Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 2897|Trả lời: 0

Công Tác - CÔNG TÁC QUẢN TRỊ

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 16-10-2011 08:35:18 | Xem tất |Chế độ đọc

Dâng hiến cho công việc Chúa

Công Tác Của Mục Sư
Tác giả: Eleaser E. Javier

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ

Trong đơn vị cuối của loạt bài học này, bạn đã nghiên cứu vài công tác bên ngoài sự giảng dạy của mục sư. Trong bài 13, chúng ta khảo sát tầm quan trọng của sự chuẩn bị tín hữu qua sự huấn luyện đúng đắn để góp phần vào sự sống của Hội Thánh. Chúng ta thấy rằng vài sự huấn luyện được thực hiện qua chỉ dạy chính thức, nhưng đa số được thực hiện bằng sự thuyết minh, làm gương và dạy từng bước một. Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận những phương cách qua đó mục sư sử dụng những ân tứ phục vụ và nguồn tài nguyên của Hội Thánh.
Khi chúng tôi nói về đề tài Sự Quản Trị, có lẽ bạn muốn nói, hoặc bạn nghe những mục sư khác nói” Tôi được kêu gọi để giảng chứ không phải để quản trị”. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghiên cứu kỹ chữ mục sư (minister) thì chúng ta thấy rằng chữ đó có nghĩa là” phục vụ” (to serve). Đây là những gì một mục sư phải làm, và trong trường hợp này chữ ấy có nghĩa” phục vụ qua sự quản lý hay qua sự chỉ đạo”.
Như vậy, chúng ta có thể khảo sát sự quản trị liên quan đến công tác của Hội Thánh và làm thế nào để sử dụng tốt nhất nguồn tài nguyên nhân lực trong Hội Thánh. Chúng ta cũng sẽ nghiên cứu những hướng dẫn cho việc quản lý trong một Hội Thánh địa phương và chúng ta sẽ khảo sát cách áp dụng thành công trong cả hai loại hội chúng nhỏ và những hội chúng đông đúc.
Khi bạn nghiên cứu bài này, hãy tìm kiếm những cách thức trong đó bạn có thể phục vụ hữu hiệu hơn trong sự quản lý tài sản con người trong hội chúng. Cầu xin Cứu Chúa Jêsus Christ giúp bạn nhạy bén với con người và với nhu cầu cùng những khả năng của họ. Cuối cùng, chúng ta kiên quyết làm mọi sự trong cách thức trật tự và phù hợp với hoàn cảnh.
Dàn ý bài học
Ôn lại Những Chức Năng về Quản Trị.
Lập Kế Hoạch.
Tổ Chức.
Chỉ đạo.
Đánh Giá.
Những mục tiêu học tập
Học xong bài này bạn phải có thể:
* Aùp dụng việc lập kế hoạch quản trị cho những hoạt động của Hội Thánh.
* Nhìn nhận cấu trúc tổ chức và những mối quan hệ, và lập một biểu đồ tổ chức cho một Hội Thánh.
* Mô tả trách nhiệm của người lãnh đạo trong tiến trình truyền thông.
* Nhận ra cách sử dụng những phương pháp giải quyết vấn đề trong việc quyết định.
* Tán đồng việc sử dụng sự đánh giá, xem đó như là một công cụ hữu ích cho chức vụ.
1. Học toàn bài như thường lệ và làm bài tự trắc nghiệm khi bạn học xong phần triển khai bài học.
2. Ôn từ bài 12 đến bài 14 và trả lời những câu hỏi của Bảng Đánh Giá Tiến Trình Học Tập Đơn Vị 4. Bạn sẽ tìm thấy những chỉ dẫn trong túi hồ sơ học viên của bạn.
3. Ôn từ bài 1 đến bài 14 để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối khóa. Nếu bạn chưa liên lạc với hướng dẫn viên chỉ đạo của bạn để sắp xếp cho bạn thi cuối khóa, thì hãy liên hệ ngay.
4. Lật sang phần chú giải thuật ngữ xem những chữ căn bản khó hiểu đối với bạn .
Những chữ căn bản
Chức năng.
Hoàn ngược.
Triển khai bài học
Mục tiêu 1: Nhận diện những chức năng chung của sự quản trị.
XÉT LẠI NHỮNG CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ.
Trong phần mở đề của bài học này, chúng ta đã lưu ý rằng chữ” mục sư” bao gồm trong chữ” người quản trị” (administer). Khi chúng ta nhìn vào những hoạt động hành chánh là phần của sự” phục vụ” và” chức vụ”, thì chúng ta ý thức rằng những hoạt động này cũng thuộc linh như những ân tứ phục vụ khác. Những điều đó chẳng bao giờ thay thế cho công tác của Thánh Linh. Phaolô nhấn mạnh điều này khi ông liệt kê trong những ân tứ Đức Chúa Trời ban cho thân thể của Đấng Christ có” ân tứ quản trị” (gifts of administration) (ICo1Cr 12:28).
Theo nghĩa của tự điển, chữ quản trị có nghĩa là” phục vụ điều hành hay giám sát việc sử dụng hay chỉ đạo”. Dưới đây chúng ta liệt kê vài chức năng bao gồm trong chữ quản trị. Khi tiếp tục bài học này, chúng ta sẽ thảo luận mỗi chức năng chính của việc quản trị liên quan đến công tác phục vụ của toàn bộ thân thể Hội Thánh. Hãy nghiên cứu dàn ý sau đây và nhớ lại cách mình đã sử dụng một số hay tất cả những chức năng này như thế nào những lúc gần đây.
I. Lập kế hoạch.
A. Những yếu tố của việc lập kế hoạch.
1. Khảo sát, ước lượng.
2. Đặt những mục tiêu.
3. Phát triển những chính sách.
4. Phát triển những thủ tục.
5. Lập thời gian biểu.
6. Lập kế hoạch chi tiêu.
II. Tổ chức.
A. Những yếu tố của sự tổ chức.
1. Phát triển cơ cấu tổ chức.
2. Uûy thác.
3. Nhận diện những mối quan hệ.
III. Lãnh đạo.
A. Những yếu tố của sự lãnh đạo.
1. Thông tin liên lạc.
2. Quyết định.
3. Huấn luyện nhân viên.
IV. Đánh giá.
A. Những yếu tố của sự đánh giá.
1. Lập một tiêu chuẩn.
2. Kiểm tra lại so với tiêu chuẩn.
3. Điều chỉnh.
Những chức năng này chắc không mới đối với bạn . Có lẽ bạn đã thực hiện chúng mỗi ngày. Khi Hội Thánh bạn tăng trưởng và bạn có thêm trách nhiệm, bạn buộc phải gánh vác nhiều hơn trong mỗi chức năng hoặc phát triển các đường lối để ủy thác những chức năng này. Hễ càng có thêm
việc phải thực hiện bao nhiêu, thì chúng ta càng ý thức tầm quan trọng của việc lập kế hoạch bấy nhiêu. Như vậy, khi các nhiệm vụ và số lượng con người gia tăng, thì sự tổ chức càng trở nên rất quan trọng. Chúng ta có thể thấy các chức năng này điều liên hệ hỗ tương, tuy nhiên chúng phải được sắp xếp và có trật tự, và điều đó gắn liền với tổ chức. Tổ chức có thể định nghĩa là” tiến trình xếp đặt những sự việc theo hệ thống kế hoạch”. Sau đó, để bảo đảm cho sự tổ chức được lên kế hoạch đúng đắn và thực hiện hiệu quả, thì chúng ta phải đánh giá. Khi chúng ta tiếp tục học bài này, chúng ta sẽ nhận thấy những chức năng này có cần cho những hoạt động khác nhau của Hội Thánh biết bao.
(1) xếp đặt cho phù hợp giữa những hoạt động quản trị với chức năng của nó.
.....a. Động viên một giáo viên cứ tiếp tục lớp của cô ấy với một loạt bài học mới.
.....b. Liên kết các tân tín hữu với nhau trong một lớp học với một giáo viên biết cách dạy dỗ họ.
.....c. Thực hiện một bảng” những việc cần làm” cho ngày mai.
.....d. Sửa sai những lỗi lầm và giải thích tại sao và thế nào.
.....e. Tính toán thời gian cần thiết cho một chương trình.
.....f. Chỉ định trách nhiệm và quyền hành để công việc được hoàn tất.
1) Lập kế hoạch.
2) Tổ chức.
3) Chỉ đạo.
4) Đánh giá.
Mục tiêu 2: Áp dụng những nguyên tắc lập kế hoạch cho một kế hoạch hoạt động cuûa Hoäi Thaùnh.
LẬP KẾ HOẠCH.
Có lẽ bạn đã nghe câu tục ngữ” Nếu bạn thất bại trong việc lập kế hoạch, thì bạn đang lập kế hoạch để thất bại”(if you fail to plan, you are planning to fail). Giống như hầu hết các câu châm ngôn, câu này chứa đựng một sự thật. Khi chúng ta nghiên cứu Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng chính Đức Chúa Trời là mẫu mực trọn vẹn về việc lập kế hoạch. Từ khởi thủy Đức Chúa Trời đã công bố kế hoạch của Ngài về sự cứu chuộc loài người. Chúng ta cũng thấy kế hoạch thiên thượng trong đời sống của những nhân vật trong Kinh Thánh khi Đức Chúa Trời dẫn dắt cuộc đời họ và đem ảnh hưởng đến những thế hệ nối tiếp. Giôsép nhắc lại kế hoạch mà Đức Chúa Trời hoạch định nhiều năm trước, khi ông nói với các anh em mình,” Đức Chúa Trời sai em đi trước các anh để bảo tồn nòi giống các anh trên đất và cứu chuộc mạng sống các anh bằng một sự giải cứu lớn” (SaSt 45:7).
LẬP KẾ HOẠCH LÀ GÌ ?
Một kế hoạch là” một đường hướng hoạt động được định trước”. Như bạn đã thấy trong bảng liệt kê những yếu tố của việc lập kế hoạch, nó có thể liên quan đến vài loại hoạt động. Một từ ngữ đơn giản của việc lập kế hoạch là “ nhìn thấy trước”. Bất cứ lúc nào chúng ta cố nghĩ về những gì mình muốn làm hoặc sẽ cố gắng làm, ấy là dính líu đến việc lạäp kế hoạch. Điều này trái ngược với việc chỉ đi tới phía trước bằng mò mẫm học tập từ những thất bại hoặc làm bằng sự may rủi. Lập kế hoạch là một sự cố gắng có cân nhắc để hình dung sự việc trước khi bạn thực sự thi hành. Hãy xem xét cách một người xây cất nhà. Thông thường trước khi làm điều gì khác, người đó vẽ một bảng thiết kế - một kế hoạch. Vì vậy người chủ tương lai của ngôi nhà biết khái quát ngôi nhà sẽ như thế nào trước khi ông ta thực sự xây cất. Người chủ cân nhắc xem mình cần bao nhiêu phòng. Nếu người ấy có một gia đình gồm 6 người và muốn nhiều chỗ để giải trí, thì phải xây cái nhà rộng hơn. Như vậy kế hoạch phải phù hợp với mục đích. Ngay cả khi một người không vẽ kế hoạch ra trên giấy thì người ấy cũng phải phác họa trong trí. Bạn phải nghĩ ra một số yếu tố trước khi bạn hành động. Loại kế hoạch này cần thiết cho toàn bộ hoạt động cũng như sự phát triển của Hội Thánh.
AI LẬP KẾ HOẠCH ?
Ai chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch của Hội Thánh? Mỗi kế hoạch đều khác nhau. Ơû một số Hội Thánh kế hoạch được thực hiện bởi những người được hiến chương Hội Thánh qui định. Hoặc ở một số Hội Thánh nhỏ, kế hoạch được thực hiện trên nền tảng thỏa thuận không chính thức. Trong nhiều trường hợp ban chấp hành Hội Thánh được xem là ủy ban lập kế hoạch. Nếu đó là một Hội Thánh lớn, thì mỗi ban ngành có thể có một ủy ban chịu trách nhiệm việc lập kế hoạch. Tuy nhiên, nếu có nhiều ủy ban trong những ban ngành, thì họ phải có cách nào đó để phối hợp với toàn bộ Hội Thánh chung. Điều chúng ta đang nói đây liên quan đến việc lập kế hoạch cho toàn bộ Hội Thánh hơn là một bộ phận của Hội Thánh. Có một số nguyên tắc đơn giản bạn cần phải theo nếu nhóm lập kế hoạch hoặc do bạn chịu trách nhiệm hoặc do người nào đó mà bạn chỉ định.
Chức năng lập kế hoạch thường do một nhóm hay một ủy ban thực hiện. Đôi khi kế hoạch căn bản do cá nhân đưa ra nhưng trong tiến trình hoạch định thì một ủy ban hoặc một nhóm phải được tham vấn hoặc chấp thuận. Có vài nguyên tắc về các nhóm lập kế hoạch cũng góp phần vào sự thành công của họ.
1. Phải là một nhóm nhỏ, vừa đủ để có thể hoạt động được. Nếu nhóm lập kế hoạch quá lớn, thì khó tập trung mọi thành viên. Số lượng nhóm viên tùy thuộc vào những gì phải được thực hiện. Mặc dù 3 người được coi là số ít nhất, nhưng 5 hoặc 7 người là nhóm làm việc tốt. Tuy nhiên nếu ủy ban được chỉ định cho một chức năng đặc biệt bao gồm nhiều hoạt động, thì bạn cần một nhóm lớn hơn. Chẳng hạn, một ủy ban công ước truyền giáo có thể gồm từ 11 đến 15 thành viên, và những phân ban sẽ chịu trách nhiệm cho những hoạt động khác nhau. Mỗi ủy ban phải nhỏ vừa đủ để hoàn thành công việc và lớn vừa đủ để thực hiện nhiệm vụ cách hiệu quả. Bạn sẽ thấy rằng phần nhiều các ủy ban đông người thường làm việc không đồng bộ và họ có khuynh hướng dọa dẫm một số người. Phải giữ sao cho gọn gàng để sự ‘lớn’ ấy không làm cho một số thành viên lo sợ khiến họ không tham gia.

2. Nhóm phải lớn đủ để có thể đại diện. Những phân ngành nhỏ khác nhau trong các công tác của Hội Thánh đều phải có người đại diện. Đôi khi những ban ngành trong Hội Thánh được chia theo lứa tuổi hoặc được chia theo mục đích của kế hoạch.
(2) Khoanh tròn những chữ mô tả các yếu tố góp phần cho sự thành công của một nhóm lập kế hoạch.
a. Độc quyền.
b. Bao hàm tất cả.
c. Thuộc về chức năng.
d. Phụ thuộc.
e. Có đủ tư cách đại diện.
Tôi muốn minh họa hai cách khả dĩ tạo thành một nhóm lập kế hoạch cho Hội Thánh.
Theo nhóm A, những công tác trong Hội Thánh được chia theo trách nhiệm hoặc lợi ích đặc biệt. Chẳng hạn, các lợi ích có thể là giáo dục người lớn và thiếu nhi, ngoại vụ, huấn luyện, âm nhạc, truyền giáo, công tác phụ nữ, công tác thanh niên. Trong mỗi ban ngành này có một nhóm lập kế hoạch, ở mỗi nhóm đều có một chấp sự liên hệ để biết nhu cầu và kế hoạch của ban ngành đó rồi trình cho ban lãnh đạo của Hội Thánh. Một số Hội Thánh lớn thực hiện theo cách này.
Theo nhóm B, những thành viên của nhóm là những đại diện của các ban ngành và hoạt động chính của Hội Thánh. Thêm vào đó còn bao gồm tất cả chấp sự và trưởng lão cũng như thủ quĩ. Dường như cách này có hiệu quả trong hầu hết các trường hợp. Toàn thể Hội Thánh đều được đại diện đầy đủ và không chức vụ nào cảm thấy bị bỏ rơi hay bị coi thường.
NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH.
Dù cá nhân, nhóm người hoặc một Hội Thánh cần lập một kế hoạch, thì cũng phải trả lời hai câu hỏi: Khi nào thực hiện kế hoạch nầy ? Và kế hoạch này được thực hiện bằng cách nào?
Dĩ nhiên” khi nào” thực hiện kế hoạch phải tùy vào” những gì” cần được lên kế hoạch. Nếu đề tài được quan tâm là chương trình giáo dục Cơ đốc, thì có lẽ nó sẽ theo năm học của trường. Nếu đó là ngân sách của Hội Thánh thì nó sẽ theo lịch tài chính hằng năm. Điều quan tâm đầu tiên” khi nào” kế hoạch hoàn tất phải tính vừa đủ thời gian trước khi thực sự có giá trị. Khởi lập kế hoạch hai tuần trước khi bạn muốn tổ chức một chiến dịch truyền giảng cho cả thành phố kể như là vô ích. Chúng ta sẽ thảo luận đề tài này nhiều hơn trong bài học này khi khảo sát việc lập thời gian biểu.
Nếu nhóm lập kế hoạch chịu trách nhiệm về những nhu cầu cho suốt cả năm thì nhóm này phải họp trước khi năm đó bắt đầu và vạch ra một kế hoạch. Một số hoàn cảnh hay dự án có thể đòi hỏi một kế hoạch năm năm, kế hoạch từng năm, hoặc kế hoạch từng quí. Nếu Hội Thánh của bạn mới mở và nhóm lập kế hoạch mới bầu, thì tốt nhất nên hoạch định những dự án nhỏ hoặc kế hoạch ngắn hạn.
Lên bảng giờ giấc là điều chính yếu khi làm kế hoạch, như vậy bạn cần một lịch tổng thể. Đây là một lịch mà mỗi chức năng hoạt động trong Hội Thánh đều được lên bảng giờ giấc hầu cho bất cứ nhóm làm kế hoạch nào cũng có thể tham khảo lịch đó và tránh được vấn đề mâu thuẩn về thời gian hoặc cố gắng trùng lặp.
Khi chúng ta nhìn vào cách thực hiện kế hoạch, chúng ta nên theo những bước sau:
1. Đưa ra những chỉ tiêu. Bất cứ kế hoạch nào lập ra cho Hội Thánh phải có một mục tiêu đặt trên sứ mạng toàn bộ của Hội Thánh. Mục tiêu là đích mà mỗi cố gắng đều phải hướng vào đó. Một mục tiêu là sứ mạng toàn bộ chẳng hạn, truyền giảng là một trong những mục tiêu của Hội Thánh. Mục đích của một chiến dịch truyền giảng là rao giảng Phúc âm cho mỗi gia đình trong một khu vực nào đó. Khi bạn thực hiện tốt điều này, bạn đã đạt được mục tiêu của mình, thế nhưng bạn chưa hoàn thành trọn vẹn mục đích của việc truyền giảng.
2. Nói rõ những mục tiêu trong từng giai đoạn ước lượng được. Điều này có nghĩa là bạn phải có cách nào đó để biết được mình đã đạt được mục tiêu. Chẳng hạn, với mục tiêu rao giảng Phúc âm cho từng gia đình trong một khu vực nào đó làm sao bạn có thể biết được mình đã hoàn thành hay chưa ? Tuy nhiên nếu bạn trình bày mục tiêu trong thời gian ước lượng được, bạn sẽ nói” mục tiêu của chúng tôi là 1) Từ ngày 1-15 tháng 6, chúng tôi phân phát chứng đạo đơn cho 300 hộ ở làng chúng tôi. 2) Vào ngày 5, 10, 15 tháng 6, chúng tôi tổ chức những buổi truyền giảng lộ thiên ở những khu vực trung tâm”. Sau ngày 15 tháng 6, bạn có thể xác định được mình đã đạt mục tiêu hay chưa.
3. Làm cho những mục tiêu trở thành thực tế. Một số người có khuynh hướng suy nghĩ rằng nêu những mục tiêu có tính cách thực tế cho thấy sự thiếu đức tin. Một ví dụ của một mục tiêu phi thực tế như: một Hội Thánh có 20 thuộc viên công bố rằng mục tiêu của họ là chinh phục 10.000 linh hồn trong một tháng. Điều này có thể ước lượng được nhưng phi thực tế. Mục tiêu trình bày ở điểm 2) sẽ thực tế hơn khi nói” tổ chức một chiến dịch truyền giảng tại một khu vực và chinh phục 500 linh hồn”. Bạn có thể cầu xin Chúa mang 500 linh hồn đến nhưng có lẽ Thánh Linh sẽ mang 550 linh hồn đến. Những gì bạn có thể ước lượng cách đặc biệt và làm được ấy là phân phối văn phẩm và làm chứng cho 300 gia đình, và dĩ nhiên là cầu nguyện.
4. Quyết định những nhu cầu để đạt tới những mục tiêu. Đây là những điều thực tế bạn phải làm để thấy rõ mục tiêu. Nó bao gồm những việc như:
a). Có được giấy phép của chính quyền.
b). Mời diễn giả.
c). Thông báo rộng rãi.
d). Dự trù về tài liệu, nhân lực và tài chánh.
e). Lập thời gian biểu.
f). Bao gồm những mục nào được liệt kê trong phần” những yếu tố của việc lập kế hoạch”.
Chẳng hạn, việc lập thời gian biểu, cách nào tốt nhất để chuẩn bị giờ giấc cho một công tác truyền giảng ? Một cách tốt nhất để làm điều này là khởi sự từ” thời điểm kết thúc” trở lui về trước. Nếu mục tiêu của bạn là tổ chức một chiến dịch từ ngày 1-6 tháng 6, thì bắt đầu từ ngày này trở về trước để quyết định bạn cần bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho từng hoạt động.
(3) Khoanh tròn những lời hoàn chỉnh ĐÚNG. Khi lập kế hoạch, thì những mục tiêu cần phải
a). Hạn chế cố gắng của Hội Thánh vào một số ít mục tiêu.
b). Biết những gì phải hoàn tất và sẽ hoàn tất bằng cách nào.
c). Kết hợp và hướng dẫn những cố gắng của những người góp phần.
d). Mở rộng đức tin đến khả năng không giới hạn.
e). Dự đoán những thành tố cần thiết cho sự thành công.
(4) Trong sổ tay của bạn hãy viết một kế hoạch bao quát cho hoàn cảnh sau: Giả sử bạn là mục sư của Hội Thánh có 200 tín hữu. Bạn và ban chấp hành đã quyết định mời một vị giáo sư đến huấn luyện những người trong Hội Thánh bạn trở thành những hướng dẫn viên nghiên cứu Kinh Thánh. Hãy khảo sát những yếu tố sau đây trong kế hoạch của bạn: - Mục tiêu của Hội Thánh: trở thành một ống dẫn cho mục đích của Đức Chúa Trời để xây dựng một tập thể tín hữu lớn lên tầm thước vóc giạc về mặt thuộc linh.- Mục tiêu của chương trình: chuẩn bị 10 nhân sự hướng dẫn các nhóm học Kinh Thánh bằng cách huấn luyện họ trong 16 giờ thảo luận chuyên đề vào 8 buổi chiều Chúa nhật trong tháng Giêng và tháng hai.- Hãy viết một thời gian biểu chương trình từng bước của những gì phải thực hiện để chuẩn bị cho lớp chuyên đề này. Hãy xem xét về ngày, tháng, người tham dự, tiếp tân, thông báo tin tức và những mục liên quan đến ngân khoản. Xét lại những mục ở phần những yếu tố của việc lập kế hoạch.
Hội Thánh không phải là một dịch vụ kinh doanh trong ý nghĩa là một tổ chức làm ra tiền, tuy nhiên đó là dịch vụ của Vua, và nó đòi hỏi chúng ta phải chăm lo cách hữu hiệu nhất. Những phương pháp chúng ta đã mô tả là những phương tiện để giúp Hội Thánh hoàn thành chức năng của mình hiệu quả hơn.
Mục tiêu 3: Nhìn nhận những phương pháp tổ chức và vẽ một sơ đồ tổ chức.
TỔ CHỨC.
Cấu Trúc
Có nhiều lý thuyết khác nhau về sự tổ chức và có nhiều sách viết về đề tài này. Cùng với tất cả lý thuyết về sự tổ chức thì cũng có nhiều định nghĩa. Với mục đích của bài này, chúng ta hãy nói rằng tổ chức liên quan đến” một tiến trình hình thành nhóm, xếp đặt và chỉ định công tác phải thực hiện bởi một nhóm người để đạt một mục đích chung”.
Ý niệm về tổ chức có hai khía cạnh chính. Một là tiến trình đưa nhiều người vào làm việc với nhau trong những mối quan hệ tốt nhất để đạt được mục đích chung. Chẳng hạn, một nhóm thanh niên kết hợp lại để chinh phục, huấn luyện và động viên những thanh niên khác phục vụ Chúa.
Một khía cạnh khác của tổ chức là cấu trúc, hay một kế hoạch chứng tỏ mối quan hệ giữa người này với người khác như thế nào. Khi mối quan hệ này viết ra trong một kế hoạch thì được gọi là” sơ đồ tổ chức”. Sơ đồ chỉ về cấu trúc và cũng chỉ cho thấy người này có liên hệ với người khác như thế nào trong tổ chức đó. Một loại tổ chức thông thường được sử dụng trong quân đội và các công ty lớn gọi là tổ chức trực tiếp.
Loại tổ chức này không thích hợp với Hội Thánh, vì trong thực tế mỗi người chỉ được liên lạc với người giám sát trên mình và không đi trực tiếp đến người lãnh đạo về hành pháp (Executive leader). Một loại tổ chức khác được gọi là theo chiều nhân sự (line-staff). Người chịu trách nhiệm hành chánh chính có những thành viên cố vấn và với sự cố vấn của họ ông giám sát những lãnh đạo cấp trung.
Loại thứ ba của tổ chức được gọi là theo chức năng. Trong loại này những nhân viên làm việc và được giám sát theo công việc có liên quan. Cách người này liên hệ với người kia dựa theo nhiệm vụ hơn là vị trí. Sơ đồ mẫu này chứng tỏ rằng Hội Thánh địa phương có một hình thức tổ chức hội chúng của một chính phủ. Nó có thể được mô tả vắn tắt như sau:
1. Mục sư chịu trách nhiệm trực tiếp trước hội chúng. Ông được hội chúng bầu cử.
2. Các chấp sự phục vụ như những cố vấn và được hội chúng bầu lên. Thường thường có ít nhất 3 chấp sự và cứ 50 tín hữu lại bầu thêm 1 chấp sự nữa.
3. Những chấp sự, là những người đồng chủ tịch (cochairmen) của những ban ngành đại diện cho những bộ phận khác nhau trong sinh hoạt và sứ mạng của Hội Thánh.
4. Gạch thẳng là những đường chỉ về quyền hạn, còn gạch chấm chấm là đường chỉ về sự hội ý.
5. Sơ đồ kết hợp những khung về vị trí và những khung về chức vụ.
6. Đối với những Hội Thánh lớn, mỗi lãnh vực của công tác có thể có sơ đồ tổ chức riêng
Hầu hết Hội Thánh sử dụng một kết hợp của 3 loại tổ chức này với rất ít loại tổ chức theo trực tiếp. Công tác của Hội Thánh gồm những nhiệm vụ đa dạng nên những người lãnh đạo và nhân sự liên hệ nhau theo chức năng. Những chức năng thường được thực hiện theo khuôn mẫu tương tự như sau:
1). Nhận diện một mục tiêu và những nhiệm vụ cần phải thực hiện.
2). Phân chia công tác cho những thành viên trong nhóm.
3). Quyết định mối quan hệ giữa người và công tác với nhau để tránh việc giẫm chân.
4). Giữ cho tổ chức năng động. Tái lập lại chức năng và cấu trúc để đáp ứng những nhu cầu.
(5) Xếp đặt cho phù hợp loại tổ chức với các mô tả.
1) Theo trực tiếp.
2) Theo nhân sự.
3) Theo chức năng.
...a. Những chấp sự góp ý với mục sư về những nhu cầu công tác Hội Thánh với những người có liên quan. Mục sư cho họ biết những gì ông mong muốn thực hiện. Những chấp sự truyền đạt lại với những người ở dưới sự giám sát của họ.
...b. Trong một Hội Thánh lớn mục sư chỉ liên hệ với những mục sư phụ tá. Họ lại liên hệ với những nhân sự dưới quyền họ.
...c. Đối với chương trình âm nhạc Phục sinh, trưởng ban âm nhạc bàn với mục sư về những bài hát và ca sĩ thích hợp. Cùng với một mục sư phụ tá, họ lập chương trình.
(6) Trong sổ tay của bạn hãy vẽ một sơ đồ tổ chức cho một Hội Thánh có một mục sư, 5 chấp sự và 3 trưởng ban chịu trách nhiệm về truyền giảng, giáo dục và âm nhạc.
Mục tiêu 4: Chọn những lời diễn đạt giải thích được những mối quan hệ trong một tổ chức.
NHỮNG MỐI QUAN HỆ.
Sơ đồ tổ chức cho biết trách nhiệm của một người ở trong một tổ chức, và nó cũng có thể cho thấy những mối quan hệ. Những mối quan hệ có được trong hai chiều: 1) một người phải biết mình thích hợp với tổ chức như thế nào. Và 2) người ấy phải biết thực hiện trách nhiệm của mình như thế nào. Muốn cho tổ chức thành công thì người lãnh đạo (mục sư) phải biết rõ điều đó cho chính mình và ông phải giúp những người cộng tác với mình hiểu được những mối quan hệ của họ. Có hai phương pháp để giúp mục sư làm điều này:
1. Mô tả công việc. Bạn sẽ có cảm nghĩ như thế nào nếu bạn được yêu cầu làm một công việc mà người ta không nói rõ họ mong đợi bạn thực hiện điều gì không ? Điều đó sẽ gây bực mình. Mô tả công việc sẽ cho thấy sự mô tả về bổn phận, trách nhiệm và quyền hạn. Những mục sau đây thường bao gồm trong một bảng mô tả công việc:
a). Tên công việc.
b). Chịu trách nhiệm với ai.
c). Những phẩm chất cần thiết.
d). Mô tả những bổn phận.
Những phần mô tả công việc khác có thể bao gồm một bảng liệt kê những lợi ích như những dịp nghỉ có hưởng lương, nghỉ vì bệnh và những lợi ích về khuyết tật hoặc bất lực nhưng những điều này có thể không cần thiết cho trường hợp của một Hội Thánh.
Ai chịu trách nhiệm định rõ công việc ? Những hoàn cảnh thay đổi đối với từng Hội Thánh, vì thế điều này phải uyển chuyển. Đôi khi một ban hay ủy ban định nghĩa công việc. Nếu bạn đang mở mang một Hội Thánh mới, thì bạn có thể làm việc đó. Nếu vị trí đã có sẵn thì người đang ở trong vị trí có thể mô tả công việc ấy tốt nhất. Khi một công việc được mô tả xong, thì người giám sát có thể ngồi xuống với người nhận việc và thông qua các chi tiết của công việc để chắc chắn rằng người ấy đã hiểu công việc cách rõ ràng.
2. Phối hợp các trách nhiệm. Thật thú vị khi biết một thân thể khỏe mạnh phối hợp nhịp nhàng làm sao. Mối quan hệ giữa những phần khác nhau của thân thể con người chứng tỏ rằng mỗi phần có một trách nhiệm với những phần khác. Đó là cách mà những mối quan hệ phải phối hợp trong thân thể Hội Thánh, mỗi phần chịu trách nhiệm và lệ thuộc vào phần khác.
Giả định có một giáo viên Trường Chúa nhật trong Hội Thánh bạn cần những bút chì màu cho lớp mình. Người ấy phải xin ai ? Nếu không phải bạn, thì ai ? Nếu nhiều người trong Hội Thánh bạn đều có loại nan đề tương tự, chắc hẳn bạn là người rối trí nhất. Bằng việc phân rõ giới hạn trách nhiệm, mỗi người hiểu được mình ở chỗ nào trong dây chuyền quan hệ vốn được mô tả là giới hạn quyền hành, hoặc giới hạn của sự hội ý. Chúng ta không thể mô tả hết mọi khía cạnh của một tổ chức cách đầy đủ bằng một sơ đồ trên giấy vì có nhiều phức tạp và thay đổi xảy ra từng hồi từng lúc. Thật vậy, sự năng động của một tổ chức đòi hỏi sơ đồ phải thay đổi và cải tiến theo nhu cầu. Mục đích chính của sơ đồ là đưa ra hình ảnh của những công việc được phân phối như thế nào và chúng liên hệ với nhau làm sao.
(7) Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời hoàn chỉnh ĐÚNG. Trong những mối quan hệ mỗi người tham gia cần phải hiểu
a. Người ấy thích hợp với tổ chức như thế nào và chịu trách nhiệm với ai.
b. Những giới hạn về quyền hạn của mình và làm thế nào để duy trì sự kiểm soát.
c. Những gì người ta mong đợi nơi người ấy.
LÃNH ĐẠO.
Chúng ta đã định nghĩa sự lãnh đạo như là sự góp phần đến từ bất kỳ thành viên nào trong nhóm để đạt được mục tiêu của nhóm. Tôi thích định nghĩa này vì nó chứng tỏ sự lãnh đạo không hạn chế chỉ một người hoặc vài người. Trong phần này của bài học chúng ta sẽ khảo sát hai phẩm chất chính góp phần vào sự lãnh đạo tốt. Đó là sự” truyền đạt rõ ràng” và” quyết định”. Trước hết chúng ta hãy xem làm cách nào vượt qua những hàng rào để truyền đạt.
Mục tiêu 5: Mô tả những trách nhiệm của người lãnh đạo trong tiến trình truyền thông.
TRUYỀN ĐẠT VÀ LÃNH ĐẠO.

Mỗi người đều có mối liên hệ với sự truyền thông. Đó là tiến trình và nghệ thuật của sự chuyển giao một sứ điệp. Sự truyền thông được cấu thành bởi 3 yếu tố chính. Trước hết, người đề xướng có một ý định, hay ý nghĩa. Đây có thể là một ý tưởng, một cảm xúc hay một tin tức. Kế đó là người nhận. Người nhận là người có những nhận thức có thể ảnh hưởng như thế nào về việc mình tiếp nhận ý nghĩa đó. Khi tiến trình truyền đạt được rõ ràng, thì người nhận hiểu được ý nghĩa chính xác như người đề xướng muốn. Sau đây là vài gợi ý giúp cho người nhận hiểu được sứ điệp bạn muốn truyền đạt:

1. Hiểu và biết những gì bạn muốn truyền đạt. Có một mục tiêu ý tưởng rõ ràng về những gì mình muốn nói, không chỉ là vài ý niệm mơ hồ. Nếu bạn cần trình bày một sự thông báo hay vấn đề gì có tính cách trang trọng, thì hãy viết ra trên giấy rồi tập nói lớn để bạn có trong trí chính xác những gì mình muốn nói. Hãy có thói quen sử dụng cách ghi chép và dàn ý.

2. Biết về con người mà bạn muốn truyền đạt. Bạn càng biết rõ về người nhận sứ điệp bao nhiêu, thì bạn có thể mô tả sứ điệp của mình rõ ràng để người ấy có thể hiểu được bấy nhiêu. Nếu bạn biết về cá tính của người ấy, thì bạn sẽ hiểu được những nhận thức của người tốt hơn.

3. Khích lệ việc liên tục hoàn ngược. Chữ hoàn ngược phát xuất từ chữ điện tử liên quan đến hệ thống âm thanh. Nó có nghĩa đơn giản là sự phản hồi những hiệu ứng của một quá trình về nguồn gốc của nó. Trong việc truyền đạt điều này có nghĩa là sự đáp ứng. Chấp nhận sự hoàn ngược, hay đáp ứng, từ người nhận sẽ cho bạn biết những gì người ấy hiểu. Điều này liên quan đến sự lắng nghe, vốn là một phần quan trọng của sự truyền đạt. Lắng nghe trong trường hợp này có nghĩa là” nghe với sự chủ ý đầy đủ”. Hội Thánh không đòi hỏi một” hộp góp ý” để cho sự truyền đạt tuôn chảy tự do. Mục sư cần duy trì một bầu không khí trao đổi lành mạnh, một sự tuôn chảy tới lui của sự truyền đạt.
4. Sử dụng ngôn ngữ chính xác, đúng đắn. Bất cứ lúc nào có thể được cũng phải dùng chữ chính xác, đừng dùng những chữ mơ hồ dường như bạn muôâùn che dấu một điều gì. Sử dụng những chữ để người nghe sẽ hiểu được. Họ không bị những từ phức tạp xa lạ với họ làm cho họ ngỡ ngàng. Tránh các từ ngữ như: nhiều, một thời gian ngắn, chỉ một vài. Nếu có nan đề gì hãy nói trực tiếp và rõ ràng cho người có liên hệ, đừng nói những từ bóng gió cho một nhóm, để lại ấn tượng là một người vô danh nào đó phạm lỗi lầm.
(8) Mô tả ngắn gọn tiến trình truyền đạt:
(9) Xếp cho phù hợp giữa trách nhiệm truyền đạt của người lãnh đạo (phải) với thực tế sử dụng (trái).
1) Biết những gì bạn muốn nói.
2) Biết người nghe mình.
3) Động viên sự hoàn ngược.
4) Sử dụng ngôn ngữ chính xác.
...a. Yêu cầu bình luận và đặt câu hỏi, và lắng nghe những đáp ứng.
...b. Sử dụng sổ ghi chép và có một sứ điệp rõ ràng trong trí. Kiểm tra sứ điệp của mình bằng sự thực tập.
...c. Học trước kinh nghiệm, sự nhận thức và loại cá tính của người nghe.
...d. Nói cách chân thành, sử dụng những chữ thông thường và cố tránh những chữ mơ hồ.
Mục tiêu 6: Nhận diện những yếu tố quyết định theo những bước giải quyết vấn đề.
NGƯỜI LÃNH ĐẠO QUYẾT ĐỊNH.
Quyết định có liên quan chặt chẽ đến giải quyết vấn đề. Trí phán đoán mà mỗi người phải sử dụng và những phương pháp phải noi theo rất giống nhau. Trong nhiều trường hợp đưa ra một quyết định là giải quyết một vấn đề. Sự khác nhau ấy là nhiều quyết định phải thực hiện cho những hoàn cảnh thông thường để giữ cho công việc tiến triển. Vì những quyết định khó nhất đều xoay quanh sự giải quyết một vấn đề, nên chúng ta phải khảo sát tiến trình của sự giải quyết vấn đề và xem thử làm thế nào để áp dụng cho những hoàn cảnh khác nhau.
Những người nghiên cứu những chức năng lãnh đạo thường nhận diện mấy giai đoạn trong tiến trình giải quyết vấn đề. Những giai đoạn này tương tự như 6 bước liệt kê sau đây:
1. Nhận diện hay định nghĩa nan đề. Bước thứ nhất giúp cho việc quyết định là biết nan đề thật là gì. Có thể nan đề thật không thấy rõ ngay từ đầu. Khi bạn nhận diện vấn đề, hãy mô tả nó bằng những chữ đặc biệt. Bạn phải nhận diện nan đề cách chính xác hơn là nói” Tôi cảm thấy buồn về trường hợp này”. Bạn phải nói, như Nêhêmi nói khi ông nhận diện nan đề ở Giêrusalem: “ Những bức tương bị đổ xuống và bị lửa thiêu đốt”. (NeNe 2:17).
2. Phân tích và mô tả hoàn cảnh chung. Bạn phải trình bày xem xét mọi sự kiện liên quan đến vấn đề. Trong tiến trình này bạn có thể xác định nan đề có khẩn cấp, nghiêm trọng hay mới ướm thử, và bạn có thể quyết định hoặc hành động tức thì hay chờ đợi một thời gian. Để có thể đưa ra quyết định tốt nhất, bạn nên bàn thảo với người nào khác về vấn đề này.
3. Lập những tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề. Hệ thống có giá trị của những quyết định sẽ xác định các tiêu chuẩn. Ở trong Hội Thánh, hệ thống đó là những giá trị của Kinh Thánh.

4. Xem xét những giải pháp thay đổi. Đôi khi điều này được gọi là” vấn đề động não” (brainstorming), tại đó mỗi người chỉ nói những gì vừa đến với tâm trí họ mà chẳng có hạn chế nào cả. Đây là một cơ hội để đề xuất những thuận lợi và bất lợi của một số giải pháp, và mỗi một lời đề nghị đều được đánh giá cao.

5. Chọn lúc hành động và quyết định chọn theo thủ tục. Hãy cho những người có liên hệ biết về quyết định và giải thích nếu cần. Người ta sẽ thích cộng tác hơn nếu họ hiểu rõ những lý do đưa đến những quyết định đó và có thể thấy đó là những quyết định tốt đẹp.

6. Thực hiện hành động và đánh giá thủ tục. Điều này có thể khó áp dụng trong Hội Thánh, đặc biệt là thi hành kỷ luật đối với một thành viên trong Hội Thánh hoặc vài loại khó xử khác. Tuy nhiên, khi những quyết định đó được thực hiện trong tình yêu Cơ đốc, thì lợi ích của việc hoàn thành trách nhiệm sẽ đắc thắng những khó khăn.
Tiến trình giải quyết vấn đề phải được theo dõi với sự đánh giá kết quả. Nếu kết quả đem lại sự thỏa lòng, thi quyết định ấy đúng. Nếu không, chúng ta phải hỏi những câu sau:
1. Vấn đề đã được nhận diện đúng đắn chưa ?
2. Đã đưa ra quyết định đúng đắn chưa ?
3. Đã thực hiện hoàn chỉnh chưa ?
Nếu quyết định đưa ra không đúng lắm, thì người đề xuất quyết định phải công nhận lỗi lầm của mình, điều tra thêm nữa, trở lại từ đầu theo tiến trình, và điều chỉnh quyết định.
(10) Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG liên quan đến việc giải quyết vấn đề.
a. Bước thứ nhất trong việc giải quyết vấn đề là định nghĩa vấn đề. Kế tiếp là một sự phân tích hoàn cảnh chung, vốn xác định phạm vi của vấn đề đặc biệt đó.
b. Một khi vấn đề đã được định nghĩa và phân tích, một người có thể chuyển sang việc lập những tiêu chuẩn cho một giải pháp. Ngoài ra, người ấy có thể khảo sát những giải pháp thay đổi.
c. Sau khi một người đã chọn một trong vài giải pháp thay đổi, người ấy thực hiện một đường hướng hành động. Đã đi theo những bước này. Người ấy có thể chắc chắn rằng kết quả sẽ là thành công.
ĐÁNH GIÁ.
Đánh giá là sự đo lường hiệu quả hay giá trị của bất cứ chương trình nào để xem nó có đáp ứng được những mục đích và chỉ tiêu đã đề ra hay không. Có thể không có sự đánh giá chân thật trừ khi những mục đích và chỉ tiêu được trình bày cách rõ ràng.
Chúng ta hãy thừa nhận mục tiêu của bạn trong buổi thờ phượng sáng Chúa nhật là: Cung ứng một thì giờ cho sự thờ phượng thuộc linh qua sự cầu nguyện, hát ngợi khen và chức vụ ban lời để đẩy mạnh sự tăng trưởng thuộc linh. Để xác định liệu bạn đã đạt chỉ tiêu hay không, bạn cần đo lường điều đó so với những tiêu chuẩn do bạn lập ra. Hệ thống đánh giá đơn giản mà bạn có thể sử dụng là lập một bảng câu hỏi rồi phân phối cho những người có liên quan với chương trình. Nếu bạn muốn đánh giá cách rộng rãi chương trình thờ phượng sáng Chúa nhật, thì hãy chuyển bảng câu hỏi này cho những người đến thờ phượng khi chấm dứt buổi lễ. Yêu cầu họ đem về nhà, trả lời những câu hỏi, và Chúa nhật tới mang trở lại. Một số câu bạn có thể hỏi là:
1. Giờ nhóm sáng Chúa nhật có thích hợp không ?
Thích hợp không .
2. Nếu không, giờ nào là thích hợp nhất ?
3. Bạn có thích những bài hát chúng ta hát không ?
Thích không .
4. Chúng ta hát như vậy là đủ chưa ? Đủ Chưa .
5. Những bài giảng có dài quá không ? Dài Không .
6. Những bài giảng có đáp ứng nhu cầu của bạn không ?
Đáp ứng Không .
7. Những bài giảng có nhấn mạnh quá nhiều về một vài đề tài không?
Có Không .
8. Những đề tài nào giảng chưa đủ ?
9. Chúng ta phải có thêm âm nhạc đặc biệt bổ sung cho ca đoàn không?
Có Không .
10. Bạn có những nhận xét khác không ?
Mục đích của sự đánh giá là xác định xem có thiếu sót nào trong một số lãnh vực và có thành công nào trong những lãnh vực khác. Một khi bạn đã nhận được sự đánh giá, hoặc từ bảng câu hỏi giống như trên hay từ sự thảo luận với những người gắn bó trong công tác phục vụ, thì bạn phải nắm lấy cơ hội. Những lời bình phẩm có thể tái xác nhận rằng chức vụ của bạn đã thành công trong việc đạt những chỉ tiêu đã đề xuất. Cũng có thể có những điều bạn không đạt chỉ tiêu. Người ta có thể chỉ ra những lãnh vực bạn yếu kém trong chức vụ. Điều này giúp bạn chống đỡ những lãnh vực” yếu kém” trong chương trình.
Là mục sư, sự đánh giá rất quan trọng đối với bạn. Điều đó cũng quan trọng đối với tất cả những người cộng tác trong Hội Thánh bạn. Một nhân sự làm bất kỳ loại công việc có giá trị nào đều cần sự hoàn ngược. Trao cho người nào bảng đánh giá khi họ hoàn thành công tác được giao, sẽ làm cho người ấy một cảm nghĩ đã hoàn tất và người ấy sẽ được khích lệ để bắt đầu một dự án mới với nghị lực tươi mới. Ngay cả nếu một nhân sự tiếp tục gánh vác cùng một trách nhiệm đó trong thời gian dài, như dạy một lớp Trường Chúa nhật, người ấy cần được sự công nhận và đánh giá theo từng khoảng cách thường xuyên. Sự công nhận ấy sẽ tránh được sự vô tình và có cảm tưởng chẳng ai quan tâm đến những gì mình đang làm. Một mục sư, là một người lãnh đạo khéo léo, sẽ luôn luôn cung cấp sự động viên qua sự đánh giá thường xuyên chính công việc của mình và của những người cộng tác với mình.
(11) Ôn lại bảng câu hỏi ở trên. Trong sổ tay của bạn, hãy viết ra 6 câu hỏi mà bạn sẽ dùng để đánh giá một lớp Trường Chúa nhật cho những em mẫu giáo. Chỉ tiêu đề xuất cho lớp học là: Tăng số lượng các em ghi danh vào lớp học và phát triển trong các em nhiệt tình học tập những lẽ thật thuộc linh qua đời sống các nhân vật trong Kinh Thánh.
(12) Một mục đích sinh lợi của việc đánh giá là nó
a. Bày tỏ đức tin của người lãnh đạo.
b. Chứng minh sự tận hiến của một người cho công tác.
c. Cung cấp sự hoàn ngược và đưa ra sự động viên.
d. Giải thích những lý do của sự thiếu khả năng.
Bây giờ chúng ta đến phần kết luận việc chúng ta nghiên cứu về công tác của mục sư. Tôi cầu nguyện cho những sự nghiên cứu này sẽ đem lại cho bạn một tấm lòng của người chăn chiên và làm cho sắc bén tiêu điểm của bạn trong chức vụ. Ước mong bạn áp dụng những gì bạn đã học và nhìn nhận rằng tất cả chúng ta cùng làm việc chung với Hội Thánh khắp nơi trên thế giới để xây dựng Hội Thánh của Chúa Jêsus Christ.



BÀI TỰ TRẮC NGHIỆM.
CÂU HỎI LỰA CHỌN.
Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời tốt nhất cho mỗi câu hỏi.
1. Một sơ đồ tổ chức phục vụ mục đích cho thấy
a) Cấu trúc và những mối quan hệ.
b) Những mục tiêu.
c) Những phương pháp và những chỉ tiêu.
d) Định nghĩa công việc.
2. Chịu trách nhiệm với ai và những gì mong đợi trong một tổ chức, mô tả
a) Quyền hành của một người.
b) Vị trí của một người.
c) Mối quan hệ của một người.
d) Chức năng của một người.
3. Sự truyền đạt có hiệu quả khi người đề xướng và người tiếp nhận
a) nghe những từ ngữ như nhau.
b) hiểu những lời nói theo cùng một cách.
c) đồng ý trong những thái độ của họ.
d) có những cá tính tương tợ nhau.
4. Trong sự truyền đạt, những người lãnh đạo phải tránh niềm tin cho rằng
a) làm cho người hiểu được là chuyện có thể xảy ra.
b) ngôn ngữ đơn giản, chính xác là điều hiệu quả nhất.
c) yêu cầu sự hoàn ngược trợ giúp cho sự truyền đạt.
d) bất cứ điều gì nói ra sẽ được các người nghe hiểu rõ.
5. Bước thứ nhất trong tiến trình giải quyết nan đề là
a) phân tích hoàn cảnh.
b) nhận diện vấn đề.
c) lựa chọn hành động cần thiết.
d) lập những tiêu chuẩn.
6. Đánh giá là một công cụ có ích cho việc đo lường.
a) sự kiêu ngạo.
b) tiến trình của nhóm.
c) mục tiêu đạt được.
d) sự tăng trưởng của Hội Thánh.
SẮP XẾP CHO PHÙ HỢP. Vào tháng 9 mục sư Ivan khảo sát ý tưởng cho rằng một buổi hòa nhạc Giáng sinh do 20 thanh niên của Hội Thánh ông thực hiện trình diễn tại một trường Trung học của thị xã, sẽ là một cơ hội chứng đạo Cơ đốc có hiệu quả trong cộng đồng nhỏ bé của họ. Hãy xếp đặt cho phù hợp sự liên phát đúng của việc lập kế hoạch của ông và tổ chức với hoạt động.
a) thứ nhất.
b) thứ nhì.
c) thứ ba.
d) thứ tư.
e) thứ năm.
f) thứ sáu.
.....7. Chọn một ngày giờ ghi vào lịch của Hội Thánh, nêu rõ ngày giờ đó với nhà trường.
.....8. Thảo luận ý tưởng đó với ban chấp hành Hội Thánh và ủy ban lo về thanh niên, gặt được sự nhiệt tình cộng tác của họ.
.....9. Dự trù một ngân khoản cho sự kiện này, tham khảo ý kiến người lãnh đạo thanh niên, thủ quĩ của Hội Thánh và một thành viên khác của ban chấp hành.
.....10. Chỉ định một ủy ban để quảng cáo và phổ biến.
.....11. Bảo đảm được phép ban điều hành nhà trường để tổ chức buổi hoà nhạc.
.....12. Kết hợp với người hướng dẫn hát và trưởng ban thanh niên trong việc chọn nhạc thích hợp.
ĐÁNH GIÁ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP ĐƠN VỊ 4
VÀ THI KIỂM TRA CUỐI KHÓA.
Bây giờ bạn đã hoàn tất công tác học tập trong cuốn Sách Giáo Khoa Tự Học này. Hãy ôn lại từ bài 12 đến bài 14 cẩn thận rồi trả lời câu hỏi trong phiếu trả lời của Bảng Đánh Giá Tiến Trình Học Tập Đơn Vị IV. Gởi Phiếu Trả Lời cho hướng dẫn viên chỉ đạo ICI để sắp xếp cho bạn thi cuối khóa. Ôn thi cuối khóa bằng việc nghiên cứu những mục tiêu của môn học, mục tiêu của bài học, các bài tự trắc nghiệm và những Bảng Đánh Giá Tiến Trình Học Tập. Ôn lại bất cứ nội dung bài học nào cần thiết để làm tươi mới trí nhớ của bạn. Nếu bạn ôn bài kỹ thì việc làm bài thi cuối khóa sẽ không khó khăn đối với bạn.
GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
(1)
a.3) lãnh đạo.
b.2) tổ chức.
c.1) lên kế hoạch.
d.4) đánh giá.
e.1) lên kế hoạch.
f. 2) tổ chức.
(2) c và e đúng.
(3) b, c, và e là những lời hoàn chỉnh đúng.
(4) câu trả lời của bạn. Kế hoạch của bạn phải bao quát những vấn đề tương tự như phương pháp sau: Bạn có thể không gồm tóm đủ mỗi tiết mục nhưng hãy khảo sát kế hoạch của bạn để bảo đảm tất cả các bước cần thiết điều có.
Ngày 1 tháng 9: chỉ định người phối hợp mở lớp Hội thảo chuyên đề. Mời người cộng tác.
Ngày 7 tháng 9: họp ủy ban làm việc và người phối hợp để quyết định về:
a. Giáo viên lớp chuyên đề và người ủng hộ.
b. Chương trình học được sử dụng.
c. Đề nghị các hoạt động.
d. Ngân khoản cần thiết gồm có:
Nhân lực: một người phối hợp tổ chức lớp chuyên đề, ủy ban làm việc, thành viên, ủy ban tiếp tân.
Tài liệu: Giấy, stencil, đồ thị v.v...
Tài chánh: lạc quyên hay tiền thù lao cho diễn giả, tiền tài liệu, tem, linh tinh...
Ngày 8 tháng 9: gởi thơ mời giáo viên với chương trình học gợi ý và yêu cầu trả lời trong vòng 14 ngày.
- 20 tháng 9: xác nhận sự nhận lời mời của giáo viên. Hội ý về chương trình học.
-27/9 đến 5/10: Chuẩn bị những tài liệu của chương trình học, phân phối, và những trang bị cần thiết
- 20 - 30/11: xác định những sắp xếp tiếp tân có cần. Kiểm tra lại tất cả dụng cụ và tài liệu.
- 10/12: họp với ủy ban làm việc để xem xét lại tất cả kế hoạch và những sắp xếp, để biết chắc mỗi việc đều thông qua.
- 27/12: sắp xếp sự tiếp đón diễn giả và các sự tiếp đãi cần thiết khác (uống trà vào buổi chiều)
- 29/12: kiểm tra tất cả sự sắp xếp một lần nữa để biết chắc mọi sự đã sẳn sàng.
- 6/1: lớp hội thảo chuyên đề bắt đầu.
(5) a.2) theo nhân sự.
b.1) theo trực tiếp.
c.3) theo chức năng.
(7) a và c là những câu đúng.

(8) câu trả lời của bạn phải tương tự như sau:
Một người đề xướng gởi một sứ điệp mà đã được nhận và hiểu như người đề xướng mong muốn.
(9) a.3) động viên sự hoàn ngược.
b.1) biết những gì mình muốn nói.
c.2) biết người nghe mình.
d.4) sử dụng ngôn ngữ chính xác.
(10) a và b là những câu đúng. Câu c sai, có thể một trong những bước chưa được thực hiện đúng.
(11) Câu trả lời của bạn có thể gồm những câu hỏi tương tự như sau:
a. Có bao nhiêu em mới đã ghi danh lớp này năm nay ?
b. Nếu có em nào bỏ cuộc, vì lý do gì ?
c. Các phương pháp giảng dạy có gây thích thú không ?
d. Các em có chăm chú không ?
e. Có bằng cớ nào chứng tỏ các em nhận diện được đặc tính của những nhân vật các em học không ?
f. Làm sao giáo viên xác định được một em có hiểu bài ?
g. Những giáo viên có nhiệt tình với lớp học không ? Nếu không, tại sao không ?
(12) c) cung cấp sự hoàn ngược và đưa ra sự động viên.
&

CHÚ GIẢI TỪ NGỮ.
- Ẩn dụ: một chữ theo nghĩa đen chỉ về một vật hay một ý tưởng dùng để gợi ý về một sự tương tự ở nghĩa khác.
- Bản năng: khuynh hướng vốn có hay sự thôi thúc
- Bán chánh thức: xen vào công việc của người khác.
-Bao hàm: gồm tất cả vào
- Ban phát sứ điệp: cách thức hay phong cách nói.
- Cạn kiệt: chấm dứt.
- Cưỡng bách: bắt buộc, không tránh khỏi được.
- Canh tân: những phương pháp hay ý tưởng mới.
- Cấp tiến: khởi sự từ chỗ bình thường hay thuộc về truyền thống.
- Chọc tức: gây ra sự bực bội hay phẩn nộ.
- Châm biếm: không thực tế, không phù hợp với sự kiện.
- Chói sáng: phát ra ánh sáng, sáng rực.
- Cầu thay: sự can thiệp giữa hai bên.
- Chiến lược: liên quan đến việc lập kế hoạch và chỉ huy các phong trào quân sự
- Chuyên đề: mỗi khóa học được sắp xếp trước
- Chức năng: một hành động góp phần vaò một hành động lớn hơn.
- Cộng đồng giáo hội toàn thế giới: tiêu biểu cho Hội Thánh chung trên toàn thế giới.
- Dâng hiến: để riêng cho mục đích đặc biệt hay mục đích thánh.
- Đương thời: cùng một thời kỳ như nhau.
- Độc nhất: chỉ có một mà thôi.
- Đối lập: phân làm hai nhóm trái ngược nhau.
- Đơn độc: điều kiện ở một mình.
- Đàm thoại: nói chuyện giữa hai hay nhiều người.
- Độc thần: giáo lý hay niềm tin nơi một mình Đức Chúa Trời
- Đa thần: tin nơi nhiều thần.
- Đánh giá: quyết định giá trị bằng nhiều sự khen ngợi.
- Giải hòa: phục hồi tình bạn và hài hòa
- Gây thành kiến: có một sự chống đối
- Giai cấp: cấp bậc về vị trí hay quyền hành
- Giàn giáo: một cái khung tạm thời để làm việc
- Giải độc: thuốc chữa hay ngăn ngừa tác hại
- Giải luận: giải thích, đưa ra ý nghĩa.
- Giáo khu: cộng đồng hội chúng địa phương
- Giáo phẩm: những người được phong chức để thi hành những lễ nghi tôn giáo
- Giáo dân: những người có đức tin tôn giáo khi chuyên biệt với hàng giáo phẩm chuyên nghiệp.
- Giáo thể: hình thức tổ chức đặc biệt
- Hạt nhân: trung tâm từ đó mọi hoạt động xảy ra
- Hiệu lực: sức mạnh để phát sinh ra hiệu quả
- Hoàn ngược: trả lại sự truyền đạt đã đưa ra (đáp ứng)
- Khuyên bảo: thúc đẩy cách mạnh mẽ
- Khôi phục: đem trở lại tình trạng như cũ hay tình trạng tốt hơn, kiếm trở lại
- Khuôn khổ: một loại đặc biệt
- Khán giả: người xem nhưng không góp phần
- Lựa chọn: không đòi hỏi, một vấn đề phải lựa chọn
- Lịch Cơ đốc: lịch những ngày lễ hàng năm của Cơ đốc giáo
- Lễ rửa tội và đặt tên: một lễ làm báp têm và đặt tên cho một em bé
- Mộ đạo: nhiệt tình quá độ về tôn giáo
- Nghe được: có khả năng nghe được
- Ngoan cố: cứ tiếp tục cách cứng đầu mặc dù còn sự chống đối
- Nghiêm khắc: không uốn nắn được, không mềm dẻo
- Nhiệm chức: giữ một chức vụ hay vị trí đặc biệt.
- Nẩy sinh: mọc lên và phát triển.
- Nghi thức: một hình thức thủ tục hay thờ phượng của một buổi lễ tôn giáo.
- Người được khuyên: người tiếp nhận lời khuyên.
- Nhà tâm lý học: Khoa học gia nghiên cứu về tâm lý và cách cư xử.
- Nghi lễ: một lễ được định trước.
- Phân biệt: nhìn thấy sự khác nhau.
- Phân chia: phân thành từng phần nhỏ
- Phát ngôn viên: một người đại diện cho một người khác để nói
- Phép chữa bịnh: cách cứu chữa cho sự mất ổn định.
- Phối hợp: đem vào một hoạt động chung.
- Phức tạp: có những phần ràng buộc lẫn lộn với nhau.
- Quản lý: sự điều phối tài sản của người khác.
- Quá mức: vượt quá số lượng hay phí tổn.
- Sự tin quyết: hành động kiên quyết vào một chân lý.
- Sứ mạng: được giao phó cho một mục đích nhất định.
- Tính mãnh liệt: phẩm chất của sự căng thẳng, một sức mạnh dữ dội hay một cảm xúc sâu sắc.
- Tài bồi: tiến trình làm cho lớn nhanh
- Tái sinh: sinh ra về mặt thuộc linh để có đời sống mới và tốt hơn.
- Thông công: một hành động chia sẻ, một lễ kỷ niệm về sự chết của Đấng Christ.
- Tóm tắt: làm ngắn lại mà không mất ý nghĩa.
- Thông suốt: trống rỗng không có vật cản.
- Thuận tiện: làm cho mọi sự dễ dàng hơn.
- Thấu triệt: cố sức cho hiểu kỹ vấn đề.
- Thu thập: tiếp nhận và sử dụng cách thích hợp
- Thuộc giáo hội: liên quan đến tổ chức Hội Thánh
- Tôn cao: đem lên địa vị hay quyền hành cao hơn.
- Tương tự: giống nhau ở vài điểm đặc biệt của hai vật đồng dạng.
- Tiền thù lao: trả tiền cho sự phục vụ mà không phải bắt buộc trả đúng giá.
- Tồn trữ: nơi cất giữ.
- Tĩnh học: tình trạng vững vàng, không thay đổi, hay tiến triển.
- Tháo dỡ: lấy ra từng phần rời đem đi.
- Thận trọng: canh chừng để ngăn ngừa nguy hiểm.
- Tùy cơ ứng biến: làm nên sáng tạo với những vật có sẵn.
- Tổn thất: mất mát vì cái chết của người thân.
- Trình tự hành lễ (kim chỉ nam của mục sư): thi hành một lễ nghi tôn giáo.
- Trì hoãn: có ý định bỏ những việc đáng lẽ phải thực hiện.
- Tập sự: thời kỳ thử thách học tập.
- Tiềm năng: có khả năng xuất hiện hay hoạt động.
- Tinh túy: vượt lên trên hay một nhóm người có quyền hành.
- Thành thạo: khéo léo hay hiểu biết cách đặc biệt.
- Thể chế hóa: tổ chức với sự nhấn mạnh về cấu trúc.
- Ủy nhiệm: có quyền hành động thế cho
- Ưu tiên: định rõ vị trí thứ tự điều nào đặt trước.
- Vận dụng: khéo léo sử dụng ảnh hưởng, khéo tay hay đối xử tinh tế.
- Vật lộn: vùng vẫy để chiếm ưu thế.
- Vu khống: nói điều ác nghịch với.
- Vĩnh viễn: cứ tiếp tục không giới hạn.
- Xen vào: tự mình bận tâm với công việc của kẻ khác


SÁCH THAM KHẢO
Bradley, J.T. A MANUAL FOR MINISTERS, Cheltenham, England, Grenehurst Press, n.d.
Christensen, James L. THE MINISTER’S CHURCH, HOME AND COMMUNITY SERVICES HANDBOOK, New Jersy, Fleming H.Revel Co. 1980
Pearlman, Myer, THE MINISTER’S SERVICE
Pickthorn, William F. MINISTER’S MANUAL. Volumes 1, 2, 3 Springfield, Missouri: The Gospel Publishing House, 1965




Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 26-4-2024 10:28 AM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách