Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 3254|Trả lời: 0

Cứu Thục Học - Sự Xưng Nghĩa

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 11-10-2011 09:08:06 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Cứu Thục Học
Tác giả: Daniel B. Pecota

Sự Xưng Nghĩa: Đức Chúa Trời Tuyên Bố Con Người Không Còn Là Một Tội Nhân

- Bản Chất Của Sự Xưng Nghĩa
Ý Nghĩa Của Sự Xưng Nghĩa
Liên Quan Đến Luật Pháp Đức Chúa Trời
Đối Chiếu Với Sự Nên Thánh và Sự Tái Sinh
- Nguồn Của Sự Xưng Nghĩa
Nguồn Tiêu Cực
Nguồn Tích Cực
- Từng Trải Sự Xưng Nghĩa
Các Minh Họa Về Sự Xưng Nghĩa
Phạm Vi Của Sự Xưng Nghĩa
Phương Tiện Của Sự Xưng Nghĩa
Các Kết Quả Của Sự Xưng Nghĩa
Khi học xong bài này, bạn có thể:
1. Giải thích sự xưng nghĩa theo lập trường của Kinh Thánh.
2. Bày tỏ sự liên quan giữa sự xưng nghĩa và việc vâng giữ luật pháp Đức Chúa Trời.
3. Đối chiếu sự xưng nghĩa với sự nên thánh và sự tái sinh.
4. Đưa ra sự dạy dỗ của Kinh Thánh về nguồn của sự xưng nghĩa.
5. Lần theo các bước dẫn đến sự xưng nghĩa trong Kinh Thánh.
6. Kể ra các kết quả của sự xưng nghĩa.
7. Thoát khỏi sự định tội nhờ nương cậy vào Lời Đức Chúa Trời chứ không dựa vào cảm giác của bạn.
1. Cầu nguyện trước khi bắt đầu học bài này. Điều hệ trọng để cho từng trải Cơ Đốc của bạn được vững vàng toàn diện, là phải hiểu được giáo lý sự xưng nghĩa này. Ngoài ra, bạn còn cần sự khôn ngoan để truyền đạt lại cách chính xác cho người khác nữa. Tôi đã cầu nguyện cho bạn và cho chính mình tôi rồi.
2. Tra xem các câu Kinh Thánh trưng dẫn trong sách giáo khoa và trong tài liệu này. Hãy đọc các bản dịch Kinh Thánh mà bạn có.
3. Gạch dưới mọi câu Kinh Thánh trưng dẫn đề cập đến sự xưng nghĩa trong Kinh Thánh của bạn. Hãy xem mục tiêu 3 trong Bài 1.
4. Nghiên cứu cẩn thận phần dàn bài và toàn bộ các mục tiêu.
5. Đọc nhanh nhưng cẩn thận qua thơ Rôma và thơ Galati (nếu được thì đọc suốt một lần).
6. Đọc các sách giáo khoa: Sách của Horne, trang 70-73, sách của Freligh, trang 69-79.
7. Đọc phần tài liệu của sách hướng dẫn, trả lời các câu hỏi nghiên cứu làm hoàn tất mọi công tác cho bài học và kiểm tra câu trả lời của bạn.
8. Nghiên cứu phần giải thích từ ngữ cho bài học này.
9. Dựa trên phần học tập của chúng ta, hãy chuẩn bị một dàn bài gồm hai phần cho một bài giảng hoặc cho một bài học nghiên cứu về sự xưng nghĩa. Đừng đi theo phần dàn bài của bài học này.

BẢN CHẤT CỦA SỰ XƯNG NGHĨA
Sách của Horne 70-71; sách của Freligh 69-73.
Câu hỏi căn bản của mọi tôn giáo ấy là: Làm thể nào mà một người có thể trở nên người công bình trước mặt Đức Chúa Trời? Gióp đã nêu câu hỏi ấy từ hàng ngàn năm trước rồi (Giop G 9:2). Ông cảm thấy rằng Đức Chúa Trời đã định tội ông thật là bất công. Trong khi tâm thần thống khổ, ông đã thốt lên tiếng kêu la chung của mọi người. Đức Chúa Trời đã nghe thấu và đã ban cho phương cách. Nền tảng của sự xưng nghĩa ấy là sự kiện; chính Đức Chúa Trời là Đấng công nghĩa. Trong Do Thái giáo, Đức Chúa Trời tuyệt đối trước sau như một trong chính bản tánh Ngài. Ngài luôn giữ sự thành tín để làm trọn các lời hứa và các giao ước của Ngài. Điều đó chuẩn bị một nền tảng cho tầm quan trọng của từ ngữ sự xưng nghĩa trong Tân ước.
Kinh Thánh dạy rằng sự công bình của Đức Chúa Trời vừa đoán xét vừa cứu rỗi. Sự công bình của Ngài đòi hỏi phải đoán xét tội lỗi. Song bởi sự công bình, Ngài dự bị một đường lối để cho kẻ bị định tội được xưng là không còn có tội nữa và không phải chịu lấy sự xét đoán nữa.
1. Chữ "của lễ chuộc tội" nghĩa là gì? (nếu bạn không nhớ, hãy xem Bài 1, Các phương Diện Của Sự Chuộc Tội). ...................................................................................................
...............................................................................................................................................
2. Đọc RoRm 3:21-26. Dựa theo phần bàn luận của chúng ta từ trước đến nay, ý tưởng chìa khóa của phân đoạn này là gì? ..................................................................................
...............................................................................................................................................
3. Đọc IGi1Ga 1:9. Câu này liên quan thế nào với phần thảo luận của chúng ta.
...............................................................................................................................................
Các câu Kinh Thánh trong Rôma và trong IGiăng tuyên bố rằng Đức Chúa Trời không bỏ qua tính trung thực của chính Ngài khi phán xét con người. Sự công bình trọn vẹn của Ngài được bảo tồn. Dường như có một thời gian Ngài bỏ qua tội lỗi. Nhưng công tác của Đấng Christ trên đồi Gôgôtha đã chứng tỏ cho mọi người rằng Ngài không hề làm như vậy. Ngài tạm thời cầm giữ lại toàn bộ sức mạnh của sự đoán xét công bằng của Ngài. Từ cõi đời đời, Ngài đã biết tình yêu Ngài dành cho điều chi. Và khi kỳ đã trọn, Đấng Christ đã đến để bày tỏ rằng Đức Chúa Trời là công bình và đồng thời, tuyên bố rằng tội nhân phạm tội là "không còn có tội" nữa. Trong sự xưng nghĩa, một người có thể có được sự công bình theo ý Đức Chúa Trời và có thể biết chắc về sự chấp thuận của Ngài.
Hãy đọc ChCn 17:5. Tôi không muốn bạn liên lụy đến câu này. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ câu này trong mối liên hệ với điều mà tôi vừa mới nói và với điều đi tiếp theo đó.
Ý Nghĩa Của Sự Xưng Nghĩa
4. Trước khi bắt đầu nghiên cứu phần này, hãy kể vắn tắt cho biết bạn nghĩ sự xưng nghĩa là gì? ..............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Freligh định nghĩa sự xưng nghĩa là "hành động của ân điển Đức Chúa Trời, bởi đó Ngài tuyên bố người nào đặt đức tin nơi Chúa Jesus Christ để làm Đấng Thay Thế cho người ấy và làm Cứu Chúa của người ấy thì đó là người công bình" (trang 69). Nó được đặt nền tảng trong sự chuộc tội công bình vô cùng của Đấng Christ (RoRm 3:24; 5:9). Từ này có thể mang ý nghĩa là "làm cho công bình".
(Nếu được, hãy xem phần giải thích của Bauer ở trang 197, trong quyển Greek - English Lexicon, phần của từ kalwơls. Cũng xem mục của Schrenk, trang 174-225, quyển 2 trong bộ Theological Dictionary of the New Testament, do Kittel biên soạn).
Tuy nhiên, ý nghĩa chính yếu của chữ sự xưng nghĩa chỉ về một sự thông báo hay công bố về sự công bình. Đó là một công tác khách quan xảy ra bên ngoài chúng ta. Nó không liên quan đến tình trạng thuộc linh của chúng ta, nhưng liên quan đến mối liên hệ thuộc linh của chúng ta. Không phải tình trạng của chúng ta, nhưng là chỗ đứng của chúng ta được xem xét đến. Cả tiếng Hêbơrơ (tsadaq) lẫn tiếng Hylạp (dikaioo) đều có cùng một ý nghĩa. Thực ra, bối cảnh sử dụng từ này của Tân ước được tìm thấy trong tiếng Hêbơrơ. Người được xưng nghĩa chính là người được tuyên bố làm theo các qui định của luật pháp. Sự công bình của Chúa Jesus Christ được kể cho là của chúng ta.
5. Có một sự khác biệt quan trọng trong hai giao ước. Hãy đọc XuXh 23:7; PhuDnl 25:1 và EsIs 5:22-23. Cũng hãy nhớ lại ChCn 17:15. Bây giờ hãy đọc RoRm 4:1-8 và 5:1-11. Sự khác biệt này là gì? .............................................................................................................
...............................................................................................................................................
6. Sự xưng nghĩa trong Tân ước bao gồm điều gì? (xem sách của Horne, trang 70).
a. ...........................................................................................................................................
b. ............................................................................................................................................
c. .............................................................................................................................................
7. Những phương tiện nào được Đức Chúa Trời dùng để thực hiện những điều trên?
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Freligh nói rằng (trang 69), sự xưng nghĩa không phải là một hành động mang tính pháp lý. Điều này cần có sự giải thích. Sự xưng nghĩa không mang tính pháp lý nếu nó được thực hiện thông qua một tiến trình hoàn toàn thuộc về luật pháp. Luật pháp chỉ lên án chúng ta mà thôi. Nhưng với từ mang tính pháp lý, chúng ta muốn nói rằng nó là một sự giao dịch hợp pháp dựa trên lẽ phải, thì sự xưng nghĩa là một hành động mang tính pháp lý. Đó là điều mà chúng ta gọi sự xưng nghĩa trên pháp lý, một từ ngữ được dùng trong các phiên tòa. Cách sử dụng theo pháp luật đặc biệt thấy nơi Phao Lô. Đối với ông, sự xưng nghĩa không gợi ra việc truyền cho các phẩm chất đạo đức. Nó hàm ý sự tha bổng kẻ không kính sợ Đức Chúa Trời khi người ấy tin Ngài. Sự xưng nghĩa trên pháp lý không có nghĩa là "dường như thể là" họ công bình. Nó không phải là một "bịa đặt trên pháp lý". Lời tuyên án tối thượng của Đức Chúa Trời được công bố cách chân thành căn cứ trên của lễ hy sinh của Chúa Jesus Christ.
8. Trong luật pháp Anh Quốc có một nguyên tắc "double jeopardy" (Nguy cơ gấp đôi), tức là một khi đã bị kết án, thì không thể bị xét xử lại với cùng một tội ấy nữa. Hãy so sánh nguyên tắc ấy với điều chúng ta đang thảo luận.
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Vì thế, xự xưng nghĩa không những mang tính được công bố, mà còn mang tính thực tiễn. Trong trường hợp này, nó vượt sức thực hiện của một vị quan tòa vốn là con người. Vị quan tòa ấy có thể tuyên bố ai đó vô tội mà thực sự thì không phải thế. Hoặc vị quan tòa ấy có thể tuyên bố người vô tội là có tội. Nhưng Đức Chúa Trời có thể làm được điều mà con người không thể làm được. Căn cứ trên của lễ hy sinh của Đức Chúa Trời, khi chúng ta tin Ngài, thì sự công nghĩa của Ngài được kể cho chúng ta và chúng ta được làm nên công bình. Phao Lô nói rằng Đấng Christ được làm nên sự công bình cho chúng ta (ICo1Cr 1:30). Chúng ta được đặt vào địa vị của một người công bình. Vì vậy, "Đức Chúa Trời được thỏa đáp, ân điển được tỏ bày và tội nhân được xưng công bình" (freligh, trang 70). Có lẽ điều đó mang tính nghịch lý nhưng nó đúng cho vấn đề này.
9. Khi xem xét về sự xưng nghĩa, Horne nói về những từ ngữ có tương quan (trang 71). Ông liệt kê một số câu Kinh Thánh trưng dẫn. Hãy đọc từng câu trong Kinh Thánh và viết ra đây phần Kinh Thánh mà Horne nghĩ đến.
a. SaSt 18:25 ......................................................................................................................
b. Thi Tv 32:1 .........................................................................................................................
c. 143:2 .......................................................................................................................
d. RoRm 2:2 .......................................................................................................................
e. 2:15 ......................................................................................................................
f. 8:33 ......................................................................................................................
g. 14:10 ......................................................................................................................
h. CoCl 2:13 ......................................................................................................................
i. IGi1Ga 2:1 ......................................................................................................................
Có lẽ một điểm đã rõ ràng rồi qua bàn luận, nhưng cần phải làm sáng tỏ thêm. Trong sự xưng nghĩa, chúng ta nhận được sự công nghĩa của Đấng Christ. Tuy nhiên, có một điều có thể được xem như là một việc giao dịch từ trước. Tội lỗi của chúng ta đã được trao cho Ngài. Nếu không được thực hiện như thế, sự xưng nghĩa sẽ là một sự bịa đặt trên pháp lý.
10. Hãy đọc thơ Philêmôn. Bạn có thể thấy một sự minh họa cảm động về sự xưng nghĩa ở đâu trong thơ này? ................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Liên Quan Đến Luật Pháp Đức Chúa Trời
Do mối đe dọa không ngừng của tinh thần bài luật pháp, nên sự hiểu biết mối liên quan của sự xưng nghĩa với luật pháp Đức Chúa Trời là điều rất quan trọng. Chủ nghĩa bài luật pháp dạy rằng vì chúng ta được xưng nghĩa chỉ đơn thuần bởi ân điển chứ không bởi bất cứ việc làm nào của luật pháp, nên chúng ta không bị bắt buộc phải làm gì đối với các đòi hỏi của luật pháp Đức Chúa Trời, cũng không có trách nhiệm gì với các hình phạt của luật pháp.
Có nhiều người quả quyết rằng giáo lý xưng nghĩa bởi đức tin của Tin Lành dứt khoát đưa đến nếp sống buông thả. Và trong lịch sử Hội Thánh, sự dạy dỗ và nếp sống của những người bài luật pháp đã lộ diện. Thực ra, chính Phao Lô đã mạnh mẽ phản kháng trong thời của ông. Giáo lý xưng nghĩa của ông đã bị hiểu sai (xem RoRm 6:15, cũng đối chiếu với 3:8 và 6:1). Phao Lô khẳng định rằng một Cơ Đốc Giáo bài luật pháp là một sự mâu thuẫn trong thuật ngữ. Nó cũng giống như nước đắng và nước ngọt đều ra từ một cái giếng. Không thể như vậy được!
11. Trong vùng bạn có sự dạy dỗ bài luật pháp hay không? Nó tự thể hiện như thế nào?
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Đôi khi sự dạy dỗ này liên kết với ý kiến cho rằng mọi vấn đề, kể cả thân thể, đều là xấu. Tinh thần là tất cả những gì đáng kể. Điều mà người ta làm trong thân thể chẳng đáng quan tâm bao nhiêu miễn là tinh thần được giữ cho thanh sạch. Tôi nhớ đến Hội Thánh chúng tôi có một phụ nữ trẻ đã tin Đấng Christ, cô cứ tiếp tục tăng trưởng nhưng không ai trong Hội Thánh biết được rằng cô đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của một số người xưng mình là Cơ Đốc Nhân. Họ thuyết phục cô rằng trong tình yêu thương, cô có thể liên hệ tình dục với bất cứ người nam nào trong nhóm. Tình yêu thương của cô có thể giữ gìn cho tinh thần cô được thanh sạch. Thân thể không thành vấn đề. Cảm tạ Chúa, vì sau đó cô đã quay lại với Chúa và với lẽ thật, và Chúa đã cứu vớt cô. Nhưng những lối sống như thế lúc nào cũng thấy xuất hiện.
Người nào nghĩ rằng thân thể là xấu và tâm thần là điều duy nhất có giá trị thì người đó đã đề xướng rằng con người có thể tách rời ra làm nhiều phần. Đó là cách suy nghĩ cho rằng hầu như không có sự kết hợp nào giữa các bộ phận. Tâm hồn khác biệt với thân thể, tâm thần khác biệt với tâm hồn v.v...Đó là một ý niệm không chính xác. Mỗi phần trong chúng ta đều có liên quan và được kết hợp với mọi phần khác. Trong phạm vi nào đó, quan niệm sai lầm ấy giải thích cách mà một số người cho rằng một Cơ Đốc Nhân có thể bị quỷ ám. Họ nói "Tâm hồn tôi (tức là bản tánh hạ tầng của tôi) có thể bị quỷ ám, chứ tâm thần tôi thì không (bản tánh thượng tầng của tôi). Sự việc một Cơ Đốc Nhân có thể bị tà linh chiếm hữu là một việc trái ngược hẳn với sự dạy dỗ của Kinh Thánh về bản chất của con người cũng như về sự cứu rỗi. Có thể nào chúng ta là đền thờ của Đức Thánh Linh lại cũng là nhà của tà linh sao? Thật là một ý tưởng không thể tin nổi và là điều không thể có được!
12. Hình thức hiện đại nào của tinh thần bài luật pháp hiện nay đang thịnh hành?
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Hình thức "luân lý mới" (đạo đức học phụ thuộc vào từng tình huống) dạy rằng không có luật lệ đạo đức nào đang ràng buộc trên mọi người ở mọi thời đại. Tất cả mọi luật lệ đó đều tùy thuộc vào tình huống, tức là chính tình huống quyết định nên sự đúng sai của mọi hành động. Nguyên tắc chi phối không phải là một luật lệ đạo đức bất di dịch nào đó. Nguyên tắc chi phối ấy là tình yêu thương. Nếu việc mà ta làm, bất kể đó là việc gì đi nữa, được thôi thúc và được dẫn dắt bởi tình yêu, thì việc đó đều đúng. Việc đó có thể là việc nói dối, giết người, tà dâm, hoặc thậm chí là cả việc nói phạm đến danh Đức Chúa Trời.
13. Bạn có thể nêu ra một ví dụ về luật ấy ra sao không? ..........................................
................................................................................................................................................
14. Quan điểm chân thật của Cơ Đốc Nhân khác biệt như thế nào? .....................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Cơ Đốc Nhân công nhận rằng có nhiều trường hợp mà mình phải chọn giữa hai việc làm mà hậu quả của cả hai việc đều xấu cả. Nhiều khi sự can đảm và sức mạnh của người ấy đều mất cả. Người ấy sẽ chọn nói dối hơn là chịu khổ, hoặc khiến ai đó phải chịu khổ. Sự nói dối này dứt khoát là tội lỗi, bất kể là với động cơ nào đi nữa. Trong nền đạo đức Cơ Đốc, tình yêu là động cơ cho lối cư xử chứ không bao giờ là kim chỉ nam. Bản tánh chẳng hề thay đổi của Đức Chúa Trời, được bày tỏ qua luật pháp Đức Chúa Trời, chính là kim chỉ nam. Tình yêu thương giống như sức mạnh làm chuyển động một đoàn tàu. Luật pháp của Đức Chúa Trời giống như đường ray. Nếu loại bỏ một phần nào thì mục đích để tạo dựng nên Cơ Đốc Nhân sẽ bị tiêu diệt mất. Sứ đồ Giăng đã giải thích trong thơ Giăng thứ nhì để tóm gọn nguyên tắc của nền đạo đức Cơ Đốc. Ông nói:
Hỡi bà được chọn, hiện nay tôi khuyên bà, không phải truyền điều răn mới, nhưng nhắc lại điều chúng ta đã nhận lãnh từ ban đầu ấy là chúng ta phải yêu thương nhau. Vả, sự yêu thương là tại làm theo các điều răn của Đức Chúa Trời. Đó là điều răn mà các ngươi đã nghe từ lúc ban đầu, đặng làm theo (IIGi 2Ga 1:5-6).
Cần phải nói rõ ràng rằng một số việc làm mà tôi có thể gọi là tội lỗi đó, thì mang tính tương đối, tức là tương đối đối với nền văn hóa riêng của tôi. Điều hệ trọng cần nhận biết ấy là có nhiều tội lỗi thuộc về văn hóa. Có cái là tội đối với người này nhưng không phải luôn luôn là tội đối với nhiều người khác. Nguyện Đức Chúa Trời khiến chúng ta khôn ngoan càng hơn để hiểu điều đó, và ban ơn càng hơn để tha thứ khi chúng ta không hiểu. Tuy nhiên, khi Lời Đức Chúa Trời đặc biệt ngăn cấm điều chi, dầu là việc làm hay là ý tưởng, thì điều đó là tội lỗi. Tinh thần bài luật pháp phải bị loại bỏ.
Schrenk phát biểu về từ dlkaloơúvn dikaiosune như sau:
Nhận thức lầm lạc của những người bài luật pháp về sự buông thả và sự thỏa hiệp yếu ớt phải bị loại bỏ vô điều kiện. Sự tha thứ là một hành động của sự đoán xét, trong đó sự công chính của Đức Chúa Trời được minh oan hoàn toàn. Vì vậy, nó có nghĩa là sự cứu chuộc trong sự thanh sạch thiêng liêng cùng với sự khẳng định “không!" thỏa hiệp với điều ác. ( Theological Dictionary of the New Testament, Quyển 2 trang 204).
Tôi đồng thanh: Amen!
15. Nêu một số ví dụ về các tội lỗi trong văn hóa của riêng bạn. .....................................
................................................................................................................................................
16. Phao Lô dạy rõ ràng rằng về các vấn đề này ở đâu trong thơ Rôma? .................
................................................................................................................................................
17. Phao Lô nêu bốn nguyên tắc nào trong RoRm 14:1-15:13 để áp dụng vào phần thảo luận của chúng ta.
a. .........................................................................................................................................
b. .........................................................................................................................................
c. .........................................................................................................................................
d. .........................................................................................................................................
18. Bạn sẽ bắt đầu giảng dạy đề tài này như thế nào? ....................................................
............................................................................................................................................
19. Chúng ta đang nói về tầm quan trọng của sự hiểu biết Luật pháp và sự xưng nghĩa liên quan với nhau như thế nào.
a. Chúng có liên hệ cụ thể với nhau như thế nào? .........................................................
...........................................................................................................................................
b. Một nguyên tắc chung của mối tương quan này là gì? (xem sách của Freligh, trang 70-73). ................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
20. Nếu Luật Pháp là thánh, công bình và tốt lành (7:12) thì vì sao nó không thể xưng nghĩa được? ..................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Mối tương quan này là mối tương quan giữa tấm gương soi với khuôn mặt hoặc của nhiệt kế đối với cơn sốt. Nhiệt kế không thể tạo ra cũng không thể hạ bớt sức nóng. Nó chỉ đo sức nóng. Sự yếu đuối không ở tại Luật Pháp, nhưng nó ở trong tôi. Ví dụ như các nguyên tắc cấu tạo và cưỡi xe đạp đều là "tốt lành". Những hãy thử cố chế tạo và cưỡi lên một chiếc xe đạp làm từ giấy báo xem! Chúng ta thảy đều biết kết quả là gì rồi. Lỗi lầm do ở nơi chất liệu chứ không do các nguyên tắc! Cũng vậy, lỗi lầm do nơi chúng ta, do nơi xác thịt, chứ không ở trong luật pháp. Trong thần học Tân ước, xác thịt thường chỉ về bản tánh tội lỗi ở bề trong của con người. Không có điều gì xấu xa trong xác thịt thuộc thể cả. Chính xác thịt đạo đức là nơi cư trú của điều ác.
21. Nếu bạn có cuốn Thánh Kinh Phụ Dẫn, hãy tra các câu trưng dẫn đến từ ngữ xác thịc (flesh) trong Rôma và trong Galati. Những câu nào là những câu trưng dẫn rõ ràng đến bản tánh tội lỗi? ..................................................................................................
............................................................................................................................................
22. Phao Lô nói đến điều gì trong ICo1Cr 5:5? ..........................................................
............................................................................................................................................
Mối tương quan này là mối tương quan của sự công chính chẳng chuyển lay đối với nhu cầu lớn lao cần sự thương xót. Luật Pháp Đức Chúa Trời là luật pháp thi hành sự công lý, với duy nhất một ý định là hình phạt công bình dành cho kẻ vi phạm luật. Luật pháp không hề biết thương xót là gì. Vì vậy, bất cứ ai nghĩ rằng mình sẽ được cứu rỗi nhờ vâng giữ luật pháp đều bị định tội một cách vô hy vọng. Muốn được cứu bởi luật pháp, một người phải giữ luật pháp không sai phạm một chút nào cả. Một sự vi phạm cũng đã khiến con người chịu lấy hình phạt của việc phạm cả luật pháp (Gia Gc 2:10). Ngay cả dân sự dưới thời Cựu ước cũng đã không được cứu rỗi bởi cớ giữ luật đạo đức hay luật về ngày lễ. Họ đã được cứu rỗi bởi đức tin cũng như chúng ta vậy. Họ đặt lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã hứa ban sự cứu rỗi trọn vẹn. Chúng ta đặt đức tin mình nơi Đức Chúa Trời là Đấng đã làm ứng nghiệm lời hứa đó.
Mối tương quan này là mối tương quan của một phương thuốc hữu hạn đối với một nhu cầu vô hạn. Luật pháp không thể thay đổi quá khứ. Nó không thể tẩy sạch tội lỗi bề trong của tôi, cũng không thể thanh tẩy các động cơ của tôi. Sự cải cách, hay bắt đầu sống một nếp sống không thể chê trách vào đâu được kể từ giờ trở đi, cũng không ích chi cả. Toàn bộ cuộc đời của một người đều được kể đến chứ không phải chỉ là một giai đoạn nào đó thôi. Không, luật pháp được ban ra không phải để giảm nhẹ tội lỗi mà là để chỉ ra tội lỗi. Duy chỉ có đức tin nơi công tác của Đấng Christ trên thập tự giá mới có thể xưng nghĩa cho tôi mà thôi.
Đối Chiếu Với Sự Nên Thánh Và Sự Tái Sinh
23. Điều nào sau đây là đặc trưng của sự xưng nghĩa, của sự tái sinh, của sự nên thánh? Viết mẫu tự đứng trước của cột bên phải vào trước mỗi đặc trưng của cột bên trái.
.....a) Một công tác khách quan.
.....b) Một công tác chủ quan.
.....c) Một công tác diễn ra đồng thời.
....d) Hiệu quả được tạo ra cho địa vị của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời.
....e) Hiệu quả được tạo ra cho tình trạng bên trong của chúng ta.
.....f) Một công tác ngay tức khắc.
....g) Một công tác diễn tiến.
Như tôi đã nói, trong thực tế, không thể phân tách các giáo lý khác nhau trong sự cứu rỗi ra làm nhiều loại, nhưng có nhiều đặc trưng có thể áp dụng cụ thể cho mỗi loại. Chúng ta thấy có sự khác nhau chủ yếu. Sự xưng nghĩa là một công tác ở bên ngoài chúng ta, nó liên quan đến mối tương quan của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Sự tái sanh và sự nên thánh là các công tác của Đức Thánh Linh bên trong ta và biến đổi bản thân ta. Sự nên thánh thực sự xảy ra cách khách quan (chúng ta sẽ bàn đến sau). Nhưng phạm vi hành động chính yếu của nó là ở bề trong.
NGUỒN CỦA SỰ XƯNG NGHĨA
Sách của Horne 72; sách của Freligh trang 74-75
Nguồn Tiêu Cực
Hãy để tôi nhấn mạnh điều mà tôi xem là sự dạy dỗ rõ ràng của Kinh Thánh: Không người nào được xưng nghĩa bởi các việc làm của Luật Pháp. Chúng ta có thể hình dung một người sống hoàn toàn không chút sai trật với toàn bộ sự sống người ấy có được về Đức Chúa Trời - và hỏi xem liệu rồi người ấy có được cứu rỗi mà không hiểu biết gì về Đấng Christ hay không? Nhưng không có ai như thế cả, và cũng không bao giờ có được (RoRm 3:23). Điểm này đã được tuyên bố rồi, ấy là để được cứu bởi Luật Pháp, thì buộc phải vâng phục trọn vẹn. Mặc dù thế, vấn đề bản tánh sa ngã của con người vẫn chưa được giải quyết xong. Không, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và tình trạng bất năng về mặt tâm linh của con người cố gắng mọi cách để được xưng nghĩa bởi những công việc tuyệt vọng và bi thảm.
Con người luôn luôn là một kẻ làm việc. Con người đã luôn tìm cách làm đẹp lòng vị thần linh của mình và xoa dịu vị thần của mình bằng các công việc của tay mình. Điều này xuất hiện một cách rất thương tâm trong các tôn giáo ngoại đạo. Các tín đồ đó thường thực hiện các việc làm công bình của mình với lòng nhiệt thành biết bao! Họ gây cho mình đau đớn. Họ dâng các của lễ lớn bằng tiền, gia đình và chính mình. Nỗi niềm thương xót sâu xa trào dâng trong lòng mỗi khi người ta nghĩ đến các nỗ lực u mê như thế. Tin lành thường bị khước từ khi được rao giảng ra, vì con người cảm thấy mình phải làm một cái gì đó để kiếm được sự cứu rỗi.
Chính các Cơ Đốc Nhân cũng không thoát khỏi cạm bẫy ấy. Một số người cảm thấy sự hy sinh của Đấng Christ vẫn chưa đủ. Họ bổ túc vào sự thiếu thốn ấy bằng các việc làm hạ mình và từ thiện. Các Cơ Đốc Nhân thuần túy tin lành không chất vấn về tính đầy đủ của công tác mà Đấng Christ đã thực hiện. Nhưng họ thường xuyên cảm thấy các việc làm của họ, xét trên một phương diện nào đó, khiến cho họ được cứu rỗi nhiều hơn. Đó là một quan niệm phi Kinh Thánh. Ngày nay, tôi không được cứu nhiều hơn lúc tôi được cứu năm 14 tuổi. Lúc ấy tôi cũng không được cứu ít hơn bây giờ. Công việc lành của tôi không thêm một điều gì vào sự xưng nghĩa của tôi. Lúc viết sách này, tôi đã 45 tuổi. Tôi đã được cứu 31 năm rồi. Suốt ngần ấy năm, tôi đã tham dự vào hầu hết mọi hình thức sinh hoạt Cơ Đốc mà một người có thể tham gia. Tôi đã trung tín đi nhà thờ, trung tín đọc Kinh Thánh, dâng phần mười. Tôi là một Mục sư. Tôi dạy Kinh Thánh trong một Trường Cao Đẳng Kinh Thánh đến nay đã 16 năm. Song tôi nói rằng không một công việc lành nào trong số ấy khiến tôi được xưng nghĩa nhiều hơn. "Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu", Phao Lô đã kêu lên như vậy.
Tuy nhiên, Kinh Thánh còn đi xa hơn thế, và lên án nỗ lực để được xưng nghĩa bởi việc làm. Bạn đã đọc thơ Galati rồi. Đây há không phải là kết luận hiển nhiên rút ra từ những lời Phao Lô đã nói hay sao?
24. Hãy xem GaGl 1:8-9; 2:21; 3:1-3, 10; 5:4. Hãy ghi ra lời kết án hoặc các hậu quả của việc gắng sức để được xưng nghĩa bởi các việc làm theo luật pháp.
a. 1:8-9 .................................................................................................................................
b. 2:21 .................................................................................................................................
c. 3:1-3 .................................................................................................................................
d. 3:10 ..................................................................................................................................
e. 5:4 ...................................................................................................................................
Đừng quên lưu ý đến sự kinh khiếp của những lời tuyên án ấy. Các bạn Cơ Đốc yêu quý của tôi ơi! Nếu bạn có chút ý niệm gì rằng các việc lành của bạn đang khiến bạn có địa vị tốt hơn trước mặt Đức Chúa Trời, thì tôi xin bạn hãy nhơn danh Chúa Jesus mà loại bỏ ý nghĩ ấy đi.
25. Có lẽ nên dừng lại tại đây thì tốt hơn. Hãy suy gẫm và tra xét tâm trí cũng như tâm hồn bạn, xem thử bạn có vô tình mắc phải cạm bẫy này hay không. Nếu có, hãy ăn năn và xưng tội với Chúa. Hãy ghi lại các cảm nghĩ của bạn.
................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Bạn có thể bảo tôi rằng: "Điều đó đối với Phao Lô thì ổn rồi. Nhưng còn đối với Giacơ thì sao? Không phải Giacơ dạy rằng người ta được xưng nghĩa bởi các việc làm chứ không phải chỉ bởi một mình đức tin không thôi sao". Và bây giờ, chúng ta phải tự hỏi mình câu hỏi ấy.
26. Trước khi chúng ta bắt đầu, bạn nghĩ lời giải đáp ấy là gì? ......................................
..............................................................................................................................................
Một số người thấy mâu thuẫn trong thần học về sự xưng nghĩa của Phao Lô và của Giacơ. Nhưng đó chỉ là bề ngoài mà thôi. Khi đọc cẩn thận, bạn sẽ thấy họ không bất đồng ý kiến với nhau. Loại đức tin mà Giacơ đang lên án không phải là loại đức tin cứu rỗi. Nó là loại đức tin chỉ có trên lý trí, được ông xác định ngay trong chính đoạn Kinh Thánh đó. Một đức tin mà ma quỷ cũng có, dầu rất chính thống, thì cũng không cứu rỗi ai được (Gia Gc 2:19). H.D. Mc Donald viết rằng:
Gia cơ nói một đức tin không hoạt động thì không thể xưng nghĩa được;Phao Lô nói các việc làm đáng khen thưởng không xưng nghĩa. Phao Lô đòi hỏi một đức tin cứu rỗi, vì thế là đức tin tách rời khỏi việc làm; và Giacơ đòi hỏi một đức tin sống động, tức là đức tin đang hoạt động, và hai người cũng không mâu thuẫn với nhau . (Basic Christian Doctrines , 1962, trang217-218).
Phao Lô và Giacơ giống như hai chiến binh đứng đâu lưng lại để chiến đấu với một kẻ thù đang tấn công họ từ hai phía. Phao Lô đang chiến đấu với chủ nghĩa duy luật pháp, còn Giacơ chiến đấu với chủ nghĩa bài luật pháp. Theo cách đó, họ bổ sung cho nhau, chứ không chống lại nhau.
27. Hãy đọc SaSt 15:1-6; 16:15-16; 17:1; 21:5; 22:5-6; Gia Gc 2:18-26. Trả lời các câu hỏi sau:
a. Ápraham đã bao nhiêu tuổi khi Đức Chúa Trời hứa ban cho ông một đứa con trai và lòng tin của ông nơi Đức Chúa Trời được kể là công bình? ..................................................
............................................................................................................................................
b. Làm sao bạn biết lúc ấy ông khoảng bao nhiêu tuổi? ...................................................
............................................................................................................................................
c. Ông bao nhiêu tuổi khi lời hứa được tái lập lại? ...........................................................
............................................................................................................................................
d. Ông bao nhiêu tuổi khi Ysác sinh ra? ...............................................................................
............................................................................................................................................
e. Ysác bao nhiêu tuổi khi Đức Chúa Trời bảo Ápraham dâng Ysác làm của tế lễ?
............................................................................................................................................
f. Vậy có bao nhiêu năm giữa sự xưng nghĩa của Ápraham và các việc làm để dâng Ysác? ..................................................................................................................................
............................................................................................................................................
g. Điều đó giúp bạn thế nào để thấy Phao Lô và Giacơ thực sự không mâu thuẫn với nhau? ...................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Nguồn Tích Cực
Kinh Thánh nói rõ ràng rằng chỉ có duy nhất một nguồn xưng công nghĩa: ân điển ban cho cách nhưng không của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh cũng nói rõ rằng nền tảng cho sự xưng nghĩa chúng ta ấy là sự chết chuộc tội của Đấng Christ. Phao Lô nói trong RoRm 3:24 rằng chúng ta "được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jesus Christ". Hai điều này - ân điển và thập tự giá của Đấng Christ - lập nên nguồn hy vọng duy nhất cho sự xưng nghĩa. Ân điển Ngài ban cho cách hoàn toàn nhưng không.
28. Hãy đọc GiGa 15:25. Hãy để ý cụm từ "vô cớ". Hãy lưu ý trong RoRm 3:24 "nhưng không" trong cả hai trường hợp đều dùng những từ ngữ Hylạp giống nhau. Bởi việc đưa ý "vô cớ" vào 3:24, bạn học biết gì về ân điển Đức Chúa Trời?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Công tác của Đấng Christ là công tác duy nhất xứng đáng. Không thể có sự xưng nghĩa nếu không có công tác ấy. Thập tự giá của Đấng Christ không chỉ bảo đảm cho chúng ta rằng Đức Chúa Trời sẵn lòng xưng nghĩa chúng ta; nó còn bảo đảm cho chúng ta về sự công chính của Ngài khi Ngài thực hiện việc ấy. Nếu Đức Chúa Trời không giữ sự công bình của chính Ngài trong mọi công việc Ngài làm, thì Ngài không thể là Đức Chúa Trời, cũng không thể ban sự công nghĩa cho chúng ta hay đoán xét bất cứ kẻ nào là không công nghĩa. Phao Lô nói rằng nếu Đức Chúa Trời hành động bằng phương cách không công bình trong mọi công việc thì Ngài không thể đoán xét thế gian (3:5-6). Sự xưng nghĩa bởi thập tự giá biểu hiện ân điển Đức Chúa Trời và bảo vệ bản tánh Ngài. Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! (11:33).
TỪNG TRÃI XƯNG NGHĨA
Sách của Horne trang 72-73, sách của Freligh 76-79.
Các Minh Họa Về Sự Xưng Công Nghĩa
29. Trong Rôma 4, Phao Lô nêu ra hai tấm gương đáng chú ý về sự xưng nghĩa. Một ở phương diện tích cực, một ở phương diện tiêu cực.
a. Kể tên nhân vật được dùng làm minh họa về mặt tích cực. ...................................
............................................................................................................................................
b. Kể tên nhân vật làm minh họa tiêu cực. .....................................................................
............................................................................................................................................
30. Freligh nói rằng Ápraham và Đavít minh họa sự xưng nghĩa không bởi ................
............................................................................................................................................
Sự phân biệt này thuộc về tuyên đạo pháp nhiều hơn là thuộc về Kinh Thánh. Phao Lô đưa ý kiến về các việc làm vào trong cả hai ví dụ ấy. Một lễ nghi được thực hiện nhằm để lập công, thì cũng là một công việc. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa hai ví dụ đó. Tấm gương sau (Đavít) củng cố lại cho tấm gương đầu (Ápraham).
Phao Lô dạy rằng sự xưng nghĩa có hai phương diện:
1. Trong sự xưng nghĩa tích cực, Đức Chúa Trời kể sự công bình cho tôi. Đó là điều Ngài phán về Ápraham. Sự xưng nghĩa của Ngài là điểm quan trọng trong Thi Thiên của Đavít. Ông đứng trên quan điểm của một tội nhân để nói về sự xưng nghĩa của Ngài.
2. Trong sự xưng nghĩa tiêu cực, Đức Chúa Trời không kể tội lỗi cho tôi nữa. Đây là điểm quan trọng trong Thi Thiên của Đavít. Ông đứng trên quan điểm của một tội nhân để nói về sự xưng nghĩa của Ngài.
Trong một vài khía cạnh, ý kiến thứ nhì mạnh hơn ý đầu. Chính ân điển qui kể sự công bình của Đấng Christ cho tôi. Chính ơn càng thêm ơn buông tha tôi khỏi mọi trách nhiệm đối với tội lỗi của tôi. Tôi không có ý nói rằng tôi không có trách nhiệm đối với tội của mình, cũng không có ý nói rằng nó không có hậu quả.
31. Hãy đọc IISa 2Sm 12:1-15 và trả lời các câu hỏi sau
a. Câu nào giải thích rằng Đức Chúa Trời đã tha thứ cho Đavít? ...................................
b. Nhưng điều gì sẽ là các hậu quả của tội lỗi đó? ...........................................................
1) Câu 10 .......................................................................................................................
2) Câu 1 ..........................................................................................................................
3) Câu 11-12 ....................................................................................................................
4) Câu 14 .........................................................................................................................
5) Câu 14 ........................................................................................................................
32. Các lời tiên tri này đã được ứng nghiệm như thế nào? Hãy xem nhanh IISam 12-19 và ICác vua 1.
a. .........................................................................................................................................
b. .........................................................................................................................................
c. .........................................................................................................................................
d. .........................................................................................................................................
e. .........................................................................................................................................
f. ..........................................................................................................................................
g. .........................................................................................................................................
Việc từng trãi các hậu quả của tội lỗi, ngay cả khi Đức Chúa Trời đã tha thứ tội lỗi, có thể đem so sánh với việc bị một loạt các vết thương sâu trên cánh tay. Sau khi hết đau, các vết thương đã lành, thì vết sẹo vẫn còn lại. Mọi tội lỗi đều có những hậu quả của nó về phần tâm linh và đôi khi có những hậu quả bên ngoài nữa. Không khi nào chúng ta có thể cho rằng: mình có thể tránh được các hậu quả của tội lỗi.
Điều Phao Lô muốn nói ấy là khi đức tin chúng ta ở trong Đấng Christ, chúng ta không phải chịu lấy trách nhiệm về tội lỗi chúng ta đối với số phận đời đời của chúng ta. Chúng ta được xưng nghĩa, được công bố là người công bình bởi Đức Chúa Trời. Các hậu quả đời đời, trách nhiệm đối với tội lỗi của chúng ta đã được chuyển giao cho Đấng Christ, là Đấng Thay Thế cho chúng ta.
Phạm Vi Của Sự Xưng Nghĩa
Nói đến phạm vi của sự xưng nghĩa không có nghĩa là nói đến phạm vi của sự chuộc tội. Tôi tin rằng điều thứ hai là vô giới hạn. Đấng Christ đã chết thay cho mọi người đã sống và sẽ còn sống. Nhưng Đức Chúa Trời không ép buộc con người phải được xưng nghĩa. Mỗi người phải chiếm đoạt lấy công tác của Đấng Christ cho chính mình (KhKh 3:20). Vì vậy, sự xưng nghĩa chỉ được mở rộng cho những ai tiếp nhận Đấng Christ. Một người bị ở tù có thể được một quan chức tốt bụng tha bổng. Người đó phải tiếp nhận ân huệ đó cho chính mình và bước ra khỏi tù. Nếu người đó không tin lời người đã tha mình thì người ấy vẫn còn ở trong tù, dẫu rằng đúng ra người ấy đã được tự do.
Phương Tiện Của Sự Xưng Nghĩa
33. Phương tiện duy nhất của sự xưng nghĩa là gì? ..........................................................
34. Hãy tự nói to lên với chính mình nhiều lần: "Tôi được xưng nghĩa chỉ bởi đức tin chứ không bởi bất cứ việc làm nào của tôi". Mỗi lần, hãy nhấn mạnh từ ngữ in nghiêng. "Tôi được xưng nghĩa chỉ bởi đức tin chứ không bởi bất cứ việc làm nào của tôi. Tôi được xưng nghĩa chỉ bởi đức tin chứ không bởi bất cứ việc làm nào của tôi. Tôi được xưng nghĩa chỉ bởi đức tin chứ không bởi bất cứ việc làm nào của tôi. Tôi được xưng nghĩa chỉ bởi đức tin chứ không bởi bất cứ việc làm nào của tôi. Tôi được xưng nghĩa chỉ bởi đức tin chứ không bởi bất cứ việc làm nào của tôi. Tôi được xưng nghĩa chỉ bởi đức tin chứ không bởi bất cứ việc làm nào của tôi. Tôi được xưng nghĩa chỉ bởi đức tin chứ không bởi bất cứ việc làm nào của tôi. Tôi được xưng nghĩa chỉ bởi đức tin chứ không bởi bất cứ việc làm nào của tôi. Tôi được xưng nghĩa chỉ bởi đức tin chứ không bởi bất cứ việc làm nào của tôi. Tôi được xưng nghĩa chỉ bởi đức tin chứ không bởi bất cứ việc làm nào của tôi. Tôi được xưng nghĩa chỉ bởi đức tin chứ không bởi bất cứ việc làm nào của tôi". Bây giờ hãy ghi lại cảm nghĩ của bạn.
Không có sự dạy dỗ nào trong Tân ước rõ ràng hơn điều này: Chúng ta nhận được sự xưng nghĩa nhờ ân điển, bởi đức tin trong Đấng Christ - là đức tin được ban cho bởi công tác hy sinh đầy đủ của Ngài.
35. Đọc các câu Kinh Thánh sau và nêu ra ý tưởng căn bản liên quan đến sự xưng nghĩa.
a. RoRm 3:24 .....................................................................................................................
b. 3:28 .....................................................................................................................
c. 3:30 .....................................................................................................................
d. 4:5 ........................................................................................................................
e. 5:1 ........................................................................................................................
f. 5:9 .........................................................................................................................
g. GaGl 2:16 .....................................................................................................................
h. 2:17 .....................................................................................................................
i. 3:8 ..........................................................................................................................
j. 3:24 .....................................................................................................................
k. Tit Tt 3:7 ..............................................................................................................................
Đức tin không hề làm nền tảng cho sự xưng nghĩa. Vì vậy, bản dịch RSV (1946) không chính xác lắm. Bản này ghi "Đức Chúa Trời sẽ xưng nghĩa kẻ chịu cắt bì dựa trên đức tin của họ (on the ground of their faith) và xưng nghĩa kẻ không chịu cắt bì vì cớ đức tin của họ (because of their faith)". Dầu những chữ "on the ground of" và "because of" đều chấp nhận được, tôi tin rằng nền thần học Tân ước đúng ra đã hướng dẫn các dịch giả chọn các ý nghĩa khác. (Trong lần xuất bản thứ nhì năm 1971, cụm từ "because of" được dịch là "through"). Đức tin là con đường dẫn đến sự xưng nghĩa, chứ không phải là nguyên cớ. Đức tin là nguyên nhân thuộc về công cụ, không phải nguyên nhân chính thức của sự xưng nhận đức tin thay cho sự vâng phục. Đức tin là sự tin cậy, phó thác cách sống động của bản thân vào một sự cứu chuộc trọn vẹn vào Đấng Cứu Chuộc hiện nay. Đức tin là bàn tay chìa ra tiếp nhận một món quà hay để mở một cánh cửa. Không có một công lao gì trong việc đó cả. Horne trích dẫn Hooker (trang 73) rằng: "Đức Chúa Trời xưng nghĩa kẻ tin, nhưng không phải vì cớ họ xứng đáng của lòng tin ấy, bèn là vì cớ sự xứng đáng của Ngài, là Đấng được tin đến".
36. Sự xưng nghĩa chỉ bởi đức tin dẹp bỏ được hai lỗi lầm. Trước khi học tiếp, bạn hãy nghĩ xem hai lỗi lầm ấy là gì? ...........................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Mọi nỗ lực để cho được cứu rỗi đều vô ích cả. Làm thế nào con người hữu hạn có thể làm thỏa mãn được sự công nghĩa vô hạn? Nhưng mọi sự sợ hãi đều ngu dại, vì chúng ta tin quyết chính điều này rằng Đấng đã khởi sự làm việc lành trong chúng ta sẽ làm trọn cho đến ngày Đấng Christ (Phi Pl 1:6). "...vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!" (RoRm 5:10). Lập luận ở đây là huống chi, tức là, nếu đều lớn lao hơn là đúng, thì điều ít hơn còn đúng hơn nhiều.
37. Trong trường hợp này, đâu là ý lớn hơn và đâu là ý kiến kém hơn?
a. ........................................................................................................................................
b. ........................................................................................................................................
Chúng ta hãy sống trong niềm tin quyết!
Các Kết Quả Của Sự Xưng Nghĩa
Các ích lợi của sự xưng nghĩa thật là dồi dào. Trên một phương diện nào đó, toàn bộ ơn phước của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta đều phát lưu từ công tác xưng nghĩa của Ngài. Trong đời sống chúng ta. Một số phước hạnh khác nữa là gì?
38. Hãy xem các câu Kinh Thánh sau và nêu ra các phước hạnh có liên kết với sự xưng nghĩa.
a. Cong Cv 13:39 .....................................................................................................................
b. RoRm 5:1 .......................................................................................................................
c. 5:9 .......................................................................................................................
d. 5:10-11 .....................................................................................................................
e. 8:30 .....................................................................................................................
f. 8:33-34 .....................................................................................................................
g. Tit Tt 3:7 ...........................................................................................................................
Đức Thánh Linh là một phước hạnh của sự xưng nghĩa trong tư cách:
- Ấn chứng (Eph Ep 1:13)
- Của cầm về cơ nghiệp hầu đến (1:14)
- Đấng thánh hóa (IIPhi 2Pr 1:2)
- Đấng ban các ân tứ (ICo1Cr 12:4-11)
- Đấng sinh ra bông trái (GaGl 5:22-23)
Toàn bộ các phước hạnh này là bằng chứng mạnh mẽ cho sự vinh hiển của sự xưng nghĩa chúng ta. Đức Chúa Trời phán với chúng ta "Ta chấp nhận ngươi trong Con ta. Khi ngươi ở trong Con ấy, và Con ấy là Đấng không hề phạm tội và không bị định tội, thì ngươi, kẻ đã từng một lần bị kết án, giờ đây được xưng công bình trước mặt ta". Đó là địa vị của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta.
Trong bài thánh ca nổi tiếng "Vinh Quang Thuộc Về Đức Chúa Trời", Fannie J.Crossby giải thích trong câu thứ hai.
Ô thật kỳ diệu thay tình yêu cứu chuộc bởi huyết .
Huyết Chúa rửa ác tâm và phiếu trắng trong dường tuyết .
Người tội nào thật tâm cầu ơn cứu chuộc vô đối .
Tức khắc Jesus tha tội và cứu sống muôn đời .
Cảm tạ Chúa! Hãy để trái đất nghe tiếng ca ngợi Chúa của bạn về tình yêu và ân điển tuyệt diệu ấy của Ngài.
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
- Sai lầm (erroneous): được đặc trưng bởi sự nhầm lẫn, bị phạm sai lầm, không đúng.
- Có tương quan (correlative): Có mối liên hệ hổ tương
- Thomas Hooker: Nhà thần học thanh giáo; người thành lập Hội Thánh tại Hartford. Connecticut.
- Gresham Machen: Nhà thần học Trưởng lão và là người viết sách, một nhà thân oan lỗi lạc thuộc phái bảo thủ đã bị trục xuất khỏi Giáo Hội Trưởng Lão vì ông đã bất đồng ý kiến với Tân phái hay chủ nghĩa tự do, Người sáng lập Giáo Hội Trưởng Lão Chính Thốngg (Orthodox Presbyterian Church).
- Tính trung thực (rectitude): Sự ngay thẳng về mặt đạo đức, tính chính xác, đúng đắn trong sự phán xét hoặc trong thủ tục.
- Truyền cho (infusion): Sự giới thiệu, ban truyền cho, rót vào, đổ vào một cách chậm chạp, liên tục.
- Tính nghịch lý (paradoxical): Dường như trái ngược hoặc chống đối với ý nghĩa phổ thông, song vẫn có thể là đúng.
- Buông thả (laxity): Sự lỏng lẻo, thiếu nghiêm nhặt.
- giới hạn (metes): phân phát
- Đoạn, miếng, (segment): Một trong những phần tử
- Cách đau xót (poinantly): Thương tâm, thống thiết.
- Đáng khen thưởng (meritorius): Xứng đáng nhận phần thưởng hoặc sự tôn trọng.
- Phần bổ sung (complement): Điều gì đó để làm cho đầy đủ.
- Minh oan (vindicate): Buông thả, giải phóng, ban cho sự xưng nghĩa hay sự binh vực cho, bảo vệ cho thoát khỏi sự tấn công hay sự xâm phạm, binh vực, bảo vệ.
- Huống chi (a fortiori): Toàn bộ vấn đề chắc chắn hơn: có lý do mạnh hơn; được đánh dấu bằng sự chắc chắn, mà nó được suy ra và chấp nhận là còn mang tính quyết định hơn một kết luận hợp lý khác hay hơn sự thực được công nhận khác.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu
1. Của lễ chuộc tội muốn nói đến công tác của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ, bởi đó, tội lỗi của chúng ta được khỏa lấp và chúng ta được bảo vệ khỏi sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời.
2. Ý tưởng chìa khóa ấy là của lễ hy sinh của Đấng Christ đã phải chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời chính là Đấng Công Bình và (chứ không phải là nhưng) đồng thời Chính Ngài công bố một cách công bình rằng người nào đặt đức tin nơi Đấng Christ thì là người công bình.
3. Đức Chúa Trời là công bình khi Ngài tha thứ chúng ta.
4. Câu trả lời của bạn.
5. Trong Cựu ước, chính người vô tội là người được tuyên bố là không có phạm tội. Nhưng trong Tân ước, chính những tội nhân, kẻ không công bình không kính sợ Đức Chúa Trời là kẻ được xưng công bình.
6. Thứ tự nào cũng được.
a. Xóa bỏ tội lỗi đã phạm.
b. Xóa bỏ sự định tội.
c. Xóa bỏ sự ngăn cách.
Hãy chú ý đến bố cục hữu ích này để dùng cho bài giảng hay cho bài học nghiên cứu.
7. Quy kể sự công bình của Đấng Christ cho chúng ta bởi việc ban cho sự tha thứ và bởi việc phục hồi mối tương giao.
8. Đấng Christ đã bị "xét xử và kết án" rồi vì cớ tội nhân trong toàn thế gian. Thực tế, Ngài đã chịu trọn vẹn những hậu quả của mọi tội lỗi chúng ta. Nếu Đức Chúa Trời đoán xét chúng ta vì những tội đã được đoán xét trong Đấng Christ, thì điều đó là không công bình với Đức Chúa Trời. Hãy nhớ IGi1Ga 1:9 và ChCn 17:5.
9 a. Đấng đoán xét toàn thế gian há lại không làm sự công bình sao?
b. Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình.
c. Tác giả Thi thiên cầu xin Đức Chúa Trời đừng đoán xét, vì cớ không một người sống nào được xưng là công bình trước mặt Đức Chúa Trời.
d. Sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với kẻ làm những việc như thế (kẻ gian ác), là hiệp với lẽ thật.
e. Lương tâm chúng ta có thể cáo giác chúng ta.
f. Chúng ta không thể bị buộc tội về điều gì nữa.
g. Chúng ta không thể đoán xét bất cứ ai.
h. Đức Chúa Trời đã tha thứ những tội lỗi của chúng ta.
i. "Chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha".
10. Phao Lô nói rằng Ônêsim mắc nợ Philêmôn điều chi, thì Philêmôn sẽ tính sang cho Phao Lô (câu 18). Ônêsim sẽ không còn phải chịu trách nhiệm gì với Philêmôn nữa. Mối tương quan đúng đắn và nồng ấm của Phao Lô sẽ được kể quy cho Ônêsim.
11. Câu trả lời của bạn.
12. Cái gọi là "luân lý mới".
13. Câu trả lời của bạn. Ý kiến này cho rằng các luật lệ cao trọng hơn, là luật của tình yêu và luật về tầm quan trọng của cuộc sống con người, phải ưu tiên hơn một luật lệ thấp kém hơn.
14. Điểm khác biệt ấy là Cơ Đốc Nhân không biện hộ cho tội lỗi bằng cách tuyên bố rằng động cơ của nó là chính đáng.
15. Câu trả lời của bạn.
16. RoRm 14:1-15:13
17. Thứ tự nào cũng được.
a. Có một số lãnh vực trong lối cư xử của Cơ Đốc Nhân không đúng cũng không sai.
b. Chúng ta không được đoán xét những người bất đồng ý kiến với chúng ta.
c. Chúng ta không được coi thường những người có lương tâm "yếu đuối".
d. Người vững mạnh phải nhường nhịn cho người yếu đuối.
18. Câu trả lời của bạn. Tôi mong rằng ít nhất bạn cũng đề cập đến nhu cầu phải để cho hành động của chính bạn làm người thầy giáo lớn nhất.
19. a. Luật pháp được ban ra để chỉ cho chúng ta thấy tội lỗi và sự phạm tội của chúng ta, và để bày tỏ cho chúng ta biết mình cần sự xưng nghĩa.
b. Đó là mối tương quan của một vị gia sư, là người giáo huấn, sửa dạy và huấn luyện học trò của mình cho đến lúc đứa trẻ đạt đến tuổi đủ tư cách làm "con trai" . Xem GaGl 3:24-25.
20. Vì cớ sự yếu đuối của xác thịt. Luật pháp không biết thương xót ai. Luật Pháp không thể biến đổi quá khứ.
21. RoRm 7:5,11, 25; 8:1, 3-5, 8-9, 12-14; 13:14; GaGl 5:13, 16-17, 19, 24 (hai lần) 6:8.
22. Tôi nghĩ Phao Lô đang nói về sự tiêu diệt bản tánh sa ngã trong ông, chứ không nói về thân thể ông.
23. a) A
b) B, C
c) A, B
d) A
e) B, C
f) A, B
g) C.
24. a. Người bị rủa sả ấy là người rao giảng một tin lành khác.
b. Đấng Christ đã chịu chết cách vô ích nếu chúng ta được xưng nghĩa bởi việc làm.
c. Thật ngu dại nếu gắng sức tìm cách được xưng nghĩa bởi các việc làm theo Luật Pháp.
d. Người nào muốn được cứu bởi cách ấy là người bị rủa sả.
e. Người nào tách rời khỏi Đấng Christ, người ấy bị mất phần ân điển.
25. Câu trả lời của bạn
26. Câu trả lời của bạn
27.
28.
29. a. Ápraham là một minh họa tích cực.
b. Đavít là một minh họa tiêu cực.
30. Lễ nghi
Các việc làm
31. a. Câu 13
b. 1) Xung đột trong nội bộ gia đình, kể cả giết người.
2) Con cái Đavít dấy lên nghịch cùng ông.
3) Sự xấu hổ công khai cho Đavít
4) Đavít làm sỉ nhục danh Đức Chúa Trời.
5) Đứa con trai của Đavít bị chết.
32. Thứ tự nào cũng được
a. Đứa trẻ đã chết.
b. Amnôn cưỡng hiếp Tama, em cùng cha khác mẹ của mình.
c. Ápsalôm, anh nàng đã giết Amnôn.
d. Ápsalôm cố cướp ngôi và cố giết Đavít. Ông suýt thành công.
e. Ápsalôm sỉ nhục Đavít bằng cách ăn nằm với các cung phi của Đavít trước mặt dân chúng.
g. Ađônigia âm mưu choán ngôi.
g. Toàn bộ các việc làm này là sỉ nhục danh Đức Chúa Trời.
33. Đức tin
34. Câu trả lời của bạn.
35. a. Bởi ân điển, thông qua sự cứu chuộc của Đấng Christ.
b. Bởi đức tin chứ không kèm theo việc làm.
c. Bởi đức tin...qua đức tin.
d. Tin nơi Đức Chúa Trời.
e. Bởi đức tin.
f. Bởi huyết Ngài.
g. Đức tin nơi Đấng Christ.
h. Bởi Đấng Christ.
i. Nhờ đức tin.
j. Bởi đức tin.
k. Bởi ân điển Ngài.
36. Hai lỗi lầm ấy là - khoe mình về sự công bình của bản thân - và sợ hãi rằng chúng ta quá yếu đuối và tội lỗi, không thể làm trọn sự cứu rỗi được. Cả hai đều sai.
37. a. Khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời.
b. Bây giờ chúng ta là con cái Ngài, Ngài há không giữ gìn chúng ta sao?
38. a. Được buông tha khỏi Luật Pháp.
b. Hòa thuận cùng Đức Chúa Trời.
c. Sự cứu khỏi cơn thạnh nộ.
d. Sự giải hòa với Đức Chúa Trời.
e. Sự bảo đảm về sự vinh hiển.
f. Thoát khỏi sự đoán phạt (xem RoRm 8:1).
g. Trở nên kẻ dự phần cơ nghiệp Đức Chúa Trời.




Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 29-3-2024 12:59 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách