Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 3458|Trả lời: 0

Chinh Phục Thiêu Nhi - Làm Thế Nào Để Dạy Lời Chúa?

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 13-11-2011 08:42:29 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Chinh Phục Thiêu Nhi Cho Chúa Cứu Thế

Làm Thế Nào Để Dạy Lời Chúa?
Chúa Giê-xu không chỉ là Chúa và là Cứu Chúa của chúng ta, Ngài còn là giáo sư gương mẫu toàn vẹn của chúng ta nữa.
Ông Ni-cô-đem nói: “Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến.” Không những Chúa Giê-xu biết tất cả chân lý, chính Ngài còn là Chân lý. Không những Ngài am hiểu tâm trí con người mà chính Ngài đã tạo ra tâm trí ấy! Chẳng có gì lạ khi người ta nói về Ngài: “Chẳng có người nào nói như người này.” Phương pháp giảng dạy của Chúa Giê-xu gồm phần:
1. Tuyên bố chân lý
2. Minh hoạ chân lý
3. Áp dụng chân lý.
Chúng ta thử nghiên cứu cách Ngài dạy về sự lo lắng được ghi trong Mat Mt 6:25-34 để học theo phương pháp giảng dạy của Ngài. Đây là một trong những sứ điệp vĩ đại nhất và tuyệt vời nhất.
Trước hết Ngài trình bày lẽ thật trọng đại: con cái Đức Chúa Trời không nên lo lắng về đồ ăn thức uống hoặc áo quần. Kế đến Ngài minh hoạ sứ điệp này với ba hình ảnh đơn giản: chim trên trời, địa vị cao trọng của con người và hoa ngoài đồng nội.
Sau đó Ngài áp dụng lẽ thật này cho tấm lòng những người nghe Ngài.
Chúng ta hãy xem xét phương pháp giảng dạy kỳ diệu của Chúa chúng ta.
TUYÊN BỐ CHÂN LÝ …
Theo phương pháp của Chúa Giê-xu, chúng ta nên công bố lẽ thật càng đơn giản càng tốt. Thử chọn một câu Kinh Thánh quen thuộc như GiGa 3:16 và xem xét lẽ thật trong câu này:
Đức Chúa Trời là tình yêu ,
Đức Chúa Trời thương yêu nhân loại nhiều đến nỗi Ngài ban cho .
Quà tặng của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là Con Ngài.
Đức Chúa Trời ban Chúa Giê-xu để làm Cứu Chúa chúng ta . Đức Chúa Trời ban Cứu Chúa vì chúng ta cần Cứu Chúa .
A cũng có thể tin Ngài và được cứu.
Nếu chúng ta không tin Ngài, chúng ta sẽ hư mất .
Bất cứ ai tin Ngài đều được sự sống đời đời .
MINH HOẠ CHÂN LÝ …
Sau khi tuyên bố chân lý, Chúa minh hoạ làm cho chân lý trở nên dễ hiểu cho người nghe. Từ minh hoạ (illustrate) đến từ chữ “in” và từ La-tinh “lustro” có nghĩa là “chiếu sáng” Như vậy chúng ta thấy công dụng của sự minh hoạ: chiếu ánh sáng vào. Bạn hãy dùng một chân lý quen thuộc để chiếu ánh sáng vào một chân lý không quen thuộc. Minh hoạ dùng trong các sứ điệp dành cho thiếu nhi phải đơn giản, dễ hiểu, liên quan đến những sự việc gần gũi với các em.
Một phương pháp “đặc biệt” khác, phù hợp với một số tình huống: phương pháp “diễn xuất” lẽ thật. Nhiều lần trong Cựu ước, Đức Chúa Trời cho các tiên tri diễn xuất một lời tiên tri để tạo ấn tượng trên tâm trí dân chúng.
Khi Chúa Giê-xu dạy về sự ăn năn, Ngài không dùng định nghĩa khô khan theo thần học. Thay vào đó, Ngài kể hai câu chuyện, một về người con trai hoang đàng, một về người cha có hai con trai trong Mat Mt 21:28-32.
Trước đây ít lâu, tôi đến thăm một giáo sĩ mà tôi rất quí mến. Ông khuyên tôi nên nhấn mạnh hơn về sự ăn năn trong khi giảng cho thiếu nhi. Ông giảng một bài giảng rất ngắn về người cha có hai con trai. Đêm đã khuya và tôi rất buồn ngủ nhưng ông thu hút tôi hoàn toàn khi ông chuyển câu chuyện thành một vở kịch . Ông thuật lại nỗi thất vọng của người cha khi đứa con nói: “Thưa ba, con sẽ đi.” Nhưng rồi không đi. Rồi ông diễn tả nỗi đau đớn đứa con thứ hai gây cho cha khi nó nói: “Con không đi!” bằng cách gục đầu xuống, đặt bàn tay mặt lên vị trí quả tim và chầm chậm bỏ đi. Chưa bao giờ tôi có ấn tượng rõ ràng về tấm lòng đau đớn của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi của loài người như tối hôm đó. Mãi cho đến hôm nay, cảnh tượng ấy vẫn còn đậm nét trong tâm trí tôi. Vì sao vậy? Vì chân lý được trình bày thông qua diễn xuất.
ÁP DỤNG CHÂN LÝ …
Mục tiêu của việc dạy Lời Chúa không phải là nhồi nhét cho nhiều sự kiện vào tâm trí người nghe, mà là khiến tấm lòng của họ quyết định. Một người bán hàng có thể nói rất hay nhưng nếu không bán được hàng thì ông ta thất bại.
Nếu chúng ta muốn các em được cứu, chúng ta phải “kéo lưới lên”. Đừng bao giờ ép buộc các em. Nhưng chúng ta có thể trình bày lẽ thật một cách nhẹ nhàng, yêu thương, dẫn dắt các em đến chỗ quyết định tiếp nhận Chúa Cứu Thế, hoặc không tin Chúa để bị hư mất đời đời. Thường thì chúng ta chỉ cần mời một cách ngắn gọn: “Ngay giờ này em có muốn tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu làm Cứu Chúa của mình để em biết chắc chắn là em được cứu không?”
Những Gợi Ý Giúp Bạn Giảng Dạy Hiệu Quả:
- Có mặt sớm tại phòng nhóm . Việc này giúp bạn kiểm soát mọi sự từ đầu. Đối với những buổi nhóm lớn, bạn nên có mặt trước giờ nhóm ba muơi phút để có thì giờ quan sát tình hình và sắp đặt mọi sự theo ý muốn.
- Cho các em nhỏ ngồi ở phía trước . Nếu có người lớn tham dự, mời họ ngồi ở những hàng ghế phía sau các em. Bạn không nên đứng quá xa các em. Nói những lời đơn giản để các em nhỏ nhất cũng hiểu được.
- Nói cho các em biết điều các em có thể làm và những điều các em không được làm. Trước khi giảng hoặc dạy cần nêu rõ nội qui của buổi nhóm. Thí dụ: “Không một em nào được phép nói chuyện khi tôi đang nói.”
- Tận dụng những câu trả lời ngắn. Cho các em trả lời lớn tiếng một số câu hỏi. Muốn có một lớp học tốt thì dạy cho các em câu trả lời trước khi bạn đặt một câu hỏi. Ví dụ: “Đức tin là gì? Đức tin là tin nơi Đức Chúa Trời. Nào chúng ta cùng nhau lặp lại câu trả lời. ĐỨC TIN LÀ TIN NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI. Đức tin là gì? ĐỨC TIN . Tốt lắm, các em hãy lặp lại ĐỨC TIN LÀ TIN NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI.”
- Tạo những giây phút “giãn xả” trong khi bạn giảng dạy . Các em không thể chú ý lâu nếu ngồi nghe bài dạy suông. Bạn hãy tạo những giây phút thư giãn bằng cách chen những câu chuyện hoặc những bài hát vào giờ dạy bài để duy trì sự chăm chú của các em. Sức chú ý của các em sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba nếu bạn dạy với thị cụ.
- Dùng càng nhiều “cửa học tập” càng tốt . Các em học tập bằng cách nhìn, nói, nghe và cử động. Bạn hãy vận dụng các “cửa học tập”: tai, mắt, miệng và tay chân của các em.
- Biết rõ bài dạy . “Giáo cụ” tốt nhất của giáo viên là hiểu rõ và yêu thích bài dạy của mình. Kỹ thuật hiện đại cho chúng ta nhiều giáo cụ hỗ trợ cho phần giảng dạy, nhưng những giáo cụ đó chẳng bao giờ và không bao giờ thay thế người dạy Lời Đức Chúa Trời với quyền năng của Đức Thánh Linh.
Ghi chú: Tác giả cám ơn ông James C. McConkey đã cho phép sử dụng dàn bài “Làm thế nào để dạy Lời Chúa.”



Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 19-4-2024 11:07 AM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách