Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 2963|Trả lời: 0

Đạo Đức - Viễn ảnh Cơ Đốc

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 6-10-2011 19:37:35 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Đạo Đức Cơ Đốc Giáo Với Các Vấn Đề Cận Đại
Tác giả: Barry Branaman

Viễn ảnh Cơ Đốc

Cơ Đốc nhân đứng riêng rẽ một mình trong thế gian vì người ấy là người duy nhất xây dựng đời sống mình trên chân lý của Thượng Đế, do Thượng Đế trực tiếp ban bố Chân lý mà Cơ Đốc nhân thuận phục vốn được mặc khải. Nó là hình thức chân lý cao nhất Khi chân lý ấy được thông hiểu và ứng dụng cho đời sống, con người được Thượng Đế dạy cho biết Ngài đòi hỏi gì nơi con người, con người làm thế nào để được đẹp lòng Thượng Đế, v.v.. Nó cũng giải thích mọi sự có liên quan tới con người và thế giới của người, không bỏ qua cũng không nhấn mạnh quá đáng một lãnh vực nào của đời sống hơn một lãnh vực khác. Chân lý của Thượng Đế ban cho con người phần nền móng vững chắc nhất cho cuộc đời vì nó được xây dựng trên Thượng Đế, qua trung gian Lời Ngài. Qua hệ thống này, con người trở nên giống như hình ảnh của nguồn chân lý - là Thượng Đế. Tuy Cơ Đốc nhân đứng một mình trong thế gian, người ấy không thể bị thế gian chinh phục Vì Thượng Đế của người ấy là một thành luỹ vững chắc. Ngài là tảng đá vững mạnh tồn tại miên viễn.
Viễn ảnh Tự nhiên
Cuộc đời người theo Tự nhiên chủ nghĩa bị trói buộc vào Thiên nhiên. Điều này bao gồm các “định luật của thiên nhiên”, những gì có thể quan sát được về cõi thiên nhiên, cách hành động của các loài vật (tâm lý học ứng xử: behaviorism), v.v. Tuy đời sống họ được đặt trên nền móng là chân lý, đó không phải là chân lý mặc khải cho bằng chỉ là các sự kiện của cõi thiên nhiên hay những gì được nghiệm đúng theo số lượng, theo khoa học hoặc trong các điều kiện khả dĩ đo lường được Khi con người ứng dụng hệ thống này cho đời sống mình, nó bị biến đổi để trở nên giống như hình ảnh của cội nguồn mà mình thuận phục - là cõi thiên nhiên. Con người từ chỗ là hình ảnh giống Thượng Đế đã bị thu hẹp để chỉ còn địa vị của loài thú mà thôi. Con người vì chẳng có gì khác hơn các loài thú khác, đã sống một cách vô nghĩa. Do quan điểm sai lầm của nó về con người mà quan điểm này đưa tới sự trống rỗng và tuyệt vọng. Vì chẳng có cách nào để theo đó con người có thể hoàn thiện đời sống mình. Phần chân lý căn bản của họ không thể đưa được họ vào một mối liên hệ với Thượng Đế hay trở nên giống với hình ảnh Ngài, vì họ đã chối bỏ Thượng Đế và chân lý Ngài.
Viễn ảnh duy tâm
Cuộc đời một người theo duy tâm chủ nghĩa đặt nền trên một tiến trình sử dụng các khả năng thuần lý của tâm trí để tìm hiểu và giải thích các kinh nghiệm của đời sống là chịu ảnh hưởng của lãnh vực siêu nhiên không thể biết được. Khi con người ứng dụng hay cố gắng sử dụng hệ thống này cho đời sống mình, nó bị biến thành nguồn gốc của phần chân lý căn bản của mình - là những quyết định và kinh nghiệm vô tình và tuyệt vô hi vọng. Trong hệ thống này, con người không thể biết chắc một điều gì cả trong lãnh vực nó sinh sống, cũng chẳng làm được việc gì thích hợp cho đời sống mình ngoại trừ cái khoảnh khắc hiện tại của kinh nghiệm. Con người không thể đưa ra những câu phát biểu thông minh, không mâu thuẫn về điều mà người cố gắng làm cho trở thành có ý nghĩa, vì người không thể biết chắc về chúng. Sự mâu thuẫn tối hậu này đưa con người duy tâm đến một bình diện chán chường cao độ, đến chỗ tuyệt vọng sâu xa khi người cố gắng tìm hiểu điều dường như không thể nào hiểu nổi.
Vấn đề rõ ràng đối với từng hệ thống suy lý một, là sự chú trọng cực đoan đặt trên một phương diện độc nhất của thực tại. Tự nhiên chủ nghĩa phủ nhận lãnh vực thuộc linh (tinh thần: spiritual) và trong một số trường hợp, cả phần hồn của con người nữa. Duy tâm chủ nghĩa đề cao trí hiểu các kinh nghiệm của khoảnh khắc hiện tại thế nhưng cuối cùng, người ta lại chẳng bao giờ chắc chắn được điều mà mình kinh nghiệm đó. Vấn đề thật sự là nền tảng của chân lý của họ đã không được đặt trên sự mặc khải đặc biệt, do đó, họ không thể khiến cho thực tại trở thành có ý nghĩa trong khi họ đi tìm ý nghĩa cho đời sống mà lại chẳng đếm xỉa gì đến mưu định và các chủ đích của Đấng Tạo Hoá cho loài người. Cơ Đốc giáo là chân lý duy nhất giải thích thật đầy đủ ý nghĩa của đời sống.
THỰC TẠI BỊ MẶC KHẢI CỦA THƯỢNG ĐẾ TRÓI BUỘC
CHÂN LÝ
KHÔNG PHẢI CHÂN LÝ
Vì có chân lý, cho nên cũng có cái đối lập, xung khắc với chân lý đó là không chân lý, một lời dối trá, nếu bạn muốn. Có phải thì có trái, có thiện thì có ác có cách ăn ở phù hợp với luân lý đạo đức thì cũng có nếp sống vô luân vô đạo. Cả chân lý lẫn cái không phải là chân lý đều rất thật, và ảnh hưởng của chúng trên người ta cũng rất thật nữa. Lãnh vực chủ quan vốn đầy đủ nhưng không cần thiết để xác định thực tại của chân lý và cái không phải chân lý, cũng không phải là nền móng để có thể xây chúng lên trên. Thực tại và sự hiện hữu của chân lý và cái không phải chân lý đều độc lập đối với sự chứng nghiệm chủ quan. Phần nền móng cho chân lý để một tín hữu phải xây dựng đời sống mình lên trên, chỉ là một mình Thượng Đế mà thôi.
THỰC TẠI BỊ KINH NGHIỆM, CÁC GIÁC QUAN THIÊN NHIÊN HOẶC TÂM TRÍ TRÓI BUỘC
CHÍNH ĐỀ
HỢP ĐỀ = CHÍNH ĐỀ PHẢN ĐỀ HỢP ĐỀ = CHÍNH ĐỀ
PHẢN ĐỀ v.v...
PHẢN ĐỀ
KHUÔN MẪU BIỆN CHỨNG
Theo khuôn mẫu này, chân lý không độc lập, đối lập hay khác hẳn cái-không-phải-là-chân-lý (lời dối trá). Theo cách thể hiện của chúng, thì không có một thực tại nào là chân lý và không-phải-là-chân-lý trong khuôn mẫu này. Chân lý bao giờ cũng là một sự pha lẫn của chân lý với cái-không-phải-là-chân-lý, hay chính đề với phản đề. Điều này khiến cho hợp đề đến lượt nó, lại trở thành một chính đề mới. Chu kỳ chính đề / phản đề / hợp đề này trở thành nền tảng cho đời sống. Chân lý không hề là rõ ràng, phân biệt, nó luôn luôn bị cái-không-phải-là-chân-lý che mờ, vấy bẩn. Đứng về mặt luân lý đạo đức mà nói, chẳng hề có lý do thúc đẩy nào để ta phải có hành vi cung cách “tốt” vì chẳng có cái gì là “tốt” thật cả, ít ra là theo như điều một Cơ Đốc nhân được biết là tốt, là thiện. “Cái tốt, cái thiện” đã trở thành một sự câu kết giữa cái tốt (thiện) với cái xấu (ác). Do đó, mọi hành động đều khả dĩ chấp nhận được, cho dù chúng có vẻ “tốt, thiện” hay không vì nền tảng của cái lý ứng ẩn phía sau hành động là một sự pha lẫn của chân lý và sự dối trá.
Một cái nhìn khái quát các quan điểm chính yếu trong các thế giới quan quan trọng.
Hữu thần chủ nghĩa Cơ Đốc.
Thượng Đế: vô hạn nhưng hữu ngã (personal) và dứt khoát có thể nhận biết được dứt khoát, vừa tự tại vừa siêu việt, có quyền tể trị, toàn năng, toàn tri, vô sở bất tại, toàn trí, trọn vẹn, thiện, vĩnh hằng, bất biến, nhưng không thuộc vào cõi thọ tạo.
Con người: Được sáng tạo theo hình và tượng của Thượng Đế. Gồm thân, hồn, và linh. Mục đích của đời sống: Để tôn vinh Thượng Đế bằng cách trách xa tội lỗi và theo đuổi sự thánh khiết bằng một đời sống yêu thương và vâng giữ các điều răn (mệnh lệnh) của Thượng Đế. Hoạt động trong đời sống để hoàn tất mục tiêu ấy: Con người cộng tác với Thượng Đế, nhờ Đức Thánh Linh ban quyền năng cho khi tích cực đầu phục ý chí Thượng Đế và quyền làm Chúa của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Con người chẳng bao giờ có thể “xoá sạch”, đuổi ra hay đặt ý chí mình vào vị trí trung lập, mà phải luôn luôn và tích cực đầu phục Thượng Đế.
Tiêu chuẩn đạo đức: Được Thượng Đế truyền thông cho con người. Nó hoàn toàn nảy sinh từ bên ngoài con người. Nó là tiêu chuẩn của một Thượng Đế thánh khiết và công chính, có nền móng là chính cá tính Ngài.
Trách nhiệm phải khai trình, tính sổ: Cả nhân loại đều có trách nhiệm phải khai trình, tính sổ với Thượng Đế về mọi hành động, tư tưởng, lời nói và quyết định của mình.
Chân lý: Là tuyệt đối. Bắt nguồn từ Thượng Đế phản ảnh bản tính Ngài, và đưa người ta đến một sự hiểu biết riêng tư, có mối liên hệ thân mật về Thượng Đế. Đấng đang nâng đỡ và bảo tồn nó. Kinh Thánh là bộ phận kiến thức duy nhất mà con người phải đầu phục để làm nền móng cho đời sống mình.
Kiến thức: Con người có thể có “kiến thức” (knowledge: hiểu biết) về nhiều lãnh vực của giác quan, tâm trí và tâm linh. Tuy nhiên, mọi hiểu biết đều được Lời của Thượng Đế đánh thăng bằng và đo lường với tư cách là thẩm quyền tối hậu.
Duy lý chống kinh nghiệm: Hài hoà được lý luận thuận lý với kinh nghiệm thì thật là lý tưởng. Ta không nên quá chú trọng vào một phần này mà quên mất phần kia, tuy thỉnh thoảng, một phần này có thể có quyền ưu tiên trên phần kia.
Tự nhiên chủ nghĩa: Cõi thiên nhiên là thực tại tối hậu. Con người chỉ là một con vật. Chân lý, luân lý đạo đức, và các lý tưởng tuyệt đối không hiện hữu trong hệ thống có tính cách tương đối này.
Tự nhiên chủ nghĩa yếu tố: “Tất cả đều tương đối”.
Nguỵ biện thuyết: Kinh nghiệm là kiến thức duy nhất và mọi sự đều thay đổi; do đó con người phải có kinh nghiệm về tất cả những gì mình có thể kinh nghiệm được. Các nhà nguỵ biện đã có từ 490 TC.
- Thượng Đế: Thay đổi từ một năng lực siêu nhiên đến không hiện hữu.
- Con người: Một loài thú bị trói buộc vào với thời gian.
- Mục đích đời sống: Thu thập kinh nghiệm.
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Có tính cách suy tư chiêm ngưỡng nhiều hơn, không nhất thiết phải tích cực hoạt động phần thuộc thể.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Tương đối.
- Trách nhiệm tính sổ: Không.
- Chân lý: Có liên hệ với kinh nghiệm.
- Kiến thức: Chỉ qua các cảm quan mà thôi.
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm được quan tâm nhiều hơn lý trí.
Khoái lạc chủ nghĩa (Cyrenaicism): Lạc thú tối đa trong khoảnh khắc là khởi điểm, diễn tiến và là cứu cánh của đời sống. 430 TC.
- Thượng Đế: Thay đổi từ một năng lực siêu nhiên đến không hiện hữu.
- Con người: Một loài thú bị trói buộc vào thời gian.
- Mục đích đời sống: khoái lạc tối đa trong khoảnh khắc.
Hoạt động trong đời sống để hoà tất mục tiêu. Rất tích cực trong hoạt động theo đuổi khoái lạc Tiêu chuẩn đạo đức Điều đem khoái lạc tối đa đến cho con người.
- Chịu trách nhiệm tính sổ: Không.
- Chân lý: Liên hệ với điều đem đến tối đa khoái lạc.
- Kiến thức: Nhờ kinh nghiệm mà có, chỉ qua các cảm quan mà thôi.
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm được chú trọng hơn tiến trình lý luận điều làm “che mờ” óc phê phán.
Hoài nghi chủ nghĩa: nếu bạn không “cảm giác” được nó, thì nó không hiện hữu. Antosthenes 444-399 TC, Diogenes 412-323 TC.
- Thượng Đế: Không
- Con người: Một con vật bị trói buộc vào thời gian
- Mục đích đời sống: Lạc thú
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Hoạt động vừa phải trong việc theo đuổi lạc thú.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Không có xấu ác, sai quấy về mặt luân lý đạo đức.
- Trách nhiệm tính sổ: Không
- Chân lý: Có chân lý trong mọi sự
- Kiến thức: Chỉ có được nhờ các cảm quan mà thôi, nhưng nhờ tiến trình lý luận khiến người ta hiểu được
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm có cơ sở là tiến trình lý luận.
- Tự nhiên chủ nghĩa hệ thống: Cung cấp một mối liên hệ với thế giới tự nhiên nhờ thế giới nội tâm. Thiên nhiên vượt trên cảm giác, nó có tổ chức. Cố gắng cung cấp một cơ sở khoa học cho lý luận tương đối bằng duy nghiệm chủ nghĩa. Mục tiêu phổ quát của nó phần lớn theo khoái lạc chủ nghĩa.
Thuyết của Epicurus: điều “thiện” là lạc thú thuộc bất kỳ loại nào, mọi lạc thú đều tốt. “Hãy đối xử với mọi vật như chúng hiện hữu”. Epicurus 341-270 TC.
- Thượng Đế: cần thiết nếu có một chủ đích; thế nhưng bao giờ cũng ở rất xa.
- Con người: Một loài thú bị trói buộc vào thời gian Mục đích đời sống: Có được lạc thú tinh thần dài hạn lớn nhất.
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Rất tích cực theo đuổi lạc thú.
- Tiêu chuẩn đạo đức: bất cứ điều gì đưa người ta đến với thực tại; mục đích của đời sống là luân lý đạo đức.
- Trách nhiệm tính sổ: Đối với tiêu chuẩn của lạc thú.
- Chân lý: Liên hệ với lạc thú
- Kiến thức: Nhờ các cảm quan và tiến trình lý luận mà có
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Lý tính hơn kinh nghiệm
Duy ích chủ nghĩa: “Hạnh phúc lớn nhất cho một số đông người nhất” Jeremy Bentham 1748-1842; David Hume 1711-1776; John Mill 1806-1873; William James 1842-1910.
- Thượng Đế: Một bóng ma (phantom), nguồn của các định luật tự nhiên
- Con người: Một con vật bị trói buộc vào thời gian
- Mục đích đời sống: Lạc thú tối đa cho mọi đời sống.
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Rất tích cực theo đuổi lạc thú
- Tiêu chuẩn đạo đức: Tuỳ theo lý trí
- Trách nhiệm tính sổ: Với lý trí
Chân lý Đặt cơ sở trên hệ thống thuần lý
- Kiến thức: Có được nhờ các giác quan và tiến trình lý luận
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Lý tính hơn kinh nghiệm
- Đạo đức học tiến hoá: Cuối cùng rối con người sẽ tìm cầu điều thiện lớn nhất
- Thượng Đế: Không có
- Con người: Một con vật bị trói buộc vào thời gian
- Mục đích đời sống: Có được tối đa điều thiện cho tối đa đời sống
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Rất tích cực theo đuổi lạc thú
- Tiêu chuẩn đạo đức: Môi trường xã hội chung quanh quyết định tiêu chuẩn luân lý đạo đức
- Trách nhiệm tính sổ: Với tập thể xã hội, “Tôi có làm điều tốt nhất cho toàn thể mọi người hay không?”
- Chân lý: Liên hệ với môi trường xã hội chung quanh
- Kiến thức: Có được nhờ các cảm quan, thế nhưng tiến trình lý luận xác định nó sẽ được sử dụng như thế nào.
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Lý tính được đặt trên cơ sở là kinh nghiệm ngày càng tăng.
- Tự nhiên chủ nghĩa chính trị: Quyền lực là thực tại của đời sống. John Locke 1631-1709
Thuyết của Thrasymachus: Quyền lực là quy luật của đời sống. Công lý có lợi cho kẻ mạnh hơn (7TC)
- Thượng Đế: Đấng hùng mạnh nhất Thật ra, theo vô thần chủ nghĩa trong bản tính
- Con người: Công cụ của nhà nước, một con vật.
- Mục đích đời sống: Giữ cho nhà nước hùng cường là điều thiện quý nhất trên đời
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Nhấn mạnh trên các hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế
- Tiêu chuẩn đạo đức: Căn cứ trên “phải làm việc phải”.
- Trách nhiệm tính sổ Các đám quần chúng phải tính sổ với các nhà cầm quyền. Những người cầm quyền này chẳng phải tính sổ với ai cả.
- Chân lý: Điều gì khiến cho nhà nước thăng tiến
- Kiến thức: Nhờ các giác quan mà có và diễn tiến theo lý luận
- Thuần lý chống kinh nghiệm: lý tính được nâng cao trên kinh nghiệm
Machiavelli: Lẽ phải (right) là cái giữ cho người cầm quyền cứ nắm quyền 1460-1527
- Thượng Đế: Không được đề cập, có lẽ là các nguyên tắc đề cao quyền cai trị và thế lực của người cầm quyền (vua)
- Con người: Hiện hữu cho người cầm quyền, một con vật
- Mục đích đời sống: Để bảo đảm là làm thăng tiến cho đảng cầm quyền.
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế
- Tiêu chuẩn đạo đức: Căn cứ vào “sức mạnh tạo lẽ phải”.
- Trách nhiệm tính sổ: Không có cho (các) nhà cầm quyền. Quần chúng chịu trách nhiệm tính sổ với (các) nhà cầm quyền
- Chân lý: Liên hệ với điều củng cố và duy trì nhà cấm quyền đương nhiệm.
- Kiến thức: Nhờ các giác quan mà có và tiến triển là nhờ các năng khiếu thuần lý
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Lý tính hơn kinh nghiệm.
Thomas Hobbes: Quyền lực khiến nhà nước mà mọi công dân phải đầu phục trở thành “lẽ phải” (right) 1588-1679
- Thượng Đế: Thiên nhiên, thật ra là vô thần.
- Con người: Một công cụ có ý chí cho người cầm quyền sử dụng.
- Mục đích đời sống: Việc bảo tồn nhà nước là cái thiện quan trọng nhất
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Chính trị, xã hội và kinh tế.
- Tiêu chuẩn luân lý: Bất cứ điều gì người cầm quyền quy định
- Trách nhiệm tính sổ: Không có cho (các) nhà cầm quyền. Quần chúng phải tính sổ với (các) nhà cầm quyền.
- Chân lý: Liên hệ với điều có lợi cho nhà nước.
- Kiến thức: Nhờ các cảm quan mà có và tiến triển nhờ các khả năng lý luận.
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Lý tính hơn kinh nghiệm.
Nietzsche: “Ý chí cầm quyền” là tối quan trọng. Chẳng có đúng sai chi cả. 1844-1900
- Thượng Đế ”...đã chết rồi”
- Con người: Một con vật không có tiến bộ, không có giá trị nội tại
- Mục đích đời sống: Đề xuất địa vị của siêu nhân và quyền lực
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Chính trị.
- Tiêu chuẩn đạo đức Do siêu nhân quyết định, bằng bất cứ cách nào để có lợi cho cớ sở quyền lực của kẻ ấy
- Trách nhiệm tính sổ: Không có cho siêu nhân. Đối với quần chúng thì với các nghị định, sắc luật của siêu nhân.
- Chân lý: Do siêu nhân quyết định
- Kiến thức: Điều được cảm nhận
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Điều phi lý trong cõi thiên nhiên, khi đem ra áp dụng lại không khiến người ta hiểu một cách thông minh.
Marx: Thực tại cầm quyền cai trị kiểm soát là thế lực kinh tế 1818-1883
- Thượng Đế: Phủ nhận sự thực hữu của Thượng Đế”. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”
- Con người: Một con vật kinh tế phục vụ cho cứu cánh của nhà nước.
- Mục đích đời sống: Củng cố nhà nước.
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Chú trọng vào chính trị, đặc biệt vào kinh tế.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Các giá trị là cách biểu hiện của một giai cấp đặc thù, chúng là những điều phân biệt nhân tạo.
- Trách nhiệm tính sổ: Không có cho các nhà cầm quyền. Đối với quần chúng, là những gì các nhà cầm quyền đã quy định.
- Chân lý: Những điều do giai cấp cai trị tin tưởng quy định
- Kiến thức: Những gì được kinh nghiệm
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Điều phi lý trong cõi thiên nhiên ấy là khi đem ra áp dụng, lại không làm nẩy sinh hiểu biết một cách thông minh.
- Tự nhiên chủ nghĩa tôn giáo: Trật tự thiên nhiên là điều cần thiết thần thánh (divine), thuần lý phải được tôn thờ.
Thuyết Khắc kỷ: Quy luật của đời sống là âm thầm nhất trí với tính cách vững chắc không gì lay chuyển nổi của trật tự thiên nhiên. Không thể nào thay đổi được hoàn cảnh, nên con người phải dửng dưng, thản nhiên chấp nhận thực tại. Thuyết khắc kỷ ra đời năm 300 TC.
- Thượng Đế: Được phát giác qua cõi thiên nhiên, nhưng phi ngã (impersonal)
- Con người: Có giá trị nếu biến mất đi trong lý trí (reason: lẽ phải)
- Mục đích đời sống: cam chịu với các biến cố không tránh được của đời sống.
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Chẳng có điều gì được đề xuất cả, con người phải biến mất vào trong lý trí một cách có ý thức.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Sống theo các định luật vật lý.
- Trách nhiệm tính sổ: Không
- Chân lý: Nằm trong thiên nhiên và lý trí
- Kiến thức: Do lý trí lý giải và phân tích.
- Thuần lý và kinh nghiệm: Cái thuần lý lý giải kinh nghiệm
Thuyết của Spinoza: Tin thần luân lý đạo đức là tuân thủ các định luật thiên nhiên - (Thượng Đế). Phải giữ đúng các định luật ấy là mục tiêu chủ yếu của con người Con người phải tự hoà mình vào cái chủ đích tối hậu đó. B.Spinoza 1637-1677.
- Thượng Đế: Các định luật phi ngã tự nhiên, hợp lý của thiên nhiên
- Con người: một con vật có lý trí.
- Mục đích của đời sống: Phủ nhận ý chí, do đó vượt lên trên các tình cảm, cảm xúc
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Rất tích cực về phương diện trí thức khi phát giác ra các định luật tự nhiên, và tự ý tự nguyện một cách có ý thức để đầu phục các định luật ấy.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Các định luật tự nhiên
- Trách nhiệm tính sổ: Với các định luật tự nhiên
- Chân lý: Ở trong thiên nhiên và lý trí
- Kiến thức: Trên cơ sở là được kiểm chứng khoa học. Đây là nền móng chắc chắn duy nhất cho kiến thức.
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Rất duy lý, cố gắng thu hẹp hoặc loại trừ tình cảm.
Nhân bản chủ nghĩa: Thiên nhiên là thực tại tối hậu, được biểu hiệu quan trọng nhất như một tiến trình luôn luôn biến đổi (tiến hoá). Cứu cánh biện minh cho phương tiện.
- Thượng Đế: Ý niệm về Thượng Đế là tảng đá vấp chân vì nó ngăn trở người ta đạt được cách đầy trọn phần tiềm năng của mình.
- Con người: một con vật bị bó buộc vào thời gian
- Mục đích đời sống: đề cao bản thân.
- Hoạt động trong đời sống đề đạt mục tiêu: Hoạt động có tính cách xã hội trong thiên nhiên để tìm cách thu hoạch được tối đa lợi lộc cho bản thân. Rất tích cực và nhiều khi phải chịu sự thúc ép của thời gian để thực hiện một số hoạt động.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Liên hệ với các giá trị xã hội
- Trách nhiệm tính sổ: Không có, hoặc với một tiêu chuẩn tương đối độc đoán.
- Chân lý: Liên hệ với điều tốt nhất cho chính cá nhân.
- Kiến thức: Có được là nhờ kinh nghiệm rồi được phân tích hoặc định phẩm tuỳ theo các giá trị của một người.
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm quan trọng hàng đầu; lý tính là thứ yếu.
- Tự nhiên chủ nghĩa tương đối: Một hệ thống vị kỷ trầm lặng, kéo dài suốt đời những cá nhân.
Thực dụng chủ nghĩa: “Nếu nó giúp mình xong việc, cứ tận dụng nó”. John Dewey 1859-1952
- Thượng Đế: không có
- Con người: một con vật có lý trí.
- Mục đích đời sống: Một tiến trình biện minh cho các cứu cánh và phương tiện của đời sống
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Tham gia nhiều về số lượng để cố gắng thu nhận được phẩm chất của các kinh nghiệm.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Không có
- Trách nhiệm tính sổ: Không có
- Chân lý: Tương đối tuỳ từng cá nhân
- Kiến thức: Có được nhờ kinh nghiệm, là cách trắc nghiệm cuối cùng đối với mọi sự
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm là tối hậu trong đời sống
Thực nghiệm chủ nghĩa hợp lý: “Thấy là tin” Mỗi người tự tạo ra thế giới của mình
- Thượng Đế: Không có
- Con người: Một con vật có lý trí
- Mục đích đời sống: Để đánh giá mọi sự trong đời sống bằng kinh nghiệm
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Tham gia nhiều về số lượng để cố gắng thu nhận được phẩm chất của các kinh nghiệm.
- Tiêu chuẩn đạo đức: căn cứ trên giá trị nội tại của bản thân.
- Trách nhiệm tính sổ: Không có
- Chân lý: Căn cứ vào kinh nghiệm
- Kiến thức: Nhờ kinh nghiệm mà có; kinh nghiệm là trắc nghiệm cuối cùng đối với mọi vật.
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm là cái tối hậu trong cuộc đời.
Hiện sinh chủ nghĩa: Nếu điều bạn chọn làm chẳng có ý nghĩa chi cả, điều đó vẫn có thể chấp nhận. Nếu bạn muốn gì, hãy cứ làm. Thực hiện “bước nhảy vọt của đức tin” Martin Hudegger 1889-1976.
- Yếu tố: Con người không thể giải quyết nổi các vấn đề phức tạp, vậy bước nhảy vọt của đức tin là cần thiết.
- Thượng Đế: không có
- Con người: Con vật
- Mục đích đời sống: Để kinh nghiệm về đời sống càng được nhiều càng hay, điều này không thể định phẩm được bằng lý trí
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Tham gia nhiều vào việc đưa ra quyết định vượt bậc (hyper - decision) và các hành động tiếp sau đó
- Tiêu chuẩn đạo đức: không có
- Trách nhiệm tính sổ: với việc đưa ra quyết định và hoàn tất hành động.
- Chân lý: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc.
- Kiến thức: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc.
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm là tối hậu trong đời sống
Triết lý: Chỉ có các giải pháp không-có-tính-chất-thuộc-linh (non-spiritual) cho các vấn đề của đời sống mà thôi. Qua các quyết định của chính mình, con người tự tạo ra bản ngã, Jean Paul Sartre 1889-1980; Martin Heidegger 1889-1976.
- Thượng Đế: vô thần
- Con người: con vật
- Mục đích đời sống: để kinh nghiệm
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Tham gia nhiều vào việc đưa ra các quyết định vượt bậc và các hành động tiếp theo sau.
- Tiêu chuẩn luân lý: không có
- Trách nhiệm tính sổ: với việc đưa ra quyết định và hoàn tất hành động
- Chân lý: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc, tin cậy vào “bước nhảy vọt” của đức tin.
- Kiến thức: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc.
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm là cái tối hậu của cuộc đời
Hữu thần: Trong khi vắng mặt một Thượng Đế hữu ngã, thì con người là vị thẩm phán và là người tạo ra luân lý đạo đức. Karl Jaspers 1883-1969
- Thượng Đế: Thượng Đế là kinh nghiệm, nhưng vô ngã và không phải là một thực tại sờ nắn được
- Con người: con vật
- Mục đích của đời sống: để kinh nghiệm
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Tham gia nhiều vào việc đưa ra quyết định vượt bậc và các hành động theo sau.
- Tiêu chuẩn đạo đức: không có
- Trách nhiệm tính sổ: với việc đưa ra các quyết định vượt bậc và hoàn tất hành động
- Chân lý: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc, tin cậy vào “bước nhảy vọt của đức tin”
- Kiến thức: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc.
- Thuần lý chống kinh nghiệm: kinh nghiệm là tối hậu của cuộc đời
Mặc khải: Con người chẳng là gì cả và không thể biết Thượng Đế, là Đấng “hoàn toàn là người khác”. Soren Kier Regaard 1813-1855; Karl Barth 1886-1968; Emil Brunner 1889-1966; Reinhold Niebuhr 1892-1971; Richard Niebuhr 1894-1962; Paul Tillich 1886-1965; Rudolf Bultman 1884-1957; Georg Hegel 1770-1831; Dietrich Bonnhoeffer 1905-1945 (Phần lớn các nhân vật này theo thuyết đạo đức biện chứng (dialectic ethic) là phần chủ yếu của hệ thống đạo đức học này.
- Thượng Đế: Thượng Đề “hoàn toàn là người khác và chẳng bao giờ có thể được nhận biết chắc chắn.
- Con người: con vật
- Mục đích đời sống: để kinh nghiệm
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Tham gia nhiều vào việc đưa ra các quyết định vượt bậc và các hành động theo sau.
- Tiêu chuẩn đạo đức: không có
- Trách nhiệm tính sổ: Với việc đưa ra các quyết định và hoàn tất hành động
- Chân lý: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc, tin cậy vào “bước nhảy vọt của đức tin”
- Kiến thức: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc.
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm là tối hậu của cuộc đời
Duy tâm chủ nghĩa: Có nhiều giá trị căn bản trong số đó niềm tin (tín ngưỡng) và tư tưởng là quan trọng nhất
- Yếu tố: Nếu ngay bây giờ bạn có thể có một hành động nào đó và nó đưa đến một phần thưởng tốt, hãy làm đi
- Thượng Đế: Lý trí tuyệt đối
- Con người: con vật được phú cho lý trí của Thượng Đế
- Mục đích đời sống: Để nhận phần thưởng cho việc hoàn tất điều bó buộc của bổn phận
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Dấn thân nhiều nhất vào hệ thống tư tưởng và tín ngưỡng của đời sống, hơn là vào kinh nghiệm
- Tiêu chuẩn đạo đức: Căn cứ trên kinh nghiệm
- Trách nhiệm tính sổ: với bổn phận
- Chân lý: Chân lý là hệ thống tín ngưỡng dẫn tới bổn phận
- Kiến thức: Căn cứ trên cõi thiên nhiên và các tín ngưỡng.
- Thuần lý và kinh nghiệm: Cái thuần lý là cái được diễn tả một cách lý tưởng, thế nhưng trong thực tại, nó là phi lý
Hệ thống (duy lý): Điều được khoa học kinh nghiệm chứng nghiệm. Plato 400 TC; Aristotle 384-322 TC; Georg Hegel 1770-1859; Reinhold Nieberhur 1892-1971
- Thượng Đế: Lý trí tuyệt đối và ý chí đạo đức
- Con người: Con vật, nhưng thực chất là thần linh (intrinsically divine) nhờ có lý trí của Thượng Đế
- Mục đích đời sống: Để hành động đạo đức.
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Chẳng có động cơ nào thúc đẩy người ta hành động cả khi mà mọi sự đều tương đối; dấn thân nhiều vào việc suy tư
- Tiêu chuẩn đạo đức: Nó được mô tả là khách quan, nhưng lại bắt nguồn từ trong con người.
- Trách nhiệm tính sổ: Với bổn phận
- Chân lý: Chân lý là hệ thống tín ngưỡng dẫn tới bổn phận
- Kiến thức: Căn cứ trên thiên nhiên và tín ngưỡng
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Cái thuần lý là sự diễn tả lý tưởng, thế nhưng trong thực tại nó là phi lý
Theo định lý (postulational): Con người không thể biết Thượng Đế, Đấng không thể chứng thực được bằng kinh nghiệm. Lý tính không phải là uy quyền tối hậu; nó phải được chứng nghiệm bằng kinh nghiệm đặt nền trên ý chí tự chủ của con người. Immanuel Kant 1724 - 1803
- Thượng Đế: Không thể biết được và tách rời (với con người), nhưng bản tính là đạo đức
- Con người: “Con người là con người”, có lương tâm và lý trí của Thượng Đế
- Mục đích đời sống: Để hành động đạo đức
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Nhiệt thành tích cực, bị sự cần thiết phải đưa ra các quyết định kích động.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Tiếng reo hò xung trận là “Tôi phải”. Con người vốn đạo đức. Nó phải hành động như thế.
- Trách nhiệm tính sổ: Liên hệ với tiêu chuẩn do con người thiết lập
- Chân lý: “Chân lý là chân lý” nhưng không thể biết được. Trong thực tại nó tương đối vì không có cơ sở vững chắc
- Kiến thức: Bị giới hạn trong những gì có thể chứng nghiệm bằng toán học.
- Thuần lý chống kinh nghiệm: Tâm trí thuần lý là quan trọng nhất khi diễn tả qua các quyết định mà con người đưa ra.
Phi lý: Thực tại chỉ có trong kinh nghiệm mà thôi Con người chẳng bao giờ biết được Thượng Đế. Con người phải đưa ra nhiều quyết định (nhảy vọt bằng đức tin) và tin rằng điều mình làm là đúng theo từng cá nhân. Arthur Schopenhauer 1788-1860; Soren Kierkegaard 1813-1855; Karl Marx 1818-1885 - Friedrich Nietzsche 1884-1900.
- Thượng Đế: Sự hiện hữu của Thượng Đế là không cần thiết vì con người đã có một hệ thống tín ngưỡng
- Con người: Con ngời vốn không chịu hậu quả gì cũng chẳng gây hậu quả gì, vì ý nghĩa cuộc đời là điều không thể biết hay biện biệt được
- Mục đích đời sống: Để dùng “bước nhảy vọt của đức tin” đi vào thực tại đích thực, nhưng lại vượt quá lý trí
- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Nhiệt thành tích cực, bị sự cần thiết của các quyết định khiêu khích
- Tiêu chuẩn đạo đức: Chủ quan và tương đối trong không và thời gian. Đạo đức học quyết định luật pháp và tín ngưỡng
- Trách nhiệm tính sổ: không có
- Chân lý: Liên hệ đến kinh nghiệm và luôn luôn được đo lường bằng các quyết định nội tâm của con người.
- Kiến thức: Chỉ nhờ kinh nghiệm mà thôi
- Thuần lý chống kinh nghiệm: kinh nghiệm là tối cao, cả khi tâm trí duy lý nói khác.
Một cái nhìn khái quát phối hợp các viễn ảnh chủ yếu trong Tự nhiên chủ nghĩa.
Thượng Đế: Những người theo tự nhiên chủ nghĩa định nghĩa Thượng Đế là một thực thể siêu nhiên (supernatural entity) thế nhưng điều mà họ định nghĩa đó lại không phải là Thượng Đế theo nghĩa trong Kinh Thánh, vì đó chỉ là những tư tưởng, những ý niệm mà họ tự tạo ra cho điều mà họ “gọi” là Thượng Đế. Ý niệm của họ không có phần kiến thức về Thượng Đế nhờ sự mặc khải đặc biệt, và đồng thời chỉ gồm các ý nghĩ của con người về cái siêu nhiên mà thôi. Thực tại của ý niệm của họ về Thượng Đế, ấy là Ngài là một thực thể có thật hoặc có tiềm năng có thật “Thượng Đế” của họ không phải là Đấng để họ phải đầu phục cho bằng là để họ lợi dụng cho các chủ đích riêng của con người. Thượng Đế của họ vốn do chính tâm trí và các tài năng duy lý của họ (sáng) tạo ra, căn cứ trên các quan sát về cõi thiên nhiên và hiện tượng thuộc linh của họ. Thượng Đế của họ không toàn năng, toàn tại, không trọn vẹn và có rất ít nếu không nói là chẳng có chút nhân cách (personalness) nào cả, nên không thể cứu giúp gì cho loài người trong tình trạng nguy hiểm và gặp rất nhiều vấn đề của họ. Trong những lãnh vực mà con người cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài, thì họ chẳng được cung cấp gì cả, vì thượng đế của họ vốn chẳng có khả năng giúp đỡ gì cho ai. Cõi thiên nhiên không hề, hoặc không thể trợ giúp con người giải quyết các vấn đề của nó.
Con người: Như những người theo tự nhiên chủ nghĩa muốn cho chúng ta tin, thì con người chỉ là một con vật. Thế nhưng, có hai điểm trái nhau quan trọng đã nảy sinh từ cùng một niềm tin căn bản ấy. Một là con người vốn tự trị (người nắm quyền kiểm soát như một người có quyền hành, nhà lập) luân lý đạo đức, quan toà, v.v.. Theo các hệ thống tự nhiên chủ nghĩa này, thì về yếu tính, con người không tin vào Thượng Đế hoặc đầu phục một uy quyền nào mà chỉ đầu phục chính mình. Trong các hệ thống, con người hơn con vật, người là Thượng Đế (vị thần) của các hệ thống đó. Hai là con người là một con vật, và do đó, có thể được sử dụng như loài vật, dù là về phương diện kinh tế, quân sự, hay bất cứ cách nào có lợi cho đảng cầm quyền. Thế nhưng, những kẻ cầm quyền cai trị thì không chịu “tự hạ mình xuống” đến cùng một cấp bậc như thế.
Mục đích đời sống. Người theo tự nhiên chủ nghĩa cùng có chung một mục tiêu căn bản. Đó là mục tiêu kinh nghiệm. Nói chung thì việc này được đánh giá là phẩm chất cao nhất cho cá nhân, như trong lạc thú ích kỷ, điều tốt (thiện) vị kỷ, hay kinh nghiệm tuyệt vời nhất là kinh nghiệm không bị hạn chế. Thông thường thì việc này dẫn tới một đời sống phi lý, vì chẳng có cơ sở nào để hướng dẫn hay hành động cả. Nó không cung cấp một cơ sở nào để kiểm soát và tạo thế quân bình hầu bảo cho cá nhân ấy biết chẳng hay điều mình làm đó có đúng hay không.
Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Mức độ hoạt động trong Tự nhiên chủ nghĩa rất mất thăng bằng và thay đổi giữa các đối cực của việc đưa ra quyết định vượt bậc, từ chỗ chiêm ngưỡng cao độ mà không có các hành động tương ứng cho đến các cực đoan của kinh nghiệm phi lý.
Tiêu chuẩn đạo đức: Cuối cùng, tiêu chuẩn đạo đức có cơ sở là con người Tuy họ bảo rằng nó vốn được đặt trên nền tảng là thiên nhiên, nhưng thật ra nó được căn cứ trên sự khám phá của con người về các định luật tự nhiên và cách họ lý giải chúng qua sự sàng lọc của “bản ngã”
Trách nhiệm tính sổ: Thông thường thì con người chẳng phải tính sổ chi cả, hay ít ra đều muốn tin rằng mình chẳng phải khai trình gì với ai. Nếu bản thân người (thượng đế) là nhà lập luân lý đạo đức cho mình, tự có uy quyền, quan toà v.v... thì người chỉ phải tính sổ với chỉ một người, là bản thân người mà thôi. Nếu ảnh hưởng bên ngoài được cho phép dự phần vào cái hệ thống tính sổ này, người chẳng bao giờ là phổ quát cả, vì bao giờ cũng có một nhóm được miễn trừ. Cuối cùng, trong khi con người cố gắng tự bảo là mình phải khai trình, tính sổ, thì người lại chạm mặt với cái thực tại rằng người không thể nào làm trọn tiêu chuẩn, và sống bên trong cái hệ thống mà nó đã thiết kế.
Chân lý: Chân lý luôn luôn là tương đối, vì được đặt trên nền tảng là bản ngã, kinh nghiệm, sự quan sát thiên nhiên của con người hay chính con người. Nó chẳng bao giờ là phổ quát hoặc nhất quán. Nó cũng chẳng bao giờ bắt buộc được người ta phải đầu phục, vì cá nhân là yếu tố quyết định cuối cùng về chân lý là gì. Nó không độc lập đối với con người.
Kiến thức: Kiến thức là điều có nền tảng là thiên nhiên, kinh nghiệm hay các cảm quan. Cuối cùng, chẳng có một bộ phận dứt khoát nào của kiến thức mà có được hai cá nhân cùng nhất trí, Vì nó khác biệt cho mỗi cá nhân tuỳ theo sự nhận thức, hiểu biết hay mối liên hệ của họ với nó. Nói khác đi, nó lệ thuộc vào từng cá nhân và là tương đối. Các hệ thống này chẳng bao giờ đạt được một hiểu biết (nhận thức) khoa học thuộc một lãnh vực kiến thức nhất quán, vì họ đã loại bỏ Đấng vốn là toàn tri, Đấng mà nhờ Ngài, muôn vật đều được giữ chặt lại với nhau và được tiếp nhận sự hiện hữu của mình.
Thuần lý chống kinh nghiệm: Điểm nhấn mạnh ở đây thì khác nhau theo từng hệ thống. Không có một hệ thống theo tự nhiên chủ nghĩa nào chấp nhận hay chủ trương một thế quân bình giữa tư tưởng và kinh nghiệm, cũng chẳng có một hệ thống nào kiểm soát hay đề xuất cho con người điều người phải làm. Trong trường hợp như thế, điều phải làm sẽ chống lại các dục vọng của con người, và người sẽ không thể nghĩ ra hoặc chủ trương một hệ thống giúp biện minh, cho nếp sống của mình.
Một cái nhìn khái quát phối hợp các viễn ảnh chủ yếu trong Duy tâm chủ nghĩa
Thượng Đế: Với người duy tâm (idealist), Thượng Đế hoặc là một điều gì như là một thành phần của con người đã được thần hoá (lý trí thần thánh và ý chí đạo đức), hoặc không thể biết được, nếu cần. Cũng như với người theo Tự nhiên chủ nghĩa, “Thượng Đế” của họ không phải là Thượng Đế toàn năng, toàn tri trọn vẹn và hữu ngã, có khả năng và muốn trợ giúp nhân loại. Họ cũng tuỳ tiện đoạn tuyệt với Thượng Đế của Kinh Thánh và lập con người làm chúa tể, nếu không phải là của nhiều người thì ít nhất cũng là của chính mình.
Con người: Tuy con người vẫn còn là một con vật, nó đã được phú cho những khả năng vượt trên loài vật, vì vậy nó trở thành á thần (semi-divine) hay cái đối lập với phần đối cực là không không quan trọng. Thế nhưng, khẳng định con người như con thú duy nhất được phú cho các khả năng đặc biệt, là đặt con người bên trên cấp bậc hiện hữu của loài thú. Trong hệ thống này, con người vẫn là trung tâm của cái vũ trụ của nó, cả khi trong phái phi lý nơi nó được cho là không phải hậu quả cũng không tạo ra hậu quả, con người lại được nâng cao lên một lần nữa khỏi địa vị làm thú vật khi các kinh nghiệm của người có ý nghĩa quan trọng cho chính người và sự hiện hữu riêng của mình. Một trong những viễn ảnh lý thú nhất, ấy là nếu toàn thể con người đều là á thần như họ khẳng định - thì qua toàn thể các thế kỷ về trước, thì họ đã chẳng hề hành động tất cả một cách thiêng liêng.
Mục đích của đời sống: Lẽ tự nhiên, mục đích của đời sống, là tự hướng về bản thân. Đây là cái ta chủ nghĩa (me-ism) cực đoan. Con người cố gắng tìm đủ cách để hoàn thành tất cả những gì mình có thể làm được trong suốt cuộc sống cho chính mình - chớ không phải là cho cả thế giới.
Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Có hai cấp bậc hoạt động đối lập nhau, một hướng phần lớn vào suy tư mà thụ động trong hành động, còn cái kia thì tha thiết hướng vào kinh nghiệm. Chẳng có bên nào tạo được một thế quân bình phải lẽ cho đời sống hay đạt được mục tiêu làm hài lòng cá nhân ấy khi họ cứ tiếp tục dấn thân vào các tiến trình sơ đẳng mà kết quả chẳng có là bao nhiêu. Họ luôn luôn học hỏi, nhưng chẳng bao giờ đến được với kiến thức về chân lý.
Tiêu chuẩn đạo đức: Cái toàn năng chủ quan và tương đối, là tiêu chuẩn Con người đã thiết lập hệ thống này trên chính người, và là định chuẩn cho mọi luân lý đạo đức và quy phạm. Với những điều đó làm nền móng, thì không có cơ sở nào cho các mối liên hệ, các giá trị hay các tiêu chuẩn phổ quát. Do đó điều là luân lý đạo đức chẳng bao giờ giống nhau hoặc có tiềm năng không cùng giống nhau hai lần liên tục.
Trách nhiệm tính sổ: Con người có trách nhiệm tự tính sổ về mình với các tiêu chuẩn mình đã thiết lập. Vì con người chính là định chuẩn, người có thể thay đổi cái đúng cái sai sao cho bản thân khỏi bị lên án và phải nhận lỗi. Trong yếu tính, thì không có công việc tính sổ, khai trình.
Chân lý: Trong mọi hình thức, dầu là trực tiếp trên con người hay như một hệ thống dẫn tới bổn phận đặt trên cơ sở là các tín ngưỡng của con người, chân lý đều tương đối Con người là kẻ duy nhất định nghĩa, thiết lập và kiểm soát điều gì là chân lý. Chân lý không được quy phục như điều có quyền xác định đâu là các ranh giới của cuộc đời người cũng như dùng để biện minh và hợp lý hoá các phương tiện và cứu cánh mà người muốn thu nạp và đời sống mình.
Kiến thức: Kiến thức được thừa nhận bên trong các ranh giới của cõi thiên nhiên, kinh nghiệm và sự kiểm chứng toán học, hoặc các tín ngưỡng thuần lý. Bình thường thì kiến thức bị hạn chế chặt chẽ đến nỗi bộ phận đích thực của kiến thức bị thu hẹp thành điều mà họ có thể thiếp lập hệ thống biện minh cho các phương tiện và cứu cánh của mình mà khỏi bị nguy cơ phải thú tội hay bị cáo trách là có lỗi. Nếu họ chịu chấp nhận một nền tảng rộng rãi hơn của kiến thức, hệ thống của họ sẽ bị sụp đổ vì không được một bộ phận về kiến thức phổ quát nào hậu thuẫn cho.
Thuần lý chống kinh nghiệm: Sự hỗn loạn ngự trị bên trong hệ thống này khi con người cố tìm hiểu ý nghĩa của nó về lý tính (rationality) So với Cơ Đốc giáo hoặc cả với một bộ tự điển, cách định nghĩa lý tính của họ thật ra là phi lý. Ý niệm và mục đích của kinh nghiệm của họ thật ra chỉ là một chiếc áo choàng cho xác thịt và để họ làm những việc xấu xa gian ác. Họ đã tái định nghĩa kinh nghiệm và lý tính theo cách ấy, là để (chúng tôi mong rằng kết luận như thế này là sai) khỏi phải nhận chịu các hậu quả của những hành động tội lỗi của họ dưới hình thức tội phạm và sự phán xét.
Những kết luận tổng quát liên hệ đến các hệ thống đạo đức học suy lý.
Mỗi một lý thuyết trong hệ thống đạo đức học suy lý đều tập trung vào con người, và theo chủ nghĩa tự nhiên.
Không có nhiều, nếu không nói là không có những người theo chủ nghĩa thuần tuý trong bất cứ một hệ thống nào trong số các hệ thống này. Các cá nhân tự gán cho mình một triết lý cá biệt nào đó sở dĩ làm như thế là để có được những gì họ muốn từ hệ thống ấy để rồi sau đó, biện minh cho phần còn lại là vô nghĩa hoặc lỗi thời.
Chẳng hề có một nền móng vững chắc nào, trên đó một mối liên hệ với con người khác có thể được thiết lập mà người này không bị lạm dụng, hoặc lợi dụng cho các lạc thú hoặc cứu cánh của những người khác. Điều này được nghiệm đúng với các mối liên hệ tay đôi cho đến các mối liên hệ quốc tế.
Bất cứ cá nhân nào chọn một triết lý suy lý sở dĩ làm như thế đều nhằm có được một hệ thống tín ngưỡng biện minh cho các hành vi và bào chữa cho các hành động của mình nhằm loại bỏ mặc cảm phạm lỗi và trách nhiệm phải tính sổ. Con người quyết định sống theo một nếp sống nào đó để rồi khai triển một hệ thống biện minh hậu thuẫn cho tội lỗi mình
Con người không thể sống thuỷ chung như nhất trong một hệ thống đạo đức học suy lý. Sự bất nhất này vốn quá lớn lao bên trong các viễn ảnh cá nhân để cho phép có những đóng góp có ý nghĩa và đáng tin cậy cho một hệ thống hầu giúp tạo được các kết quả hữu hiệu và hết sức làm hài lòng con người.
Trong bất kỳ một hệ thống suy lý nào cũng có ít nhất một sự căng thẳng nội tại chẳng bao giờ được giải quyết. Trong khi con người cố gắng sống trong sự căng thẳng ấy, thì cuộc đời người ấy lâm vào tình trạng mất thăng bằng Sự căng thẳng nội tại này, cuối cùng sẽ là một giả định trước (presupposition) sai lầm được dùng làm nền móng cho hệ thống tín ngưỡng của họ.
Tất cả các hệ thống đều phủ nhận các tuyệt đối; thế nhưng, họ lại xây dựng các hệ thống của mình trên các tiền đề nền tảng vốn có bản tính tuyệt đối Ở đây, một tuyệt đối được định nghĩa là điều gì luôn luôn đúng để tác động trong hệ thống ấy, bảo đảm cho các kết quả mà hệ thống ấy mong muốn, cũng như cho điều luôn luôn đúng bất cứ lúc nào. Nếu không có các “nền móng” thiết yếu ấy các giả định trước của một hệ thống sẽ không kết hợp được với nhau (ngay cả khi các hệ thống suy lý đều không hề kết hợp được với nhau, cách lý luận họ sử dụng đã không hậu thuẫn được cho hệ thống của họ). Thí dụ họ chấp nhận niềm tin cũng rằng người ta không thể biết hay biết chắc chắn một kiến thức nào cả - điều này thì họ vốn biết chắc. Làm thế nào để đặt ra một định chuẩn cho điều gì có thể hay không thể biết chắc?





Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 06:26 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách