Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 2949|Trả lời: 0

Dẫn Nhập KT 3 - Dẫn nhập Ê-xơ-tê

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 29-8-2011 22:57:59 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Dẫn Nhập Kinh Thánh 3

Dẫn nhập Ê-xơ-tê

Trước giả và niên hiệu:
Dầu chúng ta không biết ai viết sách Ê-xơ-tê, nhưng với chứng cớ trong sách có thể suy luận về trước giả và niên hiệu của tác phẩm. Rõ ràng trước giả là người Do Thái, vì người nhấn mạnh đến các căn nguyên của một lễ hội Do Thái và chủ nghĩa ái quốc toả khắp truyện tích. Trước giả thông thạo các phong tục Ba-tư (Phe-rơ-sơ), đóng khung câu chuyện trong thành Su-sơ, không hề nói đến xứ Giu-đa hoặc thành Giê-ru-sa-lem, thảy đều gợi ý trước giả là người trú ngụ tại thành phố Ba-tư. Niên hiệu sớm nhất cho sách là ít lâu sau khi các biến cố xảy ra, tức là chừng 460 T.C (trước khi E-xơ-ra trở về Giê-ru-sa-lem, xem chú thích ở EtEt 8:12). Nội chứng cũng bày tỏ rằng lễ Phu-rim được cử hành ít lâu trước khi viết sách (9:19). Vài học giả định niên hiệu sách nhằm thời kỳ Hê-lê-nít. Tuy nhiên, sự vắng bóng những từ Hy Lạp, và văn thể thổ ngữ Hê-bơ-rơ của trước giả gợi ý sách được viết trước khi đế quốc Ba-tư sụp đổ vào tay người Hy Lạp năm 331.
Mục đích, chủ đề và nét văn học đặc biệt:
Mục đích trung tâm của trước giả là ghi chép việc thiết lập lễ Phu-rim hằng năm, và giữ cho các thế hệ mai sau hiểu rõ và nhớ lại cuộc giải phóng lớn lao cho dân Do Thái trong thời vua Xét-xe trị vì. Sách cắt nghĩa rõ cả sự khởi lập lễ kỷ niệm và việc cần cử hành hằng năm (xem 3:7; 9:24,28-32)
Trong suốt cả câu chuyện, trước giả gợi lên trong tâm trí sự tranh đấu đang tiếp diễn giữa Y-sơ-ra-ên và dân A-ma-léc (xem chú thích ở 2:5; 3:1-6; 9:5-10), cuộc chiến đấu đã khởi sự từ thời Xuất Ê-díp-tô (XuXh 17:8-16; PhuDnl 25:17-19) và tiếp diễn qua lịch sử Y-sơ-ra-ên (ISa1Sm 15:1-35; ISu1Sb 4:43; và tất nhiên trong Ê-xơ-tê). Là dân đầu tiên tấn công Y-sơ-ra-ên sau khi được phóng thích khỏi Ê-díp-tô, người A-ma-léc được coi - trước giả sách Ê-xơ-tê quan niệm về họ - như hình ảnh thu nhỏ tất cả các cường quốc thế giới dàn trận chống với dân của Đức Chúa Trời (xem Dan Ds 24:20; ISa1Sm 15:1-3; 28:18). Và bây giờ lúc cả Y-sơ-ra-ên được buông tha khỏi kiếp lưu đày, chỉ dụ của Ha-man là cố gắng lớn cuối cùng trong thời Cựu Ước để hủy diệt họ.
Liên hệ mật thiết với cuộc chiến đấu với dân A-ma-léc là sự an nghỉ đã hứa cho dân của Đức Chúa Trời (xem PhuDnl 25:29). Khi Ha-man thất bại, người Do Thái mới được hưởng cảnh an lạc khỏi kẻ thù (EtEt 9:16,22).
Trước giả cũng nêu lên chủ đề quán xuyến được lặp lại nhiều lần suốt cả Kinh Thánh (thiên tai, bịnh tật, chiến tranh hoặc các tai họa khác đe dọa tuyển dân Đức Chúa Trời, những kẻ vượt qua được hợp thành dân sót lại). Những sự việc xảy ra trong thành Su-sơ của người Ba-tư đe dọa sự liên tục của các mục tiêu Đức Chúa Trời trong lịch sử cứu chuộc. Sự hiện hữu tương lai của tuyển dân Đức Chúa Trời, và sự hiện ra tối hậu của Đấng Mê-si - Cứu Chuộc bị lâm nguy bởi sắc chỉ của Ha-man hòng tuyệt diện toàn dân Do Thái. Trước giả sách Ê-xơ-tê sắp đặt hầu hết tài liệu mình theo những biến cố về câu chuyện của Giô-sép (xem chú thích ở EtEt 2:3-4,9,21-23; 3:4; 4:14; 6:1,8,14; 8:6) trong đó chủ đề nhất quán dân sót lại cũng là trọng tâm câu chuyện (SaSt 45:7).
Tiệc tùng cũng là chủ đề nổi bật khác trong sách Ê-xơ-tê, như chỉ rõ trong bố cục dưới đây. Những bữa tiệc cung ứng khung cảnh cho các sự khai triển âm mưu quan trọng. Có 10 yến tiệc: (1) EtEt 1:3-4, (2) 1:5-8, (3) 1:9, (4) 2:18, (5) 3:15, (6) 5:1-8, (7) 7:1-10, (8) 8:17, (9) 9:17, và (10) 9:18-32. Có ba cặp yến tiệc đánh dấu sự bắt đầu, quãng giữa và kết thúc câu chuyện: Hai yến tiệc do Xét-xe thết đãi, hai yến tiệc do Ê-xơ-tê khoãn đãi, và lễ kỷ niệm gấp đôi của lễ Phu-rim.
Việc ghi nhận sự nhân đôi xuất hiện như là một trong những kỹ thuật biên soạn ưa thích của trước giả. Thêm vào ba nhóm yến tiệc theo từng cặp, còn có hai bản danh sách các triều thần của vua (1:10,14), hai báo cáo rằng Ê-xơ-tê che dấu lý lịch mình (2:10,20), hai lần hội hiệp phụ nữ (2:8,19), hai cung phi tần (2:12-14), hai lần kiêng ăn (4:3,16), hai lần Ha-man tham khảo ý kiến của vợ ông và các bạn hữu (5:14; 6:13), hai lần xuất hiện không định trước của Ê-xơ-tê trước mặt vua (5:2; 8:3), hai lần trao quyền cho Mạc-đô-chê (6:7-11; 8:15), hai lần che mặt Ha-man (6:12; 7:8), hai lần nói đến các con trai Ha-man (5:11; 9:6-10,13-14), hai lần Hạt-bô-na xuất hiện (1:10; 7:9), hai sắc chỉ của vua (3:12-14; 8:1-13), hai lần nói đến cơn giận của vua nguôi đi (2:1; 7:10), hai lần nói đến luật Ba-tư không thể dời đổi (1:19; 8:8), hai ngày dành cho người Do Thái trả thù (9:5-15) và hai bức thư thiết lập kỷ niệm Phu-rim (9:20-32)
Một đặc điểm nổi bật của sách này là đã gợi lên cuộc tranh luận đáng kể - ấy là hoàn toàn im lặng không nói gì về Đức Chúa Trời, thờ phượng, cầu nguyện hoặc dâng sinh tế. Tính cách “thế tục” này đã gây cho nhiều người phán đoán rằng sách này chẳng mấy giá trị về mặt tôn giáo. Tuy nhiên, dường như trước giả cố ý kiềm giữ không đề cập Đức Chúa Trời hoặc sinh hoạt tôn giáo như một phương sách văn học để đề cao sự kiện rằng chính Đức Chúa Trời kiểm soát và điều khiển mọi sự trùng hợp cách tình cờ không quan trọng (xem thí dụ, chú thích ở 6:1) đã sắp xếp mưu đồ và ban sự giải phóng cho người Do Thái. Quyền tể trị tối cao của Đức Chúa Trời được thừa nhận ở mỗi điểm (xem chú thích ở 4:12-16) điều có vẻ hoàn toàn im lặng của Đức Chúa Trời khiến càng thêm phần hữu hiệu hơn.
Bố cục:
I. Những tiệc yến của Xét-xe (1:1-2:18)
A. Vả-thi bị truất phế (1:1-22)
B. Ê-xơ-tê làm hoàng hậu (2:1-18)
II. Những tiệc yến của Ê-xơ-tê (2:19-7:10)
A. Mạc-đô-chê khám phá một âm mưu (2:19-23)
B. Âm mưu của Ha-man (3:1-15)
C. Mạc-đô-chê thuyết phục Ê-xơ-tê cứu giúp (4:1-17)
D. Lời thỉnh cầu của Ê-xơ-tê đối với vua: Tiệc yến thứ nhất (5:1-8)
E. Đêm không ngủ (5:9-6:14)
F. Ha-man bị treo cổ: Tiệc yến thứ hai (7:1-10)
III. Những tiệc yến của Phu-rim (8:1-10:3)
A. Sắc chỉ của vua vì cớ dân Do Thái (8:1-17)
B. Sự thiết lập lễ Phu-rim (9:1-32)
C. Sự vinh thăng của Mạc-đô-chê (10:1-3).



Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 28-3-2024 04:39 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách