Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 2970|Trả lời: 0

Đời sống thuộc linh - D. Biết Chúa cách riêng tư

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 24-9-2011 08:20:59 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Đời sống thuộc linh
Tác giả: Richard Goswiller

D. Biết Chúa cách riêng tư.

Cuốn sách 'Knowing God' (Biết Chúa) xác quyết rằng sự thiếu hiểu biết về Đức Chúa Trời - thiếu hiểu biết về cả những đường lối của Ngài lẫn cách thông công với Ngài - là nguồn gốc của phần lớn sự yếu đuối của Hội thánh ngày nay (trích Knowing God của J.I.Packer trang 6).
'Lỗi lầm của chúng ta là tự soạn thảo những luật lệ của riêng mình trên đất này cho đời sống Cơ Đốc - sao chúng ta có thể tự phụ thế nhỉ? thay vì lắng nghe những gì chính Đức Chúa Trời muốn nói với chúng ta, chẳng hạn 'Nếu các ngươi muốn trở thành một Cơ Đốc nhân thì trước nhất các ngươi phải lớn lên trong sự hiểu biết về Ta' (trích A Heart for God của Sinclair Ferguson, trang 15,16
1. Biết Chúa là một thực hữu
a. Vấn đề: trở lực của con người trong việc biết Chúa.
Tự nhiên con người không thể hiểu biết về Đức Chúa Trời. Điều này chủ yếu do ba lý do sau đây:
1. Đức Chúa Trời là Đấng Vô Hạn, chúng ta chỉ là những tạo vật hữu hạn.
2. Đức Chúa Trời ở trong cõi vĩnh hằng trong khi chúng ta ở trong thế giới bị giới hạn 'bởi không gian và thời gian'.
3. Đức Chúa Trời tuyệt đối thánh khiết còn chúng ta là những tạo vật đầy tội lỗi.
Kết quả là, chúng ta không thể hiểu biết Ngài nếu Ngài không muốn tự bày tỏ chính Ngài cho chúng ta. Và ngay cả khi đó, Ngài cũng phải tự bày tỏ bằng một cách thức khả dĩ chúng ta hiểu được. Hơn thế nữa, Ngài phải làm việc trong lòng chúng ta để khiến chúng ta ước ao muốn biết Ngài.
b. Giải pháp: lời hứa thiên thượng về sự bày tỏ riêng tư.
Đức Chúa Trời đã chọn để làm cho tạo vật của Ngài biết Ngài. Ngài đã làm điều này qua nhiều cách khác nhau.
1. Ngài đã tự bày tỏ cách tổng quát qua sự sáng tạo của Ngài.
2. Ngài đã tự bày tỏ cách đặc biệt qua Kinh Thánh.
3. Ngài đã tự bày tỏ cách đặc biệt nhất là qua Con Ngài.
Ngài cũng đang làm việc trong lòng chúng ta để khiến chúng ta có thể hiểu được sự bày tỏ của Ngài (Gie Gr 24:7, 31:34, HeDt 1:1-3). Vậy thì, vì Đức Chúa Trời đã chọn để tự bày tỏ và vì Ngài hành động để khiến chúng ta có tể hiểu được sự bày tỏ đó nên biết Chúa cách riêng tư là một khả năng có thực!
c. Điều cần làm trước hết: tầm quan trọng của sự nhận biết Chúa.
Vì ta ưa và đẹp lòng sự nhìn biết Đức Chúa Trời (OsHs 6:6).
Người Hê-bơ-rơ đã lập ra một nghi thức thờ phượng mà trọng tâm là việc dâng của lễ. Nhưng nghi thức dâng của lễ không phải là điều Đức Chúa Trời muốn, dù chính Ngài đã chỉ định cách thức thờ phượng. Đức Chúa Trời phán rằng điều Ngài ưa thích nhất là sự nhìn biết Chúa cách riêng tư của mỗi chúng ta và kết quả mới là sự thờ phượng. Chúng ta rất dễ dàng bị lạc đường.
Kính sợ Đức Giê-hô-va ấy là khởi đầu sự khôn ngoan (ChCn 9:10)
Biết Chúa cách riêng tư thật sự là khởi điểm, là con đường và mục đích của sự cứu rỗi của chúng ta. Mọi điều trong đời sống thuộc linh đều liên hệ trực tiếp đến khái niệm quan trọng này. Chúng ta sẽ đạt được rất ít hay chẳng đạt được tiến bộ nào trong đời sống Cơ Đốc nếu chúng ta sai lầm ở điểm căn bản này.
Sự sống đời đời là nhìn biết Cha (GiGa 17:3)
Sự sống đời đời không chỉ đơn giản là một sự sống không bao giờ chấm dứt (từ bản chất tất cả mọi linh hồn đều vĩnh cửu). Sự sống đời đời là sự sống có liên quan đến Đức Chúa Trời; đó là sự sống được đầy dẫy Ngài và trong sự hiện diện của Ngài. Điều này chỉ có thể có được qua sự hiểu biết chính xác Đức Chúa Trời là ai theo như lẽ thật.
Nhìn biết Đức Chúa Trời là căn bản cho sự thờ phượng Ngài phải lẽ (GiGa 4:24)
Chúng ta không bao giờ 'khép kín' tâm trí mình khi thờ phượng hay chỉ vui hưởng một cuộc gặp gỡ đầy cảm xúc với Đức Chúa Trời. Chúng ta phải thờ phượng Chúa theo những lẽ thật Ngài đã bày tỏ về chính Ngài. Chúng ta không được làm ô danh Chúa bằng một sự thờ phượng 'rỗng tuếch' hay bằng cách duy trì một khái niệm không xứng đáng với Ngài về chính Ngài.
Sự nhìn biết Chúa là điều cao cả nhất con người có thể đạt được (Gie Gr 9:23-24)
Bạn có muốn đạt được điều gì đó trong đời này không? Bạn có muốn được một điều gì thật sự có giá trị không? Bạn có khoe hay hãnh diện về một điều gì không? Nếu có hãy quyết tâm tìm biết Đức Chúa Trời đi. Trong đời này chúng ta không thể nào theo đuổi, đạt được hay hoàn thành bất cứ một điều gì cao quý hơn hay có giá trị hơn là sự nhận biết Chúa. Đây phải là mục đích của chúng ta.
d. Niềm say mê: Sự cố gắng để nhìn biết Chúa.
Nếu đã xác quyết được lẽ thật này thì chúng ta còn chờ đợi gì nữa khi mình là Cơ Đốc nhân? Tại sao chúng ta không dành ưu tiên cho điều được Đức Chúa Trời ưa thích nhất. Tại sao chúng ta không chọn để theo đuổi mục đích mà vì nó chúng ta đã được tạo dựng và cứu chuộc? Chúng ta hãy gắng sức nhìn biết Chúa, xem đó là mối ưu tiên và tham vọng lớn nhất của đời sống chúng ta (OsHs 6:3a). Chúng ta chẳng có gì để mất, và chúng ta có thể đạt được mọi sự đấy!
'Mục đích tối hậu của con người là gì? Mục đích tối hậu của con người là tôn thờ Đức Chúa Trời và tận hưởng Ngài mãi mãi' (trích trong Westminster Shorter Catechism)
2. Những kết quả của việc nhìn biết Chúa.
a. Đức tin vào Đức Chúa Trời.
Đức tin tự nó gần như không có nghĩa gì cả - chính đối tượng của đức tin mới là điều quan trọng! Nhìn biết Đức Chúa Trời cách đúng đắn sẽ giúp chúng ta đặt niềm tin vào đúng Đấng ấy. Nếu chúng ta đặt đức tin mình vào một khái niệm không xứng đáng thì sẽ không đưa đến kết quả gì. Vì vậy hãy nhìn biết Chúa cách đúng đắn rồi đức tin sẽ tự động phát triển.
b. Kính sợ Đức Chúa Trời.
Chỉ có sự hiểu biết chân thật về Đức Chúa Trời mới đem đến trong lòng chúng ta một sự kính sợ kỉnh kiềng theo đúng Kinh Thánh. Ngày nay có rất ít hoặc gần như không có sự kính sợ Chúa, có lẽ là do sự nhận biết về Đức Chúa Trời của chúng ta quá thiếu sót hay quá thiếu chính xác. Sự kính sợ thật chỉ có được khi ta hiểu biết đúng đắn về chính mình Ngài.
c. Yêu mến Đức Chúa Trời.
Chúng ta sẽ dễ dàng yêu Đấng mà chúng ta đã hiểu biết cách đúng đắn. Tình yêu này không phải loại cảm xúc thông thường nhưng là một tình yêu trong lẽ thật và luôn luôn đưa đến sự vâng phục.
d. Thờ phượng Đức Chúa Trời.
Chỉ khi nhận biết Chúa cách chính xác ta mới có một sự thờ phượng đúng đắn và chỉ có sự thờ phượng ấy mới được Đức Chúa Trời chấp nhận. Tôi muốn nói đến một sự thờ phượng vừa được dâng lên cho Chúa và vừa được Chúa vui nhậm. Ngài đang tìm kiếm những người như vậy để thờ phượng Ngài và không gì khác có thể làm Ngài thỏa lòng dù có thiện chí đến đâu đi chăng nữa.
3. Những bước dẫn đến sự nhận biết Chúa.
a. Ý thức Đức Chúa Trời là tác giả của mọi hiểu biết về chính Ngài!
Ngài phải khởi xướng, Ngài phải tự bày tỏ và Ngài phải ban trí hiểu. Chúng ta hoàn toàn tùy thuộc Ngài về vấn đề này.
b. Ý thức sự nhận biết Chúa đòi hỏi trí hiểu thiêng liêng!
Sự nhận biết này không bao giờ đạt được bằng những phương tiện thiên nhiên, nhưng do sự soi sáng tâm linh, sự phát triển tâm linh và sự khôn ngoan của Chúa ban.
c. Ý thức rằng muốn tăng trưởng trong sự nhận biết Chúa thì phải chuyên cần, nhẫn nại và bền bỉ.
Sự nhận biết này không bao giờ có được bằng một phương pháp dễ dàng hay một công thức nhanh gọn nào đó. Chúng ta bẩm sinh không sốt sắng để nghe và có rất nhiều trở lực cho sự tăng trưởng trong việc nhận biết Chúa. Chúng ta phải thật sự mong muốn và theo đuổi điều này.
d. Ý thức rằng sự nhận biết Chúa không bao giờ có thể tách rời khỏi lòng trung tín và nếp sống thánh khiết cá nhân.
Mục đích sau cùng của sự nhận biết này là thay đổi lối suy nghĩ, thái độ và cách ăn nết ở của chúng ta. Sự nhận biết Chúa là phương tiện để thực hiện mục đích cho một đời sống đức tin và thánh khiết. Trong sự nhận biết Chúa luôn luôn có hàm ý đạo đức. Ngài càng biểu lộ chính Ngài thì Ngài càng đòi hỏi chúng ta. Nếu chúng ta không đáp ứng cách đúng đắn thì điều này sẽ ngăn trở mọi sự tăng trưởng sâu xa hơn!
'Chúa yêu dấu ơi, mỗi ngày con xin Chúa ba điều:
Được thấy Ngài càng rõ hơn
Được yêu Ngài càng nhiều hơn
Được theo Ngài càng gần hơn
(Lời cầu nguyện tin kính của Richard of Chichester 1197-1253 trích trong A heard of God của Sinclair Ferguson trang 11.
Những thuộc tính của Đức Chúa Trời
1. Sự tự hữu của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời không có nguồn gốc và Ngài tồn tại mà không hề tùy thuộc bất cứ điều gì ngoài Ngài, Ngài hoàn toàn tự chủ và tự lập.
2. Sự tự chu cấp của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Ngài hoàn toàn tự túc được và không cần bất cứ điều gì ngoài Ngài, Ngài tự vận hành, tự chủ và tự thỏa mãn.
3. Sự vĩnh cửu của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời còn đến mãi mãi, Ngài không có khởi đầu, không có những sự phát triển kế tiếp và không có chấm dứt. Từ ngày xưa Chúa như thế nào thì bây giờ Ngài cũng như vậy và cũng sẽ như thế cho đến đời đời.
4. Sự vô hạn của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời hoàn toàn độc lập với bất kỳ giới hạn nào; Ngài không thể có thêm bất cứ điều gì hay đạt một điều gì khác hơn những điều Ngài hằng có từ ngàn đời. Đức Chúa Trời vô hạn và vô lượng trong chính Ngài.
5. Sự toàn năng của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời có thể làm bất cứ điều gì phù hợp với bản thể trọn vẹn của Ngài; Đức Chúa Trời có quyền năng để thực hiện và làm trọn ý chỉ của Ngài.
6. Sự toàn tại của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời hiện diện mọi nơi, trong mọi phần của thế giới Ngài tạo ra, cũng như những gì vượt ra khỏi thế giới đó, Ngài hiện diện đồng thời toàn vẹn, ở khắp nơi.
7. Sự toàn tri của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự, biết đồng một lúc, tất cả những gì đang xảy ra và tất cả những gì có thể xảy ra.
8. Sự bất biến của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời hoàn toàn không thể thay đổi được Đức Chúa Trời như thế nào trong quá khứ thì hiện giờ Ngài cũng thế và cũng sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai.
9. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời đã thực sự sử dụng sự khôn ngoan vốn có; Đức Chúa Trời hành động trong sự khôn ngoan là khả năng sắp đặt một mục đích hoàn hảo, tìm ra những cứu cánh hoàn hảo và hoàn thành những cứu cánh đó bằng những phương tiện hoàn hảo.
10. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện trong Đức Chúa Trời hoàn toàn không có chút bất khiết nào, Ngài hoàn toàn phân rẽ khỏi bất cứ sự bất khiết nào ở ngoài Ngài và Ngài chống nghịch bất kỳ sự bất khiết và sự không công bình nào.
11. Sự ngay thẳng của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn hành động cách trong sạch và đúng đắn, Ngài sẽ luôn luôn hành động một cách hoàn toàn xứng hiệp với sự thánh khiết của Ngài.
12. Sự công bình của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn bày tỏ sự công bình Ngài cho các tạo vật tinh thần của Ngài dưới hình thức công lý đạo đức. Sự công bình là công lý và đền trả cách chính xác và xứng đáng y như Đức Chúa Trời đã định.
13. Cơn giận của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn bày tỏ sự thạnh nộ của Ngài đối với mọi tội lỗi và những con người phạm tội đó là sự trừng phạt mọi điều bất khiết so với sự thánh khiết trọn vẹn của Ngài.
14. Sự thành tín của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời luôn luôn trước sau như một, rằng Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn thành thật trong mọi phương diện và không khi nào nói dối; Ngài sẽ luôn luôn thành tín đối với mọi thành viên trong gia đình theo giao ước của Ngài.
15. Lòng tốt của Đức Chúa Trời - Đó là sự trọn vẹn trong Ngài khiến Ngài cư xử nhân từ và rộng lượng với tất cả mọi tạo vật của Ngài; Đức Chúa Trời luôn muốn bày tỏ lòng nhân từ, rộng lượng, thân thiện và đấy thương xót của Ngài.
16. Tình yêu của Đức Chúa Trời "Tình yêu của Đức Chúa Trời là sự thể hiện lòng tốt của Ngài đối với từng tội nhân, tự đồng hóa chính Ngài với hạnh phúc của tội nhân, Ngài đã ban cho họ chính Con Ngài để làm Đấng Cứu Chuộc họ và đem họ đến sự nhận biết và tận hưởng Ngài trong mối quan hệ bởi giao ước" (trích từ 'Knowing God' của J.I.Packer)
17. Ân điển của Đức Chúa Trời - Đó là ân huệ không tìm kiếm được,, không xứng đáng và không cần đền đáp nỗi mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho những tội nhân - Đó là ân huệ cứu chuộc cao trọng mà Đức Chúa Trời thể hiện bằng cách ban ơn phước trên những con người mà trong chính họ chẳng có gì xứng đáng và Ngài không hề đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào...đó là ân mà Đức Chúa Trời bày tỏ cho những người không có chút công lao nào nhưng hoàn toàn đáng phải chịu đau khổ và chỉ đáng ở địa ngục (trích trong 'The Attributes of God' của A.W.Pink)
18. Sự tối cao của Đức Chúa Trời - Đức Chúa Trời có uy quyền tuyệt đối và Ngài có quyền thể hiện uy quyền đó trên các tạo vật của Ngài, những tạo vật vật chất cũng như phi vật chất. Đức Chúa Trời hành động theo ý Ngài đẹp lòng, chỉ theo ý Ngài đẹp lòng và luôn luôn theo ý Ngài đẹp lòng.





Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 01:27 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách