|
Dức Dấy Phục Hưng
Tác giả: Rick Warren
TỪ TIM TÔI đến TIM BẠN
Tên tôi là John Baker, và tôi có đặc huệ hầu việc Giê su Christ ở Hội thánh Saddleback như Mục sư Công vụ ( LND: Mục sư công vụ - Pastor of ministry- là Mục sư đặc trách những công vụ (những cuộc tổ chức, những chương trình; ở Hôị thánh Saddleback là công vụ Dức dấy Phục hưng Celebrate Recovery). Tôi gia nhập ban của Saddleback cách đây năm năm như Mục sư đặc trách phục hưng và tiểu nhóm. Cách đây hai năm, tôi được yêu cầu phục vụ như một trong bảy Mục sư trông tôi trên 150 công vụ khác nhau ở Saddleback. Đó là cái gì mà John Baker làm. Như một cách để giới thiệu John Baker là ai, tôi xin chia sẽ lời chứng của tôi, bằng cách kể lại những từng trải, sức lực và hi vọng khi tôi đã đi qua “ con đường đến phục hưng” của bản thân tôi. tôi lớn lên trong một gia đình Cơ đốc ở thành phố Midwestern, Collinville, Illinois, có dân số là 1000 người. tôi đã có một tuổi thơ “ gọi-là” bình thường, theo nghĩa của nó. Cha mẹ tôi là thành viên của một Hôị thánh Baptist do Mục sư trẻ Mc Donld quản nhiệm. Tôi xin Christ ngự vào lòng năm mười ba tuổi. Ơ trung học tôi là lớp trưởng, chơi bóng rổ, bóng chày và chạy đua. Tôi cảm thấy được kêu gọi vào chức vụ năm mười sáu tuổi và muốn vào học ở một số trường đại học Cơ đốc. Tới thời điểm nầy, mọi sự có vẻ như bình thường-hầu như nhàm chán. Nhưng tôi có một nan đề: tôi phải là tốt nhất trong mọi điều. Sâu thẳm trong lòng, tôi chưa hề cảm thấy đủ tốt với cha mẹ tôi, bạn trong đội chơi của tôi, các bạn gái của tôi, và bất cứ người nào. Tôi không đủ tốt với họ, thì làm sao tôi có thể đủ tốt cho Chúa?, tôi tự hỏi. Tôi đã phải nghe giảng vào mỗi Chúa nhật về lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời, tình yêu không điều kiện của Giê su, và ân điển ban cho như không của Ngài. Tôi là một gã ngược đởi thơ thẩn-một sự kết hợp giữa lòng tự tôn cao nhất và cái tôi lớn nhất thế giới. Hãy tin tôi, đó không phải là một cảm giác dể chịu trong lòng. Cách tốt nhất mà tôi có thể diễn tả về cãm giác đó là nỗi bồn chồn, xót xa trong lòng.
Tôi đã vật lộn với sự kêu gọi của Đức Chúa Trơì và tự phán đoán mình không xứng đáng để bước vào chức vụ. Để thay vào, sau trung học, tôi đến đại học Missouri. Khi chuẩn bị hành lý cho đại học năm thứ nhất, tôi mang theo cả lòng tự cao hư không của mình. Tôi gia nhập một nhóm bạn hữu và chẳng bao giờ tìm được giải pháp-hoặc cái mà tôi tin là giải pháp-cho nỗi đau của đời tôi: rươụ. Nó thích hợp với tôi! lần đầu tiên trong đời tôi có cảm tưởng bị lệ thuộc.
Khi dự Đại học quản lý thương nghiệp như nghành học chính, tôi gặp Cheryl, vợ tôi. chúng tôi cưới nhau vào năm đại học cuối của tôi. bởi vì chiến tranh Việt nam đang đến hồi khốc liệt, chúng tôi biết rằng sau đại học tôi sẽ được gọi vào quân dịch. Cheryl ít biệt điều gì chực xảy đến trong mười sáu năm kế đó.
Năm 1970, tôi tốt nghiệp đại học, vào Không quân, được chọn vào Trường Huấn luyện Sĩ quan, và trong chín mươi ngày học xử sự như một sĩ quan, tôi uống rươụ như một gã lịch đời. Tôi tiếp tục uống rượu vô độ lượng, coi nó như là một phương thuốc chữa nỗi đau của tôi, chẳng gì là tội lỗi! Rồi chiến tranh chấm dứt và tôi được phân công vào một đơn vị dự bị. Sau quân dịch, tôi tham gia Công ty giấy Soctt. Tôi lấy bằng MBA ở trường học đêm ( LND: bằng MBA-Master of Business Administration-là bằng cao học quản lý kinh doanh). Đức Chúa Trời ban cho chúng tôi đưa con đầu lòng, một đứa gái, Laura. Hai năm sau đó lại được phước có đứa con thứ hai, một đứa trai, John Jr.
Tôi được thăng chứa tám lần tyrong mười một năm đầu sự nghiệp kinh doanh của tôi. Tôi là phó chủ tịch phụ trách bán hàng và tiếp thị cho hai công ty sản xuất thực phẩm tiêu dùng lớn. Tôi đã đạt đến sự nghiệp cả đời tôi và các mục tiêu và các mục đích tài chính vào thời gian tôi được ba mươi tuổi! Cùng với tất cả những thành công thương mại nầy, tuy nhiên, cũng có những sự dời chuyển. Di chuyển hai năm một lần khiến tôi khó ổn định một Hội thánh nhà, nhưng khi việc uống rượu của tôi tiếp tục, chuyện đó dối với tôi càng ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Tôi biết rằng nếu tôi chết, tôi được cứu, nhưng phẩm chất Cơ đốc không được phản ánh trong lối sống của tôi-những tập quán kinh doanh, và những ưu tiên.
Dù sao, tôi nghĩ cuộc đời tôi vẫn có vẻ bình thường đối với những người quan sát tình cờ. Tôi là một người lãnh đạo trong chức dịch Awana cho thanh niên Hội thánh. Tôi nghĩ gì về việc rời công việc sớm để ghé vào một quán bar trước cuộc nhóm tối thứ tư, vậy tôi có thể thư thản và thông cảm hơn với các cậu trai trẻ. Mọi người đã chẳng làm việc ấy sao? Tôi là huấn luyện viên Tiểu Liên đoàn của con trai tôi trong thời gian năm năm, nhưng tôi thường ghé qua quầy bánh hỏi I ta li a với viên trợ lý huấn luyện của tôi để uống một vài bình bia sau mỗi trận đấu. Một lần nữa, mọi người đã chẳng làm vậy sao? Lại vớ vẫn!
Dần dần tôi càng trở nên không bằng lòng với lối sống mà tôi đang theo. Tôi đối diện với một quyết định lớn. Tôi có một lựa chọn: cứ sống theo lối cũ-tiếp tục uống và sống theo thế gian-hoặc đầu phục, ăn năn, và sống theo đường lối của Đức Chúa Trời. Ước chi tôi có thể kể lại với các bạn rằng tôi đã thấy ánh sáng và đi theo đường lối của Đức Chúa Trời; nhưng thật ra là, tôi đã chọn con đường của tôi và quay lưng lại với Đức Chúa trời ChCn 14:12 nói “ Trước mặt mọi người mở ra sẳn con đường thú vị và khoảng khoát xem chừng như đúng nhưng cùng đường là sự chết”
Tôi là loại người được biết như kẻ uống rượu ghiền. Tôi chưa bao giờ mất việc, chưa hề bị bắt giữ vì lái xe có lúc uống rượu. Không, điều duy nhất mà tôi mất là mối quan hệ thân mật với Chúa ( tôi lỗi đã phân rẽ tôi với Ngài), gia đình tôi ( Cheryl và tôi đã chia tay), và cả mục đích sống. Bạn thấy đó, cái mà tôi đã xem là giải pháp cho nan đề của đời tôi, rượu, lại đã trở nên nan đề!
Cuộc sống tôi buông thả. Tôi tạo ra địa ngục của riêng tôi trên đất! Vào một sáng tháng mười, tôi ở tại Thành phố Biển Muối trong một chuyến kinh doanh khi tôi thức dậy và biết rằng tôi không thể uống nữa. Nhưng tôi cũng biết rằng tôi không thể sống mà không uống! Cuối cùng tôi té ngữa ra. Tôi đang chết về cơ thể, cảm giác và tâm trí, và quan trọng nhất là chết về thuộc linh. Tôi ở chỗ Nguyên tắc 1
Nguyên tắc 1: Hãy nhận thức rằng tôi không phải Đức Chúa trời. Tôi thú nhận rằng tôi bất lực không kiềm chế khuynh hướng muốn làm điều quấy của tôi và đời sống tôi là không thể liểm soát được.
Bước 1: Chúng tôi thú nhận rằng chúng tôi bất lực đối với sự nghiện ngập và những nếp sống đam mê của chúng tôi, rằng cuộc sống của chúng tôi đã trở nên không kiểm soát được.
“Hạnh phúc thay cho những ai biết rằng họ nghèo nàn về thuộc linh ”
Đức Chúa Trời chưa hề cản trở tôi làm điều sai. Ngài là một người lịch sự. Ngài không xâm nhập. Ngài yêu tôi nên cho tôi tự do làm theo quyết định và sai lầm của mình, biết rằng khi tôi đã kiệt quệ rồi, tôi sẽ trở lại cùng Ngài như Ngài đã hoạch định.
Khi tôi trở về nhà, tôi đi đến cuộc nhóm AA đầu tiên của tôi. nhưng đó chỉ là bắt đầu. xuyên suốt, tôi đi dự chín mươi buổi nhóm trong chín mươi ngày. Thời gian trôi qua, tôi nhận thức được Nguyên tắc 2.
Phụ chú: Suốt cả tài liệu nầy, bạn sẽ ghi nhận nhiều lời đề cập tới 12 Bước tập trung vào Christ. Chúng tôi cầu nguyện xin Chúa cho Dức dấy Phục hưng sẽ tạo nên một nhịp cầu nối với hàng triệu người đã quen với 12 Bước thế tục và khi làm như thế, giới thiệu họ với một Quyền lực Cao cả duy nhất, Giê su Christ. Một khi mà họ đã bắt đầu mối quan hệ đó, kêu cầu Christ ngự vào lòng mình như là Chúa và Cứu Chúa, sự chữa lành và phục hưng thật có thể bắt đầu.
Nguyên tắc 2: Nghiêm chỉnh tin rằng, Đức Chúa Trời hiện hữu, rằng tôi tùy thuộc vào Ngài, và rằng Ngài có quyền năng để giúp tôi phục hưng.
“Hạnh phúc thay cho những ai than khóc, vì họ sẽ được an ủi. ”
Đây là nơi tôi tìm thấy tia hi vọng đầu tiên của tôi! Đức Chúa Trời yêu tôi vô điều kiện. Cuối cùng tôi có thể hiểu RoRm 11:26: “ Mọi sự đến từ Đức Chúa Trời ở trên. Mọi vật sống động bởi quyền năng Ngài.”
Hôm nay cuộc sống của tôi với Christ mang hi vọng không cùng,-cuộc sống tôi không có Ngài là một chấm hết vô vọng! Năng lực ý chí riêng của tôi để lại cho tôi sự trống rỗng và đổ vỡ, do vậy tôi thay đổi nhận định của tôi về năng lực ý chí. Bây giờ tôi biết rằng năng lực ý chí chân thật là sẳn sàng chấp nhận quyền năng của Đức Chúa Trời cho cuộc đời tôi.
Điều nầy dẫn tôi đến Nguyên tắc 3.
Nguyên tắc 3: Tự ý dâng hiến cả cuộc đời và ý chỉ tôi cho Christ chăm nom và kiểm soát.
“hạnh phúc thay cho kẻ nhu mì ”
Bước 3: Chúng tôi quyết định quay cuộc sống của chúng tôi trở lại với sự chăm sóc của Đức Chúa Trời. “ Vậy hỡi anh em tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em (12:1)
Trong khi thực hành nguyên tắc 3 tôi nói, “ tôi không thể, Đức Chúa Trơì có thể,” và tôi quyết định để Ngài làm. Một ngày một lần, nếu chúng ta không đều phục Christ, chúng ta sẽ đầu phục sự hổn độn.
Tôi suy nghĩ về nguyên tắc 3 rất nhiều, và tôi đến Nguyên tắc 4.
Nguyên tắc 4: Mỡ rộng lòng mình tự xem xét và thú nhận tội lỗi với Đức Chúa Trời và với một ngươì nào đó tôi tin cậy.
“Hạnh phúc thay cho tấm lòng trong sạch ”
Bước 4: Chúng tôi mạnh dạng và cẩn thận tự kiểm điểm về đạo đức.
“ Chúng ta hãy xét và thử các đường lối mình và trở lại với Chúa” (CaAc 3:40)
Bước 5: Chúng tôi thú nhận với Đức Chúa Trời, với chính chúng tôi, và với một hữu thể con người khác về bản chất xác thực của những sai lầm của chúng tôi.
“ Do đó hãy xưng tội cùng nhau và cầu nguyện cho nhau hầu cho anh em được chữa khỏi” (Gia Gc 5:16).
Ơ điểm nầy tôi đã phải trở lại với gã trai trẻ John Baker, để đối mặt với những nổi đau, những trạng thái bần thần sau cơn say, và những thói quen tôi đã bị càm dỗ để vùi mình trong rượu. Tôi đã phải đối diện với những mất mát người em trai nhỏ của tôi. Tôi thấy trách nhiệm của tôi trong tất cả sự hủy hoại mà tật uống rượu của tôi đã gây ra cho tất cả những ai đã từng thân cận với tôi. Sau khi đã “ chán ngấy”, tôi có thể đối diện với sự thật, chấp nhận sự tha thứ của Jêsus và sự chữa lành của Ngài; những điều nầy đã dẫn tôi ra khỏi bóng tối những bí mật của tôi và vào ánh sáng kỳ diệu của Ngài!
Cảm tạ Đức Chúa Trời đã cung cấp một người bảo trợ đã giúp tôi giữ quân bình trong suốt thời gian tự kiểm điểm mình. Tôi không biết nên bắt đầu như thế nào để nói với bạn về gánh nặng mà Đức Chúa Trời đã cất khỏi tôi khi tôi hoàn thành những lời chỉ dạy tìm thấy trong Gia Gc 5:16! Bây giờ tôi biết rằng tôi đã được tha thứ bởi công việc của Jêsus Christ-quyền năng cao cả duy nhất-trên cây gổ và rằng tất cả mọi tội lỗi và sai quấy của tôi trong quá khứ không còn là bí mật nữa. Bây giờ tôi sẳn sáng để cho Đức Chúa Trời thay đổi tôi, sẳn sáng quy phục bất cứ vàtất cả những thay đổi mà Đức Chúa Trời muốn tôi làm trong cuộc sống tôi.
Nguyên tắc 5: Khiến tôi khiến tôi nhận thức rằng đây là lúc để “ bỏ đi và nhường cho Đức Chúa Trời” ( let go and let God). Đến thời gian nầy, tôi sung sướng được làm như vậy!
“Hạnh phúc thay cho những ai mà ước muốn lớn nhất của họ là làm điều gì mà Đức Chúa Trời yêu cầu ”
Buớc 6: Chúng tôi hoàn toàn sẳn sàng để cho Đức Chúa Trời cất bỏ tất cả những khiếm khuyết của tính nết.
“ Hãy hạ mình xuống trước Đức Chúa Trời và Ngài sẽ nâng anh em lên” (Gia Gc 4:10)
Buớc 7: Chúng tôi khiếm tốn kêu cầu Ngài cất bỏ đi tất cả những khiếm khuyết của chúng tôi.
“ Nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín, sẽ tha tội chúng ta, và tẩy thanh chúng ta khỏi cả sự không công bình” (IGi1Ga 1:9)
Đối với tôi, hoàn thành nguyên tắc 5 nói lên ba điều: (1) Để cho Đức Chúa Trời biến đổi tâm trí tôi-bản chất, tình trạng, và nét riêng biệt của nó; (2) Học vui mừng trong sự phát triển vững vàng-sự tiến bộ bền bỉ cho phép người khác thấy được những thay đổi trong tôi mà tôi không thể thấy (3) Đức Chúa Trời tái lập giá trị-bản thân tôi dựa trên tình yêu Ngài dành cho tôi hơn là những tiêu chuẩn của thế gian.
Suốt trong thời gian nầy Đức Chúa Trời ban cho tôi định nghĩa của Ngài về sự khiêm nhượng “ An điển của ta là tất cả những gì mà con cần, vì quyền năng của ta là lớn nhất khi con yếu đuối” ( II Cô 12:9;). Vậy tôi nói với sứ đồ Phao lô, “ Tôi rất vui sướng và hảnh diện về sự yếu đuối của mình…vì khi tôi yếu là lúc tôi mạnh”
Bây giờ tôi sẳn sàng để đến Nguyên tắc 6 mà tôi rất thích:
Nguyên tắc 6: Đánh giá tất cả mối quan hệ của tôi. Tha thứ cho những kẻ làm tổn hại, gây xúc phạm tôi, và bù đắp những tổn hại, xúc phạm mà tôi đã gây cho người khác, trừ khi làm như thế sẽ gây tổn hại và xúc phạm đến họ hay người khác.
“Hạnh phúc thay cho kẻ có lòng nhơn từ. Hạnh phúc thay cho những người hòa giải ”
Bước 8: Chúng tôi lập một bản liệt kê tất cả những người mà chúng tôi đã gây tổn hại và sẳn sàng đền bù cho họ tất cả.
“ Hãy làm cho người khác như anh em muốn họ làm cho mình” (IGi1Ga 1:9)
Bước 9: Chúng tôi đền bù những người đó bất cứ khi nào có thể, trừ khi làm như vậy sẽ gây tổn hại cho họ và người khác.
“ Do đó nếu anh em dâng của lễ nơi bàn thờ mà nhớ lại anh em của mình đã làm điều gì đó nghịch cùng mình, hãy để của lễ của anh em lại trước bàn thờ. Trước hết, hãy đi làm hòa với anh em mình,rồi mới đến dâng của lễ” (Mat Mt 5:23-24)
Tôi nói đây là nguyên tắc tôi thích nhất chớ không phải dễ nhất! Tôi có tất cả một bản kê các cái tên mà tôi phải đền bù. Từ những người chủ và nhân viên củ cho đến bạn bè và láng giềng của tôi. Nhưng những đền bù đặt biệt của tôi là cho gia đình tôi, nhất là vợ tôi, Cheryl. Chúng tôi vẫn còn xa cách. Tôi bảo cô ấy rằng tôi hối hạn thật sự về nổi đau mà tôi đã gây cho đời sống cô, rằng tôi vẫn yêu cô, và rằng nếu tôi có thể làm điều gì đó cho cô-bất cứ điều gì-cô chỉ cần yêu cầu.
Trong những thánh xa cách, Cheryl đã thấy những thay đổi mà Đức Chúa Trời đã làm trong cuộc sống tôi, những thay đổi xảy ra như lthể tôi đang thực hiện chương trình của tôi. ( Đây mới là điểm thú vi!) Cô ấy và bọn trẻ bắt đầu tham dự một Hội thánh nhóm trong phòng tập thể dục, Hội thánh Saddleback. Một tối thứ bảy tôi đang đến thăm hai đứa trẻ, họ yêu cầu tôi tham dự cùng họ vào sáng Chúa nhật. Họ rất ngạc nhiên khi tôi trả lời “ Vâng”! đã năm năm từ khi tôi dự buổi nhóm thờ phượng cuối cùng, nhưng khi tôi nghe trổi nhạc và sứ điệp của Mục sư Rick Warren, tôi biết tôi đã về nhà. Cheryl và tôi bắt đầu nghiêm chỉnh giải quyết vấn đề của chúng tôi. Năm tháng sau, Đức Chúa Trời mở lòng chúng tôi và chúng tôi hấp hôn. Đó không phải là công việc của Đức Chúa Trời sao!
Cả gia đình tôi chịu phép Báp tem và sau đó dự tất cả các lớp của Hội thánh: 101 ( LND: nguyên là như vậy những có lẽ phải hiểu là lớp 101 dành cho hội viên v.v.) hội viên, 201 trưởng thành, và 301 chức vụ. Ở đó tôi tìm được một trong những câu gốc của đời tôi:
“ Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn…là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh rao giảng nhơn đức của Đấng đã gọi anh ra khỏi nơi tối tăm, đến nới sáng láng lạ lùng của Ngài; anh em ngày trước không phải là một dân, mà bây giờ là dân Đức Chúa Trời” ( I Phi 2:9-10;).
Như Mục sư Rich Warren nói, “ Đức Chúa Trời không bao giờ phung phí một nỗi đau”. Tất cả nỗi đau lòng của tôi về tật nghiện ngập của mình cuối cùng đã có ý nghĩa! Đức Chúa Trời ban cho tôi khải thượng về Dức dấy Phục hưng, một chương trình phục hưng tập trung vào Christ. Cám ơn Đức Chúa Trời, cuối cùng tôi đã có thể chấp nhận lời kêu gọi của Ngài. Tôi vào học ở Chủng viện Báp-tít Cửa vàng và dâng hiến đời mình cho Đức Chúa Trời để hầu việc Ngài bất cứ nơi nào khi nào Ngài chọn.
Tôi đã dâng hiến đời mình để hầu việc Giê su Christ. Tôi định thực hiện hai nguyên tắc cuối hằng ngày trong quãng đời còn lại của tôi trên đất.
Nguyên tắc 7: Dành thì giờ hằng ngày với Đức Chúa Trời để tự xét mình, đọc Kinh thánh và cầu nguyện để biết Đức Chúa Trời và ý chỉ của Ngài cho đời sống tôi và đạt được quyền năng để làm theo ý chỉ của Ngài.
Nguyên tắc 8: Dâng chính tôi cho Đức Chúa Trời hầu được Ngài dùng để rao giảng Tin lành cho người khác bởi cả gương mẫu và lời nói của tôi.
“Hạnh phúc thay cho những kẻ bị truy hại vì làm điều gì mà Đức Chúa Trời yêu cầu ”.
Bước 10: Chúng tôi tiếp tục tự kiểm bản thân và nếu có sai rái thì lập tức thú nhận nó.
“ Vậy nếu anh em nghĩ anh em đứng vững hãy giữ kẻo ngã”. (ICo1Cr 10:13)
Bước 11: Chúng tôi tìm cách qua cầu nguyện và cải thiện mối tiếp xúc có ý thức với Đức Chúa Trời, chỉ cầu xin được biết ý chỉ của Ngài đối với chúng tôi và quyền năng để thực hiện ý chỉ đó.
“ Nguyền xin lời của Christ ở trong anh em dư dật luôn” (CoCl 3:16)
Buớc 12: có được kinh nghiệm thuộc linh như kết quả của các bước trên chúng tôi cố gắng mang sứ điệp nầy đến với tha nhân và thực hành các nguyên tắc nầy trong tất cả những sự việc của chúng tôi.
“ Hỡi anh em, nếu có ai mắc tội, anh em là người thuộc linh nên ôn hòa phục hồi người ấy. nhưng hãy canh chừng chính mình kẻo anh em bị lôi cuốn chăng” (GaGl 6:11)
Đức Chúa Trời đã ban phước cho tôi cách dư dật, và với tấc lòng biết ơn tôi chuyển giao các ơn phước nầy đến bạn. Nguyền xin Chúa cho quyển sách nầy sẽ giúp Hội thánh bạn bắt đầu một chương trình phục hưng, giúp cho người ta có thể an tâm cùng nhau giải quyết những nỗi đau, những rối loạn tinh thần, và những thói quen-một chương trình qua đó tình yêu, lẽ thật, ân điển, và sự tha thứ của Christ được bày tỏ qua mọi điều.
|
|