|
Dức Dấy Phục Hưng
Tác giả: Rick Warren
BẤT NĂNG
Nguyên tắc 1.
Hãy nhận thức tôi không phải là Đức Chúa Trời. Tôi thú nhận tôi bất năng không thể chế ngự khuynh hướng trong tôi muốn làm điều sai quấy và cuộc sống tôi không thể điều khiển được.
Hạnh phúc thay cho những ai biết họ nghèo nàn thuộc linh
Bước 1:
Chúng ta thú nhận chúng ta bất lực đối với những nghiện ngập và những tập tính đam mê của chúng ta, và cuộc sống chúng ta đã trở nên không thể điều khiển.
Tôi biết rằng không có điều gì tốt sống trong tôi, nghĩa là, trong bản chất tội lỗi của tôi. Vì tôi có sự khát khao muốn làm điều chi tốt, nhưng không thể thực hiện nó (RoRm 7:18)
Giới thiệu:
Trong Nguyên tắc 1, chúng ta nhận thức chúng ta không phải Đức Chúa Trời. Chúng ta thú nhận chúng ta bất năng không thể chế ngự cài khuynh hướng muốn làm điều sai trái trong chúng ta và cuộc sống chúng ta trờ nên không thể điều khiển. Ngay khi chúng ta tiến hành bước nầy và thú nhận rằng chúng ta bất lực, sự thay đổi bắt đầu. Chúng ta thấy rằng đường lối cũ của mình nhằm cố gắng chế ngự những nỗi đau, rối loạn tâm thần, và những lối sống mòn cũ không đạt hiệu quả. Chúng bị chôn vùi bởi sự phủ định và bám viú lấy cái năng lực giả tạo của chúng ta.
Tối nay chúng ta sẽ nhấn mạnh trên bốn hành động: hai điều chúng ta phải dừng lại không làm nữa và hai điều chúng ta cần phải bắt đầu làm trong phục hưng. Chúng ta phải thực hiện bốn hành động nầy để hoàn tất nguyên tắt 1.
Bốn hành động
Trong bài một chúng ta đã nói về hành động đầu tiên mà chúng ta cần phải làm
1. Ngừng lại không phủ nhận nỗi đau
Chúng ta đã nói rằng phủ nhận có ít nhất sáu tác động tiêu cực: nó làm suy kiệt các cảm giác, tiêu hao năng lực, phủ định tăng trưởng, cô lập chúng ta với Đức Chúa Trời, làm chúng ta xa lạ với những mối quan hệ của mình, và kéo dài nỗi đau đớn.
Bạn sẵn sàng chấp nhận Nguyên tắc 1 khi niềm đau đớn hơn nỗi sợ. Trong Thi Tv 6:2-3 (TLB) Đa vít nói về thời gian ông đã cạn kiệt các nguồn lực thân thể cũng như cảm xúc: “ Oi Chúa, hãy thương xót tôi vì tôi yêú mòn. Xin chưã lành tôi, vì xác thân tôi bệnh hoạn và tôi bị rối loạn, xáo trộn. Tâm trí tôi đầy những sợ sệt và u sầu”. Khi niềm đau của ông cuối cùng lắng lướt nỗi sợ, Đa vít có thể đối diện với sự phủ định và cảm nhận hiện thực đau đớn của ông. Cũng vậy, nếu bạn muốn dứt bỏ nỗi đau, bạn phải đối diện nó và đi xuyên qua nó.
Hành động thứ hai mà chúng ta phải thực hiện là:
2. Ngừng lại không đóng vai Đức Chúa Trời nữa.
Chúng ta sẽ hoặc hầu việc Chúa hoặc bản ngã. Chúng ta không thể làm cả hai việc! Mat Mt 6:24 ( GNB) chép : “ Không ai có thể làm tôi hai chủ; hắn sẽ ghét người nầy và yêu người kia; hắn sẽ trung thành với người nầy và coi khinh người kia”. Một từ ngữ khác cho hầu việc “ chính chúng ta” là hầu việc “ xác thịt”. Flesh( xác thịt) là một chữ Kinh thánh dùng để chỉ bản chất con người bất toàn, bản chất tội lỗi của chúng ta.
Tôi rất thích minh giải nầy: nếu bạn bỏ h khỏi đuôi của flesh mà xáo trộn ngược lại thì bạn sẽ được chữ self ( bản ngã). Xác thịt ( flesh) là sự sống bản ngã ( self-life). Nó là cái mà chúng ta là khi chúng ta bị bỏ lại với những toan tính của riêng mình.
Quyển sách lớn của AA miêu tả người nghiện rượu như một nhân vật mà ý-chí-bản-ngã( self-will) của ông ta tự do hoành hành! Khi “ self” ( bản ngã, cái tôi) ở ngoài vòng kiềm chế, thì mọi cố gắng chế ngự của self ( bản ngã) hoặc của others ( tha nhân), đều thất bại. Đức Chúa Trời là Đấng nắm quyền kiểm soát.
Có hai công việc: việc của Đức Chúa Trời và việc của tôi! chúng ta đã và đang cố gắng làm công việc của Đức Chúa Trời, và chúng ta không thể làm!
Ngài sẽ không xen vào làm công việc của chúng ta. Chúng ta phải mời Ngài đứng ra làm chủ sự. Chúng ta phải thú nhận rằng chúng ta không phải là Đức Chúa Trời và rằng cuộc sống chúng ta là không thể kiểm soát được nếu không có Ngài. Lúc đó, khi chúng ta cuối cùng đã tự làm cho mình ra trống không, Đức Chúa Trời mới có chỗ ngự vào và bắt đầu công việc chữa lành của Ngài.
Bây giờ chúng ta hãy tiếp tục đến với hành động thứ ba mà chúng ta cần phải làm:
3. Bắt đầu công nhận sự bất năng cuả chúng ta.
Tham vọng quyền lực không những đâm rễ trong sức lực mà còn trong sự yếu đuối của chúng ta. chúng ta cần phải nhận thức được những yêú đuối mang tính người của chúng ta và thôi không cố gắng tự mình làm nữa. Chúng ta cần phải thú nhận rằng chúng ta bất lực và quay cuộc sống về Đức Chúa Trời. Jêusu biết điều nầy khó như thế nào. Ngài phán, “ với loài người điều nầy là không thể, nhưng đối với Đức Chúa Trời mọi việc đều có thể.” (Mat Mt 19:26). Khi chúng ta cứ làm những điều không muốn làm và không làm được những điều đã quyết định cần phải làm, chúng ta mới bất đầu thấy rằng thức ra chúng ta không có quyền năng thay đổi như vốn nghĩ là có. Cuộc sống nên càng cô đọng rõ rệt hơn bao giờ hết.
4. Bắt đầu thú nhận rằng cuộc sống chúng ta đã trở nên không điều khiển nổi.
Các lý do duy nhất khiến chúng ta cho rằng có điều gì đó sai trái, cần phải nói ra, hoặc cần phải thực hành bước nầy, là vì cuối cùng chúng ta đã có thể thú nhận rằng lãnh vực nào đó-hoặc tất cả mọi lãnh vực-của cuộc sống chúng ta đã trở nên không điều khiển được! Chính là do thú nhận nầy mà cuối cùng bạn nhận ra là bạn ở ngoài vòng kiểm soát và bất lực. Không thể làm bất cứ điều gì dựa vào sức riêng. Khi tôi đạt đến phần nầy của phục hưng, tôi đã đồng cảm với Đa vít như ông diễn tả trong Thi Tv 40:12 (TLB) “ Những nan đề quá khứ giải quyết chất cao hơn đầu tôi. Trong khi đó, các lỗi tôi quá nhiều không thể điếm đều đã bắt kiệp tôi nên tôi hổ thẹn không dám ngước mắt lên”.
Nghe quen quen phải không? Chỉ khi nào niềm đau lớn hơn nỗi sợ bạn mới sẳn sàng thành khẩn thực hành bước đầu tiên nầy, thú nhận rằng bạn bất lực và cuộc sống bạn là bất khả điều khiển.
Tối nay có một bài thơ chữ đầu ( acrortic) sẽ giúp chúng ta tóm tắc lại phân nữa đầu của nguyên tắc 1: bất năng.
Powerless ( bất năng)
Bài thơ chữ đầu của chúng ta tối nay trình bày những điều sẽ xảy ra khi chúng ta thú nhận chúng ta bất năng-Powerless:
Pride: Kiêu ngạo
Only if: Chỉ khi nào
Worry: Lo lắng
Escape : Tránh đi
Resentment: Bực bội
Loneliness: Cô đơn
Emptiness: Trống rỗng
Selfishness: Ích kỷ
Separation: Chia xa
Mẫu tự đầu trong bài thơ chơi chữ tối nay là P. Chúng ta bắt đầu thấy rằng chúng ta không còn mắc bẫy PRIDE ( sự kêu ngạo), “ Sự kêu ngạo kết thúc bằng sự sa ngã, trong khi khiêm nhường mang đến tôn trọng” (ChCn 9:23 TLB).
Dốt nát + quyền lực + kêu ngạo = một hỗn hợp chết chóc
Sự kêu ngạo xói mòn đức tin của chúng ta, cắt chúng ta ra khỏi Đức Chúa Trời và người khác. Khi sự hiện diện của Đức Chúa Trời được hoan nghênh thì không có chỗ cho kêu ngạo bởi vì Ngài làm cho chúng ta ý thức được về bản ngã thật của mình.
Kế đến chúng ta bắt đầu tránh khỏi Only if ( chỉ khi mà). Bạn có khi nào gặp một trường hợp “ chỉ khi mà” không?
Chỉ khi mà họ đã không đưa ra …
Chỉ khi mà tôi đã bỏ rượu …
Chỉ khi mà nầy … chỉ khi mà kia …
Tâm trí chúng ta đồng ý với hiện thực cách miễn cưỡng làm sao. Nhưng khi chúng ta bắt đầu công nhận rằng mình bất lực, thì chúng ta bắt đầu bước đi trong sự thật, hơn là sống trong mảnh đất hoan tưởng của biện bạch.
LuLc 2:2-3 (GNB) chép rằng: “ Bất cứ cái gì được che đậy sẽ bị mở ra, và mọi bí mật sẽ được biết. Vậy thì, bất cứ cái gì ngươi đã nói trong bóng tối sẽ được nghe trong sáng tỏ ánh ban ngày”.
Mẫu tự kế trong powerless là W, nó đứng thay cho WORRYING ( lo lắng). Đừng nói với tôi rằng lo lắng không ích chi; tôi biết lắm. Những điều mà tôi lo lắng không bao giờ xảy ra!
Tất cả lo lắng điều là một hình thức của không tin cậy Đức Chúa Trời đủ! Thay vì lo lắng về những điều chúng ta không thể làm chúng ta cần tập trung vào cái gì Đức Chúa Trời có thể làm. Hãy giữ một bản sao của Bài Cầu nguyện Thanh thản trong túi và trong lòng để tự nhắc nhở bạn.
Qua thực hành chương trình nầy và hoàn tất các bước bạn có thể tìm được sự tin cậy và mối quan hệ với Đấng Quyền năng Cao cả duy nhất, Jêsus Christ, để sự lo lắng bắt đầu đi khỏi.
Mat Mt 6:34 (TLB) chép rằng, “ Đừng lo lắng về ngày mai. Đức Chúa Trời cũng sẽ chăm sóc ngày mai của các ngươi. Hãy sống ngày nào cho ngày ấy”.
Điều kế đến xảy ra khi chúng ta thú nhận rằng chúng ta bất năng là chúng ta thôi không cố gắng để ESCPE ( trốn tránh) nữa.
Trước khi thú nhận bất năng, chúng ta cố gắng trốn tránh và dấu mình khỏi những nỗi, những lối sống mòn cũ, và những rối loạn tâm thần bằng cách dấn thân vào những mối quan hệ không lành mạnh, bằng cách lạm dụng các chất ma túy như rượu chẳng hạn, bằng cách ăn hoặc là không ăn (LND: ở đây tác giả muốn nháy theo câu văn nổi tiếng của Shakerpear: “ to be or not to be ”, và v.v.
Cố trốn tránh đau đớn làm cạn kiệt nguồn nghị lực quí giá của chúng ta. Tuy nhiên, khi chúng ta thực hành bước 1 nầy, Đức Chúa Trời mở con đường trốn thoát thật để bày tỏ quyền năng và ân điển của Ngài. “ Vì ánh sáng có khả năng làm cho thấy rõ mọi vật về cái gì mà chúng ta thật là, thì nó cũng có thể biến những điều mà nó chiếu sáng trở thành ánh sáng”. (Eph Ep 5:13-14 Phillips).
Mẫu tự R trong poworless đứng thay RESENTMENTS ( sự bực bội).
Nếu họ bị trấn áp và chịu bóc lộc, hiếp đáp, sự bực bội sẽ hành động như một ung nhọt cảm xúc.
Phao lô bảo chúng ta trong 4:26-27: “ Trong cơn giận đừng phạm tội… đừng để mặt trời lặng xuống mà anh em vẫn còn giận, và đừng cho ma quỉ có chổ đặt chân”.
Khi bạn tiếp tục thực hành các nguyện tắc, bạn sẽ đi đến chỗ hiểu ra rằng trong việc để bực bội bỏ đi, bằng cách tha thứ cho những ai đã làm tổn thương bạn, chẳng những đem lại tự do cho người làm hại bạn, mà còn giải phóng chính bạn!
Nhưng nếu chúng ta khư khư giữ lấy cái năng lực giả tạo của mình, chúng ta sẽ trở nên bị cô lập và đơn côi. Đó là mẫu tự L trong LONELINESS ( cô đơn).
Khi bạn thú nhận rằng bạn bất năng và bất đầu đối diện với hiện thực, bạn sẽ tìm thấy rằng bạn không phải bị cô đơn.
Bạn có biết rằng cô đơn là một lựa chọn? Trong phục hưng và trong Christ, bạn sẽ không bao giờ bước đi một mình nữa.
Bạn có biết rằng chăm sóc người cô đơn có thể chữa khỏi cô đơn? Hãy dấn thân! Hãy dấn thân vào Hội thánh, hoặc trong vùng lân cận, hoặc ở đây-Dức dấy Phục hưng! Nếu bạn thường lệ đến đây, tôi bảo đảm bạn sẽ không cô đơn.
“ Hãy luôn yêu nhau với tình yêu anh em chân thật, đừng quên đối đãi tử tế với kẻ lạ, bởi vì có người làm điều nầy đã tiếp đãi thiên sứ mà không hay” (HeDt 13:1-2 TLB).
Khi thú nhận bất năng, bạn cũng từ bỏ sự trống rỗng, EMPTINESS. Khi cuối cùng thú nhận mình thật là vô năng, thì cái cảm giác trống vắng sâu bên trong-cái luồng gió lạnh thổi qua bạn-sẽ bỏ đi.
Jêsus phán, “ Mục đích của ta là ban cho sự sống đầy trọn” (GiGa 10:10 TLB). Vậy hãy để cho Ngài lấp đầy sự trống rỗng bên trong. Hãy thưa với Ngài bạn cảm thấy thế nào. Ngài sẽ chăm sóc!
Kế đến bạn sẽ thấy rằng bạn đang trở nên ít ích kỷ hơn.
Mẫu tự S đứng thay cho SELFSHNESS ( ích kỷ).
Tôi đã biết những người đã đi vào phục hưng nghĩ rằng Bài cầu nguyện của Chúa là, “ Cha chúng con ở trên trời… xin cho con… xin cho con… xin cho con! LuLc 17:33 (TLB) có chép “ Hể ai bám lấy sự sống mình sẽ mất nó, còn hể ai bỏ đi sự sống mình sẽ cứu nó”. Nói cách đơn giản, ích kỷ là nơi hội tụ của phần lớn những nan đề giữa con người với nhau.
Điều cuối cùng chúng ta từ bỏ khi thú nhận mình bất lực là SEPARATION ( chia cách).
Một vài người nói về “ tìm thấy” Đức Chúa Trời- như là Ngài có thể đã từng bị mất.
Sự chia cách khỏi Đức Chúa Trời có thể được cảm thấy thật, nhưng nó không bao giờ lâu dài. Nên nhớ, Ngài tìm kiếm kẻ bị mất. Khi chúng ta có thể tìm thấy Đức Chúa Trời, chúng ta nên tự hỏi, “ Ai duy chuyển?” Tôi xin gợi ý: - không phải Đức Chúa Trời!
“ Vì tôi tin chắc rằng không điều gì có thể chia cách chúng ta với tình yêu Ngài. Hoặc sự chết, hoặc sự sống, hoặc các thiên sứ, và tất cả các quyền lực của địa ngục chính nó cũng không thể giữ chúng ta khỏi tình yêu của Đức Chúa Trời…” “ Không điều gì có thể ngăn cách chúng ta với tình yêu của Đức Chúa Trời đã được Chúa Jêsus Christ chứng minh khi Ngài chết cho chúng ta” (RoRm 8:38-39 TLB).
Đúc Kết
Quyền năng thay đổi chỉ đến từ ân điển của Đức Chúa Trời.
Bạn sẵn sàng để thật sự bắt đầu cuộc hành trình phục hưng chưa? Bạn có dừng lại không nhủ nhận nỗi đau nữa không? bạn có sẵn sàng để bắt đầu thú nhận sự bất lực của mình không? Khởi sự thú nhận rằng cuộc sống của bạn là bất khả kiểm chưa? Nếu có, hãy chia sẽ với nhóm của bạn tối nay.
Tôi khuyến khích bạn hãy bắt đầu thực hành và sống chương trình nầy với sự thành khẩn. Nếu chúng ta thú nhận rằng mình bất lực chúng ta cần một quyền năng phục hưng lớn hơn chính chúng ta. Quyền năng đó là Quyền năng Tối cao của bạn-Jêsus Christ!
Chúng ta hãy kết thúc bằng cầu nguyện.
Đức Chúa Trời kính mến, lời Ngài dạy con rằng con không thể chữa lành những nỗi đau, những bấn loạn tâm thần, và những lối sống mòn cũ của mình bằng cách chỉ nói rằng không có chúng. Xin hãy giúp con! Một phần của đời sống con, hoặc tất cả nó, đều ở ngoài tầm kiểm soát. Giờ đây con biết rằng con không thể tự “ đặt” mình. Dường như con càng đấu tranh để làm điều phải thì càng khó thực hiện nó. Chúa ôi, con muốn bước ra khỏi phủ nhận để đi vào sự thật. Cầu xin Ngài chỉ con đường lối. Trong danh con Ngài. Amen .
Bài làm chứng ( Nguyên tắc 1)
Chào, tôi là John. Tôi là một tín đồ chiến đấu với tật nghiện rượu. Câu chuyện của tôi nhằm nói lên rằng Đức Chúa Trời đem tôi trở lại khi tôi đi đến nước cùng phải từ bỏ không còn hành xử theo cách riêng của mình nữa. Bạn biết, tôi vào đời rất may mắn. Lớn lên trong một gia đình Cơ đốc tin kính, tôi là đứa trẻ điển hình nổi bậc trong Hội thánh tôi, nhiều người nói rằng tôi sẽ thay thế Bill Graham khi ông ấy về hưu. Sau đó trong đời, tôi lấy bằng cao học ở chủng viện Fuller. Về cơ bản, tôi đã được huấn luyện cho cuộc đời chức vụ.
Tuy nhiên, tôi quăng bỏ tất cả điều ấy, để chạy theo cái mà Kinh thánh gọi là “ các dục vọng của xác thịt”, còn tôi thì cho là “ tiếng gọi của tự do”. Điều đó đã xảy ra như thế nào? Như bạn sẽ thấy, tôi đã phạm một sai lầm khi nghĩ rằng mình đủ mạnh để sống một đời sống theo ý riêng.
Những kỷ niệm đầu đời của tôi là về Đức Chúa Trời và Jêsus. Tôi nhớ đã hỏi cha, “ Tại sao mọi người không tin Jêsus? Dễ quá mà”.( Lúc ấy tôi đang cầu nguyện cho Nikita Khrushchev, xin cho ông sẽ trở thành một Cơ đốc nhân). Cha tôi trả lời, “ Khi con lớn hơn, con sẽ hiểu. Tin Chúa không phải chuyện đơn giản như con nghĩ”. Nói như cha tôi cũng không hề gì, nhưng tâm trí của một đứa trẻ bảy tuổi vốn nhạy cảm. Tôi coi nhận xét của cha tôi như một lời ủy thác: không lâu sau đó, tôi mất dần niềm tin trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
Trong bốn mươi năm kế đó, tôi luôn cố gắng tìm lại đức tin đơn sơ thời thơ ấu. Tôi sa vào nhậu nhẹt luông tuồng trong năm cuối đại học. Nhưng nhu cầu phải cố tìm cho được sự chấp nhận của Đức Chúa Trời vẫn còn. Nếu ai đó có thể làm cho Đức Chúa Trời hoan hô nhiệt liệt thì người ấy là tôi. Tôi cưới một nữ Cơ đốc nhân tin kính từ một gia đình Cơ đốc tin kính, và vào học ờ chủng viện Fuller. Tôi đã là một sinh viên chưa tốt nghiệp lười biếng. Bởi thế tôi có hai điều để chứng tỏ: Thứ nhất là tôi thật sự là gã khổng lồ thuộc linh mà cha tôi và những người khác đã luôn luôn mong đợi nơi tôi, thứ hai là kỹ năng trí tuệ tuyệt vời của tôi không ai bì kịp. Tôi tốt nghiệp Fuller với một 3.8 GPA, một bằng Cao học thần học, và vài cơn phiền não lớn. Bạn thấy đó, tất cả sự hiểu biết trí não ấy không có giá trị bởi vì tôi đang trình bày một tôn giáo cho Đức Chúa Trời thay vì có mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
Sự tự nghi ngờ về sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã lan ra tới mọi lãnh vực đời sống tôi. Tôi đã bắt đầu nghi ngờ cả nam tính của tôi, vậy nên tôi đi vào liệu pháp tâm lý. Qua đó tôi nhận thấy rằng phần lớn sự tự ti của tôi có thể được thanh minh bởi một “ cha bên trong” cường điệu luôn luôn đòi hỏi sự hoàn hảo. Tâm lý học nghe có vẻ có ích theo tầm mức của nó, nhưng nó thiếu hụt không đạt đến cái kết thúc giải cứu mà. Cuốn sách lớn nêu lên rằng tất cả chúng ta phải thực hiện: “… bất cứ cuộc sống nào mà chạy theo ý-chí-bản-ngã khó có thể thành công”. Jêsus đặt vấn đề nầy theo một cách khác trong Cuốn sách lớn thứ thiệt, Kinh thánh: “ Bất cứ ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó, nhưng bất cứ ai mất mạng sống mình cho ta hoặc cho phúc âm sẽ được cứu nó” (Mac Mc 8:35)
Sau khi theo học một chương trình tiến sĩ thần học sử, tôi rời Fuller và tham gia thế giới kinh doanh. Khoảng một năm sau, một người đàn bà như người mẹ thứ hai của tôi chết đột ngột bởi một khối u não ác tính. Mặc cho tôi van xin với Đức Chúa Trời, Jan mất đêm ấy, và tôi hoàn tất cuộc rời bỏ Đức Chúa Trời của tôi. thay vì quay sang Đức Chúa Trời trong thời gian mất mát nầy, tôi lấy cái chết của người đàn bà thân yêu ấy như là cái cớ để từ bỏ Đức Chúa Trời và thỏa mãn những khát khao dồn nén bấy lâu nay bằng rượu, đàn bà, và ca nhạc.
Tôi lên như diều vào năm 1984. Tôi có nhiều tiền, một cái nhà ở Anaheim Hills, và tôi bị vây quanh bởi những đàn bà lợi dụng lộ liễu. Tôi bắt đầu ngoại tình sau chín năm hôn nhân. Cái cớ để không chung thủy của tôi là vợ tôi không đủ “ hấp dẫn”. Viện cớ giúp tôi biện bạch một cuộc ly dị. Viện cớ và rượu luôn cho tôi một cách để phủ nhận nỗi đau đớn và phủ nhận hiện trạng của mình,- hoàn toàn vị kỹ. Tôi tìm được một người tình lộng lẫy trong hiền lành trên tay tôi, và tôi dấn vào cái mốt tiệc tùng để tìm sự quân bình của những năm 80. Rượu và cocain là thủ tục hằng ngày. Tin hay không tin, người đàn bà lộng lẫy đó cũng trở thành vợ tôi, và vẫn là vợ tôi cho đến ngày nay măc cho những nỗi đau lòng mà tôi đã gây ra trong cuộc đời nàng. Năm 1993 con gái chúng tôi sinh ra. Đứa con gái nhỏ của tôi bắt đầu làm tôi nhận thức rằng tôi không phải làtrung tâm vũ trụ. Tôi biết rằng gia đình tôi mới là trung tâm, nhưng tôi tiếp tục uống và hành động như thể tôi là một gã thiếu niên vô trách nhiệm.
Cuối cùng, đầu năm 1994, vợ tôi bảo tôi đủ lắm rồi. Đó là lời kêu gọi tôi thức tỉnh, và tôi phải sống phù hợp với gia đình hoặc mất cả vợ lẫn con, cả hai người mà tôi hết lòng yêu mến. Tôi không đi quán nữa nhưng vẫn uống ở nhà. Uống rượu đã trở thành một cách để ngất đi mỗi đêm và giữ cho tồn tại cái phủ nhận mà đã trở nên hiện thân của tôi.
Hai năm nữa trôi qua, vào tháng 3, 1996, do vợ tôi thúc giục, tôi tham dự Saddleback. Mỗi Chúa nhật, vẫn còn hơi rượu, tôi chịu cảm động đến chảy nước mắt bởi tiếng nhạc. Đức Chúa Trời, qua Mục sư Rick, đã đụng đến lòng tôi với lời nhận xét nào đó về Kinh thánh mà cả những kỹ năng nghiên cứu Kinh thánh “ khổng lồ” của tôi chưa từng vén mở trước đó. Một Chúa nhật, một người tên John khác thuộc nhóm Dức dấy Phục hưng của chúng tôi lên làm chứng. Cũng như tôi, ông là một người uống rượu ghiền. Câu truyện của ông và công vụ của Hội thánh nầy làm tôi lại lóe lên tia hi vọng có thể có một mối quan hệ với một Đức Chúa Trời yêu thương hơn là một Đức Chúa Trời đoán xét.
Ngày 11,6,1996 là ngày đầu tiên của tôi với đúng nghĩa của nó. Tôi đến buổi nhóm phục hưng với cảm giác là không còn nơi nào khác để đến. Nếu tôi nhắc tới tất cả những người đàn ông trong nhóm nầy đã giúp đỡ tôi trên con đường đến phục hưng, chúng ta sẽ mất rất nhiều thì giờ hơn tôi được cho phép! Tuy nhiên, tôi phải để cập đến anh trai tôi Kenny. Đêm đâù tiên ấy, với đầy tình thương chớ không phải nhiều giáo dục hình thức, Ken đã gíup tôi, ông trí thức, hòan tất câu bốn - chữ( LND: ở đây tác giả đề cập câu bốn-chữ xưng nhận đức tin trong tiếng Anh, I came to believe…( tôi tin )) khi tôi cố gắng cắt nghĩa tại sao tôi có mặt ở đó.
Vào ngày 8, tôi ghi vào nhật ký: “ Tôi vẫn đang tìm một Đức Chúa Trời mà tôi tin rằng ở đó có lẽ Đức Chúa Trời tôi quá nhỏ hoặc Ngài không có ở đó tôi nồng nhiệt hy vọng điều ấy không thật: tôi không còn nơi nào khác để đi đến”. Tôi biết không chút nghi ngờ nào rượu chỉ là một triệu chứng. Tôi đang sống-chết tìm kiếm Đức Chúa Trời, Đấng có thể giúp tôi tìm được ý nghĩa cho đời mình.
Ngày 26, thấng, sau khi họp ngắn với Mực sư John, một câu mà ông chia xẻ với tôi cuối cùng đã cất đi sự phủ nhận của tôi. Đó là Thi Tv 46:10 “ Hãy yên lằng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời”, chứng như là Đức Chúa Trời đang phán với tôi. “ Hãy ngừng lại, cố đừng giữ vẻ bề ngoài nữa, hãdừng lại, đừng viện cớ biện bạch cho cuộc sống con, đó là lý do ta đã chết cho con, hãy yên lặng, thư thả, và nhận lấy món quà tự do của ta”
Trở về nhà với Abba tôi, người Cha thân yêu trên trời. Giống như đứa con trai hoang đàng cuối cùng nhận ra rằng làm một người đầy tớ trong nhà cha mình còn hơn nhiều sống cho riêng mình như một con heo. Cuối cùng, tôi thú nhận tôi rất cần Đức Chúa Trời để giúp tôi ổn định cuộc sống mình. Khi tôi trở về, Ngài hân hoan đón tôi, và bữa tiệc (LuLc 15:23) Đức Chúa Trời đãi tôi và gia đình tôi đầy tràn. Gần một tháng sau, vợ tôi và tôi cùng chịu báp tem bởi Mục sư John, gia nhập Hội thánh Saddleback, và dâng đức con gái chúng tôi cho Chúa.
Tôi tiếp tục kinh ngạc về sự bình an mà tôi cảm nhận khi tôi học từ bỏ sự kiềm chế của riêng mình và để cho Đức Chúa Trời hướng dẫn mình. Lần đầu tiên trong bốn mươi năm, tôi cầu nguyện bài cầu nguyện người lớn dựa vào bài cầu nguyện thời bảy tuổi. “ Lạy Đức Chúa Trời, con cám ơn Ngài, cuộc đời thật đơn giản khi con trao mọi sự cho Ngài.” Đức tin của một đứa trẻ, được tôi luyện qua bốn mươi năm cuộc đời, cho tôi sự bình an và yên tỉnh mà tôi chưa từng tưởng tượng là có thể có.Cám ơn các bạn.
KIÊN QUYẾT TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI HIỆN HỮU, TÔI QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI NGÀI, VÀ NGÀI CÓ QUYỀN NĂNG ĐỂ GIÚP TÔI PHỤC HƯNG
“HẠNH PHÚC THAY CHO NHỮNG AI THAN KHÓC, VÌ HỌ SẼ ĐƯỢC AN ỦI”
|
|