánh trẻ. Những giáo sứ giả nổi lên để thách thức những chân lý nền tảng của Cơ đốc giáo. Sự ngược đãi ngày càng căng thẳng hơn. Một số tín hữu đã phó mình cho sự cám dỗ gia tăng để thỏa hiệp với thế gian.
Nhưng một lần nữa Thánh Linh của Đức Chúa Trời lại ban sự khôn ngoan và sự dẫn dắt. Qua những lá thơ được Phierơ, Giu đê và Giăng viết ra, tín hữu được cảnh cáo về giáo lý giả. Qua sách Khải Huyền họ được khích lệ để giữ vững tin, trung thành với Đấng Christ cho dù những sự ngược đãi thậm tệ đến với họ và họ được ban cho khải tượng rực rỡ về sự trở lại vinh quang và đắc thắng của Ngài. Khi bạn học bài nầy, sẽ có nhiều sự kiện giúp bạn hiểu rõ hơn về các sách ấy. Bạn sẽ khám phá rằng những sách nầy là một sứ điệp đầy quyền năng cho chúng ta ngày nay. Chúng ta cũng gặp những loại giáo lý giả và những cám dỗ tương tự, và chúng ta đang gần gũi với sự ứng nghiệm của những lời tiên tri trong sách Khải Huyền nhiều hơn những tín hữu đầu tiên đọc sách đó.


Dàn ý bài học
Hội thánh chống đối Sai quấy : 2 Phierơ, Giu đê 1,2,3 Giăng.
Hội thánh mong đợi Đấng Christ trở lại : Khải Huyền.
Những mục tiêu của bài học
Học xong bài nầy bạn có thể :
Tóm tắt nội dung của những thơ 2 Phierơ, Giu đê, 1,2,3 Giăng.
Mô tả những giáo lý giả mà Phierơ, Giu đê và Giăng trả lời trong những thơ tín của họ.
Trình bày những sự kiện về bối cảnh lịch sử của Sách Khải Huyền.
Nhận diện bốn cách chính của việc giải thích sách Khải Huyền và thảo luận ý nghĩa của sách ấy cho thời đại nầy.

Những hoạt động học tập.
1. Nghiên cứu mọi phần của bài học như thường lệ.
2. Đọc những sách 2 Phierơ, Giu đê, I Giăng, 2 Giăng, 3 Giăng và Khải Huyền theo sự hướng dẫn.
3. Tìm trong bản đồ đã được vẽ ở bài 5 về những cuộc hành trình truyền giáo của Phaolô để tìm tên của bảy Hội thánh được nói đến trong Khải Huyền đoạn 2 và 3.
4. Ôn bài và làm bài tập trắc nghiêm. Nhớ sửa lại phần nào bạn đã trả lời không đúng.
Những chữ chìa khóa
Bội đạo ( apostasy)
Độc tài ( tyrannical)
Kẻ địch lại Christ ( antichrist)
tà giáo ( heresies)
Tiên đoán ( forecast)
Thuyết ngộ đạo ( Gnostician)
Xuyên tạc ( pervert)


Triển khai bài học
Chúng ta sẽ nghiên cứu những cuốn sách chống lại kẻ thù bên trong Hội thánh đầu tiên : giáo lý giả dối. Sau đó chúng ta sẽ khảo sát những nét độc đáo của sách Khải huyền và sứ điệp kỳ diệu của sách về sự hi vọng và chiến thắng.

HỘI THÁNH CHỐNG ĐỐI SỰ SAI QUẤY : CÁC THƠ TÍN 2 PHIERƠ, GIUĐÊ VÀ 1,2,3 GIĂNG.
Mục tiêu : Nhìn nhận những lời diễn đạt mô tả bối cảnh và nội dung của thơ 2 Phierơ, Giuđê 1, 2, 3 Giăng và những giáo lý giả dối bị các tác giả chống đối .
Phaolô đã cảnh cáo những trưởng lão Êphêsô, Timôthê và Tít rằng những kẻ gian ác sẽ nổi dậy và dạy những điều không chân chính (Cong Cv 20:2-3) IITi 2Tm 4:3-4, Tit Tt 1:10, 11). Trong những bức thơ của Phierơ (2 Phierơ), Giu đê, và Giăng (1,2,3 Giăng), chúng ta thấy thế nào những vị lãnh đạo khác của Hội thánh đã phản ứng lại nhưng loại sai lầm đặc biệt đã xuất hiện.

Thơ Phierơ Thứ Hai
Thơ Phierơ Thứ Hai có lẽ được viết vào khoảng giữa năm 65 - 67. Sau Công Nguyên. Nội dung của thơ ám chỉ rằng Phierơ viết thơ nầy cho những tín hữu mà ông đã viết thơ trước (IIPhi 2Pr 1:1, 3:1). Tuy nhiên, hình như hoàn cảnh của họ có thay đổi. Bây giờ họ đang gặp nguy hiểm do những giáo sư bên trong nhiều hơn là sự ngược đãi bên ngoài.
Trong bức thơ nầy, Phierơ nêu rõ sự tương phản giữa sự hiểu biết chân thật về Đấng Christ và tà giáo của những giáo sư giả. Ông mô tả cho độc giả của ông thấy rõ sự trọn vẹn của sự hiểu biết và nguồn gốc của sự hiểu biết ấy (1:1-21). Ông cảnh cáo họ về tính gian ác và những giáo lý gây tác hại của những giáo sứ giả (2:1-22). Ông nói tiên tri về thái độ vô tín của một số người về ngày trở lại của Chúa (3:1-7). Ông kết luận rằng sự khuyên bảo độc giả phải chuẩn bị cho ngày Chúa đến bằng sự sống đời sống thánh khiết (3:8-18). Những tín hữu tiếp nhận sứ điệp mà Phierơ trình bày sẽ được trang bị để nhận diện những giáo sư giả trong vòng họ và tránh được sự lừa bịp của họ. Đọc suốt bức thơ, sử dụng dàn ý sau để giúp bạn.

2 PHIERƠ : KIẾN THỨC CƠ ĐỐC CHÂN CHÍNH
I. Sự hiểu biết về Đấng Christ và Cơ sở của sự hiểu biết ấy. Đọc IIPhi 2Pr 1:1-21.
II. Những giáo sư giả và sự đoán phạt Đọc 2:1-22
III. Ngày của Chúa và Cách cư xử của Cơ đốc nhân : Đọc 3:1-18.
(1) Theo 2:1-2, những giáo sư giả sẽ
a) sẽ giới thiệu công khai tà giáo của họ
b) không thu được người nào theo cả.
c) chối Chúa đã mua chuộc họ.
(2) Phierơ nói rằng những giáo sư giả thiêu dệt những câu chuyện để lợi dụng tín hữu (2:3). Ông nói rằng ông không theo những chuyện hoang đàng khéo tưởng tượng nhưng ông là ......về sự oai nghiêm của Ngài. Ông cũng nói rằng chúng ta có .... của những tiên tri đến do những người chịu ....
( Xem 1:16, 19, 21).
(3) Thơ 3:1-13 đưa ra vài sự kiện quan trọng về Ngày của Chúa. Theo những câu trên.
a. Ngày của Chúa chưa đến vì Đức Chúa Trời muốn cho con người có thì giờ để ăn năn.
b. Những người chế giễu về lời hứa về ngày của Chúa vì họ thiếu hiểu biết.
c. mọi người sẽ mong đợi Chúa trở lại.
Thơ Phierơ Thứ Hai là một lời cảnh cáo nghiêm trọng cho người nào muốn phá hoại Hội thánh từ bên trong. Bức thơ nầy công bố rằng ngày phán xét dành cho những tiên tri giả chắc chắn đến (2:3, 3:12-13, 17). Bức thơ nầy cũng là người nhắc nhở chúng ta chuẩn bị sẵn sàng đón Chúa tái lâm và phải “ ân cần hầu cho khi Chúa gặp thì anh em được bình an, không vít, không chỗ trách được” (3:14).

Thơ Giu đe.
Tác giả của thơ Giu đe còn được gọi là Giu đa, ông là em của Giacơ và em cùng mẹ khác cha của Chúa Jêsus ( xem Mat Mt 13:55, Mac Mc 6:3, Giuđe, nhưng phải chú ý rằng ông không phải là Giu đa con của Giacơ, người được đề cập trong Cong Cv 1:13). Sau khi Chúa Jêsus phục sinh, ông tin Chúa và ở trong số người chấp nhận được Đức Thánh Linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần (GiGa 7:5, Cong Cv 1:14). Sau đó ông cũng đi lưu hành truyền giáo như những anh em khác của Chúa (ICo1Cr 9:5).
Thơ Giuđe rất giống những phần trong thơ Phierơ thứ hai ( so sánh IIPhi 2Pr 3:3 với Giu Gd 1:18). Có thể Giu đe đã đem bức thơ của Phierơ và cảm thấy nhu cầu cần gởi một bức thơ tương tự cho nhóm tín hữu mà ông biết cũng đối đầu với những khó khăn tương tự. Hiển nhiên ông đã thấy những giáo sư giả đã bí mật đi vào Hội chúng của họ. Ông vội vàng viết cho họ để cảnh cáo họ và ngăn chận kế hoạch khác (1:3,4). Bức thơ không đề cập nơi chốn mà những tín hữu nầy sống, các học giả Kinh thánh đã gợi ý rằng có thể là Giêrusalem hoặc Antiốt. Dường như Giuđe đã viết thơ nầy sau khi Thơ 2 Phierơ đã được đọc luân lưu và trước khi thành Giêrusalem bị phá hủy vào năm 70 sau Công Nguyên. Trong thơ nầy ông mô tả hạnh kiểm hiện tại và sự đoán xét tương lai dành cho những giáo sư giả (c. 1-16) và cho những tín hữu biết họ phải phản ứng với hoàn cảnh nầy như thế nào (c.17 -25).

Đọc cả bức thơ, sử dụng dàn ý sau đây:
GIUĐE : XỬ LÝ SỰ BỘI ĐẠO

I. Sự hiện diện nguy hiểm của những giáo sư giả. Đọc câu 1-4.
II. Mô tả về những giáo sư giả. Đọc câu 5 -16
III. Phản ứng với sự dạy dỗ giả dối. Đọc 17 -25.
(4) Trong sổ tay của bạn hãy mô tả vắn tắt những đặc tính của những giáo sư giả. Phần Kinh thánh trưng dẫn sẽ giúp đỡ bạn.
a. (4) Những người nầy đã vào Hội thánh bằng cách nào?
b. (4) Họ đã đổi ân điển của Đức Chúa Trời ra điều gì?
c. ( 4) Họ đã chối ai?
d. (8) Họ đã khinh dễ điều gì?
e. (16) Họ đã khoe khoang điều gì?
f. (19) Họ thiếu điều gì?
(5) Giuđe đã bảo tín hữu làm một số điều để phản ứng tại tình trạng nầy. Hãy hoàn chỉnh mỗi lời khuyên bằng cách chọn phần sau cho phù hợp với cụm từ khởi đầu, nhớ trưng dẫn câu nào.
....a. chiến đấu vì ...
....b. hãy nhớ ...
....c. cầu nguyện trong ........
....d. giữ mình trong ..........
....e. hãy thương xót và cứu vớt ........
1) Thánh Linh
2) Kẻ nghi ngờ
3) đức tin đã truyền cho các thánh
4) sự thương yêu của Đức Chúa Trời.
5) Lời tiên tri của các sứ đồ.
Giống như 2 Phierơ, Giu đe cũng đã làm một lời cảnh cáo nghiêm trọng cho những ai xuyên tạc phúc âm và cố tình dẫn tín hữu sai lạc. Điều này nhắc nhở chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy những người như thế xuất hiện trong thời hiện tại. Như Giu đe đã hướng dẫn, chúng ta đối phó hoàn cảnh này bằng cách nắm chắc các chân lý của phúc âm và tỏ lòng thương xót những người bị lừa gạt. Đức Chúa Trời cũng có thể cứu chúng ta khỏi vấp ngã và ban cho chúng ta đắc thắng để bước vào sự hiện diện của Ngài.

Thơ Giăng Thứ Nhất, Thứ hai và Thứ ba.
Chúng ta đã thấy rằng Phierơ và Giuđe đã cảnh cáo những độc giả về những kẻ nhạo báng nói rằng Chúa chưa đến và những kẻ khoe khoang đã sống cuộc sống buông tha trụy lạc. Dần dần những tiên tri giả đã nổi lên trong những tín hữu. Họ nói rằng Đấng Christ đã không thực sự đến trong xác thịt ( 2 Giăng 7). Ba lá thơ của Giăng được viết ra để khuyên bảo những tín hữu đã bị sự dạy dỗ giáo lý giả dối và những kẻ gian ác này lường gạt và dạy họ những chân lý về sự cứu chuộc và sự sống của Đấng Christ cùng nếp sống Cơ đốc nữa.

GIĂNG, Người Mục Kích :
Sứ đồ Giăng, người viết sách Phúc âm Giăng và Khải huyền, là tác giả của 1,2,3 Giăng. Những văn bản lịch sử ghi rằng ông đến Êphêsô sau khi thành Giêrusalem bị hủy phá vào năm 79 sau Công nguyên. Ông hầu việc Chúa tại đấy và những vùng chung quanh cho đến khi ông bị đày sang đảo Bát mô vào cuối thời kỳ cai trị của hoàng đế La mã Đô mi tiên ( Domitian - AD, 61 - 96). Hiển nhiên ông được trả tự do sau khi Đô mi tiên qua đời và ông trở lại khu vực Êphêsô để tiếp tục công tác phục vụ tại đấy. Ba bức thơ này có lẽ được viết trong khoảng thời gian 85 - 95 sau CN, và trước hết được gởi cho những Hội thánh và những tín hữu ở vùng Asia ở giữa những người mà Giăng đã phục vụ. Là người chứng kiến cuộc đời của Đấng Christ và là bạn gần gũi của Ngài, ông có thẩm quyền lớn để phản kháng những kẻ chối bỏ Ngài và sự hiện hữu của Ngài trong xác thịt.

Những Giáo sư giả .
Giăng cảnh cáo những tín hữu về những giáo sư giả là những kẻ không biết về lẽ thật Đấng Christ đã trở thành con người. Trong quan điểm của họ vật chất là gian ác, còn tinh thần mới là tốt, là thiện. Họ dạy rằng Đức Chúa Trời là Đấng tốt lành, thiện hảo thì không thể nào nghĩ được rằng Ngài lại đã trở thành con người thật sự và đồng nhất chính mình Ngài với vật chất hữu hình được. Và người nói rằng Đấng Christ dường như có thật, họ co rằng các môn đệ đã thấy một thần linh ( a ghost) hay một ảo tưởng ( a phantom) những nguời khác nói rằng “ một linh của Đấng Christ” ngự trên con người Jêsus vào lúc Ngài chịu báp têm và rời khỏi Ngài trước khi Ngài chịu đóng đinh. Cả hai ý tưởng này đều chối bỏ sự thật là Jêsus Christ là Đức Chúa Trời mặc khải trong xác thịt.
Một số trong những giáo sư giả cũng tin rằng một người phải cố gắng thoát khỏi lãnh vực vật chất để vào lãnh vực thuộc về linh bằng cách đạt được một loại kiến thức đặc biệt nào đó. Sự dạy dỗ sai lầm này được gọi là thuyết Ngộ đạo ( Gnosticisa). Để làm nổi bật sự sai lầm của ý tưởng này, Giăng mô tả kiến thức chân thật đưa ra sự bảo đảm của sự sống đời đời ( xem IGi1Ga 1:3, 3:10, 14, 15, 20, chẳng hạn) ông xác nhận nhân tánh và thần tánh trọn vẹn của Đấng Christ (1:1-2, 2:22-23).

Thơ Giăng Thứ Nhất
Giăng là một tác giả có chủ đích. Trong phần ký thuật Phúc âm của ông trình bày rằng ông viết sách đó để con người có thể nhận Đấng Christ là nhận sự sống (GiGa 20:31). Trong thơ Giăng Thứ Nhất ông viết ra để người ta biết họ đã có sự sống đời đời (IGi1Ga 3:13). Hai mục đích này có mối quan hệ chặc chẽ với nhau. Giăng muốn giúp tín hữu hiểu về mối quan hệ mới của họ với Đức Chúa Trời và biết rằng sự cứu rỗi. Những chân lý ông trình bày về Đấng Christ đã giải đáp được những nghi ngờ do các giáo sư giả nêu lên.
(6) Trong sổ tay của bạn hãy kẻ sơ đồ sau đây. Đọc mỗi câu Kinh thánh được trích dẫn. Bên cạnh mỗi câu trưng dẫn hãy mô tả vắn tắt phần chân lý được trình bày. Trong cột cuối, viết số 1 nếu chân lý được trình bày phản đối lại ý tưởng sai lầm cho rằng Đấng Christ không đến trong xác thịt. Viết số 2, nếu chân lý được trình bày phản đối ý tưởng cho rằng Chúa Jêsus không phải là Con Đức Chúa Trời ( Đấng Christ). Câu đầu tiên làm câu mẫu cho bạn.

NHỮNG LẼ THẬT VỀ CHRIST TRONG I GIĂNG.
- Trưng dẫn:
1:1-3 2:22 3:23 4:1-3 4:15
- Lẽ thật được trình bày:
Giăng đã nghe đã rờ và đã thấy Đấng Christ
- Phản đối niềm tin giả dối
Cùng với những lẽ thật dạy dỗ về Đấng Christ, sứ đồ Giăng còn nhấn mạnh về sự chắc chắn và bảo đảm mà một tín hữu có thể có. Ông trình bày về nền tảng của sự hiểu biết của mình (1:1-4). Ông giải thích tầm quan trọng của việc bước đi trong ánh sáng (1:5, 14) và cảnh cáo tín hữu chớ yêu thế gian và đừng để những kẻ địch lại Đấng Christ lừa gạt mình (2:15-27). Ông còn cho biết rằng họ có thể biết mình là con cái của Đức Chúa Trời như thế nào (2:28-3:10) và mô tả cách thế nào để biết mình ở trong lẽ thật và nhận diện những người không ở trong lẽ thật (3:11-4:6) ông truyền cho họ phải yêu thương nhau (4:7-21) và cung cấp cho họ sự bảo đảm liên quan đến mối quan hệ của h ọ đối với Đức Chúa Trời (3:1-21). Đọc cả bức thơ dùng dàn ý sau đây là phần hướng dẫn chung cho nội dung bức thơ.
I GIĂNG : SỰ BẢO ĐẢM CHO TÍN HỮU
I. Bảo đảm do biết rõ Lẽ Thật. Đọc IGi1Ga 1:1-4
II. Bảo đảm do bước đi trong Anh sáng. Đọc 1:5-2:14.
III. Bảo đảm do Chiếm hữu sự xức dầu của Đức Chúa Trời. Đọc 2:15-29.
IV. Bảo đảm do làm điều phải lẽ. Đọc 3:10
V. Bảo đảm do bày tỏ tình yêu chân thật. Đọc 3:11-20
VI. Bảo đảm do Thánh Linh. Đọc 3:21-4:6.
VII. Bảo đảm do nhận biết Đấng Christ. Đọc 4:7-21
VIII. Bảo đảm do tuân giữ mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Đọc 5:11-12.
IX. Bảo đảm do ở trong Đấng Christ. Đọc 5:13-21.
(7) Khoanh tròn trước mẫu tự của mỗi câu ĐÚNG.
a. Giăng viết sách Phúc âm Giăng và những thơ tín từ quan điểm của người biết Chúa Jêsus qua lời làm chứng của những người khác.
b. Những tiên tri giả bị Giăng chống đối đã không tin Đấng Christ hiện đến trong xác thịt.
c. Những bức thơ của Giăng chứng tỏ rằng nan đề chính giữa những tín hữu mà ông viết cho ấy là Dân Ngoại nên hoặc không nên chịu cắt bì.

Thơ Giăng Thứ Hai và Thứ Ba .
Thơ Giăng thứ hai và thứ ba là những bức thơ ngắn, là những phần lưu ý cá nhân mà Giăng định đến thăm viếng trực diện ( 2 Giăng 12,3 Giăng 13 - 14). Giăng thứ Hai được gởi đến cho “ bà được chọn và con cái của bà” IIGi 2Ga 1:1). Cụm từ này có thể ám chỉ về một phụ nữ nào đó với con cái của bà. Đồng thời cũng có nghĩa là một Hội thánh và những thành viên ( xem cách dùng của Phaolô về chữ “ mẹ” trong GaGl 4:26, chẳng hạn). Vì bức thơ kết thúc bằng sự đề cập đến “ chị em được chọn” là bằng cớ thứ hai có thể tin được. Dù sao, vấn đề Giăng quan tâm rất rỏ rằng, ông muốn những tín hữu bước đi trong lẽ thật vì tình yêu (c. 1-6) và hoàn toàn kháng cự antichrist là kẽ chối từ sự kiện Chúa Jêsus đã hiện đến trong xác thịt ( c.7 -13). Đọc cả bức thơ và làm bài tập sau đây.

II GIĂNG : BƯỚC ĐI TRONG LẼ THẬT VÀ TÌNH YÊU
I. Vâng theo lệnh truyền của Đức Chúa Trời để yêu thương. Đọc IIGi 2Ga 1:1-6
II. Chống cự giáo sư giả chối bỏ Christ. Đọc 1:7-13
(8) Theo 1:9-10 có phải tín hữu đều có phận sự phải tiếp đãi mọi người không? Hãy giải thích.
......................................................................................
Thơ Giăng thứ ba cho Gai út là người bạn của Giăng. Thơ này cũng bàn về đề tài tiếp khách. Tuy nhiên trong trường hợp nầy, sự tiếp khách mà Giăng hình dung trong trí là loại mà phải thể hiện trong vòng những anh em Cơ đốc. Rõ ràng đây là những người ra đi vì cớ Đấng Christ (IIIGi 3Ga 1:7). Rõ ràng Điốtrép là lãnh tụ Hội thánh mà Gai út làm thành viên, từ khước tiếp rước những người đó (c.9-10). Đê mê triu có thể là một trong những anh em đi ra đã cầm thơ của Giăng đến cho Gai út.
Trong thơ nầy Giăng giới thiệu cho Gai út việc tiếp dãi những anh em lữ khách (1:1-8) nói rằng ông sẽ phơi bày những hành động ngăn trở của Điôtrép (c. 9-10). Ông khuyến khích Gai út trong nếp sống Cơ đốc và giới thiệu Đêmêtriu với ông (c.11-14). Đọc cả bức thơ và trả lời bài tập sau.

III GIĂNG: THỰC HÀNH SỰ TIẾP ĐÃI CƠ ĐỐC NHÂN
I. Ca ngợi sự trung tín tiếp khách. Đọc IIIGi 3Ga 1:1-8
II. Cảnh cáo kẻ thù kiêu ngạo. 1:9-10.
III. Giới thiệu một công nhân Tốt. 1:11-14.
(9) Theo 3 Giăng 8, người tiếp đãi những tín hữu đi ra vì cớ Đấng Christ là gì?
......................................................................................
Thơ Giăng 1,2 và 3 cho phép chúng ta nhìn vào lòng của một môn đệ “ được Chúa Jêsus yêu” (GiGa 21:20). Đối với ông, chân lý và tình yêu không thể tách rời được. Những người đã biết chân lý là những người đã yêu, và những người đã yêu là những người đã biết chân lý. Ông đã có những tiêu chuẩn cao nhất cho cả hai. Mỗi điều này đều tìm thấy sự bày tỏ trọn vẹn trong thân vị của chính Đấng Christ (IGi1Ga 4:16, 5:20).
Cùng với những thơ thứ hai của Phierơ và Giuđe, ba thơ của Giăng hình thành một hàng rào chống đối mạnh mẽ những giáo lý giả dối và những thói quen sai lầm. Những thơ ấy giúp chúng ta hiểu được một số trong những nan đề dấy lên trong Hội thánh trong thế kỷ thứ nhất và những nhà lãnh đạo đã phản ứng như thế nào. Ngoài ra, những thơ ấy còn chỉ cho chúng ta thấy rằng điều quan trọng ấy là không những tín hữu phải biết lẽ thật, nhưng họ còn phải thử những người tự xưng là giáo sư để xem họ có phải là những người theo Đấng Christ chân thật không.

HỘI THÁNH MONG ĐỢI CHRIST TRỞ LẠI : SÁCH KHẢI HUYỀN
Mục tiêu : Nhận diện những khía cạnh về bối cảnh lịch sử, những đặc tính văn chương, và sứ điệp tổng quát của sách Khải Huyền .
Sách Khải Huyền là cao điểm thích hợp nhất đối với Tân Ước ( và đối với toàn bộ Kinh thánh). Sách này trình bày về Jêsus Christ, Cứu Chúa, Đấng ra đời không ai biết đến và bị con người từ khước, một ngày kia sẽ trở lại quả đất này trong vinh hiển oai quyền và là vị vua chính thống của trái đất này. Sách này không để lại chút nghi ngờ nào về việc Đức Chúa Trời đã hoàn tất những mục đích của Ngài cách trọn vẹn, chúng ta sẽ học về bối cảnh, những nét đặc biệt, nội dung và sự giải thích.

Bối cảnh
Những người Do Thái ở Pa lét tin cứ liên tục chống đối những nhà cầm quyền La mã cai trị họ. Khi sự dấy loạn gia tăng và trở thành rông rãi trong thập niên 60 sau Công Nguyên, thì những lính La mã được phái đến để đàn áp. Vùng Galilê bị chinh phục. Sau đó thành Giêrusalem bị bao vây và bị tấn công. Trong các bức tường thành nhiều ngàn người Do Thái chết vì đói và bệnh tật. Hàng ngàn người nữa bị lính La mã giết chết. Cuối cùng, sau khi chống cự với người La mã vài năm, thành Giêrusalem bị thất thủ vào năm 70 sau CN. Đền thờ huy hoàng lộng lẫy đã bị hủy phá, không còn hòn đá nào trên hòn đá nào như Chúa Jêsus đã nói tiên tri (Mat Mt 24:2). Những năm trước đó Ngài đã báo trước cho những môn đệ của Ngài phải trốn khỏi thành phố khi có một số sự kiện xảy ra (24:15-25). Sứ đồ Giăng có thể ở trong số người rời khỏi đó trước khi quá trễ. Như chúng tôi đã đề cập, dường như ông đến Êphêsô vào năm 69 hoặc 70 sau CN, và phục vụ ở đấy và những vùng chung quanh.
Sau những năm tiếp theo việc thành Giêrusalem bị hủy phá thái độ của người La mã đối với Cơ đốc nhân thay đổi từ ngờ vực sang ghen ghét. Sự ghen ghét này trước hết được bày tỏ trong thái độ của Nêrô, người ra lệnh thiêu sống những Cơ đốc nhân tại La mã vào năm 64 và giết rất nhiều người. Sau này đổi sang hình thức khác. Cơ đốc nhân, những người đã được dạy dỗ phải vâng theo những bậc cầm quyền (RoRm 13:1), giờ đây thấy khó tuân theo những chính quyền nầy.
Hoàng đế Đô mi tiên ( AD.81 -96) khẳng định rằng mọi người phải thờ phượng ông ta như một vị thần, ai bất tuân sẽ bị xử tử, bị ngược đãi. Chắc hẳn Giăng là một trong những người nầy. Đây có thể là lý do vì sao ông bị đày ở Bát mô trong thời gian cuối của triều đại Đô mi tiên (KhKh 1:9). Trong lúc ông ở đấy Đức Chúa Trời ban cho ông một sứ điệp cho những tín hữu tại Asi đang bị chính quyền độc tài La mã đàn áp. Tuy nhiên, sứ điệp của Đức Chúa Trời không chỉ dành riêng cho họ, vì còn chứa đựng một khải tượng về Đấng Christ và chiến thắng cuối cùng của Ngài mà mọi Cơ đốc nhân cần xem thấy.
(10) Hoàn chỉnh phần sau bằng cách điền vào chỗ trống những chữ hoặc cụm từ cho hợp nghĩa.
Dường như sau khi ............... bị phá hủy, sứ đồ Giăng hầu việc Chúa tại khu vực ............ cho đến khi ông bị ............... ở đảo ....................trong thời gian Đômitiên cai trị. Vào thời điểm Giăng viết sách Khải Huyền, thì thái độ của người La mã đối với Cơ đốc giáo là một trong những ................Những Cơ đốc nhân không thể vâng lời hoàng đế Đô mi tiên vì ông ta ra lệnh phải ......................

Những nét đặc biệt.
Giăng diễn đạt sứ điệp ông nhận được trong thể loại văn gọi là văn hình bóng về tương lai ( apoca luptic) ( sách Đaniên trong Cựu ước có dùng thể loại nầy ở vài phần). Trong loại văn nầy, những vật chất thường được dùng để biểu thị cho những điều khác. Chẳng hạn, Giăng thấy Đấng Christ đi giữa những chơn đèn bằng vàng (1:12-13). Vài câu sau đó chúng ta đọc thấy rằng những chơn đèn bằng vàng nầy tiêu biểu cho bảy Hội thánh mà Giăng được truyền bảo phải viết thơ cho họ (1:10-11, 20). Trong thể loại hình bóng về tuơng lai nầy, những con số rõ ràng cũng có thể hiểu theo nghĩa khác nữa. Chẳng hạn số 7 chỉ về sự trọn vẹn. Sự kiện bảy Hội thánh được gởi thơ (1:11) có nghĩa là sứ điệp nầy không chỉ dành cho họ mà còn cho toàn thể Hội thánh nói chung nữa. Sự kiện về bảy ấn, bảy kèn, và bảy bát có nghĩa là sự trừng phạt và mục đích của Đức Chúa Trời cho quả đất sẽ được hoàn tất ( xem 6:1, 8:2, 15:1, 16:1).
Ngoài ra việc có vài nét hình bóng về tương lai sách Khải Huyền cũng liên hệ chặt chẽ với những tác phẩm của Cựu Ước. Chắc chắn Giăng rất quen thuộc với những sách đó. Trong sách Khải Huyền có hơn 275 chỗ trưng dẫn liên quan Kinh thánh Cựu Ước. Ông đã kết hợp những hình ảnh được dùng trong Cựu Ước theo những cách mới để chuyển giao những lẽ thật tiên tri mà Thánh Linh của Đức Chúa Trời bày tỏ cho ông cách đầy quyền năng.
(11) So sánh phần mô tả về cây sự sống trong SaSt 2:9, 3:22-24 và KhKh 22:1-2, và trả lời những câu hỏi sau đây trong sổ tay của bạn.
a. SaSt 3:22-24 cho chúng ta biết Ađam và Êva không được phép ăn trái cây sự sống sau khi họ phạm tội. Giăng muốn nói gì về cây sự sống trong KhKh 22:2.
b. Bạn cho biết lý do của sự khác biệt nầy.
(12) Sau đây là bốn câu trích trong sách Khải Huyền. Hãy khoanh tròn trước câu nào cho ví dụ đặc biệt về thể văn hình bóng nói về tương lai.
a. Phước cho kẻ đọc và kẻ nghe lời tiên tri nầy (1:3).
b. Cũng có bảy ngọn đèn bằng lửa cháy trước ngai, tức là bảy linh của Đức Chúa Trời (4:3).
c. Đoạn, tôi thấy một con thú từ dưới biển lên, có mười sừng bảy đầu (13:1).
d. Kìa ta đến mau chóng ! Đem phần thưởng theo với ta (22:12).

Nội dung và dàn ý
Nội dung của sách Khải Huyền chia làm bốn phần chính có chứa đựng bốn khải tượng mà Giăng thấy. Mỗi khải tượng bắt đầu bằng cụm từ “ cảm Thánh Linh” (1:10, 4:2, 17:1-3, 21:9-10).
Trong khải tượng thứ nhất (1:10-3:22) Giăng thấy Đấng Christ ở giữa những Hội thánh. Giăng đã quen biết những Hội thánh nầy, vì nằm trong khu vực của Êphêsô ở Tiểu Á ( Minor Asia) là nơi ông hầu việc Chúa sau khi rời khỏi Giêruasalem. Đấng Christ đã ban cho Giăng những sứ điệp đặc biệt thích hợp cho những Hội thánh nầy, bày tỏ cho mỗi Hội thánh một khía cạnh đặc sắc của tính chất của Ngài. Đối với Hội thánh Si miệc nơ, chẳng hạn, Ngài là “ Đấng Đầu Tiên và Sau chót” phán (2:8). Đối với Hội thánh Lao đi xê, Ngài là “ Chứng Nhân thành tín và chân thật” phán (3:14).
Trong khải tượng thứ hai (4:1-16:21). Giăng thấy ngai của Đức Chúa Trời ở trên trời và Đấng Christ là Chiên Con của Đức Chúa Trời đáng mở cuộn sách ở trong tay của Đức Chúa Trời. Giăng mô tả nội dung của mỗi cái ấn của cuộn sách. Ấn thứ bảy gồm có bảy cái kèn. Tiếp theo là bảy tai họa hay bảy bát thạnh nộ. Những biến cố nầy kết hợp với những cái ấn, những cái kèn và những tai họa mô tả những khía cạnh của sự trừng phạt Đức Chúa Trời đổ xuống quả đất và ý muốn của Ngài cho những người được chuộc. Trong khải tượng nầy Đấng Christ được bày tỏ như là một Đấng có quyền khiến những mục đích của Đức Chúa Trời thành hành động.
Trong khải tượng thứ ba (17:1-21:8) Giăng nhìn thấy đấng Christ là Đấng chinh phục những vua gian ác của quả đất cùng đạo binh của họ. Ông nghe tiếng than khóc về Babylôn và thấy nó bị hủy diệt. Ông cũng thấy số phận cuối cùng của Satan, sự phán xét kẻ chết và trời mới đất mới. Khải tượng thứ ba bày tỏ Đấng Christ là Đấng chiến thắng. Đấng đưa lịch sử thế giới vào hồi kết thúc.
Trong khải tượng thứ tư Giăng nhìn thấy tân phụ ( vợ chưa cưới) của Đấng Christ - thành Giêrusalem mới (21:9-22:5). Trong khải tượng nầy Đấng Christ được bày tỏ như là đền thờ và ánh sáng của thành phố, nhà của tất cả những ai được ghi tên trong sách sự sống của Ngài.

Hãy đọc hết sách Khải Huyền, dùng dàn ý sau:
KHẢI HUYỀN : ĐẤNG CHRIST ĐẮC THẮNG
I. Giới thiệu: Chào thăm và Ngợi khen KhKh 1:1-8
II. Khải tượng thứ Nhất: Đấng Christ phán cùng những Hội thánh. Đọc 1:9-3:22.
III. Khải tượng thứ Hai Đấng Christ điều khiển những biến cố của thế giới. Đọc 4:1-16:21.
IV. Khải tượng thứ ba: Đấng Christ chinh phục quyền bính gian ác. Đọc 17:1-21:8
V. Khải tượng thứ tư: Đấng Christ cai trị trên ngai của Ngài. Đọc 21:9-22:5.
VI. Kết luận: Thách thức và Mời gọi. Đọc 22:6-21.
(13) Trong sổ tay của bạn, viết câu trả lời ngắn gọn cho mỗi câu hỏi sau đây về bốn khải tượng trong sách Khải Huyền. Những đoạn tham khảo giúp bạn tìm cho mau.
a. Khải tượng thứ nhất : Trong sứ điệp Ngài gởi cho bảy Hội thánh mỗi lần Ngài đã có lời hứa cho ai? (đoạn 2 -3).
b. Khải tượng thứ hai : Tại sao Đấng Christ đáng mở cuộn sách ( đoạn 5)?
c. Khải tượng thứ ba : Cần bao nhiêu thiên sứ để trói Satan và quăng nó vào hồ lửa? ( đoạn 20).
d. Khải tượng thứ tư : Ai có thể vào được Thành phố Thánh ( đoạn 21)?

Ý nghĩa
Vì hình thức và chất liệu đề tài của sách Khải Huyền khó hiểu. Trải qua nhiều năm những người tin kính cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau ( thậm chí đối nghịch nhau) về ý nghĩa của sách. Chúng ta sẽ khảo sát bốn cách giải thích quan trọng nhất về nội dung của sách. Sau đó chúng ta sẽ xem sứ điệp của sách có ý nghĩa gì cho độc giả nguyên thủy và cho chúng ta ngày nay.

Bốn cách giải thích
Trường phái quá khứ ( preterist) cho rằng sách Khải Huyền chỉ có giá trị vào thời điểm sách ấy được viết ra. Theo quan điểm nầy, sách không có ý nghĩa dành cho tương lai. Nó chỉ là một bức tranh sống động về sự chiến đấu giữa Hội thánh với quyền lực La mã vô thần. Quan điểm này có ưu điểm vì trình bày được ý nghĩa của cuốn sách cho độc giả ban đầu. Nhưng quan niệm nầy có chỗ yếu vì không trình bày được nhiều sự kiện mà Giăng thấy chưa được xảy ra, như là sự cai trị của Đấng Christ cùng với các thánh tử đạo (20:4-6).
Trường phái lý tưởng ( idealist) tin rằng Khải Huyền là bức tranh tượng trưng về sự diễn tiến của sự mâu thuẫn giữa điều thiện và điều ác. Những người theo quan điểm nầy nói rằng mục đích thật sự của sách là bày tỏ đặc tính của Đức Chúa Trời và quyền năng của Đấng Christ là Cứu Chúa. Đây là mục đích quan trọng. Tuy nhiên trường phái lý tưởng bị vướng phải lỗi lầm vì không tin những biểu tượng của sách để có thể chỉ trước về những biến cố đặc biệt trong tương lai. Trường phái nầy cũng bỏ qua nhiều lời tiên tri của Kinh Thánh được đưa ra trong hình thức biểu tượng đã ứng nghiệm rồi, như một số điều ở sách Êxêchiên và Đaniên.
Trường phái lịch sử ( historicist) lại thấy những khải tượng trong sách Khải Huyền là một sự tiên đoán về lịch sử Hội thánh từ Ngày Lễ Ngũ Tuần cho đến khi Đấng Christ trở lại. Trong quan điểm nầy, những biểu tượng của sách được nối liền với những biến cố lịch sử ảnh hưởng đến Hội thánh, một số sự kiện đã xảy ra rồi. ( Chẳng hạn, những cái ấn, như những điều mô tả trong đoạn 6, được giải thích như là ý nghĩa của sự sụp đổ của Đế Quốc La mã, vốn là kẻ ngược đãi Cơ đốc nhân ở thế kỷ thứ nhất). Những người theo quan điểm nầy thường bất đồng ý kiến với nhau vì phương pháp của họ cho phép một biểu tượng thay cho vài biến cố hoặc những cá nhân. Vì thế khó cho họ đạt đến sự hiểu biết xác định về sứ điệp của cuốn sách.
Trường phái tương tự ( futurist) cho rằng đa số những khải tượng được ban ra cho Giăng đều liên quan đến những biến cố tương lai. Những gì mô tả từ đoạn 4 - 19 sẽ xảy ra trong thời gian ngắn độ vài năm trước khi Đấng Christ trở lại. Thời kỳ nầy được gọi là “ Cơn Đại Nan”. Theo quan điểm nầy, chẳng hạn, con thú của đoạn 13 tiêu biểu cho chính quyền của thế giới và dâm phụ ( Babylôn) của đoạn 17 tiêu biểu cho tôn giáo giả dối sẽ tồn tại vào thời điểm Đấng Christ trở lại. Vài người theo trường phái tương lai nói rằng 7 Hội thánh của đoạn 2 và 3 tiêu biểu cho 7 giai đoạn của lịch sử Hội thánh cũng như bảy Hội thánh có thật mà Giăng viết thư cho.
(14) Xếp đặt sự giải thích với mỗi lời mô tả hay ví dụ
....a. Những biến cố trong sách Khải Huyền giốngnhư một tấm lịch của lịch sử Hội thánh từ Ngày Lễ Ngũ Tuần đến khi Chúa trở lại.
....b. Tất cả những biến cố mô tả trong sách Khải Huyền đã xảy ra trong thời gian ngắn sau khi sách được viết ra.
....c. Sự sụp đổ của Ba by lôn trong đoạn 18 sẽ xảy ra trước khi Đấng Christ trở lại trong thời gian ngắn.
....d. Những con châu chấu trong đoạn 9 là biểu tượng của điều ác trong trận chiến triền miên giữa thiện và ác.
....e. Hai chứng nhân trong đoạn 11 sẽ nói tiên tri trong Cơn Đại Nạn.
1) Trường phái quá khứ
2) Trường phái lý tưởng.
3) Trường phái lịch sử
4) Trường phái tương lai.
Nhiều Cơ đốc nhân đã đồng ý rằng hầu hết những đoạn trong sách Khải Huyền có thể được giải thích theo trường phái tương lai, đặc biệt từ đoạn 4 đến 22. Lối giải thích theo trường phái tương lai có lẽ là cách giải quyết đầu tiên phù hợp nhất, vì nó cho phép những lời tiên tri của sách Khải Huyền hài hòa với những lời tiên tri khác của Kinh Thánh. Những ai theo trường phái này có thể trình bày thế nào các lời tiên tri của sách Khải Huyền làm rộng ý nghĩa của những lời tiên tri trước kia.
Chẳng hạn, trong DaDn 7:13 và Cong Cv 1:11, chúng ta đọc thấy Chúa Jêsus sẽ trở lại quả đất. Lời giải thích theo trường phái tương lai nói rằng những đoạn khác trong sách Khải Huyền như KhKh 19:11-21 cho chúng ta nhiều chi tiết hơn về cách Ngài trở lại và những gì sẽ xảy ra khi Ngài đến. Ngoài ra lối giải thích của trường phái tương lai cho chúng ta thấy khải tượng của Giăng về sự hiện đến của Đấng Christ, sự sống lại của người chết, và sự phân rã cuối cùng giữa người được cứu và người chết không chỉ đơn giản trình bày bằng ý tưởng nhưng nêu hình ảnh những biến cố sẽ thực sự xảy ra.

Sứ Điệp Bấy Giờ và Bây Giờ .
Đối với những Hội thánh tại Tiểu Á, thì sách Khải Huyền chứa đựng một sứ điệp khích lệ và khuyên bảo. Bảy lá thư tiết lộ rằng một số tín hữu còn dung túng giáo lý giả dối và lơ là không quan tâm đến những điều thuộc linh (2:4, 14-16, 20, 3:1-3, 15-18. Đấng Christ khuyên những tín hữu nầy đáp ứng với sự sửa trị của Ngài và tái dâng hiến đời sống mình cho Ngài. Những lá thơ cũng cho thấy một số tín hữu trải qua những sự ngược đãi khủng khiếp (2:3, 9, 13). Những lời tiên tri của sách cũng khích lệ họ bằng cách chỉ cho họ thấy rằng một ngày kia Đức Chúa Trời sẽ trừng trị kẻ ác và thưởng cho người trung thành. Những biểu tượng nào đó trong sách Khải Huyền có lẽ được những tín hữu quen với những sự kiện hay những con người được nói đến và nhận diện. Ví dụ, chắc chắn họ thấy con thú trong đoạn 13 là bức tranh chỉ về chính quyền La mã đang ngược đãi họ. Họ biết rằng những lời cầu nguyện và sự chịu khổ của họ được Đức Chúa Trời biết đến (6:9-11, 8:4, 14:13). Họ thấy rằng những người tuận đạo sẽ cai trị với Đấng Christ (20:4) và chính Đức Chúa Trời sẽ lau ráo nước mắt cho họ (21:3-4). Qua lời tiên tri họ biết rằng họ cần kiên nhẫn và trung thành, vì Đức Chúa Trời sẽ hình phạt con thú (13:10, 20:10).
Sách Khải Huyền cũng là sứ điệp chúng ta, vì sách này có chủ đích cho toàn Hội thánh. Chúng ta phải nhận lấy và hết lòng đáp ứng với những lời cảnh cáo, khuyên bảo và khích lệ. Giống như Êphêsô, có những lúc chúng ta cần phải ăn năn và tái dâng hiến đời sống mình cho Chúa (2:4-6), cũng có những khi chúng ta chịu khổ và túng thiếu như những tín hữu ở Si miệc nơ (2:8-11). Vào những giờ phút như thế, những lời hứa trong sách Khải Huyền có thể đem lại sự an ủi lớn cho chúng ta vì những lời ấy giới thiệu một khải tượng về nơi ở đời đời của chúng ta và bảo đảm rằng một ngày kia Đức Chúa Trời sẽ lau ráo mọi giọt lệ (21:3-4, 22:3-5).
Những lời tiên tri của sách Khải Huyền cũng có ý nghĩa cho chúng ta. Thật vậy có vài lời tiên tri nói trước hoàn cảnh có thể xảy ra ngay sau khi sách Khải Huyền được viết. Nhưng đồng thời những lời tiên tri ấy còn ám chỉ những sự kiện xảy ra vào thời điểm cuối cùng của thế giới.
Giống như các lời tiên tri khác của Kinh thánh, những lời tiên tri trong sách Khải Huyền cũng có sự ứng nghiệm hai lần. Chẳng hạn, trong SaSt 46:4 và 50:24 chúng ta đọc thấy rằng hậu tự của Gia cốp một ngày kia sẽ ra khỏi Êdíptô. Thật vậy, điều này sẽ xảy ra khi Môise dẫn dân Ysơraên ra khỏi Êdíptô (XuXh 12:31-42). Về sau, lời tiên tri nầy cũng ứng nghiệm lần nữa khi một hậu tự khác của Giacốp. Jêsus Christ, cũng đã ra khỏi Êdíptô (OsHs 11:1, Mat Mt 2:15).
Theo cách tương tự thì một số lời tiên tri của Khải Huyền có hai lần ứng nghiệm. Chẳng hạn, nhiều học giả Kinh thánh tin rằng lời tiên tri về con thú ở đoạn 13 chỉ về hai điều : 1 chính quyền La mã hiện hữu vào thời Giăng viết sách, và 2 quyền bính thế giới sẽ kiểm soát trong thời kỳ ngay trước khi Chúa trở lại. Lời tiên tri nầy là một sự cảnh cáo cho chúng ta. Giống như những Cơ đốc nhân đầu tiên, chúng ta phải cẩn thận không trung thành với bất cứ quyền lực nào đòi hỏi chúng ta phải thờ phượng họ như thờ phượng Đức Chúa Trời (KhKh 13:5-8, 15:2). Những lời tiên tri khắc trong sách Khải Huyền như ở những đoạn 20 - 22, chỉ ứng nghiệm một lần thôi, vì những điều đó liên quan đến cõi đời đời và lúc tận chung của thế giới.
(15) Lời tiên tri có ( hay có thể có) hai lần ứng nghiệm là lời tiên tri :
a. thực sự chỉ có một ý nghĩa đầu tiên, không kể đến hình thức của nó.
b. được trích dẫn ít nhất hai lần từ Cựu Ước.
c. chỉ về hai sự kiện tương tự cách nhau một thời gian dài.
d. có một ý nghĩa cho Cơ đốc nhân, ý nghĩa khác dành cho người không tin.
Chúng ta không ngạc nhiên gì khi thấy rằng những lời tiên tri của Khải Huyền thường khó hiểu. Tuy nhiên, chúng ta có mong đợi ý nghĩa của lời tiên tri càng rõ ràng hơn khi thời gian tiến đến sự ứng nghiệm, cũng giống như trường hợp của những lời tiên tri khác trong Kinh thánh. Những sự trình bày của sách về Đấng Christ chiến thắng, cảnh cáo trước sự bội đạo, khuyên bảo dâng mình cho Chúa, và kêu gọi sự thông công với nhau có thể được mọi Cơ đốc nhân hiểu rõ, chẳng có quan hệ gì đến thời gian hoặc nơi chốn họ sống.
(16) Cách giải thích của trường phái tương lai về sách Khải Huyền có thể chấp nhận được vì nó :
a. giải thích thế nào tất cả những biến cố được mô tả liên quan đến bảy Hội thánh có thật ở Asi.
b. đưa ra sự mô tả chi tiết về lịch sử Hội thánh từ ngày Ngũ Tuần đến bây giờ.
c. chứng minh rằng hầu hết những lời tiên tri của sách Khải Huyền là những bức tranh tượng trưng của cuộc chiến giữa thiện và ác.
d. cho phép những lời tiên tri được xích lại gần nhau và mở rộng những lời tiên tri của Kinh thánh được viết ra trước.
(17) Một người có sự hiểu biết uyên bác về sách Khải Huyền như đã giải thích trong bài học này sẽ nói :
a. “ Nhiều lời cảnh cáo và mạnh lịnh được đưa ra trong những lá thơ gởi cho bảy Hội thánh có thể được áp dụng vào đời sống của tín hữu ngày nay”
b. “ Vì những lời tiên tri của sách Khải Huyền được đưa ra bằng ngôn ngữ tượng trưng, nên không ám chỉ dến những con người hoặc những biến cố có thật”.
c. “ Phần lớn nội dung của sách Khải Huyền ít có ý nghĩa đối với những Cơ đốc nhân với không bị ngược đãi hay áp bức”.
d. Sách Khải Huyền chứa dựng những chân lý về Đấng Christ và sự chiến thắng trọn vẹn của Ngài và tất cả Cơ đốc nhân cần phải biết”.
Sách Khải Huyền kết thúc Tân ước và toàn bộ Kinh thánh - bằng nốt nhạc chiến thắng và cảnh cáo. Sách nầy cho chúng ta một bức tranh sống động về sự đắc thắng của Cứu Chúa chúng ta và ghi lại những lời cuối cùng mà Giăng nghe Ngài nói với chúng ta “ Nầy ta đến mau chóng” (KhKh 20:20). Chúng ta hãy chú ý đến sứ điệp nầy và chuẩn bị chờ xem những biến cố đã được tiên đoán, hãy phục vụ Đấng Christ bằng tất cả sức lực mà chúng ta mang phúc âm của Ngài đến mọi miền của thế giới.


Bài tập trắc nghiệm
1. XẾP ĐẶT CHO PHÙ HỢP : Xếp đặt thơ tín hay sách cho phù hợp với tựa đề của dàn ý và mỗi sự kiện về bối cảnh lịch sử hay nội dung của thơ hay sách ấy.
....a. Giới thiệu Gai út về việc giúp đỡ những anh em Cơ đốc nhân lưu hành truyền giáo.
...b. Tựa đề : Sự bảo đảm cho tín hữu.
...c. Tựa đề : xử lý sự bội đạo.
...d. Tựa đề : Thực hành sự tiếp đãi Cơ đốc nhân.
...e. Có vài phần tương tự như thơ Giu đe.
...f. Tựa đề : Đấng Christ Đắc thắng.
...g. Được viết để đưa ra sự bảo đảm về đời sống đời đời cho tín hữu và phản đối những giaó sư nói rằng Đấng Christ không phải là con người có thật.
....h. Tựa đề : Kiến thức Cơ đốc chân chính.
....I. Tựa đề : bước đi trong lẽ thật và tình yêu.
....j. Báo trước cho một phụ nữ được chọn những tiếp những giáo sư giả.
1) 2 Phierơ
2) Giuđe
3) 1 Giăng
4) 2 Giăng
5) 3 Giăng
6) Khải Huyền.
2. Xếp đặt thơ tín hay sách cho phù hợp với mỗi câu mô tả một hoàn cảnh của tín hữu với điều mà thơ tín hay sách bàn đến.
....a. Những tín hữu nầy thuộc về bảy Hội thánh khác nhau ở Asi. Một số Hội thánh đã thờ ơ và không quan tâm đến vấn đề thuộc linh, và một số khác chịu ngược đãi và tử đạo.
....b. Những tín hữu nầy đã bị các giáo sư giả đầu độc, họ là những người chối bỏ nhân tánh và thần tánh trọn vẹn của Đấng Christ.
....c. Những tín hữu này cần được cảnh cáo về những giáo sư vô luân đã len lỏi trong vòng họ và đã chối bỏ Đấng Christ.
....d. Những tín hữu này sống vào thời đế quốc La mã Đômitiên ngừ truyền lịnh cho họ phải thờ phượng ông ta.
1) Giu đe
2) 3 Giăng
3) Khải Huyền
CÂU HỎI CHỌN LỰA. Chọn một cụm từ hoàn chỉnh đúng nhất cho mỗi câu sau đây :
3. Giả sử bạn cần phải dạy những chân lý căn bản về sự cứu rồi cho một nhóm Tân tín hữu. Sách thích hợp để bạn nghiên cứu là:
a. 2 Phierơ
b. I Giăng
c. 3Giăng
d. Khải Huyền
4. Trường phái giải thích về sách Khải Huyền cho phép những lời tiên tri của sách hòa hợp nhất với những lời tiên tri khác của Kinh thánh là :
a. Trường phái quá khứ
b. Trường phái lịch sử
c. Trường phái lý tưởng
d. Trường phái tương lai
5. Sự mô tả sống động về những tiên tri giả và sự hình phạt chờ đợi họ được chứa đựng trong thơ tín.
a. 2 Giăng
b. 3 Giăng
c. Giuđe
6. Trong 1:12-13 Giăng nói ông thấy Đấng Christ đi giữa chơn đèn bằng vàng. Đoạn nầy là ví dụ của :
a. phép viết văn dùng biểu tượng để diễn đạt ý nghĩa
b. sự ứng nghiệm lời tiên tri hai lần
c. Lối viết văn thuộc về lịch sử.
7. Lý do tại sao nhiều lời tiên tri của sách Khải Huyền khó hiểu vì :
a. Đức Chúa Trời không có ý định cho chúng ta hiểu điều đó.
b. thì giờ chưa đến để những điều đó được ứng nghiệm
c. những điều đó được viết cách đây nhiều năm.
d. những điều đó chỉ gửi trực tiếp cho tín hữu ở Asi.
8. SẮP XẾP THEO NIÊN LỊCH : Sắp xếp theo những sự kiện sau theo thứ tự thời gian bằng cách viết số 1 trước sự kiện xảy ra trước, kế tiếp là số 2 v.v.......
....a. Sứ đồ Giăng viết sách Khải Huyền
....b. Thành Giêrusalem bị thất thủ và đền thờ bị phá hủy.
....c. Sứ đồ Giăng bị đầy ở đảo Bát Mô.
....d. Nê rô đốt thành Lamã và đổ lỗi cho những Cơ đốc nhân.
Giải đáp câu hỏi nghiên cứu
(1) c. chối Chúa đã mua chuộc họ.
(2) người chứng kiến, lời Thánh Linh cảm thúc do Đức Chúa Trời nói ra.
(3) a. ngày của Chúa chưa đến vì Đức Chúa Trời muốn cho con người có thời giờ để ăn năn.
(4) a. Họ lẻn vào
b. ra buông tuồng
c. Họ chối Jêsus Christ
d. Họ khinh dễ chủ quyền.
e. Họ khoe khoang về chính mình.
f. Họ thiếu Thánh Linh.
(5) a. 3 đức tin đã truyền cho các thánh ( c.3).
b. 5 lời tiên tri của các sứ đồ ( c.17).
c. 1 Thánh Linh ( c.20).
d. 4 Sự thương yêu của Đức Chúa Trời ( c.21).
e. 2 Kẻ nghi ngờ ( c. 22 - 23).

(9) Là những người cùng đồng công với họ vì lẽ thật ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
(10) Giêrusalem, Ephêsô, đày, Bát mô, sự ghen ghét, thờ phượng ông ta như một vị thần.
(11) a. Ông nói lá cây dùng để chữa bệnh cho các dân.
b. Câu trả lời của bạn. Theo tôi thì lý do của sự khác biệt nầy vì Đấng Christ đã cất đi tội lỗi của mọi dân và làm cho cây sự sống trở thành có lợi ích cho họ.
(12) b. Cũng có bảy ngọn đèn bằng lửa cháy trước ngai tức là bảy linh của Đức Chúa Trời (4:5).
c. Đoạn tôi thấy một con thú từ dưới biển lên có mười sừng, bảy đầu (13:1).
(13) a. Ngài có lời hứa cho người đắc thắng (2:7, 11, 17, 26, 3:5, 12, 21).
b. Ngài đóng mở cuộn sách vì Ngài đã chịu giết, lấy huyết mình mà mua chuộc con người cho Đức Chúa Trời (5:9).
c. Một vị thiên sứ (20:1-3).
d. Chỉ những kẻ được ghi trong sách sự sống của Chiên Con mới được vào Thành thánh (21:27).
(14) a. 3 Trường phái lịch sử
b. 1 Trường phái quá khứ.
c. 4 Trường phái tương lai.
d. 2 Trường phái lý tưởng.
e. 4 Trường phái tương lai.
(6) Những lẽ thật về Christ trong IGiăng:
-Trưng dẫn:
- Lẽ thật được trình bày
- Phản đối niềm tin giả dối
IGi1Ga 1:1-3 Giăng đã nghe, đã rờ và đã thấy Đấng Christ (1)
2:22 Kẻ nói dối chối bỏ Jêsus là Đấng Christ (2)
3:23 Chúng ta phải tin danh của Con Đức Chúa Trời là Chúa Jêsus Christ. (3)
4:1-3 Linh nào là Đức Chúa Trời thì nói rằng Jêsus Christ đã đến trong xác thịt (1)
4:15 Đức Chúa Trời sống trong những ai thừa nhận Jêsus là Đức Chúa Trời. (2)
(15) c. chỉ về hai sự kiện tương tự cách nhau một thời gian dài.
(7) a. Sai
b. Đúng
c. Sai.
(16) d. Cho phép những lời tiên tri được xích lại gần nhau và mở rộng những lời tiên tri của Kinh Thánh được viết ra trước.
(8) Không. Những tín hữu không được phép tiếp đãi những giáo sư giả là những người từ chối Đấng Christ. ( Câu trả lời của bạn có thể tương tự).
(17) a. “ Nhiều lời cảnh cáo và mạnh lịnh được đưa ra trong những lá thơ gởi cho bảy Hội thánh có thể được áp dụng vào đời sống của tín hữu ngày nay”.
d. “ Sách Khải Huyền chứa đựng những chân lý về Đấng Christ và sự toàn thắng của Ngài mà tất cả Cơ đốc nhân cần phải biết”.


CHÚNG TA TIN CẬY TÂN ƯỚC
Trong những bài học trước bạn đã học được nhiều điều về các sách trong Tân Ước. Bạn đã biết về hoàn cảnh chính trị, tôn giáo và văn hóa chi phối những sách đó. Bạn cũng đã học vài sự kiện về tác giả và cũng khảo sát một số lý do tại sao những sách đó được viết ra. Và bạn cũng đã được qua một lần và nghiên cứu sứ điệp của mỗi sách.
Nhưng vẫn còn một vài câu hỏi khác cần được trả lời. Chẳng hạn, tại sao Tân Ước chỉ gồm có 27 sách mà chúng ta đã học và không thêm những sách khác? Làm thể nào để những sách nầy chuyển đến chúng ta? Có bằng cớ nào chứng tỏ rằng những sách hiện hữu ngày nay có cùng hình thức với nguyên bản đầu tiên được viết ra cách đây hơn 1800 năm?.
Trong bài học nầy chúng ta sẽ tìm giải đáp những câu hỏi đó. Bạn sẽ khám phá Tân Ước được hình thành như thế nào. Bạn sẽ làm quen với bằng cớ là Tân Ước đã được lưu truyền đến chúng ta cách chính xác. Những sự kiện nầy sẽ giúp bạn ý thức rằng bạn có thể hoàn toàn tin cậy Tân Ước và sẽ giúp bạn nhìn thấy tại sao mình dựa vào Tân ước trong việc tìm cách phục vụ Chúa và sống cho Ngài.

Dàn ý bài học
Được Hình Thành Dưới sự Chỉ Đạo của Đức Chúa Trời. Được Bảo Quản và chuyển giao cách Trung tín.
Những mục tiêu học tập
Khi học xong bài nầy bạn có thể :
Giải thích Tân ước được thành lập như thế nào.
Đưa bằng cớ cho biết rằng Tân Ước của chúng ta là bản ký thuật xác thực cuộc đời của Chúa Jesus và sự dạy dỗ của các sứ đồ.
Chấp nhận Tân ước là thẩm quyền của mình và tin cậy nơi lời ấy để dẫn dắt mình trong mọi vấn đề về đức tin và nếp sống Cơ đốc.

Những hoạt động học tập.
1. Nghiên cứu phần triển khai bài học, chú ý các phần tài liệu được đưa ra trong sơ đồ. Làm các bài tập và kiểm soát lại câu trả lời của mình.
2. Tìm những địa danh có liên quan đến các tài liệu của Tân Ước trên bản đồ đã cho.
3. Sau khi bạn hoàn tất bài học, nhớ ôn lại vài lần bài tập trắc nghiệm. Sau đó ôn những bài 8,9 và 10 ( Đơn vị 3) và trả lời câu hỏi trên bản tường trình học tập của Đơn vị 3.

Những chữ chìa khóa
Thủ bản ( manuscript)
Bản thảo trên giấy cỏ chỉ ( Papyri)
Bản thảo trên giấy da chiên ( parchment)
Bản thảo trên giấy da bê ( vellum)
Chân kinh ( Canon)
Chủng viện ( monastry)
Kinh Thánh chép tay truyền lại ( Codex)
Kinh thánh đọc đối đáp ( Lectionary)
Lối chữ thảo ( miniscule)
Lối viết chữ in ( uncial)
Triển khai bài học

Đức Thánh Linh không những cảm thúc cho những tác giả của các sách của Tân ước nhưng Ngài còn hướng dẫn Hội thánh trong việc hình thành Tân Ước và chuyển giao đến tay chúng ta. Phần nghiên cứu và tiến trình nầy sẽ giúp bạn thấy được vì sao chúng ta có thể tin cậy Tân Ước là lời của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta ngày nay.

ĐƯỢC HÌNH THÀNH DƯỚI SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
Mục tiêu 1 : Chọn những lời mô tả về bốn giai đoạn trong quá trình hình thành Tân Ước .
Sự hình thành Tân ước là một quá trình trãi qua vài năm sau khi những cuốn sách được viết xong. Những sách nầy được chuyển luân lưu, được thu góp lại thành bộ sưu tầm, được những nhà lãnh đạo Hội Thánh sử dụng, và được hội đồng Hội thánh chính thức công nhận.

ĐƯỢC NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN VIẾT RA
Không bao lâu khi Chúa Jêsus thăng thiên, Đức Chúa Trời đã cảm thúc một số người viết các sách mà chúng ta đã học, còn gọi là Tân Ước. Trước hết các sứ đồ giảng dạy từ kinh nghiệm đầu tiên họ có với Đấng Christ và bày tỏ rằng Ngài hoàn tất những lời tiên tri của Cựu ước như thế nào ( xem Công vụ 2:14; - 41, 3:17; - 26, 7:2; - 53, 8:26; - 35). Sau đó Phaolô, Phierơ và những vị khác viết thơ cho những Hội thánh khác nhau và các cá nhân khác để xác định rằng văn bản những gì họ đã giải thích qua sự giảng và dạy. Sau đó, Mathiơ, Mác, Luca và Giăng viết các sách Phúc âm để các tín hữu có bản ký thuật chính xác về cuộc đời và những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus và Luca viết sách Công vụ các sứ đồ. Cuối cùng sứ đồ Giăng được truyền bảo phải viết ra những điều Chúa mặc khải cho ông để cho những tín hữu biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai ( Khải 1:1;, 11). Toàn bộ 27 tác phẩm này được viết trong khoảng từ năm 49 đến 95 sau Công Nguyên.

Được các tín hữu sưu tầm
Một số Hội thánh trao đổi những bức thơ họ đã nhận được ( xem Côlôse 4 :16). Tuy nhiên, chắc chắn những bức thơ này cuối cùng trở về nguyên chủ vì được đánh giá cao. Những bản sao được viết bằng những lối viết khác nhau và đã có rất lâu trước khi các Hội thánh ở nhiều thành phố biết đến.
Không lâu sau khi những bản viết rời rạc được luân lưu và sao chép lại, thì một số đã được gom lại. Tự bản thân của Tân ước, Phierơ viết về những bức thơ của Phaolô dường như đã được chấp nhận thành một đơn vị rồi ( 2 Phierơ 3:15; - 16). Những bản sao được tìm thấy trong đó những thơ của Phaolô đều được xếp chung như thế. Ngoài ra, dường như bốn sách Phúc âm cũng được buộc chung với nhau như thế nữa. Đôi khi sách Công vụ các sứ đồ cũng được kể chung vào nhóm này. Những bộ sưu tập khác cũng được thực hiện vào những năm sau khi sách đã được viết ra, và chẳng bao lâu tất cả những sách trong Tân ước được gom lại. Một bản thảo quan trọng mà chúng ta có được từ thế kỷ thứ tư bao gồm toàn bộ Tân ước.
(1) Những sách của Tân ước được
a) Luân lưu từ đầu như những bức thơ hay bản văn rời rạc.
b) Viết trong khoảng thời gian hai trăm năm.
c) Ấn hành trước khi những sứ đồ đầu tiên bắt đầu rao giảng về Đấng Christ.
d) Coi là những lời xác nhận về các lẽ thật đã được dạy dỗ.
Được những nhà lãnh đạo Hội Thánh công nhận.
Những sách của Tân Ước được những người tiếp nhận nhìn nhận là lời của Đức Chúa Trời. Như chúng ta đã thấy, Phierơ xem những tác phẩm của Phaolô là Kinh Thánh (IIPhi 2Pr 3:15-16). Trong ITi1Tm 5:18, Phaolô áp dụng từ “ Kinh thánh” ( Seripture) gồm cả những lời trích dẫn từ Cựu ước, “ Đừng khớp miệng con bò lúc nó đang đạp lúa (PhuDnl 25:4) và một lời phán của Chúa Jêsus “ Người làm công đáng được tiền lương (LuLc 10:7). Cả Phaolô lẫn Phierơ đều mong muốn những bức thơ của mình được đọc giữa Hội thánh, như thói quen đọc Kinh Thánh Cựu ước trong nhà hội (ITe1Tx 5:27, CoCl 4:16, KhKh 1:3).
Sau những năm luân lưu những bản sách của Tân Ước, các nhà lãnh đạo Hội thánh ở những nơi khác bắt đầu nhìn nhận những sách đó là lời của Đức Chúa Trời. Họ trích dẫn từ những sách của Tân Ước vào trong các tác phẩm của mình, đặt những sách ấy vào sự tôn trọng ngang hàng với Kinh Thánh Cựu ước. Biểu đồ sau đây sẽ cho bạn thấy bản tóm lược về vài người trong số những người lãnh đạo, họ sống lúc nào và ở đâu, và những sách được trích dẫn từ Tân Ước hoặc ám chỉ về Tân Ước trong những tác phẩm của họ. ( Chữ viết tắc c. “ Vào khoảng” ( circa) và có nghĩa là khoảng thời gian gần đúng, chữ fl, thay cho “ floruit” có nghĩa thời gian người ấy sống).

NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẦU TIÊN SỬ DỤNG TÂN ƯỚC
Tên và thời gan
- Clement of Rome (c.30 - 100)
- Polycarp
- Papians ( c.80- 155) (c. 69 - 155)
- Justin Martyr
- Irenacus (c. 100 - 165) (c. 100 - 165)
- Tertullian (c. 150 - 222
- Titian ( .170)
- Theophilus ( c. 115 - 215)
- Clement (c. 115- 215)
- Origen (c. 185 - 253)
- Dionysius

Nơi
- Rome
- Si miệc nơ
- Hierapolis
- Rome
-Asia Minor Gaul
- Carthage
- Siria Roma
- Antioch
- Alexandria
- Alexandria
-Alexandria
Những sách được dùng hay nói đến
- Mathiơ, Rôma, I Côrinhtô Hêbơrơ
- Mathiơ, Công vụ, các thơ của Phaolô, I Phierơ I Giăng
- Mathiơ, Mác, Giăng , I Giăng, I Phierơ
- Các sách Phúc âm, Công vụ, I Phierơ, Rôma, I Côrinhtô, Galati, Êphêsô, Côlôse, II Têsalônica, Hêbơrơ, Khải huyền.
- Tất cả Tân Ước ngoại trừ Philêmôn, Giacơ, 2 và 3 Giăng
- Tất cả Tân ước ngoại trừ Philêmôn, Gia cơ, 2 và 3 Giăng
( c. 200 - 265)
- Đa số sách của Tân Ước
- Đa số sách của Tân Ước
- Tất cả Tân ước ngoại trừ Philêmôn, Gia cơ, 2 và 3 Giăng
- Tất cả sách Tân Ước trừ 2 và 3 Giăng.
- Tất cả sách Tân Ước trừ 2 Phierơ và Giuđe
(2) Tìm mỗi địa chỉ liệt kê trong biểu đồ nầy trên bản đồ của Đế quốc La mã ở Bài 1. Biểu đồ trên đưa ra việc sử dụng những sách trong Tân ước do các nhà lãnh đạo của Hội thánh và bản đồ chứng tỏ rằng.
a. Sách Khải Huyền không được trích dẫn hoặc nói đến trong các tác phẩm của những nhà lãnh đạo Hội thánh cho đến năm 180sau CN.
b. Polyacap ở Simiênnơ và Justin Martyr đều nói đến những sách Phúc âm trước năm 170.
c. Đến thời gian Irenaeus xong những tác phẩm của ông, thì tất cả các sách của Tân Ước dù được nói đến trừ III Giăng
d. Những nhà lãnh đạo bên ngoài La mã đã không sử dụng hay trích dẫn Tân ước trong các tác phẩm của họ trước năm 160.
e. Đến năm 215 các sách của Tân ước đã được những nhà lãnh đạo của Hội thánh sử dụng ít nhất tại năm vùng khác nhau kể cả Ai cập và Châu Phi.
Những nhà lãnh đạo được nêu tên trên biểu đồ không những đã trích dẫn các sách của Tân Ước và nói đến những cách ấy nhưng họ còn tin cậy vào Tân Ước để chống đối những giáo sư giả. Irenaeus và Origen, chẳng hạn, đã viện dẫn những tác phẩm của Tân ước khi họ viết bài chống lại thuyết ngộ đạo. ( Bạn nhớ lại điều này trong bài 9 khi học về I. Giăng sứ đồ Giăng đã viết thơ này để bài bác hình thức đầu tiên của cùng loại dạy dỗ giả dối này- ý tưởng cho rằng linh ( tinh thần) là tốt, còn vật chất là gian ác). Điều này cho thấy những nhà lãnh đạo Hội thánh thời xưa đã đánh giá cao các sách của Tân Ước.

Được hội nghị của Hội thánh nhìn nhận
Đến hậu bán thế kỷ thứ tư, những nhà lãnh đạo Hội thánh đưa ra sự nhìn nhận chính thức về những sách đã được công nhận là được cảm thúc. Những sách đã được chấp nhận được nói đến như là chân kinh ( canon) của Kinh thánh, nghĩa là những tác phẩm được sự cảm thúc thiên thượng và có uy quyền.
Có ba lý do tại sao sự nhìn nhận chính thức này được hình thành : 1) sự xuất hiện của những tác phẩm khác đã được một số người coi là được cảm thúc. 2) Anh hưởng của danh sách chưa hoàn chỉnh hay canon của Marcion, và 3) Sự ngược đãi của Dicletian.
1. Sự xuất hiện của những tác phẩm khác 27 cuốn sách của Tân Ước của chúng ta không phải là những tác phẩm duy nhất nói về Đấng Christ và những sứ đồ được viết ra trong thời gian 150 năm đầu tiên của lịch sử hiện hữu của Hội thánh. Luca nói trong phần giới thiệu của sách Phúc âm của mình đã có nhiều người cầm bút chép truyện về những việc đã hoàn toàn thành tựu giữa chúng ta (LuLc 1:1). Phaolô cảnh giác người Têsalônica rằng đừng tin bất kỳ lá thơ nào tương phản với những gì ông dạy về ngày của Chúa, ngay cả những bức thơ mạo danh của ông gởi đến (IITe 2Tx 2:2).
Sau đó có những tác phẩm như 1 Clement ( c. A. P. 96). Thơ tín của Banaba ( c. A.Đ. 130), sự dạy dỗ của Mười Hai sứ đồ ( c. A.Đ. 120) và người chăn của Hermas ( c. A.Đ. 140) xuất hiện. Những văn phẩm này có bản chất tĩnh nguyện ( devotional nature) và được một số Hội thánh đánh giá cao. Vào thế kỷ thứ hai và thứ ba, một số lượng đáng kể những văn phẩm khác xuất hiện cũng được coi như là được mặc khải. Trong số đó có những Công vụ của Phierơ, Sách Khải Huyền của Phierơ ( Acts of Peter, the Apocalypes of Peter) và Phúc âm của Thôma Ithe Gospel of Thomas). Nhiều sách trong sổ này có bản chất tưởng tượng và huyền bí).
Đứng trước hoàn cảnh này, những nhà lãnh đạo Hội thánh cần trình bày những sách nào đã được mọi người chấp nhận là những sản phẩm chân thực của Thánh Linh.
2. Bản liệt kê của Marcion ( c. A. Đ. 140). Cùng với sự xuất hiện của những tác phẩm khác, thì có 1 luồng ảnh hưởng của bản kiệt kê không hoàn chỉnh hay canon của Marcion lan tràn. Marcion là một giáo sư giả, ông ta chỉ chấp nhận Phúc âm Luca và mười trong những thơ tín của Phaolô - sau khi ông đã lược bỏ những phần ông không thích. Ong từ khước những sách khác vốn đã được hầu hết những nhà lãnh đạo nhìn nhận là được sự cảm thúc và ông ta thu phục nhiều người chấp nhận bản kiệt kê không hoàn chỉnh của mình. Những nhà lãnh đạo cần xác nhận uy quyền của những sách bị Marcion từ bỏ.
3. Sự ngược đãi của Diocletian . Một yếu tố khác khiến dẫn đến sự hình thành của chân kinh là Luật do hoàng đế La mã Diocletian ban hành vào năm 303 A. Đ. Theo luật này thì mọi sách thánh đều phải bị đốt cả. Điều này làm cho những nhà lãnh đạo Hội thánh thấy cần có sự nhìn nhận chính thức đối với những sách ấy để được bảo quản và giữ gìn cho khỏi bị tiêu hủy.
(3) Trong sổ tay bạn hãy giải thích thế nào mỗi sự kiện sau đây dẫn đến sự thành lập bản chân kinh của Tân Ước ( New Testament canon).
a. Những tác phẩm như Thơ tín của Banaba và Người Chăn của Hermas xuất hiện .
b. Marcion chỉ chấp nhận phúc âm Luca và mười trong số những Thơ tín của Phaolô.
c. Hoàng đế Dioletian ra một luật đối tất cả những sách thánh.
Một sự kiện ý nghĩa trong sự hình thành bản chân kinh Tân Ước là Hội nghị lần thứ ba ở Carthage được tổ chức vào năm 397 A.Đ. Những hội nghị của Hội thánh trước kia đã họp lại ở nhiều nơi khác nhau, như Hội nghị ở Nicaea ( A.Đ. 325), Hội nghị ở Lao đi xê ( A.Đ.363), và Hội nghị Damasine ( A.Đ.382), và những bản liệt kê khác được đưa ra. Tuy nhiên, tại Hội nghị thứ ba tại Carthage này thì bản công bố chính thức đầu tiên được đưa ra liên quan đến việc nhìn nhận sách nào được gọi là thuộc về chân kinh, nghĩa là được kể trong chân kinh. Bản công bố này là bản liệt kê ghi 27 sách trong Tân Ước như chúng ta có ngày nay, không hơn và không kém.
Mỗi sách được kể vào chân kinh phải đáp ứng tất cả những điều kiện sau :
1. Có tính chất thuộc về sứ đồ ( Apostolicity).
Sách đó phải do một sứ đồ hay một người cộng tác gần gũi với một sứ đồ làm tác giả.
2. Có tính chất thuộc linh ( Spirituality). Sách đó phải đặc tính thuộc linh và luân lý đạo đức thuộc loại cao nhất, tập trung vào thân vị và công việc của Đấng Christ.
3. Có tính phổ thông ( Universality). Đã được Hội thánh chung chấp nhận.
4. Có sự cảm thúc ( Inspiration). Sách đó đưa ra bằng cớ không nhầm lẫn rằng chính Thánh Linh đã cảm thúc tác giả viết ra.
Điều quan trọng cần ý thức rằng những nhà lãnh đạo Hội thánh đã không tạo ra phần văn bản của chân kinh. Họ không nêu lên rằng phần nào hay sách hoặc thơ tín nào được Thánh Linh cảm thúc hoặc nội dung có uy quyền hay không. Công tác của những nhà lãnh đạo là công nhận những văn phẩm đó xứng đáng với địa vị chân kinh và bao gồm những sách ấy vào chân kinh. Rõ ràng là Thánh Linh đã hướng dẫn những nhà lãnh đạo Hội thánh, vì những sách họ nhìn nhận đã được thử nghiệm qua thời gian và đáp ứng cho mọi nhu cầu của Hội thánh.
(4) Khoanh tròn mẫu tự trước câu diễn đạt Đúng.
a. Vài sách được bao gồm trong Chân kinh không do một sứ đồ viết ra.
b. Khi hội nghị lần thứ ba ở Carthage hợp tại, 27 sách của Tân ước đã được trích dẫn và được nhiều nhà lãnh đạo Hội thánh nói đến.
c. Hội thánh lần thứ ba ở Carthage nêu tên những cuốn sách đáp ứng sự thử nghiệm của sách nào thuộc chân kinh.
d. Từ nhiều tác phẩm đáp ứng được bốn điều kiện để nhìn nhận là chân kinh, thì Hội Nghị lần thứ ba ở Carthage chỉ chọn ra 27 cuốn.
(5) Hoàn chỉnh phần sau trong sổ tay của bạn.
a. Giải thích tại sao câu d trong câu hỏi ( 4) là sai?
b. Giải thích tại sao vài sách không do một sứ đồ viết lại được kể vào chân kinh của Tân Ước.
(6) Xếp đặt cho phù hợp giai đoạn của sự hình thành Tân Ước với mỗi sự kiện gắn liền với nó trong bài học này.
a. Tatian trích dẫn hay nói đến hầu hết những sách trong Tân ước.
b. Bốn sách Tin Lành được kết lại với nhau.
c. Phierơ nói về những thơ tín của Phaolô như đã hình thành một nhóm rồi.
d. Hội nghị thứ ba tại Carthage ấn hành danh sách của những cuốn sách thuộc về chân kinh.
e. Luca viết về cuộc đời của Đấng Christ và khởi đầu của Hội thánh.
f. Origen dùng Tân Ước để bài bác thuyết ngộ đạo.
1) Được viết
2) Được thu gom lại
3) Được công nhận
4) Được nhìn nhận công khai.
ĐƯỢC BẢO QUẢN VÀ CHUYỂN GIAO CÁCH TRUNG TÍN
Mục tiêu 2 : Xếp những lời diễn đạt về sự đáng tin cậy của Tân Ước cho phù hợp với những sự kiện đặc biệt hổ trợ điều ấy .
Trong phần trước chúng ta nghiên cứu về sự hình thành của Tân ước. Bây giờ chúng ta sẽ khảo sát bằng cớ về việc Tân Ước đã được sao chép cẩn thận và lưu truyền đến tay chúng ta bây giờ giống như lúc đầu mới được viết ra như thế nào. Khi chúng ta nghiên cứu bằng cớ này, chúng ta sẽ khám phá những lý do tại sao chúng ta có thể biết chắc rằng Tân Ước của chúng ta là bản ký thuật đáng tin cậy về cuộc đời của Chúa Jêsus và sự dạy dỗ của các sứ đồ.

Nhiều thủ bản xưa vẫn còn tồn tại.
Thực tế là không có thủ bản nguyên văn của các sách Tân ước vẫn còn tồn tại - chẳng hạn, thơ I Côrinhtô do chính Phaolô viết. Tuy nhiên nhiều trăm thủ bản của bức thơ ấy đã được tìm thấy và bảo quản. Một số thủ bản có từ thế kỷ thứ hai sau Chúa. Những thủ bản và văn bản này có thể chia thành bốn nhóm căn bản : thủ bản Hilạp trên giấy chỉ thảo ( papyri) và giấy da chiên ( parchment), những bản dịch và nhuận chánh, những phần trích dẫn do những nhà lãnh đạo Hội thánh thực hiện và những bài Kinh thánh đối đáp hay bài học Kinh thánh được sử dụng trong những nhà thờ.
Những thủ bản Hi lạp trên giấy cỏ chỉ và giấy da chiên ( The Greek Papyri and Parchment ).
Như bạn đã biết, những tác giả của Tân Ước dùng tiếng Hi lạp để viết văn. Những bức thơ đầu tiên và những sách đó cùng những bản sao đêù được viết trên loại cuộn giấy gọi là giấy cỏ chỉ ( papyrus) về sau các bản sao chép lại trên giấy da chiên.
Papyrus ( Giấy cỏ chỉ) là một loại giấy làm từ lá cỏ papayrus mọc ở Ai Cập. Trước hết những thủ bản được sao thành cuộn giấy cỏ chỉ. Sau đó người ta cắt thành miếng nhỏ rồi đóng lại với nhau thành hình thức của cuốn sách gọi là codex ( Kinh Thánh chép tay). Đây là hình thức của sách đóng lại mà ngày nay cũng được làm y như vậy. Loại giấy cỏ chỉ không đắt, nhưng dễ bị hư. Trong khí hậu khô, như ở Ai cập, thì giấy cỏ chỉ có thể tồn tại mấy trăm năm. Trong không khí ẩm ướt thì dễ bị hư hơn. Tuy nhiên, bất chấp tính dễ hư của giấy cỏ chỉ, khoảng 88 thủ bản giấy cỏ chỉ hiện tồn tại. Bản cố xưa nhất được khám phá năm đó là bản Rylands Papyri 457 ( p52). Bản này được sao lại từ tiền bán của thế kỷ thứ nhất ( khoảng A.D. 95) thì điều này có nghĩa là mảnh giấy papyrus này xuất phát từ một thủ bản được sao chép lại trong vòng năm mươi năm sau đó.
Sáu trong số những thủ bản trên giấy cỏ chỉ quan trọng nhất được tóm tắt trong bản lược đồ sau ( Ghi chú những thủ bản Papyrus được viết tắt bằng chữ P với con số được ghi lên phía trên. Đôi khi tên người khám phá bản sao cũng được kể đến).

Những bản thảo trên giấy cỏ chỉ của Tân Ước

- Số hiệu và tên:
P 52 Rylands Papyri 457
P45
P45 Chester Beatty 1
P46 Chester Beatty II
P 47 Chester Beatty III
- Được viết khi nào:
Tiền bán thế kỷ thứ hai
Thế kỷ 3
Thế kỷ 3
Thế kỷ 3
Thế kỷ 3

- Những phần Tân Ước được ghi ra:
Đa số sách Giăng đoạn 1-5, 8 -9, những phần của các đoạn 6- 7, 10 - 15, LuLc 3:1-24:53
HeDt 2:14-5:5, 10:8-22, 10:29, 11:13, 11:28-12:17;
Những phần của Mathiơ, Mác, Luca, Giăng và công vụ các sứ đồ.
Đa số những thơ tín của Phaolô trừ Philêmôn và những thơ giám mục, Hêbơrơ.
Đa số của KhKh 9:10-17:2.
Bắt đầu thế kỷ thứ tư, những sách của Tân Ước được sao vào loại giấy da chiên hay giấy da bê, chịu đựng lâu hơn ( và đắt hơn) làm từ loại da của thú vật. Những thủ bản này cũng được đóng thành cuốn sách ( codices). Có hơn 270 thủ bản trên giấy da chiên hay giấy da bê viết bằng chữ in Hi Lạp ( uncial manuscripts), và hơn 2790 thủ bản viết bằng chữ thảo ( viết bằng chữ cursive) hay nối những chữ Hi lạp lại). Năm trong số các bản này được liệt kê ở biểu mẫu sau:

Những thủ bản- trên giấy da chiên và da bê của Tân Ước .
- Tên:
Codex Vaticanus
Codex Alexandrinus
Codex Washingtonianus I
Miniscule
- Được viết khi nào:
Cuối thế kỷ thứ tư
Đầu thế kỷ thứ năm
Cuối thế kỷ thứ 4, đầu thế kỷ 5
Thế kỷ 9
- Những phần Tân Ước được ghi ra:
Toàn bộ Tân Ước
Hầu hết các sách Tân Ước thiếu 2 đoạn của Mathiơ, 2 đoạn của Giăng, và gần hết 2 Côrinhtô.
Mathiơ, Mác, Luca, Giăng
Các sách Phúc âm, Công vụ các thơ tín.
(7) Khoanh tròn mẫu tự trên trước câu ĐÚNG.
a. Thủ bản trên giấy cỏ chỉ xưa nhất hiện có thì ở từ thế kỷ thứ 3.
b. Chữ Codex ám chỉ về một loại chữ Hi lạp được dùng trong những thủ bản cổ điển.
c. Những bản Chester Beatty Papyri P45, P46,P47, được viết vào thế kỷ thứ ba.
d. Thủ bản Tân Ước hoàn chỉnh sớm nhất mà chúng ta hiện có thì ở từ cuối thế kỷ thứ tư.
e. Hơn 2.650 thủ bản trên giấy cỏ chỉ, giấy da chiên, hay giấy da bê hiện có gồm từng phần hay tất cả Tân Ước.
Những bản dịch sớm nhất và những bản nhuận chánh .
Chẳng bao lâu sau khi những sách Tân Ước được viết ra và luân lưu, thì người ta đã dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Vài bản dịch được thực hiện hai trăm năm trước khi bản Codex Vaticanus được viết ra. Như vậy những bản đó là nhân chứng sớm nhất của sự hiện hữu và hình thành Tân ước. Năm trong số những bản nhuận chánh quan trọng nhất được mô tả trong biểu đồ sau:

Những bản nhuận chánh sớm nhất của Tân ước .
- Tên:
Afican Latin; Diatessaron of Tatian; Sinaitic Syriac; Sahidic Version; Latin Vulgate
- Thời điểm:
khoảng 150 A.Đ; khoảng 170 A.Đ; Thế kỷ 4 A.Đ.200; A.Đ. 384
- Ngôn ngữ:
Latin; Syriac; Syriac Egyptian ( Coptic); Latin
- Những phần Tân Ước gồm có
Hầu hết những sách của Tân Ước; Một bản kết hợp bốn sách Phúc âm; Đa số những sách Phúc âm; Gần hết những sách của Tân Ước; Toàn bộ Tân Ước

Những tác phẩm của các giáo phụ của Hội thánh
Ngoài những thủ bản bằng tiếng Hi lạp và những bản nhuận chánh của Tân ước bằng những thứ tiếng khác, còn có những phần trích dẫn từ Tân Ước trong các tác phẩm của những nhà lãnh đạo khác nhau của Hội thánh từ thế kỷ thứ nhất. Hầu hết những nhà lãnh đạo này được liệt kê trong biểu đồ bạn đã học với tựa đề “ Những nhà lãnh đạo đầu tiên sử dụng Tân Ước”. Phần trưng dẫn của tác giả này chứng tỏ rằng những thủ bản của Tân Ước đã được biết tại nhiều nơi vào thời điểm được viết ra. Nếu tất cả những phần trích dẫn của những nhà lãnh đạo Hội thánh được để lại chung với nhau, chắc chắn cũng chứa đựng hầu hết bộ Tân ước.

Những bài Kinh Thánh đọc đối đáp ( Lectionaries )
Ngoài những thủ bản bằng tiếng Hi lạp, những bản nhuận chánh khác nhau và những tác phẩm của các giáo phụ của Hội thánh thì còn có hơn 2200 bài Kinh thánh đọc đối đáp chứa đựng những phần của Tân ước. Những phần đọc đối đáp này được dùng để đọc Kinh thánh chung trong những nhà thờ. Những bản xưa nhất đã được tìm thấy vào thời điểm này thì từ thế kỷ thứ sáu. Như bạn đã thấy, có ít nhất 5.300 thủ bản của tất cả hay từng phần của Tân Ước, đếm chung những bản ghi trên giấy cỏ chỉ, giấy da chiên cùng giấy da bê và những bài học đối đáp.
Thật thú vị khi so sánh Tân ước với những tác phẩm khác được viết ra cùng thời đó liên quan đến số lượng và tuổi của những thủ bản còn tồn tại ngày hôm nay. Chúng ta so sánh ba tác phẩm trong số này : Annals of Imperial Rome ( Biên niên sử của Đế quốc La Mã) do Tacitus, Gallic War ( Chiến trận Gallic) của Julius Caesar, và The War with Hannibal ( Cuộc chiến với Hannibal) của Livy. Đây là những tác phẩm thuộc về lịch sử chính trị và quân sự của Đế quốc La mã. Hãy chú ý phần so sánh giữa Tân ước và những tác phẩm này.

So sánh bằng cớ của bản thảo
Hồ sơ: Annals of Imperial Rome, Gallic War, The War with Hannibal, TÂN ƯỚC
Số lượng bản thảo hiện có: 2, 10. 20, Hơn 5.300
Số năm giữa bản đầu tiên và bản thảo sớm nhất hiện có: 800, 900, 300, 250, vài bản thảo dưới 50 năm sau khi có bản chính.
Thật vậy, những thủ bản ( manuscript) của Tân Ước thật dồi dào, số lượng tuyệt đối về bằng cớ ( the sheer amount of evidence) do nhiều thủ bản và thời gian sớm nhất của những thủ bản trên giấy có chỉ, giấy da chiên, giấy da bê, những bài đọc đối đáp, trích dẫn cùng những bản nhuận chánh của Tân ước đưa đến một kết luận duy nhất : cuộc sống, sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ là sự kiện được lưu lại bằng tài liệu tốt nhất trong lịch sử cổ điển ( the life, deathe, and resurrection of Christ is the best - documented event in all of ancient history).
(8) Khi so sánh với những tác phẩm của Tacitus, Livy và Julius Caesar cùng trong thời gian với Tân ước thì :
a) Tân ước có nhiều thủ bản gấp mười lần những tác phẩm kia.
b) Tân ước có nhiều thủ bản gấp 100 lần những tác phẩm kia.
c) Tân ước có nhiều thủ bản gấp 250 lần những tác phẩm kia.
Tân ước của chúng ta hoàn toàn đáng tin cậy.
Trải suốt mười bốn thế kỷ Tân ước tồn tại trong hình thức chép tay ( manuscript) thủ bản. Hầu hết những thủ bản này được giữ trong những thánh đường lớn và những chủng viện ở Âu Châu, và một số ở trong những nhà giàu có. Nhưng hoàn cảnh này thay đổi đột ngột khi máy in được Johann Gutenberg sáng chế năm 1437. Cuốn sách đầu tiên được ông in ra tại Mainz, Germany, vào năm 1456 là Kinh thánh - bây giờ nổi tiếng là bản Kinh thánh Gutenberg. Kinh thánh được xuất bản hàng trăm cuốn sách nhanh chóng và không quá đắt tiền. Bây giờ mọi người có thể có riêng cho mình một bản Kinh Thánh Cựu và Tân ước.
Nhiều bản dịch Kinh thánh đã được thực hiện. Hầu hết những bản dịch hiện nay, kể cả bản New International Version ( NIV - Bản nhuận chánh quốc tế) đều dựa vào những cách đọc tốt nhất của tất cả những thủ bản Hi lạp đáng tin cậy. Trong những nguồn cung cấp này chỉ có những sự khác nhau nhỏ nhặt, không đáng kể. Tuy nhiên, những sự khác nhau thật sự giữa hàng trăm thủ bản Hi lạp tính gồm lại không đến hai phần ba của một trang Tân ước - một phần ngàn của toàn thể. Sự kiện này chứng tỏ rằng tất cả những thủ bản đều phát xuất từ một nguồn gốc. Cũng chứng tỏ rằng những người sao chép những sách của Tân Ước đã làm rất cẩn thận. Sự nhất trí giữa những thủ bản gần gũi đến nỗi chúng ta có thể chắc chắn rằng Tân ước của chúng ta tiêu biểu cách trung tín về những tác phẩm gốc trong mọi khía cạnh.
9) Phần lớn những bản dịch hiện thời của Tân ước đều dựa vào một bản văn xuất phát đầu tiên từ.
a. Những lời trích dẫn của các giáo phụ.
b. Những bài đọc đối đáp giữ tại các nhà thờ.
c. Những thủ bản nhuận chánh Syriac và Coptic.
10) Xếp đặt cho phù hợp những lời diễn đạt về Tân ước với mỗi câu đưa ra một sự kiện hổ trợ cho câu đó.
a. Vào hậu bán thế kỷ thứ hai, Irenaeus sử dụng hay nói đến từng sách của Tân Ước ngoại trừ Philêmôn và 3 Giăng.
b. Có khoảng 5.300 thủ bản của từng phần hay toàn bộ Tân ước so với 20 bản của Livy.
c. Những sự khác nhau giữa những thủ bản Hi lạp dồn lại không đến hai phần ba của một trang Tân Ước.
d. Bản Nhuận chánh Sahidic được thực hiện vào năm 200 A.Đ.
e. Bản Ryland Papyrus 467 ( p52) ghi thời gian từ tiền bán thế kỷ thứ 2.
1) Kinh Thánh Tân Ước của chúng ta ngày nay là một bản sao hoàn chỉnh trung thực của các tài liệu nguyên thủy.
2) Những thủ bản của Tân Ước được tìm thấy đã được thực hiện trong vòng 50 năm sau khi có bản chính.
3) Toàn bộ Tân ước tìm thấy được hiện nay đã có từ đầu thế kỷ thứ ba.

4) Những thủ bản của Tân Ước được tìm ra nhiều gấp 250 lần các văn phẩm khác được viết ra cùng thời gian.
Ngày nay bạn và tôi có được Tân ước nhờ công tác của nhiều Cơ đốc nhân tận hiến, trung thành - những người được Đức Chúa Trời cảm thúc viết ra, những người cẩn thận sao chép lại, bảo quản và truyền lại cho chúng ta, những người kiên nhẫn so sánh hàng trăm thủ bản Hi lạp để cung ứng cho chúng ta những bản nhuận chánh chính xác, ra ngôn ngữ hiện thời của chúng ta và những người đã dịch ra tiếng mẹ đẻ chúng ta. Thật là một báu vật vô giá. Báu vật ấy cho chúng ta biết về Cứu Chúa có một không hai của chúng ta, vương quốc kỳ diệu mà ngài đến để thành lập quyền năng vốn thuộc về chúng ta để chúng ta phục vụ Ngài và vinh quang mà chúng ta cùng hưởng với Ngài cả cõi đời đời. Chúng ta hãy siêng năng chăm chỉ nghiên cứu báu vật đó. Hãy tiếp nhận sứ điệp của báu vật đó vào lòng chúng ta. Hãy dạy cho những người khác những chân lý quí báu với sự xác quyết trọn vẹn, biết chắc đó là Đức Chúa Trời tích cực, sự sống và biến đổi cuộc đời.

Bài tập trắc nghiệm
XẾP ĐẶT CHO PHÙ HỢP : Xếp đặt người hoặc vật cho phù hợp với mỗi câu mô tả người hoặc vật đó
a. Vị hoàng đế vào năm 303. A.Đ. đã ra lịnh đốt tất cả những sách thánh.
b. Một giáo sư giả chối từ sự cảm thúc của vài sách trong Tân Ước.
c. Một lãnh tụ Hội thánh sống vào khoảng từ năm 30 - 100 A.Đ và trích dẫn từ những sách của Tân Ước.
d. In bản Kinh thánh đầu tiên ở Mainz, Germany.
e. Từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt về những sách được cảm thúc, có uy quyền.
f. Một văn phẩm ấn hành vào năm 140 A.Đ và không được kể vào chân kinh.
g. Thủ bản Hi lạp hoàn chỉnh sớm nhất của Tân ước.
h. Bản dịch của Tân ước được thực hiện vào khoảng 150 A.Đ.
I. Chỉ chấp nhận Luca và 10 trong số các thơ tín của Phaolô.
j. Đưa ra sự nhìn nhận chính thức về các sách thuộc chân kinh vào năm 397 A.Đ.
1) Clement of Rome
2) Marcion
3) Diocletian
4) Người chăn của Hermas
5) Hội nghị lần thứ ba ở Carthage.
6) Chân kinh (canon)
7) Codex Sinaiticus.
8)African Latin Version
9)Johann Gutenberg.
CÂU HỎI CHỌN LỰA. Chọn cụm từ nào hoàn chỉnh tốt nhất cho mỗi câu sau.
2. Sự thử nghiệm về tính chất thuộc về sứ đồ của chân kinh liên quan đặc biệt đến :
a. Nội dung thực sự của sách.
b. Quyền tác giả của sách
c. Ảnh hưởng của sách trên độc giả
d. Được Hội thánh quan tâm đến
3. Chứng nhận đầu tiên mà chúng ta có về hình thức và sự hiện hữu của Tân Ước là :
a. La tin Vulgate
b. Codex Vaticanus
c. African Latin Version
d. Gutenberg Bible.
4. Ý nghĩa của bản Rylands Papyri 457 ( P52) là bản này.
a. Được chép lại trong khoảng 50 năm kể từ lúc bản chính ra đời.
b. Chứa đựng toàn bộ sách Phúc âm Giăng.
c. Chứng tỏ rằng các thơ tín của Phaolô được xếp lại thành một bộ.
d. Ghi ngày tháng từ tiền bán thế kỷ thứ 3.
5. Tầm quan trọng của Hội Nghị lần thứ ba ở Carthage liên quan đến sự hình thành Tân ước đó là hội nghị ấy.
a. Đã gom những sách trong Tân Ước lại với nhau lần thứ nhất.
b. Đã mô tả thế nào là 1 cuốn sách được cảm thúc.
c. Đã công bố những sách nào hội đủ bốn điều kiện thuộc về chân kinh.
d. Đã loại trừ tất cả những sách không do chính những sứ đồ trực tiếp viết ra.
6. Khi so sánh với những thủ bản hiện có của các văn phẩm của Tacitus, Livy và Julius Caesar, thì kể chung những thủ bản của Tân ước.
a. Như nhau về số lượng nhưng thời gian sớm hơn.
b. Nhiều gấp bội về số lượng và thời gian cũng sớm hơn.
c. Ít hơn về số lượng và thời gian cũng trễ hơn.
d. Lớn hơn về số lượng nhưng thời gian trễ hơn.
7. Hoàn cảnh trực tiếp dẫn đến việc công bố chính thức của chân kinh là
a. Ảnh hưởng của bản liệt kê của Marcion.
b. Việc sưu tầm của bốn sách Phúc âm thành một bộ.
c. Việc dịch Tân ước ra tiếng Syriac.
d. Việc Polycarp trích dẫn các sách của Tân ước.
8. Theo những câu sau đây, bằng cớ quan trọng nhất về Tân ước của chúng ta ngày nay là bản sao trung thực nhất của những văn phẩm nguyên thủy là sự hiện hữu của.
a) Hơn 2.200 bài Kinh thánh đọc đối đáp tìm thấy ở nhiều thành phố khác nhau.
b) Những lời trích dẫn từ Tân ước của những nhà lãnh đạo Hội thánh ở La mã.
c) Vài bản dịch Tân ước sang tiếng La tin.
d) Nhiều thủ bản Hi lạp đầu tiên nhất trí chặc chẽ.
9. XẾP THEO THỨ TỰ THỜI GIAN. Xếp đặt những sự kiện sau đây theo tiến trình lịch sử bằng cách viết số 1 cho sự kiện xảy ra trước, kế đến là số 2,3,v.v......
a. Hội nghị lần thứ ba ở Carthage công nhận chính thức những sách thuộc chân kinh.
b. Phaolô viết thơ cho người Côrinhtô.
c. Johann Gutenberg in cuốn Kinh thánh đầu tiên.
d. Phierơ giảng từ Cựu ước vào ngày Ngũ Tuần.
e. Origen nói đến các sách của Tân ước trong việc bài bác thuyết Ngộ đạo.
f. Bản Nhuận chánh African Latin của Tân Ước được thực hiện.
Nhớ làm xong Bản Tường Trình Học tập đơn vị 3 rồi gởi phiếu trả lời cho người hướng dẫn bạn học tập.

Giải đáp câu hỏi nghiên cứu
(1) a) Có lẽ được luân lưu từ đầu như những bức thơ hay những bản văn rời rạc.
b) Coi là những lời xác nhận về các lẽ thật đã được dạy dỗ.
(2) b. Polycarp ở Simiêcnơ và Justin Martyr đều nói đến những sách Phúc âm trước năm 170.
c. Đến thời gian Irenaeus xong những tác phẩm của ông thì tất cả các sách của Tân ước đều được nói đến trừ 3 Giăng.
e. Đến năm 215 các sách của Tân ước đã được những nhà lãnh đạo của Hội thánh sử dụng ít nhất tại năm vùng khác nhau kể cả Ai cập và Châu phi.
(3) Những câu trả lời gợi ý như sau :
a. Những nhà lãnh đạo Hội thánh cần quyết định những văn phẩm ấy có được chấp nhận như là một phần của chân kinh Tân ước không.
b. Những nhà lãnh đạo Hội thánh cần công bố những sách được cảm thúc khác mà Marcion chối bỏ là phần chân kinh.
c. Những nhà lãnh đạo Hội thánh cần quyết định sách nào thuộc về chân kinh và để bảo quản khỏi bị hủy diệt.
(4) a. Đúng c. Đúng
b. Đúng d . Sai
(5) a. Câu trình bày đó sai vì chỉ có 27 cuốn sách đáp ứng đầy đủ bốn yêu cầu của sách nào thuộc chân kinh.
b. Những sách đó được bao gồm trong Tân Ước vì do người cộng tác gần gũi với một sứ đồ viết ra.
(6) a. 3) Được công nhận
b. 22) Được sưu tầm
c 2) Được sưu tầm
d 4) Được nhìn nhận công khai
e. 1) Được viết ra
f. 3) Được công nhận.
(7) a. Sai d. Đúng
b. Sai e. Đúng
c. Đúng
(8) Tân ước có nhiều thủ bản gấp 250 lần những tác phẩm kia.
(9) c. Những thủ bản Hi lạp đang tồn tại.
(10) a. 3) Toàn bộ Tân ước tìm thâý được hiện nay đã có từ đầu thế kỷ thứ ba.
b 4) Những thủ bản của Tân ước được tìm thấy nhiều gấp 250 lần các văn phẩm được viết ra cùng thời gian.
c 1) Kinh thánh Tân ước của chúng ta ngày nay là một bản sao hoàn chỉnh trung thực của các tài liệu nguyên thủy.
d 3) Toàn bộ Tân ước tìm thấy được hiện nay đã có từ đầu thế kỷ thứ ba.
e. 2) Những thủ bản của Tân ước được tìm thấy đã được thực hiện trong vòng 50 năm sau khi có bản chính.
GIẢI ĐÁP BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Bài1
1. a. Vì quyền lực của La mã mạnh nên có sự an ninh, tự do vì phương tiện di chuyển cùng truyền tin thuận lợi cho khắp cả vùng.
b. Kết quả của văn hóa Hy lạp là tiếng Hy lạp được sử dụng mọi nơi.
c. Qua tôn giáo Do Thái và những người rải rác thì những lời tiên tri về Đấng Mêsi được nhiều người biết đến và được học tập nghiên cứu ở nhiều chỗ.
d. Sự khác nhau của các tôn giáo khác chứng tỏ rằng người ta đang tìm đủ mọi cách để thỏa mãn nhu cầu thuộc linh. ( Những câu trả lời của bạn có thể tương tự như thế).
2. a. 4) Nhà hội
b. 7) Bản bảy Mươi.
c. 6) Người nhập đạo Giuđa.
d.1) Sê sa Augúttơ
e. 5) Rải rác
f. 10) Người Sađusê
g 2) A lịch sơn đại đế
h 12) Lễ vượt qua
I. 13) Hêrốt đại đế
j. 3) Người Hêlênít
k. 9) Người Pharisi
l. 11) Lễ Ngũ Tuần
m. 9) Người Pharisi
n. 8) Tòa công luận
3. a) Những biến cố và những sự kiện đặc biệt.
b) Những lẽ thật về Đấng Christ và đời sống cơ đốc nhân.
c) Những sự giáo huấn dành cho một cá nhân đề cập đến sự lãnh đạo Hội thánh và những vấn đề khác.
d) Những sứ điệp liên quan đến hiện tại và những sự mặc khải của tương lai.
( Những câu trả lời của bạn có thể tương tự như thế).
4. a. 2) Giăng
b. 1) Luca
c. 4) Phaolô
d 2) Giăng
e. 4) Phaolô
f. 3) Gia cơ
Giai đoạn: 6 B.C-A.D 29; A.D 30 - A.D 60; A.D 60 - A.D 95
Lịch sử: Mathiơ Mác, Công vụ
Giáo lý: Rôma, Galati, Hêbơrơ
Cá nhân: Philêmôn, 1.2 Timôthê
Tiên tri: Khải huyền
Bài 2
Câu hỏi đúng hay sai
1. Sai
2. Đúng
3. Sai
4. Sai
5. Đúng
6. Sai
7. Sai
8. Đúng
9. Đúng
10. Sai
Câu hỏi chọn lựa
11. b) Họ không tin Ngài là Con Đức Chúa Trời.
12 c) Bài học cụ thể
13. a) Sinh ra và sự chuẩn bị cho chức vụ của Ngài.
14. d) Galilê
15. c) Đưa ra bức chân dung chính xác về con người của Chúa Jêsus.
Hoàn tất câu
16. Samari
17. Chức vụ ở giai đoạn sau và cuộc tranh luận
18. Bêthani.
19. Giu đê và Galilê
20. Chính mình Ngài.
Bài 3
Câu hỏi Đúng - Sai
1. Đúng
2. Sai
3. Sai
4. Đúng
5. Sai
6. Đúng
7. Đúng
8. Sai
9. Sai
10. Đúng
Câu hỏi lựa chọn
11. c) theo khuôn mẫu căn bản giống nhau khi kể về cuộc đời Chúa Jêsus.
12 a) Nói về những lời tiên tri Cựu ước đã ứng nghiệm như thế nào trong Chúa Jêsus.
Xếp đặt cho phù hợp
13. a 2) Mác
b. 1) Mathiơ
c. 1) Mathiơ
d 2) Mác
e. 2) Mác
Câu trả lời ngắn
14. ( Bằng lời riêng của bạn)
a. Giai đoạn Chúa Jêsus được chấp nhận công khai và nổi tiếng.
b. Giai đoạn Ngài bị chống đối và từ khước.
15. ( Bằng lời riêng của bạn).
Ông chứng tỏ những lời tiên tri Cựu Ước về Đấng Mêsi được ứng nghiệm như thế nào trong Chúa Jêsus.
16. ( Bằng lời riêng của bạn)
Sự năng động của chức vụ của Chúa Jêsus trong đó Ngài sẵn lòng đáp ứng nhu cầu của nhiều người.
17. “ Bắt đầu phúc âm về Jêsus Christ” (Mac Mc 1:1).
Bài 4
1. a 1) Phúc âm theo Luca
b. 2) Phúc âm theo Giăng
c. 1) Phúc âm theo Luca
d. 2) Phúc âm theo Giăng
e. 2) Phuc âm theo Giăng
f. 1) Phúc âm theo Luca ca
g. 1) Phúc âm theo Luca.
2. Đúng
3. Sai
4. Đúng
5. Đúng
6. Sai
7. Sai
8 b) Những sự dạy dỗ mà Chúa Jêsus ban phát liên quan đến “ con người”.
9 .a) Chứng tỏ Jêsus là Con Đức Chúa Trời và dẫn người ta đến tin nhận Ngài.
Bài 5
1. Sai. Sách Công vụ các sứ đồ là gạch nối liền giữa các sách phúc âm và các thơ tín vì sách đó mô tả sự thành lập của Hội thánh.
2. Đúng.
3. Sai. Sách Công vụ các sứ đồ chứng tỏ rằng Phaolô tăng cường việc quay sang Dân Ngoại vì nhiều người Do Thái phản đối sứ điệp của ông.
4. Đúng.
5. Sai. Phaolô viết thơ cho người Galati để trả lời cho tín tức cho biết họ đã chấp nhận một giáo lý sai lầm liên quan đến sự cứu rỗi.
( Ghi chú : Câu trả lời của bạn không cần phải đúng y như mẫu trả lời đây, nhưng phải trình bày ý tương tự).
6. a. 5) Giacơ
b. 1) Phierơ
c. 3) Luca
d. 4) Công vụ các sứ đồ
e. 3) Luca
f. 6) Galati
g. 1) Phierơ
h. 2) Phaolô
7. a. 6
b. 4
c. 1
d. 3
e. 2
f. 7
g. 5
h. 5 - Galati I. 1 - La mã j. 8 - Giêrusalem k. 3 - Côrinhtô Bài 6 1. a. 5) La mã b. 4) 2 Côrinhtô
c. 2) 2 Têsalônica
d. 5) Rôma
e. 3) 1 Côrinhtô
f. 4) 2 Côrinhtô
g. 2) 2 Têsalônica
h. 4) 2 Côrinhtô
I. 5) La mã
j. 1) 1 Têsalônica
k. 1) 1 Têsalônica
I. 3) 1 Côrinhtô
m. 3) 1 Côrinhtô
2. a. Côrinhtô
b. Têsalônica
c. La mã
d. Côrinhtô
3. a Phúc âm về sự công bình của Đức Chúa Trời.
b. Sự lười biếng.
c. Những nan đề đặc biệt của Hội thánh
d. Đã không thể đến đó dạy dỗ họ cách cá nhân.
e. Sự sống lại của người chết.
Bài 7
1. a. 2) Êphêsô
c. 1) Philêmôn
e. 4) Philíp
g. 4) Philíp
I. 1) Philêmôn
k. 1) Philêmôn
b. 3) Côlôse
d. 2) Êphêsô
f. 2) Êphêsô
h. 3) Côlôse
j. 3) Côlôse
l. 4) Philíp
2. Sai. Phần mô tả của Luca về sự bị bắt và bị tù của Phaolô chứng tỏ rằng Cơ đốc giáo không phải là mối đe dọa về chính trị đối với chính quyền La mã.
3. Sai. Thơ Philêmôn, Ephêsô, Côlôse và Philíp được gọi là những thơ từ lao tù vì Phaolô viết những thơ ấy khi ông bị tù.
4. Đúng
5. Sai. Thơ gởi cho Philêmôn bày tỏ sự quan tâm của Phaolô đối với một nô lệ đã làm xúc phạm chủ mình và cần được tha thứ.
6. Sai. Phi Pl 2:5-11 cùng với GiGa 1:1-51. HeDt 2:1-18, và CoCl 1:1-29 là những đoạn quan trọng vì đã công nhận thần tính của Đấng Christ và giúp chúng ta hiểu điều gì đã xảy ra khi Ngài trở thành con người.
7. Đúng
8. Sai. Chiến lược của Phaolô trong sự giúp đỡ tín hữu Côlôse thấy rằng họ đang theo giáo lý giả là trình bày những lẽ thật liên quan đến Đấng Christ sẽ làm cho những sự sai lầm của họ nổi lên rõ nét.
Bài 8
1. a. 2) 2 Timôthê
c. 5) Hêbơrơ
e. 5) Hêbơrơ
g. 3) Tít
I 3) Tít
k. 2) 2 Timôthê
b. 4) 1 Phierơ
d. 1) 1 Timôthê
f. 1) 1 Timôthê
h. 4) 1 Phierơ
j. 5) Hêbơrơ
2 a) Tít
3 c) Mênchixêđéc.
4. c) Sự trưởng thành thuộc linh và có khả năng cai trị nhà mình.
5. b) Đối diện sự chịu khổ bằng thái độ của Đấng Christ
6. a. Tít (Tit Tt 2:1-11)
b. 2Timôthê (IITi 2Tm 4:2, 7, 9)
c. Hêbơrơ (HeDt 10:12)
d. 1Phierơ (IPhi 1Pr 4:16)
e. 1Timôthê (ITi1Tm 1:3)
f. Hêbơrơ (HeDt 2:3)

Bài 9
1. a. 5) 3 Giăng
b. 3) 1 Giăng
c. 6) Khải huyền
d. 2) Giuđa
e. 5) 3 Giăng
f. 1) 2 Phierơ
g. 6) Khải huyền
h. 3) 1 Giăng
I. 1) 2 Phierơ
j 4) 2 Giăng
k. 4) 2Giăng
2. a. 3) Khải huyền
b. 2) 3 Giăng
c. 1) Giuđe
d. 3) Khải huyền
3. b) 1 Giăng
4. d) Trường phái tương lai
5. c) Giuđa
6 a) Phép viết văn dùng biểu tượng để diễn đạt ý nghĩa.
7 b) Thì giờ chưa đến để ứng nghiệm những điều đó
8. a. 4
b. 2
c. 3.
d. 1
Bài 10
1. a. 3) Diocletian
b. 2) Marcion
c. 1) Clement of Rome
d. 9) Johann Gutenberg
e. 6) Canon ( Chân kinh)
j. 5) Hội thánh lần thứ năm ở Carthage
f. 4) The shepherd of Hermas
g. 7) Codex Simaiticus
h. 8) African Latin Version
I 2) Marcion
2. b) Quyền tác giả của sách
3. c) African Latin Version.
4. a) Được phép chép lại trong khoảng 50 năm kể từ lúc bản chính ra đời.
5 c) Đã công bố những sách nào hội đủ 4 điều kiện thuộc về chân kinh.
6 b) Nhiều gấp bội về số lượng và thời gian cũng sớm hơn.
7 a) Anh hưởng của bản liệt kê của Marcion
8 d) Nhiều thủ bản Hy lạp đầu tiên nhất trí chặt chẽ.
9 a. 5 b. 2 c. 6 d. 1 e. 4 f. 3
CHÚ GIẢI
Cột số bên phải là bài học mà từ này xuất hiện trước bài.
A.D - Một chữ viết tắt thay cho chữ La tinh Anno Domini ( “ vào năm của Chúa”) và có nghĩa là ngày tháng năm sau khi Chúa ra đời, còn gọi là Sau Chúa hay Sau Công Nguyên, sau Tây lịch
Ẩn dụ - Câu chuyện lấy từ ví dụ hàng ngày để minh họa một chân lý thuộc linh
B.C - Một chữ viết tắt thay cho chữ “ Before Christ” ( trước Chúa” và có ý nghĩa là ngày tháng năm trước khi Đấng Christ giáng sinh, còn gọi là Trước Công Nguyên hay Trước Tây lịch
Bảy bảy mươi (Septuagint) - Bản dịch tiếng Hi lạp của Cựu ước được thực hiện trong thời kỳ giữa hai giao ước.
Bài diễn thuyết (Discourse) - Một cách diễn tả mở rộng về tư tưởng về một đề tài.
Bồi thường (restitution) - Trả lại tương đương cho những gì đã làm tổn thương hay thiệt hại.
Bội đạo (apostasy) - Từ bỏ hoặc chối bỏ đức tin tôn giáo.
Cắt bì (circumcison) - Dấu hiệu thể chất của giao ước thực hiện trên cơ quan sinh dục phái nam ( cắt qui đầu)
Cao nguyên (plateau) - Một vùng đất bằng phẳng cao hơn vùng đất chung quanh ít nhất là ở một phía.
Chủ đề (theme) - Tựa đề hay đề tài của bài diễn thuyết hay bài văn
Cộng quan (syniptic) - Trình bày hoặc rút ra cái nhìn chung liên quan đến các sách phúc âm Mathiơ, Mác và Luca.
Cứu Chuộc (redemption)- Hành động được thoát khỏi những gì gây thiệt hại đau khổ, chuộc lại
Chiến lược (stratery) - Một kế hoạch hay phương pháp được soạn thảo cẩn thận để đạt đến mục tiêu.
Cầu thay (intercession)- Hành động nài xin ân huệ cho người khác.
Chức tế lễ của người Lêvi - Chức vụ làm thấy tế lễ từ chi phái Lê vi vốn được Đức Chúa Trời biệt riêng ra làm thầy tế lễ ( xem Dan Ds 3:5-13).
Chân kinh (canon) - Một nhóm văn phẩm phù hợp với một số tiêu chuẩn được đưa ra để phán đoán.
Chủng viện (monastery)- Nhà dành cho những người giữ sự hứa nguyện về tôn giáo.
Dân ngoại (Gentile) - Người không thuộc về nòi giống Do Thái.
Di sản (Hertage) - Tài sản truyền cho người thừa kế, người đó được hưởng vì được sinh ra hoặc có vị trí được hưởng quyền lợi đó.
Đạo Do Thái (Judaism) - Tôn giáo và văn hóa của người Do Thái.
Đấng Mê si (Messiah) - Danh hiệu dành cho Đấng Christ chứng tỏ rằng Ngài là Đấng được Đức Chúa Trời chọn để làm một cộng tác đặc biệt.
Động từ (verb) - Từ ngữ diễn đạt một hành động, một sự xảy ra hay một tình trạng.
Đội trưởng (centurion) - Một người lính La Mã có quyền trên 100 người.
Độc tài, chuyên chế (tyrannical) - Có đặc tính áp bức, hành động bất công.
Giữa hai Giao ước - Thời kỳ giữa biến cố lịch sử cuối cùng của thời Cựu Ước và biến cố lịch sử đầu tiên của thời Tân ước khoảng từ 323 B.C. đến 6 B.C.
Gia phả (genealogy) - Bản ghi lại danh sách tổ tiên hay liệt kê hậu tự của một người.
Giáo phái (sect) - Một nhóm tôn giáo có quan điểm khác với đa số người giữ lấy.
Hồi tưởng (reminiscence) - Thói quen suy nghĩ hay kể về những kinh nghiệm của quá khứ.
Kerygma - Một sứ điệp liên quan đến sự cứu chuộc qua Đấng Christ được các sứ đồ công bố.
Kẻ địch lại Christ (antichrist) - Người từ chối việc Chúa Jêsus Christ đã đến trong xác thịt
Kinh thánh được đóng lại (Codex) - Những thủ bản Kinh Thánh được đóng lại thành cuốn sách ( không phải ở trong cuộn giấy).
Kinh thánh đọc đối đáp (lectionary) - Cuốn sách ghi những bài học Kinh thánh được đọc trong những buổi nhóm thờ phượng.
Lễ vượt qua (Passover) - Một lễ của người Do Thái được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày người Israel được giải cứu khỏi làm nô lệ xứ Ai Cập ( Xem Xuất Êdíptô ký 12).
Lễ Ngũ Tuần (Pentecost) - Lễ của người Do Thái kỷ niệm ngày ban bố Luật pháp cho Môise
La tinh (Latin) - Ngôn ngữ được sử dụng trước nhất tại La mã vào khoảng năm 900 Trước Công Nguyên về sau qua Ý. Miền Tây của Địa Trung Hải và Bắc Phi Châu.
Lối chữ thảo (minisculs) - Lối chữ viết thấu trong những hình thức đơn giản và nhỏ
Lối viết chữ in (uncial) - Lối viết cẩn thận bằng chữ in, chữ viết hoa.
Người nhập đạo Giuđa b (Proselyte) - Một người không phải là Do Thái nhưng thuận phục những điều yêu cầu của Luật pháp Do Thái và là người theo đạo Do Thái.
Người có văn hóa Hi Lạp (Hellenist) - Người có văn hóa Hi lạp không nhất thiết phải sinh ra là người Hilạp
Người Pharisi (Pharisiees) - Một giáo phái trong Do Thái giáo mà những thành viên tuân theo Luật pháp và truyền thống của những trưởng lão rất nghiêm nhặt.
Niên đại học (chronology) - Xếp đặt theo trình tự thời gian hay thứ tự của sự việc xảy ra.
Ngoại giáo (Pagan) - Không phải là tôn giáo của người Do Thái hay Cơ đốc giáo.
Nhà hội (Synagogue) - Một hội chúng hay sự nhóm lại hình thành tối thiểu 10 người Nam Do Thái để đọc và nghiên cứu Kinh Thánh Cựu Ước.
Nghiên cứu (research) - Cẩn thận điều tra vì mục đích của những sự kiện cần khám phá.
Người giữ đạo Giuđa ( Judaizers)- Những người xem việc tuân giữ luật pháp của người Do Thái là điều kiện để được cứu rỗi.
Phó lãnh sự ( proconsul) - Tổng đốc của một tỉnh của Đế quốc La Mã được Thượng nghị viện La mã bổ chức.
Song song (parallel) - Trải dài ra nằm về cùng hướng
Sứ mạng trọng đại ( Great Commision) - Mạng lịnh mà Chúa Jêsus truyền cho những môn đệ của Ngài trước thăng thiên về Trời sau lúc Phục sinh.
Sự thánh hóa (sanctification) - Hành động phân rẽ của một tín hữu ra khỏi điều ác.
Sự thanh tẩy (purufication) - Hành động tẩy sạch, đôi khi do một tiến trình nghi lễ.
Thể loại văn hình bóng (apocalypitic) - Một loại bút pháp trong đó những vật và những hình ảnh được dùng để truyền đạt ý nghĩa ( Sách Khải Huyền thuộc loại van apocalyptic này, nên chữ apoclypes là sách Khải Huyền).
Tuần lễ thương khó (Passion Week) - Tuần lễ mà Chúa Jêsus bị phản, bị bắt, bị xử án và bị đóng đinh.
Tranh luận (controversy) - Bàn cãi, không đồng ý.
Tình tiết ( episode) - Một biến cố trong một chuỗi sự kiện.
Tổ tiên ( ancestry) - Bản liệt kê hậu tự, hay liệt kê những bậc tiền bối.
Từ ngữ (vocabulary) - Tổng hợp một số chữ được dùng do một nhóm người hay cá nhân.
Thầy thuốc ( physician) - Một người có kỹ năng khéo léo trong nghệ thuật và khoa học xử lý bệnh tật.
Thơ ca (poem) - Một lối viết tuân theo những qui luật diễn đạt chi phối âm thanh, độ dài hay cách chọn chữ.
Thần tánh (deity) - Bản chất thiết yếu của một vị thần, một thực thể thiêng liêng.
Thần học (theological) - Quan hệ với việc nghiên cứu về Đức Chúa Trời và mối quan hệ của Ngài với thế gian này.
Thời kỳ cuối cùng (end - time) - Có quan hệ với một thời điểm trong tương lai khi thế giới đến lúc tận cùng.
Tu khổ hạnh ( ascetic) - Đánh dấu bằng sự từ chối bản thân mình cách nghiêm khác.
Tà giáo ( heresies) - Những ý kiến hay những sự dạy dỗ trái với chân lý.
Tiên đoán ( forescast)- Nói trước hay nói tiên tri về tương lai.
Thuyết ngộ đạo ( Gnosticism) - Một niềm tin cho rằng vật chất là gian ác và việc trốn khỏi thế giới vật chất bằng cách qua kiến thức đặc biệt.
Thủ bản (manuscript) - Toàn bộ Tân Ước tìm thấy được hiện nay đã có từ đầu thế kỷ thứ ba. Một tài liệu được viết bằng tay.
Thủ bản trên giấy da chiên (parchment) - Thủ bản trên giấy có chỉ (papyrus) - papyri những thủ bản thực hiện trên giấy cỏ chỉ.
- Loại “ giấy” dùng để viết làm bằng da của chiên hay dê, nhưng thủ bản được thực hiện trên loại nầy.
Thủ bản trên giấy da bê : (vellum) - Loại “ giấy” dùng để viết làm bằng da con bê hay những con vật như những thủ bản được thực hiện trên giấy nầy.
Viễn cảnh (perspective)- Cái nhìn so sánh mối quan hệ giữa những sự vật.
Xưng công bình Hành động công bố người nào đó được công bình trên nền tảng của sự công bình của Đấng Christ
Xuyên tạc (pervert) - Vặn lại hay bóp méo ý nghĩa
Y học (medical) - Liên hệ đến cách dùng thuốc hay nghệ thuật xử lý bệnh tật.
Paléttin (Palestine) - Đất của người Ysơraên mà Đức Chúa Trời hứa ban cho hậu tự của Apraham.
Rải rác - Sự lập cư của những kiều dân người Do Thái ở rải rác bên ngoài xứ Palestine sau khi họ bị đày khỏi đó vào khu 587 B.C.
Sabát ( Sabbath) - Ngày thứ bảy của tuần lễ (XuXh 31:12-17).
Sa du sê ( Sadducees) - Một giáo phái trong Do Thái giáo, những thành viên của họ chỉ chấp nhận 5 sách của Môise và không tin kẻ chết sống lại.
Triết học ( Philosophy) - Một hệ thông tư tưởng liên quan đến bản chất của thực thể.
Tòa công luận ( Sanhedrin) - Một hội đồng gồm 70 trưởng lão Do Thái do thầy tế lễ thượng phẩm đứng đầu người được quyền cai trị theo chính sách của La mã vào các công tác hành chánh của người Do Thái.
Thầy thông giáo (Scribes) - Những người giải thích luật pháp Do Thái và chỉ cách áp dụng vào thực tế hàng ngày như thế nào.


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 15-9-2024 09:20 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách