Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 2722|Trả lời: 0

Chuyển khải tượng - Lời mở đầu

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 2-11-2011 08:14:23 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘNG
Tác giả : George Barna

Lời mở đầu

“ĐIỀU TÔI QUAN TÂM NHẤT LÀ TƯƠNG LAI, VÌ TÔI SẼ TRẢI QUA TOÀN BỘ PHẦN ĐỜI CÒN LẠI CỦA MÌNH TẠI ĐÓ” CHARLES KETTERING

Bốn năm qua, tôi được vinh dự viết một cuốn sách có tựa đề The Power of Vision (tạm dịch là “Quyền Năng Của Khải Tượng ”). Nếu tôi phải tin những điều người ta nói và thư tín gửi đến văn phòng của tôi, thì đó là một cuốn sách biến cải đời sống cho hàng ngàn người theo đúng nghĩa.
Đó là lần đầu tiên nhiều người trong số đó đã nghe về khải tượng, với rất ít hiểu biết hoặc không một chút thực tiễn nào. Đối với nhiều người, cuốn sách này nói rõ điều lâu nay vẫn còn là một khái niệm mù mờ. Còn với tôi, được chia sẻ những nghiên cứu và suy nghĩ của mình về khái niệm đó là một phước hạnh đặc biệt.
Tôi đã bỏ ra hàng ngàn giờ và hàng ngàn đô-la cho việc nghiên cứu về kinh doanh, phục vụ và lãnh đạo ảnh hưởng đến con người thể nào. Nó đã thuyết phục tôi rằng khải tượng là điều chính yếu tạo nên một sự khác biệt tích cực và lâu dài trong thế giới này. Tôi cũng được thuyết phục rằng cho đến chừng nào những thành viên Thân Thể Đấng Christ trong quốc gia này thực hành khả năng nhận ra khải tượng của Đức Chúa Trời dành cho đời sống và chức vụ của họ, và rồi hết lòng cam kết với khải tượng đó, thì Hội Thánh sẽ vẫn còn phải tiếp tục trăn trở.
Trong cuốn Quyền Năng của Khải Tượng , tôi đã đề cập nhiều yếu tố căn bản liên quan đến khải tượng. Những chủ đề gồm có: (1) định nghĩa về khải tượng và những thành tố cốt lõi của nó; (2) mối liên hệ của khải tượng với sự lãnh đạo; (3) sự khác biệt giữa chức vụ và khải tượng: (4) nhận thức sai lầm và hoang tưởng cản trở một người hoặc một nhóm người khiến họ không kinh nghiệm được khải tượng đúng đắn; (5) sự khác biệt giữa khải tượng đến từ con người với khải tượng đến từ Chúa; (6) quá trình nhận thức khải tượng của Chúa; (7) đặc điểm khải tượng của Đức Chúa Trời; (8) những lợi ích cũng như những trở ngại trong việc hiểu biết khải tượng; và (9) những phương cách mấu chốt trong việc phát biểu khải tượng một cách rõ ràng. Trong một số trang tương đối ít, quyển này đã cày xới qua thật nhiều địa phận.
Vậy tại sao phải viết cuốn sách khác về khải tượng?
Những Nan Đề Mới Xuất Hiện
Từ khi Quyền Năng của Khải Tượng được phát hành, tôi đi khắp quốc gia nầy để dạy và giúp đỡ các mục sư và nhà lãnh đạo hội thánh về khải tượng. Một loạt những kinh nghiệm cứ tái diễn đã động viên tôi khai triển cuốn thứ hai này về khải tượng.
Một ảnh hưởng bó buộc khi tôi thấy rõ ràng qua việc giảng dạy và chương trình hàm thụ của tôi dành cho các nhà lãnh đạo hội thánh, một loạt vấn đề chung cứ nổi lên, hẳn phải đến hàng tá vấn đề. Có lẽ bạn đã từng vật lộn với vài nan đề như thế. Ví dụ như:
§ Phải chăng bất cứ ai cũng có thể là một người có khải tượng hoặc đây là lãnh vực thiên phú khác thường và sự kêu gọi con người cách đặc biệt?
§ Có phải khải tượng yêu cầu phải nhắm vào một nhóm người đặc trưng hoặc bộ phận dân cư nào đó? Điều đó có mâu thuẫn với chức vụ của Chúa Giêsu là chức vụ hướng đến mọi người không?
§ Khải tượng không khiến cho một chức vụ trở thành quá gò bó chứ?
§ Làm thế nào để những nhà lãnh đạo phối hợp được giữa khải tượng dành cho chức vụ cá nhân họ với khải tượng dành cho chức vụ đoàn thể (ví dụ như: hội thánh của họ)?
§ Làm thế nào bạn đánh giá khải tượng đó được hoàn thành hay chưa?
§ Có phải khải tượng đó sẽ thay đổi nếu hội thánh mời một mục sư mới?
§ Có thể làm được gì nếu mục sư một hội thánh không có khải tượng?
§ Nếu Hội thánh chỉ có ý thức về sứ mệnh truyền giáo mà lại không có khải tượng được phát biểu rõ ràng, thì Hội thánh đó có thể đeo đuổi một chức vụ hữu hiệu không?
§ Làm thế nào để một người mang khải tượng có thể thuyết phục những người chống lại khải tượng đó để khiến họ phục theo?
§ Bạn sẽ làm gì nếu khải tượng cá nhân dành cho chức vụ bạn khác với khải tượng được phát biểu cụ thể bởi hội thánh của bạn? Bạn nên ở lại và hòa hợp, ở lại và đấu tranh, chia lìa trong sự ồn ào hoặc phải yên lặng tách ra?
§ Bạn nên chờ đợi bao lâu trước khi khai triển một khải tượng mới?
Đối với nhiều người, Quyền Năng của Khải Tượng đã là một quyển sách mang tính nhận thức, và nó phục vụ cho một mục đích quan trọng trong sự truyền đạt lẽ thật căn bản về một khái niệm trước đây đã bị nhiều người bỏ qua hoặc hiểu lầm. Sau khi nắm bắt khái niệm này, nhiều người vẫn còn tìm kiếm phương sách giúp họ chuyển khải tượng thành hành động. Họ đã muốn làm cho khái niệm này trở thành thực tiễn; và dĩ nhiên điều đó chính là thực chất của khải tượng. Tôi hy vọng rằng quyển sách này được viết ra hầu thỏa đáp những mối quan tâm đó.
Những Bài Học Mới
Một động cơ khác giục tôi phải viết cuốn sách thứ hai về khải tượng đó là tôi đã học được nhiều về khải tượng từ khi cuốn sách thứ nhất xuất bản. Những bài học đó bao gồm:
§ Cá nhân và hội thánh nào chỉ thỏa lòng hoạt động dựa trên cơ sở chức vụ trong đời sống của họ thường bị lúng túng bởi vì tầm nhìn của họ quá rộng, không được xác định rõ. Còn những ai tập trung vào khải tượng của họ như những mệnh lệnh sai khiến thì có nhiều cơ may thành công hơn bởi vì họ thiết lập nhiều thứ tự ưu tiên thực tế hơn và vì họ dễ có khuynh hướng tập trung vào con người hơn.
§ Khải tượng dù không tự nhiên đối với hầu hết mọi người, chính là cái mà tôi sẽ chứng tỏ là một điều gì đó mỗi người đều được gọi để nhận biết và áp dụng. Nó là sân chơi cho những nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng hầu hết mọi người đều bị tùy thuộc vào hoàn cảnh, họ không phải là những nhà lãnh đạo tự nhiên. Khi dùng chữ tùy thuộc hoàn cảnh, tôi muốn nói rằng họ thấy mình bị rơi vào những tình huống không thể né tránh được, mà trong đó họ phải sử dụng một mức độ lãnh đạo nào đó mặc dù có lẽ họ không có sẵn nhiều khả năng hoặc không có hướng muốn lãnh đạo. Tuy nhiên, bởi vì mọi người đều phải bày tỏ những sự thúc ép và trông đợi trong cách cư xử theo khải tượng, nên giúp đỡ mọi người đến chỗ am hiểu khải tượng là điều quan trọng.
§ Khải tượng chủ yếu là một lối suy nghĩ, một tiến trình đối phó với thực tế hiện tại và tương lai. Chứ không phải như nhiều người thường hiểu là một chương trình đang chờ đợi để được hoàn tất.
§ Ngược lại với những tin tưởng ban đầu của tôi, thông qua sự tìm hiểu Kinh Thánh sâu rộng hơn và quan sát lâu dài hơn, tôi đã khám phá rằng khải tượng không được Đức Chúa Trời trút đổ vào tâm trí con người ngay một lúc, nhưng nó được lần hồi bày tỏ cho họ. Tiến trình gia tăng khải thị này tự nó rất hấp dẫn đáng nghiên cứu bởi vì điều nó dạy về tình yêu và sự bảo vệ của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.
§ Khi người ta trăn trở với khải tượng, điều tốt nhất họ có thể làm là tiếp tục hỏi những câu hỏi. Khải tượng được bày tỏ thông qua sự cầu hỏi mở rộng vào mỗi lãnh vực kinh nghiệm của chúng ta. Những khám phá càng sâu nhiệm hơn của chúng ta sẽ giúp chúng ta càng dễ nắm bắt được phạm vi, trọng tâm và nhận thức cần thiết để hiểu rõ khải tượng chân chính.
§ Khải tượng không phải là giải pháp cho một nan đề hiện hành. Nhiều hội thánh mà tôi đã nghiên cứu dấn thân vào một sự tìm kiếm khải tượng sau khi họ lâm vào ngõ cụt và tuyệt vọng đến nỗi không còn cố gắng gì nữa. Khải tượng không phải là một lối giải quyết mau chóng. Nó là một giải pháp lâu dài trước những cơ hội dài lâu. Khải tượng là một cái nhìn sẽ cho phép cá nhân hoặc tổ chức khai thác được những khả năng tiềm tàng chưa dùng đến.
Đây là một vài trong số những bài học đã khiến cho dự án này càng thêm được thúc đẩy. Nếu cuốn sách Quyền Năng của Khải Tượng đã là một lập luận mang tính khái niệm, thì tôi cầu nguyện cho Chuyển Khải Tượng Thành Hành Động sẽ là một cuốn cẩm nang thực hành để giúp trở thành một người có khải tượng thực tiễn.
Bổn Cũ Soạn Lại sao?
Mặc dù có những đáp ứng tốt với cuốn Quyền Năng của Khải Tượng và khóa hội thảo mà tôi hướng dẫn xuyên quốc gia về chủ đề này, tôi vẫn còn vài băn khoăn về việc viết điều gì để được xem như một Đứa Con Của Khải Tượng . Có phải bất cứ ai cũng muốn đọc cuốn tiếp theo? Rốt cuộc, bạn thường có hứng thú thế nào với một cuốn phim để rồi cuối cùng bị thất vọng bởi tập tiếp theo? Có bao nhiêu tác giả đã viết một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn nhưng theo sau kiệt tác ấy là một thất bại nông cạn? Chúng ta thường học đi học lại thế nào cái nguyên tắc: bạn không bao giờ có thể làm sống lại giây phút huy hoàng trong quá khứ dù đó là một kỳ nghỉ hè tuyệt diệu tại Hawaii, một mối quan hệ cá nhân thân thiết đã bị quên lãng nhiều năm, hay là một kỷ niệm yêu dấu của thành phố nơi bạn lớn lên đi nữa?
Thực vậy, qua những cuộc đàm luận với nhiều người về khải tượng và những phương sách cần có cho sự gặt hái khải tượng của Đức Chúa Trời trong đời sống của họ, dường như đã rõ rằng trông mong lớn lao của độc giả dành cho một cuốn sách tiếp theo về khải tượng có lẽ không thể nào thỏa đáp được.
Nếu cuốn Quyền Năng của Khải Tượng đã được dự tính như một cuốn sách riêng lẻ thuộc về một bộ sách và đã được viết ra có cân nhắc theo phương thức đó thì lại là một việc. Nhưng tạo ra một sự giúp đỡ độc lập có thể tồn tại với thời gian và thực hành trong bốn năm, rồi lại tạo ra một mắc xích mới - là điều có thể được, nhưng...
Cho nên tôi đã dành nhiều thời gian suy nghĩ và cầu nguyện về ý định này. Những nhân viên ở nhà xuất bản Regal Books thật là dầy kiên trì và cảm thông khi tôi khước từ những biểu lộ quan tâm của họ đối với một tập sách thứ hai. Dầu vậy, cuối cùng thì những điều tôi quan tâm đã được trình bày thông qua nhiều phương tiện và những kinh nghiệm khác nhau trong chức vụ.
Điều Bạn Sẽ Nhận Được
Hoạt động chủ yếu của cuốn sách này là nhấn mạnh trọng tâm khải tượng trong đời sống của chúng ta và hậu thuẫn cho hoạt động đó bằng những bước nhận thức thực tiễn trong việc trở thành một nhà lãnh đạo có khải tượng, bất kể tầm vóc hoặc địa vị của bạn là thế nào trong cuộc sống.
Những trang sách này trình bày lời giải đáp cho những thắc mắc thông thường mà tôi đã được hỏi về khải tượng, và phần điều chỉnh cho vài ấn tượng sai lầm về khải tượng. Chúng cũng trình bày những phản ứng đối với một số những sự lạm dụng và mâu thuẫn mà tôi đã nhận thấy khi dân sự Đức Chúa Trời cố gắng làm cho khải tượng của Ngài trở thành hiện thực trong chức vụ cá nhân và đoàn thể của họ.
Tôi sẽ thuật lại một vài chuyện dường như để thức tỉnh tấm lòng một số người và lấy đi bức màn che khỏi mắt của những người khác. Tôi sẽ cố gắng thúc đẩy bạn vượt xa giới hạn khả năng phục vụ hiện hành của mình và sẽ khích lệ bạn tăng trưởng trong đức tin cũng như sự vâng lời đối với khải tượng mà Đức Chúa Trời dành cho đời sống và chức vụ của bạn.
Một trong những thách thức lớn nhất trong việc viết cuốn sách này là quyết định làm thế nào giữ được quân bằng trong sự tranh chấp giữa khải tượng cá nhân và đoàn thể. Trong tư cách cá nhân, bạn cần phải phân biệt rõ khải tượng của Đức Chúa Trời cho đời sống và chức vụ của mình. Mỗi hội thánh và chức vụ lại cần có khải tượng riêng biệt từ Đức Chúa Trời được phát biểu rõ ràng và được chấp nhận bởi những ai có liên hệ với chức vụ đó.
Đôi khi nguyên tắc và phương thức thích hợp cho từng cá nhân và chức vụ thì giống y nhau. Tuy vậy, trong những thời điểm khác, phương thức lại nhất thiết phải khác nhau. Tôi cầu xin Đức Chúa Trời sẽ dùng những nhận thức mới này theo những đường lối tích cực, thực tiễn và phong phú cho đời sống của bạn.
Cũng hãy biết rằng mặc dầu một lượng sách rất lớn đã viết về khải tượng từ đầu những năm 1990, phần lớn được viết bởi những nhà lãnh đạo doanh thương cho người đang sống trên thế giới tự trị nầy.
Quyển sách này được viết bởi một Cơ Đốc Nhân cho các Cơ Đốc Nhân khác. Nó dựa chủ yếu trên những nhận thức đến từ Kinh Thánh, sự quan sát và nghiên cứu giữa những hội thánh, các chức vụ trong tổ chức Cơ đốc song hành với hội thánh và những Cơ Đốc Nhân riêng lẻ. Nó không khỏi có liên quan đến mối quan hệ với Đức Chúa Trời như một điều kiện tất yếu trong sự hiểu biết và thực hiện khải tượng đó.
Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể dùng những nguyên tắc này, nhưng nếu thiếu một mối liên hệ sâu xa, thân mật và cá nhân với Chúa Cứu Thế Giêsu, thì nội dung sách này có thể trở thành khó hiểu và mơ hồ.
Tôi thích tác phẩm của Warren Bennis, Burt Nanus, Peter Senge, Charles Handy, Alvin Toffler, Tom Peters và vài nhà kinh doanh có ảnh hưởng đáng kính khác. Họ là những nhà tư tưởng lỗi lạc, những nhà phân tích có chiến lược. Họ giải quyết việc riêng của mình, với kinh nghiệm hữu ích phong phú và cống hiến lời khuyên thật giá trị có liên quan đến khải tượng.
Tuy nhiên, không có tác giả nào trong số này thừa nhận rằng khải tượng, dù có hướng phát triển thế nào hoặc có tính đổi mới đến đâu, lại bị định cho thất bại nếu thiếu sự chúc phước và ảnh hưởng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là điểm bắt đầu hợp lý duy nhất trong tiến trình khải tượng. Bất cứ điều gì khác chỉ đơn thuần là phương pháp học, dù được hoạch định kỹ nhưng không hoàn thiện.
Bạn Là Người Đọc Sách nầy, Cũng Hãy Là Người Thực Hành Sách nữa!
Đức Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo mọi tạo vật đã chuẩn bị bạn cho một thời điểm như lúc này. Là một thời khắc lý thú và đúng lúc trong dòng lịch sử loài người và trong sự trưởng thành của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đức Chúa Trời đang hy vọng bạn có khả năng đáp ứng đối với cơ hội này. Ngài đã hoạch định và ban ơn cho bạn một cách đặc biệt, cho phép bạn có một số kinh nghiệm nào đó và chu cấp cho bạn nhiều cơ hội sẽ góp phần hoàn thành mong muốn lòng Chúa đối với tạo vật của Ngài.
Nếu bạn tự hỏi bạn đã khám phá khải tượng của Đức Chúa Trời cho đời sống hoặc chức vụ của mình hay chưa, thì hãy biết rằng hoặc tôi hay bất cứ ai khác cũng không thể nói cho bạn với sự bảo đảm là bạn đã nhận thức đúng được khải tượng đặc biệt của Đức Chúa Trời hay chưa. Tuy nhiên, có thể nhận ra đặc điểm của một khải tượng như thế và có thể yêu cầu bạn thử nghiệm điều bạn cho là khải tượng dựa trên những thuộc tính định nghĩa về khải tượng của Ngài.
Đang khi nắm bắt toàn bộ khải tượng của Chúa cho đời sống mình, khả năng của bạn để làm thỏa lòng khao khát Ngài dành cho bạn và cho tạo vật Ngài sẽ càng được thêm lên bội phần. Sống đời sống của một người có khải tượng có đầy phấn khởi và thách thức. Nó là sự hoàn thiện cá nhân và dâng vinh hiển thuộc linh cho Đức Chúa Trời. Không có khải tượng từ Đức Chúa Trời, bạn sẽ lúng túng và nhầm lẫn. Trong sự sốt sắng và chuyên cần theo đuổi khải tượng của Chúa, bạn sẽ biết được sự ban cho rộng rãi và niềm vui trong phước hạnh Ngài.
Người Có Khải Tượng Là Người Định Hướng Cuộc Sống Của Bạn
“TRONG THỜI KHẮC TƯƠNG LAI SẮP ĐẾN, SẼ CÓ BA HẠNG NGƯỜI: ĐÓ LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐỂ CHO TƯƠNG LAI DIỄN RA, NHỮNG NGƯỜI KHIẾN CHO TƯƠNG LAI DIỄN RA VÀ NHỮNG NGƯỜI TỰ HỎI ĐIỀU GÌ ĐÃ XẢY RA”
JOHN RICHARDSON
Tương lai không chỉ đơn thuần diễn ra; nó được sáng tạo bởi những nhà lãnh đạo có khải tượng. Những người đặc biệt nhìn xa thấy trước và có lòng tin tưởng vững vàng là người thật sự sáng tạo tương lai đó. Họ nhận thức được những khái niệm tiêu biểu cho những đổi thay cơ bản. Họ nêu điều đó ra cho công chúng cách cẩn thận và có chiến lược. Họ bền bỉ nuôi dưỡng việc người khác chấp nhận những ý niệm của mình, và đóng vai trò những người biện hộ không nao núng cho việc thực thi những ý niệm đó.
Nếu bạn không thích xã hội Mỹ ngày nay, hãy nhìn lại nửa thế kỷ qua và nhận diện những nhà lãnh đạo có khải tượng là những người đã giới thiệu những mầm mống đổi thay văn hóa mô tả bản chất sự sống của chúng ta ngày nay.
Bạn thấy đó, khải tượng là một hình ảnh rõ nét trong tâm trí về một tương lai đáng chuộng. Những ai sở hữu khải tượng đó trở nên nhà quán quân bậc nhất của nó. Thông qua sức mạnh khải tượng của họ, thực tại bị đổi thay vĩnh viễn.
Những Người Mỹ Tập Chú Vào Tương Lai
Người Mỹ, cũng như bất cứ dân tộc nào trên đất, đã bị thu hút bởi tương lai. Hàng triệu người trong chúng ta tập trung vào điều sẽ xảy đến. Với người nghèo và kẻ bị đàn áp, tương lai tiêu biểu cho niềm hy vọng của họ về sự hiện hữu tốt đẹp hơn. Với người trẻ, tương lai thiết lập một khoảng thời gian khi ấy tự họ có thể ra lệnh cho đời sống sẽ được sống thế nào. Với những học giả và những nhà nghiên cứu, tương lai là thời kỳ những dự đoán và những đề án được chứng minh hoặc bị bác bỏ, tạo thuận tiện cho sự kiện toàn những suy nghĩ và nghề nghiệp của họ. Cơ Đốc Nhân Phúc Âm thiết tha mong muốn hướng về tương lai bởi vì nó sẽ đem lại sự đến lần thứ hai của Cứu Chúa Giêsu Christ và sự làm trọn hoàn toàn phần thuộc linh của người theo Ngài.
Tuy nhiên, như một câu phương ngôn nói rằng, tương lai không phải là điều đã từng có. Tương lai của hôm qua là hiện tại của hôm nay. Đây là mấu chốt: Nếu bạn không thích những điều kiện văn hóa ngày nay, thì thủ phạm của nó hiếm khi là những nhà chính trị, những giáo sư đại học nổi tiếng, những tu sĩ có uy tín hoặc những viên chức quản trị đầy quyền lực đứng đầu các liên đoàn toàn cầu đương thời.
Không, nếu bạn muốn mở rộng lòng biết ơn của mình về một khía cạnh của cuộc sống thời nay, hoặc chỉ tay qui lỗi hay kết tội những người chịu trách nhiệm cho tình trạng khó chịu về phương diện văn hóa lúc này, thì bạn phải đi trở lại 20, 30, thậm chí có thể là 40 năm và nhận ra những người tiên phong cho khuôn mẫu nầy trong thời đó. Nhiều phương diện cốt lõi của đời sống như chúng ta biết chúng vào cuối thập kỷ 1990 là kết quả của những ý tưởng, chương trình, hệ thống và chính sách đã được giới thiệu, tán thành hoặc thành lập tiên khởi nhiều thập niên trước.
Thay đổi trong những lãnh vực quan trọng của đời sống phải mất thời gian. Những hạt giống của sự thay đổi đã được gieo trồng và nuôi dưỡng nhiều thập kỷ trước, chỉ vừa mới trở thành nở rộ hôm nay.
Thay Đổi Thế Giới Của Bạn
Chắc hẵn bạn có thể nhớ ai đã là công cụ đắc lực nhất trong việc hướng dẫn bạn đến chỗ tiếp nhận Chúa Giêsu Christ là Cứu Chúa của mình. Và nếu bạn đã kết hôn, hẵn bạn có thể nhớ lại ai là người giới thiệu bạn cho người phối ngẫu của bạn. Nhưng bạn có bao giờ nhận ra người có khải tượng nào là người có những tư tưởng và cố gắng đã định hướng cho đời sống bạn ngày nay chăng?
Hãy để tôi bày tỏ sức mạnh của tư tưởng và lối cư xử của người có khải tượng bằng cách nêu vắn tắt việc làm của chỉ tám người có khải tượng thuộc hậu bán thế kỷ hai mươi. Trong số đó, có lẽ có vài người bạn chưa bao giờ được nghe đến, hoặc một vài người khác bạn đã không biết gì về ảnh hưởng làm biến đổi của họ.
Được Thúc Đẩy đến Thành Công
Hãy biết rằng là một người có khải tượng không đồng nghĩa với một người nổi tiếng hoặc được kính trọng. Nó chỉ nói lên rằng những niềm tin quyết và nỗ lực của người đó đã thay đổi lối cư xử trong đời sống của nhiều người một cách đáng kể, cho dù ảnh hưởng của người có khải tượng đó có được công nhận hay không, cho dù kết quả ảnh hưởng của người có khải tượng đó là tốt hoặc xấu.
Những người này không đơn thuần chỉ là những nhà cải cách, phụ trách hãng buôn, người cơ hội hay những chuyên gia. Không có gì sai khi là một người như thế, nhưng những người này với những người có khải tượng khác nhau rõ rệt. Ví dụ như John Rockefeller, người sáng lập tổ chức Dầu Tiêu Chuẩn và là tác nhân của vận may Rockefeller, được nhiều người công nhận là nhà sáng lập của loại tập đoàn hiện đại.
Rockefeller đã được thúc đẩy bởi lòng mong ước khuếch trương lợi nhuận và ảnh hưởng của mình, chứ không phải để tạo nên một thế giới cao cấp trong đó những người khác có thể sống và tìm thấy sự thỏa lòng. Những cải cách của ông đã được hoạch định để tránh né những luật lệ liên bang hoặc để đem lại những điều kiện thuận tiện có thể dẫn đến những số dư lợi nhuận lớn hơn. Mặc dầu những ý tưởng của ông thật đầy tính sáng tạo và đòi hỏi nhiều khải tượng, thì ông không phải là người thuộc loại có khải tượng xã hội mà tôi nhắm đến.
Hugh Heffner là một ví dụ cho những người theo chủ nghĩa cơ hội. Là nhà sáng lập tạp chí Playboy và những hoạt động liên hệ, Heffner chỉ đơn thuần nắm lấy thời điểm và lợi dụng những cánh cửa cơ hội được tạo ra bởi những người có khải tượng thực sự. Ông ta không có bao nhiêu khải tượng ngoài việc gia tăng tối đa khoái cảm của mình và lợi dụng những cơ hội để sống trong sự thoải mái và lập chính mình là một kẻ theo chủ nghĩa khoái lạc quan trọng nhất.
Một trong những nhà doanh nghiệp lớn của thế giới là Rupert Murdoch, một người có thế lực về phương tiện truyền thông đại chúng sinh ra là người Úc từ khi đó đến nay đã trở thành một công dân nước Mỹ. Mỉa mai thay, quyết định trở thành một công dân tự nhiên của ông đã được thúc giục bởi động cơ của một chủ hãng buôn: Chỉ khi nào là một công dân Hoa Kỳ ông mới có thể khuếch trương tối đa sự kiểm soát về vấn đề truyền thông đại chúng của mình một cách hợp pháp tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và gặt hái những món lợi lớn hơn.
Phạm vi hoàn toàn kiểm soát của Murdoch bao gồm công ty điện ảnh Fox Thế Kỷ 20, mạng lưới truyền hình Fox, tổng công ty xuất bản HarperCollins và những tờ báo chính yếu thuộc thành phố lớn cũng như những đài phát thanh toàn thế giới. Ông cũng sở hữu một loạt những tạp chí và hệ thống truyền tải vệ tinh SkyOne cung cấp phần lớn những chương trình truyền hình hầu hết thế giới (bên ngoài Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ).
Tuy nhiên, thế mạnh của Murdoch là ở chỗ hình thành có hệ thống việc kinh doanh và những chiến lược tài chánh sáng chói. Ông bày tỏ khải tượng lạ thường dành cho sự phát triển truyền thông đại chúng, nhưng khải tượng của ông liên quan đến khả năng kiếm được những món lợi tài chánh thông qua những suy nghĩ và lối hành xử của nhà thầu.
Những nhà chuyên môn là những người cống hiến cho chúng ta những việc làm xuyên phá trong các lãnh vực chuyên môn của họ. Những gì thuộc về họ là một khải tượng mang tính kỹ thuật đặt nền tảng trên sự thành thạo được phóng đại về những tài khéo của họ.
George Lucas, những bộ óc đằng sau kỹ xảo điện ảnh đã được sáng tạo trong công ty sản xuất Ánh Sáng Kỹ Nghệ và phim Phép Thuật của ông, là một nhà chuyên môn đại loại như vậy. Phải chăng những hiệu quả đặc biệt mà ông đã khởi xướng cho các cuốn phim tiên phong như tác phẩm ba bộ Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao hoặc Công Viên Jurassic đã phong cho ông danh hiệu người có khải tượng không? Không.
Lucas có công trong vài sự đổi mới đáng kinh ngạc trong lãnh vực sản xuất của ông, nhưng giống như mọi nhà chuyên môn khác, khải tượng của ông hạn chế trong những tiến trình hoặc hệ thống kỹ thuật. Nó không liên quan trực tiếp đến việc tạo ra một môi trường hoặc điều kiện cao cấp cho nhân loại.
Hãy để tôi giới thiệu bạn với tám người có khải tượng mà công tác của họ trong đã ảnh hưởng lớn lao đến đời sống bạn.
Alfred Kinsey
Có lẽ không thể tránh được rằng một con người bắt đầu mỗi ngày bằng một lần tắm nước lạnh sẽ xuất hiện làm một người chịu trách nhiệm trực tiếp nhất cho cuộc cách mạng về tình dục ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
ALFRED KINSEY ĐÃ NHẬN THẤY MỘT LĨNH VỰC HOÀN TOÀN MỚI VỀ SỰ TỰ DO TÍNH DỤC TẠI MỸ KHI ÔNG PHỎNG VẤN CÁC SINH VIÊN CAO ĐẲNG VỀ NHỮNG KINH NGHIỆM, THÓI QUEN, KHOÁI CẢM VÀ NHỮNG SỰ TRÔNG ĐỢI CỦA HỌ VỀ TÍNH DỤC.
Được một số người xem là “vị thánh bảo hộ cho tình dục”, Kinsey đã là một nhà sinh vật học được huấn luyện tại đại học Harzard năm 1938 ông được đại học Indiana mời dạy một khóa trình về hôn nhân. Đúng với sự huấn luyện về khóa học của mình, bước đầu tiên ông làm là nghiên cứu dữ liệu về tình trạng hôn nhân và tính dục. Trước sự kinh ngạc của ông, ông không tìm được điều gì ngoài ra những số liệu thống kê của nhà cầm quyền về tỷ lệ của các cuộc kết hôn và ly dị, mật độ sinh sản và những điều tương tự. Những con số này thật khô khan và hầu như vô nghĩa đối với Kinsey. Ông lưu ý đến lý do khiến người ta cư xử theo tình dục thúc đẩy. Hiển nhiên, chưa từng có ai trước đó tấn công vào thế giới của vấn đề quan hệ tình dục bằng lối nghiên cứu khách quan.
Kinsey đã nhìn thấy một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ về sự tự do tình dục tại Mỹ khi ông bắt đầu chỉ đạo thực hiện những cuộc phỏng vấn sâu rộng trong vòng các sinh viên cao đẳng về những kinh nghiệm, thói quen, sự thèm muốn và những sự trông đợi về tình dục của họ.
Kinsey xem chính mình là người có thể giúp cho hàng triệu người khác tìm thấy được loại thỏa mãn tình dục họ đã luôn luôn ao ước mà chưa từng đạt được. Sử dụng những dữ liệu nghiên cứu làm nền tảng khoa học cho lý cớ của mình, ông có thể chinh phục được sự lắng nghe của giới truyền thông và công chúng. Kết quả là Kinsey đã trở thành một người vận động cho sự giải phóng tình dục. Ông và nhóm nghiên cứu của mình đã thực hiện hàng ngàn những cuộc phỏng vấn sâu rộng về đời sống tình dục của con người.
Kinsey bất ngờ bước vào sân khấu quốc gia năm 1948 khi cuốn sách Động Thái Tính Dục Trong Nam Giới (Sexual Behavior in the Human Male ) được ấn hành, bốn năm sau đó tiếp theo với cuốn Động Thái Tính Dục Trong Nữ Giới (Sexual Behavior in the Human Female ). Cuốn sách đầu tiên của ông đã chinh phục được quốc gia này bằng bão tố, được bán đến 200.000 bản bìa cứng trong 2 tháng đầu tiên mới phát hành của nó. Hầu như chỉ mới trải qua một đêm, Kinsey đã được tôn lên làm chuyên gia hàng đầu về tính dục của Mỹ.
Chẳng may thay, hầu hết những người Mỹ đã không nhận ra rằng hướng đi của Kinsey không phải là đem lại những sự kiện khách quan, hữu ích về tính dục, mà là để “giải phóng tình dục” của cả một quốc gia. Những dữ liệu của ông được sưu tập dưới chiêu bài của sự chính xác khoa học, lại đáng kinh khủng (và có dụng ý) vì không đại biểu cho cộng đồng quốc gia mà ông tuyên bố là muốn mô tả. Ví dụ như: phần lớn những mẫu người nam của ông đã là những người bạn ở chung trong tù và hơn một phần tư những đối tượng nam của ông đã là những nạn nhân của việc xâm phạm tình dục trong một vài thời điểm nào đó của cuộc sống họ.
Kinsey đã thiếu thận trọng không để ý đến những vấn đề này. Ông lấy ra những kết luận mà ông muốn cổ súy. Một vài nguồn dữ liệu đã nêu lên rằng ông đã lạm dụng các dữ liệu từ những mẫu người đã bị bóp méo của ông để đi đến kết luận mà ông mong muốn. Tương tự như vậy, những mẫu người nữ của ông cũng không có giá trị. Ba phần tư những mẫu người nữ của ông là những người tốt nghiệp cao đẳng tại thời điểm chỉ có 13 phần trăm phụ nữ trong quốc gia đã đạt được bằng cấp cao đẳng.
Các khoa học gia xã hội đã bất bình với những thói quen của Kinsey và thất kinh về những kết luận của ông ta - và cử tọa đông đảo mà ông đã tạo ra được trong công việc của mình. Tuy nhiên những người đồng thời kinh viện học thuật của ông đã không thấy được điểm chính. Kinsey chưa hề tìm kiếm những giá trị khoa học, mặc dầu ông liên tục tuyên bố rằng công việc của mình đã đạt được những tiêu chuẩn cao nhất.
Mục tiêu của Kinsey là cổ võ cho sự tự do về tình dục và công cuộc thí nghiệm để đạt được hạnh phúc. Ông cổ súy cho tính dục đồng giới, tính dục tiền hôn nhân và thậm chí đa hôn tính dục với sự phóng túng. Thật đáng kinh ngạc, một số trong các nghiên cứu của ông đến nay gần một nửa thế kỷ rồi vẫn còn được sử dụng bởi nhiều nhóm (chủ yếu là những người tính dục đồng giới) tìm kiếm để cổ vũ cho sự tự do về tình dục.
Một phân tích gia xã hội cống hiến điều ông xem là lời ca ngợi cho chuyên gia về tình dục học nầy. “Nếu chưa từng có một Kinsey, thì tôi sẽ không bao giờ được thấy bộ ngực của Jacqueline Bisset, hoặc của Jane Fonda … Nếu chưa từng có một Kinsey, sẽ không có một người nào trong những mục được phân loại … hầu hết chúng ta sẽ hẳn phải đi vào mồ của mình chỉ biết tin những người nữ làm mẫu là những bông hoa đáng yêu này bằng xương bằng thịt ở dưới lớp áo quần của họ … Bởi vì những điều ông đã làm, thực sự những điều ông đã làm, một khi chúng ta tiếp nhận tất cả vào, là để tự do hóa cho xác thịt.” [1]
Stanley Elkin, “Alfred Kinsey: Vị Thánh Đỡ Đầu cho Tình Dục,” Fifty Who Made The Difference (New York: Esquire Press, Villard Book, 1984)
Thật ra, địa vị trong lòng công chúng, những thành tích về học thuật và sự nồng nhiệt vì lý lẽ của mình trong Kinsey khiến ông có thể đặt nền tảng cho một cuộc cách mạng về tình dục đã đem lại những hậu quả đáng nản lòng: việc li dị phổ biến, sống chung quan hệ bừa bãi, những trẻ sơ sinh ngoài hôn nhân, tội gian dâm lan tràn, sự chấp nhận của công chúng về nghệ thuật khiêu dâm, sách báo khiêu dâm và tính dục đồng giới và sự cáo chung của đức trinh khiết. [2]
Như trên, trang 13-22; và Judith Reisman và Edward Eichel, Kinsey, Sex and Fraud (Lafayette, La.: Hungtington House, 1990)
Benjamin Spock
Cho đến khi vị bác sĩ của giới thượng lưu xuất hiện, thì công việc giáo dục cho các bậc cha mẹ được thực hiện phần lớn thông qua việc truyền khẩu, qua sự trợ giúp từ một đơn vị gia đình của một người và qua những lời khuyên nhỏ hữu ích cho từng trường hợp được lượm lặt từ các bác sĩ về cách thức tốt nhất để nuôi dưỡng trẻ con.
Điều đó đã thay đổi vào năm 1946 khi Spock là một chuyên gia về nhi khoa được tốt nghiệp đại học Yale và Columbia, giới thiệu cho hai thế hệ các bậc cha mẹ một phương thức mới dành cho việc nuôi dưỡng trẻ con qua một tác phẩm của ông có tác động đến việc cải cách với tựa đề là Sách Hiểu Biết Thông Thường Về Việc Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Và Thiếu Nhi . Một trong số những cuốn sách được bán chạy trong mọi lúc, được dịch sang hơn 20 thứ tiếng, sách bách khoa hướng dẫn bậc cha mẹ này đã thay đổi một cách lý tưởng những nền tảng dành cho các bậc cha mẹ hướng dẫn con cái cách lành mạnh và hữu hiệu. Những cơ hội này thật quá lớn lao đến nỗi bạn, cũng như phần lớn mọi người đã được đọc cuốn sách này, đều đã được ảnh hưởng lâu dài bởi triết lý của Spock.
Đi trước sách của Spock, sự khôn ngoan thông thường theo tập quán là cha mẹ cần phải có chủ ý và xông xáo để uốn nắn cung cách cư xử của một đứa trẻ, hầu có thể giúp đứa trẻ đạt được sự độc lập tùy thuộc vào chính mình càng sớm càng tốt. Spock dựa trên lòng tin tưởng rằng một đứa trẻ được ban cho quyền để có cùng sự hiểu biết, tôn trọng và hậu thuẫn về tình cảm đáng được trông đợi bởi những người lớn, ông đã ủng hộ cho sự khoan dung và uyển chuyển nhiều hơn trong sự nuôi dạy một người trẻ. Ông cảnh cáo các bậc cha mẹ về những nguy cơ của hình phạt về cơ thể hà khắt, hoặc quá trớn.
Không thể có lúc nào nào từng là thời cơ tốt hơn cho Spock như bấy giờ. Trong sự bừng tỉnh của việc người Mỹ đã tham dự nhiều trong Thế Chiến Thứ Hai, hàng triệu người Mỹ đã tập trung vào việc mong muốn có một gia đình. Mệt mỏi vì hy sinh và sợ hãi, họ đang ở trong tâm trạng tìm kiếm một lối tiếp cận êm dịu trong đời sống. Nước Mỹ đang hăm hở lắng nghe một ai đó tung ra một triết thuyết chứa đựng ít luật lệ hơn và ít sự tổ chức thành đội ngũ hơn.
Xuyên suốt những năm 1950 và 60, sách của Spock đã là kinh điển của việc dạy dỗ con cái. Hàng triệu bản sao được bán ra mỗi năm; nhưng khi quốc gia bùng phát bạo lực và lộn xộn vào khoảng cuối thập niên 60, một số người bắt đầu đặt câu hỏi về cách thế hệ trẻ đã được nuôi dạy thế nào.
Những nhà lãnh đạo cộng đồng rất được tôn trọng như Norman Vincent Peale, là một biểu tượng tôn giáo, đã lên tiếng công kích Spock một cách công khai vì đã khuyến khích cho sự nuôi dạy con cái một cách nuông chiều thoải mái. Spock đã đáp lại rằng ông bị hiểu lầm; người đọc đã gán cho tác phẩm của ông những thói quen không có trong các trang sách. Để nói lên lòng quan tâm thật sự của ông về cảnh ngộ của những em bé, những người trẻ và các gia đình, từ đó Spock đã tu chính lại cuốn sách nhiều lần, cố gắng để nhấn mạnh tầm quan trọng về nhu cầu của mỗi con trẻ cần sự hướng dẫn của cha mẹ và các bậc cha mẹ phải đứng vững trên lập trường của họ khi phải kỷ luật một đứa trẻ.
Tuy nhiên, sự tổn hại cũng đã diễn ra. Hàng chục triệu các bậc cha mẹ và càng đông đảo trẻ con hơn nữa đã phải chịu ảnh hưởng bởi lập trường đầy thẩm quyền của ông trước đó về cách nuôi dưỡng đức tánh của một đứa trẻ.
Điều Spock nhấn mạnh trên việc định hướng cho tình trạng khang kiện ý chí và tình cảm của một đứa trẻ hơn là những lối cư xử và trông đợi của trẻ con đã ảnh hưởng đến thế hệ bùng phát dân số một cách lớn lao. Sự khước từ của nó đối với những truyền thống, luật lệ và những nguyên tắc cũng như chân lý đạo đức đã từng được quí trọng một thời gian có thể thấy là hậu quả của một sự nuôi dưỡng giáo dục trong đó thẩm quyền và những điều tuyệt đối đã bị khước từ một cách có ý thức.
Một mình Spock không thể gánh lấy trọng trách của một sự buộc tội như vậy. Các bậc cha mẹ phải có sự lựa chọn để tiếp nhận và thực thi những lời khuyên như thế cho mình. Di sản của một người có khải tượng được nhận thấy trong một ảnh hưởng cá nhân trên những triển vọng và lối cư xử của các dân tộc, và ảnh hưởng sâu rộng của Spock là điều không thể chối cãi được.
Trông mong sự mãn nguyện tức thì mà bất chấp hậu quả, dù là qua sự ngoại tình, dùng ma túy hay tội phạm của giới công chức lao động, chỉ mới là một vài hậu quả của khải tượng được thực hiện bởi vị bác sĩ có dụng ý tốt là người tìm cách tái định nghĩa vai trò, cách thực hành và cách đánh giá một bậc phụ huynh tốt. [3]
Benjamin Spock, The Common Sense Book of Baby and Child Care (New York: Dutton, 1946); Harry Stein, “Benjamin Spock’s Baby Bible,” Fifty Who Made the Difference (New York: Esquire Press, Villard Books, 1984)
John Dewey
Điều Spock đã làm đối với sự dạy dỗ con cái thì John Dewey đã làm đối với công cuộc giáo dục. Là một giáo sư tại Đại Học Columbia, Dewey đã khởi xướng một triết học về giáo dục được biết đến dưới tên gọi Phong Trào Giáo Dục Cấp Tiến hoặc Chủ Nghĩa Thực Dụng. Những ý tưởng của ông đã có sức mạnh lớn lao sau cái chết của ông trong những năm đầu thập niên 1950 hơn là trong khoảng sinh thời của ông. Những ý tưởng đó vẫn tiếp tục theo đuổi chúng ta ngày nay.
Không thỏa mãn với loại kinh nghiệm thuộc lãnh vực giáo dục mà các sinh viên đã đang tiếp nhận tại những trường công, Dewey đã tạo ra các lý thuyết và nhiệt thành ủng hộ một phương thức mới dành cho sự giáo dục bậc tiểu học. Ông tin tưởng rằng một hệ thống giáo dục mà không nhấn mạnh vào những sách giáo khoa và học vẹt, có thiên hướng về một môi trường tập trung về con trẻ hướng đến kinh nghiệm cá nhân, sẽ thực tế tăng cường khả năng của học viên trong việc tiếp thu hiểu biết và ghi nhớ những bài học cần thiết.
Trong tác phẩm đầu tiên của ông: Công Tác Giáo Dục , Dewey đã lý luận rằng giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi nó dựa trên khuynh hướng nhân bản. Ông khuyến khích các nhà giáo dục tạo ra tiến trình thí nghiệm theo hình thức tự do và kinh nghiệm không cần tổ chức dể học viên tự nhiên hiểu biết các khái niệm cần phải học. Dewey gợi ý rằng việc học hỏi độc lập, qua đó học sinh gắn bó với chủ đề nhờ học thực hành hơn là bị nhồi nhét kiến thức, sẽ tăng cường khả năng của học sinh trong sự tiếp nhận, hiểu biết và ghi nhớ những bài học thiết yếu.
Theo lối nói tân thời, học sinh sẽ tăng trưởng bởi vì người ấy sẽ “sở hữu” tiến trình và thông tin, như vậy, một cách giáo dục dựa trên sự học bằng việc thực hành, tốt hơn lối giáo dục lắng nghe và rồi trả bài trở lại, sẽ nuôi dưỡng kiến thức và hiểu biết sâu sắc thực sự. [4]
John Dewey, Experience and Education (New York: Macmillan, 1938)
Dewey đã là người được mến chuộng của những người lập pháp theo hướng tự do của những thập niên 1960 và 70 là người đã giới thiệu “giáo dục cải cách” thông qua thực nghiệm tại các bậc tiểu học và trung học. Cùng hòa hợp với những lý thuyết của Dewey, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để tạo ra môi trường học vấn như một cộng đồng, tạo thuận lợi cho “công tác giáo dục là cuộc sống, chứ không phải sự chuẩn bị cho cuộc sống.”
Mặc dù những quan điểm của Dewey đã rơi vào chỗ không được ủng hộ giữa vòng nhiều thầy giáo, thì phần còn lại trong triết học của ông đang được cảm nhận bởi hàng triệu người trưởng thành hiện nay trong độ tuổi 30, 40 và 50 của họ là những người đã được từng trải với “lối giáo dục tự chọn.” [5]
John Dewey, Experience and Education (New York: Macmillan, 1938).
William Levitt
Bạn có biết rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đang ở giữa mô hình cư trú giai đoạn thứ ba của nó không? Từ buổi đầu rất sớm, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã là một quốc gia nông nghiệp, là một quốc gia mà ngày nay chúng ta sẽ nêu đặc điểm là quốc gia “thôn dã.” Khi công cuộc kỹ nghệ hóa và một chính quyền quan liêu mở rộng đã chu cấp một loạt những dịch vụ công cộng rộng khắp chưa từng có, thì Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã trở thành một quốc gia chiếm đa phần là thành thị. Ngày nay, Hoa Kỳ là một đất nước ngoại ô: một đại đa số dân số quốc gia giàu có, đầy khả năng chuyên nghiệp và thịnh vượng nầy cư trú ngay bên ngoài những ranh giới của trung tâm thành phố.
Bạn có biết điều gì đã giúp cho sự di dân lớn lao từ thành thị đến vùng ngoại ô phải diễn ra không? Dĩ nhiên, có rất nhiều tác nhân góp lại, nhưng Bill Levitt đã dự phần trách nhiệm rất lớn.
Có lẽ bạn đã nghe về Levittown, những cộng đồng rập y khuôn với nhau ở miền Đông Bắc đã sản sinh một kỹ nghệ mới về xây cất nhà và một thế hệ mới của những người sở hữu nhà. Levitt là người xây dựng đứng đằng sau những cộng đồng này cho nên ông đã đặt tên một cách nôm na theo tên của chính mình ông, ông đã cải cách một phương thức hoàn toàn mới dành cho việc xây dựng nhà ở, quản lý tài chánh gia đình và phát triển cộng đồng.
Nhận thức được nền văn hóa về sản phẩm hàng loạt của những năm 1950 và nhu cầu cấp bách cho một số đông người về nhà xây dựng sẵn, Levitt đã thấy cơ hội để phối hợp mong ước kiếm được nhiều tiền với ước mơ của ông để tạo ra con đường thênh thang cho việc thực hiện “giấc mơ của người Mỹ.” Sau chiến tranh, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã trải qua một cuộc khủng hoảng về nhà ở. Những cuộc hôn nhân gia tăng vùn vụt sau khi các người lính trở về từ nơi tuyến đầu mặt trận và sự bùng nổ dân số huyền thoại đã diễn ra ngay sau đó. Cung đã không kịp so với cầu, ít nữa là trong lãnh vực nhà ở.
Mặc dầu có sự gia tăng nhanh chóng về những gia đình mới, thì kho hàng là nguồn cung cấp nhà cửa vẫn còn bị đình trệ. Những người mới lập gia đình đã gia tăng gấp đôi số lượng người thân trong gia đình khi họ có thể. Tuy nhiên hàng triệu người đã sống trong các nhà xe, kho hàng, vựa lúa và những chỗ ở khác không phù hợp cho việc cư trú lâu dài. Nan đề là gì? Vì thiếu tài chánh cho những người muốn mua nhà và sự không đủ khả năng của những người khai thác đất đai để tạo dựng những căn nhà được nhanh chóng và không đắt đỏ. Thời cơ của Levitt đã đến. Là một người xây dựng nhà ở cho khách hàng thành công tại New York, ông đưa vào hành động một ý tưởng mà ông đã nuôi dưỡng nhiều năm: “xây dựng theo địa điểm”.
Trong những năm đầu của thập niên 1950, trong khi một số người khác đã đưa vào thí nghiệm và thất bại trong ý tưởng về những căn nhà tiền chế, Levitt đã phân chia tiến trình xây dựng nhà trở thành 26 bước khác nhau và đã thuê mướn những nhóm thợ có thể tiêu chuẩn hóa trong việc hoàn tất mỗi một bước riêng biệt. Rồi thì ông mua những lô đất rộng lớn thuộc vùng nông thôn bên ngoài các thành phố nơi mà đất đai có nhiều và không quá mắc mỏ, rồi sai đến những nhóm chuyên gia của ông để làm nhiệm vụ được chỉ định của họ - mỗi nhóm vào một thời điểm nhất định. Họ đã lập lại việc làm đó trên nhiều miếng đất kế cận trước khi kêu gọi nhóm chuyên gia khác đến để thực thi những khả năng đặc biệt của họ. Ông đã giải quyết được nan đề tài chánh bằng cách thuyết phục nhà cầm quyền liên bang thông qua cơ quan Quản Lý Nhà Thuộc Chính Quyền Liên Bang Mỹ (FHA) để bảo đảm 100% khoản nợ của nhà băng dành cho những cựu chiến binh.
Chẳng bao lâu, những cựu chiến binh đã xếp hàng, hoặc ghi danh vào danh sách những người chờ đợi, để mua những căn nhà giống hệt nhau theo kiểu Cape Cod (CTD: Nhà chữ nhật có ống khói lò sưởi và chóp mái chữ A gồm 2-4 phòng ngủ) tọa lạc tại những khu vực được mở mang rộng lớn. Hầu hết mọi người đều sẵn sàng bỏ qua bề ngoài vô vị của những khu láng giềng này để đổi lại, họ có được những căn nhà riêng của mình với thiết bị hiện đại, những cộng đồng mới, những mối liên hệ láng giềng an toàn và những trường học mới. Không cần phải tốn tiền đặt cọc, họ đã có thể có một căn nhà hoàn toàn mới, giá chưa tới 7000 đô la.
Ý tưởng của Levitt đã nổi tiếng nhanh chóng như việc bán nhà của ông vậy. Các công ty xây dựng nhà ở khác được thu hút bởi kỷ lục bán hàng của ông, đã đi theo khuôn mẫu của ông trong những thị trường khác xuyên khắp quốc gia. Chẳng bao lâu, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã được điểm khắp bởi những khu nhà trên vùng đất rộng và cuộc khủng hoảng về nhà ở đã được loại trừ. Quan trọng hơn nữa, một tầng lớp mới những sở hữu chủ nhà ở đã được khởi sinh và sự tạo ra cơ sở hạ tầng ngoại ô đã bắt đầu. Tạp chí Time đã nêu nổi bật câu chuyện trang bìa về Levitt, đề cập đến việc làm của ông là “một cuộc cách mạng trong kỹ nghệ nhà ở.”
Lời khen tặng đó, dù có vẻ gây ấn tượng mạnh, đã đánh giá quá thấp tầm rộng ảnh hưởng của ông. Levitt đã cách mạng hóa nhiều hơn chứ không chỉ có kỹ nghệ nhà ở. Thực trạng của vùng ngoại ô mà nước Mỹ có ngày nay - những con đường rộng, khả năng giải quyết rác thải, những phương tiện công cộng tương đối mới, những trung tâm mua sắm mới trong nhà, những dãy nhà trung tâm mua sắm khắp nơi, khu ngoại ô ngổn ngang, những cộng đồng chủng tộc hoặc kinh tế tách biệt, một chất lượng cuộc sống khác biệt từ vùng thôn dã đến những vùng thành thị, những ngôi nhà thờ to lớn thuộc giáo hội cải chánh, những chỗ đậu xe mang tính công nghiệp và hơn thế nữa - có thể được qui cho khải tượng của ông trong việc thiết lập nước Mỹ với vùng phi đô thị khả thi và vừa túi tiền. [6]
Ron Rosenbaum, “The House That Levitt Built,” Fifty Who Made the Difference (New York: Esquire Press, Villard Books, 1984), trang 304-320
Ray Kroc
Ít người đã nghĩ rằng Ray Kroc làm được việc gì lớn lao. Là một học sinh trung học bỏ học dở chừng, ông phục vụ trong quân đội với người bạn cùng trung đội là Walt Disney, rồi thì chạy quanh trong công việc của một người quảng cáo đĩa nhạc, là một nhạc sĩ, một người trung gian môi giới và buôn bán bất động sản thực thụ, vào khoảng giữa năm 1950, Kroc sống tại Chicago, đã trang trải các khoảng trong cuộc sống bằng cách bán máy làm sữa sóc (shake) cho các tiệm ăn, trong những chuyến đi bán hàng của mình, ông liên tục được nghe về những cơ phận máy làm sữa sóc được sử dụng bởi các anh em nhà McDonald tại miền Nam California. Tò mò bởi tiếng rì rầm của đường phố, ông đã rảo bước đến vùng đó để xác định điều gì đã gây ra tất cả những tiếng ồn giữa vòng những chủ sở hữu tiệm ăn, những người điều khiển nguồn nước soda và những nhà quản lý quán giải khát sữa từ khắp cả quốc gia.
Kroc đã không cảm động gì cả. Tòa nhà tiệm ăn đã không đáng chú ý, địa điểm cũng không có gì đặc biệt. Đang khi Kroc đang ngồi trong chiếc xe của ông thuê đậu trong khu vực đậu xe của tiệm ăn chú ý những hoạt động chung quanh mình. Ông đã chú ý vào hai sự kiện, người ta cứ đến và cứ tiếp tục đến, và rồi có vẻ thỏa mãn với điều họ đã mua được. Trực giác mua bán của ông đã không cho phép ông bỏ qua những điều mắt thấy không thể tránh né được này.
Kroc dành cả ngày nói chuyện với các khách hàng. Đi bộ quanh những vùng đất đó để quan sát điều đang diễn ra và cuối cùng gặp gỡ những sở hữu chủ. Họ đã giải thích toàn bộ tiến trình cho Kroc, đến lúc này nhận thức được là ông đang hướng về một điều gì đó thật đặc biệt. Cuối ngày hôm sau, Kroc đã nói chuyện với các anh em nhà McDonald cho phép ông mở những tiệm ăn phụ trợ cho McDonald trong tư cách là một người dự phần mới trong công việc buôn bán của họ.
Như bất cứ một người có khải tượng chân chính nào cũng phải làm, Kroc cảm thấy bị bó buộc phải hành động dựa trên những gì ông đã chứng kiến trong chuyến đi khảo sát của ông. Những vấn đề đáng quan tâm đã đè nặng đi ngược lại sự thành công của dự án kinh doanh này. Lúc bấy giờ ở tuổi 52, bắt đầu một công ty mới bên cạnh những đối tác ông không quen biết nhiều và thiếu khoản tiền cần thiết để duy trì giai đoạn khởi động. Về thể lý, ông đang ở trong tình trạng không tương thích đối với thách thức này. Ông đang phải chịu bệnh viêm khớp và tiểu đường và trải qua thời gian lâu từ khi mất túi mật và tuyến giáp trạng. Vợ ông sợ rằng ông đang từ bỏ việc làm an toàn để hướng vào một vài cuộc hợp tác hamburger điên rồ, trong việc dự phần với hai người đàn ông cách xa phân nửa đất nước là những người không thích thú gì lắm trong việc khếch trương ngay trong giai đoạn đầu tiên!
Kroc đã không dễ bị nhụt chí. Trong con mắt của tâm trí ông, ông đã nhìn thấy tương lai, và tương lai đó được đánh vần là đ-ộ-c q-u-y-ề-n K-i-n-h d-o-a-n-h t-h-ứ-c ă-n n-h-a-n-h (fast food franchises).
Kroc đã để lại một di sản chủ yếu có hai ảnh hưởng. Dĩ nhiên, một là vai trò của ông trong việc thiết lập kỹ nghệ thức ăn nhanh là lực lượng chủ yếu trong nền kinh tế đất nước Hoa Kỳ - và hiện nay trên cả thế giới nữa. Trong một xã hội mà thời gian đã trở thành một nguồn tài nguyên được cẩn thận kiểm soát nhất, thật khó quyết định phải chăng nhu cầu của khách hàng cho việc tận dụng thời gian của họ đã tạo ra sự chấp nhận kỹ nghệ thức ăn nhanh, hoặc giả sự sẵn sàng của thức ăn nhanh đã nâng cao nhu cầu hiểu biết của mọi người về tăng cường tối đa thời gian của họ. Ngày hôm nay, nó là vấn đề có thể tranh luận được. Những cổng hoàng môn đứng đó như là biểu tượng cho những gì Kroc đã làm cho nước Mỹ: áp dụng những cải cách kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của chúng ta.
Một di sản khác mà Kroc đã truyền lại cho chúng ta là sự hoàn bị khái niệm về độc quyền bán hàng. Nhiều người trước ông đã có độc
RAY KROC ĐÃ THIẾT LẬP KỸ NGHỆ THỨC ĂN NHANH LÀ LỰC LƯỢNG CHỦ YẾU TRONG NỀN KINH TẾ CỦA ĐẤT NƯỚC HOA KỲ - VÀ CHO CẢ THẾ GIỚI HIỆN NAY NỮA (VÀ ĐÃ GIỚI THIỆU SỰ ĐỘC QUYỀN KINH DOANH TRONG KHẢI TƯỢNG CỦA ÔNG VỀ THƯƠNG TRƯỜNG ).
quyền kinh doanh về hoạt động của họ chẳng hạn như Dairy Queen và Tastee-Freeze; nhưng chưa từng có ai đã làm điều đó một cách thành công. Ông đã làm việc không mỏi mệt để phát triển một túi độc quyền kinh doanh lừng danh hiện nay chứa đựng một bộ những điều kiện cần thiết và những sự hạn chế đã cho phép những của hàng McDonald duy trì được bốn điều đặc trưng mà Kroc đánh giá là bất khả thương lượng: thái độ lịch thiệp, tính sạch sẽ, chất lượng và sự phục vụ.
Kroc đã giới thiệu một số những cải cách khác cho sự tổ chức độc quyền kinh doanh mà ông đã cống hiến: khước từ đối với qui định những nhà độc quyền kinh doanh phải mua những trang bị của họ từ công ty McDonald, tính đồng nhất trong các hoạt động, huấn luyện những người điều khiển một cách rộng rãi và một sự thuê mướn đất đặc biệt sắp xếp cho mỗi một tiệm ăn. Những điều này chỉ là những quyết định thương mại mang tính lương tri mà thôi. Bí quyết đó đã là khải tượng của Kroc đối với tiềm năng của sự độc quyền kinh doanh.
Nhiều hiệp hội khác đã bước vào lãnh vực độc quyền kinh doanh về thức ăn nhanh bởi vì những nỗ lực mở rộng lợi nhuận của Kroc. Tuy nhiên không có hiệp hội nào có thể đạt được kỷ lục tăng dần mức độ thành công được vui hưởng với 7500 tiệm ăn của McDonald xuyên suốt cả thế giới. [7]
Ray Kroc, Grinding It Out (Chicago: Regnery Company, 1977); Tom Robbins, “Ray Kroc Did It All for You,” Fifty Who Made the Difference (New York: Esquire Press, Villard Books, 1984), trang 265-269

Earl Warren
Có vẻ như hơi kỳ lạ khi bao gồm một vị thẩm phán tòa án tối cao Hoa Kỳ vào số những người có khải tượng cốt lõi thuộc hậu bán thế kỷ trước. Trong số tất cả những vị thẩm phán được chọn lựa, Earl Warren lại có vẻ là một sự lựa chọn kỳ dị. Đây là người đàn ông được chỉ định làm việc tại tòa án do tổng thống Dwight Eisenhower, một sự chỉ định mà vị tổng thống sau đó đã nói: “là một điều ngu dại đáng nguyền rủa lớn nhất mà tôi đã từng làm.” Tuy nhiên, điểm yếu kém và sự khiêm tốn của Warren đã sản sinh ra một cuộc cách mạng hợp pháp và mang tính chất tòa án, vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta ngày nay nhiều thập niên sau khi ông về hưu và cuối cùng qua đời.
Warren khởi đầu đã theo đuổi một con đường chung để được tốt nghiệp trường luật: thực tập viên tư nhân, ủy viên công tố của một khu vực và viên chưởng lý của tiểu ban. Sau đó ông đã được chọn làm thống đốc của tiểu bang California trong ba nhiệm kỳ. Là một ngôi sao chính trị đang lên, ông đã là người được cử làm phó tổng thống của Đảng Cộng Hòa vào năm 1948 nhưng đã phải chịu sự thất bại chính trị đầu tiên khi chiến dịch của Thomas Dewey không thành công.
Dầu vậy, sau một nhiệm kỳ dưới sự lãnh đạo của Harry Truman, đất nước này đã tuyển chọn vị anh hùng chiến tranh Eisenhower làm người đứng đầu cơ quan hành pháp. Trong sự tôn trọng đối với sự hỗ trợ của Warren trong sự đề cử Eisenhower, vị tổng thống này đã chỉ định Warren vào tòa án tối cao. Ông đã làm như thế với sự trông đợi người California nầy trở nên một người có quan điểm ôn hòa về hệ tư tưởng với những khuynh hướng của đảng Cộng Hòa. Nhưng hóa ra ông đã thật là sai lầm.
Những người đã biết Warren cảm thấy rất khó mô tả ông. Những tính từ thường bao gồm “hiền lành, ôn hòa,” “không có đặc tính rõ rệt,” “vui lòng hoặc thích thú,” “vô thưởng vô phạt” và “đơn giản.” Ông được xem là một nhà mưu lược chính trị khôn ngoan, nhưng là một người thông minh bình thường. Cũng như những điều đã nêu trên, dường như ông có tài khéo để xử sự đúng lúc đúng chỗ.
Tuy nhiên những người bạn thân cận nhất của ông thừa nhận rằng khi Warren trải qua hệ thống chính trị, họ có thể thấy ông được thay đổi dần dần. Ông trở thành càng ngày càng quan tâm đến việc áp dụng sự công bằng, sự bình đẳng và công lý cho mọi nghề nghiệp của người ta, một sự kiện thực tế hơn là một vấn đề tranh luận thuộc chính sách công cộng.
Trong thời gian 16 năm ông được bổ nhiệm làm thẩm phán, Warren đã điều khiển một số lớn những tiền lệ cho việc xét xử của tòa án. Ông bênh vực mạnh mẽ cho những quyết định của quan tòa phán quyết rằng những sự phân biệt đối xử là vi phạm luật, đã cấm bất cứ hình thức nào của sự phân biệt chủng tộc, đem lại những luật mới và sự lựa chọn hợp pháp cho người nghèo, mở rộng tự do phát biểu, gia tăng sự bảo vệ cho tự do báo chí và tăng cường những luật lệ có liên quan đến sự bất đồng quan điểm chính trị. Tòa án của ông đã viết lại một cách thực tế về bộ luật tội phạm.
Thông qua một sự nhấn mạnh kiên cường về bổn phận luân lý và đối xử công bằng, Warren đã mở rộng giới hạn những hoạt động mà tòa án có thể làm được trong những luật lệ của nó và mức độ mà luật pháp có thể mở rộng trong sự đoán định điều phải và điều trái.
Những tiêu chuẩn xét xử hợp pháp mà chúng ta biết ngày nay phần lớn đã được minh định bởi Warren. Dĩ nhiên, ông đã không tạo ra hệ thống nầy, nhưng ông đã nhìn thấy được những đường nét chính yếu của một xã hội đặt nền tảng trên sự công bằng và bình đẳng. Điều đó vẫn còn xác định nhiều giới hạn và lối sống đặc trưng cho nước Mỹ trong cuối thập niên 1990. [8]
Frances Fitzgerald, “The Case of Earl Warren v. Earl Warren,” Fifty Who Made the Difference (New York: Esquire Press, Villard Books, 1984), trang 362-369
Martin Luther King (con)
Những người Mỹ có cùng một khuynh hướng lớn lao trong việc quên lãng lịch sử của họ. Chúng ta nhanh chóng tiếp thu những thay đổi xã hội lớn lao và quên đi những việc làm bởi những người đã chiến đấu cho các trận chiến đó.
Tôi e rằng những chiến thắng mà Martin Luther King (con) đã chinh phục được thuộc vào những chiến thắng đã bị thoải mái bỏ quên như vậy. Tuy nhiên, ảnh hưởng của King sẽ là rất quan trọng hầu nuôi dưỡng sự hiểu biết và hiệp nhất chủng tộc trong tình hình dân số của chúng ta mỗi ngày một càng đa dạng hơn.
King là con trai của một mục sư Báp Tít, lớn lên trong miền Nam giữa các năm 1930 và 40. Giống như mọi người da đen sinh sống tại miền Nam, ông quá quen thuộc với tính đa dạng và hiển nhiên của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Trong vòng những hình ảnh đã in sâu vào tâm trí của ông không thể nào xóa nhòa là biến cố diễn ra khi ông lên 6, lúc ấy cha mẹ của một người bạn da trắng nổi giận cắt ngang giờ đi chơi của chúng và yêu cầu King không bao giờ được chơi với con trai họ nữa. Khi ông lên 11 tuổi, một người phụ nữ da trắng không có hiềm khích gì cả đã đánh ông và gọi ông là “mọi đen.”
Dĩ nhiên, những biến cố này và nhiều điều khác nữa đã diễn ra trong một bối cảnh bất công. Trước thời gian giữa những năm 1960. Người da đen không được phép ăn trong những tiệm ăn của người da trắng, không được dùng nhà vệ sinh công cộng hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Anh chàng trai trẻ Luther King đã quan sát, lắng nghe và thấm thía nỗi đau này; và anh đã chuẩn bị để tận hiến đời sống mình chiến đấu nghịch lại sự bất công trong xã hội, sự nghèo khó và sự phân biệt chủng tộc.
King là một người thông minh. Ông bước vào trường cao đẳng ở tuổi 15 mà không cần bậc trung học, đã được phong chức tại nhà thờ của cha ông ở tuổi 18, đã từ giã lớp học ở chủng viện của mình và đạt được bằng cấp Ph.D. về thần học của đại học Boston.
Sau đó King đã bước vào ngôi trường của những cú gõ cửa nặng nề, là mục sư cho một hội thánh ở tại Montgomery, Alabama. Sử dụng bục giảng của ông làm diễn đàn bảo vệ lập trường của mình, ông đã hướng dẫn những công dân da đen vào một cuộc chống đối phi bạo lực, một chiến thuật ông đã học được khi nghiên cứu Mahatma Gandhi, nhà lãnh đạo nổi tiếng người Ấn Độ. King đã hướng dẫn hàng ngàn người da đen trong các cuộc tẩy chay, biểu tình ngồi, diễu hành và các cuộc lái xe tự do và ông làm mũi nhọn dẫn đầu cho các nỗ lực thuyết phục về vấn đề chính trị. Đối với hầu hết những người da đen, ông đã trở thành một vị anh hùng.
Điều gì đã là phần thưởng cho vị anh hùng King? Nhà ông đã bị đặt bom. Ông đã bị bỏ vào tù nhiều lần. Ông đã bị đánh đập hành hạ thân thể một cách bất công, một số lần bởi những công dân da trắng, một số thì do cảnh sát. Ông đã bị khước từ và chế giễu bởi nhiều tu sĩ da trắng. Con cái của ông bị khai trừ tẩy chay ở các trường học. Những của cải tài sản của gia đình bị đánh cắp, bị phá hại và đốt cháy. Và cuối cùng, dĩ nhiên, vị anh hùng này đã bị giết vì ích lợi cho chính ông. Chức vụ của ông trên nhiều phương diện là điều tương đồng với chức vụ của sứ đồ Phaolô.
King là một nhà diễn thuyết hùng hồn và ông đã không sợ khi sử dụng tòa giảng để thúc giục cử tọa của ông phải hành động. Dẫu vậy, ông đã sử dụng bục giảng không những chỉ để chiêu mộ. Những bài giảng của ông đã được soạn thảo để phục hồi ý thức về phẩm cách, sự tự trọng và lòng hy vọng mà người da đen đã đánh mất lâu nay.
Những sứ điệp của King là thật khác thường, thách thức những người da đen phải đối đầu với đại đa số người da trắng vì cớ sự đối xử tệ hại đối với người da đen. Trong nhiều thế hệ, người Mỹ da đen đã chấp nhận nỗi bất hạnh về những hoàn cảnh bất công của họ như là vận xui của số phận, như là một thực tại đơn giản và không thay đổi được hoặc như là hậu quả của một sự không đầy đủ thẩm quyền vốn có của những người da đen.
King đã kịch liệt phản ứng về sự nghi ngờ chính bản thân như thế. Ông quở trách dân sự của mình vì cớ sự nhút nhát và khiêm tốn của họ. Ông đã thổi hơi sự sống của sự tự xem mình có giá trị vào những tấm lòng của họ và cảm thúc dân tộc của ông phải sử dụng tất cả những điều đó vào một cuộc sống đáng sống - một sự sống đặc trưng bằng tình yêu chính mình, phẩm giá và công lý bình đẳng.
Những người lớn lên ở tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày nay có lẽ khó tin được những điều hoàn toàn khác lạ đã diễn ra thể nào trong một phần tư thế kỷ trước. Những nỗ lực lớn lao của King đã bắt đầu cho cuộc cách mạng và bảo đảm những chiến thắng khó khăn và lớn lao. Sự theo đuổi liên lũy của ông về một hệ thống công lý không phân biệt màu sắc đã được dùng làm công cụ trong đạo luật về những Quyền Công Dân 1964 và đạo luật về Quyền Bầu Phiếu năm 1965. King là con người trẻ tuổi nhất đoạt được Giải Nôben Hòa Bình, đã giúp chuẩn bị một cuộc diễu hành lớn tại thủ đô năm 1968 để nêu cao nhận thức về tầm mức và sự tàn hại của sự nghèo khó khi ông bị giết.
Chúng ta đang sống trong một quốc gia vẫn còn dễ mắc phải căn bệnh ung thư của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, nhưng di sản lâu dài của King là ông đã giúp tước bỏ sự phân biệt và thành kiến chủng tộc khiến nó không còn tính hợp pháp về luân lý của nó nữa. Ngày nay chúng ta nhìn nhận sự hiện hữu và tội lỗi của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bởi vì King hẳn không để cho chúng ta bỏ qua sự sai lầm đó. [9]
David Halberstam, “Martin Luther King, American Preacher,” Fifty Who Made the Difference (New York: Esquire Press, Villard Books, 1984), trang 237-244
Ralph Nader
Một nhân vật khác thuộc nhóm các trường đại học có truyền thống ở miền Đông nước Mỹ (nổi tiếng về tiêu chuẩn học thuật cao và uy tín xã hội) gia nhập vào danh sách các nhân vật có ảnh hưởng hàng đầu thuộc thời quá khứ gần đây của chúng ta. Ralph Nader tốt nghiệp đại học Princeton được quyền ưu tiên vào trường luật Harvard. Luôn luôn là một người không tuân theo các tập tục xã hội, Nader đã không chú ý đến việc theo đuổi một sự nghiệp nhàn hạ trong nhóm luật tập thể. Nỗi đam mê của ông là tận dụng đời sống vào việc bảo đảm công lý xã hội. Ông đã mô tả sứ mạng đời sống của mình như là mọi sự đốt cháy “không kém hơn việc cải tổ chất lượng trong cuộc Cách mạng Kỹ Nghệ.”
Là một người binh vực cho người tiêu dùng nổi tiếng nhất ở nước Mỹ, ông đã liên tục băm vằm hết công nghiệp này đến công nghiệp khác trong khoảng thời gian hơn 30 năm. Có lẽ ông nổi tiếng nhất vì những trận chiến của ông với kỹ nghệ xe hơi. Sau khi đánh giá những dữ liệu có liên quan đến các tai nạn xe hơi, ông nghiên cứu mẫu mã của các loại xe và nảy sinh ra một loạt những thay đổi về thiết kế để cải tiến cho sự an toàn xe hơi. Khi các nhà sản xuất chế tạo xe hơi bịt tai không nghe những đòi hỏi của ông, ông đã phát hành một cuốn sách có tựa đề là Không An Toàn Ở Bất Cứ Tốc Độ Nào , và sách này đã ném ông vào cuộc tranh cãi.
Quốc hội thông qua bộ luật an toàn cho phương tiện giao thông gắn máy và lưu thông quốc gia năm 1966, phần lớn là để đáp lại cuộc vận động cố gắng thuyết phục liên tục của Nader ở hành lang. Giữa vòng những thay đổi mà đạo luật này đã làm được đó là bảng bên dưới kính chắn gió có đệm, những tựa đầu cho ghế ngồi, bánh tay lái có đệm, cần số tròn, loại kính không bể trong gương chiếu hậu, dây đai an toàn và khung sườn xe bằng thép tăng lực. Ông đã giới thiệu các túi hơi (CTD: ngăn va đập khi gặp tai nạn) 30 năm trước khi kỹ nghệ ô tô tán thành và sử dụng chúng. Trong vòng 20 năm đầu tiên sau khi đạo luật này được thông qua, có hơn 100 triệu xe hơi đã phải thu hồi vì cớ những vi phạm luật an toàn và vì khuyết điểm thiết kế.
Nader và những tổ chức của ông thuộc những người bảo vệ khách hàng cũng đã là những người then chốt trong các luật lệ hiện nay kiểm soát tổ chức thanh tra về thịt, bó buộc những giới hạn về vấn đề nhiễm bức xạ, nguồn cung cấp nước uống an toàn, trừ bỏ sơn có chất độc chì, đạo luật bảo vệ môi trường, loại trừ chất amiăng chống lửa và luật lệ về khí gaz tự nhiên.
Dầu vậy, thành tựu trọn vẹn của ông là việc tạo ra và thông qua đạo luật tự do về các thông tin. Việc ban hành luật đó đã giúp cho mỗi một công dân có thể đạt được việc truy cứu hợp pháp những văn kiện công cộng. Sự hiện diện của luật đó đã cho phép Nader đi tiên phong các cuộc tranh tụng hành động công dân, một phương tiện đem lại cho các cơ quan hoặc đại lý đoàn thể và chính quyền làm đúng theo yêu cầu hoặc mệnh lệnh của các đạo luật thông qua những vận dụng đơn giản trong việc tranh tụng.
Giống như nhiều người có khải tượng, Nader sống một cuộc sống hoàn toàn nhất quán với những quan niệm của ông. Ông mặc những chiếc áo đã mua tại trạm bán hàng cho quân đội (PX) ba mươi năm trước. Ông không sở hữu hay là lái một chiếc xe nào. Ông coi sóc chế độ ăn uống của mình một cách cẩn thận và sống trong một căn hộ nhỏ ở tại Washington D.C. Ông từ chối không uống Coca-Cola (ông nói rằng mỗi một lon chứa đựng chín muỗng đường) và là một người ủng hộ cho việc tập thể dục. Cuộc đời ông đã là một phần mở rộng cho khải tượng của ông về một nước Mỹ tốt hơn.
Chiếc xe hơi của bạn được an toàn hơn bởi Nader. Chất lượng thứ nước bạn uống và không khí bạn thở có lẽ chưa hoàn hảo, nhưng nó được tốt hơn rất nhiều so với tình trạng thường có của nó nếu không có ảnh hưởng của Nader.
Các hiệp hội tại Hoa Kỳ, cũng như những văn phòng chính phủ mà chúng ta lựa chọn, đều đáp ứng tốt hơn với công dân và với các bộ luật bởi vì bộ luật tự do về thông tin. Không có Nader tạo hình và theo đuổi khải tượng của ông về một nước Mỹ mới, những luật lệ nhà nước và việc thực hiện quyết định hợp tác có lẽ sẽ rất khác biệt ngày nay. [10]
Ken Auletta, “Ralph Nader, Public Eye,” Fifty Who Made the Difference (New York: Esquire Press, Villard Books, 1984), trang 407-417
Và Còn Nhiều Hơn Nữa
Trên đây chỉ là một vài người có khải tượng đã ảnh hưởng và thay đổi cuộc sống của người Mỹ. Dù muốn dù không, bạn và tôi đã gặt hái được kết quả từ những khải tượng của họ.
Chúng ta cũng đang sống với những kết quả của khải tượng được hình thành bởi Tổng Thống Lyndon Johnson, là người mà những cuộc cải cách xã hội trong Xã Hội Vĩ Đại của ông vẫn còn thiết lập một cơ cấu hạ tầng cho hệ thống ích lợi của chúng ta và các dịch vụ khác đặt nền tảng trên cơ cấu chính quyền.
Chúng ta đang kinh nghiệm những hiệu quả của báo chí điểm những tin chính (sound-bite), được khởi đầu bởi những nhà khải tượng về ngành báo chí chẳng hạn như Al Newharth, là người phác thảo tờ báo được cách mạng hóa có tên là USA Today và đã đáp ứng với quan tâm của cử tọa đọc nhanh. Steven Jobs, là người đồng sáng lập công ty Apple Computers, đã có công lớn trong việc dùng những máy móc ông giúp bạn là Steve Wozniak lắp đặt trong nhà xe và thiết lập máy tính cá nhân dành cho người thân dùng. Là điều đã thay đổi mãi mãi hệ thống thông tin và tính toán.
Robert Moses, là bậc thầy trong việc qui hoạch đô thị, xứng đáng với thanh danh ấy - hay lời buộc tội đó - vì cớ nhiều quan điểm phát triển đô thị mà trên đó các đô thị của chúng ta đều đặt nền tảng. Betty Friedan đã là người đề xuất trước hết đằng sau phong trào giải phóng phụ nữ của cuối những năm 1960 và đầu thập niên 70. Danh sách của những người có khải tượng đã định dạng cho môi trường sống và những cơ hội mỗi ngày của bạn thật là dài.
Những người có khải tượng của những năm 1990
Bạn có thể kể ra những người có khải tượng của thời hiện tại không? Đôi khi thật khó nói ai là người đang khuôn đúc khải tượng và ai đang đơn giản xây dựng vương quốc riêng của họ. Tuy nhiên, một vài sự chọn lựa hiển nhiên của những người có khải tượng đang thiết đặt nền tảng cho đời sống của chúng ta trong phần đầu của thế kỷ thứ 21 nầy.
Bill Gates, là quyền lực đứng đằng sau công ty Microsoft, đang đem những phần mềm vi tính đến những vị trí mới thay đổi đời sống. John Malone là nhân tố hàng đầu trong việc phát triển kỹ nghệ truyền thông, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền hình.
Michael Eisner, giám đốc điều hành của công ty Walt Disney - đồng sở hữu một vương quốc truyền thông đại chúng bao gồm công ty ABC - phải được xem là nhà tư tưởng cấp tiến hàng đầu khi ông chuyển công ty Disney vượt qua giới hạn giải trí bước vào những phương thức mới cho công cuộc phát triển đô thị.
Bạn có thấy được hiệu quả của khải tượng trên đời sống mình không? Hãy suy nghĩ về cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nào nếu như Nader đã không trung thành với khải tượng của ông.
Chúng ta sẽ có loại xã hội thể nào nếu những học thuyết của Dewey đã chưa từng được giới thiệu cho các giáo sư và thực thi giữa vòng những cuộc gia tăng dân số trong thời kỳ những năm định hình tính cách con trẻ của họ? Nếu Martin Luther King (con) đã không hi sinh những tham vọng và tài năng của ông - và cuối cùng cả đời sống của ông nữa - vì cớ công lý con người và sự bình đẳng chủng tộc, thì chúng ta có nhận thức được những cuộc khủng hoảng trong mối liên hệ chủng tộc mà mình có ngày nay không?
Bạn có quan tâm nhiều về vấn đề phô bày con trẻ cho tình dục trên ti vi hoặc trong các phim ảnh, hoặc về vấn đề tính mong manh dễ bị cám dỗ của các cuộc hôn nhân, hoặc về sự chấp nhận của công chúng đối với tính dục đồng giới như là một sự chọn lựa đạo đức trong những mối liên hệ tính dục khác giới nếu Alfred Kinsey đã quay lưng lại với khải tượng của ông về một nước Mỹ được giải phóng về tình dục?
Tôi không thể tưởng tượng bất cứ ai bàn cãi một cách thông minh lại cho rằng sự hiện hữu của người ấy không bị đảo lộn bởi ảnh hưởng của những khải tượng đã được nhận thức và theo đuổi một cách năng nỗ bởi những người nhiệt tình như vậy.
Nhìn nhận ảnh hưởng của những người khác trên đời sống bạn thật là xa với quyết định của bạn hầu nhận rõ khải tượng của Đức Chúa Trời cho đời sống bạn và để đầu tư hoàn toàn sự hiện hữu của bạn vào viễn ảnh đó.
Trong tư cách một đầy tớ của Đức Chúa Trời là Cha của khải tượng, bạn sẽ làm gì để hiểu biết khải tượng Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn và để đầu tư chính mình vào cuộc cách mạng thu nhỏ mà Ngài đang kêu gọi bạn làm người coi sóc?




Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 18-4-2024 08:16 AM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách