Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 4794|Trả lời: 0

Dẫn Nhập KT 1 - Dẫn nhập Giô-na

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 27-8-2011 08:33:27 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Dẫn Nhập Kinh Thánh 1

Dẫn nhập Giô-na

Các niên đại
Giê-rô-bô-am II lên ngôi, Giô-na trở thành nhà tiên tri năm 793 TC.
Ô-xia (A-xa-ria) lên ngôi vua Giu-đa năm 792 TC.
Giô-na truyền giảng cho thành phố Ni-ni-ve 785 TC
Sanh-ma-na-se IV lên ngôi vua A-sy-ri 783 TC.
Ashur-dan III lên ngôi vua A-sy-ri 772 TC.
A-mốt trở thành nhà tiên tri, năm 760 TC.
Ashur-Nirari V lên ngôi vua A-sy-ri năm 754 TC.
Chức vụ của Giô-na kết thúc năm 753 TC.
Y-sơ-ra-ên thua A-sy-ri năm 722 TC.
Lời giới thiệu
Tội lỗi leo thang trong xã hội - các tin tức hàng đầu hằng ngày và số nhà tù tràn lan là những chứng nhân đáng buồn cho sự kiện này. Với những vụ lạm dụng trẻ em, sách báo khiêu dâm, giết người hàng loạt, khủng bố, vô chính phủ, và các chế độ độc tài tàn bạo, thế giới dường như đang tràn đầy bạo lực, hận thù, và băng hoại thối nát. Đọc, nghe, và chứng kiến tấn thảm kịch ấy, chúng ta bắt đầu hiểu được sự cần thiết phải có sự phán xét của Đức Chúa Trời. Có lẽ chúng ta còn nhận thấy chính mình mong muốn trả thù những kẻ phạm tội bạo động bằng bất cứ phương tiện nào. Chắc chắn là những kẻ như thế đã không còn có thể được cứu chuộc nữa. Nhưng giả sử giữa lúc bạn suy nghĩ như thế ma Đức Chúa trời lại bảo bạn hãy đem Phúc âm đến cho những kẻ phạm tội tồi tệ nhất - thì bạn sẽ đáp lại như thế nào?
Giô-na đã được giao cho một nhiệm vụ như thế, A-sy-ri - một đế quốc vĩ đại nhưng gian ác - vốn là kẻ thù đáng sợ nhất của Y-sơ-ra-ên. Dân A-sy-ri phô trương thế lực của họ trước mặt Đức Chúa Trời và cả thế gian bằng nhiều hành động tàn bạo gây đau lòng. Cho nên khi nghe Đức Chúa Trời bảo ông hãy đến xứ A-sy-ri và kêu gọi dân chúng ăn năn, Giô-na đã bỏ chạy về hướng ngược lại.
Sách Giô-na kể lại câu chuyện của nhà tiên tri chạy trốn này, và thế nào Đức Chúa Trời đã ngăn chận ông và khiến ông quay trở lại. Nhưng đây còn hơn cả một truyện tích về một con người và một con cá lớn - câu chuyện của Giô-na là một thí dụ minh họa sâu nhiệm về lòng nhân từ thương xót và ân điển của Đức Chúa Trời. Chẳng hề có ai lại không xứng đáng được đặc ân của Đức Chúa Trời hơn dân chúng thành phố Ni-ni-ve, thủ đô của A-sy-ri. Giô-na vốn biết như thế. Nhưng ông cũng biết rằng Đức Chúa Trời sẽ tha tội và chúc phước cho họ nếu họ chịu ăn năn xây bỏ tội lỗi để thờ phượng Ngài. Giô-na cũng biết rõ quyền năng trong bức thông điệp của Đức Chúa Trời, rằng qua lời truyền giảng yếu ớt của ông, họ sẽ đáp ứng và thoát được sự phán xét của Đức Chúa Trời. Nhưng Giô-na thù ghét người A-sy-ri và muốn báo thù, chứ không phải là thương xót họ. Cho nên ông đã chạy trốn. Cuối cùng Giô-na cũng phải vâng lời Đức Chúa Trời để truyền giảng trên các đường phố Ni-ni-ve, và dân chúng đã ăn năn thoát được cơn phán xét. Thế là Giô-na phiền muộn và phàn nàn với Đức Chúa Trời: “Bởi tôi biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời nhơn từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn và đổi ý không xuống tai vạ” (Gion Gn 4:2). Cuối cùng Đức Chúa Trời đã trực diện với Giô-na, vì định kiến ích kỷ và thiếu nhân từ thương xót của ông. Ngài phán: “Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve, trong đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả, lại với một số thú vật rất nhiều hay sao?” (4:11).
Trong khi bạn đọc sách Giô-na, hãy bao quát toàn thể bức tranh về tình yêu và lòng nhân từ khoan dung của Đức Chúa Trời để nhận thức được rằng chẳng hề có ai bị nằm ngoài kế hoạch cứu chuộc cả. Phúc âm được dành cho tất cả những ai chịu ăn năn và tin. Hãy bắt đầu cầu nguyện cho những người dường như đang xa cách nhất với Nước Trời, để tìm cách nói cho họ biết về Đức Chúa Trời. Hãy học tập câu chuyện về nhà tiên tri “bất đắc dĩ” này và quyết định vâng lời Đức Chúa Trời, làm bất kỳ việc gì Ngài yêu cầu, và đi bất cứ nơi nào Ngài chỉ dẫn cho chúng ta.
Các đặc điểm quan trọng:
Chủ đích: Để vạch rõ tầm hạn rộng lớn của ân điển Đức Chúa Trời - rằng bức thông điệp cứu rỗi của Ngài là dành cho tất cả mọi người.
Trước giả: Giô-na, con trai A-mi-tai.
Đọc giả: Cho dân Y-sơ-ra-ên và những người thuộc về Đức Chúa Trời khắp nơi.
Niên đại viết sách: Trước năm 785 -760 TC.
Bối cảnh: Giô-na phục vụ trước A-mốt và dưới thời trị vì của Giê-rô-bô-am II, nhà vua hùng cường nhất của Y-sơ-ra-ên (793 - 753 TC; xem IIVua 14:23-25). A-sy-ri là kẻ thù quan trọng nhất của Y-sơ-ra-ên, và Y-sơ-ra-ên đã bị họ chinh phục năm 722 TC. Sự ăn năn của Ni-ni-ve có lẽ chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, vì nó đã bị huỷ diệt năm 612 TC.
Câu chìa khoá: “Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve, trong đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả, lại với một số rất nhiều thú vật hay sao” (Gion Gn 4:11)
Các nhân vật chính: Giô-na, viên thuyền trưởng, và thủy thủ đoàn.
Những nét đặc trưng: Quyển sách này khác với các sách tiên tri khác, vì nó kể lại câu chuyện của nhà tiên tri mà không chú trọng vào các lời tiên tri. Thật vậy, chỉ có một câu tóm tắt bức thông điệp của ông cho dân chúng thành phố Ni-ni-ve (3:4). Sách Giô-na là một trần thuật lịch sử. Nó đã được Chúa Giê-xu đề cập như một bức tranh về sự chết và sống của Ngài (Math 12:38-42).
Bố cục:
1. Giô-na làm ngơ đối với sứ mạng được giao (1:1-2:10)
2. Giô-na hoàn thành sứ mạng được giao (3:1-4:11)
Giô-na là một nhà tiên tri “bất đắc dĩ”, được giao cho một sứ mạng mà ông nhận thấy chẳng mấy thích thú. Ông đã chọn thà chạy trốn Đức Chúa Trời còn hơn phải miễn cưỡng vâng lời Ngài. Cũng như Giô-na, có lẽ chúng ta cũng phải làm nhiều việc mà mình không muốn làm trong đời sống. Nhiều khi chúng ta cũng cảm thấy mình muốn quay lưng lại và chạy trốn. Nhưng thà vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là thách thức Ngài hay chạy trốn. Thường thường mặc dù chúng ta có thách thức Ngài, Đức Chúa Trời vẫn lấy lòng nhân từ khoan dung dành cho chúng ta một cơ may khác để phục vụ Ngài khi chúng ta chịu trở lại với Ngài.
Các đại đề mục:
Luận đề: Quyền tể trị của Đức Chúa Trời
Lời giải thích: Tuy nhà tiên tri Giô-na tìm cách chạy trốn Đức Chúa Trời, Ngài vẫn nắm quyền kiểm soát cơn bão biển và một con cá lớn, Đức Chúa Trời đã bày tỏ quyền hướng dẫn tuyệt đối trong tình yêu thương của Ngài
Tầm quan trọng: Thay vì chạy trốn Ngài, hãy phó thác cho Đức Chúa Trời cả quá khứ, hiện tại, và tương lai của bạn. Nói không với Đức Chúa Trời sẽ nhanh chóng dẫn đến tai họa. Nói vâng với Ngài sẽ giúp chúng ta nhận biết Đức Chúa Trời cách mới mẻ và hiểu được mục đích của Ngài cho thế giới này.
Luận đề: Bức thông điệp của Đức Chúa Trời cho cả thế gian
Lời giải thích: Đức Chúa Trời đã có một chủ đích cho Giô-na: ông phải truyền giảng cho thành phố lớn Ni-ni-ve của A-sy-ri. Giô-na thù ghét Ni-ni-ve , cho nên ông đã đáp ứng bằng thái độ giận dữ và dửng dưng. Do đó ông đã phải học tập để biết được rằng Đức Chúa Trời yêu thương tất cả mọi người. Qua Giô-na, Đức Chúa Trời nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên về chủ đích truyền giáo của họ
Tầm quan trọng: Chúng ta không nên chỉ tập trung chú ý quá hạn chế vào chính dân tộc mình mà thôi. Đức Chúa Trời muốn người thuộc về Ngài phải truyền giảng tình yêu của Ngài bằng cả lời nói lẫn việc làm cho cả thế gian. Ngài muốn chúng ta làm giáo sĩ cho Ngài tại bất cứ nơi nào chúng ta sinh sống, bất kỳ nơi nào Ngài đưa chúng ta đến.
Luận đề: Sự ăn năn
Lời giải thích: Khi nhà truyền đạo của chúng ta miễn cưỡng đến Ni-ni-ve, đã có nhiều người đáp ứng. Dân chúng ăn năn và quay lại với Đức Chúa Trời. Đây là một lời quở trách nặng nề đối với dân Y-sơ-ra-ên, vì họ vẫn tưởng mình tốt hơn, nhưng lại khước từ bức thông điệp của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẵn sàng tha thứ cho tất cả những ai chịu xây khỏi tội lỗi.
Tầm quan trọng: Đức Chúa Trời không đề cao sự xấu hổ hoặc khoe khoang. Ngài muốn mỗi người phải chân thành tận hiến. Chỉ được dự phần các đặc quyền của Cơ-đốc giáo mà thôi thì chưa đủ; chúng ta còn phải xin Ngài tha thứ và cất đi mọi tội lỗi của chúng ta nữa. Từ chối ăn năn thì chẳng khác gì yêu mến tội lỗi mình
Luận đề: Lòng thương xót của Đức Chúa Trời
Lời giải thích: Bức thông điệp yêu thương và tha thứ của Đức Chúa Trời không phải chỉ dành cho dân Do-thái mà thôi. Đức Chúa Trời yêu tất cả mọi người trên thế gian này. Người A-sy-ri quả không xứng đáng được đối xử như thế, nhưng Đức ChúaTrời vẫn tha thứ cho họ nếu họ chịu ăn năn. Do lòng nhân từ thương xót của Đức Chúa Trời, Ngài không từ bỏ Giô-na vì ông đã bỏ qua sứ mạng của mình. Đức Chúa Trời có tình yêu, sự nhẫn nại và sự tha thứ lớn lao.
Tầm quan trọng: Đức Chúa Trời yêu tất cả chúng ta. Cả khi chúng ta bất trung với Ngài. Nhưng Ngài cũng yêu những người khác nữa, kể cả những người không thuộc nhóm thiểu số, giai cấp xã hội, chủng tộc, hoặc hệ phái của chúng ta. Một khi đã tiếp nhận tình yêu của Ngài, chúng ta cũng phải học tập để tiếp nhận tất cả những người được Ngài yêu mến. Khi yêu thương Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thấy dễ dàng yêu thương người khác hơn.



Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 26-4-2024 02:55 AM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách