Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 7615|Trả lời: 0

Phương Cách Rao Giảng - NHỮNG BÀI HỌC TRONG SỰ GIẢI KINH

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 9-9-2012 09:14:09 | Xem tất |Chế độ đọc

Phương Cách Rao Giảng Lời Chúa
Tác giả: Dr. Paul Kauffman

NHỮNG BÀI HỌC TRONG SỰ GIẢI KINH


Sự Giải Kinh là một tiến trình. Trong chương này chúng ta sẽ thấy lại tiến trình đó là gì. Chúng ta sẽ đi từ từ, từng bước, không bao giờ quên rằng mục đích chúng ta là giảng qua hết mỗi một sách có trong Kinh Thánh.
Chúng ta giả định sau nhiều thì giờ cầu nguyện bạn đã lựa chọn một sách Kinh Thánh mà bạn sắp giải nghĩa. Biết được các nhu cầu của dân sự, bạn sẽ có ích trong việc đưa ra quyết định quan trọng này.
Bạn CHƯA sẵn sàng để bắt đầu tiến trình này cho đến khi bạn đã đọc sách đặc biệt ấy trong Kinh Thánh thật nhiều lần. Hãy đọc sách ấy cho đến khi bạn đã có được một ấn tượng về cấu trúc và sự thúc đẩy chung của sách. Hãy đọc cho đến khi sách đó trở thành một vùng đất quen thuộc đối với bạn.
Hãy viết ra trên tờ giấy những câu trả lời cho những câu hỏi tuy ngắn nhưng rất quan trọng. Đó là: Ai ? Điều gì ? Khi nào ? Ở đâu ? Thế nào ? Và Tại sao ? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn biết sách sách thông suốt.
Lần này tôi đã lựa chọn một thư tín hơi ngắn để minh họa tiến trình này. Đó là sách 1Têsalônica. Hội Thánh Ở Têsalônica đã được Sứ Đồ Phao-lô thành lập trong cuộc hành trình tuyền giáo thứ hai của ông. Phao-lô vì bắt bớ buộc lòng phải rời bỏ Têsalônica chẳng bao lâu sau khi Hội Thánh ở thành phố này được thành lập. Kết quả là các Cơ Đốc Nhân tại đó thảy đều là những tân tín hữu đã bị phân rẽ khỏi người chăn bầy của họ. Những tân tín này đã bị bắt bớ vì niềm tin mới của mình.
Giống như nhiều Cơ Đốc Nhân trên thế giới ngày nay, họ cần sự khuyến khích và dạy dỗ. Đó là lý do sách này có rất nhiều điều nói với các Cơ Đốc Nhân ngày nay. Đây là bức thư do một Mục sư viết cho Hội chúng của ông.
Một lần nữa tôi khuyến khích các bạn hãy đọc đi đọc lại bức thư ngắn ngủi này. Toàn sách chỉ có 89 câu.
Hãy đọc sách trong tinh thần cầu nguyện
Qua quá trình đọc sách, sự cầu nguyện giữ một phần rất quan trọng. Bạn đang đọc lời của Đức Chúa Trời. Cũng chính Đức Thánh Linh đã cảm động những người viết Kinh Thánh sẽ giúp bạn hiểu được những gì bạn đọc. Hãy đọc trong không khí cầu nguyện. Hãy đọc với sự kính trọng. Đây là Lời của Đức Chúa Trời . Hãy đọc sách 1Têsalônica. Hãy đọc đi đọc lại
Hãy đọc một cách cẩn thận
Bây giờ bạn đã đọc sách này nhiều lần, bạn đã sẵn sàng tập trung vào quyển sách trong việc soạn một bài giảng Giải Kinh. Lần này tôi thấy hữu ích để làm việc này trên một số tờ giấy. Hãy lứu ý rằng Phao-lô tiếp tục mà không gián đoạn vào trong đoạn 2. Chúng ta trước hết hãy tập trung vào trong đoạn 2. Chúng ta trước hết hãy tập trung vào mười câu đầu tạo nên đoạn một trong Kinh Thánh.
Những lời chào bản thân (c.1)
Bạn sẽ thấy rằng câu một là lời chào bản thân của Sứ Đồ Phao-lô. Hãy lưu ý điều đó. Đây là một bức thư từ một người thật (Phao-lô) gởi đến một dân sự thật (các Cơ Đốc Nhân ở Têsalônica)
Hãy lưu ý rằng Hội Thánh Têsalônica không phải là một mình, nhưng đó là một phần của một Hội Thánh to lớn hơn của Đức Chúa Trời là Cha và của Con Ngài là Chúa Jesus Christ. Thật kỳ diệu biết báo khi nhận biết rằng dù chúng ta nhỏ bé, chúng ta vẫn là một phần của Hội Thánh to lớn hơn. Ở đây bạn có thể bắt đầu giảng về đề tài “Hội Thánh “
Hãy nghiên cứu về chữ Hội Thánh. để nghiên cứu chữ này bạn nên xem hết tất cả những câu có nhắc đến chữ Hội Thánh (so sánh Cong Cv 20:28; RoRm 16:5; Mat Mt 16:18; Cong Cv 15:3, 4, 22; Eph Ep 1:22; Phi Pl 4:15; ICo1Cr 12:28; ITi1Tm 3:15 v.v…) Những câu này và những câu khác nói với chúng ta điều gì về Hội Thánh? Kinh Thánh sẽ giải nghĩa Kinh Thánh cho bạn. Nghiên cứu từng chữ là một phương pháp quý báu để giúp bạn hiểu Kinh Thánh.
Hãy vui mừng với đời sống mới trong Đấng Christ (c.2-3)
Phao-lô vui mừng vì họ đã tìm được sự sống mới trong Đấng Christ (c.2)
Phao-lô vui mừng trong đức tin, hy vọng, tình yêu thương của họ (2-3). Đây là lúc tốt đẹp để trình bày sứ điệp. “đức tin, hy vọng, tình yêu thương” để làm được như vậy việc nghiên cứu từng chữ về những yếu tố then chốt này trong đời sống Cơ Đốc Nhân là rất quý báu. Hãy tra xem tất cả những câu Kinh Thánh nói về đức tin, hy vọng và tình yêu thương. Ở đây chúng ta thấy những yếu tố này đã được bày tỏ bởi những Cơ Đốc Nhân tại Têsalônica Ở giữa sự bắt bớ. Thật là một lời chứng tốt.
Quyền phép của Tin lành (c.5-6)
Tin lành đến Têsalônica không chỉ bằng lời nói của Phao-lô, nhưng cũng bằng quyền phép của Đức Thánh Linh nữa. Chúng ta không nên đánh giá thấp quyền năng của Tin Lành (RoRm 1:16) có lẽ bạn có thể giảng về “Quyền phép của Tin lành”
Tầm quan trọng của việc làm gương tốt cho người khác (c7-10)
Chúng ta có đang nêu gương tốt cho những Cơ đốc nh ân khác không? (ITi1Tm 4:12; Tit Tt 2:7; Gia Gc 5:10) Hãy lưu ý rằng các Cơ Đốc Nhân tại Têsalônica đã từ bỏ hình tượng để quay về cùng Đức Chúa Trời. Hãy nghiên cứu những điều Kinh Thánh dạy về hình tượng (Thi Tv 96:1-6; XuXh 20:4; LeLv 19:4; PhuDnl 27:15; EsIs 66:3; Cong Cv 15:20; IGi1Ga 5:21 v.v...) Tại sao họ đã quay bỏ khỏi hình tượng? Hãy đọc các câu 9-10
BẠN SẼ ĐỂ Ý THẤY MỘT BỐ CỤC CỦA ĐOẠN MỘT ĐÃ XUẤT HIỆN
I. NHỮNG LỜI CHÀO BẢN THÂN
II. HÃY VUI MỪNG TRONG ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC NH ÂN
III. QUYỀN PHÉP CỦA TIN LÀNH
IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GƯƠNG TỐT
Bạn có thể chọn cả đoạn này làm cơ sở cho sứ điệp Giải Kinh đầu tiên của bạn. Bạn có thể tiến chậm và thông suốt. Bạn có thể giảng về “Sự vui mừng của dời sống Cơ Đốc Nhân” trong một tuần, “Quyền phép của Tin Lành” vào tuần kế tiếp, và “Tầm quan trọng của gương tốt”vào tuần thứ ba. Dù cách nào đi nữa, bạn cũng phải khởi sự một cách có hệ thống qua cả Kinh Thánh. Đây là căn bản của sự Giải Kinh.
Chia bố cục
Bạn cần dành nhiều thì giờ cho việc chia bố cục. Chia bố cục sẽ giúp bạn trình bày sứ điệp của mình một cách rõ ràng và có thứ tự. Có người nói rằng nếu bạn không chia bố cục, bạn sẽ rơi vào hiểm họa của việc bắt đầu mà không biết định phải nói gì , chia bố cục sẽ giúp bạn trình bày Lời Chúa cách rõ ràng hơn.
Chia bố cục rất giống với một bản đồ. Nó sẽ cho bạn thấy bạn đang đi đâu. Nó sẽ giúp bạn đi đúng đường. Nó sẽ cho bạn biết bạn còn xa cách bao nhiều nữa mới tới mục tiêu.
Giả sử bạn sắp giảng về “Hãy vui mừng trong đời sống Cơ Đốc Nhân”loại bố cục nào bạn sẽ theo? Đây là vấn đề có nhiều tính cách riêng tư. Đây là một cách để vẽ bản đồ hay làm bố cục. Bạn có thể làm một cách khác nhau.

HÃY VUI MỪNG TRONG ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC NHÂN
ITe1Tx 1:1-10
LỜI GIỚI THIỆU: Hãy đưa ra một gương mẫu về một đời sống được thay đổi. Hãy cho thấy đời sống buồn bã sẽ biến thành đời sống vui mừng như thế nào khi Chúa Jesus ngự vào.
I. ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC NHÂN LÀ MỘT ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN
Chúng ta không phải trải qua đời này mà không có người hướng đạo
Chúng ta không phải trải qua đời này mà không có một Đấng chăn chiên để bảo vệ chúng ta (Thi Tv 23:1-6)
Cơ Đốc Nhân bước đi bởi đức tin chứ không phải bởi mắt thấy (IICo 2Cr 5:7)
II. ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC NHÂN LÀ MỘT ĐỜI SỐNG ĐẦY DẪY TÌNH YÊU THƯƠNG
Đời sống Cơ Đốc Nhân bắt đầu với sự yêu thương (GiGa 3:16)
Đời sống này bắt đầu bằng tình yêu lớn nhất (15:13)
Các Cơ Đốc Nhân phải yêu thương nhau (13:15)
Tình thương cất bỏ mọi sợ hãi (IGi1Ga 4:18)
Chúng ta được điều khiển bởi tình yêu của Đấng Christ (IICo 2Cr 5:14)
Không điều gì có thể phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời (RoRm 8:39)
III. ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC NHÂN LÀ ĐỜI SỐNG DUY NHẤT CÓ HY VỌNG
Không có hy vọng thì đời không đáng sống
Ngoài Chúa Jesus Christ không có hy vọng (Eph Ep 2:12)
Trong Đấng Christ có hy vọng (CoCl 1:23; ITe1Tx 5:8; Phi Pl 1:20; Eph Ep 1:8)
LỜI MỜI GỌI
Bao lâu bạn thành công trong việc làm cho Lời Chúa trở nên trong sáng và có bản đồ để theo dõi cho đến lời kết luận, thì việc chia bố cục không phải là vấn đề.
Có hai yếu tố khác nữa làm cho sứ điệp của bạn có hiệu quả hơn.
Đó là sự áp dụng và thí dụ bài giảng.
Sự áp dụng
Mục sư không nên bằng lòng với việc chỉ tìm ra được ý nghĩa của một vài sự Kinh Thánh. Câu hỏi quan trọng nhất là: “Những sự kiện này có ý ngh ĩa gì đối với dân sự của bạn ngày nay?”. Kinh Thánh đang nói gì với dân chúng ngày nay.
Kinh Thánh không chỉ là một quyển sách lịch sử. Kinh Thánh viết về những người thực và dành cho những con người thực ngày nay. Ngày nay Đức Chúa Trời vẫn còn đang phán. Ngài đang phán gì với dân chúng hôm nay qua những câu Kinh Thánh này.
Càng nhanh càng tốt người giảng Giải Kinh Thánh phải đi từ ý nghĩa “họ” của quá khứ đến “Các anh em “ của hiện tại. Kinh Thánh phán gì với dân sự của bạn hôm nay? Tình trạng con người ngày nay mà khúc Kinh Thánh này cần áp dụng là gì? Những vấn đề căn bản của đời sống đã không hề thay đổi. Bản tính con người đã không thay đổi. Đức Chúa Trời vẫn đang phán qua Kinh Thánh cho nhân lọai hôm nay.
Mỗi bài giảng hỏi và trả lời câu hỏi căn bản “Đức Chúa Trời đang phán gì qua Lời Chúa cho nhân loại hôm nay?”
Kinh Thánh rất thực tế và bạn cũng phải như vậy. Hãy tìm cách áp dụng khi bạn soạn bài giảng và đang khi bạn rao giảng, nếu không, dân sự của bạn không nhận được sứ điệp Đức Chúa Trời dành cho họ. Mục đích của chúng ta là dẫn dắt dân sự Chúa đến chỗ vâng theo lời của Chúa. Mục đích của chúng ta, thực ra là sứ mạng của chúng ta, là tạo ra cho được đức tính giống Đấng Christ trong đời sống dân sự của chúng ta. Phải chắc là bạn tìm được cách áp dụng Kinh Thánh khi bạn giảng Giải Kinh.
Những thí dụ bài giảng
Một bài giảng mà không có thí dụ cũng giống như căn phòng không có cửa sổ. Những cửa sổ chiếu ánh sáng tươi thắm lên đề tài. Những thí dụ giống như những tấm hình chụp. Người ta nói rằng: “Một bức hình đánh giá hàng vạn lời nói ” một thí dụ tốt sẽ giúp dân sự của bạn hiểu dễ dàng hơn.
Những thí dụ tốt nhất là những thí dụ lấy từ chính Kinh Thánh. hãy dùng Kinh Thánh để minh họa Kinh Thánh,. chẳng hạn bạn có thể dùng thí dụ:
Sự trung tin - câu chuyện Eli và Elise ở IICác Vua đoạn 2 - Sự say sưa - câu chuyện Bên ha đát ở ICác vua đoạn 20. Sự biếng nhác - câu chuyện 4 người phung ở IICác vua đoạn . Sự dâng hiến - câu chuyện dâng hiến ở XuXh 35:21, 22
Nếu bạn thích, bạn có thể dùng những thí dụ từ chính đời sống mình và những kinh nghi ệm bản thân. Một số Mục sư sưu tập các thí dụ để dùng cho tương lai. Một câu chuyện từ Nhật báo hay Tạp chí có thể hữu ích trong sự áp dụng lẽ thật. Phải luôn l uôn tìm kiếm những thí dụ để dùng cho tương lai.
MỘT BỐ CỤC ĐỀ NGHỊ CHO ĐOẠN 2 ĐẾN ĐOẠN 4
Lưu ý: Vì giới hạn của sách, tôi sẽ không đi sâu vào nhiều chi tiết như ở doạn ITe1Tx 1:1-10. Bạn hãy tự nghiên cứu và nhấn mạnh bất cứ khía cạnh nào bạn thấy cần và hữu ích.
I. Những ký ức của Phao-lô về Têsalônica (2:1-12)
Sự khó nhọc vì tình yêu thương của ông.
II.Ông được tiếp nhận tại Têsalônica (2:13-16)
A. Sự đáp ứng của họ đối với tình yêu của ông
B. Phao-lô tạ ơn vì các Cơ Đốc Nhân đã tiếp nhận Lời Chúa mặc dầu có những người khác khước từ chuốc lấy sự hư mất.
III. Tình yêu của ông dành cho họ và mong ước của ông được trở lại thăm họ (2:17-20)
Lưu ý là Sa-tan đã ngăn trở sự trở lại của ông. Đây có thể là thời điểm tốt để ôn lại những gì Kinh Thánh dạy về công việc của Sa-tan . Hãy xem Eph Ep 6:11-12; DaDn 10:13-21; XaDr 3:1; Mat Mt 4:1-10, Quyền phép Sa-tan dầu mạnh nhưng vẫn ở dưới quyền tể trị của Chúa. Giop G 1:19-12; IICo 2Cr 12:7-9. Vì thế hằng ngày chúng ta phải cầu nguyện cho sự giải cứu. Hãy xem Mat Mt 4:10; 6:13; Eph Ep 6:12, Quyền phép tối cao thuộc về Đức Chúa Trời. Sa-tan phải phục quyền Đức Chúa Trời.
IV. Sự viếng thăm của Timôthê và Lời báo cáo tốt đẹp (ITe1Tx 3:1-10)
Phao-lô nói rằng nếu họ đứng vững trong Chúa thì điều đó sẽ làm cho ông vui vẻ hơn c.8
V. Phao-lô cầu nguyện để cho Hội Thánh cứ tiến bộ trong phương diện thuộc linh (3:11-13)
VI. Những lời khuyên thực tế cho người T êsalônica (4:1)
Mỗi Hội Thánh đều sẽ được phước nhờ cách giảng dạy này từ vị Mục sư của họ. Giảng Giải Kinh sẽ cho bạn cơ hội này. Có những lúc bạn thấy vụng về, khó khăn. Nhưng hãy bao gồm cả những đề tài này trong quá trình giảng Giải Kinh. Đừng từ chối đoạn nào. Những đề tài đó vẫn quan trọng cho dân Chúa ngày nay y như thời Phao-lô vậy.
Phải thanh sạch về tình dục (4:1-8)
Phải yêu thương lẫn nhau (4:9-10)
Phải trả công cho xứng (4:11-12)
Về sự tái lâm của Đấng Christ (4:13-5:11)
Hãy kính trọng những người lãnh đạo thuộc linh (5:12-13)
Về đời sống Cơ Đốc Nhân (5:14-18)
Nhu cầu phân biệt các việc thuộc linh (5:19-22)
Lời kết luận và chúc phước (5:23-28)
Bây giờ bạn đã thấy cách thể nào bạn có thể giảng qua một sách trong Kinh Thánh. Với sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh, cùng một cách ấy bạn hãy giảng qua hết các sách khác trong Kinh Thánh.
Phải tốn thời gian
Hầu hết các Mục sư tiến lên quá nhanh. nếu bạn di chuyển quá nhanh, bạn sẽ không đi qua đầy đủ hết các phần cơ bản nhất của Kinh Thánh.
Hãy suy xét đến cuộc chiến thuộc linh của Hội chúng. Người ta không thể phát triển được các Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ chỉ trong một năm hai năm. Hãy dành thì giờ như bạn huấn luyện một em bé. Một em bé hai tuổi vẫn cần cha mẹ đào tạo, rèn luyện nhiều năm.
Thưa Mục sư, hãy suy nghĩ đến sứ mạng thiên thưọng của bạn. Bạn đã được kêu gọi để làm người giáo sư - giảng sư của Lời Chúa. Bạn không thể làm việc này cách bất cẩn, vội vàng. Hội chúng của bạn giống như những đứa con thuộc linh của bạn. Hãy ở lâu với họ đủ để họ được “mạnh dạn trong Chúa nhờ sức toàn năng của Ngài “ (Eph Ep 6:10) việc này cần tốn thời gian. Phải tốn nhiều năm để dắt dẫn dân sự của Bạn bước vào những kho tàng kỳ diệu của Kinh Thánh.
Hãy làm người giảng Giải Kinh
Bạn sẽ thấy rằng phương pháp giảng luận này sẽ ích lợi cho cả bạn lẫn hội chúng của bạn. Bạn sẽ thấy rằng bạn sẽ bao gồm hết mọi giáo lý trong Kinh Thánh. bạn sẽ có thể giảng giải về nhiều đề tài khó giải nhất. Bạn buộc lòng phải giải quyết những vấn đề đó trong quá trình Giải Kinh. Bằng cách đó, thưa Mục sư, bạn sẽ THỰC SỰ RAO GIẢNG LỜI CHÚA.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG HAI MƯƠI
1. Tại sao Giải Kinh được gọi là một quá trình?
..............................................................................................................................………………………………………………………………………………………………….......... 2. “Nghiên cứu từ ngữ” là gì và làm cách nào?
...................................................................................................................... ..............................................................................................................................…………
3. Mục đích của việc chia bố cục là gì trong sự Giải Kinh?
...................................................................................................................... ..............................................................................................................................…………
4. Tại sao “Sự áp dụng” là phần cần thiết của sự g iải kinh?
...................................................................................................................... ..............................................................................................................................…………
5. Các thí dụ giữ vai trò gì trong sự Giải Kinh?
...................................................................................................................... ..............................................................................................................................…………
6. Mục sư phải ở lại với một Hội chúng thời gian bao lâu?
..............................................................................................................................…………

BẠN CÓ THỂ DÙNG NHỮNG DỤNG CỤ PHỤ GIÚP CHO VIỆN GIẢNG GIẢI KINH
Bạn có thể trở thành người giảng Giải Kinh chỉ với quyển Kinh Thánh và sự cầu nguyện. Giêrêmi và tất cả các diễn giả Cựu ước chỉ có một phần nhỏ Kinh Thánh Cựu ước để giảng. Các môn đồ Chúa Jesus chỉ có Kinh Thánh Cựu ước. Còn bạn thì có cả Cựu ước lẫn Tân ước và ngoài ra, bạn có lời hứavề Đức Thánh Linh sẽ dẫn các bạn “Vào mọi lẽ thật ” bạn không cần thêm gì nữa cả. Như chúng ta đã chỉ rõ Kinh Thánh là người cắt nghiã tốt nhất cho Kinh Thánh. Kinh Thánh giải thích Kinh Thánh tốt hơn và chính xác hơn bất cứ sách nào khác giải thích về Kinh Thánh. Hãy biết rõ Kinh Thánh của bạn. Bạn càng biết Kinh Thánh chừng nào bạn có khả năng để giảng Giải Kinh chừng ấy.
Tuy nhiên, những học giả đã nghiên cứu Kinh Thánh nhiều năm và đã phát triển được một số những dụng cụ có thể giúp đỡ bạn làm người giảng Giải Kinh tốt hơn. Hầu hết những dụng cụ này, tiếc thay hiện nay chỉ có sẵn bằng Anh ngữ mà thôi. Lý do là hầu hết những học giả này đều nói tiếng Anh. Nếu bạn có thể đọc dược Anh ngữ thì những sách ấy rất hữu ích cho bạn.
Một số những dụng cụ này có sẵn trong các ngôn ngữ khác. Một số sách đã có sẵn trong nước của bạn và trong ngôn ngữ của bạn. Nếu có sẵn và nếu bạn có khả năng mua được tôi sẽ đưa ra danh sách những dụng cụ này. Có thể danh sách này sẽ giúp ích cho bạn.
Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh là bạn sẽ có thể làm một nhà giảng Giải Kinh chỉ với quyển Kinh Thánh và sự cầu nguyện. Đó là những dụng cụ quan trong nhất trong sự giảng Giải Kinh.
NHỮNG DỤNG CỤ PHỤ THÊM
Thánh Kinh Phù Dẫn (a bible concordance).
Đây là sách liẹt kê mọi chữ tìm được trong Kinh Thánh. sách giúp bạn tìm được một chữ đặc biệt và giúp bạn nghiên cứu từ ngữ ấy dễ dàng. Một số chữ thì đầy đủ hơn những chữ khác. Một ố Kinh Thánh Anh ngữ có bản Thánh Kinh phù dẫn nhỏ kèm theo.
Thánh Kinh Từ Điển (a bible dictionary)
Đây là từ điển định nghĩa và giải thích những từ liệu chính tìm được trong Kinh Thánh. chẳng hạn những chữ như Urim, Thumin, Shekel, Phylacteries và Sytyche ...
Bản Đồ Kinh Thánh (A Bible Atlas)
Nhiều địa danh được nhắc đến trong Kinh Thánh, có một số tên rất lạ. Những nơi ấy ở đâu trên bản đồ? Một bản đồ Kinh Thánh sẽ cho bạn câu trả lời.
Thánh Kinh Nghiên Cứu ( A Study Bible)
Một quyển Thánh Kinh nghiên cứu có nhiều tài liệu hữu ích thêm vào Kinh Thánh. một trong những quyển tốt nhất là Thompson Chain Reference Bible, nhưng bất cứ quyển Thánh Kinh nghiên cứu nào cũng hữu ích cả.
“Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công chỗ trách được , lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật ” (IITi 2Tm 2:15)





Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 15-9-2024 10:27 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách