Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 5195|Trả lời: 0

Chuyển khải tượng - Những Điều Cơ Bản về Khải Tượng

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 2-11-2011 08:15:48 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘNG
Tác giả : George Barna

Những Điều Cơ Bản về Khải Tượng

“KHÔNG MỘT THỨ MÁY NÀO CÓ THỂ THÚC ĐẨY MỘT TỔ CHỨC ĐẾN CHỖ THÀNH CÔNG TUYỆT VỜI LÂU DÀI MẠNH BẰNG MỘT KHẢI TƯỢNG TƯƠNG LAI KHẢ THI, XỨNG ĐÁNG VÀ HẤP DẪN, ĐƯỢC CHIA SẺ MỘT CÁCH RỘNG RÃI”
BURT NANUS
Đọc những câu chuyện về khải tượng trong hành động hoặc thấy được những hiệu quả của khải tượng được thực hiện là một việc. Có thể đặt ngón tay của bạn vào chính xác điều nào là khái niệm cốt lõi lại là một việc hoàn toàn khác - đó là, để định nghĩa khải tượng một cách cô đọng đến nỗi bạn có thể nêu rõ điều thực thụ hay là một món đồ giả - một dặm xa vời vợi.
Chúng ta ta hãy đề cập đến những điều căn bản của khải tượng.
Định Nghĩa Khải Tượng
Khải tượng là một hình ảnh trong tâm trí rõ ràng và chính xác về một tương lai đáng ưa chuộng, mà Đức Chúa Trời ban cho những đầy tớ được lựa chọn của Ngài, dựa trên sự hiểu biết chính xác về Đức Chúa Trời, về chính mình và những hoàn cảnh.
Hãy xem xét những thành tố trong khải tượng của Đức Chúa Trời.
Khải tượng là hữu hình có thể xác định được đối với người xem ngắm. Mặc dầu nó chỉ là một ý tưởng hoặc viễn cảnh về một thực tại chưa hiện hữu, khải tượng hiện hữu trong tâm trí của một người có khải tượng, rõ ràng đến nỗi có thể suy nghĩ về như là một hình ảnh sống động. Một khải tượng như thế thúc giục và hướng dẫn chức vụ, gạn lọc thông tin, phục vụ như là một tác nhân trong việc thực hiện quyết định và đánh giá tiến trình.
Những sự Thay Đổi Sẽ Diễn Ra
Khải tượng bao hàm thay đổi . Nó giúp bạn cải thiện một hoàn cảnh. Nó tập trung vào tương lai và tiêu biểu cho một viễn cảnh liệu trước những thách thức và cơ hội sẽ đến. Cơ Đốc Nhân có khải tượng là một người vui hưởng quá khứ, sống trong hiện tại nhưng suy nghĩ về tương lai . Tương lai đó, nếu đem lại sự vui lòng cho Đức Chúa Trời, sẽ khác biệt đáng kể với thực tại mà bạn đang kinh nghiệm ngày nay.
Khải tượng được khởi xướng bởi Đức Chúa Trời, được dân sự của Ngài ưa thích và được truyền đạt qua Đức Thánh Linh . Đức Chúa Trời chỉ truyền đạt khải tượng của Ngài cho những người nào bền đỗ trong sự nhận biết Ngài một cách thân mật, bởi vì khải tượng của Ngài là một phần thiêng liêng thuộc về kế hoạch đời đời của Ngài hé mở. Điều này có nghĩa rằng những động cơ của bạn tìm kiếm một khải tượng là điều hết sức quan trọng.
Hãy nhớ lại tội lỗi của Simôn người thuật sĩ, là người đã dâng tiền cho Phierơ để đổi lại mong nhận được năng quyền của Đức Thánh Linh và đã ngay lập tức bị trừng phạt bởi vị sứ đồ này bởi vì mong muốn không đứng đắn của ông (xem Cong Cv 8:9-24). Ông cũng bị kể là không đủ tư cách có năng quyền mà ông đòi hỏi. Những động cơ của bạn cũng phải trong sạch và lòng bạn không chỉ mong muốn nhận lãnh khải tượng, nhưng cũng dâng hiến chính mình để được thấy nó diễn ra.
Khải tượng không dành cho những người hèn nhát yếu tim . Nó ám chỉ một lòng mong muốn nồng cháy tận hiến đời sống của bạn cho Đức Chúa Trời đầy ân phúc thông qua sự theo đuổi không ngừng nghỉ của bạn về sự hoàn thành của nó.
Một Lòng Cam Kết Phục Vụ
Những ai tận hiến cho sự phục vụ Ngài thì xứng đáng nhận lãnh khải tượng đó. Điều quí giá đó được xác định rõ bởi lòng đam mê của một người đối với Đức Chúa Trời, tận hiến cho sự phục vụ Cơ Đốc, đắm chìm vào những lời cảnh cáo và những nguyên tắc của Đức Chúa Trời và sự sẵn lòng để hoàn toàn đầu phục đối với những mục tiêu và sự lãnh đạo của Chúa.
Người có khải tượng là một người biết chính mình đủ để nhận ra những lỗi lầm và giới hạn cá nhân, và vì vậy để tùy thuộc vào sự hướng dẫn và sức mạnh siêu nhiên được chu cấp bởi Đức Chúa Trời trong sự theo đuổi khải tượng một cách hăng hái nồng nhiệt.
Một trong những phẩm chất đáng quí nhất của một Cơ Đốc Nhân có khải tượng là sự hoàn toàn từ bỏ bản ngã hầu cho hoàn toàn khuất phục đối với những mục tiêu của Đức Chúa Trời . Điều này vượt xa các cam kết với Đấng Christ để nhận được ơn cứu rỗi và phản ánh sự đầu phục tuyệt đối cho ý chỉ của Đức Chúa Trời. Chỉ khi ấy người này mới thực sự có thể được Ngài sử dụng.
Người có khải tượng nhận biết rất rõ về bối cảnh trong đó khải tượng cần phải được hoàn tất, nhìn nhận những trở ngại thấy được và không thấy được là điều gì, và sử dụng những nguồn tài nguyên vật chất tâm linh và con người một cách có chiến lược trong mọi nỗ lực hoàn thành khải tượng.
Đức Chúa Trời không bao giờ đặt để những đầy tớ đáng tin cậy của Ngài cho thất bại, nhưng Ngài cũng không dẹp bỏ tất cả mọi trở ngại và khó khăn ra khỏi đường lối của chúng ta (hãy xem Gios Gs 1:8, 9). Ngài thành tín đối với những người chuyên tâm trong việc hoàn thành những việc tốt đẹp mà Ngài đã hoạch định sẵn cho chúng ta.
Khải Tượng Sẽ Đến Trong Thời Điểm Của Ngài
Khải tượng đến khi Đức Chúa Trời quyết định bạn đã sẵn sàng để kiểm soát nó . Khi đúng thời điểm, Đức Chúa Trời sẽ vén màn khải tượng và sẽ giúp bạn có thể hiểu được khải tượng. Khả năng của bạn để nắm lấy khải tượng đó không phải là một vấn đề năng lực của con người, nhưng thuộc về sự trù liệu thuộc linh và một sự mong mỏi với trọn tấm lòng để vâng theo khải tượng, bất chấp phải trả giá nào.
Chỉ có Đức Chúa Trời mới biết khi nào chúng ta thật sự sẵn sàng cho khải tượng, bởi vì nó sẽ tái định hướng triệt để mỗi một lĩnh vực của đời sống chúng ta, và nó sẽ có một mục đích đặc biệt.
Thật khó cho hầu hết chúng ta chấp nhận sự kiện chúng ta phải để cho Đức Chúa Trời kiểm soát thời khắc khi nào khải tượng phải được truyền đạt. Dầu vậy, nghi lễ thông qua đáng cho mọi sự chuẩn bị và tất cả sự chờ đợi cần phải có.
Nếu chưa đúng thời điểm, nếu bạn chưa đủ tận hiến chính mình cho sự hầu việc Ngài hoặc nếu bạn chưa hoàn tất sự trưởng thành mà Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi bạn, hãy đoan chắc rằng bạn sẽ chưa được ban cho khải tượng đâu.
Làm cho Rõ Điều Mơ Hồ
Khải tượng không diễn ra trong một khoảng không vô nghĩa. Giống như mọi chân lý và nguyên tắc Thánh Kinh, nó được mặc khải và được làm trở thành thực tiễn trong bối cảnh.
Khải tượng của bạn đến từ sứ mạng đời sống của bạn, những giá trị, những chiến lược và phương sách của chức vụ, những mục tiêu cho chức vụ mà bạn đã thiết đặt, những ân tứ thuộc linh, những tài năng thiên nhiên và những kinh nghiệm trong đời sống của bạn.
Sứ mạng, khải tượng và giá trị tiêu biểu cho những viễn cảnh mà bạn có trong mối liên hệ với chức vụ. Những mục tiêu, chiến lược và cách xử trí của bạn xuất phát từ những viễn cảnh này và đem lại kết quả trong những kế hoạch chức vụ của bạn. Những yếu tố còn lại - các ân tứ thuộc linh, các tài năng tự nhiên và những kinh nghiệm đời sống của bạn - tiêu biểu cho sự chuẩn bị được chu cấp bởi Đức Chúa Trời cho chức vụ của bạn.
Hãy xem qua những yếu tố thuộc bối cảnh này.
Viễn Cảnh
1. Sứ mạng
Trong số những thành tố khác nhau mà chúng ta đang nghiên cứu, sứ mạng hay nhiệm vụ có lẽ là yếu tố dễ giải thích và dễ phát biểu nhất. Nhiệm vụ của mỗi cá nhân người theo Chúa và mỗi một hội thánh Cơ Đốc đã được nói lên cho chúng ta trong Kinh Thánh. Một cách vắn tắt, sứ mạng là mục tiêu lớn mà vì cớ đó bạn hoặc chức vụ của bạn tồn tại.
Hiểu biết được sứ mạng khiến dễ có một đặc tính trong sáng, là điều cần phải đi trước tác động và tầm quan trọng. Sứ mạng tiêu biểu cho bối cảnh trong đó một cá nhân hoặc tổ chức hoạt động; nó là “bức tranh lớn,” sự hiểu biết lớn lao nhất về vũ trụ trong đó những hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức có ý nghĩa và mục tiêu.
Bạn đang sống trong một thế giới cơ hội - có quá nhiều những sự lựa chọn khiến cho bạn không thể khai thác một cách đầy đủ, quá đa
NẾU BẠN ĐANG TÌM CÁCH ĐỂ BIẾT SỨ MẠNG CỦA HỘI THÁNH BẠN, THÌ ĐÓ LÀ GIÚP CHO CÀNG NHIỀU NGƯỜI CÀNG TỐT ĐƯỢC BIẾT, YÊU MẾN VÀ PHỤC VỤ ĐỨC CHÚA TRỜI BẰNG CẢ TẤM LÒNG, LINH HỒN, TÂM TRÍ VÀ SỨC LỰC CỦA HỌ.
dạng khiến bạn không thể đề cập đến một cách hiệu quả và có ích. Trừ phi bạn nắm vững được đến một mức độ nào đó về sự tự định nghĩa con người chính mình, bằng không bạn sẽ tự hủy hoại. Hãy suy nghĩ về trách vụ của bạn như vùng đất hay lãnh vực trong đó bạn sẽ hoạt động. Trách vụ thật sự phản ánh được những giá trị, những điều ưu tiên và khải tượng của bạn. [1]
Để có một phần bàn luận rộng hơn về những điểm khác biệt giữa khải tượng và sứ mạng, hãy xem George Barna, Quyền Năng Của Khải Tượng (Ventura, Calif.: Regal Books, 1992), chương 2 và 3
Đối với Cơ Đốc Nhân và các chức vụ Cơ Đốc, vẻ đẹp của trách vụ là Đức Chúa Trời đã định nghĩa nó rồi. Là một môn đồ của Đấng Christ, sứ mạng đời sống bạn là nhận biết, yêu thương và phục vụ Đức Chúa Trời với cả tấm lòng, linh hồn, tâm trí và sức lực (xem PhuDnl 6:5; Mat Mt 22:37-39). Mỗi người trong chúng ta có lẽ đeo đuổi sứ mạng này theo một phương thức khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều sống theo cùng một mục tiêu quan trọng: làm vui lòng, làm vinh hiển, và tôn cao Đức Chúa Trời.
Nếu bạn đang tìm cách để biết sứ mạng của hội thánh mình, thì đó là giúp cho càng nhiều người càng tốt được biết, yêu mến và phục vụ Đức Chúa Trời bằng cả tấm lòng, linh hồn, tâm trí và sức lực của họ. Dĩ nhiên, bạn có thể phân tách câu cú một cách khác nhau, dùng những từ ngữ hoặc ngôn ngữ nào càng dễ chịu hơn cho bạn.
Sứ mạng không thể nào kiểm soát hết được . Các hội thánh thường mô tả sứ mạng của họ là nắm vững được năm phần: truyền giáo, ca ngợi, trang bị, mở rộng và khích lệ. Dầu vậy, bản chất sẽ luôn luôn giống nhau. Chúng ta tồn tại để phục vụ Đức Chúa Trời bằng tất cả mọi điều chúng ta có. Đó là bức tranh lớn. Có lẽ bạn cũng sẽ tự làm cho nhất trí với sự kiện rằng mình còn sống tới đâu và dầu mình cố công đến đâu, bạn sẽ không bao giờ hoàn toàn làm trọn được sứ mạng của mình. Hãy suy nghĩ về điều đó. Không thể nào để hoàn toàn kiểm soát được sự hiểu biết, yêu mến và phục vụ Đức Chúa Trời với mỗi một tài nguyên mà bạn có sẵn để dùng. Sau cùng, chúng ta chỉ là con người. Là những tạo vật bị sa ngã, chúng ta không có khả năng để phục vụ Ngài bằng sự trọn vẹn. Tuy nhiên, nó là một mục tiêu đáng ca tụng mà chúng ta phải sống, là điều đem lại cho chúng ta phương hướng rõ ràng để theo đuổi bằng cả đời sống của mình.
Một trong những vẻ đẹp của trách vụ Cơ Đốc đó là nó nảy sinh ra ý thức về sự hiệp nhất với những người khác. Bởi vì tất cả chúng ta đều có cùng một sứ mạng, chúng ta khám phá ra rằng mình có rất nhiều bạn đồng hành. Một sự hiểu biết chân chính về sứ mạng là một điều gì đó có thể an ủi chúng ta thông qua sự nhìn biết cộng đồng và cần phải khích lệ chúng ta qua sự nhận thức về tính hiệp nhất của chúng ta trong kế hoạch của Đức Chúa Trời.
2. Khải Tượng
So sánh với trách vụ, thì khải tượng tập trung và có nhiều chi tiết hơn. Hãy để ý sứ mạng của bạn đem lại bao nhiêu quyền tự do cho bạn để thay đổi. Ngược lại, khải tượng của Đức Chúa Trời sẽ dành riêng cho bạn và sẽ là độc đáo đối với bạn. Khải tượng tập trung vào điều bạn muốn tương lai sẽ thế nào và vai trò của bạn trong việc tạo ra tương lai đặc biệt đó.
Không ai khác sẽ được ban cho cùng một khải tượng như Đức Chúa Trời đã chia phần cho bạn. Tại sao? Bởi vì không ai khác trên tinh cầu này là hoàn toàn giống như bạn theo những phương diện về ân tứ, khả năng, kinh nghiệm, cơ hội, ước muốn, những đức tính con người và v.v... Đức Chúa Trời sẽ tùy chọn khải tượng nào phù hợp nhất với bản chất của bạn (xem Thi Tv 138:8).
Bạn có thể dựa vào việc mình được đặt giữa những hoàn cảnh nơi mà khải tượng của bạn, nếu trung tín thực hiện, sẽ trở thành sự thay đổi đời sống cho bạn và cho những người được chạm đến bởi kết quả khải tượng của bạn. Khải tượng này sẽ đầy chiến lược, cảm thúc, hào hứng và đầy thách thức.
Hãy làm một con người có ảnh hưởng . Hãy chuẩn bị: việc chấp nhận khải tượng của Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn sẽ biến đổi bạn từ một người đi lang thang trở thành một con người có ảnh hưởng. Con đường bạn đi không những chỉ tận dụng tối đa đời sống của bạn, mà cũng để tuyên bố chiến tranh nghịch lại với Satan (xem Eph Ep 6:12). Phần vì khải tượng có nghĩa là bạn đã chọn phía của mình trong trận chiến đời đời, và phần vì bản chất của sự tìm kiếm để thực hiện những thay đổi đáng kể trong một thế giới chống nghịch và hay thay đổi, cho nên chuyển khải tượng trở thành hành động có nghĩa là một gánh nặng. Nhìn khải tượng của bạn trở thành hiện thực không bao giờ đơn giản hoặc dễ dàng.
Cho dù trong những sự khó khăn và hoàn cảnh khắc nghiệt xuất hiện khi bạn theo đuổi khải tượng, thì bạn vẫn kinh nghiệm được những lợi ích lớn lao - ít nhất (nhưng không nhỏ) trong những lợi ích đó sẽ là sự dự phần gần gũi hơn và tùy thuộc sâu xa hơn với Đức Chúa Trời.
Không phải là điều bất bình thường đối với phản ứng đầu tiên trước khải tượng là: “Ôi, đó không thể nào là điều Ngài dự định dành cho tôi. Nó thật là quá lớn!” (Hãy so sánh với XuXh 3:11). Nhưng có lẽ nó chính xác là điều Ngài dự định dành cho bạn. Khải tượng của Ngài sẽ mở rộng bạn ra trong mỗi chiều kích: một cách khôn ngoan, một cách thuộc linh và đầy tình cảm. Mặc dầu khải tượng dường có vẻ lớn lao quá, hãy nhớ rằng: Ngài không bao giờ xếp đặt chúng ta để thất bại, mà chỉ để phục vụ và ảnh hưởng, cho những mục tiêu của Ngài. [2]
Trong cuốn Quyền Năng Của Khải Tượng, tôi đã luận đến định nghĩa khải tượng và những thành tố cốt lõi của nó. Mối liên hệ giữa khải tượng và sự lãnh đạo, chỗ khác biệt giữa sứ mạng và khải tượng, những sự hiểu lầm và hoang tưởng ngăn trở một người hoặc một nhóm không kinh nghiệm được khải tượng thực sự, điều khác biệt giữa khải tượng của người và khải tượng đến từ Đức Chúa Trời, tiến trình nhận biết khải tượng của Đức Chúa Trời, những đặc điểm của khải tượng Đức Chúa Trời, lợi ích của nó và những trở ngại trong việc nắm bắt khải tượng, và phương tiện chủ chốt của khải tượng phát biểu bằng lời.
Hãy thâu tóm những dữ liệu, hãy phân tích . Khải tượng được nhận thức thông qua một tiến trình thu tóm thông tin và phân tích. Tiến trình này chứa đựng sự cầu nguyện để được hướng dẫn và việc đọc Kinh Thánh để có những nhận thức và những tham số định lượng. Nó cũng bao hàm việc tìm kiếm sự cố vấn của những người khác, là người hiểu biết chúng ta và bối cảnh của chúng ta rồi còn có thể tin cậy để giúp đỡ những điều tâm trí chúng ta cần nhất, và là người sẽ đánh giá bối cảnh của chúng ta một cách riêng tư và có chiến thuật. Chúng ta cũng cần hoạt động chung với những đồng nghiệp để hiểu cách Đức Chúa Trời hướng dẫn họ, đánh giá những cơ hội và những cánh cửa và gắn mình vào những kỷ luật thuộc linh như kiêng ăn chẳng hạn.
Phân biệt khải tượng không phải là thẳng thừng hoặc có thể dự đoán được. Đôi khi cần phải tốn vài tuần lễ nỗ lực chuyên cần; đôi khi mất cả nhiều năm. Tiến trình có lẽ quan trọng nhiều đối với Đức Chúa Trời hơn là kết quả bởi nỗ lực chúng ta dùng để kéo chúng ta càng ngày càng gần hơn với Ngài - tự bản thân nó là một điều kiện giá trị chính được thêm vào. [3]
Một cuộc bàn luận chi tiết hơn về tiến trình biết chắc khải tượng được nhắc đến trong chương 6 của cuốn Quyền Năng Của Khải Tượng
Làm thế nào bạn biết được nơi mình đã đạt đến thật sự là khải tượng của Đức Chúa Trời? Chúng ta bị chìm ngập bởi những ấn tượng, hy vọng, những giả định và điều mong muốn. Phải chăng những điều đó lập thành khải tượng? Nếu nó là khải tượng, phải chăng nó là khải tượng của người hay đó là khải tượng của Đức Chúa Trời cho một con người?
Hãy dùng bảy điểm kiểm chứng sau đây để đánh giá tính chân thực của một kết luận bạn tin có thể là khải tượng của Đức Chúa Trời.
§ Phù hợp với Kinh Thánh . Hãy thử khải tượng của bạn với Lời Đức Chúa Trời (xem IITi 2Tm 3:16, 17). Ngài luôn luôn nhất quán hoàn toàn. Nếu bất cứ điều gì trong khải tượng đó đối kháng với Thánh Kinh, hãy tiếp tục tìm kiếm. Bạn chưa khám phá ra được khải tượng của Ngài đâu. Nếu vấn đề bạn đang thử nghiệm phù hợp với Thánh Kinh, hãy tiếp tục với thử nghiệm đó. Nó có thể là điều đúng đắn.
§ Phải được kiểm tra . Hãy gặp gỡ những người sẽ là những cộng sự viên mà bạn chịu trách nhiệm hoặc với những người đã là cố vấn thuộc linh cho bạn và tiếp nhận tham vấn của họ về điều gần như được kết luận là khải tượng của Đức Chúa Trời dành cho bạn (xem Gie Gr 4:19; 9:1; 20:9). Nếu những người này đề nghị bạn tiếp tục tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, hãy ghi nhớ những sự quan ngại của họ, có lẽ nên chấp nhận lời khuyên của họ và tiếp tục cuộc tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu họ bật đèn xanh cho bạn, hãy tiến hành bước tiếp theo trong khung thử nghiệm.
§ Cảm xúc . Không thể nào tiếp nhận khải tượng từ Đức Chúa Trời mà lại không cảm thấy hào hứng vì điều đó. Đây là vị trí đặc biệt mà Đức Chúa Trời dành cho bạn, những điều mong muốn của Ngài về sự phục vụ đặc biệt trong danh Ngài. Nếu bạn không cảm thấy hào hứng về khải tượng Ngài dành cho đời sống bạn, bạn đang có vấn đề lớn hơn điều tôi có thể nói trong sách này. Khải tượng tạo ra sự nhiệt thành lớn lao và một cảm giác tham dự vào đời sống của người xem thấy khải tượng. Nếu bạn nghĩ rằng mình đã khám phá ra được khải tượng của Đức Chúa Trời mà bạn không được bùng phát bởi năng lực và sự hào hứng mới khám phá ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Còn nếu bạn cảm thấy nôn nóng muốn bắt đầu, hãy thử bước kiểm tra tiếp theo.
§ Sợ hãi . Khải tượng của Đức Chúa Trời là một điều thánh và tuyệt diệu. Sự kiện Ngài yêu thương chúng ta đến nỗi cứu chúng ta khỏi những hậu quả đời đời mà chúng ta rất đáng phải ghi khắc trong tâm trí - đủ cho chúng ta giật mình kinh sợ (xem ChCn 1:7; 9:10; EsIs 6:5-8; Gie Gr 1:5, 6). Nhưng rồi sau đó để nhận lãnh khải tượng về một chức vụ thay đổi đời sống biến cải thế giới là thật quá lớn lao. Chúng ta hoàn toàn không cân xứng để hoàn tất khải tượng mà Ngài dự định dành cho chúng ta. Nếu chúng ta không sợ hãi bởi khải tượng, thì thật ra chúng ta không có nó. Nếu bạn cảm thấy không đủ khả năng để thực hiện điều đó hoặc không xứng đáng với nhiệm vụ mà Ngài đã đặt trước bạn, thì đó là cách mà khải tượng của Ngài thường được những người nhận lấy nó cảm nhận như vậy. Thử nghiệm tiếp theo...
THÔNG QUA NHỮNG PHƯỚC HẠNH SIÊU NHIÊN VÀ SỰ BAN NĂNG QUYỀN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, CÓ LẼ BẠN SẼ TẠO NÊN NHỮNG ĐIỀU MÌNH CHƯA TỪNG MƠ ĐẾN VÀ SẼ TRƯỞNG THÀNH TRONG NHỮNG ĐƯỜNG LỐI BẠN TỪNG NGHĨ CHỈ ĐƯỢC HOẠCH ĐỊNH CHO NHỮNG SIÊU SAO THUỘC LINH MÀ THÔI.
§ Tính độc đáo . Khải tượng của Đức Chúa Trời giống như là nét vân tay vậy. Không có khải tượng khác tương tự như nó hiện hữu trên toàn thế giới này bởi vì bạn là độc đáo về những phương diện như hoàn cảnh, những nguồn tài nguyên, những khả năng và cơ hội (hãy xem Thi Tv 139:1-18). Nếu khải tượng của bạn là một khải tượng ngán ngẩm, một khải tượng giống như khải tượng của một ai đó, thì bạn đã không đạt được mục tiêu. Khải tượng của Đức Chúa Trời làm cho bạn hoàn toàn độc đáo trong sơ đồ sắp xếp lớn lao của chức vụ toàn cầu, cho dù bạn là một nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới hay chỉ là một Cơ Đốc Nhân mới tin Chúa chỉ được vỏn vẹn 50 người thuộc hội chúng của bạn biết đến. Nếu khải tượng của bạn là độc đáo hãy xem nó có đáp ứng được với tiêu chuẩn tiếp theo không.
§ Khó khăn . Khải tượng của Đức Chúa Trời là vượt quá điều bạn có thể làm nếu chỉ dựa trên năng lực riêng của bạn. Nếu còn có một con đường nào khác, tại sao Ngài lại cần phải gieo trồng khải tượng đó trong bạn? Khải tượng của Ngài sẽ mở rộng bạn vượt xa bất cứ điều gì bạn từng hoàn tất; có lẽ vượt qua bất cứ điều gì bạn đã dự liệu trong quá khứ (xem ISu1Sb 28:20; Phi Pl 4:13). Vẻ đẹp của sự theo đuổi khải tượng Đức Chúa Trời là nó giúp bạn có thể tối ưu hóa những khả năng của mình, đẩy bạn vượt xa điều bạn nghĩ là những giới hạn của mình. Thông qua những phước hạnh siêu nhiên và sự ban năng quyền của Đức Chúa Trời, có lẽ bạn sẽ tạo nên những điều mình chưa từng mơ đến và sẽ trưởng thành trong những đường lối bạn từng nghĩ chỉ được hoạch định cho những siêu sao thuộc linh mà thôi. Khải tượng tối đa hóa tiềm năng của bạn.
§ Đáng trọng . Khải tượng từ Đức Chúa Trời là điều gì đó rất xứng đáng với sự cam kết đầy đủ và sâu xa nhất của bạn. Khải tượng có phải là một điều gì đó bạn có thể chết vì nó không? Có phải nó là điều gì bạn có thể hy sinh những điều thuộc về vật chất và có thể rờ động được là những điều lâu nay quí mến đối với bạn (xem 1:20-24)? Đức Chúa Trời muốn tất cả mọi sự thuộc về bạn, mọi suy nghĩ, mọi nỗ lực, mọi lời nói và mỗi một mối liên hệ cũng như mỗi sự nương cậy. Ngài không muốn những điều này chỉ vì để mở rộng kho chứa thiên đàng cho những điều vô ích như rác rưởi. Ngài muốn chúng bởi vì chúng phản ánh cam kết mãnh liệt của chúng ta với những hy vọng và mơ ước cao cả nhất của Ngài cho đời sống của chúng ta. Khải tượng đó có rõ ràng tăng cường quyết định của bạn nhằm cống hiến mọi sự bạn sở hữu để hoàn tất khải tượng đó không?
Khải tượng là điều quá quan trọng đến nỗi không thể bỏ qua, không thể tiêu xài lãng phí hoặc hiểu lầm được. Nó là trái tim của viễn cảnh mà bạn phải đem vào trong đời sống của chính mình.
3. Những Giá Trị
Những giá trị là đặc tánh bất khả thương lượng mà bạn muốn phản ánh trong đời sống của mình. Khi suy nghĩ đến những giá trị, bạn đang xác định đâu là con người bạn muốn trở thành - có nghĩa là loại đức tính nào bạn muốn phát huy (xem 4:8, 9).
Giá trị định nghĩa con người . Đáng ngạc nhiên thay hàng triệu người Mỹ chưa từng cống hiến suy nghĩ nghiêm trang để xác định loại người nào họ muốn trở thành. Hầu hết mọi người đều có những giá trị mặc định - là một loạt những giá trị làm giảm thiểu
sự đụng chạm giữa các khuynh hướng thuộc linh cá nhân, những điều ưa thích thuộc về tình cảm cá nhân, những sự trông đợi có tính văn hóa và những áp lực thuộc mối liên hệ. Các giá trị mặc định là những giá trị uyển chuyển dễ thay đổi bởi vì những nhu cầu và điều ưa thích của con người có thể thay đổi đối với mỗi sự chuyển đổi bối cảnh đời sống.
Trọng tâm của Kinh Thánh là về sự phát huy đức tính (xem HeDt 12:1-11). Cuộc đời của các anh hùng đức tin trong Kinh Thánh, cũng như những sự dạy dỗ sâu xa xuyên suốt những trang Thánh Kinh, nói cho chúng ta rất nhiều về những giá trị. Nếu một con người thành thật cam kết với sự trưởng thành Cơ Đốc, thì những giá trị thiêng liêng phải được theo đuổi. Chương 6 hoàn toàn được cống hiến cho một cuộc thảo luận rộng rãi hơn về các giá trị.
Những Kế Hoạch
4. Các Mục Tiêu
Đối với tất cả những sự chú tâm thiết đặt mục tiêu được nhận lãnh qua phương tiện truyền thông đại chúng, về bối cảnh kinh doanh và trong những cuộc đối thoại cá nhân, mục tiêu là điều vẫn còn tương đối hiếm thấy trong nếp sống của hội thánh cũng như của Cơ Đốc Nhân.
Theo nghiên cứu của tôi, có dưới 1 người trong số mỗi 10 Cơ Đốc nhân lớn tuổi đặt những mục tiêu đặc biệt cho đời sống của họ mỗi năm. Tỷ lệ này không cao hơn nhiều giữa vòng các hội thánh.
Mục tiêu là những cùng đích mà chúng ta mong muốn hoàn thành được trong một khoảng thời gian nhất định. Để một kết quả cuối cùng có thể trở thành một mục tiêu, nó phải có thể đo lường được. Vậy nên, những mục tiêu định rõ một cách tiêu biểu những điều gì phải được hoàn tất trong một số hình thức nào có thể đếm được và đến thời hạn nào là hạn chót. Mục tiêu có thể ám chỉ đến những thực tại về ngân sách, những phương thức nào và ai là người phải dự phần trong việc đạt đến mục tiêu đó.
5. Những Chiến Thuật
Đòi hỏi phải có phương thức đặc biệt để đạt được kết quả của những mục tiêu bạn ao ước hoàn thành. Những phương thức bạn chọn chính là chiến lược của bạn. Những chiến lược hữu hiệu không hình thành trong một khoảng không. Nó phải được liên hệ đến sứ mạng, khải tượng và những mục đích. Bạn có thể có hàng loạt những chiến thuật đối với mỗi một mục tiêu bạn mong hoàn tất. Trung bình, từ ba đến năm chiến lược được chọn lựa.
Những chiến lược là câu trả lời cho câu hỏi của bạn: Làm thế nào tôi có thể đạt được mục tiêu của tôi? Theo đúng tự nghĩa như vậy, những chiến lược không thật sự có thể đo lường được. Mục tiêu của chúng là để đem lại phương hướng trong thời gian ngắn.
6. Cách Xử Trí
Mưu lược là chỗ cao su tiếp xúc mặt đường. Một cách xử trí là điều bạn làm trong một phương lược hợp thời để đạt được mục tiêu của bạn. Cách xử trí là giai đoạn thực hiện. Chúng xuất hiện trong nhiều dạng và nhiều cỡ, bao gồm cả những chương trình, luật lệ và chính sách, những sự kiện, cách truyền thông, mối liên hệ hoặc bất cứ cách cư xử có định ý nào được soạn thảo để đạt đến mục đích của bạn.
Cũng như mỗi một mục tiêu cần phải có nhiều phương lược để thành công, thì mỗi một phương lược cũng cần nhiều cách xử trí. Cách xử trí là những hành động đặc biệt, cụ thể trong đó có con người dự phần. Chúng cần phải nhất quán với phương lược, được khai triển để đạt đến mục đích, nói lên những giá trị của một người, nổi lên từ khải tượng và tương hợp với sứ mạng.
Một cách tiêu biểu, khi chúng ta đánh giá điều một người làm, chúng ta đánh giá bản chất và sự làm trọn qua cách xử trí của người đó. Nó không phải là điều lạ khi có hàng tá hoặc nhiều cách xử trí hơn nữa có liên quan đến một phương lược. Mỗi một cách xử trí được hoạch định để hoàn tất một phần của phương lược mà nó có liên quan. Sự hoàn tất một phương lược riêng lẻ đòi hỏi việc phải hoàn tất nhiều hoạt động theo đường lối xử trí.
Một nhà sách lược vĩ đại là người không những có thể nhận thức một cách khôn ngoan và có phương lược hữu hiệu, nhưng còn là người có thể chia nhỏ phương lược thành nhiều thành tố nhỏ - là những hành động riêng lẻ phải diễn ra để làm trọn phương lược đó. Một phương lược lớn mà thiếu những lối xử trí trong sự hiểu biết rõ và thực hiện đầy đủ thì không hoàn bị.
Mối liên hệ giữa những yếu tố này trong việc hoạch định được minh họa bởi hậu quả của sự thiếu vắng một yếu tố. Một mục tiêu mà không có phương lược, hoặc một phương lược không có những lối xử trí là một quan điểm thiếu lời cầu nguyện.
Sự Chuẩn Bị
7. Các ân tứ thuộc linh
Các ân tứ thuộc linh là điều không thể thấy được, nhưng có thể hiểu được, là sự ban cho năng quyển bởi Đức Chúa Trời đối với các tín hữu cho sự phục vụ đặc biệt.
Kinh Thánh phát biểu rõ ràng rằng mỗi một tín hữu đều có ít nhất là một ân tứ thuộc linh (xem IPhi 1Pr 4:10), và rằng mục tiêu của các ân tứ đó là để giúp cho tín hữu thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời để làm ích lợi cho những người khác (xem RoRm 12:1, 2; ICo1Cr 12:7). Kinh Thánh liệt kê 27 ân tứ thuộc linh, hầu hết những ân tứ đó có thể thấy trong một trong số năm phân đoạn về ân tứ (xem RoRm 12:6-8; ICo1Cr 12:8-10, 28-30; Eph Ep 4:11; IPhi 1Pr 4:9-11). Bạn có ít nhất là một trong số những ân tứ đó, là phương thức của Đức Chúa Trời để chuẩn bị bạn thực hiện những điều mà với sức lực, sự phát triển và khả năng riêng bạn không thể hoàn tất được.
Các ân tứ thuộc linh cũng là một phương tiện để hình thành một ma trận toán học bổ sung trong Thân Thể của Đấng Christ, để được dùng trong một mạng phức tạp không có mối nối của những nỗ lực ráp nối với nhau để xây dựng hội thánh. Khi bạn cố gắng để làm trọn khải tượng của mình, bạn sẽ có ân tứ hoặc những ân tứ chính xác cần thiết để làm đúng phần việc của mình hầu hoàn tất nhiệm vụ thuộc linh. [4]
Các ân tứ thuộc linh là một phần rất quyến rũ của tiến trình, nếu có thể tranh cãi. Để có một sách vỡ lòng tốt về những ân tứ thuộc linh, bao gồm phần “thử nghiệm ân tứ” để giúp bạn xác định ân tứ hoặc những ân tứ nào Đức Chúa Trời có thể đã ban cho bạn, xin tham khảo sách của C. Peter Wagner với tựa đề Your Spiritual Gifts Can Help Your Church Grow - Những Ân Tứ Thuộc Linh Của Bạn Có Thể Giúp Hội Thánh Tăng Trưởng. (Ventura, Calif.: Regal Books, 1979; revised edition, 1994).
Những Ân Tứ Thuộc Linh Được Nêu Trong Kinh Thánh
Ân tứ quản lý
Sứ đồ
Sống độc thân
Cứu giúp
Ơn phân biệt các thần
Ơn thầy giảng tin lành
Ơn khích lệ hay khuyên bảo
Ân tứ đức tin
Ơn ban phát
Ơn chữa bệnh
Ơn giúp đỡ
Ơn tiếp khách
Ân tứ cầu thay
Ơn thông giải
Ơn lời nói tri thức
Ơn lãnh đạo
Ơn tuận đạo
Ơn thương xót
Ơn làm phép lạ
Ơn truyền giáo
Ơn mục sư
Ơn chịu khổ
Ơn nói tiên tri
Ơn phục vụ hay chức vụ
Ơn thầy dạy dỗ hay giáo sư
Ơn nói các thứ tiếng
Ơn có lời khôn ngoan
8. Các ta lâng
Đức Chúa Trời cũng đã đầu tư vào trong bạn một số khả năng chúng ta gọi là “ta lâng.” Một số người có một ta lâng để xây dựng mối liên hệ, một số khác có thể nói một cách thuyết phục, một số khác có thể thực hiện những chức năng toán học phức tạp. Tầm rộng của ta lâng có thể thấy được trong con người dường như vô tận.
Tuy nhiên, cũng như ân tứ thuộc linh, các ta lâng tự nhiên không dấy lên một cách ngẫu nhiên. Đức Chúa Trời đã hoạch định đặt để bạn ở trong một cung cách có định ý, ban cho bạn mỗi một khả năng và tài nguyên bạn cần có để hoàn tất những mục tiêu của Ngài. Các ta lâng bạn có có thể là “tự nhiên” (đó là sẵn có đối với bạn mà không cần nhiều sự nuôi dưỡng hoặc mài dũa) hoặc chúng có thể được học và phải trang bị một cách khó khăn. Dầu vậy, bạn có một vài ta lâng, điều đó hoàn toàn để dành cho khải tượng của Đức Chúa Trời đối với bạn.
KINH NGHIỆM SẼ CUNG ỨNG CHO BẠN NHỮNG NHẬN THỨC, NHỮNG KỸ NĂNG, VÀ NHỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐỂ CHỨNG THỰC LÀ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI KHẢI TƯỢNG, LÀ ĐIỀU BẠN CAM KẾT VÀ THỰC HIỆN.
Những ta lâng đó chỉ là một phương thức khác mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị bạn cho sự làm trọn khải tượng. Nhận biết các ta lâng của bạn có thể giúp bạn đạt được một sự hiểu biết đầy đủ hơn về khải tượng của mình và sẽ chứng thực là vô giá trong khi bạn tiếp tục nỗ lực để hoàn tất khải tượng cá nhân của mình và để thực hiện vai trò của bạn khi theo đuổi khải tượng của hội thánh.
9. Các Kinh Nghiệm
Trải qua cuộc sống của mình, bạn đã có phong phú các cơ hội để thử nghiệm, để gạn lọc cho tinh ròng hơn và để vui hưởng những ân tứ thuộc linh cũng như các ta lâng tự nhiên của bạn. Tác dụng tích lũy về những kinh nghiệm của bạn là để chuẩn bị bạn “thực hiện khải tượng.”
Nó cũng giống như sự thực hành, học và cầu nguyện bao gồm trong việc chuẩn bị cho một lực sĩ tranh tài chẳng hạn như Super Bowl hay là một cuộc tranh tài chọn đội thi quốc tế (World Series). Mỗi một cuộc tranh tài bạn phải chơi đều là một bước tiếp theo để chuẩn bị bạn trở thành một nhà vô địch.
Kinh nghiệm của bạn là phần thiết yếu cho việc chuẩn bị bạn thực hiện điều Đức Chúa Trời đã sặp đặt sẵn bạn làm. Chúng sẽ cung ứng cho bạn những nhận thức, những kỹ năng, và những nguồn tài nguyên để chứng thực là cần thiết đối với khải tượng, là điều bạn cam kết và thực hiện.
Sản phẩm
Chức vụ hữu hiệu
Tại một vài thời điểm trong cuộc đời của bạn, bạn sẽ được sẵn sàng nhận ra khải tượng của Đức Chúa Trời và rồi để xem nó là trọng tâm cho sự hiện hữu của bạn. Tối đa hóa chính mình cho những mục đích của Đức Chúa Trời sẽ đem lại kết quả trong mỗi phần thuộc chín yếu tố mới vừa được mô tả hoạt động một cách hài hòa để giúp bạn chuyển biến trên con đường hầu việc tối hậu.
Ví dụ như: để nhận rõ và hiểu biết sứ mạng, khải tượng và những giá trị của mình sẽ đòi hỏi bạn phải áp dụng một vài ta lâng và khả năng tự nhiên, và cũng có thể rút ra từ những kinh nghiệm trong cuộc đời của bạn. Đạt đến những mục tiêu của bạn sẽ là vấn đề sử dụng các ân tứ và ta lâng, nhưng không hoàn tất cho đến chừng bạn đã triển khai những phương lược và lối xử trí dựa trên hiểu biết của bạn về sứ mạng, khải tượng và các giá trị.
Một khi bạn đã biết những yếu tố này và cách chúng hoạt động nối đuôi nhau, đời sống bạn sẽ là một cuộc nghiên cứu quyến rũ hơn qua những điều phức tạp mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt trong mỗi chúng ta để phục vụ cho những mục đích của Ngài một cách hữu hiệu.
Các Yếu Tố Thuộc Bối Cảnh Của Khải Tượng
Viễn cảnh : Sứ mạng, khải tượng, giá trị
Các kế hoạch : Mục đích, phương lược, lối xử trí
Sự chuẩn bị : Các ân tứ, các ta lâng, kinh nghiệm
Sản phẩm : Chức vụ hiệu quả

Coi chừng những cái bẫy
Như bạn có thể đoán biết, bạn sẽ đối diện với một vài cái bẫy.
Một trong số đó là cái bẫy về thuật ngữ. Phải chăng sứ mạng là bức tranh lớn hoặc khải tượng mới là bức tranh lớn? Phải chăng khải tượng cũng giống như sự kêu gọi? Mục đích là gì, khi đối chiếu với sứ mạng hoặc khải tượng? Phải chăng những mục đích là cùng nghĩa với đối tượng?
Tôi đoan chắc rằng sử dụng ngữ vựng như là một loại cạm bẫy là một trong những chiến thuật tinh khôn của Satan để quăng bạn ra khỏi đường đi trước khi bạn có thể thực hiện được một điều ảnh hưởng lớn lao cho Đấng Christ. Thành thật mà nói, những từ ngữ bạn sử dụng để mô tả bất cứ quan điểm nào chúng ta đang nói thì không phải là điều quan trọng; điều thật sự quan trọng là tấm lòng của bạn, sự cam kết của bạn cũng như điều bạn hiểu biết và hành động một cách sáng tỏ.
Những từ ngữ chỉ là những biểu tượng được thiết kế để có một ý nghĩa chung và vì cớ đó cho phép sự truyền thông, khám phá và tiến triển. Vậy bất cứ từ ngữ nào thích hợp sẽ cho phép bạn hiểu biết, yêu mến và phục vụ Đức Chúa Trời với tất cả tấm lòng của mình, tâm trí và linh hồn của mình trong sự hòa hợp với những mục tiêu đặc biệt mà bởi đó Ngài đã sáng tạo bạn.
Một câu trả lời trực tiếp hơn cho mỗi một câu hỏi này cũng đang ở trong thứ tự có sẵn. Cách sử dụng ưu thế của sứ mạng và khải tượng trong thế giới thương mại là cũng giống như điều được sử dụng trong sách này - nói cách khác, sứ mạng là lối nhìn lớn nhất cho lý lẽ của bạn có thể có để hiện hữu, và khải tượng là định nghĩa hẹp hơn về phương thức độc đáo của bạn hầu tạo ra một tương lai đáng ưa thích.
Khải tượng và kêu gọi là điều có liên quan với nhau, nhưng khác nhau. Một sự kêu gọi là điều gì đó mang bản chất nghề nghiệp, một điều gì đó đem lại một ý thức rộng lớn về hướng đi của đời sống ở trong khung sườn tổng quát sứ mạng của chúng ta.
Khải tượng là điều bạn sẽ tìm kiếm để đạt được trong vòng những giới hạn của sự kêu gọi bạn. Ví dụ như chúng ta nói về một con người có sự kêu gọi để làm chức vụ mục sư trọn thời gian. Điều đó thì cụ thể hơn là sứ mạng, nhưng không đặc biệt đủ để suy nghĩ như là khải tượng. Người đã được gọi đến chức vụ có lẽ có một khải tượng về sự phục vụ như là một mục sư để giúp cho những người bệnh nhân AIDS và phát huy một cộng đồng có sự quan tâm giữa vòng những người này. Người đó sẽ thực hiện tình yêu và sự quan tâm mà các bệnh nhân cần và đáng được có, và cố gắng một cách có chủ ý để phục hồi cảm thức của họ về bản thân họ thuộc về một cộng đồng, họ có phẩm cách và có những mối liên hệ gia đình.
“Mục tiêu” là một từ ngữ được sử dụng bởi nhiều giáo phái lớn khác nhau - một giáo phái lớn hơn hết đáng kể là Báptít Nam Phương - là từ đồng nghĩa với sứ mạng.
Những mục đích đã được nói đến một cách khác biệt trong những bối cảnh khác nhau. Đôi khi bạn sẽ nghe mục đích được đề cập đến như là những kết quả mong muốn, và mục tiêu là những kết quả khiến cho có thể đánh giá được. Ví dụ như một mục đích có thể là giúp người ta vượt qua việc nghiện ma túy của họ. Mục tiêu đó có thể là để giúp một trăm người chấm dứt việc nghiện cocain trong vòng mười hai tháng tới.
Đừng để bị trệch hướng bởi những cuộc tranh cãi vô nghĩa về ngôn ngữ. Hãy tập trung vào điều gì thật sự quan trọng: tiếp nhận một suy nghĩ về viễn cảnh của Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn (đó là sứ mạng, khải tượng và những giá trị), có một kế hoạch để hành động (gồm những mục đích, chiến lược, và phương thức xử trí) và tối đa hóa những con đường Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho bạn để phục vụ một cách hữu hiệu trong công trường Cơ Đốc (đó là hiểu biết và tận dụng những ân tứ thuộc linh, những tài năng tự nhiên và những kinh nghiệm quá khứ của bạn).
Kết Hợp Các Khải Tượng
Vậy thì có thể nói nói bạn đã theo được đến đây và đã có thể xác định khải tượng của bạn từ Đức Chúa Trời và đang phấn khởi về sự cống hiến phần còn lại của đời bạn để làm cho nó trở thành sự thật. Điều gì xảy ra khi bạn dự nhóm với hội thánh trong tuần đến và khám phá rằng khải tượng của hội thánh khác với khải tượng của bạn?
Đừng sợ. Chương 9 trả lời cho câu hỏi đó. Nói vắn tắt, bạn cần phải xem xét khải tượng của mình và khải tượng của hội thánh rồi xác quyết xem có lĩnh vực nào của mỗi khải tượng riêng biệt trùng lắp không. Nếu vậy, hãy tập trung làm thế nào tạo ra sự hài hòa bằng cách cho phép những vùng trùng lắp (đó là những điểm giao nhau) để trở nên keo dán giữ cả hai với nhau. Nếu không có những điểm như thế tồn tại, thì lúc ấy bạn có hai điều phải chọn lựa.
Trước hết, hãy nói chuyện với những nhà lãnh đạo của hội thánh đó và cùng nhau tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời trong việc khám phá một vài điểm trước đó chưa được xác định về phần giao nhau của các khải tượng. Nếu nỗ lực đó không đem lại kết quả một cách thỏa mãn, có lẽ bạn chỉ còn tìm một hội thánh nhà khác, một hội thánh mà có khải tượng về chức vụ rõ ràng có trùng khớp với nhịp tim cá nhân như đã được phản ánh trong khải tượng của bạn.
Sẽ thế nào nếu bạn đang phục vụ trong vòng một hội thánh mà đã phát biểu rõ ràng một khải tượng đến từ Đức Chúa Trời? Trong chức vụ bạn đang dự phần, một trong những chương trình hoặc phân viện, có nên lại phát biểu theo khải tượng khác hẳn không? Lý tưởng nhất là nên, khi nào câu phát biểu về khải tượng đó rõ ràng phụ thuộc vào lý tưởng của hội thánh chung và rõ ràng bổ túc cho khải tượng của hội thánh. Tại sao phải có một câu phát biểu về khải tượng riêng lẽ cho một lớp học, một chương trình, một phân viện hoặc một chức vụ? Bởi vì điều đó giúp làm rõ và tập trung. Nó thêm nhiên liệu cho lòng say mê nhiệt thành. Nó đem lại một cá tánh đặc biệt ở trong thân thể thật. Nếu quản lý một cách đúng đắn, điều này có thể giúp gia tăng hiệu quả và trọng tâm của chức vụ. Trừ phi có nhũng cuộc so tài về năng lực nội bộ đang diễn ra, chứ điều này không nên tạo thành những nan đề.




Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 20-4-2024 04:36 AM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách